Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

97
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG NGHÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG GIS QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO THÀNH PHĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH Ngày giao nhiệm vụ luận văn: Ngày hoàn thành luận văn: TPHCM, Ngày tháng năm 2006 Giảng viên hướng dẫn Bùi Tá Long SVTH ĐẶNG THỊ PHƯƠNG MAI MSSV 610485B LỚP 06MT2N

Transcript of Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

Page 1: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁN CÔNG TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG

NGHÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG GIS QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO THÀNH PHỐ

ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH

Ngày giao nhiệm vụ luận văn: Ngày hoàn thành luận văn:

TPHCM, Ngày tháng năm 2006

Giảng viên hướng dẫn

Bùi Tá Long

SVTH ĐẶNG THỊ PHƯƠNG MAI MSSV 610485B LỚP 06MT2N

Page 2: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

TRƯỜNG ĐHBC TÔN ĐỨC THẮNG COÄNG HOAØ XAÕ HOÄI CHUÛ NGHÓA VIEÄT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BHLĐ ÑOÄC LAÄP - TÖÏ DO - HAÏNH PHUÙC

----------------------000----------------------- NHIỆM VỤ LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP

HỌ VÀ TÊN: ĐẶNG THỊ PHƯƠNG MAI MSSV: 610485B NGÀNH: Khoa học môi trường KHOA: Môi trường và Bảo hộ lao động

1. Tên luận văn: ỨNG DỤNG GIS QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO THÀNH

PHỐ ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH 2. Nhiệm vụ (yêu cầu nội dung và số liệu ban đầu):

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Tp. Đồng Hới, hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Tp. Đồng Hới.

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của Luận văn - Xây dựng cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý CTR tại Tp. Đồng Hới - Phần mềm Waste và ứng dụng trong công tác quản lý CTR tại Tp. Đồng Hới 3. Ngày giao luận văn:1/10/2006

4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:15/12/2006

5. Họ tên người hướng dẫn: TSKH. Bùi Tá Long

6. Nội dung và yêu cầu của luận án đã được thông qua bộ môn

Ngày tháng năm 2006 Giáo viên hướng dẫn chính Chủ nhiệm nghành

Bùi Tá Long

Phần dành cho khoa, bộ môn

Người duyệt:......................................................................................................... Người bảo vệ: ....................................................................................................... Điểm tổng kết: ...................................................................................................... Nơi lưu trữ luận án:...............................................................................................

Page 3: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

1

LỜI CẢM ƠN

Khoá luận này được hoàn thành là công sức và tình cảm của thầy cô, bạn bè

và gia đình đã giành cho em.

Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn thầy hướng dẫn, TSKH Bùi Tá

Long đã hết lòng hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi, cùng những ý kiến đóng

góp sâu sắc nhất cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến tất cả các thầy cô khoa Môi trường

và Bảo hộ lao động, trường ĐHBC Tôn Đức Thắng, đã hết lòng giảng dạy, truyền

đạt kiến thức và giúp đỡ cho em trong suốt quá trình học tập.

Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến kỹ sư Cao Duy Trường cùng các

anh chị phòng GeoInformatics, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia

Tp. Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn tận tình trong suốt thời gian hoàn thành khoá luận Tốt

nghiệp.

Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã động viên và chia sẽ

những khó khăn trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.

Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người thân yêu

nhất, đã giành cho em hết tình cảm và điều kiện, chia sẽ với em những lúc khó

khăn nhất để em có thể hoàn thành tốt quá trình học tập 4.5 năm đại học.

Page 4: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN -------------- -----------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày tháng năm 2006 Giáo viên hướng dẫn

Page 5: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................................1

DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................................4

DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................8

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................9

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................9

Mục tiêu của luận văn....................................................................................................10

Nội dung công việc thực hiện........................................................................................10

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................11

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................11

Ý nghĩa của đề tài ..........................................................................................................11

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH...................................12

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thành phố Đồng Hới .................................12

1.1.1 Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 12

1.1.2 Tình hình xã hội và dân số............................................................................. 13

1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế ........................................................................... 14

1.1.4 Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp .............................................. 15

1.1.5 Sản xuất nông nghiệp..................................................................................... 15

1.1.6 Thương mại và dịch vụ. ................................................................................. 15

1.1.7 Giáo dục - y tế............................................................................................... 15

1.1.8 Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 15

1.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn thành phố Đồng Hới. ......................................16

1.2.1 Tổng quan về chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới ....................................... 16

1.2.2 Quản lý nhà nước về thu gom và xử lý rác thải ở thành phố Đồng Hới........ 19

1.2.3 Thực trạng thu gom rác thải........................................................................... 20

1.3 Phân tích nguyên nhân của ô nhiễm chất thải rắn ..............................................32

1.4 Đánh giá tổng quan về các vấn đề môi trường tỉnh Quảng Bình. ......................34

Chương 2 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN .....36

2.1 Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và vai trò của nó trong công tác quản lý CTRĐT ..........................................................................................................................36

2.1.1 Định nghĩa về GIS ......................................................................................... 36

Page 6: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

2

2.1.2 Các chức năng cơ bản của hệ thông tin địa lý ............................................... 36

2.1.3 Các thành phần của hệ GIS............................................................................ 37

2.1.4 Vai trò của hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu môi trường.............. 40

2.2 Hệ thống thông tin môi trường...........................................................................41

2.2.1 Định nghĩa hệ thống thông tin môi trường .................................................... 42

2.2.2 Cơ cấu tổ chức của HTTTMT ....................................................................... 42

2.2.3 Tính cần thiết phải ứng dụng CNTT vào quản lý môi trường ở thành phố Đồng Hới nói riêng và Việt Nam nói chung. ............................................................... 43

2.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................44

2.3.1 Ứng dụng GIS và CNTT quản lý CTR tại một nước trên thế giới ................ 44

2.3.2 Ứng dụng GIS và CNTT quản lý CTR tại Việt Nam .................................... 47

2.4 Mô hình đánh giá hiệu quả của công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt .........48

2.4.1 Chỉ tiêu hiệu quả thu gom CTRSH................................................................ 48

2.4.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng xe gom ................................................................. 48

2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hệ thống vận chuyển.......................................................... 48

2.5 Tóm tắt nội dung chương ...................................................................................49

Chương 3 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM WASTE QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI TP. ĐỒNG HỚI .....................................................................................................50

3.1 Sơ đồ cấu trúc và chức năng chính của phần mềm WASTE .............................50

3.2 Xây dựng CSDL cho WASTE_DH....................................................................51

3.2.1 Khối GIS........................................................................................................ 52

3.2.2 Module quản lý CSDL dữ liệu môi trường.................................................... 53

3.2.3 Module phân tích, truy vấn, làm báo cáo ...................................................... 54

3.2.4 Khối mô hình ................................................................................................. 56

3.3 Xây dựng khối CSDL về các cơ quan chức năng liên quan tới công tác quản lý chất thải đô thị tại thành phố Đồng Hới ........................................................................57

3.3.1 Cấu trúc dữ liệu về Đội thu gom rác công lập............................................... 58

3.3.2 Cấu trúc dữ liệu về dân số theo các Phường trong thành phố Đồng Hới ..... 59

3.4 Xây dựng CSDL về các vị trí thu gom và tuyến thu gom rác ............................60

3.4.1 Thông tin về các điểm thu rác........................................................................ 60

3.4.2 Các Điểm lấy rác công cộng.......................................................................... 61

3.4.3 Cấu trúc dữ liệu về Phương tiện thu gom...................................................... 62

3.4.4 Cấu trúc dữ liệu về Tuyến đường thu gom.................................................... 62

3.4.5 Cấu trúc dữ liệu về Lộ trình quét rác............................................................. 62

Page 7: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

3

3.4.6 Cấu trúc dữ liệu về Lộ trình thu gom ............................................................ 63

3.4.7 Cấu trúc dữ liệu về điểm quan trắc................................................................ 63

3.5 Ứng dụng WASTE_DH vào công tác quản lý CTR tại Tp. Đồng Hới..............63

3.5.1 Nhập thông tin liên quan tới quản lý CTR trên địa bàn thành phố Đồng Hới63

3.5.2 Quét rác.......................................................................................................... 65

3.5.3 Xe cơ giới ...................................................................................................... 66

3.5.4 Lộ trình .......................................................................................................... 67

3.5.5 Ca trực............................................................................................................ 68

3.5.6 Bãi chôn lấp ................................................................................................... 69

3.5.7 Điểm tập kết................................................................................................... 70

3.5.8 Loại điểm tập kết ........................................................................................... 71

3.5.9 Số liệu kinh tế xã hội ..................................................................................... 72

3.6 Lợi ích từ việc ứng dụng WASTE_DH..............................................................73

KẾT LUẬN ...................................................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................77

Page 8: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Dân số thành phố Đồng Hới tính đến ngày 31tháng 12 năm 2003...............13

Bảng 1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới ............................16

Bảng 1.3. Tỷ lệ phần trăm khối lượng rác thải..............................................................17

Bảng 1.4. Tỷ lệ phần trăm thành phần rác thải..............................................................17

Bảng 1.5. Danh sách thiết bị thu gom ...........................................................................20

Bảng 1.6. Danh sách phương tiện vận chuyển ..............................................................20

Bảng 1.7. Số dân trong từng xã, phường tham gia thu gom rác thải.............................21

Bảng 1.8. Số lượng các điểm hẹn trên địa bàn thành phố Đồng Hới ............................22

Bảng 1.9. Lộ trình quét và thu gom rác của tổ Hải Thành. ...........................................24

Bảng 1.10. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Hải Đình 1 .........................................24

Bảng 1.11. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Đồng Mỹ...........................................24

Bảng 1.12. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Bắc Lý ..............................................26

Bảng 1.13. Lộ trình quét rác và thu gom của Nam Lý 1 ...............................................26

Bảng 1.14. Lộ trình quét rác và thu gom của Nam Lý 2 ...............................................26

Bảng 1.15. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Bắc Đồng Phú....................................27

Bảng 1.16. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Nam Đồng Phú ..................................27

Bảng 1.17. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Lộc Ninh............................................27

Bảng 1.18. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Đức Ninh ...........................................28

Bảng 1.19. Lộ trình quét rác và thu gom của Hải Đình 2 .............................................28

Bảng 1.20. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Đồng Sơn...........................................29

Bảng 3.1. Chức năng chính trong module bản đồ trong WASTE.................................53

Bảng 3.2. Chi tiết chức năng truy vấn trong WASTE phiên bản 2.0 ............................54

Bảng 3.3. Cấu trúc dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường .......................................57

Bảng 3.4. Cấu trúc dữ liệu về Công ty Công trình đô thị tỉnh Quảng Bình..................58

Bảng 3.5. Thông tin về Đội Vệ Sinh .............................................................................58

Bảng 3.6. Thông tin về Tổ Vệ Sinh...............................................................................59

Bảng 3.7. Cấu trúc dữ liệu về các Phường ....................................................................59

Bảng 3.8. Cấu trúc dữ liệu về Bãi chôn lấp...................................................................59

Bảng 3.9. Thông tin về các nhà máy xí nghiệp có đăng ký thu gom ............................60

Bảng 3.10. Cấu trúc dữ liệu của từng Điểm thu gom công cộng ..................................61

Bảng 3.11. Thông tin về các điểm lấy rác công cộng ...................................................61

Bảng 3.12. Thông tin về Phương tiện thu gom rác........................................................62

Page 9: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

5

Bảng 3.13. Thông tin về tuyến đường thu gom rác.......................................................62

Bảng 3.14. Thông tin về lộ trình quét rác......................................................................62

Bảng 3.15. Thông tin về lộ trình thu gom rác ...............................................................63

Bảng 3.16. Cấu trúc dữ liệu về điểm quan trắc .............................................................63

Page 10: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý thành phố Đồng Hới .......................................................12

Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới ........................19

Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức của Công ty Công trình đô thị ................................................19

Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống thu gom chất thải hiện nay ở thành phố Đồng Hới ..............22

Hình 2.1. Các chức năng cơ bản của hệ thống thông tin địa lý.....................................37

Hình 2.2. Các thành phần của hệ GIS ...........................................................................37

Hình 2.3. Phần mềm ......................................................................................................37

Hình 2.4. Nhập dữ liệu ..................................................................................................38

Hình 2.5. Biến đổi dữ liệu .............................................................................................38

Hình 2.6. Xuất và trình bày dữ liệu ...............................................................................39

Hình 2.7. Sơ đồ tổ chức của GIS...................................................................................40

Hình 2.8. Cơ cấu tổ chức của HTTTMT .......................................................................43

Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc về phần mềm WASTE 2.0.....................................................51

Hình 3.2. Nguồn thông tin cho WASTE_DH hoạt động...............................................52

Hình 3.3. Sơ đồ cấu trúc CSDL môi trường trong WASTE_DH.................................52

Hình 3.4.Sơ đồ cấu trúc module nhập liệu cho WASTE...............................................53

Hình 3.5. Sơ đồ cấu trúc chức năng báo cáo trong WASTE.........................................55

Hình 3.6. Sơ đồ mối quan hệ giữa các chức năng hỗ trợ quản lý trong WASTE .........55

Hình 3.7. Sơ đồ chi tiết mối liên hệ giữa các khối trong WASTE cũng như giữa WASTE và CSDL môi trường ......................................................................................56

Hình 3.8. Sơ đồ làm việc của mô hình trong WASTE..................................................57

Hình 3.9 CSDL về Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình...................................64

Hình 3.10 Công ty Công trình Đô thị ............................................................................64

Hình 3.11 Trang thông tin về tổ quét rác ......................................................................65

Hình 3.12 Thông tin về tổ quét rác................................................................................65

Hình 3.13 Trang thông tin về xe cơ giới .......................................................................66

Hình 3.14 Thông tin về xe cơ giới.................................................................................66

Hình 3.15 Trang thông tin về Lộ trình ..........................................................................67

Hình 3.16 Thông tin về lộ trình .....................................................................................67

Hình 3.17 Trang thông tin về ca trực ............................................................................68

Hình 3.18 Thông tin về ca trực......................................................................................68

Hình 3.19 Trang thông tin về Bãi chôn lấp ...................................................................69

Page 11: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

7

Hình 3.20 Thông tin về Bãi chôn lấp ............................................................................69

Hình 3.21 Trang thông tin về Điểm tập kết rác thải.....................................................70

Hình 3.22 Thông tin về Điểm tập kết rác thải ..............................................................70

Hình 3.23 Trang thông tin về loại Điểm tập kết............................................................71

Hình 3.24 Thông tin về loại Điểm tập kết .....................................................................71

Hình 3.25 Thông tin số liệu kinh tế - xã hội..................................................................72

Hình 3.26 Thông tin số liệu kinh tế - xã hội..................................................................72

Hình 3.27 Xem thông tin về các điểm thu gom rác thải................................................73

Hình 3.28 Chức năng tạo đối tượng môi trường mới như: bãi rác, điểm tập kết ..........74

Hình 3.29 Vị trí của các thùng đựng rác .......................................................................74

Page 12: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCL Bãi Chôn Lấp

CSDL Cơ sở dữ liệu

CSSX Cơ sở sản xuất

CTCTĐT Công ty Công trình Đô thị

CTRCN Chất thải rắn công nghiệp

CTRĐT Chất thải rắn đô thị

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

EIS

Environmental Information System – Hệ thống

thôngtin môi trường

GIS

Geographic Information System – Hệ thống thông tin

địa lý

HTTTMT Hệ thống thông tin môi trường

UBND Ủy Ban Nhân Dân

WASTE

Solid WAste management for Dong Hoi city

CompuTEr Tool – Công cụ tin học quản lý chất thải

rắn tại thành phố Đồng Hới.

Page 13: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

9

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây Việt Nam đã và đang đẩy mạnh công nghiệp hoá

đất nước nhằm đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm

2020. Quá trình phát triển mang lại những lợi ích kinh tế xã hội to lớn, góp phần

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và

thu nhập ổn định cho nhân dân.

Tính đến ngày 31/12/2003 trên địa bàn cả nước có 72.012 doanh nghiệp (trong

đó có 1.898 doanh nghiệp quốc doanh Trung ương, 2.947 doanh nghiệp địa phương,

64.526 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 2.641 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài), trong số đó 95,4% là doanh nghiệp vừa và nhỏ (<300 lao động). Tốc độ tăng

trưởng kinh tế tại Việt Nam trong thập kỷ tới ước tính đạt trung bình 7%/năm.

Hàng năm tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc khoảng 15

triệu tấn, trong đó có trên 2,8 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp (chiếm 30 – 37%

tổng tải lượng chất thải rắn). Chất thải rắn ở các trung tâm công nghiệp phía Bắc và

phía Nam chiếm khoảng 80%, trong đó Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm

50%, Vùng đồng bằng sông Hồng và ven Bắc bộ chiếm 30% tổng khối lượng

CTRCN.

Để trả lời câu hỏi “Sống trong một xã hội có nhiều chất thải có nghĩa là gì ?”

chúng ta hãy hình dung bức tranh về người tiêu dùng Mỹ ném bỏ một khối lượng

đáng kinh ngạc các chất thải rắn bao gồm: Lượng nhôm bỏ đi chỉ trong 3 tháng cũng

đủ để chế tạo toàn bộ máy bay của nước Mỹ, lượng thuỷ tinh vứt bỏ chỉ trong hai

tuần đủ để chất cao bằng trung tâm thương mại quốc tế cao 412 m, lượng lốp bỏ đi

trong một năm đủ để quấn quanh hành tinh ba lần, lượng cốc, đĩa bỏ đi dùng trong

một năm đủ để phục vụ 6 bữa ăn cho tất cả mọi người trên toàn cầu, một lượng vải

bỏ đi khoảng 18 triệu đơn vị trong một năm, nếu nối lại từ đầu này đến đầu kia đủ để

nối liền tới mặt trăng và trở về 7 lần, bỏ đi khoảng 2 tỉ lưỡi dao cạo râu, 1,6 tỉ bút chì,

500 triệu bật lửa trong một năm, khoảng 8 triệu ti vi một năm, mỗi giờ khoảng 2,5

triệu chất dẻo không sử dụng lại được, khoảng 14 tỉ catalog và 38 tỉ các mảnh vụn

bưu phẩm mỗi năm.

Page 14: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

10

Như vậy, về khía cạnh quản lý môi trường có thể nói chất thải là nguồn gốc

chủ yếu dẫn tới phá hoại môi trường sống. Nếu con người không quan tâm thoả đáng

tới chất thải hôm nay, thì ngày mai chất thải sẽ loại bỏ chính con người ra khỏi môi

trường.

Thành phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và là đầu mối

giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Bình. Đồng hành với sự phát triển về sản xuất

dịch vụ của thành phố là những áp lực về ô nhiễm môi trường do nhiều loại chất thải,

trong đó chủ yếu là chất thải rắn gây ra. Hiện nay, ở thành phố Đồng Hới vấn đề rác

thải đang trở nên rất bất cập. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng phương thức quản lý

của các cơ quan có thẩm quyền vẫn còn nhiều vấn đề cần phải lưu ý như cách quản lý

không thống nhất, xử lý số liệu chưa nhanh, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác

thải…những bất cập này khó tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

nhưng cũng là vấn đề đòi hỏi phải giải quyết trong thời gian sắp tới.

Để giải quyết những bất cập trên cần nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công

nghệ hiện đại trong đó có công nghệ thông tin nói chung và công nghệ hệ thống

thông tin địa lý (GIS). Tình hình vệ sinh môi trường ở thành phố Đồng Hới nếu

không thực sự được quan tâm đúng mức thì chắc chắn chất thải rắn sẽ ảnh hưởng

không nhỏ đến chính cuộc sống của người dân, làm mất mỹ quan đô thị và Đồng Hới

sẽ không còn là một thành phố trong lành, thơ mộng bên dòng sông Nhật Lệ hiền hoà

trong một tương lai không xa.

Mục tiêu của luận văn.

- Tin học hoá quá trình nhập, xuất dữ liệu môi trường liên quan đến hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

- Hỗ trợ ra quyết định chính xác hơn với hệ thống thông tin cập nhật và hệ thống phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững.

Nội dung công việc thực hiện

- Thu thập dữ liệu bản đồ số thành phố Đồng Hới, (Ứng dụng phần mềm GIS như MapInfo, …).

- Thu thập các dữ liệu về qui trình quản lý nhà nước về chất thải rắn tại thành phố Đồng Hới, cơ sở dữ liệu về bãi chôn lấp rác; về phương tiện kỹ thuật thu gom, vận chuyển rác; vị trí các điểm hẹn; thu thập số liệu về khối lượng rác tại bãi chôn lấp, quan trắc chất lượng nước rỉ rác; Thu thập số liệu về các tuyến xe thu gom, vận chuyển.

Page 15: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

11

- Từ hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn của Thành phố Đồng Hới, ứng dụng tin học để nâng cao hiệu quả quản lý công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn bằng cách xây dựng phần mềm trợ giúp được thực hiện trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS, công nghệ cơ sở dữ liệu của nhóm ENVIM.

Phạm vi nghiên cứu

- Về địa lý: Đề tài giới hạn phạm vi xem xét tại thành phố Đồng Hới. - Về môi trường: do thời gian và sư hạn chế về số liệu nên luận văn chỉ đề cập

đến chất thải rắn sinh hoạt đô thị. - Về công nghệ:

+ Ứng dụng công nghệ GIS và CSDL

+ Phần mềm ENVIM

+ Sử dụng số liệu quy hoạch để dự báo số lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm

2010.

Phương pháp nghiên cứu

- Phân tích tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài. - Phương pháp thống kê trong nghiên cứu môi trường.

Ý nghĩa của đề tài

- Xác định hiện trạng chất chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đồng Hới. - Đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn nhằm giảm thiểu ô nhiễm. - Ứng dụng tin học trong công tác quản lý cơ sở dữ liệu chất thải rắn . Khi các

số liệu được tin học hóa thì việc truy vấn dữ liệu cần thiết trong thời gian xác định sẽ nhanh hơn. Từ những số liệu đã cập nhật sẽ xây dựng mô hình ô nhiễm tích hợp và dự báo vùng ô nhiễm, mức độ ô nhiễm.

Page 16: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

12

1. CHƯƠNG 1

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG

MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI,

TỈNH QUẢNG BÌNH

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thành phố Đồng Hới

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lý

Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý thành phố Đồng Hới Thành phố Đồng Hới là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Bình, có tọa độ địa lý

17022 vĩ độ Bắc, 106039 độ kinh Đông, nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Huế 160 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 490 km về phía Bắc. Diện tích toàn thành phố theo địa giới hành chính là 156 km2.

- Phía Bắc thành phố giáp huyện Bố Trạch. - Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Quảng Ninh. - Phía Đông giáp biển Đông và sông Nhật Lệ.

Page 17: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

13

- Phía Tây giáp dãy Trường Sơn.

1.1.1.2 Địa hình

Thành phố Đồng Hới có địa hình đa dạng, bao gồm vùng đồi núi, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển và thềm lục địa phía Nam Vịnh Bắc Bộ.

Phía Tây là dãy Trường Sơn, đồi núi hiểm trở, phía Đông ven biển là những cồn cát kéo dài, địa hình nghiêng theo hướng Tây – Đông. Đồng bằng bị chia cắt bởi các cồn cát và sông ngòi, hình thành các vùng sinh thái khác nhau.

1.1.1.3 Khí hậu

Đồng Hới nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng trung Trung bộ, với hai mùa chủ yếu là mùa Đông (từ tháng 3 năm sau) và mùa Hè (từ tháng 4 đến tháng 10. Là một trong những vùng có khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam. Nhiệt độ trung bình năm: 24,40C, Bão thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 10 trong năm.

1.1.1.4 Thuỷ văn

Mạng lưới thuỷ văn của thành phố Đồng Hới khá phong phú, có cả hồ và sông.Trên địa bàn có 4 con sông : sông Nhật Lệ, Sông Mỹ Cương, Sông Lệ Kỳ, Sông Cầu Rào, trong đó sông Nhật Lệ là con sông có ảnh hưởng lớn nhất và trực tiếp nhất đến chế độ thuỷ văn của thành phố.

1.1.2 Tình hình xã hội và dân số

1.1.2.1 Dân số

Là thành phố nằm cạnh sông Nhật Lệ, Đồng Hới có 8 phường, 6 xã với tổng số dân theo thống kê năm 2005 là 101.085 người, diện tích là 156 km2 và mật độ dân số trung bình của toàn thành phố là 648 người/km2. Dân cư ở đây chủ yếu là người Kinh.

Bảng 1.1.Dân số thành phố Đồng Hới tính đến ngày 31tháng 12 năm 2003

TT Tên phường, xã Dân số năm 2003 (người)

Mật độ dân số (người/km2)

Page 18: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

14

1 2 3 4 5 6 7 8

Thành thị Phường Nam Lý Phường Bắc Lý Phường Đồng Sơn Phường Đồng Phú Phường Hải Đình Phường Đồng Mỹ Phường Hải Thành Phường Phú Hải

58.303 11.582 13.496 9.026 8.366 4.263 43.124 4.970 3.476

1.279,9 2.969 1.324 459

2.190 3.113 5.386 2.020 1.132

9 10 11 12 13 14

Nông thôn Xã Quang Phú Xã Lộc Ninh Xã Bảo Ninh Xã Đức Ninh Xã Nghĩa Ninh Xã Thuận Đức

39.266 2.050 6.743 6.540 10.614 9.955 3.464

355,5 578 499 399

1.271 414 76

Tổng cộng 97.569 625,4

(Nguồn [10])

Như vậy trong các phường nội thành, phường Đồng Mỹ có mật dân cư cao nhất (5.386 người/km2), phường Đồng Sơn có mật độ dân cư thấp nhất( 459 người/km2). Trong các xã ngoại thành, xã Đức Ninh có mật độ dân cư lớn nhất (1.271 người/km2) và xã Thuận Đức có mật độ dân cư thấp nhất (76 người/km2).

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thành phố là 1%, tỷ lệ sinh là 1,35% và tỷ lệ tử là 0,35%.

1.1.2.2 Lao động

Đến nay, thành phố Đồng Hới đã giải quyết được khoảng 80% số lao động trong độ tuổi có việc làm ổn định. Chất lượng lực lượng lao động tương đối cao. Hiện tại, số lao động nội thị ở độ tuổi lao động là 48.272 người chiếm 50%.

1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế Mức sống của người dân Đồng Hới đang ngày càng được cải thiện và nâng cao,

GDP bình quân năm 2003 đạt 400 USD/người/năm [6].Đồng Hới đã và đang xây dựng nhiều cơ sở sản xuất dịch vụ như:

- Khu công nghiệp phía Tây Bắc, Nhà máy chế biến xuất khẩu Nông thuỷ sản Đồng Hới, Khu du lịch Bảo Ninh.

- Sân bay Đồng Hới cũng đã được khởi công xây dựng vào tháng 8 năm 2004 và dự kiến hoàn thành vào tháng 4 năm 2006 với tổng mức đầu tư hơn 212,8 tỷ đồng.

Page 19: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

15

1.1.4 Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Hiện nay, trên địa bàn thành phố có hơn 1.250 cơ sở công nghiệp và tiểu thủ

công nghiệp. Trong đó, các cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực là Nhà máy Nhôm thanh định hình Đồng Hới, Nhà máy xi măng số 1, Xí nghiệp chế biến súc sản xuất khẩu.

1.1.5 Sản xuất nông nghiệp Thành phố Đồng Hới có khoảng 30% dân số hoạt động sản xuất nông nghiệp,

chủ yếu tập trung ở các xã ngoại thành.

1.1.6 Thương mại và dịch vụ. Hoạt động thương mại và dịch vụ đang có xu hướng phát triển mạnh. Theo số liệu thống kê của thành phố, hoạt động này trên địa bàn đạt tỷ trọng

28.9% năm 2003.Tạo dựng nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Dịch vụ mỗi năm tăng doanh thu 11,2% [6].

1.1.7 Giáo dục - y tế.

a. Giáo dục 13/14 xã, phường đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, có 10 trường

đạt tiêu chuẩn quốc gia. Số học sinh đạt giải trong các kì thi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Như vậy, trình độ dân trí của thành phố Đồng Hới ngày càng được nâng cao về cả số lượng lẫn chất lượng.

b. Y tế Đến nay, 14/14 xã, phường có trạm y tế, trong đó có 8 trạm y tế có bác sỹ. Trên

địa bàn thành phố có một bệnh viện lớn – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba – Đồng Hới, với hơn 400 giường bệnh. Phòng khám của thành phố có 40 giường bệnh và các trạm y tế xã, phường có 57 giường bệnh. Tỷ lệ trẻ em tiêm chủng đạt 100%.

1.1.8 Cơ sở hạ tầng

a. Đối với giao thông vận tải. - Đường bộ: Đồng Hới có các tuyến đường quốc lộ chạy qua như quốc lộ15, quốc lộ 1A đi qua thành phố với tổng chiều dài là 13 km. - Đường sắt: Tại thành phố có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với chiều

dài đoạn đường nằm trong phạm vi thành phố tổng cộng là 12 km. - Đường thuỷ: Đồng Hới có sông Nhật Lệ chảy qua và cửa sông nằm ngay

trên địa bàn của thành phố nên rất thuận tiện cho việc giao lưu bằng đường thuỷ.

Page 20: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

16

- Đường hàng không: Hiện có một sân bay dân dụng phía Đông Bắc của thành phố. Sân bay chưa có thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc chỉ huy hạ cánh, cất cánh và hiện chưa được đưa vào sử dụng.

b. Đối với vấn đề cấp điện. Thành phố Đồng Hới nằm trên tuyến đường dây tải điện Quốc gia, ở đây có trạm

truyền tải 200 KV và 500 KV nên các điều kiện sử dụng điện hết sức thuận tiện. Tính đến nay đã có hơn 99% hộ dân thành phố đã sử dụng điện. Riêng điện chiếu sáng công cộng thành phố đã lắp đặt được với chiều dài hơn 44.900m.

1.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn thành phố Đồng Hới.

1.2.1 Tổng quan về chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới

1.2.1.1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới.

Thành phố Đồng Hới có tổng số dân hơn 100 nghìn người với 21.416 hộ, mức sống của người dân khá cao và ổn định. Do vậy lượng rác thải ra hàng ngày ở thành phố tương đối lớn. Thành phố còn có hơn 1330 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp mà chủ yếu là bia, rượu, sản phẩm may mặc, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm,… Hiện nay, thành phố có 8 chợ lớn, 7 chợ nhỏ, một trường Cao đẳng, 3 trường Trung cấp, 43 trường học, 318 đơn vị cơ quan hành chính, một bệnh viện lớn và các cơ sở y tế, trạm xá, các khách sạn, nhà hàng, bến xe, cảng sông, nhà ga,… đây chính là nguồn thải cần phải được thu gom và quản lý.

Các nguồn phát sinh chất thải rắn ở thành phố sẽ được trình bày cụ thể qua bảng dưới đây.

Bảng 1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới

STT Loại rác Tỷ lệ khối lượng (%)

1 Rác sinh hoạt 90.0

2 Rác công nghiệp không độc hại 1.5

3 Rác công viên, rác tự do 2.0

4 Rác bãi biển 1.0

5 Rác quét đường 1.0

6 Rác bùn vét cống 0.5

7 Bùn hầm phốt 1.0

8 Rác xây dựng 2.0

9 Rác y tế 0.5

Page 21: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

17

10 Rác công nghiệp độc hại 0.5

(Nguồn [13])

1.2.1.2 Khối lượng rác thải

Tổng lượng rác thải toàn thành phố khoảng 110 tấn/ ngày đêm (số liệu thống kê năm 2004). Trong đó lượng rác thải khu nội thành khoảng 66,99 tấn chiếm 60,90% và khu vực ngoại thành là 43,01 tấn, chiếm 39,1 % lượng rác toàn thành phố [1].

Bảng 1.3. Tỷ lệ phần trăm khối lượng rác thải

TT Đối tượng rác thải Nội thị Ngoại thị Toàn thành phố 1 Hộ gia đình 29,15 19,63 48,78 2 Rác chợ 4,56 3,03 7,59 3 Cơ quan 0,71 0,39 1,10 4 Trường học 1,89 1,13 3,03 5 Xí nghiệp 1,69 1,12 2,81 6 Bệnh viện, y tế, trạm y tế 1,52 0,95 2,47 7 Khách sạn 2,01 2,01 8 Nhà hàng 5,24 2,04 7,28 9 Cửa hàng, TM, DV 12,93 3,02 15,90 10 Bến xe, ga tàu 0,21 2,98 3,20 11 Rác đường, rác xây dựng 10,12 7,09 17,21

Tổng cộng 66,99 43,01 110

(Nguồn [13]) Như vậy trong tổng số lượng rác thải đô thị ở thành phố rác thải hộ gia đình

chiếm tỷ lệ lớn nhất, gần 50% tổng lượng rác thải.

1.2.1.3 Thành phần rác thải

Thành phần rác thải ở thành phố Đồng Hới có tỷ lệ như sau:

Bảng 1.4. Tỷ lệ phần trăm thành phần rác thải

Thành phần rác thải Tỷ lệ (%) Rác thực phẩm, rác nhà bếp 40,1 Rác giấy 5,7 Nhựa 11,4 Gỗ, cỏ rác sân vườn 22,7 Thuỷ tinh, chai lọ 13,3 Kim loại 1,2 Cao su, đất đai 0,3 Rác khác 4,8

Page 22: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

18

Tổng cộng 100 (Nguồn [6])

Do thành phố Đồng Hới luôn có sự thay đổi lớn theo không gian và thời gian, nên rác trong nội thành ở những vị trí khác nhau có thể có thành phần khác nhau và thông thường rác chợ và rác hộ gia đình có thành phần hữu cơ cao hơn so với rác thải của các xí nghiệp công nghiệp và rác thải từ các công trình..

Page 23: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

19

1.2.2 Quản lý nhà nước về thu gom và xử lý rác thải ở thành phố Đồng Hới Cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới được thể hiện qua sơ

đồ dưới đây.

Sở TN&MT, Sở Du lịch, Sở Tài chính, ..

UBND các Phường, Xã

UBND thành phố Đồng Hới

Khối cơ quan quản lý Nhà nước

UBND Tỉnh Quảng Bình

Khối các đơn vị sự nghiệp

Công ty Công trình Đô thị

Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn

Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới

(Nguồn [13])

Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức của Công ty Công trình đô thị

(Nguồn: Công ty Công trình Đô thị,11/2005)

Page 24: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

20

1.2.3 Thực trạng thu gom rác thải

1.2.3.1 Bãi rác Lộc Ninh

Bãi rác hiện hữu của thành phố là bãi rác Lộc Ninh, cách trung tâm thành phố 7 km, được bắt đầu đưa vào sử dụng năm 1995. Hiện nay bãi rác sắp phải đóng cửa vì bãi rác không có hệ thống xử lý nước rò rỉ và các vấn đề vệ sinh môi trường không được đảm bảo.

1.2.3.2 Các phương tiện thu gom và xử lý rác

Phương tiện của hệ thống thu gom rác hiện hành là đẩy tay, thùng rác, xe ép rác để thu gom toàn bộ rác thải của thành phố. Xe ép rác gồm 6 chiếc được sử dụng để thu gom và vận chuyển rác đi đổ tại bãi rác. Hệ thống hiện hành không sử dụng các phương tiện như thùng công ten nơ, xe chở công ten nơ, bãi rác trung chuyển. Rác đường được thu gom bằng cách dùng chổi tre quét, không có xe quét đường. Rác bãi biển được thu gom bằng cách nhặt thủ công, chưa có xe làm vệ sinh rác bãi biển. Danh sách thiết bị thu gom rác và vận chuyển rác được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.5. Danh sách thiết bị thu gom

STT Loại Số lượng Dung tích Tuổi thọ (năm)

Tình trạng sử dụng

1 Thùng nhựa lớn 50 660L 4 Trung bình 2 Thùng nhựa nhỏ 80 240L 1 – 4 Trung bình 3 Thùng tôn 70 400L 3 Trung bình 4 Xe đẩy tay 192 300L 1 – 5 Trung bình

(Nguồn: Công ty Công trình đô thị Quảng Bình, 11/2005)

Bảng 1.6. Danh sách phương tiện vận chuyển

STT Loại xe Số lượng Trọng tải (tấn)

Bộ phận nâng hạ

Tuổi thọ (năm)

Tình trạng sử dụng

1 Nissan 1 4 không >20 Thường hư hỏng

2 Nissan 1 4 không >20 Thường hư hỏng

3 Nissan 1 2.5 Có >20 Thường hư hỏng

4 Fusso 1 2.5 không >20 Thường hư hỏng

5 Hino 1 4 Có 7 Trung bình 6 Huyndai 1 8 Có 2 tốt

(Nguồn:Công ty Công trình Đô thị Quảng Bình, 11/2005)

Page 25: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

21

1.2.3.3 Nhân lực lao động

Tổng số cán bộ và công nhân của Công ty là 187 người, trong đó có 97 công nhân trực tiếp tham gia công tác thu gom vận chuyển rác thải. Đây là những người thuộc đội vệ sinh môi trường I, II, và III của Công ty CTĐT Đồng Hới.

1.2.3.4 Công tác thu gom

Hiện có khoảng 60% khu vực đô thị đã kí hợp đồng thu gom vận chuyển rác thải, trong đó một số xã ngoại thành chỉ phục vụ thu gom đến địa bàn trung tâm chợ của xã.

Số dân trong từng xã, phường tham gia thu gom rác thải được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 1.7. Số dân trong từng xã, phường tham gia thu gom rác thải

Thực hiện thu gom trong năm 2004 Số cơ quan

TT Tên đơn vị Tổng số hộ dân trên địa bàn

Số hộ dân Số hộ Quy đổi

thành hộ dân (* 5 lần)

1 Đồng Mỹ 799 634 87 435 2 Hải Đình 1.041 781 164 820 3 Hải Thành 1.070 885 67 335 4 Phú Hải 694 538 8 40 5 Đức Ninh 2.535 1.133 15 75 6 Nghĩa Ninh 2.322 177 14 70 7 Đồng Sơn 1.971 769 13 65 8 Đồng Phú 1.928 1.564 66 330 9 Nam Lý 2.662 2.036 76 380 10 Bắc Lý 3.011 903 30 150 11 Lộc Ninh 1.670 175 23 115 12 Quang Phú 697 34 170 13 Bảo Ninh 590 14 Thuận Đức 426

Tổng cộng 21.416 9.640 597 2.985 (Nguồn: Công ty Công trình đô thị Quảng Bình, 11/2005)

Như vậy, chỉ có 9.640/21.416 hộ dân tham gia hợp đồng thu gom rác thải chiếm 45% số hộ dân trong thành phố.

Hằng ngày đội ngũ công nhân lao động đẩy xe cải tiến của Công ty CTĐT thực hiện thu rác ở một phần lớn ngõ, hẻm các đường ngang mà ôtô không vào được để đưa rác ra các điểm tập trung. Từ điểm tập trung này, rác được xúc tiến lên các xe cuốn ép chuyên dụng để đem đi đổ ở bãi rác. Khâu vận chuyển rác với các loại xe tải hoạt động ngày đêm với 6 lái xe để gom rác từ các điểm rác ven đường, từ các thùng rác và đưa đến bãi chôn lấp hiện tại.

Page 26: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

22

Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống thu gom chất thải hiện nay ở thành phố Đồng Hới (Nguồn: Công ty Công trình đô thị, 2005)

Bình quân khối lượng rác thải được vận chuyển ra khỏi thành phố hiện tại khoảng 60 tấn/ ngày – đêm, phần rác thải còn lại chưa được thu gom sau khi phát sinh đã bị đổ xuống các dòng sông, ven biển, ao hồ, đầm và các điểm công cộng. Dân cư ngoại thành có có vườn, rẫy… tự huỷ chất thải bằng cách riêng của mình như ủ phân, chôn lấp hoặc đốt tại chỗ.

1.2.3.5 Hệ thống điểm hẹn

Bảng 1.8. Số lượng các điểm hẹn trên địa bàn thành phố Đồng Hới

STT Vị trí điểm hẹn 1 Gần trường Đảng 2 Xí nghiệp chế biến thuỷ sản 3 Cảng cá 4 Góc đường An Dương Vương 5 Đường Đồng Hải 6 Chợ Đồng Phú 7 Chợ Công Đoàn 8 Thôn Bắc Hồng 9 Diêm Điền 10 Chợ Đồng Hới 11 Mẹ Suốt 12 Đường Thanh Niên 13 Đường Hương Giang

Page 27: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

23

14 Đường Cao Bá Quát 15 Đường Hồ Xuân Hương 16 Bãi biển

17 Gần Công ty Trường Thịnh 18 Giao Tế 19 Đức Điền 20 Đức Thị 21 Đức Trường 22 Đường hai Bà Trưng 23 Bến xe Đồng Hới 24 Chợ Nam Lý 25 Chợ Bắc Lý 26 Chợ Lộc Ninh 27 Bệnh viện CuBa 28 TK1 Nam Lý 29 TK2 Nam Lý 30 TK7 Nam Lý 31 TK12 Bắc Lý 32 Chân cầu vượt 33 Khu vực đường tàu phường Bắc nghĩa 34 Chợ Cộn 35 Trường trung cấp kinh tế 36 Công an phường Đồng Sơn 37 Gần hiệu sách cũ

(Nguồn: Công ty Công trình Đô thị, 2006)

1.2.3.6 Lộ trình quét và thu gom rác đường phố

Đội Môi trường 1

- Tên đội trưởng : Nguyễn Xuân Hường - Địa chỉ: Khu C - Nam Lý - Số tổ vệ sinh: 6 tổ - Tổng số công nhân quét và thu gom rác: 53 người - Diện tích đường phải quét: 119.174 m2

- Lương bình quân : 850.000 đồng/tháng - 6 tổ vệ sinh: tổ Hải Thành, Hải Đình 1, Đồng Mỹ, Phú Hải, tổ biển và tổ

sông, tổ phục vụ rác công cộng.

Tổ Hải Thành

Page 28: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

24

Tổ trưởng : Nguyễn Thị Kỳ Số công nhân : 9 người

Bảng 1.9. Lộ trình quét và thu gom rác của tổ Hải Thành.

Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Hải Thành STT Lộ trình Số công

nhân Ca Vị trí giao

rác 1 Đường Đồng Hải 2 người 1,2 2 Đường Trương Pháp 3 người ( 4h - 7h; 15h - 18h) 3 Đường Lê Thành

Đông 2 người

4 Đường Bàu Tró 2 người

Không cố định,

Tổ Hải Đình 1 Tổ trưởng : Lê Thị Lệ

Soá coâng nhaân : 12 ngöôøi

Bảng 1.10. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Hải Đình 1

Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Hải Đình 1 STT Lộ trình Số công

nhân ca Vị trí giao

rác 1 Đường Nguyễn Trãi 2 Đường Cô Tám ( 4h - 7h; 15h -

19h) 3 Đường Mẹ Suốt 4 Đường Nguyên Viết

Xuân

5 Đường Phạm Tuân 6 Đường Thanh Niên 7 Đường Lê Trực 8 Đường Lâm Uý 9 Đường Thạch Hãn 10 Đường Hương Giang -

Quách Xuân Kỳ

11 Đường Hùng Vương

Không cố định

Tổ Đồng Mỹ Tổ trưởng : Giang Thị Lặng Số công nhân : 12 người

Bảng 1.11. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Đồng Mỹ

Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Đồng Mỹ STT Lộ trình Số công

nhân Ca Vị trí giao

rác 1 Đường Lý Thường Kiệt 1,2 Không cố

Page 29: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

25

2 Đường Nguyễn Du ( 3h - 7h; 15h - 18h)

3 Đường Dương Văn An 4 Đường Cao Bá Quát 5 Đường Nguyễn Đình

Chiểu

6 Đường Nguyễn Đức Cảnh

7 Đường Nguyễn Khuyến 8 Đường Bùi Thị Xuân 9 Đường Phan Chu Trinh 10 Đường Lê Quang Định 11 Đường Hàn Mạc Tử 12 Đường B.H, Thanh Quan 13 Đường Phan Bội Châu 14 Đường Hồ Xuân Hương

định

Tổ Phú Hải Tổ trưởng : Lê Thị Tám Số công nhân : 5 người

+ Chỉ quét đường Trương Định, thu gom rác ở các thôn Diêm Trường, thôn Diên

Hải.

+ Ca: 3h - 7h; 15h - 18h

Tổ biển và tổ sông Tổ trưởng : Hoàng Văn Ân Số công nhân : 8 người

+ Thu gom rác của bờ sông Nhật Lệ và biển Nhật Lệ

+ Ca: 5h - 8h; 14h - 18h

Tổ phục vụ rác công cộng Tổ trưởng : Đinh Hoàng Hà Số công nhân : 7 người

+ Phục vụ cho việc cẩu thùng rác

+ Ca : 5h - 8h; 14h - 18h

Đội Môi trường 2

- Tên đội trưởng : Hoàng Viết Đậu - Địa chỉ: Khu C - Nam Lý

Page 30: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

26

- Số tổ vệ sinh: 6 tổ - Tổng số công nhân quét và thu gom rác: 68 người - Diện tích đường phải quét: 139.501 m2

- Lương bình quân : 850.000 đồng/tháng - 6 tổ vệ sinh: tổ Bắc Lý, Nam Lý 1, Nam Lý 2, Bắc Đồng Phú, Nam Đồng

Phú, Lộc Ninh

Tổ Bắc Lý Tổ trưởng : Nguyễn Văn Lương Số công nhân : 15 người

Bảng 1.12. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Bắc Lý

Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Bắc Lý STT Lộ trình Số công nhân Ca Vị trí giao rác

1 Đường Hữu Nghị 2 Đường Trường Chinh 3 Đường F325 4 Đường Phan Đình Phùng 5 Đường Trần Quang Khải 6 Đường Hà Huy Tập

( 4h - 7h; 15h - 18 h)

Không cố định

Tổ Nam Lý 1 Tổ trưởng : Hoàng Thị Hải Số công nhân : 10 người

Bảng 1.13. Lộ trình quét rác và thu gom của Nam Lý 1

Lộ trình quét rác và thu gom của Nam Lý 1 STT Lộ trình Số công nhân Ca Vị trí giao rác

1 Đường Võ Thị Sáu 2 Đường Hoàng Diệu 3 Đường Ngô Gia Tự

( 3h - 6h; 16h - 19 h)

Không cố định,

Tổ Nam Lý 2 Tổ trưởng : Nguyễn Thị Cẩm Nhung Số công nhân : 10 người

Bảng 1.14. Lộ trình quét rác và thu gom của Nam Lý 2

Lộ trình quét rác và thu gom của Nam Lý 2 STT Lộ trình Số công nhân Ca Vị trí giao rác

1 Đường Tôn Đức Thắng 2 Đường Trần Hưng Đạo

( 3h - 6h; 14h - 17 h)

Không cố định

Page 31: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

27

3 Đường Nguyễn Văn Cừ 4 Đường Xuân Diệu 5 đường Hoàng Diệu

Tổ Bắc Đồng Phú Tổ trưởng : Đinh Gia Chung Số công nhân : 15 người

Bảng 1.15. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Bắc Đồng Phú

Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Bắc Đồng Phú STT Lộ trình Số công nhân Ca Vị trí giao rác

1 Đường Lý Thường Kiệt 2 Đường Hai Bà Trưng 3 Đường Trần Hưng Đạo 4 Đường Bà Triệu 5 Đường Lý Tự Trọng 6 Đường Đinh Tiên Hoàng 7 Đường Trần Nhân Tông 8 Đường Ngô Quyền

( 3h - 6h; 15h - 18 h)

Không cố định,

Tổ Nam Đồng Phú Tổ trưởng : Nguyễn Vân Hà Số công nhân : 10 người

Bảng 1.16. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Nam Đồng Phú

Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Nam Đồng Phú STT Lộ trình Số công nhân Ca Vị trí giao rác

1 Đường nguyễn Hữu Cảnh 2 Đường Tôn Thất Thuyết 3 Đường Hàm Nghi 4 Đường Phạm Hồng Thái

( 3h - 6h; 15h - 18 h)

Không cố định,

Tổ Lộc Ninh Tổ trưởng : Nguyễn Thị Bé Số công nhân : 8 người

Bảng 1.17. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Lộc Ninh

Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Lộc Ninh STT Lộ trình Số công nhân Ca Vị trí giao rác

1 Quốc lộ 1A 2 Thôn Quang Lộc

( 3h - 6h; 15h - 18 h)

Không cố định

Đội Môi trường 3

Page 32: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

28

- Tên đội trưởng : Lê Thị Lệ Diễm - Địa chỉ: Khu C - Nam Lý - Số tổ vệ sinh: 3 tổ - Tổng số công nhân quét và thu gom rác: 32 người - Diện tích đường phải quét: 25.732 m2

- Số hộ phải thu gom: 2.892 hộ - Lương bình quân : 850.000 đồng/tháng - 3 tổ vệ sinh: toå Đức Ninh, tổ Đồng Sơn, tổ Hải Đình2

Tổ Đức Ninh Tổ trưởng : Phan Thị Châu Số công nhân : 8 người

Bảng 1.18. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Đức Ninh

Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Đức Ninh STT Lộ trình Số công

nhân Ca Vị trí giao rác

1 Đường Lê Lợi 2 Đường Nguyễn Văn

Cừ

3 Thôn Đức Trường,Đức Điền, Đức Thị, Đức Thuỷ, Đức Phong

( 4h - 7h; 15h – 18 h)

Không cố định,

Tổ Hải Đình 2 Tổ trưởng : Đặng Lê Châu Số công nhân : 15 người

Bảng 1.19. Lộ trình quét rác và thu gom của Hải Đình 2

Lộ trình quét rác và thu gom của Hải Đình 2

STT Lộ trình Số công nhân Ca Vị trí giao rác

1 Đường Nguyễn Thị Minh Khai 2 Đường Nguyễn Chí Thanh 3 Đường Luỹ Thầy 4 Đường Nguyễn Trãi 5 Đường Lê Văn Hữu 6 Đường Trần Bình Trọng 7 Đường Mạc Đĩnh Chi 8 Đường Nguyễn Văn Trổi 9 Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm 10 Đường Trần Phú 11 Đường Lê Duẩn

( 4h - 7h; 15h - 18 h)

Không cố định,

Page 33: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

29

Tổ Đồng Sơn Tổ trưởng : Phan Thị Hoa Số công nhân : 9 người

Bảng 1.20. Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Đồng Sơn

Lộ trình quét rác và thu gom của tổ Đồng Sơn STT Lộ trình Số công

nhân Ca Vị trí giao

rác 1 Đường Lý Thái Tổ 2 Đường Lê Hồng Phong 3 Đường Hoàng Văn Thụ 4 Đường Phan Đăng Lưu 5 Đường Phạm Ngũ Lão

( 4h - 7h; 15h - 18 h)

Không cố định

1.2.3.7 Lộ trình xe tải chở rác

Lộ trình xe 73L – 3994

- Quy trình thu gom: rác chợ và rác hộ dân - Lái xe Hoàng Minh Hiền, tải trọng xe 8 tấn. - Chu trình thu gom: 3 lần/ngày - Thời gian thu gom:

Từ điểm hẹn xuất phát đến điểm hẹn đầu tiên: Sáng 4h30’, chiều 16h30’ Thời gian từ điểm hẹn cuối đến bãi đổ: Sáng 9h, chiều 18h30’ Thời gian từ bãi đổ đến nơi đậu xe: Sáng 9h20’, chiều 19h

- Lộ trình thu gom và vận chuyển. Chuyến 1: Khu C đường Hữu Nghị đường Võ Thị Sáu (chợ ga) đường

Trần Hưng Đạo (cầu vượt) đường Hoàng Diệu đường Phan Đình Phùng bãi rác.

Chuyến 2: Bãi rác đường Trần Hưng Đạo đường Dương Văn An đường Nguyễn Du đường Đồng Hải Bãi rác

Chuyến 3: Khu C đường Trần Hưng Đạo đường Tôn Thất Thuyết (chợ Đồng Phú) đường Nguyễn Hữu Cảnh đường Hoàng Diệu (chợ Công Đoàn) Bãi rác

Lộ trình xe 73L – 1498

- Quy trình thu gom: rác hộ dân

Page 34: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

30

- Lái xe Nguyễn Hữu Cường, tải trọng xe 2,5 tấn. - Chu trình thu gom: 3 lần/ngày - Thời gian thu gom:

Từ điểm hẹn xuất phát đến điểm hẹn đầu tiên: Sáng 5h25’, chiều 15h45’ Thời gian từ điểm hẹn cuối đến bãi đổ: Sáng 8h50’, chiều 17h50’ Thời gian từ bãi đổ đến nơi đậu xe: Sáng 9h15’, chiều 18h15’

- Lộ trình thu gom và vận chuyển. Chuyến 1: Khu C đường Nguyễn Hữu Cảnh thôn Diêm Trường thôn

Diên Hải đường Phan Đình Phùng bãi rác. Chuyến 2: Bãi rác đường Trần Hưng Đạo đường Hương Giang đường

Nguyễn Trãi đường Phan Đình Phùng Bãi rác Chuyến 3: Khu C đường Quang Trung thôn Bắc Hồng đường Nguyễn

Hữu Cảnh đường Phan Đình Phùng Bãi rác

Lộ trình xe 73L – 1651

- Quy trình thu gom: rác chợ và rác hộ dân - Lái xe Bùi Thanh Hải, tải trọng xe 4 tấn. - Chu trình thu gom: 4 lần/ngày - Thời gian thu gom:

Từ điểm hẹn xuất phát đến điểm hẹn đầu tiên: Sáng 4h30’, chiều 14h10’ Thời gian từ điểm hẹn cuối đến bãi đổ: Sáng 9h25’, chiều 17h50’ Thời gian từ bãi đổ đến nơi đậu xe: Sáng 9h50’, chiều 18h15’

- Lộ trình thu gom và vận chuyển. Chuyến 1: Khu C đường Nguyễn Hữu Cảnh đường Mẹ Suốt chợ Đồng

Hới đường Cô Tám đường Lâm Uý đường Thanh Niên đường Hương Giang bãi rác.

Chuyến 2: Bãi rác đường Trần Hưng Đạo đường Cao Bá Quát đường Hồ Xuân Hương đường Trương Pháp đường Quách Xuân Kỳ đường Thanh Niên Bãi rác

Page 35: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

31

Chuyến 3: Khu C gắp thùng ở phường Đồng Mỹ, Hải Đình, Hải Thành Bãi rác

Chuyến 4: Bãi rác đường Trần Hưng Đạo đường Hàn Mạc Tử đường Hồ Xuân Hương đường Quách Xuân Kỳ đường Thanh Niên Bãi rác

Lộ trình xe NISSAN không số

- Quy trình thu gom: rác hộ dân - Lái xe Trương Ngọc Sơn, tải trọng xe 4 tấn. - Chu trình thu gom: 4 lần/ngày - Thời gian thu gom:

Từ điểm hẹn xuất phát đến điểm hẹn đầu tiên: Sáng 5h30’, chiều 15h10’ Thời gian từ điểm hẹn cuối đến bãi đổ: Sáng 11h10’, chiều 19h45’ Thời gian từ bãi đổ đến nơi đậu xe: Sáng 11h30’, chiều 20h10’

- Lộ trình thu gom và vận chuyển. Chuyến 1: Khu C đường Nguyễn Hữu Cảnh đường Quang Trung đường

Lê Lợi thôn Diêm Bắc, thôn Bình Phúc, thôn Giao Tế đường Nguyễn Văn Cừ đường Phan Đình Phùng bãi rác.

Chuyến 2: Bãi rác đường Nguyễn Văn Cừ thôn Đức Điền, Đức Thị Bãi rác

Chuyến 3: Khu C đường Nguyễn Hữu Cảnh đường Lê Lợi thôn Diêm Thượng, Diêm Hạ, Đức Trường Bãi rác

Chuyến 4: Bãi rác đường Nguyễn Văn Cừ phường Đức Ninh Đông Bãi rác

Lộ trình xe FUSSO không số

- Quy trình thu gom: rác chợ và rác hộ dân - Lái xe Hoàng Minh Sinh, tải trọng xe 4 tấn. - Chu trình thu gom: 4 lần/ngày - Thời gian thu gom:

Từ điểm hẹn xuất phát đến điểm hẹn đầu tiên: Sáng 5h10’, chiều 15h45’ Thời gian từ điểm hẹn cuối đến bãi đổ: Sáng 10h20’, chiều 20h00’ Thời gian từ bãi đổ đến nơi đậu xe:

Page 36: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

32

Sáng 10h45’, chiều 20h25’

- Lộ trình thu gom và vận chuyển. Chuyến 1: Khu C đường Hữu Nghị đường Lý Thường Kiệt đường Hai

Bà Trưng đường Trần Hưng Đạo đường Phan Đình Phùng bãi rác. Chuyến 2: Bãi rác đường F325 Quốc lộ 1A đường Hữu Nghị Bãi rác Chuyến 3: Khu C Tiểu khu 10 Nam Lý, tiểu khu 1 Nam Lý, tiểu khu 2 Nam

Lý Bãi rác Chuyến 4: Bãi rác Tiểu khu 7 Bắc Lý, Tiểu khu 12 Bắc Lý, tiểu khu 7 Nam Lý

đường Trần Hưng Đạo Bãi rác

Lộ trình xe 73L - 1452

- Quy trình thu gom: rác chợ và rác hộ dân - Lái xe Phan Thanh Tùng, tải trọng xe 2,5 tấn. - Chu trình thu gom: 3 lần/ngày - Thời gian thu gom:

Từ điểm hẹn xuất phát đến điểm hẹn đầu tiên: Sáng 5h10’, chiều 15h30’ Thời gian từ điểm hẹn cuối đến bãi đổ: Sáng 10h20’, chiều 16h20’ Thời gian từ bãi đổ đến nơi đậu xe: Sáng 10h45’, chiều 16h45’

- Lộ trình thu gom và vận chuyển. Chuyến 1: Khu C đường Nguyễn Hữu Cảnh đường Lê Lợi đường Lý

Thái Tổ đường Lê Hồng Phong đường Hà Huy Tập đường Phan Đình Phùng bãi rác.

Chuyến 2: Bãi rác Gắp thùng phường Đồng Phú Bãi rác Chuyến 3: Khu C đường Trần Hưng Đạo Tôn Đức Thắng đường Hoàng

Văn Thụ Bãi rác

1.3 Phân tích nguyên nhân của ô nhiễm chất thải rắn Trong những năm qua, mặc dù đã đạt được những tiến bộ trong quản lý rác thải.

Nhưng nhìn chung, rõ ràng một điều là việc quản lý rác vẫn chưa tốt, rác còn tồn đọng nhiều, môi trường vệ sinh chung của đô thị kém, chất lượng dịch vụ chưa tốt, mức độ hài lòng của khách hàng còn thấp, cơ chế hoạt động của quản lý rác thải còn mang tính bao cấp, các biện pháp quản lý chưa đồng bộ và chưa đi vào thực tế, chưa phát huy và động viên được sự tham gia của các thành phần có liên quan trong toàn

Page 37: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

33

xã hội, cung cấp dịch vụ mang tính độc quyền. Sở dĩ như vậy là do các nguyên nhân sau:

- Những hạn chế trong nhận thức của người dân Ở thành phố Đồng Hới vẫn còn tồn đọng rất nhiều hộ gia đình không tham gia

hợp đồng thu gom rác thải mà áp dụng các biện pháp tiêu huỷ riêng của gia đình mình. Thường là đem đổ rác ở các sông, hồ gần nhà hoặc vất bừa bãi ở những khu đất trống, đất bỏ hoang,…vô tình hình thành nên những bãi rác công cộng không được quản lý. Một số biện pháp tự tiêu huỷ khác là đốt hoặc chôn lấp.

- Thiếu kinh phí để vận hành duy trì hệ thống quản lý chất thải rắn. Hiện tại, ngân sách nhà nước chỉ có thể đáp ứng một phần cho các hoạt động vận

hành của Công ty, kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như mua sắm trang thiết bị hầu như là phụ thuộc vào các dự án đầu tư. Nguồn thu từ lệ phí rác thải chỉ cung cấp đủ 30% vốn hoạt động

- Những bất cập trong trong xử lý rác thải. Bãi xử lý rác thải hiện nay của thành phố đã quá cũ, nếu tiếp tục thực hiện nâng

cấp thì sợ rằng các hoạt động nâng cấp đó sẽ bị cản trở nghiêm trọng do các hoạt động vận hành tại bãi rác là chưa hợp vệ sinh, nâng cấp bãi rác lúc này không những tốn kém mà còn có thể đem lại hậu quả không mong muốn. Hơn nữa, bãi rác Cỏ Cúp nằm trong khu vực quy hoạch khu đô thị trong tương lai, vì vậy đóng cửa bãi rác Cỏ Cúp và xây dựng bãi rác mới thực sự là giải pháp khẩn thiết cho việc xử lý rác thải của thành phố vào lúc này.

- Những bất cập đối với điểm trung chuyển. Chưa có giải pháp cụ thể nào để giải quyết tình trạng những điểm trung chuyển

nằm ngay trên đường phố vừa làm mất mỹ quan đô thị, vừa tạo ra mùi hôi thối rất khó chịu, ảnh hưởng dân xung quanh và người tham gia giao thông, nhất là những ngày có gió.

- Thiếu nguồn nhân lực lao động có trình độ chuyên môn. Công ty Công trình Đô thị hầu như không có cán bộ chuyên sâu về quản lý chất

thải rắn và phần lớn các công nhân thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đều không có bằng cấp chuyên môn.

- Kế hoạch thu gom và vận chuyển rác thải chưa hợp lý. - Đến nay vẫn chưa thực hiện phân loại trước khi chôn lấp nên đã gây không

ít khó khăn cho việc xử lý rác thải. - Chưa có kế hoạch cụ thể đối với chất thải rắn công nghiệp.

Phế thải xây dựng vẫn thường được đổ một cách tuỳ tiện, không đúng nơi quy định. Tại những công trình được xây dựng với quy mô lớn, các loại rác thải như bao xi măng,vỏ hộp giấy, rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng… được phát thải

Page 38: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

34

một cách bừa bãi, tạo ra những cảnh tượng không mấy đẹp mắt tại trung tâm thành phố.

1.4 Đánh giá tổng quan về các vấn đề môi trường tỉnh Quảng Bình. Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình vào năm 2005

môi trường ở tỉnh Quảng Bình chưa bị ô nhiễm trên diện rộng, nhưng có nơi, có lúc ô nhiễm môi trường đã xảy ra ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và sức khoẻ của nhân dân nhất là ở những vùng trọng điểm kinh tế, những nơi tập trung dân cư.

- Công tác môi trường ở tỉnh Quảng Bình vẫn còn một số vấn đề tồn tại sau:

+ Việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của Nhà nước về bảo

vệ môi trường ở một số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ còn chưa nghiêm

túc.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp tuy đã có những

chuyển biến nhưng nước thải vẫn chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải

ra ngoài môi trường.

+ Nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ môi trường của một số bộ phận dân

cư chưa cao.

+ Giữa các cấp các nghành chưa có sự phối hợp đồng bộ. Hệ thống tổ chức quản

lý Nhà nước về môi trường câp huyện còn yếu, hiệu quả chưa đạt như mong

muốn.

+ Thiếu phương tiện, trang thiết bị cho công tác kiểm soát ô nhiễm và quan trắc

môi trường.

- Để giải quyết những vấn đề trên cần thiết phải:

+ Bảo vệ môi trường phải được coi là một mục tiêu quan trọng trong kế hoạch

phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, của các cấp, các nghành, các địa phương.

+ Tăng cường tuyên truyền giáo dục, mở lớp tập huấn nghiêp vụ nhằm nâng cao

nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho các cấp, các ngành,

các địa phương.

+ Ưu tiên xây dựng các cơ sở hạ tầng ( cấp nước, điện sáng, bãi rác và hồ xử lý

nước thải).

+ Hoàn chỉnh chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm

2020 phục vụ cho quá trình phát triển bền vững.

Page 39: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

35

+ Kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường cấp huyện, hình thành

mạng lưới quản lý môi trường cấp xã

Page 40: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

36

2. CHƯƠNG 2

Chương 2 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CỦA LUẬN VĂN

2.1 Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và vai trò của nó trong công tác quản lý CTRĐT

2.1.1 Định nghĩa về GIS Thuật ngữ GIS được sử dụng rất tự nhiên trong nhiều lĩnh vực khác nhau như địa

lý, kỹ thuật tin học các hệ thống tích hợp sử dụng trong các ứng dụng môi trường tài nguyên, trong khoa học về xử lý dữ liệu không gian,…

Sự đa dạng của các lĩnh vực sử dụng, các phương pháp và khái niệm khác nhau được áp dụng trong GIS, dẫn đến có rất nhiều định nghĩa khác nhau về GIS:

- Tập hợp đa dạng các công cụ dùng để thu thập, lưu trữ, truy cập, biến đổi và thể hiện dữ liệu không gian ghi nhận được từ thế giới thực tiễn ( Burroughs, 1986).

- Hệ thống quản ký cơ sở dữ liệu máy tính dùng thu thập, lưu trữ truy cập, phân tích và thể hiện dữ liệu không gian (NCGIA,1987).

- Hệ thống ủng hộ quyết định có chức năng tích hợp dữ liệu không gian vào giải quyết các vấn đề thực tiễn (Cowen, 1988).

Từ các định nghĩa trên, định nghĩa tổng quát sau đây được sử dụng: “Hệ thống các công cụ nền máy tính dùng thu thập, lưu trữ, truy cập, biến đổi,

phân tích và thể hiện dữ liệu liên quan đến vị trí trên bề mặt trái đất và tích hợp các thông tin này vào quá trình lập quyết định”.

2.1.2 Các chức năng cơ bản của hệ thông tin địa lý Hệ thống thông tin địa lý có thể nhóm lại thành các chức năng sau: Nhập dữ liệu,

lưu trữ dữ liệu, phân tích dữ liệu (chức năng xử lý số liệu, chức năng suy giải và phân tích thông tin ), xuất dữ liệu ( chức năng trình bày dữ liệu).

Page 41: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

37

Hình 2.1. Các chức năng cơ bản của hệ thống thông tin địa lý

2.1.3 Các thành phần của hệ GIS Tuỳ theo quan điểm và cách tiếp cận, người ta đưa ra các mô hình khác nhau về

thành phần cơ bản của một hệ GIS. Thông thường, theo khía cạnh kỹ thuật, người ta thường đưa ra quan điểm mô hình 3 thành phần: phần cứng, phần mềm và dữ liệu. Đứng trên quan điểm xây dựng hệ thống, ta cần quan tâm thêm đến các thành phần quy trình, tổ chức, con người (mô hình 6 thành phần).

- Phần cứng: gồm máy tính và các thiết bị ngoại vi để nhập, xuất dữ liệu.

Hình 2.2. Các thành phần của hệ GIS

- Phần mềm: Phần chương trình để hệ hoạt động. Hiện nay có nhiều phần mềm GIS khác nhau như: MapInfo, ArcInfo, SPANS, WINGIS,…Mỗi phần mềm có một thế mạnh và đặc điểm riêng, nhưng về cơ bản phải có đầy đủ các chức năng cơ bản: nhập dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, xử lý ( chuyển đổi, quản lý …) và phân tích dữ liệu, xuất dữ liệu.

Hình 2.3. Phần mềm

Page 42: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

38

- Nhập dữ liệu: Biến các dữ liệu thu thập được dưới hình thức bản đồ, các quan trắc do ngoại nghiệp, các ảnh viễn thám (bao gồm ảnh máy bay và ảnh vệ tinh), các bảng dữ liệu có sẵn thành dạng số (digital data)

Hình 2.4. Nhập dữ liệu

- Lưu trữ và quản lý dữ liệu: tổ chức liên kết dữ liệu vị trí với dữ liệu về thuộc tính của các đối tượng địa lý tương ứng.

- Biến đổi dữ liệu: gồm tác vụ khử sai số của dữ liệu, cập nhật chúng ( thay đổi tỉ lệ, đưa vào hệ quy chiếu mới…) và thực hiện các phân tích không gian cần thiết.

Biến đổi dữ liệu

Chỉnh sữa và cập nhật

Sử dụng và phân tích

Hình 2.5. Biến đổi dữ liệu

- Xuất và trình bày dữ liệu: đưa ra kết quả phân tích tổng hợp số liệu dưới dạng bảng biểu, bản đồ, hình vẽ.

Page 43: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

39

Hình 2.6. Xuất và trình bày dữ liệu

- Dữ liệu: là thành phần quan trọng không thể thiếu, quyết định cho việc thực hiện công việc của mỗi hệ. Dữ liệu trong hệ GIS là dữ liệu bao gồm phần dữ liệu thuộc tính và phần dữ liệu không gian được liên kết với nhau và có format riêng tuỳ theo phần mềm cụ thể. Theo nội dung, người ta chia dữ liệu trong hệ GIS thành:

+ Dữ liệu nền: bao gồm các dữ liệu dùng chung để định hướng: thông tin về toạ

độ, thông tin về thuỷ hệ, địa hình, địa giới, giao thông, dân cư…

+ Dữ liệu chuyên đề: dữ liệu về một lãnh vực đặc biệt.

Cần lưu ý đảm bảo chất lượng dữ liệu thể hiện ở các tiêu chuẩn: o Tính chính xác o Tính đầy đủ o Tính cập nhật o Tính mở ( chuyển đổi được) - chuẩn bị format thống nhất hệ toạ dộ, metadata.

- Qui trình tổ chức Các bước để thực hiện việc cập nhất, khai thác dữ liệu, phương pháp thực hiện các bài toán phân tích… Cơ chế hoạt động, phối hợp giữa các thành phần, chia sẽ tài nguyên dữ liệu… để phát huy tính hiệu quả của hệ nhằm đạt tới mục tiêu.

- Con người: là động lực chính thức để hệ hoạt động. Con người trong hệ GIS là các chuyên viên về GIS và cả trong các lãnh vực có liên quan.

Nhóm kỹ thuật viên: Thao tác trực tiếp trên các thiết bị phần mềm để thu thập, nhập, tổ chức, lưu trữ và hiển thị theo yêu cầu của con người quản trị hay người sử dụng hệ thống.

- Nhóm chuyên viên GIS: sử dụng GIS để thực hiện các bài toán phân tích, đánh giá, trợ giúp ra quyết định mà nhóm những người sử dụng đặt ra. Nhóm người này là trung gian của hai nhóm kia, để nhận lấy yêu cầu của người sử dụng rồi phân tích, thiết kế và đưa ra các yêu cầu cụ thể để nhóm kỹ thuật viên thao tác.

Page 44: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

40

- Nhóm người khai thác sử dụng: là những người thuộc các lãnh vực chuyên môn khác nhau, người lãnh đạo… cần dùng GIS để giải quyết những vấn đề chuyên môn cụ thể.

Hình 2.7. Sơ đồ tổ chức của GIS

2.1.4 Vai trò của hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu môi trường.

Thế kỷ XX là thế kỷ của những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực tin học, điện tử và nghiên cứu vũ trụ. Những tiến bộ đó đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khoa học, trong đó có địa lý và bản đồ học.

Theo giáo sư khoa địa lý trường Đại học tổng hợp quốc gia Lômônôxốp của nước Nga Berliant A.M, chuyên gia hàng đầu thế giới về hệ thống thông tin địa lý (GIS), GIS phát triển như một sự nối tiếp phương pháp tiếp cận tổng hợp và hệ thống trong một môi trường thông tin địa lý. GIS được đặc trưng bởi mức độ tự động hoá cao, dựa trên nền tảng các dữ liệu bản đồ đã được số hoá và dựa trên cơ sở tri thức, phương pháp tiếp cận hệ thống trong biểu diễn và phân tích các hệ thống địa vật lý.Dạng bản đồ đặc biệt này đặc trưng bởi tính tác vụ, đối thoại và sử dụng các phương tiện xây dựng, thiết kế bản đồ. Đặc tính đầu tiên của GIS là tính đa phương án cho phép đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau của tình huống và các giải pháp đa dạng. Đặc tính tiếp theo của GIS là tính đa môi trường nhờ đó có thể kết hợp các biễu diển văn bản, âm thanh và các ký hiệu. Nhưng có lẻ đặc tính lớn nhất của công nghệ mới là chúng đưa chúng ta tới nhiều dạng biểu diễn mới: bản đồ điện tử, các mô hình máy tính 3 chiều và mô hình động dạng phim…

Tầm quan trọng của công nghệ GIS được khẳng định trong phát biểu của tổng thống Mỹ Bill Clinton” Hệ thống thông tin địa lý đã trở thành một khâu đột phá trong

Page 45: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

41

bài toán hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các công nghệ hiện đại cho phép giải quyết một cách có hiệu quả bài toán thu nhận, truyền, phân tích, trực giác hoá các dữ liệu gắn kết không gian, thiết lập các dữ liệu bản đồ.

Khi ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong công tác quản lý CTRĐT, thì dữ liệu quản lý trên giấy dưới dạng báo cáo, sơ đồ… trước đây từng bước được đưa vào máy tính, với khả năng xử lý của công nghệ GIS, thông tin cung cấp cho lãnh đạo sẽ nhanh chóng, trực quan và chính xác hơn rất nhiều so với cách quản lý và xử lý thủ công trên giấy. Do đó sẽ tiết kiệm được kinh phí cho việc tìm kiếm và xử lý thông tin.

2.2 Hệ thống thông tin môi trường Hiện nay, việc quản lý các dữ liệu môi trường tại các tỉnh thành vẫn chưa được

tin học hoá theo kịp yêu cầu của công tác quản lý môi trường trong giai đoạn hiện nay…Cách quản lý như vậy có nhiều hạn chế thể hiện ở chỗ:

- Hiện nay việc theo dỏi, lưu trữ, thống kê, được tiến hành riêng rẽ, chưa thành hệ thống…

- Việc tìm kiếm thông tin cần thiết trong mỗi dữ liệu chậm. - Việc khai thác dữ liệu khó khăn, chưa được tự động hoá gây khó khăn cho

làm báo cáo về môi trường. - Công tác quản lý môi trường tại các tỉnh thành trong giai đoạn hiện nay đòi

hỏi phải quản lý một khối lượng lớn các dữ liệu. Việc lưu trữ, truy cập, chia sẽ thông tin…hiện nay rất khó khăn nếu không có giải pháp ứng dụng CNTT một cách hữu hiệu.

- Sự tham gia của các cấp chính quyền vào quá trình thông qua quyết định môi trường còn nhiều hạn chế do việc tổng hợp số liệu chưa được thực hiện một cách tự động.

- Sự tham gia của các trung tâm khoa học công nghệ lớn của đất nước cho các tỉnh thành giải quyết bài toán bảo vệ môi trường và phát triển bền vững còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân chính ở đây là các tỉnh thành chưa công bố các số liệu quan trắc.

- Sự tham gia của bản thân người dân vào công cuộc bảo vệ môi trường rất hạn chế. Lý do chính ở đây là bản thân người dân rất khó tiếp cận với các thông tin môi trường.

Sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời gian qua đã cho ra đời những mô hình quản lý và xử lý dữ liệu không gian mới còn nhiều ưu việt hơn: bản đồ số, cơ sở dữ liệu bản đồ và công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS). Công nghệ GIS kết nối với thông tin môi trường sẽ tạo ra một công cụ hỗ trợ bảo vệ môi trường rất mạnh.

Page 46: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

42

Trong thời gian qua nhiều Sở ban ngành trong các tỉnh thành đã xây dựng được nhièu CSDL bản đồ số khác nhau. Các dữ liệu này rất quí báu và cần được sử dụng cho các ứng dụng khác.

2.2.1 Định nghĩa hệ thống thông tin môi trường Hệ thống thông tin môi trường được nhiều trung tâm khoa học trên thế giới

nghiên cứu từ khía cạnh lý luận cũng như thực tiễn. Hệ thống thông tin môi trường (HTTTMT) được định nghĩa như một hệ thống dựa trên máy tính lưu trữ, quản lý và phân tích các thông tin môi trường và các dữ liệu liên quan. HTTTMT chứa đựng các thông tin về mô tả mặt đất (ví dụ như các dòng chảy, đường giao thông, đất, sử dụng đất, lớp thực vật, các đứt gãy địa tầng.. ) khu vực dưới đất (ví dụ nước ngầm, các mỏ khoáng sản…), dữ liệu về các hoạt động môi trường (các hoạt động khoan đào hố, đào giếng, …) thông tin lưu trữ quan trắc về môi trường (Ví dụ: dữ liệu về các mẫu môi trường, luồng khí ô nhiễm, ranh giới ô nhiễm,.. ), dữ liệu về điều kiện thuỷ văn (ví dụ như lượng mưa, lượng bốc hơi, nhiệt độ, bức xạ, tốc độ gió ), các hồ sơ và các mô tả về các dự án có liên quan (ví dụ: bản trình bày các tác dộng môi trường, bản đồ…).

Thành phần cốt lõi của HTTTMT là một cơ sở dữ liệu không gian được cấu trúc chặt chẽ và dễ truy xuất, trong đó chứa đựng các thông tin phân bố không gian cung cấp các thông tin thuộc tính liên quan của nó. Mục đích của HTTTMT là nhằm cung cấp các thông tin môi trường cần thiết cho các nhà quản lý dự án môi trường hay các nhà nghiên cứu, các đơn vị và cơ quan pháp chế. HTTTMT còn có thể đóng vai trò là một trung tâm thông tin công cộng trong việc nâng cao nhận thức về môi trường. HTTTMT có thể được xây dựng, bảo dưỡng và phân bố thông qua nhiều kỹ thuật thông tin khác nhau.

2.2.2 Cơ cấu tổ chức của HTTTMT Thành phần cốt lõi của HTTTMT là cơ sở dữ liệu không gian, chính vì vậy

nhiệm vụ chính của công tác xây dựng HTTTMT là phát triển và quản lý một hệ cơ sở dữ liệu không gian. Cơ cấu này cần phải bao gồm các kỹ thuật thực hiện và đào tạo. Cơ cấu tổ chức của HTTTMT được mô tả như sau:

Page 47: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

43

Hình 2.8. Cơ cấu tổ chức của HTTTMT

2.2.3 Tính cần thiết phải ứng dụng CNTT vào quản lý môi trường ở thành phố Đồng Hới nói riêng và Việt Nam nói chung.

Mặc dù có sự nổ lực của các cấp chính quyền, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh chóng, có nơi có lúc đã tới mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của các chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hoá…đang gây áp lực lên tài nguyên và môi trường, đặt công tác bảo vệ môi trường nước ta trước những thách thức gay gắt.

Những yếu kém trong công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua không chỉ đơn thuần là thiếu các phương tiện kỹ thuật hiện đại mà ở mức độ đáng kể là do chúng ta đã bỏ qua các phương pháp quản lý hiện đại, cụ thể là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý môi trường còn ở mức rất khiêm tốn. Có thể thấy điều này trên ví dụ công tác quản lý số liệu quan trắc môi trường trong thời gian được thực hiện bởi những cơ quan Trung ương lẫn địa phương. Hàng năm một khối lượng rất lớn các dữ liệu liên quan tới môi trường được thu thập ở các trạm quan trắc tại các tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên hầu hết các số liệu này được quản lý theo công nghệ lạc hậu như ghi chép trên giấy tờ, hay bằng những phần mềm không chuyên,… Điều này gây ra sự khó khăn đáng kể cho việc khai thác sử dụng các số liệu quý giá như xây dựng các mô hình động lực hoặc cho môi trường nước và không khí cũng như trong khu vực qui hoạch phát triển mức độ vùng.

Với những lý do trên việc xây dựng các Hệ thống thông tin môi trường hỗ trợ cho công tác thông qua quyết định là một việc làm cấp thiết nên áp dụng trong các tỉnh thành ở nước ta.

Page 48: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

44

Thành phố Đồng Hới đang bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ là quá trình cải thiện, nâng cấp, mở rộng đô thị hiện tại, phát triển khu đô thị công nghiệp và các khu du lịch mới. Đồng Hới đang thực sự lớn mạnh không những về tiềm lực kinh tế - xã hội mà còn phát triển cả về tiềm năng du lịch và văn hoá.

Tuy nhiên cùng với sự phát triển sản xuất, dịch vụ của thành phố là những áp lực về ô nhiễm môi trường do nhiều loại chất thải. Vấn đề này đang đặt ra một nhiệm vụ khá nặng nề cho sự phát triển bền vững của đô thị.

Thành phố Đồng Hới đang là thành phố trẻ, đang trên là phát triển trên tất cả mọi lĩnh vực, sẽ có rất nhiều bất cập xảy ra. Nhưng cũng không ngoại lệ về phương thức quản lý các vấn đề môi trường như cả nước, cũng là cách quản lý trên giấy tờ, cũng chưa có sự quản lý thống nhất giữa các cấp các nghành trong toàn thành phố… Chính vì vậy nhất thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin vào vấn đề quản lý môi trường thành phố Đồng Hới.

2.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.3.1 Ứng dụng GIS và CNTT quản lý CTR tại một nước trên thế giới Ngày nay, công tác quản lý chất thải rắn bằng công nghệ GIS được thực hiện ở

nhiều nước trên thế giới. Tại nước Anh hơn 90% rác thải đô thị được xử lí bằng chôn lấp. Điều đó cho

thấy, công tác quản lí việc xử lí rác thải là vấn đề hết sức quan trọng.Nhiều hướng dẫn của EC và pháp luật do UK ban hành cùng với nhiều vấn đề môi truờng liên quan đã tạo áp lực lên các nhà đầu tư để xây dựng những bãi chôn lấp lớn nhất nhưng giá thành lại rẻ nhất và hạn chế các tác động môi trường. Bãi chôn lấp và các hoạt động chôn lấp trong thực tế có thể được cải tiến với khả năng điều khiển chính xác bằng việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lí(GIS). Sự phân tích thành phần, độ chặt chẽ, tỷ trọng của rác thải với sự thay đổi thể tích trong suốt thời kì chôn lấp đảm bảo rằng hiệu quả của phương pháp lựa chọn sẽ đạt được và dung tích chứa là lớn nhất. GIS cũng co thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình quan trắc môi trường ở các bãi chôn lấp đã đóng cửa. Damian C. Green, chuyên viên môi trường thuộc Đại học Sunderland trong bài báo “ GIS và ứng dụng nó trong quản lý chất thải rắn tại nước Anh” đã trình bày kinh nghiệm của nước Anh trong thiết kế, xây dựng các bãi chôn lấp chất thải.

Senthil Shanmugan, một trong những chuyên gia Ấn Độ nghiên cứu vấn đề này đã đưa ra quan điểm ứng dụng GIS, hệ thống thông tin quản lý (MIS) và hệ thống định vị toàn cầu trong quản lý CTR trong bài báo được đăng tải trên Internet.

Theo quan điểm của Senthil Shanmugan, tính cấp thiết cần ứng dụng GIS trong công tác quản lý chất thải rắn là:

Page 49: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

45

- 80% thông tin được sử dụng liên quan tới quản lý CTR có liên quan tới dữ liệu không gia.

- Sự tích hợp thông tin từ những mức độ cần nền chung là GIS. - GIS là môi trường thuận lợi cho tích hợp một số lượng lớn thông tin. Trong

bài toán quản lý CTR số lượng thông tin này là rất lớn - Bản đồ và các dữ liệu không gian không còn là sự quí hiếm nữa mà đã trở

thành công việc hằng ngày. - Rất nhiều dữ liệu liên quan tới CTR liên quan tới vị trí không gian nhưng

vẫn chưa được ứng dụng vào GIS. Không có sự cập nhập chính xác dữ liệu. - Không thể xử lý bằng tay hay bằng công cụ không chuyên một khối lượng

lớn dữ liệu liên quan tới CTR. - Một hệ thống ứng dụng GIS sẽ tạo cơ sở cho sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, sử

dụng máy móc có hiệu quả và các phương tiện chuyên chở hiện đại. Từ đó các chuyên gia thành phố Bangalore Agenda, Ấn độ đã xây dựng dự án

ứng dụng GIS trong công tác quản lý CTR sinh hoạt cho thành phố Bangalore. Mục tiêu được đặt ra cho dự án này là:

- Biến GIS thành công cụ giúp cho ra quyết định đầu tư vào cơ sở hạ tầng một cách thuận lợi.

- Quản lý tổng hợp và thống nhất hệ thống các vị trí đặt thùng rác theo các tuyến đường.

- Tìm ra lộ trình ngắn nhất từ các điểm trung chuyển tới các bãi chôn lấp - Tối ưu hóa sử dụng cơ sở hạ tầng dựa trên ứng dụng công nghệ GIS (tìm

đường đi ngắn nhất). - Giúp ra quyết định tối ưu hóa số lượng điểm thu gom và vận chuyển các

thùng rác - Tối ưu hóa sử dụng nhiên liệu trong hệ thống xe vận chuyển được sử dụng. - Tối ưu hóa sự chuyên chở thùng rác từ điểm thu gom đến bãi chôn lấp

Một trong những ý tưởng đáng được chú ý nhất trong công trình của Senthil Shanmugan là kết hợp 3 module trong hệ thống quản lý CTR là : GIS, MIS (Management Information System), GPS (hệ thống định vị toàn cầu) trong đó các chức năng được phân chia rạch ròi như sau:

GIS (Hệ thống thông tin địa lí)

- Để quản lí khối lượng lớn dữ liệu không gian. - Thùng rác, điểm thu gom, đường phố, con đường, lộ trình xe tải,

phường/khu vực/vùng/cơ quan chính, nhiều cấp dữ liệu khác nhau – phường, khu vực, vùng, và thành phố.

Page 50: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

46

- Vị trí, khoảng cách, khả năng tiếp cận, trạng thái gần gủi về không gian và thời gian.

MIS (Hệ thống quản lí thông tin)

- Để quản lí khối lượng lớn dữ liệu thuộc tính liên quan đến lớp phường xã. - Khối lượng rác thải từ các thùng rác, đường phố, con đường, từng phường,

khu vực, vùng và thành phố. Cấu thành của Hệ thống thông tin quản lý

- Báo cáo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. - Các mức độ khác nhau: cấp thành phố, cấp quận huyện, cấp phường xã. - Báo cáo chi tiết về lượng rác thải, độ khô và độ ẩm của rác.

Nội dung Báo cáo gồm:

- Thùng rác, xe đẩy tay, xe ben, xe tải. - Phân tích tuyến đường – các điểm thu gom trong tuyến và khối lượng rác

thải trong tuyến đó (tồn tại và các tuyến đường được tối ưu hoá). - Phân tích vị trí – phân loại khu phố (mức độ phường), phân thành phường

(mức độ quận), trạm trung chuyển (mức độ quận huyện). - Tần số thu dọn - Vị trí bãi chôn lấp

GPS (Global Positioning System - Hệ thống định vị toàn cầu) Giúp

- Giám sát các xe chở rác - Tối ưu hoá các tuyến đường xe tải vận chuyển rác - Giúp đánh giá hiệu quả máy móc vận chuyển

Nhu cầu cần GPS - Xe tải là phương tiện để di chuyển rác và chất thải khác. Chúng thực hiện

nhiều chuyến trong một ngày. Do vậy việc giám sát và theo dõi các xe tải này là 1 hoạt động rất quan trọng. GPS giúp di dời rác thải một cách có hiệu quả.

Tính cấp thiết phải ứng dụng GIS – GPS

Page 51: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

47

- Số lượng bãi chôn lấp tăng lên - Vị trí bãi chôn lấp nằm ở các vị trí khác nhau trong thành phố - Sức chứa bãi chôn lấp là một đại lượng xác định

Lợi ích của việc ứng dụng GIS – GPS

- Giám sát và theo dõi các xe tải ở mọi nơi, mọi lúc. - Nhận dạng và biết được biến cố lạc đường trong quá trình hoạt động. - Nhận dạng các phương tiện không làm việc trong suốt quá trình hoạt động. - Ước tính số km hoạt động bằng bộ phận đo km trong xe tải. - Tối ưu hoá các tuyến đường ngắn nhất từ điểm thu gom đến bãi chôn lấp.

2.3.2 Ứng dụng GIS và CNTT quản lý CTR tại Việt Nam Trong báo cáo khoa học có tiêu đề "Phần mềm hỗ trợ quy hoạch bãi chôn lấp

rác" được trình bày tại Hội nghị khoa học và công nghệ Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổ chức tại Qui Nhơn (21-22/12/2003), TSKH. Bùi Văn Ga cùng các cộng sự đưa ra một phần mềm hỗ trợ quy hoạch bãi chôn lấp rác cho Tp. Đà Nẵng. Như đã biết, Tp. Đà Nẵng mới được công nhận là thành phố loại 1 cấp quốc gia với một số điều chỉnh trong quy hoạch tổng thể. Theo đó, một trạm trung chuyển rác sẽ được xây dựng ở Hòa Quý, phía Nam Đà Nẵng và một nhà máy sản xuất phân vi sinh, phù hợp với những nghiên cứu đề xuất của dự án thử nghiệm. Riêng về vị trí bãi chôn lấp rác, nhóm nghiên cứu đã khảo sát 3 vị trí mới cho Tp. Đà Nẵng. Việc khảo sát được tiến hành trên cơ sở dữ liệu GIS thu thập được và điều tra xã hội học. Do điều kiện kinh phí không cho phép, nên chưa có điều kiện để khảo sát các yếu tố quan trọng khác như tính chất đất đai, nước ngầm...

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, nghiên cứu ứng dụng CNTT trong bài toán quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được chú ý trong các đề tài nghiên cứu, trong Luận văn tốt nghiệp /nguồn [8], [9], [11],[15] /.

Trong công trình [8] đề xuất công cụ tin học được đặt tên là WASTE phiên bản 1.0 (12/2005). WASTE 1.0 bao gồm một số các thành phần khác nhau trợ giúp cho việc phân tích các số liệu môi trường. Các thành phần đó bao gồm:

- Các công cụ lưu trữ, đánh giá và khai thác dữ liệu. Các công cụ này có thể giúp cho việc phân tích một số lượng lớn các dữ liệu.

- Các tiện ích giúp tra cứu các tài liệu cần thiết cho công tác quản lý môi trường.

- Công cụ trợ giúp làm báo cáo tự động, hỗ trợ cho người sử dụng một công cụ thuận tiện để làm báo cáo dựa trên các số liệu quan trắc từ các cơ sở dữ liệu được lưu trữ.

9 Mã loại điểm Int 4

Page 52: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

48

2.4 Mô hình đánh giá hiệu quả của công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt

2.4.1 Chỉ tiêu hiệu quả thu gom CTRSH

Chỉ tiêu này được tính theo công thức: CNTGKLRTG =

Trong đó:

- TG: Chỉ số hiệu quả thu gom (kg/người)

- KLR: Khối lượng rác mỗi ngày do các tổ thu được (kg)

- CNTG: Tổng số công nhân thực hiện công tác thu gom của

mỗi tổ và của đội (người).

Ý nghĩa: Chỉ số này dùng để đánh giá hiệu quả thu gom CTRSH của mỗi công nhân thực hiện công tác thu gom của từng tổ.

2.4.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng xe gom

Chỉ tiêu này tính toán theo công thức: n

KLRXG =

Trong đó:

- XG: chỉ số sử dụng xe gom (kg/xe/ngày)

- KLR: Khối lượng rác mỗi ngày do các tổ thu gom (kg)

- n : tổng số xe gom của từng tổ (xe)

Ý nghĩa: Chỉ số này dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng xe đẩy tay, đồng thời phản ánh mức độ thu gom bằng xe đẩy tay của từng tổ thu gom.

2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hệ thống vận chuyển Hệ thống này có một số chỉ tiêu đánh giá như sau:

• Bình quân chi phí trên sản phẩm: RNCBQC =

Trong đó:

- BQC: Bình quân chi phí trên sản phẩm (1000 đ/tấn)

- RN: Tổng lượng CTRSH thu gom trong năm (tấn/năm)

- C: Tổng chi phí trong năm (1000đ)

Ý nghĩa: Là chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu quả sản xuất của đơn vị sản xuất, dựa vào số liệu bình quân chi phí phải có để làm ra sản phẩm. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hệ thông hoạt động càng có hệ quả.

Page 53: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

49

• Cân đối ngân sách cho quản lý CTRSH: H

TGCCN −=

Trong đó:

- CN: Cân đối ngân sách/hộ gia đình (1000đ/hộ)

- TG: Tổng thu từ hộ gia đình (1000đ)

- C: Tổng chi phí cả năm (1000đ)

- H: Tổng số hộ

Ý nghĩa: Nói lên mức độ thu hay chi của ngân sách nhà nước để quản lý CTRSH trên từng hộ gia đình trong một năm. Nếu trị số này dương tức là nhà nước phải trích ngân sách để bù lỗ và âm thì thu lợi từ hoạt động thu gom.

2.5 Tóm tắt nội dung chương Trong chương này trình bày một số cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Nội

dung của mục này có thể tóm tắt như sau : Cơ sở lý luận của luận văn này là một số nghiên cứu đã được triển khai trên thế

giới và ở Việt Nam. Đặc biệt là công nghệ GIS. Trong chương này đã đưa ra phân tích một số công trình ứng dụng GIS trong quản lý CTR trong và ngoài nước.

Vấn đề tích hợp thông tin được quan tâm nhiều hiện nay bởi vì bản thân môi trường rất đa dạng và đòi hỏi cách tiếp cận tích trong nghiên cứu và quản lý. Những khái niệm cùng phương pháp trong lý thuyết Hệ thống thông tin môi trường là nền tảng để xây dựng công cụ quản lý. Nội dung này được tác giả tổng hợp từ bài giảng của thầy hướng dẫn.

Page 54: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

50

3. CHƯƠNG 3

Chương 3 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM WASTE QUẢN LÝ CHẤT

THẢI RẮN TẠI TP. ĐỒNG HỚI

Các phần mềm GIS truyền thống như Mapinfo, Arcview,… xử lý dữ liệu không gian khá hiệu quả. Tuy nhiên, so với các hệ thống quản trị dữ liệu khác thì có thể thấy rằng GIS chưa mạnh trong việc xử lý dữ liệu phi không gian, đặc biệt với dữ liệu theo thời gian. Chính vì lẽ đó mà hiện nay, nhiều giải pháp công nghệ được đưa ra để một mặt sử dụng sức mạnh của GIS, một mặt khác kết hợp với khả năng quản lý các dữ liệu thay đổi theo thời gian (như các dữ liệu trong bài toán về quản lý chất thải rắn). Như vậy, giải pháp này phát huy thế mạnh của các công nghệ truyền thống như GIS và CSDL. Đây là ý tưởng chính của các phần mềm ENVIM được TSKH. Bùi Tá Long và nhóm nghiên cứu thầy thực hiện trong nhiều năm qua. Trong năm 2006, nhóm ENVIM đã đưa ra nhiều sản phẩm mới như ENVIMAP 3.0, MEWIZ 1.0, 2.0, SAGOCAP 1.0, TOWN 1.0,… đặc biệt là phiên bản 2.0 của phần mềm WASTE ứng dụng chủ yếu cho Tp.HCM. Nhiệm vụ của tác giả Luận văn là ứng dụng WASTE cho Tp. Đồng Hới, Quảng Bình. Dưới đây trình bày kết quả thực hiện chính của Luận văn. Nội dung trình bày gồm các bước sau đây: giới thiệu tổng quan về WASTE 2.0, xây dựng CSDL cho WASTE_DH (áp dụng công nghệ Waste cho Đồng Hới), triển khai cho công tác quản lý CTR tại Đồng Hới và một số kết quả ban đầu.

3.1 Sơ đồ cấu trúc và chức năng chính của phần mềm WASTE WASTE phiên bản 2.0 là một phần mềm ứng dụng với các mục tiêu cụ thể sau:

- Giúp quản lý CTR đô thị cho các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh

- Đưa ra một giải pháp công nghệ tích hợp cơ sở dữ liệu môi trường phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về mặt môi trường nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nhà nước về môi trường;

- Ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu để đánh giá hiện trạng và dự báo liên quan tới CTRĐT tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Xây dựng mô hình ứng dụng GIS và các phương pháp của tin học môi trường nhằm tin học hóa quá trình nhập, xuất dữ liệu liên quan tới chất thải rắn đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Lấy một số quận huyện điển hình làm ví dụ nghiên cứu.

WASTE 2.0 gồm 6 khối chính liên kết với nhau.

Page 55: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

51

- Khối GIS - quản lý các đối tượng một cách trực diện trên bản đồ . - Khối quản lý CSDL môi trường (liên quan tới đối tượng Chất thải rắn). - Khối thực hiện các Báo cáo Thống kê - Khối hỗ trợ các văn bản pháp qui. - Khối hỗ trợ sử dụng phần mềm WASTE - Khối Mô hình

Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc về phần mềm WASTE 2.0 Quản lý CTR của một đô thị rất phức tạp vì nó liên quan tới nhiều thông số khác

nhau cũng như có dung lượng rất lớn. Việc lựa chọn GIS và phương pháp xây dựng, tích hợp thông tin sẽ giúp quản lý, khai thác tốt dữ liệu, các thông số kỹ thuật. Sơ đồ trên cũng là phương pháp luận trong những phần mềm ENVIM khác.

3.2 Xây dựng CSDL cho WASTE_DH Trong thời gian thực hiện Luận văn tác giả đã thực tập tại Sở Tài nguyên và Môi

trường tỉnh Quảng Bình, tại đây tác giả có dịp làm quen với hệ thống thu gom, vận chuyển rác tại Tp. Đồng Hới. Nguồn dữ liệu chính cho WASTE_DH làm việc được cung cấp bởi Sở TNMT và Công ty CTĐT /Hình 3.3 /.

Page 56: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

52

Hình 3.2. Nguồn thông tin cho WASTE_DH hoạt động

Hình 3.3. Sơ đồ cấu trúc CSDL môi trường trong WASTE_DH

3.2.1 Khối GIS Một trong những module quan trọng nhất trong WASTE là module quản lý bản

đồ. Bản đồ số ra đời và tồn tại gắn liền với máy tính điện tử. Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên những thiết bị có khả năng đọc bằng mắt máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.

Với việc ứng dụng GIS sẽ giúp trả lời một số câu hỏi như sau:

- Số lượng các điểm hẹn trong một phường cụ thể của Tp. Đồng Hới - Các tuyến thu gom sẽ đi qua các đoạn đường nào - Khoảng cách từ các điểm trung chuyển tới bãi rác - Lượng rác trong từng phường

Bên cạnh đó các kỹ thuật chồng lớp thông tin sẽ giúp cho người dùng xem được các thông tin gắn với vị trí địa lý thuận lợi.

Page 57: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

53

Bảng 3.1. Chức năng chính trong module bản đồ trong WASTE

STT Tên module con Chức năng

1 Quản lý lớp bản đồ Vẽ các lớp bản đồ, bật tắt lớp bản đồ, phóng to, thu nhỏ, xem toàn màn hình,...

2 Quản lý các đối tượng môi trường trên bản đồ

Vẽ các đối tượng môi trường trên bản đồ GIS, lựa chọn đối tượng, di chuyển đối tượng, xóa đối tượng, di chuyển nhóm đối tượng, chọn biểu tượng cho đối tượng,...

3.2.2 Module quản lý CSDL dữ liệu môi trường Hiện nay công tác quản lý CTRĐT tại thành phố Đồng Hới chưa được tin học

hóa, điều này đã dẫn tới một hiện trạng là rất khó cho việc thống kê và tổng kết. Với việc ứng dụng WASTE 2.0 sẽ giải quyết tốt bất cập này. WASTE kết hợp giữa GIS và hệ quản trị dữ liệu chuẩn MS Access.

Phần mềm WASTE cho phép thực hiện một số chức năng như:

+ Tạo mới các điểm thu gom rác cũng như các điểm hẹn xe ép rác trên địa bàn

thành phố Đồng Hới.

+ Cho phép nhập dữ liệu liên quan tới lượng rác theo thời gian. Phụ thuộc vào

lượng rác thu thập được (theo ngày, tuần hay tháng) người cán bộ quản lý cần

cập nhật số liệu. Hiện giờ ở thành phố Đồng Hới chưa thực hiện phân loại rác

thải sinh hoạt nên WASTE chỉ đưa ra phương án tổng lượng rác.

+ Thống kê, báo cáo liên quan tới tình hình rác thải sinh hoạt theo thời gian, theo

địa bàn, ….

Hình 3.4.Sơ đồ cấu trúc module nhập liệu cho WASTE

Page 58: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

54

3.2.3 Module phân tích, truy vấn, làm báo cáo Xử lý các số liệu liên quan tới công tác quản lý CTRĐT là một công việc được

thực hiện thường xuyên. Một trong những nội dung quan trọng trong xử lý các số liệu này là lấy ra những thông tin có ích cho một mục tiêu nào đó. Ví dụ như chúng ta cần quan tâm tới thông tin: lượng rác hàng tháng của từng Phường trong thành phố Đồng Hới hay của toàn bộ thành phố Đồng Hới, lượng rác hàng tháng được xử lý tại nhà máy xử lý rác, chất lượng nước rác thải tại các bãi rác theo năm.... WASTE là công cụ trợ giúp đắc lực cho công việc này.

WASTE cho phép phân tích các dữ liệu được lưu trữ để từ đó đưa ra đánh giá trong công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Đồng Hới. WASTE được kế thừa khả năng truy vấn số liệu của các phần mềm trước nó là ENVIMNT, INSPECTOR, TISWAM gồm nhiều module nhỏ khác nhau. Sơ đồ cấu trúc các module làm nhiệm vụ thống kê trong WASTE được thể hiện trên Bảng 3.2. Các chức năng truy vấn trong WASTE 2.0 được thể hiện trên Hình 3.5. Mối quan hệ giữa các khối chức năng trong Waste_DH được thể hiện trên Hình 3.6 - Hình 3.7.

Bảng 3.2. Chi tiết chức năng truy vấn trong WASTE phiên bản 2.0

STT Tên module Tên module con Chức năng Ghi chú

Module truy vấn dữ liệu theo thời gian

Truy vấn dữ liệu, so sánh, tổng hợp lượng rác thải trong: Một khoảng thời gian nào đó Một hay nhiều năm khác nhau Một hay nhiều tháng khác nhau (của cùng một năm hay của nhiều năm khác nhau)

Truy vấn dữ liệu, so sánh, tổng hợp lượng rác tại 4 đối tượng: bãi rác, nhà máy xử lý rác, điểm thu gom rác, điểm tập kết rác.

1

Module thống kê theo thời gian

Module thống kê lượng rác cực đại, cực tiểu

Hiển thị lượng rác cực đại, cực tiểu trong dữ liệu thống kê thu được

2

Module phát sinh báo cáo thống kê dạng web

Nhận số liệu từ các module thống kê và phát sinh báo cáo thống kê dạng web

3 Module vẽ biểu đồ

Nhận số liệu từ các module thống kê và vẽ các dạng biểu đồ khác nhau (dạng đường, dạng cột, dạng 3D, dạng pie)

Page 59: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

55

Hình 3.5. Sơ đồ cấu trúc chức năng báo cáo trong WASTE

Hình 3.6. Sơ đồ mối quan hệ giữa các chức năng hỗ trợ quản lý trong WASTE

Page 60: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

56

Hình 3.7. Sơ đồ chi tiết mối liên hệ giữa các khối trong WASTE cũng như giữa WASTE và CSDL môi trường

3.2.4 Khối mô hình Một khi đã có nhiều số liệu quan trắc người ta thường tìm cách xây dựng các mô

hình giúp cho dự báo hay tìm mối quan hệ giữa các nhóm dữ liệu khác nhau. WASTE không nằm trong ngoại lệ đó. Trong WASTE_DH được tích hợp một số mô hình tính toán một số chỉ số nhằm đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn. Việc tính toán này dựa trên các dữ liệu theo thời gian của đối tượng môi trường mà chương trình quản lý /sơ đồ của khối tính toán thể Hình 3.8/.

Các dữ liệu tổng hợp để tính toán mô hình gồm có:

- Dữ liệu lượng rác theo thời gian của bãi rác, nhà máy xử lý rác, điểm thu gom rác, điểm tập kết rác.

- Thông tin về đội môi trường: các tổ quản lý, số lượng nhân viên. - Thông tin về tổ thu gom rác: số nhân viên, số xe đẩy tay, các phường do tổ

quản lý. - Thông tin về phường: số dân, số hộ gia đình.

Page 61: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

57

Bảng 3.3. Cấu trúc dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường

- Thông tin về chi phí: tổng chi phí cho từng năm, số tiền thu được từ các hộ gia đình.

DATABASEModule tính toán

mô hìnhCác chỉ số đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn

Hình 3.8. Sơ đồ làm việc của mô hình trong WASTE

3.3 Xây dựng khối CSDL về các cơ quan chức năng liên quan tới công tác quản lý chất thải đô thị tại thành phố Đồng Hới

Các cơ quan chức năng liên quan đến công tác quản lý chất thải đô thị tại thành phố Đồng Hới là đối tượng cần quản lý rất quan trọng trong WASTE 2.0. Các CSDL liên quan đến các cơ quan chức năng gồm:

- Tên cơ quan

STT Thông tin lưu trữ Kiểu dữ liệu Kích thước tối đa (byte)

1 Số thứ tự Int 4 2 Mã Nvarchar 50 3 Tên Phòng Nvarchar 250 4 Địa chỉ Nvarchar 500 5 X Float 8 6 Y Float 8 7 Điện thoại Nvarchar 50 8 Fax Nvarchar 50 9 Email Nvarchar 150 10 Website Nvarchar 500 11 Ngày thành lập Datetime 8 12 Tên Trưởng phòng Nvarchar 250 13 Địa chỉ Nvarchar 250 14 Điện thoại Nvarchar 50 15 ĐT Di động Nvarchar 50 16 Số phòng ban Float 8 17 Số nhân viên Float 8 18 Số nhân viên Nữ Float 8 19 Hình ảnh Nvarchar 500

Page 62: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

58

- Địa chỉ ( Điện thoại, Fax,Email, Website) - Tên lãnh đạo (địa chỉ,điện thoại, fax, email) - Số phòng ban - Số nhân viên - Trực thuộc ngành chức năng ( VD: Sở Tài nguyên Môi trường)

Bảng 3.4. Cấu trúc dữ liệu về Công ty Công trình đô thị tỉnh Quảng Bình

STT Thông tin lưu trữ

Kiểu dữ liệu Kích thước tối đa (byte)

1 Số thứ tự int 4 2 Mã nvarchar 50 3 Tên Cty nvarchar 250 4 Địa chỉ nvarchar 500 5 X float 8 6 Y float 8 7 Điện thoại nvarchar 50 8 Fax nvarchar 50 9 Email nvarchar 150 10 Website nvarchar 500 11 Ngày thành lập datetime 8 12 Tên Giám đốc nvarchar 250 13 Địa chỉ nvarchar 250 14 Điện thoại nvarchar 50 15 ĐT Di động nvarchar 50 16 Số phòng ban float 8 17 Số nhân viên float 8 18 Số nhân viên Nữ float 8 19 Hình ảnh nvarchar 500

3.3.1 Cấu trúc dữ liệu về Đội thu gom rác công lập Bảng 3.5. Thông tin về Đội Vệ Sinh

STT Thông tin lưu trữ

Kiểu dữ liệu Kích thước tối đa (byte)

1 Số thứ tự int 4 2 Mã nvarchar 50 3 Tên đội nvarchar 250 4 Địa chỉ nvarchar 500 5 Điện thoại nvarchar 50 6 Fax nvarchar 50 7 Email nvarchar 150 8 Ngày thành lập datetime 8 9 Tên đội trưởng nvarchar 250 10 Địa chỉ nvarchar 250 11 Điện thoại nvarchar 50

Page 63: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

59

12 ĐT Di động nvarchar 50 13 Số công nhân float 8 14 Số công nhân Nữ float 8 15 Hình ảnh nvarchar 500 16 Mã Cty int 4

Bảng 3.6. Thông tin về Tổ Vệ Sinh

STT Thông tin lưu trữ Kiểu dữ liệu Kích thước tối đa (byte)

1 Số thứ tự int 4 2 Mã nvarchar 50 3 Tên Tổ nvarchar 250 4 Địa chỉ nvarchar 500 5 Điện thoại nvarchar 50 6 Fax nvarchar 50 7 Email nvarchar 150 8 Ngày thành lập datetime 8 9 Tên Tổ trưởng nvarchar 250 10 Địa chỉ nvarchar 250 11 Điện thoại nvarchar 50 12 ĐT Di động nvarchar 50 13 Số công nhân float 8 14 Số công nhân Nữ float 8 15 Hình ảnh nvarchar 500 16 Mã đội int 4

3.3.2 Cấu trúc dữ liệu về dân số theo các Phường trong thành phố Đồng Hới Bảng 3.7. Cấu trúc dữ liệu về các Phường

STT Thông tin lưu trữ

Kiểu dữ liệu Kích thước tối đa (byte)

1 Số thứ tự int 4 2 Mã nvarchar 50 3 Tên phường nvarchar 250 4 Diện tích float 8 5 Dân số float 8 6 Mật độ dân số float 8 7 Hình ảnh nvarchar 500 8 Mã quận int 4

Bảng 3.8. Cấu trúc dữ liệu về Bãi chôn lấp

STT Thông tin lưu trữ

Kiểu dữ liệu Kích thước tối đa (byte)

1 Số thứ tự int 4

Page 64: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

60

2 Mã nvarchar 50 3 Tên Bãi Rác nvarchar 250 4 Địa chỉ nvarchar 500 5 X float 8 6 Y float 8 7 Tên lãnh đạo nvarchar 250 8 Địa chỉ nvarchar 250 9 Điện thoại nvarchar 50 10 ĐT Di động nvarchar 50 11 Số nhân viên float 8 12 Hình ảnh nvarchar 250

3.4 Xây dựng CSDL về các vị trí thu gom và tuyến thu gom rác Trong công tác quản lý môi trường cần thiết phải thực hiện quan trắc theo dõi

các vị trí không gian khác nhau. Đối với bài toán quản lý CTRĐT đó là các điểm thu gom rác, các bãi rác, nhà máy xử lý rác, … Phần dưới đây trình bày cấu trúc dữ liệu các vị trí như vậy.

3.4.1 Thông tin về các điểm thu rác Đối với các điểm thu gom như các Nhà máy xí nghiệp, các công trình công cộng

như các khối hành chính, trường học, các cơ sở y tế … có đăng ký hợp đồng thu gom rác sẽ được lưu trữ thông tin về :

- Tên nhà máy (địa chỉ, điện thoại,Fax, Email,…) - Tên lãnh đạo (địa chỉ ,điện thoại, Điện thoại di động - Ngày đăng ký thu gom, tên hợp đồng đăng ký - Trực thuộc phường trên địa bàn Quận - Tổ phụ trách lấy rác - Hình ảnh

Bảng 3.9. Thông tin về các nhà máy xí nghiệp có đăng ký thu gom

STT Thông tin lưu trữ Kiểu dữ liệu Kích thước tối đa (byte)

1 Số thứ tự Int 4 2 Mã Nvarchar 50 3 Tên Nhà máy Nvarchar 250 4 Địa chỉ Nvarchar 500 5 Điện thoại Nvarchar 50 6 Fax Nvarchar 50 7 Email Nvarchar 150 8 Ngày thành lập Datetime 8 9 Tên Giám đốc Nvarchar 250 10 Địa chỉ Nvarchar 250 11 Điện thoại Nvarchar 50

Page 65: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

61

12 ĐT di động Nvarchar 50 13 Số nhân viên Float 8 14 Số nhân viên nữ Float 8 15 Đăng ký thu gom Int 4 16 Ngày đăng ký Datetime 8 17 Tên văn bản, hợp đồng Nvarchar 500 18 Hình ảnh Nvarchar 500 19 Mã phường Int 4

Bảng 3.10. Cấu trúc dữ liệu của từng Điểm thu gom công cộng

STT Thông tin lưu trữ Kiểu dữ liệu Kích thước tối đa (byte)

1 Số thứ tự Int 4 2 Tên Cơ Quan Nvarchar 250 3 Địa chỉ Nvarchar 500 4 Điện thoại Nvarchar 50 5 Tên người đại diện Nvarchar 250 6 Địa chỉ Nvarchar 250 7 Điện thoại Nvarchar 50 8 ĐT Di động Nvarchar 50 9 Đăng ký thu gom Int 4 10 Ngày đăng ký Datetime 8 11 Tên văn bản, hợp đồng Nvarchar 500 12 Hình ảnh Nvarchar 250 13 Mã tổ Int 4

3.4.2 Các Điểm lấy rác công cộng Thông tin về các điểm lấy rác công cộng, WASTE sẽ quản lý thông tin về:

- Ngày: ngày thu gom rác - Loại chất thải: Chất thải tại điểm công cộng đó thuộc loại nào (rác chợ, y tế,

công nghiệp) - Khối lượng ước tính (dự đoán dựa vào thùng chứa, xe thu gom)

Bảng 3.11. Thông tin về các điểm lấy rác công cộng

STT Thông tin lưu trữ Kiểu dữ liệu

Kích thước tối đa (byte)

1 Số thứ tự Int 4 2 Mã điểm Int 4 3 Ngày Datetime 8 4 Mã loại chất thải Int 4 5 Khối lượng rác ước tính Float 8 6 Đơn vị tính Nvarchar 50

Page 66: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

62

3.4.3 Cấu trúc dữ liệu về Phương tiện thu gom Bảng 3.12. Thông tin về Phương tiện thu gom rác

STT Thông tin lưu trữ

Kiểu dữ liệu Kích thước tối đa (byte)

1 Số thứ tự int 4 2 Mã nvarchar 50 3 Tên xe nvarchar 250 4 Tải trọng float 8 5 Số xe nvarchar 50 6 Mô tả nvarchar 500

3.4.4 Cấu trúc dữ liệu về Tuyến đường thu gom Bảng 3.13. Thông tin về tuyến đường thu gom rác

STT Thông tin lưu trữ Kiểu dữ liệu Kích thước tối đa (byte)

1 Số thứ tự int 4 2 Tên tuyến đường nvarchar 50 3 Thời gian bắt đầu datetime 8 4 Thời gian kết thúc datetime 8 5 Cự ly float 8 6 Khối lượng rác ước tính float 8 7 Mã lộ trình thu gom int 4

3.4.5 Cấu trúc dữ liệu về Lộ trình quét rác Bảng 3.14. Thông tin về lộ trình quét rác

STT Thông tin lưu trữ Kiểu dữ liệu Kích thước tối đa (byte)

1 Số thứ tự Int 4 2 Tên Lộ trình quét

rác Nvarchar 250

3 Số công nhân Int 4 4 Số công nhân Nữ Int 4 5 Hình ảnh Nvarchar 502 6 Mã đường Int 4

Page 67: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

63

3.4.6 Cấu trúc dữ liệu về Lộ trình thu gom Bảng 3.15. Thông tin về lộ trình thu gom rác

STT Thông tin lưu trữ Kiểu dữ liệu Kích thước tối đa (byte)

1 Số thứ tự int 4 2 Tên lộ trình nvarchar 500 3 Chu kỳ thu gom nvarchar 500 4 Thời gian thu gom nvarchar 500 5 Số công nhân int 4 6 Số công nhân Nữ int 4 7 Hình ảnh nvarchar 502 8 Mã đường int 4

3.4.7 Cấu trúc dữ liệu về điểm quan trắc Bảng 3.16. Cấu trúc dữ liệu về điểm quan trắc

STT Thông tin lưu trữ

Kiểu dữ liệu Kích thước tối đa (byte)

1 Số thứ tự Int 4 2 Mã điểm Nvarchar 50 3 Tên Nvarchar 250 4 Địa chỉ Nvarchar 500 5 X Float 8 6 Y Float 8 7 Hình ảnh Nvarchar 500 8 Mã phường Int 4

3.5 Ứng dụng WASTE_DH vào công tác quản lý CTR tại Tp. Đồng Hới

3.5.1 Nhập thông tin liên quan tới quản lý CTR trên địa bàn thành phố Đồng Hới

Phần mềm Waste cho phép người dùng nhập, cập nhật thông tin về các Cơ quan liên quan tới quản lý CTRĐT. Các thông tin này giúp cho cán bộ quản lý nắm được thông tin các cấp quản lý. Trên Hình 3.9 là cửa sổ cho phép nhập, cập nhật, xem thông tin về Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình.

Page 68: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

64

Hình 3.9 CSDL về Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình

Hình 3.10 Công ty Công trình Đô thị

Page 69: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

65

3.5.2 Quét rác

Hình 3.11 Trang thông tin về tổ quét rác

Hình 3.12 Thông tin về tổ quét rác

Page 70: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

66

3.5.3 Xe cơ giới

Hình 3.13 Trang thông tin về xe cơ giới

Hình 3.14 Thông tin về xe cơ giới

Page 71: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

67

3.5.4 Lộ trình

Hình 3.15 Trang thông tin về Lộ trình

Hình 3.16 Thông tin về lộ trình

Page 72: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

68

3.5.5 Ca trực

Hình 3.17 Trang thông tin về ca trực

Hình 3.18 Thông tin về ca trực

Page 73: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

69

3.5.6 Bãi chôn lấp

Hình 3.19 Trang thông tin về Bãi chôn lấp

Hình 3.20 Thông tin về Bãi chôn lấp

Page 74: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

70

3.5.7 Điểm tập kết

Hình 3.21 Trang thông tin về Điểm tập kết rác thải

Hình 3.22 Thông tin về Điểm tập kết rác thải

Page 75: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

71

3.5.8 Loại điểm tập kết

Hình 3.23 Trang thông tin về loại Điểm tập kết

Hình 3.24 Thông tin về loại Điểm tập kết

Page 76: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

72

3.5.9 Số liệu kinh tế xã hội

Hình 3.25 Thông tin số liệu kinh tế - xã hội

Hình 3.26 Thông tin số liệu kinh tế - xã hội

Page 77: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

73

3.6 Lợi ích từ việc ứng dụng WASTE_DH

Để kết thức chương này, tác giả Luận văn đưa ra một số lợi ích cụ thể từ việc ứng dụng WASTE_DH cho thành phố trẻ Đồng Hới:

- Giúp cho các nhà quản lý có một công cụ quản lý chuyên nghiệp về CTR. Với việc cập nhật số liệu định kỳ. Các vấn đề làm báo cáo, thống kê được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.

- Giúp cho các nhà quản lý ra quyết định có cơ sở: tạo thêm điểm trung chuyển, xây dựng thêm bãi rác mới, xây dựng thêm nhà máy xử lý rác ở đâu cho thuận lợi vận chuyển.

- WASTE trợ giúp thể hiện thông tin toàn diện: xem thông tin liên quan trong từng phường. So sánh giữa các Phường với nhau.

- WASTE giúp cập nhật thông tin kịp thời, dễ dàng so với trước đây chỉ nhập vào file word hay excel rất khó tổng hợp.

- WASTE giúp hạn chế những dữ liệu không cần thiết, là nơi lưu trữ dữ liệu thuận lợi và an toàn.

- WASTE giúp cho dữ liệu chính xác, dữ liệu chắc chắn, tích hợp nhanh chóng. Đồng thời giúp chia sẽ dữ liệu thuận lợi.

- WASTE giúp phân chia dữ liệu một cách rạch ròi: cơ quan quản lý, phương tiện thu gom (thùng rác, xe đẩy, xe vận chuyển các loại,,,), tuyến thu gom, giờ giấc thu gom.

Hình 3.27 Xem thông tin về các điểm thu gom rác thải

Page 78: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

74

Hình 3.28 Chức năng tạo đối tượng môi trường mới như: bãi rác, điểm tập kết

Hình 3.29 Vị trí của các thùng đựng rác

Page 79: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

75

KẾT LUẬN

Trong luận văn : “Ứng dụng GIS quản lý chất thải rắn cho thành phố Đồng Hới, Quảng Bình” trình bày các kết quả thực hiện đề tài tốt nghiệp kỹ sư chuyên nghành quản lý môi trường. Trong quá trình thực hiện Khoá luận này đã tiến hành một số công việc và giải quyết một số bài toán sau:

Chương 1 trình bày tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng quản lý chất thải rắn thành phố Đồng Hới – là đối tượng nghiên cứu trong đề tài này. Qua đó có thể thấy được những thành tựu đã đạt và những vấn đề cần khắc phục trong vấn đề quản lý chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới hiện nay. Và từ đó cho thấy việc áp dụng tin học vào công tác quản lý môi trường là việc làm cần thiết.

Chương 2 dùng để phân tích một số cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng phần mềm trong quản lý môi trường. Phần phân tích gồm hai phần: tình hình nghiên cứu trong nước và phần nghiên cứu ngoài nước. Kết quả phân tích cho thấy các phần mềm trong quản lý CTR được xây dựng trên nền tảng công nghệ GIS. GIS đóng vai trò rất quan trọng trong bài toán quản lý CTR đô thị. Vấn đề công nghệ tích hợp số liệu môi trường với GIS được nhiều nhóm nghiên cứu thực hiện trong đó có nhóm ENVIM. WASTE là một sản phẩm tin học đã được nghiên cứu cho Tp. HCM, rất cần được ứng dụng trợ giúp công tác quản lý chất thải rắn thành phố Đồng Hới.

Trong chương 3, dựa trên cơ sở những cơ sở lý luận và thực tiễn đã được thực hiện trong các đề tài của các tác giả trước và dựa vào thực tiễn thành phố Đồng Hới đã đề xuất cấu trúc, chức năng chính và các khối thông tin cho phần mềm WASTE_DH.

Xây dựng CSDL cho WASTE_DH. Cấu trúc dữ liệu môi trường của WASTE_DH bám sát mục tiêu của đề tài.

Nhập dữ liệu của thành phố Đồng Hới như: thông tin liên quan tới các cơ quan quản lý môi trường, các điểm thu gom CTR ĐT,..vào WASTE.

Đánh giá hiệu quả công tác quản lý CTR tại Đồng Hới theo mô hình.

Những kết quả chính của Luận văn là: Ứng dụng công cụ WASTE trợ giúp công tác quản lý CTRĐT trên địa bàn thành

phố Đồng Hới. Xây dựng CSDL cho WASTE_DH phù hợp với thực tiễn của địa phương. Nhập thông tin cho WASTE_DH hoạt động.

Hạn chế của đề tài: Do thời gian hạn chế nên nhiều thông tin liên quan tới các Phường; số lượng

phương tiện thu gom, khối lượng rác thải tại các phường chưa đầy đủ; Chưa thu thập

Page 80: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

76

được thông tin về các cơ quan, xí nghiệp, CSSX có hợp đồng thu gom với công ty CTĐT.

Do thành phố chưa tiến hành phân loại rác tại nguồn nên việc xây dựng CSDL gặp một số khó khăn.

Chưa xét tới khả năng cho phép các CSSX, các Tổ thu gom rác tự nhập số liệu qua mạng.

Hướng tiếp theo của đề tài: Thu thập số liệu hoàn chỉnh về thông tin CTRĐT của thành phố Đồng Hới. Thu thập số liệu về thu gom CTR tại khu công nghiệp Tây Bắc và các CSSX tại

thành phố Đồng Hới. Mở rộng đề tài về quản lí chất lượng nước mặt thành phố Đồng Hới, vấn đề cát

bay cát chảy, các vấn đề ven bờ biển Quảng Bình.

Page 81: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ban quản lý Dự án Vệ sinh môi trường thành phố Đồng Hới. Báo cáo nghiên

cứu khả thi Dự án Vệ sinh môi trường thành phố Đồng Hới, Đồng Hới,

12/2004

[2]. Bùi Tá Long, Hệ thống thông tin môi trường, NXB Đại học Quốc gia TP.

Hồ Chí Minh.

[3]. Chi cục Tiêu chuẩn – đo lường - chất lượng Quảng Bình, Báo cáo ĐTM Dự

án Đóng cửa bãi rác cũ Đồng Hới, Đồng Hới, 12/2002

[4]. Chi cục Tiêu chuẩn – đo lường - chất lượng Quảng Bình, Báo cáo ĐTM Dự

án nghiên cứu khả thi và tiền thiết kế bãi rác chung Lý Trạch, Đồng Hới,

2003.

[5]. Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng VINACONEX, Dự án khả thi Thu

gom, xử lý chất thải rắn và thoát nước xử lý chất thải lỏng thị xã Đồng Hới,

tỉnh Quảng Bình, Hà Nội, 02/2004.

[6]. Cục thống kê Quảng Bình, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2005,

NXB Thống kê, Quảng Bình, 2006.

[7]. Kế hoạch Chiến lược Quản lý chất thải rắn đô thị Thành phố Đồng Hới,

Công ty Công trình đô thị Quảng Bình, Đồng Hới, 11/2005

[8]. Lê Thùy Vân, 2005. Ứng dụng GIS và tin học môi trường nâng cao hiệu quả

công tác quản lí CTR đô thị tại quận 4, Tp. Hồ Chí Minh. Đại học dân lập kỹ

thuật công nghệ Tp. HCM, 74 trang.

[9]. Nguyễn Thị Thu Hương, Nghiên cứu ứng dụng phương pháp mô hình hoá và

GIS nhằm phục vụ nâng cao hiệu qủa quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, thành phố Hồ Chí

Minh,2006.

[10]. Nguyễn Văn Chung, Niên luận. “Tìm hiểu và đề xuất mô hình quản lý chất

thải rắn ở thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”, Huế, 2/2002.

Page 82: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

78

[11]. Nguyễn Việt Hà, Ứng dụng GIS cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt

tại TP. Huế. Khoá luận tốt nghiệp cử nhân khoa học, Đại học khoa học Huế,

5/2005.

[12]. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, Quản lý chất thải

rắn - Tập 1, Chất thải rắn đô thị, NXB Xây dựng, hà Nội, 2001.

[13]. Trần Thị Thanh, Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp tăng cường công

tác quản lý chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới, Khoá luận tốt nghiệp cử

nhân khoa học, Đại học khoa học Huế, 5/2005.

[14]. Trần Trọng Đức, GIS căn bản, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

[15]. Võ Thị Bích Vân, Bước đầu ứng dụng GIS vào công tác quản lý hệ thống

thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại quận 10, Luận văn tốt nghiệp

kỹ sư môi trường, Đại học dân lập kỹ thuật công nghệ Tp. HCM, 2005.

Page 83: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

i

Page 84: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

i

PHỤ LỤC

Bảng 1. Mức độ thu gom và tần suất thu gom theo từng loại rác thải

STT Loại rác thải Mức độ bao phủ dịch vụ

thu gom(%) Tần suất thu gom

1 Rác sinh hoạt 50 Hàng ngày 2 Rác công viên 50 2 ngày /lần 3 Rác bãi biển 50 Hàng ngày 4 Rác quét đường 50 Hàng ngày 5 Rác bùn vét cống 50 3 tháng/lần 6 Bùn hầm phốt 100 3 – 5 năm /lần 7 Rác xây dựng 0 0 8 Rác y tế 100 2 – 3 ngày/lần 9 Rác CN không độc hại 50 Hàng ngày 10 Rác công nghiệp độc hại 50 Hàng ngày

Bảng 2. Danh sách thiết bị xưởng cơ khí phục vụ quản lý rác thải

STT Loại thiết bị Đơn vị tính Số lượng Tuổi thọ Tình trạng sử dụng

1 Máy tiện Cái 1 4 tốt 2 Máy hàn điện bộ 1 4 tốt 3 Máy hàn gió bộ 1 4 tốt 4 Máy khoan Cái 2 4 tốt 5 Máy mài Cái 2 4 tốt 6 Máy cẳt Cái 1 4 tốt

Bảng 3. Tình hình chi ngân sách cho quản lý rác thải

Năm Tổng chi NSTP Chi cho QLRT Tỷ lệ (%) 2002 65.925 1.900 2,9 2003 87.173 2.500 2,9 2004 88.889 2.900 3,3

Bảng 4. Tình hình nguồn thu tài chính quản lý rác thải

Kinh phí hoạt động từ các nguồn ( triệu đồng) Năm Tổng NS tỉnh Tỷ lệ (%) Thu phí Tỷ lệ (%)

2002 2.800 2.000 71.4 600 28,6 2003 3.200 2.300 71.9 800 28,1 2004 3.700 2.500 67.6 1.000 22,4

Page 85: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

ii

Bảng 5. Tình hình cân đối thu chi tài chính quản lý rác thải

STT Các hạng mục thu chi 2002 2003 2004 Thu 2.595.000 3.614.000 4.283.000 1 Thu từ lệ phí 600.000 800.000 1.000.000 2 Thu do ngân sách cấp 1.900.000 2.500.000 2.900.000 3 Vay/nợ 95.000 314.000 383.000 Chi 2.595.000 3.614.000 4.283.000 1 Lương công nhân trực tiếp 1.068.891 1.585.985 1.789.990 2 Lương công nhân gián tiếp 123.000 141.162 170.000 3 Sữa chữa máy móc thiết bị 584.880 896.326 975.000 4 Đầu tư máy móc thiết bị 173.000 235.889 136.000 5 Khấu hao TSCĐ 97.000 - - 6 Nhiên liệu 251.000 476.106 624.291 7 Chi khác 297.229 278.532 587.719

Bảng 6. Khung lệ phí thu gom rác thải của thành phố Đồng Hới

STT Khách hàng Đơn vị Mức chi phí cũ (từ 01.2001)

Mức chi phí mới(sau 09.2005)

1 Hộ dân đ/tháng 5.000 7.000

2 Văn phòng cơ quan, trạm y tế

- 30.000 40.000

3 Chợ, ga tàu -

Chợ Nam Lý, chợ Đồng Hới

- 2.000.000 2.800.000

Chợ Cộn, ga Đồng Hới - 500.000 700.000 Các chợ khác - 200.000 280.000 4 Trường học -

Trường mầm non, nhà trẻ xã

- 30.000 40.000

Trường mầm non, nhà trẻ phường

- 50.000 70.000

Trường tiểu học - 70.000 100.000 THCS, dân tộc nội trú - 100.000 100.000 THPT, GDTX, HNDN - 100.000 150.000 THCN, CĐ đ/m3 50.000 70.000 5 Bến xe khách đ/tháng 80.000 200.000 6 Bệnh viện tỉnh đ/m3 60.000 80.000

7 TT y tế TP đ/tháng đ/m3

100.000 -

- 80.000

8 V/ch rác xây dựng, rác tổng hợp đổ tại bãi rác CC

đ/m3 60.000 80.000

9 K.sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, dịch vụ, sản xuất

đ/tháng

50.000 70.000

Page 86: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

iii

công nghiệp 10 V/ chuyển đ/ chuyến Xe ép rác 2,5 – 3 tấn - 250.000 350.000 Xe tang 50 ghế/nội thị - 300.000 420.000 Xe tang 10 ghế/nội thị - 200.000 280.000

Page 87: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

iv

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

Thu thập số liệu thực tế

Cùng các bạn tại nhà Thầy nhân ngày 20 -11

Page 88: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

v

VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ MÔI TRƯỜNG Với quan điểm coi CNTT là chìa khoá để nâng cao hiệu quả quản lý môi trường, đồng thời sẽ ứng dụng CNTT gắn chặt với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, vừa qua bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có tờ trình số 106/TTr-BTNMT về Chiến lược ứng dụng và phát triển CNTT tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược này tại Quyết định 179/2004/QĐ-TTg, ký ngày 6/10/2004 vừa qua.

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 179/2004/QĐ-TTG NGÀY 06 THÁNG 10 NĂM 2004 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TÀI NGUYÊNVÀ MÔI

TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình số 106/TTr-BTNMT ngày 28 tháng 7 năm 2004,

QUYẾT ĐỊNH:

Đ iều 1. Phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I . MỤC TIÊU 1. Tin học hoá hệ thống quản lý hành chính nhà nước về tài nguyên và môi trường phù hợp với tiêu chuẩn Chính phủ điện tử của Việt Nam, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường; cải cách thủ tục hành chính đối với hệ thống đăng ký, cấp phép về khai thác, sử dụng tài nguyên và chất lượng môi trường; tạo điều kiện để tổ chức và người dân tiếp cận thuận lợi các thông tin về tài nguyên và môi trường. Đến năm 2010, việc tin học hoá hệ thống quản lý hành chính nhà nước về tài nguyên và môi trường phải đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

Page 89: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

vi

a) Công việc quản lý nhà nước thuộc khối cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện bằng kết nối thông tin trực tiếp với các mạng nội bộ thành phần của từng lĩnh vực thuộc ngành; b) Các thủ tục đăng ký, cấp phép thuộc phạm vi hoạt động của ngành Tài nguyên và Môi trường được thực hiện thông qua mạng nội bộ thành phần của từng lĩnh vực thuộc ngành; c) Hệ thống mạng thông tin quản lý tài nguyên và môi trường được kết nối trực tiếp với mạng quản lý tài chính, ngân hàng, thuế, kho bạc để phối hợp quản lý giao dịch bảo đảm và quản lý tài chính về tài nguyên và môi trường; d) Thông tin hiện trạng và hệ thống đăng ký; văn bản chính sách, pháp luật; quy hoạch, kế hoạch đã quyết định, xét duyệt được công bố công khai trên mạng thông tin của từng lĩnh vực thuộc ngành; đ) Việc xây dựng và điều chỉnh chính sách, pháp luật, quy hoạch được thực hiện trên cơ sở phân tích dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của từng lĩnh vực thuộc ngành. Đến năm 2015, việc tin học hoá hệ thống quản lý hành chính nhà nước về tài nguyên và môi trường được thực hiện trên mạng thông tin thống nhất về tài nguyên và môi trường. 2. Thiết bị, công nghệ phục vụ công việc điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc được chuyển từng bước sang thế hệ công nghệ số, bảo đảm tự động hoá hầu hết việc thu nhận dữ liệu tài nguyên và môi trường, tự động hoá việc nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu. Đến năm 2010, từ 50% tới 100% thiết bị trong điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc được chuyển sang công nghệ số. Tùy theo nhu cầu cụ thể của từng lĩnh vực thuộc ngành; đến năm 2015 nâng lên từ 70% tới 100% và đến năm 2020 hoàn thành toàn bộ quá trình chuyển đổi công nghệ thu nhận dữ liệu. 3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường được tích hợp đầy đủ trong hệ thống mạng thông tin tài nguyên và môi trường quốc gia và được cập nhật thường xuyên, được kết nối trực tuyến giữa các cơ sở dữ liệu của các lĩnh vực thuộc ngành, giữa Trung ương với cấp tỉnh, được kết nối không trực tuyến với các cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường quốc tế và khu vực, đóng vai trò hạt nhân của hệ thống giám sát tài nguyên và môi trường quốc gia, tạo thành hạ tầng thông tin phục vụ quản lý nhà nước và các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và nâng cao dân trí. Đến năm 2010, hoàn thành việc xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu của từng lĩnh vực thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường với dữ liệu được chuẩn hoá theo chuẩn quốc gia. Được cập nhật thường xuyên từ hệ thống giám sát ở địa phương, từ Trạm thu ảnh vệ tinh quốc gia và bổ sung các dữ liệu của khu vực và toàn cầu; được kết nối theo lĩnh vực giữa Trung ương và cấp tỉnh để hình thành mạng thông tin của từng lĩnh vực thuộc

Page 90: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

vii

ngành, bảo đảm yêu cầu phục vụ quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực và cung cấp đủ dữ liệu cho nhu cầu hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; bước đầu thử nghiệm tích hợp thông tin của các cơ sở dữ liệu từng lĩnh vực theo thiết kế cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường. Đến năm 2015, cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia được xây dựng ở mức độ tích hợp hoàn chỉnh các cơ sở dữ liệu của từng lĩnh vực thuộc ngành để tạo thành hệ thống mạng thông tin tài nguyên và môi trường quốc gia gồm tất cả dữ liệu hiện trạng và dữ liệu lịch sử, dữ liệu được cập nhật thường xuyên từ mạng lưới điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc ở Trung ương, từ hệ thống quản lý ở địa phương, từ Trạm thu ảnh vệ tinh quốc gia và các trạm thu dữ liệu quốc tế; hệ thống cơ sở dữ liệu và mạng thông tin tài nguyên và môi trường là một hệ thống thống nhất từ Trung ương tới địa phương, được chuẩn hoá theo chuẩn quốc gia, có phương tiện bảo đảm tuyệt đối về an toàn dữ liệu và an ninh dữ liệu; hệ thống dữ liệu tài nguyên và môi trường đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý nhà nước, phản ánh chính xác hiện trạng, đánh giá tiềm năng sử dụng, lập quy hoạch hợp lý cho sử dụng, dự báo tác động môi trường, dự báo các tai biến thiên nhiên và phục vụ nhu cầu sử dụng thông tin cho phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh. 4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để giải các bài toán chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng kết quả xử lý khối lượng lớn dữ liệu tài nguyên và môi trường; nâng cao độ tin cậy dự báo thời tiết, khí hậu, tai biến thiên nhiên, dự báo ô nhiễm môi trường. Đến năm 2010, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để giải quyết các bài toán chuyên đề phức tạp của ngành cần đạt được các kết quả sau: a) Thiết lập phòng tính toán hiệu năng cao với thiết kế phần cứng chuyên dụng có tốc độ xử lý tính toán cao, có khả năng thực hiện đa xử lý, đa nhiệm, sử dụng chung cho toàn ngành, phát triển phần mềm chuyên dụng riêng của từng lĩnh vực phù hợp với đặc thù Việt Nam. b) Vận hành Trạm thu ảnh vệ tinh quốc gia phục vụ giám sát hiện trạng tài nguyên và môi trường trên cơ sở thu định kỳ một số loại ảnh quang học, ảnh radar phù hợp với nhu cầu sử dụng chung của cả nước và nhu cầu sử dụng riêng cho tài nguyên và môi trường, phát triển phần mềm chuyên dụng xử lý ảnh hàng không - vệ tinh cho mục đích tài nguyên và môi trường. c) Vận hành hệ thống trạm định vị toàn cầu GPS cố định nhằm cung cấp thông tin phục vụ nâng cao độ chính xác định vị, dẫn đường phục vụ nhu cầu điều tra, khảo sát, đo đạc, quan trắc riêng của ngành Tài nguyên và Môi trường và phục vụ nhu cầu sử dụng chung của cả nước. Trạm trung tâm của hệ thống tại Hà Nội được xây dựng như một phòng thí nghiệm về công nghệ định vị vệ tinh và thu nhận dữ liệu từ các loại vệ tinh khác về thăm dò, khảo sát, nghiên cứu trái đất.

Page 91: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

viii

d) Mỗi lĩnh vực thuộc ngành có một số phòng thí nghiệm riêng với phần cứng và phần mềm phù hợp để đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin chuyên dụng thuộc lĩnh vực mình. Đến năm 2015, hoàn chỉnh phòng thí nghiệm tính toán có hiệu năng cao, Phòng thí nghiệm xử lý dữ liệu ảnh và dữ liệu địa lý (thuộc Trạm thu ảnh vệ tinh quốc gia), Phòng thí nghiệm xử lý dữ liệu vệ tinh định vị và các vệ tinh thăm dò, khảo sát, nghiên cứu trái đất (thuộc Trạm GPS trung tâm) để đưa vào vận hành theo đúng chức năng thiết kế phục vụ xử lý dữ liệu lớn trong phân tích hiện trạng và dự báo về tài nguyên và môi trường; hợp tác nghiên cứu khoa học về trái đất trong nước và quốc tế, cung cấp dữ liệu cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng, phát triển công nghệ thông tin chuyên dụng cho tài nguyên và môi trường.

I I . NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI

1. Tin học hoá việc thu nhận, cập nhật dữ liệu tài nguyên và môi trường thông qua quá trình thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, quan trắc trong các lĩnh vực thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường. Thời điểm hoàn thành công việc tin học hoá các thiết bị điều tra, khảo sát, đo đạc, quan trắc đối với từng lĩnh vực được xác định như sau: a) Quản lý đất đai: đến năm 2010, hoàn thành đo đạc lập bản đồ địa chính theo công nghệ số; lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bằng ảnh hàng không - vệ tinh. b) Quản lý tài nguyên nước: đến năm 2005, tổ chức tiếp nhận các dữ liệu đo đạc nguồn nước, giám sát sử dụng nguồn nước, quan trắc chất lượng môi trường nước từ các cơ quan thực hiện để đưa vào cơ sở dữ liệu; đến năm 2015, nâng cấp hoặc trang bị mới các thiết bị điều tra, khảo sát, đo đạc, quan trắc về tài nguyên nước theo công nghệ số. c) Địa chất và quản lý khoáng sản: đến năm 2010, tin học hoá hệ thống giám sát hiện trạng khai thác khoáng sản từ các trạm giám sát mặt đất và ảnh vệ tinh; đến năm 2015, tin học hoá việc lập bản đồ địa chất từ dữ liệu khảo sát, đo đạc mặt đất kết hợp với ảnh hàng không - vệ tinh; đến năm 2020, tin học hoá toàn bộ hệ thống thiết bị mặt đất phục vụ khảo sát, thăm dò đo đạc địa chất; hoàn thành tin học hoá thiết bị khảo sát, thăm dò, đo đạc địa chất. d) Môi trường: đến năm 2010, hoàn thành hệ thống quan trắc, hệ thống đánh giá chất lượng môi trường bằng công nghệ viễn thám; đến năm 2020, hoàn thành hệ thống trạm mặt đất quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường theo công nghệ số.

Page 92: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

ix

đ) Khí tượng thuỷ văn: đến năm 2005, hoàn thành hệ thống thu nhận, xử lý dữ liệu từ trạm cao không, radar thời tiết, thu ảnh mây; đến năm 2020, hoàn thành việc nâng cấp thiết bị toàn mạng lưới đo đạc khí tượng thuỷ văn theo công nghệ số. e) Đo đạc bản đồ: đến năm 2005, tin học hoá toàn bộ hệ thống thiết bị đo đạc tọa độ, độ cao, trọng lực mặt đất; đến năm 2010, nâng cấp hệ thống thiết bị đo đạc bản đồ biển theo công nghệ số; đến năm 2015, nâng cấp hệ thống thiết bị đo đạc ảnh hàng không - vệ tinh theo công nghệ số. 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường với các bước đi như sau: a) Từ nay đến năm 2005: thực hiện nghiên cứu khả thi về thiết kế cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, vận hành thử nghiệm, xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý sử dụng chung đã được chuẩn hoá. b) Từ năm 2006 đến năm 2010: xây dựng cơ sở dữ liệu thành phần cho các lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, địa chất, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ, thể hiện theo chuẩn thống nhất. c) Từ năm 2011 đến 2015: tích hợp các cơ sở dữ liệu thành phần của lĩnh vực thành cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia. 3. Tổ chức hệ thống mạng truyền dữ liệu phục vụ chuyên ngành và phục vụ cung cấp dữ liệu tài nguyên và môi trường cho nhu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế và các nhu cầu khác của xã hội và cộng đồng. Mạng truyền dữ liệu được thiết kế và triển khai song hành với cơ sở dữ liệu có bước đi cụ thể như sau: a) Từ nay đến 2005: mỗi lĩnh vực thuộc ngành đều được thiết kế mạng nội bộ (Intranet) chuyên ngành, kết nối với máy chủ của Trung tâm thông tin của Bộ, máy chủ của cơ quan Bộ. b) Từ 2006 đến 2010: từng mạng nội bộ chuyên ngành đi vào hoạt động, bảo đảm liên kết dữ liệu chuyên ngành phân tán ở Trung ương và các địa phương cấp tỉnh, cung cấp dữ liệu cho nhu cầu quản lý nhà nước và các nhu cầu khác về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, kết nối với các trung tâm thông tin quốc tế của lĩnh vực mình để trao đổi dữ liệu hợp tác quốc tế; các mạng nội bộ chuyên ngành được kết nối với nhau để trao đổi dữ liệu, kết nối với mạng Internet để cung cấp thông tin đáp ứng cho nhu cầu sử dụng chung và nhu cầu thông tin của cộng đồng. c) Từ 2011 đến 2015: xây dựng hoàn chỉnh mạng nội bộ tài nguyên và môi trường quốc gia trên cơ sở kết nối các mạng nội bộ chuyên ngành của từng lĩnh vực (gọi là mạng thông tin tài nguyên và môi trường quốc gia). 4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giải quyết các bài toán đặc thù về tài nguyên và môi trường theo hướng ứng dụng có hiệu quả công nghệ

Page 93: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

x

thông tin chuyên dụng của nước ngoài, khuyến khích các giải pháp công nghệ về phần cứng và phần mềm trong nước nhằm nâng cao hiệu quả xử lý khối lượng dữ liệu lớn và nâng cao độ tin cậy của kết quả với bước đi cụ thể như sau: a) Từ 2006 đến 2010: xây dựng phòng thí nghiệm tính toán hiệu năng cao có khả năng xử lý các bài toán đòi hỏi tốc độ tính toán cao để xử lý khối lượng dữ liệu lớn, phục vụ cho nhu cầu chung của toàn ngành Tài nguyên và Môi trường; khai thác có hiệu quả phòng thí nghiệm xử lý dữ liệu ảnh, dữ liệu địa lý được xây dựng gắn với Trạm thu ảnh vệ tinh quốc gia; vận hành phòng thí nghiệm xử lý dữ liệu định vị vệ tinh GPS được xây dựng gắn với trạm trung tâm của hệ thống trạm GPS cố định đặt tại Hà Nội, kết hợp thu nhận và xử lý dữ liệu từ các vệ tinh thăm dò, khảo sát nghiên cứu trái đất phục vụ nhu cầu dữ liệu trong nước. b) Từ 2011 đến 2015: nâng cao khả năng xử lý dữ liệu lớn, độ tin cậy của kết quả thu được; giải quyết ở mức cao hơn đối với bài toán phân tích hiện trạng tài nguyên và môi trường, quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên, dự báo tai biến thiên nhiên, dự báo tai biến về môi trường do con người gây ra; tạo được các sản phẩm phần cứng và phần mềm để giải quyết các bài toán đặc thù về thông tin tài nguyên và môi trường. 5. Thực hiện tốt Chương trình tin học hoá hệ thống quản lý hành chính nhà nước (Chương trình 112) trong các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; kết hợp chặt chẽ với quá trình xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, xây dựng mạng thông tin tài nguyên và môi trường quốc gia với các bước đi cụ thể như sau: a) Từ nay đến 2005: tin học hoá toàn diện công tác văn phòng đối với cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Sở Tài nguyên và Môi trường và tạo mối liên hệ quản lý được tin học hoá giữa Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. b) Từ 2006 đến 2010: tin học hoá các hoạt động hành chính với dân nhằm cải cách thủ tục hành chính trong từng lĩnh vực thuộc ngành; thực hiện đăng ký, cấp phép, phổ biến chính sách, pháp luật, công khai quy hoạch trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên mạng thông tin chuyên ngành. c) Từ 2011 đến 2015: tin học hoá các hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở mức cao; đề xuất việc hoạch định chính sách, pháp luật, xét duyệt quy hoạch, hình thành quyết định quản lý được trợ giúp thông qua hệ thống phân tích thông tin trong cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường; tạo cầu nối trực tiếp giữa cơ quan hành chính nhà nước và người dân thông qua hệ thống mạng thông tin tài nguyên và môi trường. 6. Xây dựng đủ hệ thống văn bản quy định tiêu chuẩn kỹ thuật về thông tin tài nguyên và môi trường và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thông tin tài nguyên và môi trường trong thời gian từ nay tới 2005, bao gồm các công việc sau:

Page 94: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

xi

a) Ban hành hệ thống văn bản quy định tiêu chuẩn kỹ thuật về thông tin tài nguyên và môi trường. b) Trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý thông tin tài nguyên và môi trường, quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các cơ quan cung cấp thông tin, trách nhiệm của cơ quan quản lý thông tin, trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng thông tin, giá trị pháp lý của thông tin, quyền sở hữu thông tin, cơ chế cung cấp thông tin, chế độ bảo đảm an toàn và an ninh thông tin và đưa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đó vào cuộc sống. 7. Đào tạo cán bộ công nghệ thông tin đủ đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng để triển khai thực hiện Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường thông qua quá trình triển khai các chương trình dự án về công nghệ thông tin; tăng hàm lượng đào tạo công nghệ thông tin về tài nguyên và môi trường tại các trường cao đẳng, trung học thuộc Bộ, các khoa đào tạo chuyên ngành về tài nguyên và môi trường thuộc các trường đại học; đào tạo chuyên ngành tài nguyên và môi trường cho các chuyên gia công nghệ thông tin làm việc tại các đơn vị thuộc ngành; phổ cập kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin trên các trang thông tin điện tử của ngành, xây dựng hệ thống đào tạo từ xa cho cán bộ của ngành ở địa phương.

I I I . CÁC GIẢ I PHÁP CHỦ YẾU VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG Đ IỂM

1. Các giải pháp chủ yếu: a) Hoạt động xây dựng, xét duyệt các dự án, triển khai thực hiện dự án phải căn cứ nội dung của Chiến lược để sản phẩm của các dự án phù hợp với tính hệ thống của Chiến lược; b) Ban hành đủ các văn bản pháp quy trong thời gian sớm nhất để tạo khung pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện Chiến lược, đặc biệt phải quy định sớm hệ thống chuẩn dữ liệu tài nguyên và môi trường; c) Huy động nhiều nguồn vốn khác nhau như sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, xây dựng cơ bản, Chương trình 112, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), hợp tác với nước ngoài, v.v... để thực hiện từng phần các chương trình, dự án trong Chiến lược, đặc biệt cần tích cực tìm kiếm nguồn vốn ODA để thực hiện các dự án lớn; d) Có cơ chế khuyến khích việc phát triển phần mềm, đẩy nhanh tiến độ tin học hóa trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cho ngành; đ) Tạo cơ chế phối hợp tốt giữa các lĩnh vực thuộc ngành giữa Trung ương và địa phương, giữa ngành Tài nguyên và Môi trường với các ngành khác để hợp tác phát triển hạ tầng về dữ liệu, tránh tình trạng cát cứ dữ liệu;

Page 95: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

xii

e) Tạo điều kiện để các lĩnh vực thuộc ngành tham gia các hoạt động hợp tác dữ liệu trong khu vực và toàn cầu nhằm giải quyết các vấn đề chung về tài nguyên và môi trường. 2. Các chương trình, dự án trọng điểm: a) Chương trình đổi mới trang thiết bị điều tra, khảo sát, đo đạc, quan trắc tài nguyên và môi trường theo định hướng công nghệ số. Tiếp tục triển khai các dự án đang thực hiện, xây dựng các dự án mới, bảo đảm đầu tư đồng bộ từ các nguồn vốn xây dựng cơ bản (cho điều tra cơ bản), sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, ODA. Chương trình hoàn thành vào năm 2010 gồm các dự án cụ thể sau: - Dự án đổi mới trang thiết bị quan trắc, đo đạc thuộc hệ thống các trạm khí tượng, thuỷ văn. Tiếp tục nâng cấp trang thiết bị tại các trạm khí tượng, thuỷ văn, hải văn, bảo đảm tính đồng bộ và hệ thống theo công nghệ số tự động hoá bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản (cho điều tra cơ bản). - Dự án xây dựng, đổi mới trang thiết bị quan trắc môi trường thuộc hệ thống các trạm quan trắc môi trường. Tiếp tục nâng cấp trang thiết bị tại các trạm quan trắc môi trường, bảo đảm tính đồng bộ và hệ thống theo công nghệ số tự động hóa bằng các nguồn vốn xây dựng cơ bản (cho điều tra cơ bản), sự nghiệp kinh tế cho môi trường, ODA. - Dự án đổi mới trang thiết bị điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất, địa vật lý cho các Liên đoàn địa chất. Tiếp tục nâng cấp trang thiết bị điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất, địa vật lý, bảo đảm tính đồng bộ và hệ thống cho các Liên đoàn địa chất theo công nghệ số bằng các nguồn vốn xây dựng cơ bản (cho điều tra cơ bản), sự nghiệp kinh tế cho địa chất. - Dự án đổi mới trang thiết bị bay chụp ảnh, quét laser từ máy bay, đo đạc bản đồ địa hình đáy biển. Nâng cấp thiết bị chụp ảnh máy bay quang học bằng công nghệ chụp ảnh số hoặc công nghệ quét laser từ máy bay, nâng cấp thiết bị đo sâu hồi âm bằng thiết bị quét hồi âm chùm tia trong đo đạc biển bằng các nguồn vốn xây dựng cơ bản (cho điều tra cơ bản), sự nghiệp kinh tế cho đo đạc bản đồ, ODA. - Dự án xây dựng hệ thống trạm thu và xử lý ảnh vệ tinh quốc gia. Xây dựng trạm thu ảnh vệ tinh, trạm xử lý ảnh và phát triển ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát tài nguyên và môi trường bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Pháp. - Dự án xây dựng hệ thống trạm GPS cố định tại Việt Nam.

Page 96: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

xiii

Tiếp tục xây dựng 7 trạm GPS cố định thu liên tục tín hiệu từ vệ tinh định vị và phát trở lại để nâng cao độ chính xác định vị, dẫn đường; xây dựng thêm 16 trạm cố định thu nhận liên tục tín hiệu từ vệ tinh phục vụ quan trắc dịch động vỏ trái đất bằng các nguồn vốn xây dựng cơ bản (cho điều tra cơ bản), ODA. b) Chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia. Nội dung bao gồm nhiều dự án, mỗi lĩnh vực thuộc ngành thực hiện một dự án riêng có nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu cho lĩnh vực đó hoặc có nội dung tích hợp cơ sở dữ liệu, thực hiện trong thời gian từ 2006 đến 2010 bằng các nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, ODA: - Dự án hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai. Tin học hóa hệ thống quản lý đất đai trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính, thực hiện trong giai đoạn 2005 - 2010 bằng nguồn vốn ODA. - Dự án hiện đại hóa hệ thống quản lý tài nguyên nước. Tin học hóa hệ thống quản lý tài nguyên nước trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước và sử dụng tài nguyên nước, thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 bằng nguồn vốn ODA. - Dự án hiện đại hóa hệ thống quản lý khoáng sản. Tin học hóa hệ thống quản lý khoáng sản trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu về khoáng sản và sử dụng khoáng sản, thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 bằng nguồn vốn ODA. - Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý để sử dụng chung, thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2005 bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế. - Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thuỷ văn. Xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thuỷ văn, thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế. - Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường. Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường, thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế. - Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất, địa vật lý, thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế. - Dự án xây dựng thư viện điện tử tài nguyên và môi trường. Thu thập toàn bộ các loại tài liệu, sách, báo, dữ liệu quan trọng trong nước, khu vực và quốc tế về tài nguyên và môi trường để thành lập một thư viện điện tử phục vụ nhu cầu thông tin cho quản lý nhà nước và cộng đồng, thực hiện trong giai đoạn 2005 - 2010 bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế.

Page 97: Ung Dung GIS Quan Ly Chat Thai Ran Cho Thanh Pho Dong Hoi - Quang Binh

xiv

- Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài nguyên và môi trường. Xây dựng hệ thống tích hợp toàn bộ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành thành cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia, thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế. c) Dự án xây dựng hệ thống mạng thông tin tài nguyên và môi trường. Xây dựng hệ thống mạng thông tin nội bộ (Intranet) cho từng lĩnh vực của ngành, tích hợp để trở thành hệ thống mạng thông tin tài nguyên và môi trường quốc gia, thực hiện từ 2007 đến 2015 bằng các nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, ODA. d) Dự án tin học hóa hệ thống quản lý nhà nước (Chương trình 112 của Chính phủ). Xây dựng hệ thống quản lý hành chính nhà nước theo định hướng chính phủ điện tử (không bao gồm nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu và mạng truyền dữ liệu); thực hiện từ 2002 đến 2010 (đang triển khai) bằng nguồn vốn Chương trình 112 của Chính phủ. đ) Dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cho giải quyết các bài toán chuyên đề về tài nguyên và môi trường. Nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin để giải quyết các bài toán đặc thù về xử lý khối lượng dữ liệu lớn, triển khai lý thuyết nhận dạng và trí tuệ nhân tạo trong giải đoán thông tin về trái đất, nâng cao độ chính xác dự báo tai biến thiên nhiên, dự báo tai biến môi trường, nghiên cứu khoa học về trái đất; thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010 bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học, sự nghiệp kinh tế. e) Dự án xây dựng các văn bản khung pháp lý về quản lý dữ liệu tài nguyên và môi trường. Xây dựng Nghị định của Chính phủ về thu nhận, phổ cập, quản lý, sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường; xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về dữ liệu tài nguyên và môi trường; thực hiện từ nay đến năm 2005 (đang triển khai) bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế. Đ iều 2. Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Điều 1; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch vốn hàng năm cho việc thực hiện Chiến lược này. Đ iều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.