ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

85
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN HÀ NI -------------------- ĐINH THDIU NG DNG DLIU MODIS VÀ DLIU THNG KÊ XÃ HI TRONG PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN PHC VĐÁNH GIÁ SINH KKHU VC ĐỒNG BNG SÔNG HNG LUN VĂN THC SKHOA HC HÀ NI – 2012

Transcript of ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

Page 1: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI

--------------------

ĐINH THỊ DIỆU

ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MODIS VÀ DỮ LIỆU

THỐNG KÊ XÃ HỘI TRONG PHÂN TÍCH

KHÔNG GIAN PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ SINH KẾ

KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI – 2012

Page 2: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI

--------------------

ĐINH THỊ DIỆU

ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MODIS VÀ DỮ LIỆU THỐNG KÊ XÃ

HỘI TRONG PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN PHỤC VỤ ĐÁNH

GIÁ SINH KẾ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Chuyên ngành: Bản đồ, Viễn thám và hệ thông tin địa lý

Mã số: 60 44 76

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. PHẠM VĂN CỰ

HÀ NỘI -2012

Page 3: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Phạm Văn

Cự người đã dìu dắt tôi từ những bước đi đầu tiên từ cổng trường đại học tới khóa

luận tốt nghiệp và hôm nay hoàn thành luận văn. Những trao đổi thường xuyên và

hướng dẫn chi tiết từ thầy đã chỉ cho tôi những phương pháp tiếp cận sáng tạo và

mang nhiều tính hàn lâm.Thầy còn là người luôn động viên chia sẻ những lúc khó

khăn trong cuộc sống

Trong suốt quá trình nghiên cứu tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ và động

viên rất nhiệt thành từ các thầy cô trong khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự

nhiên đặc biệt là các thầy cô TS. Đinh Thị Bảo Hoa, TS. Vũ Kim Chi. Tôi cũng xin

cảm ơn chân thành tới các cán bộ đồng nghiệp ở trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến

đổi toàn cầu ICARGC - nơi tôi đang làm việc, mọi người đã chia sẻ cùng tôi về

công việc và luôn tạo điều kiện để tôi hoàn thành. Xin trân trọng cảm ơn những tình

cảm và sự giúp đỡ quý báu đó.

Luận văn được hoàn thành cũng là do học viên tham gia làm việc và được

thừa hưởng bộ số liệu trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt – Bỉ “Nghiên cứu biến

động sử dụng đất dưới tác động của hoạt động kinh tế - xã hội và của biến đổi

khí hậu toàn cầu, nghiên cứu trường hợp tại đồng bằng sông Hồng và vùng núi

Tây Bắc Việt Nam” và dự án “Tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử

dụng đất và thay đổi sinh kế cộng đồng ở đồng bằng sông Hồng” do Danida tài

trợ, đang thực hiện tại trung tâm ICARGC. Xin được cảm ơn các nhà tài trợ, cảm ơn

các bạn đồng nghiệp.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ của gia đình tôi,

bạn bè trong suốt quá trình học tập và công tác cũng như trong quá trình thực hiện

luận văn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2012

Đinh Thị Diệu

Page 4: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................... i

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ iii

DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi

MỞ ĐẦU...... .............................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết .......................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 4

4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 4

5. Ý nghĩa khoa học...............................................................................................................4

6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5

7. Cơ sở dữ liệu ......................................................................................................... 5

8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 5

Chương 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM SINH KẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH KẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .......................................... 7

1.1. Bối cảnh nghiên cứu Sinh kế .............................................................................. 7

1.2. Đất ruộng và Sinh kế nông nghiệp bền vững ...................................................... 9

1.3. Các nguồn lực sinh kế và các nhân tố tác động đến Sinh kế ĐBSH ................. 12

1.3.1. Các nguồn lực tự nhiên .................................................................................. 12

1.3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 12

1.3.1.2. Địa hình, địa mạo ........................................................................................ 13

1.3.1.3. Khí hậu ........................................................................................................ 14

1.3.1.3. Thuỷ văn ...................................................................................................... 16

1.3.2. Nguồn lực con người ...................................................................................... 17

1.3.3. Phân bố dân cư ............................................................................................... 19

1.3.4. Tác động của các chính sách nhà nước .......................................................... 22

1.3.4.1. Tổng quan về chính sách đổi mới của Việt Nam trong nông nghiệp từ năm 1986 đến nay ............................................................................................................ 23

Page 5: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

ii

1.3.4.2. Tác động của những chính sách đổi mới trong nông nghiệp này đến nền kinh tế Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) ................................................................... 26

Chương 2: ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MODIS CHIẾT XUẤT LÚA VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LÚA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2005-2010.............. ..... ....................................................................................................... 29

2.1. Tổng quan nghiên cứu ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa và trong đánh giá biến động lớp phủ lúa ............................................................................................... 29

2.2. Chiết xuất lúa từ ảnh Modis .............................................................................. 34

2.3. Dữ liệu và phương pháp tiến hành .................................................................... 37

2.3.1. Dữ liệu ............................................................................................................ 37

2.3.2. Các bước tiến hành ......................................................................................... 39

2.3.3 Kiểm chứng đánh giá kết quả .......................................................................... 45

2.4. Kết quả .............................................................................................................. 46

2.4.1 Sự phân bố không gian của vùng trồng lúa trên đồng bằng sông Hồng ......... 46

Chương 3: ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN CÁC CHỈ SỐ VÀ PHÂN NHÓM CÁC VÙNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ........................................... 50

3.1. Phương pháp tiến hành ...................................................................................... 50

3.2. Lựa chọn các biến phân tích và kết quả phân tích ............................................ 53

3.2.1. Phân nhóm các kiểu hình sinh kế ĐBSH năm 2005 ...................................... 53

3.2.3. Đánh giá hoạt động Nông nghiệp năm 2010 .................................................. 59

KẾT LUẬN... ........................................................................................................... 62

1. Kết luận về phương pháp luận ............................................................................. 62

2. Kết luận về kết quả đạt được ở Đồng bằng sông Hồng ....................................... 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 64

PHỤ LỤC..................................................................................................................67

Page 6: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Đặc trưng của các band phổ ảnh MODIS và ứng dụng ............................ 31

Bảng 2.2 : Tiêu chuẩn sử dụng để phân loại sử dụng đất ......................................... 34

Bảng 2.3: 7 bands phổ với đầu thu MODIS được sử dụng trong đề tài .................... 37

Bảng 2.4 Ma trận biến động giữa các loại hình lớp phủ giai đoạn 2005-2010 ......... 48

Bảng 3.1: Giá trị eigenvalue của các nhóm nhân tố .................................................. 54

Bảng 3.2: Trọng số của các biến trên các trục nhân tố ............................................. 56

Bảng 3.3: Giá trị Eigenvalue của các nhân tố ........................................................... 60

Page 7: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững của DFID (2001) ................................................. 8

Hình 1.2: Khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững .......................................... 10

Hình 1.3: Vị trí các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong Việt Nam .............................. 13

Hình 1.4: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại các trạm quan trắc thời kỳ

1970-2011 đồng bằng sông Hồng ............................................................................. 16

Hình 1.5: Mật độ dân số cấp huyện Đồng bằng sông Hồng, năm 2010 ................... 17

Hình 1.6: Phân bố lao động trên 15 tuổi các tỉnh Đồng bằng sông Hồng ................ 18

Hình 1.7 : Phân bố nghèo các tỉnh Đồng bằng sông Hồng ....................................... 19

Hình 1.8: Phân bố dân cư nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng ................................ 20

Hình 1.9: Kênh tác động của thay đổi chính sách đến thay đổi sử dụng đất nông

nghiệp ........................................................................................................................ 22

Hình 1.10: Thay đổi tỷ lệ đất Nông nghiệp theo đầu người ở ĐBSH ....................... 28

Hình 2.1: Chu kì phát triển của cây lúa ..................................................................... 35

Hình 2.2: Ba chỉ số được Xiao sử dụng để dò tìm năng suất của mùa vụ lúa ......... 36

Hình 2.3: Ảnh vệ tinh Landsat khu vực ven biển 2001, 2005, 2009 ........................ 38

Hình 2.4 : Bản đồ sử dụng đất ĐBSH năm 2005 ...................................................... 38

Hình 2.5: Sơ đồ các bước tiến hành thành lập bản đồ phân bố lúa và bản đồ biến đổi

phân bố lúa ................................................................................................................ 39

Hình 2.6: Các ảnh Modis trước và sau khi chuyển đổi hệ tọa độ ............................. 40

Hình 2.7: Ảnh đồng bằng Sông Hồng sau khi cắt .................................................... 40

Hình 2.8: Ảnh tổ hợp màu và ảnh chỉ số mây ........................................................... 41

Hình 2.9: Ảnh chỉ số mây và ảnh mặt nạ mây .......................................................... 41

Hình 2.10: Gộp các kênh ảnh .................................................................................... 42

Hình 2.11: Tính toán các chỉ số LSWI, NDVI, EVI ................................................. 43

Hình 2.12: Đồ thị phổ theo mùa của các giá trị LSWI, NDVI, EVI theo mùa của khu

vực Đồng bằng sông Hồng ........................................................................................ 44

Hình 2.13: Đồ thị tương quan giữa diện tích lúa thu từ ảnh Modis và diện tích lúa

theo số liệu thống kê ................................................................................................. 45

Page 8: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

v

Hình 2.14: Sơ đồ tuyến thực địa kiểm chứng trên Đồng bằng sông Hồng ............... 46

Hình 2.15: Bản đồ phân bố lúa Đồng bằng sông Hồng năm 2005 và năm 2010 ...... 47

Hình 2.16: Bản đồ biến động lớp phủ lúa đồng bằng Sông Hồng ............................ 48

giai đoạn 2005-2010 .................................................................................................. 48

Hình 2.17: Diện tích lúa các tỉnh đồng bằng sông Hồng qua 2 năm 2005, 2010 ..... 49

Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu sinh kế nông thôn Đồng bằng sông Hồng ................... 51

Hình 3.2: Đồ thị phân bố các đo lường trong các phép phân tích thống kê .............. 52

Hình 3.3: Phân tích thành phần chính cấp huyện năm 2005 ..................................... 53

Hình 3.4: Giá trị Eigenvalue của các nhóm nhân tố ................................................. 54

Hình 3.5: Sự phân bố của các biến trên hai trục thành phần F1 và F2 ..................... 55

Hình 3.6: Phân bố không gian của các kiểu vùng sinh kế nông thôn ĐBSH ............ 58

Hình 3.7: Giá trị Eigenvalue của các nhân tố ........................................................... 59

Hình 3.8: Sự phân bố của các biến trên hai trục thành phần F1 và F2 ..................... 60

Hình 3.9: Phân bố không gian của các vùng hoạt động trồng trọt và chăn nuôi năm

2010 các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng ....................................................................... 61

Page 9: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

GIS Hệ thống thông tin địa lý

NDVI Normalized Difference Vegetation Index

LSWI Land surface water index

EVI Environmental vegetion index

MNDWI

GOS

Modification of Normalition Difference Water Index

Tổng cục thống kê

Page 10: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Hiện nay sinh kế bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà

nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế

giới. Khung sinh kế bền vững được tổ chức phát triển toàn cầu của vương quốc Anh

(DFID, 2001) đưa ra vào năm 1999 nhằm xem xét những yếu tố khác nhau ảnh

hưởng tới sinh kế con người, tìm hiểu xem các yếu tố này liên quan tới nhau như

thế nào trong từng bối cảnh cụ thể . Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển kinh

tế là cải thiện được sinh kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư, đồng

thời luôn phải đặt nó trong khung cảnh biến động mạnh mẽ của các hình thức sử

dụng đất cũng như các nguồn lực tự nhiên. Biến đổi sinh kế được hiểu là biến đổi

các hoạt động kiếm sống, đó chính là các hoạt động sản xuất của các hộ gia đình.

Trong bối cảnh đa tương tác, biến đổi các nguồn lực và biến đổi các hoạt động kiếm

sống có quan hệ tương hỗ với nhau song yếu tố nào ảnh hưởng hay bị ảnh hưởng

bởi yếu tố nào lại phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế - xã hội của các địa phương trong

những thời kỳ khác nhau.

Ở Việt Nam, đồng bằng sông Hồng – nơi vẫn được nhắc đến như cái nôi của

nền văn minh lúa nước Sông Hồng, được đặc trưng bởi sự đa dạng về cảnh quan với

dải địa hình đồi núi ở thượng lưu đồng bằng, địa hình bằng phẳng ở trung tâm và

dải thực vật ngập mặn ở ven biển với nhiều đặc điểm nhân sinh. Các chính sách đổi

mới trong nông nghiệp từ sau năm 1986, sự tăng trưởng nhanh chóng về dân số

(Năm 1999: 16.833.837 người; đến năm 2009, dân số là 19.584.287 người – (theo

GOS), và tốc độ đô thị hóa cao nhất cả nước (Năm 2009 tỉ suất tăng dân số thành

thị bình quân 4,2% - (theo GOS), đồng bằng sông Hồng trở thành một khu vực có

chuyển đổi sử dụng đất nông thôn mạnh mẽ và đạt thành tựu to lớn về xóa đói giảm

nghèo. Rất nhiều diện tích đất nông nghiệp đang chuyển thành đất đô thị của các dự

án đô thị hóa, tạo ra rất nhiều bước chuyển đổi nghề nghiệp và cơ cấu kinh tế trong

khu vực nông thôn của đồng bằng sông Hồng (Năm 1999: dân số làm nông lâm

Page 11: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

2

nghiệp, thủy hải sản là 5.945.526 người, đến năm 2009 là 869.719 người (theo

GOS) đồng thời cũng đã tạo ra các vấn đề về môi trường và xã hội.

GIS và Viễn thám ngày nay đang được ứng dụng rộng rãi trong việc theo dõi

những biến đổi bề mặt Trái Đất, quản lí tài nguyên và môi trường trong đó nghiên

cứu hiện trạng lớp phủ thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất là những ứng dụng

phổ biến nhất. Vệ tinh MODIS (Moderate Resolution Imaging Spectroradiometer)

đã và đang được ứng dụng vào rất nhiều lãnh vực như ngành Khí tượng-Thủy văn

dùng để dự báo thời tiết, dự báo thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu... ; ngành

Nông –Lâm nghiệp ứng dụng để theo dõi mức độ biến đổi thảm phủ thực vật, độ

che phủ rừng hoặc phòng cháy. Ngành môi trường cũng sử dụng các dữ liệu

MODIS vào công tác quản lý, điều hành. Nhờ khả năng phân tích không gian, thời

gian và mô hình hóa, GIS lại cho phép tạo ra những thông tin có giá trị gia tăng cho

các thông tin được triết xuất từ dữ liệu vệ tinh đó.

Các phương pháp toán thống kê ngày nay cũng đang được sử dụng rất hiệu

quả trong các phân tích địa lý. Cụ thể với các phương pháp phân tích đa biến như

phân tích thành phần chính, phân tích hồi quy, phân tích nhân tố giúp cho việc giải

thích mối tương quan của dữ liệu, khẳng định hay phủ định các giả thiết đặt ra ban

đầu và tạo ra một ý nghĩa địa lý rất quan trọng.

Từ những hiểu biết trên về Đồng bằng sông Hồng, học viên đã đặt ra câu hỏi

nghiên cứu:

- Đồng bằng sông Hồng đã có những thay đổi gì về hệ thống nông nghiệp nhất

là hệ thống canh tác lúa nước trong vòng gần một thập kỉ qua?

- Giữa những thay đổi hệ thống canh tác lúa nước ở Đồng bằng sông Hồng và

các chỉ số kinh tế xã hội có những mối quan hệ như thế nào? Các quan hệ này có

thể làm chỉ báo về Sinh kế cho khu vực Đồng bằng Sông Hồng như thế nào?

Page 12: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

3

- Có thế dùng dữ liệu Modis để chiết tách lúa và đánh giá biến động lớp phủ

từ cấp khu vực tới Đồng bằng sông Hồng hay không? Việc mở rộng nghiên cứu đa

tỉ lệ là có thể khả thi hay không?

Sơ đồ các bước nghiên cứu

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Tổng quan về sinh kế và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến Sinh kế

Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005-2010

- Sử dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa và đánh giá những biến đổi hệ thống

sản xuất Nông nghiệp lúa nước khu vực Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005-2010

- Đánh giá tương quan giữa biến đổi lớp phủ lúa và biến đổi về kinh tế xã

hội cũng như hệ thống sản xuất nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005-

2010.

Huyện

Nguồn dữ liệu

Chiết xuất lúa

Cấp độ

Ảnh vệ tinh, bản đồ sử dụng đất

Số liệu thống kê cấp tỉnh, huyện

Phân tích tương quan các chỉ số

Đánh giá biến đổi của Hệ thống sản xuất Nông nghiệp và Sinh kế

Hoạt động

Toàn đồng bằng

Page 13: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

4

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu trên nhiệm vụ cần thực hiện là:

- Tìm hiểu, tổng quan các đặc điểm sử dụng đất, đặc điểm kinh tế xã hội và

các đặc điểm sinh kế, đặc điểm về các chính sách thể chế ở đồng bằng sông Hồng

trong giai đoạn 2005-2010.

- Thu thập các tài liệu bản đồ, ảnh vệ tinh Modis. Xử lí, phân loại. Kiểm

chứng thực địa

- Thành lập các bản đồ hiện trạng lớp phủ lúa và biến động lúa qua giai

đoạn 2005-2010.

- Ứng dụng các phương pháp phân tích thống kê đánh giá biến động lúa

trong mối tương quan với các chỉ số kinh tế xã hội, nghề nghiệp, nông nghiệp đặc

trưng cấp huyện của toàn khu vực đồng bằng sông Hồng. Từ đó rút ra chỉ báo về

sinh kế và biến đổi sinh kế, phân nhóm các kiểu vùng sinh kế khu vực đồng bằng

sông Hồng trong giai đoạn nghiên cứu.

- Đánh giá kết quả.

4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn:

- Không gian: Khu vực đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh

- Thời gian: hai năm 2005 và 2010.

- Phạm vi khoa học: Sinh kế là một khái niệm rộng có thể ở nhiều cấp độ

khác nhau từ cấp vùng đến cấp nông hộ. Phạm vi của đề tài là đánh giá sinh kế nông

nghiệp cấp huyện

Page 14: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

5

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Góp phần khẳng định và mở rộng khả năng ứng dụng

phương pháp viễn thám vào việc theo dõi biến động lớp phủ đặc biệt là là

biến động vùng trồng lúa cho các khu vực nông nghiệp rộng lớn.

- Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng bản đồ khu vực trồng lúa ở Đồng bằng sông

Hồng từ dữ liệu vệ tinh có đủ độ tin cậy, phương pháp đánh giá sinh kế

khoa học giúp các nhà quản lý có thể thấy được bức tranh chung về toàn

bộ nền sản xuất nông nghiệp cũng như những thay đổi sinh kế của vùng,

từ đó có những quyết sách phù hợp.

6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp xử lí dữ liệu viễn thám: xử lí và phân tích các tư liệu ảnh

Modis giai đoạn 2005 – 2010.

- Phương pháp tích hợp GIS: phân tích không gian và đánh giá biến động đa

thời gian.

- Phương pháp phân tích thống kê : sử dung phương pháp phân tích hồi quy

và phân tích nhân tố tìm các chỉ số quan hệ giữa biến động lớp phủ và chỉ tiêu kinh

tế xã hội.

7. Cơ sở dữ liệu

- Dữ liệu bản đồ: Bản đồ sử dụng đất tỉ lệ 1:50 000 toàn Đồng bằng sông

Hồng

- Dữ liệu ảnh vệ tinh: Ảnh Modis MOD 09A1 (tổ hợp 8 ngày) các năm

2005, 2010.

- Dữ liệu thống kê kinh tế xã hội toàn Đồng bằng sông Hồng cấp huyện

(Nguồn: Nhà xuất bản Thống kê) các năm từ 2005 đến 2010.

8. Cấu trúc luận văn

Luận văn được thực hiện gồm 66 trang, 34 hình và bản đồ, 7 bảng. Cấu trúc luận

văn ngoài phần mở đầu, kết luận còn có 3 chương

Page 15: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

6

Chương 1: Tổng quan đặc điểm Sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến Sinh

kế đồng bằng sông Hồng

Chương 2: Ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa và đánh giá biến động lúa

khu vực đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2005-2010.

Chương 3: Đánh giá tương quan các chỉ số và phân nhóm các vùng sinh kế

của đồng bằng sông Hồng.

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Page 16: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

7

Chương 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM SINH KẾ VÀ CÁC NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH KẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

1.1. Bối cảnh nghiên cứu Sinh kế

Ý tưởng về sinh kế đã được đề cập tới trong các tác phẩm nghiên cứu của

R.Chamber những năm 1991 (R. Chambers and G. R.Conway, 1991) trong đó sinh kế

theo cách hiểu đơn giản là phương tiện để kiếm sống. Về sau khái niệm này xuất

hiện nhiều hơn trong các nghiên cứu của F.Ellis (E. F, 1999), Barrett va Reardon (C.

B. Barrett and T. Reardon, 2000)….Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau

về sinh kế, tuy nhiên, có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có

ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. F.Ellis cho rằng

một sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài

chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài

sản và hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo

đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ (E. F,

1999). Năm 2001, Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khái

niệm về Sinh kế để hướng dẫn cho các hoạt động của mình thì Sinh kế còn được mô

tả tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên quan tới các quyết định và hoạt động của

một người nhằm cố gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu và mơ ước của mình

(DFID, 2001). Sinh kế có thể được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như cá nhân,

hộ gia đình, thôn, vùng...phổ biến nhất là cấp hộ gia đình.

Sinh kế bền vững (sustainable livelihood) từ lâu đã là chủ đề được quan tâm trong

các tranh luận về phát triển, giảm nghèo và quản lí môi trường cả trên phương diện

lý luận lẫn thực tiễn. Cách tiếp cận sinh kế bền vững đã làm thay đổi cách tiếp cận

đối với phát triển trong thời kỳ những năm 1980 và 1990 theo hướng tập trung vào

phúc lợi của con người và tính bền vững nhiều hơn là phát triển kinh tế. Theo (T.

Reardon and J. E. Taylor, 1996) một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối

phó và khôi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc

Page 17: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

8

tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi

không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một sinh kế bền vững khi nó có

khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và

tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền

tảng nguồn lực tự nhiên (Tim Hanstad, et al., 2004). Về cơ bản, các khung sinh kế bền

vững đều phân tích sự tác động qua lại của 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế là:

1) nguồn lực sinh kế, 2) chiến lược sinh kế, 3) kết quả sinh kế, 4) các qui trình về

thể chế và chính sách, và 5) bối cảnh bên ngoài.

Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững của DFID (2001)

Nguồn lực sinh kế (tài sản sinh kế) được coi là yếu tố trọng tâm trong tiếp cận sinh

kế bền vững. Đó là năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn, để giảm nghèo và đảm

bảo an ninh bảo sinh kế, bao gồm:

Nguồn lực tự nhiên (natural capital): bao gồm tài nguyên thiên nhiên như

đất đai, rừng, nước, biển, đa dạng sinh học…, mà con người có thể sử dụng.

Page 18: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

9

Nguồn lực vật chất (physical capital): bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầngnhư

các tài sản tư nhân, tài sản công cộng hỗ trợ cho các hoạt động sinh kế

Nguồn lực tài chính (financial capital): bao gồm các nguồn vốn khác nhau,

có thể là tiền mặt hay tiền tiết kiệm, trang sức, các khoản thu nhập… có thể

sử dụng làm vốn luân chuyển.

Nguồn lực xã hội (social capital): bao gồm các mối quan hệ giữa con người

với con người trong xã hội như các mạng lưới xã hội, họ hàng, bạn bè…

Nguồn lực con người (human capital): bao gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh

nghiệm, khả năng lao động, sức khỏe, trình độ giáo dục…

Các thể chế và chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các

sinh kế. Chúng được xây dựng và hoạt động ở tất cả các cấp từ hộ gia đình, đến cấp

vùng, quốc gia và quốc tế. Nhưng cũng có khi cùng một chính sách, ở địa phương

khác nhau lại có hiệu quả khác nhau.

1.2. Đất ruộng và Sinh kế nông nghiệp bền vững

Mặc dù tỉ lệ phát triển đô thị ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt

là sự phát triển của các thành phố lớn từ đầu những năm đầu của thế kỷ XIX, nhưng

đa số dân cư trên thế giới đều đang sống ở nông thôn và ở phần lớn các quốc gia

trên thế giới, nông thôn vẫn là chủ yếu (B. Q. Dũng, 2007). Hiện nay giới nghiên

cứu và người lập chính sách sử dụng chủ yếu hai biến số về nhân khẩu – quy mô và

mật độ tuyệt đối xét về mặt định cư – để xác định nông thôn. Sự tập trung dân cư

nông thôn ở các nước thu nhập thấp và tầm quan trọng của xã hội nông thôn trong

các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội khiến cho việc hiểu biết về xã hội nông thôn

và các mối tương tác của nó với xã hội đô thị ngày càng có ý nghĩa.

Scoones là người đầu tiên đưa ra khung phân tích về sinh kế nông thôn bền

vững. Câu hỏi then chốt được đặt ra trong khung phân tích này là: trong một bối

Page 19: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

10

cảnh cụ thể (về môi trường, chính sách, chính trị, lịch sử, sinh thái, các điều kiện

kinh tế-xã hội), sự kết hợp nguồn lực sinh kế nào sẽ tạo ra khả năng thực hiện các

chiến lược sinh kế (sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa các loại hình sinh kế, di dân)

nhằm đạt được các sinh kế nhất định. Mối quan tâm chính trong khung phân tích

này là các quy trình thể chế và chính sách – được coi là nhân tố trung gian giúp thực

hiện những chiến lược sinh kế này và đạt được các kết quả sinh kế mong muốn.

Trong các yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững, 5 nguồn lực sinh kế đóng vai

trò cốt lõi đối với các hoạt động sinh kế ở các cấp. Tuy nhiên các nguồn lực sinh kế

này cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài và thể chế - chính

sách ở địa phương, có ảnh hưởng đến sự tiếp cận và việc sử dụng các tài sản mà

cuối cùng ảnh hưởng đến sinh kế (P. Filipe, 2005).

Hình 1.2: Khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững (I. Scoones, 1998)

Page 20: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

11

Khung sinh kế nông thôn bền vững cũng coi đất đai là một tài sản tự nhiên

rất quan trọng đối với sinh kế nông thôn. Quyền đất đai đóng một vị trí quan trọng

về nhiều mặt và tạo cơ sở để người nông dân tiếp cận các loại tài sản khác và những

sự lựa chọn sinh kế thay thế (Tim Hanstad, et al., 2004). Đất đai cũng là một tài sản

tự nhiên mà qua đó có thể đạt được các mục tiêu sinh kế khác như đa dạng hóa sinh

kế, bình đẳng giới và sử dụng bền vững các nguồn lực (P. Filipe, 2005). Đất đai là

phương tiện để kiếm sống, là đối tượng để đầu tư, làm giàu và kế thừa giữa các thế

hệ. DFID đã xuất bản tài liệu cố vấn có tựa đề: “Cuộc sống tốt đẹp hơn cho người

nghèo: Vai trò của đất đai và chính sách”(DIFD, 2002). Tài liệu này chỉ ra rằng: Sự

đảm bảo, an toàn, và đủ năng lực chi trả về đất đai là cần thiết, tuy nhiên không

luôn là điều kiện đủ để giảm nghèo. Những tài liệu về chuyển dịch nghèo đói và

sinh kế đều nhấn mạnh sự liên hệ giữa sinh kế, nghèo đói và những vấn đề rộng hơn

về chuyển dịch ruộng đất (J. Rigg, 2005)

Việt Nam là một nước nông nghiệp, quyền sử dụng đất hàm chứa nhiều ý

nghĩa và giá trị quan trọng, bao gồm ý nghĩa và giá trị của một phương tiện sản

xuất, một nguồn thu nhập và một loại tài sản có giá trị. Đặc biệt là đối với những

người sống ở các cộng đồng nông thôn và ven đô, việc nâng cao mức sống vẫn chủ

yếu được thực hiện bằng việc đa dạng hóa các hoạt động nông nghiệp (Worldbank,

2000) sử dụng đất canh tác dường như là sinh kế đầu tiên mà mọi người lựa chọn.

Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ

người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của người nông dân. Ở Việt Nam,

dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực

chính. Từ các cánh đồng lúa ở vùng đồng bằng cho đến những thửa ruộng bậc thang

vùng miền núi, việc trồng lúa nước từ lâu đã là một đặc trưng cơ bản của nền nông

nghiệp Việt Nam (J.-C. Castella and A. Erout, 2002). Trong đó Đồng bằng Sông

Hồng được nhắc đến như là cái nôi của nền văn minh lúa nước Việt Nam. Như vậy

việc đánh giá sinh kế ĐBSH cần phải nhấn mạnh đến vai trò của các nguồn lực tự

nhiên trong đó đất lúa là một trong những nguồn lực quan trọng. Việc trả lời các câu

Page 21: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

12

hỏi: nguồn lực sinh kế nào, chiến lược sinh kế nào, thể chế-chính sách nào là quan

trọng để đạt được sinh kế bền vững cho các nhóm đối tượng khác nhau. Các kế

hoạch phát triển cần phải toàn diện, nhất là phải xác định được những mối tương tác

giữa các lĩnh vực làm ảnh hưởng đển sinh kế.

1.3. Các nguồn lực sinh kế và các nhân tố tác động đến Sinh kế ĐBSH

1.3.1. Các nguồn lực tự nhiên

1.3.1.1. Vị trí địa lý

Vùng Đồng bằng sông Hồng là phần lãnh thổ ở phía Bắc Việt Nam, có tọa

độ địa lý trong khoảng từ 20000' đến 21020' vĩ độ Bắc và từ 105030' đến 107000'

kinh độ Đông, là vùng châu thổ được bao bọc bởi địa hình đồi núi ở ba mặt từ phía

Bắc vòng sang phía Tây và xuống phía Nam. Phía Đông của vùng giáp biển Đông

được mở rộng ra như đáy của một tam giác với độ dài khoảng 130 km có nhiều cửa

sông lớn, vịnh biển kín. Vị trí của vùng là nơi hội tụ đầu mối giao lưu phát triển

kinh tế, văn hoá, xã hội từ lâu đời của Việt Nam; với trung tâm là Thủ đô Hà Nội

thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, tỏa đi

khắp các miền, các vùng lãnh thổ trong cả nước, với các nước trong khu vực và trên

thế giới.Vùng Đồng bằng sông Hồng nằm trong khu vực kinh tế- xã hội phát triển

nhanh và năng động của cả nước, do đó có điều kiện tiếp thu, thừa hưởng lợi thế

này trong quá trình xây dựng và phát triển.

Page 22: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

13

Hình 1.3: Vị trí các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong Việt Nam

1.3.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của vùng tương đối đa dạng, phong phú bao gồm vùng núi, trung

du, đồng bằng và ven biển, nhìn chung địa hình có hướng thấp dần từ Tây Bắc

xuống Đông Nam, độ cao trung bình từ 0,4 m đến 12 m so với mặt nước biển. Toàn

vùng có thể chia thành 4 dạng tiểu vùng địa hình tương đối, tiểu vùng núi, tiểu vùng

trung du, tiểu vùng đồng bằng và tiểu vùng ven biển.

Tiểu vùng núi và trung du nằm ở phía Bắc, phía Tây và phía Nam của vùng

bao gồm các dãy núi đá vôi, các đồi thấp lượn sóng phân bố ở các tỉnh Hà Tây,

Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Hải Phòng. Các tiểu vùng này có địa

hình cao, đất đai tương đối tốt, thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Ngoài ra còn phục vụ cho việc khái thác khoáng sản và nguyên vật liệu xây dựng.

Page 23: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

14

Tiểu vùng đồng bằng và ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, tuy

nhiên ở mức độ chi tiết thì địa hình chia cắt khá phức tạp, điển hình là sự chênh lệch

về độ cao và chia ô ở trung tâm vùng và ven biển (tiểu vùng Đồng bằng và Duyên

hải). Diện tích của vùng Châu thổ sông Hồng không rộng nhưng có nhiều sông và

chảy theo nhiều hướng, cùng với sự khai thác tài nguyên đất đai và xây dựng hệ

thống đê đập dày đặc từ lâu đời nên đã phân chia thành rất nhiều ô lớn, nhỏ, những

con đê, đập trở thành phân ranh giới giữa các ô với sông. Phần đất bám sát trong và

ngoài đê thường cao hơn so với vùng sâu trong đê. Các sông lớn chảy qua vùng

thường có đê chính và phụ đã tạo nên nhiều dải đất rộng có địa hình cao thấp khác

nhau. Hàng năm các dải đất ven sông ngày càng được bồi đắp nâng cao dần, lòng

sông lắng đọng cát sỏi, phù sa đã làm cho mực nước sông dâng cao vào mùa mưa

tràn ngập vào vùng đất thấp trong đê, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống

dân sinh. Tiểu vùng ven biển được hình thành tương đối với cốt đất thấp và bằng

phẳng, mức độ đe dọa bởi lũ của sông giảm đi nhưng lại chịu ảnh hưởng của triều

tràn tuy mức độ không lớn và trên diện tích hẹp.

Nhìn chung điều kiện địa hình của vùng cơ bản thuận lợi cho việc khai thác

sử dụng triệt để quỹ đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí dân cư, phát triển sản

xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn của vùng.

1.3.1.3. Khí hậu

Khí hậu của vùng mang tính chất khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng rất mạnh

của hai hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam và được phân

thành 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa xuân bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4,

nhiệt độ tăng dần, kèm theo mưa xuân cây trồng phát triển nhanh, mùa hạ từ tháng 5

đến tháng 7, thời tiết nóng nực, kéo theo mưa rào và gió bão, mùa thu từ tháng 8

đến tháng 10, thời tiết mát dịu, mùa đông từ tháng 11 năm đến tháng 1 năm sau,

nhiệt độ xuống thấp, giá rét, kéo theo mưa phùn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và

sinh hoạt của người dân (N. Đ. Ngữ, 2004)

Page 24: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

15

Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm là 2305C, lượng bức xạ cao

vào khoảng 115 kcal/cm2/năm, từ tháng 5 đến tháng 10 mặt đất có thể thu nhận từ

10 -15 kcal/cm2, từ tháng 11 đến tháng 4 lượng bức xạ khoảng từ 7- 9

kcal/cm2/tháng. Cán cân bức xạ ngay cả những tháng mùa đông đều dương, tổng số

giờ nắng đạt tới 1.400 - 1.600 giờ/năm.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.500 - 2.000 mm,

lượng mưa phân bố theo mùa; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa chiếm

trên 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng

mưa ít chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm.

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm chênh lệch không lớn, tháng

có độ ẩm cao nhất và tháng có độ ẩm thấp nhất chênh nhau 12%. Độ ẩm trung bình

tối đa là 92%, độ ẩm trung bình tối thiểu là 80%. Độ ẩm trung bình tháng dưới 85%

chỉ chiếm 35%.

Nhìn chung khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng thuộc miền khí hậu nhiệt

đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều và được phân hoá theo mùa, sự chênh lệch nhiệt

độ giữa các mùa và các tháng trong mùa tương đối lớn, lượng bức xạ và tổng số giờ

nắng trong năm tương đối cao; mưa phân bố theo mùa, lượng mưa tập trung vào

mùa hạ, độ ẩm không khí trung bình rất cao, đây là điều kiện thuận lợi cho cây

trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển quanh năm. Tuy nhiên sự thay đổi thất thường

trong chế độ mưa, gió gây trở ngại cho sản xuất và đời sống con người, đây cũng là

nét đặc trưng nổi bật của khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng.

Page 25: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

16

Hình 1.4: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại các trạm quan trắc thời kỳ

1970-2011 đồng bằng sông Hồng

1.3.1.3. Thuỷ văn

Mạng lưới sông ngòi: Đồng bằng sông Hồng có mạng lưới sông, ngòi, hồ, ao

phong phú và đa dạng, có hai hệ thống sông chủ yếu là sông Hồng và sông Thái

Bình với mật độ mạng lưới sông từ 1-1,3 km/km2, tạo nên vùng đồng bằng châu thổ

phì nhiêu màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Sông Hồng là con sông lớn

nhất miền Bắc có chiều dài 200km, có tổng lượng nước hàng năm khá lớn trung

bình tới 1.220.109 m3. Lũ sông Hồng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 sông, trong đó

Page 26: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

17

sông Đà chiếm 41- 61%, sông Lô 20-34%, sông Thao 15-22%, khi lũ của ba con

sông này gặp nhau thì sông Hồng sẽ có các ngọn lũ lớn đột xuất.

1.3.2. Nguồn lực con người

Đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước. Mật độ dân số

trung bình là 949 người/km2 (năm 2011). Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số

trong vùng giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao, gấp 5 lần so với mật độ trung

bình của cả nước, gấp gần 2,2 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long, gấp 8 lần so

với miền núi và trung du Bắc Bộ và gấp 10 lần so với Tây Nguyên.

Hình 1.5: Mật độ dân số cấp huyện Đồng bằng sông Hồng, năm 2010

Những nơi dân cư đông nhất của vùng là Hà Nội (2013 người/km2 ), Bắc

Ninh (1.289 người/km2), Hải Phòng (1.233 người/km2), Hưng Yên

(1.242người/km2). Ở các nơi khác, chủ yếu ở khu vực rìa phía Bắc và Đông Bắc của

châu thổ, dân cư thưa hơn. Sự phân bố dân cư quá đông ở Đồng bằng sông Hồng

liên quan tới nhiều nhân tố như nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa

Page 27: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

18

nước là chủ yếu đòi hỏi phải có nhiều lao động. Trong vùng còn có nhiều trung tâm

công nghiệp quan trọng và một mạng lưới các đô thị khá dày đặc. Ngoài ra, Đồng

bằng sông Hồng đã được khai thác từ lâu đời và có các điều kiện tự nhiên khá thuận

lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú của con người. Đây là một thuận lợi vì vùng có

nguồn lao động dồi dào với truyền thống kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất

lượng lao động dẫn đầu cả nước. Thế nhưng, dân số đông cũng đem đến những khó

khăn nhất định, gây sức ép nặng nề lên sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)

Hình 1.6: Phân bố lao động trên 15 tuổi các tỉnh Đồng bằng sông Hồng

Việt Nam là nước có diện tích canh tác tính theo đầu người rất thấp (892m2).

Trên cái nền chung ấy, chỉ số này ở Ðồng bằng sông Hồng còn thấp hơn nhiều do bị

sức ép quá nặng nề của dân số. Ở đây, bình quân mỗi đầu người chỉ đạt khoảng ½

con số trung bình của cả nước. Đất canh tác ít, dân đông nên phải đẩy mạnh thâm

canh. Song nếu thâm canh không đi đôi với việc hoàn lại đầy đủ các chất dinh

dưỡng sẽ làm cho đất đai ở một số nơi bị giảm độ phì nhiêu. Dân số đông và sự gia

Page 28: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

19

tăng dân số đã để lại những dấu ấn đậm nét về kinh tế – xã hội. Mặc dù mức gia

tăng dân số đã giảm nhiều, nhưng sản xuất nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu

tích lũy và cải thiện đời sống nhân dân. Hàng loạt các vấn đề như việc làm, nhà ở, y

tế, văn hóa, giáo dục vẫn còn rất nan giải.

1.2.6. Đặc điểm phát triển khu dân cư nông thôn

(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)

Hình 1.7 : Phân bố nghèo các tỉnh Đồng bằng sông Hồng

1.3.3. Phân bố dân cư

Trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Hồng có 1.863 xã; dân cư nông thôn

vùng Đồng bằng sông Hồng sống theo làng xã từ lâu đời. Trong những năm gần đây

cùng với quá trình chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn và quá trình đô thị

hoá diễn ra nhanh tại địa bàn các thành phố, các thị xã, thị trấn một phần diện tích

đất khu dân cư nông thôn ven đô đã chuyển sang đất đô thị. Mặt khác do hình thành

các khu, cum công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã kéo theo kinh tế dịch vụ phát

triển, đây cũng là động lực để hình thành các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã,

trung tâm xã có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện.

Page 29: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

20

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê các tỉnh ĐBSH năm 2010)

Hình 1.8: Phân bố dân cư nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng

Trên địa bàn mỗi xã có nhiều điểm dân cư nông thôn đó là các thôn, làng; hình thái phát

triển không gian phổ biến là “chùm, điểm tương đối” (hình thái chùm diểm tương đối tập

trung phân bố trên địa bàn xã có quy mô nhỏ, phù hợp với điều kiện thâm canh vùng đất

đồng bằng hình thành lâu đời), mật độ điểm dân cư của vùng là tương đối dày 10

điểm/10 km2, với các hình thái:

- Hình thái điểm dân cư tập trung: chủ yếu là những điểm dân cư phát triển

như các thị tứ, các trung tâm cụm xã, trung tâm xã, trung tâm kinh - tế xã và các

nông, lâm trường quốc doanh.

- Hình thức điểm dân cư phát triển theo tuyến chủ yếu theo các tuyến giao

thông, đó là các điểm dân cư nằm trên các trục giao thông quan trọng (các nút giao

thông) hoặc ở các trung tâm khu kinh tế mới, trung tâm xã, nông lâm trường, trung

tâm cụm xã. Đây là một hình thái phát triển mới, mầm mống của đô thị nhỏ, tốc độ

phát triển mạnh, có ưu thế trong tương lai, khi có sự chuyển đổi cơ cấu nông

Page 30: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

21

nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn lớn, kết hợp quá trình chuyển giao công nghệ

trong nông nghiệp, sẽ hình thành nên nhiều thị trấn, thị tứ (dạng đô thị).

Khu vực kinh tế nông nghiệp

Kể từ sau đổi mới 1989, kinh tế hộ gia đình được tái thiết, người nông dân

trở thành đơn vị sản xuất tự chủ, đất đai được chia cho nông dân theo thời hạn sử

dụng quy định trong luật năm 1993. Hệ thống sản xuất của các hộ nông dân nói

chung và Đồng bằng sông Hồng nói riêng bao gồm sản xuất nông nghiệp thuần,

nông nghiệp kiêm các ngành nghề phi nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp,

trong đó sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất bao gồm canh tác cây lương

thực, rau màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong những năm gần đây, quá trình

đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng ở ĐBSH là điều kiện thuận lợi

thúc đẩy phát triển hệ thống canh tác và tăng thu nhập bằng cách mở rộng các hoạt

động phi nông nghiệp theo hướng sử dụng sản phẩm nông nghiệp và khai thác lao

động nông nghiệp, các hoạt động phi nông nghiệp như sản xuất tiểu thủ công

nghiệp, kinh doanh thương mại dịch vụ, làm thuê thời vụ, đi xuất khẩu lao động (L.

T. Nghệ, 2006).

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có sự chuyển đổi theo

hướng sản xuất hàng hoá. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành có sự chuyển dịch tích

cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiêp và lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng

thuỷ sản. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 91,97% năm 2000 xuống còn 89,78% năm

2005 (bình quân mỗi năm giảm 0,44%); lâm nghiệp giảm từ 0,98% năm 2000

xuống còn 0,83% năm 2005 (bình quân mỗi năm giảm 0,03%); thuỷ sản tăng từ

7,05% năm 2000 lên 9,38% năm 2005 (bình quân mỗi năm tăng 0,47%).Một số mặt

hàng nông, lâm, thuỷ sản đã xâm nhập thị trường trong nước và thế giới như hoa

quả, thuỷ hải sản ...

- Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, luôn chiếm tỷ trọng

cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều năm qua ngành trồng trọt ở các

Page 31: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

22

tỉnh trong vùng đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá tập trung, hình thành

các vùng chuyên canh cây trồng cho năng suất cao và phẩm chất tốt, sản phẩm sản

xuất ra gắn với thị trường. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt đã giảm xuống từ

72,90% (năm 2000) còn 67,30% (năm 2005).

- Chăn nuôi đang trở thành ngành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp

của vùng, giá trị sản lượng ngành chăn nuôi tăng từ 25,02% (năm 2000) lên 29,95%

(năm 2005), số lượng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm tăng đều qua các năm (đàn

trâu, bò tăng 702,00 nghìn con (năm 2000) lên 831,70 nghìn con (năm 2005); đàn

lợn tăng 2.022,10 nghìn con trong 5 năm; đàn gia cầm tăng 9.783 nghìn con từ năm

2000 đến năm 2005). Nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo quy mô công nghiệp

được phát triển và nhân rộng.

1.3.4. Tác động của các chính sách nhà nước

Từ khi đổi mới mở cửa (từ năm 1986) đến nay, Việt Nam đã không ngừng đổi

mới chính sách đất đai, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, khiến nông nghiệp

nông thôn phát triển mạnh và đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với toàn bộ quá trình

phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Để có thể khái quát cơ chế tác động từ việc đổi

mới chính sách trong nông nghiệp đến việc sử dụng đất tại đồng bằng Sông Hồng,

có thể sử dụng sơ đồ minh họa sau:

Hình 1.9: Kênh tác động của thay đổi chính sách đến thay đổi sử dụng đất nông

nghiệp

Đổi mới chính sách đất đai - nông nghiệp

Thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội

Thay đổi sử dụng đất

Tác động gián tiếp

Tác động trực tiếp

Page 32: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

23

1.3.4.1. Tổng quan về chính sách đổi mới của Việt Nam trong nông nghiệp từ năm

1986 đến nay

Trong một phần tư thế kỷ đổi mới vừa qua, việc đổi mới về chính sách đất

đai ở nông thôn Việt Nam có thể được chia làm ba (03) giai đoạn như sau (L. Q.

Sử, 2001):

Giai đoạn I (1981-1992): chuyển từ chế độ tập thể hóa nông nghiệp sang chế

độ khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình trong những năm 80 thế kỷ XX. Trước

những năm 80 thế kỷ XX, miền Bắc Việt Nam thực hiện chế độ tập thể hóa nông

nghiệp. Ngoài diện tích 5% ruộng (ruộng phần trăm) mà các hộ nông dân được

phép giữ lại để gieo trồng rau màu riêng, toàn bộ phần đất còn lại dùng để sản xuất

tập thể. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chế độ tư hữu đất đai ở miền Nam

bắt đầu được cải tạo, nhưng vẫn chưa triệt để. Năm 1980, Việt Nam sửa đổi hiến

pháp, thực hiện quốc hữu hóa đất đai, đẩy mạnh toàn diện tập thể hóa nông nghiệp,

nông dân không được quyền quyết định sản xuất và bán sản phẩm ra thị trường.

Các chính sách kinh tế giai đoạn này dẫn tới nguy cơ khủng hoảng kinh tế xã

hội, làm thui chột các nhân tố tích cực trong sản xuất. Cộng thêm tác động của việc

“Ngăn sông, cấm chợ” (ngăn cấm vận chuyển lương thực, thực phẩm giữa các địa

phương) cho nên tình trạng thiết hụt lương thực diễn ra trầm trọng, nhất là tại các

tỉnh Miền Bắc. Để khắc phục những hạn chế về mặt chính sách đã bộc lộ, đầu năm

1981, ngày 13 tháng 01 năm 1981 Ban Bí thư Trung ương đảng khóa V đã ra Chỉ

thị số 100/CT-TƯ về công tác khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao

động trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là Chỉ thị 100). Chỉ thị 100 đã hướng

dẫn các hợp tác xã thực hiện việc khoán sản phẩm đến hộ gia đình và người lao

động; xã viên được đầu tư vốn, sức lao động trên khoán ruộng và hưởng trọn phần

vượt khoán. Đây là bước mở đầu để Việt Nam thực hiện chính sách khoán sản

phẩm đến từng hộ gia đình.

Page 33: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

24

Đại hội VI năm 1986 đã quyết định đổi mới toàn diện, từng bước đẩy mạnh

đổi mới các chính sách về nông nghiệp, nông thôn. Văn bản đầu tiên do Nhà nước

ban hành về đất đai và ruộng đất thể hiện tinh thần đổi mới của Đại hội VI là Luật

Đất đai năm 1987. Luật đất đai 1987 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà

nước thống nhất quản lý, cấm mua bán dưới mọi hình thức, nhưng cho phép chuyển

nhượng quyền sử dụng đất. Có thể thấy rằng, chính sách đất đai giai đoạn 1981-1992

đã thể hiện tinh thần đổi mới nhưng rất thận trọng, thực hiện từng bước chậm, chủ

yếu là mang tính thăm dò, thí điểm; Những bước đi ban đầu chủ yếu là điều chỉnh

trong nông nghiệp và các đơn vị tập thể như nông, lâm trường, hợp tác xã; Tuy

nhiên, quyền sử dụng đất ổn định lâu dài của cá nhân vẫn chưa được thừa nhận.

Giai đoạn II (1993-2000): bắt đầu từ những năm 90 thế kỷ XX, từng bước

xây dựng chế độ về quyền sở hữu đất đai, lấy “5 quyền” làm trung tâm. Tháng

6/1993, Hội nghị toàn thể trung ương 5 khóa 7 nêu rõ phải để nông dân có “5

quyền” là: quyền trao đổi, quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, quyền thừa kế,

quyền thế chấp đất đai. Tháng 7/1993, Quốc hội Việt Nam công bố bộ “Luật đất

đai” mới, xác nhận bằng pháp luật quyền sử dụng đất lâu dài và địa vị chủ thể kinh

tế của nông dân, quy định rõ thời hạn sử dụng đất lâu dài và địa vị chủ thể kinh tế

của nông dân, quy định rõ thời hạn sử dụng đất canh tác nông nghiệp dùng để trồng

cây nông nghiệp ngắn ngày và đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm, thời hạn sử dụng

dùng trong kinh doanh cây nông nghiệp dài ngày là 50 năm, nông dân sử dụng đất

theo pháp luật, sau khi hết hạn có thể được gia hạn thêm; quyền sử dụng đất có thể

được kế thừa, cũng có thể trao đổi hoặc dùng làm thế chấp, trong một số tình huống

nào đó còn có thể cho thuê và chuyển nhượng, thời gian cho thuê và chuyển

nhượng nhiều nhất là 3 năm.

Luật Đất đai 1993 thực chất là thể chế hóa chính sách đất đai cho phù hợp với

yêu cầu kinh tế-xã hội đặt ra. Sau khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, Chính phủ và

các bộ, ngành đã có văn bản triển khai Luật này. Nghị định 64/CP ngày27-9-1993

về đất nông nghiệp. Nghị định 88/CP ngày 17-8-1994 về đất đô thị. Nghị định

Page 34: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

25

02/CP ngày 15-1-1994 về đất lâm nghiệp. Dựa theo những quy định trong Luật Đất

đai 1993, Việt Nam đã xây dựng chế độ cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất,

quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do chính quyền các huyện thống nhất

ban hành, giấy chứng nhận do Chủ tịch huyện ký tên là văn bản pháp luật duy nhất

giao quyền sử dụng đất cho nông dân, những thay đổi về quyền sử dụng đất phải

đăng ký.

Luật Đất đai 1993 có sự thay đổi cơ bản là nhà nước giao đất cho các chủ sử

dụng ổn định, lâu dài và được thực hiện 5 quyền của người sử dụng đất (chuyển

đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp). Luật cũng nói về việc xác định

giá các loại đất để tính thuế, lệ phí, tính giá trị tài sản khi giao đất và bồi thường

thiệt hại khi giao đất. Luật năm 1998 làm rõ thêm về thực hiện 5 quyền năng; bổ

sung quyền, nghĩa vụ của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Đến cuối những năm 1990, ngoài số đất địa phương tạm thời giữ lại do nhu cầu

chung, 94% đất nông thôn Việt Nam đã được phân phối đến các hộ nông dân, trên

90% số hộ đã nhận được giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất.

Việt Nam đã lần lượt sửa đổi, bổ sung “Luật đất đai” vào năm 1998 và năm

2001, công bố bộ “Luật đất đai” với điều chỉnh bổ sung lớn lần thứ 3 vào năm

2003, việc sử dụng đất có thời hạn được kéo dài tới 70 năm, xác định rõ nghĩa vụ

của nhà nước và người sử dụng đất, có những quy định tỉ mỉ đối với việc phê duyệt,

cho thuê, chuyển nhượng, đấu giá quyền sử dụng đất. Luật sửa đổi lần này là chú

trọng đến khía cạnh kinh tế của đất đai và vai trò quản lý nhà nước đối với đất đai.

Điều đó được thể hiện bởi những qui định về khung giá các loại đất, thuế chuyển

quyền sử dụng đất, tính giá trị tài sản khi giao đất hoặc khi nhà nước bồi thường,

qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giai đoạn III (2000-nay): Hoàn thiện thêm các điều kiện cho việc thương

mại hóa quyền sử dụng đất và quy mô hóa kinh doanh đất đai trên cơ sở xây dựng

chế độ về quyền sở hữu đất đai hoàn chỉnh. Đại hội IX của Đảng năm 2001 đề xuất

xây dựng và phát triển thị trường bất động sản bao gồm cả buôn bán giao dịch

Page 35: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

26

quyền sử dụng đất. Luật 2001 hoàn thiện những vấn đề trên, nhưng quan trọng nhất

là phân cấp và tăng cường quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trong quản lý

đất đai. Đại hội X của Đảng năm 2006 lại tiến thêm một bước nêu rõ muốn đảm

bảo chuyển hóa thuận lợi quyền sử dụng đất thành hàng hóa, làm cho đất đai thật sự

trở thành vốn phát triển, yêu cầu phải sớm giải quyết hiện trạng đất canh tác của các

hộ nông dân nhỏ lẻ phân tán, khuyến khích trao đổi đất canh tác tập trung, dùng cho

thuê hoặc góp cổ phần bằng đất đai.

1.3.4.2. Tác động của những chính sách đổi mới trong nông nghiệp này đến nền

kinh tế Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH)

Tác động của đổi mới chính sách trong nông nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ

đến các khía cạnh biến động của việc sử dụng đất đai và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

tại Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH). Chuyển đổi cơ cấu kinh tế có bản chất là sự

điều chuyển lao động từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế kéo theo hệ quả khá mật thiết là chuyển đổi cơ cấu sử

dụng đất; chuyển đổi sở hữu, quy mô tích tụ đất; chuyển đổi tập quán sản xuất, kinh

doanh, cây trồng vật nuôi; chuyển đổi thu nhập và phân hóa thu nhập hộ gia đình.

Xu hướng chung của việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi ở ĐBSH thời gian

qua là tập trung vào cây lương thực để tự túc lương thực trong thời gian đầu và sau

đó chuyển sang cây thức ăn gia súc và chăn nuôi, rồi phát triển các cây có dầu,

đạm, rau, quả có giá trị cao trên thị trường. Công nghiệp chế biến thực phẩm trong

thời gian qua cũng có bước phát triển đáng kể, tuy còn nhiều hạn chế về thương

hiệu và trình độ công nghệ so với các nước trong khu vực.

Theo quan điểm của Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam (Đ. T. Anh) thì các

nhân tố giúp xác định quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ĐBSH là:

- Tăng năng suất cây lương thực để giải quyết an ninh lương thực và xóa đói

giảm nghèo. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển cây thức ăn gia súc

Page 36: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

27

nhằm phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.Chuyển đổi cơ cấu cây trồng,

đa dạng hóa những cây hàng hóa như rau, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn

ngày, cây công nghiệp dài ngày phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thúc đẩy đa dạng hóa cây trồng và đa dạng hóa nội ngành thông qua chế

biến ở các vùng chuyên môn hóa.

- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhằm thúc đẩy quá trình đa dạng

hóa nội ngành. Phát triển công nghiệp nông thôn, cụm làng nghề và dịch vụ

nông thôn nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập của nông dân và đẩy nhanh

công nghiệp hóa. Phát triển các khu công nghiệp phân bổ hợp lý trong môi

trường nông thôn nhằm tạo sự phát triển cân đối giữa nông thôn và đô thị,

giảm sự tập trung cao ở các đô thị lớn.

- Đầu tư vào vốn con người thông qua giáo dục, sức khỏe, dạy nghề nhằm

nâng cao trình độ chuyên ngành cho nông dân.

Chính sách đất đai cũng làm nảy sinh những tiêu cực mới. Diện tích đất canh

tác ngày càng thu hẹp và manh mún, quản lý sử dụng kém hiệu quả. Với tốc độ tăng

dân số bình quân từ năm 1990 đến năm 2004 là 1,6%/năm làm đất canh tác ở các

vùng nông thôn Việt Nam ngày càng bị thu hẹp lại. Bình quân mỗi một nông dân có

0,3678 ha đất canh tác, thuộc loại thấp nhất thế giới. Đồng bằng Sông Hồng, những

tỉnh thuộc khu vực sản xuất lúa truyền thống đều có diện tích sử dụng đất nông

nghiệp rất thấp. Đi cùng với diện tích đất nông nghiệp hạn chế, chính sách chia

ruộng cho nông dân hậu thời kỳ Hợp tác hóa là tình trạng manh mún ruộng đất.

Việc chia đất nông nghiệp đã được thực hiện theo nguyên tắc có tốt có xấu, có xa có

gần, có cao có thấp để tạo công bằng nhưng lại làm cho đất đai trở nên manh mún,

phân tán do hộ gia đình có quá nhiều mảnh đất với diện tích nhỏ, có khi chỉ bằng

chiếc chiếu. Là nước nông nghiệp với 80% dân số sống bằng nghề nông nhưng

ruộng đất ở ta lại manh mún với 70 triệu mảnh đất. Đồng bằng sông Hồng hiện là

khu vực ruộng đất manh mún nhất. Mỗi hộ dân ở đây trung bình có tới gần 10 mảnh

ruộng ở các vị trí khác nhau.

Page 37: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

28

Trong quá trình đô thị hóa nông thôn và thương mại hóa đất đai, nhìn chung

Việt Nam đã tạo ra một thị trường đất đai chính thức khá năng động ở khu vực nông

thôn. Nhưng do chính sách pháp luật không kiện toàn, quản lý không hoàn thiện và

do một số cá nhân tham nhũng làm nảy sinh một số vấn đề trong quản lý và sử dụng

đất đai ở nông thôn Việt Nam. Có giai đoạn, nông dân liên tục khiếu kiện kêu oan

lên các cấp chính quyền, có vụ tụ tập đông người gây ra các vấn đề an ninh, xã hội.

Tỷ lệ đất nông nghiệp theo đầu người

(ha/người)

(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê) Hình 1.10: Thay đổi tỷ lệ đất Nông nghiệp theo đầu người ở ĐBSH

0.04

0.05

0.06

<0.03

>0.07

Năm 2005

Năm 2010

Page 38: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

29

Chương 2: ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MODIS CHIẾT XUẤT LÚA VÀ

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LÚA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG

HỒNG GIAI ĐOẠN 2005-2010

2.1. Tổng quan nghiên cứu ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa và trong

đánh giá biến động lớp phủ lúa

Công nghệ viễn thám hiện nay với khả năng cung cấp thông tin trên nhiều

kênh phổ và đo chụp phủ vùng rộng lớn tại các thời điểm khác nhau đã và đang

được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp như xác định thành phần, cơ cấu cây

trồng và kiểm kê diện tích trồng trọt, dự báo sản lượng, nghiên cứu độ ẩm đất trồng

và hiệu quả sử dụng nước trong nông nghiệp… Đối tượng chính để áp dụng Viễn

thám trong nông nghiệp là các loại lớp phủ khác nhau như: thực vật, khu dân cư, đất

trống và mặt nước có độ phản xạ khác nhau tại các kênh phổ nhìn thấy, kênh nhiệt

và kênh sóng radar. Kỹ thuật xử lí ảnh sử dụng sụ khác biệt này trong phân loại,

chiết tách các thông tin cần thiết đối với vùng đất nông nghiệp và đặc biệt là vùng

trồng lúa để xác định: quy mô, diện tích, tình trạng sinh trưởng, sâu bệnh, khô hạn,

ngập úng, năng suất; từ đó đưa ra các cảnh báo theo tần suất nhất định.

Người ta lập bản đồ các vùng sản xuất lúa bằng sử dụng độ phản xạ dải phổ quang

học, nhờ đó kiểm kê diện tích, ước tính và dự báo sản lượng, và đánh giá mức độ

thiệt hại(T. G. V. Niel and T. R. McVicar, 2001). Dải sóng radar là thích hợp cho

việc giám sát sự tăng trưởng cây lúa, lập bản đồ và dự báo năng suất mùa vụ (Lâm

Đạo Nguyên, 2008). Người ta còn có thể dùng dải phổ nhiệt để xác định nhiệt độ

bề mặt (bao gồm các nhiệt độ mặt nước) và lập bản đồ độ ẩm bề mặt (T. Hùng,

2007). Hơn nữa, đất nông nghiệp có đặc tính chung là thời vụ và việc hiểu rõ chu kỳ

sinh trưởng cây trồng nói chung và của cây lúa nói riêng là đặc biệt quan trọng cho

việc áp dụng thành công công nghệ viễn thám trong nông nghiệp. Do vậy, sử dụng

dữ liệu viễn thám đa thời gian sẽ gia tăng khả năng nghiên cứu và theo dõi mùa

màng nói chung và mùa vụ lúa nói riêng. Những năm qua, trên thế giới cũng như ở

Việt Nam, đã và đang có nhiều nghiên cứu ứng dụng tư liệu viễn thám đa thời gian

Page 39: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

30

trong theo dõi mùa màng nói chung và mùa vụ lúa nói riêng. Tùy vào yêu cầu về

mức độ chi tiết của nghiên cứu mà dữ liệu viễn thám với độ phân giải không gian

khác nhau có thể được lựa chọn. Các tư liệu viễn thám quang học độ phân giải cao

như Landsat và SPOT và siêu cao như IKONOS và Quickbird có thể sử dụng để

theo dõi chi tiết từng thửa ruộng. Tuy nhiên với giá thành cao và phần lớn thời gian

mà mùa vụ lúa trồng ở miền nhiệt đới là vào mùa mưa, thời gian mà hiếm khi có

được ảnh quang học không bị mây che phủ nên tư liệu viễn thám độ phân giải cao

hiện thường được sử dụng cho khu vực nông nghiệp quy mô nhỏ. Đối với việc giám

sát vùng trồng lúa rộng lớn, thì những tư liệu viễn thám có độ phân giải không gian

trung bình hoặc thấp (250 – 1000 m) và chu kỳ lặp lại nhanh (hàng ngày) như ảnh

NOAA/AVHRR hoặc MODIS thường được sử dụng cho việc theo dõi sự tăng trưởng

của mùa vụ lúa.

MODIS là thiết bị chủ lực được gắn vào 2 vệ tinh TERRA (còn gọi là vệ tinh

EOS AM) và vệ tinh AQUA (còn gọi là vệ tinh EOS PM). Quĩ đạo của Terra là

vòng quanh trái đất từ Bắc xuống Nam, ngang qua xích đạo vào một giờ nhất định

của buổi sáng, trong khi đó, Aqua đi ngược lại, từ Nam lên Bắc và ngang qua xích

đạo vào buổi chiều, cũng vào 1 giờ nhất định. Terra MODIS và Aqua MODIS ghi

nhận dữ liệu trong 36 dải quang phổ và các nhóm sóng (spectral bands or groups of

wavelengths) có độ dài sóng từ 0.4μm đến 14.4μ m và độ phân giải không gian là

250m (dải 1, 2), 500m (dải 3 đến dải 7) và 1000m (dải 8 đến dải 36) trên toàn bộ

mặt đất. MODIS có chu kỳ chụp lặp lại cao, trong một ngày đêm có thể thu nhận

được 2 ảnh ban ngày và 2 ảnh ban đêm đối với mọi vùng trên trái đất. Vệ tinh

TERRA và AQUA bay qua lãnh thổ Việt Nam 4 lần trong một ngày vào khoảng

1giờ 30 phút, 10h 30 phút, 13 giờ 30 phút, 20 giờ 30 phút tuỳ theo quỹ đạo bay.

Page 40: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

31

Bảng 2.1: Đặc trưng của các band phổ ảnh MODIS và ứng dụng

Ứng dụng trước đây Kênh phổ Bước sóng Độ phân giải (m)

Ranh giới đất/mây/ Aerosols

1 620 – 670 nm 250

2 841 – 876 nm 250

Thuộc tính đất/mây/Aerosols

3 459 – 479 nm 500

4 545 – 565 nm 500

5 1230 – 1250 nm 500

6 1628 – 1652 nm 500

7 2105 – 2155 nm 500

Màu sắc, thực vật phù du, sinh địa hóa của biển

8 405 – 420 nm 1000

9 438 – 448 nm 1000

10 483 – 493 nm 1000

11 526 – 536 nm 1000

12 546 – 556 nm 1000

13 662 – 672 nm 1000

14 673 – 683 nm 1000

15 743 – 753 nm 1000

16 862 – 877 nm 1000

Hơi nước trong khí quyển

17 890 – 920 nm 1000

18 931 – 941 nm 1000

19 915 – 965 nm 1000

Nhiệt độ của bề mặt và của mây

20 3.660 - 3.840 µm 1000

21 3.929 - 3.989 µm 1000

22 3.929 - 3.989 µm 1000

Page 41: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

32

23 4.020 - 4.080 µm 1000

Nhiệt độ của khí quyển

24 4.433 - 4.498 µm 1000

25 4.482 - 4.549 µm 1000

Mây li ti Hơi nước

26 1.360 - 1.390 µm 1000

27 6.535 - 6.895 µm 1000

28 7.175 - 7.475 µm 1000

Tính chất mây 29 8.400 - 8.700 µm 1000

Ozone 30 9.580 - 9.880 µm 1000

Nhiệt độ của bề mặt và của mây

31 10.780 - 11.280 µm 1000

32 11.770 - 12.270 µm 1000

Nhiệt độ của đỉnh các đám mây

33 13.185 - 13.485 µm 1000

34 13.485 - 13.785 µm 1000

35 13.785 - 14.085 µm 1000

36 14.085 - 14.385 µm 1000

Đặc tính chụp phủ vùng rộng lớn, độ phân giải thời gian cao cộng với nhiều

kênh thiết kế chuyên để tính hiệu chỉnh ảnh hưởng khí quyển đã làm tăng khả năng

sử dụng ảnh MODIS trong nghiên cứu những vùng nhiệt đới nhiều mây như Việt

Nam. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng thành công chuỗi ảnh đa thời gian của tư liệu

NOAA/AVHRR và MODIS trong việc phân loại hệ thống mùa màng vụ lúa tại các

nước và tại Việt Nam (T. Hùng, 2007, T. Sakamoto, 2009, Z. Xia, et al., 2005). Chỉ

số thực vật chuẩn NDVI hoặc (VI, EVI, RVI, DVI…) kết hợp thông tin trong kênh

phổ màu đỏ và kênh hồng ngoại gần đã được sử dụng một cách hiệu quả trong quan

trắc tình trạng lớp phủ thực vật và phân biệt giữa các loại lớp phủ thực vật và các

lớp phủ khác. Các thuật toán phân loại đối với dữ l iệu chuỗi thời gian NDVI (từ

ảnh NOAA/AHVRR và MODIS) sử dụng chỉ số tương tự tổng TSS, hoặc phân tích

Page 42: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

33

phổ Fourier và sử dụng Linear Mixture Model LMM (I. Savin and B. Baruth,

2009)… đã cho những kết quả khả quan.

Ở Việt Nam, Cục Kiểm lâm đã lắp đặt Trạm thu TeraScan và đã vận hành,

thu nhận dữ liệu MODIS trên 2 vệ tinh TERRA và AQUA và cung cấp dữ liệu cháy

rừng từ tháng 1/2007. Hệ thống này theo dõi cháy rừng trực tuyến (FireWatch Việt

Nam), tiếp nhận, xử lý, cập nhật thường xuyên và đưa kết quả các điểm cháy

(hotspots) trên toàn lãnh thổ Việt Nam cùng các thông tin kèm theo, nhằm truyền tải

thông tin cảnh báo cháy rừng một cách sớm nhất đến các địa phương.

Một loạt nghiên cứu của Xiao và cộng sự (S. Xiao, et al., 2005) đều sử dụng

dữ liệu VGT tổ hợp 8 ngày để khảo sát sự biến thiên của chỉ số thực vật NDVI và

chỉ số nước NDWI (Normalized Difference Water index) nhằm đưa ra phương pháp

phân loại mùa vụ và phân biệt đất ngập nước và đất sạ cấy lúa. Biến động theo thời

gian của chỉ số nước NDWI có liên quan chặt chẽ với sự tăng giảm vật chất của bề

mặt nước ở vùng ngập lũ và vùng mới cấy lúa. Đây là tiền đề cho các nghiên cứu sử

dụng MODIS phát hiện vùng trồng lúa của Xiao sau này (D. V. Khảm, 2010).Trên

cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các chỉ số NDVI, EVI và LSWI với sự biến đổi

của các vùng đất trồng lúa qua các quá trình sinh trưởng. Tùy vào từng vùng nghiên

cứu mỗi loại cây trồng có khoảng giá trị NDVI dao động trong một khoảng giới hạn

nhất định (do trên mỗi loại đất có đặc tính khác nhau, trên những vùng đất màu mỡ

thì cây trồng phát triển tốt giái trị NDVI sẽ đạt cao và ngược lại). Nhưng nhìn chung

quy luật biến động của chúng giống nhau. Dựa trên kết quả nghiên cứu của B.R.

Parida (B. R. Parida, et al., 2008) ở bang Gujarat của Ấn Độ có thể đề xuất khoảng

dao động NDVI cho một số đối tượng sau:

Page 43: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

34

Bảng 2.2 : Tiêu chuẩn sử dụng để phân loại sử dụng đất

Khoảng biến động Loại

NDVI >0,74 Rừng (forest)

0,74<NDVI>0,46 Cây mùa vụ có tưới (Irrigated crops)

0,46<NDVI>0,20 Cây mùa vụ nước trời (Rainfed crops)

0,20<NDVI>0,15 Đất hoang (Fallow land)

0,15<NDVI>0,05 Đất trống (Bare soils)

0,05<NDVI>0,001 Đất làm muối (Salt pans)

NDVI<-0,001 Nước (Water)

(B.R> Parida et al, 2008)

2.2. Chiết xuất lúa từ ảnh Modis

Phương pháp chiết xuất đối tượng lúa trong đề tài dựa trên việc nghiên cứu

giao thoa giữa phương pháp của Xiao và của L. Chamaillé. Trong phương pháp của

Xiao, nghiên cứu sử dụng các chỉ số: Chỉ số mây (Cloud index), chỉ số thực vật

(NDVI và EVI) và chỉ số nước bề mặt đất (LSWI), liên quan đến việc tìm ra mùa

thu hoạch lúa do sự biến động của chỉ số thực vật và nước thông qua việc quan sát

biến động của nhiều chỉ số theo thời gian. Còn trong phương pháp của Chamail sử

dụng chỉ số nước chuẩn hoá MNDWI (Modification of Normalition Difference

Water Index) tách riêng được đối tượng mặt nước.

Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ở ruộng lúa: Ở từng giai đoạn, sinh

khối nói chung, tán lá, độ cao của cây lúa nói riêng sẽ có những kích thước khác

nhau. Mỗi giai đoạn sinh trưởng sẽ có sự khác nhau về tỷ lệ che phủ, hàm lượng

nước trong đất là các yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đường đi của tia

radar và ảnh hưởng đến giá trị song tán xạ ngược do ăng ten thu được. Ở giai đoạn

chuẩn bị đất ngay trước khi gieo hoặc cấy, mặt ruộng bằng phẳng và có độ ẩm rất

cao. Các giá trị tán xạ ngược cao do đất có độ ẩm cao và do tác động của hằng số

Page 44: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

35

điện môi của nước lên tia tới. Nếu mặt ruộng bão hòa nước, giá trị tán xạ ngược sẽ

gần bằng 0. Khi lúa bắt đầu có độ cao nhưng chưa có tán lá, thân của cây non sẽ có

thể trở thành đối tượng của cơ chế tán xạ ngược góc và sẽ tạo ra giá trị tán xạ

ngược. Trong giai đoạn tiếp theo, khi lúa đã bắt đầu có tán lá nhưng vẫn chưa che

phủ hết mặt ruộng thì ảnh hưởng chính thuộc về nước trong ruộng. Hiệu ứng góc sẽ

rất lớn, một khi mặt nước phản xạ theo kiểu gương mọi năng lượng của tia tới và

khi gặp cây thân lúa, phần lớn năng lượng này sẽ quay lại ăng ten qua cơ chế tán xạ

ngược góc. Khi lúa đã khép tán kín mặt ruộng thì ảnh hưởng của môi trường dường

như không còn đáng kể.

Hình 2.1: Chu kì phát triển của cây lúa

Theo nguyên tắc là việc trồng lúa trải qua giai đoạn 3 giai đoạn chính:

1- Giai đoạn cấy và ngập nước;

2- Giai đoạn tăng trưởng cho đến khi chín;

3- Giai đoạn thu hoạch - đất trống.

Mỗi giai đoạn trên, lúa có độ cao, độ che phủ và độ nhám của lá khác nhau.

Các thay đổi này chỉ diễn ra trong một thời kỳ từ 90 – 120 ngày trùng với nông lịch

của lúa ở các vùng canh tác khác nhau. Xiao đã phân tích những giai đoạn này theo

quan điểm về phản xạ thông qua chỉ số thực vật NDVI, EVI và LSWI.

Trong giai đoạn đầu, khi ở giai đoạn cấy, lúa còn non do đó ít phát triển và

mật độ thấp để đất lộ ra và bởi vậy nước là đặc trưng của môi trường này.

Page 45: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

36

Giai đoạn hai, giai đoạn tăng trưởng của nó làm cho đất càng ngày càng bị

che kín và ngược lại lúa ở phía trên và che phủ các thực vật quan trọng.

Giai đoạn cuối cùng, giai đoạn thu hoạch được thể hiện bằng việc nhổ các

cây lúa và do đó đất và nước tái xuất hiện.

Bằng quang phổ, các giai đoạn trong vòng đời của cây lúa được thể hiện qua

sự phản ánh quan trọng hơn hoặc ít quan trọng hơn tùy theo giải quang phổ mà nó

được quan sát. Nếu chỉ số đầu được đánh giá cao do khả năng giữ độ ẩm của đất thì

hai chỉ số sau chỉ ra rõ hơn đặc trưng thảm thực vật, chỉ số cuối cùng là sự cải thiện

chỉ số thứ hai bao gồm cả việc hiệu chỉnh khí quyển bằng việc sử dụng dải quang

phổ màu xanh da trời (Blue).

Hình 2.2: Ba chỉ số được Xiao sử dụng để dò tìm năng suất của mùa vụ lúa

Cũng như vậy, khi thu hoạch xong, chỉ số nước trên mặt đất có giá trị cao hơn

2 chỉ số còn lại, thể hiện sự tràn ngập nước trên cánh đồng lúa. Nhưng giai đoạn này

chỉ là tạm thời, và ngắn hơn giai đoạn tiếp theo. Do đó, rất nhanh giá trị của các chỉ

số thực vật trở nên cao hơn giá trị của chỉ số xuất hiện của nước và nó kéo dài trong

nhiều tháng, tượng trưng cho sự tăng trưởng của lúa và vì thế sự bao phủ của thực

vật. Sau đó, lại một lần nữa, sự sụt giảm của chỉ số khác biệt thực vật NDVI hoặc

chỉ số thực vật tăng cường EVI liên quan tới sự gia tăng của chỉ số nước trên mặt

đất LSWI được quan sát thấy, thể hiện sự thu hoạch và tái xuất hiện của đất ẩm trên

ruộng lúa. Tuy nhiên, việc dò tìm các cánh đồng lúa thông qua việc dò tìm những

vùng có nước là không tránh khỏi, yếu tố tuyệt đối quan trọng đối với việc trồng lúa

nhưng phải được phân biệt với những vùng nước thường xuyên như sông, hồ, ao và

các công trình khác của mạng lưới thủy lợi.

Page 46: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

37

2.3. Dữ liệu và phương pháp tiến hành

2.3.1. Dữ liệu

Học viên sử dụng chuỗi ảnh MODO9A1 tổ hợp 8 ngày, độ phân giải 500m

các năm 2000, 2005, 2010. Mỗi ảnh gồm 7 band phổ với độ phân giải 500 m

(http://lpdaac.usgs.gov/modis/mod09a1v5.asp)

Bảng 2.3: 7 bands phổ với đầu thu MODIS được sử dụng trong đề tài

ScienceDataSets(HDFLayers)(13) UNITS BITTYPE FILL VALIDRANGE MULTIPLYBYSCALEFACTOR

500mSurfaceReflectanceBand1(620–670nm)

Reflectance16‐bitsigned

integer‐28672 ‐100–16000 0.0001

500mSurfaceReflectanceBand2(841–876nm)

Reflectance 16‐bitsignedinteger

‐28672 ‐100–16000 0.0001

500mSurfaceReflectanceBand3(459–479nm) Reflectance

16‐bitsignedinteger ‐28672 ‐100–16000 0.0001

500mSurfaceReflectanceBand4(545–565nm)

Reflectance16‐bitsigned

integer‐28672 ‐100–16000 0.0001

500mSurfaceReflectanceBand5(1230–1250nm)

Reflectance16‐bitsigned

integer‐28672 ‐100–16000 0.0001

500mSurfaceReflectanceBand6(1628–1652nm)

Reflectance16‐bitsigned

integer‐28672 ‐100–16000 0.0001

500mSurfaceReflectanceBand7(2105–2155nm) Reflectance 16‐bitsigned

integer ‐28672 ‐100–16000 0.0001

500mReflectanceBandQuality

BitField32‐bitunsigned

integer4294967295 0–4294966531 na

SolarZenithAngle Degree16‐bitsigned

integer0 0–18000 0.01

ViewZenithAngle Degree16‐bitsigned

integer0 0–18000 0.01

RelativeAzimuthAngle Degree 16‐bitsignedinteger

0 ‐18000–18000 0.01

500mStateFlags Bitfield16‐bitunsigned

integer 65535 0–57343 na

DayofYear Julianday16‐bitunsigned

integer65535 1–366 na

Trong đề tài, học viên còn sử dụng các ảnh độ phân giải cao và bản đồ sử dụng đất

để làm kiểm chứng các kết quả từ Modis ở khu vực pilot:

- Landsat images: các năm 2001, 2005, 2009 khu vực ven biển

Page 47: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

38

Landsat ETM Sep, 2001 Landsat TM sep, 2006 Landsat TM Jan, 2009

Hình 2.3: Ảnh vệ tinh Landsat khu vực ven biển 2001, 2005, 2009

- Bản đồ sử dụng đất đồng bằng sông Hồng tỉ lệ 1: 50.000 năm 2005, nguồn từ

Bộ tài nguyên và môi trường

Hình 2.4 : Bản đồ sử dụng đất ĐBSH năm 2005

Page 48: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

39

2.3.2. Các bước tiến hành

Xử lí ảnh

Ảnh Modis tổ hợp 8 ngày (MOD09A1)

1. Chuyển đổi hệ quy chiếu ( Từ SINUSOIDAL sang WGS84, UTM-Z48)

3. Tính toán chỉ số mây (CI)

4.Tạo mặt nạ mây (Mây và không mây)

5. Ứng dụng mặt nạ mây

6. Gộp các kênh ảnh

7. Nội suy dữ liệu

8. Tính toán các chỉ số LSWI, NDVI, EVI, MNDWI

2. Tạo mặt nạ cho khu vực ĐBSH (Theo ranh giới đồng bằng)

Dữ liệu thống kê,

Bản đồ sử dụng đất,

Ảnh Land sat

Kiểm chứng thực địa

Chiết xuất lúa

Chiết xuất các đối tượng khác ( Nước, Rừng, khu dân cư)

Kiểm chứng, so sánh, đánh giá

Bản đồ phân bố lúa và bản đồ biến đổi phân bố lúa giai đoạn 2000-2010

Hình 2.5: Sơ đồ các bước tiến hành thành lập bản đồ phân bố lúa và bản đồ biến đổi

phân bố lúa

Page 49: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

40

Bước 1: Chuyển đổi hệ quy chiếu, lưới chiếu

Đưa toàn bộ các ảnh Modis từ lưới chiếu mặc định SINOSIDAL sang lưới

chiếu WGS-84, UTM-Z48N phù hợp với Việt Nam

Hình 2.6: Các ảnh Modis trước và sau khi chuyển đổi hệ tọa độ

Bước 2: Tạo mặt nạ

Khu vực nghiên cứu là Đồng bằng sông Hồng, vì vậy học viên sử dụng ranh giới

của Đồng bằng sông Hồng cắt toàn bộ các ảnh theo ranh giới.

Hình 2.7: Ảnh đồng bằng Sông Hồng sau khi cắt

Bước 3: Tính chỉ số mây

Các chỉ số mây được tính dựa trên hai band: Band 3 (Band blue) và band 2 (NIR)

Page 50: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

41

Được tính theo biểu thức sau: CI= (band4- band3)/(band3+band4)

Ảnh tổ hợp màu

Ảnh chỉ số mây

Hình 2.8: Ảnh tổ hợp màu và ảnh chỉ số mây

Bước 4: Tạo mặt nạ mây:

Mặt nạ mây được tạo trên cơ sở chỉ số mây (CI), những pixel được xác định

là mây khi thoả mãn điều kiện chỉ số mây CI>=-0.2 (S. A. Ackerman, et al., 1998)

Ảnh chỉ số mây Ảnh mặt nạ mây (CI>=-0.2)

Hình 2.9: Ảnh chỉ số mây và ảnh mặt nạ mây

Bước 5: ứng dụng mặt nạ mây

Đối với tất cả các ảnh MODIS, tại mỗi thời điểm sẽ ứng dụng các mặt nạ mây để

tách riêng phần mây trên cơ sở 7 bands của ảnh gốc. Mỗi một thời điểm (date) sẽ

được ứng dụng mặt nạ mây tới 7 bands ảnh. Như vậy, ảnh sau khi ứng dụng mặt nạ

Page 51: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

42

mây sẽ bao gồm phần mây và phần không mây có giá trị phản xạ của các pixel trên

các kênh ảnh.

Bước 6: Gộp các kênh ảnh

Các kênh ảnh được gộp như sau: 1 file ảnh cho tất cả các band1, 1 file ảnh

cho tất cả các band2, 1 file ảnh cho tất cả các band3, 1 file ảnh cho tất cả các band4,

1 file ảnh cho tất cả các band5, 1 file ảnh cho tất cả các band6 và 1 file ảnh cho tất

cả các band7. Dó đó, chúng ta thu được 7 file tương ứng với 7 band của ảnh gốc.

Hình 2.10: Gộp các kênh ảnh

Bước 7: Nội suy dữ liệu

Các phần mây trên ảnh sẽ được bù đắp các thông tin từ các ảnh khác thời điểm

bằng phương pháp nội suy. Các phương pháp nội suy như: nội suy tuyến tính (E.

Meijering, 2002) , lọc polynomial và median (V. A. N. Dijk, 1987), dịch chuyển cửa sổ

chọn khu vực xa nhất VI (N. Viovy, et al., 1992), Temporal Window Operation (J. Park,

et al., 1999), và logistic curve fitting(X. Zhang, et al., 2003). Trong đề tài, học viên đã sử

dụng phương pháp nội suy tuyến tính để tính các vùng bị thiếu trên ảnh Modis.

Page 52: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

43

Bước 8: Tính toán các chỉ số LSWI, NDVI and EVI

Theo các công thức ở trên đã đưa ra, các chỉ số được tính toán từ các band

như sau:

NDVI = (NIR-R)/(NIR+R) = (b2-b1)/(b2+b1)

LSWI= (NIR-SWIR)/(NIR+SWIR) = (b2-b6)/(b2+b6)

EVI= 2,5*(NIR-R)/(NIR+6*R-7,5*B+1) = 2.5*(b2-b1)/(b2+6*b1-7.5*b3+1)

MNDWI= ( G-SWIR)/(G+SWIR)= (b4-b6)/(b4+b6)

(G= Green; R= Red; NIR= Near Infrared; B= Blue; SWIR=shortwave

Infrared)

Hình 2.11: Tính toán các chỉ số LSWI, NDVI, EVI

Từ các chỉ số tính toán trên, học viên vẽ các đồ thị thông tin của LSWI,

NDVI, EVI và phân tích theo ba giai đoạn chính: 1) thời gian ngập nước và cấy lúa

non: các giá trị của các chỉ số thấp; 2) giai đoạn cây trưởng thành ( lúa sinh trưởng,

đẻ nhánh, chín) thì các giá trị NDVI, EVI ngày càng tăng và đạt đến độ cực đại

trước khi lúa chín; 3) giai đoạn sau khi gặt lúa, các giá trị NDVI, EVI xuống thấp

trở lại. (X. Zhang, et al., 2003, T. Le Toan, et al., 1997).

Page 53: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

44

Hình 2.12: Đồ thị phổ theo mùa của các giá trị LSWI, NDVI, EVI

theo mùa của khu vực Đồng bằng sông Hồng

Giai đoạn ngập nước

Giai đoạn ngập nước

Giai đoạn ngập nước và cấy lúa

Giai đoạn lúa đã gặt

Lúa 1 vụ

Lúa 2 vụ

Lúa 2 vụ và hoa màu

Giai đoạn lúa xanh

Giai đoạn lúa xanh

Giai đoạn lúa xanh

Giai đoạn lúa xanh

Giai đoạn ngập nước

Giai đoạn ngập nước Giai đoạn

lúa đã gặt

Page 54: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

45

2.3.3 Kiểm chứng đánh giá kết quả

Học viên đã tiến hành so sánh kết quả thu được sau khi phân loại với số liệu thống

kê diện tích lúa các tỉnh và so sánh với bản đồ sử dụng đất từ bộ tài nguyên môi

trường. Kết quả so sánh cho thấy có một sự tương quan rất lớn giữa số liệu thống kê

và số liệu phân tích, hệ số tương quan đạt 0.821 và 0.911 (hình 2.8).

Hình 2.13: Đồ thị tương quan giữa diện tích lúa thu từ ảnh Modis và diện tích lúa

theo số liệu thống kê

Lúa-GOS

Page 55: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

46

Kết quả còn được kiểm chứng thực địa với 180 điểm GPS ở các vùng trồng lúa khác

nhau khắp các tỉnh trên ĐBSH (Hình 2.8). Kết quả so sánh chỉ ra có 145 điểm trồng

lúa trên ảnh Modis giống thực địa. Như vậy độ chính xác thực tế đạt 85% và hệ số

Kappa là 0.71

Hình 2.14: Sơ đồ tuyến thực địa kiểm chứng trên Đồng bằng sông Hồng

2.4. Kết quả

2.4.1 Sự phân bố không gian của vùng trồng lúa trên đồng bằng sông Hồng

Lúa trên ĐBSH được sản xuất theo hai vụ chính là vụ mùa và vụ đông xuân.

Trong đề tài, sau khi giải đoán học viên đã gộp 2 vụ sản xuất lúa này trên cùng một

mảnh ruộng và trình bày thành vùng trồng lúa chung trên toàn đồng bằng với bảng

chú giải chỉ xác định cho các vùng trồng lúa. Từ các bản đồ kết quả ta có thể thấy

sự phân bố không gian của các cánh đồng lúa trên toàn đồng bằng sông Hồng: vùng

trồng lúa tập trung nhiều nhất là ở khu vực đồng bằng ven biển (Thái Bình, Nam

Định, Ninh Bình, Hải Phòng, một phần của Hải Dương, và tây nam Hà Nội) – đây

còn gọi là khu vực vành đai lúa của ĐBSH. Càng lên dần khu vực đầu nguồn sông

Hồng, mật độ đất lúa càng giảm dần.

Page 56: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

47

Hình 2.15: Bản đồ phân bố lúa Đồng bằng sông Hồng năm 2005 và năm 2010

Page 57: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

48

2.4.2. Biến động lớp phủ lúa giai đoạn 2005-2010

Đánh giá biến động và thể hiện sự phân bố lớp phủ lúa bằng phương pháp chồng

xếp hai bản đồ lớp phủ lúa năm 2005 và bản đồ lớp phủ lúa năm 2010. Sử dụng

phương pháp phân tích không gian trong phần mềm ArcGis (Spatial Analysis-

Raster Caculator), thành lập bản đồ biến động lớp phủ lúa giai đoạn 2005-2010.

Hình 2.16: Bản đồ biến động lớp phủ lúa đồng bằng Sông Hồng

giai đoạn 2005-2010

Bảng 2.4 Ma trận biến động giữa các loại hình lớp phủ giai đoạn 2005-2010

2010

2005 Không có dữ liệu Đất khác Lúa

Không có dữ liệu 490 245 490

Đất khác 13230 169687 89376

Lúa 50568 156800 986566

Page 58: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

49

Hình 2.17: Diện tích lúa các tỉnh đồng bằng sông Hồng qua 2 năm 2005, 2010

(số liệu chiết xuất từ ảnh Modis)

Nhận xét:

Qua biểu đồ trên cho thấy diện tích lúa các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng giai

đoạn 2005-2010 hầu hết có xu hướng giảm, riêng tỉnh Nam Định diện tích lúa tăng

nhẹ. Hà Nội năm 2008 được sát nhập thêm Hà Tây nên diện tích đất lúa lớn nhất trên

đồng bằng. Vĩnh Phúc và Hải Phòng là hai tỉnh có diện tích đất lúa giảm nhiều nhất.

Đây là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa ở Đồng bằng sông Hồng, khi công

nghiệp hóa phát triển, đất nông nghiệp bị chuyển đổi thành các khu công nghiệp tập

trung, có nghĩa một số hộ nông dân hoặc một số làng không còn đất sản xuất nông

nghiệp và trở thành nông dân không có đất. Việc chuyển đổi sinh kế như vậy kéo

theo rất nhiều hệ lụy, từ tập quán sinh hoạt cho đến phương thức kiếm sống.

Page 59: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

50

Chương 3: ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN CÁC CHỈ SỐ VÀ PHÂN

NHÓM CÁC VÙNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

3.1. Phương pháp tiến hành

Trong một hệ tổng thể các phức hợp địa lí, cảnh quan và những biến đổi

trong đó luôn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên và bởi các phương thức sử

dụng tài nguyên của những người dân sống dựa vào nguồn tài nguyên đó. Ngược lại

chất lượng cuộc sống của người dân cùng các quyết định trong chiến lược sản xuất

cũng bị ảnh hưởng bởi nhận thức về tình trạng môi trường. Cũng theo đó các điều

kiện kinh tế xã hội thường được xác định bởi những tài nguyên mà họ có quyền sử

dụng (J.-C. Castella and Đ. Đ. Quang, 2002). Jonathan Rigg nhận định rằng ở vùng

nông thôn Đông Nam Á đang diễn ra quá trình tách rời giữa sự nghèo đói và Sinh

kế khỏi việc đồng áng và các nguồn lực nông nghiệp ở các vùng nông thôn (J. Rigg,

2005). Nguyên nhân của điều này thường do những thay đổi về lối sống và quan

điểm sống hơn là do những nhu cầu cấp thiết về kinh tế và môi trường. Ẩn sau

nhưng thay đổi về các hình thức đầu tư nông nghiệp là những thay đổi cơ cấu rộng

lớn trong hệ thống sinh kế ở làng xã. Tại những vùng ven đô thị , dưới tác động của

quá trình đô thị hóa, vai trò của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong các nông hộ

ngày càng suy giảm. Khi mà đất nông nghiệp của họ ngày càng bị mất đi cho việc

mở rộng đô thị và phát triển các khu công nghiệp thì người dân càng có xu hướng

chuyển sang kinh doanh phi nông nghiệp cũng như tham gia các hoạt động có thu

nhập khác và coi đó là nguồn thu chính. Còn các vùng xa đô thị, vai trò nông nghiệp

trong phát triển kinh tế hộ càng được coi trọng và phát triển theo xu hướng thâm

canh tăng năng suất và đa dạng hóa các sản phẩm nhằm cung cấp cho thị trường

thành phố.

Ở chương 2, các phương pháp Viễn thám cho ta theo dõi được sự biến động

của lớp đất lúa – 1 trong những nguồn lực tự nhiên trong khung sinh kế nông thôn,

tại các thời điểm và không gian khác nhau nhưng chưa thể thấy được các nhân tố

Page 60: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

51

nào tạo ra những thay đổi đó cũng như các liên quan với các chỉ số vật lí, chỉ số

kinh tế xã hội nào trên cùng một quy mô không gian và trong các hệ thống sản xuất

nông nghiệp khác nhau. Đối với khu vực nghiên cứu rộng lớn như Đồng bằng sông

Hồng, cách tốt nhất thể hiện các chỉ số này là qua các số liệu thống kê mà đơn vị

hành chính nhỏ nhất là cấp xã. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn dữ liệu và thời gian,

học viên thực hiện trên quy mô cấp huyện với số liệu thu thập của 112 quận huyện

toàn đồng bằng. Ở chương 3 học viên sử dụng các phương pháp phân tích thống kê

tập trung nghiên cứu mối tương tác giữa các nguồn lực sinh kế đặc trưng bởi các chỉ

số về kinh tế xã hội nông thôn trong hệ thống sản xuất nông nghiệp của đồng bằng

sông Hồng. Từ đó học viên có thể phân nhóm thành các kiểu vùng sinh kế nông

thôn ở ĐBSH và đánh giá sự biến đổi sinh kế trong giai đoạn 2005-2010.

Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu sinh kế nông thôn Đồng bằng sông Hồng

Thâm canh trong nông nghiệp

Biến đổi đất canh tác

Biến đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng

Biến đổi việc làm, thu nhập

Vốn tự nhiên đất đai

Vốn sinh kế

Vốn vật chất

Vốn con người dân số

Kế sinh nhai: Việc làm, nghề nghiệp, thu nhập

Hệ thống sản xuất nông nghiệp: Cơ cấu vật nuôi cây trồng

Hoạt động sinh kế

Thể chế và Chính sách

Biến đổi sinh kế

Page 61: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

52

Phương pháp phân tích đa biến tìm kiếm các chỉ số sinh kế nông thôn

Để khám phá các chỉ số định lượng tương quan giữa các loại hình sinh kế

của các vùng nông thôn Đồng bằng sông Hồng, đề tài áp dụng phương pháp phân

tích nhân tố, cụ thể là phương pháp phân tích thành phần chính PCA (Principle

Component Analysis).

PCA là công cụ phân tích nhân tố sử dụng với mục đích giảm dữ liệu. Thuật

toán PCA tìm kiếm sự kết hợp tuyến tính giữa các biến mà phương sai của chúng

đạt cực đại. Sau đó, loại bỏ phương sai này ra khỏi mô hình và cố gắng tìm kiếm sự

kết hợp tuyến tính thứ hai để có thể giải thích tối đa phần còn lại của phương sai và

quá trình tiếp tục được thực hiện tới khi tất cả các phương sai được loại trừ hết. Đây

được gọi là phương pháp trục thành phần chính và kết quả là các nhân tố trực giao

(do vậy không có quan hệ). Phương pháp phân tích thành phần chính áp dụng cho

các biến có giá trị là các con số (các số đo, số phần trăm, các từ….) biểu thị dưới

dạng một bảng đo lường hình chữ nhật có các cột là các biến và các dòng biểu thị

các cá thể mà trên đó các biến được xác định. Phép phân tích này chỉ thể hiện các

mối quan hệ tuyến tính giữa các biến. Hai biến có hệ số tương quan thấp có nghĩa là

các biến này độc lập tuyến tính, hoặc có thể là mối quan hệ phi tuyến tính.

Hình 3.2: Đồ thị phân bố các đo lường trong các phép phân tích thống kê

Page 62: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

53

3.2. Lựa chọn các biến phân tích và kết quả phân tích

Đánh giá sinh kế nông thôn cấp huyện với dữ liệu đầu vào là chỉ số thể hiện

các nguồn lực sinh kế đặc trưng cho mỗi huyện, học viên đã tiến hành thu thập toàn

bộ niên giám thống kê của 10 tỉnh trên đồng bằng sông Hồng các năm 2005, 2010.

Sau khi phân tích sơ bộ bộ số liệu thống kê, dựa trên yêu cầu về sự đồng bộ đầy đủ

của tất cả 112 huyện trên toàn đồng bằng, học viên đã chọn ra được 15 biến thể hiện

các loại vốn sinh kế của năm 2005 và 8 biến thể hiện hoạt động sản xuất nông

nghiệp cho năm 2010 được đưa vào phân tích.

3.2.1. Phân nhóm các kiểu hình sinh kế ĐBSH năm 2005

Hình 3.3: Phân tích thành phần chính cấp huyện năm 2005

Phương pháp áp dụng là Principal component Analysis, chỉ số tương quan

Person, chỉ số p-value < 0.0001, alpha 0.05. Các biến có giá trị tuyệt đối của hệ số

Cơ sở dữ liệu

Số liệu niên giám thống kê cấp huyện: - Dân số và lao động - Cơ sở hạ tầng - Sản xuất NN - Sản xuất phi nông nghiệp

Số liệu xử lí từ ảnh Modis và phân tích không gian: - Đất Nông nghiệp

3 biến dân số

7 biến Cơ cấu cây trồng

vật nuôi

3 biến Hoạt động phi NN

2 biến cơ sở hạ tầng

Đánh giá: phân nhóm các kiểu vùng sinh kế nông thôn

Phân tích thành phần

chính

Page 63: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

54

nhân tố tải (factor loadings) nhỏ hơn 0.4 bị loại khỏi phép phân tích. Các chỉ số

thống kê đủ điều kiện chấp nhận phép phân tích. Kết quả phân tích phát hiện 3

nhóm nhân tố (trục thành phần chính) với giá trị eigenvalue lớn hơn 1.0 và giải

thích được 44.6% tổng phương sai

Bảng 3.1: Giá trị eigenvalue của các nhóm nhân tố

F1 F2 F3 F4

Eigenvalue 4.419 2.272 1.621 1.361

% variance 29.460 15.147 10.807 9.073

Cumulative % 29.460 44.607 55.413 64.487

Hình 3.4: Giá trị Eigenvalue của các nhóm nhân tố

Nhân tố thứ nhất gồm 7 biến định lượng về cơ cấu vật nuôi cây trồng là: Số

lao động đang làm việc, Diện tích đất lúa, Diện tích cây công nghiệp hàng năm, Số

lượng trâu bò, số lượng lợn, Số lượng học sinh phổ thông, với các giá trị tuyệt đối

trên trục thành phần rất cao. Chỉ số này cho thấy vai trò của nhân tố về đất đai (đất

lúa) cũng như tính đa dạng hóa về các hoạt động nông nghiệp là nét nổi bật nhất ở

Page 64: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

55

các tỉnh ĐBSH. Nguồn lực lao động lớn (Số lao động đang làm viêc) gắn liền với

các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (vừa trồng trọt, kết hợp chăn nuôi và nuôi

trồng thủy hải sản). Đây cũng là vùng có mật độ dân số rất thấp nhưng lại có số học

sinh nhiều (thể hiện dân số trẻ). Nhóm nhân tố này có thể đặt tên là Khu vực hoạt

động Nông nghiệp

Nhân tố thứ hai gồm chủ yếu các biến định lượng về các hoạt động thương

mại dịch vụ với vùng dân cư có mật độ dân số cao và phát triển về y tế.: Mật độ dân

số, Số người kinh doanh thương mại và dịch vụ cá thể, Vốn đầu tư xây dựng trên

địa bàn, Số cơ sở khám chữa bệnh. Nhóm nhân tố này có thể đặt tên là khu vực hoạt

động thương mại, dịch vụ.

Nhân tố thứ 4 lại có chỉ số duy nhất thể hiện cho biến về hoạt động sản xuất

công nghiệp với giá trị tải trọng trên trục thành phần rất cao: Số cơ sở sản xuất

Công nghiệp. Nhóm này có thể đặt tên là khu vực phát triển công nghiệp

Hình 3.5: Sự phân bố của các biến trên hai trục thành phần F1 và F2

Page 65: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

56

Bảng 3.2: Trọng số của các biến trên các trục nhân tố

Tên biến Mã biến Nhân tố

F1 F2 F3 F4

Mật độ dân số MDDS -0.270 0.444 0.509 -0.105

Lao động đang làm việc LD 0.704 0.454 -0.108 0.005

Diện tích đất lúa Lua 0.839 -0.033 -0.326 -0.020

Diện tích cây công nghiệp hàng năm

DT_CN 0.643 -0.269 0.261 -0.052

Diện tích cây chất bột DT_CB 0.492 -0.275 0.579 -0.069

Số lượng trâu, bò Tbo 0.642 -0.383 0.467 0.054

Số lượng lợn Lon 0.826 -0.141 -0.118 0.086

Số lượng gia cầm GC -0.152 -0.012 -0.136 -0.430

Sản lượng thủy sản TS 0.425 0.190 -0.535 -0.279

Số cơ sở sản xuất công nghiệp

CN 0.060 -0.030 -0.082 0.832

Số vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn

Von_XD -0.321 0.480 -0.053 0.142

Số người kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ cá thể

TM -0.181 0.787 0.434 -0.010

Số cơ sở khám chữa bệnh CSKB 0.551 0.549 0.145 0.017

Số giường bệnh GB 0.214 0.478 -0.274 0.139

Số học sinh HS 0.839 0.369 0.100 -0.054

Bảng ma trận trên mô tả trọng số của các biến thể hiện trên các trục nhân tố.

Giá trị tuyệt đối của các trọng số càng lớn càng thể hiện được mức độ tập trung của

tập mẫu ( đơn vị là cấp huyện) trên biến số ấy. Rõ ràng mật độ thể hiện của các biến

nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất lớn, các biến lại có độ tương quan rất gần nhau.

Vị trí của mỗi đơn vị huyện được thể hiện trên không gian đồ thị bằng điểm

số Factor Score trên các trục nhân tố. Thể hiện các điểm số trên không gian bản đồ,

mỗi huyện được gắn các điểm trọng số. So sánh các điểm số này ta có thể phân cấp

được mức độ hoạt động Nông nghiệp, Phi nông nghiệp của từng huyện trên ĐBSH.

Page 66: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

57

Page 67: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

58

Hình 3.6: Phân bố không gian của các kiểu vùng sinh kế nông thôn ĐBSH

Như vậy nhìn trên bản đồ không gian phân bố của từng điểm trọng số của

các huyện trên ĐBSH ta có thể thấy rõ vị trí các khu vực hoạt động nông nghiệp với

nền màu xanh lá cây, càng xanh đậm thì điểm số cho hoạt động nông nghiệp càng

lớn. Các vùng điển hình như ở Thái Bình, Nam Định, Hà Tây (năm 2005 chưa nhập

vào Hà Nội). Ngược lại các vùng có màu xanh lam càng đậm thì chỉ số cho hoạt

động nông nghiệp càng âm tức là không có hoạt động nông nghiệp. Các khu vực

điển hình chính là ở các thành phố, thị xã như Hà Nội, thành phố Hải Dương, thành

phố Hải Phòng, thị xã Vĩnh Yên, thị xã Hưng Yên. Các tỉnh ven đô như Hưng Yên,

Hải Dương, và Hải Phòng có chỉ số hoạt động nông nghiệp rất thấp, điều này hoàn

toàn đúng trong bối cảnh các vùng này đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, phát

triển thương mại dịch vụ, lao động nông nghiệp chuyển dần sang công nghiệp và

thương mại dịch vụ cho các nhà máy xí nghiệp, đất nông nghiệp cũng bị chuyển

Page 68: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

59

sang xây dựng các khu công nghiệp tập trung. Các tỉnh Thái Bình, Nam Định có chỉ

nông nghiệp cao nhưng cũng chỉ số về hoạt động thương mại dịch vụ không nhỏ,

điều này cho thấy khả năng đa dạng hóa nghề nghiệp, thu nhập ở các vùng này.

Về hoạt động công nghiệp (cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp), Hải

Dương là vùng có chỉ số cao nhất. Các vùng ven đô Hà Nội cũng có chỉ số cao, hai

tỉnh Hà Nam, Nam Định cũng có chỉ số hoạt động cao.

3.2.3. Đánh giá hoạt động Nông nghiệp năm 2010

Bao gồm các biến: DS_TT: dân số thành thị; DS_NT: dân số nông thôn; DT_LT:

diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt; SL_Lua: sản lượng lúa cả năm, Trau:

số trâu, Bo: số bò, Lon: số lợn – Đây là bộ dữ liệu được lọc ra từ niên giám thống

kê các tỉnh ĐBSH. Biến Lua – diện tích lúa chia theo huyện, số liệu được chiết xuất

từ phân loại ảnh Modis năm 2010. Ở những khu vực trên ảnh bị thiếu, học viên bổ

sung bằng các số liệu thống kê để đảm bảo đầy đủ số lượng các mẫu phân tích.

Phép phân tích với 8 biến trên cỡ mẫu 114 huyện của toàn đồng bằng cho kết quả

với độ chính xác cao, giải thích được 85% tổng phương sai. Phân tích phát hiện 2

nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1.

Hình 3.7: Giá trị Eigenvalue của các nhân tố

Page 69: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

60

Bảng 3.3: Giá trị Eigenvalue của các nhân tố

F1 F2 F3

Eigenvalue 3.955 2.862 0.575

% variance 49.436 35.775 7.192

Cumulative % 49.436 85.210 92.403

F1 F2

DS_TT -0.732 -0.085

DS_NT 0.762 -0.110

DT_LT 0.970 -0.107

Lua 0.958 -0.165

Trau 0.080 0.965

Bo 0.139 0.971

Lon 0.267 0.945

SL_Lua 0.940 -0.192

Hình 3.8: Sự phân bố của các biến trên hai trục thành phần F1 và F2

Kết quả phân tích cho 2 nhóm nhân tố có trọng số các biến rất lớn. Nhóm

nhân tố thứ nhất chiếm tới gần 50% kết quả thể hiện, trong đó sự đối lập rất rõ rệt

giữa các hoạt động nông nghiệp của khu dân cư nông thôn và khu dân cư thành thị.

Trục nhân tố thứ 2 bao gồm hoàn toàn các biến về hoạt động chăn nuôi. Cuối cùng

thể hiện vị trí của mỗi đơn vị huyện trên không gian bản đồ bằng điểm số Factor

Score trên từng trục nhân tố ta lại thấy được sự phân bố rất rõ nét các hoạt động

trồng trọt và chăn nuôi trong khu vực hiện nay.

Page 70: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

61

Hình 3.9: Phân bố không gian của các vùng hoạt động trồng trọt và chăn nuôi năm

2010 các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng

Page 71: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

62

KẾT LUẬN

1. Kết luận về phương pháp luận

Luận văn đã ứng dụng được các ưu điểm của việc tích hợp phương pháp

Viễn thám và GIS trong việc đánh giá biến động lớp phủ lúa và đánh giá Sinh kế

trên toàn vùng đồng bằng sông Hồng. Phương pháp chiết xuất lúa từ ảnh Modis đã

cho ra kết quả với độ chính xác khá cao chứng tỏ khả năng ứng dụng ảnh Viễn thám

độ phân giải trung bình trong nghiên cứu mùa vụ la hoàn toàn khả thi. Với phương

pháp phân tích thành phần chính áp dụng cho từng đơn vị huyện của tất cả 114

huyện trên đồng bằng, học viên đã áp dụng thành công trong việc phân tích tương

quan giữa biến đổi lớp phủ lúa và các chỉ số về nguồn lực sinh kế cũng như các

hoạt động sinh kế ở Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2005-2010, cuối cùng

phân nhóm được các kiểu vùng sinh kế khác nhau theo các 4 nhóm chỉ tiêu và chỉ ra

được sự phân bố không gian của các vùng sinh kế khác nhau ở ĐBSH.

Phương pháp phân tích địa lí (Viễn thám, GIS và PCA) đã phân tích và khái

quát hoá được đặc điểm biến đổi lớp phủ và sự đa dạng hóa sinh thái nông nghiệp từ

cấp huyện đến cấp vùng toàn Đồng bằng sông Hồng. Bức tranh tổng quan chung

toàn vùng về hệ thống nông nghiệp lúa nước được tạo ra do việc chiết lúa từ ảnh

Modis, cho ta một cái nhìn toàn cảnh và chi tiết những biến đổi của hệ thống canh

tác lúa nước khác nhau theo không gian và thời gian. Những phân tích biến đổi ở

cấp huyện lại cho phép ta hiểu được mối quan hệ giữa các nguồn lực sinh kế, các

kiểu hình sinh kế khác nhau ở Đồng bằng sông Hồng dưới ảnh hưởng của chính

sách trong các giai đoạn khác nhau. Phương pháp không gian hóa dữ liệu cho ta

thấy cách thể hiện tất cả những chỉ tiêu này một cách trục quan nhất. Các phương

pháp này còn cho phép mở rộng các kết quả lên cấp độ địa lí rộng hơn, sâu hơn,

đến cấp nông hộ.

Page 72: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

63

2. Kết luận về kết quả đạt được ở Đồng bằng sông Hồng

Như vậy với những giả thiết đặt ra ban đầu về sinh kế nói chung và sinh kế nông

thôn ở ĐBSH, các phân tích đã chỉ ra đúng hướng xu thế phát triển của các nhóm

sinh kế nông thôn ĐBSH . Hệ thống sản xuất ở Đồng bằng sông Hồng bao gồm sản

xuất nông nghiệp thuần, nông nghiệp kiêm các ngành nghề phi nông nghiệp và sản

xuất phi nông nghiệp, trong đó sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất bao gồm

canh tác cây lương thực, rau màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong những năm

gần đây, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng ở ĐBSH là

điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển hệ thống canh tác và tăng thu nhập bằng cách

mở rộng các hoạt động phi nông nghiệp theo hướng sử dụng sản phẩm nông nghiệp

và khai thác lao động nông nghiệp, các hoạt động phi nông nghiệp như sản xuất tiểu

thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại dịch vụ. Hệ thống sản xuất của các tỉnh rất

đa dạng phong phú, nhiều hoạt động nhưng có sự khác nhau giữa các vùng. Các

vùng cận đô có tỷ lệ hoạt động nông nghiệp thấp nhưng có chỉ số hoạt động phi

nông nghiệp cao. Các tỉnh ven biển như Nam Định, Thái Bình có mật độ dân số

cao, cũng đi kèm với sự đa dạng về tất cả các lĩnh vực sản xuất cả nông nghiệp,

thương mại cá thể và sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt có xu hướng gia tăng tỉ

trọng về nông nghiệp trong giai đoạn 2005-2010 (điều này tương quan với xu

hướng tăng về diện tích đất nông nghiệp đã phân tích ở chương 2). Các tỉnh Hải

Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh với các chỉ số về nông nghiệp suy giảm đi

kèm với sự suy giảm với diện tích đất nông nghiệp, Hải Phòng có sự thay đổi rõ nét

nhất. Như vậy ở những vùng ven đô và các nằm trên trục giao thông quan trọng ,

dưới tác động của đô thị hóa, vai trò của các hoạt động nông nghiệp càng suy giảm;

ngược lại các vùng xa đô thị vai trò nông nghiệp vẫn được coi trọng và phát triển

theo xu hướng thâm canh tăng năng suất, đa dạng hóa các sản phẩm và hoạt động.

Page 73: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1 Đào Thế Anh, 'Luận cứ khoa học chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Hiện trạng và các yếu tố tác động tại Việt Nam', in Báo cáo đề tài khoa học cấp

Nhà nước KC.0717.

2 Jean-Christophe Castella, and Antoine Erout (2002),'Canh tác lúa nước: nền tảng

của các hệ thống sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam', in Đổi mới ở

vùng miền núi (Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp).

3 Jean-Christophe Castella, and Đặng Đình Quang (2002), "Đổi mới ở vùng miền

núi: chuyển đổi sử dụng đất và chiến lược sản xuất của nông dân tỉnh Bắc Kạn,

Việt Nam", Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

4 Bùi Quang Dũng (2007), "Xã hội học nông thôn", Nhà xuất bản Khoa học xã hội,

Hà Nội, p. 15.

5 Trần Hùng (2007), "Sử dụng tư liệu Modis theo dõi độ ẩm đất trên bề mặt thực vật:

Thử nghiệm với chỉ số mức độ khô hạn nhiệt độ-thực vật", Tạp chí Viễn thám và

Địa tin học, Số 2, pp. 38-45.

6 Dương Văn Khảm, 'Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS phục vụ

giám sát trạng thái sinh trưởng, phát triển và dự báo năng suất lúa ở Đồng bằng

sông Hồng', 2010).

7 Lê Thị Nghệ, 'Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở

đồng bằng sông Hồng', (Hà Nội, 2006), p. 57.

8 Nguyễn Đức Ngữ (2004), "Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam", Nhà xuất bản

Nông nghiệp.

9 Lê Quốc Sử (2001), "Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông

nghiệp Việt Nam theo hướng CNH, HĐH từ thế kỷ XX sang thế kỷ XXI trong thời

đại kinh tế chi thức", Nhà xuất bản thống kê.

10 Worldbank (2000), "Việt Nam chiến đấu với đói nghèo. ", Báo cáo phát triển Việt

Nam

Page 74: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

65

Tiếng Anh

11 Steven A. Ackerman, Kathleen I. Strabala, Paul W. Menzel, Richard A. Frey,

Christopher C. Moeller, and Liam E. Gumley (1998), "Discriminating Clear Sky

from Clouds with Modis", Journal of Geophysical Research.

12 C.B. Barrett, and T. Reardon, 'Asset, Activity, and income diversification among

African agriculturalists: some pratical issues', in Project report to USAID BASIC

CRSP (University of Wisconsin-Madison Land Tunere Center, 2000).

13 Robert Chambers, and Gordon R.Conway, 'Sustainable rural livelihood: practical

concepts for 21st century', in Institute of Development Study Discussion Paper 296

(Cambridge, 1991).

14 DFID, 'Sustainable livelihoods guidance sheets', ed. by Deparment for International

Development, 2001).

15 DIFD, 'Better livelihoods for poor people: The role of land policy, consultation

document', (London: Department for International Development, 2002).

16 V.A.N. Dijk (1987), "Smoothing Vegetation Index Profiles - an Alternative Method

for Reducing Radiometric Disturbance in Noaa/Avhrr Data", Photogrammetric

Engineering and Remote Sensing, 53.

17 Ellis F (1999), "Rural livelihood diversity in developing countries: evidence and

policy implications", ODI Natural Resource perspectives 40.

18 Paulo Filipe (2005), "The right to land a livelihood: The dynamics of land tunure

systems in Conda, Amboim and Sumbe municipalities", Norwegian People's Aid.

19 Erik Meijering (2002), "A Chronology of Interpolation: From Ancient Astronomy

to Modern Signal and Image Processing", Proceedings of the IEEE, 90.

20 T.G. Van Niel, and T.R. McVicar (2001), "Remote sensing of rice-based irrigated

agriculture: A review.", Cooperative Research Center for Sustainable Rice

Production, p. P1105.

21 B.R Parida, B. Oinam, N.R. Petel, N. Sharma, R.Kandwal, and M.K. Hazarika

(2008), "Land surface temperature variation in relation to vegetation type using

Modis satellite data in Gujarat state of India", International Journal of Remote

sensing, 29, pp. 4219-35.

22 J. Park, R. Tateishi, and M. Matsuoka (1999), "A Proposal of the Temporal

Window Operation (Two) Method Toremove High - Frequency Noises in Avhrr

Page 75: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

66

Ndvi Time Series Data", Journal of the Japan Society of Photogrammetry and

Remote Sensing, 38.

23 T. Reardon, and J.E. Taylor (1996), "Agrolimatic Shock, Income Inequality, and

Porverty: Evidence from Burkina Faso", World Development, 24, pp. 901-14.

24 Jonathan Rigg (2005), "Poverty and livelihoods after full-time farming: A South-

East Asian view", Asia Pacific Viewpoint, 46, pp. 173-84.

25 T Sakamoto (2009), "Spatio-temporal Analysis of Agriculture in the Vietnamese

Mekong Delta using Modis imagery", Scienes, Agro-environmental.

26 I. Savin, and B. Baruth (2009), "Rice acreage estimation in Kalmykia based on

Modis NDVI".

27 Ian Scoones, 'Sustainable Rural Livelihoods: A Framework for Analysis', in IDS

Working Paper 72 (Institute of Development Studies, 1998).

28 Tim Hanstad, Robin Nielsn, and Jennifer Brown, 'Land and livelihoods: Making

land rights real for India's rural poor', in LSP working paper 12 (Rome: Food and

Agirculture Organization Livelihood Support Program, 2004).

29 N. Viovy, O. Arino, and A.S. Belward (1992), "Best Index Slope Extraction

(Bise). A Method for Reducing Noise in Ndvitime‒Series", nternational Journal

of Remote Sensing, 13.

30 Zang Xia, Sun Rui, Zhang Bing, and Tong Qingxi (2005), "Land cover

classification of the North China Plain using MODIS_EVI time series", ISPRS

Journal of Photogrammetry & Remote Sensing, 63, pp. 476-84.

31 S. Xiao, S. Boles, C.Li Frolking, J. Y. Babu, W. Salas, and B. M. Iii (2005),

"Mapping paddy rice agriculture in southern China using multi-temporal MODIS

images", Remote Sensing of Environment, 95, pp. 480-92.

32 X. Zhang, M.A. Friedl, C.B. Schaaf, A.H. Strahler, J.C.F. Hodges, F. Gao, B.C.

Reed, and A. Huete (2003), "Monitoring Vegetation Phenology Using Modis",

Remote Sensing of Environment, 84.

33 T. Le Toan, F. Ribbes, L. F. Wang, N. Floury, K. H. Ding, Kong Jin Au, M. Fujita,

T. Kurosu, Khazenie Nahid, and Thuy Le Toan (1997), "Rice crop mapping and

monitoring using ERS-1 data based on experiment and modeling results", IEEE

transactions on geoscience and remote sensing, 35, pp. 41-56.

Page 76: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

67

PHỤ LỤC

1. Danh sách các điểm kiểm chứng thực địa

ID Date Name Code_LU

LU_types Location Images_ID

1 2011-12-13 TAMDAO3 2 Double rice TamDao_VinhPhuc

2 2011-12-13 TD01 2 Single rice TamDuong_VinhPhuc

3 2011-12-13 QL321_1 2 Double rice and cash crop Phung_HaNoi P1000441

4 2011-12-13 QL321_2 2 Single rice Phung_HaNoi P1000443

5 2011-12-13 QL321_4 2 Single rice Phung_HaNoi P1000440

6 2011-12-13 QL321_21 2 Single rice Phung_HaNoi P1000440

7 2011-12-13 QL322_1 2 Double rice PhucTho_HaNoi P1000445

8 2011-12-13 QL322_2 2 Double rice PhucTho_HaNoi P1000447

9 2011-12-13 QL322_3 2 Double rice PhucTho_HaNoi P1000446

10 2011-12-13 QL322_4 2 Double rice PhucTho_HaNoi P1000444

11 2011-12-13 VT1_1 2 Double rice and cash crop

VinhTuong_VinhPhuc P1000474

12 2011-12-13 VT1_3 2 Double rice and cash crop

VinhTuong_VinhPhuc P1000473

13 2011-12-13 TD01_1 2 Single rice TamDuong_VinhPhuc P1000481

14 2011-12-13 TD01_2 2 Single rice TamDuong_VinhPhuc P1000482

15 2011-12-13 TD01_3 2 Single rice TamDuong_VinhPhuc P1000483

16 2011-12-13 TD01_4 2 Single rice TamDuong_VinhPhuc P1000484

17 2011-12-13 TD2_1 2 Double rice TamDuong_VinhPhuc P1000490

18 2011-12-13 TD2_2 2 Double rice TamDuong_VinhPhuc P1000491

19 2011-12-13 TD2_3 2 Double rice TamDuong_VinhPhuc P1000489

20 2011-12-13 TD2_4 2 Double rice TamDuong_VinhPhuc P1000492

21 2011-12-13 TAMDAO1_1 2

Double rice and cash crop TamDao_VinhPhuc P1000500

22 2011-12-13 TAMDAO1_2 2

Double rice and cash crop TamDao_VinhPhuc P1000499

23 2011-12-13 TAMDAO1_3 5 Double rice TamDao_VinhPhuc P1000502

24 2011-12-13 TAMDAO1_4 2

Double rice and cash crop TamDao_VinhPhuc P1000501

25 2011-12-13 TAMDAO3_1_1 2 Double rice TamDao_VinhPhuc P1000523

Page 77: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

68

26 2011-12-13 TAMDAO3_2_1 2

Double rice and cash crop TamDao_VinhPhuc P1000520

27 2011-12-13 TAMDAO3_4_1 2 Single rice TamDao_VinhPhuc P1000521

28 2011-12-13 VY1_2 2 Double rice VinhYen_VinhPhuc P1000527

29 2011-12-13 VY1_4 2 Double rice VinhYen_VinhPhuc P1000542

30 2011-12-13 PY1_1_1 2 Double rice PhucYen_VinhPhuc P1000529

31 2011-12-13 PY1_2 2 Double rice PhucYen_VinhPhuc P1000528

32 2011-12-13 PY1_3 2 Double rice PhucYen_VinhPhuc P1000530

33 2011-12-13 PY3_4 2 Double rice and cash crop PhucYen_VinhPhuc P1000533

34 2011-12-14 BN2 2 Double rice BacNinh

35 2011-12-14 DA10 2 Double rice Dong_Anh

36 2011-12-14 DA5 2 Double rice Dong_Anh

37 2011-12-14 DA6 2 Double rice Dong_Anh

38 2011-12-14 HD2 2 Double rice HaiDuong

39 2011-12-14 HD3 2 Double rice and cash crop HaiDuong

40 2011-12-14 DA1_1 2 Double rice Dong_Anh P1000537

41 2011-12-14 DA1_2_1 2 Double rice Dong_Anh P1000538

42 2011-12-14 DA2_1 2 Double rice and cash crop Dong_Anh P1000542

43 2011-12-14 DA2_2 2 Double rice and cash crop Dong_Anh P1000543

44 2011-12-14 DA2_3 2 Double rice and cash crop Dong_Anh P1000545

45 2011-12-14 DA2_4 2 Double rice and cash crop Dong_Anh P1000544

46 2011-12-14 DA5_1 2 Double rice Dong_Anh P1000556

47 2011-12-14 DA5_2_1 2 Double rice Dong_Anh P1000557

48 2011-12-14 DA6_1_1 2 Double rice Dong_Anh P1000568

49 2011-12-14 DA6_1_2 2 Double rice Dong_Anh P1000568

50 2011-12-14 DA6_3_1 2 Double rice Dong_Anh P1000570

51 2011-12-14 DA8_2 2 Double rice Dong_Anh P1000576

52 2011-12-14 DA8_3 2 Double rice Dong_Anh P1000578

53 2011-12-14 DA8_4 2 Double rice Dong_Anh P1000579

54 2011-12-14 DA9_1 2 Double rice Dong_Anh P1000581

55 2011-12-14 DA9_2 2 Double rice Dong_Anh P1000580

56 2011-12-14 DA9_3 2 Double rice Dong_Anh P1000582

57 2011-12-14 DA9_4 2 Double rice Dong_Anh P1000583

58 2011-12-14 DA10_1 2 Double rice Dong_Anh P1000584

59 2011-12-14 DA10_2 2 Double rice Dong_Anh P1000585

60 2011-12-14 DA10_3 2 Double rice Dong_Anh P1000586

61 2011-12-14 DA10_4 2 Double rice Dong_Anh P1000587

62 2011-12-14 BN1_4 2 Double rice BacNinh P1000591

Page 78: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

69

63 2011-12-14 BN2_1 2 Double rice BacNinh P1000600

64 2011-12-14 BN2_2 2 Double rice BacNinh P1000598

65 2011-12-14 BN2_3 2 Double rice BacNinh P1000599

66 2011-12-14 BN2_4 2 Double rice BacNinh P1000597

67 2011-12-14 HD1_3 2 Double rice HaiDuong P1000607

68 2011-12-14 HD1_4 2 Double rice HaiDuong P1000604

69 2011-12-14 HD2_1 2 Double rice and cash crop HaiDuong P1000610

70 2011-12-14 HD2_2 2 Double rice and cash crop HaiDuong P1000609

71 2011-12-14 HD2_3 2Double rice and cash crop HaiDuong P1000611

72 2011-12-14 HD3_1 2 Double rice and cash crop HaiDuong P1000617

73 2011-12-14 HD3_2 2Double rice and cash crop HaiDuong P1000614

74 2011-12-14 HD3_3 2 Double rice and cash crop HaiDuong P1000615

75 2011-12-14 HD3_4 2 Double rice and cash crop HaiDuong P1000616

76 2011-12-14 HD4_2 2 Double rice and cash crop HaiDuong P1000622

77 2011-12-14 HD5_1 2 Double rice HaiDuong P1000624

78 2011-12-14 HD5_2 2 Double rice HaiDuong

79 2011-12-14 HD5_3 2 Double rice HaiDuong

80 2011-12-14 HD5_4 2 Double rice HaiDuong P1000623

81 2011-12-15 HP1 2 Double rice HaiPhong

82 2011-12-15 TB5 2 Double rice ThaiBinh

83 2011-12-15 HD7_1_2 2 Double rice and cash crop HaiDuong P1000633

84 2011-12-15 HD7_2 2 Double rice and cash crop HaiDuong P1000632

85 2011-12-15 HD7_3_2 2 Double rice HaiDuong P1000630

86 2011-12-15 HD7_4 2 Double rice and cash crop HaiDuong P1000631

87 2011-12-15 HD8_1 2 Double rice HaiDuong P1000635

88 2011-12-15 HD8_2 2 Double rice HaiDuong P1000634

89 2011-12-15 HD8_3_1 2 Double rice HaiDuong P1000637

90 2011-12-15 HD8_4 2 Double rice HaiDuong P1000636

91 2011-12-15 HD9_1 2 Double rice and cash crop HaiDuong P1000640

92 2011-12-15 HD9_2 2 Double rice and cash crop HaiDuong P1000638

93 2011-12-15 HD9_3 2 Double rice and cash crop HaiDuong P1000641

94 2011-12-15 HD9_4_1 2 Double rice and cash crop HaiDuong P1000639

Page 79: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

70

95 2011-12-15 HP1_1 2 Double rice HaiPhong P1000644

96 2011-12-15 HP1_2 2 Double rice HaiPhong P1000645

97 2011-12-15 HP1_3 2 Double rice HaiPhong P1000643

98 2011-12-15 HP1_4 2 Double rice HaiPhong P1000642

99 2011-12-15 HP2_1_2 2 Double rice HaiPhong P1000647

100 2011-12-15 HP2_2 2 Double rice HaiPhong P1000646

101 2011-12-15 HP2_3 2 Double rice HaiPhong P1000649

102 2011-12-15 HP2_4 2 Double rice HaiPhong P1000648

103 2011-12-15 TB1_3 2 Double rice ThaiBinh P1000653

104 2011-12-15 TB1_4 2 Double rice ThaiBinh P1000651

105 2011-12-15 TB1_2 2 Double rice ThaiBinh P1000650

106 2011-12-15 TB1_1 2 Double rice ThaiBinh P1000652

107 2011-12-15 TB2_1 2 Double rice ThaiBinh P1000654

108 2011-12-15 TB2_2 2 Double rice ThaiBinh P1000655

109 2011-12-15 TB4_1_1 2 Double rice ThaiBinh P1000662

110 2011-12-15 TB4_1_2 2Double rice and cash crop ThaiBinh P1000662

111 2011-12-15 TB4_2_1 2 Double rice ThaiBinh P1000663

112 2011-12-15 TB4_2_2 5 Double rice ThaiBinh P1000663

113 2011-12-15 TB4_3_1 2 Double rice and cash crop ThaiBinh P1000665

114 2011-12-15 TB4_4 2 Double rice and cash crop ThaiBinh P1000664

115 2011-12-15 TB5_1 2 Double rice and cash crop ThaiBinh P1000668

116 2011-12-15 TB5_2 2 Double rice ThaiBinh P1000667

117 2011-12-15 TB5_3 2 Double rice ThaiBinh P1000669

118 2011-12-15 TB5_4 2 Double rice ThaiBinh P1000666

119 2011-12-15 TB9_3 2 Double rice ThaiBinh P1000685

120 2011-12-15 TB9_4 2 Double rice ThaiBinh P1000683

121 2011-12-15 TB10_1 2 Double rice ThaiBinh P1000688

122 2011-12-15 TB10_2 2 Double rice ThaiBinh P1000689

123 2011-12-15 TB10_3_2 2 Double rice ThaiBinh P1000690

124 2011-12-15 TB10_4_2 2 Double rice ThaiBinh P1000691

125 2011-12-15 TB10_41 2 Double rice and cash crop ThaiBinh P1000692

126 2011-12-15 TB12_1 2 Double rice and cash crop ThaiBinh P1000695

127 2011-12-15 TB12_2 2 Double rice and cash crop ThaiBinh P1000696

128 2011-12-15 TB12_3 2 Double rice and cash crop ThaiBinh P1000697

129 2011-12-15 TB12_4 2 Double rice and cash crop ThaiBinh P1000698

130 2011-12-15 TB14_1 2 Double rice ThaiBinh P1000703

Page 80: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

71

131 2011-12-15 TB14_2_2 2 Double rice ThaiBinh P1000704

132 2011-12-15 TB14_3 2 Double rice ThaiBinh P1000705

133 2011-12-15 TB14_4_2 2 Double rice ThaiBinh P1000706

134 2011-12-15 TB15_4 2 Double rice ThaiBinh P1000710

135 2011-12-16 ND8 2 Double rice and cash crop NamDinh

136 2011-12-16 ND1_1 2 Double rice NamDinh

137 2011-12-16 ND1_2 2 Double rice NamDinh P1000711

138 2011-12-16 ND1_3 2 Double rice NamDinh

139 2011-12-16 ND1_4 2 Double rice NamDinh P1000712

140 2011-12-16 ND2_1 2 Double rice NamDinh P1000717

141 2011-12-16 ND2_2 2 Double rice NamDinh P1000715

142 2011-12-16 ND2_3 2 Double rice NamDinh P1000718

143 2011-12-16 ND2_4 2 Double rice NamDinh P1000716

144 2011-12-16 ND3_1_1 2 Double rice NamDinh P1000722

145 2011-12-16 ND3_3 2 Double rice NamDinh P1000721

146 2011-12-16 ND3_4 2 Double rice NamDinh P1000720

147 2011-12-16 ND4_1_2 2 Double rice NamDinh P1000723

148 2011-12-16 ND4_2_1 2 Double rice NamDinh P1000724

149 2011-12-16 ND4_3 2 Double rice NamDinh P1000725

150 2011-12-16 ND4_4_1 2 Double rice NamDinh P1000726

151 2011-12-16 ND5_3 2 Double rice NamDinh P1000729

152 2011-12-16 ND5_4 2 Double rice NamDinh P1000730

153 2011-12-16 ND7_1_2 2 Double rice NamDinh P1000737

154 2011-12-16 ND8_2 2 Double rice and cash crop NamDinh P1000740

155 2011-12-16 ND8_3 2 Double rice and cash crop NamDinh P1000741

156 2011-12-16 ND8_4 2 Double rice and cash crop NamDinh P1000742

157 2011-12-16 ND10_1 2 Double rice and cash crop NamDinh P1000754

158 2011-12-16 ND10_3 2 Double rice and cash crop NamDinh P1000755

159 2011-12-16 ND11_1_1 2 Double rice and cash crop NamDinh P1000758

160 2011-12-16 ND11_1_2 2 Double rice NamDinh P1000758

161 2011-12-16 ND11_2 2 Double rice and cash crop NamDinh P1000759

162 2011-12-16 ND11_3_1 2 Double rice and cash crop NamDinh P1000760

163 2011-12-16 ND11_4 2 Double rice and cash crop NamDinh P1000761

164 2011-12-16 ND12_1 2 Double rice NamDinh P1000766

165 2011-12-16 ND12_2 2 Double rice NamDinh P1000765

Page 81: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

72

166 2011-12-16 ND12_3 2 Double rice NamDinh P1000763

167 2011-12-16 ND12_4_1 2 Double rice NamDinh P1000764

168 2011-12-16 NB1_1 2 Single rice NinhBinh P1000767

169 2011-12-16 NB1_4 2 Single rice NinhBinh P1000768

170 2011-12-16 NB2_1 2 Double rice and cash crop NinhBinh P1000771

171 2011-12-16 NB2_2 2 Double rice and cash crop NinhBinh

172 2011-12-16 NB2_3 2 Double rice and cash crop NinhBinh

173 2011-12-16 NB2_4 2 Double rice and cash crop NinhBinh

174 2011-12-17 NB3_1_1 2 Double rice NinhBinh P1000772

175 2011-12-17 NB3_2 2 Double rice NinhBinh P1000773

176 2011-12-17 NB3_3 2 Double rice NinhBinh P1000774

177 2011-12-17 NB3_4 2 Double rice NinhBinh P1000775

178 2011-12-17 NB6_23 2 Double rice NinhBinh P1000795

179 2011-12-17 NB6_34 2 Double rice NinhBinh P1000796

180 2011-12-17 NB6_41 2 Double rice NinhBinh P1000797

2. Điểm trọng số factor Score của từng huyện trên các trục nhân tố năm 2005

ID Tên huyện F1 F2 F3 F4 F5

0 Huyện Đan Phượng Obs36 -0.298 -1.369 -0.129 -0.586 0.007

1 Huyện Chương Mỹ Obs40 4.432 0.225 2.158 0.539 -0.122

2 Huyện Thủy Nguyên Obs64 2.467 2.456 -2.462 -0.109 -0.888

3 QuậnNgô Quyền Obs59 -2.199 -1.369 -0.199 -1.106 -0.274

4 Huyện Phú Xuyên Obs43 2.638 -0.032 0.504 -0.188 -0.089

5 Quận Cầu Giấy Obs5 -2.831 0.100 1.056 -1.335 -0.163

6 Huyện Tiên Lữ Obs79 -1.018 -0.974 -0.352 -0.454 0.042

7 Huyện Thái Thụy Obs85 5.461 2.401 -3.867 -0.322 -1.576

8 Huyện Bình Xuyên Obs20 -0.490 -1.572 0.736 0.590 0.136

9 Huyện Xuân Trường Obs102 0.065 0.207 -0.714 -0.641 0.068

10 Huyện Đông Hưng Obs84 3.235 1.397 -1.247 -0.899 0.071

11 Huyện Ninh Giang Obs56 0.352 -0.099 -0.928 -0.352 0.114

12 Thị xã Hưng Yên Obs71 -2.370 -0.725 -0.060 0.122 0.067

13 Huyện Tam Đảo Obs19 -1.466 -2.485 1.380 1.093 0.053

14 Huyện Yên Khánh Obs110 0.737 -1.142 -0.141 -0.450 0.071

15 Huyện Phù Cừ Obs80 -1.252 -1.240 -0.707 -0.435 -0.160

16 Huyện Nghĩa Hưng Obs99 2.032 0.712 -2.526 -0.901 -0.871

17 Thành phố Nam Obs95 -0.941 5.925 -0.259 4.558 1.443

Page 82: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

73

Định

18 Huyện Kinh Môn Obs49 0.293 0.564 -0.482 0.185 0.281

19 Quận Hồng Bàng Obs58 -2.670 -0.267 0.260 -0.532 -0.007

20 Huyện Kim Sơn Obs111 1.147 0.175 -0.877 -0.591 -0.167

21 Huyện Quốc Oai Obs38 0.630 -0.956 0.671 -0.155 0.128

22 Huyện Yên Mô Obs112 0.021 -1.322 -0.216 -0.377 0.028

23 Huyện Cẩm Giàng Obs52 -0.888 0.048 -0.855 0.509 0.161

24 Huyện Khoái Châu Obs77 0.728 -1.113 0.064 0.105 -0.280

25 Thị xã Hà Đông Obs32 -1.191 1.667 0.263 -0.063 0.209

26 Huyện Chí Linh Obs47 -0.182 0.403 0.010 1.506 0.443

27 Huyện Kim Động Obs78 -0.631 -0.878 -0.138 -0.017 0.024

28 Huyện Bình Giàng Obs53 -0.924 -0.572 -0.634 -0.581 -0.055

29 Quận Hoàn Kiếm Obs2 -2.204 3.587 2.552 -1.643 -0.319

30 Huyện Tiền Hải Obs86 2.801 1.242 -2.297 -0.396 -0.733

31 Quận Hoàng Mai Obs8 -1.588 0.091 -0.059 -1.192 -0.299

32 Huyện Từ Liêm Obs13 -1.146 1.031 0.144 -0.795 -0.010

33 Huyện Vụ Bản Obs97 0.190 -1.095 -0.480 -0.413 0.031

34 Huyện Hoa Lư Obs109 -2.186 -1.750 -0.480 -0.689 -0.015

35 Huyện Tiên Lãng Obs68 0.058 -0.328 -1.240 -0.476 -0.530

35 Huyện Ân Thi Obs76 0.049 0.195 -0.612 -0.675 0.030

36 Huyện Quế Võ Obs26 1.702 -0.844 -0.017 -0.400 -0.024

38 Huyện An Dương Obs65 -1.763 -0.572 0.173 0.018 -0.134

39 Huyện Duy Tiên Obs90 0.188 -0.171 -0.404 0.138 0.206

40 Huyện Gia Viễn Obs108 -0.412 -1.170 -0.347 -0.586 -0.021

41 Quận Hải An Obs61 -3.920 -0.273 -1.745 4.203 -4.009

42 Quận Tây Hồ Obs3 -3.376 -1.264 0.604 -0.819 -0.216

43 Quận Thanh Xuân Obs9 -3.578 -0.533 0.985 -0.888 -0.209

44 Huyện Nam Trực Obs100 1.569 -0.027 -0.153 -0.370 0.027

45 Huyện Mỹ Đức Obs45 1.702 -1.470 0.043 0.473 -0.136

46 Huyện Gia Bình Obs30 -0.598 -1.132 -0.189 -0.432 -0.101

47 Huyện Mỹ Hào Obs75 -1.791 -1.184 -0.434 -0.602 -0.020

48 Huyện Thường Tín Obs42 1.278 0.020 -0.414 -0.997 0.153

49 Quận Long Biên Obs4 -0.979 1.512 0.989 -1.480 -0.015

50 Thị xã Ninh Bình Obs105 -2.249 1.527 -0.371 2.302 0.810

51 Huyện Văn Giang Obs73 -1.559 -1.330 -0.368 -0.516 -0.107

52 Huyện Nho Quan Obs107 2.846 -1.914 2.768 2.052 -0.189

53 Huyện An Lão Obs66 -1.586 -0.209 -0.638 -0.103 -0.042

54 Huyện Ba Vì Obs34 5.512 -1.870 4.075 2.170 -0.107

55 Huyện Lý Nhân Obs94 1.026 0.511 -0.168 0.418 0.267

56 Quận Ba Đình Obs1 -2.853 0.072 1.415 -1.437 -0.415

57 Huyện Gia Lâm Obs12 0.718 -0.006 0.156 -0.618 0.034

58 Huyện Thanh Trì Obs14 -1.458 -0.051 -0.406 -0.280 -0.006

Page 83: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

74

59 Huyện Sóc Sơn Obs10 3.114 -2.163 3.515 1.801 -0.158

60 Thị xã Sơn Tây Obs33 -0.622 -0.626 1.278 0.764 0.026

61 Thành phố Hải Dương Obs46 -2.430 4.036 -0.236 3.962 1.194

62 Huyện Mỹ Lộc Obs96 -1.970 -1.503 -0.442 -0.571 0.021

63 Huyện Bình Lục Obs93 0.666 -0.066 -0.786 0.015 0.241

64 Huyện Hải Hậu Obs104 4.265 1.716 -1.183 -0.071 -0.956

65 Thị xã Vĩnh Yên Obs15 -2.757 0.256 -0.272 2.753 -2.126

66 Huyện Đông Anh Obs11 3.071 2.018 1.468 -0.293 0.038

67 Huyện Vĩnh Bảo Obs69 1.037 0.502 -0.313 0.441 -0.319

68 Huyện Kim Thành Obs50 -0.451 -0.447 -0.373 -0.769 0.074

69 Huyện Lương Tài Obs31 -0.666 -0.988 -0.514 -0.539 -0.151

70 Huyện Kim Bảng Obs91 0.032 -0.177 -0.360 0.637 0.102

71 Huyện Gia Lộc Obs54 0.301 0.308 -0.866 -0.173 0.079

72 Thị xã Phủ Lý Obs89 -2.332 0.227 -0.215 0.976 0.383

73 Huyện Quỳnh Phụ Obs82 3.244 1.015 -0.857 -0.287 0.242

74 Quận Hai Bà Trưng Obs7 -3.961 4.629 5.448 -3.372 -1.063

75 Huyện Thanh Liêm Obs92 0.065 -0.265 0.039 0.134 0.106

76 Huyện Văn Lâm Obs72 -1.485 -1.172 -0.371 -0.808 -0.013

77 Huyện Cát Hải Obs70 -3.198 -1.079 -0.688 0.164 -0.104

78 Huyện Ứng Hòa Obs44 2.215 0.465 -0.232 -0.557 0.053

79 Thị xã Đồ Sơn Obs63 -3.434 -1.178 -0.762 0.086 -0.290

80 Huyện Mê Linh Obs21 0.856 -0.240 0.386 0.707 0.285

81 Huyện Vũ Thư Obs88 2.650 0.261 -0.605 -0.838 -0.071

82 Huyện Yên Phong Obs25 0.456 -0.408 -0.236 -0.036 0.189

83 Thị xã Bắc Ninh Obs24 -2.311 1.818 -0.487 2.391 0.811

84 Huyện Phúc Thọ Obs35 1.441 -0.950 0.859 0.016 -0.014

85 Huyện Hưng Hà Obs83 4.158 0.327 0.321 0.587 -0.211

86 Huyện Tứ Kỳ Obs55 0.727 0.226 -0.783 -0.781 -0.087

87 Thị xã Tam Điệp Obs106 -2.518 -1.643 -0.044 -0.094 0.029

88 Huyện Yên Lạc Obs22 0.554 -1.259 0.233 -0.082 -0.133

89 Huyện Nam Sách Obs48 0.373 -0.484 -1.058 -0.334 8.887

90 Thành phố Thái Bình Obs81 -1.639 -0.188 -0.156 -0.477 -0.062

91 Quận Đống Đa Obs6 0.005 6.899 3.412 -2.137 -0.205

92 Huyện Thanh Oai Obs41 1.351 -0.597 0.228 -0.478 -0.023

93 Huyện Tiên Du Obs27 -0.399 -0.291 -0.178 0.296 0.224

94 Quận Kiến An Obs62 -2.427 0.485 -0.915 1.861 0.659

95 Huyện Trực Ninh Obs101 0.675 0.510 -0.788 -0.814 0.007

96 Huyện Tam Dương Obs18 -0.562 -2.232 1.094 0.512 -0.041

97 Huyện Kiến Xương Obs87 2.936 0.847 -1.017 -1.139 0.118

Page 84: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

75

98 Quận Lê Chân Obs60 -2.249 2.089 0.518 0.856 0.303

99 Huyện Thuận Thành Obs29 0.219 -0.379 -0.253 -0.734 0.008

100 Huyện Vĩnh Tường Obs23 2.746 -0.870 1.165 0.341 -0.221

101 Huyện Thạch Thất Obs39 0.634 -1.111 1.166 -0.239 -0.179

102 Huyện Hoài Đức Obs37 0.998 -0.290 0.375 -0.610 0.145

103 Huyện Yên Mỹ Obs74 -0.509 -0.710 -0.226 0.034 0.116

104 Thị xã Phúc Yên Obs16 -2.325 -0.350 0.314 1.942 0.442

105 Huyện Ý Yên Obs98 3.638 0.160 -0.249 -0.185 0.040

106 Huyện Thanh Miện Obs57 -0.234 -0.490 -0.668 -0.545 0.020

107 Huyện Từ Sơn Obs28 -1.414 -0.049 -0.004 -0.828 0.145

108 Huyện Thanh Hà Obs51 -0.064 0.233 -0.535 -0.402 0.094

109 Huyện Giao Thủy Obs103 1.728 0.642 -1.322 -0.428 -0.734

111 Huyện Kiến Thụy Obs67 -0.434 1.700 -1.007 0.156 -0.316

112 Huyện Lập Thạch Obs17 4.955 -1.917 3.795 2.107 -0.202

Page 85: ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích ...

76

Một số hình ảnh thực địa về ruộng lúa và đất nông nghiệp

Đinh Thị Diệu HÀ NỘI - 2012