UBND TỈNH HẬU GIANG

14
UBND TỈNH HẬU GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /SGDĐT-GDTrH-GDTX Hậu Giang, ngày tháng năm 2021 V/v xây dựng kế hoạch giáo dục và triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022 Kính gửi: - Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố; - Trường THPT, THPT chuyên, PTDTNT; - TT. GDTX tỉnh; TT. GDNN-GDTX các huyện, thị xã, thành phố. Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT): Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH, ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; Công văn số 2613/BGDĐT- GDTrH ngày 23/6/2021 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022; Để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Chương trình GDPT 2018) đối với lớp 6 và Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (gọi tắt là Chương trình GDPT 2006) đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12, Sở GD&ĐT đề nghị các phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố, các trường THPT; trường PTDTNT, THPT chuyên, trung tâm GDTX tỉnh, các trung tâm GDNN-GDTX (gọi chung là các đơn vị) thực hiện các nôi dung sau: Các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc 2 công văn của Bộ GD&ĐT: Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH, ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường (Công văn 5512/BGDĐT- GDTrH); Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH ngày 23/6/2021 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021 -2022 (Công văn 2613/BGDĐT-GDTrH). Ngoài ra, Sở GD&ĐT hướng dẫn thêm một số nội dung cụ thể sau: I. Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12 (Giáo dục trung học và Giáo dục thường xuyên) - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh; phát huy tính chủ động, ng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học

Transcript of UBND TỈNH HẬU GIANG

Page 1: UBND TỈNH HẬU GIANG

UBND TỈNH HẬU GIANG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /SGDĐT-GDTrH-GDTX Hậu Giang, ngày tháng năm 2021

V/v xây dựng kế hoạch giáo dục và

triển khai thực hiện chương trình

giáo dục trung học năm học

2021-2022

Kính gửi:

- Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố;

- Trường THPT, THPT chuyên, PTDTNT;

- TT. GDTX tỉnh; TT. GDNN-GDTX các huyện, thị xã, thành phố.

Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT):

Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH, ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ

chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; Công văn số 2613/BGDĐT-

GDTrH ngày 23/6/2021 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung

học năm học 2021-2022;

Để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông ban hành

kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Chương trình GDPT 2018) đối với lớp 6 và Chương

trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT

ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (gọi tắt là Chương trình GDPT 2006)

đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12,

Sở GD&ĐT đề nghị các phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố, các

trường THPT; trường PTDTNT, THPT chuyên, trung tâm GDTX tỉnh, các trung

tâm GDNN-GDTX (gọi chung là các đơn vị) thực hiện các nôi dung sau:

Các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc 2 công văn của Bộ GD&ĐT:

Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH, ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ

chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường (Công văn 5512/BGDĐT-

GDTrH); Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH ngày 23/6/2021 về việc triển khai

thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022 (Công văn

2613/BGDĐT-GDTrH).

Ngoài ra, Sở GD&ĐT hướng dẫn thêm một số nội dung cụ thể sau:

I. Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12 (Giáo dục trung học và Giáo dục

thường xuyên)

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp

với điều kiện thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy

học tích cực nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh; phát huy tính chủ động,

sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học

Page 2: UBND TỈNH HẬU GIANG

2

và giáo dục của tổ chuyên môn, kế hoạch bài dạy (giáo án), của giáo viên (hoàn

thiện kế hoạch dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn, giáo án đã được xây dựng

và thực hiện từ các năm trước). Đối với các tiết học theo chủ đề/chuyên đề xây

dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học

sinh. 1

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh, học viên: Tổ chức kiểm tra, đánh giá

học sinh được thực hiện theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, Thông tư số

58/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với học sinh các

trường phổ thông và Thông tư số 21/2021/TT-BGDĐT ngày 01/7/2021 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo đối với học sinh các trung tâm Giáo dục thường xuyên.

- Môn Tiếng Anh lớp 7 đến lớp 12:

+ Các trường tiếp tục triển khai Chương trình Tiếng Anh 7 năm đã thực

hiện từ các năm trước. Sách giáo khoa Tiếng Anh 7 năm của Nhà Xuất bản Giáo

dục Việt Nam (Tổng chủ biên: Hoàng Văn Vân). Thực hiện chương trình theo

Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

+ Ngoài ra, các trường vẫn tiếp tục triển khai Chương trình Tiếng Anh 10

năm thí điểm đã thực hiện từ các năm trước. Sách giáo khoa Tiếng Anh 10 năm

thí điểm của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (Tổng chủ biên: Hoàng Văn Vân).

Thực hiện chương trình theo Quyết định số 01/QĐ-BGDĐT ngày 03/01/2012 của

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đối với cấp THCS; Quyết định số 5209/QĐ-BGDĐT ngày

23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đối với cấp THPT và Công văn

7972/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2013.

II. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 6

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được

thực hiện theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH, bao gồm :

- Kế hoạch thời gian thực hiện chương trình (phân phối chương trình);

- Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn;

- Kế hoạch giáo dục của giáo viên;

1 Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT:

- Công văn số 1537/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 04/10/2019 của Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang về việc hướng dẫn

xây dựng chương trình giáo dục nhà trường từ năm học 2019-2020;

- Công văn số 1713/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 16/9/2020 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn điều chỉnh nội

dung dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh cấp THCS, THPT; học viên theo học Chương trình GDTX cấp THCS và cấp

THPT từ năm học 2020 – 2021;

- Công văn số 112/SGDĐT-GDTrH ngày 05/02/2018 của Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang về việc Hướng dẫn thực hiện

chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018;

- Công văn số 901/SGDĐT-GDTrH ngày 25/7/2018 của Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang về việc hướng dẫn tổ chức

dạy học và đánh giá giờ dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh;

- Kế hoạch số 2345/KH-SGDĐT ngày 11/12/2020 của Sở GD&ĐT về việc Phát động phong trào thi đua “Đổi mới,

sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2021-2025.

Page 3: UBND TỈNH HẬU GIANG

3

- Kế hoạch bài dạy (giáo án).

Các đơn vị chủ động, linh hoạt xây dựng các khung Kế hoạch giáo dục phù

hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường (tham khảo mẫu trong các phụ lục kèm

theo của Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH).

III. Tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục lớp 6

Việc Sử dụng sách giáo khoa theo Quyết định số 767/QĐ-UBND ngày 26

tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc Phê duyệt Danh mục sách

giáo khoa lớp 1, lớp 2, lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa

bàn Tỉnh từ năm học 2021-2022

Việc tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục lớp 6 thực hiện

theo hướng dẫn của Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH và Công văn

2613/BGDĐT-GDTrH. Lưu ý việc tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục một số

bộ môn, hoạt động giáo dục sau:

1. Về thực hiện chương trình giáo dục

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo hướng mở,

trong đó quy định tổng số tiết trong một năm học cho mỗi môn học, hoạt động

giáo dục (bao gồm tiết kiểm tra, đánh giá định kì). Các đơn vị chủ động bố trí thời

gian triển khai kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục trong năm

học đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh.

1.1. Môn Lịch sử và Địa lí

a) Chương trình môn Lịch sử và Địa lí bao gồm phân môn Lịch sử và phân

môn Địa lí, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều

nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau; nội dung Lịch sử

tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lí và nội dung Địa lí tích

hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử.

Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công

giáo viên dạy học các nội dung của chương trình phù hợp với năng lực chuyên

môn, chuyên ngành được đào tạo của giáo viên. nhà trường chủ động phân công

tiết dạy giữa 2 phân môn phù hợp: có thể Học kỳ I sắp xếp 2 tiết phân môn Lịch

Sử/tuần và 1 tiết phân môn Địa lí/tuần; Học kỳ II sắp xếp 1 tiết phân môn Lịch

Sử/tuần và 2 tiết phân môn Địa lí/tuần hoặc ngược lại, đảm bảo hoàn thành chương

trình trong từng học kỳ của năm học

b) Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng theo từng phân môn Lịch sử

và phân môn Địa lí, các phân môn được bố trí dạy học đồng thời trong từng học

kì phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Nhà trường hướng dẫn tổ/nhóm

xây dựng một Kế hoạch dạy học môn học “Lịch sử và Địa lý”.

Tổng số tiết: 105 tiết/năm học. Học kỳ I: 54 tiết/18 tuần. Học kỳ II: 51

tiết/17 tuần. Thời lượng dành cho kiểm tra định kì 8 tiết (bao gồm bài kiểm tra

Page 4: UBND TỈNH HẬU GIANG

4

giữa kì thời gian từ 60 phút đến 90 phút, cuối kì thời gian từ 60 phút đến 90 phút.

Bài kiểm tra cuối kì là bài tổ hợp 2 phân môn Lịch sử và địa lí).

c) Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy

học theo từng phân môn. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng bao gồm

nội dung phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí theo tỷ lệ phù hợp với nội dung

và thời lượng dạy học của mỗi phân môn đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

1.2. Môn Khoa học tự nhiên

a) Chương trình môn Khoa học tự nhiên bao gồm các chủ đề: Chất và sự

biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời. Các

chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định

với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình

thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công

giáo viên dạy học các chủ đề phù hợp với chuyên ngành được đào tạo của giáo

viên, năng lực chuyên môn của giáo viên.

b) Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng phù hợp với logic sắp xếp

các chủ đề của chương trình môn học và điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường.

Nhà trường hướng dẫn tổ/nhóm xây dựng một Kế hoạch dạy học môn “Khoa học

tự nhiên”. Căn cứ vào điều kiện thực tế, nhà trường có thể tổ chức dạy học đồng

thời các chủ đề trong từng học kì, bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với

nội dung môn học.

Tổng số tiết thực hiện môn KHTN: 140 tiết/năm học. Học kỳ I: 72 tiết/18

tuần. Học kỳ II: 68 tiết/17 tuần. Thời lượng dành cho kiểm tra định kì là 8 tiết

(bao gồm bài kiểm tra giữa kì thời gian từ 60 phút đến 90 phút, cuối kì thời gian

từ 60 phút đến 90 phút.)

Gợi ý cách thực hiện:

Cách 1: Xây dựng kế hoạch môn học và tổ chức dạy học các nội dung theo

đúng thứ tự các chủ đề trong sách giáo khoa, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy

học các chủ đề phù hợp với chuyên ngành được đào tạo của giáo viên, năng lực

chuyên môn của giáo viên và phù hợp với tình hình đội ngũ giáo viên của nhà

trường và đảm bảo chất lượng giáo dục.

Cách 2: Xây dựng kế hoạch môn học và tổ chức dạy học các nội dung theo

đúng thứ tự các chủ đề trong sách giáo khoa ở học kỳ I; Xây dựng kế hoạch môn

học và tổ chức dạy học đồng thời các nội dung của từng chủ đề theo từng phân

môn Lí, Sinh trong học kỳ II, đảm bảo tính khoa học, logic phù hợp với tình hình

đội ngũ giáo viên của nhà trường và đảm bảo chất lượng giáo dục.

c) Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kì được thực hiện

trong quá trình dạy học môn học theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì

được xây dựng gồm nội dung của các chủ đề đã thực hiện theo kế hoạch dạy học,

Page 5: UBND TỈNH HẬU GIANG

5

bảo đảm tỷ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học đến thời điểm kiểm tra,

đánh giá.

1.3. Môn Nghệ thuật

a) Thời lượng dành cho môn học là 70 tiết/năm học. Chương trình môn

Nghệ thuật gồm hai phân môn “Âm nhạc và Mĩ thuật” khối lớp 6 được thiết kế

theo các phần Âm nhạc và Mĩ thuật tương đối độc lập. Nhà trường hướng dẫn

tổ/nhóm xây dựng một Kế hoạch dạy học môn học, đảm bảo từng phân môn được

bố trí dạy học đồng thời trong từng học kì phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà

trường.

b) Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy

học theo từng phân môn. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng bao gồm

nội dung phân môn Âm nhạc và phân môn Mĩ thuật theo tỷ lệ phù hợp với nội

dung và thời lượng dạy học của mỗi phân môn đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

1.4. Nội dung giáo dục của địa phương

a) Nội dung giáo dục của địa phương bao gồm những vấn đề cơ bản về văn

hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương.

Căn cứ vào nội dung giáo dục của địa phương, hiệu trưởng phân công giáo viên

dạy học các chủ đề phù hợp với năng lực của giáo viên.

b) Thời lượng dành cho môn học là 35 tiết/năm học. (Số tiết dành cho mỗi

nội dung như sau: Ngữ văn 08 tiết, Âm nhạc 05 tiết, Mĩ thuật 05 tiết, Lịch sử 05

tiết, Địa lí 06 tiết, Giáo dục công dân 04 tiết, Ôn tập 02 tiết.

c) Kế hoạch dạy học nội dung giáo dục của địa phương được xây dựng theo

từng chủ đề phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường và kế hoạch

dạy học các môn học có liên quan, tạo thuận lợi cho học sinh liên hệ, vận dụng

những nội dung kiến thức đã học trong các môn học với thực tiễn tại địa phương.

d) Giáo viên dạy học chủ đề nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường

xuyên đối với chủ đề đó theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây

dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung kiểm tra, đánh giá

bao gồm nội dung các chủ đề đã dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá. Hình

thức đánh giá bằng nhận xét theo 02 (hai) mức Đạt; Chưa đạt.

1.5. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

a) Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bao gồm các nội

dung hoạt động được tổ chức trong và ngoài nhà trường với các hình thức hoạt

động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ

đề và Hoạt động câu lạc bộ. Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, hiệu

trưởng phân công cán bộ quản lí, giáo viên đảm nhận việc tổ chức thực hiện các

hoạt động phù hợp với năng lực của cán bộ quản lí, giáo viên.

Page 6: UBND TỈNH HẬU GIANG

6

b) Kế hoạch tổ chức các hoạt động được xây dựng phù hợp với điều kiện

thực tiễn của nhà trường; tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh, chính quyền

địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức cho học sinh thực hiện

các hoạt động trong và ngoài nhà trường.

- Hoạt động trải nghiệm tổ chức trong giờ học chính thức

Tổng số tiết: 105 tiết/năm học. Học kỳ I: 54 tiết/18 tuần. Học kỳ II 51

tiết/17tuần; Loại hình hoạt động: (Sinh hoạt dưới cờ: 35 tiết; Chủ đề: 35 tiết (theo

SGK); Sinh hoạt lớp: 35 tiết)

Phương pháp tổ chức sinh hoạt dưới cờ và tổ chức sinh hoạt lớp: tổ chức

hội thảo chuyên đề; tổ chức diễn đàn, giao lưu; tổ chức trò chơi; tổ chức sân khấu

tương tác; tổ chức hội thi; tổ chức nêu gương, đóng vai, tạo sản phẩm, hoạt động

nhóm...

Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề tổ chức theo quy trình tại các Phụ lục

đính kèm phần sau của Công văn này.

- Hoạt động trải nghiệm tổ chức sau giờ học chính thức

Hoạt động câu lạc bộ: giúp học sinh sử dụng kiến thức có được từ các môn

học, các họat động giáo dục trải nghiệm, thực hiện mục tiêu mà HĐ THHN đặt

ra. Hoạt động câu lạc bộ, trải nghiệm định kỳ cần đảm bảo tính tự nguyện của các

thành viên tham gia, đồng thời có sự quản lý, thống nhất của nhà trường.

Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề định kỳ: được tổ chức vào giữa kì hay

cuối kì theo quy mô khối lớp hoặc quy mô trường, hoạt động này mở rộng phạm

vi, không gian cho học sinh giúp học sinh có cơ hội trình diễn, thể hiện và tiếp tục

củng cố rèn luyện những gì đã học trong môi trường sống động hơn, gần với cuộc

sống hơn.

c) Cán bộ quản lí, giáo viên được phân công tổ chức hoạt động nào thực

hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với hoạt động đó theo kế hoạch.

Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của

nhà trường, nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các hoạt động đã thực

hiện đến thời điểm kiểm tra, đánh giá. Hình thức đánh giá bằng nhận xét theo 02

(hai) mức Đạt; Chưa đạt.

1.6 Môn Tin học lớp 6: Ở những nơi chưa đảm bảo điều kiện tổ chức dạy

học môn Tin học theo lộ trình quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT,

Hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường để tổ chức thực hiện phù

hợp theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BGDĐT ngày 01/7/2021 của Bộ

trưởng Bộ GD&ĐT.

1.7 Môn Tiếng Anh lớp 6: Sử dụng sách giáo khoa theo Quyết định số

767/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang. Thực hiện

chương trình theo Chương trình Tiếng Anh lớp 6 trong Chương trình giáo dục

Page 7: UBND TỈNH HẬU GIANG

7

phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

2. Về kiểm tra, đánh giá

Các đơn vị thực hiện theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng

7 năm 2021 của Bộ GD&ĐT về Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở,

học sinh trung học phổ thông. Trong đó lưu ý:

- Nếu chương trình môn học chưa có quy định tỉ lệ % số tiết dành cho đánh

giá định kì thì tổ/nhóm chuyên môn xây dựng theo tỷ lệ phù hợp với nội dung và

thời lượng dạy học của mỗi môn học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

- Nếu chương trình môn học có quy định tỉ lệ % số tiết dành cho đánh giá

định kì, nhưng lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với quy định của Thông tư số 22 thì

tổ/nhóm chuyên môn xây dựng lại theo tỷ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng

dạy học của mỗi môn học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

- Trước bài kiểm tra, đánh giá giữa kì, cuối kì phải có tiết ôn tập. Thời gian

làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính

do tổ/nhóm bộ môn trao đổi thống nhất theo quy định của Thông tư 22 (thời gian

kiểm tra từ 45 phút đến 90 phút theo quy định về số tiết/năm).

- Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp

ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ

thông.

3. Tổ chức phân công chuyên môn đối với khối lớp 6

- Việc phân công giảng dạy các môn ghép (KHTN, Lịch sử và Địa lí): Trước

mắt, phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với chuyên môn đào tạo; những nội

dung khó, chung thì giao cho giáo viên có chuyên môn tốt nhất hoặc do tổ

trưởng/nhóm trưởng phụ trách (Lưu ý: Đối với môn Khoa học tự nhiên, mạch nội

dung kiến thức tương ứng giữa Chương trình GDPT 2018 với bộ sách Chân trời

sáng tạo: Hóa học: Chất và sự biến đổi chất (chủ đề 2, 3, 4, 5 trong SGK); Sinh

học: Vật sống (chủ đề 6, 7, 8 trong SGK); Vật lí: Năng lượng và sự biến đổi (chủ

đề 1, 9, 10 trong SGK), Trái đất và bầu trời (chủ đề 11 trong SGK). Sách giáo

khoa KHTN bộ Chân trời sáng tạo đã sắp xếp các chủ đề theo logic nhận thức

của học sinh, do đó, nên tổ chức dạy học tuần tự các chủ đề theo SGK. Trong đó,

phần Mở đầu, Chủ đề 1, 2, 3, 4, 5 bắt buộc phải dạy trước (tuần tự) các chủ để

còn lại trong SGK; phần Mở đầu và chủ đề 1 (Các phép đo) có thể phân công

giáo viên Hóa, Sinh, Lí dạy đều được, nhưng phù hợp chuyên môn nhất là giáo

viên Vật lí).

- Tất cả giáo viên phải tham gia tập huấn đầy đủ, đạt yêu cầu (được đánh

giá Đạt) các mô đun theo tiến độ mới được tham gia giảng dạy chương trình GDPT

2018. Riêng môn Tiếng Anh chỉ phân công giáo viên có chứng chỉ năng lực phù

hợp giảng dạy.

Page 8: UBND TỈNH HẬU GIANG

8

- Xây dựng phân phối chương trình: các tổ chuyên môn dựa vào nguồn dữ

liệu hỗ trợ, hướng dẫn của từng loại sách giáo khoa, xây dựng phân phối chương

trình, trình Hội đồng trường, Hiệu trưởng phê duyệt, triển khai thực hiện. Trong

đó cần chú ý thực hiện dạy học và đánh giá giờ dạy theo chuyên đề, chủ đề

STEM/STEAM. (Phụ lục Dự kiến phân công các môn học lớp 6 đính kèm và Phân

phối chương trình các môn sách giáo khoa lớp 6)

- Thành lập các tổ/nhóm chuyên môn cấp huyện để phối hợp với Hội đồng

bộ môn cấp tỉnh xây dựng kế hoạch hỗ trợ chuyên môn trực tiếp tại các đơn vị;

kịp thời có văn bản chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn cho đơn vị khi triển khai.

- Tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, tổ chức họp rút kinh

nghiệm hàng tháng về các vấn đề phát sinh khi triển khai như việc xây dựng phân

phối chương trình; nội dung kiến thức chuyên môn cần truyền đạt, xây dựng thời

khóa biểu của khối lớp 6; việc phân công công tác chuyên môn đặc biệt là các tổ

hợp môn, môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; nội dung giáo dục địa

phương; trong đó tập trung vào những khó khăn phát sinh cần tháo gỡ; trao đổi

kinh nghiệm trong công tác tổ chức của từng đơn vị.

Các cơ sở giáo dục báo cáo Kế hoạch giáo dục của nhà trường theo phân

cấp quản lý (các trường trung học cơ sở, trường tiểu học và trung học cơ sở gửi

về Phòng GD&ĐT; các trường phổ thông trực thuộc Sở gửi về Sở GD&ĐT) vào

đầu năm học.

(Đính kèm Công văn 2613/BDGĐT-GDTrH và Công văn 5512/BDGĐT-

GDTrH, Thông tư số 20/2021/TT-BGDĐT Thông tư số 21/2021/TT-BGDĐT

Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT và Dự kiến phân công các môn học lớp 6 theo

CTGDPT 2018)

Nhận được công văn này, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị triển

khai thực hiện./.

Nơi nhận: KT. GIÁM ĐÔC

- Như trên; PHÓ GIÁM ĐÔC - Lưu: VT, GDTrH-GDTX; P5.

Nguyễn Văn Hiền

Page 9: UBND TỈNH HẬU GIANG

9

PHỤ LỤC HƯỚNG DẪN KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIÊM, HƯỚNG NGHIỆP

(Đính kèm Công văn số /SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày tháng 8 năm 2021

của Sở GD&ĐT)

GỢI Ý KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIÊM, HƯỚNG NGHIỆP

LOẠI HÌNH SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Trường:...................

Tổ:............................

Họ và tên giáo viên:

……………………

TÊN CHỦ ĐỀ/CHỦ ĐIỂM:………………. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ; lớp: …

Thời gian thực hiện: (số tiết) I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực: Cụ thể hóa yêu cầu cần đạt.

2. Về phẩm chất: Góp phần phát triển phẩm chất nào?

II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị các thiết bị giáo dục (tranh ảnh, mô hình, hiện

vật...), các phương tiện giáo dục (máy chiếu, đầu video, máy tính, máy projector...), tài

liệu giáo dục cần thiết, các phiếu học tập, công cụ đánh giá.

- Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị nội dung, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng

học tập cần thiết.

- Chuẩn bị của các lực lượng giáo dục khác.

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

- Loại hình hoạt động: Sinh hoạt dưới cờ

- Hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức: Thể nghiệm, tương tác…

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Phần 1: Nghi lễ

- Lễ chào cờ

- Tổng kết hoạt động giáo dục của trường trong tuần

- Phát động, phổ biến kế hoạch giáo dục trong tuần tới.

2. Phần 2: Sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề/chủ điểm

TT Hoạt động (thời gian)

1 Hoạt động khởi động, khám phá (…phút)

2 Hoạt động trải nghiệm (…phút)

3 Hoạt động tổng kết, đánh giá (…phút)

1655 27

Page 10: UBND TỈNH HẬU GIANG

10

Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:

Tên hoạt động (thời gian dự kiến)

- Mục tiêu hoạt động: Cụ thể hóa mục tiêu về phẩm chất và năng lực cụ

thể.

- Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải

thực hiện: xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thực hành…

- Dự kiến sản phẩm của HS: Sản phẩm của hoạt động theo nội dung yêu

cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành.

- Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động cho

học sinh: Chuyển giao nhiệm vụ; Thực hiện nhiệm vụ; Báo cáo kết quả và thảo

luận; Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

* Lưu ý: Phần sinh hoạt lớp theo chủ đề/chủ điểm các hoạt động tổ chức có thể là

một trong các hoạt động của chuỗi HĐTN, HN yêu cầu như: mở đầu/khởi động;

khám phá-kết nối kinh nghiệm; rèn kỹ năng; vận dụng-mở rộng; đánh giá-phát triển.

Page 11: UBND TỈNH HẬU GIANG

11

GỢI Ý KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIÊM, HƯỚNG NGHIỆP

LOẠI HÌNH SINH HOẠT LỚP

Trường:...................

Tổ:............................

Họ và tên giáo viên:

……………………

TÊN CHỦ ĐỀ/CHỦ ĐIỂM:………………. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ; lớp:….

Thời gian thực hiện: Tuần….. (số tiết) I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Về năng lực: Cụ thể hóa yêu cầu cần đạt.

2. Về phẩm chất: Góp phần phát triển phẩm chất nào?

II. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

- Loại hình hoạt động: Sinh hoạt lớp

- Hình thức/Phương pháp tổ chức:

III. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Trong hoạt động sinh hoạt lớp GV cần chuẩn bị:

+ Giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm điều hành và thực hiện hoạt động sinh hoạt

lớp.

+ Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ tổ chức hoạt động.

- Học sinh:

Trong hoạt động sinh hoạt lớp HS cần chuẩn bị:

+ Các nội dung, báo cáo cho phần sơ kết

tuần/tháng.

+ Nhóm điều hành và thực hiện phân công chuẩn bị các nội dung của buổi sinh

hoạt lớp, tổ chức tập trước.

+ Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ tổ chức hoạt động.

Lưu ý: Kết quả cần đạt cho phần chuẩn bị là: Nhóm điều hành xây dựng được

chương trình buổi sinh hoạt gồm có nội dung, phương pháp và lời hướng dẫn điều

hành cho từng phần sinh hoạt. Nhóm điều hành phân công các hoạt động cho từng cá

nhân.

IV. TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Phần 1: Sinh hoạt lớp

- Bước 1: Mở đầu buổi sinh hoạt

+ Giới thiệu nhóm điều hành

+ Giới thiệu buổi sinh hoạt

- Bước 2: Sơ kết các hoạt động trong tuần/tháng

+ Đại diện các tổ báo cáo

+ Đại diện lớp tổng hợp, đánh giá chung.

- Bước 3: Phổ biến kế hoạch tuần/tháng tiếp theo

+ Nêu kế hoạch tuần/tháng tiếp theo.

Page 12: UBND TỈNH HẬU GIANG

12

+ Thảo luận kế hoạch tuần/tháng tiếp theo.

2. Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề/chủ điểm

TT Hoạt động (thời gian)

1 Hoạt động khởi động, khám phá (…thời gian)

2 Hoạt động trải nghiệm (…thời gian)

3 Hoạt động tổng kết, đánh giá (…thời gian)

Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:

Tên hoạt động (thời gian dự kiến)

- Mục tiêu hoạt động: Cụ thể hóa mục tiêu về phẩm chất và năng lực cụ

thể.

- Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải

thực hiện: xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thực hành…

- Dự kiến sản phẩm của HS: Sản phẩm của hoạt động theo nội dung yêu

cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành.

- Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động cho

học sinh: Chuyển giao nhiệm vụ; Thực hiện nhiệm vụ; Báo cáo kết quả và thảo

luận; Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

V. RÚT KINH NGHIỆM SAU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

* Lưu ý: Phần sinh hoạt lớp theo chủ đề/chủ điểm các hoạt động tổ chức có thể là

một trong các hoạt động của chuỗi HĐTN, HN yêu cầu như: mở đầu/khởi động;

khám phá-kết nối kinh nghiệm; rèn kỹ năng; vận dụng- mở rộng; đánh giá-phát

triển.

Page 13: UBND TỈNH HẬU GIANG

13

GỢI Ý KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP THEO CHỦ ĐỀ

Trường:...................

Tổ:............................

Họ và tên giáo viên:

……………………

TÊN CHỦ ĐỀ: …………………………………..

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ; lớp: ……

Thời gian thực hiện: (số tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực: Cụ thể hóa yêu cầu cần đạt.

2. Về phẩm chất: Góp phần phát triển phẩm chất nào?

II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị các thiết bị giáo dục (tranh ảnh, mô hình, hiện

vật...), các phương tiện giáo dục (máy chiếu, đầu video, máy tính, máy projector...), tài

liệu giáo dục cần thiết, các phiếu học tập, công cụ đánh giá.

- Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị nội dung, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng

học tập cần thiết.

- Chuẩn bị của các lực lượng giáo dục khác.

III. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

- Loại hình hoạt động: Hoạt động giáo dục theo chủ đề thường xuyên

- Hình thức/phương pháp tổ chức:

IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG -

1. Mở đầu/khởi động: Giới thiệu chủ đề và định hướng nội dung (....phút)

Hoạt động 1.1: .....................

Hoạt động 1.2.........................

.........................

2. Khám phá-Kết nối kinh nghiệm (....phút)

Hoạt động 2.1: .....................

Hoạt động 2.2.........................

.........................

3. Rèn luyện kỹ năng (... phút)

Hoạt động 3.1:........................

Hoạt động 3.2:..........................

.........................

4. Vận dụng – mở rộng (…..Phút)

Page 14: UBND TỈNH HẬU GIANG

14

Hoạt động 4.1:............................

Hoạt động 4.2:............................

.........................

5. Đánh giá (….phút)

Hoạt động 5.1:............................

Hoạt động 5.2:...........................

.........................

Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:

Tên hoạt động (Thời gian dự kiến)

- Mục tiêu hoạt động: Cụ thể hóa mục tiêu về phẩm chất và năng lực cụ

thể.

- Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải

thực hiện: xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thực hành…

- Dự kiến sản phẩm của HS: Sản phẩm của hoạt động theo nội dung yêu

cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành.

- Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động cho

học sinh: Chuyển giao nhiệm vụ; Thực hiện nhiệm vụ; Báo cáo kết quả và thảo

luận; Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

* Lưu ý: Tên gọi các hoạt động giáo dục cần thể hiện mục tiêu và nội dung cốt

lõi của hoạt động.

V. DẶN DÒ – CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ MỚI