UBND TỈNH BẮC KẠN CỘNG I CH T NAM SỞ NÔNG NGHIỆP …

44
UBND TNH BC KN SNÔNG NGHIỆP VÀ PTNT S: /SNN - CNTY CNG HÕA XÃ HỘI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hạnh phúc Bc Kạn, ngày 25 tháng 9 năm 2020 V/v đăng tải Hsơ dự tho Nghquyết của HĐND tỉnh quy định chi tiết ni dung Luật Chăn nuôi giao Kính gửi: Cổng thông tin điện ttnh Bc Kn Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật s80/2015/QH13. Để đảm bảo đúng quy trình tham mưu soạn thảo văn bản quy pháp pháp luật, SNông nghiệp và PTNT đề nghCổng thông tin điện tBc Kạn đăng tải ni dung dthảo như sau: - Tên văn bản đề nghđăng tải: Hsơ dự tho Nghquyết Quy định khu vc thuc nội thành của thành phố, thxã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trkhi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bc Kn. - Nội dung tham gia ý kiến: + Quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trkhi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bc Kn đã phù hợp với tình tình thực tế tại địa phương không .? + Nếu không hoặc chưa phù hợp thì cần điều chỉnh như thế nào ? bổ sung nội dung nào ? + Các mức dkiến htrkhi di di, tchm dứt các hoạt động chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bc Kn đã phù hợp chưa.? + Các điều kiện để hưởng htrcn bxung nội dung không.? + Các ý kiến góp ý về các nội dung khác,.... - Thi gian đăng ti: 30 ngày, tngày 25/9/2020 đến 24/10/2020 để các cơ quan, tchức, cá nhân đóng góp ý kiến. Gửi kèm theo các tài liệu: (1) Dtho Nghquyết ca Hội đồng nhân dân tỉnh; (2) Ttrình dự tho Nghquyết ca UBND tnh; (3) Báo cáo thuyết minh xây dựng Nghquyết; (4) Báo cáo đánh giá tác động chính sách. (5) Báo cáo tiếp thu và giải trình các ý kiến góp ý; Vi nội dung trên, đề nghCổng thông tin điện t t nh t ạo điều ki ện giúp đỡ./. Nơi nhận: Gi bản điện t: - Như trên (Đăng tải); - UBND tỉnh (Báo cáo); - GĐ, các PGĐ Sở; - VP S(đăng tải trên Trang điện tS); - Phòng kế hoạch tài chính; - Lưu: VT, CNTY. KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Nguyn Ngọc Cương 1847

Transcript of UBND TỈNH BẮC KẠN CỘNG I CH T NAM SỞ NÔNG NGHIỆP …

UBND TỈNH BẮC KẠN

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Số: /SNN - CNTY

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bắc Kạn, ngày 25 tháng 9 năm 2020

V/v đăng tải Hồ sơ dự thảo Nghị

quyết của HĐND tỉnh quy định chi

tiết nội dung Luật Chăn nuôi giao

Kính gửi: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13. Để đảm

bảo đúng quy trình tham mưu soạn thảo văn bản quy pháp pháp luật, Sở Nông nghiệp

và PTNT đề nghị Cổng thông tin điện tử Bắc Kạn đăng tải nội dung dự thảo như sau:

- Tên văn bản đề nghị đăng tải: Hồ sơ dự thảo Nghị quyết Quy định khu vực

thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn

nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được

phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

- Nội dung tham gia ý kiến:

+ Quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di

dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh

Bắc Kạn đã phù hợp với tình tình thực tế tại địa phương không .?

+ Nếu không hoặc chưa phù hợp thì cần điều chỉnh như thế nào ? bổ sung

nội dung nào ?

+ Các mức dự kiến hỗ trợ khi di dời, tự chấm dứt các hoạt động chăn nuôi

của các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi trên địa

bàn tỉnh Bắc Kạn đã phù hợp chưa.?

+ Các điều kiện để hưởng hỗ trợ cần bổ xung nội dung không.?

+ Các ý kiến góp ý về các nội dung khác,....

- Thời gian đăng tải: 30 ngày, từ ngày 25/9/2020 đến 24/10/2020 để các cơ

quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến.

Gửi kèm theo các tài liệu:

(1) Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;

(2) Tờ trình dự thảo Nghị quyết của UBND tỉnh;

(3) Báo cáo thuyết minh xây dựng Nghị quyết;

(4) Báo cáo đánh giá tác động chính sách.

(5) Báo cáo tiếp thu và giải trình các ý kiến góp ý;

Với nội dung trên, đề nghị Cổng thông tin điện tử tỉnh tạo điều kiện giúp đỡ./.

Nơi nhận: Gửi bản điện tử:

- Như trên (Đăng tải);

- UBND tỉnh (Báo cáo);

- GĐ, các PGĐ Sở;

- VP Sở (đăng tải trên Trang điện tử Sở);

- Phòng kế hoạch tài chính;

- Lưu: VT, CNTY.

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Ngọc Cương

1847

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH BẮC KẠN

Số: /TTr - UBND

DỰ THẢO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bắc Kạn, ngày tháng năm 2020

TỜ TRÌNH

Dự thảo Nghị quyết Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn,

khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn

nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn

Thực hiện quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm

2015; Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc Hội, để đảm

bảo thực hiện đúng theo các quy định của luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Ủy ban

nhân dân tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét ban hành Nghị quyết quy định khu vực

thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và

chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép

chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn với các nội dung như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH VĂN BẢN

1. Căn cứ pháp lý

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 80 của Luật Chăn nuôi, theo đó Ủy

ban nhân dân có trách nhiệm “Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khu vực

thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn

nuôi, quyết định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi

ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi”.

2. Căn cứ thực tiễn

Chăn nuôi của tỉnh Bắc Kạn những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích

cực, đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết việc

làm, tăng thu nhập cho người lao động. Chăn nuôi đang từng bước dịch chuyển từ

sản xuất nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia trại, trang trại, sản xuất tập trung theo hướng

hàng hóa, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, xen kẽ trong khu dân cư vẫn chiếm đa số,

việc xử lý chất thải trong chăn nuôi đã được các hộ quan tâm thực hiện nhưng chưa

triệt để, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nguy cơ lây

lan dịch bệnh vẫn xảy ra. Việc di dời các cơ sở sản xuất chăn nuôi nằm đan xen

trong các khu dân cư, khu đô thị, nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi, ổn

định địa điểm sản xuất, tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô và phát triển bền vững,

2

giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh do hoạt

động chăn nuôi tại các khu vực có mật độ dân số lớn, khu vực nội thành, nội thị của

thành phố, thị trấn, cải thiện môi trường sống cho người dân, cải tạo, chỉnh trang đô

thị phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tình hình mới.

Theo báo cáo của UBND các huyện, thành phố, trên địa bàn toàn tỉnh tại thời

điểm tháng 5/2020, có 101.754 cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm (sau đây gọi

chung là cơ sở chăn nuôi). Căn cứ vào đề xuất các khu vực nội thành của thành

phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi của các huyện, thành phố,

bao gồm 100 khu vực của 16 xã, phường, thị trấn thuộc 06 huyện, 01 thành phố

(trừ huyện Pác Nặm không đề xuất). Số cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nằm

trong khu vực đề xuất không được phép chăn nuôi, cụ thể như sau:

Số cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực đề xuất là 2.258 hộ, trong đó: Số hộ

chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê 156/20.086 hộ chiếm 0,77%, số lượng trâu, bò, ngựa, dê

608/63.355 con tổng đàn, (chiếm 0,95%); số hộ chăn nuôi lợn 672/26.133 hộ, chiếm

2,57% , số lượng lợn 5.197/123.798 con tổng đàn(chiếm 4,19%); số hộ chăn nuôi

gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, chim cút) 1.430/55.535 hộ, chiếm 2,57 %, số

lượng gia cầm 56.824/2.041.847 con bằng 2,78 % so với tổng đàn.

Qua thống kê cho thấy tỷ lệ tổng đàn các loại vật nuôi trong các khu vực này

chiếm tỷ lệ thấp so với tổng đàn của tỉnh, việc quy định khu vực thuộc nội thành của

thành phố, trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi không ảnh hưởng nhiều

đến tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp

của tỉnh.

Căn cứ Luật Chăn nuôi và tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho

thấy việc xây dựng và ban hành Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của

thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ

khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn

tỉnh Bắc Kạn là cần thiết.

II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG VĂN BẢN

1. Mục đích

- Nhằm quy định cụ thể các khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn,

khu dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

- Hỗ trợ một phần kinh phí để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia

vào các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm (goi chung là cơ sở chăn nuôi) trên

địa bàn tỉnh Bắc Kạn thực hiện di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

đến địa điểm mới tiếp tục hoạt động sản xuất hoặc ngừng hoạt động chăn nuôi

chuyển đổi sang ngành nghề khác.

2. Quan điểm chỉ đạo

- Nghị quyết sau khi ban hành phải phù hợp với các quy định hiện hành, định

hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh và phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa

3

phương, đảm bảo sinh kế cho người dân, thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp

với tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

- Tạo cơ sở pháp lý, để các địa phương và các cơ quan chức năng áp dụng

trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chăn nuôi, bảo đảm tính nhất

quán trong chính sách hỗ trợ khi di dời; hỗ trợ một phần kinh phí để giúp cho cơ sở

sản xuất sớm ổn định và phát triển sản xuất, nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm

môi trường từ chăn nuôi và cải thiện môi trường sống cho cộng động dân cư. Từng

bước phát triển chăn nuôi gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm ngheo,

bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu

tư phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại bảo đảm an toàn sinh hoc

gắn với bảo vệ môi trường góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.

III. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NGHỊ QUYẾT

Theo quy định, trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị quyết, Uỷ ban nhân

dân tỉnh đã tổ chức thực hiện các bước như sau:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh trình xin ý kiến Thường trực HĐND tỉnh về việc đề

nghị xây dựng dự thảo Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành

phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di

dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh

Bắc Kạn (tại Tờ trình số 91/TTr-UBND ngày 23/8/2020).

2. 2.Thực hiện Công văn số 147/HĐND -VP ngày 21/8/2020 của HĐND tỉnh

về việc cho ý kiến xây dựng Nghị quyết trình HĐND tỉnh tại kỳ hop thường lệ

tháng 12/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn chủ trì xây dựng hồ sơ dự thảo Nghị quyết, gửi các cơ quan, đơn vị liên quan

để xin ý kiến góp ý, hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết, gửi Sở Tư pháp thẩm định

theo quy định.

3. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp, Sở Nông nghiệp và PTNT đã

chỉnh lý, hoàn chỉnh và trình UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

IV. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ QUYẾT

1. Bố cục

- Cơ quan ban hành Nghị quyết: Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn;

- Tên Nghị quyết: Nghị quyết Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố,

thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở

chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Nghị quyết gồm có 06 điều:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

Điều 2. Quy định khu vực nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không

được phép chăn nuôi

4

Điều 3. Chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được

phép chăn nuôi.

Điều 4. Thời gian và nguồn kinh phí thực hiện

Điều 5. Quy định chuyển tiếp.

Điều 6. Tổ chức thực hiện.

2. Nội dung cơ bản

2.1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu

dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra

khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

2.2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm (goi

chung là cơ sở chăn nuôi); trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng

thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.

2.3. Quy định khu vực nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không

được phép chăn nuôi

2.3.1. Huyện Ba Bể

a) Thị trấn Chợ Rã, gồm 09 tiểu khu: Từ tiểu khu 1 đến tiểu khu 9.

b) Xã Nam Mẫu, gồm 04 thôn: Thôn Pác Ngòi, Bó Lù, Cốc Tộc, Bản Cám.

2.3. 2. Huyện Bạch Thông

Thị trấn Phủ Thông, gồm 04 khu phố: Phố Chính; Phố Đầu Cầu (doc ven

đường 259); Phố Ngã ba (doc Quốc lộ 3); Phố Nà Hái (Doc Quốc lộ 3).

2.3.3. Huyện Chợ Đồn

a) Thị trấn Bằng Lũng, gồm 08 tổ dân phố: Tổ 2b, tổ 3, tổ 7, tổ 8, tổ 12, tổ

14a, tổ 15, tổ 16.

b) Xã Phương Viên, gồm 02 thôn: Thôn Nà Quân, Bản Lanh.

2.3.4. Huyện Chợ Mới

Thị trấn Đồng Tâm, gồm 02 tổ: Tổ 2, tổ 5.

2.3. 5. Huyện Ngân Sơn

a) Thị trấn Nà Phặc, gồm 05 tiểu khu và thôn bản:

Tiểu khu 1, tiểu khu 2, tiểu khu 3; Thôn Nà Pán xen cư với tiểu khu 1 (Từ hộ

bà Nông Thị Gấm đến hộ Ông Nông Văn Thiện); thôn Nà Này xen cư với Tiểu

khu 2 và tiểu khu 3(Từ hộ ông Hà Sỹ Hòa đến hộ Ông Nông Văn Cừ).

b) Xã Vân Tùng, gồm 03 khu và 01 thôn, bản: Khu 1, Khu 2, Khu 3; Bản

Súng (Doc tuyến đường 252b đến khu Nà Nghè).

5

c) Xã Bằng Vân: Gồm 2 khu: Khu Chợ 1; Khu Chợ 2.

d) Xã Thuần Mang: Gồm 01 Khu: Khu Chợ.

2.3.6. Huyện Na Rì:

a) Thị trấn Yến Lạc, gồm 06 tổ nhân dân (TND):

- TND Phố Mới: Đường trục chính Quốc lộ 3B từ nhà Ông Lý Văn Thạch đến

nhà ông Nguyễn Minh Thời. Đường tránh vành đai từ đường tròn vòng qua đường

vành đai Công an huyện đến nhà Ông Nông Văn Hòa đối diện trụ sở Kho Bạc Nhà

nước huyện.

- TND Pò Đon: Đường trục chính quốc lộ 3B từ hộ nhà bà Bùi Thị Nga, đen

xanh đền đỏ đến nhà Ông Hà Văn Loan. Từ đường tròn rẽ vào đường vành đai

Điện Lực vào trong khu dân cư.

- TND Cốc Cóoc: Từ Điện Lực lên hai bên đường đến nhà ông Nông Minh

Minh Hoàn và trong khu dân cư;

+ TND Phố A (Trong hai bên dãy phố).

- TND Phố B (Trong hai bên dãy phố).

- TND Hát Deng: Từ đen xanh đen đỏ hai bên đường đến cầu Hát Deng và

trong khu dân cư.

b) Xã Kim Lư, gồm 04 thôn

- Thôn Bản Cháng (Đường liên xã khu dân cư Bản Cháng Từ hộ Ông Lý Văn

Tuân đến hộ Bế Văn Hưởng);

- Thôn Lũng Cào (Đường trục Thôn Lũng Cào);

- Thôn Háng Cáu: Đường Quốc lộ 3B khu dân cư thôn Háng Cáu (đoạn từ

nhà Ông Bế Văn Hiếu đến nhà Ông Bàn Văn Nam); Đường Trục thôn khu dân cư

Háng Cáu (từ ngã ba đường nhà Bà Lý Thị Yến đến nhà Ông Nông Tuấn Thành).

- Thôn Nà Đon: Đường trục thôn khu dân cư Nà Đon (đoạn đường từ cống

nhà Ông Triệu Văn Say đến cống nhà Ông Lâm Văn Giang).

2.3.7. Thành phố Bắc Kạn

a) Phường Đức Xuân, gồm 15 tổ: Tổ 1a, 1b, 2, 3, 4, 6, 7, 8a, 8b, 9b, 10a, 10b,

11a, 11b, 13.

b) Phường Sông Cầu, gồm 13 tổ: Tổ 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 16, 17.

c) Phường Chí Kiên, gồm 09 tổ: Tổ 2, 5, 6, 8a, 8b, 9, 10, 11, 12.

d) Phường Nguyễn Thị Minh Khai, gốm 12 tổ: Tổ 2, 4, 5, 7,8, 9, 10, 12, 13,

14, 16, 17.

2.4. Chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được

phép chăn nuôi.

6

2.4.1. Chính sách hỗ trợ chi phí di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không

được phép chăn nuôi

Các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực nội thành của thành phố, thị trấn, khu

dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Theo Điều 2 của dự

thảo Nghị quyết) khi di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đến địa

điểm chăn nuôi phù hợp được hỗ trợ như sau:

a) Chuồng trại trâu, bò, ngựa, dê, hươu, nai

- Đối với chuồng trại xây dựng kiên cố (chuồng trại xây gạch hoặc cột gỗ,

khung xuyên (khung gỗ xẻ), mái lợp tôn, ngói hoặc Phibro xi măng; nền xi măng):

Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 250.000 đồng/m2 xây dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ

không quá 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

- Đối với chuồng tạm (chuồng trại cột gỗ, khung gỗ, khung tre, mái lợp ngói,

Phibro xi măng, mái lá hoặc bạt dứa): Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 150.000

đồng/m2 xây dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá 150.000.000 đồng (Một

trăm năm mươi triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

b) Chuồng trại lợn gà, ngan, ngỗng, vịt, bồ câu, chim cút

- Đối với chuồng trại xây dựng kiên cố (chuồng trại xây gạch hoặc cột gỗ

khung gỗ, mái lợp tôn, ngói hoặc Phibro xi măng, nền xi măng): Hỗ trợ một lần,

mức hỗ trợ 280.000 đồng/m2 xây dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá

200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

- Đối với chuồng tạm (chuồng trại cột tre, khung tre, mái lợp ngói, Phibro xi

măng, mái lá hoặc bạt dứa): Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 150.000 đồng/m2 xây

dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá 150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi

triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

2.4.2. Chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không

được phép chăn nuôi tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi

Các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực nội thành của thành phố, thị trấn, khu

dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Theo Điều 2 của dự

thảo Nghị quyết) tự thực hiện việc tháo dỡ, phá dỡ, don dẹp mặt bằng chấm dứt

các hoạt động chăn nuôi được hỗ trợ như sau:

a) Chuồng trại trâu, bò, ngựa, dê, hươu, nai

- Đối với chuồng trại xây dựng kiên cố (chuồng trại xây gạch hoặc cột gỗ,

khung xuyên (khung gỗ xẻ), mái lợp tôn, ngói hoặc Phibro xi măng; nền xi măng): Hỗ

trợ một lần, mức hỗ trợ 200.000 đồng/m2 xây dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không

quá 150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

- Đối với chuồng tạm (chuồng trại cột gỗ, khung gỗ, khung tre, mái lợp ngói,

Phibro xi măng, mái lá hoặc bạt dứa): Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 100.000

đồng/m2 xây dựng.Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá 100.000.000 đồng (Một

trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

7

b) Chuồng trại lợn gà, ngan, ngỗng, vịt, bồ câu, chim cút

- Đối với chuồng trại xây dựng kiên cố (chuồng trại xây gạch hoặc cột gỗ

khung gỗ, mái lợp tôn, ngói hoặc Phibro xi măng, nền xi măng): Hỗ trợ một lần,

mức hỗ trợ 220.000 đồng/m2 xây dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá

150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

- Đối với chuồng tạm (chuồng trại cột tre, khung tre, mái lợp ngói, Phibro xi

măng, mái lá hoặc bạt dứa): Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 100.000 đồng/m2 xây

dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng)

cho một cơ sở chăn nuôi.

2.4.3. Nguyên tắc hỗ trợ, điều kiện, đối tượng được hưởng hỗ trợ

a) Các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm và động vật khác nằm trong danh mục

giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

b) Các cơ sở chăn nuôi thực hiện di dời hoặc tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi

đáp ứng điều kiện:

- Đối với chăn nuôi trâu, bò, ngựa có quy mô chăn nuôi từ 01con trở lên.

- Đối với chăn nuôi lợn, dê, hươu sao có quy mô chăn nuôi từ 05 con trở lên

- Đối với chăn nuôi gia cầm (Gà, vịt, ngan, ngỗng) có quy mô chăn nuôi từ 20

con trở lên; Bồ câu quy mô chăn nuôi từ 30 con, Chim cút quy mô chăn nuôi từ

100 con trở lên.

c) Có đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn tại nơi cơ sở chăn

nuôi hoạt động; Chủ cơ sở chăn nuôi di dời phải hoàn chỉnh hồ sơ và có xác nhận của

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi cơ sở chăn nuôi phải di dời hoặc tự chấm dứt

hoạt động chăn nuôi; đối với cơ sở chăn nuôi di dời phải có thêm xác nhận của Chủ

tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi cơ sở chăn nuôi di dời đến. Việc xác nhận chi phí

hỗ trợ di dời hoặc tự chấm dứt các hoạt động chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi do các

phòng ban chuyên môn cấp huyện thẩm định và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

huyện, thành phố phê duyệt, chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định để hỗ trợ.

d) Chuồng trại được xây dựng trước ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực và nằm

trong khu vực nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn

nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Theo điều 2 của dự thảo Nghị quyết); Cơ sở chăn

nuôi phát sinh sau ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực thì không được hưởng chính

sách hỗ trợ tại Nghị quyết này, đồng thời phải chịu trách nhiệm theo các quy định

của pháp luật.

đ) Cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết này được thụ

hưởng chính sách hỗ trợ một lần, nếu có nhiều chính sách hỗ trợ cùng một thời

điểm thì được phép lựa chon hưởng mức hỗ trợ cao nhất;

e) Các cơ sở chăn nuôi nằm trong quy định khu vực nội thành của thành phố,

thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Theo

điều 2 của dự thảo Nghị quyết) không thực hiện hiện di dời ra khỏi khu vực không

8

được phép chăn nuôi hoặc chấm dứt hoạt động chăn nuôi mà không thực hiện sẽ

không được hưởng hỗ trợ theo chính sách và bị xử lý cưỡng chế di dời theo quy

định của pháp luật.

2.5. Thời gian và nguồn kinh phí thực hiện

a) Thời gian thực hiện: Các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện di dời hoặc chấm

dứt hoạt động chăn nuôi xong trước ngày 31 tháng 10 năm 2024.

b) Nguồn kinh phí thực hiện;

- Do ngân sách địa phương đảm bảo;

- Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu tư;

2.6. Quy định chuyển tiếp.

Các cơ sở chăn nuôi xây dựng và hoạt động trước ngày Luật Chăn nuôi có

hiệu lực và nằm trong quy định tại quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này phải

thực hiện di dời hoặc chấm dứt hoạt động chăn nuôi xong trước ngày 31 tháng 10

năm 2024.

V. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC, ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO VIỆC THI HÀNH NGHỊ QUYẾT

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện của Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội

thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính

sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn dự kiến khoảng 26.752.800.000 đồng (Hai mươi sáu tỷ,

bảy trăm năm mươi hai triệu, tám trăm nghìn đồng), trong đó:

- Chính sách hỗ trợ chi phí di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được

phép chăn nuôi: Kinh phí dự kiến khoảng 15.073.040.000 đồng.

- Chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không

được phép chăn nuôi tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi: Kinh phí dự kiến khoảng

11.679.760.000 đồng.

(Chi tiết tại Báo cáo thuyết minh số ….../BC-UBND ngày /…/2020 của Uỷ ban

nhân dân tỉnh )

VI. NHỮNG VẤN ĐỀ XIN Ý KIẾN

Dự thảo Nghị quyết Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã,

thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ

sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc

Kạn đã xin ý kiến góp ý của các Sở, ngành, địa phương và đăng tải xin ý kiến trên

Cổng thông tin điện tử của tỉnh Bắc Kạn, , Website của Sở Nông nghiệp đảm bảo

theo quy định.

Hồ sơ gửi kèm gồm:

(1) Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;

(2) Tờ trình dự thảo Nghị quyết của UBND tỉnh;

9

(3) Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp;

(4) Báo cáo tiếp thu và giải trình các ý kiến góp ý;

(5) Báo cáo thuyết minh xây dựng Nghị quyết;

(6) Báo cáo đánh giá tác động chính sách.

Trên đây là Tờ trình về dự thảo Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của

thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di

dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc

Kạn. Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.

Nơi nhận: Gửi bản giấy: - Như trên;

- Các Ban HĐND tỉnh;

Gửi bản điện tử:

- CT, PCT UBND tỉnh;

- Văn phòng ĐĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- CVP, PCVP (Ô.Thất);

- Lưu: VT, Cúc.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH BẮC KẠN

Số: /2020/NQ- HĐND

DỰ THẢO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bắc Kạn, ngày ..... tháng .... năm 2020

NGHỊ QUYẾT

Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không

được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi

khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ MƯỜI ……….

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ- CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng

dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

Căn cứ Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 14/02/2020 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi;

Căn cứ Thông tư 23/2019/TT-BNN ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều củaLuật Chăn nuôi về hoạt

động chăn nuôi;

Xét Tờ trình ...... /TTr - UBND, ngày ..... tháng .... năm 2020 của Ủy ban nhân

dân tinh Bắc Kạn về việc xem xét ban hành Nghị quyết Quy định khu vực thuộc nội

thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách

hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi; Báo

cáo thẩm tra số: ……/BC - HĐND ngày … tháng … năm 2020 của Ban Kinh tế -

Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu

dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra

khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động chăn nuôi gia suc, gia cầm (goi

chung là cơ sở chăn nuôi) trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng

thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.

2

Điều 2: Quy định khu vực nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư

không được phép chăn nuôi

Quy định khu vực không được phép chăn nuôi các loại vật nuôi gồm: gia súc,

gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi (trừ động vật nuôi làm cảnh, động vật

nuôi trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường) thuộc nội thành

thành phố Bắc Kạn và các thị trấn, khu dân cư thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh

Bắc Kạn theo Phụ lục đính kèm.

Điều 3. Chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không

được phép chăn nuôi

1. Hỗ trợ chi phí di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép

chăn nuôi

Các cơ sở chăn nuôi được quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này khi di dời

ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đến địa điểm chăn nuôi phù hợp được

hỗ trợ như sau:

a) Chuồng trại trâu, bò, ngựa, dê, hươu, nai

- Đối với chuồng trại xây dựng kiên cố (chuồng trại xây gạch hoặc cột gỗ,

khung xuyên (khung gỗ xẻ), mái lợp tôn, ngói hoặc Phibro xi măng; nền xi măng):

Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 250.000 đồng/m2 xây dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ

không quá 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

- Đối với chuồng tạm (chuồng trại cột gỗ, khung gỗ, khung tre, mái lợp ngói,

Phibro xi măng, mái lá hoặc bạt dứa): Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 150.000

đồng/m2 xây dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá 150.000.000 đồng (Một

trăm năm mươi triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

b) Chuồng trại lợn gà, ngan, ngỗng, vịt, bồ câu, chim cút

- Đối với chuồng trại xây dựng kiên cố (chuồng trại xây gạch hoặc cột gỗ

khung gỗ, mái lợp tôn, ngói hoặc Phibro xi măng, nền xi măng): Hỗ trợ một lần,

mức hỗ trợ 280.000 đồng/m2 xây dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá

200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

- Đối với chuồng tạm (chuồng trại cột tre, khung tre, mái lợp ngói, Phibro xi

măng, mái lá hoặc bạt dứa): Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 150.000 đồng/m2 xây

dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá 150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi

triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

2. Hỗ trợ đối với các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

chăn nuôi tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi.

Các cơ sở chăn nuôi được quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này tự thực

hiện việc tháo dỡ, phá dỡ, don dẹp mặt bằng chấm dứt các hoạt động chăn nuôi

được hỗ trợ như sau:

a) Chuồng trại trâu, bò, ngựa, dê, hươu, nai.

- Đối với chuồng trại xây dựng kiên cố (chuồng trại xây gạch hoặc cột gỗ,

khung xuyên (khung gỗ xẻ), mái lợp tôn, ngói hoặc Phibro xi măng; nền xi măng): Hỗ

3

trợ một lần, mức hỗ trợ 200.000 đồng/m2 xây dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không

quá 150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

- Đối với chuồng tạm (chuồng trại cột gỗ, khung gỗ, khung tre, mái lợp ngói,

Phibro xi măng, mái lá hoặc bạt dứa): Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 100.000

đồng/m2 xây dựng.Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá 100.000.000 đồng (Một

trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

b) Chuồng trại lợn gà, ngan, ngỗng, vịt, bồ câu, chim cút

- Đối với chuồng trại xây dựng kiên cố (chuồng trại xây gạch hoặc cột gỗ

khung gỗ, mái lợp tôn, ngói hoặc Phibro xi măng, nền xi măng): Hỗ trợ một lần,

mức hỗ trợ 220.000 đồng/m2 xây dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá

150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

- Đối với chuồng tạm (chuồng trại cột tre, khung tre, mái lợp ngói, Phibro xi

măng, mái lá hoặc bạt dứa): Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 100.000 đồng/m2 xây

dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng)

cho một cơ sở chăn nuôi.

3. Nguyên tắc hỗ trợ, điều kiện, đối tượng được hưởng hỗ trợ

a) Các cơ sở chăn nuôi gia suc, gia cầm và động vật khác nằm trong danh mục

giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại

điều 2 của Nghị quyết này.

b) Các cơ sở chăn nuôi thực hiện di dời hoặc tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi

đáp ứng điều kiện:

- Đối với chăn nuôi trâu, bò, ngựa có quy mô chăn nuôi từ 01con trở lên.

- Đối với chăn nuôi lợn, dê , hươu sao có quy mô chăn nuôi từ 05 con trở lên.

- Đối với chăn nuôi gia cầm (Gà, vịt, ngan, ngỗng) có quy mô chăn nuôi từ 20

con trở lên; Bồ câu quy mô chăn nuôi từ 30 con, Chim cut quy mô chăn nuôi từ

100 con trở lên.

c) Có đăng ký với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại nơi cơ sở chăn nuôi

hoạt động; Chủ cơ sở chăn nuôi di dời phải hoàn chỉnh hồ sơ và có xác nhận của Chủ

tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi cơ sở chăn nuôi phải di dời hoặc tự chấm dứt hoạt

động chăn nuôi, đối với cơ sở chăn nuôi di dời phải có thêm xác nhận của Chủ tịch

UBND xã, phường, thị trấn nơi cơ sở chăn nuôi di dời đến. Việc xác nhận chi phí hỗ

trợ di dời hoặc tự chấm dứt các hoạt động chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi do các

phòng ban chuyên môn cấp huyện thẩm định và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

huyện, thành phố phê duyệt, chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định để hỗ trợ.

d) Chuồng trại được xây dựng trước ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực và nằm

trong quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này; Cơ sở chăn nuôi phát sinh sau ngày

Luật Chăn nuôi có hiệu lực thì không được hưởng chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết

này, đồng thời phải chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật.

đ) Cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết này được thụ

hưởng chính sách hỗ trợ một lần, nếu có nhiều chính sách hỗ trợ cùng một thời

4

điểm thì được phép lựa chon hưởng mức hỗ trợ cao nhất;

e) Các cơ sở chăn nuôi nằm trong quy định tại quy định tại Điều 2 của Nghị

quyết này không thực hiện hiện di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

hoặc chấm dứt hoạt động chăn nuôi mà không thực hiện sẽ không được hưởng hỗ trợ

theo chính sách và bị xử lý cưỡng chế di dời theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Thời gian và nguồn kinh phí thực hiện

1.Thời gian thực hiện: Các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện di dời hoặc chấm

dứt hoạt động chăn nuôi xong trước ngày 31 tháng 10 năm 2024.

2. Nguồn kinh phí thực hiện:

- Do ngân sách địa phương đảm bảo.

- Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu tư

Điều 5. Quy định chuyển tiếp

Các cơ sở chăn nuôi xây dựng và hoạt động trước ngày Luật Chăn nuôi có

hiệu lực và nằm trong quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này phải thực hiện di dời

hoặc chấm dứt hoạt động chăn nuôi xong trước ngày 31 tháng 10 năm 2024.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hướng dẫn thực hiện Nghị quyết.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, tổ

đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; Hội đồng nhân

dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn khóa IX, Kỳ hop thứ ….

thông qua ngày ... tháng ... năm 2020 và có hiệu lực từ ngày … tháng …. năm 2020 /.

Nơi nhận: - UBTV Quốc hội;

- Chính phủ;

- VPQHH, VPCP, VP CTN;

- Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Ban công tác đại biểu (UBTVQH);

- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;

- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;

- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;

- Các vị đại biểu HĐND tỉnh;

- Ủy ban MTTQ và các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;

- TT Huyện(Thành) ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ

các huyện, thành phố;

- Trung tâm Công báo tỉnh;

- LĐVP;

- Phòng tổng hợp;

- Lưu VT.

CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Du

5

PHỤ LỤC KHU VỰC THUỘC NỘI THÀNH CỦA THÀNH PHỐ, THỊ TRẤN, KHU DÂN CƯ

KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số ......... /2020/NQ-HĐND ngày …./…/ 2020 của Hội đồng

nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

STT Khu vực không được phép chăn nuôi Ghi chú

Cộng: I+II+III+IV+V+VI+VII 100

I BA BỂ 13

1 Thị trấn Chợ Rã 9

1.1 Các Tiểu khu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

2 Xã Nam Mẫu 4

2.1 Thôn Pác Ngòi,

2.2 Thôn Bó Lù

2.3 Thôn Cốc Tộc

2.4 Thôn Bản Cám

II BẠCH THÔNG 4

1 Thị trấn Phủ Thông 4

1.1 Phố Chính

1.2 Phố Đầu Cầu (Doc doc ven đường 259 )

1.3 Phố Ngã Ba (Doc Quốc Lộ 3)

1.4 Phố Nà Hái (Doc Quốc Lộ 3)

III CHỢ ĐỒN 10

1 Xã Phương Viên 2

1.1 Thôn Nà Quân

1.2 Bản Lanh

2 Thị trấn Bằng Lũng 8

1.1 Các tổ dân phố: 2b, 3, 7, 8, 12, 14a, 15, 16

IV THÀNH PHỐ 49

1 Phường Đức Xuân: Tổ 1a, 1b, 2, 3, 4, 6, 7, 8a, 8b, 9b,10a, 10b,

11A, 11B, 13; 15

2 Phường Sông Cầu: Tổ 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 16, 17; 13

3 Phường Chí Kiên: Tổ 2, 5, 6, 8a, 8b, 9, 10, 11, 12; 9

4 Phường Nguyễn Thị Minh Khai: Tổ 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 12, 13,

14, 16, 17. 12

V NGÂN SƠN 12

1 Xã Bằng Vân 2

1.1 Khu Chợ 1;

1.2 Khu Chợ 2;

2 Xã Thuần Mang 1

2.1 Khu Chợ;

3 Thị trấn Nà Phặc 5

3.1 Các Tiểu Khu: 1, 2, 3.

6

3.2 Thôn Nà Pán xen cư với tiểu khu 1: Từ hộ Nông Thị Gấm đến

hộ Ông Nông Văn Thiện;

3.3 Thôn Nà Này xen cư với Tiểu Khu 2 và Tiểu Khu 3: Từ hộ Ông

Hà Sỹ Hòa đến hộ Ông Nông Văn Cừ.

4 Xã Vân Tùng 4

4.1 Khu I;

4.2 Khu II;

4.3 Khu Phố;

4.4 Bản Sung: Doc tuyến đường 252 b đến khu Nà Nghè.

VI NA RỲ 10

1 Thị trấn Yến Lạc 6

1.1

TND Phố Mới :

(Đường trục chính Quốc lộ 3b từ nhà Ông Lý Văn Thạch đến

nhà nhà Ông Nguyễn Minh Thời. Đường tránh vành đai Từ

đường tròn vòng qua đường vành đai Công An huyện đến nhà

Ông Nông Văn hòa đối diện Kho Bạc)

1.2

TND Pò Đon:

(Đường trục chính quốc lộ 3b từ hộ nhà bà Bùi Thị Nga đèn

xanh đền đỏ Đến nhà Ông Hà Văn Loan. Từ đường tròn rẽ vào

đường vành đai Điện Lực và trong khu dân cư).

1.3

TND Cốc Cóoc :

(Từ Điện Lực lên hai bên đường đến nhà ông Nông Minh Minh

Hoàn và trong khu dân cư);

1.4 TND Phố A (Trong hai bên dãy phố)

1.5 TND Phố B (Trong hai bên dãy phố);

1.6

TND Hát Deng

(Từ đèn xanh đèn đỏ hai bên đường đến cầu Hát Deng và trong

khu dân cư).

2 Xã Kim Lư 4

1.1 Thôn Bản Cháng (Đường liên xã khu dân cư Bản Cháng Từ hộ

Ông Lý Văn Tuân đến hộ Bế Văn Hưởng );

1.2 Thôn Lũng Cào (Đường trực Thôn Lũng Cào);

1.3

Thôn Háng Cáu:

- Đường Quốc lộ 3B khu dân cư thôn Háng Cáu đoạn từ nhà

Ông Bế Văn Hiếu đến nhà Ông Bàn Văn Nam;

- Đường Trục thôn khu dân cư Háng Cáu từ ngã ba đường ( nhà

Bà Lý Thị Yến) đến nhà Ông Nông Tuấn Thành.

1.4

Thôn Nà Đon:

(Đường trục thôn khu dân cư Nà Đon đoạn đường từ cống nhà

Ông Triệu Văn Say đến cống nhà Ông Lâm Văn Giang).

VII CHỢ MỚI 2

1 Thị trấn Đồng Tâm 2

1.1 Tổ 2 (toàn bộ diện tích tổ 2)

1. 2 Tổ 5 (toàn bộ diện tích tổ 5)

UBND TỈNH BẮC KẠN SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Số: /BC - SNN

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bắc Kạn, ngày tháng 9 năm 2020

BÁO CÁO THUYẾT MINH Xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định khu vực thuộc nội thành

của thành phố, thị trấn, khu dân cƣ không đƣợc phép chăn nuôi và chính sách

hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không đƣợc phép chăn nuôi

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

I. CĂN CỨ BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT

1. Căn cứ pháp lý

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 80 của Luật Chăn nuôi. Ủy ban

nhân dân có trách nhiệm “ Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khu vực

thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn

nuôi, quyết định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn

nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi ”.

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy

định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm

pháp luật;

Căn cứ Quyết định số 23/QĐ-HĐND ngày 06/11/2018 của Hội đồng nhân dân

tỉnh ban hành hệ thống quy trình xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa

IX, nhiệm kỳ 2016-2021;

Căn cứ văn bản số 44/HĐND- VP ngày 19/2/2019 của HĐND tỉnh về việc ban

hành danh mục Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chi tiết nội dung luật giao;

Căn cứ Văn bản số 852/UBND -TH, ngày 21/02/2019 của UBND tỉnh về việc

xây dựng hố sơ dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa IX.

Căn cứ Văn bản 101/HĐND -VP ngày 14/5/2019 của HĐND tỉnh về việc cho

ý kiến lùi thời gian trình hồ sơ dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Căn cứ Văn bản số 147/HĐND -VP ngày 21/8/2020 của HĐND tỉnh về việc

cho ý kiến xây dựng Nghị quyết trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thường lệ tháng

12/2020.

2. Căn cứ thực tiễn

Trước khi Luật Chăn nuôi được ban hành, các văn bản quy phạm trước đây của

nước ta đã ban hành về lĩnh vực này chưa đề cập đến việc quy định khu vực không

được phép chăn nuôi, dẫn đến công tác quản lý các hoạt động chăn nuôi trên địa bàn

tỉnh nảy sinh rất nhiều hạn chế như: Chăn nuôi tự phát, nhỏ lẻ, phân tán, hiệu quả thấp

xen kẽ trong khu dân cư thuộc nội thành của thành phố, thị trấn ảnh hưởng đến mỹ

314 25

2

quan đô thị, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư,…

Việc chưa có quy định, chế tài xử lý cụ thể, mới chỉ tập trung tuyên truyền, vận động,

nhắc nhở dẫn đến hiệu quả không cao.

Vì vậy việc xây dựng và ban hành quy định khu vực thuộc nội thành của

thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ

khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn

tỉnh Bắc Kạn là cần thiết.

II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM

1. Mục đích

- Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không

được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, nhằm quy định rõ các khu vực

không được phép chăn nuôi để khắc phục tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán,

hiệu quả chăn nuôi thấp; giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức

khỏe cộng đồng cũng như mỹ quan đô thị.

- Chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được

phép chăn nuôi để tạo điều kiện cho cac t ổ chức, cá nhân tham gia vào các ho ạt

động chăn nuôi gia suc, gia cầm (goi chung là cơ sở chăn nuôi ) trên địa bàn tỉnh

Bắc Kạn thưc hiên di dơi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đến địa điểm

mới tiếp tục sản xuất hoặc ngừng các hoạt động chăn nuôi chuyển đổi ngành nghề

khác để ổn định sinh kế.

2. Quan điểm

- Nghị quyết sau khi ban hành phải phù hợp với các quy định hiện hành, định

hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh và phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa

phương, đảm bảo an toàn sinh hoc và vệ sinh an toàn thực phẩm; đảm bảo sinh kế

cho người dân, thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với tiêu chí trong xây

dựng nông thôn mới.

- Tạo cơ sở pháp lý, để các địa phương và các cơ quan chức năng áp dụng

trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chăn nuôi, bảo đảm tính nhất

quán trong chính sách hỗ trợ khi di dời; hỗ trợ cơ sở chăn nuôi sớm ổn định địa

điểm đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, mở rộng quy mô tiếp tục sản

xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề khác.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu

tư phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại bảo đảm an toàn sinh hoc

gắn với bảo vệ môi trường góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.

III. THỰC TRẠNG RÀ SOÁT CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CHĂN NUÔI

Trên địa bàn toàn tỉnh1 có 101.754 cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm (sau đây

gọi chung là cơ sở chăn nuôi). Trong đó có nhiều cơ sở chăn nuôi nuôi cả gia súc và

gia cầm. Căn cứ vào đề xuất các khu vực nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư

không được phép chăn nuôi của các huyện, thành phố, bao gồm 100 khu vực của 16

xã, phường, thị trấn thuộc 06 huyện, 01 thành phố (huyện Pác Nặm báo cáo không có

1 Số iệu rà soát đên tháng 5 năm 2020.

3

khu vực không được phép chăn nuôi). Số cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nằm

trong khu vực đề xuất không được phép chăn nuôi, cụ thể như sau:

Số cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nằm trong khu vực đề xuất không

được phép chăn nuôi là 2.258 hộ, trong đó: Số hộ chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê

156/20.086 hộ chiếm 0,77%, số lượng trâu, bò, ngựa, dê 608/63.355 con tổng đàn,

(chiếm 0,95%); số hộ chăn nuôi lợn 672/26.133 hộ, chiếm 2,57% , số lượng lợn

5.197/123.798 con tổng đàn(chiếm 4,19%); số hộ chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan,

ngỗng, bồ câu, chim cút) 1.430/55.535 hộ, chiếm 2,57%, số lượng gia cầm

56.824/2.041.847 con bằng 2,78 % so với tổng đàn.

Qua thống kê cho thấy tỷ lệ tổng đàn các loại vật nuôi trong các khu vực này

chiếm tỷ lệ thấp so với tổng đàn của tỉnh, việc quy định khu vực thuộc nội thành của

thành phố, trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi không ảnh hưởng nhiều đến

tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh.

IV. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH KHU VỰC NỘI THÀNH CỦA THÀNH PHỐ, THỊ TRẤN,

KHU DÂN CƢ KHÔNG ĐƢỢC PHÉP CHĂN NUÔI VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHI DI

DỜI CƠ SỞ CHĂN NUÔI RA KHỎI KHU VỰC KHÔNG ĐƢỢC PHÉP CHĂN NUÔI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

1. Căn cứ quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu

dân cƣ không đƣợc phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, ngày 25/5/2016 của Ủy ban

Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, theo Nghị quyết quy định: Đối với đô thị

loại thành phố thuộc tỉnh có quy mô dân số khu vực nội thành đạt từ 200.000

người trở lên (Điểm b, Khoản 2, Điều 4); đối với đô thị loại II có quy mô dân số

khu vực nội thành đạt từ 100.000 người trở lên (Khoản 2, Điều 5); đối với đô thị

loại III có quy mô dân số khu vực nội thành, nội thị đạt từ 50.000 người trở lên

(Khoản 2, Điều 6); đối với đô thị loại IV có quy mô dân số khu vực nội thị (nếu

có) đạt từ 20.000 người trở lên (Khoản 2, Điều 7);

Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của chính phủ quy định chi tiết

một số nội dung về quy hoạch xây dựng (Điều 18); theo đó khu dân cư tập trung

được xác định là khu dân cư nằm trong quy hoạch khu vực trung tâm xã được

UBND cấp huyện phê duyệt chi tiết trong Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm

dân cư nông thôn ở các xã;

Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về

khu dân cư xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn

An toàn an ninh trật tự” thì Khu dân cư là nơi tập hợp người dân, hộ gia đình cư trú

tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, bao gồm: Thôn, xóm, làng, bản,

ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương;

Luật Chăn nuôi: Khoản 1, Điều 12 quy định “ Chăn nuôi trong khu vực không

được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật

làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi

trường”; quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 80. Ủy ban nhân dân có trách nhiệm “

Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khu vực thuộc nội thành của thành

phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, quyết định vùng nuôi

4

chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không

được phép chăn nuôi ”.

Căn cứ vào đề xuất các khu vực nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư

không được phép chăn nuôi của các huyện, thành phố, bao gồm 100 khu vực của

16 xã, phường, thị trấn thuộc 06 huyện, 01 thành phố (riêng huyện Pác Nặm báo

cáo không có khu vực đề xuất không được phép chăn nuôi), cụ thể như sau:

(1). Huyện Ba Bể

a) Thị trấn Chợ Rã, gồm 09 tiểu khu: Từ tiểu khu 1 đến tiểu khu 9.

b) Xã Nam Mẫu, gồm 04 thôn: Thôn Pác Ngòi, Bó Lù, Cốc Tộc, Bản Cám.

(2). Huyện Bạch Thông: Thị trấn Phủ Thông, gồm 04 phố: phố Chính; phố

Đầu Cầu (doc ven đường 259); phố Ngã ba (doc Quốc lộ 3); phố Nà Hái (Doc

Quốc lộ 3).

(3). Huyện Chợ Đồn:

- Thị trấn Bằng Lũng, gồm 08 tổ (Tổ 2b, 3, 7, 8, 12, 14a,15,16).

- Xã Phương Viên, gồm 02 thôn (Thôn Nà Quân, Bản Lanh).

(4). Huyện Chợ Mới: Thị trấn Đồng Tâm, gồm 02 tổ (Tổ 2, tổ 5).

(5) Huyện Ngân Sơn

- Thị trấn Nà Phặc, gồm 03 tiểu khu và 02 thôn: Tiểu khu 1; tiểu khu 2; tiểu

khu 3; thôn Nà Pán xen cư với tiểu khu 1 (Từ hộ Nông Thị Gấm đến hộ ông Nông

Văn Thiện); thôn Nà Này xen cư với tiểu khu 2 và tiểu khu 3: (Từ hộ ông Hà Sỹ

Hòa đến hộ ông Nông Văn Cừ).

- Xã Vân Tùng, gồm 03 khu và 01 thôn, bản: Khu 1; Khu 2; Khu 3; Bản Súng

(Doc tuyến đường 252 b đến khu Nà Nghè).

- Xã Bằng Vân: Gồm 2 khu: Khu Chợ 1; Khu Chợ 2.

- Xã Thuần Mang: Gồm 01 Khu: Khu Chợ.

(6). Huyện Na Rì

- Thị trấn Yến Lạc, gồm 06 tổ nhân dân (TND):

+ TND Phố Mới: Đường trục chính Quốc lộ 3B từ nhà ông Lý Văn Thạch đến

nhà ông Nguyễn Minh Thời. Đường tránh vành đai từ đường tròn vòng qua đường

vành đai Công an huyện đến nhà ông Nông Văn Hòa đối diện trụ sở Kho Bạc huyện.

+ TND Pò Đon: Đường trục chính quốc lộ 3B từ hộ nhà bà Bùi Thị Nga, đèn

xanh đền đỏ đến nhà ông Hà Văn Loan. Từ đường tròn rẽ vào đường vành đai Điện

Lực vào trong khu dân cư.

+ TND Cốc Cóoc: Từ Điện Lực lên hai bên đường đến nhà ông Nông Minh

Minh Hoàn và trong khu dân cư;

+ TND Phố A (Trong hai bên dãy phố).

+ TND Phố B (Trong hai bên dãy phố).

+ TND Hát Deng: Từ đèn xanh đèn đỏ hai bên đường đến cầu Hát Deng và

trong khu dân cư.

5

- Xã Kim Lư:

- Thôn Bản Cháng (Đường liên xã khu dân cư Bản Cháng Từ hộ ông Lý Văn

Tuân đến hộ Bế Văn Hưởng);

- Thôn Lũng Cào (Đường trực Thôn Lũng Cào);

- Thôn Háng Cáu: Đường Quốc lộ 3B khu dân cư thôn Háng Cáu đoạn từ nhà

Ông Bế Văn Hiếu đến nhà Ô Bàn Văn Nam; Đường Trục thôn khu dân cư Háng

Cáu từ ngã ba đường ( nhà Bà Lý Thị Yến) đến nhà Ông Nông Tuấn Thành.

- Thôn Nà Đon: Đường trục thôn khu dân cư Nà Đon (đoạn đường từ cống

nhà Ông Triệu Văn Say đến cống nhà Ông Lâm Văn Giang).

(7) Thành Phố Bắc Kạn

- Phường Đức Xuân, gồm 15 tổ (Tổ 1a, 1b, 2, 3, 4, 6, 7, 8a, 8b, 9b, 10a, 10b, 11a,

11b, 13).

- Phường Sông Cầu, gồm 13 tổ (Tổ 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 16, 17).

- Phường Chí Kiên, gồm 09 tổ (Tổ 2, 5, 6, 8a, 8b, 9, 10, 11, 12).

- Phường Minh Khai, gốm 12 tổ (Tổ 2, 4, 5, 7,8, 9, 10, 12, 13, 14, 16, 17).

2. Chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không

đƣợc phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

2.1. Chính sách hỗ trợ chi phí di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không

được phép chăn nuôi

2.1.1. Chuồng trại trâu, bò, ngựa, dê, hươu, nai

a) Đối với chuồng trại xây dựng kiên cố (chuồng trại xây gạch hoặc cột gỗ,

khung xuyên (khung gỗ xẻ), mái lợp tôn, ngói hoặc Fibro xi măng; nền xi măng).

Căn cứ để xác định mức hỗ trợ 250.000 đồng/m2 xây dựng đối với chuồng trại

kiên cố, tính bằng 50% đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại chăn nuôi trâu,

bò, ngựa, dê dựa trên cơ sở Quyết định số 47/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019

của UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành đơn giá bồi thường nhà ở, công trình phục vụ

sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc

Kạn (goi tắt là Quyết định số 47). Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá 200.000.000

đồng (Hai trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

* Lý do: Hỗ trợ 50% đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại xây dựng kiên

cố vì đây là chính sách hỗ trợ một phần kinh phí di dời để các cơ sở chăn nuôi tiếp tục

đầu tư vào sản xuất và nằm trong khả năng cân đối ngân sách của tỉnh; tối đa, tổng

mức hỗ trợ không quá 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn

nuôi dựa trên cơ sở thực tế cơ sở sản xuất chăn nuôi, điều kiện ngân sách của tỉnh và

tham khảo mức áp dụng của một số địa phương cùng xây dựng nghị quyết.

b) Đối với chuồng tạm (chuồng trại cột gỗ, khung gỗ, khung tre, mái lợp ngói,

Fibro xi măng, mái lá hoặc bạt dứa).

Căn cứ để xác định mức hỗ trợ 150.000 đồng/m2 xây dựng chuồng trại tạm,

tính bằng 35% đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại chăn nuôi nuôi trâu, bò,

6

ngựa, dê dựa trên cơ sở Quyết định số 47. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá

150.000.000 đồng (một trăm năm mươi triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

* Lý do: Hỗ trợ 35% đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại xây dựng

tạm vì đây là chính sách hỗ trợ một phần kinh phí di dời để các cơ sở chăn nuôi

tiếp tục đầu tư vào sản xuất và nằm trong khả năng cân đối ngân sách của tỉnh; tối

đa, tổng mức hỗ trợ không quá 150.000.000 đồng (một trăm năm mươi triệu đồng)

cho một cơ sở chăn nuôi dựa trên cơ sở thực tế cơ sở sản xuất chăn nuôi, điều kiện

ngân sách của tỉnh và tham khảo mức áp dụng của một số địa phương cùng xây

dựng nghị quyết.

2.1.2. Chuồng trại lợn gà, ngan, ngỗng, vịt, bồ câu, chim cút

a) Đối với chuồng trại xây dựng kiên cố (chuồng trại xây gạch hoặc cột gỗ

khung gỗ, mái lợp tôn, ngói hoặc Fibro xi măng, nền xi măng).

Căn cứ để xác định mức hỗ trợ 280.000 đồng/m2

xây dựng đối với chuồng trại

kiên cố, tính bằng 50% đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại chăn nuôi lợn gà,

ngan, ngỗng, vịt, bồ câu, chim cút dựa trên cơ sở Quyết định số 47. Tối đa, tổng mức

hỗ trợ không quá 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

* Lý do: Hỗ trợ 50% đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại xây dựng kiên

cố vì đây là chính sách hỗ trợ một phần kinh phí di dời để các cơ sở chăn nuôi tiếp tục

đầu tư vào sản xuất và nằm trong khả năng cân đối ngân sách của tỉnh; tối đa, tổng

mức hỗ trợ không quá 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn

nuôi dựa trên cơ sở thực tế cơ sở sản xuất chăn nuôi, điều kiện ngân sách của tỉnh

và tham khảo mức áp dụng của một số địa phương cùng xây dựng nghị quyết.

b) Đối với chuồng tạm (chuồng trại cột tre, khung tre, mái lợp ngói, Fibro xi

măng, mái lá hoặc bạt dứa).

Căn cứ để xác định mức hỗ trợ 150.000 đồng/m2

xây dựng đối với chuồng trại

tạm, tính bằng 35% đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại chăn nuôi lợn gà,

ngan, ngỗng, vịt, bồ câu, chim cút dựa trên cơ sở Quyết định số 47. Tối đa, tổng

mức hỗ trợ không quá 150.000.000 đồng (một trăm năm mươi triệu đồng) cho một

cơ sở chăn nuôi.

* Lý do: Hỗ trợ 35% đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại xây dựng

tạm vì đây là chính sách hỗ trợ một phần kinh phí di dời để các cơ sở chăn nuôi

tiếp tục đầu tư vào sản xuất và nằm trong khả năng cân đối ngân sách của tỉnh; tối

đa, tổng mức hỗ trợ không quá 150.000.000 đồng (một trăm năm mươi triệu đồng)

cho một cơ sở chăn nuôi dựa trên cơ sở thực tế cơ sở sản xuất chăn nuôi, điều kiện

ngân sách của tỉnh và tham khảo mức áp dụng của một số địa phương cùng xây

dựng nghị quyết.

2.2. Chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không

được phép chăn nuôi tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi.

2.2.1. Chuồng trại trâu, bò, ngựa, dê, hươu, nai

a) Đối với chuồng trại xây dựng kiên cố (chuồng trại xây gạch hoặc cột gỗ,

khung xuyên (khung gỗ xẻ), mái lợp tôn, ngói hoặc Fibro xi măng; nền xi măng).

7

Căn cứ để xác định mức hỗ trợ 200.000 đồng/m2 xây dựng đối với chuồng trại

kiên cố, tính bằng 40% đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại chăn nuôi trâu,

bò, ngựa, dê dựa trên cơ sở Quyết định số 47. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá

50.000.000 đồng (một trăm năm mươi triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

* Lý do: Hỗ trợ 40% đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại xây dựng

kiên cố vì đây là chính sách hỗ trợ một phần kinh phí để các cơ sở chăn nuôi tháo

dỡ, phá dỡ, don dẹp mặt bằng sau khi chấm dứt các hoạt động chăn nuôi, chuyển

đổi ngành nghề không tiếp tục tham gia các hoạt động chăn nuôi nên mức hỗ trợ

thấp hơn 10% đối với các cơ sở chăn nuôi di dời tiếp tục sản xuất chăn nuôi và

nằm trong khả năng cân đối ngân sách của tỉnh; tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá

150.000.000 đồng (một trăm năm mươi triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi dựa

trên cơ sở thực tế cơ sở sản xuất chăn nuôi, điều kiện ngân sách của tỉnh và tham

khảo mức áp dụng của một số địa phương cùng xây dựng nghị quyết.

b) Đối với chuồng tạm (chuồng trại cột gỗ, khung gỗ, khung tre, mái lợp ngói,

Fibro xi măng, mái lá hoặc bạt dứa).

Căn cứ để xác định mức hỗ trợ 100.000 đồng/m2 xây dựng đối với chuồng trại

tạm, tính bằng 25% đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại chăn nuôi trâu, bò,

ngựa, dê dựa trên cơ sở Quyết định số 47. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá

100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

* Lý do: Hỗ trợ 25% đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại xây dựng

tạm vì đây là chính sách hỗ trợ một phần kinh phí để các cơ sở chăn nuôi tháo dỡ,

phá dỡ, don dẹp mặt bằng sau khi chấm dứt các hoạt động chăn nuôi, chuyển đổi

ngành nghề không tiếp tục tham gia các hoạt động chăn nuôi nên mức hỗ trợ thấp

hơn 10% đối với các cơ sở chăn nuôi di dời tiếp tục sản xuất chăn nuôi và nằm

trong khả năng cân đối ngân sách của tỉnh; tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá

100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi dựa trên cơ sở

thực tế cơ sở sản xuất chăn nuôi, điều kiện ngân sách của tỉnh và tham khảo mức

áp dụng của một số địa phương cùng xây dựng nghị quyết.

2.2.2. Chuồng trại lợn gà, ngan, ngỗng, vịt, bồ câu, chim cút

a) Đối với chuồng trại xây dựng kiên cố (chuồng trại xây gạch hoặc cột gỗ

khung gỗ, mái lợp tôn, ngói hoặc Fibro xi măng, nền xi măng).

Căn cứ để xác định mức hỗ trợ 220.000 đồng/m2 xây dựng đối với chuồng trại

kiên cố, tính bằng 40% đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại chăn nuôi lợn gà,

ngan, ngỗng, vịt, bồ câu, chim cút dựa trên cơ sở Quyết định số 47. Tối đa, tổng

mức hỗ trợ không quá 150.000.000 đồng (một trăm năm mươi triệu đồng) cho một

cơ sở chăn nuôi.

* Lý do: Hỗ trợ 40% đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại xây dựng

kiên cố vì đây là chính sách hỗ trợ một phần kinh phí để các cơ sở chăn nuôi tháo

dỡ, phá dỡ, don dẹp mặt bằng sau khi chấm dứt các hoạt động chăn nuôi, chuyển đổi

ngành nghề không tiếp tục tham gia các hoạt động chăn nuôi nên mức hỗ trợ thấp

hơn 10% đối với các cơ sở chăn nuôi di dời tiếp tục sản xuất chăn nuôi và nằm trong

khả năng cân đối ngân sách của tỉnh; tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá

150.000.000 đồng (một trăm năm mươi triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi dựa

8

trên cơ sở thực tế cơ sở sản xuất chăn nuôi, điều kiện ngân sách của tỉnh và tham

khảo mức áp dụng của một số địa phương cùng xây dựng nghị quyết.

b) Đối với chuồng tạm (chuồng trại cột tre, khung tre, mái lợp ngói, Fibro xi

măng, mái lá hoặc bạt dứa).

Căn cứ để xác định mức hỗ trợ 100.000 đồng/m2

xây dựng đối với chuồng trại

tạm, tính bằng 25% đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại chăn nuôi lợn gà,

ngan, ngỗng, vịt, bồ câu, chim cút dựa trên cơ sở Quyết định số 47. Tối đa, tổng mức

hỗ trợ không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

* Lý do: Hỗ trợ 25% đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại xây dựng

tạm vì đây là chính sách hỗ trợ một phần kinh phí để các cơ sở chăn nuôi tháo dỡ,

phá dỡ, don dẹp mặt bằng sau khi chấm dứt các hoạt động chăn nuôi, chuyển đổi

ngành nghề không tiếp tục tham gia các hoạt động chăn nuôi nên mức hỗ trợ thấp

hơn 10% đối với các cơ sở chăn nuôi di dời tiếp tục sản xuất chăn nuôi và nằm

trong khả năng cân đối ngân sách của tỉnh; tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá

100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi dựa trên cơ sở

thực tế cơ sở sản xuất chăn nuôi, điều kiện ngân sách của tỉnh và tham khảo mức

áp dụng của một số địa phương cùng xây dựng nghị quyết.

V. ĐỐI TƢỢNG, PHAM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Đối tƣợng áp dụng

Các cơ sơ chăn nuôi tham gia hoạt động chăn nuôi trước ngày Luật Chăn nuôi

năm 2018 có hiệu lực (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí

nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường) thuộc nội thành của thành phố, thị

trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

2. Phạm vi điều chỉnh

- Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không

được phép chăn nuôi.

- Chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được

phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

3. Lộ trình thực hiện

Các cơ cơ sở chăn nuôi phải di dời hoặc tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi

xong trước ngày 31 tháng 10 năm 2024.

VI. NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN, ĐỐI TƢỢNG VÀ HÌNH THỨC HỖ TRỢ

1. Nguyên tắc hỗ trợ

Áp dụng cho các cơ sở chăn nuôi tham gia các hoạt động chăn nuôi gia súc,

gia cầm và động vật khác nằm trong danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất

kinh doanh (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà

không gây ô nhiễm môi trường) trước ngày Luật Chăn nuôi năm 2018 có hiệu lực

nằm trong khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được

phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

2. Điều kiện, đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ

9

Điều kiện, đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ áp dụng chung cho cả

chính sách di dời và chính sách tự chấm dứt các hoạt động chăn nuôi như sau:

a) Các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm và động vật khác nằm trong danh mục

giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

b) Các cơ sở chăn nuôi thực hiện di dời hoặc tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi

đáp ứng điều kiện để được hưởng hỗ trợ:

- Đối với chăn nuôi trâu, bò, ngựa có quy mô chăn nuôi từ 01con trở lên.

- Đối với chăn nuôi lợn, dê , hươu sao có quy mô chăn nuôi từ 05 con trở lên.

- Đối với chăn nuôi gia cầm (Gà, vịt, ngan, ngỗng) có quy mô chăn nuôi từ 20

con trở lên; Bồ câu quy mô chăn nuôi từ 30 con, Chim cút quy mô chăn nuôi từ

100 con trở lên.

* Lý do: Việc lựa chon số lượng vật nuôi theo quy mô chăn nuôi để đảm bảo

không hỗ trợ dàn trải, nội dung hỗ trợ chỉ tập trung vào các cơ sở chăn nuôi sản

xuất quy mô đem lại thu nhập cho cơ sở chăn nuôi; không hỗ trợ các cơ sở chăn

nuôi manh mún, nhỏ lẻ mang tính chất chăn nuôi tăng gia, tận dụng, cải thiện, mùa

vụ, không đóng góp vào thu nhập.

(Chi tiết tại biểu đính kèm).

c) Có đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn tại nơi cơ sở chăn

nuôi hoạt động; Chủ cơ sở chăn nuôi di dời phải hoàn chỉnh hồ sơ và có xác nhận của

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi cơ sở chăn nuôi phải di dời hoặc tự chấm dứt

hoạt động chăn nuôi; đối với cơ sở chăn nuôi di dời phải có thêm xác nhận của Chủ

tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi cơ sở chăn nuôi di dời đến. Việc xác nhận chi phí

hỗ trợ di dời hoặc tự chấm dứt các hoạt động chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi do các

phòng ban chuyên môn cấp huyện thẩm định và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

huyện, thành phố phê duyệt, chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định để hỗ trợ.

d) Chuồng trại được xây dựng trước ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực và nằm

trong khu vực nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn

nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Theo Điều 2 của dự thảo Nghị quyết); Cơ sở chăn

nuôi phát sinh sau ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực thì không được hưởng chính

sách hỗ trợ tại Nghị quyết này, đồng thời phải chịu trách nhiệm theo các quy định của

pháp luật.

đ) Các cơ cơ sở chăn nuôi phải thực hiện di dời hoặc chấm dứt hoạt động

chăn nuôi xong trước ngày 31 tháng 10 năm 2024.

e) Cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết này được thụ

hưởng chính sách hỗ trợ một lần, nếu có nhiều chính sách hỗ trợ cùng một thời

điểm thì được phép lựa chon hưởng mức hỗ trợ cao nhất;

f) Các cơ sở chăn nuôi nằm trong quy định khu vực nội thành của thành phố,

thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Theo

Điều 2 của dự thảo Nghị quyết) không thực hiện hiện di dời ra khỏi khu vực không

được phép chăn nuôi hoặc chấm dứt hoạt động chăn nuôi mà không thực hiện sẽ

không được hưởng hỗ trợ theo chính sách và bị xử lý cưỡng chế di dời theo quy định

của pháp luật;

10

3. Hình thức hỗ trợ:

Việc hỗ trợ các chính sách được thực hiện theo nguyên tắc hỗ trợ sau đầu tư.

VII. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC, ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO VIỆC THI HÀNH VĂN

BẢN SAU KHI ĐƢỢC THÔNG QUA

1. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn

nuôi ra khỏi khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không

được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn dự kiến khoảng 26.752.800.000

đồng (Hai mươi sáu tỷ, bảy trăm năm mươi hai triệu, tám trăm nghìn đồng), trong đó:

- Chính sách hỗ trợ chi phí di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không

được phép chăn nuôi: Kinh phí dự kiến khoảng 15.073.040.000 đồng.

- Chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không

được phép chăn nuôi tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi: Kinh phí dự kiến khoảng

11.679.760.000 đồng.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ: Nguồn ngân sách tỉnh đảm bảo.

2. Phân kỳ nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ chính sách

- Năm 2021: 5.688.200.000 đồng.

- Năm 2022: 7.688.200.000 đồng.

- Năm 2023: 7.688.200.000 đồng.

- Năm 2024: 5.688.200.000 đồng.

VIII. THỜI GIAN DỰ KIẾN THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT

Dự thảo Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn,

khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra

khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn dự kiến trình tại

kỳ hop thường lệ tháng 12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX.

Trên đây là báo cáo thuyết minh xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy

định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép

chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không

được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn của Sở Nông nghiệp và PTNT./.

Nơi nhận: Gửi bản điện tử

- Thường trực UBND tỉnh (B/cáo);

- GĐ, các PGĐ Sở;

- Các sở, ngành xin ý kiến góp ý;

- UBND các huyện, thành phố;

- Thành viên Tổ soạn thảo;

- Lưu: VT, CNTY.

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Ngọc Cƣơng

BIỂU KHÁI TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ CƠ SỞ CHĂN NUÔI THỰC HIỆN DI DỜI THEO NGHỊ QUYẾT

(Kèm theo BC thuyết minh số: ……./BC-SNN ngày 25/9/2020 của Sở NN&PTNT)

TT Loài

Số cơ

sở

chăn

nuôi

Số vật

nuôi

Diện tích chuồng trại

(m2) Kinh phí hỗ trợ (Đồng)

Kiên cố Chuồng

tạm Hỗ trợ cơ sở chăn nuôi di dời

Hỗ trợ CSCN tự chấm dứt

hoạt động

Kiên cố Chuồng tạm Kiên cố Chuồng tạm

Cộng:

1.162

52.216

48.767

9.574

13.636.940.000

1.436.100.000

10.716.860.000

962.900.000

1 Trâu, bò, ngựa (Quy mô từ 01 con)

154

498

594

1.093

148.500.000

163.950.000

118.800.000

109.300.000

2 Dê (Quy mô ≥ 5 con)

2

110

-

50 -

7.500.000 -

10.500.000

3 Lợn (Quy mô ≥ 5 con)

119

3.125

35.249

46

9.869.720.000

6.900.000

7.754.780.000

4.600.000

4 Gia cầm (Quy mô ≥ 20 con)

886

48.453

12.924

8.365

3.618.720.000

1.254.750.000

2.843.280.000

836.500.000

5 Bồ câu (Quy mô ≥ 30 con)

1

30

-

20 -

3.000.000 -

2.000.000

6 Chim cút (Quy mô ≥ 100 con)

- -

-

- -

- -

-

Tổng kinh phí hỗ trợ các chính sách:

26.752.800.000

1. Chính sách hỗ trợ chi phí di dời cơ sở chăn nuôi di chuyển đến địa điểm được phép chăn nuôi

- Đối với chuồng trại trâu, bò, ngựa, dê: Kiên cố: hỗ trợ 250.000 đồng/ m2; Chuồng tạm: Hộ trợ 150..000 đồng/m2;

- Đối với chuồng lợn gà, ngan, ngỗng, vịt, bồ câu, chim cút: Kiên cố: hỗ trợ 280.000 đồng/ m2; Chuồng tạm: Hộ trợ 150.000 đồng/m.

2. Chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi

- Đối với chuồng trại trâu, bò, ngựa, dê: Kiên cố: hỗ trợ 200.000 đồng/ m2; Chuồng tạm: Hộ trợ 100.000 đồng/m2;

- Đối với chuồng lợn gà, ngan, ngỗng, vịt, bồ câu, chim cút: Kiên cố: hỗ trợ 220.000 đồng/ m2; Chuồng tạm: Hộ trợ 100.000 đồng/m.

314

UBND TỈNH BẮC KẠN SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Số: /BC- SNN

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bắc Kạn, ngày tháng 9 năm 2020

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH

Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không

được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi

khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ BẤT CẬP TỔNG QUAN

1. Bối cảnh xây dựng chính sách

Lĩnh vực chăn nuôi được Luật Chăn nuôi xác định là một ngành Kinh tế - Kỹ

thuật, phát triển chăn nuôi được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm

của chính sách phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Trong những

năm gần đây, ngành chăn nuôi của tỉnh có những chuyển biến tích cực như chuyển

đổi phương thức từ chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình, mục tiêu chính phục vụ nhu

cầu sử dụng của gia đình về thực phẩm và sức kéo sang chăn nuôi quy mô trang

trại, gia trại, với mục tiêu sản xuất hàng hóa, bước đầu đã hình thành các chuỗi liên

kết và đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng

suất và chất lượng đàn vật nuôi như: Ứng dụng phát triển công nghệ chuồng kín,

tự động hóa một số khâu trong chăn nuôi trang trại tập trung công nghiệp, đặc biệt

là trong chăn nuôi lợn, ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi (công trình khí

sinh học, chế phẩm sinh học...) nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Kết quả chuyển đổi đó đã góp phần tăng dần sản lượng thịt hơi qua các năm, cụ thể

năm 2015 là 19.056 tấn, năm 2019 là 22.265 tấn tăng 16,8% lần so với năm 2015.

Đàn trâu tại thời điểm xây dựng dự thảo Nghị quyết là 41.948 con; đàn bò 19.759

con; đàn lợn 123.798 con; đàn dê 15.254 con; đàn gia cầm 2.041.847 con. Trong

đó đàn đại gia súc giảm mạnh qua các năm, đàn lợn giảm do ảnh hưởng của Dịch

tả lợn Châu phi, đàn gia cầm tăng.

Bên cạnh đó môi trường kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh đã

được cải thiện rõ rệt, tỉnh đã ban hành một số chính sách thu hút doanh nghiệp đầu

tư phát triển chăn nuôi trên địa bàn, một số công ty, doanh nghiệp đầu tư xây dựng

các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi

thế của tỉnh, ngành chăn nuôi đang đối mặt với những khó khăn, thách thức, đó là:

Năng suất chăn nuôi thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng và an toàn thực phẩm

chưa ổn định, sức cạnh tranh thấp, chưa tạo được thương hiệu trên thị trường. Chăn

nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ,

phân tán. Dịch bệnh trên đàn vật nuôi luôn tiềm ẩn và nguy cơ bùng phát,... chăn

nuôi tự phát, không theo quy hoạch khu vực chăn nuôi, chăn nuôi trong khu vực

thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư, chăn nuôi liền kề với nơi ở của

người dân. Ngoài ra việc thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và

313 25

2

chất thải chăn nuôi còn nhiều hạn chế... dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước,

không khí,... nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người là rất

cao.

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách thúc

đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó có việc cơ cấu ngành lại chăn nuôi để

tăng tính cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, đồng thời hưởng ứng đẩy mạnh phong

trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh,... trong đó chú trọng đến các tiêu

chí về môi trường tại các khu dân cư. Trong các văn bản quy phạm trước đây của

nước ta đã ban hành, chưa đề cập đến việc quy định khu vực không được phép

chăn nuôi, Luật Chăn nuôi là văn bản đầu tiên đưa nội dung này vào quy định để

thực hiện, phân cấp cho các tỉnh quy định cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho các địa

phương xây dựng chính sách, vấn đề đặt ra làm thế nào để vừa bảo đảm việc tiếp

tục sản xuất chăn nuôi, không vi phạm các quy định của luật, đồng thời không gây

ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe cộng đồng dân cư... Vì vậy việc ban hành

chính sách quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư

không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi

khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là cần thiết.

2. Mục tiêu xây dựng chính sách

- Cụ thể hóa Điểm h, Khoản 1 Điều 80 Luật Chăn nuôi. Tạo hành lang pháp lý

cho các địa phương và các cơ quan chức năng áp dụng trong việc triển khai thực hiện.

- Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không

được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu

vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nhằm giảm thiểu ô

nhiễm môi trường trong khu vực đô thị, khu dân cư nhằm khắc phục tình trạng chăn

nuôi nhỏ lẻ, phân tán, hiệu quả chăn nuôi thấp; giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi

trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng cũng như mỹ quan đô thị, đồng thời tạo điều

kiện cho cac tổ chức , cá nhân tham gia vào các hoạt động chăn nuôi gia súc , gia

cầm (gọi chung là cơ sở chăn nuôi ) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thưc hiên di dơi ra

khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đến địa điểm mới tiếp tục sản xuất hoặc

ngừng các hoạt động chăn nuôi chuyển đổi ngành nghề khác để ổn định sinh kế.

II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH

1. Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân

cư không được phép chăn nuôi

1.1. Xác định các vấn đề bất cập

Nội dung quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân

cư không được phép chăn nuôi chưa từng được đề cập trong các văn bản quy phạm

trước đây của Nhà nước đã ban hành. Các văn bản hiện có mới chỉ đề cập đến các

nội dung quy định về địa điểm sản xuất, kinh doanh, khoảng cách xây dựng khu

chăn nuôi tập trung, các cơ sở chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi

tốt…, chưa có quy định về các khu vực không được phép chăn nuôi. Đây là nội

dung đầu tiên được luật hóa vào Luật Chăn nuôi năm 2018, phân cấp cho các tỉnh

quy định cụ thể tạo hành lang pháp lý cho các địa phương xây dựng chính sách.

3

Hoạt động chăn nuôi nói chung trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn manh

mún, đặc biệt chăn nuôi quy mô nhỏ, nằm xen kẽ khu dân cư vẫn diễn ra phổ biến,

khó kiểm soát, ô nhiễm môi trường, gây mất mỹ quan, cảnh quan, văn minh đô thị,

đồng thời là nguy cơ tiềm ẩn bùng phát dịch bệnh, đặc biệt dịch bệnh truyền nhiễm

lây sang người. Tuy nhiên, chưa có quy định, chế tài cụ thể để xử lý, mới chỉ tập

trung tuyên truyền, vận động, nhắc nhở nhưng hiệu quả không cao.

Theo số liệu thống kê trên địa bàn toàn tỉnh tại thời điểm tháng 5/2020, trên

địa bàn toàn tỉnh có 101.754 cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm (sau đây gọi

chung là cơ sở chăn nuôi). Trong đó có nhiều cơ sở chăn nuôi nuôi gia súc và gia

cầm. Căn cứ đề xuất các khu vực nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư

không được phép chăn nuôi của các huyện, thành phố, bao gồm 100 khu vực của

16 xã, phường, thị trấn thuộc 06 huyện, 01 thành phố (huyện Pác Nặm báo cáo

không có khu vực không được phép chăn nuôi). Số cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia

cầm nằm trong khu vực đề xuất không được phép chăn nuôi, cụ thể như sau:

Số cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nằm trong khu vực đề xuất không

được phép chăn nuôi là 2.258 hộ, trong đó: Số hộ chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê

156/20.086 hộ chiếm 0.77%, số lượng trâu, bò, ngựa, dê 608/63.355 con, chiếm

0.95% so với tổng đàn; số hộ chăn nuôi lợn 672/26.133 hộ, chiếm 2,57%, số lượng

lợn 5.197/123.798 con bằng 4,19% so với tổng đàn; số hộ chăn nuôi gia cầm (gà,

vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, chim cút) 1.430/55.535 hộ, chiếm 2,57 %, số lượng gia

cầm 56.824/2.041.847 con bằng 2,78 % so với tổng đàn.

Qua thống kê cho thấy tỷ lệ tổng đàn các loại vật nuôi trong các khu vực này

chiếm tỷ lệ thấp so với tổng đàn của tỉnh, việc quy định khu vực thuộc nội thành của

thành phố, trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi không ảnh hưởng nhiều

đến tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp

của tỉnh.

1.2. Mục tiêu giải quyết vấn đề

Trước yêu cầu thực tế của công tác phát triển chăn nuôi phải thực hiện đúng

theo các quy định của luật giao, việc ban hành chính sách quy định khu vực thuộc

nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi trên địa

bàn tỉnh, tạo điều kiện giúp cho địa phương quản lý tốt các hoạt động tại các khu

vực được phép và không được phép chăn nuôi; giải quyết tình trạng chăn nuôi

trong khu vực nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư gây mất mỹ quan, cảnh

quan, văn minh đô thị và tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra tại các đô thị

và khu dân cư tập trung.

1.3. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề

- Giải pháp 1: Giữ nguyên hiện trạng và không quy định khu vực thuộc nội

thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn

tỉnh Bắc Kạn. Bắt buộc các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

chăn nuôi phải khắc phục các tiêu chí về môi trường và phải cam kết không gây ô

nhiễm môi trường trong thời gian tới.

4

- Giải pháp 2: Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu

dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

1.4. Đánh giá tác động của giải pháp

- Giải pháp 1: Giữ nguyên hiện trạng và không quy định khu vực thuộc nội

thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn

tỉnh Bắc Kạn. Bắt buộc các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

chăn nuôi phải khắc phục các tình trạng môi trường và cam kết không gây ô nhiễm

môi trường trong thời gian tới.

+ Đối với Nhà nước: Các cơ quan chức năng mất thời gian, công sức, chi phí để

quản lý, kiểm tra giám sát việc khắc phục ô nhiễm môi trường của các cơ sở chăn

nuôi; phát sinh nhiều các văn bản hành chính giữa cơ quan quản lý nhà nước và với

các cơ sở chăn nuôi để giải quyết công việc, giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện liên

quan.

+ Đối với người dân: Ảnh hưởng đến sức khỏe do tác động của những cơ sở

chăn nuôi nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường.

+ Đối với các cơ sở chăn nuôi: Có thêm nguồn thu nhập, cải thiện bữa ăn hàng

ngày, tuy nhiên phải tốn chi phí để khắc phục tình trạng ô nhiễm, đầu tư hệ thống xử

lý nước chất thải đạt chuẩn ,… nếu cơ sở khắc phục tốt tình trạng ô nhiễm sẽ được

người dân ủng hộ, ngược lại là sẽ bị người dân cản trở hoạt động sản xuất gây thiệt

hại về kinh tế, gây mất an ninh trật tự.

- Giải pháp 2: Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu

dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

+ Đối với Nhà nước: Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã,

thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi tạo được cơ sở pháp lý cho các cơ

quan quản lý nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý phát triển chăn nuôi trên

địa bàn, hạn chế được phát sinh mới những cơ sở chăn nuôi trong khu dân cư; giúp

các địa phương quy hoạch, thực hiện quy hoạch chăn nuôi tập trung, tạo điều kiện,

cơ hội cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chăn nuôi, thực hiện chăn nuôi

theo quy hoạch, mở rộng và nâng quy mô chăn nuôi; từng bước hình thành khu

chăn nuôi tập trung; giảm thiểu phát sinh lây lan dịch bệnh đối với đàn vật nuôi,

đặc biệt các bệnh truyền nhiễm lây sang người như cúm gia cầm, liên cầu

khuẩn,…; giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi ảnh hưởng

không tốt đến sức khỏe của cộng đồng dân cư; thuận tiện cho việc chỉnh trang khu

dân cư, khu đô thị; Tuy nhiên sẽ mất thêm thời gian và chi phí cho các cơ quan

chuyên môn trong việc giải quyết các chế độ, chính sách cho cơ sở chăn nuôi hoặc

giải quyết các khiếu nại liên quan,…

+ Đối với người dân: Được sống trong môi trường trong lành, hạn chế được

những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

+ Đối với cơ sở chăn nuôi: Thực tế rà soát trong khu vực dự kiến không được

phép chăn nuôi theo đề xuất cho thấy đa số là các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, các khu

vực này chủ yếu phát triển dịch vụ, thương mại; các cơ sở chăn nuôi này thường

gắn liền với đất vườn nhà, tận dụng thức ăn dư thừa bổ sung nguồn thực phẩm cho

5

gia đình, không phải là nguồn thu nhập chính do đó nếu ngừng sản xuất sẽ không

ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống; Mặt khác với lộ trình di dời hoặc chấm dứt các

hoạt động chăn nuôi là 5 năm, các cơ sở chăn nuôi có đủ thời gian để nuôi, xuất

bản hết vòng đời vật nuôi hiện có và đủ thời gian để chuyển đổi ngành, nghề phù

hợp phát triển đô thị văn minh, hiện đại, có chất lượng môi trường sống tốt, không

gây ô nhiễm môi trường; đồng thời nếu ngưng hoạt động sản xuất, các cơ sở này di

dời đến địa điểm mới ổn định hơn, có điều kiện để mạnh dạn đầu tư phát triển chăn

nuôi tập trung, đảm bảo an toàn dịch bệnh và nâng cao hiệu quả kinh tế.

1.5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn

Trên cơ sở phân tích đánh giá như đã trình bày ở trên, đề xuất lựa chọn giải

pháp thứ hai là Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân

cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đồng thời kiến nghị các

cấp các ngành thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Rà soát, lập danh sách quy định chi tiết khu vực thuộc nội thành của thành

phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh để

làm cơ sở cho việc thực hiện.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và quán triệt về Luật Chăn nuôi

và các văn bản hướng dẫn thi hành; tuyên truyền về quy định khu vực không được

phép chăn nuôi và các chính sách hỗ trợ di dời, chấm dứt các hoạt động chăn nuôi

để người dân biết và thực hiện.

- UBND các huyện, thành phố phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan trong

việc quy hoạch đất đai để các cơ sở chăn nuôi di chuyển đến tiếp tục hoạt động sản

xuất chăn nuôi.

- Tăng cường sự phối hợp của các Sở, ban ngành, UBND các huyện thành

phố và người dân trong triển khai thực hiện Luật Chăn nuôi, Nghị định, Thông tư

và các quy định liên quan.

2. Chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không

được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

2.1. Chính sách hỗ trợ chi phí di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không

được phép chăn nuôi

2.1.1. Xác định vấn đề bất cập

Trên địa bàn tỉnh việc hỗ trợ di dời các cơ sở chăn nuôi chưa được quy định cụ

thể tại văn bản nào. Mức hỗ trợ di dời cho các cơ sở chăn nuôi tại dự thảo Nghị định

thực hiện dựa trên cơ sở tính theo % đơn giá trung bình áp dụng cho chuồng trại

kiên cố, chuồng tạm trong chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê và gia cầm của Quyết định

số 47/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành đơn

giá bồi thường nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân khi

nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.162 cơ sở chăn nuôi, trong

đó: có 154 cơ sở chăn nuôi trâu, bò, ngựa quy mô từ 01con trở lên; 121 cơ sở chăn

nuôi lợn, dê, hươu sao quy mô từ 05 con trở lên; 886 cơ sở chăn nuôi gia cầm (Gà, vịt,

6

ngan, ngỗng) quy mô từ 20 con trở lên; 01 cơ sở chăn nuôi bồ câu quy mô từ 30 con

trở lên, trong số này chưa xác định được số cơ sở chăn nuôi sẽ di dời và tự chấm dứt

các hoạt động chăn nuôi.

Các cơ sở này nếu di dời phải thực hiện việc tháo dỡ, di dời các trang thiết bị,

dụng cụ chăn nuôi, di chuyển vật nuôi để tiếp tục đầu tư, ổn định sản xuất chăn nuôi

tại địa điểm mới, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chăn nuôi, đời sống kinh tế, do đó

cần thiết phải hỗ trợ một phần chi phí cho các cơ sở chăn nuôi để thực hiện di dời ra

khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

2.1.2. Mục tiêu giải quyết vần đề

Hỗ trợ một phần chi phí di dời cho các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực

không được phép chăn nuôi thực hiện việc tháo dỡ, di dời các trang thiết bị, dụng cụ

chăn nuôi, di chuyển vật nuôi để tiếp tục đầu tư, ổn định sản xuất chăn nuôi tại địa

điểm mới nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường sống

tại khu vực nội thành, nội thị, khu dân cư, chỉnh trang đảm bảo mỹ quan đô thị.

2.1.3. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề

- Giải pháp 1: Không hỗ trợ chi phí di dời, bắt buộc các cơ sở chăn nuôi nằm

trong khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phải di dời đến địa điểm

không bị cấm chăn nuôi xong trước ngày 31 tháng 10 năm 2024.

- Giải pháp 2: Các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn

nuôi tự thực hiện di dời đến khu vực được phép chăn nuôi sẽ được hỗ trợ chi phí di dời.

Mức hỗ trợ như sau:

a) Chuồng trại trâu, bò, ngựa, dê, hươu, nai

- Đối với chuồng trại xây dựng kiên cố (chuồng trại xây gạch hoặc cột gỗ,

khung xuyên (khung gỗ xẻ), mái lợp tôn, ngói hoặc Phibro xi măng; nền xi măng):

Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 250.000 đồng/m2 xây dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ

không quá 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

- Đối với chuồng tạm (chuồng trại cột gỗ, khung gỗ, khung tre, mái lợp ngói,

Phibro xi măng, mái lá hoặc bạt dứa): Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 150.000

đồng/m2 xây dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá 150.000.000 đồng (Một

trăm năm mươi triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

b) Chuồng trại lợn gà, ngan, ngỗng, vịt, bồ câu, chim cút

- Đối với chuồng trại xây dựng kiên cố (chuồng trại xây gạch hoặc cột gỗ

khung gỗ, mái lợp tôn, ngói hoặc Phibro xi măng, nền xi măng): Hỗ trợ một lần,

mức hỗ trợ 280.000 đồng/m2

xây dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá

200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

- Đối với chuồng tạm (chuồng trại cột tre, khung tre, mái lợp ngói, Phibro xi

măng, mái lá hoặc bạt dứa): Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 150.000 đồng/m2

xây

dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá 150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi

triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

2.1.4. Đánh giá tác động của các giải pháp đối với đối tượng chịu sự tác động

trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan

7

- Giải pháp 1: Không hỗ trợ chi phí di dời, bắt buộc các cơ sở chăn nuôi nằm

trong khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phải di dời đến địa điểm

không bị cấm chăn nuôi xong trước ngày 31 tháng 10 năm 2024.

Hầu hết các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi

trên địa bàn tỉnh phải di dời, đã thực hiện xây dựng chuồng trại bằng các vật liệu từ

kiên cố, vật liệu tạm, nên trong quá trình tháo dỡ sẽ dẫn đến hư hỏng, khả năng tận

dụng lại vật liệu là rất thấp, vì vậy các cơ sở chăn nuôi phải tốn một khoản kinh phí

mua nguyên vật liệu cho việc xây mới chuồng trại, công tháo dỡ lắp đặt. Nếu không

hỗ trợ nhà nước sẽ không mất một khoản kinh phí, tuy nhiên các cơ sở chăn nuôi sẽ

gặp rất nhiều khó khăn và sẽ không đồng tình hưởng ứng, không tự giác thực hiện

và chậm di dời dẫn đến tính khả thi thấp và không đạt tiến độ theo quy định.

- Giải pháp 2: Các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn

nuôi tự thực hiện di dời đến khu vực được phép chăn nuôi sẽ được hỗ trợ chi phí di

dời.Với chính sách này nhà nước mất một khoản kinh phí dự kiến khoảng

15.073.040.000 đồng.

Để hỗ trợ di dời nhà nước phải chi một phần ngân sách hỗ trợ cơ sở chăn

nuôi, đối với các cơ sở chăn nuôi lớn sẽ làm gián đoạn nguồn thu trong giai đoạn

cơ sở ngừng hoạt động để di dời, mất thời gian và chi phí cho các cơ quan chuyên

môn trong việc giải quyết các chế độ, chính sách cho việc di dời.

Đối với các cơ sở chăn nuôi di dời được hỗ trợ một phần kinh phí, nhằm giảm

bớt một phần khó khăn, đồng thời giúp cho việc di dời được thực hiện thuận lợi, cơ

sở chăn nuôi sẽ chấp hành tốt việc di dời, qua đó tạo điều kiện cho việc chỉnh trang

đô thị, cải thiện môi trường sống cho cộng đồng dân cư, mặt khác tạo điều kiện cho

chủ các cơ sở chăn nuôi có nguồn kinh phí để tiếp tục phát triển chăn nuôi bền

vững theo định hướng chăn nuôi của tỉnh, từng bước chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ

lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung ở khu vực có mật độ dân số thấp.

Khuyến khích cơ sở chăn nuôi đầu tư ứng dụng công nghệ chăn nuôi, đảm bảo an

toàn thực phẩm, kiểm soát tốt dịch bệnh và môi trường, phát triển công nghiệp chế

biến và đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi.

2.1.5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn

Trên cơ sở phân tích đánh giá như đã trình bày ở trên, đề xuất chọn giải pháp

thứ hai là các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi tự

thực hiện di dời đến khu vực được phép chăn nuôi sẽ được hỗ trợ chi phí di dời.

Đồng thời kiến nghị các cấp các ngành thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi

trường trong lĩnh vực chăn nuôi nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường

cho các tổ chức, cá nhân.

- Hỗ trợ chi phí tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt, hỗ trợ di chuyển vật nuôi cho các

cơ sở chăn nuôi thuộc diện phải di dời, nhằm giảm bớt khó khăn cho các cơ sở

chăn nuôi khi đến nơi sản xuất mới.

- Bố trí kinh phí hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được

phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

8

2.2. Chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không

được phép chăn nuôi tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi

Các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực nội thành của thành phố, thị trấn, khu

dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Theo Điều 2 của dự

thảo Nghị quyết) tự thực hiện việc tháo dỡ, phá dỡ, dọn dẹp mặt bằng chấm dứt

các hoạt động chăn nuôi được hỗ trợ như sau:

2.2.1.Xác định vấn đề bất cập

Trên địa bàn tỉnh việc hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi tự chấm dứt các hoạt động

chăn nuôi, chưa có văn bản nào quy định cụ thể. Mức hỗ trợ di dời cho các cơ sở chăn

nuôi tại dự thảo Nghị thực hiện dựa trên cơ sở tính theo % đơn giá trung bình áp

dụng cho chuồng trại kiên cố, chuồng tạm trong chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê và gia

cầm của Quyết định số 47/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Bắc

Kạn ban hành đơn giá bồi thường nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia

đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.162 cơ sở chăn nuôi, trong đó:

có 154 cơ sở chăn nuôi trâu, bò, ngựa quy mô từ 01con trở lên; 121 cơ sở chăn nuôi

lợn, dê, hươu sao quy mô từ 05 con trở lên; 886 cơ sở chăn nuôi gia cầm (Gà, vịt,

ngan, ngỗng) quy mô từ 20 con trở lên; 01 cơ sở chăn nuôi bồ câu quy mô từ 30 con

trở lên, trong số này cùng chưa xác định được cụ thể có bao nhiêu cơ sở chăn nuôi sẽ

tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi hoặc di dời.

Các cơ sở này nếu thực hiện tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi theo quy định,

việc phá bỏ, tháo dỡ chuồng trại và các trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi, chuyển

ngành nghề sản xuất kinh doanh mới, sẽ ảnh hưởng đến một phần thu nhập và đời sống

kinh tế, nhu cầu thực phẩm, do đó cần thiết phải hỗ trợ một phần chi phí cho các cơ sở

chăn nuôi để thực hiện tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi .

2.2.2.Mục tiêu giải quyết vấn đề

Chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được

phép chăn nuôi tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi nhằm hỗ trợ một phần chi phí để

tạo điều kiện cho cac cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có nguồn kinh phí thực hiện

chuyển đổi ngành nghề khác để ổn định sinh kế; giải quyết tình trạng ô nhiễm môi

trường, cải thiện môi trường sống tại khu vực nội thành, nội thị, khu dân cư, chỉnh

trang đảm bảo mỹ quan đô thị.

2.2.3. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề

- Giải pháp 1: Không hỗ trợ chi phí tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi, bắt buộc

các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh

phải tự chấm dứt các hoạt động chăn nuôi xong trước ngày 31 tháng 10 năm 2024.

- Giải pháp 2: Các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn

nuôi tự chấm dứt các hoạt động chăn nuôi sẽ được hỗ trợ chi phí.

Mức hỗ trợ như sau:

Các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực nội thành của thành phố, thị trấn, khu

dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Theo Điều 2 của dự

9

thảo Nghị quyết) tự thực hiện việc tháo dỡ, phá dỡ, dọn dẹp mặt bằng chấm dứt

các hoạt động chăn nuôi được hỗ trợ như sau:

a) Chuồng trại trâu, bò, ngựa, dê, hươu, nai

- Đối với chuồng trại xây dựng kiên cố (chuồng trại xây gạch hoặc cột gỗ,

khung xuyên (khung gỗ xẻ), mái lợp tôn, ngói hoặc Phibro xi măng; nền xi măng): Hỗ

trợ một lần, mức hỗ trợ 200.000 đồng/m2 xây dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không

quá 150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

- Đối với chuồng tạm (chuồng trại cột gỗ, khung gỗ, khung tre, mái lợp ngói,

Phibro xi măng, mái lá hoặc bạt dứa): Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 100.000

đồng/m2 xây dựng.Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá 100.000.000 đồng (Một

trăm triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

b) Chuồng trại lợn gà, ngan, ngỗng, vịt, bồ câu, chim cút

- Đối với chuồng trại xây dựng kiên cố (chuồng trại xây gạch hoặc cột gỗ

khung gỗ, mái lợp tôn, ngói hoặc Phibro xi măng, nền xi măng): Hỗ trợ một lần,

mức hỗ trợ 220.000 đồng/m2 xây dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá

150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi triệu đồng) cho một cơ sở chăn nuôi.

- Đối với chuồng tạm (chuồng trại cột tre, khung tre, mái lợp ngói, Phibro xi

măng, mái lá hoặc bạt dứa): Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 100.000 đồng/m2 xây

dựng. Tối đa, tổng mức hỗ trợ không quá 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng)

cho một cơ sở chăn nuôi.

2.2.4. Đánh giá tác động của các giải pháp đối với đối tượng chịu sự tác động

trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan

- Giải pháp 1: Không hỗ trợ chi phí tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi, bắt buộc

các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh

phải tự chấm dứt các hoạt động chăn nuôi xong trước ngày 31 tháng 10 năm 2024.

Hầu hết các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi

trên địa bàn tỉnh tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi đã đầu xây dựng chuồng trại

bằng các vật liệu từ kiên cố, vật liệu tạm với mục đích chăn nuôi lâu dài để cung

cấp nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu của gia đình và xuất bán tăng để thêm một

phần thu nhập, thực tế không phải cơ sở chăn nuôi nào cũng có điều kiện để di dời

đến nơi sản xuất mới để tiếp tục các hoạt động chăn nuôi, số kinh phí đã đầu tư

chuồng trại và các trang thiết bị chăn nuôi cũng chiếm một phần kinh phí lớn, việc

phá dỡ chuồng trại và các trang thiết bị chăn nuôi hầu như không tận dụng được và

mất thêm nhân công tháo dỡ, phá bỏ. Nếu không hỗ trợ nhà nước sẽ không mất

một khoản kinh phí. Tuy nhiên các cơ sở chăn nuôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn và sẽ

không đồng tình hưởng ứng, không tự giác thực hiện và chậm tự chấm dứt các hoạt

động chăn nuôi dẫn đến tính khả thi thấp và không đạt tiến độ theo quy định.

- Giải pháp 2: Các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn

nuôi tự chấm dứt các hoạt động chăn nuôi sẽ được hỗ trợ chi phí. Với chính sách

này nhà nước mất một khoản kinh phí dự kiến khoảng 11.679.760.000 đồng.

10

Để hỗ trợ tự chấm dứt các hoạt động chăn nuôi nhà nước phải chỉ một phần

ngân sách để hỗ trợ cơ sở chăn nuôi, sẽ làm mất một nguồn thu từ hoạt động chăn

nuôi và chi phí cho các cơ quan chuyên môn trong việc giải quyết các chế độ chính

sách cho việc chấm dứt các hoạt động chăn nuôi, mất một nguồn thực phẩm thiết yếu

cung cấp cho hộ chăn nuôi.

Tuy nhiên các cơ sở chăn nuôi di dời được hỗ trợ một phần kinh phí, nhằm

giảm bớt một phần khó khăn, đồng thời giúp cho việc tự chấm dứt các hoạt động

chăn nuôi được thực hiện thuận lợi, cơ sở chăn nuôi sẽ chấp hành tốt việc tự chấm

dứt các hoạt động chăn nuôi, qua đó tạo điều kiện cho việc chỉnh trang đô thị, cải

thiện môi trường sống cho cộng đồng dân cư, mặt khác tạo điều kiện cho chủ các

cơ sở chăn nuôi có nguồn kinh phí để thực hiện chuyển đổi ngành nghề phù hợp để

ổn định sinh kế; giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường sống

tại khu vực nội thành, nội thị, khu dân cư, chỉnh trang đảm bảo mỹ quan đô thị.

2.2.5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn

Trên cơ sở phân tích đánh giá các giải pháp như đã trình bày ở trên, đề xuất

chọn giải pháp thứ hai là các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

chăn nuôi tự chấm dứt các hoạt động chăn nuôi sẽ được hỗ trợ chi phí. Đồng thời

kiến nghị các cấp các ngành thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi

trường trong lĩnh vực chăn nuôi nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường

cho các tổ chức, cá nhân.

- Hỗ trợ chi phí cho các cơ sở chăn nuôi tự chấm dứt các hoạt động chăn nuôi

sẽ được hỗ trợ chi phí nhằm giảm bớt khó khăn cho các cơ sở chăn nuôi khi

chuyển đổi ngành nghề.

- Bố trí kinh phí hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi tự chấm dứt các hoạt động chăn nuôi .

III. LẤY Ý KIẾN

1. Hình thức, phương pháp lấy ý kiến

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết: Đăng tải trển Cổng Thông tin điện tử của tỉnh,

Cổng Thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và PTNT trong thời hạn 30 ngày để lấy ý

kiến; lấy ý kiến của Ủy ban Mật trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn, các tổ chức

chính trị xã hội của tỉnh, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố;

2. Các ý kiến tham gia:

2.1. Ý kiến tham gia lần 1

- Ý kiến nhất trí dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết: 14 văn bản.

- Ý kiến cơ bản nhất trí, đề nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện dự thảo hồ

sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết: 06 văn bản.

Các ý kiến tham gia góp ý đã được tiếp thu hoàn thiện theo quy định.

IV. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách: Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn; Sở Tài chính.

11

2. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách: UBND các huyện, thành phố; cơ

sở chăn nuôi và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

3. Kiểm tra việc thực hiện chính sách: UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

4. Giám sát việc thực hiện chính sách: HĐND tỉnh; Các tổ chức chính trị xã

hội; Nhân dân và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Trên đây là báo cáo đánh giá tác động chính sách Quy định khu vực thuộc nội

thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính

sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

Nơi nhận: Gửi bản điện tử

-Thường trực UBND tỉnh (B/cáo);

- GĐ, các PGĐ Sở;

- Các sở, ngành xin ý kiến góp ý;

- UBND các huyện, thành phố;

- Thành viên Tổ soạn thảo;

- Lưu: VT. CNTY.

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Ngọc Cương

UBND TỈNH BẮC KẠN

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Số: /BC- SNN

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bắc Kạn, ngày tháng 9 năm 2020

BÁO CÁO

Tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia của các đơn vị, địa phương

đối với dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định khu vực thuộc

nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và

chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép

chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Căn cứ văn bản số 44/HĐND- VP ngày 19/2/2019 của HĐND tỉnh về việc ban

hành danh mục Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chi tiết nội dung luật giao;

Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng Hồ sơ dự thảo đề nghị xây dựng Nghị

quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được

phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không

được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn gửi các Sở, ngành, UBND các huyện,

thành phố tại Văn bản 1595/SNN- CNTY ngày 20/8/2020 về việc xin ý kiến góp ý về

Hồ sơ đề nghị xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chi tiết nội dung

Luật Chăn nuôi giao. Kết quả, có 20/25 đơn vị tham gia ý kiến đóng góp, trong đó 14

cơ quan, đơn vị, địa phương nhất trí với Hồ sơ dự thảo Quyết định và 06 cơ quan, đơn

vị, địa phương tham gia góp ý đề nghị chỉnh sửa, bổ sung , 05 đơn vị không có ý kiến

góp ý (Sở Tư pháp, Ban KTNS - HĐND tỉnh, Văn phòng Điều phối xây dựng nông

thôn mới, Liên minh Hợp tác xã và Huyện Chợ Đồn ). Không có ý kiến tham gia đóng

góp ý nào trên Cổng thông tin điện tử tỉnh và Website của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Sau khi nhận được các ý kiến đóng góp, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp thu và giải trình

đối với các ý kiến, cụ thể tại Phụ lục đính kèm.

Trên đây là nội dung Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp thu và giải trình các ý kiến

tham gia góp ý của các đơn vị, địa phương đối với dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng

Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, trấn, khu dân cư không

được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực

không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn./.

Nơi nhận:

Gửi bản điện tử: - UBND tỉnh;

- GĐ, các PGĐ;

- Các Sở: KH&ĐT, Tài chính, Tư pháp, Công

thương, TN&MT, KH&CN, LĐ-TB&XH, XD,

Giao thông, NHNN.

- Các đơn vị: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội

Nông dân, Hội LHPN, Tỉnh đoàn, Liên minh

HTX, VP điều phối xây dựng NTM;

- UBND các huyện, thành phố;

- Lưu: VT, CNTY.

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Ngọc Cương

312 25

PHỤ LỤC

Nội dung giải trình/tiếp thu các ý kiến tham gia của các đơn vị, địa phương đối với dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết

quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di

dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

(Kèm theo Báo cáo số....../BC-SNN ngày …. /9/2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT Đơn vị/nội dung góp ý Tiếp thu/giải trình

I

Các đơn vị không có góp ý (05 đơn vị) : Sở Tư pháp, Ban

Kinh tế ngân sách – HĐND tỉnh, Văn phòng Điều phối xây dựng

nông thôn mới, Liên minh Hợp tác xã, Huyện Chợ Đồn (5)

II

Các đơn vị nhất trí với Dự thảo (14 đơn vị):

- UBND các huyện (04): Chợ Mới, Na Rì, Pác Nặm, Bạch

Thông.

- Các đơn vị cấp tỉnh: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn,

Hội Nông dân, Hội LHPN, Tỉnh đoàn, Sở Tài nguyên và Môi

trường, Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Lao động

- Thương binh và XH, Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh

Bắc Kạn (10);

III Các đơn vị tham gia ý kiến (06 đơn vị)

1

Sở Tài chính

Hiện nay ngân sách của tỉnh rất khó khăn, hàng năm còn phải

bố trí cho nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, các chế độ,

chính sách phát sinh nên Sở Tài chính chỉ tham mưu cho

UBND tỉnh bố trí được bình quân khoảng 6 tỷ đồng mỗi năm

để thực chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi

khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư

không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, tổng

Đã tiếp thu và chỉnh sửa và giảm mức hỗ trợ

1. Chính sách hỗ trợ chi phí di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực

không được phép chăn nuôi

- Chuồng trai kiên cố (Trâu, bò, ngựa, dê): 250.000/m2; Chuồng trại

Kiên cố (Lợn, gia cầm): 280.000/m2;

- Chuồng trai tạm (Trâu, bò, ngựa, dê): 150.000/m2; Chuồng trại tạm

(Lợn, gia cầm):150.000/m2;

312 25

3

kinh phí hỗ trợ chính sách trong giai đoạn 2021 - 2025 khoảng

30 tỷ đồng. Do đó, Sở Tài chính đề nghị Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn nghiên cứu, tính toán lựa chọn chính sách

áp dụng và mức hỗ trợ phù hợp với thực tế, khả năng cân đối

của ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác trong giai

đoạn 2021 - 2025.

2. Chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực

không được phép chăn nuôi tự chấm dứt hoạt động chăn nuôi

- Chuồng trai kiên cố (Trâu, bò, ngựa, dê): 200.000/m2; Chuồng trại

Kiên cố (Lợn, gia cầm): 220.000/m2;

- Chuồng trai tạm (Trâu, bò, ngựa, dê): 100.000/m2; Chuồng trại tạm

(Lợn, gia cầm): 100.000/m2;

.2

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với

UBND thành phố Bắc Kạn rà soát lại những khu vực, địa danh

cụ thể thuộc nội thành của thành phố không được phép chăn

nuôi đối với phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn (Một số

khu dân cư như tổ 8B, 9B chưa được UBND thành phố đề xuất

là khu vực thuộc nội thành của thành phố, khu dân cư không

được phép chăn nuôi theo quy định).

Đã tiếp thu, bổ sung.

3 Sở Khoa học và Công nghệ

3.1 2. Đề nghị bổ sung báo cáo đánh giá tác động của chính sách

(theo mẫu số 01, Phụ lục V của Nghị định 34/2016/NĐ-CP), Đã tiếp thu và chỉnh sửa

3.2

Chỉnh sửa dự thảo Tờ trình theo mẫu số 02 Phụ lục V của

Nghị định 34/2016/NĐ-CP, theo đó dự thảo Tờ trình không có

mục VI, việc giao cho đơn vị chủ trì soạn thảo Nghị quyết

thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét theo

quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đã tiếp thu và chỉnh sửa

3.3

Đối tượng hỗ trợ: trên cơ sở quy mô chăn nuôi để xác định đối

tượng được hỗ trợ

Đã tiếp thu và chỉnh sửa bổ sung quy mô chăn nuôi để hỗ trợ, cụ thể:

Đối với chăn nuôi trâu, bò, ngựa có quy mô chăn nuôi từ 01con trở lên;

đối với chăn nuôi lợn, dê , hươu sao có quy mô chăn nuôi từ 05 con trở lên;

Đối với chăn nuôi gia cầm (Gà, vịt, ngan, ngỗng) có quy mô chăn nuôi

từ 20 con trở lên; Bồ câu quy mô chăn nuôi từ 30 con, Chim cút quy mô

chăn nuôi từ 100 con trở lên.

3.4 Nguyên tắc hỗ trợ: ví dụ như: quy định việc hỗ trợ chỉ thực Đã tiếp thu và chỉnh sửa, cụ thể: Có đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã,

4

hiện sau khi đã hoàn thành công việc di dời, ngừng hoạt động

hoặc chuyển đổi ngành nghề có xác nhận của địa phương v.v.

phường, thị trấn tại nơi cơ sở chăn nuôi hoạt động; Chủ cơ sở chăn nuôi di

dời phải hoàn chỉnh hồ sơ và có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường,

thị trấn nơi cơ sở chăn nuôi phải di dời hoặc tự chấm dứt hoạt động chăn

nuôi; đối với cơ sở chăn nuôi di dời phải có thêm xác nhận của Chủ tịch

UBND xã, phường, thị trấn nơi cơ sở chăn nuôi di dời đến. Việc xác nhận

chi phí hỗ trợ di dời hoặc tự chấm dứt các hoạt động chăn nuôi của cơ sở

chăn nuôi do các phòng ban chuyên môn cấp huyện thẩm định và được

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố phê duyệt, chịu trách

nhiệm về kết quả thẩm định để hỗ trợ. Hỗ trợ sau đầu tư.

3.5

Chính sách hỗ trợ: việc hỗ trợ di dời chuồng trại cần xem xét

quy mô, khoảng cách phải di dời để đề xuất mức hỗ trợ cho

phù hợp.

Không tiếp thu:

Lý do: Việc hỗ trợ đã dựa trên cơ sở diện tích chuồng trại đã xây dựng,

số tiền hỗ trợ theo mét vuông xây dựng các hộ phải di dời tự cân đối

trong phần kinh phí hỗ trợ quy định tại dự thảo Nghị quyết, mặt khác

khó xác định cự ly di chuyển của các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu

vực không được phép chăn nuôi.

3.6 Đề nghị xem xét thêm một số chính sách hỗ trợ chuyển đổi

ngành nghề, lãi xuất vay để xây dựng lại chuồng trại v.v.

Không tiếp thu:

Lý do: Hiện nay tỉnh đã ban hành một số chính sách thu hút, hỗ trợ các

Công ty, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnhvực nông nghiệp, nông thôn như:

Nghị quyết số 05/2019/NQ- HĐND ngày 17/4/2019 của HĐND tỉnh

Bắc Kạn về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông

nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; . Nghị quyết số 08/2019/NQ - HĐND

ngày 17/7/2019 của HĐND tỉnh về ban hành quy định một số chính sách hỗ

trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Nghị quyết số

10/2020/NQ - HĐND ngày 17/7/2019 của HĐND tỉnh về sửa đổi, bổ sung

một số nội dung quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ban hành theo Nghị quyết số 08/2019/NQ -

HĐND ngày 17/7/2019 của HĐND tỉnh Bắc Kạn. Nếu các cơ sở chăn nuôi

đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại các tại các Nghị quyết trên vẫn được

hưởng các sách hỗ trợ bình thường theo quy định, trong nội dung Nghị quyết

định này không quy định lại.

5

4

Huyện Ba Bể

Nhất trí Hồ sơ dự thảo đề nghị bổ sung thêm mới 04 thôn của

xã Nam Mẫu vào vào khu vực nội thành của thành phố, thị

trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi của huyện ba Bể.

Đã tiếp thu, bổ sung.

5

Huyện Ngân Sơn

Đề nghị bổ sung thêm Khu Chợ 1, Khu Chợ 2 xã Bằng Vân và

Khu Chợ, xã Thuần Mang vào danh sách những khu vực

không được phép chăn nuôi của huyện Ngân Sơn trong "Dự

thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết" và "Báo cáo

thuyết minh xây dựng dự thảo Nghị quyết của Sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn về chính sách quy định khu vực thuộc

nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép

chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra

khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc

Kạn" theo đúng như Báo cáo số 187/BC-UBND, ngày

29/4/2020 về thực trạng công tác phát triển chăn nuôi trên địa

bàn huyện Ngân Sơn.

Đã tiếp thu, bổ sung.

6

Thành phố Bắc Kạn

Đề nghị bổ sung mới thêm 03 tổ 8a, 8b, 9b của Phường Đức

Xuân vào khu vực nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư

không được phép chăn nuôi của Thành phố.

Đã tiếp thu , bổ sung