UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1366Xay dung ke... ·...

28
UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-SNN- KH Bà Rịa, ngày tháng 8 năm 2010 BÁO CÁO Ước thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2011 Thực hiện Chỉ thị số 854/CT-TTg ngày 11/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; Công văn số 1910/BNN-KH ngày 21/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; Công văn số 4205/UBND.VP ngày 08/7/2010 của UBND tỉnh về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo ước tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2011 như sau: Phần I ƯỚC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2010 I. Kết quả sản xuất nông – lâm – diêm nghiệp - thủy sản: * Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tính theo giá hiện hành 9.669 tỷ đồng, tăng 9,7% so năm 2009. * Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tính theo giá so sánh 4.403 tỷ đồng, vượt 0,49% kế hoạch, tăng 5,19% so năm 2009. Chia theo ngành sản xuất như sau:

Transcript of UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀUvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1366Xay dung ke... ·...

UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

SỞ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-SNN-KH

Bà Rịa, ngày tháng 8 năm 2010

BÁO CÁO

Ước thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2010

và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2011

Thực hiện Chỉ thị số 854/CT-TTg ngày 11/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; Công văn số 1910/BNN-KH ngày 21/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; Công văn số 4205/UBND.VP ngày 08/7/2010 của UBND tỉnh về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.

Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo ước tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2011 như sau:

Phần I

ƯỚC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2010

I. Kết quả sản xuất nông – lâm – diêm nghiệp - thủy sản:

* Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tính theo giá hiện hành 9.669 tỷ đồng, tăng 9,7% so năm 2009.

* Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tính theo giá so sánh 4.403 tỷ đồng, vượt 0,49% kế hoạch, tăng 5,19% so năm 2009.

Chia theo ngành sản xuất như sau:

- Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành 6.127 tỷ đồng, vượt 0,2% kế hoạch, tăng 8,3% so năm 2009, trong đó:

+ Trồng trọt: 3.251 triệu đồng, vượt 0,1% KH, tăng 8,1% so năm 2009.

+ Chăn nuôi: 2.876 triệu đồng, vượt 0,3% KH, tăng 8,5% so năm 2009.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá so sánh 2.190 tỷ đồng, vượt 0,04% kế hoạch, tăng 4,84% so năm 2009 (chỉ tiêu tỉnh giao 4,81%), trong đó:

+ Trồng trọt: 1.518 tỷ đồng, bằng 99,94% kế hoạch, tăng 3,94% so năm 2009 (chỉ tiêu tỉnh giao 4%).

+ Chăn nuôi: 673 tỷ đồng, vượt 0,25% kế hoạch, tăng 6,95% so năm 2009 (chỉ tiêu tỉnh giao 6,68%).

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: tỷ trọng chăn nuôi là 46,94%, tăng 0,08% so năm 2009, tương ứng tỷ trọng trồng trọt giảm còn 53,06% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Giá trị sản xuất lâm nghiệp tính theo giá hiện hành 87 tỷ đồng, đạt 92,84% kế hoạch, tăng 0,39% so năm 2009.

- Giá trị sản xuất lâm nghiệp tính theo giá so sánh 55 tỷ đồng, vượt 0,18% kế hoạch, tăng 3,02% so năm 2009 (chỉ tiêu tỉnh giao 2,83%).

- Giá trị sản xuất thủy sản tính theo giá hiện hành 3.455 tỷ đồng, vượt 3,52% kế hoạch, tăng 12,46% so năm 2009, trong đó:

+ Khai thác: 2.856 tỷ đồng, vượt 3,99% KH, tăng 12,91% so năm 2009.

+ Nuôi trồng: 599 tỷ đồng, vượt 1,36% KH, tăng 10,37% so năm 2009.

- Giá trị sản xuất thủy sản tính theo giá so sánh 2.159 tỷ đồng, vượt 0,96% kế hoạch, tăng 5,6% so năm 2009 (chỉ tiêu tỉnh giao 4,6%), trong đó:

+ Khai thác: 1.893 tỷ đồng, vượt 0,91% kế hoạch, tăng 5,81% so năm 2009 (chỉ tiêu tỉnh giao 4,86%).

+ Nuôi trồng: 266 tỷ đồng, vượt 1,35% kế hoạch, tăng 4,13% so năm 2009 (chỉ tiêu tỉnh giao 2,75%).

1. Nông nghiệp:

1.1. Trồng trọt:

a. Sản xuất cây hàng năm:

- Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 59.254 ha, đạt 94,4% kế hoạch, bằng 92,9% so năm 2009. Trong trong 7 tháng đầu năm, trên cây hàng năm có xảy ra các dịch bệnh phổ biến, như: rầy nâu, bệnh đạo ôn, cháy bìa lá,… tuy nhiên ở mức độ hại nhẹ, đã kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống nên không ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, do mùa mưa năm 2010 đến muộn, lượng mưa ít đã ảnh hưởng đến thời vụ xuống giống và sự sinh trưởng, phát triển cây trồng trong vụ hè thu 2010.

- Sản lượng lương thực có hạt (ước) 164.369 tấn, đạt 96,12% kế hoạch, bằng 93,68% so năm 2009, trong đó: sản lượng các cây trồng chính giảm nhẹ so năm 2009, như: lúa giảm 3.322 tấn, bắp giảm 7.769 tấn, rau các loại giảm 5.570 tấn, đậu các loại giảm 106 tấn, nguyên nhân do mưa muộn trong vụ hè thu như đã nêu trên.

- Công tác thủy nông, đã điều tiết nguồn nước tưới từ các hồ chứa thủy lợi để tưới phục vụ cho 4.565 ha lúa và rau màu vụ đông xuân 2009 – 2010, tưới hỗ trợ cho 1.465 ha lúa hè thu và dự kiến tưới hỗ trợ cho 4.350 ha lúa mùa; đồng thời, duy trì cấp nước thô cho nhà máy nước Đá Đen 115.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Kim Long 2.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Châu Pha 800 m3/ngày đêm và nhà máy nước Hòa Hiệp 700 m3/ngày đêm để cấp nước cho sinh hoạt, dịch vụ và công nghiệp.

b. Sản xuất cây lâu năm:

- Diện tích cây lâu năm tương đối ổn định, cụ thể: diện tích cao su 21.460 ha, bằng 98,3% so năm 2009, hồ tiêu 7.126 ha, bằng 97,7% so năm 2009, điều 13.984 ha, bằng 96,6% so năm 2009, cây ăn quả 6.911 ha, bằng 95,7% so năm 2009, riêng cây cà phê 7.472 ha, tăng 1,8% so năm 2009.

- Về sản lượng: do cây trồng được chăm sóc tốt, diện tích đưa vào thu hoạch tăng nên sản lượng các cây lâu năm đều tăng so năm 2009, cụ thể: cà phê tăng 61 tấn, điều tăng 190 tấn, tiêu tăng 515 tấn; cây ăn quả tăng 739 tấn (nhưng sản lượng chôm chôm, sầu riêng giảm do thiếu nước tưới cuối mùa khô) và sản lượng mủ cao su giảm 1.237 tấn do nắng hạn.

1.2. Chăn nuôi:

- Chăn nuôi heo, gia cầm theo hình thức trang trại với qui mô vừa và lớn tiếp tục phát triển mạnh, đến nay chăn nuôi gà trang trại chiếm khoảng 56% tổng đàn, chăn nuôi heo trang trại chiếm khoảng 36% tổng đàn, trong năm đàn gia cầm tăng 14,8% so năm 2009, đàn trâu bò tăng 2,14%, đàn heo tăng 0,52% (do ảnh hưởng của dịch tai xanh tại các tỉnh lân cận vào cuối tháng 7, sản phẩm khó tiêu thụ, giá heo hơi giảm nên các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh hạn chế phát triển đàn).

- Công tác thú y được tăng cường, nhất là công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm heo và LMLM trên gia súc, bệnh tai xanh trên heo,... Trong 7 tháng đầu năm, trên đàn gia súc có xảy ra các loại bệnh thông thường (như: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn,…) nhưng không phát dịch bệnh lớn.

- Qui mô đàn vật nuôi cuối năm 2010 (ước) như sau:

+ Đàn heo: 287.500 con, tăng 0,52% so năm 2009.

+ Đàn trâu, bò: 44.297 con, tăng 2,14% so năm 2009.

+ Đàn gia cầm: 3.000.000 con, tăng 44,02% so năm 2009.

- Sản phẩm chăn nuôi:

+ Sản lượng thịt hơi các loại 59.421 tấn, tăng 6% so năm 2009, trong đó:

Thịt heo: 43.112 tấn, tăng 3,7 so năm 2009.

Thịt trâu bò: 7.022 tấn, tăng 9,5% so năm 2009.

Thịt gia cầm: 9.287 tấn, tăng 15% so năm 2009.

+ Trứng gia cầm: 52.110.000 quả, tăng 17,1% so năm 2009.

2. Lâm nghiệp:

a.Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, đã thực hiện:

- Trồng rừng: 381,5 ha, vượt 1,5% KH, trong đó:

+ Trồng rừng mới: 117,5 ha.

+ Trồng rừng phục hồi sau bão : 264 ha.

- Chăm sóc rừng: 603 ha, đạt 100% kế hoạch.

- Khoanh nuôi phục hồi: 985 ha, đạt 100% kế hoạch.

- Bảo vệ rừng: 1.194 ha, đạt 88,7% kế hoạch.

b. Khai thác và chăm sóc rừng sản xuất:

Trong năm, Công ty Lâm nghiệp đã khai thác 477 ha rừng sản xuất, sản lượng gỗ nguyên liệu giấy 32.589 ster đôi, trồng mới lại rừng sau khai thác 406 ha; chăm sóc 1.948 ha và bảo vệ 334 ha rừng cây gỗ lớn.

c. Phong trào Tết trồng cây: các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tổ chức trồng cây phân tán với số lượng 142.000 cây lâm nghiệp các loại.

d. Công tác phòng chống cháy rừng và quản lý bảo vệ rừng:

- Trong mùa khô 2009 – 2010: trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 20 vụ cháy trong lâm phần (02 vụ tại Tân Thành, 02 vụ tại TX.Bà Rịa, 03 vụ tại Long Điền, 03 vụ tại Đất Đỏ và 10 vụ tại Xuyên Mộc). Các vụ cháy xảy ra đều được phát hiện sớm và dập tắt kịp thời nhưng một số vụ cháy vẫn gây thiệt hại về rừng, cụ thể: tổng diện tích rừng bị cháy là 42,75 ha, mức độ thiệt hại 19,47%, diện tích thiệt hại 8,33 ha.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng được tăng cường, nhất là diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng.

3. Diêm nghiệp:

Diện tích sản xuất vụ muối 2009 – 2010 là 1.173 ha, bằng vụ muối 2008 – 2009, sản lượng thu hoạch 86.450 tấn, vượt 8% kế hoạch, tăng 11,39% cùng kỳ, do mùa mưa năm 2010 đến muộn. Tuy nhiên, giá muối ở mức thấp (bình quân từ 550 – 600 đồng/kg), tiêu thụ khó khăn, đã ảnh hưởng đến thu nhập của bà con diêm dân.

4. Thủy sản:

a. Khai thác thủy sản:

- Trong 7 tháng năm, đóng mới tàu cá 49 chiếc, tổng số tàu cá toàn tỉnh hiện nay 6.695 chiếc, tổng công suất là 747.376 CV. Sản lượng khai thác (ước) 237.983 tấn, tăng 0,4% so năm 2009.

- Trong 7 tháng đầu năm, đã thực hiện đăng ký sang tên thay máy cho 172 trường hợp, cấp sổ danh bạ thuyền viên cho 377 trường hợp, gia hạn hoạt động cho 1.279 trường hợp, kiểm tra cải hoán cho 23 trường hợp, cấp giấy chứng nhận an toàn tàu cá cho 1.307 trường hợp, cấp giấy phép khai thác thủy sản cho 766 trường hợp, gia hạn giấy phép khai thác thủy sản cho 1.097 trường hợp, cấp 1.040 giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Châu Âu.

- Trong 7 tháng đầu năm, đã phối hợp với các địa phương mở 38 lớp tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật về tình hình đánh bắt hải sản trên biển, quản lý tàu cá và phổ biến quy chế chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu cho 1.578 thuyền trưởng, ngư dân trên địa bàn tỉnh.

b. Nuôi trồng thủy sản:

- Diện tích nuôi trồng thủy sản là 7.852 ha, sản lượng nuôi trồng (ước) 20.000 tấn, tăng 2,56% so năm 2009, đạt 100% kế hoạch.

- Trong 7 tháng đầu năm, đã tiến hành cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản cho 314 lượt với số lượng 196.850.000 con, giám sát kiểm dịch giống nhập khẩu cho 04 lượt cá giống với số lượng 46.000 con, cấp giấy chứng chỉ hành nghề và kinh doanh thuốc thú y thủy sản cho 11 trường hợp và gia hạn chứng chỉ cho 42 trường hợp, hiện đang tiếp tục triển khai đến cuối năm 2010.

- Công tác tập huấn nuôi trồng thủy sản: trong 7 tháng đầu năm, đã tổ chức lớp 11 tập huấn (trong đó: 02 lớp về điều kiện vệ sinh thú y thủy sản đối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản, 07 lớp về kiến thức phòng chống dịch bệnh trên động vật thủy sản; 02 lớp phổ biến qui định pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thủy sản).

Công tác phòng chống dịch bệnh trên động vật thủy sản được thực hiện tốt nên không xảy ra dịch bệnh.

5. Công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối:

Trong năm, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra, các cơ sở đã nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Chi cục Thú y đã tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật trên địa bàn tỉnh, kết quả thực hiện trong 7 tháng đầu năm như sau:

+ Kiểm soát giết mổ: 118.508 con heo, 9.597 con trâu bò, 1.217.918 con gia cầm.

+ Kiểm dịch động vật: 185.476 con heo thịt, 2.480.387 con gia cầm thịt, 13.752.385 quả trứng gà vịt,…

+ Phúc kiểm: 8.019 con heo thịt, 84.147 con gia cầm thịt, 3,5 triệu quả trứng gà vịt,…

- Trong 7 tháng đầu năm, Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành 15 đợt thanh tra, kiểm tra về công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, các cơ sở thu mua, chế biến, kinh doanh thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh đối với 2.529 cơ sở. Qua kiểm tra, đã phát hiện 600 trường hợp vi phạm, đã xử phạt vi phạm hành chính 545 trường hợp (tổng số tiền phạt là 351.230.000 đồng), phạt cảnh cáo 19 trường hợp và 36 trường hợp đang tiếp tục xử lý.

Thực hiện tháng hành động về chất lượng nông, lâm, thủy sản và vệ sinh an toàn thực phẩm từ ngày 15/4/2010 đến ngày 15/5/2010 trên địa bàn tỉnh, Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các đơn vị, địa phương tiến hành kiểm tra quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Cụ thể như sau:

+ Kiểm tra vệ sinh thú y tại 36 cơ sở giết mổ, 20 quầy sạp kinh doanh sản phẩm động vật tại 05 chợ đầu mối. Qua kiểm tra, có 19 trường hợp vi phạm, đã xử phạt và đề nghị khắc phục.

+ Kiểm tra điều kiện sản xuất rau an toàn tại 52 cơ sở sản xuất và 01 cơ sở sơ chế rau. Qua kiểm tra, các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định.

+ Công tác kiểm tra mẫu: đã lấy 07 mẫu thịt các loại tại các cơ sở giết mổ, 03 mẫu thức ăn chăn nuôi và 03 mẫu trứng gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi, 03 mẫu rau tại các HTX và tổ sản xuất rau. Qua phân tích, có 05 mẫu không đạt (02 mẫu thịt và 03 mẫu rau), đã xử phạt và đề nghị khắc phục.

II. Xuất khẩu nông sản, thủy sản :

Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản trong năm 2010 (ước) là 317,1 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 10,7% so năm 2009, trong đó :

- Hải sản : sản lượng xuất khẩu 94.000 tấn, tăng 0,22% so năm 2009, kim ngạch 264 triệu USD, tăng 8,64% so năm 2009.

- Cao su : sản lượng xuất khẩu 10.320 tấn, tăng 8% so năm 2009, kim ngạch 18,4 triệu USD, tăng 8,24% so năm 2009.

- Hạt điều : sản lượng xuất khẩu 7.160 tấn, tăng 15% so năm 2009, kim ngạch 34 triệu USD, tăng 30,8% so năm 2009.

- Hạt tiêu : sản lượng xuất khẩu 235 tấn, tăng 13% so năm 2009, kim ngạch 0,7 triệu USD, tăng 40% so năm 2009.

III. Các hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp:

1. Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi:

- Tiếp tục duy trì hoạt động của các trại giống cây trồng, vật nuôi. Số lượng cây con giống sản xuất trong năm 2010 (ước) 45 tấn lúa nguyên chủng và 1.875 tấn lúa xác nhận để cung cấp cho sản xuất 12.500 ha lúa (đạt tỷ lệ 54,6% diện tích gieo trồng lúa); 865 con heo giống Galaxy, 1.898 con heo thịt và 7.502 liều tinh heo cao sản nạc; 625.171 con gà giống 01 ngày tuổi…; thực hiện chăm sóc định kỳ cho 2,5 ha vườn cây đầu dòng tại trại thực nghiệm giống cây trồng.

- Các dự án giống bò thịt, bò sữa: cung cấp cho người chăn nuôi 670 liều tinh bò thịt, bò sữa để phối giống cho đàn bò được bình tuyển và nhu cầu của người chăn nuôi; đồng thời tổ chức tập huấn, hội thảo, tham quan cho các hộ tham gia dự án.

2. Hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến diêm:

- Trong năm, tiếp tục đầu tư xây dựng các mô hình, điểm trình diễn chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Cụ thể:

+ Chương trình khuyến nông, khuyến ngư của tỉnh: đã phối hợp với các địa phương tiến hành khảo sát chọn hộ để hỗ trợ đầu tư xây dựng 166 mô hình (trong đó: 140 mô hình trồng trọt, 15 mô hình chăn nuôi, 07 mô hình thủy sản và 04 mô hình khuyến diêm). Đồng thời, tổ chức tập huấn, hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm cho các hộ tham gia mô hình.

+ Chương trình khuyến nông, khuyến ngư Quốc gia : đã phối hợp với các địa phương tiến hành khảo sát chọn hộ để hỗ trợ đầu tư xây dựng 502 mô hình (trong đó: 462 mô hình trồng trọt, 35 mô hình chăn nuôi, 05 mô hình thủy sản). Đồng thời, tổ chức tập huấn, hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm cho các hộ tham gia mô hình.

- Dự án khuyến nông – khuyến ngư cho các hộ nghèo năm 2010: đã tiến hành khảo sát chọn hộ để hỗ trợ đầu tư xây dựng 44 mô hình (trong đó: 05 mô hình nuôi bò đực giống, 30 mô hình nuôi gà ta thả vườn, 09 mô hình nuôi cá nước ngọt).

- Công tác tập huấn: đã tổ chức 260 lớp tập huấn (trong đó: Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư 112 lớp, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật 28 lớp, Chi cục Thú y 60 lớp, Chi cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản 38 lớp, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản 20 lớp, Chi cục Nuôi trồng thủy sản 02 lớp) cho khoảng 7.800 người tham gia là nông ngư dân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ phụ trách nông nghiệp, thủy sản tại các địa phương về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản, các lớp IPM trên lúa, rau, FPR trên lúa, kỹ thuật trồng rau an toàn, các lớp phòng trừ bệnh cây trồng, vật nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm,…

IV. Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

1. Các công trình vốn trái phiếu Chính phủ

a. Công trình hồ chứa nước sông Ray

- Hợp phần đền bù giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư: hoàn thành toàn bộ hợp phần để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

- Hệ thống kênh Sông Ray : thi công hoàn thành kênh chính đoạn 1 và đê bao ngăn mặn Lộc An; Khởi công toàn bộ các gói thầu kênh chính đoạn 2 và kênh cấp 1, kênh chuyển nước sang Xuyên Mộc.

b. Kiên cố hóa kênh mương hồ Suối Môn: đã hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng để tưới phục vụ sản xuất; đồng thời, hoàn thành quyết toán vốn đầu tư.

2. Dự án Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá tại cửa Sông Dinh (vốn ngân sách Tung ương):

Thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư; điều chỉnh TKBVTC-TDT; tổ chức đấu thầu để khởi công xây lắp khu A và B.

3. Các công trình vốn tín dụng ưu đãi: 02 dự án, hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng công trình cải tạo nâng cấp kênh tiêu Bà Đáp; tiếp tục thi công công trình hệ thống tưới Châu Pha – Sông Xoài.

4. Các công trình XDCB vốn ngân sách tỉnh:

- Thanh toán khối lượng hoàn thành: hoàn thành quyết toán vốn đầu tư toàn bộ 04 dự án, gồm: tuyến ống chuyển tải D300 Hoà Hội - Hoà Bình, hệ cấp nước Suối Rao, trạm kiểm dịch động vật Tân Thành, trụ sở làm việc và trang thiết bị của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

- Các dự án chuyển tiếp: 05 dự án, hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư 03 dự án, gồm: Trạm Khuyến ngư huyện Đất Đỏ, trụ sở làm việc và trang thiết bị Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, kiên cố hóa kênh mương hồ Suối Các; hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng và lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án nâng cấp mở rộng 5 nhà máy nước Châu Pha, Hoà Hiệp, Lộc An, Long Tân và Bưng Riềng; tiếp tục thi công hoàn thành dự án trại gà giống thả vườn tại xã Phước Hội.

- Các dự án khởi công mới: 04 dự án, hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng và lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư 03 dự án, gồm: sửa chữa nâng cấp trụ sở làm việc Sở Nông nghiệp và PTNT, sửa chữa các trạm dịch vụ nông nghiệp liên huyện Long Điền - Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức và Tân Thành, chốt kiểm dịch động vật Bình Châu; tiếp tục thi công hoàn thành dự án kè Phước Tỉnh đoạn cửa sông.

- Các dự án chuẩn bị đầu tư: 17 dự án.

Đến nay, đã hoàn chỉnh thủ tục để khởi công trong năm 2010 là 11 dự án (nếu được UBND tỉnh bố trí vốn), gồm : hệ cấp nước Tân Lâm, kiên cố hoá kênh mương N4 và N5 hồ Suối Các, nước sạch nông thôn Bà Rịa – Vũng Tàu, hệ cấp nước Cù Bị, trung tâm giống thủy sản tập trung tại xã Phước Hải, cải tạo sửa chữa Hạt kiểm lâm Tân Thành và Hạt kiểm lâm Châu Đức, xây dựng mới trụ sở Chi cục Quản lý thủy nông, sửa chữa nâng cấp trụ sở làm việc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hàng rào bảo vệ khu đầu mối và cầu giao thông qua hạ lưu tràn xả lũ hồ Đá Đen, khu neo đậu tránh trú bão tại Cửa Lấp, xây dựng 02 trạm quản lý bảo vệ rừng số 03 và số 06 Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu, sửa chữa mở rộng trụ sở Chi cục Thú y;

06 dự án đã được phê duyệt, gồm : Khu neo đậu tránh trú bão tại Lộc An, khu chế biến hải sản tại Bắc sông Rạng, xây dựng mới trại heo giống tại xã Phước Hội - huyện Đất Đỏ, xây dựng Trạm kiểm lâm Bình Châu, tràn xả lũ và kênh tưới bờ trái đập sông Ray, nâng cấp đê Chu Hải và 08 dự án thuộc chương trình 667/2009 của Thủ tướng Chính phủ: Xây dựng mới đê Hải Đăng Phường 12, nâng cấp đê Hải Đăng Phường 12, bảo vệ bờ biển Lộc An 1, bảo vệ bờ biển Lộc An 2, kè bảo vệ bờ biển Rạch Dừa, bảo vệ bờ biển Hồ Cóc, sửa chữa nâng cấp kè biển Phước Tỉnh giai đoạn II, nâng cấp đê Chu Hải.

5. Giải ngân vốn đầu tư XDCB:

- Các công trình vốn Trái phiếu Chính phủ:

+ Hợp phần đền bù GPMB, di dân, tái định cư hồ chứa nước sông Ray: kế hoạch vốn năm 2009 là 268.400 triệu đồng, đã giải ngân trong năm 2009 là 126.043 triệu đồng; Kế hoạch vốn chuyển sang năm 2010 là 142.357 triệu đồng, ước tiếp tục giải ngân đến ngày 31/12/2010 là 140.676 triệu đồng; lũy kế đã giải ngân là 266.719 triệu đồng, đạt 99,4% kế hoạch.

+ Hệ thống kênh sông Ray: kế hoạch vốn năm 2009 là 80.000 triệu đồng, đã giải ngân trong năm 2009 là 73.000 triệu đồng; Kế hoạch vốn năm 2010 là 107.000 triệu đồng (gồm kế hoạch năm 2009 chuyển sang là 7.000 triệu đồng và kế hoạch năm 2010 là 100.000 triệu đồng), ước giá trị khối lượng thực hiện đến ngày 31/12/2010 là 330.000 triệu đồng, ước tiếp tục giải ngân đến ngày 31/12/2010 là 107.000 triệu đồng; lũy kế giải ngân là 180.000 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.

+ Kiên cố hóa kênh mương hồ Suối Môn: kế hoạch vốn năm 2009 là 8.000 triệu đồng, đã giải ngân trong năm 2009 là 5.645 triệu đồng; kế hoạch vốn chuyển sang năm 2010 là 2.354 triệu đồng, (đang trình điều chỉnh giảm còn 1.700 triệu đồng), ước giá trị khối lượng thực hiện và giải ngân trong năm 2010 là 1.700 triệu đồng; lũy kế giải ngân là 7.345 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.

- Công trình vốn Trung ương: kế hoạch vốn năm 2010 là 10.000 triệu đồng, ước thực hiện và giải ngân trong năm 2010 là 10.000 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.

- Các công trình vốn vay tín dụng ưu đãi: kế hoạch vốn năm 2009 là 20.000 triệu đồng, đã giải ngân trong năm 2009 là 18.920 triệu đồng; kế hoạch vốn chuyển sang năm 2010 là 1.080 triệu đồng, ước giá trị khối lượng thực hiện trong năm 2010 là 39.580 triệu đồng, ước giải ngân trong năm 2010 là 1.080 triệu đồng; lũy kế giải ngân là 20.000 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.

- Các công trình vốn ngân sách tỉnh: kế hoạch vốn năm 2010 là 69.987 triệu đồng, ước giá trị khối lượng thực hiện trong năm là 126.853 triệu đồng, ước giải ngân là 68.292 triệu đồng, đạt 98% kế hoạch vốn giao.

V. Về quy hoạch:

Đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt 04 quy hoạch, gồm : rà soát quy hoạch sản xuất, chế biến và lưu thông muối, quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi, quy hoạch vùng chăn nuôi giết mổ, chế biến và tiêu thụ gia cầm tập trung, quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, đang triển khai thực hiện.

Hiện nay, đang lập 10 quy hoạch, gồm : quy hoạch tổng thể ngành thủy sản, quy hoạch nuôi trồng thủy sản, quy hoạch chế biến và tiêu thụ thủy sản, quy hoạch nông lâm nghiệp, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch vùng sản xuất cây nhãn xuồng cơm vàng, mảng cầu ta, cây hồ tiêu, cây điều, rau quả và hoa cây cảnh.

VI. Chương trình xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản:

- Trong năm, đã tổ chức cho các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tham gia các Hội chợ trái cây tại Tiền Giang và Hội chợ thủy sản Việt Nam tại Cần Thơ.

- Duy trì xuất bản tờ tin nông nghiệp và thị trường định kỳ hàng tháng, qua đó đã cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ nông lâm sản và muối,… cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân để định hướng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

- Triển khai thực hiện việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hồ tiêu và nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm mãng cầu ta Bà Rịa – Vũng Tàu.

VII. Công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn:

Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn đã triển khai thực hiện tốt phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2010 trên địa bàn tỉnh, tổ chức trực ban phòng chống lụt bão theo quy định trong mùa mưa bão và trực 24/24 khi có bão và áp thấp nhiệt đới để theo dõi diễn biến và chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống lụt bão; thực hiện tốt phương châm 04 tại chỗ khi có tình huống xấu do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra; thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống lụt bão ở các huyện, thị xã, thành phố.

VIII. Phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại trong nông nghiệp:

1. Kinh tế tập thể:

- Tổ chức các lớp tuyên truyền Luật hợp tác xã, chủ trương chính sách phát triển kinh tế hợp tác, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế hợp tác. Đồng thời, hướng dẫn thủ tục để chuẩn bị thành lập HTX Châu Pha và HTX Kim Dinh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 24 HTX với 1.800 xã viên, tổng vốn điều lệ 23.213 triệu đồng (trong đó: 10 HTX dịch vụ nông nghiệp, 02 HTX sản xuất tiêu thụ rau an toàn, 02 HTX chăn nuôi, 01 HTX giết mổ gia súc gia cầm, 06 HTX nuôi trồng thủy sản, 01 HTX khai thác thủy sản, 01 HTX dịch vụ hậu cần thủy sản và 01 HTX diêm nghiệp). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 646 tổ hợp tác hoạt động trong các lĩnh vụ dịch vụ như: tưới nước thủy lợi, chăn nuôi, trồng rau sạch, trồng hoa kiểng, sản xuất và cung ứng trái cây, đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản thô và dịch vụ hậu cần nghề cá,…

- Trong năm, triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong năm 2010 theo Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2009 – 2015.

Nhìn chung, các HTX nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ nguồn nhân lực, năng lực tổ chức quản lý còn hạn chế,… nên hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thấp. Trong số 24 HTX hiện có trên địa bàn tỉnh, chỉ có 06 HTX được đánh giá xếp loại khá, 10 HTX trung bình.

2. Kinh tế trang trại:

- Hiện nay, toàn tỉnh có 918 trang trại (trong đó: 358 trang trại trồng cây lâu năm, 45 trang trại trồng cây hàng năm, 332 trang trại chăn nuôi, 157 trang trại nuôi trồng thủy sản và 26 trang trại tổng hợp), tổng vốn đầu tư 754.450 triệu đồng, sử dụng 3.344 ha đất sản xuất và 5.471 lao động. Tuy nhiên, hoạt động của các trang trại còn nhiều khó khăn, nhiều trang trại có quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh chưa ổn định, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại chưa được thực hiện.

- Chi cục Phát triển nông thôn đang đang xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2010 – 2015.

IX. Phát triển nông thôn:

1. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới:

Thực hiện Quyết định số 663/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ và Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 21/10/2009 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ngay từ đầu năm, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Phát triển nông thôn đã làm việc với các địa phương để lựa chọn các xã điểm xây dựng nông thôn mới, gồm : Quãng Thành (Châu Đức), Long Tân (Đất Đỏ), An Ngãi (Long Điền), Bưng Riềng (Xuyên Mộc), Châu Pha (Tân Thành) và Hòa Long (thị xã Bà Rịa).

Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Phát triển nông đã có văn bản hướng dẫn các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Đồng thời, đã đề nghị các địa phương bố trí vốn chuẩn bị đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu tại 06 xã điểm bằng nguồn vốn ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư, khởi công trong năm 2011.

Đồng thời, Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp triển khai lập Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương lập Đề án xây dựng nông thôn mới cho 50% số xã để thực hiện đến năm 2015.

2. Chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

Trong năm, đã phát triển thêm 3.000 thủy lượng kế, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước máy tăng thêm là 5%. Tổng lượng nước cung cấp trong năm 2010 là 4.700.000 m3, tăng 17% so năm 2009.

Đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh khoảng 90% (theo số liệu điều tra thực hiện Đề án Bộ chỉ số); tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước máy đạt tiêu chuẩn quốc gia đạt khoảng 49% (trong đó: 42% do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý và 07% do Công ty Cổ phần cấp nước tỉnh quản lý).

Đánh giá chung:

Năm 2010, sản xuất ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tăng 4,84% so năm 2009, vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao (tăng 4,81%), trong đó trồng trọt tăng 3,94% (thấp hơn so kế hoạch tỉnh giao là 4%), chăn nuôi tăng 6,95% (chỉ tiêu tăng 6,68%), chăn nuôi trang trại phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi.

- Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng 3,02% so năm 2009, vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao (tăng 2,83%).

- Giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng 5,6% so năm 2009, vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao (tăng 4,6%), trong đó giá trị khai thác tăng 5,81% (chỉ tiêu tăng 4,86%), giá trị nuôi trồng tăng 4,13% (chỉ tiêu tăng 2,75%).

- Công tác quản lý bảo vệ rừng được tăng cường đối với diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, chất lượng rừng được nâng lên; hầu hết các vụ cháy rừng xảy ra được phát hiện và dập tắt kịp thời nên hạn chế được mức độ thiệt hại về rừng.

- Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, cũng như phòng chống dịch bệnh trên cây trồng được tổ chức thực hiện tốt, trong năm đã không xảy ra dịch bệnh lớn trên cây trồng, vật nuôi.

- Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý vật tư nông nghiệp, thủy sản, quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm nông thủy sản, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, giao khoán đất lâm nghiệp được tăng cường và duy trì thường xuyên. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong nông lâm ngư nghiệp.

- Công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Sở sâu sát, các chương trình, dự án đã thực hiện sơ tổng kết theo đúng định kỳ, qua đó đã đánh giá sát thực những việc đã làm được và hạn chế, từ đó đề ra những biện pháp khả thi để thực hiện đạt hiệu quả cao hơn, nhất là trong công tác phòng chống dịch heo tai xanh, LMLM đàn gia súc, cúm gia cầm,…

Tuy nhiên, trong năm sản xuất nông nghiệp cũng gặp khó khăn, do mùa mưa năm 2010 đến muộn, lượng mưa ít đã ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất cây hàng năm vụ hè thu; lại thiếu nguồn nước tưới cho cây lâu năm nên sản lượng một số loại cây trồng giảm so năm 2009.

Phần II

KẾ HOẠCH NĂM 2011

Năm 2011 là năm đầu tiên triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm (2011 – 2015), ngành nông nghiệp tiếp tục phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức cạnh tranh.

I. Chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu kế hoạch năm 2011:

Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tính theo giá hiện hành 10.227 tỷ đồng, tăng 5,8% so năm 2010.

Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tính theo giá so sánh 4.642 tỷ đồng, tăng 5,44% so năm 2010.

Chia theo ngành sản xuất:

- Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành 6.326 tỷ đồng, tăng 3,25% so năm 2010, trong đó: trồng trọt 3.301 tỷ đồng, tăng 1,55%; chăn nuôi 3.025 tỷ đồng, tăng 5,18%.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá so sánh 2.292 tỷ đồng, tăng 4,64% so năm 2010, trong đó: trồng trọt 1.572 tỷ đồng, tăng 3,59%; chăn nuôi 720 tỷ đồng, tăng 7%.

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: tăng tỷ trọng chăn nuôi lên 47,82% (tăng 0,88% so năm 2010) trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Giá trị sản xuất lâm nghiệp tính theo giá hiện hành 91 tỷ đồng, tăng 3,74% so năm 2010.

- Giá trị sản xuất lâm nghiệp tính theo giá so sánh 56 tỷ đồng, tăng 2,56% so năm 2010.

- Giá trị sản xuất thủy sản tính theo giá hiện hành 3.810 tỷ đồng, tăng 10,28% so năm 2010, trong đó: khai thác 3.123 tỷ đồng, tăng 9,37%; nuôi trồng 687 tỷ đồng, tăng 14,63%.

- Giá trị sản xuất thủy sản tính theo giá so sánh 2.295 tỷ đồng, tăng 6,32% so năm 2010, trong đó: khai thác 2.013 tỷ đồng, tăng 6,34%; nuôi trồng 282 tỷ đồng, tăng 6,2%.

II. Phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện:

1. Trồng trọt:

- Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm khoảng 61.906 ha, tăng 4,48% so năm 2010, sản lượng lương thực cây có hạt 174.000 tấn, tăng 5,86% so năm 2010. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là trong vụ đông xuân, chuyển đổi đất lúa sang trồng các cây: bắp, rau màu, thuốc lá, đồng cỏ,… tăng diện tích trồng lúa áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng”, sử dụng giống lúa xác nhận, kháng rầy; phát triển diện tích sản xuất rau an toàn theo dự án phát triển sản xuất rau an toàn giai đoạn II. Đẩy mạnh việc sử dụng các giống cây trồng có chất lượng, năng suất cao, cùng với đầu tư thâm canh, áp dụng các qui trình canh tác tiến bộ vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Thông qua hoạt động khuyến nông tiếp tục nhân rộng các mô hình trồng trọt, VAC, AC,… có hiệu quả kinh tế cao.

- Tổng diện tích cây lâu năm chính là 57.300 ha, trong đó: cà phê 7.400 ha, cao su 21.500 ha, điều 14.000 ha, hồ tiêu 7.400 ha, cây ăn quả 7.000 ha. Tiếp tục cải tạo, nâng cao chất lượng các vườn cây lâu năm, đồng thời đầu tư thâm canh để tăng năng suất, sản lượng các loại cây trồng; triển khai thực hiện các dự án quy hoạch và phát triển cây ăn quả đặc sản như: vùng trồng nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta, hồ tiêu, điều,…; cải tạo, thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng cà phê bằng cách ghép các giống mới đã được công nhận; chú trọng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến.

- Tăng cường công tác bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn dịch bệnh cho cây trồng, nhất là các loại bệnh hại như rầy nâu, vàng lùn – lùn xoắn lá lúa, bệnh cây tiêu,… Về công tác thủy nông, đảm bảo tưới phục vụ cho các vụ sản xuất trong năm 2011 không để xảy ra hạn hán.

2. Chăn nuôi:

Năm 2011, tiếp tục phát triển nhanh chăn nuôi theo hướng hiệu quả, an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm, thực hiện tốt công tác phòng chống các loại dịch bệnh trên vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm, LMLM gia súc, heo tai xanh và dịch bệnh nguy hiểm khác; đồng thời, tạo ra bước chuyển biến mới theo hướng phát triển hình thức chăn nuôi tập trung kiểu công nghiệp, bán công nghiệp, chăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với giết mổ, chế biến tập trung.

- Phát triển đàn heo lên 290.000 con, tăng 0,9% so năm 2010; đàn trâu, bò 44.500 con, tăng 0,5% so năm 2010, tiếp tục nâng cao chất lượng đàn bò. Phát triển đàn gia cầm lên 3.200.000 con, tăng 6,7% so năm 2010.

- Sản lượng thịt hơi các loại 70.100 tấn, tăng 18% so năm 2010, trong đó: thịt heo 52.000 tấn, tăng 20,6%, thịt trâu bò 7.100 tấn, bằng 1,1%, thịt gia cầm 11.000 tấn, tăng 18,5%; sản lượng trứng gia cầm 57.500.000 quả, tăng 10,3% so năm 2010.

3. Lâm nghiệp:

- Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng:

+ Trồng rừng

: 150 ha.

+ Khoanh nuôi phục hồi rừng: 1.675 ha.

+ Chăm sóc rừng

: 570 ha.

+ Khoán bảo vệ rừng

: 1.329 ha.

Ngoài ra, Công ty TNHH Lâm nghiệp thực hiện khai thác và trồng lại rừng sau khai thác 480 ha, thực hiện chăm sóc 1.948 ha và bảo vệ 334 ha rừng cây gỗ lớn.

- Tiếp tục xây dựng các nguồn giống cây lâm nghiệp; theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng, xử lý nghiêm các vụ vi phạm lâm luật, lấn chiếm đất rừng. Thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2010 – 2011.

- Triển khai thực hiện dự án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lực lượng kiểm lâm giai đoạn 2011 – 2012.

4. Thủy sản:

- Tăng cường công tác kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu, gia hạn giấy phép khai thác thủy sản và trang bị đảm bảo an toàn hàng hải cho người và phương tiện hoạt động trên biển, nhất là trong mùa mưa bão. Sản lượng khai thác 238.000 tấn, tăng 0,41% so năm 2010, trong đó giá trị thủy sản xuất khẩu đạt từ 70 – 75%.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về khai thác, đánh bắt thủy sản của Việt Nam và các nước lân cận cho ngư dân trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

- Duy trì ổn định diện tích nuôi trồng 7.852 ha, sản lượng nuôi trồng 21.000 tấn, tăng 5% so năm 2010. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng phát huy lợi thế từng vùng, từng đối tượng nuôi gắn với thị trường; rà soát lại diện tích nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện nuôi thâm canh, an toàn dịch bệnh; quy hoạch và đầu tư nâng cao năng lực các cơ sở sản xuất giống thủy sản; thực hiện việc đánh số cơ sở, vùng nuôi đối với một số đối tượng nuôi chủ lực.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng và dịch vụ hậu cần cho nghề cá, cụ thể: nâng cấp các cảng, xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, hạ tầng vùng sản xuất giống và nuôi thủy sản tập trung.

- Triển khai, hướng dẫn thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thủy sản đánh bắt; tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến hải sản thực hiện nghiêm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lý môi trường, đáp ứng yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn HACCAP và ISO; tăng cường kiểm tra điều kiện sản xuất, an toàn vệ sinh tàu cá, cảng cá, cơ sở thu mua, sơ chế thủy sản, các bè cá, các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc, hóa chất chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản.

5. Diêm nghiệp:

Duy trì diện tích sản xuất 1.100 ha, sản lượng 80.000 tấn, bằng 92,5% vụ muối 2009 – 2010.

- Khởi công công trình cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các đồng muối, để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành; thực hiện các hoạt động khuyến diêm, xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.

6. Xuất khẩu nông sản, thủy sản :

Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản trong năm 2011 là 355,7 triệu USD, tăng 12% so năm 2010, trong đó :

- Hải sản : sản lượng xuất khẩu 115.000 tấn, tăng 22,3% so năm 2010, kim ngạch 300 triệu USD, tăng 13,64% so năm 2010.

- Cao su : sản lượng xuất khẩu 11.200 tấn, tăng 8,5% so năm 2010, kim ngạch 20 triệu USD, tăng 8,7% so năm 2010.

- Hạt điều : sản lượng xuất khẩu 7.400 tấn, tăng 3,35% so năm 2010, kim ngạch 35 triệu USD, tăng 3% so năm 2010.

- Hạt tiêu : sản lượng xuất khẩu 235 tấn, kim ngạch 0,7 triệu USD, bằng 100% so năm 2010

7. Các hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất:

- Tăng cường hoạt động khuyến nông - khuyến ngư - khuyến diêm: tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho bà con nông dân, chú trọng tập huấn chuyên sâu, nâng cao chất lượng công tác tập huấn.

- Tiếp tục nhân rộng các mô hình cánh đồng đạt và vượt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm:

+ Về trồng trọt, nhân rộng mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sử dụng giống mới và đầu tư thâm canh đối với các cây trồng chủ lực của tỉnh, phát triển diện tích sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước thủy lợi. Triển khai thực hiện dự án sản xuất rau an toàn giai đoạn II, dự án xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng, mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGap, dự án đầu tư phát triển mô hình thâm canh hồ tiêu, dự án đầu tư hỗ trợ phát triển hoa cây cảnh,...

+ Về chăn nuôi, nhân rộng các mô hình chăn nuôi heo, gà có hệ thống chuồng trại khép kín, tự động hóa trong các khâu chăm sóc, sử dụng con giống đạt tiêu chuẩn; phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt gắn với đồng cỏ; phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp như: VAC, AC,… đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Triển khai thực hiện dự án cơ giới hóa nông nghiệp, đề án phát triển cơ giới hóa sau thu hoạch nông lâm sản, đề án ứng dụng công nghệ cao cho các sản phẩm chủ lực, đề án phát triển công nghệ bảo quản chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch cho các loại nông thủy sản,... chuyển giao các loại máy móc cơ khí (như: máy thu hoạch lúa, máy thái cỏ,…) vào sản xuất nhằm nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp.

- Xây dựng, trình duyệt và triển khai thực hiện Chương trình giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản giai đoạn 2011 – 2015. Các trại giống cây trồng, vật nuôi đã được đầu tư xây dựng tiếp tục ổn định hoạt động sản xuất giống để cung cấp cây, con giống tốt cho bà con nông dân sản xuất.

8. Công tác bảo vệ môi trường, quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối:

- Công tác bảo vệ môi trường được lồng ghép và thực hiện trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành; chú trọng phòng ngừa và nâng cao năng lực kiểm soát ô nhiễm trong sản xuất; xác định và xử lý chất thải ngay tại nguồn phát thải.

- Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ nông lâm sản và thủy sản, mua bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, thuốc thú y, phân bón và thức ăn chăn nuôi.

- Kiểm tra cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý của cơ quan địa phương theo quyết định số 117/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; lấy mẫu kiểm tra tình hình sử dụng các loại tạp chất, hóa chất kháng sinh cấm sử dụng trong nguyên liệu thủy sản.

9. Chương trình xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản:

- Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã nông lâm nghiệp và thủy sản tham gia các Hội chợ, Triển lãm để quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh.

- Hoàn thành việc xây dựng thương hiệu hồ tiêu và nhãn hiệu tập thể mãng cầu ta Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Triển khai thực hiện dự án phát triển cây mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGap giai đoạn 2009 – 2012; dự án ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng đạt tiêu chuẩn VietGap tại xã Hòa Hiệp huyện Xuyên Mộc; dự án xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm và mô hình chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAHP.

10. Phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại trong nông nghiệp:

a. Kinh tế tập thể:

- Tiếp tục thực hiện đề án phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2009 – 2015.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật hợp tác xã và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác; tư vấn, vận động thành lập mới 02 hợp tác xã, nâng tổng số hợp tác xã nông nghiệp, thủy sản đến cuối năm 2011 là 27 hợp tác xã.

- Tư vấn, hướng dẫn các hợp tác xã tháo gỡ khó khăn ổn định và phát triển sản xuất, xây dựng phương án chuyển đổi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ trợ xây dựng 02 mô hình hợp tác xã điểm trong nông nghiệp.

b. Kinh tế trang trại:

- Triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, có chính sách khuyến khích để phát triển các loại hình kinh tế trang trại, hỗ trợ các trang trại ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông thủy sản. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế dịch vụ.

11. Phát triển nông thôn :

a. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới :

Triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại 06 xã điểm, gồm : Quãng Thành (Châu Đức), Long Tân (Đất Đỏ), An Ngãi (Long Điền), Bưng Riềng (Xuyên Mộc), Châu Pha (Tân Thành) và Hòa Long (thị xã Bà Rịa). Trong đó : nhu cầu vốn ngân sách đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu khoảng 100.000 triệu đồng.

b. Chương trình MTQG nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn:

- Trong năm 2010, tiếp tục đầu tư phát triển các công trình cấp nước nông thôn, nâng cao tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 95%, nâng tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước máy đạt tiêu chuẩn quốc gia lên 55%.

- Hỗ trợ xây dựng 200 công trình biogas để xử lý chất thải chăn nuôi; hỗ trợ xây dựng 500 nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn cho các hộ dân.

c. Ngành nghề nông thôn:

- Tiếp tục thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn II; Hướng dẫn các địa phương lập, trình duyệt và triển khai thực hiện dự án đầu tư phát triển các làng nghề theo quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đã được UBND tỉnh phê duyệt.

12. Tăng cường công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn:

Triển khai thực hiện tốt phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2011 trên địa bàn tỉnh, tổ chức trực ban phòng chống lụt bão trong mùa mưa bão và trực 24/24 khi có bão và áp thấp nhiệt đới để theo dõi diễn biến và chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống lụt bão; thực hiện phương châm 04 tại chỗ; thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống lụt bão ở các huyện, thị xã, thành phố.

13. Tổng nhu cầu vốn đầu tư năm 2011 là 1.333.323 triệu đồng. Trong đó:

a. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 1.188.460 triệu đồng, trong đó:

- Vốn Trái phiếu Chính phủ:635.700 triệu đồng.

+ Hệ thống kênh Sông Ray:600.000 triệu đồng.

+ Kiên cố hóa kênh mương hồ Suối Môn: 1.700 triệu đồng.

+ Các CT cứng hóa mái, mặt đập 05 hồ chứa thủy lợi: 34.000 triệu đồng.

- Vốn ngân sách Trung ương:368.800 triệu đồng.

+ Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Sông Dinh: 80.000 triệu đồng.

+ Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Lấp: 100.000 triệu đồng.

+ Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Sông Dinh: 50.000 triệu đồng.

+ Các công trình đê biển theo Chương trình 667:138.800 triệu đồng.

- Vốn vay tín dụng ưu đãi: 37.580 triệu đồng.

+ Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu Bà Đáp: 22.580 triệu đồng.

+ Hệ thống tưới Châu Pha – Sông Xoài:15.000 triệu đồng.

- Vốn ngân sách tỉnh: 146.380 triệu đồng.

+ Thanh toán khối lượng hoàn thành (16 dự án):14.830 triệu đồng.

+ Các dự án chuyển tiếp (05 dự án):40.000 triệu đồng.

+ Các dự án khởi công mới (21 dự án):91.400 triệu đồng.

+ Các dự ánchuẩn bị đầu tư (03 dự án):150 triệu đồng.

b. Chương trình, dự án, đề án: 144.863 triệu đồng, trong đó:

- Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: 100.000 triệu đồng.

- Chương trình MTQG xóa đói giảm nghèo:2.000 triệu đồng.

- Chương trình MTQG nước sạch và VSMT NT:9.500 triệu đồng.

- Chương trình MTQG vệ sinh an toàn thực phẩm:1.000 triệu đồng.

- Chương trình 135 giai đoạn 2:3.200 triệu đồng.

- Chương trình bố trí dân cư theo QĐ 193:2.000 triệu đồng.

- Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng:4.168 triệu đồng.

- Các chương trình dự án, đề án của tỉnh :22.995 triệu đồng.

14. Dự toán thu, chi sự nghiệp:

- Tổng thu: 93.300 triệu đồng. Trong đó:

+ Nộp ngân sách:48.700 triệu đồng.

+ Để lại: 44.600 triệu đồng.

- Tổng chi: 68.200 triệu đồng. Trong đó:

+ Ngân sách cấp: 123.600 triệu đồng.

+ Chi từ nguồn thu để lại: 44.600 triệu đồng.

15. Tiếp tục đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT:

- Tiếp tục thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị trực thuộc; tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường điều kiện làm việc, đổi mới phương pháp làm việc để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ngành nông nghiệp.

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, kiến thức quản lý Nhà nước cho đội ngũ cán bộ công chức trong ngành, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu có trình độ chuyên môn trên đại học.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, nhất là công tác kiểm tra quản lý giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm,…

- Thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra trên các lĩnh vực, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trên đây là báo cáo đánh giá ước thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2011, Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh để biết và xin ý kiến chỉ đạo.

(Kèm theo các biễu mẫu tổng hợp).

GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:

- Bộ NN và PTNT (để b/c);

- Tỉnh ủy (để b/c);

- HĐND tỉnh (để b/c);

- UBND tỉnh (để b/c);

- VP II Bộ NN và PTNT – TP.HCM (để b/c);

- Sở Kế hoạch - Đầu tư (để biết);

- Sở Tài chính (để biết);

- Cục Thống kế (để biết);

Lê Tuấn Quốc

- Các đơn vị trực thuộc Sở (để biết);

- Ban lãnh đạo Sở (để biết) ;

- Các phòng chuyên môn thuộc Sở (để biết);

- Lưu: VT.

PAGE

18