UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web...

31
UBND THNH PH CN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM S NÔNG NGHIỆP V PHT TRIN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 825/BC-SNN&PTNT- KHTC Cần Thơ, ngày 16 tháng 7 năm 2012 BO CO Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 06 tháng, ước thực hiện năm 2012; Kế hoạch năm 2013 PHẦN I: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TC 06 THNG NĂM 2012 Mục tiêu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012 là: Phấn đấu nâng cao giá trị và phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản theo hướng hiện đại, hiệu quả, chất lượng cao và bền vững, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa; Phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nhìn chung, 06 tháng đầu năm 2012 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cả thị trường trong nước biến động bất lợi cho người sản xuất; ảnh hưởng của đợt lũ lớn năm 2011 gây thiệt hại cho sản xuất... Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với địa phương đã thực hiện các chính sách hỗ trợ khắc phục khó khăn nhằm tiếp tục đẩy mạnh sản xuất góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của thành phố. I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT (Biểu 01/SNN/KH) 1. Trồng trọt a) Cây lúa - Tình hình sản xuất Tổng diện tích xuống giống của toàn thành phố tính đến ngày 29/6/2012 là 202.440 ha, bằng 97,18% so cùng kỳ, đạt 91,23% KH. Ước diện tích lúa cả năm là

Transcript of UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web...

Page 1: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

UBND THANH PHÔ CÂN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SƠ NÔNG NGHIỆP VA PHAT TRIÊN NÔNG THÔN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 825/BC-SNN&PTNT-KHTC Cần Thơ, ngày 16 tháng 7 năm 2012

BAO CAOKết quả thực hiện kế hoạch sản xuất Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn 06 tháng, ước thực hiện năm 2012;Kế hoạch năm 2013

PHẦN I: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TAC 06 THANG NĂM 2012Mục tiêu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012 là:

Phấn đấu nâng cao giá trị và phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản theo hướng hiện đại, hiệu quả, chất lượng cao và bền vững, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa; Phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nhìn chung, 06 tháng đầu năm 2012 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cả thị trường trong nước biến động bất lợi cho người sản xuất; ảnh hưởng của đợt lũ lớn năm 2011 gây thiệt hại cho sản xuất... Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với địa phương đã thực hiện các chính sách hỗ trợ khắc phục khó khăn nhằm tiếp tục đẩy mạnh sản xuất góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của thành phố.

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT (Biểu 01/SNN/KH)1. Trồng trọta) Cây lúa- Tình hình sản xuấtTổng diện tích xuống giống của toàn thành phố tính đến ngày 29/6/2012

là 202.440 ha, bằng 97,18% so cùng kỳ, đạt 91,23% KH. Ước diện tích lúa cả năm là 223.962, 70 ha, đạt 100,93% KH. Ước sản lượng đạt 1.315.945,42 tấn, tăng 6,12% so KH. Trong đó:

+ Lúa Đông Xuân 2011 – 2012: Toàn thành phố đã gieo sạ được 87.770,3 ha, đạt 99,74% KH, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011 là 901,7 ha (do một số diện tích chuyển sang trồng màu); năng suất bình quân đạt 72,92 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha so với cùng kỳ, sản lượng đạt 640.000 tấn/ha, tăng 5.000 tấn so với cùng kỳ.

+ Lúa Hè Thu 2012: xuống giống được 82.192,4 ha, tăng 2,87% KH. Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết (mưa trái vụ xuất hiện sớm với lượng lớn) và lũ kéo dài làm thay đổi lịch thời vụ nên một số diện tích trồng rau và cây công nghiệp ngắn ngày đã được nông dân chuyển đổi sang trồng lúa. Tính đến 29/6/2012 đã thu hoạch 53.521,6 ha, năng suất đạt 5,34 tấn/ha, sản lượng 285.805,34 tấn, đạt 74,16% KH. Ước sản lượng vụ Hè Thu đạt 438.907 tấn, tăng 13,88% so KH.

Page 2: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

+ Lúa Thu Đông 2012: Tính đến 29/6/2012 đã gieo sạ 32.477,5 ha bằng 85,29% so cùng kỳ, đạt 60,14% so kế hoạch.

- Về cơ cấu giống lúa: Ngành đã chỉ đạo đẩy mạnh diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tăng giá trị hàng nông sản. Các giống lúa được khuyến khích sản xuất bao gồm: Jasmine 85, OM 4218, OM 2517, OM 2514,…

Trong cơ cấu giống vụ Đông Xuân 2011-2012, giống Jasmine 85 tăng 3,6% so với vụ ĐX 2010-2011; vụ Hè Thu giống IR 50404 giảm 9,1% so với vụ Đông Xuân 2011-2012 và giảm 2,7% so vụ Hè Thu 2011.

- Về thực hiện chủ trương xây dựng Cánh đồng mẫu lớnNgành Nông nghiệp đã chỉ đạo triển khai thực hiện mô hình “Cánh đồng

mẫu lớn” tại các quận, huyện như Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Thốt Nốt với tổng diện tích thực hiện là 6.434,47 ha (gồm Vụ Đông Xuân: 1.832 ha và Vụ Hè Thu 4.602,47 ha) nhằm thúc đẩy nâng cao chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh lúa gạo và tăng thu nhập cho nông dân. Kết quả triển khai mô hình đã đạt được những thành tựu đáng kể ngay trong vụ Đông Xuân 2011-2012: tiết kiệm giống từ 80-100kg giống/ha, tăng năng suất từ 4,6% đến 7,46% (360 kg/ha - 620 kg/ha) và tăng tỉ lệ lợi nhuận 28,38% (4.839.797 đồng/ha).

b) Rau màu, đậu các loại: Tổng diện tích rau màu và đậu các loại tính đến 29/6/2012 là 7.303,09 ha, đạt 81,15% KH, bằng 95,25% so cùng kỳ. Ước diện tích rau màu và đậu các loại cả năm là 9.000 ha, đạt 100% KH. Ước sản lượng đạt 106.282,50 tấn, đạt 100,27% KH. Ngành đã chỉ đạo xây dựng và mở rộng vùng rau an toàn tập trung chủ yếu ở quận Bình Thủy và huyện Phong Điền. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn đã giảm chi phí, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó tăng hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho nông hộ.

c) Cây công nghiệp ngắn ngày: Tính đến ngày 29/6/2012 đã gieo trồng 4.241,41 ha, đạt 65,25% KH, bằng 71,73% so cùng kỳ, sản lượng đạt 5.105,94 tấn, bằng 72,17% so cùng kỳ đạt 68,31% so KH. Do ảnh hưởng lũ kéo dài và mưa trái vụ nên nông dân chuyển sang trồng lúa Hè Thu nên ước diện tích và sản lượng cả năm không tăng nhiều so với thời điểm hiện tại.

d) Cây lâu nămTổng diện tích cây lâu năm của thành phố Cần Thơ là 16.762 ha, bằng

99,18% so với năm 2010. Trong đó, diện tích cây ăn trái là 14.126 ha đạt 94,17% so kế hoạch, bằng 81,36 % so năm 2010. Ước sản lượng cả năm là 84.000 tấn, đạt 85,63% KH.

Diện tích cây ăn trái có xu hướng giảm do quá trình đô thị hóa, chuyển diện tích vườn sang đất phi nông nghiệp. Ngành Nông nghiệp tiếp tục vận động nông dân khôi phục vườn cây ăn trái tập trung, chuyên canh chủ yếu các loại cây như: cam mật, bưởi 5 roi, Dâu Hạ châu…đồng thời xây dựng vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái.

2

Page 3: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

đ) Tình hình dịch bệnhTổng diện tích nhiễm dịch hại trong 06 tháng giảm 23% so cùng kỳ năm

2011. Riêng bệnh chổi rồng trên nhãn, đã có 1.597,17 ha nhãn bị nhiễm bệnh, trong đó có 753,55 ha bị nhiễm nặng với tỷ lệ trên 70%. Ngành Nông nghiệp hướng dẫn nông dân tích cực phòng trị, hạn chế lây lan diện rộng đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình chuyên canh cây ăn trái sạch bệnh theo hướng bền vững. Ngành đã xây dựng 02 mô hình phòng trị bệnh chổi rồng trên nhãn thí điểm, kết quả rất khả quan: cây nhãn sinh trưởng và phát triển tốt, giảm tỷ lệ bệnh chổi rồng hại nhãn từ 30-40%, kế hoạch sẽ nhân rộng mô hình này cho các nhà vườn áp dụng.

Ngành Nông nghiệp đã hướng dẫn nông dân: vệ sinh đồng ruộng, xuống giống tập trung theo lịch thời vụ, sử dụng các giống lúa chất lượng cao và áp dụng các biện pháp canh tác tiến bộ để hạn chế phát sinh dịch bệnh, lây lan diện rộng.

2. Chăn nuôia) Tình hình chăn nuôi- Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của thành phố Cần Thơ chủ yếu

nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ gắn liền với đất ở và tận dụng phụ phế phẩm trong nông nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành Nông nghiệp đã chú trọng phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn sinh học để tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho GSGC. Từ đó, đã thúc đẩy đàn heo, đàn gia cầm tăng từ 8-12% so với cùng kỳ 2011.

- Tổng đàn gia súc, gia cầm tính đến tháng 6/2012 là: đàn trâu: 448 con, đạt 84,5% KH, bằng 93,14% so với cùng kỳ; đàn bò: 3.459 con, đạt 93,5% KH, bằng 102,8% so với cùng kỳ; đàn heo: 132.027 con, đạt 102,4% KH, bằng 111,98% so với cùng kỳ; đàn gia cầm: 1.898.510 con, đạt 94% bằng 110,5% so với cùng kỳ.

Ước tổng đàn gia súc, gia cầm cả năm 2012 là: đàn trâu: 520 con, đạt 98,11% KH; đàn bò: 3.701 con, đạt 100,03% KH; đàn heo: 132.687 con, tăng 2,86% KH; đàn gia cầm: 2.050.391 con, tăng 1,5% so KH. Ước sản phẩm thịt hơi các loại là 39.451 tấn, tăng 48,37% so KH; trứng gia cầm là 113,497 triệu quả, tăng 50,13 % so KH.

b) Giá cảHiện nay, giá heo hơi đã giảm 38%, giá sản phẩm thịt heo các loại giảm

khoảng 20% so với thời điểm tháng 01/2012. Giá heo hơi thương lái mua phổ biến từ 36.000-40.000 đ/kg. Giá các loại thịt bán tại chợ như sau: thịt nạc 77.000-82.000đ/kg, thịt đùi và ba rọi từ 70.000-75.000đ/kg; thịt bò 200.000-220.000đ/kg; gà ta làm sẵn 95.000-120.000đ/kg, vịt ta làm sẵn 50.000-60.000đ/kg.

3

Page 4: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

c) Tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịchTừ đầu năm đến nay, dịch bệnh GSGC tuy có xảy ra nhưng với quy mô

nhỏ ở hộ chăn nuôi gia đình, số GSGC bệnh không lớn, không lây lan diện rộng. Cụ thể như sau:

- Bệnh cúm gia cầm: Từ đầu năm đến nay, không xảy ra bệnh cúm gia cầm; Tuy nhiên, cơ quan thú y đã lấy 35 mẫu Swab (gộp) tại đàn vịt 130 con (không có biểu hiện bệnh, chết) ở ấp D1, xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, kết quả xét nghiệm dương tính với cúm H5N1. Ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn vịt, đồng thời tiêu độc, sát trùng tại ổ dịch và các hộ chăn nuôi xung quanh ổ dịch, tiêm phòng bao vây ổ dịch.

- Tính đến ngày 27/6/2012: đã phát hiện 82 con heo bệnh LMLM, xử lý hủy 14 con heo bệnh, chết của 09 hộ thuộc 4 quận, huyện (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Thới Lai); 69 con heo bệnh tai xanh, xử lý hủy 14 con heo bệnh, chết của 05 hộ thuộc quận, huyện (Cái Răng, Bình Thuỷ, Phong Điền).

- Công tác tiêm phòng+ Đối với gia cầm: Ngành đã triển khai và thực hiện công tác tiêm phòng

cúm gia cầm thường xuyên hàng tháng cho đàn gia cầm. Trong 6 tháng đầu năm tiêm phòng được tiêm được 2.028.607 con. Ngoài ra, còn cung cấp 797.660 liều vắc xin các loại phòng bệnh cho gia cầm.

+ Đối với gia súc: Triển khai Kế hoạch tiêm phòng gia súc gia cầm năm 2012; kết quả tiêm phòng được 13.438 liều vắc xin dại chó, tiêm phòng thường xuyên được 219.224 liều vắc xin các loại.

Nhìn chung, tỷ lệ tiêm phòng thấp chưa đạt tỷ lệ bảo hộ. Do giá vắc xin Lở mồm lomg móng và vắc xin heo tai xanh cao nên người chăn nuôi chưa hợp tác tốt trong công tác tiêm phòng cho đàn gia súc.

- Công tác tiêu độc: ngành Nông nghiệp đã tổ chức thực hiện tiêu độc sát trùng thường xuyên và định kỳ tại các quầy, sạp kinh doanh sản phẩm GSGC ở các chợ, các lò ấp trứng và phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động ra vào thành phố. Kết quả thực hiện Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng năm 2012: tiêu độc tại 39.508 hộ, đạt 95% tổng số hộ chăn nuôi với diện tích 3.162.227 m2

chuồng trại và khu vực xung quanh; hoá chất tiêu độc: Vime – Iodine: 787 lít. Tiêu độc thường xuyên và định kỳ tại lò giết mổ gia súc gia cầm: 468.471 m2; chợ buôn bán GSGC: 12.093 m2; xông trứng: 17.798 m3.

d) Tình hình kiểm tra chất cấm trong chăn nuôiNgành Nông nghiệp đã tổ chức triển khai thực hiện Công văn số 197/CN-

TĂCN ngày 06/3/2012 và Công văn số 230/CN-TĂCN ngày 16/3/2012 của Cục Chăn nuôi về việc kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi; tổ chức kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist (Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine) đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ và cửa hàng kinh doanh thịt trên địa bàn thành phố Cần Thơ; đã thu 84 mẫu trong đó: 25 mẫu thịt, 25 mẫu gan heo; 24 mẫu thức ăn; 10

4

Page 5: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

mẫu nước tiểu gửi Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 phân tích, kết quả không phát hiện mẫu nào có chứa các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist.

Ngoài ra, Ngành Nông nghiệp đã tổ chức phối hợp thực hiện thanh kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản và thuốc thú y thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ, kết quả kiểm tra 04 mẫu thức ăn chăn nuôi không có chất cấm.

3. Thủy sảna) Tình hình sản xuấtDiện tích nuôi thủy sản tính đến 29/6/2012 là 3.573 ha, đạt 24,14% KH,

bằng 60,70% so cùng kỳ. Sản lượng nuôi thủy sản đạt 82.344 tấn, đạt 45,75% KH, bằng 99,79% so cùng kỳ.

Ước diện tích nuôi thủy sản cả năm là 12.500 ha, đạt 84,46% KH. Ước sản lượng đạt 180.000 tấn, đạt 100% KH.

Cá tra: Diện tích nuôi cá tra là 881 ha, tăng 36,17% so cùng kỳ. Sản lượng 69.580 tấn, bằng 87,50% so cùng kỳ. Trong quý I/2012, do giá bán cá tra tăng nên người nuôi xuống giống trở lại, làm cho diện tích nuôi cá tra tăng so cùng kỳ. Tuy nhiên, trong quý II/2012 giá bán cá tra liên tục giảm và không đảm bảo cho người nuôi có lãi.

Tổng diện tích ương giống là 1.523 ha, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 2011, trong đó diện tích ương cá tra giống là 1.378 ha (chủ yếu tăng diện tích ương cá tra trên ruộng) do giá cá tra giống có thời điểm tăng cao (45.000-55.000 đồng/kg) và đây là mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao nên người dân mở rộng mô hình. Ước sản lượng cá giống 06 tháng đầu năm 2012 là 554 triệu con, trong đó cá tra giống là 500 triệu con, đủ cung cấp cho người nuôi trên địa bàn thành phố Cần Thơ, còn lại 50% cung cấp cho người nuôi các tỉnh phụ cận. Tuy nhiên, từ tháng 5/2012 đến nay, giá cá giống giảm 50% so với đầu năm (do giá bán cá nguyên liệu giảm nên nhu cầu người mua giảm, người sản xuất bị lỗ vốn).

Nhìn chung biến động giá cả các mặt hàng nông sản trong 06 tháng đầu năm 2012 không có lợi cho người sản xuất, tuy nhiên ngành đã tập trung chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng đảm bảo nhu cầu cho tiêu dùng và xuất khẩu, thực hiện đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012.

II. TÌNH HÌNH TRIÊN KHAI THỰC HIỆN CAC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ AN

1. Chương trình nông nghiệp công nghệ caoa) Triển khai thực hiện 03 Khu Nông nghiệp công nghệ cao- Dự án Khu Nông nghiệp Công nghệ cao 1 - xã Thới Thạnh, huyện Thới

Lai, thành phố Cần Thơ: Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02

5

Page 6: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

năm 2011 về một số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011. Đến nay, dự án chuẩn bị đầu tư nêu trên, tạm dừng triển khai thực hiện.

- Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao 2 - xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ và Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao 3 - xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ: Đơn vị Tư vấn là Phân Viện Quy hoạch – Thiết kế nông nghiệp Miền Nam đang chỉnh sửa góp ý Đề cương – Dự toán, sau khi hoàn chỉnh Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện các bước tiếp theo đúng theo quy định hiện hành.

b) Triển khai thực hiện 04 dự án ưu tiên thuộc chương trình Nông nghiệp công nghệ cao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mời Trung tâm dịch vụ khoa học nông nghiệp – Trường ĐHCT, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp với Viện Kiến trúc quy hoạch thành phố Cần Thơ làm tư vấn lập 04 dự án thuộc Chương trình Nông nghiệp công nghệ cao. Hiện nay, đơn vị Tư vấn đang hoàn chỉnh đề cương và dự toán chi tiết lập dự án, bao gồm các dự án sau:

- Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất các loại rau an toàn phục vụ tiêu dùng nội địa.

- Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống, nuôi trồng, sản xuất sinh vật cảnh và lập khu sinh vật cảnh.

- Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất giống cây con nông nghiệp.

- Dự án tăng cường cơ giới hóa trong các khâu sản xuất của nền nông nghiệp công nghệ cao.

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về một số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011. Đến nay, các dự án chuẩn bị đầu tư nêu trên, tạm dừng triển khai thực hiện.

2. Đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý thủy nông- Đầu tư xây dựng cơ bản: (thực hiện đến 29/6/2012)Ngành tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ

bản theo kế hoạch được giao; Năm 2012 được giao kế hoạch vốn 49.092 triệu đồng; thực hiện đến 29/6/2012 đạt giá trị khối lượng 31.581 triệu đồng (đạt 64,33% KH); đã giải ngân được 3.024 triệu đồng (đạt 6,16% KH), trong đó:

+ Thủy lợi: có 07 danh mục công trình trả nợ đã quyết toán; 02 công trình chuyển tiếp từ năm trước qua. Kế hoạch vốn được giao 28.295 triệu đồng; khối lượng thực hiện 29/6/2012 được 31.525 triệu đồng (đạt 111,41%KH); đã giải ngân được 2.968/28.295 triệu đồng.

+ Thủy sản: Công trình Trung tâm giống thủy sản cấp 1; KH vốn được giao 10.000 triệu đồng; khối lượng thực hiện 56 triệu đồng; đã cấp phát 56 triệu đồng.

6

Page 7: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

+ Nước sạch và VSMTNT: có 22 công trình trả nợ công trình đã quyết toán; 01 công trình khởi công mới. KH vốn được giao 2.797 triệu đồng.

- Công tác chuẩn bị dự án đầu tư: chuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt, 10 dự án đang lập và trình phê duyệt (có chủ trương), 03 dự án dự kiến lập mới); giá trị khối lượng thực hiện đến 29/6/2012 được 260/5.110 triệu đồng, giải ngân được 35/5.110 triệu đồng vốn kế hoạch được giao năm 2012.

- Công tác thủy lợi mùa khôĐã triển khai công tác thủy lợi mùa khô năm 2012, gồm nạo vét kênh nội

đồng, củng cố, nâng cấp bờ bao, đắp đập thời vụ, phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát lũ, đảm bảo thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi. Đến nay, các địa phương đã thực hiện đào đắp với khối lượng: 285.946 m3, đạt 76,26% kế hoạch; Tổng kinh phí thực hiện: 4.327 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp: 4.092 triệu đồng.

Thủy lợi nội đồng và xây dựng vùng thủy lợi khép kín đến nay đạt trên 96.579 ha, đáp ứng hơn 100% diện tích đất canh tác lúa.

- Công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạnTích cực triển khai thực hiện Chỉ thị 10/CT-UBND ngày 03/5/2012 của

Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, lũ bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2012.

Tính đến 30/6/2012 thiệt hại do thiên tai gây ra như sau: lốc xoáy xảy ra 31 đợt làm sập 26 căn nhà, tốc mái 107 căn nhà và 04 trụ điện bị đổ; sạt lở 06 vụ làm trôi 01 căn nhà và 05 phòng trọ, 04 phòng trọ phải di dời.

Ước tổng thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong 06 tháng đầu năm 2012 là 1.753 triệu đồng, đã hỗ trợ 54,4 triệu đồng.

III. CÔNG TAC QUẢN LÝ CHUYÊN NGANH1. Công tác thanh tra Trong 06 tháng đầu năm 2012, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện 03 cuộc thanh tra, kiểm tra diện rộng thuộc các lĩnh vực: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, thuốc thú y - thủy sản. Có 66 trường hợp vi phạm trong tổng số 210 cơ sở được kiểm tra, bao gồm: đã xử lý vi phạm hành chính 59 trường hợp với số tiền phạt là 193.100.000 đồng, nhắc nhở buộc cam kết 06 trường hợp và đang xử lý 01 trường hợp.

Ngoài ra, tổ chức kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist (Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine) đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ và cửa hàng kinh doanh thịt trên địa bàn thành phố. Đoàn kiểm tra đã lấy 84 mẫu gửi Trung tâm Chất lượng Nông Lâm thủy sản Vùng 6 phân tích, kết quả không phát hiện mẫu nào có chứa các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist.

7

Page 8: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

2. Quản lý lâm sản và trồng cây nhân dânCông tác quản lý lâm sản và động vật hoang dã đã từng bước đi vào nề nếp,

hạn chế tình trạng mua bán trái phép, đảm bảo các hoạt động đúng theo quy định. Kết quả trong 06 tháng đầu năm 2012 đã cấp: 35 giấy phép vận chuyển động vật hoang dã; 314 giấy xác nhận nguồn gốc lâm sản và kiểm soát xuất, nhập 80.513,0565m3 lâm sản, thu nộp ngân sách nhà nước: 11.340.980.388 đồng.

Ngành Nông nghiệp phối hợp với các địa phương tổ chức tốt lễ phát động Tết trồng cây vào 19 tháng 5. Kết quả đã vận động hỗ trợ 127.419 cây giống phục vụ công tác trồng cây nhân dân năm 2012.

3. Quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn nông sản, thực phẩm- Thực hiện Chương trình Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động

vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi năm 2012, kết quả đã phát hiện 02/108 mẫu nhiễm dư lượng kháng sinh hạn chế sử dụng Enrofloxacin tại vùng nuôi Cờ Đỏ - Thốt Nốt và thông báo cho cơ sở nuôi hạn chế việc thu hoạch và sản xuất lô cá bị nhiễm dư lượng trên.

- Trong 06 tháng đầu năm 2012, đã tiến hành phân tích 135 mẫu rau các loại tại siêu thị, chợ và một số điểm sản xuất rau, kết quả phân tích đã phát hiện 07 mẫu có dư lượng vượt mức an toàn (chiếm 5,18%), 20 mẫu ở mức an toàn (chiếm 14,8%), còn lại không phát hiện dư lượng. Đồng thời lấy 12 mẫu thịt gia súc và 01 mẫu dụng cụ để kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh, kết quả 06 mẫu thịt không đạt chỉ tiêu vi sinh.

- Tiếp tục tiến hành điều tra thống kê, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản theo Thông tư số 14/2011/TT-BNN&PTNT ngày 29/3/2011 và Thông tư số 53/2011/TT-BNN&PTNT ngày 02/8/ 2011 sửa đổi bổ sung), kết quả đã tiến hành kiểm tra đánh giá 1.007/1.253 cơ sở, đạt 80,45% KH. Tổ chức 07 lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến các qui định của pháp luật về kiến thức ATVSTP thuộc lĩnh vực nông lâm sản và thủy sản và 01 lớp đào tạo VietGAP về thủy sản cho cán bộ quản lý chất lượng tại quận Ninh Kiều.

- Xây dựng kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức ATVSTP nông lâm sản và thủy sản: in tờ bướm, pano, áp-phích, phóng sự tuyên truyền (thực hiện Đề án “Bảo vệ người tiêu dùng đối với lĩnh vực Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản từ nay đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”).

4. Các chương trình chuyển giao khoa học - kỹ thuật Thực hiện 3.119 cuộc tập huấn, tăng 73% so cùng kỳ năm 2011 với

121.306 lượt nông dân tham dự; hội thảo 182 cuộc, tăng gấp 56% so cùng kỳ với 4.900 lượt nông dân tham dự; tham quan 06 cuộc, 142 lượt người tham dự; trình diễn 39 mô hình… nhằm hướng đến mục tiêu khuyến khích phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và tăng khối lượng hàng nông sản xuất khẩu.

8

Page 9: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

5. Chương trình xây dựng nông thôn mớia) Công tác chỉ đạo điều hành quản lý- UBND thành phố kết hợp với các Sở, ban ngành kiểm tra công tác xây

dựng nông thôn mới tại 02 xã điểm là Trung An, Đông Thắng (huyện Cờ Đỏ) và Mỹ Khánh, Giai Xuân (huyện Phong Điền) nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã Mỹ Khánh.

- Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thành phố ban hành hướng dẫn quy trình công nhận xã nông thôn mới, Kế hoạch triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2012 và hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo nông thôn mới cấp xã.

- Thường xuyên củng cố hoạt động của Ban Chỉ đạo huyện; tập trung kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới ở 02 xã điểm của thành phố.

- Lập kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2012 góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

b) Công tác tuyên truyền- Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Cần

Thơ đã hàng tuần thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Cấp 2.500 tài liệu bướm cho Mặt trận tổ quốc thành phố Cần Thơ, 100 quyển sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã phục vụ tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trong nhân dân và gửi 36 CD về các chủ trương chính sách, kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của Hàn Quốc cho 36 Thành ủy viên chỉ đạo các xã.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo tập huấn và dự trù kinh phí phục vụ Chương trình tập huấn, đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới năm 2012 và trình Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thành phố.

- Xây dựng Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”.

- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Thành ủy Cần Thơ về đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.

c) Công tác quy hoạch và xây dựng đề án nông thôn mới- Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra quy hoạch xây dựng xã nông thôn

mới tại huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai. - Đến nay đã có 36/36 xã thuộc 04 huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ

hoàn thành công tác quy hoạch đồ án xây dựng nông thôn mới và được phê duyệt, các xã đang tiến hành công bố quy hoạch ra dân và thực hiện quy hoạch chi tiết.

- Công tác xây dựng đề án nông thôn mới cấp xã: 36/36 xã đã hoàn thành công tác xây dựng đề án.

9

Page 10: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

- Đề án xây dựng nông thôn mới: cấp thành phố đã trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; cấp huyện: 04 huyện đã cơ bản hoàn thành công tác dự thảo xây dựng đề án nông thôn mới và đang lấy ý kiến góp ý hoàn chỉnh đề án.

- Đề xuất 04 đề tài, dự án thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015.

d) Công tác triển khai thực hiện tiêu chí nông thôn mớiThực hiện Quyết định số 3589/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2010 của

UBND thành phố về việc ban hành Bộ tiêu chí thành phố Cần Thơ về nông thôn mới; kết quả thực hiện 36 xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ như sau:

- Xã đạt từ 18-19 tiêu chí: gồm 02 xã: Mỹ Khánh (huyện Phong Điền), Trung An (huyện Cờ Đỏ).

- Xã đạt từ 10-17 tiêu chí: gồm 06 xã: Trường Long, Nhơn Nghĩa, Giai Xuân, Tân Thới (huyện Phong Điền) và Thạnh An, Thạnh Mỹ (huyện Vĩnh Thạnh).

- Xã đạt dưới 10 tiêu chí: gồm 28 xã còn lại. - Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thảo “Trao đổi về đặc thù của thành phố

Cần Thơ trong xây dựng nông thôn mới và hội nghị sơ kết 01 năm triển khai xây dựng nông thôn mới của 02 xã điểm của thành phố”.

- Phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện đăng ký với Văn phòng điều phối Trung ương về xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin của Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

đ) Công tác xây dựng nông thôn mới 02 xã điểmĐến nay, xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền đạt 18/20 tiêu chí, 02 tiêu chí

chưa đạt là tiêu chí số 6 (cơ sở vật chất văn hóa) và tiêu chí số 7 (chợ nông thôn). Xã Trung An, huyện Cờ Đỏ đạt 19/20 tiêu chí, 01 tiêu chí chưa đạt là tiêu chí số 5 (trường học). Hai xã điểm của thành phố đang tiến hành thực hiện các tiêu chí chưa đạt, phấn đấu đến cuối năm 2012 hoàn thành và được công nhận xã nông thôn mới.

e) Kinh phí thực hiện:Tổng kinh phí thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới 06 tháng

đầu năm 2012 là 131.285 triệu đồng, trong đó: vốn ngân sách nhà nước 115.664 triệu đồng (chủ yếu đầu tư các công trình như trường học, trạm y tế, hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn và nạo vét kênh thủy lợi); vốn huy động trong dân là 14.438 triệu đồng (chủ yếu là phục vụ giao thông nông thôn, thủy lợi, nhà thông tin ấp, nhà ở dân cư) và vốn huy động từ doanh nghiệp được 1.183 triệu đồng.

Trong 06 tháng đầu năm 2012, tiếp tục thực hiện triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo được những bước chuyển biến tích cực, thay đổi dần bộ mặt nông thôn, trong đó: xã Trung An (huyện Cờ Đỏ) đã tăng thêm 01 tiêu chí, nâng số tiêu chí đạt là 19/20, tạo điều kiện để phấn đấu đạt 20 tiêu chí

10

Page 11: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

nông thôn mới trong năm 2020. Nhìn chung, một số tiêu chí trọng tâm ở khu vực nông thôn đã được cải thiện rõ rệt.

Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố. Bộ máy quản lý và điều hành chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp luôn được củng cố và hoàn thiện. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Thực hiện các chương trình lồng ghép như: phối hợp triển khai thực hiện đào tạo nghề nông thôn, khuyến nông - khuyến ngư, công tác thủy lợi, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng trường học, trạm y tế, đường giao thông nông thôn....nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Ban chỉ đạo thành phố ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện xây dựng nông thôn mới, cùng các mẫu đề cương báo cáo, rà soát thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó đã tồn tại một số khó khăn cần giải quyết: Việc huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ xây dựng nông thôn mới còn hạn chế. Các tiêu chí giảm hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, xóa nhà tạm phải làm từng bước và lâu dài.

6. Kinh tế tập thể, kinh tế trang trại:Phát triển các mô hình kinh tế tập thể gắn với xây dựng vùng sản xuất tập

trung luôn được ngành Nông nghiệp quan tâm thực hiện.Đến nay, toàn thành phố hiện có 83 HTX (57 HTX Nông nghiệp, 16 HTX Thủy sản, 05 HTX Chăn nuôi và 05 HTX rau màu); 1.934 tổ hợp tác, hoạt động theo nhu cầu của nhóm nông dân khi vào mùa vụ bơm tưới, gieo sạ hay thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm…

Theo tiêu chí mới hiện có 28 trang trại. Ngành Nông nghiệp đang khuyến khích các trang trại đầu tư mở rộng quy mô, tăng thu nhập… để nâng số trang trại trong thời gian tới.

Hiện thành phố Cần Thơ có 02 làng nghề được công nhận, gồm: làng nghề Bánh tráng Thuận Hưng, quận Thốt Nốt; làng nghề Hoa kiểng Phó Thọ, phường Long Hòa, quận Bình Thủy. Hoạt động của làng nghề ngày càng đi vào chiều sâu, trình độ và hiệu quả sản xuất từng bước được nâng cao đã góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân nông thôn.

7. Công tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thônTriển khai lắp đồng hồ cho người dân sử dụng ngay khi các công trình

được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả của công trình và nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch (theo Quy chuẩn 02 của Bộ Y tế) tính đến tháng 6/2012 là 39,27% , đạt 93,5% KH. Ước tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch thực hiện đến cuối năm 2012 là 42%, đạt 100% KH.

- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh là 76,79%, đạt 96% KH. Ước Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đến cuối năm 2012 là 80%, đạt 100% KH.

11

Page 12: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

Tính đến tháng 6/2012 đã thực hiện mở rộng đường ống cấp nước với chiều dài 1.040m, cung cấp cơ hội được sử dụng nước sạch cho 45 hộ gia đình nông thôn.

8. Kiểm dịchNgành Nông nghiệp đã và đang chỉ đạo tăng cường công tác kiểm dịch

thú y tại các chợ, kiểm tra giám sát kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển tại các Trạm đầu mối giao thông và các Trạm thú y quận huyện; bố trí đầy đủ cán bộ trực tại 34 lò giết mổ tập trung, kiểm soát khoảng 95% GSGC được giết mổ và tiêu thụ trên thị trường nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

9. Thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệpThực hiện chính sách thí điểm hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy, thiết bị

phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm tiến đến cơ giới hóa trong sản xuất, tính đến tháng 6/2012 đã thực hiện hỗ trợ cho nông dân mua 97 máy gặt đập liên hợp, 04 lò sấy lúa và 02 máy kéo với tổng kinh phí hỗ trợ là 39,269 tỷ đồng. Ngoài ra, đã hỗ trợ cho 01 doanh nghiệp mua thiết bị chế biến cá tra xuất khẩu với số vốn là 100 tỷ đồng.

Tổng số máy gặt đập liên hợp toàn thành phố hiện có 430 máy, có khả năng đảm bảo cắt gặt hơn 50% diện tích; hệ thống lò sấy lúa có 851 lò, đáp ứng sấy trên 45% sản lượng lúa Hè Thu và Thu Đông trên địa bàn. Việc cơ giới hóa trong các khâu: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch... đã góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất, tăng năng suất lao động, khắc phục tình trạng thiếu lao động nông nghiệp lúc thời vụ, đồng thời giảm tổn thất trong và sau thu hoạch.

IV. NHẬN XÉT - ĐANH GIA1. Thuận lợi và những mặt làm được- Có sự đồng tâm hiệp lực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa

phương, kinh nghiệm chỉ đạo nhiều năm của các địa phương và sự nỗ lực của bà con nông dân.

- Sự chỉ đạo sâu sát của ngành Nông nghiệp các cấp, năng lực của đội ngũ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật từng bước được nâng lên, góp phần vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất.

- Ngành tiếp tục đẩy mạnh chương trình trợ giá giống cây con, xây dựng hệ thống giống 3 cấp; thực hiện tốt các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, hướng dẫn nông dân ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả như: cánh đồng mẫu lớn áp dụng “3 giảm, 3 tăng”, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, VietGAP… và tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới.

- Công tác điều tra và dự báo tình hình sâu bệnh được thực hiện thường xuyên, bảo đảm kịp thời và tương đối chính xác. Chương trình cảnh báo tình hình sâu bệnh trên lúa được phát hình 07 ngày/lần trên đài truyền hình thành phố Cần Thơ đã phát huy hiệu quả tích cực, qua đó nông dân có thể kịp thời phát

12

Page 13: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

hiện sâu bệnh trên đồng ruộng và chủ động có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời, góp phần ổn định năng suất lúa.

- Có sự nỗ lực cố gắng của ngành Nông nghiệp trong công tác chỉ đạo kiểm soát và khống chế dịch bệnh trên gia súc gia cầm, nên tổng đàn đã có xu hướng phục hồi. Phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác giám sát dịch tễ đối với bệnh cúm gia cầm và LMLM trên heo, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch… đã khống chế được tình hình phát sinh dịch bệnh.

- Hiện nay, người dân dần có ý thức thực hành sản xuất theo hướng dẫn ATVSTP, hệ thống quản lý chất lượng quốc tế HACCP, quy trình nuôi ATVSTP SQF 1000CM, nuôi theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP đã góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông sản xuất khẩu. Nhận thức của người dân về “sản phẩm sạch, chất lượng cao”, IPM, sử dụng an toàn thuốc BVTV, đảm bảo môi trường nước trong nuôi thủy sản từng bước được cải thiện.

- Có sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương giúp thành phố khắc phục hậu quả lũ lụt, đẩy mạnh công tác thủy lợi phát triển đúng hướng, phục vụ kịp thời và tích cực cho việc mở rộng diện tích lúa Thu Đông, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng như các nhu cầu về dân sinh, kinh tế khác.

- Việc đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi đã góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hỗ trợ phát triển nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả như: 2 lúa - 1 cá ; 1 lúa - 1 tôm ; 2 lúa - 1 màu và tạo điều kiện mở rộng diện tích lúa Thu Đông.Công tác thủy lợi nạo vét kênh, đắp đê bao ngăn lũ kết hợp với việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới.

- Việc đầu tư xây dựng công trình cấp nước đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân, do đó được chính quyền địa phương và người dân tham gia hưởng ứng, tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án cấp nước nông thôn.

2. Khó khăn và hạn chế- Thời tiết có lúc diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho sản xuất như: nước lũ

rút chậm kết hợp với mưa cuối mùa làm ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống, sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Một vài vùng trũng bị chết giống phải cấy dặm lại, chủ động bơm tát làm tăng chí phí sản xuất. Mưa trái vụ gây hiện tượng lúa đổ ngã, giá nhân công thu hoạch tăng kết hợp với giá lúa giảm vào đầu vụ ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân.

- Tỷ lệ tiêm phòng trên đàn gia cầm còn thấp, chủ yếu là chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, hộ gia đình từ đó phát sinh nguy cơ dịch bệnh gia cầm sẽ bùng phát; việc quản lý đàn vịt chạy đồng gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, lực lượng thú y ít chưa đáp ứng được yêu cầu công tác; sự phối hợp giữa ngành thú y và cán bộ ấp, khu vực chưa chặt chẽ, thường xuyên,… dịch bệnh LMLM gia súc và bệnh heo tai xanh đang diễn biến phức tạp, tỷ lệ bảo hộ đàn heo thấp do giá vắcxin cao nên người chăn nuôi chưa tích cực tham gia tiêm phòng.

13

Page 14: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

- Việc phát triển nuôi thủy sản còn riêng lẻ, khó áp dụng ngay các quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản chất lượng an toàn, bảo vệ môi trường.

- Giá cả vật tư nông nghiệp và giá xăng dầu đầu vào tăng nên làm tăng chi phí sản xuất.

- Chưa có chính sách hỗ trợ các hộ nghèo không có đất sản xuất hoạt động nghề cấm chuyển đổi nghề, nên vẫn còn một số hộ sử dụng điện trong hoạt động khai thác thủy sản vi phạm Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn năm 2012 chậm giao vốn, gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

- Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể còn chậm; còn tồn tại một số hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ yếu kém; chưa tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ hợp tác xã còn hạn chế. Nhận thức của người dân về kinh tế hợp tác còn nhiều hạn chế nên việc vận động thành lập các tổ hợp tác chưa đạt yêu cầu đề ra.

- Một số chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ đề ra chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương như: tiêu chuẩn về kiên cố hóa kênh mương, cứng hóa đường trục chính nội đồng; nhà văn hóa và khu thể thao cho mỗi ấp, nghĩa trang cho mỗi xã....gây khó khăn trong đánh giá thực hiện. Nguồn kinh phí cấp cho việc vận động thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã và chuyển giao khoa học kỹ thuật quá ít, gây khó khăn trong việc thực hiện tiêu chí thứ 13.

- Trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 còn gặp nhiều khó khăn về vốn, công tác lập đề cương, dự toán chi tiết của các dự án chậm so với yêu cầu tiến độ.

PHẦN II: KẾ HOẠCH NĂM 20131. Đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp

ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, ngăn ngừa đột biến giá lương thực, thực phẩm và tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu. Trong đó:

1.1. Về Trồng trọtTiếp tục đẩy mạnh thâm canh ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, đặc biệt

chú trọng đổi mới giống cây trồng vật nuôi, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất; tập trung đầu tư chiều sâu thâm canh tăng năng suất và chất lượng lúa, rau màu và cây ăn trái, để góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bảo đảm tiêu dùng cho người dân và tăng thêm khối lượng hàng hóa xuất khẩu; nghiên cứu và khuyến cáo những mô hình sản xuất có hiệu quả để người dân áp dụng. Gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp với việc tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế tập thể để xây dựng vùng sản xuất tập trung, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh

14

Page 15: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

cơ giới hóa, tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện sản xuất có kế hoạch và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.

a. Cây lúa Giữ vững sản lượng lúa ở mức trên 1 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa chất

lượng cao, đặc sản chiếm trên 80% sản lượng lúa cả năm; mở rộng diện tích sản xuất lúa giống 3 cấp; tiếp tục mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn; tiếp tục triển khai thực hiện cánh đồng một giống lúa, sản xuất theo hướng bền vững, ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trên các vùng lúa trọng điểm.

Chỉ đạo chặt chẽ lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa, kỹ thuật canh tác, thực hiện tốt công tác điều tra, dự báo phát hiện, có biện pháp phòng trừ kịp thời …để phòng tránh rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nhằm nâng cao năng suất, sản lượng; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để tăng diện tích vụ Thu Đông nhằm tăng thêm sản lượng lúa gạo, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và nâng cao sản lượng gạo xuất khẩu; hỗ trợ kịp thời nông dân nạo vét kênh mương, xây dựng gia cố bờ bao, trạm bơm, giống lúa mới… phục vụ các vụ sản xuất lúa trong năm. Tăng cường công tác kiểm tra, dự báo dự tính sâu bệnh, kịp thời dập tắt dịch bệnh nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

b. Rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày Chuyển dịch cơ cấu cây màu theo hướng gia tăng diện tích, năng suất, sản

lượng và sắp xếp lại mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện biến đổi thời tiết, khí hậu hiện nay.

Tiếp tục phát triển vùng sản xuất rau an toàn có thương hiệu theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố.

c. Cây ăn trái: Cây ăn quả tập trung phát triển những loại cây có giá trị kinh tế cao và

mang tính đặc trưng của vùng như cam mật, bưởi Năm roi, dâu Hạ châu, xoài Sông Hậu (cát Hòa Lộc)… đồng thời xây dựng mô hình kết hợp vườn cây ăn trái với du lịch sinh thái.

I.2. Về Chăn nuôi thú yPhát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, an

toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiện các biện pháp bảo đảm về giống, kỹ thuật, nguồn thức ăn và

các điều kiện cần thiết để khôi phục và phát triển nhanh đàn gia súc gia cầm, tạo điều kiện phát triển các cơ sở chăn nuôi trang trại, gia trại và các cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp.

Thực hiện tốt công tác tiêm phòng để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn, LMLM gia súc…Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và ý thức nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống dịch; thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh thú y, chẩn đoán và phát hiện sớm dịch bệnh, khoanh vùng dập dịch không để lây lan diện rộng.... đảm

15

Page 16: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

bảo cho chăn nuôi phát triển bền vững, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao.

1.3. Về Thủy sảnChỉ đạo hợp tác sản xuất, liên kết sản xuất, sản xuất theo quy hoạch, có kế

hoạch, áp dụng các quy trình, quy phạm tiên tiến, các tiến bộ KHKT vào sản xuất để hướng tới nền sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu thị trường, đảm bảo hiệu quả sản xuất và tiến tới ổn định sản xuất và tiêu thụ theo hướng phát triển bền vững...

Tổ chức lại sản xuất cá tra theo hướng hình thành các tổ chức liên kết sản xuất (bao gồm người nuôi, doanh nghiệp chế biến, ngân hàng, các dịch vụ thủy sản), để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khâu nuôi, thu mua, chế biến xuất khẩu.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản, góp phần giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường.

Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03 tháng 03 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020; Triển khai thực hiện kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về triển khai thực hiện VietGAP trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2012-2015 và năm 2012 trên địa bàn thành phố Cần Thơ; triển khai thực hiện Chương trình phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 theo Quyết định số 188/QĐ – TTg ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 11/6/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản.

1.4. Về Lâm nghiệpTriển khai Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm

2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản đến các cơ sở, doanh nghiệp mua bán, chế biến, kinh doanh lâm sản và các cơ sở gây nuôi ĐVHD trên địa bàn thành phố.

Thẩm định, hướng dẫn việc đăng ký và cấp sổ theo dõi các trại gây nuôi sinh trưởng, sinh sản động vật hoang dã, đảm bảo trình tự thủ tục theo đúng thời gian quy định.

Tổ chức lễ phát động trồng cây nhân dân định kỳ vào dịp 19/5 hằng năm. Phối hợp với các địa phương tiếp tục phát động trồng cây trên các trục lộ giao thông, tuyến đê bao, kênh mương, cụm, tuyến dân cư, công sở, trường học, nông trường, trạm, trại, các điểm tham quan du lịch…từ nguồn vốn xã hội hóa nhằm tạo cảnh quan môi trường, bóng mát, chắn gió, cản lũ, bảo vệ công trình xây dựng và đê bao.

16

Page 17: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

1.5. Về Xây dựng cơ bảnCác đơn vị được giao vốn XBCB đẩy nhanh tiến độ thi công tác công

trình XDCB theo kế hoạch được giao; tăng cường công tác giám sát đầu tư ngay từ khi lập dự án, tổ chức thi công, sớm đưa công trình phục vụ sản xuất và đời sống người dân góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tích cực phối hợp với các đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ thực hiện lập các dự án thuộc chương trình xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao thành phố Cần Thơ.

1.6. Về Thủy lợi và phòng tránh thiên taiPhát triển thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu: phục vụ sản xuất

nông nghiệp, nuôi thủy sản, góp phần đổi mới kinh tế - xã hội nông thôn. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, các dự án sạt lở bờ sông theo kế hoạch được giao. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình khí tượng thủy văn… để triển khai các biện pháp kịp thời đối phó với hạn hán, lũ lụt. Phối hợp với các địa phương triển khai xây dựng gia cố đê bao, nạo vét kênh mương… phục vụ mở rộng diện tích lúa Thu Đông.

Tu sửa cống bọng, bờ bao để có thể chủ động được nước tưới khi vào vụ, đặc biệt là chủ động trong việc thực hiện biện pháp kỹ thuật dùng nước che chắn cho cây lúa non, có phương án đối phó với mọi tình huống bất trắc do bão lũ, khô hạn gây ra, nhằm giảm thiểu thiệt hại.

1.7. Về khoa học, công nghệ và đào tạoThực hiện công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật theo hướng tập trung an

toàn thực phẩm, trong chiến lược mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp kỹ thuật cao, theo các mô hình sản xuất định hướng của thành phố; áp dụng đồng bộ quy trình hoàn chỉnh, từng bước nâng cao trình độ sản xuất của nông dân và tính kế hoạch của sản xuất hướng tới mục tiêu sản xuất, tiêu thụ theo hợp đồng, theo tiêu chuẩn (GAP) và có sức cạnh tranh cao.

Đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học và công nghệ cao; xây dựng, mở rộng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về kỹ thuật thâm canh cây trồng, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, phòng trừ dịch hại, đảm bảo chất lượng vệ sinh, an tòan thực phẩm, mở rộng việc áp dụng các biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, nhất là những hàng hóa xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; xây dựng mô hình mẫu ở từng địa phương; chủ động phòng tránh dịch hại, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm cạnh tranh cả về kinh tế và kỹ thuật.

Đẩy mạnh xây dựng hệ thống giống 3 cấp theo hướng xã hội hóa và giám sát kiểm định chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước. Mỗi quận huyện phải hình thành hệ thống nhân giống xác nhận chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất của địa phương; Trung tâm Giống nông nghiệp đảm nhận vai trò cung cấp giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng đầu vào cho hệ thống. Phối hợp với các cơ quan kiểm định chuyên ngành để thực hiện kiểm định chất lượng, từng bước nâng quy mô, trình độ kỹ thuật sản xuất giống cho vùng.

17

Page 18: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

Tiếp tục tăng cường công tác thú y, bảo vệ thực vật; hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nông sản và vật tư nông nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, thuốc thú y, phân bón và thức ăn chăn nuôi.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác dự báo tình hình dịch bệnh, sâu hại; thường xuyên kiểm tra, theo dõi và phát hiện dịch bệnh và có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Có kế hoạch cụ thể về tiêm phòng cúm gia cầm, LMLM và bệnh dịch nguy hiểm khác. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi, giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch bệnh.

Triển khai công tác môi trường trong các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, thủy lợi, chế biến nông sản và nông thôn.

Tổ chức triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao đông nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg; đào tạo cán bộ cho các HTX; nâng cao trình độ cán bộ thuộc các chuyên ngành kỹ thuật và quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành và hội nhập.

Tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 và Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 15/10/2010, Quyết định 65/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2011 về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch.

1.8. Về sản xuất giốngTiếp tục đẩy mạnh xây dựng hệ thống giống lúa 3 cấp theo hướng xã hội

hóa, có giám sát kiểm định chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước. Mỗi quận, huyện tiếp tục hình thành hệ thống nhân giống xác nhận chất lượng để đáp ứng yêu cầu sản xuất của địa phương và tiến tới cung ứng giống cho các tỉnh bạn.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng và phát triển dịch vụ về giống cây con, trước hết đối với giống lúa, giống cá tra, giống tôm càng xanh.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình Trung tâm Giống thủy sản cấp 1.

1.9. Về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và vật tư nông nghiệp

Thực hiện tốt công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, giám sát dư lượng các chất độc hại trong nông, thủy sản.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, nông dân về các quy định mới, yêu cầu về chất lượng, các rào cản kỹ thuật đối với hàng nông thủy sản của các nước nhập khẩu.

Đẩy mạnh áp dụng Viet GAP trong sản xuất để bảo đảm chất lượng và tăng hiệu quả sản xuất các loại nông thủy sản.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, ngăn ngừa tình trạng cung cấp hàng giả, hàng kém chất lượng, tạo khan hiếm giả, đầu cơ tăng giá bất hợp lý…

18

Page 19: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2142Kh 2013 Can... · Web viewchuẩn bị đầu tư 15 dự án (02 dự án thanh toán được duyệt,

Triển khai một số Nghị định hướng dẫn Luật ATTP và Luật Thanh tra. 2. Đảm bảo an sinh xã hội vùng nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện

mức sống và điều kiện sống dân cư nông thônTiếp tục triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới; triển

khai quy hoạch được duyệt, tiếp tục tập huấn đào tạo đội ngũ cán bộ chỉ đạo và vận hành chương trình, tổ chức tuyên truyền sâu rộng giúp cho người dân nông thôn hiểu và tự giác tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình cấp nước nông thôn theo kế hoạch thành phố giao, chương trình mục tiêu nước sạch và VSMTNT và các nguồn vốn huy động khác, để nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khuyến nông – khuyến ngư trong chương trình mục tiêu giảm nghèo của thành phố, góp phần tăng thu nhập và cải thiện mức sống dân cư nghèo nông thôn.

Tích cực phối hợp với đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020, tạo điều kiện lập các dự bố trí dân cư cho các vùng thiên tai, sạt lở đất, sạt lở bờ sông.

3. Thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên và sử dụng nguồn vốn đầu tư hợp lý, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các lĩnh vực chuyên môn, nâng cao nhận thức của nhân dân để chủ động thực hiện các giải pháp thúc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Trên đây là kết quả thực hiện công tác phát triển nông nghiệp, nông thôn 06 tháng, ước thực hiện kế hoạch năm 2012 và kế hoạch năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ kính gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

Nơi nhận:- Bộ Nông nghiệp và PTNT;- Lưu: VT, P.KH-TC.

GIAM ĐÔC (Đã ký)

Phạm Văn Quỳnh

19