Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

426

Click here to load reader

description

Mời độc giả vào đọc Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam với nhiều tư liệu về văn hoá nghệ thuật đáng quan tâm. Địa chỉ: vanhien.vn

Transcript of Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Page 1: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn giáo sư, tiến sĩ khoa học Phan Đăng Nhật đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình tác giả nghiên cứu, hoàn thành công trình này.

Tác giả cũng chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thiện công trình:

- GS. TS Lê Chí Quế- PGS.TS Trần Đức Ngôn- GS. TS Nguyễn Xuân Kính- PGS.TS Vũ Anh Tuấn- PGS.TS Nguyễn Chí Bền- TS. Nguyễn Hữu Thức- TS. Nguyễn Thị Huế.Tác giả xin chân thành cảm ơn trường Đại học Khoa học xã hội và nhân

văn và Trung tâm Công nghệ thông tin (Văn phòng Bộ Văn hoá Thông tin, nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) đã giúp dỡ tận tình tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, công bố công trình này.

Phạm Việt Long

1

Page 2: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

ĐIỀU TÂM ĐẮC VỀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VĂN HOÁ DÂN TỘC(Thay Lời giới thiệu)

GS. TSKH. Phan Đăng Nhật

Tôi không có dự định viết giới thiệu cuốn sách Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình của TS. Phạm Việt Long. Vì thế e rằng sẽ nhắc lại trong vài trang, một cách sơ lược, thiếu thốn cả một cuốn sách hơn 300 trang và do vậy làm lãng phí thì giờ bạn đọc.

Tôi chỉ dám phát biểu một điều tâm đắc: phương pháp tiếp cận văn hoá để tìm ra bản sắc văn hoá dân tộc. Điều này do phạm vi đề tài hạn chế,- tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình,- nên tác giả không có điều kiện trình bày đầy đủ và trực diện. Nhưng chính những phương pháp tiếp cận này, một mặt đem đến những phát hiện mới mà có sức thuyết phục trong phạm vi đề tài của mình; mặt khác gợi mở cho việc tìm hiểu bản sắc văn hoá nói chung.

*1.Từ lâu một số nhà khoa học trong và ngoài nước với mức độ khác nhau và

biểu hiện khác nhau, đã phủ định bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Tiêu biểu cho xu hướng này là “Bài tổng kết của trường Viễn đông Bác cổ Pháp từ buổi đầu cho đến năm 1920”: “Ấn Độ – Chi na (là tên gọi các nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam, do người Pháp dùng, tiếng Pháp là Indochine là từ ghép tên hai nước Ấn Độ và Trung Hoa- P.Đ.N), là khu vực ở Châu Á mà hai nền văn minh lớn của bộ phận này của thế giới, văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa, đụng độ với nhau và ít nhiều hoà lẫn vào nhau và là nơi mà các chủng tộc cư trú ở lục địa và hải đảo ở phía đông châu Á kéo đến pha trộn vào nhau. Cho nên người ta không thể thấy ở đấy, như ở nước Trung Hoa hay ở nướcẤn Độ của người Arirăng (Aryen), một chủng tộc riêng biệt và một nền văn minh độc đáo xứng đáng được tìm hiểu vì bản thân chúng, một chủng tộc và một nền văn minh chỉ nhờ vả rất ít vào ảnh hưởng bên ngoài, mà hoàn toàn ngược lại chỉ thấy ở đó sự pha trộn khác thường nhất của các nền văn minh và các chủng tộc linh tinh (P.Đ.N.nhấn mạnh), không một nền văn minh nào- hình như thế lại có nguồn gốc hoặc trung tâm ở đấy, ngay tại bản thân Ấn Độ- Chi na”1

Phân tích trên đây của bản tổng kết trang trọng này có mấy điểm chính:- Các nước Đông Dương(trong đó có Việt Nam ), không có nền văn hoá văn

minh. Những lý do trên, không đáng nghiên cứu các nền văn hoá ở đây.

1 Trường Viễn đông bác cổ Pháp từ buổi đầu cho đến 1920, //Tập san của Trường Viễn đông bác cổ Pháp, tập XXI, 1920,tr.4.

2

Page 3: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Lời kết án trên là của cơ quan học thuật có quyền lực nhất đương thời của người Pháp, đã xoá sạch bản sắc văn hoá Việt Nam và các nước lân cận. Đương thời nó ảnh hưởng sâu sắc đối với thế giới và cả một số người Việt.

Về sau, dần dần quan niệm trên đây được điều chỉnh từng bước. Một số học giả Phương Tây nhận thấy văn hoá “các cư dân của bán đảo Đông Dương” không phải là một sự pha trộn linh tinh nữa mà có thể nhận diện được và họ goị là “Các quốc gia Ấn độ hoá” (G.Coedes). Có người còn khái quát được bản chất văn hoá của vùng này, hơn nữa còn chỉ ra rằng một số triết lý của Trung Hoa đã được tổng kết từ thực tế của văn hoá phương Nam như lý thuyết về âm dương (Eveline Porée Maspéro).

Nếu chỉ có thế thì không cần nhắc lại ở đây, cái gì hoàn toàn thuộc về lịch sử trả về cho quá khứ. Nhưng không như vậy, gần đây, (1972), Arnold Toynbee, mặc dầu đã công nhận Việt Nam có một nền văn minh riêng nhưng là sự “mô phỏng văn minh Trung Hoa”, là “nền văn minh riêng văn minh Trung Quốc. Leon Vandermeeersch (1986) coi văn minh Việt Nam (cũng như Triều Tiên, Nhật Bản) là “văn minh Trung Hoa hoá”, nói cách khác là sự đồng hoá theo văn minh Trung Hoa.2

Về bản chất trên đây là tư tưởng trung tâm văn minh nước lớn, đến thời kỳ hậu thực dân, nó không còn tính chất miệt thị nước nhỏ của chủ nghĩa thực dân cũ nữa, nhưng có nhiều biến dạng, mà thế giới vẫn đang còn tiếp tục tranh luận với chúng: nếu ở thế giới, đó là chủ nghĩa trung tâm Âu châu, được gọi là eurocentrisme, européocentrisme, thì ở châu Á là chủ nghĩa trung tâm Trung Hoa, có thể tạm gọi la sinocentrisme.

Ở trên có nhắc đến tư tưởng trung tâm Trung Hoa của thời kỳ hậu thực dân của một số tác giả nước ngoài, riêng ở Việt Nam tư tưởng đó vẫn tồn tại không ít.

Trong bối cảnh như vậy tác phẩm của Phạm Việt Long xử lý vấn đề như thế nào?

2. Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình tự giới hạn trong một phạm vi nhỏ của văn hoá, quan hệ gia đình, trong đó có quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái, anh em họ hàng… Như trên đã nói, chúng tôi không giới thiệu toàn diện nên chỉ nêu mối quan hệ vợ chồng để xét về phương pháp tiếp cận.

Về quan hệ vợ chồng trong ca dao Việt Nam, nhiều người cho rằng, đã ảnh hưởng sâu sắc đạo cường thường của Nho giáo, xuất giá tòng phu. Các tác giả Thi ca bình dân Việt Nam viết về ý thức xuất giá tòng phu như sau:

“Đây là một quy luật bắt buộc người đàn bà. Chữ “tòng” đây không chỉ có nghĩa là đi theo mà còn phải tuân theo mệnh lệnh của người chồng nữa. Ý thức này ăn sâu vào dân gian… Bởi vậy, người đàn bà sống trong chế độ Tam tòng thường có tư tưởng yếu đuối, cầu an. Họ chỉ còn biết làm sao cho chồng thương

2 Tham khảo GS Đinh Gia Khánh: Mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu //Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á, NXB KHXH. H,1993.

3

Page 4: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

để nhờ vào sự che chở của người chồng… Xem thế, người đàn bà đối với chồng chỉ có nhẫn nhục và chiều chuộng”3

Như vậy các tác giả Thi ca bình dân Việt Nam coi người phụ nữ Việt Nam “sống trong chế độ Tam tòng” của Nho giáo, tuân theo đạo tam tòng nghiêm khắc này. Phạm Việt Long có nhận định khác. Ông cho rằng: “Qua ca dao, chúng ta thấy không phải chỉ có phụ nữ mới theo chồng, mà có cả đàn ông theo vợ, và quan trọng hơn là họ theo nhau, “phu phụ tương tòng”… Cách thức theo chồng của người phụ nữ Việt thời phong kiến đa dạng, phong phú, với nhiều ý nghĩa tích cực, thể hiện sự chủ động của người phụ nữ trong việc lựa chọn và xây đắp hạnh phúc cho mình. Trong sự chủ động ấy, người phụ nữ sẵn sàng gánh vác việc khó khăn, nặng nhọc, sẵn sàng chịu đựng mọi éo le của cuộc sống miễn là làm cho vợ chồng được gắn bó. Từ khái niệm tòng phu của Nho giáo, các tác giả đã chuyển hoá thành khái niệm theo nhau-“tương tòng”, là biểu tượng cho sự gắn bó vợ chồng người Việt trong xã hội phong kiến” 4

Kết luận như vậy có tính uyển chuyển, nhưng quan trọng là bằng con đường nào, bằng phương pháp nào để đi đến kết luận trên.

Trước hết, tác giả không tự định ra trong đầu mình một tư tưởng, rồi tìm những đơn vị ca dao thích ứng để minh hoạ cho nó. Ông bao quát một kho tàng ca dao đồ sộ khá đầy đủ 5, chứa đựng 11.825 đơn vị ca dao. Từ kho tàng đó, ông chọn ra 1.179 đơn vị nói về đề tài gia đình, chiếm 9,97% tổng số. Từ đó, để khảo sát vấn đề quan hệ vợ chồng, ông chọn được 690 đơn vị có đề tài này, chiếm 58,52% đơn vị ca dao nói về gia đình (ngoài quan hệ vợ chồng còn có các quan hệ cha mẹ- con cái, anh chị em…)

Từ toàn bộ các đơn vị ca dao nói về quan hệ vợ chồng được rút ra từ Kho tàng ca dao, gồm 11.825 câu, tác giả bằng thống kê, chỉ ra có 3 kiểu phục tòng (nôm na là theo):

- Vợ theo chồng. “Lấy chồng theo thói nhà chồng”, “Có chồng thì phải theo chồng, Đắng cay cũng chịu, mặn nồng cũng vui”... Trong quan hệ này, tác giả cũng rút ra những trường hợp ngược lại, nghĩa là vợ không theo chồng, số lượng không đáng kể, ví như: “ăn cam ngồi gốc cây cam, Lấy anh thì lấy về Nam không về” “ăn chanh ngồi gốc cây chanh, Lấy anh thì lấy về Thanh không về”.

- Chồng theo vợ. “Vợ mà biết ở ắt chồng phải theo”, “Mình về anh cũng về theo, Sum vầy phu phụ hiểm nghèo có nhau”…

- Cả hai theo nhau. “Theo nhau cho chọn lời vàng đá”, “Quyết theo nhau cho trọn đạo”…

(Xin xem các trang 65,66- vi tính, ở đó có đầy đủ dẫn chứng)

3 Nguyễn Tấn Long, Phan Canh (1998), Thi ca bình dân Việt Nam (Tập 1), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, tr.198, 194.4 Phạm Việt Long, sách đã dẫn, tr.66 (vi tính).5 Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên và các cộng sự: Kho tàng ca dao người Việt, NXB Văn hoá- Thông tin, H, năm 1995.

4

Page 5: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Trên cơ sở khảo sát, thống kê một cách khách quan, thận trọng, khối tư liệu to lớn, phong phú và đa dạng nói trên, tác giả mới đi đến nhận định: “Như vậy, qua ca dao, chúng ta thấy không phải chỉ có phụ nữ mới theo chồng…” (đã trích ở trên). Tác giả cũng khảo sát quá trình từ tiếp thu vỏ ngôn ngữ tòng phu đến sự chuyển hoá thành theo chồng, chồng phục tòng vợ và phu phụ tương tòng. Như vậy, quan hệ vợ chồng trong văn hoá Việt Nam theo nguyên lý Gắn bó (Vợ chồng là nghĩa keo sơn), Thuận hoà (Thuận vợ thuận chồng bể Đông tát cạn).

Như vậy, theo đạo lý Việt Nam, mà tục ngữ ca dao là sự ghi nhận trung thành, người phụ nữ Việt Nam không “sống trong chế độ Tam tòng” “yếu đuối, cầu an”, không “chỉ biết làm sao cho chồng thương để nhờ vào sự che chở của người chồng”. Và càng không thích hợp khi kết luận “Xem thế, người đàn bà Việt Nam đối với chồng chỉ có nhẫn nhục và chiều chuộng”.

Trên đây là bàn về những kết luận qua việc khảo sát ca dao coi nó như một tấm gương phản chiếu, hơn nữa, một tài liệu để điều tra xã hội học về xã hội Việt Nam truyền thống.

Trong quan hệ gia đình, ngoài quan hệ vợ chồng như đã nói trên, sách TNCDVQHG còn đề cập đến các mặt khác như quan hệ cha mẹ- con cái, quan hệ anh em- chị em, quan hệ dâu rể. Cách tiến hành, phương pháp nghiên cứu đều như trên. Và các kết luận cũng có đóng góp mới và có tính thuyết phục.

Cuối cùng tác giả kết luận: “Qua tục ngữ, ca dao, người nghiên cứu thấy rõ tính chất dân chủ, bình đẳng, khoan hoà, nhân văn là tính chất “trội” của quan hệ gia đình người Việt….(xem thêm ở tr.129- vi tính của sách TNCDVQHG)”.

3. Cho đến nay, đối với các hiện tượng khác của văn hoá Việt Nam vẫn tồn tại những nhận định khác nhau.

Ví dụ như có người cho tục thờ Thành hoàng là sản phẩm của Trung Hoa. Trong lúc đó, GS Nguyễn Duy Hinh, với một công trình nghiên cứu công phu, hơn 500 trang, chưa kể phụ lục, đã khẳng định: “Thành hoàng làng là tập đại thành văn hoá mà người nông dân Việt Nam đã sáng tạo qua bao nhiêu thể nghiệm, của bao nhiêu thế hệ” 6

Tục thờ cúng tổ tiên cũng vậy, GS Đinh Gia Khánh không cho là đặc thù phương Bắc mà là đặc thù của nền văn hoá Đông Nam Á: “Còn tục thờ cúng tổ tiên thì lại là một trong những nét đặc thù của vùng văn hoá Đông Nam Á” 7

Sở dĩ có sự nhận định khác nhau đối với một nền văn hoá, và bản chất các hiện tượng văn hoá, chủ yếu là do khác nhau về phương pháp. Chúng ta coi trọng quy luật giao lưu văn hoá, nhưng nhiều khi trong quá trình giao lưu đó diễn ra sự tiếp biến văn hoá lâu dài, khiến cho nội hàm của hiện tượng, khái niệm đã thay đổi mà chỉ còn lưu lại cái vỏ ngôn ngữ. GS Từ Chi cũng chia sẻ với ý kiến này: “Trong không ít trường hợp, những yếu tố mà tổ tiên người Việt hiện nay đã lần lượt tiếp thu từ nền văn minh Trung Hoa qua một thiên niên kỷ Bắc thuộc, và cả 6 Nguyễn Duy Hinh: Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H, 1996, tr, 410.7 Đinh Gia Khánh: Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội, H, 1993, tr. 43.

5

Page 6: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

về sau nữa, khi được tích hợp vào cuộc sống hàng ngày của người bản địa, chỉ còn giữ được ở nơi xuất phát có cái vỏ hình thức nữa thôi (thường là tên gọi) trong khi nội hàm của khái niệm tiếp thu đã biến đổi hẳn” 8

Tóm lại, tác giả Phạm Việt Long trong sách Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình đã nghiêm túc tiếp thu người đi trước về phương pháp tiếp cận văn hoá, đó là nguyên nhân quan trọng đem đến những đóng góp mới trong công trình nghiên cứu của ông và đây cũng là kinh nghiệm cho những ai quan tâm đến việc tìm hiểu bản sắc văn hoá Việt Nam./.

P.Đ.N.

8 Nguyễn Từ Chi: Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, NXB Văn hoá - Thông tin, Tạp chí văn hoá nghệ thuật, H, 1996, tr.240.

6

Page 7: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

MỞ ĐẦU

Nhiều nước, nhiều tổ chức trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của xã hội loài người nên đã có nhiều hành động nhằm xây dựng và củng cố gia đình.

"Ngày 8 tháng 12 năm 1989 Đại Hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố năm 1994 là năm quốc tế về Gia đình (IYF) với chủ đề "Gia đình, các nguồn lực, và các trách nhiệm trong thế giới đang thay đổi" và biểu tượng một mái nhà ấp ủ những trái tim.

Tư tưởng chủ đạo của năm quốc tế về gia đình là: sự thay đổi của thế giới phải tạo nên sự tiến bộ và tăng cường các phúc lợi cho cá nhân cũng như sự phát triển ổn định của gia đình. Năm quốc tế về gia đình nhấn mạnh đến việc đảm bảo các quyền cơ bản của con người, đặc biệt chú ý đến quyền của phụ nữ và trẻ em, kêu gọi các chính phủ, các tổ chức xã hội quan tâm giúp đỡ các gia đình làm tròn trách nhiệm đối với các thành viên và là hạt nhân của sự phát triển tiến bộ các cộng đồng, dân tộc, quốc gia."[96:3].

Đảng và Nhà nước ta cũng đã sớm có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề gia đình và có các biện pháp thiết thực chăm lo cho gia đình. Bên cạnh các điều luật trong bộ Luật dân sự, ngày 29 tháng 12 năm 1986, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật hôn nhân và gia đình, trong đó khẳng định:

"Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt;

Trong gia đình xã hội chủ nghĩa, vợ chồng bình đẳng, thương yêu, giúp đỡ nhau tiến bộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội;". [75:94].

Như vậy, gia đình là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của tất cả các tổ chức đảng, chính quyền, từ trong nước đến toàn thế giới. Để xây dựng gia đình hạnh phúc, cần có cả một hệ thống phương hướng, biện pháp, trong đó có việc quay trở về tìm hiểu những giá trị truyền thống của cha ông, tìm ra trong đó những mẫu hình và kinh nghiệm tốt đẹp để áp dụng và nhận biết những mặt tiêu cực để tránh.

7

Page 8: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Văn học dân gian, trong đó có tục ngữ, ca dao, là kho tàng văn học quý giá của đất nước, đã vượt qua mọi thử thách của thời gian, trở thành một thành tố quan trọng trong gia tài văn hoá nước ta. Thông qua nghệ thuật ngôn từ, tục ngữ, ca dao đúc kết trí tuệ, tình cảm của nhân dân và phản ánh nhiều mặt của xã hội, trong đó có phong tục, tập quán, có các mối quan hệ trong gia đình. Việc đi sâu nghiên cứu tục ngữ, ca dao đã phát hiện ngày càng nhiều những giá trị tiềm ẩn trong đó, giúp cho con người của xã hội đương đại có cơ sở để thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc. Trong qúa trình nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian, với khối lượng lớn tục ngữ, ca dao đã được sưu tầm, cần có các công trình nghiên cứu theo chuyên đề, đi thật sâu vào những nội dung chủ yếu của tục ngữ, ca dao, qua đó làm cho người đương thời hiểu sâu hơn tục ngữ, ca dao, để có cách thức ứng xử phù hợp với kho tàng văn hoá quý giá này của dân tộc và để rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hiện tại.

Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển toàn diện, hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phù hợp với xu hướng của thời đại, Đảng cộng sản Việt Nam coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển.

Trong quá trình mở rộng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập với thế giới, bên cạnh những yếu tố tích cực, một vấn đề nóng bỏng hiện nay là sự hấp thụ thiếu chọn lọc những biểu hiện văn hóa ngoại lai, xa rời những tiêu chuẩn đạo lý dân tộc từng tồn tại hàng nghìn đời nay. Nhiều mặt tiêu cực của xã hội hiện đại đã tác động vào gia đình, tạo ra nguy cơ phá vỡ sự bình yên của gia đình.

Trong điều kiện đó, gia đình trong xã hội hiện đại đang là một vấn đề được quan tâm. Quay trở về những giá trị truyền thống, trong đó có quan hệ gia đình, đã trở thành xu hướng của thời đại. Việc nghiên cứu những giá trị trong gia đình truyền thống thể hiện qua tục ngữ, ca dao là một cách thức đóng góp vào việc định hướng xây dựng gia đình trong xã hội ngày nay.

Trong bối cảnh trên, việc làm sáng tỏ vấn đề phong tục, tập quán trong quan hệ gia đình qua tục ngữ, ca dao, chọn lựa và đề cao những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, tìm ra và loại bỏ những hủ tục, sẽ góp phần đáng kể vào việc làm rõ nội hàm của khái niệm "Truyền thống văn hóa Việt Nam", chống lại lối sống thực dụng, xa rời những chuẩn mực đạo đức, giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa, củng cố gia đình, ổn định xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phục vụ sự nghiệp cách mạng hiện nay cũng như lâu dài.

8

Page 9: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Với những lý do như đã trinh bầy, chúng tôi căn cứ vào tục ngữ, ca dao của người Việt đã được sưu tầm và in thành sách để khảo sát về quan hệ gia đình người Việt truyền thống. Sở dĩ chúng tôi chọn hai thể loại này vì chúng gần gũi với nhau trong phương thức hình thành, lưu truyền cũng như trong nội dung và nghệ thuật. Tục ngữ thiên về lý trí, ca dao thiên về tình cảm, hai thể loại này sẽ bổ trợ cho nhau để chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề gia đình từ cả hai góc độ lý trí và tình cảm.

Thực hiện phương châm kế thừa có chọn lọc di sản văn hoá của dân tộc, chúng tôi đã tìm hiểu khá kỹ công trình nghiên cứu về tục ngữ, ca dao của những bậc tiền bối và thấy như sau: Việc sưu tầm, chú giải tục ngữ, ca dao nói chung đã được tiến hành từ nửa cuối thế kỷ thứ XVIII, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu riêng về phong tục tập quán trong quan hệ gia đình người Việt mà chỉ có một số tác phẩm đề cập đến vấn đề này trong một số chương, mục.

Năm 1940, qua Kinh thi Việt Nam, Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu) nói về Gia tộc phụ hệ và Chống nam quyền để phân tích về gia đình Việt Nam thể hiện qua ca dao. Năm 1960, ở tác phẩm Chống hôn nhân gia đình phong kiến trong ca dao Việt Nam, Hằng Phương nêu lên những nội dung có tính chất chống đối trong ca dao. Từ năm 1956 đến năm 1978, qua việc phân tích ca dao, Vũ Ngọc Phan nêu lên sự đối xử bất công đối với người phụ nữ, mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu, chế độ đa thê, cảnh khổ lẽ mọn, đạo tam tòng trói buộc người phụ nữ.

Từ những năm 90 đến nay, các nhà nghiên cứu đã chú ý nghiên cứu về tục ngữ, ca dao theo chuyên đề. Có những công trình được xuất bản hoặc tái bản đáng chú ý như: Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính, Ca dao tục ngữ với khoa học nông nghiệp của Bùi Huy Đáp, Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam của Phan Thị Đào, Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt của Triều Nguyên, Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp của Nguyễn Thái Hòa, Tiếp cận ca dao bằng phương thức xâu chuỗi theo mô hình cấu trúc của Triều Nguyên... Có hai tác phẩm đi sâu vào nội dung tục ngữ, ca dao, đặc biệt là khảo sát khá kỹ các mối quan hệ của con người trong xã hội, đó là Thi ca bình dân Việt Nam của Nguyễn Tấn Long, Phan Canh và Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Dân.

Nghiên cứu về phong tục, tập quán trong gia đình người Việt, các công trình ngiên cứu khoa học trên góc độ xã hội học, văn hoá học, và đặc biệt là dân tộc học, đã có những tác phẩm chuyên sâu hoặc đã có những chuyên mục chuyên sâu.

9

Page 10: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

PGS. Nguyễn Từ Chi trong Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người có Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ và Nhận xét bước đầu về gia đình của người Việt đã đi sâu nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của làng xã, gia đình cổ truyền, đồng thời cũng chú ý đến một số mối quan hệ trong gia đình, đến vai trò người phụ nữ trong gia đình ấy.

Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục có phần khảo sát riêng về Phong tục trong gia tộc. Đáng chú ý là trong khi giới thiệu phong tục tập quán, tác giả thường dẫn tục ngữ để minh chứng.

Trong Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình, tác giả Toan Ánh đi sâu vào đời sống gia đình, trong đó nêu lên khái niệm về gia đình theo Từ điển phổ thông và theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh. Tác giả giới thiệu tóm tắt nhưng khá sáng rõ về thành phần gia đình Việt Nam.

Phó giáo sư Trần Đình Hượu dành hai chuyên mục trong tác phẩm Đến hiện đại từ truyền thống để bàn luận về gia đình Việt Nam. Đó là Gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng của Nho giáo, và Đổi mới cách quan niệm giải phóng phụ nữ - Nhìn lại gia đình truyền thống để chuẩn bị thiết thực cho các thiếu nữ vào đời.

Điểm qua các công trình, chuyên mục như trên, chúng ta thấy một khoảng trống về nghiên cứu có thể bổ khuyết là khảo sát xem phong tục tập quán trong quan hệ gia đình người Việt được phản ánh qua tục ngữ, ca dao như thế nào? Cần nghiên cứu một cách tổng thể vấn đề này trong một công trình chuyên biệt để có cái nhìn toàn diện hơn, qua đó làm cho việc hiểu về gia đình người Việt cũng như tục ngữ, ca dao người Việt được sâu sắc hơn.

Trong công trình này, chúng tôi vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu của các ngành văn học dân gian, xã hội học văn hóa, văn hóa học, phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hoá dân gian, văn học, xã hội học, dân tộc học…), phương pháp thống kê, quy nạp, phương pháp hệ thống.

Vận dụng phương pháp hệ thống, chúng tôi quan niệm rằng tục ngữ, ca dao nằm trong hệ thống văn học dân gian, đồng thời mỗi thể loại là một hệ thống riêng, và đi sâu hơn nữa, mỗi chủ đề lại là một hệ thống con, có cấu trúc với những nhân tố nội tại, tạo nên những chất tích hợp của chúng... Nghiên cứu tục ngữ, ca dao, bên cạnh việc tìm hiểu nội dung của từng đơn vị, chúng tôi cố gắng tìm ra những chất tích hợp từ hệ thống các chủ đề và chất tích hợp của toàn bộ hệ thống tục ngữ, ca dao.

10

Page 11: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Vận dụng phương pháp thống kê, chúng tôi kết hợp giữa thao tác định tính là thao tác thông thường của ngành nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, với thao tác định lượng là thao tác thông thường của ngành nghiên cứu khoa học tự nhiên, để cố gắng đạt được sự chính xác trong nhận định, đánh giá đối tượng nghiên cứu. Phương pháp thống kê ở đây phù hợp với đối tượng nghiên cứu, vì thường tục ngữ, ca dao là những đơn vị nhỏ, hầu hết có cùng một kiểu cấu trúc. Chúng tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện phương pháp thống kê được triệt để, chính xác. Đây là phương pháp hiện đại, yêu cầu người sử dụng phải có một số kiến thức tối thiểu về tin học, đồng thời phải cộng tác với những nhà chuyên môn về tin học để xây dựng hai phần mềm chuyên biệt về tục ngữ, ca dao. Hai phần mềm này quản lý cơ sở dữ liệu về tục ngữ, ca dao theo nhiều tiêu chí do người nghiên cứu quy định, trong đó quan trọng nhất là các tiêu chí về thể loại, chủ đề, nội dung và ghi chú. Phần ghi chú hết sức quan trọng, ghi đậm dấu ấn của người nghiên cứu, giúp người nghiên cứu phân loại chi tiết hơn tục ngữ, ca dao theo nhiều yêu cầu (như về nội dung, về thi pháp…) để rồi có thể tổng hợp nhanh chóng các câu tục ngữ, ca dao cùng một tiêu chí, làm cho việc thống kê về số lượng và việc nhìn nhận về chất lượng nội dung tục ngữ, ca dao được nhanh chóng và chính xác. Đối với văn hóa dân gian như tục ngữ, ca dao, dân ca, cổ tích... lâu nay chúng ta thường vận dụng các phương pháp có tính ước lượng theo dự kiến sẵn có từ người nghiên cứu. Trong giới thiệu, nghiên cứu về tục ngữ, ca dao, mô hình chung thường làm là đưa ra một nhận định, lấy một vài đơn vị để chứng minh rồi phân tích đơn vị được dẫn và đi đến kết luận (thực ra kết luận đã có trước khi khảo sát tư liệu, đây là một thao tác ngược). Có thể mô hình hoá phương pháp đó như sau:

Nhận định

Dẫn chứng

Phân tích dẫn chứng

Kết luận

(theo hướng

đã nhận định)

Ví dụ : Khi nhận định rằng người Việt bao dung, dễ tha thứ, có thể dẫn câu: "Ơn ai một chút chớ quên, oán ai một chút để bên dạ dày." Nhưng nếu nhận định rằng người Việt ơn oán rạch ròi, có thể dẫn câu: "Ơn đền ơn, oán trả oán." Phải thống kê, so sánh giữa những câu nói lên sự bao dung và sự rạch ròi, thì mới có thể rút ra kết luận khách quan, chính xác. Có tác giả khẳng định "...ca dao Việt Nam đã chứng tỏ rằng trong quần chúng nhân dân, tư tưởng

11

Page 12: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

chống đối giai cấp phong kiến vẫn là tư tưởng chủ đạo". [99:322]. Ý kiến trên có thể đúng hoặc không đúng. Tuy nhiên không có tư liệu số liệu để chứng minh. Trong khi đó, dùng phương pháp thống kê trong hệ thống, với số liệu 5.682 câu ca dao nói về giao duyên nam nữ trong tổng số 11.825 câu ca dao được sưu tầm, chiếm tỷ lệ 48%, thì có thể nói chắc chắn rằng giao duyên nam nữ là chủ đề chiếm ưu thế trong ca dao.

Văn hóa dân gian ở dạng nguyên hợp, đôi khi phức tạp, không thể nhặt ra một vài đơn vị theo sự lựa chọn của riêng người nghiên cứu mà nhận định rằng đó là những biểu hiện tiêu biểu cho tính dân tộc, tính Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu thích hợp là tổng hợp từ một kho tàng văn hóa dân gian tương đối đầy đủ, bằng thống kê, so sánh, thực hành thao tác định lượng cùng với thao tác định tính để rút ra những kết luận khách quan, khoa học.

Trong mọi vấn đề, mọi chủ đề, để rút ra nhận xét và kết luận, chúng tôi đều dựa trên toàn thể các câu tục ngữ, ca dao thuộc chủ đề đó. Các ý kiến khác nhau hoặc đối lập nhau (phản ánh trong tục ngữ, ca dao), chúng tôi đều ghi nhận để xem xét, không đưa ra những định kiến trước. Nếu có ý kiến đối lập (phản ánh trong tục ngữ, ca dao), để xem ý kiến nào là chủ đạo, chúng tôi tính số lượng và tỷ lệ phần trăm. Để làm rõ hơn các nội dung giống nhau và khác nhau, chúng tôi đưa ra các bảng thống kê, so sánh.

Để chỉ tính chất của các hiện tượng thể hiện trong tục ngữ, ca dao, thay cho những loại từ chỉ mức độ như: rất, vô cùng, tương đối, phần nào, ít, ít ỏi, hiếm thấy... chúng tôi diễn đạt bằng con số (trị số tuyệt đối và tỷ lệ). Chúng tôi không dừng ở con số, bảng, biểu... vì nhận thức rằng chúng tuy cụ thể nhưng nhiều khi khô cứng, không phản ánh đầy đủ các khía cạnh của cuộc sống, nhất là cuộc sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm. Do đó, chúng tôi cũng rất coi trọng sự nhận xét, bàn luận bằng ngôn ngữ (định tính).

Phương pháp nghiên cứu như trên rất phù hợp với loại hình tục ngữ, ca dao, là loại hình có các thành tố có cấu trúc tương đối giống nhau, sự trùng hợp của các thành tố ấy có tần xuất tương đối lớn. Điều này đã được các nhà nghiên cứu đi trước chỉ ra như sau:

"Công trình Hình thái học truyện cổ tích (xuất bản lần đầu năm 1928) của Prốp là một thể nghiệm thành công của việc áp dụng những phương pháp nghiên cứu chính xác vào các khoa học nhân văn, vào việc giải mã các tác phẩm văn chương nghệ thuật. Mặc dù biết khả năng to lớn của việc sử dụng các phương pháp chính xác, Prốp vẫn thấy

12

Page 13: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

rõ những giới hạn của chúng. Theo ông, những phương pháp này "chỉ có thể được sử dụng và đem lại kết quả ở những nơi mà sự lặp lại có trong một phạm vi lớn. Điều này chúng ta có ở trong ngôn ngữ, điều này chúng ta có ở trong văn học dân gian" [Dẫn theo 151:138].

Chúng tôi đã khai thác một phần trong phần mềm Tục ngữ Việt Nam, Ca dao Việt Nam mà chúng tôi mới xây dựng để làm tư liệu cho công trình nghiên cứu này. Với khả năng quản lý tốt tư liệu, giúp phân loại, tra cứu nhanh và chính xác nhiều loại chủ đề và nội dung theo yêu cầu phức tạp của người nghiên cứu, phần mềm này sẽ là công cụ có ích cho việc nghiên cứu tục ngữ, ca dao với các đề tài còn lại.

Lần đầu tiên tục ngữ, ca dao người Việt được nghiên cứu một cách hệ thống trên bình diện phong tục tập quán về gia đình với khối lượng khá lớn. Qua tục ngữ, ca dao, công trình làm nổi rõ tính chất dân chủ, bình đẳng, khoan hòa, nhân văn trong quan hệ gia đình người Việt. Tuy vậy, với khối lượng khá lớn tư liệu, với tính chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu, chắc chắn rằng công trình không tránh khỏi những khiếm khuyết, mong bạn đọc lượng thứ.

13

Page 14: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

CHƯƠNG MỘTTIỀN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ GIA ĐÌNH

ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA TỄC NGỮ, CA DAO

1. NHỮNG QUAN NIỆM CHÍNH VỀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG

1.1. Khái niệm gia đình

Gia đình là một thực thể vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính xã hội, gắn bó với nhau thông qua quan hệ hôn nhân, thân tình và dòng máu để đáp ứng nhu cầu về tình cảm, bảo tồn nòi giống, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của cộng đồng và tộc người, góp phần nuôi dưỡng nhân cách con người, phát triển kinh tế - xã hội, phản ánh sự vận động của cộng đồng và quốc gia trong tiến trình lịch sử.

1.2. Gia đình Việt Nam truyền thống

Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa Việt Nam. Mỗi tác giả tìm cách tiếp cận khác nhau về gia đình. Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục khảo sát gia đình thông qua phong tục trong gia tộc, gồm các mục: Cha mẹ với con, anh em, chị em, thân thuộc, phụng sự tổ tông, đạo làm con, thượng thọ, sinh nhật, thần hoàng, tang ma, cải táng, kỵ nhựt, tứ thời tiết lập, giá thú, vợ chồng, vợ lẽ, cầu tự, nuôi nghĩa tử. Đáng chú ý là trong khi giới thiệu phong tục tập quán, tác giả thường dẫn tục ngữ để minh chứng. Phan Kế Bính đã đưa ra nhận xét như sau: trong quan hệ gia đình người Việt, hòa mục là điều hết sức quan trọng, đạo làm con phải trọng chữ hiếu, vợ chồng phải giữ chữ tiết nghĩa với nhau. Ông cũng phê phán một số biểu hiện tiêu cực đã thành tập tục trong quan hệ gia đình như trọng nam khinh nữ, đa thê...

Trong Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình, tác giả Toan Ánh đi sâu vào đời sống gia đình, theo cách hiểu của học giả Đào Duy Anh: Gia đình chỉ "những người thân thuộc trong một nhà." [3:8]. Ông giới thiệu tóm tắt về thành phần gia đình Việt Nam và viết: "Qua các thành phần trên cho thấy rằng gia đình Việt Nam bao quát rất rộng, và mọi người đều có tình thân thuộc với nhau qua mọi thế hệ, không kể bởi họ nội, ngoại, nhiều khi bởi cả hai bên nội ngoại." [3:24-25].

Ở góc độ tiếp cận khác, Phó giáo sư Trần Đình Hượu đã xem xét Gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng Nho giáo và viết:

14

Page 15: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

"Gia đình truyền thống Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho giáo sâu sắc, nhưng tìm ảnh hưởng đó không nên chỉ căn cứ vào lý thuyết Nho giáo, mà nên nhìn gia đình trong thể chế chính trị - kinh tế - xã hội tổ chức và quản lý theo Nho giáo, bị điều kiện hoá trong thể chế đó mà vận động phát triển. Theo chúng tôi, những điều kiện đó là:

- Chế độ chuyên chế với quyền vương hữu, quyền thần dân hoá toàn thể với nền kinh tế cống nạp.

- Trật tự trên dưới theo phân vị.- Tổ chức làng - họ.- Cuộc sống nông thôn và cung đình.- Sự giáo hoá sâu rộng về trách nhiệm với vua với nước, về tình

nghĩa gia đình, họ hàng, về lí tưởng sống êm ấm, trên kính dưới nhường, về quyền người đàn ông, người cha, người chồng". [57:314]

"Ảnh hưởng Nho giáo đến gia đình truyền thống Việt Nam là lâu dài và liên tục cho đến khi Việt Nam thành thuộc địa cuả Pháp và xã hội Việt Nam bắt đầu Âu hoá.

Nhưng ảnh hưởng đó cũng có khác nhau tuỳ từng thời kỳ, từng vùng và từng loại gia đình. Trong việc nghiên cứu gia đình truyền thống và ảnh hưởng Nho giáo trong đó, cũng chỉ một vài loại gia đình thực sự có ý nghĩa". [57:315]Tác giả đã phân tích các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta

trước đây để chỉ ra có bốn hạng người trong dân là sĩ, nông, công, thương, nhưng quan trọng nhất là nông và sĩ. Từ đó, ông "Phân biệt gia đình truyền thống Việt Nam thành hai loại lớn: quan hộ và dân hộ."[48:320]. Tác giả viết:

"Trong xã hội trước đây, nông dân và nhà nho có vai trò xã hội lớn nhất, gia đình nông dân và gia đình nhà nho cũng là tiêu biểu nhất. Gia đình nông dân, đặc biệt là gia đình trung nông, tiêu biểu cho cách tổ chức làm ăn sản xuất nông nghiệp nhằm tự túc và đóng góp cho làng nước. Gia đình nhà nho tiêu biểu cho cách dùng lễ nghĩa xây dựng nền nếp trong nhà và ăn ở với họ hàng làng xóm." [57:320].

PGS. Nguyễn Từ Chi nghiên cứu sâu vào cơ cấu tổ chức làng xóm và nhận xét bước đầu về gia đình người Việt, mà địa bàn chủ yếu là vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Với gia đình người Việt cổ truyền, Nguyễn Từ Chi nhấn mạnh đến loại mô hình gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân: “Gia tộc Việt, từ nông thôn đến thành thị, ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, cả trên khắp đất nước, từ lâu cũng đã giải thể đến mức gia đình nhỏ rồi, thậm chí trong tuyệt

15

Page 16: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

đại đa số các trường hợp, là gia đình hạt nhân.”[15:181. Ông nhìn sâu vào tính chất của gia đình Việt cổ truyền như sau:

“Tính chất phụ quyền của gia tộc Việt là điều đã được nhiều lần nhấn mạnh, với các nguyên lý chính làm khung cho nó: quyền uy tối cao của người cha với con cái, của người chồng đối với người vợ, đặc quyền thừa kế của con trai, đặc biệt của con trai trưởng, vai trò quán triệt, có khi hầu như độc tôn của đàn ông chủ hộ trong mọi tổ chức ngoại gia đình... Tính chất phụ quyền ấy còn được tô đậm bởi nhiều thế kỷ giáo dục nhà Nho. Trên bình diện sinh hoạt cộng đồng của làng – xã, sự vắng mặt quá “lộ liễu” của phụ nữ trong cơ cấu tổ chức càng nói lên thế lép vế của họ. Tuy nhiên, nguyên lý, nhiều khi chỉ là nguyên lý, chỉ là biểu hiện của “cấu trúc hữu thức” cộng đồng. Xét lại vấn đề dưới góc độ thực tế hơn của nền kinh tế tiểu gia đình, thì số phận người phụ nữ Việt đâu có hẩm hiu như thế.. Không phải chỉ vì họ là người tiếp tay đắc lực và không thể thiếu cho cha, cho chồng, trong lao động nông nghiệp nặng nhọc, mà còn (và chủ yếu?) bởi vì “luồng tiểu thương rất phát đạt trong vùng châu thổ [và trung du Bắc Bộ – TT], thực ra là nằm trong tay phụ nữ. Như vậy, chính người phụ nữ mang về cho gia đình một phần thu nhập không phải không đáng kể, dưới dạng tiền mặt, còn nông phẩm lại thể hiện khía cạnht tự cấp tự túc của nền kinh tế nông thôn.[192]

Những tác phẩm được dẫn ra trên đây giúp chúng ta hình dung về tổ chức và tính chất gia đình Việt Nam truyền thống để có thể so sánh với các hình mẫu gia đình được tục ngữ, ca dao phản ánh. Xã hội Việt Nam cổ truyền có hai loại gia đình cơ bản: gia đình nông dân và gia đình nhà nho. Gia đình nông dân là một đơn vị sản xuất theo kiểu chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa. Gia đình nhà nho là gia đình theo kiểu bên anh đọc sách bên nàng quay tơ.

Năm 1991, công trình Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam ( NXB Khoa học xã hội - Hà Nội- 1991) đã công bố 12 bài nghiên cứu về gia đình, cho chúng ta hình dung về sự biến đổi sâu sắc của gia đình truyền thống Việt Nam trong thời kỳ mới của lịch sử Việt Nam có chủ trương đổi mới của Đảng ( năm 1986).

Chúng ta biết rằng vào đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa Việt Nam, xã hội Việt Nam phân tầng sâu sắc, quá trình Âu hoá diễn ra nhanh chóng ở các đô thị và có ảnh hưởng nhất định vào nông thôn Việt Nam. Triều đình Huế đã chấm dứt việc thi cử bằng chữ Hán, Hán học bị

16

Page 17: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

thất thế, Vũ Đình Liên với bài thơ Ông Đồ chia sẻ tâm trạng của cả xã hội Việt Nam đối với tầng lớp Nho sĩ thất thế. Xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều giai tầng mới, trong đó có viên chức và công nhân.

Ngày nay, từ kết quả của các công trình nghiên cứu về Nho giáo, chúng ta không phủ nhận ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo đối với văn hóa gia đình ở Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và xã hội cho nên mẫu hình truyền thống của gia đình Việt Nam có những nét rất khác với gia đình truyền thống ở Trung Quốc. Cũng vì vậy, tư tưởng về gia đình của Nho giáo đã bị khúc xạ trong gia đình truyền thống ở Việt Nam. Ví dụ gia đình truyền thống của Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của họ tộc và thường gia đình phát triển theo hướng gia đình nhỏ thành đại tộc. Trong xưng hô, người Trung Quốc đưa họ lên vị trí chủ yếu (Lưu tiên sinh, Trần đại nhân...), tên người là phụ. Trong khi đó, ở Việt Nam, gia đình thường ở quy mô nhỏ, cách xưng hô thân mật hơn, nhấn mạnh tên người, đề cao tính cộng đồng “tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa mua láng giềng gần” chứ không đề cao tuyệt đối tộc họ, coi đó như là một đẳng cấp phân biệt trong xã hội.

Những đặc tính nói trên được phản ánh rõ trong các mối quan hệ trong gia đình mà chúng tôi sẽ phân tích ở các chương sau qua tục ngữ, ca dao.

2. KHÁI NIỆM TỤC NGỮ, CA DAO, PHONG TỤC, TẬP QUÁNĐã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm về tục ngữ, ca dao,

phong tục tập quán. Tuỳ từng góc độ chuyên môn, mỗi nhà nghiên cứu quan tâm đến những đặc tính này hay đặc tính khác của đối tượng để định nghĩa khái niệm, nhưng nói chung đã tương đối thống nhất ở những điểm cơ bản. Kế thừa quan niệm của các nhà khoa học đi trước, chúng tôi nêu lên những khái niệm sát với hướng nghiên cứu của chúng tôi như sau:

2.1. Khái niệm tục ngữTục ngữ là một thể loại văn học dân gian, được hình thành và sử dụng

trong lời nói hàng ngày, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống, thường ngắn gọn, có vần điệu, thành câu hoàn chỉnh, có chức năng thông báo, được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

2.2. Khái niệm ca daoCa dao là một thể loại văn học dân gian, có tính trữ tình, có vần điệu

(phần lớn là thể lục bát hoặc lục bát biến thể) do nhân dân sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ, dùng để miêu tả, tự sự, ngụ ý và chủ yếu diễn đạt tình cảm. Nhiều câu ca dao vốn là lời của những bài dân ca. Vào giai đoạn muộn về sau, ca dao cũng được sáng tác độc lập.

17

Page 18: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Cần nói thêm rằng giữa tục ngữ và ca dao có sự giao thoa nhất định. Có những trường hợp tục ngữ dược trình bầy dưới hình thức ca dao (thể thơ lục bát); có những trường hợp khó phân biệt là tục ngữ hay ca dao.

2.3. Khái niệm phong tục, tập quán trong quan hệ gia đình

Phong tục, tập quán trong quan hệ gia đình là những thói quen đã thành nếp lâu đời, được lan truyền rộng rãi, ăn sâu trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng như xã hội.

Phong tục và tập quán khác nhau ở chỗ: Tập quán là thói quen hình thành trong các sinh hoạt mà con người tiếp thu được và tự giác thực hiện hành vi của mình. Phong tục là quy định bất thành văn mà cộng đồng người quy ước với nhau có tính bắt buộc mọi người phải theo. Vì thế tục ngữ có câu "Nhập gia tùy tục". Ai làm trái quy ước đó sẽ bị dư luận chê bai và người có quyền uy nhắc nhở. Ví như trong các cuộc giỗ họ, những người có thứ bậc ngang nhau được ăn cùng mâm. Một số làng đặt ra hương ước - đây là cách thức văn bản hoá phong tục để yêu cầu mọi người tuân thủ. Vì thế mới có câu "Phép vua thua lệ làng".

2.4. Mối quan hệ giữa tục ngữ, ca dao và phong tục tập quán

Giữa tục ngữ, ca dao và phong tục tập quán có mối quan hệ hữu cơ, tương hỗ. Phong tục, tập quán là cái được phản ánh, còn tục ngữ, ca dao là hình thức phản ánh của cái được phản ánh. Tục ngữ, ca dao xuất phát từ cuộc sống, phản ánh phong tục, tập quán, đúc kết thành kinh nghiệm và biểu bộ tình cảm theo quan niệm dân gian và trở lại tác động vào cuộc sống, góp phần phổ biến những phong tục tập quán tốt đẹp, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

3. NHỮNG Ý KIẾN CHÍNH XUNG QUANH CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA TỤC NGỮ, CA DAO

Những nhà nghiên cứu đi trước ít nhiều đã nghiên cứu về nội dung tục ngữ, ca dao theo các góc tiếp cận khác nhau. Đóng góp của họ là rất lớn, đã thúc đẩy ngành nghiên cứu văn học dân gian phát triển. Tuy vậy, việc phân tích sâu chủ đề phong tục tập quán về gia đình trong tục ngữ, ca dao chiếm tỉ trọng còn thấp trong những công trình khảo cứu về tục ngữ, ca dao nói chung. Từ năm 1969 đến năm 1971 và năm 2000 có hai công trình đi sâu vào nội dung tục ngữ, ca dao, đặc biệt là khảo sát khá kỹ các mối quan hệ của con người trong xã hội, đó là Thi ca bình dân Việt Nam (1969 - 1971) của Nguyễn

18

Page 19: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Tấn Long, Phan Canh và Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam (2000) của Nguyễn Nghĩa Dân.

Chúng tôi xin lược trích một số công trình nghiên cứu về tục ngữ, ca dao có liên quan đến chủ đề gia đình như sau:

Trong Ca dao - dân ca- tục ngữ - vè, Hoàng Như Mai có bài Tình yêu và hạnh phúc gia đình trong thơ ca dân gian, Anh Biên có bài Quan niệm về con người trong tục ngữ, Lê Anh Hiền có bài Tục ngữ và ca dao Việt Nam với tình mẫu tử, trong đó các tác giả trình bày những biểu hiện tốt đẹp trong quan hệ gia đình được tục ngữ, ca dao phản ánh, nhấn mạnh đến vấn đề đáng quan tâm nhất là sự hoà thuận trong gia đình người Việt.

Các soạn giả Thi ca bình dân Việt Nam (tập 2) đã khảo sát 6 vấn đề đặt ra:

- Phong tục Việt Nam xuyên qua ca dao. - Quan niệm về chế độ gia đình. - Những vui buồn trong mưu sinh. - Biến thái của tình cảm con người đối với sinh hoạt xã hội. - Tình yêu quê hương dân tộc. - Ý thức đấu tranh của người bình dân qua các chế độ thống trị.Khái quát các nội dung trên, các tác giả nêu nhận định:

"… dân chúng Việt Nam bị ách đô hộ người Tàu thống trị, nền tảng của triết thuyết Nho giáo ăn sâu vào xã hội Việt Nam, ảnh hưởng vào mọi gia đình Việt Nam đến tận gốc rễ. Vậy sự chống đối của người bình dân đối với chế độ gia đình là sự chống đối giữa quan niệm người bình dân trước mọi ảnh hưởng ngoại lai của lý thuyết Khổng Mạnh." [73:161-162].

Vào năm 1940, Kinh Thi Việt Nam của Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu) nói về quan hệ gia đình, về Chống nam quyền như sau: "Luân lý phụ quyền đặt người đàn ông lên địa vị chủ tể. Phụ nữ Việt Nam đã mỉa mai, giày đạp cái oai quyền ấy. Họ tìm đủ tính xấu của đàn ông đem ra trào phúng, để chứng rằng địa vị ưu thắng của đàn ông không được họ công nhận." [52.103]. Qua ca dao, ông rút ra những tính xấu của đàn ông bị phụ nữ mỉa mai là: hoang đàng, đĩ thoã, phụ tình, và nhận định rằng người đàn bà đã nổi loạn, cố đạp đổ cái hình tượng đàn ông.

Nguyễn Bách Khoa dành hai chương Gia tộc phụ hệ và Chống nam quyền để phân tích về gia đình Việt Nam thể hiện qua ca dao:

19

Page 20: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

"Đứa con không là gì hết, người đàn bà không là gì hết, con người không là gì hết. Cha là tất cả, chồng là tất cả, đàn ông là tất cả. Đó là chân lý phụ quyền của Nho giáo, mà giai cấp sĩ phu vẫn muốn dùng làm luân lý nền tảng của xã hội Việt Nam cũ, bởi nó rất thích hợp với chế độ quân quyền và kinh tế nông nghiệp, hai nguồn quyền lợi của giai cấp ấy. Nhưng chế độ quân quyền với trạng thái nông nghiệp ở xứ ta cũng mang một hình thức đặc biệt không giống xã hội Trung Quốc. Cho nên chế độ gia tộc Việt Nam chỉ tiến được đến khuôn khổ phụ hệ là ngừng lại, không đủ điều kiện chuyển sang khuôn khổ phụ quyền tuyệt đối như ở Trung Hoa. Vì thế mà ở trong dân gian luôn luôn lưu hành một sức chống nam quyền, chống phụ quyền, chống Nho giáo rất là mạnh mẽ." [63:102].

Trong tác phẩm Chống hôn nhân gia đình phong kiến trong ca dao Việt Nam (1960), Hằng Phương viết: "Dưới chế độ phong kiến, mặc dầu bị đàn áp thậm tệ, bị luân lý phong kiến mê hoặc, nhồi sọ, nhưng những tư tưởng chống đối vẫn nẩy nở và phổ biến rộng rãi trong câu ca tiếng hát dân gian." [122:1]. Tác giả nêu lên những nội dung có tính chất chống đối trong ca dao là:

- Những nỗi lo âu và đau khổ của nam nữ thanh niên thời xưa. - Cưỡng ép hôn nhân.- Tảo hôn.- Đa thê- Cảnh góa bụa.- Mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng.- Không dân chủ trong gia đình. Vào năm 1960, viết như trong tiểu luận thể hiện một tinh thần chống đối

phong kiến đáng trân trọng. Công trình nghiên cứu tuy còn sơ lược nhưng cũng đã nêu lên diện mạo phía trái của gia đình Việt Nam; tuy nhiên, nếu không nhìn sang phía phải, thì e rằng sẽ không tìm ra những truyền thống quý báu trong quan hệ gia đình người Việt để gìn giữ và phát huy.

Nguyễn Nghĩa Dân chia tục ngữ, ca dao về đạo làm người thành hai loại: một loại về lao động, học tập, tu dưỡng rèn luyện bản thân, và loại về đạo làm người trong quan hệ gia đình. Tác giả viết:

"Tục ngữ, ca dao nêu bật truyền thống hiếu thảo của con đối với cha mẹ,"… "Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, đạo hiếu được xem như một chuẩn mực bao trùm để định giá đạo đức của một con người."[19:56].

20

Page 21: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

"Tục ngữ, ca dao cũng không quên phê phán những hiện tượng bất hiếu được lưu truyền như kinh nghiệm xấu..."

"Cùng với quan hệ cha mẹ con cái là quan hệ anh chị em, gần gũi và tình nghĩa. Quan hệ ruột thịt thắt chặt mối quan hệ này..." [21:57].

"Quan hệ vợ chồng chủ yếu là tình yêu và hòa thuận." [21:58].Phần gia đình chỉ là một điểm (6 trang) trong chuyên luận trên bẩy chục

trang, do đó chỉ nêu được những ý chính mang tính nhận định khái quát, không đi sâu phân tích, chứng minh. Trong khi phân tích, dẫn chứng, tác giả cũng trích dẫn tục ngữ, ca dao.

Vũ Ngọc Phan viết:"Trong chế độ phong kiến, việc quy định tài sản đối với phụ nữ rất

là khe khắt. Việc quy định ấy chủ yếu làm cho phụ nữ không bao giờ được độc lập về kinh tế, dù chính phụ nữ đã góp phần xây dựng kinh tế gia đình:

Hỡi cô cắt cỏ đồng mầu!Chăn trâu cho khéo làm giầu cho cha.

- Giàu thì chia bảy chia ba,Phận em là gái được là bao nhiêu!

Trong 24 huấn điều của Lê Hiến Tông (1500) huấn điều thứ tám và thứ chín đã quy định về phụ nữ: "Khi chồng chết, phải thương yêu con vợ trước hoặc con vợ lẽ của chồng, nếu có gia tài, không được chiếm đoạt làm của riêng mình.", "Khi chồng chết mà mình chưa có con, thì phải ở lại nhà chồng, giữ việc tang lễ, không được giấu giếm chuyển vận tài sản nhà chồng đem về nhà mình". [99:338].

"Nhưng ca dao Việt Nam đã chứng tỏ rằng trong quần chúng nhân dân, tư tưởng chống đối giai cấp phong kiến vẫn là tư tưởng chủ đạo. Cho nên trong hôn nhân khi họ đã không ưng thuận, thì họ cũng không kể gì giàu sang phú quý, và cũng không tin gì ở số mệnh:" [114:339].

Vũ Ngọc Phan còn đề cập đến những vấn đề khác trong quan hệ gia đình như: mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu, chế độ đa thê, cảnh khổ lẽ mọn, đạo tam tòng trói buộc người phụ nữ.

Giáo sư Đinh Gia Khánh viết: “Điều 307 Lê triều hình luật quy định rằng người chồng xa cách

vợ năm tháng, không thăm hỏi đi lại thì có thể bị mất vợ. Đã có con với nhau rồi thì gia hạn từ năm tháng lên một năm. Nếu vì công sai (đi việc công) thì bất luật (tức là có thể vắng nhà lâu, không bàn tới kỳ hạn).

21

Page 22: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Như vậy là quyền lợi và hạnh phúc người phụ nữ được coi trọng và được bảo vệ, trái hẳn với quan niệm nam tôn nữ ty của Nho giáo.

Điều lệ thi hành từ năm Hồng Đức thú hai (1471) quy định rất rõ quyền lợi của phụ nữ trong việc thừa kế gia sản.”

…“Như vậy là trong gia đình, con gái cũng được coi bình đẳng như con trai. Thật là trái với quan niệm “nữ nhân ngoại tộc”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” theo lễ giáo của nho gia.” [61: 285].

Nguyễn Tấn Long và Phan Canh nhấn mạnh đến luật pháp của phong tục, nó khiến cho chế độ cai trị phải tôn trọng lề thói của địa phương. Các tác giả liên hệ: ''Trong thi ca bình dân, những tầng lớp phụ nữ đã nối tiếp nhau qua nhiều thế hệ, nói lên ý thức chống đối của họ, cho nên, ngoài sự phát triển mức sống của hệ thống kinh tế, sự chống đối giữa ý thức cai trị và ý thức tục lệ chính là mầm mống phân chia trong hệ thống chính trị." [61:81].

Phân tích quan niệm về chế độ gia đình, các tác giả nêu ra 11 vấn đề là: - Ảnh hưởng của chế độ phụ hệ. - Ý thức bất mãn trong chế độ phụ hệ. - Nỗi khổ cực trong sinh hoạt gia đình bình dân. - Ý thức bảo vệ và xây dựng gia đình. - Ý thức về giáo dục gia đình. - Những khắc khoải của tình yêu qua phong tục lễ giáo. - Hiếu đạo với ông bà, cha mẹ. - Tình anh em. - Tình vợ chồng. - Tình thân thuộc. - Tình làng xóm.Trong quá trình phân tích, các tác giả đã nêu lên ảnh hưởng của chế độ

phụ quyền vào gia đình người Việt, thể hiện ở ý thức của con người theo quan điểm Nho giáo: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, nghĩa là: ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con (trai).

Trong Thi ca bình dân Việt Nam, các tác giả cũng phân tích theo ba nội dung của giáo lý tam tòng:

“Theo phân tích trên, chúng ta căn cứ vào tục ngữ, ca dao Việt Nam để nhận xét, thì người Việt Nam không chống chế độ phụ hệ, mà chống chế độ phụ quyền."

... "Người đàn bà Việt Nam thương chồng và theo chồng trên căn bản, không phải bị áp bức, bắt buộc, mà phát xuất từ tình thương, ở

22

Page 23: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

lòng mong mỏi xây dựng gia đình. Bởi vậy, chúng ta thấy trong tâm tư họ có cái gì tha thiết, như:

Vai mang khăn gói theo chồngĐắng cay thiếp chịu, mặn nồng thiếp cam." [72:197-198].Các tác giả nhận xét rằng người đàn bà bình dân đã chống lại chế độ phụ

quyền bằng cách lật đổ hình tượng người đàn ông, chỉ rõ những thứ xấu xa của người đàn ông, phủ nhận ý thức tôn thờ người đàn ông:

"Cho nên, nếu người đàn ông đem giá trị người đàn bà hạ nhục để khống trị9, thì người đàn bà cũng đem giá trị người đàn ông hạ nhục để chống lại. Trạng thái ấy phản ứng rất rõ rệt trong ca dao Việt Nam, ..." [72:203].

"Sự khinh miệt giữa người đàn ông và người đàn bà chứng tỏ ý thức chống đối mãnh liệt. Trong lúc chế độ phụ quyền bắt buộc người đàn bà phải sống theo đạo tam tòng, mà người đàn bà lại đem những thói hư, tật xấu của người đàn ông ra châm biếm, khác nào họ dùng những mũi tên độc bắn thẳng vào nền phong kiến, đập vỡ những áp bức, bất công mà gia đình Việt Nam đã chịu ảnh hưởng xã hội Trung Quốc.”

... "Tình thương của họ đã đặt lên trên quyền điều khiển của mẹ cha. Thực ra, không phải họ bất hiếu, hay quên ơn cha mẹ, mà chính vì họ cảm thấy chế độ phụ quyền đem đến cho đời sống họ những bất công, những thảm trạng mà chính họ phải gánh chịu hậu quả." [72:205].

..."Tóm lại, giáo lý "tam tòng" của Khổng Mạnh đã bị đổ nát. Dòng lịch sử đấu tranh chống phụ quyền của người đàn bà chiến thắng, phá vỡ hoàn toàn cái hình tượng tôn thờ đàn ông. Trong khi chống phụ quyền, họ đã tỏ ra một thái độ cương quyết cực đoan, trắng trợn. Họ đòi bình quyền với đàn ông về mọi phương diện.

Nhưng, cương quyết và cực đoan chưa phải là lợi khí mầu nhiệm trong lịch sử đấu tranh của họ. Điều thành công là họ đã khéo lôi cuốn đàn ông, lớp người tân tiến, cùng đứng chung trong ý thức chống đối của họ để tạo thành một phong trào giải phóng phụ nữ." [72:220-221].

Nhận định trên đây có nét cực đoan, đã đối lập tuyệt đối người đàn ông với người đàn bà. Về phương pháp tiếp cận nội dung ca dao, không nên coi những nội dung chống lại người đàn ông là của riêng người đàn bà, vì đó, chính xác hơn, là ý thức phê phán của cả cộng đồng đối với những thói hư tật xấu trong xã hội. Mặt khác, chống phụ quyền không phải bằng cách bêu xấu

9 Tác giả dùng khống trị chứ không phải là thống trị.

23

Page 24: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

người đàn ông, cũng không phải bêu xấu người đàn ông là nhằm chống phụ quyền. Đúng ra, đó là sự nhìn nhận khách quan của các tác giả dân gian, không bị ràng buộc bởi ý thức phụ quyền cực đoan, đã phê phán đúng những biểu hiện xấu xa của một số người đàn ông trong xã hội. Về mặt thi pháp, không nên phân tích nhân vật và hình tượng trong tục ngữ, ca dao theo cách phân tích của văn học thành văn, bởi vì văn học thành văn là sản phẩm của một cá nhân, mỗi tác phẩm là một sản phẩm riêng biệt, nhân vật, hình tượng trong đó mang tính độc lập tương đối, có thể được nhìn nhận một cách độc lập; trong khi đó tục ngữ, ca dao là tác phẩm của tập thể, thể hiện ý thức của cả một cộng đồng, không những thế lại được hình thành và hoàn thiện trong cả một quá trình lịch sử, cũng vì vậy, từng đơn vị tục ngữ, ca dao dù có khả năng đứng độc lập vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau, muốn nhìn nhận chính xác những vấn đề mà nó đề cập thì phải nghiên cứu một cách tổng thể theo hệ thống. Cho nên cách phân tích nhân vật người đàn bà như trên là không phù hợp.

Về ý thức bảo vệ, xây dựng gia đình, các tác giả của Thi ca bình dân Việt Nam viết rằng dân tộc Á Đông coi trách nhiệm đối với gia đình là bổn phận thiêng liêng, ý thức ấy được thể hiện mạnh mẽ trong ca dao:

"Về ý thức gia đình họ (tức người bình dân) không cho yếu tố tài năng là căn bản, mà cho yếu tố hòa thuận là quan trọng thì đó chính là một triết lý sâu xa mà chúng ta không thể xem thường."

"Muốn tạo hòa khí gia đình, vợ chồng thường lấy sự nhịn nhục làm đầu."

..."Tuy nhiên, thời xưa dưới chế độ phụ quyền của nền móng phong kiến, người đàn bà bị lắm điều áp chế, thành thử ý thức nhịn nhục chỉ có trong người vợ." [72:283].

Về những khắc khoải của tình yêu qua tập tục lễ giáo, có những ý chính như sau:

"Quyền cha mẹ định đoạt số phận yêu đương của con chính là nguyên nhân phát sinh những tâm hồn khắc khoải của nam nữ thanh niên thời bấy giờ." [72:336].

"Tóm lại, đối với phong tục lễ giáo, người bình dân bao giờ cũng cố sức bảo vệ và duy trì. Chính nhờ sự bảo vệ và duy trì ấy mà ngày nay nước Việt Nam ta còn được những mầu sắc dân tộc.” [72:342-343].

Về tình vợ chồng, các tác giả viết: "Trước nhất, chúng ta thường thấy trong ca dao Việt Nam, người bình dân quan niệm sự sống chung giữa vợ chồng là một cái "đạo". [72:491]. Các tác giả đã phân tích khá tỷ mỉ các mối

24

Page 25: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

quan hệ của tình vợ chồng khi gần gũi, khi sóng gió, khi xa cách, rồi đi đến kết luận:

"Tóm lại, đối với tình vợ chồng, người bình dân gọi là cái đạo. Cái đạo theo quan niệm của họ là bình đẳng, tương thân và chung thủy, khác với đạo "tam tòng" của Khổng Mạnh. Trong lúc đạo "tam tòng" tước đoạt hết quyền của người đàn bà, bắt người đàn bà phải sống lệ thuộc vào đàn ông, tạo trong gia đình quý tộc sự bất bình đẳng, thì đạo vợ chồng của người bình dân ngược lại dùng ý thức sinh hoạt làm nghĩa vụ, khiến cho nền tảng bình đẳng được bảo vệ và duy trì. Và ý thức dân chủ cũng chính là ý thức của gia đình bình dân thuở xưa." [72:418].

Nói về gia đình nhà nho, Phó giáo sư Trần Đình Hượu đã nhận xét: "Tuy thế, trong những gia đình gia thế, tay hòm chìa khoá lại là ở

người đàn bà, người chồng giao hết tiền nong cho vợ và không bao giờ kiểm soát sự chi tiêu của vợ. Người đàn bà được coi là nội tướng, chủ phụ, tuy về danh nghĩa là nghe theo lời chồng, giúp chồng, nhưng thực tế thì là người chủ trì việc nhà."[57:330-331], "Nhưng quan hệ giữa nam nữ phải hình dung theo quan hệ giữa âm và dương, có chủ có tùng, không thể thiếu nhau và phải dựa vào nhau. Một bên sinh một bên dưỡng, một bên bắt đầu, khởi xướng, một bên hoàn thành, hỗ trợ cho nhau. Cho nên trong nhà đàn ông là chủ, đàn bà phải thuận tùng, nhưng đàn ông phải yêu thương kính nể vợ."[57:331].

Nhà giáo Nguyễn Nghĩa Dân nghiên cứu một cách tổng thể tục ngữ, ca dao theo phương pháp nghiên cứu văn học dân gian, và đặc biệt là phương pháp quy nạp, để luận bàn về đạo làm người được thể hiện qua tục ngữ, ca dao:

"Kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp, gia đình vừa là đơn vị lao động vừa là tế bào của tổ chức xã hội, lại đề cao phụ quyền nên ở gia đình có nhiều "công thức" về đạo làm người do giai cấp phong kiến thống trị áp đặt như phụ: từ, tử: hiếu, phu: xướng, phụ: tùy, tam tòng, tứ đức; trọng nam, khinh nữ. Trong gia đình cũng có những thành kiến về "bà gia10 nàng dâu", về "dì ghẻ con chồng", về "anh em rể, chị em dâu", về "ông chú mụ o"... làm cho quan hệ gia đình thêm phức tạp. Gia đình rồi dòng họ trở thành cơ sở vững chắc ở nông thôn, từ đó có những quan hệ hẹp hòi "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", "Chín đời họ mẹ còn hơn người dưng". Tục ngữ về đạo làm người một mặt làm nhiệm

10 Từ bà gia do tác giả viết theo phương ngữ, có nghĩa là mẹ chồng.

25

Page 26: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

vụ phản ánh, mặt khác đấu tranh chống lại những tập tục thành kiến nói trên" [21:24].

Nói đến giai đoạn thế kỷ XV, tác giả nhận định: “Chính trong thời kỳ này, tục ngữ về đạo làm người chịu ảnh

hưởng tư tưởng nhân văn của Nho giáo và Phật giáo có thể thẩm thấu từ trên xuống hoặc hoặc từ ngoài vào do trí thức Nho hoặc Phật (kể cả nho sĩ bình dân) làm chức năng sáng tác, đúc kết hoặc truyền đạt." [21:25].

"Cho nên, trước kia cũng như hiện nay, trong đạo làm người của Việt Nam vẫn tồn tại những tư tưởng nhân văn của đạo đức Á Đông nhưng điều cần xác định là qua tục ngữ hoặc ca dao về đạo làm người, những tư tưởng đó đã được Việt hóa, hòa vào bản sắc dân tộc, vào tinh hoa văn hóa chung về dựng nước và giữ nước hình thành từ hàng nghìn năm qua." [21:26].

"Tục ngữ, ca dao Việt Nam về đạo làm người thể hiện không chỉ tư tưởng, đạo đức mà còn thể hiện đậm nét lối sống trong đó nổi lên nếp sống cộng đồng, tình nghĩa của dân tộc với tinh thần khoan dung, gắn bó đoàn kết, tạo nên sức mạnh to lớn để dựng nước và giữ nước." [21:27].

"Nếp sống cộng đồng, tình nghĩa nói trên của dân tộc ta bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế nông nghiệp lâu đời, đồng thời cũng bắt nguồn từ hoàn cảnh xã hội thường xuyên phải đối phó với thiên tai và ngoại xâm". [21:28].

"Quan hệ dọc trong gia đình là chữ hiếu, quan hệ ngang là chữ đễ, quan hệ vợ chồng là chữ thuận, quan hệ con cháu đối với ông bà tổ tiên là thờ kính, "Uống nước nhớ nguồn"... "Cách xử lý trong gia đình bắt nguồn từ sự thương yêu, hòa hợp." [21:29].

"...trong quan hệ nếp sống cộng đồng ta cũng có những hạn chế như gia trưởng, cục bộ địa phương, hủ tục, mê tín dị đoan... là những nhược điểm cần loại trừ khỏi đời sống hiện nay." [21:32].

Tác giả chia tục ngữ, ca dao về đạo làm người thành hai loại: một loại về lao động, học tập, tu dưỡng rèn luyện bản thân và loại về đạo làm người trong quan hệ gia đình. Tác giả viết:

"Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, đạo hiếu được xem như một chuẩn mực bao trùm để định giá đạo đức của một con người." [21:56].

"Tục ngữ, ca dao cũng không quên phê phán những hiện tượng bất hiếu được lưu truyền như kinh nghiệm xấu..."

26

Page 27: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

"Cùng với quan hệ cha mẹ con cái là quan hệ anh chị em, gần gũi và tình nghĩa. Quan hệ ruột thịt thắt chặt mối quan hệ này..." [21:57].

"Quan hệ vợ chồng chủ yếu là tình yêu và hòa thuận." [21:58].Nhìn chung, phần gia đình chỉ là một điểm (6 trang) trong công trình

khảo luận trên bẩy chục trang, do đó chỉ nêu được những ý chính mang tính nhận định khái quát. Tác phẩm còn có phần sưu tập, lựa chọn, giải thích tục ngữ, ca dao Việt Nam về đạo làm người theo 4 chuyên mục, trong đó có chuyên mục thứ hai là Tục ngữ, ca dao về đạo làm người trong quan hệ gia đình.

Trong Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua một số ca dao - tục ngữ, Trần Thúy Anh đề cập đến thế ứng xử theo một tuyến mở rộng từ gia đình, qua họ hàng – làng xóm – vùng miền - đất nước. Theo định hướng “tiếp cận văn học dân gian từ ngả đường văn hoá học”, tác giả rút ra mấy thế ứng xử: có một tinh thần nhân văn dân gian, sự ứng biến, tính dung hợp – hoà hợp – khoa học, thế ứng xử nước đôi, lưỡng tri, đa tri, hành vi tình nghĩa, ứng xử bằng tình nghĩa.

Điểm lại như trên và so sánh, chúng tôi nhận thấy giữa các nhà nghiên cứu có sự không thống nhất trong nhận định về sự kiềm tỏa của Nho giáo trong đời sống xã hội (một bên coi sự ảnh hưởng của Nho giáo vào xã hội Việt Nam là sâu và rộng, tới tận gốc rễ, một bên coi sự ảnh hưởng ấy bị hạn chế nhiều). Theo chúng tôi, không thể nói như các tác giả Thi ca bình dân Việt Nam: "...nền tảng của triết thuyết Nho giáo ăn sâu vào xã hội Việt Nam, ảnh hưởng vào mọi gia đình Việt Nam đến tận gốc rễ." [73:197]. Chúng tôi đồng tình với nhận định của Quang Đạm và Phó giáo sư Trần Đình Hượu: Quang Đạm nói rằng sự kiềm tỏa của Nho giáo bị hạn chế khi đi sâu xuống các cơ tầng xã hội ở bên dưới. Phó giáo sư Trần Đình Hượu cũng đã viết: "Nho giáo ảnh hưởng sâu đến loại gia đình nhà nho, nhưng cũng thấm vào toàn bộ xã hội, tức là ảnh hưởng đến cả gia đình nông dân ở một số mặt. Cả hai loại gia đình đó cho ta thấy hình ảnh chung của gia đình truyền thống Việt Nam."

Với những cách chia nhóm phân loại, lược giải trên đây, chúng tôi thấy có hai điểm nổi bật là:

- Thứ nhất, về phong tục tập quánCác tác giả nêu những ý chính là: Chế độ phụ quyền rộng rãi. Trọng nam

khinh nữ, quyền người chồng bao giờ cũng nặng hơn quyền người vợ. Tục vợ lẽ cũng là một tục trái với văn minh đời nay. Thích con trai. Trên kính dưới nhường, ở cho trong ấm ngoài êm, lấy hoà mục làm đầu. Dựng gia tộc là một việc làm được chú trọng. Nhưng gia đình quây quần với nhau thì nghĩa khí

27

Page 28: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

hẹp, kiến thức hẹp hòi, không bằng được người có giao tiếp rộng rãi. Phụng sự tổ tiên rất thành kính. Đạo làm con: hiếu thảo - biết kính trọng, thương mến, biết vâng lời, biết phụng dưỡng cha mẹ. Sự báo hiếu cho cha mẹ ở nghi lễ tang ma lạc hậu phiền quá thể, ăn uống theo kiểu trả nợ miệng, làm cho nhiều người khổ vì hủ tục. Đạo vợ chồng cư xử với nhau, trọng nhất là hai chữ hoà thuận. Người chồng trọng nhất là phải giữ nghĩa với vợ, mà vợ thì phải giữ tiết hạnh với chồng. Phụ nữ phải đủ tứ đức mới gọi là hiền, lại có nghĩa tam tòng nữa. Nghĩa vụ của người chồng đối với vợ thì chỉ ăn ở cho đúng đắn, biết thương yêu, quý trọng vợ, nhất là có tài trí, khiến cho vợ được nương nhờ. Vợ chồng đồng tâm hiệp lực.

Gia đình là nền tảng của xã hội, có gia đình mới có xã hội. Ở Việt Nam, gia đình là một nền tảng vững chắc của xã hội. Gia đình

Việt Nam bao quát rất rộng, mọi người đều có tình thân thuộc với nhau qua mọi thế hệ, không kể bởi họ nội, ngoại, nhiều khi bởi cả hai bên nội ngoại.

Nhìn tổng quát, tuy chưa đi sâu theo chuyên đề gia đình, nhưng những tác phẩm được dẫn trên đây đều đã nêu lên những đặc trưng chính của gia đình người Việt.

- Thứ hai, về nội dung tục ngữ, ca daoThông qua việc khảo sát tục ngữ, ca dao, các tác giả phân tích về quan

niệm, cách ứng xử, những biểu hiện trong phong tục tập quán của người Việt xung quanh vấn đề gia đình trên những nội dung lớn là ảnh hưởng của chế độ phụ hệ, phụ quyền và triết thuyết Khổng Mạnh vào gia đình Việt Nam, sự chống lại triết thuyết ấy, những nội dung chung về gia đình, quan hệ cha mẹ con, quan hệ vợ chồng, quan hệ anh chị em.

Các tác giả nhận định chế độ phụ quyền có ảnh hưởng đến gia đình Việt Nam, đã tạo điều kiện cho ý thức tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử thâm nhập.

Những biểu hiện chính của thái độ chống lại triết thuyết Khổng Mạnh, theo các tác giả, là:

+ Người phụ nữ chống lại chế độ phụ quyền rất mạnh mẽ, họ mỉa mai, nổi loạn, đạp đổ oai quyền đàn ông. Đem thói hư tật xấu của người đàn ông ra châm biếm, đó cũng là cách tấn công vào chế độ phong kiến.

+ Tình thương của người phụ nữ đặt lên trên quyền điều khiển của mẹ cha, nhưng sự chống đối về ý thức “tại gia tòng phụ” không quyết liệt lắm.

+ Lôi kéo đàn ông, tạo thành phong trào giải phóng phụ nữ.Về những đặc tính của gia đình người Việt, các tác giả nêu:

28

Page 29: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

+ Những nét chung nhất là: Tương thân tương ái. Muốn tạo hoà khí gia đình thì cách ứng xử phổ biến là nhịn nhục, nhưng chỉ có phụ nữ nhịn nhục. Không lấy tình yêu trai gái làm yếu tố chính cho tình cảm gia đình, mà lấy tình cảm sinh hoạt làm căn bản. Gia đình là cơ sở giáo dục con người. Người dân Việt đã bảo vệ phong tục lễ giáo, nhờ thế mà ngày nay ta còn được những mầu sắc dân tộc. Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, đạo hiếu được xem như một chuẩn mực bao trùm để định giá đạo đức của một con người. Ngày nay, đạo thờ cúng tổ tiên còn được duy trì và tồn tại chính là nhờ ý thức hiếu đạo của người bình dân. Gia đình rồi dòng họ trở thành cơ sở vững chắc ở nông thôn, từ đó có những quan hệ hẹp hòi. Trong đạo làm người của Việt Nam vẫn lưu giữ những tư tưởng nhân văn của đạo đức Á Đông nhưng điều cần xác định là qua tục ngữ, ca dao, những tư tưởng đó đã được Việt hóa, hòa vào bản sắc dân tộc, góp phần tạo ra tinh hoa văn hóa chung từ thời dựng nước, trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển. Tục ngữ, ca dao Việt Nam thể hiện không chỉ tư tưởng, đạo đức mà còn thể hiện đậm nét lối sống, trong đó nổi lên nếp sống cộng đồng, tình nghĩa của dân tộc với tinh thần khoan dung, gắn bó đoàn kết, tạo nên sức mạnh to lớn để dựng nước và giữ nước. Quan hệ dọc trong gia đình là chữ hiếu, quan hệ ngang là chữ đễ, quan hệ vợ chồng là chữ thuận, quan hệ con cháu đối với ông bà tổ tiên là thờ kính, "Uống nước nhớ nguồn”. Cách xử lý trong gia đình bắt nguồn từ sự thương yêu, hòa hợp. Tình nghĩa là chất keo sơn gắn bó mọi thành viên trong một gia đình, một địa phương và trong cả nước, tạo nên sự cố kết vững chắc. "Nghĩa" là một giá trị đạo đức có trong luân lý Khổng Mạnh nhưng "nghĩa tình" lại là sáng tạo mang bản sắc dân tộc Việt. Tình nghĩa làm cho quan hệ giữa người với người Việt Nam bền chặt trong từng cộng đồng, từ gia đình đến xã hội. Nếp sống cộng đồng, tình nghĩa nói trên của dân tộc ta bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế nông nghiệp lâu đời, đồng thời cũng bắt nguồn từ hoàn cảnh xã hội thường xuyên phải đối phó với thiên tai và ngoại xâm. Trong quan hệ nếp sống cộng đồng Việt cũng có những hạn chế như gia trưởng, cục bộ địa phương, hủ tục, mê tín dị đoan... Cùng với xu hướng phản phong của văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ, ca dao về đạo làm người chống lại những thói hư tật xấu, những hành vi vô đạo đức, phê phán những hiện tượng bất hiếu được lưu truyền như kinh nghiệm xấu, cần phải khắc phục...

+ Về mối quan hệ cha mẹ con: Tục ngữ, ca dao nhấn mạnh quan hệ mẹ con, ghi lại thiên chức và tình cảm của người mẹ. Tục ngữ, ca dao cũng nêu được truyền thống hiếu thảo của con đối với cha mẹ. Có tác giả khẳng định rằng qua tục ngữ, ca dao thấy quyền cha mẹ định đoạt số phận yêu đương của

29

Page 30: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

con. Tục ngữ, ca dao phê phán những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ của con đối với mẹ.

+ Về mối quan hệ vợ chồng: Tục ngữ, ca dao cho ta thấy rằng trong quan niệm của người Việt, chung sống vợ chồng là một đạo lý. Vì vậy quyền hạn giữa người chồng và người vợ không phải chỉ có một chiều mà phải đặt trên tính chất tương ứng và bình đẳng. Quan hệ vợ chồng chủ yếu là tình yêu và hòa thuận. Người phụ nữ Việt theo chồng, nhưng không theo kiểu “tòng phu” của Nho giáo, không phải theo để hầu hạ, mà để chia sẻ niềm vui, là nghĩa vụ tương thân tương ái và bình đẳng xây dựng trên ý thức đồng lao cộng lực, chung thủy, khác với đạo "tam tòng" của Khổng Mạnh. Người phụ nữ Việt Nam thương chồng và theo chồng trên căn bản, không phải bị áp bức, bắt buộc, mà phát xuất từ tình thương, từ lòng mong mỏi xây dựng gia đình. Trong luật lệ của triều đình phong kiến, có một số trường hợp, như Lê triều hình luật có những điều khoản tỏ ra coi trọng phụ nữ.

+ Về mối quan hệ anh chị em: Trong tục ngữ, ca dao, tình anh em được nói tới ít, nhưng cũng thiết tha. Quan hệ anh em có khi bị ý thức tư hữu chi phối, nhưng tình huyết thống vẫn giữ một vai trò thiêng liêng.

4. NHÂN TỐ TÁC GIẢ CỦA TỤC NGỮ, CA DAO VỀ QUAN HỆ GIA ĐÌNH.

Tác giả của tục ngữ, ca dao chủ yếu là nông dân. Xã hội Việt Nam trước tháng 8 năm 1945 có tới 95% dân chúng mù chữ. Người được học chữ Hán hay chữ quốc ngữ thời ấy không nhiều, hay nói đúng là quá ít ở nông thôn Việt Nam. Phương thức sáng tác ngẫu hứng, truyền miệng trong môi trường sinh hoạt dân dã sản sinh những câu ca dao chan chứa tình cảm và hàm chứa nhiều tâm sự. Phương thức canh tác nông nghiệp cổ truyền, những luật tục của họ tộc, làng quê trong một xã hội tiến triển chậm chạp là môi trường nẩy sinh những câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của con người đối với tự nhiên, xã hội và gia đình để truyền lại các các thế hệ kế tiếp.

Tuy nhiên, nếu khảo sát hàng nghìn câu ca dao, tục ngữ còn lưu giữ đến hôm nay, chúng ta dễ dàng nhận ra vai trò của những nhà nho trong việc sáng tác và phổ biến những câu ca dao, tục ngữ. Cũng cần nói thêm rằng ở một số bài viết về tác giả của tục ngữ và ca dao, một số nhà nghiên cứu đã minh chứng về sự hiện diện của tầng lớp nho sĩ trong các cuộc hát ví phường vải, những bài diễn ca tế thần, hát trống quân...

Cũng không là ngoại lệ trong số 730 câu tục ngữ và 1.179 câu ca dao nói về gia đình có ghi dấu ấn của nhà nho. Điều này thể hiện ở chỗ họ đã đưa những câu tục ngữ, thành ngữ của Trung Quốc, những châm ngôn của Nho

30

Page 31: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

giáo thành tục ngữ, ca dao của người Việt. Như "phu xướng, phụ tuỳ", "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử", "phu quí, vợ vinh", "Trai làm nên năm thê bảy thiếp, gái làm nên thủ tiết thờ chồng", "Hổ phụ sinh hổ tử", "Hiếu thuận hoàn sinh hiếu thuận tử, ngỗ nghịch hoàn sinh ngỗ nghịch nhi", "Anh thuận em hòa là nhà có phúc", "Quyền huynh thế phụ",... Dấu ấn của nhà nho còn in đậm trong những câu ca dao nói về sinh hoạt gia đình, mà đặc biệt là những gia đình nhà nho lấy việc học hành, thi cử làm trọng:

- Ai đi đợi với tôi cùngTôi còn sắp sửa cho chồng đi thi

Chồng tôi quyết đỗ khoa nàyChữ tốt như rắn, văn hay như rồng

Bõ khi xắn váy quai cồngCơm niêu nước lọ nuôi chồng đi thi.- Một chữ kinh mẹ, một chữ thờ cha

Dẫu mà trăng xế, bóng anh qua cũng đành.Như vậy, rõ ràng là với tư cách tác giả dân gian, nhà nho đã dân gian hóa

Nho giáo.Trong số các nhà nho, chúng ta cần chú ý đến các nhà nho cấp thấp, họ là

hàn nho, những người đèn sách theo nghiệp thi cử nhưng không đỗ đạt đành phải quay về làng, sống với làng. Do có chữ nghĩa nên được dân làng kính trọng và họ tham gia vào các sinh hoạt văn hóa của gia đình, làng xóm, thực hành phổ biến tư tưởng Nho giáo, cả cái tích cực và tiêu cực của tư tưởng đó. Phó Giáo Sư Nguyễn Từ Chi đã nêu lên những nhận xét xác đáng về tầng lớp Nho sĩ ở nông thôn như sau:

Các nhà Nho mà kiến thức sách vở tạo ra một uy thế lớn trước một dân chúng gồm những nông dân hầu đều mù chữ tự tập họp thành một tầng lớp xã hội riêng, có trẻ cũng từ thế kỷ XVII. Về mặt kinh tế, tầng lớp ấy không tách lhỏi nông dân, trái lại, rất gắn bó với nông dân. Quả vậy, trừ một số ít nhờ thi đỗ mà ra làm quan, đại đa số các nhà Nho vẫn tiếp tục sống tại làng mình cuộc sống khổ ải của người nông dân thường lấy nghề dạy học làm lẽ sống. ẤY thế mà chính cái đa số vô danh đó, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, đã du nhập sâu vào nông thôn, vào từng xóm, từng nhà một, không chỉ mô hình Nho giáo, mà cả nền đạo lý hàng ngày thoát thai từ những lời dạy của Khổng Tử. [329]

31

Page 32: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Vì thế, khi tiếp cận tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, chúng ta dễ dàng tìm ra nhiều câu truyền bá tư tưởng Nho giáo bên cạnh những câu phản kháng. Từ đó chúng ta hiểu rõ thêm tính hai mặt của triết lý sống dân gian.

TIỂU KẾTChúng tôi đã nêu lên những định nghĩa khái niệm về gia đình, tục ngữ, ca

dao, phong tục tập quán trong quan hệ gia đình để thống nhất hướng lựa chọn tư liệu, hướng tiếp cận nội dung và phương pháp phản ánh của tục ngữ, ca dao.

Chúng tôi phân tích một số công trình chính trong nước có đề cập đến gia đình truyền thống Việt Nam để làm chỗ dựa cho sự so sánh sau này khi khảo cứu tục ngữ, ca dao người Việt về gia đình. Với quan niệm tục ngữ, ca dao, cũng như văn học nói chung, là tấm gương phản chiếu hiện thực, cho nên thông qua tục ngữ, ca dao, chúng tôi tìm ra những nét đặc trưng của gia đình người Việt truyền thống, qua đó góp phần tìm hiểu bản sắc dân tộc Việt.

Khảo sát những tác phẩm đã viết về tục ngữ, ca dao xoay quanh chủ đề gia đình, chúng tôi chia ra hai loại ý kiến chính:

- Loại ý kiến thứ nhất nhận định: trong xã hội phong kiến, do ảnh hưởng sâu sắc đến tận gốc rễ của Nho giáo, và sự kiềm toả nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến, các mối quan hệ trong gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ chồng, hết sức căng thẳng, hôn nhân trong xã hội phong kiến không mang lại hạnh phúc gia đình. Chống lại chế độ hà khắc ấy, người đàn bà đã nổi loạn, đạp đổ hình tượng người đàn ông.

- Loại ý kiến thứ hai nhận định: sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam tuy sâu sắc nhưng cũng bị hạn chế, nhất là đối với gia đình nông dân, cho nên trong quan hệ gia đình người Việt có nhiều yếu tố dân chủ, bình đẳng.

Cuối cùng, chúng tôi đưa ra một vài kiến giải về vai trò của nhà nho bị thất thế sống ở làng quê trong việc sáng tác các câu tục ngữ, ca dao phản ánh phong tục, tập quán trong quan hệ gia đình của người Việt, và nội dung của những câu này bị ảnh hưởng nhất định của tư tưởng Nho giáo.

32

Page 33: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

CHƯƠNG HAI

NHỮNG QUAN HỆ CHÍNH TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT

THỂ HIỆN QUA TỤC NGỮ

Sau khi thu thập và nhập 7.040 câu tục ngữ vào phần mềm, chúng tôi tiến hành đánh dấu theo tiêu chí thể loại, nội dung, ghi chú những câu tục ngữ nói về gia đình, trong đó có các quan hệ: Vợ chồng, Cha mẹ con, Anh chị em ruột, dâu rể.

Trong việc khảo sát, phần mềm về tục ngữ đã giúp chúng tôi thống kê, tổng hợp nhanh chóng các câu có cùng một tiêu chí. Chúng tôi đã đếm được số câu về gia đình là 730 câu, bằng 10,36% tổng số câu tục ngữ. Đây là một tỷ lệ khá cao, chứng tỏ người Việt rất quan tâm đến vấn đề gia đình. (Có thể lấy một trường hợp để so sánh: Nói về vấn đề thương nghiệp, tục ngữ chỉ có 239 câu, bằng 3,39% tổng số câu tục ngữ, hoặc bằng 32,73% số câu nói về gia đình).

1. Chiếm số lượng cao nhất là số câu nói về vợ chồng - gồm 285 câu, chiếm 39,17% số câu nói về gia đình, có 229 câu về quan hệ cha mẹ con, tiếp đến là anh chị em (40 câu), dâu rể (39 câu). Nhìn qua số lượng, có thể nhận thấy rằng đối với người Việt, trong gia đình, đáng quan tâm nhất là quan hệ vợ chồng, tiếp đó là quan hệ cha mẹ con, anh chị em, cuối cùng là dâu rể. Đó là lối định giá trị rất thực tế, bởi vì suy cho cùng thì phải có vợ chồng mới có thể hình thành nên các quan hệ khác trong gia đình, vợ chồng là trụ cột của một gia đình. Cách định giá trị này rất phù hợp với gia đình cổ truyền người Việt, một gia đình mà theo PGS. Nguyễn Từ Chi, “trong đại đa số các trường hợp, chung quy là gia đình hạt nhân: một cặp vợ chồng và con cái chưa vợ chưa chồng của họ.” [330]

Sau đây là phần đi sâu khảo sát từng loại quan hệ trong gia đình qua tục ngữ.

1. QUAN HỆ VỢ CHỒNG

Phân loại 285 câu tục ngữ nói về quan hệ vợ chồng theo nội dung, thấy như sau:

- 31 câu nói lên sự gắn bó vợ chồng, 4 câu ngược lại.- 93 câu về mối quan hệ vợ - chồng, 46 câu về mối quan hệ chồng - vợ.- 20 câu về cách thức ứng xử trong quan hệ vợ chồng.- 87 câu về các tình huống tạo sự cân bằng trong quan hệ vợ chồng.

33

Page 34: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- 3 câu về vợ chồng trong mối quan hệ với cha mẹ.- 2 câu về vợ chồng trong mối quan hệ với làng nước.- 44 câu về những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ vợ chồng.(Xin lưu ý: có những câu tục ngữ mang nhiều ý nghĩa nên nhiều trường

hợp một câu được thống kê ở 2, 3 tình huống khác nhau, do đó tổng số câu tục ngữ trên đây không trùng hợp với tổng số câu tục ngữ được thống kê).

Thống kê trên cho thấy người Việt xưa quan tâm nhìn nhận quan hệ vợ chồng ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó đặc biệt quan tâm đến quan hệ ứng xử giữa vợ và chồng, giữa vợ chồng với các thành viên trong gia đình và với hàng xóm láng giềng.

1.1.Tình cảm vợ chồngNét đặc trưng của người Việt là thủy chung, gắn bó với nhau. Điều này

được thể hiện nhất quán trong ca dao, dân ca, truyện cổ tích. Khi khảo sát tục ngữ, chúng tôi cũng có kết quả tương tự. Về số lượng, số câu tục ngữ phản ánh sự gắn bó vợ chồng nhiều gấp 5,25 lần số câu có nội dung ngược lại (31/4). Tuy mang đặc tính là thiên về lý trí, nhưng khi đúc kết về sự gắn bó, chung thủy trong quan hệ vợ chồng, tục ngữ lại biểu hiện được chiều sâu tình cảm của người Việt xưa. Có 10 cách thức thể hiện sự gắn bó, thủy chung. Cụ thể như sau:

- Gắn bó trên phương diện vật chất: "Đói bụng chồng, hồng má vợ", "Đói bụng chồng, đau lòng vợ", "Đói no một vợ một chồng, chia niêu sẻ đấu đau lòng nát gan".

- Gắn bó trong sự hoà quyện thân thể và tinh thần: "Vợ chồng đầu gối tay ấp", "Vợ chồng chăn chiếu chẳng rời.", "Vợ chồng đồng tịch đồng sàng, đồng sinh đồng tử cưu mang đồng lần", "Thia lia quen chậu, vợ chồng quen hơi", "Vợ giống tính chồng, người ở giống tông chủ nhà", "Vợ chồng biết tính nhau", "Làm quan hay quân, làm chồng hay vợ", "Làm tướng hay quân, làm chồng hay vợ".

- Gắn bó trong sự tương hợp, hỗ trợ nhau: "Chồng như đó, vợ như hom", "Chồng như giỏ, vợ như hom", "Vợ có chồng như rồng có vây, chồng có vợ như cây có rừng", "Vợ chồng như đũa có đôi", "Xấu chàng hổ ai, xấu thiếp hổ chàng".

- Gắn bó trong sự sở hữu: "Nhường cơm nhường áo không ai nhường chồng", "Đổi quần đổi áo thời hay, đổi chồng đổi vợ xưa nay chẳng lành".

- Gắn bó như một sự tất yếu: "Bà phải có ông, chồng phải có vợ", "Triều đình có văn có vũ, trong nhà có mụ có ông".

34

Page 35: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- Gắn bó trong sự an phận: "Ngu si cũng thể chồng ta, dẫu rằng khôn khéo cũng ra chồng người".

- Gắn bó bằng nhân nghĩa: "Tôi tớ xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa","Vợ chồng là nghĩa già đời", "Vợ chồng là nghĩa trả đời, ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn".

- Gắn bó bằng tình thương: "Thương ai cho bằng thương chồng". "Thương ai ví bằng gái son nhớ chồng", "Thương chồng nên phải gắng công", "Thương chồng nên phải lầm than", "Thương chồng phải bồng con ghẻ", "Thương chồng phải khóc mụ gia", "Chồng em áo rách em thương, chồng người áo gấm xông hương mặc người", "Gái thương chồng đang đông buổi chợ, trai thương vợ nắng quái chiều hôm", "Chồng ta áo rách ta thương".

- Gắn bó trọn đời: "Vợ chồng là nghĩa già đời", "Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông", "Vợ chồng sống gửi thịt, chết gửi xương", "Sống quê cha, ma quê chồng."

- Gắn bó tạo nên sức mạnh: "Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn".

Tóm lại, sự thuỷ chung, gắn bó vợ chồng mà tục ngữ đúc kết thành quy luật được biểu hiện cả trên phương diện vật chất và phương diện tinh thần, cả ở góc độ đạo lý và góc độ tình cảm, cả ở trong sự hành xử và trong kết quả của sự hành xử ấy. Về mặt đạo lý, các tác giả dân gian đã nhìn ra sự tất yếu của việc gắn bó vợ chồng: đã là vợ chồng thì phải gắn bó, đã có chồng thì phải có vợ; chính sự gắn bó ấy làm cho cuộc sống được cân bằng và phát triển. Mối quan hệ tương hỗ giữa hai vợ chồng cũng đã được chỉ ra: phẩm chất, hành động của người này bao giờ cũng tác động sang người kia, cả vinh và nhục, cả thành công và thất bại; qua sự đúc kết này, tục ngữ gián tiếp khuyên răn các cặp vợ chồng trước khi hành động phải suy xét cho kỹ tác động của việc mình làm đến người kia thế nào, và nói chung là hãy sống có trách nhiệm với nhau. Về phương diện vật chất, tục ngữ nhìn nhận quan hệ vợ chồng trên hai yếu tố cơ bản nhất của cuộc sống là ăn và mặc, biểu hiện qua hai cặp trạng thái đói - no, lành - rách, thể hiện cách sống đạm bạc của người nông dân, cũng thể hiện nhu cầu khá đơn giản của người nông dân về vật chất; mặt khác nói lên một phẩm chất đáng quý của vợ chồng người Việt là do thủy chung, gắn bó, càng khốn khó, họ càng thương yêu nhau. Mặc dù bị quan niệm phong kiến đè nặng, coi việc nói về chuyện chăn gối là điều cấm kỵ, thế nhưng các tác giả dân gian vẫn mạnh dạn chỉ ra rằng không những vợ chồng cần gần gũi với nhau về tình cảm, mà còn phải gần gũi về thân thể - ấy là không những "quen hơi", "biết tính" mà còn phải "chăn chiếu chẳng rời", là "đầu gối tay ấp". Tuy

35

Page 36: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

vậy, đậm đà nhất trong quan hệ vợ chồng vẫn là tình cảm. Đáng lưu ý là trong số 285 câu tục ngữ nói về vợ chồng, chỉ có một câu có từ yêu, còn chiếm ưu thế là các từ thương, nghĩa (10 câu có từ thương, 3 câu có từ nghĩa). Có lẽ, đây cũng là một biểu hiện của đặc trưng thể loại - tục ngữ thiên về lý trí, đòi hỏi trách nhiệm cao trong quan hệ vợ chồng: trọng nhân nghĩa, giàu tình thương. Suy nghĩ sâu hơn, có thể thấy từ thương có nghĩa rộng hơn từ yêu, trong thương đã bao hàm cả yêu, và có thương, có nhân nghĩa là có sự bảo đảm cho một quan hệ lâu bền giữa vợ chồng. Cùng với năm tháng, tình yêu có thể phai nhạt, nhưng trong quan hệ vợ chồng của người Việt, thì tình nghĩa lại ngày một đậm đà hơn. Vì có tình thương, có nhân nghĩa, nên cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng người Việt dù có nhiều sắc thái nhưng rất nhất quán: nếu may mà vợ chồng hòa hợp thì "giữ" nhau, không "nhường" cho người khác, nhưng rủi mà vợ chồng không cân xứng, người ta vẫn cam chịu, không "thay". Chính vì thế, tục ngữ đã khẳng định một tất yếu là vợ chồng phải gắn bó đến già, gắn bó trọn đời, không những vậy còn gắn bó với nhau khi đã sang thế giới bên kia. Sự gắn bó ấy tạo nên sức mạnh giúp gia đình vượt qua mọi sóng gió cuộc đời, làm nên được nghiệp lớn, mà câu tục ngữ tiêu biểu là "tát biển Đông cũng cạn".

Cuộc sống vốn phong phú, đa dạng, đa phương. Xuất phát từ cuộc sống, đúc kết kinh nghiệm sống, tục ngữ cũng có những câu mang nội dung trái ngược nhau. Trong 285 câu nói về vợ chồng, có 4 câu ngược lại với sự gắn bó: "Vợ chồng như áo cởi ngay nên lìa", "Vợ với chồng như hồng với cốm, nào ngờ như chó đốm mèo khoang", "Trai chê vợ mất của tay không, gái chê chồng một đồng trả bốn.", "Chồng ăn chả, vợ ăn nem." Sự không gắn bó còn thể hiện ở chỗ mâu thuẫn vợ chồng có thể nẩy sinh khi làm ăn thất bát: "Lúa tháng bảy vợ chồng rẫy nhau.", "Lúa trỗ thập thòi, vợ chồng đánh nhau lòi mắt.", "Cấy tháng bảy, vợ chồng rẫy nhau." Xem ra, sự không gắn bó được thể hiện một cách khá gay gắt, tới mức chia lìa lứa đôi. Tuy vậy, cần chú ý trong cách thức diễn đạt của tục ngữ: thường một câu có hai vế, trong đó một vế mang tính chất tạo cớ để dẫn đến vế thứ hai mang tính đúc kết, nghĩa là nội dung được thể hiện ở một vế, còn vế kia chỉ là cái cớ để giúp khẳng định nội dung mà thôi. Thường thì, với lối nói thậm xưng và đưa đẩy của dân gian, vế tạo cớ mang nội dung khá cực đoan (nói ngoa), không nên coi đó là nội dung đích thực của câu tục ngữ. Ví dụ trong câu "Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn", thì vế đầu chỉ mang tính tạo cớ đưa đến ý cần đúc kết trong vế thứ hai nhằm khẳng định tầm quan trọng của việc làm cỏ cho lúa, chứ không phải nhằm phủ định công cấy. Do chưa nắm vững đặc tính đưa đẩy của lối nói dân

36

Page 37: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

gian, đã có người chữa câu tục ngữ trên thành "Công cấy là công nhỏ, công làm cỏ là công lớn", làm giảm hẳn cái hay của câu tục ngữ. Trở lại câu tục ngữ về mâu thuẫn vợ chồng nói trên, thì vế "Vợ chồng rẫy nhau" là vế có lối nói thậm xưng, chỉ để dẫn dắt, nội dung đích thực nằm ở vế "Cấy tháng bẩy", có nghĩa là cấy sai thời vụ thì sẽ gặp tai họa. Nhìn chung, về số lượng, sự gắn bó, chung thuỷ trong quan hệ vợ chồng chiếm ưu thế tuyệt đối so với sự bội phản được thể hiện qua tục ngữ. Điều đó thể hiện tâm thức dân gian Việt hướng mạnh về sự chung thuỷ, nhân ái, coi trọng nghĩa tình trong quan hệ vợ chồng. Tuy vậy, về nội dung, câu tục ngữ về sự bội phản và mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng cũng khá gay gắt, chứng tỏ đó là một thực tế trong xã hội xưa, các tác giả dân gian đã phản ánh một cách khách quan. Điều này lại nói lên cách thức ứng xử của người Việt trong quan hệ vợ chồng là rành mạch, dứt khoát, không thích mập mờ, dây dưa (trong ca dao, người Việt cũng thể hiện cách cư xử dứt khoát như vậy:

Có yêu thì nói rằng yêuKhông yêu thì nói một điều cho xong).

1.2. Vợ trong mối quan hệ với chồngCác tác giả dân gian rất tinh tế, phản ánh mối quan hệ vợ chồng trên

nhiều phương diện, từ tinh thần tới vật chất, từ cảnh có chồng đến cảnh không chồng:

- Xúc cảm của vợ xuất phát từ chồng: "Đói bụng chồng, đau lòng vợ".- Vợ được nhờ chồng, phải dựa vào chồng: ""Có ông chồng siêng, như

có ông tiên nho nhỏ","Gái mạnh về chồng", "Lấy chồng nhờ hồng phúc nhà chồng", "Phận gái theo chồng", "Thuyền mạnh về lái, gái mạnh về chồng"

- Trong hôn nhân, người phụ nữ phải chịu may rủi: "Tốt duyên lấy được chồng hiền", "Tốt mối lấy được chồng sang", "Vô duyên lấy phải chồng đần", "Chê chồng trước đánh đau, gặp chồng sau mau đánh"

- Giá trị, phẩm chất của người vợ được quy định bởi người chồng: "Chồng yêu cái tóc nên dài, cái duyên nên đẹp, cái tài nên khôn.", "Phu quý, phụ vinh", "Chồng sang vợ được đi giầy, vợ ngoan chồng được tối ngày cậy trông.", "Vợ hư bởi tại thằng chồng cả nghe", "Vợ quá chiều ngoen ngoẻn như chó con liếm mặt, vợ phải rẫy tiu ngỉu như mèo lành mất tai."

Như vậy, trong quan hệ với người chồng, thì người vợ đóng vai trò bị động nhiều hơn, là người phải chịu đựng, phải hy sinh.

Sự bị động của người vợ thể hiện ở những yếu tố sau: Bước vào hôn nhân là chịu sự may rủi - may thì lấy được chồng hiền, chồng sang, không may thì lấy phải chồng đần, chồng vũ phu; nhiều khi muốn trốn tránh cũng không

37

Page 38: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

được, vì số phận đã định đoạt rồi. Về ở với chồng, người vợ phải dựa vào chồng, nhờ chồng mà có phúc, có sức mạnh, được nhờ vả trong việc nhà, vì vậy cứ phải theo chồng. Nhiều khi, giá trị riêng của người phụ nữ không còn phụ thuộc vào bản thân họ nữa, mà bị thay đổi theo cách nhìn, cách ứng xử, vị thế của chồng - chồng yêu thì mọi điều ở người vợ đều tốt đẹp, chồng chiều thì vênh vang, chồng rẫy thì tiu nghỉu, chồng giàu sang thì vợ cũng phú quý. Chồng cũng là nguồn cảm xúc của vợ - sắc thái tình cảm của người vợ biểu hiện theo tình trạng của chồng, nhưng không thấy một câu tục ngữ nào nói đến những xúc cảm vui mà chỉ có xúc cảm buồn, ấy là khi chồng khốn khó thì vợ đau lòng.

Trên đây là những biểu hiện tiêu biểu cho chế độ phụ hệ.Sống với chồng bị phụ thuộc, chịu hy sinh như vậy, nhưng giữa có chồng

và không có chồng thì đằng nào hơn? Các tác giả dân gian đã phản ánh sinh động cả hai cảnh huống để ngày nay chúng ta có thể so sánh như sau:

- Có chồng thì: * Gò bó: "Có chồng chẳng được đi đâu, có con chẳng được đứng lâu một

giờ", "Có chồng như ngựa có cương", "Gái có chồng như gông đeo cổ" * Trách nhiệm nặng nề: "Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng".* Phải chịu đựng: "Có chồng phải ngậm bồ hòn đắng cay".* Có môi trường tốt: "Vợ có chồng như rồng có mây."* Được hạnh phúc: "Có chồng thương kẻ nằm không một mình".- Không có chồng thì:* Thiếu sức sống, chông chênh: "Gái không chồng như cối xay chết

ngõng", "Gái không chồng như phản gỗ long đanh", "Gái không chồng như thuyền không lái", "Voi trên rừng không bành không tróc, gái không chồng như cóc cụt đuôi".

So sánh, có thể thấy như sau: Nếu có chồng, cái mất của người phụ nữ là mất tự do, gánh trách nhiệm nặng nề với nhà chồng, phải âm thầm chịu đựng những điều đắng cay, còn cái được không được nói ra cụ thể, tuy thế cũng có thể hiểu là được nhiều, vì thế mới thương kẻ không chồng. Nếu không chồng, thì chỉ mất chứ không được gì: mất động lực, mất chỗ dựa. Từ sự so sánh ấy, tục ngữ dẫn đến một kết luận tất yếu là có chồng vẫn hơn.

1.3. Chồng trong mối quan hệ với vợGiống như trong mối quan hệ vợ - chồng, tuy số lượng không nhiều bằng,

mối quan hệ chồng - vợ được xem xét ở nhiều góc độ, và tục ngữ cũng phản ánh cả hai tình trạng có vợ, không có vợ.

Trong mối quan hệ với vợ, thì người chồng:

38

Page 39: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- Được nhờ cậy: "Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi", "Chồng sang vì bởi vợ ngoan", "Làm ruộng phải có trâu, làm giầu phải có vợ", "Gái ngoan làm quan cho chồng", "Giầu về bạn, sang về vợ"

- Chịu vất vả: "Trâu đẻ tháng sáu, vợ đẻ tháng mười"- Tổn hại sức khoẻ: "Trai phải hơi vợ như cò bợ gặp trời mưa", "Vợ đẹp

kém ngủ", "Vợ đẹp mặt, chồng đau lưng"- Chịu rủi ro: "Thứ nhất vợ dại trong nhà, thứ nhì trâu chậm, thứ ba rựa

cùn", "Thứ nhất vợ dại trong nhà, thứ nhì nhà dột, thứ ba nợ đòi", "Có phúc lấy được vợ già, sạch cửa sạch nhà lại ngọt cơm canh".

- Chịu gánh nặng của cuộc sống: "Một là vợ, hai là nợ", "Một vợ không khố mà mang, hai vợ bỏ làng mà đi", "Con là nợ, vợ là oan gia".

- Có lúc yếu thế: "Tay không chẳng thèm nhờ vợ".- Bị vợ chi phối: "Lệnh ông không bằng cồng bà".Xem như trên, thấy rằng trong mối quan hệ với vợ, nếu là vợ tốt, người

chồng được nhờ cậy trong việc lo kinh tế cho gia đình, được tiếng tốt, được đóng góp trong công việc nhà nước, nhưng nếu người vợ không tốt, người chồng cũng phải chịu đựng rất nhiều. Người chồng cũng chịu sự rủi ro - nếu lấy phải vợ dại cũng đành chịu, còn muốn được chăm chiều lại phải lấy vợ già. Chồng còn phải gánh vác công việc khi vợ đẻ, chẳng may vào vụ mùa thì càng vất vả. Trong quan hệ với vợ, nếu thái quá, chồng bị tổn hại sức khỏe. Trong công việc chung, có khi chồng bị vợ lấn át. Tuy vậy, những điều mà người chồng phải chịu đựng không được tổng kết cụ thể bằng người vợ, trong khi đó, những kết luận khái quát lại rất nghiêm trọng: vợ là gánh nặng, là tai vạ oan của cuộc đời.

Xem xét hai cảnh huống mà tục ngữ phản ánh, thấy như sau: - Có vợ thì:

* Gò bó: "Trai có vợ như rợ buộc chân"* Chỉn chu: "Trai có vợ như giỏ có hom", "Trai có vợ như lỗ tiền

chôn"* Lo việc nhà: "Trai có vợ tề gia nội trợ", "Đàn ông học sẩy học

sàng, đến cơn vợ đẻ phải làm mà ăn."* Có môi trường tốt: "Chồng có vợ như cây có rừng."

- Không có vợ thì: * Thiếu kỷ luật: "Voi không nài như trai không vợ".

* Bơ vơ: "Không vợ đứng ở lề đường".

39

Page 40: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Như thế, có vợ thì người đàn ông mất tự do, phải lo việc nhà, người đàn ông được người vợ thu vén, giữ của cho; không có vợ thì người đàn ông thiếu kỷ luật (lại được tự do) và bơ vơ.

Nhìn tổng quát mối quan hệ vợ - chồng, chồng - vợ, thấy như sau:CÓ CHỒNG CÓ VỢ

Chẳng được đi đâu Như rợ buộc chân

Như ngựa có cương Như giỏ có hom

Như gông đeo cổ Như lỗ tiền chôn

Gánh giang sơn nhà chồng Tề gia nội chợ

Như rồng có mây Như cây có rừng

Ngậm bồ hòn đắng cay

Thương kẻ nằm không

KHÔNG CÓ CHỒNG KHÔNG CÓ VỢ

Như cối xay chết ngõng Như voi không nài

Như phản gỗ long đanh Đứng ở lề đường

Như thuyền không lái

Như cóc cụt đuôi

Như rác như rơm

-Những điểm tương đồng giữa hai vợ chồng trong hôn nhân:* Nương dựa lẫn nhau.* Mất tự do, phải vào khuôn phép.* Chịu vất vả, lo toan cho cuộc sống chung.* Chịu sự may rủi.

- Những điểm khác biệt giữa hai vợ chồng trong hôn nhân:* Khi không có chồng, người phụ nữ chịu thiệt thòi, thậm chí mất

động lực sống, còn khi không có vợ, người đàn ông chỉ mất sự ràng buộc hoặc cùng lắm là chịu bơ vơ.

* Có chồng, người phụ nữ được hạnh phúc. Trong khi đó, tục ngữ chỉ nói đến việc có vợ thì chồng được môi trường phù hợp, nhưng bị tổn hại sức khỏe, không nói gì về việc có hạnh phúc hay không,

* Người vợ phải có trách nhiệm nặng nề với nhà chồng, còn người chồng thì không có trách nhiệm gì với nhà vợ.

40

Page 41: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

* Khi không hài lòng đối với cuộc sống vợ chồng, thì thái độ của người vợ là âm thầm chịu đựng, còn thái độ của người chồng thì bung phá, phủ định.

1.4. Cách thức ứng xử trong quan hệ vợ chồngCác tình huống ứng xử trong quan hệ vợ chồng:

CHỒNG VỢ

Trạng

thái

Phải làm Không

được

làm

Trạng

thái

Phải làm Không

được

làm

Nếu

làm

Hệ quả

Giận Bớt lời Không bị chê

Làm lành

Lui

Giận Bị hành hung

Tới Lui

Hiền Bắt nạt

Hoà

thuận

Hoà thuận Hạnh phúc

Hoà Thuận

Ăn chả Ăn nem

Bình

thường

Bắt nạt Bị phê phán

Nuôi

Chiều Có con

Lấy vợ

hai cho

chồng

Khôn

Thương -Chờ

- Gắng công

- Lầm than

- Bồng con

ghẻ

- Khóc mụ gia

Theo Nối dối

41

Page 42: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Chờ

chồng

Nhường

chồng

Đổi vợ

đổi

chồng

Chẳng lành

Chấp nhặt Chấp

nhặt

Cãi

nhau

Cãi nhau Êm ấm

Chê

chồng

Chồng chê

Nhiều vợ Một

chồng

Đói Thương

xót

Hưởng

thụ

Cãi nhau Cãi nhau

Ngu si Cam chịu

Thuận Thuận Có sức mạnh

Không phụ Có công

Ăn ngon Bị loại trừ

Qua bảng trên ta thấy:- Chồng trong 12 trạng thái thì vợ có 16 cách phải làm, 6 cách không

được làm, 4 cách nếu làm sẽ tạo hệ quả xấu, 2 trạng thái tương ứng, các tình huống này tạo ra 16 hệ quả khác nhau.

- Vợ trong 1 trạng thái thì chồng có 1 cách đáp ứng, có 1 cách phải làm và 1 cách không được làm.

Xem xét đơn thuần về số lượng đã thấy qua tục ngữ, người Việt quan tâm hơn đến trạng thái của người chồng để đòi hỏi người vợ phải đáp ứng, trong khi đó hầu như không quan tâm đến trạng thái của người vợ để đòi hỏi người chồng đáp ứng. Quan niệm này là biểu hiện của chế độ phụ hệ ở mức độ cao.

Xem xét vào nội dung của cách thức ứng xử, có thể rút ra mô hình là:Chồng có biểu hiện A thì vợ phải có cách ứng xử B dẫn đến kết quả C

42

Page 43: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- A gồm các trạng thái của chồng là bình thường, giận giữ, lấn lướt, hiền, hòa thuận, đói, ngu. đa thê.

- B gồm các cách ứng xử của vợ là nhường nhịn, hòa thuận, nuôi, chiều, cam chịu, thương, theo, chờ, chung thủy.

- C là hệ quả của các cách ứng xử của vợ chồng, gồm phải hy sinh, được hạnh phúc, êm ấm, có sức mạnh.

Nghiên cứu sâu vào từng câu tục ngữ trong 20 câu nói về cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng, có thể rút ra 6 kiểu ứng xử như sau:

- Vợ phải biết điều, nhường nhịn: "Đừng thấy chồng hiền xỏ chân lỗ mũi", "Cơm sôi bớt lửa, chồng giận bớt lời", ''Chê chồng chẳng bõ chồng chê", "Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê", "Chồng giận thì vợ làm lành", "Chồng giận thì vợ phải lui, chồng giận vợ giận thì dùi nó quăng", "Gái bắt nạt chồng, em chẳng có ngoan"

- Vợ phải cam chịu: "Có khôn thì lấy vợ hai cho chồng", "Ngu si cũng thể chồng ta, dẫu rằng khôn khéo cũng ra chồng người"

- Vợ phải biết thương chồng: "Thương ai cho bằng thương chồng", "Thương ai ví bằng gái son chờ chồng", "Thương chồng nên phải gắng công", "Thương chồng nên phải lầm than", "Thương chồng phải bồng con ghẻ", "Thương chồng phải khóc mụ gia","Chồng em áo rách em thương, chồng người áo gấm xông hương mặc người.", "Chồng ta áo rách, ta thương.", "Thương ai cho bằng thương chồng.", "Mẹ kêu mặc mẹ, thương chồng phải theo."

- Vợ phải chiều chồng: "Chiều người lấy của, chiều chồng lấy con", "Chiều người lấy việc, chiều chồng lấy con".

- Vợ phải chung thuỷ: "Trai làm nên năm thê bảy thiếp, gái làm nên thủ tiết chờ chồng.", "Trai tân gái goá thì chơi, tránh nơi có vợ, xa nơi có chồng.", "Gái chính chuyên chẳng lấy hai chồng."

- Vợ phải cống hiến, chồng phải công bằng: "Gái có công chồng không phụ"

Từ 6 cách thức ứng xử trong quan hệ vợ chồng, có thể rút ra nhận xét như sau: Tục ngữ hướng vào việc yêu cầu người phụ nữ phải có cách ứng xử thích hợp với các trạng thái của chồng. Dù chồng ở trạng thái nào, ứng xử cụ thể thế nào, thì người phụ nữ cũng theo cái tình chứ không theo cái lý. Cái tình dẫn dắt khiến người phụ nữ bỏ qua mọi tiêu chí về một người đàn ông, chỉ cần người đó là chồng mình cũng đủ để mình tôn thờ. Theo cái tình, người phụ nữ phải chịu mọi éo le của cuộc đời, từ việc phải gắng công, phải chịu lầm than, tới việc phải làm cái điều phi lý là lấy vợ lẽ cho chồng, bồng con riêng của

43

Page 44: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

chồng, phải chung thủy, trong khi chồng năm thê bảy thiếp. Theo cái tình, có lúc người vợ mù quáng theo chồng, vi phạm đạo làm con. Chỉ có một tình huống trong đó người vợ đóng vai trò chủ động là có công thì thái độ của người chồng phải là không phụ - cách đáp ứng này không tương xứng với hành động của người vợ, tục ngữ đòi hỏi người đàn ông quá ít. Duy có một câu mang sắc thái phản ứng tiêu cực của người phụ nữ là làm việc xấu để đáp lại việc xấu của chồng (ăn chả - ăn nem), có thể thấy đó là khi người phụ nữ đã bị đẩy đến tột cùng của sự chịu đựng nên phải phản ứng ngầm như vậy.

Qua phần khảo sát về tục ngữ về quan hệ vợ chồng trên đây, chúng tôi có nhận xét như sau: Trong quan hệ vợ chồng, sự hòa thuận là quan trọng nhất. Muốn có sự hòa thuận, thì phụ nữ phải nhường nhịn, hy sinh - phụ nữ đóng vai trò điều tiết quan hệ gia đình. Như thế, sống trong gia đình phụ hệ, nhưng người phụ nữ Việt không bị lệ thuộc hoàn toàn vào người chồng mà vẫn có vai trò trong gia đình, với cách thức ứng xử mềm mại, uyển chuyển, trọng tình nghĩa.

1.5. Những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ vợ chồngTục ngữ có lúc phản ánh trực tiếp, nhưng phần lớn là nói gián tiếp về

những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ vợ chồng, với số lượng không ít - 44 câu, bằng 15,43% tổng số câu tục ngữ nói về quan hệ vợ chồng. Đúc rút lại, thấy có 6 loại tiêu cực như sau:

- Đa thê: "Lấy chồng làm lẽ khỏi lo, cơm nguội đầy rá, cá kho đầy nồi", "Lấy chồng làm lẽ khỏi lo, lương vua khỏi đóng, áo chồng khỏi may", "Một vợ nằm giường lèo, hai vợ nằm chèo queo, ba vợ nằm chuồng heo", "Trai làm nên năm thê bảy thiếp, gái làm nên thủ tiết thờ chồng", "Lắm con lắm nợ, lắm vợ nhiều cái oan gia", "Lắm duyên nhiều nợ, lắm vợ nhiều cái oan gia".

- Vũ phu: "Chê chồng trước đánh đau, gặp chồng sau mau đánh.".- Mất dân chủ: "Muốn nói không, làm chồng mà nói."- Cờ bạc, rượu chè: "Bởi chồng cờ bạc nên lòng chẳng thương", "Lấy

chồng cờ bạc như voi phá nhà", "Lấy chồng cờ bạc là tiên, Lấy chồng chè rượu là duyên nợ nần", "Lấy chồng chè rượu là tiên, lấy chồng cờ bạc là duyên nợ nần"

- Phụ bạc: "Giầu đổi bạn, sang đổi vợ", "Phụ vợ, không gặp vợ", "Chồng ăn chả, vợ ăn nem".

- Độc ác: "Tay tiêm thuốc cống, miệng mời lang quân.", "Gái giết chồng chứ đàn ông không ai giết vợ."

Đề cập đến 6 loại tiêu cực nói trên, thái độ của các tác giả dân gian không gay gắt. Nói đến chế độ đa thê, tục ngữ không phê phán trực tiếp, mà chỉ châm

44

Page 45: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

biếm nhẹ nhàng, thậm chí châm biếm ngược đối tượng - châm biếm chính người phụ nữ. Điều này có thể giải thích được vì trong chế độ phong kiến, đa thê được thừa nhận chứ không bị coi là vi phạm pháp luật như hiện nay. Đến thói vũ phu, tục ngữ cũng chỉ phản ánh gián tiếp, coi nó như một cách thử thách sự khôn ngoan của người vợ. Tệ cờ bạc bị phê phán khá nghiêm khắc, nhưng trong mối quan hệ vợ chồng, thói hư này cũng chỉ được nói gián tiếp, nhẹ nhàng. Điều này cho thấy tục ngữ phản ánh khá nhất quán thái độ ứng xử của người vợ đối với chồng - ứng xử theo tình chứ không theo lý. Chồng cờ bạc thì vợ chỉ không thương, chứ cũng không dùng lý lẽ để phê phán. Có một kết luận bất ngờ mà tục ngữ nêu ra khi nói về người phụ nữ là giết chồng, không những vậy, mà còn khẳng định chỉ phụ nữ mới giết chồng, còn đàn ông không ai giết vợ! Điều này có hai mặt: một mặt phản ánh rằng trong thực tế có hiện tượng phụ nữ giết chồng, mặt khác phản ánh sự khắt khe quá đáng của dư luận đối với tội lỗi của người phụ nữ. Thực ra, trong cuộc sống, các vụ án giết vợ không phải là không có, nhưng chỉ những vụ án giết chồng mới bị xã hội lúc đó coi là nghiêm trọng, trái với lẽ ứng xử thông thường của người phụ nữ. Chúng tôi nghĩ đây là câu tổng kết sai lầm nhất của các tác giả dân gian, thể hiện sự bất bình đẳng trong đối xử với phụ nữ, quá nghiệt ngã trong xem xét phụ nữ, cũng là biểu hiện của tư tưởng trọng nam khinh nữ của chế độ phụ quyền. Tuy nhiên, cách tổng kết sai lầm như thế chỉ xảy ra trong một trường hợp, cho thấy ảnh hưởng của Nho giáo vào xã hội Việt Nam tuy có mạnh nhưng không đều khắp, không có sức chi phối toàn bộ nhận thức dân gian.

Qua tục ngữ thấy rõ đặc tính nổi bật của người phụ nữ Việt xưa là nhường nhịn, giàu tình thương, hy sinh, và tuy bị đối xử rất khắt khe vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống gia đình, do chính sự phấn đấu vươn lên của người phụ nữ và do người Việt vẫn giữ được truyền thống của dân tộc là trọng mẫu.

1.6. Những tình huống tạo sự cân bằng trong quan hệ vợ chồngTuy trong đa số tình huống, đa số cách ứng xử, người phụ nữ đều ở thế bị

động, phải nhún nhường, chịu nhiều thiệt thòi, nhưng tục ngữ cũng nêu lên những tình huống nói về sự bình đẳng, vai trò chủ động của người vợ, lấy lại sự cân bằng trong quan hệ vợ chồng.

- Vợ tốt là mơ ước của đàn ông: "Vợ hiền hoà, nhà hướng Nam."- Vợ chồng bình đẳng: * Bình đẳng trong hành động: "Chồng chèo thì vợ cũng chèo", "Chồng

cần vợ kiệm là tiên; ngông nghênh nhăng nhít là tiền bỏ đi.", "Chồng ăn chả, vợ ăn nem.", "Bát còn có lúc xô xát, huống chi vợ chồng.", "Cơm chẳng lành

45

Page 46: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

canh chẳng ngon, chín đụn mười con cũng lìa.", "Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn","Chồng hoà, vợ thuận."

* Bình đẳng trong sự đánh giá: "Gái có công, chồng chẳng phụ.", "Tôi tớ xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa", "Chồng sang vợ được đi giầy, vợ ngoan chồng được tối ngày cậy trông.", "Của chồng công vợ.", "Vợ chồng là nghĩa trả đời, ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn.", "Vợ có chồng như rồng có mây, chồng có vợ như cây có rừng.", "Vợ chồng như đũa có đôi."

* Bình đẳng trong tâm lý, tình cảm: "Trai nhớ vợ cũ, gái nhớ chồng xưa", "Vợ chồng biết tính nhau.".

- Vợ có vai trò chủ động, có quyền lựa chọn, có giá trị, đòi hỏi giá trị tương ứng: "Đừng thấy chồng hiền, xỏ chân lỗ mũi.","Củi mục khó đun, chồng lành dễ khiến, chồng khôn dễ chiều.", "Củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ xài.", "Nồi đồng dễ nấu, chồng xấu dễ sai.", "Gái bắt nạt chồng, em chẳng có ngoan.", "Lấy chồng cho đáng bù nhìn giữ dưa.", "Lấy chồng cho đáng hình dong con người.", "Lấy chồng cho đáng tấm chồng, bõ công trang điểm má hồng răng đen.", "Chẳng tham nhà ngói ba toà, tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.", "Chẳng tham nhà ngói rung rinh, tham về một nỗi anh xinh miệng cười.", "Chẳng tham vựa lúa anh đầy, tham năm ba chữ cho tày thế gian.", "Lấy vợ chọn tông, lấy chồng chọn giống.", "Lấy chồng hơn ở goá.", "Trai khôn kén vợ chợ đông, gái khôn kén chồng giữa đám ba quân."

- Vợ có vai trò quan trọng trong cuộc sống gia đình: "Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng","Giàu về bạn, sang về vợ.", "Chồng sang vì bởi vợ ngoan.", "Gái khôn thì chồng con nhờ, gái đần đơm đó thả lờ trôi sông.", "Làm ruộng phải có trâu, làm giàu phải có vợ.", "Xấu thiếp, hổ chàng."

- Vợ được đối xử công bằng: "Làm ruộng có trâu, làm dâu có chồng." - chống lại tư tưởng phong kiến "thủ tiết thờ chồng", trói buộc phụ nữ trong gia đình chồng, mặc dù không còn chồng nữa, chống lại quy định của chế độ phong kiến: "Trong 24 huấn điều của Lê Hiến Tông (1500) huấn điều thứ tám và thứ chín đã quy định như sau về phụ nữ: "Khi chồng chết, phải thương yêu con vợ trước hoặc con vợ lẽ của chồng, nếu có gia tài, không được chiếm đoạt làm của riêng mình.", "Khi chồng chết mà mình chưa có con, thì phải ở lại nhà chồng, giữ việc tang lễ, không được giấu giếm chuyển vận tài sản nhà chồng đem về nhà mình". [Dẫn theo 99:332]. Câu tục ngữ này nêu lên hướng ứng xử phù hợp với quy luật xã hội: người phụ nữ chỉ làm dâu khi có chồng, đã gián tiếp chống lại quy định của nhà nước phong kiến muốn trói buộc người phụ nữ với nhà chồng, kể cả những trường hợp không còn chồng (như chồng chết).

46

Page 47: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- Vợ điều tiết quan hệ gia đình: "Cơm sôi bớt lửa, chồng giận bớt lời.", "Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê.", "Chồng giận thì vợ làm lành.", "Chồng tới vợ lui, chồng hoà vợ thuận."

- Vợ chi phối chồng: "Lệnh ông không bằng cồng bà.", "Nhất vợ nhì trời."

- Vợ điều tiết cuộc sống của chồng: "Trai có vợ như giỏ có hom", "Trai có vợ như rợ buộc chân.", "Trai có vợ như lỗ tiền chôn.", "Trai có vợ tề gia nội trợ."

- Chồng cùng lo việc nhà: "Có ông chồng siêng như có ông tiên nho nhỏ.", "Đàn ông học sẩy học sàng, đến khi vợ đẻ thì làm mà ăn."

- Chồng có lúc yếu thế: "Tay không chẳng thèm nhờ vợ.", có lúc phải trả giá: "Phụ vợ, không gặp vợ."

- Vợ chồng đều phải chịu sự may rủi: "Vợ chồng may rủi là duyên, vợ chồng hoà thuận là tiên trên đời."

* Chồng thì: "Thứ nhất vợ dại trong nhà, thứ hai nhà dột, thứ ba rựa cùn.", "Thứ nhất vợ dại trong nhà, thứ nhì nhà dột, thứ ba nợ đòi", "Thứ nhất vợ dại trong nhà, thứ nhì trâu chậm, thứ ba rựa cùn."

* Vợ thì: "Chồng dại, luống tổn công phu nhọc mình.", "Chồng ăn giò vợ co chân chạy, chồng ăn mày mạy vợ lạy vợ về.", "Vô duyên lấy phải chồng đần.", "Tốt duyên lấy được chồng hiền.", "Chồng tốt ai chẳng muốn lấy, biết giá chồng đáng mấy mà mua."

- Vợ chồng chê nhau: "Chê chồng chẳng bõ chồng chê.", "Chê thằng một chai, lấy thằng hai nậm."

- Vợ chồng có nghĩa vụ với nhau: "Trai nuôi vợ đẻ gầy mòn, gái nuôi chồng ốm béo tròn cối xay."

- Vợ chồng có thể giáo dục lẫn nhau: "Mài gươm dạy vợ, giết chó khuyên chồng", "Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ lúc bơ vơ mới về.", "Con hư bởi tại cha dung, vợ hư bởi tại anh chồng cả nghe.", "Vợ hư bởi tại thằng chồng cả nghe." (Tuy nhiên, mức độ giáo dục có khác nhau, vợ chỉ khuyên, còn chồng thì được dạy.)

- Chấp nhận một sự tương đối: "Được cả đôi, Thiên Lôi đánh một.", "Thế gian được vợ hỏng chồng, có đâu lại được cả ông lẫn bà.", "Thế gian được vợ hỏng chồng, có đâu vợ chồng mà được cả đôi."

47

Page 48: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Từ những tình huống thể hiện sự cân bằng trong quan hệ vợ chồng, có thể lập một bảng như sau:

CHỒNG VỢ

1. Chèo 1. Chèo

2. Cần 2. Kiệm

3. Sang 3. Sang

4. Ăn chả 4. Ăn nem

5. Có của 5. Có công

6. Hòa 6. Thuận

7. Chê vợ 7. Chê chồng

8. Không phụ 8. Có công

9. Thuận 9. Thuận

10. Nhớ vợ cũ 10. Nhớ chồng xưa

11. Nuôi vợ 11. Nuôi chồng

12. Đánh bạc 12. Đánh bài

13. Sang 13. Sung sướng

14. Cậy trông 14. Ngoan

15. Sai khiến chồng

16. Bắt nạt chồng

17. Ngủ tùy chồng

18. Lấy chồng cho đáng (với mình)

Bảng trên cho thấy:

- Vợ chồng có 14 cặp tình huống thể hiện sự cân bằng trong quan hệ.

- Riêng vợ còn có thêm 4 tình huống thể hiện vai trò chủ động của mình so với chồng.

Những tình huống cân bằng giữa hai vợ chồng: Đũa có đôi, Nhân nghĩa, Biết tính nhau, Chịu may rủi, Hòa thuận, Có lúc xô xát, Mâu thuẫn thì chia lìa, Sức mạnh đoàn kết, Nghĩa trả đời.

48

Page 49: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Cả nam và nữ đều góp phần làm hài hòa hoặc không hài hòa quan hệ vợ chồng:

HÀI HÒA KHÔNG HÀI HÒA

CHỒNG VỢ CHỒNG VỢ

Đẹp Đẹp Bé Lớn

Cần Kiệm Dại

Già Trẻ Trẻ Già

Dữ

Khôn (6) Ngoan (2) Ngu

Lành (2)

Lớn Bé Bé Lớn

Sang (4) Hèn

Thấp Cao

Tốt Rẻ

Có mẹ cha hiền

lành

Chửa hoang

Tươi tắn Hiền Bắt nạt chồng

Có học

Con tông nhà nòi Con dòng Dại

Trưởng nam (3) Khôn (3) Bị chồng rẫy

Làm quan Là học trò Hay ăn ngon

Nhà ở giữa làng

(4)

Đần

Cờ bạc

Rượu chè

Chê chồng Bị chồng chê

Con một Con một

Cùng tuổi với vợ Cùng tuổi với

chồng

Hòa thuận Hòa thuận

Từ những tình huống trên đây, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

49

Page 50: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- Khi lựa chọn "đối tượng", người đàn bà đòi hỏi ở người đàn ông nhiều nhất là vị thế xã hội (làm quan, trưởng nam, sang), người đàn ông đòi hỏi ở người đàn bà nhiều nhất là về tính nết: hiền hòa, đức hạnh. Các tác giả dân gian quan tâm nhiều hơn về tiêu chuẩn của người chồng so với người vợ (9 câu so với 5 câu), chứng tỏ để đi tới hôn nhân, người phụ nữ băn khoăn nhiều hơn đến giá trị của người chồng tương lai, điều này có thể được chứng minh thêm ở câu: "Chọn dâu thì dễ, chọn rể thì khó."

- Khi đã thành gia thất, tiêu chuẩn của một người chồng, quan trọng nhất là về trí (tiêu chuẩn khôn xuất hiện nhiều nhất, 6 lần), tiếp đó là sang, nhà ở giữa làng (đều 4 lần) - thực ra hai từ này đều thể hiện một nghĩa là vị thế xã hội của người chồng; trong cơ cấu làng ở nông thôn Việt Nam xưa, có dân bản quán và dân ngụ cư, dân chính cư là dân gốc, thường ở giữa làng, được coi trọng, còn dân ngụ cư là dân nơi khác đến, thường ở rìa làng, hay bị xem thường. Về người vợ, tiêu chuẩn cũng là trí tuệ (khôn - 3 lần), có đức tính tốt (hiền, ngoan).

Những điều được coi là không tốt ở người chồng cũng thuộc về trí tuệ (đần, dại, ngu), về phẩm chất (dữ, hèn, cờ bạc, rượu chè), còn ở người vợ cũng là về trí tuệ (dại), về phẩm chất (chửa hoang, bị chồng rẫy, hay ăn ngon, bắt nạt chồng).

So sánh với nhận định của các tác giả Thi ca bình dân Việt Nam, trong đó viết rằng về ý thức gia đình thể hiện qua tục ngữ, ca dao, người bình dân không coi tài năng là căn bản, thấy rằng đó là nhận định thiếu chính xác. Thực ra, người bình dân rất coi trọng tài năng, trí tuệ vì biết rằng đó cũng là một yếu tố đảm bảo cho cuộc sống gia đình có được hạnh phúc.

Như vậy, trong khi nhìn nhận quan hệ vợ chồng, nhân dân lấy các tiêu chí về tinh thần chứ không căn cứ vào tiêu chí vật chất, thể hiện quan niệm rất đúng đắn về hạnh phúc lứa đôi - được quyết định ở những giá trị tinh thần chứ không phải do vật chất.

Nhìn chung, có 16 cách thức tạo sự cân bằng trong quan hệ vợ chồng, trong đó vai trò của người phụ nữ được đề cao. Qua các cách thức này, hình ảnh người phụ nữ được hiện lên tương xứng với nam giới, bằng những hành động bình đẳng với nam giới và được đánh giá ngang hàng với nam giới.

1.7. Vợ chồng trong mối quan hệ với cha mẹTục ngữ ít xem xét vợ chồng trong mối quan hệ với cha mẹ, và sự tổng

kết có những kết luận trái ngược nhau:

50

Page 51: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- Nhìn chung, cha mẹ quan trọng hơn: "Mất mẹ mất cha thật là khó kiếm, chớ đạo vợ chồng chẳng hiếm gì nơi"

- Người chồng coi trọng cha mẹ hơn: "Bình phong cẩn ốc xà cừ, vợ hư rầy vợ, đừng từ mẹ cha".

- Có lúc người vợ coi nhẹ mẹ: "Mẹ kêu mặc mẹ, thương chồng phải theo".

Một lần nữa, chúng ta thấy người phụ nữ thường ứng xử bằng tình chứ ít bằng lý, có khi vì tình lớn quá mà bỏ qua cả đạo lý làm con. Mặt khác, sự không thống nhất trong quan niệm được nêu ở những câu tục ngữ khác nhau là chuyện bình thường, bởi vì tục ngữ là sản phẩm của tập thể, diễn ra trong một không gian rộng và thời gian dài, không phải chỉ thể hiện quan niệm của một người hay một loại người, mà thể hiện quan niệm của rất nhiều người, rất nhiều loại người khác nhau trong xã hội, từ đó có những câu tục ngữ đem đến những nhận thức trái ngược nhau.

1.8. Vợ chồng trong mối quan hệ với xã hội

Nông thôn Việt Nam xưa bị phân chia thành nhiều làng, với cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, có phần cô lập với xã hội nói chung. Theo tài liệu Nông thôn Việt Nam của nhóm Nghiên nông thôn công bố ở Sài Gòn tháng 11 năm 1974 (in rô nê ô), thì tại nông thôn Việt Nam xưa,"- Làng là một đơn vị kinh tế tự túc và gần như biệt lập, làng này với làng kia ít liên lạc với nhau, làng cũng ít liên lạc với thành phố, làng nào cũng có sản xuất lúa gạo, rau trái, hoa quả, gà vịt, heo, bò...

- Đơn vị sinh hoạt trong làng là gia đình: Gia đình là một định chế chi phối về mọi lãnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục. Mọi sinh hoạt của cá nhân đặt trực tiếp dưới quyền điều khiển của một cá nhân là chủ gia đình" [70: 34].

Trong điều kiện kết cấu xã hội như vậy, tư tưởng cục bộ là một đặc trưng của người nông dân xưa. Tư tưởng này được thể hiện đậm nét trong quan niệm về hôn nhân của người Việt thông qua tục ngữ. Người ta muốn mọi việc trên đời đều khép kín trong lũy tre làng, ngay cả việc xây dựng gia đình cũng vậy: "Chồng khó giữa làng hơn chồng sang thiên hạ", "Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ" - tiêu chí đảm bảo cho sự cục bộ lớn hơn hẳn tiêu chí về phẩm chất của người chồng.

Tuy vậy, khi nhấn mạnh cái tình trong quan hệ vợ chồng, tục ngữ đã mở rộng không gian: "Giàu trong làng trái duyên khôn ép, khó nước người phải kiếp cũng theo." Một lần nữa, chúng ta thấy lối nói thậm xưng của dân gian:

51

Page 52: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

mở rộng vô cùng về không gian nhưng không nhằm đưa đến kết luận về không gian, mà chỉ nhằm nói cho cùng cái cần coi trọng là tình duyên.

2. QUAN HỆ CHA MẸ CON

Số câu tục ngữ nói về quan hệ cha mẹ với con là 226 câu, chiếm 30,95% số câu nói về gia đình, trong đó có thể chia làm 4 mối quan hệ: quan hệ chung cha mẹ con, quan hệ con - cha mẹ, quan hệ mẹ con, quan hệ cha - con.

2.1. Quan hệ chung cha mẹ với conQua 108 câu tục ngữ, các tác giả dân gian nêu lên khá đầy đủ các mối

quan hệ giữa cha mẹ với con.- Cha mẹ bị động: "Cha mẹ sinh con trời sinh tính.", "Sinh con ai nỡ sinh

lòng, mua dưa ai biết trong lòng quả dưa.", "Sinh con ai nỡ sinh lòng, sinh con ai chẳng vun trồng cho con."

- Cha mẹ là chỗ dựa cho con: "Bé thì nhờ mẹ nhờ cha, lớn lên nhờ vợ, lúc già nhờ con.", "Cha sinh mẹ dưỡng."

- Cha mẹ vất vả vì con: "Có con phải khổ vì con.", "Có con tội sống, không có con tội chết.", "Cha lừa, mẹ ngựa.", "Hai vợ chồng son, đẻ một con hoá bốn.", "Con là nợ, vợ là oan gia."

- Cha mẹ tốn kém vì con: "Của mòn, con lớn." - Cha mẹ mất tỉnh táo vì con: "Mấy ai biết lúa gon, mấy ai biết con ác." - Cha mẹ phải điều tiết quan hệ gia đình để đảm bảo quyền lợi cho con:

"Yêu con cậu, mới đậu con mình."- Cha mẹ dựa vào con: "Giàu lúc còn son, giàu lúc con lớn.", "Bé thì nhờ

mẹ nhờ cha, lớn lên nhờ vợ, lúc già nhờ con."- Cha mẹ ứng xử với con:

* Phải dạy dỗ: "Có con không dạy để vậy mà nuôi", "Nuôi con chẳng dạy chẳng răn, thà rằng nuôi lợn mà ăn lấy lòng.", "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.", "Uốn cây từ thuở còn non, dạy con từ thuở con còn ngây thơ.", "Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ lúc bơ vơ mới về."

* Phải chăm lo về vật chất: "Có của để cho con, không có để nợ cho con."

* Phải hy sinh: - Nuôi con ai nỡ kể tiền cơm.", "Nuôi con không phép kể tiền cơm."

* Phải gần gũi: "Con đâu cha mẹ đấy."* Phải có trách nhiệm với con: "Đói lòng con héo hon cha mẹ",

"Sinh con ai chẳng vun trồng cho con".

52

Page 53: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

* Có lúc bất công với con: "Con dòng thì bỏ xuống đất, con vật thì cất lên sàn."

Qua các nội dung trên đây, thấy tục ngữ phản ánh đầy đủ quá trình từ khi cha mẹ chưa sinh con, đến lúc nuôi con khôn lớn rồi về già nhờ con, cách thức ứng xử với con. Tục ngữ đúc kết quan hệ cha mẹ con theo nhiều chiều, từ tinh thần tới vật chất, từ chiều tích cực đến chiều tiêu cực.

Tình trạng "sinh con trời sinh tính", "ai nỡ sinh lòng" thể hiện sự bị động của cha mẹ khi sinh con - ai cũng mong sinh được con tốt tính, nhưng nhiều khi lại sinh con trái tính. Có ý kiến phê phán hai câu này mang tính duy tâm, phủ nhận vai trò của con người. Nhưng cần hiểu rằng, trong quan niệm dân gian, con người bên cạnh tính có nết - "Cái nết đánh chết cái đẹp"... Vậy cái tính là do tự nhiên sinh ra, hoặc nói theo sinh học là do di truyền, còn nết thì do rèn mà nên. Chính vì vậy, tục ngữ coi trọng vai trò của giáo dục, việc dạy dỗ con được nêu lên hàng đầu trong trách nhiệm của cha mẹ với con - 4 câu tục ngữ nói về điều này - không những vậy, phải giáo dục từ rất sớm - "dạy con từ thủa con còn ngây thơ", "dạy con từ thủa còn thơ", bởi vì nếu không chịu giáo dục, cứ ''để vậy mà nuôi", chắc chắn con sẽ chẳng nên người. Tục ngữ cũng đã khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con, nhìn chung, đó là sự hy sinh về tinh thần và vật chất, sự hy sinh vô tư, để may lắm khi già được "dựa vào con". Đáng chú ý nhất là tục ngữ tổng kết 6 cách thức ứng xử của cha mẹ với con thì 5 cách thể hiện trách nhiệm cao với con, chỉ có 1 cách thể hiện sự bất công của cha mẹ trong ứng xử giữa con này với con khác. Căn cứ vào số lượng và nội dung của các câu tục ngữ, có thể thấy các tác giả dân gian đề cao nhất là trách nhiệm của cha mẹ đối với việc hình thành nhân cách của con, cũng là thể hiện trách nhiệm với gia tộc, với đời sau. Đây là cách mà nhân dân đã vận dụng khéo léo mặt tích cực của Nho giáo vào việc xây dựng gia đình Việt, làm cho nó trở thành yếu tố tích cực trong truyền thống của dân tộc, hiện nay đang được kế thừa và phát huy.

Từ quan hệ cha mẹ con, tục ngữ chiếu qua quan hệ với đất nước, với một trách nhiệm tự giác: "Bé thì con mẹ con cha, lớn thì con vua con chúa." (trong xã hội phong kiến, thì vua chúa đại diện cho đất nước). Chính nhờ ý thức trách nhiệm cao với đất nước như vậy, người Việt có tình yêu mạnh mẽ và dám xả thân cho đất nước, làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc từ thời dựng nước đến nay.

2.2. Quan hệ con với cha mẹMối quan hệ giữa con với cha mẹ được tục ngữ đề cập đến ít hơn mối

quan hệ giữa cha mẹ và con, với nội dung không phong phú bằng.

53

Page 54: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- Con dựa vào cha mẹ: "Có cha có mẹ thì hơn, không cha không mẹ như đờn không dây."

- Con lợi dụng cha mẹ: "Con gái là cái bòn."- Con không thống nhất với cha mẹ: "Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng

mẹ cha."- Coi trọng công mẹ hơn công cha: "Cha sinh không bằng mẹ dưỡng."- Coi cha có giá trị hơn: "Cha vàng, mẹ bạc, bác đồng đen." - Con ứng xử với cha mẹ: * Biết điều hoà quan hệ với vợ: "Bình phong cẩn ốc xà cừ, vợ hư rầy vợ

đừng từ mẹ cha.", "Mất mẹ mất cha thật là khó kiếm, chớ đạo vợ chồng chẳng hiếm gì nơi."

* Biết ơn cha mẹ: "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.", "Lên non mới biết non cao, nuôi con mới biết công lao mẫu từ.", "Ơn cha là ba ngàn bảy, nghĩa mẹ là bảy ngàn ba."

* Quý trọng cha mẹ: "Nhất mẹ nhì cha, thứ ba bà ngoại."Nội dung chủ yếu mà tục ngữ tổng kết về mối quan hệ giữa con với cha

mẹ là lòng kính yêu, biết ơn; cả 3 cách thức ứng xử của con với cha mẹ đều hướng vào sự gắn bó, biết ơn, quý trọng của con với cha mẹ. Trong rất nhiều mối quan hệ trong gia đình, tục ngữ chỉ tổng kết về mâu thuẫn trong quan hệ giữa con-cha mẹ với vợ, và khẳng định rằng nếu phải lựa chọn giữa vợ và cha mẹ thì phải chọn cha mẹ. Như vậy, theo quan niệm dân gian, trong gia đình, yếu tố đe dọa quan hệ cha mẹ con chính là nàng dâu. Điều này mâu thuẫn với quan niệm phổ biến mà chính tục ngữ tổng kết về quan hệ giữa mẹ chồng - nàng dâu, đó là mối quan hệ khá tốt đẹp. Tuy vậy, nếu vận dụng quan niệm về hai vế trong tục ngữ, trong đó có vế tạo cớ thường chỉ để dẫn dắt, thì có thể thấy tục ngữ không có ý đối lập giữa cha mẹ và vợ, mà chỉ dùng khái niệm vợ như một công cụ về hình tượng để dẫn dắt đến ý cần đúc kết là con không được từ cha mẹ. Quan niệm này cũng phù hợp với quan niệm của Nho giáo là trọng cha mẹ.

2.3. Quan hệ mẹ conSố câu tục ngữ nói về quan hệ mẹ con gồm 72 câu, nhiều hơn nói về cha

con 23 câu. Điều đó nói lên vị trí, vai trò của người mẹ đối với việc chăm sóc và nuôi dạy con cái, đồng thời cũng phản ánh đứa con có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc đời người mẹ. Mối quan hệ mẹ con biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Càng cụ thể hoá các mối quan hệ, tục ngữ, như tấm gương phản chiếu cuộc sống, càng tôn vinh hình ảnh cao cả của người mẹ hy sinh tất cả vì con.

54

Page 55: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Những biểu hiện tiêu cực không phải dòng chảy chính của mối quan hệ này. Các nội dung của quan hệ mẹ con được biểu hiện như sau:

- Có trách nhiệm với con, hy sinh cho con, vất vả vì con: "Người chửa cửa mả", "Sinh được một con, mất một hòn máu.", "Có chồng chẳng được đi đâu, có con chẳng được đứng lâu một giờ.", "Có con phải khổ vì con, có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.", "Chỗ ướt mẹ nằm, ráo xê con lại.", "Con biết nói, mẹ hói đầu.", "Con biết ngồi, mẹ rời tay.", "Con lên ba, mẹ sa xương sườn.", "Con lên ba mới ra lòng mẹ.", "Một con so bằng ba con đẻ.", "Một con so bằng ba con dạ.", "Một mẹ già bằng ba đứa ở."

- Mẹ có trách nhiệm về phẩm chất của con: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.", "Mẹ ngoảnh đi con dại, mẹ ngoảnh lại con khôn.", "Con dại cái mang."

- Con phải dựa vào mẹ: "Đầu măng ngã gục vào tre, nương nhờ vào mẹ kẻo e bão gào.", "Con có mạ như thiên hạ có vua.", "Con có mẹ như măng ấp bẹ.", "Con ấp vú mẹ".

- Con phụ thuộc mẹ: "Mẹ ăn cơm chả, con lả bụng.", "Canh suông khéo nấu thì ngon, mẹ già khéo nói thì con đắt chồng.", "Con có (hoặc không) khóc, mẹ mới (hoặc chẳng) cho bú."

- Mẹ không muốn dựa vào con: "Ăn của chồng thì ngon, ăn của con thì nhục.", "Cơm mẹ thì ngon, cơm con thì đắng".

- Mẹ dựa vào con: "Bé nhờ cha, lớn nhờ chồng, già nhờ con."- Sắc thái tinh thần phụ thuộc vào con: "Đẻ con khôn mát như nước, đẻ

con dại thì rát như hơ."- Thích nhiều con: "Nhiều con giòn mẹ."- Không có con thì cô đơn: "Có chồng mà chẳng có con, khác nào hoa nở

trên non một mình."- Chịu ảnh hưởng của đạo Nho: "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu,

phu tử tòng tử."- Con coi trọng chồng hơn mẹ: "Mẹ kêu mặc mẹ, thương chồng phải

theo."- Mẹ con thắm thiết: "Ngầm ngập như mẹ gặp con, lon son như con gặp

mẹ.", "Mẹ con một lần da đến ruột.", "Nhất mẹ nhì con.", "Sành sẹ như mẹ với con, lon ton như con với mẹ.", "Máu loãng còn hơn nước lã, chín đời họ mẹ còn hơn người dưng."

- Mẹ chịu sự khó khăn, vất vả vì con: ”Một mẹ nuôi được mười con, mười con không nuôi được một mẹ.", "Mẹ sớm chiều ngược xuôi tất tưởi, con đầy ngày đám dưới đám trên.", "Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày.", "Mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi mẹ kể tháng kể

55

Page 56: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

ngày.", "Mẹ nuôi con dùng dùng nén nén, con nuôi mẹ không được một nẹn trong tay.", "Mẹ lá rau lá má, con đầy rá đầy mâm.", "Ngày sau con tế ba bò, sao bằng lúc sống con cho lấy chồng."

- Tiêu cực trong quan hệ mẹ con: "Mẹ em tham giàu bắt chạch đằng đuôi.", "Mẹ lừa ưa con ngọng." Trong thị trường, mẹ con cũng cạnh tranh: "Được mối hàng, mẹ chẳng nhường con.", "Mẹ với con lúa non cũng lấy."

Những tình huống dẫn ra trên đây cho thấy trong quan hệ mẹ con, tục ngữ theo sát cuộc sống của người mẹ, từ lúc mang thai, đẻ con, tới khi con lớn, mẹ về già, mẹ goá chồng. Sự quan tâm của dân gian đối với người mẹ thể hiện tinh thần trọng mẫu của người Việt.

- Không can dự vào việc người khác: "Đình đám người, mẹ con ta."- Quan hệ nhân quả: "Mẹ ăn con trả."- ẢNH hưởng của mẹ tới con: "Mẹ đần lại đẻ con đần, gạo chiêm đem

giã mấy lần vẫn chiêm.", "Mẹ nào con ấy."- Con không chịu ảnh hưởng của mẹ: "Mẹ cú con tiên, mẹ hiền con xục

xạc.", "Mẹ tròn con méo.", "Vợ dại đẻ con khôn.", "Mẹ sống bằng hai bàn tay, con ăn mày bằng hai đầu gối."

- Mẹ con đồng cảnh: "Con lở ghẻ, mẹ hắc lào."- Không có mẹ thì phải tự lo: "Không mẹ lẹ chân tay."- Cục bộ, mẹ chỉ biết con hoặc con chỉ biết mẹ: "Bà khen con bà tốt, một

chạp bà biết con bà.", "Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn đẹp còn giòn hơn ta.", "Con mẹ, mẹ xót, xót gì con dâu.", "Mẹ hát con khen hay.", "Mẹ hát con khen, ai chen vô lọt."

- Hạn chế trong cuộc sống với mẹ: "Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn."Nhìn tổng quát, ta thấy: Theo quan niệm dân gian, sinh con là một tất

yếu, đem lại hạnh phúc cho người mẹ, nếu không có con, cuộc sống người phụ nữ trở nên cô đơn, thiếu niềm vui. Có con, người phụ nữ phải chịu trách nhiệm nặng nề, phải hy sinh, vất vả vì con, đây là đặc trưng cơ bản nhất trong quan hệ mẹ con mà tục ngữ tổng kết (với 18 câu trong tổng số 64 câu, bằng 28,12%). Tuy vậy, sự hy sinh không được hoặc không đòi hỏi được đền đáp xứng đáng.

2.4. Quan hệ cha conSố câu tục ngữ nói về quan hệ cha con là 49, với các nội dung chính như

sau:- Cha là chỗ dựa cho con: "Bé nhờ cha, lớn nhờ chồng, già nhờ con.",

"Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi.", "Còn

56

Page 57: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

cha ăn cơm với cá.", "Trẻ cậy cha, già cậy con.", "Một bát cơm cha bằng ba bát cơm rể.", "Còn cha gót đỏ như son, Một mai cha thác, gót con như chì".

- Cha có trách nhiệm về phẩm chất của con: "Con hư bởi tại cha dung."- Cha con giữ truyền thống: "Cha truyền, con nối."- Con không cha thì cuộc sống khó khăn: "Con không cha thì con trễ,

cây không rễ thì cây hư.", "Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.", "Thứ nhất thì chết mất cha, thứ nhì buôn vã, thứ ba ngược đò.", "Thứ nhất thì mồ côi cha, thứ nhì gánh vã, thứ ba buôn thuyền."

- Trách nhiệm của cha: "Cha muốn cho con hay, thầy mong cho con khá."

- Quan hệ nhân quả: "Đời cha đắp nấm, đời con ấm mồ.", "Đời cha trồng cây, đời con ăn qủa.", "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.", "Một đời cha, ba đời con.", "Phụ trái tử hoàn, tử trái phụ bất can." (Cha mắc nợ thì con phải trả, con mắc nợ thì cha khỏi trả.)

- Tình nghĩa: "Phụ tử tình thâm."- Phép tắc: "Con có cha, nhà có chủ"- Thể hiện quan điểm phát triển: "Con hơn cha là nhà có phúc."- Con xứng đáng với cha: "Cha anh hùng, con hảo hán.", "Hổ phụ sinh

hổ tử."- Cha con làm điều xấu: "Cha đào ngạch, con xách nồi."- Con dối cha: "Đi dối cha, về nhà dối chú."- Tiêu cực trong quan hệ cha con:

* Phá truyền thống: "Đời cha vo tròn, đời con bóp bẹp.", "Cha hổ mang đẻ con liu điu.", "Hổ phụ sinh cẩu tử.", "Cha bòn con phá".

* Nghịch cảnh: "Cha trở ra trở vào, con ngồi cao gọi với.", "Cha để nhà cho trưởng, cha ngất ngưởng đi ăn mày.", "Cha thương con út, con út đái lụt chân giường.", "Cha bưng mâm, con ngồi cỗ nhất."

* Cái khó làm mất tình cha con: "Khó thì hết thảo, hết ngay, công cha cũng bỏ, nghĩa thầy cũng quên."

- Thể hiện phong tục: "Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy.''- Cục bộ: "Cha hát, con khen, ai chen vô lọt."- Tình cảnh đáng ái ngại: "Cha già con cọc.", "Cha già, con mọn."- ẢNH hưởng Nho giáo: "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử

tòng tử."- Con bênh vực cha: "Chú đánh cha tôi, tôi tha gì chú.", "Con giữ cha, gà

giữ ổ."- Coi trọng việc con gái giống cha: "Con gái giống cha giàu ba đụn."

57

Page 58: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- Con không thể thay thế mẹ trong việc chăm sóc cha: "Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông."

Từ các nội dung trên đây, thấy nổi lên hai vấn đề là: vai trò quan trọng của người cha đối với con, những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ cha con. Về vai trò của người cha, tục ngữ khẳng định đó là vai trò trên những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống: toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của con, phẩm chất của con, tương lai của con, truyền thống gia đình. Những tiêu cực trong quan hệ cha con, tục ngữ khẳng định tác nhân là con: cả 14 câu tục ngữ thể hiện 4 kiểu biểu hiện của sự tiêu cực thì con đều đóng vai trò chủ thể, trong đó, nổi bật là sự cư xử bất hiếu và phá vỡ truyền thống, phá hoại thành quả do cha xây đắp nên.

So sánh giữa quan hệ cha con và quan hệ mẹ con, thấy có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có những điểm khác nhau như sau:

- Giống nhau:

* Có trách nhiệm nặng nề với con, hy sinh cho con. Riêng trách nhiệm về phẩm chất của con, vai trò của người mẹ được nhấn mạnh hơn: về số lượng, số câu tục ngữ nói về trách nhiệm của mẹ khi con hư nhiều gấp 3 lần số câu tương tự đối với người cha, về nội dung, trách nhiệm của người mẹ được khẳng định ở nhiều khía cạnh hơn (con hư tại mẹ, mẹ ngoảnh đi con dại, mẹ phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm khi con dại, còn đối với người cha, tục ngữ không quy trách nhiệm, mà chỉ tìm ra nguyên nhân (con hư là do cha dung). Điều này cho thấy, trong việc dạy con, người cha chỉ "cầm cương", còn người mẹ thì "chi tiết hoá".

* Bị con đối xử không tốt. Điều này cho thấy, trong truyền thống của người Việt, yếu tố tiêu cực đã chi phối quan hệ cha mẹ con, trong đó sự bất hiếu của con đối với cha mẹ thể hiện khá phổ biến, trên khá nhiều phương diện - từ ăn uống, vui chơi con giành phần hơn, đùn đẩy việc nặng nhọc cho cha mẹ, tới việc thiếu trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ về già, thậm chí còn ngăn cản việc đi bước nữa tìm hạnh phúc của mẹ góa. Hiểu rõ điều này, chúng ta nên có cách nhìn biện chứng hơn đối với tình trạng ngược đãi cha mẹ hiện nay đang phát triển trong xã hội, không nên đổ tại quá nhiều vào nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường chỉ là điều kiện thuận lợi cho việc bộc lộ và phát triển sự bất hiếu của con đối với cha mẹ chứ không phải là nguyên nhân của tình trạng này. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh biện pháp giáo dục, cần điều chỉnh cách ứng xử: không nên hy sinh một cách thái quá, có khi mù quáng, theo kiểu truyền thống, mà phải có trách nhiệm với con

58

Page 59: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

theo những điều kiện nhất định, phải phát huy tính tự lực, trách nhiệm của con đối với cuộc sống bản thân và gia đình.

* Dựa vào con: Sẽ phải dựa vào con khi về già, nhưng không muốn dựa vào con.

* Cục bộ: Từ quan hệ máu thịt dễ nảy sinh tư tưởng cục bộ, kìm hãm phát triển. Đây là phát hiện quan trọng của tục ngữ, chứng tỏ từ xưa, người Việt đã nhìn ra sự hạn chế của lối quan hệ khép kín, thiếu cởi mở của kiểu gia đình tiểu nông và mong muốn có sự mở rộng quan hệ ra ngoài xã hội, khách quan hơn, có điều kiện để phát triển.

- Khác nhau:

* Cha có vai trò quan trọng về truyền thống gia đình, truyền lại cho con.

* Quan hệ mẹ con thắm thiết, thiên về tình cảm.

* Trong những biểu hiện tiêu cực, thì với quan hệ cha con, con luôn đóng vai trò tác nhân, còn trong quan hệ với mẹ, thì đa số trường hợp, con đóng vai trò tác nhân, nhưng cũng có trường hợp mẹ đóng vai trò này.

Có một điều đáng ngạc nhiên là mặc dù quan tâm sâu sắc đến người mẹ, nhưng tục ngữ chỉ có một câu nói về trạng thái của con khi không có mẹ - đó là phải "lẹ chân tay", tức là phải năng động hơn trong cuộc sống, trong khi đó có tới 5 câu về trạng thái của con khi không có cha, nói chung đó là sự khốn khó, cùng cực. Phải chăng, các tác giả dân gian coi nhẹ vai trò của người mẹ trong việc là chỗ dựa cho con? Hoặc giả, tục ngữ thiên về lý trí, cho nên ở góc độ này, về mặt lý trí, thì người cha có vai trò quan trọng hơn người mẹ. Mặt khác, người cha có vai trò quan trọng hơn đối với số phận của người con, nhưng về tình cảm thì tình mẫu tử lại mạnh hơn.

3. QUAN HỆ ANH EM, CHỊ EM RUỘT.Nói khái quát về quan hệ anh chị em, tục ngữ coi trọng tinh thần đoàn

kết: "Khôn ngoan đá đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau." Tục ngữ đúc kết về anh em nhiều hơn so với về chị em (26/16 câu).

3.1. Quan hệ anh em- Gắn bó: "Anh em hạt máu sẻ đôi.", "Anh em như chân tay.", "Anh em

trai ở với nhau mãn đại, chị em gái ở với nhau một thời."- Coi trọng sự hoà thuận: "Anh em chém nhau đằng dọng, không chém

đằng lưỡi.", "Anh em trong nhà, đóng cửa bảo nhau.", "Anh thuận em hoà là nhà có phúc.", "Em thuận, anh hoà là nhà có phúc."

59

Page 60: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- Những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ anh em:* Bị vật chất chi phối: "Anh em hiền thậm là hiền, bởi một đồng tiền

nên mất lòng nhau.", "Anh em gạo, đạo ngãi tiền.", "Nghèo thì giỗ tết, giàu hết anh em."

* Mâu thuẫn nhau: "Anh em như chông, như mác."* Em chịu thiệt thòi: "Phận đàn em ăn thèm vác nặng."

- Trách nhiệm của anh:* Thay thế cha: "Quyền huynh thế phụ."* Chịu vất vả: "Làm chị phải lành, làm anh phải khó."* Bao bọc em: "Của anh như của chú."* Bất công: "Anh ngủ, em thức; em chực, anh đi nằm."

- Quan hệ thân tộc: * Anh em trai gắn bó hơn: "Con cô con cậu thì xa, con chú con bác

thật là anh em."* Họ hàng giúp gắn bó anh em: "Đi việc làng giữ lấy họ, đi việc họ

giữ lấy anh em."- Ứng xử giữa anh em:

* Anh em phải nghiêm khắc hơn người ngoài: "Anh em khinh trước, làng nước khinh sau."

* Phải thận trọng khi giải quyết công việc: "Anh em xem mặt cho vay."

- Anh em trong quan hệ với hàng xóm: "Bán anh em xa, mua láng giềng gần."

- Dùng anh em để nói lên cách ứng xử chung: "Khôn với vợ, dại với anh em." (giống như "Khôn nhà dại chợ.")

3.2. Quan hệ chị em- Quan hệ anh em trai lâu bền hơn chị em gái: "Anh em trai ở với nhau

mãn đại, chị em gái ở với nhau một thời." (thể hiện phong tục: gái theo chồng).

- Gắn bó: "Cắt dây bầu, dây bí, chẳng ai cắt dây chị, dây em.", "Yêu nhau chị em gái, rái nhau chị em dâu, đánh nhau vỡ đầu là anh em rể."

- Quan hệ tương hỗ, giúp nhau: "Chị dại đã có em khôn.", "Chị ngã em nâng.", "Con chị dắt con em."

- Tiêu cực trong quan hệ chị em: *Bị đồng tiền chi phối: "Chị em hiền thật là hiền, lâm đến đồng tiền mất

cả chị em.", "Chị em nắm nem ba đồng, muốn ăn thì trả sáu đồng mà ăn."*Xa cách: "Chị em không thèm đến ngõ."

60

Page 61: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- Cách thức ứng xử: * Giữ nền nếp: - Chị em trên kính dưới nhường, là nhà có phúc mọi

đường yên vui."* Chị chịu thiệt thòi: "Con chị cõng con em, con em lèn con chị.", "Em

ngã thì chị phải nâng, đến khi chị ngã em bưng miệng cười.", "Làm chị phải lành, làm anh phải khó.", "Tiền lĩnh quần chị không bằng tiền chỉ quần em."

* Coi thường em: "Chẳng khôn thể chị lâu ngày, chị đái ra váy cũng tày em khôn.", "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em." (Thể hiện lối sống theo kinh nghiệm, "sống lâu lên lão làng".)

Khảo sát quan hệ anh - em, chị - em, thấy có những nét đáng chú ý như sau:

Tục ngữ khẳng định sự gắn bó máu thịt giữa anh em, chị em. Để giữ tình máu mủ, quan trọng nhất trong quan hệ anh chị em là hòa thuận. Một lần nữa, chúng ta thấy trong truyền thống, người Việt hết sức coi trọng sự hòa thuận.

Trong trách nhiệm của anh, chị với em, thì anh thiên về trách nhiệm mang tính lý trí, chị thiên về tình cảm: Anh có thể thay thế cha, chị đỡ đần, nâng giấc em. Tuy cùng có trách nhiệm với em, nhưng anh được coi trọng hơn chị. Điều này thêm một lần nữa khẳng định gia đình người Việt xưa là gia đình theo kiểu phụ quyền.

Trong những biểu hiện tiêu cực của quan hệ anh chị em, đáng chú ý nhất là bị vật chất chi phối. Cả anh, chị và em đều bị đồng tiền, hạt gạo làm biến dạng quan hệ. Như vậy, không đợi đến cơ chế thị trường ngày nay, những người trong gia đình mới bạc tình bạc nghĩa với nhau - nó đã được biểu hiện khá sớm, là mặt trái ẩn sâu trong truyền thống gia đình - do vậy, một lần nữa tục ngữ cho thấy chúng ta không nên quy kết mọi trách nhiệm về vấn đề đạo đức xuống cấp cho cơ chế thị trường, từ đó có giải pháp đúng đắn, như giáo dục đạo đức, lối sống, đồng thời có các biện pháp hạn chế sự chi phối trái chiều của vật chất đối với quan hệ gia đình nói riêng và quan hệ xã hội nói chung.

4. QUAN HỆ DÂU RỂ VỚI GIA ĐÌNH

Với 39 câu tục ngữ, các tác giả dân gian phản ánh khá sâu sắc quan hệ của gia đình đối với con dâu, con rể, trong đó nói nhiều hơn về quan hệ với con dâu.

- Tinh thần dân chủ, rộng lượng: "Dâu dâu rể rể cũng kể là con.", "Dâu hiền hơn con gái, rể hiền hơn con trai.", "Dâu hiền nên gái, rể hiền nên trai.".

- Con dâu gắn bó với gia đình hơn con rể: "Dâu là con, rể là khách.".

61

Page 62: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- Chọn con dâu khó khăn, nhưng chọn con rể phải kỹ hơn: "Lựa được con dâu, sâu con mắt.", "Kén dâu thì dễ, kén rể thì khó."

- Con dâu gần gũi hơn: "Nuôi dâu thì dễ, nuôi rể thì khó." (Phù hợp với quan niệm “rể là khách”).

- Gia đình chịu may rủi khi có con dâu: "Có phúc lấy được dâu hiền, vô duyên lấy phải dâu dại.", "Có phúc là dâu, vô phúc là bâu là báo", "Có phúc là nàng dâu, vô phúc là cái báo.", "Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng." Điều này cũng chứng tỏ con dâu có tác động quan trọng đến cuộc sống gia đình.

- Tiêu cực trong quan hệ với con dâu, con rể:+ Bất công với con dâu, con rể: "Con dâu thì dại, con gái thì

không.", "Con mẹ, mẹ xót, xót gì con dâu.", "Con dâu mới về đan bồ chịu chửi.", "Bố chồng là lông con phượng, mẹ chồng là tượng mới tô, nàng dâu là bồ nghe chửi.", "Của mình thì để, của rể thì bòn.", "Thương con mà dễ, thương rể mà khó."

+ Mâu thuẫn mẹ chồng - con dâu là phổ biến: "Ưa nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.", "Chê mẹ chồng trước đánh đau, phải mẹ chồng sau mau đánh.", "Mẹ chồng không ai nói tốt nàng dâu, nàng dâu đâu có nói tốt mẹ chồng.", "Mẹ chồng nàng dâu, chủ nhà người ở yêu nhau bao giờ.", "Thật thà cũng thể lái trâu, yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng."

+ Mẹ chồng dữ tính: "Chồng dữ thì lo, mẹ chồng dữ đánh co mà vào.", "Mẹ chồng dữ mẹ chồng chết, nàng dâu có nết nàng dâu chừa.", "Mẹ chồng mà dữ mổ bò ăn khao." Đây cũng là cách nói ngược của dân gian để thể hiện một ý khác với vỏ ngôn ngữ được dùng ("ăn khao" không có nghĩa là mừng).

+ Con dâu đối xử không tốt: "Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn.", "Mẹ chồng vai gồng vai gánh, cưới dâu về để thánh lên thờ."

- Anh em rể không gắn bó: "Anh em rể đánh nhau sể đùi.", "Yêu nhau chị em gái, rái nhau chị em dâu, đánh nhau vỡ đầu là anh em rể."

- Anh em rể cư xử với nhau theo nghi lễ, con trai trưởng có vai trò quan trọng, uy quyền: "Anh em rể đúng lệ mà theo, sợ cái mắt nheo của ông con trưởng."

Nhìn chung, người Việt xưa có quan niệm khá công bằng về con dâu, con rể. Điều này có cơ sở xã hội - xưa kia, trong công xã nông thôn, với lũy tre làng bao bọc, quan hệ giữa các thành viên trong làng khá mật thiết, mà việc lấy vợ lấy chồng thường khép kín trong lũy tre làng, do đó, dâu rể không phải là những người xa lạ và việc họ trở thành thành viên chính thức trong gia đình là

62

Page 63: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

điều dễ chấp nhận. Tuy cùng là thành viên mới của gia đình sau khi thành hôn, nhưng người đàn ông không gắn bó với gia đình vợ bằng người đàn bà gắn bó với gia đình chồng - dâu là con, nuôi dễ, rể là khách, nuôi khó. Điều này cũng chứng minh cho chế độ phụ quyền của xã hội Việt Nam xưa, trong đó, khi đã thành gia thất, thì người phụ nữ phải trao thân gửi phận cho gia đình chồng. Tuy vậy, người phụ nữ không phải là kẻ phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình chồng, ngược lại, vẫn có vai trò điều tiết quan hệ của gia đình chồng, bởi vì tục ngữ đã chỉ ra rằng lấy được dâu hiền là nhà có phúc, còn lấy phải dâu dại thì nhà thật vô duyên. Bên cạnh mặt tích cực nói trên, trong quan hệ dâu, rể, những biểu hiện tiêu cực cũng khá phổ biến: về số lượng, số câu tục ngữ nói về tiêu cực là 16, bằng 41,25% số câu nói về con dâu, con rể. Về nội dung, tính chất tiêu cực khá nghiêm trọng, trong đó quan hệ mẹ chồng - nàng dâu có nhiều tiêu cực nhất, tới mức là phổ biến và không thể điều tiết được.

TIỂU KẾTQua khảo sát tục ngữ, chúng tôi đã tìm hiểu phong tục tập quán của

người Việt trong quan hệ gia đình ở những mối quan hệ cơ bản là vợ chồng, cha mẹ con, dâu rể và anh chị em ruột.

Về quan hệ vợ chồng: Nổi bật là sự thuỷ chung, gắn bó. Người Việt coi trọng sự hoà thuận, êm ấm. Người vợ thường đóng vai trò điều tiết quan hệ vợ chồng, mà biện pháp chính là khuyên bảo, nhường nhịn chồng. Trong quan hệ với người chồng, thì người vợ đóng vai trò bị động nhiều hơn, là người phải chịu đựng, phải hy sinh. Trong quan hệ với người vợ, người chồng đóng vai trò chủ động nhiều hơn, tuy vậy, không phải là sự chủ động của một vị thống soái, mang ý nghĩa tuyệt đối. Qua tục ngữ, người Việt đã tổng kết về cách thức ứng xử trong quan hệ vợ chồng là: Vợ phải biết điều, nhường nhịn, thương chồng, chiều chồng, chung thuỷ. Vợ phải cống hiến, chồng phải công bằng.

Về quan hệ cha mẹ con: Tục ngữ người Việt khẳng định cha mẹ là chỗ dựa cho con, phải vất vả, tốn kém vì con. Trách nhiệm chính của cha mẹ đối với con là nuôi nấng, dạy dỗ con thành người có ích cho xã hội. Sống trong chế độ phụ quyền, trong gia đình người Việt, người cha có vai trò quan trọng đối với con trên những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống, người mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc con trong đời thường, tác động của người mẹ đến con chủ yếu là về tình cảm. Sự hy sinh của cha mẹ, đặc biệt là mẹ, với con là vô bờ bến. Con cái phải kính trọng và biết ơn cha mẹ. Điều cần phê phán là con cái đối xử không tốt với cha mẹ, có nhiều trường hợp phá vỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình.

63

Page 64: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Về quan hệ anh chị em ruột: Tục ngữ khẳng định sự gắn bó máu thịt giữa anh em, chị em. Để giữ tình máu mủ, quan trọng nhất trong quan hệ anh chị em là hòa thuận. Có một số trường hợp, do tranh giành kinh tế mà quan hệ anh chị em bị sứt mẻ. Cách thức giải quyết mâu thuẫn chủ yếu là “đóng cửa bảo nhau”.

Về quan hệ dâu rể: Tục ngữ phản ánh quan hệ dâu rể với gia đình bên chồng hoặc vợ không nhiều, nhưng có nhiều sắc thái. Quan niệm về dâu rể của người Việt khá dân chủ, trọng tình nghĩa, nhưng trong hành xử, nổi bật là mâu thuẫn triền miên giữa con dâu và mẹ chồng.

Nhìn tổng quát về quan hệ gia đình người Việt, ngoài mối quan hệ có phần căng thẳng giữa nàng dâu - mẹ chồng, còn lại các mối quan hệ khác được tục ngữ phản ánh với cái nhìn ấm áp, làm nổi bật sự gắn bó, hoà thuận, có trách nhiệm, coi đó là tiêu chí để xây dựng gia đình êm ấm và bền vững. Chính nhờ vậy, dòng chảy chính trong các câu tục ngữ về gia đình đã tạo nên âm hưởng của chủ nghĩa nhân đạo, cổ vũ cho tình yêu thương, gắn bó giữa những con người với nhau.

64

Page 65: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

CHƯƠNG BA

NHỮNG QUAN HỆ CHÍNH TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT

THỂ HIỆN QUA CA DAO

Trong phần khảo cứu này, chúng tôi dựa vào Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật chủ biên. Theo các tác giả, số câu ca dao có trong sách là 11.825 đơn vị. Qua cách chọn lựa của chúng tôi theo tiêu chí gia đình thì trong 11.825 đơn vị này có 1.179 câu ca dao nói về gia đình, chiếm tỷ lệ 9,97% (gần bằng tỷ lệ này trong tục ngữ). Phần mềm về ca dao cũng đã giúp chúng tôi thống kê nhanh chóng và chính xác những câu ca dao theo những tiêu chí phù hợp với yêu cầu nghiên cứu về phong tục tập quán thể hiện trong quan hệ gia đình, tuy chúng tôi mới chọn nhập vào phần mềm này 6.995 đơn vị ca dao về gia đình và có liên quan đến gia đình.

Số câu ca dao về gia đình có những nội dung chính như sau:

- Phản ánh các mối quan hệ trong gia đình:

Trong tổng số 1.179 câu ca dao nói về gia đình, chúng tôi thống kê được như sau:

Quan hệ vợ chồng: 690 câu, chiếm 58,52% tổng số câu ca dao về gia đình.

Quan hệ cha mẹ con: 446 câu (37,79%).

Anh chị em: 27 câu (2,29%).

Dâu, rể: 87 câu (7,37%).

- Phản ánh tính chất của các mối quan hệ trong gia đình:

Gắn bó: 291 câu (vợ chồng: 261 câu. Cha mẹ con: 45 câu).

Lỏng lẻo: 128 câu (Vợ chồng: 107 câu. Cha mẹ con : 14 câu).

- Phản ánh vấn đề hôn nhân: 170 câu.

Từ số lượng các câu ca dao theo nội dung được thể hiện, chúng tôi lựa chọn những vấn đề sau để khảo cứu:

Quan hệ vợ chồng.

Quan hệ cha mẹ con.

Quan hệ nàng dâu mẹ chồng.

Vấn đề hôn nhân.

65

Page 66: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

1. QUAN HỆ VỢ CHỒNGNhư đã thống kê trên đây, trong Kho tàng ca dao người Việt, chủ đề gia

đình có 1.179 câu ca dao, trong đó quan hệ vợ chồng chiếm số lượng nhiều nhất với 690 câu. Những nội dung chính trong quan hệ gia đình được phản ánh qua ca dao như cách thức ứng xử, những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực, sự gắn bó hay không gắn bó… cũng được phản ánh thông qua mối quan hệ vợ chồng là chính. Trong mục này, chúng tôi khảo sát quan hệ gia đình thông qua quan hệ vợ chồng được phản ánh trong 690 câu ca dao nói trên.

1.1. Những nét đặc trưng trong quan hệ vợ chồng thể hiện qua ca dao

Như đã nói ở phần mở đầu, số công trình nghiên cứu tục ngữ, ca dao về gia đình không có nhiều, phần lớn là những ý hoặc mục trong một công trình; chưa có một công trình độc lập nào nghiên cứu về chủ đề này. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu nêu lên đặc trưng của quan hệ vợ chồng người Việt thể hiện qua ca dao là hoà thuận và gắn bó. Tuy vậy, cũng có một số tác giả chỉ phân tích sâu về những nỗi bất hạnh trong quan hệ vợ chồng, quy kết đó là hậu quả của quan niệm và cách thức ứng xử theo kiểu chế độ phong kiến, chịu sự áp chế của chế độ phụ quyền, vì thế, trong quan hệ vợ chồng, người phụ nữ luôn luôn bị thiệt thòi, cay đắng. Học giả Nguyễn Bách Khoa đã đối lập người đàn ông với người đàn bà, nhìn nhận họ trong mâu thuẫn không thể điều hoà được. Trong Kinh thi Việt Nam, Nguyễn Bách Khoa viết:

"Luân lý phụ quyền đặt người đàn ông lên địa vị chủ tể. Phụ nữ Việt Nam đã mỉa mai, giày đạp cái oai quyền ấy. Họ tìm đủ tính xấu của đàn ông đem ra trào phúng, để chứng rằng địa vị ưu thắng của đàn ông không được họ công nhận. Cái tính xấu thứ nhất mà họ chê bai ở đàn ông là tính hoang toàng, đĩ thoã, phụ tình:

Khi thì là một cậu lính khinh bạc vợ:Bông bông nẩy lộc ra hoa

Một đàn vợ lính trẩy ra thăm chồngTrẩy ra gánh gánh gồng gồng

Trẩy ra thăm chồng bẩy bị còn ba"Nào ai nhắn nhủ mi ra

Mi ngồi mi kể con cà con kê?Muốn tốt quẩy bị mà về

Việc quan tao chịu một bề cho xongXưa kia tao ở trong phòng

Bây giờ tao đã vào trong hàng quyền"

66

Page 67: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Hai tay bưng đĩa giầu lênTrước lạy hàng quyền sau lạy cậu cai

|Chồng tôi tham sắc tham tàiMột chĩnh đôi gáo, tôi ngồi sao yên

Tôi xin chiếc đũa đồng tiềnAnh đi lấy vợ, tôi xin lấy chồng

Anh đi lấy vợ cách sông Tôi về lấy chồng giữa ngõ anh ra."[63:103-104].

Sau đó, Nguyễn Bách khoa dẫn ra các câu ca dao để chứng minh cho nhận định của mình về sự châm chọc của phụ nữ trước những thói xấu của đàn ông: đàng điếm, không đứng đắn, cờ bạc hoang toàng, tham ăn, ham sắc phụ tình, rồi phân tích:

"Hạng người như thế mà bắt đàn bà phải phục tòng, trung thành, trinh khiết, đức hạnh, cần kiệm, cam chịu thì thật là một sự tối ư vô lý. Nghĩ thế nên đàn bà họ tưởng có quyền đối lại cái ích kỷ của đàn ông bằng một thái độ ích kỷ chẳng kém. Họ chống lại từng lời nói, từng ý kiến, từng hành vi của đàn ông. Trước hết, họ đem cái địa vị "chồng" của đàn ông ra giễu cợt:

Bồng bồng cõng chồng đi chơiĐi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng

Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gầu sòngĐể tôi tát nước múc chồng tôi lên." [63:107].

Tiếp đó, Nguyễn Bách Khoa nhận định, dẫn chứng và phân tích như sau: "Nhiều khi họ lại trâng tráo hơn thế nữa:

Hỡi cô mặc yếm hoa tằmChồng cô đi lính cô nằm với ai?

Cô đẻ thằng bé con giaiChồng về chồng hỏi: con ai thế này?

Con tôi đi kiếm về đâyCó cho nó gọi bằng thầy thì cho.

Thật là một mũi tên thuốc độc bắn trúng tim luân lý phụ quyền. Sự đi ăn nằm với người khác mà được thú nhận một cách táo tợn như thế tỏ ra rằng người đàn bà cũng đã hiểu cái độ lượng thuỷ chung của chồng lắm lắm." [63:108].

Sau nhiều đoạn nhận định, dẫn chứng và phân tích dẫn chứng theo mô hình trên đây, Nguyễn Bách Khoa đi đến kết luận:

67

Page 68: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

"Người đàn bà đã nổi loạn. Họ đã chống lại triết lý phụ quyền. Họ đã cố đạp đổ cái hình tượng "Đàn ông". Trong khi chống phụ quyền, họ đã tỏ ra một thái độ cương quyết, cực đoan trắng trợn. Họ đòi sự bình quyền với đàn ông ở các phương diện." [63:114].

Nguyễn Bách Khoa viết Kinh Thi Việt Nam trong bối cảnh xã hội đang chống phong kiến mạnh mẽ, cho nên về mặt tâm lý, dễ dẫn đến lối phê phán mạnh mẽ như trên, cũng là điều dễ hiểu. Tuy vậy, ngay trong phương pháp, tác giả đã có những sai lầm, cho nên dẫn đến sự cực đoan về mặt khoa học. Cần lưu ý rằng, cùng trong một bối cảnh xã hội, nhưng với phương pháp nghiên cứu khoa học, khách quan hơn, nhiều tác giả đã không mắc phải sai lầm như Nguyễn Bách Khoa. Nguyễn Bách Khoa đã không nhìn nhận vấn đề thái độ của phụ nữ đối với chồng trong hệ thống các biểu hiện, để thấy toàn diện cả hai mặt tích cực và tiêu cực, mà chỉ dựa trên liên tưởng chủ quan của mình, kết hợp với phương pháp lựa tìm chứng cứ theo hướng chủ quan, phiến diện, do đó đã dẫn đến kết luận thiếu toàn diện, không chính xác. Thực ra, theo thống kê và so sánh trong hệ thống mà chúng tôi đã sử dụng ở các chương trên, có thể thấy thái độ chủ đạo của phụ nữ đối với chồng là thương yêu và quý trọng chứ không phải là khinh mạn như nhận định của Nguyễn Bách Khoa.

Nghiên cứu tục ngữ, chúng tôi đã rút ra kết luận rằng đặc trưng của quan hệ vợ chồng người Việt là gắn bó trong hoà thuận, nhường nhịn và thương yêu nhau, trong đó người phụ nữ thường đóng vai trò điều tiết. Khi khảo sát ca dao, chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự.

Về lượng, số câu ca dao thể hiện sự gắn bó vợ chồng là 258, nhiều gấp 2,4 lần số câu thể hiện sự không gắn bó (107 câu), và bằng 37,68% so với tổng số câu ca dao về quan hệ vợ chồng. Qua ca dao, các tình huống thể hiện sự gắn bó vợ chồng chiếm ưu thế, hay nói cách khác, sự gắn bó là một đặc trưng trong quan hệ vợ chồng người Việt.

Ca dao người Việt phản ánh sự gắn bó như sau:- Về phía người vợ: Không nghe lời tán tỉnh của người khác, Nguyện ở

với chồng đến già, Đi theo chồng khắp nơi, Chăm nom chồng, Thương chồng, Nhịn lúc chồng nóng giận, Nhớ chồng, Lao động thay chồng, Chờ chồng, Chung thuỷ, Vượt mọi khó khăn, gian khổ, Gánh vác việc nhà, Làm chỗ dựa cho chồng, Vui buồn cùng chồng, Giữ nền nếp, Cam chịu, Nghe lời chồng, Thờ cha kính mẹ chồng, Trả công nợ, Khuyên chồng, Giữ duyên cho chồng, Chịu đựng, Biết tính chồng, Nhường vật chất cho chồng, Gắng công vì chồng, Chịu lầm than.

Một số câu tiêu biểu là:

68

Page 69: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

1. Chàng ơi, chớ bực sầu tưKhi xưa có mẹ, bây chừ có em.

2. Có chồng thì phải theo chồngChồng đi hang rắn, hang rồng cũng theo

Có chồng thì phải theo chồngĐắng cay cũng chịu, mặn nồng cũng vui.

3. Chim xa bầy thương cây nhớ cộiVợ xa chồng đạo nghĩa nào saiVàng ròng cả lửa chẳng phai

Ở cho chung thuỷ có ngày gặp nhau.4. Đi đò tát nước cho chuyên

Lấy chồng thì phải giữ duyên cho chồng.5. Em là con gái có chồng

Mồ cha những đứa đem lòng nọ kia.Ca dao cho ta hình tượng về một người vợ lo toan, đảm đang công việc,

sẵn sàng hy sinh cho chồng, làm đẹp lòng chồng. Ở một chừng mực nào đó, phẩm chất của người vợ do bị ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo với "tứ đức, tam tòng" mà lại trở nên sáng lạn trong một số câu ca dao. Điều đó cũng dễ hiểu, vì người phụ nữ Việt đã biết tiếp thu những yếu tố tích cực của đạo đức Nho giáo, xây dựng nên tình nghĩa vợ chồng theo một số khuôn mẫu mang tính lý tưởng của Nho giáo, nhưng có biến cải đi ít nhiều cho đơn giản và gần gũi đời thường hơn.

- Về phía người chồng: Không tham giầu mà chuộng tính nết vợ, Lao động nuôi con, Đón đưa vợ, Nhớ vợ, Bỏ qua khuyết tật của vợ, Không vong vợ, Thương yêu mẹ vợ, Cùng hưởng vinh hoa, Chịu khổ, không chịu chia lìa, Chăm sóc vợ.

Một số câu tiêu biểu là:1. Đôi bên bác mẹ tư tề

Anh đi làm rể em về làm dâuChẳng tham nhà gỗ xoan đâu

Tham vì một nỗi em mau miệng cườiTrăm quan mua một miệng cười

Trăm quan không tiếc, tiếc người hồng nhan.2. Làm trai giữ trọn ba giềng

Thảo thân, ngay chúa, vợ hiền chớ vong.3. Mẹ nàng khác thể mẹ ta

Phận dù đói rách, thiệt thà anh thương.

69

Page 70: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

4. Ngọn lau lên khỏi bờNgọn lúa trổ đòng đòng

Em đừng than đừng thở, để anh phải tủi lòng khóc theoHai tay anh bụm bọt phá bèo

Xưa kia khắp chốn không ai nghèo như anhBan ngày anh đốn củi rừng xanhTối về chỉ một tấm tranh che đầu

Mưa sa nhỏ giọt như dầuKhổ thời anh chịu khổ, chứ lìa nhau anh không lìa.

5. Trời hè lắm trận mưa ràoGặt sớm phơi sớm liệu sao cho vừa

Khuyên em chớ ngại nắng mưaCủa chồng công vợ, bao giờ quên nhau.

Hình tượng người chồng thật bình dị, không giầu sang, oai phong mà gần gũi, đồng cảnh với người vợ. Điều đáng quý của người chồng mà ca dao phản ánh là siêng năng, cần mẫn, biết yêu thương vợ con, cảm thông cho hoàn cảnh của nhau, tôn trọng những thành quả do hai người vun đắp nên.

Cả hai vợ chồng: Cùng lao động và chịu cảnh nghèo, Không thay lòng đổi dạ, Theo nhau không kể giầu nghèo, Ngàn năm không quên, Thương nhau, Hài lòng trong cuộc sống vợ chồng, Vượt qua sự phân biệt tôn giáo, Hoà thuận, Cùng chung vinh, nhục, thảm nghèo, Một vợ một chồng, Không rời nhau, Sống với nhau suốt đời, Không thể dứt nhau, Chờ đợi nhau, Thuỷ chung.

Một điều dễ nhận thấy là ca dao về gia đình có rất nhiều câu rất hay, nói về cảnh sinh hoạt vợ chồng, như:

Trên đồng cạn, dưới đồng sâuChồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Một bức tranh thuỷ mạc về vợ chồng người nông dân tuy lao động cực nhọc nhưng quấn quýt bên nhau trong khung cảnh yên bình. Hình ảnh con trâu tham gia vào công việc nhà nông của họ làm cho bức tranh quê càng thêm sinh động. Cùng với chồng và vợ, con trâu đã khắc hoạ đậm nét hình ảnh loại gia đình Việt tiêu biểu – gia đình hạt nhân, với hai lao động chính. Người ta cảm thấy một sự yên phận, không màng công danh, phú quý, vui với cái nghèo, miễn là khuya sớm vợ chồng thuận hoà bên nhau. Điều ấy không phải là yếm thế, tiêu cực. Trong cuộc sống bon chen, lọc lừa và nhiều bất trắc, thì ước mơ bình dị vợ chồng gắn bó, hoà thuận với nhau lại là tiếng nói tích cực, đầy nhân bản.

70

Page 71: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Một số câu tiêu biểu là:1. Đôi ta vợ cấy chồng cày

Chồng nay sương sớm vợ nay sương chiềuTa nghèo vui phận ta nghèo

Quản chi sương sớm, sương chiều, hỡi anh!2.Đêm hè gió mát trăng thanh

Em ngồi chẻ lạt cho anh chắp thừngLạt chẳng mỏng, sao thừng được tốt?

Duyên đôi ta đã trót cùng nhauTrăm năm thề những bạc đầu

Chớ tham phú quí, đi cầu trăng hoa.3. Đạo vợ chồng hôm ấp mai ôm

Phải đâu cua cá với tômKhi đòi mớ nọ khi chồm mớ kia.

4. Bên lương bên giáo, bên đạo cũng như bên taVề đây ta kết nghĩa giao hoà

Phải duyên phải kiếp, áo Chúa Bà ta mặc chung.5. Công danh theo đuổi mà chi

Sao bằng chăm chỉ giữ nghề canh nôngSớm khuya có vợ có chồng

Cầy sâu bừa kỹ mà mong được mùa.6. Đói no một vợ một chồng

Một niêu cơm tấm, dầu lòng ăn chơi.Từ ba góc nhìn trên đây, chúng tôi nhận thấy các tác giả dân gian rất nhất

quán khi phản ánh sự gắn bó trong quan hệ vợ chồng của người Việt xưa: dù nhìn từ phía vợ hay phía chồng, hoặc từ phía cả hai vợ chồng, thì nét đặc trưng cơ bản vẫn là sự gắn bó bằng tình cảm nồng thắm. Người Việt xây dựng quan hệ vợ chồng trên cơ sở yêu thương nhau ở tính nết, và tình yêu ấy được thử thách qua việc họ cùng nhau chịu cảnh nghèo, cùng nhau lao động, tôn trọng cha mẹ của nhau, sống chung thuỷ với nhau.

Để hiểu sâu hơn sự gắn bó trong quan hệ vợ chồng người Việt, cần chú ý đến một số đặc điểm là: theo nhau là biểu hiện của sự gắn bó, càng xa cách càng gắn bó, gắn bó trong lao động.

1.1.1. Sự chuyển đổi ý nghĩa từ khái niệm ''tòng phu” sang khái niệm “theo nhau”

Một số nhà nghiên cứu đi trước nhận định rằng, do ảnh hưởng của Nho giáo, mà người phụ nữ Việt Nam phải tòng phu (theo chồng), và chính vì phải

71

Page 72: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

theo chồng như vậy nên người vợ luôn luôn phải chịu mọi áp bức, đắng cay, thiệt thòi… Các tác giả Thi ca bình dân Việt Nam viết về ý thức tại gia tòng phụ như sau:

"- Đây là một quy luật bắt buộc người đàn bà. Chữ “tòng” đây không chỉ có nghĩa là đi theo mà còn phải tuân theo mệnh lệnh của người chồng nữa. Ý thức này ăn sâu vào dân gian đến nỗi trong ca dao đã có những câu như:

Con vua ưng thằng đốt thanNó lên trên ngàn cũng phải đi theo…”

“… Bởi vậy, người đàn bà sống trong chế độ Tam tòng thường có tư tưởng yếu đuối, cầu an. Họ chỉ còn biết làm sao cho chồng thương để nhờ vào sự che chở của người chồng.” [72:189].

“Xem thế, người đàn bà đối với chồng chỉ có nhẫn nhục và chiều chuộng.” [72:194].

“Người đàn bà Việt Nam thương chồng và theo chồng, trên căn bản, không bị áp bức, bắt buộc, mà phát xuất ở tình thương, ở lòng mong mỏi xây dựng gia đình.” [72:198].

“Theo chồng với ý nghĩa của họ không phải như chế độ tòng phu của Khổng Mạnh, mà chính là để xây dựng tình thương, xây dựng cuộc sống theo khái niệm xã hội tư hữu và thuỷ chung. Cho nên, trong ý thức theo chồng của họ, chúng ta lại thấy phảng phất sự cân nhắc về cách biệt gia đình cha mẹ.

Khi trong tâm tư con người đã có sự so sánh giữa bổn phận theo chồng và bổn phận nuôi cha mẹ, tất nhiên đạo tòng phu không còn là một quy luật tuyệt đối trong chế độ Khổng Mạnh nữa.” [72:198].

“Trong ca dao Việt Nam chúng ta thấy trước mắt người đàn bà, người đàn ông không phải là những thần tượng để tôn thờ như giáo lý Khổng Mạnh đã lừa phỉnh họ. Vì vậy, tuy mến người đàn ông, nhưng họ vẫn phủ nhận ý thức tôn thờ ấy. Họ tìm cách mỉa mai, châm biếm, đem thực tế ra chứng minh để tỏ rằng địa vị người đàn ông không được họ công nhận và đáng tôn thờ.” [72:198-199].

“Cho nên, nếu người đàn ông đem giá trị người đàn bà hạ nhục để khống trị, thì chính người đàn bà cũng đem giá trị người đàn ông hạ nhục để chống lại. Trạng thái ấy phản ứng rất rõ rệt trong ca dao Việt Nam…” [72:203].

Các tác giả nói trên đã mâu thuẫn với chính mình khi phân tích về người phụ nữ trong xã hội phụ quyền: trong khi khẳng định rằng ý thức tại gia tòng

72

Page 73: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

phụ đã ăn sâu vào dân gian, làm cho người vợ chỉ biết nhẫn nhục, chiều chuộng chồng, thì lại cũng khẳng định rằng người phụ nữ theo chồng là do tự nguyện, người đàn bà đã phủ nhận ý thức tôn thờ người đàn ông, đem giá trị người đàn ông ra để hạ nhục. Chúng tôi cho rằng, trong khi phê phán những thói hư tật xấu của người đàn ông cũng như người đàn bà, các tác giả dân gian không nhằm hạ nhục cả một giới, mà chỉ nhằm chống lại những biểu hiện tiêu cực cụ thể trong xã hội mà thôi. Mặt khác, không nên ngộ nhận rằng Nho giáo đã lừa phỉnh người đàn bà khi khuyên họ tôn thờ người đàn ông. Trong quan hệ vợ chồng, Nho giáo chủ trương người vợ phải tôn kính người chồng. Trong thực tế, nếu người chồng đáng tôn kính thì việc tôn kính chồng sẽ càng làm cho quan hệ vợ chồng thêm gắn bó, có gì là trái lẽ thường đâu!

Trở lại việc theo nhau của vợ chồng người Việt, chúng tôi thống kê được như sau: Có 44 câu ca dao sử dụng từ theo, nhưng không phải chỉ với nghĩa vợ theo chồng, mà còn với nghĩa chồng theo vợ, và vợ chồng theo nhau. Nội dung của việc theo chồng cũng không đơn thuần thể hiện tính phục tòng, lệ thuộc của người vợ đối với người chồng, mà chủ yếu là biểu hiện tình cảm thắm thiết giữa hai vợ chồng. Có thể thấy rõ điều này qua các câu ca dao trích dẫn như sau:

- Cả hai theo nhau: “Dẫu làm nên võng giá, rủi ăn mày cũng theo nhau”, “Phải duyên phải kiếp thì theo”, “Theo nhau cho trọn kiếp”, “Quyết theo nhau cho trọn đạo”, “Theo nhau cho trọn lời vàng đá”, "Theo nhau cho trọn, tử sinh cũng đành”, “Theo đôi, theo lứa mới thành thất gia.”.

- Vợ cheo chồng: “Làm thân con gái phải đi theo chồng”, “Lấy chồng, theo thói nhà chồng”, “Võng anh đi trước, võng nàng theo sau”, “Theo sau, em có võng vàng đưa chân”, “Chàng về thiếp cũng về theo/Mấy sông mấy cụm, cũng trèo cũng qua”, “Chàng lên non, thiếp cũng lên non/Chàng lên trời, vượt biển, thiếp cũng bồng con theo chàng.”, “Chàng về cho thiếp theo cùng/Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam”, “Có chồng thì phải theo chồng/Chồng đi hang rắn, hang rồng cũng theo.”, “Có chồng thì phải theo chồng/ Đắng cay cũng chịu, mặn nồng cũng vui.”, “Tôi ngỡ anh khá tôi theo anh về”, “Duyên ưa phận đẹp thì nường cũng theo.”, “Khó mà xứ ruộng em theo.”, “Phải duyên em nhất định theo”, “Phải duyên phải kiếp thì theo”, “Thương chồng phải theo”, “Thiếp thương chồng, thiếp phải chạy theo”. (Tuy vậy, cũng có lúc người phụ nữ không theo chồng, ví như: “Ăn cam ngồi gốc cây cam/Lấy anh thì lấy về Nam không về.”, “Ăn chanh ngồi gốc cây chanh/Lấy anh thì lấy về Thanh không về.”)

73

Page 74: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- Chồng theo vợ: “Vợ mà biết ở ắt chồng phải theo.”, “Phải duyên phải kiếp thì theo/ Khuyên em đừng nghĩ đói nghèo làm chi”, “Giận chồng xách gói ra đi/ Chồng theo năn nỉ tù ti trở về.”, “Mình về tôi cũng đi theo/ Sum vầy phu phụ, hiểm nghèo có nhau”.

Như vậy, qua ca dao, chúng ta thấy không phải chỉ có phụ nữ mới theo chồng, mà còn có cả đàn ông theo vợ, và quan trọng hơn là họ theo nhau. Tất nhiên, sống trong một chế độ xã hội, con người không thể không chịu ảnh hưởng của chế độ xã hội ấy, cho nên, người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến, tất phải chịu ảnh hưởng của chế độ phong kiến, kể cả trong quan hệ vợ chồng. Chính vì vậy mà qua ca dao, chúng ta thấy người phụ nữ hay nói đến chữ theo chồng, không những thế mà còn theo cả thói nhà chồng, và họ coi đó là sự tất yếu, nhiều khi không quan tâm đến cái nghĩa theo là thế nào. Liên hệ đến yêu cầu của Khổng Khâu cốt làm cho dân theo giáo lý của mình chứ không cốt làm cho dân hiểu nó, thì thấy rằng Nho giáo đã gặt hái được những thành công nhất định trong việc truyền bá quan niệm tòng phu vào xã hội Việt Nam, làm cho khái niệm này trở thành câu nói cửa miệng của dân gian. Mặt khác, vợ theo chồng cũng là lẽ thường tình, nếu như việc theo đó là để xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Tuy vậy, khi sử dụng cái vỏ ngôn ngữ tòng phu, người Việt cũng khá mơ hồ trong việc hiểu nội dung của nó, họ không nói rõ tòng phu là thế nào, đã vậy họ còn Việt hoá cả cái vỏ ngôn ngữ ấy thành theo chồng, mở rộng ra thành vợ chồng theo nhau. Thế rồi, khái niệm theo chồng đã chứa đựng những nội dung rất cụ thể và dung dị như chính cuộc sống của người dân quê: theo là vì hợp duyên, vì thương chồng, và quan trọng hơn là để chung nhau gánh vác công việc, chung nhau thụ hưởng niềm vinh quang hay chia sẻ sự thống khổ, cũng có khi để dựa vào người chồng. Nhưng, nổi bật là người phụ nữ theo chồng với chí hướng cùng chồng xây đắp cuộc sống chung hạnh phúc. Chính vì vậy mà người vợ xác định rõ theo chồng thì dù đi đến nơi khó khăn hóc hiểm như hang rắn, hang rồng, hoặc nơi xa xôi sóng gió lên trời, vượt biển, dù đắng cay hay mặn nồng, thì họ cũng theo, miễn là phải duyên, phải kiếp. Cũng có khi, lỡ chọn phải chồng không phù hợp, người phụ nữ cũng dám chủ động làm lại cuộc đời “Tôi trốn tôi tránh tôi về nhà tôi.”. Độc đáo hơn nữa, theo chồng mà người phụ nữ không tự ti trong vị thế của một người phải phục tòng, mà đầy tự tin ở vai trò của mình, vai trò làm chỗ dựa cho chồng, bởi vậy, người vợ mới dám khuyên chồng: “Chàng ơi, chớ bực sầu tư/ Khi xưa có mẹ, bây chừ có em.”

Tóm lại, cách thức theo chồng của người phụ nữ Việt thời phong kiến đa dạng, phong phú, với nhiều ý nghĩa tích cực, thể hiện sự chủ động của người

74

Page 75: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

phụ nữ trong việc lựa chọn và xây đắp hạnh phúc cho mình. Trong sự chủ động ấy, người phụ nữ sẵn sàng gánh vác việc khó khăn, nặng nhọc, sẵn sàng chịu đựng mọi éo le của cuộc sống miễn là làm cho vợ chồng được gắn bó. Từ khái niệm tòng phu của Nho giáo, các tác giả dân gian đã chuyển hoá thành khái niệm theo nhau, là biểu tượng cho sự gắn bó vợ chồng người Việt trong xã hội phong kiến. Cách thức chuyển hoá nội hàm khái niệm như vậy được diễn ra một cách lặng lẽ trong cuộc sống đời thường, nhưng lại phù hợp với quy luật của tiếp biến văn hoá nói chung của dân tộc ta, mà PGS Nguyễn Từ Chi đã khái quát như sau: “Trong không ít trường hợp, những yếu tố mà tổ tiên của người Việt hiện nay đã lần lượt tiếp thu từ nền văn minh Trung Hoa qua một thiên niên kỷ Bắc thuộc, và cả về sau nữa, khi được tích hợp vào cuộc sống hàng ngày của người bản địa, chỉ còn giữ được của nơi xuất phát có cải vỏ hình thức nữa thôi (thường là tên gọi) trong khi nội hàm của khái niệm tiếp thu đã biến đổi hẳn”.[240].

1.1.2. Vợ chồng trong lao độngCó 35 câu ca dao trực tiếp mô tả khung cảnh lao động, trong đó cho thấy

vợ chồng đồng tâm hiệp lực nhằm tạo dựng một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Chúng tôi xin thống kê các tình huống như sau:

Việc do người vợ làm: Cày, Đạp xe nước, Trồng hoa, Trồng khoai, Trồng cà, Gieo mạ, Gặt hái, Quảy cơm, Dệt, Quay tơ, Xay thóc giã gạo, Chẻ lạt, ủ phân, Nuôi lợn, Bắt cua, Chăm lo cha mẹ, Đứng mũi (thuyền), Làm thuê làm mướn, Buôn bán.

Việc do người chồng làm: Làm ruộng, Cày, Gặt, Cuốc, Phát, Đốn củi, Xúc giậm, Làm thầy, Làm thợ, Chịu sào (thuyền), Gánh muối, Gánh chè, Chắp thừng, Đi lính, Vẽ, Viết, Đi học, Đọc sách.

Việc do cả hai cùng làm: Cày bừa, Làm mạ, Trồng khoai, Trồng cà, Gặt hái, Hái rau, Mót khoai, đỗ, Đốn củi, Buôn bè.

Thái độ trong lao động: Vui phận nghèo, Tự giác, Tin vào thành công, Kiên nhẫn, Không quản ngại, Lạc quan, Coi trọng công lao của nhau.

Có thể dẫn ra rất nhiều câu ca dao phản ánh khung cảnh gia đình êm ấm, chồng hoà vợ thuận trong lao động và tình yêu thương thắm thiết, kiểu như :

1. Rủ nhau đi cấy đi càyBây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu

Trên đồng cạn, dưới đồng sâuChồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.2. Sáng trăng trải chiếu hai hàng

Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ.

75

Page 76: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

3. Trời hè lắm trận mưa ràoGặt sớm phơi sớm liệu sao cho vừa

Khuyên em chớ ngại nắng mưaCủa chồng công vợ, bao giờ quên nhau.

4. Đôi ta vợ cấy chồng càyChồng nay sương sớm vợ nay sương chiều

Ta nghèo vui phận ta nghèoQuản chi sương sớm, sương chiều, hỡi anh!

5. Bao giờ lúa trỗ vàng vàngCho anh đi gặt cho nàng quảy cơm.

6. Cơm chiên ăn với cá veThiếp đây chàng đấy, buôn bè ra khơi.

7. Kể chi trời rét đồng sâuCó chồng có vợ rủ nhau cày bừa

Bây giờ trưa đã hồ trưaChồng vác lấy bừa, vợ dắt con trâu

Một đoàn chồng trước vợ sauTrời rét mặc rét, đồng sâu mặc đồng.

Nhìn chung, qua ca dao, chúng ta thấy về mặt lao động, vợ chồng có sự phân công hợp lý và khá bình đẳng, việc mà người chồng làm thì người vợ cũng làm, chỉ trừ việc đi học; thường thì công việc được mô tả theo cặp đôi tương xứng - chồng việc này thì vợ việc nọ - A việc a thì B việc b (Chồng cày-vợ cấy, Chồng sương sớm- vợ sương chiều, Anh đi gặt- nàng quảy cơm, Chồng vác bừa - vợ dắt trâu, Em chẻ lạt - Anh chắp thừng, Thiếp đây - chàng đấy, Em đững mũi - anh chịu sào, Chàng bòn - thiếp mót); về mặt thi pháp, có thể thấy đây là "mô típ sóng đôi" độc đáo của văn học dân gian người Việt. Mô típ này chỉ có thể xuất hiện trong một xã hội có nền dân chủ và bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Ngoài làm việc tại nhà, người phụ nữ cũng có dịp đi lao động ngoài xã hội giống như nam giới, như đi buôn, đi làm mướn, đi bè… chứ không phải chỉ quanh quẩn trong nhà. Nội dung nói trên xuất phát từ thực tế lao động ở nông thôn, trong đó việc canh tác là cơ bản, sự phân biệt về khả năng lao động trên lĩnh vực này chưa nhiều, đó là lao động khá đơn giản và nhiều khi cần sự hợp sức của cả hai vợ chồng. Có khác chăng là ở chỗ chồng có thể làm việc nặng hơn, vợ có thể được làm việc nhẹ, yêu cầu sự khéo léo hơn, chứ không khác ở sự phân công lao động trong một xã hội có nền kinh tế phát triển, trong đó ngành nghề được phân chia rạch ròi và đòi hỏi sự đào tạo nhất định về nghề nghiệp. Không những thế, trong xã hội mà ngành thưong

76

Page 77: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

mại chưa phát triển, người phụ nữ còn gần như độc chiếm nghề tiểu thương kiểu buôn đầu chợ bán cuối chợ, hoặc bán nông sản do gia đình làm ra tại các chợ quê, tuy vốn và lãi không nhiều nhặn gì, nhưng cũng đủ đem về gia đình một khoản tiền mặt dùng cho chi tiêu hàng ngày, một giá trị kinh tế quan trọng đối với gia đình nông dân. Chính điều kiện lao động nông nghiệp đơn giản, sự phân công lao động chưa rành mạch và khả năng làm kinh tế tiểu thương của người phụ nữ đã tạo điều kiện cho tính dân chủ, bình đẳng giữa hai vợ chồng được xác lập, cho nên công lao của người phụ nữ được đánh giá ngang bằng với công lao của người chồng “của chồng công vợ”. Tuy vậy, do ảnh hưởng của Nho giáo, người nông dân cũng hướng đến sự vinh thân qua con đường học hành, khoa cử. Chính vì vậy, trong các việc làm của người chồng, có việc đi học, với 28 câu ca dao phản ánh công việc này. Với những gia đình nhà nho, thì ảnh hưởng của giáo lý Khổng Mạnh tất yếu mạnh hơn các gia đình khác, và tư tưởng dương danh, hiển nhân cũng chi phối suy nghĩ của họ. Các câu ca dao nói về việc đi học, đi thi của người đàn ông phần lớn thông qua lời nói của người vợ, qua đó bộc lộ rõ rệt mục đích của việc học là đỗ đạt, làm quan, đem vinh hiển về cho gia đình, vợ con (như: "Bảng vàng choi chói bia đề tên anh", "Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau", "Chàng đi ngựa thắm, thiếp nay võng đào", "Anh cưỡi ngựa vua ban, em ngồi trên võng vàng", "Trước là vinh thiếp, sau mình vinh thân"). Có thể nói, tình trạng vợ chồng cùng nhau chăm bẵm vào con đường khoa cử nhằm vinh hiển, trong đó người chồng dấn bước vào khoa trường, còn người vợ thì tần tảo nuôi chồng ăn học, chính là biểu hiện rõ rệt nhất của sự ảnh hưởng của Nho giáo vào gia đình người Việt, mà cụ thể ở đây là loại gia đình nhà nho; sự ảnh hưởng ấy cũng thấm cả vào ca dao. Điều này có một lý do là một bộ phận của tục ngữ, ca dao do tầng lớp nho sĩ sáng tác. Câu ca dao "Sáng trăng trải chiếu hai hàng/Bên anh đọc sách bên nàng quay tơ" vẽ nên bức tranh đặc trưng về sinh hoạt của gia đình nhà nho, trong đó nhiệm vụ của người đàn ông là đọc sách, học hành, người đàn bà làm lao động nhưng không phải là làm nghề nông đơn thuần mà là làm nghề phụ, đỡ cực nhọc hơn và có khả năng thu nhập cao hơn. Xác định rõ mục đích, phân công công việc rõ ràng (anh đi học, em lo việc nhà), hai vợ chồng đều tự giác chăm lo công việc của mình, nhưng người vợ bao giờ cũng vừa làm vừa hướng tâm tưởng của mình về phía chồng, chăm lo chồng chu đáo, và do vậy, quan hệ giữa hai vợ chồng càng gắn bó. Mặt khác, qua ca dao, cũng cần ghi nhận ảnh hưởng tích cực của Nho giáo vào xã hội Việt Nam là góp phần tạo nên truyền thống hiếu học, một yếu tố hết sức cần thiết để đào tạo con người cho xã hội hiện đại. Và thật thú vị, cái điểm “rất Nho” này lại tạo điều kiện cho, hoặc làm

77

Page 78: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

bộc lộ ra khả năng “giải Nho” trong quan hệ vợ chồng: anh chồng, từ vị trí người chủ gia đình mà người vợ luôn luôn phải phục tòng theo quan điểm Nho giáo, khi chăm bẵm theo con đường khoa cử, trở thành anh “học trò dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”, trông chờ người vợ lo toan cho cuộc sống, đã giảm dần vai trò gia chủ, và nhờ thế, vai trò của người vợ ngày một trở nên quan trọng hơn, tạo ra thế bình đẳng giữa hai vợ chồng. Có nhiều câu ca dao phản ánh tình trạng này, ví như:

Ai đi đợi với tôi cùngTôi còn sắp sửa cho chồng đi thi

Chồng tôi quyết đỗ khoa nàyChữ tốt như rắn, văn hay như rồng

Bõ khi xắn váy quai cồngCơm niêu nước lọ nuôi chồng đi thi.

Một khi người phụ nữ đã nuôi được chồng, thì cũng có nghĩa là vai trò của họ không bị lệ thuộc người chồng theo lễ giáo phong kiến nữa, mà như PGS Nguyễn Từ Chi đã viết: “Một khi đã là vợ, là mẹ, là bà chủ một gia đình nhỏ, với chìa khoá hòm trong tay, người nữ nông dân Việt, đặc biệt là ở Bắc Bộ, nơi mà luồng buôn bán nhỏ trong nông thôn sinh động hơn nhiều, so với ở Trung Bộ và Nam Bộ trước kia, tất có tiếng nói quan trọng, nhiều khi quyết định, trong nền kinh tế gia đình, xứng với danh hiệu “nội tướng” mà các ông chồng sính chữ Nho thường gán cho họ’’.[192]

Điểm hạn chế là trong cái nhìn của các tác giả dân gian, phụ nữ không thuộc loại cần được đi học, đó là sự bất công với phụ nữ mà ngày nay tuy chúng ta đã khắc phục, nhưng không phải không còn rơi rớt ở nông thôn, khiến cho nhiều gia đình chỉ cho con trai đi học và bắt con gái ở nhà giúp việc gia đình.

Ngoại trừ hạn chế về tư tưởng tìm cách được ăn trên ngồi trốc qua con đường khoa cử của giai cấp thống trị, nhìn chung lao động của gia đình người Việt có mục đích đơn giản và chân chính, đó là tạo dựng một cuộc sống no đủ, êm ấm. Cũng có lúc người nông dân phê phán lối học hành thoát nông, khẳng định con đường lao động ở nông thôn là đáng coi trọng:

Công danh theo đuổi mà chiSao bằng chăm chỉ giữ nghề canh nông

Sớm khuya có vợ có chồngCầy sâu bừa kỹ mà mong được mùa.

Gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên và lao động, quan hệ vợ chồng người Việt trở nên thơ mộng, đầy tính lãng mạn, do đó đã để lại cho kho tàng ca dao

78

Page 79: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

những bức tranh vô cùng đẹp đẽ. Cái cảnh “Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”, hay “Bao giờ lúa trỗ vàng vàng/Cho anh đi gặt cho nàng quảy cơm” vừa là bức tranh hiện thực về cuộc sống lao động nặng nhọc của người nông dân, vừa là bài ca lãng mạn bay bổng thể hiện sự lạc quan trước cuộc sống, là bản tình ca dung dị về hạnh phúc vợ chồng người Việt.

1.1.3. Vợ chồng trong sự xa cáchCó 118 câu ca dao nói về sự xa cách vợ chồng, thì 33 câu thể hiện sự gắn

bó, chỉ có 4 câu thể hiện sự lỏng lẻo trong quan hệ vợ chồng.Nếu quả như nhận định của một số nhà nghiên cứu trước đây, với ý

chung là hôn nhân trong xã hội phong kiến, do sự áp đặt của lễ giáo phong kiến, của chế độ phụ quyền, nên người phụ nữ không có hạnh phúc, thì việc xa cách chồng chính là điều kiện thuận lợi để giải phóng người vợ, và người vợ phải thể hiện sự mừng vui khi xa cách chồng. Thế nhưng, ngược lại, qua ca dao, chúng ta thấy càng xa cách chồng, người vợ càng thể hiện sự gắn bó với chồng, vợ chồng càng xa cách càng gắn bó với nhau. Trong 118 câu ca dao thể hiện sự xa cách vợ chồng, hầu hết là nói lên sự nhớ thương day dứt của người vợ hoặc người chồng. Nguyên nhân của sự xa cách này là do đi lính hoặc do chiến tranh (24 trường hợp), chồng đi học (9 trường hợp), chồng đi làm ăn (6 trường hợp), vì các công việc khác (55 trường hợp). Nhiều khi người chồng đi mà không nói lý do (9 trường hợp), khiến người vợ khắc khoải, luôn tự hỏi “Anh đi đâu…”, “Đi mô…”, "Đi mô mà chẳng thấy về”, “Đi đâu để nhện giăng mùng/Năm canh thiếp chịu lạnh lùng cả năm.”, “Anh đi đâu ba bốn năm tròn/Để em giã gạo chày con một mình.” Và cũng nhiều khi sự xa cách chồng đem lại nỗi thất vọng chua cay cho người vợ, làm cho người vợ phải “Khóc nỉ non”, không “biết lấy ai than cùng”, khắc khoải “Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu”, đến nỗi phải tự dằn vặt “Chẳng qua thân mẹ như đời thờn bơn”. Vì vậy, có khi người phụ nữ thể hiện thái độ gay gắt, không thiết tiền bạc, chỉ cần gần nhau: “Chàng Nam thiếp Bắc làm giàu ai ăn.”

Trong các tình huống khiến cho vợ chồng xa cách, đáng chú ý là các tình huống thuộc về chiến tranh: người chồng phải đi lính. Có rất nhiều cách thức trong ca dao diễn tả thái độ của người vợ trước cảnh chồng đi lính: ngăn không cho đi (“Anh ơi anh ở lại nhà”, “Anh đòi đi lính Tây bang/Em e anh bỏ mạng bãi hoang đất người.”), đành phải cho đi (“Phải lính thì đi”), hứa hẹn làm tốt việc nhà (“Cửa nhà đơn chiếc đã thì có tôi.”), lo lắng, thương xót người chồng ngoài trận mạc (“Hòn tên mũi đạn, dạ em càng không yên”, “Lo chàng lao khổ, chớ sá gì mẹ con tôi.”), oán trách sự bất công của xã hội (“lấy chồng lính thiệt thua trăm đường”), lên án chiến tranh (“Trời ơi sinh giặc làm chi/Bỏ nhà

79

Page 80: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

bỏ cửa mà đi chiến trường.”), lo lắng cho cuộc sống gia đình (“Lấy chi nuôi thầy với mẹ quanh năm/Đêm năm canh nằm nghĩ lại, ruột tằm héo hon.”), trách chồng (“Tây bang anh đi lính/Sao anh không tính việc nhà.”, “Anh đi lính mộ, được gì đâu na?”), sẵn sàng gánh vác việc nước cho chồng (“Thiếp đi lính thế cho chàng ít năm.”).

Dù người chồng đi đâu, vì lý do gì, thì người phụ nữ vẫn luôn luôn chờ đợi. Có tới 62 câu với 3 loại từ diễn tả trạng thái đợi chờ của người phụ nữ trong 102 trường hợp xa cách chồng thể hiện qua ca dao, gồm: đợi (16 câu, như “Sáng chiều đăm đắm trông chừng đợi anh.”, “Thắp đèn em đợi, dựa kề năm canh.”), chờ (30 câu, như “Con thơ vợ dại trông chờ từ đây.”), trông (16 câu, như: “Vợ trông chồng lên núi đứng vọng phu”.)

Phản ánh cách thức ứng xử trong điều kiện xa cách vợ chồng, ca dao ít đứng từ góc độ người chồng (chỉ có 19 trường hợp), nhưng cũng cho thấy trách nhiệm và lòng khao khát sum họp gia đình của người đàn ông. Tình cảm của người chồng được phản ánh trong khung cảnh xa vợ là thương vợ, cứng rắn vượt qua hoàn cảnh, tin tưởng giao việc nhà cho vợ, nhớ nhung, xót xa, an ủi vợ, than thân trách phận, đau đớn, lo lắng trước hoàn cảnh của vợ, chờ đợi, tin tưởng sẽ đạt mục đích; cũng có trường hợp, dù là hiếm hoi, người chồng cảm thấy được giải phóng, tự do (1 trường hợp) hoặc cũng có khi bội bạc, lấy vợ hai (1 trường hợp). Tuy vậy, thái độ chung nổi bật của người chồng là trách nhiệm và tình cảm thắm thiết với vợ con, mà câu ca dao tiêu biểu là “Dù lên nguồn xuống bể anh cũng trở về với em.”

Qua sự thể hiện tình cảm của người vợ trước cảnh xa cách chồng, chúng ta thấy rõ người phụ nữ Việt luôn luôn lo lắng cho chồng, sẵn sàng gánh vác công việc cho chồng, kể cả việc đi lính, sẵn sàng chăm lo việc nhà, mặc dù chất chồng lên bản thân mình là những khó khăn, sự hẫng hụt khi trong nhà mất đi người đàn ông. Điều này là tự giác, là biểu hiện của sự gắn bó vợ chồng. Trong khi đó, vì công việc hoặc vì hoàn cảnh bắt buộc, người đàn ông phải từ biệt gia đình sống cuộc sống tha hương, nhưng họ vẫn dành cho gia đình tình cảm gắn bó, thương yêu. Cho nên, phản ánh tình cảnh xa cách của vợ chồng, ca dao đã chứng minh một cách đầy thuyết phục sự gắn bó của vợ chồng, một sự gắn bó từ cả hai phía vợ và chồng, dựa trên tình thương yêu và trách nhiệm đối với nhau.

1.2. Đạo nghĩa vợ chồng theo quan niệm dân gianKhảo cứu ca dao, chúng tôi nhận thấy khái niệm đạo nghĩa thường được

các tác giả dân gian dùng để nói về quan hệ vợ chồng. Trong học thuyết Nho giáo, thì chữ đạo cũng hay được sử dụng để nói về quan hệ gia đình, đó là đạo

80

Page 81: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

tam tòng. Khảo cứu kỹ những câu ca dao có dùng từ đạo nghĩa (hoặc đạo, hoặc nghĩa), gồm 39 câu, chúng tôi thấy rằng trong khi sử dụng vỏ ngôn ngữ đạo nghĩa của Nho giáo, các tác giả dân gian đã chuyển tải những nội dung gần gũi với nhận thức, tình cảm và lối sống của dân tộc.

Theo các tác giả dân gian, đạo nghĩa vợ chồng rất nặng, rất sâu, rất khó, với nội dung là: Hôm ấp mai ôm, Ăn mày cũng theo nhau, Ngàn dặm khôn quên, Giận rồi lại thương, Thương, Chịu khó chịu khổ, Xa nhau vẫn nhớ, Đá vàng trăm năm, Nhớ hoài không quên, Chăm nom chồng, Hoà hợp, thuận hoà, Không ngại xa gần, Không vong vợ, Bền chặt, Không rời nhau, Không cần biết đói no, Đợi chờ chồng, Chung thuỷ, Không tham sang giàu, Già đời, Sinh tử có nhau, Cậy nhờ nhau.

Sau đây là một số câu ca dao tiêu biểu:1. Đạo cương thường khó lắm bạn ơi

Chẳng dễ như ong bướm đậu rồi lại bayĐạo cương thường khá dễ đổi thay

Dầu làm nên võng giá, rủi ăn mày cũng theo nhau.2. Đốn cây ai nỡ dứt chồi

Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương.3. Chữ rằng: quân tử tạo đoan

Vợ chồng là nghĩa đá vàng trăm năm.4. Lấy nhau cho trọn đạo Trời

Đổ chùa Thiên Mụ mới rời nhau ra.

5. Xét ra trong đạo vợ chồngCùng nhau tương cậy đề phòng nắng mưa.

Các từ thể hiện đạo nghĩa ở đây thường được dùng là Đạo vợ chồng, Đạo vợ nghĩa chồng, Tình chồng nghĩa vợ.

Qua ca dao nói về đạo nghĩa vợ chồng, có thể thấy các tác giả dân gian cũng nêu lên một số quy luật bao quát thể hiện nguyên tắc sống của vợ chồng, như chung thuỷ trọn đời (thường biểu hiện qua từ trăm năm, như “Vợ chồng là nghĩa đá vàng trăm năm”, “Trăm năm gối phượng má đào bên em”, “Đạo vợ chồng trăm năm không phải một ngày”). Quy luật này là phổ biến, từ trong đời thường mà ra, chứ không phải là theo triết thuyết Khổng Mạnh, bởi vì từ khi chưa có Nho giáo, thì con người đã có khái niệm vợ chồng, và thực tế cuộc sống lao động cũng như tình cảm đã khiến cho sự chung thuỷ trọn đời là yêu cầu tất yếu của quan hệ vợ chồng.

Nội dung chính trong ca dao về đạo nghĩa vợ chồng là những cách thức ứng xử thắm thiết tình cảm giữa hai vợ chồng trong hoàn cảnh sống gắn với

81

Page 82: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

thiên nhiên, lao động. Đạo nghĩa vợ chồng giản dị và thuần phác, có khi thể hiện ở nắm lá xông:

Tai em nghe anh đau đầu chưa kháEm băng đồng chỉ sá, đi bẻ nắm lá nọ về xông

Ở làm gì đây cho trọn nghĩa vợ chồngĐổ mồ hôi ra em chặm, ngọn gió lồng em che.

Quan niệm về nghĩa như trên cho thấy lối sống chất phác, tình cảm chân thật và thực tế của người nông dân thuộc xã hội nông nghiệp, một xã hội mà trong đó, con người sống gắn bó và hoà đồng với thiên nhiên.

Có một trường hợp độc đáo, là trong khi sử dụng khái niệm Đạo của Nho giáo, các tác giả dân gian lại chuyển tải một nội dung trái ngược với Nho giáo. Qua ca dao, người nông dân Việt khẳng định: "Đạo cương thường khá dễ đổi thay/Dẫu làm nên võng giá, rủi ăn mày cũng theo nhau”. Đây là một quan niệm rất nhân ái của người Việt, đối lập với quan niệm Nho giáo đòi hỏi người chồng phải dương danh, hiển nhân. Thảm trạng của người đàn ông không làm cho người đàn bà khinh ghét, ruồng rẫy mà càng làm sâu sắc thêm tình chồng nghĩa vợ, đó là nét tâm lý độc đáo của người nông dân Việt.

Như vậy, khái niệm đạo nghĩa được dùng trong ca dao có nội dung khá rộng, bao hàm cả ý nghĩa vật chất và ý nghĩa tinh thần. Về ý nghĩa vật chất, các tác giả dân gian quan niệm rằng muốn làm tròn đạo nghĩa, vợ chồng cần thể hiện sự âu yếm nhau, chịu đựng thiếu thốn, không phụ thuộc vào của cải. Về ý nghĩa tinh thần, đạo nghĩa bao hàm cả tình cảm và ý chí, vợ chồng phải thương yêu, tương trợ nhau, hoà thuận, chung thuỷ, không bị chi phối bởi không gian và thời gian. Quan niệm như thế hoàn toàn phù hợp với cuộc sống bình dị, không phải là những triết lý cao siêu.

1.3. Quan niệm dân gian về ông Tơ bà NguyệtMột số nhà nghiên cứu cho rằng, trong xã hội phong kiến, do không tìm

được hạnh phúc trong tình yêu và hôn nhân, mà người ta hay trông chờ hoặc đổ lỗi cho ông Tơ bà Nguyệt. Trong Kinh thi ViệtNam, Nguyễn Bách Khoa viết: "Cha mẹ đặt đâu, họ phải ngồi đấy. Bao nhiêu tư tưởng cá nhân của họ đều nép mình dưới cái uy lực tối thượng của gia đình. Họ chỉ còn biết nhắm mắt đưa chân trông cậy cả vào may rủi, vào ông Tơ bà Nguyệt" [52:99].

Thực ra trong ca dao nói về gia đình, chỉ có 5 câu trực tiếp nhắc đến ông Tơ bà Nguyệt, chỉ có ca dao về chủ đề giao duyên nam nữ mới nhắc nhiều đến hai từ này. Vì sự giao duyên có liên quan trực tiếp đến hôn nhân, cho nên chúng tôi cũng mở rộng tư liệu ra loại chủ đề giao duyên để khảo cứu. Theo phân loại của chúng tôi, có 5.862 câu ca dao thuộc chủ đề giao duyên nam nữ,

82

Page 83: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

cùng với 1.179 câu ca dao thuộc chủ đề gia đình, trong đó từ ông Tơ, bà Nguyệt xuất hiện 164 lần trong 88 câu ca dao (dưới nhiều tên gọi khác nhau: ông Tơ bà Nguyệt, ông Tơ, bà Nguyệt, Nguyệt lão, bà Nguyệt lão, ông Nguyệt lão). Các đôi nam nữ nói đến ông Tơ bà Nguyệt trong các trường hợp sau đây:

+ Phản ánh tình trạng chưa bén duyên nhau (30 câu), thí dụ: “Ông Tơ bà Nguyệt chưa xe”, “Đôi ta như vợ với chồng/Chỉ hiềm một nỗi ông Tơ Hồng chưa xe.”, “Tuổi anh đang độ thơ đào/Ông tơ chưa định nơi nào xe duyên.” Ông Tơ bà Nguyệt ở đây chỉ như một cái cớ mà các đôi trai gái mượn để nói lên tâm trạng “lửng lơ” chưa định nơi chốn của mình.

+ Trách không xe duyên (13 câu), thí dụ: “Bắt ông Tơ mà đánh ba hèo/Duyên người xe cả, phận em đói nghèo không xe.”, “Quyết lên trời kiện đến ông Tơ”,” Ông vụng xe, xe phải vợ già/Tôi thì đốt cửa đốt nhà ông lên!”. Thái độ của người nói ở đây khá trịch thượng, coi thường ông Tơ, bà Nguyệt, thường dùng từ bắt.” (Ví dụ : “Bắt ông Tơ mà cho ba đấm/Bắt bà Nguyệt, đánh bốn mươi chín cái hèo/Duyên người ta xe buổi sớm duyên em buổi chiều mới xe.”). Tuy nói là trách ông Tơ, thực ra con người trách cho sự chậm duyên, vô duyên của mình chứ không nhằm đổ lỗi cho đấng siêu nhiên.

+ Thể hiện vai trò chủ động của con người trong tình duyên, không phụ thuộc ông Tơ bà Nguyệt (17 câu), ví dụ: “Vừa đôi ta định, ông Tơ sá gì!”, “Kết phức đi đây vợ đó chồng/Dù ông trời chưa định, dù ông Tơ Hồng chưa xe.”, ”Sáng trăng suông sáng cả bờ sông/Ta được cô ấy ta bồng ta chơi/Ta bồng ta tếch lên trời/Hỏi ông Nguyệt Lão tốt đôi chăng là?”, “Phụ anh, tội lắm bớ nàng!/Ông Tơ xe sợi chỉ vàng còn săn”, "Phải duyên thì lấy, tơ hồng nào se". Qua các câu ca dao thuộc loại này, chúng ta thấy dù nhân duyên đã thành hay bại, thì ông Tơ, bà Nguyệt cũng không có vai trò quyết định, mà vai trò ấy là ở con người. Khi đã yêu, người ta cứ việc gắn bó với nhau, có hỏi đến ông Tơ cũng chỉ là để cho vui, khi sự việc đã an bài. Còn khi trắc trở, người ta đem ông Tơ bà Nguyệt ra hỗ trợ cho mình nhằm níu kéo người tình.

+ Cầu xin cho được xe duyên (5 câu), thí dụ: “Vái ông Tơ một đĩa bánh bò bông/Cùng bà Nguyệt lão gắng công xe giùm.”, “Vái ông Tơ đôi ba chầu hát/Vái bà Nguyệt năm bảy đêm kinh/Xui cho đôi lứa tôi thuận một tâm tình/Dầu ăn hột muối, nằm đình cũng ưng.” Trong trường hợp này, con người tỏ lòng thành kính trước vai trò xe duyên của ông Tơ bà Nguyệt, nhưng cũng có khi chỉ là cách nói mà thôi. Số câu ca dao thuộc loại này chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ bằng 7,46% số câu ca dao có nói đến ông Tơ bà Nguyệt, chứng tỏ trong tâm thức dân gian, sự tin tưởng vào vai trò của ông Tơ bà Nguyệt trong xe duyên chỉ rất mờ nhạt.

83

Page 84: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Với các nội dung được phân loại cùng những dẫn chứng như trên, có thể thấy rằng trong ca dao, các tác giả dân gian chỉ mượn ông Tơ bà Nguyệt để nói về tâm trạng của con người hoặc để làm cớ nói về tình cảm của con người, chứ chủ yếu không phải coi ông Tơ bà Nguyệt như đấng thần linh quyết định hạnh phúc lứa đôi. Điều này cho thấy, về mặt phương pháp luận, khi nghiên cứu văn học dân gian, trong đó có ca dao, cần chú ý đến cách sử dụng khái niệm của các tác giả dân gian, nhiều khi sử dụng cái vỏ ngôn ngữ này để chuyển tải nội dung khác.

1.4. Những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ vợ chồngPhản ánh các hiện tượng tiêu cực trong quan hệ gia đình người Việt có

150 câu ca dao, trong đó thuộc về quan hệ cha mẹ con có 37 câu, vợ chồng có 88 câu, anh chị em có 2 câu, còn lại là trong quan hệ dâu rể, họ hàng.

Khảo cứu loại ca dao phản ánh các hiện tượng tiêu cực trong quan hệ vợ chồng, chúng tôi rút ra bảng sau:

BIỂU HIệN NGUYÊN NHÂN TÁC NHÂN PHẢN ỨNG

Tảo hôn Tham giầu Nữ Phê phán

Phụ bạc Vợ già đi Nam Trách

Cờ bạc Nam Xa lánh

Chồng vừa chết đã

ngóng trai

Không nói rõ

Bóc lột Nhà giầu Nhà chồng Trách

Nợ nần (2 đơn vị) Cờ bạc Nam Không nói rõ

Rượu chè Nam Không nói rõ

Cờ Bạc (2) Nữ Không nói rõ

Cờ bạc (10) Nam Trách, khinh

Phụ bạc Nữ Không nói rõ

Phụ bạc Cả nam, nữ

Đa thê (9) Nam Trách

Đa thê (3) Nam Phản đối

Đa thê (5) Nữ Chấp nhận

Bỏ chồng, ngóng

trai

Nữ Phê phán

Tảo hôn (2) Không nói rõ

Bạc bẽo (7) Nam Trách

Bạc bẽo (2) Nam Không nói rõ

84

Page 85: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Bạc bẽo Nam Phản đối kịch liệt

Bạc bẽo Nam Cầu xin

Chồng không

thương

Nam Buồn

Đánh vợ (6) Nam Nhắc nhở

Đánh vợ Vợ lẳng lơ Nam Không nói rõ

Dữ tính Nam Lo

Đàng điếm (10) Nữ Dè bỉu

Nghiện hút Nam Dè bỉu

Bỏ chồng Công nợ Nữ

Vợ hư Cả nghe Nam Quy trách nhiệm

Vợ hư Chồng Quy lỗi

Con hư Cha dong Nam Quy trách nhiệm

Khổ Lấy chồng giầu Oán trách

Chê chồng (2) Chồng già, kém Nữ Oán cha mẹ

Nghèo khổ Lấy chồng Nhà chồng Oán trách

Bắt nạt chồng Nữ Phê phán

Tồi (2) Nam Than vãn

Đánh chồng (2) Nữ Không nói rõ

Chồng ngu Bị gả bán Bực

Bỏ chồng Nữ

Ghen chồng Nữ Không nói rõ

Không bênh vợ Nam Trách

Xung khắc Bị ép gả Nam và nữ Trách

Một số câu ca dao tiêu biểu là:1. Gió đưa bụi chuối sau hèAnh về vợ bé bỏ bè con thơ.

2. Vì đứt dây, nên gỗ mới chìmBởi anh ở bạc nên em phải tìm nơi xa.

3. Anh đi ghe nổi chín chèoBởi anh thua bạc nên nghèo nợ treo

- Nợ treo mặc kệ nợ treoEm bán bánh bèo trả nợ cho anh.

4. Cái cò là cái cò quămMày hay đánh vợ, mày nằm với ai?

85

Page 86: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Có đánh thì đánh sớm maiChớ đánh chập tối, chả ai cho nằm.5. Chữ trinh đáng giá nghìn vàng

Từ anh chồng cũ đến chàng là nămCòn như yêu vụng dấu thầm

Họp chợ trên bụng đến trăm con người!6. ớt nào là ớt chẳng cay

Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng?Nói ra đau đớn trong lòng

ẤY cái nợ nần, có phải chồng đâu.Từ các câu ca dao về những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ vợ chồng,

chúng tôi thống kê được 40 tình huống, trong đó loại tiêu cực được nói đến nhiều nhất là Đa thê (15 câu), Nghiện hút, cờ bạc (13 câu), Phụ bạc nhau (12 câu), Lẳng lơ, đàng điếm (12 câu), Đánh vợ (7 câu). Khi phản ánh các hiện tượng tiêu cực trong quan hệ vợ chồng, các tác giả dân gian thể hiện nhiều thái độ khác nhau, nhưng nhìn chung là không gay gắt lắm. Các loại biểu hiện tiêu cực như nghiện hút, cờ bạc, đánh vợ… đều không bị phê phán trực diện. Đối với hiện tượng đa thê, thái độ của người phụ nữ cũng đa chiều: khi thì chấp nhận ("Có ai lấy lẽ chú tôi thì vào/Thím tôi chả bảo làm sao,/ Nói lên vài tiếng, lào nhào mấy câu.”), khi thì phản đối ("Chồng chung thì đừng"), và lúc lại trách móc (“Anh lấy vợ lẽ phụ tình thiếp chăng?”), trong đó chủ yếu là trách móc. Điều này cho thấy người Việt chịu ảnh hưởng của Nho giáo, của chế độ phụ quyền, trong đó cho phép người đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp, đồng thời thể hiện cách sống hồn nhiên chân chất của cư dân nông nghiệp. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, thì việc xuất hiện tần số cao nhất: 15 lần nhắc đến đa thê trong các câu ca dao nói về tiêu cực vợ chồng, cho ta thấy lối ứng xử cam chịu của người phụ nữ, đồng thời cũng là vấn đề nhức nhối hằn sâu trong tâm tư của người phụ nữ. Sự bất công ấy phải chăng là nguyên nhân của việc không ai khác, mà chính người phụ nữ, đã cất cao tiếng nói hạ bệ thần tượng của chữ "trinh" để có những câu ca dao phản ánh thái độ bất cần của họ như một thói xấu trêu ngươi các chàng trai, đó là tính lẳng lơ. Từ tình trạng này, dẫn đến một hệ quả là trong ca dao, khuyết điểm bị nhắc đến nhiều nhất của phụ nữ là tính lẳng lơ, đàng điếm, với thái độ dè bỉu khinh khi. Các tác giả dân gian theo dõi từng trạng thái của người phụ nữ trong những cảnh huống khác nhau để lột tả sinh động những thói xấu của người phụ nữ: khi ở với chồng thì dành “quả ngọt” cho “trai", đang sống với chồng cũng “nom chồng người.”, khi xa chồng - "Nhớ chồng thì ít, nhớ trai thời nhiều.”, tới mức “Loạn trôn từ

86

Page 87: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

thuở vắng chồng đến nay”, bị chồng đánh vì “ve ông lái mành”, ngông cuồng tới mức “Họp chợ trên bụng đến trăm con người!”, "Có chồng càng dễ chơi ngang/Đẻ ra con thiếp, con chàng, con ai?”, đến khi chồng chết cũng không thờ chồng được ở mức tối thiểu: “Chồng tôi mới được ba ngày/Ai ơi có đợi tôi rày hay không?" Những biểu hiện này cho thấy trong xã hội phong kiến, không phải là phụ nữ không dám bung phá, sống theo sở ý riêng, mặt khác cũng cho thấy dư luận hết sức quan tâm và khắt khe đối với phụ nữ. Điều này vừa biểu hiện cho sự áp chế của lễ giáo phong kiến đối với người phụ nữ, vừa thể hiện sự chống đối của người phụ nữ đối với lễ giáo ấy. Nương nhẹ cho những khuyết điểm của đàn ông, trong đó có những thói xấu mang tính phổ biến trong xã hội như đa thê, cờ bạc, rượu chè, đánh vợ, đồng thời lại ngặt nghèo đối với những khuyết điểm của phụ nữ, ca dao đã cho thấy rằng trong tâm thức dân gian, ý thức phụ quyền đã có sự chi phối ở mức độ nhất định đến cách nhìn nhận, đánh giá của nhân dân về cách thức ứng xử trong quan hệ vợ chồng.

2. QUAN HỆ CHA MẸ CON

2.1. Quan niệm dân gian về chữ Hiếu

Hiếu là một khái niệm hết sức quan trọng trong Nho giáo. Trong Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, Phan Ngọc viết: “Không đạo lý nào nói đến chữ hiếu nhiều hơn Khổng giáo. Và dù cho chữ hiếu có được nhắc đến bởi Khổng Tử, Tăng Tử và vô số học giả thì chung quy chỉ là bổn phận của đứa con đối với cha mẹ mình. Và chấm dứt.” [81:112[. Trong Nho giáo xưa và nay, Quang Đạm viết:

"Hiếu tất nhiên là biết yêu thương cha mẹ, biết vào thưa gửi, đi báo cáo về trình diện, biết quạt nồng ấm lạnh, sớm hỏi chiều thăm, biết lập thành gia thất có con nối dõi tông đường, tránh được tội lớn "vô hậu".v.v. Có thể nói rằng đó là những việc quen thuộc mà người ta hay nói đến trong xã hội cũ trải qua mấy chục thế kỷ rồi. Nhưng Khổng Mạnh chủ yếu nhấn mạnh vào những điều có ý nghĩa cao sâu hơn về mặt đạo lý triết học. Ngay đến việc nuôi nấng cha mẹ, Khổng Khâu cũng dụng ý phê phán gay gắt một quan niệm đương thời là cứ có nuôi nấng là được. Lời phê phán như sau: "Ngày nay, nói người có hiếu là nói biết nuôi nấng. Đến như con chó con ngựa cũng đều có nuôi nấng cả. Không có lòng tôn kính thì có gì phân biệt." [30:177].

87

Page 88: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Rất sợ hậu sinh không giữ đúng đạo của cha ông, thầy trò Khổng Khâu nhiều lần nêu rõ những yêu cầu "kế", "thuật", "và "vô cải" (nghĩa là nối tiếp, làm theo và không thay đổi)...[30:180].

“Dương danh, hiển nhân, cách báo hiếu tốt nhất.Rất sợ "hậu sinh' "đổi khác", Nho giáo tìm đủ mọi cách làm cho

con cháu cứ đi đúng theo cái đạo của cha ông, cứ "thiện kế", "thiện thuật'' mà làm nên nghiệp lớn, vươn lên cao mãi. Con hơn cha như vậy nhà càng có phúc. [30:180].

Trong ca dao, nhân dân ta cũng hay nói đến chữ Hiếu. Trong số 446 câu ca dao nói về quan hệ cha mẹ con, thì có 100 câu phản ánh tình trạng có hiếu hoặc bất hiếu, còn trong 1.179 câu ca dao nói về gia đình, có 25 câu ca dao có dùng trực tiếp từ hiếu.

Khảo cứu ca dao nói về đạo hiếu trong gia đình Việt Nam, chúng tôi thống kê như sau:

- Tổng số câu ca dao đề cập đến đạo hiếu: 100 câu (21 câu có dùng trực tiếp chữ hiếu, hoặc hiếu trung), còn lại là nói gián tiếp.

- Số câu thể hiện sự có hiếu là 89 câu, sự bất hiếu là 11 câu.

Nội dung có hiếu đối với cha mẹ được ca dao phản ánh là: Đền ơn nuôi dưỡng, Chăm nom về vật chất, Thờ cha kính mẹ, Biết ơn cha mẹ, Chịu nhục, Biết sợ, Chịu cúi luồn, Lo lắng cho cha mẹ, Thờ cúng chu tất (hơn với chồng), Gắng học để thành danh, Coi cha mẹ hơn chồng, Coi trọng đền ơn hơn nhân duyên, Nhớ thương, Phụng dưỡng mẹ cha, Trọng công cha như nghĩa thầy, Mong cha mẹ sống lâu, Lao động làm giầu cho cha, Không được cãi cha mẹ, Hầu mẹ cha, Vợ chồng thờ chung cha mẹ, Trong thời gian để tang cha mẹ không nghĩ đến nhân duyên, Nối nghiệp cha ông.

Nội dung bất hiếu đối với cha mẹ được ca dao phản ánh là: Kể công nuôi cha mẹ, Ăn chơi phung phí của cha mẹ, Sao nhãng thăm nom, Hưởng riêng sang giầu, để mặc cha mẹ nghèo, Hỗn láo với cha mẹ, Quên ơn cha mẹ.

Nói chung, những nội dung về chữ hiếu mà ca dao người Việt phản ánh như đã dẫn trên đây đều được Nho giáo đề cập đến, chứng tỏ trên bình diện gia đình, chữ hiếu của Nho giáo đã được chuyển tải và thâm nhập khá sâu, rộng vào xã hội Việt Nam thời phong kiến. Tuy vậy, trong nội dung của chữ hiếu mà ca dao chuyển tải, thường hướng vào cách ứng xử thông thường trong cuộc sống, gần gũi với nếp sống, nếp nghĩ bình dị của người dân, còn những triết lý, yêu cầu cao siêu hoặc ngặt nghèo của Nho giáo thì không được đề cập.

88

Page 89: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Về đối tượng của chữ hiếu, Nho giáo quy định như sau: “Hiếu đạo là nghĩa với cha mẹ, đồng thời cũng có thể là nghĩa đối với các thế hệ bề trên trong gia đình.”, “Con người hiếu đễ bao giờ cũng làm vui lòng cha anh" [30:175]. “Ba mối nhân luân trong gia đình là cha con, anh em và vợ chồng.” [30:183]. Như vậy, đối tượng của chữ hiếu chính là cha mẹ, người bề trên, nhưng Nho giáo nhấn mạnh đến cha anh, đến mối quan hệ cha - con.

Khi nói về hiếu, ca dao người Việt cũng chỉ rõ đối tượng là cha mẹ: với cha mẹ nói chung (88 câu), trong đó nói đến cả cha và mẹ trong cùng một câu ca dao là 59 câu, nói riêng về cha là 4 câu, riêng về mẹ là 26 câu, số câu có nhắc trực tiếp đến từ cha (hoặc thầy, thày) là 50 câu, mẹ (hoặc má) là 67 câu, nói về công cha là 11 câu, về nghĩa mẹ là 20 câu. Có nghĩa là, đối tượng của chữ hiếu được ca dao người Việt quan tâm hơn cả là cha mẹ nói chung, tiếp đó là người mẹ. Trong mọi trường hợp, người cha đều được nói đến ít hơn người mẹ. Điều này cho thấy, khi sử dụng khái niệm hiếu, phản ánh tình trạng có hiếu hoặc bất hiếu, ca dao thiên về lối ứng xử thông thường và nặng về tình chứ không phải nặng về giáo lý, và người mẹ bao giờ cũng chiếm vị trí quan trọng hơn người cha. Điều này cũng chứng tỏ rằng, khi nói về chữ hiếu, người Việt giới hạn nó trong phạm vi gia đình là chính, không đồng nhất với quan niệm của Nho giáo, tức là chỉ khuôn chữ hiếu vào việc làm sao cho con sống có tình có nghĩa với cha mẹ là chính, chứ không phải hướng con người theo cách báo hiếu mang tính giáo lý của Khổng Mạnh là phải xây dựng được nghiệp lớn, biến nhà mình thành đại gia, có thế lực trong xã hội. Quan niệm của Khổng giáo không có con trai là bất hiếu cũng không hề có mặt trong các câu ca dao nói về đạo hiếu của người Việt, càng cho chúng ta thấy rõ khái niệm hiếu của Nho giáo tuy đã thâm nhập sâu vào xã hội, gia đình Việt Nam nhưng nội dung đã mờ nhạt.

2.2. Trách nhiệm của cha mẹ đối với con

Có 18 câu ca dao thể hiện trách nhiệm của cha mẹ với con. Đó là: Nuôi nấng, Chăm chút, Dạy dỗ, Dựng vợ gả chồng, Tạo dựng nhà cửa, Cho học hành.

Trong các trách nhiệm nói trên, việc chăm lo cho con học hành được nói đến nhiều hơn cả (5 câu), với mục đích rõ ràng là thành danh, hiển thân. Điều này cho thấy, về mặt giáo dục, người Việt đã chịu ảnh hưởng rõ rệt của Nho giáo, và đây là ảnh hưởng tích cực.

89

Page 90: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Một số câu ca dao tiêu biểu là:

1. Cơm cha áo mẹ chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh.

2. Con ơi muốn nên thân người

Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha

Gái thời dệt gấm thêu hoa

Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa

Trai thời đọc sách ngâm nga

Dùi mài kinh sử để chờ đại khoa

Nữa mai nối đặng nghiệp nhà

Trước là mát mặt sau là hiển thân.

3. Con cò bay bổng bay la

Bay từ cửa miếu bay ra cánh đồng

Cha sinh mẹ đẻ tay không

Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi

Trước là nuôi cái thân tôi

Sau nuôi đàn trẻ, nuôi đời cò con.

4. Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi, xương mòn gối long

Con ơi, cho trọn hiếu trung

Thảo ngay một dạ, kẻo luống công mẹ thầy.

Đáng lưu ý là, tuy nói ít về trách nhiệm của cha mẹ đối với con, nhưng ca dao của người Việt lại nói nhiều đến công lao của cha mẹ, răn dạy con phải báo đáp. Sở dĩ như vậy vì ca dao thiên về tình cảm, các tác giả dân gian không chủ tâm đúc rút giáo lý trong quan hệ cha mẹ con, mà chủ yếu phản ánh tình cảm được bộc lộ qua mối quan hệ ấy. Qua những câu ca dao nói lên công lao của cha mẹ đối với con, lại thấy nổi lên trách nhiệm của cha mẹ rất lớn, thiên về việc nuôi nấng, chăm chút, hy sinh cho con, mong con nên người, kể cả học hành để thành danh, hiển thân.

90

Page 91: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

2.3. Những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ cha mẹ conChúng tôi thống kê được 37 câu ca dao nói lên những biểu hiện tiêu cực

trong quan hệ cha mẹ con. Một số câu ca dao tiêu biểu là:1. Cha mẹ nuôi con như biển hồ lai lángCon nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày.

2. Mẹ già hết gạo treo niêuMà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai.

Về các biểu hiện tiêu cực trong quan hệ cha mẹ con, trong phần Hôn nhân, chúng tôi sẽ có dịp nói đến khía cạnh ép duyên, mà chủ yếu là do yếu tố kinh tế - cha mẹ tham tiền, tham giầu mà ép duyên con. Trong phần này, chúng tôi xem xét khía cạnh con đối xử không tốt với cha mẹ. Có 7 câu ca dao nói về hành động tiêu cực của con đối với cha mẹ là: Cãi cha mẹ, Kể công nuôi cha mẹ, Để cho mẹ khổ trong khi mình giầu sang. Hai loại tiêu cực đầu mang yếu tố tinh thần, loại tiêu cực sau mang yếu tố vật chất. Thái độ của các tác giả dân gian trước các hành vi sai trái của con đối với cha mẹ không được bộc lộ rõ ràng, chỉ có một trường hợp nói thẳng rằng "con cãi cha mẹ" là "con hư". Trong các trường hợp này, ca dao phản ánh một cách khách quan là chính, để người nghe tự rút ra kết luận và tỏ thái độ.

3. QUAN HỆ NÀNG DÂU VÀ GIA ĐÌNH CHỒNGChúng tôi thống kê được 63 câu ca dao nói về quan hệ của nàng dâu đối

với gia đình nhà chồng, thì có tới 33 câu thể hiện những biểu hiện tiêu cực, chỉ có 14 câu biểu hiện sự tích cực (chủ yếu là đối vơí mẹ chồng). Tức là có 52% số câu ca dao về quan hệ nàng dâu - nhà chồng phản ánh tính tiêu cực, và số câu ca dao nói về các hiện tượng tiêu cực trong quan hệ nàng dâu - nhà chồng nhiều gấp 2,35 lần số câu nói về các hiện tượng tích cực. Tỷ lệ này là cao, đồng thời với nội dung của các câu ca dao nói lên những tiêu cực trong quan hệ nàng dâu với nhà chồng cho thấy từ trong truyền thống, đây là mối quan hệ mang nhiều nỗi nhức nhối thuộc gia đình người Việt. Nói cách khác, mâu thuẫn nàng dâu - nhà chồng là điểm yếu nhất trong quan hệ gia đình của người Việt.

Qua các câu ca dao nói về quan hệ nàng dâu - nhà chồng, chúng tôi rút ra bảng thống kê như sau:

Những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ nàng dâu - nhà chồngHIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN TÁC NHÂN

Làm việc vất vả vẫn bị chê Nhà chồng

Đay nghiến Mẹ chồng

91

Page 92: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Doạ khâu miệng mẹ chồng Bị đay nghiến Con dâu

Mong mẹ chồng chết Bị đay nghiến Con dâu

Khôn khéo vẫn bị chê (4 câu) Mẹ chồng

Bị chồng đánh, bị xui đánh thêm Mẹ chồng

Mong mẹ chồng ốm để cho

thuốc độc

Bị ngược đãi Con dâu

Khóc than Bị hành hạ Mẹ chồng

Bỏ về nhà mẹ đẻ Mẹ chồng ác nghiệt Mẹ chồng

Khóc Bị chửi Mẹ chồng

Muốn bỏ đi Bị hành hạ, chê

nghèo

Mẹ chồng

Ăn không ngon Thấy mẹ chồng

Nghèo đi Lấy chồng

Tàn tạ đi Bị đánh mắng Mẹ chồng

Rầu Bị coi rẻ Mẹ chồng

Rủa mẹ chồng Con dâu

Không khen nhau Quan hệ không bình

đẳng

Mẹ chồng

Không dám về với chồng Sợ bị chê nghèo Cha mẹ chồng

Nhờ chồng lạy mẹ Bị đánh Mẹ chồng

Nhịn nhục, nhịn ăn mặc Mẹ chồng ác Mẹ chồng

Bị hành hạ Lấy chồng giầu Mẹ chồng

Không yêu nhau Vì là nàng dâu mẹ

chồng

Xui chồng chống mẹ Bị đòn Mẹ chồng

Chí nguyện vẫn bị chê Mẹ chồng

Bị đối xử bất công Là con dâu Mẹ chồng

Cực nhọc, đói khổ, rách rưới Là con dâu Mẹ chồng

Các tình huống tiêu cực trong quan hệ nàng dâu mẹ chồng được thống kê ở bảng trên cho thấy sự mâu thuẫn gay gắt của hai đối tượng này. Sự phản ứng quyết liệt, những lời nói nặng nề, hành vi không khoan nhượng giữa mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình dưới chế độ phong kiến ở Việt Nam cho thấy mặc dù đề cao phụ quyền nhưng vai trò của người cha cũng chưa đủ mạnh để tạo dựng nên những quan hệ tốt đẹp và chưa đủ uy để trấn áp các hành động gây bất hoà giữa các thành viên trong gia đình. Điều này khác với gia đình phụ quyền ở

92

Page 93: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Trung Quốc, trong đó người con dâu chịu lép một bề, cúi đầu tuân phục mọi phép tắc của nhà chồng.

Một số câu ca dao tiêu biểu là:1. Mẹ chồng nàng dâu

Chúa nhà người ở, khen nhau bao giờ.2. Thật thà cũng thể lái trâu

Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.3. Bà kia bận áo xanh xanh

Ngồi trong đám hẹ nói hành con dâuBà ơi! Tôi không sợ bà đâu

Tôi xe sợi chỉ, tôi khâu miệng bàChừng nào bà chết ra ma

Trong chay ngoài hội, hết ba chục đồngKhông khóc thì sợ lòng chồng

Có khóc cũng chẳng mặn nồng chi đâu.4. Chàng nhìn thiếp rưng rưng hột luỵ

Thiếp nhìn chàng lã chã hột châuMẹ cha hành hạ thân dâu

Anh đau lòng phải chịu, biết làm sao bây giờ?5. Cô kia đội áo đi đâu?

- Tôi là phận gái làm dâu mới vềMẹ chồng ác nghiệt đã ghê

Tôi ở chẳng được tôi về nhà tôi.Những biểu hiện tích cực trong quan hệ nhà chồng - nàng dâu.

HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN TÁC NHÂN

Coi như con đẻ Dâu hiền Gia đình chồng

Cùng lao động

Thương mẹ chồng Con dâu

Chăm mẹ chồng Con dâu

Coi bình đẳng như con Nhà chồng

Kính trọng mẹ cha chồng Con dâu

Nuôi mẹ thay chồng Con dâu

Một số câu ca dao tiêu biểu là:1. Năm trai, năm gái là mười

Năm dâu, năm rể là đôi mươi tròn.3. Xin anh đi học cho ngoan

93

Page 94: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Để em dệt cửi kiếm quan tiền dàiQuan tiền dài em ngắt làm đôi

Nửa thì giấy bút nửa nuôi mẹ giàMẹ già là mẹ già anh

Một ngày hai bữa cơm canh mẹ giàBát cơm em nấu như hoa

Bát canh em nấu như là mật ongNước mắt em lọc cho trong

Mâm cơm em dọn tựa dòng cơm quan .Từ các tình huống thể hiện tính chất tích cực và tiêu cực trong quan hệ

nàng dâu - nhà chồng, chúng tôi có mấy nhận xét như sau:- Thứ nhất , mâu thuẫn chủ yếu trong gia đình là mâu thuẫn giữa nàng dâu

và mẹ chồng mà tác nhân chính là mẹ chồng. Nói cách khác, mẹ chồng là người chủ yếu tạo nên các mâu thuẫn với nàng dâu.

- Thứ hai , khi làm dâu, người con gái chịu đủ mọi nỗi khổ, cả về vật chất và tinh thần, nhưng không được biết rõ nguyên nhân thực sự làm cho mình bị ngược đãi. Có nghĩa là, qua ca dao, chúng ta thấy ở một bộ phận xã hội, làm dâu đồng nghĩa với phải cam chịu cảnh sống tôi đòi. Đặc biệt, ca dao đã nhiều lần khẳng định làm dâu nhà giầu thì chỉ có khổ.

- Thứ ba, các phản ứng tiêu cực của nàng dâu đều hướng vào mẹ chồng. Sự phản ứng của nàng dâu có nhiều mức độ khác nhau, tuỳ thuộc ở sự ngược đãi đối với mình, trong đó nhiều trường hợp đã phản ứng gay gắt, tới mức đối kháng.

- Thứ tư , những biểu hiện tích cực trong quan hệ nàng dâu - nhà chồng chủ yếu do nàng dâu tạo nên, hoặc do nhà cha mẹ chồng tạo nên, không có trường hợp nào do mẹ chồng tạo nên. Trong các trường hợp biểu hiện tính tích cực trong quan hệ nàng dâu - mẹ chồng do cha mẹ chồng tạo nên, thể hiện tính dân chủ, bình đẳng, nhưng chỉ bộc lộ qua nhận thức chứ không phải là những ứng xử cụ thể: nếu dâu mà hiền thì được coi như con, khi tính lượng người trong nhà, con dâu con rể cũng được tính ngang hàng với con trai con gái.

Những nhận xét trên đây dẫn đến kết luận là ca dao đã phản ánh mâu thuẫn trong gia đình người Việt trong xã hội phong kiến, chủ yếu bộc lộ qua mâu thuẫn nàng dâu - mẹ chồng. Mâu thuẫn này được thể hiện trên nhiều bình diện của cuộc sống, từ vật chất tới tinh thần, với nhiều mức độ, mà cao nhất là có thể dẫn đến hành động loại trừ nhau.

Tìm hiểu hoàn cảnh kinh tế - xã hội thời phong kiến, chúng ta có thể thấy được nguyên nhân sâu sa của mâu thuẫn ấy. Như chúng ta đã biết, trong chế độ

94

Page 95: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

phong kiến, lao động của người nông dân phần lớn mang tính đơn giản, năng suất thấp, đòi hỏi nhiều sức lao động. Sống ở nông thôn mà nhà neo người thì gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, các gia đình ở nông thôn rất cần nhân lực. Theo chế độ phụ hệ, người phụ nữ khi lấy chồng phải theo chồng. Khi về nhà chồng, người phụ nữ là một nhân lực được bổ sung, do vậy bao giờ nhà chồng cũng tìm cách khai thác tối đa khả năng lao động mới ấy. Vì thế, đã hình thành trong tâm lý cư dân nông thôn thói quen tận dụng sức lao động của người làm dâu. Điều này được thể hiện qua nhiều câu ca dao, trong đó có những câu nói rõ làm dâu nhà giầu thì khổ - chính là vì nhà giầu ở nông thôn thường là những gia đình bóc lột, và thói quen bóc lột ấy đã khiến những gia đình này càng áp chế, tận dụng sức lao động của nàng dâu hơn các gia đình khác (nói về hôn nhân, có 14 câu ca dao có từ tham). Để thấy rõ hơn đặc điểm về việc tận dụng sức lao động của nàng dâu trong gia đình nông dân thời phong kiến, chúng ta có thể liên hệ qua số phận của những anh chàng gửi rể, như:

Trời mưa cho ướt lá khoaiCông anh làm rể đã hai năm ròng

Nhà em lắm ruộng ngoài đồngBắt anh tát nước, cực lòng anh thay

Tháng chín mưa bụi gió mayCất lấy gàu nước, hai tay rụng rời.

Có nghĩa là, ngay cả nam giới, khi đem thân ở nhà người khác (bố mẹ vợ) thì cũng bị tận dụng sức lao động, cũng chịu cảnh sống tôi đòi chứ không riêng gì nàng dâu. Mặt khác, về tâm lý, tình cảm, dù sao nàng dâu cũng chỉ là người dưng, về chung sống với gia đình nhà chồng đã "chiếm mất" người con trai của gia đình, làm cho anh ta không còn tập trung tình cảm cho mẹ như trước, rất dễ trở thành đối tượng ghen ghét của mẹ chồng. Cộng vào đó là cuộc sống cực nhọc, thiếu thốn, gò bó khiến các thành viên gia đình phải xoay tròn trong một vòng sống có nhiều va chạm, thì mâu thuẫn nảy sinh là khó tránh khỏi. Còn một nguyên nhân nữa, theo quan niệm Nho giáo, con dâu về nhà phải "theo thói nhà chồng", nhà chồng cần dạy bảo cho nàng dâu cách sống thật sự thích hợp với yêu cầu của gia đình mình, do vậy rất nghiêm khắc, thậm chí đối xử nghiệt ngã với nàng dâu.

Dựa vào sự dẫn chứng, phân tích trên đây, chúng tôi thấy rằng nguyên nhân thuộc về yếu tố kinh tế và tâm lý, tình cảm, cùng với ảnh hưởng của Nho giáo đã làm nảy sinh những tiêu cực nặng nề trong quan hệ nàng dâu nhà chồng. Trong xã hội ngày nay, di chứng này còn ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình hiện đại, tuy đã giảm bớt mức độ gay gắt.

95

Page 96: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Về những biểu hiện mang tính dân chủ trong quan hệ nhà chồng nàng dâu, cũng chủ yếu xuất phát từ điều kiện xã hội nông thôn mà có. Đó là vì người nông dân xưa sống trong làng là chính, mà làng lại hình thành từ các nhóm gia đình, gần gũi và thân thiết nhau. Với cơ cấu đặc biệt xóm, ngõ, giáp, làng Việt là nơi cố kết các gia đình với nhau. Qua quá trình gây dựng quê hương, tình làng nghĩa xóm ngày càng bền chặt. Cũng do các điều kiện kinh tế - xã hội thời phong kiến, người nông dân thường lấy vợ lấy chồng trong làng trong xã, thế là những cô dâu, chú rể dù có trở thành thành viên của gia đình khác, thì cũng có sự gần gũi của tình làng nghĩa xóm.

Tóm lại, quan hệ nàng dâu - nhà chồng dù là mang tính tích cực hay mang tính tiêu cực, thì cũng được quy định bởi nhiều yếu tố kết hợp, gồm yếu tố kinh tế - xã hội, yếu tố tâm lý, tình cảm, và yếu tố Nho giáo (ở một mức độ nhất định).

4. QUAN NIỆM VỀ HÔN NHÂN

Tình yêu và hôn nhân là chủ đề muôn thủa của văn học. Qua các câu chuyện về hôn nhân trong chế độ phong kiến, các tác giả đã phản ánh được thực trạng cũng như quan niệm của xã hội về hôn nhân, trong đó phần lớn lên án sự hà khắc của lễ giáo phong kiến, thứ lễ giáo đã làm thui chột tình yêu chân chính của con người, dìm con người trong biển khổ của sự chia cắt nhân duyên. Ca dao người Việt phản ánh khá sinh động tình trạng hôn nhân trong xã hội phong kiến. Đã có một số nhà nghiên cứu đã đào sâu vào kho tàng ca dao để tìm ra những vấn đề mang tính bản chất của hôn nhân trong xã hội phong kiến.

Trong Kinh thi Việt Nam, Nguyễn Bách Khoa viết:

"Cái tình yêu khăng khít, cái tương tư nồng nàn, cái gắn bó keo sơn của họ, rút cục, thường chỉ đưa đến một thất vọng chua cay. Nguyên nhân của sự thất vọng là quyền áp chế của cha mẹ. Theo luân lý phụ quyền thì cha mẹ có quyền tuyệt đối trong việc định hôn nhân cho các con, vì hôn nhân không phải là công việc thụ hưởng ái tình mà chỉ là một khí cụ để nối truyền gia thống nên cha mẹ không để ý đến cái yêu đương của con trẻ." [63:125].

Trong Thi ca bình dân Việt Nam các tác giả phân tích quan niệm về gia đình của người Việt Nam trong xã hội phong kiến như sau:

"Đối với người con gái, ý thức tại gia tòng phụ được thể hiện rõ rệt nhất trong ca dao về phương diện hôn nhân. Vì cho mình không có

96

Page 97: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

quyền hạn gì trong việc lựa chọn, nên họ đã đem số phận tương lai uỷ thác vào quyết định của cha mẹ. [72:186].

"Dù trai gái có thương yêu nhau đến đâu, họ cũng không dám nghĩ đến vượt quyền quyết định của mẹ cha!… Quyền định đoạt của cha mẹ đối với con một cách độc đoán như vậy đã nảy sinh trong gia đình Việt Nam, nhất là đối với việc hôn nhân, không biết bao nhiêu đổ vỡ, mà kẻ chịu thảm nạn là người con gái, lớp người mà chế độ “tại gia tòng phụ” của Khổng Mạnh đã dành sẵn cho họ.… Dù trai gái có thương yêu nhau đến đâu, họ cũng không dám nghĩ đến vượt quyền quyết định của mẹ cha!... Hễ cha mẹ không bằng lòng thì hôn nhân của đôi lứa phải tan vỡ, dù trai gái đã thương nhau đến bực nào. Ngược lại, khi cha mẹ bằng lòng, dù trai gái không thương nhau cũng phải lấy nhau. [72:187].

Trong Chống hôn nhân gia đình phong kiến trong ca dao Việt Nam, Hằng Phương viết:

"... ở nước ta, dưới chế độ phong kiến, việc hôn nhân của con đều do cha mẹ quyết định: cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.” [122:2].

“Thời phong kiến hầu hết cha mẹ thường quan niệm mình có toàn quyền lo liệu hôn nhân cho con. Không đếm xỉa đến những nguyện vọng mơ ước của tuổi trẻ và hạnh phúc gia đình con sau này.’’ [122:7].

Tác giả đã trích dẫn ca dao để khái quát thành 7 vấn đề lớn nói lên những mặt tiêu cực trong hôn nhân, gia đình dưới chế độ phong kiến là: Những nỗi lo âu và đau khổ của nam nữ thanh niên thời xưa, Cưỡng ép hôn nhân, Tảo hôn, Đa thê, Cảnh goá bụa, Mẹ chồng nàng dâu, Mẹ ghẻ con chồng, Không dân chủ trong gia đình.

Trong Tục cưới hỏi, các tác giả Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo viết: "Trong xã hội cũ, cha mẹ đóng vai trò quan trọng, quyết định

cuộc đời của các đôi nam nữ thanh niên. Với những gia đình nền nếp, có gia giáo thì '’cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", và gia đình hai bên phải "môn đăng hộ đối" [79:5].

Trong Tục ngữ, ca dao Việt Nam, Mã Giang Lân viết: "Trong xã hội cũ, tình yêu của nhân dân lao động được thể hiện

bằng những tình cảm tự nhiên, lành mạnh. Giai cấp phong kiến muốn bóp chết những tình cảm hồn nhiên, lành mạnh ấy. Vì vậy trong ca dao, bên cạnh tiếng hát ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc, là những tiếng kêu đau khổ xót xa về những trắc trở trong tình yêu. Tình yêu tan vỡ do nhiều nguyên nhân, có phần chủ quan trai gái không hợp tính nết nhau

97

Page 98: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

hoặc ngập ngừng e ngại, nhưng phần lớn là do những nguyên nhân xã hội do xã hội phong kiến gây ra.… Và cũng dễ hiểu, trong ca dao có nhiều bài phản ánh tinh thần đấu tranh để bảo vệ tình yêu chân chính của những “chàng trai” và “cô gái”.

"Những câu ca dao về chủ đề hôn nhân và gia đình biểu hiện các mối quan hệ đẹp đẽ giữa tình cảm vợ chồng, cha con, mẹ con, anh em, họ hàng… Cho nên lời than thở của người phụ nữ về số phận của mình dưới chế độ phong kiến là âm điệu chủ yếu của mảng ca dao này ." [70:7].

Vũ Ngọc Phan viết:"Nhưng ca dao Việt Nam đã chứng tỏ rằng trong quần chúng nhân

dân, tư tưởng chống đối giai cấp phong kiến vẫn là tư tưởng chủ đạo. Cho nên trong hôn nhân khi họ đã không ưng thuận, thì họ cũng không kể gì giàu sang phú quý, và cũng không tin gì ở số mệnh." [114:339].

Qua một số ý kiến dẫn ra trên đây, chúng tôi thấy có hai cách đánh giá khác nhau: cách thứ nhất nhận định trai gái nước ta hoàn toàn chịu phục tùng lễ giáo phong kiến trong hôn nhân, cách thứ hai nhận định có sự đấu tranh chống lại lễ giáo phong kiến. Qua khảo sát ca dao về hôn nhân, chúng tôi thấy rằng người Việt có cách thức ứng xử nhiều chiều, có khi tuân phục lễ giáo phong kiến, có khi bung phá, cũng có khi lưỡng lự suy xét để hành động theo lẽ thường tình của quan hệ gia tộc.

Sau đây là một số điểm cần chú ý về số lượng:Tổng số câu ca dao nói về hôn nhân: 171 câu.

Trong đó:+ Thể hiên sự cam chịu: 38 câu+ Thể hiện sự trách móc: 34 câu+ Thể hiện quyền của cha mẹ: 5 câu+ Thể hiện sự phản kháng: 17 câu+ Thể hiện sự chủ động: 35 câu+ Thể hiện sự lưỡng lự: 21 câu+ Thể hiện sự tự giác: 18 câu

Tổng hợp lại, có thể chia thành 4 loại thái độ:

+ Chịu sự đè nén của lễ giáo phong kiến: 76 câu+ Chống lại sự đè nén của lễ giáo phong kiến: 53 câu+ Giữ đúng bổn phận làm con theo lẽ thương tình: 36 câu. + Thể hiện sự dân chủ trong hôn nhân: 6 câu.

98

Page 99: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Như vậy, số câu thể hiện sự áp đặt của lễ giáo phong kiến về hôn nhân và con phải chấp nhận là 76, số câu thể hiện ngược lại hoặc khác với sự áp đặt là 95 câu. Nhìn vào số lượng các câu ca dao “trái chiều” nhau, cho thấy nhận định rằng qua ca dao thấy rõ con hoàn toàn chịu sự áp chế của cha mẹ là không đúng.

Sau đây, chúng ta tìm hiểu chi tiết hơn các tình huống ứng xử về hôn nhân trong gia đình người Việt thể hiện qua ca dao.

4.1. Hôn nhân chịu sự chi phối của lễ giáo phong kiếnQua 76 câu ca dao thể hiện sự cam chịu của con trước sự áp đặt của cha

mẹ trong hôn nhân, chúng tôi rút ra các tình huống như sau:

TÌNH HUỐNG CHA MẸ CON HẬU QUẢ

1.Được hỏi làm

vợ

Chê bai Bảo đem lễ về

2. Bị gả

bán (2 câu)

Trách chồng Đau lòng

3.Được tỏ tình Không đồng tình Không dám cãi

4. Bị phụ

tình (2)

ép gả Ham quyền quý Lìa nhau

5.Yêu nhau Không đồng tình Thất ước Lấy chồng xa

6.Muốn gặp

nhau

Sợ mẹ cha Không gặp

7.Đang gặp nhau Sợ mẹ cha Bảo về

8.Yêu nhau Không cho Khóc rồi về

9.Phải lòng nhau Rình Không làm quen Quên nhau

10. Yêu nhau Không đồng tình Cầu xin Sầu, than

11. Yêu nhau Không đồng tình Khóc Khổ

12. Quen nhau Nghiêm khắc ít đến Nhạt tình

13. Bị gả

bán (3)

Bực

14. Yêu Thách cưới Mặc tình Tiếc công

15. Khuôn phép Không lai vãng Quên nhau

16. Tham việc tiếc

công

Không lo lấy

chồng

17. Gả chồng Không phản ứng Sầu

18. Yêu Ngăn cấm Đăm chiêu Sầu

99

Page 100: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

19. Yêu nhau Ngăn cấm Nghe theo

20. Yêu nhau Ngăn cấm Không lấy được

nhau

21. Hỏi vợ Không ưa Trách

22. Không chiều Trách

23. Yêu

nhau (2)

Không lo cho Trách Xa nhau

24. Yêu nhau Ngăn cấm Trách Xa nhau

25. Yêu nhau Chọn nhầm Trách

26. Yêu nhau Quá lời Trách Bỏ rời

27. Bị ép gả ÉP, dỗ dành Xót xa Vợ chồng xung

khắc

28. Kén rể Lâu duyên con

29. Yêu nhau Không rõ thái độ Chờ đợi

30. Xa nhau Nghĩ không sâu Trách Sầu, nhớ

31. Bị ép duyên Trách Sầu

32. Bị gả bán Tham vàng Trách Sầu

33. Xa nhau Tham giầu

34. Gả không đúng chỗ Trở về

35. Lấy chồng

miền biển

Ham ăn ngon Xa quê

36. Xứng đôi Nói không Rời duyên

37. Xa nhau

38. Yêu nhau Theo hủ tục Lưỡng lự

39. Cách phân Xui khiến Không bén duyên

40. Bị ép gả ÉP vào Chấp nhận Gắn bó

41. Bị ép gả Tham giàu

42. Bị ép gả Đau đớn

43. Lỡ thì

44. Chồng già Tham tiền Oán Tủi

45. Bội ước

46. Mới bén

duyên

Cầm duyên Trách

47. Bị cắt duyên

48. Chồng thấp

vợ cao

Tham lam

100

Page 101: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

49. Chồng

thấp, trẻ con (2)

Tham lam Trách Tủi

50. Bị gả về

giồng

Than phận Không kham được

gánh gồng

51. Bị đòn Tham lam

52. Bị chồng

đòn

Tham lam

53. Hợp đôi Không tính Trách

54. Bị ép duyên Đắng cay

55. Bị ép duyên Tham lam Bị làm lẽ

56. Bị cầm

duyên

Tham, thách cưới Chờ đợi Bị giảm giá trị

57. Tham giầu Trách Bị gả đi xa

58. Bực Ra đất người

76 câu ca dao với 58 tình huống thể hiện sự cam chịu của con cái trước sự áp đặt của cha mẹ về hôn nhân chứng tỏ vai trò của cha mẹ đối với con cái trong các gia đình nông dân dưới thời phong kiến rất quan trọng. Bố mẹ được sự hỗ trợ của tư tưởng phong kiến đã tạo ra được uy quyền chi phối hôn nhân của con cái. Xem các tình huống cam chịu được kê ở bảng trên, chúng ta cần chú ý rằng số tình huống cha mẹ tham của cải, tham gả con cho nhà giầu chiếm tỷ lệ cao. Điều đó nói lên vật chất ở thời phong kiến đã là thứ đặt cược cho hạnh phúc của gái trai.

Sau đây là một số câu ca dao tiêu biểu:1. Ai bưng bầu rượu đến đó

Chịu khó bưng vềEm thương anh thảm thiết trăm bề

Heo vay cau tạm áo mượn võng thuêThầy mẹ em nay nhún mai trề

Dạ không nỡ dạ, em không dám chê anh nghèo.2. Em thương anh, cha mẹ không cho

Tìm nơi khuất tịch, khóc no rồi về.3. Mẹ cha nghiêm khắc cùng mình

Nên tôi ít lai vãng, mới nhạt tình đôi ta.4. Thương nhau chẳng lấy được nhauMẹ cha trồng sậy, trông lau ngăn rào.

5. Ba tàn ba heó vì cây

101

Page 102: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Con sầu vì mẹ vì thầy ép duyên.6. Bác mẹ em vội tham vàng

Hang hùm lại ngỡ hang vàng gả conTrước thời thẹn với nước non

Sau thời cay đắng lòng con đêm ngàyKhi vui có bác mẹ thầy

Cơn sầu em chịu đắng cay một mìnhMang thơ ra dán cột đình

Kẻ xuôi người ngược thấu tình em chăng?Phong ba nổi giữa đất bằng

Một dây một buộc ai dằng cho ra!Thiết gì một cảnh vườn hoa

Mà đem đầy đoạ thân ta thế này?Thấu chăng hỡi bác mẹ thầy

Ngỡ rằng gả bán, hoá đầy thân con!7. Anh đi về đi, kẻo thầy em dứt, kẻo mẹ em la

Trận đòn oan em chịu, anh ở xa biết gì!8. Hà Nội ba mươi sáu phố phường

Hàng Mật, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinhTừ ngày ta phải lòng mình

Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phenLàm quen chẳng được làm quen

Làm bạn mất bạn ta liền quên nhau.Tình huống phổ biến là các đôi trai gái yêu nhau (26 trong 58 tình huống)

và bị cha mẹ ngăn cấm hoặc không đồng tình, do đó họ phải rời xa nhau, để rồi buồn thảm, than khóc. Tuy vậy, trạng thái của các tình huống này không căng thẳng lắm, không thể hiện sự áp chế gay gắt. Cách thức phản ứng của các đôi trai gái trong các tình huống này mang tính buông xuôi. Như vậy, hậu quả mà họ gánh chịu có phần do họ chứ không phải hoàn toàn do bị áp chế. Trong 8 câu ca dao dẫn ra trên đây, chúng ta thấy rằng trước tình yêu của những đôi trai gái, cha mẹ họ không tỏ thái độ quá gay gắt, mà chỉ ở mức vừa phải (nay nhún mai trề, không cho, nghiêm khắc, ngăn rào) mà họ đã buông xuôi (không nỡ, khóc, ít lai vãng), không vượt lên khỏi hoàn cảnh để đi đến với nhau. Trong những trường hợp này, chúng ta có thể quy trách nhiệm cho lễ giáo phong kiến quá hà khắc, khiến con cái phải hy sinh tình yêu để giữ tròn chữ hiếu với cha mẹ, cũng do điều kiện khá cô biệt của làng khiến các đôi trai gái bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ với gia tộc, xóm giềng, bị sức mạnh của

102

Page 103: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

dư luận đè nén, không dễ gì bung phá để đến với nhau, nhưng cũng có thể nhận xét rằng tình yêu trong các trường hợp này chưa đủ mạnh tạo nên sự bung phá cho các đôi uyên ương. Sự căng thẳng diễn ra qua 16 tình huống mà trong đó cha mẹ gả bán, cầm duyên, ép buộc cũng nhận được phản ứng không mấy mạnh mẽ (sầu, cay đắng). Những điều dẫn ra trên đây hoàn toàn trái ngược với các tình huống dẫn ra trong mục sau thể hiện tình yêu mãnh liệt của trai gái, khiến họ bất chấp tất cả để bảo vệ tình yêu của mình.

Về quyền cha mẹ trong hôn nhân, có bốn câu ca dao nói trực tiếp, trong đó có hai câu thể hiện cách thức sử dụng quyền ấy như sau:

1. Con ta gả bán cho ngườiCờ ai nấy phất chứ chơi đâu mà.2. Nuôi con những tưởng về sau

Trao duyên phải lứa, gieo cầu phải nơiMực đen vô giấy khó chùi

Vợ chồng, chồng vợ việc đời trăm năm.Đó là hai lối suy nghĩ trái ngược nhau, một là theo lối gia trưởng, áp đặt

hôn nhân, hai là theo lối dân chủ có trách nhiệm với hạnh phúc của con. Như vậy, ngay trong quan niệm của dân gian về quyền của cha mẹ trong hôn nhân cũng có sự đa dạng, không phải là một chiều theo lễ giáo phong kiến.

4.2. Nam nữ chống lại sự đè nén của lễ giáo phong kiến

Qua 53 câu ca dao thể hiện sự chống lại của nam nữ đối với lễ giáo phong kiến, chúng tôi rút ra 47 tình huống như sau:

TÌNH HUỐNG CHA MẸ CON KẾT QUẢ

1.Yêu nhau Không bằng lòng Vẫn yêu

2.Chưa chồng Tự liệu Kịp duyên

3.Yêu nhau Đánh đập Quyết lấy nhau

4.Bị gả bán Xin hoãn

5.Yêu nhau Đánh, ngăn Không xa nhau

6.Yêu nhau Đánh, ngầy Vẫn đi Gặp nhau

7.Bị ép gả Tìm cách thoát

8. Yêu nhau (3

câu)

Đánh Vẫn yêu

9.Yêu nhau Doạ thả trôi bè Không sợ Lôi nhau về

10. Yêu nhau Chia rẽ Mặc Giữ lời nguyền

11. Bị ép gả Gả bừa Liều mình Thoát

103

Page 104: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

12. Yêu nhau Chửi mắng Không sợ Càng yêu

13. Yêu nhau Đánh, chê Không nghe Quyết lấy

14. Bị ép gả Đòi tự vẫn

15. Yêu nhau Đánh, đày Thà chịu chết Thuỷ chung

16. Đi lấy chồng

(2)

Lạy cha mẹ, xin

của

17. Yêu nhau Giấu cha mẹ

18. Yêu nhau Không thương Lạy. Nhờ hàng

xóm

19. Yêu nhau Quên công cha mẹ Theo nhau

20. Yêu nhau Xe ít Xe nhiều. Nhờ xe

21. Yêu nhau Không thương Vẫn đợi

22. Yêu nhau Phải theo

23. Yêu nhau Cấm đoán Vẫn sắm sửa Đi lấy chồng

24. Lấy chồng Răn dạy Xin vốn làm ăn

riêng

25. Yêu nhau Nghe theo Không chê nghèo

26. Yêu nhau Kén Không ngại

27. Cấm đoán Sắm sửa Đi lấy chồng

28. Cấm đoán Xin đừng cấm

29. Yêu nhau Nói Mặc Thương lâu dài

30. Yêu nhau Tin rằng cha mẹ

cũng ưng

31. Lấy chồng Để mẹ cho anh trai Theo chồng

32. Yêu nhau Bỏ mẹ ra đi Thất hiếu

33. Yêu nhau Dấu cha mẹ Đưa anh về

34. Yêu nhau La rầy Không bỏ

35. Yêu nhau Thương hay không Vẫn lấy nhau

36. Yêu nhau Vấn vương Lỗi đạo

37. Thương chồng Lạy mẹ Theo chồng

38. Thờ cha kính mẹ Theo đôi lứa Thành thất gia

39. Lấy chồng Để mẹ cho em Không sai chữ

tòng

40. Lấy chồng Để mẹ cho con trai Gắn bó với chồng

41. Yêu nhau Cắp nhau đi Đền công cha mẹ

sau

104

Page 105: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

42. Yêu nhau Dối mẹ

43. Yêu nhau Thương chàng hơn

44. Yêu nhau Ngồi không yên Than thở

45. Lấy chồng Kêu Lạy. Thương chồng Theo chồng

46. Yêu nhau Đánh mắng Không sợ Tung chiếu ra đi

47. Yêu nhau Lấy nhau

47 tình huống nam nữ chống lại sự đè nén của lễ giáo phong kiến nêu trên phản ánh tính chất quyết liệt của hai xu hướng - xu hướng tự do hôn nhân, và xu hướng ép hôn nhân vào trật tự của lễ giáo phong kiến. 47 tình huống ấy được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau.

Sau đây là một số câu ca dao tiêu biểu:1. Con lạy cha hai lạy một quỳLạy mẹ bốn lạy con đi lấy chồng

Mẹ sắm cho con yếm nhuộm nhất phẩm hồngThắt lưng đũi tím, bộ nhẫn đồng con đeo tay.

2.Dầu thầy mẹ không thươngĐôi ta trải chiếu, lạy từ ngoài đường lạy vô

Lạy cùng ông bác bà côLạy cùng làng xóm, nói vô tôi nhờ

Lạy cùng bà Nguyệt, ông TơXe sao cho trọn, một giờ bén duyên.

3. Đôi ta như chỉ xe baThầy mẹ xe ít thì ta xe nhiều

Đôi ta như chỉ xe nămThầy mẹ xe ít ta cầm ta xe

Đôi ta như chỉ xe mườiThầy mẹ xe ít, mượn người ta xe.

4.Em thương anh cha mẹ cũng phải theoChiếc tàu buồm kia đang chạy, quăng neo cũng ngừng.

5.Thương nhau cắp quách nhau điCông cha nghĩa mẹ sau thì hãy hay.

6. Thờ cha, kính mẹ đã đànhTheo đôi, theo lứa mới thành thất gia.

7. Rượu ngon một chén cũng ngonThầy mẹ thương con cũng gả, không thương con cũng gả

Con thiên lí mã, con vạn lí vân

105

Page 106: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Biết rằng hai họ giao lânBốn sui gia ngồi lại, thiếp gửi thân cho chàng.

8. Tay đeo khăn gói qua sôngMẹ ôi lạy mẹ thương chồng phải theo.

9. Vai mang khăn gói theo chồngMẹ kêu con dạ, trở vào lạy mẹ cùng cha

Xưa kia con ở nội giaBây giờ con xuất giá tùng phu, nội gia tùng phụ

Sách có chữ: tam cương thường ngũNgoài bìa có chữ phu phụ đạo đông

Thương cha, nhớ mẹ, đạo thương chồng phải theo.10. Nơi mô em hãy chí quyết một nơi

Mẹ già không há dễ sống đời nuôi con.Thống kê qua bảng trên cho thấy có 31 trường hợp thể hiện rõ tình yêu

qua 47 tình huống ứng xử, và thái độ của cha mẹ cũng rất cứng rắn: ngăn cấm, doạ nạt, đánh đập, doạ thả bè trôi sông, gả bừa. Đáp lại, thái độ của con vừa khôn khéo vừa quyết liệt: lúc thì cầu xin, lúc thì vận động cả họ hàng giúp đỡ, lúc thì mặc kệ, bỏ qua mọi rào cản để đến với nhau, dẫn đến kết quả là đạt được ước nguyện tình duyên. Qua 10 câu ca dao dẫn ra trên đây, thấy khi yêu nhau mãnh liệt, các đôi trai gái đã vận dụng mọi biện pháp để đạt được nguyện vọng của mình. Trong họ, giáo lý Khổng Mạnh và những quy định quản lý nghiệt ngã ở làng xã không có tác dụng khống chế hoặc dẫn dắt hướng ứng xử, mà chỉ có tiếng gọi của tình yêu (mặc dù có khi giáo lý này được gọi tên ra). Và cũng chính tình yêu đã dẫn đến hôn nhân - người con gái “lạy mẹ” để đi “lấy chồng”, không những lạy cha mẹ, mà họ còn lạy chú bác, họ hàng, làng xóm, họ nhờ bất cứ ai có thể nhờ được trong việc xe duyên cho họ, cho đến khi cha mẹ “cũng phải theo”, còn không thì họ “cắp quách nhau đi”, (và quyết liệt hơn, trong Kho tàng ca dao xứ Nghệ còn có câu: "Cha mẹ dù có chặt chân chặt tay/Khoét mặt, khoét mày cũng trốn theo anh.")

Không những thế, họ còn nêu lên triết lý là “Theo đôi, theo lứa mới thành thất gia.” Đây là cách lập luận mang tính duy vật, phù hợp với quy luật của tự nhiên, của xã hội, là một đòn tấn công vào lễ giáo phong kiến bắt con người phải thành thất gia mà không cần biết có thương yêu nhau hay không. Cũng vì dựa trên lập luận vững chắc như thế, những đôi trai gái Việt xưa đã đi đến được hôn nhân trong tình yêu, và người phụ nữ được theo chồng (có 23 trường hợp nói rõ kết quả của tốt đẹp ấy, như đi lấy chồng, cắp nhau đi, gửi thân cho nhau, theo chồng, lôi nhau về). Đáng lưu ý là khái niệm theo chồng cuả dân

106

Page 107: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

gian không trùng khớp khái niệm tòng phu của triết thuyết Nho giáo - theo chồng vì thương, vì đạo nghĩa là chính chứ không phải vì phục tòng (nội dung Đạo thương chồng, Tình và nghĩa vợ chồng đã được đề cập trong mục Quan hệ vợ chồng). Như thế, nhận định của Nguyễn Bách Khoa về hôn nhân trong chế độ phong kiến Việt Nam thể hiện qua ca dao: "Đã trót yêu nhau mà gặp sự ngăn trở của cha mẹ thì chỉ còn một cách là lìa nhau cho tròn chữ hiếu. Ở những trường hợp ấy thì trai gái đều phải phục tòng gia đình, nhưng trong lòng họ hậm hực lắm." [53:126] là nhận định không chính xác.

4.3. Nam nữ cư xử theo lẽ thường tình.Qua 36 câu ca dao phản anh về hôn nhân thể hiện cách cư xử theo lẽ

thường tình, không bị trói buộc bởi triết thuyết, lễ giáo nào, chúng tôi thống kê thành 29 tình huống như sau:TÌNH HUỐNG CHA MẸ CON KẾT CỤC

1.Yêu nhau Chưa rõ Ngại ngùng Chờ ý cha mẹ

2.Yêu nhau Đợi quyền cha mẹ

3.Muốn trao

duyên

Sợ lòng mẹ cha

4.Lựa chọn tình

hiếu

Lưỡng lự

5.Lựa chọn

chồng

Chưa rõ Hỏi mẹ cha

6.Muốn làm

quen

Sợ bác mẹ

7.Yêu nhau Chưa rõ Sợ mẹ thầy

8.Yêu nhau Hỏi có nghĩ đến cha

mẹ mình không

9.Lựa chọn Ngăn cấm Lưỡng lự Day dứt

10. Lựa chọn Chưa rõ Lưỡng lự Day dứt

11. Lấy chồng Nghĩ cách đền ơn

12. Lựa chọn

(2)

Thương cha mẹ, lo

duyên

Day dứt

13. Gả chồng Lo xa nhà

14. Lựa chọn Chưa rõ Băn khoăn Chờ ý cha mẹ

15. Yêu nhau Băn khoăn Bỏ đi theo

chồng

16. Lựa chọn Kêu gọi Nghe cả hai Dùng dằng

107

Page 108: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

17. Được hỏi làm

vợ

Nghĩ đến hiếu trung Bảo về

18. Có người

tỏ tình (3)

Nghĩ đến cha mẹ Không tự tình

19. Chờ đợi Nuôi phụ mẫu Không sợ già

20. Chờ đợi Đền hiếu trung

21. Có người tỏ

tình

Dò ý cha mẹ Bảo chờ

22. Bị thách cưới Thách cưới Đáp ứng

23. Được tỏ tình Chờ ý cha mẹ Bảo chờ

24. Yêu nhau Nhớ công ơn cha mẹ Cúi luồn cha mẹ

25. Chưa chồng Nhớ công ơn cha mẹ ở vậy lo phận

con

26. Yêu nhau Chờ lệnh mẹ cha Cùng chờ

27. Có người tỏ

tình

Để tang cha mẹ Không đáp lại

28. Có người tỏ

tình

Nhớ nghĩa vụ với cha

mẹ

Không sợ lỡ

duyên

29. Để tang cha

mẹ

Hỏi có chờ không

Sau đây là một số câu ca dao tiêu biểu:1. Ơn hoài thai như biểnNgãi dưỡng dục, tợ sông

Em nguyền ở vậy phòng khôngLo đàng cha mẹ cho hết lòng phận con.2. Ơn thầy bằng núi, nghĩa mẹ tày non

Hai ta là đạo làm conMuốn duyên vừa ý đẹp phải cúi luồn mẹ cha.

3. Chớ lo nốc nát, ván hàGắng thân nuôi phụ mẫu, duyên già có anh.

4. Phụ mẫu sơ sanh, hãy để người địnhTrong việc vợ chồng, phải chờ lịnh mẹ cha- Đợi lịnh mẹ cha, anh đây cũng biết vậy

Nhưng em phải hứa chắc một lời, anh sẽ cậy mai dong.5.. Thuyền em lựa bến cắm sào

108

Page 109: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Em chờ phụ mẫu định nơi nào sẽ hay.6. Lênh đênh nửa nước nửa dầu

Nửa thương cha mẹ nửa sầu căn duyên.Điều đáng quan tâm là trong loại tình huống thể hiện sự cư xử theo lẽ

thường tình của con trước việc hôn nhân, là trạng thái yêu có tần số thấp hơn các loại tình huống nói ở các mục trên - có 28 tình huống thì chỉ có 7 tình huống thể hiện tình yêu đã nảy nở giữa các đôi trai gái, còn đa số thể hiện tình trạng mới chớm nở của tình yêu (21 trường hợp phản ánh tình trạng mới làm quen, mới được tỏ tình, đang lựa chọn đối tượng…), còn thái độ của cha mẹ hầu hết trong các trường hợp là chưa rõ (26 trong tổng số 29 tình huống). Người bộc lộ suy nghĩ trong các tình huống nói trên chủ yếu là con - họ nghĩ về sự phản ứng của cha mẹ nếu biết được ý định tiến tới hôn nhân của họ. Nhìn chung, họ sợ cha mẹ không đồng tình thì ít (4 trường hợp) mà đợi ý mẹ cha thì nhiều (7 trường hợp), hơn nữa, họ nghĩ đến trách nhiệm của con đối với cha mẹ là nhiều hơn cả (11 trường hợp). Trong 6 câu ca dao trích dẫn trên đây, thấy nổi bật là trách nhiệm của con đối với cha mẹ, trong đó, con lo đến việc đền đáp công ơn cha mẹ và chờ ý kiến cha mẹ rồi mới tính đến hôn nhân. Đặc biệt trong câu thứ ba, đã nói lên một cách mộc mạc mà sâu sắc sự tự giác, thấu tình đạt lý của người nông dân về quan hệ giữa tình và hiếu: cứ lo cho cha mẹ, dù “duyên già” thì đã "có anh". Đó là cách thức ứng xử phù hợp với truyền thống kính trọng mẹ cha của dân tộc. Trong trường hợp bị chi phối bởi bên tình bên hiếu, các đôi trai gái dùng dằng, lưỡng lự. Điều đó cũng cho thấy họ sống theo lẽ thường tình, không bị chi phối quá mạnh mẽ bởi học thuyết Nho giáo, bởi vì Nho giáo quy định rằng con phải nghe lời cha, cha bảo chết mà không chết là bất hiếu. Sự dùng dằng, lưỡng lự “nửa thương cha mẹ, nửa sầu căn duyên”, “Mẹ kêu khốn tới, thương chồng khốn lui” cho thấy rằng cái có sức chi phối họ chủ yếu là cái tình chứ không phải là cái lý.

4.4. Tính dân chủ trong hôn nhân.Giá trị đích thực của hôn nhân phải được xuất phát từ tình yêu gái trai,

không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, sang giầu, tôn giáo, cũng như thành phần xuất thân. Tiến tới hôn nhân là quyền lựa chọn của đôi trai gái. Một khía cạnh của dân chủ trong hôn nhân được biểu hiện ở sự lựa chọn đó. Ca dao là tâm tư tình cảm của người lao động, mà dưới thời phong kiến chủ yếu là người nông dân. Môi trường lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội của những con người đồng cảnh đã nuôi dưỡng tinh thần dân chủ. Tuy nhiên, ý thức hệ của giai cấp thống trị đã ảnh hưởng mạnh vào cơ tầng xã hội và ý thức của người nông dân. Một mặt, họ muốn sống như cuộc sống vốn

109

Page 110: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

có của họ, mặt khác, họ lại muốn lấy mô thức của giai cấp thống trị họ làm cái đích để hướng tới. Do vậy, ca dao có cả mặt tiêu cực và tích cực của ý thức hệ thống trị và bị trị. Có điều, liều lượng của hai loại này ẩn chứa trong đó là bao nhiêu, khó có thể đo đếm được. Ta thử xem tính dân chủ trong hôn nhân được thể hiện qua 6 câu ca dao dưới đây:

1. Đôi ta như ngọn nhang trầnKhông cha không mẹ muôn phần cậy ai?

2. Mỗi năm mỗi thắp đèn trờiCầu cho cha mẹ sống đời với con

Người còn thì của cũng cònĐể người ban bảo vuông tròn nhân duyên.

3. Sông Thanh nước chảy lờ đờCon đi lấy chồng, mẹ biết nhờ ai?

4. Xiết bao bú mớm bù chìĐến khi con lớn con đi lấy chồng

Có con đỡ gánh đỡ gồngCon đi lấy chồng, vai gánh tay mang!

5. Khi đi mẹ đã dặn rồiĐi thì đi một về đôi mẹ mừng.6. Trách cha, trách mẹ em lầm

Cho nên em phải khóc thầm hôm maiTrách chàng chẳng dám trách ai

Trách chàng chê nụ hoa nhài không thơm.Câu ca dao thứ nhất và thứ hai cho thấy rằng trong quan niệm của người

Việt xưa, không phải lúc nào cha mẹ cũng là rào cản của con trong chuyện hôn nhân. Rõ ràng, cha mẹ là chỗ để con nhờ cậy, nhờ cha mẹ ban bảo thì nhân duyên mới được vuông tròn, có nghĩa là chính cha mẹ không những là người nuôi dạy mà còn là người tác thành cho đôi lứa. Câu ca dao thứ ba và tư cho thấy sự hẫng hụt của cha mẹ khi con đi lấy chồng, và lúc này, người phải cam chịu là cha mẹ chứ không phải là con. Người mẹ ngẩn ngơ nhìn con theo chồng, chỉ còn than thở “biết ở với ai!”, và xác định ngay cách sống phù hợp là tự lực nuôi sống bản thân “vai gánh, tay mang”. Đến câu thứ năm, tính dân chủ trong quan niệm về hôn nhân của người Việt xưa đã thể hiện rất rõ. Câu ca dao này gợi nên hình ảnh một người mẹ nhân từ, khi thấy con đi xa về vẫn không cùng ai, đã mỉm cười hiền hậu mà trách nhẹ về sự không về đôi cuả con. Như vậy là, ngay trong lòng chế độ phong kiến, người nông dân đã có quan niệm tự do lựa chọn hôn nhân, sự lựa chọn ấy thuộc về con, trái ngược

110

Page 111: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

hẳn với quan niệm của lễ giáo phong kiến cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Quyền tự do hôn nhân có trường hợp được mở đến vô cùng! Câu ca dao cuối cùng thoạt nghe tưởng rằng cha mẹ đã can thiệp thô bạo vào chuyện tình duyên cuả con, nhưng đọc kỹ mới thấy rằng chính người con trai đã mượn thành kiến về vai trò của cha mẹ trong chế độ phong kiến để đổ lỗi cho cha mẹ, khi chính bản thân mình mới là người phụ tình. Anh chàng láu lỉnh ấy mặc dù đã đem bức bình phong của lễ giáo phong kiến ra che chắn, vẫn không qua được đôi mắt tinh tường của người con gái để rồi được vạch mặt một cách tinh tế: anh mới là người chê hoa nhài không thơm, anh mới là người tự chặt đứt duyên tình!

Chúng ta có thể đặt câu hỏi vì sao ngay trong lòng xã hội phong kiến với những giáo lý khắt khe, quan niệm và cách ứng xử trên bình diện hôn nhân thể hiện qua ca dao lại đa chiều, trong đó có những yếu tố dân chủ như vậy? Có thể tìm thấy câu trả lời khi xem xét hoàn cảnh xã hội mà trong đó ca dao ra đời và được lưu truyền đến ngày nay. Nho giáo hay lễ giáo phong kiến dù có hàng ngàn năm thống trị, vẫn không thể lan toả vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, trong đó, nông thôn là địa hạt còn bị bỏ ngỏ nhiều. Đó là vì nông thôn Việt Nam có một cơ cấu xã hội đặc thù, một cơ cấu mà trong đó làng tồn tại có tính độc lập tương đối, có phong tục tập quán được lưu truyền từ lâu đời, là tấm rào cản làm giảm bớt sự thâm nhập của những triết thuyết và lối sống ngoại lai (như Nho giáo từ phương Bắc sang).

Trong thời phong kiến ở Việt Nam, giao thông kém phát triển, phương tiện vận tải cũng như phương tiện truyền thông còn thô sơ, cho nên giao tiếp với thành thị thì khó, mà giao tiếp trong nội bộ làng quê lại thật dễ dàng. Đàn ông, đàn bà không bị phân biệt sâu sắc về phân công lao động, về các nguyên tắc của lễ giáo phong kiến, cho nên nguyên tắc thụ thụ bất thân khó mà vận hành được ở đây. Họ cùng lao động, đặc biệt là lao động trong một môi trường phóng khoáng là đồng ruộng, thì sự gặp gỡ, giao duyên để đi tới tình yêu và hôn nhân là điều không khó. Cộng vào đó, các sinh hoạt hội hè, đình đám, các đêm xem diễn chèo ở đình làng... đều là điều kiện thuận lợi cho nam nữ gặp gỡ, giao duyên. Ca dao chủ yếu phát sinh từ nông thôn, cho nên phản ánh chân thật về tình yêu, hôn nhân theo cái phóng khoáng của thôn quê cũng là lẽ tất yếu. Thật vậy, theo chúng tôi thống kê, trong số 11.825 đơn vị ca dao, có tới 5.682 đơn vị nói về giao duyên nam nữ. Họ giao duyên trong môi trường rộng mở của đồng ruộng, của bờ sông, bãi dâu, của giếng nước, đầu đình… Thống kê qua 6.862 đơn vị ca dao về giao duyên nam nữ và về gia đình, chúng tôi thấy có 4.383 lượt đơn vị có chứa các từ chỉ khung cảnh nông thôn bình yên

111

Page 112: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

với những cánh cò, đàn chim, cây đa, bến nước, con đò, cây, hoa lá… (94 đơn vị có từ ruộng, đồng, 123 đơn vị có từ vườn, 653 đơn vị có từ thuyền, đò, bến, 494 đơn vị có từ sông, 93 đơn vị có từ đình, chùa, 36 đơn vị có từ cây đa, 1.452 đơn vị có từ lá, cây, cành, hoa, quả, tre, trúc, 385 đơn vị có từ trầu, cau, 74 đơn vị có từ lúa, thóc, 387 đơn vị có từ chim, cò, 82 đơn vị có từ trâu, bò, 320 đơn vị có từ cá). Có nghĩa là khung cảnh phổ biến mà trong đó nảy nở duyên tình, dẫn đến hôn nhân của các đôi trai gái được phản ánh trong ca dao là thiên nhiên, một thiên nhiên thuần khiết của nông thôn, không bị chi phối bởi những triết thuyết hoặc lễ giáo khắt khe nào, nó tạo điều kiện cho con người sống cởi mở, chân thành với tình cảm dào dạt. Số lượng từ khá lớn về thiên nhiên nói trên cũng đồng thời cho ta thấy cuộc sống của người Việt xưa chính là một cuộc sống nông nghiệp trồng lúa nước gắn với sông nước, đồng ruộng. Có điều, trong khi sử dụng nhữug từ “thuần nông” như trên để diễn tả tình yêu lứa đôi, các tác giả dân gian đã thi vị hoá và phi vật chất hoá nghĩa của chúng, khiến chúng vừa gần gũi với cuộc sống của người nông dân, vừa bay bổng lên trong tình yêu và khát vọng hạnh phúc của con người. Chẳng hạn, từ cá, được xuất hiện tới 320 lần, nhưng hầu như không lần nào mang ý nghĩa vật chất, diễn tả một thứ thức ăn phổ biến của người nông dân vùng sông nước, mà chủ yếu là phương tiện biểu đạt cho tình cảm con người. Có thể nhặt ra bất cứ câu ca dao nào trong số 320 câu vừa nói trên để chứng minh điều này, ví dụ như:

1. Công anh xe chỉ uốn cầnVì chưng trời động con cá lần ra khơi.

2. Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ

Buồn trông con nhện giăng tơNhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?Buồn trông chênh chếch sao mai

Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờĐêm đêm hướng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm trònĐá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.3. Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuânNụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em có chồng rồi anh tiếc em thay

112

Page 113: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Ba đồng một mớ trầu caySao anh chẳng hỏi những ngày còn không?

Bây giờ em đã có chồngNhư chim vào lồng như cá mắc câu

Cá mắc câu biết đâu mà gỡChim vào lồng biết thuở nào ra.

4. Ai làm cá bống đi tuCá thu nó khóc, cá lóc nó rầu

Luỵ rơi hột hột, cơ cầu lắm bớ em!5. Anh đừng thấy cá phụ canh

Thấy toà nhà ngói, phụ tranh rừng già.Qua 5 câu ca dao trên đây, đã đủ thấy cách sử dụng từ cá (cũng như các

từ chỉ vật chất khác) linh hoạt và uyển chuyển như thế nào - lúc thì tượng trưng cho người con gái vừa tuột khỏi tầm tay người con trai, lúc lại tượng trưng cho nỗi buồn man mác của một người đang yêu mà phải xa người yêu, lúc lại là biểu tượng cho sự chung thuỷ, không thay lòng đổi dạ… Mặt khác, cách thức diễn đạt xuất phát từ trực quan sinh động ấy cũng biểu hiện cho lối tư duy thuần phác của người nông dân, thứ tư duy không bị trói buộc bởi những triết thuyết hoặc lễ giáo khắt khe trong xã hội phong kiến mà xuất phát từ thực tiễn sinh động trong cuộc sống hàng ngày ở nông thôn.

Đứng về mặt tác giả của những ca dao nói chung và ca dao về hôn nhân nói riêng, chúng ta thấy cũng có sự đa dạng. Tuy nhìn chung thì đó là tác giả tập thể, thế nhưng nếu tìm về ngọn nguồn thì thấy từng câu ca dao đều phải được sáng tác và phát ngôn bởi một người cụ thể, trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó. Ca dao chủ yếu phát nguồn từ nông thôn, trong khung cảnh giao duyên nam nữ và khung cảnh lao động hoặc hội hè là chính, với tác giả chủ yếu là những người sống tại nông thôn. Trong số họ, có người là nông dân, có người là nhà nho (đang học để đi thi, thi không đỗ, cáo quan về “vườn”, thầy đồ - hương sư). Chính những nhà nho này góp phần quan trọng chuyển tải tư tưởng Nho giáo về nông thôn, phổ biến nó trong học sinh, và khi họ tham gia sáng tạo ca dao thì họ cũng chuyển tải quan điểm Nho giáo vào nội dung ca dao. Tuy vậy, do ký thác cả cuộc sống trong làng quê, các nhà nho sống ở nông thôn vừa chịu ảnh hưởng của Nho giáo, vừa có cái nhìn thực tế, cho nên, trong ca dao về hôn nhân, gia đình mới có sự đa chiều về quan niệm như vậy, mà chiếm ưu thế là chiều đi theo tiếng gọi mạnh mẽ của tình yêu chân chính nảy sinh trong lao động, trong môi trường thiên nhiên trong lành của người Việt.

113

Page 114: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Qua ca dao, thấy rõ rằng trong cuộc sống của người Việt xưa, tình yêu làm cơ sở cho hôn nhân, tạo lập gia đình hạnh phúc.

TIỂU KẾTChúng tôi đã khảo cứu ca dao về gia đình trên những quan hệ chính là vợ

chồng, cha mẹ con, nàng dâu - nhà chồng. Do ca dao phản ánh ít về quan hệ anh chị em cho nên chúng tôi không khảo cứu nội dung này. Mặt khác, qua các mối quan hệ, ca dao đã phản ánh một cách sinh động quan niệm dân gian trên một số vấn đề như đạo hiếu, đạo nghĩa, ông Tơ bà Nguyệt, hôn nhân, cho nên chúng tôi đi sâu khảo cứu những vấn đề này, tìm ra được một số nét đặc trưng trong nhận thức và cách thức ứng xử của người Việt trong cuộc sống gia đình.

Về quan hệ vợ chồng: Đặc trưng cơ bản của quan hệ vợ chồng người Việt thể hiện qua ca dao là gắn bó, với những biểu hiện chính là: theo nhau, gắn bó trong lao động, càng xa cách càng gắn bó. Nét đặc thù của sự gắn bó vợ chồng người Việt là theo nhau. Khái niệm tòng phu của Nho giáo ở Việt Nam không được hiểu một cách bó hẹp, cứng nhắc, mà được mở rộng, mềm mại, chuyển hoá thành vợ chồng theo nhau. Chính sự theo nhau của vợ chồng người Việt thể hiện quan niệm và cách thức ứng xử dân chủ, mềm mại của người nông dân thuần phác, chứng minh rằng gia đình người Việt tuy sống trong chế độ phụ quyền, chịu ảnh hưởng của Nho giáo, nhưng không rập khuôn theo đạo lý phong kiến, mà đa dạng, phong phú, mang tính dân chủ và tính nhân văn sâu sắc.

Về các khái niệm của Nho giáo được vận dụng trong ca dao về gia đình: Các từ đạo nghĩa, ông Tơ bà Nguyệt có tần số xuất hiện khá cao trong ca dao chứng tỏ Nho giáo đã có ảnh hưởng khá rộng trong dân gian. Tuy vậy, nội dung của các khái niệm này được thể hiện qua ca dao lại không gần gũi với nội hàm nguyên gốc Hán, mà chứa đựng những ý nghĩa phù hợp với tâm thức dân tộc, một dân tộc có truyền thống nhân ái, coi trọng nghĩa tình, gắn bó với nhau trong lao động, gần gũi và hoà đồng với thiên nhiên. Điều đó chứng tỏ trong cách tiếp thu Nho giáo, người Việt đã chuyển hoá nội dung cho phù hợp với điều kiện sống và tập tục của dân tộc, có nhiều trường hợp chỉ còn dùng vỏ ngôn ngữ của các khái niệm thuộc giáo lý nhà Nho để chuyển tải những nội dung gần gũi với cuộc sống bình thường ở nông thôn.

Về quan hệ cha mẹ con: Ca dao nói nhiều đến đạo hiếu, với những nội dung gần với những nội dung mà Nho giáo đề cập. Tuy vậy, đó không phải là những giáo lí khô cứng, cao siêu theo triết thuyết Nho giáo mà gắn với đời

114

Page 115: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

sống thường ngày, đề cao cách thức ứng xử hướng về cội nguồn, tôn trọng và kính yêu cha mẹ theo truyền thống của cư dân vùng Đông Nam Á vốn coi trọng tổ tiên. Ảnh hưởng rõ nhất của Nho giáo vào gia đình người Việt là coi trọng việc học hành, nhằm dương danh hiển thân. Qua ca dao thấy rõ điều này: cha mẹ coi trọng việc cho con theo học, đi thi và đỗ đạt. Những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ cha mẹ con mà ca dao phản ánh và phê phán là con đối xử không tốt đối với cha mẹ.

Về quan hệ nàng dâu và gia đình chồng: Số lượng câu ca dao nói về những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ nàng dâu - nhà chồng nhiều gấp 2,35 lần số câu nói về những biểu hiện tích cực, cho thấy đây là mâu thuẫn đáng quan tâm khắc phục nhất trong gia đình người Việt. Nói cách khác, mâu thuẫn nàng dâu - nhà chồng là điểm yếu nhất trong quan hệ gia đình của người Việt. Mâu thuẫn nàng dâu - mẹ chồng diễn ra gay gắt trên nhiều bình diện, mà nguyên nhân chính thuộc về yếu tố kinh tế và yếu tố tâm lý, đồng thời có yếu tố Nho giáo.

Quan niệm về hôn nhân: Người Việt có quan niệm đa chiều về hôn nhân, trong đó có chiều tiêu cực là chịu sự ràng buộc thái quá của lễ giáo phong kiến, nhưng chiều nổi bật, tích cực là quan niệm dân chủ, nhân văn. Chính vì thế, vượt qua mọi sự áp chế của chế độ phong kiến, người Việt đã tìm thấy hạnh phúc trong hôn nhân, từ đó xây dựng được một mẫu hình gia đình gắn bó, hoà thuận trong lao động, trong môi trường nông thôn thanh bình tuy lao động nặng nhọc và vật chất thiếu thốn. Nguyên nhân của tình hình này là người Việt sống trong môi trường nông thôn có một thiết chế tương đối khép kín là làng, với phong tục tập quán được lưu truyền từ lâu đời, là tấm rào cản làm giảm bớt sự thâm nhập của những triết thuyết và lối sống ngoại lai. Mặt khác, tình yêu nảy nở trong khung cảnh thiên nhiên hiền hoà, trong các dịp lễ hội thắm tình làng nghĩa xóm, trong lao động trên đồng ruộng phóng khoáng, trong sinh hoạt hội hè đình đám mang tính dân chủ làng xã là điều kiện khiến cho các đôi trai gái nông thôn tiến tới hôn nhân một cách hồn nhiên và mộc mạc, từ đó xây dựng được gia đình trên một cái nền vững chắc của làng quê với những phong tục tập quán tốt đẹp. Chúng tôi nhận thấy ý kiến nói rằng trong xã hội phong kiến, hôn nhân chỉ là kết quả của sự cưỡng ép của cha mẹ đối với con, hôn nhân không đem lại hạnh phúc cho con người là thiếu toàn diện.

Từ các mối quan hệ trong gia đình và cách thức ứng xử của các đôi trai gái trước tình yêu và hôn nhân, giữa bên tình và bên hiếu, thấy nổi bật lên vấn đề số phận cá nhân trong mối tương quan với gia đình và trách nhiệm của từng

115

Page 116: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

cá nhân trong gia đình của mình. Bao trùm, là trách nhiệm cao của từng cá nhân với tư cách thành viên của gia đình với gia đình. Mỗi cá nhân đều phải ý thức rõ vai trò của mình trong gia đình và thực hiện tốt vai trò ấy. Cha mẹ phải ăn ở có đức, phải hy sinh, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Con cái phải biết ơn và có trách nhiệm với cha mẹ. Vợ phải theo chồng, gánh vác giang sơn nhà chồng. Chồng phải biết đến công lao của vợ, phải chung lưng đấu cật với vợ. Như thế, ý thức về gia đình mang ý nghĩa bao trùm, chi phối mọi hành động của từng cá nhân trong gia đình. Khi xảy ra mâu thuẫn, từng cá nhân, nhất là người ở bậc dưới, phải chịu hy sinh hoặc nhường nhịn, người ở bậc trên phải bao dung, khoan hoà. Tuy vậy, sự nhường nhịn hay hy sinh ấy không bao trùm toàn bộ cuộc sống gia đình, không thủ tiêu hết vai trò cá nhân, làm cho từng cá thể tan biến trong gia đình. Thực ra, mỗi cá thể vẫn tồn tại tương đối độc lập trong gia đình, và một khi quyền lợi của cá nhân bị đe doạ hay một khi khát vọng hạnh phúc cá nhân đã cháy bỏng, thì cá nhân ấy sẵn sàng phá bung mọi lễ giáo, mọi mối ràng buộc để xây dựng hạnh phúc cho riêng mình. Tiêu biểu cho tình trạng này là sự bung phá của con cái khi tình yêu và hôn nhân bị đe doạ. Lúc này, con người cá nhân đã thắng thế, tự mình thoát khỏi mọi mối ràng buộc của lễ giáo nhằm thoả mãn khát vọng hạnh phúc của mình, để rồi khi đạt được ước nguyện, họ lại trở về với cuộc sống bình yên trong gia đình. Con người cá nhân trong văn học dân gian người Việt không nổi loạn, không đạp đổ toàn bộ các mối ràng buộc để khẳng định một cách tuyệt đối cá nhân mình như kiểu con người cá nhân trong văn học phương Tây, mà biết tự điều tiết ở một mức độ vừa phải, đủ để đem lại hạnh phúc cho mình mà không làm tan vỡ các mối quan hệ khác.

116

Page 117: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

CHƯƠNG BỐN

SO SÁNH SỰ PHẢN ÁNH PHONG TỤC TẬP QUÁN

GIỮA TỤC NGỮ VÀ CA DAO

1. NHỮNG ĐIỂM CHUNG1.1. Tục ngữ, ca dao đều là một trong những nguồn tài liệu cần thiết

cho việc nghiên cứu con người và xã hội Việt Nam trước đâyMuốn nhận thức ngày càng đầy đủ và chính xác về con người và xã hội

Việt Nam thủa trước, cần thiết phải sử dụng nhiều nguồn tài liệu. Trước đây, chúng ta hay sử dụng sử liệu và những trước tác khác của các nhà văn hoá bác học. Đó là một cách làm quen thuộc và có cơ sở của sự đúng đắn.

Về sau, bên cạnh nguồn sử liệu chính thống, những trước tác của các tác giả trong nước, chúng ta đã chú ý tới các ghi chép của các tác giả nước ngoài (người Trung Quốc, người Pháp...). Cách tiếp cận này cũng đã đem lại những kết quả nhất định.

Người ta cũng tìm hiểu con người và xã hội Việt Nam trước kia qua những áng văn chương của các tác giả thời ấy, như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...

Bên cạnh các nguồn tài liệu kể trên, văn học dân gian nói chung, tục ngữ, ca dao nói riêng, cũng là một nguồn tài liệu cần thiết giúp người sau nhận biết về quá khứ của cha ông.

Lời ca dao sau: Trời mưa Thái Tổ Thái Tông

Con bế con dắt con bồng con mangBò đen húc lẫn bò vàng

Húc quấy húc quá húc quàng xuống sông.phản ánh một sự thật lịch sử vào thế kỷ XV. Giặc Minh xâm lược nước

ta, thực hiện triệt để âm mưu đồng hoá, hòng biến đất nước ta thành một quận huyện của đế chế Trung Hoa. Chúng tàn phá các công trình về lịch sử văn hoá, đốt phá sách vở, cưỡng bức đàn bà phụ nữ, bắt nhiều người tài giỏi của ta đưa sang Trung Quốc, không ít đàn ông Việt bị thiến, nhiều người sợ quá phải trốn vào nơi rừng rú. Sau cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, vua Lê Thái Tổ và tiếp sau là vua Lê Thái Tông đã khôi phục sản xuất trong nước, khuyến khích nhân dân tăng gia sản xuất, chăn nuôi trâu bò lợn gà. Nhiều người dân lưu tán đã trở về xây dựng cuộc sống gia đình, trẻ em mỗi ngày một nhiều. Sự thật lịch sử đó đã được bài ca dao chỉ gồm bốn dòng ghi lại khá sinh động, cụ thể.

117

Page 118: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Hoặc như qua 25 câu ca dao nói về tình cảnh xa cách vợ chồng bởi chồng đi lính, người đời sau thấy rõ một sự thật lịch sử là trong chế độ phong kiến, việc bắt lính đã gây nên nhiều nỗi đau khổ cho nhân dân, như:

Anh ơi phải lính thì điCửa nhà đơn chiếc anh thì cậy ai?

Tháng chạp cày đất trồng khoaiTháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà

Tháng ba cày vỡ ruộng raTrời thời mưa gió, nước sa đầy đồng

Người ta có vợ có chồngChồng cày vợ cấy ngoài đồng có đôi

Nhà anh chỉ có mình tôiCày rồi lại cuốc, cuốc thôi lại bừa

Cho nên tôi phải về trưaGẫy đôi vai bừa, ai kẻ chêm cho!

Ai về nhắn nhủ các côĐừng lấy chồng lính thiệt thua trăm đường.

Chúng ta biết rằng pháp luật của Nhà nước phong kiến từ những điều luật được ban bố cho đến việc thực thi bao giờ cũng có một khoảng cách. Theo Quốc triều hình luật (một bộ luật nhà Lê), nếu người vợ mà tố cáo chồng thì sẽ phạm vào một trong mười tội thập ác. Nếu người đời sau chỉ nghiên cứu các văn bản luật pháp thì có thể nghĩ rằng dưới triều nhà Lê, quyền sống của người phụ nữ nói chung, của người vợ nói riêng, bị bóp nghẹt, bị chà đạp đến mức không thể làm theo công lý. Thế nhưng, trên thực tế, người vợ vẫn có thể tố cáo chồng. Khi thi đỗ năm 1757, ông Phạm Công Tiến đã lấy con gái một nhà giàu làm vợ lẽ. Trong đám rước vinh quy từ kinh đô về làng, ông đã tranh cãi với bà vợ nhiều lần về quyền ưu tiên của người vợ lẽ. Người vợ cả đã đưa việc này đi kiện và kết quả ông Phạm Công Tiến không được bổ nhiệm làm quan. Hoặc như trong 24 huấn điều của Lê Hiến Tông (1500) huấn điều thứ chín đã quy định về phụ nữ: "Khi chồng chết mà mình chưa có con, thì phải ở lại nhà chồng, giữ việc tang lễ, không được giấu giếm chuyển vận tài sản nhà chồng đem về nhà mình". [Dẫn theo 99:338]. Thế nhưng, tục ngữ lại có câu: "Làm ruộng phải có trâu, làm dâu phải có chồng", chứng tỏ nhân dân không thực hiện huấn điều ấy, mà thực hiện một lẽ phải thông thường là chỉ ở lại nhà chồng khi còn chồng.

Như vậy, phải bằng nhiều nguồn tư liệu, có phân tích, đối chứng thì chúng ta mới có thể đi tới những nhận xét toàn diện và gần với sự thật lịch sử.

118

Page 119: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Chỉ riêng trong lĩnh vực gia đình, nghiên cứu tục ngữ và ca dao, chúng ta cũng có thể thấy được gia đình người Việt trước kia không đến nỗi ngột ngạt như một vài nhận định phiến diện đã công bố đây đó mà chúng tôi dã phân tích trong các chương trên.

Bên cạnh những nét son tốt đẹp, gia đình truyền thống cũng có những mảng tối. Như đã phân tích ở các chương trước, rõ ràng quan hệ nàng dâu mẹ chồng trong xã hội cũ là quan hệ không mấy tốt đẹp:

1. Thật thà cũng thể lái trâuYêu nhau cũng thể nàng dâu, mẹ chồng.

2. Thương chồng phải khóc mụ giaNgẫm tôi với mụ có bà con chi.

Vì vậy, bên cạnh việc nghiên cứu luật pháp trong thời phong kiến và giáo lý Nho gia, chúng ta cần tìm hiểu ca dao, tục ngữ. Bởi vì, luật lệ của chế độ phong kiến, giáo lý đạo Nho nhiều khi chỉ nằm trong trang sách chứ không vận hành được trong đời sống. Nói đến Nho giáo, người ta nghĩ ngay đến tam cương, ngũ thường, nhưng thật sai lầm khi nhìn nhận rằng xã hội Việt Nam, do ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, mà đã tạo nên nền nếp theo đúng tam cương ngũ thường. Sở dĩ như vậy, vì khi du nhập vào Việt Nam, trước những biến động của đời sống, Nho giáo đã trở nên không thuần nhất và "sắc thái Nho giáo của nó không nguyên vẹn mà đậm nhạt khác nhau" [57:28]. Như thế, giữa giáo lý Nho giáo và thực tế vận hành giáo lý ấy ở Việt Nam có khoảng cách nhất định và có những sắc thái khác nhau. Nói cụ thể vào một điểm để dễ nhận biết, có thể thấy như sau: Nho giáo đề cao vai trò của người thầy, nhân dân ta đã tiếp thu tinh thần tôn sư trọng đạo ấy cho nên mới có câu "Không thầy đố mày làm nên"; nhưng không phải chỉ có vậy, với tinh thần dân chủ rộng mở, nhân dân còn coi trọng các hình thức học khác, cho nên mới có câu "Học thầy không tầy học bạn". Có thể đối chiếu rất nhiều điều trong giáo lý nữa với thực tế, và chúng ta sẽ bắt gặp sự không trùng khớp là phổ biến. Nếu chỉ căn cứ vào giáo lý thì sẽ thấy cuộc sống khô cứng và đơn điệu.

Ngược lại, khi khảo sát tục ngữ, ca dao, không những thấy được thực tế cuộc sống đương thời, mà còn có thể thấy được hình bóng của luật pháp, của giáo lý. Chẳng hạn, khi đọc câu ca dao:

Tháng sáu có chiếu vua raCấm quần không đáy người ta hãi hùng

Không đi thì chợ không đôngĐi thì phải mượn quần chồng sao đang

119

Page 120: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

chúng ta có thể biết được rằng vào thời điểm câu ca dao ra đời, nhà vua đã ra chiếu cấm phụ nữ mặc váy, đồng thời hiểu rằng lệnh ấy không hợp lòng dân, bị dân phản ứng. Cũng từ hiện tượng này, có thể thấy hình bóng lịch sử tư tưởng của dân tộc in khá đậm nét trong tục ngữ, ca dao và đó là cứ liệu đáng tin cậy cho việc nghiên cứu xã hội.

Như thế, tục ngữ, ca dao là nguồn tài liệu đáng tin cậy cho việc nghiên cứu xã hội.

1.2. Về nội dung, cả tục ngữ và ca dao đều phản ánh quan hệ gia đình ở mức độ đáng kể

Là sản phẩm của dân gian, tục ngữ và ca dao đều chứa đựng nhận thức, tình cảm của dân gian, đó là điểm chung lớn nhất giữa hai thể loại. Từ điểm chung ấy, tục ngữ và ca dao có nhiều điểm tương đồng trong việc phản ánh hiện thực.

Tục ngữ và ca dao đều quan tâm ở mức độ đáng kể đến quan hệ gia đình. Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy trong kho tàng tục ngữ, ca dao, hai thể loại này có tỷ lệ tương đương nhau về chủ đề gia đình (10,36% trong tục ngữ, 9,97% trong ca dao). Tục ngữ, ca dao đã khắc hoạ một cách sinh động những mặt mang tính bản chất của gia đình người Việt. Nếu nói rằng nhân dân Việt Nam đã có khát vọng khôn nguôi về độc lập, tự do và đã đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập, tự do, thì cũng cần nói rằng người Việt có khát vọng khôn nguôi về hạnh phúc gia đình và đã sống theo định hướng đúng đắn để đạt được hạnh phúc gia đình. Không nên nhận xét một cách cực đoan rằng, trong xã hội phong kiến, dưới sự đè nén khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến, trong hôn nhân, người nông dân Việt Nam hoàn toàn không có tình yêu, và vì vậy mà gia đình là nơi ngục tù của phụ nữ! Nếu vì để nhấn mạnh những mặt tiêu cực, lạc hậu của xã hội phong kiến, mà bảo rằng trong xã hội ấy, người nông dân chỉ sống trong tối tăm, khốn khổ, không có chút hạnh phúc nào, thì vô tình đã phủ nhận tinh thần đấu tranh và tình cảm nồng thắm của người nông dân, biến họ trở thành những kẻ bất lực, thụ động và cam chịu. Người nông dân dù có cực khổ, dù có bị áp bức bóc lột, vẫn là những con người có ý chí, có tình cảm, và họ đã vượt lên khỏi hoàn cảnh, xây dựng được cuộc sống hạnh phúc. Mặt khác, dù sống trong bất kỳ chế độ xã hội nào, thì con người cũng cần tuân thủ những khuôn phép nhất định, để đảm bảo một trật tự tối thiểu cho xã hội ấy. Do vậy, trong xã hội phong kiến, tình yêu trai gái có bị ràng buộc bởi nhiều giáo lý, trong đó có những điều quá khắt khe, cần phải tháo gỡ, thì cũng có những điều cần thiết phải tuân thủ - chúng như những điều kiện bảo hiểm cho

120

Page 121: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

quan hệ hôn nhân được bền chặt. Liên hệ đến cuộc sống thời hiện đại, nhiều khi con người hướng tới sự tự do vô bờ bến, đã dẫn đến hậu quả là hôn nhân chỉ là sợi chỉ mỏng manh cột hờ hai số phận, dễ dàng bị bung đứt, làm cho gia đình tan vỡ, thì thấy rằng tôn trọng những luân lý phù hợp trong quan hệ gia đình là điều cần thiết.

Tục ngữ, ca dao về gia đình đã cho thấy rằng ngay trong lòng chế độ phong kiến, người nông dân không tuân phục một chiều lễ giáo phong kiến, mà có quan niệm và cách thức ứng xử linh hoạt, nhiều chiều, theo hướng nhân văn, tôn trọng quyền hôn nhân chính đáng dựa trên tình yêu và coi trọng các thành viên của gia đình, chứ không phải là theo hướng phi nhân bản, phủ nhận tình yêu trong hôn nhân, chỉ coi hôn nhân là biện pháp truyền gia thống, coi các thành viên khác trong gia đình chỉ là nô lệ cho một người chủ gia đình. Cũng vì vậy, trong xã hội phong kiến, người nông dân vẫn xây dựng được tổ ấm gia đình dựa trên tình yêu thương. Nếu như không có tình yêu trong hôn nhân, thì làm sao có được sự gắn bó đến như thế? Nếu vợ chồng chỉ là sự ép uổng, sự gán ghép thô thiển do cha mẹ định đoạt, thì làm sao họ tự nguyện cột chặt số phận vào nhau như vậy? Có tìm thấy hạnh phúc thật sự trong hôn nhân, trong cuộc sống gia đình, thì người nông dân xưa mới để lại cho chúng ta kho tàng ca dao lãng mạn, bay bổng đồng thời cũng rất hiện thực mà chúng ta có hôm nay. Người Việt trải qua cả ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc đã không bị thôn tính, vẫn giữ được bản sắc, giữ được truyền thống văn hoá của mình, thì dù có bị ảnh hưởng sâu sắc đến đâu của Nho giáo, vẫn không đánh mất cái cốt cách dân tộc trong gia đình mình, và chính vì vậy mà trong gia đình, người Việt đã xây dựng được những quan hệ dân chủ, nhân ái, khoan dung, là một phần của bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhìn từ góc độ văn hoá, có thể thấy rằng trong xã hội phong kiến, bên cạnh dòng văn hoá chính thống của giai cấp thống trị toả rộng ảnh hường trong xã hội, tục ngữ, ca dao về phong tục tập quán của người Việt là một bộ phận của dòng văn hoá dân chủ của giai cấp bị trị luôn luôn có sức sống dồi dào, luồn lỏi vào mọi ngõ ngách đời sống thường ngày, vừa phản ánh, vừa ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, lối sống của những người lao động, góp phần tạo nên sắc thái đa dạng của nền văn hoá Việt Nam.

Tục ngữ, ca dao đều đề cập đến những quan hệ chính trong gia đình, với những nội dung chính dưới đây:

121

Page 122: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

-Thứ nhất: Quan hệ vợ chồng

Quan hệ vợ chồng là mối quan hệ rường cột của gia đình.Vợ chồng, cha mẹ có thương yêu nhau, có gắn bó, thuận hoà thì gia đình mới thực sự hạnh phúc, con cái mới được chăm sóc dạy bảo chu đáo. Nhiều gia đình mâu thuẫn đi đến chia lìa, khiến con cái phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.

Nhận biết vai trò của quan hệ vợ chồng trong gia đình và cả xã hội, tục ngữ, ca dao nói nhiều về vấn đề này.

Tục ngữ, ca dao người Việt tuy phản ánh một xã hội phụ hệ ở mức độ cao, có tính chất phụ quyền, nhưng đó không phải là một xã hội theo quy tắc miệt thị người phụ nữ. Người Việt (qua tục ngữ, ca dao) đề cao sự gắn bó, thủy chung, sự hòa thuận giữa vợ và chồng. Quan hệ này có những yếu tố dân chủ, có nhiều trường hợp đề cao người phụ nữ; có khi quyền phụ nữ chi phối nam quyền "Lệnh ông không bằng cồng bà". Đây là dấu vết còn lại của chế độ mẫu hệ, đồng thời là sự bảo lưu truyền thống dân chủ đơn sơ của cha ông chúng ta. Mặt khác, đây cũng là hệ quả của hoạt động của người phụ nữ trong nền kinh tế tiểu nông gắn với thiểu thương, trong đó phụ nữ đóng vai trò ngang bằng với nam giới trong lao động, thậm chí có chút ưu việt nhờ hoạt động tiểu thương. Trong các khái niệm đạo, nghĩa, tình thuộc mối quan hệ vợ chồng thì qua tục ngữ, ca dao, đạo được nhắc đến ít nhất, nghĩa, tình được nhắc đến nhiều nhất. Đáng chú ý là trong khi sử dụng khái niệm đạo, các tác giả dân gian không tiếp thu rập khuôn ý nghĩa do Nho giáo quy định, mà xây dựng những nội dung đơn giản hơn, thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống vợ chồng người Việt, một cuộc sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, lao động cực nhọc, giản đơn và gần gũi thiên nhiên, đời sống tình cảm mộc mạc, chân chất.

Quan hệ vợ chồng người Việt phản ánh trong tục ngữ, ca dao là quan hệ nặng về tình nghĩa thủy chung, mang tính chất công bằng, dân chủ, nhân ái. Nhân dân xây dựng một hình mẫu quan hệ gắn bó lâu bền "Vợ chồng là nghĩa già đời", "sống gửi thịt, chết gửi xương"... Sự gắn bó này không dựa trên sự phục tùng tuyệt đối như tôi tớ của vợ đối với chồng, mà là dựa trên sự tương hợp như "giỏ" với "hom", như "rồng với mây", như "cây với rừng", như "đũa có đôi"... Đây là kiểu quan hệ bình đẳng, không phải một người xướng một người tuân theo. Đóng vai trò điều tiết quan hệ, tạo nên sự êm ấm, thuận hòa trong gia đình là người phụ nữ, điều tiết bằng tình thương, sự nhường nhịn theo lẽ phải là chính chứ không phải là sự phục tùng tuyệt đối theo khuôn phép cứng nhắc của chế độ phong kiến.

122

Page 123: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Chưa kể là khi đất nước lâm nguy, phụ nữ phải xung trận "giặc đến nhà đàn bà phải đánh". Đây là một kiểu mẫu phụ nữ khác hẳn người đàn bà phải theo tục bó chân để chỉ quanh quẩn bếp núc hầu hạ chồng.

Nếu gói gọn quan hệ vợ chồng người Việt trong một vài cụm từ mà tục ngữ, ca dao đã phản ánh, thì không phải "nam tôn nữ ty ", "phu xướng phụ tuỳ" mà là "tình nghĩa thuỷ chung", "chồng hòa vợ thuận".

Những điều tục ngữ, ca dao phản ánh phù hợp với thực tế lịch sử. Giáo sư Yu Insun (Lưu Nhân Thiện) người Hàn Quốc, trong một cuốn sách rất công phu Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ 17 - 18 đã khẳng định tính chất dân chủ trong quan hệ vợ chồng Việt Nam: "Theo như chúng tôi hình dung, ở Việt Nam, người chồng không phải là nhân vật thống trị trong gia đình, người vợ gần như bình quyền với chồng, và do đó hôn nhân không được xem như sự chuyển giao hoàn toàn cô gái từ gia đình bên nội của mình sang nhà chồng" [139:126].

-Thứ hai: Quan hệ cha mẹ conTrong quan hệ cha mẹ con, người ta hay nói đến đạo hiếu. Tuy vậy, với

tục ngữ, ca dao, trong cái vỏ ngôn ngữ này, nội dung chữ Hiếu của Nho giáo đã biến đổi khá nhiều.

Quan hệ cha mẹ con không phải chỉ là quan hệ một chiều từ trên dội xuống, mà là quan hệ qua lại hai chiều đan xen chặt chẽ. Cha mẹ phải dạy dỗ nuôi nấng con, hy sinh, vất vả, tốn kém vì con, cha mẹ chịu trách nhiệm về phẩm chất của con "Con hư bởi tại cha dung", "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Cha mẹ không những có trách nhiệm dạy bảo nuôi nấng con khi họ còn sống, mà còn phải sống lương thiện, tu nhân tích đức để phúc cho con "Đời cha đắp nấm, đời con ấm mồ", "Đời cha trồng cây, đời con ăn quả", tránh tình trạng "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước".

Con cái thì coi trọng công lao của cha mẹ như núi như sông, bằng trời bằng biển "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Càng từng trải con cái càng thấm thía công lao cha mẹ "Trèo non mới biết non cao, nuôi con mới biết công lao mẹ thầy".

Rõ ràng là quan hệ cha mẹ con ở đây được xây dựng trên tình thương yêu, lòng biết ơn, sự lo toan đến nhau. Nếu dùng khái niệm chữ hiếu thì đây là đặc điểm chữ hiếu Việt Nam, khác với chữ hiếu khô cứng, mệnh lệnh và khắc nghiệt theo kiểu Cha bảo con chết con phải chết mới là hiếu, cha bảo con chết con không chết là bất hiếu.

123

Page 124: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Tuy vậy, qua tục ngữ, ca dao, những biểu hiện bất hiếu đã được phản ánh và phê phán. Điều này khiến chúng ta có cách nhìn biện chứng và khách quan đối với tình trạng bất hiếu đang phát triển trong xã hội hiện đại, để có biện pháp giáo dục con cái và có cách ứng xử thích ứng, không đòi hỏi cha mẹ hy sinh tất cả, hy sinh mù quáng cho con cái, đồng thời đòi hỏi con cái phải coi trọng cha mẹ, có trách nhiệm với cha mẹ.

-Thứ ba: Quan hệ anh em, chị em

Tình cảm ruột thịt là nền tảng của mối quan hệ anh chị em "Anh em như chân với tay". Trên cơ sở đó, nguyên tắc ứng xử của họ chủ yếu dựa trên sự đoàn kết hoà thuận "Khôn ngoan đá đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau", "Anh thuận em hoà là nhà có phúc". Khi có mâu thuẫn thì tự dàn xếp nội bộ là chính "Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau".

Tiếp cận vấn đề gia đình qua tục ngữ và ca dao, chúng tôi không có tham vọng nhìn nhận được thấu đáo và toàn diện mọi mặt của gia đình người Việt. Tuy vậy, tục ngữ, ca dao có một chiều dài lịch sử và chiều rộng xã hội khá lớn nên chúng là một trong những tài liệu đáng tin cậy, giúp chúng ta nhận ra định hướng ứng xử trong các quan hệ của gia đình, từ đó thấy được truyền thống của dân tộc và nhờ vậy có thể hiểu được phần nào bản sắc văn hoá Việt Nam. Nói như các tác giả trong Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì:

“Bản sắc văn hoá Việt Nam chính là ở chỗ nền văn hoá đó luôn luôn lấy sứ mệnh của dân tộc - vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội làm sứ mệnh của mình; là ở chỗ nền văn hoá đó luôn lấy sự bao dung và hoà đồng làm cơ sở để xem xét những hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người, để đề ra các giải pháp sáng tạo văn hoá; là chủ nghĩa nhân bản được tích hợp từ những tư tưởng truyền thống và tư tưởng hiện đại; là nền văn hoá mở trong không gian (giao tiếp văn hoá qua các kinh tuyến và vĩ tuyến), trong thời gian (tiếp tục nắm bắt cái đã qua, nhạy cảm với cái sắp tới) và biến đổi theo quá trình điều chỉnh xã hội (nó tồn tại ngay trong những thiết chế chính trị trái ngược bản chất của nó); là nền văn hoá giàu sức chuyển hoá (cái bi trong cái hài, cái hài trong cái bi, duy lý trong nhân bản - nhân bản trong duy lý) giàu sự tương phản đăng đối (trong cú pháp, trong sắc màu); là nền văn hoá giàu tính nhân dân, tính cộng đồng." [30:35-41].

124

Page 125: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

1.3. Tục ngữ và ca dao đều phản ánh quan hệ gia đình trong một "diện tích nghệ thuật" nhỏ hơn các thể loại khác

Văn học dân gian người Việt có nhiều thể loại: truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè, ca dao, tục ngữ v.v.. Phản ánh quan hệ gia đình không chỉ có tục ngữ và ca dao. Các thể loại khác như đã nêu trên đây cũng đề cập đến quan hệ này. Có điều, các tác phẩm tục ngữ, ca dao ngắn gọn hơn nhiều so với các tác phẩm thuộc loại truyện cổ tích, truyện cười.

Thí dụ: Cùng nói về quan hệ anh em bị chi phối tiêu cực bởi lợi ích vật chất, thì:

- Tục ngữ nói ngắn gọn: Anh em gạo, đạo ngãi tiền (7 tiếng).

- Ca dao nói dài hơn một chút:

Anh em hiền thật là hiền

Chỉ vì đồng tiền sinh mất lòng nhau (14 tiếng).

- Truyện cổ tích lại thông qua một câu chuyện dài, như Cây khế : Các tác giả dân gian đã kể chi tiết quan hệ anh em, với nhiều tình tiết, qua đó cho thấy người em hiền lành, chăm chỉ, thực thà, còn người anh thì giầu có nhưng tham lam và độc ác, luôn luôn tìm cách chiếm đoạt của cải, công sức của người em, cuối cùng, do chính lòng tham vô đáy mà người anh bị mất mạng. Câu chuyện này được tuyển vào Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, in tới 4 trang giấy, gồm trên 1.600 tiếng.

Ta có thể khảo sát thêm một ví dụ nữa để thấy do ngắn gọn, tục ngữ, ca dao có cách diễn đạt riêng của mình. Để khẳng định tình máu mủ hơn tình bạn bè, trong truyện cổ tích có câu chuyện Giết chó khuyên chồng (trong Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam ghi là Dạy chồng). Qua rất nhiều tình tiết, từ việc người anh giầu có nhưng không quan tâm đến em mà chỉ bù khú với những người bạn hay lợi dụng, người vợ khuyên bảo không được, mới giết một con chó, nói dối chồng là mình giết phải thằng bé ăn mày, rồi thử nhờ những người bạn mà chồng coi là thân thiết giúp chôn cất, kết quả là những người bạn đó không những không giúp mà còn tìm cách tống tiền, còn người em thì giúp một cách vô tư, từ đó, người chồng mới nhận ra rõ ràng là tình anh em ruột thịt vẫn hơn những người bạn cơ hội (Câu chuyện này in ra 3 trang sách với hơn 1.300 tiếng). Cùng ý nghĩa trên, ca dao miêu tả bằng 4 dòng (28 tiếng):

Ơn cha mẹ trời cao khôn thấuNghĩa anh em xương cốt ruột rà

125

Page 126: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Muốn cho trên thuận dưới hoàChẳng thà chịu nhục, hơn là rẽ nhau.

Trong khi đó, tục ngữ khẳng định bằng 8 tiếng: "Một giọt máu đào hơn ao nước lã".

Có thể hình dung rằng, khi đi vào vườn văn học dân gian, thì truyện cổ tích cho ta một cây với đầy đủ hoa, quả, lá, cành, ca dao cho ta một chùm trái ngọt, còn tục ngữ thì cho ta một trái đậm đà nhất.

Hình tượng nghệ thuật của tục ngữ, ca dao mang tính đặc thù - không được hình thành trong từng tác phẩm đơn lẻ, mà qua một hệ thống tác phẩm. Phải hệ thống hoá các nhân vật của tục ngữ hay ca dao, mới nhận ra hình tượng mà chúng thể hiện. Thí dụ, trong ca dao, nhân vật con cò được thể hiện trong nhiều tác phẩm khác nhau, trong nhiều tình huống khác nhau, với các cách ứng xử khác nhau, nếu xâu kết các nhân vật con cò ấy vào một hệ thống, sẽ thấy hiện lên hình tượng về người phụ nữ nông thôn tần tảo sớm hôm, lặn lội kiếm ăn nuôi chồng nuôi con, vất vả hy sinh cho chồng cho con. Điều này dẫn đến một vấn đề có tính phương pháp luận: Muốn hiểu thấu đáo tục ngữ, ca dao, phải nghiên cứu chúng trong hệ thống, phải biết xâu kết các yếu tố tương đồng và so sánh các yếu tố khác biệt trong hệ thống, từ đó mới có thể rút ra những kết luận khả dĩ xác đáng.

1.4. Tục ngữ, ca dao đều nói ít về quan hệ gia tộc, quan hệ gia đình với làng xóm

Thống kê chi tiết ở tục ngữ và ca dao, đều thấy rất ít đơn vị đề cập tới quan hệ gia tộc, quan hệ gia đình với làng xóm. Do giới hạn của đề tài nghiên cứu, chúng tôi chưa đi sâu lý giải nguyên nhân của hiện tượng này.

1.5. Tục ngữ, ca dao đều có giá trị đối với cuộc sống đương đạiCho dù là sản phẩm của xã hội phong kiến, nhưng tục ngữ, ca dao chứa

đựng tâm tư, tình cảm, lý trí của nhân dân ta qua nhiều thế hệ, dạy cho con người cách sống nhân ái, hoà hợp để tạo dựng hạnh phúc. Những bài học đó có sức sống vượt thời gian, hết sức bổ ích đối với cuộc sống ngừy nay.

2. NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU2.1. Tục ngữ thiên về lí trí, ca dao thiên về tình cảmTục ngữ thiên về lý trí, cho nên khi phản ánh các quan hệ trong gia đình,

tục ngữ thường đúc kết những kinh nghiệm hoặc những yêu cầu ứng xử, ít biểu lộ tình cảm. Ca dao là thể loại trữ tình, cho nên ca dao phản ánh quan hệ gia đình trong chiều sâu tình cảm nhiều hơn. Chính vì vậy, tuy cùng quan tâm đến gia đình, nhưng tục ngữ và ca dao phản ánh các mối quan hệ trong gia đình từ những góc tiếp cận và hình thức phản ánh khác nhau. Do quan hệ vợ chồng có

126

Page 127: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

nhiều sắc thái tình cảm, cho nên ca dao phản ánh nhiều hơn, còn quan hệ anh chị em, sắc thái tình cảm nghèo nàn hơn, cho nên ca dao đề cập tới ít hơn tục ngữ (so với chủ đề chung về gia đình, thì ở ca dao, chủ đề vợ chồng có 690 câu, chiếm 58,64%, còn ở tục ngữ có 285 câu, chiếm 39%). Rõ ràng, vợ chồng là quan hệ nặng về tình nghĩa, và ca dao là thể loại thích hợp cho việc phản ánh quan hệ ấy. Mặt khác, tuy cùng nói về quan hệ vợ chồng, nhưng tục ngữ thiên về phản ánh những biểu hiện mang tính luân lý, còn ca dao thì đi sâu vào tình cảm của con người. Chẳng hạn, cùng nói về cách thức ứng xử trong quan hệ vợ chồng, tục ngữ rút ra 6 kiểu ứng xử khác nhau (như đã phân tích ở chương 2), các câu tục ngữ không cho biết trạng thái tình cảm của con người, mà chỉ nêu lên những yêu cầu của xã hội. Trong khi đó, ca dao phản ánh sinh động các cách thức ứng xử thể hiện tình nghĩa vợ chồng, mà đậm đà là tình yêu thương, sự chăm nom săn sóc của người vợ với người chồng (trong 465 câu ca dao về cách thức ứng xử vợ chồng có 66 câu ca dao chứa đựng hai chữ thương, yêu). Chúng tôi nêu một số ví dụ để so sánh như sau:

- Về cách thức ứng xử, tục ngữ nói: "Chồng giận thì vợ làm lành", ca dao nói: "Chồng giận thì vợ làm lành/Miệng cười hớn hở rằng: Anh giận gì?". Rõ ràng, ca dao không những nêu lên yêu cầu ứng xử giống như tục ngữ nêu, mà còn miêu tả thái độ của người vợ đối với chồng, một thái độ vui vẻ nhẹ nhõm, biểu hiện tình cảm thắm thiết của người vợ.

- Về tình trạng đa thê, tục ngữ nói một cách lạnh lùng: "Một vợ nằm giường lèo, hai vợ nằm chèo queo, ba vợ nằm chuồng heo", ca dao nói như một sự bộc bạch tâm can:

Viết thư sang hỏi thăm chàng

Còn không hay đã đá vàng nơi nao?

Hay là mắc phải con nào

Bùa yêu bả lú phải làm sao cho tỏ tường

Vắng chàng tôi những nhớ thương

Vì chàng mê gái tìm đường phụ tôi

Tôi làm cho lứa quên đôi

127

Page 128: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Tôi làm cho rã cho rời nhau ra

Làm cho tan nát biệt xa

Cho chim lìa tổ cho hoa lìa cành

Tôi làm cho nó lìa anh

Cho người ta biết anh tình phụ tôi.

Qua câu ca dao trên, ta thấy hiển hiện lên hình ảnh một người vợ yêu chồng tha thiết nhưng cũng khá đáo để, có thái độ cứng rắn, kiên quyết giành lại chồng từ tay tình địch.

Ngược lại, quan hệ anh chị em lại được ca dao nói tới ít hơn tục ngữ (tục ngữ có 40 câu, ca dao chỉ có 27 câu). Điều này phản ánh một sự thật là quan hệ anh chị em dù có mật thiết đến đâu, thì cũng không thể có những sắc thái tình cảm tinh tế và đằm thắm như quan hệ vợ chồng. Không những thế, với quan niệm anh em mỗi người một thân một phận, hoặc bán anh em xa mua láng giềng gần, thì cùng với thời gian trong đó chứa đựng những xung đột, mâu thuẫn, quan hệ anh chị em luôn luôn có khả năng giảm thiểu chất kết dính tình cảm. Cũng do vậy, nhân dân phải bổ sung một loại chất kết dính khác, đó là những yêu cầu về luân lý. Đây chính là mảnh đất phù hợp cho tục ngữ toả ảnh hưởng: khi thì nhắc nhở tình máu mủ giữa anh em: "Anh em hạt máu sẻ đôi", "Anh em như chân như tay", khi thì nêu lên phương cách ứng xử: "Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau", "Làm chị phải lành, làm anh phải khó", lúc lại yêu cầu sự gắn bó: "Cắt dây bầu dây bí, chẳng ai cắt dây chị dây em".

Về quan hệ nàng dâu - mẹ chồng, cả tục ngữ và ca dao đều cho thấy đây là điểm yếu nhất trong quan hệ gia đình người Việt. Tuy vậy, chỉ có ca dao mới phản ánh được nỗi cay đắng, tâm trạng uất ức của nàng dâu, như:

"Ai ơi, phải nghĩ trước sau

Đừng tham lắm của nhà giàu làm chi

Làm thì xem chẳng ra gì

128

Page 129: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Làm tất làm tả nói thì điếc tai

Đi ngủ thời hết canh hai

Thức khuya dậy sớm mình ai dãi dầu

Sớm ngày đi cắt cỏ trâu

Trưa về lại bảo: ngồi đâu, không đầy!

Hết mẹ rồi lại đến thầy

Gánh cỏ có đầy, vẫn nói rằng vơi

Nói thì nói thật là dai

Lắm câu chua cạnh, đắng cay trăm chiều

Phận em là gái nhà nghèo

Lấy phải chồng giàu, ai thấu cho chăng

Nói ra đau đớn trong lòng

Chịu khổ, chịu nhục suốt trong một đời".

Đó là một bức tranh hiện thực về cảnh làm dâu, là khúc ca bi thương của người phụ nữ trước những nỗi khổ mà mình phải gánh chịu. Trong khi đó tục ngữ hướng tới cách ứng xử cần phải có, cho nên qua tục ngữ, thấy quan hệ nàng dâu - nhà chồng bớt căng thẳng hơn, không những thế lại còn có cái vẻ ấm áp và thân tình, như: "Dâu hiền nên gái, rể hiền nên trai", "Dâu dâu rể rể cũng kể là con".

Qua tục ngữ, ca dao, ta càng thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa nội dung và hình thức của văn học: tục ngữ chứa đựng những nội dung mang tính lý trí, ca dao chứa đựng những nội dung mang tính tình cảm. Để phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống, các tác giả dân gian đã thực hành một nguyên lý sáng tác mà ngày nay chúng ta đang vận dụng, đó là hình thức phải phù hợp với nội dung, nội dung nào, hình thức ấy.

2.2. Tục ngữ ngắn gọn hơn ca dao

129

Page 130: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Ca dao ít nhất có 2 dòng với 14 tiếng, rất hiếm trường hợp có số lượng ít hơn. Trong khi đó, với tục ngữ, đa số là một câu. Có khi một câu tục ngữ chỉ gồm 3 tiếng (như "Chó cắn quanh", "Lành như bụt") và không ít trường hợp chỉ gồm 4 tiếng (như "ÁC giả ác báo", "Ăn lắm trả nhiều"). Trong Tục ngữ phong dao, Ôn như Nguyễn Văn Ngọc đã ghi ra ở phần một mà theo tác giả là gồm phương ngôn, tục ngữ, có tới 1.171 câu thuộc loại chỉ gồm 4 tiếng. Như vậy, về mặt dung lượng, ca dao lớn hơn tục ngữ. Cũng với đặc trưng ngắn gọn như vậy, tục ngữ thường ở thể khẳng định tổng thể, mang tính khái quát, còn ca dao thường ở thể phản ánh hiện tượng, miêu tả chi tiết. Thí dụ: Cũng nói về sự gắn bó vợ chồng, tục ngữ khẳng định "Vợ chồng đầu gối tay ấp", trong khi đó ca dao miêu tả khá tỷ mỷ:

Cái quạt mười tám cái nanỞ giữa phất giấy, hai nan hai đầu

Quạt này anh để che đầuĐêm đêm đi ngủ chung nhau quạt này

Ước gì chung mẹ chung thầyĐể em giữ cái quạt này làm thân

Rồi ta chung gối chung chănChung quần chung áo, chung khăn đội đầu

Nằm thời chung cái giường TàuDậy thời chung cả hộp trầu ống vôi

Ăn thời chung cả một nồiGội đầu chung cả dầu hồi nước hoa

Chải đầu chung cái lược ngàSoi gương chung cả nhành hoa giắt đầu.

2.3. Trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đối, thì tục ngữ dùng nhiều hơn ca dao

2.3.1. Đối ở tục ngữ được thể hiện ở hai bộ phận của câu, tạo ra hai ý khác nhau hoặc dẫn dắt, đưa đẩy nhau. Ví dụ :

Anh em trai ở với nhau mãn đại (a),Chị em gái ở với nhau một thời (b).

Trong câu tục ngữ này, có đối cục bộ và đối tổng thể. Đối cục bộ:

- Anh em trai đối với chị em gái- Mãn đại đối với một thời

Đối tổng thể: vế (a) đối với vế (b).

130

Page 131: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Đối cục bộ và đối tổng thể hợp với nhau, đưa đến ý nghĩa khái quát là trong quan hệ gia đình, thì anh em trai gắn bó lâu dài hơn chị em gái.

Các thí dụ: "Bán anh em xa mua láng giềng gần" hay "Cha muốn cho con hay, thầy mong cho con khá" cũng có cách đối tương tự.

2.3.2. Nhiều câu ca dao không có đối. Nếu có đối, ở ca dao thường mang tính cục bộ, xảy ra giữa hai bộ phận của một dòng của tác phẩm, chứ ít xảy ra giữa hai dòng. Thí dụ, câu ca dao sau không có đối:

Ai kêu ai hú bên sôngTôi đang nấu nướng cho chồng tôi ăn.

Những câu ca dao sau có đối cục bộ:1. Bao giờ lúa trỗ vàng vàng

Cho anh đi gặt cho nàng quảy cơm2. Cơm chiên ăn với cá ve

Thiếp đây chàng đấy, buôn bè ra khơi.3. Củ lang Đống NgỗĐỗ phụng Đồng ĐinhChàng bòn thiếp mót

Để chung một gùi.4. Đôi ta vợ cấy chồng cày

Chồng nay sương sớm vợ nay sương chiềuTa nghèo vui phận ta nghèo

Quản chi sương sớm, sương chiều, hỡi anh!Trong các câu ca dao trên thì chỉ một bộ phận của câu có đối, cụ thể là

"Anh đi gặt" đối với "nàng quẩy cơm", "Thiếp đây" đối với "chàng đấy", "chàng bòn" đối với "thiếp mót", "Chồng sương sớm" đối với "vợ sương chiều" nhưng không tạo ra sự đối lập, ngược lại, tạo ra sự cân bằng, hoà quyện, nói lên tình gắn bó vợ chồng.

2.4. Tục ngữ và ca dao khác nhau ở việc sử dụng ngôn từTrong tục ngữ, tác giả dân gian không sử dụng các đại từ nhân xưng như

anh, chị, tôi, ta, mà dùng câu trần thuật để đúc kết một quy luật ("Dâu dâu rể rể cũng kể là con") hoặc câu cầu khiến ((Phải) "Dạy con từ thủa còn thơ"). Trong ca dao, vì là tiếng hát trữ tình, tiếng hát nội tâm, cần biểu đạt "cái tôi", cho nên những đại từ ấy được sử dụng thường xuyên, không những vậy mà biến hoá linh hoạt, tạo nên những sắc thái biểu cảm độc đáo. Đặc biệt là đại từ "Ai", đã được các tác giả ca dao sử dụng như một công cụ biểu cảm sắc bén. Trong 730 câu ca dao về gia đình đã có tới 148 lượt đại từ "Ai" được sử dụng. Trong tiếng Việt, thì từ "Ai" vốn là một đại từ nghi vấn, dùng để hỏi, nhưng khi được

131

Page 132: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

sử dụng trong ca dao, nó có nhiều chức năng hơn. Có trường hợp, "ai" chỉ người đối thoại:

1. Ai về anh dặn lời nàyPhượng hoàng chỉ quyết đậu cây ngô đồng

2. Anh đi đường ấy xa xaĐể em ôm bóng trăng tà năm canh

Nước non một gánh chung tìnhNhớ ai ai có nhớ mình hay chăng.

Rất nhiều trường hợp "ai" chỉ người thứ ba không xác định:1. Mặc ai lên võng xuống dù

Em đây đứng dưới giàn bù vẫn vui.2. Canh cải mà nấu với gừng

Không ăn thời chớ xin đừng mỉa maiKhuyên chàng đừng ở đơn sai

Vắng mặt chàng sẽ yêu ai mặc lòng.Các đại từ ta, mình cũng thường được dùng, tạo không khí thân tình cho

văn cảnh:Ăn mít bỏ xơ

Ăn cá bỏ lờ, mình chớ hay quênMình quên ta chả cho quên

Mình nhớ, ta nhớ mới nên vợ chồng.Không những thế, các tác giả dân gian còn dùng rất nhiều danh từ chỉ các

loài thực vật thay cho đại từ nhân xưng, khiến cho ca dao có hình ảnh, gần gũi với thiên nhiên, như các danh từ trúc, mai, mận, đào... Thí dụ:

1. Bây giờ mận mới hỏi đàoVườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thời đào xin thưaVườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

2. Ra về nhớ trúc nhớ maiNhớ đào nhớ liễu nhớ ai kết nguyền.

Lối dùng từ gắn với cỏ cây hoa lá như trên phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Các loài thảo mộc gắn bó với con người tới mức ăn sâu vào tiềm thức, bật ra thành những thành tố sinh động của tục ngữ, ca dao. Trong Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua một số ca dao – tục ngữ, Trần Thuý Anh cũng đã có nhận xét rằng người nông dân thường lấy hình ảnh trồng cây để làm khuôn mẫu.

132

Page 133: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Ca dao còn là tiếng nói giao duyên, cho nên có rất nhiều bài có các đoạn đối thoại, mà tục ngữ thì không có như vậy. Thí dụ:

Ai về đường ấy hôm nayNgựa hồng ai cưỡi, dù tay ai cầm

- Ngựa hồng đã có tri âmDù tay đã có người cầm thì thôi.

Một nét phân biệt giữa tục ngữ và ca dao nữa, là trong ca dao có rất nhiều thán từ, còn trong tục ngữ thì hầu như không có.

Thán từ hỡi ơi, chỉ thấy xuất hiện trong ca dao:1. Mấy đời chỉ trắng bằng vôi

Ai thương ai nhớ bằng đôi đứa mìnhBạn ơi! thức ngủ làm thinh

Dậy đây anh kể sự tình cho ngheAi làm chén nọ xa ve

Mùa thu đón đợi, mùa hè ngóng trôngTam tứ bề yến bắc nhạn đông

Làm sao cho cá chậu xa chim lồng, hỡi ơi!2. Hỡi ơi chú tiểu trên chùa

Chú tu sao chú bỏ bùa cho tôi.Thống kê trong 730 câu tục ngữ về gia đình, không gặp một từ ơi nào,

trong khi đó qua 1.179 câu ca dao về gia đình có tới 43 từ ơi, mà phổ biến là Ai ơi, Mẹ ơi, Bà ơi, Chàng ơi, Nàng ơi... như:

1. Cơm sôi bớt lửa kẻo tràoMẹ ơi khoan bán, má đào đang non.

2. Ai ơi đợi với tôi cùngTôi còn gỡ mối tơ hồng chưa ra.

Rõ ràng là, để bộc lộ tâm tư, tình cảm, các tác giả dân gian đã sử dụng thành công biện pháp tu từ, làm cho các con chữ trở nên có hồn. Một lần nữa chúng ta thấy các tác giả dân gian là bậc thầy về sử dụng ngôn từ.

TIỂU KẾT1. Tục ngữ và ca dao là hai thể loại văn học dân gian, chúng có nhiều

điểm giống nhau dưới đây: - Phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống, tục ngữ, ca dao là một

trong những tư liệu đáng tin cậy để nghiên cứu về lịch sử, xã hội, tâm lý của một đất nước, một dân tộc.

- Tục ngữ và ca dao đều quan tâm đến việc phản ánh các mối quan hệ trong gia đình, dành tỷ lệ trên dưới 10% cho chủ đề này. Đây là tỷ lệ khá cao,

133

Page 134: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

khác với một số thể loại khác. Tục ngữ, ca dao về gia đình là một bộ phận của dòng văn hoá dân chủ của giai cấp bị trị, có nhiều nét khác biệt, có khi đối lập so với dòng văn hoá của giai cấp thống trị, đi sâu vào đời sống thường ngày, vừa phản ánh, vừa ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, phương cách ứng xử của người lao động, góp phần tạo nên sắc thái đa dạng của nền văn hoá Việt Nam.

- Tục ngữ, ca dao là thể loại có hình thức ngắn gọn, nội dung cô đọng hơn các thể loại khác như truyện cổ tích, truyện cười...

- Do tục ngữ, ca dao quá ngắn gọn, cho nên khi nghiên cứu hình tượng hay nội dung, không nên xem xét một cách đơn lẻ từng đơn vị mà cần xem xét một cách tổng thể trong hệ thống.

2. Tục ngữ và ca dao có những điểm khác nhau dưới đây:- Tục ngữ thiên về lý trí, cho nên khi phản ánh các quan hệ trong gia

đình, tục ngữ thường đúc kết những kinh nghiệm hoặc những yêu cầu ứng xử. Ca dao là thể loại trữ tình, cho nên ca dao phản ánh quan hệ gia đình trong chiều sâu tình cảm nhiều hơn.

- Nói về chủ đề quan hệ vợ chồng, ca dao dành tỷ lệ cao hơn tục ngữ (so với chủ đề chung về gia đình, thì chủ đề vợ chồng chiếm 59% trong ca dao và 39% trong tục ngữ).

- Tục ngữ và ca dao có những nét khác biệt trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật như đối, tu từ... Ca dao thiên về xây dựng hình ảnh, hình tượng, còn tục ngữ thiên về xử lí từ ngữ.

134

Page 135: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

KẾT LUẬN

1. Tục ngữ, ca dao người Việt đã phản ánh sinh động, đa dạng và sâu sắc các mối quan hệ chính của gia đình người Việt. Dựa vào phương pháp nghiên cứu được gọi là "toán học hoá ngôn ngữ" của khoa học xã hội, với bộ công cụ là Phần mềm về tục ngữ, Phần mềm về ca dao, từ việc định tính kết hợp với định lượng đối tượng nghiên cứu, công trình đã tiến hành khảo sát một cách chi tiết, tổng thể việc phản ánh phong tục tập quán của người Việt (trong quan hệ gia đình) thể hiện qua tục ngữ, ca dao. Kết quả phân tích cho thấy: nội dung về các mối quan hệ trong gia đình chiếm tỷ lệ khá cao so với các nội dung khác của tục ngữ, ca dao. Điều đó chứng tỏ từ xa xưa, người Việt đã rất coi trọng gia đình và bằng văn học dân gian, họ đã bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình về các mối quan hệ đa dạng của gia đình, truyền kinh nghiệm của mình lại cho muôn đời sau. Gia đình có một hệ thống quan hệ chằng chịt chi phối lẫn nhau: cha mẹ-con cái, vợ-chồng, anh chị-em, cha mẹ vợ-con rể, cha mẹ chồng-nàng dâu, ông bà-con cháu. Các quan hệ đó có tính nhiều chiều và mỗi người thường đóng hai ba vai khác nhau, phải luôn điều chỉnh trong các vị thế đó để tạo sự hài hoà. Công trình đã chứng minh được rằng tục ngữ, ca dao vừa phản ánh, vừa quy định sự điều chỉnh này, làm cho các quan hệ gia đình không bị đứt ở một mối quan hệ nào, gây nguy cơ phá vỡ toàn bộ hệ thống quan hệ.

2. Qua tục ngữ, ca dao, công trình đã cho thấy phong tục tập quán người Việt trong quan hệ gia đình có những nét riêng độc đáo mang tính truyền thống bền vững bên cạnh những nét chung của cư dân vùng Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của nhiều luồng tư tưởng, trong đó đáng kể nhất là tư tưởng Nho giáo và Phật giáo.

3. Qua tục ngữ, ca dao, người nghiên cứu thấy rõ tính chất dân chủ, bình đẳng, khoan hòa, nhân văn là tính chất "trội" của quan hệ gia đình người Việt. Ở đây sự thương yêu, nhường nhịn, hợp lực với nhau "chồng cày vợ cấy", "thuận vợ thuận chồng" là nguyên tắc cơ bản, nhằm cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình. Với bản tính ôn hoà, gắn bó với cộng đồng, hoà đồng với thiên nhiên, người Việt xây dựng gia đình trên nền tảng coi trọng tổ tiên, coi trọng tình nghĩa, coi trọng sự hoà thuận, xa lạ với lối sống gây hiềm khích, ưa hung bạo.

135

Page 136: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

4. Trên cơ sở nhận thức rằng cấu trúc của văn hóa Việt Nam là một tổng thể có hai tầng bậc chính: văn hoá bác học và văn hoá dân gian, công trình đã đi sâu vào tầng bậc văn hoá dân gian, có đối chiếu với tầng bậc văn hoá bác học. Văn hóa bác học ảnh hưởng chủ yếu đến tầng lớp trên - vua quan, nhà giàu, nho sĩ bậc cao... và văn hóa dân gian ảnh hưởng chủ yếu đến tầng lớp dưới - nông dân, người buôn bán, người thợ thủ công, nho sĩ nghèo... Hai tầng văn hóa đó vừa có tính riêng biệt vừa thường xuyên ảnh hưởng lẫn nhau.

5. Công trình đã thực hành một quan điểm tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam qua văn hóa dân gian, cụ thể là qua hệ thống tục ngữ, ca dao, bằng thao tác tiếp cận tổng thể trong hệ thống, trong mối quan hệ với văn hóa bác học, do đó đem đến những kết quả có phần phong phú, có sức thuyết phục hơn so với kết luận của một số tác giả đi trước.

6. Ông cha chúng ta đã để lại một kho tàng tục ngữ, ca dao phong phú, trong đó chứa đựng một mô hình gia đình cùng với những mối quan hệ tốt đẹp thuộc về bản sắc văn hoá Việt Nam. Công trình cho thấy tục ngữ, ca dao cũng đã cung cấp cho chúng ta kinh nghiệm ứng xử, giáo dục gia đình sinh động và khả thi. Với những giá trị lớn như đã phân tích trên đây, tục ngữ, ca dao vẫn được đánh giá cao và có tác dụng tích cực làm giầu nhận thức, làm đẹp tâm hồn của con người trong xã hội hiện đại, đặc biệt là có giá trị thiết thực giúp con người giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc, xây dựng gia đình hạnh phúc. Như vậy, tục ngữ, ca dao không những là vốn quý về văn học nghệ thuật, mà còn là vốn quý về kinh nghiệm sống, về cách thức ứng xử để giữ yên tổ ấm gia đình, về cách nghĩ, cách diễn đạt của nhân dân mà chúng ta cần nghiên cứu, thấm nhuần để vận dụng vào công việc hàng ngày.

7. Công trình cũng đã nêu lên những khiếm khuyết cần khắc phục trong quan hệ của gia đình người Việt được phản ánh qua tục ngữ, ca dao. Những khiếm khuyết chính là cách đối xử nghiệt ngã, bất công của không ít gia đình nhà chồng với nàng dâu, là sự đối xử không tốt của một số con cái đối với cha mẹ, là sự chi phối của vật chất vào các quan hệ gia đình mà tục ngữ, ca dao đã phản ánh và phê phán. Đó còn là sự chi phối tiêu cực của lễ giáo phong kiến, của Nho giáo, là tư tưởng cục bộ trong một số phương cách ứng xử. Những khiếm khuyết ấy còn tồn tại đến ngày nay, và chúng ta cần nhận thức đúng để khắc phục.

136

Page 137: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

8. Kết quả nghiên cứu của công trình cho thấy công nghệ thông tin có khả năng giúp cho việc khảo sát tư liệu được chính xác, nhanh chóng, từ đó dẫn tới những kết luận mang tính khách quan, khoa học. Cần mở rộng phạm vi ứng dụng của công nghệ thông tin, trong đó có việc xây dựng những phần mềm chuyên dụng vào việc nghiên cứu văn học dân gian nói riêng, khoa học xã hội và nhân văn nói chung. Bộ công cụ sử dụng để khảo cứu công trình (Phần mềm về tục ngữ, Phần mềm về ca dao) có thể được phổ biến rộng rãi để khai thác tiếp những nội dung khác của tục ngữ, ca dao, đồng thời có thể coi là mô hình cho việc xây dựng các phần mềm chuyên dụng khác dùng để khảo cứu văn học dân gian nói riêng cũng như khoa học xã hội và nhân văn nói chung.

Công trình đã bước đầu thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu tục ngữ, ca dao của người Việt ở chủ đề phản ánh quan hệ gia đình. Để góp phần tiến tới nhận thức, hiểu biết toàn diện hơn về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hoá Việt Nam, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu tục ngữ, ca dao theo các chủ đề khác nữa, và cần có những công trình nghiên cứu tục ngữ, ca dao của các dân tộc khác trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam ./.

137

Page 138: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thuý Anh (2000), Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua một số ca dao – tục ngữ. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

2. Toan Ánh (1999), Làng xóm Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.

3. Toan Ánh (2000), Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.

4. Ăng-ghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, NXB Sự thật, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Bảo (1998), Thành ngữ - cách ngôn gốc Hán, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc bộ, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

7. Nguyễn Bình (1999), Tục ngữ - ca dao cười (Hài hước trẻ 2), NXB Thanh niên, Hà Nội.

8. Nguyễn Viết Bình (1997), Gia đình, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 2, tr.69-70.

9. Phan Kế Bính (1990) (tái bản), Việt Nam phong tục, NXB Tổng hợp Đồng Tháp, Đồng Tháp.

10. Nguyễn Văn Bổn (1983), Văn nghệ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng, Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Nam - Đà Nẵng, Đà Nẵng.

11. Nguyễn Văn Bổn (2001), Văn học dân gian Quảng Nam, Sở Văn hoá - Thông tin Quảng Nam, Quảng Nam,.

12. Trần Đức Các (1995), Tục ngữ với một số thể loại văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Bùi Hạnh Cẩn - Bích Hằng - Việt Anh (2000), Thành ngữ - tục ngữ Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

14. Nguyễn Đổng Chi - Ninh Viết Giao - Võ Văn Trực (chủ biên) (1996), Kho tàng ca dao xứ Nghệ, NXB Nghệ An, Nghệ An.

15. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn hóa Thông tin, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội.

16. Đoàn Văn Chúc (1997) (tái bản), Văn hóa học, NXB Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.

138

Page 139: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

17. Việt Chương (1998) (tái bản), Từ điển thành ngữ - tục ngữ - ca dao Việt Nam (Quyển thượng), NXB Đồng Nai, Đồng Nai,.

18. Việt Chương (1998) (tái bản), Từ điển thành ngữ - tục ngữ - ca dao Việt Nam (Quyển hạ), NXB Đồng Nai, Đồng Nai.

19. Bùi Văn Cường (1987), Phương ngôn, tục ngữ - ca dao, Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Nguyễn Nghĩa Dân (1977), Ca dao Việt Nam (1945 - 1975), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

21. Nguyễn Nghĩa Dân (2000), Đạo làm người trong tục ngữ ca dao Việt Nam, NXB Thanh niên.

22. Chu Xuân Diên - Lương Văn Đang - Phương Tri (1975), Tục ngữ Việt Nam, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội.

23. Phan Đại Doãn (1992), Làng Việt Nam - một số vấn đề kinh tế - xã hội, NXB Khoa học xã hội, NXB Mũi Cà Mau.

24. Phan Đại Doãn (1998), Về dòng họ ở nông thôn hiện nay, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 10, tr.9-10.

25. Vũ Dung - Vũ Thuý Anh - Vũ Quang Hào (1995), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt nam, NXB Văn hóa, Hà Nội.

26. Phạm Đức Duật (chủ biên) (1981), Văn học dân gian Thái Bình, Ty Văn hóa Thông tin Thái Bình, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

27. Phạm Vũ Dũng (1998), Gia đình và sự nhập thân văn hóa của trẻ em, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 1, tr45-49.

28. Phạm Vũ Dũng (1999), Văn hóa ứng xử của người phụ nữ qua "Kho tàng ca dao người Việt" (Luận văn Thạc sĩ), Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, Hà Nội.

29. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

30. Quang Đạm (1999), Nho giáo xưa và nay, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

31. Phan Thị Đào (1999), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam, NXB Thuận Hóa, Huế.

32. Bùi Huy Đáp (1999), Ca dao tục ngữ về khoa học nông nghiệp, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội, Đà Nẵng.

33. Nhàn Vân Đình (1999), Câu cửa miệng, NXB Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội.

139

Page 140: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

34. Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2001) Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

35. Cao Huy Đỉnh (1998), Bộ ba tác phẩm nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

36. Lê Gia (1995), Tâm hồn mẹ Việt Nam - Tục ngữ, ca dao (Quyển 10), NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

37. Lê Gia (1995), Tâm hồn mẹ Việt Nam - Tục ngữ, ca dao (Quyển 11), NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

38. Lê Gia (1995), Tâm hồn mẹ Việt Nam - Tục ngữ, ca dao (Quyển 12), NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

39. Lê Giang - Lư Nhất Vũ - Nguyễn Văn Hòa - Minh Luân (1986), Dân ca Hậu Giang, Sở Văn hóa - Thông tin Hậu Giang, Cần Thơ.

40. Phi Hà và Thanh Bình (1960), Để xây dựng một chế độ hôn nhân và gia đình kiểu mới, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

41. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

42. Mai Văn Hai - Phan Đại Doãn (2000), Quan hệ dòng họ ở châu thổ sông Hồng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

43. Hoàng Văn Hành (chủ biên) (1999) (tái bản), Kể chuyện thành ngữ - tục ngữ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

44. Nguyễn Văn Hằng (1999), Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

45. Võ Như Hầu (2000), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam = Vietnamese prverbs folk poems and folk songs (Song ngữ Việt - Anh), NXB Đồng Nai, Đồng Nai.

46. Vương Trung Hiếu (1996), Tục ngữ Việt Nam chọn lọc, NXB Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh.

47. Lê Như Hoa (chủ biên) (1996), Phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

48. Nguyễn Thái Hoà (1997), Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,.

49. Nguyễn Huy Hoàng (2000), Văn hóa trong nhận thức duy vật lịch sử của C.Mác, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

50. Lê Văn Hòe (1952), Tục ngữ lược giải, NXB Quốc học thư xã, Hà Nội.

140

Page 141: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

51. Đào Văn Hội (1971), Phong tục miền Nam qua mấy vần ca dao, Sống mới, Sài Gòn.

52. Đỗ Huy, Trường Lưu (1993), Sự chuyển đổi các giá trị trong Văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

53. Đỗ Huy (1997), Xây dựng văn hóa gia đình trong văn hóa cơ sở, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 7, tr.34-37,40.

54. Đỗ Huy (1998), Văn hóa gia đình trong nền văn hóa truyền thống ở nước ta, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 3, tr.64-67.

55. Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

56. Phùng Hưng (1996), Phụ nữ và văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

57. Trần Đình Hượu (1996, in lần 2), Đến hiện đại từ truyền thống, NXB Văn hoá.

58. Trần Đình Hượu (2001), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

59. Châu Nhiên Khanh (2000), Ca dao Việt Nam: Tác phẩm. Những bài nhận định, phê bình tiêu biểu, NXB Đồng Nai, Đồng Nai.

60. Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên (1973), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

61. ĐINH Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

62. Nguyễn Văn Khang (chủ biên) (1998), Từ điển thành ngữ - tục ngữ Hoa - Việt, NXB Khoa học xã hội.

63. Nguyễn Bách Khoa (2000) (tái bản), Kinh thi Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

64. Nguyễn Văn Kiêu (1982), Bàn về xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa, NXB Sự thật, Hà Nội.

65. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

66. Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật chủ biên (1995), Kho tàng ca dao người Việt (tập 1), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

67. Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật chủ biên (1995), Kho tàng ca dao người Việt (tập 2), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

68. Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật chủ biên (1995), Kho tàng ca dao người Việt (tập 3), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

141

Page 142: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

69. Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật chủ biên (1995), Kho tàng ca dao người Việt (tập 4), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

70. Mã Giang Lân (1998), Tục ngữ - ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

71. Võ Thị Hồng Loan (1998), Nhân cách văn hóa và ảnh hưởng của gia đình, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 6, tr.76-77.

72. Nguyễn Tấn Long, Phan Canh (1998), Thi ca bình dân Việt Nam (Tập 1), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

73. Nguyễn Tấn Long, Phan Canh (1998), Thi ca bình dân Việt Nam (Tập 2), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

74. Luật Hôn nhân và gia đình và những văn bản có liên quan (1996), (Tài liệu), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

75. Một số giá trị văn hóa truyền thống với đời sống văn hóa ở cơ sở nông thôn hiện nay (1998), NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

76. Hồ Chí Minh (1962), Hồ Chủ Tịch bàn về giáo dục, NXB Giáo dục, Hà nội.

77. Hồ Chí Minh (1995), Về xây dựng con người mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

78. Lê Minh (chủ biên) (1994), Những tình huống ứng xử trong gia đình, NXB Lao Động.

79. Bùi Xuân Mỹ - Phan Minh Thảo (1995), Tục cưới hỏi, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

80. Sơn Nam (1997), Truyền thống gia đình Nam Bộ, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 5, tr.73-74.

81. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

82. Ôn như Nguyễn Văn Ngọc (tái bản) (1957), Tục ngữ - phong dao, NXB Minh Đức.

83. Phạm Thế Ngũ (tái bản) (1996), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 1), NXB Đồng Tháp.

84. Triều Nguyên (1999), Tiếp cận ca dao bằng phương thức xâu chuỗi theo mô hình cấu trúc, NXB Thuận Hóa, Huế.

85. Triều Nguyên (2000), Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt, NXB Thuận Hóa, Huế.

86. Triều Nguyên (2001), Bình giải ca dao, NXB Thuận Hóa, Huế. 87. Hồ Quốc Nhạc (chủ biên) (2000), Ca dao Việt Nam (tập 1), NXB Đồng

Nai, Đồng Nai.

142

Page 143: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

88. Hồ Quốc Nhạc (chủ biên) (2000), Ca dao Việt Nam (tập 2), NXB Đồng Nai, Đồng Nai.

89. Nguyễn Tá Nhí (2000), Làng mỹ tục Hà Tây, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tây, Hà Tây.

90. Nhiều tác giả (1976), Xây dựng gia đình, xây dựng cuộc sống văn minh, hạnh phúc, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

91. Nhiều tác giả (1991), Nhận diện gia đình Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu hội nghị. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu khoa học về phụ nữ, Hà Nội.

92. Nhiều tác giả (1991), Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

93. Nhiều tác giả (1992), Một trăm câu ca dân gian Quảng Ngãi, Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

94. Nhiều tác giả (1992), Văn học dân gian Quảng Trị, Sở Văn hóa Thông tin Thể thao, Thư Viện Quảng Trị, Quảng Trị.

95. Nhiều tác giả (1993), Tục ngữ - ca dao - dân ca Hà Tây, Sở Văn hóa Thông Tin Thể thao Hà Tây, Hà Tây, 1993.

96. Nhiều tác giả (1995), Gia đình Việt Nam, các trách nhiệm, các nguồn lực trong sự đổi mới của đất nước, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

97. Nhiều tác giả (1995), Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội, cách nhìn từ Việt Nam và Hoa Kỳ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

98. Nhiều tác giả (1996), Ca dao dân ca trên vùng đất Phú Yên, Sở Khoa học - Công nghệ - Môi trường, Hội Văn nghệ dân gian và văn hóa các dân tộc tỉnh Phú Yên, Tuy Hòa.

99. Nhiều tác giả (tái bản) (1997), Phê bình, bình luận văn học (Ca dao - dân ca - Tục ngữ - vè), NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

100.Nhiều tác giả (1998), Đại việt sử ký toàn thư (tập 1), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

101.Nhiều tác giả (1998), Đại việt sử ký toàn thư (tập 2), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

102.Nhiều tác giả (1998), Đại việt sử ký toàn thư (tập 3), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

103.Nhiều tác giả (1998), Đại việt sử ký toàn thư (tập 4), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

104.Nhiều tác giả (1999), Tết năm mới ở Việt Nam, Viện Văn hóa - NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

143

Page 144: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

105.Nhiều tác giả (1999), Văn hóa dòng họ ở Thái Bình, Sở văn hóa - Thông tin Thái Bình và Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian, Thái Bình.

106.Nhiều tác giả (1999), Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (Tập IV, Quyển 1), NXB Giáo dục, Hà Nội.

107.Nhiều tác giả (2000), Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ, +NXB Tp Hồ Chí Minh.

108.Nhiều tác giả (2001), Tuyển tập tục ngữ ca dao Việt Nam, NXB Văn học.

109.Nhiều tác giả (2001), Ca dao Việt Nam - những lời bình, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

110.Nhiều tác giả (không rõ năm ), Quốc hội Việt Nam với Luật Hôn nhân gia đình, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

111.Nhóm nghiên cứu nông thôn (1974), Nông thôn Việt Nam (tài liệu in rô nê ô), Sài gòn.

112.Lương Ninh (chủ biên) (2000), Lịch sử Việt Nam giản yếu, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

113. Những văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình (1994) (tài liệu), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

114. Vũ Ngọc Phan (in lần thứ 12) (1999), Tục ngữ - ca dao - dân ca Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.

115.Hoàng Phê (chủ biên) (1992), Từ điển tiếng Việt, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.

116.Chúc Phong (ngày 15 tháng 9 năm 1999), Có thể gọi đây là những gia đình được không?, Văn hóa thứ tư, Hà Nội.

117.Đông Phong (1998), Về nguồn văn hóa cổ truyền Việt Nam, NXB Mũi Cà Mau, Cà Mau.

118.Thuần Phong (1057), Tính giao kết trong câu hò miền Nam, Tạp chí Bách khoa số 9, Sài Gòn.

119.Thuần Phong (1957), Đạo nghĩa vợ chồng trong câu hò miền Nam, Tạp chí Bách khoa số 13, Sài Gòn.

120.Lê Chân Phương (1960), Luật Hôn nhân gia đình triệt để giải phóng phụ nữ, NXB Phụ Nữ, Hà Nội.

121.Đạm Phương nữ sử (2000), Tuyển tập Đạm Phương nữ sử, NXB Văn học, Hà Nội.

122.Hằng Phương (1960), Chống hôn nhân gia đình phong kiến trong ca dao Việt Nam, NXB Phụ Nữ, Hà Nội.

144

Page 145: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

123.Đỗ Lan Phương (1997), Về quan hệ gia đình và xã hội ở nông thôn Bắc Bộ hiện nay (qua khảo sát làng Mẫn Xá - Văn Môn - Yên Phong - Bắc Ninh), Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 9, tr.73-76, số 10, tr.78-80.

124.Đỗ Lan Phương (1996), Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong văn hóa nghệ thuật truyền thống, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 12, tr.64-65, 72.

125.Tam Phương (1958), Giải thích vài tục ngữ về trồng lúa, NXB Nông Thôn, Hà Nội.

126.Lê Chí Quế (chủ biên) (1998), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

127.Lê Quốc, Ý đẹp lời hay (1999), NXB Văn hóa - Thông tin,.128.Vũ Tiến Quỳnh (2000), Ca dao tình yêu, NXB Văn nghệ thành phố Hồ

Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.129.Anh Sơn (1998), Trao đổi về công, dung, ngôn, hạnh ở Huế hiện nay,

Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 9, tr.78-81.130.Phạm Côn Sơn (1998), Nền nếp gia phong, NXB Tổng hợp Đồng Tháp,

Đồng Tháp.131.Từ Sơn (1998), Giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, một phương

diện của chiến lược văn hóa giáo dục lòng yêu nước, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 2, tr.4-7, số 3, tr.6-8.

132.Nguyễn Quốc Tăng (2000), Tục ngữ ca dao Việt Nam, NXB Thuận Hóa, Huế.

133.Đỗ Văn Tân (chủ biên) (1984), Ca dao đồng Tháp Mười, Sở Văn hóa - Thông tin Đồng Tháp, Đồng Tháp.

134.Tạ Văn Thành (1998), Xây dựng gia đình văn hóa trong bối cảnh của lối sống đô thị, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 7, tr.73-74.

135.Nguyễn Phương Thảo (1994), Văn hóa dân gian Nam Bộ, những phác thảo, NXB Giáo dục, Hà Nội.

136.Lê Ngọc Thắng (chủ biên) (1990), Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

137.Lê Thi (Chủ biên) (1996), Gia đình Việt Nam ngày nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

138.Trương Thìn (chủ biên) (1996), Văn hóa phi vật thể xứ Huế, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

139.Lưu Nhân Thiện (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ 17 – 18, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

145

Page 146: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

140.Ngô Đức Thịnh (1997), Văn hóa dòng họ ở Nghệ An trong sự nghiệp thực hiện chiến lược con người Việt Nam đầu thế kỷ XXI (Tổng thuật hội thảo), Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 4, tr.61-64.

141.Lê Viết Thọ (1997), Gia đình Việt Nam truyền thống và việc xây dựng gia đình văn hóa hiện nay, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 7, tr.43-46.

142.Nguyễn Hữu Thức (1996), Văn học dân gian Hà Tây và việc chấn hưng văn hóa địa phương (Luận văn Phó tiến sĩ khoa học ngữ văn), Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

143.Lê Đức Tiết (1998), Về hương ước lệ làng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

144.Trọng Toàn (1999), Hương hoa đất nước (tập 1), NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

145.Trọng Toàn (1999), Hương hoa đất nước (tập 2), NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

146.Tổ Biên tập văn học dân gian Tiền Giang, Văn học dân gian Tiền Giang (1985) Sở Văn hóa - Thông tin Tiền Giang, Mỹ Tho.

147.Hà Huy Tú (1997), Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với việc hình thành văn hóa gia đình, Tham luận Hội thảo khoa học Văn hóa gia đình với chiến lược dân số và phát triển, Bộ Văn hoá Thông tn, Hà Nội.

148.Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao (2000) (tái bản lần thứ 5), NXB Giáo dục, Hà Nội

149.Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), Tài liệu, Bộ Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

150.Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (1998) Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

151.Viện Văn hoá dân gian (1990), Văn hoá dân gian những phương pháp nghiên cứu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

152.Huỳnh Khái Vinh (2000), Những vấn đề văn hoá Việt Nam đương đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

153.Lư Nhất Vũ - Lê Giang (2000), Dân ca Bến tre, Sở Văn hóa - Thông tin Bến Tre, Bến Tre.

154.Trần Ngọc Vương (1995), Loại hình học tác giả văn học Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

155.Trần Quốc Vượng (1996), Nguyên lý Mẹ của nền văn hóa Việt Nam, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 12, tr.43-44.

156.Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2001), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

146

Page 147: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

157. Nguyễn Khắc Xuyên (1998), Những tác phẩm ca dao - tục ngữ được xuất bản trước đây một thế kỷ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

158.Nguyễn Khắc Xương (1994), Tục ngữ - ca dao - dân ca Vĩnh Phú, Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao Vĩnh Phú, Phú Thọ.

159.Phạm Thu Yến (1998), Những thế giới nghệ thuật ca dao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG PHÁP

1. Balmir, Guy-Claude (1982), Essai de littérature sur le chant et la poésie populaire de Noirs Americains, Payot, Paris.

2. Mori, Toshiko (1987), Folklore et théatre au Japon, Publ. Orientaliste de Paris, Paris.

3. Ri Il Bok (1989), Kim Djeung IL une grande personnalité, Youn Sang Hyeun-Pyongyang, Corée.

147

Page 148: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

MỤC LỤC PHẦN PHỤ LỤC

1. Tục ngữ Trang 1511.1. Mối quan hệ vợ chồng 1.2. Tình cảm vợ chồng - gắn bó1.3. Những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ vợ chồng1.4. Quan hệ cha mẹ con1.5. quan hệ anh chị em1.6. quan hệ con dâu, con rể

2. Ca dao2.1. quan hệ vợ chồng - gắn bó 2.2. đạo nghĩa vợ chông2.3. ông tơ bà nguyệt2.4. Những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ vợ chồng2.5. Quan hệ cha mẹ con - về đạo hiếu2.6. Quan hệ cha mẹ con - trách nhiệm2.7. quan hệ cha mẹ con - Những biểu hiện tiêu cực 2.8. Quan hệ nàng dâu và gia đình chồng2.9. Hôn nhân - cam chịu2.10. Hôn nhân - trách móc2.11. Hôn nhân - quyền cha mẹ

2.12. Hôn nhân - chống lại lễ giáo phong kiến

2.13. Hôn nhân - lưỡng lự

2.14. Hôn nhân - tự giác2.15. Con cá trong ca dao về tình yêu, hôn nhân và gia đình

148

Page 149: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

1. TỤC NGỮ

1.1. MỐI QUAN HỆ VỢ CHỒNG

STT NỘI DUNG1. Ai mà nói dối cùng chồng, thì trời giáng hạ cây hồng bờ ao.2. Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại.3. Ăn của chồng thì ngon, ăn của con thì nhục.4. Bà phải có ông, chồng phải có vợ.5. Bát còn có lúc xô xát, huống chi vợ chồng.6. Bé nhờ cha, lớn nhờ chồng, già nhờ con.7. Bình phong cẩn ốc xà cừ, vợ hư rầy vợ đừng từ mẹ cha.8. Bởi chồng cờ bạc, nên lòng chẳng thương.9. Cá dưới sông, vợ chồng thuyền chài đánh nhau.10. Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con.11. Chẳng tham nhà ngói ba toà, tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.12. Chẳng tham nhà ngói rung rinh, tham về một mối anh xinh miệng

cười.13. Chẳng tham vựa lúa anh đầy, tham năm ba chữ cho tày thế gian.14. Chê chồng chẳng bõ chồng chê.15. Chê chồng trước đánh đau, gặp chồng sau mau đánh.16. Chê thằng một chai, lấy thằng hai nậm.17. Chết trẻ còn hơn lấy lẽ chồng người.18. Chết trẻ còn hơn lấy lẽ.19. Chiếu hoa, nệm gấm không chồng cũng hư.20. Chiều người lấy của, chiều chồng lấy con.

- Chiều người lấy việc, chiều chồng lấy con.21. Chồng ăn chả, vợ ăn nem.22. Chồng ăn giò vợ co chân chạy, chồng ăn mày mạy vợ lạy vợ về.23. Chồng bé vợ lớn ra tình chị em.24. Chồng cần vợ kiệm là tiên; ngông nghênh nhăng nhít là tiền bỏ đi.25. Chồng chèo thì vợ cũng chèo.26. Chồng chết chưa héo cỏ đã bỏ đi lấy chồng.27. Chồng còng lấy vợ cũng còng, nằm phản thì chật, nằm nong thì vừa.28. Chồng dại, luống tổn công phu nhọc mình.29. Chồng đánh bạc, vợ đánh bài.30. Chồng đôi vợ ba.31. Chồng đông, vợ đoài.32. Chồng dữ thì lo, mẹ chồng dữ đánh co mà vào.

- Chồng dữ thì em mới lo.

149

Page 150: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- Chồng dữ thì em mới sầu.33. Chồng đường, vợ sá.34. Chồng em áo rách em thương, chồng người áo gấm xông hương mặc

người.35. Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào.36. Chồng già vợ trẻ là tiên, vợ già chồng trẻ là duyên nợ nần.

- Chồng già, vợ trẻ là tiên.37. Chồng già vợ trẻ nâng niu, chồng trẻ vợ già nhiều điều đắng cay.38. Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê.

- Chồng giận thì vợ bớt lời.39. Chồng giận thì vợ làm lành.40. Chồng giận thì vợ phải lui, chồng giận vợ giận thì dùi nó quăng.41. Chồng hai ba vợ, vợ hai ba chồng.42. Chồng hen lại lấy vợ hen, đêm nằm cò cử như kèn thổi đôi.43. Chồng hoà, vợ thuận.44. Chồng học trò, vợ con hát.45. Chồng khó giữa làng còn hơn chồng sang thiên hạ.46. Chồng khôn vợ ngoan, chồng quan vợ bợm.

- Chồng khôn vợ ngoan.47. Chồng khôn thì nổi cơ đồ, chồng dại luống cổ công phu nặng mình.

- Chồng khôn thì nổi cơ đồ.48. Chồng lành dễ khiến, chồng khôn khó chiều.49. Chồng loan, vợ phượng.50. Chồng lớn vợ bé thì xinh, chồng bé vợ lớn ra tình chị em.51. Chồng ma, vợ quỉ.52. Chồng nào vợ nấy.53. Chồng người chẳng mượn được lâu.54. Chồng như đó, vợ như hom.

- Chồng như giỏ, vợ như hom.55. Chồng què lấy vợ kiễng chân, nuôi được đứa ở đứt chân cũng què.56. Chồng sang đi võng đầu rồng, chồng hèn gánh nặng đè còng cả lưng.57. Chồng sang vì bởi vợ ngoan.58. Chồng sang vợ được đi giầy, vợ ngoan chồng được tối ngày cậy

trông.59. Chồng ta áo rách, ta thương.60. Chồng tới vợ lui, chồng hoà vợ thuận.61. Chồng tốt ai chẳng muốn lấy, biết giá chồng đáng mấy mà mua.62. Chồng thấp mà lấy vợ cao, nồi tròn, vung méo úp sao cho vừa.63. Chồng thấp vợ cao như đôi đũa lệch biết bao giờ bằng.64. Chồng yêu cái tóc nên dài, cái duyên nên đẹp, cái tài nên khôn.

150

Page 151: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

65. Chưa chồng đi dọc đi ngang, có chồng cứ thẳng một đàng mà đi.66. Có chồng chẳng được đi đâu, có con chẳng được đứng lâu một giờ.

- Có chồng chẳng được đi đâu.67. Có chồng như ngựa có cương.68. Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.69. Có chồng phải ngậm bồ hòn đắng cay.70. Có chồng thương kẻ nằm không một mình.71. Có con phải khổ vì con, có chồng phải gánh giang sn nhà chồng.

- Có con phi khổ vì con.72. Có khôn thì lấy vợ hai cho chồng.73. Có ông chồng siêng như có ông tiên nho nhỏ.74. Có phúc lấy được vợ già, sạch cửa sạch nhà lại ngọt cơm canh.75. Có tiền vợ vợ chồng chồng, hết tiền chồng đông vợ đoài.76. Có vợ có chồng như đũa có đôi.77. Coi vợ già như chó nằm nhà gác.78. Cơm chẳng lành canh chẳng ngon, chín đụn mười con cũng lìa.79. Cơm sôi bớt lửa, chồng giận bớt lời.80. Cơm trắng ăn với chả chim, chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no.81. Còn duyên đóng cửa kén chồng.82. Còn duyên kén những trai tơ.83. Con giai ở nhà vợ, như chó nằm gầm chạn.84. Con hư bởi tại cha dung, vợ hư bởi tại anh chồng cả nghe.85. Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông.86. Của chồng công vợ.87. Của người thì đứng mà trông, của chồng thì cất lấy mà ăn.88. Của rẻ của ôi, tôi rẻ tôi trốn, vợ rẻ vợ lộn.89. Củi mục cành đun, chồng lành dễ khiến, chồng khôn khó chiều.90. Củi mục khó đun, chồng lành dễ khiến, chồng khôn dễ chiều.91. Củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ xài.92. Đàn bà mà lấy đàn ông thiệt gì.93. Đàn ông vượt bể có chúng có bạn, đàn bà vượt cạn chỉ có một mình.94. Đói bụng chồng, hồng má vợ.95. Đau đẻ, ngứa ghẻ, đòn ghen.96. Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng, chăn loan gối phượng không chồng cũng

hư.97. Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ lúc bơ vơ mới về.98. Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.99. Đói bụng chồng, đau lòng vợ.100. Đói no có vợ có chồng, chia niêu sẻ đấu đau lòng nát gan.101. Đói no một vợ, một chồng.

151

Page 152: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

102. Đổi quần đổi áo thời hay, đổi chồng, đổi vợ xưa nay chẳng lành.103. Đừng thấy chồng hiền, xỏ chân lỗ mũi.104. Được cả đôi, Thiên Lôi đánh một.105. Gái bắt nạt chồng, em chẳng có ngoan.106. Gái chính chuyên chẳng lấy hai chồng.107. Gái có chồng như chông như mác, gái không chồng như rác như rơm.108. Gái có chồng như gông đeo cổ, gái không chồng như phản gỗ long

đanh.109. Gái có chồng như rồng có vây, gái không chồng như cối xay chết

ngõng.110. Gái có công, chồng chẳng phụ.111. Gái giết chồng, đàn ông ai nỡ giết vợ.

- Gái giết chồng, chứ đàn ông không ai giết vợ.112. Gái khôn thì chồng con nhờ, gái đần đơm đó thả lờ trôi sông.113. Gái không chồng như thuyền không lái.114. Gái kia chồng rẫy khoe tài chi em.115. Gái mạnh về chồng.116. Gái năm con ở chưa hết lòng chồng.117. Gái ngoan làm quan cho chồng.118. Gái rẫy chồng mười lăm quan quí, trai rẫy vợ tiền phí xuống sông.119. Gái trồng rẫy không phải chứng nọ, thì tật kia.120. Gái thương chồng đang đông buổi chợ, trai thương vợ nắng quái

chiều hôm.121. Ghe bầu chở lái về đông, làm thân con gái thờ chồng nuôi con.122. Giàu đổi bạn, sang đổi vợ.123. Giàu trong làng trái duyên khôn ép, khó nước người phải kiếp cũng

theo.124. Giàu về bạn, sang về vợ.125. Hẩm duyên lấy phải chồng đần, có trăm mẫu ruộng bán dần mà ăn.126. Hay ăn miếng ngon chồng con trả người.127. Hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng.128. Khó giữa làng, còn hơn chồng sang thiên hạ.129. Khôn đi làm lẽ, khoẻ đi ở mùa.130. Khôn với vợ, dại với anh em.131. Không vợ đứng ở lề đường.132. Lắm con, lắm nợ, lắm vợ nhiều cái oan gia.133. Lắm duyên nhiều nợ, lắm vợ nhiều oan gia.134. Làm quan đã có cơm vua, lấy chồng đã có cơm mua của chồng.135. Làm quan hay quân, làm chồng hay vợ.136. Làm ruộng có trâu, làm dâu có chồng.

152

Page 153: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

137. Làm ruộng phải có trâu, làm giàu phải có vợ.138. Làm trai lấy vợ bé, nhà giàu tậu nghé hoa.139. Làm tướng hay quân, làm chồng hay vợ.140. Làm tuỳ chủ, ngủ tuỳ chồng.141. Làm thân con gái thờ chồng, nuôi con.142. Lấy chồng ăn mày chồng.143. Lấy chồng bắt thói nhà chồng, đừng giữ thói cũ ở cùng mẹ cha.144. Lấy chồng chè rượu là duyên nợ nần.145. Lấy chồng chè rượu là tiên, lấy chồng cờ bạc là duyên nợ nần.146. Lấy chồng cho đáng bù nhìn giữ dưa.147. Lấy chồng cho đáng hình dong con người.148. Lấy chồng cho đáng tấm chồng, bõ công trang điểm má hồng răng

đen.149. Lấy chồng cho đáng tấm chồng.150. Lấy chồng cho đáng việc vua, việc làng.151. Lấy chồng cờ bạc là tiên.152. Lấy chồng cũng phải gọi chồng bằng anh.153. Lấy chồng đánh bạc như voi phá nhà.154. Lấy chồng hay chữ như soi gương vàng.155. Lấy chồng hơn ở goá.156. Lấy chồng khó giữa làng, hơn lấy chồng sang thiên hạ.157. Lấy chồng làm lẽ khỏi lo, cơm nguội đầy rá, cá kho đầy nồi.158. Lấy chồng làm lẽ khỏi lo, lương vua khỏi đóng, áo chồng khỏi may.159. Lấy chồng nhờ hồng phúc nhà chồng.160. Lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi.161. Lấy chồng thì chọn trưởng nam cho giàu.162. Lấy chồng thì phải theo chồng, thôi đừng theo thói cha ông nhà mình.163. Lấy chồng thì phải theo chồng.164. Lấy con xem nạ, lấy gái hoá xem đời chồng xưa.165. Lấy kẻ chê chồng, chớ lấy kẻ chồng chê.166. Lấy vợ chọn tông, lấy chồng chọn giống.167. Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống.168. Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng.169. Lệnh ông không bằng cồng bà.170. Lúa trỗ thập thòi, vợ chồng đánh nhau lòi mắt.171. Mất mẹ mất cha thật là khó kiếm, chớ đạo vợ chồng chẳng thiếu gì

nơi.172. Mẹ kêu mặc mẹ, thương chồng phải theo.173. Mảnh chồng quan bằng đàn chồng dân.174. Một chồng rẫy là bảy chồng chờ.

153

Page 154: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

175. Một là vợ, hai là nợ.176. Một vợ không khố mà mang, hai vợ bỏ làng mà đi.177. Một vợ nằm giường lèo, hai vợ nằm chèo queo, ba vợ nằm chuồng

heo.178. Mua cam thì chọn giống cam, lấy chồng thì chọn trưởng nam cho

giàu.179. Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng.180. Mua thịt thì chọn miếng mông, lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi.181. Muôn nghìn chớ lấy học trò, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm.182. Muốn nói không, làm chồng mà nói.183. Ngu si cũng thể chồng ta, dẫu rằng khôn khéo cũng ra chồng người.184. Người ba bốn vợ, người không vợ nào.185. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi.186. Nhất vợ nhì trời.187. Nhường cơm nhường áo, không ai nhường chồng.188. Nhứt củ khoai đầu vồng, nhì có chồng trưởng nam.189. Nồi đồng dễ nấu, chồng xấu dễ sai.190. Ở goá ba đông, lấy chồng hay ngủ.191. Phận gái theo chồng.192. Phu quí, vợ vinh.193. Phụ vợ, không gặp vợ.194. Phu xướng, phụ tòng.195. Phúc nhà vợ chẳng bằng nợ nhà chồng.196. Quen nhà mạ, lạ nhà chồng.197. Quen việc nhà mạ, lạ việc nhà chồng.198. Ruộng đầu chợ, vợ đầu làng.199. Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng.200. San sát như hai gái lấy một chồng.201. Sống quê cha, ma quê chồng.202. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.203. Tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ lấy một chồng.204. Tạm vợ, vợ già; tạm nhà, nhà nát.205. Tay không chẳng thèm nhờ vợ.206. Tay tiêm thuốc cống, miệng mời lang quân.207. Thà rằng làm lẽ thứ mười, còn hơn chính thất những người đần ngu.208. Thế gian một vợ một chồng, chẳng như vua bếp hai ông một bà.209. Thế gian vợ giống tính chồng, đời nào đầy tớ giống ông chủ nhà.210. Thia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.211. Thứ nhất đau đẻ, thứ hai ngứa ghẻ, đòn ghen.212. Thứ nhất vợ dại trong nhà, thứ hai nhà dột, thứ ba rựa cùn.

154

Page 155: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

213. Thứ nhất vợ dại trong nhà, thứ nhì nhà dột, thứ ba nợ đòi.214. Thứ nhất vợ dại trong nhà, thứ nhì trâu chậm, thứ ba rựa cùn.215. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn216. Thương chồng nên phải lầm than.217. Thương ai cho bằng thương chồng.218. Thương ai ví bằng gái son nhớ chồng.219. Thương chồng nên phải gắng công.220. Thương chồng phải bồng con ghẻ.221. Thương chồng phải khóc mụ gia.222. Thuyền không lái như gái không chồng.223. Thuyền mạnh về lái, gái mạnh về chồng.224. Thuyền theo lái, gái theo chồng.225. Tôi tớ xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa226. Tốt duyên lấy được chồng chung.227. Tốt duyên lấy được chồng hiền.228. Tốt mối lấy được chồng sang.229. Trai chê vợ mất của tay không, gái chê chồng một đồng trả bốn.230. Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng.231. Trai có vợ như giỏ có hom.232. Trai có vợ như lỗ tiền chôn.233. Trai có vợ như rợ buộc chân.234. Trai có vợ tề gia nội trợ.235. Trai con một thì lấy, gái con một thì đừng.236. Trai hơn vua được lúc đua thuyền, gái hơn chồng được lúc bồng con.237. Trai làm nên năm thê, bảy thiếp, gái làm nên thủ tiết thờ chồng.238. Trai ơn Vua lúc đua thuyền rồng, gái ơn chồng lúc bồng con thơ.239. Trai ơn Vua ngồi võng đòn rồng, gái ơn chồng ngồi võng ru con.240. Trai nhớ vợ cũ, gái nhớ chồng xưa.241. Trai nuôi vợ đẻ gầy mòn, gái nuôi chồng ốm béo tròn cối xay.242. Trai phải hơi vợ như cò bợ gặp trời mưa.243. Trai tay không chẳng thèm nhờ vợ, gái ruộng đợ phải ăn mày chồng.244. Trai tay không chẳng thèm nhờ vợ, trăm mẫu ruộng đợ cũng tiếng

nhờ chồng.245. Trâu đẻ tháng sáu, vợ đẻ tháng mười.246. Triều đình có văn có vũ, như trong nhà có mụ, có ông.247. Túi ông xã, quả nhà hàng.248. Vợ ba con ở chưa hết lòng chồng.249. Vợ bắt thói chồng, đứa ở giống tông chúa nhà.250. Vợ cái con cột, vợ lẽ con thêm.251. Vợ chồng biết tính nhau.

155

Page 156: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

252. Vợ chồng chăn chiếu chẳng rời; bán buôn là nghĩa ở đời với nhau.253. Vợ chồng chớ cãi nhau hoài, sao cho trong ấm thì ngòai mới êm.254. Vợ chồng cùng một tuổi, nằm duỗi ra mà ăn.255. Vợ chồng đầu gối tay ấp.256. Vợ chồng đồng tịch đồng sàng, đồng sinh đồng tử cưu mang đồng

lần.257. Vợ chồng khi nồng khi nhạt.258. Vợ chồng là nghĩa già đời.259. Vợ chồng là nghĩa trả đời, ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn.260. Vợ chồng may rủi là duyên, vợ chồng hoà thuận là duyên trên đời.261. Vợ chồng như đũa có đôi.262. Vợ chồng phận đẹp duyên ưa.263. Vợ chồng sống gửi thịt, chết gửi xưng.264. Vợ có chồng như rồng có mây, chồng có vợ như cây có rừng.265. Vợ có khách nợ đến nhà, chồng có quan toà gửi trát.266. Vợ dại đẻ con khôn.267. Vợ dại không hại bằng đũa vênh.268. Vợ đẹp càng tổ đau lưng.269. Vợ đẹp kém ngủ.270. Vợ đẹp mặt, chồng đau lưng.271. Vô duyên lấy phải chồng đần.272. Vợ già, chồng trẻ là duyên nợ nần.273. Vợ giống tính chồng, người ở giống tông chủ nhà.274. Vợ hiền hoà, nhà hướng Nam.275. Vợ hư bởi tại thằng chồng cả nghe.276. Vợ không cheo như cù nèo không móc.277. Vợ quá chiều ngoen ngỏen như chó con liếm mặt, vợ phải rẫy tiu

nghỉu như mèo lành mất tai.278. Vợ yên, nhưng tiền chưa có.279. Vợ thì muốn lấy, chồng e mất tiền.280. Voi không nài như trai không vợ.281. Voi trên rừng không bành không tróc, gái không chồng như cóc cụt

đuôi.282. Vợ chồng như áo cởi ngay nên lìa.283. Vợ với chồng như hồng với cốm, nào ngờ như chó đốm mèo khoang.284. Xấu chàng, hổ ai.285. Xấu thiếp, hổ chàng.

1.2. TÌNH CẢM VỢ CHỒNG - GẮN BÓ

156

Page 157: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

STT NỘI DUNG1. Bà phải có ông, chồng phải có vợ.2. Chồng như đó, vợ như hom.

- Chồng như giỏ, vợ như hom.3. Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông.4. Đói bụng chồng, đau lòng vợ.5. Đói bụng chồng, hồng má vợ.6. Đói no có vợ có chồng, chia niêu sẻ đấu đau lòng nát gan.7. Đói no một vợ, một chồng.8. Đổi quần đổi áo thời hay, đổi chồng, đổi vợ xưa nay chẳng lành.9. Ngu si cũng thể chồng ta, dẫu rằng khôn khéo cũng ra chồng người.10. Nhường cơm nhường áo, không ai nhường chồng.11. Thia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.12. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn13. Thương chồng nên phải lầm than.14. Thương ai cho bằng thương chồng.15. Thương ai ví bằng gái son nhớ chồng.16. Thương chồng nên phải gắng công.17. Thương chồng phải bồng con ghẻ.18. Thương chồng phải khóc mụ gia.19. Tôi tớ xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa20. Triều đình có văn có vũ, như trong nhà có mụ, có ông.21. Vợ chồng biết tính nhau.22. Vợ chồng chăn chiếu chẳng rời; bán buôn là nghĩa ở đời với nhau.23. Vợ chồng đầu gối tay ấp.24. Vợ chồng đồng tịch đồng sàng, đồng sinh đồng tử cưu mang đồng

lần.25. Vợ chồng là nghĩa già đời.26. Vợ chồng là nghĩa trả đời, ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn.27. Vợ chồng như đũa có đôi.28. Vợ chồng sống gửi thịt, chết gửi xương.29. Vợ có chồng như rồng có mây, chồng có vợ như cây có rừng.30. Xấu chàng, hổ ai.31. Xấu thiếp, hổ chàng.

1.3. NHỮNG BIỂU HIỆN TIÊU CỰC TRONG QUAN HỆ VỢ CHỒNG

STT NỘI DUNG1. ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại.2. Bởi chồng cờ bạc, nên lòng chẳng thương.

157

Page 158: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

3. Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con.4. Chê chồng trước đánh đau, gặp chồng sau mau đánh.5. Chê thằng một chai, lấy thằng hai nậm.6. Chồng ăn chả, vợ ăn nem.7. Chồng bé vợ lớn ra tình chị em.8. Chồng đánh bạc, vợ đánh bài.9. Chồng đôi vợ ba.10. Chồng dữ thì lo, mẹ chồng dữ đánh co mà vào. - Chồng dữ thì em

mới lo. - Chồng dữ thì em mới sầu.11. Chồng hai ba vợ, vợ hai ba chồng.12. Có chồng phải ngậm bồ hòn đắng cay.13. Có khôn thì lấy vợ hai cho chồng.14. Có tiền vợ vợ chồng chồng, hết tiền chồng đông vợ đoài.15. Con giai ở nhà vợ, như chó nằm gầm chạn.16. Đàn ông vượt bể có chúng có bạn, đàn bà vượt cạn chỉ có một mình.17. Đói bụng chồng, hồng má vợ.18. Đau đẻ, ngứa ghẻ, đòn ghen.19. Được cả đôi, Thiên Lôi đánh một.20. Gái giết chồng, đàn ông ai nỡ giết vợ.

- Gái giết chồng, chứ đàn ông không ai giết vợ.21. Giàu đổi bạn, sang đổi vợ.22. Làm trai lấy vợ bé, nhà giàu tậu nghé hoa.23. Lấy chồng chè rượu là duyên nợ nần.24. Lấy chồng chè rượu là tiên, lấy chồng cờ bạc là duyên nợ nần.25. Lấy chồng cờ bạc là tiên.26. Lấy chồng làm lẽ khỏi lo, cơm nguội đầy rá, cá kho đầy nồi.27. Lấy chồng làm lẽ khỏi lo, lương vua khỏi đóng, áo chồng khỏi may.28. Mảnh chồng quan bằng đàn chồng dân.29. Một vợ không khố mà mang, hai vợ bỏ làng mà đi.30. Một vợ nằm giường lèo, hai vợ nằm chèo queo, ba vợ nằm chuồng

heo.31. Người ba bốn vợ, người không vợ nào.32. San sát như hai gái lấy một chồng.33. Tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ lấy một chồng.34. Tay tiêm thuốc cống, miệng mời lang quân.35. Thứ nhất đau đẻ, thứ hai ngứa ghẻ, đòn ghen.36. Tốt duyên lấy được chồng chung.37. Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng.38. Trai làm nên năm thê, bảy thiếp, gái làm nên thủ tiết thờ chồng.39. Trai tay không chẳng thèm nhờ vợ, trăm mẫu ruộng đợ cũng tiếng

158

Page 159: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

nhờ chồng.40. Vợ cái con cột, vợ lẽ con thêm.41. Vợ chồng như áo cởi ngay nên lìa.42. Vợ với chồng như hồng với cốm, nào ngờ như chó đốm mèo khoang.

1.4. QUAN HỆ CHA MẸ CON

STT NỘI DUNG1 Ăn của chồng thì ngon, ăn của con thì nhục.2 Ơn cha là ba ngàn bảy, nghĩa mẹ là bảy ngàn ba.3 Đình đám người, mẹ con ta.4 Đói lòng con, héo hon cha mẹ.5 Đầu măng ngã gục vào tre, nương nhờ vào mẹ kẻo e bão gào.6 Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.7 Đời cha đắp nấm, đời con ấm mồ.8 Đời cha trồng cây, đời con ăn qủa.9 Đời cha vo tròn, đời con bóp bẹp.10 Đẻ con khôn mát như nước, đẻ con dại thì rát như hơ.11 Đi dối cha, về nhà dối chú.12 Được mối hàng, mẹ chẳng nhường con.13 Đẹp đôi ta mẹ cha không đẹp; đẹp gia nghiệp, lại lép duyên hài.14 Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha.15 Đuổi con vào đám giỗ.16 Bà khen con bà tốt, một chạp bà biết con bà.17 Bà khoe con bà tốt, đến tháng mười một bà biết con bà.18 Bé nhờ cha, lớn nhờ chồng, già nhờ con.19 Bé thì con mẹ con cha, lớn thì con vua con chúa.20 Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư.21 Cô cũng như cha, gì cũng như mẹ.22 Công cha nghĩa mẹ.23 Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con.24 Cơm mẹ thì ngon, cơm con thì đắng.25 Có cha có mẹ thì hơn, không cha không mẹ như đờn không dây.26 Có chồng chẳng được đi đâu, có con chẳng được đứng lâu một giờ.27 Có chồng chẳng được đi đâu.28 Có chồng mà chẳng có con, khác nào hoa nở trên non một mình.29 Có của để cho con, không có để nợ cho con.30 Có con chẳng được đứng lâu một giờ.31 Có con không dậy để vậy mà nuôi.32 Có con nhờ con, có của nhờ của.

159

Page 160: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

33 Có con phải khổ vì con, có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.34 Có con phải khổ vì con.35 Có con tội sống, hai con tội chết, ba con hết tội.36 Có con tội sống, không có con tội chết.37 Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.38 Có phúc đẻ con hay lội, có tội đẻ con hay trèo.39 Có vàng, vàng chẳng hay phô, có con, con nói trầm trồ mẹ nghe.40 Canh suông khéo nấu thì ngon, mẹ già khéo nói thì con đắt chồng.41 Cha "vặt, riệt", con đánh tiệt chõ xôi.42 Cha đào ngạch, con xách nồi.43 Cha để nhà cho trưởng, cha ngất ngưởng đi ăn mày.44 Cha anh hùng, con hảo hán.45 Cha bưng mâm, con ngồi cỗ nhất.46 Cha bòn con phá.47 Cha cầm khoáng, con bẻ măng.48 Cha già đi nuôi con mượn49 Cha hổ mang đẻ con liu điu.50 Cha làm thầy, con bán sách.51 Cha mẹ giàu con có, cha mẹ khó con không.52 Cha mẹ hiền lành để phúc cho con53 Cha mẹ ngoảnh đi con dại, cha mẹ ngoảnh lại con khôn.54 Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi cha mẹ con kể từng

ngày.55 Cha mẹ trông đi thì con dại, cha mẹ trông lại thì con khôn.56 Cha muốn cho con hay, thầy mong cho con khá.57 Cha sinh chẳng bằng mẹ dưỡng.58 Cha sinh mẹ dưỡng.59 Cha thương con út, con út đái lụt chân giường.60 Cha thắt khố dài, con cài thiết lĩnh.61 Cha trở ra trở vào, con ngồi cao gọi với.62 Cha truyền, con nối.63 Chỗ ướt mẹ nằm, ráo xê con lại.64 Chó cắn thì chìa con ra.65 Chim trời ai nỡ đếm lông, nuôi con ai nỡ kể công tháng ngày.66 Chú đánh cha tôi, tôi tha gì chú.67 Của mòn, con lớn.68 Cú đói ăn con.69 Con đâu cha mẹ đấy.70 Con đóng khố, bố cởi truồng.71 Con đẹn con sài, chớ hoài bỏ đi.

160

Page 161: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

72 Con ai cha mẹ ấy.73 Con ai người ấy xót.74 Con biết nói, mẹ hói đầu.75 Con biết ngồi, mẹ rời tay.76 Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ.77 Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.78 Con có khóc, mẹ mới cho bú.

- Con không khóc mẹ chẳng cho bú.79 Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi.80 Con có cha như nhà có nóc.81 Con có cha, nhà có chủ.82 Con có mạ như thiên hạ có vua.83 Con có mẹ như măng ấp bẹ.84 Con chẳng chê cha mẹ khó, chó chẳng chê nhà chủ nghèo.85 Con cha, gà giống.86 Con dại cái mang.87 Con dòng thì bỏ xuống đất, con vật thì cất lên sàn.88 Con ấp vú mẹ.89 Con gái giống cha giàu ba đụn.90 Con gái giống cha giàu ba mươi đụn, con trai giống mẹ khó lụn tận

xương.91 Con gái mười bảy chớ ngủ với cha, con trai mười ba đừng nằm với

mẹ.92 Con giữ cha, gà giữ ổ.93 Con giàu một bó, con khó một nén.94 Con hư bởi tại cha dung, vợ hư bởi tại anh chồng cả nghe.95 Con hư bởi tại cha dung.96 Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.97 Con hơn cha là nhà có phúc.98 Con học, thóc vay.99 Con khôn nở mặt mẹ cha.100 Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.101 Con không cha thì con trễ, cây không rễ thì cây hư.102 Con khó có lòng.103 Con lên ba mới ra lòng mẹ.104 Con lên ba, mẹ sa xương sườn.105 Con lở ghẻ, mẹ hắc lào.106 Con liền với ruột.107 Con mẹ, mẹ xót, xót gì con dâu.108 Con người ỉa đầu đường thì thối, con mình ỉa đầu gối thì thơm.

161

Page 162: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

109 Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông.110 Con thì mạ, cá thì nước.111 Con voi, voi dấu; con châu chấu, châu chấu yêu.112 Con vua tốt, vua dấu, con tôi xấu tôi yêu.113 Con vua, vua dấu; con chúa, chúa yêu.114 Còn cha ăn cơm với cá.115 Còn cha gót đỏ như son, một mai cha thác gót con như chì.116 Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ lúc bơ vơ mới về.117 Dạy con tử thuở còn thơ.118 Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn đẹp còn giòn hơn ta.119 Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.120 Gái có con như bồ hòn có rễ.121 Gái chậm chồng, mẹ cha khắc khoải.122 Gái khôn thì chồng con nhờ, gái đần đơm đó thả lờ trôi sông.123 Gái làm chi, trai làm chi, sinh ra có nghĩa, có nghì là hơn.124 Ghe bầu chở lái về đông, làm thân con gái thờ chồng nuôi con.125 Giàu bán chó, khó bán con.126 Giàu lúc còn son, giàu lúc con lớn.127 Giầu bán ló (lúa), khó bán con.

128 Hổ phụ sinh hổ tử.129 Hổ phụ sinh khuyển tử.130 Hai vợ chồng son, đẻ một con hoá bốn.131 Hồn rằng hồn thác ban ngày, thương cha, nhớ mẹ, hồn rày thác đêm.132 Hay ăn miếng ngon chồng con trả người.133 Hay đi chợ để nợ cho con.134 Hiếu thuận hoàn sinh hiếu thuận tử, ngỗ nghịch hoàn sinh ngỗ

nghịch nhi.135 Không cha, không mẹ, như đờn không dây136 Không con héo hon một đời.137 Không con, chó ỉa mả.138 Không mẹ lẹ chân tay.139 Khó thì hết thảo, hết ngay, công cha cũng bỏ, nghĩa thầy cũng quên.140 Làm thân con gái thờ chồng, nuôi con.141 Lên non mới biết non cao, nuôi con mới biết công lao mẫu từ.142 Liệu cơm gắp mắm, liệu con gả chồng.143 Máu loãng còn hơn nước lã, chín đời họ mẹ còn hơn người dưng.144 Mài mực dạy con, mài son đánh giặc.145 Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu chợ (đường).146 Mồ cha không khóc, khóc đống mối, mồ mẹ không khóc, khóc bối

162

Page 163: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

bòng bong.147 Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy.148 Một con so bằng ba con đẻ.149 Một con so bằng ba con dạ.150 Một con tội sống, hai con tội chết, ba con hết tội.151 Một mẹ già bằng ba đứa ở.152 Mất mẹ mất cha thật là khó kiếm, chớ đạo vợ chồng chẳng thiếu gì

nơi.153 Một mẹ nuôi được mười con, mười con không nuôi được một mẹ.154 Một sào lúa non nuôi con nửa ngày.155 Mấy ai biết lúa gon, mấy ai biết con ác.156 Mấy ai biết lúa von, mấy ai biết con hư.157 Mẹ ăn cơm chả, con lả bụng.158 Mẹ ăn con trả.159 Mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng.160 Mẹ đần lại đẻ con đần, gạo chiêm đem giã mấy lần vẫn chiêm.161 Mẹ cú con tiên, mẹ hiền con xục xạc.162 Mẹ con một lần da đến ruột.163 Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn.164 Mẹ em tham giàu bắt chạch đằng đuôi.165 Mẹ già thì sâu nước ăn.166 Mẹ hát con khen hay.167 Mẹ hát con khen, ai chen vô lọt.168 Mẹ kêu mặc mẹ, thương chồng phải theo.169 Mẹ lá rau lá má, con đầy rá đầy mâm.170 Mẹ lừa ưa con ngọng.171 Mẹ nào con ấy.172 Mẹ ngoảnh đi con dại, mẹ ngoảnh lại con khôn.173 Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày.174 Mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi mẹ kể tháng kể ngày.175 Mẹ nuôi con dùng dùng nén nén, con nuôi mẹ không được một nẹn

trong tay176 Mẹ sống bằng hai bàn tay, con ăn mày bằng hai đầu gối.177 Mẹ sớm chiều ngược xuôi tất tưởi, con đầy ngày đám dưới đám trên.178 Mẹ tròn con méo.179 Mẹ với con lúa non cũng lấy.180 Muốn đánh thì đẻ con ra, muốn ăn thì thổi cơm nhà mà ăn.181 Muốn đánh thì đẻ con ra.182 Muốn con hay chữ thời yêu lấy thầy.183 Muốn nói ngoa làm mẹ cha mà nói.

163

Page 164: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

184 Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.185 Ngày sau con tế ba bò, sao bằng lúc sống con cho lấy chồng.186 Ngầm ngập như mẹ gặp con, lon son như con gặp mẹ.187 Người ăn thì còn, con ăn thì mất.188 Nghe con lon xon mắng láng giềng.189 Nhà gần chợ, để nợ cho con.190 Nhà khó đẻ con khôn.191 Nhất mẹ nhì con.192 Nhớn vú bụ con.193 Nhiều con giòn mẹ.194 Nuôi con ai nỡ kể tiền cơm.195 Nuôi con chẳng dạy chẳng răn, thà rằng nuôi lợn mà ăn lấy lòng.196 Nuôi con không phép kể tiền cơm.197 Nuôi con thì tốn tiền quà, nuôi gà thì tốn tiền thóc.198 Nuôi con trống dạ, đổ vạ ông vải.199 Nuôi con trong dạ đổ vạ cho ông vải.200 Nuôi con trong dạ mang vạ vào thân.201 Phụ tử tình thâm.202 Phụ trái tử hoàn, tử trái phụ bất can.203 Sành sẹ như mẹ với con, lon ton như con với mẹ.204 Sẩy cha ăn cơm với cá, sẩy mẹ lót lá mà nằm.205 Sẩy cha có chú, sẩy mẹ bú dì..206 Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ ấp vú dì.207 Sinh được một con, mất một hòn máu.208 Sinh con ai chẳng vun trồng cho con209 Sinh con ai nỡ sinh lòng, mua dưa ai biết trong lòng quả dưa.210 Sinh con ai nỡ sinh lòng, sinh con ai chẳng vun trồng cho con.211 Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.212 Thương ai ví bằng thương con.213 Thương con bằng roi, thương con đòi thì thương bằng rơm.214 Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi.215 Thương con mà dễ, thương rể mà khó.216 Thương con ngon rau.217 Thương con ngon rể, vác ghế đi tìm.218 Thương con thì cho ăn quà, nuôi gà phải tốn thóc.219 Thờ cha kính mẹ đã đành, theo đôi theo lứa mới thành thất gia.220 Thứ nhất thì chết mất cha, thứ nhì buôn vã, thứ ba ngược đò.221 Thứ nhất thì mồ côi cha, thứ nhì gánh vã, thứ ba buôn thuyền.222 Trẻ cậy cha, già cậy con.223 Uốn cây từ thuở còn non, dạy con từ thuở con còn ngây thơ.

164

Page 165: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

224 Vợ dại đẻ con khôn.225 Yêu con cậu, mới đậu con mình.226 Yêu con người, mát con ta.227 Yêu con, ngon của.

1.5. QUAN HỆ ANH CHỊ EM

TT NỘI DUNG1 Đi việc làng giữ lấy họ, đi việc họ giữ lấy anh em.2 Anh em chém nhau đằng dọng, không chém đằng lưỡi.3 Anh em gạo, đạo ngãi tiền.4 Anh em hạt máu sẻ đôi5 Anh em hiền thậm là hiền, bởi một đồng tiền nên mất lòng nhau.6 Anh em khinh trước, làng nước khinh sau.7 Anh em như chân tay.8 Anh em như chông, như mác.9 Anh em rể đúng lệ mà theo, sợ cái mắt nheo của ông con trưởng.10 Anh em trai ở với nhau mãn đại, chị em gái ở với nhau một thời.11 Anh em trong nhà, đóng cửa bảo nhau.12 Anh em xem mặt cho vay.13 Anh ngủ, em thức; em chực, anh đi nằm.14 Anh thuận em hoà là nhà có phúc15 Có chú chê anh hèn, không chú rèn lấy anh.16 Cắt dây bầu, dây bí, chẳng ai cắt dây chị, dây em.17 Chẳng khôn thể chị lâu ngày, chị đái ra váy cũng tày em khôn.18 Chị dại đã có em khôn.19 Chị em hiền thật là hiền, lâm đến đồng tiền mất cả chị em.20 Chị em không thèm đến ngõ.21 Chị em nắm nem ba đồng.22 Chị em trên kính dưới nhường, là nhà có phúc mọi đường yên vui.23 Chị ngã em nâng.24 Của anh như của chú.25 Con chị cõng con em, con em lèn con chị.26 Con chị dắt con em.27 Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em.28 Em ngã thì chị phải nâng, đến khi chị ngã em bưng miệng cười.29 Em thuận, anh hoà là nhà có phúc.30 Huynh đệ như thủ túc.31 Khôn ngoan đá đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.32 Khôn với vợ, dại với anh em.

165

Page 166: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

33 Làm chị phải lành, làm anh phải khó.34 Nghèo thì giỗ tết, giàu hết anh em.35 Phận đàn em ăn thèm vác nặng.36 Quyền huynh thế phụ.37 Tiền lĩnh quần chị không bằng tiền chỉ quần em.38 Tiền lĩnh quần chị, bằng tiền chỉ quần em.39 Yêu con cậu, mới đậu con mình.40 Yêu nhau chị em gái, rái nhau chị em dâu, đánh nhau vỡ đầu là anh em

rể.

1.6. QUAN HỆ CON DÂU, CON RỂ

STT NỘI DUNG1 Ưa nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.2 Bình phong cẩn ốc xà cừ, vợ hư rầy vợ đừng từ mẹ cha.3 Bắt chấy cho mẹ chồng, thấy bồ nông dưới biển.4 Bố chồng là ông lợn bạch, mẹ chồng là đách lợn lang, 5 Bố chồng là lông con phượng, mẹ chồng là tượng mới tô, nàng dâu

là bồ nghe chửi.6 Bố chồng như lông con phượng, mẹ chồng như tượng mới tô. 7 Bố vợ là vớ cọc chèo, mẹ vợ là bèo trôi sông, chàng rể là ông Ba

vì.8 Có phúc là dâu, vô phúc là bâu là báo.9 Có phúc là nàng dâu, vô phúc là cái báo.10 Chăn tằm rồi mới ươm tơ, làm dâu rồi mới được như mẹ chồng.11 Chưa học làm dâu đã hay đâu làm mẹ chồng.12 Chê mẹ chồng trước đánh đau, phải mẹ chồng sau mau đánh.13 Chồng dữ thì lo, mẹ chồng dữ đánh co mà vào.14 Của mình để, của rể thì bòn.15 Con dâu mới về đan bồ chịu chửi. 16 Con mẹ, mẹ xót, xót gì con dâu.17 Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng.18 Dâu dâu rể rể cũng kể là con.19 Dâu hiền hơn con gái, rể hiền hơn con trai.20 Dâu hiền nên gái, rể hiền nên trai.21 Dâu là con, rể là khách.22 Làm dâu vụng kho, chồng không bắt bẻ mụ o nhún trề.23 Làm rể chớ xáo thịt trâu, làm dâu chớ đồ xôi lại.

166

Page 167: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

24 Làm rể nhà giàu vừa được cơm no, vừa được bò cưỡi.25 Lựa được con dâu, sâu con mắt.26 Một bát cơm cha bằng ba bát cơm rể.27 Mẹ chồng dữ mẹ chồng chết, nàng dâu có nết nàng dâu chừa.28 Mẹ chồng không ai nói tốt nàng dâu, nàng dâu đâu có nói tốt mẹ

chồng.29 Mẹ chồng mà dữ mổ bò ăn khao.30 Mẹ chồng nàng dâu, chủ nhà người ở yêu nhau bao giờ.31 Mẹ chồng vai gồng vai gánh, cưới dâu về để thánh lên thờ.32 Nàng dâu mới về là bà hoàng hậu.33 Nàng dâu mới về là hoàng thái hậu.34 Nuôi dâu thì dễ, nuôi rể thì khó.35 Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn.36 Rể hiền hơn con trai.37 Thương con mà dễ, thương rể mà khó.38 Thật thà cũng thể lái trâu, yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.39 Trước làm nàng dâu, sau mới làm mẹ chồng.

2. CA DAO

2.1. QUAN HỆ VỢ CHỒNG - GẮN BÓ

STT NỘI DUNG1. Ai chèo ghe bí qua sông

Đạo vợ nghĩa chồng nặng lắm anh ơi!2. Ai đi bờ đắp một mình

Phất phơ chéo áo giống hình phu quân.3. Ai đi đợi với tôi cùng

Tôi còn sắp sửa cho chồng đi thiChồng tôi quyết đỗ khoa nàyChữ tốt như rắn, văn hay như rồngBõ khi xắn váy quai cồngCơm niêu nước lọ nuôi chồng đi thi.

4. Ai kêu ai hú bên sôngTôi đang nấu nướng cho chồng tôi ăn.

5. Ai kêu léo nhéo bên sôngTôi đương vá áo cho chồng tôi đây.

167

Page 168: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

BKa- Ai kêu veo véo bên sông- Ai kêu xeo xéo bên sôngb- Tôi đương sắm thuốc cho chồng tôi đây- Tôi đương bắt ốc cho chồng tôi đây - Tôi đang vá áo cho chồng tôi đây- Tôi còn vá áo cho chồng tôi đây.

6. Ai kêu, ai hú bên sông?Tôi đang sắm sửa cho chồng xuống gheChồng xuống ghe, quạt che tay ngoắtCất mái chèo ruột thắt từng cơn...

7. Ai kia một mạn thuyền bồngKẻ loan người phượng, mặc lòng ngược xuôi.

8. Ai về bên ấy bây giờCho tôi gởi một bức thư thăm chồng.

9. Ai về Cầu Ngói, Gia LêCho em về với, thăm quê bên chồng.

10. Ai về Phú Lộc(1) gửi lờiThư này một bức nhắn người tri âmMối tơ chín khúc ruột tằmKhi tháng, tháng đợi mà năm, năm chờVì tình, ai lẽ làm ngơCắm sào chỉ quyết đợi chờ nước xuânƯớc sao chỉ Tấn tơ TầnSắt cầm hảo hợp lựa vần quan thưĐôi bên ý hợp lòng ưaMới phu công thiếp mới vừa lòng anhThiếp thời tần tảo cửi canhChàng thời nấu sử sôi kinh kịp thìMột mai chiếm bảng xuân viấy là đề diệp tinh kỳ từ đâyAi ơi nghe thiếp lời này.(1) Phú Lộc: thuộc huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

11. Ai xui anh lấy được mìnhĐể anh vun xới ruộng tình cho xanhAi xui mình lấy được anhBõ công bác mẹ sinh thành ra em.

12. Ăn cà ngồi cạnh vại càLấy anh thì lấy đến già mới thôi.

13. Ăn cam ngồi gốc cây camLấy anh về Bắc về Nam cũng về.

168

Page 169: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

14. Anh ơi! phải lính thì điCửa nhà đơn chiếc đã thì có tôiTháng chạp là tiết trồng khoaiTháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng càTháng ba cày bở ruộng raTháng tư gieo mạ thuận hoà mọi nơiTháng năm gặt hái vừa rồiTrời đổ mưa xuống, nước trôi đầy đồngAnh ơi, giữ lấy việc côngĐể em cày cấy mặc lòng em đây.

15. Anh đi chơi nhởn đâu đây?Phải cơn mưa này ướt áo lấm chânChậu nước em để ngoài sânEm chờ anh rửa xong chân, anh vào nhàVào nhà em hỏi tình taTrăm năm duyên ngãi mặn mà hay không?

16. Anh đi làm mướn nuôi aiCho áo anh rách, cho vai anh mòn?- Anh đi làm mướn nuôi conáo rách mặc áo, vai mòn mặc vai.

17. Anh em cốt nhục đồng bàoVợ chồng là nghĩa lẽ nào chẳng thương?

18. Anh lanh cưới vợ cho lanhĐến khi có khách đỡ anh trăm bề.

19. Anh ra đi, em lập kiểng trồng hoaAnh về hoa đã được ba trăm nhànhMột nhành đã chín búp xanhBán ba đồng một để dành có nơiBây giờ đến lúc thảnh thơiCậy anh tính thử vốn lời bao nhiêu.

20. Anh tới nhà em, anh ăn cơm với cáEm tới nhà anh, em ăn rau má với cua đồngKhó em chịu khó, đạo vợ chồng em vẫn thương.

21. áo vá vai, vợ ai không biếtáo vá quàng, chí quyết vợ anh.

22. Ba năm sương tuyết lạnh lùngMột giờ ôm ấp thoả lòng ước aoNắng lâu gặp trận mưa ràoBõ công chờ đợi dầu hao bấc tàn.

23. Bao giờ lúa trỗ vàng vàngCho anh đi gặt cho nàng quảy cơm.

169

Page 170: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

BK - Mong sao cho lúa vàng vàngCho anh đi gặt cho nàng đem cơm.- Trông sao cho lúa vàng vàngCho anh đi gặt cho nàng đem cơm.- Trời mưa cho lúa chín vàngCho anh đi gặt cho nàng quảy cơm.- Trăng chưa cho lúa vàng vangCho anh đi cắt cho nàng quảy cơm.- Bao giờ cho lúa vàng vàngCho anh đi cắt cho nàng bới cơm.- Trời mưa cho lúa chín vàngCho anh đi gặt cho nàng đem cơm.

24. Bên đây sông bắc cầu mười tấm vánBên kia sông lập cái quán mười hai từngBán buôn nuôi mẹ cầm chừngSáng chiều đăm đắm trông chừng đợi anh.

25. Bên lương bên giáo, bên đạo cũng như bên taVề đây ta kết nghĩa giao hoàPhải duyên phải kiếp, áo Chúa Bà ta mặc chung.

26. Bông bống bồng bồng Trai ơn vua chầu chực sân rồngGái ơn chồng ngồi võng ru conƠn vua xem trọng bằng nonƠn chồng, nhờ phúc tổ tông dõi truyềnLàm trai lấy được vợ hiềnNhư cầm đồng tiền mua được của ngonPhận gái lấy được chồng khônXem bằng cá vượt Vũ Môn(1) hoá rồngBông bống bồng bồngBồng bống bồng bông.(1) Cá vượt Vũ Môn hoá rồng, Cửa Vũ, Cửa Võ: cũng gọi là Long Môn, ở thượng lưu sông Hoàng Hà, giữa huyện Hà Tân, tỉnh Sơn Tây và huyện Hàn Thành, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Nơi đây có mỏm đá như hình cái cửa. Truyền thuyết kể rằng thời thượng cổ, vua Vũ nhà Hạ trị thuỷ đã đục phá mỏm đá này cho rộng thêm ra, nên gọi là Vũ Môn (cửa vua Vũ).Theo Tam Tân ký và Thuỷ kinh chú thì Vũ Môn có sóng dữ, hàng năm vào tiết tháng ba, cá chép tập trung đến đây thi vượt qua Vũ Môn. Con nào vượt qua được chỉ trốn trường thi và việc thi đỗ được

170

Page 171: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

gọi là vượt qua cửa Vũ. Theo Đại Nam nhất thống chí, ở nước ta cũng có Vũ Môn ở dãy núi Khai Trướng (núi Giăng Màn) thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một con suối lớn có ba bậc. Truyền thuyết kể rằng hàng năm đến tháng tư mưa to, cá chép ngược dòng nhảy qua Vũ Môn để hoá rồng.

27. Cơm chiên ăn với cá veThiếp đây chàng đấy, buôn bè ra khơi.

28. Cơm không lành, canh không ngọtTôi với mình đã trót lấy nhauThề cam tâm mà chịu, chớ để nhau sao đành.

29. Cái bống là cái bống bìnhThổi cơm nấu nước một mình mồ hôiRạng ngày có khách đến chơiCơm ăn rượu uống cho vui lòng chồngRạng ngày ăn uống vừa xongTay nhấc mâm đồng, tay trải chiếu hoaNhịn miệng đãi khách đàng xaấy là của gửi chồng ta ăn đàng.

30. Cái cò lặn lội bờ sôngGánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

31. Cái cò lặn lội bờ sôngGánh gạo cho chồng tiếng khóc nỉ nonNàng về nuôi cái cùng conCho anh đi chẩy nước non Cau Bằng.BK(a) Cái cò lặn lội bờ sôngGánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non- Nàng về nuôi cái cùng conĐể anh đi trẩy nước non Cao BằngỞ nhà có nhớ anh chăng?Để anh kể nỗi Cao Bằng mà nghe.(b) Con cò lặn lội bờ sôngGánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ nonNàng ơi trở lại cùng conĐể anh đi trẩy nước non kịp ngườiCho kịp chân ngựa, chân voiCho kịp chân người kẻo thiếu việc quan.(c) Con cò lặn lội bờ sôngGánh gạo đưa chồng nước mắt nỉ nonNàng bay trở lại cùng conĐể anh đi trẩy nước non Cao Bằng

171

Page 172: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Chân đi đá lại dùng dằngNửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ conĐi thời nhớ vợ cùng conKhi về nhớ củ khoai môn trên rừng.(d) Cái cò lặn lội bờ sôngGánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ nonNàng về nuôi cái cùng conCho anh đi trẩy nước non Cao BằngNgày đi trúc chửa mọc măngNgày về trúc đã cao bằng ngọn treNgày đi lúa chửa chia vèNgày về lúa đã đỏ hoe đầy đồngNgày đi em chửa có chồngNgày về em đã tay bồng tay mangCon thì chẻ nứa đan giườngCon thì vặn dây đan võng cho nàng ru con.

32. Cái gì anh đổ vào bồ?Cái gì róc vỏ phơi khô để dành?Cái gì anh thả vào xanh?Cái gì lắt lẻo trên cành tốt tươi?Cái gì đi chín về mười?Cái gì sống đủ trên đời được tám trăm năm?Cái gì chung chiếu chung chăn?Cái gì chung bóng ông trăng trên trời?- Lúa khô anh đổ vào bồCau thì róc vỏ phơi khô để dànhCon cá anh bỏ vào xanhBông hoa lắt lẻo trên cành tốt tươiMặt Trăng kia đi chín về mườiÔng Bành Tổ (1) sống đủ trên đời được tám trăm nămVợ chồng chung chiếu chung chănĐôi ta chung bóng ông trăng trên trời.(1) Bành Tổ: Nhân vật thần thoại Trung Quốc, bề tôi của vua Nghiêu, được phong ở đất Bành Thành, tương truyền thọ tám trăm tuổi.

33. Cái ngủ mày ngủ cho lâuMẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về.Bắt được con giếc con trêCầm cổ lôi về bắc nước làm lôngMiếng nạc thời để phần chồngMiếng xương mẹ gặm, miếng lòng con ăn.

172

Page 173: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

34. Cái quạt mưới tám cái nanỞ giữa phất giấy, hai nan hai đầuQuạt này anh để che đầuĐêm đêm đi ngủ chung nhau quạt nàyƯớc gì chung mẹ chung thầyĐể em giữ cái quạt này làm thânRồi ta chung gối chung chănChung quần chung áo, chung khăn đội đầuNằm thời chung cái giường tàuDậy thời chung cả hộp trầu ống vôiĂn thời chung cả một nồiGội đầu chung cả dầu hồi nước hoaChải đầu chung cái lược ngàSoi gương chung cả ngành hoa giắt đầu.

35. Cái số tôi giàuSố nghèo chín đụn, mười trâu cũng nghèoPhải duyên phải kiếp thì theoLấy tôi chớ quản khó nghèo làm chiChúng tôi đây quân tử nhất thìĐẹp duyên cứ lấy lo gì mà loĐôi ta đã trót hẹn hòĐẹp duyên cứ lấy chớ lo bạc tiền.

36. Canh ba trống điểm trên lầuPhần thương cho vợ, phần sầu cho con.

37. Canh cải mà nấu với gừngKhông ăn thời chớ xin đừng mỉa maiKhuyên chàng đừng ở đơn saiVắng mặt chàng sẽ yêu ai mặc lòng.

38. Câu lương duyên thề nguyền giao ướcNghĩa sắt cầm giữ vẹn trước cũng như sauAnh chớ có thấy sang mà bỏ bạn cựu Chớ có phụ khó tham giàu mà bỏ em.

39. Cầu mô cao bằng cầu danh vọngNghĩa mô nặng bằng nghĩa chồng conVí dầu nước chảy đá mònXa nhau nghìn dặm lòng còn nhớ thương.

40. Cây đa bến cũ năm xưaChữ tình ta cũng đón đưa cho trọn đời.

41. Cây trăm nhánh cùng về một cộiNước nghìn sông chảy hội một dòngAi dầu lánh đục tìm trong

173

Page 174: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Đây em vẫn giữ một lòng với anh.42. Chân trời lính mộ chàng ra đi

Lo chàng lao khổ, chớ sá gì mẹ con tôi.43. Chàng ơi, chớ bực sầu tư

Khi xưa có mẹ, bây chừ có em.44. Chẳng ai đẹp bằng anh chồng tôi

Cái miệng cái môi, nhắm nha nhắm nhẩyHay vẽ, hay viết, hay cuốc hay phátLàm thầy, làm thợ, việc làng việc xã, đủ cả mọi điều.

45. Chàng đề phú, thiếp đề thơTưởng nhân duyên ấy bao giờ cho quênKhuyên chàng giữ việc bút nghiênĐừng tham nhan sắc mà quên học hành.

46. Chàng đừng trời tối trông saoCho cực lòng thiếp cho đau lòng chàngĐêm qua nằm cạnh nhà ngangLầu suông gió lọt, thương chàng biết bao.

47. Chẳng giậm thì thuyền chẳng điGiậm ra ván nát thuyền thì long đanhĐôi ta lên thác xuống ghềnhEm ra đứng mũi để anh chịu sàoSông Bờ, sông Mã, sông ThaoBa ngọn sông ấy đổ vào sông Gâm.

48. Chàng lên non, thiếp cũng lên nonChàng lên trời, vượt biển, thiếp cũng bồng con theo chàng.

49. Chàng về thiếp cũng về theoQua truông, rồi lại lên đèoMấy sông mấy cụm, cũng trèo cũng qua.

50. Chàng thốt ra, thiếp đây luỵ sa không ráoThốt ra chi mà thảm não rứa chàngGiàu người ta mâm thau, đũa trắc, chén ngọc bịt vàngKhó đôi đứa mình đọi dá mâm nanThế mô thế ni theo nhau cho trọn, thiếp không phàn nàn mà chàng lo.

51. Chè Ô Long nấu nước ấm đồngĐể vô bình tích thuỷ đãi đằng lang quân.

52. Chi ngon bằng gỏi cá nhồngChi vui bằng được tin chồng vinh qui.

53. Chim chuyền nhành ớt, rớt xuống nhành maiVợ chồng xa cách, lâm ai cũng buồn.

54. Chim đa đa đậu nhánh đa đa

174

Page 175: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Mãn mùa đa nhảy qua cây khếEm đang còn tang chế khó lắm anh ơi!Bao giờ chế mãn tang hồiEm ra tạ từ phần mộ, khi nớ mới trao lời nợ duyên.

55. Chim quyên ăn trái nhãn lồngThia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.

56. Chim quyên ăn trái ổi tàuThương nhau bất luận khó giàu mà chiChữ rằng chi tử vu quiLàm thân con gái phải đi theo chồng.

57. Chim xa bầy thương cây nhớ cộiVợ xa chồng đạo nghĩa nào saiVàng ròng cả lửa chẳng phaiỞ cho chúng thuỷ có ngày gặp nhau.

58. Chồng già vợ trẻ mới xinhVợ già chồng trẻ như hình chị emVợ chồng may rủi là duyênVợ chồng hoà thuận là tiên trên đời.

59. Chồng giận thì vợ bớt lờiCơm sôi nhỏ lửa một đời không khê.

60. Chồng giận thì vợ làm lànhMiệng cười hớn hở rằng: Anh giận gì?

61. Chồng giận thì vợ làm lànhMiệng cười chúm chím: Thưa anh giận gì? Thưa anh, anh giận em chi Muốn lấy vợ bé em thì lấy cho.

62. Chồng sang vợ được đi giầyVợ sang chồng được ghe ngày cậy trông.

63. Chồng ta áo rách ta thươngChồng người áo gấm xông hương mặc người.BK Chồng người áo gấm xênh xang mặc người.

64. Chồng tôi đi đã ba đôngHẹn về năm ngoái sao không thấy về ?

65. Chữ rằng: chi tử vu quiLàm thân con gái phải đi theo chồng.

66. Chữ rằng: quân tử tạo đoanVợ chồng là nghĩa đá vàng trăm năm.

67. Có ai những bận cùng aiVắng ai gường rộng chiếu dài đễ lănVì chàng thiếp phải mua mâm

175

Page 176: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Những như mình thiếp bốc ngầm cũng xongVì chàng thiếp phải long đongNhững như mình thiếp là xong đôi bờ.

68. Có chàng, nói một cười haiVắng chàng em biết lấy ai than cùng?Trời ơi; có thấu tình chăngMột ngày đằng đẵng xem bằng ba thu.

69. Có chồng kẻ đón người đưaKhông chồng đi sớm về trưa mặc lòng.

70. Có chồng như ngựa có yênAnh đây lẻ bạn như chim quyên lạc bầy.

71. Có chồng ông nọ bà kiaKhông chồng như thúng như nia bung vành-Không chồng bạn nói rằng hưCó chồng biết bỏ mẫu từ cho ai?

72. Có chồng thì phải theo chồngChồng đi hang rắn, hang rồng cũng theoCó chồng thì phải theo chồngĐắng cay cũng chịu, mặn nồng cũng vui.

73. Có chồng thì phải theo chồngChồng đi hang rắn, hang rồng cũng theo.

74. Có chồng thì phải theo chồngĐắng cay phải chịu, mặn nồng phải theo.

75. Có chồng thủ phận thủ duyênTrăm con bướm đậu cửa quyền xin lui.

76. Có con gây dựng cho con Có chồng gánh vác nước non nhà chồng.

77. Có con phải khổ vì conCó chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.

78. Có con rễ bấn, rễ bàngKhông con thiếp ở với chàng không công.

79. Con chim nho nhỏLông đuôi nó đỏCái mỏ nó vàngNó đậu cành bàngNó kêu, bớ Tiết Đinh Sơn! Bớ chàng Ninh Sĩ! Em có chồng rồi, em không thể nghĩ đến anh.

80. Con cuốc kêu khắc khoải mùa hè Làm thân con gái phải nghe lời chồng Sách có chữ rằng: phu xướng phụ tòngLàm thân con gái lấy chồng xuất gia

176

Page 177: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Lấy em về thờ mẹ, kính chaThờ cha, kính mẹ ấy là người ngoan.

81. Con gái thì đà nên con gáiCái áo em mặc chải chải hoa hồngTrong yếm đại hồng chuỗi xe con toánCái quai thao chàm em đội trên đầuCái nhôi thao dập dìu đỏ chóiLỗ miệng em nói có đôi đồng tiềnNhư cánh hoa sen giữa ngày mới nởMẹ em đi chợ có kẻ gánh gồngAnh đứng anh trông má hồng đỏ thắmAnh đứng anh ngắm đẹp đẽ làm sao Con cháu ông nào chân đi đẹp đẽ Anh có vợ rồi chẳng lẽ anh theo. BKCon gái đương thời đã nên con gáiCái áo mặc chải chải hoa hồngTrong yếm đại hồng, chuỗi xe con toánCái quai dâu chạm đội trên đầuCái nhôi dâu gấp, quấn vào đỏ chóiLỗ miệng em nói có hai đồng tiềnNhư cánh hoa sen giữa ngày mới nởKhi em đi chợ có kẻ gánh gồngAnh đứng anh trông má hồng đỏ thắmAnh đứng anh ngắm đẹp dẽ làm sao!Lấy anh, anh sắm sửa choSắm ăn sắm mặc, sắm cho chơi bờiKhuyên em có bấy nhiêu lờiThuỷ chung như nhất là người phải ngheMùa đông lụa lụa the theMùa hè bán bạc hoa xoè sắm khănSắm gương sắm lược sắm khăn đựng trầuSắm cho em lược chải đầuCái ống đựng sáp vuốt đầu cho xinh.

82. Con xa mẹ thèm ăn khát búVợ xa chồng, đi thú biệt liĐêm nằm ấp lấy hài nhiCon hời con hỡi, cha con phương nào.

83. Công danh theo đuổi mà chi Sao bằng chăm chỉ giữ nghề canh nôngSớm khuya có vợ có chồng

177

Page 178: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Cầy sâu bừa kỹ mà mong được mùa.84. Công nợ thiếp trả cho chàng

Xin đừng lên thác, xuống hàn (1) nắng mưa.(1) Hàn: chỗ nước chảy mạnh dưới có lườn đá ngầm.

85. Củ lang Đống NgỗĐỗ phụng Đồng ĐinhChàng bòn thiếp mótĐể chung một gùi.

86. Cùng nguyền một tấm lòng sonAnh dầu có phụ keo sơn có trờiSống dương gian hai đứa đôi nơiThác xuống âm phủ cũng nhớ lời thề xưa.

87. Dạ ai hoài dù cho xa ngáiEm xin chàng chớ ngại đừng nghi Để cho em lên Đợi xuống Tuy (1)Đắt làm thuê, ế làm mướn đỡ khi đói nghèo.(1) Lên Đợi xuống Tuy, lên Đại Phong xuống Tuy lộc; hai địa điểm trên thuộc huyện Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình.

88. Đã rằng là nghĩa vợ chồngDầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.

89. Đang khi chồng giận mình điHết khi nóng giận đến khi vui vầyNgãi nhân như bát nước đầyBưng đi mà đổ hốt rày đặng đâu.

90. Dang tay đánh thiếp sao đànhTấm rách ai vá, tấm lành ai mang?

91. Đạo cang thường khó lắm bạn ơiChẳng dễ như ong bướm đậu rồi lại bay Đạo cang thường khá dễ đổi thayDầu làm nên võng giá, rủi ăn mày cũng theo nhau.

92. Đạo vợ chồng hôm ấp mai ômPhải đâu cua cá với tômKhi đòi mớ nọ khi chồm mớ kia.

93. Đạp xe nước chảy lên đồngBao nhiêu nước chảy, thương chồng bấy nhiêu.

94. Dầu ai áo rách nón xơQuyết theo nhau cho trọn đạo, ông Tơ đã đề.

95. Đầu đội chúa, vai mang cốt mẹTay dìu dắt cha giàGặp mặt đây nước mắt nhỏ saThò tay trong túi bà ba

178

Page 179: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Lấy cái khăn mu soa anh chặmĐạo vợ chồng ngàn dặm không quên.

96. Dầu xa nhau năm bảy ngày đườngDuyên ưa phận đẹp thì nường cũng theo.

97. Dãy dọc toà ngang, giàu sang có sốKim Long(1), Nam Phổ(2), nước đổ về sình(3)Đôi đứa mình chút nghĩa ba sinh Có làm răng đi nữa cũng không đành bỏ nhau. BKa- Như đôi lứa mình chút nghĩa ba sinhb- Có làm răng đi nữa đôi lứa mình không bỏ nhau!(1) Kim Long: một làng bên bờ sông Hương, trên con đường từ Huế đi thiên Mụ.(2) Nam Phổ: còn gọi là nam Phố, nằm trên con đường từ Huế đi Thuận An.(3) Sình: địa điểm thuộc Huế.

98. Đêm hè gió mát trăng thanhEm ngồi chẻ lạt cho anh chắp thừngLạt chẳng mỏng, sao thừng được tốt?Duyên đôi ta đã trót cùng nhauTrăm năm thề những bạc đầuChớ tham phú quí, đi cầu trăng hoa.

99. Đèn lồng khi xách khi treoVợ chồng khi thảm, khi nghèo có nhau.

100. Đi đâu có anh có tôiNgười ta mới biết rằng đôi vợ chồng.

101. Đi đâu có anh có tôiNgười ta mới biết có đôi vợ chồngĐi đâu cho thiếp đi cùngĐói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam.

102. Đi đò tát nước cho chuyênLấy chồng thì phải giữ duyên cho chồng.

103. Đi thời nhớ vợ nhớ con Về thời nhớ củ khoai môn trên rừng.

104. Đôi bên bác mẹ cùng giàLấy anh hay chữ để mà cậy trôngMùa hè cho chí mùa đôngMùa nào thức ấy cho chồng ra điHết gạo thiếp lại gánh điHỏi thăm chàng học ở thì nơi nao?Hỏi thăm đến ngõ thì vào

179

Page 180: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Tay đặt gánh xuống, miệng chào: thưa anh!BK(a) Cây cao gió đượm la đà Thấy anh hay chữ em đà cậy trôngMùa hè cho chí mùa đôngMùa nào áo nấy cho chồng đi thiHết gạo em lại gánh điHỏi thăm trường học ở thì nơi naoHỏi thăm chỗ đến liền vàoVai thì đặt gánh, miệng chào: thưa anh!(b) Trèo lên cây khế nửa ngàyAi làm chua xót lòng này khế ơi! Khế chết đi, khế lại mọc chồiCây sung có nhị, cây hành có hoa Đôi bên bác mẹ thì giàLấy anh hay chữ để mà cậy trôngMùa hè cho chí mùa đôngMùa nào áo ấy cho chồng đi thiHết gạo em gánh gạo điHỏi thăm trường học vậy thì nơi nao?Hỏi thăm đến ngõ mà vàoTay cất gánh gạo miệng chào: thưa anh.

105. Đôi bên bác mẹ tư tềAnh đi làm rể em về làm dâuChẳng tham nhà gỗ xoan đâuTham vì một nỗi em mau miệng cườiTrăm quan mua một miệng cườiTrăm quan không tiếc, tiếc người hồng nhan.

106. Đói no một vợ một chồngMột niêu cơm tấm, dầu lòng ăn chơi.

107. Đôi ta như cánh hoa đàoVợ đây chồng đây ai nào kém ai?Đôi ta như bông hoa nhàiVợ đây chồng đấy kém ai trên đời?

108. Đôi ta vợ cấy chồng càyChồng nay sương sớm vợ nay sương chiềuTa nghèo vui phận ta nghèoQuản chi sương sớm, sương chiều, hỡi anh!

109. Đốn cây ai nỡ dứt chồiĐạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương.

110. Đốt than nướng cá cho vàng

180

Page 181: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Đem tiền mua rượu cho chàng uống chơiPhòng khi có khách đến chơi Cơm ăn, rượu uống cho vui lòng chàng.

111. Ở sao như lụa đừng phaiTình chồng nghĩa vợ nhớ hoài không quên.

112. Em có chồng rồi như ngựa có cươngNgõ em em đứng, đường trường anh đi.

113. Em đã thuận lấy anh chưaĐể anh đốn gỗ rừng Nưa(1) đóng thuyền?Con thuyền mang đôi chữ nhân duyênChồng chèo vợ chống, thuyền quyên chẳng vời.

114. Em đưa anh lên ga Thuận Lí(1)Ba giờ chiều vô nghỉ Đông Hà(2)Phần thời anh thương mẹ nhớ chaPhần thời thương con nhớ vợ xót xa trong lòng.(1) Thuận Lí: Một địa điểm ở Quảng Bình (2) Đông Hà: Một địa điển ở Quảng Trị, cách Đồng Hới 92km về phía Nam, ở trên sông Cam Lộ, đầu đường số 9 đi Lao Bảo sang Lào.

115. Em là con gái có chồngMồ cha những đứa đem lòng nọ kia.

116. Em là con gái Phụng Thiên(1) Bán rau mua bút mua nghiên cho chồng Nữa mai chồng chiếm bảng rồngBõ công tắm tưới vun trồng cho rau.(1) Phụng Thiên: thuộc địa phận của ba mươi sáu phố phường Hà Nội cũ, trước là phủ Trung Đô, năm 1469 đời Lê Thánh Tông được đổi là phủ Phụng Thiên.

117. Em nghe anh tỏ lời nàyEm đòi để bỏ như vầy sao nên Tao khang nghĩa ở cho bềnLiễu mai hoà hợp, đôi bên thuận hoà.

118. Em ngồi dệt cửi trên khungAnh đến ngồi học cùng chung một đènLấy chồng như trống cặp kènNhư dao cặp thớt, như đèn cặp khâuLấy chồng chẳng được đi đâuNhư trống cặp chầu, như ngựa cặp quân.

119. Em thời canh cửi trong nhàNuôi anh đi học đăng khoa bảng vàngTrước là vinh hiển tổ đường Bõ công đèn sách, lưu phương đời đời.

181

Page 182: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

120. Em thì canh cửi việc nhàChàng thì đi học, đỗ ba khoa liềnKhoa trước thì đỗ giải nguyênKhoa sau tiến sĩ, đỗ liền ba khoaVinh qui bái tổ về nhàĐể thiếp trông thấy thiếp hoà mừng thayCông thiếp lo liệu bấy chầyChàng đi ngựa thắm, thiếp nay võng đàoThiếp sắm cho chàng một chiếc nhà cao Bằng chín mẫu đất, bằng ba quãng đồngCột cái thăm thẳm vẽ rồngMượn ba vạn thợ trả công đề huềThiếp đánh hòn đá xây hèThiếp cho xẻ núi Ba Vì về xâyTrên thềm ngựa chạy bảy ngàyChung quanh lát ván cột tày gỗ thôngGỗ mun đóng chiếc thuyền rồngCửa ngõ bằng đồng sáng lộn như gương

121. Gai trong bụi ai vót mà nhọnĐạo vợ chồng ai chọn mà cânTrên trời đã định xây vầnXây cho gấp gấp trong lần năm nay.

122. Gan khô ruột thắt chín từngEm náu nương phụ mẫu cầm chừng đợi anh.

123. Gởi thơ một bứcĐêm nằm thổn thức, dạ những luống trôngBiết làm sao cho vợ gặp chồngCho én hiệp nhạnGan teo từng đoạn, ruột thắt chín từngAnh với em như quế với gừngDẫu xa nhân ngãi, xin đừng tiếng chi.BK.Sao hỡi sao! Sao chừng này chưa mọcSao mọc bên bắc, nước mắt bên đôngLàm sao cho vợ gặp chồngCho én gặp nhạn, ruột đau từng đoạn, gan thắt chín từngĐôi ta như quế với gừngDầu xa nhân ngãi, xin đừng tiếng tăm.

124. Giận chồng xách gói ra điChồng theo năn nỉ tù ti trở về.

125. Giàu như người ta lương điền vạn khoảnh

182

Page 183: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Khó như hai đứa mình bá nghệ tuỳ thânSớm hái rau, chiều đốn củi đỡ đần nuôi nhau.

126. Gió đưa bụi mía lùm tumChồng tôi vừa đi khỏi, ông trùm tới chi?

127. Gió đưa cây cửu li hươngHai người hai họ mà thương nhau cùng.

128. Gió lùa bụi chuối sau hèAnh mê vợ bé, bỏ bè con thơGió đưa bụi trúc ngả quìThương cha phải chịu luỵ dì, dì ơi!

129. Giường dọc mà trải chiếu ngangChàng ngồi một góc Thiếp ngồi một gócChàng than, thiếp khóc Thiếp khóc, chàng thanKhung cửi bắc ngang, thoi nàng biếng dệt Em vắng anh một ngày, mỏi mệt chân tayBKGiường dọc mà trải chiếu ngangChàng ngồi một góc, thiếp ngồi một gócChàng than thiếp khóc, thiếp khóc chàng thanHuơ chao! cây úa lá vàngNước đâu mà tưới cho hoàn như xưa.

130. Hai nách những lông xồm xồmChồng yêu chồng bảo mối tơ hồng trời choĐêm ngủ thì ngáy o oChồng yêu chồng bảo lái đò cầm canhĂn vụng bụng to tày thùngChồng yêu chồng bảo cái giành đựng cơm!

131. Kể chi trời rét đồng sâuCó chồng có vợ rủ nhàu cày bừaBây giờ trưa đã hồ trưaChồng vác lấy bừa, vợ dắt con trâuMột đoàn chồng trước vợ sauTrời rét mặc rét, đồng sâu mặc đồng.

132. Kể từ lính mộ ra điỞ nhà nhiều nỗi sầu bi thất tìnhViệc này là việc trào đìnhĐêm nằm nghĩ lại phận mình gian nanRủ nhau ra tới ngoài HànThấy đang tập lính dư ngàn dư trăm

183

Page 184: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Thương chàng thiếp phải ra thămChàng qua nước bên ấy, biết mấy năm chàng về?

133. Khi em chưa có chồng, anh nỏ dốc lòng gắn bóGiờ em có chồng rồi, anh đón ngõ trao thưNgãi nhân nhân ngãi chi giừGái có chồng như đạo bùa trừ đeo tay.BKLúc xuân xanh anh không gắn bóEm có chồng rồi, anh đón ngõ trao thưThôi thôi nhân ngãi xin từEm có chồng như đạo bùa trừ đeo tay.

134. Không ai tin tức, gởi bức thơ vềTrong thơ viếng mẹ, ngoài lề thăm thiếpAnh mắc nghề nghiệp anh không đi đặngEm nhớ em trôngMắc ngồi khung cửi lựa bôngMồ hôi nhỏ đượm, nước mắt hồng tuôn rơi.

135. Khuyên anh chăm chỉ nghề nhoThức khuya dậy sớm sao cho kịp người Người ta được một, em muốn được mườiHọc cho hơn người: tiến sĩ, trạng nguyênAnh về cưỡi ngựa vua banNhờ anh em sẽ ngồi trên võng vàng Cờ quạt hai hàngĐẹp mặt mẹ cha.BKa - Học sớm học tối, học cho kịp ngườib - Theo sau, em có võng vàng đưa chân.

136. Khuyên anh đi học em vângViệc trong gia thất, việc đồng mặc emBút nghiên giấy má đã mua rồiKhuyên anh đi học, em thời cửi canhNữa mai gia thất được thànhBõ công anh học, bõ lòng em khuyên.

137. Khuyên anh đọc sách ngâm thơDầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu.

138. Làm người phải biết cương thườngXem trong ngũ đẳng, quân vương ở đầuThờ cha, kính mẹ trước sauAnh em hoà thuận mới hầu làm nênVợ chồng đạo nghĩa cho bền

184

Page 185: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Bạn bè cho thực, dưới trên đứng thường.139. Làm trai giữ trọn ba giềng

Thảo thân, ngay chúa, vợ hiền chớ vong.140. Lạnh lùng thiếp đắp chiếu cho

Giận ai nên nỗi giày vò chiếu đi.141. Lầu nào cao bằng lầu ông Chánh

Bánh nào trắng bằng bánh bò bôngĐạo nào sâu bằng đạo vợ chồngĐêm nằm nghĩ lại, nước mắt hồng tuôn rơi.

142. Lấy anh thì sướng hơn vuaAnh đi xúc giậm, được cua kềnh càngĐem về nấu nấu rang rangChồng chan vợ húp lại càng hơn vua.

143. Lấy chồng theo thói nhà chồngChồng đi hang rắn, hang rồng cũng đi.

144. Lấy nhau cho trọn đạo TrờiĐổ chùa Thiên Mụ mới rời nhau ra.

145. Luỵ sa đưa chàng xuống huyệtMai táng chàng rồi li biệt ngàn năm.

146. Mặc ai một dạ đôi lòngEm đây thủ tiết loan phòng chờ anh.

147. Mây giăng trên ngọn non Vồng (1)Em nhớ thương chồng đứng bến Châu Giang(2)Bến Châu Giang thuyền ngang sóng ngượcĐỉnh non vồng mây trước mây sauAi về có nhớ lời nhau...?(1) Non Vồng: ngọn núi cao phía bắc xã Thị Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Hà.(2) Châu Giang: con sông lớn của tỉnh Nam Hà (cũ). Bến Châu Giang có lẽ ngã ba Đạm. thuộc xã Phù Vân, huyện Kim Bảng, nơi sông Đáy gặp sông Châu Giang.

148. Mẹ già là mẹ già chungAnh lo thang thuốc, em giùm cháo cơm.

149. Mẹ nàng khác thể mẹ taPhận dù đói rách, thiệt thà anh thương.

150. Mình đưa bâu áo tui viết tháo vài hàngTrước thăm phụ mẫu, sau thăm mình đôi câuĐạo vợ chồng thăm thẳm giếng sâuNgày sau cũng gặp, mất đi đâu bạn phiền.

151. Mình đừng sầu muộn ốm đauBây giờ cách mặt, ngày sau vợ chồng

185

Page 186: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Ngôn phản ngôn hà lí cội đồngCang thường li biệt, đạo vợ chồng còn thương.

152. Mình về tôi cũng đi theoSum vầy phu phụ, hiểm nghèo có nhauChẳng thà đĩa muối chén rauThuỷ chung sống ở, sang giàu mược ai.

153. Mình về tôi cũng về theoSum vầy phu phụ, giàu nghèo có nhau.

154. Mồ hôi gió đượmThiếp thương chồng, thiếp phải chạy theoCon ơi! Mẹ dắt lên đèoChim kêu bên nọ, vườn trèo bên kia.

155. Một thương, hai thươngBa thương, bốn nhớĐạo chồng, nghĩa vợLà đức cù laoNhớ khi trăng gió, mưa ràoTrăm năm gối phượng má đào bên em.

156. Một thương, hai thương, ba thương, bốn nhớTình chồng nghĩa vợ là đức cù laoSông sâu ai dám tới đàoBạn về nhà bạn, nước mắt ào như mưa.

157. Mưa rơi gió tạt vô thànhĐôi ta chồng vợ, ai dỗ dành đừng xiêu.

158. Mủng sứt vành không bưng khó bợĐồng tiền điếu vỡ, ai nỡ bán buônAnh đi làm thợ trên nguồnNo cơm ấm áo, luông tuồng bỏ emĐồng tiền điếu vỡ, anh đúc lại thành chuôngĐem lên chùa Nam Định khắc muôn chữ vàngMủng sứt vành, anh lận lại thành tànĐưa lên Nam Định hai hàng lọng cheSớm mai anh lên gánh muốiChiều anh xuống gánh chèTai nghe em than thở, te te anh trở vềTrời làm cực khổ trăm bềDù lên nguồn xuống biển, anh cũng trở về với em.

159. Muốn cho no vợ đủ chồngĐể mà kết tóc trông mong ở đời.

160. Nàng ơi! Thử nghĩ mà xemVợ chồng phận cải duyên kim ở đời

186

Page 187: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Khi nên Trời cũng chiều ngườiCó công đèn sách ắt thời làm nênBởi lòng cha mẹ thảo hiềnCho nên ta mới đậu liền khôi khoaCũng đà sắp đến không xaNàng ơi! Sắm sửa cho ta thế nào?Dù ta có đậu quan caoáo gấm ta mặc, võng đào nàng điThế là phận gái nữ nhiƠn chồng lại được vinh qui với chồngThế là nàng thoả tấm lòngBõ công đóng cửa kén chồng bấy lâu.

161. Nay mai anh lại sang Tây(1)Anh khuyên lời này giữ lấy cho anhKhông đi thì sợ không lànhĐi ra mang tiếng rằng anh tham tiềnEm ở nhà bình yên buôn bánChớ bao giờ chểnh mảng tình nhauAnh đi chỉ dặn mấy câuEm về cố giữ lấy màu cho xinhNhờ em mọi việc gia đìnhTứ thân phụ mẫu một mình em loEm đã là con nhà gia giáoỞ sao cho hiếu thảo vẹn tuyềnAnh đi vì lệnh quan trênNhờ Trời hai chữ bình yên anh vềBấy giờ sum họp đề huềNghĩa trăm năm lại mọi bề yên vuiĐạo vợ chồng giờ xui ra thếAnh nói câu này em để trong taiBấy kì thứ bảy, thứ haiAnh đi em tiễn ra ngoài la gaGửi lời thăm hỏi ông bàEm ở Hà Nội, anh ra Hải PhòngCòn đây một chút bế bồngThức khuya dậy sớm trông mong giữ gìnXa anh lấy đó làm tinCũng là bớt nỗi ưu phiền chia liAnh đành gạt lệ ra điThương anh chẳng biết nói gì nửa đâu.(1) Vào thời kì Đại chiến thế giới lần thứ Nhất(1914 - 1918) thực

187

Page 188: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

dân Pháp đã dùng danh nghĩa "mộ lính" để bắt nhân dân ta đi lính sang Pháp.

162. Nghĩa tao khang ai đà vội dứtĐêm nằm tấm tức, luỵ nhỏ tuôn rơiMấy lâu ni mang tiếng chịu lờiXa nhau ngàn dặm đời vẫn nhớ nhau.

163. Ngồi buồn thương mẹ nhớ chaGối loan ai đỡ, kỉ trà ai nưng- Mẹ già trao lại anh traiPhận em là gái một hai theo chồng.

164. Ngọn lau lên khỏi bờNgọn lúa trổ đòng đòngEm đừng than đừng thở, để anh phải tủi lòng khóc theo Hai tay anh bụm bọt phá bèoXưa kia khắp chốn không ai nghèo như anhBan ngày anh đốn củi rừng xanhTối về chỉ một tấm tranh che đầuMưa sa nhỏ giọt như dầuKhổ thời anh chịu khổ, chứ lìa nhau anh không lìa.

165. Nguyệt hoa hoa nguyệt não nùngĐêm xuân ai dễ cầm lòng được mơKhuyên chàng đọc sách ngâm thơDầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu.

166. Nhà em có bụi trầu cayNhà anh có khách sang vay lá vàng.Cau xiến ngang, trầu vàng ngắt ngọnThời buổi này kén chọn làm chiYêu nhau lấy quách nhau điỞ trong giá thú luận cho hoá tàiĐường còn dài, trông sao cho xiếtĐạo vợ chồng ai biết đói noQuí hồ thầy mẹ gả cho.

167. Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước thì thương nhau cùngPhu thê trong nghĩa tương phùngChăn loan gối quế rấp lòng chờ aiTấm đá hoa ghi tạc để đời.

168. Nhởn nhơ cô gái cửa Đông (1)Quần là áo lượt nhưng lòng không ưaTao khang là vợ ngày xưaKhăn thâm, áo vải sớm trưa vui cùng.

188

Page 189: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

(1) Cửa Đông: tức cửa Đông thành Thăng Long cũ, ở cuối phố Cửa Đông hiện nay.

169. Những khi vai gánh tay đèoĐi về lấy quách chồng nghèo cho xongNgày ngày quang thúng đi đongChày gạo, cối lúa không xong có chồngNhỡ khi đi gánh về gồngTrời mưa, trời gió dặn chồng gánh đưaNhỡ khi đi sớm về trưaTa ngồi nghỉ mát đò đa thanh nhànKhông ai đo đếm ruột ganVợ chồng ta sẽ thở than ta làmMai sau đã có phận TrờiKhi nào lại khổ suốt đời mà lo.

170. Nợ chồng lắm lắm anh ơiBao giờ cho hết mà chơi kẻo già.

171. Nói ra sợ chị em cườiLấy chồng tháng chín tháng mười có conCó con tôi năn nỉ cùng conCó chồng tôi phải gánh lấy giang sơn nhà chồng.

172. Nuôi con những tưởng về sauTrao duyên phải lứa, gieo cầu phải nơiMực đen vô giấy khó chùiVợ chồng, chồng vợ việc đời trăm năm.

173. Phải căn duyên cái áo rách cũng mangTrái duyên cái áo lót bộ nút vàng, anh không ham.

174. Phải duyên em nhất định theo Nào ai có quản khó nghèo chi đâuĐời này ai muốn chuốc lấy thảm sầuCầu dừa mà vững nhịp, còn bằng vạn cầu Bông Miêu.

175. Phải duyên phải kiếp thì theoCám còn ăn được, nữa bèo hử anh.

176. Phận bạc khôn nương nhà bạcThân hèn đâu dám gác cửa không! Dứt được sao cái nợ vợ chồngNước nhành dương rửa sao được bụi hồng, bớ anh!

177. Phụ hề sanh, mẫu hề dưỡngĐạo mạc trọng ư cương thường (1)Thấy anh chàng ràng đôi ngả ba phươngEm đây cứ ôm duyên thủ tiết giữa chốn sông Hương đợi chờ.

189

Page 190: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

(1) Phú hề sanh, mẫu hề dường, đạo mạc trọng ư cương thường: Cha mẹ có sông sinh ra và nuôi dưỡng, đạo lý đối với cha mẹ phải coi trọng cương thường (các mối quan hệ và các nguyên tắc ứng xử truyền thống).

178. Phụ mẫu tình thâmPhu thê nhân ngãi trọngMột mai anh có xa em rồi, em thờ vọng mẹ cha.

179. Phụ tuỳ phu xướng(1), ấy là lẽ thườngAnh bảo sao em nghe vậy, cho vẹn đường ái ân- Nắm tay bạn, xót thương vô hạnNhớ đến việc chia phôi én nhạnLòng anh đây dứt đoạn can tràng.(1) Phụ tuỳ phu xướng: chồng xướng vợ theo, tức là vợ chồng hoà hảo (theo quan niệm cũ).

180. Phượng chắp cánh lòng còn đợi gióRồng chờ trăng còn đậu trên mâyĐạo vợ chồng trăm năm không phải một ngàyChàng ôm cầm không lựa khúc, để lên dây cho vừa.

181. Phương ngôn câu ví để đờiNhường cơm nhường áo, dễ ai nhường chồng.

182. Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vânNay anh học gần, mai anh học xaTiền gạo thì của mẹ chaCái nghiên cái bút thật là của em.BKa- Trái cau nho nhỏ, cái vỏ vân vânNay anh học gần, mai anh học xaAnh lấy em từ thuở mười baĐến năm mười tám thiếp đà năm conRa đường người ngỡ còn sonVề nhà thiếp đã năm con cùng chàngCon cả đi học xa đàngCon thứ hai dệt cửa nó càng xinh ghêCon thứ ba buôn bán trăm nghềCòn hai đứa bé nó thì ăn chơi.b- Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vânNay anh học gần, mai lại học xaLấy anh từ thuở mười baĐến năm mười tám thiếp đà năm conRa đường người tưởng còn sonVề nhà thiếp đã năm con với chàng.

190

Page 191: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

c- Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vânNay anh học gần, mai anh học xaAnh lấy em từ thuở mười baĐến năm mười tám em đà năm conRa đường người nghĩ còn sonVề nhà thiếp đã năm con cùng chàngCái cả đã biết dọn hàngCái hai đi học về tràng khoa thi Cái ba buôn bán trăm nghềCòn hai con nhỏ trở về ăn chơiChơi cho nước Hán sang HồNước Tần sang Sở nước Ngô sang LàoChơi cho sấm động mưa ràoMột trăm cái núi lọt vào trôn kimChơi cho bong bóng thì chìmHòn đá thì nổi, gỗ lim bập bềnh.d- Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vânNay anh học gần, mai anh học xaAnh lấy em từ thuở mười baĐến năm mười tám thiếp đà năm conRa ngoài thiếp hãy còn sonVề nhà thiếp đã năm con cùng chàngCon cả thì bắn cung múa kiếm ngang tàngCon thứ hai đã biết cắp sách vào tràng đi thiCon thứ ba buôn bán trăm nghềCòn hai đứa bé ở nhà ăn chơiĂn chơi may túi đựng trờiĐan phên chặn gió giết voi xem giòChơi cho sấm động mưa ràoMười hai cửa bể đút vào trôn kimChơi cho bong bóng phải chìmĐá vàng thả nổi gỗ lim mập mờ.

183. Qua đây ghé nón thăm đồngĐồng bao nhiêu lúa, thương chồng bấy nhiêu.

184. Râu tôm nấu với ruột vầuChồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon..

185. Rủ nhau đi cấy đi càyBây giờ khó nhọc, có ngày phong lưuTrên đồng cạn, dưới đồng sâuChồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.

186. Sạch con thì lắm người bồng

191

Page 192: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Xinh chồng thì lắm người thươngTin chàng lòng dạ như gươngKhông quên nghĩa thiếp, người thương mặc người.

187. Sáng trăng trải chiếu hai hàngBên anh đọc sách, bên nàng quay tơ.

188. Sập vàng mà trải chiếu hoaKhông bằng áo thiếp đắp qua dạ chàng.

189. Sớm khuya có vợ có chồngCày sâu bừa kĩ mà mong được mùa.

190. Sông dài cá lội biệt tămPhải duyên chồng vợ, ngàn năm cũng chờ.

191. Sóng xao mình vịt ướt lôngRùa kêu đá nổi thiếp không bỏ chàng.

192. Tai em nghe anh đau đầu chưa kháEm băng đồng chỉ sá, đi bẻ nắm lá nọ về xôngỞ làm gì đây cho trọn nghĩa vợ chồngĐổ mồ hôi ra em chặm, ngọn gió lồng em che.BKTai em nghe anh đau đầu chưa kháEm băng đồng vượt sá, bẻ nạm lá anh xôngCó làm vậy mới trọn đạo vợ chồngĐổ mồ hôi em chặm, sẩy ngọn gió lồng em che.

193. Tai nghe trống điểm trên lầuNửa thương phần vợ, nửa rầu phần con.

194. Tay anh cầm bút ngọc hoà châu(1)Đề vô trong áo bậu, bốn câu ân tìnhMột câu phân với nữ trinhƠn cha nghĩa mẹ cho trọn tình hiếu trungHai câu ta phân với anh hùngĐào sâu cuốc chín ăn chung ở đời Ba câu anh nói, em phải nghe lờiĐừng nghe lời thá sự (2) đổi lời duyên taBốn câu nuôi chút mẹ giàTình chồng nghĩa vợ, mẹ với cha đền bồi.(1) Hoà châu: hoà nước mắt.(2) Thá sự: nói chệch từ thế sự, nghĩa là việc đời.

195. Tay bưng đĩa muối chấm gừngGừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhauTay bưng đĩa muối sàng rauMuối ra có nghĩa, sang giàu đừng ham.

196. Tay cầm đĩa muối sàng rau

192

Page 193: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Thuỷ chung như nhất sang giàu mặc ai.197. Tay mang khăn gói sang sông

Bồ hôi nó đẫm thương chồng phải theo.198. Tay anh nắm con dao sắc

Cắt chín lát gừng bỏ vô thang thuốc sắc lại bảy phânTay mặt anh bưng chén thuốc, tay trái anh khoát mànCúc Hoa (1) ơi, em uống chén thuốc này cho nạn khỏi tai quaKẻo con mồ côi mẹ, lấy ai cá vẽ cơm và mà nuôi con.(1) Cúc Hoa: nhân vật chính của truyện Tống Trân Cúc Hoa.

199. Tép đồng ăn với rau mưngChồng ăn vợ nhịn xin đừng bỏ nhau.

200. Thà lăn xuống giếng mà chết cả đôiKhông thể loan xa phượng, anh thác để em ngồi chịu tang.

201. Tháng chạp là tháng trồng khoaiTháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng càTháng ba cày vỡ ruộng ra Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồngAi ai cũng vợ cũng chồngChồng cày vợ cấy trong lòng vui thayTháng năm gặt hái đã xongNhờ trời một mẫu năm nong thóc đầyNăm nong đầu em xay em giãTrấu ủ phân cám bã nuôi heo Sang năm lúa tốt tiền nhiềuEm đem đóng thuế đóng sưu cho chồngĐói no có thiếp có chàngCòn hơn chung đỉnh giàu sang một mình.

202. Tháng hai cho chí tháng mườiNăm mười hai tháng em ngồi em suyVụ chiêm em cấy lúa diVụ mùa lúa dé, sớm thì ba trăngThú quê rau cá đã từngGạo thơm cơm trắng chi bằng tám xoanViệc nhà em liệu lo toanKhuyên chàng học tập cho ngoan kẻo mà.

203. Thang mô cao bằng thang danh vọngNghĩa mô trọng bằng nghĩa chồng con?Trăm năm nước chảy đá mònXa nhau ngàn dặm dạ còn nhớ thương.

204. Thấy anh em cũng muốn theoEm sợ anh nghèo, anh bán em đi

193

Page 194: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Lấy anh em biết ăn gì?Lộc sắn thì chát, lộc si thì già- Nghèo thì bán khố, bán khănCó ai bán vợ mà ăn bao giờ.

205. Theo anh em cũng muốn theoEm sợ anh nghèo, anh bán mất em.- Nghèo thời bán cột bán kèoNào ai có bán vợ theo bao giờ!

206. Thiếp gặp chàng như Ngưu Lang gặp hộiChàng gặp thiếp như hạc đỗ lưng quiCứ lời anh dặn em riGiàu sang mặc họ, khó khăn chi cũng vợ chồng.

207. Thiếp vì chàng, thiếp mới lênh đênh nơi biển áiChàng vì thiếp mới lỗi đạo tâm canEm đây thủ tiết buồng lanDẫu hồn về chín suối, hãy còn mang tượng chồng.

208. Thiếp với chàng vương mang câu tình tự Trên thời núi Ngự dưới có sông HươngTrăm năm thiếp quyết bó buộc hai chữ can thườngSợ là sợ cho chàng ham vui cảnh khác, lại bỏ duyên tơ hường khổ em.

209. Thứ nhất vợ dại trong nhàThứ hai trâu chậm thứ ba dao cùn- Trâu chậm thời anh bán điDao cùn đánh lại vợ thì làm saoVợ dại thời đẻ con khônTrâu chậm chắc bước dao cùn dễ băm.

210. Thương chồng nấu cháo le leNấu canh bông lí, nấu chè hạt sen.BKThương chàng nấu cháo le leNấu canh hoa lí, nấu chè hạt sen.

211. Thương nhau vì nết, chẳng hết chi ngườiAnh không tin dạ, anh sợ đổi đờiEm xin cắt tóc thề có đất trời chứng minh- Nghe em phân cạn, vô hạn thương tâmVợ chồng nghĩa nặng tình thâmEm thề không thuyền khác ôm cầmAnh nhìn mái tóc phải tuôn dầm lệ châu.

212. Thương ai bằng nỗi thương con Nhớ ai bằng nỗi gái son nhớ chồng.

194

Page 195: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

BK- Thương ai ví bằng thương conThương ai ví bằng gái son nhớ chồng.- Thương ai ví bằng thương conThương ai ví thể gái son nhớ chồng.

213. Thương ai cho bằng thương chồngBởi chồng cờ bạc nên lòng chẳng thương.BKYêu ai cho bằng yêu chồngBởi chồng cờ bạc, nên lòng không yêu.

214. Thương ai cho bằng thương chồngBởi chồng cờ bạc nên lòng chẳng thươngKhuyên chàng cờ bạc thì chừaRượu chè trai gái say sưa mặc lòng.

215. Thương cha thương mẹ có hồiThương anh như đọi nước sôi đổ đầy.BKThương cha thương mẹ có khiThương em lúc đứng, lúc đi lúc ngồiThương cha thương mẹ có hồiThương em lúc đứng, lúc ngồi cũng thương.

216. Thương chồng nên phải gắng côngNào ai xương sắt da đồng chi đây.

217. Thương chồng nên phải lầm thanXưa nay ai bắt việc quan đàn bà.

218. Thương chồng phải khóc mụ giaGẫm tôi với mụ có bà con chi.

219. Thuyền bầu trở lái về đông Con đi theo chồng để mẹ cho ai?Mẹ già đã có con traiCon là phận gái dám sai chữ tòng?Chỉ thề nước biếc non xanhTheo nhau cho trọn tử sinh cũng đànhTrời cao bể rộng mông mệnhỞ sao cho trọn tấm tình phu thêTrót đà ngọc ước vàng thềDầu mà cách trở giang khê cũng liều.

220. Tôi đà biết tính chồng tôiCơm no thì nước, nước thôi thì trầu.

221. Trăm năm ai chớ bỏ aiNghĩa trong vàng đá, tình ngoài nước mây.

195

Page 196: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

222. Trăm năm ai chớ bỏ ai Chỉ thêu nên gấm sắt mài thành kim.

223. Trăm năm cũng bạn với taGặp nơi long ẩn thuỷ ba cũng đừng.

224. Trăm năm đã nát vàng phaiNgã thì lại dậy, kén ai trên đờiTrăm năm đã nát vàng mườiNgã thì lại dậy, ai cười mặc ai.

225. Trăm năm dạ ở đinh ninhNào ai phụ ngãi, quên tình mặc ai!

226. Trăm năm lòng gắn dạ ghiNào ai thay nút, đổi khuy cũng đừng.

227. Trăm năm lòng gắn dạ ghi Dầu ai đem bạc đổi chì mặc ai

228. Trăm năm tạc đá bia vàngĐá thời thành gạch ngãi chàng không quên.

229. Trăm năm tạc một chữ đồngDù ai thêu phụng vẽ rồng cũng không.

230. Trăm năm trăm tuổi may rủi một chồng Dầu ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai.

231. Trăm năm ước bạn chung tình Trên trời dưới đất có mình với ta.

232. Trăng lên vành vạnh trăng trònTrước răng sau rứa đừng còn đổi thay.

233. Trăng tròn chỉ có đêm rằmTình ta tháng tháng, năm năm vẫn tròn.

234. Trời hè lắm trận mưa ràoGặt sớm phơi sớm liệu sao cho vừaKhuyên em chớ ngại nắng mưaCủa chồng công vợ, bao giờ quên nhau.

235. Trời xanh nước biếc một màuEm cười là khóc, em sầu là tươiNỗi lòng cực lắm anh ơiDâu con ăn ở đôi nơi song toànAi ngờ chỉ thắm dây oanAi ngờ Tần Tấn mà nên Việt HồMột thân năm liệu bảy loChiều chồng, đôi họ, mẹ cha cũng chiều.

236. Trót lời hẹn với lang quânDẫu rằng gió Sở mưa Tần cũng đi.

237. Trót lời hẹn với lang quân

196

Page 197: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Dẫu rằng mưa Sở gió Tần cũng điYêu nhau sớm đợi tối chờDẫu rằng dãi gió dầu mưa mặc lòng.

238. Vì chàng thiếp phải bắt cua Những như thân thiếp, thiếp mua ba đồngVì chàng thiếp phải long đongNhững như thân thiếp cũng xong một bề.

239. Vì chàng thiếp phải bắt cuaNhững như thân thiếp, thiếp mua ba đồngVì chàng nên phải mua mâm Những như thân thiếp, bốc ngầm cũng xong Vì chàng thiếp phải long đongNhững như thân thiếp cũng xong một bề.

240. Vì chàng thiếp phải long đongNhững như thân thiếp cũng xong một bề.

241. Vì chàng thiếp phải ngả mâmNhững như mình thiếp bốc ngầm trong niêuVì chàng những thuế cùng sưuNhững như mình thiếp một niêu cũng thừa.

242. Vì chàng thiếp phải ngủ ngồiNghĩ như thân thiếp tìm nơi mà nằm.

243. Vợ chồng là nghĩa già đờiAi ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn.

244. Vợ chồng là nghĩa phu thêTay ấp má kề, sinh tử có nhauChẳng tham của sẵn anh đâuTham vì nhân ngãi năm đầu ngón tayBao giờ cho đặng sum vầyGiao ca đôi mặt, dạ này mới vui.

245. Vợ chồng là nghĩa tao khangChồng hoà vợ thuận nhà thường yên vuiSinh con mới ra thân ngườiLàm ăn thịnh vượng đời đời ấm no.BKVợ chồng là nghĩa tao khangChồng hoà vợ kính nhà thường yên vuiSinh con mới ra mặt ngườiLàm ăn thanh thản đời đời không lo.

246. Vợ chồng là nghĩa tao khangChồng hoà vợ huận gia đường yên vui.

247. Vì tằm em phải chạy dâu

197

Page 198: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Vì chồng em phải qua cầu đắng cay.248. Vợ chồng đầu gối, má kề

Lòng nào mà bỏ, mà về cho đangHồ về, chân lại đá ngangVề sao cho đứt cho đang mà về.

249. Vợ chồng kết tóc trên trờiĐói no ta sẽ lấy lời bảo nhauĂn thường cơm muối canh rauHàn vi thuở trước, thuở sau thanh nhàn.

250. Vợ chồng như đôi cu cuChồng thì đi trước, vợ gật gù theo sau.

251. Vợ chồng như nút với khuySao anh không than vãn lời gì cho em nghe?

252. Vợ nên rồng, chồng nên TiênQuí lại gặp quí, bạn hiền gặp nhau.

253. Xấu xa cũng thể chồng taDẫu rằng tốt đẹp cũng ra chồng người.

254. Xét ra trong đạo vợ chồngCùng nhau tương cậy đề phòng nắng mưa.

255. Xin anh đi học cho ngoanĐể em dệt cửi kiếm quan tiền dàiQuan tiền dài em ngắt làm đôiNửa thì giấy bút nửa nuôi mẹ giàMẹ già là mẹ già anhMột ngày hai bữa cơm canh mẹ giàBát cơm em nấu như hoaBát canh em nấu như là mật ongNước mắt em lọc cho trongMâm cơm em dọn tựa dòng cơm quan.

256. Xin chàng giữ lấy bút nghiênĐừng tham nhan sắc chớ quên học hànhNữa mai được chiếm khoa danhTrước là vinh thiếp sau mình vinh thân.

257. Xin chàng kinh sử học hành Để em cày cấy, cửi canh kịp người Mai sau xiêm áo thảnh thơi Ơn Trời lộc nước đời đời hiển vinh.

258. Yêu nhau cho mặn cho màChồng vợ thuận hoà trong ấm ngoài êm.

2.2. ®¹O NGHÜA Vî chỒng

198

Page 199: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

STT NỘI DUNG1. Ai chèo ghe bí qua sông

Đạo vợ nghĩa chồng nặng lắm anh ơi!2. Anh em cốt nhục đồng bào

Vợ chồng là nghĩa lẽ nào chẳng thương?3. Anh tới nhà em, anh ăn cơm với cá

Em tới nhà anh, em ăn rau má với cua đồngKhó em chịu khó, đạo vợ chồng em vẫn thương.

4. Cầu mô cao bằng cầu danh vọngNghĩa mô nặng bằng nghĩa chồng conVí dầu nước chảy đá mònXa nhau nghìn dặm lòng còn nhớ thương.

5. Chữ rằng: quân tử tạo đoanVợ chồng là nghĩa đá vàng trăm năm.

6. Đạo cang thường khó lắm bạn ơiChẳng dễ như ong bướm đậu rồi lại bay Đạo cang thường khá dễ đổi thayDầu làm nên võng giá, rủi ăn mày cũng theo nhau.BK - Chẳng như ong bướm đậu rồi lại bay .

7. Đạo vợ chồng hôm ấp mai ômPhải đâu cua cá với tômKhi đòi mớ nọ khi chồm mớ kia.

8. Đầu đội chúa, vai mang cốt mẹTay dìu dắt cha giàGặp mặt đây nước mắt nhỏ saThò tay trong túi bà baLấy cái khăn mu soa anh chặmĐạo vợ chồng ngàn dặm không quên.

9. Đốn cây ai nỡ dứt chồiĐạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương.

10. ở làm ri đâu cho trọn nghĩa vợ chồng Đổ mồ hôi em chặm, ngọn gió lồng em che.

11. ở sao như lụa đừng phaiTình chồng nghĩa vợ nhớ hoài không quên.

12. Em nghe anh tỏ lời nàyEm đòi để bỏ như vầy sao nên Tao khang nghĩa ở cho bềnLiễu mai hoà hợp, đôi bên thuận hoà.

13. Gai trong bụi ai vót mà nhọn

199

Page 200: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Đạo vợ chồng ai chọn mà cânTrên trời đã định xây vầnXây cho gấp gấp trong lần năm nay.

14. Hữu bằng tự viễn phương lai(1)Lạc hồ quân tử(2) lấy ai bạn cùngChữ hiếu, là thầy với mẹChữ nhân, chữ nghĩa là ái với ânYêu nhau bao quản xa gần.(1) và (2) Hữu bằng tự viễn phương lai, lạc hồ quân tử: nguyên nhân là một câu trong thiên "Học nhi" của sách "Luận ngữ". Trọn câu là: "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ". Có thể hiểu câu đó một cách đơn giản nhất là: có người bạn từ phương xa đến khá lại không vui mừng ư.

15. Làm người phải biết cương thườngXem trong ngũ đẳng, quân vương ở đầuThờ cha, kính mẹ trước sauAnh em hoà thuận mới hầu làm nênVợ chồng đạo nghĩa cho bềnBạn bè cho thực, dưới trên đứng thường.

16. Lầu nào cao bằng lầu ông ChánhBánh nào trắng bằng bánh bò bôngĐạo nào sâu bằng đạo vợ chồngĐêm nằm nghĩ lại, nước mắt hồng tuôn rơi.

17. Lấy nhau cho trọn đạo TrờiĐổ chùa Thiên Mụ mới rời nhau ra.

18. Mình đưa bâu áo tui viết tháo vài hàngTrước thăm phụ mẫu, sau thăm mình đôi câuĐạo vợ chồng thăm thẳm giếng sâuNgày sau cũng gặp, mất đi đâu bạn phiền.

19. Mình đừng sầu muộn ốm đauBây giờ cách mặt, ngày sau vợ chồngNgôn phản ngôn hà lí cội đồngCang thường li biệt, đạo vợ chồng còn thương.

20. Một thương, hai thươngBa thương, bốn nhớĐạo chồng, nghĩa vợLà đức cù laoNhớ khi trăng gió, mưa ràoTrăm năm gối phượng má đào bên em.

21. Một thương, hai thương, ba thương, bốn nhớTình chồng nghĩa vợ là đức cù lao

200

Page 201: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Sông sâu ai dám tới đàoBạn về nhà bạn, nước mắt ào như mưa.

22. Nay mai anh lại sang Tây(1)Anh khuyên lời này giữ lấy cho anhKhông đi thì sợ không lànhĐi ra mang tiếng rằng anh tham tiềnEm ở nhà bình yên buôn bánChớ bao giờ chểnh mảng tình nhauAnh đi chỉ dặn mấy câuEm về cố giữ lấy màu cho xinhNhờ em mọi việc gia đìnhTứ thân phụ mẫu một mình em loEm đã là con nhà gia giáo Ở sao cho hiếu thảo vẹn tuyềnAnh đi vì lệnh quan trênNhờ Trời hai chữ bình yên anh vềBấy giờ sum họp đề huềNghĩa trăm năm lại mọi bề yên vuiĐạo vợ chồng giờ xui ra thếAnh nói câu này em để trong taiBấy kì thứ bảy, thứ haiAnh đi em tiễn ra ngoài la gaGửi lời thăm hỏi ông bàEm ở Hà Nội, anh ra Hải PhòngCòn đây một chút bế bồngThức khuya dậy sớm trông mong giữ gìnXa anh lấy đó làm tinCũng là bớt nỗi ưu phiền chia liAnh đành gạt lệ ra điThương anh chẳng biết nói gì nữaa đâu.(1)Thời kì Đại chiến thế giới lần thứ Nhất(1914-1918) thực dân Pháp dùng danh nghĩa "mộ lính" để bắt nhân dân ta đi lính sang Pháp.

23. Nghĩa tao khang ai đà vội dứtĐêm nằm tấm tức, luỵ nhỏ tuôn rơiMấy lâu ni mang tiếng chịu lờiXa nhau ngàn dặm đời vẫn nhớ nhau.

24. Nhà em có bụi trầu cayNhà anh có khách sang vay lá vàng.Cau xiến ngang, trầu vàng ngắt ngọnThời buổi này kén chọn làm chiYêu nhau lấy quách nhau đi

201

Page 202: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Ở trong giá thú luận cho hoá tàiĐường còn dài, trông sao cho xiếtĐạo vợ chồng ai biết đói noQuí hồ thầy mẹ gả cho.

25. Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước thì thương nhau cùngPhu thê trong nghĩa tương phùngChăn loan gối quế rấp lòng chờ aiTấm đá hoa ghi tạc để đời.

26. Phụ hề sanh, mẫu hề dưỡngĐạo mạc trọng ư cương thường (1)Thấy anh chàng ràng đôi ngả ba phươngEm đây cứ ôm duyên thủ tiết giữa chốn sông Hương đợi chờ.(1) Phú hề sanh, mẫu hề dường, đạo mạc trọng ư cương thường: Cha mẹ có sông sinh ra và nuôi dưỡng, đạo lý đối với cha mẹ phải coi trọng cương thường (các mối quan hệ và các nguyên tắc ứng xử truyền thống).

27. Phượng chắp cánh lòng còn đợi gióRồng chờ trăng còn đậu trên mâyĐạo vợ chồng trăm năm không phải một ngàyChàng ôm cầm không lựa khúc, để lên dây cho vừa.

28. Sạch con thì lắm người bồng Xinh chồng thì lắm người thươngTin chàng lòng dạ như gươngKhông quên nghĩa thiếp, người thương mặc người.

29. Tai em nghe anh đau đầu chưa kháEm băng đồng chỉ sá, đi bẻ nạm lá anh xôngỞ làm gì đây cho trọn nghĩa vợ chồngĐổ mồ hôi ra em chặm, ngọn gió lồng em che.BKTai em nghe anh đau đầu chưa kháEm băng đồng vượt sá, bẻ nạm lá anh xôngCó làm gì vậy mới trọn đạo vợ chồngĐổ mồ hôi em chặm, sẩy ngọn gió lồng em che.

30. Tay anh cầm bút ngọc hoà châu(1)Đề vô trong áo bậu, bốn câu ân tìnhMột câu phân với nữ trinhƠn cha nghĩa mẹ cho trọn tình hiếu trungHai câu ta phân với anh hùngĐào sâu cuốc chín ăn chung ở đời

202

Page 203: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Ba câu anh nói, em phải nghe lờiĐừng nghe lời thá sự, (2) đổi lời duyên taBốn câu nuôi chút mẹ giàTình chồng nghĩa vợ, mẹ với cha đền bồi.(1) Hoà châu: hoà người mắt.(2) Thá sự: nói chệch từ thế sự, nghĩa là việc đời.

31. Tay bưng đĩa muối chấm gừngGừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhauTay bưng đĩa muối sàng rauMuối ra có nghĩa, sang giàu đừng ham.

32. Thang mô cao bằng thang danh vọngNghĩa mô trọng bằng nghĩa chồng con?Trăm năm nước chảy đá mònXa nhau ngàn dặm dạ còn nhớ thương.

33. Thương nhau vì nết, chẳng hết chi ngườiAnh không tin dạ, anh sợ đổi đờiEm xin cắt tóc thề có đất trời chứng minh- Nghe em phân cạn, vô hạn thương tâmVợ chồng nghĩa nặng tình thâmEm thề không thuyền khác ôm cầmAnh nhìn mái tóc phải tuôn dầm lệ châu.

34. Vợ chồng là nghĩa già đờiAi ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn.

35. Vợ chồng là nghĩa phu thêTay ấp má kề, sinh tử có nhauChẳng tham của sẵn anh đâuTham vì nhân ngãi năm đầu ngón tayBao giờ cho đặng sum vầyGiao ca đôi mặt, dạ này mới vui.

36. Vợ chồng là nghia tao khangChồng hoà vợ huận gia đường yên vui.

37. Vợ chồng là nghia tao khangChồng hoà vợ thuận nhà thường yên vuiSinh con mới ra thân ngườiLàm ăn thịnh vượng đời đời ấm no.BKVợ chồng là nghĩa tao khangChồng hoà vợ kính nhà thường yên vuiSinh con mới ra mặt ngườiLàm ăn thanh thản đời đời không lo.

38. Xét ra trong đạo vợ chồng

203

Page 204: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Cùng nhau tương cậy đề phòng nắng mưa.

2.3. ÔNG TƠ BÀ NGUYỆT

STT NỘI DUNG1. Ông Nguyệt Lão (1) ngồi rồi xe chỉ thắm

Xe bốn tôi vào làm bạn với tiên cungLòng ước ao sánh với nhau cùngĐây với đấy duyên phận phải chiềuTơ hồng vấn vít, chỉ điều xe sănCầm tay, giao mặt rõ ràngChỉ thề nước biếc nhà hằng dám quênBốn tôi lên miếu xuống đềnLên đền, xuống miếu dám quên đâu làCanh ba nghe vẳng tiếng gàGà đương gáy giục, dạ đà tương tưCanh tư chuông khắc trên lầuTrên lầu chuông khắc, đã rầu chiêu đămBây giờ sang trống canh nămTâm hồn chuyển động, giục xuân bồi hồiNhớ ai hết đứng lại ngồiHết nằm lại chỗi, hết ngồi lại điPhải khi sóng gió bất kỳTưởng chi đến nguyệt, tiếc gì đến xuânĐã sinh ra số phong trần.

2. Ông Tơ bà Nguyệt đi đâu?Không về mà gỡ mối sầu cho taÔng Tơ bà Nguyệt ở nhàKhông đi mà gỡ cho ra mối sầu.

3. Ông Tơ hồng ơi! Sao ông đành dạ đành lòngĐôi lứa tôi như sợi chỉ lộn vòngông không xe lại, để lòng nhớ thương.

4. Ông Tơ xe chi nghe đà oan khổXe anh lúc còn ở lổ (1)Xe em thuở chưa mặc quầnAnh thương em từ thuở lọt lòngÔng Tơ xe sao được tơ hồng mà xe.(1) Ở lô: ở truồng.

5. Đôi chúng ta duyên phận phải chiềuDây tơ hồng đang xe vấn vítCái sợi chỉ điều bà Nguyệt khéo xe

204

Page 205: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Đôi chúng ta duyên phận phải chiều.6. Đôi chúng ta duyên phận phải chiều

Dây tơ hồng đang xe vấn vítCái sợi chỉ điều bà Nguyệt(1) khéo xeĐôi chúng ta duyên phận phải chiều.

7. Đôi ta như vợ với chồngChỉ hiềm một nỗi ông Tơ Hồng chưa xe.

8. Đã thành gia thất hay chưaMà anh ước những mây mưa cùng người?- Tuổi anh đang độ thơ đàoÔng tơ chưa định nơi nào xe duyên.

9. Đêm nằm đặt lưng xuống chiếuNghe mấy lời thiết yếu em thanMau mau trỗi dậy ruột gan đau từ hồiCanh khuya anh thở vắn than dàiVái xin Nguyệt Lão trúc mai một nhàChữ cận là gần Chữ viễn là xaAnh với em cách trở tại mẹ cha không đànhNgãi nhân nay đã gần thànhMình về thưa lại phụ mẫu đành tôi ưng.

10. Đêm ngắn, tình dàiTương tư bao nhạt, bao phai hỡi tình!Bỗng đâu mắc mối xích thằngKhăng khăng người buộc, ai giằng cho raLên tận trăng giàHỏi ông Nguyệt Lão có nhà hay không.

11. Đêm qua bước chân lên trờiLạc đường lạ ngõ gặp người cung TiênƯớc chi duyên sẽ bén duyênCho duyên cõi thọ, thành duyên cõi trầnDạ buồn chân bước phân vânTrời xui anh thẳng tới sân tơ hồng- Ông Tơ, ông có nhà khôngÔng ra xua chó cho tôi cùng với nao!Tơ duyên ông cất nơi naoCất trong chum quả, hay vào ao sen?Người nào trái kiếp lỡ duyênThì ông xe lại cho liền một đôiCòn như ông ấy với tôiThì ông xe thẳng làm đôi vợ chồng.

12. Đêm qua nguyệt đổi sao dời

205

Page 206: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Tiếc công gắn bó, tiếc lời giao đoanLời thề xưa đã lỗi muôn vànMảnh gương còn đó, phím đàn còn đâyÔng Tơ Hồng bà Nguyệt Lão sao khéo xe dâyXe cho các cô mình ấy lấy chúng anh đây cũng vừa.

13. Đồn đây có gái má đàoCác Đằng đưa lại, anh hào tới đâyTrước nhờ Nguyệt Lão xe dâySắt cầm đưa lại đó đây một nhà.

14. Đấy với đây chẳng duyên thì nợĐây với đấy chẳng vợ thì chồngDây tơ hồng chưa xe đã mắcRượu quỳnh tương chưa nhắp đã sayChẳng nhè chẳng chén sao sayChẳng thương chẳng nhớ sao hay đi tìm?Tìm em như thể tìm chimChim ăn bể Bắc, đi tìm bể Đông.

15. Đợi chàng chẳng thấy chàng đâuBóng trăng đủng đỉnh ra màu khơi trêu. Ớ ông Tơ! ông để vương đâu sợi chỉ điều

16. Ai ơi đợi mấy tôi cùngTôi còn gỡ mỗi tơ hồng(1) chưa xongTơ hồng hồ gỡ đã xongAi đem cái bối bòng bong buộc vào.(1) Tơ hồng, ông Tơ, Nguyệt lão: Theo tục u quái lục, Vi Cố, người đời Đường, nhân qua chơi Tống Thành, gặp một ông già ngồi dưới bóng trăng đang kiếm sổ sách (Nguyệt Lão) trong túi có một cuộn dây đỏ. Vi Cố hỏi chuyện ông già cho biết: "Cuốn sách là sổ hôn nhân và cuộn dây đỏ dùng để buộc nam nữ lại với nhau. Dầu cho hai bên có thù hằn với nhau hoặc dù ở cách xa nhau, đã lấy dây đỏ buộc đôi nam nữ lại thì tất sẽ thành vợ chồng". Do điển này mà những từ Xích thằng, Tơ Hồng, chỉ hồng, chỉ thắm v.v... đều chỉ tình vợ chồng, và Nguyệt lão, Trăng Già, Ông Tơ... Đều chỉ người làm mai mối trong việc hôn nhân.

17. Ai ơi đợi với tôi cùngTôi còn dở mối tơ hồng chưa xe.BK Anh ơi đợi với tôi cùngTôi còn gỡ mối tơ hồng chưa xong.

18. Ai đi đợi với tôi cùngTôi còn dở mối tơ hồng chửa xe

206

Page 207: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Có nghe nín lặng mà ngheNhững lời anh nói như xe vào lòng.

19. Ai xinh thì mặc ai xinhÔng Tơ chỉ quyết xe mình với ta.

20. Anh về sao được mà vềDây giăng tứ phía tính bề gặp anhDây giăng mặc kệ dây giăngÔng Tơ bà Nguyệt đón ngăn cùng về.

21. Bây giờ tác hiệp nhân duyênNgười hiền gặp được bạn Tiên từ ràyXin ngài đừng ngại đấy đâyĐể cho Nguyệt Lão xe dây muôn đờiXin nàng đừng ngại gần xaĐể cho chén ngọc đũa ngà có đôi.

22. Bây giờ ta lại gặp taSẽ xin Nguyệt lão, Trăng già xe dâyXe vào như gió như mâyNhư chim loan phượng đỗ cây ngô đồngThuyền quyên sánh với anh hùngNhững người thục nữ sánh cùng văn nhânTình xa nhưng ngãi còn gầnTràng An quận Bắc giao lân thế nào?

23. Bắc thang lên đến tận trờiTìm ông Nguyệt Lão đánh mười cẳng tayĐánh rồi lại trói vào câyHỏi ông Nguyệt Lão: nào dây tơ hồng?Nào dây xe bắc xe đôngNào dây xe vợ xe chồng người ta?Ông vụng xe, xe phải vợ giàTôi thì đốt cửa đốt nhà ông lên!BK Bắc thang lên đến tận trờiBắt ông Nguyệt Lão đánh mười cẳng tayĐánh thôi lại trói vào đâyHỏi ông Nguyệt Lão: Nào dây tơ hồng.

24. Bắt ông Tơ mà cho ba đấmBắt bà Nguyệt, đánh bốn mươi chín cái hèoDuyên người ta xe buổi sớm duyên em buổi chiều mới xe.

25. Bắt tay ông Tơ mà bơ mà bớpBắt lấy bà Nguyệt mà cột cội cauCứ xe khắp thiên hạ đâu đâu

207

Page 208: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Bỏ hai đứa mình lận đận ruột héo gan sầu không xe.26. Ba năm chẳng xứng duyên hài

Nằm lăn xuống bệ lạy dài ông Tơ.27. Bớ thảm ơi! Bớ thiết ơi!

Bớ bạn tình nhân ơi!Thân em như cái quả xoài trên câyGió đông, gió tây, gió nam, gió bắcNó đánh lúc la lúc lắc, trên cànhMột mai vô tình rụng xuống biết vào tay ai?Kìa khóm trúc, nọ khóm maiÔng Tơ bà Nguyệt xe hoài chẳng thươngMột lần chờ, hai lần chờSớm lần nhớ, chớ lần thươngAnh thương em nhưng bác mẹ họ hàng chẳng thương.BKBớ thảm bớ thiết ơiBớ bạn tình nhân ơiThân em như cái trái xoài trên câyGió đông gió tây gió nam gió bắc Nó đánh lúc la lúc lắc trên cànhMột mai vô tình nó rớt xuống biết vào tay ai?

28. Bực mình lên tận tiên cungĐem ông Nguyệt Lão xuống hỏi thăm vài lờiNữ lòng trêu ghẹo chi tôiLênh đênh bèo nổi, mây trôi một thìBiết người biết mặt nhau chiĐể đêm em tưởng, ngày thì em thươngBắc Ninh cho đến Phủ TừQua cầu sông Nhị(1), ngẩn ngơ tìm ngườiTìm người chẳng biết mấy nơiTìm ba mươi sáu phố thấy người ở đây.(2) Nhị sông: còn gọi là Nhị Hà hay Nhĩ Hà, khúc sông Hồng chảy gần Hà Nội.

29. Căn duyên này, ai phá cho rờiÔng Tơ ông buộc, ông Trời biểu không.

30. Công anh lên rừng đốn trúcĐem về đoạn khúc, chuốt cái cần dàiLấy thép ra mài, uốn câu nhồi gọĐêm hôm lọ mọ xe sợi chỉ sănBuộc chặt vào cần, móc mồi thơm phứcVội ra ngoài bực, lựa chỗ anh ngồi

208

Page 209: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Thả câu xuống rồi miệng anh thầm váiĐây cần câu nhân, cần câu ngãiĐây cần câu phải cần câu khônVái ông Nguyệt lão xe sợi chỉ hồngĐuổi con cá anh đạp đó, cho nó chạy dồn ăn câu- Con cá anh đạp nó đã có cặpDẫu anh thả hoài chẳng gặp nó đâuAnh về sửa lại lưỡi câuTìm sang chốn khác duyên hầu nên chăng?

31. Cây cao bóng cả duyên mònƯớc gì tôi được chồng con với ngườiCó anh như đũa có đôiVắng anh em vẫn ngậm ngùi nhớ thươngKhối tơ vương, ruột tằm vấn vítBởi ông Tơ bà Nguyệt chưa xeQuan tướng nghe hiệu lệnh thì về Chữ dục đã vậy chữ tuỳ làm sao ?Muốn cho đông liễu tây đàoCảnh sầu bể thảm, lẽ nào thiếp mangPhòng khi lỡ bước theo chàngLấy ai chầu chực thành hoàng quốc giaPhòng khi thiếp ở lại nhàMột mình thân thiếp biết là làm sao?

32. Cổ tay vừa trắng vừa tròn Mó vào mát lạnh như hòn tuyết đôngĐôi ta đã xứng vợ chồngDuyên trời đã định tơ hồng đã xe.

33. Chăn đơn nửa đắp nửa hongCạn sông, lở núi, ta đừng quên nhauTừ ngày ăn phải miếng trầuMiệng ăn, môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu Biết rằng thuốc dấu hay là bùa yêuLàm cho ăn phải nhiều điều xót xaLàm cho quên mẹ quên cha, quên cửa quên nhàLàm cho quên cả đường ra lối vàoLàm cho quên cá dưới aoQuên sông tắm mát quên sao trên trờiĐất Bụt mà ném chim trờiÔng Tơ bà Nguyệt xe dây, xe nhợ nửa vời ra đâu!Cho nên cá chẳng bén câuLược chẳng bén đầu, chỉ chẳng bén kim

209

Page 210: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Thương nhau nên phải đi tìmNhớ nhau một lúc như chim lạc đàn.

34. Cha mẹ hồi trước có xemÔng Tơ đã định em với anh vợ chồng.

35. Con dao be bé sắc thayChuôi sừng bịt bạc về tay ai cầmLòng tôi yêu vụng nhớ thầmTrách ông Nguyệt Lão xe nhầm duyên ai!Duyên tôi còn thắm chưa phaiHay là người đã nghe ai dỗ dành?

36. Dầu thầy mẹ không thươngĐôi ta trải chiếu, lạy từ ngoài đường lạy vôLạy cùng ông bác bà côLạy cùng làng xóm, nói vô tôi nhờLạy cùng bà Nguyệt, ông TơXe sao cho trọn, một giờ bén duyên.

37. Ở đây ai có sẵn tiềnCho tôi mượn năm quan tiền, tôi quá giang ra ngoài BắcTôi mua một trăm cái đục, một chục cái chàng, mười tám cái khoanTôi đóng cái thang một trăm ba mươi hai nấcTôi bắc thấu ông Trời vàngHỏi thăm Nguyệt Lão chớ duyên nàng về đâu?

38. Ở đây lắm kẻ gièm phaNói vào thì ít, nói ra thì nhiềuThương anh, thương đủ mọi điềuGió quanh em sẽ lựa chiều em cheAi nói chi chàng chớ có ngheÔng Tơ bà Nguyệt đã xe ta rồiDù ai khuyên đứng, dỗ ngồiThì chàng cũng cứ đãi bôi qua lần.

39. Em là con út nhất nhà Lời ăn tiếng nói thật thà khoan thaiMiệng em cười như cánh hoa nhài Như nụ hoa quế như tai hoa hồngƯớc gì anh được làm chồngĐể em làm vợ, tơ hồng trời xe.

40. Em phải gặp ông Tơ hỏi sao cho biếtGặp bà Nguyệt gạn thiệt cho rànhVì đâu hoa nọ lìa cànhNợ duyên sao sớm dứt tình cho đang.

41. Gặp đây anh nắm cổ tay

210

Page 211: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Buông ra, em nói lời này thở thanChâu Trần chớ vội bắc ngangXa xôi vượt mấy ngày đàng nên quenTơ hồng chỉ thắm là duyênDẫu bao giờ gặp thì nên bấy giờ.

42. Hôm nay anh đi chợ trờiThấy ông Nguyệt Lão đang ngồi ở trênTay thì cầm bút cầm nghiênTay cầm tờ giấy đang biên rành rànhBiên ta rồi lại biên mìnhBiên đây lấy đấy, biên mình lấy taChẳng tin lên hỏi trăng giàTrăng già cũng bảo rằng ta lấy mìnhChẳng tin lên hỏi thiên đìnhThiên đình cũng bảo rằng mình lấy taQuyết liều một trận phong baĐể cho thiên hạ người ta trông vàoQuyết liều một trận mưa ràoĐể cho thiên hạ trông vào đôi ta.

43. Hỡi người đi ở bên bờPhen này ắt hẳn ông Tơ xe vào.

44. Hẹn với nước nonKim xe mũi chỉ, cho tròn vuông tơNguồn ân, bể ái hẹn hòDẫu xa nghìn dặm, hồ đồ vẫn khôngNguồn ân một mảnh trăng trongCó nơi xếp để tơ hồng kíp xeĐa đoan một mảnh trăng giàXe đâu, xe hẳn một nhà vui chungXe đâu, xe hẳn cho xong.BKTrót lời hẹn với nước nonTơ xe nên để cho tròn duyên tơNguồn ân, bể ái hẹn hòDẫu xa nghìn dặm hồ đồ(?) giao thôngLạnh lùng một cảnh trăng trongBốn tôi khấn nguyện ông tơ hồng kíp xeĐa đoan lắm mấy ông trăng giàXe đâu xe hẳn một nhà vui chungNên chăng hãy quyết cho xong.

45. Kìa khóm trúc, nọ khóm mai

211

Page 212: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Ông Tơ, bà Nguyệt, xe hoài chẳng thương.46. Kìa khóm trúc, nọ khóm mai

Ông Tơ, bà Nguyệt xe hoài chẳng thươngMột lần chờ, hai lần đợiBa lần nhớ, bốn lần thươngAnh thương em, nhưng phụ mẫu với họ hàng chẳng thương.

47. Khi xưa em ở ngoài biển anh ở trốn lâm trungĐến nay đôi ta hội ngộ tương phùngTrời kia đã định, mối tơ hồng phải xe.

48. Kẻ về, người ở trông theoNgựa Hồ chim Việt đôi điều ái ânMột mình tựa án tần ngầnNăm canh khúc ruột như dần cả nămVắng mình ta vẫn hỏi thămChốn ăn đã vậy, chốn nằm làm sao?Bấy lâu nay những khát khaoMong chưa thấy mặt lòng nào đã quênNghĩ rằng cùng bạn thiếu niênVì ai xui giục cho nên nỗi này Trách ông Tơ ra tay hờ hữngLúc xe dây sao chẳng lựa ngàyBây giờ hai ngả đông, tâyTrước sao xe mối tơ này làm chi?Chửa biết nhau sao không nói trướcBiết nhau rồi kẻ ngược người xuôiBao giờ cho được đủ đôiNhư sen tịnh đế một chồi hai hoa.

49. Kết phức đi đây duyên đó nợKết phức đi đây vợ đó chồngDù ông trời chưa định, dù ông Tơ Hồng chưa xe.

50. Lá ngọc cành vàngLan huệ tốt tươiNgười có đôi, như đũa có đôiVắng tôi quan tướng ngẫm, quan tướng nghĩ, bùi ngùi nhớ trôngLệch sai ngọc nữ kim đồngRẽ mây mà xuống đánh đồng giúp tôiGió hiu hiu ngồi chốn năm canhQuan tướng đi, quan tướng ngẫm, quan tướng nghĩ cái chữ chung tình vân viThương người như lá đài biNgày thì dãi nắng đêm thì dầm sương

212

Page 213: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Bối tơ vương cái ruột con tằmBối rối, ông trăng già, bà Nguyệt khéo xeQuan tướng nghe hiệu lệnh thì vềChữ đúc đã vậy vì làm sao?

51. Lại đây anh hỏi cho rànhCửa nhà gia thất em thành hay chưa?Má hồng hương thoảng gió đưaHỏi nàng có chốn hay chưa hỡi nàng?- Khoan khoan anh hãy xe raĐể em biết hết chuyện nhà anh hayPhủ Hà(1) quê quán xưa nayCha mẹ đã định những ngày còn thơBởi vì duyên kiếp hững hờSố mình đã lỗi ông Tơ lại lầm Thuyền son đậu phải vũng đầmTại trâu mà gảy đàn cầm biết chi!Vậy nên em phải ra điĐến đâu, ai kẻ thương vì hãy hay.(1) Phủ Hà Trung: xưa gồm bốn huyện ở phía đông Thanh Hoá là: Hoằng Hoá, Phong Lộc, Nga Sơn, Tống Sơn.

52. Lửng lơ vừng quế soi thềmChuông đưa bát ngát càng thêm bận lòngDao vàng bỏ đãy kim nhungBiết rằng quân tử có dùng ta chăngĐèn tàn thấp thoáng bóng trăngAi đem người ngọc thung thăng chốn nàyỞ đây gần bạn gần thầyCó công mài sắc có ngày nên kim.BK(a) Lửng lơ vầng quế soi thềmHương đưa thơm ngát càng thêm bận lòng Dao vàng bỏ đãy kim nhungBiết rằng quân tử có dùng ta chăngĐèn tà thấp thoáng bóng trăng Ai đem người ngọc thung thăng chốn này?(b) Lửng lơ vừng quế dọi thềmChuông đưa bát ngát càng thêm bận lòngDao vàng bỏ đãy kim nhungBiết rằng quân tử có dùng ta chăngĐèn tàn thấp thoáng bóng trăngAi đem người ngọc thung thăng trốn này.

213

Page 214: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

(c) Lửng lơ bóng quế dãi thềmNhang đưa bát ngát càng thêm bận lòng Dao vàng bỏ đãy kim nhungBiết rằng quân tử có dùng ta chăng? Thấp thoáng cái bóng ông Trăng Ai đem người ngọc thung thăng chốn nàyRồng vàng lên đổ cạn giường vâyBiết rằng đây đấy sum vày gần xaXăm xăm bước tới gốc mai giàHỏi thăm ông Nguyệt Lão có nhà hay không?Xăm xăm tới gốc cây thôngCô Đôi xin nhớ ra lòng ngẩn ngơ.(d) Lửng lơ bóng quế dãi thềmNhang đưa bát ngát càng thêm bận lòngDao vàng bỏ đãy kim nhungBiết rằng quân tử có dùng cho chăng?Thấp thoán cái bóng ông TrăngAi đem người ngọc thung thăng chốn nàyRồng vàng lên bể cạn giương vâyBiết rằng đây đấy sum vầy gần xa.(đ) Lẳng lơ vừng quế dọi thềmChuông đưa bát ngát càng thêm bận lòngDao vàng để đãy kim nhungBiết người quân tử có dùng ta chăng?

53. Mây bay xao xác gặp rồngTình cờ gặp bạn tơ hồng ta xe.

54. Một đời được mấy anh hùng?Một nước được mấy ông trị vì?Anh đừng cợt diễu em chi aEm đang chắp chỉ chọn ngày cài hoa Tin lên thiên thương Hằng NgaCậy ông Nguyệt lão với bà Tơ vươngChăn loan, gối phượng sẵn sàngMàn đào rủ dọc, trướng hồng trải ngang Còn đang chọn đá thử vàngNgọc lành ai quảy ra đàng bán raoQuan quan bốn tiếng thư cưuMong người quân tử hảo cầu kết duyênPhấn son cho phỉ tấm nguyềnAnh hùng sánh với thuyền quyên mới tìnhPhạt kia thơ ấy rành rành,

214

Page 215: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Phỉ môi bất đắc xin anh liệu lường.55. Một mình thiếp giữ lời thề

Hai tình chớ đợi đêm khuya lạnh lùngBa tình gánh cát bể ĐôngBốn tình chờ đợi tơ hồng khéo xeNăm tình một hội hai hèSáu tình chỉ quyết xe tơ đá vàngBảy tình bia tạc chứ vàngTám tình em quyết lấy chàng, chàng ơi!Chín tình nhớ mãi không nguôiMười tình, tính chẳng sang chơi với tìnhTình còn vương nợ ba sinhTính ơi, có gỡ cho tình đắp mùa đôngáo tình, tính mặc cho xong mùa hèTay tình, tính vốn ngồi kềChân tình, tính đội cũng vừaÔng Tơ bà Nguyệt khéo lừa đôi ta.

56. Mấy năm trời qua tưởng xa emHay đâu Trời định anh với em lại cang thườngÔng Tơ xe sợi chỉ hườngĐố em có biết điệu cang thường của aiĐêm cách bức, ngày chẳng vãng laiÔng Tơ xe mối chỉ cho hai đứa mìnhChỉ tơ đứt mói thình lìnhBậu ơi, thương chưa phải dạ mà tình đã khiến xa.

57. Năm Thìn trời bão thình lìnhKẻ trôi người nổi, hai đứa mình còn đâyTơ hồng nay đã về tay Bà Nguyệt ở lại xe dây hai đứa mình Điệu phu thê mình giữ trọn tìnhĐể phụ mẫu hay đặng đánh mình đau tôi.

58. Năm voi anh đúc năm chuôngNăm cô anh đóng năm giường bình phongCòn một cô bé chửa chồngLại đây anh kén cho bằng lòng côMột là ông Cống, ông ĐồHai là ông Bát, ông Cửu, ông Đô cũng vừaGiả ơn bà Nguyệt, ông TơSớm đi cầu Thước, tối mơ mộng hùngCho mau cửa lại treo cungĐể cho cô bế cô bồng cô ru

215

Page 216: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Cô ru rằng:Con ăn, con bú, con nô Con lẫy, con bò, con chững, con điNgày sau con cả lớn khônCon học, con thi, nhảy ba tầng sóng kinh kì khai nhan.

59. Nằm đêm nghĩ lại trách thầmÔng Tơ sao cắc cớ(1) Nhớ ai, rứt xé ruột tằmMơ hình tưởng bóng, luỵ dầm thấm bâu.(1) Cắc cớ: oái oăm, ngược đời.

60. Nào em phụ nghĩa bỏ chồngBởi chưng Nguyệt Lão mối chỉ tơ hồng xe lơi.

61. Ngày nay Nguyệt Lão vấn vươngTrăm năm quyết giữ tao khương một đời.

62. Ngồi buồn trách mẹ trách chaTrách ông Nguyệt Lão, trách bà xe dây.

63. Ngậm ngùi chả dám nói raNhững lời ngào ngạt chật nhà năm gianÔng Tơ sao khéo đa đoanMột lời lan huệ, đá vàng thuỷ chung.

64. Nghĩa non sông há dễ thờ ơHay là tình tự đợi chờ đã lâuVẻ chi từ giã cùng nhauĐiều chi nói thực kẻo sầu ai mangÔng Tơ sao khéo đa đoanĐang vui xao nỡ để đàn ngang cungCùng nhau gắn bó thuỷ chungTrăm năm tạc dạ ghi lòng dám sai Đã đành hợp tác bởi TrờiBởi Trời nhưng cũng có người mới nênMột lời đây đó là duyênChớ nên chểnh mảng để phiền cho nhau.

65. Nhác trông em cái áo vá vaiThầy mẹ em vá hay tài vá nênCái mụn vá em trông cũng có duyên.BKNhác trông tấm áo vá vaiThầy mẹ anh vá hay tài vá nên?Nhác trông tấm áo có duyênMiệng cười hoa nở, càng nhìn càng ưaáo anh, em mặc cũng vừa

216

Page 217: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Ông Tơ bà Nguyệt khéo lừa đôi ta.66. Nhân bất tri nhi bất uẩn

Bất diệc quân tử hồ?Anh thương em ruột héo gan khôTrách ai phân rẽ Hán Hồ đôi nơiCánh bèo mặt nước nổi trôiThương nhau phải nhớ những lời sớm trưaLạc bầy chim nhạn bơ vơĐôi ta không nợ ông Tơ bỏ liềuSao trên trời bao nhiêuQua thương bậu bấy nhiêuNgày đêm qua nhớ bậu, những trăm chiều quặn đau.

67. Nhờ ai lên đến cung mâyHỏi ông Nguyệt Lão nào dây tơ hồngNào dây xe bắc xe đôngNào dây xe vợ xe chồng ở đâu.

68. Nước chảy đã vẫn chưa mònƯớc gì kết ngãi nước non với chàngƯớc gì tạc đá ghi vàngƯớc gì em sánh với chàng từ đâyƯớc gì Nguyệt Lão xe dâyXe cho mình đấy ra đây một nhà.

69. Phải em gặp ông Tơ, hỏi sơ cho biếtGặp bà Nguyệt gạn thiệt cho rànhVì đâu hoa nọ lìa nhànhNợ duyên sao sớm dứt cho đành dạ em?BKPhải gặp ông Tơ hỏi sơ cho biếtPhải gặp bà Nguyệt, gạn thiệt cho rànhVì đâu hoa nọ lìa nhànhNợ duyên sớm dứt cho đành dạ em?

70. Phụ anh, tội lắm bớ nàng!Ông Tơ xe sợi chỉ vàng còn săn.

71. Quyết lên trời kiện đến ông Tơ Nơi thương không vấn, vấn vơ nơi nào.

72. Rồi đây ta kiện ông Tơ Nơi thương không vấn, vấn vơ nơi nào.

73. Rủ nhau đi gánh nước thuyềnĐứt quãng vỡ sải nước liền ra sôngNhất chờ, nhị đợi, tam mongTứ thương, ngũ nhớ, lục mong, thất bát cửu chờ

217

Page 218: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Mặt trời đã xế về namTrách ông Tơ Hồng cùng bà Nguyệt Lão đa đoan nửa chừng!Cây muốn lặng, gió chẳng muốn dừng.

74. Sáng trăng suông sáng cả bờ sôngTa được cô ấy ta bồng ta chơiTa bồng ta tếch lên trờiHỏi ông Nguyệt Lão tốt đôi chăng là?

75. Tôi rằng:Lâm Tri (1) chút ngãi đèo bòngHỏi người còn nhớ hay lòng đã quênChữ chung tình gánh nặng đôi bênDưới dòng nước chảy đôi bên có cầuCó lòng hạ cố đến nhauThầm trông trộm nhớ bấy lâu đã nhiềuNhững là đắp nhớ đổi sầuTuyết sương nhuộm nửa mái đầu huê râmNgày thì luống những âm thầmĐêm nằm ít cũng tám, chín mười lần chiêm baoTối qua lên tận trên mâyTôi bẩm là mâyHôm nay mới được đến đây hầu ngườiThấy ông Nguyệt Lão xe dây tơ hồngDây nào tam phủ, địa phủ cộng đồngDây nào xe vợ xe chồng người taDây nào xe phố Thanh HoaThì ông xe lại cho liền lỡ duyênThì ông xe lại người ta cho liềnDây nào trái kiếp lỡ duyênThì ông xe lại cho liền ông ơi!Dây nào xe bốn chúng tôiXe chín lần kép, xe mười lần đơn.(1) Lâm Tri: địa danh dùng trong truyện Kiều của Nguyễn Du, nguyên là tên huyện thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

76. Tối qua lên tận trên mâyHôm nay mới được đén đây hầu ngườithấy ông Nguyệt Lão xe dây tơ hồngDây nào tam phủ, địa phủ cộng đồngDây nào xe vợ, xe chồng người taDây nào xe phố thành hoaThì ông xe lại người ta cho liềnDây nào trái kiếp lỡ duyên

218

Page 219: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Thì ông xe lại cho liền ông ơi!Dây nào xe bốn chúng tôiXe chín lần kép, xe mười lần đơn.

77. Thẩn thơ tới gốc mai giàHỏi thăm ông Nguyệt Lão có nhà hay chăng?Ngọn đèn thấp hoáng dưới bóng ông trăngAi đem người ngọc thung thăng chốn này.

78. Thuyền quyên gặp kẻ anh hùngTay mang nguyệt lão, tay bồng càn khôn.

79. Trách ông Tơ cùng bà Nguyệt LãoXe dây vào lại đảo dây ra.

80. Trách ông tơ xe lơi mối chỉTrách bà Nguyệt để lỗi đạo tao khangVì ai phân rẽ đôi đàngDù cho đó dặng chốn giàu sangPhải nhớ mấy câu ân tình thuở trước chớ có phụ phàng duyên em.

81. Trách ông Tơ ba bảy mươi phầnDây xe chưa chắc đã lần dây ra.

82. Trách ông tơ giận với bà TơNơi khẩn cầu không mộ, nơi thờ ơ buộc vào.

83. Trời đã vẹn toàn Công em lặn suối qua ngàn trèo nonEm thấy người đôi đã đáng đôiNhân duyên cũng bởi ông Trời chả xe Mảnh tơ tình ai xẻ làm haiĐể em chờ đợi mấy người đáng đôi.bk a-Giời đã vẹn toànb-Nhân duyên cũng bởi ông Tơ Hồng chả xe.

84. Vái ông Tơ vài ve rượu thiệtVái bà Nguyệt dăm bảy con gàXui cho đôi lứa hiệp hoàNếu mà đặng vậy, sau trả lễ ông bà chẳng sai.

85. Vái ông Tơ đôi ba chầu hát Vái bà Nguyệt năm bảy đêm kinhXui cho đôi lứa tôi thuận một tâm tìnhDầu ăn hột muối, nằm đình cũng ưng.

86. Vái ông Tơ một đĩa bánh bò bôngCùng bà Nguyệt lão gắng công xe giùm.

87. Vì ông Tơ ham đánh bài xẹpVì bà Nguyệt ham đánh bài linhXe dây không rành mối, nên duyên nợ đôi đứa mình lửng lơ.

219

Page 220: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

88. Xăm xăm tới gốc mai giàHỏi thăm ông Nguyệt Lão có nhà hay không ?Bạn loan nay đã có chồngHay còn ở ngã ba Bông lững lời?

2.4. NHỮNG BIỂU HIỆN TIÊU CỰC TRONG QUAN HỆ VỢ CHỒNG

STT NỘI DUNG1. Ai ơi đợi mấy tôi cùng

Tôi còn đốt mã cho chồng tôi đâyChồng tôi mới được ba ngàyAi ơi có đợi tôi rày hay không .

2. Ai ơi, phải nghĩ trước sauĐừng tham lắm của nhà giàu làm chiLàm thì xem chẳng ra gìLàm tất làm tả nói thì điếc taiĐi ngủ thời hết canh haiThức khuya dậy sớm mình ai dãi dầuSớm ngày đi cắt cỏ trâuTrưa về lại bảo: ngồi đâu, không đầy!Hết mẹ rồi lại đến thầyGánh cỏ có đầy, vẫn nói rằng vơiNói thì nói thật là daiLắm câu chua cạnh, đắng cay trăm chiềuPhận em là gái nhà nghèoLấy phải chồng giàu, ai thấu cho chăngNói ra đau đớn trong lòngChịu khổ, chịu nhục suốt trong một đời.

3. Anh đi ghe nổi chín chèoBởi anh thua bạc nên nghèo nợ treo- Nợ treo mặc kệ nợ treoEm bán bánh bèo trả nợ cho anh.

4. Anh ham xóc đĩa cò quayMáu mê cờ bạc, lại hay rượu chèEo sèo công nợ tứ bềKẻ lôi người kéo, ê chề lắm thay!Nợ nần em trả, chàng vayKiếp em là kiếp kéo cày đứt hơi!

5. Anh về rẫy vợ anh raCông nợ em trả, mẹ già em nuôi

220

Page 221: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Bây giờ anh rẫy vợ rồiCông nợ anh trả, anh nuôi mẹ già.

6. Anh thua chi, thua dại thua khờNhà cửa anh thua hết, đồ thờ anh cũng thuaNay chừ em còn cái quần lãnh mới muaAnh năn năn nỉ nỉ, anh đem thua cho rồiCon anh đứa đặt đứa ngồiEm than em khóc, chồng ơi là chồng!

7. ấu nào ấu lại tròn, bồ hòn nào bồ hòn lại méo Anh mở lời nói khéo, em nghe trắc tréo khó trôngĐời thuở nhà ai hai gái lấy một chồngTiếc công chờ đợi, lại băng suối vượt đồng đến đây.

8. Bớ cô chít khăn lòm lòmChồng cô, cô bỏ, cô nom chồng người.

9. Bồng bồng cõng chồng đi chơi Cõng qua chỗ lội đánh rơi mất chồng Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sòngĐể tôi tát nước cho chồng tôi lên.

10. Buồn từ trong dạ buồn raBuồn anh ở bạc, buồn cha mẹ nghèo.

11. Buồn về một nỗi phu quânThà rằng tát cạn cấy cần cho xanhPhu quân sao chả thương tìnhCho nên sông lở mà thành cũng xiêuLòng tôi áy náy trăm chiềuPhu quân có biết những điều ấy cho.

12. Cái bống cõng chồng đi chơiĐi đến chỗ lội đánh rơi mất chồngChú lại ơi, tôi mượn chú cái cỗ gàu sòngTôi tát, tôi múc cho chồng tôi lên.BK a- Chú lái ơi cho tôi mượn cỗ gàu sòng b- Tôi tát nước cạn cho chồng tôi lên- Để tôi tát nước múc chồng tôi lên.

13. Cái cầu ba mươi sáu nhịpEm chẳng kịp nhắn vội với chàngNghĩa tao khang sao chàng vội dứt Đêm nằm thao thức tưởng bức thư anh?Bấy lâu nay em mang tiếng chịu lờiBây giờ anh ở bạc, ông Trời nào để anh.

14. Cái cò là cái cò quăm

221

Page 222: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Mày hay đánh vợ tối nằm với ai.15. Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai?Có đánh thì đánh sớm maiChớ đánh chập tối, chả ai cho nằm.

16. Cái cuốc là cái cuốc đenĐôi vợ chồng trẻ đốt đèn ăn cơmĂn hết xới xới đơm đơmĂn cho sạch sẽ lấy rơm mà chùiChồng giận chồng đánh ba dùiMẹ chồng chẳng chữa lại xui đánh quèĐánh cho què quặt chân tayHễ nó có khóc thời mày bỏ troBao giờ mẹ chồng ốm hoNàng dâu lấy thuốc đem cho mẹ chồngLấy những lông cú, lông cáo, lông côngLấy cà độc dược cùng lông con mèo.

17. Chàng nhìn thiếp rưng rưng hột luỵThiếp nhìn chàng lã chã hột châuMẹ cha hành hạ thân dâuAnh đau lòng phải chịu, biết làm sao bây giờ?

18. Chiều chiều ra đứng bờ sôngHỏi thăm chú lái, nào chồng em đâu?- Chồng em đang ở Khuê CầuĐánh thua quay đất những đầu tháng giêngCầm khăn, bán áo, cổ kiềngBán nón quai lụa, bán chiêng cố nồiBây giờ túng lắm em ơi!Có tiền riêng giấu mẹ mà nuôi lấy chồng.

19. Chồng đánh bạc, vợ đánh bàiChồng hai ba vợ, vợ hai ba chồng.

20. Chồng dữ thì em mời rầu Mẹ chồng mà dữ, giết trâu ăn mừng.

21. Chồng dữ thì em mới lo Mẹ chồng mà dữ mổ bò ăn khao.

22. Chữ trinh đáng giá nghìn vàngTừ anh chồng cũ đến chàng là nămCòn như yêu vụng dấu thầm Họp chợ trên bụng đến trăm con người!

23. Có chồng càng dễ chơi ngangĐẻ ra con thiếp, con chàng, con ai?

222

Page 223: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

24. Có chồng càng dễ chơi ngangĐẻ ra con thiếp, con chàng, con ai?Vắng hôm thời đã có maiChồng khi đi vắng đã ai ở nhà.

25. Có chồng thì mặc có chồngCòn đi chơi trộm kiếm đồng mua rau.

26. Có thằng chồng nghiền như ông Tiên nho nhỏTối lại vô mùng đèn đỏ tợ sao.

27. Con cóc mà ngóc ao bèoTôi ngỡ anh khá tôi theo anh vềAi ngờ công nợ rề rềTôi trốn tôi tránh tôi về nhà tôiNước nóng để miệng bình vôiTôi ngồi tôi nghĩ thân tôi tôi buồn.

28. Con cú ăn trầu đỏ môiCó ai lấy lẽ chú tôi thì vàoThím tôi chả bảo làm saoNói lên vài tiếng, lào nhào mấy câu.

29. Con hư bởi tại cha dongVợ hư bởi tại thằng chồng cả nghe.

30. Đánh vợ thời đánh sáng maiChớ đánh chiều tối không ai nằm cùng.

31. Đêm nằm nghĩ lại mà coiLấy chồng đánh bạc như voi phá nhà.

32. Dù chàng năm thiếp bảy thêCũng không tránh khỏi gái sề này đâu.BK- Chàng cũng chẳng bỏ nái sề này đâu.- Chẳng qua được cái gái sề này đâu- Thì chàng chẳng khỏi nái sề này đâu.

33. Em là con gái Phủ Từ(1)Lộn chồng chồng trả, theo sư chùa Viềng Nó ăn thịt chó nấu giềng Bán rau mảnh bát lấy tiền nộp cheo Dù còn thiếu thốn bao nhiêu Xin chàng đừng có cắm nêu ruộng chùa. (1) Phủ Từ: Phủ Từ Sơn, nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc.

34. Em tham giàu lấy thằng bé tí tị tì tiLàng trên xã dưới thiếu gì con trai to Em đem thân đi cho thằng bé nó giày vòMùa đông tháng rét nó nằm co trong lòng.

223

Page 224: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Tưởng đến cơn em bồng đức ông chồng lên Nó còn niên thiếu chẳng nên cơm cháo gìNó cứ ngủ, đêm nó ngáy khì khìĐể nó lên bụng, nó thì rằng: thôi!BK(a)Em tham giàu em lấy thằng bé tí tiLàng trên xã dưới thiếu gì trai toEm đem thân cho thằng bé nó giày vòMùa đông tháng rét nó nằm co trong lòngCũng mang là gái có chồngChín đêm chực tiết nằm không cả mườiNói ra sợ chị em cườiMá hồng bỏ quá thiệt đời xuân xanhEm cũng liều thân về thằng bé trẻ ranh Đêm nằm sờ mó lần quanh cho nó đỡ buồnBuồn mình em bế nó lênNó còn bé dại đã nên cơm cháo gì?Nó ngủ nó ngáy khì khìMột giấc đến sáng còn gì là xuânChị em ơi! Hoa nở mấy lần.

35. Gà tơ xào với mướp giàVợ hai mươi mốt, chồng đà sáu mươiRa đường chị giễu em cườiRằng hai ông cháu kết đôi vợ chồngĐêm nằm tưởng cái gối bôngGiật mình gối phải râu chồng nằm bênSụt sùi tủi phận hờn duyênOán cha, trách mẹ tham tiền bán con.

36. Gió đưa bụi chuối sau hè Anh về vợ bé bỏ bè con thơ.

37. Gió lùa bụi chuối sau hèAnh mê vợ bé, bỏ bè con thơGió đưa bụi trúc ngả quìThương cha phải chịu luỵ dì, dì ơi!

38. Hai tay cầm hai quả bòngQuả đắng phần chồng, quả ngọt phần trai.

39. Hai tay cầm hai quả hồngQuả chát phần chồng, quả ngọt phần traiNằm đêm vuốt bụng thở dàiThương chồng thì ít nhớ trai thì nhiều.

40. Hồi nào lấy em, anh nói với em một rằng thương hai rằng thương

224

Page 225: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Đến nay anh ở ra dạ điếm đàngTrời cao có mắt, anh có trốn lên ngàn chẳng yên.

41. Khi anh mặt bủng da chìTay bưng bát thuốc, tay thì bát canhBây giờ anh đẹp anh xinhAnh lấy vợ lẽ phụ tình thiếp chăng?

42. Khi xưa anh ở cùng aiBây giờ đặng chiếc thuyền hai, phụ đòKhi xưa anh ở cùng đòBây giờ đò lủng anh mò thuyền quyên.

43. Khi xưa em ở với mẹ với cha Một năm chín yếm xót xa trong lòngTừ khi em về nhà chồngChín năm một yếm, em lộn lần trong ra ngoài.

44. Khi xưa thiếp sáng ràng rạng như gươngThiếp liều mình trao thương cho chàngNay chừ huệ héo lan tànThầy mẹ đánh mắng, dạ chàng khiến vong.

45. Không thương để thiếp lui raTội gì một ổ để đôi gà ấp chung.

46. Làm gì những thói đưa đongGái bắt nạt chồng, em chẳng có ngoan.

47. Làm tài trai ăn chơi cho đủ mùi Khi uống thuốc phiện, khi vui chè tàuSuốt năm canh năm vợ ngồi hầuVợ cả têm thuốc, têm trầu vợ haiVợ thứ ba trải chiếu chia bàiVợ thứ tư coi sóc nhà ngoài nhà trongVợ thứ năm sửa chốn loan phòng.

48. Lấy anh anh sắm sửa choDùi đục cho sẵn anh ghè đầu xươngKhi vui anh gối đầu giườngKhi buồn anh cứ đầu xương anh ghè.

49. Lấy chồng gặp phải kẻ tồiCho nên lòng những bồi hồi đắng cayCả ngày chỉ rượu với sayKhi nay thuốc phiện, khi mai tài bànNói ra mang tiếng phủ phàngNín đi thì não can tràng xiết bao!Cũng thì phận gái má đàoNgười thì gặp được anh hào đảm đang

225

Page 226: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Mình thì cũng dự phấn hươngGặp nơi lều lổng, chẳng thương chút nào!

50. Mật ngọt rót xuống thau đồngNhững lời anh nói cho lòng em sayMột trâu anh sắm đôi càyMột chàng đôi thiếp có ngày oan gia.Chàng ơi! Chàng cho em raLẽ đâu một ổ đôi gà ấp chung!

51. Mẹ em tham thúng xôi rềnTham con lợn béo, tham tiền Cảnh HưngEm đã bảo mẹ rằng đừngMẹ giấm mẹ giúi mẹ bưng vào nhàBây giờ tôi bán oan giaNó đánh trong nhà, nó quật ngoài sânMẹ ngồi mẹ nghĩ tần ngầnMẹ bán táo rụng, gỡ dần con ra.

52. Mới hay của trọng hơn ngườiGiàu sang đổi bạn, khổ đời đổi duyên.

53. Một chàng hai thiếp khó phânAnh về lường lại để cầm cân cho thăng bằng.

54. Nào em phụ nghĩa bỏ chồngBởi chưng Nguyệt Lão mối chỉ tơ hồng xe lơi.

55. Nào khi hai đứa mình kê chung một gốiBởi vì ai lỡ hội ra ri?Trách ai quên ngãi bỏ nghìĐồng đen chê nhẹ, than chì vụng suy.

56. Ngày xưa ta chửa lấy màyThời ta trải chiếu bàn tay cho ngồiBây giờ ta lấy được rồiChiếu chả cho ngồi, đất lại thả chông.

57. Ngồi buồn vuốt bụng thở dàiNhớ chồng thì ít, nhớ trai thời nhiều.

58. Ngọn roi mẹ uốn trăm chiềuAnh vô lạy mẹ bốn lạy, kẻo mẹ đánh nhiều thì em đau.

59. Nhà anh có ruộng giữa đồngĐể em tát nước cực lòng em thayTrời làm mưa bấc gió mayĐể em tát nước giơ tay vái TrờiTháng tám anh đi dạm lờiTháng chín ăn cưới tháng mười làm dâuTừ ngày em về làm dâu

226

Page 227: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Thì anh dặn trước, dặn sau nghe lờiMẹ già ác lắm anh ơi!Nhịn ăn nhịn mặc, nghe lời mẹ chaNhịn cho nên cửa, nên nhàNhịn cho nên cột, xà nhà bằng bôngNhịn cho nên vợ, nên chồngĐể em chỉ thiết một lòng lấy anh.

60. Nhà rường mái lợp tranh mâyThân anh hai vợ như cây cột dòng.BK a - Nhà rường mà lợp tranh mâyb - Thân anh hai vợ như dây buộc mình.

61. Nước đục mà đựng chậu thau Cái mâm chữ triện đựng rau thài lài Tiếc thay con người da trắng tóc dàiBác mẹ gả bán cho người đần ngu Rồng vàng tắm nước ao tùNgười khôn ở với người ngu bực mình.BK(a) Bát nước lắng mà đựng chậu thauCái mâm triện tự đựng rau thài làiAnh tiếc cho con người da trẳng tóc dàiMẹ cha ép gả cho người đần ngu.(b) Tiếc thay nước đục mà đựng chậu thauCái mâm chữ triện đựng rau thìa làiTiếc người da trắng tóc dàiĐương xuân cha mẹ ép nài lấy lão sáu mươi.

62. Nước nguồn chảy xuống soi dâu(1)Thấy anh đánh bạc lùa trâu đi cầmCầm trâu, cầm áo, cầm khănCầm dây lưng lụa, xin đừng cầm tay em!(1) Soi dâu: doi nhỏ, dài trồng dâu.

63. Nước sông đổ lẫn nước ngòiCon gái Linh Xá cầm roi đánh chồngNước sông đổ lẫn nước đồngCon gái Linh Xá dạy chồng bằng dao.

64. Nước sông pha lẫn nước đồngCon gái Phú Thọ đánh chồng cả đêm.

65. Ở đời nên phải chiều đờiChồng thời như cú, vợ thời như TiênBởi chưng bố mẹ em tham bạc, tham tiền

227

Page 228: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Cho nên cú ở với Tiên cùn đờiBao giờ mãn kiếp, con cú kia ơi?Thì Tiên với cú mới rời được nhau!

66. ớt nào là ớt chẳng cayGái nào là gái chẳng hay ghen chồng?Nói ra đau đớn trong lòngấy cái nợ nần, có phải chồng đâu.

67. Rừng xanh con cọp nó gầmHỡi cô chồng đánh la rầm xóm kiaĐầu đuôi bởi tại chuyện chiHay là bởi chuyện cô mi ve ông lái mành.

68. Rượu chè cờ bạc lu bùHết tiền, đã có mẹ cu bán hàng.

69. Thân em đi lấy chồng chungKhác nào như cái bung xung chịu đòn!

70. Thân em làm tốt làm lànhLấy chồng làm lẽ như giành thủng trôn.

71. Thân em mười sáu tuổi đầu Cha mẹ ép gả làm dâu nhà ngườiNói ra sợ chị em cườiNăm ba chuyện thảm chín mười chuyện cayTôi về đã mấy năm nayBuồn riêng thì có vui vầy thì khôngNgày thì vất vả ngoài đồngTối về thời lại nằm không một mìnhCó đêm thức suốt năm canhRau héo cháo chó loanh quanh đủ tròAi về nhắn mẹ cùng chaLấy chồng nhà có, khổ ba bảy đườngĐêm nằm lưng nỏ bén giườngMụ gia đã xốc vô buồng kéo raBảo lo con lợn con gàLo xong cối lúa, quét nhà nấu cơmốm đau thì mụ nỏ thươngMụ hành mụ hạ, đủ đường khốn thânTối về bưng bát cơm ănMụ cầm cái đọi, mụ quăng vô ngườiLấy chồng giàu, khổ lắm, chị ơi!

72. Thân thiếp như cánh hoa đàoĐang tươi đang tốt thiếp trao cho chàngBây giờ nhuỵ rữa, hoa tàn

228

Page 229: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Vườn xuân nó kém, sao chàng lại chê?Chàng cho đôi chữ thiếp vềDầu chàng năm thiếp, mười thê, mặc chàngLắm quân quan nhộn nhà hàngLắm nơi lịch sự, hỡi chàng, chàng ơi!Chàng ngồi chàng nghĩ mà coiSao chàng chẳng nghĩ những hồi ngày xưaNào khi cờ bạc chàng thuaNào quần, nào áo, thiếp mua cho chàngNào khi công nợ nhà hàngThiếp tháo nhẫn bạc nhẫn vàng trao choNào khi trai gái nhà tròMột mình thân thiếp chàng vò mấy phenBay giờ chàng ăn ở ra dạ bạc đenCó bóng trăng, tình phụ bóng đèn thoảng quaChàng từ, thiếp cũng xin thôiBể hồ tát cạn, ai hôi mặc lòng.BKThiếp xưa như cánh hoa nhàiĐương tươi đương tốt, trao tay cho chàngThiếp nay nhuỵ rữa, hoa tànHồng nhan thiếp kém, duyên chàng lại chêThiếp xin hai chữ thiếp vềDù chàng năm thiếp bảy thê mặc chàngNước sông Lèn vẫn chảy đò lại sang ngangNhiều người lịch sự hơn chàng chàng ơi!Chàng ngồi ngẫm nghĩ mà coiSao chàng chẳng nhớ khi cờ bạc chàng thuaRuộng nương thiếp bán, thiếp đưa cho chàngKhi công nợ lúc lại nhà hàngThiếp tháo nhẫn bạc, vòng vàng trao choKhi trai gái lúc lại nhà tròPhận thiếp là gái tò vò mấy phenBây giờ lấy mực làm đenLấy vôi làm trắng lấy phèn làm trong.

73. Thằng chồng em là đứa vô nghìTổ tôm xóc đĩa việc gì cũng ngoan.

74. Thầy mẹ đập thiếp, chàng đứng chàng coiSao chàng không vào cướp lấy ngọn roi cho thiếp nhờ?

75. Thương ai cho bằng thương chồngBởi chồng cờ bạc nên lòng chẳng thương.

229

Page 230: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

BKYêu ai cho bằng yêu chồngBởi chồng cờ bạc, nên lòng không yêu.

76. Thương ai cho bằng thương chồngBởi chồng cờ bạc nên lòng chẳng thươngKhuyên chàng cờ bạc thì chừaRượu chè trai gái say sưa mặc lòng.

77. Tiếc thay con người da trắng, tóc dàiBác mẹ gả bán cho người đần ngu.

78. Trách chàng ăn ở chấp chênhEm như thuyền thúng lênh đênh giữa dòngMay ra trời lặng nước trongChẳng may bão táp cực lòng thiếp thayCông thiếp vò võ đêm ngàyMà chàng ăn ở thế này, chàng ôi!Thiếp như hoa đã nở rồiXin chàng che lấy mặt trời cho tươi.

79. Trách duyên, lại giận trăng giàXe tơ lầm lỗi hoá ra chỉ mànhBiết ai than thở sự tình?Chẳng qua mình lại biết mình mà thôi!Lấy chồng gặp phải kẻ tồiCho nên lòng những bồi hồi đắng cayCả ngày chỉ rượu sưa sayKhi nay thuốc phiện, khi nay tài bànNói ra mang tiếng phũ phàngNín đi thì não can tràng xiết bao!Cũng thì phận gái má đàoNgười thì gặp được anh hào dảm đangMình thì cũng dự phấn hươngGặp nơi lêu lổng, chẳng thương chút nào!

80. Trách thân mà lại giận TrờiTrách chàng quân tử ở ra người thờ ơ!Phòng không để thiếp đợi chờNăm canh vò võ những là thở thanNào khi họp mặt chén vàngNon nguyền biển hẹn, tưởng chàng chẳng quên.Ai ngờ ra bạc đenSay bên nhan sắc bỏ bên ngãi tìnhĐể cho em vò võ một mìnhTương tư khắc khoải bệnh thất tình đầy vơi

230

Page 231: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Trách thân mà lại giận Trời...81. Trăm khúc sông khúc lở, khúc bồi

Miệng chàng nói thế, chàng ngồi chàng trôngGió bên đông xin chàng gỡ giúpNgón tay tháp bút mà chấm chậu lanDù ai nói ngang, chàng đừng ngao ngánTrước thì là bạn, sau nên vợ chồngEm còn trong tròng xin chàng thong thảEm quyết trận này trả của lấy cho anhEm hai mươi tuổi xuân xanhThầy mẹ ép uổng dỗ dành vào cửa người taCho nên duyên chẳng thuận hoàVợ chồng xung khắc, xót xa nhiều bề.

82. Trời sinh ra ông tướng tài Cờ bạc, xóc đĩa dông dài cả đêmCanh trước tướng hãy còn tiềnCanh sau cố áo ngồi bên lọ hồCái ngảnh đi, thò tay móc lọCái ngảnh lại, phì phò chén sayCòn tiền, đánh cái cũng hay Hết tiền đi ngủ lại hay giật mìnhTưởng sự tình bạc này hai sấpChẳng ai ngờ nó lại sấp baBấy giờ quan tướng thua raáo quần cố hết trơ ra về trần Về giữa sân vạch quần bắt rậnVợ trong nhà vợ giận chẳng nấu cơmBấy giờ tướng chúi ổ rơmChẳng dám hạch nước, hạch cơm, hạch trầuVợ thương chồng ra màu rét mướtĐem tiền đi chuộc lấy áo vềTừ rày tướng hẳn xin thềĐã đi cờ bạc xóc đĩa còn về chi đây.

83. Từ khi em về làm dâuAnh thì dặn trước, bảo sau mọi lờiMẹ già dữ lắm em ơi!Nhịn ăn nhịn mặc, nhịn lời mẹ chaNhịn cho nên cửa nên nhàNên kèo, nên cột, nên xà tầm vôngNhịn cho nên vợ nên chồngThời em coi sóc lấy trong cửa nhà

231

Page 232: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Đi chợ thời chớ ăn quàĐi chợ thời chớ rề rà ở trưaDù ai bảo đợi, bảo chờThời em nói dối con thơ em về.

84. Vì đứt dây, nên gỗ mới chìmBởi anh ở bạc nên em phải tìm nơi xa.

85. Viết thư sang hỏi thăm chàngCòn không hay đã đá vàng nơi nao?Hay là mắc phải con nàoBùa yêu bả lú(1) phải làm sao cho tỏ tườngVắng chàng tôi những nhớ thươngVì chàng mê gái tìm đường phụ tôiTôi làm cho lứa quên đôiTôi làm cho rã cho rời nhau raLàm cho tan nát biệt xaCho chim lìa tổ cho hoa lìa cànhTôi làm cho nó lìa anhCho người ta biết anh tình phụ tôi.(1) Bả lú: đánh bả làm cho người ta lú lấp, say mê.

86. Vợ đôi, chồng một, ra gìMỗi người mỗi bụng ở thì sao nên.

87. Xống thâm vắt ngọn cành hồngLoạn trôn từ thuở vắng chồng đến nay.

88. Yêu vợ được lúc bấy giờRồi ra đến lúc con thơ mặc lòng.

2.5. QUAN HỆ CHA MẸ CON - VỀ ĐẠO HIẾU

STT NỘI DUNG1. Ai bưng bầu rượu đến đó

Phải chịu khó bưng vềEm đang ở hầu thày mẹ cho trọn bề hiếu trung.BK(a) Ai bưng bầu rượu tới đó thì chịu khó bưng vềKẻo em đây đang còn theo chân thày mẹ cho trọn bề hiếu trung.(b) Ông mai ơi!Ông xách bầu rượu tới đóÔng hãy chịu khó ông xách trở vềTôi còn ở nuôi phụ mẫu, cho trọn bề hiếu trung.(c) Ai bưng trầu rượu tới đóChịu khó bưng về

232

Page 233: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Em đây thiệt vẫn không chêỞ làm ri nuôi thầy mẹ, cho trọn bề hiếu trung.

2. Ai về tôi gửi buồng cauBuồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.

3. Ai về tôi gửi buồng cauBuồng trước kính mẹ buồng sau kính thầyAi về tôi gửi đôi giàyPhòng khi mưa nắng cho thày mẹ đi.

4. Ai về tôi gửi đôi giàyPhòng khi mưa gió để thày mẹ đi.

5. Ai vô Quảng Nam cho tôi gửi mua đôi ba lượng quếAi ra ngoài Nghệ cho tôi gởi mua tám chín lượng sâmĐem về nuôi dưỡng phụ thânHai ta đền đáp công ơn sinh thành.

6. Ân cha nặng lắm cha ơiNghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

7. Anh đi vắng cửa vắng nhàGiường loan gối quế, mẹ già ai nuôi?- Cá rô anh chặt bỏ đuôiTôm càng bóc vỏ, anh nuôi mẹ già.

8. Anh lấy em về thờ mẹ kính chaRồi sau coi sóc cửa nhà cho anh.

9. Ba tiền một khứa cá buôiCũng mua cho được mà nuôi mẹ già.

10. Bao giờ cá lí hoá longĐền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa.BK Một mai con cá hoá rồngĐền ơn cha mẹ bõ công sinh thành.

11. Bên đây sông bắc cầu mười tấm vánBên kia sông lập cái quán mười hai từngBán buôn nuôi mẹ cầm chừngSáng chiều đăm đắm trông chừng đợi anh.BK Bên này sông, bắc cây cầu mười tấm vánBên kia sông, lập cái quán mười hai từngBán buôn nuôi mẹ cầm chừng đợi anh.

12. Cơm cha áo mẹ chữ thầyGắng công mà học có ngày thành danh.

13. Cha mẹ tóc bạc da mồiƠn thâm em đền bồi không phỉ

233

Page 234: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Nên em giãi thân hèn, kim chỉ nuôi thân- Ơn cha rộng thinh thinh như biểnNghĩa mẹ sâu thăm thẳm tợ sôngThương cho thân em là gái chưa chồngMà lắm điều cực nhọc, não lòng thế ni- Công sanh dục, bằng công tạo hoáCó cha mẹ sau mới có chồng Em nhớ khi dìu dắt ẵm bồngCho nên ngày nay, dẫu thiên lao vạn khổ, em cũng vui lòng chẳng than.

14. Chàng ơi, ơn thày ba năm cúc dụcNghĩa mẹ chín tháng cù laoAi đền ơn cho thiếp mà nhủ thiếp trao ân tình?

15. Chẳng lo thân bậu với quaLo chút mẹ già đầu bạc tuổi cao.

16. Chết ba năm sống lại một giờĐể coi người nghĩa phụng thờ ra sao?- Thờ chàng đĩa muối đĩa rauThờ cha cúng mẹ mâm cao cỗ đầy.

17. Chiều chiều xách giỏ hái rauNgó lên mả mẹ ruột đau như dần.

18. Chim còn mến cội mến cànhAnh cũng biết cho em còn mến nghĩa sanh thành mẹ cha.BKAnh đây cũng biết nghĩa sinh thành công lao.

19. Chim kêu dưới suối ao đàngEm còn chút mẹ, cậy chàng viếng thăm.

20. Công ơn thầy mẹ em không đền đượcGiao cho anh đến thếRa Thanh bổ quếVào Nghệ bổ sâmLên non ngậm ngải tìm trầmĐền công ơn phụ mẫu đã lao tâm sinh thành.

21. Công cha ba năm sinh thành tạo hoáNghĩa mẹ chín tháng cực khổ cưu mangHai đứa mình lấy chi đền nghĩa báo ânLên non gánh đá, xuống xây lăng phụng thờ.

22. Công cha nghĩa mẹ ai đềnMà em ôm áo, ôm mền theo anh.

23. Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

234

Page 235: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

BK-Công mẹ như nước suối nguồn chảy ra-Sữa mẹ như nước suối nguồn chảy ra.

24. Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

25. Công sinh dục bằng công tạo hoáCó cha mẹ, sau mới có chồngEm nhớ khi dìu dắt ẵm bồngNay em lao khổ não nùng, không than.

26. Dầu mà không lấy được emanh về đóng cửa, cài rèm đi tu- Tu mô cho em tu cùngMay ra thành Phật thờ chung một chùa - Tu mô cho bằng tu nhàThờ cha kính mẹ cũng là đi tu.

27. Độc bình chưng trước tam sơnĐôi ta quì xuống đền ơn mẫu tử.

28. Đói lòng ăn hạt chà làĐể cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

29. Đói lòng ăn trái ổi nonNhịn cơm nuôi mẹ, cho tròn nghĩa xưa.

30. Đồi mô cao bằng đồi danh vọngNghĩa mô trọng bằng nghĩa mẹ cha.

31. Đôi ta như bộ con cờTrước ơn cha mẹ, sau nhờ phận duyên.

32. Em đưa anh lên ga Thuận Lí(1)Ba giờ chiều vô nghỉ Đông Hà(2)Phần thời anh thương mẹ nhớ chaPhần thời thương con nhớ vợ xót xa trong lòng.(1) Thuận Lí: Một địa điểm ở Quảng Bình (2) Đông Hà: Một địa điển ở Quảng Trị, cách Đồng Hới 92km về phía Nam, ở trên sông Cam Lộ, đầu đường số 9 đi Lao Bảo sang Lào.

33. Em thì đi cấy ruộng bôngAnh thì cắt lúa để chung một nhà Đem về phụng dưỡng mẹ chaMuôn đời tiếng hiếu người ta còn truyền.BK- Để anh đi gặt lúa chung một nhà.

235

Page 236: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

34. Giàu người ba phủ Thanh HoaMẹ người về chợ thì ta không mừngMẹ ta đói rách não nùngMẹ ta về chợ ta mừng mẹ ta.

35. Gió đưa cây cửu li hươngGiờ xa cha mẹ thất thường bữa ăn Sầu riêng bữa chẳng muốn ăn Đã bưng lấy bát lại dằn xuống mâm.

36. Gươm vàng rớt xuống Hồ TâyCông cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu.BKGươm vàng rớt xuống Hồ TâyCông cha cũng nặng, nghĩa thầy cũng sâu.

37. Khó nghèo đòn gánh liền vaiBán buôn nuôi mẹ giàu ai mặc giàu.

38. Khó nghèo xé vạt vá vaiLàm thuê nuôi mẹ không quản ai chê cười.

39. Khoan khoan chờ đợi em cùngEm còn hai chữ hiếu trung chưa đền.

40. Làm người trước liệu hiếu thânCảm ơn cha mẹ ân cần nuôi conTrăm năm mấy buổi thần hônMột mai mấy buổi liệu đường kính lênSao cho trọn chữ tri niênSao cho trọn chữ chung thiên với ngườiKể từ mẹ mới thụ thaiBiết bao khí huyết mẹ bù cho conĐến ngày hình thể vẹn trònVí như vượt biển trèo non nặng nềKiêng ăn kiêng ngủ ê chềĐã e chín tháng còn e mười ngàyKể từ hoa nở liền tayBao giờ mẹ đó con đây mới mừngLòng yêu con mấy cho bằngNâng chừng như trứng, hứng chừng như hoaPhải con hay khóc hay laBao đêm quên ngủ, ngày đà quên ănTháng hè đưa võng liền chânTháng đông ướt áo, dậy trần quản chiĐầy năm biết đứng biết điDắt tay từng bước phòng khi lỡ làng

236

Page 237: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Miếng ngon cũng nhịn cùng nhường Ba năm bú mớm, mẹ gầy dường xác veNghĩ đã ơn mẹ nhiều bềKìa như dạy dỗ lại về ơn cha.

41. Lâm râm khấn vái Phật, Trời Xin cho cha mẹ sống đời nuôi con.

42. Làm trai nết đủ trăm đườngTrước tiên điều hiếu đạo thường xưa nayCông cha đức mẹ cao dàyCưu mang trứng nước những ngày ngây thơ Nuôi con khó nhọc đến giờTrưởng thành con phải biết thờ hai thânThức khuya dậy sớm cho cần Quạt nồng ấm lạnh giữ phần đạo con.

43. Lấy chi đền ngãi mẹ chừCưu mang chín tháng với dư mười ngày.

44. Lên chùa thấy Phật muốn tuVề nhà thấy mẹ, công phu chưa đền.

45. Lên non mới biết non caoNuôi con mới biết công lao mẫu từ.BK - Có con mới biết công lao mẫu từ.- Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.

46. Má ơi đừng đánh con đauĐể con bắt ốc hái rau má nhờMá ơi đừng đánh con đauĐể con hát bội làm đào má coiMá ơi đừng đánh con hoàiĐể con câu cá nấu xoài má ăn.BKMá ơi đừng đánh con đauĐể con hát bội làm đào má coiMá ơi đừng đánh con đauĐể con bắt cá nấu xoài má ăn.

47. Mất mẹ với cha thiệt là khó kiếmChớ điệu vợ chồng không hiếm gì nơi.

48. Mặt trời đã xế ngang đầu Em còn ở lại làm giàu cho cha.BKTua rua đã xế ngang đầuEm còn đứng lại làm giàu cho cha.

237

Page 238: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

49. Mẹ ơi đừng đánh con đau Để con bắt ốc hái rau mẹ nhờ. BK a - Mẹ ơi chớ đánh con đau - Má ơi đừng đánh con đaub - Để con bắt ốc hái rau má nhờ.

50. Mẹ ơi! đừng đánh con đauĐể con bắt ốc hái rau mẹ nhờMẹ ơi! đừng đánh con khờĐể con thả lờ bắt cá mẹ ăn.

51. Mẹ ơi, từ mấy tháng nayCon vắng tin mẹ, lâu ngày nhớ thươngXưa rày con bận việc quân vươngCho nên con với mẹ đôi đường cách xa.

52. Mẹ cha là biển là trờiNói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha.

53. Mẹ cha trượng quá ngọc vàngĐền bồi sao xiết muôn vàn công ơn?

54. Mẹ già đầu bạc như tơLưng đau con đỡ, mắt lờ con nuôi.

55. Mẹ già ở chốn lều tranh Sớm thăm tối viếng cho đành lòng em Lòng son dạ sắt càng thêmLòng đà trăng gió ai tìm thấy ai.

56. Mẹ già là mẹ già chungAnh lo thang thuốc, em giùm cháo cơm.

57. Mẹ già như quả đò hoDẫu rằng héo hắt thơm tho đủ mùi.

58. Miếng trầu em têm bỏ đĩa con rồng Trườc mời thầy mẹ, sau vợ chồng ta ăn.

59. Mỗi đêm mỗi thắp đèn trờiCầu cho cha mẹ sống đời với con.

60. Mỗi năm mỗi thắp đèn trờiCầu cho cha mẹ sống đời với conNgười còn thì của cũng cònĐể người ban bảo vuông tròn nhân duyên.

61. Ngày đêm em may vá kiếm tiềnTrước nuôi cha mẹ, sau tuyền đạo con.

62. Ngày nào em bé cỏn conBây giờ đã lớn khôn thế nàyCơm cha, áo mẹ, công thầy

238

Page 239: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao. 63. Ngó lên dàng dạng da trời

Thương cha nhớ mẹ biết đời nào nguôi.64. Ngó lên Hòn Kẽm, Đá Dừng(1)

Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi!- Thương cha nhớ mẹ thì vềNhược bằng thương kiểng nhớ quê thì đừng.(1) Hòn Kẽm, Đá Dừng: thuộc Quảng Nam.

65. Ngó lên ngó xuống thì vuiNgó về quê mẹ ngậm ngùi nhớ thương.

66. Ngó lên trên trời thấy cặp cu đương đáNgó ra ngoài biển thấy cặp cá đương đuaBiểu em về lập chùa thờ cha.BK Ngó lên trời thấy cặp cu đương đáNgó xuông biển cặp cá đương đuaAnh về lập miếu thờ vuaLập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.

67. Ngó lên trời, trời cao lồng lộngNgó xuống đất, đất rộng mênh môngBiết rằng chừ cá gáy hoá rồngĐền ơn thầy mẹ ẵm bồng ngày xưa.

68. Ngọc còn ẩn bóng cây ngâuEm đang tùng phụ mẫu dám đâu tự tình?

69. Nhất đẹp là gái làng Cầu (1)Khéo ăn khéo mặc, khéo hầu mẹ cha.(1) Làng Cầu: tức làng Lam Cầu, thuộc huyện Duy tiên, tỉnh Hà Nam

70. Nuôi con mới biết sự tìnhThảm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa.

71. Ơn cha mẹ ba năm cúc dục Nghĩa mẹ chín tháng cưu mangƠn cha đền bạc, nghĩa mẹ đền vàngEm đền chưa nổi, huống chi chàng người dưng.

72. Ơn cha mẹ trời cao khôn thấuNghĩa anh em xương cốt ruột ràMuốn cho trên thuận dưới hoàChẳng thà chịu nhục, hơn là rẽ nhau.

73. Ơn cha như biển, nghĩa mẹ như trờiThương mừng ghét sợ, không dám trao lời thở than.

74. Ơn hoài thai như biển

239

Page 240: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Ngãi dưỡng dục, tợ sôngEm nguyền ở vậy phòng khôngLo đàng cha mẹ cho hết lòng phận con.

75. Ơn thầy bằng núi, nghĩa mẹ tày nonHai ta là đạo làm conMuốn duyên vừa ý đẹp phải cúi luồn mẹ cha.

76. Phụ mẫu bên anh cũng như phụ mẫu bên nàngLẽ thường anh cũng phải tạc đá bia vàng để thờ chung.

77. Phụ mẫu thiếp cũng như phụ mẫu chàngHai bên phụ mẫu tạc bốn chữ vàng thờ chung.

78. Thờ cha mẹ, ở hết lòngấy là chữ hiếu dạy trong luân thườngChữ đễ nghĩa là nhườngNhường anh nhường chị, lại nhường người trênGhi lòng tạc dạ chớ quênCon em phải giữ lấy nền con em.

79. Thương mẹ nhớ cha như kim châm vào dạNghĩ đến chừng nào, luỵ hạ tuôn rơi.

80. Tiếc cây mía tốt có sâuTiếc người lịch sự trên đầu có tangTang chồng thì bỏ tang điTang cha tang mẹ, ta thì tang chung- Tang cha, tang mẹ trên đầuLẽ nào em dám bán sầu mua vui.

81. Tôm càng lột vỏ để đuôiGiã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già.BKTôm rằn bóc vỏ bỏ đuôiGạo nhe giã trắng mà nuôi mẹ già.

82. Trời cho cày cấy đầy đồngXứ nào xứ ấy trong lòng vui ghêMột mai gặt lúa đem vềThờ cha kính mẹ nhiều bề hiếu trung.

83. Trông lên thấy đạo cha giàLòng con tưởng nhớ xót xa rầu rầuXa cha lòng những quặn đauBiết ngày nào mới cùng nhau quây quần.

84. Trứng rồng lại nở ra rồngHạt thông lại nở cây thông rườm ràCó cha sinh mới ra taLàm nên thì bởi mẹ cha vun trồng

240

Page 241: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Khôn ngoan nhờ ấm cha ôngLàm nên phải đoái tổ tông phụng thờĐạo làm con chớ có hững hờPhải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm.

85. Tu đâu cho bằng tu nhàThờ cha kính mẹ ấy là chân tu.

86. Vẳng nghe chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau.

87. Vẳng nghe chim vịt kêu chiềuBâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đauThương thay chín chữ cù lao(1)Tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình.(1) Cù lao: công nuôi nấng vất vả của cha mẹ, lấy từ cụm từ "cù lao dưỡng dục".

88. Xin người hiếu tử lắng khuyên Kịp thì nuôi nấng cho toàn đạo conKẻo khi sông cạn, đá mònPhú nga phú uỷ có còn ra chi.

89. Cơm cha, áo mẹ, ai ơiChẳng ăn cũng thiệt, chẳng chơi cũng hoài.BK - Chẳng ăn cũng thiệt, chẳng chơi cũng già.

90. Cha mẹ nuôi con như biển hồ lai lángCon nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày.

91. Đường đi không tới nửa ngàyNói về thăm mẹ, hẹn rày hẹn mai.

92. Mẹ già hết gạo treo niêuMà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai...

93. Mẹ già ở chốn lều tranh Đói no chẳng biết, rách lành chẳng hay. BK a - Mẹ già ở tấm lều tranhb - Đói no không biết rách lành nỏ hay.- Đói no không biết rách lành không hay.

94. Mẹ nuôi con bằng trời bằng bểCon nuôi mẹ con kể công tháng ngày.

95. Mẹ nuôi con biển hồ lại lángCon nuôi mẹ kể tháng kể ngày.BK- Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày.

96. Một mẹ nuôi được mười con

241

Page 242: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Mười con bỏ mẹ trong ngàn xót xaTrai cả uống rượu la đàTối tăm chả tiếc cửa nhà là đâuNào con, nào rể, nào dâuTrai thì sợ vợ, gái âu nể chồng.

97. Nhớ hồi mẹ đẻ thiếp raNhai cơm sún(1) nước, lớn mà chừng niNghe lời chàng, bỏ mẹ ra điThất hiếu với phụ mẫu có hề chi không, huớ chàng?(1) Sún: mớm.

98. Những người chửi mẹ mắng cha Chết xuống âm phủ leo qua cầu vồng.

99. Sống thì con chẳng cho ănChết thì xôi thịt làm văn tế ruồi.BK a-Lúc sống thời chả cho ănb-Đến khi người chết làm văn tế ruồi.- Để đến lúc chết làm văn tế ruồi.- Chết rồi xôi thịt làm văn tế ruồi.

100. Trách ai đặng cá quên nơmĐặng chim bẻ ná, quên ơn sinh thành.

2.6. QUAN HỆ CHA MẸ CON - TRÁCH NHIỆM

STT NỘI DUNG1. Cơm cha áo mẹ chữ thầy

Khuyên con lo học cho tày người ta.2. Cơm cha áo mẹ chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh.3. Có con nỏ muốn ai bồng

Nỏ thuê ai ẵm, hai vợ chồng đổi nhau.4. Cha sinh mẹ dưỡng ra con

Cũng như trời đất nước non không cùngVẫn là một khí huyết chungChia riêng mày mặt trong lòng sinh raBào thai chín tháng mang taKiêng khem tật bệnh ai hoà chịu chungVượt bể Đông có bè có bạnMẹ sinh ta vượt cạn một mìnhSinh ta mát mẻ yên lànhTừ nay mẹ mới nhẹ mình không lo

242

Page 243: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Chốn lạnh ướt để cho mẹ ngủNơi ấm êm mẹ ủ con nằmNăm canh con khóc cả nămÔm con mẹ chịu khổ tâm lo phiềnKhi con ốm sốt chẳng yênCon phiền có một, mẹ phiền bằng haiNgọn đèn chong bóng canh dàiNghĩ thua nghĩ được có ai ngỏ cùngCon rày đã yên lành mát mẻMẹ mới lòng yên vui vẻ không loDành riêng quà bánh nhường choSắm riêng quần áo mới đồ chiều conTrông con nằm ngủ ăn ngonSợ con thất ý lại còn hờn lâuHai ba tuổi độ hầu học nóiTập dạy cho thưa nói dần dầnĐến chừng biết mặc áo quầnNuôi thầy dạy học tập văn tập bàiKể với ai cửa nhà nghèo đóiTrông cho con theo dõi người taĐến ngày con bước đi raMẹ cha biết mấy thịt da tiêu mònĐến khi con mười lăm mười támLấy vợ cho lại sắm cửa nhàSinh ta rồi lại nuôi taCũng như trời đất sinh ra giống người.

5. Con tài lo láo lo kiêuCon ngu thì lại lo sao kịp người.

6. Con ơi muốn nên thân ngườiLắng tai nghe lấy những lời mẹ chaGái thời dệt gấm thêu hoaKhi vào canh cửi khi ra thêu thùaTrai thời đọc sách ngâm ngaDùi mài kinh sử để chờ đại khoaNữa mai nối đặng nghiệp nhàTrước là mát mặt sau là hiển thân.

7. Con cò bay bổng bay laBay từ cửa miếu bay ra cánh đồngCha sinh mẹ đẻ tay khôngCho nên bay khắp tây đông kiếm mồiTrước là nuôi cái thân tôi

243

Page 244: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Sau nuôi đàn trẻ, nuôi đời cò con.8. Dạy con từ thuở hài đề(1)

Dạy vợ từ thuở mới về làm dâu.(1) Thuở hài đề: lúc trẻ con đang ở thời kì con bú mớm.

9. Dạy con từ thuở còn thơ Dạy vợ dạy thuở bơ vơ mới về.

10. Làm trai nết đủ trăm đườngTrước tiên điều hiếu đạo thường xưa nayCông cha đức mẹ cao dàyCưu mang trứng nước những ngày ngây thơ Nuôi con khó nhọc đến giờTrưởng thành con phải biết thờ hai thânThức khuya dậy sớm cho cần Quạt nồng ấm lạnh giữ phần đạo con.

11. Lắng tai nghe mẹ giãi bàyCha sinh mẹ dưỡng sánh tày bể ĐôngLấy gì trả nghĩa đền côngỞ sao cho xứng tấm lòng mẹ chaNuôi con tươi tốt như hoaPhòng khi cha già mẹ yếu cậy conBữa ăn không biết mùi ngonĐắng cay mẹ chịu vì con đêm ngàyCha mẹ mong tháng mong ngàyNặng nề chín tháng mười ngày cưu mangCông cha xiết kể bằng ngàn (1)Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raCha mẹ một tuổi một giàCù lao dưỡng dục con nhà dám quênMẹ cha nuôi nấng dưỡng sinhBù trì khó nhọc sinh thành ra conSớm khuya định tỉnh thần hônMong cho con chóng lớn khôn kịp ngườiMẹ cha vất vả mấy mươiCái giường cái chiếu, cái nôi con nằmVui khi con ngủ con ănBuồn khi khó ở, nhọc nhằn không yênChốn ráo con nằm đã êmCha mẹ thắp đèn, thức giấc thấu đêmCông cha nghĩa mẹ đừng quênCon nên báo đáp trả đền hẳn hoiDù cho vật đổi sao dời

244

Page 245: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Có biết công cha mẹ mới phải người hiếu trung.(1) Ngàn: ngàn đây là núi non.

12. Lúc em bước chân raMá ở nhà có dặnCông sanh thành là nặngĐiều tình ái là khinhHãy đừng tham sắc đắm tìnhLánh xa tiểu điểm trà đình chớ vô.

13. Muốn sang thời bắc cầu ÔMuốn con hay chữ cưới cô cho thày.

14. Muốn sang thì bắc cầu kiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

15. Nuôi con những tưởng về sauTrao duyên phải lứa, gieo cầu phải nơiMực đen vô giấy khó chùiVợ chồng, chồng vợ việc đời trăm năm.

16. Nuôi con cho được vuông trònMẹ thầy dầu dãi, xương mòn gối longCon ơi, cho trọn hiếu trungThảo ngay một dạ, kẻo luống công mẹ thầy.

17. Riêng than đất chín, trời mườiCây khô há dễ mọc chồi đâm bôngMột cây khô mộc đợi trông Hai cây khô mộc đợi trôngGió đánh trắt tra, trắt tréo, trặt trà trặt trẹoTrên ngọn cành tùng chơ vơSách có chữ rằng:Nam đáo nữ phòng, nam tắc loạnNữ đáo nam phòng, nữ tắc dâmSinh tử, mạc sinh tâm(1)Sinh con ai nỡ sinh lòngSinh con ai chẳng vun trồng cho conMạc đạo xà vô giácTrước long dã vị tri (2)BKRiêng than đất chín trời mườiCây khô há dễ nẩy chồi đơm bôngTrên cây kiều mộc dợi trôngDưới cây kiều mộc cũng đợi trôngGió đưa lắt la lắt lẻo, ngọn cây tùng xơ rơCó câu: Nam đáo nữ phòng, nam tắc loạn

245

Page 246: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Nữ đáo nam phòng nữ tắc dâmDầu lòng sinh tử, bất sinh tâm(1)Sinh con há dễ sinh lòng chỉn khônAi tầng con cù nó mọc sừngĐến khi nó hoá cái gạc, vẫy vùng làm mưaBiết đà có khỏi nhau chưaĐặt tay lên dạ lại lừa tay đi.(1) Nam đáo nữ phòng, nam tắc loạn, nữ đáo nam phòng, nữ tắc dâm, sinh tử, mạc sinh tâm: Con trai đến phòng con gái thì sinh loạn, con gái đến phòng con trai là có ý dâm, sinh con không thể sinh lòng.(2) Mạc dạo xà vô giác, thành long dã vị tri: chớ nói rắn không có sừng, chưa biết chừng rắn thành rồng (có thể có sừng).

18. Trên trời có cái cầu vồngKẻ Chợ cầu Muống, cửa Đông cầu Rền Vua trên đền, cầu vàng cầu bạc Các lái buôn cầu nước, cầu nonĐôi ta cầu của cầu nonCon đẹp giống mẹ, con giòn giống chaCon gái dệt cửi trong nhàCon trai đi học đỗ ba khoa liềnCon lớn thì đỗ Trạng nguyênHai con tiến sĩ đỗ liền cả baVinh qui bái tổ về nhàBõ công đèn sách mẹ cha nuôi thầy.BK Trên trời có cái cầu vồngKẻ Chợ, Cầu Muống(1), Cầu Đông(2), Cầu GiềnViệc trên đền cầu vàng cầu bạcCác lái buôn cầu nước cầu nonĐôi ta cầu của cầu conCon đẹp giống mẹ, con giòn giống chaCon gái dệt cửi trong nhàCon trai đi học khôi khoa hơn người .(1) Cầu Muống: ở địa phận làng Trung Phụng, Đống Đa, hà Nội hiện nay.(2) Cầu Đông: chỉ chiếc cầu bắc qua sông Tô ở phía đông thành Đại La cũ, trên bản đồ cũ ghi ở Ô Thịnh Yên nay là ngã tư giữa các Phố Huế. Bạch Mai đường Đại Cồ Việt và đường Trần Khát Chân.

246

Page 247: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

2.7. QUAN HỆ CHA MẸ CON - NHỮNG BIỂU HIỆN TIÊU CỰC

STT NỘI DUNG1. áo rách vai, vá hoài vá huỷ

Mẹ có chồng không nghĩ đến conTrái bầu trái bì còn nonCầm dao cắt ruột, bỏ con sao đành.

2. Ba tàn ba héo vì câyCon sầu vì mẹ vì thầy ép duyên.

3. Bác mẹ em vội tham vàngHang hùm lại ngỡ hang vàng gả conTrước thời thẹn với nước nonSau thời cay đắng lòng con đêm ngàyKhi vui có bác mẹ thầyCơn sầu em chịu đắng cay một mìnhMang thơ ra dán cột đìnhKẻ xuôi người ngược thấu tình em chăng?Phong ba nổi giữa đất bằngMột dây một buộc ai dằng cho ra!Thiết gì một cảnh vườn hoaMà đem đầy đoạ thân ta thế này?Thấu chăng hỡi bác mẹ thầyNgỡ rằng gả bán, hoá đầy thân con!

4. Cá chẳng ăn muối cá ươnCon cãi cha mẹ trăm đường con hư.BK a- Cá không ăn muối cá ươnb- Không nghe cha mẹ trăm đường con hư.- Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

5. Cái bống là cái bống bangCon đi lấy sàng cho mẹ đổ khoaiCon ăn một, mẹ ăn haiCon đi bốc muối thời khoai chẳng cònCon ngồi con khóc nỉ nonMẹ giận mẹ đạp, con bon đầu hèCó đánh thì đánh vọt treChớ đánh vọt nứa nữa què chân con.BKTích tịch tình tangMẹ đi tìm sàng cho con đổ đỗ

247

Page 248: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Con đi tìm rổCho mẹ đổ khoaiCon ăn một, mẹ ăn haiCon đi bốc muối thì khoai chẳng cònCon ngồi con khóc nỉ nonMẹ đi lấy vọt con ton đầu hèCó đánh thì đánh vọt treChớ đánh vọt nứa mà què chân con.

6. Cây oằn vì bởi gió namXa mình là bởi mẹ cha ham chỗ giàu.BK Xa mình vì bởi phụ mẫu ham chỗ giầu.

7. Cha già con muộn vơi vơiGần đất xa trời con chịu mồ côiMồ côi cực lắm bớ TrờiMẹ ruột cha ghẻ nhiều lời đắng cay.

8. Cha mẹ nuôi con như biển hồ lai lángCon nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày.

9. Con gái là con người taCon dâu mới thật mẹ cha mua về.BK - Nàng dâu mới thực mẹ cha mua về.

10. Con hư bởi tại cha dongVợ hư bởi tại thằng chồng cả nghe.

11. Đá cheo leo, trâu trèo trâu trượtNgựa trèo ngựa đỏTiếc công anh lao khổTự cổ chí kimMất em đi anh khó kiếm khó tìmCũng giả tỉ như cây kim mà lòn sợi chỉSao em không biết nghĩ biết suyEm ham nơi quyền quí, em không có nghĩ gì đến anhHoa kia gió thổi lìa cànhMẹ cha ép gả, em đành chịu sao?

12. Đường đi những lách cùng lauCha mẹ tham giầu, ép uổng duyên con.BK - Cha mẹ tham giàu ép gả duyên con.

13. Gà tơ xào với mướp giàVợ hai mươi mốt, chồng đà sáu mươiRa đường chị giễu em cười

248

Page 249: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồngĐêm nằm tưởng cái gối bôngGiật mình gối phải râu chồng nằm bênSụt sùi tủi phận hờn duyênOán cha, trách mẹ tham tiền bán con.

14. Gió đưa bụi chuối sau hè Anh về vợ bé bỏ bè con thơ.

15. Gió lùa bụi chuối sau hèAnh mê vợ bé, bỏ bè con thơGió đưa bụi trúc ngả quìThương cha phải chịu luỵ dì, dì ơi!

16. Khi con thương thầy mẹ không thươngNay chừ công bất thành, danh bất toại,Thầy với mẹ đẩy vại con vôLiều mình con muốn vọt xuống hồMăng non làm bạn với tre không cực lòng.

17. Không trách mẹ, cũng chẳng hờn chaChỉ trách mẹ bội ước, nên sinh ra thế này.

18. Mẹ em tham gạo tham gàBắt em để bán cho nhà cao sangChồng em thì thấp một gangVắt mũi chưa sạch ra đàng đánh nhauNghĩ mình càng tủi càng đauTrách cha trách mẹ tham giàu tham sang.

19. Mẹ em tham gạo tham gàBắt em để bán cho nhà cao sangChồng em thì thấp một gangVắt mũi chưa sạch ra đàng đánh nhauNghĩ mình càng tủi càng đauTrách cha trách mẹ tham giàu tham sang.

20. Mẹ em tham việc tiếc côngCầm duyên em lại, tiết thu đông muộn màng.

21. Mẹ em tham thúng xôi rềnTham con lợn béo, tham tiền Cảnh HưngEm đã bảo mẹ rằng đừngMẹ giấm mẹ giúi mẹ bưng vào nhàBây giờ tôi bán oan giaNó đánh trong nhà, nó quật ngoài sânMẹ ngồi mẹ nghĩ tần ngầnMẹ bán táo rụng, gỡ dần con ra.

22. Mẹ em tham thúng xôi rền

249

Page 250: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Tham con lợn béo tham tiền Cảnh HưngTôi đã bảo mẹ răng đừng Mẹ hấm, mẹ hứ mẹ bưng ngày vào Bây giờ kẻ thấp,người cao Như đôi đũa lệch so sao cho bằng?

23. Mẹ em tham thúng xôi rềnTham con lợn béo tham tiền Cảnh HưngMẹ em tham thúng bánh chưngTham con lợn béo, lưng em chịu đòn.

24. Mẹ già chặt đũa từ emKhông cho ve rượu gói nem mặn nồng.

25. Mẹ già hết gạo treo niêuMà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai...

26. Mẹ già ở chốn lều tranh Đói no chẳng biết, rách lành chẳng hay. BK a - Mẹ già ở tấm lều tranhb - Đói no không biết, rách lành nỏ hay.- Đói no không biết rách lành không hay.

27. Mẹ mong con đẹp lứa đôiCon xin được tỏ đôi lời đục trong:Lấy nhau lòng hiểu được lòngTình kia mới được đượm nồng dài lâuVì chưng mẹ trót nhận trầuBắt con ngậm miệng cúi đầu vâng theoLấy người chẳng biết, chẳng yêuSống sao cho mãn bóng chiều trăm nămDù nay muốn dứt tơ tằmMẹ thương thì sự lỡ lầm đã qua.

28. Mẹ nuôi con bằng trời bằng bểCon nuôi mẹ con kể công tháng ngày.

29. Mẹ nuôi con biển hồ lại lángCon nuôi mẹ kể tháng kể ngày.BK- Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày.

30. Mẹ ơi trái bí còn nonMẹ cầm dao cắt duyên con sao đành?

31. Một mẹ nuôi được mười conMười con bỏ mẹ trong ngàn xót xaTrai cả uống rượu la đàTối tăm chả tiếc cửa nhà là đâu

250

Page 251: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Nào con, nào rể, nào dâuTrai thì sợ vợ, gái âu nể chồng.

32. Nước đục mà đựng chậu thau Cái mâm chữ triện đựng rau thài lài Tiếc thay con người da trắng tóc dàiBác mẹ gả bán cho người đần ngu Rồng vàng tắm nước ao tùNgười khôn ở với người ngu bực mình.BK(a) Bát nước lắng mà đựng chậu thauCái mâm triện tự đựng rau thài làiAnh tiếc cho con người da trẳng tóc dàiMẹ cha ép gả cho người đần ngu.(b) Tiếc thay nước đục mà đựng chậu thauCái mâm chữ triện đựng rau thìa làiTiếc người da trắng tóc dàiĐương xuân cha mẹ ép nài lấy lão sáu mươi.

33. Tham giàu thầy mẹ ép gả em raTưởng là mẹ chính, hoá ra mụ hầu.

34. Thầy mẹ em tham ruộng đầu cầuTham nhà con một, tham trâu đầy chuồngThầy mẹ em tham bạc tham tiềnTham con lợn béo, cầm duyên em giàĐể đến nay anh cưới em nửa con gàDăm ba sợi bún, một và hột xôi.

35. Tiếc thay con người da trắng, tóc dàiBác mẹ gả bán cho người đần ngu.

36. Trăm khúc sông khúc lở, khúc bồiMiệng chàng nói thế, chàng ngồi chàng trôngGió bên đông xin chàng gỡ giúpNgón tay tháp bút mà chấm chậu lanDù ai nói ngang, chàng đừng ngao ngánTrước thì là bạn, sau nên vợ chồngEm còn trong tròng xin chàng thong thảEm quyết trận này trả của lấy cho anhEm hai mươi tuổi xuân xanhThầy mẹ ép uổng dỗ dành vào cửa người taCho nên duyên chẳng thuận hoàVợ chồng xung khắc, xót xa nhiều bề.

37. Vì chàng nên chi thiếp chịu đòn oanThầy đập mẹ mắng, thế gian chê cười

251

Page 252: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- Thầy mẹ đập em anh đau thấu tận xươngXóm làng ơi, mau mau cứu người thương tôi cùng!- Thầy mẹ đập thiếp bò lăn bò lócCó khúc có đận (vết)Nhờ bên tiếp cậnChàng vô bóp muối thoa chanhChàng nay là phận rể không há dễ vô giành ngọn roi.

2.8. QUAN HỆ NÀNG DÂU VÀ GIA ĐÌNH CHỒNG

STT NỘI DUNG1. Ai ơi, phải nghĩ trước sau

Đừng tham lắm của nhà giàu làm chiLàm thì xem chẳng ra gìLàm tất làm tả nói thì điếc taiĐi ngủ thời hết canh haiThức khuya dậy sớm mình ai dãi dầuSớm ngày đi cắt cỏ trâuTrưa về lại bảo: ngồi đâu, không đầy!Hết mẹ rồi lại đến thầyGánh cỏ có đầy, vẫn nói rằng vơiNói thì nói thật là daiLắm câu chua cạnh, đắng cay trăm chiềuPhận em là gái nhà nghèoLấy phải chồng giàu, ai thấu cho chăngNói ra đau đớn trong lòngChịu khổ, chịu nhục suốt trong một đời.

2. Ai về nhắn với bà caiGiã gạo cho trắng, đến mai dâu vềDâu về dâu chẳng về khôngNgựa ô đi trước, ngựa hồng đi sauNgựa ô đi tới vườn cauNgựa hồng chậm rãi đi sau vườn dừa.

3. Bà kia bận áo xanh xanh Ngồi trong đám hẹ nói hành con dâuBà ơi! Tôi không sợ bà đâuTôi xe sợi chỉ, tôi khâu miệng bàChừng nào bà chết ra maTrong chay ngoài hội, hết ba chục đồngKhông khóc thì sợ lòng chồngCó khóc cũng chẳng mặn nồng chi đâu.

252

Page 253: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

4. Bình phong cẩn ốc xa cừVợ hư để vợ, đừng từ mẹ cha.

5. Cái cuốc là cái cuốc đenĐôi vợ chồng trẻ đốt đèn ăn cơmĂn hết xới xới đơm đơmĂn cho sạch sẽ lấy rơm mà chùiChồng giận chồng đánh ba dùiMẹ chồng chẳng chữa lại xui đánh quèĐánh cho què quặt chân tayHễ nó có khóc thời mày bỏ troBao giờ mẹ chồng ốm hoNàng dâu lấy thuốc đem cho mẹ chồngLấy những lông cú, lông cáo, lông côngLấy cà độc dược cùng lông con mèo.

6. Cây khô chết đứng giữa đồngNàng dâu khôn khéo, mẹ chồng cũng chê.

7. Cha chài mẹ lưới con câuChàng rể đi tát, con dâu đi mò.BK - Thằng rể đóng đáy, con dâu ngồi nò.- Con trai tát nước, nàng dâu đi mò.

8. Chăn tằm rồi lại ươm tơLàm dâu rồi mới được như mẹ chồng.

9. Chàng nhìn thiếp rưng rưng hột luỵThiếp nhìn chàng lã chã hột châuMẹ cha hành hạ thân dâuAnh đau lòng phải chịu, biết làm sao bây giờ?

10. Chẳng tham nhà ngói ba toàTham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.

11. Chồng dữ thì em mời rầu Mẹ chồng mà dữ, giết trâu ăn mừng.

12. Chồng dữ thì em mới lo Mẹ chồng mà dữ mổ bò ăn khao.BK a- Ai ơi chồng dữ thì lob- Mẹ chồng mà dữ mổ bò mà ăn.- Mẹ chồng mà dữ giết bò khao quân.

13. Chữ dâu hiền, con gáiCâu rể thảo, con traiBậu dầu đôi lứa trúc maiBớ bậu ơi!

253

Page 254: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Qua kính thờ song nhạc dễ nài công lao.14. Cô kia đội áo đi đâu?

- Tôi là phận gái làm dâu mới vềMẹ chồng ác nghiệt đã ghêTôi ở chẳng được tôi về nhà tôi.

15. Con cuốc kêu khắc khoải mùa hè Làm thân con gái phải nghe lời chồng Sách có chữ rằng; phu xướng phụ tòngLàm thân con gái lấy chồng xuất giaLấy em về thờ mẹ, kính chaThờ cha, kính mẹ ấy là người ngoan.

16. Con gái là con người taCon dâu mới thật mẹ cha mua về.

17. Con mẹ có thương mẹ đâuĐể cho chàng rể, nàng dâu thương cùng.

18. Con mèo mà trèo cây táoBà già lơ láo, mắng chưởi nàng dâuDâu nằm dâu khóc tỉ ti:Thà phu Gia Định, cu li Sài Gòn.

19. Của rẻ thật là của ôiLấy phải dâu dại khốn tôi trăm đường.BKa- Của rẻ thật là của hôi - Của rẻ ấy là của ôib- Lấy phải chồng dại khốn tôi trăm đường- Lấy phải vợ dại khốn tôi trăm đường.

20. Đêm nằm tôi nghĩ tôi sầuLàm dâu thật khổ từ đầu chí đuôiRa thân tối mặt vùi đầuCác chị sung sướng, riêng dâu mẹ hànhChê tôi khờ dại không lànhMẹ đào mẹ chưởi, mẹ hành xót xaCông trình cha mẹ tôi, sanh đẻ tôi raGả cho con mẹ còn bù của thêmPhải thời chồng vợ trọn niềmSui gia đi lại ấm êm ở đờiKhông nên mỗi đứa một nơiTôi ra khỏi cửa để mẹ kiếm nơi sang giầuỞ chi đây mẹ mắng trước, chưởi sauNgày nào mẹ cũng cứ nghèo giàu mẹ đay.

21. Đói thì ăn khế ăn sung

254

Page 255: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Trông thấy mẹ chồng thì nuốt chẳng trôi.22. Em ở nhà với mẹ với cha

Cái nón tiền rưỡi quai ba mươi đồngĐến khi bước về nhà chồngCái nón mười đồng quai lại bằng mo.BKa - Từ ngày tôi ở cùng chaCái nón chín rưỡi, thao ba mươi đồngĐến khi tôi về nhà chồngCái nón sáu đồng mà buộc quai mo.b - Từ ngày tôi ở với chaCái nón chín rưỡi thao ba mươi đồngĐến khi tôi về nhà chồngCái nón sáu đồng mà buộc quai mo.

23. Em về làm dâu ba với má, giả như gió nọ làm dưaBa bốn năm trời, ba với má còn bó buộc đi thưa về trình.

24. Khi xưa em ở với mẹ với cha Một năm chín yếm xót xa trong lòngTừ khi em về nhà chồngChín năm một yếm, em lộn lần trong ra ngoài.

25. Khi xưa thiếp sáng ràng rạng như gươngThiếp liều mình trao thương cho chàngNay chừ huệ héo lan tànThầy mẹ đánh mắng, dạ chàng khiến vong.

26. Làm dâu vụng nấu vụng khoChồng không bắt bẻ, mụ o nhún trề.

27. Lúc bé con mẹ con chaLấy chồng con gái hoá ra dâu ngườiGái khôn, gái phải nghe lờiThờ chung bác mẹ ắt thời chở che.

28. Mẹ anh năm lọc bảy lừaMua cam phải quít, mua dưa phải bầuMua kim mua phải lưỡi câuMua mật phải dầu, cực lắm anh ơi!

29. Mẹ chồng là mẹ chồng tôiCái tôm bóc nõn tôi nuôi mẹ chồng.

30. Mẹ chồng là mẹ chồng tôiNăm bảy cái quạ nó lôi mẹ chồng.

31. Mẹ chồng nàng dâuChúa nhà người ở, khen nhau bao giờBK

255

Page 256: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- Chúa nhà người ở yêu nhau bao giờ.32. Một nhà có ba bốn dâu

Dâu cả buôn bán ra màu sân sauDâu hai có ý mĩ miềuTiền tiền, thóc thóc bao nhiêu chẳng vềDâu ba chum chúm râu trêNhờ ơn bác mẹ đi về tỉnh NamDâu tư có tính tham lamChăn trâu cắt cỏ nhôm nhoam ngoài đồng.

33. Mụ già là mụ già còngĂn ngày ba bữa lòng thòng chuyện dâu.

34. Muốn lấy con taoBắc cầu qua bểLàm rể cho lâuNuôi lợn mười nămChăn tằm mỏi gốiNhà ngói năm gianBức bàn cho rộngÔng Cống, ông NghèDù che ngựa cưỡi Dâu về nhắn nhủ:"Các cô hàng xóm láng giềngQuét sân dọn cỏ, tháng giêng dâu vềDâu về dâu chả về khôngNgựa bạch tới trước, rượu nồng tới sau".

35. Muốn theo anh về bến cho liềnSợ cha với mẹ nói coi dâu không tiền,(1) dâu hư.(1) Có lẽ "con dâu không hiền" thì đúng hơn(Nhbs).

36. Năm trai, năm gái là mườiNăm dâu, năm rể là đôi mươi tròn.

37. Ngọn roi mẹ uốn trăm chiềuAnh vô lạy mẹ bốn lạy, kẻo mẹ đánh nhiều thì em đau.

38. Nhà anh có ruộng giữa đồngĐể em tát nước cực lòng em thayTrời làm mưa bấc gió mayĐể em tát nước giơ tay vái TrờiTháng tám anh đi dạm lờiTháng chín ăn cưới tháng mười làm dâuTừ ngày em về làm dâuThì anh dặn trước, dặn sau nghe lờiMẹ già ác lắm anh ơi!

256

Page 257: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Nhịn ăn nhịn mặc, nghe lời mẹ chaNhịn cho nên cửa, nên nhàNhịn cho nên cột, xà nhà bằng bôngNhịn cho nên vợ, nên chồngĐể em chỉ thiết một lòng lấy anh.

39. Nhà này có quỉ hay maMà dâu chẳng ở dâu ra dâu về.

40. Nhất ngon là mía Lan ĐiềnDâu ngoan ngồi đấy, rể hiền ngồi đâu?BK a-Nhất ngon là mía Lam Điềnb-Dâu ngoan ngồi đấy, rể hiền ngồi đây.

41. Phụ mẫu bên anh cũng như phụ mẫu bên nàngLẽ thường anh cũng phải tạc đá bia vàng để thờ chung.

42. Phụ mẫu tình thâmPhu thê nhân ngãi trọngMột mai anh có xa em rồi, em thờ vọng mẹ cha.

43. Phụ mẫu thiếp cũng như phụ mẫu chàngHai bên phụ mẫu tạc bốn chữ vàng thờ chung.

44. Song thân bên thiếp cũng như phụ mẫu bên chàngĐồng tình bốn chữ cưu mangLẽ thời ta đâu khảm phết vàng thờ chung.

45. Tay em cầm một nạm gạo lươngĐem đi đổi lấy một nạm gạo giàĐể về nấu cháo cho ông nhạc mụ giaKẻo anh đi qua bên nước Lang Sa(1) lâu về.(1) Lang Sa: phiên âm tiếng Pháp, France, nước Pháp.

46. Thân em mười sáu tuổi đầu Cha mẹ ép gả làm dâu nhà ngườiNói ra sợ chị em cườiNăm ba chuyện thảm chín mười chuyện cayTôi về đã mấy năm nayBuồn riêng thì có vui vầy thì khôngNgày thì vất vả ngoài đồngTối về thời lại nằm không một mìnhCó đêm thức suốt năm canhRau héo cháo chó loanh quanh đủ tròAi về nhắn mẹ cùng chaLấy chồng nhà có, khổ ba bảy đườngĐêm nằm lưng nỏ bén giườngMụ gia đã xốc vô buồng kéo ra

257

Page 258: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Bảo lo con lợn con gàLo xong cối lúa, quét nhà nấu cơmốm đau thì mụ nỏ thươngMụ hành mụ hạ, đủ đường khốn thânTối về bưng bát cơm ănMụ cầm cái đọi, mụ quăng vô ngườiLấy chồng giàu, khổ lắm, chị ơi!

47. Thật thà cũng thê lái trâuYêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.BK - Hiền lành cũng thể nàng dâu mẹ chồng.- Yêu thương cũng thể nàng dâu mẹ chồng.- Hẳn hoi cũng thể nàng dâu mẹ chồng.

48. Thầy mẹ đập thiếp, chàng đứng chàng coiSao chàng không vào cướp lấy ngọn roi cho thiếp nhờ?

49. Thầy mẹ không thương con dâu mới, hồ dễ thương aiEm nói ra chi những chuyện ai hoài tình thâm.

50. Theo không chẳng tốn một đồngLàm dâu chí nguyện, mẹ chồng còn chê.

51. Tiếc tiền mua lóng mía sâuTiếc bạn đi cưới con dâu ăn hàng.

52. - Tiếng anh ăn học cựu tràoChị dâu té giếng, anh biết chỗ nào kéo lên- Nắm đầu chị, sợ tội TrờiNắm ngay khúc giữa lại sợ lỗi thế gian- Giếng sâu anh phải thông thangKéo chị dâu lên được kẻo chết oan linh hồn.

53. Tới nơi đây lỡ chợ, lỡ đòXẻo cẳng tay nuôi mẹ, giã thịt bò mẹ xơiMẹ thương con sa rơi nước mắtNghĩ tới dâu hiền ruột thắt tận daThôi hỡi con ơi, cháo rau cho qua bữa,thịt với thà làm chi.

54. Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôiGạo như An Cựu (1) mà nuôi mẹ giàMẹ già là mẹ già anhEm vô bảo dưỡng cá canh cho thườngMẹ già như chuối bà hươngNhư xôi nếp một, như đường mía lau.(1) An Cựu: có nơi ghi "Gạo de An Cựu", một thứ gạo thơm ngon xưa được dâng lên vua, được gọi là gạo tiến, chuyên trồng ở cánh

258

Page 259: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

đồng An Cựu, phía nam của Huế.55. Trách cha, trách mẹ nhà chàng

Cầm cân chẳng biết rằng vàng hay thauThực vàng chẳng phải thau đâuĐừng đem thử lửa mà đau lòng vàng.BK (a) Trách cha trách mẹ nhà nàngCầm cân chả biết là vàng hay thauVàng đây chẳng phải thau đâuĐừng đem thử lửa thử thanNgười khôn thử tiếng người ngoan thử lời.(b) Trách cha trách mẹ nhà chàngCầm cân chẳng biết là vàng hay thauThật vàng chẳng phải thau đâuĐừng đem thử lửa mà đau lòng vàngTham vàng bỏ ngãi chàng ơi!Vàng ăn thì hết ngãi tôi hãy còn.

56. Trời mưa nước chảy vân viMẹ thương con mẹ, chứ thương gì nàng dâu.

57. Trời mưa ướt lá đài biCon mẹ mẹ xót, thương gì con dâu.BK - Con mẹ mẹ xót, xót gì con dâu.

58. Trời che đất chở rộng thênhLò âm dương đốt nên hình người raChữ tài sánh lại là baGồm no thiên tính khác xa vật tìnhKẻ tài là bậc tinh anhSinh tri lọ phải học hành mới hayVua tôi sẵn có nghĩa dàyCha con thân lắm đáng người nên trôngKhi ấp lạnh lúc quạt nồngBữa dâng ngon ngọt bữa dùng sớm trưaỞ cho thoả chí người xưaĐền ơn trả nghĩa thuở xưa bế bồngNhất hiếu lập vạn thiện tòng(1)Ông gồng cháu cháu lại nên ôngHoàng thiên chẳng phụ tấm lòng hiếu đâuĐàn bà phận gái làm dâuLàm dâu ắt muốn mai sau mẹ chồngPhải nhằm bước trước cho xong

259

Page 260: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Bước sau theo lối ông ông bà bàChữ rằng tích thiện chi gia(2)Đường kia lối nọ chẳng qua nợ lầnấy là khuyến hiếu ở thânLại còn một nỗi ái ân bạn bầuAnh em cốt nhục đồng bàoKẻ sau người trước phải hầu cho vuiLọ là ăn thịt ăn xôiQuí hồ ở nết tới lui bằng lòngChớ bề tranh cạnh hành hungChớ nên khinh dị dốc lòng yêu đươngCứ trong nghĩa lí luân thườngLàm người phải giữ kỉ cương mới màuĐừng cậy khoẻ, chớ khoe giàuTrời kia còn ở trên đầu còn kinh.(1) Nhất hiếu lập, vạn thiện tòng: Làm được một việc hiếu thì vạn điều tốt đi theo.(2) Tích thiện chi gia: gia đình làm được nhiều điều lành.

59. Từ khi em về làm dâuAnh thì dặn trước, bảo sau mọi lờiMẹ già dữ lắm em ơi!Nhịn ăn nhịn mặc, nhịn lời mẹ chaNhịn cho nên cửa nên nhàNên kèo, nên cột, nên xà tầm vôngNhịn cho nên vợ nên chồngThời em coi sóc lấy trong cửa nhàĐi chợ thời chớ ăn quàĐi chợ thời chớ rề rà ở trưaDù ai bảo đợi, bảo chờThời em nói dối con thơ em về.BK a- Thì anh dặn bảo trước sau mọi lờib- Nhịn ăn bớt ngủ mà nuôi mẹ già- Khoan ăn bớt ngủ mà nuôi mẹ giàc- Về chợ thì chớ rề rà ở trưa.- Đi chợ thì chớ dần dà ở trưa.

60. Tuổi em hai tám tuổi đầuCha mẹ đã định làm dâu nhà ngườiNói ra sợ chị em cườiNăm ba trận chở, chín mười trận đayViệc làm chẳng kịp trở tay

260

Page 261: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Mẹ chồng mắng mỏ, la rầy gay goCơm ăn trong bụng chẳng noTấm quần, tấm áo, không cho mặc lànhĐêm thì thức đủ năm canhRau heo, cháo chó, loanh quanh đủ trò.

61. Uổng tiền mua giống mía sâuĐể dành đi cưới con dâu mà nhờ.

62. Xin anh đi học cho ngoanĐể em dệt cửi kiếm quan tiền dàiQuan tiền dài em ngắt làm đôiNửa thì giấy bút nửa nuôi mẹ giàMẹ già là mẹ già anhMột ngày hai bữa cơm canh mẹ giàBát cơm em nấu như hoaBát canh em nấu như là mật ongNước mắt em lọc cho trongMâm cơm em dọn tựa dòng cơm quan .

63. Xưa kia tôi ở với mẹ chaChưa từng xách mủng(1), đi ra ngoài đồngBây giờ về với mẹ chồngCay đắng mặn nồng, ra chuyện tây riêngKhi xưa tôi ở với mẹ chaTôi bận cái yếm thêu hoa rồngBây giờ tôi ở với mẹ chồngTôi bận cái yếm bề trong ra ngoàiXưa kia nón Quảng quan haiBây giờ nón rách lại gài khuy mo.(1) Mủng: Một thứ thúng nhỏ, đan dày kín.

2.9. HÔN NHÂN - CAM CHỊU

STT NỘI DUNG1. Ai bưng trầu rượu tới đó

Chịu khó bưng vềEm thương anh thảm thiết trăm bềHeo vay cau tạm áo mượn võng thuêThầy mẹ bên em nay nhún mai trềDạ không nỡ dạ, em không dám chê anh nghèo.

2. Ăn chanh ngồi gốc cây chanhThầy mẹ gả bán cho anh thật thàBây giờ chê xấu chê xa

261

Page 262: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Chê cửa, chê nhà, chê khó, chê khănƠ đâu yểu điệu thanh tânSao anh chẳng chịu cầm cân đi lừa?

3. Ăn chanh ngồi gốc cây chanhThầy mẹ gả bán cho anh thật thàAnh còn chê xấu chê xaChê vụng, chê dại, cửa nhà khó khănTìm nơi yểu điệu thanh tânMẹ anh lại gác đồng cân đi lừaĐây em vàng bảy chả muaVác cân đi lừa lại phải vàng nămVàng năm lại phải vàng mườiRắn nằm cuộn khúc tưởng nơi rồng vàngMẹ anh ngồi quán bán hàngSao anh chẳng biết rằng vàng hay thauThực vàng chẳng phải thau đâuĐừng đem thử lửa cho đau lòng vàng.

4. Anh đi về đi, kẻo thầy em dứt, kẻo mẹ em laTrận đòn oan em chịu, anh ở xa biết gì!

5. Chim thằng chài có ngày mắc bẫyEm cho hay rằng anh hãy lánh xaMẹ cha không thể chịu hoàEm đâu dám cãi vậy mà theo anh.

6. Đá cheo leo, trâu trèo trâu trượtNgựa trèo ngựa đỏTiếc công anh lao khổTự cổ chí kimMất em đi anh khó kiếm khó tìmCũng giả tỉ như cây kim mà lòn sợi chỉSao em không biết nghĩ biết suyEm ham nơi quyền quí, em không có nghĩ gì đến anhHoa kia gió thổi lìa cànhMẹ cha ép gả, em đành chịu sao?

7. Đêm trăng thắp ngọn đèn lồngMình về có nhớ ta không, hỡi mình?Chiếc thuyền nan anh giậm thình thình Anh thì cầm lái, cô mình phách baCó thương anh, em bẻ mái chèo raSợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời.

8. Đèn chong giữa gió, khi tỏ khi mờBạn thương đứng đó, biết cơ vạn sầu

262

Page 263: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Bởi anh thất ước bước đầuPhải như anh bỏ miếng trầu đã xongVì ai thiếp phải long đongMột thân thiếp đã tính xong một bềLàm trai thấy gái đừng mêCây cao bóng cả dựa kề đừng xiêuAnh yêu cha mẹ chẳng yêuLụa kia em muốn nhúng, chỉ điều không ănTiếc thay áo chẳng đặng khănEm đã có chồng xa xứ, anh đừng đón ngăn làm gì.

9. Em thương anh, cha mẹ không cho Tìm nơi khuất tịch khóc no rồi về.

10. Hà Nội ba mươi sáu phố phườngHàng Mật, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinhTừ ngày ta phải lòng mìnhBác mẹ đi rình đã mấy mươi phenLàm quen chẳng được làm quen Làm bạn mất bạn ta liền quên nhau.BK a - Làm quen chả được làm quenb - Làm bạn mất bạn ai đền công cho

11. Kiến bò vành chậu sáng trưngThấy em có nghĩa, lòng ưng dạ đànhAnh đành, cha mẹ không đànhMẹ ơi! Đừng dứt duyên lành tội conTai nghe trống điểm lầu sonAnh sầu một nỗi, héo hon đoạn trườngThan cho thấu dạ người thươngBữa ăn rớt đũa, đêm trường chiêm bao!

12. Mái tóc tơ không bao giờ phân rẽDạ thương, thầy mẹ khiến đừngHai hàng nước mắt rưng rưngKhổ cam trong dạ biết chừng nào phai.

13. Mẹ cha nghiêm khắc cùng mìnhNên tôi ít lai vãng, mới nhạt tình đôi ta.

14. Nước đục mà đựng chậu thau Cái mâm chữ triện đựng rau thài lài Tiếc thay con người da trắng tóc dàiBác mẹ gả bán cho người đần ngu Rồng vàng tắm nước ao tùNgười khôn ở với người ngu bực mình.

263

Page 264: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

BK(a) Bát nước lắng mà đựng chậu thauCái mâm triện tự đựng rau thài làiAnh tiếc cho con người da trẳng tóc dàiMẹ cha ép gả cho người đần ngu.(b) Tiếc thay nước đục mà đựng chậu thauCái mâm chữ triện đựng rau thìa làiTiếc người da trắng tóc dàiĐương xuân cha mẹ ép nài lấy lão sáu mươi.

15. Nước đứng mà đựng chậu thauTiếc mâm sơn tử đơm rau thài làiTiếc em da trắng tóc dàiCha mẹ ép gả cho người phàm phuMình vàng xuống tắm ao tùNgười khôn ở với đứa ngu bực mìnhQua đình nghiêng nón trông đìnhĐình bao nhiêu gói thương mình bấy nhiêuKhi nào nước đục cơm thiuChồng con chưa mấy, bỏ liều cho taTrông em chẳng thấy em raAnh ngồi anh đợi sương sa lạnh lùngĐêm nằm cởi áo đắp chungSao em không đắp lại vùng áo đi Thương em kịp thuở thì xuân xanhBữa cơm có cá có canhSao không mát dạ, vương anh làm gì.

16. Nước ngâm mà đậu chưa chàLòng em thì muốn, mẹ cha chưa ừ.

17. Ở nhà anh đã khiến sangNghe thầy mẹ nói dở dang nhiều điềuĐôi ta mến yêuNhững điều trung hiếuTình kia dan đíuNhạn én bay qua Vịt lội Ngân Hà Bây chừ dang dởThấy mẹ úp mởCho lỡ chiếu giườngThấy mẹ không thươngSao ban đầu không nói?Anh sang anh hỏi

264

Page 265: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Mẹ nói rằng: ừ!Đi sang cưới chừTrăm điều thách lạiNày yếm thêu hoa cả dảiVòng xuyến dăm đôi Này khăn nhiễu tàuMươi vuông cho đủBỏ quả sơn sonNày rượu cho ngon Năm bảy vò đầy ắpNày mươi gánh nếpThết đãi họ hàngNhà anh khó khănLấy đâu đồ sính lễMẹ cha chẳng nghĩEm cũng mặc tìnhBỏ lời nguyện với ba sinhTiếc con rồng vàng bỏ đám mây xanh ngậm ngùi.

18. Phụ mẫu mình khuôn phép luật hìnhTôi không từng lai vãng nên mình quên tôi.

19. Ra đường gặp khách cung mâyChẳng dây nào rối bằng dây tơ vò Thầy mẹ người vụng liệu vụng loĐôi mươi, mười tám chẳng lo lấy chồngThầy mẹ người tham việc tiếc công.

20. Sách Luận ngữ có hai chữ thị hồ (1)Sách Tăng tử có hai chữ ta hồ (2)Dầu thầy mẹ có gả thiếp đi môThiếp cưu sầu (3) trong dạ ruột khô gan vàng.(1) Thị hồ: phải thế chăng, thường đi đôi với phủ hồ là không phải thế chăng?(2) Ta hồ: than ôi!(3) Cưu sầu: mang sầu

21. Sáng ngày cắp nón đón đòGặp thầy, gặp mẹ chả cho xuống đòLạy thầy, lạy mẹ xin chừaTừ rày chả dám đò đưa với chàngChốn sơn lâm lá cỗi thông vàngCây bao nhiêu lá thương chàng bấy nhiêuBởi chưng bác mẹ nhiều điềuCho nên tôi phải đăm chiêu với chàng

265

Page 266: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Ruột tôi héo, gan tôi vàngNào ai có biết đoạn tràng này không ?

22. Tại mẹ cha dứt tình tơ nguyệtKhuyên em đừng chực tiết uổng công.

23. Thiếp đứng gần chàng như vàng mười nénChàng đứng gần thiếp như chén trà tiênAnh thương em, em chẳng dám thị thiềnẩn cây nấp bóng, đợi quyền mẹ cha.

24. Thôi thôi buông áo em raĐể em đi bán kẻo hoa em tàn- Hoa tàn vì bởi mẹ chaKhi búp không bán để tàn ai mua?

25. Thương nhau chẳng lấy được nhauMẹ cha trồng sậy trồng lau ngăn rào.

26. Thuyền em lựa bến cắm sàoEm chờ phụ mẫu định nơi nào sẽ hay.

27. Tiếc công anh lau đĩa chùi bìnhCậy ông mai tới nói, cha mẹ nhìn bà conTrời mưa, nhà chiếc dột homCha mẹ không thương thì nói vậy, chớ bà con đâu nhìn.BKTiếc công anh lau đĩa chùi bìnhCậy mai dong tới nói phụ mẫu nhìn bà conTrời mưa nhà thiếc dột bon bonPhụ mẫu không thương nói vậy, chớ bà con đâu mà nhìn.

28. Tiếc thay con người da trắng, tóc dàiBác mẹ gả bán cho người đần ngu.

29. Trách hồng nhan vô duyên bạc chẳng phải hậnDuyên nợ ở gần sao không đặng xứng đôiĐể chàng với thiếp xa xôiOán cha trách mẹ chẳng lo việc đứng ngồi cho con.

30. Trách ai lấp nẻo sông ngânLàm cho đôi lứa cố nhân bặt đườngThương nhau dòng luỵ chảy tuônTrách cha mẹ gắt chẳng thương chút tìnhAnh về em nhớ dạng nhớ hìnhNgàn năm li biệt đôi đứa mình phải xaVái Trời cho đặng chữ hiệp hoàLâu lâu thăm viếng kẻo mà đợi trôngXin thương cho chút má hồngChớ đừng bạc nghĩa vong ân đoạn tình.

266

Page 267: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

31. Trách cha trách mẹ muôn phầnNgồi trốc đống bạc mà cân lấy chì.

32. Trách cha trách mẹ quá lờiCho nên anh phải bỏ rời bấy lâuBây giờ lòng mới sở cầuCó chăng nói lại với nhau vài lời.

33. Trách hồng nhan vô duyên bạc phậnDuyên nợ ở gần sao không đặng xứng đôiĐể chàng với thiếp xa xôiOán cha trách mẹ chẳng lo việc đứng ngồi cho con.

34. Trách Trời sao lại hiu hiuTrách lòng cha mẹ không chiều lòng em.

35. Trăm khúc sông khúc lở, khúc bồiMiệng chàng nói thế, chàng ngồi chàng trôngGió bên đông xin chàng gỡ giúpNgón tay tháp bút mà chấm chậu lanDù ai nói ngang, chàng đừng ngao ngánTrước thì là bạn, sau nên vợ chồngEm còn trong tròng xin chàng thong thảEm quyết trận này trả của lấy cho anhEm hai mươi tuổi xuân xanhThầy mẹ ép uổng dỗ dành vào cửa người taCho nên duyên chẳng thuận hoàVợ chồng xung khắc, xót xa nhiều bề.

36. Trăng khuyết rồi trăng lại trònMụ già kén rể, con còn hoá lâu.

37. Trèo đèo Cổ MãNgó xuống Vạn Giả, Tu Bông(1)Biết là phụ mẫu đành khôngChàng chờ thiếp đợi, uổng công hai đàng(1) Vạn Giả, Tu Bông: các địa danh thuộc tỉnh Phú Yên.

38. Vì chàng nên chi thiếp chịu đòn oanThầy đập mẹ mắng, thế gian chê cười- Thầy mẹ đập em anh đau thấu tận xươngXóm làng ơi, mau mau cứu người thương tôi cùng!- Thầy mẹ đập thiếp bò lăn bò lócCó khúc có đận (vết)Nhờ bên tiếp cậnChàng vô bóp muối thoa chanhChàng nay là phận rể không há dễ vô giành ngọn roi.

267

Page 268: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

2.10. HÔN NHÂN - TRÁCH MÓC

STT NỘI DUNG1 Ai làm cho bến xa thuyền

Cho Trăng xa Cuội(1), bạn hiền xa nhauCha mẹ sao nghĩ chẳng sâuĐể thương để nhớ để sầu cho cả hai ta.

2 Ba tàn ba héo vì câyCon sầu vì mẹ vì thầy ép duyên.

3 Bác mẹ em vội tham vàngHang hùm lại ngỡ hang vàng gả conTrước thời thẹn với nước nonSau thời cay đắng lòng con đêm ngàyKhi vui có bác mẹ thầyCơn sầu em chịu đắng cay một mìnhMang thơ ra dán cột đìnhKẻ xuôi người ngược thấu tình em chăng?Phong ba nổi giữa đất bằngMột dây một buộc ai dằng cho ra!Thiết gì một cảnh vườn hoaMà đem đầy đoạ thân ta thế này?Thấu chăng hỡi bác mẹ thầyNgỡ rằng gả bán, hoá đầy thân con!

4 Cây oằn vì bởi gió namXa mình là bởi mẹ cha ham chỗ giàu.BK a- xa mình vì bởi phụ mẫu ham chỗ giầu.

5 Cha mẹ đòi ăn cá thuGả con xuống biển mù mù tăm tăm.

6 Cha mẹ em cho em sang chiếc đò nghiêng Đò trùng triềng đôi mạn em ôm duyên trở về.

7 Chim bay về núi Sơn TràChồng nam vợ bắc, ai mà muốn xaSự này cũng tại mẹ chaCho nên đũa ngọc mới xa mâm vàng.

8 Chim xanh ăn trái xoài xanh Ăn no tắm mát lên nhành rỉa lôngĐôi ta xứng vợ xứng chồngCực vì cha mẹ nói không xưa rày

268

Page 269: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Bữa nay tỏ thiệt bạn hayKiếm nơi mô thì bạn kiếm, chớ duyên rày rời duyên.

9 Đôi ta mặt nguyệt hôm rằmBởi chưng mưa dầm nhìn chẳng thấy saoBởi chưng cha mẹ ép vàoLàm cho khốn khổ đời nào cho raThác đi sợ tiếng gièm phaThiệt thân mà miệng người ta chê cườiChơi trăng không thẹn với trờiChơi gương không thẹn với người trong gươngHỡi người em nhớ em thươngSống còn em nguyện cùng chàng trăm năm.

10 Dòng nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngượcDòng nước chảy ngược, ông Nược rượt theoHai đứa ta chẳng quản giàu nghèoNgặt vì cha mẹ cứ theo cựu truyền.

11 Đứng bên ni sông cách ba tay sáoNghe giọng em hò vắt áo ra điTai nghe thầy mẹ ở nhà bán gả em điBằng ai giơ dao cắt ruột anh đi cho rồi.

12 Duyên kia chưa bén, tình nọ chưa nồngXốn xang bứt rứt trong lòngHay là Trời khiến vợ chồng cách phân?- Em đừng đem dạ sầu tâyGây nên cơn cớ sự nàyBởi chưng cha mẹ xui rày mới xa.

13 Em là con gái lỡ thìThầy mẹ nỏ gả để làm chi trong nhà?

14 Gà tơ xào với mướp giàVợ hai mươi mốt, chồng đà sáu mươiRa đường chị giễu em cườiRằng hai ông cháu kết đôi vợ chồngĐêm nằm tưởng cái gối bôngGiật mình gối phải râu chồng nằm bênSụt sùi tủi phận hờn duyênOán cha, trách mẹ tham tiền bán con.

15 Không trách mẹ, cũng chẳng hờn chaChỉ trách mẹ bội ước, nên sinh ra thế này.

16 Lửa nhen vừa mới bén trầmTrách lòng cha mẹ nỡ cầm duyên con.

17 Mẹ em tham gạo tham gà

269

Page 270: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Bắt em để bán cho nhà cao sangChồng em thì thấp một gangVắt mũi chưa sạch ra đàng đánh nhauNghĩ mình càng tủi càng đauTrách cha trách mẹ tham giàu tham sang.

18 Mẹ em tham gạo tham gàBắt em để bán cho nhà cao sangChồng em thì thấp một gangVắt mũi chưa sạch ra đàng đánh nhauNghĩ mình càng tủi càng đauTrách cha trách mẹ tham giàu tham sang.

19 Mẹ em tham việc tiếc côngCầm duyên em lại, tiết thu đông muộn màng.

20 Mẹ em tham thúng xôi rền Tham con lợn béo tham tiền Cảnh HưngTôi đã bảo mẹ răng đừng Mẹ hấm, mẹ hứ mẹ bưng ngày vào Bây giờ kẻ thấp,người cao Như đôi đũa lệch so sao cho bằng?BK a - Mẹ tôi tham thúng xôi rềnb - Em đã bảo mẹ rằng đừng c - Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng mâm vàod - Bây giờ chồng thấp, vợ cao

21 Mẹ em tham thúng xôi rềnTham con lợn béo tham tiền Cảnh HưngMẹ em tham thúng bánh chưngTham con lợn béo,lưng em chịu đòn.

22 Mẹ em tham thúng xôi rềnTham con lợn béo, tham tiền Cảnh HưngEm đã bảo mẹ rằng đừngMẹ giấm mẹ giúi mẹ bưng vào nhàBây giờ tôi bán oan giaNó đánh trong nhà, nó quật ngoài sânMẹ ngồi mẹ nghĩ tần ngầnMẹ bán táo rụng, gỡ dần con ra.

23 Mẹ mong con đẹp lứa đôiCon xin được tỏ đôi lời đục trong:Lấy nhau lòng hiểu được lòngTình kia mới được đượm nồng dài lâuVì chưng mẹ trót nhận trầu

270

Page 271: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Bắt con ngậm miệng cúi đầu vâng theoLấy người chẳng biết, chẳng yêuSống sao cho mãn bóng chiều trăm nămDù nay muốn dứt tơ tằmMẹ thương thì sự lỡ lầm đã qua.

24 Mẹ mong gả thiếp về giồngThiếp than phận thiếp gánh gồng chẳng kham.

25 Mẹ ơi trái bí còn nonMẹ cầm dao cắt duyên con sao đành?

26 Sự tình trọng đại, đây chẳng phải buồn chiBuồn thời một phận sầu biTrai tài gái sắc, thầy mẹ không tính hương chi con nhờ.

27 Tay gắp miếng mỡTay đỡ miếng quaySửa mặt, sửa màyQuần hồ áo cánhThầy mẹ sứm sanhSao anh không mặc?Cái phận anh cực Cái phận anh sầuRuột cắt không đau Bằng duyên ép cưỡngCó hơn sào ruộngLúa bán hơn người Nuôi ăn nuôi chơi Thầy mẹ không gảNuôi uổng thân conĐắng cay như quả bồ hònKhác nào như thể hồng non ngậm vào.

28 Tham giàu thầy mẹ ép gả em raTưởng là mẹ chính, hoá ra mụ hầu.

29 Thầy mẹ em tham ruộng đầu cầuTham nhà con một, tham trâu đầy chuồngThầy mẹ em tham bạc tham tiềnTham con lợn béo, cầm duyên em giàĐể đến nay anh cưới em nửa con gàDăm ba sợi bún, một và hột xôi.

30 Trách cha mẹ nàng ăn ở đảo điênĐể trai anh hùng chịu thảm, gái thuyền quyên chịu sầu.

31 Trách cha, trách mẹ muôn phầnNgồi trốc đống bạc mà cân phải chì

271

Page 272: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Trách cha trách mẹ vụng suySinh chi cho luống công trìnhĐể cho chúng bạn đồng tình mỉa mai.

32 Trách mẹ với cha chớ anh đây không trách bậuCha mẹ tham giàu gả bậu đi xa.

2.11. HÔN NHÂN - QUYỀN CHA MẸ

STT NỘI DUNG1. Có con mà gả chồng gần

Có bát canh cần nó cũng đem choHoài con mà gả chồng xaTrước là mất giỗ sau là mất con. BK(a)Có con mà gả chồng gầnNửa đêm đốt đuốc mang phần cho chaHoài con mà gả chồng xaBa sào ruộng chéo chẳng ma nào cày.(b)Có con mà gả chồng xatrước là mất gỗ, sau là mất conCó con mà gả chồng gầnCó bát canh cần nó cũng đem cho.

2. Con ta gả bán cho ngườiCờ ai nấy phất chứ chơi đâu mà.

3. Mẹ mong gả thiếp về vườnĂn bông bí luộc dưa hường nấu canh.BKMẹ mong gả thiếp về giồngĂn bông bí luộc, dưa hồng nấu canh.

4. Nuôi con những tưởng về sauTrao duyên phải lứa, gieo cầu phải nơiMực đen vô giấy khó chùiVợ chồng, chồng vợ việc đời trăm năm.

5. Trèo lên cây gạo con conMuốn lấy vợ giòn phải nặng tiền cheoNặng là bao nhiêu? Ba mươi quan quíMẹ anh có ý mới lấy được nàngMai mẹ anh sang, mẹ nàng thách cướiBạc thì trăm rưởi, tiền chín mươi chumLụa thì chín tấm cho dày

272

Page 273: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Trâu bò chín chục đuổi ngay vào làngAnh sắm được, anh mới hỏi nàngNếu không sắm đủ, chớ vào làng làm chi.BKTrèo lên cây gạo son sonMuốn lấy vợ giòn phải nặng tiền cheoBa mươi quan quíMẹ anh có ý mới lấy được nàngAnh về bảo mẹ anh sangMẹ nàng thách cưới:- Tiền thì trăm rưởiBạc chín mươi thoiCưới em mười chín con trâuMười hai con lợn thì dâu mới vềDâu về trước ngựa hồng theo sau.

2.12. HÔN NHÂN - CHỐNG LẠI LỄ GIÁO PHONG KIẾN

STT NỘI DUNG

1. Cơm ăn hai bát, bát ăn bát đểĐũa so hai đôi, đôi đứng đôi nằmDầu mà thầy mẹ đập chín chục một trămĐập rồi lại dậy quyết nhất tâm lấy chàng.

2. Cơm sôi bớt lửa kẻo tràoMẹ ơi khoan bán, má đào đang non.

3. Cá lưỡi trâu dầm trong nước mắmQua với nàng duyên thắm mấy trăngMẹ cha tuy chẳng bằng lòngĐôi ta cố giữ chữ đồng trăm năm.

4. Chưa chồng thì liệu đi ngheĐể bác mẹ liệu thì huê em tànCó thì liệu lấy mới ngoanĐể bác mẹ liệu thế gian đã đành.

5. Đêm nằm đắp chiếu bịt bùngTai nghe tiếng hát dậy vùng ra điCon rồng nằm bãi cát bày viVì chưng thương bạn, nên ra đi làm vầyRa đi, cha đánh, mẹ ngầyKhông đi, bạn ở ngoài này bạn trông!

273

Page 274: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

6. Dù cho cha đánh ngõ đìnhMẹ ngăn ngõ chợ, đôi đứa mình đừng xa.

7. Em còn bé dại thơ ngâyThầy mẹ ép uổng những ngày còn thơBây giờ duyên số chả vừaCó thương thì gỡ cho nhau ra cùngEm còn mắc míu trong tròngMượn dao lá trúc cắt tròng em raBao giờ em ra khỏi tròngGiã ơn dao trúc, giã lòng người thươngBao giờ em ra khỏi chiếu, khỏi giường Để thiếp với chàng lồng áo đắp chung.

8. Em ngủ dậy sớm maiEm xúc hai chén cơmSo hai đôi đũaĐôi đứng đôi nằmDầu thầy mẹ có đánh chín chục, một trămĐánh rồi em dậy, em cũng chí lăm thương chàng.

9. Em thương anh dầu cha mẹ có quấn tóc kèo nhàĐánh bằng roi sắt, xa mà không xaChừng nào roi sắt trổ hoaCây khô nở nhuỵ, đôi đứa ta mới lìa.

10. Em thương anh thầy mẹ ngăm ngheCậu, cô, chú, bác, đòi đậu bè thả trôiThả trôi răng đặng mà thả trôiAnh Hồ em Hán cũng lôi nhau về.

11. Hai hàng nước mắt tuôn rơiKhóc lên thì sợ bạn cười đôi taViệc này tại mẹ cùng chaTại chú cùng bác ông bà anh emMặc ai chia rẽ phận duyênĐôi ta cứ giữ lời nguyền sắt son.

12. Khi con thương thầy mẹ không thươngNay chừ công bất thành, danh bất toại, thầy với mẹ đẩy vại con vôLiều mình con muốn vọt xuống hồMăng non làm bạn với tre không cực lòng.

13. Mặc dầu cha đánh mẹ treoĐứt dây té xuống cũng theo chung tình.

14. Mình ơi! tôi nhớ thương mìnhMẹ cha chửi mắng chữ tình nặng thêm.

15. Rau răm ngắt ngọn còn tươi

274

Page 275: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Rượu ngon chuốc chén đợi người tri âmĐôi đũa em đã toan cầmChàng lấy một chiếc cho lòng em mêVề nhà cha đánh, mẹ chêNhưng em chỉ quyết một bề lấy anhCây xanh thì lá cũng xanhĐã trót vin cành thì phải hái hoa.

16. Thiếp đây không phải con người lòng chim dạ cáTrách tấm lòng thầy mẹ bán gả đôi nơiTrăm năm thề thốt nặng lờiThiếp xin lấy con dao vàng tự vẫn giữa trời phen ni.

17. Từ khi gặp mặt giữa đàngThiếp quyết thương chàng, cha mẹ nào hayCó hay thì nhất đánh, nhì đàyHai lẽ mà thôiThuỷ chung em giữ trọn mấy lờiChết thời chịu chết, lìa đôi em không lìa!(b) Từ khi gặp mặt giữa đàngThiếp quyết thương chàng, cha mẹ nào hayCó hay thì nhất đánh nhì đàyThuỷ chung giữ trọn, chết thà chịu chết lìa đây không lìa.

2.13. HÔN NHÂN - LƯỠNG LỰ

STT NỘI DUNG1. Ai về anh dặn lời này

Phượng hoàng chỉ quyết đậu cây ngô đồngSong le còn chút ngại ngùngBiết rằng thầy mẹ thương cùng cho chăng?Nẻo xa thấp thoáng bóng trăngCũng mong nhờ gió cát đằng(1) dưa dâyĐể cho duyên hiệp đấy đây cho gần.(1) Cát đằng: loài dây leo phải bám vào những cây to khác. Trong văn học cổ thường dùng cát đằng để chỉ sự phụ thuộc, lẽ mọn.(2) Quảng Hàn: nghĩa gốc là rộng và lạnh lẽo, theo Long thành lục, vua Đường Minh Hoàng, nhân đêm rằm tháng tám, được nhà thuật sỹ làm phép lạ đưa lên mặt trăng chơi, thấy cửa vào cung trăng có biển đề "Quảng hàn thanh hư chi phủ" (cái phủ trống rỗng, trong suốt, lạnh và rộng) do đó Quảng Hàn, Cung Quảng Hàn, Cung Quảng, Cung Hàn v.v đều dùng để chỉ mặt trăng.

2. Chim manh manh bay quanh vòng cỏ

275

Page 276: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Qua với nàng hiểu rõ mấy nămTình yêu vẫn giữ âm thầmĐợi quyền cha mẹ sắt cầm định phân.

3. Công anh gánh đá tạc biaCông em trò chuyện sớm khuya với chàngBây giờ bác mẹ bàn ngangCông em trò chuyền với chàng mất khôngAi ngờ chuối trổ mùa đôngBiết rằng có chắc hay không mà chờChờ anh chờ ngẩn, chờ ngơChờ hết mùa mận, mùa mơ, mùa hồngCắm sào em đợi nước trongNước nguồn chảy xuống còn mong nỗi gì

4. Đêm khuya trăng lệch trời trongMuốn trao duyên với bạn sợ lòng mẹ cha.

5. Được hoặc chữ trung mất dùng chữ hiếuĐược chữ tam tùng lỗi đạo mẹ cha.

6. Em về em hỏi mẹ cha Có cho em lấy chồng xa hay gần?Có con mà gả chồng xaMột là mất giỗ, hai là mất conCó con mà gả chồng gầnCó bát canh cần nó cũng đem cho.

7. Em thấy anh em cũng mong chào Sợ lòng bác mẹ cây cao lá dài.

8. Em thương còn bụng mẹ thầyĐèn treo trước gió biết xây ngả nào.

9. Gặp anh đây em hỏi giao hoàThương em anh có nghĩ đến mẹ già em không?

10. Không nghe anh thì lỗi đạo tam tùngNghe anh thì thất hứa thất trung với mẹ thầy.

11. Không theo anh thì đêm tưởng ngày trôngTheo anh thì thầy mẹ vẽ vòng uốn roi.

12. Lăm le muốn nhảy qua mươngNhảy thời đặng đó, còn thương mẹ già.

13. Lấy chi trả thảo cho chaĐền ơn cho mẹ, con ra lấy chồng.

14. Lênh đênh nửa nước nửa dầuNửa thương cha mẹ, nửa sầu căn duyên.

15. Lưỡi câu anh đã uốn vừaSợ lòng bác mẹ lọc lừa nơi nao

276

Page 277: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Bắc thang lên hỏi thiên tàoRằng cô bán cá rẽ vào duyên ai(1)(1) Rẽ vào duyên ai: người ấy sẽ lấy ai?

16. Lưu li nửa nước, nửa dầuNửa thương cha mẹ, nửa sầu căn duyên.

17. Mẹ em tham con lợn béo mùi Để anh chểnh mảng như nồi canh rauBắt tay qua trán mà nghĩ trước sau Thịt lợn chóng chán, canh rau mát lòng.

18. Mẹ mong gả thiếp về vườnThiếp lo một nỗi đường trường xa xôi.

19. Một nghiên năm bảy bút giao kềBiết lòng thày mẹ chấm phê bút nào.

20. Ông Trời năng mưa, năng vận chuyểnĐất cát ngoài biển, năng lở năng bồiĐôi ta yêu lỡ nhau rồiChàng than thiếp thở, phụ mẫu ngồi sao yên?

21. Vai mang khăn gói sang sôngMẹ kêu khốn tới, thương chồng khốn lui.

2.14. HÔN NHÂN - TỰ GIÁC

STT NỘI DUNG1. Ai bưng bầu rượu đến đó

Phải chịu khó bưng vềEm đang ở hầu thày mẹ cho trọn bề hiếu trung.BK(a)Ai bưng bầu rượu tới đó thì chịu khó bưng vềKẻo em đây đang còn theo chân thày mẹ cho trọn bề hiếu trung.(b)Ông mai ơi!Ông xách bầu rượu tới đóÔng hãy chịu khó ông xách trở vềTôi còn ở nuôi phụ mẫu, cho trọn bề hiếu trung.(c) Ai bưng trầu rượu tới đóChịu khó bưng vềEm đây thiệt vẫn không chêỞ làm ri nuôi thầy mẹ, cho trọn bề hiếu trung.

2. Bông ngâu rụng xuống cội ngâuEm còn phụ mẫu dám đâu tư tình.

3. Chỉ còn đương nối trong cuồngEm còn phụ mẫu, luông tuồng sao nên.

277

Page 278: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

4. Chớ lo nốc nát, ván hàGắng thân nuôi phụ mẫu, duyên già có anh.

5. Khoan khoan bước tới thềm vàngĐể em thưa với thầy mẹ, biết có thương chàng hay không?

6. Khoan khoan chờ đợi em cùngEm còn hai chữ hiếu trung chưa đền.

7. Mẹ em muốn ăn cá thuBắt anh ra biển mù mù tăm tămMẹ em thách cưới một trămAnh đi chín chục, mười lăm quan ngoài.

8. Mẹ em thách cưới một trămAnh đi chín chục mười lăm quan ngoàiMẹ em thách cưới hoa taiAnh ra thợ bạc đánh hai đôi liền.

9. Ngại vì một nỗi xa đàngBác mẹ chưa biết họ hàng chưa hayAnh có lòng thương chờ đợi ít ngàyĐược phép mẹ thầy, anh hãy vãng laiTrước răng sau rứa không sai!

10. Ngọc còn ẩn bóng cây ngâuEm đang tùng phụ mẫu dám đâu tự tình?

11. Ơn hoài thai như biểnNgãi dưỡng dục, tợ sôngEm nguyền ở vậy phòng khôngLo đàng cha mẹ cho hết lòng phận con.

12. Ơn thầy bằng núi, nghĩa mẹ tày nonHai ta là đạo làm conMuốn duyên vừa ý đẹp phải cúi luồn mẹ cha.

13. Phụ mẫu sơ sanh, hãy để người địnhTrong việc vợ chồng, phải chờ lịnh mẹ cha- Đợi lịnh mẹ cha, anh đây cũng biết vậyNhưng em phải hứa chắc một lời, anh sẽ cậy mai dong.

14. Thuyền em lựa bến cắm sàoEm chờ phụ mẫu định nơi nào sẽ hay.

15. Tiếc cây mía tốt có sâuTiếc người lịch sự trên đầu có tangTang chồng thì bỏ tang điTang cha tang mẹ, ta thì tang chung- Tang cha, tang mẹ trên đầuLẽ nào em dám bán sầu mua vui.

16. Tiếng đồn anh con nhà nhân gia tử đệ

278

Page 279: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Anh ơi! Anh thiếu chi kẻ thương yêuCớ làm sao anh lại để đứng bóng xế chiều hỡi anh?- Em ơi, em thốt ra anh cũng phảiNhưng cho anh trả lại mần riChốn mô nghiêm trang bằng chốn bến Ngự? (1)Chỗ mô lịch sự bằng chợ Đông Ba (2)Anh không bôn theo đường con vợMà nhớ đến hai chữ thất giaMột chữ kính mẹ, một chữ thờ chaDẫu mà trăng xế, bóng qua anh cũng đành.(1) Bên ngự: địa điểm trên sông An Cựu (một nhánh của sông hương) gần ga Huế.(2) Đông Ba: xem chú thích ở Ch 406.

17. Trăng lên khỏi núi trăng sángBởi vì mây ám nên trăng mờAnh mắc đường hiếu sự, em đợi chờ có đặng không?

2.15. CON CÁ TRONG CA DAOVỀ TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

STT NỘI DUNG1. Ai làm bát bể cơm rơi

Đĩa nghiêng cá đổ, rã rời đôi ta.2. Ai làm cá bống đi tu

Cá thu nó khóc, cá lóc nó rầuLuỵ rơi hột hột, cơ cầu lắm bớ em!

3. Ai làm cho cải tôi ngồngCho dưa tôi khú, cho chồng tôi chêChồng chê thì mặc chồng chêDưa khú nấu với cá trê ngọt lừ.

4. Ai lên nhắn nhủ hàng bôngCó muốn lấy chồng thì xuống Nguyệt Viên (1)Nguyệt Viên lắm lúa nhiều tiềnLại có sông tiền tắm mát nghỉ ngơiChiều chiều ba dãy cá tươiChẳng ăn thời thiệt, chẳng chơi thời hèn.(1) Nguyệt Viên: một địa điểm thuộc xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

5. Ai ơi, trẻ mãi ru màCàng so sánh lắm, càng già mất duyênCòn duyên như tượng tô vàng

279

Page 280: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Hết duyên như tổ ong tàn ngày mưaCòn duyên đóng cửa kén chồngHết duyên ngồi gốc cây hồng lượm hoaCòn duyên kén cá chọn canhHết duyên củ ráy dưa hành cũng trôiCòn duyên kén những trai tơHết duyên ông lão cũng vơ làm chồngCòn duyên đóng cửa kén chồngHết duyên bán quán ngồi trông bộ hành.

6. Ai về nhắn nhủ ông câuCá ăn thì giật để lâu mất mồi - Mất mồi này ta câu mồi khác Cá biển hồ sao xác thiếu chi.

7. Ăn mít bỏ xơĂn cá bỏ lờ, mình chớ hay quênMình quên ta chả cho quênMình nhớ, ta nhớ mới nên vợ chồng.

8. Ăn trầu người như chim mắc nhợUống rượu người như cá mắc câuThương em chẳng nói khi đầuĐể cho bác mẹ ăn trầu khác kơiĐau lòng em lắm anh ơi!Riêng em cứ quyết đợi người đấy thôiSông kia khi lở khi bồiThương em lúc đứng lúc ngồi cũng thương.

9. Anh ăn cơm cũng thấy nghẹnUống nước cũng thấy nghẹnNghe lời em bậu hẹn, ra bãi đứng trôngBiển xanh bát ngát, nhìn không thấy ngườiMênh mông sông nước xa vờiBiết rằng còn nhớ những lời thể xưaTrông ai như cá trông mưaNgày đêm tưởng nhớ, như đò đưa trông nồmBậu ơi! bậu có nhớ không ?Anh trông ngóng bậu, như rồng ngóng mưa.

10. Anh Ba yêu đến tôi chăng?Gió đưa trăng là trăng đưa gióThung thăng cá vượt qua đăngXin đừng lắm chốn, nhiều nơi nhỡ nhàng.

11. Anh bứt cỏ ngựa(1) ngôi đầu cửa ngọKẻ bắn con nây(2) ngồi cội cây non

280

Page 281: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Chàng mà đối được thiếp trao tròn một quan?- Con cá đối(3) nằm trên cối đá Con mèo cụt(4) nằm trên mút kèoTrai thanh tân đã đối được, tiền cheo mô mà?(1) (2) (3) (4): Đây là cách nói lái của miền Trung khác với cách nói lái miền Bắc.

12. Anh đi phe cá mũi SonBắt em sàng gạo cho mòn móng tayMóng tay, móng vắn, móng dàiTrồng một cây xoài trái chín trái chua.

13. Anh đi vắng cửa vắng nhàGiường loan gối quế, mẹ già ai nuôi?- Cá rô anh chặt bỏ đuôiTôm càng bóc vỏ, anh nuôi mẹ già.

14. Anh đừng thấy cá phụ canhThấy toà nhà ngói, phụ tranh rừng già.

15. Anh mong bắt cá chuồn chuồnKhi vui nó lội khi buồn nó bayChim trời cá nước chi đâyCác lội đằng cá, chuồn bay đằng chuồn.

16. Anh mong gởi cá cho chimChim bay ngàn dặm cá chìm biển Đông.

17. Anh muốn câu con cá gáy bốn đònCon cá sơn, con cá móm anh ngồi bòn cũng ra.

18. Anh ngó lên trời thấy đám mây bạchAnh ngó xuống lòng lạch thấy con cá chạch đỏ đuôiNước chảy xuôi con cá buôi lội ngượcAnh mảng thương nàng biết được hay không ?

19. Anh ngồi bậc lở anh câuKhen ai khéo mách, cá sầu chẳng ăn.

20. Anh ngồi trước mũi ghe lêChớ em chi đặng ngồi kề một bên.BKAnh ngồi vực lở quăng câuKhen ai xui giục con cá sầu không ănCon cá không ăn câu anh con cá dạiCon cá ăn câu anh thì có ngãi có nhân.

21. Anh tiếc ao cá nước trong Để cho bèo tấm, bèo ong dạt vàoAnh tiếc cái thuyền thúng mà chở đò ngang Để cho thuyền ván nghênh ngang giữa dòng.

22. Anh tới đây đất nước lạ lùng

281

Page 282: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kiêngTới đây đầu lạ sau quenBóng trăng là nghĩa, ngọn đèn là duyên.

23. Anh trông em như cá trông mưaNgày trông đêm tưởng như đò đưa trông nồm.

24. Anh trông em như cá trông mưaNhư con trông mẹ chợ trưa chưa về.

25. Anh trông xuống sôngBuồm rung gió thổiKẻ lặn người lộiKẻ chắn người đăngNước bạc lăn tănPhao chìm chuyển độngGiật lên mau chóngKẻo cá nhả ra... Mình lấy được taBõ công ao ướcTa lấy được mìnhThoả dạ ước aoBõ công anh đốn cần, xe nhợ, buộc phao, mắc mồi.

26. Anh về đi ngủ kẻo khuyaXấu chuôm, cá chẳng vào đìa anh đâu!- Xấu chuôm tốt cá, em ơiTốt chuôm mà nỏ có nơi cá nằm.

27. Anh về tìm vảy cá trêTìm gan tim thú tìm mề con lươnTìm cho con bún có xươngTìm dây tơ hồng có rễ em mà theo không ?- Em về đánh kiểng la làngTới đây anh chỉ vảy cá trên vàng anh coiEm đừng nói dại, nói khờBún làm bằng bột ê hề xương đâu.

28. Anh về xứ Đế thành ĐôNhư cá Biển Hồ, bao thuở gặp nhau.

29. Ba tiền một khứa cá buôiCũng mua cho được mà nuôi mẹ già.

30. BK(a)Bao giờ cá lí hoá longĐền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa.(b)Một mai con cá hoá rồngĐền ơn cha mẹ bõ công sinh thành.

282

Page 283: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

31. Bây giờ ta gặp nhau đâyNhư con cá cạn gặp ngày trời mưa.

32. Bấy lâu lên ngọn sông TânMuốn tìm cá nước phải lần trời mưaTiếc công anh đắp đập coi bờĐể ai quảy đó, đem lờ đến đơm.

33. Bèo than phận bèo khi trôi khi nổiBí than phận bí, ngắt ngọn nấu canhAnh than phận anh, vợ con chưa cóNay chọc người nọ, mai ghẹo người kiaMắt nhìn em như súng nhìn biaBấy lâu con cá cựu ở đìaBao giờ con cá cựu trở về ao sâu?BKBèo than phận bèo ở trên mặt nướcBí than phận bí, xắt nhỏ nấu canhAnh than phận anh, vợ con chưa cóKhông ai coi đầu nọ, không ai ngó đầu kiaAnh chờ em như súng chờ biaTưởng là cá nọ men đìaHay đâu cá nọ dứt lìa ao sâu.

34. Biển rộng thênh thang, con cá nằm ngượcCây cao chót vót điểu nọ nằm ngangTiếc vì xa xã ngái làngEm muốn phân nhân ngãi sợ làng khó phân.

35. Biển sâu cá lội mất tămDầu chờ dầu ngóng trăm năm cũng chờSông sâu cá lượn lờ đờDầu trông dầu đợi cho chí chờ trăm năm.

36. Biết thuở nào con cá nhào khỏi vựcBiết thuở nào hết cực thân em.

37. Bởi vì say thưa nên chi sáo bổCơ chi say dày, dông tố quản chiBuồn tình cá bỏ cá điAi ra đón ngăn cá lại, giữa chốn vọng trì khen cho.

38. Bông bống bồng bồng Trai ơn vua chầu chực sân rồngGái ơn chồng ngồi võng ru conƠn vua xem trọng bằng nonƠn chồng, nhờ phúc tổ tông dõi truyềnLàm trai lấy được vợ hiền

283

Page 284: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Như cầm đồng tiền mua được của ngonPhận gái lấy được chồng khônXem bằng cá vượt Vũ Môn hoa rồngBông bống bồng bồngBồng bống bồng bông.BK (a)Bông bống bồng bôngTrai ơn vua chầu chực sân rồngGái ơn chồng ngồi võng nuôi conƠn vua xem trọng bằng nonƠn chồng như đức tổ tôn ghi truyềnLàm trai lấy được vợ hiềnNhư cầm đồng tiền, mua được của ngonPhận gái lấy được chồng khônXem bằng cá vượt Vũ Môn hóa rồng.(b)Làm trai lấy được vợ hiềnBằng cầm đồng tiền mua được miếng ngonLàm gái lấy được chồng khônCầm bằng cá vượt Vũ Môn hoá rồng.

39. Bữa ăn có cá cùng canhAnh chưa mát dạ bằng anh thấy nàng.BKBữa cơm có cá với canhAnh không mát dạ bằng anh thấy nàng.

40. Buổi chợ đông, con cá hồng anh chê lạtBuổi chợ tan rồi, con tép bạc cũng phải mua.BKBuổi chợ đông con cá hồng em chê lạtBuổi chợ tan rồi con tép bạc em khen ngon.

41. Cơm chiên ăn với cá veThiếp đây chàng đấy, buôn bè ra khơi.

42. Cơm trắng ăn với chả chimChồng đẹp vợ đẹp, những nhìn mà no.Cơm hẩm ăn với cá khoChồng xấu, vợ xấu, những lo mà gầy.

43. Cá bã trầu ăn bọt thia thiaĐôi ta thương chắc, phận chia tại trời.

44. Cá bống đi tuCá thu nó khócCá lóc nó rầuPhải chi ngoài biển có cầu

284

Page 285: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Anh ra đến đó giải đoạn sầu cho em.45. Cá buồn cá chạy thung thăng

Người buồn người biết than rằng cùng ai?BK(a)Cá buồn cá vượt qua đăngEm buồn em biết than rằng cùng ai?(b)Cá buồn cá lội tung tăngEm buồn em biết đãi đằng cùng ai?

46. Cá buồn cá lội thung thăngNgười buồn người biết đãi đằng cùng ai?Phương đông chưa rạng sao MaiĐồng hồ chưa cạn, biết lấy ai bạn cùng!

47. Cá buồn cá vọt qua đăngEm buồn em biết than rằng cùng ai!Than rằng cùng trúc, cùng maiCùng cây gỗ táu, cùng cây ngô đồngXót xa như muối đổ vào lòngĐắng cay như ngậm bồ hòn vẫn phải gượng vui.

48. Cá buồn cá vượt qua đòEm buồn em biết hẹn hò cùng ai?Hẹn hòn ông Nón(1) hôm maiSao cho em gặp chàng trai tốt hò.(1) Hòn ông Nón: hòn đá lớn giữa sông, giống hình cái nón úp. Hòn đá này ở quãng sông thuộc xã Quý Lương, huyện Bá thước, Thanh Hoá.

49. Cá buồn cá vượt qua đòEm buồn em biết chuyện trò cùng ai?

50. Cá chẳng ăn muối cá ươnCon cãi cha mẹ trăm đường con hư.

51. Cá đáy nước, nhạn lưng trờiNhạn bay còn bắn đặngCá lặn còn dễ câuNgười đứng một bên, ai nào thấu nỗi lòngE sau lòng lại đổi lòngNgười đời tham bưởi bỏ lòng nhiều thay.

52. Cá không ăn câu là con cá dạiCâu anh này, câu ngãi câu nhơn!Cái cần câu trúc Cái ống câu trắcCái lưỡi câu vàngCái đàn chỉ tơ

285

Page 286: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Sáng trăng anh câu nhởi ai ngờ bén duyên.53. Cá lên khỏi nước cá khô

Thương em thì chớ loã lồ tiếng tămVắng mặt qua lại hỏi thămGhét nhau chi đó, mấy năm giân hờn?- Chàng giận em lại cười luônBớt giận, bớt hờn, xắm rắm với nhauThương nhau ăn một trái cauGiấu cha, giấu mẹ, ăn sau bóng đèn.

54. Cá lí ngư sầu tư biếng lộiChim phụng hoàng vì cội biếng bayAnh thương em đừng vội nắm tayMiệng thế gian ngôn dực(1), phụ mẫu hay rầy ràNếu mà thương bữa lại quaThấu tai phụ mẫu đôi ta chia lìaAnh với em như khoá với chìaNhư chìa với khoá không lìa mới hayNếu để mà cha mẹ em hayThời nghĩa nhân hai đứa phải càng ngày ắt xa.(1) Ngôn dực: từ nhóm từ "ngôn dực trường phi" nghĩa là lời nói như có cánh có thể bay xa.

55. Cá lí ngư sầu tư biếng lộiChim phụng hoàng sầu cội biếng bay.BKCon cá ngư sàu tư biếng lộiCon chim trên nhành sầu cội biếng bay.

56. Cá lưỡi trâu dầm trong nước mắmQua với nàng duyên thắm mấy trăngMẹ cha tuy chẳng bằng lòngĐôi ta cố giữ chữ đồng trăm năm.

57. Cá sầu ai cá chẳng quạt đuôiNhư lan sầu huệ, như tui sầu mìnhTử sanh, sanh tử tận tìnhDù ai ngăn đón, tui cứ mình tui thương.

58. Cá sầu ai chẳng quật đuôiNhư lan sầu huệ, như tôi sầu chồng.

59. Cá vàng lơ lửng giếng xanhThong dong chốn ấy một mình thảnh thơiAi ngờ cá lại ham mồiBỏ nơi mát mẻ, tìm nơi lạnh lùng.

60. Cá về biển Bắc hết trông

286

Page 287: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Em vào trong nớ, bỏ chồng cho ai?61. Cái bống còn ở trong hang

Cái rau tập tàng còn ở nương dâuTa về ta sắm cần câuCâu lấy cá bống nấu rau tập tàng.

62. Cái cần câu trúc, anh đem bịt bạcCái chạc thật chắc, quăng sang bể bắc, câu con cá nước TềAnh chộ em thân thiết nhiều bềƯớc khi mô cho được nằm kề lưng em.BKCái cần câu bạcCai chạc câu chắc Quăng sang bể Bắc Câu con cá núi TêAnh chộ em thân thiết nhiều bềƯớc khi nào, cho được nằm kề lưng em.

63. Cái gì anh đổ vào bồ?Cái gì róc vỏ phơi khô để dành?Cái gì anh thả vào xanh?Cái gì lắt lẻo trên cành tốt tươi?Cái gì đi chín về mười?Cái gì sống đủ trên đời được tám trăm năm?Cái gì chung chiếu chung chăn?Cái gì chung bóng ông trăng trên trời?- Lúa khô anh đổ vào bồCau thì róc vỏ phơi khô để dànhCon cá anh bỏ vào xanhBông hoa lắt lẻo trên cành tốt tươiMặt Trăng kia đi chín về mườiÔng Bành Tổ sống đủ trên đời được tám trăm nămVợ chồng chung chiếu chung chănĐôi ta chung bóng ông trăng trên trời.

64. Cầm chài mà vãi cá căngCá đi đường cá chài phăng đường chài.

65. Cầm chài mã vãi lỗ treCá không thấy cá, lại nghe rách chài.

66. Cần trắc, ống trúc, chỉ bạc, tơ tàuSao không câu con cá rô biển, lại câu con cá rô bàu làm chi?

67. Canh một cho chí canh haiCó ai vui thay như cá nước, bạn xa nhau rồi bạn không nói trước cho em hayQua chuyến đò đầy nhớ nghĩa đó thayHuống chi đôi đứa mình ơn trung nghĩa trọng ba bốn tháng rày nhớ

287

Page 288: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

thương.68. Cây chi trên rừng không có lá

Cá chi dưới biển không có sươngLiễu mà thương được thì thươngĐể chi chúng bạn, thế thường cười chê.

69. Cây chi trên rừng không lá?Con cá chi dưới biển không xương?Trai nam nhân đối đặng thiếp kết nghĩa tào khương với cùng- Cây xương rồng trên rừng không láCon sứa dưới biển không xươngAnh đà đối đặng phải kết nghĩa cương thường với anh.

70. Cha mẹ đòi ăn cá thuGả con xuống biển mù mù tăm tăm.

71. Chăn đơn nửa đắp nửa hongCạn sông, lở núi, ta đừng quên nhauTừ ngày ăn phải miếng trầuMiệng ăn, môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu Biết rằng thuốc dấu hay là bùa yêuLàm cho ăn phải nhiều điều xót xaLàm cho quên mẹ quên cha, quên cửa quên nhàLàm cho quên cả đường ra lối vàoLàm cho quên cá dưới aoQuên sông tắm mát quên sao trên trờiĐất Bụt mà ném chim trờiÔng Tơ bà Nguyệt xe dây, xe nhợ nửa vời ra đâu!Cho nên cá chẳng bén câuLược chẳng bén đàu, chỉ chẳng bén kimThương nhau nên phải đi tìmNhớ nhau một lúc như chim lạc đàn.

72. Chàng về đường trúc ngõ trắcKhác chi biển bắc xa khơiThiếp đây khác thể chim trờiChàng như cá nước biết mấy đời gặp nhau!

73. Chẳng tham vựa lúa anh đầyTham năm ba chữ cho tày thế gian.BK a- Chẳng tham vựa cá anh đầy- Chẳng tham bồ lúa anh đầyb- Tham ba hàng chữ cho tày thế gian.

74. Chi ngon bằng gỏi cá nhồngChi vui bằng được tin chồng vinh qui.

288

Page 289: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

75. Chị Xuân đi chợ mùa hèMua cá thu về chợ hãy còn đôngAnh Hươu đi chợ Đồng NaiBước qua bến Nghé, ngóng ai đận đà.

76. Chiều nay người nghĩa xa anhChim sa cá lặn, kiểng đương xanh vội tàn.

77. Chim bay cá lội chăn vănBao giờ đèn hiệp với trăng một nhà.

78. Chim bay về núi túi rồi Em không lo liệu còn ngồi chi đây.

79. Chim bay về rú, về nonCá kia về vực, anh còn đợi em.

80. Chim buồn chim bay vào núiCá buồn cá chúi xuống sôngAnh buồn uống chén rượu nồngEm buồn em ăn một miếng trầu không giải buồn.

81. Chim chuyền bụi sậyCá quậy bụi sậy Cá quậy bụi tùng Anh thương em thắm thiết vô cùngĐĩa nghiên mài mực, tàm cùng bức thư.

82. Chim nhàn bắt cá lòng khơiThấy anh chàng chấu nhiều nơi em buồn.

83. Chim quyên ăn trái nhãn lồngThia thia quen chậu, vợ chồng quen hơiBK Cá thia quen chậu vợ chồng quen hơi.

84. Có chà cá mới ở aoCó em, anh mới ra vào chốn ni.

85. Có chuôm cá mới ở đìaCó em anh mới sớm khuya chốn này.

86. Cô Xuân mà đi chợ HạMua một con cá thu về chợ hãy còn đôngTrai nam nhi đối đặng thiếp theo không chàng về- Trai thanh nam ngồi hàng thuốc bắcGái đông sàng cảm bệnh lầu tâyHai ta tình nặng nghĩa dầyĐối ra đáp được lúc này tính sao.

87. Con cá bống cát, nằm trên bãi cátCon chim chài đậu chiếc thuyền chài Anh với em nỏ thành gia thất vì ai?

289

Page 290: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Xưa kia trúc đà làm bạn với mai một cành.88. Con cá đối nằm trên cối đá

Con chim đa đậu nhánh đa đaChồng gần bậu không lấy, bậu lấy chồng xaMai sau cha yếu mẹ giàChén cơm, bát nước, bọ kỉ trà ai bưng?

89. Con cá đối nằm trên cối đáMèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèoAnh mà đối được, dẫu nghèo em cũng ưngCon mỏ kiến, đậu trong miếng cỏChim vàng lông đáp dựa vồng langĐây anh đối được e nàng chẳng ưng.BKCon cá đối nằm trên cối đáMèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèoAnh mà đối đặng, dẫu anh nghèo em cũng ưngCon chim mỏ kiến đậu trên miếng cỏChim vàng lông đáp tại vồng langAnh đã đối đặng, e nàng vong ngôn.

90. Con cá hồng trừng ngoài biển BắcCon chim nhạn liệng tít mây xanhAnh thương em lâu cũng phải thànhNhư chị Thôi Lượng lúc trươcư gặp anh Châu Kì.

91. Con cá rô thia nấp bụi rêu rongAnh quăng cái mồi ngọc, con cá động lòng phải ăn.

92. Con cá thia lia, nó núp vũng chân bòEm có chồng về bên nớ, ốm o gầy mòn.

93. Còn cha cơm trắng cá ngonĂn rồi lại giở bàn son con ngà.

94. Con chim đa mà đỗ cành đaCất tiếng gáy đa đa ích thiện (1)Con cá ốc nằm dưới vũng úcVãy đuôi lên úc úc hồ văn (2)Rằng chàng là đấng văn nhânChàng mà đối được thiếp theo chân chàng vềCon muông mang ăn bụi chuối mangXuống uống nước mang mang đại hải (3)Con rắn lục leo cây liễu lụcLên khỏi khoe lục lục kì công (4)Ta nay là đấng anh hùngTheo ta ta cũng rộng lòng bao dung.

290

Page 291: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

(1) Đa đa ích thiện: nhiều bao nhiều tốt bấy nhiêu.(2) úc úc hồ văn: lời văn ngào ngạt, chữ dùng để khem nền văn hoá của nhà Chu.(3) Mang mang đại hải; mênh mông biển cả.(4) Lục lục kì công: công lao to tát thần kì.

95. Con chim phượng hoàng đậu hòn núi bạcCon cá ngư ông móng nước ngoài khơiGặp nhau đây phân giải đôi lờiKẻo mai tê con cá kia trở về sông Vịnh, con chim nọ đổi đời non xanh.

96. Con chim sa sả đậu trên cây sảCon cá thia lia nấp bụi cỏ thiaTrách ai làm cho khoá rã chìaKhi thương tận, khi lìa lìa xa.

97. Con chim trên rừng kêu thánh tha thánh thótMẹ thương con cắt ruột xẻ haiGái thương trai đứng đường đứng ngõTrai thương gái tối mấy cũng điCon cá trương vi vì hồ nước chảyCần câu không gãy bởi ống tre cong Mượn người mối lái cái sự cho xongĐể đem em về tề gia nội trợ coi trong coi ngoài.

98. Con chim trong lồng khôn bay lỡ nhảyCon cá trong chậu khôn liếc lỡ trừngNgày xưa kia em bảo anh đừngThương làm chi đặng đó, nữa chừng lại thôi.

99. Con chim trong rừng, con chim đừng múa mỏCon cá dưới vực, con cá chớ có phùng mangAnh muốn nơi má ngọc mình vàngĐây em than cho một tiếng con chim phượng hoàng cũng phải sa.

100. Con cò đậu cọc cầu aoĂn sung sung chát, ăn đào đào chuaSớm mai ra đứng cổng chùaTrông ra Hà Nội thấy vua đúc tiềnNgọn sông Điền vừa sâu vừa chảyAnh đi kén vợ mười bảy năm nayTình cờ bắt gặp em đâyNhư cá gặp nước như mây gặp rồngMây gặp rồng, cơn dông cơn tốCá gặp nước, cơn ngược cơn xuôiChồng nam vợ bắc em ơi!

291

Page 292: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Đố em lấy được một người như anh.BK (a)Ruộng tư điền không ai cày cấyLiệu cô mình ở vậy được chăng?Mười hai cửa biển, anh cũng cắm đăngCửa nào lắm cá, anh quăng chài vàoAnh đi gáh nước sông Đào vừa cao vừa chảyAnh đi kén vợ mười bảy năm naytình cờ bắt gặp em đâyNhư cá gặp nước, như mây gặp rồngMây gặp rồng, cơn giông cơn tốCá gặp nước, cơn ngược cơn xuôichồng Nam vợ Bắc em ơi!Đố em lấy được một người như anh.(b) Con cò đậu cọc bờ aoĂn sung sung chát, ăn đào đào chuaSớm mai ra đứng cổng chùaTrông ra Hà Nội thấy vua đúc tiềnRuộng tư điền không ai cầy cấyLiệu cô mình đứng vậy được chăng?Mười hai cửa bể anh đã cắm đăngCửa nào lắm cá thì quăng chài vào.

101. Còn duyên kén cá chọn canhHết duyên dầu rễ dưa hành cũng xơi.

102. Còn duyên kén cá chọn canhHết duyên rốc đực, cua kềnh cũng vơ.

103. Con gà cồ lại mổ bông kêNgựa nọ ăn cồn Mã, rồng về Cảnh LongDương đi dê lại có vòngCá lên khỏi nước cá hòng ngất ngưTrai nam nhơn anh đà đối được, hỏi thiếp có giữ lời trước không?

104. Con nước chảy, bèo nọ có tuaGặp ai tôi hỏi, hơn thua đôi lờiĂn cơm sao đặng mà mờiNước mắt tra lai láng rã rời hột cơmMình ơi, đừng đặng cá quên cơmĐôi ta gá ngãi danh thơm ở đờiCóc nghiến răng còn động lòng TrờiSao mình chẳng tưởng mấy lời tôi thở than.

105. Công anh làm rể ba nămĂn những cơm hớt với hàm cá trê

292

Page 293: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Ba năm anh trở ra vềCơm hớt phần chó, hàm trê phần mèo.

106. Công anh lên rừng đốn trúcĐem về đoạn khúc, chuốt cái cần dàiLấy thép ra mài, uốn câu nhồi gọĐêm hôm lọ mọ xe sợi chỉ sănBuộc chặt vào cần, móc mồi thơm phứcVội ra ngoài bực, lựa chỗ anh ngồiThả câu xuống rồi miệng anh thầm váiĐây cần câu nhân, cần câu ngãiĐây cần câu phải cần câu khônVái ông Nguyệt lão xe sợi chỉ hồngĐuổi con cá anh đạp đó, cho nó chạy dồn ăn câu- Con cá anh đạp nó đã có cặpDẫu anh thả hoài chẳng gặp nó đâuAnh về sửa lại lưỡi câuTìm sang chốn khác duyên hầu nên chăng?

107. Công anh xe chỉ uốn cầnVì chưng trời động con cá lần ra khơi.BKNgồi buồn xe chỉ uốn cầnChỉ xe chưa đặng cá lần ra khơi.

108. Cồng cộc bắt cá dưới bàuCha mẹ mày giàu, đám giỗ đầu heoCồng cộc bắt cá dưới sôngMấy đời cháu ngoại giỗ ông bao giờ.

109. Đàn ai khéo gảy tính tinhMột đàn con cá nước lặn ghềnh nó ngheCon cá nó lội so leMột đàn con cá lớn nó đè con cá conCon cá nó vượt Vũ mônCon chim nó ngậm mồi về tổNó mớm con trên ngànhAi về tin tức thăm oanh.

110. Đạn đâu mà bắn chim trờiLưới đâu mà thả những nơi cá thầnMột mai thiên hạ xoay vầnCon chim trời anh cũng bắt, con cá thần anh cũng câu.

111. Đào lí một cành, tơ trúc phiếm loanBan tối hôm qua, nguyệt lặn, bóng ông sao tànĐêm khuya thanh vắng khách hồng nhan lửng lờ

293

Page 294: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Cây xanh thì lá cũng xanhĐã trót vin ngành thì hái lấy hoaCung đàn tỳ bà ai khéo gảy tang tình, tính tanglong ngâm hổ đối, cá cống xang hồ, cái hồ xangNgày thì dãi nắng, đêm thì dầu sương.

112. Đạo vợ chồng hôm ấp mai ômPhải đâu cua cá với tômKhi đòi mớ nọ khi chồm mớ kia.

113. Đắp đập thì có be bờSóng gió chả có, sao lờ tôi trôi?Con cá nó ở trong lờNước thì mặc nước, đợi chờ lấy nhau.

114. Đất Lam Kiều (1) ngỡ ngàng khó bướcĐộng Đào Nguyên (2) lạch nước quanh coTrách mình không đắn nỏ đo Rã rời duyên nợ, oan chưa, hỡi trời! (1) Lam Kiều, cầu Lam: Lam Kiều, tên một chiếc cầu thuộc huyện Lam Diễn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Theo Truyền Kỳ, dẫn trong Thái bình quan kí. Bùi Hàng, người đời Đường, gặp nàng Vân Kiều và được nàng tặng một bài thơ trong đó có ý: Lam Kiều chính là nơi động tiên. Bùi Hàng đi đến Lam Kiều gặp người đẹp và Vân Anh (em Vân Kiều), hai người kết duyên và sau đó lên cõi tiên. do điểm này. Lam Kiều cầu Lam được dùng để chỉ nơi người đẹp ở hoặc để nói việc nhân duyên, việc trai gái gặp gỡ nhau mà sau nên vợ nên chồng.(2) Đào Động Nguyên: tên ngọn núi ở phía Tây Nam huyện Đào Nguyên tỉnh Hồ Nam. Trung Quốc. Dưới núi có động Đào Nguyên.Về động này, trong bài Đào hoa Nguyên kí, Đào tiêm có kể rằng: "Một người đánh cá ở Vũ Lăng bơi thuyền ngược dòng suối. Hai bên đầy hoa đào. Đi mãi, người đấy đến một nơi có dân cư ăn mặc theo phục đời Tần. Hỏi thăm mới biết họ tránh chế độ hà khắc của Tần Thuỷ Hoàng đến đó ở đã nhiều đời rồi và sống ở đó rất sung sướng hạnh phúc. Người đánh cá về thuật chuyện lại với mọi người, về sau mấy lần muốn vào lại Đào Nguyên nhưng tìm được lối vào cửa động". Văn học cổ dùng Đào Nguyên để chỉ nơi có cảnh đẹp, người đẹp, cuộc sống hạnh phúc, hoặc hoặc chỉ cõi tiên.

115. Đêm hôm qua nằm chốn nhà ngangRèm thưa gió lọt dạ càng xót xaEm thương nhà anh không có đàn bàPhòng khi có khách ai hoà đỡ anh

294

Page 295: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Anh cho em ghé lưng vàoPhòng khi có khách em chào đỡ anhKhách vào đánh cá nấu canhChanh kia muối nọ để dành chàng xơiEm bưng ra cái miệng em cườiTrước được lòng khách, sau vui lòng chàng.

116. Đêm khuya thắp ngọn đèn chaiQuen o nốc đáy ăn hoài cá tươi.

117. Đêm qua bóc uốn (1) một mìnhNghe hơi sương xuống nhớ tình nhân xưaTình nhân xưa bây giờ xa vắngNỗi mong chờ cay đắng riêng emthan ôi tăm cá bóng chimBiết đâu đường lối mà tìm hỡi ai!(1) Bóc uốn: từ của nghề làm giấy.

118. Đêm qua khi lạnh khi lùng Khi đắp áo ngắn, khi chung áo dài Bây giờ mình đã nghe ai áo ngắn chẳng đáp, áo dài chẳng chungBKĐêm qua, đêm lạnh, đêm lùngĐêm đắp áo ngắn đêm chung áo dàiBây giờ chàng đã nghe aiáo ngắn chàng đắp áo dài không chungBây giờ sự đã nhạt nhùngGiấm thanh đổ biển mấy thùng cho chua Cá lên mặt nước cá khôVì anh, em phải giang hồ tiếng tăm.

119. Đêm qua mới thật là đêmRuột xót như muối, dạ mềm như dưaMong chàng như cá mong mưaNhớ chàng như bữa cơm trưa đói lòng.

120. Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá, cá lặn, trông sao, sao mờBuồn trông con nhện giăng tơNhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?Buồn trông chênh chếch sao maiSao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờĐêm đêm hướng dải Ngân HàChuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm trònĐá mòn nhưng dạ chẳng mòn

295

Page 296: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.121. Đến đây cận thuỷ xa ngư

Hỏi rằng cá đã vào lừ ai chưa?- Con cá đợi gió chờ mưaTrời chưa phong vũ, cá chưa vào lừ.

122. Đến đây hỏi bạn một lờiAi đào sông cho cá lội, ai trổ trời cho chim bay?

123. Đến đây nước thẳm non caoChim đôi cá lứa, lẽ nào chẳng vui.

124. Đèn nào cao bằng đèn Châu đốcĐất nào dốc bằng đất Nam VangMột tiếng anh thanHai hàng luỵ nhỏAnh có một mẹ già biết bỏ ai nuôi?Nước chảy xuôi, cá buôi lội ngượcAnh muốn thương nàng biết được hay chăng?

125. Đi ngang lên mũi xa kìNgó ra lao Ré xiết chi nỗi sầuKể sao cho xiết thương âuÔng bà ta trước bây giờ ở đâyCũng vì mưa tạt gió nàyCho nên xiêu bạt chỗ này, chỗ kiaThân ta như cá trong đìaViệc quan chưa thấu sớm khuya cũng buồn.

126. Đi qua nghe tiếng em đànCá mười khe đứng lại, chim trên ngàn đậu im.

127. Đố ai tìm vảy con cá trê vàngTìm gan co tép bạc, thời nàng theo không- Chừng nào đá nổi vông chìmMuối chua chanh mặn, thì tìm lấy anh.

128. Đó đây xa lạ chi nhauMột sông cá lội một bàu chim ăn.

129. Đôi ta gặp nhau giữa đồngNgười dưng ai biết vợ chồng ai hayBây giờ ta gặp nhau đâyThuỷ chung ta ngỏ, lời nay trao lờiKìa kìa cá cũng tốt đôiLúa kia con gái, cũng đến thời đâm bông.

130. Đôi ta như cá lờn mơnỞ trên mặt nước chờ cơn mưa rào.

131. Đồn anh đi nghề đã tinh

296

Page 297: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Cá chi dưới nước một mình bốn tên?132. Đón ngăn đường sắt

Tôi hỏi gắt chung tìnhĐiểu xa mai, mai xa điểuTôi xa mình tại ai?Cá sầu ai cá lại quạt đuôiNhư lan sầu huệ, như tôi sầu mìnhNgày sầu duyên, tối lại sầu tìnhNước mắt ra lai láng như bình nước nghiêngTrách ai làm duyên phận đảo điênMình ơi!Trai anh hùng chịu thảm, gái thuyền quyên chịu sầu.

133. Đồn rằng cá uốn thân câyĐồn em hay hát, hát hay anh tìm.

134. Dòng nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngượcDòng nước chảy ngược, ông Nược rượt theoHai đứa ta chẳng quản giàu nghèoNgặt vì cha mẹ cứ theo cựu truyền.

135. Đốt than nướng cá cho vàngĐem tiền mua rượu cho chàng uống chơiPhòng khi có khách đến chơi Cơm ăn, rượu uống cho vui lòng chàng.

136. Đũa vàng đầu bịt đầu sơnMấy lời bạn nói cảm ơn quá chừngĐó xa nhân ngãi đó mừngĐây xa nhân ngãi như gừng xát ganNgồi buồn nhớ bạn thở thanKiểng xanh sao héo hỏi nàng tại ai?Cá nằm trong chậu sè đuôiMình về ở bển cho tôi theo cùng.

137. Em có chồng còn nhỏ, như ngọn cỏ còn nonLoan phòng kia chưa nhập, dạ còn như xưa- Đường đi không lỡ cũng mònLẽ đâu có lẽ hoa còn duyên tươiEm nói ra sợ chúng bạn cườiCá đôi ba buổi chợ, còn khoe tươi nỗi gì.

138. Em là con gái đến thì Như con cá rô thia ăn vực, có khi hoá rồng.

139. Em là con gái nữ nhi Sợi gai, mắt lưới, chẳng bì cùng aiĐôi bên bác mẹ thì già

297

Page 298: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Kiếm tí rùng rách để mà kéo tômGiêng, hai, ti tí giông nồmRùng đi ra bể, lại ồn lẩm doan(1)Tháng ba anh xuống lưới quàngCá xủ, cá xác, cá han, cá thiều.Tháng tư anh mới xuống theoEm rung lặng gió, ruốc kheo vào bờĐôi ta kết chỉ xe tơRuốc ràm người đánh đổ bờ chan chanTháng năm te chạy hết ngànCá trà(2) cũng lắm khơi đàng vào raTháng sáu gõ đánh cá hoa Cá bẹ, cá trắng cùng là thu lanhTháng bảy là tháng hiền lànhLưới khoai(3) đánh những lành canh, cá thèTháng tám nùng nục, tôm heLưới dở(4) ra xuống Mả Nghè(5) cũng đôngTháng chín là tháng giã sungBằng chặng, láo mắt cùng là láo tây(6)Hồng hoa, cá ruối thiếu gìKể giống cá quí, kể chi cá chuồnTháng mười anh mới kể luônCâu bè người đánh những tuồng cá dưaQuí hồ phận đẹp duyên ưaKìa như tôm sắt gặp dưa tháng mườiTháng một là tháng không vừa Rủ nhau mua cá câu dưa để dànhTháng chạp văng kéo lùng quanhCá cồi, cá nụ để dành tháng giêng.(1) và (6): tên các loại cá. (2) cá Trà: còn gọi là chim. (3) Lưới khoai: lưới mắt nhỏ.(4) lưới dở: lưới mắt vừa.(5) Mả Nghè: ở gần bải biển Sầm Sơn, Thanh Hoá.

140. Em nhớ ngày nào bên ao cá lộiAnh chỉ, anh thề không lỗi nghĩa keo sơnMà giờ đây anh đã sang giàuAnh quên đi lời hứa buổi ban đầu cùng em.

141. Em như cá lẹp rút xươngGặp người quân tử giữa đường hỏi mua.

142. Em như cá lượn đầu cầuAnh về lấy lưới, người câu mất rồi

298

Page 299: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Nước trong cá chẳng cắn mồiCàng câu càng mất, càng ngồi càng khuya.

143. Em như cây cá giữa vờiAi lanh tay được, ai chậm lời thì thôi.

144. Em như chim nọ đang bayAnh như cá mắc rày lưới giăng.

145. Em như con cá rô kia lóc vũng trâu đằmNgười mong thả lưới, người nhằm buông câuEm như con cá rô kia lóc vũng chân trâu Ba bảy hăm mốt cái cần câu châu vào.

146. Em trông anh như cá trông saoNhư lệ trông lựu, như đào trông mưa.

147. Gái đương xuân đi chợ hạ mua con cá thu về chợ hãy còn đôngAi nói với anh rằng em đã có chồngMà tức mình đổ cá xuống sông anh về?- Gái nước Nam buôn hàng thuốc bắcTrai Đông sàng cảm động niềm tâyTai anh nghe có đôi ba chốn xe dâyAnh tức mình đổ cá thử mẹ thầy ăn chi?

148. Gặp anh hỏi thiệt đôi lờiAi đào sông cho cá lội, ai bẻ mạng chống trời cho chim bay.

149. Gặp em như cá gặp mồiĐặng, không, anh cũng giỡn một hồi cùng em.

150. Giàn hoa bể cạn nước đầyCá vàng hoá bạc chàng rày đối chi?- Thuyền tình sao vắn sông sâuTầu đồng neo sắt gái đâu dám chèo.

151. Giếng sâu gàu xuống bấm boongĐặng con cá trích phụ con cá sòng.

152. Giếng sâu thì phải thừng dàiCó khôn thì chịu khó ngồi cho lâuEm chần chừ cũng chẳng được đâuSắm mồi mắc nhợ anh câu con cá này.

153. Hỡi cô cắt cỏ bên sôngCó muốn ăn nhãn thì lồng sang đâySang đây anh nắm cổ tayHỏi rằng duyên ấy tình này làm sao?Cái gì là mận là đàoCái gì là nghĩa tương giao hỡi nàngPhận gái lấy được chồng khônXem bằng cá vượt Vũ Môn hoá rồng.

299

Page 300: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

154. Hỡi cô thắt lưng bao xanhCó về Vĩnh Đặng với anh thì vềVĩnh đặng có gốc bồ đềCó ao thả cá có nghề khâu ren.

155. Hồm nay lan huệ sánh bàyĐào đông ướm hỏi liễu tây một lờiLạ lùng ướm hỏi nhau chơiMột mai cá nước chim trời gặp nhau.

156. Kẻ bứt cỏ ngựa ngồi đầu cửa ngọNgười bắn con nây(1)ngồi cậy cây nonChàng mà đối được thiếp trao tròn một quan.Con cá có đối nằm trên mút kèoTrai thanh tân đã đối được, tiền cheo mô nà?(1) Con nây: con nai.

157. Khi đầu thiếp tính đi vềBây giờ thiếp phải liệu bề ra điKhi hồi thiếp tính đi raBây giờ thiếp phải liệu bề đi luiKêu chi ai hỡi là ai!Thân này dạ chịu lạc loài thì thôiKhen ai miệng mật khéo dồiCắt lìa ân ái như mài lưỡi gươmTrách ai đặng cá quên nơmĐặng chim quên ná, mai hôm khác lòngGiận ai chưa thoát khỏi vòngĐem dây thối địt lại tròng vào lưngThương ai công khó nửa chừngTrăm năm rơi luỵ, tang thương một giờ.

158. Lá thắm đã trôi về bến khácTơ đào này buộc lạc nhau rồi!Khuyên ai đừng có nhiều lờiEm như cá đã mắc mồi rồi đâu!

159. Làm chi cao cách rứa bạn mồThiếu chi nơi cho én đậu, thiếu chi hồ cho cá ăn.

160. Lắng nghe nàng nói như màuTháng chạp rùng kéo cá rầu, lành canhBẹ dày cho chí thu lanhCá lẹp, tôm sắt lại dành hố đaoHố rồng, hố hột(1) nhiều saoĐắt thì anh bán, rẻ vào thùng khoangBổng nay gặp được cô nàng

300

Page 301: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Con nhà thảo thuận trong làng xưa nayChưa ai kết ngãi xướng tuỳHay là bác mẹ nay thì cấm ngăn Hay là ông Nguyệt dùng dằngMà xe anh lại chơi trăng trước nhà?Nàng về thưa với ông bàĐể anh kiếm lễ lên nhà vấn danh. BKLắng nghe nàng nói cũng xinhMột chạp gõ lại giao đanh ca mòi.Ai ơi, đứng lại mà coiThợ chèo, bạn ngoáy ngoài khơi cũng tìnhKhen thay chút nỗi cô mìnhThuyền kia mỏng lái, lênh đênh giữa vờiThợ tài, bạn mạnh, mình ơiThương em là gái nắng nôi dãi dầu.

161. Lấy anh ăn cháo hột đàoUống chè Tiên tử nằm võng đào màn theQua đông rồi lại sang hèRồi anh lại sắm nhiều the cho nàngThoạt tiên anh sắm một cái nhà ngói năm gianTứ vi bít đốc cửa bàn, nàng ơi!Gian giữa anh để thờ TrờiHai gian để khách vãng lai ra vàoMột gian cung cấm động ĐàoMột gian để lối đi vào Thiên ThaiVườn anh những trúc cùng maiQuít cam cùng bưởi lại hai cây hồngHoa thiên lí, giàn trầu khôngCá vàng thả bể, em trông cho tườngSắm lược anh lại sắm gươngÔng vôi bình phấn, khăn vuông bịt đầuDao chuôi ngà em lấy bổ cauXà cừ khảm tráp đựng trầu đi chơiTràng kỉ anh sắm một đôiChấn song con tiện hành ngơi trong nhàĐồng hồ treo cột giữa nhàMâm son, bát bít, đũa ngà thiếu chiSắm cho em sập đá chân quìán thư dàn mặt, em thì ngồi chơiLại nuôi mấy đứa ở bồiSớm trưa cơm nước hầu tôi với nàng.

301

Page 302: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

162. Lấy chồng Trịnh Mễ(1) làm chi?Đồng sâu ruộng hiếm, lội khe trèo rừngỞ đây cơm chạu(2) cá chưng (3)Tha hồ chả phải cầm chừng mà lo.CDTH 4(1) Trịnh Mễ: một làng ở chân núi Nưa, Thanh Hoá.(2) Cơm chạu: là cơm gạo chạu, một thứ gạo như gạo dự, gạo chăm.(3) Cá chưng: cá xắt khúc kho kĩ.

163. Lỗi lầm vì cá trích veBát đầy thì ít, bát vơi thì nhiều.

164. Lòng riêng nhớ mẹ thương chaBóng chim tăm cá biết là tìm đâuTrong vòng binh lửa dãi dầuBơ vơ lưu lạc bạn bầu cùng ai.

165. Lưỡi câu anh đã uốn vừaSợ lòng bác mẹ lọc lừa nơi naoBắc thang lên hỏi thiên tàoRằng cô bán cá rẽ vào duyên ai(1)(1) Rẽ vào duyên ai: người ấy sẽ lấy ai?

166. Má ơi đừng đánh con đauĐể con bắt ốc hái rau má nhờMá ơi đừng đánh con đauĐể con hát bội làm đào má coiMá ơi đừng đánh con hoàiĐể con câu cá nấu xoài má ăn.BKMá ơi đừng đánh con đauĐể con hát bội làm đào má coiMá ơi đừng đánh con đauĐể con bắt cá nấu xoài má ăn.

167. Má ơi, đừng đánh con hoàiĐể con đi câu cá nấu xoài má ăn.

168. Mắm ngon chấm cá liệtEm có chồng rồi bảo thiệt anh hay.

169. Mấy đời chỉ trắng bằng vôiAi thương ai nhớ bằng đôi đứa mìnhBạn ơi! thức ngủ làm thinhDậy đây anh kể sự tình cho ngheAi làm chén nọ xa veMùa thu đón đợi, mùa hè ngóng trông

302

Page 303: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Tam tứ bề yến bắc nhạn đôngLàm sao cho cá chậu xa chim lồng, hỡi ơi!

170. Mấy khi nam nữ đua đờnCá vui với nước, sóng dờn với mây.

171. Mấy lâu cách trở giang biênCá sầu không lội, chim phiền không bay.

172. Mẹ ơi! đừng đánh con đauĐể con bắt ốc hái rau mẹ nhờMẹ ơi! đừng đánh con khờĐể con thả lờ bắt cá mẹ ăn.

173. Mẹ em muốn ăn cá thuBắt anh ra biển mù mù tăm tămMẹ em thách cưới một trămAnh đi chín chục, mười lăm quan ngoài.

174. Mình buồn tôi dễ chẳng buồnCá sông biếng lội, chim trên nguồn biếng bay.

175. Mình đừng đặng cá quên nơm Đôi ta gá nghĩa danh thơm ở đờiCóc nghiến răng còn động lòng TrờiSao mình chẳng tưởng mấy lời tôi than?Đờn tranh dây xế, dây xangAnh còn thương bạn, bạn khoan lấy chồng.

176. Mình em như cá giữa ràoKẻ chài người lái biết vào tay ai.

177. Mình em như cá hoá longChín tầng mây phủ ở trong da trời- Anh đây lục trí thần thôngVạch mây đón gió bắt rồng cỡi chơi.

178. Mình em như con cá giữa vờiAi mau tay thì được ai chậm lời thì thôi.

179. Mình em như con cá trong thùngAi khéo nơm thì được, ai vẫy vùng thì bương.

180. Mình rằng mình quyết lấy taĐể ta hẹn cưới hăm ba tháng nàyHăm ba nay đã đến ngàyTa hẹn mình rày cho đến tháng giêngTháng giêng năm mới chưa nênTa hẹn mình liền cho đến tháng haiTháng hai có đỗ có khoaiTa lại vật nài cho đến tháng tưTháng tư ngày chẵn tháng dư

303

Page 304: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Ta lại chần chừ cho đến tháng nămTháng năm là tháng trâu đằmTa hẹn mình rằm tháng sáu mình lênTháng sau lo chửa kịp tiềnBước sang tháng bảy lại liền mưa NgâyTháng bảy là tháng mưa NgâuBước sang tháng tám là đầu trăng thuBước sang tháng chín mù mù mưa rươiTháng chín là tháng mưa rươiBước sang tháng mười đã đến mùa đôngQuanh đi quẩn lại em đã có chồngNhư chim trong lồng, như cá cắn câu.

181. Mồ côi cha đốn cây bầnChẳng cho ghe cá đậu gần ghe tôm.

182. Mù u nhỏ rễ ăn bànSợ mình nói gạt, qua đàng đó thôiPhụng hoàng chắp cánh bay xuôiLiệu bề thương đặng mình ơi tôi chờNước lên khỏi bực tràn bờThương thì thương vậy, biết chờ đặng không?Đặng không, tôi cũng gắng công Đợi bao con cá hoá rồng sẽ bayGặp mình thôi may quá là mayTrông mong cho trời tối để bắt tay đặng về.

183. Mưa dông nắng đất, cá cất len đồngChị em người ta có chồng lả rảMình không lấy chồng còn đợi ai chăng?Tối trời đom đom chớp giăngXa em một bữa mấy cái khăn ướt dầm.

184. Mưa từ Ba Dội(1) mưa raMưa khắp thiên hạ, mưa qua Đồn Vàng(2)Gió đưa quanh đưa về Hùng Nhĩ(2)Bây giờ đây anh nghĩ làm sao?Trận này rồng cá kết giao.(1) Ba Dội: đèo Ba Dội thuộc tỉnh Ninh Bình, giáp với Thanh Hoá.(2) Đồn Vàng: Đồn của Pháp lập ra, trước đây ở huyện lị Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú, nay là nông trường Phú Sơn(3) Hùng Nhĩ: xưa là Hùng Nhĩ thuộc huyện Thanh Sơn, thường kết nghĩa với xã Bảo Vệ, huyện Tam Nông(cũ), Vĩnh Phú. Nhưng xã này xưa kia thường năm nào cũng tổ chức hát ghẹo với nhau.

185. Mùa xuân nói với mùa thu

304

Page 305: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Đứa khôn nói với đứa ngu cực lòngTưởng là bột lọc nấu với nước lạnh trongHay đâu bột lọc nấu với rau rong ngoài đìaChén bịt lại dọn bằng niaĐộc bình khay cẩn dọn rìa chõng treTiếc con chim phượng hoàng ở lộn với le leChiếu bông để tạm ngoài hè khó coiBột sam nấu với măng vòiBún tàu lại nấu với cá mòi nhãi ranhTiếc duyên nàng gặp đến anhGặp chị không xứng, thất thanh thiên hạ cười.

186. Mừng chàng nho sĩ đến chơiVũ Môn cá nước thảnh thơi đua tài- Mừng nàng chân giậm tay đưaMiệng cười mắt liếc, tình tơ tơ tình- Mừng chàng bước tới Kim Liên(1)Bạch liên trắng bạch, hồng liên đổ hồng- Mừng nàng dựa áng xuân tiêuThanh tiêu xanh biếc, tử tiêu tía vàng.(1) Kim Liên: một làng ở Nam Đàn, trước đây có bàu Đầm trồng rất nhiều sen.

187. Mười giờ cửa bể, cô nàng!Cửa nào lắm cá anh quăng chài vàoMười hai cửa bể, nàng ơi!Gửi thư thư mất, gửi lời lời bay.

188. Muốn ăn cơm trắng cá chimThì về thụt bễ, đi rèn với anh.

189. Muốn ăn cơm trắng cá khoTrốn cha chốn mẹ xuống đò cùng anh.

190. Muốn ăn cơm trắng cá thènThì về Đa Bút(1) đi rèn với anhMột ngày ba bữa cơm canhTối về quạt mát cho anh ngồi rèn.(1) Đa Bút: một thôn ở phía đông nam huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Trước đây Tống Duy Tân khởi nghĩa chống Pháp lấy Đa Bút làm một cứ điểm. Có người cho Đa Bút ở Hậu Lộc, Thanh Hoá.

191. Nàng đứng ở đó làm chiNàng về bể mà đi kéo rùngNhà tôi nghề giã, nghề sôngLặng thì tôm cá đầy trong, đầy ngoàiCá trắng cho chí cá khoai

305

Page 306: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Còn như cá lẹp, cá mai cũng nhiềuQuí hồ nàng có lòng yêuCái đường đi lại còn nhiều khi taNàng về thưa với ông bàCó cho nàng lấy chồng xa hay đừng?

192. Nàng như chim nọ đang bayAnh như con cá mắc rày lưới giăng.

193. Nào khi thiếp một đàng, chàng một ngảBầng khuâng như con cá hiệp vầyThiếp gặp đặng chàng giữa hội trời mâyTrước là họi ngộ sau kết nghĩa sum vầy nợ duyên.

194. Ngày ngày ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn trông sao, sao mờTrông người, người vẫn làm ngơTrông sao, sao mờ, em biết trông ai!Răng đen còn có khi phaiMá hồng khi nhạt, tóc dài khi thưaỞ đây lấy đấy đương vừa Người còn kén chọn hay lừa nơi nao?

195. Nghe tin anh buôn bán tài tìnhĐố anh đếm được con cá kình mấy xương?- Em về đếm mạ trỉa nươngThì đây anh đếm được mấy xương con cá kình.

196. Nghe tin anh hay hát hay hòĐố anh đếm được cổ cò mấy lông- Em về đếm cá dưới sôngAnh đây sẽ đếm được lông cổ cò.

197. Nghĩ con cá lí ngư nó cũng không như thân thiếp Chờ cho mãn kiếp tu được hoá rồngThôi anh đừng mong vợ mong chồngĐể cho em xa lánh bụi hồng gió trăng.

198. Ngó lên trên trời thấy cặp cu đương đáNgó ra ngoài biển thấy cặp cá đương đuaBiểu em về lập chùa thờ cha.BK Ngó lên trời thấy cặp cu đương đáNgó xuông biển cặp cá đương đuaAnh về lập miếu thờ vuaLập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.

199. Ngó lên trời thấy một đám mây bạchNgó xuống lòng lạch thấy con cá chạch đỏ đuôi

306

Page 307: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Nước chảy xuôi, cá buôi lội ngượcAnh mảng thương nàng biết được hay không?

200. Ngó lên trời thấy sao, trăng tứ viện Ngó ra ngoài biển thấy chim liệng, cá đuaEm thề với anh cho biết miễu, hết chùaAi cho em uống một thang thuốc bùa mà em mê?

201. Ngó lên trời, trời cao lồng lộngNgó xuống đất, đất rộng mênh môngBiết rằng chừ cá gáy hoá rồngĐền ơn thầy mẹ ẵm bồng ngày xưa.

202. Ngó ra ngoài biển mù mùThấy anh câu đục, câu đù(1) mà thương.(1) Đục, đù: 2 loại cá nhỏ, rẻ tiền.

203. Ngó ra ngoài biển mù mùNgồi buồn xe chỉ, chạm dù cánh dơiBướm bay mỏi cánh bướm rơiCá đua hết nước tìm nơi vũng chàHồi nào em thề nguyện với quaBây giờ em dứt nghĩa, em ra lấy chồng.

204. Ngồi buồn bắt cá câu chìnhSuy qua nghĩ lại chạnh tình người xưa.

205. Ngồi buồn chặt thép uốn câuĐốn cần, xe nhợ, buộc phao, mắc mồiTrải chiếu ra ngồiBờ sông đủng đỉnhLà chốn thanh nhànLà chốn ngao duCá vược cá thuNghe mồi tìm lạiCá ở dưới bãiCá trắng như bôngAnh trông xuống sôngBuồm rung gió thổiKẻ lặn người lộiKẻ chắn người đăngNước bạc lăn tănPhao chìm chuyển độngGiật lên mau chóngKẻo cá nhả raMình lấy được taBõ công ao ước

307

Page 308: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Ta lấy được mìnhThoả dạ ước aoBõ công anh đốn cần, xe nhợ, buộc phao, mắc mồi.

206. Ngồi buồn chặt thép uốn câuChặt cần, xe chỉ, buộc phao, mắc mồiTrải chiếu ra ngồi bờ sông bến mátAnh ngồi trên bến, cát trắng như bôngAnh mang xuống sông, buồm rung gió thổiKẻ lặn người lội, kẻ chắn người đăngNước đục băng lăng, phao chìm cần độngGiật lên mau chóng, kẻo cá nhả mồiMình lấy được ta, bõ công ao ướcTa lấy được mình, khỏi ước không ao.

207. Ngồi buồn giở sách ra coiTuổi anh tuổi Ngọ, tuổi tôi tuổi MùiHai ta tốt lứa đẹp đôiRồng mây cá nước duyên Trời đã xe.

208. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưaMiệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.

209. Ngồi buồn xe chỉ uốn câuChỉ xe chưa đặng, cá lần ra khơi.

210. Ngồi rồi chăn chiếu trải êmChiếu trải nằm thềm, muỗi cắn tứ tungYêu nhau thì bảo nhau cùngTôi nhắn lời nọ, người dùng lời kiaVì chuôm cho cá bén chàVì người tôi được vào ra chốn này.

211. Ngồi trên hòn đá buông câuBởi vì ai xui giục, cá sầu không ăn.

212. Ngóng lên rừng thấy con chim chiền chiệnNgóng xuống bể thấy cá liệng tứ bềƯớc sao đặng chữ phu thêAnh chồng em vợ đi về đôi ta.BK Ngó lên rừng thấy con chiền chiệnNgó xuống biển thấy cá liệng tứ bềMong sao trọn nghĩa phu thêAnh chồng em vợ đi về có nhau.

213. Người ngoan lên bãi hái chèHái dăm ba lá xuống khe ta ngồiChim khôn chết mệt vì mồi

308

Page 309: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Người khôn chết mệt vì lời nhỏ toChim khôn tránh lưới mắc dòCá khôn tránh mãi, lững lờ mắc đăngNgười ngoan yêu đến tôi chăng?

214. Người ta chọn cá nấu canhEm đây chỉ chọn một anh tượng đồng.

215. Nhà người có bụi chuối nonTôi xin đánh tỉa trăm con về trồng Nhà người những trúc cùng thôngHoa lan, hoa huệ, hoa hồng nở raNhà người ở gần hay xa?Cách tổng, cách xã, hay là cách sông?Xa xôi cách mấy quãng đồng?Để tôi bỏ việc, bỏ công đi tìmTìm người như thể tìm chimChim ăn bể bắc, tôi tìm bể đông.BK - Sau dòng này, có nơi hát thêm:Tìm người như vợ tìm chồngBây giờ cá nước chim lồng gặp nhau.

216. Nhạn lạc bầy hai ngả kêu sươngCá ao hồ trông nguyệt, đêm trường qua trông em.

217. Nhiều người một mặt hai lòngNói thì nói vậy, chớ không giữ lời- Em đừng nghi ngại em ơi!Lòng em chứng có đất trời thấu tri- Chớ thề chớ thốt làm chiMiễn là lời hứa nhớ ghi cho bền- Chứng cùng thiên hạ địa đôi bênNỡ nào ở bạc mà quên cho đành- Thương sao thương mặt, thương đànhHay là căn nợ để dành cho tôi - Phụ mẫu già để lại tôi nuôiBấy lâu cam chịu cui côi một mình- Vô duyên thác trước cho trọn tìnhPhụ mẫu rằng:"Bởi sầu mình thác oan"- Mình sầu còn chỗ thở thanTôi sầu chẳng khác nhang tàn đêm khuya- Cá bã trầu ăn bọt thia thiaĐôi ta thương chắc, phân chia tại trời- Đêm khuya thơ thẩn mình tôiRuột bầm gan tím vì lời mình than

309

Page 310: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- Đàn kêu cống xự hồ xangLòng tôi thương bạn, biết chăng bạn vàng?...

218. Nhìn nàng nước mắt thấm bâuNhạn bay cao bắn với, cá ở ao sâu câu ngầm.

219. Nhìn nàng nước mắt thấm bâuNhạn bay bắn với, cá ở ao sâu câu ngầmBởi nghe ai dối trá mắc lầmVàng rơi khó kiếm, chân trầm khôn theo.

220. Nói mà chơi vậy chớ, gió thổi hiu hiuLục bình trôi riu ríuAnh đừng bận bịu bớ điệu chung tìnhCon nhạn ba cao khó bắnMà con cá ở ao huỳnh cũng khó câu.

221. Núi kia ai đắp nên cao Sông kia bể nọ ai đắp mà sâu?Vì ai cá chẳng bén câuLược chẳng bén đầu, chỉ chẳng bén kimMuốn ăn mơ nổi mận chìmAnh cũng lặn lội đi tìm về choThế gian thấy bán thì muaBiết rằng mặn nhạt chát chua nhường nào.

222. Nước chảy re re, con cá he nó xoè đuôi phụngAnh xa em rồi, trong bụng còn thương.

223. Nước chảy xuôi con cá buộc lội ngượcNước chảy con cá vược lội ngangHẩm hiu thiếp chẳng gặp chàngThôi thì coi nhau như Lưu Bình Dương Lễ, cho trọn vẹn cả hai đàng đó anh.

224. Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngượcNước chảy ngược con cá vược lội xuôiAnh với em xa cách ngậm ngùiMong cho gặp mặt xác vùi cũng ưng.

225. Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngượcNước chảy ngược, con cá vược sang ngangThuyền em vào bến Lại Giang(1)Sao thuyền anh lại ngược đàng Quảng NamHay là anh đã ra dạ phụ phàng?(1) Lại Giang: bến sông ở Bình Định.

226. Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược Nước chảy ngược con cá vược lội ngang Thuyền em cập bến Thuận An

310

Page 311: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Thuyền anh lại vượt lên ngàn đó anh ơi! 227. Nước đứng mà đựng chậu thau

Tiếc mâm sơn tử đơm rau thài làiTiếc em da trắng tóc dàiCha mẹ ép gả cho người phàm phuMình vàng xuống tắm ao tùNgười khôn ở với đứa ngu bực mìnhQua đình nghiêng nón trông đìnhĐình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêuKhi nào nước đục cơm thiuChồng con chưa mấy, bỏ liều cho taTrông em chẳng thấy em raAnh ngồi anh đợi sương sa lạnh lùngĐêm nằm cởi áo đắp chungSao em không đắp lại vùng áo đi Thương em kịp thuở thì xuân xanhBữa cơm có cá có canhSao không mát dạ, vương anh làm gì.

228. Nước không chân sao rằng nước đứngCá không giò sao gọi cá leoAnh mà đáp trúng, em thả chèo đợi anh- Ghe không tay, sao kêu ghe vạchBánh không cẳng, sao gọi bánh bòAnh đã đáp trúng nói ngay giờ em nghe.

229. Nước lên bè anh xuôiMột đàn cá gáy(1) vẫy đuôi hồng hồngGái em chưa chồngLà hoa dâm bụtTrai anh chưa vợ Là búp măng tơAnh đánh bàn cờ(2)Bên nam bên nữTrong sách có chữ: Chữ hiếu chữ trungNgồi giữa đình trungBao lơn con tiện(3)Chiếu anh chiếu miến(4)Võng anh võng đàoLàng nước trông vàoCon nhà phú quíCon tốt con sĩ

311

Page 312: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Kéo ra hai hàngPháo mã dàn ngangCho xe lội nước(5)Rước xe về thành(6)Ai về quê cũ với anh thì về?Có sập để kềCó võng mắc ngangGiường trên phản dướiCây cam rười rượi(7)Trước cửa anh raCủa bác mẹ taVới lại của anh tương tậu(8)Đôi bên giường dạo(9)Trong sáo ngoài màn Muốn lấy chồng quanLên voi xuống ngựa Muốn lấy chồng chúa?Quạt đỏ tàn xanh Em thuận lấy anh Dầm mưa dãi nắngNắng đổ lên đầu Mồ hôi đổ xuốngThường an em luốngRa ngẩn vào ngơLênh đênh duyên hững phận hờBè xuôi nước ngược bao giờ gặp nhau!(1) Cá gáy: cá chép.(2) Đánh bàn cờ: có nghĩa là chơi cờ.(3) Bao lơn: lan can, can tiện, những chấn song tiện bằng gỗ, đóng vào bao lơn.(4) Chiếu miến: một loai chiếu tốt, làm bằng cói nhỏ và trắng, dệt rất công phu.(5) Xe lội nước: cho con xe(tên một quân cờ) sang hà (ranh giới giữa 2 thế trận trong bàn cờ).(6) Thành: vì trí và đường đi của tướng sĩ trong bàn cờ.(7) Rười rượi: xanh tốt và rườm rà.(8) Tương tậu: mua sắm.(9) Giường dạo: chỉ chung giường chiếu; từ dạo dùng như một từ đệm.

230. Nước lên cho bóng lên theo Anh giàu có của, em nghèo có công.

312

Page 313: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

BK Nước lên cho cá lên theo

231. Nước lên con cá đối theo lênNước rặc(1), con cá đối nằm trên miệng bờThương con cá kia khỏi nước chịu khôThường cho anh những trông chờ uổng công.(1) Rặc: cạn khô

232. Nước lên đầu cống chảy xuôiCó con cá gáy đỏ đuôi hồng hồngGái em chưa chồng, còn mong đi chợ Trai anh chưa vợ, mong mỏi làm saoMiếng trầu anh traoLòng em chưa mộGiàu duyên, giàu sốGiàu mẹ, giàu chaGiàu đâu đến taMà ta lưỡng lựMười lăm mười bảyLàm chả nên giàu Nói có trước sauCho chị em biết Vâng thì ăn hếtNghĩa ở đang cònRa đàng hỏi conNào ai hỏi củaHỏi thật em ràyMấy gái mấy traiLời nói thưa ngài:Trai năm gái bảyTrai thời học chữGái giữ nghề buônLấy đâu dâu khônXem bằng con gáiChàng rể có ngãiXem bằng con traiEm tham giàu để khó cho ai?

233. Nước lên khỏi bậc tràn bờThương thì nói vậy, biết chờ đặng không?Đặng không tôi cũng gắng côngChừng nào ao cá hoá rồng sẽ hay.

234. Nước mắm ngon chấm con cá liệt

313

Page 314: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Em có chồng rồi nói thiệt anh hay.235. Nước mắm ngon dầm con cá đối

Nhắn với nàng đợi tối anh qua.236. Nước ngược, con cá vược(1) cũng hồi đầu(2)

Lòng em như đá tảng(3), khiến anh sầu lắm thayChốn này nước nước, mây mâyChim đàn cá lũ, anh chẳng khuây chút nào.(1) Cá vược: một loại cá khoẻ, dữ ở nước ngọt.(2) Hồi đầu: quay đầu trở lại.(3) Đá tảng: phiến đá vuông kê dưới chân cột nhà cho vững. Lòng như đá tảng ý nói vững vàng, khăng khăng không lay chuyển được.

237. Nước sông còn đỏ như vangNhiều nơi lịch sự hơn nàng, nàng ơi Nước sông cuồn cuộn chảy xuôiCó con cá giếc đỏ đuôi theo mồi.

238. Nước sông cuồn cuộn chảy xuôiCó con cá giếc đỏ đuôi theo mồiGặp em, thấy khéo miệng cườiThấy xinh con mắt, thấy tươi má hồng.

239. Nước trong cá chẳng ăn mồiĐừng câu mà mệt, đừng ngồi mà trưa.

240. Nước trong cá lội thấy viAnh câu không được cũng vì sóng xao.

241. Nước trong cá lội, thấy kìThấy em ăn nói ngoan nghì anh thương.

242. Nước trong cá lượn bên bờHỏi em mấy tuổi mà chưa lấy chồng?

243. Nước trong giếng đá, cá lội thấy hìnhThấy em có nghĩa, động tình anh thương.

244. Nước trong xanh thả con cá vàngNào ai đánh đục cho chàng ngẩn ngơ.

245. Nước trong thấy cát mờ nờBủa câu đã lỡ, cá chờ mồi ai?

246. Nước trong thấy đá, cá lội thấy hìnhCó đôi cũng vậy, một mình cũng xong.

247. Nước xanh xanh chảy quanh cồn cát trắngCon chim phượng hoàng rày vắng tiếng kêu Ơi người thương ôi! Ta nhắn một đôi điềuDẫu mà mai quán, chiều lều, cũng ưngCon cá thia lia giỡn bóng lăng xăng trong hồ.

248. Ớ em ơi! Tới đây cận thuỷ xa ngư

314

Page 315: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Chừ hỏi thăm con cá nó đã vào lừ mô chưa.249. Ra về én bắc, nhạn đông

Đôi bên đôi ngả, lệ hồng tuôn rơiLắng tai nghe tiếng bạn cườiLòng còn bát ngátNghe tiếng bạn hátNgước mắt trông lênÔng Bụt thờ trên Gió đưa mát lạnhDạ em thương aiTrong chừng dưới bếnĐưa thư cho đếnGửi bức thư trầm Mượn cá hỏi thămCá lững lờ dưới nướcEm ngồi em ướcNhân ngãi tới đâyCơn sầu đã khuâyCơn buồn đã hếtAnh đừng tham tiếcVui cảnh non bồng Lâu về kẻ nhớ người mong.

250. Rộng đồng mặc sức chim bayBiển hồ lai láng, cá bầy đua bơiBao giờ cho đặng thảnh thơiTay bưng chén cúc, miệng mời phu quân.

251. Sớm mai anh ngủ dậyAnh súc miệng, anh rửa mặtAnh xách cái rựa quéoAnh lên hòn núi quẹoAnh đốn cây củi còng queoAnh than với em, cha anh khó mẹ anh nghèoĐôi đũa tre yếu ớt, không dám quèo con mắm nhum(1).(1) Con mắm nhum: cá làm mắm.

252. Sông dài cá lội biệt tămPhải duyên chồng vợ, ngàn năm cũng chờ.

253. Sông sâu cá lặn mất tămChín tháng cũng đợi, một năm cũng chờSông sâu cá lặn vào bờLấy ai thì lấy đợi chờ ta chi.

254. Sông sâu cá lặn vào bờ

315

Page 316: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Lấy ai thì lấy đợi chờ nhau chi.255. Sông sâu cá lội lờ mờ

Biết anh mấy tuổi mà chờ đợi anh.256. Sông sâu cá lội mất tăm

Chín tháng cũng đợi, mười năm cũng chờ.257. Sông sâu cá lội mất tăm

Chín tháng cũng đợi, một năm cũng chờChờ anh chờ ngẩn chờ ngơChờ hết mùa mạn, mùa mơ mùa đàoChờ anh cho tuổi em caoCho duyên em muộn má đào em phai.

258. Sông sâu cá lội ngù ngờBiết em có đợi mà chờ uổng công.

259. Sông sâu cá lượn mất tămDẫu em bé nhỏ cũng chờ trăm năm.

260. Sông Tiền Đường cá lội giao đuôiKiều thương Kim Trọng giả như tui thương mình.

261. Tay anh cầm cần câu trúc, sợi nhợ thauAnh câu con cá biển, chớ cá bèo anh không câu.

262. Tay anh cầm cần câu trúc, sợi nhợ thauAnh câu con cá biển, chớ cá bèo anh không câu.

263. Tay cầm cái dát nắm nanVừa đi vừa hát, vừa đan cái lờRách ai ăn mít bỏ xơĂn cá bỏ lờ, ở dạ bạc đenNgồi buồn rọc lá gói nemCô chị trốn mất, cô em tôi hòNgồi buồn rọc lá gói giòCô chị trốn mất, tôi hò cô em.

264. Tay cầm dao mácTay vác nắm nanLên chùa thanh vắng tôi đan cái lờHỡi người ăn mít bỏ xơĂn cá bỏ lờ có nhớ tôi chăng?

265. Tay cầm dao mác nắm nanLên chùa Tiên Tích mà đan cái lờBây giờ được cá quên lờĐược người thì chẳng đợi chờ đến ai.

266. Tay lại bắt tay luỵ rơi ngang máMặt lại nhìn mặt thảm quá Trời ơi!Mấy lâu ni chim lượn, cá khơi

316

Page 317: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Bắt tay mà hỏi đôi lời đặng không?267. Tay anh nắm con dao sắc

Cắt chín lát gừng bỏ vô thang thuốc sắc lại bảy phânTay mặt anh bưng chén thuốc, tay trái anh khoát mànCúc Hoa (1) ơi, em uống chén thuốc này cho nạn khỏi tai quaKẻo con mồ côi mẹ, lấy ai cá vẽ cơm và mà nuôi con.(1) Cúc Hoa: nhân vật chính của truyện Tống Trân Cúc Hoa.

268. Thà rằng chẳng biết cho đừngBiết ra dan díu nửa chừng lại thôiCon sông bên lở bên bồiMột con cá lội mấy người buông câu!

269. Thân em như cá lội tranh mồiEm tìm nơi sông lớn, vịnh bồi ẩn thân.- Anh đây như thể lão chàiVực sâu anh thả lưới, bãi lài (1) anh buông câu.(1) Lài: có độ dốc thoai thoai.

270. Tháng hai cho chí tháng mườiNăm mười hai tháng em ngồi em suyVụ chiêm em cấy lúa diVụ mùa lúa dé, sớm thì ba trăngThú quê rau cá đã từngGạo thơm cơm trắng chi bằng tám xoanViệc nhà em liệu lo toanKhuyên chàng học tập cho ngoan kẻo mà.

271. - Thầy anh hay chữ hỏi thử đôi lờiCây cỏ chi không lá, con cá gì không xương?- Thầy em hỏi tức anh nói phứt cho rồiCây cỏ năn không lá con cá hoạ không xương- Thầy anh hay chữ hỏi thử đôi hànTiết Đinh San sao dám gương giàng bắn cha?- Tử Nhơn Quí nằm dưới gốc đaHoá hình cọp bạc, Tiết Đinh San bắn lầm.

272. Thấy em đẹp nói đẹp cườiĐẹp người đẹp nết lại tươi răng vàngChân em đi dép quai ngangMặt vuông chữ điền liền vành cá trôiTa thương mình lắm mình ôiCá chết về mồi khốn nạn đôi ta.

273. Theo nhau cho trọn lời vàng đáKhông hay chừ kẻ Á, người ÂuGối loan chẳng đặng giao đầu

317

Page 318: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Con chim bơ vơ núi Ngự, con cá thảm sầu sông Hương..274. Thiếp như cá ở Biển Đông

Chờ khi nước cạn, hoá rồng lên mây- Phải chi anh có phép thần thôngNgăn mây đón gió, bắt rồng cưỡi chơi.

275. Thiếp trông chàng như cá hạn trông mưaNhư con trông mẹ chợ trưa chưa về.

276. Thôi thôi đừng nói mà buồnCá lui về biển, chim ngược nguồn kiếm đôi.

277. Thôi thôi từ tạ biển vàngCá lui về sông Vịnh, chim ngược ngàn kiếm đôi.

278. Thuốc nam thuốc bắc, thuốc xắt cho nhỏĐịa liền gừng gió vị nọ vị kiaDầu mà trời đất phân chiaĐôi ta như cá dưới đìa đừng xa.

279. Thương ai em nói khi đầuĐể cho thầy mẹ ăn trầu một nơiĂn trầu người ta như chim mắc nhợUống rượu người ta như cá mắc câu.

280. Thương em ruột nát da vàngCá dưới sông ngơ ngẩn, cây trên ngàn héo hon.

281. Thương mình lắm lắm mình ơi!Cá chết vì mồi, khốn nạn thân anh.

282. Thuỷ để ngư, thiên biên nhạnCao khả xa hề, để khả điếuChỉ xích nhân tâm bất khả phòng(1)E sau lòng lại đổi lòngNhiều tay tham bưởi chê bòng lắm anh.(1) Thuỷ đê ngư, thiên biên nhạn, Cao khả xa hề, đê kha điếu, Chỉ xích nhân tâm bất khả phòng: cá dưới đáy nước, chim bên chân trời, cao có thể bắn, thấp có thể câu, lòng người đâu chỉ trong gang tấc cũng không thể đề phòng.

283. Thuyền dời bến khácTơ hồng buộc nơi rồiAnh đừng than thở i ôi!Em đà như cá no mồi khó câu.

284. Thư một bức gửi người thục nữBức thư tình nhắn gửi chimThư gửi cá còn e dạ cáThư gửi chim còn sợ lòng chimAnh nói với người có lạ chi không ?

318

Page 319: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Nàng như hoa quế hoa thôngAnh như hoa cúc, hoa lí sánh cùng lứa đôiĐừng thấy vắng mặt mà nguôi tấm lòngMiếng trầu nên đạo vợ chồngĐem nằm mơ tưởng thấy cùng ở bênHỏi làng, hỏi họ hỏi tênHỏi thăm ông bà trường mạnh mời lên xơi trầu.

285. Thuyền thúng là thuyền thúng ơi!Có về Đặng Xá cho tôi về nhờChèo đò lên bãi Dương KhêThuyền nan chắp cánh gió đưa đằng đằngTôi chèo thuyền lên bãi bắt con cá lăng.

286. Tiếc cho con tôm rằn nấu với ngọn rau máTiếc cho con cá bống thệ đem nấu với ngọn lá cỏ hôiTiếc công ơn thầy với mẹ trau điểm phấn dồiEm ra đi lấy chồng không đặng hai chữ cân đôi với chồng.

287. Tiếc công anh chẻ nứa đan lờĐể cho cá vượt lờ nó đi.

288. Tiếc công anh xe sợ nhợ uống cây cầnXe rồi sợ nhợ, con cá lần ra khơi.

289. Tiếc công lao đào ao thả cáBa bốn năm trời người lạ tới câu.

290. Tìm duyên mà chẳng thấy duyênMất niêu cơm trắng chín tiền cá rô.BK- Một niêu cơm tám chín tiền cá rô.

291. Tình cờ anh gặp nàng đâyNhư cá gặp nước, như mây gặp rồngRồng gặp mây, bán vân bán vũCá gặp nước, con ngược, con xuôiChồng nam vợ bắc anh ơi!Sao anh chẳng lấy một người như em?

292. Tình cờ gặp được nàng đâyNhư cá gặp nước như mây gặp rồng.

293. Tối qua cửa phượng loan phòngMột mình vò võ, trăng tàn, sao khuyaTôi xin kết ngãi đi vềNên chăng người nói, chớ hề ngó ngangTôi xin kết ngãi lan vàngBõ công vàng sắt, bõ lòng chắt chiuBõ công vàng đá nâng niu đêm ngày

319

Page 320: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Đương còn ngọc đúc doi doiMá tô phấn điểm sóng bày trên ngaiAnh bước chân ra cá nhảy nhạn saChim bay về, nhan sắc anh đáng lạng vàngMiệng tiếng anh cười nở cánh hoa senTôi xin kết ngãi Châu Trần Kìa như con nhện mấy lần chăng tơ.

294. Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôiGạo như An Cựu (1) mà nuôi mẹ giàMẹ già là mẹ già anhEm vô bảo dưỡng cá canh cho thườngMẹ già như chuối bà hươngNhư xôi nếp một, như đường mía lau.(1) An Cựu: có nơi ghi "Gạo de An Cựu", một thứ gạo thơm ngon xưa được dâng lên vua, được gọi là gạo tiến, chuyên trồng ở cánh đồng An Cựu, phía nam của Huế.

295. Trách ai đặng cá quên nơmĐặng chim bẻ ná, quên ơn sinh thành.BK -Đựng chim bẻ ná, quên ơn vội thù.

296. Trăm thức hoa đua nở về tiết tháng giêngCó bông hoa cải nở riêng tháng mườiTrăm cành hoa cười, trăm nụ bông hoa nở mùa xuân sangĐàn con yến trắng, dập dìu đàng ongCon chim kia sao khéo não nùngCuốc kêu gióng giả, như nung dạ sầuGió nam hây hây lúc ban chiềuMột đàn bướm trắng dập đìu trên nonĐêm đông trường nghe vượn ru conVượn hót ru con, cá khe lẩn bóng, chim luồn cỗi câyCon ve kêu ong anh tiếng chàyKìa quân tử trúc dạ này bâng khuângEm như hoa thơm mà mọc góc rừngThơm cay ai biết, ngát lừng ai hay.

297. Trăng lên đến đó rồi tềNói răng thì nói anh về kẻo khuya- Anh về đi ngủ kẻo khuyaXấu chuôm thì mặc xấu chuômTrời làm một trộ cá tuôn vô bờ.

298. Trên có trăng, dưới có nước, anh giao ước một lờiDẫu trăng lờ nước cạn, trọn đời anh chẳng quên em

320

Page 321: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

- Nước có khi trong khi đụcNgười có kẻ tục kẻ thanhHễ con cá khôn lựa vịnh, con chim khôn lựa nhànhMặc ai nay đỗ mai dành, bền lòng chờ ngóng chẳng đành bỏ anh.

299. Trên rừng có cây bông kiểngDưới biển có cá hoá longAnh đi lục tỉnh giáp vòngTới đây Trời khiến đem lòng thương emNhớ em tưởng bóng ngày đêmNhớ răng em trắng má em đỏ hồngNhớ em vắng vẻ cô phòngMột mình vò võ đem đông lạnh lùngNhớ em luỵ nhỏ ròng ròngXe duyên chửa đặng đau lòng Trời ơiChỉ còn đêm nữa mà thôiGiã từ em ở lại, anh hồi cố hương.

300. Trên sơn dưới thuỷ, anh thấy em con cá lí ngưAnh móc mồi cây quăng xuống hàng cừ(1)Để coi bạn ngọc bây chừ về ai.(1) Hàng cừ: hàng cọc cắm ngăn ở hồ, ao sông, ngòi thành từng khoảng để thả lưới, đánh cá.

301. Trên trời có sao Tua ruaỞ dưới Hà Nội có vua đúc tiềnRuộng tư điền không ai cày cấyHỏi cô mình ở vậy được chăng?Mười hai cửa bể anh đã cắm đăngCửa nào lắm cá anh quăng chài vào.

302. Trên trời có đám mây xanhỞ giữa mây trắng xung quanh mây vàngƯớc gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch Bát Tràng về xây Xay dọc rồi lại xây ngangXây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chânCó rửa thì rửa chân tay Chớ rửa lông mày, chết cá ao anh.

303. Trèo lên cây bưởi hái hoaBước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em có chồng rồi anh tiếc em thayBa đồng một mớ trầu cay Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?

321

Page 322: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Bây giờ em đã có chồngNhư chim vào lồng như cá mắc câuCá mắc câu biết dâu mà gỡChim vào lồng biết thuở nào ra.

304. Trời đất một vùngBắc, nam đôi ngảPhận hồng nhan buồn bã thiếp loSầu từ bể Sở, sông NgôLấy ai săn sóc sớm khuya việc chườngAi làm nam bắc đôi đườngChiếu chăn tếch lác(1), buồng hương lạnh lùng Trời ơi, có tháu tình chăngMột ngày thiếp bén duyên chàngBướm ong sum họp, phượng hoàng bưa đôiTưởng rằng trên thẳm dưới khơiPhòng khi lở đất long trời có nhauAi ngờ chim lưới, cá câuChơ vơ ai biết ai đâu mà tìm.(1) Tếch lác: quăng bỏ bừa bãi.

305. Trời xanh đất đỏ mây vàngAnh đi thơ thẩn gặp nàng thẩn thơBấy lâu loan đợi phượng chờLoan sầu phượng ủ biết cơ hội nào!May chờ rồng cá kết giaoThề nguyền đông liễu, tây đào phòng chungBây giờ kể đã mấy đôngThuyền quyên sầu một, anh hùng sầu haiCòn non, còn nước, còn dàiCòn vè còn nhớ tới người hôm nay.

306. Trời xanh dưới nước cũng xanhTrên non gió thổi dưới gành sóng xaoBấy lâu cách liễu trở đàoChim trong lồng chim thảm, cá dưới ao cá sầu.

307. Trông anh như bấc trông dầuNhư con cá cạn trông chầu trời mưa.

308. Trông anh như cá trông saoNgày trông đêm tưởng chiêm bao mơ màng.

309. Trông mây thấy cặp rồng xanhThương mình thao thức năm canh khóc ròngThỏ giỡn trăng thỏ lại mắc vòngMình có lâm nơi sinh tử chốn loan phòng có tôi

322

Page 323: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Sông Tiền Đường(1) cá lội giao đuôiKiều thương Kim Trọng giả như tôi thương mình.

310. Trước không thảo sau nào có thảoThuyền không ngay, bẻ lái khó ngayEm đây suy cạn lẽ nàyThà em ở vá hơn buổi rày lấy anh - Bậu chưa nghĩ kĩ, bậu ti hư vầyChim uyên ương còn biết kết bầyCá bi nục còn vầy đôi bạnChẳng qua bởi vận hạn qua mới xa nàng Chớ ai mà có muốn dứt đàng ngãi nhân.

311. Trước mừng chàng như cây có cộiSau vui thay duyên hiệp đạo ngườiHai ta xin gá tiếng trao lờiDưới sông con cá lội, trên trời con chim bay.

312. Từ ngày gặp gỡ giữa đườngNghe lời bạn nói nhớ thương vô chừngTưởng là thành cơm thành cháo mà mừngHay đâu cá dời về biển, chim rừng xa bay.

313. Từ ngày thiếp bén duyên chàngDạ như con cá trích mắc vào lưới xưa.

314. Vào rừng chẳng biết lối raThấy cây núc nác ngỡ la vàng tâmAnh trông em anh cũng yêu thầmSợ mẹ bằng bể, sợ cha bằng trờiThấy em đẹp nói đẹp cườiĐẹp quần đẹp áo lại tươi răng vàngChân em đi dép quai ngangMặt vuông chữ điền liền vành cá trôiTa thương mình lắm mình ơiCá chết về mối, khốn nạn đôi taNgồi buồn trách mẹ cùng chaTrách anh thầy bói rẽ ra đôi đườngỞ đây đồng đất phố phườngĐể anh mua cốm, mua hồng sang sêuSêu em mối lái làm đềuĐể cốm anh mốc, để hồng long tai Hồng long tai như quạt long nhàiCầu Ô long nhịp, cửa cài long thenAnh tiếc cô mình má phấn, răng đenĐể cốm anh mốc để hồng nứt ra

323

Page 324: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Bao giờ cho đến tháng baGió thu lại thổi xuân ra cõi ngoài.

315. Vào vườn trảy quả cau nonAnh thấy em giòn, muốn kết nhân duyênHai má có hai đồng tiềnCàng nom càng đẹp, càng nhìn càng ưa- Anh đã có vợ con chưaMà anh ăn nói gió đưa ngọt ngàoMẹ già anh để nơi naoĐể em tìm vào hầu hạ thay anhChả tham nhà ngói rung rinhTham về một nỗi anh xinh miệng cườiMiệng cười anh đáng mấy mươiChân đi đáng nén, miệng cười đáng trăm- Tờ giấy hồng anh phong chữ thọAnh gửi thư này cả họ bình yênĐầu rồng mà gối tay TiênƯớc gì tay ấy gối lên đầu nàyNhư chim loan phượng ấp cây ngô đồngMột mai nên vợ nên chồngNhư cá gặp nước như rồng gặp mây.

316. Vì ai cách trở giang biênCá sầu không lội, chim phiền không bay.

317. Vì chuôm cho cá bén đăngVì tình nên phải đi trăng về mờ.

318. Vì mây cho núi lên trờiVì cơn gió thổi, hoa cười với trăngVì chuôm cho cá bén đăngVì tình nên phải đi trăng về mờ.

319. Xưa rày biệt tích âm haoHỏi cá chẳng thấy, tin sao vắng trùngXốn xang dạ ngọc bâng khuângNgày thì sầu não, đêm rưng luỵ trànNhân nay lặn lội băng ngànMuốn đi lãnh Bắc, lại sang non TầnThan rằng, ngọc hỡi tình nhânTôi đi tìm bạn, bạn vàng ở đâu?

320. Yên Thái có giếng trong xanhCó đôi cá sấu ngồi canh đầu làngAi qua nhắn nhủ cô nàng

324

Page 325: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

Yêu nhau xin chớ phũ phàng đổi thay.

Hà Nội, năm 2003Điều chỉnh khi tái bản: tháng 6 – 2009

Điều chỉnh đăng trên vanhien.vn : Tháng 12 năm 2012 TS. Phạm Việt Long

325

Page 326: Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)

Phạm Việt Long –

Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình 2012

TS. Phạm Việt Long

Sinh ngày: 1 tháng 7 năm 1946Tại: Ngô Khê, Bắc Quang, Hà GiangNguyên Quán: Ninh BìnhHội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt NamHội viên Hội Nhà văn Việt NamTác phẩm chính:- B. trọc- Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9- Âm bản- Ngờ vực- Mố số giá trị văn hoá truyền thống với việc xây dựng đời sống văn hoá ở đồng

bằng Bắc Bộ- Khía cạnh văn hoá trong thương mại điện tử

326