Trung tâm Nghiên cứu Trung tâm Chính sách và Phát ... in... · đọc cũng nên lưu...

33
Trung tâm Nghiên cu Chính sách và Phát trin (DEPOCEN) Trung tâm Phân tích và Dbáo (CAF) Thâm ht tài khon vãng lai: Nguyên nhân và gii pháp 1 Nguyn Ngc Anh, Nguyn Thng, Nguyn Đức Nht, Nguyn Cao Đức (Bn tho s3) Hà ni, ngày 7 tháng 8 năm 2008 1 Bài viết phc vHi tho “Tình hình kinh tế Vit Nam và vai trò, trách nhim ca Quc hi” trong khuôn khhp tác gia y ban Kinh tế Quc Hi và Vin Khoa hc và Xã hi Vit Nam, 2-3/7/2008 Mũi Né, Phan Thiết. Do hn chế vmt thi gian cũng như khnăng tiếp cn các sliu, bài viết này sdng nhiu ngun sliu khác nhau, cũng như da trên sliu được cung cp trong các báo cáo khác. Người đọc cũng nên lưu rng trong mt strường hp có skhác bit đáng kvmt sliu gia các ngun khác nhau. Các sliu đây chmang tính minh ha và tham kho. Mi y kiến đóng góp xin gi vđịa ch[email protected] hoc [email protected] Vietnam’s current account deficits 1

Transcript of Trung tâm Nghiên cứu Trung tâm Chính sách và Phát ... in... · đọc cũng nên lưu...

Trung tâm Nghiên cứu

Chính sách và Phát triển

(DEPOCEN)

Trung tâm

Phân tích và Dự báo

(CAF)

Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp1

Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thắng, Nguyễn Đức Nhật, Nguyễn Cao Đức (Bản thảo số 3)

Hà nội, ngày 7 tháng 8 năm 2008

1 Bài viết phục vụ Hội thảo “Tình hình kinh tế Việt Nam và vai trò, trách nhiệm của Quốc hội” trong khuôn khổ hợp tác giữa Ủy ban Kinh tế Quốc Hội và Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam, 2-3/7/2008 Mũi Né, Phan Thiết. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như khả năng tiếp cận các số liệu, bài viết này sử dụng nhiều nguồn số liệu khác nhau, cũng như dựa trên số liệu được cung cấp trong các báo cáo khác. Người đọc cũng nên lưu rằng trong một số trường hợp có sự khác biệt đáng kể về mặt số liệu giữa các nguồn khác nhau. Các số liệu ở đây chỉ mang tính minh họa và tham khảo. Mọi y kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected] hoặc [email protected]

Vietnam’s current account deficits 1

Mục lục

I. Mở đầu............................................................................................................................. 3 II. Tình hình nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam ............................... 5 III. Nguy cơ khủng hoảng của thâm hụt tài khoản vãng lai................................................ 9 IV. Nguyên nhân và giải pháp đối với thâm hụt tài khoản vãng lai ................................. 16

4.1 Đầu tư tăng cao? ..................................................................................................... 16 4.2 Mức tiết kiệm thấp .................................................................................................. 21 4.3 Thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai............................................... 22 4.4. Gợi y về giải pháp ............................................................................................... 26

V. Lời kết .......................................................................................................................... 28 VI. Một số tài liệu tham khảo ........................................................................................... 29 Hộp số 1 ............................................................................................................................ 31 Hộp số 2 ............................................................................................................................ 32 Phụ lục 1: Tình hình tài khoản vãng lai của các nước châu Á trước khủng hoảng 1997 . 33

Vietnam’s current account deficits 2

I. Mở đầu

Trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động, giá dầu tăng cao, khủng hoảng nhà

đất ở Mỹ, thì ở trong nước cùng với lạm phát tăng cao, thi trường bất động sản đóng băng,

thị trường chứng khoán mất điểm liên tục, việc thâm hụt cán cân thương mại và tài khoản

vãng lai2 trong năm 2007 rất lớn và những tháng đầu năm 2008 cho thấy chiều hướng

ngày càng xấu đi đã làm dấy lên những quan ngại của nhiều nhà hoạch định chính sách

cũng như các chuyên gia kinh tế cho rằng việc nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai là

đáng lo ngại, không thể kéo dài (unsustainable), và có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế.

Trong thời gian gần đây báo chí trong và ngoài nước cũng như các tổ chức nước ngoài

đồng loạt đưa ra các báo cáo không tích cực về sự bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam.3

Trong báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội 31/5/2008 cũng đề cập

tới vấn đề nhập siêu có thể gây ra mất cân bằng cán cân thanh toán và ảnh hưởng đến

kinh tế vĩ mô.

Theo kinh nghiệm quốc tế cũng như l y thuyết kinh tế, khi thâm hụt tài khoản vãng lai

lớn và kéo dài mà không có các biện pháp cần thiết (như tăng lãi suất, hạ/phá giá

(devaluate) đồng tiền, cắt giảm chi tiêu chính phủ, thì nền kinh tế có thể sẽ gặp phải nguy

cơ khủng hoảng tiền tệ. Một trường hợp hay được lấy ra làm ví dụ đó là cuộc khủng

hoảng tiền tệ của Thái Lan năm 1997, khi nước này do thâm hụt tài khoản vãng lai quá

lớn, cùng với các khoản vay nợ ngắn hạn không có khả năng thanh toán đã không thể giữ

giá được đồng tiền, và dữ trữ ngoại hối bị cạn kiệt.

2 Trong các hạng mục của Tài khoản vãng lai thì Cán cân Thương mại là quan trọng nhất. Thông thường nếu có thâm hụt tài khoản vãng lai, thì nguyên nhân chủ yếu là do thâm hụt cán cân thương mại, nên trong bài viết này tác giả sử dụng các thuật ngữ thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt cán cân thương mại gần như tương đương nhau. Để hiểu rõ hơn, đề nghị xem Hộp 1. 3 Một số ví dụ: tờ Times Online, số ra ngày 13/6/2008 ra bài Việt Nam trên bờ khủng hoảng tiền tệ kiểu Thái (Vietnam on brink of Thai Baht-style currency crisis of 1997); Tờ Dismal Scientist ra ngày 11/6/2008 có bài “Việt Nam đang gặp phải khủng hoảng tiền tệ?” (Is Vietnam facing a currency crisis?), Tờ Thanhnien News ngày 20/4/2008 có bài “Thâm hụt tài khoản vãng lai đáng lo ngại”. Hay bài viết của Matt Steinglass đăng trên báo VOA, ngày 13/6/2008, với tiêu đề “Lam phát, thâm hụt thương mại là nguyên nhân lo ngại ở Việt Nam” (Inflation, trade deficit cause worry in Vietnam).

Vietnam’s current account deficits 3

Trong năm 2007 mức thâm hụt thương mại lên tới 11 tỷ USD, với thâm hụt tài khoản

vãng lai xấp xỉ 7 tỷ USD, tương đương 11% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). 4 Thông

thường với các nước trên thế giới, thâm hụt tài khoản vãng lai lên tới 5% của GDP đã là

đáng lo ngại. Vào những tháng đầu năm 2008, xu hướng thâm hụt cán cân thương mại và

thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam còn tăng nhanh hơn nữa. Thâm hụt cán cân

thương mại tính tới tháng 5 năm 2008 là 14,4 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với mức của

năm 2007.

Hình 1. Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai, tính theo % của GDP

Nguồn: Báo cáo của Barclays Capital

Hình số 1 cho thấy tình hình nhập siêu và tài khoản vãng lai của Việt Nam trong những

năm qua. Có thể nói, nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai không phải là một hiện

tượng mới lạ với Việt Nam. Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu và bị

thâm hụt tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, sang năm 2007, con số nhập siêu lớn và thâm hụt

tài khoản vãng lai là rất lớn cao hơn nhiều so với các năm trước. Sang năm 2008, dự kiến

con số nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai còn lớn hơn. Với các số liệu có được, rõ

ràng là tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như của Việt Nam là không bền vững.

4 Số liệu trong báo cáo Taking Stock (2008) của Ngân hàng Thế giới. Theo số liệu trong báo cáo tháng 5 năm 2008 của Economist Intelligence Unit, thì số liệu thâm hụt cán cân thương mại và tài khoảng vãng lai năm 2007 của Việt Nam là vào khoảng 4 tỷ USD và 3 tỷ USD.

Vietnam’s current account deficits 4

Có thể nói, các nhận định của các báo cáo nước ngoài cũng có cơ sở khi đưa ra những

nhận định không được sáng sủa về tình hình kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bức tranh của

nền kinh tế Việt Nam có ảm đạm như vậy hay không? Rủi ro của một cuộc khủng hoảng

cán cân thanh toán và hệ quả là khủng hoảng tiền tệ là hiện hữu đến mức độ nào? Đâu là

nguyên nhân của tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như hiện nay, và đâu là những

giải pháp khả thi? Đây là những câu hỏi mà tác giả của bài viết này muốn trả lời. Tuy

nhiên, trong phạm vi của bài viết này do thiếu số liệu, tính phức tạp của vấn đề kinh tế vĩ

mô, những yếu tố không lường trước được, cũng như hạn chế về mặt thời gian và kiến

thức, nên kết những phát hiện, kết luận và gợi y được đưa ra trong bài viết này hoàn

toàn chỉ mang tính trao đổi giữa những người nghiên cứu có quan tâm đến nền kinh tế

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bài viết này được bố cục như sau: Phần II của bài

viết sẽ xem xét vấn đề nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam một cách

tổng quát. Phần III đánh giá nguy cơ của một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán. Phần

IV sử dụng một số đẳng thức cơ bản trong kinh tế học vĩ mô để phân tích nguyên nhân

của thâm hụt tài khoản vãng lai và đưa ra những gợi y về giải pháp. Phẩn V đưa ra một

số nhận định và kết luận.

II. Tình hình nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam

Để có một cái nhìn khách quan về tình hình nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai của

Việt Nam, chúng ta cần so sánh với tình hình của các nước điều kiện và hoàn cảnh gần

gũi với ta. Hình 2 là biểu đồ tình hình tài khoản vãng lai của các nước trong khu vực châu

Á. Ngoại trừ Ấn độ là cũng có thâm hụt tài khoản vãng lai, Việt Nam là nước duy nhất

trong khối ASEAN có thâm hụt tài khoản vãng lai. Nhưng kể cả so với Ấn độ, thì về mặt

tương đối mức độ thâm hụt của Việt Nam là quá lớn, lên tới khoảng 10% của GDP so với

khoảng 2% của Ấn độ. So với các nước láng giềng trong khu vực như Thai lan, Phillipine,

Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, thì tình hình tài khoản vãng lai của Việt Nam là rất

đáng lo ngại. Hầu hết các nước trong khu vực đều có thặng dư tài khoản vãng lai, trong

khi đó Việt Nam lại thâm hụt tài khoản vãng lai. Theo số liệu của báo cáo của Meril

Lynch cho thấy, tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP, thì các nước đều có tỷ lệ thặng dư

trên GDP khá lớn, Thái Lan là hơn 5% và Malaysia là hơn 10%. Bức tranh ở Việt Nam

Vietnam’s current account deficits 5

lại hoàn toàn ngược lại, mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam trong năm

2007 lên tới gần 10%.5

Hình 2. Tài khoản vãng lai của các nước khu vực châu Á (% của GDP) năm 2007

Nguồn: Báo cáo của Merrill Lynch

Có thể nói trong điều kiện một nền kinh tế mở, việc xuất hiện tình trạng thâm hụt hay

thặng dư hoàn toàn là điều bình thường. Với Việt Nam là một nước có tốc độ tăng trưởng

cao, ở giai đoạn đầu của phát triển, thâm hụt tài khoản vãng lai là điều hết sức bình

thường, và nhiều khi là cần thiết để có thể tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài để phát

triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nếu con số thâm hụt chỉ ở mức

vừa phải (thông thường là dưới 5%), thì không đáng lo ngại. Nhưng khi thâm hụt tài

khoản vãng lai vượt ngưỡng này sẽ gây ra rủi ro cho nền kinh tế. Nếu so với Thái Lan

trước khủng hoảng, thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này vào năm 1995-1996 là

khoảng 8% (xem phụ lục 1).

5 Có một số sai khác nhỏ giữa các nguồn số liệu khác nhau. Số liệu của WB cho thấy là khoảng 11%.

Vietnam’s current account deficits 6

Hình 3. Tài khoản vãng lai các thị trường mới nổi năm 2007 (% của GDP)

Nguồn: Báo cáo của Merrill Lynch

Hình 4. Thâm hụt thương mại của Việt Nam theo tháng

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Báo cáo của HSBC

Hình 3 là biểu đồ so sánh Việt nam với những nước được coi là những nền kinh tế mới

nổi. Việt Nam không phải là nước duy nhất bị thâm hụt tài khoản vãng lai. Nhưng ở mức

độ so sánh tương đối thì Việt Nam vượt xa các nước khác về mức độ thâm hụt tài khoản

Vietnam’s current account deficits 7

vãng lai. Những tháng đầu năm 2008, tình hình trở nên khá nghiêm trọng, khi nhập khẩu

tăng đột biến. Hình 4, cho thấy con số nhập siêu của Việt Nam xấu đi nghiêm trọng theo

từng tháng. Rõ ràng là, với tình hình nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như

vậy, việc các báo trong và ngoài nước, cũng như các tổ chức nước ngoài bầy tỏ quan ngại

về nền kinh tế VN là không phải không có căn cứ.

Thâm hụt tài khoản vãng lai tốt hay xấu?

Trước khi chuyển sang phần đánh giá khả năng ảnh hưởng của thâm hụt thương mại và

thâm hụt tài khoản vãng lai, chúng ta cần phải trả lời một câu hỏi là: Nhập siêu và thâm

hụt tài khoản vãng lai tốt hay xấu? Ơ đây, nếu chỉ nhìn vào con số nhập siêu và thâm hụt

tài khoản vãng lai thì chắc chắn sẽ không có câu trả lời rõ ràng. Câu trả lời tùy thuộc vào

tình hình kinh tế vĩ mô, cũng như phụ thuộc vào tình hình tài khoản vốn. Tuy nhiên, có

một điểm cần nhấn mạnh là bản thân việc nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai về

nguyên tắc là không tốt và cũng không xấu. Nó chỉ xấu khi thâm hụt quá lớn và dẫn tới

khủng hoảng cán cân thanh toán, mất giá đồng tiền. Để đưa ra một nhận xét về mức độ

thâm hụt cán cân thương mại của một quốc gia là tốt hay xấu, chúng ta cần phải xem xét

từng trường hợp cụ thể, không thể chỉ nhìn vào con số thâm hụt/thặng dư thương mại

(hay thâm hụt/thặng du tài khoản vãng lai) để rồi cho rằng thâm hụt đó là xấu hay tốt.

Tuy nhiên, dường như có một quan niệm phổ biến (không chỉ ở Việt Nam) là nhập siêu

và thâm hụt tài khoản vãng lai là không tốt và thể hiện một nền kinh tế yếu kém và ngược

lại xuất siêu và có thặng dư trên tài khoản vãng lai, thì quan niệm này cho rằng thặng dư

thương mại là điều tốt và thể hiện một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh tốt. Mặc dù

trong một số ít trường hợp, quan niệm như trên không phải là không đúng, nhưng theo ly

thuyết kinh tế thì không hẳn là như vậy.

Trong nhiều trường hợp, thì thâm hụt cán cân thương mại là thể hiện một nền kinh tế

đang tăng trưởng tốt. Khi một nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng tốt, có nhiều cơ hội

đầu tư với lợi nhuận cao, nhu cầu đầu tư cao hơn khả năng tiết kiệm trong nước, điều này

sẽ làm cho các dòng vốn nước ngoài chảy vào quốc gia đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư.

Vietnam’s current account deficits 8

Tức là một quốc gia có thể sử dụng nguồn lực của nước khác để phát triển kinh tế trong

nước. Một ví dụ điển hình là tài khoản vãng lai của nền kinh tế Hoa Kỳ luôn ở trong tình

trạng thâm hụt trong những năm gần đây. Điều này không thể hiện Hoa Kỳ là một nền

kinh tế yếu kém. Ngược lại, một tài khoản vãng lai có thặng dư lại có thể là dấu hiệu bất

ổn của nền kinh tế, dòng vốn trong nước chảy ra nước ngoài tìm kiếm những cơ hội đầu

tư tốt hơn. Tức là nguồn lực không được sử dụng cho phát triển nền kinh tế trong nước.

Và trong nhiều trường hợp khác, thì sự mất cân bằng của cân cân thương mại (thặng dự

hay thâm hụt) chẳng phải là một dấu hiệu nghiêm trọng nào.6

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thì thâm hụt thương mại (nhập siêu) và hệ quả là

thâm hụt tài khoản vãng lai thực sự gây ra nhiều vấn đề cho một số nước. Nhiều nước đã

lâm vào khủng hoảng (khủng hoảng nợ, khủng hoảng đồng tiền) sau khi có mức thâm hụt

thương mại lớn, thường xuyên và lâu dài. Điển hình là cuộc khủng hoảng Châu Á những

năm 1997-1998.

III. Nguy cơ khủng hoảng của thâm hụt tài khoản vãng lai

Thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai thường được hiểu là nhập khẩu

nhiều hơn xuất khẩu, và tiêu dùng trong nước nhiều hơn khả năng sản xuất. Làm thế nào

để một quốc gia có thể duy trì thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai?

Tương tự như ở một hộ gia đình, để có thể tiêu dùng nhiều hơn thu nhập, một gia đình sẽ

có hai cách để có tiền trang trải cho tiêu dùng cao hơn thu nhập của mình. Đó là: (i) đi

vay; và (ii) bán tài sản. Ở cấp quốc gia, khi có thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản

vãng lai, thì để có tiền (ngoại tệ) trả cho các khoản nhập khẩu và thâm hụt này, cần có

dòng vốn chảy vào (FDI, đầu tư gián tiếp, vay ngắn hạn, dài hạn, kiều hối, ODA). Nên

thông thường, thâm hụt thương mại (và tài khoản vãng lai) thường đi cùng với thặng dư

trên tài khoản vốn. Nếu không có thặng dư trên tài khoản vốn (tương tự như cấp ở hộ gia

đình là không vay đủ tiền), thì nước nhập siêu buộc phải sử dụng đến dự trữ ngoại hối để

6 Suranovic (1999) cho rằng một trong những nguyên nhân là do thuật ngữ. Bất kể trong hoàn cảnh nào, thì từ thâm hụt thường có nghĩa xấu, và ngược lại thặng dư thường có nghĩa tốt, và con người thường thích những điều gì đó dư thừa.

Vietnam’s current account deficits 9

đáp ứng cho các nhu cầu NK của mình (bán tài sản). Nếu dự trữ ngoại hối không đủ đáp

ứng, thì chắc chắn sẽ dẫn tới việc đồng tiền buộc phải mất giá.

Hình 5 Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn của Việt Nam trong những năm qua

Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Barclays Capital. Con số của năm 2007 là số ước lượng, còn số của năm 2008 là số dự kiến

Như Hình số 5 cho thấy, không phải đến năm 2007 Việt Nam mới nhập siêu và thâm hụt

tài khoản vãng lai. Nhưng đến năm 2007 thì tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai tăng

mạnh, và dự kiến trong năm 2008 sẽ thâm hụt còn lớn hơn nữa. Cũng theo Hình số 5,

trước năm 2008, mặc dù Việt Nam liên tục bị thâm hụt tài khoản vãng lai, nhưng trong

cán cân thanh toán, tài khoản vốn luôn có thặng dư. Trong trường hợp của Việt Nam

trong năm 2007, mặc dù tài khoản vãng lai thâm hụt lớn, nhưng do triển vọng của nền

kinh tế được nhận định là tốt nên tài khoản vốn lại thặng dư do các nguồn như đầu tư trực

tiếp (FDI) đạt 6,5 tỷ USD, viện trợ chính thức (ODA) đạt 1,6 tỷ USD, đầu tư gián tiếp

(Portfolio investment) đạt 6,2 tỷ USD, và kiều hối đạt hơn 6 tỷ USD.

So với năm 2007, triển vọng của nền kinh tế trong năm 2008 không còn được đánh giá là

tốt như năm 2007, do một loạt các vấn đề như lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán

đi xuống. Cụ thể là Quốc hội đã phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng từ mức 8,5-9%

Vietnam’s current account deficits 10

xuống còn mức 7% trong năm 2008.7 Điều này làm dấy lên mối lo ngại là với mức nhập

siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như hiện nay, nếu nguồn vốn nước ngoài chảy vào

Việt Nam bao gồm ODA, FDI, kiều hối, đầu tư gián tiếp không đủ để đáp ứng khoản

thâm hụt, hoặc tệ hơn nữa dòng vốn “nóng” ngắn hạn lại có thể chảy ra ngoài, thì có thể

tạo ra áp lực đối với đồng tiền Việt Nam, dẫn tới mât giá đồng tiền, khủng hoảng tiền tệ

và khủng hoảng kinh tế.

Về cơ bản thâm hụt tài khoản vãng lai có thể được hiểu là một khoản vay mà các nhà đầu

tư nước ngoài cho chính phủ và người tiêu dùng của một nước khác vay để thanh toán

cho việc tiêu dùng quá mức. Thông thường điều này sẽ không có vấn đề gì nếu như

khoản thâm hụt nhỏ. Nhưng nếu khoản thâm hụt này là lớn, đến một mức độ hoặc đến

một thời điểm nào đó, các nhà đầu tư sẽ mất lòng tin vào việc là họ sẽ thu lại được khoản

đầu tư/ khoản đã cho vay, và khi đã mất lòng tin, rất có thể sẽ xẩy ra đổ vỡ, do tất cả các

nhà đầu tư sẽ bán tháo và tìm cách rút tiền ra để tránh mất thêm tiền. Tuy nhiên, không ai

có thể dự đoán được một cách chính xác là khi nào thì lòng tin sẽ bị khủng hoảng! Trong

điều kiện của Việt Nam, có hàng loạt các báo cáo của nước ngoài đưa ra các cảnh báo về

mức độ nghiêm trọng của mức độ thâm hụt của tài khoản vãng lai của VN. Điều này có

nghĩa là gì? Ơ một mức độ nào đó, so với các nước khác thì mức thâm hut tài khoản vãng

lai của VN là quá lớn, và ở một khía cạnh khác, Chính phủ cần có những biện pháp để

cải thiện tài khoản vãng lai, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư.8

Để có thể đưa ra một số nhận định về khả năng khủng hoảng cán cân thanh toán, khủng

hoảng tiền tệ, chúng ta xem xet một số trường hợp sau:9

7 Xem bài viết “Nâng lên đặt xuống chỉ tiêu GDP” đăng trên Sài Gòn Giải phóng số 20 năm 2008. Trong bài viết này có số liệu về tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng. Khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, ngoài việc dẫn tới lạm phát, nó cũng sẽ dẫn tới tăng đầu tư trong nước và làm thâm hụt tài khoản vãng lai. Một số nghiên cứu của nước ngoài cho rằng mức 7% này là khó đạt được. 8 Nhiều người có so sánh tình hình của Việt Nam hiện nay với tình hình của Thái Lan những năm 1997 trước khi xẩy ra khủng hoảng dẫn tới việc đồng Bath Thái mất giá. Mặc dù VN giống Thái Lan ở tình trạng thâm hụt cán cân thương mại (nhập siêu) lớn, nhưng điểm khác biệt căn bản giữa VN và Thái Lan chính là việc Thái Lan có các khoản nợ ngắn hạn quá nhiều, còn VN thì không. 9 Để đơn giản hóa vấn đề, ta chỉ xét tài khoản vãng lai nhu sau: Tài khoản vãng lai = Cán cân thương mại (hàng hóa và dịch vụ) + Kiều hối + Viện trợ không hoàn lại + Lãi đầu tư nước ngoài chuyển về nước.

Vietnam’s current account deficits 11

Trường hợp 1: Tốc độ nhập siêu từ nay đến cuối năm không thay đổi

Theo số liệu ghi nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhập siêu của Việt Nam

trong 5 tháng đầu năm là 14,4 tỷ USD, như vậy mỗi tháng VN nhập siêu khoảng 2,7 tỷ

USD. Nếu ta giả thiết rằng tốc độ nhập siêu từ nay đến cuối năm 2008 không thay đổi, thì

đến cuối năm 2008, nhập siêu của VN có khả năng lên tới 34,6 tỷ USD.

Trường hợp 2: Với một số biện pháp hành chính cũng như kinh tế của chính phủ, tốc độ

nhập siêu sẽ giảm xuống. Với con số gần đây nhất, quí 2 của năm 2008, thâm hụt cán cân

thương mại giảm từ 8,3 tỷ trong quí 1 xuốn còn 6,4 tỷ trong quí 2 (giảm 33%).10 Như vậy,

nếu giả thiết rằng các quí 3 và 4, tỷ lệ nhập siêu sẽ ở mức của quí 2, thì cả năm VN sẽ

nhập siêu khoảng 27,5 tỷ USD.

Trường hợp 3: Nếu giả thiết rằng trong quí 3 và quí 4, tốc độ nhập siêu sẽ giảm với tốc

độ 33%, thì con số nhập siêu của quí 3 và 4 sẽ là 4,85 tỷ USD và 3,7 tỷ USD, và cả năm

VN sẽ nhập siêu khoảng 23,3 tỷ USD.11

Nếu ta giả thiết rằng, trong năm 2008, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển lợi nhuận ra

khỏi Việt Nam cũng bằng năm 2007 là 2,1 tỷ USD (theo dự báo của Ngân hàng Thế giới

thì mức chuyển lợi nhuận ra khỏi VN năm 2008 sẽ cao hơn 2007, nhưng ở đây ta chỉ giả

thiết là ở mức năm 2007). Kiều hối sẽ đạt mức 8,2 tỷ USD (số dự báo cho năm 2008 của

Ngân hàng thế giới). Giải ngân FDI sẽ ở mức 6,5 tỷ USD của năm 2007 (cao hơn mức dự

báo của Ngân hàng Thế giới).12 ODA ở mức 5 tỷ USD (là mức cam kết của các nước tài

10 Báo Vietnam News, ra ngày 23 tháng 6 năm 2008. 11 Nếu VN có thể giảm được nhập siêu ở mức độ như trường hợp 3 thì có thể coi là một thành công. Theo thông tin mới nhất, nhập siêu trong tháng 5 của năm 2008 chỉ còn là 1,3 tỷ USD (Thời báo kinh tế Việt Nam số 150 ra ngày 23/6/2008). Nếu ta giả thiết là từ nay đến cuối năm, mỗi tháng ta chỉ nhập siêu khoảng 1,3 tỷ USD, thì cả năm 2008 VN sẽ nhập siêu khoảng 23,5 tỷ USD, tương đương với trường hợp 3. 12 Theo số liệu mới nhất đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 151, ngày 24/6/2008, thì trong 6 tháng đầu năm 2008, FDI đạt hơn 31 tỷ USD (vốn đăng ky). Riêng trong tháng 6 tổng số vốn đầu tư đăng ky là hơn 16 tỷ USD. Tỷ lệ giải ngân của các dự án FDI trong năm 2008 cũng khá cao, với mức vốn thực hiện là khoảng 5 tỷ USD. Đây có thể nói là một tín hiệu khá lạc quan, vì như vậy áp lực giảm giá đồng VN do thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ thấp đi. Đáng lưu y là trong số này có những dự án bất động sản rất lớn, như dự án của tập đoàn Good Choice (HK) trị giá hơn 11 tỷ USD đầu tư vào khu vui chơi giải trí, khách sạn. Về lâu dài có thể tạo ra thâm hụt cán cân thương mai. Theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 21/6/2008, con số đăng k y đầu tư trực tiếp FDI vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt 31,6 tỷ USD

Vietnam’s current account deficits 12

trợ cho VN)13 và vốn đầu tư gián tiếp là 2 tỷ USD (mức dự báo của Ngân hàng Thế giới).

Bảng 1 dưới đây, tổng kết thâm hụt thương mại năm 2007 và so sánh với ba khả năng

của năm 2008.

Bảng 1: Cán cân thanh toán Việt Nam, một số tình huống Tài khoản vãng lai Tài khoản vốn

Thâm hụt

thương mại

Lợi nhuận FDI

chuyển ra

ngoài

Kiều hối

ODA

FDI

Đầu tư

gián tiếp

Tổng cộng

Năm 2007 -10,3 - 2,1 6,4 4 6,5 6,2 10.70

Trường hợp 1 -34,6 - 2,1 8,2 5 6,5 2(?) -15.00

Trường hợp 2 -27,7 - 2,1 8,2 5 6,5 2(?) -8.10

Trường hợp 3 -23,3 - 2,1 8,2 5 6,5 2(?) -3.70

Đơn vị: Tỷ USD. Các giả thiết là do tác giả đưa ra.

Như có thể thấy, với thâm hụt thương mại khoảng hơn 10,3 tỷ USD, và lợi nhuận của

doanh nghiệp FDI chuyển ra nước ngoài khoảng 2,1 tỷ USD. Trong năm 2007, các nguồn

tiền để cân bằng con số 12,4 tỷ này là từ các nguồn như FDI, kiều hối, ODA và đâu tư

gián tiếp, và do các nguồn tiền này lớn, nên Việt Nam có thặng dư cán cân thanh toán,

khoảng 10 tỷ USD.14

Các trường hợp từ 1 đến 3 cho thấy tình hình có thể diễn ra của tài khoản vãng lai của

Việt Nam. Ở trường hợp 1, nếu không hạn chế được nhập siêu, và các điều kiện khác là

rất thuận lợi, thì VN sẽ thiếu khoảng 15 tỷ USD, và buộc phải sử dụng tới dự trữ ngoại

hối. Theo thông tin mới nhất, thì dự trữ ngoại hối của VN là khoảng 20 tỷ USD. Với

khoản dự trữ ngoại hối này, Việt Nam có thể đảm bảo được nhu cầu ngoại tệ trong trường

hợp xấu nhất. Do đó, khả năng và nguy cơ xẩy ra khủng hoảng là không đến mức nghiêm (http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/06/789712/). Mặc dù FDI cao như vậy, nhưng con số này mới chỉ là con số cam kết, con số quan trọng hơn chính là con số FDI tực hiện (giải ngân). Nếu trên thực tế, việc giải ngân các dự án FDI cao hơn con số dự kiến ở đây, thì là một điều hết sức đáng mừng. Vấn đề đặt ra là liệu sang năm 2009 chúng ta có tiếp tục thu hút và giải ngân FDI tốt hay không? 13 Trên thực tế không bao giờ việc giải ngân sẽ đạt được mức cam kết. Tuy nhiên giả thiết này đưa ra để dễ hình dung. Ngoài ra, trong những năm tới, nguồn ODA có thể sẽ giảm sút, ví dụ như viện trợ của EU cho Việt Nam năm 2008 là 665 euro triệu so với 719 triệu euro năm 2007. Nên trên thực tế, con số giải ngân ODA có thể sẽ thấp hơn, và khả năng thâm hụt sẽ còn cao hơn. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=265723&ChannelID=11 14 Về mặt kỹ thuật, cán cân thanh toán bao giờ cũng cân bằng do có các bút toán dự trữ ngoại hối. Khi có chênh lệch giữa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn, thì lúc đó sẽ có các giao dịch liên quan tới dự trự ngoại hối.

Vietnam’s current account deficits 13

trọng như báo chí và các báo cáo của nước ngoài nhận định. Điều lưu y ở đây là trong các

phân tích này, chúng ta giả thiết các dòng vốn chẩy vào VN là không thay đổi. Nếu thực

tế không phải như vậy, thì tình hình sẽ nguy hiểm hơn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhóm tác giả thì dự trữ ngoại hối như vậy là khá mỏng

manh với một số l y do như sau:

(i) Ngân hàng nhà nước và Chính phủ có quyết tâm sử dụng cả 20 tỷ USD dự trữ

ngoại hối để bảo vệ đồng tiền hay không? Nếu không, thì điều này có nghĩa là

thực tế dữ trự ngoại hối có thể sử dụng cho mức thâm hụt tài khoản vãng lai là

không tới 20 tỷ USD. Kinh nghiêm thực tế cũng cho thấy trong nhiều trường hợp,

mặc dù khả năng bảo vệ đồng tiền là có thừa, nhưng nếu giới đầu cơ không tin

vào quyết tâm bảo vệ đồng tiền của Chính phủ, thì họ sẽ tiến hành tấn công tiền tệ

(speculative attack). Ví dụ kinh điển của trường hợp này là Hồng Kông năm

1997-1998. Mặc dù dự trữ ngoại hối của Hồng Kông là rất lớn và thừa khả năng

bảo vệ đồng tiền của mình. Nhưng giới đầu cơ lại không tin vào quyết tâm của

chính quyền Hồng Kông trong việc bảo vệ đồng tiền, nên họ liên tục đầu cơ giá

xuống. Mặc dù giới đầu cơ đã thất bại trong việc tấn công đồng Đô la Hồng Kông,

nhưng bài học ở đây từ trường hợp của Hồng Kông là Chính phủ cần có một

thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm của mình.

(ii) Trong trường hợp xấu, nếu có xẩy ra tấn công tiền tệ (speculative attack), Việt

Nam có thể sử dụng tới Quỹ dự phòng bình ổn của các nước ASEAN. Mặc dù về

mặt ly thuyết, điều này là khả thi. Nhưng trên thực tế, bao giờ cũng gặp phải vấn

đề khó khăn về thực tiễn và giải ngân. Điển hình là trường hợp của Thái Lan năm

2007. Trong khủng hoảng tài chính năm 1997, IMF mặc dù có cam kết cho Thái

Lan vay tiền là hơn 17 tỷ USD, nhưng lại đi kèm các điều kiện rất chặt chẽ và

thực tế giải ngân của IMF rất chậm so với tình hình thực tế.15

15 Và IMF lại đưa ra nhiều điều kiện bắt buộc không phù hợp với tình hình thực tế các nước bị khủng hoảng. Sau khi trải qua khủng hoảng, một phản ứng chính sách của các nước này để không còn phải lệ thuộc vào IMF là xây dựng dự trự ngoại hối lớn. Các nước này đã thực hiện được điều này thông qua việc tài khoản vãng lai của họ luôn trong tình trạng thặng dư.

Vietnam’s current account deficits 14

Như vậy, nếu không thực hiện các biện pháp để hạn chế thâm hụt tài khoản vãng lai, thì

dự trữ ngoại hối sẽ cạn kiệt. Điểm lưu y ở đây, là chúng ta giả thiết các điều kiện khác

thuận lợi, ví dụ như kiếu hối về với khối lượng lớn, FDI không suy giảm, giải ngân được

ODA. Nhưng trên thực tế, khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, các nhà đầu tư mất lòng tin

vào nền kinh tế, thì khó có thể đảm bảo được việc duy trì các dòng vốn chẩy vào Việt

Nam.

Trường hợp 2 và 3, tương đối khả quan hơn, nếu các biện pháp hạn chế nhập siêu của

chính phủ phát huy tác dụng. Trong hai trường hợp trên, thì trường hợp thứ 3 là tương đối

gần với con số thâm hụt thương mại lên tới mức 20 tỷ USD mà chính phủ đưa ra.16 Tuy

nhiên, với cả hai trường hợp 2 và 3 thì gần như chắc chắn là chính phủ phải sử dụng tới

dự trữ ngoại hối để cân bằng cán cân thanh toán. Như vậy dự trữ ngoại hối quốc gia sẽ bị

suy giảm và nếu kéo dài hơn nữa thì sẽ cạn kiệt. Trên thực tế, với tình hình tốc độ nhập

siêu đã giảm như báo chí đưa gần đây, chúng ta có thể hy vọng rằng trường hợp 1 sẽ

không xảy ra. Đồng thời, mặc dù tình hình kinh tế có khó khăn, nhưng dường như các

nhà đầu tư vẫn còn lạc quan và tin tưởng vào triển vọng kinh tế của Việt Nam. Lòng tin

này thể hiện qua việc các cam kết đầu tư FDI trong 6 tháng vừa qua tăng kỷ lục. Nếu như

Việt Nam có thể cải thiện được tình hình thực hiện các dự án đầu tư này (giải ngân tốt),

thì áp lực đối với cán cân thanh toán sẽ giảm đi.17 Điểm mấu chốt của phần phân tích này

là với mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như hiện nay, cán cân thanh toán dễ mất ổn

định. Chính phủ và Quốc hội với vai trò giám sát cần thực hiện những biện pháp không

chỉ nhằm cắt giảm nhập siêu, thâm hụt tài khoản vãng lai trong năm 2008, mà còn cần

những biện pháp dài hạn hơn cho những năm 2009 và sau đấy, để đảm bảo ổn định kinh

tế vĩ mô.

16 Báo điện tử thời báo kinh tế Việt Nam, ra ngày 27/6/2008, phỏng vấn Thống đốc Nguyễn Văn Giàu. Theo bài báo này, cán cân thanh toán Việt Nam sẽ tiếp tục có thặng dư khoảng 2,5 tỷ USD, nhờ vào các nguồn FDI, đầu tư gián tiếp, du lịch, kiều hối. http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=06&id=ec18332fd07d19 17 Một câu hỏi trái chiều là liệu có phải do lo ngại về tình hình kinh tế vĩ mô như hiện nay, mà chúng ta phải gấp rút cấp phép các dự án FDI lớn hay không?

Vietnam’s current account deficits 15

IV. Nguyên nhân và giải pháp đối với thâm hụt tài khoản vãng lai

Như phân tích ở trên, nguy cơ của khủng hoảng cán cân thanh toán và khủng hoảng đồng

tiền Việt Nam mặc dù nhỏ, nhưng không phải là không hiện hữu. Để đưa ra các giải pháp

hiệu quả nhằm cải thiện thâm hụt tài khoản vãng lai, trong phần này các tác giả sẽ sử

dụng một số đẳng thức căn bản trong kinh tế học vĩ mô để xác định nguyên nhân, đồng

thời cũng đưa ra một số suy nghĩ về giải pháp hạn chế nhập siêu và thâm hụt tài khoản

vãng lai.

Theo Bernanke (2007) Chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang Hoa Kỳ thì thâm hụt tài khoản vãng

lai chính bằng sự chênh lệch giữa đầu tư trong nước và tiết kiệm trong nước.18 Như vậy,

ở mức độ cơ bản nhất ta cần xem xét, hai vấn đề đó là đầu tư và tiết kiệm trong nước.

Theo l y thuyết kinh tế, thâm hụt tài khoản vãng lai là do sự mất cân đối giữa đầu tư và

tiết kiệm. Chúng ta sử dụng một đẳng thức cơ bản trong kinh tế học nói lên quan hệ giữa

tài khoản vãng lai, mức tiết kiệm và đầu tư như sau19

CA = S – I (1)

Trong đó CA (current account) là mức thâm hụt/thặng dư của tài khoản vãng lai, S

(domestic savings) là mức tiết kiệm trong nền kinh tế và I (investment) là đầu tư. Đẳng

thức cơ bản này cho thấy rất rõ mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai (nhập siêu)

với mức tiết kiệm và đầu tư trong nước. Cũng theo đẳng thức này, vấn đề của thâm hụt

Tài khoản vãng lai không nằm ở chính sách thương mại, mà có nguồn gốc ở các vấn đề

kinh tế vĩ mô.

4.1 Đầu tư tăng cao?

18 Ben Bernanke (2007) cho rằng một trong những ly do giải thích cho sự thâm hụt cán cân thanh toán của Hoa Kỳ, là mức độ tiết kiệm tại các nước đang phát triển, nhất là các nước Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc) tăng lên một cách mạnh mẽ, còn ở Hoa Kỳ thì mức tiết kiệm lại thấp đi và mức tiêu dùng tăng cao, dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai. 19 Xem Hộp số 2.

Vietnam’s current account deficits 16

Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai là do nhu cầu đầu tư

của khu vực tư nhân tăng cao hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Nếu thâm hụt là do

nhu cầu đầu tư tăng cao thì thâm hụt không phải là một vấn đề nghiêm trọng, vì khi đầu

tư nhiều vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất, thì trong tương lai năng

suất sẽ cao hơn và sẽ sản xuất nhiều hơn, và hàng hóa sản xuất ra có thể để tăng xuất

khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại và tài khoản vãng lai (trả nợ). Tuy nhiên, nếu

nhu cầu đầu tư tăng cao là vào khu vực bất động sản, thì lại đáng lo ngại, vì khu vực này

thường không làm tăng năng suất (như đầu tư vào máy móc, thiết bị), cũng như tạo ra các

sản phẩm có thể được dùng để trả nợ (thông qua xuất khẩu).

Những ly do dẫn tới dầu tư tăng cao:

1. Chính sách tiền tệ: Một trong những nguyên nhân có liên quan đến đầu tư tăng cao là

chính sách tiền tệ nơi lỏng của Việt Nam trong thời gian qua. Khi thực hiện chính sách

tiền tệ nơi lỏng sẽ dẫn tới tăng đầu tư trong nước, do trong ngắn hạn điều này làm giảm

lãi suất.

Ngoài tác động trên, chính sách tiền tệ còn có tác động thông qua tỷ giá. Để nghiên cứu

về tác đông của chính sách tiền tệ thông qua tỷ giá, có lẽ cần một bài viết đầy đủ hơn.

Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng ta có thể hình dung như sau: Thông thường,

khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì sẽ tạo nên áp lực giảm giá đồng tiền nội tệ so

với đồng tiền của nước khác. Nếu tỷ giá hối đoái được tự do thay đổi, thì khi đó, nhập

khẩu sẽ trở nên đắt hơn và xuất khẩu sẽ trở nên rẻ hơn. Tuy nhiên, khi tỷ giá không được

tự do thay đổi (tỷ giá cố định), thì đồng tiền nội tệ về bản chất là đã lên giá. Việc duy trì

một đồng tiền nội tệ đã lên giá như vậy sẽ làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu. Trong

suốt một thời gian dài Việt Nam đã duy trì tỉ giá cố định gắn vào đồng USD. Khi lạm

phát thấp đây làm một chính sách hợp l y để làm tăng khả năng xuất khẩu của hàng hóa

Việt Nam. Tuy nhiên, từ cuối năm 2006, và đặc biệt là năm 2007, lượng vốn đầu tư (cả

gián tiếp và trực tiếp) chảy vào Việt nam tăng đột biến, làm cho đồng Việt Nam tăng giá

so với các đồng tiền khác. Để duy trì tính cạnh tranh về giá của hàng XK, Ngân hàng Nhà

nước đã tung một lượng tiền lớn ra để mua USD (làm tăng dự trữ ngoại hối), dẫn tới một

lượng cung tiền rất lớn trong hệ thống thanh toán của Việt Nam. Theo một số con số

Vietnam’s current account deficits 17

thống kê, cung tiền tăng 135%, là con số rất lớn (mặc dù NHNN đã có những động thái

để rút tiền ra khỏi lưu thông). Với mức cung tiền lớn và đột biến vào lưu thông để duy trì

tỷ giá cố định như trình bầy ở trên, năm 2007 lại là năm tăng trưởng tín dụng nóng. Điều

này đã làm cho lạm phát tăng rất cao, dự kiến ở mức trên 20%. Tác động của lạm phát,

như trình bầy ở trên, có tác dụng làm đồng tiền mất giá, nhưng việc duy trì tỷ giá cố định

về cơ bản là việc duy trì một đồng tiền định giá quá cao đã làm cho hàng VN mất tính

cạnh tranh (trở nên đắt hơn) và hàng NK trở nên rẻ hơn. Đây cũng chính là một nguyên

nhân của tình trạng nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Phải thấy rằng tỷ giá cứng

là một nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại. Trong bối cảnh hiện tại, do tính phức

tạp và mức độ nhạy cảm từ sự biến động tỷ giá, việc điều chỉnh cần thận trọng. Trong

tương lai gần, cần điều chỉnh tỷ giá để đảm bảo mức thâm hụt tài khoản vãng lai chấp

nhận được

2. Tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán: Trong năm 2006 và 2007 đã chứng

kiến hàng loạt các công ty thực hiện cổ phần hóa, lên sàn, phát hành thêm cổ phiếu. Năm

2007 còn được nhìn nhận là năm của IPO. Bản chất của các hoạt động này, kể cả việc

thực hiện cổ phẩn hóa (không chỉ của các công ty nhà nước) là các hoạt động huy động

vốn của doanh nghiệp để đầu tư. Với lượng vốn đầu tư được huy động qua kênh của thị

trường chứng khoán, rõ ràng là mức đầu tư của VN đã tăng lên rất nhiều. Hệ quả tất yếu

của việc tăng đầu tư là nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Để đáp ứng được nhu

cầu đầu tư tăng vọt của các doanh nghiệp Việt Nam, một lượng lớn vốn đầu tư gián tiếp

đã chảy vào Việt Nam (Xem hình số 6).

Liên quan tới việc tăng trưởng của thị trường chứng khoán là nguồn vốn đầu tư gián tiếp

ngắn hạn chảy vào Việt Nam do chênh lệch lãi suất của trái phiếu Chính phủ VN với trái

phiếu Chính phủ của các nước khác. Theo l y thuyết kinh tế, các nhà đầu tư quốc tế đã

thực hiện thành công một nghiệp vụ arbitrage, tận dụng chênh lệch lãi suất giữa hai

khoản đầu tư mà về mặt ly thuyết là có mức độ rủi ro như nhau (cùng là trái phiếu chính

phủ). Luồng tiền đầu tư gián tiếp chảy vào Việt Nam, có tác dụng gián tiếp làm cho nhu

cầu đầu tư và tiêu dùng (xem phần dưới) tăng lên.

Vietnam’s current account deficits 18

Hình 6: Nguồn vốn đầu tư gián tiếp

Nguồn: Báo cáo của Merril Lynch

Thông qua các quan sát tình hình xã hội những năm gần đây, mặc dù chưa có con số

chính xác, nhưng dường như ở Việt Nam mức độ tiết kiệm giảm đi còn mức độ đầu tư lại

cao lên. Đây chính là một nguyên nhân l y giải cho thâm hụt cán cân thanh toán của Việt

Nam. Khi nhu cầu đầu tư trong nước tăng cao, mà nguồn tiết kiệm trong nước lại không

đáp ứng đủ, trong khi đó nguồn vốn tiết kiệm tại các nước xung quanh lại cao, thì rõ ràng

là nhu cầu đầu tư trong nước sẽ được đáp ứng bởi nguồn vốn tiết kiệm dư thừa của các

nước khác. Điều này một phần thể hiện thông qua con số đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

tron năm 2007 và đầu năm 2008. Trong năm 2007, con số đầu tư gián tiếp mà Việt Nam

chính thức ghi nhận được theo số liệu của Ngân hàng thế giới là vào khoảng 6,2 tỷ USD.

Như vậy, chính nhu cầu đầu tư trong nước tăng cao trong khi mức độ tiết kiệm không

tăng theo kịp hoặc giảm đi là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhập siêu và thâm hụt tài

khoản vãng lai.

Vietnam’s current account deficits 19

Cũng liên quan tới vấn đề đầu tư, đó là dòng vốn FDI chảy vào VN cũng góp phần làm

tăng thâm hụt cán cân thương mại, nhất là các dự án đầu tư vào bất động sản. Tương tự

như trên, khi đầu tư vào bất động sản, nhìn chung sẽ không làm cải thiện tình hình XK

của VN, mà lại làm tăng nhu cầu NK, do đó làm tăng nhập siêu. Tuy nhiên, vấn đề NK

do các dự án FDI thường không gây ra vấn đề cho tài khoản vãng lai, do các nhà đầu tư

về cơ bản sẽ mang ngoại tệ vào VN để trả cho nhu cầu NK của họ. Trong những tháng

đầu năm 2008, đầu tư FDI vào Việt Nam tăng mạnh, nhưng chủ yếu là chảy vào các dự

án kinh doanh bất động sản, khách sạn (chiếm tới 54% tổng số vốn đăng ky)20

Giải pháp để giảm đầu tư

Mặc dù đẳng thức (1) rất đơn giản, nhưng lại có y nghĩa rất to lớn. Đó là để giảm được

thâm hụt tài khoản vãng lai, thì chúng ta cần làm giảm nhu cầu đầu tư trong nước. Điều

này đặc biệt có y nghĩa khi nền kinh tế phát triển quá nóng.

Như chúng ta đều biết, khi lãi suất tăng, thì nhu cầu đầu tư sẽ giảm. Trong thời gian vừa

qua, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh mức lãi suất cơ bản từ mức 8,75 lên

mức 12%, và sau đó lên mức 14%. Đây là một bước đi đúng, vừa để mức lãi suất này thể

hiện đúng với điều kiện của thị trường, vừa cho phép các NH nâng lãi suất để hạn chế

đầu tư. Mặc dù theo nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, thì mặc dù mức lãi suất của VN

đã tăng rất cao, nhưng mức lãi suất thực vẫn âm do lạm phát cao hơn lãi suất danh nghĩa.

Mặc dù đã tăng cao, nhưng với mức lãi suất thực âm, thì việc hạn chế và làm giảm nhu

cầu đầu tư của khu vực tư nhân sẽ khó đạt hiệu quả. Nếu như lãi suất danh nghĩa được

tăng cao hơn nữa, thì cùng một mũi tên sẽ đạt được hai mục đích, đó là kiềm chế lạm

pháp và hạn chế nhu cầu đầu tư để cải thiện tình trạng thâm hụt của tài khoản vãng lai.

Cùng với việc tăng lãi suất cơ bản, Ngân hàng Nhà nước dường như đã và đang thưc hiện

chính sách thu hẹp tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng. Ngoài tác động làm hạn chế lạm

phát, biện pháp này sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư và sẽ hạn chế được thâm hụt tài khoản

vãng lai.

20 Theo báo điện tử http://www.vnn.vn, số ra ngày 8/5/2008

Vietnam’s current account deficits 20

4.2 Mức tiết kiệm thấp

Để làm rõ mối quan hệ giữa tiết kiệm và thâm hụt tài khoản vãng lai chúng ta phân tách

mức tiết kiệm trong nước thành tiết kiệm của khu vực tư nhân và khu vực nhà nước như

sau

CA = Sp + Sg – I (2) Trong đó Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân (thu nhập trừ đi tiêu dùng và nộp thuế cho

chính phủ); Sg là tiết kiệm của khu vực chính phủ. Theo đẳng thức này, nếu như các yếu

tố khác như Sg và I mà không thay đổi, thì tài khoản vãng lai sẽ thâm hụt nếu như mức

tiết kiệm trong nước của khu vực tư nhân giảm đi.

Nhìn chung ở giai đoạn mới bắt đầu phát triển, các nước đang phát triển thường có mức

tiết kiệm khá thấp so với nhu cầu đầu tư trong nước (do thu nhập thấp, nên mức tiết kiệm

cũng thấp). Là một trong những nước đang phát triển, Việt Nam cũng không có tiết kiệm

cao. Với mức tiết kiệm vốn dĩ đã không cao, trong thời gian vừa qua mức độ tiết kiệm

của Việt Nam còn trở nên thấp hơn nữa do mức tiêu dùng tăng cao đột biến (consumption

boom).

Trong năm 2006 và 2007, có nhiều nguyên nhân dẫn tới có sự thay đổi lớn trong mức tiêu

dùng của người dân Việt Nam (consumption boom). Một trong những nguyên nhân là

hiệu ứng tăng tài sản (wealth effects), do sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường

chứng khoán và thị trường bất động sản của Việt Nam gây ra. Việc thị trường chứng

khoán bùng nổ đã kéo theo một lượng vốn đầu tư gián tiếp lớn ở mức kỷ lục đã chảy vào

thị trường chứng khoán Việt Nam. Về ngắn hạn, dòng tiền chẩy vào đã làm cho người

dân giầu có hơn (cảm giác?), dẫn đến việc tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm. Tương tự

như thị trường chứng khoán, giá bất động sản tăng trưởng mạnh làm cho khu vực dân

chúng trở nên giầu có hơn, và cũng làm cho mức tiết kiệm suy giảm. Ngoài hai yếu tố

trên, trong những năm qua, với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, các sản phẩm tài

chính mới đã làm các khoản tín dụng tiêu dùng, làm cho mức tiết kiệm thấp đi.21

21 Xem thêm What's Behind the Low U.S. Personal Saving Rate? Tại http://www.frbsf.org/publications/economics/letter/2002/el2002-09.pdf

Vietnam’s current account deficits 21

Nếu mức tiêu dùng tăng cao và tiết kiệm thấp trong khu vực tư nhân (bao gồm tiết kiệm

cá nhân và tiết kiệm của doanh nghiệp) là do những l y do nêu trên, thị trong giai đoạn

hiện nay với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và sự đóng băng của thị trường bất

động sản, có lẽ mức tiêu dùng của sẽ giảm xuống. Trong gói biện pháp mà chính phủ đưa

ra có biện pháp tăng cường tiết kiệm, hạn chế lãng phí là rất đúng đắn. Cùng với việc thắt

chặt tiền tệ và tăng lãi suất như hiện nay, các khoản tín dụng tiêu dùng chắc chắn cũng sẽ

bị giảm bớt.

4.3 Thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai

Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai chính là thâm hụt ngân

sách nhà nước. Một trong những nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế, đó là vấn đề thâm

hụt kép: Vừa thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, lại vừa thâm hụt ngân sách chính phủ cũng

lớn. Hiên nay, theo các báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), dường như Việt Nam

đang gặp phải vấn đề thâm hụt kép.

Để thấy được mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai, ta viết

lại đẳng thức số 2 ở trên như sau:22

CA = Sp + Sg – I

= (Y – T – C) + (T – G) – I (3)

trong đó Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân, Sg chính là chênh lệch giữa thu ngân sách

(T) và chi tiêu của chính phủ (G). Con số chênh lệch giữa thu (T) và chi ngân sách (G)

chính là thâm hụt ngân sách. Từ đẳng thức trên, ta thấy việc tăng tiết kiệm của khu vực tư

nhân sẽ cải thiện tài khoản vãng lai. Việc tăng đầu tư hay tăng thâm hụt ngân sách sẽ dẫn

tới thâm hụt tài khoản vãng lai. Và như vậy, nếu các yếu tố khác không thay đổi, thì rất

có thể chính thâm hụt ngân sách sẽ dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai. Các nước phát

triển, như Hoa Kỳ, cũng gặp phải vấn đề thâm hụt kép, và nhiều nhà kinh tế học cho rằng

22 Xem hộp số 2.

Vietnam’s current account deficits 22

việc tăng chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ là nguyên nhân của việc thâm hụt tài khoản vãng

lai của nước này.23

Để giảm được thâm hụt ngân sách (T-G), thì chúng ta có thể (i) giảm chi tiêu của chính

phủ; và (ii) tăng thu ngân sách. Hiện nay chính phủ VN đang có chương trình tăng thu

ngân sách thông qua việc tăng cường hiệu quả thu ngân sách của ngành thuế (với sự hỗ

trợ của Ngân hàng Thế giới). Hy vọng trong tương lai, nguồn thu ngân sách của chính

phủ sẽ tốt hơn với sự hoạt động hiệu quả hơn của bộ máy thuế, và điều này cũng sẽ giảm

bớt áp lực của thâm hụt tài khoản vãng lai.24 Tuy nhiên, đây là biện pháp dài hạn, còn về

ngắn hạn, để giảm được thâm hụt ngân sách thì điều hiển nhiên là phải cắt giảm chi tiêu

của chính phủ.25 Theo con số chính thức, thì thâm hụt ngân sách của VN hiện đang ở

mức 5%. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ước tính thì con số thâm

hụt ngân sách của VN lên tới 7%, và có thể lên tới 10% trong năm 2007.26

Hình số 7 cho thấy mức thâm hụt ngân sách tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP của các

nước mới phát triển trong đó có Việt Nam. Việc thâm hụt ngân sách không phải là một

điều mới lạ với các nước đang phát triển, nhưng thâm hụt ngân sách cao như ở Việt Nam,

thì có rất ít. Đại đa số các nước đều có mức thâm hụt là dưới 4% so với mức 5% của Việt

Nam trong bảng này, và mức 7% do ADB ước tính. Đối chiếu với Hình số 3 ở trên, mặc

dù Ấn độ và Hungary có mức thâm hụt ngân sách cao hơn Việt Nam, nhưng thâm hụt tài

khoản vãng lai lại thấp hơn Việt Nam nhiều (Hungary khoảng 5-6%, Ấn độ khoảng 2%

của GDP).

23 Xem Menzie D. Chinn (2005), Getting serious about the twin deficits, the Bernard and Irene Schwartz Series on the Future of American Competitiveness. Chinn (2005) cho rằng thủ phạm chính của tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai chính là thâm hụt ngân sách nhà nước. 24 Theo ly thuyết kinh tế, việc tăng thuế suất không chắc sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách mà còn có thể làm giảm thu ngân sách. Việc nghiên cứu về việc tăng hay giảm thuế suất nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của bài viết này. 25 Chi tiêu cho chính phủ ở đây bao gồm cả các hoạt động chi cho hoạt động của chính phủ và các hoạt động đầu tư của chính phủ và các công ty thuộc sở hữu nhà nước. 26 Thâm hụt ngân sách cũng có thể dẫn tới tình trạng lạm phát cao (expansionary fiscal policy). Vấn đề lạm pháp không nằm trong phạm vi của bài viết này.

Vietnam’s current account deficits 23

Hình 7 : Tình hình ngân sách của các nước đang phát triển trong năm 2007

Nguồn: Báo cáo của Merril Lynch

Nguyên nhân thâm hụt ngân sách:

1. Chính sách tài khóa không nhất quán: Theo Jonathan Pincus27, hiện tại VN không

có một chính sách tài khóa nhất quán. Và đáng lo ngại hơn, đó là chính phủ VN hiện

không nắm được mức chi! Cũng theo Pincus, việc tốt nhất để giải quyết vấn đề nhập siêu

và thâm hụt tài khoản vãng lai chính là giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách (bội chi

ngân sách).

2. Đầu tư tràn lan, không hiệu quả: Trong thời gian qua, VN đã đạt mức tăng trưởng

hơn 7% một năm, một mức tăng trưởng được thế giới đánh giá cao. Năm 2008, VN còn

đề ra mức tăng trưởng cao hơn nữa là hơn 8%. Để đạt được mức tăng trưởng này, đòi hỏi

phải tăng cường đầu tư (của cả khu vực tư nhân và chính phủ). Tuy nhiên, một khó khăn

rất lớn mà VN đang gặp phải, đó chính là hiệu quả đầu tư thấp. Điều này thể hiện qua hệ

số ICOR của VN rất cao so với các nước trong khu vực, với hệ số ICOR cao (hiệu quả

đầu tư thấp).28 Mặc dù mức đầu tư của khu vực nhà nước là lớn chiếm tới 50% tổng đầu

27 Xem bài viết Kinh tế Việt Nam và ba yêu cầu cải cách cấp bách, số ra ngày 6/6/200 trên báo điện tử http://www.vnn.vn. 28 Theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội ngày 31/5/2008, chỉ số ICOR của Việt Nam là trong khoảng 4,5-5,3.

Vietnam’s current account deficits 24

tư toàn xã hội, nhưng lại kém hiệu quả hơn đầu tư của khu vực tư nhân (Xem thêm bài

“Hiệu quả đầu tư của kinh tế nhà nước” của TS Nguyễn Quang A đăng trên Sài Gòn

Giải phóng 2008, và bài “Giảm thâm hụt ngân sách để khôi phục sự ổn định vĩ mô”

của Vũ Thành Tự Anh, đăng trên báo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần số 248, ra ngày

09/05/2008). Càng ngày, chỉ số ICOR của Việt Nam càng cao, thể hiện một điều là để đạt

được cùng một tỷ lệ tăng trưởng như các năm trước, thì phải có một mức đầu tư cao hơn.

Như vậy có thể nói rằng, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thâm hụt tài

khoản vãng lai là do mong muốn đạt mức tăng trưởng trong khi hiệu quả của việc đầu tư

lại thấp. Việc duy trì mức độ tăng trưởng cao chỉ dựa vào việc gia tăng đầu vào như các

nước Châu Á đã và đang làm (tăng đầu tư thiết bị, máy móc, kể cả việc nâng chất lượng

giáo dục) sẽ không thể kéo dài mãi khi hiệu quả đầu tư ngày canf thấp, đó là do qui luật

kinh tế lợi nhuận cận biên giảm dần (diminishing marginal return).29

Như báo chí đã nêu, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được vay tiền với lãi suất ưu

đãi, lập các công ty mới, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, không phải là những lĩnh

vực truyền thống của các DNNN này. Hiện nay tình trạng đầu tư quá mức, đầu tư tràn lan,

đầu tư kém hiệu quả là rất lớn.30 Nếu chúng ta coi việc đầu tư của các doanh nghiệp nhà

nước là một phần của đầu tư công, hoặc một phần việc đầu tư của các DNNN là từ ngân

sách nhà nước thì chính việc đầu tư tràn lan của các tập đoàn nhà nước như báo chí đã

nêu gần đây là một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách, và dẫn tới thâm

hụt tài khoản vãng lai. Nếu chúng ta không coi đầu tư của các DNNN này là nằm trong

ngân sách nhà nước, thì các khoản đầu tư này sẽ nằm trong yếu tố đầu tư (I) như đã nêu ở

trên, và điều này trực tiếp ảnh hưởng tới tài khoản vãng lai. Để hạn chế các khoản đầu tư

này, một biện pháp kinh tế rất đơn giản, đó là tăng lãi suất. Nhưng vì đây là các DNNN

nên có một vấn đề khó là các DNNN này lại được vay vốn ưu tiên của Nhà nước.

Giải pháp

29 Xem thêm bài The Myth of Asia's Miracle của Paul Krugman http://web.mit.edu/krugman/www/myth.html 30 Xem bài viết Kinh tế Việt Nam và ba yêu cầu cải cách cấp bách, số ra ngày 6/6/200 trên báo điện tử http://www.vnn.vn

Vietnam’s current account deficits 25

Như báo chí đã đăng, Chính phủ đang thực hiện gói chính sách gồm 8 điểm để cân bằng

kinh tế vĩ mô, trong đó có biện pháp “cắt giảm đầu tư công, và chi phí thường xuyên

của các có quan sử dụng ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các

doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách”. Trong đó có cắt

giảm đầu tư công, chi tiêu công khoảng 200 triệu USD. Phải khẳng định rằng đây là một

chính sách rất đúng đắn, và cần phải thực hiện càng nhanh các biện pháp này càng tốt.

Tuy nhiên con số này là quá bé nhỏ. Có lẽ cần phải thực hiện cắt giảm mạnh mẽ hơn nữa.

Vì theo quan điểm cá nhân của tác giả, việc giảm thâm hụt ngân sách không chỉ nhằm

giải quyết một mục tiêu là giảm lạm phát, mà còn hạn chế thâm hụt ngân sách, và làm

giảm thâm hụt tài khoản vãng lai. Việc thực hiện cắt giảm chi tiêu công, và đầu tư công ở

đây không có nghĩa là không thực hiện dự án đó nữa, mà tạm thời dừng các dự án đầu tư

công này lại cho tới khi kinh tế vĩ mô ổn định hơn.

Ngoài việc cắt giảm đầu tư công, cần tăng cường kiểm soát đầu tư tràn lan của các doanh

nghiệp nhà nước. Nên đối xử với DNNN như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế,

không nên cho các DNNN được hưởng lãi suất ưu đãi. Lãi suất là một công cụ rất quan

trọng để điều hành nền kinh tế, nên việc cho các DNNN được hưởng lãi suất ưu đãi, nhà

nước đã không chỉ tạo ra một sân chơi không ngang bằng cho DNNN, mà còn từ bỏ một

công cụ điều hành nền kinh tế một cách hữu hiệu. Ngoài ra, khi được ưu tiên vay với lãi

suất ưu đãi, DNNN với lợi thế này sẽ đầu tư tràn lan vào cả những dự án không hiệu quả.

Đây cũng chính là l y do ly giải một phần tại sao hệ số ICOR của Việt Nam lại cao hơn

các nước khác khi trình độ chưa phát triển bằng các nước này.

4.4. Gợi y về giải pháp

Trong báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, ngày 31/5/2008, ngoài việc

nhận định rằng vấn đề nhập siêu của năm 2008 là “ngoài nguyên nhân do giá nhập khẩu

tăng, nhiều mặt hàng nhập khẩu với số lượng lớn31” và đề ra các giải pháp của Chính

phủ để hạn chế nhập siêu bao gồm những điểm sau:

31 Cũng theo báo cáo này, NK thép tăng 106%, ô tô dưới 12 chỗ ngồi tăng 12 lần, linh kiện ô-tô, xe máy tăng 2-4 lần, nhập khẩu vàng tăng 8 lần.

Vietnam’s current account deficits 26

1. Đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, trong đó cố

gắng đẩy mạnh tăng trưởng XK đạt 26% (so với kế hoạch là 20-22%).

2. Chính sách tài chính và tiền tệ làm giảm cầu trong một số lĩnh vực

3. Sử dụng thuế (XNK), hàng rào kỹ thuật để hạn chế NK những mặt hàng

không thiết yếu

4. Sản xuất và sử dụng những mặt hàng thay thế NK

5. Chống thất thoát, triệt để tiết kiệm

Trong số các biện pháp mà Chính phủ đưa ra, có những biện pháp liên quan tới việc sử

dụng các công cụ của chính sách thương mại như sử dụng thuế quan (biện pháp 1), hàng

rào phi quan thuế (biện pháp 3), đồng thời tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu (biện pháp 1).

Đây là những biện pháp vẫn hay được đề cập tới. Tuy nhiên tính hiệu quả của những biện

pháp này là khá khó xác định. Vấn đề nằm ở chỗ có sự mất cân đối giữa tăng trưởng nhu

cầu của Việt Nam (nhu cầu nhập khẩu hàng ngoại) với tăng trưởng nhu cầu của các nước

khác (nhu cầu nhập khẩu của các nước đối với hàng VN). Nhu cầu của các nước khác đối

với hàng VN có thể tăng tới 26% như chỉ tiêu đề ra, nhưng nhu cầu NK của VN lại tăng

tới 277%,32 sự mất cân đối này làm cho các biện pháp hạn chế NK bằng chính sách

thương mại như thuế quan và phi thuế quan chỉ có tác dụng hạn chế.

Qua phân tích ở phần trên, ta có thể thấy Chính phủ nên bổ sung thêm một số biện pháp

nữa, nhằm trực tiếp tác động tới nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Các biện pháp

đó là:

4.4.1 Các biện pháp ngắn hạn: 1. Giảm thâm hụt thương mại thông qua hạn chế nhu cầu đầu tư và tiêu dùng: + Tăng lãi suất + Thắt chặt tín dụng 2. Giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công: + Cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu công + Ngừng ngắn hạn các khoản đầu tư công (áp dụng trên cơ sở thận trọng) + Kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước 3. Tìm kiếm thêm các dòng vốn khả dĩ bù đắp trong ngắn hạn: + Tăng cường ODA

32 Theo báo cáo Vietnam Economy ngày 3/6/2008 của Daiwa Institute of Research.

Vietnam’s current account deficits 27

+ Đẩy mạnh thu hút FDI (trên cơ sở thận trọng nhằm tránh nguy cơ tiếp nhận FDI chất lượng kém để lại tác động tiêu cực dài hạn), đồng thời cải thiện tốc độ giải ngân thực hiện các dự án đã cấp phép. + Tạo thuận lợi thu hút kiều hối + Hợp tác chặt chẽ với các định chế tài chính quốc tế truyền thống : IMF, WB + Kêu gọi, xây dựng, triển khai Quỹ dự phòng bình ổn trong ASEAN – Đông Á (các nước cũng rất e ngại tác động dây chuyền từ đổ vỡ của bất kỳ thành viên nào trong khu vực) 4. Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái + Tiếp tục thắt chặt tiền tệ + Cho phép đồng Việt Nam được biến động linh hoạt hơn. 4.4.2 Các biện pháp dài hạn 1. Tăng hiệu quả đầu tư của cả khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh lẫn DNNN. Cải thiện chỉ số ICOR.

2. Xây dựng sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp 3. Giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công: Đặt mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách thành chiến lược dài hạn

V. Lời kết

Trong bài viết này, nhóm tác giả mong muốn được chia sẻ với người đọc quan niệm rằng

thâm hụt tài khoản vãng lai, đi kèm với nó là thâm hụt thương mại và bội chi ngân sách là

những diễn biến thông thường có thể xảy ra với bất kỳ nền kinh tế nào từ nền kinh tế

hàng đầu thế giới –Hoa Kỳ cho tới Việt Nam.

Điều quan trọng là mức thâm hụt này phải được kiểm soát trong ngưỡng an toàn, quan

niệm phổ biến của giới kinh tế thế giới là 5% GDP. Ngưỡng này được công nhận rộng rãi

bởi khi vượt quá nó, nền kinh tế có nguy cơ rơi vào khủng hoảng mà các biện pháp can

thiệp ngắn hạn vừa rất tốn kém, vừa không đủ và kịp phát huy hiệu quả trong khi để lại

rất nhiều hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế. Quốc hội, chính phủ, giới nghiên cứu kinh tế và

chính sách cần phải coi đó là một nguy cơ thường trực và có một cái nhìn dài hạn trong

việc thiết kế triển khai tổng thể chính sách phát triển kinh tế.

Bài viết cũng cho thấy các chính sách và can thiệp đồng bộ của Chính phủ thời gian qua

có cơ sở lý thuyết và thực tiễn kiểm chứng. Tuy nhiên, trên thực tế có thể việc thực hiện

Vietnam’s current account deficits 28

các chương chình và chính sách của Chính phủ còn chưa thực sự nghiêm túc. Một có chế

giám sát và cảnh báo cần được thiết lập để đảm bảo rằng các Bộ ngành chủ quản trong

thực hiện nghiêm túc các biện pháp can thiệp ngắn hạn đồng thời cảnh báo những tác

động tiêu cực về mặt kinh tế xã hội tới các tầng lớp nhân dân khi những tác động này đe

dọa vượt khả năng gánh chịu của họ. Chiến lược thắt chặt tiền tệ, giảm chi tiêu ngân sách

có hiệu ứng phân bổ khác nhau. Quá trình triển khai chương trình hành động sẽ có những

tác động với mức độ khắc nghiệt khác nhau đến nhiều tầng lớp và nhóm lợi ích trong xã

hội như doanh nghiệp, người lao động, người tiêu dùng. Chính phủ, các Bộ, ngành cũng

như các nhà hoạch định chính sách cần phải đảm bảo được việc thực hiện tốt việc hạn

chế lạm phát, thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai, nhưng cũng phải đảm bảo

được lợi ích của các nhóm dễ bị tác động tiêu cực của chính sách.

Thay cho lời kết, chúng ta thường nói hy vọng cái tốt đẹp nhất, nhưng phải chuẩn bị cho

tình huống xấu nhất. Là những người có trách nhiệm với sự phát triển của nền kinh tế,

chúng ta cần phải có sự chuẩn bị chu đáo nhất về mặt nhận thức và phòng bị các biện

pháp phản ứng bởi sự hạn chế và độ trễ của chính sách can thiệp ngắn hạn. Kể cả trong

trường hợp Chính phủ đã nỗ lực can thiệp tối đa, vẫn tồn tại nguy cơ nền kinh tế hứng

chịu khủng hoảng bởi có quá nhiều yếu tố vượt tầm kiểm soát của Việt Nam như nhu cầu

nhập khẩu của các nước trên thế giới, khả năng hợp tác của các tổ chức tài chính quốc tế

cũng như lựa chọn đầu cơ của các nhóm đầu tư tài chính.

VI. Một số tài liệu tham khảo Barclay Capital (2008) Vietnam: Down but not out, số ra ngày 5 tháng 6 năm 2008.

Bernanke Ben, (2007) Global imbalances: Recent developments and prospect, Speech

delivered at the Bundesbank Lecture, Berlin, Germany.

Daiwa Institute of Research, (2008), Vietnam Economy: Broader Austerity required to

restore medium-term growth prospect.

Merrill Lynch (2008) Vietnam—anatomy of an inflation shock, số ra ngày 23 tháng 5

năm 2008.

Vietnam’s current account deficits 29

Asia Program (2008) Choosing success: The Lessons of East and Southeast Asia and

Vietnam’s Future.

Sài Gòn Giải phóng, nhiều số trong năm 2008.

Vietnam’s current account deficits 30

Hộp số 1 Cán cân thanh toán

Về cơ bản Cán cân Thanh toán bao gồm những hạng mục sau I. Tài khoản vãng lai (Current Account) Cán cân thương mại Cán cân dịch vụ Cán cân thu nhập (net factor income) Kiều hối và các khoản chuyển nhượng khác (unilateral transfer) II. Tài khoản vốn (Capital Account) Đầu tư trực tiếp (FDI) Vay trung hạn và dài hạn Vay ngắn hạn Đầu tư gián tiếp (portfolio investment) III. Sai số IV. Dự trự ngoại hối Về nguyên tắc, cán cân thanh toán luôn phải luôn ở trong trạng thái cân bằng. Nếu ở đâu đó có nhắc tới thặng dư cán cân thanh toán, thì đó là nhắc tới chênh lệch giữa Tài khoản vãng lai và Tài khoản vốn (hạng mục sai số, thường nhỏ). Và nếu có thặng dư giữa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn thì lúc đó vai trò của dự trữ ngoại hối sẽ phát huy tác dụng. Nếu Tài khoản vãng lai bị thâm hụt, và số dư trên Tài khoản vốn không đủ để đáp ứng cho thâm hụt tài khoản vãng lai, thì nhà nước phải sử dụng tới nguồn dự trữ ngoại hối. Trong cán cân thanh toán, khi nhà nước sử dụng Dự trự ngoại hối. Mặc dù điều này làm giảm dự trữ ngoại hối, nhưng bút toán trên cán cân thanh toán sẽ mang dấu dương, do đây là nguồn tiền từ dự trữ ngoại hối đưa và cán cân thanh toán. Ngược lại, khi tài khoản vãng lai có thặng dư lớn, làm tăng dự trữ ngoại hối, thì bút toán trên cán cân thanh toán sẽ mang dấu âm (do tiền được rút ra khỏi cán cân thanh toán và đưa vào dự trưc ngoại hối).

Vietnam’s current account deficits 31

Hộp số 2 Tài khoản vãng lai, đầu tư và tiết kiệm

Ở đây chúng ta sẽ xây dựng mối quan hệ giữa Tài khoản vãng lai, đầu tư và tiết kiệm trong một nền kinh tế. Trong một nền kinh tế đóng, không có hoạt động xuất nhập khẩu ta có Y = C + I + G (i) Trong đó, Y là thu nhập quốc dân, được chi vào các khoản C là tiêu dùng, I là đầu tư, và G là chi tiêu của khu vực chính phủ. Đẳng thức (i) ở trên được viết lại là Y - C – G = I (ii) Y – C – G là tiết kiệm, gọi là S. Ta sẽ có S = I. Như vậy trong nền kinh tế đóng, bao giờ cũng có sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư. Trong nền kinh tế mởi ta có các hoạt động XNK, nên đẳng thức (i) sẽ được viết như sau Y = C + I + G + (EX-IM) (iii) Trong đó EX là xuất khẩu, IM là nhập khẩu. Số chênh lệch giữa EX-IM là thâm hut/thặng dư thương mại. Để đơn giản hóa việc trình bầy, nếu ta coi EX-IM tương đương với tài khoản vãng lai, viết tắt là CA, ta sẽ có CA = Y – C – G – I (iv) Và ta biết Y – C – G chính là tiết kiệm S. Nên ta có thể viết là CA = S – I (v) Đây chính là đẳng thức (1) đã sử dụng trong bài viết. Mức tiết kiệm S ở trên là mức tiết kiệm quốc gia. Ta có thể phân tách mức tiết kiệm của khu vực tư và khu vựa nhà nước thông qua việc viết lại đẳng thức (v) ở trên như sau CA = (Y – T – C) + (T – G) – I = Sp + Sg – I (vi) Trong đó Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân (thu nhập trừ đi tiêu dùng và nộp thuế cho chính phủ); Sg là tiết kiệm của khu vực chính phủ (chênh lệch giữa thu và chi ngân sách). Ta có thể viết lại đẳng thức (vi) như sau Tài khoản vãng lai = tiết kiệm của khu vực tư nhân + thâm hụt ngân sách – đầu tư của khu vực tư nhân. Qua đây có thể thấy mối quan hệ trực tiếp giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại.

Vietnam’s current account deficits 32

Phụ lục 1: Tình hình tài khoản vãng lai của các nước châu Á trước khủng hoảng 1997 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997Korea -0.69 -2.83 -1.28 0.3 -1.02 -1.86 -4.75 -1.85Indonesia -2.82 -3.65 -2.17 -1.33 -1.58 -3.18 -3.37 -2.24Malaysia -2.03 -8.69 -3.74 -4.66 -6.24 -8.43 -4.89 -4.85

Phillippines -6.08 -2.28 -1.89 -5.55 -4.6 -2.67 -4.77 -5.23

Singapore 8.33 11.29 11.38 7.57 16.12 16.81 15.65 15.37Thailand -8.5 -7.71 -5.66 -5.08 -5.6 -8.06 -8.1 -1.9China 3.09 3.27 1.33 -1.94 1.26 0.23 0.87 3.24Taiwan 6.82 6.94 4.03 3.16 2.7 2.1 4.05 2.72Nguồn: IMF

Vietnam’s current account deficits 33