Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC:...

26
“Điện Biên Phủ trên không” Bản hùng ca Hà Nội N o 12 11-2011 Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam

Transcript of Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC:...

Page 1: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

“Điện Biên Phủ trên không”

Bản hùng ca Hà Nội

No1211-2011

Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam

Page 2: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

�“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Sức sống trong lòng Thủ đô

Những kiểu tránh bom của người Hà Nội

Nơi “bão lửa” đi qua

“Hoàn toàn không bất ngờ về việc Mỹ đánh bom”

Nơi ấy �9 năm sau

Hồ Hữu Tiệp, nơi vết tích chiến tranh còn đó

12 ngày đêm, các em hiểu gì về lịch sử?

Chiến sĩ tên lửa ngày gặp lại

Nhóm thực hiện Bản tin “Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội trân trọng cảm ơn thành phố Giơ-ne-vơ, Bang Giơ-ne–vơ, hãng thông tấn InfoSud (Thụy Sĩ) đã giúp đỡ thực hiện Bản tin.

Trong quá trình thực hiện Bản tin, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà - Phó viện trưởng Viện lịch sử quân sự Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Mai - nguyên Tổng biên tập báo Cựu chiến binh Việt Nam, ông Vũ Lưu - Hội bạn chiến đấu Tiểu

đoàn tên lửa 94 (Trung đoàn 261), nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nhạc sĩ Phạm Tuyên cùng những nhân chứng là nhân dân hoặc cựu chiến binh Hà Nội. Xin cảm ơn Bệnh viện Bạch Mai, Bảo tàng Phòng không - Không quân, Bảo tàng Chiến thắng B-52, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Ủy ban nhân dân xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh), các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể Thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành Bản tin này.

Lời cảm ơn

Bệnh viện Bạch Mai dưới bom B-52

Cuộc chiến đấu bảo vệ tiếng loa phát thanh

Làm báo thời B-52

Người “cổ động” cho chiến dịch

Hà Nội - Điện Biên Phủ - Bài ca mang niềm hy vọng

Toàn cảnh Chiến dịch Linebacker II và cuộc chiến 12 ngày đêm của quân và dân Hà Nội

Giải mã những nghi vấn quanh cuộc chiến

Ba đợt bom hủy diệt

Ông Tư Nở - người chở đò dưới bom đạn Mỹ

Mục lục04060810

30424445

Lời tòa soạnNhững ngày mùa đông năm 1972, hàng trăm pháo đài bay của quân đội Mỹ điên cuồng trút hàng vạn tấn bom xuống Thủ đô Hà Nội, hòng đưa miền Bắc Việt Nam “trở lại thời kỳ đồ đá”. Nhưng Mỹ đã nhầm, 12 ngày đêm đó, quân dân Hà Nội đã anh dũng, kiên cường chiến đấu và làm nên một trận “Điện Biên Phủ trên không”.

39 năm sau, Hà Nội hôm nay đã “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” ở tất cả các góc cạnh. Những dấu vết của chiến tranh chỉ còn được lưu giữ trong bảo tàng, một vài tượng đài kỷ niệm và trong ký ức của những nhân chứng lớn tuổi. Quá khứ đã khép lại nhưng không một ai, không một điều gì có thể bị quên lãng. Những ngày đêm bom đạn ác liệt năm ấy vẫn rất sống động trong ký ức và hoài niệm của nhiều người dân Việt Nam. Một bệnh viện Bạch Mai đã phải hứng chịu hơn 100

quả bom của không quân Mỹ, riêng đêm 22-12-1972, làm 28 nhân viên bệnh viện hy sinh; một phố Khâm Thiên trúng bom đổ nát thành bình địa; một hệ thống dày đặc các hầm trú ẩn dưới lòng đất Hà Nội; một cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, vẫn có đám cưới, vẫn có những bản nhạc dưới làn mưa bom bão đạn... Những chứng nhân lịch sử, những chiếc máy bay rơi, những địa chỉ cũ bị tàn phá trong chiến tranh hiện giờ ra sao?...

Với mong muốn tái hiện lại một phần lịch sử, nhóm 20 nhà báo đến từ các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam và Thụy Sĩ đã cùng nhau thực hiện Bản tin đặc biệt về “Điện Biên Phủ trên không”. Tất cả sẽ được thể hiện trong các bài phóng sự, phỏng vấn, chân dung... của Bản tin đặc biệt này.

Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh Cường (Báo Đất Việt), Phạm Văn Đức (Báo Le Courrier du Viet Nam), Fabrice Praz (InfoSud), Nguyễn Thanh Hải (Báo Kinh tế và Đô thị), Đinh Đức Hạnh (Báo Phụ nữ Thủ đô), Phó Cẩm Hoa (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Thị Hoa (Báo Hà Nội mới), Đào Thanh Huyền (Tạp chí ASIES), Hồ Thanh Hương (Báo Cựu chiến binh Việt Nam), Lộc Phương Lan (Báo Tin tức, Thông tấn xã Việt Nam), Vũ Thị Phương Mai (Báo Le Courrier du Viet Nam), Phạm Thị Hà Minh (Báo Le Courrier du Viet Nam), Nguyễn Trọng Tài (Báo Sinh viên Việt Nam), Vũ Quang Thái (Báo Quân đội nhân dân), Trần Kim Thanh (Báo Nhà báo và Công luận), Nguyễn Anh Thế (Báo Điện tử Dân trí), Lê Diệu Thúy (Báo Vietnamnet), Đặng Đức Tuệ (Tomorrow Media).

Những người thực hiện

Tài trợ bởi phái đoàn Genève Ville Solidaire - Thành phố Genève

Với sự ủng hộ của:

1214161820

222428

46

Page 3: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

5“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Sức sống trong lòng Thủ đôNhớ lại sự kiện 12 ngày đêm mùa đông năm 1972, những người dân từng có mặt tại Hà Nội vào thời điểm đó thường kể lại với thái độ bình thản xen chút tự hào. Điều gì khiến họ vượt qua nỗi sợ hãi để sống dưới bầu trời ầm vang tiếng gầm rú của động cơ những chiếc máy bay chiến đấu của không lực Hoa Kỳ, và sự tàn phá khủng khiếp bởi những thảm bom B-52 ngày ấy?

Khi tiếng bom vừa dứt“Biết chuyện tình cảm của chúng tôi đã lâu, nên khi được tin Hiệp định Paris khả năng sẽ được ký kết, ông Đỗ Phượng, lúc ấy là thủ trưởng của tôi, khuyên nên tổ chức đám cưới ngay vì sau đó, tôi sẽ phải đi công tác xa. Cưới vợ ư? Sướng phát điên lên mất! Tôi lao về đặt vấn đề với bố Lựu. Ông cụ đồng ý luôn. Bạn bè mỗi người giúp một tay. Thế là ngày 23-1-1973, đám cưới được tổ chức tại nhà Lựu. Hoa cưới là đóa hồng vàng, rất khó tìm vào thời điểm ấy. Ảnh cưới là “cây nhà lá vườn”, đồng nghiệp tại Thông tấn xã Việt Nam còn tranh nhau chụp ấy chứ. Tôi không thể quên những phút giây ấy!” - Chú rể Chu Chí Thành ngày ấy kể lại.

© Chu Chí Thành

lẳng trên cành. “Giờ nghĩ lại thì thấy ghê ghê, chứ ngày ấy chuyện nhìn thấy xác người chết hay những mảnh thi thể người bị văng khắp nơi không phải chuyện xa lạ. Vả lại, sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em, thiếu thốn từ cái ăn, cái mặc, bản năng sinh tồn khiến tôi chẳng sợ những điều ấy. Ngay cả B-52 với tôi cũng chỉ là một “con ngáo ộp” không sợ bằng lúc bắt gặp rắn, rết trên đường” – bà Sơn nay đã có 3 cháu ngoại kể lại.

Đối mặt với hiểm nguyCả Hà Nội đang trải qua một cuộc sơ tán lớn nhất trong lịch sử, chủ yếu ưu tiên người già và trẻ nhỏ, còn thanh niên đa phần ở lại thành phố. Họ là cán bộ, công nhân các nhà máy, xí nghiệp, là nhân viên của công ty lương thực, là phóng viên, là xã viên của các hợp tác xã... vừa lao động sản xuất vừa tham gia dân quân, tự vệ. Là một chiến sĩ quả cảm trong đội tự vệ của Xí nghiệp Điện cơ Thống Nhất, anh thanh niên Lập đã từng trải qua những khoảnh khắc đến ngộp thở khi B-52 dội xuống. Lúc bấy giờ, ngoài nhiệm vụ tại chỗ, mỗi đơn vị phải cử người đi trực chiến ở những địa điểm theo huy động của trên. Chiều ngày 24-12, trời rất lạnh, anh Lập luồn vội tờ báo vào trong ngực áo cho đỡ rét rồi cùng mấy người bạn đạp xe nhanh ra bãi giữa sông Hồng cho kịp giờ trực chiến. Bãi giữa đang trong vụ ngô, màu xanh mướt nổi bật giữa dòng sông đục ngầu phù sa. Vừa đào xong công sự thì một chiếc F111 lao vụt qua thả bom xuống gần đấy. Một tiếng nổ khủng khiếp khiến hai tai anh ù đặc không còn nghe thấy gì nữa. Ngồi trong công sự, dựa vào lưng nhau, có người hai đầu gối va vào nhau lập cập, trời rét mà mồ hôi cứ túa ra, khuôn mặt thất thần, miệng rên la: “Thế này thì chết rồi! Thế này thì chết rồi!” “Chỉ trong khoảnh khắc, cả bãi ngô bị san phẳng như có một lưỡi hái khổng lồ vừa lướt qua. Mãi tới chiều hôm sau mới có đội đến đổi phiên trực mà không có người tiếp lương thực. Cơn đói càng làm cái rét trở nên buốt giá, còn cái rét lại càng làm cho cơn đói cồn cào. Dựa lưng vào thành công sự, chúng tôi thay phiên nhau ngủ” - ông Lập tâm sự.Cái ngày B-52 ném bom xuống Khâm Thiên, sức tàn phá thảm khốc của nó khiến giờ nghĩ lại ai cũng phải rùng mình. Đêm hôm ấy, ngôi nhà nhỏ ở phố Nguyễn Thái Học của cô gái tên Lựu đã đón khoảng một chục người

thân, người quen trong đoàn người chạy rầm rập từ những vùng xung quanh Khâm Thiên chạy lánh nạn vì sợ B-52 tiếp tục ném bom. Sáng hôm sau, cô đi chợ sớm làm cơm mời khách với món thịt rán mua được rất rẻ ở cửa hàng mậu dịch. Được tận mắt chứng kiến cảnh đổ nát tan hoang, xác người chết, những phần thi thể la liệt, tiếng kêu rên văng vẳng khi vào cứu một người bạn đang sống ở Khâm Thiên, cô gái Hà thành giờ mới thực sự biết B-52 khủng khiếp đến dường nào. Người bạn gái ấy vẫn ngất lịm khi được lôi ra khỏi chiếc bàn nơi cô trú ẩn. Trước đấy mấy ngày, ga Hàng Cỏ cũng bị ném bom. Hôm ấy không phải ca trực, nên Lựu – khi ấy là công nhân tín hiệu của Tổng cục Đường sắt Việt Nam – không phải đến cơ quan. Ngày hôm sau đến thì cả khu vực này đã bị công an phong tỏa nên cô không được vào. Sự kiện này sẽ không quan trọng với cô đến thế nếu như không có chuyện chàng trai từ lâu theo đuổi mình biết tin đã chạy bổ tới ga tìm cô. Vì quá lo lắng cho người yêu, anh giơ thẻ phóng viên ảnh Thông tấn xã Việt Nam để được vào ga tìm kiếm mà quên mất rằng bộ phận cô làm việc nằm ở phía ngoài ga. Cô Lựu ngày ấy giờ đã là một phụ nữ với khuôn mặt phúc hậu kể lại: “Tình cảm chân thành của anh ấy khiến tôi cảm động. Tôi không còn để ý đến chuyện tay “anh chàng nhát gan” ấy run lên bần bật trong tay mình khi chúng tôi ngồi trú trong hầm khi B-52 ném bom cách đấy vài ngày. Và sau đình chiến, chúng tôi đã quyết định tổ chức đám cưới vào ngày 21-1-1973”. Trong những lúc gian nguy, tình yêu đôi lứa lại càng trở nên sâu đậm.Vào thời điểm ấy, không ai có thể dự đoán được bao giờ Mỹ sẽ ngừng ném bom nên việc gì cần làm vẫn phải làm mặc dù khó khăn hơn rất nhiều, ngay cả những việc trọng đại nhất của đời người. Quyết định tổ chức cưới vào ngày 25-12 trước khi Mỹ quyết tâm gây một “cơn sốc ồ ạt” ở Hà Nội, đôi bạn trẻ Chúc và Hằng vẫn háo hức chuẩn bị cho ngày vui trọng đại. Chúc là công nhân Nhà máy dệt 8-3, còn Hằng làm tại Nhà máy xay Lương Yên. Đám cưới cũng có bánh kẹo, thuốc lá, hoa lay-ơn, nhưng chỉ có khoảng chục người tới dự. Đoàn xe đạp đón dâu đi trên những con phố vắng vẻ từ đường Ngô Sĩ Liên về tới Đại La. Không ai nghĩ đến việc bom đạn sẽ ném xuống bất kì lúc nào. Cô dâu Hằng ngồi sau, trên tay ôm bó lay-ơn, nói cười vui vẻ. Còn chú rể Chúc phóng xe bon bon như có một sức mạnh vô hình trợ giúp. Ngay hôm sau, cặp tân

lang, tân nương theo mẹ chồng đến nơi sơ tán cho đến khi đình bắn. Sau gần 40 năm, bà Hằng vẫn nhớ như in từng chi tiết. Bà cho biết: “Ở nơi sơ tán, tối đến, tôi phải ngủ với mẹ chồng, còn chồng đi ngủ chỗ khác. Những lúc nhớ nhau quá, chỉ tranh thủ ôm hôn một chút. Vậy thôi. Chiến tranh mà!”

Coi thường cái chết để sốngCó thể nói phía nam ngoại ô thành phố ngày ấy là một khu công nghiệp, nhưng các nhà máy không tập trung vào một chỗ mà nằm xen kẽ trong các làng Tương Mai, Thanh Mai, Mai Động... Đây trở thành một trọng điểm bắn phá của giặc Mỹ. Cuộc sống của người dân làm nông nghiệp vất vả hơn lúc nào hết. Cây rau, con lợn, con gà ngày nào cũng cần phải có người chăm bẵm. Sơ tán hết thì ai làm? Trong khi đó vẫn phải đảm bảo năng suất để nộp đủ cho Hợp tác xã mới có tiền, có tem phiếu để mua lương thực. Những ngày giá rét ấy đang vào vụ cấy chiêm, trên cánh đồng nhấp nhô những chiếc mũ rơm được buộc trên lưng người xã viên đang lom khom cấy lúa. Đặc biệt khi ấy, nhà nào cũng đông con. Bà Thảo, xã viên Hợp tác xã Thanh Mai, có năm đứa con, đứa nhỏ nhất 3 tuổi còn lớn nhất mới 13. Gia đình bà cố ở đến ngày 23, sau khi Mỹ ném bom xuống Bệnh viện Bạch Mai thì rời Hà Nội. Vậy là “mẹ gà, con vịt” quang gánh lên đường sang Khoái Châu, Hưng Yên. Đứa bé nhất bà cho vào một bên quang. Đứa lớn trông đứa bé. Đi bộ 25km trên những con đường lồi lõm hố bom. Mỗi khi có tiếng còi báo động, bà nháo nhác tìm cho đủ 5 đứa con thơ chạy vào hầm trú ẩn như gà mẹ dớn dác bảo vệ đàn con trước loài diều hâu độc ác. “Làm nông nghiệp, tem phiếu ít, tiền lại càng thiếu, khoảng 3, 4 ngày tôi lại phải trở về Hà Nội để lấy lương thực mang đi. Dù biết nguy hiểm trên đường đầy rẫy nhưng những khuôn mặt ủ rũ, những ánh mắt thờ thẫn vì đói của các con, buộc lòng tôi phải quay lại. Suy nghĩ duy nhất lúc ấy là phải sắp xếp để quay trở lại nhanh chóng với các con, tranh thủ tưới tắm cây cối trong nhà, cắt nhanh bắp cải, xu hào, nhặt nhạnh những đồ dùng cần thiết”, bà Thảo năm nay tuy đã 82 tuổi những vẫn minh mẫn hồi tưởng lại.Giữa sự sống và cái chết cận kề, người dân Hà Nội đã sống như thế.

Hồ Hương

Tiếng bom B-52 nối nhau, từng đợt dài, bất thần ập vào khoảng 8 giờ tối ngày 18-12, đã thực sự gây một cú sốc trong lòng Hà Nội. Nhiều gia đình lại phải sắp sửa đồ đạc quay trở lại nơi sơ tán, nơi mà họ vừa trở về cách

đây hơn một tháng. Đi ngược với dòng người lũ lượt đi về phía các tỉnh lân cận, gia đình của cô bé Sơn lại gồng gánh vào trung tâm thành phố vì quan niệm rằng Mỹ không dám ném bom vào nơi có nhiều đại sứ quán, lãnh sự nước ngoài. Cả gia đình cô sống trong căn hầm dưới tòa nhà được xây dựng từ thời Pháp thuộc của Thư viện Quốc gia. Với một cô bé 15 tuổi, dường như cuộc sống chẳng bị xáo trộn là bao. Lê đôi guốc gỗ kiếm được từ đống phế phẩm của một xưởng mộc gần nhà, trên người chỉ với hai manh áo mỏng, chiếc quần rách như xơ mướp, cái mũ rơm đeo sau lưng có vẻ quá nặng so với thân hình gầy guộc, cô bé lang thang khắp phố, hay về nhà ở ngoại thành cách đó khoảng 6-7km. Thậm chí cô bé vẫn hái những chùm khế chín trên cây mặc dù đã nhìn thấy bộ ruột người lủng

Tính từ ngày 18 đến ngày 23-12 có khoảng 50 vạn người Hà Nội buộc phải rời khỏi tổ ấm của họ vì những đợt tấn công vào các khu vực dân cư của máy bay B-52. Ảnh dưới: một nhà trẻ tại khu sơ tán nằm ở ngoại thành Hà Nội. © Life behind the Front line - Vietnam 1964-1975

Page 4: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

�“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Một số dạng trú ẩn tiểu biểu

Bà Đinh Kim Định, ở số nhà 24 Trần Quốc Toản, lại có cách ứng phó kiểu khác. Năm 1972, bà đã là mẹ của 6 đứa con. Hai đứa lớn đã đi làm. Chồng làm công tác tuyên truyền ở Sở Văn hóa thông tin Hà Nội, lúc nào cũng vắng nhà. Ở nhà thường xuyên chỉ có bà và bốn đứa con nhỏ, lần lượt là 15 tuổi, 7 tuổi, 5 tuổi và 10 tháng tuổi. Một người phụ nữ nhỏ bé, gầy gò như bà thì xoay sở thế nào với bốn đứa con nhỏ khi máy bay đến? “Cả nhà tôi vẫn ở trong nhà. Nếu chết, chúng tôi vẫn trong nhà mình và ở bên nhau. Chết có số. Cạnh nhà tôi có hai ông chui vào hầm tăng-xê đều chết cả, rất thảm thương”.

Bác Tấn, bán trà đá ở khu Tập thể Trung Tự cho biết: “Năm đó tôi 21 tuổi. Gia đình đi sơ tán hết, chỉ có mình tôi ở lại trông nhà. Nghe tiếng còi báo động là chui vào hầm tăng-xê trốn. Hồi đó, gia đình tôi ở phía đê Trần Khát Chân. Dọc chân đê, có rất nhiều hầm kiểu này”. Đó là những hố cá nhân được đào thẳng xuống đất sao cho một đến hai người ngồi lút đầu. Sau đó người ta đặt những ống bê tông có nắp vào. “Tôi vào nấp vì chấp hành theo lệnh của tổ dân phố chứ có sợ gì đâu” – bác Tấn bộc bạch.

Với anh Vũ Đức Bình, những việc này dường như vừa mới xảy ra ngày hôm qua. Hồi đó, anh còn là một cậu bé chừng 14 tuổi. Gia đình sống ở phố Thụy Khuê. Mặc dù có hầm trú ẩn

chữ A ngoài ngõ nhưng những người trong gia đình anh hầu như không vào nấp ở đó. Tất cả mọi người vẫn ở trong nhà của mình. Khi nghe tiếng còi báo động, cậu bé Bình vội vàng chui tọt vào gầm giường. Nhưng do cuống cuồng nên mông lại chổng ra ngoài, ngộ nghĩnh như trẻ con chơi trốn tìm. Buồn cười nhất là chị gái của Bình, hơn anh 2 tuổi. “Lần nào cũng vậy, cứ nghe tiếng bom là chị ấy lại bật dậy, cầm cái mâm nhôm đội lên đầu và chạy khắp nhà. Ai có nói gì chị ấy cũng không nghe”. Nói rồi, Bình bật lên tràng cười sảng khoái cứ như anh vừa tham gia một trò chơi con trẻ.

Những kiểu tránh bom của người Hà NộiTrong những năm Mỹ đem bom đạn đánh phá miền Bắc Việt Nam, khắp trong nhà, ngoài ngõ, hè phố Hà Nội đâu đâu cũng thấy giao thông hào, hầm chữ A, hầm tăng-xê, hầm ngầm... trú ẩn và tránh bom. Khi từng tốp B-52, F111, F4 gầm rú trên bầu trời Hà Nội, nhiều người nhờ những hầm này mà thoát chết. Nhưng không phải ai cũng sợ và chui vào hầm. Hơn nữa, không phải cứ chui vào hầm là thoát chết.

6� vạn hố trú ẩn cá nhânNgày đó, Hà Nội có 60 vạn dân nhưng trong toàn thành phố có đến 63 vạn hố trú ẩn cá nhân. Những ai đã và từng sống ở Thủ đô thời ấy, chắc còn giữ những ấn tượng sâu sắc về hệ thống hầm hào trú ẩn được dựng lên khắp phố phường. Đặc biệt, những chiếc hầm tròn có nắp bằng bê tông, rải rác mọi nơi, bảo đảm cho bất cứ ai đang đi trên đường, hễ có báo động là có thể dễ dàng tìm thấy nơi ẩn tránh. Tuy nhiên, trước và sau đêm 18-12, chính quyền thành phố đã tổ chức sơ tán được gần 50 vạn người. Vì vậy, sự thiệt hại về người đã ở mức thấp nhất. (Theo “Điện Biên Phủ trên không” - Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam, Lưu Trọng Lân, NXB quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002).

Ảnh bên: Hố trú ẩn cá nhân trên hè phố Hà Nội trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. © Life behind the Front line - Vietnam 1964-1975

Hầm trú bom của bác Đàm lại chính là chiếc xe tải do bác lái. Lúc đó bác là lái xe của Công ty vận tải hàng hóa Hà Nội, có nhiệm vụ chở nguyên vật liệu xây dựng, giải tỏa các kho lương

thực... Đang chiến tranh nên công việc vận tải lúc nào cũng bận rộn. Suốt ngày bác lái xe chạy trên đường, kể cả lúc Mỹ thả bom vẫn đi. “Chỉ khi nào có bộ đội đứng ra chặn đầu xe bắt vào hầm trú ẩn thì tôi mới dừng lại. Không phải chỉ riêng tôi mà nhiều người dân Hà Nội lúc đó vẫn sinh hoạt bình thường. Trong nhà tôi có hầm tăng-xê và hầm chữ A nhưng tôi chưa bao giờ nấp trong đó”. Lúc đó, nhà bác Đàm ở làng Trung Tự, cách phố Khâm Thiên chừng vài trăm mét theo đường chim bay. “Đêm 26-12, khi phố Khâm Thiên bị đánh bom, tôi ra sân đứng nhìn sang bên đó, thấy bom nổ sáng rực một góc trời Hà Nội”. Kim Thanh (ghi)

“Như một trò chơi con trẻ” “Trú luôn trong xe tải” “Chỉ là chấp hành lệnh của tổ dân phố”“Nếu có chết, chúng tôi sẽ ở bên nhau”

Một nơi trú ẩn “VIP”Mới đây, tại khách sạn Sofitel Metropole (phố Ngô Quyền, Hà Nội), người ta vừa phát hiện ra một hầm trú ẩn khá kiên cố từ thời chiến tranh. Hầm nằm sâu dưới mặt đất 2m và rộng chừng 40m2. Hầm gồm 5 phòng riêng biệt, mỗi phòng đều có đầy đủ hệ thống điện chiếu sáng, ống thông khí... Tại căn hầm này, một số nhân vật nổi tiếng đã trú ẩn, trong số đó có nữ diễn viên người Mỹ Jane Fonda. Năm 1972, bà đã tới thăm trận địa pháo cao xạ, đội lên đầu chiếc mũ sắt, ngồi lên mâm pháo... hát vang những bài hát ngợi ca hòa bình, tố cáo tội ác chiến tranh. Những ngày tháng ở Hà Nội, người bạn Mỹ này đã lưu lại khách sạn Thống Nhất (Sofitel Legend Metropole Hà Nội ngày nay). Khi tiếng còi báo động vang lên, bà được nhân viên khách sạn đưa xuống hầm cùng những quan khách khác. Khách sạn này còn là nơi thường trú của phóng viên nhiều tờ báo quốc tế, trong đó có Báo Akahata (Đảng Cộng sản Nhật Bản), Báo L’Humanité (Đảng Cộng sản Pháp)... Kim Thanh

Căn hầm dưới khách sạn Sofitel Metropole khi mới được phát hiện năm 2011. © Na Sơn

Hố trú ẩn cá nhân hình tròn, mà người dân quen gọi là hầm tăng-xê, được đào thẳng xuống đất sao cho 1-2 người có thể ngồi. Sau đó người ta đặt những ống bê tông đúc sẵn xuống. Các hố này đều có nắp đậy bằng bê tông ở bên trên.Hầm chữ A nổi hoặc nửa nổi nửa chìm, gồm hai mái ghép hình chữ A bằng các đoạn vật liệu (tre, gỗ tròn, thép, bê tông cốt thép...) bắt chéo nhau với độ dốc lớn, bên ngoài và phía sau phủ lớp bảo vệ rơm và đất. Hầm chữ A có kết cấu đơn giản, chịu sóng xung tốt, dễ làm, dễ tháo gỡ. Được dùng làm nơi

trú ẩn tại những vùng chiến sự ác liệt trong kháng chiến chống Mỹ.Hào giao thông là những rãnh rộng và sâu dùng làm công sự chiến đấu hoặc đi lại, vận chuyển, làm chướng ngại vật.

Có hay không kế hoạch đánh bom nguyên tử vào Hà Nội tháng 12-19�2?PGS.TS, Đại tá Nguyễn Mạnh Hà - Phó viện trưởng Viện lịch sử quân sự Việt Nam: “Có một số ý kiến cho rằng trong trận oanh tạc Hà Nội 12 ngày đêm, đế quốc Mỹ đã có ý định đánh bom nguyên tử Hà Nội nhưng tôi khẳng định khi đó Mỹ không thể ném bom nguyên tử Hà Nội. Lý do là dư luận quốc tế khi đó không hề thuận lợi cho Mỹ trong khi hậu quả của việc ném bom nguyên tử tại Nhật Bản vẫn còn hiện hữu. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã chuẩn bị một số hầm tránh bom có thể tránh bom nguyên tử ngay phía trong thành cổ, trong khu nhà sàn Bác Hồ với hai lớp cửa chìm sâu dưới lòng đất, rộng hàng trăm mét. Lớp cửa ngoài nặng tránh sóng nguyên tử, lớp cửa trong kín tránh hơi hóa học để bộ phận chỉ huy vẫn có thể chỉ huy tác chiến trong trường hợp việc ném bom nguyên tử xảy ra. Một số hầm đang trong giai đoạn trùng tu, và đã được công nhận là di tích lịch sử”. Anh Thế

© Life behind the Front line - Vietnam 1964-1975

Page 5: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

9“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Nơi “bão lửa” đi quaXã Uy Nỗ nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô. Ngoài các cơ quan của huyện Đông Anh, trên địa bàn xã còn có hàng chục cơ quan, xí nghiệp của Trung ương và Hà Nội. Bởi vậy, nơi đây được không quân Mỹ xác định là một trọng điểm đánh phá trong những năm chiến tranh phá hoại miền Bắc, và đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh phá Hà Nội.

Một trọng điểm đánh phá của B-52 MỹTrong những năm chiến tranh phá hoại miền Bắc, xã Uy Nỗ (Đông Anh) là nơi “tạm trú” của hàng chục cơ quan, xí nghiệp của Trung ương và Hà Nội (nhà máy Z153 - sửa chữa xe tăng, thiết giáp, nhà máy Chế tạo thiết bị điện, nhà kho nhiên liệu H6..., chưa kể một nhà ga lớn và một trạm biến thế điện lớn nhất miền Bắc). Ngay đêm đầu tiên của chiến dịch Linebacker II, Uy Nỗ đã bị B-52 đánh bom rải thảm, cùng với các khu vực lân cận (Đông Anh, Cổ Loa).

Ảnh bên: Quang cảnh Uy Nỗ sau trận bom B-52 đêm 18-12-1972. © Văn Bảo/TTXVN

Những nhân chứng của Hà Nội 12 ngày đêm mà tôi gặp trên mảnh đất Uy Nỗ nay đã ngoài 70 tuổi. Khi được gợi lại năm tháng cùng nhân dân Thủ đô chống lại máy bay B-52 của Mỹ, kí ức của họ vẫn

nguyên vẹn niềm tự hào. “Liền trong hai đêm 18 và đêm 19-12-1972, bom đạn giặc Mỹ đã giết hại hơn 20 người, làm bị thương hơn 50 người, chủ yếu là người có hoàn cảnh khó khăn chưa đi sơ tán được hoặc được giao nhiệm vụ ở lại giữ làng.” Ông Hoàng Đình Dị, Bí thư Đảng uỷ xã Uy Nỗ ngày ấy kể lại. Ông Dị không khỏi xúc động khi nhắc lại trận bom đầu tiên đêm 18-12-1972. Trận bom ấy đã cướp đi sinh mạng 6 người thân của ông, gồm vợ, 4 người con và 1 người cháu, bản

thân ông bị sức ép của bom nên phải đi cấp cứu. “Những đợt ném bom sau đó tuy không có người bị chết nhưng toàn xã lại bị tàn phá nặng nề. Địa bàn xã rộng chưa đầy 15km2, ròng rã 12 ngày đêm chống chọi với hàng ngàn lượt máy bay Mỹ, hàng chục vết bom rải thảm biến làng chỗ thành ao sâu, nơi đá dồn thành đống, thành gò, tất cả bề bộn, tan hoang... Gần 1 000 gia đình với hơn 4 000 khẩu đã mất hết tài sản.”

Vừa chiến đấu vừa sản xuấtĐể hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và của cho nhân dân trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh phá Hà Nội của Mỹ, chính quyền xã Uy Nỗ đã thành lập các tổ bảo đảm hậu cần, đời sống như tổ cứu thương, cứu sập; tổ chôn cất những người chết; tổ bảo vệ giao thông, trị an thôn xóm. Chính quyền cũng đã hoàn chỉnh các phương án sơ tán tài sản, con người. Hơn 50km đường giao thông hào được sửa sang và đào mới, trên 25 000 hố cá nhân được đào đắp thêm. Xã đã thành lập được đội “Bạch đầu quân” gồm 30 cụ già làm nhiệm vụ động viên tinh thần và tham gia tiếp nước, tiếp đạn cho bộ đội. Chị em phụ nữ trong xã vừa làm thay phần việc của chồng vừa ngày đêm lao động sản xuất, canh gác bảo vệ xóm làng. Bà Hoàng Thị Quy, nguyên đội trưởng đội sản xuất của thôn Đản Mỗ nhớ lại: “Ngày ấy, đội sản xuất của thôn chúng tôi chỉ vỏn vẹn có 10 người nhưng đảm nhận hơn 80 mẫu ruộng. Ngoài việc chiến đấu bảo vệ quê hương, đội chúng tôi còn phải hoàn thành nhiệm vụ của hậu phương lớn tiếp tế lương thực, thực phẩm cho chiến trường miền Nam. Bởi vậy, ban ngày khi không có báo động máy bay giặc, chúng tôi lo chăn nuôi lợn, gà. Đêm đến, khoảng 1 giờ sáng, các thành viên trong đội lại ra đồng nhổ mạ, cấy đêm.” 12 ngày đêm chịu sự đánh phá của máy bay Mỹ, ngày nào các xã viên trong đội sản xuất cũng đều gánh rau các loại, mang gà, lợn lên thôn Ấp Tó cách Đản Mỗ 2km để thực hiện nhiệm vụ chi viện. Ngay trong lúc địch bắn phá ác liệt nhất, vẫn có những người dân tình nguyện ở lại làm nhiệm vụ như cụ Nguyễn Thị Mậu ở lại chăn nuôi đàn lợn 120 con hay ông Nguyễn Quang Thân là thủ kho luôn thường trực bảo vệ tài sản của trại chăn nuôi.Ông Đào Văn Đạc, Phó chủ tịch kiêm Trưởng công an xã thời ấy tự hào kể: “Ngay sau khi tiếng bom thù vừa dứt,

Những đổi thay trên quê hương Uy NỗKết thúc 12 ngày đêm bắn phá của đế quốc Mỹ, Đảng bộ xã Uy Nỗ được Thành ủy Hà Nội công nhận là Đảng bộ vững mạnh, chi bộ Cường Nỗ (gồm các thôn: Đản Mỗ, Dản Dị, Phan Xá, Phúc Lộc) được công nhận là chi bộ thép; Đảng bộ và nhân dân Uy Nỗ được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhì, Huân chương lao động hạng Ba cùng hàng chục bằng khen về thành tích chiến đấu và phục vụ chiến đấu...

Trong 10 năm kháng chiến chống Mỹ, xã Uy Nỗ có gần 1 000 thanh niên lên đường nhập ngũ. Về Uy Nỗ trong những ngày thu năm 2011, tôi được chứng kiến những sắc màu tươi vui của đời sống dân sinh. 100% đường làng được bê tông hoá; điện, đường, trường, trạm được đầu tư kiên cố; 5/7 thôn được công nhận là làng văn hóa.

Nguyên Hoa

Bà Hoàng Thị Quy: “Ngoài việc chiến đấu bảo vệ quê hương, đội chúng tôi còn phải hoàn thành nhiệm vụ của hậu phương lớn tiếp tế lương thực, thực phẩm cho chiến trường miền Nam.” © Nguyên Hoa

Ông Đào Văn Đạc: “Hàng chục phòng học bằng tranh tre, nứa lá được dựng lại đảm bảo chỗ học cho các cháu; cùng hàng trăm ngôi nhà được dựng lên để các gia đình kịp đón Tết Nguyên đán.” © Nguyên Hoa

nhân dân Uy Nỗ lại bắt tay vào việc khắc phục hậu quả. Được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền huyện và thành phố, chỉ sau một thời gian ngắn, hàng chục phòng học bằng tranh tre, nứa lá được dựng lên bảo đảm cho gần 2 000 con em trong xã từ bậc học mẫu giáo đến lớp 7 có chỗ học. Hàng trăm ngôi nhà được dựng lên để các gia đình kịp đón Tết Nguyên đán.” Trên đồng ruộng Uy Nỗ, được sự chi viện của Cục Cơ giới (Bộ Nông nghiệp), các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn đã đưa hàng chục xe ủi làm việc suốt 3 tháng ròng để san lấp hố bom. Hàng vạn ngày công của bà con xã viên đã được huy động để san lấp và làm các công trình thuỷ nông, đường giao thông, bờ vùng, bờ thửa, bảo đảm gieo trồng vụ đông xuân. Ngày ấy các phong trào như làm bèo hoa dâu, cấy lúa, trồng rau… nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân. Với sự vào cuộc đồng bộ từ các ngành chức năng và ý chí vươn lên của người dân, sự sống dần hồi sinh trên mảnh đất từng bị phá nát vì những hố bom.

Nguyên Hoa

© Nguyên Hoa

Page 6: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

11“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

“Hoàn toàn không bất ngờ về việc Mỹ đánh bom”Thanh Trì nằm ở vùng ven phía Nam và Đông Nam Hà Nội. Nhiệm vụ quan trọng nhất của huyện trong những năm chiến tranh phá hoại, cũng như các huyện ngoại thành khác, là tổ chức sản xuất, chăn nuôi, tạo cơ sở vật chất để cung cấp cho Hà Nội cũng như chi viện cho chiến trường miền Nam. Chúng tôi đã trao đổi với ông Vũ Lưu, nguyên Bí thư Huyện ủy Thanh Trì từ năm 1967 đến 1976, về những năm Mỹ leo thang phá hoại miền Bắc, đặc biệt là những ngày tháng khốc liệt nhất của năm 1972.

Những năm 1970, bác và lãnh đạo huyện Thanh Trì đã chỉ đạo quân và dân trong huyện sống và chiến đấu như thế nào?Ông Vũ Lưu: Khẩu hiệu “Vừa sản xuất vừa chiến đấu” trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn quân và dân trong huyện. Một trong những nhiệm vụ của chúng tôi là tổ chức sản xuất để cung cấp thực phẩm cho Hà Nội, chủ yếu là cá, thịt lợn, rau xanh. Tôi còn nhớ, cá Thanh Trì nổi tiếng nhất miền Bắc về năng suất, chất lượng. Hồi đó, các con sông như Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét... nước còn xanh trong không bị đen như bây giờ nên lãnh đạo huyện đã tổ chức cho nhân dân tận dụng nuôi cá. Sau này được Bộ Thủy sản biểu dương về phong trào nuôi cá nước ngọt. Rau xanh và cà chua của huyện chúng tôi cũng ngon nổi tiếng. Bên cạnh đó, quân và dân Thanh Trì còn có nhiệm vụ

quan huyện ủy, ủy ban sơ tán cả ra ngoài đê sông Hồng. Bệnh viện đa khoa huyện được sơ tán đi nhiều xã, không tập trung một nơi. Trường học cũng phân tán thành các cơ sở nhỏ lẻ. Cơ quan huyện đội bám trụ ở Tứ Hiệp vì còn phải chỉ huy chiến đấu. Để quan sát máy bay địch và đếm bom rơi, các trạm quan sát dã chiến được đặt ngay trên... các ngọn cây, như ở xã Yên Sở có một trạm đặt trên ngọn cây gạo.

Công tác chuẩn bị theo như bác nói đã khá kỹ càng, vậy khi bị ném bom, huyện Thanh Trì có bị thiệt hại nhiều về người và của không? Công tác cứu hộ được tổ chức như thế nào?Ông Vũ Lưu: Chúng tôi không lường được quy mô khủng khiếp của cuộc ném bom 12 ngày đêm. Dù chuẩn bị như thế nhưng khi bom Mỹ rơi xuống, ở các thôn Sở Thượng, Cổ Điển A vẫn có nhiều người chết và bị thương. Rất nhiều gia đình mất hết nhà cửa. Để chuẩn bị cho công tác cứu hộ, cứu nạn, tất cả các xã đều có đội cứu thương, cứu hỏa và chôn cất người chết. Đúng như dự đoán của ta, các thôn dọc đường quốc lộ số 1 bị bom Mỹ đánh phá nặng nề nhất vì chúng muốn phá hoại đường giao thông Bắc-Nam. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị trước nên ta hạn chế được thiệt hại. Cứ sau một đợt ném bom, các đội chuyên trách bao gồm cả lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cùng ra quân chỉ đạo khắc phục hậu quả. Những hố bom trên mặt đường ngay lập tức được san lấp để thông xe. Đội phá bom mìn của xã Yên Sở tìm

những quả bom chưa nổ để tháo kíp. Đây là đội đặc biệt được huấn luyện khá kĩ càng và nổi tiếng về phá bom, mìn. Các đội chuyên trách cũng tỏa về các thôn để cứu nạn. Để phục vụ các đội này, huyện chỉ đạo công ty thực phẩm và một số cơ quan phát bánh mì ngay tại chỗ, kinh phí do huyện lo.

Nghe nói lúc đó người chết nhiều không đủ quan tài để khâm liệm. Trong khi đó, phong tục của người Việt Nam “Nghĩa tử là nghĩa tận”, một tấm áo quan cho người ra đi là rất quan trọng. Vậy huyện đã ứng phó thế nào với tình huống này?Ông Vũ Lưu: Đúng là như vậy. Lúc đó, huyện chỉ đạo dùng những túi ni lông to để chôn cất người chết. Vì hoàn cảnh khó khăn của chiến tranh nên mọi người đều thông cảm và chấp nhận phương án này.

Các lãnh đạo huyện có vững vàng trước sự tàn ác của bom Mỹ? Bản thân bác giữ cương vị lãnh đạo huyện ủy, lúc nào cũng túc trực ở cơ quan, nhưng đồng thời cũng là người chồng, người cha, bác có lo cho gia đình không?Ông Vũ Lưu: Dù sức chịu đựng của lãnh đạo, toàn quân, toàn dân rất kiên cường nhưng nếu Mỹ ném bom kéo dài thêm vài ngày nữa chắc không chịu nổi. Dù có chuẩn bị từ trước nhưng không ai ngờ Mỹ lại tàn ác đến thế. Người và của đều thiệt hại nặng nề. Lúc đó, tình hình rất căng thẳng, cả việc chung và việc riêng. Là lãnh đạo nên tôi không thể về để lo

cho gia đình được, vì vậy mọi người nhà tôi cũng rất lo lắng. Tuy nhiên, cục diện chung vẫn là số một. Lãnh đạo huyện vẫn đi đến các điểm nóng chỉ đạo khắc phục hậu quả và ổn định tư tưởng cho nhân dân tiếp tục sản xuất và chiến đấu. Mọi người đều xác định, chiến tranh là chết chóc nên ai cũng thanh thản. Sau trận bom, gặp nhau thấy còn sống là cười sung sướng. Nhưng nếu bây giờ quay lại thời điểm đó, tôi không chắc mình có làm được những việc như đã từng làm hay không.

Kim Thanh

Mũ rơm chống bom biMũ rơm không phải là một loại mũ thông dụng hay thời trang mà chỉ là một vật dụng mang tính lịch sử đối với người Việt Nam. Mũ rơm là một trong những phát kiến trong thời kỳ Việt Nam chiến đấu chống Mỹ. Trong những năm tháng chiến tranh, một trong những loại bom quân đội Mỹ hay sử dụng gây sát thương cao là bom bi. Thời gian đầu loại bom này đã gây nhiều thương vong cho người Việt, và mũ rơm ra đời từ đó. Mũ rơm được bện bằng rơm khô từ nùi rơm có tiết diện tròn bằng ngón chân cái, được vấn theo vòng tròn, phần trên ôm lấy đầu, phần dưới loe rộng. Vì được bện chặt nên mảnh bom bi không thể xuyên qua được. Hình ảnh học sinh miền Bắc đội mũ rơm đi học là một hình ảnh rất quen thuộc trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Kim Thanh

© Life behind the Front line - Vietnam 1964-1975

cùng quân dân cả nước chi viện sức người sức của cho miền Nam. Đảm bảo phương châm “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.Với mục tiêu bảo vệ, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của, lãnh đạo huyện đã tổ chức cho nhân dân đào giao thông hào ở các vị trí chiến đấu. Ở trong các nhà dân thì đào hầm chữ A, hố tránh bom cá nhân. Hầu như nhà nào cũng có hầm trú ẩn dưới gầm giường. Để bảo vệ sức sản xuất, nguồn thực phẩm, các gia đình đào cả hầm trú ẩn cho trâu, bò, lợn.

Lãnh đạo huyện có bị bất ngờ không trước cuộc tấn công bằng không quân của địch tháng 12-1972 không? Các bác đã tổ chức cho nhân dân đi sơ tán như thế nào?Ông Vũ Lưu: Chúng tôi hoàn toàn không bất ngờ về việc bị đánh bom, chỉ bất ngờ về quy mô ném bom và sự độc ác của Mỹ. Từ đầu năm 1972, chúng tôi đã nhận được lệnh từ thành phố, bí mật chuẩn bị những gì cần thiết vì Mỹ sẽ ném bom miền Bắc. Từ giữa năm 1972, hệ thống hầm, hào khắp nơi trong huyện đã được chuẩn bị xong. Huyện cử người đến cả các nhà thờ, nhà chùa vận động đào hầm trú ẩn cho phòng không-không quân, như nhà thờ thôn Đồng Nga, Yên Duyên, Giáp Bát, chùa Đông Mỹ, Tứ Kỳ...Những nơi được nhận định Mỹ sẽ ném bom như dọc đường quốc lộ 1A, thị trấn Văn Điển... đều được sơ tán vào sâu các xã trong huyện. Cơ

Ông Vũ Lưu. © Kim Thanh

Sửa chữa tuyến đường sắt đi qua huyện Thanh Trì trong thời gian chiến tranh phá hoại miền Bắc.

© Life behind the Front line - Vietnam 1964-1975

Page 7: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

1�“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Bệnh viện Bạch Mai dưới bom B-52Đêm 21 rạng sáng 22-12-1972, những chiếc B-52 của không quân Mỹ ném hơn 100 quả bom xuống bệnh viện Bạch Mai, một trong những cơ sở y tế trực thuộc Trung ương lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ. 28 bác sĩ, điều dưỡng và bệnh nhân của bệnh viện đã hy sinh. Những người còn sống kể về thảm kịch ấy.

Bốn lần hứng bom Trong năm 1972, bệnh viện Bạch Mai, một trong những cơ sở y tế lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ, đã từng hứng chịu bốn đợt ném bom của không quân Mỹ vào các ngày 16-4, 18-4, 20-12 và 22-12. Theo ông Đỗ Doãn Đại, giám đốc bệnh viện giai đoạn 1969-1982, nguyên nhân Bạch Mai “được bom Mỹ ưu ái” là do lúc đó, ở miền Bắc chỉ có hai bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai có khả năng cấp cứu ngoại khoa. “Bạch Mai khi ấy làm nhiệm vụ cấp cứu cho cả vùng phía Nam của Hà Nội và các tỉnh từ Hà Nam tới Hà Nội. Vì vậy, đánh bom bệnh viện Bạch Mai không chỉ là để uy hiếp tinh thần các cán bộ công nhân viên bệnh viện mà là của cả nhân dân Hà Nội”, ông Đại khẳng định. Lần đánh bom thứ tư vào rạng sáng 22-12-1972 gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất. Hơn 100 quả bom xuống bệnh viện đã cướp đi sinh mạng của 28 nhân viên và làm 22 người khác bị thương. Hà Minh© Chu Chí Thành

“Tối hôm đó không phải ca trực của tôi nhưng sau khi biết bệnh viện bị đánh bom, khoảng hơn 4 giờ sáng tôi đã tới bệnh viện”, ông Đỗ Thọ, phụ trách hệ thống điện của bệnh viện kể. “Trời mới tờ mờ sáng. Tôi không tìm thấy chị Lan trực tổ điện đêm hôm trước. Viện trưởng đã yêu cầu tôi bằng mọi cách phải có điện để phục vụ công tác cứu hộ. Chúng tôi cho vận hành ba máy phát điện của Tiệp, hai chiếc công suất 75kW và một chiếc 40kW, chủ yếu là để phục vụ các phòng mổ lưu động.” Ông Thọ là một nhân viên mẫn cán. Tối hôm trước, ông chỉ về nhà khi đã hoàn thành công việc vào lúc 21h. Ông Thọ nhớ lại : “Lúc đó các đường nước đều bị phá hủy. Nhân viên bệnh viện đã phải dùng một chiếc máy bơm cũ bơm nước từ dưới giếng lên. Vì máy bơm quá cũ nên trong một tiếng, chúng tôi chỉ bơm được khoảng 2-3m3 nước. Thành phố cũng đã điều tới nhiều xe chở nước để hỗ trợ chúng tôi.”

Nén đau thương, cố hết sức cứu nạn nhânRạng sáng, công tác cứu chữa nạn nhân bắt đầu. Khu nhà B nơi có khoa Da liễu và khoa Tai Mũi Họng là địa điểm bị hủy hoại nặng nề nhất. Bom khoan sâu làm đổ sập tường. Các mảng bê tông chặn cửa xuống hầm, các y bác sĩ của khoa Da liễu bị kẹt bên trong. Có những lối vào hầm quá nhỏ hẹp, bác sĩ phải bò vào hầm để “thám thính” tình hình. “Nhiều lúc, chúng tôi bò được vào sâu bên trong, chỉ còn cách nạn nhân khoảng 10-15cm nhưng chưa thể cứu họ ra ngoài nên đành bảo họ đưa tay để bắt

mạch”, Viện trưởng Đỗ Doãn Đại kể. Vì khoa Ngoại gần khoa Da liễu nên các bác sĩ khoa Ngoại được điều động tới phối hợp cùng với công nhân xây dựng tiến hành tháo dỡ bê tông và cứu chữa nạn nhân. Ông Đại vẫn nhớ, đoạn đầu ngách hầm, tấm bê tông đã đè chết hộ lý Hoàn Kim Thoa (39 tuổi). Thi thể của chị chắn ngang lối vào hầm, những người bị kẹt trong hầm kêu gào: “Các anh ơi, cứu chúng em với, cứu chúng em với.” Các bác sĩ và những cứu hộ đành nén đau thương chọn phương sách cắt thi thể người hộ lý làm ba phần để nhanh chóng cứu được những người phía trong. Bác sĩ Kinh và bác sĩ Luân được chọn để làm việc này. “Hai chúng tôi đã cùng nhau quỳ xuống đất, khấn xin chị Thoa tha tội bất kính trước khi chui vào hầm tiến hành cắt thi thể chị”, bác sĩ Kinh bồi hồi nhớ lại, nước mắt rơm rớm. “Chúng tôi thay nhau bò vào hầm, mò mẫm trong bóng tối tiến hành công việc.” Sau khi đã cắt rời thi thể của đồng nghiệp, các bác sĩ dùng dây thừng kéo ra ngoài sau đó khâu lại. Trong lúc đó, những bác sĩ khác phải tìm cách trấn an các nạn nhân, khuyên họ bình tĩnh để giữ sức, không nên kêu khóc quá nhiều. Bác sĩ Đại nhớ lại: “Trong quá trình cứu chữa, tất cả những khuôn mặt quen thuộc mà phần lớn còn rất trẻ đều bị biến dạng bởi bom. Tôi chỉ có thể nhận ra chị Quất nhờ chiếc răng cửa bằng vàng của chị, nhận ra chị Lan nhờ ngón tay đeo một chiếc nhẫn vàng”. Ông thậm chí đã phải dùng dao mới có thể tháo được chiếc nhẫn khỏi tay bác sĩ Lan để sau đó trao lại kỉ vật cho người nhà của chị.

Chị Đỗ Thị Thanh Nhàn, điều dưỡng ở khoa Nhi nhớ lại: “Sau khi còi báo yên ngừng kêu, các nhân viên khoa Nhi trở lên mặt đất. Tòa nhà khoa Nhi rất may mắn không trúng bom trong khi đó các tòa nhà khác gần như bị phá hủy hoàn toàn, cây cối đổ nghiêng ngả. Có cây bị các mảnh bom găm vào tua tủa. Chúng tôi chạy đi xung quanh hỏi thăm tin tức của các đồng nghiệp.” Khu nhà tập thể nơi chị sinh sống cùng gần 50 anh chị em khác của cơ quan cũng bị san phẳng. Chiếc xe đạp Thống Nhất của chị bị bom làm văng xa tới vài chục mét. Không chần chừ, chị cùng các đồng nghiệp khác tham gia cứu chữa các nạn nhân còn kẹt dưới hầm. “Đau thương và kinh hãi vô cùng. Chúng tôi vừa làm vừa lo lắng B-52 sẽ quay lại. Tôi chắc không bao giờ có thể quên chị Lan làm việc ở tổ điện và hai sinh viên trực đêm đó ở khoa nội. Tới tận hai ngày sau khi tìm thấy xác, mặt chị tím bầm, người trương phềnh vì nước ngập.”

“Nạn nhân đều là các bạn của tôi”“Trong số các nạn nhân còn có chị Diên đang mang bầu ba tháng, em Liên, em Thạch mới có người yêu. Đêm ấy, em của Liên vào bệnh viện cùng chị và cũng gặp nạn. Tất cả đều là những đồng nghiệp thân quen của tôi. Họ nằm đó, thân thể biến dạng”, chị Nhàn kể, giọng run run. Những thi thể tìm thấy được đặt cạnh nhau trên cáng và chuyển xuống nhà xác để khâm liệm. Lễ khâm liệm cũng diễn ra đơn giản, chóng vánh vì lo sợ sẽ lại có nhiều đợt đánh bom mới. Sau trận bom đó, 28 người, đa

Ở phố Kim Liên, cách bệnh viện Bạch Mai không xa, khi thấy bom nổ ở phía bệnh viện, Viện trưởng Đỗ Doãn Đại bồn chồn nóng ruột. Tiếng bom vừa ngừng, ông hối hả dắt xe đạp phóng đến cơ quan. Năm phút sau, bác sĩ Đại tới nơi, vừa đúng lúc gặp các bác sĩ khoa Ngoại chui lên từ dưới hầm. Các bác sĩ, điều dưỡng của các khoa khác cũng đã lên mặt đất. Đập vào mắt họ là cảnh điêu tàn, đổ nát. Dưới sức công phá của hơn 100 quả bom, nơi mà nhiều người trong số họ từ lâu đã coi như nhà của mình giờ đang chìm trong khói và bụi. “Nhiều tòa nhà bị san phẳng. Cây cối đổ ngổn ngang, có cây trúng bom bị tách làm đôi.” Tiếng khóc, tiếng kêu cứu, tiếng rên rỉ vang vọng khắp nơi. Bác sĩ Đại đi vòng quanh bệnh viện để thị sát tình hình. “Có những khu không còn chỗ len chân vì gạch đá và cây cối đổ ngáng hết đường đi.” Ông hết sức trấn an nhân viên trên mặt đất cố gắng giữ bình tĩnh để cứu các nạn nhân. Đội xây dựng của thành phố được điều đến để giúp các bác sĩ tháo gỡ những tấm bê tông bị sập. Ông Đại đề nghị các nhân viên nhà bếp phải cấp tốc nấu cháo và chuẩn bị nước đường, vừa để phục vụ các bác sĩ cứu chữa, vừa để đưa xuống hầm cho các nạn nhân. “Đã là bếp thì phải luôn đỏ lửa, hãy tận dụng tất cả những gì còn lại để nấu cháo”, ông giải thích. Gặp nhân viên tổ điện và tổ nước, ông yêu cầu khẩn trương vận hành máy phát điện và xây lại đường nước. Ông cũng yêu cầu các bác sĩ tìm kiếm và tiệt trùng dụng cụ, dọn dẹp hầm, chuẩn bị sẵn sàng để có thể tiến hành phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.

Trời rét căm căm. Bệnh viện Bạch Mai vắng vẻ và yên lặng vì phần lớn các bác sĩ và bệnh nhân đã được sơ tán.

Mỗi khoa chỉ giữ lại khoảng ba, bốn bác sĩ và điều dưỡng. Hôm nay là ca trực của bác sĩ Nguyễn Bá Kinh, khoa Ngoại. Chàng bác sĩ trẻ đã đưa vợ con đi sơ tán về quê và quyết định “dọn nhà” vào trong bệnh viện. Đêm 21 tháng 12, vì không có bệnh nhân, chàng bác sĩ 30 tuổi ngủ gà gật trong phòng trực nhỏ gần 12m². Khi còi báo động vang lên, anh nhanh chóng chạy xuống hầm trú ẩn.

số là y, bác sỹ của bệnh viện đã vĩnh viễn ra đi.Sau ngày 26-12, việc tìm kiếm nạn nhân kết thúc khi các công nhân xây dựng dừng công việc tại bệnh viện để tới Khâm Thiên. Khu phố đông dân này cũng vừa phải hứng chịu một trận đánh bom ác liệt. Trong đoàn cứu hộ đi tới Khâm Thiên ấy cũng có một nhóm bác sĩ của bệnh viện Bạch Mai. Trước đó, khi được các công nhân hỏi ý kiến về việc có chắc chắn rằng không còn nạn nhân nào dưới đống đổ nát tại bệnh viện hay không, Viện trưởng Đại đã can đảm đưa ra quyết định ngừng cuộc tìm kiếm. Sau này, khi xây dựng lại bệnh viện, chính ông là người đi kiểm tra từng ngõ ngách, viên gạch, bê tông để xem có sót thi thể nào ngày ấy không. “Thật may, quyết định ấy đã đúng.” Các bác sĩ lại tiếp tục công việc cao cả của mình, bất chấp những mất mát, đau thương hay thiếu thốn về điều kiện làm việc. “Mỗi bác sĩ là một chiến sĩ chiến đấu trên chiến trường. Họ luôn cố gắng làm hết sức mình để cứu chữa bệnh nhân”, Viện trưởng Đại tự hào phát biểu.

Hà Minh

Đài tưởng niệm liệt sĩ đặt gần khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Bạch Mai. © Hà Minh

Bác sĩ Nguyễn Bá Kinh: “Chúng tôi đã cùng nhau quỳ xuống đất, khấn xin chị Thoa tha tội bất kính trước khi chui vào hầm tiến hành cắt thi thể chị”. © Hà Minh

Page 8: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

15“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Cuộc chiến đấu bảo vệ tiếng loa phát thanh“Đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội 40 km...” Trong những ngày đêm tháng Chạp năm 1972 dưới mưa bom Mỹ, tiếng loa phát thanh quen thuộc của Hà Nội không một giây phút nào bị gián đoạn. Gần 40 năm sau, vị “tư lệnh” của hệ thống phát thanh thời kỳ đó, ông Vũ Văn Viễn, nguyên Giám đốc Xí nghiệp truyền thanh Hà Nội giúp chúng tôi “giải mã” sự kỳ diệu này.

Tiếng loa không ngừng nghỉTrong 12 ngày đêm tháng 12-1972, Xí nghiệp truyền thanh Hà Nội đã phát trọn vẹn trên hệ thống loa phòng không thành phố toàn bộ mệnh lệnh của Hội đồng phòng không Thành phố, gồm 64 lần cấp báo báo động, báo an và hàng trăm lần thông báo có máy bay địch. Trong đó, ngày và đêm 21-12 có số lần cấp báo, báo động và báo an nhiều nhất (10 lần); ngày và đêm 20-12 có 9 lần; ngày và đêm 19-12 là 8 lần. Lần cấp báo dài nhất kéo dài từ 23h10 phút ngày 19-12 đến 2h ngày 20-12. Sự vận hành của những chiếc loa phòng không đã khiến một hãng thông tấn phương Tây thời ấy từng phải viết: “Người Hà Nội có một hệ thống dự báo phòng không rất hoàn chỉnh.”

Ảnh bên: 80 tuổi, sức đã yếu, tai đã nặng nhưng khi nhắc đến 12 ngày đêm năm 1972, ông Vũ Văn Viễn vẫn rất hăng say và đầy tự hào. © Đức Hạnh

PV: Thưa ông, hệ thống phát thanh của Thủ đô trong những ngày chiến tranh ác liệt của tháng 12 năm 1972 có điều gì đặc biệt khiến phương Tây thán phục đến như vậy?Ông Vũ Văn Viễn: Nhà cửa bị phá nát, đường sá bị cày xới nhưng hệ thống truyền thanh phòng không của Hà Nội vẫn được những người công nhân cần mẫn bảo vệ, thực hiện nhiệm vụ báo động trọn vẹn, không hề bị ngừng tắt. Tiếng nói Thủ đô to rõ và trong sáng vẫn hiên ngang vang lên trong tiếng gào thét của máy bay Mỹ, của mưa bom bão đạn. Gần 200 công nhân, kể cả những công nhân sửa chữa đường dây đều an toàn, chỉ có duy nhất một đồng chí bị thương nhẹ sau vài ngày đã bình phục. Những người làm truyền thanh Hà Nội trong những ngày đó đã thắng một trận toàn diện trên cả hai mặt: hoàn thành nhiệm vụ và không để xảy ra thương vong.

Đế quốc Mỹ bất ngờ tấn công ném bom Hà Nội, hệ thống phát thanh của chúng ta có rơi vào thế bị động không?Ông Vũ Văn Viễn: Chiều ngày 18-12-1972, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã cho nhóm phóng viên thường trú ở hầm chỉ huy Hội đồng phòng không nhân dân thành phố biết khả năng địch sẽ đánh lớn vào Hà Nội đêm đó. Vào thời điểm đó, hệ thống truyền thanh của Xí nghiệp được xem như một binh chủng thông tin, chỉ đạo chiến tranh, chỉ huy chiến đấu của Bộ Tư lệnh Thủ đô, có nhiệm vụ rất quan trọng là cấp báo, báo động, báo an trực tiếp cho quân và dân Thủ đô thông qua hệ thống loa được lắp đặt bằng dây. Một đường dây trực tuyến đã được chúng tôi đặt từ Bộ Tư lệnh Thủ đô đến phòng máy của Xí nghiệp nên việc truyền tải các thông tin rất nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Hàng ngày, ngoài nhiệm vụ chính được giao, Xí nghiệp còn phát thêm tin tức của Đài tiếng nói Việt Nam đến nhân dân Thủ đô. Đài tiếng nói Việt Nam lúc đó hoạt động độc lập, cập nhật và phát các tin tức bình thường theo nhiệm vụ được phân công.Đúng 9 giờ 40 phút ngày 18-12, được lệnh của Hội đồng phòng không nhân dân thành phố, Đài chúng tôi truyền đi

từ hầm chỉ huy của Hội đồng lên mạng lưới truyền thanh toàn thành phố băng ghi âm tiếng còi báo động và hướng dẫn phòng không nhân dân: “Đồng bào chú ý! Giặc Mỹ đang thua to, chúng âm mưu đánh phá điên cuồng vào Hà Nội. Hội đồng phòng không nhân dân thành phố ra lệnh, khi có báo động, mọi người phải xuống hầm trú ẩn, không ai được đi lại, đứng ngồi trên mặt đất”. Đây là một mệnh lệnh báo tin có máy bay B-52 vào đánh phá Hà Nội và là mệnh lệnh cho hệ thống truyền thanh lúc đó: phải đảm bảo đường dây luôn thông suốt.

Đó không phải là nhiệm vụ dễ thực hiện khi mà bom đạn của Mỹ dội xuống ngày càng nhiều với tần suất ném ngày càng dày đặc...Ông Vũ Văn Viễn: Chỉ sau hai ngày đế quốc Mỹ rải thảm, những khu vực trọng điểm như ga Yên Viên, ga Dục Nội, Cổ Loa, các bến phà… là những điểm cơ sở hạ tầng kĩ thuật đường dây bị đánh phá nặng nề. Trên 130km đường dây có dấu vết của bom đạn để lại, hàng nghìn chiếc loa ở nội, ngoại thành, trong đó quá nửa tổng số xã (58 xã) của 4 huyện ngoại thành bị mất tiếng. Tại tất cả những điểm này đều có mặt những chiến sĩ công nhân. Họ làm việc mà như chiến đấu. Nai nịt, thắt lưng, quần áo gọn gàng, kìm dây sẵn sàng lao đi sửa đường dây. Vì thế, những chỗ hỏng hóc trên 130km đường dây đều được anh em công nhân sửa chữa phục hồi về căn bản. Trên những bãi bom B-52, cột lại thẳng, dây lại căng, loa lại nói rõ và mạnh. Trên mặt trận các trạm máy, nơi đầu não phát ra các mệnh lệnh của Hội đồng phòng không cũng là nơi chiến đấu rất căng thẳng. Suốt 12 ngày đêm, những nữ công nhân chiến sĩ của chúng tôi như Vũ Thanh Vân, Ngô Thị Lai, Doãn Thị Chắt... đã gắn cuộc sống của mình với máy phát, ăn cạnh máy, nằm cạnh máy, làm việc cùng máy, thức thâu đêm với máy. Dưới tầm B-52, có lúc hơi bom dội làm rung cả máy, ánh chớp bom sáng lóe của cả phòng máy nhưng chị em rất bình tĩnh, điều khiển thao tác máy chính xác để kịp thời phát đi những mệnh lệnh chiến đấu và tin chiến thắng làm nức lòng người dân Thủ đô.

Trong hoàn cảnh căng thẳng như vậy, có sự cố nào đã xảy ra không, thưa ông?Ông Vũ Văn Viễn: Không có một sự cố nào xảy ra! Đó là một trong những thành công rất lớn. Mọi người ở tất cả các vị trí, dù trong phòng máy hay sửa chữa đường dây đều xác định nhiệm vụ của mình rất quan trọng. Đối với những người Hà Nội, tiếng loa đã trở thành một cái gì đó cực kì thân thiết, đem lại sự sống, đôn đốc thúc giục nhiệm vụ chiến đấu cũng như sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, mọi người khi vào cuộc đều rất bình tĩnh, không hề nao núng hay run sợ trước bom đạn.

Là “tổng chỉ huy” và cũng là người trong cuộc, ông “giải mã” thành công đó được làm nên từ….Ông Vũ Văn Viễn: Từ tinh thần dũng cảm và sự hy sinh của anh chị em mà tôi không sao có thể nói hết được, bởi lẽ họ không được phép rời máy nửa bước, bởi họ cầm chắc cái chết nếu phòng máy không may bị trúng bom. Trong 12 ngày đêm đó, không ai nghỉ ngơi, chuyện gia đình xếp sang một bên để không rời bỏ vị trí chiến đấu, đặc biệt là những chị em công nhân, vừa gánh vác cả việc gia đình mà vẫn luôn hoàn thành nhiệm vụ. Đang ở gia đình ngày nghỉ, có báo động, có bom đạn là anh chị em không ngần ngại đạp thẳng xe đến Xí nghiệp nhận nhiệm vụ. Cả người bị bom sập hầm như anh Nguyễn Trọng Nhị nhưng vừa đứng dậy được là xông ngay vào trận tuyến. Cả những công nhân nhà cửa bị bom địch phá tan như anh Vũ Duy Lễ, Nguyễn Công Niết, Lê Quang Nhánh… cũng xếp khó khăn riêng, xông lên chiến đấu.

Trong 12 ngày đêm trận Điện Biên Phủ trên không, ngày nào là ngày khó khăn nhất với ông và các công nhân chiến sĩ của Xí nghiệp?Ông Vũ Văn Viễn: Đêm 20-12-1972, Chủ tịch Hội đồng phòng không Thành phố gọi điện xuống cho chúng tôi yêu cầu: Phải đảm bảo bằng được tiếng loa ở những khu vực trọng điểm, đặc biệt là khu ga Yên Viên, ga Dục Nội, Đông Anh... để cho đội dân quân vận chuyển hết hàng hóa tập kết ở đây đi. Số hàng hóa, thuốc men lên đến

hàng nghìn tấn do Liên Xô ủng hộ và viện trợ, từ đây sẽ chuyển đi cả nước, nhất là cho chiến trường miền Nam. Giặc Mỹ biết nên liên tục cho máy bay quần đảo và giã bom không ngừng xuống khu vực này. Vì bị công phá ác liệt, nên hệ thống truyền thanh của huyện Đông Anh bị phá hủy rất kinh khủng. Công nhân không thể nối hết được các đường dây bị phá mà còn dễ bị dính đạn. Sửa chữa chậm giây phút nào, tiếng loa có nguy cơ bị ngừng giây phút đó. Đây là điều không được phép xảy ra. Nhiệm vụ quan trọng và cấp bách như thế nên ngay sau khi nhận lệnh, trong đêm 20-12, đích thân tôi đã lên đường sang khu vực này chỉ huy trực tiếp để vừa đảm bảo cho loa thông suốt vừa hạn chế đến mức thấp nhất thương vong về người.

Ông và các đồng nghiệp của mình đã giải “bài toán khó” trên như thế nào?Ông Vũ Văn Viễn: Cả đêm 20-12, tôi cùng các anh em ở tổ Đảng của trạm Đông Anh thức trắng, họp bàn để tìm ra bằng được biện pháp thực hiện. Có rất nhiều phương án được đưa ra, tính toán... và cuối cùng rồi cũng chọn được một biện pháp hiệu quả nhất. Thay vì mắc từng loa một, chúng tôi quyết định kéo dây đến một nơi xa vùng trọng điểm khoảng 2-3km để đánh lừa địch, mắc ở đầu gió và sử dụng loa to hướng vào đó. Nếu một loa không đủ thì mắc cả chùm 2-3 loa. Nhờ vậy, các vùng trọng điểm vẫn duy trì được tiếng loa ngay cả khi có máy bay địch bắn phá mà không có công nhân nào bị thiệt mạng, chỉ duy nhất có một đồng chí bị thương nhẹ, sau vài ngày là hồi phục. Cho đến bây giờ, nghĩ lại những ngày tháng chiến đấu ở Đông Anh, tôi vẫn cho rằng đó là sự thần kỳ. 8 năm chiến đấu chống Mỹ phá hoại miền Bắc, có lẽ ít ngày tháng nào lại căng thẳng đến cực độ nhưng cũng dũng cảm và đầy sự sáng tạo như những ngày đó. Sự chiến đấu bền bỉ và mưu trí của chúng tôi đã thắng sự tàn bạo và điên cuồng của đế quốc Mỹ. Kìm, cờ-lê, loa, dây đã thắng bom đạn, tên lửa của giặc.

Đức Hạnh (thực hiện)

Page 9: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

1�“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Làm báo thời B-52Ông Phạm Văn Đức, ông Chu Chí Thành và ông Nguyễn Xuân Mai nằm trong đội quân thông tin tuyên truyền dân sự và quân sự tác nghiệp tại Thủ đô trong 12 ngày đêm. Ba nhà báo tuy không quen biết nhau nhưng lại có nhiều điểm chung: họ hào sảng, đầy sự tự hào khi nhớ lại một thời kỳ lịch sử; họ trầm lắng với những nỗi niềm rất con người khi nhắc về những kỷ niệm khó quên trong đạn lửa.

“Gậy ông đập lưng ông”Mỹ rải bom B-52 ở Khâm Thiên, bệnh viện Bạch Mai, các khu phố Hải Phòng... nhưng lại chối cãi rằng không ném bom vào mục tiêu dân sự. Để phản bác lại sự dối trá ấy, phía Việt Nam đã đưa phi công Mỹ tới thị sát những khu dân cư Hà Nội bị ném bom và đưa họ đến các cuộc họp báo có phóng viên trong nước và quốc tế tham dự. Cuộc phản công bằng thông tin ấy đã làm cho nước Mỹ rung chuyển. Có phi công nói rằng, họ được lệnh tới tọa độ thì cắt bom, chứ hoàn toàn không biết những gì diễn ra dưới mặt đất. Phi công Mỹ bị bắt và đưa ra cuộc họp báo tỏ ra vui mừng vì biết vợ con, người thân bên kia biết thông tin là họ còn sống.

Ảnh bên: Họp báo chiều 19-12-1972 tại Hà Nội, công bố những phi công lái B-52 bị bắn rơi và bắt sống đêm 18-12-1972. © Xuân Át

Đêm đầu tiên Mỹ ném bom Hà Nội, cả Thủ đô rung chuyển, rực cháy bởi bom địch và pháo phòng không, tên lửa đánh trả của ta. Tới đợt ném bom thứ hai trong đêm, một tiểu đoàn đã bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay B-52 đầu tiên tại cánh đồng xã Phù Lỗ (huyện Đông Anh, Hà Nội). “Nghe tin máy bay rơi, tôi lập tức cử phóng viên tới nơi máy bay rơi chụp hình”, ông Nguyễn Xuân Mai kể. Nhìn thấy bức ảnh B-52 đầu tiên rơi tại chỗ, ông đã rất xúc động, sung sướng đến tột cùng. “Ai cũng phấn khởi và đêm ấy thành đêm trắng. Trước nay vẫn hoài nghi chưa biết B-52 bị bắn rơi ở đâu, nay được chứng kiến tận mắt. Cả đơn vị mừng tới nỗi không ăn uống được, buồn ngủ cũng không thể ngủ được”. Chiều 22-12-1972, khi vừa từ trận địa tên lửa về nơi sơ tán của cơ quan ở vùng núi đá chùa

Trầm, ông Mai nhận lệnh điều động nhiệm vụ đặc biệt. Đó là ghi lại đầy đủ hình ảnh, lời căn dặn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi thủ tướng tới thăm các chiến sĩ trên trận địa Chèm, để kịp phục vụ Đài tiếng nói Việt Nam phát trong đêm hoặc sáng sớm. Cuốn băng ghi âm tiếng nói Thủ tướng cần được mang về Hà Nội ngay trong đêm nhưng đường sá tắc nghẽn vì người đi sơ tán. Gần 1h sáng, xe mới về Cục Tuyên huấn, tại số nhà 83 Lý Nam Đế, nay là thư viện trung ương quân đội. Không còn thời gian để trích băng, ông đã viết nhanh tin tường thuật để kịp phát sóng trên Đài vào 6h sáng. Gần 3h đêm, bản tin hoàn thành trong khi máy bay Mỹ vẫn tiếp tục bắn phá, ném bom Hà Nội. Cho tới giờ, ông còn giữ lại băng ghi âm tiếng nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và xem nó như một “chiến tích” chiến tranh.

“Tôi không còn nhớ rõ mình làm việc thế nào trong đêm đầu tiên B-52 rải thảm Hà Nội. Với tôi, ngày 18-12 không có gì khác những ngày khác. Chỉ còn nhớ khi ấy đêm cũng như ngày, ăn uống ngủ nghỉ sinh hoạt, làm việc đều tại cơ quan. Khi báo động, thì bê cả bàn viết, máy móc xuống hầm rồi tiếp tục làm việc”, ông Phạm Văn Đức kể về chuyện tác nghiệp trong 12 ngày đêm đạn lửa một cách bình thản như thế. “Khi ấy có một câu tới bây giờ tôi vẫn thấy đúng. Đó là “ra ngõ gặp anh hùng”. Mỹ đánh cứ đánh, ta sống cứ sống, làm cứ làm. Một không khí rất bình thường, có bom thì tránh, không có bom lại làm việc và lao động. Gặp bất cứ ai, hỏi ai cũng đều có thể hành động như những anh hùng mà

không cần động lực thúc đẩy, không cần tôn vinh hay tặng thưởng”. Ông Đức cho rằng, vượt qua hoàn cảnh một cách bình thản, sống trong lịch sử một cách giản đơn, chỉ biết tận tuỵ để hoàn thành công việc tốt nhất là cách sống của người dân Hà Nội khi ấy. Và ông giữa lúc vắng tiếng bom hay vang rền đạn nổ vẫn âm thầm cho ra những bản tin tiếng Pháp về 12 ngày đêm lịch sử. Ông không viết sách vì luôn cho rằng, công việc mình làm rất bình thường, có rất nhiều người cũng làm, và cũng không có gì đáng để viết lại về bản thân. “Chúng tôi sống trong lịch sử mà không biết, bước qua lịch sử cũng không hay”.

Diệu Thúy (ghi)

“Chúng tôi vào cuộc hết sức nhẹ nhàng và giản đơn, không hề gò bó hay cảm thấy khó khăn”. Sáng sớm ngày 27-12-1972, ông Chu Chí Thành tới hiện trường vụ bom rải thảm ở Khâm Thiên. Đêm trước, B-52 dội bom dọc phố làm 500 người chết và bị thương. Hôm đó không phải phiên trực, ông đến thăm vợ chưa cưới ở phố Hàng Bột. Khi nghe còi báo động, gia đình ông xuống hầm trú ẩn ở Giám. “Tôi nghe thấy rõ tiếng bom nổ, tiếng đạn pháo tên lửa của mình bắn lên. Đã nếm mùi B-52 thời làm nhiệm vụ ở Vĩnh Linh nên khi ấy tôi hiểu bom ở rất gần. Bất chợt tôi run lên. Trong đầu thoáng qua ý nghĩ cái chết đã gần kề”. Người đầu tiên sau trận bom ông nhìn thấy là một phụ nữ tại Cống Trắng, Khâm Thiên. “Khi ấy mọi người đã tập trung khá đông để cứu người, tìm người. Nhưng ra phía sau, tôi thấy cô ấy, giữa đổ nát lại hầu như không một bóng người. Một cô gái Thủ đô, đầu đội chiếc khăn rằn, vai đeo súng, bước chân quả quyết đi làm nhiệm vụ, một mình trên bãi bom mênh mông, có lẽ cô đi cứu người và tôi đã cố đuổi theo để ghi lại hình ảnh”. Ông Thành trầm ngâm kể về tấm ảnh khiến ông đã nhớ mãi. Đó là ảnh một viên phi công Mỹ chết bên cạnh xác máy bay rơi ở cánh đồng Định Công đêm 26-12. Ông đã thấy trong chiếc túi cá nhân rơi ra từ buồng lái có tấm hình vợ và con của viên phi công. Người vợ trẻ trung xinh đẹp, đứa con có lẽ chưa đầy một tuổi rất dễ thương. “Khoảnh khắc ấy tôi chợt nghĩ, nếu người này không tham gia cuộc chiến, có lẽ anh đã có một gia đình hạnh phúc. Nhưng giờ đây, anh ta nằm chết trên cánh đồng ngoại thành Hà Nội”. Ông cũng không thể nào quên kỉ niệm về bức ảnh chụp trận đánh ngay ở trận địa gần hồ Trúc Bạch. Chìm lắng trong nỗi xúc động, ông kể: “Vài ngày sau, trận địa ấy bị phá huỷ hoàn toàn. Cả một nhóm kĩ sư trẻ của Bách Khoa mới tuyển quân, học điều khiển radar, vào trận địa vừa để thực tập và chiến đấu đã hi sinh. Nơi tôi đứng chụp ảnh vài ngày trước bị san phẳng...”

Trải nghiệm bình thường trong hoàn cảnh khác thườngNhà báo Phạm Văn Đức - Nguyên phó phòng tin tiếng Pháp, Ban đối ngoại, Thông tấn xã Việt Nam

Nhà báo kỳ cựu với 40 năm trong nghề không nhớ nổi có bao nhiêu tin bài đã viết. “Chúng tôi là những cá nhân bình thường trong một dân tộc vĩ đại, làm những công việc bình thường như bao người dù là trong chiến tranh, hay giữa thời bình”. © Quang Thái

Viết tường thuật giữa tiếng bomĐại tá Nguyễn Xuân Mai - Nguyên phụ trách Tuần báo Phòng không Không quân

Tập bản thảo do ông Nguyễn Xuân Mai (ảnh trên, bên phải) viết tay để Tuần báo Phòng không Không quân xuất bản khi chiến dịch 12 ngày đêm kết thúc. © Xuân Mai

Miền ký ức nối dàiNhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành - Nguyên phóng viên ảnh Thông tấn xã Việt Nam

Trong bộ ảnh “Ký ức chiến tranh” (NXB Thông tấn, Hà Nội, 2010) nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành (ảnh trên, đứng trước) đã dành riêng một chương cho các tấm hình về Hà Nội và Hải Phòng 12 ngày đêm năm 1972. © Chu Chí Thành

KÝ ỨC CHIẾN TRANH

KÝ ỨC CHIẾN TRANHMEMORIES OF THE WAR

Tác gi� (Author): CHU CHÍ THÀNH

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN - 2010

ME

MO

RIE

S O

F T

HE

WA

R

KÝ ỨC CHIẾN TRANH

“By that I am referring to the photographic essay “Memories of the War” by Chu Chi Thanh, an answer to the previous question that is both so incredibly live and persuasive.It is in his essay that we can find so many answers that relate to theory. We have the arts and propaganda. We have a documentary, everlasting reality and creation.And we have the viewpoint and world of the soul of the artist.”

- Poet Huu Thinh

“Tôi kính trọng sự thành thực của một nghệ sỹ bậc thầy khi đặt vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật và tuyên truyền. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, cuộc sống đã giúp ta tìm thấy bao nhiêu lời đáp. Và hôm nay, trước mắt tôi lại có thêm một lời giải đáp nữa, đó là tập sách ảnh “Ký ức chiến tranh”của tác giả Chu Chí Thành, một lời đáp sống động và thuyết phục. Người ta có thể tìm thấy ở đây câu trả lời cho biết bao vấn đề về lý luận, nào là nghệ thuật và tuyên truyền, thời sự và vĩnh cửu, nào là hiện thực và sáng tạo, và hơn nữa là chỗ đứng và thế giới tâm hồn của người nghệ sỹ.”

- Nhà thơ Hữu Thỉnh

Giá: 285.000đ

ỨC

CH

IẾN

TR

AN

H -

ME

MO

RIE

S O

F T

HE

WA

R

Page 10: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

19“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Người “cổ động” chiến dịch Điện Biên Phủ trên không28 bức tranh cổ động ra đời trong vòng 12 ngày đêm, những tác phẩm của họa sĩ Trường Sinh thuộc phòng Thông tin (Sở Văn hóa Hà Nội) đã được trưng bày trên các đường phố ngay trong những ngày đó. Chúng góp phần vào mặt trận thông tin chung nhằm khích lệ quần chúng Thủ đô tham gia chiến đấu và giữ vững tinh thần trước đạn bom kẻ thù.

Nhân chứng của hai trận đánh nổi tiếngHọa sĩ Trường Sinh đã tham gia cả hai trận đánh nổi tiếng: Điện Biên Phủ mặt đất năm 1954 và Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Năm 1954, ông là cán bộ tuyên huấn, chuyên làm nhiệm vụ vẽ, viết tuyên truyền khắp vùng Tây Bắc. Thời đó, chưa có máy in ốpsét, ông phải viết litô bằng tay (vẽ và viết chữ ngược lên một phiến đá, sau đó tẩm mực lên và đặt giấy vào) để in những bản tin, chụp ảnh, vẽ truyên truyền động viên bộ đội lên đường chiến đấu. “Tôi cũng tự hào mình là người đã vẽ nhiều tranh cổ động nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tính từ năm 1962, khi bắt đầu vẽ cho đến hết năm 1975, tôi đã vẽ được khoảng 1 000 bức tranh cổ động.” Do không có điều kiện lưu giữ, ông đã bán 80% tranh (khoảng 500-700 bức) cho khách nước ngoài, chủ yếu là du khách Mỹ. Mỗi bức tranh bán được từ 100 đến 200 USD. Toàn bộ số tiền bán tranh được ông dùng để phục vụ công tác nghiên cứu, viết các đề án khoa học về phát triển du lịch Việt Nam, những đề án phát triển kinh tế vùng biển... Hiện ông Sinh đang phụ trách Liên hiệp Khoa học hỗ trợ phát triển văn hóa du lịch. “Tôi dự kiến sẽ làm một cuộc triển làm vào cuối đời và trưng bày gần 200 bức tranh còn lại.” Lộc Phương Lan© Trường Sinh

Ở tuổi gần 80, mái tóc đã bạc trắng, nhưng họa sĩ Trường Sinh vẫn giữ được “phong độ” của một con người vốn rất nhiệt tình, năng động. Mặc dù rất bận, ông vẫn dành thời gian kể cho chúng tôi nghe những

câu chuyện trong 12 ngày đêm ác liệt cuối năm 1972. Thời gian đó, để có được những bức tranh cổ động kịp thời, đúng chủ đề, mỗi khi Mỹ đánh bom khu vực nào, ông thường chạy đến hiện trường để xem, chụp ảnh, rồi tự vào phòng tối, in tráng ảnh làm tư liệu về vẽ tranh. “Khi chứng kiến những cảnh tan hoang do bom Mỹ tàn phá, nhìn thấy những người dân vô tội bị chết thảm, dân quân tự vệ, cứu thương đổ khắp nơi về tìm kiếm và cứu những người còn mắc kẹt trong những đống đổ nát, tôi cảm thấy

rất hoang mang, thấy chiến tranh quá tàn ác, phũ phàng. Thật kinh khủng, không thể nào tưởng tượng được!”, ông Sinh nhớ lại. “Tôi thấy căm phẫn trước sự tàn bạo của Mỹ. Người dân có tội gì đâu mà lại phải chịu cảnh đau thương như vậy? Là một nghệ sĩ sáng tác, tôi thấy mình phải có trách nhiệm và quyết tâm lên tiếng, bằng những tác phẩm của mình, cho mọi người dân trong nước và trên thế giới, thấy được những tội ác của Mỹ. Chính điều đó đã thôi thúc tôi vẽ thật nhiều, vẽ không ngừng nghỉ trong suốt những ngày đêm ấy”. 28 bức tranh mà họa sĩ Trường Sinh vẽ trong 12 ngày đêm bom đạn không bức nào giống bức nào. Bức vẽ cảnh Mỹ thả bom Khâm Thiên, bức vẽ cảnh tan hoang ở bệnh viện Bạch Mai, khu An Dương, một số tranh vẽ cảnh máy

bay B-52 bị bắn rơi, phi công bị bắt… Chủ đề của các bức tranh của ông thường theo diễn biến của cuộc chiến. Đêm hôm trước Mỹ đánh vào khu vực nào thì ngay sáng hôm sau đã phải có tranh cổ động dựng tại khu vực đó. Thông thường, khi ông vẽ phác thảo xong, ban Tuyên huấn duyệt và chuyển ngay cho một nhóm họa sĩ khác phóng lên những tấm panô cỡ lớn. Ông Sinh kể: “Cũng có khi mình vẽ phác thảo rồi chuyển đi để anh em mô phỏng lại, cũng có khi mình trực tiếp ra vẽ cùng anh em. Điều kiện khi đó rất khó khăn, màu thiếu, bút thiếu, xưởng vẽ không có, nhiều phác thảo được vẽ tại nhà tôi, số 8 Lò Sũ, nhiều bức vẽ tại cơ quan. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, anh em chúng tôi đều quyết tâm khắc phục khó khăn để trong buổi sáng hôm sau, bức tranh đó có mặt tại nơi xảy ra sự việc cho mọi người cùng xem”.

Không sợ, chỉ thèm ngủTrong đợt ném bom dữ dội ấy, hai lần ông suýt “mất mạng”. Lần thứ nhất vào đúng đêm Mỹ ném bom phố Khâm Thiên. “Hôm đó, trực chiến tại cơ quan, tôi trải chiếu nằm dưới chân cột tòa nhà thông tin triển lãm (93 Đinh Tiên Hoàng hiện nay). Khi nghe tiếng bom, tôi liền chạy ra ngoài xem chúng đánh khu vực nào, lúc quay về thì thấy một tảng đá cẩm thạch to gần 2m2 đã rơi đúng chỗ tôi vừa nằm.” Lần thứ hai là hôm máy bay B-52 quần khu vực bờ sông. “Anh em trong cơ quan đều chạy xuống hầm ở sân Sở Văn hóa (47 Hàng Dầu), tôi cứ đứng mãi ở cửa hầm, ngửa mặt lên trời xem. Đang nghển cổ nhìn thì anh Ngô Minh, khi đó là Trưởng phòng Sáng tác vừa đi thường trực tác chiến về. Thấy tôi đứng chắn cửa hầm, anh Minh bảo: “Cậu vào đi” rồi đẩy tôi xuống hầm. Tôi vừa chui xuống, bỗng nghe một tiếng “xoẹt” trên đầu, rồi thấy anh Minh kêu: “Nóng quá, nóng quá!”. Khi anh Minh bỏ chiếc mũ nhựa ra, thấy một viên bi xuyên qua mũ, sạt qua đỉnh đầu cháy xém cả tóc”. Họa sĩ Trường Sinh nhún vai cười: “Nếu lúc đó anh Minh không về, tôi sẽ vẫn đứng đó “ngắm” máy bay, thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra…” Những ngày ấy, ông Sinh bảo không thấy sợ, vẫn đi, vẫn vẽ. “Chỉ có điều lúc nào cũng thấy thèm được ngủ!” Thấy tôi cười, ông phân bua: “Cô tính, trong 12 ngày đêm, đêm nào ít thì 1, đêm nhiều vẽ tới 2, 3 bức tranh nên tôi gần như không có lúc nào được ngủ. Nhiều khi đang tào lao

với đám bạn, mình ngồi ngủ gật lúc nào cũng không biết. Anh em trong cơ quan ai cũng phải buồn cười, và bảo: ‘Ông này ngủ dễ quá’.” Có lẽ ít người biết rằng tượng đài tưởng niệm trên phố Khâm Thiên bây giờ được dựng nên từ hình tượng trong một bức tranh cổ động của họa sĩ Trường Sinh. Ngay sau đêm Mỹ ném bom Khâm Thiên 26-12, ông đã đến khu phố này. Chứng kiến những cảnh tượng tang thương, đêm 27-12, ông vẽ bức tranh bà mẹ chít khăn tang bồng đứa con thơ đã chết trên tay. Bức tranh được dựng ngay đầu phố Khâm Thiên ngày hôm sau. “Tuy nhiên, một số người cho rằng bức tranh trông thảm thương quá, có thể làm nhụt ý chí chiến đấu của người dân.” Tranh sau đó bị gỡ xuống. Trên cơ sở hình ảnh trong bức tranh đó, sau này, nhà điêu khắc Nguyễn Tự đã tạo hình bức tượng trong khu tưởng niệm trên phố Khâm Thiên hiện nay. Bức tranh cuối cùng sang tác trong “chiến dịch Điện Biên Phủ trên không” của họa sĩ Trường Sinh là Khải hoàn môn của học thuyết Níchxơn. Chỉ tay vào những hình ảnh trong tranh, ông giải thích: “Mục đích của Níchxơn khi đem B-52 bắn phá miền Bắc và cao trào là 12 ngày đêm đánh phá Thủ đô Hà Nội là muốn dùng sức mạnh quân sự đè bẹp ý chí, tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Nhưng chúng đã không thể làm được việc đó. Ta có mất mát, có thiệt hại, nhưng tinh thần chiến đấu không hề bị mất đi, mà ngược lại còn cao hơn. Cuối cùng, Mỹ đã phải rút lui cùng với những tổn thất nặng nề. Rất nhiều binh sĩ Mỹ bị chết, người còn sống thì thương tích đầy mình khi trở về Mỹ.” Bức tranh này sau đó đã được vẽ và trưng bày trên các đường phố Hà Nội, trong nhiều cuộc triển lãm.

Lộc Phương Lan

Họa sĩ Trường Sinh trong văn phòng làm việc của ông tại Hà Nội. © Phương Lan

© Trường Sinh

Page 11: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

21“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Hà Nội - Điện Biên PhủBài ca mang niềm hy vọngKhi nhắc đến bài hát “Hà Nội- Điện Biên Phủ”, người nhạc sĩ già Phạm Tuyên lại không cầm được cảm xúc bởi “đứa con” của ông được “sinh ra” đúng vào thời điểm ác liệt nhất của cuộc không kích 12 ngày đêm trong một không gian đặc biệt: hầm trú bom. Đến tận hôm nay, mỗi khi bài hát cất lên, biết bao thế hệ người Việt Nam như được sống lại khí thế hào hùng ngày ấy.

Nguồn cảm hứng“Lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vang lên từ Sở chỉ huy sau đêm 26-12-1972 : “Hãy giáng cho không quân Mỹ một đòn ‘Điện Biên Phủ’ ngay trên bầu trời Hà Nội, Thủ đô thân yêu của chúng ta”. Chính lời nói đó của Đại tướng đã thôi thúc tôi phải sáng tác một bài hát nào đó để ghi lại những ngày rực lửa này” – Nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Trong ảnh: Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp – Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – đang kiểm tra phương án đánh máy bay B-52 của Quân chủng Phòng không - Không quân, tháng 12-1972. Ảnh: Xuân Át

Đến phố Vạn Bảo (Hà Nội) hỏi nhạc sĩ Phạm Tuyên không mấy ai là không biết. Nhà ông nằm trên tầng ba của một khu tập thể khá yên tĩnh, kín đáo. Hôm ấy là một chiều cuối

thu, trời se lạnh. Cửa mở, một ông già cao lớn, có dáng vẻ thanh thoát, mẫn tuệ với nụ cười đôn hậu hiện ra. Ông nhẹ nhàng mời tôi vào nhà. Nhà giờ chỉ còn mình ông. Kể từ khi hai cô con gái lấy chồng ở riêng, và nhất là từ ngày vợ ông, giáo sư-tiến sĩ tâm lý Nguyễn Ánh Tuyết đi xa, căn nhà đã trở nên vắng vẻ và càng hiu quạnh hơn. Căn phòng khách nhỏ được bài trí thật đơn giản nhưng sạch sẽ, ngăn nắp, đậm chất nho nhã. Trên những kệ bao chung quanh tường là la liệt các tác phẩm âm nhạc, những công trình nghiên cứu, những bằng khen, giải thưởng, pho tượng, tranh ảnh kỷ niệm và cả những thiệp mời. Cái không gian yên tĩnh ấy thật hợp với ông - nhạc sĩ nổi tiếng từng được bạn bè và công chúng mến mộ gọi ông là “kẻ sĩ của đất Hà Thành”.

Từ cảm xúc đến nốt nhạc thăng hoaCách đây gần 40 năm, Hà Nội rền vang tiếng súng chiến đấu cho một trận Điện Biên Phủ trên không, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Và người nhạc sĩ ấy đã ghi lại thời khắc lịch sử thiêng liêng bằng bài ca sống cùng năm tháng, bài Hà Nội-Điện Biên Phủ. Nghe tôi gợi lại thời khắc lịch sử đó, nét mặt ông thoáng chút trầm tư. Ông với tay mở cửa sổ, ánh mắt ông nhìn vào khoảng không gian xa xăm như đang trở về với miền ký ức thuở nào.Ngày đó, gia đình ông sống ở Ngã tư Vọng bị bom Mỹ đánh sập, cả nhà phải đi sơ tán. Ông lúc đó đang làm trưởng ban biên tập âm nhạc, Đài tiếng nói Việt Nam, mặc dù được lệnh đi sơ tán ở Sơn Tây, nhưng ông đã xin với Giám đốc Trần Lâm được ở lại để giữ Đài, góp sức cùng quân dân Thủ đô chiến đấu. Sáng 27-12, tại cuộc giao ban của những người còn ở lại Đài Tiếng nói Việt Nam (số 58 phố Quán Sứ), tổng giám đốc đài thông báo “Đêm qua bộ đội ta bắn rơi 8 chiếc B-52, riêng Hà Nội đã bắn rơi 5 chiếc trong đó có 4 chiếc rơi tại chỗ”. Từ sở chỉ huy, lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vang lên “Hãy giáng cho không quân Mỹ một đòn ‘Điện Biên Phủ’ ngay trên bầu trời Hà Nội, Thủ đô thân yêu của chúng ta”.

Trong căn hầm trú ẩn của Đài, hình ảnh những chiếc B-52 cháy sáng trên bầu trời Hà Nội hiện ra trong đầu, ông vội cầm bút và viết một mạch từ giữa đêm 27 đến rạng sáng ngày 28 thì ca khúc được viết xong: “Bê năm hai tan xác cháy sáng bầu trời/ Hào khí Thăng Long ánh lên ngời ngời/Rồng ta lao vút tới vây bắt lũ hung thần khát máu/Ý chí chúng ta đây mạnh hơn ngàn lần bom súng quân thù/Một trận Điện Biên nay sẽ vùi mộng xâm lăng…” Ca khúc có tựa đề Hà Nội - Điện Biên Phủ.Khoảng 8h sáng 28-12, ông gặp và hát cho tổng giám đốc Trần Lâm nghe. Ông Trần Lâm đề nghị mang in lên báo Nhân dân để quần chúng cũng được hát, tăng thêm khí thế chiến đấu và chiến thắng. Phạm Tuyên nhanh chóng cầm bài hát đến gặp tổng biên tập báo Nhân dân- nhà báo Hữu Thọ.Trong tập thơ văn Hà Nội 12 ngày ấy của nhà báo Hữu Thọ do NXB Văn học phát hành năm 1973 có kể lại chuyện này: “Buổi sáng ngày 28, một anh nhạc sĩ đến gặp tòa soạn. Anh mang đến một bản nháp bài nhạc mới làm hôm qua. Trên ghế đá dưới gốc cây đa, anh hát cho mấy người nghe. Mọi người đều biết bom địch ném vào khu nhà anh ở. Chiếc dương cầm của anh bị hỏng. Nhưng anh muốn đóng góp tâm hồn mình vào cuộc chiến đấu chung.” Bài hát Hà Nội - Điện Biên Phủ ra đời như thế! Hôm sau bài hát đó đăng trên báo Nhân dân. Hôm sau nữa, đài phát thanh dựng bài hát đầu tiên về Hà Nội 12 ngày đêm chiến đấu của ta phát đi muôn phương.

Khơi dậy niềm tin tất thắngĐang dở câu chuyện, ông đứng dậy rồi lục tìm trong chiếc tủ đã ngả màu thời gian rồi đưa cho tôi xem bức thư của một cựu chiến binh sau này có gửi cho ông, trong đó có đoạn viết: “Những ai đã từng sống trong thời khắc bi thương và hào hùng ấy, hẳn sẽ vô cùng biết ơn nhạc sĩ Phạm Tuyên đã có một ca khúc để đời: Hà Nội - Điện Biên Phủ. Ở chiến trường Nam Bộ, tháng 12 năm 1972 khi nghe đài báo tin B-52 Mỹ ném bom Hà Nội, tôi đã bật khóc. Tôi khóc vì đã biết về sự tàn khốc của bom rải thảm từ B-52, vì thương Hà Nội và cũng vì ở Hà Nội còn cha mẹ tôi, không biết có kịp sơ tán hay chưa. Sau giải phóng, tôi mới biết trong thời điểm ấy chính cha mẹ tôi cũng phải đội bom B-52, giống như con mình phải đội

Những ca khúc để đờiNhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ngày 12-1-1930 tại phố Hàng Da, Hà Nội. Cuộc đời và tên tuổi của ông gắn với trên 700 tác phẩm âm nhạc. Trong đó, có nhiều ca khúc cách mạng vượt thời gian, khắc sâu trong lòng khán giả những dấu ấn đẹp khó quên như Đảng cho ta cả mùa xuân, Màu cờ tôi yêu, Từ làng Sen, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng, Chiếc gậy Trường Sơn, Con kênh ta đào, Gửi nắng cho em, Từ một ngã tư đường phố... hay các bài hát thiếu nhi luôn đi cùng năm tháng như Tiến lên đoàn viên, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Chú voi con ở bản Đôn, Chiếc đèn ông sao, Em làm trực nhật, Bà còng, Cô và mẹ, Con cò bay lả bay la... Bài hát Hà Nội-Điện Biên Phủ của ông có mặt trong cuốn Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long, do nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành năm 2009.

bom B-52 ở chiến trường Nam Bộ. Nhưng, điều gây xúc động lớn cho tôi còn hơn cả tin B-52 ném bom Hà Nội lại chính là khi tôi được nghe, qua sóng của Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, bài hát của Phạm Tuyên “B-52 tan xác rơi trên bầu trời/Hào khí Thăng Long sáng lên ngời ngời...”, do nghệ sĩ Trần Khánh và hợp ca của Đài tiếng nói Việt Nam thể hiện. Những ai đã sống đúng thời điểm ấy mới cảm thấy hết được sức lay động của ca khúc. Là một người lính, tôi mang ơn Phạm Tuyên vì ca khúc ấy của ông, nó đã khiến tôi yên lòng khi nghĩ về Hà Nội và những người thân yêu của mình đang dưới tầm bom hủy diệt. Âm nhạc không chỉ mang đến cảm xúc, mà còn giữ cho ta niềm tin và hy vọng...”Bước trở về chậm rãi qua từng bậc cầu thang tối tăm và ẩm thấp của khu chung cư, tôi nhớ tới những giây phút vừa trò chuyện bên ông, người nhạc sĩ năm nay đã 82 tuổi. Nụ cười thật hiền của ông còn đọng mãi trong tôi.

Minh Cường© Minh Cường

Page 12: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

2�“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Chiến dịch Linebacker II

Các chiến dịch Linebacker I và II

Tương quan lực lượngtrận chiến 12 ngày đêm

Phía Mỹ (nguồn: US Army)

Lực lượng tấn công

- 207 B-52 trong đó 54 chiếc đóng ở căn cứ U-Tapao (Thái Lan) và 153 ở căn cứ Anderson trên đảo Guam

- 741 lần xuất kích của B-52 (729 lần hoàn tất)

- B-52 ném 50 tấn bom

- 34 mục tiêu mặt đất

- 2 000 máy bay chiến thuật

Thiệt hại- 15 B-52 bị bắn hạ- 5 B-52 bị hư hại nặng (1 chiếc rơi ở đất Lào) - 5 B-52 bị thương nhẹ- 43 quân nhân tử vong khi làm nhiệm vụ- 49 quân nhân bị bắt làm tù binh

Phía Việt Nam (nguồn: Lịch sử Quân chủng PK, NXB QĐND, Hà Nội, 1994; Điện Biên Phủ trên không - Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam, NXB QĐND, Hà Nội, 2002)

- 13 tiểu đoàn tên lửa làm nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Hà Nội, được trang bị tên lửa SAM 2 (tên lửa đất đối không do Liên Xô sản xuất). Giai đoạn 1, từ 18 đến 24-12, chỉ có 9 tiểu đoàn tham gia đánh.

- 15 trung đoàn pháo cao xạ bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và một số khu vực phía bắc Hà Nội (quân khu 3, quân khu Việt Bắc...)

- Dân quân tự vệ Hà Nội gồm 4 trung đội pháo cao xạ 100 ly và 226 trận địa súng tầm thấp (súng trường, tiểu liên, trung liên, đại liên...)

- 3 trung đoàn không quân tiêm kích Mig-21 và Mig-17 (số phi công có khả năng bay đêm không nhiều)

- Gần 30 đại đội ra-đa cảnh giới và dẫn đường đóng rải rác khắp miền Bắc

Thiệt hại- Hiện chưa có thống kê chính thức về thương vong của quân đội Việt Nam. Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó viện trưởng Viện lịch sử Quân sự Việt Nam, mới chỉ có những tài liệu riêng lẻ của các địa phương về số chiến sĩ thương vong.

Hiệp định ParisNgày 8-5-1972, Tổng thống Mỹ Nixon hạ lệnh phong tỏa bằng mìn các hải cảng miền Bắc, trong đó có Hải Phòng, nhằm cắt đứt tiếp tế của Nga và Trung Quốc cho Hà Nội. Đó là khởi đầu của chiến dịch Linebacker I. Ông ta đề nghị kết thúc chiến dịch này và rút toàn bộ quân Mỹ. Đổi lại, Nixon yêu cầu ngừng bắn và trao trả tù binh chiến tranh Mỹ. Theo các báo cáo của Mỹ, chiến dịch Linebacker I đã làm suy yếu nỗ lực chiến tranh của miền Bắc Việt Nam. Không quân Mỹ đã phá hủy đường sá, cầu cống nhằm “làm đói” Việt Cộng ở miền Nam. Ngày 13-7-1972, các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris, từng bị gián đoạn ngày 4-5, đã được nối lại.Tháng 9, gần 1/10 không quân miền Bắc đã bị không quân Mỹ phá hủy sau một loạt những

trận đánh phá các sân bay miền Bắc. Ngày 23-10-1972, Nixon ngưng các cuộc dội bom của chiến dịch Linebacker I. Hoa Kỳ đã ném xuống miền Bắc 155 000 tấn bom. Ngày 26-10-1972 khi đánh giá các thương lượng với Lê Đức Thọ, Kissinger cho rằng “hòa bình đã ở trong tầm tay”. Tổng thống đương nhiệm Nixon đang trong chiến dịch tuyển cử muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Ngày 20-11-1972, Hoa Kỳ đưa ra các đề nghị hòa bình mới được Hà Nội đón nhận.Tháng 12, thương lượng lại giậm chân tại chỗ, Nixon đe dọa sẽ chôn miền Bắc Việt Nam dưới bom đạn. Lời dọa nạt này không có hiệu quả, tổng thống Mỹ đã tung hết quân lực đánh miền Bắc trong khuôn khổ chiến dịch Linebacker II.

Từ 18 đến 30-12, hơn 20 000 tấn bom đã được ném xuống Hải Phòng và Hà Nội. Miền Bắc Việt Nam chống trả bằng 1 000 quả tên lửa Sam. Ngày 30-12, Nixon chấm dứt Linebacker II - chiến dịch bị dư luận thế giới lên án.Phía Mỹ cho rằng chiến dịch tấn công miền Bắc bằng B-52 đã thành công, nhờ đó mà các bên lại ngồi vào bàn thương lượng, dẫn đến việc ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh Việt Nam.Phía Việt Nam thì nhận định Mỹ đã hoàn toàn thất bại trong chiến dịch Linebacker II, bị thiệt hại quá nhiều máy bay và buộc phải quay lại đàm phán cũng như chấp nhận các điều kiện do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt ra.

Mục đích chính của Hiệp định Paris được ký ngày 27-1-1973 là lập lại hòa bình ở Việt Nam. Các bên tham gia ký vào các văn bản Hiệp định gồm: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) và Hoa Kỳ.Các cuộc đàm phán tại Paris đã kéo dài gần 5 năm, từ tháng 5-1968 đến tháng 1-1973, ban đầu là giữa Chính phủ VNDCCH với Chính phủ Hoa Kỳ, rồi tiếp đến là giữa bốn bên tham chiến. Lúc đầu, Hoa Kỳ không thừa nhận vai trò của CPCMLTCHMNVN, và VNDCCH không thừa nhận VNCH. Các cuộc đàm phán chính thức luôn kèm theo những cuộc họp kín giữa cố vấn đặc biệt của Việt Nam DCCH Lê Đức Thọ và tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn của Tổng thống Mỹ Richard Nixon.Đầu tháng 12-1972, đàm phán vấp phải bất đồng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam DCCH, và phải tạm dừng ngày 13-12. Ngày 14-12, Richard Nixon gửi một tối hậu thư cho Hà Nội, đe dọa quay lại đánh bom miền Bắc nếu những người cộng sản không trở lại bàn đàm phán.Từ 18 đến 29-12-1972, chiến dịch Linebecker II diễn ra với những cuộc ném bom rải thảm Hà Nội - Thủ đô của miền Bắc Việt Nam, Hải Phòng - thành phố cảng chính và một số mục tiêu khác. Ngày 30-12, Tổng thống Nixon thông báo ngừng ném bom và nối lại vòng đàm phán ở Paris.Hai “nhân vật chính” của Hiệp định là Lê Đức Thọ và Henry Kissinger đã đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1973. Ông Lê Đức Thọ đã từ chối giải thưởng, với lý do là đất nước của ông vẫn chưa có hòa bình.

Nguồn:

Nguồn: US Army và Wikipedia

Page 13: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

25“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Giải mã những nghi vấn quanh cuộc chiến “Điện Biên Phủ trên không”

bại thảm hại trong chiến dịch Line-backer II hay Ném bom Noel.

Chúng ta đã phải điều động lực lượng tên lửa tại khu 4 và các tỉnh lân cận về tăng cường cho Hà Nội; sau khi đế quốc Mỹ dội bom, nhiều người dân Hà Nội mới bắt đầu đi sơ tán. Liệu có phải chúng ta đã rơi vào thế bị động?PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà: Từ cuối tháng 10-1972 khi phía Mỹ bắt đầu có thái độ không hợp tác trong việc thông qua bản dự thảo hiệp định, phía ta đã dự cảm và bắt đầu chuẩn bị cho một trận đánh lớn. Ngày 13-12, Mỹ đưa ra vấn đề khu phi quân sự với mưu đồ tiếp tục chia cắt hai miền Việt Nam giống mẫu hình hai miền Nam - Bắc Triều Tiên. Cùng ngày, cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ lên đường về nước chính thức chấm dứt đàm phán, chuẩn bị chống trả hành động quân sự của Mỹ.Quân ta đã chuẩn bị rất kỹ cho trận đánh mà Mỹ thực hiện chỉ có điều không lường được hết quy mô tàn bạo của nó. Chúng ta đã bố trí các đơn vị tên lửa tại Hà Nội, các tỉnh

lân cận và khu 4 để chờ sẵn, đón đầu địch. Nhưng quân Mỹ đã đánh nhanh và dồn dập nên trong thời gian 12 ngày đêm, các cơ xưởng quanh Hà Nội không kịp lắp ráp, sửa chữa tên lửa. Chính vì vậy, ta đưa cả trung đoàn tên lửa từ Khu IV ra, từ Thái Nguyên, Hải Phòng về để tăng cường lực lượng. Đó là chúng ta chủ động chứ không hề bị động.Người dân Hà Nội đã quen sơ tán. Chỉ cần có thông báo, lập tức họ sẽ thu dọn những đồ đạc cần thiết nhất lên một chiếc xe đạp là có thể đi ngay. Thông thường, trước mỗi chiến dịch lớn phía Mỹ thường dừng tất cả các hoạt động của máy bay B-52. Chẳng hạn như ngày 18-12, ngày đầu tiên của chiến dịch ném bom, tất cả máy bay B-52 trên bầu trời Đông Dương im bặt, trinh sát kỹ thuật của ta cũng đã nghe thấy thông tin liên quan đến B-52. Thậm chí khi B-52 cất cánh từ sân bay U-Tapao của Thái Lan và Anderson của đảo Guam là chúng ta biết qua tin tình báo. 40 phút sau B-52 mới đến bầu trời Hà Nội. Chúng ta đã chủ động đón đầu chặn đánh địch.

Gần 40 năm trôi qua sau những trận đánh kéo dài 12 ngày đêm mùa đông năm 1972, vẫn còn nhiều nghi vấn chưa được làm sáng tỏ. Liệu có phải Việt Nam thực sự đã giành chiến thắng trước Mỹ?Quân ta chủ động hay bị động đón địch? Số lượng B-52 bị bắn hạ?...Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS, Đại tá Nguyễn Mạnh Hà, Phó viện trưởng Viện lịch sử quân sự Việt Nam.

B-52, sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ

Máy bay B-52 Stratofortress xuất hiện lần đầu trong không quân Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 1955. Trong vòng hơn 40 năm, B-52 là con chủ bài của sức mạnh ném bom chiến lược Hoa Kỳ. Nó giống một con quái vật thép kích cỡ siêu hạng. Cánh của nó hình mũi tên 35o có sải cánh là 56,39m, bằng chiều rộng của một sân bóng. Khi không tải, chiếc máy bay này nặng 73 tấn và có thể mang 22 000 tấn bom. 8 động cơ phản lực Boeing lắp cặp đôi cho phép đạt tốc độ 955 km/h trên độ cao tối đa là 18 150m và có tầm hoạt động là 16 095km. Được thiết kế như máy bay ném bom hạt nhân, nó cũng được dùng để ném bom thông thường.

Trong chiến tranh Việt Nam, B-52 đã hoạt động từ năm 1962 đến năm 1975. Nhưng phải đến chiến dịch Linebacker II nó mới đóng vai trò chính yếu. Từ 18 đến 29-12, B-52 đã thực hiện 729 phi vụ, ném 15 237 tấn bom xuống Hải Phòng, Hà Nội và các mục tiêu khác. Đa số B-52 được huy động trong chiến dịch ném bom Noel là mẫu D nhưng cũng có một số mẫu G không có trang bị điện tử và mang ít bom hơn. B-52D có thể mang nhiều bom thông thường hơn, lý tưởng cho ném bom rải thảm - đây là chiến lược bay phi đội sát nhau và cùng trút bom một lúc. Ở Việt Nam, máy bay B-52 được sơn đen ở bụng để tránh bị phát hiện khi bay đêm.

Nhà sản xuất: BoeingLoại: Máy bay ném bom chiến lượcChuyến bay thứ nhất: 15-4-1952Ngày đưa vào phục vụ: 1955Giá thành một chiếc: 30 triệu đô la năm 1961Số chiếc được sản xuất: 744Phi đội bay: 5 người (1 phi công, 1 phụ phi công, 1 hướng dẫn bay, 1 phụ trách ném bom, 1 sĩ quan điện tử).

Nguồn: US Army

PV: Thưa PGS.TS, Đại tá Nguyễn Mạnh Hà, ông nhận định thế nào về ý kiến cho rằng chính người Mỹ đã chiến thắng trong chiến dịch Line-backer II khi kéo được Bắc Việt trở lại bàn đàm phán?PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà: Tại sao phía Mỹ phải cố gắng lôi kéo chúng ta trở lại bàn đàm phán trong khi một bản dự thảo phía ta đưa ra với Mỹ về cơ bản đã thống nhất trong tháng 10-1972?Sở dĩ Mỹ lật lọng mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng B-52 vào bầu trời Hà Nội là nhằm thay đổi các điều khoản hiệp định, chứng tỏ cho thế giới Mỹ vẫn trung thành với Việt Nam Cộng hòa, chứng tỏ với Bắc Kinh và Mát-xcơ-va rằng Mỹ sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự cao nhất, có tính hủy diệt tàn bạo nhất để đạt mục đích.Thế nhưng, ngày 27-1-1973, sau cuộc tập kết, Mỹ buộc phải kí Hiệp định Paris với tất cả các điều khoản như bản dự thảo đã thỏa thuận từ tháng 10-1972. Các mục tiêu Mỹ đặt ra khi tiến hành trận oanh tạc Hà Nội đều không thực hiện được. Mỹ đã thất

Pháo đài bay B-52 Mỹ bị bắn tan xác trên bầu trời Hà Nội trong 12 ngày đêm năm 1972. © Xuân Át

© Quang Thái

Page 14: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

2�“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Con số máy bay B-52 bị bắn hạ trong chiến dịch “Điện Biên phủ trên không” đến nay vẫn chưa thống nhất. Ta nói có 34 chiếc bị bắn hạ, phía Mỹ chỉ công nhận 15 chiếc. Con số phía ta đưa ra liệu có sai số?PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà: Trong chiến dịch, chúng ta công bố đã bắn rơi 34 máy bay B-52 của địch. Tuy nhiên, theo một số tài liệu của Mỹ họ chỉ thừa nhận số lượng máy bay rơi ít hơn chúng ta rất nhiều. Về phía số liệu của ta, có thể có trường hợp nhiều đơn vị chiến đấu của chúng ta như ở nội thành, ngoại thành hay ở Hà Tây… cùng khai hỏa và một chiếc B-52 bị bắn cháy thì nhiều đơn vị cùng nhận đã bắn rơi B-52. Điều đó có thể tạo ra một sai số nào đó về số lượng máy bay B-52 chúng ta công bố bắn hạ với số lượng rơi thực tế.Trong dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

Giải mã những nghi vấn quanh cuộc chiến “Điện Biên Phủ trên không” (tiếp theo) Theo dòng lịch sử

Đợt I16h ngày 18-12 Bộ tổng tham mưu nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thông báo

sẽ có đợt hoạt động lớn của B-52 ra miền Bắc.18h50 ngày 18-12 Lệnh báo động cấp I cho toàn quân chủng PKKQ.19h40 ngày 18-12 đến 4h�5 ngày 19-12 Chỉ cần1h43 phút để 87 chiếc B-52 chuẩn bị và cất cánh từ căn

cứ quân sự Andersen ở Guam (một hòn đảo ngoài khơi Thái Bình Dương, là một phần lãnh thổ thuộc Hoa Kỳ đứng đầu là một Thống đốc). Sau đó, hạm đội bay có thêm 42 chiếc B-52 cất cánh từ căn cứ U-Tapao ở Thái Lan.

Mỹ sử dụng 235 lần chiếc máy bay trong đó có 90 B-52 đánh 3 đợt vào các sân bay, đài phát thanh Mễ Trì, các khu dân cư, cảng, cầu... ở Hà Nội và Hải Phòng.

8 máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong đó có 3 B-52 (2 chiếc rơi tại chỗ).19h ngày 19-12 đến 5h40 ngày 20-12 250 lần chiếc máy bay trong đó có 87 chiếc B-52 đánh 3 trận

vào các đầu mối giao thông, chân hàng ở phía bắc Hà Nội. Theo phía Việt Nam, 7 máy bay địch bị bắn hạ trong đó có

2 chiếc B-52. Theo phía Mỹ, không có chiếc B-52 nào bị bắn hạ.Sáng 20-12 Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam

Văn Tiến Dũng nhận xét trong buổi họp giao ban : - Lực lượng phòng không-không quân đánh chưa chắc tay. - Bộ đội tên lửa Hà Nội không bắn rơi tại chỗ B-52 - Bộ đội không quân chưa đánh được B-52 - Pháo phòng không chưa bắn rơi tại chỗ máy bay chiến thuật. Ông chỉ thị cho bộ đội tên lửa chuyên đánh B-52.19h�0 ngày 20-12 đến 4h�� ngày 21-12 243 lần chiếc máy bay trong đó có 93 B-52 được huy động đánh

Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng. Ở Thủ đô, địch đánh vào các mục tiêu giao thông và chân hàng ở phía bắc ngoại thành, nhà máy xe lửa Gia Lâm, sân bay Nội Bài, khu lao động An Dương, đài phát thanh Mễ Trì, ga Hàng Cỏ, nhà máy điện Yên Phụ và một số trận địa tên lửa.

Quân đội Việt Nam sử dụng 221 tên lửa SAM2 để đánh trả. 19 máy bay Mỹ bị bắn rơi trong đó có 7 chiếc B-52 (5 chiếc B-52 rơi tại chỗ). Ngày 20-12 là ngày quân đội Mỹ mất nhiều máy bay B-52 nhất. Theo số liệu phía Mỹ, 6 chiếc B-52 đã bị bắn hạ.

Đợt IISáng 21-12 Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chỉ thị

tăng cường bảo vệ các trận địa tên lửa vì đó là lực lượng chủ yếu đánh B-52.

Bộ tư lệnh quân chủng phòng không-không quân họp và bàn về việc thiếu đạn tên lửa.

2 tiểu đoàn tên lửa từ Hải Phòng được lệnh về Hà Nội tăng cường bảo vệ Thủ đô. 2 trung đoàn pháo phòng không từ Thanh Hóa ra Hà Nội để bảo vệ tên lửa.

Theo phía Mỹ, 2 chiếc B-52 bị bắn hạ.0h�� đến �h�� ngày 22-12 60 lần chiếc máy bay trong đó có 24 lần chiếc B-52 đánh vào

sân bay, bệnh viện Bạch Mai, khu vực ga Văn Điển, Giáp Bát và một số trận địa tên lửa.

9 máy bay trong đó có 3 B-52 bị bắn rơi (2 chiếc rơi tại chỗ).

năm 2012, có thể khi công bố về số lượng máy bay B-52 bị bắn hạ, chúng tôi sẽ dẫn thêm cả số liệu máy bay B-52 phía Mỹ thừa nhận bị bắn rơi theo các nguồn tài liệu của họ như một tư liệu để tham khảo.

Tâm lí của đối phương trong thời điểm đó như thế nào? PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà: Chiến dịch ném bom Hà Nội của đế quốc Mỹ bị phản đối rất mạnh mẽ trên khắp thế giới. Bên cạnh các nước xã hội chủ nghĩa, các nước phương Tây cũng lên án Mỹ. Đặc biệt là ngay tại nước Mỹ, dư luận cũng phản đối kịch liệt chiến tranh. Thanh niên, sinh viên Mỹ xé, đốt, ném thẻ quân dịch vào sau nhà Trắng. Một bầu không khí u uất, hằn thù chia rẽ bao trùm khắp nước Mỹ.

Tên gọi “Điện Biên Phủ trên không” xuất phát từ đâu?

PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà: Tên gọi “Điện Biên Phủ trên không” xuất hiện ngay sau khi chúng ta giành chiến thắng trong cuộc chiến 12 ngày đêm. Tên chính thức của chiến dịch này là: Chiến dịch phòng không 12 ngày đêm hoặc Đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác trên miền Bắc vào 12 ngày đêm cuối 1972. Việc so sánh chiến dịch này như một chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” thể hiện sự tương đồng về ý nghĩa, tầm vóc sự kiện của hai chiến dịch, đều ở giai đoạn cuối chiến tranh dẫn đường đến hai bản hiệp định được kí kết: Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Paris.

Tâm lí người lính Mỹ và người lính Việt Nam khi trở về tác động như thế nào đến cục diện cuộc chiến tranh?PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà: Phía

Việt Nam, mỗi một người lính ra trận dù có phải hi sinh tại chiến trường hay mang thương tật trở về thì đều là những người anh hùng. Họ được tôn vinh, ca ngợi và được hưởng mọi chính sách ưu tiên của xã hội của chính phủ. Thế nhưng, về phía Mỹ, bên cạnh những thanh niên phản ứng, chống đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh Mỹ gây ra tại Việt Nam thì vẫn có một bộ phận thanh niên Mỹ sang Việt Nam với tinh thần vì nghĩa vụ với Tổ quốc. Nhưng chỉ vừa sang đến Việt Nam, họ vỡ mộng hoàn toàn không hiểu tại sao phải sang tận Việt Nam để bảo vệ an ninh nước Mỹ, trong khi chiến tranh vô cùng ác liệt. Hơn thế nữa, sau khi về nước, cựu chiến binh Mỹ không những không được tôn vinh, ca tụng mà còn bị người dân Mỹ coi thường, dè bỉu. Một bộ phận không nhỏ những lính Mỹ trở về bị mắc triệu chứng sang chấn tâm lí tạo ra

một sự bất mãn, u uất trong cựu binh Mỹ. Điều đó đương nhiên ảnh hưởng không nhỏ tới cục diện chiến tranh giữa Việt Nam và đế quốc Mỹ.Trong một cuộc hội thảo do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức này 30-9-2010 tại Whashington, tôi có đọc một bài tham luận với chủ đề “Sớm nhận thức và hiểu rõ đối tượng tác chiến - Một nhân tố quan trọng để giành thắng lợi trong chiến tranh Việt Nam”, khẳng định Việt Nam hiểu Mỹ nên đã đánh thắng Mỹ. Bên lề cuộc hội thảo, có một nữ phóng viên hãng AP đã đến gặp tôi. Bà là nữ phóng viên đầu tiên của hãng AP có mặt tại Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam. Bà đã hỏi tôi: “Anh nói Việt Nam hiểu Mỹ nên Việt Nam đánh thắng Mỹ. Vậy nếu Mỹ hiểu Việt Nam thì Mỹ có thắng Việt Nam hay không?” Tôi trả lời: “Nếu Mỹ hiểu Việt Nam, Mỹ sẽ không đánh Việt Nam”. Anh Thế

Một bộ phận xác máy bay B-52 Mỹ

bị bắn rơi trên cánh đồng làng Chuôm, xã Phủ Lỗ, huyện

Đông Anh, Hà Nội, đêm 18-12-1972.

© Xuân Át

Hệ thống phòng không của Việt Nam khiến đế quốc Mỹ bàng hoàngTrong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, chúng ta đã bố trí hệ thống phòng không với 3 tầng.Tầng cao nhất là tên lửa với tầm bắn trên 10km có thể chọc thủng đội hình, tiêu diệt máy bay cao nhất của địch. Cùng với hệ thống tên lửa, máy bay tiêm kích của chúng ta có nhiệm vụ xông vào phá vỡ đội hình máy bay địch dọn đường cho tên lửa bắn hạ B-52.Tầng phòng không thứ hai bao gồm các loại pháo cao xạ 100mm, cao xạ 57, cao xạ 37... tiêu diệt vô cùng hiệu quả các máy bay cường kích mang bom như F105, F101 bay ở độ cao 3 000 đến 7 000m.

Tầng thứ 3 là các loại pháo 12 ly 7, 14 ly 5, súng trường chuyên tiêu diệt các máy bay tầm thấp như máy bay cánh cụp cánh xòe F111A. Hỏa lực của ta đón lõng có thể tiêu diệt được cả 3 lớp máy bay địch.Chúng ta bố trí hệ thống pháo cao xạ bảo vệ cho mỗi một trận địa tên lửa. Khi máy bay địch phát hiện trận địa tên lửa lao xuống thấp đánh phá, sẽ bị pháo tầm trung và tầm thấp của chúng ta tiêu diệt hoặc phải tháo chạy. Với hệ thống phòng không chặt chẽ như vậy, trong 12 ngày đêm chiến đấu, chúng ta đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 chiếc B-52, 5 chiếc F111 và hơn 40 máy bay các loại khác.

Page 15: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

29“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Ba đợt bom hủy diệtSáng 22-12 Bộ tư lệnh PKKQ nhận định Mỹ sẽ chuyển hướng đánh Hải

Phòng và mục tiêu ngoài Hà Nội. Phía Mỹ không mất chiếc B-52 nào trong ngày 22-12.4h�0 đến 5h2� ngày 2�-12 51 máy bay trong đó có 24 chiếc B-52 đánh Hải Phòng. Lực

lượng tên lửa bảo vệ thành phố cảng đã bắn rơi 2 chiếc B-52. Các đơn vị phòng không, dân quân tự vệ của Hà Nội và Quảng Ninh bắn rơi 2 máy bay cường kích.

Theo phía Mỹ, không có chiếc B-52 nào bị bắn hạ.1�h15 đến 14h20 ngày 2�-12 54 chiếc máy bay chiến thuật đánh sân bay Hòa Lạc, khu vực

Phùng, Cầu Diễn và ga Đông Anh. Phi công Trần Việt lái máy bay Mig-21 bắn rơi 1 chiếc F4.

Đêm 2�-12 33 chiếc B-52 và 30 máy bay chiến thuật đánh khu vực Đồng

Mỏ (Lạng Sơn), Kép (Bắc Giang) và Yên Bái.Đêm 24-12 33 chiếc B-52 và 39 máy bay chiến thuật đánh ga Lưu Xá, Thái

Nguyên, Kép, Bắc Giang, Yên Bái và Vĩnh Tuy ở Hà Nội. Đêm 23 và 24, pháo phòng không của Thái Nguyên bắn rơi 1 chiếc

B-52, pháo phòng không Hải Phòng bắn rơi 2 chiếc F4.

Đợt III21h49 đến 2�h ngày 26-12 105 chiếc B-52 và 90 máy may chiến thuật đánh ồ ạt Hải Phòng,

Thái Nguyên và Hà Nội. Khu phố Khâm Thiên, khu tập trung đông dân của Thủ đô bị bom phá tan hoang.

8 chiếc B-52 và 1 chiếc F4 bị tên lửa và pháo phòng không của Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên bắn hạ.

Phía Mỹ thống kê có 2 chiếc B-52 bị hạ, không có chiếc F4 nào bị bắn rơi.

Sáng 2�-12 Bộ tư lệnh quân chủng PKKQ chỉ thị không quân phải chuẩn bị

để đánh máy bay cường kích ban ngày và đánh B-52 ban đêm. Mỹ sử dụng hơn 100 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh vào

một số trận địa tên lửa của Hà Nội.22h đến 2�h�0 ngày 2�-12 Mỹ sử dụng 120 lần chiếc máy bay trong đó có 54 chiếc B-52

đánh các đầu mối giao thông và chân hàng ở ngoại vi Hà Nội và 20 máy bay hải quân đánh Hải Phòng.

5 B-52 bị bắn hạ (2 rơi tại chỗ) trong đó 1 chiếc do phi công Phạm Tuân tiếp cận bắn rơi.

Phía Mỹ thống kê chỉ có 2 chiếc B-52 bị hạ.21h40 đến 2�h�0 ngày 28-12 30 lần chiếc máy bay B-52 đánh ngoại thành Hà Nội và 33 lần

chiếc B-52 đánh Thái Nguyên. Phi công Vũ Xuân Thiều bắn rơi một chiếc B-52 nhưng ông cũng hi sinh. Bộ đội tên lửa Hà Nội bắn rơi một chiếc B-52 nữa.

Theo phía Mỹ, không có chiếc B-52 nào bị bắn hạ.Đêm 29-12 Địch sử dụng 60 lần chiếc B-52 đánh khu Trại Cau (Thái Nguyên),

Đồng Mỏ, Xuân Hòa. 1 chiếc B-52 bị tên lửa ta bắn rơi và 1 chiếc F4 bị không quân hạ.

Theo phía Mỹ, không có chiếc B-52 nào bị bắn hạ.Ngày �0-12 Tổng thống Nixon ra lệnh ngừng chiến dịch Linebacker II.

(Nguồn: Lịch sử Bộ tổng tham mưu PK-KQ; US Army)

Bệnh viện Bạch Mai – sáng 22-12-19�2Bom B-52 làm chết 28 người và bị thương 12 người, đa số là nhân viên y tế.

4 vạn tấn bom trút xuống Hà Nội trong chiến dịch Linebacker II đã cướp đi sinh mạng của 2 380 người dân, làm bị thương 1 355 người khác. Hơn 100 nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, trường học, ga xe lửa bị phá hủy. Hệ thống đường sá, cầu cống bị hư hỏng nặng.

Theo dòng lịch sử

Ga Hàng Cỏ – ngày 21-12-19�2Bom tấn, bom điều khiển bằng tia laze đánh vào ga Hàng Cỏ và các phố xung quanh (Lý Thường Kiệt, Trần Quý Cáp, Nguyễn Khuyến, Cửa Bắc).

Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mễ Trì – rạng sáng 19-12-19�2Làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam bị ngừng 9 phút.

Khâm Thiên – 26-12-19�2Một trong những trận bom “chết chóc” nhất trong 12 ngày đêm. Bom B-52 rải thảm dài hơn 1km, làm chết 287 người, bị thương 266 người.

Khu lao động An Dương – đêm 20 rạng sáng 21-12 và 28-12-19�2Nằm rất gần cầu Long Biên, đê sông Hồng và trung tâm Hà Nội, khu An Dương là một trong những mục tiêu đầu tiên của chiến dịch không kích của quân đội Mỹ.

Các khu lao động Mai Hương, Quỳnh Lôi, nhà máy Dệt 8-� – ngày 28-12-19�2Nằm ở phía Nam trung tâm thành phố, các khu dân cư đông đúc này cũng phải hứng chịu những trận bom hủy diệt.

Page 16: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

�1“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Nơi ấy 39 năm sau

Phóng sự ảnh: Thanh Hải & Quang TháiẢnh tư liệu của nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành và Thông tấn xã Việt Nam

39 năm trôi qua nhưng người Hà Nội và nhân dân cả nước vẫn không quên những sự kiện đã xảy ra trong những ngày cuối tháng 12-1972. B-52 “rải thảm” Hà Nội, máu rơi, cảnh đổ nát hoang tàn, người dân sống tại phố Khâm Thiên, bệnh viện Bạch Mai... hẳn sẽ không bao giờ quên những hình ảnh tang thương mà bom đạn kẻ thù đã gây nên. Nhưng với lòng yêu nước, quân dân Thủ đô vẫn cầm chắc tay súng, vững vàng chiến đấu, khiến hàng chục “pháo đài bay” của đế quốc Mỹ đã phải bốc cháy. Với tầm vóc to lớn và ý nghĩa quyết định, cuộc chiến này đã đi vào lịch sử Việt Nam hiện đại như là một trận “Điện Biên Phủ trên không”.

Tiếng bom rơi chấm dứt đã gần 4 thập niên, Hà Nội hôm nay đầy ắp tiếng cười, đã trở thành một thành phố “vì hòa bình” trong lòng cộng đồng quốc tế. Tuy vậy, những dấu ấn của “Điện Biên Phủ trên không” vẫn còn đó. Những dấu ấn này vừa là nụ cười chiến thắng, vừa là nước mắt cho những mất mát vô bờ mà người dân Thủ đô trải qua trong cuộc chiến tranh khốc liệt này.

Một số hình ảnh tư liệu về cuộc phá hoại của đế quốc Mỹ và những hình ảnh Hà Nội đã xây dựng mới trên chính những khu đổ nát đó.

Ngõ Lý Thường Kiệt bị tàn phá trong trận bom; sau chiến tranh đã được xây dựng khang trang bên cạnh những ngôi biệt thự mới.

Ngõ Lý Thường Kiệt

Page 17: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

��“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Cảnh ga Hà Nội đổ nát trong trận ném bom và bây giờ. Nhà ga hiện đón hàng nghìn lượt khách mỗi ngày, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trở thành đơn vị đứng đầu của ngành đường sắt, phấn đấu giữ danh hiệu đơn vị “Chính qui – Văn hóa – An toàn” mẫu mực của Tổng công ty đường sắt Việt Nam.

Ga Hà Nội

Page 18: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

�5“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Trận ném bom B-52 đêm 26-12-1972 phá hủy hoàn toàn 17 tổ dân phố khiến 287 người dân, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em thiệt mạng.Phố Khâm Thiên ngày nay trở thành một khu buôn bán sầm uất với nhiều cửa hàng phong phú như cắt may complet, đồ mỹ phẩm, nội thất...

Phố Khâm Thiên

Page 19: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

��“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Tại đây, trận ném bom ngày 22-12-1972 đã cướp đi sinh mạng của 28 người(gồm bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lí và cả bệnh nhân)Sau 40 năm, Bệnh viện Bạch Mai đã được xây dựng khang trang hơn, hiện đại hơn trên nền đống đổ nát do bom Mỹ để lại, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất của cả nước, với 1 400 giường bệnh.

Bệnh viện Bạch Mai

Page 20: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

�9“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Phố được mang tên của cửa ô duy nhất còn lại của thành Hà Nội thời Nguyễn. Phố Cửa Bắc dài 1,8km.Trưa ngày 21-12-1972, Mỹ dùng máy bay F111 ném bom nhiều điểm dân cư ở nội thành, trong đó có phố Cửa Bắc. Phố Cửa Bắc hiện nay là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách nước ngoài bởi có rất nhiều khách sạn, nhà hàng nổi tiếng của Hà Nội.

Cửa Bắc

Page 21: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

41“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Trận địa pháo của 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không bây giờ đã trở thành Nhà khách C59 của Bộ Quốc phòng được dùng để kinh doanh ăn uống.

Hồ Trúc Bạch

Page 22: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

4�“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Hồ Hữu Tiệp, nơi vết tích chiến tranh còn đóĐêm 27-12-1972, một chiếc B-52 của Mỹ đã bị quân và dân Hà Nội bắn hạ. Biểu tượng tự hào của không quân Hoa Kỳ rơi xuống hồ Hữu Tiệp (nay thuộc phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội). Từ đó, xác chiếc máy bay này trở thành biểu tượng của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không và là niềm tự hào của không chỉ những người dân Ngọc Hà mà của cả dân tộc Việt Nam.

Hồ Hữu Tiệp nằm trong một ngõ nhỏ của phường Ngọc Hà. Con đường dẫn vào di tích bị thu hẹp bởi hàng rong, quán cóc, xe đạp, xe thồ đỗ ngổn ngang dưới lòng đường. Nếu không kiên nhẫn, những ai

tới di tích sẽ không thể đi tiếp để tới nơi muốn đến dù cho từ ngoài phố chính vào đó chỉ khoảng 300 mét.

Chung tay bảo tồn di tíchViệc bảo tồn di tích Hồ Hữu Tiệp, bảo vệ chứng tích chiếc máy bay rơi tại hồ được các ngành các cấp liên quan hết sức quan tâm. Cách đây chừng 20 năm, người ta trục vớt phần còn lại của chiếc máy bay bị bắn rơi, xây bệ và đặt nó lên cao. Quân đội thường xuyên phối hợp với Uỷ ban nhân dân phường cử người đi thuyền nan ra vớt rác thải dưới lòng hồ. Xung quanh hồ có xây tường bao để đảm bảo an toàn cho người dân sống quanh đó cũng như tạo điều kiện cho khách du lịch có thể cảm thấy thoải mái khi đứng chụp ảnh và quan sát hồ. Đa số người sống ở Ngọc Hà hôm nay, dù là dân gốc hay mới chuyển tới đều rất có ý thức trong việc bảo vệ di tích. UBND phường Ngọc Hà thường xuyên nhắc nhở mọi người dọn dẹp vệ sinh nơi công cộng, không vứt và xả rác bẩn xuống lòng hồ. Tuy nhiên, quanh hồ Hữu Tiệp tồn

tại một chợ tạm. Vào các buổi sáng, rất nhiều người từ các tỉnh lân cận Hà Nội chở hàng tới bán và khi kết thúc buổi chợ, họ thường xả luôn đồ thừa xuống lòng hồ. Dân số Ngọc Hà ngày càng tăng trong khi cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh chưa đáp ứng kịp. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khung cảnh chung của di tích. “Hệ thống thoát nước ở đây kém, hệ thống nước xả cũng kém, dân tứ xứ xả rác bừa bãi xuống hồ làm nước bị ô nhiễm. Tôi thấy phần còn lại của chiếc máy bay rơi càng ngày càng hoen rỉ đi. Cách đây một thời gian, đứng ở bờ cũng nhìn thấy rõ phù hiệu không quân Mỹ với một ngôi sao màu trắng nằm trong vòng tròn đỏ, ở giữa có hai vạch trắng. Nhưng giờ thì chả còn nhìn thấy nữa”, anh Điềm giải thích như vậy.

Phương Mai

Xác chiếc máy bay rơi nằm giữa lòng hồ Hữu Tiệp. Nếu không tìm hiểu trước thì khó có thể biết đó là vật thể gì. Gần 40 năm đã trôi qua, khoảng thời gian đó đủ làm cho những gì còn lại của chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi năm nào trông giống như một đống sắt gỉ. “Chị biết không, đống sắt đen xì này chính là phần còn lại của chiếc máy bay rơi xuống hồ Hữu Tiệp những ngày cuối năm 72 đấy. Sau khi máy bay rơi xuống thì nước hồ trào ra nóng bỏng chân và làm cá chết hàng loạt”, bà Nguyễn Thị Thìn, người dân gốc làng hoa Ngọc Hà rất hào hứng khi nhớ về những tháng ngày cách đây gần 40 năm. Bà Thìn vừa đi chợ sáng về, theo thói quen mọi ngày, bà ra quán nước nhỏ nằm ven hồ Hữu Tiệp để chuyện trò với các bạn hàng xóm. Đa số các bà là dân gốc Ngọc Hà, sinh ra và lớn lên tại nơi này. Bên quán trà, người phụ nữ 74 tuổi tỏ ra nhiệt tình khi có người muốn tìm hiểu về “đống sắt” dưới hồ Hữu Tiệp. “Với người dân của làng Ngọc Hà, việc máy bay rơi giữa lòng hồ là một sự kiện đặc biệt. Hữu Tiệp trong chữ Hán nghĩa là “có tin chiến thắng”. Thật ngẫu nhiên khi ông cha ta đặt tên này cho hồ, cứ như thể một tiên đoán là con cháu sẽ lập nên chiến công”. Hồ Hữu Tiệp nằm trong tổng thể các di tích của trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972. Đây là địa điểm duy nhất trong nội thành mà máy bay B-52 rơi xuống và cũng là chứng tích duy nhất đến nay vẫn còn trong trạng thái gần như ban đầu.

Sân chơi thời thơ ấu“Ngày xưa nước hồ Hữu Tiệp rất trong, hồ lại rộng nên hầu như mùa hè ngày nào bọn trẻ chúng tôi cũng ra hồ bơi. Lúc đầu chỉ là tò mò, sau rồi khi biết được lí lịch của đống sắt ấy, lũ chúng tôi thường bảo nhau trèo lên xác máy bay và dận dận như kiểu trẻ con chơi thú nhún bây giờ ý. Có thể nói, chúng tôi coi hồ Hữu Tiệp như một sân chơi”, anh Dương Hưng Điềm, con trai của bà Thìn hồ hởi cho chúng tôi biết. “Ngày máy bay rơi tôi còn bé lắm, mới 2 tuổi thôi. Nhưng sau này, khi lớn lên, cha mẹ tôi, và nhất là mẹ tôi có kể rất nhiều về chuyện quân và dân ta bắn rơi những chiếc máy bay B-52 của Mỹ vào những ngày cuối đông năm 1972 và về chiếc máy bay bị rơi tại Ngọc Hà”, anh Điềm tiếp tục câu chuyện bên quán trà nhỏ ven hồ.Lứa của anh Điềm giờ ít người còn ở làng Ngọc Hà. Họ lớn lên, lập gia đình và rất nhiều người đã chuyển tới nơi

ở mới. Thỉnh thoảng, mỗi khi có dịp quay trở lại làng xưa, họ không quên ra ngắm lại vết tích của chiếc máy bay rơi dạo đó. “Ngắm lại hồ Hữu Tiệp và xác chiếc máy bay B-52, chúng tôi nhớ lại những năm ấu thơ của mình. Chúng tôi rất tự hào về việc hồ Hữu Tiệp là một di tích lịch sử được công nhận”.Bà cụ Tòn năm nay đã ngoài 80. Bà có chồng và ba người thân khác không may thiệt mạng trong trận bom đêm 27 tháng 12 năm đó. Một quả bom rơi nhưng chưa kịp nổ đã xuyên qua mái nhà, chui trúng hầm trú ẩn nhà bà làm sập hầm. Tuy mắt đã mờ nhưng bà Tòn vẫn còn rất tinh anh. Bà kể cho chúng tôi nghe về những năm gian khổ khi chồng ra đi để lại 5 đứa con thơ. Người phụ nữ can đảm đó không hề than trách cho số phận mà ngược lại bà rất bình thản. “Ngắm lại hồ Hữu Tiệp và xác chiếc máy bay B-52 giữa lòng hồ, tôi lại nhớ ông ấy quá. Chỉ thế thôi cô ạ, vì tất cả đã qua rồi.” “Không căm thù người Mỹ” như rất nhiều người có người thân mất do bom đạn của đế quốc Mỹ, bà Tòn cũng như bao người dân khác của làng Ngọc

Di tích Hồ HữuTiệp và xác chiếc máy bay B-52 rơi đêm 27-12-1972. © Trọng Tài

Hà rất tự hào vì nơi mình ở còn lại dấu tích của trận Điện Biên Phủ trên không. “Nó là di tích lịch sử đấy nhé”.

Đổi thay nơi làng hoa Ngọc HàLàng hoa Ngọc Hà đã thành phường thành phố. Nhà cửa mọc lên san sát và chẳng còn đâu những luống hoa. Ngay sát hồ là trường tiểu học Ngọc Hà. Những em bé dù vừa qua tuổi mẫu giáo để bước vào lớp 1 hay đã sắp học xong lớp 5 đều ít nhiều được biết về lai lịch chiếc máy bay trong hồ Hữu Tiệp. “Chúng tôi luôn cố gắng làm sao cho các em học sinh hiểu được sự có mặt của xác chiếc máy bay này. Chúng tôi nghĩ rằng đó cũng là cách để học sinh Ngọc Hà hiểu về lịch sử, để từ đó nuôi dưỡng niềm tự hào cho các em về truyền thống bất khuất kiên cường của cha ông ta”. Tôi chưa kịp hỏi tên cô giáo mà mình gặp vội trong giờ giải lao ngắn ngủi thì trống trường đã điểm, cô vội vã quay vào lớp để tiếp tục một giờ học mới.

Phương Mai

Xác một chiếc máy bay B-52 bị bắn hạ trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng B-52 tại Hà Nội. © Phương Mai

Phần động cơ của chiếc máy bay B-52 rơi tại Hồ Hữu Tiệp đêm 27-12-1972, được trưng bày tại Viện bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tại Hà Nội. © Phương Mai

Page 23: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

45“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

12 ngày đêm, các em hiểu gì về lịch sử?Một sự kiện có vai trò lớn trong lịch sử dân tộc, diễn ra ngay tại Thủ đô. Nhưng đáng tiếc không ít học sinh Hà Nội khi nhắc đến nó đều hết sức ngỡ ngàng. Điều này có phải lỗi tại các em?

Khi nhắc đến trận Điện Biên Phủ trên không, rất nhiều học sinh Thủ đô cảm thấy khá xa lạ. Nguyễn Thị Thủy, học sinh lớp 12A5, trường Trung học

phổ thông Mê Linh (huyện Mê Linh) cho biết em chỉ nhớ chút ít qua sách giáo khoa, đọc mạng internet và được một lần cô giáo dẫn cả lớp đi thăm bảo tàng Phòng không-Không quân ở đường Trường Chinh.Không có điều kiện được đi bảo tàng như Thủy, Cao Việt Chiến, học sinh lớp 12B9, trường Trung học phổ thông Quang Minh (huyện Sóc Sơn) hầu như không biết và còn hiểu sai về sự kiện này. Em hỏi vặn lại tôi: “Em nhớ cấp 1 hay cấp 2 gì đấy có được học. Đây là chiến thắng trong kháng chiến chống Pháp đúng không ạ?”Theo đánh giá của các giáo viên dạy lịch sử, chiến thắng của quân dân Hà Nội đập tan cuộc tấn công bằng không quân của Mỹ là một sự kiện quan trọng trong tiến trình lịch sử. Thế nhưng, việc dạy và học sự kiện này trong trường phổ thông giống như kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Các sách giáo khoa lịch sử ghi lại trận Điện Biên Phủ trên không rất khiêm tốn. Sách Lịch sử lớp 9 ghi lại sự kiện vỏn vẹn trong 6 dòng: “Ngày 14-12-1972, Nixon phê chuẩn mở cuộc tập kích bằng máy bay B-52 vào Hà Nội và Hải Phòng, bắt đầu từ chiều tối 18 đến hết ngày 29-12-1972. Quân dân ta ở miền Bắc đã đánh trả địch những đòn đích đáng từ trận đầu và đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải trở lại hội nghị Paris và ký hiệp định Paris”. Trong sách lớp 5 và

lớp 12 có thông tin thêm: “Ta đã bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 chiếc B-52”.Sách giáo khoa viết đã ít, giáo viên cũng không có nhiều thời gian để giảng nhiều về sự kiện này do sự phân bố chương trình học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cô Nguyễn Thị Thắm, giáo viên dạy lịch sử trường Trung học phổ thông Quang Minh chia sẻ: “Một bài dài như ‘Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ cứu nước 1965-1973’ chỉ được dạy trong một tiết 45 phút.” Bài này bao gồm nhiều nội dung như chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh; tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân; miền Bắc khôi phục kinh tế, chống hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ; hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam... Cô Thắm thêm: “Với Điện Biên Phủ trên không, giáo viên chỉ có thể dành 5 phút để giảng và các em học sinh cũng chỉ cần một gạch đầu dòng để ghi lại ngày tháng diễn ra sự kiện, mình đã tiêu diệt được bao nhiêu máy bay, tàu chiến và ý nghĩa của nó là đủ. Còn ưu tiên dành nhiều thời gian hơn để nói về Hiệp định Paris”.Không chỉ riêng Điện Biên Phủ trên không mà kể cả những sự kiện quan trọng khác, thậm chí còn quan trọng hơn như chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 hay chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 cũng đều được giảng một cách khái quát nhất với thời gian từ 10 đến 15 phút. “Nếu em nào có trí nhớ tốt, yêu

Chiến sĩ tên lửa ngày gặp lạiCứ hai năm một lần, những chiến sĩ từng tham gia chiến đấu trong Tiểu đoàn tên lửa 94 (Trung đoàn 261) lại tổ chức gặp mặt, cùng nhau ôn lại những năm tháng sống chết có nhau trên các chiến trường. Một trong những trận đánh mà họ vẫn tự hào nhắc đến là 12 ngày đêm chống lại không lực Hoa Kỳ trên bầu trời Hà Nội.

“Anh ở đại đội nào? Kíp mấy?”, “Chị Nhàn hôm nay sao không về hả ông?”, “Ông này ngày xưa bị bạn bè trêu là

có bồ, vợ ghen, giận cả tháng đấy”... Trong không gian ấm cúng của hội trường Nhà văn hóa phường Thượng Thanh (quận Long Biên-Hà Nội), gần 40 cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn tên lửa 94 gặp nhau tay bắt mặt mừng. Người từ Quảng Bình ra, người từ Phú Thọ xuống, người từ Bắc Giang, Hải Dương lên, người sống ngay tại Thủ đô Hà Nội... Có những cựu chiến sĩ, cựu sĩ quan, có cả những người vợ, những người con của các liệt sĩ thuộc Tiểu đoàn cũng về đây gặp đồng đội của chồng, cha mình. Các chiến sĩ Tiểu đoàn tên lửa 94 năm xưa, người ít tuổi nhất cũng đã ngoài 60, người cao tuổi đã trên 80, họ đều đã lên chức ông bà, nhưng khi gặp lại nhau, họ dường như trẻ lại. Họ ôm chầm lấy nhau, bắt tay nhau thật chặt, họ mừng rơi nước mắt khi gặp lại đồng đội mình, thấy đồng chí của mình vẫn mạnh khỏe, rồi họ cũng bùi ngùi nhớ về những người lần gặp trước còn tham gia, nhưng lần này đã ra đi về cõi vĩnh hằng... Ông Lê Văn Tuyển, nguyên trắc thủ ra-đa, từ Quảng Bình ra, tâm sự: “Tôi không quản đường xa ra đây, tất cả vì tình cảm, vì muốn biết tin tức của đồng đội đã cùng kề vai sát cánh cùng tôi năm xưa. Ai còn, ai mất, con cái của những người đã hy sinh ngày xưa nay trưởng thành thế nào... Tuy chúng tôi không giúp được gì cho mọi người, nhưng cũng để yên lòng hơn”.Nhiều bác bùi ngùi nhớ câu chuyện đau lòng của phó chính trị viên Trần Đức Thắng trong cuộc chiến 12 ngày đêm năm 1972 ấy. Ngày 18-12, đơn vị tổ chức đám cưới cho ông Thắng với bà Nhàn, khi ấy là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh). Ngay tối hôm đó, Mỹ bắt đầu chiến dịch rải thảm B-52 ở Hà Nội. Ông Thắng tức tốc lên trận địa, bà Nhàn cũng phải lo việc xã. Tối 28, khi sắp xếp tạm ổn thoả công việc, bà Nhàn lên trận địa ở xã Tam Sơn (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh) tìm chồng thì ông đã hi sinh sau khi máy bay đánh vào

Tiểu đoàn tên lửa 94 (Trung đoàn 261) thành lập ngày 13-11-1965 tại Trường Bổ túc Công nông, sân bay Bạch Mai. Tháng 8-1966, Tiểu đoàn chuyển về Thanh Mai (Bình Đà), tiếp nhận khí tài triển khai tại trận địa Đồng Giao. Ngày 7-12 nổ phát súng đầu tiên, bắn rơi 1 máy bay A3J. Đến tháng 12-1968 bắn rơi tiếp 2 máy bay. Ngày 12-3-1979 Trung đoàn 278 sát nhập với Trung đoàn 261, lấy phiên hiệu là 261 gồm các Tiểu đoàn 57, 59, 93, 94 và 95.Trong 12 ngày đêm của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, Tiểu đoàn tên lửa 94 đã bắn rơi 6 máy bay, trong đó có 2 chiếc B-52 rơi tại chỗ (Quế Võ - Hà Bắc) vào ngày 20-12 và 27-12.

trận địa. Bà ở vậy từ bấy đến giờ. Những người bạn chiến đấu cùng tiểu đoàn với ông Thắng vẫn thường lên thăm bà Nhàn mỗi khi tới ngày giỗ của ông.Sau phút mặc niệm tưởng nhớ những đồng chí đã mất, mọi người cùng nhau ôn lại truyền thống của Tiểu đoàn năm xưa. Ông Hoàng Văn Hằng, nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn tên lửa 94, Trưởng ban liên lạc Hội bạn chiến đấu điểm lại chặng đường đã qua và những thành tích vẻ vang của đơn vị. Ông Hằng chia sẻ: “Với tình nghĩa, tình cảm của những người lính đã từng sung sướng, gian khổ, sống chết có nhau, nay trở về với cuộc sống đời thường, mong rằng mỗi người

chúng ta tích cực tham gia để hoạt động của hội ngày càng tốt hơn”.Cả hội trường lặng đi khi được gặp lại gia đình của liệt sĩ Nguyễn Tiến Đông. Những giọt nước mắt lăn dài trên những gương mặt xạm đen khi nhắc đến người đồng đội đã anh dũng hy sinh năm 1968. Người kể chuyện khóc, người nghe cũng khóc. Anh Nguyễn Tiến Vững, con trai thứ hai của liệt sĩ Nguyễn Tiến Đông không dấu được sự xúc động: “Gặp đồng đội của ông, tôi như gặp người thân trong gia đình, như gặp lại cha mình.”Bên cạnh những mừng vui xúc động có cả những băn khoăn trăn trở về người đã ra đi. Ông Nguyễn Văn Điểm nói: “Tôi xin chuyển lời của một số gia đình tử sĩ nhắn nhủ tới đồng đội”. Ông kể lại chuyên đau lòng khi ba chiến sĩ, ông Lưu - tiểu đội trưởng tiểu đội anh nuôi Tiểu đoàn 94, Thanh – người lái cẩu của Tiểu đoàn 94 và ông Phương – chính trị viên phó Đại đội, cùng một số đồng chí đi tìm trận địa mới. Không may xe ô tô chở họ gặp tai nạn, ba ông đã hi sinh nhưng chỉ được công nhận là tử sĩ, trong khi những người bị thương trên cùng chuyến xe năm ấy hiện đang được hưởng chế độ thương binh theo quy định. Mọi người đều mong muốn Ban liên lạc Hội bạn chiến đấu Tiểu đoàn 94 hỗ trợ tích cực để những người đã hy sinh được công nhận là liệt sĩ, “để gia đình anh em đỡ thiệt thòi”.

Diệu Thúy - Phương Lan

Năm nay, trước dịp kỷ niệm 39 năm chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, những cựu chiến binh tiểu đoàn tên lửa 94 và gia đình lại tụ về Thủ đô vào một ngày thu nắng đẹp. © Phương Lan

thích môn lịch sử, thường xuyên trau dồi kiến thức qua sách báo, mạng internet...thì còn nắm được sự kiện, chứ không với cách dạy và học như hiện nay thì các em sẽ quên ngay. Do đó, không thể trách được các em là tại sao không nhớ được sự kiện”, cô Thắm nói.Cô Nguyễn Bích Hường, giáo viên lịch sử trường Trung học phổ thông Mê Linh cho rằng, dạy lịch sử quan trọng là thông qua sự kiện để giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc “chứ đi sâu vào từng chi tiết chỉ làm các em giống như cỗ máy nhớ”. Để giúp các em hiểu rõ hơn và yêu thích môn lịch sử thì ngoài sách giáo khoa, giáo viên nên tổ chức cho học sinh các buổi học ngoại khóa, thăm quan các bảo tàng, di tích lịch sử. Nhưng không phải trường nào cũng tổ chức được những buổi học ngoại khóa, đặc biệt là ở các vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội. Nguyễn Mỹ Linh, học sinh trường Trung học cơ sở Thanh Lâm (huyện Mê Linh) cho biết, suốt 9 năm học em chưa một lần được đi thăm bảo tàng.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hưởng, giảng viên khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm Hà Nội I thẳng thắn: “Việc tổ chức thăm quan bảo tàng còn rất hạn chế ngay cả cho sinh viên chuyên ngành lịch sử ở các trường cao đẳng, đại học bởi liên quan đến kinh phí, thời gian. Huống chi ở bậc học phổ thông...”

Minh Cường

Khi nhắc đến “Điện Biên Phủ trên không”, rất nhiều học sinh Hà Nội thấy xa lạ. ©Minh Cường

Page 24: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

Ông Tư Nở - người chở đò dưới bom đạn MỹPhóng sự ảnh: Trọng Tài

Ông Nguyễn Văn Nở(Tư Nở) sống ở bãi An Dương, Phúc Xá. 72 tuổi, ông đã gần 50 năm gắn bó với nghề sông nước. Trong những ngày đêm cuối năm 1972 ác liệt, ông Nở đã chèo hàng trăm lượt đò đưa bà con mình vượt sông Hồng an toàn. Ông kể: “Có những chuyến đò đưa dân mình qua sông mà máy bay của địch lượn vèo vèo trên đầu, bom đạn đánh xuống mặt nước, dù cách khá xa mà vẫn thấy hơi nóng phả lên mặt bỏng rát.”Đưa tôi xuống thăm lại bến thuyền xưa, ông nhớ lại: “Ngày ấy hợp tác xã có chừng gần chục anh em, mỗi thuyền chở được từ 30 đến 40 bà con dân mình, đó vừa là phương tiện qua sông của mọi người, cũng để giảm tải cho cầu bắc qua sông.” Bởi trong chiến tranh phá hoại, cầu Long Biên là một mục tiêu bắn phá dữ dội của không lực Mỹ.

Page 25: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

49“Điện Biên Phủ trên không” - Bản hùng ca Hà Nội

Bản Tin số 12 Tháng 11 năm 2011

Trong ngôi nhà nhỏ, ông Nở đang kể cho tôi nghe câu chuyện chở đò năm xưa.

Tuy đã rời xóm chài để lên bờ, ông vẫn giữ những thói quen

sông nước.

Tại bến đò này những ngày cuối năm 1972, ông Nở đã không quản ngại chèo thuyền chở người dân qua sông, bất chấp máy bay Mỹ lượn trên đầu.

Trên mảnh đất từng một thời hằn lên những vết thương của chiến tranh ấy, giờ đây mọc lên một làng chài mới, với vài chục hộ sinh sống.

Dân làng chài mưu sinh chủ yếu bằng nghề chài lưới và thu lượm phế liệu. Cuộc sống khó khăn, nhưng vẫn lấp lánh niềm tin. Niềm tin ấy ánh lên trong từng nụ cười trẻ thơ, trong từng ước mơ được học hành của các em nhỏ nơi đây.

Page 26: Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo … · Theo thứ tự ABC: Carole Vann (InfoSud), Đào Bá Cung (Đài Tiếng nói Việt Nam), Nguyễn Minh

Bản tin“Điện Biên Phủ trên không “ - Bản hùng ca Hà Nội

được thực hiện bằng hai thứ tiếng Việt - Pháp,

xem Phụ trương kèm theo“Chuyện kể bằng hình ảnh”