TRONG SỐ NÀY - dulichninhbinh.com.vn · Giá trị lịch sử, văn hóa của lễ hội Hoa...

32

Transcript of TRONG SỐ NÀY - dulichninhbinh.com.vn · Giá trị lịch sử, văn hóa của lễ hội Hoa...

TIN TỨC & SỰ KIỆN

1. Du lịch Ninh Bình tăng trưởng ấn tượng 6 tháng đầu năm

2017.

3. Hội nghị sơ kết Nghị quyết số 15 của BCH Đảng bộ tỉnh

về phát triển du lịch.

6. Hội thi nấu ăn ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình năm 2017.

7. Lớp đào tạo nghiệp vụ Buồng, Bàn, Bar, Lễ tân.

8. Khai trương Trạm hỗ trợ khách du lịch Tam Cốc - Bích

Động.

XÚC TIẾN DU LỊCH

9. Ninh Bình phối hợp tổ chức đón đoàn Famtrip Úc khảo

sát thị trường du lịch Việt Nam.

10. Ninh Bình tổ chức hội nghị “Quảng bá, xúc tiến du lịch

năm 2017”.

NÉT ĐẸP QUÊ HƯƠNG

12. Xá lợi - Bảo vật linh thiêng tại chùa Bái Đính.

14. Giá trị lịch sử, văn hóa của lễ hội Hoa Lư.

15. Khám phá làng thổ dân trên “Đảo đầu lâu” ở Ninh

Bình.

16. Đến Ninh Bình thưởng thức thiên nhiên tươi đẹp và

dịu mát.

18. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đình Các -

Điểm đến hấp dẫn du khách khi đến với Hoa Lư.

19. Mắm tép Gia Viễn - Đặc sản đồng quê vùng chiêm

trũng.

20. Cầu ngói Phát Diệm - Cây cầu độc đáo hơn 100 năm

tuổi ở Ninh Bình.

21. Vân Long thanh tao mùa sen nở.

22. Ninh Bình trong mắt tôi, đẹp đến nao lòng.

24. Mùa vàng Tam Cốc - Sản phẩm du lịch đặc trưng của

Ninh Bình.

25. Đặc sản “Cá tiến Vua” ở Ninh Bình.

DU LỊCH BỐN PHƯƠNG

27. Thác Ba Ao - Thiên đường của dân “Phượt”.

Chỉ đạo nội dung Hoàng Thanh Phong

Phó Giám đốc Sở Du Lịch

Chịu trách nhiệm xuất bảnPhạm Duy Phong

Giám đốc Trung tâm XTDL

Ban biên tập Đặng Tuấn Vũ

Nguyễn Thị LoanPhạm Thị Giang

Thiết kế và trình bàyLương Văn Lâm

TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 06, đường Tràng An, phường Đông Thành, TP. Ninh Bình

Điện thoại: 0229.388.41.01 Fax: 0229.388.19.58

Email:[email protected]: www.dulichninhbinh.com.vn

www.ninhbinhtourism.com.vn.

Giấy phép xuất bản số: 02 /GP-XBBTdo Sở Thông Tin và Truyền Thông Ninh Bình cấp ngày 23/ 12 /2016In 300 cuốn, khổ 19 cm x 27 cmIn tại Công ty in Hà Chi, TPNB

Kỳ hạn xuất bản: 04 số/nămNộp lưu chiểu tháng 07/2017(Tài liệu không kinh doanh)

Mùa vàng Tam Cốc - Ảnh: Xuân Lâm

TRONG SỐ NÀY

Đại sứ du lịch Việt Nam Jordan Vogt-Roberts và những người bạn thăm Tràng An

Đại sứ du lịch Việt Nam Jordan Vogt-Roberts và những người bạnthăm phim trường “Kong: Skull Island” - Ảnh: Xuân Lâm

Lễ hội Tràng An - Ảnh: Xuân Lâm

Tin tức & sự kiện

BBT

1BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

DU LÒCH NINH BÌNH TAÊNG TRÖÔÛNG AÁN TÖÔÏNG

6 THAÙNG ÑAÀU NAÊM 2017

Trong 6 tháng đầu

năm 2017, mặc dù

phải đối mặt với

nhiều khó khăn nhưng

ngành Du lịch Ninh Bình đã

có những nỗ lực trong việc

tổ chức triển khai các hoạt

động và đạt được những kết

quả đáng ghi nhận.

Những năm gần đây,

Ninh Bình được coi là điểm

sáng về phát triển du lịch,

lượng khách đến Ninh Bình

luôn tăng, năm sau cao hơn

năm trước. Giai đoạn 2009 -

2016, lượng khách du lịch tăng nhanh, tăng

bình quân 17,6%/năm, doanh thu bình quân

tăng 36,1%/năm. Năm 2016, Ninh Bình đón

6,44 triệu lượt, doanh thu đạt 1.765 tỷ đồng.

Riêng 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh ước

đón 5.350.457 lượt khách tham quan, đạt

79,86% so với kế hoạch năm 2017, tăng

19,4% so với cùng kỳ năm 2016 trong đó

khách nội địa là 4.915.168 lượt khách, tăng

19,7%; khách quốc tế là 435.289 lượt, tăng

16,2%; khách lưu trú qua đêm đạt 283.094

lượt, tăng 35,5% , doanh thu ước đạt 1.663 tỷ

đồng, đạt 92,4% so với kế hoạch năm 2017,

tăng 49,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Hiện nay, toàn tỉnh có 439 cơ sở lưu trú du

lịch với 5.595 phòng ngủ trong đó 47 khách

sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 2 sao; 10 khách sạn

đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao. Các cơ sở lưu trú du

lịch đã tăng cường duy tu bảo dưỡng trang

thiết bị, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho

đội ngũ cán bộ, nhân viên nên chất lượng dịch

vụ ở các cơ sở lưu trú đã tốt hơn so với những

năm trước, bước đầu mang lại sự hài lòng cho

khách du lịch.

Với chủ trương thúc đẩy tăng trưởng du

lịch theo hướng bền vững, chủ động hội nhập

và cạnh tranh có hiệu quả, từng bước đưa du

lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh,

6 tháng đầu năm 2017, ngành Du lịch Ninh

Bình đã thực hiện tốt công tác quản lý Nhà

nước về du lịch; tham mưu UBND tỉnh ban

hành và triển khai thực hiện Kế hoạch xây

dựng khu du lịch Tam Cốc - Bích Động trở

thành điểm sáng về văn minh, văn hóa và an

toàn; phối hợp với Công ty CP Viện phát triển

du lịch bền vững tập trung xây dựng Đề án đổi

mới quản lý khu du lịch sinh thái Vân Long;

Tin tức & sự kiện

2 BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển du

lịch xây dựng Quy hoạch phát triển du lịch

Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến

năm 2030; phối hợp chặt chẽ với các cấp, các

ngành, chính quyền địa phương tăng cường

công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi

trường, an toàn thực phẩm, văn minh du lịch

phục vụ du khách; đôn đốc hướng dẫn các đơn

vị kinh doanh dịch vụ du lịch đầu tư nâng cấp

trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân

lực, đảm bảo các điều kiện phục vụ khách du

lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du

lịch; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đào tạo

nguồn nhân lực, các hoạt động quảng bá xúc

tiến du lịch, hỗ trợ khách du lịch;...

Năm 2017, ngành Du lịch Ninh Bình

phấn đấu đón 6,7 triệu lượt khách, tăng 4,36

% so với năm 2016, trong đó khách nội địa

5,97 triệu lượt, tăng 4,74 % so với năm 2016,

khách quốc tế 730.000 lượt, tăng 1,39% so

với năm 2016. Doanh thu du lịch đạt 1.800 tỷ

đồng, tăng 4,35% so với năm 2016.

Để đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, ngành Du

lịch tiếp tục tăng cường hiệu lực quản lý nhà

nước; khuyến khích các

tổ chức, cá nhân doanh

nghiệp đầu tư cơ sở vật

chất kỹ thuật nhằm nâng

cao chất lượng dịch vụ du

lịch; hoàn thiện và trình

UBND tỉnh phê duyệt

Quy hoạch tổng thể phát

triển Du lịch Ninh Bình

đến năm 2025, định

hướng đến năm 2030; tổ

chức đón tiếp các chuyên

gia của trường Đại học

Cambridge, Queens Belfast (Vương quốc

Anh) và các chuyên gia trong nước tiếp tục

thực hiện chương trình nghiên cứu, thăm dò

các di tích khảo cổ học thời tiền sử tại khu vực

Quần thể danh thắng Tràng An; phối hợp chặt

chẽ với các cấp, các ngành, chính quyền địa

phương đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi

trường, văn hóa, văn minh tại các khu, điểm,

du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

theo hướng chuẩn hóa đội ngũ nhân lực ngành

Du lịch; tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao

kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho cộng đồng dân

cư tham gia hoạt động du lịch và bồi dưỡng

nâng cao nhận thức về bảo vệ di sản và bảo vệ

môi trường các khu du lịch cho đội ngũ cán bộ

xã, phường; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động

quảng bá, xúc tiến du lịch Ninh Bình trong

nước và quốc tế thông qua việc xuất bản các

tài liệu, ấn phẩm, tư vấn, hỗ trợ các doanh

nghiệp tham gia thông tin quảng bá trên các

ấn phẩm du lịch, các trang web của ngành và

tại các hội chợ, hội nghị, hội thảo trong và

ngoài tỉnh;...

Du khách đi thuyền tham quan Tam Cốc - Ảnh: Xuân Lâm

Tin tức & sự kiện

HOÄI NGHÒ SÔ KEÁT NGHÒ QUYEÁT SOÁÁ 15

CUÛA BCH ÑAÛNG BOÄ TÆNH VEÀ PHAÙT TRIEÅN DU LÒCH

Nguyễn Minh

Sáng 17/5, Ban

T h ư ờ n g v ụ

T ỉnh ủy tổ

chức Hội nghị sơ kết

thực hiện Nghị quyết

số 15-NQ/TU ngày

13/7/2009 của BCH

Đảng bộ tỉnh khóa

XIX về phát triển du

lịch đến năm 2020,

định hướng đến năm

2030. Dự Hội nghị có

các đồng chí: Nguyễn

Thị Thanh, UVT.Ư

Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH

tỉnh; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường

trực Tỉnh ủy; Trần Hữu Bình, Phó Bí thư Đảng

ủy khối Doanh nghiệp Trung ương; các đồng

chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, lãnh đạo

HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh;

lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;

Bí thư các Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn của

tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố…

Ngay sau khi Nghị quyết số 15-NQ/TU

ngày 13/7/2009 của BCH Đảng bộ tỉnh (Khóa

XIX) về phát triển Du lịch đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030 ban hành, UBND tỉnh đã

ban hành Kế hoạch số 07, ngày 17/7/2009 về

thực hiện Nghị quyết số 15 của Tỉnh ủy; đồng

thời, chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của

tỉnh, Huyện ủy, Thành ủy, UBND các huyện,

thành phố tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo

hiệu quả.

Công tác lập quy hoạch phát triển du lịch

được quan tâm triển khai thực hiện; hạ tầng du

lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

được tập trung đầu tư, ngày một hoàn thiện;

hoạt động du lịch, dịch vụ từng bước được tổ

chức, quản lý khoa học theo hướng chuyên

nghiệp, bền vững; an ninh trật tự, vệ sinh môi

trường được đảm bảo; Quần thể Danh thắng

Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản

Văn hóa và Thiên nhiên thế giới; Hình ảnh,

thương hiệu du lịch Ninh Bình trên thị trường

du lịch trong nước và quốc tế ngày càng được

nâng lên, tạo động lực quan trọng thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu

nhập của người dân, từng bước xây dựng Ninh

Bình trở thành trung tâm du lịch lớn của vùng

Đ/c: Nguyễn Thị Thanh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy - Ảnh: Xuân Lâm

3BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Tin tức & sự kiện

4 BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

và cả nước.

Giai đoạn 2009 - 2016, lượt khách du lịch

tăng nhanh, tăng bình quân 17,6%/năm và

doanh thu bình quân tăng 36,1%/năm. Năm

2016, Ninh Bình đón 6,44 triệu lượt khách,

tăng gấp 3 lần so với năm 2009, trong đó

khách quốc tế 715,6 nghìn lượt; doanh thu du

lịch đạt 1.765 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 423 cơ sở

lưu trú, 5.748 phòng nghỉ (tăng gần gấp 3 lần

so với năm 2009). Hiện đã có 4 khách sạn đạt

tiêu chuẩn từ 3-5 sao. Ngành du lịch đã tạo

việc làm cho gần 17 nghìn lao động, tăng 10

nghìn lao động so với năm 2009 (trong đó có

gần 4 nghìn lao động trực tiếp).

Phát biểu tham luận tại Hội nghị, các đại

biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được

trong việc thực hiện Nghị quyết số 15-

NQ/TU. Đồng thời, cũng nêu lên một số đề

xuất, giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu

quả Nghị quyết trong thời gian tới, tập trung

vào một số vấn đề như: Việc xây dựng hệ

thống các nhà hàng, khách sạn phục vụ khách

du lịch; công tác tuyên truyền, quảng bá và

xúc tiến du lịch trong tình hình mới; công tác

đảm bảo ANTT, ATGT tại các khu, điểm du

lịch, nhất là vào mùa Lễ hội, dịp Tết; việc xây

dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng mang

đậm nét truyền thống văn hóa vùng đất Cố đô;

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao làm

trong ngành Du lịch; phát triển các loại hình

du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề; xây dựng

nếp sống văn minh du lịch, công tác đảm bảo

vệ sinh môi trường,…

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Bí

thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh thống nhất với

ý kiến của các đại biểu và nhấn mạnh một số

nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời

gian tới nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số

15-NQ/TU. Theo đó, giữ nguyên các quan

điểm phát triển du lịch trong Nghị quyết 15

của Tỉnh ủy; đồng thời bổ sung các quan điểm

mới theo Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị như:

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn là định hướng chiến lược quan trọng của

tỉnh; phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế

dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên

vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có

thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao; phát

triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống

chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội,

có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy

Đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của

doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý

thống nhất của Nhà nước. Do vậy, trong thời

gian tới, các cấp, ngành và toàn bộ hệ thống

chính trị cần tập trung thực hiện có hiệu quả

một số nội dung:

Các cấp ủy, chính quyền, địa phương, cơ

quan, đơn vị phải xác định phát triển du lịch là

nhiệm vụ chính trị cần tập trung lãnh đạo, chỉ

đạo; triển khai kịp thời, thực hiện có hiệu quả,

nghiêm túc Nghị quyết số 08, ngày

16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du

lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Nghị

quyết số 02, ngày 17/8/2016 của Ban Chấp

hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn, phát huy giá trị

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần

thể danh thắng Tràng An trong phát triển du

lịch giai đoạn 2016 - 2020. Phấn đấu đến năm

2020 du lịch Ninh Bình cơ bản trở thành

ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và chiếm 1 tỷ

trọng lớn trong tỷ trọng cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển

du lịch Ninh Bình đến năm 2025, định hướng

đến năm 2030; Quy hoạch chi tiết các khu,

điểm du lịch; triển khai cắm mốc giới và tổ

chức thực hiện nghiêm túc Quyết định số 230-

QĐ-TTg, ngày 04/02/2016 của Thủ tướng

Tin tức & sự kiện

Hiện Vật

Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chung xây

dựng Quần thể Danh thắng Tràng An tỉnh

Ninh Bình.

Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội

đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ

thuật ngành Du lịch. Khuyến khích các nhà

đầu tư, chiến lược đầu tư, hình thành các khu

dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch

có quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí

chất lượng cao tại các địa bàn trọng điểm. Tập

trung đầu tư hệ thống đường giao thông, hệ

thống các công trình đón tiếp khách tại các

khu, điểm du lịch.

Quan tâm đầu tư xây dựng các sản phẩm

du lịch, xây dựng các tuyến, điểm du lịch mới

có tính liên vùng; khuyến khích, tạo điều kiện

để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất các mặt

hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch; khôi

phục một số phong tục tập quán, lễ hội văn hóa

dân gian; xây dựng mô hình phát triển kinh tế

nông nghiệp chất lượng cao gắn với du lịch và

xây dựng nông thôn mới, Bảo tàng Lúa nước

nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm nông

nghiệp đến trực tiếp khách du lịch. Cần hình

thành tuần lễ du lịch hàng năm, tạo điểm nhấn,

tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí để tạo

sức hấp dẫn với khách du lịch.

Phối hợp triển khai thực hiện đề tài Khoa

học cấp Quốc gia với chủ đề “Nhà Đinh và

không gian văn hóa Trường Yên- Hoa Lư”; tổ

chức tốt Kỷ niệm 1.050 năm thành lập Nhà

nước Đại Cồ Việt vào năm 2018. Làm tốt hơn

nữa công tác quản lý Nhà nước về du lịch, đảm

bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, vệ

sinh an toàn thực phẩm tại các khu, điểm du

lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn

tỉnh; nghiên cứu xem xét chuyển đổi mô hình

quản lý, khai thác Khu du lịch sinh thái Vân

Long, có kế hoạch xây dựng Khu Tam Cốc -

Bích Động trở thành điểm sáng về văn minh,

văn hóa và an toàn; tích cực đổi mới phương

thức, nội dung hoạt động của Hiệp hội Du lịch

Ninh Bình theo hướng thiết thực, hiệu quả và

chuyên nghiệp.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân

bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với Thực hiện

Thông tri số 23 của Tỉnh uỷ về “Tổ dân phố,

thôn xóm an toàn”; chú trọng xây dựng, nâng

cao hiệu quả và nhân rộng các mô hình tổ tự

quản, cụm giáp ranh an toàn về an ninh trật tự,

phong trào toàn dân giữ gìn an ninh trật tự, xây

dựng nếp sống văn hóa, văn minh tại các khu,

điểm du lịch, lễ hội.

Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch,

nhất là quảng bá trên các Đài Phát thanh và

Truyền hình, các Tạp chí Du lịch có uy tín

trong nước và quốc tế, đẩy mạnh quảng bá,

xúc tiến du lịch tại các hội chợ, triển lãm du

lịch quốc tế tại các thành phố lớn và các hội

chợ ở nước ngoài. Thường xuyên tổ chức các

chương trình mời các hãng lữ hành, phóng

viên, các cơ quan báo chí có uy tín đến Ninh

Bình nghiên cứu, khảo sát, xây dựng các

chương trình du lịch giới thiệu cho khách du

lịch. Tăng cường hợp tác, kết nối các tua,

tuyến, khu, điểm du lịch trong nước và quốc tế

để hình thành các chương trình sản phẩm du

lịch chuyên đề, liên vùng với các tỉnh trong

khu vực, các địa phương có Di sản quốc tế, các

trung tâm du lịch của cả nước.

Tỉnh nghiên cứu ban hành các chính sách

thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho đào tạo nguồn

nhân lực du lịch; tăng cường năng lực cho các

cơ sở đào tạo du lịch cả về cơ sở vật chất kỹ

thuật, nội dung, chương trình và đội ngũ giáo

viên. Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác, thu hút

nguồn lực phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Phát huy vai trò của Sở Du lịch trong tham

mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển du

lịch của tỉnh.

Nhân dịp này, 26 tập thể và 20 cá nhân có

thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết

5BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tại Trung tâm Hội nghị tỉnh - Ảnh: Việt Hà

6 BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Hoäi thi naáu aên

ngaønh du lòch tænh Ninh Bình naêm 2017

Ngày 6/4/2017, tại trung tâm của khu

vực lễ hội Hoa Lư đã diễn ra Hội thi

nấu ăn ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình

năm 2017 do Sở Du Lịch tỉnh Ninh Bình chủ

trì tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong khuôn

khổ chương trình chào mừng Lễ hội Hoa Lư

năm 2017.

Hội thi năm nay có sự tham gia của 16 đơn

vị, bao gồm 8 nhà hàng, 5 khách sạn và 3 cơ sở

sản xuất ẩm thực truyền thống. Đến với Hội thi,

các đội đã mang đến tổng số 33 món ăn được chế

biến từ các nguyên liệu tiêu biểu của địa

phương. Có thể nói 33 món ăn mà 16 đơn vị

mang đến vô cùng độc đáo đặc sắc, thể hiện sự

khéo léo tài ba của các đầu bếp, những người đã

thổi hồn vào món ăn và mang lại cho món ăn

những giá trị nhất định nhờ óc sáng tạo và sự tỉ

mỉ, cần cù vốn có của con người vùng đất Cố đô

Ninh Bình.

Ban giám khảo căn cứ vào các tiêu chí:

Trang trí món ăn, hình thức của nguyên liệu,

màu sắc, trạng thái món ăn, mùi vị món ăn và

thuyết minh về món ăn để chấm điểm cho các

món ăn dự thi. Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức đã

trao 18 giải nhất, nhì, ba và khuyến khích. Nhóm

thực phẩm Thịt dê, giải nhất được trao cho Nhà

hàng Thu Hà với món Dê ủ trấu; Nhóm thực

phẩm thủy hải sản, giải nhất trao cho Khách sạn

The Reed với món Nghìn năm hội tụ đá hóa rồng

thiêng; Nhóm thực phẩm món khác, giải nhất

thuộc về Khách sạn Hoàng Sơn Peace với món

Chả phượng.

Hội thi nấu ăn ngành Du lịch tỉnh Ninh

Bình năm 2017 không chỉ là cuộc so tài giữa các

khách sạn, nhà hàng có uy tín trên địa bàn tỉnh

mà còn là cơ hội để các đầu bếp đang làm việc tại

các khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch

được giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn

nhau, nâng cao tay nghề, chất lượng sản phẩm,

dịch vụ. Thông qua Hội thi, những nét văn hóa

ẩm thực truyền thống đặc sắc của địa phương

tiếp tục được giới thiệu, quảng bá tới đông đảo

nhân dân, du khách trong nước và quốc tế. Qua

đó từng bước xây dựng thương hiệu ẩm thực du

lịch Ninh Bình, phát triển du lịch bền vững, góp

phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn của tỉnh trong thời gian tới./.

Nguyễn Loan - XTDL

Đ/c Hoàng Thanh Phong, Phó Giám đốc Sở Du lịch trao tặng giấy khen cho các đơn vị tham gia Hội thi - Ảnh: Xuân Lâm

Từ ngày 22 đến

24/5/2017, Sở Du

lịch tỉnh Ninh

Bình đã tổ chức lớp đào

tạo nghiệp vụ buồng,

bàn, bar, lễ tân cho nhân

viên các cơ sở lưu trú

trên địa bàn tỉnh tại

khách sạn The Reed.

Trong những năm

qua, được sự quan tâm của

Chính phủ, Tỉnh ủy,

HĐND, UBND tỉnh, Du

lịch Ninh Bình đã có bước

phát triển khá nhanh, kết

cấu hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư, thu

hút nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở

kinh doanh dịch vụ du lịch, lưu trú du lịch.

Đến nay, Ninh Bình có 439 cơ sở lưu trú với

5.595 phòng ngủ, với gần 3.000 lao động làm

dịch vụ trong các cơ sở lưu trú du lịch.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn

nhân lực du lịch làm việc trong các cơ sở lưu

trú du lịch trên địa bàn tỉnh, Sở Du lịch tỉnh

Ninh Bình đã phối hợp với Trường Cao đẳng

Thương mại và Du lịch Hà Nội tổ chức lớp đào

tạo nghiệp vụ buồng, bàn, bar, lễ tân cho 126

cán bộ, nhân viên đang làm dịch vụ du lịch tại

các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh.

Lớp học đã góp phần nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp

của bộ phận lễ tân, buồng, bàn, bar , lực lượng

trực tiếp phục vụ khách nhằm đáp ứng được

yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Đây

cũng là cơ hội cho cán bộ, công nhân viên tại

các cơ sở lưu trú du lịch học tập, trao đổi kinh

nghiệm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh

doanh của các cơ sở lưu trú du lịch và giá trị

hình ảnh của Du lịch Ninh Bình./.

Tin tức & sự kiện

Nguyễn Loan - XTDL

Lôùp ñaøo taïo nghieäp vuï

Buoàng, Baøn, Bar, Leã taân

Học viên tham gia lớp học - Ảnh: Xuân Lâm

Học viên phát biểu, trao đổi cùng giảng viên - Ảnh: Xuân Lâm

7BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Trong những năm gần

đây, du lịch Ninh Bình

đang được xem là một

trong những điêm đên an toàn và

hấp dẫn, theo đó là những nhu

cầu cần được hỗ trợ về thông tin

du lịch cũng như đảm bảo an

ninh, an toàn, quyền lợi của du

khách ngày càng tăng cao.

Thực hiện kế hoạch số 31/KH-

UBND ngày 23/3/2017 của Ủy ban

nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc

xây dựng khu du lịch Tam Cốc

Bích Động trở thành điểm sáng về

văn minh, văn hóa và an toàn cho khu du lịch.

Ngày 25/6/2017, Trung tâm hỗ trợ

khách du lịch - Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình đã

chính thức đưa trạm hỗ trợ khách du lịch Tam

Cốc - Bích Động, tại bến thuyền Tam Cốc, xã

Ninh Hải, huyện Hoa Lư đi vào hoạt động

nhằm hỗ trợ các vấn đề thông tin về điểm

đến, dịch vụ du lịch trong khu du lịch và hỗ

trợ các yêu cầu, phản hồi, ý kiến của du khách

nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các dịch vụ

giúp hạn chế các tiêu cực và giữ môi trường du

lịch văn minh, tạo ấn tượng tốt về điểm đến an

toàn, thân thiện, mến khách, góp phần đưa khu

du lịch Tam Cốc - Bích Động trở thành điểm

sáng về văn minh và văn hóa, an toàn cho khu

du lịch./.

Tin tức & sự kiện

8 BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Khai tröông

Traïm hoã trôï khaùch du lòch Tam Coác - Bích Ñoäng

Bài, ảnh - Việt Hà

Đ/c Bùi Thành Đông, Giám đốc Sở Du lịch dự lễ khai trương trạm hỗ trợ khách du lịch Tam Cốc - Bích Động

Mùa vàng Tam Cốc - Ảnh: Xuân Lâm

Xúc tiến du lịch

NINH BÌNH PHOÁI HÔÏP TOÅ CHÖÙC ÑOÙN ÑOAØN FAMTRIP UÙC

KHAÛO SAÙT THÒ TRÖÔØNG DU LÒCH VIEÄT NAM

Thủy Tiên - XTDL

Ng à y 2 3 / 5 / 2 0 1 7 ,

Trung tâm Xúc tiến

Du lịch Ninh Bình

phối hợp với Trung tâm Xúc

tiến Đầu tư, Thương mại, Du

lịch Thành phố Hà Nội tổ chức

đón đoàn Famtrip Úc khảo sát

thị trường du lịch Hà Nội và

một số tỉnh khu vực phía Bắc

(Quảng Ninh, Ninh Bình, Lào

Cai) năm 2017. Sự kiện được

tổ chức nhân dịp Việt Nam

Airlines mở đường bay thẳng

(không điểm dừng) Hà Nội -

Sydney (Úc) từ ngày 28/3/2017; đồng thời là

hoạt động xúc tiến du lịch tiếp nối thành công

chương trình giới thiệu điểm đến du lịch Hà

Nội, Việt Nam tại 3 thành phố lớn của Úc là:

Sydney, Melbourne và Brisbane do Tổng Cục

Du lịch Việt Nam và Trung tâm Xúc tiến Đầu

tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội tổ chức tháng

10/2016.

Đoàn Famtrip có sự tham gia của đại diện

Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du

lịch thành phố Hà Nội; Tổng công ty hàng

không Vietnam Airlines và 20 doanh nghiệp

du lịch hàng đầu của Úc cùng một số cơ quan

thông tấn báo chí truyền hình tại Úc nhằm

khảo sát trực tiếp thị trường du lịch Hà Nội và

một số tuyến điểm du lịch tại các tỉnh: Ninh

Bình, Quảng Ninh, Lào Cai để xây dựng

những sản phẩm du lịch mới, góp phần tích

cực vào việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt

Nam tới du khách Úc, thúc đẩy phát triển thị

trường khách Úc đến Việt Nam. Trong 7 ngày

tại Việt Nam, đoàn Famtrip đã tham quan,

khảo sát các danh lam thắng cảnh nổi tiếng,

thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài

nước như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn

Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Nhà thờ

lớn Hà Nội, Vịnh Hạ Long, Tràng An - Bái

Đính (Ninh Bình), Sapa, Fansipan,.....

Ngày 24/5, Đoàn khảo sát đã tới Ninh

Bình và nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các

đơn vị, doanh nghiệp như: Khách sạn The

Reed, Khách sạn Bái Đính và Doanh nghiệp

Xuân Trường. Trong ngày, đoàn đã tham

quan, khảo sát Khu du lịch sinh thái Tràng An

và Khu tâm linh núi chùa Bái Đính. Tại đây,

đoàn Famtrip đã được du ngoạn, khám phá vẻ

đẹp tự nhiên, hoang sơ quyến rũ của Quần thể

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng

An. Các hang động dài nhỏ hẹp tạo cảm giác

cho du khách như những nhà thám hiểm đang

đi khám phá và khảo cổ hang động. Với những

9BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Xúc tiến Du Lịch

Ninh Bình toå chöùc hoäi nghò “Quaûng baù, xuùc tieán du lòch naêm 2017”

10 BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

nhũ đá hàng vạn năm tạo lên vẻ đẹp lung linh

huyền ảo và lộng lẫy. Xuyên suốt hành trình

du khách có cơ hội ghé thăm và dâng hương tại

đền Trình, đền Trần và phủ Khống. Sau khi

thưởng thức đặc sản thịt dê, cơm cháy trong

bữa trưa, đoàn tiếp tục tham quan Khu du lịch

tâm linh núi chùa Bái Đính, tận mắt ngắm nhìn

những kỷ lục đã được xác lập tại chùa: Chùa

có tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và

nặng nhất Việt Nam, Chùa có bộ tượng Tam

Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam; Chùa có

Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam;....

Chương trình khảo sát du lịch Ninh Bình

nói riêng và Việt Nam nói chung đã để lại

nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi thành

viên của đoàn Famtrip Úc, những đối tượng

chính yếu tác động đến các phân khúc du

khách và nhà đầu tư tiềm năng của xứ sở chuột

túi. Chuyến khảo sát du lịch Việt Nam của

đoàn Famtrip có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

trong việc thu hút ngày càng nhiều du khách

Úc đến Việt Nam, góp phần củng cố vị trí của

Việt Nam là một trong những điểm đến được

khách du lịch Úc ưa thích nhất./.

Phạm Giang - XTDL

Ch i ề u n g à y

0 5 / 4 / 2 0 1 7 , t ạ i

Khách sạn Hoa Lư,

Sở Du lịch Ninh Bình đã tổ

chức Hội nghị “Quảng bá,

xúc tiến du lịch Ninh Bình

năm 2017” với sự tham gia

của lãnh đạo Sở Du lịch; Sở

Văn hóa, Thể thao và Du

lịch; các phòng ban trực

thuộc Sở, Trung tâm xúc

tiến Du lịch các tỉnh Đồng

bằng sông Hồng và phụ cận,

doanh nghiệp lữ hành trong

và ngoài tỉnh cùng đại diện

cơ quan thông tấn báo chí trong tỉnh.

Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch Ninh

Bình năm 2017 là sự kiện nằm trong khuôn

khổ chương trình Lễ hội Hoa Lư năm 2017,

thiết thực chào mừng kỷ niệm 1.049 năm Đinh

Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, 25 năm tái lập

tỉnh. Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích

quảng bá tiềm năng thế mạnh du lịch Ninh

Bình, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của

Đ/c Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc Sở du lịch phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Xuân Lâm

Xúc tiến Du Lịch

tỉnh, là cơ hội để các địa phương, các doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch gặp gỡ, trao

đổi kinh nghiệm để đưa ngành “công nghiệp

không khói” phát triển bền vững.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Bùi

Văn Mạnh, Phó Giám đốc Sở Du lịch Ninh

Bình, chủ trì hội nghị đã khẳng định: Trong

những năm qua, ngành Du lịch Ninh Bình đã

có những bước phát triển vượt bậc, Ninh Bình

có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và hấp

dẫn với nhiều khu điểm du lịch nổi tiếng, nổi

bật là Quần thể danh thắng Tràng An, nơi hội

tụ nhiều giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, địa

chất địa mạo, đa dạng sinh học, môi trường

cảnh quan và sinh thái đặc sắc, độc đáo, đã

được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa

và Thiên nhiên thế giới năm 2014.

Tại Hội nghị, lãnh đạo Trung tâm Xúc

tiến Du lịch Ninh Bình đã giới thiệu khái quát

tài nguyên, các sản phẩm và định hướng phát

triển du lịch Ninh Bình cùng Chương trình xúc

tiến quảng bá du lịch năm 2017. Đại biểu dự

Hội nghị tích cực tham gia thảo luận, đóng góp

nhiều ý kiến về xây

dựng sản phẩm du

lịch Ninh Bình giới

thiệu cho khách du

lịch. Theo đó, phần

lớn đại biểu đồng

tình cho rằng Ninh

Bình giàu tiềm năng

du lịch, đặc biệt

những năm gần đây,

Ninh Bình đã trở

thành điểm sáng về

phát triển du lịch.

Tuy nhiên, Ninh

Bình cần mở rộng

phát triển nhiều sản

phẩm du lịch mới;

tạo cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh

nghiệp khai thác dịch vụ du lịch đặc biệt là

dịch vụ vui chơi giải trí; đẩy mạnh hơn nữa xã

hội hóa trong công tác xúc tiến, quảng bá du

lịch; tăng cường sự liên kết giữa các địa

phương để tạo ra các tour, tuyến du lịch liên

vùng độc đáo như xây dựng các sản phẩm du

lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, các tour du

lịch qua các Kinh đô Việt cổ,...

Phát biểu kết luận Hội nghị, ông Bùi Văn

Mạnh cảm ơn và tiếp thu những ý kiến đóng

góp quý báu của các vị đại biểu. Trong thời

gian tới, du lịch Ninh Bình sẽ tăng cường công

tác xúc tiến, quảng bá du lịch, kết nối các

doanh nghiệp trong việc giới thiệu điểm đến,

chào bán sản phẩm du lịch; đẩy mạnh liên kết

với các tỉnh nhất là các tỉnh Đồng bằng sông

Hồng và phụ cận để tạo ra các sản phẩm du

lịch liên vùng đặc sắc, có chất lượng, hấp dẫn

du khách, góp phần khai thác hiệu quả tiềm

năng du lịch của địa phương để từng bước đưa

du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của

tỉnh./.

Quang cảnh hội nghị - Ảnh: Xuân Lâm

11BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Nét đẹp quê hương

12 BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Xaù lôïi - Baûo vaät linh thieâng taïi chuøa Baùi Ñính

Chùa Bái Đính - nơi hội tụ của linh

khí núi sông, của tâm linh dân

tộc và của nhân kiệt xuất chúng,

là nơi vinh dự được cung nghinh và lưu

giữ xá lợi, bảo vật linh thiêng của

đức Phật.

Xá lợi hay Xá lị là phiên âm của từ

"sarira" trong tiếng Phạn, nghĩa đen là

“những hạt cứng”. Đây chính là phần di thể

còn lại sau lễ trà tỳ nhục cốt (hỏa thiêu thân

xác) của Phật, các bậc Thánh Tăng và các vị

đại sư.

Theo truyền thuyết đạo Phật, khi đức

Phật Thích Ca Mâu Ni viên tịch, các tín đồ

đã đem thi hài Ngài đi hỏa táng. Sau khi lửa

tàn, người ta tìm thấy trong tro có rất nhiều

tinh thể trong suốt, hình dạng và kích thước

khác nhau, cứng như thép, lóng lánh và tỏa

ra những tia sáng muôn màu, giống như

những viên ngọc quý, tất cả được

84.000 viên.

Theo Cao Đài từ điển, xá lợi có năm

màu, ứng năm màu của lá cờ Phật giáo: Màu

xanh tượng trưng cho niềm tin là tín; màu

vàng tượng trưng cho tinh tấn; màu đỏ tượng

trưng cho sự nhớ nghĩ, tức là niệm; màu

trắng tượng trưng cho định; màu cam tượng

trưng cho trí tuệ. Hình dạng và kích thước

của xá lợi cũng rất khác nhau. Nhưng tựu

trung lại, xá lợi là một báu vật của Phật giáo

mà đốt không cháy, đập không vỡ, rắn như

kim cương. Chỉ những ai có cơ duyên mới

được chiêm bái xá lợi Phật và nhìn thấy

được ánh hào quang toả sáng lấp lánh quanh

xá lợi.

Chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất Việt

Nam và Đông Nam Á đã vinh dự 2 lần được

cung nghinh ngọc xá lợi về an vị và cúng

dường vĩnh viễn tại chùa. Tháng 6 năm

2009, chùa Bái Đính cung nghinh ngọc xá

lợi Phật về an vị và cúng dường vĩnh viễn tại

chùa. Đây là bảo vật quý mà Hòa thượng

Pháp sư Tịnh Giác (Visuddhisaro

Mahathera), cố vấn tối cao Giáo hội Phật

giáo Hoàng gia Thái Lan, Viện chủ Tổ đình

Giác Quang (TP Hồ Chí Minh) cúng dường

cho chùa. Đến tháng 3 năm 2010, lần thứ hai

chùa Bái Đính được cung nghinh ngọc xá lợi

về an vị và cúng dường. Đây là những viên

ngọc xá lợi do ngài Chủ tịch Hội Phật giáo

thế giới tại Ấn Độ trao tặng đến Phó Chủ tịch

Phạm Giang - XTDL

Bảo tháp - Nơi lưu giữ Xá lợi Phật - Ảnh: Việt Hà

Nét đẹp quê hương

nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Nguyễn Thị Doan nhân chuyến viếng thăm

chính thức nước Cộng hòa Ấn Độ hồi cuối

tháng 9 đầu tháng 10/2009. Phó Chủ tịch

nước đã giao cho Giáo hội Phật giáo Việt

Nam tổ chức lễ tiếp nhận và cung nghinh

ngọc xá lợi Phật về tôn thờ tại Bảo tháp chùa

Bái Đính.

Chùa Bái Đính có được những vinh dự

to lớn này là vì nơi đây có sự tổng hòa giữa

linh thiêng trầm mặc của Bái Đính cổ tự

cùng sự nguy nga hoành tráng của Bái Đính

tân tự, là miền đất Phật đã có tự lâu đời, là

nơi diễn ra các sự kiện oai hùng trong lịch sử

đất nước. Đây là nơi vua Đinh Tiên Hoàng

cho lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa,

vua Quang Trung chọn làm lễ tế cờ động

viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá

quân Thanh,..

Bái Đính cổ tự rất đỗi linh thiêng, gắn

liền với nhiều huyền thoại về cuộc đời của vị

danh sư sáng lập: Lý triều Quốc sư Nguyễn

Minh Không. Chùa Bái Đính cổ ra đời vào

triều Lý, sau khi Đức Thánh Nguyễn về đây

tìm cây thuốc quý chữa bệnh cho vua và tình

cờ phát hiện ra vùng đất thiêng và từ đó đã

biến nơi này thành chùa thờ Phật. Trải qua

bao thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa Bái

Đính cổ theo kiến trúc chùa động độc đáo,

từng một thời nức tiếng là “Minh đỉnh danh

lam” đã được tôn tạo, trùng tu khang trang

với các hạng mục: động thờ Phật, động thờ

Mẫu, điện thờ Đức Thánh Nguyễn Minh

Không, điện thờ Đức Thánh Cao Sơn.

Tiếp nối truyền thống tâm linh của chùa

Bái Đính cổ, trong cùng một không gian văn

hóa tâm linh, một ngôi chùa mới đã được

xây dựng vào đầu thế kỷ XXI, với quy mô

hoành tráng, bề thế, mang tầm vóc công

trình kiến trúc Phật giáo lớn nhất Việt Nam

và khu vực Đông Nam Á với nhiều kỷ lục

Việt Nam và châu Á đã được xác lập như:

tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn

nhất châu Á, hành lang 500 vị La Hán dài

nhất châu Á, tượng Phật Di Lặc bằng đồng

lớn nhất Đông Nam Á,...trong đó nổi bật là

Bảo tháp Xá lợi Phật 13 tầng - Nơi lưu giữ

Xá lợi, bảo vật vô giá đối với các Phật tử

trong và ngoài nước.

Chùa Bái Đính được cúng dường ngọc

xá lợi có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời

sống tâm linh của Tăng ni, Phật tử, góp phần

đưa Bái Đính trở thành một trong những

trung tâm văn hóa tâm linh Phật giáo của

Việt Nam và khu vực Đông Nam Á./.

Bên trong Bảo tháp - Ảnh: Việt Hà

13BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Xúc tiến Du Lịch

14 BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

GIAÙ TrÒ LÒCH Söû, VAÊN HOÙA CUÛA Leà HOÄI HOA LÖNhật Quỳnh - XTDL

"Ai là con cháu Rồng tiênTháng Ba mở hội Trường Yên thì về".

Hàng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nhân dân Trường Yên lại nô nức chuẩn bị Lễ hội để tưởng nhớ, tri ân công đức hai vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn. Lễ hội được tổ chức đều đặn hàng năm và trở thành truyền thống tại di tích Cố đô Hoa Lư trên địa bàn xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình - nơi tọa lạc của 2 ngôi đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành. Vì thế mà Lễ hội có nhiều tên gọi: Lễ hội Trường Yên, lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư, lễ hội Cờ lau.

Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày từ mùng 9 đến 11 tháng 3 âm lịch, gắn với sự kiện ngày vua Đinh đăng quang lên ngôi Hoàng Đế mùng 10 tháng 3 năm 968. Lễ hội có rất nhiều nghi lễ và hoạt động gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng:

Lễ Mở cửa đền: Trước ngày lễ hội nhân dân tổ chức Lễ Mở cửa đền để cúng tế thần linh và hai vua xin được tổ chức Lễ hội, đồng thời xin thần linh phù hộ cho lễ hội được tổ chức thành công.

Lễ Rước nước: Từ đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng đoàn rước nước tiến ra sông Hoàng Long là nơi gắn liền với truyền thuyết Rồng vàng nổi lên đưa Bộ Lĩnh qua sông. Sau khi tế thần linh ở bến sông, nước được lấy vào chóe rước về đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng phục vụ cho việc tế lễ.

Lễ Mộc dục: Nước ở bến sông Hoàng Long trong Lễ rước nước sau khi tế lễ được dùng để bao sái tượng thờ. Đây là một công việc trong công tác chuẩn bị nhưng lại được

thực hiện trong ngày hội chính vì việc bao sái tượng phải vào giờ phút linh thiêng nhất và dùng nước tinh khiết ở bến sông Hoàng Long.

Lễ Dâng hương: Được diễn ra ngay sau khi hoàn thành Lễ Mộc dục để bách gia trăm họ cùng kính lễ với đức tiên đế trong giờ phút linh thiêng của ngày khai hội.

Lễ Tế: Bao gồm: Tế ca cửu khúc và Tế nữ quan. Lễ tế được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến môn nghệ thuật hát được vua Đinh Tiên Hoàng yêu thích, cũng là cách nhân dân ta ôn lại lịch sử và công lao của đức vua qua hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian.

Sau phần Lễ là phần Hội với các trò chơi dân gian: Tục hèm Cờ lau tập trận; Kéo chữ Thái Bình. Cuộc đời và sự nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng đã được tái hiện qua hai nội dung có tính chất tiêu biểu, thuộc hai giai đoạn: tuổi ấu thơ (tập trận cờ lau) và đến giai đoạn bình định sơn hà (kéo chữ Thái Bình)

Tục hèm Cờ lau tập trận: Là một tiết mục diễn xướng gợi nhớ về thời niên thiếu của vua Đinh Tiên Hoàng. Tuổi ấu thơ chăn trâu cùng đám bạn chơi trò trận giả, nhờ đó mà đúc

Lễ rước nước trên sông Hoàng Long - Ảnh: Xuân Lâm

Nét đẹp quê hương

rút kinh nghiệm để chiến thắng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước và lên ngôi hoàng đế.

Kéo chữ Thái Bình: Năm 970 vua Đinh

Tiên Hoàng lấy niên hiệu là Thái Bình với

mong ước nhân dân được hưởng cảnh thái

bình, ấm no, hạnh phúc. Kéo chữ Thái Bình là

một tiết mục đặc sắc mang đậm tính chất sinh

hoạt văn hóa tín ngưỡng. Đây là trò diễn nghi

thức trò chơi dân gian. Đội quân kéo chữ gồm

50 - 60 người mặc đồng phục dàn thành chữ

Thái Bình.

Một số hội thi: Thi bơi chải, đấu vật tưởng

nhớ đến việc vua Đinh tuyển chọn quân đội và

luyện tập thủy quân. Ngoài ra còn có nhiều

hoạt động khác như: Thi đấu cờ tướng, chọi

gà, nấu ăn… góp phần tạo nên không khí vui

nhộn, hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông

đảo quần chúng nhân dân.

Giá trị lịch sử của Lễ hội Hoa Lư thể hiện

qua việc tái hiện lại cuộc đời và sự nghiệp của

đức vua Đinh Tiên Hoàng, từ thuở thiếu thời

nuôi chí lớn cờ lau tập trận đến khi dựng cờ

khởi nghĩa bình thập nhị sứ quân, xưng Đế gây

nền độc lập, đặt nền móng xây dựng chế độ

phong kiến trung ương tập quyền để ngày ấy

nước Đại Cồ Việt sánh ngang Bắc Tống. Các

nghi lễ trong Lễ hội đã thể hiện đạo lý “uống

nước nhớ nguồn” lòng biết ơn sâu sắc của dân

tộc ta.

Giá trị văn hóa của lễ hội là một nghi lễ

chung của cộng đồng, một nghi lễ hết sức quan

trọng trong đời sống văn hóa được thể hiện

thông qua sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh và các

loại hình diễn xướng dân gian, nghệ thuật

ngôn từ…. mang tính cố kết cộng đồng có vai

trò đặc biệt trong đời sống tinh thần, đem lại

những giá trị tích cực và là niềm tự hào của

người dân vùng đất Cố đô Hoa Lư./.

Khaùm phaù laøng thoå daânKhaùm phaù laøng thoå daân

treân ”ñaûo ñaàu laâu“ ôû Ninh Bình treân ”ñaûo ñaàu laâu“ ôû Ninh Bình

Khaùm phaù laøng thoå daân

treân ”ñaûo ñaàu laâu“ ôû Ninh Bình

Ảnh - Xuân Lâm

Kong: Skull Island (Kong: Đảo đầu lâu) là bộ phim bom tấn đầu tiên của Hollywood quay

tại Việt Nam và đã được công chiếu trên toàn thế giới, với những cảnh quay ấn tượng, tạo cho

người xem cảm giác choáng ngợp về khung cảnh thiên nhiên kỳ ảo.

15BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Nét đẹp quê hương

16 BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Tràng An, Tam Cốc và Vân Long sở hữu khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với những dãy núi cao, hệ thống hang động nguyên sơ, bí ẩn bên những ngôi làng nhỏ bình yên. Chính những vẻ đẹp hùng vĩ đó tạo nên một “Đảo đầu lâu” vô cùng tráng lệ mà cũng đầy bí ẩn, góp phần làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm điện ảnh về huyền thoại Kong.

Ngày 15/4, trong lễ khai hội Tràng An năm 2017, khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) đã chính thức mở cửa chào đón du khách đến tham quan phim trường Kong: Skull Island. Bối cảnh chính của phim trường chính là làng thổ dân được phục dựng như nguyên mẫu giống trong phim. Có khoảng 40 túp lều nóc nhọn được làm bằng tre, nứa đã được dựng lên. Ngoài các túp lều, nhiều vật dụng sinh hoạt, giá treo đồ, bếp… của thổ dân cũng được dựng lên để du khách tham quan.

Đến tham quan Đảo Đầu Lâu du khách không chỉ được tham quan ngôi làng trong phim đã được phục dựng mà còn được gặp các

thổ dân là những diễn viên từng tham gia đóng phim cũng đã được đưa đến đây hóa trang. Để trở thành thổ dân, các nông dân Ninh Bình được hóa trang kỹ lưỡng, nhuộm đen làn da, tô các vết sọc vàng, mặc trang phục của thổ dân.

Cũng tại phim trường Kong: Skull Island, chiếc tàu làm bằng xác máy bay cũng đã được phục dựng giống như trong phim để du khách tham quan và chụp ảnh lưu niệm.

Cùng với việc tái hiện lại phim trường, hiện nay Ninh Bình đã mở tuyến du lịch mới (tuyến 2) kết nối các điểm Hành cung Vũ Lâm hang Lấm suối Tiên phim trường để phục vụ du khách.

Về với vùng đất Cố đô, du khách có dịp tham quan Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới đầu tiên của Việt Nam, đặc biệt là có cơ hội khám phá cuộc sống của các thổ dân trên “Đảo Đầu Lâu”./.

Ñeán Ninh Bình thöôûng thöùc thieân nhieân töôi ñeïp vaø dòu maùt Vũ Thùy Linh - Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An

Ninh Bình được thiên nhiên ưu đãi nhiều tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và độc đáo, nhiều khu

du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước như: Cố đô Hoa Lư, vườn quốc gia Cúc Phương, khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc - Bích Động... Vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp và dịu mát luôn mời gọi du khách về thăm.

Khu du lịch sinh thái Tràng AnCách trung tâm thành phố Ninh Bình

khoảng 7km về hướng Tây, Tràng An mang theo vẻ đẹp của núi non hùng vĩ, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng. Đến với Tràng An, du khách có thể du thuyền thưởng lãm khung cảnh đẹp

như tranh vẽ với màu sắc chủ đạo là màu xanh tươi mát của bầu trời xen lẫn màu xanh của cỏ cây, đâu đó ánh nắng vàng len lỏi qua kẽ lá.

Khí hậu bên ngoài dù có nắng nóng thế nào, nhưng khi lái đò xuôi thuyền lướt đi trên dòng nước trong vắt, có thể nhìn thấy tận đáy rong múa lượn dưới nước, luồn qua các hang động xuyên thủy, du khách sẽ cảm nhận được làn gió thổi mơn man, dịu dàng, cái nóng bức hiện tại dường như tan biến hết, chỉ còn sự thư thái, mát lạnh và tâm hồn sảng khoái.

Khu danh thắng Tam Cốc Tam Cốc thuộc địa phận xã Ninh Hải,

huyện Hoa Lư, cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 8km về phía Tây Nam, là một

Nguyễn Loan - XTDL (tổng hợp)

Nét đẹp quê hương

trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng với hệ thống hang động xuyên thủy và phong cảnh trữ tình, nên thơ. Đến với Tam Cốc, du khách sẽ được du thuyền trên dòng sông Ngô Đồng, hòa mình vào với thiên nhiên, đất trời và khám phá sự kỳ bí của thiên nhiên.

Đặc biệt đến với Tam Cốc vào khoảng thời gian giữa tháng 5, đầu tháng 6, du khách sẽ được ngắm nhìn Tam Cốc thay màu áo mới, màu vàng rực của cánh đồng lúa chín. Những chiếc thuyền nhỏ sẽ đưa du khách chiêm ngưỡng những điều mới lạ, cảnh trí mê hồn, tránh xa những mệt mỏi, bộn bề của cuộc sống hàng ngày.

Chùa Bích ĐộngĐược mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhị

động”, có nghĩa là động đẹp thứ nhì của trời Nam, Bích Động là một trong những lựa chọn hoàn hảo cho du khách.

Chùa Bích Động - một công trình kiến trúc cổ được xây dựng trên sườn núi Bích Động, thuộc thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Bích Động có nghĩa là “động xanh”, có lẽ bởi khi đến đây, toàn cảnh núi, động, sông nước, cây cối đều được phủ một màu xanh mát và ngôi chùa nổi bật giữa nền xanh đó. Hai bên lối vào chùa, hoa sen đua nhau nở, màu hồng của cánh sen hòa quyện vào màu xanh của lá. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh tươi mát, không khí trong lành, mát mẻ. Đến đây, du khách vừa có thể chiêm bái, vừa có thể cảm nhận sự hoang sơ của thiên nhiên.

Khu du lịch sinh thái Vườn Chim Thung Nham

Nếu muốn tìm một địa điểm nghỉ dưỡng thì đây chắc chắn là một lựa chọn khá lý tưởng cho các du khách. Khu du lịch sinh thái Vườn Chim Thung Nham nằm ở một vị trí phong cảnh hữu tình, hoang sơ, kỳ thú, non xanh nước biếc được bao bọc biệt lập với các khu bên ngoài.

Đặc biệt khi đến đây, du khách sẽ được khám phá cuộc sống hoang dã của gần 40 loài chim. Mỗi buổi chiều tà, khi hoàng hôn buông xuống, từng đàn cò trắng bay lượn, trú ngụ kín cả một vùng ngập nước. Sau khi khám phá vẻ đẹp của Thung Nham, du khách có thể nghỉ ngơi trên các dãy nhà sàn, thưởng thức những món ăn ẩm thực dân dã đồng quê độc đáo, đặc trưng của vùng đất Ninh Bình như thịt dê, gà đồi, lợn cắp

nách, cá hồ tự nhiên, rau rừng… và thả hồn trong không gian thanh bình, yên ả của Thung Nham. Không chỉ là địa điểm tham quan, nghỉ dưỡng mà Thung Nham còn là nơi phù hợp để tổ chức các sự kiện, hội nghị, các chương trình giao lưu văn nghệ, cắm trại, teambuilding.

Hang MúaHang Múa nằm dưới chân núi Múa, thuộc

địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư. Đến với Hang Múa, du khách có thể rèn luyện sức khỏe khi leo 486 bậc thang để thả hồn mình giữa khung cảnh đồng quê và đắm chìm giữa không gian mênh mông của đất trời.

Từ dưới chân núi, những bậc đá dẫn lên đỉnh núi nối nhau như Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ. Hai bên bậc thang được chạm khắc hình phượng hoặc rồng một cách công phu, tinh tế và sắc nét. Trên đỉnh núi được đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát hướng mắt xuống vùng đất Cố đô xưa. Đứng từ trên cao, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh đẹp say đắm lòng người của khu Tam Cốc và thưởng thức nguồn không khí trong lành cùng làn gió mát mơn man.

Động Am TiênĐộng Am Tiên nằm trong dãy núi Ngũ

Phong Sơn thuộc Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 10 km.

Chùa Am Tiên là nơi thờ Phật. Ngoài ra trong động còn có ban thờ Đức Thánh Nguyễn Minh Không. Tương truyền, dưới thời nhà Đinh đây là khu vực nhốt hổ dữ để trị kẻ có tội. Đến thời nhà Lý, thiền sư Nguyễn Minh Không vào đây tụng kinh thuyết pháp, cải đặt tên là động Am Tiên. Nơi đây vẫn còn giữ được những nét đẹp hoang sơ tự nhiên. Muốn lên được động, du khách phải trải qua hơn 200 bậc đá. Nhiều nhũ đá trong động có hình cây thóc, cây tiền, trái phật thủ, nụ hoa sen rủ xuống.Từ chùa Am Tiên nhìn xuống, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan hùng vĩ với thế núi cao sừng sững và hồ nước trong xanh trải dài hút tầm mắt. Không chỉ mang ý nghĩa về mặt lịch sử, mà phong cảnh hữu tình cùng những điều bí ẩn nơi đây luôn khiến du khách lựa chọn là điểm dừng chân để khám phá những điều mới lạ./.

17BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

18 BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Di tích lòch söû vaø kieán truùc ngheä thuaätDi tích lòch söû vaø kieán truùc ngheä thuaät

Ñình Caùc - Ñieåm ñeán haáp daãn du khaùch khi ñeán vôùi Hoa LöÑình Caùc - Ñieåm ñeán haáp daãn du khaùch khi ñeán vôùi Hoa Lö

Di tích lòch söû vaø kieán truùc ngheä thuaät

Ñình Caùc - Ñieåm ñeán haáp daãn du khaùch khi ñeán vôùi Hoa LöPhòng Văn hóa và Thông tin huyện Hoa Lư

Đình Các nằm trong khu du lịch

Tam Cốc - Bích Động và Đền Thái

Vi là một - trong những điểm

tham quan kỳ thú và hấp dẫn.

Đình Các nằm phía Tây Bắc thôn Văn

Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh

Bình. Theo sách Thái Vi Quốc Tế Ngọc Ký thì

trước thời Trần vùng này dân cư thưa thớt,

được chia thành các chòm xóm gọi là Ô Lâm.

Sau kháng chiến chống quân Nguyên Mông

lần thứ nhất (1258) Trần Thái Tông khi đó 40

tuổi, ông nhường ngôi cho Thái tử Hoảng

(Trần Thánh Tông), về vùng núi Vũ Lâm nay

là Văn Lâm vào Hang Cả, Hang Hai và Hang

Ba dựng một Am nhỏ để tu hành nhưng do địa

thế ở đây chật hẹp, lầy lội không tiện giao

thông nên Trần Thái Tông đã chuyển ra động

Vũ Lâm dựng Am Thái Vi, mở đầu cho cuộc

xây dựng Hành Cung Vũ Lâm. Theo truyền

thuyết thì để bảo vệ cho Am Thái Vi, Trần Thái

Tông đã cho dựng những trạm gác kiên cố

như: Cửa Quan hay Tam Quan, Gò Mưng, Cửa

Quen, Đình Các là nơi các quan tập trung sửa

áo mũ để vào Am Thái Vi.

Đình Các thờ công đồng gần giống như

đền Thái Vi gồm các nhân vật sau: Vua Trần

Thái Tông; Vua Trần Thánh Tông; Hiền Từ

Hoàng Thái hậu; Linh Các Đại Vương; thổ

thần của hai giáp Các và giáp Cật.

Đình Các được xây dựng trên một khu đất

cạnh mình con rồng, theo nhân dân địa

phương con đường chạy qua trước cửa đình là

thân rồng, thân rồng ở tận đò Ba Vuông, đầu

rồng ở đền Thái Vi, Đình Các ở giữa.

Đình Các được khởi dựng từ thời Trần,

đến thời Nguyễn nhân dân địa phương mới

dựng như ngày nay nhưng vẫn có bóng dáng

của kiến trúc thời Hậu Lê. Đình có dáng thấp,

đao cong có kiến trúc hình chữ Nhất (-) không

có chuôi vồ. Đây là một ngôi đình cổ chỉ có

một tòa đại đình, 5 gian, 4 hàng chân cột bằng

gỗ lim, tường được xây bằng đá thước dài

40cm, hai bên đốc có 4 cột đá hình trụ vuông

(25cm x 25cm) đỡ mái; vì kèo kiểu chồng

rường, hoành vuông, ngói vẩy hai vì giữa các

mảng chồng rường được trang trí tứ linh: long,

ly, quy, phượng; các con rường được tạo hình

rồng; bốn chiếc bẩy được trạm rồng, lá hóa

rồng rất mềm mại; hai đầu hồi là hai kẻ góc đỡ

bốn đao cong cổ kính.

Đến tham quan chiêm bái di tích Đình

Các, du khách có thể đi theo hai đường thủy và

bộ:

Đường bộ: Từ thành phố Ninh Bình du

khách đi theo quốc lộ 1 đi Thanh Hóa 04km

đến Cầu Vòm, rẽ phải đi theo đường liên xã

3km nữa là đến di tích.

Đường thủy: Từ thành phố Ninh Bình du

khách theo dòng sông Vân xuôi dòng đến ngã

ba Cầu Yên 4km nơi gặp nhau giữa sông Vân

Sàng và sông Thiệu Dưỡng rồi theo sông

Thiệu Dưỡng vào sông Ngô Đồng khoảng

3km nữa, đến bến Đình Các là đến di tích./.

Nét đẹp quê hương

Gia Viễn (Ninh

Bình) là miền

quê được bao

bọc bởi sông Hoàng

Long, sông Đáy và sông

Bôi. Đây là vùng chiêm

trũng ngập nước của

những ngọn núi đá vôi

mọc lên từ những đầm

nước ngọt, người dân vì

thế vốn có nghề làm tép

riu từ xa xưa. Mắm tép

Gia Viễn đã trở thành

một đặc sản đặc trưng

của vùng đất này.

Đến Ninh Bình, du khách không nên bỏ

lỡ cơ hội thưởng thức món đặc sản mắm tép

Gia Viễn - Thứ mắm mặn mòi, dân dã nhưng

đậm đà tình nghĩa và đã trở thành thứ đặc sản

độc đáo, nổi tiếng của người dân Ninh Bình.

Loại mắm này được làm từ loại tép riu còn

tươi, già, thân tròn, nhỏ con, màu xanh lam.

Đem tép rửa sạch và để ráo nước, sau đó trộn

tép với thính gạo vàng (gạo đem rang và giã

nhỏ) và muối theo một tỉ lệ nhất định, bỏ vào

hũ, đổ ít nước sôi để nguội và ủ trong ít nhất 1

tháng trở lên mới đem nấu chín ăn.

Mắm tép Gia Viễn thành phẩm có màu

đỏ tươi đẹp mắt, lại có mùi thơm và vị mặn

ngọt đặc trưng mắm tép. Dùng mắm tép Gia

Viễn không cần cho thêm bột ngọt mà mắm

vẫn có vị ngọt rất quyến rũ vị giác. Mắm tép

có thể làm quanh năm nhưng ngon nhất vẫn

là mùa đông vì tép mùa này béo, nhiệt độ

cũng không cao nên được mắm và mắm

ngon.

Mảnh đất Ninh Bình nổi tiếng với những

giá trị lịch sử lâu đời cùng những danh lam

thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng

luôn là sự lựa chọn trong mỗi hành trình du

lịch của du khách gần xa. Cùng với phong

cảnh thiên nhiên tươi đẹp là những món ăn

nổi tiếng mà khi nhắc đến người ta sẽ nghĩ

ngay tới Ninh Bình như: Cơm cháy, Tái dê,

nem Yên Mạc... đặc biệt không thể không

nhắc tới món Mắm tép Gia Viễn./.

Nét đẹp quê hương

Maém teùp Gia Vieãn Ñaëc saûn ñoàng queâ vuøng chieâm truõng

Nguyễn Loan - XTDL

Mắm tép - Ảnh: Việt Hà

19BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Nét đẹp quê hương

Nguyễn Loan - XTDL

20 BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Caàu ngoùi Phaùt Dieäm - Caây caàu ñoäc ñaùo hôn 100 naêm tuoåi ôû Ninh Bình

Kim Sơn là huyện ven biển nằm ở cực Nam của tỉnh Ninh Bình và miền Bắc,

đây là huyện thuần khiết đồng bằng, được thành lập bởi doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ trong công cuộc khai hoang lấn biển cách đây 2 thế kỷ. Trong thời gian lấn đất bãi bồi ven biển mở làng, ông đã cho xây dựng hệ thống thủy lợi để dẫn nước ngọt về thau chua rửa mặn. Sông Ân chảy qua thị trấn Phát Diệm là một công trình thủy lợi được ông cho xây dựng trong nhiều năm, lấy nước ngọt từ đầu nguồn về đây rửa mặn để người dân sản xuất được thuận lợi.

Khi có sông Ân, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, Nguyễn Công Trứ đã cho xây dựng cầu ngói Phát Diệm để nối đôi bờ sông Ân. Cầu ngói Phát Diệm được xây dựng năm 1902, là một trong những cây cầu có kiến trúc độc đáo ở nước ta hiện nay. Cầu không chỉ có chức năng giao thông mà còn là điểm hẹn văn hóa của người dân địa phương qua nhiều thế hệ.

Cây cầu ngói Phát Diệm ngày nay vẫn còn giữ được nguyên dáng vẻ của chiếc cầu xưa. Cầu có kiến trúc cổ xưa được làm hoàn toàn bằng gỗ, hai bên cầu là hai hàng cột gỗ và những song gỗ lim làm lan can rất chắc chắn. Cầu có dáng cầu vồng, bên trên lợp ngói, có 3 nhịp, mỗi nhịp 4 gian. Chiều dài cây cầu là 36m, chiều rộng là 3m. Phía hai bên đầu cầu có các bậc tam cấp, chỉ người đi bộ mới qua được cầu. Cầu ngói Phát Diệm là một công trình độc đáo, đã được in hình trên tem bưu chính Việt Nam.

Với người dân Phát Diệm, cây cầu ngói này không chỉ có chức năng giao thông qua lại mà

còn như một mái đình làng cổ kính, điểm hẹn văn hóa, nơi giao lưu hẹn hò của thanh niên nam nữ.

Cầu ngói Phát Diệm là biểu tượng của huyện Kim Sơn, sau thời gian bị xuống cấp, hư hỏng nhiều chỗ, Ủy ban nhân dân huyện đã cho trùng tu lại cầu ngói, những bộ phận hư hỏng đã được thay thế, toàn bộ các cột gỗ được phun sơn chống mối mọt... việc thay thế này không ảnh hưởng đến kiến trúc nghệ thuật cũng như giá trị văn hóa, lịch sử của toàn cây cầu cổ. Lần sửa này nằm trong chương trình chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ huyện Kim Sơn.

Hơn 100 năm qua, cây cầu ngói Phát Diệm luôn là niềm tự hào của người dân thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Cây cầu này không chỉ là cây cầu để qua lại bình thường mà còn là một công trình văn hóa rất ý nghĩa. Cùng với chùa Cầu ở Hội An (Quảng Nam), cầu ngói Thanh Toàn ở huyện Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), cầu ngói Phát Diệm, huyện Kim Sơn là một trong những cây cầu có kiến trúc độc đáo nhất ở nước ta hiện còn lưu giữ, bảo tồn cho đến ngày nay./.

Cầu ngói Phát Diệm - Ảnh: Xuân Lâm

Nét đẹp quê hương

Vaân Long thanh tao muøa sen nôû

Với diện tích gần

3.000 ha, nằm

trên địa phận

huyện Gia Viễn, tỉnh

Ninh Bình, Khu bảo tồn

thiên nhiên đất ngập

nước Vân Long cách

thành phố Ninh Bình

17km về phía Bắc. Đây

là khu bảo tồn thiên

nhiên đất ngập nước lớn

nhất Đồng bằng Bắc Bộ.

Đến với Vân Long, du

khách không chỉ như lạc

vào chốn bồng lai tiên

cảnh với cảnh vật hoang sơ tuyệt đẹp giữa

mênh mông đất trời mà đặc biệt vào mùa hạ,

du khách được đắm mình trong hương sắc của

hoa sen dưới chân núi Mèo Cào đẹp như một

bức tranh thủy mặc.

Được mệnh danh là “vịnh Hạ Long không

sóng”, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước

Vân Long với những dãy núi đá vôi trùng

điệp, những hang động đẹp được bao bọc bởi

những đầm nước mênh mông phẳng lặng,

được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập

2 kỷ lục: “Nơi có số lượng cá thể voọc mông

trắng nhiều nhất” và nơi có “Bức tranh tự

nhiên lớn nhất”.

Vân Long là khu vực có diện tích đa dạng

sinh học cao, với 3 hệ sinh thái cùng tồn tại là

hệ sinh thái trên cạn được hình thành từ nền

Karts, hệ sinh thái dưới nước được hình thành

ở vùng trũng mang đặc trưng của vùng đầm

lầy nước ngọt Đồng bằng sông Hồng và hệ

sinh thái nơi ở của dân cư. Không chỉ là khu

bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước độc đáo

nhất Đồng bằng Bắc Bộ, Vân Long còn là nơi

có cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa

hấp dẫn. Vân Long có 32 hang động trong đó

có nhiều hang động đẹp có giá trị về du lịch

như hang Bóng, hang Cá, hang Rùa, hang

Chanh, Kẽm Chăm,…

Khám phá, trải nghiệm cùng non nước

Vân Long, du khách không chỉ có cơ hội được

ngồi thuyền thưởng ngoạn khung cảnh non

nước hữu tình, thanh bình mà tĩnh lặng, được

tận mắt ngắm loài Voọc mông trắng, một loài

linh trưởng đặc hữu quý hiếm có tên trong

Sách đỏ của Việt Nam và thế giới, hay ngắm

trọn khung cảnh hàng nghìn con cò tung cánh

bay về trắng cả một góc trời. Đặc biệt vào tiết

trời mùa hạ, khi ánh nắng hạ bừng lên những

tia sáng cùng tiếng ve báo hiệu mùa hè, đầm

Vân Long như khoác lên mình tấm áo mới sặc

Phạm Giang - XTDL

Vân Long mùa sen nở dưới chân núi Mèo Cào - Ảnh: Xuân Lâm

21BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

sỡ của hoa sen - một loài hoa thanh tao “rũ bùn

đứng dậy chói lòa”. Một đầm sen mênh mông

tỏa ngát hương thơm dưới chân núi Mèo Cào,

một trong những ngọn núi đẹp và độc đáo nhất

trong quần thể núi đá vôi bao quanh đầm Vân

Long phẳng lặng, đã tạo cho Vân Long một

phong cảnh hữu tình mà nên thơ. Khác với các

đầm sen ở những nơi khác nhộn nhịp người

đến chụp ảnh, đầm sen nơi đây ít người biết

đến nên vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, thuần

khiết. Đặc biệt lại nằm trong một khung cảnh

tuyệt đẹp của một vùng quê yên bình chắc

chắn sẽ mang đến cho du khách những ấn

tượng khó phai.

Vân Long - nơi “mây rồng hội tụ” không

chỉ có những giá trị nổi bật về sinh thái, tính đa

dạng sinh học cao, mà còn sở hữu cảnh quan

tuyệt đẹp, sơn thủy hữu tình. Vân Long càng

trở nên đẹp, thanh tao và thuần khiết hơn với

đầm sen mênh mông tựa thế núi trong khung

cảnh yên bình của một miền quê Bắc Bộ sẽ

mang đến cho du khách những trải nghiệm

tuyệt vời trong mùa hạ chói chang./.

Nét đẹp quê hương

22 BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Ninh Bình trong maét toâi, ñeïp ñeán nao loøngThuỷ Tiên - XTDL

Ni n h B ì n h

không chỉ in

dấu trong lòng

tôi bằng những cảnh

đẹp nên thơ, những món

ăn được chế biến tinh tế,

cầu kì, những áng văn

chương, những câu ca

dao tục ngữ, mà còn đi

vào lòng những người

con của mảnh đất Ninh

Bình bằng những điều

bình dị nhất, những

điều dịu dàng nhất. Đó

là những ngày đi học đạp xe qua những con

đường bạt ngàn hoa lau, là những sáng sớm

tinh sương thả bộ trên con đường phượng vĩ,

những buổi chiều được nghỉ học chơi trốn tìm

tại công viên Non Nước,...Tôi nghe những

sáng ồn ào náo nhiệt, tiếng những cô bán hàng

rong, tiếng những bà hàng xén, những chị

hàng nước, tiếng con người tất tả đi làm, tiếng

trẻ em rủ nhau đi học, tất cả như một bản hòa

ca. Có lẽ bản hòa ca ấy ở nơi đâu cũng có,

nhưng với riêng tôi, ở Ninh Bình, mọi thứ sao

thân quen, đáng yêu đến lạ. Tôi vẫn nhớ những

chiều đi học về nhà, cố bớt thêm chút thời gian

đi một vòng quanh bờ hồ Máy Xay, nơi những

rặng liễu ngả xuống hồ như những nàng công

chúa tóc mây, theo tiếng gió bay, sao nên thơ

đến thế. Tôi nhớ những ngày giáp Tết, cùng

Một góc hồ Máy Xay TP Ninh Bình - Ảnh: Xuân Lâm

Nét đẹp quê hương

23BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

nhóm bạn học đạp xe trên cung đường Đinh

Tiên Hoàng, khu Quảng Trường, Cầu Non

Nước rực rỡ ánh đèn, đẹp như một bài thơ.

Mảnh đất Ninh Bình có lẽ không phải là lớn

trên bản đồ Việt Nam xét trên diện tích địa lý,

nhưng lại chứa bao điều thú vị, bao nhiêu di

tích. Mỗi một bước chân người đi là bao nhiêu

câu chuyện diệu kì.

Ai về qua đất Ninh Bình

Mà xem phong cảnh hữu tình nên thơ

Nước non non nước như mơ

Càng nhìn Dục Thúy, càng ngơ ngẩn lòng

Có một Tràng An nên thơ đến vậy

Nhắc đến Ninh Bình, là nhắc tới Tràng An

- một vẻ đẹp vừa hoang sơ nguyên vẹn, với núi

non, sông nước và những cánh đồng lúa trải

dài, với những đầm sen bên vách núi đẹp như

một bức tranh. Tràng An trong mắt tôi là ngồi

trên thuyền dọc theo bờ sông, với hai bên là

núi non sừng sững, những khu đầm nhỏ xinh

xắn, từng khung cảnh đều khiến tôi không thể

rời mắt. Tràng An đón tôi bằng một ngày nắng

đẹp.

Rất khó để tả cảm xúc của tôi lúc ấy khi

con thuyền bắt đầu xuôi dòng, khi bến đã mờ

xa đằng sau và trước mắt mở ra là những rặng

núi đá cao lấp tầm mắt, những vách đá khổng

lồ tựa vào nhau, khiến bạn chỉ có thể lặng

người ngước nhìn đầy thán phục sự kỳ vĩ của

thiên nhiên. Dẫu cho từng ngắm Tràng An qua

những thước phim hay trên màn ảnh, thì một

Tràng An tận mắt sẽ khiến mỗi người không

khỏi bất ngờ.

Một khúc ca an nhiên nơi chùa Bái

Đính

Có lẽ ít ai không biết tới chùa Bái Đính-

một ngôi chùa nắm giữ rất nhiều kỉ lục của

Việt Nam. Chùa Bái Đính tự hào ghi danh với

rất nhiều danh hiệu: Ngôi chùa lớn nhất Đông

Nam Á, Tượng phật bằng đồng dát vàng lớn

nhất châu Á, Tượng phật Di lặc bằng đồng lớn

nhất khu vực Đông Nam Á, Chuông đồng

nặng 36 tấn lớn nhất Việt Nam, chùa có hành

lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có giếng

ngọc lớn nhất Việt Nam,... Dù không phải là

tín đồ Phật giáo, chùa Bái Đính vẫn là điểm

dừng chân dành cho du khách để tìm lại

khoảng lặng trong tâm hồn và khám phá kiến

trúc đẹp mắt của chùa.

Vân Long - Thiên đường hạ giới

Với vẻ đẹp thuần khiết của tự nhiên,

chẳng cần phải trau chuốt thêm bất kỳ điều gì,

Vân Long tỏa ra sức cuốn hút đầy ma mị, hấp

dẫn không chỉ riêng tôi, riêng những người

con mảnh đất Ninh Bình mà còn thu hút khách

du lịch trong và ngoài nước khám phá. Khác

với những nơi du lịch ồn ào náo nhiệt, Vân

Long hiện lên trong mắt tôi, là một bức tranh

thủy mặc yên bình, êm đềm, nhưng đẹp đến

mộng mị. Đến với nơi đây, chẳng phải thuyền

sắt, cũng không có thuyền máy, những chiếc

thuyền nan và tiếng hát của những cô lái đò tốt

bụng đưa tôi đi khám phá mọi cảnh vật, mọi

hang động trên đầm. Vào một ngày may mắn,

tôi được chiêm ngưỡng từng đàn voọc mông

trắng quý hiếm leo trèo trên núi, những đàn

chim bay về tổ, những đàn cò, vạc đến giờ

kiếm ăn. Có lẽ chẳng ở nơi đâu khiến tôi được

hòa mình vào thiên nhiên như mảnh đất này.

Là một mô hình lý tưởng trong phong

thủy với “tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền chu

tước, hậu huyền vũ”, mảnh đất Hoa Lư xưa

hay chính là Ninh Bình ngày nay dường như

đã hội đủ khí phách của đất trời. Đến với Ninh

Bình, mỗi một cảnh vật đều là cảnh đẹp, mỗi

một ánh mắt nhìn đều là một thước phim. Vẻ

đẹp ấy không thể đơn thuần tả bằng lời, một

cảnh phim cũng khó lòng đặc tả được cái

không khí, cái khí phách một thời của một

vùng đất đã sinh ra bao nhiêu anh hùng hào

kiệt./.

24 BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Muøa vaøng Tam Coác Muøa vaøng Tam Coác

Saûn phaåm du lòch ñaëc tröng cuûa Ninh Bình Saûn phaåm du lòch ñaëc tröng cuûa Ninh Bình

Muøa vaøng Tam Coác

Saûn phaåm du lòch ñaëc tröng cuûa Ninh BìnhNhật Quỳnh - XTDL

Mỗi độ tháng 5 về, đất trời Cố đô lại

khoác lên mình chiếc áo mới của những

thảm vàng trải dài, hòa quyện với khung

cảnh mây trời nước biếc và núi non hùng vĩ

tạo nên một vẻ đẹp say đắm lòng người.

Nằm ở vị trí điểm nút của cạnh đáy tam

giác châu thổ Ninh Bình bao gồm sông Hồng,

cả ba loại địa hình: vùng đồi núi và bán sơn địa

ở phía Tây Bắc, vùng đồng bằng ven biển ở

phía Đông Nam, xen giữa 2 vùng lớn là vùng

chiêm trũng chuyển tiếp. Địa hình đa dạng, kết

hợp hài hòa tạo nên những nét độc đáo khó có

thể tìm thấy ở một địa phương khác. Những

dãy núi nằm nghiêng soi bóng bên dòng sông

xanh ngắt, dòng sông uốn mình lượn quanh,

len trong lòng núi làm nên bức tranh sơn thủy

hữu tình vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.

Trước khi phát triển du lịch, Ninh Bình

vốn là một tỉnh thuần nông có truyền thống

sinh sống lâu đời với nghề thâm canh cây lúa

nước, người dân nơi đây đã khai thác triệt để

diện tích đất canh tác cây lúa. Vì vậy, có thể

thấy rất nhiều cánh đồng lúa nằm men sát dưới

chân núi, ẩn mình trong thung lũng được bao

quanh bởi các dãy núi đá vôi cao sừng sững.

Nếu như đến Mù Cang Chải, Hoàng Su

Phì, du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của

những thửa ruộng bậc thang thì khi về Ninh

Bình lại không khỏi choáng ngợp trước những

thảm vàng trải dọc hai bên sông Ngô Đồng

đang rực rỡ dưới ánh nắng chói chang của buổi

trưa hè.

Mùa lúa chín ở Tam Cốc vào khoảng cuối

tháng 5, đầu tháng 6, lúa sẽ chín rộ trong

khoảng thời gian hai tuần. Không chỉ thu hút

khách du lịch mà còn là “điểm vàng” cho các

tay máy săn ảnh đẹp. Với du khách, mùa hè

cũng là thời điểm tuyệt nhất để đến Tam Cốc,

vừa để tránh cái nóng oi bức, vừa để thư giãn,

hòa mình cùng thiên nhiên của chốn đồng quê

yên tĩnh. Ngồi trên đò dọc sông Ngô Đồng

nhìn ngang tầm mắt, cánh đồng lúa như dải lụa

trải dài bất tận. Nhưng có lẽ để chiêm ngưỡng

hết vẻ đẹp của mùa vàng này thì đứng trên cao

là lựa chọn lý tưởng nhất. Từ hang Múa nhìn

xuống vẻ đẹp cánh đồng lúa chín ở Tam Cốc

Mùa vàng Tam Cốc - Ảnh: Xuân Lâm

Nét đẹp quê hương

25BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

như được nhân lên nhiều lần. Lúa uốn theo

dòng sông những khúc quanh mềm mại và xa

xa là các dãy núi nhấp nhô trải dài. Ruộng có

chỗ đang gặt, chỗ chờ gặt, tạo nên những

mảng màu thiên nhiên thơm mát, nhẹ nhàng

và tuyệt đẹp.

Hiện nay, một số công ty lữ hành đã khai

thác các tour về Ninh Bình ngắm “mùa vàng

Tam Cốc” trong thời lượng khoảng 1 ngày

hoặc ghép với các tour đi biển miền Trung. Do

vậy lượng khách đến và lưu trú ở Ninh Bình

chưa cao. Một số khách du lịch tự túc không

biết thông tin chính xác về thời điểm lúa chín

nên thường lỡ hẹn với khoảnh khắc đẹp hiếm

có của “ mùa vàng Tam Cốc”. Chính vì vậy, để

khai thác giá trị “mùa vàng Tam Cốc” trong

phát triển du lịch, cần tổ chức các hoạt động

xúc tiến, quảng bá, liên hoan, festival,.…

nhằm thu hút khách du lịch đến và níu chân du

khách lưu trú dài ngày ở Ninh Bình, để “mùa

vàng Tam Cốc” thực sự trở thành “sản phẩm

du lịch đặc trưng” của tỉnh Ninh Bình./.

Trong số những loài cá quý hiếm từng

được “vinh dự” hiện diện trên bàn

tiệc của vua chúa Việt Nam thời xưa,

ở vùng đất Cố đô Ninh Bình có tới 2 loài đó

chính là: cá rô Tổng Trường và cá Tràu

tiến vua.

Cá rô Tổng Trường

Nhắc đến đặc sản cá rô Tổng Trường, kho

tàng văn hóa dân gian Cố đô Hoa Lư có câu:

"Dập dìu cánh hạc chơi vơi

Tiễn thuyền vua Lý đang dời kinh đô

Khi đi nhớ cậu cùng cô

Khi về lại nhớ cá rô Tổng Trường"

Tổng Trường là tên gọi trước kia của xã

Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Nơi đây có nhiều hang động đá vôi, khe suối là

nơi sinh sống của loài cá rô đặc biệt xưa kia

được dùng để tiến cho các vua quan trong

triều, gọi là cá rô Tổng Trường.

Cá rô Tổng Trường có hình thái giống cá

Rô đồng song do sống lâu năm ở vùng đầm

lầy, hang động nên có nhiều điểm khác biệt.

Những con cá này thường có màu xanh xám,

phần bụng sáng hơn phần lưng, có một chấm

màu xanh sẫm ở đuôi và sau mang. Nếu du

khách muốn mua cá rô Tổng Trường chính

hiệu thì có thể dựa vào những đặc điểm trên để

nhận dạng.

Cá rô Tổng Trường có thịt rắn, vàng,

thơm ngon, ăn có vị béo ngậy nhưng không

ngấy. Có thể chế biến thành nhiều món ăn như:

rang, rán, nấu canh cá rô hoặc kho khô nhưng

Ñaëc saûn “Caù tieán Vua” ôû Ninh BìnhNhật Quỳnh - XTDL

Đặc sản Cá rô Tổng Trường - Ảnh: Việt Hà

ngon nhất phải kể đến món canh chua. Cá rô

được làm sạch, rán giòn rồi nấu cùng rau cải

muối chua thêm đậu phụ rán và cà chua sẽ rất

thơm ngon và bắt mắt. Hương vị thơm bùi của

cá rô, vị chua chua của dưa muối hòa quyện

với vị thanh mát của cà chua và đậu phụ đã tạo

nên sức hấp dẫn khó cưỡng của món ăn dân dã

này.

Cá Tràu tiến vua

Cá Tràu là một loài cá có mình tròn, thuộc

họ cá quả (cá chuối). Cá tràu rất khỏe có thể

trườn trên đá để đến những chỗ cao hơn như

khe nước trên lưng chừng đồi, hồ trên núi

thậm chí là nguồn nước trên vách đá chính vì

thế mà chúng còn có tên gọi là “cá Trèo đồi”

hay “cá Cửng”. Cá Tràu xuất hiện khá nhiều

nơi ở Việt Nam nhưng chỉ riêng với cá Tràu ở

vùng núi đá vôi Hoa Lư, Ninh Bình mới có

được thứ thịt thơm, dai, ngọt đặc trưng nên

mới được các vua thời xưa ưa chuộng và vì

vậy cá Tràu ở đây gắn liền với mỹ danh “cá

Tràu tiến vua”. Có lẽ do những điểm đặc trưng

về môi trường sống mà thịt “cá Tràu tiến vua”

rất khác cá Tràu thường, ăn rất chắc và thơm

hơn.

Cá Tràu được chế biến thành nhiều món

ăn khác nhau như cá Tràu nướng, cháo cá Tràu

nhưng đặc sắc và hấp dẫn nhất đó chính là

canh rau Sắng cá Tràu. Rau Sắng còn có tên

khác là rau ngót rừng. Cũng giống như rau

ngót thường, rau Sắng thường dùng để nấu

canh nhưng khi nấu, rau Sắng sẽ có độ xanh

thẫm và có vị đậm hơn. Rau Sắng thường được

nấu với cá Rô, cá Quả nhưng đặc trưng nhất

vẫn là rau Sắng nấu cá Tràu vì khi hai thứ hòa

quyện sẽ giữ được vị thơm, săn chắc của thịt

cá.

Cá rô Tổng Trường và cá Tràu tiến vua đã

trở thành đặc sản ẩm thực mang đậm dấu ấn

lịch sử văn hóa cung đình của vùng đất Cố đô

Hoa Lư văn hiến. Từ năm 2009, Viện Nghiên

cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 (Bộ Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn Việt

Nam) chính thức đưa

giống cá rô Tổng Trường

và cá Tràu tiến vua vào

chương trình bảo tồn và

phục vụ phát triển du

lịch. Đi du lịch Ninh

Bình du khách sẽ được ,

thưởng thức những món

ăn đặc sản được chế biến

từ cá rô Tổng Trường và

cá Tràu tiến vua tại rất

nhiều các nhà hàng,

khách sạn để cảm nhận

nét độc đáo hương vị ẩm

thực nơi đây./.

Nét đẹp quê hương

26 BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Đặc sản Cá Tràu tiến vua - Ảnh: Việt Hà

27BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Chỉ một vài năm trước Ba Ao

vẫn là một cái tên còn rất đỗi

xa lạ nhưng cho đến hiện tại,

cái tên Ba Ao được giới trẻ đặc biệt chú

ý và nhắc đến nhiều hơn. Đối với những

“phượt thủ” thác Ba Ao đã trở thành

một điểm đến lý tưởng nhất tại Vĩnh

Phúc, sự thu hút đó đến từ nét đẹp thiên

nhiên hoang sơ mà chưa có bất kỳ dấu hiệu

nào của bàn tay con người.

Thác Ba Ao hay còn có tên gọi khác là

Thác Tiên Ba Hồ bắt nguồn từ núi Mỏ Quạ

thuộc dãy Tam Đảo, cach trung tâm Ha Nôi

khoang 70 km, tai xa Trung My - huyện Binh

Xuyên. Nằm trong vùng núi non khá sâu và

hẻo lánh, cung đường dẫn đến Ba Ao cũng

trở thành sự thách thức cho những ai yêu

thích mạo hiểm. Những đoạn đường ngoằn

ngoèo với nhiều đá to nhỏ chen nhau, không

ít lần làm nản lòng du khách. Nhưng khi đã

vượt qua tất cả thì cũng là lúc cảm xúc vỡ òa.

Hình ảnh Thác Ba Ao hùng vĩ khiến người

chiêm ngưỡng không khỏi lặng người, mà

trầm trồ với vẻ đẹp hùng vĩ nguyên sơ

của nó.

Để đến được thác Ba Ao, phương tiện di

chuyển thuận lợi nhất là xe máy, bạn nên

chọn xe số với động cơ khỏe, gầm cao để có

thể vượt qua những đoạn đường gập ghềnh.

Bạn phải đi qua hồ thủy lợi Thanh Lanh - nơi

điều tiết nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho

đồng ruộng quanh khu vực đó. Khung cảnh

trời mây hòa quyện với màu xanh bát ngát

của những cánh rừng, soi bóng xuống lòng

hồ Thanh Lanh tạo nên một bức tranh thủy

mặc hữu tình. Bên kia hồ là sườn núi với

những vách đá cao khiến con đường lọt

thỏm như đứa trẻ ngủ êm trong vòng tay mẹ.

Ven đường là màu xanh bạt ngàn của hoa

màu, cây cối và cỏ dại nối tiếp như không có

điểm dừng. Phóng tầm mắt lên cao, núi liền

núi trùng trùng điệp điệp như cắt ngang

đường chân trời khiến cho ta như có cảm

giác thật sự tách biệt với thế giới con người.

Phùng Cúc - TTTTXTDL Vĩnh Phúc

Thaùc Ba Ao

Du lịch bốn phương

Thieân ñöôøngcuûa daân“phöôït”

28 BẢN TIN DU LỊCH NINH BÌNH

Du lịch bốn phương

Sau đó, là thời khắc “dữ dội” vượt

đường mòn với những hòn đá cuội to nằm

ngổn ngang trên đường, kết hợp với những

dốc lên xuống, khiến các xe máy dễ trơn

trượt. Những đoạn đường lẩn quanh chen

chúc, len lỏi đâm ngang rừng. Có những

đoạn đường lên xuống đột ngột, rồi những

mỏm đất cao hàng mét. Cứ thế, hết đường là

đến suối, như thể con đường đi đến thác Ba

Ao giống như một thử thách với độ khó tăng

dần đòi hỏi tính kiên trì, không ngại khó của

người đi.

Cho tới con suối thứ 5 thì xe máy không

thể đi tiếp nữa. Tại đây có khu nhà của 3 hộ

gia đình người Dao với những con người rất

niềm nở và mến khách. Mọi người có thể

gửi xe ở nhà họ và bắt đầu hành trình khám

phá thác Ba Ao.

Đi bộ khoảng 1km đường mòn, lúc lội

suối, lúc đi qua những lùm tre, nứa ngả rạp,

đan xen thành những mái vòm lớn, không

một tia nắng lọt qua, bạn sẽ tới được thác Ba

Ao. Thác sừng sững nằm giữa rừng nứa,

rừng tre xanh tốt. Tiếng gió rừng trêu đùa

trên ngọn tre, ngọn nứa đan xen với tiếng

nước chảy róc rách vui tai, màu trắng của

những bọt nước tung trời xen màu xanh của

rừng cây in bóng xuống mặt nước, tạo cảm

giác bình yên mà sống động đến lạ lùng.

Đứng từ chân thác ngước nhìn lên mới

thấy thiên nhiên thực sự đã không phụ lòng

những du khách thích trải nghiệm, khám

phá khi cất công tìm đến với Thác Ba Ao.

Thác nước được đổ xuống từ độ cao khoảng

60 m với 3 tầng thác liên tiếp nhau, hình

thành 3 hồ nước nhỏ trong vắt với độ sâu

khoảng 1,5m đến 2m. Với làn nước mát

lành đổ từ trên đỉnh thác, nước trong 3 cái

ao nhỏ này đặc biệt trong xanh, đến nỗi có

thể nhìn thấy tận đáy. Vào những ngày hè oi

ả, làn nước trong xanh tự nhiên như mời gọi

du khách thả mình trong hồ nước và bơi lội

thỏa thích để xua tan đi những mỏi mệt sau

những cung đường dài.

Tuy nhiên, ngoài dịch vụ trông giữ xe

tự phát, thì quanh khu vực thác Ba Ao chưa

khai thác thêm dịch vụ du lịch nào khác, bởi

vậy để có một chuyến đi an toàn vui vẻ với

những trải nghiệm mới lạ kỳ thú, mọi người

cần tự chuẩn bị đầy đủ đồ dùng tư trang cần

thiết cho chuyến đi như giày thể thao, đồ

sửa xe, đồ y tế...Tất nhiên, các bạn nhớ

mang theo đồ ăn và nước uống, bởi khu vực

gần thác vẫn chưa có nhà hàng hay quán ăn

nào. Có rất nhiều món ăn phù hợp cho

chuyến đi ngắn ngày tới Ba Ao như bánh

mỳ, cơm nắm, thịt nướng, bánh kẹo… Và

hãy nhớ mang cái gì đến thì mang cái đó về,

để thác Ba Ao đẹp mãi với vẻ đẹp hoang sơ

vốn có của nó.

Đến với Vĩnh Phúc ngoài tận hưởng vẻ

đẹp thiên nhiên hoang sơ của thác Ba Ao,

còn có rất nhiều điểm đến khác rất phù hợp

với các bạn trẻ yêu thích “phượt”, thích thú

với những trải nghiệm mạo hiểm, khám phá

thiên nhiên như vườn Quốc gia Tam Đảo,

đập Xạ Hương, núi Sáng-thác Bay, hồ thác

Bản Long… Mỗi một điểm đến ở Vĩnh

Phúc sẽ để lại cho bạn những ấn tượng sâu

sắc và những trải nghiệm đầy thú vị./.