TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật...

35
8/21/2018 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa Kinh Tế ThS. Lương Xuân Vinh

Transcript of TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật...

Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

8/21/2018 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH

Môn học: Logic học

Khoa Kinh Tế

ThS. Lương Xuân Vinh

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

8/21/2018 2

Nội dung

Chương 1. Đại cương về logic học

Chương 2. Khái niệm

Chương 3. Phán đoán

Chương 4. Những quy luật cơ bản của tư duy logic

Chương 5. Suy luận

Chương 6. Giả thuyết, chứng minh, bác bỏ và ngụy biện

Chương 7. Ôn tập, câu hỏi và bài tập

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

Tài liệu tham khảo

Giáo trình chính:

Giáo trình Logic học, Trường Đại Học Kinh Tế - Tài

Chính, Tp. Hồ Chí Minh.

Giảng viên: ThS. Lương Xuân Vinh – Khoa Kinh Tế,

email: [email protected]

8/21/2018 3

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

Mục tiêu chương 6

Nắm được các kiến thức khái quát về giả thuyết;

Hiểu và vận dụng được các phép chứng minh, bác

bỏ và ngụy biện.

8/21/2018 4

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

Chương 6 – Giả thuyết, chứng minh, bác

bỏ và ngụy biện

Nội dung nghiên cứu

1. Giả thuyết

- Định nghĩa, phân loại, phương pháp xác định giá trị logic

của giả thuyết

2. Chứng minh và bác bỏ

- Định nghĩa, phân loại, các quy tắc và các lỗi logic

3. Ngụy biện

- Định nghĩa, các kiểu ngụy biện, nghịch lý

8/21/2018 5

Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

I. Giả thuyết

6.1 Giả thuyết

6.1.1 Định nghĩa

Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức, con người luôn

tiếp xúc, quan sát những sự kiện (hiện tượng, quá trình)

mới lạ và thường đưa ra những giả định để phỏng đoán,

lý luận để tạm thời giải thích về chúng.

Giả thuyết là những giả định có cơ sở khoa học nói về

mối liên hệ mang tính quy luật giữa các sự kiện (hiện

tượng, quá trình) xảy ra trong thế giới.

8/21/2018 6

Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

I. Giả thuyết

6.1 Giả thuyết

Ví dụ: Năm 1843, C. Bernard quan sát thấy, nước tiểu

của các con thỏ đem từ chợ về thì trong và có chất axit,

trong khi nước tiểu của các con thỏ ăn cỏ thông thường

thì đục và có chất kiềm. Để cắt nghĩa tạm thời hiện tượng

mới lạ này ông đã đưa ra giả thuyết: các con thỏ đem từ

chợ về đã bị bỏ đói nên chúng sống bằng chính máu của

chúng; do đó, chúng ở trong trạng thái của loài thú ăn thịt.

Mà mọi loài thú ăn thịt đều có nước tiểu trong và có chất

axit. Vì vậy, con thỏ bị bỏ đói có nước tiểu trong và có

chất axit

8/21/2018 7

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

I. Giả thuyết

6.1 Giả thuyết

6.1.1 Định nghĩa

- Giả thuyết là đôi cánh của tư duy khoa học, là chặng

đường đầu không thể thiếu dẫn con người đến chân lý.

- Mặc dù tri thức chứa đựng trong giả thuyết có độ tin cậy

nhất định, nhưng đó lại là tri thức mới, phong phú và có

cơ sở kinh nghiệm. Vì vậy, giả thuyết không phải là

những phán đoán tùy tiện hay là những tưởng tượng mơ

hồ, vô căn cứ.

8/21/2018 8

Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

I. Giả thuyết

6.1 Giả thuyết

6.1.2 Phân loại

- Căn cứ vào tính phổ quát của tri thức chứa trong giả định

mà giả thuyết được chia ra thành giả thuyết chung và giả

thuyết riêng.

6.1.2.1 Giả thuyết chung

- Giả thuyết chung là những giả định có cơ sở khoa học nói

về nhựng mối liên hệ mang tính quy luật của một lớp rộng

lớn các sự vật, hiện tượng đang nghiên cứu.

8/21/2018 9

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

I. Giả thuyết

6.1 Giả thuyết

- Ví dụ: Giả thuyết Bigbang; giả thuyết về nguồn gốc hữu

cơ của dầu mỏ, …

- Do giả thuyết chung được đưa ra để giải thích về những

mối liên hệ mang tính quy luật của một lớp rộng lớn (cả

không gian lẫn thời gian) sự vật, hiện tượng, nên khi giả

thuyết này được khẳng định thì nó trở thành lý thuyết

khoa học.

8/21/2018 10

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

I. Giả thuyết

6.1 Giả thuyết

6.1.2.2 Giả thuyết riêng

- Giả thuyết riêng là những giả định có cơ sở khoa học nói

về những mối liên hệ mang tính quy luật của một nhóm

hiện tượng cụ thể nào đó.

- Ví dụ: giả thuyết riêng về hình học Euclid: Qua một điểm

nằm ngoài đường thẳng ta chỉ vẽ được duy nhất một

đường thẳng song song với đường thẳng đã cho.

8/21/2018 11

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

I. Giả thuyết

6.1.3 Các phương pháp xác định giá trị logic của giả

thuyết

- Giả thuyết có thể đúng (được xác chứng) nhưng cũng có

thể sai (bị phủ chứng) nhờ vào các phương pháp sau đây:

6.1.3.1 Phương pháp xác định giá trị đúng

Phương pháp 1: Xác nhận tính chân thực của tất cả hệ

quả tất yếu được rút ra từ giả thuyết.

Phương pháp 2: Liệt kê tất cả các giả thuyết có thể có từ

sự kiện khoa học; sau đó loại trừ tất các giả thuyết sai

lầm, chỉ còn lại một giả thuyết đúng.

8/21/2018 12

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

I. Giả thuyết

6.1.3.2 Phương pháp xác định giá trị sai

Phương pháp 1: Chỉ ra sự không phù hợp (trái ngược)

của một hệ quả tất yếu nào đó của giả thuyết với các sự

kiện quan sát, thí nghiệm, hay với các luận điểm cơ bản

của các lý thuyết khoa học đã được xác chứng.

Phương pháp 2: Chỉ ra giả thuyết mâu thuẫn trực tiếp với

một sự kiện hay luận điểm khoa học đã được xác chứng.

8/21/2018 13

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

II. Chứng minh và bác bỏ

6.2.1 Định nghĩa

6.2.1.1 Chứng minh là thao tác logic dùng để xác lập tính

xác thực của một tư tưởng nào đó khi dựa trên tính xác

thực của một tư tưởng khác liên hệ với nhau.

Ví dụ: Để chứng minh 5 không chia hết cho 2.

Ta có:

Mọi số lẻ đều không chia hết cho 2;

5 là một số lẻ;

Vậy, 5 không chia hết cho 2.

8/21/2018 14

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

II. Chứng minh và bác bỏ

6.2.1 Định nghĩa

Ví dụ: Chứng minh trái đất quay quanh mặt trời.

Ta có:

Mọi hành tinh của hệ mặt trời đều quay quanh mặt trời;

Trái đất là hành tinh của hệ mặt trời;

Vậy, trái đất quay quanh mặt trời.

8/21/2018 15

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

II. Chứng minh và bác bỏ

6.2.1.2 Bác bỏ là thao tác logic nhằm vạch ra tính sai lầm

của tư tưởng.

Ví dụ: Bạn A nói mình đẹp trai, học giỏi. Bạn B bác bỏ: “Đẹp

trai học giỏi sao không có bồ?”

- Để hoạt động thực tiễn và nhận thức hiệu quả, con người

không chỉ đòi hỏi phải vạch ra tính xác thực của tư tưởng

nếu nó đúng, mà còn yêu cầu phải chỉ ra tính giả dối của

tư tưởng nếu nó sai.

- Bác bỏ là một dạng chứng minh – chứng minh tính sai

lầm của tư tưởng.

8/21/2018 16

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

II. Chứng minh và bác bỏ

6.2.2 Kết cấu

- Muốn chứng minh hay bác bỏ đều cần có 3 điều sau:

luận đề, luận cứ và lập luận.

- Luận đề: là tư tưởng (hay phán đoán) mà tính xác thực

của nó cần phải được chứng minh hay bác bỏ.

- Luận cứ: là những tư tưởng (phán đoán) xác thực được

dùng làm cơ sở (lý do) đầy đủ để chứng minh hay bác bỏ

tính xác thực của luận đề.

- Luận chứng: là mối liên hệ logic giữa luận cứ với luận

đề.

8/21/2018 17

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

II. Chứng minh và bác bỏ

6.2.3 Phân loại

6.2.3.1 Chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp

Chứng minh trực tiếp: là chỉ ra tính xác thực của luận đề

một cách trực tiếp từ tính xác thực của các luận cứ.

Ví dụ: Chứng minh rằng 11 là một số lẻ.

Chú ý: Ta biết rằng một số lẻ thì không chia hết cho 2.

Chứng minh gián tiếp bao gồm: chứng minh phản chứng,

chứng minh loại trừ.

8/21/2018 18

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

II. Chứng minh và bác bỏ

6.2.3 Phân loại

6.2.3.1 Chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp

Chứng minh phản chứng: là chỉ ra tính xác thực của luận

đề bằng cách vạch ra tính sai lầm của mệnh đề mâu

thuẫn với luận đề. Để chỉ ra mệnh đề p đúng. Ta chứng

minh mệnh đề không p sai.

Ví dụ: Chứng minh 11 là số lẻ.

Giả sử 11 là số chẵn…

8/21/2018 19

Page 20: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

II. Chứng minh và bác bỏ

6.2.3 Phân loại

6.2.3.1 Chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp

Chứng minh loại trừ: là chỉ ra tính xác thực của luận đề

bằng cách loại trừ các mệnh đề sai lầm có liên quan.

Ví dụ: Khi thi trắc nghiệm có 4 đáp án a, b, c, d. Ta không

biết đáp án nào đúng, nhưng nếu đã chứng minh được cả

a, b, c là sai. Thì hiển nhiên d đúng. Phương pháp này gọi

là chứng minh loại trừ.

8/21/2018 20

Page 21: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

II. Chứng minh và bác bỏ

6.2.3.2 Bác bỏ luận đề, bác bỏ luận cứ, bác bỏ lập luận

Bác bỏ luận đề trực tiếp là vạch ra luận đề sai bằng cách

đối chiếu nó hay hệ quả của nó với thực tiễn thấy không

phù hợp, hay chỉ ra luận đề được xây dựng vi phạm quy

tắc logic.

Ví dụ: Có người nói mọi hành tinh đều có vệ tinh.

Bác bỏ luận đề này ta chỉ cần chỉ ra phản ví dụ: Sao kim

là một hành tinh nhưng không có vệ tinh.

8/21/2018 21

Page 22: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

II. Chứng minh và bác bỏ

6.2.3.2 Bác bỏ luận đề, bác bỏ luận cứ, bác bỏ lập luận

Bác bỏ luận đề gián tiếp là vạch ra luận đề sai bằng cách

chỉ ra mệnh đề trái ngược với nó là đúng.

Ví dụ: Để bác bỏ luận đề mọi loại sống dưới nước đều là

cá.

Bước 1: Ta thiết lập luận đề trái ngược: Có vài loài sống

dưới nước không là cá.

Bước 2: Chứng minh mệnh đề trái ngược này là đúng.

Hiển nhiên, vì có tôm, cua, … không là cá.

Bước 3: Kết luận

8/21/2018 22

Page 23: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

II. Chứng minh và bác bỏ

6.2.3.2 Bác bỏ luận đề, bác bỏ luận cứ, bác bỏ lập luận

Bác bỏ lập luận là chỉ ra cách lập luận vi phạm nguyên

tắc logic.

Ví dụ: Có chàng trai nói với người yêu của anh ta: Nếu

em lấy anh thì anh sẽ không để em phải khổ. Nghe vậy,

cô gái mới hỏi lại: Vậy ý anh muốn nói rằng, nếu không

lấy anh thì đời em sẽ khổ chứ gì? Chàng trai đáp ngay:

Em đã suy nghĩ lung tung rồi.

8/21/2018 23

Page 24: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

II. Chứng minh và bác bỏ

6.2.4.4 Các quy tắc và những lỗi logic thường gặp

Đối với luận đề

- Quy tắc: Luận đề phải rõ ràng, chính xác và nhất quán.

- Ví dụ: Để chứng minh trọng lượng a của con kiến cũng

bằng trọng lượng b của con voi, người ta đã đánh tráo

điều kiện khai căn:

8/21/2018 24

2 2

a b b a

Page 25: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

II. Chứng minh và bác bỏ

6.2.4.4 Các quy tắc và những lỗi logic thường gặp

Đối với luận cứ

- Quy tắc: Luận cứ phải xác thực và đồng thời là lý do đầy

đủ của luận đề.

- Những lỗi sai lầm cơ bản của suy luận như sau:

1. Lý luận dựa trên sức mạnh: là lấy sức mạnh, bạo lực thay

cho luận cứ đúng và đủ.

2. Lý luận dựa trên uy quyền là lấy uy quyền của chính trị,

pháp luật,.. Thay cho luận cứ đúng và đủ.

8/21/2018 25

Page 26: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

II. Chứng minh và bác bỏ

3. Lý luận dựa trên tư cách cá nhân là lấy tư cách cá nhân

thay cho luận cứ đúng và đủ.

4. Lý luận dựa trên số đông, dư luận xã hội là lấy số đông,

dư luận xã hội thay cho luận cứ đúng và đủ.

5. Lý luận dựa trên tình cảm là lấy “logic” của trái tim thay

thế cho logic của lý trí.

8/21/2018 26

Luận cứ không đúng hay đúng nhưng không đủ không

phải là luận cứ, vì nókhông làm chỗ dựa cho điều gì cả.

Page 27: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

II. Chứng minh và bác bỏ

Đối với lập luận

Lập luận phải tuân thủ mọi nguyên tắc logic và không

được luẩn quẩn.

Nếu dựa trên luận cứ sai thì lập luận chắc chắn sai.

Nếu dựa trên luận cứ đúng và đủ nhưng lập luận vi phạm

nguyên tắc logic thì luận đề vẫn chưa được chứng minh

hay bác bỏ, dẫn đến kết luận rút ra không thuyết phục.

8/21/2018 27

Page 28: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

III. Ngụy biện

Định nghĩa quá trình tư duy cố tình phạm sai lầm nhằm

đánh tráo, mạo nhận tư tưởng giả dối là xác thực, hay tư

tưởng xác thực là giả dối được gọi là ngụy biện.

Ngụy biện là sự dối trá có chủ đích bằng những cách sử

dụng tinh vi các thủ thuật logic để thực hiện một ý đồ định

sẵn.

Vậy, nguyên tắc cơ bản để bác bỏ ngụy biện là vạch ra

nhựng quy tắc logic mà đối tượng cố tình vi phạm.

8/21/2018 28

Page 29: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

III. Ngụy biện

Ví dụ Có chàng trai lém lĩnh trong giờ giải lao đến căn tin để

giải khát. Anh ta nói với cô phục vụ: Xin cô vui lòng bán

cho tôi một chai nước ngọt coca. Cô phục vụ đưa cho

anh chai coca. Anh ta cầm, và sau vài giây ngẫm nghĩ,

anh ta đổi ý nói với cô phục vụ Xin cô cảm phiền đổi

dùm tôi chai pepsi. Cô phục vụ thực hiện ngay yêu cầu

của anh ta, anh ta cầm chai pepsi uống ngon lành, uống

xong anh quay đi. Cô phục vụ đòi anh ta tiền chai pepsi.

Anh ta quay lại đáp: tôi có mua đâu, tôi đổi coca lấy

pepsi mà. Cô phục vụ lại kêu: Thế thì trả tiền coca. Anh

ta lại đáp: Tôi có uống coca đâu mà trả tiền.

8/21/2018 29

Page 30: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

III. Ngụy biện

6.3.2 Một số kiểu ngụy biện

1. Ngụy biện dựa vào vũ lực

Ví dụ: Trung Quốc và biển Đông.

2. Ngụy biện dựa vào uy tín

Ví dụ: Trong quá trình lập luận hay dùng từ, anh A đã nói,

anh B đã nói, …

3. Ngụy biện dựa vào uy quyền

Ví dụ: Trong quá trình lập luận hay nói là đã lấy ý kiến của

chuyên gia A, chuyên gia B, … nhưng trên thực tế có trời

mới biết!

8/21/2018 30

Page 31: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

III. Ngụy biện

6.3.2 Một số kiểu ngụy biện

4. Ngụy biện dựa vào số đông

5. Ngụy biện dựa vào tình cảm

Ví dụ: Tao có lỗi với mày nhưng tao là bạn thân của mày mà,

bla bla bla, ….

6. Ngụy biện đánh tráo luận đề

Ví dụ: A: Đây là một tác phẩm văn học đúng không?

B: Đúng.

A: Nó là của tôi, vậy thì đây là tác phẩm văn học của tôi.

8/21/2018 31

Page 32: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

III. Ngụy biện

6.3.2 Một số kiểu ngụy biện

7. Ngụy biện đánh tráo điều kiện

Ví dụ: Ai giết người sẽ bị pháp luật trừng trị. Anh cảnh sát

bắn chết tội phạm nguy hiểm vì vậy cũng bị trừng trị!

8. Ngụy biện dựa vào nhân quả sai (đánh tráo đối tượng tư

tưởng)

Ví dụ: Trong ví dụ chai coca kia, người miền Nam hay nói là

“xin”, ví dụ cho em xin trái táo nhưng ý nghĩa ở đây là cho

em mua trái táo.

8/21/2018 32

Page 33: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

III. Ngụy biện

6.3.2 Một số kiểu ngụy biện

9. Ngụy biện dựa vào cái ngẫu nhiên tức là người ngụy biện

coi một sự kiện ngẫu nhiên là sự kiện có tính quy luật.

Ví dụ: Tại mày không đi học nên trời mưa đó!

10. Ngụy biện có liên qua đến các hình thức suy luận: Ví dụ

6 trang 134 sách giáo trình.

11. Ngụy biện lập luận vòng quanh

Ví dụ: a song song với b bởi vì b song song với a!

8/21/2018 33

Page 34: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

III. Ngụy biện

6.3.3 Nghịch lý

Nghịch lý là lập luận hoàn toàn hợp logic nhưng trong đó

tiền đề và kết luận là những mệnh đề phủ định lẫn nhau.

Ví dụ: Ở một Vương quốc nọ, có một anh thợ cạo được lệnh:

phải cạo râu cho tất cả những người và chỉ những người

không tự cạo râu. Theo lệnh này, anh ta có phải cạo râu

cho mình không?

Giả sử anh ta phải tự cao râu cho mình, nghĩa là anh ra

tự cạo, thì theo lệnh trên, anh ta không được phép cạo.

Còn ngược lại, nếu anh ta không cạo râu cho mình, nghĩa

là anh ta không tự cạo, thì theo lệnh trên, anh ta phải cạo.

8/21/2018 34

Page 35: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · Những quy luật cơ bản của tư duy logic ... Hiểu và vận dụng được các phép chứng

CHƯƠNG 6

THANK YOU

8/21/2018 35