Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm...

22
Cơ sở khoa học cho định hướng quy hoch sdụng đất trong mi quan hvi phát trin kinh tế - xã hi và bo vmôi trường khu kinh t ế - thương mại Lao Bo Phạm Như Hách Trường Đại hc Khoa hc Tnhiên Luận văn ThS chuyên ngành: Địa chính; Mã s: 60 44 80 Người hướng dn: GS.TS. Nguyn Cao Hun Năm bảo v: 2012 Abstract: Trình bày cơ sở lý lun khoa hc và pháp lý cho (quy hoch sdụng đất) QHSDĐ khu kinh tế thương mại Lao Bảo. Phân tích đặc điểm điều ki n tnhiên, kinh t ế xã hi ảnh hưởng đến quy hoch sdụng đất khu kinh t ế thương mại Lao Bảo. Đánh giá hi n trng (sdụng đất) SDĐ và đề xuất định hướng QHSDĐ đến năm 2020 khu kinh tế thương mại Lao Bảo theo hướng bn vng. Keywords: Địa chính; Quy hoch sdụng đất; Phát tri n kinh t ế xã hi; Bo vmôi trường; Lao Bo Content 1. Tính c p thiết của đề tài Qung Trlà tnh thu c vùng bc trung b, có vtrí thun l i nm trên tuyến hành lang kinh t ế Đông - Tây, là ca ngõ ra bi ển Đông của các nước trong khu vc và givai trò quan trng van ninh qu c phòng; tnh có ti ềm năng lớn vphát tri n nông-lâm-ngư nghiệp, thương mi-du lch và công nghi p chế bi ến, khai khoáng, sn xut vt li u xây dng... thi gian qua, kinh t ế ca tỉnh đã có nhiều khi sắc, cơ cấu kinh t ế chuyn dịch theo hướng tích cc, ttr ng công nghi p ngày một tăng; cơ sở htng kinh tế, xã hội được tăng cường đáng kể; đời sng nhân dân từng bước được ci thi n và nâng cao.

Transcript of Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm...

Page 1: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

Cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch sử

dụng đất trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường khu kinh tế -

thương mại Lao Bảo

Phạm Như Hách

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS chuyên ngành: Địa chính; Mã số: 60 44 80

Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Cao Huần

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Trình bày cơ sở lý luận khoa học và pháp lý cho (quy hoạch sử dụng đất)

QHSDĐ khu kinh tế thương mại Lao Bảo. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế

xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất khu kinh tế thương mại Lao Bảo. Đánh giá

hiện trạng (sử dụng đất) SDĐ và đề xuất định hướng QHSDĐ đến năm 2020 khu kinh tế

thương mại Lao Bảo theo hướng bền vững.

Keywords: Địa chính; Quy hoạch sử dụng đất; Phát triển kinh tế xã hội; Bảo vệ môi

trường; Lao Bảo

Content

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng bắc trung bộ, có vị trí thuận lợi nằm trên tuyến hành lang

kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển Đông của các nước trong khu vực và giữ vai trò quan

trọng về an ninh quốc phòng; tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển nông-lâm-ngư nghiệp, thương

mại-du lịch và công nghiệp chế biến, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng... thời gian qua,

kinh tế của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng

công nghiệp ngày một tăng; cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội được tăng cường đáng kể; đời sống

nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.

Page 2: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

Xuất phát từ lợi thế của khu vực và mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt-

Lào, Bộ chính trị hai nước đã thống nhất chủ trương xây dựng khu vực Lao Bảo trở thành một

khu vực kinh tế phát triển.

Khu vực khuyến khích phát triển kinh tế thương mại Lao Bảo được thành lập gồm hai thị

trấn Khe Sanh và Lao Bảo và các xã: Tân Hợp, Tân Long, Tân Liên, Tân Lập, Tân Thành thuộc

huyện Hướng Hoá.

Sau 10 năm, khu kinh tế thương mại Lao Bảo đã triển khai xây dựng phát triển theo quy

hoạch và đã đạt được nhiều kết quả. Trong bối cảnh cả nước và tỉnh có nhiều chuyển biến mới

trong phát triển kinh tế-xã hội, nhiều chủ trương chính sách, kế hoạch của quốc gia và địa

phương đã tác động ảnh hưởng đến phát triển của khu kinh tế thương mại Lao Bảo, đặt ra nhu

cầu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển với tầm nhìn xa hơn. Đề tài “Cơ sở khoa học cho

định hướng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ

môi trường khu kinh tế - thương mại Lao Bảo” được thực hiện trong khuôn khổ luận văn Thạc

sỹ hi vọng sẽ có những đóng góp nhất định về mặt khoa học và thực tiễn đối với quá trình phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích hiện trạng sử dụng đất, thực trạng phát triển kinh tế xã hội của Khu

kinh tế thương mại Lao Bảo, từ đó đề xuất các định hướng quy hoạch sử dụng đất của Khu kinh

tế thương mại Lao Bảo đến năm 2020 góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi

trường Khu kinh tế thương mại Lao Bảo.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến khu vực nghiên cứu.

- Nghiên cứu cơ sở khoa học và pháp lý cho quy hoạch sử dụng đất Khu kinh tế thương

mại Lao Bảo.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất Khu kinh tế thương mại Lao

Bảo.

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và phân tích xu thế biến động sử dụng đất của Khu

kinh tế thương mại Lao Bảo đến 2020.

Page 3: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

- Đề xuất định hướng sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi

trường Khu kinh tế thương mại Lao Bảo.

- Phân tích ảnh hưởng của việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến môi trường và đề

xuất các giải pháp giảm thiểu.

- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất Khu kinh tế thương mại Lao Bảo đến năm

2020.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát

Đây là phương pháp dùng để điều tra thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên,

kinh tế - xã hội, các số liệu thống kê, kiểm kê về diện tích các loại đất ở thời điểm hiện trạng để

phục vụ cho việc quy hoạch phát triển Khu kinh tế thương mại Lao Bảo đến năm 2020.

- Phương pháp kế thừa

Kế thừa các tài liệu, số liệu, bản đồ đã có để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp thống kê

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành thống kê về cơ cấu các loại đất, vì

vậy cần quy đổi chỉ tiêu thống kê về cùng một hệ thống chỉ tiêu thống nhất phục vụ cho việc

phân tích, đánh giá được chuẩn xác.

- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: dùng để phân tích và đưa ra đánh giá về

tình hình sử dụng đất của Khu kinh tế thương mại Lao Bảo.

- Phương pháp bản đồ: dùng để thể hiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất và xây dựng bản

đồ quy hoạch sử dụng đất Khu kinh tế thương mại Lao Bảo.

5. Cơ sở tài liệu thực hiện Luận văn

Phương pháp luận cơ bản về quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nghiên cứu phương pháp luận và chỉ tiêu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương

án quy hoạch sử dụng đất.

Báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai huyện Hướng Hóa 2010

Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội khu kinh tế-thương mại đặc biệt

Lao Bảo đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025.

Page 4: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế thương mại đặc

biệt Lao Bảo.

Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Hướng Hóa đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5

năm (2011-2015).

Các tài liệu có liên quan khác

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận khoa học và pháp lý cho quy hoạch sử dụng đất khu kinh tế

thương mại Lao Bảo.

Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng

đất khu kinh tế thương mại Lao Bảo.

Chương 3: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đề xuất định hướng sử dụng đất đến năm

2020 Khu kinh tế thương mại Lao Bảo theo hướng bền vững.

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KHU

KINH TẾ THƢƠNG MẠI LAO BẢO

1.1. Giới thiệu chung khu Kinh tế - Thƣơng mại Lao Bảo

Hành lang kinh tế Đông - Tây

(EWEC) có tổng chiều dài 1.450 km đi qua

14 tỉnh, thành phố của lãnh thổ 4 nước trong

khu vực Đông Nam Á (Myanma-Thái Lan-

Lào và Việt Nam). Ở Việt Nam, EWEC bắt

đầu từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng

Trị.

Hình 1.1: SƠ ĐỒ VỊ TRÍ-MỐI QUAN HỆ

KHU KT-TM LAO BẢO TRONG HÀNH

LANG KINH TẾ

Page 5: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

Khu kinh tế thương mại Lao Bảo thuộc địa bàn miền núi, biên giới của huyện Hướng

Hóa, tỉnh Quảng Trị gồm 05 xã (xã Tân Hợp, Tân Long, Tân Liên, Tân Lập, Tân Thành), 02 thị

trấn (thị trấn Lao Bảo, Khe Sanh) với diện tích 16.195,99 ha.

1.2. Cơ sở lý luận khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai

a. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai

Khái niệm quy hoạch sử dụng đất như sau: “Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các

biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy

đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định

cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử

dụng cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi

trường”.

b. Nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai các cấp

Nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất đai đối mỗi quốc gia, từng vùng trong một

nước ở các giai đoạn lịch sử khác nhau rất khác nhau.

Trong giai đoạn hiện nay, nội dung cụ thể của quy hoạch sử dụng đất đai là: Nghiên cứu,

phân tích và tổng hợp hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai, đặc biệt là đất chưa sử

dụng; đề xuất phương hướng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất trong

thời hạn lập quy hoạch; Xử lý, điều hoà nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra các chỉ tiêu

khống chế (chỉ tiêu khung) để quản lý vĩ mô đối với từng loại sử dụng đất; Phân phối hợp lý

nguồn tài nguyên đất đai, điều chỉnh cơ cấu và phân bố sử dụng đất đai; Tổ chức một cách hợp

lý việc khai thác, cải tạo, bảo vệ đất đai.

Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính là:

Phân phối hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Hình thành hệ thống cơ cấu sử

dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế; Khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục

đích; hình thành, phân bố hợp lý các tổ hợp không gian sử dụng đất đai nhằm đạt hiệu quả tổng

hoà cao nhất giữa lợi ích kinh tế, xã hội và tối ưu về môi trường.

c. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất

Điều 18 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định “Nhà

nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục

đích và có hiệu quả”. Căn cứ quy định của Hiến pháp, pháp luật đất đai không ngừng hoàn thiện

Page 6: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo hành lang pháp lý để triển khai công tác

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Mục 2, Chương II Luật Đất đai năm 2003 quy định công tác quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất (với 10 điều, từ Điều 21 đến Điều 30)

- Chương III Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về

thi hành Luật Đất đai hướng dẫn công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (với 18 điều, từ Điều

12 đến Điều 29)

- Mục 1 Chương II Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính

phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư (với 8 điều, từ Điều 3 đến Điều 10).

- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

(có hiệu lực từ ngày 17/12/2009, thay thế Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT);

- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài

nguyên và Môi trường về ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất (thay thế Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 10 năm 2005).

- Thông tư 04/2006/TT-BTNMT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường hướng dẫn tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng

sử dụng đất.

- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ

quy hoạch sử dụng đất.

- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường về việc ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

Page 7: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KHU KINH TẾ THƢƠNG MẠI LAO

BẢO

2.1. Vị trí địa lý

Khu kinh tế thương mại Lao Bảo bao gồm hai thị trấn (thị trấn Lao Bảo và Khe Sanh) và

05 xã (xã Tân Hợp, Tân Long, Tân Liên, Tân Lập, Tân Thành) thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh

Quảng Trị. Khu vực nghiên cứu thuộc miền Tây tỉnh Quảng Trị, cách thị xã Đông Hà 60 km và

được giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp xã Hướng Tân

- Phía Nam giáp xã Thuận, huyện Hướng Hóa

- Phía Đông giáp xã Đakrông, huyện Đakrông

- Phía Tây và Tây Nam giáp khu thương mại Đensavẳn, tỉnh Savanakhét của Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào.

2.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trƣờng

2.2.1. Địa chất, địa mạo

a. Địa chất: Khu kinh tế thương mại Lao Bảo thuộc hai đới Long Đại và A Vương -

SêPôn, có ranh giới đứt gãy Đakrông với hai hệ thống đứt gãy; Địa chất công trình: nhìn chung,

Khu kinh tế thương mại Lao Bảo có nền đất cứng, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình sản

xuất và đời sống; Địa chất thủy văn: Theo bản đồ địa chấn Việt Nam Khu kinh tế thương mại

Lao Bảo nằm trong vùng dự báo động đất cấp 5; Địa chấn: Theo bản đồ địa chấn Việt Nam Khu

kinh tế thương mại Lao Bảo nằm trong vùng dự báo đất cấp 5.

b. Địa hình, địa mạo: Khu kinh tế thương mại Lao Bảo nằm trên địa hình núi thấp, độ

dốc vừa, xen kẽ thung lũng hẹp, kéo dài theo đường 9. Địa hình của khu thuận lợi cho việc xây

dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và các ngành khác. Địa hình có 3 dạng chủ yếu như

sau: Dạng địa hình núi thấp thuộc khu vực Lao Bảo và một phần thuộc các xã dọc Quốc lộ 9;

Dạng địa hình thung lũng hẹp trên đỉnh Trường Sơn, chủ yếu ở khu vực Khe Sanh; Dạng địa

hình dốc và rất dốc, phạm vi là khu vực núi cao và dốc bao quanh Khe Sanh, Lao Bảo và hai bên

hành lang quốc lộ 9. Địa mạo chủ yếu của khu vực nghiên cứu có nguồn gốc bóc mòn xâm thực

và tích tụ với các đặc trưng về hình thái độ cao và tuổi khác nhau. Với hai nhóm bề mặt nằm

ngang, hơi nghiêng và nhóm sườn vách.

2.2.2. Khí hậu và thủy văn

a. Khí hậu, thời tiết

Page 8: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

Nằm trong vùng khí hậu Bình Trị Thiên, song do điều kiện vị trí địa lý nằm về phía Tây

Trường Sơn, vì vậy khí hậu ôn hòa hơn khu vực khác của Quảng Trị. Nhiệt độ trung bình năm

khoảng 22-230C. Độ ẩm không khí tương đối trung bình là 88%, độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt

đối 27%.

b. Đặc điểm thủy văn

- Sông Sepôn nằm trong lưu vực của sông Mêkông, đoạn sông Sepôn chảy qua Lao Bảo

dài khoảng 8 km và chảy theo hướng tây bắc - tây nam, đoạn qua khu vực chảy theo hướng tây

nam - tây bắc và chảy qua Lào. Sông có chiều rộng trung bình L=150 m, độ dốc nhỏ khoảng

0,002%.

- Sông Rào Quán chảy từ núi cao đổ vào sông Đakrông, sông có nguồn nước dồi dào,

chiều dài khoảng 30 km. Hiện nay trên thượng nguồn của sông đã xây dựng hồ thủy điện Rào

Quán, cuối nguồn có hồ thủy điện Hạ Rào Quán (nằm tại khu vực Khe Sanh). Sông có cao độ

thấp hơn thị trấn Khe Sanh khoảng 92 m. Vì vậy sông không gây ngập lụt cho thị trấn.

- Suối La La nằm ở giữa khu vực thị trấn Lao Bảo và thị trấn Khe Sanh, bắt nguồn từ núi

cao đổ về sông Sepôn theo hướng Bắc-Nam, suối nhỏ, ngoằn nghoèo, độ dốc lớn không gây

ngập lụt cho khu vực xung quanh.

2.3. Các nguồn tài nguyên

2.3.1. Tài nguyên đất

Khu kinh tế thương mại Lao Bảo có các nhóm đất sau: Nhóm đất phù sa tập trung ở khu

vực ven sông Sê Pôn thuộc thị trấn Lao Bảo và xã Tân Lập, có ý nghĩa lớn về sản xuất lương

thực, thực phẩm; Nhóm đất đỏ ba zan hình thành trên đá ba zan, nằm trên địa hình gò đồi, dốc

nhẹ, tập trung ở thị trấn Khe Sanh và các xã Tân Lập, Tân Liên, Tân Hợp; Nhóm đất vàng trên

phiến đá sét phân bố trên dạng địa hình đồi núi ở xã Tân Lập và thị trấn Lao Bảo; Đất vàng nhạt

trên đá cát phân bố ở hầu hết các xã; Nhóm đất dốc tụ: chiếm tỷ trọng diện tích nhỏ, phân bố rải

rác ở các chân đồi, khe suối hẹp và là sản phẩm của quá trình bào mòn, rửa trôi; Nhóm đất nâu

đỏ vàng trên núi cao phân bố trên các đỉnh núi cao thuộc các xã.

2.3.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Trên địa bàn Khu có 2 con sông lớn và nhiều sông suối nhỏ;

Nguồn nước ngầm: Qua điều tra thực tế cho thấy mực nước ngầm trong vùng rất sâu, hầu

hết các giếng đào có mạch nước ngầm sâu hơn 15 - 20 m. Theo kết quả khảo sát của Công ty

TNHH 1 thành viên cấp nước và Xây dựng Quảng Trị tại các điểm thị trấn Lao Bảo, thị trấn Khe

Page 9: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

Sanh cho thấy chất lượng nước ngầm tương đối tốt, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh của nước sinh

hoạt.

2.3.3. Tài nguyên rừng và động vật hoang dã

- Tài nguyên rừng: Khu kinh tế thương mại Lao Bảo có tài nguyên rừng phong phú, đa

dạng và khá lớn, có nhiều chủng loại gỗ quý và phong phú. Theo số liệu kiểm kê đất đai năm

2010, diện tích rừng của Khu là 6.107,35 ha, trong đó rừng sản xuất là 3.670,53 ha, chiếm

60,10% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng phòng hộ là 2.436,82 ha, chiếm 39,90% diện tích đất

lâm nghiệp.

- Tài nguyên động vật hoang dã: Trên địa bàn còn nhiều loại chim thú hoang dã như: Lợn

rừng, Nai, Mang, Khỉ, Gấu, Trĩ, Gà Lôi Lam... Đây là nguồn tài nguyên tự nhiên quý giá có ý

nghĩa lớn về môi trường sinh thái, khoa học và kinh tế.

2.4. Tai biến thiên nhiên

- Vùng núi phía Tây: gặp dạng tai biến trượt lở đất là chính, phân bố chủ yếu dọc theo

tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây. Các đoạn đường thường xảy ra trượt đất gồm có đèo

Cổng Trời, đèo Sa Mùi (Hướng Hóa) và các đoạn đường thuộc các xã Đakrông Tà Rụt (huyện

Đakrông). Ngoài ra còn gặp hiện tượng nứt đất ở khu vực thị trấn Khe Sanh.

- Vùng đồi: gặp dạng tai biến sụt lún đất trên nền địa hình karst ngầm và xói lở ở bờ sông

Hiếu. Chúng tập trung chủ yếu tại các xã Cam Tuyền, Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Thủy và thị

trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ).

2.5. Điều kiện kinh tế xã hội và môi trƣờng

2.5.1. Dân số và nguồn lao động

Dân số năm 2010 của Khu kinh tế thương mại Lao Bảo có 39.572 người, mật độ trung

bình 244 người/km2. Cộng đồng dân cư của Khu kinh tế thương mại Lao Bảo có người Kinh

86,74%, Vân Kiều 12,29% còn lại là Pacô chiếm 0,79% so với tổng dân số toàn Khu. Dân số

phân bố chủ yếu ở hai thị trấn và dọc theo quốc lộ 9 và khu trung tâm cửa khẩu.

Số lao động đang làm việc trong khu kinh tế 20.055 người, chiếm 50,68% dân số trong

khu kinh tế, trong đó: ngành nông - lâm - ngư nghiệp có 8.555 người, chiếm 48,98% dân số Khu;

ngành công nghiệp - xây dựng có 2.358 người, chiếm 13,5% dân số Khu; thương mại - dịch vụ

có 6.553 người, chiếm 37,52% dân số Khu.

2.5.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Page 10: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

- Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 1.832,4 tỷ đồng (giá hiện hành), gấp 7 lần so với năm

1999 (năm mới thành lập), trong đó:

+ Thương mại - dịch vụ: 1.038,5 tỷ đồng, chiếm 56,7%.

+ Công nghiêp - xây dựng: 635,0 tỷ đồng, chiếm 34,7%.

+ Nông - lâm - thủy sản: 159,0 tỷ đồng, chiếm 8,7%.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp

- TTCN, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng lên đạt 56,7%; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng

giảm còn 34,7%; nông - lâm - thủy sản giảm xuống còn 8,6%.

* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Thực trạng phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2001-2010 đạt

13,5%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 14,1%/năm, thủy sản tăng 25,8%/năm và lâm nghiệp

giảm 1,9%/năm. Cơ cấu nông, lâm, thủy sản chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành nông

nghiệp và thủy sản, giảm tỷ trọng ngành lâm nghiệp: ngành nông nghiệp từ 91,1% năm 2001 đạt

95,3% năm 2010; ngành thủy sản 1,2% và ngành lâm nghiệp 3,5%.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp: Khi mới hình thành, tại Khu kinh tế thương mại Lao Bảo

giá trị sản xuất không đáng kể, đến năm 2005 giá trí sản xuất công nghiệp đạt (giá hiện hành)

208.600 triệu đồng và năm 2010 đạt 942.068 triệu đồng, đã có hàng chục nhà máy xí nghiệp đầu

tư đưa vào hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: chế biến nông lâm sản xuất khẩu, vật liệu xây

dựng,…

c. Khu vực thương mại, dịch vụ: Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lao

Bảo có sự tăng trưởng mạnh, nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng 47,8%/năm thời kỳ

2006-2010. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000 đạt 58 triệu USD, trong đó xuất khẩu 31 triệu

USD và nhập khẩu 27 triệu USD; đến năm 2009 tăng lên đạt 148,5 triệu USD, trong đó xuất

khẩu 26,9 triệu USD và nhập khẩu 121,6 triệu USD. Bên cạnh đó các hoạt động tạm nhập tái

xuất, chuyển khẩu,... cũng diễn ra sôi động tại khu vực.

2.5.3. Thực trạng phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, cấu trúc không gian

a. Hạ tầng xã hội: Nhà ga, quốc môn đã được đầu tư một bước, cơ bản đáp ứng yêu cầu

hiện tại, trong tương lai cần đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển; Trung tâm thương

mại Lao Bảo với diện tích sàn 10.000 m2 hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2003, thu hút 400

hộ và hàng chục doanh nghiệp vào hoạt động. Chợ Khe Sanh với quy mô 500 hộ kinh doanh cố

Page 11: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

định được xây dựng kiên cố; chợ Tân Phước có quy mô 150-200 hộ kinh doanh cũng đã được

quy hoạch xây dựng lại; Bệnh viện đa khoa 100 giường bệnh được xây mới tại thị trấn huyện lỵ

Khe Sanh. Tất cả các xã, thị trấn đều có trung tâm y tế hoặc phòng khám đa khoa được đầu tư

xây mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng như các nhà đầu tư, các

lao động đến đầu tư, làm việc tại Khu kinh tế thương mại Lao Bảo. Sân vận động 10.000 chỗ,

nhà thi đấu 2.000 chỗ ngồi, nhà văn hóa huyện 1.000 chỗ ngồi đã đưa vào sủ dụng. Phát thanh

truyền hình đã phủ sóng cho khu vực,…

b. Hạ tầng kỹ thuật

- Giao thông: QL 9 được nâng cấp giai đoạn II và hoàn thành cuối năm 2006. Đường Hồ

Chí Minh đã hoàn thành là tuyến giao thông hết sức quan trọng nối liền khu vực với hai đầu đất

nước, nhất là các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên. Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trên địa bàn

là 118,2 km (tăng 6,2 km đường xã so với năm 2000), trong đó quốc lộ 25, tỉnh lộ 3 km, huyện lộ

9 km, còn lại là đường liên xã 81,2 km (tăng 6,2 km so với năm 2000).

- Hệ thống thoát nước: khu vực thị trấn Lao Bảo đã từng nước xây dựng được hệ thống

thoát nước mưa theo quy hoạch, chiều dài 3 km, hệ thống thoát nước thải mới chỉ xây dựng một

vài tuyến, khu vực trung tâm chưa xây dựng. Khu vực thị trấn Khe Sanh hệ thống thoát nước hầu

như chưa có, chỉ có hai cống thoát nước nằm hai bên đường quốc lộ 9, chiều dài 4 km, còn các

khu vực khác chưa có hệ thống thoát nước, nước được thoát theo địa hình tự nhiên xuống sông

Sepon.

- Hệ thống cấp nước: thị trấn Lao Bảo sử dụng nước của nhà máy nước mặt Lao Bảo, có

công suất 3.000 m3/ngày. Thị trấn Khe Sanh sử dụng nước của nhà máy nước mặt Khe Sanh, có

công suất 1.700 m3/ngày.

- Hệ thống cấp điện, lưới điện: nguồn cấp điện cho Khu kinh tế thương mại Lao Bảo nằm

trong hệ thống cấp điện của tỉnh Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị được cấp điện từ nguồn điện quốc

gia, chủ yếu từ trạm 220/110kV 1x25MVA Ngự Bình (Huế) và trạm 220/110kV 1x25MVA Đồng

Hới). Hệ thống lưới điện trong khu vực nghiên cứu gồm có lưới 110kV, 35kV, 22 và 10kV.

c. Hiện trạng cấu trúc không gian

- Không gian kiến trúc của đô thị hiện trạng: tập trung tại khu vực lõi trung tâm, đường

phố nhỏ hẹp, kiểu nhà ở chủ yếu là nhà ở dân tự xây. Không gian khu vực trung tâm đông dân cư

được tổ chức theo kiểu ô phố. Đô thị tại Khe Sanh thiếu các công trình điểm nhấn, hình ảnh đô

thị không có những nét đặc trưng cơ bản, công trình nhỏ bé, nhà ở là dân tự xây, hình thức kiến

Page 12: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

trúc nhiều kiểu dáng chưa phù hợp với thẩm mỹ đô thị. Đối với đô thị Lao Bảo không gian khu

vực trung tâm có phần nổi bật của trung tâm thương mại Lao Bảo.

- Không gian kiến trúc cảnh quan khu vực nông thôn: khu vực nông thôn nằm dọc theo

quốc lộ 9, là loại hình nhà ở có vườn, chất lượng kiến trúc thấp, chủ yếu là của người Kinh. Về

hình dáng ngôi nhà được xây dựng đơn giảm và thấp tầng.

2.5.4. Thực trạng môi trường

a. Môi trường nước: Nước mặt Sông Sepon, sông Quảng Trị và một số suối nhỏ tại khu

vực nghiên cứu cho thấy nước mặt sông Sepon một số chỉ tiêu BOD5, COD, SS, Coliform đều

vượt quá tiêu chuẩn cho phép sử dụng làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt theo TCVN loại A,

chứng tỏ nguồn nước bị ô nhiễm chất hữu cơ; Nước ngầm tại khu vực nghiên cứu đạt tiêu chuẩn

cho phép.

b. Môi trường đất: Kết quả phân tích cho thấy chất lượng đất trong khu vực nghiên cứu

nhìn chung là tốt, các chỉ tiêu kim loại nặng đều nằm trong giới hạn cho phép của FAO. Riêng

các chỉ tiêu N, P, K mùn là thấp, do đây là đất đồi thường xuyên chịu ảnh hưởng quá trình xói

mòn, rửa trôi.

c. Môi trường không khí, tiếng ồn: Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn cho thấy

môi trường không khí tại khu vực nhìn chung còn trong sạch. Một số khu vực đường giao thông

có dấu hiệu ô nhiễm bụi ở mức độ nhẹ.

d. Chất thải rắn (CTR): Chất thải sinh hoạt trong khu vực chủ yếu phát sinh từ các cơ

quan, các khu dân cư tại thị trấn Khe Sanh, Lao Bảo, các khu vực dịch vụ thương mại và các dự

án đầu tư với thành phần chất hữu cơ chiếm tỷ trọng lớn. Trung bình lượng rác thải trong một

ngày ở khu vực thị trấn Khe Sanh và Lao Bảo là 0,5 kg/người và ở các xã khu vực nông thôn là

0,3 kg/người. Ước tỉnh tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong khu vực là 18,4

tấn/ngày, trong đó khu vực thị trấn Khe Sanh và Lao Bảo phát sinh khoảng 13,4 tấn/ngày. Khối

lượng chất thải rắn công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát sinh không nhiều, khoảng 5 tấn/ngày.

Chƣơng 3

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG

ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 KHU KT - TMĐB LAO BẢOTHEO HƢỚNG BỀN VỮNG

3.1. Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, toàn Khu có 16.195,99 ha diện tích đất tự nhiên,

chiếm 14,05% so với diện tích đất huyện Hướng Hóa là 115.283,13 ha.

Page 13: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

a. Đất nông nghiệp

Hiên trang năm 2010, toàn Khu có 11.408,14 ha đât nông nghiêp , chiếm 70,44% diện tích

đất toàn Khu. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người đạt 3,47 ha (toàn huyện là 0,81 ha).

Diên tich đât nông nghiêp phân b ố ở 7/7 đơn vị hành chính của Khu, tập trung nhiêu ở xã Tân

Hợp, Tân Thành và ít nhất ở thị trấn Khe Sanh, Lao Bảo. Hiện trạng diện tích, cơ cấu đất nông

nghiệp của Khu năm 2010 được thể hiện như sau:

b. Đất phi nông nghiệp

Theo số liệu thông kê đ ất đai năm 2010 Khu kinh tế thương mại Lao Bảo hiện có

1.234,22 ha, chiếm 7,62% tổng diện tích tự nhiên của Khu. Diên tich và cơ c ấu các loại đất phi

nông nghiệp được thể hiện ơ bang sau :

c. Đất chưa sử dụng

Toàn Khu hiện còn 3.553,63 ha đất chưa sử dụng, chiếm 21,94% tổng diện tích đất toàn

Khu, gồm đất đồi núi chưa sử dụng diện tích 3.553,63 ha, phân bố ở các xã và thị trấn trên địa

bàn Khu.

3.2. Xu thế biến động sử dụng đất đến năm 2020

- Khu vực thị trấn Lao Bảo và phụ cận: tiểu vùng phát triển đô thị-công thương mại dịch

vụ phía Tây khu kinh tế. Hướng phát triển chủ yếu gồm các dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu,

xuất nhập cảnh; trung tâm thương mại; phát triển một số ngành công nghiệp...

- Khu vực thị trấn Khe Sanh và phụ cận: tiểu vùng phát triển đô thị-hành chính, dịch vụ,

du lịch phía Đông khu kinh tế. Hướng phát triển chủ yếu gồm dịch vụ tài chính, ngân hàng; xây

dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng; xây dựng các công trình y tế và giáo dục quan trọng có ý nghĩa

của một vùng trong tỉnh.

- Khu vực các trung tâm cụm xã trên hành lang kết nối Đông-Tây: tiểu vùng trung

chuyển dịch vụ vận tải quá cảnh. Tiểu vùng phát triển tại các khu vực các xã Tân Long-Tân Lập

(bao gồm khu vực Làng Vây) với chức năng dịch vụ-du lịch; công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

và làng nghề; trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả... Các công trình vận tải giao thông quá

cảnh tại khu vực Làng Vây.

3.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển

* Về phát triển kinh tế

Page 14: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

- Phấn đấu Khu kinh tế thương mại Lao Bảo đóng góp khoảng 26,7% GTSX của tỉnh

Quảng Trị vào năm 2015 và 30,8% vào năm 2020.

- Nhịp độ tăng trưởng GTSX của Khu thời kỳ 2010-2015 khoảng 19-20%/năm và thời kỳ

2016-2020 khoảng 20-21%/năm.

- Cơ cấu kinh tế Khu kinh tế thương mại Lao Bảo đến năm 2020 theo giá trị sản xuất của

ngành thương mại dịch vụ 75,2%; công nghiệp xây dựng 22,8%; nông lâm thủy sản 2%.

- Đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu tăng 19-23%, số người xuất nhập cảnh tăng 19-

20%/năm và phương tiện xuất nhập cảnh tăng 5-8%. Đóng góp khoảng 40% kim ngạch xuất

khẩu và 45% thu ngân sách tỉnh đến năm 2020.

* Về phát triển xã hội

- Tỷ lệ dân số thành thị đạt 59,5% năm 2015 và 64,9% năm 2020.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm 1,2-1,3% năm 2015 và 1-1,05% năm 2020. Tăng tỷ lệ

thời gian lao động nông thôn 80-85%. Năm 2015 đạt 43% qua đào tạo và qua đào tạo nghề 37%,

năm 2020 tỷ lệ tương ứng là 54% và 48%.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,5-3,5%/năm, tăng hộ khá, hộ giàu đến năm 2020 cơ bản không

còn hộ nghèo. 100% số hộ được dùng lưới điện và nước sạch.

- Chính trị, an ninh ổn định. Giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, kết hợp phát triển

kinh tế với bảo vệ quốc phòng an ninh.

* Về bảo vệ môi trường

- Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường, tăng tỷ lệ che phủ rừng 47% năm 2015 và

55-60% năm 2020, tăng diện tích cây xanh ở hai đô thị Khe Sanh và Lao Bảo.

- Áp dụng công nghệ sạch vào các ngành kinh tế của Khu. Đến năm 2015 các cơ sở sản

xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm.

- Đến năm 2015 cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống tiêu thoát nước thải, nước mưa ở

hai đô thị, các khu công nghiệp. Năm 2015 có 100% khu du lịch, cụm công nghiệp được thu

gom, xử lý rác thải; quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế. Năm

2020 thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt.

- Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

3.4. Phƣơng án quy hoạch sử dụng đất

3.4.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch

* Dự báo dân số, lao động xã hội

Page 15: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

Với mức tăng tỷ lệ tự nhiên và cơ học khoảng 2,5-3,29%/năm trong giai đoạn 2010-2025.

Dự báo đến năm 2020, dân số toàn Khu đạt khoảng 54.680 người, với khoảng 12.000-14.000 hộ

và số lao động Khu đạt khoảng 20.000-25.000 lao động.

Bảng 3.1: Dự báo dân số và số hộ đến năm 2015 và 2020

STT Tên đơn vị

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Dân số

(ngƣời)

Số hộ

(hộ)

Dân số

(ngƣời)

Số hộ

(hộ)

Dân số

(ngƣời)

Số hộ

(hộ)

Toàn Khu 39.572 8.480 46.590 10.510 54.680 13.020

1 TT Khe Sanh 10.974 2.378 12.920 2.950 15.170 3.650

2 TT Lao Bảo 9.794 2.065 11.530 2.560 13.540 3.170

3 Tân Hợp 3.966 922 4.670 1.140 5.480 1.420

4 Tân Long 3.838 848 4.520 1.050 5.300 1.300

5 Tân Liên 4.077 834 4.800 1.030 5.630 1.280

6 Tân Lập 3.671 771 4.320 960 5.070 1.180

7 Tân Thành 3.252 662 3.830 820 4.490 1.020

3.4.3. Diện tích các loại đất phân bố cho các mục đích sử dụng

a. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp: Hiện trạng năm 2010 đất nông nghiệp có

11.408,14 ha, chiếm 70,44% diện tích đất tự nhiên. Trong thời kỳ quy hoạch 2011 - 2020 đất

nông nghiệp có 11.884,34 ha, chiếm 73,38% diện tích đất tự nhiên, thực tăng trong kỳ quy hoạch

là 476,20 ha.

Bảng 3.2: Biến động đất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch

Đơn vị tính: ha

STT Đơn vị hành chính Diện tích hiện

trạng năm 2010

DT quy hoạch

đến năm 2020

Biến động tăng

(+), giảm (-)

trong kỳ QH

Toàn khu 11.408,14 11.884,34 476,20

1 Thị trấn Khe Sanh 803,27 931,07 127,80

2 Thị trấn Lao Bảo 904,88 945,13 40,25

3 Xã Tân Hợp 2.423,89 2.384,74 -39,15

4 Xã Tân Long 1.561,83 1.814,80 252,97

5 Xã Tân Liên 1.166,76 1.133,65 -33,11

6 Xã Tân Lập 1.567,89 1.597,61 29,72

7 Xã Tân Thành 2.979,62 3.077,34 97,72

b. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp: Hiện trạng năm 2010 đất phi nông nghiệp

có 1.234,22 ha, chiếm 7,62% diện tích đất tự nhiên. Trong thời kỳ quy hoạch 2011 - 2020 đất phi

Page 16: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

nông nghiệp có 2.085,95 ha, chiếm 12,88% diện tích đất tự nhiên, thực tăng trong kỳ quy hoạch

là 851,73 ha.

Bảng 3.3: Biến động đất phi nông nghiệp trong kỳ quy hoạch

Đơn vị tính: ha

STT Đơn vị hành chính Diện tích hiện

trạng năm 2010

DT quy hoạch

đến năm 2020

Biến động tăng

(+), giảm (-)

trong kỳ QH

Toàn khu 1.234,22 2.085,95 851,73

1 Thị trấn Khe Sanh 265,54 370,39 104,85

2 Thị trấn Lao Bảo 295,86 537,41 241,55

3 Xã Tân Hợp 235,77 411,84 176,07

4 Xã Tân Long 76,92 160,33 83,41

5 Xã Tân Liên 104,40 153,70 49,30

6 Xã Tân Lập 134,92 195,89 60,97

7 Xã Tân Thành 120,81 256,39 135,58

c. Khai thác đất chưa sử dụng: Hiện trạng năm 2010 toàn Khu hiện còn 3.553,63 ha đất

chưa sử dụng, trong đó toàn bộ là đất đồi núi chưa sử dụng. Đến năm 2020, đất chưa sử dụng của

Khu còn 2.225,70 ha, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là 2.225,70ha, chiếm 13,74% diện tích

đất toàn Khu.

Bảng 3.4: Phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch

STT CHỈ TIÊU Mã

Hiện trạng

2010

Các kỳ kế hoạch

Kỳ đầu, đến

năm 2015

Kỳ cuối, đến

năm 2020

Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

Diện

tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

Diện

tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ

NHIÊN 16.195,99 100,00

16.195,9

9 100,00

16.195,9

9 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 11.408,14 70,44 11.574,3

6 71,46

11.884,3

4 73,38

Trong đó:

1.1 Đất lúa nước DLN 153,81 1,35 153,61 1,33 153,10 1,29

1.2 Đất lúa nương LUN 2,68 0,02 0,17 0,00 0,17 0,00

1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HN

K 1.166,99 10,23 1.146,57 9,91 1.188,58 10,00

1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 3.907,82 34,25 3.770,52 32,58 3.820,33 32,15

1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 2.436,82 21,36 2.434,38 21,03 2.431,14 20,46

1.6 Đất rừng đặc dụng RD

D

1.7 Đất rừng sản xuất RSX 3.670,53 32,17 3.976,68 34,36 4.198,59 35,33

1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 59,30 0,52 60,14 0,52 60,14 0,51

Page 17: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

STT CHỈ TIÊU Mã

Hiện trạng

2010

Các kỳ kế hoạch

Kỳ đầu, đến

năm 2015

Kỳ cuối, đến

năm 2020

Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

Diện

tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

Diện

tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

1.9 Đất làm muối LM

U

1.10 Đất nông nghiệp khác NK

H 10,19 0,09 32,29 0,28 32,29 0,27

1.11 Đất nông nghiệp còn lại

2 Đất phi nông nghiệp PNN 1.234,22 7,62 1.779,02 10,98 2.085,95 12,88

Trong đó:

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan,

CTSN CTS 24,35 1,97 25,65 1,44 28,21 1,35

2.2 Đất quốc phòng CQP 14,97 1,21 18,82 1,06 19,72 0,95

2.3 Đất an ninh CA

N 1,79 0,15 5,12 0,29 5,12 0,25

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 43,70 3,54 155,70 8,75 167,64 8,04

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 44,05 3,57 63,91 3,59 83,99 4,03

2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng

gốm sứ SKX 4,72 0,38 19,72 1,11 49,72 2,38

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS

2.8 Đất di tích danh thắng DDT 27,05 2,19 104,69 5,88 104,69 5,02

2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DR

A 0,83 0,07 14,53 0,82 24,53 1,18

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 10,02 0,81 11,02 0,62 11,02 0,53

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 56,15 4,55 81,20 4,56 83,11 3,98

2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SM

N 118,37 9,59 118,37 6,65 117,93 5,65

2.13 Đất sông, suối SON 158,62 12,85 158,62 8,92 158,62 7,60

2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 425,94 34,51 655,34 36,84 836,85 40,12

2.15 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,65 0,05 0,65 0,04 0,65 0,03

2.16 Đất phi nông nghiệp còn lại 303,01 24,55 345,68 19,43 394,15 18,90

3 Đất chƣa sử dụng DCS 3.553,63 21,94 2.842,61 17,55 2.225,70 13,74

4 Đất đô thị DT

D 3.057,96 18,88 3.124,46 19,29 3.124,46 19,29

5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT

6 Đất khu du lịch DD

L

7 Đất khu dân cƣ nông thôn DN

T 670,56 4,14 1.092,65 6,75 1.042,42 6,44

3.5.3. Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất tới môi trường

Page 18: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

- Vùng phát triển đô thị - công thương mại dịch vụ (phía Tây khu kinh tế) gồm thị trấn

Lao Bảo, xã Tân Thành và một phần đất thuộc xã Tân Long, nhằm tạo ra một vùng kinh tế phát

triển sôi động tại cửa ngõ phía Tây tỉnh. Đây là khu vực sản xuất kinh doanh của Khu sẽ phát

sinh các loại nước thải và chất thải rắn từ hoạt động công nghiệp và thương mại.

- Vùng phát triển đô thị - hành chính, dịch vụ, du lịch (phía Đông khu kinh tế): với đặc

điểm địa hình, điều kiện khí hậu thiên nhiên ưu đãi hết sức thuận lợi cho phát triển du lịch. Vùng

này có chất lượng môi trường trong sạch khi có sự thu gom và xử lý nước thải, rác thải.

- Vùng trung chuyển dịch vụ vận tải quá cảnh (trung điểm trên tuyến đường 9 của khu

kinh tế): các vấn đề môi trường phát sinh bao gồm nước thải, rác thải từ hoạt động thương mại và

dịch vụ, ô nhiễm do giao thông vận tải và các vấn đề tệ nạn xã hội.

- Vùng nông lâm nghiệp và rừng bảo vệ sinh thái (vùng đồi núi phía Bắc khu kinh tế):

đây là vùng môi trường tự nhiên ít bị tác động nhất. Tuy nhiên việc trồng cây công nghiệp sẽ dẫn

đến vấn đề môi trường như suy thoái đất, ô nhiễm đất và nước bởi phân bón hóa học và các loại

thuốc bảo vệ thực vật.

b. Các biện pháp quản lý và giảm thiểu tác động xấu của quy hoạch sử dụng đất

- Tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ các nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường.

Xây dựng mô hình xử lý rác thải tại gia đình và nghiên cứu xây dựng cơ sở xử lý rác thải-sản

xuất phân bón. Phấn đấu 100% xã, thị trấn có đội tự quản vệ sinh môi trường; 100% hộ gia đinh

thực hiện nội quy bảo vệ môi trường.

- Hạn chế tối đa tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, phát triển các khu chế

xuất, dịch vụ thương mại tới môi trường. Từng bước đưa công nghệ sạch vào các ngành kinh tế,

phấn đấu 100% cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn khu có hệ thống xử lý cấp thoát nước, rác

thải và chất thải rắn trước khi xả ra hệ thống chung trong khu vực vào năm 2020. Có 100% cơ sở

sản xuất kinh doanh ký cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường.

- Xây dựng nhà máy tái chế chất thải công nghiệp và chế biến rác thải sinh hoạt tại thị

trấn Khe Sanh, Lao Bảo và các xã ven quốc lộ 9 thành phân hữu cơ. Đầu tư bãi chôn lấp rác hợp

vệ sinh cho khu vực Khe Sanh và Lao Bảo.

KẾT LUẬN

Khu kinh tế thương mại Lao Bảo là một đầu mối quan trọng của hành lang Kinh tế Đông

- Tây nối liền 14 tỉnh của 4 quốc gia phía Tây (Lào, Thái Lan, Myanma, Việt Nam). Hiện tại quỹ

đất nông nghiệp của Khu có 11.408,14 ha, chiếm 70,44% diện tích tự nhiên, diện tích đất phi

Page 19: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

nông nghiệp của Khu là 1.234,22 ha, chiếm 7,62% diện tích tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng

3.553,63 ha, chiếm 21,94% diện tích tự nhiên (toàn bộ là đất đồi núi chưa sử dụng).

Trên cơ sở điều tra phân tích điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng sử

dụng đất, quy hoạch tổng thể của Khu kinh tế thương mại Lao Bảo và mục tiêu sử dụng hợp lý

tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững, đã dự báo quy hoạch sử dụng đất của Khu kinh tế

thương mại Lao Bảo đến năm 2020: đất nông nghiệp tăng 476,20 ha, đất phi nông nghiệp tăng

851,73 ha. Nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường

của Khu trong thời kỳ đổi mới và phát triển.

References

01. Luật đất đai 2003

02. Luật Bảo vệ Môi trường.

03. Luật Biên giới Quốc gia

04. Nguyễn Văn Ân (1997), Sông ngòi Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

05. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2001), Hướng dẫn phương pháp lập quy hoạch sử dụng

đất.

06. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2001), Phương pháp luận cơ bản về quy hoạch sử dụng

đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

07. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), “Quyết định số 23/2007/QĐ - BTNMT ban hành

ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”, Công báo, (số

847 + 848), Hà Nội.

08. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp

(1995), Báo cáo đề tài KT 02-08: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan

điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

09. Bộ xây dựng, Viện kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (2010), Thuyết minh tổng

hợp điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo.

10. Bộ xây dựng, Viện quy hoạch đô thị nông thôn (2000), Thuyết minh quy hoạch chi tiết sử

dụng đất đai thị trấn Khe Sanh.

11. Bộ xây dựng, Viện quy hoạch đô thị nông thôn (2000), Thuyết minh quy hoạch chi tiết

trục trung tâm đường 9 thị trấn Khe Sanh.

Page 20: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

12. Bộ xây dựng, Viện quy hoạch đô thị nông thôn (2000), Thuyết minh quy hoạch chi tiết sử

dụng đất thị trấn Lao Bảo.

13. Bộ xây dựng, Viện kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (2009), Thuyết minh quy

hoạch chi tiết khu tái định cư Lao Bảo-Tân Thành.

14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp

(2008), Báo cáo quy hoạch bố trí, sắp xếp ổn định dân cư các xã biến giới Việt-Lào đến

năm 2015.

15. Bộ xây dựng, Viện quy hoạch đô thị nông thôn (2007), Thuyết minh điều chỉnh mở rộng

quy hoạch cụm công nghiệp sản xuất tập trung tây bắc Lao Bảo.

16. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam (2005), Tài nguyên

khoáng sản tỉnh Quảng Trị.

17. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phương pháp luận cơ bản về quy hoạch sử dụng đất đai ở

Việt Nam.

18. Chính phủ (2004), “Nghị định số 181/2004/NĐ - CP về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất

đai 2003”.

19. Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, Niên giám thống kê các năm 2009, 2010 tỉnh Quảng Trị

20. Nguyễn Cao Huần. Tập bài giảng sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất. Hà Nội, 2000.

21. Quyết định 2717/QĐ-BND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt QHTT

phát triển KTXH khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo đế năm 2020 và tầm nhìn đến 2015.

22. Quyết định 18/2007/QĐ-UBND ngày 13/9/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về

việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội miền Tây tỉnh Qauangr Trị đến năm

2010, có tính đến năm 2015.

23. Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài

nguyên và Môi trường về ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất;

24. Quốc hội, Hiến pháp năm 1992, NXB Tư pháp, Hà Nội.

25. Quốc hội (2004), Luật đất đai 2003, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội.

26. Đoàn Công Quỳ. Giáo trình quy hoạch đất đai, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội,

Hà Nội.

Page 21: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

27. Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất (có hiệu lực từ ngày 17/12/2009, thay thế Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT);

28. Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất (thay thế Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 10 năm 2005).

29. Thông tư 04/2006/TT-BTNMT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường hướng dẫn tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều

chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

30. Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện

trạng sử dụng đất.

31. Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường về việc ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử

dụng đất.

32. Thủ tướng Chính phủ (2007), “Quyết định số 27/2007/QĐ- TTg phê duyệt Đề án phát

triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Công báo, (số

107 + 108), Hà Nội.

33. Thủ tướng Chính phủ (2007), “Quyết định số 55/2007/QĐ- TTg phê duyệt Danh mục các

ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010 và tầm

nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển”, Công báo, (số 312 +

313), Hà Nội.

34. Thủ tướng Chính phủ (2007), “Quyết định số 69/2007/QĐ- TTg phê duyệt Đề án phát

triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Công báo, (số 332 +

333), Hà Nội.

35. Thủ tướng Chính phủ (2009), “Quyết định số 35/2009/QĐ- TTg phê duyệt điều chỉnh

chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Công

báo, (số 147 + 148), Hà Nội.

36. Thủ tướng Chính phủ (2009), “Chỉ thị số 751/2009/CT- TTg về việc xây dựng kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015”, Công báo, (số 295 + 296), Hà Nội.

Page 22: Trường Đạ ọ ự ận văn ThS Đị Người hướ Năm bảrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7917/1/01050000795.pdf · kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển

37. Tổng cục địa chính (1999), Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng về quy hoạch sử dụng đất đai, Hà

Nội.

38. Trần Văn Tuấn. Tập bài giảng quy hoạch sử dụng đất.

39. Trung tâm Điều tra Quy hoạch đất đai, Nghiên cứu phương pháp luận và chỉ tiêu đánh

giá tính khat thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, Võ Tử

Can.

40. UBND huyện Hướng Hóa (1997), Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Hướng Hóa thời kỳ

1997 - 2010.

41. Đặng Hùng Võ (2005). Hội thảo “Sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam với định cư đô thị

và nông thôn”.

42. UBND tỉnh Quảng trị, Báo cáo chuyên đề kết quả điều tra đánh giá phân hạng tài

nguyên đất tỉnh Quảng Trị 2001.

43. UBND tỉnh Quảng trị, Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội khu kinh tế-

thương mại đặc biệt Lao Bảo đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025.

44. UBND tỉnh Quảng Trị (2007), Quy hoạch thăm dò khai thác và chế biến khoáng sản làm

vật liệu xây dựng và khoáng sản làm nguyên vật liệu sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị giai đoạn 2008-2015, có tính đến 2020.

45. UBND tỉnh Quảng Trị (2004), Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến

năm 2012, có tính đến năm 2020.

46. UBND tỉnh Quảng Trị (2008), Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường không khí các

khu đô thị và khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị.

47. UBND tỉnh Quảng Trị (2007), Quy hoạch xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh

Quảng Trị.

48. UBND tỉnh Quảng Trị (2010), Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Hướng Hóa đến năm

2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015).

49. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Báo cáo chuyên đề đánh giá phân hạng đất đai

tỉnh Quảng Trị 1997, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

50. Viện điều tra quy hoạch đất đai (1998), Cơ sở khoa học về quy hoạch sử dụng đất đai, Hà

Nội.