Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và...

449
Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch: Phạm Hữu Lợi Fukuzawa Yukichi Khuyến học. "Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm." Nguyên tác tiếng Nhật Nhà xuất bản Iwanami Bunko

Transcript of Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và...

Page 1: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Tri thức và phát triển.Nhà xuất bản Trẻ

Nhóm nghiên cứu Nhật BảnNgười dịch: Phạm Hữu Lợi

Fukuzawa YukichiKhuyến học.

"Quốc dân không có chíkhí độc lập, không có tinh

thần tự do thì lòng yêu nướccũng hàm hồ, nông cạn, vô

trách nhiệm."Nguyên tác tiếng NhậtNhà xuất bản Iwanami

Bunko

Page 2: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Fukuzawa YukichiVài nét về thân thế và sự

nghiệp Nói tới Fukuzawa Yukichi,

không người Nhật nào lại không biết. Họnói về ông như một trong những bậc"khai quốc công thần" của nước Nhậthiện đại, hình ảnh của ông được in trênđồng tiền có mệnh giá cao nhất ở Nhật,tờ 10.000 yên.

Fukuzawa Yukichi là nhà tưtưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đốivới xã hội Nhật bản thời cận đại. NgườiNhật tôn vinh ông là "Voltaire của NhậtBản", không chỉ vì tính triệt để và tầmmức vượt trội trong tư tưởng của ông, mà

Page 3: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

còn vì cũng như danh nhân người Pháp,Fukuzawa Yukichi cùng những ngườiđồng chí của mình là những người khaisáng tinh thần quốc dân Nhật Bản, đemlại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫntinh thần cho công cuộc Duy Tân củachính phủ Minh Trị. Những tác phẩm củaông dừ viết từ hơn một thế kỷ trước,nhưng vẫn được người Nhật Bản ngàynay hết lòng ngưỡng mộ.

Fukuzawa Yukichi sinh năm1834 trong một gia đình võ sĩ cấp thấp ởNakatsu, nay thuộc tỉnh Oita, Kyushu,Nhật Bản. Cha ông - một viên chức tàichính của tỉnh - mất sớm, khiến gia đìnglâm vào cảnh khốn quẫn. Năm 4 tuổi, ôngđược gửi sang nhà chú ruột làm connuôi. Ngay từ thuở niên thiếu, ông đã

Page 4: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cảm nhận sâu sắc nỗi tủi nhục do chế độđẳng cấp và nỗi khổ do tình cảnh khốnquẫn của gia đình.

"Ở Nakatsu quê tôi, chế độquyền thế gia truyền giữa các sỹ tộcđược quy định nghiêm ngặt. Không chỉtrong chốn công đường mà nguyên tắc đócòn thể hiện trong cuộc sống hàng ngày,ngay cả trong quan hệ giữa đám trẻ controng làng. Con cái của các Võ sĩ cấpthấp như tôi phải thưa gửi, lễ phép khinói chuyện với con cái của các Võ sĩ cấpcao. Ngược lại, con cái của các Võ sĩcấp cao luôn cao giọng, khiếm nhã đốivới tôi. Sự phân biệt, chia rẽ trên dưới,sang hèn còn thể hiện trong cả lúc chơiđùa chạy nhảy. Con cái nhà quyền thế chỉchơi với con cái nhà quyền thế. Trong

Page 5: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

lớp học, tôi học giỏi hơn. Vật tay, tôicũng không bao giờ thua. Vậy mà lúc nàochúng cũng tỏ thái độ kiêu căng, ngạomạn với tôi. Tôi bất bình đến mức khôngsao chịu nổi." (Fukuzawa - Tự truyện).

Mãi tới năm 14, 15 tuổi ôngmới được đi học ở trường làng và ôngthấy "học vấn ở đâu cũng chỉ toàn là Hánhọc". Mặc dù học Nho học, nhưngFukuzawa Yukichi không lấy đó làm"khuôn vàng, thước ngọc". Ngược lại,ông càng nhận thấy sự bất công trong xãhội phong kiến: "Nakatsu quê tôi, chế độphong kiến đã áp đặt trật tự xã hội từhàng trăm năm trước thế nào thì nay vẫnthế nấy. Mọi thứ cứ như bị nhồi chặtcứng trong hộp. Kẻ sinh ra trong nhàquản gia thì sau này cũng trở thành quản

Page 6: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

gia. Người sinh ra trong gia đình thấp cổbé họng thì sau này cũng vẫn thấp cổ béhọng. Tổ tiên là quyền quý thì đời đời làquyền quý. Tổ tiên nghèo hèn thì từ đờinày sang đời khác vẫn cứ nghèo hèn."(Fukuzawa - Tự truyện).

Năm 19 tuổi, ông theo ngànhHà Lan học (ngành học ngôn ngữ Hà Lan,ngành nghiên cứu y học và các môn khoahọc phương Tây như toán, vật lý, hoáhọc, sinh học.. qua các sách viết bằngtiếng Hà Lan) tại Nagasaki và Osaka.

Năm 25 tuổi, FukuzawaYukichi lên Tokyo, ông đến thăm cảngYokohâm - được chính quyền Mạc phủmở cho tàu bè phương Tây ra vào buônbán. Tại đây, "chỗ nào cũng gặp ngườiphương Tây. Nhà cửa, quán xá mọc lên

Page 7: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

khắp nơi. Họ vào đó và buôn bán. Tôidùng tiếng Hà Lan để trao đổi. Họ khônghiểu. Nghe họ nói, tôi cũng không hiểu.Nhìn vào hàng chữ quảng cáo, các tờ cáothị, tôi không đọc được. Không biết đó làtiếng gì, tiếng Anh hay tiếng Pháp?"(Fukuzawa - Tự truyện).

Nhận thấy "Hà Lan học" đãtrở nên lạc hậu với thời đại, ông quyếtchí bắt tay vào học tiếng Anh. Không cóngười dạy và nơi học, ông đã dựa vào tựđiển để tự học.

Năm 1860, tình cờ ông đượccử làm thông dịch viên, theo phái đoàncủa chính quyền Mạc phủ sang Hoa Kỳ,và ông đã đặt chân lên San Francisco vàHawaii. Hai năm sau, năm 1862, ông lạiđược tháp tùng phái đoàn Mạc phủ sang

Page 8: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

châu Âu. Và năm 1867, ông đặt chân tớicác thành phố phía đông Hoa Kỳ trongchuyến tháp tùng phái đoàn của chínhquyền Mạc phủ đi mua tàu.

Qua ba chuyến đi trên,Fukuzawa Yukichi đã tiếp cận với thếgiới văn vật của các quốc gia phát triểnphương Tây, đồng thời mở ra nhữnghướng mới trong nhận thức về thế giới vàlàm ông ý thức rõ hơn vị trí Nhật Bảntrên trường quốc tế. Có thể nói chuyến đisang các nước phương Tây là bướcngoặc mang tính quyết định vai trò củaFukuzawa Yukichi đối với lịch sử NhậtBản trong thời kỳ chuyển mình từ cuốithời Mạc phủ sang thời kỳ Minh Trị.

Trong suốt cuộc đời,Fukuzawa Yukichi dịch sách, viết sách

Page 9: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

và xuất bản nhiều tác phẩm có ảnh hưởngto lớn trong việc khai sáng xã hội NhậtBản. Bằng trực quan sắc bén, ông nắmbắt được nỗi bức xúc của dân chúng, nêncác tác phẩm của ông với cách viết giảndị, dễ hiểu, lời văn thống thiết, đã đượcmọi tầng lớp độc giả Nhật Bản đón nhậnnhư " đang khát gặp nước".

Tác phẩm "Sự tình phươngTây" 10 tập, viết từ năm 1866-1870 trêncơ sở những điều "mắt thấy tai nghe"trong thời gian ở phương Tây, số lượngphát hành lên tới 25 vạn bản. Tác phẩmgiới thiệu thế giới văn vật, quan niệm vềquyền lợi và nghĩa vụ, chế độ chính trị,cơ cấu xã hội, nền giáo dục, học thuật,luật pháp, lịch sử, nền công nghiệp, quânsự... của các quốc gia Âu - Mĩ. Tác

Page 10: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

phẩm này được người Nhật Bản coi là"cẩm nang" của chính phủ Minh Trị trongviệc xây dựng xã hội Nhật Bản theo môhình phương Tây.

Trong tác phẩm "Khái lượcvề văn minh" xuất bản năm 1875 và "Đổimới lòng dân" xuất bản năm 1879,Fukuzawa Yukichi khảo sát về lịch sử vànguyên nhân phát triển của các nền vănminh cổ kim đông tây. Ông đã bàn về conđường hưng thịnh, suy vong của NhậtBản, về cuộc sống của nhân dân NhậtBản khi tiến lên văn minh trong tươnglai. Tư tưởng, triết học, quan điểm lịchsử, quan điểm quốc gia của FukuzawaYukichi được biểu lộ qua hai tác phẩmnày.

Ngoài ra, Fukuzawa Yukichi

Page 11: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

còn viết một loạt các tác phẩm hướngđến công chúng đông đảo, mà đặc biệt làtầng lớp thanh niên. Các tác phẩm nàynhằm truyền bá những tư tưởng canh tânvào xã hội Nhật Bản, một đất nước đangthực hiện công cuộc Duy tân do chínhphủ Minh Trị tiến hành "từ trên xuống",nhưng xã hội bên dưới vẫn còn trongvòng kiềm toả của những quan hệ, nhữngtập quán, tập tục lỗi thời đã trải qua hàngnghìn năm của chế độ phong kiến Mạcphủ. Những tác phẩm tiêu biểu trong sốđó là:v Khuyến học, năm 1872-

1876.v Bàn về dân quyền; Bàn

về tiền tệ, năm 1878.v Bàn về quốc quyền; Bàn

Page 12: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

về quốc hội, năm 1879.v Bàn về kinh tế tư nhân,

năm 1880.v Bàn về thời sự thế giới;

Bàn về quân sự, năm 1882.v Bàn về nghĩa vụ quân

sự; Bàn về ngoại giao, năm 1884.v Bàn về phụ nữ Nhật

Bản; Bàn về phẩm hạnh, năm 1885.v Bàn về cách nhân sĩ xử

thế; Bàn về giao tiếp nam nữ, năm1886.

v Bàn về nam giới NhậtBản; Bàn về hoàng gia Nhật Bản,năm 1888.

v Bàn về thuế đất; Bàn vềtiền đồ và an trị quốc hội, năm 1892.

v Bàn về thực nghiệm,

Page 13: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

năm 1893.v Fukuzawa Yukichi tuyển

tập, năm 1897-1899.v Bàn về đại học nữ, đại

học nữ mới, năm 1899.v Fukuzawa Yukichi - Tự

truyện, năm 1899.Năm 1868, đề nâng cao dân trí,

đào tạo thanh niên sinh viên - thế hệ gánhvác trọng trách xây dựng một nước NhậtBản văn minh - Fukuzawa Yukichi đãthành lập trường Keio Gijuku (KeioNghĩa thục) - tiền thân của trường đạihọc Keio nổi tiếng hiện nay tại Tokyo.(Phan Bội Châu có đến thăm trươngKeio Gijuku trong thời gian ở Nhật Bản.Trường Đông kinh Nghĩa thục lập tại HàNội năm 1907 chính là dựa trên hình

Page 14: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

mẫu của trường này).Năm 1873, Fukuzawa Yukichi

cùng với một số trí thức Tây học lập rahội Meirokusha. Hội viên có 10 ngườivà đều là các học giả thuộc nhiều ngànhnhư Mori Arinori (1847-1889),Nakamura Masâno (1832-1891), KatoHiroyuki (1838-1916), Nishi Amane(1829-1897), Taguchi Ukichi (1828-1903)... Họ tổ chức viết sách, dịch thuật,tổ chức các buổi diễn thuyết, xuất bảntập san Meroku làm diễn đàn để phổbiến và tranh luận đủ mọi vấn đề: chínhtrị, giáo dục, tôn giáo, kinh tế, pháp luật,vai trò phụ nữ, phong tục, Nhật ngữ...

Các thành viên trong hộiMeirokusha đã dịch và giới thiệu nhiềutác phẩm về tư tưởng, chính trị, kinh tế,

Page 15: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

luật pháp, giáo dục phương Tây ra tiếngNhật. Các tác phẩm được dịch và giớithiệu trong thời kì này là các cuốn "Tựgiúp mình" (Self-help) của SamuelSmiles (1812-1904), "Tự do luận" (Onliberty), "Chính trị Kinh tế học"(Political Economy), "Chủ nghĩa cônglợi" (Utilitarianism) của J. S. Mill(1806-1873), "Nam nữ bình quyền luận"(Social Statics), "Giáo dục" (Education)của Herbert Spencer (1820-1903), "Tinhthần pháp luật" của Montesquieu (1689-1755), "Khế ước xã hội" của Rousseau(1712-1778), "Tự do mậu dịch" củaAdam Smith. Ngoài ra, "Thuyết tiến hoá"của Darwin và tác phẩm "AllgemeinesStaatsrecht" của J. C. Bluntschli ngườiĐức cũng được dịch và giới thiệu.

Page 16: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Năm 1879, Viện Học sĩ Tokyo -tiền thân của Viện Hàn lâm Nhật Bảnngày nay - ra đời. Fukuzawa Yukichiđược chọn làm viện trưởng.

Năm 1882, ông sáng lập và làmchủ bút tờ "Thời sự tân báo" để trao đổiquan điểm về các vấn đề trong xã hộiNhật Bản thời ấy.

Để đóng góp hữu hiệu trong việckhai hoá văn minh, nâng cao dân trí, pháttriển xã hội, Fukuzawa Yukichi chủtrương các học giả phải có lập trườngđộc lập với chính phủ. Do đó, suốt cảcuộc đời ông nhất quyết từ chối mọi lờimời tham dự chính quyền, mặc dù nhiềuhọc giả cùng hội cũng như các môn đệcủa ông giữ những trọng trách quan trọngtrong chính phủ Minh Trị.

Page 17: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Năm 1900, ông được nhận giảithưởng từ Hoàng gia Nhật Bản do cônglao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.Giải thưởng trị giá 50.000 yên. Ông tặnglại số tiền cho trường Keio.

Năm 1901, ông mất do xuất huyếtnão, thọ 68 tuổi.

Cuốn sách mà các bạn đang cầmtrên tay là cuốn "Khuyến học", được ôngviết trong thời gian 1872-1876. Đâykhông phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắcnhất của ông, nhưng lại là tác phẩm cóảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúngNhật Bản. Khi mới được in lần đầu, cuốnsách này có một số lượng ấn bản kỷ lụclà 3,4 triệu bản, trong khi dân số NhậtBản thời đó chỉ khoảng 35 triệu người.Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực

Page 18: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

sự là cuốn sách gối đầu giường của mọingười dân Nhật trong thời kì Duy tân. Vàkể từ đó đến nay, cuốn sách này đã đượctái bản liên tục, chỉ tính từ năm 1942 đếnnăm 2000, riêng nhà xuất bản IwanamiBunko cũng đã tái bản đến 76 lần.

Trong cuốn sách này, FukuzawaYukichi đề cập đến tinh thần cơ bản củacon người và mục đích thực thụ của họcvấn. Với các chương viết về sự bìnhđẳng, quyền con người, ý nghĩa của nềnhọc vấn mới, trách nhiệm của nhân dânvà chính phủ trong một quốc gia pháptrị... cuốn "Khuyến học" đã làm laychuyển tâm lý người dân Nhật Bản dướithời Minh Trị. Với tuyên ngôn "Trờikhông tạo ra người đứng trên người vàcũng không tạo ra người đúng dưới

Page 19: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

người", Fukuzawa Yukichi đã gây kinhngạc và bàng hoàng - như "không tin vàotai mình" - cho đa số người dân NhậtBản vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thânphận, quen phục tùng, phó mặc và e sợquan quyền suốt hàng trăm năm dướichính thể phong kiến Mạc phủ. Ôngkhẳng định mọi người sinh ra đều bìnhđẳng và nếu có khác biệt là do trình độhọc vấn. Về học vấn, Fukuzawa Yukichiphê phán lối học "từ chương" và nhấnmạnh Nhật Bản phải xây dựng nền họcvấn dựa trên "thực học". Nền học vấnthực học phải gắn liền với cuộc sốnghàng ngày, phải dựa trên tinh thần khoahọc, tinh thần độc lập, tính thực dụng.Việc tiếp thu văn minh phương Tây phảicó chọn lọc. Và quan điểm xuyên suốt

Page 20: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cuốn sách là "Làm thế nào để bảo vệ nềnđộc lập Nhật Bản" trong bối cảnh cáccường quốc phương Tây đang muốn biếntoàn bộ châu Á thành thuộc địa.

Với độc giả Việt Nam hiện nay,nhiều tư tưởng của Fukuzawa trong"Khuyến học" có lẽ không còn là điềumới mẻ gây chấn động lòng người nhưđối với người dân Nhật Bản ở thời MinhTrị. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề của ôngthì vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự đốivới những quốc gia đang trên con đườnghiện đại hoá. Ngoài ra cuốn "Cẩm nang"của người Nhật cày cũng sẽ giúp cho độcgiả Việt Nam hiểu rõ hơn những đặcđiểm về tính cách và tinh thần của ngườiNhật Bản hiện đại, những người từ thânphận nông nô "ăn nhờ ở đậu", nhờ có sự

Page 21: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

khai sáng của những con người nhưFukuzawa Yukichi mà đã trở thành "quốcdân" của một đất nước Nhật Bản hiện đạivà văn minh như ngày nay.

MỤC LỤCPHẦN MỘT:

TRỜI KHÔNG TẠO RA NGƯỜIĐỨNG TRÊN NGƯỜI

v Mọi người sinh ra đềubình đẳng, nếu có khác biệt là do họcvấn.

v Học những môn thiết thựccho cuộc sống.

v Tự do không phải là chỉbiết có tôi, cho riêng tôi.

v Học để dám nói lên chínhkiến và thực hiện đầy đủ bổn phận vớiđất nước.

Page 22: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

v Học để hiểu "tráchnhiệm" của bản thân.

PHẦN HAI:NGƯỜI CHỊU THIỆT THÒI

NHẤT LÀ NHỮNG KẺ VÔ HỌCv Không thể có miếng ăn

ngon nếu chỉ là cái "Tủ kiến thức".v Tại sao không triệt để vận

dụng "bình đẳng"?v Mọi "ham muốn" không

làm ảnh hưởng tới người khác đều làthiện.

v Học để hiểu "thế nào làlàm tròn công việc của mình".

v Không có gì đáng sợ hơnlà ngu dốt.

PHẦN BA:HUN ĐÚC, NUÔI DƯỠNG CHÍ

Page 23: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

KHÍ ĐỘC LẬP RA SAO?v Nỗ lực có thể thay đổi

được Thiên mệnh.v Thường xuyên "tôi luyện

chí khí tinh thần" là rất quan trọng.v Làm thế nào để hun đúc

và gìn giữ được chí khí Độc Lập vàTự Do?

v "Dân" của ImagawaYoshimoto và "dân" của Napoleon đệtam.

v Nỗi hổ nhục của bản thâncũng là nỗi hổ nhục của quốc gia.

PHẦN BỐN:TRÁCH NHIỆM CỦA "NGƯỜI

ĐỨNG TRÊN NGƯỜI"v Làm sao để Nhật Bản có

được nền độc lập thực sự?

Page 24: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

v Văn minh không tiến bộnếu chỉ dùng quyền lực.

v Cái gì đẻ ra "khí chất nhunhược" của người Nhật Bản?

v Đáng buồn là nước ta chỉcó người Nhật mà không có quốc dânNhật.

v Những thứ không có íchchắc chắn sẽ có hại.

v Chưa làm thử mà cứ ngồiphán đúng sai.

PHẦN NĂM:LÒNG QUẢ CẢM CỦA CON

NGƯỜI SINH RA TỪ ĐÂU?v Đang hạnh phúc thì chớ

quên sẽ có lúc phải đối mặt với tủinhục.

v Tinh thần, chí khí độc lập

Page 25: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

là điểm xuất phát của mọi vấn đề.v Vận hội sẽ hé mở ở những

nơi phát huy được chí khí của mình.v Khai phá văn minh là

nhiệm vụ của tầng lớp trí thức trunglưu.

PHẦN SÁU:LUẬT PHÁP QUÝ GIÁ NHƯ

THẾ NÀO?v Quốc dân phải làm tròn

bổn phận "Một thân hai vai".v "Trung thần nghĩa sĩ"

dưới góc độ pháp luật.v "Tenchyu" - Thay trời

trừng phạt.v Luật cần rõ ràng, đơn giản

nhưng phải nghiêm minh.v Bộ máy hành chính với

Page 26: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

những quan chức "đầu gỗ".PHẦN BẢY:

TRÁCH NHIỆM CỦA QUỐCDÂN

v Nghĩa vụ của quốc dân.v Quyền lợi của quốc dân.v Phải đóng thuế.v Đánh mất khí tiết, làm hại

đến con cái, cháu chắt.v Như thế nào là "tử vì

đạo"?v Phải biết hi sinh thân

mình như thế nào?PHẦN TÁM:

ĐỪNG ĐÁNH GIÁ NGƯỜIKHÁC BẰNG SUY XÉT CHỦ QUAN

CỦA MÌNHv Tự do sinh sống miễn là

Page 27: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

không vượt quá bổn phận.v Luận thuyết vô lý: Phật

Bà Quan Âm giết người.v Những lời dạy không thể

chấp nhận tại trường "nữ học".v Đừng tin những lời nói

bậy của Chu Tử.v Không phải mọi điều

trong "Luận ngữ" đều đúng.PHẦN CHÍN:

MỤC ĐÍCH CỦA HỌC VẤN LÀGÌ?

v Có những người cảm thấythoả mãn chẳng khác gì loài sâu kiến.

v Học tập, làm việc vì xãhội.

v Được thừa hưởng "di sảnvĩ đại" mà không biết tạ ơn ai.

Page 28: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

v Đừng để mai một tàinăng.

PHẦN MƯỜI:HÃY SỐNG VÀ HY VỌNG Ở

TƯƠNG LAIv Còn trẻ mà lại muốn lựa

chọn những công việc an nhàn.v Học tập phương Tây

nhưng không được quá sùng bái.v Hy vọng vào tương lai

xán lạn là liều thuốc an ủi nỗi bấthạnh hiện thời.

v Hãy can đảm lên, hỡi cácbạn hữu Nakatsu.

PHẦN MƯỜI MỘT:ĐẲNG CẤP ĐỊA VỊ ĐẺ RA CÁC

CHÍ SĨ RỞMv Quan điểm thường thấy ở

Page 29: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

những người đứng trên.v Vì sao cứ muốn quan hệ

ngoài xã hội phải như quan hệ cha controng gia đình?

v "Biển thủ, tư túi", tráchnhiệm của ai?

v Tại sao lũ chí sĩ rởm lạicứ hoành hành mãi vậy?

v Không thể trông cậy vàothiểu số "nghĩa sĩ".

v Địa vị đẳng cấp và chứcvụ là hai việc hoàn toàn khác nhau.

PHẦN MƯỜI HAI:HÃY HỌC CÁCH DIỄN THUYẾT

CÓ HIỆU QUẢv Diễn thuyết và tranh luận

nhằm nâng cao kiến thức.v Học quản trị kinh doanh

Page 30: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

mà không tính toán được niêu cơm tạigia.

v Bí quyết duy nhất để nângcao kiến thức: Không được tự mãn.

v Tiêu chuẩn để đánh giátrường học.

PHẦN MƯỜI BA:TỆ HẠI NHẤT LÀ THAM LAM

v Dục vọng là điều tốt hayxấu tuỳ theo cách biểu hiện.

v "Tham lam" đối vớingười khác chính là nguồn gốc củamọi thói xấu.

v Nghèo khổ không phải lànguyên nhân.

v Lời than của Khổng Tử.v Thực trạng hậu cung, nơi

thói tham vọng hoành hành.

Page 31: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

v Nhật Bản hiện nay vẫnchưa thoát khỏi tính chất "hậu cung"

v Mặt đối mặt mới vỡ lẽ...PHẦN MƯỜI BỐN:

PHẢI LUÔN XEM LẠI TINHTHẦN CỦA BẢN THÂN

v Con người luôn gặpnhững thất bại không ngờ tới.

v Đây là điều quan trọngnhất trong làm ăn.

v Cách tính toán "cái được,cái mất" trong cuộc đời.

v "Chăm sóc" có hai vế.v Không thể Bảo hộ nếu

thiếu Chỉ dẫn.v Cần thiết phải có hai loại

"Chăm sóc" trong chính trị.PHẦN MƯỜI LĂM:

Page 32: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

TIẾP THU CÓ CHỌN LỌC VĂNMINH PHƯƠNG TÂY

v Việc tìm kiếm chân líthường bắt đầu từ sự hoài nghi.

v Tin cái gì và nghi ngờ cáigì?

v Nếu Nhật Bản là phươngTây...

v Chỉ có học vấn mới nuôidưỡng năng lực phán đoán.

PHẦN MƯỜI SÁU:CHẠY THEO ĐỘC LẬP VẬT

CHẤT SẼ ĐÁNH MẤT ĐỘC LẬP VỀTINH THẦN

v Độc lập có hai dạng.v Để gìn giữ độc lập về tinh

thần, phải biết cách tiêu đồng tiền.v Chỉ tin khi thấy kết quả.

Page 33: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

v Để có năng lực phán đoánvà hành động cần có động cơ và bánhlái.

v Phê phán người khác thìdễ.

PHẦN MƯỜI BẢY:BÀN VỀ SỰ TÍN NHIỆM

v Nói tới tín nhiệm tức lànói tới độ tin cậy.

v Thật và giả khác nhau rasao.

v Cần nói về bản thân mình.v Coi trọng tiếng mẹ đẻ.v Khi giao tiếp luôn biểu lộ

nét mặt tươi tắn, đừng để người taghét.

v Vất bỏ hình thức, hãy thậtlòng, thành thật.

Page 34: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

v Tìm kiếm bạn mới, khôngquên bạn cũ.

PHẦN MỘTTRỜI KHÔNG TẠORA NGƯỜI ĐỨNG

TRÊN NGƯỜI________________________________________________________________________

MỌI NGƯỜI SINH RA ĐỀUBÌNH ĐẲNG,

NẾU CÓ KHÁC BIỆT LÀ DOHỌC VẤN

Người ta thường nói: "Trờikhông tạo ra người đứng trên người vàcũng không tạo ra người đứng dướingười." Kể từ khi tạo hoá làm ra con

Page 35: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

người thì tất cả sinh ra đều bình đẳng,mọi người đều có tư cách, có địa vị nhưnhau, không phân biệt đẳng cấp trêndưới, giàu nghèo.

Loài người - chúa tể củamuôn loài - bằng hoạt động trí óc và hoạtđộng chân tay mà biến mọi thứ có trênthế gian thành vật có ích cho bản thânmình. Nhờ thế mà thoả mãn được nhu cầuăn, mặc, ở, sống tự do theo ý muốn vàkhông làm phiền, làm cản trở cuộc sốngcủa đồng loại. Con người có thể sốngyên ổn, vui vẻ trên thế gian. Đó là ýTrời, là niềm hi vọng của Trời đối vớicon người.

Vậy mà nhìn rộng ra khắp xãhội, cuộc sống con người luôn có nhữngkhoảng cách một trời một vực. Đó là

Page 36: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

khoảng cách giữa người thông minh vàkẻ đần độn; giữa người giàu và ngườinghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớphạ đẳng.

Như thế là tại làm sao?Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng.

Cuốn sách dạy tu thân "Thựcngữ giáo" có câu: "Kẻ vô học là ngườikhông có tri thức, kẻ vô tri thức là ngườingu dốt." Câu nói trên cũng có thể hiểu:Sự khác nhau giữa người thông minh vàkẻ đần độn là ở chỗ có học hay vô họcmà thôi.

Trên thế gian có cả việc khólẫn việc dễ. Người làm việc khó đượccoi là người quan trọng. Người làm việcdễ thường có địa vị thấp, bị coi thường.Công việc cần sự khổ nhọc về tinh thần

Page 37: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

được xem là việc khó, còn lao động chântay là việc dễ. Vì thế, học giả, quan chứcchính phủ, giám đốc các công ty lớn, chủtrang trại sử đụng nhiều nhân công... lànhững người có địa vị cao, quan trọng.Và một khi đã là những người có địa vị,quan trọng thì đương nhiên gia đình họcũng giàu sang sung túc đến mức tầnglớp hạ đẳng nằm mơ cũng không được.Tuy vậy, nếu suy nghĩ kỹ lưỡng gốc rễcủa vấn đề thì chỉ có một nguyên nhân.Đó chảng qua là do có chịu khó học haykhông mà thôi, chứ có người nào đượctrời phú cho đâu. Ngạn ngữ có câu:"Trời không ban cho con người phú quý.Chính con người tạo ra giàu sang phúquý." Có nghĩa là Trời nhìn vào kết quảhoạt động, lao động của con người để

Page 38: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

ban thưởng. Như tôi đã đề cập: Ở con

người vốn dĩ không có chênh lệch sanghèn, giàu nghèo. Vì thế, có thể nói rằng:người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽtrở thành người quan trọng, sống sungtúc; người vô học sẽ trở thành con ngườithấp hèn, nghèo khổ.

HỌC NHỮNG MÔN THIẾTTHỰC CHO CUỘC SỐNG

Học vấn là gì? Đó khôngphải là học chỉ cốt để hiểu câu khó, chữkhó; càng không phải là việc học chỉ đểgiải nghĩa văn cổ, đọc thơ, vịnh thơ. Họcnhư vậy không có ích gì cho cuộc sốngcả.

Đọc các tác phẩm văn họccũng là để động viên an ủi lòng người,

Page 39: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

như thế chảng phải là môn học có ích chocuộc sống đó sao? Nhưng tôi không nghĩrằng văn học là môn học quan trọng đếnmức "phải thờ phụng nó" như các thầydạy Hán văn, Cổ văn thường nhấn mạnh.Trong cuộc sống, tôi hầu như không thấythầy dạy Hán văn nào có được tài sảnđáng kể, cũng như các thương gia vừagiỏi thơ phú vừa thành công trong kinhdoanh lại càng hiếm.

Với lối học như hiện nay, chỉtăng thêm sự lo lắng trong các bậc phụhuynh, nhà nông... những người hết lòngchăm lo việc học tập của con cái:"Chúng nó cứ học theo kiểu này, chắc cóngày tán gia bại sản mất." Điều đó đúng.Vì lối học này không thực tế, không thểáp dụng kết quả học tập vào thực tiễn

Page 40: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cuộc sống. Vậy thì giờ đây chúng ta phải

học cái gì và học như thế nào? Trước hết phải học những

môn học thực dụng cần thiết cho cuộcsống hằng ngày. Ví dụ: phải thuộc lòngbảng 47 chữ cái Kana. Học cách soạnthảo thư từ, ghi chép trương mục kế toán.Sử dụng thành thạo bàn tính. Nhớ cáchcân đong, đo, đếm. Tiếp đến là phải họccác môn như Địa lý để biết được phongthổ Nhật Bản và các nước trên địa cầu.Vật lý là môn học giúp ta phân biệt đượctính chất của mọi vật thể trong thiênnhiên, qua đó tìm ra tác dụng của nó.Học Sử vì đây là môn học giúp ta hiểubiết cặn kẽ mọi sự kiện ghi trên niên biểulịch sử, qua đó chúng ta có thể nghiên

Page 41: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cứu quá khứ, hiện tại của mọi quốc gia.Học Kinh tế là môn giải đáp cho chúngta mọi vấn đề liên quan đến việc chi tiêutrong mỗi gia đình cũng như nền tài chínhcủa cả quốc gia. Học môn Đạo đức, mônnày giúp ta hiểu về hành vi, hành độngcủa bản thân, hiểu cách cư xử, cách giaotiếp, cách sinh hoạt giữa người vớingười.

Để học các môn này, cần thiếtphải đọc tất cả các quyển sách của châuÂu đã được dịch ra tiếng Nhật. Đối vớicác bạn trẻ có khả năng thì tôi khuyênnên đọc trực tiếp các nguyên bản bằngtiếng Anh, Pháp, Đức. Khi học phải nắmđược nội dung chủ yếu của môn học, trêncơ sở đó phải hiểu được bản chất cơ bảncủa mọi sự vật. Học như vậy mới có ích

Page 42: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cho cuộc sống. Đó là "Thực học" mà aicũng phải học, là học vấn mà hết thảymọi người đều phải tự trang bị, khôngphân biệt đẳng cấp, khoảng cách giàunghèo. Chính việc tự trang bị kiến thứcnày, từng cá nhân trên cơ sở làm trọntrọng trách của mình, sẽ điều hành quảnlý tốt gia nghiệp được giao.

Cá nhân có độc lập thì giađình mới độc lập. Và như thế quốc giacũng độc lập.

TỰ DO KHÔNG PHẢI LÀCHỈ BIẾT CÓ TÔI, CHO RIÊNG

TÔI Biết đúng vị trí, chỗ đứng

của mình là rất quan trọng. Kể từ khi sinhra, con người không phải chịu sự canthiệp của bất cứ một ai. Nam cũng như

Page 43: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nữ đều có quyền tự do sinh ssống. Vàđúng là con người có quyền tự do, nhưnglúc nào cũng khăng khăng đòi phải đượclàm theo ý muốn của riêng mình màkhông biết rõ vị trí của mình thì sẽ trởnên chỉ biết có mình, cho riêng mình.Như thế là tự mình làm hỏng mình.

Dựa trên đạo lý mà Trời đãđịnh, vị trí của mỗi người là ở chỗ: biếttrọng tình người, không làm phiền haycản trở người khác, biết bảo vệ quyền tựdo bản thân.

Tự do bản thân không cónghĩa là muốn làm gì thì làm, không cónghĩa là làm phiền hoặc cản trở ngườikhác. Ví dụ như có người nói: "Tiền tôi,thích uống rượu tôi uống, thích mua"hoa" tôi mua. Đó là quyền tự do của tôi,

Page 44: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chứ động chạm gì tới ai." Suy nghĩ nhưvậy là sai. Ham mê tửu sắc làm ảnhhưởng tới người khác, lại lôi kéo bạn bè,làm hại nền giáo dục xã hội. Cứ cho latiền tôi tôi xài, nhưng không vì thế mà cóthể bỏ qua nhưng hành vi tội lỗi gây racho xã hội.

Tự do và độc lập không chỉliên quan tới từng cá nhân mà còn là vấnđề của quốc gia nữa.

Nhật Bản chúng ta là mộtquốc đảo nhỏ nằm ở phía Đông châu Á,cách xa đại lục, lâu nay không giaothương với ngoại quốc, bế quan toả cảng,tự cung tự cấp. Mãi tới thời Gia Vĩnh(1848-1854), khi hạm đội Mỹ kéo đếngây áp lực, Nhật Bản mới bắt đầu mởcủa giao thương với nước ngoài. Thế mà

Page 45: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

ngay cả khi đã mở cửa, trong nước vẫnchưa hết tranh cãi ồn ào xung quanh việctiếp tục mở cửa hay đóng cửa, thiếp tụclên án người ngoại quốc là lũ man di mọirợ... Những cuộc tranh cãi như vậy thậtlà vô bổ, có khác nào "Ếch ngồi đáygiếng coi trời bằng vung".

Thử nghĩ xem, chẳng phải làngười Nhật chúng ta cũng như người dâncác nước phương Tây cùng ở trên mộtquả đất, hưởng chung ánh mặt trời, ánhtrăng, thở cùng một không hkí, hưởngcùng một đại dương, và đều là con ngườicả đó sao. Chúng ta thừa sản vật thì chiabớt cho người ta; người ta thừa sản vậtthì chia lại cho mình, cùng học hỏi lẫnnhau, không ai tự cao tự đại, không làmnhau hổ thẹn. Dân Nhật ta cũng như dân

Page 46: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

họ đều cùng mong phát triển, cùng monghạnh phúc đó sao?

Chúng ta phải tận tâm làm hếtsức mình trong quan hệ quốc tế sao chođúng ý trời, hợp lòng người. Nếu đúngđạo lý thì cần chuộc lỗi với người Phichâu cũng phải làm. Còn để bảo vệ lậptrường chính nghĩa thì dù là pháo hạmAnh hay Mĩ, chúng ta cũng không sợ. Khiquốc gia chịu nỗi nhục mất nước thì mọingười dân Nhật, không trừ một ai, đềusẵn sàng xả thân để bảo vệ thanh danhcủa Tổ quốc. Như vậy, đất nước mới tựdo, quốc gia mới độc lập.

Thế nhưng trên thế gian này,vẫn có quốc gia tự phong cho mình làtrung tâm của vũ trụ. Họ nghĩ là ngoài đấtnước họ ra không có quốc gia nào tồn tại

Page 47: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cả. Hễ cứ nhìn thấy người ngoại quốc thìmiệt thị như loài thú hoang, gọi họ làman di mọi rợ. Kết cục là quốc gia đó tựchuốc lấy sự căm ghét của các nướckhác. Đó là một kiểu "chỉ biết cái tôi" ởtầm quốc gia, đó là cách ngoại daokhông biết mình biết người, không nắmrõ ý nghĩa của từ Tự do.

HỌC ĐỂ DÁM NÓI LÊN CHÍNHKIẾN

VÀ THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ BỔNPHẬN VỚI ĐẤT NƯỚC

Kể từ khi thiết lập chế độquân chủ (1), nền chính trị Nhật Bản đãcó những thay đổ mạnh mẽ. Về mặt đốingoại, chính phủ đã bang giao với ngoạiquốc trên cơ sở công pháp quốc tế. Vềđố nội, chính phủ đã mang lại tinh thần

Page 48: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

"tự do, độc lập" cho dân chúng. Ngườidân chúng ta đã được phép mang đầy đủhọ và tên; được phép cưỡi ngựa... Đó làsự thay đổi to lớn kể từ thuở lập quốc,tạo cơ sở bình đẳng về địa vị giữa cácthành phần Võ sĩ (samurai), Nông, Công,Thương trong xã hội.(2)

--------------------------------------------

Chú thích:1. Tức là việc Nhật Hoàng Minh Trị

lên cầm quyền, chấm dứt 265 năm caitrị của chính quyền phong kiến Mạcphủ ở Nhật Bản. Chính phủ Minh Trị đãmở ra một chương mới trong lịch sửNhật Bản với công cuộc Minh Trị Duytân, hiện đại hoá Nhật Bản.

2. Cho tới thời đó của Nhật Bản,

Page 49: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chỉ có các Võ sĩ (samurai) mới cóquyền mang đầy đủ họ và tên. Còn mọithành phần khác trong xã hội chỉ đượcđặt tên nhưng không được phép manghọ. Nhờ sự thay đổi này, người dânNhật mới biết được dòng họ, gia phảcủa mình. Cũng như vậy, ngoài tầnglớp Võ sĩ ra, không một ai được phépcưỡi ngựa - là phương tiện di chuyểnduy nhất thời ấy.

----------------------------------------- Chế độ đẳng cấp - địa vị của

một người được quy định trước cả khingười đó ra đời - đã hoàn toàn bị xoábỏ. (1)

------------------------------------------

Chú thích:

Page 50: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

1.Tiếng Nhật gọi là mibun seido,chính sách do chế độ phong kiến Mạcphủ Tokugawa đề ra. Chính sách nàyphân chia xã hội thành 4 loại: Võ sĩ(samurai), Nông, Công, Thương haycòn gọi là Tứ giới và cấm không cho Tứgiới được thay đổi nghề nghiệp. Cha làvõ sĩ thì con cũng suốt đời là võ sĩ, chalàm ruộng hay làm thợ thì con cháu cứvĩnh viễn phải theo nghề đấy... Lại cấmkhông cho người dân dược thay đổi chỗở, tự do di cư, ai ở nông thôn cứ phải ởnông thôn, ai ở thành thị cứ phải ởthành thị. Luật lệ của Mạc phủ cực kỳnghiêm ngặt, người dân nào vì bất kì lýđo gì mà tự động di cư, bắt được thìcăng nọc khảo tra, dẫu có được dẫngiải về nguyên cư thì cũng đã khặc khừ

Page 51: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

gần chết vì roi vọt. Và chính sách nàynhằm chủ yếu vào tầng lớp nông dân,buộc họ cứ phải ở nông thôn cày ruộngđể cung cấp thóc lúa cho Mạc phủ, nộicó được bao nhiêu thóc lúa gặt về thìcũng phải chờ Võ sĩ đến lấy thuế đã,phần còn lại mới được phép xay ăn vàlàm vốn cho vụ tới. Nếu như không đủsố thóc thuế quy định thì phải bán vợđợ con đi để đong kỳ đủ thóc thuế.Nông dân thời Mạc phủ chết đói liênmiên bởi chế độ đẳng cấp này. (NhậtBản tư tưởng sử, tập 2, trang 131,Nguyễn Văn Tần dịch.)

------------------------------------------

Từ nay trở đi địa vị xã hộicủa cá nhân sẽ được quyết định tuỳ theo

Page 52: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tài năng, phẩm cách và vai trò của mỗingười. Quan chức chính quyền được bổnhiệm theo tài năng và nhân cách, và làngười thực thi luật pháp cho chúng ta.Chúng ta kính trọng họ theo lẽ đó, chứkhông phải chúng ta kính trọng chức vụvà thành phần xuất thân của họ. Chúng takhông tuân theo con người họ. Chúng tachỉ tuân thủ Luật pháp (Quốc pháp) màhọ đang thừa nhận.

Dưới thời chính quyền phongkiến Mạc phủ, người dân chúng ta luônphải khiếp sợ, né tránh, cúi rạp mìnhtrước các Tướng quân (1). Ngay cả lũngựa của các Tướng quân cũng làmchúng ta hoảng sợ không dám đi chungđường với chúng; bầy chim cắt dùng nhửmồi khi các Tướng quân đi săn bắn, cũng

Page 53: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

làm chúng ta kiếp đảm, phải cúi lạy phảiphủ phục cho đến khi lũ chim bay khuấtmới dám ngẩn đầu đứng lên đi tiếp.Người ta đã buộc chúng ta phải quen,phải sợ những thứ được coi là "luật lệ","tập quán" hà khắc ấy. Giờ đây nghĩ lạiai ai cũng cảm thấy kinh tởm.

-----------------------------------------Chú thích:1.Tiếng Nhật là sogun, chỉ người có

chức vị và thực quyền cao nhất trongchính quyền Mạc phủ.

----------------------------------------- Nhưng thứ "luật lệ", "tập

quán" đặt ra một cách vô cớ đó, khôngphải là luật pháp hay quốc pháp đểchúng ta phải tuân thủ. Chúng là nhữngthứ đã cướp đoạt mọi quyền tự do của

Page 54: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chúng ta. Chúng là những thứ được đặt rađể gieo rắt nỗi sợ hãi trong chúng tatrước uy quyền của chế độ phong kiếnMạc phủ và nhằm để che đậy bản chấtlộng hành, không minh bạch của chínhchế độ đó.

Giờ đây, toàn bộ cái chế độvà luật lệ ngu xuẩn ấy đã bị xoá sổ. Vìthế, không lẽ gì chúng ta cứ phải sợ bóngsợ vía các cấp chính quyền đó mãi.

Nếu có gì bất mãn với chínhquyền hiện tại, chúng ta phải kháng nghị,tranh luận một cách đường đường chínhchính. Tại sao chúng ta chỉ dám nói xấu,kêu ca sau lưng họ mà không dám chỉmặt vạch tên.

Những kháng nghị hợp lòngdân, đúng đạo Trời, dù có phải đổ cả

Page 55: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tính mạng chúng ta cũng phải tranh đấu.Đây là bổn phận mà mỗi người dânchúng ta phải thực hiện đối với đất nước.

HỌC ĐỂ HIỂU "TRÁCHNHIỆM" CỦA BẢN THÂN

Như tôi đã nói ở trên kia,"độc lập và tự do" dựa trên đạo lý củaTrời đã trở thành nguyên tắc trong từngngười cũng như của cả quốc gia chúng ta.Nếu như có kẻ gây phương hại đếnnguyên tắc này thì dù có phải biến cả thếgiới thành kẻ thù, chúng ta cũng khôngsợ, huống hồ chúng ta lại phải sợ một sốquan chức chính phủ lộng quyền?

Giờ đây, chúng ta đã xác lậpđược tinh thần cơ bản: mọi người dânđều bình đẳng, vì thế chúng ta hãy yêntâm phát huy mọi khả năng sức lực và trí

Page 56: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tuệ của mình. Mỗi người đều có mỗi bổn

phận, do đó phải tự vun đắp tài năng, rènluyện nhân cách sao cho xứng đáng vớibổn phận đó. Để làm được điều này, aiai cũng phải học chữ, học ngôn ngữ. Cóchữ, biết ngôn ngữ sẽ lý giải được mọiđạo lý của sự vật.

Nói đến đây chắc các bạn sẽhiểu giúp tôi rằng: Học vấn là vấn đềcấp bách biết nhường nào.

Hiện nay, tầng lớp thườngdân cũng đã sánh vai ngang hàng với tầnglớp Võ sĩ (samurai), cho nên con đườngđược lựa chọn vào các chức vụ trongchính quyền cũng mở ra cho chúng ta nếuchúng ta có tài.

Chúng ta phải tự giác trước

Page 57: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

bổn phận của bản thân, không chạy theonhững hành động rồ dại, phải cẩn trọng.

Tôi chắc rằng không ai đángthương hại hơn là những người vô trithức, những người không hiểu lẽ phải, vàcũng không ai khó giao tiếp hơn nhữngngười ấy. Vì không có tri thức, không cónăng lực tự thức tỉnh nên họ căm ghétoán giận những người giàu có chínhđáng, đôi khi họ tập hợp thành bầu đoànđi đánh cướp.

Bản thân họ được pháp luậtbảo vệ, nhưng hễ cứ cảm thấy bất lợi chomình thì họ lại thản nhiên vi phạm, ngangnhiên phá luật.

Lại không có ít người, cóđược chút ít tài sản, tiền bạc thì chỉ lotích trữ, cất giấu, không bao giờ suy nghĩ

Page 58: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

đầu tư cho con cháu học hành. Vì thế concháu họ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, dốt nátvà cứ thế tiêu pha tàn phá tài sản của ôngcha mình.

Đối với nhũng người nhưvậy, không thể mang đạo lý ra để giảnggiải mà chỉ có cách là dùng uy lực đedoạ chứ không có cách nào khác. Ám chỉđiều này, người phương Tây có câu tụcngữ: "Dân ngu tự chuốc lấy chính sáchbạo tàn." Người dân tử tế nghiêm túc thìchính phủ cũng buộc phải tử tế nghiêmtúc.

Nước Nhật chúng ta có dân,trên dân có chính phủ. Phẩm cách củadân rơi vào vòng ngu tối, vô học thì luậtpháp của chính phủ cũng trở nên hà khắc.Nhưng nếu quốc dân có chí học hành,

Page 59: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tiếp thu văn minh thì không có cách nàokhác, chính phủ cũng sẽ quảng đại, nhânđạo.

Luật nước hà khắc hay quảngđại hoàn toàn tuỳ thuộc vào thái độ,phẩm cách của quốc dân.

Có người dân nào lại mongmuốn một chế độ chính trị tàn bạo?

Có người dân nào lại mongmuốn cho đất nước kém phát triển?

Có người dân nào lại mongcho nước mình bị ngoại bang khinh miệt?

Không và không thể có. Đóchính là tình con người trong mỗi chúngta.

Nếu như ai ai cũng một lòngmột dạ báo đáp cho Tổ quốc, nơi mìnhsinh thành thì chúng ta không bao giờ

Page 60: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

phải lo nghĩ hay bất an đến tương lai,đến tiền đồ của Nhật Bản. Mục đích củachúng ta chỉ có một: giữ gìn hoà bình chođất nước.

Do vậy, điều quan trọng hơnbât kỳ điều gì khác là mỗi người chúng taai ai cũng phải học hành, mở mang kiếnthức, mài giũa tài năng, nhân cách saocho xứng đáng với bổn phận của mình.

Ngược lại, chính phủ phải cótrách nhiệm soạn thảo và thông báo đếnmọi người dân những chính sách dễ hiểu.Mục tiêu duy nhất cho chính phủ là phảimang lại cuộc sống ấm no yên ổn chodân.

Những lời về học vấn mà tôikhuyên nhủ các bạn cũng chỉ nhằm tớiđiều này.

Page 61: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Nhân dịp khai trương "KeioNghĩa thục" tại quê tôi, huyện Nakatsutỉnh Oita, tôi chấp bút viết chương nàyđưa cho bạn bè, đồng hương xem. Nhiềubạn hữu, sau khi đọc xong, nói với tôirằng: Bài này không chỉ cho bạn bè, đồnghương mà nên gởi tới bạn đọc gần xanữa, như vậy sẽ có hiệu quả hơn, nên tôiđã cho in thành nhiều bản để các bạncùng đọc.

Tháng 2 năm Minh Trị thứ năm(tức năm 1871)

PHẦN HAINGƯỜI CHỊU

THIỆT THÒI NHẤT

Page 62: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

LÀ NHỮNG KẺ VÔHỌC

KHÔNG THỂ CÓ MIẾNG ĂNNGON

NẾU CHỈ LÀ CÁI "TỦ KIẾNTHỨC"

Từ học vấn có nghĩa rấtrộng, vừa trừu tượng vừa cụ thể. Tínhtrừu tượng (vô hình) trong học vấn thểhiện qua các môn Đạo đức, Thần học,Triết học... Còn các môn như Thiên vănhọc, Địa lý học, Hoá học... là học vấnmang tính cụ thể (hữu hình). Nhưng dù cótrừu tượng hay cụ thể thì mục đích củahọc vấn là làm cho con người mở mangkiến thức, biết quan sát, lắng nghe, lý

Page 63: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

giải được đạo lý của sự vật, làm cho conngười tự giác về trách nhiệm của bảnthân.

Để mở mang kiến thức, đểquan sát tiếp thu tốt thì phải lắng nghe ýkiến những người xung quanh, phải đàosâu suy nghĩ, phải đọc nhiều. Vì thế, đểcó học vấn cần phải biết chữ. Nhưng"chỉ cần biết chữ là có học vấn" nhưngười xưa thường nghĩ là sai lầm lớn."Biết chữ" mới chỉ là công cụ trên conđường học vấn, cũng giống như cái đục,cái cưa - những công cụ không thể thiếuđể cất nhà. Nếu chỉ biết gọi đúng tênnhững thứ đó, không có tư duy, khôngbiết cách đóng bàn, ghế, giường tủ.. thìkhông thể gọi là thợ mộc được. Cũng nhưvậy, người biết chữ không thể gọi là

Page 64: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

người có học vấn nếu người đó khôngbiết lý giải, không hiểu biết đầy đủ đạolý của sự vật.

Tục ngữ có câu: "Đọc Luậnngữ mà không biết luận ngữ" (không biếtý nghĩa của lời lẽ, ngôn từ). Tức là dù cónhồi nhét đầy tri thức trong đầu, nhưngkhông thể ứng dụng vào hành động thựctế thì cũng vô nghĩa.

Dù có thuộc làu làu truyệnxưa tích cũ nhưng không biết giá một kýgạo, một mớ rau là bao nhiêu.

Dù có hiểu biết cặn kẽ kinhđiển Trung Hoa nhưng không biết làmthương mại, không biết giao dịch làm ăn.

Mất nhiều năm gian khổ đènsách, tiêu tốn bao nhiêu tiền bạc để họchành, trang bị đủ loại kiến thức Âu Tây,

Page 65: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nhưng kiếm miếng ăn chỉ nuôi miệngmình cũng không nỗi.

Những người ấy chỉ là "cái tủkiến thức" suông. Đối với chính miếngcơm của bản thân, đối với lợi ích của đấtnước, đối với nền kinh tế của quốc gia,họ hoàn toàn vô dụng, họ chỉ là hạngngười "dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm".

Tựa đề của cuốn sách này là"Khuyến học", nhưng không có nghĩa làtôi khuyên các bạn chỉ có đọc sách.

Đề cập tới tinh thần cơ bảncủa con người, đề cập tới mục đích thựcthụ của học vấn là chủ đích chính mà tôimuốn nói với các bạn.

TẠI SAO KHÔNG TRIỆT ĐỂVẬN DỤNG "BÌNH ĐẲNG"? Những dòng đầu tiên trong

Page 66: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Phần một, tôi đã nói tới vấn đề bình đẳnggiữa người và người. Kể từ khi đượcsinh ra, ai ai cũng được quyền tự do sinhsống, không phân biệt trên dưới.

Tôi muốn bàn rộng hơn ýnghĩa: "Mọi người đều bình đẳng."

Con người sinh ra là do ýmuốn của Trời, chứ không phải là do ýmuốn của con người. Con người vốncùng một loài, cùng sinh sống ở trongtrời đất, vì thế yêu thương nhau, tôn trọngnhau, mình làm trọn bổn phận của mình,người ta làm trọn bổn phận của người ta,không ai cản trở ai. Trong gia đình, anhem hoà thuận, giúp đỡ nhường nhịn nhaucũng do dựa theo đạo lý cơ bản là đượcsinh ra cùng một nhà, được nuôi dưỡngcùng một cha mẹ.

Page 67: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

MỌI "HAM MUỐN" KHÔNGLÀM ẢNH HƯỞNG

TỚI NGƯỜI KHÁC ĐỀU LÀTHIỆN

Bây giờ hãy mang giá trị củacon người ra so sánh thử xem? Chẳngphải là tất cả đều bình đẳng đó sao?Nhưng "bình đẳng" ở đây, không cónghĩa là người nào cũng phải có điềukiện sống ngang nhau. Mà "bình đẳng" ởđây có nghĩa là ai ai cũng đều có quyềnlợi ngang nhau, vì chúng ta đều là conngười cả.

Nếu nói về điều kiện sống thìcó người giàu, người nghèo; kẻ mạnh, kẻyếu, người thông minh, người đần độn.Có người sinh ra thuộc tầng lớp lãnhchúa, quý tộc, ở trong lâu đài, biệt thự,

Page 68: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

ăn ngon mặc đẹp, thì cũng có người sinhra phải đi làm thuê làm mướn, sống tronghang cùng ngõ hẻm, hàng ngày chỉ đủ vắtmũi bỏ miệng.

Bằng tài năng, có người trởthành chính khách, thành doanh nhân tầmcỡ có thể xoay chuyển thế gian, thì cũngcó người chỉ có trí tuệ vừa phải, buônbán lặt vặt, đến đâu hay đó. Có lực sĩ, đôvật Sumo lực lưỡng thì cũng có công tửbột, thiếu nữ liễu yếu đào tơ. Mỗi ngườimỗi vẻ, nhưng quyền lợi cơ bản với tưcách là con người thì ai cũng như ai,hoàn toàn ngang nhau.

Vậy thì thế nào là quyền lợicủa con người? Đó chính là quyền coitrọng sinh mạng, quyền bảo vệ tài sản,quyền tôn trọng nhân cách và danh dự.

Page 69: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Kể từ khi sinh ra con ngườitrên thế giới này, Trời đã truyền cho conngười năng lượng thể xác và tinh thần, đãqui định rõ ai cũng có quyền sống.Không kẻ nào được phép xâm phạmquyền lợi đó. Sinh mạng của lãnh chúacũng quý giá như sinh mạng của ngườilàm thuê. Ý thức bảo vệ đống gia tàikhổng lồ của các nhà tư bản kếch sù cũngkhông khác gì ý thức bảo vệ đồng vốn ítỏi của những người buôn bán lặt vặt.

Người xưa có câu: "Trẻ conmà khóc thì ai cũng phải chào thua." Lạicòn có câu: "Cha mẹ có nói sai thì concái vẫn phải cho là phải. Ông chủ bảo gìngười làm cũng phải dạ theo." Ngụ ý làcon người không thể có chuyện ngangnhau về quyền lợi. Đấy chính là ví dụ

Page 70: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

"vơ đũa cả nắm", ví dụ điển hình choviệc không biết phân biệt đâu là "điềukiện sống", đâu là "quyền lợi của conngười".

Dân cày có thể khác với địachủ về điều kiện sống nhưng không khácvề quyền lợi. Giẫm phải gai, người dânkêu đau, không lẽ cũng giẫm phải gai màđịa chủ bảo không đau. Ăn của ngon, chủđất khen ngon, không lẽ cùng ăn của ngonmà dân làm thuê cuốc mướn lại chê dở.

Đã là con người thì ai cũngmuốn ăn ngon mặc đẹp, có nhà cao cửarộng và chẳng có ai lại muốn khổ cả. Âucũng là lẽ thường.

Người nắm quyền lực vừa cótiền vừa có thế, người nông dân thì lạivừa nghèo vừa kém thế. Phải thừa nhận

Page 71: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

rằng ở trên cõi đời có người mạnh ngườiyếu, người giàu người nghèo, có sự khácbiệt trong điều kiện sống.

Nhưng việc cậy thế vì cótiền, có quyền, lợi dụng sự hơn kémtrong điều kiện sinh hoạt để chèn épngười nghèo yếu, chính là hành vi xâmphạm đến quyền lợi của người khác.

Kẻ yếu có cách của kẻ yếu,họ sẽ tự bổ khuyết cho họ. Không có sựchèn ép nào tệ hại hơn việc sự dụngquyền thế để ức hiếp những người nghèoyếu.

HỌC ĐỂ HIỂU"THẾ NÀO LÀ LÀM TRÒN

CÔNG VIỆC CỦA MÌNH" Dưới thời Mạc phủ, giữa

tầng lớp Võ sĩ và tầng lớp thường dân có

Page 72: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

sự phân biêth sâu sắc. Võ sĩ ra sức lộngquyền, coi nông dân và thị dân nhưnhững kẻ tội phạm. Chúng còn đặt ra luật"chém trước, xử sau". Theo luật này,người dân chỉ cần có biểu hiện trái ý Võsĩ là lập tức bị hành quyết tại chỗ. Tínhmạng của dân không khác sâu bọ, chosống thì được sống, bảo chết thì phảichết.

Ngược lại, nông dân và thịdân lúc nào cũng phải cúi lạy, nhườnglối tránh chỗ cho Võ sĩ dù chẳng có quanhệ, duyên nợ gì. Ngựa mình nuôi nhưngbị cấm cưỡi. Thật đáng căm giận.

Mối quan hệ giữa Võ sĩ vàthường dân là quan hệ "giữa cá nhân vớicá nhân" mà đã bất công đến như vậy,thử hỏi quan hệ giữa chính phủ và nhân

Page 73: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

dân là quan hệ giữa "tập thể với tập thể"sẽ như thế nào? Các bạn hãy cùng tôixem xét.

Có thể nói: Mối quan hệ giữachính phủ với nhân dân còn tệ hại hơnnhiều. Không chỉ chính quyền trung ươngMạc phủ, mà tại các địa phương, cáclãnh chúa điều lập ra chính phủ con trênlãnh địa mình cai quản, mặc sức hà hiếpbóc lột dân chúng, mọi quyền con ngườicủa người dân đều không được thừanhận. Thi thoảng lắm, các lãnh chúa ravẻ từ bi đưa ra một vài chính sách tử tế (thực ra chỉ khi bị các lãnh chúa vùngkhâc âm mưu thôn tính lãnh địa của mìnhthì họ mới làm thế), nhưng cũng chỉ nhằmmị dân nhất thời mà thôi.

Quan hệ giữa chính phủ và

Page 74: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nhân dân, như tôi nói ở đoạn trên, chỉkhác nhau ở tình trạng giàu nghèo, mạnhyếu. Còn quyền lợi thì hoàn toàn ngangnhau.

Người nông dân làm ra thócgạo, nuôi sống con người; người thị dânbuôn bán, lưu thông hàng hoá mạng lạisự tiện lợi trong cuộc sống. Đó là côngviệc của bản thân họ.

Mặt khác, chính phủ đặt raluật lệ, trấn áp kẻ bất lương, bảo vệ dânlành. Đó là công việc phải làm của chínhphủ.

Để làm việc này, chính phủcần nhiều tiền. Nhưng chính phủ lạikhông tự làm ra được lúa gạo, không cótiền nong. Vì thế nông dân và thị dân nộpthuế, nộp thóc, tạo ra nguồn ngân sách

Page 75: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cho chính phủ. Hai phía, dân và chính phủ

bàn bạc cùng nhau thoả thuận về nghĩa vụvà trách nhiệm của mỗi bên như nêu trên.Quan hệ giữa nhân dân và chính phủ làquan hệ như vậy.

Nộp thóc, đóng thuế, làmtheo pháp luật là nghĩa vụ và trách nhiệmcủa dân.

Thu đủ thóc, đủ thuế, sử dụngđúng và công khai nguồn tài chính, bảovệ dân là nghĩa vụ và trách nhiệm củachính phủ.

Nếu cả hai phía đều thực hiệnđúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗibên như trên đây thì chẳng có gì để mànói. Vì hai bên, bên nào bên nấy cũngđều làm đúng bổn phận của mình, chính

Page 76: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

phủ không làm phiền dân và dân cũngkhông làm phiền chính phủ.

Không còn cảnh bị "cùmchân, cùm tay" về tinh thần và vật chất.

Trong xã hội Mạc phủTokugawa, người ta đã tôn chính quyềnthành "Đấng bề trên". Mỗi khi "Đấng bềtrên" vi hành thì tiền nhà trọ cũng khôngtrả, tiền đò qua sông cũng không thanhtoán, tiền công người phục dịch cũngkhông trao, ngược lại còn đòi hỏi cácnơi phải chi tiền rượu chè. Thật là hếtchỗ nói. Các lãnh chúa, quan chức chínhquyền nghĩ ra đủ trò để tiêu xài, làm cạnkiệt nguồn tài chính. Và để tiếp tục cótiền tiêu xài, họ liền đặt ra đủ loại sắcthuế bắt chẹt dân, buộc dân phải đónggóp. Dân chúng kêu ca, họ nguỵ biện

Page 77: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

rằng đó là sự "đền ơn, báo đáp đấtnước".

Cái mà họ goi là "đền ơn,báo đáp đất nước" là gì? Chắc là họmuốn nói rằng nhờ có chính quyền nàymà dân chúng mới được sống thanh bình,yên ổn làm ăn, không phải lo sợ kẻ xấu.Thế nhưng lập ra pháp luật, bảo vệ dânchúng giữ gìn an ninh... là công việc, lànghĩa vụ đương nhiên của chính quyền.Không thể coi đó là sự ban ơn, không thểcoi đó là lòng tốt để rồi bắt dân phảihàm ơn, không thể coi đó là lòng tốt đểrồi bắt dân phải hàm ơn hay báo đáp lạichính quyền. Nếu như chính quyền nghĩnhư vậy thì ngược lại người dân sẽ nóirằng: Chính quyền phải hàm ơn dân vàbáo đáp cho dân mới phải, vì chính

Page 78: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

quyền sống bằng tiền thuế, tiền thóc lúado dân đóng, cớ vì sao lại có chuyệnngược đời như thế được?

Thực ra bên nào cũng nhận"ơn" của bên kia. Đó là sự có đi, có lại.

Không có đạo lý nào buộcdân phải hàm ơn chính quyền mà chínhquyền lại không cần phải hàm ơn dân cả.

Vì sao tập quán xấu này vẫndiễn ra trong cuộc sống hằng ngày? Đó làvì chính quyền miệng nói bình đẳngnhưng không hiểu bình đẳng, lợi dụngchênh lệch giàu nghèo, mạnh yếu, sửdụng quyền lực chèn ép quyền lợi củadân lành.

Đã là con người thì phảithường xuyên nhớ rằng: mọi người sinhra đều bình đẳng về tư cách và quyền

Page 79: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

lợi. Đây là điều quan trọng nhất. Ở châuÂu, người ta gọi là reciprocity, tức làquan hệ có đi có lại, có tác động lẫnnhau, lợi ích song phương.

Trong Phần một, tôi viết tấtcả mọi người sinh ra đều bình đẳng, cócùng địa vị cùng tư cách có nghĩa là nhưvậy.

KHÔNG CÓ GÌ ĐÁNG SỢ HƠNLÀ NGU DỐT

Đoạn trên, đứng trên góc độcủa người dân, tôi đã bàn luận về "quyềnlợi" theo như sự suy nghĩ của tôi.

Thế nhưng đứng trên góc độchính quyền để nhìn nhận, trường hợpdùng người thì phải thấy được sự khácnhau ở mỗi người, phải suy xét kỹ khi ápdụng luật pháp.

Page 80: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Người này được coi là nhândân, người kia được coi là quan chứcchính quyền, nhưng đứng ở vị trí nàocũng đều là người Nhật. Và người Nhậtphân chia công việc lẫn nhau, lập rachính phủ đại diện cho nhân dân. Nhândân và chính phủ thoả thuận với nhau đểchính phủ soạn thảo, ban hành các đạoluật, nhân dân dựa trên các đạo luật đó làăn sinh sống.

Hiện nay, người dân của thờiMinh Trị đã ký thoả ước với chính phủtuân theo các luật pháp hiện hành. Quốcpháp đặt ra có thể không làm hài lòng tấtcả mọi cá nhân, nhưng không vì thế màchúng ta lại hành động tuỳ tiện, mà hãykiên nhẫn trong việc sửa đổi nó. Nghĩavụ của người dân là thực hiện thật đúng

Page 81: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

luật, tôn trọng và bảo vệ luật. Nhưng thử nhìn lại xem,

không ít người trong nhân dân dưới thờiMinh Trị vô học, mù chữ, cái thiện cáiác không phân biệt nỗi, chỉ biết ăn xongrồi lại ngủ, "vô công rồi nghề". Khôngnhững thế, thường đã ngu dốt lại haytham vọng, tìm mọi cách lừa đảo, luồnlách luật pháp, không cần hiểu ý nghĩacủa luật pháp, không cần biết đến nghĩavụ của bản thân, chỉ biết đẻ cho thậtnhiều con nhưng lại không hề chăm sóc,dạy dỗ chúng.

Những kẻ ngu dốt đó khônghề biết xấu hổ và con cái của họ khi lớnlên cũng chẳng có ích gì cho đất nước,trái lại chỉ là gánh nặng, nỗi khổ cho xãhội. Xã hội mà toàn là những con người

Page 82: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

như vậy thì có đem đạo lý ra giảng giảicũng vô ích, chỉ còn cách buộc phải làmlà dùng sức mạnh để răn đe, để trấn ápnhững hành động bạo lực, hành vi quậyphá, phá rối mà thôi. Và đó cũng là lý dokhiến cho các chính phủ chuyên chế,chính phủ độc tài được thể tồn tại trênthế giới.

Chính quyền Mạc phủ ở nướcta đã vậy, các chính quyền ở một số nướcchâu Á cũng có khác là bao.

Có thể nói, nền chính trị hàkhắc không chỉ là tội do một bạo chúahay những kẻ nắm quyền lực gây ra, màcòn là lỗi ở chính người dân chúng ta, dovô học do ngu dốt nên mới dẫn tới thảmhoạ cho chính mình.

Đâm thuê chém mướn, giết

Page 83: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

người cướp của, kéo bè kéo cánh tụ họpnổi loạn, chà đạp lên mọi pháp luật ...,không một vụ việc nào trong số nhữnghiện tượng trên đây lại được coi là hànhđộng của con người cả. Vậy mà chúng tađang là hình ảnh hiện thời của xã hộiMinh Trị chúng ta. Trong xã hội toàn là"giặc dân" như thế này dẫu có vời tớiĐức Phật hay Khổng Tử thì hai ngài cólẽ cũng đành phải bó tay. Để cai trị chắcphải dùng tới chế độ chính trị tàn bạochuyên chế. Nhưng tôi tin rằng khôngngười dân nào lại muốn được cai trịbằng chế độ chính trị hà khắc cả.

Ngay bây giờ chúng ta phảihọc, mài dũa tài năng và nhân cách, phảicó thực lực để đứng vững trên địa vị vàtư cách bình đẳng, để đấu tranh với

Page 84: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

những sai trái của chính quyền. Đây cũng chính là mục đích

của học vấn tôi muốn khuyên các bạn.Tháng 11 năm Minh Trị thứ sáu

(tức năm 1872)

PHẦN BAHUN ĐÚC, NUÔI

DƯỠNGCHÍ KHÍ ĐỘC LẬP

RA SAO?NỖ LỰC CÓ THỂ THAY ĐỔI

ĐƯỢC THIÊN MỆNH Đã là con người thì dù là

người giàu hay người nghèo, kẻ mạnh lẫn

Page 85: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

kẻ yếu, nhân dân hay chính phủ, tất cảđều bình đẳng về quyền lợi. Tôi đã viếtrõ ở Phần hai về vấn đề này.

Chữ Quyền lợi, tương ứngvới chữ "Right" trong tiếng Anh.

Bây giờ, tôi thử luận từ nàyrộng ra, ở góc độ quốc gia với quốc giaxem sao.

Quốc gia là nơi người dân xứsở đó ở. Nhật Bản là nơi dân Nhật ở.Anh quốc là nơi dân Anh ở. Người Nhậtcũng như người Anh, đều là con người,được tạo hoá sinh ra trong cùng trời đất.Nên không có đạo lý nào cho phép dânhai nước chà đạp lên quyền lợi của nhau.Không một đạo lý nào cho phép ngườinày làm hại người kia. Cũng không có lýlẽ nào dung thứ cho một nhóm người này

Page 86: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

xâm phạm quyền lợi của một nhóm ngườikia. Đạo lý đó đúng với mọi trường hợp,không phụ thuộc vào đa số hay thiểu số.Kể cả có là một triệu người hay một trămtriệu người cũng vậy.

Trên thế giới hiện nay, cóquốc gia giàu mạnh, văn minh tiến bộ,giáo dục phát triển, quốc phòng vữngmạnh thì cũng có quốc gia còn nghèokhổ, man rợ hoang sơ, giáo dục lạc hậu,quốc phòng yếu kém. Nhìn chung thì châuÂu, châu Mĩ giàu mạnh, còn châu Á,châu Phi nghèo yếu. Thế nhưng, sự giàunghèo, mạnh yếu ở mỗi quốc gia là dothực trạng của từng quốc gia và do điềukiện của mỗi nước nên mới có sự khácnhau. Nhưng sẽ ra sao, nếu có quốc giaviện cớ giúp đỡ các nước nhỏ yếu phát

Page 87: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

triển giàu mạnh như nước mình để áp đặtnhững điều vô lý lên các nước đó. Làmnhư vậy có khác nào một đô vật Sumolực lưỡng cứ đòi vật nhau với một ngườiđau ốm lẻo khoẻo. Cho dù họ có biệnminh cho hành động của mình là vì quyềnlợi quốc gia, nhưng đó là những hànhđộng bạo ngược không thể dung thứ.

Nước Nhật Bản chúng ta hiệnnay yếu kém, hoàn toàn không thể sánhvai với các cường quốc Âu Mĩ giàumạnh. Nhưng về quyền lợi, với tư cáchlà một quốc gia, thì chúng ta hoàn toànngang hàng với họ. Trường hợp nếu cáccường quốc phương Tây đi ngược lạiđạo lý Quốc tế, xâm phạm đến lãnh thổcủa chúng ta thì cho dù có phải biến cảthế giới này thành kẻ thù, chúng ta cũng

Page 88: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

quyết không sợ. Như tôi đã nói ở Phầnmột, khi đất nước bị làm ô nhục thì tất cảngười Nhật Bản chúng ta sẵn sàng xảthân để bảo vệ đến cùng thanh danh củaTổ quốc.

Nhưng còn tình trạng giàunghèo, mạnh yếu dứt khoát không phải domệnh Trời hoặc là do ý Trời mà ta đànhphải cam chịu. Mà đó là do con người cónỗ lực hay không chịu nỗ lực mà thôi.Nhờ nỗ lực như thế, không biết chừngmới hôm qua còn là kẻ ngu dốt, nhưngngày mai đã trở thành người tài giỏi; mớihôm qua còn tự vỗ ngực giàu mạnh,nhưng ngày mai trở nên hèn kém. Từ xaxưa, lịch sử đã nhiều lần minh chứng chođiều này.

Quốc dân Nhật Bản chúng ta

Page 89: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

phải xắn tay ngay vào học tập, hun đúcchí khí. Trước hết mỗi cá nhân, từng conngười hãy kiên quyết tự chủ, độc lập. Cónhư vậy, đất nước mới giàu mạnh. Cónhư vậy chúng ta mới hết mặc cảm, hếtsợ hãi trước các thế lực phương Tây.

Nói tóm lại, nước Nhật Bảnchỉ có một con đường là phải mở rộngquan hệ ngoại giao với các quốc gia tôntrọng đạo nghĩa. Còn đối với các nướckhông tôn trọng đạo nghĩa chỉ muốn dùngsức mạnh thì chúng ta phải can đảm tranhđấu để xoá bỏ các cuộc thương lượng bấtbình đẳng.

Mỗi người tự chủ, độc lập thìđất nước sẽ tự chủ, độc lập, nghĩa là vậy.

THƯỜNG XUYÊN "TÔI LUYỆNCHÍ KHÍ TINH THẦN"

Page 90: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

LÀ RẤT QUAN TRỌNG Như tôi đã trình bày, quan hệ

giữa quốc gia với quốc gia là mối quanhệ bình đẳng. Nhưng người dân nước đóthiếu tinh thần tự chủ, thiếu ý chí độc lậpthì khó có thể tranh đấu với thế giới đểbình đẳng về quyền lợi với tư cách làmột quốc gia độc lập.

Đó là do ba lý do dưới đây. Thứ nhất, Quốc dân không có

tính cách độc lập thì lòng yêu nước cũnghàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm.

Tính cách độc lập là gì? Làtính cách không dựa dẫm hay ỷ lại vàongười khác. Việc của mình, mình phải tựlo giải quyết. Người có tính cách độc lậplà người không bị chi phối hoặc chịu ảnhhưởng của người khác, tự mình biết phân

Page 91: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

biệt sự thể đúng sai, phải trái, khôngphạm sai lầm trong hành động. Ngườiđộc lập về kinh tế là người có thể sốngmà không cần dựa vào sự viện trợ củangười khác.

Nếu như toàn thể quốc dân, ainấy đều chỉ tìm cách dựa dẫm hay ỷ lạivào người khác, không có tính độc lậpthì khi ra xã hội cũng sẽ lại trở thànhnhững kẻ chuyên ăn bám đục khoét tiềncủa của đất nước, của các tổ chức xã hội.Giữa cá nhân với cá nhân có lẽ cũngchẳng còn ai sẵn lòng giúp đỡ ai. Tất cảđều dửng dưng với nhau, có nhìn thấyngười mù loà qua đường cũng không mộtai chìa tay ra giúp đỡ.

Cổ nhân có câu: "Dân thìphải tuân theo sự cai trị. Còn cai trị thế

Page 92: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nào thì dân không cần phải biết." Câunày có nghĩa là ở trên đời, những ngườihiểu được đạo lý không nhiều. Chi bằngthiểu số người đó lên nắm chính trị, caitrị nhân dân, bắt dân phải tuân theo chínhsách vạch ra là được. Không cần phảithông báo hay giải thích gì cả. Như thếtốt hơn là việc cái gì cũng phải giảithích, phải cắt nghĩa, mà có giải thíchxong, cắt nghĩa xong thì đâu lại vào đấy,cứ như nước đổ đầu vịt vậy.

Đây là lời răng dạy củaKhổng Tử. Nhưng lời răng dạy này thậtphi lý, hoàn toàn xa rời thực tế.

Người có năng lực để có thểcai trị được dân chúng thật ra rất ít ỏi.Trong cả ngàn người may ra mới cóđược một người. Giả dụ, dân số của một

Page 93: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

quốc gia nọ là một triệu người. Trong sốđó chỉ có một nghìn người có tri thức.Chín trăm chín mươi chín nghìn ngườicòn lại là những kẻ một chữ cắn đôi cũngchịu. Cứ cho rằng một nghìn người có trítuệ đó, cai trị số dân ngu bằng tất cả lòngyêu thương, chăm bẵm họ như chăm bẵmbầy cừu. Và chín trăm chín mươi chínnghìn ngưòi mù chữ này cũng một mựctuân theo lời răng dạy của "cha mẹ dân",sống trong cảnh ngu si hưởng thái bình.Cứ như thế, dần dần quan hệ giữa ngườicai trị và nhân dân sẽ trở thành quan hệchủ nhân và khách ăn nhờ ở đậu. Mà đãlà thân phận ăn nhờ ở đậu thì nhân dân(khách) cứ chỉ biết dựa vào chính phủ(chủ nhân). Người dân đâu cần màng tớiviệc nước, càng không chút mảy may lo

Page 94: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

lắng tới vận mệnh quốc gia. Việc quốcgia đại sự đã có chủ nhân lo rồi.

Và cũng giả dụ, quốc gia nàybị nước ngoài gây hấn, chiến tranh bùngnổ. Và cứ giả sử là không có một ngườidân nào phản bội, bán mình cho nướcngoài. Vậy thì sự thể sẽ ra sao?

Từ trước tới nay, dân chúngnhư bầy cứu ngoan ngoãn nghe theochính phủ và họ cũng chẳng có điều gìphải phàn nàn về chính phủ cả, nhưng khibảo họ phải hi sinh tính mạng để bảo vệđất nước thì đừng tưởng rằng họ cũng sẽmột mực tuân theo. Tôi chắc rằng phầnlớn sẽ tìm cách thoái thác, tìm cách bỏtrốn. Tức là khi có việc đại sự như lúcđất nước lâm nguy thì người dân chỉ biếtlo cho sự an toàn của bản thân, không có

Page 95: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

lòng yêu nước. Và như thế khó mà giữđược độc lập cho đất nước.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HUN ĐÚCVÀ GÌN GIỮ

ĐƯỢC CHÍ KHÍ ĐỘC LẬP VÀTỰ DO

Để bảo vệ độc lập cho đấtnước trước hiểm họa ngoại bang, toànthể quốc dân phải ý thức được tinh thầnĐộc lập và Tự do, trên dưới một lòng,coi vận mệnh Tổ quốc như vận mệnh củabản thân, đem hết tinh thần và tráchnhiệm với tư cách là người Nhật Bản raphục vụ.

Người Anh coi nước Anh làTổ quốc thì người Nhật chúng ta cũngphải coi Nhật Bản là Tổ quốc. Đất đaicủa Tổ quốc là đất đai của mình, phải

Page 96: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

giữ gìn nó như giữ gìn nhà mình vậy, sẵnsàng dâng hiến tính mạng và tài sản. Nhưthế mới là đại nghĩa để báo đáp cho đấtnước.

Đương nhiên, chính trị làcông việc của chính phủ, nhân dân sốngtrong nền chính trị ấy. Nhưng chính phủhay nhân dân, chẳng qua là sự phân chiavai trò, phân chia vị trí để mỗi bên gánhvác, chỉ khác nhau trong công việc màthôi.

Không có đạo lý nào chophép chúng ta với tư cách là con ngườilại khoanh tay ngồi nhìn, bỏ mặc hay phóthác cho chính phủ giải quyết vận mệnhđất nước trước nguy cơ trọng đại liênquan tới sự tồn vong của Tổ quốc.

Tên, họ của chúng ta là

Page 97: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

"người Nhật Bản". Chức trách của chúngta là "chức trách của người Nhật Bản".Với tư cách đó, chúng ta mang trên mìnhbổn phận của quốc dân - quốc dân NhậtBản. Hơn thế nữa, chúng ta đang đượcquyền tự do sinh sống, tự do hành độngtại Nhật Bản. Vậy thì, đi đôi với quyềnlợi đó, đương nhiên chúng ta phải cónghĩa vụ và trách nhiệm.

"DÂN" CỦA IMAGAWAYOSHIMOTO

VÀ "DÂN" CỦA NAPOLEON ĐỆTAM

Vào thời Chiến quốc(1),Imagawa Yoshimoto, lãnh chúa của vùngSuruga(2) thống lĩnh một đội quân lên tớihàng vạn người tiến đánh Nobunaga Oda,lãnh chúa vùng Aichi. Nobunaga đã tổ

Page 98: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chức mai phục tại khe núi Oke tỉnhAichi, rồi bất ngờ tập kích đánh thẳngvào đại bản doanh và chém đầuImagawa. Quân sĩ của Imagawa mất chủtướng, hoảng loạn chạy như "ong vỡ tổ".Sự nghiệp lẫy lừng một thời củaImagawa bỗng chốc tan thành mây khói.

-----------------------------------------Chú thích:1. Thời Chiến quốc: Đây là thời đại

loạn tại Nhật Bản, bắt đầu từ năm 1507đến mãi năm 1615 mới chấm dứt.

2. Ngày nay là tỉnh Sizuoka, NhậtBản.

----------------------------------------- Trái lại, trong cuộc chiến

tranh Pháp - Phổ (1870-1871) xảy racách đây vài năm, lúc đầu quân Pháp

Page 99: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thua trận, Napoleon Đệ tam bị quân Phổbắt làm tù binh. Thế nhưng quốc dânPháp không vì thế mà tuyệt vọng. Họ tiếptục chiến đấu với lòng quả cảm, tử thủbảo vệ Paris bằng mọi giá, cuối cùngbuộc quân Phổ phải chấp nhận ký Hoàước. Nhờ thế mà nước Pháp giữ đượclãnh thổ toàn vẹn, không bị mất vào tayngười Phổ.

Quả là khập khiểng nếu sosánh tinh thần binh sĩ của Imagawa vớibinh sĩ của Napoleon. Bởi người dân xứSuruga chỉ là những kẻ ăn nhờ ở đậu,mọi việc đều ỷ lại, trông cậy vào mộtmình chủ tướng Imagawa Yoshimoto.Không một ai trong số họ, coi xứ sởSuruga là nơi "chôn nhau cắt rốn" củamình. Họ suy nghĩ nông cạn và tin tưởng

Page 100: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

rằng xứ Suruga có làm sao thì đã cótướng Imagawa rồi.

Trong khi đó ở Pháp, cónhiều quốc dân mang trong mình tinh thầnbáo đáp cho Tổ quốc. Họ coi nguy cơcủa đất nước cũng là nguy cơ của chínhmình, vì vậy họ sẵn sàng xả thân chiếnđấu vì Tổ quốc. Nhờ tinh thần xả thâncủa nhân dân nên đã cứu được nướcPháp.

Sự khác nhau căn bản của hainước là vậy.

Từ thực tế trên, để bảo vệnước mình trước họa xâm lăng, lòng yêunước của nhân dân sẽ tăng lên khi trongcon người họ có tinh thần, có chí khí độclập mạnh mẽ. Nói đến đây chắc các bạnsẽ hiểu như tôi rằng: người Nhật chúng

Page 101: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

ta, nếu thiếu chí khí độc lập thì lòng yêunước cũng hàm hồ, nông cạn.

Lý do thứ hai là tự bản thânkhông giác ngộ về tính độc lập, thì khithương lượng với ngoại bang cũng khôngthể tranh đấu cho quyền lợi của mìnhđược.

Người không có tính độc lậpthì thường phải dựa dẫm vào kẻ khác.Người dựa dẫm vào kẻ khác thì lúc nàocũng phải thăm dò ý tứ, trông vào thái độcủa người khác thì nhất định phải tìmcách lấy lòng người đó. Luôn phải lấylòng thành ra chịu ơn, lâu dần trở nên xunịnh và luồn cúi người mình dựa dẫm.Chẳng mấy chốc, tính xu nịnh, luồn cúitrở thành thói quen. Một khi đã quen xunịnh, quen luồn cúi thì mặt phải "trơ" ra

Page 102: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

và "dây thần kinh" xấu hổ cũng mất. Điềumuốn nói không dám nói, gặp ai cũngphải xum xoe, khúm na khúm núm. Vàcuối cùng thói quen xu nịnh, thói luồn cúitrở thành bản chất, tính cách. Nên ngườixưa mới có câu "Thói hư thành tật" cũnglà vậy. Đã là tật, là bản chất, là tính cáchthì khó sửa.

Hiện nay, ở nước Nhật chúngta, thường dân đã được phép mang họ,được phép cưỡi ngựa. Toà án cũng đãthay đổi. Việc xét xử công bằng hơn,chính trực hơn. Và nhất là luật pháp ít racũng đã quy định thường dân ngang hàngvới sĩ tộc. Tuy vậy, để thay đổi lề thóicũ, tập quán cũ cũng cần phải có thờigian, không thể một sớm một chiều màgột bỏ hết được. Ý thức của người dân

Page 103: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chúng ta vẫn như xưa. Văng tục khi nói,bỗ bã khi ăn, nhu nhược trong thái độ,gặp cấp trên thì run sợ, bảo đứng thìđứng, bảo ngồi thì ngồi, bảo múa cũngphải múa, cứ y như lũ chó nuôi mãi màcứ ốm nhom, chỉ biết xun xoe trước mặtchủ. Thật là khí lực không có, hổ thẹncũng không.

Nếu là xã hội phong kiếnMạc phủ - một xã hội hoàn toàn mất tựdo - trong thời kỳ "bế quan toả cảng" thìngười dân càng mất sinh khí lại càng tốtcho chính quyền. Vì tầng lớp cai trị khiđó chỉ muốn dân ngu để dễ bề dạy bảo.

Nhưng thời thế giờ đây đãđổi khác. Cứ kéo dài mãi tình trạng nàythì chỉ mang lại tổn hại cho quốc giatrong thời buổi phải giao thương với

Page 104: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

ngoại quốc.NỖI HỔ NHỤC CỦA BẢN THÂNCŨNG LÀ NỖI HỔ NHỤC CỦA

QUỐC GIA Giả dụ, có một số thương

nhân địa phương muốn kiếm lời bằngcách buôn bán với người ngoại quốc,bèn khăn gói lên đường tới những đặckhu ngoại kiều(1) như Yokohama chẳnghạn. Lần đầu tiên trong đời đi gặp "ôngTây" để tính chuyện làm ăn. Vừa thấy cáidáng to lớn lừng lững của họ thì thươngnhân ta đã hồn xiêu phách lạc. Lại càngkhiếp vía khi thấy trong ca-táp của "Tây"hàng xấp giấy bạc. Được "Tây" đưa vàovăn phòng bóng lộn nằm trong những toànhà lộng lẫy thì thương nhân ta lại cànglúng túng, không biết đứng ngồi ở đâu,

Page 105: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chân tay cứ lóng ngóng, không biết đểđâu đặt đâu. "Tây" mời lên tàu hơi nướcchạy một vòng biểu diễn, thương nhân tacứ chóng hết mặt mày vì con "quái vật"đen xì này chạy nhanh quá. Và thế làngay từ đầu, cái "gan" làm ăn của thươngnhân ta teo hết cả lại.

-----------------------------------------Chú thích:1.Khu kiều dân: Theo hiệp ước ký

với các cường quốc phương Tây, chínhquyền phong kiến Mạc phủ phải để chocác nước phương Tây thiết lập các khuđịnh cư cho người nước ngoài trênlãnh thổ Nhật Bản. Người phương Tâyđược quyền tự trị, quyền cư trú vĩnhviễn và quyền tự do buôn bán với cácthương nhân Nhật Bản trong khu vực

Page 106: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cư ngụ đó.----------------------------------------- Có thương nhân đánh liều

giao dịch thử thì trong bụng thán phụcsao "Tây" cái gì cũng thông thạo, nhưngcũng lại sờ sợ vì thấy họ thật lắm thủđoạn, thương thảo lúc cương lúc nhu thậtkhó lường. Cuối cùng bị ép ký hợp đồng,dù biết là thiệt mà vẫn phải nhắm mắt đặtbút ký, vì run sợ trước thái độ hung hăngxấn xổ của "Tây". Kết cuộc là phải nhậnphần thua thiệt về mình.

Ví dụ trên đây cho thấy khôngchỉ người thương nhân ấy thiệt hại màphải xem đó là thiệt hại của cả quốc giavà không chỉ người thương nhân đó chịusỉ nhục mà phải coi đó là sự sỉ nhục củacả quốc gia.

Page 107: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Xét cho cùng, có lẽ từ baođời nay, tầng lớp Thị dân(1) luôn sốngkhom lưng luồn cúi, không có tính độclập nên mục rỗng từ trong ruột mục ra.Trong xã hội Nhật Bản, Thi dân bịSamurai chèn ép đầy đoạ. Tại các phiêntoà họ cũng luôn bị xử ép, xử oan nênphần hồn của họ khó mà vực lại được.Đã không vực lại được cả phần xác lẫnphần hồn thì cũng đừng mong giao dịch,quan hệ bình đẳng với nước ngoài.

---------------------------------Chú thích:1.Thị dân: Tiếng Nhật gọi là

chonin, chỉ hai thành phần dân buônbán và thợ thủ công sống ở các thị trấnhình thành vào thời Cận đại ở NhậtBản. Dưới thời phong kiến Mạc phủ với

Page 108: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chính sách "trọng nông, ức thương",hai thành phần này luôn bị khinh miệt.

----------------------------------- Nói tóm lại bản thân mỗi

người chúng ta không có tính độc lập thìcũng không thể giành được độc lập vớinước ngoài.

Lý do thứ ba là người khôngcó tinh thần độc lập là người dựa dẫmvào quyền lực của người khác, chạy theocái xấu.

Dưới thời phong kiến Mạcphủ, có một kiểu tín dụng được goịi là"tín dụng mượn danh chúa". Đây là hìnhthức nhà giàu đứng tên lãnh chúa cho vâylấy lãi. Khi con nợ chậm trả, chủ nợ lợidụng "cái ô" quyền uy của lãnh chúa đểkhiếu kiện và bao giờ cũng được toà xử

Page 109: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cho thắng kiện kèm theo những điều kiệnbắt bí con nợ. Vì sợ lãnh chúa, nên connợ cũng phải tìm cách trả trước cho chủnợ nếu không muốn bị rầy rà. Đây làcách làm để tiện. Lẽ ra, người vây chưatrả được thì người cho vay phải kiện lênchính phủ nhờ chính phủ can thiệp đòigiúp. Đằng này họ lại cứ mượn oai củalãnh chúa đe dọa người cho vay. Đươngnhiên chắc cũng biết biếu xén hối lộ cholãnh chúa. Thật là quá quắt.

Bây giờ không còn nghe nóivề kiểu tín dụng ấy nữa, nhưng biết đâuđấy vẫn có nhà giàu cấu kết với ngoạiquốc có quyền thế, mượn danh họ để chovay và bắt chẹt dân.

Những thói quen xấu, tậpquán xấu như vậy vẫn còn tồn tại. Sau

Page 110: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

này, người phương Tây được quyền tựdo cư trú ngoài khu vực kiều dân thì cáctập quán đó gặp thời chắc lại nổi lên lúcnào không hay. Cứ như thế thì quốc giasẽ chịu tổn thất. Các tập quán đó cũng cóthể coi là hành vi bán nước. Lợi dụng,cậy thế người có quyền lực làm bậy lànhư vậy.

Tôi phải nói như trên, vì xuấtphát từ thực tế là người Nhật Bản chúngta không có tinh thần độc lập nên mớisinh ra đủ thứ xấu xa. Hiện nay, với tưcách là người Nhật Bản, nếu có lòng yêunước thì mỗi người chúng ta đều phảisuy nghĩ trước hết về độc lập cho bảnthân mình, rồi hãy giúp đỡ người kháccùng độc lập. Cha mẹ phải khuyên dạycho con cái, thầy giáo phải khuyên dạy

Page 111: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cho học trò về tinh thần độc lập. Toàn thểnhân dân cùng phải giữ gìn độc lập, phảibảo vệ đất nước.

Các chính trị gia, thay vì tróibuộc nhân dân, chỉ biết tự mình khổ tâmđộng não lo chuyện quốc sự, chi bằngbiết kết gắn nhân dân thành một khối,mang lại tự do cho nhân dân, dựa vàodân, sướng khổ cùng dân, có như vậymới mong vượt qua được nguy cơ cho cảdân tộc.

Tháng 2 năm Minh Trị thứ sáu (tứcnăm 1873)

PHẦN BỐNTRÁCH NHIỆM

CỦA

Page 112: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

"NGƯỜI ĐỨNGTRÊN NGƯỜI"

LÀM SAO ĐỂ NHẬT BẢN CÓĐƯỢC NỀN ĐỘC LẬP THỰC

SỰ? Gần đây, những người có

học thức thường bàn riêng với nhau vềtương lai của Nhật Bản. Gặng hỏi mãi,người ta mới nói cho tôi hay về những gìhọ đương bàn luận. Đành rằng không aibiết trước được tương lai của nước ta sẽra sao, và điều này cũng không dễ dàngmà dự đoán được. Liệu sau này NhậtBản giữ được nền độc lập hay không?Nỗi lo mất nước cứ canh cánh trong lòngchúng ta. Nếu tình trạng như thế này mà

Page 113: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cứ kéo dài thì cũng không ai dám chắc lànước Nhật chúng ta có thể trở thành mộtquốc gia văn minh giàu mạnh. Còn cógiữ được độc lập hay không, chắc phảihai ba mươi năm sau mới có được câutrả lời chính xác. Những người ngoạiquốc - vốn khinh miệt Nhật Bản - lạicàng bán tín bán nghi, họ cho rằng NhậtBản làm sao mà giữ nổi độc lập.

Không phải vì những lời bànra tán vào như vậy mà chúng ta quá biquan. Nhưng rõ ràng là chẳng ai tin NhậtBản sẽ giữ vững được sự độc lập trướcphương Tây. Không phải bỗng dưng màchúng ta bàn bạc, lo lắng cho vận mệnhcủa đất nước, nếu tương lai xán lạn đangchờ đón chúng ta thì chúng ta bàn tán đểlàm gì.

Page 114: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Nếu có ai hỏi người Anh:"Này, liệu các ông có giữ được độc lậpcho nước Anh không?" thì người Anhchắc chắn sẽ cười vào mũi người đó màkhông thèm trả lời. Vì có ai dám nghingờ nước Anh, nước Anh mà không độclập thì còn nước nào độc lập?

Bây giờ, hãy nhìn lại nước ta,trình độ văn minh của chúng ta ra sao?Cho dù đã có tiến bộ nhưng vẫn chưa hếtsự hoài nghi. Bản thân tôi, với tư cách làngười Nhật Bản, cũng cảm thấy khôngđược an tâm về sự tiến bộ này.

Chúng ta là người Nhật, sinhra và lớn lên ở đây. Đã vậy, mỗi ngườiđều phải tự giác và nỗ lực đối với bổnphận của mình. Điều hành đất nướcđương nhiên là công việc của chính phủ.

Page 115: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Nhưng có nhiều lĩnh vực trong dân sinh,chính phủ không thể biết và can thiệp hếtđược. Vì thế, để duy trì nền độc lập củađất nước, thì chúng ta - những người dân- phải làm trọn nghĩa vụ của mình, nghĩavụ của công dân trong một nước, vàchính phủ phải làm trọn trách nhiệm củamình, trách nhiệm của người điều hànhđất nước. Quốc dân chúng ta phải hợptác với chính phủ thì mới mong thànhcông trong việc phát triển quốc gia mộtcách toàn diện, đồng bộ.

Lực có cân bằng thì mới duytrì được mọi vật. Điều đó cũng giốngnhư duy trì cơ thể con người. Để giữ chocơ thể khoẻ mạnh thì mọi thứ như ănuống, không khí, ánh sáng đều phải đầyđủ. Có như vậy cơ thể mới tự đề kháng,

Page 116: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tự điều chỉnh trước mọi tác động đến từbên ngoài như khi nóng, khi lạnh, lúcđau, lúc ngứa. Còn nếu không bị kíchthích, không quen thích ứng với môitrường, chỉ trông cậy vào sức sống vốncó ở cơ thể thì con người không thể duytrì sức khoẻ. Duy trì một đất nước cũnggiống như duy trì sức khoẻ của conngười.

Nói tới chính trị là nói tớihoạt động của quốc gia. Để giữ vững nềnđộc lập, để vận hành quốc gia trơn tru,thì cần phải có đủ và cân bằng cả hai yếutố "trong" và "ngoài". "Trong" ở đây làkhả năng điều hành đất nước (làm chínhtrị) của chính phủ và "ngoài" ở đây tôimuốn nói tới sức dân. Cứ tạm coi chínhphủ là "sức sống vốn có" của quốc gia

Page 117: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

và sức dân là "môi trường kích thích từbên ngoài". Không có sự kích thích tứckhông có sức dân mà chỉ trông cậy vàochính phủ thì độc lập dân tộc không thểduy trì dù chỉ một ngày.

VĂN MINH KHÔNG TIẾN BỘNẾU CHỈ DÙNG QUYỀN LỰC

Trong tình hình hiện nay củanước ta, phải công nhận rằng học thuật,kinh tế, hệ thống luật pháp là ba điểmyếu kém so với phương Tây. Văn minhcủa một xã hội phụ thuộc sâu sắc vào bamặt ấy. Điều hiển nhiên là nếu ba mặtnày của một quốc gia chưa phát triển sâurộng thì quốc gia đó khó mà có được độclập. Vậy thì, ở nước ta khi nền học thuật,nền kinh tế, hệ thống luật pháp mới trongthời kỳ "phôi thai" chưa thành hình hài

Page 118: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thì đặt vấn đề độc lập với phương Tâychỉ là ảo tưởng.

Sau khi chính phủ Minh Trịra đời, nhìn vào các thành viên trong nộicác, tôi phải công nhận tài cán, năng lựcvà sự tận tuỵ của họ. Thế nhưng vì saosự nghiệp khai hoá văn minh cho đấtnước lại chưa đạt được kết quả nhưmong đợi? Nguyên nhân chính là đâu?Câu trả lời của tôi là: nhân dân ta quangu dốt, vô học. Chính phủ Minh Trị đãtận tuỵ thực thi nhiều chính sách như kêugọi khuyến khích dân ta học văn hoá, họckhoa học kỹ thuật, ban hành các đạo luật,hướng dẫn chỉ đạo cách làm kinh tế,thương mại... Vậy mà vẫn không sao vựcxã hội phát triển lên được.

Dưới mắt tôi, việc điều hành

Page 119: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

đất nước không mang lại kết quả cũng cónghĩa là trình độ của chính phủ Minh Trịđại để cũng như trình độ của chính quyềnphong kiến chuyên chế mà chúng ta đã lậtđổ. Nhân dân ta vẫn còn trong vòng u mênhư xưa, cũng có nghĩa là người dândưới thời Minh Trị cũng chỉ vẫn là ngườidân dưới thời Mạc phủ, không hơn khôngkém. Hãy thử so sánh công lao, sức lực,tiền của mà chính phủ đã bỏ ra với kếtquả đạt được thì mới thấy ít ỏi biếtnhường nào.

Qua đó tôi muốn khẳng địnhvới mọi người rằng, nền văn minh củaquốc gia không thể tiến bộ nếu chỉ bằngquyền lực của chính phủ.

CÁI GÌ ĐẺ RA "KHÍ CHẤT NHUNHƯỢC"

Page 120: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN? Hiện nay, co nhiều người

đưa ra lý lẽ: "Lãnh đạo cái lũ dân ngunày phải có kế sách mới được. Chínhphủ định làm việc gì cứ thế mà làm,không cần thông báo, giải thích hay chờđợi gì cả. Còn khi nào dân chúng có trithức, đạo đức thì đưa họ đến với vănminh cũng chưa muộn." Nhưng theo tôi,nếu thực hiện theo cách nói trên thì sẽthất bại ngay từ đầu. Vì sao vậy?

Đã bao năm, nhân dân phảichịu nhiều khổ đau dưới chế độ chính trịchuyên quyền. Điều nghĩ trong lòngkhông dám nói ra miệng, hay sẵn sàngnói láo miễn sao khỏi mang vạ vào thân,lừa đảo cũng được cho qua. Gian dối,nguỵ tạo trở thành cách sống. Không

Page 121: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thành thật trở thành thới quen hàng ngày.Làm sai không dám nhận, lại còn tiìmcách đổ lỗi cho người khác. Không cònai biết hổ thẹn, biết tức giận, chỉ biết suybì tị nạnh, ghen ăn tức ở. Còn việc nước,việc quốc gia là việc "chùa", hơi đâu màlo nghĩ.

Chính phủ đã dùng nhiều biệnpháp nhằm thay đổi những tập quán xấunói trên, lúc khuyên nhủ, khi răn đe, đôikhi dùng cả quyền lực cưỡng chế dânchúng... Nhưng các biện pháp hầu nhưđều phản tác dụng, dường như chỉ cànglàm cho người dân thêm mất lòng tin nơichính phủ. Trên xa lánh dưới, dưới chẳngmuốn gần trên. Theo thời gian cái sự xalánh ấy tạo ra cho mỗi tầng lớp trong xãhội một khí chất khác nhau. Và người ta

Page 122: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

gọi chúng là "khí chất Võ sĩ", "khí chấtThị dân". Khí chất này, nếu chỉ nhìn vàotừng cá nhân hay chỉ nhìn phiến diện thìkhó thấy. Nhưng nếu nhìn vào tổng hợpcác hiện tượng xã hội thì chúng ta sẽ hiểurõ thực trạng của nó.

Phải công nhận là trong cácquan chức chính phủ hiện nay có rấtnhiều người tốt, có tấm lòng nhân hậu.Bản thân tôi, khi nhìn vào các quan chứcđó cũng phải thừa nhận họ không có điểmgì đáng phàn nàn cả, ngược lại ở họ cónhiều điểm rất đáng học hỏi. Nhưng khihọ tập hợp trong chính phủ thì không hiểusao công việc cứ rối nhhư tơ vò. Chínhphủ đã vậy, còn dân chúng thì sao? Trongnhân dân, có không ít người trung thực,chính trực. Nhưng không hiểu sao, mỗi

Page 123: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

khi quan hệ với chính quyền thì nhâncách lại thay đổi, trở nên dối trá, nguỵbiện, trơ tráo, lừa dối cả chính quyền.Quan chức và dân chúng trong một nướcmà cứ như là hai cái đầu trên một cái cổvậy.

Trên cương vị cá nhân thìngười nào cũng tỏ ra thông thái. Nhưnghễ trở thành quan chức chính quyền chìsự thông thái thường thấy lại biến đi đâumất. Khi đứng một mình thì ai nói cũnghay cả. Nhưng khi tập hợp nhau trongmột tập thể thì cái cảnh trống đánh xuôikèn thổi ngược thường xuyên xảy ra.

Tôi buộc phải nói rằng chínhphủ Nhật Bản hiện nay là một tổ chứccủa nhiều người có tri thức, tập hợp nhaulại để làm một việc hồ đồ. Có lẽ họ đã

Page 124: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

không thể phát huy được cá tính vì bị tróibuộc bởi nếp nghĩ theo kiểu "chủ nghĩabình yên vô sự".

Chính sách của chính phủkhông hiệu quả cũng do vậy. Bằng một sốkế sách như dùng những lời lẽ hoa mỹ mịdân, dùng quyền lực, áp đặt văn minh...chính phủ có thể giật dây được dânchúng. Nhưng như thế cũng chỉ là nhấtthời mà thôi. Chính phủ trị dân bằng uyquyền thì dân sẽ đáp lại bằng sự giả vờchấp hành. Chính phủ lừa dối dân thì dâncũng sẽ tạo ra vỏ bọc hữu hiệu. Mà cứnhư vậy thì không thể chỉ dựa vào quyềnlực để thúc đẩy văn minh xã hội.

ĐÁNG BUỒN LÀ NƯỚC TA CHỈCÓ

NGƯỜI NHẬT MÀ KHÔNG CÓ

Page 125: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

QUỐC DÂN NHẬT Vậy phải làm cách nào để

khai hoá văn minh tại nước ta? trước hếtphải quét sạch "cái khí chất" đã thấm sâutrong lòng người. Dùng biện pháp hànhchính mệnh lệnh của chính phủ cũng khó.Thuyết giảng cho từng người chắc chắnsẽ thất bại. Cần phải có những người gâydựng được sự nghiệp mà mọi người dânđều tự giác tham gia, phải đặt ra mục tiêurõ ràng để nhân dân tin cậy.

Thế thì ai sẽ là người làmđược việc này? Trong giới Nông,Thương rõ ràng chẳng có ai. Trong giớihọc giả Quốc học hoặc Nho học cũngkhông thấy gương mặt nào. Xem ra chỉcó những người trong nhóm Tây học làcó thể gánh vác được nhiệm vụ đó. Gần

Page 126: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

đây, những nhà Tây học tăng lên đáng kể.Họ đọc sách dịch, nghiên cứu văn minhchâu Âu. Tuy vậy, không phải ai trong sốhọ cũng đều hiểu được cặn kẽ về vănminh phương Tây. Ngược lại có nhiềungười hiểu được, lý giải được, cắt nghĩađược nhưng lại không sao biến chúngthành hiện thực. Họ nói được nhưngkhông làm được điều mình nói.

Hiện nay, thực tế cho thấyhầu hết các nhà Tây học xã hội ta đều chỉmơ đến một chức vụ cao trong chính phủ,họ không màng làm trong khu vực tưnhân. Nhận thức của họ chẳng khác làbao so với các nhà Nho học trước đây,học để ra làm quan. Bụng dạ hủ nho độilốt Tây Âu, đúng y như câu nói củangười xưa: "Bình mới rượu cũ". Đương

Page 127: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nhiên, trong số các nhà Tây học đang làmquan chức chính phủ, không phải tất cảđều háo danh, tham lam bổng lộc. Suycho cùng, nó là kết quả của quan niệmgiáo dục cố hữu ở nước ta: "Làm quan làcách tiến thân tốt nhất trong mọi cáchtiến thân". Trong suốt hàng ngàn nămqua, quan niệm đó đã thấm sâu vào máuthịt, đã thành nếp trong suy nghĩ của conngười. Chính vì thế mà từ đời này quađời khác, người ta chỉ học để làm quanchứ có ai muốn học để làm dân đâu. Làmquan đã trở thành cái đích trong cuộcđời. Ngay cả các bậc tiên sinh danh giácũng không thoát khỏi ảnh hưởng đó. Tuynhiên, xu hướng "làm quan" cũng là điềudễ hiểu vì khí chất xã hội đã khiến ngườita phải như vậy. Cứ thế, trào lưu "quyền

Page 128: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

lực là chìa khoá vạn năng" nhiễm sâuvào lòng người. Nên dân ta ai cũng chỉmuốn làm công sở chính quyền, rồi tìmcách leo lên hàng quan chức chính phủđể có quyền hành và bổng lộc. Thí dụ:gần đây trên các tờ báo, hiếm thấy bàoviết nào có ý kiến ngược lại với ý kiếnchính phủ. Lâu lâu chính phủ đưa rađược một vài chính sách cải cách nhonhỏ, tức thì những bài viết tán dươngtâng bốc chính phủ xuất hiện đầy rẫy trênmặt báo. Những bài viết như vậy có khácnào thái độ phỉnh nịnh khéo léo của cáccô gái làng chơi để lấy lòng khách muahoa đâu. Tệ hại hơn nữa, những ngườiviết bài đó lại chính là những thành viêntrong nhóm Tây học. Thật khó có thểchấp nhận. Họ đâu có phải là "gái làng

Page 129: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chơi" và lại càng không phải là những kẻtâm thần hay thiếu hiểu biết.

Thái độ xu nịnh và suy nghĩcơ hội đang đầy rẫy trong xã hội NhậtBản như hiện nay là do đâu? Vì chưa cómột minh chứng thực tế nào chứng tỏ cótự do dân quyền trong xã hội, vì ngườiNhật Bản đã nhiễm quá nặng bản chấttính nhu nhược, không còn nhìn ra bảnsắc vốn có của mình.

Tóm lại, hiện nay Nhật Bảncó chính phủ, có cả dân. Nhưng có lẽchúng ta mới chỉ có dân mà chưa có"quốc dân Nhật Bản". Điều này có nghĩalà để thay đổi được khí chất trong dân,để tiến hành mở mang văn minh thànhcông thì các nhà Tây học hiện nay cũngchẳng giúp ích được gì.

Page 130: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

NHỮNG THỨ KHÔNG CÓ ÍCHCHẮC CHẮN SẼ CÓ HẠI

Luận thuyết nêu trên nếuđúng, thì việc khai hoá văn minh ở nướcta để bảo toàn độc lập cho đất nước,không phải chỉ có chính phủ mới làmđược. Và cũng không thể trông chờ vàocác nhà Tây học. Nếu vậy thì trông cậyvào ai? Còn ai khác vào đây nếu đókhông phải là nhóm Fukuzawa chúng ta.Tôi và các đồng chí chúng ta phải thựchiện nhiệm vụ này. Tự chúng ta sẽ phảiđi tiên phong trong nhân dân, gây dựngsự nghiệp khai hoá văn minh, đối đầutrực diện với thách thức, mở ra triểnvọng cho Nhật Bản.

Có thể nói thẳng, tôi và cácđồng chí thuộc tầng lớp trung lưu, học

Page 131: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thức của tôi và các đồng chí tuy còn nôngcạn, nhưng chúng ta tìm hiểu nghiên cứuÂu-Mĩ cũng đã lâu. Mọi tầng lớp xã hộicũng đã thừa nhận và gọi chúng ta lànhững nhà cải cách, vì những năm quachúng ta khi ra mặt nào trong các cuộccải cách xã hội, khi âm thầm lẳng lặnggiúp đỡ cải cách. Chúng ta có thể tự hàovì nhân dân đã nhìn nhận sự nghiệp khaiphá văn minh mà chúng ta đang theo đuổinhư sự nghiệp của mình. Và đã như vậythì người lãnh đạo nhiệm vụ đi đầu trongnhân dân, triển khai sự nghiệp ấy khôngai khác, đó chính là chúng ta.

Khai hoá văn minh bắt đầu từviệc tự mình bắt tay vào làm và chứngminh bằng thực tế cụ thể, cho mọi ngườitận mắt thấy việc thực. Làm trước nói

Page 132: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

sau. Chứ không thể để như tình trạngnước ta hiện nay, hễ định làm cái gì cứphải họp bàn, giải thích, thảo luận dàidòng vô bổ. Chính phủ có quyền ban bốchỉ thị, mệnh lệnh. Nhưng hiểu và biếnchúng thành hiện thực phải là nhân dân,là khu vực tư nhân. Chính vì thế, songsong với sự nghiệp khai sáng cho dânchúng bằng cách giảng dạy học thuật, làmthương nghiệp, nghiên cứu luật pháp,xuất bản sách, phát hành báo, với tư cáchcủa một người thuộc khu vực tư nhân,không nằm trong chính phủ. Chúng ta làmviệc này trong phạm vi, bổn phận củamột quốc dân làm theo pháp luật, khôngsợ làm mất mặt chính phủ. Nếu chính phủđi ngược lại lợi ích của nhân dân, vớibổn phận của mình, chúng ta sẽ đường

Page 133: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

đường chính chính kháng nghị, tranh luậnvới chính phủ cho đến khi chính phủ tỉnhngộ, giành lại cho dân "Tự do dânquyền".

Trên đây chính là nhiệm vụcấp bách của chúng ta.

Sự nghiệp khai hoá văn minhrất đa dạng, những người tham gia vàocông cuộc này nằm trong những lĩnh vực,những chuyên môn khác nhau. Có nhiềuviệc chúng ta chưa thể gánh vác được vìtrong nhóm chúng ta còn quá ít các họcgiả. Nhưng mục đích của chúng ta là ởchỗ: truyền đạt cho mọi người dân biếtcon đường văn minh mà chúng ta nhằmtới, đó là con đường văn minh do ngườidân thực hiện, chứ không phải để khoekhoang mình làm hay, làm tốt hơn chính

Page 134: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

phủ. Điều tâm niệm hàng đầu của chúngta đó là: một minh chứng bằng thực tếnhất định hơn hẳn cả trăm thứ lý thuyết.

Khai hoá văn minh cho conngười không thể là sự nghiệp độc quyềncủa chính phủ. Học giả trước sau cũng làhọc giả, phải ở trong khu vực tư nhân đểnghiên cứu. Thị dân trước sau cũng là thịdân, phải ở trong khu vực tư nhân để sảnxuất, buôn bán làm ăn. Chính phủ làchính phủ của Nhật Bản thì nhân dâncũng là nhân dân của Nhật Bản. Nếu nhưvậy thì nhân dân phải tiếp cận chính phủ,thân thiết với chính phủ, không phải sợchính phủ, hay nghi ngờ chính phủ. Làmcho dân hiểu rõ điều này là nhiệm vụ cấpbách của chúng ta.

Có như vậy, cái khí chất nhu

Page 135: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nhược cố hữu mới biến khỏi nhân dân.và khi đó người dân mới thực sự là quốcdân Nhật Bản chân chính. Quốc dân làliều thuốc kích thích chính phủ. Họcthuật, kinh tế, luật pháp cũng hoàn thiện.Quyền lực chính phủ và sức dân có cânbằng, chúng ta mới duy trì được độc lậptrước phương Tây.

Tóm lại, tôi đã đề cập đếnvấn đề: Trước áp lực của phương Tây,để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, vị trícủa các trí thức Nhật Bản là ở chỗ nào?Ở trong chính phủ trở thành quan chức,nỗ lực làm việc thì tốt hơn hay nằmngoài chính phủ làm trong khu vực tưnhân thì tốt hơn. Và tôi cũng đưa ra kếtluận: ở ngoài chính phủ thì hơn.

Nếu suy nghĩ cho thật thấu

Page 136: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

đáo, thì mọi sự vật nếu không có tácdụng thế nào cũng có hại. Nếu làm mộtviệc nào đó không có kết quả thì thế nàocũng là do người làm có khiếm khuyết,chứ không thể có sự vật nào nửa lợi nửahại cả. Vì thế tôi không chủ trương nóitốt cho "khu vực tư nhân" bằng sự vụ lợi,tính toán. Tôi chỉ đề cập tới những gì tôithường suy nghĩ. Nếu có ai đó đưa rađược bằng chứng xác đáng, nói rằng sựnghiệp độc lập theo kiểu "dân lập" là bấtlợi, hay không thể làm được, để phản báchoàn toàn luận thuyết của tôi thì tôi sẽvui lòng nghe và sẵn sàng làm theo ngườiđó, chứ tôi sẽ không trở thành cái gai gâyhại cho bàn dân thiên hạ đâu.

CHƯA LÀM THỬ MÀ CỨ NGỒIPHÁN ĐÚNG SAI

Page 137: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Người ta chất vấn tôi nhưsau:

Hỏi: Trong công cuộc khaihoá văn minh, nên dựa vào chính phủmà làm thì có lợi hơn không và chínhphủ có quyền lực?

Đáp: Để khai hoá văn minh,không thể dựa vào chính phủ được. Nhưtôi đã nói đến trong bài này, trên thực tếnhững gì mà chính phủ đang làm chưa cóhiệu quả. Cũng khong chắc tư nhân làmlại có hiệu quả, nhưng về lý luận nếu cókhả năng làm được thì cần thiết phải làmthử. Chưa làm thử mà cứ ngồi lo thànhcông hay thất bại thì không thể gọi làdũng cảm.

Hỏi: Chính phủ ít nhân tài.Đã thế ông lại khuyên nhân tài rời bỏ

Page 138: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chính phủ để làm việc trong khu vựctư nhân thì e rằng việc điều hành đấtnước sẽ bị đình trệ?

Đáp: Không phải như vậy,chính phủ hiện thời có quá nhiều nhântài. Vấn đề là cần tinh giảm bộ máy, giảmbớt người thì công việc sẽ trôi chảy.Những người dư ra có thể hoạt độngtrong khu vực tư nhân. Như thế "bắn mộtphát trúng hai đích". Vả lại, rời khỏichức vụ chứ có phải rời bỏ Nhật Bản đểra nước ngoài sinh sống đây mà lo. Họvẫn ở Nhật Bản và làm việc tại Nhật Bảncơ mà. Lo lắng như vậy là thừa.

Hỏi: Việc tập hợp các nhântài trong khu vực tư nhân ngoài chínhphủ như ông kêu gọi, có khác nào lạithành lập thêm một chính phủ thứ

Page 139: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

hai. Nếu thế thì chính phủ hiện tại sẽra sao?

Đáp: Đó là cách suy nghĩ hẹphòi. Chính quyền và những người nằmngoài chính quyền đều là "tập thể" ngườiNhật Bản chúng ta cả. Nếu có khác thìchỉ khác về địa vị mà thôi, khong phải làkẻ thù của nhau mà là sự hợp tác của các"tập thể" với nhau. Nếu tư nhân vi phạmluật thì chính phủ có quyền trừng phạt họ.

Hỏi: Ra khỏi chính phủ, thìcuộc sống của họ không được bảođảm, giải quyết vấn đề này như thếnào?

Đáp: Nói như vậy thì khôngxứng đáng là chí sĩ. Với những ngườingày đêm ưu tư, lo lắng cho vận mệnhđất nước, nhất lại là các trí thức, thì

Page 140: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

không ai có suy nghĩ tầm thường như vậy.Những người có năng lực thì không lý gìlại không thể kiếm sống được. Làm quanchức hay làm tư nhân đều giống nhau.Cùng một công sức bỏ ra, nhưng quanchức sẽ được chia phần nhiều hơn, nếunghĩ như vậy thì đó chỉ là thứ suy nghĩcủa những kẻ lạm dụng công quỹ mộtcách bất Chính. Thủ đoạn chiếm đoạt, ănbớt của công không thể là bạn của"Nghĩa thục" chúng tôi.

Tháng giêng năm Minh Trị thứ bảy(tức năm 1874)

PHẦN NĂMLÒNG QUẢ CẢM

CỦA

Page 141: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

CON NGƯỜI SINHRA TỪ ĐÂU?

Khi viết "Khuyến học", tôivốn có ý định là cung cấp "sách nhậpmôn" hoặc "sách giáo khoa bậc tiểu học"cho độc giả. Cho nên từ Phần một đếnPhần ba, tôi chủ tâm dùng nhiều tục ngữ,khẩu ngữ và câu văn cũng gắng viết saocho độc giả dễ đọc, dễ hiểu.

Từ Phần bốn trở đi, tôi thayđổi đôi chút cách hành văn, có đôi chỗsử dụng những từ ngữ hơi khó hơn.

Riêng Phần năm này - ghi lạibài nói của tôi trong buổi họp mặt củahội Keio, nhân dịp ngày đầu năm, mồngmột tháng giêng năm Minh Trị thứ bảy -

Page 142: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

mang văn phong giống như Phần bốn. Vàtôi e rằng sẽ khó hiểu hơn đối với bạnđọc.

Vì Phần bốn và Phần năm nàytôi muốn nhắm tới đối tượng là sinh viênvà muốn luận đàm với họ.

Trong xã hội, sinh viện nóichung xem ra có vẻ uể oải, thiếu sinhlực. Nhưng họ có năng lực đọc rất tốt.Đối với họ, vấn đề càng khó càng muốntìm hiểu. Vì vậy, cả hai Phần bốn và nămnày, tôi không ngần ngại đưa ra vấn đềkhó và nội dung bài viết cũng được nânglên một cách tự nhiên. Tôi cũng thànhthật tạ lỗi với các bạn mới học, vì đãlàm sai chủ ý ban đầu của "Khuyến học".

Từ Phần sáu, tôi sẽ trở về vớiý tưởng mục tiêu ban đầu, viết sao cho

Page 143: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

dễ hiểu, kiên quyết loại bỏ các từ khó,câu khó, nghĩa khó. Mong bạn đọc thôngcảm cho ý tôi ở hai Phần bốn và Phầnnăm này, chứ đừng vì thế mà đánh giátoàn bộ cuốn sách mà tôi đã và đang viếtsẽ khó hiểu, xa rời với trình độ ngườihọc, người đọc.

ĐANG HẠNH PHÚC THÌ CHỚQUÊN

SẼ CÓ LÚC PHẢI ĐỐI MẶT VỚITỦI NHỤC

"Hôm nay, mồng một thánggiêng năm Minh Trị thứ bảy, chúng tahọp mặt tại đây - trường tư thục Keio, đểđón chào năm mới. Niên hiệu Minh Trịlà niên hiệu Độc lập cho nước ta. Vàtrường tư thục này cũng là trường Độclập trong xã hội ta. Sum họp ở trường

Page 144: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Độc lập, đón năm mới Độc lập, chúng tathật vui sướng. Nhưng khi đang hân hoansống trong niềm vui sướng, chúng ta cũngkhông được phép quên rằng, sẽ có lúcphải đối mặt với tủi nhục, buồn khổ.

Từ xa xưa, nước ta đã baolần hết lâm vào cảnh hoạn nạn, qua thanhbình, rồi lại loạn lạc. Chính quyền cai trịtrên đất nước ta cũng biết bao lần hưngthịnh, suy vong. Nhưng chúng ta chưabao giờ cảm thấy mất độc lập, mất nước.Vì quốc dân chúng ta đã quen với tậpquán, phong tục của một đất nước "bếquan toả cảng", đất nước đóng cửa vớinước ngoài.

Đóng cửa với nước ngoàisuốt bao đời nay nên đất nước ta chưatừng đứng trước nguy cơ bị nước ngoài

Page 145: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

xâm lăng, chưa từng rơi vào nguy cơ bịchiến tranh xâm lược. Và một khi đã cắtđứt mọi quan hệ với thế giới bên ngoàithì việc loạn lạc hay thanh bình chỉ làvấn đề trong nhà giữa người dân ta vớinhau mà thôi.

Dân tộc ta đã từng kinh quabiết bao cuộc chiến tranh, nhưng đó chỉlà nội chiến giữa các thế lực trong nướcvới nhau. Chính quyền có thay đổi cũngchỉ là thay đổi từ thế lực này qua thế lựckhác, và vẫn là thế lực Nhật Bản. Chínhvì thế mà chúng ta chưa từng mất nước,mất độc lập dân tộc. Điều này cũng giốngnhư những đứa trẻ sinh ra và được nuôinấng, chăm bẵm trong vòng tay bảo vệchặt chẽ của mọi người trong dòng họ,những đứa trẻ đó chưa từng một lần va

Page 146: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

vấp với cuộc sống bên ngoài gia đình.Những đứa trẻ như vậy chắc hẳn sẽ yếuớt khi bước ra ngoài xã hội.

Hiện nay, việc giao thươngvới phương Tây ngày một mở rộng. Mọimối bang giao quốc tế đều ảnh hưởngtrực tiếp tới tất cả các lãnh vực trongnước. Chúng ta đang ở trong tình thế tấtcả mọi thứ đều phải xử lý trên cơ sở tìngtoán hơn thiệt với phương Tây. Trình độcủa nền văn minh hiện có ở nước ta làkết quả của bao đời ông cha chúng ta tựlực làm nên, nhưng nếu đem so vớiphương Tây thì rõ ràng "mình mới bướcmột bước thì người ta đã nhảy ba bước".Đã chậm hơn phưong Tây thì đươngnhiên phải học, đàng này trong chúng talại nảy sinh tư tưởng chỉ biết ngồi bi

Page 147: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

quan than thở: vì họ chạy nhanh như vậy,ta có cố mấy cũng chẳng làm sao màbằng được phương Tây.

Và đến bây giờ chúng ta mớicảm nhận được một thực tế là nền độclập của nước ta sao mà mong manh, yếuớt đến thế khi đứng trước sức mạnh củaphương Tây.

TINH THẦN, CHÍ KHÍ ĐỘC LẬPLÀ ĐIỂM XUẤT PHÁT CỦA

MỌI VẤN ĐỀ Không thể đánh giá được

công cuộc khai hoá văn minh của mộtnước nếu chỉ nhìn vào diện mạo bề ngoàikhông thôi. Dù chính phủ Minh Trị có tựmãn đến mấy vì đã xây dựng được rấtnhiều trường học, nhà máy xí nghiệp, xâydựng lục quân hải quân, thì tất cả những

Page 148: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thứ đó cũng chỉ là cái vỏ ngoài, chỉ là"phần xác" của một quốc gia văn minh.Để hoàn thiện hình thức bề ngoài thì rấtđơn giản. Vì chỉ cần có tiền. Có tiền làxây được trường học, mua được máymóc, dựng được nhà xưởng, trang bịsúng ống tàu bè cho quân đội.

Nhưng, có một vấn đề khônghiện ra thành hình ở đây. Vấn đề này mắtkhông nhìn thấy, tai không nghe được,không thể mua bán, không thể vay mượn.Nó liên quan tới hết thảy người Nhật Bảnchúng ta. Nó ảnh hưởng rất mạnh. Khôngcó nó, thì mọi hình thái của văn minh nhưnhững gì mà tôi đã nêu ra ở trên đềukhông thể phát huy được hiệu quả trongthực tế. Nó phải là cái quan trọng nhất vàphải được coi là "phần hồn" của văn

Page 149: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

minh. Vậy đó là cái gì? Đó chính là: "Chí khí độc lập

của nhân dân, tinh thần độc lập của nhândân".

Thời gian qua, chính phủnước ta ra sức xây dựng trường học,chấn hưng xí nghiệp nhà xưởng, cải cáchquân đội. Và hầu như đã hoàn tất diệnmạo bề ngoài, "phần xác" của một nướcvăn minh trên đất Nhật Bản. Thế nhưng,cái quan trọng nhất mà chúng ta thiếu đólà chí khí, tinh thần của nhân dân để đưađất nước thực sự độc lập, thực sự bìnhđẳng với phương Tây. Nhân dân ta cũngkhông có cả chí khí tinh thần quyết khôngđể đất nước thua kém phương Tây. Vàkhông chỉ nhân dân không có chí khí đó,tinh thần đó, mà ngay cả những quan

Page 150: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chức chính phủ - những người có tráchnhiệm phải tìm hiểu phương Tây - cũngthế, chưa tìm hiểu thì họ đã tặc lưỡibuông xuôi, vì chính họ cũng mang tâmlý tự ti, mặc cảm trước phương Tây. Đãtự ti và mặc cảm như vậy thì còn đầu ócđâu để mà tỉnh táo nắm bắt tình hìnhđược nữa.

Vấn đề chính là ở chỗ: Nếukhông có chí khí độc lập, tinh thần độclập thì mọi hình thái của văn minh chỉcòn là hình thức, hoàn toàn vô dụng.

VẬN HỘI SẼ HÉ MỞỞ NHỮNG NƠI PHÁT HUY

ĐƯỢC CHÍ KHÍ CỦA MÌNH Cả ngàn năm qua, chính phủ

nắm trong tay mọi quyền hành trên khắpđất nước. Từ quân đội, học thuật, công

Page 151: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thương nghiệp cho tới cả những điều nhỏnhặt trong cuộc sống hằng ngày, khôngcái gì mà chính phủ không nhúng tay vào.Nhân dân chỉ còn biết nhắm mắt tuântheo các chỉ thị của chính phủ. Đất nướcta giống như tài sản riêng của chính phủ,còn nhân dân chẳng khác nào như nhữngngười ăn nhờ ở đậu vậy. Đất nước ta nhưquần đảo không người ở. Nhân dân tamang tư tưởng như những kẻ ăn nhờ ởđậu trên mảnh đất này. Và thế thì quốcgia cũng chỉ như cái nhà trọ, để ngườidân tạm dừng chân trong cuộc đời họ màthôi. Vì thế, đối với người dân, vận mệnhquốc gia không dính dáng gì đến mình cả,không phải là nơi để phát huy chí khí. Tưtưởng này bao trùm khắp mọi miền đấtnước.

Page 152: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Trên thế gian này, mọi sự vậtnếu không tiến bộ ắt sẽ thụt lùi. Còn nếunỗ lực thì không thể thụt lùi mà chắcchắn sẽ tiến về phía trước. Chẳng có sựvật nào lại không lùi không tiến mà chỉdậm chân tại chỗ cả.

Nhìn vào xã hội nước ta hiệnnay, tôi có cảm tưởng như hình thái vănminh đang tiến lên, nhưng "phần hồn" củavăn minh thì ngày càng suy giảm. Tôimuốn nói với các bạn thế này: Ngày xưa,dưới thời phong kiến Mạc phủ, chínhquyền chỉ dùng sức mạnh cai trị dân.Nhân dân do yếu thế nên chỉ còn có cáchlà ngoan ngoãn phục tùng chính quyền,nhưng trong bụng thì không phục chút nàocả. Họ sợ sức mạnh của chính quyền nênphải theo, và bề ngoài phải tỏ ra phục

Page 153: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tùng. Hiện nay, chính phủ Minh Trị

không những có sức mạnh mà còn có trítuệ nữa. Chính phủ Minh Trị đang đảmđương, xử lý mọi vấn đề bằng sự mẫncảm, hết sức nhanh nhạy.

Chưa đầy 10 năm sau khi lênnắm quyền, chính phủ đã cải cách toànbộ hệ thống giáo dục, quân đội, xây dựnghệ thống đường sắt, thành lập mạng lướibưu điện, điện tín, xây dựng những côngtrình kiến trúc bằng đá, xây dựng hệthống cầu cống bằng sắt thép... Tínhquyết đoán, năng lực hành động và nhữngkết quả đạt được của chính phủ thu hútsự quan tâm chú ý của dân chúng.

Nhưng trường học là trườnghọc của chính phủ, quân đội là quân đội

Page 154: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

của chính phủ. Đường sắt, bưu điện, điệntín, công trình kiến trúc bằng đá, cầucống bằng sắt thép cũng như vậy. Tất cảđều của chính phủ.

Người dân suy nghĩ về nhữngviệc trên như thế nào? Và dân chúng nóivới nhau ra sao? Họ bảo rằng: "Chínhphủ hiện nay vừa có sức mạnh vừa cóđầu óc, nên chẳng ai có thể đọ nổi. Chínhphủ ở trên cao trị quốc, mọi thứ đã cóchính phủ lo nghĩ và làm cho rồi. Cònchúng ta là loại dân đen ở dưới, cứ cócái ăn để sống là được. Việc nước làchuyện đại sự, là việc của "các quantrên", chứ đâu phải là việc của lũ dânđen mình mà lo."

Nhưng tôi xin phân tích thếnày: chính quyền phong kiến Mạc phủ

Page 155: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

trước đây, chỉ biết dùng quyền lực để caitrị, còn chính phủ Minh Trị hiện nay,dùng cả sức và trí để cai trị. Chínhquyền cũ không biết thủ thuật để cai trịdân, còn chính phủ mới bây giờ thìngược lại. Chính quyền cũ dùng mọicách làm tê liệt, làm rã rời sức dân, chàđạp tới tận chân tơ kẻ tóc của dân, quyđịnh cả cách ăn mặc, đi đứng của mọithành phần trong xã hội, trừng phạtnghiêm khắc mọi sự lẫn lộn. Còn chínhphủ hiện nay thì cai trị khéo léo tới mứcngười dân bị lấy mất cả "hồn lẫn xác" màcũng không hay. Vì thế dân ta thời trướcsợ chính quyền như sợ ma quỷ, còn dânta ngày nay thì tôn chính quyền lên nhưthần thánh để thờ.

Nếu dân ta không tỉnh ngộ,

Page 156: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

không nhận ra sự "lầm tưởng" mà cứ thếquen dần với tình trạng như hiện nay, thìchính phủ có đổ công đổ của để hoànthiện "cai vỏ" văn minh nhiều đến đâu đinữa cũng chỉ tổ làm cho khí lực trongdân ngày một mất đi và như thế tinh thần- phần hồn của văn minh - cũng suy yếutheo.

Lẽ ra phải tự hào về quân độithường trực của chính phủ là để bảo vệđất nước, thì ngược lại dân chúng vẫnnhìn quân đội như một công cụ để chínhquyền đe doạ và đàn áp. Lẽ ra phải tựhào về trường học, đường sắt - là bằngchứng tiến bộ của văn minh - thì ngượclại dân chúng coi chúng như vật phẩmđược chính phủ ban tặng. Thói ỷ lại vàochính phủ cứ thế mà gia tăng.

Page 157: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Tinh thần độc lập trong nhândân khô héo, teo tóp như thế, cái gì cũng"sợ hãi" mà trông cậy vào chính phủ củanước mình thì thử hỏi bằng cách nào vàlàm như thế nào mà Nhật Bản chúng tacó thể đấu tranh để văn minh so vớiphương Tây được?

Vì thế tôi nghĩ: Nếu khôngvun đắp chí khí độc lập trong nhân dân,mà chỉ lo hoàn thiện cái vỏ bề ngoài củavăn minh trên đất nước ta, thì điều đócũng là vô nghĩa. Ngược lại, cái vỏ vănminh đó chỉ khiến cho lòng dân thêm yếuđuối, hoang mang.

KHAI PHÁ VĂN MINH LÀNHIỆM VỤ

CỦA TẦNG LỚP TRÍ THỨCTRUNG LƯU

Page 158: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Văn minh của một quốc gia,không phải do chính phủ sáng tạo từ trênxuống và cũng không phải do thường dânlàm được từ dưới đưa lên. Văn minh củamột quốc gia phải do tầng lớp giữa - giaicấp trung lưu - có tri thức, kiến thức,động não trước thời cuộc, suy nghĩ hợplòng dân thực hiện. Có như vậy mớimong thành công.

Lịch sử của các quốc gia TâyÂu cho thấy sự phát triển công thươngnghiệp ở các nước này không phải dochính phủ tạo ra. Mà tất cả đều là thànhquả được sinh ra từ sự lao tâm khổ tứ, từqua trình lao động trí óc cật lực, từ quátrình nghiên cứu tìm tòi đầy gian nan vấtvả của các học giả thuộc giai cấp trunglưu.

Page 159: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Đầu máy hơi nước là phátminh của Watt. Đường sắt là thành quảcông phu của Stevenson. Người nghiêncứu và tìm ra nguyên lý khinh tế là AdamSmith. Họ đều thuộc tầng lớp giữa,không phải bộ trưởng trong nội các chínhphủ và cũng không phải là công nhân trựctiếp sản xuất. Họ thuộc giai cấp trunglưu, có tri thức, tìm tòi nghiên cứu, nhờđó mà làm thay đổi bộ mặt xã hội.

Để mọi cá nhân có thể nghiêncứu, phát minh và ứng dụng kết quả rộngrãi trong xã hội, giúp ích cho cuộc sốngthì cần phải tổ chức các công ty, phảikhởi nghiệp trong khu vực tư nhân. Bảohộ và tạo mọi điều kiện cho các công tytư nhân phát triển là nhiệm vụ và tráchnhiệm của chính phủ. Khai phá văn minh

Page 160: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

là công việc của khu vực tư nhân, bảo hộlà công việc của chính phủ. Có như thếthì mọi người dân mới không dửng dưng,mới tự hào "công cuộc văn minh hoá" làcông cuộc của chính họ, chứ không phảilà vật sở hữu riêng của chính phủ. Cónhư thế thì nhân dân mới vui sướng đồngcảm với mọi phát minh sáng chế trên đấtnước mình và càng muốn đồng lòng hợpsức sao cho mình không thua kémphương Tây. Chỉ có như vậy văn minhmới làm tăng chí khí của dân, mới trởthành sức mạnh hậu thuẫn cho nền độclập của đất nước.

Thử nhìn vào công cuộc vănminh đang diễn ra trên đất nước ta màxem, tôi chỉ có thể nói rằng chúng tađang làm ngược với quy luật.

Page 161: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Ở nước Nhật chúng ta hiệnnay, người chủ trương thúc đẩy văn minh,gìn giữ độc lập trước áp lực phương Tâylà những người thuộc tầng lớp giữa trongxã hội, là các nhà trí thức và đơn độc chỉcó họ. Nhưng số đó cũng chỉ là thiểu sốít ỏi. Còn đa phần các trí thức đều thiếucon mắt nhận biết thời cuộc. Họ yêu quývà lo giữ chỗ cho bản thân hơn là lolắng, ưu tư cho đất nước. Đối với họ, gióchiều nào theo chiều ấy. Đa số các tríthức kiểu này luôn rình rập tìm kiếm lợiích trước mắt, săn đón cơ hội leo vàohàng "quan chức", sa vào các chức vụquản lý vặt vãnh, tiêu phí thời gian bằngnhững việc vô bổ, xa rời công việcnghiên cứu, học thuật. Họ thoả mãn vớiquyền cao bổng hậu. Tệ hại hơn nữa, họ

Page 162: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

lại tự cao tự đại: "Uyên bác như chúngtôi đã tập trung hết trong hàng ngũ chínhquyền rồi, trong xã hội đâu còn ai?".

Tôi buộc phải nói rằng nhữngngươi trí thức như vậy là nỗi bất hạnhcho công cuộc văn minh đất nước. Lẽ raphải đảm nhiệm vai trò mở mang, nuôidưỡng văn minh với tư cách của ngườitrí thức, thì họ lại vùi đầu vào việc kiếmlợi cho bản thân, họ chẳng bận tâm đếnsự thoái hoá của tinh thần học vấn trongxã hội, đất nước ra sao họ cũng mặc.Như thế mà vẫn tự cho mình là trí thứcđược sao?

Đó là một thực tế đáng hổthẹn.

May sao, trường tư thục Keiocủa chúng ta không có ai chạy theo trào

Page 163: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

lưu đang thịnh hành nói trên. Kể từ khisáng lập, dù đơn độc nhưng trườngchúng ta chưa bao giờ đánh mất niềm tựhào, dù phải "đơn thương độc mã" trongxã hội hiện tại, chúng ta đã, đang và vẫntiếp tục vun xới, nuôi dưỡng tinh thầnđộc lập. Chúng ta chỉ có một mục đíchgánh vai nâng đỡ tinh thần độc lập trongnhân dân.

Chúng ta lẻ loi, đang đứngmũi chịu sào trong cơn cuồng phong,trong dòng nước chảy xiết, chúng ta đangphải gồng mình chống chọi với cả mộttrào lưu đang làm thoái hoá xã hội.Nhiệm vụ của chúng ta thật khó khăn.Nhưng chính lúc này đòi hỏi chúng taphải có lòng quả cảm và tinh thần cươngquyết.

Page 164: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Dũng khí của con ngườikhông sinh ra từ sách vở.

Đọc sách là phương tiện nângcao học vấn.

Học vấn là phương pháp tiếntới thực tiễn.

Chính kinh nghiệm, sự từngtrải sản sinh ra lòng quả cảm.

Hội Keio chúng ta, bất chấpkhó khăn, bất chấp gian khổ, nguyện đemhết tri thức kiến thức có được, xây đắpcon đường phát triển văn minh. Để đi tớiđó, chúng ta không phân biệt, không từnan bất kỳ lĩnh vực nào, ngành học nào.Chúng ta làm thương nghiệp, chúng tatranh luận luật pháp, chấn hưng côngnghiệp, khuyến nông, viết sách, dịchsách, phát hành báo, tất cả những gì liên

Page 165: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

quan tới văn minh. Mỗi người chúng ta phải suy

nghĩ về vai trò, sự đóng góp của bảnthân, phải đi tiên phong trong nhân dân.Chúng ta cùng hợp tác với chính phủ.

Sức dân và sức chính quyềncó cân bằng thì tiềm lực quốc gia mớigia tăng, nền móng độc lập của quốc giamới vững chắc, có như vậy nước ta mớimong được bình đẳng với phương Tây.

Tôi tin rằng, vài mươi nămsau, cũng trong một dịp đón mừng nămmới, khi nhắc tới buổi sum họp hôm nay,chúng ta chắc sẽ cùng nói với nhau rằng:"Mới chỉ có nền độc lập mong manh nhưhồi đó mà chúng ta sung sướng đến vậy.Bây giờ đã sánh vai bình đẳng thực sựvới phương Tây như thế này thì còn sung

Page 166: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

sướng đến nhường nào?". Như thế mới làniềm vui thực sự phải không các bạn.

Tôi muốn nói với các bạntruớc khi cho phép tôi kết thúc.

Các bạn sinh viên. Các bạnhãy tự quyết định tương lai, chí hướngcủa chính mình theo mục đích của trườngtư thục chúng ta từ ngày hôm nay, ngàyđón năm mới này.

Tháng giêng năm Minh Trị thứ bảy(tức năm 1784)

PHẦN SÁULUẬT PHÁP QUÝ

GIÁNHƯ THẾ NÀO?

Page 167: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

QUỐC DÂN PHẢI LÀM TRÒNBỔN PHẬN

"MỘT THÂN HAI VAI" Chính phủ là người đại diện

cho dân, làm theo ý nguyện của dân.Nhiệm vụ của chính phủ là trấn áp, bắtgiữ kẻ có tội, bảo vệ người vô tội. Nếumọi sự đều diễn ra trôi chảy như vậy thìtrị an, trật tự trong nước tốt đẹp biết bao!

Người ta thường gọi kẻ có tộilà ác nhân, gọi người vô tội là lươngthiện.

Giả thử có kẻ xấu định gâynguy hại, chẳng hạn như chúng định hãmhại bố mẹ, vợ con chúng ta. Về lý mànói, trong trường hợp này người lươngthiện hoàn toàn có quyền tự vệ trước bạolực của kẻ xấu, và còn có quyền "dần

Page 168: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cho chúng một trận nhừ tử". Nhưngkhông phải lúc nào người lương thiệncũng có thể chống trả nỗi lũ người xấunếu chỉ biết cậy vào sức mình. Mà cứcho là có thể tự vệ được đi nữa, thì cũngcần bỏ ra rất nhiều tiền bạc để lo phòngchống tội phạm.

Nhưng chẳng phải là chúng tađã thoả thuận với chính phủ rằng ngườidân uỷ thác cho chính phủ - với tư cáchlàm người đại diện cho quốc dân - đứngra bảo vệ trật tự trị an, đổi lại người dânsẽ đóng thuế đảm bảo cho mọi khoản chicần thiết của chính phủ, kể cả lương hậucho các viên chức đó sao? Ngoài ra,chính phủ - với tư cách là tổng đại diệncho người dân - có mọi quyền hành đểgiải quyết tức thì bất cứ việc gì xảy ra,

Page 169: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

theo hướng có lợi cho nhân dân. Quốc dân nghe theo chính

phủ không có nghĩa là chúng ta tuân theopháp luật do chính phủ soạn thảo. Cái màchúng ta tuân theo chính là luật pháp dochính chúng ta lập ra. Chúng ta phá luậttức là chúng ta tự xé bỏ những quy địnhdo bản thân chúng ta đặt ra. Nếu vi phạmluật, chịu sự trừng phạt thì đó không phảilà do chính phủ mà theo luật do tự chúngta quy định.

Mỗi người dân chúng ta cóhai nhiệm vụ. Thứ nhất là lập ra chínhphủ làm đại diện cho chúng ta, để bắt giữkẻ xấu trong xã hội, bảo vệ dân lành.Thứ hai là thực hiện đúng sự thoả thuậnvới chính phủ, tuân thủ pháp luật, vàđược chính phủ bảo vệ.

Page 170: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Theo lẽ đó, một khi chúng tađã giao phó quyền lực chính trị chochính phủ thì nhất thiết không được viphạm thoả thuận, nhất quyết không đượcquay lưng lại pháp luật. Bắt giữ lũ sátnhân, xử tử chúng là quyền hạn thuộcchính phủ. Quyền xét xử cũng như hoàgiải mọi cuộc tranh chấp không phải làviệc để quốc dân chúng ta nhúng tay vào.Nếu chỉ "vì căm thù" mà tự ý phán xử,bằng cách giết bọn ác nhân, hành độngnhư vậy sẽ là phạm tội. Và tội này khóđược pháp luật bỏ qua. Không có saiphạm nào lớn như sai phạm này.

Ở các quốc gia văn minh pháttriển, hành vi "cá nhân tự coi mình cóquyền phán quyết, hành xử" bị luật phápkhép tội rất nặng. Còn tại Nhật Bản,

Page 171: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

người ta lầm tưởng rằng chính phủ rất cóuy. Nhưng thật ra nhiều người chỉ biết sợchính phủ thôi, chứ họ hoàn toàn khôngam hiểu luật, không biết được luật phápcao quý ra sao.

Bây giờ tôi sẽ giải thích rõhơn, vì sao bất kỳ cá nhân nào cũngkhông được "tự ý phán quyết hành xử",cũng như vì sao luật pháp lại quý giá đếnnhư vậy.

Tôi lấy ví dụ thế này. Có mộtlũ cướp, xông vào nhà mình, đe doạ giachủ và định thực hiện hành vi cướp tàisản. Theo luật thì chủ nhân phải báo ngaycho nhà chức trách biết. Nhưng thực tế,vì sự việc xảy ra quá bất ngờ, gia chủluống cuống và cũng chẳng có thời gianđể làm việc đó. Trong lúc bọn cướp đã

Page 172: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

xông vào nhà và bắt đầu cướp đoạt tàisản. Gia chủ muốn ngăn lũ cướp lại,nhưng một mình thì rất nguy hiểm nênhợp sức với mọi người trong nhà chốngchọi lại lũ cướp. Nhờ thế mà lũ cướp bịtóm và bị giải tới nhà chức trách. Khi bắtđược lũ cướp, gia dình dùng gậy gộc,dao kiếm gây thương tích cho lũ cướp,đánh què chân, có trường hợp vì quámạnh tay nên đánh chết bọn cướp.

Tuy vậy, gia chủ và nhữngngười trong nhà không bị khép tội "tự coimình có quyền phán quyết hành xử". Vìhọ rơi vào hoàn cảnh buộc phải dùngphương tiện tự vệ để bảo vệ tính mạng,bảo vệ tài sản của mình.

Trừng phạt tội phạm là quyềnhạn của chính phủ, dứt khoát không phải

Page 173: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

là bổn phận hay trách nhiệm của một cánhân nào cả. Vì vậy, trường hợp bắtđược lũ cướp và cho dù chúng ta chưa bịchúng gây thương tích gì cả, nhưng chỉ vìquá căm tức mà đánh đập hay giết phắtchúng đi là không được. Luật pháp khôngcho phép, dù chỉ dùng một ngón tay độngvào cơ thể chúng. Nhiệm vụ của chúng talà phải cấp báo ngay cho các nhà đươngcục, và chờ đợi sự phán xử của chínhphủ. Nếu tóm chúng xong, chúng ta hànhđộng theo cảm tính, tức là "tự cho mìnhcó quyền đánh đập, trả thù", thì hànhđộng như thế tương đương với tội cố ýgiết người vô tội, sẽ bị luật pháp khépvào tội giết người.

Luật pháp của một quốc gianghiêm minh có nghĩa là vậy.

Page 174: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

"TRUNG THẦN NGHĨA SĨ"DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT

Nếu xem xét vấn đề như trên,các bạn sẽ hiểu rõ việc "tự cho mình cóquyền phán quyết" là nghiêm trọng đếnnhường nào? Chúng ta phải hiểu rằngtrước khi bị trả thù thì những kẻ hãm hạicha mẹ mình đã phạm tội giết người. Bắtgiữ và kết án chúng là trách nhiệm củachính phủ, quốc dân chúng ta không liênquan. Có cái lý nào cho phép tự tiện giếttội phạm thay cho chính phủ với lý do trảthù cho cha mẹ bị hại. Hành động nhưvậy

cũng có nghĩa là quay lưng lại vớinhững thoả thuận với chính phủ, đi chệchkhỏi trách nhiệm của quốc dân, khôngphải phận sự mà cứ tuỳ tiện phán xử.

Page 175: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Nếu thấy cách xử trí củachính phủ là sai lầm, bao che cho tộiphạm thì phải kiện chính phủ vì sự vô lýđó. Giả thử, kẻ thù của cha mẹ có đứngngay trước mặt cũng không có nguyên tắcnào cho phép con cái được tự động trảthù.

Dưới thời Genroku(1) có câuchuyện các võ sĩ thuộc hạ của Asano -lãnh chúa vùng Akou(2) - sát hại sứ thầntriều đình là Kira Kozukenosuke(3) đểrửa nhục cho chủ.

-------------------------Chú thích:1. Thời đại Genroku là thời kỳ

Shogun Tsunayoshi Tokugawa (đời thứnăm) cai trị, kéo dài từ năm 1646 đếnnăm 1709.

Page 176: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

2. Thành Akou, thuộc tỉnh Hyogongày nay.

3. Theo sách sử Nhật Bản ghi lại:Năm 1701, triều đình Kyoto cử sứ thầnKira Kozukenosuke mang chiếu chỉ củaTướng quân đến thành Edo. Nghênhtiếp sứ thần Kỉa là Asano lãnh chúavùng Akou. Trong bàn tiệc, không hiểusao sứ thần Kira vô cớ mạt sát lãnhchúa Asano. Tức mình, lãnh chúa Asanorút gươm ra doạ chém sứ thần Kira.Sau đó, sự kiện đến tai Tướng quân, vàlãnh chúa Asano bị khép tội lâm nhụctriều đình và chịu hình phạt tự rạchbụng tự vẫn. Để rửa hận cho chủ, 47 võsĩ thuộc hạ của Asano đã tổ chức hạ sátvà đem thủ cấp của Kira đến dângtrước mộ Asano. Kết cục là cả 47 võ sĩ

Page 177: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

đều bị triều đình khép tội chết.------------------------- Người đời ca tụng những

người tham gia việc báo thù này, gọi họlà các "Nghĩa sĩ thành Akou". Lời catụng như thế chẳng phải là một lầm lẫnsao?

Vào thời đó, chính quyềnNhật Bản là shogun Tokugawa. Lãnhchúa Asano Takuminokami, sứ thần KiraKozukenosuke, võ sĩ thuộc hạ của nhàAsano.. tất thảy đều là người Nhật Bản.Lẽ đương nhiên mọi người đều thoảthuận sẽ tuân theo chính phủ và nhận sựbảo hộ của chính phủ. Vậy mà khi xảy rachuyện sứ thần Kira có điều sai trái, thấtlễ với Asano, lẽ ra phải thưa kiện vớichính phủ thì lãnh chúa Asano lại nổi

Page 178: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

trận lôi đình theo cảm tính, rút gươm doạgiết sứ thần. Từ đó, cả hai nhà tìm mọicách trả thù nhau, buộc shogunTokugawa phải phán xử. Kết cục là lãnhchúa Ấno bị khép tội giết người, buộcphải tự mổ bụng tự vẫn. Còn phía nhàKira không phải chịu thêm hình phạt nàohết.

Có thể khẳng định rằng kếtquả của phiên toà đó có sự thiên lệch bấtchính. Nhưng nếu nhận thấy sự khôngminh bạch, thiên vị như vậy, tại saothuộc hạ gia thân của nhà Asano lạikhông kháng kiện chính phủ. Nếu như cả47 võ sĩ thuộc hạ nhà Asano, lần lượtkhiếu kiện theo đúng quy định, thủ tụccủa luật pháp thì sự thể sẽ ra sao? Có thểsự khiếu kiện của họ sẽ không được chấp

Page 179: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nhận, ngược lại những người tham giakhiếu kiện sẽ bị bắt và bị giết vì bản chấtnền chính trị của chính phủ do shogunTokugawa cầm đầu là độc đoán, bạongược. Nhưng chúng ta không sợ, ngườinày bị bắt, bị giết thì người khác tiếp tụctranh đấu. Việc khiếu kiện thấu tình đạtlý thì dù lần lượt cả 47 võ sĩ buộc phảihi sinh mạng sống cũng phải khiếu kiệncho đến cùng.

Làm như thế thì chính phủ cótàn bạo độc đoán đến mấy cuối cùngcũng phải thừa nhận đạo lý, phải xử lạiphiên toà, buộc nhà kira cũng phải chịutội. Có như vậy tôi mới coi họ là nhữngnghĩa sĩ chân chính và mới đáng được cangợi.\

Tiếc thay, họ hoàn toàn không

Page 180: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

biết tới nguyên tắc đó. Là quốc dân màkhông suy tính tới sức nặng của phápluật. Tự cho mình có quyền trả thù chémgiết nhà Kira. Chỉ có thể nói rằng họ đãngộ nhận về trách nhiệm của quốc dân,phán quyết tội lỗi theo cảm tính cá nhân.Cũng may là chính quyền Mạc phủTokugawa thời đó đã trấn áp toàn bộcuộc bạo hành này, nếu không thì cả haidòng họ Asano và Kira cùng các thuộchạ của họ sẽ tiếp tục báo thù, hạ sát lẫnnhau không biết đến khi nào mới chấmdứt cảnh đầu rơi máu chảy. Và kết quả làxã hội sẽ rơi vào tình trạng vô chính phủ,vô luật pháp.

Tự cho mình có quyền phánquyết, việc này gây tổn hại cho quốc giara sao, bạn đọc chắc đã hiểu. Chúng ta

Page 181: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

phải cân nhắc trong suy nghĩ và hànhđộng. Đó là điều tôi muốn nói.

Ngày xưa, ở Nhật Bản có luậtcho phép các Võ sĩ chém đầu bất kỳ mộtngười nông dân nào dám thất lễ với tầnglớp Samurai. Chính phủ đã dung túng,hợp pháp hoá cho tầng lớp Võ sĩ có"quyền được tự ý phán quyết" trong xãhội. Thật đáng lên án.

Luật pháp của quốc gia, phảido duy nhất chính phủ nơi đó có quyềnthực thi. Nếu không như vậy thì chínhphủ sẽ suy yếu. Chính quyền Mạc phủTokugawa suy vong cũng vì lẽ đó.

"TENCHYU" - THAY TRỜITRỪNG PHẠT (1)

-------------------------------Chú thích:

Page 182: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

1. Tenchyu: Thiên tru, tên của một tổchức chống phương Tây, chống cảnhững người Nhật ủng hộ việc"mở cửa" giao thương với phươngTây vào thời kỳ "cuối Mạc phủđầu Minh Trị" tại Nhật Bản.

------------------------------- Có một kiểu "tự ý phán xử"

hết sức nguy hại, có thể làm nghiêng ngảnền chính trị đất nước, đó là ám sát.

Từ xa xưa, các vụ giết ngườithông thường vì tư thù, hoặc để cướpđoạt của cải. Những kẻ giết người đềuthừa hiểu hành động đó là phạm tội, vàbản thân sẽ trở thành tội phạm.

Và trong xã hội còn có mộtkiểu giết người khác. Hình thức này

Page 183: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

không mang tính tư thù. Nó được gọi làhành vi ám sát các địch thủ chính trị.

Trong một đất nước, việc cócác luồng tư tưởng chính trị khác biệt làlẽ bình thường. Chỉ vì cái gọi là "chốnglại hiểm hoạ của những người có quanđiểm, chính kiến khác với mình", họ cămtức tư tưởng của người khác, họ vi phạmquốc pháp bởi động cơ cá nhân, họ giếtngười theo cảm tính, họ không nhữngkhông biết hổ nhục mà lại còn lấy làmđắc ý và dõng dạc tuyên bố: "Đó là hànhđộng thay trời trừng phạt." Những kẻ ámsát được tâng bốc, được coi là "nghĩasĩ".

Cái gọi là Tenchyu - Thiêntru, hay thay trời trừng phạt là cái gìvậy? Có thật là họ thực sự chủ trương

Page 184: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thay trời trừng phạt? Vậy thì trước đó,hãy tự ngẫm lại xem họ là cái gì trong xãhội đã. Chẳng phải là họ đang sống ở đấtnước này và đã thoả thuận với chính phủnhư thế nào với tư cách là một công dân?Đó là nhất định tuân thủ tôn trọng quốcpháp và nhận được sự bảo vệ che chởcủa chính phủ đó sao?

Nếu như có bất mãn với nềnchính trị của đất nước, hoặc cảm nhậnthấy có nhiều kẻ định xâm phạm thể chếthì bình tĩnh kháng nghị sự tình đó lênchính phủ. Tại sao lại phớt lờ, qua mặtchính phủ, tự cho mình cái quyền đượcphán quyết như vậy? Những người thuộcloại này thường không có cái nhìn tổngthể, họ vừa cứng nhắc lại vừa nóng vộitrước tiền đồ của quốc gia. Họ không

Page 185: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nắm được nguyên nhân sâu xa dẫn tớitình trạng như hiện nay của đất nước, nêncũng không biết phải dùng biện pháp nàođể đưa đất nước ra khỏi tình cảnh hiệntại.

Thử nhìn lại xem, trong lịchsử đông tây cổ kim đã có vụ ám sát chínhtrị nào làm cho thế giới này tốt hơn, làmcho con người trong xã hội trở nên hạnhphúc hơn chưa?

LUẬT CẦN RÕ RÀNG, ĐƠNGIẢN

NHƯNG PHẢI NGHIÊM MINH Nhưng người không tôn trọng

phép nước, không thấy sự quý giá củaquốc pháp, ngoài mặt luôn tỏ vẻ nghiêmchỉnh, đứng đắn, nể sợ cán bộ côngquyền, nhưng bên trong thì ngấm ngầm vi

Page 186: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

phạm luật pháp mà không chút mảy mayhổ thẹn. Họ luôn tìm mọi kẽ hở trong luậtđể luồn lách, né tránh. Những kẻ giỏiluồn lách luật được dư luận khen ngợi là"tài ba". Họ rất khoái chí khi khoekhoang cùng đồng bọn về thủ đoạn củamình: "Bề ngoài phải làm như thế này.Muốn tránh được luật thì phải thế kia..."Tệ hại hơn, họ còn bí mật móc ngoặc vớicác công chức, để tạo lợi thế cho họtrrong công việc làm ăn. Đổi lại là haiphía cùng chia chác món hời, cùng thamnhũng và giấu nhẹm tội lỗi.

Phải thừa nhận rằng "đạipháp do các đáng bề trên" lập ra cónhiều điểm rất nhiêu khê, phiền phức,thậm chí có khi còn trái hẳn với thực tế,nên mới xảy ra tình trạng như trên.

Page 187: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Nhưng, nếu xem xét vấn đề trên góc độchính trị của một quốc gia thì các vụ việcđó là những tập quán xấu đáng sợ. Mộtkhi coi thường luật pháp, quốc dân đã trởthành những người không trung thực vớiđất nước, thản nhiên vi phạm, dửng dưngtrước mọi tội lỗi.

Ví dụ như khi chính quyền đềra luật "Cấm tiểu tiện không đúng chỗ".Vậy mà không ít người trong chúng ta lạicoi thường lệnh cấm này, thản nhiên "tè"bậy, miễn sao đừng để cảnh sát trôngthấy là được. Bị phát hiện, họ không tỏra hối hận nhận mình sai trái, mà lại cònkêu ca "người khác cũng thế sao khôngbắt, lại chỉ bắt mình tôi", rồi tự than vãncho "cái số không may" của mình.

Tôi chỉ còn than trời trước

Page 188: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tình trạng thản nhiên coi thường phépnước như vậy.

Vì thế, chính phủ khi làm luậtcần phải đơn giản và rõ ràng. Và luậtpháp phải được thực hiện nghiêm minh.Mặt khác, quốc dân chúng ta nếu nhậnthấy luật đưa ra còn nhiều điểm bất tiệnthì cùng nhau tranh luận và kháng nghịvới chính phủ một cách thẳng thắn, khôngngần ngại. Và cũng phải hiểu rằng mộtkhi luật đó đang được áp dụng thì trướchết pahỉ chấp hành luật cái đã. Vì đó lànghĩa vụ của quốc dân.

BỘ MÁY HÀNH CHÍNHVỚI NHỮNG QUAN CHỨC

"ĐẦU GỖ" Mới đây, ở trường Keio

chúng tôi có một vụ việc.

Page 189: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Số là, từ năm kia trườngchúng tôi được nhà quý tộc OtaSukeyoshi tài trợ cho một khoản tiền đểthuê một người Mỹ sang giảng dạy. Hếthạn hợp đồng, ông ta về nước. Chúng tôitìm được người khác sang dạy thay và đãthoả thuận xong với người mới về mọiđiều khoản.

Nhà quý tộc Ota bèn gửi đơnđến Bộ Giáo dục ở Tokyo, đề nghị chấpthuận cho người Mỹ này đang có mặt tạitrường giảng dạy về Văn học Mỹ. Thếnhưng, theo quy chế mà Bộ Giáo dục banhành thì "không chấp nhận cho các giảngviên người Mỹ nếu không xuất trình đượcbằng tốt nghiệp khoa học tại Mỹ thì dùchi phí thuê là do cá nhân tài trợ chotrường tư thục." "Người Mỹ này không

Page 190: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

xuất trình bằng tốt nhiệp nên Bộ khôngthể cho phép ông ta giảng dạy về Vănhọc Mỹ. Còn nếu dạy tiếng Anh thìđược."

Tokyo đã phúc đáp thư thỉnhcầu của nhà quý tộc Ota như trên.

Thấy vậy, tôi bèn viết đơngởi lên Bộ để trình bày cụ thể hơn. Trongđơn tôi viết: "Quả thật người Mỹ nàykhông có bằng tốt nghiệp theo yêu cầucủa Bộ, nhưng chúng tôi xét thấy nănglực của ông ta hoàn toàn đáp ứng đượcnhu cầu giảng dạy cho học sinh của nhàtrường, nên chúng tôi mong Bộ cấp phép.Nếu chúng tôi ghi trong đơn đề nghị "ôngta sang Nhật để dạy ngoại ngữ" thì mọiviệc sẽ xong. Nhưng trường chúng tôivốn có nhu cầu học về Văn học Mỹ, nên

Page 191: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chúng tôi mới viết đơn đề nghị chínhthức. Vả lại dối trá với quý Bộ bằngcách xin một đằng làm một nẻo thì lươngtâm của chúng tôi lại càng không chophép". Nhưng Bộ vẫn giữ nguyên tắc củamình và trả lại toàn bộ hồ sơ đề nghị củatôi.

Chẳng còn cách nào khác,chúng tôi buộc phải xin lỗi và không thểtuyển dụng người Mỹ ấy. Cuối tháng 12năm ngoái, ông ta trở về Mỹ. Kế hoạchgiúp đỡ nhà trường của nhà quý tộc Otavì thế cũng tan thành mây khói. Hàngtrăm học sinh cũng mất hết hi vọng.

Thật ra, không chỉ riêngtrường tư thục của chúng tôi bị ảnhhưởng mà phải nói rằng quyết định củaBộ là rào cản nặng nề cho nền giáo dục

Page 192: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

của cả đất nước. Bao công sức trở nênvô tích sự. Sự tức giận vì những quy địnhngu ngốc trào lên trong chúng tôi. Nhưngvì đó là nguyên tắc, luật pháp nên phảituân thủ, không thể làm khác. Sắp tới,chúng tôi sẽ tiếp tục gởi đơn đề nghị.

Chỉ riêng việc này, trườngchúng tôi họp đi họp lại cả chục lần. Đasố ý kiến nghiêng về việc xoá chữ Vănhọc, thay vào đó là chữ Ngoại ngữ. Làmnhư vậy cũng chỉ vì lợi ích của học sinhthôi chứ có làm gì xấu đâu...

Kết cục là trường chúng tôikhông thể thuê được giảng viên. Cho dùviệc đó có ảnh hưởng nghiêm trọng đếnHội và học sinh nhà trường nhưng khôngvì thế mà chúng tôi lừa gạt cơ quan côngquyền. Để đạt được mục đích mà phải

Page 193: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

dối trá thì thật đáng hổ thẹn vì chúng talà những học giả chân chính, nhữngngười sống luôn tuân thủ pháp luật.Phương sách tối ưu là không làm sai bổnphận cơ bản của quốc dân một nước. Vàcũng vì thế mà dẫn tới quyết định như tôikể trên.

Trên đây là một ví dụ liênquan tới việc giải quyết chuyện học hànhở một trường tư thục. Đọc tới đây, cácbạn có thể cho là tưởng chuyện gì ghêgớm chứ sự việc cỏn con thế này khôngđáng bàn luận. Nhưng nếu chúng ta cùngcảm nhận nguyên nhân của sự việc thì tôinghĩ là nó hệ trọng tới cả một nền giáodục quốc gia.

Với chủ ý đó tôi xin được kếtthúc bài viết này ở đây.

Page 194: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Tháng 2 năm Minh Trị thứ bảy(tức năm 1874)

PHẦN BẢYTRÁCH NHIỆM

CỦA QUỐC DÂN Trong Phần sáu, tôi đã bàn

về "Sự quý giá của luật pháp" và đề cậptới "Hai vai trò của quốc dân". Để bổsung thêm cho Phần Sáu, trong Phần bảynày, tôi muốn giải thích kỹ hơn về nhiệmvụ, vai trò đó.

Có thể nói ở mỗi quốc dân,người nào cũng đều có hai vai trò. Thứnhất là với tư cách của một người dânđứng dưới chính phủ, tức là vai trò làm"khách". Thứ hai là trên cơ sở mọi

Page 195: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

người dân trong đất nước thống nhất tựnguyện kết nối thành một công ty mangtên "quốc gia", đề ra quy địng, luật phápvà đưa "quốc gia" vào hoạt động, tức làvai trò làm "chủ".

Tôi giả dụ thế này. Có 100 thịdân định lập công ty thương mại gì đó.Mọi người cùng bàn bạc quyết địnhthành lập, đề ra quy chế nội quy rồi đưacông ty vào hoạt động. Khi đó cả 100người đều là chủ nhân của công ty. Vàdựa vào những điều đã cùng nhau quyđịnh, mọi người thống nhất tuân theo nó,thì khi đó 100 người đồng thời cũng lànhân viên công ty.

Đất nước giống như công ty,nhân dân giống như nhân viên, mỗi ngườivừa đứng trên vị trí cai trị vừa đứng trên

Page 196: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

vị trí duy trì sự cai trị ấy, vừa là chủ vừalà khách.

NGHĨA VỤ CỦA QUỐC DÂN Đứng trên góc độ là "khách",

thì mọi quốc dân ai cũng phải tôn trọngluật pháp, đồng thời không được quênrằng "tất cả mọi người đều bình đẳng".Anh không xâm phạm đến quyền lợi củatôi thì ngược lại tôi cũng không được cảntrở quyền lợi của anh. Anh có niềm vuicủa anh thì tôi cũng có niềm vui của tôi.Không được chiếm đoạt niềm vui củangười ta. Không được giết người, khôngđược thậm thụt mật báo, bới móc dựngchuyện cho người khác. Việc tuân thủluật pháp, tôi cũng như anh phải tuântheo quy định như nhau.

Luật pháp do chính phủ lập

Page 197: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

ra, cho dù có nhiều điểm rắc rối, xa rờithực tế, thì cũng không có đạo lý nào chophép chúng ta tuỳ tiện thích thì theo,không thích thì vi phạm. Ngay cả việcđại sự như quyết định chiến tranh, hay kýcác hiệp ước ngoại giao cũng đều thuộcthẫm quyền của chính phủ. Quyền hạn đó,vốn dĩ là thoả thuận với quốc dân vàchúng ta đã trao cho chính phủ. Vì thế,nếu không can hệ tới đại sự thì không nêntranh luận.

Nếu quốc dân chúng ta quêntinh thần này, kể cả trường hợp cách xửlý của chính phủ trái hẳn với tôn chỉ mụcđích của chúng ta đi chăng nữa, chúng tacũng không nên tranh cãi tuỳ tiện, khôngthể xuất phát từ lợi ích nhỏ mà xoá bỏthoả thuận, bạo động khiêu khích gây ra

Page 198: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chiến tranh với ngoại bang, như thế nềnđộc lập của nước ta một ngày cũng khôngmong giữ nỗi.

Điều này cũng giống như vídụ về công ty thương mại mà tôi đưa ranêu trên. Trong số 100 thành viên có 10người được chọn vào hội đồng quản trị.Dù có bất mãn hay không hài lòng vớicach làm của 10 người đó thì cũng khôngvì thế mà 90 người còn lại, tự ý làm theosuy nghĩ của riêng mình. Chẳng hạn 10thành viên hội đồng quản trị muốn nhậprượu bán thì 90 người kia lại muốn nhậpgạo về. Bàn bạc đôi co không ai chịu ai,rồi mạnh bên nào bên ấy làm, quên hẳnnhững điều đã quy định với nhau, thì thửhỏi việc kinh doanh của công ty sẽ ralàm sao? Chẳng phải là mọi sự chia rẽ

Page 199: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

đều dẫn tới tổn thất kiến cho tất cả 100người đều phải gánh chịu đó sao?

Vì thế nếu mới chỉ cảm nhậnluật pháp còn sai, bất cập thì không thểcoi đó là cái cớ để phá bỏ nó. Và giả sửsự bất chính, bất cập có là sự thực đichăng nữa thì cũng phải bình tĩnh khángnghị, kiên trì kháng nghị đến khi chínhphủ phải sửa đổi mới thôi. Khi chính phủcố tình làm ngơ, thì hợp sức lại kiênnhẫn chờ đợi thời cơ.

QUYỀN LỢI CỦA QUỐC DÂN Nếu đứng trên góc độ chủ

nhân để bàn thì quốc dân một nước cũngchính là chính phủ của nước đó. Vì saovậy? Đương nhiên toàn thể quốc dânkhông thể tất cả đều làm chính trị. Chúngta thoả thuận với nhau lập ra chính phủ,

Page 200: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chúng ta quyết định giao cho chính phủthi hành luật pháp với tư cách là ngươithay mặt cho chúng ta.

Vì lẽ đó, nhân dân là chủnhân của đất nước, là gia chủ của ngườicai trị và chính phủ là người đại diện,người cai trị. Giống như từ trong số 100người lập công ty, chọn ra 10 người vàohội đồng quản trị tức là vào chính phủ,số 90 người còn lại là nhân dân. Cho dùnhân dân - số 90 người còn lại - khôngtrực tiếp làm các sự vụ quan trọng,nhưng một khi đã giao phó cho 10 thànhviên thay mặt mình thì nếu suy xét thật kỹthì bản thân mỗi chúng ta chẳng phải làchủ nhân của công ty đó sao.

Mặt khác, 10 người trong hộiđồng quản trị, hiện đang điều hành hoạt

Page 201: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

động của công ty, nhận được sự tin cậycủa nhân viên, gánh trách nhiệm nhằmđáp ứng tình cảm đó, vì thế phải đem hếtsức mình trong công vụ của công ty,không được nghĩ tới cái lợi cho bản thân.Bây giờ nếu thử suy nghĩ điều trên, ngườita thường gọi việc tham gia vào chínhphủ là công vụ, việc công. Gốc gác củatừ này là công việc của chính phủ khôngphải là sự vụ cá nhân của các quan chức.Mà nó có nghĩa là thay mặt cho nhân dân,thực hiện việc công, việc chung cho cảxã hội, để cai trị toàn bộ đất nước.

PHẢI ĐÓNG THUẾ Chính phủ dựa trên sự tin

cậy, uỷ thác của dân, thực hiện đúng lờihứa trước dân, không được phân biệt đốixử đối với dân, phải mang lại quyền lợi

Page 202: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tối đa cho nhân dân. Tức là pháp luậtphải nghiêm minh, không được phéphưởng lợi bất chính dù cái lợi đó có nhỏnhặt đên mấy. Giả dụ, có một toán cướpđột nhập vào nhà dân. Lúc đó chính phủbiết, nhưng làm ngơ không có bất cứ biệnpháp gì để trấn áp, thì có thể nói rằngchính phủ đó cũng là lũ cướp và chẳngkhác gì đồng đảng của lũ cướp. Chínhphủ có trách nhiệm của chính phủ thì ởmỗi người dân cũng có trách nhiệm củamình.

Giả dụ, một quan chức chínhphủ mắc sai sót trong quá trình thực thicông vụ, làm tổn thất 3 vạn yen. Ngay cảtiền để đền bù tổn thất cho chính phủ,bản thân người đó cũng không có. Vàđương nhiên quốc dân chúng ta là nơi

Page 203: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

xuất ra khoản tiền bồi thường thiệt hạiđó.

Nếu đem chia số tiền tổn thấtlà 3 vạn yen cho 30 triệu người - là tổngdân số Nhật Bản chúng ta hiện nay - thìđổ đồng mỗi đầu người phải chịu là 10mon(1). Một quan chức chính phủ mườilần gây tổn thất như vậy thì số tiền mỗiquốc dân phải gánh chịu là 100 mon.Điều này cũng có nghĩa là một gia đìnhcó năm nhân khẩu thì số tiền phải gánhchịu là 500 mon. Số tiền này đối vớinông dân ở vùng quê tương đương vớimột bữa ăn tối ngon lành cho cả nhà gồmông bà đến con cháu. Vậy mà sự lỗi lầmcủa một quan chức như nói trên vô hìnhchung đã cướp đi niềm vui của nhữngngười dân lương thiện, những người nông

Page 204: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

dân làm việc cật lực cả ngày ngoài đồng.Thật hết chỗ nói.

------------------------------Chú thích:

1. Đơn vị tiền tệ thời Minh Trị, bằng1/100 yen, nay không còn sử dụngnữa.

------------------------------ Thế là quốc dân chúng ta liền

nghĩ việc gì phải chi tiền cho những việcngu xuẩn như vậy. Nhưng cũng chẳng cócách nào khác vì chúng ta là gia chủ củachính phủ, là chủ nhân của đất nước. Vảlại ngay từ đầu chúng ta đã thoả thuận vàgiao phó công việc chính trị, tài chínhcủa Nhật Bản cho chính phủ rồi, nên

Page 205: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cũng không thể mỗi khi xảy ra nhữngchuyện chẳng hay ho của các quan chứclà chúng ta lại quá bận tâm luận bàn, bựcbội. Điều quan trọng hơn là thường nhậtchúng ta phải hợp tác hết lòng với chínhphủ. Trên cơ sở đó ta xem xét mọi việclàm của chính phủ, nếu thấy các quanchức hành động sai trái, chúng ta phảidám nói, phải tố cáo một cách trung thựcvới chính phủ, chứ đừng im lặng để mọiviệc xảy ra rồi mới kêu ca.

Nhân dân chúng ta là chủnhân của quốc gia, nên không thể chỉ vìphải trả khoản chi phí nói trên mà chúngta bực bội khó chịu. Lương của các quanchức chính phủ, ngân sách quốc phòng,lương của công chức các cấp từ trungương tới địa phương... đó là những

Page 206: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

khoản tiền khủng lồ nếu gộp lại, nhưngnếu chia đều ra cho từng người thì chúngta mỗi người sẽ phải chỉ gánh chịu 1hoặc 2 yen thôi. Chỉ cần trả số tiền nhưvậy trong suốt cả năm, đổi lại nhận đượcsự bảo vệ của chính phủ, được yên ổnlàm ăn, tự do sinh sống thì cũng đáng"đồng tiền bát gạo" chứ sao?

Dù thế nào đi chăng nữa,chúng ta - mỗi quốc dân Nhật Bản - phảithực hiện tốt việc đóng tiền thuế chochính phủ.

ĐÁNH MẤT KHÍ TIẾT,LÀM HẠI ĐẾN CON CÁI, CHÁU

CHẮT Nhân dân lẫn chính phủ, nếu

cả hai phía đều làm trọn bổn phận, tráchnhiệm của mình thì chẳng cần phải nói gì

Page 207: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thêm cả. Nhưng cũng có những lúc chínhphủ đi chệch hướng, thi hành lối chính trịchuyên chế bạo tàn, chạy theo quyền lựcvô tri thức. Những lúc như thế, nhân dânbuộc phải hành động. Và sẽ hành độngtheo một trong ba giải pháp như sau.Hoặc từ bỏ khí tiết, khuất phục chínhphủ. Hoặc phản kháng chính phủ bằngbạo lực. Hoặc sẵn sàng hiến thân, hy sinhtính mạng chứ không chịu để mất khí tiết.Tôi xin giải thích rõ hơn.

Giải pháp thứ nhất: Nếu chấpnhận vứt bỏ khí tiết, tuân theo chính phủvô điều kiện thì có thể coi đây là giảipháp mù quáng.

Tôi đã giải thích ở phầntrước: Đạo làm người là tuân theo đạotrời. Nếu vất bỏ đạo lý, khí tiết, đồng loã

Page 208: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

với những sai trái bất chính thì tự chúngta đã làm hỏng vị thế của cong người, vàtập quán xấu đó sẽ truyền tới đời con,đời cháu.

Từ trước tới nay, ở Nhật Bảncó nhiều chính phủ thi hành chế độ chínhtrị chuyên chế bạo ngược đối với lũ dânngu muội chúng ta. Nền chính trị bạongược sẽ không thể kéo dài mãi được.Biết vậy nhưng lặng thinh chấp nhận cảnhsống cùng cực chỉ vì sợ Tướng quân -Mạc phủ nổi giận và trấn áp. Chính điềunày là ví dụ rõ ràng nhất mà tôi phải nói:Nếu nhân dân từ bỏ vị thế của mình thìtương lai bất hạnh sẽ chờ đón chúng ta.

Giải pháp thứ hai, cá nhânchống lại chính quyền, là điều khôngtưởng. Vì thế mà tập hợp nhau, lập nhóm

Page 209: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

lập đảng gây nên nội chiến, nội loạn.Cách này tôi không cho là cách làmnghiêm túc. Bởi nếu xảy ra nội loạn thìvấn đề phân biệt thiện, ác sẽ bị loại bỏ.Các bên chỉ dựa vào sức mạnh trên chiếntrường để giải quyết. Và kẻ thắng sẽquyết định tất cả. Mà các bạn hãy xemlại lịch sử từ cổ chí kim của Nhật Bản sẽrõ: dân chúng tay không bao giờ cũngyếu thế hơn chính phủ. Tôi nghĩ thế này,nếu suy nghĩ về nguyên nhân của loạn lạcnội chiến thì rõ ràng do oán hận căm ghétsự vô nhân đạo, không có tình người củatầng lớp cai trị, nên mới dẫn đến xảy racác cuộc nổi dậy chống đối. Và không cógì vô nhân đạo, không đếm xỉa đến tìnhngười cho bằng nội loạn. Tình người bịchia cắt, cha con, anh em trở thành kẻ thù

Page 210: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

địch, nhà cửa bị cướp phá, giết chóc lẫnnhau, sự tàn bạo kinh khủng không sao kểxiết. Mà phe thắng có lập ra chính phủthì có gì đảm bảo chính phủ đó sẽ thựcthi một đường hướng chính trị tử tế, vì họsinh ra trong máu của nội loạn kia mà.

Giải pháp thứ ba là: giữ trọnđạo lý chính nghĩa, sẵn sàng hi sinh mạngsống trước mọi áp bức của chính quyền.Tức là tin tưởng một lòng một dạ vàođạo Trời, dù phải chịu mọi cực hình củachính quyền chuyên chế, bạo ngược cũngkhông khuất phục, giữ vững khí tiết, bảovệ chân lý, niềm tin, hơn nữa không baogiờ sử dụng vũ khí bạo lực, chỉ dùng đạolý để kháng cáo với chính phủ.

Trong cả ba giải pháp, tôicho rằng giải pháp thứ ba là thượng sách.

Page 211: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Nếu chúng ta chất vấn chính quyền bằnglý lẽ thì những luật pháp tốt hoặc nhữngchính sách tuyệt vời hiện hành trong quốcpháp không bị ảnh hưởng. Thuyết phụcbằng lý lẽ, điều đó sẽ thấm dần vào lòngngười theo lẽ tự nhiên. Năm nay, thuyếtphục chưa được thì sang năm tiếp tụcthuyết phục cho tới khi chính quyền hiểura. Và mục đích của nó là ngăn chặn vàcải thiện bất chính trong chính quyền. Vàmột khi chính phủ đã chấp thuận cải thiệnchính sách thì việc chất vấn chính phủcũng sẽ chấm dứt.

Nếu chúng ta dùng sức mạnhđối địch với chính phủ thì chính phủ cũngsẽ đáp lại bằng việc đàn áp, bắt bớ.Quan chức chính phủ dù có là những kẻbạo chính thì cũng là người Nhật Bản

Page 212: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chúng ta cả. Trước những lời lẽ đúng vớiđạo lý của những người chất vấn chínhphủ trong hoà bình và sẵn sàng hi sinhthân mình vì đạo lý đó thì không lẽ khôngthuyết phục hoặc không làm lay độngđược các quan chức chính phủ. Tôi nghĩrằng họ không thể không hối hận vềnhững lầm lỗi, sai trái của họ và sẽ cải tàquy chính.

NHƯ THẾ NÀO LÀ "TỬ VÌĐẠO"?

Ở phương Tây, người ta gọinhững người ưu tư trăn trở trong xã hội,coi nhẹ bản thân, sẵn sàng hi sinh chonhân loại bất chấp hiểm nguy là nhữngngười "tử vì đạo". Tính mạng mất đi chỉlà tính mạng của một người nhưng hiệuquả mang lại hơn hẳn bất kỳ một cuộc

Page 213: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nội chiến nào làm chết đi hàng triệu sinhlinh, tiêu tốn hàng triệu tiền bạc.

Từ xa xưa, ở Nhật Bản cóbiết bao người chết trân, biết bao kẻ tựmổ bụng tự vẫn. Những người này đềuđược xã hội đánh giá cao, nào là trungthần nghĩa sĩ, nào là đáng mặt anh hùng.Thế nhưng các bạn hãy cùng tôi thử tìmhiểu nguyên nhân vì sao họ lại dám xảthân như vậy? Có thể nói phần lớn họđều bị cuốn vào các cuộc nội chiến giữahai thế lực tranh giành quyền lực chínhtrị trong xã hội. Ví như cuộc chiến tranhNam Bắc Nhật Bản (1) chẳng hạn. Hoặchọ chết trong các trận đánh để báo thùcho lãnh chúa. Những cái chết của họgây nên sự xúc động trong xã hội. Quảthật, họ chết thật khẳng khái, thật đẹp đẽ.

Page 214: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Nhưng nghĩ kỹ mà xem, những cái chếtđó thực ra có đem lại ích lợi chân chínhgì cho xã hội không? Trong khi bản thânhọ, một chữ bẻ đôi cũng không biết, nănglực nhìn nhận sự việc không có, lại luônbị nhồi vào đầu nào là phải trung thànhvới chúa, nào là không giữ trọn chữ trungthì thà chết còn hơn... Cho dù dư luận xãhội có chấp nhận và tha thứ đi nữa, thìgiờ đây đứng trên tinh thần của côngcuộc khai hoá văn minh để nhìn nhận, chỉcó thể khẳng định rằng họ hoàn toànkhông thể hiểu thế nào là sự hi sinh chânchính, không hiểu ý nghĩa đích thực củaviệc chết vinh còn hơn sống nhục.

-----------------------------Chú thích:

Page 215: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

1. Chiến tranh Nam Bắc triều: Cuộcnội chiến tại Nhật Bản, dai dẳngsuốt 60 năm từ năm 1336 đến năm1395 giữa hai thế lực Thiên hoàng(Nam triều) và Mạc phủ (Bắctriều).

------------------------------

Xưa nay, nói tới văn minh là nóitới trí dục và đức dục, tức là khả năngnâng cao trí thức và đạo đức con người.Mỗi người đều mang nhân cách riêng củatừng cá thể độc lập, hoà mình vào xã hội,không xâm phạm đến người khác và cũngkhông bị người khác làm hại. Mọi ngườiđều tự xác lập quyền lợi riêng của mình,trên cơ sở đó đem lại sự ổn định và phồn

Page 216: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thịnh cho toàn xã hội. Phải chăng cuộc nội chiến

Nam Bắc, những cái chết của các Võ sĩVô chủ là hoàn toàn phù hợp với tinhthần của văn minh, là đạt được mục tiêu"đưa đường chỉ lối cho xã hội đến vớivăn minh"? Có đúng là cứ thắng trongcuộc nội chiến đó, cứ chém giết thậtnhiều những kẻ đổi địch, không làm bẽmặt lãnh chúa là sẽ mang lại văn minhcho xã hội, công thương nghiệp sẽ pháttriển, một xã hội phồn vinh sẽ đến?

PHẢI BIẾT HI SINH THÂNMÌNH NHƯ THẾ NÀO.

Không biết đã bao nhiêu lầntôi được nghe những câu chuyện đại loạinhư một người hầu nọ chủ sai cầm tiền đimua rượu. Giữa đường người hầu chẳng

Page 217: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

may đánh mất đồng tiền, phần lo sợ, phầnbối rối vì không làm đúng lời chủ dặn,nên treo cổ tự tử trên một cành cây dọcđường.

Giờ đây, nếu thương cảm vớitâm trạng khi tự vẫn của người hầu trungnghĩa đó, cũng như tìm hiểu kỹ hoàn cảnhlúc bấy giờ thì quả thật trong chúng ta sẽdấy lên lòng xót thương tội nghiệp. Ra đimãi mãi không quay về. Lấy cái chết đểchuộc lỗi với chủ. Chỉ bấy nhiêu thôicũng khiến người đời phải xót xa, rơi lệ.

Lẽ ra, người hầu đáng đượclưu danh trong dân chúng vì lòng trungthành của anh ta, cũng giống như lòngtrung thành của các nghĩa sĩ trung thần.Vậy thì vì sao người ta không nhữngkhông ngợi khen lòng trung thành của

Page 218: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

người hầu nọ, mà ngược lại còn tỏ rakhinh miệt hành động của anh ta? Ngườita nói thế này: "Cái chết của người hầuchẳng qua chỉ vì một đồng bạc, sự thể cóghê gớm đến mức phải bỏ mạng như vậyđâu". Nhưng dù suy luận như thế thì ngayviệc đem câu chuyện lên bàn cân để cânchắc nặng nhẹ cũng là điều không nên.Không chỉ vì số tiền bị mất lớn hay nhỏ,và số người chết nhiều hay ít.

Ý nghĩa của cái chết chỉđược đánh giá nặng nhẹ tuỳ thuộc vàođiều đó có lợi gì cho sự tiến bộ của nềnvăn minh xã hội. Bỏ mình trên chiếntrường cho lãnh chúa sau khi đã tiêu diệthàng vạn quân địch của các nghĩa sĩ, haytự tử chỉ vì làm mất một cắt bạc củangười hầu, suy cho cùng thì cả hai cách

Page 219: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chết này giống nhau ở chỗ đều khôngmang lại ích lợi cho xã hội. Và cũngkhông thể coi trọng cái chết nào cả. Cóthể nói rằng cả nghĩa sĩ lẫn người hầuđều dâng hiến tính mạng một cách uổngphí. Những cái chết như vậy, không thểgọi là "tử vì đạo" được.

Theo như tôi biết ở NhậtBản, cũng có một người suốt đời chủtrương cho quyền lợi của nhân dân, kiêntrì kháng nghị với chính quyền bằng đạolý. Ông ấy đã hi sinh thân mình cho đạolý, ông đã "tử vì đạo" không một chút hổthẹn với đời. Ông ấy sống ở vùng Chiba,tên là Sugaru Shyugorou. Ông khảng kháitâu trình với Tướng quân về sự tàn bạocủa lãnh chúa cai trị lãnh địa nơi ôngsinh sống. Toàn bộ gia tộc của ông bị xử

Page 220: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chém, nhưng dân chúng trong lãnh địađược ông cứu thoát khỏi cảnh cùng khổ.Tiêc thay, những gì biết về ông chỉ đượcngười đời lưu lại trong truyền thuyết ghiở các cuốn Kusazoushi dân gian, màchưa tìm thấy một tài liệu chính thức nàotrong chính sử. Đến một lúc nào đó tìmra được tài liệu chính thức, tôi muốn ghinhận công đức của ông và coi cuộc đờiông là quy phạm, chuẩn mực trong xãhội.

Tháng 3 năm Minh Trị thứ bảy(tức năm 1874)

PHẦN TÁMĐỪNG ĐÁNH GIÁNGƯỜI KHÁC

Page 221: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

BẰNG SUY XÉTCHỦ QUAN CỦA

MÌNH "Năm thứ tự do" sẵn có

trong con người. Trong tác phẩm "Khoa học về

Đạo đức" của Wayland, một học giảngười Mỹ, có đoạn viết về tự do thânthể, tự do tinh thần ở con người. Đại ý là"mỗi con người đều có mỗi cơ thể độclập, riêng biệt so với người khác. Conngười tự mình xử lý mọi hành vi củamình. Con người tự mình điều khiểnđược con tim, khối óc của mình. Conngười tự biết phải làm gì và cố gắng rasao".

Page 222: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Tôi tạm tóm lượt thành nămđiểm như sau.

Thứ nhất là mỗi con người cómột cơ thể. Các chức năng của thân thểlà tiếp xúc, tác động vào thế giới tựnhiên xung quanh. Nhờ đó con người biếthái lượm, săn bắt, trồng trọt, thoả mãnnhu cầu của cơ thể. Như gieo hạt, trồnglúa, hái bông dệt vải.

Thứ hai là con người có trítuệ. Vì thế, con người biết phân biệt rachròi sự vật, biết tính toán sao cho khônglầm lẫn trong phương pháp sản xuất.Trồng lúa phải bón phân ra sao, dệt vảiphải công phu, thành thạo kỹ thuật máydệt thế nào, tất cả đều do sự hoạt độngcủa trí não mà có.

Thứ ba là con người có ham

Page 223: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

muốn, có tham vọng. Sự ham muốn thúcđẩy cơ thể hoạt động. Và con người cócảm giác hạnh phúc khi đạt được thamvọng. Con người ai cũng muốn ăn ngonmặc đẹp. Và để ăn ngon, mặc đẹp, conngười phải lao động, phải làm việc.Lòng ham muốn, sự tham vọng thúc đẩycon người hoạt động. Và chính lao độngmới đem lại hạnh phúc, an nhàn cho conngười.

Thứ tư là từ lúc sinh ra, conngười ai cũng có thiện tâm. Thiện tâmkiềm chế tham vọng, đưa con người điđúng hướng, quyết định mức độ hammuốn. Tham vọng giống như cái thùngkhông đáy. Không kìm hãm được hammuốn, tham vọng ắt sẽ chỉ vì lợi mình màhại người. Vì thế, lý tính bắt nguồn từ

Page 224: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thiện tâm - chính khả năng cân nhắc giữađạo lý và tham vọng ở con người.

Thứ năm là con người ai nấyđều có ý chí. Ý chí thúc đẩy lòng quyếttâm trong công việc. Sự nghiệp xã hộikhông phải ngẫu nhiên mà có. Làm điềuthiện hay gây tội ác đều do ý chí của conngười quyết định.

TỰ DO SINH SỐNGMIỄN LÀ KHÔNG VƯỢT QUÁ

BỔN PHẬN TỰ THÂN Năm điều trên đây là thuộc

tính không thể thiếu ở con người. Bản thân mỗi người chỉ độc

lập khi phát huy đầy đủ cả năm thuộc tínhđó.

Tuy vậy, hễ cứ nói tới "độclập cá nhân" thì y như rằng bị mọi người

Page 225: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

xung quanh coi là "kẻ khác người", bịxem như kẻ "không muốn quan hệ vớiai". Thực ra, không phải như vậy. Việcgiao tiếp phụ thuộc vào cả hai bên. Tôimuốn có bạn và bạn cũng muốn tìm tớitôi. Mối quan hệ đó, dựa theo luật phápdo Trời đã định, là cách sống quan trọngmiễn sao không vượt quá bổn phận tựthân.

Vậy, thế nào là "Bổn phận tựthân". Đó là sự tự mình ý thức được khimình phát huy khả năng của mình thìngười ta cũng phát huy khả năng củangười ta. Hai bên không gây cản trở chonhau. Nếu sống trên đời mà giữ trọn bổnphận của mình, chắc chắn sẽ không baogiờ phạm tội lỗi, bị xã hội phê phán. Vàngười ta gọi đó là Quyền con người.

Page 226: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Làm được điều này, conngười sẽ có toàn quyền tự do hành động,miễn là đừng xâm phạm tới quyền lợicủa người khác. Và một khi không cóquan hệ trục lợi hay làm tổn hại đếnngười khác thì không có cớ để bị ngườikhác phê phán. Con người sẽ đi tới nơimuốn đi, dừng lại chốn muốn dừng, thíchlàm thì làm, không thích thì chơi, muốnthì học, không muốn thì ngủ. Tất cả làquyền tự do cá nhân.

LUẬN THUYẾT VÔ LÝ:PHẬT BÀ QUAN ÂM GIẾT

NGƯỜI Ngược hẳn với thuyết đã

trình bày trên đây, người ta lại đưa raluận thuyết thế này "con người phải tuântheo và hành động theo sự điều khiển của

Page 227: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

người trên, bất chấp đúng sai thiện ác.Không được phép đưa ra chính kiến củamình."

Luận thuyết này có đúng haykhông? Nếu là đúng thì chắc chắn nó sẽphổ biến khắp mọi nơi trong xã hội. Vìnếu thế ở Nhật Bản, Thiên hoàng quyềncao chức trọng hơn Tướng quânTokugawa, nên Tướng quân muốn đi thìThiên hoàng cũng có thể bảo đứng lại.Mà đã vậy thì Tướng quân sẽ không thểlàm bất cứ việc gì theo ý mình. Mọi việctừ chuyện thức ngủ, ăn uống nhất nhấtphải tuân theo và hành động theo sự điềukhiển của Thiên hoàng. Đến lượt mình,Tướng quân lại cai trị các Lãnh chúa cácvùng theo ý mình. Rồi nông dân cũngkhông được trái ý Võ sĩ.

Page 228: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Đừng tưởng rằng cứ theo lậpluận trên thì thể chế cai trị có thể áp đặttừ trên xuống là được. Thực ra không hẳnđã vậy. Hãy suy nghĩ kỹ lập luận đó xemsao. "Đã là con người thì phải tuân theovà hành động theo sự điều khiển củangười trên".

Cứ theo đà này thì hết thảyngười Nhật chúng ta mất hoàn toàn quyềntự quyết cho bản thân. Như thế cũnggiống như "hồn Trương Ba, da hàng thịt".Cơ thể mình trở thành nơi trú ngụ chophần hồn của kẻ khác. Phật Bà Quan Âmlại trơ thành nơi trú ngụ của kẻ giếtngười. Không thể như thế được. Cái đócó thể gọi là khai hoá văn minh đượcsao. Ngay như đứa trẻ lên ba cũng dễdàng tìm ra được câu giải đáp.

Page 229: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Trên đất nước ta, từ hàngnghìn năm trước, các nhà Hán học (1),Nhật học luôn bàn luận ồn ào về tiêuchuẩn, về việc sắp đặt thứ bậc trên dưới,đẳng cấp sang hèn. Xét cho cùng đó làthủ thuật nhằm hợp pháp hoá việc nhậphồn người ta vào thân xác mình. Đượcthể, kẻ mạnh ra sức chèn ép người yếuthế. Lẽ nào các bậc thánh hiền thấy thếcũng sẽ mãn nguyện?

-----------------------------Chú thích:

1. Hán học: Phái học chuyên về Thi,Thư của Khổng Mạnh hay nhữngcái học của Chu Tử, Tống Nho.

------------------------------

Page 230: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

NHỮNG LỜI DẠY KHÔNG THỂCHẤP NHẬN

TẠI TRƯỜNG "NỮ HỌC" Tiếp theo, tôi muốn đưa vấn

đề nam nữ ra bàn ở đây. Loài người sống ở trên đời

có nam, có nữ. Nữ cũng như nam, đều làcon người. Trong xã hội phải có cả haigiới, đàn ông và đàn bà. Và giới nào cóvai trò của giới đó. Ở họ có điểm khácnhau nào? Đàn ông thường mạnh mẽ, phụnữ thì yếu đuối. Nam và nữ khác nhau làvậy.

Trong xã hội hiện nay, kẻ nàodùng sức mạnh để cướp của cải ngườikhác, làm tổn thương danh dự ngườikhác, đều bị khép tội và chịu hình phạt.Vậy mà trong gia đình, người phụ nữ

Page 231: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thường xuyên bị ức hiếp, nhưng từ xưađến nay, hành động này chưa bao giờ bịlên án cả. Vì sao vậy?

Trong trường "nữ học", ngườita ra sức thuyết giảng về "thuyết Tamtòng" đối với phụ nữ. Còn bé theo cha,xuất giá theo chồng, chồng chết theo con.Còn bé thì ai mà chẳng phải theo cha mẹ.Khi đã lập gia đình thì phải theo chồng.Người ta dạy cách "theo chồng" ra sao?Theo như bài dạy trong trường, khichồng có rượu chè, chơi gái, mắng vợ,chửi con, phóng đãng dâm loạn, ngườivợ vẫn phải nhịn nhục, phải phục tùngngười chồng "đã trót hư đốn", chỉ đượcnhẹ nhàng tìm lời khuyên giải.

Cứ theo như chủ ý của cácbài giảng này, người chồng có là kẻ lăng

Page 232: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nhăng, chơi bời nhưng một khi đã là vợthì người phụ nữ chỉ còn cách nhắm mắtlàm ngơ. Người vợ chỉ có quyền duynhất dù không muốn là phải cố mà tươicười với chồng. Còn chồng có nghe theolời khuyên giải của vợ không là quyềncủa chồng. Ngoài ra, người phụ nữ cứphải coi mọi việc xảy ra như duyên phậnđã định và hãy mặc cho cuộc đời trôi đi.

Trong kinh sách Phật giáo, nữgiới bị coi là những cám dỗ nguy hiểm.Nếu đúng như vậy thì từ khi sinh ra,người phụ nữ đã là người mắc tội tàyđình rồi. Thêm nữa, trong trường "nữhọc" người ta còn răn dạy "thất khứ" tứclà nếu người phụ nữ phạm vào một trongbảy điều này thì người chồng ruồng bỏcũng không được oán trách. (1)

Page 233: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

---------------------------Chú thích:

1. Thất khứ: Bảy tội khiến người phụnữ trong thời phong kiến bị chồngbỏ. Đó là: không con, dâm dục,không kính thờ cha mẹ chồng, nóinhiều, trộm cắp, ghen tuông và cóác tật.

---------------------------- Chẳng phải là những điều răn

dạy hoàn toàn thiên vị cho một phía haysao? Đàn ông mạnh mẽ, đàn bà yếu đuối.Các quy định ấy là theo kiểu mạnh được,yếu thua và hoàn toàn mang tính trọngnam khinh nữ.

ĐỪNG TIN NHỮNG LỜI NÓI

Page 234: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

BẬY CỦA CHU TỬ (1)-------------------------------Chú thích:

1. Thuyết Chu Tử: Từ năm 1790thuyết Chu Tử, đại diện cho Nhohọc, được coi là triết học chínhthống trong xã hội phong kiếnNhật Bản. Để duy trì hữu hiệu xãhội phong kiến về mặt luân lý,chính quyền phong kiến Mạc phủcấm học những thuyết khác vớithuyết Chu Tử.

------------------------------- Trên thế gian này, số lượng

đàn ông và đàn bà hầu như ngang nhau.Nếu dựa trên kết quả điều tra ở châu Âu,

Page 235: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

dường như nam giới nhỉnh hơn một chút,với tỷ lệ cứ 22 đàn ông thì có 20 phụ nữ.Thế mà một người đàn ông lại có tới hai,ba vợ. Rõ ràng trái với đạo Trời. Và nhưthế thì con người có khác gì với muônthú?

Con cái sinh ra cùng bố mẹ,được gọi là anh em. Tất cả cùng chungsống dưới một mái nhà, được gọi là giađình. Vậy mà cùng cha, khác mẹ, như thếcũng gọi là gia đình được sao. Giả sử cónhà cao cửa rộng đến mấy, tôi cũngkhông nhìn nhận đó là căn nhà của conngười. Nó cũng chỉ như hang ổ của cácloài súc vật, không hơn không kém. Chỉvì để thoả mãn dục vọng trong chốc látmà để lại hậu hoạ cho hậu thế, những kẻđó là tội phạm.

Page 236: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Cũng có người nói thế này:"Có vợ lẽ thì đã làm sao. Chỉ cần biếtkhéo léo thu xếp". Nếu thế, tôi đặt ratrường hợp ngược lại là một người phụnữ cũng lấy vài ba ông làm "chồng lẽ".Sự thể sẽ ra sao? Nếu mọi việc đều trôichảy tốt đẹp thì tôi sẽ ngậm miệng lạingay.

Lại có người lý sự thế này:"Vì muốn có con đàn cháu đống nên mớicó vợ lẽ. Vả lại có phải chúng tôi muốnthế đâu, chẳng qua là làm theo lời dạycủa Chu Tử mà thôi". Tôi phải nói thếnày, chẳng cần phải nể nang Khổng Tửhay Chu Tử gì sất. Họ đã rao giảngnhững lời sai trái.

Lấy vợ lấy chồng, chỉ vìkhông có con mà bị gọi là "đồ bất hiếu".

Page 237: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Thứ lý lẽ gì vậy? Chẳng qua là cáchthoái thác, biện minh cho những quanđiểm sai trái đáng lên án mà thôi.

Người có tấm lòng nhân hậusẽ không bao giờ tin vào cách ăn nói hàmhồ của Chu Tử.

Xưa nay, chữ "bất hiếu" ámchỉ những đứa con làm khổ cha mẹ. Ôngbà nội ngoại đều vui khi có cháu chắtbồng bế. Nhưng có ông bà nào lại gọicon cái mình là "lũ bất hiếu" chỉ vì conchưa sinh được cháu, được chắt không?Có người nào lại mắng con dâu, đánhđập con trai, đoạn tuyệt với con cái chỉvì chưa có cháu đích tôn không. Không,không bao giờ có chuyện đó. Hãy tự vấnlương tâm mình thì sẽ rõ.

KHÔNG PHẢI MỌI ĐIỀU

Page 238: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

TRONG "LUẬN NGỮ" ĐỀUĐÚNG

Con người, ai mà chẳng cóhiếu với cha mẹ. Với người già cả, dù làngười dưng, ai cũng đều phải lễ phép,huống chi là đối với cha mẹ đẻ, không ailại không có tình nghĩa. Tình cảm đókhông vụ lợi, không vì danh dự. Mà nó làtình cảm rất đỗi tự nhiên, xuất phát từquan hệ cha mẹ con cái.

Từ xa xưa, trong dân gianđã có vô vàn truyền thuyết giảng giải vềchữ Hiếu, nhất là "Truyện Nhị thập tứhiếu". Tuy nhiên, có thể nói chín phầnmười các ví dụ nhằm rao giảng "thế nàolà hiếu thảo" trong đó đều kể về các hànhvi hết sức phi lý, ngớ ngẩn, những việclàm vượt quá khả năng của con người.

Page 239: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Nào là chỉ vì thấy mẹ muốnđược ăn món cá chép, người con khôngquản giá buốt trong ngày đông giá rét,cởi trần nằm đợi trên lớp băng tuyết chờcho đến khi tan băng để bắt cá. Thử hỏiloại "người trần" bình thường như chúngta, ai có thể làm được như vậy.

Nào là trong đêm hè oi bức,thương cha mẹ nghèo, lúc ngủ không cólấy tấm màn giăng muỗi, người con bèncởi bỏ quần áo, ở trần truồng rồi lấyrượu đổ khắp lên người để muỗi nghemùi bâu tới đốt mình, tránh cho cha mẹbị đốt. Thật vô lý, nếu có tiền để muahàng lít rượu sao không lấy tiền đó muamùng màn.

Chưa hết, lại còn chuyệnnày nữa. Nhà nọ có nhiều miệng ăn, lại

Page 240: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

phải nuôi dưỡng cha mẹ già. Không lo đủgạo, nên người con chạy vạy khắp nơi đểvay thóc, vay lúa. Không vay được, cùngđường nên người con quyết định chônsống đứa con thơ dại để bớt đi mộtmiệng ăn, chứ nhất quyết không để ôngbà chết đói. Phải là quỷ dữ hay là rắnđộc mới có thể di rao giảng chư hiếutheo kiểu như vậy. Thật trái với đạo trời,trái với tình người đến cực độ.

Trong "Thất khứ" ở trên, họrao giảng rằng sự bất hiếu lớn nhất là vợchồng không có con cái (?). Thế mà ởđây họ lại thuyết giảng để có hiếu vớicha mẹ, thì có phải chôn sống con mìnhđứt ruột đẻ ra cũng phải làm. Rặt nhữngđiều mâu thuẫn.

Thật ra, ý tứ sâu xa của

Page 241: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

những câu chuyện như thế chỉ là nhằm ápđặt thân phận trên dưới, khuôn phép giữacác thế hệ, cố tìm mọi lý lẽ để nhấnmạnh vị thế yếu kém của thế hệ trẻ. Theocách thuyết giáo trong "Luận ngữ" vớimục đích như trên thì công ơn của chamẹ rất sâu nặng. Kể từ khi còn trongbụng, người mẹ đã phải mang nặng, đẻđau. Và còn phải chăm bẵm cho bú suốt3 năm trời sau khi sinh...

Nhưng, nào phải chỉ có loàingười mới biết sinh đẻ và nuôi con. Cácloài chim chóc, muông thú cũng vậy.Điểm khác biệt sơ bản với các loài vậtkhác là ở chỗ con người, ngoài việc locái ăn, cái mặc, còn biết giáo dục và dạydỗ cho con cái biết giao tiếp, biết làmngười.

Page 242: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Vậy mà có nhiều kẻ làmcha, làm mẹ, chỉ sòn sòn đẻ mà khôngbiết giáo dục, dạy bảo con cái, tối ngàyvùi đầu vào bài bạc, rượu chè, chơigái... Kết cục là nợ nần chồng chất, giađình tan nát. Cùng đường họ lại bắt concái phải cung phụng, phải gánh chịu mọihậu hoạ. Những loại cha mẹ ấy vô liêmsĩ làm sao, nhục nhã làm sao. Những lúcđó, người vợ vốn như con ở, chỉ cần tráiý với bố mẹ chồng thì thiên hạ lại đồnầm lên, bảo con dâu nhà đó không hiếuthảo... Ngay cả những người con dâuđúng cũng vẫn gièm pha.

Trước đây, đã có lần tôi nóivới các bạn: mẹ chồng vốn cũng đã từnglà người đi làm dâu (?). Trước khi chìchiết hay ngược đãi con dâu thì các bà

Page 243: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

mẹ chồng hãy chịu khó nhớ lại thời làmdâu của mình trước đã.

Trên đây là các ví dụ xấu,được sinh ra trên cái nền tảng đạo đứccũ trong xã hội phong kiến. Con người bịđóng khung theo quy định về thân phận,về đẳng cấp trên dưới, sang hèn. Có rấtnhiều phong tục cũ lạc hậu, nề nếp xấuxoay quanh mối quan hệ giữa vợ chồng,giữa cha mẹ và con cái. Nó ăn sâu trongxã hội dưới nhiều hình thức khác nhau.

Về vấn đề này tôi sẽ tiếp tụcđề cập đến trong các phần sau.

Tháng 4 năm Minh Trị thứ bảy(tức năm 1874)

PHẦN CHÍNMỤC ĐÍCH

Page 244: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

CỦA HỌC VẤN LÀGÌ?

Nếu khảo sát cụ thể các hoạtđộng ở mỗi con người thì sự hoạt độngđó có thể chia thành hai loại như sau:

Thứ nhất là hoạt động với tưcách của một cá nhân độc lập.

Thứ hai là hoạt động với tưcách của một thành viên trong xã hội conngười.

CÓ NHỮNG NGƯỜI CẢMTHẤY THOẢ MÃN

CHẲNG KHÁC GÌ LOÀI SÂUKIẾN

Mưu cầu cái ăn, cái mặc,chỗ ở ổn định dựa vào hoạt động ở khối

Page 245: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

óc và cơ thể là lẽ thường tình ở conngười.

Mọi sự vật trong thế giới tựnhiên xung quanh ta, không có vật nào lạikhông có ích cho con người. Một hạtgiống gieo xuống có thể cho ra cả hai batrăm quả. Cây cối, tự mọc trong rừngsâu. Gió, làm quay cối xay. Biển, tiện lợicho việc vận chuyển hàng hoá. Conngười vào rừng đào hầm lò lấy than; rasông xuống biển lấy nước; nhờ biết lợidụng sức nước, sức lửa mà chế tạo ra tàuhoả, tàu thuỷ chạy bằng hơi nước. Khôngsao kể xiết những lợi ích tuyệt vời củathế giới tự nhiên bao la.

Con người nhân được ơn huệtừ thế giới tự nhiên, tác động thêm mộtchút vào nó, tạo ra nguồn lợi cho chính

Page 246: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

mình. Chỉ cần thêm một phần trăm côngsức vào những thứ sẵn có trong tự nhiênlà con người đã có thể có được cái ăn,cái mặc và chỗ ở của mình. Điều nàygiống như nhặt được của do người khácvứt trên đường vậy. Tức là, tự bản thâncon người chẳng phải khó nhọc gì cholắm, vẫn kiếm sống được. Mà đã thế thìkhông có gì đáng để tự phụ.

Tất nhiên, đối với con ngườiviệc tự lập kiếm kế sinh nhai rất quantrọng. Người xưa thường dạy: "Hãy kiếmsống bằng chính mồ hôi của mình". Thếnhưng theo tôi, cho dù chúng ta có làmđúng theo lời dạy này thì cũng chưa phảilà làm đúng trách nhiệm và nghĩa vụ vớitư cách là con người. Lời dạy này mớidừng lại ở chỗ răn người ta làm người

Page 247: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thì đừng để thua kém muông thú và cũngchỉ dạy có thế.

Các loài chim chóc, muôngthú, tôm cá, côn trùng... tự chúng khôngkiếm mồi được sao? Ví như loài kiếnchẳng hạn. Loài kiến không những biếtkiếm mồi mỗi ngày mà còn biết làmhang, làm ổ, tích trữ mồi trong suốt mùađông giá rét.

Vậy mà trên đời này, cókhông ít người, hành vi của họ chỉ ngangvới đàn kiến thôi mà cũng tự mãn.

Tôi lấy một ví dụ để mọingười cùng thấy.

Có một người con trai đếntuổi trưởng thành. Anh ta có được việclàm trong ngành công thương nghiệp,hoặc có chân trong giới quan chức. Bản

Page 248: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thân anh ta hoàn toàn có thể sống độc lậpmà không cần phụ thuộc và bất kỳ một sựtrợ giúp nào từ gia đình và bạn bè. Tựtay anh ta xoay sở xây lên được một cănnhà, sắm sửa được mọi vật dụng thiếtyếu trong gia đình mà không cần nhờ vảngười khác và cưới được một cô vợ nhưý. Anh ta sống tằn tiện, sinh con, nuôicon cái ăn học. Anh ta cũng có được mộtkhoản tiền tiết kiệm, phòng khi "trái gió,trở giời" còn có cái để chi tiêu.

Anh ta mãn nguyện vì chorằng như thế là mình đã có được cuộcsống độc lập. Dư luận xã hội cũng đềuđánh giá anh ta là một người hoàn hảo vàbản thân anh ta cũng lấy làm đắc chí.

Các bạn nghĩ sao về conngười này? Tôi thì không nghĩ rằng anh

Page 249: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

ta là một con người hoàn hảo. Sẽ nhầmlẫn nếu dư luận xã hội đánh giá nhân vậtnày như tôi viết ở trên. Thực ra, anh tachỉ lặp lại những gì loài kiến đã và đanglàm không hơn không kém. Tôi thừa nhậnrằng không tự nhiên mà anh ta có đượccuộc sống ổn định, có được căn nhàriêng. Anh ta đã phải nỗ lực và vất vảlắm mới có được như vậy. Vả lại, tự anhta tạo ra cho mình và gia đình mình cuộcsống độc lập chứ có dựa dẫm vào ai đâu.Ở điểm này thì anh ta hoàn toàn khôngphải hổ thẹn trước lời dạy của ngườixưa.

Nhưng, tôi lại hoàn toànkhông nghĩ rằng loài người - với tư cáchlà chúa tể của muôn loài - mới có đượckết quả nhỏ nhoi như vậy mà đã coi là

Page 250: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

hoàn tất mục đích đích thực của cuộcđời.

Giải quyết được cái ăn, cáimặc, chỗ ở mà đã mãn nguyện, đã cảmthấy hài lòng rồi thì hoá ra cuộc đời conngười trên thế gian này chỉ đơn thuần làđược sinh ra rồi chết đi không thôi haysao? Tình trạng lúc anh ta chết đi cókhác gì lúc được sinh ra. Tức là quanhquẩn vẫn chỉ là chuyện sao cho có nhàcửa, có cuộc sống ổn định và có của ăncủa để nữa. Vẻn vẹn chỉ có vậy. Và nếuđến thế hệ con cháu, cũng lặp đi lặp lại yhệt cuộc sống của anh ta thì dù có phảitrải qua hàng trăm đời, làng xóm thị trấnnơi anh ta đã sống xưa thế nào nay chắccũng vậy, không chút thay đổi.

Không một người nào nghĩ

Page 251: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tới sự nghiệp công ích, công cộng, chỉquan tâm đến lợi ích cá nhân và gia đình.Ngoài ra thì mặc kệ.

Không một người nào có suynghĩ là pahỉ làm gì, để lại cái gì cho quêhương khi còn đang sống.

Người châu Âu có câu: "Nếumọi người ai cũng chỉ mong thoả mãn vàan nhàn cho riêng cá nhân mình, thì thếgian này cũng không có gì khác khi mớicó loài người".

Thoả mãn, toại nguyện cónhiều kiểu. Vì thế cần phải phân biệt vàlưu ý về sự khác biệt đó. Lòng tham củacong người giống như cái thùng khôngđáy, được cái này lại muốn ngay cáikhác, vừa mãn nguyện đấy nhưng lại bấtmãn ngay. Đó là dục vọng, là dã tâm.

Page 252: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Phải biết chế ngự chúng. Như tôi đã nói ở trên, những

kẻ không chịu lao động trí óc, lao độngchân tay, không hướng tới mục đích cơbản của con người, chỉ có thể gọi họ làlũ lười biếng ngu đần không khác gì loàisâu bọ có hại.

HỌC TẬP, LÀM VIỆC VÌ XÃHỘI

Thứ hai, đặc tính của conngười ta là luôn có khuynh hướng tậphợp lại thành nhóm, thành hội và thườngné tránh các "bước tiến" với những nỗlực đơn độc, lẻ loi. Con người ta cảmthấy nếu chỉ có các mối liên hệ hẹp giữavợ và chồng, cha mẹ và con cái thôi thìkhông đủ. Ngược lại càng mở rộng đượcmối quan hệ với người ngoài thì con

Page 253: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

người lại càng cảm thấy tự tin, chắc chắnvà yên ổn. Nhờ các mối liên hệ vớingười ngoài đã tạo ra quan hệ giao tiếpgiữa con người với con người, và cả lýdo để hình thành xã hội nữa.

Một khi còn sống trên đời,còn giao tiếp với mọi người thì bản thânmỗi con người vẫn còn là một thành viêntrong xã hội. Cho nên lẽ đương nhiên làphải có nghĩa vụ với xã hội. Ngay cả họcvấn, kỹ thuật, chính trị, luật pháp... khôngcó cái nào là không cần thiết để cho conngười sống trong xã hội, tất cả những thứnày sinh ralà vì xã hội con người.

Luật pháp mà chính phủ thựcthi là để bảo vệ quyền cơ bản của congngười, để mối quan hệ giữa con ngườivới con người diễn ra trôi chảy. Các học

Page 254: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

giả viết sách, giáo dục con người cũngđể xoá bỏ cái cũ, cái lạc hậu, nâng caotri thức, đưa những cái mới vào cuộcsống, nhằm làm cho xã hội ngày một tốtđẹp hơn.

Người Trung Hoa xưa cócâu: "Cai trị thiên hạ cũng giống nhưviệc biết chia đều, chia công bằng miếngthịt cho mọi người ở chốn hội hè vậy".Và họ còn có câu: "Hãy dọn sạch cỏ ởvườn thiên hạ trước rồi mới dọn cỏ trongsân nhà mình". Cả hai câu nói trên đềuthể hiện ý chí mong muốn làm cái gì đấycó ích cho xã hội trước khi nghĩ tớimình.

Con người ta, bất kỳ là ai, hễcó chút ít "sở trường" là đều muốn đemra giúp ích cho đời. Đó âu cũng là lẽ

Page 255: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thường. Nhiều khi tưởng chừng như conngười không có ý thức vì xã hội, nhưngrồi không biết bằng cách nào mà congcháu họ vẫn nhận được ơn huệ đó. Đó làvì trong con người có thiện tâm, nên cácnghĩa vụ trong xã hội rồi cũng đều đượcthực hiện.

Nếu trong xã hội từ xa xưamà không có những con người như vậythì chúng ta ngày nay đâu có được hưởngthành quả văn minh đang tràn đầy khắpnơi trên thế gian.

ĐƯỢC THỪA HƯỞNG "DI SẢNVĨ ĐẠI"

MÀ KHÔNG BIẾT TẠ ƠN AI Tài sản nhận từ tổ tiên được

gọi là di sản. Thế nhưng, cái di sảnchúng ta nhận được đó cũng chỉ dừng ở

Page 256: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

đất đai, gia sản, mà không khéo thì chỉvung tay một vài đời là tiêu tán sạch sẽchẳng còn lại chút dấu vết gì.

Di sản của nền văn minh thìhoàn toàn ngược lại.

Cứ tạm coi toàn bộ tổ tiêncủa chúng ta là một người cụ thể thì disản đã được người đó để lại cho hết thảymọi người. Di sản này cực kỳ to lớn, đếnmức nhà cửa, đất đai, gia tài cũng khôngthể so sánh được. Trước ơn huệ đó,chúng ta dù có muốn cũng không sao tìmthấy ai ở đâu để mà cảm tạ. Nó cũnggiống như việc con người đã không phảitrả một đòng bạc nào để có được ánhsáng và không khí, những thứ không thểthiếu cho sự sống của chúng ta. Di sảnnày rất cao quý và không phải từ một con

Page 257: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

người cụ thể nào để lại cho chúng ta. Màchúng ta chỉ có thể nói rằng đó là ơn huệ,do công đức người xưa để lại.

Phải vất vả lắm nhân loạimới có được lịch sử của mình. Ở thuởcòn chập chững của lịch sử nhân loại - làthời kỳ mà trí tuệ của con người chưaphát triển đầy đủ - trí tuệ của con ngườichỉ giống như đứa trẻ sơ sinh mới chàođời, chưa được thừa nhận.

Tôi lấy ví dụ việc giã lúamạch thành bột để minh họa.

Thuở sơ khai, loài người chỉbiết lấy cục đá có sẵn trong thiên nhiêngiã nát hạt lúa mạch. Thế rồi, trải quabiết bao khó nhọc, công phu, người ta đãbiết đục đẽo đá thành phiến, rồi tạo thànhhai khối tròn, phẳng làm ra cái cối xay

Page 258: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

bột. Lúc ban đầu, con người dùng sứcmình để quay cối xay. Theo thời gian,hình dáng cái cối xay cũng được cải tiến.Có người còn biết lợi dụng sức nước,sức gío thay cho sức người để xay bột.Ngoài ra có người còn dùng cả tới máymóc chạy bằng hơi nước nữa. Cứ nhưvậy, việc xay bột trở nên dễ dàng, tiệnlợi như ngày nay.

Mọi sự vật càng ngày càngtiến bộ. Đà phát triển của kỹ thuật diễn ratừng ngày. Mới hôm qua, có cái cònđược xem như là phát minh rất tiện lợithì hôm sau đã trở thành lạc hậu, lỗi thời.Những tiến bộ của nền văn minh phươngTây nhanh tới chóng mặt. Kỹ thuật điệntín, máy hơi nước, kỹ thuật ấn loát.. theonhau ra đời, ngày càng được cải tiến và

Page 259: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

hoàn thiện. Mà không chỉ riêng lãnh vực

kỹ thuật với những cỗ máy tân kỳ, tri thứccủa con người càng sâu thì mối giao tiếpgiữa họ lại càng rộng. Sự giao tiếp càngrộng thì lòng người cũng cởi mở hơn,bao dung hơn và độ lượng hơn.

Và trên thế giới, nếu côngpháp quốc tế được phổ cập rộng rãi vàcó hiệu lực thì các mưu mô gieo rắcchiến tranh cũng sẽ tự biến mất. Nhữngtranh luận trong lĩnh vực học thuật càngsâu rộng thì thể chế chính trị và kinh tếcũng sẽ thay đổi. Chế độ giáo dục và nhàtrường, việc in ấn và phát hành, hìnhthức của sách, báo, tạp chí, phương châmcủa chính phủ, quyết sách tại nghị viện...tất cả đều được cải cách, trình độ tiêu

Page 260: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chuẩn được nâng cao. Những tiến bộ đókhông thể kể hết ra đây.

Để kiểm nghiệm, các bạnhayc cùng tôi giở thử cuốn "Lịch sử pháttriển của phương Tây" ra xem. Nào hãyđọc thử giai đoạn từ khi bắt đầu của nhânloại đến thế kỷ 17. Sau đó chúng ta hãybỏ qua hai trăm năm kế tiếp, lật ngay tớinhững trang viết về thế kỷ 19. Tôi đoánrằng không một ai trong chúng ta màkhông cảm thấy kinh ngạc trước sự pháttriển chóng mặt của tiến bộ và văn minh.Và tôi cũng tin chắc không ít người phảithốt lên một cách ngỡ ngàng "Tiến bộ củanền văn minh là thực hay mơ".

Vậy nguyên nhân của các tiếnbộ đó là gì? Đó chính là di sản của biếtbao thế hệ đi trước. Đó chính là ơn huệ

Page 261: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

của những người đã khuất để lại chochúng ta.

Nền văn minh của Nhật Bản,vốn dĩ có nguồn gốc từ Triều Tiên, Trunghoa. Nền văn minh của chúng ta là thànhquả, là sự đúc kết của tổ tiên và truyềnlại tới tận bây giờ. Nhất là ngành "Tâyhọc", đã được du nhập vào nước ta từnhững năm 1751 - 1764. Các bạn hãy giởcuốn "Nhập môn Hà Lan học" ra coi sẽrõ.

Những năm qua, từ khi NhậtBản mở cửa giao thương với quốc tế thìhọc vấn, tư tưởng phương Tây dần dầnđược mọi người biết đến, và nhữngngười theo học ngành "Tây học", nhữngdịch giả sách phương Tây ngày một tăng.

Nhờ thế, cách suy nghĩ trong

Page 262: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

xã hội cũng có nhiều chuyển biến, chínhphủ cũng đã thay đổi, chế độ phong kiếnchuyên chế Mạc phủ bị xoá bỏ và thờithế trở nên như hiện nay.

Công cuộc khai hoá văn minhbắt đầu mở ra trên đất nước ta cũng nhờvào di sản, công đức do các bậc tổ tiênđể lại.

ĐỪNG ĐỂ LAI MỘT TÀI NĂNG Như tôi đã nói ở trên, từ xa

xưa có biết bao nhân tài lao tâm khổ tứ,đem hết sức mình cho sự phát triển củaxã hội. Trong tâm khảm của họ, tiền bạc,công danh không phải là mục đích, là lẽsống duy nhất. Họ coi trọng nghĩa vụ củacon người với xã hội. Họ mang tronglòng lý tưởng to lớn và ngày đêm nỗ lựcthực hiện hoài bão đó.

Page 263: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Hiện nay, các bạn - nhữngngười đang cố gắng học hành - tất cả đềuđang thừa hưởng di sản của tổ thiên, củanhững người đi trước. Hơn nữa, các bạnđang đứng trên tuyến đầu của sự tiến bộnên lại càng phải gắng sức cho sự pháttriển của nền văn minh. Vì lẽ đó, câc bạnhãy tự nhủ rằng sự phấn đấu có nhiềumấy đi nữa cũng sẽ vẫn luôn chưa đủ.

Mấy chục năm sau, chúng tamuốn nhận được lòng biết ơn của nhữngngười đời sau, giống như lòng biết ơn màchúng ta hiện đang dành cho các bậc tiềnbối.

Nói tóm lại, trách nhiệm củachúng ta là phải để lại một cách sốngđộng dấu tích của các hoạt động xã hội,phải tiếp tục truyền bá nó cho muốn đời

Page 264: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

sau. Trách nhiệm này thật nặng nề.

Không đơn giản là đọc vài chục cuốnsách lý thuyết, trở thành thương nhân, trởthành quan chức, trở thành thợ, có đủ tiềnnuôi được gia đình con cái, thế là xong.Như thế thì mới chỉ dừng lại ở chỗ khônglàm ảnh hưởng đến người khác, chứkhông mở ra, không đem lại con đườnglàm thế nào để sống có ích cho xã hội,cho con người.

Khi làm bất cứ việc gì, baogiờ cũng có một vấn đề rất quan trọng.Đó là thời cơ. Nếu không gặp thời thìngười tài giỏi đến mấy cũng không thểphát huy được khả năng. Từ cổ kim đôngtây, không ít ví dụ chứng tỏ điều đó.Ngay tại Nakatsu quê hương tôi cũng có

Page 265: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

không ít những nhân tài. Đứng trên gócđộ của nền văn minh hiện nay mà đánhgiá thì có nhiều điều trong hành động vàphát ngôn của họ khiến chúng ta phải đặtthành vấn đề. Nhưng thời đại lúc đóbuộc họ phải hành động như vậy chứ bảnthân họ không có lỗi. Ở họ tràn trề dũngkhí trong hành động. Nhưng tiếc vì họkhông gặp thời. Kết cục là cuộc đời họchấm hết cùng với tài năng vô ích. Họđương đầu với đời nhưng không thể cốnghiến được gì cho xã hội. Tiếc thay!

Nhưng, hiện nay thời đại đãđổi khác. Nền học vấn và tư tưởng củaphương Tây phổ biến khắp mọi nơi.Chính quyền cũ đã bị lật đổ, chế độphong kiến Mạc phủ đã tan rã. Nhữngbiến đổi trong xã hội, không đơn giản là

Page 266: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

kết quả của cuộc nội chiến duy tân manglại. Sức mạnh của nền văn minh khôngphụ thuộc vào một vài cuộc chiến tranh.Và càng không phải do một hoặc vàicuộc chiến tranh đã mang lại ảnh hưởngto lớn đối với nền văn minh. Mà phảithấy rằng, chính sức mạnh vốn có củanền văn minh. Mà phải thấy rằng, chínhsức mạnh vốn có của nền văn minh đãlàm thay đổi nhận thức trong con ngườivà nhờ đó mới có những biến đổi trongxã hội như hiện nay. Cuộc chiến tranhnăm Canh Thìn(1) mới kết thúc cách đâybảy năm đã không còn sót lại bất kỳ vếttích nào nữa. Vậy mà ảnh hưởng của nóvẫn tiếp tục tác động lên nhận thức củangười Nhật Bản chúng ta.

-----------------------------

Page 267: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Chú thích:

1. Chiến tranh năm Canh Thìn: Nổra năm 1868 (năm Minh Trị thứnhất). Kết thúc năm 1869 (nămMinh Trị thứ hai). Kéo dài mộtnăm năm tháng. Ngay sau khichính phủ mới Minh Trị vừa mớira đời, các thế lực còn sót lại củachính quyền phong kiến Mạc phủ,do mất hết quyền lợi, đã tập hợplại dấy binh đánh quân đội chínhphủ. Cuộc chiến tranh đã kết thúcvới thắng lợi thuộc về quân chínhphủ mới, đồng thời chấm dứt hoàntoàn 265 năm chính quyền phongkiến Mạc phủ cai trị Nhật Bản.Chính phủ mới đã thống nhất và

Page 268: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

mở ra một chương mới trong lịchsử Nhật Bản với công cuộc MinhTrị Duy tân, hiện đại hoá NhậtBản.

---------------------------------- Đối với những vật thể bất

động, hoàn toàn không có biện pháp nàođể dẫn dắt chúng. Nhưng con người thìkhác, con người vẫn đang hoạt động hàngngày.

Để trở thành người dẫnđường chỉ lối, để đưa tinh thần của mọingười trong xã hội lên tầm cao hơn, đểdạy được những điều hay trong học vấncho mọi người, thì hơn hết thảy mọi việcnào khác, trước hết các bạn phải cố gắngphấn đấu trong sự nghiệp học tập.

Page 269: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Cơ hội tuyệt vời cho việc họctập chính là lúc này.

Tháng 5 năm Minh Trị thứ bảy(tức năm 1874)

PHẦN MƯỜIHÃY SỐNG

VÀ HY VỌNG ỞTƯƠNG LAI

Tiếp theo phần trước.Dâng tặng bạn hữu cùng quê

Nakatsu. Trong phần trước, tôi đã nói

về "Mục đích của học vấn" trên hai khíacạnh. Đó là: 1. Không nên mãn nguyện vìđã ổn định cuộc sống của riêng bản thân

Page 270: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

và gia đình mình.2. Mỗi con người đều là một thành

viên trong xã hội, vì vậy phải ý thứcđược vai trò đó, phải đóng góp cho sựphát triển chung của xã hội.

CÒN TRẺ MÀ LẠI MUỐN LỰACHỌN

NHỮNG CÔNG VIỆC AN NHÀN Mục đích của học vấn phải

đặt ở tầm cao. Nếu tôi không nhầm thì việc

nấu cơm, đun nước cũng là học vấn. Việcbàn luận về quốc gia đại sự cũng là họcvấn. Nhưng lo cuộc sống của gia đình thìdễ hơn lo kinh tế, chính trị của một quốcgia. Hơn nữa trên đời này cái gì dễ kiếmthì ít được quý trọng, càng khó kiếm thìgiá trị càng cao.

Page 271: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Tôi nhận thấy sinh viên hiệnnay có xu hướng né tránh việc khó, tìmkiếm việc dễ.

Dưới thời phong kiến, ngườihọc có miệt mài học hành cũng không cóchỗ để ứng dụng học vấn, vì trong xã hộiđó con người mất tự do. Do vậy cựcchẳng đã họ chỉ còn biết học, tự mìnhtích luỹ học thức. Vì thế, sinh viên chúngta hiện nay khó mà theo kịp họ về trithức.

Sinh viên hiện nay không bịbất kỳ hạn chế nào cả. Cứ có học là cóthể ứng dụng ngay kết quả học tập vàothực tế. Tôi lấy ví dụ, các sinh viên theongành Âu học trong ba năm, họ học lịchsử, học vật lý... Sau khi ra trường họđược tuyển dụng ngay tức thì để làm giáo

Page 272: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

viên giảng dạy, hoặc đi làm công chứcchính quyền nếu họ muốn. Ngoài ra,nhiều người còn tìm cách đơn giản hơn,nhanh hơn. Đó là chỉ cần lùng sục và đọcqua các cuốn sách dịch(1) đang bánchạy, đi đây đi đó để có chút thực tế, tíchluỹ thêm một ít thông tin trong và ngoàinước, gặp được dịp may là được chọnngay vào làm việc trong các công sở.Thế là họ nghiễm nhiên trở thành mộtthành viên đắc lực trong bộ máy nhànước.

---------------------------------Chú thích:

1. Theo tài liệu "Niên biểu tân tuyểnÂu học", thì trong khoảng thờigian từ năm 1720 - 1867, các học

Page 273: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

giả Nhật Bản đã dịch rất nhiều tácphẩm trên mọi lĩnh vực của cáchọc giả phương Tây để học tập.Cụ thể như sau: lĩnh vực Quân sự103 quyển, Thiên văn học 27quyển, Mỏ địa chất và động thựcvật học 17 quyển, Y học 108quyển, Địa lý, đo đạc 35 quyển,Toán học và vật lý học 29 quyển,Hoá học 19 quyển, Chính trị kinhtế học 24 quyển, Ngôn ngữ học 54quyển, Lịch sử các quốc gia trênthế giới 51 quyển.

----------------------------------- Nhưng điều tôi lo sợ là các

hiện tượng trên đây nếu trở thành xuhướng, thành trào lưu trong xã hội thì học

Page 274: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

vấn sẽ mất đi bản chất đích thực và mụcđích cao quý của nó.

Tôi nói cụ thể hơn, và thànhthật xin lỗi bạn đọc vì tôi sẽ đề cập tớichuyện tiền bạc ra đây. Có nhiều sinhviên ngành Âu học tính toán thế này. Họcphí một năm phải đóng khoảng một trămyên. Ba năm theo học mất ba trăm yên.Bỏ ra khoản tiền như vậy, sau khi tốtnghiệp, nếu có việc làm, hàng thángđược lĩnh từ năm mươi đến bảy mươiyên tiền lương. Nói trắng ra, đi học cólãi thế này tội gì chẳng học.

Thế còn những người cóđược một mớ kiến thức rời rạc, qua sốsách dịch đọc được, thì sao? Họ chẳngphải tiêu đến ba trăm yên, mà vẫn thànhquan chức đàng hoàn và số thu nhập là

Page 275: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

khoản lãi ròng tròn trịa. Trên đời nàykhông co cách kinh doanh nào lại lãi đếnvậy, ngay cả những người sống chuyênbằng nghề cho vay nặng lãi cũng phảighen tị.

Đương nhiên, thù lao cao haythấp tuỳ thuộc vào mức cung cầu trên thịtrường nhân lực. Hiện nay, chính phủ vànhiều bộ ngành đang cần tuyển nhiềungười có kiến thức Âu học. Nên mới dẫnđến tình trạng tuyển người ồ ạt. Đừngnghĩ rằng tôi "vơ đũa cả nắm", phê phántất cả những người đã được tuyển dụngđều không có năng lực và là lũ cơ hội.Thiển ý của tôi, chỉ mong sao họ "đừngtham bát, bỏ mâm" mà nên tiếp tục theohọc một vài năm nữa, nỗ lực tiếp thukiến thức kỹ thuật thực hành, rồi hẵng đi

Page 276: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

làm. Như vậy, chắc chắn họ sẽ thu đượcthành quả lớn hơn.

Chỉ đến khi trên khắp mọimiền đất nước Nhật Bản, nơi đau cũnggặp những người vừa có tài, vừa có đức,ngày đêm rèn dũa và tích luỹ thực lực thìắt hẳn đến một ngày nào đó, chúng ta sẽngang hàng, sánh vai với nền văn minhcủa các cường quốc phương Tây.

HỌC TẬP PHƯƠNG TÂYNHƯNG KHÔNG ĐƯỢC QUÁ

SÙNG BÁI Sinh viên học tập để làm gì?

Nào là để giành được độc lập thực sự,để có được quyền tự chủ, tự do chomình. Mà đúng là như vậy. Thế nhưng,đằng sau đó đương nhiên còn phải có ýthức tự giác về nghĩa vụ.

Page 277: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Độc lập cho bản thân mìnhkhông phải là cứ miễn sao có căn nhàriêng để sinh sống, miễn sao không làmphiền, không cản trở người khác là được.Đó mới chỉ là nghĩa vụ mang tính chất cánhân đơn thuần.

Tạm gác sang bên vị trí cánhân, nếu chúng ta quan tâm đến nghĩa vụđối với xã hội, thì trước hết là không làmvẩn đục danh dự người Nhật Bản, tiếpđến là mọi người dân đồng lòng góp sứcmang lại vị trí quốc tế trong độc lập vàtự do cho Nhật Bản. Như thế mới đượccoi là làm tròn nghĩa vụ giữa cá nhân vàxã hội.

Tôi thừa nhận những ngườiđang toại nguyện với cuộc sống của bảnthân họ trong căn nhà riêng của mình là

Page 278: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

những người độc lập. Nhưng tôi khôngthể thừa nhận họ là những người NhậtBản độc lập được. Hãy thủ nhìn kỹ xem.Ở thời điểm này, nền văn minh của đấtnước Nhật Bản chỉ có Danh mà không cóThực. Về hình thức thì trông cũng đượcđấy, nhưng về tinh thần thì thật đáng buồnlòng.

Lực lượng quân sự của NhậtBản, từ lục quân tới hải quân, đã có khảnăng kháng cự với lực lượng quân sự củacác cường quốc phương Tây? Hiển nhiênlà chưa. Nước Nhật Bản không thể chốngchọi được với các thế lực phương Tâytrong lúc này.

Thế còn trình độ học vấn củaNhật Bản hiện nay ra sao? Với nền họcvấn hiện thời, chúng ta có thể đem ra rao

Page 279: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

giảng cho người phương Tây không? Rõràng là không có cái gì cả. Ngược lại,chúng ta phải học ở họ mọi thứ. Vàkhông chỉ đơn thuần là cứ học những thứmà chúng ta chưa có là được.

Mấy năm qua, chúng ta gởilưu học sinh sang các nước phương Tây,mặt khác chúng ta đang thuê họ đến giảngdạy(1). Từ việc điều hành bộ máy chínhphủ đến nội dung, phương pháp giảngdạy tại các trường công lập, từ việcchuyển đổi hệ thống hành chính của baphủ cho đến việc vận hành năm cảngquốc tế(2), từ việc lập các kế hoạch sảnxuất kinh doanh của các công ty tư nhânđến hình mẫu của các trường tư thục,không chỗ nào là chúng ta lại không phảithuê người phương Tây(3). Chúng ta trả

Page 280: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

lương cao, tạo mọi điều kiện sinh hoạttốt nhất cho họ và trông cậy ở họ nhiềuthứ. Chúng ta sử dụng thế mạnh của họđể bổ sung cho điểm yếu kém của chúngta.

-------------------------------Chú thích:1. Theo tài liệu "Âu học và công

cuộc Minh Trị duy tân" thì ngay từ năm1853, Âu học đã phát triển rộng khắp ởNhật Bản. 35% số trường học lúc đó đãđưa môn khoa học tự nhiên vào chươngtrinh giảng dạy. Và từ năm 1868, trongsố 240 trường học trên toàn quốc NhậtBản thì có 141 trường đưa Toán họcvào chương trình giảng dạy, 68 trườngdạy Y học, 5 trường học dạy thiên vănhọc. Từ năm 1872 (năm Minh Trị thứ

Page 281: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

năm), chính phủ Minh Trị ban hành chếđộ giáo dục bắt buộc trên toàn quốcvới 4 năm cấp 1 và 4 năm cấp 2.

2. Ba phủ là Tokyo, Osaka, Kyoto.Năm cảng quốc tế là Yokohama, Kobe,Nagasaki, Nigata và Hakone.

3. Để học hỏi thể chế chính trị, xãhội và kỹ thuật phương Tây, chỉ riêngchính phủ Minh Trị đã thuê hơn 500chuyên gia, học giả trong mọi lĩnh vực,đặc biệt là Giáo dục, Luật pháp, Xâydựng, Nông nghiệp và In ấn, sang NhậtBản làm việc trong suốt thời kỳ MinhTrị duy tân (1868 - 1812).

----------------------------------- Càng ngẫm càng thấy phương

Tây hơn hẳn chúng ta về mọi mặt. Màcũng phải thôi. Nước Nhật Bản theo đuổi

Page 282: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chính sách đóng cửa "bế quan toả cảng"cả mấy trăm năm, mới mở cửa được vàinăm nay. Mối giao thương với các quốcgia văn minh Tây phương lại phát triểnqua nhanh, không sao theo kịp. Vì vậy,chúng ta đang ở trong tình trạng giốngnhư lửa gặp nước, làm cái gì cũng chưađược. Chúng ta trong tình trạng phải chịuđựng cho đến khi chúng ta có đủ nghịlực. Khi đó chúng ta không phải thuêngười phương Tây nhiều như hiện nay,chúng ta không phải nhập ồ ạt hàng hoácủa họ như hiện nay. Những hỗn loạntrong buổi đầu du nhập văn minh phươngTây là điều không tránh khỏi. Việc chínhphủ Nhật Bản yêu cầu phương Tây việntrợ, cung cấp văn minh cho chúng ta cũngkhông phải là sai.

Page 283: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Nhưng điều quan trọng mà tôimuốn nói là tất cả những gì đang diễn ratrên đất nước ta hiện nay cũng chỉ là giảipháp nhất thời. Chúng ta không thể thuêvĩnh viễn người phương Tây làm thaychúng ta. Chúng ta ra sức học tập họ,nhưng không nên qua sùng bái, tôn thờhọ.

Có cách nào để Nhật Bảnkhông phụ thuộc vào quốc gia khác? Làmnhư thế nào để chúng ta có thể đi trên đấtnước mình bằng chính đôi chân củachúng ta? Để đạt được điều này, chúng tacòn phải vượt qua cả một chặng đườngvô cùng khó khăn.

Các bạn sinh viên! Chỉ cómột cách, đó là các bạn phải ra sức họctập, chờ ngày đem mọi tinh lực ra phục

Page 284: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

vụ cho đất nước. Chính điều này cũng làtrách nhiệm mà các bạn phải gánh trênvai, là trách nhiệm vô cùng cấp bách.

HY VỌNG VÀO TƯƠNG LAISÁNG LẠN

LÀ LIỀU THUỐC AN ỦI NỖIBẤT HẠNH HIỆN THỜI

Thực lực của thanh niên sinhviên Nhật Bản còn yếu, nên chúng ta vẫnphải tiếp tục mời người nước ngoài vàolàm việc thay. Trình độ sản xuất củanước ta còn thấp, nên chúng ta phải nhậphàng hoá từ nước ngoài. Việc chúng tađang phải trả những khoản tiền lớn đểthuê người nước ngoài, để nhập khẩuhàng hoá cũng bởi trình độ học thuật củanước ta quá lạc hậu so với các quốc giaTây phương. Mọi thứ của cải, mọi đồng

Page 285: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

ngoại tệ nước Nhật Bản tích góp được,lại cứ phải đem dâng cho nước ngoàihết, như thế có khác nào "Ky cóp chocọp nó xơi".

Chúng ta phải thấy xót xa,phải thấy đó là sự nhục nhã với tư cáchlà những nhà trí thức, những người quyếtchí theo đuổi sự nghiệp học hành.

Tuy vậy, đã là con người, ainấy cũng đều hy vọng vào tương lai.Không có hy vọng thì không thể cố gắngtrong mọi việc. Và chính vì hy vọng vàotiền đồ sáng lạn, nên con người mới cósức lực, mới có tinh thần chịu đựng đượcmọi nỗi bất hạnh hiện thời. Ngày xưa,mọi sự vật trên đời đều bị trói buộctrong các hủ tục, tập quán cũ. Ngay cảngười can đảm nhất cũng không dám hi

Page 286: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

vọng, không dám đánh cược vào tươnglai.

Giờ đây, thời thế đã thay đổi.Mọi sự trói buộc đã bị quét sạch. Xãhội mới đang xuất hiện vì các bạn, mọichốn mọi nơi đều có những công việcđang đợi các bạn. Làm nông nghiệp, làmthương nghiệp, trở thành học giả, trởthành quan chức chính phủ... mọi thứ cácbạn đều có thể làm được. Viết sách, soạnthảo luật pháp, nghiên cứu nghệ thuật,khởi sự doanh nghiệp, trở thành nghị sĩquốc hội... tất cả đều tuỳ thuộc vào nănglực của các bạn.

Hơn nữa, đối thủ mà các bạnphải tranh đấu về trí tuệ là những ngườiphương Tây. Nếu các bạn thắng trongcuộc đọ sức tri thức này thì vị thế của

Page 287: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trườngquốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thuathì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽmãi mãi thấp kém dưới con mắt ngườiphương Tây.

Vì lẽ đó, niềm hi vọng củachúng ta lớn lao thế nào, mục tiêu rõràng ra sao, chắc các bạn đều đã hiểu.

Phát triển quốc gia là sựnghiệp lâu dài, đòi hỏi sự bền bỉ. Tuyvậy, dù có thế nào đi nữa thì sự nghiệpkhẩn cấp nhất - vì đất nước Nhật Bảnhiện nay - là mọi quốc dân chúng ta, bấtkể người nào cũng phải học tập, phảinghiên cứu. Nhất là sinh viên - nhữngngười ý thức rõ nhất nghĩa vụ của quốcdân - lại càng không thể bàng quan trướcsự tình đất nước. Phấn đấu học tập là

Page 288: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

công việc quan trọng nhất trong lúc nàycủa các bạn.

Nếu nghĩ được như vậy thìsinh viên hiện nay quyết không thoả mãnvới một chút kiến thức học được trongnhà trường. Cần phải đặt mục tiêu caohơn, xa hơn. Cần tìm hiểu cặn kẽ bảnchất của học thuật. Cần phải xây dựngđược vị trí độc lập đích thực. Dù chỉmột mình - không có bạn cùng chí hướng- cũng phải có khí phách để xây dựng đấtnước Nhật Bản, tận tâm tận tụy đem hếtmọi khả năng đóng góp cho xã hội.

Từ trước tới nay, tôi vốnkhông ưa lối học của các sĩ phu, các nhànho tối ngày vùi đầu dùi mài kinh sử,làm thơ phú, câu đối... theo kiểu khoa cửTrung Hoa. Vì với lối học đó, có đỗ đạt

Page 289: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

ra làm quan, họ chỉ biết cai trị xã hội,cai trị dân chúng hoàn toàn theo cảmtính. Chính vì thế, ngay từ Phần một, tôiđã nhấn mạnh đến sự cần thiết của "Thựchọc", học các môn tự nhiên, các môn xãhội, ứng dụng vào cuộc sống thườngngày, sao cho tất cả mọi người đều có thểgây dựng cuộc sống bằng trách nhiệm vàkhả năng của chính mình. Tôi nhấn mạnhtới tầm quan trọng về sự bình đẳng giữacác tầng lớp trong xã hội.

HÃY CAN ĐẢM LÊN,HỠI CÁC BẠN HỮU NAKATSU

Gần đây, tôi nghe nói trongsố bạn bè cũ vùng Nakatsu quê tôi, cónhiều người bỏ dở việc học hành, vộivàng tìm kế sinh nhai. Lẽ dĩ nhiên, tôikhông coi nhẹ việc mưu sinh. Con người

Page 290: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

ta, có người có tài có người không. Vìvậy, việc sớm quyết định tương lai củacuộc đời tuỳ vào cảnh ngộ cũng là lẽbình thường. Nhưng nếu hiện tượng nàybiến thành phong trào trong xã hội - tấtcả mọi người, ai ai cũng chỉ nghĩ kế sinhnhai, cứ đua nhau bỏ ngang việc họchành như thế - thì tôi sợ rằng sẽ làm thuichột tài năng không chỉ thế hệ hiện naymà còn làm hỏng cả thế hệ mai sau nữa.Điều này vừa làm thiệt thòi cho các em,vừa làm tổn thất cho xã hội.

Vẫn biết rằng cuộc sống còncơ cực, nhưng nếu bình tâm suy nghĩ chokỹ về kinh tế, thì cái được, sau những nỗlực và cần kiệm, do biết chờ thời để đạtđược thành quả lớn sau này - chẳng phảilà nhiều hơn so với việc kiếm được một

Page 291: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chút ít tiền bạc trước mắt và ổn định nhỏbé hay sao.

Cho dù còn phải mặc áo vá,phải ăn gạo hẩm cơm độn, phải chịunóng, chịu rét cũng vẫn học được.

Thức ăn của con người,không cứ gì phải món Âu mới là ngon.Dù húp canh rong biển(1), dù ăn kê, ănmạch vẫn học được văn minh Tây Âuchứ sao.

------------------------------------Chú thích:

1. Misoshiru: loại canh người Nhậtthường ăn, gồm mắm tương, mộtchút rong biển nấu với nước sôi.

-------------------------------------

Page 292: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Đã quyết chí học hành thìphải học cho đến nơi đến chốn.

Còn nếu theo nghề nông thìphải quyết trở thành hào phú.

Nếu làm thương nghiệp thìphải quyết trở thành đại thương gia.

Sinh viên không được mãnnguyện vì sự ổn định cỏn con.

Tháng 6 năm Minh Trị thứ bảy(tức năm 1874)

PHẦN MƯỜI MỘTĐẲNG CẤP ĐỊA VỊĐẺ RA CÁC CHÍ SĨ

RỞMQUAN ĐIỂM THƯỜNG THẤY

Page 293: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Ở NHỮNG NGƯỜI ĐỨNGTRÊN

Trong Phần tám, tôi đã đưanhiều dẫn chứng về những tác hại nảysinh trong quan hệ vợ chồng, trong quanhệ cha con, mà nguyên nhân chính là dođẳng cấp, địa vị của con người. Điều tôilo ngại nhất là những tác hại khác do nógây ra cho xã hội. Tác hại đó thể hiệnqua việc kẻ mạnh lấy quyền lực áp đặt,đè nén kẻ yếu.

Tuy vậy, không phải lúc nào"người đứng trên" cũng có ý định cai trị"kẻ ở dưới" bằng ác ý. Những "ngườiđứng trên" thường có chung một quanđiểm. Đó là, coi dân chúng trong xã hộivừa ngu muội vừa lương thiện. Chính vìvậy, cần phải lãnh đạo, phải giúp đỡ,

Page 294: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

phải giáo dục, phải cứu vớt, phải làmcho dân chúng biết phục tùng lệnh trên,và không được phép bày tỏ suy nghĩ. Họcoi nền chính trị của một quốc gia, việccai trị trong một làng, việc kinh doanh ởmột cửa tiệm, việc sinh hoạt trong nhà,trên dưới đều phải một lòng, sao cho mọiquan hệ phải được như quan hệ giữa chamẹ với con cái trong gia đình.

VÌ SAO CỨ MUỐN QUAN HỆNGOÀI XÃ HỘI

PHẢI NHƯ QUAN HỆ CHA CONTRONG GIA ĐÌNH?

Tôi lấy việc nuôi dạy mộtđứa con khoảng chín, mười tuổi làm vídụ.

Khi nuôi con, cha mẹ thườngkhông để ý xem chúng cần cái gì và suy

Page 295: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nghĩ ra sao. Cho ăn, cho mặc thế nàohoàn toàn dựa theo cảm tính. Miễn là concái ngoan ngoãn biết vâng lời, không làmtrái ý mình thì trời lạnh sẽ cho mặc ấm,bụng đói sẽ cho ăn no. Thức ăn, manháo, chỗ ở giống như của Trời cho, cầnlúc nào có lúc đó, con cái không phải longhĩ.

Đối với người làm cha làmmẹ, con cái là thứ quý giá nhất. Nếu cóchiều chuộng, có yêu thương hay mắngmỏ, có cho roi cho vọt, cũng đều là hànhvi xuất phát từ tình thương chân thực.

Hình ảnh cha mẹ với con cáilà một như vậy mới đẹp làm sao! Đươngnhiên, trong mối quan hệ này, trên (chamẹ) vẫn ở trên, và dưới (con cái) vẫn ởdưới. Hoàn toàn không có bất cứ một sự

Page 296: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

lẫn lộn nào. Những người chủ trương một

xã hội phân thành đẳng cấp, có trên códưới, luôn ước ao quan hệ xã hội cũngđược như quan hệ cha con trong một nhà.Mong ước đó rất hay. Nhưng có một vấnđề lớn phải suy nghĩ.

Thực ra, mối quan hệ cha conchỉ hình thành trong điều kiện cha mẹ lànhững người lớn, chín chắn và con cái lànhững đứa trẻ còn non dại. Mà phải làcon đẻ mới được. Nhưng cho dù là conmình đẻ ra, khi tới độ tuổi nhất định thìngười cha, người mẹ nào cũng cảm thấychúng bắt đầu khó bảo. Và mối quan hệcha con bất hoà dần theo thời gian.

Với con cái nhà mình cònkhó, huống chi là với con cái nhà người.

Page 297: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Bởi thế, quan hệ ở ngoài đời giữa nhữngngười lạ - mà đều là trường thành - lạicòn khó gấp bội. Vậy phải làm sao để cóthể hình thành được mối quan hệ giữangười với người trong xã hội giống nhưquan hệ cha con trong gia đình? Biến lýtưởng tành hiện thực quả là không dễ.

Hơn nữa, một đất nước, mộtlàng, một chính phủ, một công ty... tất cảnhững gì mà người ta gọi là "xã hội loàingười" cũng đều là xã hội của nhữngngười đã trưởng thành, xã hội của nhữngngười không có quan hệ huyết thống vớinhau. Trước một thật tế như vậy, mà lạimong ước áp đặt quan hệ cha con trongmột nhà vào quan hệ người với ngườingoài đời thì thậy là ảo tưởng.

Nhưng dù biết là khó song ai

Page 298: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cũng đều muốn biến trí tưởng tượngthành hiện thực. Con người là vậy. Vàđây cũng chính là nguyên nhân dẫn tớiđẳng cấp, địa vị trên dưới trong quan hệgiữa người với người, cũng chính lànguyên nhân sinh ra nền chính trị chuyênchế tàn bạo trong xã hội.

Vì thế, tôi mới viết ở đoạntrên rằng: Nguyên nhân chính đẻ ra đẳngcấp, địa vị không xuất phát từ sự ác ý màxuất phát từ trí tưởng tượng của conngười.

Tại các quốc gia Á châu,người ta gọi quân chủ là "vua cha", gọidân chúng là "thần dân", "con đỏ". Ngoàira, người ta còn gọi công việc của chínhphủ là "mục dân" (chăn dắt, trông coidân). Ở Trung Hoa, người ta còn đặt tên

Page 299: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cho các quan cai trị địa phương là "quanchâu mục".

Thực ra, chữ "mục" ở đây, cónghĩa là chăn nuôi gia súc. Tức là đànbò, bầy cừu được người ta chăn dắt vỗvề ra sao thì dân chúng trong vùng cũngđược chăn dắt như vậy. Họ công nhiêntán dương "chiêu bài" này. Đối xử vớingười dân như lũ ngựa con, bầy nai tơ.Cách làm vô cùng thất đức, ngạo mạn.

Tuy vậy, như tôi đã trình bàyở đoạn trước, việc họ coi dân chúng nhưlũ trẻ con dại, như bầy cừu, như đàn bòcũng không phải do có ác ý gì. Chẳngqua họ cố gắn việc trị vì một đất nướctheo kiểu cha mẹ chăm sóc, nuôi nấngcon cái.

Để làm được như vậy, trước

Page 300: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

hết họ tự tôn quân chủ là "vua cha" vừacó đức vừa có tài. Tiếp đến, bên dướilại có các quan đại thần anh minh sángsuốt giúp sức. Họ ra sức truyền bá trongdân chúng, rằng đấng quân chủ và cácđại thần có tấm lòng trong như nước,ngay thẳng như "mũi tên", không thamlam hay vụ lợi. Đấng quân chủ yêu dânvới tình thương bao la, lo cho dân từngbát cơm, manh áo, từng chốn nương thân.Dân đói thì cho gạo, gặp hoả hoạn thìcho tiền bạc...

Cứ như thế, ơn đức của đấngquân chủ như luồng gió nam mát rượithổi vào dân chúng. Còn dân chúng tuânphục đáng quân chủ như cờ phướn cuộnbay theo gió, nhũn như con chi chi, vôcảm như sỏi đá. Đấng quân chủ và thứ

Page 301: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

dân hoà quyện vào nhau. Thế gian yên ổnthanh bình.

Nghe họ ca tụng mà cứ ngỡ làquang cảnh trên thiên đường đang hiện ratrước mắt!

Tuy vậy, thử suy ngẫm hiệnthực xã hội sẽ rõ. Quan hệ giữa chínhphủ và nhân dân vốn là mối quan hệ giữanhững người xa lạ với nhau, không phảilà quan hệ máu mủ ruột thịt. Quan hệgiữa người lạ với người lạ, nhất thiếtphải ràng buộc nhau bằng khế ước, hợpđồng. Cả hai phía cùng phải tôn trọnghợp đồng, điểm nào chưa được thì phảitranh luận dàn xếp rồi thống nhất thựchiện. Luật pháp của một quốc gia cũngđược hình thành trên cơ sở đó.

Trên thế gian này, có quốc gia

Page 302: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nào có được đấng quân chủ nhân đức, cóđược các quan đại thần sáng suốt anhminh, có được lũ thần dân nhu mì dễbảo... không? Đó chỉ là giấc mộng ảotưởng.

Có trường học nào đảm bảosẽ đào tạo ra toàn là các bậc thánh nhân,toàn là người tài đức? Có cách giáo dụcnào chắc chắn sẽ sản sinh ra thần dân dễsai bảo?

Ngay cả Trung Hoa, từ thờinhà Chu, các nhà cai trị đã bao lần đauđầu khổ sở vì ước nguyện đó. Và đã cólần nào họ trị vì dân chúng được đúngnhư ý nguyện không? Nếu được như thếthì đâu đến nỗi giờ đây cả quốc gia rộnglớn này đang bị ngoại bang giày xéo?(1)

----------------------------

Page 303: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Chú thích:

1. Tác giả muốn ám chỉ cuộc chiếntranh Nha phiến xảy ra tại TrungHoa trong thời kỳ này.

--------------------------- Vậy mà họ vẫn cứ rao giảng

ra rả lòng dạ quân chủ như biển TháiBình v.v. Mà họ có muốn ca ngợi thì cứviệc ca ngợi lấy một mình. Bị ngoại xâmgiày xéo mà vẫn sứ tiếp tục ca ngợi nềnchính trị nhân từ của quân chủ.

Cứ cho đó là chuyện củangười ta, nhưng mù quáng đến như vậythì chỉ tổ cho thiên hạ chê cười.

"BIỂN THỦ, TƯ TÚI",TRÁCH NHIỆM CỦA AI?

Page 304: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Khuynh hướng dựa vào đẳngcấp, địa vị để ra lệnh mà không cần biếtdân chúng nghĩ gì không chỉ riêng mộtmình chính phủ. Hiện tượng này còn thấycả ở trong các cửa hiệu, trường tư thục,đền chùa. Nơi nào cũng có.

Tôi đưa ra một dẫn chứng. Có một cửa hiệu do một ông

chủ tự bỏ tiền kinh doanh. Ông ta sắp đặtcông việc cho mọi người từ của hàngtrưởng đến các nhân viên, người nàoviệc nấy. Ngoài ông chủ ra, không mộtngười nào được biết toàn bộ công việckinh doanh của cửa hiệu. Lương bổngcao thấp, công việc nặng nhẹ, nhất nhấtđều do ông chủ quy định. Bản thân ông taluôn miệng quat tháo và tin rằng tất cảnhân viên đều nhất mực trung thành,

Page 305: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nghiêm túc. Tiếc thay, trong số nhân viêncó cả kẻ lợi dụng sự sơ hở của chủ, giấunhẹm doanh số, sửa đổi sổ sách, biển thủtiền bán hàng. Chỉ đến khi kẻ đó tự nhiênbiến mất hoặc lâm bệnh chết, cho kiểmtra sổ sách, thấy số tiền bị cuỗm quá lớn,ông chủ mới tá hoả lên. Phó thác hoàntoàn cho người khác chẳng dễ chút nào!

Tuy vậy, vấn đề không phải ởchỗ con người không thể tin tưởng, khôngthể trông cậy được, mà là ở cách điềuhành của chính bản thân ông chủ. Ông tatự cho rằng mình là tất cả, và nhân viênphải răm rắp tuân theo. Nên nhớ rằngnhân viên có trung thành đến mấy thì họcũng chỉ là người dưng. Trong quan hệvới người dưng, phải thoả thuận rõ ràngchuyện tiền nong, kiểm tra định kỳ chứ

Page 306: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

không thể cư xử theo kiểu con cháu trongnhà để rồi mang vạ vào thân.

TẠI SAO LŨ CHÍ SĨ RỞMLẠI CỨ HOÀNH HÀNH MÃI

VẬY? Trào lưu quyền lợi phụ thuộc

vào đẳng cấp địa vị, hành xử công việctheo lợi ích riêng, đang lan rộng. Nócũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạngmưu mô, dối trá, lừa đảo đầy rẫy trongxã hội hiện nay. Tôi gọi những kẻ hùatheo trào lưu này là "chí sĩ rởm".

Ví dụ, các thuộc hạ của cáclãnh chúa dưới thời phong kiến là mộtminh chứng tốt.

Bọn này, kẻ nào người nấyđều tỏ ra trung thành. Ngoài mặt luôn tỏvẻ biết thân biết phận, lúc nào cũng

Page 307: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

khúm núm, cúi rạp mình. Trong ngày giỗchạp, lễ tết, thanh minh, không bao giờthiếu mặt. Hễ mở miệng là đều có cùnggiọng điệu "trung thần báo quốc", hoặc là"thân này sẵn sàng chết vì chủ". Ngườithường dễ bị lừa phỉnh bằng vẻ bề ngoàicủa chúng. Kỳ thực, bọn chúng đều làmột lũ chí sĩ rởm cả.

Được cất nhắc vào chức vụcao một chút, ngoài lương bổng, phụ cấpquy định ra, không hiểu sao tiền cứ vàonhư nước. Hoá ra, kẻ trông coi việc xâycất thì luôn thúc giục chủ thầu cống lễ.Kẻ trông coi ngân khố thì đòi thị dânphải biếu xén quà cáp mới cho vay tiền.Những chuyện như vậy diễn ra như cơmbữa đến độ trở thành lệ. Ngay cả nhữngVõ sĩ vốn được mệnh danh là trung nghĩa

Page 308: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

luôn trong tư thế chết thay cho chủ thìcũng tìm cách nâng giá trang phục đểkiếm chênh lệch. Tất cả cái lũ này phảiđược gọi là "chí sĩ rởm chính hiệu" mớiphải.

Hoạ hoằn lắm mới có mộtông quan chính trực. Không một lời đồnnào về ông ta nhận hối lộ cả. Và thế làngười đời ra sức khen ngợi. Nhưng ôngấy cũng chỉ là người không ăn cắp tiềncủa công quỹ mà thôi. Chẳng lẽ cứ phảikhen người ta vì ở họ không có lòng dạtham lam hay sao? Chẳng qua, vì có quánhiều các chí sĩ rởm, nên ông ấy mới nổiđình nổi đám như vậy.

Vì sao lũ chí sĩ rởm lại nhiềuđến thế? Nếu tra kỹ ngọn nguồn, thì đó làkết quả của ảo tưởng mù quáng luôn coi

Page 309: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

dân chúng là ngu muội, hiền lành và dễtrị.

Kết cục là tác hại đó đưa tớicách đối xử độc đoán, đẻ ra sự áp chếđối với người dưới. Có thể nói không cógì vô trách nhiệm hơn là cách hành xửdựa vào đẳng cấp, địa vị, tự cho mình làcha là mẹ của dân.

KHÔNG THỂ TRÔNG CẬY VÀOTHIỂU SỐ "NGHĨA SĨ"

Tuy vậy, có người sẽ nói:"Sao lại cứ toàn đưa ra các ví dụ chẳnghay ho gì về lũ người dối trá như thế.Người Nhật Bản có phải ai cũng xấu cảđâu. Nước ta vốn là một đất nước trọngnghĩa. Từ bao đời nay, chẳng phải là córất nhiều ví dụ của các nghĩa sĩ hy sinhthân mình vì chúa dó sao".

Page 310: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Tôi xin thưa: "Quả thật,không phải là không có các nghĩa sĩchính trực. Nhưng số đó thật ít ỏi. Tôitính thử thế này. Dưới thời Genroku -thời kỳ mà tinh thần trọng nghĩa nở rộnhất trong lịch sử nước ta - có 47 nghĩasĩ tỉnh Akou. Tỉnh Akou có bảy mươingàn dân. Cứ bảy mươi ngàn dân có 47nghĩa sĩ, thì bảy triệu dân có 4,700 nghĩasĩ. Nhưng thời thế đổi thay, tình ngườicũng vơi dần theo thời đại, tấm lòngtrọng nghĩa đang bước vào thời kỳ thoáitrào, như mọi người đều nhận thấy. Cứcoi như giảm 30 phần trăm so với thờiGenroku, và như vậy bảy triệu người chỉcòn 3,290 nghĩa sĩ. Dân số nước ta hiệnnay là 30 triệu. Vậy thì số nghĩa sĩ vàokhoảng 14,000 người. Với số lượng như

Page 311: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thế này, không hiểu là có đủ người bảovệ đất nước Nhật Bản không? Đến đứatrẻ lên ba cũng nhẩm tính được.

ĐỊA VỊ ĐẲNG CẤP VÀ CHỨCVỤ

LÀ HAI VIỆC HOÀN TOÀNKHÁC NHAU

Nếu theo luận cứ như trên,thì đẳng cấp địa vị không có ý nghĩa gì.

Tuy vậy, để cẩn thận hơn, tôimuốn nói thêm một ý thế này, nói tớiđẳng cấp địa vị là nói về chức danhtrống rỗng bề ngoài. Mà đã là chức danhtrống rỗng thì bất kể trên hay dưới, nó làthứ hoàn toàn vô dụng. Nhưng mặt khác,chức danh cũng còn bao gồm chức năngthực tế. Chức năng thực tế là điều quantrọng nhất. Nếu làm tròn chức năng thực

Page 312: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tế thì dù có đẳng cấp địa vị cũng còn cóthể chấp thuận được.

Tức là chính phủ là người coigiữ ngân khố của một nước. Chức năngcủa chính phủ là cai trị nhân dân. Nhândân là người đầu tư của một nước. Chứcnăng của nhân dân là chi trả mọi khoảnquốc phí. Chức năng của chính trị gia làquyết định chính trị, luật pháp. Chứcnăng của quân nhân là chiến đấu theomệnh lệnh của quốc gia. Cũng như vậy,các học giả, thị dân đều có chức năngđược quy định.

Tuy vậy cũng có người nhanhnhẩu đoảng, cho rằng làm gì có địa vịđẳng cấp, đứng trên lập trường cho rằngdân chúng chỉ chuyên vi phạm luật lệ. Cóquan chức chỉ thích chọc tay vào sản

Page 313: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nghiệp của tư nhân, họ gây ra nhữngchuyện động trời. Huống chi quân đội lạituỳ tiện can thiệp vào chính trị, gây rachiến tranh, chính điều này làm đất nướcrơi vào cảnh nội loạn. Đó không phải làphát huy ý nghĩa của tự chủ, tự do mà chỉcó thể gọi là bạo động vô chính phủ, vôluật pháp.

Nói tóm lại, về chữ "chứcdanh" và "chức năng" trông thì có vẻgiống nhau, nhưng nghĩa thì hoàn toànkhác nhau, nếu cần thiết phải phân biệtcho rõ rệt.

Các bạn không được phéplầm lẫn ý nghĩa mang tính bản chất màtừng chữ thể hiện.

Tháng 7 năm Minh Trị thứ bảy(tức năm 1874)

Page 314: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

PHẦN MƯỜI HAIHÃY HỌC CÁCH

DIỄN THUYẾT CÓHIỆU QUẢ

Diễn thuyết được gọi là"speech" trong tiếng Anh, là cách truyềnđạt suy nghĩ, ý kiến của mình bằng lờitrước đông đảo người nghe. Ở nước ta,từ trước tới nay, tôi chưa từng nghe nóicó cách làm nào giống như vậy. Cóchăng là các buổi thuyết pháp tại các nhàchùa - nhà sư giảng giải nghĩa cho tìn đồPhật giáo về Phật pháp.

Ở các nước phương Tây, cácbuổi diễn thuyết diễn ra thường xuyên

Page 315: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

trong nghị viện, trong cuộc họp chínhphủ, trong các cuộc hội thảo học thuậtcủa các học giả, trong các công ty thươngmại, các cuộc mít tin của dân thành thị,cả trong các đám tang, các lễ cưới, hộihè, hay khai trương một cửa hiệu...

Chỉ cần trước cử toạ khoảngtrên một chục người là liền có một ngườinào đó đứng lên diễn thuyết. Nội dungcác "bài nói" thường là mục đích, ýnghĩa của buổi hội họp, hoặc có khi chỉlà những suy nghĩ hay nỗi niềm trongcuộc sống thường nhật, hoặc cảm tưởngcủa chính bản thân khi đó... Và việc diễnthuyết đã trở thành tập quán của ngườiphương Tây.

Việc diễn thuyết ở Nhật Bảnhiện nay đương nhiên là rất cần thiết.

Page 316: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Ví dụ, dư luận xã hội nước tađang rất ủng họ việc lập ra nghị viện nhưphương Tây. Nhưng lập ra rồi mà khôngbiết cách nói lên ý kiến của mình thì nghịviện cũng chẳng có ích lợi gì.

Đặc điểm của diễn thuyết lànói ra ý kiến của mình bằng lời. Vì vậy,có những vấn đề nếu viết ra thì không cóý nghĩa nhiều lắm. Nhưng cũng vấn đềđó, bằng lời nói trực tiếp tới người nghe,sẽ khiến người nghe hiểu ngay và cảmđộng. Những vần thơ waka nổi tiếng từngày xưa, nếu chỉ in ra thì ít ai biết đến.Nhưng được ngâm lên, được đọc lên thìcái hay, vẻ đẹp, sự hấp dẫn sẽ truyền đếnngười nghe làm xúc động khôn nguôi.

Có thể nói, diễn thuyết làphương pháp rất quan trọng để truyền đạt

Page 317: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

ngay tức thì tới đông đảo người nghe ýkiến của người nói.

DIỄN THUYẾT VÀ TRANHLUẬN

NHẰM NÂNG CAO KIẾN THỨC Như các bạn đều biết, học

vấn không phải là việc chỉ có đọc và cứđọc thật nhiều sách là đủ. Bản chất củahọc vấn phụ thuộc vào khả năng ứngdụng. Có học vấn mà không ứng dụngđược vào cuộc sống thực tế thì chẳngkhác gì vô học.

Ngày trước, có chàng thưsinh lặn lội lên tận Edo cả mấy năm trời,quyết chí theo học thuyết Chu Tử. Anh tanỗ lực, miệt mài ngày đêm sao chép kinhsách. Số lượng sách vở sao chép lên tớihàng trăm cuốn. Tự nhủ học thế là thành

Page 318: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tài rồi, chàng thư sinh bèn trở về quê.Anh ta về theo đường bộ. Sách vở gởihết xuống tàu thuỷ. Chẳng may, con tàuchở hàng gặp nạn chìm ngoài khơi tỉnhShizouka.

Vì chỉ có sao chép chữ vàovở nên bản thân anh ta thì về tới quê, cònchữ thì theo tàu chìm xuống sông xuốngbiển. Thế là bao nhiêu chữ thầy trả lạithầy. Công lao học hành thành công cốc.

Chẳng phải là ở các nhà Tâyhọc ngày nay cũng có nhược điểm nhưanh học trò khi xưa đó sao?

Nếu nhìn vào thực trạng giờhọc ở các trường thành phố thì thấy họcsinh có vẻ siêng năng học tập lắm, cứ đànày xem ra tất cả sẽ trở thành học giả.Nhưng nếu thu hết sách giáo khoa, vở

Page 319: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chép của chúng, và "trò ở đâu trả về quêđấy" thì sự thể sẽ ra sao? Chắc là khi chamẹ, bè bạn hỏi đến thì học sinh chỉ cònnước: "Học vấn để quên tại Tokyo mấtrồi".

Theo như suy nghĩ của tôi,bản chất thực sự của học vấn là phảiđộng não suy nghĩ, chứ không phải chỉ làđọc sách một cách đơn thuần.

Và để ứng dụng sống động ýnghĩ đó vào cuộc sống thực tế thì cầnphải biết trù tính, lo liệu. Tức là phảiquan sát sự vật. Phải suy đoán đạo lý củasự vật. Phải đưa ra chính kiến, cách nghĩcách làm của bản thân mình. Ngoài rađương nhiên là còn phải đọc sách, phảiviết sách. Phải nói lên ý kiến của mìnhcho người khác nghe. Phải tranh luận.

Page 320: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Biết vận dụng tổng hợp các biện phápnhư vậy thì mới được gọi là nghiên cứuhọc vấn.

Quan sát sự vật, suy luận,đọc sách là cách để tích luỹ tri thức.

Bàn bạc, tranh luận là cáchđể trao đổi tri thức.

Viết, diễn thuyết là cách đểmở rộng tri thức.

Trong các biện pháp trên đây,có cái đạt được bằng sự nỗ lực của chínhbản thân mình. Có cái cần có người bàn,người nghe. Đó là khi tranh luận, diễnthuyết. Và như vậy cần thiết phải tổ chứccác buổi tranh luận và diễn thuyết.

Hiện nay, vấn đề lo ngại lớnnhất ở nước ta là dân trí quá thấp kém.Khai sáng quốc dân, đưa họ đến tầm cao

Page 321: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

kiến thức vốn được xem là nhiệm vụ cơbản của các học giả. Vì vậy các học giả,khi đã nắm bắt được cách thức nghiêncứu, thì phải nỗ lực làm tròn vai trò này.

Tranh luận, diễn thuyết cầnthiết ra sao và có tầm quan trọng thế nào,các bạn đều đã rõ. Nhưng tại sao đến giờnày nó vẫn chưa được thực hiện ở nướcta? Tôi buộc phải nói rằng đó là do cáchọc giả quá lười biếng.

Hành vi, hoạt động của conngười thường hướng theo hai phía: trongvà ngoài. Cần phải nỗ lực cả hai.

Đa số các học giả hiện naythường chỉ hoạt động hạn hẹp trong phạmvi cá nhân. Họ e ngại, chây lười khôngmuốn mở rộng ra thế giới bên ngoài. Hãymau tỉnh ngộ. Chỉ khi nào có kiến thức

Page 322: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

sâu như vực thẳm, tiếp xúc trao đổi vớingười khác như chim tung cánh rộng mởtự do tự tại trong không trung, mới đúnglà học giả thực thụ.

HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANHMÀ KHÔNG TÍNH TOÁN

ĐƯỢC NIÊU CƠM Ở NHÀ Hiện nay, mối lo lớn nhất ở

nước ta là dân trí còn quá thấp. Kiến thức, hành động của con

người, không phải cứ huyên thuyên lýluận viễn vông, khó hiểu mới là cao.Xem ra cái lý của chữ "ngộ" trrong đạoPhật có vẻ thâm thuý làm sao. Nhưnghành vi thường nhật của các nhà tu hànhlại thường xã rời hiện thực, không giúpích thực tế. Tôi không cho rằng họ lànhững người có tri kiến.

Page 323: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Kiến thức, hành động của conngười, không nhất thiết cứ phải có trithức phong phú, nghe nhiều biết rộng sẽđược coi là uyên bác. Trên đời này, cókhông ít người, dù đã đọc cả chục ngàncuốn sách, giao tiếp với đủ hạng ngườimà vẫn không có được kiến thức riêngcho bản thân. Điển hình nhất là các nhànho học cổ hủ, thủ cựu. Và ngay cả cácnhà Tây học cũng không vượt qua đượckhiếm khuyết này.

Các học giả hiện nay, quyếtchí theo Tây học, ngày đêm vùi đầu vàonghiên cứu nào là kinh tế học, đạo đứchọc, nào là triết học, khoa học... Họ cóvẻ giống như các đấng cứu nhân độ thếcó gan nằm gai nếm mật.

Nhưng thử nhìn vào cuộc

Page 324: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

sống cá nhân của họ xem sao. Tiếng lànhà nghiên cứu và giảng dạy môn kinh tếhọc, nhưng lại không tính được "niêucơm" gia đình. Tiếng là nhà nghiên cứuvà giảng dạy môn đạo đức học, nhưng lạikhông giữ nổi phẩm hạnh của bản thân.Mâu thuẫn giữa lý luận và cuộc sốngthực tế ở họ giống như có hai người khácnhau trong một con người vậy. Tôi khôngthể nào côi họ là những người có kiếnthức.

Việc đọc sách, việc nghiêncứu, việc giảng dạy vốn không mâu thuẫnvới thực tế cuộc sống. Nhưng các họcgiả đó đã không làm trọn vẹn cả hai mặt,giữa suy nghĩ - phân biệt được sự vật tốtxấu, và hành động - thực hiện suy nghĩấy. Cho nên mới dẫn tới kết cục như trên.

Page 325: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Người xưa thường nói "Lương ý bấtdưỡng sinh", "Đọc Luận ngữ mà khôngbiết luận ngữ" cũng nghĩa là vậy.

Nói tóm lại, điều tôi muốnnói là kiến thức, phẩm hạnh của conngười không thể trở nên thanh cao nếuchỉ có nói toàn lý luận cao xa, hoặc chỉcó nghe nhiều, biết rộng, mà không cóhành động gì cả.

BÍ QUYẾT DUY NHẤT ĐỂNÂNG CAO KIẾN THỨC:

KHÔNG ĐƯỢC TỰ MÃN Để nâng cao kiến thức và

phản ánh điều đó trong hành động thìphải làm thế nào? Bí quyết là phải suynghĩ, so sánh trạng thái của sự vật, nhắmtới giai đoạn phát triển cao hơn, kiênquyết không được tự thoả mãn. Tuy nhiên

Page 326: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nếu chỉ lấy một yếu tố hay một hiệntượng để phân tích và so sánh thôi thìkhông đủ. Mà phải phân tích mọi "sởtrường", "sở đoản" của các yếu tố, cáchiện tượng nằm trong tình thế, hình tháisự vật ở cả hai phía.

Ví dụ, có một sinh viên chămchỉ, miệt mài học hành. Anh ta khôngrượu chè, không chơi bời bê tha. Anh tatự giác học tập, không để cha mẹ, thầygiáo phải nhắc nhở hoặc quở mắng. Anhta tỏ ra rất hãnh diện. Nhưng sự tự đắcđó chẳng qua chỉ là so sánh với nhữngsinh viên lười nhác thôi. Học tập chămchỉ là lẽ đương nhiên của con người, chứđâu đến mức phải khen ngợi. Bởi lẽ, lýdo sinh tồn của con người chắc chắn ởtầm cao hơn nhiều.

Page 327: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Nhìn vào đâu, và đạt được sựnghiệp gì thì có thể toại nguyện?

Con người luôn luôn nhắmtới hình mẫu của những người thành đạthàng đầu. Cứ nhìn thấy sở trường củangười khác hơn bản thân là bứt rứt. Thếhệ sau bao giờ cũng muốn học tập vượthẳn thế hệ trước. Mới đạt được trình độhiện thời mà sinh viên đã tự mãn thìhỏng. Vai trò của sinh viên chúng ta vìthế rất quan trọng.

Những kẻ suốt đời chỉ biếthọc suông thì chí quá thấp. Những kẻ bêtha rượu chè, chơi bời là những conngười vô dụng. Vậy mà lại lấy làm hãnhdiện so với cái lũ người đó. Như thế cókhác nào công khai cho người đời thấysự ngu dốt?

Page 328: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Trong xã hội mà phẩm cáchvà hành động của con người cao, thì cáikiểu tranh luận vớ vẩn này sẽ không cóchỗ và có nói ra cũng cảm thấy ngượng.

TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐÁNH GIÁTRƯỜNG HỌC

Hiện nay ở nước ta, ngànhgiáo dục thường dựa vào các nhận xét"Trường A kỷ luật nghiêm", hoặc"Trường B quản lý chặt"... để làm tiêuchuẩn đánh giá xếp hạng trường học. Cácbậc phụ huynh dường như cũng đồng tìnhnhư vậy.

Chữ "kỹ luật", "quản lý"trong trường học được người ta hiểu nhưthế nào?

Đó là nội quy nhà trườngphải khắt khe. Để học trò không chây

Page 329: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

lười, nhà trường phải theo dõi, giám sáttừng ly từng tý, nghiêm cấm mọi quan hệnam nữ...

Phải chăng như thế là ưuđiểm của một trường học? Ngược lại, tôicoi đó là điều hổ thẹn.

Tôi chưa từng nghe nóitrường tốt ở các nước phương Tây làtrường chỉ cần nghiêm khắc. Lẽ đươngnhiên, tôi không cho rằng cái gì trong xãhội phương Tây cũng đều tốt đẹp cả.Nhưng trong việc đánh giá về trườnghọc, họ khác hẳn chúng ta. Đối với họ,một trường học danh tiếng trước hết phảicó trình độ học vấn cao. Phương phápgiảng dạy công phu. Giáo viên có nhâncách và có khả năng tranh luận giỏi.

Vì vậy, những người tham gia

Page 330: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

công tác giáo dục, những người đangtheo học tại các trường ở nước ta, phảilấy các trường hàng đầu trên thế giới đểso sánh, để thấy cái hay, cái dở củamình, của họ.

Kỷ luật nghiêm, quản lý chặtcũng là một trong những ưu thế của mộtsố trường học. Nhưng nó chỉ là ưu thếthấp nhất trong số các ưu thế lẽ ra phảicó trong nhà trường. Không thể lấy nó đểtự hào. Nếu so sánh trình độ giáo dục ởcác trường tốt nhất của chúng ta với cáctrường hàng đầu trên thế giới, rõ ràng làcó rất nhiều điểm đáng phải suy nghĩ. Vìvậy, nếu chỉ tập trung vào việc triệt đểthi hành kỷ luật, nội quy - đang được coilà công việc cấp thiết nhất trong ngànhgiáo dục - để nâng cao trình đọo giáo

Page 331: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

dục và cho dù điều này cũng góp phầnvào việc giáo dục học sinh thì cũngkhông thể mãn nguyện được.

Vấn đề giáo dục cũng giốngnhư tình trạng của một quốc gia.

Giả dụ, có một chính phủ ởđây. Thành viên chính phủ toàn là nhữngngười có đầu óc sáng suốt, có các quyếtđịnh đúng đắn nắm quyền lãnh đạo. Họngày đêm suy nghĩ về nỗi đau khổ vàniềm hạnh phúc của dân chúng. Họ luônđưa ra các chính sách kịp thời. Việc nàođáng khen thì khen ngay, việc nào cầnphạt thì phạt ngay. Chính phủ thực thi mộtnền chính trị sáng suốt và đáng khâmphục. Dân chúng no ấm, xã hội ổn định,đất nước thanh bình.

Đạt được thành quả trên,

Page 332: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

đáng tự hào lắm chứ! Tuy vậy, mọi vấn đề như

đường lối của chính phủ, cuộc sống củangười dân, xã hội ổn định và thanhbình... tất cả mới chỉ là nội tình quốc gia.Và đường lối chính trị đang thực thi cũngchỉ là đường lối chính trị do một hay mộtnhóm các chính trị gia của quốc gia đóhoạch định. Cho dù đó là nền chính trị vìdân thật đáng tự hào, là nền chính trị hơnhẳn so với qua khứ, hơn hẳn so với nềnchính trị độc tài ở một số quốc gia khác,nhưng nó vẫn hoàn toàn không có triểnvọng trong tương lai.

Bởi vì, nếu có tầm nhìn tổngthể trên bình diện quốc tế, có sự so sánhđối chiếu với các quốc gia văn minhkhác, nếu suy tính đến lợi ích cũng như

Page 333: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thiệt hại giữa hai quốc gia trong tươnglai, thì nền chính trị trên đây có đáng đểtự hào hay không vẫn chưa thể khẳngđịnh được.

Tôi lấy ví dụ có trong thực tếđể các bạn thấy.

Ấn Độ là một quốc gia cólịch sử lâu đời. Nền văn minh sông Hằngcó cả hàng nghìn năm trước Côngnguyên. Nền triết học Ấn Độ sâu sắckhông hề thua kém triết học phương Tâycận đại.

Và cả nước Thổ nữa. NướcThổ trong quá khứ đã từng tự hào là mộtquốc gia hùng mạnh, quân sự, an ninhvững mạnh. Nước Thổ có đức vua anhminh, có các đại thần trung tiết, có dânsố đông đúc, có binh lính quả cảm không

Page 334: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nơi nào sánh nổi. Nếu Ấn Độ là điển hình của

quốc gia văn hoá thì nước Thổ điển hìnhcho một quốc gia quân sự.

Vậy mà giờ đây khi nói tớihai nước này, ai ai cũng ngao ngán. ẤnĐộ đã trở thành thuộc địa của Anh quốc,dân Ấn biến thành nô lệ. Còn chính phủThổ buộc phải bằng lòng với nền độc lậpgiả hiệu. Mọi quyền giao dịch thươngmại nều nằm trong tay các thương nhânAnh, Pháp. Dân chúng hoặc suốt ngàyđầu tắt mặt tối trên những thửa ruộng khôcằn, hoặc phải lay lắt kiếm sống cho quangày. Mọi hoạt động kinh tế đều phụthuộc vào Anh, Pháp. Ngân khố quốc giatrống rỗng.

Vì sao, nền văn hoá Ấn Độ,

Page 335: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nền quân sự nước Thổ lại không thể đónggóp cho sự phát triển văn minh trên chínhđất nước mình? Cũng bởi vì đầu ócngười dân chỉ bó hẹp trong phạm vi địaphương, phạm vi một nước và thoả mãnvới tình trạng đó, không so sánh vàkhông nhìn vào những tiến bộ vượt bậccủa nước khác. Đồng thời, dân chúng lạiqua quen với cảnh thanh bình, chỉ biết"mẹ hát con khen hay". Thế là thua thiệttrong cạnh tranh kinh tế với quốc tế, vàcứ thế tiềm lực quốc gia biến mất lúcnào cũng không hay.

Trong khi đó, sự xâm lăng vềkinh tế của các quốc gia phương Tây đốivới toàn châu Á như bão tố đang quétsạch mọi chướng ngại trên đường tiến.Thật đáng sợ.

Page 336: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Chúng ta, một mặt phải dèchừng sức mạnh khủng khiếp của nền kỹnghệ Tây phương, mặt khác có nhiềuđiểm đáng để chúng ta học hỏi ở vănminh phương Tây.

Tìm hiểu, nghiên cứu, phântích, so sánh kịp thời tình hình trong vàngoài nước, chính là điều phải tiếp tụcnỗ lực, nếu không chúng ta sẽ trở thànhnô lệ.

Tháng 12 năm Minh Trị thứ bảy(tức năm 1874)

PHẦN MƯỜI BATỆ HẠI NHẤT

LÀ THAM LAMDỤC VỌNG LÀ ĐIỀU TỐT HAY

Page 337: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

XẤUTUỲ THEO CÁCH BIỂU HIỆN

Có nhiều thói xấu tồn tạitrong xã hội. Trong quan hệ giữa conngười và con người thì tham lam là thóitệ hại nhất. Tham lam, xa xỉ, gièm pha lànhũng thói xấu tiêu biểu. Tuy vậy, nếu tìmhiểu kỹ lưỡng thực chất thì dục vọng -nguyên nhân dẫn tới những hành vi trên -tự nó không hẳn đã là xấu. Bởi vì còn tuỳtrường hợp, tuỳ nơi tuỳ chỗ phát sinh, tuỳmức độ nặng nhẹ và tuỳ theo mục đíchmà lòng ham muốn đó hướng đến.

Ví dụ, người ta gọi lòng hammuốn tiền bạc là thói tham lam. Nhưngcon người thì ai mà chẳng ham muốn,quý trọng tiền bạc. Vì vậy, bản thân việcthoả mãn nhu cầu về tiền bạc không phải

Page 338: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

là điều đáng phê phán. Nhưng, nếu không phân biệt

rạch ròi nơi chốn, trường hợp phát sinhlòng ham muốn đó, nếu mức độ hammuốn tiền bạc vượt quá giới hạn và nếulầm lẫn mục đích tìm kiếm tiền bạc thì sẽdẫn tới việc chạy theo đồng tiền trái đạolý, và khi đó dục vọng sẽ trở thành thóixấu: thói tham lam.

Có một đạo lý làm ranh giớiđể phân biệt dục vọng tiềm ẩn ham thíchtiền bạc có là thói xấu hay không. Nếukhông vượt qua ranh giới này thì đượccoi là tiết kiệm, hợp lý và là đức tính tốtđược khen ngợi mà con người thực sựphải nỗ lực.

Cũng tương tự như vậy khi đềcập tới sự xa xỉ. Để kết luận là thói xấu

Page 339: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

hay không, phải xem xét dựa trên việcngười ta có sống đúng với thực chất củamình hay vượt quá địa vị, năng lực củachính họ.

Mong có tấm áo lành để mặc,mong có ngôi nhà thoáng mát khang trangđể ở là dục vọng đương nhiên của conngười. Vậy thì tại sao lại coi đó là xa xỉ,là thói xấu.

Tích luỹ tiền bạc, chi tiêuchừng mực, sống đúng với địa vị củamình phải được côi là điểm tốt của conngười chứ, sao lại coi đó là keo kiệt, bủnxỉn?

Ngoài ra, giữa gièm pha vàphê phán thì ranh giới chỉ như sợi tóc.Gièm pha là việc nói xấu và chê baingười khác. Phê phán là sự nhận định về

Page 340: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

những cái dở và phê bình người khácdựa trên cơ sở đạo lý mà mình tin.

Tuy vậy, khi chưa tìm rađược cái đúng tuyệt đối trong xã hội, khitrong cuộc sống "chính nghĩa mang tínhtuyệt đối" vẫn chưa tồn tại thì khó có thểphán định ngay đúng sai, hay phải tráicủa một vấn đề bàn luận. Vì lẽ đó, mớinhìn thấy người này gièm pha người kháclập tức quy kết cho anh ta là kẻ thất đứcthì thật vô lý. Khi quy kết việc tranh cãilà sự gièm pha, hay là sự phê phánnghiêm túc về một vấn đề thì phải tìmcho ra chính nghĩa mang tính tuyệt đối,chân lý mang tính phổ biển trong cuộcsống trước đã.

"THAM LAM" ĐỐI VỚI NGƯỜIKHÁC

Page 341: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

CHÍNH LÀ NGUỒN GỐC CỦAMỌI THÓI XẤU

Ngoài ra, ranh giới giữa thóixấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụnhư thói ngạo mạn và lòng dũng cảm.Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thóingoan cố và lòng thành thực. Tính nôngnổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nókhông phải là xấu.

Tuy vậy, duy có một thứ, vốndĩ tố chất gốc đã là xấu, cho nên bất cứ ởđâu, dù ở mức độ nào và nhằm mục đíchra sao, thì nó vẫn cứ là thói xấu. Thứ đóchính là tham lam.

Tham lam thường ngấm ngầmnảy sinh trong lòng. Tham vọng khiếnngười ta lập mưu tính kế hãm hại ngườikhác nhằm thoả mãn sự ghen tức, hay xoa

Page 342: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thếnhững kẻ ôm ấp lòng tham không hề đónggóp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội.

Ghen ghét, lường gạt, giả dốilà những thói mà người ta thường gọi làlừa đảo bịp bợm. Đây là một thói đêtiện. Nhưng nó không phải là nguyênnhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phảithấy rằng chính tham lam đã sản sinh ranhững thói đê tiện ấy mới đúng.

Tham lam là nguồn gốc củamọi thói xấu. Có thể nói: Không có thóixấu nào trong con người mà lại khôngxuất phát từ tham lam.

Thái độ cay cú ngờ vực, ghentức, hèn nhát... cũng từ tham lam mà ra.Từ những hành vi thậm thụt, mật đàm,mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh,

Page 343: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

ám sát, nổi loạn... tất cả đều phát sinh từtham lam.

Trên phạm vi quốc gia, nhữngtai hoạ do lòng tham gây ra khiến chodân chúng đều trở thành nạn nhân. Khi đóthì mọi lợi ích công đều biến thành lợiích riêng của một nhóm người.

NGHÈO KHỔ KHÔNG PHẢI LÀNGUYÊN NHÂN

Trên đây tôi đã đề cập tớitác hại của lòng tham trong quan hệ giaotiếp giữa con người với con người.

Vậy thì cái gì là nguyên nhânchủ yếu khiến cho con người ghen tứctrước hạnh phúc của người khác, cầu chongười khác gặp bất hạnh?

Phải chăng đó là do cuộcsống quá khổ cực, quá bế tắc?

Page 344: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Không, không phải như vậy.Nếu cho rằng gốc rễ của lòng tham lamlà nghèo khổ thì tất cả những ngườinghèo khổ trong xã hội đều bày tỏ sự bấtbình, những người giàu có trong xã hộisẽ trở thành cái "đích" của sự căm tức vànhư thế thì mọi quan hệ, giao tiếp trongthế giới này một ngày cũng không giữnổi.

Nhưng thực tế thì khác hẳn.Con người dù có nghèo khổ đến đâu đinữa, khi đã hiểu được vì sao mình nghèokhổ, vì sao mình hèn kém và nguyên nhânlà tại mình thì sẽ không bao giờ họ mangthói đố kỵ bừa bãi đối với người khác.Bằng chứng có lẽ cũng không cần phảitrưng ra đây.

Hiện nay, trong xã hội tồn tại

Page 345: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

sự chênh lệch giàu nghèo, sang hèn... cứnhìn vào quan hệ giao tiếp giữa ngườivới người thì sẽ rõ. Vì thế tôi mới nóirằng, phú quý giàu sang không phải làđối tượng của sự căm tức. Và nghèo khổhèn kém không phải là nguồn gốc của sựbất bình.

LỜI THAN CỦA KHỔNG TỬ Tham lam không bắt nguồn

từ nghèo khó. Tham lam sẽ hoành hànhkhắp xã hội khi sự phát triển tự do vềtinh thần, về hành động của con người bịcản trở, khi niềm hạnh phúc cũng như nỗibất hạnh đều ngẫu nhiên mà xảy ra.

Ngày xưa, Khổng Tử có thanrằng: "Đàn bà con gái và trẻ con lànhững kẻ khó dạy. Thân với họ thì họnhờn, mà nghiêm với họ thì họ oán". Giờ

Page 346: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

đây ngẫm lại, có thể khẳng định là ĐứcKhổng Tử gieo hạt nào thì đã được quảđó.

Tâm hồn con người dù lànam hay là nữ đều giống nhau. Hơn nữa,nói tới "kẻ tiểu nhân" có lẽ Đức KhổngTử muốn ám chỉ những người thấp cổ béhọng. Không có đạo lý nào quy định rằngđứa trẻ do người hạ đẳng sinh ra nhấtđịnh sẽ trở thành hạ đẳng. Những đứa trẻmới lọt lòng, dù chúng sinh ra trongnghèo khó hay trong giàu sang, đều bìnhđẳng, không thể bị kỳ thị hay bị phânbiệt.

Ngày nay những người raogiảng cho dân chúng phải nhẫn nhục,phải khom lưng quỳ gối, trói buộc tự docủa những kẻ yếu - những người bị gọi là

Page 347: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

lũ đàn bà, kẻ tiểu nhân - họ là ai và ởquốc gia nào vậy? Hạt giống tự mìnhgieo, cuối cùng biến thành thói tham lam.Và kết cục là ngay cả Đức Khổng Tửcũng chỉ còn biết than trời.

Con người vốn dĩ nếu bị aiđó cướp đi tự do thể chất cũng như tinhthần thì sẽ căm tức người đó. Nhân quảứng báo rõ ràng: gieo gì gặt nấy. Chẳnglẽ Khổng Tử tiên sinh - người được tônlà bậc thánh nhân - mà cũng không hiểuđược bản chất của sự vật, không biếtphải làm cách nào để giải quyết, lại chỉbiết buộc miệng than vãn... thì quả làkhông đáng khâm phục.

Trước hết, phải hiểu rằngthời đại mà Khổng Tử đã sống là thờiđại mông muội, chưa khai hoá, cách thời

Page 348: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

đại hiện nay hơn hai ngàn năm. Và chủ ýcủa những lời dạy của Khổng Tử cũng lànhững điều phù hợp với phong tục, lòngngười thời đó. Để nắm được quần chúng,để duy trì sự cai trị, dù biết đó khôngphải là thượng sách, nhưng cần phảichứng tỏ uy quyền bằng cách trói buộcdân chúng. Nếu như thực sự Khổng Tử làbậc thánh nhân, có khả năng tiên kiếntương lai hậu thế thì chắc chắn ngàikhông bao giờ nghĩ rằng quyền uy thời đólà tuyệt đối mãi mãi.

Vì vậy, những người nghiêncứu lời dạy của Khổng Tử để áp dụngcho đời sau, cần phải suy nghĩ về bốicảnh lịch sử mà đánh giá. Tôi không thểcoi những người định bê nguyên xi nhữnglời dạy cách đây cả hai nghìn năm áp

Page 349: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

vào thời đại ngày nay là những ngườihiểu biết đầy đủ về giá trị của sự vật.

THỰC TRẠNG HẬU CUNG,NƠI THÓI THAM LAM HOÀNH

HÀNH Những cung tần, mỹ nữ trong

hậu cung hầu hạ lãnh chúa trong thời đạiphong kiến ở nước ta là ví dụ rõ ràngnhất về sự tham lam hoành hành, về sựcản trở giao tiếp.

Chốn hậu cung là nơi cư ngụcủa các cung tần, mỹ nữ để hầu hạ cácbậc lãnh chúa thất đức. Các cung tần, mỹnữ có chăm chỉ chuyên cần cũng khôngđược khen, có lười nhác cũng không bịphạt. Có can ngăn cũng bị quở trách, màkhông can ngăn cũng bị quở trách. Tómlại, đó là một thế giới khác hẳn với xã

Page 350: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

hội bình thường, là nơi mà các cung tầnmỹ nữ dùng mọi thủ đoạn lấy lòng lãnhchúa, triệt hạ lẫn nhau, miễn sao thoảmãn giấc mộng được lãnh chúa sủng ái.

Sống trong thế giới như thế,tính cách con người trở nên khác thường,vui buồn, cáu giận đều bị biến dạng.Thấy đồng cung được sủng ái là lập tứcghen ghét đố kỵ, rồi căm tức luôn cả lãnhchúa. Trung, tín, tiết nghĩa chỉ còn là mỹtừ. Lãnh chúa có ốm thập tử nhất sinh thìcũng chỉ vì đố kỵ và sợ bị đồng cunggièm pha mà bỏ mặc chẳng thèm chămsóc. Tham lam, ghen tức trở nên cựcđoan đã dẫn tới những vụ giết ngườibằng thuốc độc. Nếu có bảng thống kêcác vụ đầu độc từ trước tới nay, thì sẽthấy rõ các hành động tội ác trong hậu

Page 351: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cung đã hoành hành dữ dội như thế nàoso với các vụ đầu độc ngoài xã hội.Chúng ta cần phải thấy tham vọng khủngkhiếp đến nhường nào.

NHẬT BẢN HIỆN NAYVẪN CHƯA THOÁT KHỎI TÍNH

CHẤT "HẬU CUNG" Thói xấu xa tệ hại nhất trong

xã hội là tham lam. Nguồn gốc của thamlam là ở chỗ trói buộc tự do. Vì thế,ngôn luận phải được tự do. Hoạt độngcủa con người không thể bị cản trở.

Thử so sánh giữa xã hội NhậtBản và xã hội các nước Âu Mỹ xem sao.Xã hội nào gần giống với tình trạng trongchốn hậu cung nói trên? Chẳng phải là xãhội Nhật Bản đó sao. Ở dân chúng Anh,Mỹ không phải là không có thói tham

Page 352: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

lam, xa xỉ, lỗ mãng... Họ cũng khôngthiếu những kẻ lừa đảo, bịp bợm. Vàkhông phải là cái gì trong phong tục củahọ cũng đều tốt đẹp cả.

Nhưng có một điểm không thểnói là giống hệt với tình trạng của xã hộiNhật Bản. Đó là tham vọng. Trong xã hộivăn minh người ta không đến nỗi ghenghét, căm tức trước hạnh phúc của ngườikhác và ngấm ngầm mong cho ngườikhác gặp bất hạnh như con người trongxã hội Nhật Bản.

Hiện nay, trong xã hội NhậtBản, những người hiểu biết, các thức giảđang nói lên tiếng đòi tự do xuất bản, tựdo ngôn luận, yêu cầu lập viện dân biểu.Và sao và hoàn cảnh nào buộc nhữngthức giả phải lên tiếng như vậy?

Page 353: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Xã hội không thể là chốn hậucung như trước đây. Nhân dân không thểnhư những cung tần, mỹ nữ. Chỉ có đoạntuyệt với tham lam, lòng đố kỵ, ghen ghétvà được tự do mới có thể giành lại vàdấy lên dũng khí ganh đua lẫn nhau. Hạnhphúc hay bất hạnh, danh dự hay nhơnhuốc... phải làm sao để đó là kết quảđương nhiên từ nỗ lực của mọi cá nhân.

Cản trở tự do ngôn luận, tróibuộc hoạt động của dân chúng đa phầnđều liên quan đến chính sách của chínhphủ. Và ai cũng đổ hết cho nền chính trị.Nhưng thực ra không hẳn là vậy. Chínhtrong nhân dân cũng thải ra nhiều thứ độchại không kém. Nếu chỉ cải cách chính trịkhông thôi cũng không thể gột sạch nhữngthứ độc hại đó ngay được. Tôi xin bổ

Page 354: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

sung thêm hai, ba điểm nữa.MẶT ĐỐI MẶT MỚI VỠ LẼ...

Thông thường, con ngườicảm thấy vui sướng trong quan hệ, tronggiao tiếp với người khác. Vậy mà cũngcó người lại cảm thấy ghét giao tiếp.Trong xã hội, có những người khácthường, họ cố tình chuyển về sống trongrừng núi, xa lánh cuộc sống. Và người tagọi họ là những người "ẩn cư". Hoặc cónhững người không đến mức cực đoanđến vậy, nhưng không thích giao tiếp vớixã hội, ở lỳ trong nhà không bao giờ lómặt ra ngoài và lấy làm đắc ý "lánh đờiô trọc".

Tư thế của những loại ngườinày không phải chỉ là do không bằng lòngvới đường lối của chính phủ. Mà cái

Page 355: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chính là họ không có dũng khí trong cácmối quan hệ với sự việc vì ý chí yếuđuối. Họ không có lòng bao dung vì thiếusự độ lượng. Họ không thể thu nhận đượcngười. Và người ta cũng không thu nhậnđược họ. Cả hai phía từng bước từngbước tránh mặt nhau. Kết cục là cả haiphía đều mang ý nghĩ phân biệt, nhìnnhau bằng con mắt xa lạ. Và rồi chẳngbiết tự lúc nào trở thành kẻ thù của nhau.Bên nào cũng mang những bất mãn đốivới nhau. Không có gì bất hạnh hơn thế.Mặt khác họ cũng chẳng muốn biết, muốnhiểu đầy đủ về đối phương. Chỉ nghethông tin một chiều mà không kiểmchứng, cũng không thèm xác nhận. Chỉcần thấy đối phương suy nghĩ khác mìnhlà không còn giữ được bình tĩnh... căm

Page 356: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

ghét đố kỵ xuất hiện ngay cả trong ý nghĩ. Văn bản thư từ nhiều khi

không giải quyết được vấn đề ban thảomà còn gây hiểu sai, hiểu lầm. Nhưng khigặp gỡ trực tiếp thì lại giải quyết đượcmọi thứ. Lúc đó con người mới vỡ lẽ"vậy mà cứ nghĩ xấu về nhau...", hoặc"không gặp trực tiếp thì đúng là sẽ gâynên tai hoạ cho nhau...".

Lo lắng, quan tâm lẫn nhauvốn là tình cảm bẩm sinh ở trong conngười. Sự thật tình, thật lòng sẽ làm haiphía xích lại với nhau. Và chỉ khi đó thìsự đố kỵ, lòng ghen tức mới biến mất.

Từ xưa tới nay có vô sốnhững vụ ám sát. Tôi vẫn thường nói thếnày: "Nếu như cả hai phía ám sát và bịám sát cùng ngồi lại với nhau, có cơ hội

Page 357: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

trao đổi thẳng thắn, không che giấu,không úp mở những suy nghĩ của cả haibên, thì cho dù có là kẻ thù không độitrời chung của nhau, họ nhất định sẽ hoàgiải và không những thế mà có khi lại trởthành bạn hữu."

Mới hay là việc cản trở tự dongôn luận, tự do hành động, hoàn toànkhông phải chỉ là lỗi do chính phủ, màcòn là lỗi trong dân chúng. Ngay cả tronggiới học giả cũng vậy.

Năng lượng làm cuộc đờisống động khó có thể sinh ra nếu khôngtiếp xúc, tiếp cận với sự vật. Phải làmsao trong các mối quan hệ, các cuộc giaotiếp mọi người đều tự do nói lên suy nghĩcủa mình, tự do hành động. Và sự suynghĩ ấy, hành động ấy là kết quả của

Page 358: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

việc tự lựa chọn bất kể con người đóthuộc đẳng cấp nào, quý tộc, giàu có hayhạ đẳng, nghèo hèn.

Không ai có thể cản trở tự docủa con người.

Tháng 12 năm Minh Trị thứ bảy(tức năm 1874)

PHẦN MƯỜI BỐNPHẢI LUÔN XEM

LẠI TINH THẦNCỦA BẢN THÂNCON NGƯỜI LUÔN GẶP

NHỮNG THẤT BẠI KHÔNG NGỜTỚI

Trong cuộc sống, con người

Page 359: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

làm nhiều việc dại dột, ngư ngốc hơn sovới suy nghĩ trong đầu, làm nhiều điềuxấu hơn so với cảm xúc trong lòng, vàkết quả đạt được thường cũng không nhưdự tính ban đầu. Dù có xấu đến đâu, cũngkhông có người nào suốt đời chỉ làmtoàn điều ác. Nhưng gặp một việc gì đó,bất chợt ác tâm hiện lên, biết là khôngnên nhưng vẫn cố làm, khi sự việc vỡ lởthì lại viện ra đủ mọi lý lẽ để hợp lý hoásự việc xấu đó.

Ngược lại, có những việc đãlàm vì tin chắc là tốt. Nhưng theo thờigian, nhìn lại thì cảm thấy đó là việc làmđáng hổ thẹn và tự nhủ không hiểu saokhi ấy lại hành động như vậy.

Giữa con người với conngười, có sự chênh lệch về trí tuệ.

Page 360: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Nhưng không một người nào lại muốn tựhạ thấp bản thân khi so với các loàimuông thú. Có rất nhiều trường hợp bị xãhội chê cười, hoặc tự mình hối hận vì cứnghĩ rằng "việc này hợp với khả năng củamình", nhưng đến lúc bắt tay vào làm thìhết hỏng chỗ này lại sai chỗ khác, mà lạitoàn hỏng và sai ở những chỗ không thểngờ tới.

Nhìn những người ôm ấp sựnghiệp và gặp thất bại thì nghĩ là họ ngudốt hoặc viễn vông. Nhưng thật ra khilập kế hoạch cho việc đó, họ cũng khôngđến nỗi dốt nát lắm đâu. Có một nguyênnhân rất lớn trong những thất bại nhưvậy. Đó là cuộc sống luôn sống động. Xãhội không đứng yên mà luôn vận động.Vì thế nếu không dự đoán hay lường

Page 361: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

trước được sự biến đổi đó thì ngườithông minh cũng sẽ gặp thất bại khônlường.

Kế hoạch do con ngườihoạch định thường to lớn. Nhưng rất khódự đoán được là khi bắt tay vào làm sẽthuận lợi, dễ dàng hay khó khăn, phứctạp, có thể nhanh chóng hoàn thành haytốn nhiều thời gian. Franklin từng nói:"Gì chứ thời gian thì không bao giờthiếu. Nhưng khi bắt tay vào việc gì thìluôn thiếu thời gian." Quả đúng như vậy.

Thuê thợ xây nhà, nhờ thợmay áo, có tới tám chín chục phần trămlà chậm. Không phải là do họ cố tình làmchậm. Chẳng qua là vì phương pháp tínhtoán, cách làm của họ không chính xác.

Page 362: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Những lúc đó họ thường bị trách móc vìđã thất hứa. Nhưng đã chắc gì nhữngngười trách móc sẽ giữ được lời hứa?

Có anh học trò nọ, rời quêlên tỉnh học, trong lòng tự nhủ: "Chấpnhận mọi khó khăn, ba năm nữa sẽ họcthành tài." Lại còn có người, bỏ ra cảđống tiền mua một cuốn sách hay, trongbụng nghĩ thầm: "Chỉ cần ba tháng là sẽthuộc, thông hiểu cuốn sách". Cả haitrường hợp đã chắc gì thực hiện được lờihứa với mình?

Có người đàn ông, mongmuốn trở thành quan chức. "Nếu là mìnhthì sẽ cải thiện ngay được tình hình. Vànửa năm sau sẽ đổi mới chính sách". Anhta viết bản kiến nghị gửi lên chính phủđến cả chục lần. Cuối cùng cũng được

Page 363: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tuyển dụng vào hàng quan chức. Thử hỏixem, sau đó anh ta có thực hiện đượcđúng như bản đệ trình không?

Có chàng thư sinh nghèo khó:"Ước gì mình có đống tiền. Ngay lập tứcsẽ xây trường học khắp nơi trên đất NhậtBản để cho mọi người có chỗ học tập."Ước sao được vậy. Anh ta trở nên giàucó. Nhưng thử hỏi xem anh ta có thựchiện đúng như suy nghĩ trước đấy haykhông?

Những suy nghĩ không tưởngnhư thế, trong xã hội nhiều vô kể. Đó làvì mọi người thường nhìn nhận vấn đềquá dễ dàng, không suy nghĩ tới khả năngkhả thi cũng như dự đoán đúng thời hạncủa công việc.

Trong xã hội, lại có những

Page 364: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

người lập ra một kế hoạch nào đấy. "Sẽhoàn thành trước khi chết" hoặc "Trongvòng mười năm phải thực hiện". Nhữngngười này là nhiều nhất. Những ngườinói "trong vòng ba năm" hoặc "trongnăm nay sẽ thực hiện xong" tương đối ít.Còn "trong tháng này" hay "bây giờ bắttay ngay vào thực hiện" thì hầu như rấthiếm. Tôi chưa gặp được người nào đãtừng "hoàn tất kế hoạch trong mười năm"cả.

Những kế hoạc lâu dài, thoạtnhìn có vẻ như rất tuyệt vời. Nhưng đếnthời hạn thì nội dung cụ thể của kế hoạchđó là gì cũng không sao thuyết minh rađược. Nguyên nhân chính là do tính toánthời hạn qua loa. Mặt khác, tự thân kếhoạch đó quá dở.

Page 365: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

ĐÂY LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNGNHẤT TRONG LÀM ĂN

Cuộc đời con người khôngmấy khi suôn sẻ. Những việc không ngờtới thường xảy đến. Công việc ít khi theođúng kế hoạch đã định. Để tránh điều nàyphải suy nghĩ tới một phương pháp màngười ta không mấy khi để ý. Đó là trongcông việc, cũng như trong học vấn củamình, cần phải xem xét lại xem từ trướctới nay cái gì đã làm được? Cái gì chưalàm được? Thỉnh thoảng cần phải "tínhsổ", được mất những gì? Nói như trongthương mại là phải quyết toán thu chi.

Trong buôn bán làm ăn,chẳng có ai ngay từ đầu nghĩ rằng mìnhsẽ lỗ vốn cả. Người ta lập nghiệp dựatrên cơ sở vốn liếng và khả năng phán

Page 366: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

đoán thị trường. Tình thế biến động khilỗ khi lời. Cuối năm quyết toán sổ sách,có những thứ đúng như tính toán. Cónhững thứ chẳng giống ai. Rồi có nhữngmặt hàng chắc chắn trăm phần trăm là sẽcó lãi nhưng đến khi làm lại thành lỗchỏng lỗ chơ. Có những thứ cực khanhiếm trên thị trường, phải tìm mua bằngđược để tích trữ trong kho. Vậy mà đếnkhi đem ra bán lại ít người mua, bánkhông chạy. Lúc đó mới hối hận sao muavào quá nhiều. Vì vậy, trong làm ăn, điềuquan trọng nhất là hàng ngày phải ghichép sổ sách chứng từ thu chi cẩn thận.Luôn kiểm tra hàng tồn kho, xem cái gìlỗ, lời bao nhiêu và lỗ bao nhiêu phảitính toán rõ ràng.

CÁCH TÍNH TOÁN "CÁI

Page 367: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

ĐƯỢC, CÁI MẤT"TRONG CUỘC ĐỜI

Nhìn chung, cuộc đời conngười cũng vậy. Cuộc sống của conngười thường bắt đầu từ khi chín, mườituổi - tuổi đã cảm nhận được sự yêu,ghét.

Dưới đây là cách chỉnh lýnhững điểm mà từ trước tới nay tự mìnhcho là chưa được.

Hiện tại, mình đang làm gì,đang học gì và đã làm được đến đâu, hayhọc được tới đâu? Bây giờ đang mua vàomặt hang nào? Định bán ra sao? Đã kiểmsoát "lòng thương hại" một cách chắcchắn chưa? Chỉ vì mấy nhân viên lườibiếng, ham chơi mà lại để thâm hụt nàotrong sổ sách kế toán không? Cách kinh

Page 368: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

doanh năm nay có thể áp dụng cho nămsau không? Ngoài ra còn phải suy tính,trăn trở điểm gì nữa v.v. Cần kiểm tra cả"sổ sách" về tinh thần nữa. Cần thiết phải"tính sổ" tất cả các mặt.

Nghèo là chuyện thường tìnhcủa các Võ sĩ, vì bổn phận của họ làtrung nghĩa, một lòng một dạ vì nước.Nói vậy thôi, chứ họ là tầng lớp ăn hạinhiều thóc gạo của nông dân nhất. Hiệnnay, Võ sĩ là tầng lớp sống hão huyềnnhất. Phương Tây đã dùng tới súng đạnlàm vũ khí trang bị mà họ không hề biết,vẫn tiếp tục đặt rèn kiếm, nào có ích gì.Hỗi hận thì đã muộn.

Nhưng học giả chỉ toànnghiên cứu khinh điển Tàu, Nhật, mộtmực sùng bái học vấn cổ đại, coi khing

Page 369: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tri thức mới của phương Tây, chậm chânkhông sao theo kịp thời thế. Như thế cókhác nào thấy mùng màn bán chạy vàomùa hè mà đã vội tích trữ từ đầu đông.

Lại còn có những sinh viên,học chưa ra đâu vào đâu, cũng vội ralàm viên chức. Kết cục suốt đời chỉ làanh viên chức quèn. Như thế có khác gìáo chưa may xong, đã vội mặc đem ratrưng diện.

Chưa vắt sạch mũi kiến thứcđịa lý, lịch sử, viết lá thư cũng không rahồn, đã vội dọc sách cao xa, chỉ đượcvài trang là chán. Rồi lại chạy sang cuốnsách khác. Như thế có khác nào không cóvốn mà cũng học đòi kinh doanh, và chỉtrong một ngày là lại chuyển sang kinhdoanh thứ khác.

Page 370: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Có đọc bao nhiêu sách Tây,Tàu, Nhật đi nữa mà không nắm bắt đượctình hình thế giới có khác nào kẻ chưanuôi nỗi miệng mình mà lại đòi kinhdoanh bách khoa mà cũng chẳng thèmbiết gẩy bàn tính.

Cho dù có hiểu tình hình thếgiới đi nữa, nếu không tự tu dưỡng chỉnhsửa bản thân thì cũng chẳng khác gì cóthể góp ý cho hàng xóm buôn bán, nhưngtrộm lẻn vào nhà mình khuân hết đồ đạclúc nào cũng không hay.

Mở miệng là tuôn ra trànggiang đại hải những kiến thức mới đanglà mốt, nhưng chẳng bao giờ tìm hiểu bảnchất thực sự của nó, bản thân mình đứngở chỗ nào cũng không biết, những kẻ nhưvậy có khác nào chỉ biết tên hàng mà

Page 371: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chẳng biết giá cả, công dụng của nó rasao?

Những hạng người tội nghiệpnhư vậy không phải hiếm trong xã hộinày.

Nguyên nhân là con người đãphó mặc cuộc đời theo dòng chảy thờithế, sống trôi sống nổi. Lại chưa khi nàotự xem lại mình: "Từ khi sinh ra đến nayđã làm được những gì? Từ nay về sau sẽtiếp tục ra sao?" nên mới xảy ra nhữngchuyện như vậy.

Phân tích rõ tình hình buônbán, và để lập kế hoạch cho sau này thìviệc kiểm tra sổ sách, rút kinh nghiệmtrên cơ sở quyết toán là việc cần thiết.

Để nhận thức rõ chỗ đứnghiện tại của mình, để đề ra phương châm,

Page 372: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

kế hoạch cho tương lai thì cần phải kiểmtra lại tri thức và tinh thần của chínhmình.

"CHĂM SÓC" CÓ HAI VẾ Từ "chăm sóc" có hai vế. Vế

thứ nhất là Bảo hộ. Và vế thứ hai là Bảoban. Bảo hộ là sự giúp đỡ và che chở.Bảo ban là việc chỉ dẫn cho biết nên làmđiều gì thì có lợi, nên tránh điều gì cóhại. Có đủ cả hai vế này mới thực sự làchăm sóc. Làm tốt cả hai vế thì mọi việctrong xã hội nhất định sẽ đâu vào đấy.

Cha mẹ bảo hộ cho con cáibằng cách cho cái ăn, cho cái mặc, Vàcon cái nghe theo lời bảo ban của chamẹ. Được như vậy, quan hệ giữa cha mẹvà con cái mới ổn thoả.

Chính phủ bảo hộ dân chúng

Page 373: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

và xã hội theo luật pháp, tức là dựa trênluật pháp bảo vệ sinh mạng, danh dự vàtài sản của dân chúng, bảo vệ trật tự trịan xã hội. Nhân dân chấp hành chỉ thị vàkhông quay lưng lại mệnh lệnh của chínhphủ. Như thế mới giữ được mối quan hệcông - tư, tức là đảm bảo được ích nướclợi dân.

Theo lẽ đó, bảo hộ và bảoban, hai vế luôn phải đồng hành và ngangbằng, như thế mới đúng nghĩa của từ"chăm sóc". Một vế hỏng thì tai hoạ sẽxảy ra. Trong xã hội thường xảy ra nhiềuvấn đề cũng bởi vì dân chúng và chínhquyền bên nào cũng chỉ hiểu và làm theovế có lợi cho mình.

KHÔNG THỂ BẢO HỘ NẾUTHIẾU CHỈ DẪN

Page 374: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Ví dụ, nếu người làm cha,làm mẹ biết con mình hay chơi bời lêulổng, tiêu pha bừa bãi, không chịu nghetheo sự chỉ dẫn, bảo ban mà vẫn tiếp tụcchu cấp tiền bạc chiều theo ý nó là thí dụvề bảo hộ mà không dạy dỗ. Ngược lạicon cái cố gắng, chăm chỉ, ngoan ngoãnnghe theo sự bảo ban của cha mẹ, nhưnglại không được đảm bảo cái ăn, cái mặc,không cho học hành là thí dụ chỉ có dạydỗ mà không bảo hộ.

Ví dụ trước là bảo hộ quáđáng, ví dụ sau là cha mẹ không có lòngtừ bi. Cả hai trường hợp buộc tôi phảinghi hoặc thái độ của người làm cha làmmẹ.

Người xưa có câu "Làm ơnmắc oán". Ý muốn nói đến trường hợp

Page 375: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

người ta tìm mọi cách để khuyên nhủ, canngăn bạn bè không nên làm một việc gìđó, nhưng không được bạn bè nghe theolại còn bị oán ghét. Đối với loại ngườiấy, đừng lo lắng cho họ nhiều quá, nênchừng mực vừa phải thôi. Người khôngtheo sự chỉ dẫn thì có bảo hộ cũng hỏng.

Lại có những ông già lẩmcẩm mang gia phả từ mấy chục đời đếnchỗ cháu chắt chút chít hoạch hoẹ. Lại cóông chú họ xa, gọi con ruột của người đãkhuất tới, chỉ thị việc này việc khác vàmắng cháu chắt bạc tình, bạc nghĩa. Rồilại còn chuyện khốn nạn nữa là lập dichúc giả hòng chiếm đoạt tài sản của đứacháu còn thơ dại mà đã mồ côi bố mẹ.

Tất cả những ví dụ trên lànhững minh chứng cho thấy trong quan hệ

Page 376: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

giữa con người với con người luôn xảyra sự không cân bằng giữa hai vế của từchăm sóc. Hoặc không bảo hộ mà chỉ cóbảo ban, chỉ dẫn quá đà. Hoặc không bảoban, chỉ dẫn mà chỉ bảo hộ quá mức.

Ngoài ra, trong xã hội còn cóhoạt động được gọi là Cứu tế Ngườinghèo. Không phân biệt người thiện haykẻ ác, không tìm hiểu nguyên nhân dẫntới nghèo khổ mà chỉ biết cho tiền chobạc. Giúp đỡ những người không chốnnương thân là lẽ đương nhiên, nhưng cónhững kẻ được cấp cho năm đấu thóc làlập tức bán đi ba đấu lấy tiền mua rượuuống. Đó là ví dụ rõ nhất về việc chỉ bảohộ quá mức mà không chỉ dẫn, dạy dỗ.Ngay tại Anh quốc, người ta cũng gặpphải những chuyện nan giải như thế. Chỉ

Page 377: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

có bảo hộ không ắt sẽ bị lợi dụng.CẦN THIẾT PHẢI CÓ CẢ HAI

LOẠI "CHĂM SÓC"TRONG CHÍNH TRỊ

Thử ứng dụng lý luận trênđây vào chính trị xem sao.

Nhân dân đóng thuế đảm bảochi phí ngân sách chính phủ, duy trì tàichính cho quốc gia. Vậy mà tại các quốcgia chuyên chế như Nhật Bản, ý kiến củanhân dân không những không được tiếpthu mà ngay cả Nghị viện - nơi để ngườita nói lên ý kiến của mình - cũng khôngcó nốt.

Nhân dân nuôi dưỡng chínhphủ bằng tiền thuế và nhiều thứ khác, cónghĩa là nhân dân đang bảo hộ cho chínhphủ. Nhưng những kiến nghị, góp ý của

Page 378: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nhân dân đối với chính phủ lại bị cấmđoán. Những vụ việc như thế nhiều vô kểtrong xã hội.

Hai vế bảo hộ và chỉ dẫn củatừ "chăm sóc" cũng chính là nguyên tắckinh tế cơ bản, nguyên tắc trao đổi ngangbằng. Vì thế, cần phải tâm niệm kỹ điềunày vào bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộcsống, trong sinh hoạt xã hội.

Nhưng cũng có người phêphán rằng, cái đó chẳng liên quan gì đếncuộc sống hay đến nghề nghiệp của ai.Cái gì cũng tính toán hơn thiệt, so đo quánhư vậy thì còn đâu là tình người. Nhưngnếu suy nghĩ theo cách đó thì thà đừng cóbảo hộ hay đừng có ép buộc còn hơn, vìnó sẽ làm tổn hại tình cảm của đối tác,khiến cho việc giao tiếp và các quan hệ

Page 379: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

trở nên xấu đi. Tôi cũng xin nói thêm để

tránh hiểu lầm. Con người hễ nhìn thấyngười ta khổ sở, tội nghiệp thì ai màchẳng động lòng trắc ẩn và muốn giúpđỡ. Đó là sự chăm sóc theo vế bảo hộ.Việc giúp đỡ đó tuy không xuất phát từquy luật kinh tế nhưng là hành vi đượckhen ngợi về phương diện đạo đức. Conngười không thể sống chỉ bằng lý trí,bằng tính toán lạnh lùng trong suốt cuộcđời.

Hỡi các bạn sinh viên NhậtBản, đừng có lúc nào cũng chỉ đưa raquy luật kinh tế trong các mối quan hệmà quên mất tinh thần nhân ái tương trợtrong mỗi con người.

Tháng 3 năm Minh Trị thứ tám

Page 380: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

(tức năm 1875)

PHẦN MƯỜI LĂMTIẾP THU CÓCHỌN LỌCVĂN MINH

PHƯƠNG TÂY Nếu con người tin tưởng sự

vật một cách mù quáng thì sự giả dối,nguỵ tạo sẽ tràn lan. Chân lý chỉ sinh ratừ sự hoài nghi. Trong xã hội, người tatin vào sách vở, tin vào lời nói củangười khác, tin vào sự đồn đại, tin vàotục thuyết, vào lời bói toán. Trước khithành hôn cũng phải nhờ thầy bói xem tốt

Page 381: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

xấu, có khi mất cả lương duyên vì tin lờiphán. Bị ốm sốt, không đi khám bac sĩmà lại cúng bái. Tất cả đều do lòng tínngưỡng của con người. Tôi không nghĩrằng chân lý được sinh ra từ tín ngưỡng.Một khi con người còn tin vào nhữngđiều không phải là sự thật thì thế giớinguỵ tạo còn tồn tại mãi mãi.

VIỆC TÌM KIẾM CHÂN LÝTHƯỜNG BẮT ĐẦU TỪ SỰ

HOÀI NGHI Những tiến bộ của văn minh

đều ra đời từ sự phát hiện chân lý trongquá trình nghiên cứu mọi sự vật tự nhiênxung quanh ta. Nguyên nhân phát triểncủa nền văn minh phương Tây cũng xuấtphát từ tinh thần hoài nghi. Galile tìm rathuyết Trái đất quay quanh Mặt trời vì

Page 382: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nghi ngờ thuyết Mặt trời quay quanh Tráiđất. Newton tìm ra quy luật vạn vật hấpdẫn từ việc quan sát trái táo rơi. Wattphát minh ra máy hơi nước do để ý tớihơi khói bốc ra từ phích nước. Tất cảđều đạt tới chân lý xuất phát từ sự hoàinghi trước các hiện tượng, sự vật.

Và không phải chỉ có khoahọc tự nhiên, những tiến bộ của khoa họcxã hội cũng vậy. Từ chỗ hoài nghi chế độchiếm hữu nô lệ, nên đã đề xuất Luật cấmbuôn bán nô lệ. Và về sau, Thomas Clarkđã chấm dứt thảm cảnh này. Hoài nghi vềCông giáo Roma, Martin Luther đã thựchiện cải cách tôn giáo. Nhân dân Pháp vìcăm giận sự bạo ngược của tầng lớp quýtộc nên đã là cuộc cách mạng Pháp.Nhân dân mười ba bang Hoa kỳ đã giành

Page 383: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thắng lợi trong cuộc chiến tranh giànhđộc lập vì hoài nghi những luật lệ củaAnh quốc. Chưa hết, người Nhật Bảnthường nghĩ rằng đàn ông làm việc ngoàixã hội, còn đàn bà trông nom nhà cửa,cơm nước trong nhà. Nhưng StewardMill đã viết bài "Giải phóng phụ nữ" đểxoá bỏ tập quán này. Nước Anh với họcthuyết mậu dịch tự do được cả giới kinhtế trên toàn cầu thừa nhận. Nhưng tạiHoa Kỳ, các học giả lại chủ trương họcthuyết bảo hộ mậu dịch, thể hiện lậptrường coi trọng việc nuôi dưỡng và bảovệ các ngành sản xuất trong nước.

Tại phương Tây, cứ một họcthuyết ra đời thì lại có học thuyết mớiphản biện lại. Những cuộc tranh luận vớicác ý kiến, học thuyết khác nhau diễn ra

Page 384: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

liên tục không ngừng. Hãy thử so sánh thực tế đó

với tình hình tại các quốc gia châu Áxem sao? Châu Á vẫn trong vòng mêmuội. Người ta vẫn tin không một chútnghi ngờ vào lời của những người đượccoi là thánh nhân từ hàng ngàn năm vềtrước, vẫn mê tín dị đoan, vẫn tin vào lờicủa các đồng cốt. Chẳng thể nào so sánh,hoàn toàn không thể bàn luận được vớingười phương Tây.

Tuy vậy, việc mang tronglòng sự hoài nghi, khởi xướng ra dịthuyết, tìm tòi chân lý là một việc hết sứckhó khăn, nó giống như muốn dongthuyền ra khơi trong khi gió ngược vậy.Nhưng co khi vận may, gió thuận thìchẳng tốn nhiều công sức, thuyền vẫn tiến

Page 385: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thẳng. Tuy vậy, đừng có ảo tưởng sẽ

gặp vận may như vậy trong xã hội. Có một cách để đạt tới chân

lý là phải vượt qua được cuộc phảndiện, phải bảo vệ được chính kiến củamình trước mọi ý kiến đối nghịch.

Hoài nghi sinh ra chân lý.TIN CÁI GÌ VÀ NGHI NGỜ CÁI

GÌ? Cần phải có năng lực lựa

chọn: Tin vào cái gì và nghi ngờ cái gì?Kết quả của học vấn chính là ở chỗ nuôidưỡng năng lực lựa chọn đó.

Ngay tại Nhật Bản, kể từ khimở cửa đã có những thay đổi nhanhchóng. Hầu hết mọi lĩnh vực như chínhthể, trường học, báo chí, đường sắt, điện

Page 386: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tín, quân đội, công nghiệp... đều đã đổikhác. Có thể nói đó là một minh chứng rõràng cho thấy nếu không hoài nghi, khôngtrăn trở đối với cách làm cũ đã diễn rasuốt bao năm qua thì sẽ không có cảicách và thay đổi. Tuy vậy, chỉ đến khixoá bỏ "bế quan toả cảng", được tiếpxúc với văn minh phương Tây và muốnbắt chước theo nó thì người Nhật Bảnchúng ta mới nghi ngờ về cách làm, vềcác tập tục của mình xưa nay. Đó làchúng ta học theo, chứ không phải là dochính chúng ta chủ động thay đổi.

Nhưng có một vấn đề. Nếunhư trước đây chúng ta tin tưởng khôngmảy may nghi ngờ hay phê phán về cáchlàm từ trước đến nay như thế nào, thì giờđây chúng ta lại tin tưởng tới mức mù

Page 387: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

quáng vào văn minh phương Tây như thếấy. Ngày xưa, chúng ta đã bắt chướcTrung Hoa. Ngày nay, chúng ta lại quayngoắc một trăm tám mươi độ, ra sức bắtchước phương Tây.

Chẳng phải là chúng ta khôngcó năng lực lựa chọn, khả năng cân nhắcvề việc du nhập văn minh phương Tâyđó sao? Du nhập cái gì là tốt và khôngnên du nhập cái gì vì không hợp?

Bản thân tôi, do học vấn hạnchế, do kinh nghiệm ít ỏi cho nên cũngkhông thể bàn được nên du nhập cái gìvà không nên du nhập cái gì của vănminh phương Tây vào nước ta. Nhưngnếu xem xét tình thế đang thay đổi mộtcách chóng mặt trên thế giới thì hình nhưngười Nhật chúng ta bị sức ép của dòng

Page 388: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chảy thay đổi, tin ngay và tin quá mứcđối với văn minh phương Tây, đồng thờiquên khuấy và phế bỏ luôn truyền thốngvà tập quán của người Nhật Bản.

Cần phải biết rằng Nhật Bảnvà phương Tây khác nhau về tập tục,khác nhau trong cách suy nghĩ, khác nhauvề tình cảm. Tập quán, cách suy nghĩ,tình cảm - những thứ đã hình thành và tồntại cả ngàn năm ở con người trong mỗixứ sở - đều không thể thay đổi một sớmmột chiều.

Những tập quán tốt đẹp ởphương Tây, nhưng khi du nhập vào NhậtBản chưa chắc đã hợp, thế thì những tậpquán chưa biết tốt xấu ra sao mà cũngđịnh du nhập thì còn khó hơn nhiều.

Vì thế, cần phải cân nhắc kỹ

Page 389: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

lưỡng, phải tiếp thu có chọn lọc khi dunhập những tập quán từ phương Tây.

NẾU NHẬT BẢN LÀ PHƯƠNGTÂY...

Gần đây, nhóm người thuộctầng lớp trung lưu trên, tự nhận là pháitiến bộ, cũng như tầng lớp trí thức thuộcnhóm chủ trương khai hoá, cứ mở miệnglà khen lấy khen để văn minh phươngTây. Không chỉ trong lĩnh vực học vấn,đạo đức mà từ chính trị, kinh tế đến cảcách thức uống trà, bữa ăn hàng ngàykhông có cái gì là người ta không bắtchước sao cho thật giống phương Tây.Ngay cả những kẻ mù mờ về sự tìnhphương Tây cũng ra sức vứt bỏ nhữngthứ xưa hay của Nhật Bản, nhắm mắtchạy theo cái mới. Chẳng phải là quá vội

Page 390: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

vàng, quá khinh suất đó sao? Văn minh phương Tây đúng

là hơn hẳn chúng ta, nhưng không cónghĩa là cái gì của nó cũng hoàn hảo cả.Văn minh phương Tây cũng đầy rẫykhiếm khuyết. Phong tục phương Tâykhông phải thứ gì cũng hay ho. Ngượclại, phong tục Nhật Bản không phải cái gìcũng kém cỏi, cũng cổ hủ.

Ví dụ, một anh học trò trẻtuổi say mê đến mức tôn thờ một ôngthầy, cái gì cũng muốn giống thầy. Muasách, sắm sửa đủ loại văn phòng phẩm,suốt ngày không rời bàn học. Thấy thầyđêm thức ngày nhủ, anh học trò cũng bắtchước đến nỗi mệt quá lăn đùng ra ốm.Anh học trò cứ một mực tin rằng ôngthầy là một học giả hoàn hảo không có

Page 391: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

điểm yếu, tập quán tốt xấu ở ông thầykhông cần biết, cứ thế là bắt chước nênmới ra nông nỗi đó.

Ngày xưa ở Trung Hoa cónàng Tây Thi xinh đẹp. Dù nàng có nhănmặt, nhíu mày trông vẫn "phong tình".Thấy thế, nhiều cô gái xấu xí cũng bắtchước nhăn mày. Có lẽ không đến mứcphải phê phán các cô gái ấy. Nhưng việcngủ ngày của các học giả thì có "phongtình" gì đâu, chẳng qua là thói nằm ườnmà thôi, sao lại đi bắt chước? Thực lànực cười!(?)

Hiện nay trong xã hội, cókhông ít kẻ nghèo nàn kiến thức trong sốnhững người mang danh khai hoá, cũnggiống như anh học trò trẻ tuổi nọ. Sauđây, tôi xin được so sánh bằng cách đảo

Page 392: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

ngược phong tục, tập quán giữa Nhật Bảnvà phương Tây. Và xin phó thác vào trítưởng tượng của độc giả về sự nông sâutrong tư tưởng của các bậc tiên sinh tựphong là người theo chủ nghĩa khai hoá.

Giả dụ, người phương Tây,ngày nào cũng tắm rửa, còn người NhậtBản cả tháng mới vào thùng tắm một vàilần. Tức thì khai hoá tiên sinh sẽ nói thếnày: "Người phương Tây rất vệ sinh.Người Nhật Bản lạc hậu thì khác".

Người Nhật Bản khi đi ngủ,có thói quen là để bình đựng nước tiểutrong phòng, để ban đêm nếu có đi tiểuthì dùng. Hoặc sau khi đi vệ sinh thìkhông có thói quen rửa tay. Ngược lại,người phương Tây dù đang đêm cũngvẫn ra nhà vệ sinh đi tiểu, và bao giờ

Page 393: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cũng rửa tay sau khi di vệ sinh. Thầykhai hoá chắc chắn sẽ nói: "Người vănminh rất sạch sẽ. Còn người Nhật chưađược khai hoá bẩn như con nít vậy. Saunày, nếu tiến bộ thì có lẽ người Nhật sẽdu nhập tập quán này của phương Tây."

Người phương Tây, mỗi lầnhỉ mũi đều dùng khăn giấy, xong vứt vàothùng rác. Còn người Nhật khi hỉ mũidùng khăn mùi xoa, rồi giặt đi dùng lại.Thế nào thầy khai hoá cũng lập luậnkhiên cưỡng về thói quen này trênphương diện kinh tế: "Ở đất nước NhậtBản nghèo tài nguyên, quốc dân cần phảicó tinh tiết kiệm. Nếu người Nhật ta cũngdùng khăn giấy khi hỉ mũi thì sẽ làmhoang phí tài nguyên gỗ. Vì thế, thôi thàchịu bẩn mộtc chút cũng không sao. Nhờ

Page 394: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

đó mà tiết kiệm được nguồn tài nguyêncủa đất nước."

Nếu phụ nữ Nhật Bản trangđiểm bằng cách cũng đeo khuyên tai haythắt dây lưng như phụ nữ phương Tây,chắc thầy khai hoá sẽ mang cả môn sinhlý học ra để phê phán: "Đó là sự nhụcnhã của nước Nhật lạc hậu. Vì không biếtrằng cái gì tự nhiên thì cứ để tự nhiên cóhay hơn không. Đằng này lại ngu ngốcđeo lủng lẳng "hành lý" trên vành tai,khiến cho cơ thể bị tổn thương. Trên cơthể phụ nữ, chỗ quan trọng nhất là phầnbụng vậy mà lại lấy cái thứ gọi là dâylưng quấn thắt vào đấy. Trông cứ nhưlưng ong ấy, vừa xấu vừa gây hại chochức năng mang thai của bụng, và sẽ gâynguy hiểm khi sinh đẻ. Cứ tiếp tục thế

Page 395: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

này, sẽ gây ra nỗi bất hạnh trong giađình, làm cản trở việc tăng dân số, tức làlàm giảm nguồn nhân lực - một yếu tốquan trọng cho sự phát triển của xã hội."

Ngoài ra, ở phương Tây, nhàcửa khi chủ đi vắng không cần phải càithen khoá chốt vì ít kẻ trộm. Còn ở NhậtBản thì phải khoá trong khoá ngoài vẫnkhông yên tâm. Ngay đến cả túi xách taycũng còn phải khoá. Chắc là ông thầykhai hoá sẽ thở dài thườn thượt rồi phán:"Công giáo thật vĩ đại, thật tuyệt vời.Còn Nhật Bản thì chung sống với kẻ cắp.Nhật Bản làm sao có thể sánh nổi vớiphong tục, với sự tự do của phương Tây.Nền đạo đức của các nước theo Cônggiáo thật triệt để."

Còn nữa, người phương Tây

Page 396: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

dùng tẩu hút thuốc. Thầy khai hoá lạithan thở: "Kỹ thuật Nhật Bản thật hènkém. Ngay cả cái tẩu hút thuốc mà cũngchưa phát minh nổi."

Nếu người Nhật Bản đi giàytây, còn người phương Tây đi guốc mộcthì chắc thầy lại phán: "Người Nhật Bảnkhông biết sử dụng chức năng của cácngón chân, nên phải xỏ giày...".

Nếu canh rong biển, đậu phụlà món ăn của người phương Tây thìkhông hiểu là thầy khai hoá sẽ còn phánđến đâu. Nếu món lươn nướng, hay trứnghấp cũng được coi là món ăn của ngườiphương Tây thì chắc thầy khai hoá sẽtâng bốc nó lên thành món ngon nhất thếgiới cho mà xem.

Mà thôi, những chuyện như

Page 397: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thế không thể kể hết. Tôi xin phép đượcchuyển sang vấn đề khác, vấn đề tôngiáo.

Giả thử, Đức cao tăngShinran(1) là người phương Tây và ôngMartin Luther(2) là người Nhật Bản. Cólẽ các thầy khai hoá sẽ bình phẩm nhưsau: "Mục đích của tôn giáo là cứu vớtcon người ra khỏi chốn u mê. Nếu cónhững hành vi như giết người, đi lại vớimục đích tôn giáo thì chẳng qua đó làhành động đã xảy ra trước khi họ bànluận về giáo lý mà thôi. Đức cao tăngShiran của "phương Tây" thể hiện rất cụthể mục đích của tôn giáo. Trải qua biếtbao cay đắng khổ cực, Đức cao tăngShiran đã hiến dâng cả cuộc đời chocông cuộc cải cách tôn giáo ở phương

Page 398: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Tây. Nhờ đó mà quá nửa dân số phươngTây đã qui y thành tín đồ tông phái Tàođộng (Sodo Shinshu(3)). Và cũng do lờidạy cao quý được phổ biến rộng rãikhông sót nơi nào, nên sau khi Đức caotăng tạ thế, không còn cảnh đầu rơi máuchảy giữa các tín đồ do tranh chấp tôngiáo. Mặt khác, "tại Nhật Bản", ôngLuther là người đi đầu, đã chủ xướng lậpra Tân giáo (Tin lành) khác hẳn với Cựugiáo Roma (Công giáo). Nhưng Cựu giáokhông dễ dàng chấp nhận, nên dẫn tớicác cuộc chinh phạt tàn bạo, liên tiếp xảyra các cuộc chém giết giữa các tín đồCựu giáo và Tân giáo. Ngay cả sau khiông Luther qua đời, nhiều người NhậtBản vô tội vẫn tiếp tục bị tàn sát, tiền tàivật lực của đất nước cạn kiệt vì các lý

Page 399: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

do tranh chấp tôn giáo. Các cuộc Thập tựchinh gây ra bao thảm cảnh tàn khốc. Tângiáo do ông Luther chủ xướng cũng mớichỉ cảm hoá được non nửa dân số NhậtBản"!

------------------------------Chú thích:1. Cao tăng Shinran (1173 - 1262):

Vị tổ khai sinh tông phái Sodo (Tàođộng) Shinshu - một tông phái Phậtgiáo tại Nhật Bản. Ông cho rằng conngười quá yếu đuối không thể tự cứumình trước thiên tai, loạn lạc. Vì vậy,chỉ có đức tin tuyệt đối vào đức Phật A-di-đà, chú tâm niệm Phật thì mọi ngườikể cả những kẻ ác nhân phạm tội, saukhi chết sẽ được thác sinh vào cõi Tâyphương Cực lạc. Với ông, câu niệm

Page 400: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Nam mô a di đà Phật đã trở thành mộtcách tỏ lòng biết ơn và niềm tin để cứunhân độ thế.

2. Martin Luther (1483 - 1546) vốnlà linh mục, tiến sĩ thần học, giáo sưđại học tổng hợp Wuthenberg ở Đức.Là người dẫn đầu phong trào cải cáchđòi xoá bỏ những giáo luật khắt khe,những tín điều ngu xuẩn của giáo hộiRoma và xây dựng tôn giáo mới.

3. Tông phái Sodo Shinshu là mộttông phái Phật giáo thịnh hành vào nửacuối thế kỉ 12 (thời đại văn hoáKamakura) tại Nhật Bản. Hai vị khai tổcho tông phái này là hai thầy trò: thiềnsư Honen (Pháp Nhiên) (1133 - 1212)và đệ tử Shinran (Thân Loan) (xem chúthích 1), Nếu thiền sư Honen chủ

Page 401: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

trương chú tâm niệm Phật để được táisinh vào cõi Tây phương cực lạc thì đệtử Shinran phát triển thêm một bướcquan niệm của thiền sư Honen. Đạotràng chính của tông phái này đặt tạichùa Honganji (Bản nguyện tự) ở cố đôKyoto.

--------------------------------- Tôn giáo ở Nhật Bản và Tây

Âu hoàn toàn khác xa nhau. Từ lâu, tôivốn nghi vấn về sự khác biệt này. Và đâulà nguyên nhân của sự khác nhau đó. Đếnnay tôi vẫn chưa tự giải đáp được. Phảichăng bản chất của Thiên chúa giáophương tây và Phật giáo tại Nhật Bảnhoàn toàn như nhau? Chỉ có điều là nếutiến hành ở một nơi lạc hậu, nghèo đóinhư Nhật Bản thì tự nó sẽ biến thành sự

Page 402: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

giết chóc; còn nếu tiến hành ở các nướcphương Tây thì tự nó sẽ trở nên ôn hoà.Hay là do giữa Thiên chúa giáo và Phậtgiáo vốn có bản chất khác nhau? Hay làdo nhân cách của những vị khai tổ - giữaĐức cao tăng Shinran phương Tây vàông Martin Luther của Nhật Bản (????) -hơn kém nhau? Tự tôi không thể vội vãđưa ra kết luận nông nỗi được. Vì thế tôichờ đợi và hi vọng vào kết quả của cáchọc giả hậu thế.

CHỈ CÓ HỌC VẤNMỚI NUÔI DƯỠNG NĂNG LỰC

PHÁN ĐOÁN Những thí dụ trên đây có lẽ

đã làm sáng tỏ vấn đề. Việc những ngườitheo chủ nghĩa tiến bộ, vất bỏ tập quáncũ của Nhật Bản, tin tưởng hoàn toàn văn

Page 403: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

hoá phương Tây là hành động hết sứcbộp chộp, thiếu thận trọng. Bằng thái độhết sức bộp chộp, thiếu thận trọng. Bằngthái độ giống hệt như đã từng mù quángtin vào những tập quán cũ Nhật Bản, giờđây họ lại tin tưởng mù quáng cái mới -văn minh phương Tây, đến mức bắtchước rập khuôn cả những khuyết điểmcủa nó. Điều thể hiện rõ nhất là trong khivẫn chưa tìm ra được tư tưởng nào cầnphải tin, thì nhiều người trở nên mấtphương hướng, trở nên dao động tinhthần vì đã vội vất bỏ tư tưởng đã từngmột thời tin tưởng. Theo như sự báođộng của các bác sĩ, thì gần đây trong xãhội có rất nhiều người mắc bệnh thầnkinh, suy nhược tinh thần.

Học hỏi văn minh phương

Page 404: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Tây là điều tốt. Nhưng thà suốt đờikhông tin còn hơn là việc tin tưởng thiếuphê phán.

Chính sách "Phú quốc cườngbinh" của các quốc gia phương Tây rấttuyệt vời, nhưng không thể học và bắtchước luôn cả sự chênh lệch mức sốnggiữa người giàu và người nghèo trong xãhội phương Tây. Tôi không nghĩ rằng tôthuế đánh vào nông dân Nhật Bản là nhẹ,nhưng nếu so với nông dân Anh quốc bịtầng lớp địa chủ ngược đãi tàn bạo rasao thì nông dân Nhật Bản cong hạnhphúc hơn nhiều.

Vì thế tôi đã cảnh báo khôngthể cứ để nguyên tình trạng như hiện naymà phát triển. Trong xã hội đang hỗnloạn giữa cái mới và cái cũ, đang chứng

Page 405: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

kiến tư tưởng cùng văn vật phương Tâytràn vào thì việc lựa chọn đúng là rất cầnthiết và cấp bách trên cơ sở so sánh vănminh Nhật Bản với văn minh phươngTây, phải du nhập cái gì, phải kiên quyếtloại bỏ cái gì.

Hiện nay, không có ai có thểlàm được trọng trách này.

Chỉ có học sinh sinh viên củatrường Keio nghĩa thục chúng ta mà thôi.

Các bạn hãy đọc nhiều, suynghĩ khách quan mọi sự vật, nuôi dưỡngtrí thức, tìm kiếm sự thực tại thực địa.Cái mà vừa mới tin hôm qua, thì hôm nayphải hoài nghi suy xét lại coi có cònđúng hay không và tìm cách giải quyếtvào hôm sau.

Vì lẽ đó các bạn phải học

Page 406: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tập.Tháng 7 năm Minh Trị thứ chín

(tức năm 1876)

PHẦN MƯỜI SÁUCHẠY THEO

ĐỘC LẬP VẬTCHẤT

SẼ ĐÁNH MẤTĐỘC LẬP TINH

THẦNĐỘC LẬP CÓ HAI DẠNG

Thời gian gần đây, "độc lậpkhông bị trói buộc" là câu nói cửa miệng

Page 407: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

của nhiều giới trong xã hội. Nhưng phầnlớn người ta đều hiểu sai ý nghĩa của nó.Vì vậy, mỗi người chúng ta cần phải hiểuđúng nghĩa của câu chữ khi dùng. Từ"độc lập" có hai cách hiểu phân biệtnhau. Đó là độc lập hữu hình và độc lậpvô hình. Hay còn gọi là độc lập về vậtchất và độc lập về tinh thần.

Độc lập về vật chất là mỗingười trong xã hội đều có một gia đình,có nghề nghiệp, tự lo được cuộc sốngcủa bản thân và của gia đình, không phảinhờ vả làm phiền ai. Tức là không phảingửa tay xin xỏ ai.

Độc lập hữu hình nhìn thấy,nên dễ nhận biết. Còn độc lập vô hình,độc lập về tinh thần rất khó nhận biết vìý nghĩa sâu sắc của nó và liên quan tới

Page 408: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nhiều lãnh vực rộng lớn. Thoạt nhìn cónhững thứ tưởng như chẳng liên can gìvới độc lập, nhưng lại mang sự ràngbuộc sâu xa.

Tôi lấy ví dụ từ con người đểgiải thích cụ thể hơn.

Tục ngữ có câu "Chén thứnhất, người uống rượu. Chén thứ ba,rượu uống người". Câu tục ngữ này muốnnhắc nhở con người đừng để dục vọngchế ngự mình. Trong xã hội hiện nay,không chỉ có rượu đang chế ngự conngười, mà "thiên hình vạn trạng" thứđang chế ngự, làm cản trở sự độc lập vềtinh thần con người. Ví dụ, cái áo lànhlặn đang mặc tự nhiên chê lỗi thời khôngdùng nữa, phải đi cắt may áo mới chohợp thời. Nhà cửa yên lành đang ở bỗng

Page 409: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nhiên chê là chật hẹp, phải kiếm nhà mớicho đủ chỗ để làm phòng yến tiệc thiếtđãi bạn bè. Cơm dẻo canh ngọt ở nhà chêlà đạm bạc, phải kéo nhau ra ăn tiệm mớilà ngon. Hết thứ này tới thứ khác, đượcmột lại muốn mười, lòng ham muốnkhông bao giờ có giới hạn. Nhiều giađình trở thành nô lệ của tiền bạc, vậtchất.

Chưa hết, có nhiều trườnghợp còn bị vật chất của người ngoài chiphối. Đó là, thấy người ta may áo vét thìmình cũng phải may áo vét. Thấy ngườita xây nhà hai tầng thì mình cũng phảixây lên thành ba tầng mới chịu. Nhà bạnbè có cái gì thì dù có phải chạy vạy vaymượn nhà mình cũng phải sắm y như vậy.Đồng nghiệp xì xầm về mặt hàng nào là

Page 410: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cũng lẳng lặng tìm mua cho bằng đượcmặt hàng đó. Có người bàn tay vốn đenđúa, sần sùi thô kệch, vậy mà cũng cốđeo nhẫn vàng thật to. Đêm hè oi bức,tắm xong lẽ ra chỉ cần mặc bộ đồ yukata,rồi phe phẩy cái quạt nan cho dịu mát.Vậy mà lại đi vận luôn bộ đồ pyjama dàysụ nóng nực. "Có thế mới giống với Tâychứ". Dù phải "ngậm đắng nuốt cay",người ta vẫn cứ cố miễn sao cho giốngngười phương Tây, miễn sao không thuakém người khác là được.

Tuy vậy, việc bắt chướcngười khác vẫn còn có thể bỏ qua. Cótrường hợp "nhìn gà hoá cuốc" còn nựccười hơn nữa. Nghe đồn bà hàng xómmới sắm chiếc áo vải tơ thêu chỉ vàngóng ánh, ngay lập tức cũng đặt may một

Page 411: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cái áo như vậy. Mặc sang khoe thì hỡi ôichiếc áo của bà hàng xóm chỉ là cái áosợi bông thô, điểm một vài đường chỉ mạlấp lánh chứ có phải là tơ lụa, là sợivàng ròng gì đâu.

Đến nước này thì cái đangchi phối tinh thần không còn là vật chấtcủa mình, hay vật chất của người khác,mà chính là giấc mộng ảo. Nó đang huỷhoại dần cuộc sống của bản thân và mỗigia đình.

Chúng ta phải tự tỉnh ngộ.Mỗi người, hãy tự mình đo thử khoảngcách đến với độc lập về tinh thần cònbao xa?

ĐỂ GÌN GIỮ ĐỘC LẬP VỀ TINHTHẦN,

PHẢI BIẾT CÁCH TIÊU ĐỒNG

Page 412: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

TIỀN Nếu cứ phải gồng mình vì

cuộc sống không có mục đích rõ rệt, cứphải chạy theo hết ham muốn này đếnham muốn khác, thì thu nhập mỗi năm cảnghìn yên, lương tháng cả trăm yên chắccũng tiêu sạch hết không còn lấy đồngnào. Chẳng may, nếu tuyệt đường thunhập, hay lương bổng bị gián đoạn thìchắc là chỉ có cách há mồm mà ngáp.

Cái còn lại trong nhà toàn lànhững thứ đồ đạc vô dụng. Cái học đượctoàn là tập quán xa hoa. Thật là cámcảnh.

Cứ phải khổ sở vì ý nghĩ phảicó tài sản mới có độc lập tinh thần. Đếnkhi có được chút ít tài sản lại bị chính tàisản đó thống trị, đánh mất hoàn toàn tinh

Page 413: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thần độc lập. Phương pháp để có đượcđộc lập lại chính là phương pháp làmmất độc lập là vậy. Tôi không định nói làphải keo kiệt, chắt bóp tiền bạc. Điều tôimuốn nói là phải biết cách trù liệu tiêupha đồng tiền. Con người điều khiểnđồng tiền chứ đừng để đồng tiền saikhiến con người. Không vì đồng tiền màđể mất sự độc lập về tinh thần.

Cách thức chuyển từ lý thuyếtsang thực hành.

Người ta thường có câu: Lýthuyết phải đi đôi với thực hành. Biếtvậy, nhưng người thực hành thì ít màphần lớn người lý luận suông thì nhiều.

Lý luận vốn là những điềusuy nghĩ trong lòng được viết ra giấy,được nói bằng lời. Hoặc những suy nghĩ

Page 414: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

đã có ở trong lòng nhưng chưa được viếtra, nói ra, người ta vẫn gọi là lý tưởng, ýchỉ của người đó. Vì vậy, lý luận khôngquan hệ trực tiếp với thế giới chungquanh. Tức là do vẫn nằm trong tâmkhảm nên nó hoàn toàn tự do và không bịbất kỳ sự hạn chế nào.

Mặt khác, thực hành là việcbiểu hiện ra ngoài những suy nghĩ tronglòng. Thực hành tác động trực tiếp vàothế giới chung quanh. Vì vậy, thực hànhluôn bị ràng buộc bởi thế giới chungquanh, không còn được tự do như suynghĩ trong đầu.

Để phân biệt hai việc trên,người xưa thường có câu: "Miệng nói vàTay làm" hoặc "Ý chí và Công sức". Cònngày nay, chúng ta cũng thường gọi "Lý

Page 415: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thuyết và Hành động".CHỈ TIN KHI THẤY KẾT QUẢ

Người xưa có câu "nói mộtđằng làm một nẻo". Tức là lý thuyết vàthực hành không thống nhất với nhau.Hoặc còn có câu chê trách việc chỉ nóimà không làm gì cả, tức là "nói như rồngleo, làm như mèo mửa". Hay "trả tiềncho kết quả công việc, không trả tiền cholời nói suông". Cả hai trường hợp đều làví dụ để phê phán việc nói và làm khôngthống nhất với nhau. Vì vậy, lý thuyết vàthực hành cần phải là một, phải ăn khớpvới nhau không được sai lệch dù chỉ mộtly, một tý.

Có hai từ rất tiện lợi đối vớingười mới học. Đó là từ lý tưởng và từhành động. Hai từ này bổ sung cho nhau,

Page 416: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thống nhất với nhau. Tôi xin được bàn luận ở đoạn

dưới đây, về nguyên nhân mang lại lợiích và những tác hại phát sinh khi sự cânbằng giữa hai chữ lý tưởng và hành độngbị phá vỡ.

ĐỂ CÓ NĂNG LỰC PHÁNĐOÁN VÀ HÀNH ĐỘNG

CẦN CÓ ĐỘNG CƠ VÀ BÁNHLÁI

Thứ nhất, hoạt động của conngười có sự nặng nhẹ, to nhỏ khác nhau.Diễn kịch cũng là hoạt động của conngười. Học tập cũng là hoạt động củacon người. Việc kéo xe tay, việc lái tàuhoả, việc cầm cày cuốc là ruộng, việccầm bút sáng tác... cũng đều là hoạt độngcủa con người.

Page 417: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Nhưng đều cùng là hoạt độngcủa con người, vì sao người ta khôngthích nghề đóng kịch mà lại thích trởthành học giả. Người ta không thích nghềkéo xe tay mà lại thích học kỹ thuật điềukhiển tàu. Người ta kêu ca công việc nhànông và ao ước được theo nghiệp sángtác để trở thành nhà thơ nhà văn.

Đó là do người ta phân biệthoạt động của con người theo kiểu việcto tát, việc nhỏ vặt, việc nặng, việc nhẹ.Người ta thường không thích làm nhữngviệc bị coi là nhỏ vặt, mà muốn theo làmnhững việc được cho là to tát. Có thể nóiđó là hành vi cầu tiến bộ, hành vi mongmuốn vươn lên ở con người.

Tại sao con người lại cứmuốn chọn lựa như vậy? Đó là do tâm và

Page 418: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

do cái chí của bản thân người đó. Ngườicó tâm huyết và ý chí là người caothượng. Vì thế con người cần có tấm lòngcao thượng. Người không có tấm lòngcao thượng thì sẽ không có hành độngcao thượng.

Thứ hai, hoạt động của conngười được coi là to lớn hay nhỏ nhặt tuỳthuộc vào mức độ có ích cho xã hội, chứkhông phụ thuộc vào độ khó dễ của nó.Ví dụ như độ khó khi nghiên cứu các thếcờ vây, cờ tướng không thua kém cácmôn học như thiên văn, địa lý, toán, cơkhí... Nói như vậy, nhưng nếu đem sosánh sự to lớn hay nhỏ bé trên phươngdiện có ích cho xã hội thì sẽ khập khiễng.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng đểcó thể nhận biết việc nào là có ích, việc

Page 419: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

nào là vô dụng, và để làm được các côngviệc có ích thì cần phải có năng lực phánđoán. Vì vậy, nếu năng lực phán đoánkhông chính xác thì có bỏ ra bao côngsức nhọc nhằn cũng không mang lại kếtquả gì, công lao thành công cốc.

Thứ ba, phải biết kiềm chếhành động của mình. Đồng thời hànhđộng phải đúng lúc và đúng chỗ.

Ví dụ, đạo đức rất quantrọng, nhưng đang giữa bàn tiệc tùng vuivẻ lại đột nhiên đứng lên thuyết giảng vềđạo đức thì hành động đó lại trở thànhtrò cười cho thiên hạ. Hoặc như tại giảngđường nếu tranh luận kịch liệt về mộtvấn đề nào đó thì rất hay, nhưng nếu cácbạn sinh viên lại đem điều đó ra tranhluận trong các dịp họp mặt gia tộc, họp

Page 420: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

mặt phụ nữ hay trẻ em thì hành động đósẽ bị coi là gàn dở.

Để biết phân biệt đúng chỗ,đúng lúc và biết kiềm chế hành động quảthật là phải dựa vào năng lực phán đoán.Hành động năng nổ nhưng thiếu năng lựcphán đoán cũng chẳng khác nào tàu hoảquên lắp động cơ, thuyền bè quên lắpbánh lái vậy. Đã không mang lại lợi íchgì mà vô hình trung lại trở thành hànhđộng phá hoại.

Thứ tư, có năng lực hànhđộng nhưng không biết suy tính thấu đáosẽ gây tác hại; ngược lại, suy nghĩ tuycao cả vĩ đại, nhưng không có năng lựchành động thì lại càng tệ hại hơn. Nhữngngười có suy nghĩ cao cả vĩ đại nhưngnăng lực hành động nghèo nàn thường

Page 421: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

hay than thân trách phận. Nào là côngviệc mình định làm thì người ta làmtrước cả rồi. Nào là công việc đó khôngbõ làm vì không phù hợp, không đúngnhư suy nghĩ. Chẳng qua họ đang biện hộcho sự thiếu năng lực hành động củachính họ mà thôi.

Thay vì tự trách mình, họ lạiđi phê phán chê trách người khác. Họkêu ca không gặp thời, số phận hẩm hiu.Cứ như là chẳng còn việc gì đáng làmtrong xã hội. Họ quay lưng lại với đời,nghĩ quẩn lo quanh. Miệng thì suốt ngàyca cẩm, mặt thì tỏ ra bất mãn, tụ cô lậpmình. Họ coi mọi người xung quanh đềulà kẻ thù, và cả xã hội đều muốn vùi dậpmình. Có trường hợp như bị thần kinh,chưa cho ai vay tiền bao giờ mà gặp ai

Page 422: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cũng nghĩ là ngưòi đó vay tiền mìnhkhông chịu trả.

Các nhà Nho học ưu phiền vìkhông được người đời biết đến. Học sinhlo lắng vì không được ai nâng đỡ. Quanchhức âu sầu vì không có nơi bấu víu đểlên quan chức cao hơn. Thương nhâncảm thấy việc làm ăn thất bát. Võ sĩ cảmthấy mất đường sống. Quan chức rời bỏcông sở cảm thấy buồn vì không cònđược kính trọng. Ở những người này,suốt ngày toàn là ưu tư, không sao thấymột thú vui nào.

Những kẻ bất mãn như thếđầy rẫy trong xã hội.

Nếu cho rằng tôi nói hơi quá,làm gì đến mức độ đó; hoặc giả đòi tôiđưa ra bằng chứng, thì chẳng cần nhìn

Page 423: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

đâu xa, cứ để tâm nhìn cho kỹ các bộ mặtcủa những người xung quanh là rõ. Ít gặpai hân hoan vui vẻ hạnh phúc trong lờinói, trong cử chỉ, trong tâm khảm. Toànlà những khuôn mặt tối tăm trĩu nặng nhưgặp bất hạnh cả. Chẳng phải là cám cảnhlắm sao?

Đối với những người này, cầncho họ làm những công việc phù hợp vớinăng lực hành động thì tự khắc họ sẽ trởlại trạng thái bình thường. Họ sẽ tìm thấyniềm vui trong công việc. Và cuối cùnglà suy nghĩ và hành động của họ sẽ thốngnhất là một. Tuy vậy, bản thân họ hoàntoàn không tự cảm nhận được. Năm thángtrôi qua, hành động chỉ dừng lại ở mứcthấp kém, mà lý tưởng thì cứ cao vớivợi. Năng lực hành động chỉ có một mà

Page 424: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

đòi thực hiện lý tưởng gấp mười lần.Không thực hiện được thì chìm trong ưutư phiền muộn. Nào là muốn làm tượngPhật biết chạy. Nào là muốn biến ngườibị tê liệt thần kinh thành người mẫn cảm.Chúng ta có thể hình dung được sự bấtmãn, kêu ca của họ.

PHÊ PHÁN NGƯỜI KHÁC THÌDỄ

Người chỉ có suy nghĩ caoxa mà không có năng lực hành độngthường cô độc, bị mọi người ghét bỏ xalánh. Năng lực hành động đã không bằngngười khác lại hay đem cái lý tưởng củamình ra soi rọi vào hành động của ngườikhác và xem thường khinh miệt ngườikhác. Ở đời, coi thường người một cáchhồ đồ cũng sẽ bị người khác coi thường

Page 425: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

lại. Có những kẻ bị người đời

ghét bỏ vì tự cao tự đại, vì chỉ muốngiành phần hơn cho mình, vì toàn đòi hỏiở người khác thật nhiều mà mình thìchẳng chịu nỗ lực, vì cứ mở miệng ra lànói xấu người khác. Sẽ là sai lầm nếuđem họ ra so sánh với những người xungquanh. Nếu cứ luôn lấy cái lý tưởng caoxa tự cho là đúng của bản thân mình ralàm thước đo để bình phẩm chê baingười ta, và còn tuỳ tiện mang cái khôngtưởng áp đặt cho người ta thì sẽ tự chuốclấy cảnh bị người ta ghét. Và kết cục làsẽ rơi vào tình cảnh tự mình xa lánh mọingười, tự mình cô lập mình.

Các bạn thanh niên, các bạnsinh viên! Tôi muốn cảnh báo các bạn

Page 426: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

thế này. Nếu cảm thấy bất mãn với

công việc người ta đang làm thì tự mìnhhãy đứng ra làm thử việc đó. Nếu thấycách làm ăn buôn bán của người ta rất dởthì tự mình hãy thử làm ăn buôn bán nhưngười ta xem sao. Nếu cám cảnh trướccuộc sống của hàng xóm thì hãy nhìn lạicuộc sống của nhà mình một chút. Muốnphê bình tác phẩm của người ta thì trướchết tự mình hãy cầm bút viết thử xemsao. Muốn phê bình các học giả thì tựmình hãy trở thành học giả. Muốn phêphán các bác sỹ thì tự mình hãy trở thànhbác sỹ. Từ những việc trọng đại trong xãhội đến những việc cỏn con trong giađình mình, dù là công việc gì đi nữa hãyđứng vào vị trí của người khác, suy nghĩ

Page 427: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

và làm thử trước đã rồi có định góp ý gìthì hãy góp ý. Cần phải suy nghĩ cho kínkẽ, cho thấu đáo về độ khó dễ, về sựnặng nhẹ của công việc người khác rồihãy bình phẩm. Trên cơ sở lấy nội dungcông việc làm thước đo, thì dù có can dựvào nội dung công việc ấy, hay thậm chícả những công việc khác nhau hoàn toànvề tính chất, mới không xảy ra những lầmlẫn đáng tiếc khi so sánh chỗ đứng củabản thân mình với vị trí của người khác.

Tháng 8 năm Minh Trị thứ chín(tức năm 1786)

PHẦN MƯỜI BẢYBÀN VỀ SỰ TÍN

NHIỆM

Page 428: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

NÓI TỚI TÍN NHIỆMTỨC LÀ NÓI TỚI ĐỘ TIN CẬY

Quan sát mười người, quansát một trăm người, có thể nhận ra ngườinào là người chín chắn, người nào làngười trông cậy được. Giao việc chongười này giải quyết thì nhất định là ổnthoả. Giao việc cho người kia làm chắcchắn là sẽ hoàn thành tốt. Ai bộc lộ đượcnhững phẩm chất vượt trội, được kỳ vọnghơn so với những người bình thườngkhác là người được tín nhiệm.

Trong xã hội con người,thường thì nếu không được mọi người đặtlòng tin, không được trọng dụng thì khómà làm nên trò trống gì.

Thống đốc ngân hàng điềuhành khối lượng tiền lớn theo sự uỷ thác

Page 429: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tin tưởng của người gửi, của khách hàng.Bộ trưởng, tỉnh trưởng được giao trọngtrách đảm bảo lợi ích trong cuộc sống vàdanh dự của người dân. Do học đượcmọi người tín nhiệm, được tin tưởngtrọng dụng nên mới có thể hoàn tất đượcnhững công việc lớn như vậy trong cuộcsống.

Sản phẩm hàng hoá của cácTổ hợp bách hoá Mitsukoshi hayDaimaru giá cả luôn niêm yết rõ ràng,chất lượng bảo đảm, được người tiêudùng tín nhiệm, yên tâm mua. Các tácphẩm của nhà văn Takizawa Bakin, chỉcần thấy tên ông trên sách in là ngườiđọc đã cảm thấy tin tưởng, đặt mua ngay.Vì những nơi này, người này được kháchhàng, được độc giả một mực tín nhiệm.

Page 430: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Cho nên các cửa hàng của Mitsukoshi,Daimaru rất phát đạt. Sách của Bakinbán rất chạy.

Tầm quan trọng của việcđược mọi người tín nhiệm trọng dụng làở chỗ đó.

Yêu cầu một người có sứclực đủ sức vác nổi một trọng lượng sáumươi ký lô mang đúng sáu mươi ký lô.Cho người có tài sản trị giá một nghìnyên vay đúng số tiền một nghìn yên. Đólà điều dĩ nhiên. Nó hoàn toàn không liênquan gì tới việc tin tưởng hay tín nhiệmcả. Quan hệ con người trong xã hội đơngiản như vậy. Trên thực tế, có người bìnhthường chỉ đủ sức lực vác được một khốilượng ba chục ký lô, nhưng người đó chỉcần ngồi mà cũng có thể làm chuyển động

Page 431: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

một khối lượng hàng hoá nặng hàng trămký lô. Có người, tài sản cá nhân chỉ đánggiá một ngàn yên, nhưng nếu được sự tintưởng, tín nhiệm của người khác thìngười ấy có thể điều hành một khốilượng tiền lên tới hàng triệu triệu yên.

Bây giờ tôi đưa ra một số thídụ. Hãy thử giở sổ sách thu chi của mộtthương nhân có tiếng là giàu có ra xemsao. So với số thu vào thì số chi ra gấpnhiều lần. Khoan chênh lệch này cònnhiều hơn so với tài sản của anh ta. Hoára anh ta còn nghèo hơn cả những ngườiăn mày không một đồng xu dính túi. Vậymà tại sao mọi người trong xã hội lạikhông nhìn anh ta với con mắt như vậy.Chẳng cần phải nói ai cũng biết vì anh tacó được lòng tin của xã hội.

Page 432: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Con người, không phải cứ chỉcần có năng lực và cũng không phải docó tài sản lớn là có được sự tín nhiệm.Mà sự tín nhiệm có được là kết quả củacả quá trình tích tụ dần dần bởi tài năngvà trí tuệ, bởi tấm lòng chính trực, lòngthành thật của người đó.

THẬT VÀ GIẢ KHÁC NHAU RASAO?

Trước đây, tôi đã đề cập tớiviệc Trí và Đức đem lại sự tín nhiệm.Tuy vậy, trong xã hội cũng có nhiều kẻtin tưởng là được tín nhiệm nhưng thực tếkhông phải như vậy.

Thầy lang băm thường sơnphết phòng khám hào nhoáng hòng dụbệnh nhân tìm tới. Tiệm bán thuốcthường khuếch đại quảng cáo hòng bán

Page 433: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

được nhiều thuốc. Công ty làm ăn mờ ámlại hay phô trương cái két tiền dẫu nórỗng tếch. Học giả thường khoe khoangthư phòng nhiều sách nhưng chẳng baogiờ đọc. Cũng có kẻ một chữ ngoại ngữkhông biết, vậy mà khi ngồi trong xe ô tôlại cầm tờ báo tiếng Anh ra vẻ nghiềnngẫm. Có người Chủ nhật đi nhà thờ, sámhối rỏ lệ trước lời của linh mục, nhưngsáng sớm thứ hai là vợ chồng lại cãi cọầm ĩ.

Trong xã hội rộng lớn này,thật giả, thiện ác lẫn lộn. Khó mà phânbiệt đâu là tốt đâu là xấu. Cũng cótrường hợp tín nhiệm lầm người, tài đãkhông có mà đức cũng không nốt. Lại cònnhững trường hợp thế này nữa, đó lànhững người sống ẩn dật, trốn tránh xã

Page 434: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

hội. Họ hễ mở miệng ra là "tôi khôngmàng tới danh tới lợi, vì đó chẳng quacũng chỉ là hư danh nhất thời mà thôi."Nhưng trong bụng họ thật ra chính là dobất bình danh lợi mới đi lánh đời đóthôi.

Thế nhưng, nếu chỉ nhìn chămchăm vào mặt cực đoan mà không nhìnhiện trạng muôn màu nhiều vẻ của xã hộiđã vội phê phán thì sẽ ra sao? Cái gìtrong xã hội cũng chê bai phản đối. Nhìnxã hội thấy mọi thứ điều tiêu cực xấu xa.Phải chăng họ thực sự mong muốn sựtiến bộ xã hội.

"Tôi đâu màng tới danh tiếng,tín nhiệm trong xã hội." Thoạt nghe quảlà kêu. Nhưng bản chất của danh tiếngmà bản thân họ không cần tới là gì vậy?

Page 435: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Danh vọng, nổi tiếng theo kiểu tranghoàng phòng khám của thầy lang băm,theo kiểu quảng cáo của tiệm thuốc thìđương nhiên cần phải tránh xa, khôngphải bàn đến. Vì đó là đồ rởm hàng giả,vì người ta bán hư danh.

Đồng thời nhìn từ phía khácthì quan hệ con người trong xã hội khôngphải là tất tần tật đều xấu, đều dối trá vàlừa đảo. Tri thức, nhân cách của conngười có thể ví như thân cây. Còn danhdự, sự tín nhiệm có thể coi là nhữngbông hoa nở trên đó. Vì sao lại khôngchấp nhận việc trồng cây, chăm bón chờngày ra nụ nở hoa? Tại sao lại phải chạytrốn nó?

Đã không suy nghĩ cặn kẽ bảnchất của sự tín nhiệm của xã hội, lại trốn

Page 436: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

tránh tất cả không từ cái gì, chẳng khác gìđã không muốn cho hoa nở mà còn giấunốt giá trị của cây nữa. Làm như thế cóích lợi gì. Trái lại sẽ làm hại cho xã hội.Tự mình tiêu diệt sự sống, tiêu diệt sựhữu ích.

CẦN NÓI VỀ BẢN THÂN MÌNH Vậy thì có nên mong vào

vinh hạnh và tín nhiệm hay không? Điềunày cần phải có câu trả lời rõ ràng. Tôinghĩ là cần nhưng phải dựa vào nỗ lựccủa bản thân. Khi đó, cần phải xác địnhrõ vị trí của mình và đòi hỏi người khácphải đánh giá đúng về mình.

Có được sự tín nhiệm của xãhội bằng chính sự nỗ lực của mình, cũnggiống như người hàng xáo cân và bángạo vậy. Kẻ dốt khi khách cần mua 10 ký

Page 437: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

lô lại cân lên thành 10.3 ký. Kẻ gian lậnthì cân thiếu đi thành 9.7 ký. Lẽ ra kháchcần 10 ký lô thì phải cân đủ cho khách,không thừa không thiếu. Sự chênh lệchdù chỉ là 2 hoặc 3 phần trăm, nhưng tíchlại sẽ có được khoản lời lớn. Có thể cóngười cho như thế là biết cách làm ăn.Nhưng nhìn từ góc độ đạo đức kinhdoanh, kẻ gian lận là kẻ đáng bị lên án.

Khổng Tử có câu "Đừngbuồn vì người không biết ta. Hãy buồn vìta không có cái gì để người biết". Câunày có nghĩa là người có tài có đức thìkhông buồn phiền vì không được nhìnnhận. Ngược lại họ lo lắng vì không cótài đức gì để người khác biết đến. Lờirăn này đã là một chủ trương nhằm thayđổi một tập quán xấu thịnh hành trong xã

Page 438: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

hội lúc đó. Vậy mà các nhà hủ nho hậu

thế lại hiểu sai, cho rằng cứ thu mình lạilà được. Không cần tranh luận, khôngcần biểu lộ tình cảm ra mặt, không cườikhông khóc trước mặt mọi người. Nhưthế mới là thanh cao tao nhã. Họ sùngbái những học giả vô cảm miệng câmnhư hến. Thật là kỳ quặc!

Chúng ta cần phải rũ bỏ, phảithoát khỏi cái tập quán làm người ta trởnên chán ghét như thế. Phải tham gia vàoxã hội con người sống động, giao tiếpvới mọi tầng lớp, tìm hiểu mọi sự vật,biết người và để mọi người biết mình.

Vậy thì phải làm thế nào đểthoả sức phát huy được tính cách và thựclực thực sự của bản thân, làm thế nào để

Page 439: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cống hiến cho xã hội. Muốn vậy cần bốnđiều kiện sau.

COI TRỌNG TIẾNG MẸ ĐẺ Phải học cách nói năng.

Đương nhiên không được xem nhẹ cácbài viết, các tác phẩm, vì chữ viết vốncó vai trò quan trọng trong việc chuyểntải suy nghĩ của mình cho độc giả. Nhưngđể thông báo trực tiếp những suy nghĩcủa mình cho mọi người xung quanh, thìkhông có gì hơn là nói chuyện. Vì thế cầnhọc nói cho trôi chảy, lưu loát, sinhđộng. Gần đây, nhiều cuộc diễn thuyết đãđược tổ chức. Ngoài cái lợi là đượcnghe những vấn đề diễn giả đề cập, còncó cái lợi nữa là cả người nghe lẫnngười diễn thuyết đều cùng học đượccách diễn đạt, cách nói chuyện.

Page 440: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

Vô phúc phải nghe bài nóicủa những diễn giả ngôn ngữ nghèo nàn,diễn đạt khô khan thì thật là buồn chán.Ngay thầy giáo đứng trên bục giảng, cáchdiễn đạt cũng rất quan trọng. Ví dụ đểgiải thích về một loại khoáng chất như"thạch anh" chẳng hạn. Nếu chỉ hướngxuống học trò với khuôn mặt nghiêm nghịvà nói một câu khô khốc: "Đây là viênthạch anh" thì dĩ nhiên học trò cũng hiểu.Nhưng nếu thầy giáo giảng giải tỷ mỉbằng từ ngữ sinh động thì chắc rằng sẽhấp dẫn các em hơn. Ví dụ có thể nói"Các em hãy nhìn vào cái trên lòng bàntay thầy và đoán xem nó là cái gì? Trônggiống hòn bi phải không nào? Trong nhưthuỷ tinh phải không nào? Thực ra khôngphải là thuỷ tinh mà là một hợp chất

Page 441: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

được khai thác từ mỏ. Tỉnh Yamaken córất nhiều. Người ta gọi nó là thạch anh."

Không học cách nói, cáchdiễn thuyết là nguyên nhân chính làmnghèo nàn cách diễn đạt ngôn ngữ. Gầnđây, sinh viên có xu hướng sính tiếngAnh vì cho rằng tiếng Nhật thật bất tiện.Là người Nhật Bản mà không nói sõitiếng mẹ đẻ, không dùng trơn tru tiếngNhật thì thật là tệ hại. Tiếng mẹ đẻ pháttriển cùng với sự tiến bộ của văn minh.Người Nhật phải rèn giũa tiếng Nhật,phải nỗ lực học cách trình bày vấn đềmột cách trôi chảy mạch lạc.

KHI GIAO TIẾP NÉT MẶT CẦNTƯƠI TẮN,

ĐỪNG ĐỂ NGƯỜI TA GHÉT Mới gặp nhau lần đầu mà

Page 442: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

người đối diện lại mang bộ mặt khó đămđăm, được khen mà cũng không dám nởnụ cười vì sợ trở thành vô duyên, thì quảlà chẳng biết nói thế nào.

Việc biểu lộ vẻ mặt tươi tắn,sinh động là một điểm rất quan trọngtrong giao tiếp giữa người với người. Vìsao vậy? Bởi vì sắc mặt của con ngườigiống như cánh cửa vào ngôi nhà vậy. Đểgiao tiếp, để bạn bè, khách khứa đếnchơi, cửa nhà phải luôn rộng mở, sạchsẽ.

Muốn giao tiếp sâu với ngườikhác mà lại không chú ý đến sắc mặt,dung nhan, chỉ tin vào cách ngôn củaKhổng Tử, lúc nào cũng ra vẻ quantrọng, cao đạo thì có khác nào mời kháchtới chơi mà lại treo lủng lẳng bộ xương

Page 443: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

người trước cổng, để cỗ quan tài ngánglối ra vào nhà. Thế thì ai dám lại gần?

Trên thế giới, nước Phápđược coi là cái nôi của văn minh, làtrung tâm văn hoá và tri thức của nhânloại. Một trong các nguyên nhân đó làkhí chất của quốc dân. Động tác củangười Pháp lúc nào cũng nhanh nhẹn,cách nói năng hoạt bát, sôi nổi, vẻ mặtvui vẻ làm người ta dễ gần, dễ tiếp xúc.

Cũng có người sẽ nói rằng:"Lời nói và dung nhan là do bẩm sinh, cócố gắng sửa cũng không được. Có ai rỗihơi đâu mà cứ phải để ý hay bàn luậnchuyện này". Ừ thì có thể như vậy.Nhưng tưởng vậy mà không phải là nhưvậy. Tinh thần của con người càng hoạtđộng càng phát triển. Nó cũng giống như

Page 444: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

cơ bắp nếu thường xuyên tập luyện thì sẽphát triển và rắn chắc. Hoạt động tinhthần sẽ làm cho cách nói năng, sắc mặtdung nhan cũng trở nên tốt hơn đẹp hơn.

Vậy mà định đem vứt bỏ hoạtđộng tinh thần, trở nên vô cảm, câm nhưhến theo tập quán cổ hủ xưa nay củangười Nhật quả là sai lầm lớn. Cho nên,chúng ta luôn phải lưu tâm, đừng quênhọc cách nói năng, cách biểu lộ tình cảmtrong cuộc sống hàng ngày.

VẤT BỎ HÌNH THỨC,HÃY THẬT LÒNG, THÀNH

THỰC Cũng có người thế này: "Nói

như ông thì có tô điểm bộ mặt cũng chỉ làtô điểm bề ngoài thôi. Vả lại, trong giaotiếp như thế thôi không có đủ. Còn phải

Page 445: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

sắm sửa trang phục đắt tiền nữa, lại phảibày vẽ đồ ăn thức uống, người không hợptrong tính cách và suy nghĩ cũng vẫn phảitiếp, lại còn phải mở tiệc khoản đãi nữachứ. Như thế chẳng phải là xúi bẩyngười ta chạy theo hình thức bề ngoàihào nhoáng tốn kém đó sao?". Ý kiến nàycũng có cái lý của nó, nhưng hình thứckhông phải là bản chất của việc giaotiếp. Hình thức làm trở ngại trong giaotiếp. Nếu coi hình thức là bản chất củagiao tiếp sẽ sinh ra tập tục xấu. Cũnggiống như bản chất của thức ăn là dinhdưỡng. Dinh dưỡng nuôi sống cơ thểnhưng nếu ăn nhiều gây bội thực, làm hạicơ thể. Giao tiếp của con người cũngvậy. Trong thân mật, cần thẳng thắn chứkhông cần hình thức. Chạy theo hình thức

Page 446: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

bề ngoài không phải là bản chất của giaotiếp. Trong cuộc sống không có quan hệnào thân thiết như quan hệ vợ chồng concái. Có lẽ mối quan hệ đó được duy trìbằng sự bộc trực không che đậy, bằngtấm lòng chân thực ngay thẳng. Chỉ khinào gột bỏ che đậy bề ngoài, hình thứcbộc trực mới có được thân thiết yêuthương. Sự thân thiết hoà thuận ở chỗbộc trực, thẳng thắn. Người đời thườngchê những người hời hợt, những ngườikhông có ý tứ, những người nhạt nhẽo...cũng là cách đề cao thái độ thẳng thắngthân mật.

TÌM KIẾM BẠN MỚI,KHÔNG QUÊN BẠN CŨ

Trong cuộc sống, có mộtthực tế là nhiều người không muốn quan

Page 447: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

hệ với người khác chỉ vì suy nghĩ khácnhau. Trong xã hội, học giả chỉ chơi vớihọc giả, bác sĩ chỉ chơi với bác sĩ. Cótrường hợp, cùng học một trường, sau khitốt nghiệp, người trở thành viên chứchành chính, người thì buôn bán làm ăn,cả hai không gặp nhau, đôi khi thành ghétbỏ nhau, thật là không biết phân biệt.

Khi giao tiếp, phải mongmuốn có bạn mới nhưng không đượcquên bạn cũ. Hai phía không thử giaotiếp quan hệ thì không thể hiểu ý muốncủa nhau. Và đã không hiểu được ý muốncủa người đối diện cũng có nghĩa làkhông thể hiểu được đối phương.

Còn để có bạn thân thì khôngđơn giản như vậy. Chơi với mười ngườicó được một người làm bạn là tốt rồi. Và

Page 448: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

chơi với hai mươi người thì chẳng phảisẽ có được hai người bạn hay sao? Bướcđầu của việc "biết người và được ngườibiết" chính là ở chỗ này. Sự tín nhiệm,danh dự.. nên tạm gác sang một bên.Trước hết cứ làm sao để càng có nhiềubạn càng tốt.

Xã hội có đủ mọi hạng người,nhưng con người không phải là quỷ, cũngkhông phải là mãng xà. Kẻ xấu cũngkhông nhiều tới mức gặp ai cũng thấyngười đó có ý định làm hại mình. Đừngquá cả nghĩ hay sợ hãi, đừng khách sáo,phải giao tiếp thẳng thắn và thực tình.

Điều quan trọng trong việcmở rộng giao tiếp là phải có tấm lòngrộng mở, quan hệ với mọi giới trong xãhội, không bó hẹp. Gặp gỡ bạn bè, có thể

Page 449: Tri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu ... fileTri thức và phát triển. Nhà xuất bản Trẻ Nhóm nghiên cứu Nhật Bản Người dịch:

là bạn học vấn, bạn làm ăn, bạn đánh cờ,bạn hội hoạ... Trong mọi trường hợp ởthích đầu là phương tiện để giao tiếprộng, có khi chỉ là tách trà, cốc nước,hay bắt tay cũng được.

Xã hội vô cùng rộng lớn,quan hệ giữa người với người cũng vôcùng phức tạp. Chẳng lẽ suốt cả một đời,con người chỉ biết sống như lũ cá thờnbơn ngoe nguẩy trong lòng giếng hẹp làtoại nguyện hay sao?

Tháng 11 năm Minh Trị thứ chín(tức năm 1876)