Transcript of oral history interview with Phan Quang Phuc ...

76
Version 3 August 20, 2018 Oral history interviews of the Vietnam Era Oral History Project Copyright Notice: © 2019 Minnesota Historical Society Researchers are liable for any infringement. For more information, visit www.mnhs.org/copyright.

Transcript of Transcript of oral history interview with Phan Quang Phuc ...

Version 3 August 20, 2018 

Oral history interviews of the Vietnam Era

Oral History Project

Copyright Notice: © 2019 Minnesota Historical Society

Researchers are liable for any infringement. For more information, visit www.mnhs.org/copyright.

50

Phan Quang Phúc, Nguyễn Thị Hồng Hoa, Nguyễn Quốc Thịnh

Narrator

Trần Thị Minh Phước

Interviewer

August 22nd, 2018

Brooklyn Park, Minnesota

Interview conducted in Vietnamese. Translated into English by Trần Thị Minh Phước Translation located in the second half of the book.

Phan Quang Phúc -PP Nguyễn Thị Hồng Hoa -HN Nguyễn Quốc Thịnh (guest) -TN Trần Thị Minh Phước -PT PT: Tôi tên là Trần Thị Minh Phước.Tôi đang thực hiện cuộc phỏng vấn anh Phan Quang Phúc, sĩ quan Hải Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Brooklyn Park , Minnesota. Xin chào anh Phúc. PP: Tui xin chào cô Phước.Tui là Hải Quân Đại Úy Phan Quang Phúc. PT: Phước rất hân hạnh hôm nay được anh Phúc cho phép cuộc phỏng vấn này. Anh Phúc có những thắc mắc gì không? PP: Dạ không, chúng tôi đang sẳn sàng để được cô Minh Phước phỏng vấn và đóng góp tư liệu, cái gì có lợi cho cái cuốn dử liệu sau này để cho con cháu nó có dịp coi lại cái trình trạng của ông cha đi trước để lại cho chúng. PT: Dạ cám ơn anh Phúc và rất được hân hạnh phỏng vấn anh Phúc hôm nay. Trước hết xin anh nói về thời thơ ấu, anh sinh ra ở đâu, năm nào, cách sinh sống, gia đình, cha mẹ và các anh chị em. Anh có thể kể một chút về họ và bản thân anh. PP: Dạ tui sinh ra tại Quảng Nam, Điện Bàng, làng Phong Thử, một làng quê mà nhiều báo chi văn học gán cho cái Nôi của cách mạng Miền Trung ...thực vây tư Phong trào CÂN VƯƠNG ,Phong trào VĂN THÂN cho đến Phong trào DUY TÂN, sĩ phu cả nước thường quần tu về đây để bàn chuyện nước non. ..dĩ nhiên cái NÔI ấy đa ảnh hưởng đến gia tộc tôi và nhân dân quanh vung không it, nghia là luôn luôn chống Phong kiến, chống Thực dân, chống sưu thuế v..v.. Thời thơ ấu tui nói vun đó là vun lửa đạn cho nên cũng gặp rất nhiều cái khó khăn trong việc tiếp tuc học hành. Sau một thời gian được dịp may mắn. Tư năm 50, được may mắn xuống Hội

51

An học rồi sau đó thời gian sau thì gia đình gặp khó khăn, cha mẹ thì đang ở vun xôi đâu.Tui có về quê rồi kẹt luôn. Bắt đầu năm 1953 thì không học nữa và ở nhà phu giúp cha mẹ. PT: Dạ xin anh cho các em sau này, cho con cháu mình được biết khi nói về vun xôi đâu, có nghĩa là thế nào? Xin anh cắt nghĩa thêm. PP: Vâng thưa cô, trong chiến tranh Việt Nam những vung quê không hoàn toàn an ninh; ban ngày thuộc quyền kiểm soát của quốc gia và ban đêm là của việt cộng nên gọi là vung xôi đâu. Cái thời mà ông già tui làm, có lẽ ông Trung Tướng Lữ Lan bây giờ kêu gọi ông già tui là chánh tổng đó. Thì cũng được một thời gian khi mà Trung Quốc nó xong giải phóng ở bên nước Trung Quốc, nước Tàu đó thì Việt Minh hoạt động mạnh cho nên tui phải bắt đầu tư đó tui xuống Hội An tui học được ba bốn năm, rồi sau đó năm 53 tui trở về tui kẹt luôn, thôi học lúc rất nhỏ. PT: Dạ rồi sau đó rồi anh về trở lại Cát Lái hay ở đâu anh? PP: Không, không, cái đó là thời thơ ấu. PT: Dạ, dạ thời thơ ấu, dạ và xin anh nói rỏ lại cho em biết. PP: Sau đó may mắn là khi năm 54 đình chiến rồi thì tui cũng ở nhà tiếp tuc giúp ông già, bà già vì cũng có i ruộng đất để làm ăn nhưng mà sau rồi thì cũng tự ái dân tộc nên tui nhảy đi học lại. Đi học lại thì rất khó khăn, tui học nói đúng ra ở nhà có ông em ổng có học, tui chỉ dòm nó thôi, thời tui học thì cũng có đâu ba chử Pháp Văn tui biết thì tui nhảy một phát, không có đệ ngũ, đệ luc gì hết, tui học đệ tứ, lúc đó rất khó khăn, bạn bè cũng biết học là hổng biết gì hết thành bị thầy đánh hoài nhưng mà trường Nguyễn Duy Hiệu tui học đó là may có mấy ông thầy cũng quen cho nên ổng đánh mà ổng không đuổi.Thế là chín mươi mấy đứa sau giới thiệu khoảng 54 người đi thi Trung Học.Tui giống như chó táp phải ruồi, tui lại được đâu ngay trong đó, là một người trong đó. PT: Anh phải giỏi chớ, anh phải giỏi mới đâu chớ. PP: Cũng là may, thich đi học vây thôi chớ không có giỏi đâu. [laugh] Thì sau đó thì tui được đâu, đi học đệ tam Trần Quý Cáp Hội An, trường công thì tui cũng may mắn lại vô đó cũng top 5 ở trong đó thành ra tui học được mấy năm, học cho đến… nói như vây có nghĩa là đi học trể đó. Năm 65 tui mới đâu tú tài ban toán. PT: Dạ tú tài hai ban toán. PP: Dạ. PT: Dạ. Rồi anh gia nhâp quân đội năm nào, anh tình nguyện hay là bị tổng động viên? PP: Dạ may mắn là gia đình tui có ông anh ở miền Trung nên tui cứ tiếp tuc đi học, vưa học vưa làm để giúp gia đình, 64 là việt cộng nó về nó chiếm hết quê rồi cho nên tui phải bươn chải đi giúp gia đình. Tư chỗ quê tui mà ra tới Đà Nẳng là 30 cây số, giúp gia đình thì vô Sài Gòn có đôi

52

lúc đi đạp xích lô hà. Đi học thì hình như năm 66 tui bị, hình như nghe người quen nhắn vô là tui bị động viên, nhưng mà năm đó tui đa nọp đơn tui đi Hải Quân rồi, coi như tình nguyện cũng có. PT: Dạ. PP: Đúng ra là tình nguyện. PT: Tình nguyện, dạ. Anh đi trong Hải Quân bao nhiêu năm anh? Anh đầu tiên vô là cấp bâc nào? Và hiện thời, lúc đó đến năm 75 là anh cấp bâc nào? PP: Thưa thời gian học 2 năm. -Năm thứ I là sinh viên sĩ quan ,hưởng lương trung sĩ và học những môn như cơ bản quân sự, vo thuât, vũ khi, vân chuyển,hải pháo, ly thuyết thuyền bè ,cư học ứng dung, ,điện;điện ky nghệ; toán học đại cương ..v..v - Nămthứ II là sinh viên sĩ quan chuân uy và hưởng lương chuân uy. Học các môn như hàng hải, thiên văn, toán học đại cương; điện va điện tử, vân chuyển chiến thuât giao tiếp hải quân v.v. Thế là năm 1969, hơn hai năm tui ra trường, tháng 7 1969. PT: Dạ trường huấn luyện nằm ở đâu anh? PP: Dạ trường Sĩ Quan Hải Quân nằm chung vơi trung tâm huấn luyện hải quân toạ lạc tại Nha Ttrang. PT: Dạ, rồi lúc đó anh có lâp gia đình chưa? PP: Dạ thưa chưa, lo bản thân chưa đủ đâu lâp gia đình [laugh] PT: Vây là anh lâp gia đình năm nào? PP: Dạ năm 1974 mới lâp gia đình. PT: Dạ. PP: Ra trường là tui cũng may mắn là hai năm đi tàu biển. Dạ tôi phuc ở Bộ Tư Lịnh Ham Độ, trên Hộ tống hạm ĐÔNG ĐA PCE HQ 07. PT: Dạ. PP: Dạ hai năm đi tàu biển. Rồi trong thời gian đi biển thì cũng có may mắn đi qua ở bên Guam được một năm. PT: Dạ.

53

PP: Sau khi thời gian đi biển thì tui không biết sao Trời xui đất khiến là đưa tui lên làm chỉ uy phó của cái đài kiểm báo Vũng Tàu, làm đài kiểm báo Vũng Tàu thì hai tháng sau, ba tháng sau tui được lên làm chỉ huy trưởng ở đó, dạ. PT: Với cấp bâc gì anh? PP: Dạ lúc đó tui mới trung úy thôi PT: Dạ. PP: Dạ năm 1971. PT: Dạ anh có thể cho em biết là một ngày trên biển là thế nào? Anh làm cái gì…cái gì? PP: [Sign]..Ôi nói cái chuyện đi biển tui.. thì tui nó bầm dâp lắm vì bởi vì lúc tui ra trường là đàn anh ở trên chiến hạm tui là HQ 07 tức là Tuân Dương Hạm ở ngoài biển , Hộ Tổng Hạm đó ở ngòai biển…thì tui lên thì đàn anh tui đi hết, có ba người cùng một khóa xuống cái tàu đó thì một ông cơ khi và ai người chỉ huy thì tui lại nắm tất cả những chức vu trên đài chỉ huy là ông hạm trưởng ông thấy mình làm việc năng nổ, ổng giao nhiều trách nhiệm quá và tui bị quay giống như là dế đó [laugh]. Ở trên chiến hạm thì có các sĩ quan mà vân chuyển, tức là mình phải lo vân chuyển con tàu đi nói chung vây, rồi trọng pháo, rồi âm thực, binh lương, rồi thám xúc, nghĩa là những cái ngành chinh rên đó tui hầu như tui giữ hết, dạ. PT: Dạ rồi lúc đó anh và các đại đội trên tàu yểm trợ cho ai anh? PP: Công tác chinh chiến hạm là tuần dương kiểm soát và bảo đảm an ninh, ngăn chân sự xâm nhâp của tàu địch trên lanh hải trách nhiệm, bảo vệ ngư trường và hổ trợ ngư dân...Riêng cá nhân sĩ quan và đoàn viên trên chiến hạm mỗi người có nhiệm vu riêng phải thi hành thường thường tư 10 đến 12 giờ/01 ngày...không kể lúc vào nhiệm sở tác chiến. PT: Rồi lúc đó…anh có bắt được cái tàu nào không? Và lúc bắt thì mình phải làm thế nào? PP: Dạ thưa chưa ...Rất tiếc ! Hai thời gian tui đi 2 năm đó thì nói đúng ra không có chặn bắt được cái nào hết; thường thường là đi kiểm soát những cái ghe đánh cá trong đó nó có nguy trang, có thể có lúc mà chặn mình bắt mà được đó thì có thể ở trong bờ nó động nó nhảy xuống ghe nó ra ngoài biển, thì cái đó có. PT: Rồi khi mà anh ở ngoài tàu là bao lâu anh mới được vô đất liền? Hay là cái việc nghỉ làm, tức là làm bao nhiêu ngày ở trên tàu hay là làm sao anh kể cho em nghe. PP: Thưa một chuyến công tác thường là 02 tháng mới về hâu cứ đất liền, nghỉ năm bảy ngày rồi lại đi ra biển công tác. Lên tàu thì một chuyến công tác thường thường là 2 tháng đi một vùng nào đó mà trong thời gian thì thường thường tui đi vun 1 hay vu g 2 chớ không có đi vu g 3 Duyên Hải hay vùng 4 Duyên Hải, hồi đó chưa có vun 5 Duyên Hải, vùng 1 ở ngoài, cũng vu g 1, vùng 1, vùng 2, vùng 2, vùng 3 cũng y vây, vùng 4 cũng vây. Vùng 4 nó đóng ở trại Phú Quốc, còn mà vùng 5 Duyên Hải thì đóng ở Cà Mau thì tui…

54

PT: Anh ở vùng mấy? PP: Tui ở đó thuộc bộ tư lệnh hạm đội, tàu là thuộc bộ tư lệnh hạm đội. Hải quân nó có 2 cái hành quân gọi là hành quân sông và hành quân biển. Trong hành quân biển nó có bộ tư lệnh hạm đội. Bộ tư lệnh hạm đội nó chia ra làm 2 nhánh là tàu chiến và tàu vân tải đi tiếp tế lương thực đó. Tui ở vô thuộc loại tàu chiến đi tác chiến. PT: Dạ đi tác chiến hả anh? PP: Vâng, hạm đội là đơn vị tác chiến. Thường thường thì tàu nó ra đi công tác 2 tháng mới trở về Sài Gòn 1 lần, mổi lần như vây là đi 7 ngày, đi ngoài khơi đó. Xong hết lương thực thì quay vô một cái thị trấn hay xã nào đó, chổ nào có chợ búa mình vô đi chợ mua thức ăn đầy đủ rồi trở ra đi công tác suốt ngày, đi tới đi lui ngoài biển đó dạ. PT: Nhưng mà tàu tác chiến của anh chắc trang bị đầy đủ hả anh hả và có tất cả bao nhiêu người trên tàu đó? PP: Trên tàu thường thường cấp số của nó có chưng khoảng 1 trăm hai mưới mấy người, 127..128 người đó, khoảng dưới 130.Trong số hải quân tương đối đầy đủ nhưng có thể là chưng khoảng 1 ông hạm trưởng, sĩ quan chưng 7 người, còn bao nhiêu là lính hạ sĩ quan. PT: Rồi cái tàu nó lớn không anh? PP: Như Cô đa biết trong hồ sơ giải mât,chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến không được thắng; lạ quá nhĩ cho nên cả ba Hải +Luc + Không quân VNCH toàn xử dung hàng out of date tư thế chiến thứ II..ta đang xài trọng pháo thì đich đa xài hoả tiển. Trên chiến hạm tôi lúc đó có 128 người. Ồ, tàu nó thì một loại có thể là hạng 3, hạng tư gì của hải quân đó, cũng ở trên đó có lớn nhất là trọng pháo 76 ly hai và ở hai bên hông có 4 khâu trọng pháo 40 ly. Rồi đại liên, đại khái nó không có… giống như dạng trên tàu đệ nhị thế chiến. Hải quân My trang bị cho mình. PT: Hồi nảy khi em muốn nói lại là hôm nay là cái ngày phỏng vấn của mình là ngày 22 tháng tám, 2018. Thành ra em muốn mình nhắc lại để cho người ta biết là ngày phỏng vấn hôm nay. Và hồi nảy em muốn hỏi anh rỏ lại là anh tên gì và anh đánh vần nguyên cái tên của anh cho em biết. PP: Da.. À hải quân …nó có cái rắc rối như vây là Hải Quân Đại Úy Phan Quang Phúc. P.H.A.N Q.U.A.N.G P.H.U.C PT: Dạ vây anh là đại úy Phan Quang Phúc, phải không anh? [laugh] Dạ rồi… anh cho em biết là lúc 75, 30 tháng tư là lúc đó anh đang ở đâu? PP: Thưa tôi đang ở Giang Đoàn 91 truc lôi đồn trú tại Cát Lái với chức vu chỉ huy phó PT: Rồi lúc đó cộng sản có kêu anh đi làm việc lại không ? và nó cũng bắt đầu kêu gọi quân nhân Việt Nam Cộng Hoa,tâp trung một chỗ anh có tuân hành không?

55

PP :Thưa không, ngày 30/4/75 Đơn vị tôi 91/ TL và đơn vị bạn 93/ TL đang đánh nhau với việt cộng trên Sông Cát Lái nên không biết hai tin nầy. PT: Lúc đó anh bao nhiêu tuổi anh? PP: 75 là 30 rồi đó. Tuổi tam thâp như lâp đó cô. PT: Dạ 30. PP: Giờ chót tui đa l m tiêu hết 2 ông trung úy, một số hạ sĩ quan, 4, 5 người nữa và chìm mấy chiếc tàu nho nhỏ cho nên…thế là tui lên tàu chở mấy ông sĩ quan cũng như linh ị đung trân đó, đung trân là trân bất ngờ, mình có đánh nhưng bất ngờ nên mình thua, thua là bị nó bắn chìm đó, thì cái đó dông dài lắm, thì tui chở tất cả những cái xác, 6 xác về tui bỏ trước bộ tư lệnh Hải Quân đó. ..những cái nhân đoàn lúc đó là những đơn vị hải quân ở Cát Lái, mấy đơn vị ở bưng người ta đi gần hết rồi. Hồi đó là tui không đi trình diện đó. Đi về ở Thủ Thiêm rồi mới qua sáng quay trở lại, lúc đó việt cộng nó chưa chiếm được Cát Lái cho nên quay lại không ngờ bên kia tàu đang u u ới…đi lấy lương thực thì bên kia xe tăng Cát Lái đâu, bên Phước Ly đó, thổi qua trúng tàu mình, anh em bị thương, nó bắn trực xạ, bị chết cũng ba, bốn…tất cả 6 người trong đó có hai ông trung úy. PT: Dạ. PP: Còn một số bị thương. Sau đó thì tui bỏ xác đó tui leo lên tàu tui đi, đi một đoạn ra tới Nhà Bè rồi tui nghĩ hồi đó mất nước đi đâu cho nên tui quay trở lại, câp vào kho tư Khánh Hội và tui lên bờ... PT: Lúc đó con b o nhiêu người trên tàu anh còn lại? PP: Đơn vị tôi con 15 chiến đỉnh khiển dung và khoảng 50 quân nhân hiện diện. Còn lại tàu, lúc đó không phải lọai tàu tui đi tàu biển và đó là lọai tàu sông. Tàu sông thường thường một chiếc vây chưng 7 người hà. 5 người…7 người đó đi chiếc tàu PBR hay Tango, Zippo chạy rẽ nước trên sông đó giống như mấy cái xe. Cái tàu mình thấy bình thường là trên sông, trên sông nó chạy dử lắm, chạy bằng phản lực mà, thành thử ra tui câp ở kho tư Khánh Hội rồi lột hết áo quần đi bộ về trốn ở dưới nhà thờ Bà Chiểu. PP: Dạ xin anh cho biết cảm tưởng tư lúc đó của anh như thế nào? PP: Trước 30/04/75 tôi nghĩ không thể thua dễ dàng như vây, con nước con tát....nhưng khi nghe lệnh buông súng đâu hàng thì vô cung hoang mang không biết ngày mai sống chết ra sao? Tối 30/4 mới lang thang về nhà vợ ở Hàng xanh nằm chờ "cái gì đến sẽ đến"....... HN: 30 . PP: 30 tui mới bò tới nhà, lúc đó gia đình ở Hàng Xanh.

56

PT: Vây là lúc đó anh đa lâp gia đình rồi. PP: Rồi. PT: Dạ anh đa lâp gia đình năm nào? PP: Dạ 74. PT: Lúc đó chắc anh chưa có con, chỉ có anh chị thôi? PP: Dạ chưa con nhưng bả đang cấn thai đứa con gái đầu HN: Năm 75. PP: Thì biến cố 04/75. Dạ. PT: Rồi Lúc đó anh có nhớ là chị thế nào khi mà thấy 30 tháng tư, nó vô rồi thì thấy anh trở về. Cái cảm giác của chị lúc đó anh con n ớ như thế nào không? PP: [Laugh] Lúc đó bấn loạn hết…Chắc bả rất mưng khi tôi con sống...nhưng vui thì không. PT: Dạ. Rồi lúc đó thì là…em biết là anh có đi học tâp. Thì lúc anh trở về nhà với gia đình thì bao lâu anh mới ra trình diện với tui nó để nó đưa mình vô cái….cái trại học tâp? PP: Dạ đi tu khổ sai chứ học tâp gì...Tôi có 2 lần trình diện. Lần đầu vào ngày 1 hoặc 2/5 gì đó tui nó thông báo là hải quân phải ra trình diện tại Bô tư lịnh Hải quân/Sàigon , Tôi trình diện với Ông khóa đàn anh Hải quân cuả tôi nguyên HQ/Đại uy Trần ngọc Đ.....mang băng Đỏ, nguyên tuy viên Tư lịnh Hải quân. PT: Dạ, tức là anh với ông anh của anh, hai người đi ra cùng một lượt hay là sao anh? PP: Ông anh chắc có thể ổng nằm vùng [laugh]… ổng bây giờ ông mang băng đỏ, tui xuống bộ tư lệnh trình diện ổng. PP and PT [Cưoi PT: Là cái ông việt cộng đó hả anh? PP: [Cười] Rồi sau này vô trong trại, trại tù ở trại tù Hóc Môn thì gặp ở chung với ổng nửa. Ổng cũng vẫn bị đi nhưng mà cũng chỉ đi chắc khoảng 1 năm rưởi, 2 năm thì ổng về, dạ. PT: Dạ trong lúc đó thời gian mình học đâu có biết ai là nằm vùng anh hả. Khi mà 75 rồi thì mình mới biết được há thì anh rất bở ngở phải không? PP: Dạ đúng vây ...cháy nhà mới loi ra mặt chuột ....thực tình mà nói trước 75 mình rất thờ ơ với chinh trị nên Sinh viên học sinh dễ bị cộng sản lợi dung xuống đường biểu tình thôi.

57

PT: Tức là ngoài tầm tay của mình, không biết người ta có tin mình không cho nên mình không thể nói anh hả. PP: Không, không phải ngoài tầm tay mà là ngoài sự quan tâm chinh trị cuả quân dân miền Nam PT: Rồi kế anh cho em biết cái lúc mà nó kêu anh tới rồi anh đến trình diện rồi anh cũng vô học tâp, anh nói ở Hóc Môn hả anh? Anh đi Hóc Môn rồi anh ở Hóc Môn bao lâu? Rồi nó có chuyển anh đi trại khác hay không? PP: Dạ, ngày 24/6/75 tôi trình diện ở trường Vo Trường Toản ,ngày 25/6 lên xe bit bung đi ra trại Long Giao. Xin chú y với qui vị là chủ trương của cộng sản không bao giờ để tu nhân ở lâu một chỗ, nhất là tu chinh trị.Thông thường chưng một năm thì chúng chuyển đi nơi khác ...do đó tôi lần lượt đa qua các trại: Long Giao-Hốc Môn- Kà Tum về lại Long Giao- về lại HốcMôn. Đến đầu năm 1978 chúng chuyển lên trại Gia Trung, một tổng trại rộng lớn giữa núi rưng Tây Nguyên bao la do tui bo vàng công an cai quản ...Điều đáng thưa cung qui vị là tổng trại gồm có sáu trại nhỏ ,chúng gọi tắt là " T " tất cả nằm quanh quân bên một dong suối "tôi quên tên", tất cả TU chúng tôi đều tắm rửa ,giặt giũ ,ngay cả vo gạo và rửa rau đều ở đó,mà THƯƠNG NGUỒN của dong suối cách trại khoảng 2 km là trại PHONG CUI cua người THƯƠNG...Hởi những TU NHÂN trại GIA TRUNG giờ nầy có bao nhiêu người đa lây bịnh phong cùi? HN: Võ Trường Toản PP: À Võ Trường Toản, Trưng Vương đó thì ở đó một ngày nghĩa là nó đưa đi về…đi ra tuốt ở ngoài Long Giao. Long Giao là hâu cứ của Sư Đoàn 18. Ở đó được….chưng sáu bảy tháng thì nó đưa về Hóc Môn. Dạ đưa về Hóc Môn rồi gặp lại ông đó rồi anh ông đó và mấy ông kia vây đó. PT: Dạ. Rồi lúc đó anh gặp ông đó rồi anh làm sao? PP: Có ...năm 1976 tôi găp ông ấy ở T-5 Hốc môn và tránh xa ông ấy như tránh hủi Rồi ổng vô…vô đó chắc cũng nhìn nhìn thôi, cũng lánh xa, không dám lại gần [cười ], lánh xa; cũng có nhiều người mình vô đó mình biết, gặp bên đó mình mới đứng chưng hai người nói chuyện thì khoảng 1 phút là có chuyện rồi, cho nên những người đó thì lánh xa. Có chuyện gì thì không thấy nó thì nói chuyện môt hai người cũng được nhưng mà thấy nó thì thôi… PT: Tại sao ổng cũng lại bị vô tù vây anh? PP: Không ro...Tiếp tuc lâ công chăng ? Ồ cái chuyện vô tù thì nó muốn về sớm, nó muốn lấy điểm, nó làm antenne, rồi những người đó có thể là nằm vùng rồi, nó cũng bắt hốt vô đó hết, đôi lúc nó đưa những người đó vô người ta bằng mọi giá để lấy công chuộc tội, thành ra mình bị dể bị lây vạ. PT: Dạ rồi anh có nhớ là một ngày ở trong cái chỗ đó nó nhốt mình trong đó anh làm cái gì, nó bắt mình nghe chính trị hay nó có hành hạ gì mình hay không? PP: Thưa tu cấp uy chúng tôi có hai giai đoạn:

58

- giai đoạn I- do Bộ đội cai quản. lúc đầu chỉ muc đich giam giử ,nên không lao động nhiều, hằng ngày lên hội trường. Ngày hai buổi nghe tui nó rao giảng chinh trị và chúng bốc phet...thỉnh thoảng đi phát quang mìn bây và trồng khoai sắn -giai đoạn II -do công an cai quản ,tư đây mới ro thế nào là TU CÔNG SAN :"lao động sản xuất " "Tự túc lương thực " Phá rưng trông ngô khoai sản xuất sản phâm v.v…6ngày/tuần, 8giờ/ngày ,tối về phải ngồi họp một giờ để kiểm điểm công việc trong ngày...Lương thực 13kg/tháng "gồm1/3 là gạo 2/3 là sắn <khoai mì> lát. Đói khổ triền miên, bệnh tât không thuốc men, nếu không có gia đình thăm nuôi cái chết là chắc. Cai nguc là những tên công an MAU LANH,trât tự là những tên CÔ HỒN HINH SƯ , một sai phạm du rất nhỏ cũng bị đánh đâp te tua. Quanh trại rào bôn lớp -1 hàng rào tre cao 3 met -2 hàng rào kem gai concertina -3-Hố sâu 4x4 met với chông tre PT: Rồi trong thời gian mà nó di chuyển tư tại trại này qua trại khác đó anh thì nó đi bằng cái gì và bao nhiêu người? Nó chở hết những người trong cái trại đó đi hay là sao hả anh? PP: Thường thường thì mình hổng biết nhưng trong một trại, nó tâp họp lại, rồi nó điểm danh rồi bắt đầu kêu tên những anh này, tên này, tên này, tên này về chuân bị tư đồ đạc cá nhân rồi được lệnh tâp họp, còn những người nào ở lại thì ở lại, còn đi thì đi. Cái thời gian đó có một số người nó đưa đi ra Bắc, một số đó không phải là nhẹ, nhưng không biết ly do gì nó đưa đi Gia Lai Kà Tum còn một số thì ở lại. PT: Lúc đó thì việt cộng nó có cho mình ăn uống đầy đủ không anh hay là tối ngày bắt mình nghe chính trị rồi bắt đi lao động không anh? PP: Khi quân đội lúc đó tương đối là lú đó lao động không nhiều, ngồi ở nhà, lâu lâu nó kêu làm lai rai chuyện gì, cũng không làm nhiều, bắt đầu lên Gia Lai Kà Tum…lên ở Kà Tum đó mới có đất ruộng để làm, bây giờ trở về Long Giao đó mới đi chủ yếu là phá rẫy, phá cỏ, phá cây để trồng bắp, trồng củ mì đó, rồi lên trên ở… thời gian đó tương đối..tương đối dễ chịu nhưng mà ăn uống thì thiếu thốn lắm, chủ yếu bo bo .. PT: Bo bo hả anh? PP: Bo bo. PT: Dạ rồi lúc đó nó có cho thân nhân đi thăm nuôi chưa anh? Tại em biết có một thời gian em có mấy ông anh cũng đi học tâp đó, một thời gian mới là có thăm nuôi. PP: Dạ lúc đầu không biết mấy tháng đó mới cho thăm nuôi. HN: Một năm. PP: Một năm mới cho thăm nuôi. Nhưng mà sau này thì ba tháng mới xin phép cho thăm nuôi 1 lần, đại khái chủ đích của nó cho mình thăm nuôi để cho gia đình nuôi bớt để nó khỏi gánh nặng,

59

khỏi ốm yếu bệnh tât, khỏi chết chóc, thuốc men đồ nó kêu gọi gia đình nuôi, chớ không phải là…. PT: Dạ và mổi lần như vây thì được thăm bao lâu anh và lúc đó .. HN: Chỉ có 15 phút. PT: 15 phút. HN: 3 ký. PT: Và một người 3 ký hả chị. 3 ky đồ ăn hay bất cứ cái gì là 3 ký thôi HN: Tất cả chỉ có 3 kg thôi PT: Dạ PP: Như chà bông, như cái này cái kia… HN: Chỉ được 3 ký thôi. PT: Dạ, dạ rồi thì mà các anh, dỉ nhiên là có người có thân nhân đi thăm, có người thì sẽ không có nhưng mà lúc đó anh chị vô có chia se với nhau không anh? PP: Dạ không đâu có công an hay bộ đội ngồi đó theo doi, Nếu có nói chỉ toàn nói ngược...Rất đầy đủ ,rất nhân đạo HN: Anh ngồi bên kia bàn, chị ngồi đối diện và giữa là công an. PP: Có gì chỉ nháy mắt sơ sơ thôi, chớ đâu có dám than đói, cái miệng nói không đói, thât sự để cho nó nghe, nói ở đây đầy đủ, đối xử tử tế đại khái như vây. PT: Dạ tức là lở mà người nào mà họ nói đúng sự thât thì chắc lúc vô có bị phạt không anh hay bị nó trưng trị gì không? PP: Cái điều đó chắc chắn rồi. Trước khi được thăm nuôi thì nó cũng đa lên lớp nó dạy cái này cái kia, nó căn dặn mình đủ thứ, dạ. PT: Trong thời gian đó ngoài cái thăm nuôi cứ ba tháng 1 lần mà mình có thể viết thơ tư gì không anh, chắc cũng chán và không muốn viết gì hết hả anh? PP: Thường thường nó cho viết thơ đó chớ nhưng mà nó có chuyển hay không là chuyện khác đó. PT: À [laugh]

60

PP: [laugh].. Thường thường trước khi thăm nuôi thì nó cho mình viết thơ để mình mới yêu cầu cho xin những gì gì, thuốc men đồ. PT: Đúng không anh, anh xin cái gì thì chị có đem đúng vây không? PP: Có, hể có lên thì bả đem cho. PT: Lâu lâu cũng được thơ hả chị. HN: Dạ, dạ PT: Rồi tổng cộng bao nhiêu năm anh ở trong …trong trại học tâp vây anh, bao năm vây hả anh? PP: Tính ra tư tháng sáu năm 1975 cho đến tháng năm 81 tôi về và như vây được sáu năm… HN: Gần sáu năm. PP:…Năm năm mấy coi gần sáu năm, sáu năm kế về ở nhà được 1 năm mà đi kinh tế mới rồi quay về đi vượt biên ở tù thêm... [All laugh] PP: Nó bắt ngay tại trân, nó bắt tui là ngay tài công nữa, nó bắn mà may có thun phi đó chớ không thôi cũng tiêu luôn. Thế là bắt vô nó hành cho một trân ở dưới Vàm Láng đó, dưới Gò Công đó, rồi nó nhốt thêm tư 83, tháng 3/83 hả.. tháng 3/83 cho tới tháng 5/85 cho về, hơn hai năm.. PT: Hơn hai năm ở trong tù về cái tội vượt biên. PP: Vượt biên. PT: À anh có thể nói cho em biết là cuộc sống ở kinh tế mới như thế nào khi anh về đây nó đưa anh đi kinh tế mới. Cuộc sống ở dưới như thế nào và anh làm gì? PP: Dạ ...Khi tui nó cưởng bách những gia đình thuộc thành phần chúng gọi là nguy quân ,nguy quyền đi vung kinh tế mới để chúng cướp tài sản, nhà cửa với chiêu bài chồng, con sẽ được cưu xet cho về sớm thế là vợ tôi phải nuốt nước mắt ra đi ;thay vì đi K-T*M- nàng về quê ngọai cuả nàng ở Giồng THủ Bá, Cái Mơ tỉnh Bến Tre, về đó làm ruộng rẫy là chinh. PP: Bả về đó sinh sống. PT: Dạ. PP: Thành thử bả về ở đó, tui về ở đó được vài tháng thì tui rút bả lên Sài Gòn [clear throat]. Lên Sài Gon đ ợc ở được 1 năm không? Lại chưng hơn một năm lại có mang con nhỏ được 11 tháng, đe được 11 tháng.

61

HN: Con nhỏ được chưng 11 tháng . PT: Bây giờ cháu được bao nhiêu tuổi rồi anh? HN: Năm nay ba mươi mấy rồi. PP: 33 ..34 đúng rồi đó 33. Rồi đứa nhứt co mang đi ở tù, đứa nhì may mà sinh ra được rồi thì đi ở tù. Thành ra có con sau này sợ, không có con nửa. PT: [laugh] Dạ không có nuôi được. PP: Đứa nào có mang là đi ở tu hành ra … PT: Thành ra sợ cái kỵ đó anh hả, dạ. PT: Rồi thì không biết lúc đó khi mà anh ở tù thì chị ở nhà khó khăn như thế nào anh để nuôi các cháu? HN: Vô cung khổ nhọc tôi phải bươn chải đủ nghề để nuôi con chờ chồng làm sao tả hết nỗi thống khổ khi không nhà, không nơi nương tưạ, may nhờ có Má chị chăm lo hai đưá nhỏ chị mới rảnh tay kiếm sống..... Nhiều khi phải nhịn đói nhường cơm cho con. PP: Cái đó chắc bả rành, nhưng mà biết chắc chắn là phần lớn chung là như vây, cũng bươn chải đủ thứ, bươn chải đủ thứ…có thời gian đi về Sài Gòn mà không dám ở Sài Gòn, rồi lên ở tuốt Thủ Đức đó, không ở nhà, rồi cứ vây cứ buôn chải, hai vợ chồng đi buôn lâu. PT: [laugh] PP: Cà phê đó mà, 30% cà phê, còn 70% là bắp đó, thuốc lá dom mua đàng Đông bán đàng Tây để đi kiếm sống qua ngày. Đi vượt biên sau nữa bả cũng …nói chung rất khổ, không thể nào bút mực nào mà tả hết. PT: Dạ đúng đó anh bởi vây những câu chuyện của mình để cho con cháu mình sau này nó nghe, anh thấy không? PP: Ừa. PT: Tại vì mình ngồi mình nghĩ lại, như mới chuyện hôm qua vây đó. Anh thấy không mình thấy nó khó khăn, nhưng em cũng rất cám ơn, cũng như là anh cũng kể lại, chì có cách này là họ mới biết cuộc sống của mình và cái…sau 30 tháng 4 đó, anh thấy không, dạ. HN: Anh hổng chịu kể là lúc ở Gia Lai, Kà tum đó, là khi vô thăm thì thấy ổng y như là con bokéo xe vây đó, những người đi học tâp dó là cái sợi dây ở trên cổ mà kéo một khúc cây dài bề ngang vo g quanh hơn 1 thước mấy, cái…cái bán kinh, c i von tron đó h n 1 thước mấy mà keo đi…

62

PP: Rồi kéo lên dóc, xuống đèo. HN: Đem dư một chút xiu nó cũng không cho đưa nữa, nó cũng lấy lại, Đúng 3 ky thôi mà ngồi ở giữa, công an ngồi giữa, mình ngồi một bên đây, không dám nói gì, cứ ngó nhau để mà ấy thôi chớ không có…mình thấy rất là đau lòng, ngó mấy ông cải tạo cũng như là một con vât cũng như là con bò hay là con trâu mà kéo cày biết hông. PP: Mình con ở…mình con t e và cấp nhỏ, đại úy, còn ông đại tá, thí du như đại tá Khiêm, tỉnh trưởng… HN: Bến Tre. PP: Bến Tre, ổng cũng ở tù chung với tui trên Gia Lai Kà tum mà ổng cũng khoát cái dây ba chạt ổng keo…ổng keo…rồi cũng mệt; ổng thì là ở bên lò gạch, kéo một xe bò gạch đi tư.nó gọi ca này qua ca bên kia. Hồi đó ổng nghĩ …may mà bây giờ còn sống đó. HN: ….Lúc đó lấy bao cát may đồ mà mặc không hà, lúc đó người nào người nấy đâu có quần áo gì đâu, may bằng bao cát. PT: Ai may quần áo cho các người đó? HN: Ổ ng may, mấy ổng ngồi may. PP: Dạ mình có chỉ kim rồi tháo vải, sợi vải của bao cát đó, bao cát không phải bằng nylon, mà bao cát bằng chỉ đó. Mình tháo và mình lấy một …mấy cọng kẽm gai đó rồi đuc qua cái lổ làm cây kim tổ chảng rồi mình cắt ra rồi mình may mình mặc, nhưng mà cái đó nó rách là rách…nếu có mặc nhiều thì tốt. Đi làm dơ dáy, cực khổ, kế nhảy đu g xuống suối mình tắm đó, lên đi chưng môt lát, 4, 5 phút là khô liền…mà nó cũng làm luôn cái khăn đó mình chà mình tắm mình rửa. Mổi lần đi làm tư buổi sáng 8 giờ là phải có ở hiện trường tới 11 giờ rưởi nó cho về, cho về thì mệt mỏi, ngày giờ…mệt mấy mệt mà xuống suối tắm là nó mát là tỉnh, về nhà ăn cơm rồi nghỉ một tí rồi đi làm tiếp, thành ra cái bao cát đó rất tiện, về tới trại là bao cát nó khô mất tiêu, chiều tiếp tuc mang đi làm. PT: Rồi tui việt cộng nó cho mình kim chỉ hay sao anh hay là là mấy anh mua? PP: Gởi vô. Còn chỉ là chỉ của bao cát thì của mình.chớ ai mà cho, sức mấy nó cho. PT: Kim chị gởi vô. PP: Ừa chỉ thì cũng có. Khi mà muốn may gì thì lấy chỉ bao cát không hà. Có nhiều ông trong đó rất hay, rất giỏi. Mấy ông mà người Bắc đó, ổng giỏi lắm. Ổng vô ổng cắt đồ vest đó, rồi cũng làm mẫu may đồ vest đều được. Những cái dịp lễ hội, nó bắt mình trình diển này kia thì mấy ông đó may ngũ đình tỉnh, mấy ông này ông kia, đồ cũng may. Tôi may mắn là lên tới Gia Lai Kà tum thì tui bệnh cũng khá nhiều cho nên ở…sau này ở vô cái đội gọi là đan lác, rèn. Tui ở vô, nó bắt tui làm thợ rèn, lúc đó yên, mới yên trong thợ rèn. Tôi đa tưng ở chung phong với các ông

63

như ông Vũ QuốcThông, Phạm Huy Cơ Phan Văn Phan ,Nguyễn Quang Nhường ,Nguyễn Sy Tế v..v... HN: Nguyễn Đình Cường. PP: Mấy ông tù dân sự cuối cùng giờ đó ở chung hết. PT: Dạ. Rồi khi mà không có mấy ông việt cộng ổng canh chưng mình thì các anh có ngồi lại nhắc chuyện ngày xưa hay là làm sao không anh? PP: Không dám đâu. Nó không canh chưng thì có mấy ông cải tạo của mình, đội trưởng, đội phó, trưởng buông, một buông thường thường ở chưng khỏang 50 người, tầng trên, tầng dưới, rồi rệp...quá trời trời luôn, ở tầng trên nó rớt xuống như là nhảy dù vây đó, gọi là nhảy dù đó. PT: [laugh] PP: À tối đi làm về thì phải ngồi chưng khoảng nửa tiếng để họp, kiểm điểm, mình làm có đạt chỉ tiêu hay không? Có liên lạc với ai, có liên hệ bất chính không, có cải thiện linh tinh, có nghĩa là đi đường mà gặp ba cái rau, cái rác gì mà có đưa tay bứt để mà…để mà bỏ vô miệng không. Đói quá ông nào cũng vây, có gì ăn được thì ăn, nó làm luôn mợt hơi thành thử không có ai nói với ai được, ồ…tôi có ở tù chung với ông Vũ Quốc Thông. PT: Ồ. PP: Ổng có dạy cô không? PT: Dạ có. Tui em học ở trường Luât thì ông Vũ Quốc Thông, Vũ Quốc Thúc. Anh ở chung với ổng hả? PP: Dạ. Ở chung với ông Thông và ông Phạm Huy Cơ và một ông nữa cũng nổi tiếng, mấy ông đó ổng sướng quá cho nên ổng vô…ổng toàn học không hà, ba cái chuyện mà làm lao động cho lanh lẹ, làm cho mau mắn thì mấy ổng làm hổng được. PT: Dạ. PP: Đan cái rổ giống như ấy…hổng biết bao giờ ổng làm được, đan cái rổ, đan rá, đan cần xé rồi đem ra chợ bán đó. PT: Rồi ai lấy tiền anh? Bán rồi ai lấy tiền. PP: [laugh] Thì công an, bộ đội nó lấy, công an lấy. PT: Nó có cho mình không, có cho mình không? PP: Nó cho được...lúc nào…nó lâu lâu nó cho được miếng đường là may lắm rồi.

64

PT: Rồi mấy ông đó, ổng không làm gì nổi thì ổng làm gì anh, ổng cũng làm châm thôi hay là làm sao anh? PP: Như ông Vũ Quốc Thông thì ổng nấu nước, nấu nước cho tù uống, rồi ổng bưng nước cho cán bộ uống.Tui này thì bị nó chửi một ti, nhưn không bưng nước cho tui cán bộ uống, nhưng ổng..ổng thì bưng nước. [laugh] PT: Coi như là nó nhuc mạ mình đó há anh há. PP: Tội nghiệp mấy ổng đó, ổng sướng quen rồi cho nên bây giờ ổng vô đó ổng khúm núm, không có sĩ khí của ...như đám tui lính, như tui…tui thành ra ổng ….gia đình thăm nuôi rất là tươm tất và ổng vô là cứ dành cái thuốc này cho bộ đội, cái này cho cán bộ thành tui cán bộ nó nể mấy ổng . PT: Ưu tiên một chút dạ. PP: Ưu tiên. Ông nào khum lắm thì cho nấu nước rồi vây thôi. PT: Rồi ở trong đó em thấy có nhiều người mà em đọc mấy cuốn sách truyện thì có nhiều người thì họ cũng viết, viết nhât ký của họ, anh có viết nhât ký trong tù của anh không? PP: Nhắc về cái vấn đề văn chương thì tui là ban B thì cô biết rồi, nói dở thứ nhứt, thứ hai cái dân miền trung của tôi thì tôi dở sinh ngữ lắm. Sau này tui đọc sách lúc đi linh, tui đọc sách nhiều, gặp ngưoi không có khiếu như tui nên tui cũng nghĩ qua cho nó qua, bây giờ nhắc cái gì mà đau khổ, cái gì mà có một cái gì ấn tượng trong người tôi, tôi không muốn nhắc nữa, thành thử tôi không muốn. PT: Dạ cám ơn anh. Bởi vây em mới rất là cám ơn anh. Như em nói hồi nảy đó tại vì nhiều khi bây giờ mình hổng muốn nhắc lại những cái gì mình không muốn nhớ, nhưng mà mình cũng rán để mà mình cho các con cháu mình sau này nó biết thì nó mới nhìn biết là ông bà như thế nào anh thấy không? Rồi như vây là anh trong đó tất cả là bao nhiêu năm khi mà nó báo anh được về thì anh như thế nào, cảm nghĩ anh như thế nào? PP: Ở tù đợt trước,mà ở tu chinh là oi như là gần 6 năm đó thì mình cứ mỗi buổi sáng ra tâp họp vây đó, tâp họp để điểm danh đi làm đó, thì đang tâp họp như vây thì cả đội này, đội kia cũng đâu 4, 5 trăm gì đó thì những người có tên sau đây, chuân bị về lấy tư trang, chuân bị thu gọn lại, nói vây mà mình hổng biết …đôi lúc cũng có thể đoán được là nó thả, đôi lúc có thể nó chuyển trại, thành cứ như vây thì ở nhà vô dọn dẹp, cứ bỏ một túi …rồi lát …lúc một lát nó cho mình về, mình hổng biết ra khỏi trại lên trình diện rồi nó có lấy giấy tờ ra khỏi trại. Đi càng lẹ càng tốt. Đợt đó tui về, đúng ly ra là Tết năm 81, nó thả hồi đó có dịp gì đó, nó thả nhiều lắm, nhưng mà nó kéo ra, kéo tới cho đến sang tháng 5, nó mới thả về. Thì trong đó có một ông trung úy, tôi hổng nhớ nữa, hồi đó trung úy, thiếu úy đại úy gì cũng ở chung hết, tù dân sự ở chung luôn, đôi lúc hình sự cũng ở chung luôn, thành nó đưa ra những trât tự đó, mình coi tu m nh là trât tự…mấy thằng hình sự, nó quýnh, thứ đó nó quynh, nó mới chửi mình dử; thì có ông trung úy mới đứng lên không biết gì chuân bị được ra trại, mới đứng lên, nói hoang hoang, chú Thịnh đó, “À mầy về mầy nhớ nói cho gia đình tao là tao mạnh khỏe, nay mai tao về,” mà vây nó kéo

65

vô hào nó đánh, 4, 5 công an nó quynh thằng đó, báng súng nó dọng vô, quýnh thằng đó, “ Mầy muốn về hả, mấy muốn nôi quy hả,” nó quynh mà mình hổng biết, rồi nó nhốt đâu mình hổng biết, nó cho về đợt nào hổng biết nữa,đó là tui lâu lắm cũng hổng nhớ tên gì, đó là ở chung năm 81 đó, thành thử ra bất cứ chuyện nhỏ…sợ lắm.. PT: Dạ hồi đó em biết ông anh em cũng là đại úy pháo binh, ảnh cũng ở Long Giao, cũng đổi mấy cái trại. PP: Long Giao, Suối Máu. PT: Dạ dạ rồi lúc đó nó có cho trong gia đình mình biết là ngày đó mình ra không anh hay là lúc nó báo cho anh biết thì anh đi xe gì về. PP: Thường thường nó kêu tên rồi…thường thường thấy có những cái đợt như vây mình ra sau, mình biết, nó biểu ở nhà chuân bị đồ đạc là mình biết mình về. PT: Nó báo cho gia đình mình hả anh? PP: Không. PT: Nó không báo. PP: Gia đình tui thì thất lạc nó hổng biết đâu mà nó báo. PT: Dạ dạ rồi lúc mà anh ra rồi anh đi xe gì về, có tiền không? PP: À…ra thì nó cho bây giờ tui hổng biết bao nhiêu nữa. Nó cho đủ tiền vé tư…mua ve tư Gia Lai, Kà tum về tới Sài Gòn, đại khái cho bao nhiêu đó, nhưng mà thường thường xuống tới …tư Gia Lai Kà tum mà tới xuống Qui Nhơn là lột hết ba đồ tu, bán đ ợc bao nhiêu đó bán, rồi nhảy lên xe lửa về, thì phần lớn mà nói đúng ra lên xe lửa nó biết mình tù về thì nó hổng có lấy tiền, nó cho mình ngồi giữa hai cái toa …đôi lúc cũng có thể ngồi trong. PT: Dạ dạ. Hôm bửa em cũng nghe anh Quy nói cũng vây, nó cho mấy chuc đồng mà thât sự bán đồ cũng không đủ, rồi lên xe lửa người ta thấy thương cho đi không tốn tiền. Lúc đó anh cảm nghĩ như thế nào, về nhà anh có biết nhà ở đâu không? Hay là nhà anh địa chỉ đổi rồi anh không biết đường? PP: Bả về lúc dưới quê ở đâu không biết, thành tới đó phải liên lạc bà con, bả ở Sài Gon đ u cũng khoảng tuần lễ, 10 ngày gì đó hổng biết, người bạn tu c ng..cũng đi về rồi mình mới nhờ người dân về tuốt ở Cái Mơn. PT: Dạ rồi lúc đó anh về trên người anh lúc đó chỉ có một bộ đồ tu đa n rồi, thì anh mặc đồ gì? PP: Nó có…khi mình đi đó, mình có một vài bộ đồ cũ ky, hồi đó mình đi nó trả lại, nó trả lại, rồi có nhiều người nó không có trả, rồi đi dọc đường thì người ta cho mặc, có nhiều người cho đồ ăn, họ thấy tù lang thang thì người ta cho tiền, rồi vây thì về tới nhà.

66

PT: Thì lúc đó người dân cũng thương mấy anh Quân Đội Cộng Hòa của mình hả anh hả? Có khi nào mình thấy mấy người việt cộng bên kia không? PP: Ồ không, tôi nghĩ là cũng có một số thương nhưng mà không ra mặt đâu, nhưng mà người ta chỉ thương vì tâm ly là nhười ta thấy người tu th người nào cũng không có nỡ, dâu là việt cộng hay là bộ đội hay công an cũng vây, nó cũng không dòm tới, nhưng mà dân, người dân thì có thương. PT: Rồi khi mà anh biết được một tuần sau anh về Cái Mơn thì anh cho biết lần đầu tiên anh về tới nhà, anh gỏ cửa hay sao và làm sao chị biết. Rồi cảm nghĩ của chị lúc đó như thế nào? PP: Tui hổng biết…hình như bả ở đâu hổng biết mà hồi tui ra bà cô bả dắt tui về, hổng biết ai báo. Bà ấy giống như con co ma [laugh] bà chạy lại và mưng qua…dạ. PT: Dạ rồi lúc đó anh chi mới có 1 đứa con phải không? Một đứa con kế là lúc sau có rồi anh đi vượt biên rồi mới bị thêm 2 năm tù nữa, nhưng mà khi anh trở lại vô tù lần thứ nhì về tội vượt biên thì nó có nhắc lại hồi xưa không? PP: Nhớ tên nhớ tuổi hết. Đây là một truyện cũng đáng nên viết lên câu truyện. Nó bắt tui nó đánh, nó đánh bằng… HN: ..bằng báng súng, nó lấy đôi dep đó nó vả lên đầu, đánh trên mặt không. PP: …bởi vì tui là tàu công nó biết là…nhưng mà nó vô đó, đồng hồ, nhân, tiền bạc thì bỏ túi để phòng hờ đó thì mình đưa cho nó thì nó ghi, nó ghi đại khái như vây đó, ở đâu được mấy ngày mà con nhỏ tui gần khoảng 11 tháng, con nhỏ này [chỉ hình] thương lắm, nó mới biết nói hà mà vô đó nó ngồi một góc. Trước khi vô nháy bả đưng cho nó nhìn ba nó thì lộ rồi, nó ngồi một góc, mẹ một góc, không có bao giờ nó kêu, ở chung 2 ngày tư Vàm Láng mà không kêu, không đoi a nữa. Ồ nói vây nó đưa lên khám lớn đó bởi vì tui có…tui có y định là tui khai man, khai man cho nên để tránh cái tội là đi ở tù về đó. Ở tu sign] …sau đó nó đưa tui lên My Tho, khám lớn đó, tui thấy vô chất pháp, nó hỏi tui nói rồi tui nó ăn tiền, nó dấu tiền bạc, đồng hồ, nhân vàng củ mình nó lấy rồi, bây giờ nó lên nó nói không khai thác tôi thêm nữa thì tui vô ở Vàm Láng tui khai liền tên tui là Phan Văn Nuôi. PT: Phan Văn gì anh? Phan Văn… PP: Phan Văn Nuôi. PT: Nul? PP: Nuôi. Phan Văn Nuôi, nuôi nấng, tên cho xấu đó biết không.. “Phan Văn Nuôi làm nghề gì?” tui nói trước làm nghề bán cá…..” Ở Sài Gòn, ở đâu đó mà…sao vượt biên? “Tui nói tui đang bán ve số.” PT: [laugh]

67

PP: Ở khám lớn My Tho khoảng ba tháng ,lúc ấy bà vợ và con be đa được thả về con tôi sau đó được kêu đi lao động tại khu an dưởng Cồn Tron, Cái Bè, Tiền Giang , sau 8 tiếng ngược dòng sông Tiền ,5 chiều ghe câp cầu Cồn Tron chúng tôi vào trại và sắp hàng điểm danh để công an giao cho thanh niên xung phong của trại cai quản không hiểu vì ly do gì lúc gọi đến tên Phan văn Nuôi thì nhiều tên thanh niên xung phong đồng loạt la lớn Phan Văn Nuôi đứng lên đứng lên ...dỡ nón ra ...mầy chạy đâu cho khỏi ...báo cáo tên họ nghe coi ...Tôi răm rấp làm đúng yêu cầu và hàng chuc con mắt nhìn về tôi và rồi một tiếng Ồ..ồ ồ vang lên “Sao lạ vây ???”, không phải không phải ...không phải tên Huế. Có người con nghi ngờ, anh đọc lại tên anh nghe coi...rồi...nhiêu tiếng bàn tán ồn ào riêng tôi vì có tât nên giât mình suy nghĩ mông lung. Thì ra thế..khi biết...Mới mười ngày /nửa tha ng trước đây có một tên trốn trại cũng tên Phan văn Nuôi...tôi yên tâm lao động . ..Không ngờ sáu tháng sau, sau buổi thăm nuôi lần thứ hai, bạn tôi Tr. Th...cung khoá HQ cung vượt biên một chuyến mới ghe tai nói nhỏ, “Mầy biết Phan-văn-Nuôi trốn tra i là ai không ???” Thằng Duy, Phan Tử Duy đó...tôi kêu lên ngạc nhiên ...thiệt hôn ? sao mầy biết??? ...Vưa rồi nghe tui mình vượt biên bị bắt nó lên nhà tao thăm và kể cho bả xa tao nghe...ngộ thiệt...chúng tôi cung cười oà ..hèn chi... Thì câu chuyện mà thấy cười gần chết là một bạn vùng khóa với tui là anh vợ của Vo ăn Kiệt đó. Cô biết Vo V n Kiệt không? PT: Thằng cha việt cộng [laugh] PP: À Vo ăn Kiệt, anh vợ của Vo ăn Kiệt, bà Phạm Lương Cầm, là một cha khác mẹ với lại cái thằng cùng khóa với tui, nó là Phan Tử Duy mà nó là con… PT: Phan Tử gì anh? PP: Phan Tử Duy, con của ông trung tướng Phan Tử Lân là một trong những sĩ quan Pháp mà đi theo Việt Minh đó, ổng lên tới trung tướng đó. Cái…nó bị ở tù sớm, mà ổng …ông già vô lảnh nó ra, thành ra nó cũng ở đâu 1 năm gì đó,rồi ra, nó đi vượt biên 8, 9 lần. Nó vượt biên bị bắt hoài, bị bắt hoài đến nổi cuối cùng bửa nay tên này mai tên khác thì cái chỗ mà tui vô đó, đó là cái trại Cổng Trời, đi lao động đó, nó cũng Phan Văn Nuôi, nó khai y vây. PT & PP: [laugh] PP: A…Phan Văn Nuôi. PT: Trời đất ơi. PP: Thế kế là cũng không biết nữa, cái thời gian bà này bả đi với bà bạn đi buôn chung với vợ của ông cùng khóa tui đó xuống. Bả nói “Mầy biết không, ông Duy cũng là Phan Văn Nuôi, nó mới trốn trại, biết Phan Văn Nuôi trốn trại, biết thằng Duy nhưng mà chính là thằng Duy trốn trại đó thì cũng cu g khóa cười chết luôn.. Nó ở tu ến nổi mà…mà tu v ợt biên đó mà lì lắm, tư dưới Cà Mau ở đâu về Sài Gòn mà không bao giờ mà vô nhà ai hết đó, tới thì thí du như cô cần làm gì đó, đi nhổ ..nhổ cỏ, nhổ rí, làm ruộng gì, làm rây, ở ngoài vườn tới kiếm năm đồng, mười cắc gì là nó đủ ăn để nó đi, thế là nó đi 3 tháng canô đi, 4 tháng tư Cà Mau nó về, mà về rồi thì nó chuân bị đi vượt biên nữa dó…Bây giờ đang ở Arizona đó.

68

PT: Ồ. PP: À… PT: Anh có liên lạc với anh Phan Văn Nuôi, anh có liên lạc với ông đó không? PT: Có…có chớ. Gặp về rồi kể chuyện. HN: Cùng khóa mà. PP: Cu g khóa…Đó thành ra ..cứ vô cũng lại …cũng gặp một ông nữa, ổng là lính gác cổng cửa Bộ Tư Lệnh Hải Quân mà tui hồi đó là làm chánh văn pho g, mà mang hia, đôi nón, vô bửa nào ổng cũng đứng ổng cũng chào, thấy sĩ quan đi ngang qua chào, vô ổng làm trung đội trưởng thanh niên xung phong ở đó. PT: Trời đất ơi. PP: Wow! Trung đoàn trưởng thanh niên xung phong rồi nó dom dom, rồi sau đó nói tui thấy anh Nuôi anh quen quen, quen là thế nào, hồi trước tui làm...làm ở Sài Gon b n giấy số như vây đó mà tui thấy anh quen quen [ laugh] ...mà sao vây hổng biết nó không truy nữa mà nó cứ dân thi du làm ông tác, nó dân đi von vo g nó hỏi, nó hỏi hoài, hỏi hoài mình cũng sợ thấy mẹ, kế sau đó nó sắp xếp cho tui. Nó nói, “Anh có biết làm thợ rèn không?” Bởi vì mình có làm thợ rèn củ rồi, nó biết nó cho lên, nó cho ở cái nhà riêng, ở được cũng năm mấy hả thì...ư thì sau n y tui về Sài Gon trở lại, thả a rồi đó, nó mới đi vượt biên qua và giờ ở Canada. PT: Cái ông đó đó. PP: Ông đó, ư ... ồi ...một cô mà ở dưới giồng Thủ Bá...cổ là công an xa, phó công an xa, tui lên Sài Gòn, cổ lo o lên, tui s chắc chuyến này tui bị tó rồi vì hồi đó tui chưa đi vượt biên làm nghi đó biết không, chắc bị tới rồi, kế tôi cũng sợ, cũng hơi quen, ở dưới đó quen rồi, đẹp người lắm , giống như Thâm Thuy Hằng. HN: Như Thâm Thuy Hằng. PP: Ừ đẹp lắm. PT: Mà theo việt cộng. PP: Việt cộng là vì gia đình nó theo việt cộng nhiều, theo đi tâp kết về, kế nó lên tới Sài Gòn rồi nó tìm lúc đó tui đang ở nhà bà cô của nó nữa, chết tui sợ quá thế là chuyến này bị sa rồi. PT: [laugh]

69

PP: Kế dân đi, mai dân chơi sở thú, đi chơi đầy đủ mà không dám nói vì nó biết tui là hải quân nó tìm người để đi vượt biên. À mình đâu có dám nói mà nó cũng ngại, sau đó nó không nói luôn, rồi cuối cun đó nó đi, vài tháng sau nghe nó đi, giờ cũng ở Canada luôn. PT: Lúc đó anh ở đó thì chị về nhà, chị về nhà, nó không giữ chị với cháu. HN: Ở tu hị cũng ở tu PP: Ba tháng. PT: Ở chung hay ở riêng. PP & HN: Ở riêng. PT: Nhưng mà chị có nói họ có biết anh với chị là… PP: No. .PT: À làm bộ không nhân ra đó, hồi đó em be nó khôn. PT: Con be nó không đoi, nó đo thì chết. HN: Có dặn nó. PP: Nó khôn là chổ mình linh tính nó báo, chớ mà nó truy ra là nó…đi ở tu v mà vượt biên nữa là nó nhốt trên 3 năm luôn. Nó chỉ bắt tui 2 năm mấy là vì mình là tài công, nó thấy tới…cái đợt nó cho về năm 85. PT: Mà lúc đó người ta làm sao liên lạc với anh để nói anh làm tài công tàu. HN: [laugh] PP: Ồ bạn bè với lại nó tìm hà rầm. PT: Dạ. PP: Đi về…anh Thịnh biết ở khu cư xá Corido, ở nhà bà Trung Tá, chồng đi ở tu ch a có về, tu tui vô mướn nhà bả, bả muốn đặt cọc trước mấy tháng, 6 tháng hả? Mấy chỉ vàng đó, mới ở chư g ba tháng kế...vàng, đồng tiền nó xuống giá. HN: [laugh] PP: Đó, thấy không vàng xuống giá kế bả tinh theo cái vàng đó bả đuổi đi. PT: [laugh]

70

HN: Đuổi đi. PT: Bà đó gì kỳ quá. HN: Bà đó chỉ có tiền thôi. PP: Bả đuổi đi mà bả thủ đọan với anh đó, kế bây giờ hổng chịu nói, “Chị tư tư ho tui kiếm chỗ, tui bây giờ tui không có giấy tờ, hổng gì mà đuổi đi thì tôi bây giờ làm sao tôi mướn nhà.” Bả nói hoài…”Bây gờ tui cho bà má, vợ tui, con với cô Ba mấy đứa nhỏ ở, tui dứt khoát , tôi không cho chú Phúc ở,” nói ly do ở đây tổ chức vượt biên hoài, tui qua tui tố công an bây giờ. PT: [laugh] PP: Trời ơi tui đâu có đi. PT: [laugh] PP: Mà về ở đó biết không, động một cái là chi cho công an rồi, nhưng thường thường 1 tuần ngủ chỗ này chỗ kia thay đổ rồi đi làm, vẫn phu th hồ, ai kêu quet nhà, sơn nhà, rồi mình làm quet vôi gì đó, đại khái một lần tui với bả đi buôn mà bị xe nó tông gần chết, ở cầu Rạch Chiếc đó vây mà không có dám… PT: Anh kể cái đó nghe. PP: Có nên kể không? Tốn thì giờ cô. PT: Dạ không. Mình tới 2, 3 tiếng lân anh [laugh] PP: Đang đi hai vợ chồng đi tối về, hồi đó 9 giờ tối khoảng đó… đi bán cà phê...cà pháo. HN: Đi bán cà phê. PP: Đồ lâu nó bắt được nó cũng nhốt, cứ thế là đi về, mỗi vợ một chiếc xe, chồng một chiếc xe, kế xe cái thằng đó nó nó..ở đâu, sau nó rú xe Honda 67 tông cái rầm, tông tui đó, tui nga xuống, xe quẹo hết, đau lắm, kế ngồi dây, chết mẹ rồi, bây giờ mà nó truy ra nó bắt cái này cái kia mà vô nhà thương là nó loi mình ra nữa, lòi ra không phải là loi ra ở tu hứ nhất, lúc đó là ở tu đợ hai rồi về phải không? Ờ thứ hai nữa là lo a cái tội đi buôn bán cà phê lâ . [All laugh] PP: Thành thử ra nói thôi thi.. PT: Lúc đó ở Sài Gon h ảnh? PP: Ở Sài Gòn đó.

71

PT: Da. PP: Ở Hàng Xanh đó, trở về ở Hàng Xanh. PT: Ở nhà bà đó phải không? PP: Ừ bà trung tá đó. Kế thế là thội bả nói "Anh dắt xe đi ra, dắt xe ngồi sau yên”, bả đạp xe đi thì chưn đó mình trốn luôn mà. PT: Dạ PP: Cái..cái du kich ở đâu. HN: Để tui kể cho nghe. Mới vư chạy , 2 vợ chồng chạy trên cái cầu Rạch Chiếc đó, kế nghe chiếc Honda 67…nó rú lên rầm rầm rầm rầm thì kế nó đun ông xa mình nằm dài xuống, nằm dài xuống, rồi mình sợ quá, sợ bị bắt, mới nói ảnh “Anh chạy, chạy, chạy” thì ổng cũng hoảng quá ông cũng đứng lên, ổng đứng lên, ổng vác xe đạp trên vai, chị thì chở ổng. [All laugh] HN: Chị kể cho nhiều người nghe ai cũng cười quá trời luôn đó [laugh] PP: Vấn đề sinh tồn nó mạnh như vâ . HN: Sợ quá đó, "Anh, anh, anh ơi, chạy..chay." Ổng thì chiếc xe đạp nó bể vun hết rồi, ổng vác lên vai con hị thì biểu ổng ngồi đằng sau chị, chị vác, chị chở ổng đi, kế qua khỏi cái cầu thì gia đình của ông cán bộ, ổng là trưởng pho g vât tư tỉnh Vĩnh Long. Ởng đi nhâu về, ổng đâm vô ngay cầu Rạch Chiếc thì cuối cu g sau mới...xe cứu hỏa , xe cứu thương tới thì chở ông này đi, chư g đó thì ổng thấm đon ồi. Chị nói vứt xe đó, mới nhảy lên cái...gởi chỗ nhà cô Đoan đó, rồi mới nhảy lên xe cứu thương đó, theo ổng đi vô nhà thương Chợ Rây, con ônh kia thì ổng rên quá trời. PP: Ổng hoảng rồi, bây giờ lúc đó là du kích nó chạy ra nó chặn lại nó nói "Anh không có lổi, để nằm đó để lâp biên bản, ờ mình sợ mình chạy, nó chạy theo [laugh] thì nó đưa lên nhà thương Thủ Đức, nhớ cái tram nhà thương ở đường Đại Hàn không, vô đó nó nặng quá, thôi..nó đưa về Chợ Rây nha.. Chở về Chợ Rây thì bây giờ bà già, 2 đứa con, bây giờ bả phải về, bởi vây cái thằng bạn của tui, bây giờ nó ở tuốt ở Georgia, nó dân sự, nó giáo sư dạy Anh Văn, nó ở đó vô ra nó thăm, thế là nó khám tui đó, nó thấy nặng nó cho khám liền, sợ có nguy hiểm đến sọ nảo, con thằng đó tui vô tui thấy sau nó đau làm sao, quá nặng làm sao mà rên quá, nó nằm băng ca để đó chưa vô, con tu vô là nhâp viện liền, nó nhân vô nó khám liền thì thấy cũng la. Sau thời gian thì nó...gia đình nó đi liên lạc, nói tui xin bai n i để nó lấy xẹ Honda đi nuôi thằng cha đó bị thương; gia đình nó bị thưa, chắc vợ hay gì đó thì tui nói thôi làm cho yên chuyện mình ky giấy bai nại cho đi lấy xe đang giữ trên công an, trạm công ạn HN: Ở Tru g Lưu, Thủ Đức

72

PP: Ừa ở Tru g Lưu Thủ Đức đó. Thế là tui ky giấy cho nó lấy xe thì mình cũng làm phước mà mình gặp may, không ngờ ky giấy xong đâu chư g khoảng 20 ngày thì thấy gì đó thì bắt đầu công an thành phố nó mo địa chỉ tui [laugh] , mình đa trốn , mình chưa [laugh] trình diện mà dân lâu đó bi t không? Thôi chuyến này chết rồi, đưa giấy lên nó mời, đưa giấy lên nó mời thì rủ bả đi, nói thôi nếu có gì bà theo tui, nếu mình vô đó mà nó có nhốt luôn thì rồi liên lạc, thế nó cho vô nó hỏi tui cũng khai thiệt như vây..vây và gì đó, tui ky giấy là ly đo tôi muốn tui thấy tui may không có sao , tui để cho người ta lấy xe có phương tiện nuôi chồng. Bên đó nó thưa ông là cướp giât PT: [laugh] PP: Thưa anh là ông cướp giât ho nên bây giờ mới làm tường trình, làm cái gì, trước đó mấy giờ, ở Thủ Đức nhà nào, khi nào khai hết. Bên đó nói mình là cướp giât, đ không, đi cướp giât để lấy xe nó đó. Chu choa hồi đó, năm đó 86 hả mẹ, 86 sợ thấy bà, mới về 85..86 đó...sợ lộ diện mặt ra rồi, mới đi suốt tới công an thành phố nó kêu rồi, xuống đường Trần Hưng Đạo đó, kế xuống nó hỏi xong, rồi lâp bi n bản xong rồi nó cho về thôi cho yên. Bắt đầu có thằng bạn học cũng cu g quê nó làm bi thư ở đó, thằng đó là dân Nông Lâm Súc, kỷ sư Nông Lâm Súc , cô biết hông mà nó làm trưởng nông nghiệp thành phố, rồi bị đây xuống tuốt ở Cần Giờ đó, Duyên Hải, nó xuống đi công tác, nó xuống làm bi hư phường đó, nó nghe tui đi, nhóm mà họ...nó thăm và nói chú qua chú nói thằng đó can thiệp ....thế là thằng cha đó vô nó can thiệp, tư đó m i ra trình diện. PT: Vây mà lúc nó nói anh chị là giựt xe của nó. PP: Giựt xe của nó. PT: Thì lúc đó anh khai như thế nào anh không phải như vây? PP: Tui khai, cái gì tui cũng khai hết, khai tên tui như vây, hồi đó đi buôn bán, ở về đó, về đó ...trước khi tui rời cái nhà đó thì ... PT: Du g chỉ tên là tên Nuôi, chớ không phải tên là Phan Quang Phúc hả anh hay là du g luôn. PP: Hồi đó tui lấy tên là Nuôi. PT: [laugh] Vẫn là tên Phan Văn Nuôi, không có đổi. PP: Tên là Nuôi. PT: Phan Văn Nuôi đó hả. PP: Phan Vàn Nuôi. Mình nói đặt cái tên kêu xấu như vây để nó không chú y phải không? PT: [laugh] PP: Cũng có người nghĩa là kể mà đồng sàn như vây mà cũng gặp như vây cười chết.

73

PT: Đúng là nghĩ lúc mà mình ...mình bị bắt, gặp việt cộng mà hay nói bây. Hồi xưa em với anh Thịnh đi vượt biên cũng vây, nó bắt ban đêm, nó hỏi thì nói đi ăn đám giỗ, ăn đám giỗ gì ban đêm [laugh] HN: Thấy việt cộng là sợ lắm. PT: Dạ sợ lắm, bởi vây em chưa dám về Việt Nam. Anh về Việt Nam lần nào chưa? PP: Chưa. PT: Em cũng vây, cũng con sợ nó quá PP: Hổng sợ mà... PT: Hổng có tin phải không anh? PP: Cũng hổng tin nổi, nhưng mà đa đuổi mình đi rồi, đi luôn, bây giờ ở yên rồi hổng về. Tui thì cũng ... PT: Khi mà anh gặp người bạn của anh đa giúp anh, rồi sau thì chuyện gì xảy ra nữa và anh đi vượt biên hay là sao? PP: Dạ hông à, ở đó xong vài bửa, nó cho tui về. Mình nằm lâu thì mình đâu có ai đi nuôi nấng, ai đâu mà nuôi, ở nhà thì không có cơm ăn, một mình bà này chống chỏi thì mình làm sao mình nằm đó được. Cho về mưng quá, thế là về bị cái trân đó nó kêu lên ra trình điện thì sau đó tiếp tuc đi ở nh bà đó, cũng tinh vượ biên vây đó mà biết mình hải quân nó cứ tới hoài, nói đúng như vây. Con b thì bả hồi đó bả cho mượn, dả sử đó một tháng $500 một cái pho g để cho cả gia đình ở, bằng giờ cũng 500 đó, nhưng 500 hồi trước đó mua được 1 chỉ vàng, bây giờ 500 giờ mua không được 1 phần mười chỉ vàng, bả trả lại bằng cái tiền mướn đó, bả đặt như vây đó. PT: Mà độc quá anh hả? PP: Độc quá. Rồi tui chưa đi kịp đó thì bả nói , chú mà ...dượng mà dượng hổng đi tui ra tui báo công an là dượng tổ chức vượt biên. PT: [laugh] PP: Tôi bỏ mẹ con ở đó, tui đi một mình, đi ra lang thang. PT: Bả là người ở trong quân đội mình hồi xưa hay là bả là người của sau này anh? PP: Bả là vợ trung tá quân đội hồi xưa đó, hồi xưa đó. PT: Trung tá quân đội hồi xưa đó dạ. Rồi chồng bả đâu, con đi học tâp?

74

PP: Chồng đi học tâp chưa về. HN: Bả chỉ có biết tiền không hà. PP: .... Cái là tui có đi, tui đi được vài bửa kế cũng bắt đầu, trong cái rủi cũng có cái may là một công an đó nói anh kiếm miếng đất đi rồi tui giúp đở anh dựng cái chồi anh ở, kế tui nói ...thì chưa nhân . Đuổi tui đi rồi thì đuổi bà này. PT: [laugh] PP: À đuổi bà này bả có con nhỏ rồi xong đi rồi, đuổi ông bà già ...cuối cu g hai bà cháu tối xách đi mấy cái giỏ lát đi qua đi ở với tu , mà hai vợ chồng đó ở cái bạt, kế rồi đó là năm 88...86 đó...cuối cu g rồi nạn nó cũng qua. PT: Dạ. PP: Sau đỏ vượt biên đó năm 87, đi lên ông thầy Huỳnh Kim Ngọc....ông Thông HN: Ông Thông mù. PP: Mu p ải không? Ổng nói “..”Thôi nha ông, ông đư g có đi nữa, tui nói ông biết đư g đi nữa, ông đi bao nhiêu ở tu b y nhiêu. Ông ở đó thì có người đưa, người đón, được người rước, ông đưn có đi nữa.” Tư đó th ng 7 tui hổng đi nữa à... PT: Ông đó là ông thầy bói hay gì hả anh? PP: Thầy bói. Ông đó đón chắc, người ta sau này 89, bắt đầu mới có đi. PT: H.O. hả anh. PP: Đi H.O. . H.O. cũng khổ là không có ... HN: Giấy tờ chứng minh. PP: Không có giấy tờ chứng minh, giấy tờ ra trại thì có... PT: Dạ. PP: ...nhưng mà hộ khâu không có rồi cứ ở như vây, ở nhà vây nè [laugh] sau này nó xài......ở nhà tạm, đại khái cái nhà mà hổng có gì. Cái đi nộp đơn mai đ n sau người ta đi hết rồi nó mới cho tui đi, thành ra tui đi tháng 10/94 tôi mới qua đây. PT: 94 hả anh, mặc dầu anh là đại uy trong hải quân nhưng lúc đó làm sao nó chứng minh anh có khai tên thiệt, đưa giấy tờ ra. PP: Lúc đó phải khai tên thiệt chớ.

75

PT: Tại sao nó làm lâu vây anh. PP: Tại nó nói mình không có hộ khâu nó hổng cho đi, nó chưa cho đi. PT: Lúc sau anh tìm hộ khâu anh ở nhà nào. PP: Sau nầy nó cho cấp cái giấy tạm trú. PT: Dạ. PP: Cũng hên và cũng có cái may là chị ở trên cái xe miền Đông đó. Chị lên đó chị mở cái quán trong đó đó. PT: Dạ. HN: Kế chị quen với cô công an thì cái chỗ đó nó đang giải tỏa, kế cổ ...chị lo 6 chỉ vàng...cô cấp cho chị cái bằng là ..... PT: Hộ khâu? HN: Hộ khâu đó rồi chị mới nộp hồ sơ mới đi chớ không thôi là.. PT: Lúc đó chị có hai đứa con rồi đó. HN: Hai đứa con. Con chị cũng lớn hơn con be này, mười mấy tuổi, nó qua đây nó được 12 tuổi. PP: Rồi anh qua đây bắt đầu ở trong St Cloud tới 2011 mới ra đây, nhưng bạn bè thì nó bảo lảnh đi hết, ba bốn đứa bảo lảnh. Hải quân nó đi đông lắm đó. Nó bảo lảnh nhiều, kế nghe nói ở đó nó thất nghiệp nhiều quá, Mễ nó đứng đầy đường mà hổng có chuyện làm mà về đó làm gì, mấy o g bạn rủ lên đây. PT: Dạ. Nhưng em nghe chị nói bà công an bả giúp mình làm hộ khâu, mình nộp vô hì trong thời gian làm giấy tờ và trong thời gian họ kêu anh đi thì có trắc trở gì không, bao lâu và anh có tốn tiền gì không? PP: Tốn tiền thì tu tui chắc…tốn là đương nhiên rồi, làm cái hô khâu, t ả nó cho tạm trú cũng khá tiền đó [clear throat], cũng đâu mấy chỉ vây đó hả. HN: Sáu chỉ. PP: Sáu chỉ. Hồi đó bắt đầu cũng có tiền buôn bán chỗ bến xe miền Đông cũng tạm tạm sống và sáu chỉ thôi chớ đâu có gì đưa. Ừa có giấy tờ đặng đủ đi. Lúc đi phỏng vấn thì bấy giờ mấy cái hình ở Guam trên tàu đó. My nó có hết đó, thành ra mà nhiều ông, hồ sơ nó đưa ra nó biết, nhiều ông vô phổng vấn, nó tra đủ thứ, i có người nào mà đem bà già vợ đi được mà gia đình tui vô

76

phỏng vấn cũng 5..10 phút , phỏng vấn bà già nhiều hơn thôi. Con tu nó cũng hổng hỏi gì, thành ra bắt đầu đi được phỏng vấn thì nó suôn se không ó gì. HN: Đựơc ba má đi đó. PP: Hai ông bà già được đi đó. PT: Má ba chị. PP: Hai người. PT: Vây cho em xin phep hỏi chị là cái giai đoạn đó làm sao? Làm sao bác đi được, tức là như anh nói khi mà nó phổng vấn mình, thât sự họ đ có hết giấy tờ, mặt mủi mình ra sao thành ra họ biết mình nói thât và chị nói thêm vấn đề đó, rất là hay chị. HN: Rồi vì chị và ba má chị sống tư n o, tư nhỏ t i lớn cũng chung hộ khâu, trước năm 75 thì cái giấy gia đình, con s u 75 thì cái hộ khâu. Rồ chị mới nộp hồ sơ thì họ vô họ chỉ phỏng vấn, cái ông My phỏng vấn ổng hỏi chị hỏi má chị là con đứ con nào không? Má chị nói không, không còn người con nào hết trơn đó, họ cho má chị đị hổng nói gì hết, hổng hỏi gì hết, hồ sơ của ông xả chị họ đưa ra coi hồ sơ của ông ngày xưa, cái gì cũng con h t, hổng con ết thì thôi. Vô phỏng vấn thì có nhiều người sao nói khó, con gia đình chị cũng thấy dể dàng. PT: Rồi mà tư lúc nh chị được phổng vấn đó, họ chấp nhân đến ngày đi là bao lâu và mình có phải trả tiền giấy máy bay hay là My cho mình. HN: My...qua đây mình trả góp lại. PT: Dạ. Bao lâu chị tư cái ngày chị chấp nhân chị đi cho đến cái ngày chị rời khỏi Việt Nam là bao lâu? HN: Cũng lâu hà. Tại vì biết làm sao không? Hổng phải là nguyên do chị thay đổi địa chỉ, đáng le a chị về Cali rồi, chị hổng muốn về, rồi chị mới lâp hồ sơ lại là b điều chỉnh hồ sơ là bà bạn đó, bả nói về bên này là thoải mái hơn bà đi ở Cali. Chị mới nói okay thì thôi về đây và lâp hồsơ, thì mấy bả bên này có bà bảo trợ, bà Dorothy đó, bả nói đưn lo này kia nọ...thì chị về đây đó. PT: Rồi bà Dorothy đó, bà bảo trợ gia đình chị, bây giờ bả con số g không chị hay là bả con ở đây không? HN: New York. Hình như bả về New York. PT: Dạ dạ. Rồi con b c làm sao? Bác qua My co bây giờ bác ở đâu? HN: Má chị mất rồi. Má chị mất được 4 năm. PT: Dạ lúc đó bác bao nhiêu tuổi chị?

77

HN: Lúc má chị đi là 70 đó. PT: 70 , dạ dạ. HN: Rồi qua tới đây, 20 năm sau là má chị mất. PT: Dạ anh lúc rời Việt Nam là anh bao nhiều tuổi, con b y giờ anh bao nhiêu rồi lúc anh rời Việt Nam anh qua My? PP: Năm đó cũng bốn mươi mấy, 1994; 50 rồi, tuổi tây là 49 đó. PT: Dạ bây giờ anh bảy mươi mấy rồi đó. PP: Bảy mươi mấy rồi. PT: Dạ như thế là lúc anh qua My cũng như chị nói lúc đầu đi Cali rồi chị chọn về đây, là ở St.Cloud. Dạ lúc đó anh chị vẫn con đi àm? PP: Dạ. PT: Dạ anh làm ở đâu và anh kể cái cảm nghỉ đầu tiên khi mà rời Việt Nam như thế nào và khi đến nước My. PP: .....Mình [sign]...chúng tôi chịu đựng được hoặc là khi qua đây thì nó với ..cái ước nguyện là qua My được rồi, làm bất cứ chuyện gì mà có tiền thì làm, không cần cao, cho nên qua đây là bắt đầu 3 tháng, ba tháng ổn định gia đình được rồi đó là và đi làm. PT: Dạ. PP: Tui con ở nh , chăm sóc, chửa trị khoảng chưn năm sáu tháng gì tôi đi làm tiếp, hai vợ chồng cu g làm, làm hảng gà, mặc áo trắng, giống như bác sĩ vây đó. PT & PP. [laugh] PP: Làm ha g gà thì mình cũng may mắn là mình đa cực khổ quá rồi thành ra mới chịu đựng được, kể ra mấy ông Việt Nam bây giờ sung sướng quá chắc không ai làm nổi đâu, cho nên làm đó được mấy năm rồi cũng tạm được. Mới có một năm mua nhà, mua cửa rồi ở trong St Cloud. PT: Dạ. PP: Rồi ở đó, cũng nhờ ở trong đó, trường học đó cũng để cho mấy đứa nhỏ nó học, vư xong rồi thì nó bắt đầu đi làm. PT: Dạ tức là mấy cháu tốt nghiệp đại học hết hả anh?

78

PP: Dạ. Con lớn tốt nghiệp đại học năm 2000, con nhỏ tốt nghiệp...à con lớn tốt nghiệp đại học 2001; nó đa ó bằng trung học ở Việt Nam mà nó qua đây người ta biểu học không đủ sinh ngữ cho nên nó bắt xuống lớp 10 nó học. Con nhỏ qua đây nó mới 12 tuổi nên nó học được sinh ngữ nó lẹ hơn, thì con lớn nó tốt nghiệp 2001, con nhỏ tốt nghiệp 2002. PT: Ở trường nào, đại học nào hả anh? PP: Ở St Cloud State. PT: Ở St Cloud State. Bây giờ mấy cháu làm ở Twin Cities hả anh, làm ở đây? PP: Dạ làm ở đây. Con lớn làm ở Wells Fargo, giờ nó nghĩ ở nhà giữ con, con on nhỏ bây giờ làm ở Medtronics. PT: À Metronics. Dạ cái hang đó lớn. PP: Dạ, nó cũng tương đối.Tui thương con cô chú nó bác sĩ, đúng ra con nhỏ tui nó cũng muốn vô Nha lắm mà vô không được đó. PT: Dạ. PP: Nó học nhiều cái lắm, bạn bè nó nhiều người lắm, lúc đó con chị nó học thì nó học cũng đở đở, nó cũng tương đối khá, rồi nó lấy bài vở chị nó, nó học trước, cho nên 4 năm học, nó chỉ học có 2 năm lấy Computer Science rồi nó...bà giáo bả lựa những trường điểm rồi bả đi giới thiêu đi được...bà giáo My đó , nó vô..nó vô hoài, nó học thêm rồi phỏng vấn là out không hà, mà thành ra sau này nó học tiếp, nó học nó vô làm Medtronics, bây giờ cũng tương đối, nó có lương nó đủ sống, nó không xin tui được rồi. PP& PT: [laugh] PT: Cái ha g nó nổi tiếng anh. PP: Dạ cái con đó nó có duyên, nó đi đâu cũng có... PT: Cháu này hả anh? Tên gì anh. Dạ quên hai đứa con anh tên gì? PP: Con lớn là Phan Thị Minh Châu, con nhỏ là Phan ic Thủy, mấy cô mu đặt tên đó, hớ tui hổng có ở nhà, hổng có đứa nào có tui ở nhà hết. PT: Ồ; dạ bà mu đặt tên cho chị hả? PP: Dạ. Bà mu đặt tên cho con đó, tương đối cũng đở, nó làm cũng khá lương. HN: Be Thủy đó. PT: Be Thủy là be thứ nhì.

79

PP: Thứ nhì. PT: Be lớn là Minh Châu. Dạ rồi anh chị ở St Cloud và tại sao anh chị về đây? Trước khi anh chị về đây, anh chị có thể nói về cuộc sống ở St. Cloud, anh chị ở đó bao lâu? Em biết là anh cũng hay giúp trong các cộng đồng ở trên St Cloud phải không? PP: Dạ ..ồ cái đó nhiêu khê... PT: Như tượng đài chiến sĩ, anh nói thêm về cái đó, em thấy rất là hay đó. PP: Ở trong St Cloud đương nhiên là mấy thằng cải tạo về qua sinh hoạt cộng đồng thì nhảy vô rồi cũng có vài người ...thì vô thì bắt đầu qua là sinh hoạt nhưng mà cũng ...gặp nhiều đám nó cũng kỳ cu lắm, thì lúc đầu vô sinh hoạt , sinh hoạt mới là cộng đồng vây thôi, có ông Trần Thiếu Huy, ba Oanh Phạm biết không? PT: Oanh Phạm là ai? Ông Đốc hả anh? PP: Đốc là vợ đó, Đốc Oanh đó. PT: À vây hả. Tại em nghe nói gia đình họ mới có đám cưới gì đó hả. PP: Ồ vâ hả...okay. PT: Em biết có bà cu n a phải không? PP: Không. Đốc hình như vợ nó là sao tui hổng biết, Đốc có phải đó không? Vô sinh hoạt đó thì tui mới năm nào cũng tổ chức Tết , là vô trong đài họp tổ chức, cho nó sinh hoạt sao cho cộng đồng chớ, cho ra cộng đồng chớ rồi mình làm ra lễ này lễ kia chớ không lẽ Tết không có, giống như hát bội lên sân khấu rồi xong, giai tán... laugh]. Tui nói giởn thì nó ghet là điểm thứ nhứt, điểm thứ hai là có một lần nó chửi xeo, nó giởn. Trong đám cưới mà nó chửi hải quân, không quân, bộ binh, nhảy du ổng nhảy đâu nhảy vô kẽm gai, không quân là này kia rồi..rồi chưa đánh đa tuột quần, nói đủ thứ trong đám cưới mà lúc đó tui không có ở nhà, nên tui nghe được tui tâphọp lại, tui mời mấy ông đó lại tui cự cho một tăng. Thế là sau này tui vô cộng đồng chớ hồi đó đủ thứ. Nó viết thơ nặc danh nó chửi tôi làm chủ tịch cộng đồng đến nổi mà đi xin Tết mình đâu có tiền, đâu có quy nào, đi xin mấy cái cơ quan này, cơ quan kia, mấy hang xưởng rồi nó làm nhu mạ người Việt ...sợ quá trời . Đó là ...kế sau này ...tới hồi tui đi làm thì may mắn là gặp một cái ông đó, đi mướn chỗ mà...tổ chức Tết đó, hổng có chỗ nào con, tr quá, kế bên cái chỗ quân đội nó giới thiệu qua chỗ Whitney Senior Center đó, cái bên đó nó có trống, đi qua bên đó thì gặp ông giám đốc mới là một cựu chiến binh My ở Việt Nam, họ ...lúc đó họ mới cho mướn , có $500 hà, phần tổ chức , điện nước thôi. Thế là tư ó mới kết hợp ổng mới nói chuyện, mà trước giờ mình tổ chức Tết đó thì mỗi lần mình tổ chức năm sáu trăm người mà nửa My nửa Việt rồi, con nhỏ tui cũng lanh lắm nó vô nó học mấy bà giáo thương thành ra mỗi lần mà tổ chức Tết là nó dắt luôn nửa My nửa Việt mà toàn là trường không, bạn bè nó thành tư đó nó nó có một cái liên hệ mât thiết giữa người My người Việt. Cái người My ở St Cloud đó là cựu chiến binh Việt Nam tư năm ...họ bị mặc cảm không bao giờ chường mặt hết.

80

PT: Dạ PP: Kế tư khi tui về tổ chức này kia thì nó ra nó sinh hoạt với người Việt Nam mà .. PT: Quý lắm anh há. PP: Vui lắm, thành ra khi tui tổ chức lần đầu tiên 11/11/2001 đó [clear throat] tui tổ chức một cái đại nhạc hội Việt My trong đó, bửa đó cũng có trăm..trên ngàn người đó thì cái tui đó bắt đầu nó vun lên đó, rồi nó bị dồn ép nó vùng lên kế nó đi nó mời mấy cái người thổ dân đó. À hát nhạc , bửa đó thì có ông tướng Nhựt tư dưới Cali về, có ông trung tướng ổng mới vưa chết.. PT: Ông Vessey. PP: Ổng là trung tướng ............ông trung tướng mà My đó, trung tứơng My mà...ổng là CIA gì đó, tình báo đó, không quân.. PT: Chớ không phải ông John Vessey hả? PP: Không phải John Vesey. Ông tướng này ...đó hai ông đó, ông Nhựt nói với tui lần đầu tiên trên nước My... PT: Ông Nhựt là ông Việt Nam... PP: Trung tướng Việt Nam , thiếu tướng Nhựt đó.. PT: Thiếu tướng Nhựt... PP: Bình Long anh dũng đó. Đó ổng nói lần đầu tiền tui mới thấy ở đây mấy chuc năm rồi mới có một đại nhạc hội mà My Việt tổ chức trong giống như... PT: Ổng tư Cali ổng lên. PP: Lên tham dự đó, một lát nữa có hình đó co PT: Dạ, dạ. PP: Thế là tư đó là My nó kết hợp với tui, chặt chẽ lắm, sau cái đó mới xin được nghị quyết cờ vàng. PT: Ồ. Vây là anh xin đó PP: Nghị quyết cờ vàng ở tiểu bang này là cũng..cũng là người ở trong nhóm tui ở St Cloud, tui xin nghị quyết cờ vàng của tiểu bang rồi xin nghị quyết cờ vàng của thành phố luôn. Kế tư đó mới sinh hoạt thì may mắn sau cái đó thành công rồi thì đi lang thang mới thấy, đi lang thang mới thấy được mười tám...mười bảy chiến sĩ của My mà ở trong St Cloud đó nó chết mà nó có

81

một miếng đá vây mà nó để sẵn đó, đi thang lang bờ hồ thì tư đó có y niệm làm tượng đài, làm tượng đài cũng bị nó chửi quá trời. Bây giờ qua đây bày đặt làm tượng đài này nọ, treo cờ vàng, qua thì cho nó qua đi làm rồi mấy cái đám không ở trong băng mình đó nó nói làm tượng đài như vây mà chú thấy hông, tuốt ở dưới đất ai mà dòm. Nó chửi đủ thứ cuối cùng rồi nó cũng may mắn, nhưng mà không lấy danh nghĩa cộng đồng mà lấy danh nghĩa 4 anh em chúng tôi là chung tay góp sức, bằng mọi giá phải làm cho được. PT: Lúc đó mình có xin được cái quy nào mình làm hay là mấy anh em xúm nhau làm? PP: Dạ hông. Bây giờ nó liên lạc với My nó may mắn là nó giao cho My nó rồi phần thì xin đất, phần thì giấy tờ địa phương thì nó lo hết mà gặp ông thị trưởng đó ổng cũng là rất tốt nữa, ổng hổ trợ bằng mọi giá, còn cái vấn đề mà xây tương đài lên đó quy người Việt Nam nó đi xin xỏ làm gì làm mình chịu hết, nhưng mà may mắn một cái là hồi đó cũng có nhiều người nó thấy mình làm mà cộng đồng lâu rồi cũng có tinh rồi nó đóng góp, nó người My đó nó cho tiền cũng khá, người hai ngàn, có người ngàn, có người năm ngàn. PT: Tổng cộng chị phí là bao nhiêu hả anh. PP: À...liệu cơm gấp mấm đó, tui dự trù chưng khoảng trên dưới 100 ngàn rồi chi phí bửa đó khoảng dưới 100 ngàn thì cái mắc tiền là cái viên đá mình làm ..cái hình đó nó cao thì phải mua tư Canada, trước sau gì cũng mua tư Canada đem về đó. PT: Dạ PP: Hết 27 ..28 ngàn gì đó chở về tới đó, đào cái đất mà thử là 6 ngàn đó. PT: Bao lâu mới thành hình cái chỗ đó anh? PP: Bắt đầu nó hơi khó khăn, bắt đầu tư 2005 tui mới bắt đầu đi xin, tui My nó trả lời mình là OK , city chấp thuân cho mình làm cái tượng đài ở đó, rồi thì bắt đầu tháng 5 hay 6, 2005 thì mới thì mới ắt đầu gây quy, tới 2007 là xong. PT: Rồi em biết hàng năm đó thì mình cũng có tổ chức lễ kỷ niệm trên đó, ngày 30 tháng 4 trên đó thì anh chị có mỗi năm cũng lên trên đó. PP: Dạ ....30 tháng 4 thì không nhưng mà kỷ niệm ngày... PT: Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà PP: Memorial Day. PT: Ngày Memorial Day. PP: Thường thường hồi còn ở trên đó đó thành cái lịch My nó tổ chức đúng ngày, con ải Quân đó, à quen xin lỗi, con ng ời Việt tổ chức đó thì trên đó sau một tuần, thành ra lúc nào cũng tổ chức sau My một tuần, thành ra có My với Việt tham dự là vây, dạ.

82

PP: Rồi anh chị về lại Twin Cities thì anh chị có như là có họp hành hay là làm việc với cộng đồng của mình ở đây không? PP: Dạ ở Twin Cities đó, à quen ở St Cloud là nó...tư cái hồi tui làm cộng đồng mà bị nó chửi này kia tui ngưng tư 2004...2005 và sau đó có một vài ông đó, không có cộng đồng nữa và cái tượng đài đó cũng không phải là dính dán gì tới cộng đồng đâu. Cá nhân bốn anh em tui tui mà quyết tâm mà đi xây cho nó được. Thì bây giờ 4 người, hai ông đi xuống dưới Florida rồi, ông Sáu Hoa sau nầy ổng có làm cộng đồng nữa rồi kế ổng...hồi còn ở đó thì có về nhà ổng tâp họp kế ổng để ấy ...rồi hai ba năm nay thì ổng bị đột quỵ rồi. Bây giờ có làm, bây giờ đi hết, còn một mình đa tui đâm ra chạy về rồi liên kết, mấy ông ở dưới Florida năm nay ông này, mai ông kia, thì con ó hai người đứng ra tổ chức thì năm vưa rồi tui mới nói hoài mấy ông kia là muốn dính dán để đó mấy ổng tổ chức, tui nói không, bây giờ mấy anh đa bàn giao lại cho tuổi tre đi, chớ mình mỗi người đi mỗi nơi rồi, già rồi mình cũng không xôn xáo bằng, không đủ năng lực bằng cái tui đó. Mấy ổng cứ sợ tuổi tre làm không đựơc nhưng mà năm rồi cũng đa có mo là giao cho tuổi tre rồi. PT: Nhóm nào vây anh? PP: Nhóm đó là con của một...hâu duệ của Việt Nam Cộng Hoà, nói chung cũng được. PT: Ở trên St Cloud hay ở đây anh? PP: Ở St Cloud. Ở đây mình xa quá, dạ. PT: Dạ. Lúc anh nói 4 anh em thì là ông Nguyễn Kiếm Hoa, anh và hai người kia là ai anh? PP: Một ông nữa là ông đó thiếu tá Vo Văn Diệm, một ông nữa là thiếu uý cảnh sát Lê Đoàn, dạ. PT: Dạ nghe anh nói hồi nảy là cứ hàng năm mấy anh, mặc du đ move qua Florida cũng có thể quành về lên đây rồi làm, dạ. PP: Mấy năm sau này, hai ba năm nay thì ông Đoàn mới đứng ra ổng về ổng coi, trở về đây rồi kết hợp với anh em tổ chức, tui cũng đa.... PT: Giờ anh chị cho em biết là những khó khăn gì anh chị đa làm trong cái han gà, ngoài ra thì có khó khăn gì khi đến My hay không? Mình có cái quyền lợi gì không như là một quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà? PP: Quyền lợi là chắc không có rồi đó. Lúc tới thì cho mấy tháng ổn định rồi tui tui bắt đi làm, đi làm thì rất tiếc có khó khăn là không có thời gian để đi học ESL mà mình ở Việt Nam mình ỷ y, bèn đó vốn liến nho nhỏ đi qua, chỉ cho mấy đứa nhỏ, không ngờ qua đây nó hổng nói được tiếng nào, giọng như câm vây đó, đó là điểm thứ nhứt, điểm thứ hai nữa là nhảy vô đi làm thì lo chúi mủi đi làm thôi ổn định, hy sinh đời mình cho con cái đẽo cho nó học vây thôi thành khó khăn với tui tui là không phải là không hội nhâp nhưng mà sự giao tiếp với lại xã hội mới người My đây rất giới hạn. Tui cũng i khi tiếp xúc. Nhiều lúc nói chuyên tao hổng biết được nói tiếng

83

Anh rành thì đôi lúc... bả thì nghe được, bả nói hổng được, tui thì nói bâm bấp được nhưng nghe hổng được, kỳ vây đó. Hơn nữa cái dân miền Trung tui dở lắm... PT: Thì mới đi chung với nhau phải không? PP& PT [ laugh] PP: Mấy đứa nhỏ thì nó may mắn nó cũng may nó học sinh ngữ được cũng đở. Con này vài năm nữa cho nó...giờ thì lương của nó cũng được sáu số đó. PP: Hồi nó mới vô Medtronics đồ ở trong hang cũng để cho nó đi. HN: Nó cũng tổ chức múa này kia.... PP: Hồi nó mới vô Medtronics đồ ở trong hang cũng để cho nó đi tuyển mấy... nó...mấy năm trước nó cần đó 3 ngày con muốn tuyển computer...bên đó người Việt đứa nào nó nộp đơn con đưa vô . Bây giờ nó làm riết lúc đi ...nó hổng....vẫn gặp trở ngại, nó lanh lắm mà cũng gặp trở ngại. Nhà cửa xe cộ thì nó biết tự động, nhỏ nhỏ như vây mà nó làm hết thì cũng đở. PT: Anh có mấy đứa cháu ngoại rồi ? PP: 3 đứa. HN: Con gái không hà. PP: Tức là nhà này anh ở đây là của cháu hay là nhà của anh chị? VP: Của cháu. PT: À như vây giữ cháu luôn. Vây thì may mắn quá, ở bên My này mà có ông bà anh biết không ở chung là được lắm. Cháu chắc nói tiếng Việt giỏi lắm hả anh? PP: Dạ mấy đứa cháu lớn thì nó tương đối..tương đối con lớn ...mấy lúc tui hổng có ở đây thành ra nó không có tiếp cân mình nhiều thành ra nó dở hơn con thứ nhì, con thứ nhì nói chuyện sỏi lắm, có thể một tám một mười với dân Việt Nam đó. Nó cũng được, con y vọng con nhỏ nhỏ sau có thể nó ở với tui... Có một tâm niệm là sau này con nhỏ thứ ba, thấy cười hai đứa con tui không có nuôi được, không có ở được lúc đe đó, cái tuị nói ...nó đe hai đứa trước đó thì tui ở trong St Cloud đi làm. Nó biểu ra giữ , nói hông, ba mẹ phải đi làm có vốn đa, kế không ra được. Kế giờ con nhỏ chót nè, nó đa cai tám năm rồi tự nhiên nó có bầu đe con này. Tui mới nói nó một câu, “Hồi nhỏ ba không nuôi con, tui nhỏ k a ba cũng không giúp được thôi bây giờ để ba giúp cho. Con nhỏ này coi như thay vì nuôi con nuôi nó đi.” [laugh] PT: Mấy cháu có phước quá.

84

PP: Bây giờ nó chọc tu tui cười suốt ngày luôn, nói nó bây bạ... canh nó suốt ngày mà không nói được, nhưng mà biểu gì thì nó cũng hiểu hết đó. PT: Cháu mấy tuổi vây anh? PP: Con nhỏ mới hả, 17 tháng. PT: 17 tháng mà biết cười, biết nhảy rồi. PP: Cũng biết tiếng Việt đó. VP: Chị quet nh kêu con đi lấy thu g rác, chị quet nhà lấy cái rốt rác cho ngoại, te te lấy cái rốt rác đưa. PT: Cháu tên gì chị? VP: Nó tên con Vi. PP: Tên Vi. PT: Dể thương há. Dạ, và chị có thể ...anh chị có thể nói về các cháu...để làm gì, để sau này mấy cháu lớn lên biết ông bà nói gì về mình anh thấy không, mấy cháu sẽ nghe. VP: [laugh] PP: Con gái tui bây giờ nó có 3 đứa cháu đó, co con nhỏ nó mới lâp ia đình, cũng lâp gia đình với My, tu nó không chịu có con, nó để đi chơi, ăn rồi nó đi suốt, Tây, Pháp, Tây Ban Nha gì đó, nó đi hoài, thế là vưa rồi nó đại diện cho hang đi để giai trình mấy cái máy làm ra đó, rồi nó đi hoài thì cũng tương đối đở rồi bây giờ con cái nó yên bề gia thất, có nhà có cửa, khỏi xin tiền mình, nó xin mình cũng không có luôn, mình cũng mư g nửa [laugh], vây được rồi. PT: Dạ.. dạ. Rồi anh kể một ngày ở đây, bây giờ anh giữ cháu, mẹ của cháu đi làm thì sáng anh chị làm gì, tại anh vư nói hồi xưa anh không giữ đứa nào thì bây giờ giữ cháu, anh kể một ngày làm việc của anh cho em nghe. PP: A..một ngày sáng ngũ dây mà chưa thấy nó xuống thì hỏi, “Con nhỏ thức chưa?” thế là mẹ nó chuân bị, 7 giờ rưởi 8 giờ là nó giao cho mình, nó đi đến 4 giờ chiều thì đó bây giờ mình ở bên nó thôi chớ đâu có làm gì được. Rồi xong ba mẹ nó về nó giữ, cũng lâu ngày cũng thấm, nó về được là mình mư g rồi. Thì giờ mình đang làm chuyện khác rồi, nhà cửa bây giờ tui hơi bê bối chớ , rồi thì tui mới nói bả hoài hà, con nhỏ phá quá, giữ nó mệt, mà đa gần 10 năm rồi, nó mới đe on này ra, trời nó cho mà nó cứ phá phách, nó giởn, hát, nó múa, nó múa bun , nó múa lắc đi là hay lắm. PT: Con nhỏ xiu hả nh.

85

PP: Con nhỏ xiu đó. ô mở nhạc, nó lắc đi thôi cười, cười bể bu g luôn, thế là...biết đâu trời cho, cầu nguyện mình có cái vui, khỏi bị trầm cảm. PT: Ba của cháu là người Việt hay My anh? PP: Dạ.ba nó là người Việt, cũng con H.O. luôn. PT: Trời hay quá há. PP: Ba mẹ nó cũng ở đây thành ra... PT: Ba mẹ cô đó, ba mẹ chồng. PP: Ở đây. PT: Cũng là H.O. luôn. PP: Dạ. PT: Dạ như vây thì cũng thông cam, dễ anh há. PP: Dạ. PT: Người Việt thì hay. PP: Bây giờ ở với con cháu nhỏ nó vui lắm, nó giởn suốt ngày, bởi vây dể dầu gì lui tới bạn bè mà họa may lắm lâu lâu nó mới mời ăn nhâu này kia, cười cho nó đa, bây giờ cái con nhỏ nó chọc cười suốt ngày đó, hễ mở nhạc ra là nó nhảy, sáng sớm cho ăn uống xong rồi thì mặc đồ vô, mang dep vô, ngồi xuống bàn, mang xong rồi đây xe nó đi. PT: [laugh] PP: Đây xe đi kế chiều cở này nè thì ở nhà với nó cũng khoảng tới ...nó ra rồi mở cửa đi, suốt ngày đi. HN: Suốt ngày đi, đi một von , đi ở ngoài. PT: Được ông dân đi chơi mà. PP: Đen thui. Nó đi riết, giăng nắng đi, nên vưa rồi hỏi nó đi máy bay có khóc hông con, bye bye rồi không khóc, nó lên nó phá, nó không chịu ngồi, chạy tư đ u máy bay đến cuối máy bay, nhờ nó giởn nó cười hoài ông My nào cũng thich, nó ngâm, không biết My nó thấy nó ngâm và giống mọi quá. [all laugh]

86

PT: Dạ bây giờ cháu đang đi chơi nghĩ hè hả anh. PP: Dạ. PT: Dạ dạ coi như anh…coi như chị chị cũng đa về hưu rồi hả chị? VP: Chị nghỉ lâu rồi. PT: Vây hả chị dạ . HN: Làm được 17 năm. PT: Dạ. HN: 17 năm rồi kế chị nghỉ. PT: Dạ PP: Con tu thì đánh lộn với lại My. HN: [laugh] PP: Tôi đánh lộn, cự lộn với supervisor tui nghỉ. PT: Dạ. Tại sao anh kể cho em nghe coi, tại sao? PP: Ôi nó coi thường lắm, với lại nó làm những cái vô ly mình thấy mình...nói đúng ra là cái thằng plan manager nó nhỏ nhưng mà nó rất thic tu tui, không hiểu hơn nửa là nó cũng hay thấy tu tui sinh hoạt cộng đồng trong đó đó thành nó cũng ở St Cloud luôn rồi nó cũng biết. PT: Cái hang gà hả anh? PP: Hang gà đó. Cái..cái nó luôn luôn gặp là Hi rồi nó kêu chuyện riêng thì dỉ nhiên thằng chóp bu mà nó kêu nói chuyện riêng thì ở dưới này mấy thằng nhỏ, mấy thằng manager khác, dưới quyền của nó, rồi supervisor rồi bắt đầu nó nói mình nịnh mà thât sự tui hấy nó tui ne hông, đến nổi nó dự ở mấy cái tiệc của Việt Nam rồi mời nó biết cái nhu cầu, tui phải viết cái này kia để..để viết cho nó bằng tiếng Anh để dán lên nói tình trạng người Việt Nam như vây, như vây đó, nói được lắm...cái đám kia nó tưởng mình nịnh, nịnh cái gì đó nó ghet mà thực sự tui cũng chưa bao giờ làm cái chả gio, chả giết hay mời nó đi ăn đó mà, mà chỉ có gặp đâu làm đó, kế nó ghet thành ra nó bắt đầu nó đì, nó đì nó gặp tui ngang nhè hổng biết bả nó đì bả. [laugh] VP: [laugh]

87

PP: Kế một lần đang nói chuyện những cái vô ly đó mình tuổi đa gần 60 rồi há nó bắt tui khiên thun 40 pounds đó biết không, một ngày mà tui vác tư hỗ này ra tới chỗ đó, bỏ lên vai mà mình trời cho... cũng có con sứ chịu đựng, kế một bửa cái máy..cái cân nó hư ...cái cân nó hư thì đem xuống nó cân cái này thì cân lại rồi, đem tới cái đầu cái line đó mà bỏ lên line đi cân lại lần nữa, kế tui nói không, không đa cân một lần thôi, tui check lợi đó thôi chớ không cân này mà hư cân thì mầy phải đem ra mầy sửa chớ tao làm hoài hai lần cân là hổng được, nói vây kế nó chửi thì mình hổng nghe kịp, kế nó đâp bàn; hồi đó tui bắt đầu tui sửng rồi tui đâp ...rồi đi lên manager đi, nó không dám đi với tui đó, sau nầy tui biết ở đó thế nào...nó nhảy qua nó đì bả, nó đì bả tui cự cho một tang nữa rồi nghĩ ở đó thế nào nó cũng đì thì tui nghỉ mẹ, đúng 63 tuổi là tui nghỉ, nghỉ non, con b làm mấy năm thì cũng trong đó làm thì bà già bả bệnh. PT: Dạ. PP: Bệnh già đó rồi hổng ai chăm sóc, ở đây tui...hai vợ chồng mới đi làm một mớ ...rồi bả nghỉ bả nuôi bà già, rồi tui mới ra thôi. PT: Dạ, hang gà nó tên gì anh? PP: Golden Plump đó. PT: À Golden Plump. Dạ dạ ở trong đó có nhiều người Việt mình làm không anh hay là người da màu? PP: Phần lớn là Mễ chớ người Việt mình chư g trên dưới hai chu hà, không có nhiều, hai chuc hà. PT: Rồi cũng như anh nói là ở trong đó mình nó có bênh vực gì không, có như là ...gọi là .. PP: Nghiệp đoàn hả. PT: Nghiệp đoàn dạ. VP: Hang gà nó hổng có nghiệp đoàn. PP: A...nghiệp đoàn nó tới sinh hoạt vào mấy năm trước có, sau này nó mánh nó tới nó biểu mình đưn có ky nghiệp đoàn này kia và hổng có. PT: Dạ. Rồi anh làm ha g gà thì nó có cho mình như là ăn gà free hay là mình phải mua hay là anh ngán rồi không dám ăn nữa. PP: Chắc cũng vây hà. À...nó free rồi lâu lâu một tháng hay bao nhiêu nó tổ chức một lần ăn ở đó thôi chớ con tất ả mua với giá re, với giá re. Thứ nhất là giữa cái gà ở chợ và gà ở trong đó ăn nó khác xa hà.

88

PT: Ủa vây hả anh. PP: Gà nó tươi, gà nó tươi tại chỗ, nó để ra mình mua về ăn là cũng giống như nhà mình giết ở nhà đó, con gà mà trên đó i nhất cũng qua, i nhất cũng là một hai tuần thì nó dở lắm. PT: Anh kể cho em nghe một ngày làm việc ở trong trại gà, anh làm cái gì? Ngoài cái khiên 40 pounds đi tới đi lui thì anh làm cái gì nữa? PP: Đó là phần lớn, tôi đôi lúc làm với bả rồi lóc xương đồ, dạ. PT: Ai lóc xương anh? Anh hay chị? PP: Bả phần lớn bả lóc xương. PT: Vây thì em phải hỏi chị là công việc của chị hàng ngày, thi du hị vô cái ha g làm thì chị làm cái gì trước, lóc xương họ có dạy mình trước không hay là tự mình làm. HN: Mới đầu thì có người training mình, rồi kế một vài ngày cái mình quen mình làm thôi. PT: Dạ, mà lóc nhiều không chị, một ngày nhiều không? HN: Nhiều lắm, trên nó xuống ào ào một phút là hai mươi mấy con, nó xuống.. PT: Chị lóc cái gì chị? HN: Chị may mà chị làm cái breast đó. PT: Là chicken breast đó. HN: Cái breast thì chị lấy cái xương yết hầu đó, chị lấy cái xương đó một ngày không biết bao nhiêu đó, tại vì 1 phút là hai mươi mấy con đó...làm thì nói ra...cũng cực. PT: Nó cho mình đứng hay ngồi chị? HN: Đứng không hà, mà đứng 8 tiếng đồng hồ..thì lao động mà. Nhưng mà… PT: Dạ. Đông không chị. Cái han đó đông người không chị? HN: Đông lắm đó. Đông. PP: Cũng mấy ngàn người.

89

PT: Mấy ngàn người luôn hả anh. HN: Mỗi ngày nó làm mấy tấn gà, bao nhiêu con mà...làm đông lắm. PT: Rồi ngoài ra chị làm cái gì. Rồi cứ làm 8 tiếng đồng hồ, cứ làm... PP: Mấy cái shift nó thay đổi. HN: Round đầu đó thì làm cái nghề đó, rồi round thứ hai thì đứng sắp thay, thứ ba...chị thì may là chắc có lẽ chị yếu quá nên nó không cho chị khiên thùng, ngày chị cứ đứng, chị lóc thịt. PT: Nó bắt anh rồi. HN: [laugh] Ồ cái supervisor kia nó..nó..nó ghet, nó cự ông xa chị kế nó chơi, nó bắt chị hốt gà tư b n đây mà qua vu qua cái line khác mà xuống ầm ầm luôn. Chị làm đâu có nổi, nổi đâu. Nó cũng bè phái lắm, nói ra... PT: Dạ. Tức là nó biết mình không có biết Anh Văn há chị há. HN: À...là đó. PP: Với lại tui Mễ đó... HN: Mễ đó, tu nó nịnh lắm em ơi. PP: Tui Mễ nó nịnh lắm. M nh hổng chịu...tánh mình ..nó cũng dân tộc tánh cũng quen rồi đôi lúc đâm ra làm hổng được thì nghỉ, chớ tui ễ nó nịnh lắm, nó nịnh có mặt ở đó để làm ra ve dử lắm mà không có làm, nó bỏ hà, với lại nó làm nó phi ắm. HN: Nó ma giáo lắm. PP: Ma giáo lắm. PT: Dạ. Bây giờ em nghĩ những câu chuyện như vây nè chị nên để con cái mình sau nầy nghe. Là khi mình làm cái này mình dịch ra tiếng My thì người ta đọc thì người ta mới hiểu cái tâm trạng của người tỵ nạn của mình anh thấy không tại vì mình khon có nói đó thì là cũng không có ai biết anh thấy không thành ra em cũng rất là quy là anh chị như là đa chấp nhân làm cái cuộc phổng vấn nầy. Dạ rồi anh có cần gì nói thêm tức là nói về cho con cái mình sau này khi mà nó muốn nghe lại thì nó nghe và anh chị như là chia se với lại con cháu và với lại hâu duệ sau này. PP: Nói là hâu duệ sau nầy thì thứ nhất là tâm tư của những người mà gần đất xa Trời [laugh] mong muốn rằng con cháu, thế hệ sau nó làm sao giữ được bản sắc dân tộc , tâp giữ tiếng Việt và nhìn lại cái quê hương mình một ti, nh ều đứa nó bây giờ nó quan niệm thì tui thấy tui rất buồn là

90

..phần lớn không phải là gia đình mà là một số rất đông, ăn rồi bây giờ không nghĩ tới gì hết, bằng chứng là bửa hôm tui đi dán bản đi biểu tình… tui dán mấy cái tờ truyền đơn đó, post mấy cái fliers rồi mình vô nó hổng có thich, nhiều lúc nó…mà rồi tới chỗ này chỗ kia nó cũng gần như muốn xua đuổi đó rồi một vài người, người mình cũng đi H.O. dàng hoàng, không biết cái họa mà Tàu nó sẽ xâm chiếm, nó ..nhưng mà mình phân biệt rỏ ràng cái người tàu mà tui nó tới đây đời thứ 23, tui b n Tàu nhưng mà người tàu của mình có hai cái …Tui tàu m dân Hán đó, mất nó có một mi hà, à mà mắt nó nhỏ, con gười Tàu mà là dân Bách Việt hay là Lạc Việt đó mắt 2 mi rỏ ràng. Thành mình đi thời buổi đó mà chạy không có được thì sau này mới chạy qua Việt Nam cũng là dân Việt giống nhau. Đó là cái điểm thứ nhất, một điểm nữa nhiều ông cứ về Việt Nam rồi qua ăn chơi rồi con cái nó bắt chước y như vây. Họ về tui hỏi thăm thử về Việt Nam có gì không, họ nói thấy ăn chơi bình thường thôi đâu có cái gì đâu, tàu kệ nó vây đó, đó là H.O. ...thành thử ra cô chú làm được cái này để lại cho con cháu mai sau cũng được. Tui lại sợ có một phái đoàn làm phim nào đi phỏng vấn đó, những người này người kia, bữa trước ông Long ổng nói ổng làm thế nào anh Phúc hà mình phải làm hoạt đông để liên lạc tui đó mà phản bác lại, nếu như phỏng vấn kiểu như cái phim gì đó ... PT: Là cuốn phim Vietnam War của ông Ken Burns, dạ. PP: Dạ cái đó thành ra.ông Mạc Ly Hương có nói chuyện với tui vây...tui tưởng cô làm cái này là để phản bác lại cuốn phim. PT: Dạ thât sự là bên Minnesota Historical Center nó cũng..người ta cũng phản đối với cái phim kia , có cái không đúng thì người ta cũng phải làm những cái này để người ta nghe, tức là lúc nào một câu chuyện cũng có hai mặt, thì bây giờ thì họ phải nghe tất cả hết , họ sẽ phỏng vấn 100 người, hơn 100 , hình như là 110 người rồi trong đó có những người My đi chiến tranh Việt Nam, rồi những người cũng chống chiến tranh Việt Nam, rồi những thuyền nhân, những quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, những tre em sau này, thì em có nhiệm vu giúp những cái đó ra, con ái phim mà g cũng như ông Mạc Ly Hương nói thì mấy người kia họ đang xin cái quy để họ làm, con cái này là của người ở Minnesota Historical Center họ đa làm dạ.. PP: Ừa PT: Họ đa làm và hai cái nó riêng biệt anh. PP: Theo như Mạc Ly Hương nói là không phải xin quy nhưng mà có nhóm nào nó bỏ ra 100 triệu, 30 triệu gì đó để làm cái phim đó, nhưng mà trong đó nó phần lớn là Hmong nó đại diện làm sao đó thành ổng sợ ..ổng sợ mà đi phổng vấn không đúng thì... PT: Tui Hmo g làm rồi anh. Nó làm rồi. PP: Đó sợ nó ..cũng có một vài thằng Hmong nói là người Việt Nam đồ phổng vấn rồi nó...không có gì như chưa đánh mà chạy đó. PT: Dạ, dạ.

91

PP: Đó chỉ cầu mong... PT: Bài này là bài số hai. Con ái này là câu chuyện của mình, mình nói rồi mình giữ ở đó chớ mình không có ấy anh biết không, dạ. Rồi anh ...hồi.nảy anh có nói về Việt Nam anh hiện thời bây giờ là tui àu nó, tu tàu cộng nó muốn vô chiếm Việt Nam của mình thì anh nghĩ như thế nào? PP: [clear throat] À...tui rất...dầu mình qua đây rồi, ra nước ngoài rồi nhưng mà rất trăn trở cái vấn đề Việt Nam mình. Nếu như ba cái đặc khu nó thành công thì không khác gì cái..cái tàu đa ở bên Ti h Lan, bên Lào hay là ich a nó cũng giống như Crimea gì của Nga mà nó chiếm y, cũng châm bón rồi nó ăn rồi nó đứng lên nó xin tự trị, y như vây rồi xúi duc d n của nó đưa qua đó. Tự trị nó tách riêng thì để cho thằng cộng, coi như tàu cộng ở đó nhiều rồi, bây giờ nó thêm ba đặc khu nửa coi như nước mất luôn, nước mất luôn chớ không con đ u. Cái đó là diệt trắng. Tui thường nói bà xả tui mà sao bây giờ nó cũng đúng y là cái ông ...ông Thi h Thông Lai mở máy, bửa đó ổng lên live đó. PT: Dạ em có thấy. PP: À tui nói bả hoài, tui nói chỉ có lực lượng công giáo nổi lên, cho nó bắt trăm ngàn người, rồi hai trăm ngàn người, nếu cần mình về được, bây giờ nó bắt nhốt thêm..tui nói giởn với bả nếu tui về bà nghĩ làm sao, bả nói ông muốn nghĩ đi [laugh], thi du nếu về được cho nó bắt thì bắt, nếu bắt nhiều quá cả thế giới lên án, nhưng mà không đấu tranh cho cái chế độ để cho nó xup đó th nước Việt Nam mất, đó là đương nhiên. PT: Dạ. Em thấy ở bên như là cộng đồng hải ngoại cũng lên tiếng để mà giúp như là lo cho mấy ông trong nước nhưng mà anh thấy họ có như là đắc lực họ làm hay là em nghe nói có ông gì đó anh, thứ hai, thứ ba gì đó.. PP: Đào Minh Quân. PT: Đào Minh Quân thì anh nghĩ như thế nào? PP: À..mấy lần có mời tui đi họp cái vu đó nhưng mà tui nói...chưa, tui chưa tìm hiểu nhiều để đi họp nhưng mà cái của mình cũng như ông Nguyễn Hữu Chánh là ổng chưa động tới cái cá nhân đại khái như là vât chất, tiền bạc thì thôi, ai đấu tranh mà chống đựơc cộng sản cứ đấu tranh nhưng mà chỉ sợ một điều mình làm không ra tro à cái tinh thần người Việt nhìn vô đó mà người ta lang xa đi, tránh và người ta mất niềm tin, con m y ông đó làm đó, phần của ổng cứ làm, tui thì tui không có nhân xet nhưng mà có ông Yến, ông gì nửa bửa trước nói chuyện với tui,.tui hơi cự ..cự.bửa hôm trước tui cự ổng. Đào Minh Quân mới thành lâp, ok y, chống cộng, okay, miễn bất cứ hội đoàn nào là chống cộng là okay. Hôm đó tui cự là Đào Minh Quân mới thành lâpokay, chống cộng okay, miển bất cứ hội đoàn, một cái phe nhóm nào mà chống cộng, chống tàu là tui okay hết. Nhưng mà đư g có phê phán, mới lên thì bôi nhọ cái đám đi trước, ngay cả tui qua đây ai tui cũng nói tham gia ông Hoàng Cơ Minh nhưng mà một người thât sự mà suy nghĩ thì thời buổi việt cộng đang lên, đang lên như diều mà bây giờ đóng nhiều lắm là một người vài trăm bạc hay là háo hức nói là không về là thất bại là chuyện khác, con ô g Hoàng Cơ Minh, tui làm việc với ổng hổng có nhiều nhưng mà tiếp xúc với ổng cũng có. Một con người rất đứng

92

đắn, người đàng hoàng nhưng mà ổng hối thúc quá làm hư chuyện hết. Ông bà mình nói Du Tốc Bất Đạt đó. Như vây đó, nó chưa đến thời cơ rồi thì là sao làm, thành ra riêng cái chinh phủông Đào Minh Quân thì tui cũng chưa chắc nhưng mà ổng làm được cứ làm, tui là vây, con tu bây giờ chỉ trông mọi gì biết hông, trong thời buổi bây giờ tui không làm gì ..mặt ông kia chuyển đọc cái này đọc cái kia, đọc coi nó đội xử tri như thế nào. Tui chỉ ao ước là công giáo hảy đứng dây, nhờ ông cha, giáo xứ, ông đức cha nào mà nổi lên, dân sẽ theo ngay, dân sẽ theo ngay nhưng mà nổi lên mà cứ sợ, xiều xiều ễnh ễnh, cứ lai rai, lai rai là nó bóp …nó bóp chết dạ. Chớ con ó tâm...tinh thần của công an mà nó đi trấn áp chưa chắc, đôi lúc biểu nó nó phải làm thôi, bằng chứng là thấy không cái vu ả Phan Ri đó, ới đầu tiên mà cả đám trên một trăm công an mà buông súng bỏ chạy tinh thần nó đa vây rồi, nếu mà mình làm mạnh nó sẽ buông súng nó chạy giống như Liên Xô vây đó, tan ra ngay. PT: Và em xin hỏi chị là chị cũng như anh đa nói về khuyên nhủ các cháu sau này, con hị có những lời gì không? HN: [laugh] PT: Tại vì chị giữ cháu Vi đó. VP: Chị cũng cầu mong làm sao cái lớp tre luôn luôn nhớ về quê hương đất tổ của mình. Tuy mình ra đi mình ở bên đây mình cũng được sung sướng mà luôn luôn mình cũng con nhớ v quê hương, đất cha của mình, qua đây thì mình đầy đủ vât chất hết nhưng mà cái tâm hồn mình nó luôn luôn mình nhớ về quê hương. PT: Hồi nảy giờ em nói chuyện với chị nhưng mà em chưa nói hết tên chị và đánh vần tên chị. Xin chị cho phep em hỏi tên chị. VP: Chị tên là Nguyễn Thị Hồng Hoa PT: Dạ. PT: Năm nay chị được bao nhiêu tuổi vây chị? HN: Năm nay chị đúng 70 đó. PT: Vây chị con t e quá. HN: Tre [laugh], dạ PT: Dạ, Dạ. Chị có cần nói gì thêm há chị há. HN: Thì chị qua đây đựơc 24 năm, đi làm đựơc 17 năm rồi ở nhà để mà săn sóc cho mẹ già, mẹ già bây giờ mất thì thôi tới tuổi retired, ở nhà retired. Giờ chỉ con ầu mong nguồn gốc của mình là người Việt Nam.

93

PT: Rồi như là chị mỗi bửa đi giữ cháu chắc rất là vui. Chị chắc nói tiếng Việt với cháu luôn hả chị hả. HN: Chị nói chuyện, nói với mấy cháu chị nói tiếng Việt với mấy cháu không đó, chớ chị đâu có nói tiếng Anh tại vì chị sợ rằng tiếng Anh không đó thì tiếng Việt mất, chớ không bao giờ tiếng Anh; mà cháu, mấy cháu đâu có mất được, chỉ mình sơ mất cái nguồn gốc của mình, mình mất tiếng Việt của mình thôi nên mình phải nói tiếng Việt với con cháu mình cho nó nhớ nguồn gốc của mình là người Việt Nam. PT: À nếu mà bây giờ cháu được 17 tháng tức là khoảng bốn chu , năm chu năm sau, cháu mở cái máy này ra thì chị muốn cháu nghe những cái gì chị nhắc nhở cho cháu và mẹ của cháu. HN: Chị luôn luôn nhắc nhở cho mấy cháu là tui con là người Việt Nam dầu rằng mình sống ở trên đất My nhưng mà mình là người Việt Nam luôn luôn là phải nhớ quê hương, cội rễ của mình. PT: Rất là hay. Cám ơn chị, con nh có nhắc nhở gì không? Thi du ưởng tượng 40 năm sau cháu mở ra thì cháu nghe và nói, “Ồ ông bà nói gì cho mình” thì bây giờ ông muốn nói cái gì cho các cháu và các con. PP: Nếu mà các cháu ngày nào nó con đ c được cái này, con ghe được cái này mà nó nghe lời ông bà này là thế hệ thứ một, một rưởi nó...nó nhớ về cội nguồn của nó, đó là điều rất may mắn nhưng mà tui nghĩ rằng nếu như mà nó con t m hiểu được biết đâu nó về nó giải phóng quê hương dạ. PT: Đúng anh há, đó là lời ước nguyện của tất cả đồng bào ở hải ngoại của mình à có thể là trong nước luôn. À em biết là anh có những cuốn sách rất là hay, anh có thể nói sơ về vài hình ảnh trong đó hay không? PP: Dạ trong đây cô dặn tu thì tu cũng có giữ một i hình ảnh ở đây. Đây là chiếc tàu mà hồi nảy cô hỏi bao lớn, ở trong sách đây có tàu, hồi đó tu đi tàu này. PT: Dạ. Hay quá. Cuốn sách này ở đâu anh có vây anh. PP: Cái này là của khoá tui, khoá Hải Quân. PT: Sách này có bán ở ngoài không anh? PP: Dạ.... PT: Tưởng có thì em có thể nói thư viện mua để cho các bác, các anh chị em để đọc. PP: Nếu được thì..... PT: Họ có bán không anh?

94

PP: Hổng biết tui order có hông? PT: Dạ. PP: Đây là hồi tui ở Guam đó...mấy ông sĩ quan hồi đó. PT: Trước 75 hồi đó anh đi học tu nghiệp ở bên đây há anh há. PP: Dạ. Đây cu g khoá. Ông Cường. PT: Dạ. PP: Đó......cái này ...đây trong tượng đài St Cloud, ông này là chủ nhà hàng cũng cu g khoá. PT: Dạ. PP: Kim Sơn. PT: Kim Sơn ở đây há anh há. PP: Dạ. PT: Ổng cũng là cu g khoá Hải Quân hả anh. PP: Dạ Hải Quân đi cu g khoá với tui. PT: Dạ..dạ.Đây là ông Phan Quang Phúc. Đây là anh hả? PP: Tui đó. PT: Dạ. Hồi đó anh cũng bự con, lớn hả chị há. PP: Đâu có bự. Nhỏ xiu con h [laugh] PT: Oai quá. [laugh] PP: Khoá tui có 100 người, đây hồi nhỏ. PT: Ồ. Mấy cái hình này rất là hay. Dạ những cái này đó anh. Dạ. Mấy cái hình này anh muốn chup cái hình nào thì anh nói em để cho họ để vô cuốn sách của mình. PP:... Cái nhà Tư Đường trước chiến tranh nè. PT: Ở đâu anh? PP: Ở quê tui đó.

95

PT: Quê ở đâu anh. Hồi nảy anh nói là ở... TN: Ở Quảng Nam. PP: Quảng Nam đó. HN: Cái hình nhỏ xiu đ .. Để một hồi em lấy ra. PP: Đó là năm thứ hai, sinh viên sĩ quan năm thứ hai đó. PT: Dạ. PP: Hồi đó anh đẹp trai quá há. All laugh. PP: Nhờ vây mới gặp công chúa Hàng Xanh đó chứ. All laugh PT: Công chúa Hàng Xanh. PP: Ờ năm thứ hai. TN: Chị ở Hàng Xanh lâu chưa? HN: Chị ở tư nhỏ t i lớn đó. TN: Em thì ở Thị Nghè, đường Nguyễn Văn Lạc đó. HN: Thị Nghè, ở đường… ấy chớ gì, gần ở tiệm Mai Tài chớ gì. TN: Dạ tu em là nhà số 77, sau ngay cái nhà thờ Phước An đó. HN: Ừa… TN: Nhà thờ Phước An ở phía trước mặt nó chạy ra đường … HN: Có cái đường sau đi ra đó. TN: Dạ. Em ở ngay đường Nguyễn Văn Lạc, 77 Nguyễn Văn Lạc khoảng một khúc nửa là chạy vô cư xá …trại Cửu Long…. HN: Chạy chút xiu à tới nghĩa trang.

96

TN: Dạ, nhà em ngó ra cái nghĩa trang đó chị. Thì thât a trước đó nhà em ở ….. PP: Này ở Cần Thơ, cái nhà tư đườn nè….Mổi người có… PT: Hay quá anh há. PP: Nếu có gì thời gian tui giữ hổng được thì tui ở đời không được, tui biếu cô cuốn đó và cuốn sử này tui thấy hay. PT: Dạ không, nếu sau này anh có thì ở trên đó mình sẽ hỏi họ thì họ sẽ in và giữ trong đó cho mình trong cái Historical Center luôn đó anh, rất là hay đó anh. Những cái này rất là quy. PP: Nếu cô muốn tui có sách của ộng Trần Đại Sy có nhiều lắm đó, nếu cô giữ được, thư viện có chỗ nào lưu trử được. PT: Dạ, dạ. PP: Cái tâm nguyện tui bây giờ là tui muốn có một chỗ nào đó mà ai có thể mình làm một cái thư viện nhỏ để tất cả những sách vở như tu tui nè, đi lu sách cái này kia để về đọc, bây giờ tới con mình chưa chắc đa đọc, tới cháu chắc nó bỏ thun rác, thành thử ra làm sao có một cái thư viện, một khu nhỏ nếu được đi góp tất cả các sách quy của Việt Nam bỏ đó. Dạ tui có rất nhiều. PT: Có thể em sẽ hỏi trong thư viện của My đó anh, ở trong thư viện ấy mình hỏi họ ., cái đó là Rare Books, những cái chỉ có một cuốn thôi. PP: Dạ. PT: Vây em sẽ hỏi…nghiên cứu về cái đó cho anh, dạ. PP: Chẳng hạn Tui tinh nói là hồi đó nói chuyện về…về cá nhân rồi cái trân hải chiến Hoàng Sa đó, ở trong đây nó ghi rất là đầy đủ nhưng mà cô có rảnh thì lấy về đọc. PT: Dạ anh có thể nói sơ về cái trân chiến Hoàng Sa anh có tham gia không? PP: Tui thì không. Lúc đó tui ở bộ Tư Lệnh Hải Quân tui không ở đó. PT: Anh có thể nói chút về lịch sử đó vì nó rất là hay anh. Nói về cái này, Hoàng Sa đó. PP: Cái này… PT: Tuy anh. Anh muốn chia se cái nào cũng được. PP: Nếu có thì ở trong này có lẽ cô Phước về đọc mà nghiên cứu về hải chiến Hoàng Sa thì mới đúng hơn. PT: Dạ.

97

PP: ..Theo ở trong tài liệu này thì tui cũng thấy lấy làm ngạc nhiên mà thực sự ra đứng về phương diện của Hải Quân tui cũng rất tiếc một điều là chiến hạm mình nó cồng kềnh thứ nhất, thứ hai là cái…nó lỗi thời rồi , tất cả chiến hạm mà My nó giao cho Việt Nam tư đ nhị…mấy chiến hạm trước năm 70 đó là trước đệ nhị thế chiến nửa, sau này mới đưa được mấy chiếc WHECH đồ thì mấy chiếc đó lớn nhưng cũng trong đệ nhị thế chiến, củ ri . Cái hệ thống mà gọi là Depth charge ;nó phóng ngư lôi xuống diệt tàu ngầm đó thành ra nó tháo gở hết, đó mình không có …thứ nhất là mu tiêu của mình đối với tàu của Trung Quốc nó nhỏ nhưng mà nó vân tốc..thường thường trong trân hải chiến Hoàng Sa mình có 4 chiếc mà gặp vân tốc của chiếc DER đó tối đa là 24 miles hà, mà mấy chiếc củ củ hơn chỉ có 17, 18 miles hà …à có 20 miles mà trong khi vân t c của mấy chiếc tàu của Trung Quốc đó nó đa tiến bộ rồi, nó hai mươi mấy miles trở lên, thành cái điểm mà nó nhanh lẹ và nó trang bị hỏa tiển trong khi mình mới là đại pháo…đái bác hà. Đó mình ở trong trong tầm đạn của nó, nó ngoài tầm đạn của mình thế là mình thua như là phải thứ nhứt, thứ hai là cái tàu chầng dần tổ chảng hà muc tiêu bắn dễ trúng nữa đó. Ở trong chiến hạm có một ông mà trước tui một khóa thế mà ổng cũng có căn cơ với tui là tui bàn giao cái đơn vị của tui ở đó, cái tàu đó rồi ổng ra sông rồi ổng đi ra chiếc HB 10 ổng chết đó, Nguyễn Đình Tri đó . T ành thử ra mình thua chỗ đó, may mà mình con cầm cự hay là mình chống cự cũng được một thời gian. Nói thua thì hổng có thua nhưng mình có chiến hàm…. thì chống cự được một thời gian thì nhờ mình khai hỏa trước, khai hỏa trước thì lúc đầu mình nhấm vô cái chỗ cái khai hỏa là gì? Khai hỏa vô cái chiến số hạm của nó…nhấm vô cái chiến hạm của nó, cái tài liệu bên đó mình không xác thực được nhưng mà ông Trần Đại Sy đó ổng có qua viếng thăm bên đó, ở cái nghĩa trang quân đội của nó thì nó báo cáo là nó thiệt hại cũng lớn, chớ không thiệt hại như mình. Sở dĩ HQ 10 vì vân tố nó có 14 nút hà, 14 nút là nói về vân tốc thì nó gút, nó may chú biết không, nó 14 gút trong đó chiếc tàu nó là 20, 24 gút thì vân tốc và củ nửa. Cái chuyện mà quay cái chiến hạm 10 là chiến hạm dở nhứt trong 4 chiến hạm mà để cho nó khai hỏa vô đó tàu số hạm thì mấy thằng kia thấy thằng này lúc đó khai hỏa thì cái tâm ly tự nhiên thì mấy chiếc kia, chiếc 10 nó bắn…chiếc 10 nó bắn thì đương nhiên hy sinh rồi. Thì tui thì có những cái mình ấm ức mà mình hổng nói được. Có lẽ mấy trên đó, mấy ổng trên chiến hạm không chịu khai hỏa trước. Chiến hạm Hải Quân đó biết không, Hải Quân mình mà để cho cái nhỏ đi khai hỏa, nhỏ là yếu rồi mà nó khai hỏa không có muc tiêu bắn nó.lúc đó thì như bên đó thì lệnh chưa chắc của tổng thống Thiệu, đó là chưa cho, chỉ đuổi ra thôi nhưng mà cuối cu g nó làm quá mình khai hỏa trước..mình khai hỏa trước. Thì theo cái tài liệu này, nếu cô muốn về để thêm bớt vô đó thì cô có rất nhiều như thế này. P: Dạ. PP: Bên tui chỉ đó nói về tổng kết tổn thất thôi con khai hỏa có trong đây và nhiều lắm, cái tổn thất của mình ta có chiến hạm 10 bị chìm, ba chiến hạm 5, 4, 15..16 bị hư hại, nhưng vân convân chuyển được, 71 nhân viên tử thương và 28 bị thương, 48 nhân viên hải quân, địa phương quân và bộ binh, trung cộng bắt làm tu binh. ó 48 người vư này kia thì địch nó hư hại thì mình đó 4 chiếc thì địch bây giờ tương quan lực lượng lúc đầu…tương quan lực lượng lúc đầu, mình có 4 chiếc. Nó cũng 4 chiếc là chi h. Còn cái loại tàu yễm trợ nó nữa, con ác loại tàu cá vủ trang nữa, cả thảy nó là 8 chiếc. Nó nhỏ hơn về kich thước nhưng mà súng ống nó là hỏa tiển tối tân hơn thành ra nó vây.. địch nó hư hại 2 chiến hạm, số 247 và 396 nè, 2 chiến hạm khác là 271 và 389 bị hư hại rất nặng có thể bị phế thải. Cái số nhân viên tử thương và bị thương không rỏ

98

nhưng ước đoán nhiều hơn bên ta, đó là giáo sư Trần Đại Hải đa th u thâp được khi thăm viếng ở nghĩa trang mà ôngTrần Đại Hải qua đó ổng thăm. Cô có nghe tiếng ông Trần Đại Hải không? PT: Dạ dạ có nghe. PP: Có à. PT: Dạ hình như có đọc ở đâu đó. PP: À ổng cũng viết sách cũng nhiều…Trong khi đó Trung Quốc thiệt hại, của hải quân Trung quốc như sau: 4 hạm trưởng gồm ba đại tá, 1 trung tá của các chiến hạm 271, 274..271..396 và 389 đều bị tử thương. Mình chỉ mất Nguyễn Văn Thà là thiếu tá thôi, bên đó mấy chiếc nó bị tử thương vì mình xã súng trước rồi tư lệnh mât tr n tức là định số cu g toàn bộ tham mưu trên số hạm 274 cũng điều bị tử thương gồm có một đô đốc, mình chết có thiếu tá mà nó chết 4…3 đại tá, một trung tá và 1 hạm trưởng luôn và một đô đốc, 4 đại tá, 6 trung tá, 2 thiếu tá và 7 sĩ quan cấp úy. Cô thấy như vây là nó thiệt hại quá trời rồi. PT:Dạ. PP: Thấy không.Thành ra tổn thất đó... tổng kết đó là ông Trần Đại Sy ổng qua bên đó ổng lấy tài liệu của tàu đó ổng mới biết đó dạ. PT: Tư gày qua My rồi thì anh có khi nào anh liên lạc với những bạn bè củ trong hài quân không, tức là họp hang năm hay hai ba năm họp một lần hay không? PP: Dạ thưa có, cũng có họp nhưng khi nào hải quân ở đây đơn le qu thì thường thường về Cali họp, hai ba năm họp một lần hay là hải quân họp toàn hải quân đó thì cũng lâu lâu 5, 6 năm cũng tổ chức một lần thì chắc chắn sẳn dịp đó mình đi chơi luôn để gặp bạn bè. PT: Dạ thì.trước khi chấm dứt em xin cám ơn anh chị đa hấp nhân cuộc phỏng vấn này rất là hay, rất là quy. Rồi bây giờ anh chị có những câu hỏi hay những thắc mắc không? PP: Dạ câu hỏi không có. Nhưng đây là điều vinh dự tư l u tui cũng trốn [laugh], cô thấy đi làm cái nào, tui len len hà. Ở đời thành công đó. Một là thiên tài mà thiên tài theo mình là...một là con ông cháu cha, hai là thiên tài hay thông minh một ti, mà nếu mà mình không được ba điểm đó thì thôi mình cần cu làm việ .Tui thấy cần cu l m việc thành thử ra cái đời linh tráng ra trường mười năm linh à chớ chưa bao giờ làm cái đơn xin thuyên chuyển đi đâu hết, mà tự nhiên cũng chấp nhân số phân. Tại sao mình hải quân có điều kiện đi, đa đ rồi mà quay về trở lại để phải đi tu, có phải số phân không? Ở trong đời tui cũng hổng biết Hải Quân là gì, bạn bè rủ đi thì đi, đâu 1007 người lấy 100 người. Mình cũng đâu là may mắn, cũng hổng biết hải quân cái gì thành thử ra đi, sau này ra trường rồi cũng không bao giờ làm đơn xin chuyển gì hết, mà cứ vo g von ở Sài Gòn, Vũng Tàu. Ra xa nhứt là ở Bình Tuy đó thôi. Bình Tuy cũng bị ông hạm phó này, ổng chết ổng đây tui đi đó. Ổng đây xuống, ổng chiếm chỗ Vũng Tàu sướng quá đó. [all laugh] Nhưng mà cuối cung rồi mình nói số, thành ra ổng không muốn ở đó; năm 74 tui tư Bình Tuy, đình chiến rồi kế đưa tui về Bộ Tư Lệnh làm chánh văn pho g…ở đó thì nghe ổng ra Hoàng Sa ổng mất.

99

PT: Ở Hoàng Sa ổng mất. PP: Bị hải chiến Hoàng Sa mất. PT: Dạ. PP: Thành ra tất cả đều là số phân. PT: Dạ cám ơn anh. Rồi chị có nói vài lời gì không? HN: [laugh] Vây cũng đủ. PP: Thôi bà con mình chúc sức khỏe. .. HN: [laugh] Thôi chúc sức khỏe bà con [laugh] PP: Rồi hẹn ngày về lại. PP & HP: Về lại quê hương. [all laugh] HN: Vây thôi giờ chị không biết nói gì. PT: Dạ một lần nữa em xin cám ơn anh chị thì đa bỏ hút thời giờ để làm cuộc phỏng vấn này. PP: Dạ. PT: Dạ xin cám ơn anh chị. HN: Chị cũng cám ơn...hai anh chị cũng cám ơn hai vợ chồng tới nhà chị để mà có cuộc nói chuyện vây cũng thấy.nhớ lại cái ngày xưa. PP: Cô chú có cần lấy gì về sử, mấy sách sử hay hình ảnh để ghi thêm hay là lấy xong rồi, vô sổ sách rồi trả cũng được. [All laugh] PT: Dạ xin cám ơn anh. Xin kết thúc buổi phỏng vấn này. PP: Dạ. End of Interview

100

THE INTERVIEW

101

Phan Quang Phúc, Nguyễn Thị Hồng Hoa, Nguyễn Quốc Thịnh

Narrator

Trần Thị Minh Phước

Interviewer

August 22nd, 2018

Brooklyn Park, Minnesota

Interview conducted in Vietnamese. Translated into English by Trần Thị Minh Phước

Phan Quang Phúc -PP Nguyễn Thị Hồng Hoa -HN Nguyễn Quốc Thịnh (guest) -TN Trần Thị Minh Phước -PT PT: My name is Trần Thị Minh Phước. I am conducting the interview with Mr. Phan Quang Phúc, former Navy Officer of the Republic of Vietnam Armed Forces and his wife, Nguyễn Thị Hồng Hoa in Brooklyn Park, Minnesota. Good morning Mr. Phúc! PP: Good morning. I’m Phan Quang Phúc. I was lieutenant in the Navy of the Republic of Việt Nam. PT: I am glad to have an interview with you today. Mr. Phúc, do you have any questions? PP: No, I’m ready to be interviewed and contribute to the document for our offspring/descendants to have a chance to read whatever ancestors have experienced leaving behind PT: Thank you Mr. Phúc and I’m glad to have an interview with you today. First of all, please tell us your childhood, where and when you’re born, your live, family, parents and siblings. Would you like to tell us about them and yourself?

PP: I was born at Phong Thử village, Điện Bàng, Quảng Nam Province, a village that the media and people have branded as the cradle of the revolutions--from the Cần Vương Movement, Văn Thân Movement to the Duy Tân Movement; the cultured people all over the country usually assembled here to discuss the country. Of course that cradle had a big influence on my family and the people around the area, such as always standing up to oppose the Feudalist, Colonist, heavy taxes, etc. My childhood village was also the war zone. It was hard and difficult to continue school. Since 1950, I was lucky to go to Hội An to study. After that, my family had

102

difficulties again living in the war zone. I went back home and was forced to stay. In 1953, I no longer went to school and stayed at home to help my parents. PT: Would you like to explain the war zone or buffer zone area? What does that mean? PP: During the Việt Nam war, most of the villages were not completely secure. During the daytime, it was under the control of the Republic of Viêt Nam and nighttime, it belonged to the Việt Cộng. We called those villages the “xôi đâu” zones. At that time, General Lữ Lan called my dad canton chief. China was liberated and Viêt Nam activities increased. I went to Hội An to study abroad for 3 or 4 years and after 1953, I went back home and stopped going to school. PT: After that, you came back to Cát Lái or where? PP: No, no, that was my childhood. PT: Yes, your childhood, please tell it again. PP: In 1954, the war ended, I still stayed at home to help my dad and mom because we had some land to farm on it. Later on, I felt compelled to go back to school. Going back to school was hard. Indeed, when my brother went to school, I only observed him studying. I learned some French words and skipped grades. My friends knew I had learned nothing and I was punished by my teacher. I was lucky, since the teachers just punished and I was not expelled. But pure luck, I passed the exam. PT: You must be good! You were very good to pass the exam! PP: I was lucky. I liked go to school, but was not really good. I passed the exam and went on to the public school, Trần Quý Cáp, Hội An. I studied there until 1965, completed high school as a Math major. PT: High school diploma and Math major! PP: Yes PT: When did you join in the Armed Forces? Were you a volunteer or were you drafted? PP: I was lucky to have a brother living in Central Việt Nam so I was continued to go to school and worked to help my family. In 1964, the Việt Cộng occupied my village so I had to help my family. From my village to Đà Nẵng was around 30 km. In 1966, my acquaintance left the message that I was drafted, but at that time I turned in the application to enlist in the Navy. You can call that volunteering. PT: Yes. PP: Truly, it was volunteering.

103

PT: Volunteering, yes. How long were you in the Navy for? What was the rank at that time? And until 1975, what was your last rank? PP: Training time was 2 years. First was I was a Navy Cadet then paid Petty Officer Second Class. I was studying basic military courses, martial arts, weapons, transportation, sea gunnery, ship basics, applied mechanics, electricity and industrial electricity, and math. Second year was Aspirant and paid to be an Aspirant. Studying navigation, astronomy, math, electricity and electronics, tactical movements, and Navy relationships. More than 2 years later, I graduated in July 1969. PT: Where was the training school? PP: The Navy Officer School as well as the Naval Training Center was located in Nha Trang. PT: Were you married at that time? PP: No, not yet. PT: When were you married? PP: I was married in 1974. PT: Yes. PP: After graduation, I served as the Fleet Commander at the escort vessel Đống Đa PCE HQ07. PT: Yes. PP: During the two years serving on the ship, I was lucky to go to Guam for one year. PT: Yes. PP: After a while serving on the vessel, I was promoted to second in command or Assistant Commander of the Vũng Tàu Control Reporting Center. Two months later, I was the Commander of the center. PT: What was the rank? PP: Lieutenant Junior Grade. PT: Yes. PP: 1971. PT: Please tell what was a day on the sea like? What did you do?

104

PP: The captain assigned many tasks to me. I took care of transportation in general, naval artillery, and quartermaster jobs. PT: What were the duties of the vessel? PP: Main duty of the vessel was to control and provide safety, prevent and deter the infiltration of the enemy ships on the assigned sea zone and to protect the fishing area and support the fishermen. Each of the officers and sailors on the ship had his own duty to do for usually 10 to 12 hours a day, not including the combat mission. PT: Did you capture any enemy ships? What would you do? PP: No, not yet. During those two years, we could not capture any ships or boats. Usually, we checked the boats that were sometimes disguised as fishing boats. PT: How long were you in the ship before you go to the mainland? PP: A mission usually lasted two months before I could go on a land leave for a week then back to the sea. Mostly I was in the 1st Coastal Zone or the 2nd Coastal Zone, not in the 3rd or 4th Coastal Zones. The 4th Coastal Zone was located at Phú Quốc and the 5th Coastal Zone was at Cà Mau. PT: What was your Coastal Zone? PP: I was at the Fleet Command. The Navy had two operations: Riverine Operations and Coastal Operations. Within the Coastal Operations, there were two branches: war ships and transportation ships. I was in the war ships. PT: In the war ships? PP: Yes, once in two months, the ships would go back to Saigon. Each time around a week. Sometimes, we stopped by a town or a village where people were selling food to get more food and water and back to the sea to patrol the coast. PT: Was your ship fully equipped? How many officers and sailors were on the ship? PP: Around 130 and under. One captain, six or seven officers, and the rest were seamen. PT: How big was the ship? PP: We were equipped with out of date ships from World War II. We used artillery, the VC used rockets. Our ship had 128 officers and seamen. The ship was 3rd or 4th class. The largest one had a 76 mm cannon and four 40 mm cannons and machine guns. PT: I would to remind you today’s date is August 22, 2018. Please spell your full name.

105

PP: Phan Quang Phúc. Navy Lieutenant of the Republic of Việt Nam PT: Where were you on April 30, 1975? PP: I was at the 91st River Group located at Cát Lái as the second in command. PT: Did the VC call you back to work? Did they begin to call the former of officers of Republic of Việt Nam to report to them? PP: No. On April 30, 1975, my 91st River Group and the other 93rd River Group was fighting with the VC on the Cát Lái River. We did not know that. PT: How old were you at the at time? PP: I was 30 years old. PT: Yes. PP: At the last minute, there were two lieutenant junior grade and some seamen who died. We transported and left the dead bodies in front of the Navy Headquarters. PT: Yes. PP: Some were wounded. I was back on the ship to Nhà Bè. I thought we lost and were could I go? We arrived at the 4th pier Khánh Hội and went ashore. PT: How many people left on the ship? PP: My unit still had 15 ships and 50 officers and sailors. Those kind of ships were not for the sea, just for the river. A river boat usually has seven people. We got to Khánh Hội and took off our uniforms and walked to hide in the Bà Chiểu Church. PT: How did you feel at that moment? PP: Before April 30, 1975; I never thought we could lose early like that. Do all you can where there’s still hope. When I heard the order to lay down weapons to surrender, I was really confused and thought, “What was the future?” On the night of April 30, 1975, I walked to my wife’s family here in Hàng Xanh and waited. PT: 30 PP: I was back to the home in Hàng Xanh. PT: You were married?

106

PP: Yes. PT: When were you married? PP: 1974. PT: At that time, just you and your wife? No children? PP: No children, but my wife was pregnant with my first daughter. PT: 1975. PP: Yes. PT: Did you remember how was your wife’s reaction? You were back home when the VC took over? How did she feel? PP: We were mixed up. Maybe she was glad to see I was alive, but not happy. PT: I know you were reported to the reeducation camp. How long were you to stay with family before reporting to there to the reeducation camp? PP: Hard labor not education. I reported twice. 1st time in May 1st or May 2d, they announced the Navy had to report to Naval Headquarters in Saigon. I reported to an elder ranked Navy Lieutenant, Trần Ngọc Đ. wearing a red armband, former military attaché of the Navy Commander. PT: You and your elder’s rank, both of you reported at the same time? PP: Maybe he was undercover (for VC) wearing the read armband. I reported to him at the headquarters. PP& PT: (laughing) PT: He was a VC undercover? PP: Later on in the camp at Hóc Môn, I met him and stayed in the same camp. He still had to report of the VC authority. But around one or one and a half years, he was set free and released. PT: During that time, we did not know who was undercover. When they took over April 30, 1975, you must have been in shock? PP: Yes. When the house is burnt, the face of the mouse appears. Before 1975, we were not interested in politics. Students were easily taken advantage of by VC/Communists to take to the street and protest against the Government of the Republic of Viet Nam.

107

PT: Beforehand? PP: No, not beforehand but because of the ignorance about politics of the South Viet Nam civilian and military. PT: Were you in Hoc Mon? How long did you stay there? Did they transfer you to another camp or prison? PP: I reported to them at Vo Trường Toản School on June 24, 1975. On June 25, 1975, I got on the covered truck to Long Giao Camp. Communist policy would not let any prisoner stay too long at any prison, especially political prisoners. Normally around a year, they transferred prisoners to another place. I stayed at three prisons/camps: Long Giao, Hóc Môn, and Kà Tum, back to Long Giao, Hóc Môn. In 1978, they moved us to Gia Trung, a big prison camp in the vast Tây Nguyên forest, a plateau area in central Việt Nam, which was under the control of the Yellow Uniformed Police. This big prison camp was divided into six smaller prison camps called “T”. All those camps around a stream, but I forgot the name. All of the prisoners used that spring for bathing, washing clothes, food. The upper level of this spring was around 2 kilometers from the camp and was the Highland people’s leper colony. PT: Vo T ường Toản. PP: Vo rường Toản, I stayed there one day then they moved us to Long Giao. Long Giao was the rear base of the 18th Division of the Republic of Việt Nam. Around 6 months later, we moved to the Hóc Môn where I met that guy again PT: What did you do when you saw that guy? PP: In 1976, I met him at the T-5 Hó Môn and stayed away from him. Maybe he also saw me and avoided me. PT: Was he imprisoned? PP: I didn’t know. Maybe he wanted to do merits work? PT: Did you remember what you did during the time in the reeducation camp? Learning political indoctrination or were you ill-treated? PP: Junior grade officers like us, there were two phases. Phase 1: Supervised by the Army with the purpose to detain us not to do the hard labor. Every day we gathered at the meeting hall and they lectured us about politics. Sometimes we had to clear the booby trap and planted cassava. Phase 2: Supervised by police, by then we know what was communist prison? Productive labor? Self-supported food! Cleaning the forest for planting corn and sweet potatoes. Six days a week, 8 hours a day and 1 hour to review the work of the day. Each of us got 13 kg consists of 1/3 of rice and 2/3 of cassava slices. We were hungry all the times and sick without medicine. They

108

ruled with iron hand. Even a small mistake we were punished badly. Around the camp there were 4 layer: -a layer of bamboo 3 meter high -2 layers of conconcertina - A 4 mx 4 m ditch with sharpened bamboo spikes PT: When you were transferred from camps to camps, how many people were there and what kind of transportation? PP: Usually we didn’t know. They gathered us and called the names for the transfer. Some were sent to the North, others in Gia Lai, Kà Tum, and the rest stayed back in the camp. PT: How was the food? Did you all do hard labor or listening to politics lectures? PP: Mostly we didn’t do much when supervised by the Army, but later on in Gia Lai Kà Tum, we were in hard labor, cleaning the forest for planting corn and sweet potatoes--Mostly we ate barley and we were always in hunger. PT: Barley? PP: Yes barley. PT: Did you have family visits? For a while they let families visiting the prisoners in the camps? PP: Yes and I didn’t remember how often? HN: One a year. PP: One a year. But official regulations stated that immediate family members could visit prisoners in the camps once every three months to bring food and medicine to their relatives. The main purpose was to let the families to feed the prisoners instead of eating foods supplies by communists. PT: How long did the visit take? HN: Only 15 minutes. PT: 15 minute. HN: 3 kilograms of food PT: Anything but only 3 kilograms. PP: Yes, 3 kilograms included dried shredded meat, medicine et. cetera--

109

PT: Did you share the food and treats among other prisoners with no visitation? How was the visitation? PP: The guard sat between in the middle and watched for every move and talk. We all instructed to say great things about them, such as well-fed and treated in the camps. HN: I sat this side and my husband another side of the table. PP: If needed we just blinked our eyes for signal. Just saying amazing things about them. PT: Definitely they would punish badly for people who said bad things about them, right? PP: Definitely yes. Before the visit, we all got lectures from them about our behavior in front of our family. PT: Were you allowed to write mails to families? PP: Yes, but sending them or not depends on them. PT: (laugh) PP: Usually we wrote letters to ask got food and else before the visit PT: Did you bring stuff he asked for? HN: Yes. PT: Did you received any letters? HN: Once in a while/ PT: How long were you in the education camp? PP: From 7/1975 to 5/1981, almost 6 years. HN: Almost 6 years. PP: 6 years in the camps, one year in the new economic zone after the release, and arrested and put in prison for illegal escape from 3/1983 to 5/1985. PT: More than two years in prison for the escape. PP: Yes, escape. PT: Can you please talk about the New Economic Zone?

110

PP: They forced the families who had the loved one imprisoned in the camp tio displace from their homes and relocated to inhabited mountainous areas. So the prisoners could go home faster. People often said that was like a prefabricated hell. My wife cried a lot when leaving the house and went back to her family in Giồng THủ Bá, Cái Mơ in Bến Tre province instead of going the New Economic Zone. PT: Yes. PP: I stayed there for a couple months and brought the family back to Sài Gòn and stayed there about a year (clears throat). Then she was expecting and the baby was 11 year old and I was imprisoned again for escape attempt. PT: How old is she now? PP: 33 or 34 year old. Each time we had babies and I was in prison. So later we didn’t dare to have another babies. PT: Did you have any difficulties to raise your families when he was imprisoned? HN: A terrible time. I tried to do I could to raise children. I was so blessed to have my mom’s helping me out. So often, I kept my meal and saved it for my children. PP: We were running around from Sài Gon to Thủ Đ c and homeless. So we smuggled some coffee beans through. PT: Let’s talk about it PP: Are you sure? I am afraid of wasting time. PT: It would be fine, you have 2 to 3 hours for the interview. (Laugh) PP: It was around 9 o'clock in the evening. We were on the way home from our trip, we smuggled some coffee beans through. No words to describe the way we lived. PT: Yes your stories should be heard and told to the next generations. PP: I second. HN: You should talk about your time imprisoned in Gia Lai, KàTum with brutal methods of torture and humiliation/ Rope tied around their necks, these prisoners pulled the huge tree stems about more than 1 meter in diameter up and down the hill like ox or cows pulling carts. It was terrible! PP: For high ranking officers in the same camp with me in Bến Tre, the punishments were horrified. They pulled and pulled tons of bricks in the carts to the brick factory. And they were so weak and exhausted.

111

HN: There were no clothes at all. PP: They made their own clothing by the sand bags, which were dried very fast after long hours working in hard labor/ We left the prison at 8 a.m. and worked until 11 a.m., went back to prison for lunch and coming back to work in the afternoon. Prisoners from the North were very talented. They made vests and nice clothes from the sand bags. On the holidays, they asked us to perform and we wore these fancy clothes. I was in the same camp with Vũ Quốc THông, Phạm Huy Cơ, Phan Văn Phan, Nguyễn Quang Nhượng, Nguyễn Sy Tế. HN: Nguyễn Đình Cường. PP: He was teaching in Law School in Sài Gòn? Did you take any classes with him? PT: Yes. We attended the University of Law in Sài Gòn and they were our professors. PP: We suffered a lot of humiliations and brutal treatments. Every day, Vũ Quốc Thông boiled the water for the prisoners and carried water to cadres (laugh) HN: Selling coffee. PP: Back then, the communists did not allow ordinary people doing buying and selling certain goods (rice, coffee, cigarettes-- must be distributed by those who got permits by the government). On the way home, we each used our own bicycle. But a Honda 67 moto-bike suddenly appeared and hit my bicycle. After the crash, I fell down at the ground and my bike rims were all bent in, but all I could think of was to be arrested again. (All laugh) PP: I told my wife to ignore the incident. PT: Were you in Sài Gòn? PP: Yes in Sài Gòn. In Hàng Xanh, returning back to Hàng Xạnh. PT: Did you stay in the rental house? PP: Right. So scared my wife told me to leave then premise and sit in the back of her bike and drove away for fear of communist. PT: Dạ PP: The guerrillas? HN: I was so frightened, I called him out: "Get up, run, run". He was scared too, he sprung up, put the bike on his shoulder and jumped onto the seat behind my bicycle.

112

(All laugh) HN: Everyone laughed when I told them the story (laugh) PP: The survival instinct is so strong. HN: We were so scared and just wanted to run away. The other driver hit us hard then to bridde Rạch Chiếc. He was so drunk and later on the ambulance came and he was drunk. He was moaning a lot. PP: They assured us that was our fault. It was another man‘s fault to hit us. We needed to stay on the scene and they drove me to the hospital. Then I came to the Chợ Rẫy Hospital where one of my friends working as medical doctor was. The guy who hit me was also hospitalized. Few weeks later his family came in contact with me, asked me to dismiss the accident case that was the only way for them to get back his motorbike which was kept in the police station in Trùng Lưu, Thủ Đức province. HN: In Tru g Lưu, Thủ Đức PP: Even the guy was at fault in the accident but I was trying to act kindly so I signed the paper to dismiss the case. But a couple of weeks later, the police ordered me to see them in the police station. I told my wife to go with me just in case I'll be arrested. It turned out that the guy blamed me for trying to steal his motorbike. PT: (laugh) Yes He told you that you stole his motorbike. PP: Yes. I was so mad and told all the truth about the incident and what I was doing for a living? PT: You use the fake name Nuôi or real name Phan Quang Phúc? PP: Fake name. PT: (laugh) The same Phan Văn Nuôi, and no change. PP: Yes, Nuôi. PT: Phan Văn Nuôi PP: Phan Vàn Nuôi. An ugly name so people doesn’t pay attention. PT: (laugh) PP: It was so funny.

113

PT: It reminded me of my incident when escaping Việt Nam. We were arrested at night and we all gave then fake name (laugh) HN: So scared to see Communist. PT: Me too, that’s why I never go back Việt Nam. Are you going back to Việt Nam? PP: No. PT: Me either, I am still scared of them PP: Not scared-- PT: But rather no trust them, right? PP: No trust at all. But they sent us way and we’re safe in America and don’t want to go back PT: Tell me more about your escape? PP: After arresting me, they let me go because they couldn’t afford to feed people. We rented the house for 500 piastres a month. At that time you could buy s1 oz. of gold with 500m piatres, but not later on, that’s why we got trouble with the lady who wanted to raise the rent. We tried to find ways to leave Việt Nam, and tried again to escape. PT: She was so mean and greedy. PP: Very mean! Even she warned me that she could tell communists about my escape plan. PT: (laugh) PP: So I left her house and wandering on streets PT: Was her husband in the Armed Forces of the Republic of Việt nam or she was one of the communist? PP: She was the lieutenant-colonel’s wife? He was imprisoned in the reeducation camp. PP: Sometimes bad things have to happen before good things come. Fortunately, a policeman helped us to find a small lot so we could built a small hut. It was a perfect because the mean owner kicked all my family members out of her house. . PT: Yes. PP: I had been trying to escape by boats several times but none was successful. One time, I came to visit a fortuneteller, his name was Huỳnh Kim Thông. He was blind thus people called

114

him "Mr. Thông, the visually impaired master". He told me I shall be able to go away but not by boats, that was in 1987. PT: H.O. category? PP: Yes H.O., but unfortunately I didn’t have any legal document. HN: An identification. PP: No identification, but I had a release document from the camp. PT: Yes. PP: Later on I submitted my paper to HO Program. I had been a captain of ARVN Navy, although I had the release paper from the concentration camps but did not have the resident permit because of that I couldn't apply for the immigration. PT: Why did it take too long? Did you use your real name? Tại sao nó làm lâu vây anh. PP: Because we didn’t have the resident permit, so she should wait for a long time. HN: I bribed the police woman six maces of gold in exchange of the resident permit. PT: Resident permit? HN: I went to the bus station "Bến Xe Miền Đông" (Eastern Bus Station) to open a small food stand. Thanks to that shop I was able to get the resident permit for us. Of course, we had to bribe those communist officers to get our paper. It costed us a great sum of money. Then my husband could apply. And we departed in October 1994. By that time, we had 2 kids. PT: You had two kids. HN: Two. My first one was 12 years old when coming to America PP: We first came to St. Cloud Minnesota sponsored by one of our Navy brothers-in-arms. But when the economic crisis came, we moved to this area in 2011. PP: We had a smooth interview and the whole family including my in-laws were accepted to resettle in America. PT: Your parents? PP: Two people

115

PT: How could both your parents can go with your family? Usually the US government gives entry permit only for husband, wife and their offspring only. HN: Our parents had been always living with us. When the American officer asked my mother if she had any other children, she said none, then he permitted both of our parents go with my family. Our sponsors paid for our airline tickets which we repaid them later. HN: A long time due to our address change. We supposed to go to California, but we have changed our mind and Mrs. Dorothy from Minnesota was our sponsor. PT: Were Ms. Dorothy currently live? Is she still alive? HN: She moved to New York. PT: How were your parents and where did they live in America? HN: My mom passed away 4 years ago, at the age of 70. It was 20 years after our arriving to America. PT: How old were you when coming her, Mr. Phúc? PP: I was 49 years old in 1994. PT: Why did you decide to move to St Cloud, Minnesota? PP: For work. We used to value hard working and didn’t mind to do any job as long as we could feed our family and live in a safe place. We worked in the chicken plant and bought our first house in St. Cloud after a years living in America. PT: Yes. Dạ. PP: My children went to schools and graduated from schools in Colleges PT: What schools? PP: In St Cloud State. PT: Are they working in the Twin Cities? PP: My wife and I both worked in the poultry farm in St. Cloud. My eldest Minh Châu graduated in 2001, the youngest Bich Thủy, 2002, from St. Cloud State University. They're working in Wells Fargo and Medtronic’s. PP: My second daughter loved to studies and was an excellent student. She graduated in Computer Science in 2 years only due to taking PSEO classes during her high school years.

116

PP&PT: (laugh) PT: What are their names? PP: Then oldest is Phan Thị Minh Châu, the youngest Phan Bich hủy. The midwife named them because I was in prison at that time. PT: You and your wife has been avid members of the Vietnamese Community of St. Cloud? PP: It was a long story. When I became director of the Vietnamese Community, there were some trouble makers they tried to give us such a hard time. But we still managed to organize many successful events. My daughter was able to bring in many American guests from her school. Thanks to that, we formed a bond between American and Vietnamese people. There are many American veterans in St. Cloud but they hadn't been shown up in the public because they felt bad after the Vietnam War. The first event was on November 11, 2011, there were more than a thousand guests. And after that came the Resolution for the South Vietnam Fag. There were special guests as well such as the American major general and Vietnamese brigadier major Nhựt. PT: Did you have any funding? PP: Not at all. We got donation and contributions from the community members, Vietnam vets, friends, and families and it was a very successful, event. PT: How was the total of the planning cost of Vietnam War Memorial in St Cloud? PP: we estimated about $100,000 because we ordered the granites from Canada so the transportation cost was very high, about more than 27 or 28 thousands and the land was $6000. PT: When was it finished? In Eastman Park, at Lake George downtown St Cloud stands the Central Minnesota Vietnam War Memorial. Carved in granite, an American soldier and South Vietnamese soldier represent the 2 countries who fought side by side during the war and above their heads flies their countries flags. "You'll never be forgotten", carved in granite, at the feet of the 2 soldiers. The memorial was created due to the efforts of Hoa K. Nguyen, a former South Vietnamese military officer, who wanted to honor all those who fought for South Vietnam's freedom. There were 17 men from St Cloud MN who died while serving their country in the hopes that South Vietnam would one day be free. It was Nguyen who pursued his goal to make sure that there was a fitting tribute to those men. The grand opening of the War Memorial was on 2/6/ 2007 PT: As I know we commemorate the Fall of Saigon annually. Did you come there? PP: Not April 30, but the Armed Forces Day of the former Republic of South Vietnam PT: the Armed Forces Day of the former Republic of South Vietnam

117

PP: Memorial Day. PT: Memorial Day. PP: Usually the Americans commemorate the Memorial Day on the exact day and we do the commemoration a week after. That way we have the participation of both Vietnamese and Americans at both events. PP: Did you join any community organizations since living in the Twin Cities. PP: Building the memorial was not an easy task. Initially, our group had 4 people. Mr. Nguyễn Kiếm Hoa, Mr. Vo Văn Diệm (an SVN major), Mr. Lê Đoàn (an SVN second lieutenant) and myself. We promised ourselves to get it built at any cost. The project was put on hold in 2004 and 2005. We had the fundraising on 2007. The city mayor Dave Kleis had been a great support to us, and many American people as well. PT: What group? PP: The children of the Armed Forces of the Republic of Việt Nam. PP: In St Cloud? Now we live far away from St Cloud. PT: Did you get any difficulty living in American? Do you get any benefit as a veteran of ARVN? PP: We didn't have any benefit as an ARVN veteran. After few months setting foot in here, we started to work in the poultry farm. We didn't have time to go to English classes. We do not speak English very well. We keep working very hard for our children have good education. PT: So you’ are always together PP&PT: (laugh) PT: What is the name of the chicken plant? PP: Gold’n Plump Poultry. PT: Are there many Vietnamese workers? PP: Mostly are Mexicans. There are about 30 Vietnamese workers. PT: Is there a Union in the plant? PP: No union represented.

118

PT: Do you get free chicken or buy with a discount price? PP: No, but once in a while there were parties, but we ate fresh chicken and they are so good. We can buy at a discount price. PT: You told me about the difficulties you faced at the chicken factory. What challenges did you face coming to America? Did you have any benefit being in the former Army of the Republic of Vietnam? PP: No benefits whatsoever. First, we settled in for a few months then started to work. Regretfully we did not have time to study ESL. We did not think about this, and all we thought about was the children. So now we could not say a word in English. Second, all we did was work, sacrificing our lives for our children. That was why we did very little socializing with the Americans here. We wanted to speak but it was always difficult. My wife can understand but cannot speak. I can say a few things but cannot hear the words. It is so strange. PT: That is why you always go together. Isn’t that right? PP&PT (laugh) PP: The children were lucky to have learned the language. Our daughter here has a salary in six digits. When she started with Medtronic’s, they had her do the purchasing for the company. She once needed three days to purchase the computers. She brought in any Vietnamese who applied for a job in the company. Even as experienced and smart as she is, she still faces many challenges. She takes care of the house and cars. PT: How many grand children do you have? PP: We have three grandchildren. HN: All girls. PP: Is this your house or your daughter’s? PP: Our daughter’s

119

PT: You can take care of the grandchildren. They are lucky to have the grandparents living in the same house here in America. Do the grandkids speak Vietnamese? PP: The oldest one did not have us around to communicate with, so she is not good with the language. The second one is very good compared to a Vietnamese citizen. We hope that this youngest one will continue to live with us.(Laugh) It’s funny. My two children did not live with me when they were young. Then the first two grandchildren came while I was in St. Cloud. They asked me to take care of the kids, and I said we could not because we were both working. Eight years later the third one came. I said to her, “I did not raise you when you were young. Neither did I help with the older grandchildren. Now I will help. She would become my adopted child.” (laugh) She makes us laugh all day. We watch her all day and she cannot say a word, but she seems to understand everything we say. PT: How old is she? PP: She is seventeen months PT: And she can laugh and dance. PP: She understands Vietnamese. PT: What is her name? VP: Her name is Vi. PT: How cute she is! You both can say things about them, and they can learn what you say about them when they are older. They will listen. VP: (laugh) PP: One daughter has three chidren. The other is married to an American. They do not want to have children.They like to travel all over the world, France, Spain, and so on. All the time. Recently she spoke for the her company about the machines they made. We are settled down. Our daughters have their own family and houses. We are happy that they do not have to ask us for money, and if they did, we do not have any money anyway. (laugh)

120

PT: You did not raise your children when they were young, and now you are helping to raise the grandchildren. Tell me about a typical day with the child. What do you do after her mother leaves the house for work? PP: When we wake up in the morning, we would ask, “Is she awake yet?” Her mother would prepare until 7:30, 8:00 o’clock and would give her to us. She works until 4:00 o’clock, so we are with her all day until then. Then the parents take over. It is full day, and we are glad when they come home. The house is messy because we are constantly busy. She is such an active child that we are too exhausted to clean the house. She is a bundle of gift from above, running, laughing, singing, dancing, and shaking her behind to entertain us. If you turn on the music, she would start to shake her behind to make you die from laughter. She is a gift from above. We now have a source of joy, freeing us from depression. We do not go out with friends much because of it. When there are rare occasions to get together with friends, we would drink and laugh. Now the grandkid makes me laugh all day. After breakfast, we would dress her, put on shoes, and push her around in the stroller. HN: She loved to go out all day. PP: Her skin turned brown from out in the sun. On a recent trip she said bye, bye and got on the airplane. She refused to sit still but ran from the front of the airplane to the back. The passengers loved her. Her skin was so dark they wondered where she was from. (Laugh) PT: Are you now retired? VP: I have been retired for a while now. HN: After seventeen years of work. PP: I fought with the Americans. I argued with the supervisor, then I quit. PT: Why? Tell me about it. PP: Oh, he looked down on me. And he did things that were illogical. Actually, even though the plant manager was not high rank, he liked us. He also saw us at community gatherings and activities in St, Cloud, so he knew us.

121

PT: At the chicken plant? PP: He said “Hi” to us all the time. When we were in conversations, the lower rank managers and supervisors started to say that I was buttering up him. But I was always avoiding him. He attended some Vietnamese events. I wrote to him in English about the Vietnamese and our needs, so he would understand. He was a very decent man. I never made food or invited him to any meal, and I only talked to him when we happened to be at the same gathering. The others thought I was vying for favors, so they hated me. They started to make my life miserable. PT: I feel sorry to hear about it. PP: I worked hard at the chicken plant. I was 60 years old and I carried every day 40m pounds of chicken from one place to another one. I still remembered this incident. One day the scale was broken, instead of fixing the scale, the supervisor required that all the chicken containers needed to be rechecked the weight twice. I didn’t want to do it and requested if he could fix the scale. He was so mad with me and clapped his hands very hard on the table. I was so upset as well and went to the plant manager and he didn’t dare to come along with me. In revenge, he gave me hard time and I couldn’t handle any more. I retired early at the age of 63. My wife continued work there and retired later to take care of her mother. PT: What is your advice to your children and grandchildren and the future generation? HN: (laugh) I wish that the younger generation always think of poor and unfortunate Vietnamese citizen’s still living in Việt Nam. We are so blessed to be in a free country and we always long to the country. PT: Can you spell for full name? HN: My name is Nguyễn Thị Hồng Hoa, spelled N.G.U.Y.E.N. T.H.I. H.O.N.G. H.O.A. PT: How old were you? HN: 70 years old. PT: You look so young for your age. HN: Young? (Laugh)

122

PT: Yes, yes. Do you have anything you want to talk about it? HN: I have been in America for 24 years and worked for 17 years. Then I stayed home to take care of my mom who already passed away. I have retired. Now proud of being a Vietnamese. PT: Do you have fun time taking care of your granddaughter? Do you speak Vietnamese with her? HN: I speak all in Vietnamese with my children and grandchildren and never having an English word. I don’t want them to forget Vietnamese if they speak all in English. I want them to preserve and keep the Vietnamese traditions and culture by learning and speaking Vietnamese and always remember their roots and ancestors. PT: Vi is 17 months old now. In more than 40 and 50m years later, what do you want her to listen to your advice through this audio? HN: I want to remind my grandchildren to be proud of being Vietnamese even they live in America, remember your roots, your culture and ancestors. PT: Awesome! How about Mr. Phúc? What’s your advice? HN: We’re the first generation in America, they are one and a half and it would be blessed if they remember their roots and who know going back to Việt nam one day to free the country o Communists. PT: Exactly right! It’s all our ultimate wish. I see that you have a lot of great books written before 1975. Can you tell more about the photos? PP: Most of the photos were taken during my time in the navy. Here is the big boat and the crew. PT: Where do you get this book? I want to purchase it for the library? PP: Let’s me check if I can order it for you. Here is the photo of our Navy team.

123

PT: Here is my photo in Guam with other officers. PP: You were studying abroad in Guam? PT: Yes. Here is Mr. Cường in the same class in Navy. PP: Here is the photo of Memorial Wall in St Cloud and this man is the owner of Kim Sơn restaurant. PT: Is he in the Navy as well? PP: Yes in the same Navy class. PP: Here is Mr. Phan Quan Phúc. You look so young and handsome. PP: It’s me. My class had 100 people, here is my childhood photo in front of my ancestral hall in Quảng Nam. PP: You were so handsome! (all laugh). That’s why I met Princess Hàng Xanh. TH: How long did you live in Hàng Xanh? I lived in Hàng Hanh on Nguy64n Văn Lạc Street. HN: I lived there for a long time since baby to adult time, near Mai Tài store. TN: My house was on 77 Nguyễn Văn Lạc Street, not far from Cữu Long military camp, HN: Yeah! TH: Phước an Church in front of the big boulevard. HN: Go a bit farther, you could see the cemetery. TN: My house was across the cemetery.

124

PP: Here is the photo of our ancestral hall. If I couldn’t keep all the books for any reason, I’ll give all to you. PT: Thank you! You can donate to the Minnesota Historical Center since they are rare books and one of a kind. Thank you and do you have any more questions? PP: I think it’s enough and best wishes to everyone. HN: (laugh) Best wishes and good health everyone. PP: & HN: Going back to Việt nam someday! PT: Thank you very much for the interview and your time! HN: Thank you to you as well. It was great to bring back all memories! PP: If you need any books, photos, just take and return it later (all laugh) PT: Thank you and we would end the interview. End of Interview Note: Per the interview’s request, some parts were not translated