Trách nhiệm với thế hệ sau

21
Trách nhiệm với thế hệ sau Corporate Social Responsibility Adapt - Adopt - Improve CSR in Vietnamese SME

Transcript of Trách nhiệm với thế hệ sau

Page 1: Trách nhiệm với thế hệ sau

Trách nhiệm với thế hệ sau

Corporate Social ResponsibilityAdapt - Adopt - Improve CSR in Vietnamese SME

Page 2: Trách nhiệm với thế hệ sau

Tôi sinh ra tại Áo vào những năm 60 của thế kỷ trước. Cha mẹ tôi là những người đã chứng kiến cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ 2 và nếm trải những đau khổ

của thời kỳ đen tối đó. Họ thường nói với tôi rằng ước gì họ có thể mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho các anh em tôi. Liệu điều này có giống như những gì bạn thường nghe thấy.

Làm việc về trách nhiệm xã hội tại Việt Nam trong một thời gian, tôi cũng nghe được những điều tương tự từ các bậc cha mẹ tại đây bởi họ cũng từng đi qua một cuộc chiến tranh kinh hoàng cách đây không lâu. Trong một số cuộc hội thảo, tôi đặt ra câu hỏi : “Bạn có muốn đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con cái của mình?” Nhất loạt mọi người đều trả lời rằng “Có! Chắc chắn chúng tôi muốn làm điều đó”.

Nhìn vào ánh mắt đầy tự hào của các bậc làm cha làm mẹ, tôi lại tiếp tục hỏi “Mọi người đều muốn có một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái của mình. Vậy thì tại sao các bạn lại triệt để khai thác những nguồn tài nguyên để thế hệ con cái bạn chỉ còn lại rất ít? Tại sao các bạn lại gây ô nhiễm những dòng sông để rồi con cái bạn không thể được bơi lội và tắm mát? Tại sao các bạn lại nhắm mắt làm ngơ khi trẻ em bị cưỡng bức phải làm việc nặng nhọc thay vì được cắp sách đến trường? Tại sao không chịu trách nhiệm với các thế hệ tiếp theo như những gì bạn đã nói vài phút trước?”

Những người ngồi dưới trở nên yên lặng và tập trung hơn, họ cùng đặt ra một câu hỏi ngược lại “Nhưng làm thế nào để chúng tôi thực hiện được nó, ai có thể dạy chúng tôi điều này?”. Câu trả lời mà tôi có thể đưa ra là “Bạn nghe rất nhiều về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), về sự tuân thủ, về các bộ quy tắc ứng xử. Nhưng nếu bạn có cái nhìn sâu hơn vào các vấn đề, chúng ta sẽ nhận ra rằng chẳng có gì là mới mẻ cả. Những gì chúng ta cho là đúng hay sai, tốt hay xấu đều không thay đổi qua thời gian. Việc cần thiết lúc này là phải sử dụng chính lý lẽ thông thường của bạn. Và để hỗ trợ bạn thực hiện điều đó, chúng tôi sẽ mang đến những khuôn khổ và hướng dẫn cơ bản. Nhưng cuối cùng, chính bạn mới là người có thể thực hiện được những trách nhiệm của mình.

Vì vậy, hãy cảm nhận những gì bạn có được sau khi đọc cuốn sách nhỏ này, suy nghĩ về tương lai của con em mình, quên đi khái niệm về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), và Trở về với lý lẽ thông thường (RCS)!

Florian Beranek , Cố vấn kỹ thuật trưởng của UNIDOHà Nội, 2012

Các thế hệ tương lai của chúng ta

Disclaimer: Ấn phẩm này dựa trên tài liệu UNIDO reap26 và được soạn thảo bởi dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nâng cao hiểu biết và thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) nhằm tăng cường mối liên kết với Chuỗi cung ứng toàn cầu trong Sản xuất bền vững“ được tài trợ bởi chương trình SWITCH-Asia (2008-VN 171-192) của Liên minh Châu Âu. Nội dung ấn phẩm có liên quan đến những vấn đề chính của ISO26000.

Copyrights by UNIDO 2010-2013, Chịu trách nhiệm bản thảo và trình bày: Florian BeranekVăn phòng dự án UNIDO, Số 52 Ngõ Yết Kiêu, Hà Nội, Việt Nam, Vietnam, www.csr-vietnam.euSome images are under creative commons 3.0 license (attribution, non commercial): CPG Grey p28, Robynejay p34, Niemann-Buuts p35, Chees42 p16, Mag3737 p27, Makeitgreat p26, Alles-Schlumpf p21, Andrew Hux p6, ADB p36, El Floz p24, Sudama p20, SunnyUK p18, Dog n Bonio p9, Hanoi-Mark p35, Skies Photography p39, Stephen Chip p39, Dominiqueb p25, Flurdy p35, Kirk Siang p38, Argonne National Laboratory p11, -AX- p8, Boris Mitendorfer p27, Anduze Traveller p32, Elkit p14, Roncaglia p30, Leo Reynolds p29, Life Serial p23, John Lemieux p9. Các hình ảnh khác thuộc bản quyền của UNIDO 2010-2012.

Những quan điểm được đề cập trong ấn phẩm này không phản ánh ý kiến của Cộng đồng Châu Âu và các thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc .

Page 3: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 4 - - 5 -

Môi trường

Lao động

Kinh doanh trung thực

Những vấn đề người tiêu dùng

Quản trị tổ chức & Nhân quyền

Sự tham gia của cộng đồng

Để xây dựng một công ty thành công, có “giấy thông hành cho hoạt động kinh doanh”, bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc sau:

• Tính trách nhiệm• Tính minh bạch• Hành vi đạo đức• Tôn trọng lợi ích của các bên liên quan• Tôn trọng các quy định của pháp luật• Tôn trọng các tiêu chuẩn hành vi quốc tế• Tôn trọng nhân quyền

Hãy tận hưởng hành trình xuyên suốt thế giới của hoạt động kinh doanh có trách nhiệm và đón nhận cảm hứng từ

Trách nhiệm của tôi – Cơ hội của tôi – Thành công của tôi

Khởi động ...

Page 4: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 6 - - 7 -

Môi trường

Môi trường

Môi trường Thế giới của bạn!

Hãy có trách nhiệm!

Trước tiên hãy suy nghĩ !

Hãy kiểm soát !

Công ty của bạn đang hoạt động trong môi trường và sử dụng các nguyên vật liệu thô, năng lượng và nước. Trong quá trình đó, các hoạt động của công ty cũng có thể tạo ra các chất thải và khí thải.

Bạn phải cân nhắc đến các trạng thái trước và sau của hoạt động kinh doanh. Tất cả các nguyên liệu thô đều có nguồn gốc nhất định, do đó hãy nghĩ về những gì đã xảy ra trước khi bạn nhận được chúng. Sản phẩm của bạn có thể gây hại tới môi trường và con người trong quá trình chúng được sử dụng hoặc vứt bỏ.

Hãy nghĩ đến doanh nghiệp của bạn và môi trường, lãnh nhận trách nhiệm và bắt đầu hành động.

Nếu các hoạt động và sản phẩm của công ty bạn gây ra bất cứ tác động nào đến môi trường. Bạn đều phải chịu trách nhiệm, thậm chí ngay cả khi bạn không hề biết đến những tác động đó.

Khi cân nhắc các sản phẩm mới, đừng chỉ nghĩ tới lợi nhuận tài chính. Hãy xem xét đến tất cả những tác động môi trường tiềm ẩn có thể khiến bạn mất rất nhiều chi phí hoặc nghiêm trọng hơn là hủy hoại chính công ty của bạn. Bạn có thể bị phạt, mất khách hàng hoặc thậm chí là phải hầu tòa hay ngồi tù.

Bước đầu tiên để kiểm soát là biết được những gì đang thực sự diễn ra. Bạn có biết nơi nào, khi nào và lượng nước, năng lượng, nguyên liệu bạn đang tiêu thụ là bao nhiêu không? Đừng tin tưởng hoàn toàn vào các ước tính hay hóa đơn hàng tháng. Hãy tìm hiểu xem quá trình sử dụng các tài nguyên đang diễn ra tại đâu. Từ đó, bạn sẽ có thể tiết kiệm ngân sách, gia tăng hiệu suất và bảo vệ môi trường.

Page 5: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 8 - - 9 -

Sự phát thải ra không khí – không chỉ là khói đen!

Bạn có uống nước từ dòng sông ngay cạnh công ty?

Bạn có muốn phí phạm tiền của?

Tiếng ồn - Sát nhân im lặng

Hầu hết tất cả những loại khí thải mà công ty bạn phát thải ra môi trường đều có hại đối với con người và với môi trường. Một số loại gây tác động ngay lập tức, một số thì tác động từ từ. Nhưng hãy nhớ rằng thậm chí cả khi bạn không nhìn được hoặc ngửi thấy gì thì khí thải vẫn ở đó.

Các loại khí độc, khí CO2 là nguyên nhân góp phần làm biến đổi khí hậu, bụi và các siêu phân tử gây ra các bệnh nghiêm trọng về phổi và các hóa chất có mùi hôi sẽ gây khó chịu cho những nhân viên và hàng xóm của bạn. Không phải tất cả khí thải đó đều thoát ra từ ống khói nhà máy. Chúng thoát ra từ máy móc, xe tải, thậm chí là từ máy photocopy tại văn phòng và cả từ việc đốt rác thải ở khu vực sân sau.

Hãy rà soát quanh công ty, tìm kiếm nguồn gốc của khói, khí độc, mùi hôi, bụi và nghĩ về chúng. Những biện pháp đơn giản như điều chỉnh máy móc một cách chính xác và liên tục có thể cải thiện được tình hình. Bắt đầu thu gom bụi sản xuất để xử lý và đừng chờ đợi cho tới khi chúng cuốn theo chiều gió và gây hại tới sức khỏe của những người công nhân.

Thúc đẩy nhân viên hành động – họ biết nhiều hơn là bạn nghĩ.

Theo lý thông thường, nước mà bạn sử dụng trong công ty sẽ quay ngược trở lại với chu trình tự nhiên như khi nó được đưa vào. Hãy đảm bảo tất cả

lượng nước thải đều trong tầm quyển soát, không có tình trạng rò rỉ đường ống, tràn nước thải hoặc lén xả ra môi trường. Nếu không có những biện pháp sẵn có, bạn có thể kết hợp cùng với các công ty lân cận nhằm thiết lập một hệ thống xử lý nước sinh học có chi phí hợp lý và hiệu quả.

Đừng bao giờ quên: Chẳng có gì là vô ích – mọi thứ đều có giá trị riêng. Kể cả rác thải cũng vậy. Bước đầu tiên là truy tìm nguồn gốc, thành phần, giá trị và chi phí của chúng. Hãy lập ra một danh sách và đặt ra những câu hỏi “Làm thế nào để tránh hoặc giảm được lượng rác thải đó? Liệu có thể bán, tái sử dụng, hay xử lý chúng một cách thích hợp? Ai đang kiểm soát quá trình này?”. Từ đó, bạn sẽ có được những cải thiện ban đầu, nhanh chóng nhưng đầy hiệu quả.

Tiếng ồn – Sự phát thải thường bị lãng quên ở khắp mọi nơi, thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng tới sự an toàn và sức khỏe của con người. Hãy dạo qua một vòng trong doanh nghiệp, xác định nguồn gốc tiếng ồn và bạn sẽ thực sự ngạc nhiên !

Môi trường

Page 6: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 10 - - 11 -

Biến đổi khí hậu Việc của bạn là gì?

Gia công thông minh tiết kiệm ngân sách!

Sử dụng

hiệu quả nguồn tài nguyên nước và năng lượng!

Mực nước biển gia tăng, những cơn bão mạnh, ngập lụt thường xuyên, mưa lớn và hạn hán kéo dài – Bạn có thể nghĩ rằng đây là vấn đề của những nhà lãnh đạo thế giới và công ty của bạn chả có ảnh hưởng nào tới hiện tượng mang tính toàn cầu này?

Nhưng thực tế, những gì bạn làm, nghĩ và lên kế hoạch lại có ý nghĩa rất quan trọng. Ví dụ như việc bạn có thể dễ dàng giảm lượng khí nhà kính bằng việc tiêu dùng năng lượng và chính sách mua hàng của doanh nghiệp.

Hãy cân nhắc tới từng lít diesel, từng kWh điện và tất cả năng lượng thải ra từ quá trình sản xuất kém hiệu quả và lên kế hoạch hành động ngay bây giờ.

Câu hỏi đặt ra: Liệu bóng đèn trong nhà vệ sinh của công ty có bật sáng cả ngày?

Trong dây chuyền sản xuất của bạn, bao nhiêu nguyên liệu thô được vứt bỏ hàng ngày bởi chúng quá ngắn, quá mỏng hoặc quá nhỏ?

Đầu tư thời gian vào việc lên kế hoạch sản xuất và cách sử dụng các nguyên vật liệu là việc làm cần thiết để mang lại hiệu quả về ngân sách. Suy nghĩ trước khi thực hiện công việc để tránh các lỗi trong việc gia công nguyên vật liệu.

Hãy tận dụng kinh nghiệm và sáng kiến của những người công nhân, khuyến khích họ thực hiện việc gia công, lao động một cách thông minh.

Bạn có bao giờ suy nghĩ tới việc cần bao nhiêu nước và năng lượng cho một đơn vị sản phẩm. Chưa bao giờ ư? Có phải vì việc làm đó là quá khó hay phải chăng bởi bạn chẳng có thời gian để tìm hiểu? Điều duy nhất bạn làm là trả hóa đơn hàng tháng? Như thế

đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí tiền bạc và khiến người khác không có đủ nước và năng lượng.

Tìm hiểu nơi nào và bao nhiêu nước và năng lượng được sử dụng là việc làm đầu tiên giúp ích cho sự tiết kiệm. Hãy viết ra những bước cơ bản của quá trình sản xuất và xác định nơi cần nước và năng lượng. Cùng lúc ấy, xác định những nguyên nhân khiến bạn bị thất thoát ngân sách.

Hãy nghĩ về những vấn đề như: Vòi nước vỡ ở sân sau làm thất thoát hàng trăm lít nước, máy nén khí chạy suốt 24h vì bị hỏng một chiếc van, máy khoan bàn cứ liên tục được bật bởi công tắc bị hỏng và được cắm điện trực tiếp hay đến cả việc hệ thống chiếu sáng được sử dụng suốt cả ngày do ánh sáng mặt trời không thể chiếu qua những cửa sổ đầy bụi

hoặc bị che khuất bởi những vật dụng không cần thiết.

Hãy bắt đầu rà soát lại doanh nghiệp và khuyến khích nhân viên của mình báo cáo những hiện trạng đó.

Tìm hiểu thêm về “các biện pháp tiết kiệm ngân sách” từ website của Trung tâm sản xuất sạch hơn.www.vncpc.vn

Môi trường

Page 7: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 12 - - 13 -

Lao độngNguồn

NHÂN LỰC

Nhân viên của bạn có thể là những tài sản quan trọng nhất bởi chất lượng, năng suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào họ - nói một cách ngắn gọn: Chính họ tạo ra sự thành công cho doanh nghiệp. Bạn có thể đối xử với nhân viên như thể họ là một công cụ hoặc máy móc giúp bạn đạt được những mục tiêu trong kinh doanh, nhưng liệu điều đó có thực sự hữu hiệu?

Giả dụ bạn là một người công nhân, bạn có làm việc bằng niềm đam mê và sự trung thành nếu sếp của bạn không đánh giá những nỗ lực ấy, đối xử với bạn như những con số, không quan tâm đến sức khỏe và cũng chả bao giờ nghĩ đến gia đình của bạn? Chắc hẳn là không. Sự hợp tác thành công với người lao động không chỉ chấm dứt bằng việc trả lương cho họ - mối quan hệ giữa con người với con người còn hơn cả thế nữa. Kết quả có thể dễ dàng nhận ra sau dịp nghỉ Tết khi mà hầu hết công nhân sẽ quay trở lại để làm việc.

Bạn có muốn bị nhìn nhận như một con số?

Lao động

Page 8: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 14 - - 15 -

Để hiểu thêm về Luật lao động Việt Nam, xem thêm thông tin tại: www.betterwork.org/vietnam

Nếu bạn muốn có được một người công nhân tốt, đáng tin cậy, có tay nghề và năng suất cao, năng động và trung thành, bạn phải là một người chủ tốt. Điều đó không chỉ là việc trả một mức lương vừa phải cho nhân viên của mình, mà còn phải chú ý đến những chủ đề như thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, quá trình tuyển dụng và sa thải minh bạch, vệ sinh nơi làm việc, các dịch vụ y tế, chế độ thai sản, và thậm chí cả những vấn đề đơn giản như nước uống sạch hay tình trạng của nhà ăn. Bước đầu tiên và quan trọng nhất là hiểu và áp dụng tất cả những quy định và luật pháp phù hợp của quốc gia. Đây là một thách thức đối với hầu hết các doanh nghiệp – hãy tìm kiếm sự trợ giúp và bạn có thể tuân thủ các bộ quy tắc của khách hàng nước ngoài một cách dễ dàng hơn thông qua việc tuân thủ luật pháp quốc gia.

Bảo vệ người lao động có nghĩa là bảo vệ chính doanh nghiệp của bạn! Hãy phân tích vấn đề làm thêm giờ quá nhiều: Rất nhiều nghiên cứu và chắc hẳn từ chính kinh nghiệm bản thân, bạn có thể thấy rằng những người lao động mệt mỏi thường có năng suất kém và gặp phải tai nạn lao động. Vậy thì tại sao bạn lại tự nhận lấy rủi ro này? Hãy đầu tư thời gian vào

quá trình lên kế hoạch sản xuất để giúp bạn cải thiện sản lượng đầu ra. Và hãy chắc chắn rằng bạn nên biết một cách chính xác về thời gian sản xuất cần thiết trước khi bạn ký kết một hợp đồng và quyết định thời hạn giao hàng. Nhưng cũng đừng quên xem xét đến các tình huống có thể xảy ra như cắt điện hoặc chậm trễ trong quá trình vận chuyển.

Bảo trợ xã hội có nghĩa là bảo trợ doanh nghiệp!

Nếu bạn đi mua hàng tại một siêu thị, bạn sẽ mong muốn một mức giá chung cho các sản phẩm giống nhau, phải không?

Vì thế, trả một mức lương giống nhau cho những công việc giống nhau là việc làm hiển nhiên. Vậy mà điều này lại thường bị bỏ qua. Phụ nữ, thành viên của những nhóm thiểu số, hay nhân công với trình độ giáo dục thấp sẽ nhận được mức lương thấp mặc dù họ làm những công việc tương tự như những đồng nghiệp khác.

Việc đối xử không bình đẳng như vậy có thể gây ra những xung đột nghiêm trọng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty. Trả lương một cách minh bạch và áp dụng chính sách “công việc giống nhau – mức lương giống nhau” sẽ giúp bạn trở thành một công ty tốt.

Các sản phẩm sẽ có chất lượng tốt hơn, công nghệ sẽ được cải tiến, máy móc sẽ trở nên hiệu quả hơn, ... – nhưng còn kỹ năng, năng lực, chất lượng và năng suất của đội ngũ nhân viên liệu có được cải thiện?

Bạn nghĩ đó là câu hỏi về vấn đề thời gian? Công nhân làm việc càng lâu năm thì sẽ càng trở nên lành nghề? Nếu bạn nghĩ như vậy, bạn đang bỏ lỡ một cơ hội lớn. Phát triển nhân lực là vấn đề đầu tiên cần đề cập đến khi nói đến phát triển doanh nghiệp ! Hãy bắt đầu bằng những bản mô tả công việc đơn giản, so sánh với các kỹ năng hiện có của mỗi người công nhân. Có sự chênh lệch nào chăng? Nếu có, bạn sẽ có một kế hoạch đào tạo đầu tiên !

Phát triển nguồn nhân lực!Phát triển chính doanh nghiệp!

Lao động

Công việc giống nhau

Mức lương giống nhau

Page 9: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 16 - - 17 -

Bạn có chắc chắn điều đó chỉ xảy ra với những người khác?

Hãy tạo ra sự

kết nối với chính sách an toàn và sức khỏe của doanh nghiệp

Đào tạo và kiểm tra

Bất cứ khi nào khi một đám cháy bùng phát, khoảnh khắc đầu tiên luôn mang yếu tố quyết định. Hãy di dời tất cả mọi người ra khỏi khu vực nguy hiểm, gọi đội cứu hỏa và sử dụng những trang thiết bị chữa cháy sẵn có. Nhưng những thiết bị đó có hoạt động không? Bạn và những người lao động có biết cách sử dụng chúng không?

Bao nhiêu người công nhân của bạn có thể đọc được hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Trung Quốc?

Liệu họ có thể tìm thấy nơi để thiết bị đó – thậm chí là trong bóng tối? Sẽ không có thời gian cho việc tìm

kiếm bình cứu hỏa và đọc hướng dẫn sử dụng. Mỗi giây đều có ý nghĩa lớn tới mạng sống và tiền bạc của bạn.

Trước khi bạn bắt đầu có được chính sách an toàn và sức khỏe của riêng mình, bạn nên xác định những rủi ro trong doanh nghiệp. Có nhiều vấn đề nguy hiểm đang xảy ra hơn là bạn có thể trông đợi. Hãy chú ý tới những mối đe dọa không chỉ trong dây chuyền sản xuất của công ty, mà còn có thể phát sinh trong nhà kho, quá trình vận chuyển và quản lý. Hãy rà soát doanh nghiệp và tìm ra những vấn đề như mối điện không an toàn, các hóa chất độc hại, lối thoát hiểm bị khóa chặt, các giá đỡ quá tải, tiếng ồn lớn, ánh sáng yếu và hàng ngàn những vấn đề khác. Hãy hỏi công nhân của bạn về những tai nạn suýt chút nữa đã xảy ra, và cố gắng loại trừ nguyên nhân xảy ra những tai nạn đó. Những mối đe dọa (như các nguy hại về hóa chất) là rất rõ ràng nhưng để xác định nó, bạn cần tới sự trợ giúp từ hiệp hội ngành, Sở lao động, thương binh và xã hội hay tổ chức công đoàn.

Bạn có biết là những tấm mặt nạ xe máy thông thường chỉ có tác dụng lọc bụi nhưng lại hoàn toàn vô hiệu khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại như acetone, toluol, … Hãy tìm kiếm những thiết bị lọc thích hợp !

Việc đào tạo liên tục là rất quan trọng – bởi mọi người rất dễ quên, vì thế phải nhắc nhở họ hàng ngày về nghĩa vụ của mình – ví dụ như: sử dụng mũ bảo hộ… Bạn cũng nên lưu ý rằng “Chỉ những gì bạn kiểm tra mới được người khác tôn trọng”.

Bộ sơ cứu có giống như vậy?Bạn có nhớ khi bạn bị một con dao sắc làm đứt tay, máu chảy nhiều và bạn cuống cuồng đi tìm một miếng dán mà không thể tìm ra được?

Sở hữu một bộ dụng cụ sơ cứu có thể giải quyết những vấn đề nhỏ như vậy ngay lập tức, thậm chí nó còn có thể cứu sống bạn và những người công nhân của bạn. Hãy nói chuyện với dược sỹ trong khu vực và nghĩ đến việc tổ chức một khóa đào tạo về sơ cấp cứu cho doanh nghiệp của mình hoặc liên kết với cả những công ty lân cận.

Lao động

Page 10: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 18 - - 19 -

Kinh doanh trung thựcChính sách tốt nhất là

sự trung thực

Vì vậy trước tiên hãy tự thực hiện điều đó! Bạn nên thực hiện những gì bạn mong đợi sẽ nhận được từ phía người khác. Ông cha ta đã biết rằng cư xử công bằng là yêu cầu cần thiết cho hoạt động kinh doanh bền vững. Ngay lúc này, hãy bắt đầu mối quan hệ với những người lao động và các nhà cung cấp, tôn trọng tài sản của người khác và đừng bao giờ cố gắng có được lợi thế bằng tiền bạc. Không dám chịu trách nhiệm với những hành động của mình, mà đổ lỗi cho truyền thống và văn hóa, hay hành động sai trái của các bên là việc làm không được chấp nhận. Bạn hoàn toàn có thể trở thành một doanh nhân công bằng và được nhận lại lợi ích từ việc trung thực với chính mình và người khác.

Có phải bạn mong đợi tất cả mọi người đều trung thực với mình?Có phải bạn mong đợi không ai lừa dối mình?Có phải bạn mong đợi những đối thủ cạnh tranh hành xử một cách công bằng?Có phải bạn mong đợi tất cả mọi người đều tuân thủ luật pháp? Có phải bạn mong đợi người khác tôn trọng tài sản của mình?

Kinh doanh trung thực

Page 11: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 20 - - 21 -

Nhận được sự tôn trọng trên thị trường bằng những hành động nhỏ!

Trách nhiệm của bạn là liên tụcCho dù là một công ty nhỏ, bạn vẫn có vị trí trên thương trường quốc tế

Trò chuyện và lắng nghe

Đã bao giờ bạn nghĩ tham nhũng và hối lộ là những mối đe dọa đến doanh nghiệp của mình? Và những thiệt hại chúng có thể đem lại là gì? Nhìn nhận quá trình tuyển dụng và tuyển chọn nhân viên mới, chắc chắn rằng mọi quy định trong thủ tục là rõ ràng và minh bạch. Đảm bảo chọn đúng người, đúng việc, chứ không phải chọn người “có quan hệ” tốt nhất.

Đảm bảo kế hoạch các nguồn cung cấp và xác định khung thời gian hợp lý để không rơi vào tình trạng phải đẩy nhanh tiến độ giao hàng bằng “tiền bôi trơn”. Nhìn chung, hãy cố gắng củng cố vị trí của mình bằng việc tuân thủ những quy định và luật pháp cần thiết, khiến mọi người trong phạm vi ảnh hưởng hiểu được những yêu cầu đó.

Quá trình đấu thầu là một thách thức khi bàn đến câu hỏi về tiền hoa hồng. Nhưng nếu bạn bắt đầu tính toán cẩn thận, bạn sẽ nhận ra

rằng những con số trung thực sẽ khiến bạn phải suy nghĩ và dừng lại việc làm sai trái. Tại sao phải đầu tư vào một giao dịch mà kết cục cũng chẳng đem lại một lợi ích nào. Công cụ của những hành động không công bằng không chỉ là tiền, mà còn là hàng hóa, lợi thế và thậm chí cả sự hứa hẹn.

Bạn nên đưa ra một chính sách rõ ràng về những quà tặng được chấp nhận, hoặc phải bị từ chối. Trao đổi chính sách đó với người lao động và các đối tác kinh doanh. Cũng đừng quên đề cập đến hậu quả nếu phát hiện ra các hành vi vi phạm.

Bất kể sản phẩm của công ty bạn là gì – giày dép, túi xách, áo sơ mi hay áo khoác. Nếu bạn quan tâm tới việc duy trì và thực hiện sản xuất bền vững, có trách nhiệm, bạn nên triển khai những nguyên tắc đó trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Khuyến khích các nhà cung cấp cam kết hoạt động kinh doanh công bằng và có trách nhiệm xã hội.

Khi bạn mua một loại hàng hóa nào đó, đừng chỉ nhìn vào giá cả và chi tiết kỹ thuật, mà hãy đặt ra câu hỏi “Mặt hàng này có được sản xuất trong điều kiện lao động công bằng?”, “Sản phẩm này không có những chất độc hại và nguy hiểm?” hay “Công ty đó có giấy phép sản xuất mặt hàng này không?” Bạn có thể đưa ra nhiều câu hỏi quan trọng khác khi nghĩ tới tất cả những hàng hóa bạn đã từng mua.

Bạn nên bắt đầu khiến cho các nhà cung cấp, người lao động và khách hàng của mình hiểu được lý do vì sao bạn đặt ra những câu hỏi đó. Đầu tiên, hãy gửi cho họ tài liệu chính sách của mình và yêu cầu họ đưa ra ý kiến, khuyến khích đối thoại giữa các bên để cải thiện hoạt động của doanh nghiệp.

Kinh doanh trung thực

Page 12: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 22 - - 23 -

Hoạt động công bằng Kinh doanh có trách nhiệm

&

Soạn thảo những cam kết đầu tiên!

Bạn có nghĩ rằng nói xấu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cải thiện hoạt động kinh doanh của mình? Người mua hàng sẽ nghĩ gì khi họ phát hiện ra việc bạn đang bôi nhọ các công ty khác? Họ sẽ đặt niềm tin nơi bạn? Quảng cáo và truyền thông trung thực là một việc làm bắt buộc trong thế giới thông tin tiếp cận mở như hiện nay. Đừng bao giờ đánh giá thấp khách hàng của bạn – sớm hay muộn gì họ sẽ luôn tìm ra sự thật.

Hôm nay, bạn bạn ưu đãi mức giá đặc biệt cho một khách hàng thì ngày mai thông tin ấy sẽ lan rộng và các khách hàng khác cũng yêu cầu nhận được các điều kiện giống như vậy. Hãy duy trì một chính sách giá minh bạch và được nhiều người biết tới.

Bước đầu tiên: Kiếm tra mô tả sản phẩm để chắc chắn mình có thể giữ được tất cả những lời hứa đã được đưa ra.

Bạn sẽ làm gì nếu một ngày nào đó khi trở về, bất ngờ một ai đó đang sống trong ngôi nhà của bạn?

Bạn không thể chấp nhận được việc đó phải không?

Chắc hẳn, bạn sẽ đấu tranh để bảo vệ cho tài sản của mình phải không?

Tài sản không chỉ làm từ thép và bê tông, mà còn là ý tưởng, sáng chế, logo, hình ảnh và thậm chí cả chữ viết. Tôn trọng quyền sở hữu là nền tảng của sự phát triển.

Ai sẽ tiếp tục công việc sáng tạo nếu biết rằng có kẻ luôn muốn “cướp trắng” thành quả của mình?

1. Chúng tôi sẽ thực hiện hoạt động kinh doanh một cách công bằng, trung thực và công khai (ví dụ: điều khoản thanh toán minh bạch, hồ sơ rõ ràng)

2. Chúng tôi sẽ không hối lộ, hoặc cho phép người khác thay mặt mình thực hiện hành vi hối lộ để có được lợi thế kinh doanh (ví dụ: không hối lộ cho các đại lý)

3. Chúng tôi sẽ không nhận các khoản hối lộ, hoặc cho phép các bên thay mặt mình chấp nhận hành vi hối lộ, đưa ra những ảnh hưởng kinh doanh (ví dụ: quản lý việc thanh toán hoa hồng)

4. Chúng tôi sẽ tránh hợp tác với những người không chấp nhận các giá trị của chúng tôi, ảnh hưởng xấu đến danh tiếng cảu chúng tội (ví dụ: lựa chọn đối tác kinh doanh cẩn thận)

5. Chúng tôi sẽ đưa ra các quy trình nhằm phòng tránh các khoản hối lộ trực tiếp và gián tiếp, luôn duy trì và hỗ trợ các giá trị được đề ra (quy trình xử lý quà tặng …)

6. Chúng tôi sẽ lưu trữ hồ sơ rõ ràng và minh bạch (ví dụ: các hồ sơ về việc tài trợ, giải quyết các khoản hối lộ và xung đột lợi ích)

7. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng các nhân viên và đối tác kinh doanh của chúng tôi đều biết được các nguyên tắc đề ra (ví dụ: truyền thông và đào tạo tốt)

8. Chúng tôi sẽ thường xuyên rà soát và cập nhật các chương trình và quy trình cần thiết (ví dụ: tiếp thu kinh nghiệm và kết nối với các bên)

9. Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện các nguyên tắc ngay cả khi gặp nhiều khó khăn (ví dụ: không chi trả các khoản “tiền bôi trơn”, đút lót).

Đó là những cam kết của riêng bạn ! Hãy chắt lọc từ chính kinh nghiệm và công việc hàng ngày của mình.

©®Sở hữu của tôi Sở hữu của bạn

Source: Transparency International

Kinh doanh trung thực

Page 13: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 24 - - 25 -

Những vấn đề người tiêu dùng

Bạn không thể chối bỏ việc bạn là một

Người Tiêu Dùng!Bất kể bạn ở đâu, làm nghề gì, giàu hay nghèo, cuối cùng, bạn vẫn là một người tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ - hàng ngày, thậm chí suốt cả cuộc đời, từ dịch vụ tại bệnh viện nơi bạn cất tiếng khóc chào đời cho đến dịch vụ tang lễ khi rời bỏ trần thế.

Khi mua 1 món đồ nào đó, bạn kỳ vọng nhận được một sự đảm bảo. Khi bạn tin tưởng vào một người bán hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ, bạn kỳ vọng được nhận lại sự tôn trọng. Vì thế, tất cả người tiêu dùng đều có những nguyện vọng chính đáng cần được lắng nghe và thấu hiểu.

Những gì bạn kỳ vọng với tư cách là người tiêu dùng cũng chính là những gì các khách hàng của bạn mong đợi nếu bạn là nhà sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Nhu cầu của người tiêu dùng không chỉ là chất lượng tốt nhất với mức giá thấp nhất. Hãy nhớ đến lần gần đây bạn trao đổi về điều kiện bảo hành, các vấn đề về an toàn và dịch vụ ở một cửa hàng nào đó. Trách nhiệm của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở bàn thu ngân.

Những vấn đề người tiêu dùng

Page 14: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 26 - - 27 -

Hãy nhớ lại chuyện xảy ra với bạn lần trước: bạn vừa mới mua một chiếc TV LCD 40” mới toanh đẹp đẽ. Nhưng sau vài ngày thì nó tắc tị và bạn phải gọi điện đến cửa hàng. Sau khi phải nói chuyện với nửa tá người, cuối cùng bạn nhận được những lời sau: “Chúng tôi rất tiếc, nhưng chúng tôi chỉ bán sản phẩm, anh phải gọi điện đến số đường dây nóng của nhà sản xuất… Anh tìm số điện thoại ở đâu đó trong cuốn hướng dẫn sử dụng ấy… Không, chúng tôi không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt… Không! Chúng tôi không thể đổi cho anh cái mới được!...”

Thực sự vô cùng khó chịu – nhưng đó lại là chuyện rất hay gặp. Chắn chắn là khi mua hàng, bạn đã được hứa hẹn rằng sẽ được bảo hành và hưởng dịch vụ hậu mãi. Nói một cách khác, họ đã không giữ lời và bạn thì phát cáu vì chuyện này.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, hãy làm rõ những vấn đề liên quan tới bảo hành, trách nhiệm pháp lý và dịch vụ với khách hàng của bạn, coi đó như một phần không thể tách rời của bất cứ bản hợp đồng nào.

Khi mua sắm bất cứ sản phẩm hoặc dịch vụ nào, bạn không hề muốn ở tình trạng mua phải sản phẩm “treo đầu dê bán thịt chó”. Bạn luôn muốn biết mình nhận được những gì. Ai biết rõ điều đó hơn người bán hàng? Vì thế, hãy cung cấp cho khách hàng của bạn tất cả những đặc tính của sản phẩm nếu bạn muốn xây dựng hoặc củng cố mối quan hệ tin cậy và lâu dài.

Ví dụ, hãy đảm bảo rằng các thông số kỹ thuật là chính xác, có hướng dẫn sử dụng với ngôn ngữ phù hợp, các cảnh báo và giới hạn dễ hiểu, có thể truy nguyên nguồn gốc, bán sản phẩm hoặc dịch vụ đúng luật, v.v. Đừng quên rằng để cung cấp được những thông tin chính xác, bạn cũng phải kiểm soát chuỗi cung ứng của mình vì bạn không thể núp sau một vài nhà cung cấp nào đó.

Bạn bán sản phẩm – Bạn phải chịu trách nhiệm về nó

Khách hàng không bao giờ quay lại nếu đã bị lừa một lần. Tệ hơn nữa là họ sẽ nói xấu về bạn với hàng xóm và bạn bè của họ. Và điều quan trọng nhất là: đừng hứa hẹn nếu bạn không thể thực hiện được lời hứa đó.

Khi bạn bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, khách hàng của bạn kỳ vọng bạn là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Bạn sẽ không hỏi ý kiến một anh thợ cắt tóc khi cần tư vấn pháp luật. Hoặc khi trao đổi với một luật sư, bạn tin vào chuyên môn của ông ấy và hy vọng sẽ nhận được những lời khuyên đúng đắn.

Để trở thành một doanh nhân đáng tin cậy, với chuyên môn của mình, bạn nên giúp khách hàng không mua phải những sản phẩm không phù hợp với họ. Có thể bạn sẽ mất đi một thương vụ nào đó nhưng lại có được niềm tin của khách hàng. Kinh doanh bền vững dựa trên lòng tin hơn là sự thuyết phục.

Đặc biệt trong ngành dịch vụ, hãy làm rõ ngay từ đầu những gì bạn có thể làm và những gì bạn không thể làm. Việc này sẽ giúp bạn tránh khỏi việc thất hứa và khiến cho khách hàng của bạn tức giận.

Bạn luôn muốn biết mình nhận được những gì!

Bạn sẽ mua hàng từ một người bất kỳ?

Nó KHÔNG hoạt động nữa!

Những vấn đề người tiêu dùng

Page 15: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 28 - - 29 -

Những vấn đề người tiêu dùng

Bạn có thể cho rằng tiêu đề này “độc mồm độc miệng” hoặc giật gân như kiểu “Hóa chất độc hại được tìm thấy trong các sản phẩm son môi” hay “7 em bé đã chết vì sữa nhiễm độc”. Vì người tiêu dùng không phải là chuyên gia và luôn thiếu hụt thông tin, do đó nhiệm vụ của người bán là phải đảm bảo các sản phẩm họ bán ra không gây tổn hại đến sức khỏe và sự an toàn của người sử dụng. Để làm được điều đó, chỉ kiểm tra một lần là chưa đủ. Phải có cơ chế kiểm soát liên tục và các thông tin về nhà cung cấp phải được kiểm chứng. Thực hiện những việc này một cách nghiêm túc sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tránh khỏi tình trạng buộc phải đóng cửa hoặc thậm chí là bị truy tố trước pháp luật.

Công khai cơ cấu và quy trình kiểm soát nhằm bảo toàn sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng cho thấy rằng bạn đặc biệt quan tâm tới khách hàng. Đừng chờ tới khi chuyện gì đó xảy ra – hãy bắt đầu bằng việc yêu cầu nhà cung cấp đưa ra các thông tin chi tiết về thành phần hóa chất của các nguyên liệu thô và thường xuyên kiểm tra với sự hỗ trợ của Hiêp hội doanh nghiệp của bạn.

Tưởng tượng rằng bạn mua một chiếc xe hơi mới và vài ngày sau, nhân viên kinh doanh của một công ty bảo hiểm gọi tới điện thoại di động của bạn, mời mọc bạn một chính sách bảo hiểm cho chiếc xe mới. Một số người sẽ nghĩ đó là “dịch vụ hoàn hảo”, nhưng bạn nên tự hỏi họ có được thông tin từ đâu vậy? Tại sao anh ta biết tôi mới mua một chiếc xe? Ai đã cho anh ta tên và thậm chí là cả số điện thoại di động của tôi? Và anh ta biết những gì nữa về giao dịch đó – có thể là số tiền tôi đã trả, và trả bằng tiền mặt hay phải sử dụng thẻ tín dụng…. Anh ta biết rất nhiều về tôi! Có lẽ anh ta có những dữ liệu cá nhân của tôi từ nhân viên của người bán xe.

Bạn có muốn những người không hề quen biết – biết mọi thứ về bạn và cuộc sống riêng của bạn không? Bất cứ doanh nghiệp nào đều phải có nghĩa vụ pháp lý cũng như đạo đức về việc bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng và ngăn chặn sự truy cập trái phép. Điều này cũng áp dụng với các đối tác kinh doanh và cả người lao động.

Bên cạnh việc gây ra những rắc rối pháp lý nghiêm trọng với khách hàng, thử tưởng tượng xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu những dữ liệu kinh doanh rơi vào tay đối thủ cạnh tranh!

Hãy nhận thức rằng những vụ mất cắp dữ liệu hầu hết được thực hiện bởi các cá nhân trong nội bộ công ty chứ không phải từ các cuộc tấn công của tin tặc bên ngoài. Hãy lập một bản kiểm kê ghi rõ dữ liệu nào được lưu trữ ở đâu trong công ty và cân nhắc người được quyền truy cập những dữ liệu này. Một cách đơn giản để bảo vệ dữ liệu là tách bạch các bộ dữ liệu vào các thư mục khác nhau hoặc có thể gộp lại để ở một nơi đáng tin và được bảo vệ trong hệ thống của bạn.

Bạn có quyền đòi hỏi sự riêng tư,phải ko?

Liệu bạn có muốn hại khách hàng của mình?

Page 16: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 30 - - 31 -

Quản trị tổ chức& Nhân quyền

Khắp nơi trong công ty, bạn đều nhận thấy những mối liên kết về Quyền con người và nếu bạn đọc tập sách này một cách cẩn thận, bạn sẽ hiểu rằng vấn đề đó nảy sinh trong hầu hết những chủ đề chính. Ngay từ những trang đầu tiên của tập sách, có thể dễ dàng nhận thấy bảy chủ đề chính sẽ được đề cập tới. Và để áp dụng những nguyên tắc đó trong tất cả các quá trình và quyết định của doanh nghiệp, bạn phải đưa ra những nhận xét phản ánh cơ bản.

Đầu tiên, bạn nên viết ra những tuyên bố đơn giản, dễ hiểu, đề cập đến việc bạn cam kết với bảy chủ đề chính, những mối liên kết với các hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra những mô tả cụ thể về “cách thức” bạn thực hiện những cam kết đó trong các quá trình quản lý. Có thể bạn đã từng biết về một số quy tắc quản trị của những công ty khác. Nhưng chúng thường chỉ đưa ra những giả định chung như “Chúng tôi tôn trọng Quyền con người” hoặc “Chúng tôi sẽ bảo tồn thiên nhiên” v…v. Hãy gắn kết những tuyên bố của mình với những hành động giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết và sự tôn trọng. Biến nó trở thành một phần trong hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp, từ đó cải thiện sự tín nhiệm của tất cả các bên liên quan.

Bất cứ khi nào soạn thảo những cam kết đó, hãy chắc chắn rằng các bên liên quan chiến lược có thể thực sự nhận ra động lực của bạn chính là đội ngũ công nhân viên trong doanh nghiệp.

Tôn trọng con ngườiCam kết bản thânGắn kết với mọi người

Quản trị tổ chức& Nhân quyền

Page 17: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 32 - - 33 -

Tất cả các bậc cha mẹ đều cố gắng mang đến một cuộc sống tốt đẹp cho con cái của mình. Một nền tảng giáo dục tốt, một tuổi thơ sống động và đầy sáng tạo là phần nào mong muốn của bạn cho các thiên thần nhỏ. Con cái bạn đang làm việc tại một nhà máy? Con cái bạn đang tiếp xúc với các chất độc hại? Con cái bạn bị mù chữ? Con cái bạn không có tương lai? Thậm chí chúng đang là nạn nhân của tình trạng bạo lực. Bạn sẽ nói là KHÔNG BAO GIỜ điều đó xảy ra nhưng đáng buồn,

là hiện tượng đó xảy ra quá thường xuyên. Là một doanh nghiệp, một người bố, người mẹ có trách nhiệm, bạn không nên nhắm mắt làm ngơ. Việc kiếm tiền trên sức lao động của trẻ em không chỉ là một hành động đáng khinh bỉ, mà là một tội ác và có thể hủy hoại chính tương lai của chúng ta. Vì thế hãy xác định và làm tròn vai trò của mình, cũng như kiểm tra quá trình thực hiện của chuỗi cung ứng và các nhà thầu khác. Thông báo với họ một cách rõ ràng rằng bạn sẽ không chấp nhận bất kỳ một hành động bất hợp pháp nào trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đừng quên rằng lao động trẻ em được phát hiện trong chuỗi cung ứng có thể khiến bạn phải đánh đổi bằng cả công việc kinh doanh hiện tại và tương lai.

Khi nhắc tới vấn đề chống phân biệt đối xử, bạn thường nghĩ ngay đến các quyền lợi của phụ nữ. Nhưng không chỉ có vậy, con người trở thành nạn nhân của sự phân biệt đối xử và đối xử bất bình đẳng còn bởi tôn giáo, sắc tộc, tầng lớp xã hội, đức tin hoặc chỉ bởi cái tên của họ. Không ai thừa nhận, dẫu rằng tình trạng đó xảy ra ở khắp mọi nơi.

Nhưng cuối cùng, không tính đến nguồn gốc và nền tảng, tất cả chúng ta đều là những người có năng lực và tài năng nhất định. Liệu bạn đã bao giờ nghĩ đến việc mỗi ngày có rất nhiều cơ hội lớn bị bỏ qua bởi người thực sự phù hợp không thể có được công việc đó do tình trạng cố ý phân biệt đối xử. Nó giống như việc hạn chế sự phát triển, tương lai của bạn cũng như của doanh nghiệp. Hãy nhìn lại lịch sử, một thời gian dài trước đây và thậm chí cách đây không lâu, những nền kinh tế và xã hội phát triển luôn phải dựa trên sự đa dạng và tôn trọng lẫn nhau. Hãy biến doanh nghiệp của bạn trở nên đa dạng. Và bạn sẽ rất ngạc nhiên với những tiềm năng có thể được phát hiện ra.

Hàng ngày, bạn có thường tức giận bởi một ai đó xung quanh không tôn trọng những quy định và luật pháp được đề ra?

Bạn có thường thất vọng bởi mình mất đi một hợp đồng do đối thủ cạnh tranh đang trả lương cho nhân công của họ thấp hơn mức lương tối thiểu và những người lao động đó phải làm việc 16 tiếng mỗi ca?

Một số người có thể nghĩ tới cách bỏ qua việc tuân thủ pháp luật để thu được lợi nhuận cao hơn. Nhưng đâu là giới hạn của việc làm đó? Thẳng thắn mà nói, không có giới hạn nào cả. Hoặc là bạn tuân thủ luật pháp hoặc là bạn hành động vô trách nhiệm và bất hợp pháp. Chúng ta có xu hướng luôn đòi hỏi quyền lợi, nhưng thường quên đi những trách nhiệm công dân hoặc

doanh nghiệp của mình. Bạn có nhớ lần cuối cùng lái xe trên một con đường cao tốc bộn bề và đổ lỗi cho việc quản lý nhà nước về chất lượng cơ sở hạ tầng thấp? Nhưng liệu bạn đã thực hiện nghĩa vụ thuế của mình? Nghĩa là liệu bạn đã đóng đầy đủ các khoản thuế và chi phí cần thiết? Trước khi nghĩ tới việc đóng góp vào các khoản từ thiện hoặc một cái gì đó tương tự, đầu tiên hãy nghĩ tới những trách nhiệm pháp lý mà mình cần phải làm.

Đừng quên rằng vị trí và danh tiếng của bạn trong tất cả các mối quan hệ kinh doanh có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi những hành vi vi phạm pháp luật. Hãy biết rằng những vấn đề nhỏ được xem xét tại địa phương cũng có thể là những vấn đề sẽ loại trừ bạn ra khỏi thị trường quốc tế ngay lập tức.

Và cuối cùng, câu nói “Tôi không biết gì cả” chẳng giúp gì được cho bạn. Hãy tìm hiểu về tất cả các điều luật và quy định đang được áp dụng, tuân thủ một cách triệt để và trở thành một doanh nghiệp được đánh giá cao trên thị trường.

Tốt cho con cái của bạn – Tốt cho tất cả những trẻ em khác Đừng loại trừ ai –

Tất cả mọi người đều có giá trị riêng !

Pháp luật được đề ra phải được tôn trọng!§

Quản trị tổ chức& Nhân quyền

Page 18: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 34 - - 35 -

Sự tham gia của cộng đồng

Đừng quên

gốc rễ của mình!

Như các cá nhân khác, công ty của bạn cũng có môi trường xã hội riêng trong cộng đồng nơi nó hoạt động. Khi bạn được cộng đồng này chấp nhận và hỗ trợ, hiển nhiên là bạn phải đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Ví dụ như bạn có thể yêu cầu các công nhân lành nghề phải tiếp quản phần việc của bạn, hỗ trợ cho nền giáo dục của địa phương và các sáng kiến đào tạo hướng nghiệp.

Trong giai đoạn khó khăn này, có thêm bạn sẽ mang lại nhiều lợi ích, phải không? Vì thế tại sao công ty của bạn lại không thể có được những người bạn mới? Tuy nhiên, tình bạn cần phải được xây đắp và vun xới. Do vậy bước đầu tiên có thể làm là xác định, thấu hiểu và trân trọng những người hàng xóm và đồng nghiệp của mình.

Trở thành người công dân doanh nghiệp

Bạn phát triển cùng với cộng đồng và cộng đồng sẽ lớn mạnh cùng bạn!

Sự tham gia của cộng đồng

Page 19: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 36 - - 37 -

Sự tham gia của cộng đồng

Bước đầu tiên đó là tìm hiểu về cộng đồng của bạn. Việc này giúp bạn tương tác hiệu quả hơn và khiến “cả 2 bên cùng có lợi”.

Bước 1: Xác định các nhà chức trách tại địa phương, các hiệp hội, khách hàng, các công ty lân cận, v.v…

Bước 2: Viết các mô tả ngắn về những bên liên quan đã được xác định và quyết định tầm quan trọng của các bên liên quan đối với bạn.

Bước 3: Bắt đầu phác thảo bản đồ các bên liên quan bằng cách đặt công ty bạn ở vị trí trung tâm, sau đó đặt các bên liên quan xung quanh vị trí đó. Bên liên quan càng quan trọng thì càng gần với vị trí trung tâm. Bước 4: Nhìn vào các bên liên quan gần trung tâm và suy xét các hoạt động tương tác hiện tại. Trong những trang tiếp theo, bạn sẽ tìm thấy ví dụ về các lĩnh vực bạn nên xem xét. Có gì cần cải thiện nữa hay không?

Bước 5: Lên kế hoạch hành động cụ thể, bắt đầu với những bên liên quan được ưu tiên trong bản đồ trên.

Bước 6: Vì mô hình này không cố định, bạn nên thường xuyên rà soát lại bản đồ và kế hoạch hành động để không ngừng điều chỉnh và cải thiện.

Thấu hiểu cộng đồng!

Là một công ty, bạn phải chịu trách nhiệm cho sự an toàn và sức khỏe của người lao động ở nơi làm việc. Nhưng còn gia đình, hàng xóm và cộng đồng của họ thì sao? Đóng góp cho sức khỏe của cộng đồng giúp bạn có được những nhân công vui vẻ, năng động và đầy động lực làm việc. Tình trạng nghỉ ốm ít hơn, hiệu suất làm việc cao hơn và gia tăng lòng trung thành sẽ khiến thúc đẩy công việc kinh doanh của bạn tiến triển. Người lao động sẽ truyền đạt những kiến thức về sức khỏe mà bạn trang bị cho họ tới gia đình và cộng đồng, từ đó gây ảnh hưởng ở phạm vi rộng lớn hơn. Hãy khởi động một chiến dịch không hút thuốc và trao thưởng cho những ai bỏ được thói quen đó.

Tuyển dụng được những nhân công lành nghề luôn là một thử thách đối với hầu hết các công ty. Nếu bạn không có đủ khả năng để tự đào tạo nhân viên của mình, bạn nên tìm kiếm và tham gia những sáng kiến chung với các doanh nghiệp khác và cộng đồng địa phương.

Hãy tìm hiểu về những kỹ năng sẵn có của cộng đồng và bạn sẽ tìm thấy nhiều nhân lực có kinh nghiệm.

Chăm sóc sức khỏe ... không chỉ là nghĩa vụ của các bác sỹ!

Xây dựng dựa trên

sự hiểu biết tại địa phương!

Page 20: Trách nhiệm với thế hệ sau

- 38 - - 39 -

Sự tham gia của cộng đồng

Giáo dục không chỉ là trường học

Hỗ trợ giáo dục

là đầu tư cho tương lai!Để trở thành một thành viên có ích cho cộng đồng, bạn cần nhiều hơn là lớp học, giáo viên và sách vở. Sự nhận diện và sáng tạo của con người dựa trên văn hóa, truyền thống và suy nghĩ tích cực. Là một doanh nghiệp, bạn có thể thúc đẩy sự phát triển của những kỹ năng xã hội bằng cách hỗ trợ cho việc bảo tồn văn hóa địa phương.

Thậm chí nếu bạn đang sản xuất những sản phẩm công nghệ cao, sự tôn trọng và hỗ trợ nghệ thuật dân gian cũng củng cố hình ảnh của bạn trong cộng đồng. Do đó việc thu hút nhân lực cũng trở nên dễ dàng hơn.

Giáo dục và văn hóa là những nền tảng chính của cộng đồng. Khi bạn là một thành viên của cộng đồng này và muốn hưởng lợi từ nó, bạn nên tìm cách để hỗ trợ cho những vấn đề thiết yếu này. Hãy nghĩ về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển bền vững của công ty bạn. Bạn sẽ tìm kiếm nhân công ở đâu nếu không ai được đào tạo? Bạn còn muốn sản xuất những sản phẩm “Made in Vietnam” nữa không nếu văn hóa Việt Nam bị mai một?

Chắc chắn rằng bạn không thể xây dựng các trường học hoặc hào phóng hỗ trợ cho việc bảo tồn các di sản văn hóa. Nhưng bạn hoàn toàn có thể đóng góp vào công cuộc này dù không có nhiều tiền. Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc tích hợp yếu tố văn hóa địa phương vào hoạt động hoặc vào sản phẩm của doanh nghiệp chưa? Nếu nhằm xây dựng thương hiệu thì việc làm này có thể mang lại thành công bởi xây dựng thương hiệu không chỉ đơn giản là thiết kế một logo. Xây dựng thương hiệu cần một “câu chuyện”, một câu chuyện về sản phẩm, về nhà sản xuất hoặc thậm chí là một câu chuyện về những con người chế

tạo ra sản phẩm. Những câu chuyện này có thể được tìm thấy ở đâu đó trong môi trường văn hóa của công ty. Bằng cách này, bạn đã hỗ trợ cho việc nhận diện và bảo tồn văn hóa địa phương. Do đó, hãy xác định, tôn trọng và đề cao nguồn gốc địa phương bởi vì đó cũng là một phần đặc điểm cá nhân của bạn.

Trường học đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cộng đồng, đồng thời bảo tồn văn hóa địa phương. Mỗi đồng bạc, mỗi phút giây đầu tư vào giáo dục sẽ đổi lại được sự phát triển của cộng đồng trong tương lai.

Đồ dùng học tập thường rất đắt và không phải gia đình nào cũng có thể cáng đáng được. Chắc chắn rằng một vài gia đình nhân viên của bạn đang phải đối mặt với vấn đề này. Nhưng cũng có những gia đình có rất nhiều đồ dùng học tập không còn dùng đến nữa vì một vài lý do nào đó. Hãy thiết lập mạng lưới trao đổi đồ dùng học tập trong công ty.

Những hành động đơn giản có thể trở thành sự đóng góp giá trị trong việc cải cách giáo dục. Đầu tư của bạn ư? Gần như là không. Lợi ích của bạn? Không thể trả giá được, vì chúng ta sẽ có thêm những người bạn mới.

Hãy hành động ngay!

Page 21: Trách nhiệm với thế hệ sau

This project was funded by the European Commission’s Switch-Asia-Program (2008-VN 171-192) UNIDO CTA CSR Mr. Florian Beranek e-mail: [email protected] www.csr-vietnam.eu

Corporate Social ResponsibilityAdapt - Adopt - Improve CSR in Vietnamese SME

Bạn có được truyền cảm hứng?Bạn có thực sự cam kết?Bạn có muốn nắm lấy cơ hội?Trong bối cảnh các công ty đa quốc gia ngày càng thắt chặt các nguyên tắc mua hàng không chỉ trong các lĩnh vực môi trường và lao động, dựa trên tiêu chuẩn hướng dẫn quốc tế về TNXH (ISO26000), UNIDO đã xây dựng thành công các phương pháp thực hiện TNXHDN toàn diện dựa vào quy trình và đã tập hợp thành bộ công cụ reap26.

Phương thức lồng ghép chiến lược các quy tắc TNXHDN vào hoạt động, doanh nghiệp/tổ chức cần được hướng dẫn một cách bài bản. Do đó, các thành viên trong nhóm Chuyên gia TNXHDN Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp/tổ chức khi có nhu cầu.

www.csr-vietnam.euTrách nhiệm của tôi Cơ hội của tôiThành công của tôi

Hãy liên hệ với các Chuyên gia!