Tr ư ng em - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… ·...

174
Trường em http://truongem.com 1 SHC Chương I:ÔN TP VÀ BTÚC VSTNHIÊN Tiết 1: tp hp .Phn tca tp hp. Tiết 2: tp hp các stnhiên. Tiết 3: ghi stnhiên. Tiết 4:Sphân tca tp hp. Tiết 5:luyn tp. Tiết 6:Phép cng và phép nhân. Tiết 7,8:luyn tp Tiết 9 :phép trvà phép chia. Tiết 10,11:Luyn tp. Tiết 12:lũy tha vi smũ tnhiên .nhân hai lũy tha cùng cơ s. Tiết 13:Luyn tp. Tiết 14:Chia hai lũy tha cùng cơ s. Tiết 15:Thtthc hin các phép tính. Tiết 16,17:Luyn tp. Tiết 18: Kim tra 1 tiết. Tiết 19:Tính cht chia hết ca mt tng. Tiết 20:Du hiu chia hết cho 2,5. Tiết 21:Luyn tp. Tiết 22:Du hiu chia hết cho 3,9. Tiết 23:Luyn tp. Tiết 24:Ước và bi . Tiết 25.Snguyên t.Hp s.Bng snguyên t. Tiết 26:Luyn tp. Tiết 27:Phân tích mt sra tha snguyên t. Tiết 28:Luyn tp. Tiết 29:Ước chung Và bi chung. Tiết 30::Luyn tp. Tiết 31:Ước chung ln nht. Tiết 32,33:Luyn tp. Tiết 34:Bi chung nhnht . Tiết 35,36: Luyn tp. Tiết 37,38:Ôn tp chương I. Tiết 39: Kim tra chường I (1tiết) Chương II: SNGUYÊN. Tiết 40:Làm quen vi snguyên âm. Tiết 41:Tp hp các snguyên. Tiết 42:Thttrong tp hp các snguyên. Tiết 43:Luyn tp. Tiết 44:Cng hai snguyên cùng du. Tiết 45:Cng hai snguyên khác du. Tiết 46:Luyn tp. Tiết 47:Tính cht ca phép cng các snguyên Tiết 48:Luyn tp. Tiết 49:Phép trhai snguyên. Tiết 50:Luyn tp. Tiết 51: Qui tc du ngoc . Tiết 52: Luyn tp. Tiết 53,54:Kim tra HKI. TiếtT 55,56:Ôn tp HKI. Tiết 57,58: Trbài HKI.

Transcript of Tr ư ng em - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… ·...

Page 1: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

1

SỐ HỌC Chương I:ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN Tiết 1: tập hợp .Phần tử của tập hợp. Tiết 2: tập hợp các số tự nhiên. Tiết 3: ghi số tự nhiên. Tiết 4:Số phân tử của tập hợp. Tiết 5:luyện tập. Tiết 6:Phép cộng và phép nhân. Tiết 7,8:luyện tập Tiết 9 :phép trừ và phép chia. Tiết 10,11:Luyện tập. Tiết 12:lũy thừa với số mũ tự nhiên .nhân hai lũy thừa cùng cơ số. Tiết 13:Luyện tập. Tiết 14:Chia hai lũy thừa cùng cơ số. Tiết 15:Thứtự thực hiện các phép tính. Tiết 16,17:Luyện tập. Tiết 18: Kiểm tra 1 tiết. Tiết 19:Tính chất chia hết của một tổng. Tiết 20:Dấu hiệu chia hết cho 2,5. Tiết 21:Luyện tập. Tiết 22:Dấu hiệu chia hết cho 3,9. Tiết 23:Luyện tập. Tiết 24:Ước và bội . Tiết 25.Số nguyên tố .Hợp số .Bảng số nguyên tố. Tiết 26:Luyện tập. Tiết 27:Phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Tiết 28:Luyện tập. Tiết 29:Ước chung Và bội chung. Tiết 30::Luyện tập. Tiết 31:Ước chung lớn nhất. Tiết 32,33:Luyện tập. Tiết 34:Bội chung nhỏ nhất . Tiết 35,36: Luyện tập. Tiết 37,38:Ôn tập chương I. Tiết 39: Kiểm tra chường I (1tiết) Chương II: SỐ NGUYÊN. Tiết 40:Làm quen với số nguyên âm. Tiết 41:Tập hợp các số nguyên. Tiết 42:Thứ tự trong tập hợp các số nguyên. Tiết 43:Luyện tập. Tiết 44:Cộng hai số nguyên cùng dấu. Tiết 45:Cộng hai số nguyên khác dấu. Tiết 46:Luyện tập. Tiết 47:Tính chất của phép cộng các số nguyên Tiết 48:Luyện tập. Tiết 49:Phép trừ hai số nguyên. Tiết 50:Luyện tập. Tiết 51: Qui tắc dấu ngoặc . Tiết 52: Luyện tập. Tiết 53,54:Kiểm tra HKI. TiếtT 55,56:Ôn tập HKI. Tiết 57,58: Trả bài HKI.

Page 2: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

2

HKII: Tiết 59:Qui tắc chuyển vế.Luyện tập. Tiết 60:Nhân hai số nguyên khác dấu. Tiết 61:Nhân hai số nguyên cùng dấu. Tiết 62:Luyện tập. Tiết 63:Tính chất của phép nhân. Tiết 64:Luyện tập. Tiết 65:bội và ước của một số nguyên. Tiết 66,67:Ôn tập chươngII Tiết 68: Kiểm tra chương II(1 tiết) Chương III: PHÂN SỐ. Tiết 69:Mở rộng khái niệm phân số. Tiết 70:Phân số bằng nhau. Tiết 71:Tính chất cơ bản của phân số. Tiết 72: Rút gọn phân số. Tiết 73,74:luyện tập. Tiết 75:Qui đồng mẫu nhiều phân số. Tiết 76:Luyện tập. Tiết 77:So sánh phân số. Tiết 78:Phép cộng phân số. Tiết 79:Luyện tập. Tiết 80:Tính chất cơ bản của phép cộng phân số. Tiết 81:Luyện tập. Tiết 82:Phép trừ phân số. Tiết 83:Luyện tập. Tiết 84:Phép nhân phân số. Tiết 85: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số. Tiết 86:Luyện tập. Tiết 87:Phép chia phân số. Tiết 88: Luyện tập. Tiết 89: Hỗn số .Số thập phân .Phần trăm. Tiết 90:Luyện tập. Tiết 91,92:Luyện tập các phép tính về phân số và số thập phân. Tiết 93:Kiểm tra 1 tiết. Tiết 94: Tìm giá trị phâ số của một số cho trước. Tiết 95,96: Luyện tập. Tiết 97:Tìm một số biết giá trị phân số của nó. Tiết 98,99:Luyện tập. Tiết 100:Tìm tỉ số của hai số. Tiết 101:Luyện tập. Tiết 12:biểu đồ phần trăm. Tiết 103: Luyện tập. Tiết 104,105 :Ôn tập chương III. Tiết 106,107:Kiểm tra HKII. Tiết 108,109,110:Ôn tập cuối năm. Tiết 111:Trả bài HKII.

Page 3: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

3

B.HÌNH HỌC. Chương I:DOẠN THẲNG. Tiết 1: Điểm.Đường thẳng. Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng. Tiết 3:Đường thẳng đi qua hai điểm. Tiết 4:thực hành trồng cây thẳng hàng. Tiết 5.Tia. Tiết 6: Luyện tập. Tiết 7: Đoạn thẳng. Tiết 8:Độ dài đoạn thẳng . Tiết 9: Khi nào thì AM + MB = AB. Tiết 10:Luyện tập. Tiết 11: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài. Tiết 12:Trung điểm đoạn thẳng. Tiết 13:Ôn tập chương I. Tiết 14:Kiểm tra 1 tiết. Tiết 15:Trả bài.

Chương II: GÓC. Tiết 16:Nửa mặt phẳng. Tiết 17:Góc. Tiết 18:Số đo góc. Tiết 19: Khi nào thì

^^^

xOzyOzxOy =+ ? Tiết 20: Vẽ góc cho biết số đo. Tiết 21 : Tia phân giác của một góc. Tiết 22: Luyện tập. Tiết 23: Thực hành số đo góc trên mặt đất. Tiết 24:Thực hành số đo góc trên mặt đất (tt). Tiết 25: Đường tròn. Tiết 26: Tam giác. Tiết 27: Ôn tập chương II. Tiết 28: Kiểm tra một tiết. Tiết 29 : Trả bài cuối năm.

Page 4: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

4

SỐ HỌC CHƯƠNG I . ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN . Tiết 1 : § 1 . TẬP HỢP - PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP . I. MỤC TIÊU :

• HS được làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống .

• HS nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước .

• HS biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán , biết sử dụng kí hiệu ∉∈; .

• Rèn luyện cho học sinh tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp .

II.CHUẨN BỊ: - GV: Phấn màu , phiếu học tập in sẵn bài tập , bảng phụ viết sẵn đầu bài các bài tập củng cố . III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. Ổn định : 2. Dạy học bài mới :

Hoạt động của thầyvà trò: Phầnghi bảng: * Hoạt động 1 : Cho ví dụ tập hợp : - GV cho HS quan sát hình 1 - Các đồ vật trên mặt bàn là gì ? (sách ,bút ) => tập hợp các đồ vật để trên bàn . -Giới thiệu các ví dụ về tập hợp trong SGK -HS: Lấy ví dụ về tập hợp các vật có trong lớp -Tìm 1 số ví dụ về tập hợp * Hoạt động 2 : Viết tập hợp : - Giới thiệu cách viết tập hợp . - Viết tập hợp A các chữ số nhỏ hơn 4 . - Giới thiệu vai trò của các số 0 ; 1 ; 2 ; 3 : là các phần tử của tập hợp A . - Giới thiệu các kí hiệu ∈, ∉ . Củng cố : + Cho học sinh viết tập hợp B các chữ cái a , b, c, d . + Một vài bài tập củng cố khác . - Giới thiệu 1 cách viết khác của tập

1.Các ví dụ:Tập hợp các đồ vật trên bàn Tập hợp các học sinh lớp 6/a Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 . 2.Cách viết - Các kí hiệu :(sgk) Vd: A= {0;1;2;3 } hoặc A= {0;3;1;2 } Ta có:1 thuộc tập hợp A 5 không thuộc tập hợp A 1∈ A ; 5 ∉ A *Chú ý : Có 2 cách viết tập hợp : Liệt kê các phần tử . Chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử . .

Page 5: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

5

hợp những số tự nhiên nhỏ hơn 4 . A = { x ∈N / x < 4 } + N là số tự nhiên , tính chất đặc trưng phần tử x là số tự nhiên ( x ∈ N ) , nhỏ hơn 4 ( x < 4 ) + Nêu các cách viết tập hợp . + Sơ đồ Ven : là 1 vòng kín => GV vẽ hai vòng kín . + Hs viết các phần tử của A , B vào trong các vòng kín ( mỗi phần tử là một tập hợp là một dấu “.” ) + Chia nhóm hs làm ?1 và ?2 Chú ý:mỗi phần tử chỉ viết một lần ?1 D = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 } D = {x ∈ N / x < 7 } 2 ∈ D ; 10 ∉ D ?2 B = { N , H , A , T , R , G } - Viết tập hợp C các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 7 ;0 (B ={3 ; 4 ; 5 ; 6 };B ={x ∈ N / 2< x < 7}) - Viết tập hợp B các chữ cái a, b, c , d. Các chữ cái a, b, c , d là gì của tập hợp B . Dùng kí hiệu ∈ , ∉ để điền vào các ô trống thích hợp : a … B ; c … B ; 1 … B ; d … B - 1 HS lên bảng . - Viết tập hợp D các số tự nhiên lớn hơn 10 và nhỏ hơn 15 bằng hai cách . - HS đọc chú ý trong SGK .

. . A .1 .3 0 2.

3. Củng cố : - HS làm bài tập 2 / 6 SGK : A = {T ; O ; A ; N ; H ; C } - Làm bài tập 1 , 3,4 / 6 SGK . Bài4/6 : những phần tử trong vòng kín thuộc tập hợp . 4. Dặn dò :

- Bài tập về nhà 5 trang 6 - Học sinh khá giỏi : 6,7,8,9 sách bài tập . Bài 3/6 : dùng kí hiệu ∈; ∉ . Bài5/6: Năm,quý,tháng dương lịch có 30 ngày ( 4 , 6 , 9 , 11)

Page 6: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

6

TIẾT 2: §2 . TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN I.MỤC TIÊU:

• HS biết được tâp hợp các số tự nhiên , nắm được các qui ước về thứ tự trong số tự nhiên , biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số , nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số .

• Học sinh phân biệt được tập hơpü N và N* , biết sử dụng các ký hiệu ≤ và ≥ , biết viết số tự nhiên liền sau , số tự nhiên liền trước của một số tự nhiên .

• Rèn luyện học sinh tính chính xác khi sử dụng các ký hiệu . II . CHUẨN BỊ : - SGK , Bảng phụ , phấn màu . III. THỰC HIỆN TIẾT DẠY :

1. Kiểm tra bài cũ : • HS1 : Cho ví dụ về tập hợp , dùng ký hiệu ∈ và ∉ để viết các phần tử của hai tập

hợp đó . Làm bài tập 3 / 6 SGK . • HS2 : Viết tập hợp A có các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 10 bằng 2 cách . • Cả lớp làm tại chỗ bài tập 4, 5 /6 SGK 2. Bài mới :

Hoạt động của thầy và trò : Phần ghi bảng : * Hoạt động 1 : Giới thiệu về tập hợp số tự nhiên N và N*. -Hãy cho biết các số tự nhiên ? - HS trả lời tại chỗ - Ở tiết trước ta đã biết các số tự nhiên kí hiệu là gì ?( - Kí hiệu là N) - GV ghi lên bảng tập hợp N các số tự nhiên . - GV vẽ tia số , biểu diễn các các số 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; ... và giới thiệu các điểm . - GV nhấn mạnh : mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm . - GV giới thiệu tập hợp N* - Điền vào ô vuông các kí hiệu ∈; ∉ . 5 ∈N* ; 7 ∈ N ; 0 ∈ N ; 0 ∉ N* * Hoạt động 2 : Quan hệ thứ tự : - GV chỉ trên tia số và giới thiệu trên tia số điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn . - Giới thiệu ký hiệu ≤ và ≥ . Củng cố : - Cho A = {x ∈ N / 8 ≤ x ≤ 11 }. Liệt kê các phần tử của nó ? - Nếu a < b và b < c . So sánh a và c , và cho ví dụ ?

1.Tập hợp N và tập hợp N*: Các số 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; ... là các số tự nhiên. Là những phần tử của tập hợp N N = { 0 ;1 ;2 ;3 ; ...} 0 1 2 3 Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi 1 điểm trên tia số. Tập hợp số các tự nhiên khác 0 N* = { 1 ; 2 ; 3 ; .....} 2.Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên: a.Khi a nhỏ hơn b ( a < b)thì điểm biẻu diễn a nằmbển trái điểm biểu biểu diễn a trên trục số. b.a≤ b (a<b hoặc a = b);b ≥ a(b>a hoặc b= a) c.a<b và b<c thì a<c d.Mỗi số tự nhiên có 1 số tự nhiên liền sau duy nhất e.Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất .Không

Page 7: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

7

-Giới thiệu số liền sau , liền trước . + Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị ? (hơn kém nhau 1 đơn vị) + Trong các số tự nhiên số nào nhỏ nhất ? + Có số tự nhiên lớn nhất hay không ? vì sao ? + Tập hợp số tự nhiên có bao nhiêu phần tử? Củng cố : gv cho hs làm bài tập 6/7.sgk + Tìm số liền sau của số 17;99;a∈N ? Số 17 (99;a)có mấy số liền sau ? + Số liền trước của số 35 ;1000;b∈Nlà số nào ?

có số tự nhiên lớn nhất f.Tập hợp N có vô số phần tử . . Bài tập 6/7.sgk a)số liền sau của số : 17là 18 “ “ “ “ 99 là: 100 “ “ “ “ a là a+1 b)Số liền trước của số b là b-1 .

3. Củng cố : Bài 8 / 8 SGK : A = { x ∈ N / x ≤ 5 } A = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 } Bài 9 / 8 SGK 7 ; 8 a , a + 1 4. Dặn dò :

• Bài tập về nhà : 7 , 10 / 8 SGK • Hướng dẫn :

+ Bài 7 : Liệt kê các phần tử của A , B , C . Tập N * (không có số 0 ) + Bài 10 : Điền số liền trước , số liền sau .

Page 8: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

8

Ngày soạn: Tiết 3 : §3 GHI SỐ TỰ NHIÊN .

I . MỤC TIÊU : - HS hiểu thế nào là hệ thập phân , phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân . Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí . - HS biết dọc và viết các số La Mã không quá 30 . - HS thấy được ưu điểm của hệ thậo phân trong việc ghi số và tính toán . II. CHUẨN BỊ : - Bảng chữ số La Mã , bảng phụ , SGK . III. THỰC HIỆN TIẾT DẠY :

1. Kiểm tra bài cũ : HS1 : Viết tập hợp N và N* . Làm bài tập 7 / 8 SGK . HS2 : Viết tập hợp A các số tự nhiên x không thuộc N* (A = {0}) . Làm bài tập 10/8 SGK . 2. Thực hiện tiết dạy :

Hoạt động của thầy và trò: phần ghi bảng: * Hoạt động 1 : Phân biệt số - chữ số . - Gọi 2 HS đọc một vài số tự nhiên . - Giới thiệu các chữ số dùng để ghi số tự nhiên . - Lấy ví dụ 3895 ở SGK để phân biệt số và chữ số . - Giới thiệu số trăm , chữ số hàng trăm , số chục , chữ số hàng chục . Củng cố : Làm bài tập 11 . (sử dụng bảng phụ ) * Hoạt động 2 : Hệ thập phân : - GV giới thiệu hệ phập phân như trong SGK . - GV nhấn mạnh : trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số vừa phụ thuộc vào bản thân chữ số đó , vừa phụthuộc vị trí của nó trong số đã cho . vd : 222 = 200 + 20 + 2 - Cho học sinh viết như trên đối với

các số : 235 ; ab ; abcd . Củng cố : HS làm ? và bài 13/10.sgk . - HS làm ? SGK

( 999 ; 987 ) Hoạt động 3 :Giới thiệu cách ghi số

La Mã:

1.Số và chữ số: Dùng 10 chữ số :0;1;2;...8;9;10 để ghi số tự nhiên. vd:Số :312 là số có ba chữ số Chú ý : Để dễ đọc ta chia số đó thành từng nhóm 3 chữ số (từ phải sang trái ) Số :312 có 31là số chục và chữ số hàng chục là 1 2.Hệ thập phân : Trong hệ thập phân : Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì thành một đơn vị hàng liền trước. 3.Chú ý:Trong hệ La Mã : I = 1 ; V = 5 ; X = 10 .

Page 9: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

9

- Cho HS đọc 12 số La Mã trên mặt đồng hồ . - GV giới thiệu các số I , V , X và hai số đặc biệt IV , IX . - Giới thiệu các số La Mã trong phạm vi 30. - Giới thiệu số La Mã có những chữ số ở các vị trí khác nhau nhưng vẫn có giá trị như nhau . Củng cố : Đọc số La Mã sau : XIV , XXVII , XXIX . Viết các số sau bằng số La Mã : 26 ; 28 .

- 1 HS lên bảng , HS khác nhận xét lại . -1 HS đứng tại chỗ đọc ( 14 ; 27 ; 29 ) - XXVI ; XXVIII .

4. Củng cố : Bài 11 / 10 SGK : a) 1357 ; b) 1425 ; 2307 Bài 13/ 10 SGK : a) 1000 ; b) 1023 . Bài 12/10 SGK : {2 ; 0 } (chữ số giống nhau viết một lần ) Bài 14 / 10 SGK : a , b , c : abc (a ≠ 0 ) a = 1 ; 2 (b , c = 0 ; 1 ; 2 ) a ≠ b ≠ c . 5 . Dặn dò : Bài 15 / 10 SGK . Đọc viết số La Mã : • Tìm hiểu thêm phần em có thể chưa biết • Kí hiệu : I V X L C D M

1 5 10 50 100 500 1000 • Các trường hợp đặc biệt : IV = 4 ; IX = 9 ; XL = 40 ; XC = 90 ; CD = 400 ; CM = 900 . • Các chữ số I , X , C , M không được viết quá ba lần ; V , L , D không được đứng

liền nhau .

Page 10: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

10

Ngày soạn:

Tiết 4: §4 SỐ PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP - TẬP HỢP CON . I . MỤC TIÊU: • HS hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử , có nhiều phần tử , có thể có vô

số phần tử , cũng có thể không có phần tử nào , hiểu được khái niệm hai tập hợp bằng nhau .

• HS biết tìm số phần tử của một tập hợp , biết kiểm tra một tập hợp , biết kiểm tra một tập hợp là tập hợp con của một tập hợp cho trước, biét một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước , biết sử dụng các kí hiệu ⊂ và o .

• Rèn luyện hs tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu ∈ , ∉ , ⊂ . II . CHUẨN BỊ : SGK . III .THỰC HIỆN TIẾT DẠY: 1 . Kiểm tra bài cũ :

1 .Bài tập 14/10 . Viết giá trị số abcd trong hệ thập phân . 2. Làm bài tập 15/10 .

2 . Bài mới : Hoạt động của thầyvà trò: phần ghi bảng:

* Hoạt động 1 : -các ví dụ trong SGK . - Tìm số lượng phần tử của một tập hợp . - 1 HS rút ra kết luận - Củng cố : Làm ? 1 - HS làm bài ? 1 - GV nêu ?2 :Tìm số tự nhiên x mà x + 5 = 2 . - Nếu gọi A làtập hợp các số tự nhiên x mà x + 5 = 2 thì A là tập hợp không có phần tử nào . Ta gọi A là tập hợp rỗng (Ø) Củng cố : Bài tập 17 . *Hoạt động 2 : Tập hợp con . - GV nêu ví dụ hai tập hợp E và F trong SGK . - Cho HS kiểm tra mỗi phần tử của tập hợp E có thuộc tập hợp F hay không ? Từ đó giới thiệu tập hợp con , kí hiệu , cách đọc . - GV minh hoạ hai tập hợp E và F nói trên bằng hình vẽ (hình 11 SGK ) Củng cố : Sử dụng bảng phụ : Cho tập hợp M = {a , b , c }

a) Viết các tập hợp con của tập M mà có 1 phần tử .

1.Số phần tử của một tập hợp: Một tập hợp có thể có 1 , nhiều , vô số , hoặc không có phần tử nào 2Tập hợp con :. Mọi phần tử của E đều là phần tử của F Kí hiệu : E ⊂ F Đọc : E là con của F; E được chứa trong F ; F chứa E . Khi A là con của B và ngược lại thì A = B . . . - HS đọc phần chú ý trong SGK . - HS làm bài tập 17 . - HS liệt kê các phần tử của hai tập hợp E và F . - 2 HS mỗi phần tử của tập hợp E có thuộc tập hợp F hay không ?

Page 11: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

11

b) Dùng ký hiệu để thể hiện quan hệ giữa các tập hợp con đó với tập hợp M

Củng cố : Làm ? 3 * Chú ý : Tập hợp rỗng là tập con của mọi tập hợp .

- HS lên bảng viết các tập hợp con của tập hợp M có 1 phần tử : { a } ; { b } ; { c } - Hs lên bảng làm câu b) { a }⊂ M ; { b }⊂ M ; { c }⊂ M

3 . Củng cố : Bài tập 16 a) A = { 20 } ; A có một phần tử . b) B = {0} ; B có 1 phần tử . c) C = N ; C có vô số phần tử . d) D = Ø ; D không có phần tử nào cả . 4 . Dặn dò : • Học kỹ những phần in đậm và phần đóng khung trong SGK . • Bài tập về nhà : 18 , 19 , 20 , 21 , 22 , 23 , 24 . Hướng dẫn : Bài 18 : Không thể nói A = Ø vì A có 1 phần tử . Bài 19 : A = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 } B = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ;4 } B ⊂ A

Page 12: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

12

Ngày soạn: Tiết 5 : LUYỆN TẬP

I . MỤC TIÊU :

• HS hiểu sâu và kỹ về phần tử của một tập hợp . • Viết được các tập hợp theo yêu cầu của bài toán , viết ra được các tập con của

một tập hợp , biết dùng ký hiệu ⊂ ; ∈ ; ∉ đúng chỗ , và nắm được các tập hợp rỗng .

• Rèn luyện cho HS tính chính xác và nhanh nhẹn . II . CHUẨN BỊ : SGK , bảng phụ . III . THỰC HIỆN TIẾT DẠY :

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : • HS1 :Nêu kết luận về số phần tử của một tập hợp . Làm bài tập 16 . • HS2 : Làm bài tập 17 . 3.Bài mới:

Dạy bài mới :Hoạt động của thầy và trò:

Phần ghi bảng:

-GV: Từ 10 đến 99 có bao nhiêu số ? Tính bằng cách nào ? - Gọi một HS lên bảng làm , cả lớp thực hiện vào vở tập . - GV : hướng dẫn HS cách tìm số phần tử của một tập hợp một dãy các số tự nhiên chẵn liên tiếp và tổng quát như Sgk - Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau :

D = { }99;........;25;23;21

E = { }96;.....36;34;32 - Gọi một HS lên bảng viết các tập hợp A , B , N , N * và sử dụng kí hiệu ⊂ để thể hiên mối quan hê của ba tập hợp với tập hợp N - Làm cách nào để chứng tỏ một tập hợp là tập hợp con hay không phải là tập hợp con của một tập hợp - Đọc câu hỏi của bài tập 25 / 14 Sgk -Gọi HS lên bảng giải

1 / Bài 21 / 14 Sgk : Số phần tử của tập hợp các số tự nhiên liên tiếp từ a đến b có : b - a + 1 (Phần tử) 2 / Bài 23 / 14 Sgk Tập hợp các số tự nhiên chẵn(số lẻ) liên tiếp từ số chẵn(số lẻ) a đến số chẵn(số lẻ) b có : ( b - a ) : 2 + 1 (Phần tử) Tập hợp D các số lẻ từ 21 đến 99 có : ( 99 - 21 ) : 2 + 1 = 40 ( phần tử ) Tập hợp E các số chẵn từ 32 đến 96 có : ( 96 - 32 ) : 2 + 1 = 33 ( phần tử ) 3 / Bài 24 / 14 Sgk :

A = { }9;...;4;3;2;1;0

B = { }.;.........4;2;0

N = { }..;.........4;3;2;1;0

N * = { };.....6;5;4;3;2;1 A ⊂ N ; B ⊂ N ; N * ⊂ N Khắc sâu định nghĩa tập hợp con : A ⊂ B ⇔ Với mọi x ∈A thì x ∈ B 4 / Bài 25 / 14 Sgk :

A={ }VNlanTMianmaIndone ,.,,

B= { }CampuchiaBrunayXingapo ,,

Page 13: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

13

- HS tự sửa bài vào vở tập 3. Củng cố : trong phần luyện tập . 4 . Hướng dẫn về nhà : - Làm các bài tập trong SGK .

Page 14: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

14

Ngày soạn : Tiết 6: §5.PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN . I . MỤC TIÊU :

• HS nắm vững các tính chất giao hoán và kết hợp của phép công , phép nhân các số tự nhiên , tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng , biết phát biểu và viết dưới dạng tổng quát của các tính chất đó .

• HS biết vận dụng các tính chất trên vào làm các bài tập tính nhẩm , tính nhanh. • HS biết vận dụng hợp lý các tính chất của pháp cộng và phép nhân vào giải toán

. II . CHUẨN BỊ :

• GV : bảng phụ : tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên (như trong SGK), phấn màu .

III. THỰC HIỆN TIẾT DẠY : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : • HS : Bài tập 24 . 3. Dạy bài mới :

Hoạt động của thầy và trò: Phần ghi bảng: Hoạt động 1 : -Tính chu vi của một hình chữ nhật có chiều dài bằng 32 m và chiều rộng bằng 25m . - 1 HS thực hiện : ( 32 + 25 ) . 2 = 114 (m) - GV giới thiệu phép cộng và phép nhân . - Củng cố : ? 1 ? 2 -Củng cố bài tập 30 a) - Cả lớp thực hiện . - Gọi 1 HS thực hiện . HS khác nhận xét - GV treo bảng phụ tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên . -Phép cộng số tự nhiên có những tính chất gì ? Phát biểu các tính chất đó . - 1 HS trả lời - Củng cố : Làm ? 3 a) 46 + 17 + 54 = ( 46 + 54 ) + 17 = 100 + 17 = 117 - Phép nhân số tự nhiên có những tính chất gì ? Phát biểu các tính chất đó ? - Củng cố : Làm bài ? 3 b)

1 . Tổng và tích của hai số tự nhiên: ( Sgk ) a ) a + b = c Số hạng Tổng . b) a . b = c Thừa số tích 2.Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên :(sgk) *Bài Tập: Bài 26/16.sgk: Quãng đường ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái: 54 + 19 + 82 = 155 km. Bài 27/16.sgk: a)86 + 357 +14 = (86 + 14) +357 =100+ 357 = 457 b)72+69+128 =(72+128)+69 =200+69 =269;

Page 15: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

15

4 . 37 . 25 = 37 . ( 4 . 25 ) = 37 . 100 = 3700 - Tính chất nào liên quan đến cả hai phép tính cộng và nhân ? Phát biểu tính chất đó ? - Củng cố : làm ? 3 c) 87 . 36 + 87 . 64 = 87 . ( 36 + 64 ) = 87 . 100 = 8700 .

c)25.5.4.27.2=(25.4)(2.5).27=100.10.27=27000 d)28.64 +28.36 =28.(64+36)=28.100=2800

4 ) Củng cố : • Phép cộng và phép nhân có gì giống nhau ? (Đều có tính chất giao hoán và kết

hợp ) • Bài tập 26 , 27 . 5 . Dặn dò : • Học thuộc ba tính chất . • Làm bài tập 28 , 29 , 30 , 31 . • Hướng dẫn bài 26 :Quãng đường ô tô đi chính là quãng đường bộ . • Nhắc HS chuẩn bị máy tính bỏ túi cho tiết sau .

Page 16: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

16

Ngày soạn : Tiết 7: LUYỆN TẬP 1

I. MỤC TIÊU :

• HS nắm vững các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên để áp dụng thành thạo vào các bài tập .

• Biết vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm , tính nhanh . • Biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép công và phép nhân vào bài toán .

II . CHUẨN BỊ : • Bảng phụ .

III . CÁC HOẠT ĐỘNG : 1 .Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : HS : Phát biểu các tiïnh chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên . Tính nhanh : a) 4 . 37 . 25 b ) 56 + 16 + 44 3 . Bài mới:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - GV nhận xét bài làm của HS ở phần kiểm tra bài cũ . Hoạt động 1 : Bài tập 27 / 16 - Một HS thực hiện , cả lớp cùng làm - Nêu cách thực hiện . Hoạt động 2 : Tìm x . - Gọi 1 HS lên bảng , HS nhận xét Bài tập 30/ 17 - Nêu lên 2 phương pháp . - Gọi HS nêu phương pháp lám bài . Hoạt động 3 : Tính nhanh (Bài tập 31/17) - Có thể thực hiện theo tính chất nào ? - 1 HS lên bảng cả lớp cùng làm - Treo bảng phụ và ghi đề sẵn bài tập làm thêm

•0 Bài tập làm thêm :

- Bài tập 27 / 16 Tính nhanh : a) 86 + 357 + 14 = (86 + 14 ) + 357 = 100 + 357 = 457 d) 28 . 64 + 28 .36 = 28 ( 64 + 36 ) = 28 . 100 = 2800 - Bài tập 30 / 17 . .a) (x - 34 ) . 15 = 0 x - 34 = 0 x = 34 b) 18 . ( x - 16 ) = 18 x - 16 = 18 : 18 x - 16 = 1 x = 17 - Bài tập 31/17 a) 135 + 360 + 65 + 40 = ( 135 + 65 ) + (360 + 40 ) = 200 + 400 = 600

Page 17: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

17

- Nêu phương pháp . - 3 HS lên bảng cả lớp cùng làm 1) Tính tổng các số tự nhiên nhỏ nhất có

3 chữ số khác nhau và số tự nhiên lớn nhất có 3 chữ số khác nhau .

2) Tìm x biết : ( x - 45 ) . 27 = 0 3) Tím tập hợp các số tự nhiên x sao cho

: a) a + x = a b) a + x > a c) a + x < a -gợi ý: Có số tự nhiên x nào để : • a + x = a • a + x > a • a + x < a

1) 102 + 987 = 1089

2) ( x - 45 ) . 27 = 0 x - 45 = 0 x = 45 3) a) {0}

b) N* c) ∅

4. Củng cố: 5. Dặn dò :

• Làm bài tập 30 b , c ; 31 ; 33 . • Tiết sau mang máy tính tính bỏ túi .

Page 18: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

18

Ngày soạn : Tiết 8: LUYỆN TẬP 2 I.MỤC TIÊU : Như tiết 7 . II.CHUẨN BỊ :Bảng phụ + máy tính bỏ túi . III. CÁC HOẠT ĐỘNG :

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : HS1 : Ghi tổng quát về tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên . Phát biểu tính chất đó thành lời . HS2 : Làm bài tập 32 / 17 . 3 . Bài mới : Hoạt động của thầy trò: Phần ghi bảng:

Hoạt động 1: Cách sử dụng máy tính bỏ túi. - GV hướng dẫn sử dụng máy tính : -Áp dụng : làm bài 34 . c) - Cả lớp sử dụng máy tính . -1 HS lên bảng , cả lớp cùng làm - 1 HS nhận xét bài của bạn . - GV nhận xét và chỉnh lại cho đúng . Hoạt động 2 : Làm các bài tập : 35, 36 , 37,40. 1 HS lên bảng làm bài 35 - GV nhận xét bài làm của HS . - Hai HS lên bảng làm bài 36a ; b - GV hướng dẫn bài mẫu cho HS . + Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân: 45.6 = 45.(3.2) = (45.2).3 = 90.3 = 270 + Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng . 45.6 = (40 + 5) .6 = 40.6 + 5.6 = 240 + 30 = 270 - GV nhận xét và sửa lại những chỗ chưa chính xác . - Các HS lấy máy tính ra kiểm tra kết quả . - 3 HS lên bảng làm bài tập 37 . - GV kết luận . - GV hướng dẫn bài mẫu , GV nhận xét bài làm của HS .

Bài 34 /18.sgk: . c) 5942 ; 7922 ; 6890 ; 4593 ; 2185 Bài 35 /19.sgk:. 15.2.6 = 5.3.12 = 15.3.4 (đều bằng 15.12) 4.4.9 = 8.18 = 8.2.9 (đều bằng 16.9 hoặc 8.18 ) Bài 36/19.sgk: a) 15.4 = 15.2.2 = 30.2 = 60

25.12 = 25.4.3 = 100.3 = 300 125.16 = 125.5.2 = 1000.2 = 2000

b) 25.12 = 25.(10 + 2) =25.10 + 25.2 = 250 + 50 = 300 34.11 = 34.(10 + 1) = 34.10 + 34 = 340 + 34 = 374 47.101 = 47.(100 + 1) = 47.100 + 47.1 = 4700 + 47 = 4747

Bài tập 37 /20.sgk: 16.19 = 16. (20 - 1) = 16.20 - 16.1 = 320 - 20 = 300 . 46.99 = 46.(100 - 1) = 46.100 - 46.1

Page 19: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

19

-Gv cho hs hoạt động nhóm:bài 40/20 xem ai tìm ra trước năm Nguyễn Trãi viết BNĐC?

= 4600 - 46 = 4554 35.98 = 35.(100 - 2) = 35.100 - 35.2 = 3500 - 70 = 3430 Bài 40/20 .sgk:

_

ab =14; cd =2_

ab =2.14=28⇒ abcd =1428

4.Dặn dò : • Làm tiếp những bài tập còn lại : 38 , 39 . • HS khá giỏi làm các bài tập : 53 , 54 , 59 , 60 , 61 trong SBT /9;10

- Xem lại phép trừ và phép chia trong số tự nhiên.

Page 20: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

20

Ngày soạn : Tiết 9 : §6. PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA I. MỤC TIÊU :

• HS hiểu được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên , kết quả phép chia là một số tự nhiên .

• HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ , phép chia hết , phép chia có dư .

• Rèn luyện cho HS vận dụng lkiến thức về phép trừ và phép chia để giải một vài bài tập thực tế .

II. CHUẨN BỊ : • GV : Phấn màu + bảng phụ .

III. THỰC HIỆN TIẾT DẠY : 1.Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : HS : Tìm số tự nhiên x sao cho : x : 8 = 10 25 - x = 16 .

3. Bài bài mới :

Hoạt động của thầy và trò: Phần ghi bảng: Hoạt động 1 : Giới thiệu phép trừ hai số tự nhiên . -Xét xem có số tự nhiên x nào mà 2 + x =5 không ? 6 + x = 5 không ? - Gọi 1 học sinh trả lời . - HS khác nhận xét câu trả lời của bạn . � GV giới thiệu phép trừ . - Thực hiện phép trừ : 5 - 3 = ? - Có thể thực hiện phép trừ trên tia số không ? Hãy thực hiện . -Trên tia số có thực hiện được phép trừ 3 - 5 không ? - Cả lớp vẽ tia số , diễn biến phép trừ 5 - 3 trên tia số . � GV hướng dẫn HS thực hiện . - Làm ? 1 SGK /21 - GV nhắc lại mối quan hệ giữa các số trong phép trừ . Số bị trừ - Số trừ = Hiệu Số bị trừ = Số trừ + Hiệu - Điều kiện nào để có hiệu ? Hoạt động 2 : Giới thiệu phép chia - Xét xem có số tự nhiên nào mà 5 . x

1.Phép trừ hai số tự nhiên: Cho a và b∈ N,nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ a - b = x (Hs gạch vào sgk dể học) Điều kiện để có a - b là : a > b . . 5 0 1 2 3 4 5 3 2 *a - b = c (số bị trừ) (số trừ) (hiệu số) 2. Phép chia hết và phép chia có dư : a.Phép chia hết: Cho a,b,x∈ N,(b ≠ 0),ta có:a : b =

Page 21: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

21

= 15 hay không ? 5 . x = 13 hay không ? - GV giới thiệu phép chia . - Làm ? 2 . - Xét phép chia . 18 6 17 5 0 3 2 3 - GV giới thiệu phép chia hết và phép chia có dư . - Làm ? 3 , giáo viên treo bảng phụ . - GV cho học sinh đọc lại phần kết luận trong khung . -Gv cho hs làm bài 45/24.sgk(treo bảng phụ) -hs nhăc lại mốiquan hệ giữa các số trong phép chia

x b.Phép chia có dư: Cho a,b,q,r∈ N,(b ≠ 0), ta có: a : b = q dư r hay a = b.q + r (0 < r <b) số bị chia = số chia . thương + số dư Chú ý: Số dư luôn luôn bé hơn số chia Bài 45/24.sgk:

4. Củng cố :

• Củng cố quan hệ giữa các số trong phép chia , phép trừ . • Bài tập 44/24.sgk: a)x :13 = 41 ;b)1428 : x = 14 :c)4x : 17 =0 ; d)7x –8 = 731 ;e) 8(x- 3) = 0 ;g)0 : x = 0

5. Hướng dẫn về nhà : • Học các phần đóng khung và chữ in đậm . • Bài tập 46 +luyện tập 1(nhớ đem máy tính bỏ túi)

Page 22: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

22

Ngày soạn : Tiết 10 : LUYỆN TẬP 1 I. MỤC TIÊU :

• HS nắm vững các phương pháp làm các bài tập về phép trừ hai số tự nhiên , về phép chia hết và phép chia có dư .

• Rèn luyện kỹ năng tính toán và biết vận dụng vào các bài toán thực tế . • Biết vận dụng tính toán một cách nhanh chóng , rèn luyện tính cẩn thận , chính

xác cho học sinh . II. CHUẨN BỊ :

• Bảng phụ , bài tập . III. CÁC HOẠT ĐỘNG : 1.Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ : HS : Phát biểu phần kết luận đóng khung trong SGK . Làm bài tập 44 a , c . Bài mới :

Hoạt động của thầyvà trò: Phần tghi bảng:

- GV :Dùng đèn chiếu bài 47a / 24 Nêu tiến trình tìm x ? Gọi một học sinh lên bảng giải

Kiểm tra đánh giá học sinh:thu giấy trong và chiếu

- Đọc đề bài 47 b , c Và cho học sinh làm ở vở tập

- GV hỏi để chốt lại vấn đề : Qua ba bài tập này em nào có thể cho biết muốn tìm x trước tiên phải tìm số nào ? ( Học sinh có thể không trả lời được ) , GV chốt lại cách tìm

- Phải tìm biểu thức có chứa x trươc

- Sau đó dựa vào mối quan hệ giữa các phép tính tìm được x - 1 vài HS lên bảng , cả lớp cùng thực hiện . - 1 vài HS khác nhận xét bài làm của bạn -Gọi 2 HS lên bảng làm bài 48 , 49 . - Hãy nêu cách tìm số bị trừ , cách tìm số trừ . - GV hướng dẫn cách tính nhẩm

1 / Bài 47 / 24 Sgk : a ) ( x - 35 ) - 120 = 0 x - 35 = 0 + 120 x - 35 = 120 x = 120 + 35 x = 155 b ) 124 + ( 118 -x ) = 217 118 - x = 217 - 124 118 - x = 93 x = 118 - 93 x = 25 c ) 156 - ( x + 61 ) = 82 x + 61 = 156 - 82 x + 61 = 74 x = 74 - 61 x = 13 Bài 48 / 22 .Sgk : 35 + 98 = ( 35 - 2 ) + ( 98 + 2 ) = 33 + 100 = 133 46 + 29 = ( 46 -1 ) + ( 29 + 1 ) = 45 + 30 = 75 Bài 49 /24.sgk: 321 - 96 = (321+ 4) - (96 + 4) = 325 + 100 = 225

Page 23: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

23

bằng cách thêm bớt . -Gv: cho hs nhận xét và uốn nắn sửa sai. - GV treo bảng phụ đã có sẵn đề bài bài tập làm thêm . Tính hiệu của số tự nhiên lớn nhất và số tự nhiên nhỏ nhất đều gồm bởi chữ số : 5 ; 3 ; 1 ;0 (mỗi chữ số viết một lần ) - 1 HS lên bảng làm , cả lớp cùng

thực hiện. - HS cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn . - GV nhận xét bài làm của HS . - 1 HS thực hiện bài 46 , cả lớp cùng theo dõi và thực hiện . Bài 51 / 25 : Đèn chiếu Tổng các số ở mỗi dòng , mỗi cột , mỗi đường chéo bằng bao nhiêu ? Căn cứ vào đẩu đê tìm ra kết quả đó ? Đánh giá kết quả qua đèn chiếu

Bài tập thêm: Số tự nhiên lớn nhất : 5310 Số tự nhiên nhỏ nhất : 1035 Hiệu của chúng : 5310 - 1035 = 4275 Bài 46 /24.sgk: a) Trong phép chia cho số 3 số dư có thể

bằng 0 , 1 , 2 . Trong phép chia cho 4 , số dư có thể bằng 0 ; 1 ; 2 ; 3 . Trong phép chia cho 5 , số dư có thể bằng 0 ; 1 ;2 ; 3 ; 4 .

b)Dạng tổng quát của số chia hết cho 3 : 3k ; số chia cho 3 dư 1 : 3k + 1 ; số chia cho 3 dư 2 : 3k + 2 . Bài 51 / 25 .sgk:

Củng cố : Qua bài tập ở từng phần . Dặn dò :

• Làm bài tập 66 , 68 , 69 sách BT toán 6 . • Tiết sau sửa các bài 52 , 53 , 54 , 55 / SGK .

Page 24: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

24

Ngày soạn : Tiết 11 . LUYỆN TẬP 2. I.MỤC TIÊU : Như tiết 10 . II.CHUẨN BỊ :

• SGK , bảng phụ . III.CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : HS : Tìm điều kiện để có hiệu a - b . Trong phép chia cho 2 , số dư có thể bằng 0 hoặc bằng 1 . Trong mỗi phép chia cho 3 , cho 4 , cho 5 , số dư có thể bằng bao nhiêu . 3. Bài mới :

Hoạt động của thầy và trò: Phần ghi bảng: - GV gợi ý cho HS làm bài tập 52 : a) Tính nhẩm bằng cách nhân thừa

số này , chia thừa số kia cho cùng một số .

b) Tính nhẩm bằng cách nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số .

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 52 a , b . - Cả lớp cùng theo dõi - GV hướng dẫn HS làm bài 53 . -Theo dõi GV hướng dẫn , HS cùng thực hiện trên bảng - Cả lớp cùng làm ra vở nháp và nêu kết quả - GV quan sát cả lớp cùng làm vào vở nháp bài 54 + 55 . - HS theo dõi sơ đồ và giải vào vở nháp : - Gọi HS khá , giỏi lên bảng giải . * Củng cố : GV treo bảng phụ đã có sẵn đề của bài tập : Một phép chia có tổng của số bị chia và số chia bằng 72 . Biết rằng thương là 3 và số dư bằng 8 . Tìm số bị chia và số chia .

.Bài 52/25.sgk: a)14 .50 = (14 : 2) . (50 . 2 ) = 7.100 = 700 16 . 25 = (16 : 4) .(25 . 4) = 4 . 100 = 400 b) 2100 : 50 = (2100 .2) : (50.2) = 4200 : 100 = 42 . 1400 : 25 = (1400 .4) : (25 .4) = 5600 : 100 = 56 . Bài 53/25sgk:. a) Số quyển vở loại 1 Tâm mua được nhiều nhất là : 21000 : 2000 = 10 quyển (còn dư) b) Số quyển vở loại 2 Tâm mua được nhiều nhất là : 21000 : 1500 = 14 quyển . . Bài 54/25.sgk : Số người ở mỗi toa : 8 . 12 = 96 (người). ta có: 1000 : 96 = 10 còn dư . Cần ít nhất 11 toa để chở hết số khách . Bài 55/25.sgk: - Vận tốc của ô tô : 288 : 6 = 48 (km/h) - Chiều dài miếng đất hình chữ nhật : 1530 : 34 = 45 m

Page 25: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

25

Sơ đồ 8 Số bị chia : |------|------|------|---| Số chia : |------| 72 - GV nhận xét và bổ sung cách giải của HS.

Bài làm thêm: Số chia là : (72 - 8 ) : 4 = 16 Số bị chia : 72 - 16 = 56 .

4.Củng cố : Qua bài tập củng cố . 5.Dặn dò : • Học kỹ phần đóng khung ở trang 22/ SGK . • Làm bài tập 62 , 63 / 10 SBT Toán 6 Tập 1 . • Xem trước bài “Luỹ thừa với số mũ tự nhiên ....”

Page 26: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

26

Ngày soạn : Tiết 12 : §7. LUỸ THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN -

NHÂN HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ

I. MỤC TIÊU : • HS nắm được định nghĩa luỹ thừa , phân biệt được cơ số và số mũ , nắm được

công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số . • HS biết viết gọn một tích có nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng luỹ thừa ,

biết nhân hai luỹ thừa cùng cơ số . • HS thấy được ích lợi của cách viết gọn bằng luỹ thừa .

II. CHUẨN BỊ : • Kẻ bảng bình phương , lập phương của một số tự nhiên đầu tiên .

III. THỰC HIỆN TIẾT DẠY : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :

Hoạt động của thầyvà trò : Phần ghi bảng :

- GV giới thiệu cách đọc a 4 . a . a . a . a = a4 : đọc a luỹ thừa bốn . + 5 . 5 . 5 = ?

43421 aaaaa ........

= ? n thừa số n ≠ 0 - HS ghi công thức . - HS cả lớp cùng làm . - Gọi 1 HS trả lời . -Hãy định nghĩa an (với n ∈ N*) - 1 HS phát biểu định nghĩa . - HS khác nhận xét • Củng cố : Làm ? 1 - Cả lớp cùng làm bài tập củng cố ? 1 . - Gọi từng HS trả lời - GV nhấn mạnh : Trong một luỹ thừa với số mũ tự nhiên (khác 0 ) + Cơ số cho biết giá trị của mỗi thừa số bằng nhau . + Số mũ cho biết số lượng các thừa số bằng nhau . • Củng cố : 1) Làm bài tập 56a , c . 2) Tính 22 , 23 , 24 , 32 , 33 , 34 GV kiểm tra.

- Nêu phần chú ý trong SGK . - GV giới thiệu bảng bình phương , lập phương qua bảng phụ . * Củng cố : Tính nhẩm : 92 , 112 , 33 ,

1 /Lũy thừa với số mũ tự nhiên: a ) Định nghĩa : Lũy thừa bậc n của số a là tích của n thừa số bằng nhau , mỗi thừa số bằng a

a n = 43421 aaaaa ........

( a ≠ o ) n thừa số a gọi là cơ số , ngọi là số mũ b ) Chú ý : ( Sgk ) 2 /Nhân hai lũy thừa cùng cơ số: a ) Ví dụ :

Page 27: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

27

43 . - Viết tích của hai luỹ thừa dưới dạng một luỹ thừa : a5 . a4 am

. an = ...

- GV nhấn mạnh : + Giữ nguyên cơ số . + Cộng (chứ không nhân ) số mũ . * Củng cố : làm ? 2

23 . 25 = 28 b ) Tổng quát : am . an = am + n Chú ý : (Sgk / 27)

4. Củng cố : 5. Dặn dò : • Học kỹ định nghĩa an , phần tổng quát đóng khung . • Làm bài tập : 57 , 58 , 59 +phần luyện tập/28,29.

Page 28: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

28

Ngày soạn : Tiết 13 : LUYỆN TẬP . I. MỤC TIÊU:

• HS nắm vững phương pháp làm các bài tập về luỹ thừa với số mũ tự nhiên . Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số .

• Rèn luyện kỹ năng tính toán , tính các giá trị các luỹ thừa , thực hiện thành thạo phép nhân hai luỹ thừa .

• Rèn luyện tính cẩn thận , nhanh nhẹn , tư duy chính xác . II. CHUẨN BỊ :

• Một số bài tập , SGK . III. CÁC HOẠT ĐỘNG : Ổn định : Kiểm tra bài cũ :

HS : Phát biểu định nghĩa nhân hai luỹ thừa cùng cơ số .Viết công thức tổng quát nhân hai luỹ thừa cùng cơ số . Aïp dụng : a) 8 . 8 . 8 . 4 . 2 ; b) x5 . x ; c) 103 . 104

Dạy bài mới : Hoạt động của thầyvà trò: Phần ghi bảng:

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 57 . - Nêu phương pháp tính : 23 , 24 , 25 . - Nêu phương pháp tính : 26 ; 32 ; 33 ; 52 ; 53; 62 ; 63 - Một vài HS nhận xét bài của bạn - GV nhận xét bài làm của HS . -Sửa bài tập 58 , 59 . - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện bài 58 và bài 59 - Có hai số nào giống nhau mà tích bằng 64? - Có hai thừa số nào bằng nhau mà tích bằng 169 ; 196 ? GV nhận xét . -Sửa bài tập 62 - Gọi 1 HS lên bảng thực hiện bài 62 . - Cả lớp làm vào vở nháp và giơ kết quả ở vở nháp lên . - Nêu phương pháp viết mỗi số đã cho dưới dạng luỹ thừa của 10 . * Củng cố : 1000.....0 = ? 19 chữ số 0 - GV nhận xét . - 1 HS lên bảng thực hiện bài 64 . - Viết công thức tổng quát am . an = ? - GV quan sát học sinh cả lớp làm bài

Bài tập 57 /28: a) 23 = 8 ; 24 = 16 ; 25 = 32

26 = 64 ; 27 = 128

b) 32 = 9 ; 33 = 27 ; 34 = 81 c) 42 = 16 ; 43 = 64 ; 44 = 256 d) 52 = 25 ; 53 = 125 ; 54 = 625 e) 62 = 36 ; 63 = 216 ; 64 = 1296 . Bài 58. b) 64 = 82 ; 169 = 132 ; 196 = 142 Bài 59. b) 27 = 33 ; 125 = 53 ; 216 = 63 Bài 62 : a) 102 = 100 ; 103 = 1000 ; 104 = 10 000 105 = 100 000 ; 106 = 1000 000 b) 1000 = 103 ; 1 000 000 = 106 1 tỉ = 109 ; 1 000 ...0 = 1012

12 chữ số 0 Bài 64 . a) 23 . 22 . 24 = 29 b) 102 . 103 . 105 = 1010 c) x . x5

= x6

Page 29: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

29

tập 64 . 4. Củng cố : Qua bài tập 65 . 5. Dặn dò :

• Học kỹ các phần đóng khung . • Công htức tổng quát . • Làm bài tập 63 , 66 SGK ; 87 , 92 , 93 / 13 SBT .

Page 30: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

30

Ngày soạn : Tiết 14 . §8.CHIA HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ . I. MỤC TIÊU :

- HS nắm được công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số ; qui ước a0 = 1 (với a ≠ 0 ) - HS biết chia hai luỹ thừa cùng cơ số . - Rèn luyện cho HS tính chính xác khi vận dụng các qui tắc chia hai luỹ thừa cùng cơ số .

II. CHUẨN BỊ : III. THỰC HIỆN TIẾT DẠY : 1.Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :

HS1 : 3. Dạy bài mới :

Hoạt động của thầy và trò : Phần ghi bảng : - Gọi HS thực hiện các ví dụ . - Cả lớp cùng ghi vào bảng giấy trong của mình và giơ lên cho từng trường hợp . - Ta có : a4. a2 = ? ; a6: a2 = ? ; a6 : a4 = ? - Nếu thay các luỹ thừa của a bởi m , n (m>n) ta có điều gì ? -GV giải thích số chia phải khác 0 . Ví dụ : 10 : 0 không thực hiện được . - Gọi HS lý luận tại sao phép chia 10 : 0 không thực hiện được . + 72 : 72 = ? am : an = ? ( Nếu m = n ) - HS rút ra từ công thức để phát biểu thành lời . - HS đọc phần chú ý trong SGK : hai em đứng dậy đọc - Treo bảng phụ : Với x ≠ 0 ; m ≥ n . xm : xn = ........ ; b : b = ....... ( b ≠ 0 ) 815 : 813 = ....... ; 95 : 95 = ........ x6 : x4 = ......... - Như vậy theo công thức tổng quát em hãy giải quyết phần ở đầu bài dưa ra : a10 : a2 = ? - GV nhấn mạnh : + Giữ nguyên cơ số . + Trừ ( chứ không chia ) các số mũ

1.Ví dụ:( Sgk / 29) 57 : 54 = 53

a9 : a4 = a5 2.Tổng quát : Qui ước : a0 = 1 (a ≠ 0 ) Chú ý : (Sgk / 29) 3 .Chú ý: Mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng tổng các lũy thừa của 10 Ví dụ:3627 = 3 .103 + 6 .102 + 2 .10 + 7 .100 Bài 67/30.sgk: a)

448 33:3 = ;

b)628 1010:10 = ;c) )0(: 56 ≠= aaaa

Page 31: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

31

• Củng cố bài tập : 67 -> 69 . • Củng cố bài tập ? 2 . • Củng cố bài tập ? 3 .

4. Củng cố : Treo bảng phụ : Tìm số tự nhiên n biết : a) 2n = 16 => n = ...... b) 4n = 64 => n = ...... c) 15n = 225 => n = ....... d) 3n = 81 => n = ....... - Làm bài tập 71/30 . 5. Dặn dò : • Học kỹ bài , nắm được công thức . • Bài tập : 68 , 72 / SGK . • Bài tập : 97, 99 , 101/ SBT dành cho HS khá giỏi .

Page 32: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

32

Ngày soạn : Tiết 15 :. §9.THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH . I. MỤC TIÊU :

• HS nắm được các qui ước về thứ tự thực hiện các phép tính . • HS biết vận dụng các qui ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức . • Rèn luyện cho HS tính cẩn thận , chính xác trong tính toán .

II. CHUẨN BỊ : • Vở có giấy gương .

III. THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định : Kiểm tra bài cũ : Dạy bài mới :

Hoạt động của thầy và trò : Phần ghi bảng:

Hoạt động 1 : Nhắc lại về biểu thức . - GV:Em hiểu biểu thức là gì ? Cho một vài ví dụ về biểu thức . - Cho HS nhắc lại biểu thức . - 3 HS đọc lại phần chú ý -Các ví dụ sau có phải là biểu thức không ? 5 ; {2 + [5 . 3 + (4 - 2 )]} - HS:Các ví dụ đó đều là các biểu thức - Giới thiệu 1 số cũng coi như một biểu thức . Hoạt động 2 :Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức . - Cho HS qui ước về thứ tự thực hiện các phép tính . - HS theo dõi gv giảng Đối với biểu thức không có dấu ngoặc : LUỸ THỪA -> NHÂN & CHIA ->CỘNG & TRỪ Đối với biểu thức có dấu ngoặc : NGOẶC TRÒN->NGOẶC VUÔNG->NGOẶC NHỌN ( ) => [[[[ ]]]] => {{{{ }}}} - Củng cố : Tính : a) 36 - 15 + 7 b) 80 : 2 . 3

.1 .Nhắc lại về biểu thức: a ) Định nghĩa : ( Sgk ) b ) Ví dụ : 5;6 + 9 - 4 ; 5 . 3 - 18 : 6 ; 63 là các biểu thức *Chú ý:(sgk) 2.Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức: a)Đối với biểu thức không có dấu ngoặc b)Đối với biểu thức có dấu ngoặc : Bài tập: a).100 : {2 . [52 - (35 - 8 )]} =100:{2.[52 - 27] }=100:{2.25}=100:50=2 b)12 : {390 : [500 - (125 + 35 . 7)]} =12: {390 :[ 500-( 125+ 245)]} = 12:{390 : [500- 370]}=12:{390:130} =12:3 =4 c)12 000 - (1500.2 + 1800 . 3 + 1800.2:3) =12000-(3000+5400+300) = 12000- 8700 =3300

Page 33: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

33

c) 3 . 52 - 16 : 22 d) 17. 85 + 15 . 17 - 120 - GV nhận xét bài làm của HS . * Củng cố : Tính : a) 100 : {2 . [52 - (35 - 8 )]} b) 12 : {390 : [500 - (125 + 35 . 7)]} c) 12 000 - (1500.2 + 1800 . 3 +

1800.2:3) - Cả lớp cùng thực hiện qua vở giấy gương , gọi 2 HS lên bảng thực hiện . - Cả lớp giơ kết quả lên , GV nhận xét . - Cả lớp cùng làm vào vở nháp . - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập . - GV nhận xét bài làm của HS .

Củng cố :

5. Dặn dò : • Học thuộc phần đóng khung . • Bài tập : 77 , 78 , 79 , 80 / SGK . • Bài tập : 111, 112 , 113 / SBT (dành cho HS khá , giỏi)

Page 34: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

34

Ngày soạn : Tiết 16: LUYỆN TẬP . I. MỤC TIÊU :

• HS nắm được thứ tự thực hiện các phép tính và các qui ước . • Biết vận dụng qui ước trên vào giải các bài tập thành thạo . • Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác trong tính toán .

II. CHUẨN BỊ : III.CÁC HOẠT ĐỘNG : Ổn định : Kiểm tra bài cũ :

HS :Viết công thức tổng quát về nhân , chia hai luỹ thừa cùng cơ số . Aïp dụng :

52 . 5 73 : 73 65 : 63

HS2 : Nêu thứ tự thực hiện các phép tính . 3. Dạy bài mới :

Hoạt động của thầyvà trò: Phần ghi bảng : -Gọi HS lên bảng làm bài tập 73 , 74 - Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 73 . - Các HS khác làm bài tập vào giấy gương . - GV chọn 1 số bài làm sai của HS để sửa lỗi . - Cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng . -GV nêu các sai lầm dễ mắc do sai qui ước về thứ tự thực hiện các phép tính . - Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 74 . - Cả lớp thực hiện vào giấy gương . - Muốn tìm 1 số hạng của tổng ta làm như thế nào ? - Muốn tìm số trừ ta làm như thế nào ? - GV hướng dẫn cho HS thử lại kết quả . - 1 HS lên bảng làm bài 77. - Cả lớp cùng thực hiện . - Gọi 1 HS khác nêu phương pháp . - Cả lớp cùng thực hiện bài tập 107 SBT / 15 .

Bài 73.sgk : Thực hiện các phép tính : a)5 . 42 - 18 : 32 = 5 . 6 - 18 : 9 = 80 - 2 = 78 b) 33 . 18 - 33.12 = 33( 18 - 12 ) = 33 . 6 = 27 . 6 = 162 c) 39 . 213 + 87 . 39 = 39 ( 213 + 87) = 39 . 300 = 11700 Bài 74 / 32 .sgk: Tìm số tự nhiên x biết : a) 541 + ( 218 - x ) = 735 218 - x = 735 - 541 x = 218 -194 x = 24 Bài 77/ 32 .sgk: Thực hiện phép tính : b) 12 : {390 : [500 - (125 + 35 . 7 )] } = 12 : {390 : [500 - 370] } = 12 : {390 : 130} = 12 : 3 = 4 - Bài 107/15 .sbt: a) 36 : 32 + 23 . 22 = 34 + 25 = 81 + 32 = 113 b) ( 39 . 42 - 37 . 42 ) : 42 = 42 (39 - 37 ) : 42 = 42 . 2 : 42 = 2

4. Củng cố :

Page 35: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

35

- GV hướng dẫn cả lớp cùng thực hiện bài tập 107 bài tập Toán 6 . + Nêu phương pháp . + Cách thực hiện .

5. Dặn dò : • Học kỹ phần đóng khung về thứ tự thực hiện các phép tính . • Làm bài tập 78 , 80 , 81 , 82 / SGK ; 104 , 105 , 108 / SBT Toán 6 .

Page 36: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

36

Ngày soạn : Tiết 17 : LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU : như tiết 16 . II.CHUẨN BỊ : bảng phụ , phấn màu , SGK , SBT . III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định :

Kiểm tra bài cũ : HS - Nêu thứ tự thực hiện phép tính . - Thực hiện phép tính sau : 35 . 55 + 45 . 35 - 150

Tổ chức luyện tập :

Hoạt động của thầy và trò: Phần ghi bảng: * Hoạt động 1 : Điền số và dấu vào ô vuông cho thích hợp . GV treo bảng phụ ghi sẵn và cho HS trả lời . -Cho HS lên bảng điền dấu thích hợp vào ô vuông trong bài 80 (có giải thích ) -- 3 HS trả lời . - HS khác nhận xét . - Gọi HS thực hiện tại chỗ . • Hoạt động 2 : Tìm số tự nhiên x

và tìm giá trị của biểu thức : - 1 HS thực hiện bài 74b trên bảng . - Cả lớp thực hiển trên giấy gương . - GV nhận xét bài làm của HS . - Cả lớp thựchiện bài 78 và vở nháp . - 1 HS lên bảng trình bày . - Nêu phương pháp tính giá trị biểu thức của bài 78 . - Cả lớp cùng bấm máy tính theo yêu cầu của GV . * Hoạt động 3 : Sử dụng máy tính bỏ túi.

Bài 80/33.sgk: 12

= 1 ; 13 = 12 – 02 ; (0+1)2 = 02 +12 22 = 1+3 ; 23 = 32 –12

; (1+2)2 < 12 +22 32 = 1+3+5; 33 = 62 –32

;(2+3)2 < 22 +32 Bài 78/33.sgk: . Tính giá trị của biểu thức : 12 000 - (1500 . 2 + 1800 . 3 + 1800 . 2 : 3) = 12 000 - (3000 + 5400 + 3600 : 3 ) = 12 000 - (8400 + 1200) = 12 000 - 9600 = 2400 - Bài 81 . - HS đứng dậy trả lời kết quả của mình .

Củng cố :

Page 37: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

37

• Làm bài tập 104 (SBT) : Thực hiện phép tính : 15 . 141 + 59 . 15 17 . 85 + 15 . 17 - 120

• Bài 105 (SBT) : Tìm số tự nhiên x , biết : Dặn dò :

• Làm tiếp các bài tập 105 , 110 (SBT ) • Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1 tiết .

Page 38: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

38

Ngày soạn : Tiết 18 KIỂM TRA MỘT TIẾT ĐỀ A: Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức : ( 2 điểm )

12 : {390 : [430 - (50 . 4 + 100)]} 22 . {148 - [136 : (43 - 15 . 4)]} Bài 2 : Tìm số tự nhiên x biết (3 điểm ) 650 + (210 - x ) = 815 82 . x - 33. x = 19 . 2 + 32. 22 Bài 3 : Đánh dấu “x” vào ô thích hợp (3 điểm )

Câu Đ S 52 = 10 47 : 42 = 45 4n = 256 => n = 4 62 : 32 = 22 53 . 55 = 515 x6 . x2 = x 8

Bài 4 : Tính nhanh (1 điểm ) 136 . 68 + 16 . 272 Bài 5: (1 điểm ) Muốn viết các số tự nhiên từ 1 dến 106 cần phải dùng bao nhiêu chữ số ? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM : Bài 1 : Tính đúng mỗi câu được 1 điểm . 4 456 Bài 2 : Tìm đúng x trong mỗi câu được 1,5 điểm . x = 45 x = 2 Bài 3 : Mỗi câu đánh dấu đúng được 0,5 điểm .

Đ S x x

x x x

x Bài 4 : Đưa về dạng : 136 . ( 68 + 32 ) = 136 . 100 = 13 600 (1 điểm ) Bài 5 : Lập luận đúng để tìm được số chữ số cần dùng là : 9 + 180 + 21 = 210 (chữ số ) (1 điểm ) Ngày soạn

Page 39: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

39

Tiết 19 : TÍNH CHẤT CHIA HẾT CỦA MỘT TỔNG . I.MỤC TIÊU :

• HS nắm được các tính chất chia hết của một tổng , một hiệu . • HS biết nhận ra một tổng của hai hay nhiều số , một hiệu của hai số có hay không

chia hết cho một số mà không cần tính giá trị của tổng của hiệu đó , biết sử dụng các ký hiệu : M ; M/

• Rèn luyện cho HS tính chính xác khi vận dụng các tính chất chia hết nói trên . II.CHUẨN BỊ : III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định : Dạy bài mới :

Hoạt động của thầy và trò: Phần ghi:

* Hoạt động 1 : Nhắc lại về quan hệ chia hết . - Nhắc lại quan hệ chia hết . - Cho ví dụ một phép chia có số dư bằng 0 -> GV giới thiệu ký hiệu : “M ” . - Cho ví dụ một phép chia có số dư khác 0 -> GV giới thiệu kí hiệu “ M/ ”. - Cho HS đọc lại định nghĩa trong SGK . * Hoạt động 2 : Tính chất 1 . - Làm ? 1 a) Rút ra nhận xét gì ? - Làm ? 1 b) Rút ra nhận xét gì? - GV rút ra kết luận . - Dự đoán xem a M m ; b M m => .... - GV giải thích a , b , m ∈ N ; m ≠ 0 . - Tìm 3 số tự nhiên chia hết cho 4 . + Xét xem hiệu của chúng có chia hết cho 4 không ?(từng đôi một ) + Tổng của 3 số đó có chia hết cho 4 không? -> chú ý . * Củng cố : Không làm phép cộng , phép trừ hãy giải thích vì sao các tổng , hiệu sau đều chia hết cho 11 . 33 + 22 ; 88 - 55 ; 44 + 66 + 77 * Hoạt động 2 : Tính chất 2 : - Làm ? 2 - Cho HS dự đoán a M/ m ; b M m => .... - Tìm hai số trong đó có một số không chia hết cho 4 , một số chia

- Yêu cầu HS nhắc lại quan hệ chia hết . - HS cho ví dụ : về phép chia hết và phép chia có dư . - 2 HS lần lượt đọc định nghĩa về chia hết . - Cho cả lớp cùng thực hiện ?1 a , b và rút ra nhận xét . - HS khác bổ sung . + a M m ; b M m => a + b M m - HS cho 3 số chia hết cho 4 . (VD : 8 ; 16 ; 24 ) - HS trả lời và giải thích . - HS giải thích . - Cả lớp làm ? 2 - HS đứng tại chỗ dự đoán và trả lời . - HS cho ví dụ : - HS khác cho ví dụ về 3 số tự nhiên khong đó có 1 số không chia hết cho 7 , 2 số còn lại chia hết cho 7 .

Page 40: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

40

hết cho 4 . Xét xem hiệu của chúng có chia hết cho 4 không ? - Tìm ba số , trong đó có 1 số không chia hết cho 7 , các số khác chia hết cho 7 . Xét xem tổng của chúng có chia hết cho 7 không ? => Chú ý . - Phát biểu tính chất 2 .- Làm ? 3 ; ? 4 .

=> Nhận xét => Rút ra chú ý . - HS đọc lại tính chất 2 . - Cả lớp làm ? 3 ; ? 4 .

Củng cố :

• Nhắc lại tính chất 1 và 2 . • Làm bài tập 83 ; 84 / 36 SGK .

Dặn dò : • Học thuộc hai tính chất và biết vận dụng 2 tính chất đó để làm bài tập . • Làm bài tập : 85 ; 89 ; 87 ; 88 / 36 SGK .

Page 41: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

41

Ngày soạn : Tiết 20 : §11.DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 , CHO 5 . I.MỤC TIÊU :

• HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 và hiểu được cơ sở lý luận của các dấu hiệu đó .

• HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5 để nhanh chóng nhận ra một số , một tổng , một hiệu có hay không chí hết cho 2 , cho 5 .

• Rèn luyện cho HS tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chi hết cho 2 , cho 5 .

II.CHUẨN BỊ : đèn chiếu , giấy trong , SGK . III. THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định : Kiểm tra bài cũ :

Phim 1 : Xét biểu thức : 126 - 30 . Mỗi số hạng của tổng có chia hết cho 6 không ? Không làm phép cộng , cho biết tổng có chia hết cho 6 hay không ? Phat biểu tính chất tương ứng . 126 + 30 + 15 . Không làm phép cộng cho biết tổng có chia hết cho 6 hay không ? Phát biểu tính chất tương ứng .

3. Dạy bài mới : Đặt vấn đề : Muốn biết số 126 có chia hết cho 6 hay không ta phải đặt phép chia và xét số dư . Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể không cần làm phép chia mà vẫn nhận biết được một số có hay không chia hết cho một số khác có những dấu hiệu để nhận ra điều đó -> dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 .

Hoạt động của thầy và trò: Phần ghi bảng: * Hoạt động 1 : - Tìm 3 ví dụ về các số tự nhiên có chữ số tận cùng bằng 0 .(Số có 2 chữ số , có 3 chữ số , có 4 chữ số ) - GV phân tích các số đó dưới dạng tích của của một thừa số với 10 . -Xét xem các số đó có chia hết cho 2 , cho 5 không ? Vì sao ? Một tích luôn chia hết cho các thừa số có mặt trong nó. - Các số sau số nào chia hết cho 2 , cho 5 : 2002 ; 120 ; 2005 ; 110 ; 200 * Hoạt động 2 : Dấu hiệu chia hết cho 2 . - Trong các số có 1 chữ số , số nào chia hết cho 2 ? (+ 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 )

-Xét số : *47=n ; ( *47=n = 470 +∗ )

(- GV giải thích *47 =470 +*;ta có: 470 M 2 ;để (470 + ∗ ) M 2 thì ∗ M 2 (* là số có 1 chữ số) - Thay đổi ∗ bởi chữ số nào thì n

1.Nhận xét mở đầu: Ta thấy: 210=21. 10 =21 .2 .5 chia hết cho 2 ;5 1230= 123.10 =123.2.5 chia hết cho 2 ;5 . 2.Dấu hiệu chia hết cho 2 :(sgk/37-phần khung) vd:Trong các số sau số nào chia hết cho 2?,số nào không chia hết cho 2? 328;1437;895;1234 số chia hết cho 2 là: 328;1234 Số không chia hết cho 2 là:

Page 42: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

42

chia hết cho 2 ? - HS trả lời * ∈ {0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 }. - Các số 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 là các chữ số chẵn . Vậy những số như thế nào thì chia hết cho 2 ? � kết luận 1 . - GV quay lại ví dụ ban đầu :

*47=n = 470 +∗ để tổng trên không chia hết cho 2 thì ∗ phải thoả mãn điều kiện nào ? -Vậy * là những số như thế nào thì M/ 2 ? - HS trả lời : c1 ; 3 ; 5 ; 7 ; 9 � kết luận 2 . - Qua hai kết luận trên em hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2 . * Củng cố : Phim 2 : bài ? 1 (sgk / 37 ) * Hoạt động 2 : Dấu hiệu chia hết cho 5 . - GV quay lại ví dụ ban đầu .

*47=n = 470 +∗ Để n M 5 thì thay ∗ bởi những chữ số nào ?

+ *47=n = (470 +∗ ) M 5 Thì ∗ phải là những số nào ? ( 470 M 5 ; để (470 + ∗ ) M 5 thì ∗ M 5 ; ∗ có thể là 0 hoặc 5 .) - Lấy 3 ví dụ về số tự nhiên chia hết cho 5 . - GV lấy 1 tờ giấy trong của hs chiếu lên và nhận xét => kết luận 1. - HS đọc lại kết luận 1 -Lấy vài ví dụ về số không chia hết cho 5 . - HS đưa ra các số (*=1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9) => kết luận 2 .- HS đọc lại kết luận 2 - Qua hai kết luận hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 5 .- HS đứng tại chỗ nêu dấu hiệu * Phim 3 : Bài ? 2 (SGK / 38 ) - GV lấy 1 bài của HS chiếu lên và nhận xét . - So sánh trong hai dấu hiệu chia hết

1437;895. 3.Dấu hiệu chia hết cho 5:(sgk/38-phần khung) Vd1: Xét xem các số sau số nào chia hết cho 5? 124;245;551;120. số chia hết cho 5 là: 245;120.

Vd2: { }5;0*5*37 ∈⇒M (Giống : Xét số tận cùng . Khác : M 2 : có số tận cùng là số chẵn .

M 5 : có số tận cùng là 0 hoặc 5 . )

.

Page 43: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

43

cho 2 , cho 5 , nó giống nhau ở chỗ nào ? - Những số như thế nào thì chia hết cho cả 2 và 5 . Hs Hoạt động theo từng nhóm - Các nhóm khác theo dõi . - HS nhóm 2 nhận xét * Phim 5 : Dùng cả 3 chữ số 4 ; 0 ; 5 Hãy ghép thành các số tự nhiên có 3 chữ số thoả mãn một trong những điều kiện sau : a) Số đó chia hết cho 2 . b) Số đó chia hết cho 5 . c) Số đó chia hết cho cả 2 và 5 . - GV đưa bài của các nhóm lên chiếu . - GV nhận xét và bổ sung .

Bài tập 91 /38 .SGK : số chia hết cho 2 là:652;850;1546. số chia hết cho 5 là :850;785. số không chia hết cho cả 2 và 5 là:6321. Bài tập 97 /39 .SGK : a)Số chia hết cho 2 : 504;540;450. b)Số chia hết cho 5 : 405;450;540 c)Số chia hết cho cả 2 và 5 :450;540

4. Củng cố : 5. Dặn dò và hướng dẫn về nhà : • Phim 7 :+ Học lý thuyết SGK - trang 37 - 38 .

+ Làm bài tập 94 , 93 , 95 /SGK trang 38 . + Làm bài tập 123 , 124 , 125 (SBT trang 18 ) + Tự nghiên cứu các dạng bài tập có liên quan đến dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5.

• GV hường dẫn bài 94/38 (SGK )

Page 44: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

44

Ngày soạn Tiết 21 : LUYỆN TẬP . I.MỤC TIÊU :

• HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 . Biết nhận dạng theo yêu cầu của bài toán .

• HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết để áp dụng vào bài tập . • Rèn luyện tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu .

II.CHUẨN BỊ : Đèn chiếu , SGK , Giấy trong . III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định : Kiểm tra bài cũ :

Phim 1 : Dạy bài mới :

Hoạt động của thầy và trò: Phần ghi bảng: * Phim 2 : Bài 92 - trang 38 / SGK . - Lấy 2 bài của HS đã làm ở giấy trong lên chiếu . * Phim 3 : Bài 93/ Trang 38 SGK - Trình bày tương tự như ở câu a , sau đó nhận xét . - Lấy 3 tờ giấy trong của HS lên chiếu . - GV nhận xét bài 96 của HS làm qua giấy trong .

Bài 92 /38 . SGK - HS làm trên giấy trong . a) Số chia hết cho 2 mà không chia

hết cho 5 là : 234 . b) Số chia hết cho 5 mà không chia

hết cho 2 là 785 . c) Số chia hết cho cả 2 và 5 là 4620 . d) Số không chia hết cho cả 2 và 5 là

: 2141 . Bài 93/38. SGK . a) 136 + 420 136 M 2 và 420 M 2 => (136 + 420) M 2 136 M/ 5 và 420 M 5 => (136 + 420) M/ 5 b) 625 - 450 625 M/ 2 và 450 M 2 => 625 - 450 M/ 2 625 M 5 và 450 M 5 => 625 - 450 M 5

Bài 96/39 . SGK: 85*

a) 85* M/ 2 vì chữ số tận cùng là 5; Vậy * không có giá trị.

b)Vì 85* có chữ số tận cùng bằng

5,nên 85* M 5 Vậy * ∈ {1;2;...;8;9}

Củng cố : Bài 98 / SGK . • GV chiếu đề bài 98 lên bảng .(HS thực hiện qua giấy trong ) • GV Lấy 3 bài của HS chiếu lên và cho HS nhận xét . • GV kết luận .

Dặn dò :

Page 45: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

45

• Làm tiếp những bài còn lại . • Đọc kỹ dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 . • Xem trước bài “Dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9 ”

Page 46: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

46

Ngày soạn : Tiết 22: §12.DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 , CHO 9 .

I.MỤC TIÊU :

• HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9 . • HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9 để nhanh chóng nhận ra một số

có hay không chia hết cho 3 , cho 9 . • Rèn luyện cho HS tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết

cho 3 , cho 9 . II.CHUẨN BỊ : III.CÁC HOẠT ĐỘNG : Ổn định : Kiểm tra bài cũ :

- HS 1 : Làm bài tập 124/18 SBT Tổng (hiệu) sau có chia hết cho 2 không ? Có chia hết cho 5 không ?

1 . 2 . 3 . 4 . 5 + 52 1 . 2 . 3 . 4 . 5 - 75

Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 . - HS 2: + Xét 2 số a = 2124 ; b = 5124 . Thực hiện phép chia để kiểm tra xem số nào chia hết cho 9 , số nào không chia hết cho 9 . Hãy nhận xét xem số chia hết cho 9 có liên quan đến chữ số tận cùng không ? Em hãy cho 1 ví dụ về một số chia hết cho 9 và suy luận xem có dấu hiệu gì không ? Đáp : a M 9 còn b M/ 9 . Dấu hiệu chia hết cho 9 không liên quan đến các chữ số tận cùng . 3. Dạy bài mới :

Hoạt động của thầy và trò: Phần ghi bảng:

* Hoạt động 1 : Nhận xét mở đầu . -Mọi số đều viết được dưới dạng tổng các chữ số của nó cộng với một số chia hết cho 9 . - HS đọc nhận xét SGK . Ví dụ : 378 = 300 + 70 + 8 =3.100+7.10+8 = 3 ( 99 + 1) + 7( 9+1 ) + 8 = 3. 99 + 3 + 7 . 9 + 7 + 8 = ( 3 + 7 + 8 ) + ( 3 . 11 . 9 + 7 . 9 ) = (tổng các chữ số) + (Số chia hết cho 9) Vậy số 378 viết được dưới dạng tổng các chữ số của nó (3 + 7 + 8 ) cộng với môtü số chia hết cho 9 là (3.11.9 + 7.9) -GV yêu cầu cả lớp làm tương tự với

1.Nhận xét mở đầu :(sgk) Vd: 253 = 2.100 + 5.10 + 3 = 2 . (99 + 1) + 5. ( 9 + 1 ) + 3 = 2 . 99 + 2 + 5 . 9 + 5 + 3 = (2 . 99 + 5 . 9 ) + (2 + 5 + 3) = (Số chia hết cho 9 ) + (Tổng các chữ số ) 2.Dấu hiệuchia hết cho 9:(sgk/40) Tổng quát:

Page 47: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

47

số 253. - 1 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào giấy trong * Hoạt động 2 : Dấu hiệu chia hết cho 9 . VD : Dựa vào nhận xét mở đầu ta có : 378 = (3 + 7 +8 ) + ( số chia hết cho 9 ) = 18 + (số chia hết cho 9 ) -Vậy không cần thực hiện phép tính chia giải thích xem tại sao 378 chia hết cho 9 ? Vì cả hai số hạng của tổng đều chia hết cho 9 . -Rút ra kết luận1.-HS phát biểu kết luận( SGK) - Cũng hỏi như trên với số 253 để đi đến kết luận 2 . 253 = (2 + 5 + 3 ) + (Số chia hết cho 9 ) - GV nêu kết luận chung và đưa lên máy chiếu dấu hiệu chia hết cho 9 (SGK ) . * Củng cố : Cả lớp làm ? 1 . Yêu cầu giải thích ? - GV dựa vào kết quả ? 1 6354 M 9 Hãy tìm thêm 1 vài số cũng chia hết cho 9 Từ : 6 + 3 + 5 + 4 = 18 = 4 + 7 + 7 = 7 + 7 + 4 = 2 + 2 + 5 + 9 = ... HS : 477 M 9 774 M 9 2259 M 9 ... để tìm số chia hết cho 9 * Hoạt động 3 : Dấu hiệu chia hết cho 3 . - GV cho hai dãy HS xét 2 ví dụ áp dụng nhận xét mở đầu (một dãy làm một câu sau đó kiểm tra trên giấy trong - trên bảng chỉ ghi kết quả cuối

n có tổng các chữ số chia hết cho 9 �n M 9 Vd:( ? 1) 621 M 9 vì 6 + 2 + 1 = 9 M 9 1205 M/ 9 vì 1 + 2 + 0 +5 = 8 M/ 9 1327 M/ 9 vì 1 + 3 + 2 + 7 = 13 M/ 9 6354 M 9 vì 6 + 3 + 5 + 4 = 18 M 9 3.Dấu hiệu chia hết cho 3:(sgk/41) Ví dụ 1 : 2031 = (2+ 0+ 3+1) + (số chia hết cho 9 ) = 6 + ( Số chia hết cho 9 ) = 6 + ( Số chia hết cho 3 ) Vậy 2031 M 3 vì cả hai số hạng đều chia hết cho 3 => Kết luận 1 . Ví dụ 2 : 3415 = (3+ 4 + 1 + 5) + (số chia hết cho 9 ) = 13 + (số chia hết cho 9 ) = 13 + (số chia hết cho 3 ) Vậy 3415 không chia hết cho 3 vì 13 M/ 3 còn số hạng còn lại chia hết cho 3 . => Kết luận 2 . . Tổng quát: n có tổng các chữ số chia hết cho 3 �n M 3

Page 48: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

48

) - Tại sao một số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3 ? - HS nêu 1 vài giá trị và đi đến lời giải hoàn chỉnh - GV yêu cầu HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3 SGK . * Củng cố : Làm ? 2

- Điền chữ số vào ∗ để được số *157 M 3

4. Củng cố : - Dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9 có gì khác so với dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 ? - Bài tập 101 trang 41 SGK . GV đưa bài tập lên máy chiếu với yêu cầu : Điền vào dấu ... để được câu đúng và đầy đủ : Các số có ... chia hết cho 9 thì ... và chỉ những số đó mới chia hết cho 9 . Các số chia hết cho 9 thì ... cho 3.

Các số chia hết cho 3 thì ... cho 9 . Các số có ......... chia hết cho 3 thì ......... và .......... chia hết cho 3 .

Bài tập 102 SGK .

Yêu cầu HS làm trên giấy trong để kiểm tra và chấm điểm HS . A = {3564 ; 6531 ; 6570 ; 1248 } B = {3564 ; 6570 } B ⊂ A - Bài 104 SGK .

GV tổ chức cho HS thi giữa các tổ điền nhanh vào dấu ∗ thoả mãn yêu cầu . ∗ ∈ { 2 ; 5 ; 8 } ∗ ∈ {0 ; 9 } ∗ ∈ {5 } 9815. Dặn dò:

-Nắm vững các dấu hiệu chia hết cho 3;9 . -Làm các bài tập: 103;105;106;107/41 –42.sgk

Page 49: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

49

Ngày soạn : Tiết 23. LUYỆN TẬP . I.MỤC TIÊU :

• HS khắc sâu kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9 . • Vận dụng linh hoạt kiến thức đã học về dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9 để giải toán . • Rèn luyện tính chính xác , cẩn thận .

II.CHUẨN BỊ : Giấy trong ,bút dạ ghi các bài tập. III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định : Kiểm tra bài cũ :

Phim 1 : Viết số tự nhiên nhỏ nhất có 4 chữ số : Chia hết cho 3 . Chia hết cho 9 .

Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9 Tìm số dư trong phép chia 215 cho 9 .

Dạy bài mới :

Hoạt động của thầy và trò: Phần ghi bảng: Phim 2 : Bài 103 - SGK . a)1251+ 5316 b)5436 + 1324 c)1.2.3.4.5+27 * Phim 3 : Dùng 3 trong 4 chữ số : 4 ; 5 ; 3 ; 0 hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số . a) Chia hết cho 9 . b) Chia hết cho 3 mà không chia hết

cho 9 . - Gọi 1 HS lên bảng . - Cả lớp cùng thực hiện - GV thu một số bài của HS . - GV nhận xét . * Phim 4 : (Hoạt động nhóm ) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có năm chữ số . a) Chia hết cho 3 . b) Chia hết cho 9 . -Gv lấy kết quả bài làm của nhóm 4 và 2. - Cho HS nhận xét bài làm của bạn -Cho HS nhóm 1 , 3 nhận xét . Bài tập104.sgk: GV đưa đề lên màn

Bài 103 - SGK : .a)Ta có: 1251M 3 ⇒1251+ 5316 M 3

5316 M 3 1251M 9 ⇒1251+ 5316 M 3 5316 M/ 9

Bài tập105-sgk: a)Số Chia hết cho 9 : 450;405;540;504. b)Các số lập được :453;435;345;354;534;543. Bài tập106.sgk: a) 10002 b) 10008 Bài tập104.sgk:

a) 5*8 M 3 ⇔ 5+ * +8 M 3 ⇔ 13 +* M 3

⇔ * { }8;5;2∈

b) * { }9;0∈ ;c)435 ;d) 9810.

Page 50: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

50

hình. -GV:Em hãy cho biết 5*8 chia hết cho 3 khi nào? -Hs: 5+ * +8 M 3 -Gv : gợi ý ,hs thực hiện. Bài tập 107 / SGK :GV đưa đề lên bảng phụ. -Gọi lần lược hs trả lời. -Gv nhận xét .

Bài 107 / SGK: a)Đúng ; b) Sai ; c)Đúng ; d)Đúng.

4. Củng cố : Phim 5 : bài tập 107 / SGK . 5. Dặn dò :

• Học kỹ dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9 . • Làm tiếp bài tập 108 ; 109 ; 110 .

Page 51: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

51

Ngày soạn : Tiết 24 : §13.ƯỚC VÀ BỘI . I.MỤC TIÊU :

• HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số . Kí hiệu tập hợp các ước , các bội của một số .

• Học sinh biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước , biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản .

• Học sinh biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản . II.CHUẨN BỊ : III.CÁC HOẠT ĐỘNG : Ổn định :

Kiểm tra bài cũ : • HS1 : Hãy tìm xem 10 chia hết cho những số tự nhiên nào ?

Những số tự nhiên nào chia hết cho 3 ? Viết tập hợp A các số tự nhiên mà 10 chia hết cho những số đó ? Viết tập hợp B các số tự nhiên chia hết cho 3?

Bài mới :

Hoạt động của thầy và trò: Phần ghi : * Hoạt động 1 : Giới thiệu ước và bội . - Cho 1 HS nhắc lại 10 chia hết cho những số nào ? (10 chia hết cho : 1 ; 2 ; 5; 10) -Nhắc lại khi nào thì số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b ? - Ví dụ .- 1 HS nhắc lại : a = b . q (q ∈ N ) VD : 18 = 3 . 6 →GV giới thiệu ước và bội .

a M b => a là bội của b b là ước của a .

- Củng cố : Làm ? 1 .- Cả lớp thực hiện . - 1 HS trả lời tại chỗ Phim 1 : a)Tìm tập hợp các bội của 8 nhỏ hơn 40 . ( ? 2) b)Viết dạng tổng quát cac số là bội của 8. -GV:Muốn tìm các bội nhỏ hơn 40 của 8 ta làm như thế nào ? - HS suy nghĩ trả lời . - Cho HS đọc vài lần cách tìm bội . - Cả lớp cùng thực hiện vào giấy trong - GV nhận 3 tờ giấy trong đã làm bài từ học sinh chiếu lên và cho HS khác nhận xét.

1 / Ước và bội : 2 / Cách tìm ước và bội : a ) Kí hiệu : Tập hợp các ước của a là Ư ( a ) Tập hợp các bội cuă a là B( a ) b ) Cách tìm :(sgk) Ví dụ 1 : Tìm các bội nhỏ hơn 40 của 8 Các bội nhỏ hơn 40 của 8 là : 0 ; 8 ; 16 ; 24 ; 32. Ví dụ 2 : Tìm tập hợp Ư ( 10 ) Ư ( 8 ) ={1;2;5;10}. . .

Page 52: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

52

- GV giới thiệu cách tìm ước của một số . - Cho HS làm quen với Vdụ 2 . - Hướng dẫn HS lần lượt thực hiện phép chia cho 1 ; 2 ; ... ; 8 để xét xem 8 chia hết cho những số nào ? * Phim 2 : Làm ? 3 (Thực hiện theo nhóm ) - GV nhận 2 tờ giấy trong từ hai nhóm 1 và 2 . Chiếu lên cho HS khác nhận xét . * Phim 3: Làm ? 4 . - Ước của 1 là 1 Bội của 1 là 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; ... * Bảng phụ 1: Cho biết a . b = 40 (a , b ∈ N*) x = 8 y (x , y ∈ N*) Bổ sung vào chỗ trống của các câu sau sao cho đúng : a là .......... của . .......... b là .......... của ........... x là .......... của .......... y là .......... của .......... 2. Số học sinh của một khối lớp xếp hàng 2 , hàng 3 , hàng 5 đều vừa đủ . Số học sinh của khối là :

a) ước của 2 . b) ước của 3 . c) bội của 5 . d) Cả a, b, c đều đúng.

3. Tổ 3 có 8 HS được chia đều vào các nhóm , số nhóm là :

a) ước của 8 . b) Bội của 8 .

4. 32 nam và 40 nữ được chia đều vào các tốp , số tốp là :

a) ước của 32 . b) ước của 40 . c) vừa là ước của 32, vừa là ước

của 40.

Bài 1: - 1 HS điền và ô trống : a là ước của 40 b là ước của 40 x là bội của 8 và y y là ước của x Bài 2: 1. b 2. d 3. a. 4. c.

4. Hướng dẫn về nhà :

• Học kỹ cách tìm ước và bội . • Làm bài tập 111 , 112 , 113 , 114 / SGK

Page 53: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

53

Ngày soạn : Tiết 25 : §14. SỐ NGUYÊN TỐ - HỢP SỐ - BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ . I.MỤC TIÊU :

• HS nắm được định nghĩa số nguyên tố , hợp số . • Học sinh biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn

giản , thuộc 10 số nguyên tố đầu tiên , hiểu cách lập bảng số nguyên tố . • HS biết vận dụng hợp lý các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số.

II. CHUẨN BỊ : • HS chuẩn bị sẵn một bảng các số tự nhiên từ 2 đến 100 ghi như trong SGK . • GV có một bảng phụ ghi sẵn như trên .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG : Ổn định : Kiểm tra bài cũ :

• Tìm tập hợp các ước của 2 ; 3; 5 ; 7 . • Có nhận xét gì về các ước của chúng .

Bài mới : Hoạt động của thầy và trò: Phần ghi:

* Hoạt động 1 : Giới thiệu số nguyên tố, hợp số -GV treo bảng phụ (bảng phụ 1) - Cho HS điền các ước số của a và nhận xét. - Gọi 1 HS lên bảng điền vào các ước số của a . - HS rút ra nhận xét về các ước của 2 ; 3 ; 5 và các ước của 4 ; 6 . - GV giới thiệu số nguyên tố , hợp số . - HS đọc định nghĩa số nguyên tố , hợp số trong phần đóng khung . - Bảng phụ : làm bài ? SGK . - Cả lớp thực hiện bài ? trong SGK vào giấy gương - 1 HS trả lời . - HS khác nhận xét câu trả lời của bạn - GV : giải thích vì sao số 7 là số nguyên tố . - Vì sao nói số 8 , số 9 là hợp số . - Số 0 có là số nguyên tố hay không ? Có là hợp số hay không ? - Số 1 có là số nguyên tố hay không ? Có là hợp số hay không ? - Đọc các số tự nhiên nhỏ hơn 10 . (Chỉ ra các số nguyên tố : 2 ; 3 ; 5 ; 7 , hợp số : 4 ; 6 ; 8 ; 9 , số đặc biệt : 0 ,1) * Bảng phụ : Trong các số sau đây số nào là số nguyên tố , số nào là hợp số ? 312 ; 213 ;435;417;3311; 67 .(Bài

1.Số nguyên tố , hợp số:Với a ∈ N; a >1 -Nếu a chỉ có 2 ước là 1 và a →a là SNT. -Nếu a có nhiều hơn 2 ước → a là HS. Vd: Ư(2) ={1;2};Ư(3)= {1;3}Ư(5)={1;5} Ư(6)={1;2;3;6},Ư(4)={1;2;4} Các số 2;3;5 là các số nguyên tố. Các số 4;6 là các hợp số *Chú ý: - Số 0 ; số 1 không phải là số nguyên tố , cũng không phải là hợp số vì : 0 < 1 ; 1 = 1 Đọc các số tự nhiên nhỏ hơn 10 :2 ; 3 ; 5 ; 7 2.Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100: Có 25 số nguyên tố không vượt quá 100:(sgk)

Page 54: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

54

115.sgk) * Hoạt động 2 : Lập bảng số nguyên tố : - Treo bảng phụ các số tự nhiên từ 2 đến 100 . - Tại sao trên bảng trên không có số 0 ; 1 ? ( - GV nói : bảng này gồm những số nguyên tố và hợp số , ta sẽ loại đi các hợp số và giữ lại các số nguyên tố .) - Trong dòng đầu có các số nguyên tố nào ? - HS đều để bảng số các số tự nhiên từ 2 đến 100 đã chuẩn bị trước lên bàn - Cả lớp ghi các số nguyên tố , các hợp số vào giấy gương và giơ lên . - 1 HS lên bảng loại các hợp số trên bảng phụ , các HS khác loại hợp số trên bảng cá nhân .

-Số NT nhỏ nhất và là số chẳn duy nhất là số 2.

Củng cố :

+ Có số nào là số nguyên tố chẵn không ? + Các số nguyên tố lớn hơn 7 có thể tận cùng bởi chữ số nào ? (1,3,7,9) + Tìm 2 số nguyên tố hơn kém nhau 1 đơn vị . + Số tự nhiên có 2 chữ số là SNT mà khi viết ngược lại ta cũng được một SNT.

Làm bài tập : 115 , 116 , 119 / 47 SGK Hướng dẫn học ở nhà :

• Xem bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000 ở cuối sách . • Làm bài tập 117 , 120 , 121 / 47 SGK . • Bài tập 156 -> 158 / SBT .

Page 55: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

55

Ngày soạn : Tiết 26: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU :

• HS biết nhận ra số nguyên tố , biết vận dụng làm các bài tập về số nguyên tố , biết vận dụng làm các bài tập về số nguyên tố , hợp số .

• Nắm được các số nguyên tố nhỏ hơn 100 . • Biết vận dụng kiến thức chia hết đã học để nhận biết hợp số .

II.CHUẨN BỊ : SGK , bảng phụ . III.CÁC HOẠT ĐỘNG: Ổn định : Kiểm tra bài cũ :

• Định nghĩa số nguyên tố . Viết các số nguyên tố nhỏ hơn 20 . • Tìm hai số nguyên tố hơn kém nhau 2 đơn vị . ( 3 và 5 ; 5 và 7 ; 11 và 13 )

Bài mới :

Hoạt động của thầy và trò: Phần ghi: * Hoạt động 1 : - Bài 115 : Các số sau là số nguyên tố hay hợp số : 312 , 213 ; 435 ; 417 ; 3311 ; 67 * Bảng phụ : Bài 116 : Gọi P là tập hợp các số nguyên tố . Điền dấu ∈ ; ∉ ; ⊂ vào ô vuông cho đúng . - Bài 118 : Tổng (hiệu ) sau là số nguyên tố hay hợp số : a) 3. 4 . 5 + 6 . 7 b) 7 . 9 . 11 . 13 - 2 . 3 . 4 . 7 c) 3 . 5 . 7 + 11 . 13 . 17 d) 16 354 + 67 541 * Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm - Bài tập 120 (SGK) Thay chữ số vào dấu * để được số

nguyên tố : *9;*5 . - Bài 121 (SGK) Tìm số tự nhiên k để 3k là số nguyên tố . Tìm số tự nhiên k để 7 k là số nguyên tố . - GV gọi từng nhóm trả lời .

Bài 115 ,116: đã làm tiết trước. - Bài 118 .SGK: a) Mỗi số hạng của tổng đều chia hết cho 3 .

Tổng chia hết cho 3 và lớn hơn 3 nên là hợp số .

b) Hiệu chia hết cho 7 và lớn hơn 7 nên là hợp số .

c) Một số hạng của tổng đều là số lẻ nên tổng là số chẵn lớn hơn 2 nên là hợp số.

d) Tổng tận cùng bằng 5 và lớn hơn 5 nên là hợp số .

.- Bài tập 120 (SGK): * có thể là 3 ; 9 ( 53 ; 59 ); * có thể là 7 ( 97 ) - Bài 121 .Sgk: a) Trong các số có dạng 3.k thì chỉ có 3 là NT Vậy: với k = 1 thì 3k là số nguyên tố . b) Với k = 1 thì 7k là số nguyên tố .(7) - Đại diện nhóm 2 , 3 trả lời . - Nhóm 1;4 nhận xét .

Page 56: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

56

Củng cố : Hướng dẫn về nhà :

• Làm các bài tập 154 , 155 , 157 , 158 SBT toán 6 .

Page 57: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

57

Ngày soạn : 02/11/2005 Tiết 27 : §15.PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ I.MỤC TIÊU : • HS hiểu thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố . • Hoûc sinh biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp mà sự

phân tích không phức tạp , biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích . • HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số

nguyên tố , biết vận dụng linh hoạt khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố . II.CHUẨN BỊ : III.CÁC HOẠT ĐỘNG : Ổn định : Kiểm tra bài cũ :

Kiểm tra 15’ : Gọi K là tập hợp các số nguyên tố .

Điền ký hiệu ∈ , ∉ , ⊂ vào ô vuông cho đúng : 97 … K ; 43 … K ; 43 … N ; K … N ; 27 … K

Trong các số sau , số nào chia hết cho cả 2 , 3, 5 và 9 . ; 73530 ; 123 ; 946 . Dạy bài mới :

Hoạt động của thầy : Hoạt động của trò :

* Hoạt động 1 : Thế nào là phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố ? - Số 300 có thể viết được dưới dạng một tích của hai thừa số lớn hơn 1 hay không ? - GV viết dưới dạng sơ đồ cây . - Với mỗi số trên còn viết được dưới dạng tích của hai thừa số lớn hơn 1 hay không ? - GV giới thiệu thế nào là phân tích ra thừa sốnguyên tố . - HS rút ra nhận xét thế nào là phân tíc một số ra thừa số nguyên tố . - 2 HS phần đóng khung trong SGK . - 2 HS đọc phần chú ý trong SGK - Nêu 2 chú ý . - HS theo dõi và ghi bài . * Hoatû động 2 : Cách phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố . - GV hướng dẫn HS phân tích số 300 ra thừa số nguyên tố theo cột dọc .

300 2

1.Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì? (sgk:) -Vd : 300 = 3.2.2.5.5 (Các thừa số đều là SNT) *Chú ý:(sgk) . 2.Cách phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố - Làm ? :

420 2

Page 58: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

58

150 2 75 3 25 5 5 5 1

- GV hướng dẫn HS viết gọn bằng luỹ thừa và viết các ước nguyên tố của 300 theo thứ tự từ nhỏ đến lớn . 300 = 22 . 3 . 52 - Lưu ý : lần lượt xét tính chia hết cho các thừa số nguyên tố từ nhỏ đến lớn . - Qua nhiều cách phân tích số 300 ra thừa số nguyên tố , hãy rút ra nhận xét . * Hoạt động 3 : Củng cố : - Làm ? SGK . - Làm bài 125 a , b . - Làm bài 127 a , b .

210 2 105 3 35 5 7 7 1

Vậy 420 = 22 . 3 . 5 . 7 - Bài 125 .SGK: a) 60 2 b) 84 2 30 2 42 2 15 3 21 3 5 5 7 7

1 1 Vậy : 60 = 22 . 3 . 5 ; 84 = 22 . 3 . 7 - Bài 127 .SGK: a) 225 3 b) 1800 2 75 3 900 2 25 5 450 2

5 5 225 3 1 75 3 25 5

5 5 1 Vậy 225 = 32. 52 ; 1800 = 23 .32 .52 225 chia hết cho các số nguyên tố 3 và 5 1800 chia hết cho các số nguyên tô 2 ;3và 5

Củng cố : Hướng dẫn học ở nhà :

• Nắm chắc cách phân tích . • Học bài theo SGK . • Bài tập : 125 c , d ; 126 ; 127 c , d .

Page 59: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

59

Ngày soạn : / Tiết 28 . LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU :

• HS biết cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố . • Học sinh nắm chắc phương pháp phân tích từ số nguyên tố nhỏ đến lớn .Biết dùng

luỳ thừa để viết gọn khi phân tích . • Biết vân dụng linh hoạt các dấu hiệu chia hết đã học khi phân tích và tìm các ước

của chúng . II.CHUẨN BỊ : SGK , bảng số nguyên tố . III.TIẾN HÀNH TIẾT DẠY : Ổn định : Kiểm tra bài cũ : dành cho KT 15’ Dạy bài mới:

Hoạt động của thầy -trò : Phần ghi:

- GV quan sát HS cả lớp thực hiện bài tập . - Nhận xét những học sinh làm chưa chính xác - 1 HS làm trên bảng bài 125 c , d . . Cả lớp cùng thực hiện trên giấy gương . - Bài 126 /sgk:. HS cả lớp cùng phân tích lại và tìm ra chỗ sai của An - Bạn An phân tích như sau có đúng không? 306 = 2 . 3 . 51 567 = 92 . 7 Bài 127/sgk : 1 HS lên bảng thực hiện , Hs cả lớp cùng làm . - Phân tích số 1050 ; 3060 ra thừa số nguyên tố . Bài 129/sgk : 1 HS lên bảng thực hiện . HS cả lớp cùng theo dõi và nhận xét bài làm của bạn . - Tìm tập hợp các ước của mỗi số . - GV nhận xét bài làm của học sinh và ghi điểm . a = 5 . 13 chia hết cho những số nào ? Viết các Ư(a) . b = 25 chia hết cho những số nào ? Viết Ư(b) . - Bài 130/sgk: - Phân tích các số 51 ; 75 ; 42 ra thừa

- Bài 125/sgk: - Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố . c) 285 = 3 . 5 . 19 d) 1035 = 32. 5 . 23 - Bài 126 /sgk:. 306 = 2 . 3. 51 . An làm chưa đúng sửa lại: 306 = 2 . 32 . 17 567 = 92.7 . An phân tích chưa đúng , sửa lại : 567 = 34.7 - Bài 127/sgk :

c) 1050 = 2 . 3 . 52. 7 chia hết cho các số nguyên tố : 2 ; 3 ; 5 ; 7 . d) 3060 = 22. 32. 5 . 17 chia hết cho các

số nguyên tố : 2 ; 3 ; 5 ; 17 -Bài 129/sgk : a) Ư(a) = {1 ; 5 ; 13 ; 65 } b) Ư(b) = {1 ; 2 ; 4 ; 8 ; 16 ; 32} - Bài 130/sgk: + 51 = 3 . 17 có Ư(51) = {1 ; 3 ; 17 ; 51} + 75 = 3 . 52 ; Ư(75) = {1 ; 3 ; 5 ; 15 ; 25 ; 75} +42 = 2 . 3 . 7 Ư(42) = {1 ; 2 ; 3 ; 6 ; 7 ; 14 ; 21 ; 42 } - Bài 132 : Số túi chính là ước của 28 . Ư(28) = {1 ; 2 ; 4 ; 7 ; 14 ; 28}

Page 60: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

60

số nguyên tố rồi tìm tập hợp các ước của mỗi số . - Bài tập 132 . + Số túi Tâm muốn xếp đó chính là gì ? + Hãy tìm Ư(28) .

Vậy bạn Tâm xếp 28 viên bi vào 1 túi ; 2 túi ; 4 túi ; 7 túi ; 14 túi ; 28 túi .

Hướng dẫn về nhà : • Xem lại các bài tập đã giải . • Làm các bài tập còn lại . Học kỹ bài trong SGK .

Page 61: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

61

Ngày soạn Tiết 29: . ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG . I.MỤC TIÊU :

• Học sinh nắm được định nghĩa ước chung , bội chung , hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp .

• HS biết tìm ước chung , bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước , liệt kê các bội rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp , biết sử dụng ký hiệu giao của hai tập hợp .

• HS biết tìm ước chung và bội chung trong một số bài tập đơn giản . II.CHUẨN BỊ : SGK - Đèn chiếu . III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định : Kiểm tra bài cũ : Dạy bài mới :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò : * Hoạt động 1 : Ước chung : - GV giới thiệu ước chung . Ư(6) = {1 ; 2 ; 3 ; 6} Ư(8) = {1 ; 2 ; 4 ; 8} ƯC(6 ; 8) = {1 ; 2} - Vậy như thế nào gọi là ước chung ? - HS đọc kết luận trong SGK . - Viết các tập hợp : Ư(3) ;Ư(6) ; Ư(9) ; ƯC(3 ; 6 ; 9) . 3 ∈ ƯC(3 ; 6 ; 9 ) nếu 3 M 3 ; 6 M 3 ; 9 M 3 . - GV nhấn mạnh : x ∈ ƯC (a ; b ) nếu a M x và b M x - Củng cố : Khẳng định sau đúng hay sai ? 1) 8 ∈ ƯC (16 ; 40 ) {Đ} 2) 8 ∉ ƯC (16 ; 40) {S} 3) 7 ∈ ƯC (35 ; 42) {Đ} 4) 5 ∈ ƯC (12 ; 40) {S} 5) 5 ∈ ƯC (10 ; 40) {Đ} - HS thực hiện vào bảng trắc nghiệm cá nhân . - GV kiểm tra một số bài làm của HS , gọi HS sửa tại chỗ , giải thích tại sao đúng , tại sao sai? - GV giới thiệu ƯC(a , b , c ) . * Hoạt động 2 : Bội chung . -

1.Ước chung : (sgk) *kí hiệu ước chung của a,b là:ƯC(a,b) vd: Ư(6) = {1 ; 2 ; 3 ; 6} Ư(8) = {1 ; 2 ; 4 ; 8} ƯC(6 ; 8) = {1 ; 2} * x ∈ ƯC (a ; b ) nếu a M x và b M x x ∈ ƯC (a ; b,c ) nếu a M x và b M x và c M x 2.Bội chung :( sgk) *kí hiệu các bội chung của a,b là:BC(a,b) Vd:B(6) = {0 ; 6 ; 12 ; 18 ; 24 ; ...} B(8) = {0 ; 8 ; 16 ; 24 ; ...} BC(6 ; 8) = {0 ; 24 ; ...}

Page 62: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

62

- GV giới thiệu bội chung . - Củng cố : Ghi bảng phụ : Chọn câu đúng : 1) 6 thuộc

a) BC(3 ; 2) x b) BC(3 ; 4) c) BC(4 ; 5) d) BC(3 ; 5)

2) Số 30 là bội chung của a) 6 và 7 b) 6 và 4 c) 5 và 4 d) 6 và 5 x

- Nhận xét bài làm của HS trên bảng . - GV giới thiệu BC(a , b , c ) . * Hoạt động 3 : GV giới thiệu giao của hai tập hợp . - GV giới thiệu giao của hai tập hợp Ư(6) ; Ư(8) . - Phần gạch sọc chính là gì ? - Tìm giao của hai tập hợp : - HS viết được các bội chung của 6 và 8 . .- 1 HS thực hiện trên bảng - HS tự làm vào giấy gương .

* x ∈ BC (a ; b ) nếu x M a và x M a x ∈ BC (a ; b,c ) nếu x M a và x M b và x M c 3.Chú ý: Giao của hai tập hợp .: Giao của tập hợp A và B là: A ∩ B Bài 143/sgk: a)A ∩ B ={ cam ,chanh} b)A ∩ B là tập hợp chứa các hs vừa giỏi văn vừa giỏi toán. c)A ∩ B= B có 3 cách trả lời :

- Là tập hợp B . - Là tập hợp các số chia hết cho 10 . - Là tập hợp các số có chữ số tận cùng là

0 . d) A ∩ B = ∅ .

Củng cố : Hướng dẫn về nhà :

• Học kỹ phần đóng khung ước chung , bội chung và phần định nghĩa giao của hai

Page 63: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

63

tập hợp . • Làm bài tập 134 , 136 , 137 SGK . • Bài tập 172 ; 173 ; 174 SBT .

Page 64: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

64

Ngày soạn : Tiết 30 LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU : • HS làm tốt các bài tập về ước chung , bội chung , làm tốt các bài toán về giao

của hai tập hợp . • Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức về ước chung , bội chung , giao của hai tập

hợp . • Rèn luyện tính chính xác , cẩn thận .

II.CHUẨN BỊ : III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định :

Kiểm tra bài cũ : • Nêu định nghĩa ước chung và bội chung của hai hay nhiều số . • Tìm ƯC(7;10) ; BC(15; 20; 30)

Dạy bài mới :

Hoạt động của thầy-trò: phần ghi bảng: - Muốn tìm ƯC(7 ; 8) trước tiên ta phải tìm gì ? - Tìm ƯC(7;8) 1 HS lên bảng thực hiện bài tập 135 b ; c . - Muốn tìm ƯC(4 ; 6 ; 8) trước tiên ta phải làm gì ? - GV hướng dẫn HS cả lớp và nhận xét . Bài 136 /sgk: 1 HS lên bảng làm bài tập , cả lớp cùng thực hiện trên giấy gương - Hãy viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 40 và là bội của 9 . - Tìm tập hợp M = A ∩ B . - Gv nhận xét . Bài 137 . 1 HS lên bảng ; cả lớp cùng thực hiện . a) Giao của hai tập hợp là gì ? Tìm A ∩ B b) A là tập hợp các học sinh giỏi

môn văn của lớp , B là tập hợp các học sinh giỏi toán của lớp . Tìm A ∩ B .

c) Các số nguyên tố nào thì chia hết

- Bài 135/sgk : b) Ư(7) = {1 ; 7 } Ư(8) = {1 ; 2 ; 4 ; 8} ƯC(7;8) = {1} c) Ư(4) = {1 ; 2 ; 4 } Ư(6) = {1 ; 2 ; 3 ; 6 } Ư(8) = {1 ; 2 ; 4 ; 8} ƯC(4;6;8) = {1 ; 2} - Bài 136 /sgk: . A = {0 ; 6 ; 12 ; 18 ; 24 ; 30 ; 36 } B = {0 ; 9 ; 18 ; 27 ; 36 } a) M = A ∩ B = {0 ; 18 ; 36} b) M ⊂ A ; M ⊂ B . Bài 137/sgk: a)A ∩ B ={ cam ,chanh} b)A ∩ B là tập hợp chứa các hs vừa giỏi văn vừa giỏi toán. c)A ∩ B= B có 3 cách trả lời :

- Là tập hợp B . - Là tập hợp các số chia hết cho

10 . - Là tập hợp các số có chữ số

tận cùng là 0 . d) A ∩ B = ∅ .

- Bài 138 : cách chia a và c thực

Page 65: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

65

cho 5. Các số nguyên tố nào thì chia hết cho 10 . Tìm A ∩ B .

d) Tìm giao của tập hợp A các số chẵn và tập hợp B các số lẻ . - Gv nhận xét bài tập của HS làm trên bảng. - Cả lớp làm vào giấy và bổ sung những chỗ các em chưa làm được . - Nhận xét bài tập HS

hiện được.

Củng cố :

• Tìm giao của tập hợp N và N* • Lớp 6/2 có 20 học sinh nam và 24 học sinh nữ . Giáo viên muốn chia đều số

nam và nữ vào các tổ , có mấy cách chia ? Cách chia nào có số học sinh ở các tổ ít nhất ?

Hướng dẫn học ở nhà : • Học kỹ phần lý thuyết đã học . Làm các bài tập 170 , 171 , 172 , 173 ở SBT

toán tập 1 .

Page 66: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

66

Ngày soạn : Tiết 31 ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT .

I.MỤC TIÊU : • HS hiểu thế nào là ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số , thế nào là 2 số nguyên

tố cùng nhau . • HS biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số

nguyên tố , từ đó biết cách tìm ƯC của hai hay nhiều số . • HS biết tìm ƯCLN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể , biết vận dụng

tìm ƯC và ƯCLN trong các bài toán thực tế đơn giản . II.CHUẨN BỊ : SGK . III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định :

A. Kiểm tra bài cũ : • Viết các tập hợp sau : Ư(12) ; Ư(20); Ư(8) ; ƯC(8 ; 12;20) Trong các ước chung của 28 và 20 , ước chung nào là ước chung lớn nhất .

Dạy bài mới :

Hoạt động của thầy-trò: Phần ghi bảng : • Hoạt động 1 : Gv ĐVĐ:Tiết vừa rồi ta đã học bài:”ƯC&BC” trong đó để tìm ƯC của 2 hay nhiều số,ta viết tập hợp các số bằng cách liệt kê ,sau đó chọn ra các phần tử chung của các tập hợp đó.Cách nàyko đơn giản đ/v các số lớn.Liệu có cách nào tìm ƯC mà ko cần liệt kê cac ước của mỗi số hay ko? Chúng ta sẽ n/cứu bài học hôm nay để có câu trả lời… • Thông qua KTBC gv giới thiệu ƯCLN - Tìm các tập hợp : Ư(12) ; Ư(20) ; ƯC(8,12;20),Ư(8) ( ƯC(12;30) = {1 ; 2; 3 ; 6} - Tìm số lớn nhất trong tập hợp ƯC(12 ;30) ( ƯCLN(12;30) = 6 ) - Giới thiệu ước chung lớn nhất và ký hiệu - 2 HS định nghĩa ƯCLN . - HS khác đọc định nghĩa trong SGK . - Nêu nhận xét về quan hệ giữa ƯC và ƯCLN - HS nhận xét về quan hệ giữa ƯC và ƯCLN .

1.Ước chung lớn nhất: Vd:Ư(12)={1;2;3;4;6;12}; Ư(20)={1;2;4;5;20} ; Ư(8)={1;2;4;8} ƯC(8,12;20)={1;2;4} Ta nói 4 là ƯCLN của 8,12,20. -Kí hiệu:ƯCLN(8,12;20) = 4 *Đ/n: (sgk/54) *Nhận xét: (sgk) *Chú ý:ƯCLN(a,b,1) =1 2.Cách tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố: a)VD : Tìm ƯCLN (84,168,20)

Page 67: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

67

- HS tìm:ƯCLN(15;1)= 1;ƯCLN(1;100)= 1 - ƯCLN(15; 1) = ? ƯCLN(1;100) = ? - GV nêu phần chú ý. * Hoạt động 2: Cách tìm ƯCLN . - GV hướng dẫn cách tìm ƯCLN . - VD : Tìm ƯCLN (8,12,20) . .- HS phân tích 8,12 và 20 ra thừa số nguyên tố - Chú ý quan sát GV hướng dẫn cách tìm ƯCLN (8,12;20 ) - Gọi 2 HS phát biểu các bước tìm ƯCLN của hai hay nhiều số . - Nêu cách tìm ƯCLN ? Có mấy bước , nêu các bước đó ? - Hs khác đọc lại trong SGK về cách tìm - Gọi 2 HS làm ?1 ; ?2 . - Cả lớp cùng thực hiện . - HS cho ví dụ về hai thừa số nguyên tố cùng nhau . - HS nêu được nội dung phần chú ý . - HS trả lời với sự gợi ý của GV + Tìm ƯCLN của các số đó - GV nhận xét cách làm của HS và bổ sung chỗ còn sai . - GV giới thiệu 2 thừa số nguyên tố cùng nhau . - Có cách nào không cần phân tích 3 số : 24;16;8 ra thừa số nguyên tố mà vẫn xác định được ƯCLN ? - Có cách nào tìm ƯC của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các ước của mỗi số hay không ? *

• Ta có: 84= 22 .3.7 168= 23 .3.7 20 = 22. 32 .5 • ƯCLN(8,12,20)= 22 .3 =12 b)Qui tắc: (sgk) *Chú ý:(sgk) Bài 139/sgk: a)56 = 23 . 7 140 = 22 .5.7 ƯCLN(56,140) =22 .7 =28

Củng cố : Hướng dẫn học ở nhà :

• Học kỹ bài theo SGK . • Làm bài tập 139 -> 144 SGK toán 6 .

Page 68: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

68

Ngày soạn : Tiết 32 LUYỆN TẬP 1 I.MỤC TIÊU : Kiến thức :

• HS nắm vững cách tìm ƯCLN , tìm ƯC thông qua cách tìm ƯCLN của nhiều số trong khoảng đã cho

Kỹ năng : • Nắm vững cách tìm ƯCLN để vận dụng tốt vào bài tập .

Thái độ : Rèn luyện tính chính xác , cẩn thận , áp dụng được vào các bài toán thực tế . II.CHUẨN BỊ : SGK + Bảng phụ . III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định :

Kiểm tra bài cũ : • Nêu cách tìm ƯCLN Áp dụng : Tìm ƯCLN (18 ; 30 ; 77) Dạy bài mới :

Hoạt động của thầy : Hoạt động của trò :

Gv: ở bài trước ta đã tìm ƯCLN(8,12,20)= 4 & qua phần nhận xét ta có thể tìm được ƯC( ) bằng cách lấy Ư(4) Thật vậy,qua KTBC ,ta có: ƯCLN(16,24=8) ƯC(16,24)={1,2,4,8} Các số 1,2,4,8 đều là ứoc của 8 GV:vậy muốn tìm ƯC(a,b) ta tìm ƯCLN (a,b) rồi lấy Ư[ƯCLN(a,b)] Hs đọc lại qui tắc. sgk Hoạt động 2:Luyện tập - HS thực hiện bài 142 trên bảng . - Cả lớp cùng thực hiện vào vở nháp . - Phân tích các số 16 , 24 ra thừa số nguyên tố . - Tìm ƯCLN lớn nhất của chúng -> tìm ước của ƯCLN của chúng . - Tìm ƯCLN (180 ; 234) . - Tìm ƯC (180 ; 234) bằng cách nào ? - Tìm ƯCLN(144; 192) - Tìm ƯC(144; 192) = ước của ƯCLN của 144 và 192 = ? - GV nhận xét từng bài , rút ra kết

3.Cách tìm ƯC thông qua tìm ƯCLN a)Vd:Tìm ước chung của 16và 24. Ta có: 16= 24 24= 23 .3 ƯCLN(16,24) = 23 =8 ⇒ ƯC(16,24) = Ư(8) = { 1,2,4,8} b)Qui tắc: (sgk) Bài 142 /sgk: a) ƯCLN(16; 24) = 8 ƯC (16; 24 ) = Ư(8) ={1 ; 2 ; 4 ; 8}

b) ƯCLN (180 ; 234) = 18 ƯC(180 ; 234) = Ư(18) = {1 ; 2; 3 ; 6 ; 9 ;18}

.Bài 143 /sgk: a ∈ ƯCLN(420 ; 700) = 140 ƯCLN(144;192) = 48 . Mà các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192 là : 24 và 48 . Bài 144/sgk: Ta có: 144=….; 192 =…… ƯCLN(144,192)={……} ƯC(144,192)= { ……. } Vậy các ước chung lớn hơn 20 của 144 và

Page 69: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

69

luận . - HS thực hiện bài 143 trên bảng . - Cả lớp làm vào vở nháp và nhận xét bài làm của bạn - 1 HS lên bảng làm bài 144 - - HS trả lời . - HS tìm ước chung lớn nhất của 75 và 105. Bài 145/sgk: Gv hướng dẫn. - Hình chữ nhật có chiều dài 105 cm ; rộng 75 cm . - Độ dài hình vuông nhỏ phải thoả mãn điều gì ? - GV gợi ý cho HS cả lớp cùng thực hiện . - GV trình bày lại lời giải trên bảng .

192 là:…….. Giải : Gọi độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông nhỏ là a cm . a ∈ ƯCLN(75 ; 105 ) = 15 . Vậy độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông nhỏ là 15 cm .

Củng cố : Bảng phụ : Trong một buổi liên hoan cho lớp cô giáo đã mua 96 cái kẹo , 36 cái bánh và chia

đều ra các đĩa , mỗi đĩa gồm cả bánh và kẹo . Có thể chia được nhiều nhất thành bao nhiêu đĩa , mỗi đĩa có bao nhiêu cái kẹo , bao nhiêu cái bánh ?

Hướng dẫn về nhà : • Làm tiếp các bài tập ở phần luyện tập 2 .

Page 70: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

70

Ngày soạn Tiết 33 LUYỆN TẬP 2 I.MỤC TIÊU :

• HS làm thành thạo các dạng bài tập tìm ƯCLN ; tìm ƯC ; tìm ƯC trong khoảng nào đó .

• HS vận dụng tốt các kiến thức vào bài tập . • Áp dụng giải được các bài toán thực tế . • Rèn luyện tính chính xác , cẩn thận .

II.CHUẨN BỊ : III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định : Kiểm tra bài cũ : (kiểm tra 15 phút vào cuối giờ ) Dạy bài mới :

Hoạt động của thầy và trò: Hoạt động của trò

- GV nêu phương pháp làm bài tập 146 : 112 M x ; 140 M x . Vậy x là gì của 112 và 140 ? Vì 10 < x < 20 nên x = ? - GV nhận xét bài làm của HS . - Gọi 1 HS lên bảng thực hiện . - Cả lớp theo dõi và nhận xét về bài làm của ban . - Nếu gọi số bút trong mỗi hộp là a , hãy tìm quan hệ giữa số a với mỗi số 28 ; 36 ; 2 - Tìm số a nói trên ? - HS tìm ra được quan hệ . - HS nêu phương pháp làm bài . - 1 HS lên bảng thực hiện . - Tìm số hộp bút chì màu mỗi người đã mua . - Cả lớp cùng theo dõi và nhận xét . - Nêu phương pháp làm bài tập 148 . - Bài toán đưa về dạng tìm điều gì ? - Tìm ƯCLN(48; 72) - Tìm số nam , số nữ ở mỗi tổ . - 1 HS lên bảng làm bài - Cả lớp cùng thực hiện và nhận xét

Bài 146/sgk : x ∈ ƯC(112 ; 140 ) và 10 < x < 20 ƯCLN(112;140) = 28 x ∈ ƯC (112;140) = Ư(28) ={1 ; 2 ; 4 ; 7 ; 14 ; 28 } mà 10 < x < 20 vậy x = 14 Bài 147/sgk :

a) a là ước của 28 ( hay 28 M a ) a là ước của 36 ( hay 36 M a ) a > 2 b) a ∈ ƯC(28 ; 36 ) và a > 2 ƯC (28 ; 36 ) = {1 ; 2 ; 4 }⇒a = 4

c) Số hộp bút chì màu Mai mua : 28 : 4 = 7 ( hộp ) Số hộp bút chì màu của Lan mua : 36 : 4 = 9 ( hộp)

Bài 148/sgk : Số tổ nhiều nhất là ƯCLN(48 ; 72) = 24 Khi đó mỗi tổ có : 48 : 24 = 2 nam 72 : 24 = 3 nữ

Page 71: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

71

bài làm của bạn trên bảng .

Củng cố : Kiểm tra 15 ‘ HS lớp 6/2 có 28 nữ ; 20 nam . GV dự định chia thành các tổ sao cho số nam và nữ được chia đều cho các tổ . Hỏi có thể chia được nhiều nhất bao nhiêu tổ . Khi đó mỗi tổ có bao nhiêu nam , bao nhiêu nữ ?

Hướng dẫn về nhà : • Làm thêm các bài tập trong SBT : 180 , 181, 182 , 185 .

Page 72: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

72

Ngày soạn : Tiết 34 . §18.BỘI CHUNG NHỎ NHẤT .

I.MỤC TIÊU : • HS hiểu được thế nào là BCNN của nhiều số . • HS biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số

nguyên tố . Từ đó biết cách tìm bội chung của hai hay nhiều số . • HS biết phân biệt được qui tắc tìm ước chung lớn nhất với qui tắc tìm bội chung nhỏ

nhất . Biết tìm BCNN bằng cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể , biết vận dụng tìm bội chung và BCNN trong các bài toán đơn giản trong thực tế .

II.CHUẨN BỊ : SGK . III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY :

5. Ổn định : Kiểm tra bài cũ : • Tìm ƯCLN (15 ; 30 ; 40 ) • Tìm số tự nhiên a lớn nhất biết rằng 480 M a và 600 M a . • Tìm B(4) ; B(6) ; BC(4 ; 6) Dạy bài mới :

Hoạt động của gv-hs: Phần ghi: * Hoạt động 1 : Giới thiệu BCNN - Từ bài cũ ta có : B(4) = {0 ; 4 ; 8 ; 12 ; 16 ; 20 ; 24 ; ...} B(6) = {0 ; 6 ; 12 ; 18 ; 24 ; 30 ; ...} BC(4 ; 6) = {0 ; 12 ; 24 ; ...} Số 12 là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp bội chung , ta gọi 12 là bội chung nhỏ nhất . Ký hiệu BCNN(4 ; 6 ) = 12 - Vậy BCNN của hai hay nhiều số là gì ? - Gọi 2 HS lần lượt nêu định nghĩa . - HS đọc nhận xét . - BC(4 ; 6 ) là bội của BCNN(4 ; 6) . - Nêu chú ý về trường hợp tìm BCNN của nhiều số mà có 1 số bằng 1 . - HS đọc phần chú ý trong SGK . * Hoạt động 2 : cách tìm . - Nêu ví dụ 2 . - HS phân tích 8 ; 18 ; 30 ra thừa số nguyên tố . - Để chia hết cho 8 . BCNN của ba số 8 ; 18 ; 30 phải chứa thừa số nguyên tố nào ? Vói số mũ bao nhiêu ? {2 ; 3 ; 5} - HS tự phân tích mỗi số và tìm BCNN(8;18;30 ) trên giấy gương .

1.Bội chung nhỏ nhất : a )Ví dụ 1: BC(4 ; 6) = {0 ; 12 ; 24 ; ...} Bội chung nhỏ nhất của 4 và 6 ( khác 0 ) là 12 b ) Kí hiệu : BCNN ( 4 ; 6 ) = 12 c ) Định nghĩa : (Sgk / 57) d ) Nhận xét : Sgk *Chú ý : -BCNN(a,1)= a, -BCNN ( a , b , 1 ) = BCNN ( a , b ) 2.Tìm bội chung nhơ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố : a ) Ví dụ :Tìm BCNN (8 ; 18 ; 30 ) 8 = 23 18 = 2 . 32 30 = 2 . 3 . 5 BCNN ( 8 ; 18 ; 30 ) = 23 . 32 . 5 = 8 . 9 . 5 = 360

Page 73: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

73

- Nêu cách tìm BCNN của hai hay nhiều số. - Tìm BCNN(5 ; 7 ; 8) -> Chú ý a) - Tìm BCNN(12 ; 16 ; 46 ) -> Chú ý b) - HS đọc lại chú ý .

b)Qui tắc : (Sgk / 58) Chú ý : a ) Các số đã cho từng đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN là tích các số đó. Vd: BCNN ( 5 , 7 , 8 ) = 5 . 7 .8 = 280 b ) Nếu a M b, a M c thì BCNN(a,b,c) = a Vd: BCNN ( 12 , 16 , 48 ) = 48

Củng cố : • Hướng dẫn về nhà : Bài tập : 152 ; 153 ; 154 ; 155 SGK .

Page 74: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

74

Ngày soạn Tiết 35 . LUYỆN TẬP 1 :

I.MỤC TIÊU : • HS làm thành thạo về tìm BCNN , tìm BC thông qua tìm BCNN . Tìm BC của

nhiều số trong khoảng cho trước . • Nắm vững cách tìm BCNN để vận dụng tốt vào bài tập . • Rèn tính chính xác , cẩn thận áp dụng vào các bài toán thực tế .

II.CHUẨN BỊ : • SGK + bảng phụ kẻ sẵn bài 155 .

III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định : e) Kiểm tra bài cũ : • Nêu cách tìm BCNN . • Tìm BCNN(24 ; 30 ; 128 ) 3. Dạy bài mới : Hoạt động của GV-HS: PHẦN GHI:

* Hoạt động 3 : cách tìm BC thông qua tìm BCNN : - GV hướng dẫn HS cách tìm BC thông qua tìm BCNN . Gv: ở bài trước ta đã tìm BCNN(4,6)= 12 & qua phần nhận xét ta có thể tìm được BC( ) bằng cách lấy B(12) Thật vậy,qua KTBC ,ta có: BCNN(24,30,128)= 640 BC(24,30,128)={0; 640;1280;…} Các số 0,640,1280 đều là bội của 640 GV:vậy muốn tìm BC(a,b) ta tìm BCNN(a,b) rồi lấy B[BCNN(a,b)] Hs đọc lại qui tắc. sgk Hoạt động 2:Luyện tập Bài 152 : - Tìm số tự nhiên nhỏ nhất khác 0,biết a M15 và a M 18 . - 1 HS lên bảng . - Cả lớp cùng thực hiện - GV nhận xét bài làm của HS . Bài 153 : - Tìm các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45 . Nêu phương pháp thực hiện . - 1 HS đứng tại chỗ nêu phương pháp thực hiện bài tập 153 .

3.Cách tìm BC thông qua tìm BCNN : Vd: Tìm BC(24 ; 30 ; 128 ) Giải: Ta có: 24 = 23 .3 30 = 2.3.5 128 = 24 .32 BCNN(24,30,128) = 24 .32 .5= 640 ⇒BC(24,30,128)= B(640)= {0;640;1280;…} Bài 152/SGK : a = BCNN(15; 18) = 90 Vậy a = 90 . Bài 153/SGK : BCNN(30; 45 ) = 90 BC ( 30 ; 45 ) nhỏ hơn 500 là: 90 ; 180 ; 270 ; 360 ; 450 .

Page 75: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

75

- 1 HS khác làm bài ở trên bảng . - Cả lớp cùng thực hiện . Bài 154: - 1 HS đứng tại chỗ nêu phương pháp thực hiện bài tập 154 . GV: - Số HS khi xếp hàng 2 ; hàng 3 ; hàng 4 ; hàng 8 đều vừa vặn nên số học sinh là gì ? (BC(2 ; 3 ; 4 ; 8 )) - Hãy tính số học sinh của lớp 6C . - 1 HS thực hiện trên bảng . - 2 HS khác nhận xét bài làm của bạn - GV treo bảng phụ bài tập 155 đã kẻ sẵn . ( ở phần sau ) - Gọi 4 HS lên bảng . Mỗi em thực hiện một dòng .

Bài 154/SGK : Gọi số học sinh là a . Ta có a ∈ BC (2 ; 3 ; 4 ; 8 ) và 35 ≤ a ≤ 60 BCNN ( 2 ; 3 ; 4 ; 8 ) = 24 . BC (2 ; 3 ; 4 ; 8 ) = {0 ; 24 ; 48 ; 72 ; ... } => a = 48 . Vậy lớp 6C có 48 em .

5.Hướng dẫn về nhà : Làm tiếp các bài tập ở phần luyện tập 2 .

Page 76: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

76

Ngày soạn Tiết 36: LUYỆN TẬP 2 .

I.MỤC TIÊU : Như tiết 36 . II.CHUẨN BỊ : III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY :

1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 10 phút : Lớp 6/2 khi xếp hàng 2 ; hàng 3 ; hàng 6 ; hàng 8 đều vừa đủ . Biết rằng số học sinh lớp 6/2 trong khoảng từ 45 đến 50 em . Tính số học sinh của lớp 6/2 ? 4. 3.Dạy bài mới : Hoạt động của GV-HS: Phần ghi bảng:

- Bài 156 : x M 12 ; x M 21 ; x M 28 vậy x là gì của 12 ; 21 ; 28 ? Vì 150 < x < 300 nên x = ? + 1 HS đứng tại chỗ nêu phương pháp làm bài tập 156 . + 1 HS lên bảng . + Cả lớp cùng thực hiện . -Bài 157 : 1 HS nêu phương pháp giải bài 157 và lên bảng giải . -GV:- Số phải tìm chính là gì của 10 và 12 ? - Phân tích 10 ; 12 ra thừa số nguyên tố . - Tìm BCNN(10 ; 12) = ? - Cả lớp cùng thực hiện và theo dõi . - Bài 158 : 1 HS nêu phương pháp giải bài 158 và lên bảng giải . Cả lớp cùng thực hiện và theo dõi . GV: Gọi số cây phải trồng là a thì a là gì của 8 và 9 ? - Tìm BCNN(8 ; 9 ) - Tìm B(72) - Vậy a = ?

- Bài 156/60.sgk : x ∈ BC(12 ; 21 ; 28 ) và 150 < x < 300 BCNN(12 ; 21 ; 28) = 84 . BC(12 ; 21 ; 28) = B(84) = {0 ; 84 ; 168 ; 252 ; 336 ; ...} Vì 150 < x < 300 => x ∈ {168 ; 252 } - Bài 157/60.sgk: Số ngày phải tìm là BCNN(10 ; 12) = 60 Vậy sau 60 ngày thì hai bạn An và Bách cùng trực nhật lại lần hai . - Bài 158 /63.SGK: Gọi số cây mỗi đội phải trồng là a . Ta có a ∈ BC(8;9) và 100 ≤ a ≤ 200 BCNN(8 ; 9) = 72 . BC(8 ; 9) = B(72) = {0; 72;144; 216 ; ...} Vì 100 ≤ a ≤ 200 nên a = 144 Vậy số cây mỗi đội phải trồng là 144 cây .

4.Hướng dẫn về nhà : • Ôn tập kỹ lý thuyết trang 61 . • Làm các bài tập 159 -> 165 . • Tiết sau ôn tập .

Page 77: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

77

Ngày soạn Tiết 37 : ÔN TẬP CHƯƠNG I

I.MỤC TIÊU : • Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về các phép tính cộng , trừ , nhân , chia , nâng

lên luỹ thừa . • HS biết vận dụng các kiến thức trên vào bài tập về thực hiện các phép tính , tìm số

chua biết . 4. II.CHUẨN BỊ :

• Hs ôn tập các câu hỏi trong SGK từ câu 1 dến câu 4 . • GV chuẩn bị bảng về các phép tính cộng ; trừ ; nhân ; chia ; nâng lên luỹ thừa .

III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY : 1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS .

B. 3.Dạy bài mới :

Hoạt động của GV-HS: Phần ghi bảng: - Dùng bảng 1 trong SGK , trả lời câu hỏi ôn tập 1 ; 2 ; 3; 4 . - Nêu điều kiện để a trừ được cho b . - Nêu điều kiện để a chia hết cho b . - Gọi 4 HS đứng tại chỗ trả lời . Cả lớp theo dõi , nhận xét . - Bài tập 159 . - 1 HS lên bảng giải bài 159 . - Cả lớp cùng thực hiện trên giấy gương . - GV theo dõi bài làm của HS và nhận xét . Bài 160 : -HS: Nêu phương pháp làm bài. - GV nhắc HS chú ý đến thứ tự thực hiện phép tính . - GV nhắc HS chú ý thực hiện đúng các qui tắc nhân và chia hai luỹ thừa cùng cơ số . - Chú ý tính nhanh bằng cách áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng . - Gọi mỗi HS lên bảng làm 2 câu . - HS cả lớp cùng thực hiện . -HS khác theo dõi và nhận xét bài làm của bạn . - GV nhận xét bài làm của học sinh và cho điểm .

Bài tập 159 /63.SGK: a) n - n = 0 b) n : n = 1 ( n ≠ 0 ) c) n + 0 = n d) n - 0 = n e) n . 0 = 0 f) n . 1 = n g) n : 1 = n -Bài 160 /63.SGK: a) 204 - 84 : 12 = 204 - 7 = 197 . b) 15 . 23 + 4 . 32 - 5.7 = 15 . 8 + 4 . 9 - 5.7 = 120 + 36 - 35 = 121 c) 56 :53 + 23. 22= 53 + 25=125 + 32 =

157 d) 164 . 53 + 47 . 164 = 164 . (53 + 47) = 164 . 100 = 16400 .

Page 78: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

78

- Bài 161: + HS nêu phương pháp giải . + Gọi 1 HS lên bảng thực hiện . + Cả lớp cùng thực hiện . + Hs khác nhận xét bài làm của bạn . - GV hướng dẫn cả lớp cùng thực hiện . - GV nhận xét , cho điểm .

- Bài 161/63.SGK: b) (3. x - 6 ) . 3 = 34 3.x - 6 = 34 : 3 3.x - 6 = 33 3.x = 27 + 6 3.x = 33 x = 33 : 3 x = 11

5.Hướng dẫn về nhà :

• Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập trong SGK từ câu 5 đến câu 10 . • BTVN : 161a; 163 ; 164 ; 165 . • Hướng dẫn bài tập 163 : Lần lượt điền các số 18 ; 33 ; 22 ; 25 . Chú ý đến các số chỉ

giờ không quá 24 .

Page 79: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

79

Ngày soạn : Tiết 38 ÔN TẬP CHƯƠNG I (TT)

MỤC TIÊU :

• Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng , các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 . Số nguyên tố và hợp số , ước chung và bội chung , ƯCLN và BCNN .

• HS vận dụng các kiến thức trên vào các bài toán thực tế . CHUẨN BỊ :

• HS ôn tập các câu hỏi từ 5 -> 10 /SGK • GV chuẩn bị bảng 2 về dấu hiệu chia hết và bảng 3 về cách tìm ƯCLN và BCNN

như trong SGK . THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định : Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS . Dạy bài mới :

Hoạt động của GV-HS: Phần ghi bảng: - Dùng bảng 2 để ôn tập về dấu hiệu chia hết . - GV cho HS nhắc lại nhiều lần về các nội dung trong các câu hỏi 5 ; 6; 7 . ọc sinh trả lờ các câu hỏi 5 ; 6 ; 7 - Cả lớp theo dõi . - GV nhận xét . - HS cả lớp làm bài tập 165 . - 1 HS lên bảng thực hiện . - Gọi P là tập hợp các số nguyên tố , điền ký hiệu ∈ ; ∉ thích hợp vào ô vuông và giải thích . - Giải thích vì sao a ∉ P , b ∉ P . - Giải thích vì sao c ∈ P . - Gọi 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi 8 ; 9 ; 10 - Cả lớp cùng theo dõi . - HS khác nhận xét câu trả lời của bạn . - GV và HS cùng thực hiện bài 166. - Dùng bảng 3 để ôn tập về cách tìm ƯCLN và BCNN . - Trả lời các câu hỏi ôn tập 8 , 9 , 10 . - GV nhận xét câu trả lời của HS và bổ sung . - Bài 166 /sgk:

- Có nhận xét gì về x ? Tìm ƯCLN (84 ; 180 ) Bài này tìm ƯC(84 ; 180) thông qua đâu ?

Bảng 2 & bảng 3.

Bài tập 165/SGK:

747 ∉ P vì 747 chia hết cho 9 235 ∉ P vì 235 M 5 ( và lớn hơn 5 ) 97 ∈ P

a ∉ P vì a M 3 ( và lớn hơn 3 ) b ∉ P vì b là số chẵn . ( b là tổng của hai số lẻ

và b > 2) c ∈ P vì c = 2 . Bài 166/sgk:

A = {12}

Page 80: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

80

Điều kiện của x là gì ? Tìm x ? Vậy A = ?

Có nhận xét gì về x ? Tìm BCNN(12 ; 15 ; 18 ) Tìm BC(12;15;18) thông qua đâu? GV hướng dẫn HS làm bài tập 167 .

Gọi số sách là a thì theo đề ta cógì ? HS:a M 10 ; a M 12 ; a M 15 và 100 ≤≤ a 150 Do đó a ∈ BC(10;12;15) và 100 ≤≤ a 150 -HS tìm BCNN(10,12,15)--> kết quả.

b) B = {180} - Bài 167 /sgk: Gọi số sách là a thì : a M 10 ; a M 12 ; a M 15 và 100 ≤≤ a 150 Do đó a ∈ BC(10;12;15) và 100 ≤≤ a 150 BCNN(10 ; 12 ; 15) = 60 a ∈ {60 ; 120 ; 180 ; ...} Do 100 ≤≤ a 150 nên a = 120 .

6. Hướng dẫn về nhà : • Ôn tập kỹ lý thuyết chương I theo câu hỏi ôn tập . • Làm bài tâph 168 ; 169 và xem lại các bài tập đã giải . • Hs khá giỏi làm thêm các BT : 212 -> 217 ; 220 ; 221 ; 222 / SBT toán 6 T1 .

Page 81: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

81

Ngày soạn : Tiết 39 KIỂM TRA MỘT TIẾT . ĐỀ : I.Trắc nghiệm:Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Số *61421 chia hết cho 5 khi A. * = 0 B. * = 5 C. * ∈ {0 ; 5} D. * ∈ {5 ; 3} . Câu 2: 7. m là số nguyên tố thì : A. m= 0 B. m= 1 C. m= 7 D. Một kết quả khác . Câu 3: Phân tích số 360 ra thừa số nguyên tố là : A.23. 9 .5 B. 23 . 32 .5 C. 22 .3 .5 .6 D.23 .45 Câu 4: Cho x = 22 .3.52; y = 23 .32 .5. 7 , BCNN (x,y) = A. 60 B.420 C.12600 D.Một kết quả khác. II.Tự luận: Bài 1 : Tìm số tự nhiên x biết :

x = 28 : 24 + 32.33 6x - 39 = 5628 : 28

Bài 2 : Điền dấu x vào ô thích hợp :

Câu Đúng Sai a) Nếu tổng của hai số chia hết cho 6 và một trong hai số đó chia hết cho 6 thì số còn lại chia hết cho 6 .

b) Nếu các số hạng của tổng không chia hết cho 4 thì tổng không chia hết cho 4 .

c) Nếu một thừa số của tích chia hết cho 7 thì tích đó chia hết cho 7 .

Bài 3 : Học sinh trường THCS A khi xếp hàng 9 ; hàng 10 ; hàng 15 ; hàng 20 đều vừa đủ không dư ai . Tính số học sinh của trường . Biết rằng số học sinh của trường trong khoảng từ 700 đến 750 em . Bài 4 : Chứng tỏ với mọi số tự nhiên n thì tích (n + 4)(n + 5) là một số chẳn.

Page 82: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

82

Ngày soạn : Chương II: SỐ NGUYÊN.

Tiết 40: §1.LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM I . MỤC TIÊU : Học xong bài này HS phải :

• Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N. • Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn. • Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số .

II . CHUẨN BỊ : III . THỰC HIỆN TIẾT DẠY : 1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ :

3.Bài mới :

Hoạt động của GV-HS: Phần ghi bảng:

GV: trong N: 6 -4 thực hiện được. Vậy 4-6 = ? -Giáo viên giới thiệu về chương số nguyên. - -3°C nghĩa là gì? Vì sao ta cần đến dấu âm đằng trước? -Nhiệt độ của nước đang sôi là bao nhiêu? -Nhiệt độ của nước đá đang tan là? -Mỗi tổ có một nhiệt kế. -Quan sát nhiệt kế. -Giáo viên giới thiệu nhiệt độ dưới 0°C,được viết dưới dấu “ - “ đằng trước. -Làm bài ? 1 Gọi 3 học sinh lần lượt đứng đọc tại chỗ.

-5°C chỉ điều gì? -10°C chỉ điều gì. -GV giới thiệu ví dụ 2. -Học sinh đọc lại ví dụ 2 (2 em). -Qua 2 ví dụ trên thì người ta dùng số âm để biểu thị điều gì? HS:Nhiệt độ dưới 0°C,độ cao dưới mặt nước biển. -Làm bài ? 2. -Học sinh đọc lại ví dụ 3 (2 em). -Làm bài ? 3. 2.Trục số : -Hãy vẽ 1 tia Ox. -Trình bày cách vẽ tia số. -Một học sinh lên bảng vẽ. Cả lớp cùng thực hiện qua vở nháp.

1.Các ví dụ: a ) Ví dụ 1 : Nhiệt độ dưới 0 0 C được viết có dấu - đằng trước b ) Ví dụ 2 : Độ cao các địa điểm thấp hơn mực nước biển thì viết có dấu - đằng trước c ) Ví dụ 3 : Nợ được viết dấu - đằng trước số đó 2 . Trục số : -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5

Page 83: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

83

-Đánh dấu liên tiếp các đoạn thẳng đơn vị(độ dài tuỳ ý chọn nhưng phải bằng nhau),ghi phía dưới các số tương ứng: 0;1;2;3;...với số 0 ứng với gốc của tia. -Giáo viên vẽ và giới thiệu trục số. -Làm bài tập ? 4. A(-6) ; B(-2) ; C(1) ; D(5). Bài tập 1/68.sgk: Gv đưa hình 35 lên bảng phụ ,hs đọc nhiệt độ ở mỗi hình. Bài tập 3/68.sgk: -Đưa đề lên ,hs đọc đề & trả lời. Bài tập 4/68.sgk: -GV :đưa hình vẽ trục số h.36,h.37 lên bảng phụ . -HS : lên bảng điền vào trục số . -HS khác nhận xét.

Chú ý : Có trục sô thẳng đứng. Bài tập 1/68.sgk: a) a) -30C b)-20C c)00C d)20 C e) 30C. Đọc : âm ba độ C,… b) Nhiệt độ trong nhiệt kế b cao hơn. Bài tập 3/68.sgk: Năm -776. Bài tập 4/68.sgk: a) -3 0 1 2 3 4

f) 4.Củng cố : Bài tập :1;2;3;4/SGK. 4. 5.Hướng dẫn về nhà :

-Học kỹ bài theo SGK. -Làm các bài tập:5.

Page 84: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

84

Ngày soạn: Tiết 41 : §2. TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN I. MỤC TIÊU :

• Học sinh biết được tập hợp các số nguyên,điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số.Số đối của số nguyên.

• Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau.

• Bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn. II.CHUẨN BỊ : Hình vẽ một trục số. III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY :

1.Ổn định. 2.Kiểm tra bài cũ. Hãy vẽ một trục số,đọc một số nguyên,chỉ ra những số nguyên âm,số tự nhiên. 3.Dạy bài mới:

Hoạt động của GV-HS: Phần ghi bảng: - GV giới thiệu số nguyên dương , số nguyên âm , số không . - HS nhận biết được các loại số : ... - Giới thiệu tập hợp số nguyên và ký hiệu . - Tìm mối liên hệ giữa N và Z . - Số 0 là số nguyên dương hay là số nguyên âm ? => Chú ý : - HS nêu lên phần chú ý . - Nêu nhận xét trong SGK . - HS nêu lên phần nhận xét . - Bài ? 1 . - Cả lớp cùng suy nghĩ : - Gọi 2 em trả lời . - Bài ? 2 : Hoạt động nhóm : - GV cho đại diện từng nhóm thực hiện và cử đại diện nêu phương án thực hiện {a) cách A 1 m về phía trên ; b) Cách A 1m về phía dướí } - Các nhóm cùng thực hiện . - Đại diện mỗi nhóm nêu cách thực hiện - Dựa vào hình ảnh trục số GV giới thiệu khái niệm số đối như trong SGK . - ? 4 : - Cả lớp cùng thực hiện . - 2 HS đứng tại chỗ trả lời . Bài tập 6:

1.Số nguyên : Số nguyên dương : 1 ; 2 ; 3 .; ....... Số nguyên âm : - 1; -2 ; - 3 ;......... Tập hợp các số nguyên đươc kí hiệu là Z

Z = { };.....3;2;1;0;1;2;3.....; −−− N ⊂ Z Chú ý : Sgk / 69 Nhận xét :Số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau 2 . Số đối : 1 và ( - 1 ) là hai số đối nhau Hay 1 là số đối của - 1 ; - 1 là số đối của 1 Bài tập 6/70.sgk:

Page 85: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

85

GV đưa đề lên màn hình. -Hs lần lược trả lời. Bài tập 7/70.sgk: Đề bài đưa lên màn hình. -Hs : Trả lời. GV: Dấu “ - “ biểu thị độ cao dưới mực nước biển , thực tế ta thường nói : Vịnh Cam Ranh sâu 30m. Bài tập 8/70.sgk: -Hs lần lược trả lời trên phim trong ,chấm chéo và so sánh với đáp án của gv.

-4 ∈ N : -4 là số tự nhiên.(Sai) 4 ∈ N : 4 là số tự nhiên (Đúng) 0 ∈ Z : 0 là số nguyên (Đúng) 5∈ N :5 là số tự nhiên (Đúng) -1∈ N: -1là số tự nhiên.(Sai) 1∈ N : 1 là số tự nhiên (Đúng) Bài tập 7/70.sgk: Dấu “ + “ biểu thị độ cao trên mực nước biển. Dấu “ - “ biểu thị độ cao dưới mực nước biển Bài tập 8/70.sgk: a) + 50C : biểu diễn 50 trên 00C.

4. Củng cố : Bài tập 6 ; 7 ; 8 . 5. Hướng dẫn về nhà :

Page 86: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

86

Ngày soạn : 6/12/0: Tiết 42 : §3.THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN . I . MỤC TIÊU : Học xong bài này HS phải :

• Biết so sánh hai số nguyên . • Tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên .

II . CHUẨN BỊ :Hình vẽ một trục số . III . THỰC HIỆN TIẾT DẠY : 1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ : 3.Bài mới :

Hoạt động của GV- HS: Phần ghi bảng: - So sánh 3 và 5 - Nhìn trên tia số 3 đứng vị trí nào so với 5. - Trên trục số cũng như vậy => GV giới thiệu nhận xét như SGK . - Làm bài ? 1 ( Bảng phụ ) - Yêu cầu HS trả lời trong ô ở đầu bài . - Làm bài ? 2 ( Bảng phụ ) - GV kết luận lại . - Quan sát trên trục số , mọi số nguyên dương thì như thế nào so với số 0 ? - Mọi số nguyên âm sa với 0 ? - So sánh các số nguyên âm với số nguyên dương . - Nhận xét từ điểm 0 đến điểm 3 trên trục số . - Nêu định nghĩa giá trị tuyệt đối . - GV giới thiệu cho HS : có thể coi số nguyên gồm hai phần : phần dấu và phần số .Phần số chính là giá trị tuyệt đối của nó. - Làm bài ? 4 . - Giá trị tuyệt đối của số 0 là gì ? - Giá trị tuyệt đối của số nguyên dương là gì ? - Giá trị tuyệt đối của số nguyên âm là gì ? - Khi so sánh hai số nguyên âm trong điều kiện không thể biểu diễn được trên trục số ta có thể so sánh điều gì ? - Nêu nhận xét trong SGK .

- HS tự đọc phần mở đầu . - HS tự trả lời . - HS đọc lại phần nhận xét . - Cả lớp cùng thực hiện ? 1 ; ? 2 . - Gọi 2 HS đứng tại chỗ trả lời . - HS khác nhận xét . - 3 HS lần lượt trả lời . - Hs nhận xét . - HS khác đọc lại định nghĩa trong SGK . - HS trả lời từng câu hỏi của GV . - HS nêu nhận xét trong SGK .

• • 4.Củng cố : Bài tập 11 ; 12 ; 15 . 5.Hướng dẫn về nhà : • Học kỹ trong SGK .Bài tập 16 ->21 / 72 .

Page 87: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

87

Ngày soạn : 11/12/05 Tiết 43: LUYỆN TẬP . I . MỤC TIÊU :

• HS so sánh thành thạo hai số nguyên , biết nhận ra các số thuộc tập hợp các số nguyên , các số nguyên dương ; các số nguyên âm . Làm các bài tập về giá trị tuyệt đối một cách thành thạo .

• Biết vận dụng các nhận xét vào giải toán thành thạo . • Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác , khoa học .

II . CHUẨN BỊ : SGK - Bài tập giải sãn - Đèn chiếu . III . THỰC HIỆN TIẾT DẠY :

7. 1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ : - 3.Bài mới :

Hoạt động của gv-hs: Phần ghi bảng: - => Bài 17 khẳng định đúng hay sai ? - Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang ) thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b khi nào ? => Làm bài tập 18 . - Gọi HS lên bảng làm bài tập 18 ; 19 ; 20 ; 21 . Mỗi em thực hiện 1 bài . -Cảlớp cùng thực hiện trên giấy phim - Số nguyên c lớn hơn -1 nên số nguyên c có thể là những số nào ? Có thể khẳng định c là số nguyên dương được hay không ? - Số nguyên d < - 5 thì d có thể là những số nào ? Vậy d có phải là số nguyên âm hay không ? Bài 19/sgk: - Điền dấu “+” hoặc dấu “ - ” vào chỗ trống để được kết quả đúng : 0 < ... 2 ; ...15 < 0 ; ...10 < 6 ; ... 3< ...9 - GV nhận xét qua mỗi bài HS làm . Bài 20/sgk:

Bài 16/73.sgk: 7 ∈ N Đ ; 7 ∈ Z Đ ; 0 ∈ N Đ ; 0 ∈ Z Đ ;-9 ∈ Z Đ ; -9 ∈ N S ; 11,2 ∈ Z S . Bài 17/SGK: (kiểm tra bài cũ) Khi biểu diễn trên trục số thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b khi điểm biểu diễn số nguyên a đứng bên trái điểm biểu diễn số nguyên b. Bài 18/sgk: a)số a chắc chắn là số nguyên dương vì nó nằm bên phải điểm 2 nên nó cũng nằm bên phải điểm số 0. Viết: (a > 2 > 0) b)Số b không chắc chắn là số nguyên âm vì b có thể bằng o;1;2 c)Số c không chắc chắn là số nguyên dương vì c có thể bằng 0. d)số d chắc chắn là số nguyên âm vì nó nằm bên trái điểm -5 nên nó cũng nằm bên trái điểm số 0. Viết: (d < -5 < 0) Bài 19/sgk: a)+ ;b)- ;c) - < + ;d)+ < + hoặc - < +

Page 88: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

88

Bài 20/sgk: a) | -8 | - | -4 | = 8- 4 =4 ; b) | - 7| . | - 3| = 7 . 3 = 21; c) | 18 | : | -6| = 18 : 6 = 3; d)| 153 | + |- 53 | =153 – 53 = 100 * Thực chất đây là phép toán trong N.

Củng cố :

Hướng dẫn về nhà : • Học kỹ lý thuyết . • Xem lại các bài tập đã giải . • Làm các bài tập 22 ; 23 ; 24 ; 32 / SBT toán tập 1 .

Page 89: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

89

Ngày soạn Tiết 44 : CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU . I . MỤC TIÊU : Học xong bài này HS phải :

• Biết cộng hai số nguyên cùng dấu . • Bước đàu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai hướng

ngược nhau của một đại lượng . • Bước đầu có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn .

II . CHUẨN BỊ : • GV : Một mô hình trục số ( có gắn hai mũi tên đi lên di động được dọc theo trục số )

; thước chia khoảng . • Hs : mô hình trục số bằng giấy .

III . THỰC HIỆN TIẾT DẠY : 5. 1.Ổn định :

2.Kiểm tra bài cũ : 3. 3.Bài mới :

Hoạt động của gv- hs: Phần ghi bảng: * Đặt vấn đề : Sáng nay tại Đà Nẵng nhiệt độ 200C . Đến trưa nay nhiệt độ tăng thêm 20C . Em hãy tính nhiệt độ trưa nay tại Đà Nẵng . Trong thực tế có nhiều đại lượng thay đổi theo hai hướng ngược nhau : tăng và giảm ; lên cao và xuống thấp ... . Ta có thể dùng các số dương và âm để biểu diễn sự thay đổi đó . - GV kiểm tra mô hình trục số của HS . - GV giới thiệu công hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0 . - Gv hướng dẫn HS thực hiện phép cộng trên sơ đồ trục số - GV giới thiệu qui ước : + Khi nhiệt độ tăng 20C ta nói nhiệt độ tăng 20C . Khi nhiệt độ giảm 30C , ta có thể nói nhiệt độ tăng -30C . + Khi số tiền tăng 20 000 đ , ta nói số tiền tăng 20 000đ . Khi số tiền giảm 10 000đ , ta có thể nói số tiền tăng -10 000đ . - GV giới thiệu cách cộng : (-3) + (-2) = ? trên trục số như SGK . - Tính : (-7) + (-3) = ? - Tính : | - 1| + | - 3| = ? Nhận xét :

1.Cộng hai số nguyên dương: Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0 . - HS thực hiện ví dụ cộng hai số nguyên trên mô hinhd trục số bằng giấy . - HS thực hiện ví dụ . - HS khác nhận xét . - HS đọc ví dụ . - HS cả lớp cùng thực hiện trên mô hình trục số .

Page 90: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

90

- Phim 2 : ? 1 : => GV giới thiệu : vì lí do sư phạm nên nhiều lúc khó khăn khi cộng trên trục số . Do vậy qui tắc sau sẽ giúp ta giải quyết được dễ dàng hơn . - Các kết quả trên minh hoạ cho qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu .

=> HS thực hiện vào vở nháp và nhận xét . - HS tính (-4) + ( -5) : cộng trên trục số . - Hướng cho HS nhận xét được tổng của hai số nguyên âm bằng số đối của tổng hai giá trị tuyệt đối của chúng .

Củng cố :

• Làm ? 2 : HS cả lớp làm trên giấy trong . • Bài tập 23; 24/ SGK .

Hướng dẫn về nhà : • Học qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu . • Làm các bài tập còn lại .

Page 91: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

91

Ngày soạn :

Tiết 46 . CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU . I. MỤC TIÊU : Kiến thức : Nắm chắc qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu . Biết so sánh sự khác nhau giữa phép cộng hai số nguyên cùng dấu , khác dấu . Kỹ năng : Aïp dụng qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu thành thạo . Vận dụng : Biết vận dụng các bài toán thực tế . II . CHUẨN BỊ :

GV : Trục số , máy chiếu , giấy trong in sẵn các bài tập , các bảng phụ , phấn màu . HS : trục số bằng giấy .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG : Ổn định : Kiểm tra bài cũ : Bài tập 29 : 1 HS lên bảng sửa . Bài mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - - GV cho làm ví dụ 2 : - Tương tự như ví dụ trên nếu thay + 5oC thành + 8oC thì kết quả sẽ là bao nhiêu ? Hãy sử dụng trục số và cho biết kết quả ? ( + 8 ) + ( - 7) = ? (-32) + (+10) = ? - Muốn cộng hai số nguyên khác dấu ta làm như thế nào ? (+ 5) + ( - 7) = (-2) ; | -2 | = ? - Tính | -7| - | + 5| = ? - So sánh kết quả với giá trị tuyệt đối của tổng . - So sánh dấu của tổng với dấu của hai số hạng . - Nêu qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu ( hai bước ) - GV : chiếu lên đèn chiếu các bước cộng hai số nguyên khác dấu . - GV cho HS vận dụng làm các bài tập bên rồi rút ra nhận xét . - GV : Chiếu các bài tập lên máy . Bài 1 : Điền đúng sai vào ô trống : ( + 7 ) + ( - 3) = ( + 4) … ( - 2 ) + ( - 2 ) = 0 … ( - 4 ) + ( - 7 ) = ( - 3) … ( - 5 ) + ( + 5 ) = 10 … - Kết quả của các nhóm lên máy chiếu

- 1 HS lên bảng đặt phép tính cộng trên trục số . - Cả lớp cùng thực hiện phép tính cộng trên trục số của mình . - 1 HS trình bày bài giải miệng . - 1 HS trình bày bài giải miệng tương tự như trên . - HS lên bảng đặt phép tính cộng trên trục số . |- 2 | = 2 |- 7 | - | + 5 | = 7 - 5 = 2 Bằng nhau . Dấu của tổng là dấu âm , đó là dấu của số (-7) , số có giá trị tuyệt đối lớn . - HS nêu qui tắc . - Em khác đọc lại trong SGK . - Cả lớp cùng thực hiện các ví dụ bên . - Nhóm 1 làm vào bảng phụ . - Các nhóm còn lại làm vào giấy gương . Cả lớp cùng làm vào bài tập 2 .

nhận xét . Bài 2 : Tính : a) (- 38 ) + 27 ; b) 273 + ( - 123)

Page 92: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

92

c) | - 18 | + ( - 12) 4. Củng cố : - Làm các bài tập 1 , 2 trên đèn chiếu . 5. Hướng dẫn về nhà : Học kỹ qui tắc . Làm bài tập 28 ; 29 ; 30 /Sgk trang 76 .

Page 93: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

93

Ngày soạn :

Tiết 47 . LUYỆN TẬP . I.MỤC TIÊU : HS biết cộng hai số nguyên thành thạo . Có ý thức liên hệ các kiến thức đã học vào thực tiễn . Rèn luyện tính cẩn thận , óc tư duy nhanh nhẹn . II.CHUẨN BỊ : III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định : Kiểm tra bài cũ : Nêu qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu . Tính : ( - 57 ) + ( + 34)

65 + ( - 9 ) Tính và so sánh kết quả của :

37 + ( - 27) và ( - 27) + 37 3.Dạy bài mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS . - Nêu qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu . - Aïp dụng làm các bài tập 27 , 29 . - GV nhận xét bài làm của HS và bổ sung những chỗ còn thiếu sót . - GV nhận xét , đánh giá và sửa chữa những chỗ còn sai sót . - Muốn tính giá trị của biểu thức ta thay giá trị của x vào rồi thực hiện phép tính . - Cho HS đọc kỹ đề bài tập 35 và GV hướng dẫn HS cùng làm .

- Gọi HS lên bảng lên làm bài tập 27 . Bài 27/SGK : Tính : 26 + (- 6) = 20 (-75) + 50 = -25 80 + (-220) = -140 - 1 HS lên bảng làm bài tập 29 . - Cả lớp cùng thực hiện . Bài 29/SGK : 23 + (-13) = 10 và (-23) + 13 = - 10 Nhận xét : Nếu đổi dấu các số hạng của tổng thì tổng đổi dấu Vì là tổng của hai số đối nhau nên bằng 0 . - HS khác nhận xét bài làm của bạn . - Một HS lên bảng làm bài tập 31 . Bài 31/SGK : Tính : (-30) + ( -5 ) = - 35 (-7) + ( - 13) = - 20 . - 1 HS lên bảng thực hiện bài tập 32 . Bài tập 34/SGK : Tính giá trị của biểu thức : x + ( -16) biết x = -4 - 4 + ( - 16) = - 20 - Bài tập 35/SGK : Cả lớp suy nghĩ và trả lời tại chỗ . x = 5 x = - 2

4.Củng cố : * Tìm số nguyên :

Page 94: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

94

Lớn hơn 0 năm đơn vị . Nhỏ hơn 3 bảy đơn vị . 5.Hướng dẫn về nhà : Làm thêm các bài tập 49 , 50 ; 51 ; 52 SBT / 60 .

Page 95: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

95

Ngày soạn

Tiết 48 . TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN . I.MỤC TIÊU : HS biết được 4 tính chất cơ bản của phép toán cộng các số nguyên : giao hoán , kết hợp , cộng với 0 , cộng với số đối . HS hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lý . Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên . II.CHUẨN BỊ : III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định : Kiểm tra bài cũ : - Nêu các tính chất cơ bản của phép cộng các số tự nhiên, viết công thức tổng quát. Bài mới :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Làm bài tập ?1 - Rút ra công thức tổng quát - Làm Bài tập ?2 - Từ các bài tập trên bảng rút ra công thức tổng quát . - Tính : ( - 4 + 5 ) + 6 = ? ( -4 ) + ( 5 + 6 ) = ? ( - 4) + 5 + 6 = ? - Tính : ( - 5 ) + 0 = ? 70 + 0 = ? - Bất kỳ một số nguyên nào khi cộng với 0 thì bằng bao nhiêu ? * a + ( - a ) = 0 Ngược lại nếu a + b = 0 thì ta kết luận a = ? b = ? - Vậy hai số nguyên đối nhau có tổng bằng bao nhiêu ? - Bài tập : ? 3 ( - 2 ) + ( - 1 ) + 0 + 1 + 2 = [(-2) + 2 ] + [(-1) + 1 ] + 0 = 0

- Cả lớp cùng thực hiện vào vở nháp . - Nhận xét kết quả của phép tính . - Cả lớp cùng thực hiện bài tập ? 2 , 1 HS lên bảng làm bài tập . - HS khác nhận xét kết quả của bạn vừa thực hiện các phép tính - Cả lớp cùng thực hiện và nhận xét . - HS phát biểu thành lời . - HS tự đọc phần số đối trong SGK . - Cả lớp suy nghĩ , gọi 3 HS trả lời . => Rút ra tổng của hai số đối nhau . - Tìm các số nguyên a trên trục số . - Tính tổng của các số nguyên a .

Củng cố : Hướng dẫn về nhà : Làm các bài tập 38 ; 39 ; 40 ; 41 ; 42 ; 43 ; 46 .

Page 96: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

96

Ngày soạn :

Tiết 49 . LUYỆN TẬP . I.MỤC TIÊU : HS nắm chắc phương pháp và thực hiện tốt các bài toán về cộng hai số nguyên , các dạng toán tính nhanh nhờ vào tính chất kết hợp , tính tổng các số đối nhau và sử dụng các phép tính này trên máy tính . Thực hiện các phép tính này . Vận dụng vào thực tiễn nhanh nhẹn . II.CHUẨN BỊ : III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định : Kiểm tra bài cũ : Phép cộng hai số nguyên có những tính chất gì ? Hãy nêu các tính chất đó ? Tính : 465 + [ 58 + ( -465) + ( - 38) ] Bài mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Bài 38 . - Cho HS hoạt động nhóm . - GV thu bài của các nhóm . - Nhận xét . - Bài tập 39 . - Nêu nguyên tắc cộng hai số nguyên khác dấu , sau đó thực hiện bài toán 41 . - Nêu phương pháp làm bài tập 42 như thế nào cho nhanh . - Hãy phân tích đề bài tập 43 . - Vận tốc của hai canô đều là số dương (10km/h và 7km/h)cùng đi về hướng nào ? - Tính khoảng cách hai canô sau 1 giờ . - Canô thứ nhất có vận tốc 10km/h có nghĩa là đang đi về hướng nào ?

- Đại diện từng nhóm nêu phương pháp giải bài toán . - Cả lớp là trên giấy gương thông qua trao đổi ý kiến chung của nhóm . Bài 38/SGK: : Sau hai lần thay đổi chiếc diều ở độ cao : 15 + 2 + (-3) = 14 (m) - Bài 39/SGK: 1 + (-3) + 5 + (-7) + 9 + (-11) = ( 1 + 5 + 9 ) + [(-3 + ( - 7) + (-11) ] = 15 + (-21) = - 6 (-2) + 4 + (-6) + 8 + (-10) + 12 = [(-2) + 4 ] + [(-6) + 8 ] + [(-10) + 12 ] = 2 + 2 + 2 = 6 - Gọi 3 HS lên bảng thực hiện bài 41 , 42 , 43 . Mỗi em làm 1 bài . - Cả lớp theo dõi , nhận xét . Bài 41/SGK : (-38) + 28 = - 10 273 + (-123) = 150 Bài 42/SGK: 217 + [43 + (-217) + (-23) ] = [217 + (-217) ] + [43 + (-23) ] = 0 + 20 = 20 - HS phân tích được bài 43 . - Cho hoạt động theo nhóm để nắm được ca nô đi về hướng nào trong từng trường hợp . Bài 43/SGK : Vận tốc của hai ca nô là 10 km/h và 7km/h , nghĩa là chúng cùng đi về hướng B (cùng chiều ) . Do đó , sau một giờ chúng cách nhau : (10 - 7 ) .1 = 3 (km) Vận tốc ca nô 10 km/h và -7km/h nghĩa là ca nô thứ nhất đi về hướng B và ca nô thứ 2 đi về hướng A (ngược chiều ) . Nên sau 1 giờ

- Ca nô thứ hai (-7)km/h có nghĩa đang đi về chúng cách nhau :

Page 97: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

97

hướng nào ? - GV nhận xét bài làm của HS và bổ sung chỗ thiếu sót .

( 10 + 7 ) . 1 = 17 (km) Bài 45/SGK: Hùng đúng , chẳng hạn tổng của hai số nguyên âm nhỏ hơn mỗi số hạng của tổng .

4. Củng cố : Bài tập 46 : a) 133 b) 146 c) -388 5. Hướng dẫn về nhà : - Làm thêm các bài tập 62 ; 63 ; 64 ( SBT tập 1 )

Page 98: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

98

Ngày soạn :

Tiết 50 . PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN . I.MỤC TIÊU : HS học xong bài này cần phải : Hiểu phép trừ trong Z . Biết tính toán đúng hiệu của hai số nguyên . Bước đầu hình thành dự đoán trên cơ sở nhìn thấy qui luật thay đổi của một loạt hiện tượng ( toán học ) liên tiếp và phép tương tự . II.CHUẨN BỊ : III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định : Kiểm tra bài cũ : Bài tập 46 . Bài mới :

Hoạt động của GV: Hoạt động của HS - Cho HS giải bài tập ? 1 - GV nhận xét . - Qua hai ví dụ trên thử đề xuất qui tắc phép trừ . - GV chính xác hoá qui tắc và giới thiệu phần nhận xét . - GV giới thiệu ví dụ minh hoạ mối liên hệ giữa phép cộng và phép trừ . - Giải thích cho HS phần nhận xét . - Trong tập hợp Z phép trừ có luôn thực hiện được không ? - Cho HS làm bài tập áp dụng vào giấy gương . - Thu giấy gương . - Nhận xét . - Đánh giá .

- HS đọc kết quả bài làm của mình . - HS khác nhận xét . - HS đề xuất qui tắc . a - b = a + (-b) - HS đọc laiû qui tắc trong SGK . - HS cả lớp cùng làm vào giấy gương . - Đọc kết quả . - Nhận xét . - HS cả lớp thực hiện Bài 47 : 2 - 7 = - 5 1 - (-2) = 3 (-3) - 4 = -7 (-3 ) - (-4) = (-3) + 4 = 1 Bài 48 : 0 - 7 = - 7 7 - 0 = 7 a - 0 = a 0 - a = - a

Củng cố : Bài tập 47 ; 48 ; 49 / SGK . GV nhận xét . Hướng dẫn về nhà : Học theo SGK .Làm bài tập phần luyện tập : 51 -> 56 / SGK.

Page 99: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

99

Ngày soạn : Tiết 51.

LUYỆN TẬP . I.MỤC TIÊU : Củng cố và khắc sâu kiến thức về phép trừ hai số nguyên . Vận dụng thành thạo qui tắc phép trừ hai số nguyên vào bài tập . Có thái độ cẩn thận trong tính toán . II.CHUẨN BỊ : III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định : Kiểm tra bài cũ : Nêu qui tắc phép trừ hai số nguyên : Aïp dụng : ( - 3 ) - (-10) ; 7 - (-13) Bài mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Bài tập 51 ; 52 ; 53 . - Nêu phương pháp tính tuổi thọ ( năm mất trừ năm sinh ) - Thực hiện bài 53 rồi kiểm tra lại có đúng không ? - GV đưa bảng phụ đã kẻ sẵn và gọi HS lên điền vào chỗ trống . - Bài tập 54 ( hoạt động theo nhóm ) - Muốn tìm một số hạng chưa biết của tổng ta làm như thế nào ? - GV thu bài các nhóm . - Nhận xét , kết luận . - Bài 55 ( Hoạt động theo nhóm ) - Đại diện từng nhóm lên phát biểu ý kiến . - GV hướng dẫn . - GV nhận xét , kết luận .

- Mỗi HS lên bảng làm một bài , cả lớp theo dõi , nhận xét. - Bài 51 : 5 - (7 - 9 ) = 5 - (- 2) = 5 + 2 = 7 (-3) - (4 - 6 ) = - 3 - (-2) = - 3 + 2 = - 1 - Bài 52 : Tuổi thọ của nhà bác học Acsimét là : (-212) - (-287) = - 212 + 287 = 287 - 212 = 75 (tuổi ) - Bài 53 Điền vào chỗ trống : - Các nhóm thảo luận và giải : - Bài 54 : Tìm số nguyên x biết : 2 + x = 3 b) x + 6 = 0 x = 3 - 2 x = - 6 x = 1 - Từng nhóm thảo luận và rút ra kết luận. - Bài 55: Đồng ý với ý kiến của Lan . Ví dụ : (-5) - (-8) = 3 ( Mặc dầu ý kiến của Hồng vẫn đúng ) - Bài 56 : Sử dụng máy tính bỏ túi để tính : 37 - 105 = - 68 ; 169 - 733 = - 564 102 - (-5) = 107 ; 53 - (-478) = 531 - 69 - (- 9 ) = - 60 ; - 135 - (-1936) = 1801

Củng cố : trong quá trình luyện tập . Hướng dẫn về nhà : Học kỹ bài phép trừ . Làm tiếp các bài tập 77->80 ; 86 ( SBT tập 1 )

Page 100: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

100

Ngày soạn :

Tiết 52: §8.QUI TẮC DẤU NGOẶC . I.MỤC TIÊU : Học xong bài này HS cần phải : Hiểu và biết vận dụng qui tắc dấu ngoặc . Biết khái niệm tổng đại số . II.CHUẨN BỊ : III.THỰC HIỆN TIẾT DẠY :

1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ :

Phát biểu qui tắc hiệu của hai số nguyên . Tính : (-3) - 7 ; (-10) - (-1)

3.Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Làm bài ?1 - Cả lớp cùng thực hiện bài ? 1 . - Đọc kết quả . - Số đối của tổng bằng tổng ....... - Số đối của tổng (a + b) là gì ? - Làm bài tập ? 2 - Học sinh thực hiện trên giấy gương . - GV thu bài , kiểm tra , nhận xét . - Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu cộng đằng trước ta làm như thế nào ? - Qua ví dụ b ta thấy khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ ta làm như thế nào ? - Học sinh phát biểu thành lời các yêu cầu bên . - GV giới thiệu qui tắc như SGK . - Làm các ví dụ a , b . - GV nhận xét . - Hai HS lên bảng thực hiện hai ví dụ a , b . - Cả lớp cùng thực hiện . - Kiểm tra nhận xét . - Làm bài ? 3 . - Cả lớp cùng thực hiện ? 3 . - 1 HS lên bảng giải . - HS đứng tại chỗ trả lời miệng . - GV kiểm tra nhận xét . -GV giới thiệu về tổng đại số. -Thay đổi vị trí các số hạng ta làm như thế nào ? - GV giới thiệu . a - b - c = - b + a - c = - b - c + a 50 + 20 – 70 -40 = - 40 - 70 + 20 + 50 - Nhóm một cách tuỳ ý các số hạng sau : a - b - c = ( a - b ) - c = a - ( b + c ) 50 + 20 – 70 - 40 = - 40 - 70 + 20 + 50

1.Qui tắc dấu ngoặc: - Nhận xét . Số đối của tổng bằng tổng các số đối . Số đối của tổng (a + b) là –(a + b) -Qui tắc : (sgk) -Tổng quát: + (a + b - c) = a + b – c - (a + b - c) = -a – b + c Ví dụ: ? 3 a) (768 - 39) -768 = 768 – 39 -768 = (768 – 768 )-39 = -39 b) (-1579) – ( 12 – 1579 ) = (-1579) – 12 + 1579 = -12 2. Tổng đại số: a - b - c = ( a - b ) - c = a - ( b + c ) . ví dụ: 356 - 175 - 25 = 356 - ( 175 + 25 ) = 356 - 200 = 156 .

4.Củng cố : Bài tập 59 , 57 , 60 . 5.Hướng dẫn về nhà :

- Về nhà học kỹ bài theo SGK . Tiết 53; 54 ; 55 ; 56 :

Page 101: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

101

ÔN TẬP . Tìm tất cả các số tự nhiên a chia hết cho 2 và 5 , biết rằng 110< a < 140 . Tìm tất cả các số tự nhiên n chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 , biết rằng 165<n < 195 . Cho trước các số : 4523 ; 5037 ; 78354 ; 20871 ; 9195 ; 9919 ; 2000 . Hãy chỉ ra các số chia hết cho 2 ; chia hết cho 5 ; và các số chia hết cho 9 (không cần giải thích ) . Với ba chữ số 2 ; 0 ; 5 . Hãy viết các số có 3 chữ số , mỗi chữ số có mặt một lần sao cho : Số đó chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5 . Số đó chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 . Số đó chia hết cho cả 2 và 5 . Cho dãy số tự nhiên : 435 ; 5318 ; 5040 ; 306 ; 270 ; 4500 Hãy viết ra các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 . Hãy viết ra các số vừa chia hết cho 2 vừ chia hết cho 3 . Hãy viết ra các số chia hết cho 2 ; 3 ; 5 và 9 . Tìm x biết : 23 . x + 32. x = 17 3[25 + (x - 10 ) ] - 75 = 0 x + 32 = 23 + 5 49 - 2x = 15 (52 + 32 ) x - 30x = 102 Tính theo cách hợp lý : 2.62 + 5.62 5 . 34 - 34 Tìm x ∈ N biết : 3 ≤ x < 12 (96 : 94 ) : ( x - 3) + 7 = 88 ( 2958 + x ) : 134 = 87 Cho 3 số tự nhiên 40 ; 56 ; 588 Hãy phân tích 3 số đó ra thừa số nguyên tố . Hãy tìm ƯCLN và BCNN của 3 số đó Cho 2 số 110 và 180 . Tìm ƯCLN và BCNN của hai số đó . Có nhận xét gì về tích của hai số đã cho với tích của ƯCLN và BCNN của chúng . Trong buổi phòng chống ma tuý của trường THCS Hoà Khánh . Các ban học sinh toàn trường là số nhỏ nhất khi xếp hàng 10 dư 9 ; xếp hàng 13 dư 12 ; xếp hàng 15 dư 14 ; xếp hàng 20 dư 19 . Hỏi học sinh của trường có bao nhiêu em ? Tìm : Ư(120) ; Ư(180) Ư(120) ∩ Ư(180) BCNN lớn gấp mấy lần ƯCLN 51 ; 102 ; 153 85 ; 153 ; 187 42 ; 63 ; 105 8 ; 21 ; 25 Cho A = {1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 } ; B = {2 ; 3 ; 4 ; 6 ; 7 } ; C = {3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7} Tìm (A ∩ B ) ∩ (A ∩ C) Tìm 1 số lớn hơn 250 và nhỏ hơn 400 . Biết rằng khi chia số đó cho 8 , cho 10 , cho 14 , cho 20 đều dư 3 . Học sinh ở 1 trường tham gia lao động gồm 112 nam và 98 nữ . Muốn số nam và số nữ ở các tổ đều như nhau thì chia được nhiều nhất bao nhiêu tổ ? Tổ ít nhất có bao nhiêu người . Số học sinh của trường là một số gồm 3 chữ số lớn hơn 900 . Mỗi lần xếp hàng 3 ; hàng 4 hay hàng 5 đều vừa đủ không thừa ai . Hỏi trường có bao nhiêu học sinh ? Liên đội trường THCS Hoà Khánh có số đội viên ít hơn 400 em , khi xếp hàng 4 , hàng 5 ; hàng 6 đều dư 1 em . Nhưng khi xếp hàng 7 thì vừa vặn không dư ai . Hỏi liên đội có bao nhiêu đội viên .

Page 102: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

102

Một tổ học sinh trồng cây , số cây trồng được là số nhỏ nhất chia cho 3 dư 2 , chia cho 4 dư 3 ; chia cho 5 dư 4 ; chia cho 6 dư 5 và chia cho 10 dư 9 .Hỏi tổ học sinh đó trồng được bao nhiêu cây . Số học sinh của một trường khoảng từ 2400 dến 2600 học sinh . Nếu xếp hàng 18; hàng 20 ; hàng 24 người thì vừa đủ . Hỏi số học sinh của trường có bao nhiêu em ? Các câu sau đúng hay sai . 23. 22 = 26 23 . 22 = 25 54.5 = 54 Nếu mỗi số hạng của tổng chia hết cho 6 thì tổng chia hết cho 6 . Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho 6 thì tổng không chia hết cho 6 . Nếu tổng của hai số chia hết cho 5 và một trong hai số đó chia hết cho 5 thì số còn lại chia hết cho 5 . Nếu hiệu của hai số chia hết cho 7 và một trong hai số đó chia hết cho 7 thì số còn lạ chia hết cho 7 . Số có chữ số tận cùng bằng 4 thì chia hết cho 2 . Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng bằng 4 . Số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 0 . Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 5 . Làm bài tập 145 /56 ; 147 + 148 / 57 .

Page 103: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

103

Tiết 57, 58: KIỂM TRA HỌC KỲ I .

Page 104: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

104

Ngày soạn :

Tiết 59: §9.QUI TẮC CHUYỂN VẾ . I. MỤC TIÊU : Học xong bài này HS phải :

-Hiểu và vận dụng đúng tính chất : Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại . Nếu a = b thì b = a . - Hiểu và vận dụng thành thạo qui tắc chuyển vế ; thấy được lợi ích của qui tắc chuyển vế.

II . CHUẨN BỊ : cân bàn , hai quả cân 1 kg và hai nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau , đèn chiếu . III . THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định : Kiểm tra bài cũ :

{1 HS lên bảng , cả lớp cùng làm vào giấy trong , Hs nhận xét bài làm của bạn,GV sửa chữa . } 3.Bài mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

{ Cho HS hoạt động theo nhóm } - Quan sát hình 50/SGK . Nhận xét vì sao hai đĩa cân vẫn giữ được thăng bằng trong cả hai trường hợp ? - GV nhận xét câu trả lời của HS . - Nêu nội dung tính chất của đẳng thức . - GV ghi tổng quát . - Trình bày ví dụ và nêu lý do của từng trường hợp . * Phim 1 : Phát hiện chỗ sai trong lời giải sau : - Tìm x biết: x + 4 = 3 . x + 4 + (-4) = 3 + 4 (T/c đẳng thức) x + 0 = 7 x = 7 * Phim 2 : ( Lời giải đúng ) x + 4 = 3 . x + 4 + (-4) = 3 + 4 (T/c đẳng thức) x + 0 = 7 ( Qui tắc dấu ngoặc) x = 7 - Em có nhận xét gì về khi chuyển một số nguyên từ vế này sang vế kia của đẳng thức. - Nêu qui tắc chuyển vế . * Bảng phụ : Điền vào chỗ trống của mệnh đề sau : “ Khi .......... một số nguyên của đẳng thức thì ta phải ........... số nguyên đó . “ - Làm bài tập ? 3 . - Chiếu bài tập của HS lên đèn chiếu và nhận xét . GV giới thiệu phần nhận xét .

- Các nhóm suy nghĩ , thảo luận và trả lời . {Vì khối lượng của vật trên hai đĩa cân bằng nhau ...} - 1 HS nêu tính chất của đẳng thức . - HS cả lớp cùng suy nghĩ trả lời . - HS suy nghĩ tìm thấy sai lầm ở bước khi cộng thêm vào hai vế của đẳng thức không cùng một số . - HS suy nghĩ trả lời . {Phải đổi dấu số hạng đó : dấu “+” thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+”} - Hai HS nêu qui tắc chuyển vế . - 1 HS nêu dạng tổng quát . - Cả lớp suy nghĩ và trả lời . - 1 HS trình bày lại lên bảng . - Cả lớp làm ? 3 vào giấy trong . - Cả lớp giải bài tập vào giấy trong , 1 HS lên bảng trình bày .

4.Củng cố : Bài tập 61a/87 . 5.Hướng dẫn về nhà :

-Học thuộc tính chất của đẳng thức và qui tắc chuyển vế . -Bài tập 61 b , 62 , 63 , 64 , 65 / SGK . -Bài tập thêm : (HS khá giỏi ) -Tìm x ∈ Z để biểu thức A có giá trị nhỏ nhất :A = | x | + 2

Page 105: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

105

Tiết :60

5-1-2007 NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU .

A. Môc tiªu : Học xong bài này HS phải :

Biết dự đoán trên cơ sở tìm ra các qui luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp.

Hiểu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu .

Tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu .

B .ChuÈn bÞ :GV : Bảng phụ

C. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc

Ho¹t ®éng cña GV vµ HS

Néi dung

Ho¹t ®éng 1: KiÓm tra bµi cò

HS1 : Ph¸t biÓu qui t¾c céng hai sè nguyªn cïng dÊu ? Gi¶i bµi tËp sè 71 sgk?

Ho¹t ®éng 2: NhËn xÐt më ®Çu

H·y thay phÐp nh©n b»ng phÐp céng c¸c sè h¹ng b»ng nhau råi tÝnh kÕt qu¶?

?Qua vÝ dô rót ra nhËn xÐt g× :

+ vÒ dÊu cña tÝch hai sè nguyªn kh¸c dÊu ?

+ VÒ gtt® cña tÝch hai sè nguyªn kh¸c dÊu ?

? Rót ra : muèn nh©n hai s« nguyªn kh¸c dÊu ta lµm thÕ nµo?

-HS suy nghÜ tr¶ lêi

GV giíi thiÖu qui t¾cnh©n hai sè nguyªn nh− sgk

-HS ®äc qui t¾c

?¸p dông qui t¾c tÝnh :

(-5).6=? 9.(-3)=?

HS lªn b¶ng lµm bµi tËp sè 73;74 sgk

GV nªu chó ý sgk

HS ®äc bµi to¸n vÝ dô

? Bµi to¸n cho biÕt ®iÒu g× ? yªu cÇu ®iÒu g×?

? H−íng gi¶i bµi to¸n ntn?

-1HS tr×nh bµy bµi gi¶i , GV ghi b¶ng .

1)NhËn xÐt më ®Çu

(-3) .4=(-3)+(-3)+(-3)+(-3)=-12

(-5).3=(-5)+(-5)+(-5)=-15

2.(-6)=(-6)+(-6)+(-6)=

2)Qui t¾c nh©n hai sè nguyªn kh¸c dÊu

Qui t¾c (sgk)

TQ: Víi a;b∈Z vµ a;b kh¸c dÊu

a.b=-/a/./b/

Chó ý : a.0=0 (a∈Z)

2) VÝ dô

Bµi to¸n (sgk)

Gi¶i

Khi lµm sai mét s¶n phÈm bÞ trõ 10000 ®ång tøc ®−îc thªm -10000 ®ång

L−¬ng cña c«ng nh©n A th¸ng qua lµ :

40.20000+10.(-10000)=700000 (®ång)

LuyÖn tËp

Page 106: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

106

Ho¹t ®éng 4: Cñng cè -LuyÖn tËp

-HS lµm bµi tËp sè 75(sgk)( Khi nh©n mét sè nguyªn d−¬ng víi mét sè nguyªn ©m th× kÕt qu¶ nhá h¬n mçi thõa sè cña tÝch

C¶ líp lµm bµi tËp sè 76 (sgk)

-HS ho¹t ®éng nhãm lµm bµi tËp ®óng , sai (bµi 3)

-KiÓm tra bµi lµm cña c¸c nhãm

-NhËn xÐt , ®¸nh gi¸ .

Bµi sè 75(sgk)

So s¸nh

a)(-68).8<0

b)15.(-3)<0

VËy 15.(-3)<15

c)-7.2=-14

VËy (-7).2<-7

Bµi sè 76(sgk) : §iÒn sè vµo « trèng

x 5 -18 -25

y -7 10 -10

x.y -180 -100

Bµi 34: §óng hay sai

a) TÝch cña hai s« nguyªn kh¸c dÊu lµ mét sè nguyªn ©m

b)a.(-5)<0 a∈Zvµ a≥0

c)x+x+x+x=4+x

d) (-5).4>(-5).0

4.Hướng dẫn về nhà :

Học thuộc qui tắc .Làm bài tập 113->117 (sbt).

Page 107: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

107

Tiết : 61

6-1-2007 NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU .

A. MỤC TIÊU : Học xong bài này HS phải :

-Hiểu qui tắc nhân hai số nguyên .

-Biết vận dụng qui tắc dấu để tính tích các số nguyên .

B . CHUẨN BỊ : GV : Bảng phụ : Bảng nhận biết dấu của tích , bảng kết luận

C. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc .

Hoạt động của GV-HS:

Phần ghi bảng:

- Cho hai số tự nhiên ( khác 0) .

- 2 số tự nhiên này còn gọi là số nguyên dương => Thực hiện nhân hai số nguyên dương giống như nhân hai số tự nhiên .

- Cho HS làm ? 1 .

- Cho HS làm ? 2 .

- GV gợi ý , quan sát cột các vế trái có thừa số thứ hai giữ nguyên , còn thừa số thứ nhất giảm đi không đơn vị .

- Kết quả tương ứng bên vế phải cũng giảm đi (-4) ( nghĩa là tăng lên 4) .

- Nhận xét kết quả nhân hai số nguyên cùng dấu ( dấu , số )

HS ph¸t biÓu

GV nhËn xÐt vµ nªu qui t¾c nh− sgk

- Cho HS lãm ví dụ .

Qua ví dụ nhận xét tích của hai số nguyên âm .

- Cho HS làm ? 3 .

- GV kiểm tra , nhận xét .

- GV giới thiệu bảng kết luận .

1) Nh©n hai sè nguyªn d−¬ng

VÝdô 12.3=36

120.5=600

2) Nh©n hai sè nguyªn ©m

Qui t¾c ( sgk)

Tæng qu¸t

a;b ∈Z ; a<0 ; b<0

a.b=/a/./b/

VÝ dô:

(-4).(-5)=/-4/./-5/=20

(-6).(-15) =/-6/./-15/=90

Nhận xét :( SGK .)

- Kết luận :

a . 0 = 0

a . b = | a | . | b | ; nếu a , b cùng dấu .

a . b = - (| a | . | b | ) ; nếu a , b khác dấu .

Chó ý (sgk)

Page 108: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

108

- Cho HS điền dấu vào bảng dấu của tích .

? Rót ra :Sù thay ®æi cña tÝch khi :

- §æi dÊu mét thõa sè cña tÝch

-§æi d¸u hai thõa cña tÝch

C¶ líp lµm bµi tËp sè 78;79;80(sgk_)

HS lÇn l−ît lªn b¶ng gi¶i

KiÓm ta ,nhËn xÐt.

Ho¹t ®éng nhãm lµm bµi 5

KiÓm tra bai lµm cña c¸c nhãm ,®¸nh gi¸.

LuyÖn tËp

Bµi sè 78(sgk)

Bµi sè 79(sgk)

Bµi sè 80(sgk)

Bµi thªm :

Cho a ∈Z ; a 0≠ .Hái a2 lµ sè nguyªn ©m hay sè nguyªn d−¬ng

Bµi 5: T×m a Z∈ biÕt

a2=4

(a+1)2=16

(a+1).(a+3)<0

Hướng dẫn về nhà :

Học theo SGK .

Làm bài tập 84 ; 85 ; 82 ; 83 ; 86 ; 89 / SGK .

* T×m x∈Z biÕt

a)(x+2).(x-1) >0

b)(x+2).(x+5)>0

c)(2x-6).(x-1)>0

Mang theo máy tính bỏ túi .

Page 109: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

109

TiÕt 63

8-1-2007 LUYỆN TẬP .

A. MỤC TIÊU :

Củng cố khắc sâu kiến thức nhân hai số nguyên cùng dấu , khác dấu .

Vận dụng thành thạo 2 qui tắc này vào bài tập .

Có thái độ cẩn thận trong tính toán .

B. CHUẨN BỊ : sgk ; b¶ng phô

C .C¸c ho¹t ®éng day häc

Hoạt động của GV-HS:

Phần ghi bảng:

Ho¹t ®éng 1:KiÓm tra bµi cò

?Ghi lại bảng tóm tắt bảng nhận biết dấu của tích .

?Nêu phần kết luận về nhân hai số nguyên .

Ho¹t ®éng 2: LuyÖn tËp

- 2 HS lên bảng sửa bài tập 84 ; 85.

- GV treo bảng phụ bài tập 84 .

- HS thực hiện 84 .

- Cả lớp nhận xét .

- GV nhắc nhở HS quan sát dấu các số hạng của tích .

- Cả lớp cùng thực hiện bài 85 .

- 1 HS lên bảng thực hiện bài 85 .

- Bài 86 . C¶ líp lµm bµi tËp sè 86 sgk

Bài 84/sgk.92:

Bài 85/sgk.93:

a./ = -200 ;b./ = - 270 ; c./ = 150000; d./ =169

Bài 86/sgk.93:

a 15 13

b 6

a.b 39

Page 110: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

110

1HS lªn b¶ng tr×nh bµy

-NhËn xÐt

?§· vËn dung kiÕn thøc nµo?

1HS lªn b¶ng lµm bµi tËp sè 93 (sgk)

-KiÓm tra , nhËn xÐt

?Rót ra kÕt luËn g× ?

a2n=(-a)2n víi *0; NvanaZa ∈≠∈

Bài 88 .

HS nêu lên các trường hợp của x So s¸nh -5x víi 0 trong tõng tr−êng hîp

- GV và HS cùng giải .

Ho¹t ®éng nhãm lµm bµi tËp MR

GV hdÉn c¶ líp lµm bai tËp thªm (c©u a)

?(x+2).(x-1) >0 khi nµo ?

(Khi x+2 vµ x-1 cïng dÊu )

?T×m x trong tõng tr−êng hîp ?

HS ®øng t¹i chç ph¸t biÓu , GV ghi b¶ng

HS ho¹t ®éng nhãm lµm c©u b

§S:x>-2 hoÆc x<-5 víi x Z∈

Bài sè 93/sgk.93 :

BiÓu diÔn c¸c sè sau d−íi d¹ng b×nh ph−¬ng cña mét sè nguyªn

25=52 =(-5)2

36=62=(-6)2

0=02

Bài 88/sgk.93:

Nếu x = 0 thì (-5) = 0

Nếu x < 0 thì (-5) . x > 0

Nếu x > 0 thì (-5) . x < 0 .

MR: So s¸nh -5.(x+2) víi 0

-NÕu x<-2 th× x+2<0 => 5.(x+2) <0

-NÕu x>-2th× x+2>0 => 5.(x+2) >0

-NÕu x=2 th× x-2=0 =>5.(x+2) =0

Ba× thªm :

* T×m x∈Z biÕt

a)(x+2).(x-1) >0

b)(x+2).(x+5)>0

Gi¶i

a)(x+2).(x-1) >0khi x+2 vµ x-1 cïng dÊu

-NÕu x+2>0 vµ x-1>0th×

*) x+2>0 =>x>-2(1)

*)x-1>0 =>x>1 (2)

KÕt hîp (1) vµ (2) ta cã x>1

NÕu x+2<0 vµ x-1<0 th×

*) x+2<0 =>x<-2(3)

*)x-1<0 =>x<1 (4)

KÕt hîp (3) vµ (4) ta cã x<-2

VËy x>1 hoÆc x<-2 víi x Z∈

5.Hướng dẫn về nhà :- Làm bài tập 89 và các bài tập 125 ; 126 ; 127 SBT tập 1 .

1) So s¸nh : a) -5a víi -7a b) 3(a-4 ) víi 7(a-4) c)2(a+5) víi 3(a+5)

2) T×m x Z∈ biÕt : a)(x+2).(x-5) >0 b) (3x-6).(x+1)<0

c)(x2-5).(x2-30)<0

Page 111: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

111

Ngày soạn :

Tiết 63 : TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN . I . MỤC TIÊU : Học xong bài này HS phải :

-HS hiểu các tính chất cơ bản của phép nhân : giao hoán , kết hợp , nhân với 1 ; phân phối của phép nhân đối với phép cộng . -Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên . -Bước đầu có ý thức và biết vận dụng các tính chất trong tính toán và biến đổi biểu thức .

II . CHUẨN BỊ : III . THỰC HIỆN TIẾT DẠY :

1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ : -Nêu các tính chất của phép nhân các số tự nhiên . Viết công thức tổng quát , cho ví dụ. 3.Bài mới :

Hoạt động của GV-HS: Phần ghi bảng:

- Tính và so sánh : a) 5 . (-2) và -2 .5 b) [7 .(-2) ]. 3 = ? và 7 .[(-2) . 3] = ? - 1 HS lên bảng thực hiện . - Cả lớp theo dõi , cùng làm bài tập . - Nhận xét . - HS thực hiện và rút ra nhận xét . - GV nhận xét , kết luận . - Rút ra các tính chất ở phép nhân các số nguyên .- Tính : 3 . (-5) và (-5) . 3 - Nhận xét : - Tính và nhận xét [9 .(-5) ]. 2 = ? và 9 .[(-5) . 2] = ? - Hs cùng thực hiện phép tính và rút ra kết nhận xét - Tính chất kết hợp có thể thực hiện cho nhiều số nguyên được không ? - 1 HS trả lời . - Cả lớp cùng thực hiện . - GV giới thiệu chú ý : SGK - Kết quả sau mang dấu gì ? (-7)5 ; (-10)98 - Bài tập ? 1 ; ? 2 . - GV nhận xét và kết luận . - Tính 5 . 1 = ? a . 1 = ? 5. (-1) = ? - GV cho HS làm bài tập ? 3 ; ? 4 . - HS làm bài tập ? 5 .

1.Tính chất giao hoán: a . b = b . a . 2.Tính chất kết hợp: (a . b ) . c = a . ( b . c ) VD: *Chú ý: (SGK) - Nhận xét : (SGK/94) 3.Nhân với 1: a . 1 = 1 . a = a

4.Củng cố : Bài tập 90 ; 91 ; 92 . 5.Hướng dẫn về nhà : -Học theo SGK .Bài tập 95 ; 96 ; 97 ; 98 ; 99.

Page 112: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

112

Ngày soạn :

Tiết 64 : LUYỆN TẬP . I . MỤC TIÊU :

-Củng cố và khắc sâu kiến thức cơ bản của phép nhân . -Vận dụng thành thạo các tính chất cơ bản của phép nhân vào bài tập . -Có thái độ cẩn thận trong tính toán .

II . CHUẨN BỊ : III . THỰC HIỆN TIẾT DẠY :

1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ :

-Nêu các tính chất của phép nhân trong Z . Viết công thức tổng quát . -Nêu nhận xét dấu của tích .

3.Bài mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu 3 HS lên sửa 3 bài tập 91 , 93 , 94 . - 3 HS lên bảng thực hiện . - Cả lớp theo dõi . - GV nhận xét . - Yêu cầu HS làm bài 96 có thể thực hiện tính nhanh . - Thu giấy gương , kiểm tra , nhận xét . - Yêu cầu HS làm bài tập 97 . + Có thể không cần thực hiện phép nhân . + Xét dấu của tích . - Yêu cầu HS làm bài tập 98,99 . + 1 hs làm trên bảng phụ .

Bài 91 /sgk: - 57 . 11 = - 57 . (10 + 1) = - 570 - 57 = - 627 . 75 . (-21) = 75.(- 20 - 1) = - 150 - 75 = -225 Bài 93 /Sgk: a) (-4) Nhận xét bài làm của bạn . 1 / BT 95 / 95 Sgk : ( - 1 )3 = ( - 1 ) . ( - 1 ) . ( - 1 ) = - 1 13 = 1 03 = 0 3 / BT 97 / 95 Sgk : a ) Lớn hơn 0 b ) Nhỏ hơn 0 4 / BT 98 / 96 Sgk : a ) Nếu a = 8 thì ( - 125 ) . ( - 13 ) . ( - a ) = (- 125) . (-13 ) . ( - 8 ) = - 13000 b ) Nếu b = 20 thì : (- 1) . (- 2) . (-3 ) . (-4) . ( - 5 ) . 20 = - 2400 5 / Baì 100 / 96 Sgk : Chọn : B . 18

4.Củng cố : bài tập 98 .

Thay a bằng các giá trị tương ứng rồi tính . a)- 13000 b)- 2400

5.Hướng dẫn về nhà : Làm các bài tập còn lại .

Page 113: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

113

Ngày soạn

Tiết 65 : BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN . I . MỤC TIÊU : Học xong bài này HS phải : Biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên , khái niệm chia hết cho . Hiểu được 3 tính chất có liên quan với khái niệm chia hết cho . Biết tìm bội và ước của một số nguyên . II . CHUẨN BỊ :

-GV : giáo án - SGK . -HS : Giấy trong .

III . THỰC HIỆN TIẾT DẠY : Ổn định : Kiểm tra bài cũ :

-Gọi 1 HS giải bài tập 100 . 3.Bài mới :

Hoạt động của GV-HS : Phần ghi bảng:

- Cho HS làm bài ? 1 . - HS thực hiện trên giấy gương . - HS: Đọc kết quả . - GV:Thu giấy trong . -GV: Kiểm tra và nhận xét . 6 = 3 . 2 = (-3).(-2) . -6 = -2 . 3 = - 3 . 2 - Cho HS làm bài ? 2 . -HS : Thử phát biểu khái niệm chia hết trong Z . - Nhớ lại định nghĩa chia hết trong N . - GV phát biểu lại cho hoàn chỉnh . - GV giới thiệu ví dụ . - Cho HS làm bài ? 3 . HS :Hoạt động nhóm . - Thu giấy gương . - Kiểm tra và nhận xét . - GV giới thiệu chú ý . - Lấy ví dụ để minh hoạ . - Giới thiệu ví dụ . - HS lấy ví dụ . - Giới thiệu tính chất của bội và ước của một số nguyên . - Mỗi tính chất cho 1ví dụ minh hoạ . - Cho HS làm bài ? 4 . - Thực hiện trên giấy gương . - Cả lớp cùng làm . - Nhận xét .

1.Bội và ước của số nguyên: a.Khái niệm: (sgk) * ⇒ a là Bội của b & b là Ươc của a b.VD: 6 là bội của (-3) vì 6 = (-3).(-2)

-3 là ước của 6 c.Chú ý: (sgk/96) VD: U(8) ={1;2;4;8;-1;-2;-4;-8} B(3) = {…;-9;-6;-3;0;3;6;9;…} 2.Tính chất : a./ a M b và bM c ⇒ aMc VD: -8 M4 và 4 M (-2) ⇒ -8 M (-2) b./ aM b ⇒ am M b VD: -6 M3 ⇒ {

12

2.6−=

− M3

3.Củng cố : Bài tập 101 , 102 , 104 . 4.Hướng dẫn về nhà :

Học bài và làm bài tập còn lại & Chuẩn bị cho ôn tập chương II.

Page 114: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

114

Ngày soạn :

Tiết 66 : ÔN TẬP CHƯƠNG II . I . MỤC TIÊU :

-Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về tập hợp Z . -Vận dụng được các kiến thức đã học vào bài tập . -Có thái độ bổ sung kịp thời các kiến thức chưa vững .

II . CHUẨN BỊ : -GV : bảng phụ có hình vẽ bài 107 , các công thức của câu 5 . -HS : giấy trong .

III . THỰC HIỆN TIẾT DẠY : 1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ : HS 1 : Nêu khái niệm bội và ước của một số nguyên . Tìm ba bội của 10 và các ước của 10 . Hs2 : Viết công thức , các tính chất của bội và ước . 3.Bài mới :

Hoạt động của GV-HS: Phần ghi bảng:

- GV yêu cầu các hs thực hiện nội dung các câu hỏi trong phần ôn tập . - Hoạt động nhóm . - Đại diện mỗi nhóm trả lời 1 ý . - Các nhóm khác nhận xét , bổ sung . - GV nhận xét và chốt lại ý chính trong mỗi câu hỏi . - HS xác định trên bảng phụ . - Thực hiện trên giấy gương . - Đọc kết quả , nhận xét . - Yêu cầu làm bài 107 . * Lưu ý : Hai số đối nhau thì chỉ khác nhau về dấu . - Yêu cầu cả lớp làm bài 111 . + Nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính. + Thực hiện phép tính . + Lưu ý tính nhanh và vận dụng những chú ý: - ( - a) = + a

Z = {...-2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; ...} a) Số đối của số nguyên a là -a b) Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương hoặc số nguyên âm , số nguyên 0 . Số 0 . a) Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a . b) | a | có thể là số nguyên dương hoặc số 0 ( không có số nguyên âm ) Học SGK . Học SGK . Bài 107/sgk.99 : c) a < 0 ; |- a | = -(-a) = | a | > 0 b = | b | = | - b | > 0 ; - b < 0 Bài 111/sgk.99 : [(-13) +(-15)]+ (-8) = -36 500-(-200)- 210- 100 = 390 –( -129) + (-119) -301 + 12 = -279 777- ( -111) –(-222) + 20 = 1130

4.Củng cố : Bài 110 a) Đ ; b) Đ ; c) S ; d) Đ . 5.Hướng dẫn về nhà :

-Học nội dung 5 câu ôn tập . -Làm bài tập 108 ; 109 ; 114 ; 115 .

Page 115: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

115

Ngày soạn

Tiết 67 : ÔN TẬP CHƯƠNG II ( TT) I. MỤC TIÊU : như tiết 67 II . CHUẨN BỊ :

-GV : Bảng phụ . -HS : Giấy gương .

III . THỰC HIỆN TIẾT DẠY : 1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ : - Tổng của hai số nguyên âm là một số nguyên gì ?Cho ví dụ : - Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên gì ? Cho VD . 3.Bài mới :

Hoạt động của GV-HS Phần ghi bảng:

- Bài 114 : GV cho HS liệt kê các số nguyên x thoả mãn yêu cầu bài toán . - HS lên bảng thực hiện bài 114 . - Yêu cầu hoạt động theo nhóm bài 115 . - HS : Hoạt động nhóm : - GV thu bài, nhận xét . - Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của bài toán trên giấy gương . - GV thu bài kiểm tra và nhận xét . - Cả lớp làm bài 116 trên giấy gương . - Cả lớp cùng thực hiện trên giấy gương bài 117 , 118 . - Tính : (-7)3 , 24 , (-343) . 16 54 , (-4)2 . - Hoạt động theo nhóm . - 1 HS lên bảng . - GV thu giấy gương . - Kiểm tra - Nhận xét . - Kết luận . - Bài 121 : Bảng phụ - GV nhận xét : Do tích của 3 số đứng liền nhau đều bằng 120 , nên các số cách nhau 2 ô đều bằng nhau . - GV thu bài 1 số nhóm , kiểm tra , nhận xét .

Bài 114/sgk.99 : Tổng bằng 0 . Tổng bằng - 9 . Tổng bằng 20 . Bài 115/sgk.99 : | a | = 5 ⇒ a = 5 hoặc a = -5 . | a | = 0 => a = 0 | a | = - 3 không có số a nào thoả mãn (vì giá trị tuyệt đối của a không thể là số âm ) | a | = | - 5 | = 5 => a = 5 hoặc a = -5 Bài 116/sgk.99 : (- 4 ) . (- 5) . ( - 6) = - 120 . ( - 3 + 6 ) . (-4) = - 12 ( -3 - 5 ) . ( - 3 + 5 ) = - 16 Bài 117/sgk.99 : ( - 7)3 . 24 = (- 343) . 16 = - 5488 54 . (-4)2 = 10 000 Bài 118/sgk.99 : Tìm x : 2x - 35 = 15 2x = 50 x = 25 3x + 17 = 2 3x = - 15 x = - 5 | x - 1 | = 0 nên x - 1 = 0 => x = 1

4.Củng cố :

5.Hướng dẫn về nhà : -Ôn tập kỹ . -Tiết sau kiểm tra 1 tiết .

Page 116: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

116

Ngày soạn : Tiết 68 . KIỂM TRA CHƯƠNG II ( 1 TIẾT ) ĐỀ 1 : Câu 1 : a) Phát biểu qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu .

b) Aïp dụng : Thực hiện phép tính : (- 250) + 170 . Câu 2 : Điền vào chỗ trống sao cho đúng : Số đối của - 9 là : ......... d) | 0 | = ... Số đối của 0 là : ......... e) | - 50 | = ... Số đối của 100 là : ......... f) | 29 | = ... Câu 3 : Thực hiện phép tính : 195 - 12 . (7 + 4) 23 + 5 . (8 - 16) Câu 4 : Tìm số nguyên x biết : - 15 . x = 60 2x - (-14) = 18 Câu 5 : Tìm tất cả các ước của - 12 . Tìm 5 bội của - 13 . Câu 6 : Tính giá trị của biểu thức A với x = - 43 ; y = 17 . A = - 125 (x + x + ... + x - y - y - ... - y ) 8 số hạng 8 số hạng KIỂM TRA CHƯƠNG II ĐỀ 4 : Câu 1 : a) Phát biểu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu .

b) Aïp dụng : Thực hiện phép tính : (- 25) . 11 . Câu 2 : Điền vào chỗ trống sao cho đúng : a) Số đối của 17 là : ......... d) | 0 | = ... b) Số đối của 0 là : ......... e) | - 38 | = ... c) Số đối của -104 là : ......... f) | 19 | = ... Câu 3 : Thực hiện phép tính : 135 - 12 . (-8 + 5) 127 + 5 . (7 - 16) Câu 4 : Tìm số nguyên x biết : - 18 . x = 72 3x - (-11) = 27 Câu 5 : Tìm tất cả các ước của -15 . Tìm 5 bội của - 17 . Câu 6 : Tính giá trị của biểu thức A với x = - 43 ; y = 17 . A = - 125 (x + x + ... + x - y - y - ... - y ) 10 số hạng 10 số hạng

Page 117: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

117

Tiªt 69:

2-2-2007 MỞ RỘNG KHÁI NIỆM PHÂN SỐ .

A.MỤC TIªU :

-HS thấy được sự giống nhau và khac nhau giữa khái niệm phân số đã học ở tiểu học và khái niệm phân số ở lớp 6 .

-Viết được các phân số mà tử và mẫu là các số nguyên .

-Thấy được số nguyên cũng được coi là phân số với mẫu là 1 .

B.CHUẨN BỊ

C.C¸c ho¹t ®éng d¹y häc :

Hoạt động của GV-HS:

Phần ghi bảng:

Ho¹t ®éng 1: Giíi thiÖu ch−¬ng

Ho¹t ®éng 2: Kh¸i niÖm ph©n sè

- GV: gọi HS cho ví dụ vài phân số đã học ở tiểu học .

- HS cho ví dụ : 9

1

2

7

5

4;; ; ...

- Có nhận xét gì về tử số và mẫu số của các phân số đó .

- Nhận xét : Tử và mẫu đều thuộc số tự nhiên.

- Thử đoán xem mở rộng khái niệm phân số là mở rộng điều gì ? - HS trả lời .

- Vậy phân số có dạng b

a ; a ∈ ? ; b ∈ ?

Điều kiện của b là gì ?

- HS rút ra khái niệm tổng quát .

- HS:Đọc phần tổng quát trong SGK trang 4 .

- HS: Cho vài ví dụ về phân số .chØ râ tö vµ mÉu cña ph©n sè

GV cho hs làm bài ? 1 ; ? 2 ; ? 3

1.Khái niệm phân số :Phân số b

a là kết quả

của phép chia số nguyên a cho số nguyên b khác 0.

* Tổng quát:

Với mọi a,b∈ Z ( b ≠ 0), b

a được gọi là

phân số .

+ a : tử sè , b mẫu sè

*Mäi sè nguyªn ®Òu cã thÓ d−íi d¹ng ph©n sè

a=1

a (a∈Z)

Page 118: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

118

(Đưa các đề bài lên bảng phụ ,hs giải thích từng trường hợp của ? 2 )

Ho¹t ®éng 3: LuyÖn tËp , cñng cè

LuyÖn tËp :

Bµi 1(sgk)

Bµi 2(sgk)

Bµi 3(sgk)

Bµi 4(sgk)

Bµi5(sgk)

Hướng dẫn về nhà :

Học kỹ bài .

Làm các bài tập 5 /6 SGK . 1->7(sbt)

T×m ®iÒu kiÖn cña n ®Ó A ; B ;C; D lµ ph©n sè

A=2

4

−n B=

1

3

+n

n

C=7

12 −n D=)1).(2(

1

nn

n

−+

+

Page 119: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

119

Ngày soạn

Tiết 70 PHÂN SỐ BẰNG NHAU I. . MỤC TIÊU : Hs nhận biết được thế nào là hai phân số bằng nhau . Nhận dạng được các phân số bằng nhau và không bằng nhau . II . CHUẨN BỊ : GV:Đèn chiếu , giấy trong ghi các câu hỏi kiểm tra , các bài tập luyện tập , bảng phụ . HS : Giấy trong , bút dạ . C . THỰC HIỆN TIẾT DẠY :

1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ (Đèn chiếu )

HS1 : Hãy viết các phép chia sau dưới dạng phân số : 4 : (-5) c)- 5 : (-11) - 8 : 10 d) x : 6 (x ∈ Z) HS 2 : GV đưa hình vẽ lên màn hình . HS trả lời câu hỏi

3.Bài mới :

Hoạt động của GV-HS: Phần ghi bảng: - Từ bài cũ : Em có nhận xét gì về hai phân số

6

2

3

1; ? Chúng có bằng nhau không , vì sao ?

- HS nhận xét: 6

2

3

1=

Hai phân số bằng nhau vì chúng cùng biểu diễn số bánh bằng nhau . -GV: thực ra ta đã học hai phân số bằng nhau ở tiểu học. - HS: Lấy một ví dụ về hai phân số bằng nhau .

- HS cho 1 ví dụ . 6

10

3

5=

- GV: Nhìn vào cặp phân số bằng nhau hãy cho biết các tích bằng nhau . - HS tự phát hiện các tích bằng nhau . 5 . 6 = 3 .10 (= 30) - HS tự lấy ví dụ hai phân số không bằng nhau :

≠5

2

3

4

Ta có : 4 . 5 ≠ 2 . 3

- Vậy d

c

b

a= khi nào ?

=>Định nghĩa. -GV: cho ví dụ.

1.Định nghĩa: (sgk)

* Tổng quát: cbdad

c

b

a.. =⇔=

2.Các ví dụ: VD1:

* 9

6

3

2

−=

− vì (-2).(-9) = 3.6 ( =18)

*5

2

7

4 −≠ vì 4.5 ≠ 7.(-2)

Page 120: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

120

-HS: Làm bài tập ? 1 , ? 2 (GV đưa đề bài lên giấy trong ) - HS làm việc theo nhóm . + Nhóm 1 làm câu a ,b. + Nhóm 2 làm câu c , d . - Lớp nhận xét , góp ý .

VD2:Bài 6/8.SGK: Tìm số nguyên x,y ,biết:

b./ Vì 28

205=

y

nên ( ) ( )7

20

28.520.28.5 −=

−=⇒=− yy

4.Củng cố : Bài tập 7 ; 8 SGK 5.Hướng dẫn về nhà :

Học kỹ phần nhận xét về hai phân số bằng nhau . Bài tập 9 ; 10 / SGK .Đọc trước bài tính chất cơ bản của phân số .

Page 121: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

121

Ngày soạn :

Tiết : 71 TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ . I. MỤC TIÊU : Học xong bài này HS phải :

-Nắm vững tính chất cơ bản của phân số . -Vận dụng được tính chất cơ bản của phân số để giải một số bài tập đơn giản để viết một phân số có mẫu âm thành phân số bằng nó và có mẫu dương . -Bước đầu có khái niệm về số hữu tỉ .

II. CHUẨN BỊ :SGK ; bảng phụ . II . THỰC HIỆN TIẾT DẠY :

1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ :

HS1 : Định nghĩa hai phân số bằng nhau . Cho ví dụ . Làm bài tập 7 (Bảng phụ ) HS 2 : Bài tập 10 .

3.Bài mới :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Từ kiểm tra bài cũ , giải thích vì sao :

2

1

8

4

6

3

2

1

−=

−=

−;

- HS đứng tại chỗ trả lời . - GV nhận xét , kết luận . - Cho HS làm ? 1 - Cho HS làm ? 2 - 2 HS thực hiện . - HS khác nhận xét . - GV nhận xét kết luận . - Rút ra tính chất . - 2 HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số. - Tại sao có thể viết một phân số bất kỳ có mẫu âm thành phân số có mẫu dương ? - 3 HS trả lời . - HS nhận xét . - Cả lớp làm bài tập ? 3 . - Áp dụng tính chất cơ bản của phân số , hãy

viết các phân số bằng phân số phân số 4

3− ?

- Có bao nhiêu phân số bằng phân số 4

3− ?

- Rút ra nhận xét . - GV giới thiệu khái niệm số hữu tỉ như SGK .

1.Nhận xét:

Ta có: 2

1

8

4

6

3

2

1

−=

−=

−;

*Nhận xét:

2

1

)4(:8

)4(:4

8

4

;6

3

)3.(2

)3.(1

2

1

−=

−−=

−=

−−=

2.Tính chất cơ bản của phân số: (sgk/10) * Tổng quát:

),( ;

:

:

,;.

.

baUCnmb

ma

b

a

mZmmb

ma

b

a

∈=

≠∈= 0

*Chú ý: - Ta có thể viết phân số có mẫu âm về phân số có mẫu dương bằng cách nhân cả tử vả mẫu của phân số đó cho (-1). - Mỗi phân số có vô số phân số bằng nó , các phân soó bằng nhau là các cách viết khác nhau của cùng một số ,số đó gọi là số hữu tỉ.

4.Củng cố : Bài tập 11 ; 14 / 11 SGK(Cho hs hoạt động nhóm) . 5.Hướng dẫn về nhà :

-Học kỹ tính chất . -Làm bài tập 12 ; 13 / 11 .

Page 122: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

122

TiÕt 72:

19-2-2007 RÚT GỌN PHÂN SỐ .

A . MỤC TIÊU :

-HS hiểu thế nào là rút gọn phân số và biết các rút gon phân số .

-HS hiểu thế nào là phân số tối giản và đưa phân số về phân số tối giản .

-HS hiểu được cách viết phân số tối giản .

B . CHUẨN BỊ :

C. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc

Hoạt động của GV-HS:

Phần ghi bảng:

* Hoạt động 1 : Cách rút gọn phân số

- Xét phân số : 42

28

- ƯC(28 ; 42) = ?

- Theo tính chất cơ bản của phân số , suy ra điều gì ?

=> Kết luận :

3

2

721

714

21

14

242

228

42

28====

:

:

:

:

- Cho HS làm bài ? 1

- HS cả lớp cùng thực hiện vào giấy gương.

- GV nhận xét , kết luận sau khi thu một số bài làm của học sinh .

- Xét các phân số : 10

11

7

5

3

2;; con có rút

gọn được nữa không ?- HS trả lời .

- Tử và mẫu của phân số này có ƯC ngoài ƯC là 1± ?

GV : Giới thiệu phân số tối giản?

- Làm bài ? 2 .

- Gọi 2 HS đứng tại chỗ trả lời , cả lớp theo dõi .

1.Cách rút gọn phân số :

-VD 1:- Xét phân số : 42

28

- ƯC(28 ; 42) = { ± 1 ; ± 2 ; ± 7 ; ± 14}

Vì 2 là ước chung của 28 ; 42 nên

21

14

242

228

42

28==

:

:

Vì 7 là ước chung của 14 và 21 nên :

3

2

721

714

21

14==

:

:

2.Thế nào là phân số tối giản?(sgk/14)

VD: Tìm các phân số tối giản trong các phân số sau:

63

14;

16

9;

12

4;

4

1;

6

3 −−

Các phân số tối giản là:16

9;

4

1−

*Nhận xét: Để rút gọn phân số b

a về tối giản

ta chia cả tử và mẫu của phân số đó cho

Page 123: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

123

- Để rút gọn một phân số bằng cách nhanh nhất ta có thể thực hiện bằng cách nào ?

- Chia tử và mẫu của phân số đã cho ƯCLN của chúng .

- Nêu phần chú ý trong SGK .

- 3 HS nêu lại phần chú ý .

ƯCLN(/a/ ; /b/).

*Chú ý: (sgk)

4.Củng cố :

-Nhắc lại qui tắc rút gọn phân số .

-Cho HS định nghĩa phân số tối giản .

-Làm các bài tập : 15,18

5.Hướng dẫn về nhà :

-Bài tập 16 ; 17 ; 19 / SGK .

-Tiết sau luyện tập .

Page 124: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

124

Tiết 73: 24/02/2007 LUYỆN TẬP

I . MỤC TIÊU :

-Củng cố kiến thức đã học .

-Rèn luyện kỹ năng giải bài tập .

-Bổ sung những lỗi phổ biến mà học sinh mắc phải . II . CHUẨN BỊ :

-GV : SGK + Tài liệu + Bảng phụ .

-HS đồ dùng học tập .

III . C¸c ho¹t ®éng day häc

Ho¹t ®éng cña GV vµ HS

Néi dung

HS1:Phát biểu qui t¾c rút gọn phân số?

Gi¶i bµi tËp sè

?Nªu ®Þnh nghÜa ph©n sè tèi gi¶n? Gi¶i bµi tËp sè

Ho¹t ®éng 2: LuyÖn tËp

D¹ng 1: Ph©n sè b»ng nhau-

Cho HS đọc bài 20 (sgk)

?§Ó t×m ®−îc cÆp ph©n sè b»ng nhau trong trong c¸c ph©n sè ®· cho ta lµm thÕ nµo?

_Dùa vµo ®/n ph©n sè b»ng nhau hoÆc rót gän ph©n sè ®Ó t×m c¸c cÆp ph©n sè b»ng nhau

Bµi 2: Sè 21(sgk)

?Nªu yªu cÇu cña bµi to¸n ?

?H−íng gi¶i bµi to¸n ntn?

-Rót gän csc ph©n sè vÒ ph©n sè ®Ó t×m ra c¸c ph©n sè b»ng nhau

-Tõ ®ã chän ®−îcph©n sè cÇn t×m

?VËn dông kiÕn thøc nµo ®Ó gi¶i bµi to¸n?

D¹ng 2: Rót gän ph©n sè

HS däc bµi to¸n 3

Bài 20/15.(sgk) :

19

12

95

60

3

5

9

15

11

3

33

9 −=

−=

−=

−;;

Bài 21/15.(sgk):

Phân số 20

14 không bằng phân số nào cả .

Bµi 3: Rót gän ph©n sè

a)72

7

8.4.9

7.4

32.9

7.4==

b)10

3

5.3.7.2

3.3.7

15.14

21.3==

c) 849

8.49

251

49.749−=

−=

+−

+

Bµi 4 Rót gän ph©n s«

a)14.5.2.3

8.7.5.3).2(34

333− (®s: -18)

Page 125: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

125

?C¸ch rót gän c¸c ph©n sè ®· cho ntn?

1HS lªn b¶ng gi¶i bµi to¸n

C¶ líp gi¶i vµo vë

Bµi 4:

HS ho¹t ®éng nhãm lµm bµi tËp 4

KiÓm tra bµi lµm cña c¸c nhom

NhËn xÐt , ®¸nh gi¸

D¹ng 3: T×m ph©n sè b¾ng ph©n sè cho tr−íc

Bµi 5(sè 29-sbt)

HD: Rót gän ph©n sè ®· cho råi t×m d¹ng TQ cña ph©n sè cÇn t×m

b)3412

2622112

960.8110.6.2

15.12.616.6.52−

+

(®s1560

97)

Bµi5: (Sè 29-SBT)

4

3

28

21=

Ph©n sè cÇn t×m cã d¹ng n

n

4

3 (n ∈N*)

Theo bµi ra ta cã

4n < 19 ⇒ n < 5 ⇒ n∈ { }4;3;2;1

Suy ra n

n

4

3∈

16

12;

12

9;

8

6;

4

3

Ho¹t ®éng 3: H−íng dÉn häc ë nhµ

-Häc bµi, xem c¸c bµi tËp ®· gi¶i

-Lµm bµi tËp 25 → 28 vµ 33 → 40 (SBT)

2) Cho b

a lµ ph©n sè tèi gi¶n. Chøng tá c¸c ph©n sè sau còng tèi gi¶n

ba

a

b

ba

ba

a

+

2

;;

Page 126: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

126

TiÕt 74:

25-2-2007 LUYỆN TẬP

I . MỤC TIÊU

TiÕp tôc cñng cè kh¸i niÖm ph©n sè b»ng nhau, tÝnh chÊt co b¶n cña ph©n sè b»ng nhau ,ph©n sè tèi gi¶n

-RÌn luyÖn kü n¨ng rót gän ph©n sè , chøng minh ph©n sè lµ ph©n sè tèi gi¶n:

II . CHUẨN BỊ :

III . c¸c ho¹t ®éng d¹y häc :

Hoạt động của GV-HS:

Néi dung

Ho¹t ®éng 1: KiÓm tra bµi cò

?Nªu c¸ch rót gän ph©n sè ? Gi aØ bµi tËp sè 36(sbt)

- Tìm x và y , biết :

84

36

35

3 −==

y

x

- Rút gọn phân số : 84

36− = ?

−=

7

3

- 1 HS rút gọn phân số trên .

- HS biết tìm được - 3 x = 3 . 7

x = ?

- 7. y = 3 . 35

y = ?

- 1 HS lên bảng thực hành , cả lớp cùng giai

- Theo dõi , nhận xét , kết luận .

HS ho¹t ®éng nhãm lµm bµi 2

§¹i diÖn nhom tr×nh bµy bµi lµm

NhËn xÐt, ®¸nh gi¸

Bài 25 / sgk:

- HD: Rút gọn 39

15 =? (13

5 )

?Muèn t×m c¸c ph©n sè b»ng ph©n sè

Sè 36(sbt) : Rót gän ph©n sè

a) 5

2

)1294.(35

)1294.(14

3510290

144116=

−=

b) 3

2

42

28

)419.2.(101

)129.(101

4041919.2

1012929==

+

−=

+

Bài 1(34-sgk):

- Ta có: 84

36

35

3 −==

y

x

hay 7

3

35

3 −==

y

x

suy ra - 3 x = 3 . 7

=> x = -7

7.y = -3 . 35

y = -15

Vậy x = -7 ;y = -15

Bµi 2(ra thªm): T×m a;b;c∈ Z sao cho

a)2

4

38

32 3

2

c

b

a=

−==

− hay -4=

2

4

3

3

2

c

b

a=

−=

Suy ra a=-4.3=-12

b2=-4:(-4)=1 => b=± 1

c3=2.(-4)=-8 =>c=-2

b) 1

4

3 +=

− b

a

Page 127: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

127

39

15 ta lµm thÕ nµo ? Dùa vµo ®©u?

?H·y t×m c¸c p/s theo yªu cÇu cña bµi to¸n ?

?Em nµo cã c¸ch gi¶i kh¸c ?

Ph©n sè cÇn t×m cã d¹ng n

n

13

5 (

n∈N*)

Theo bµi ra ta cã 9<5n ; 13n <100

suy ra 1<n<8 =>n { }7;6;5;4;3;2;1∈

=> n

n

13

5

∈91

35;

78

30;

65

25;

52

20;

39

15;

26

10;

13

5

Bµi sè 39-sbt

G y ?Muèn chøng minh ph©n sè n

n

+

+

40

23

lµ ph©n sè tèi gi¶n talµm thÕ nµo?

(C/m tö vµ mÉu cña ph©n s« chØ cã −íc chung lµ -1 vµ 1)

?Nªu c¸c b−íc gi¶i bµi to¸n ?

HS nªu c¸ch gi¶i , GV ghi b¶ng

Bµi sè 40-sbt

?Céng n vµo c¶ tö vµ mÉu cña p/s 40

23 ta

®ùoc ph©n sè nµo ? cã gi¸ trÞ b»ng bao nhiªu?

?VËn dông kiÕn thøc nµo ®Ó tÝnh n?

Bài 3 (25/sgk) :

Ta có

91

35

78

30

65

25

52

20

39

15

26

10

13

5

13

5

39

15

======

=

C¸c p/s cÇn t×m lµ: 91

35;

78

30;

65

25;

52

20;

39

15;

26

10;

13

5

.Bµi 4(sè 39-sbt)

Gi¶i:

Gäi d lµ −íc chung cña 12n+1 vµ30n+2 (d ∈Z; d≠ 0)

Ta cã : 12n+1Md vµ 30n+2Md

suy ra: 5.(12n+1)- 2.(30n+1) Md

hay 3Md =>d { }3;1 ±±∈

Mµ 12n+1M3 nªn d≠ 3± do ®ã d { }1;1−∈

VËy ph©n sè 130

112

+

+

n

nlµ p/s tèi gi¶n

Bµi 5: (sè 40-sbt)

Gi¶i

Céng c¶ tö vµ mÉu cña ph©n sè 40

23víi n ta

®−îc ph©n sè n

n

+

+

40

23

Theo bµi ra ta cã n

n

+

+

40

23=

4

3

Suy ra : 3.(40+n) = 4.(23+n)

hay 120+3n= 92+4n =>n=28

§¸p s«: n=28

.Hướng dẫn về nhà :

Häc bµi , xem c¸c bµi tËp ®· gi¶i .

Lµm các bài tập còn lại .

Page 128: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

128

TiÕt 75

28-2-2007

QUI ĐỒNG MẪU NHIỀU PHÂN SỐ .

A. MỤC TIÊU :

-HS Hiểu thế nào là qui đồng mẫu nhiều phân số , nắm được các bước tiến hành qui đồng mẫu nhiều phân số .

-Có kỹ năng qui đồng mẫu các phân số (các phân số này có mẫu không quá 3 chữ số )

B. CHUẨN BỊ : GV : bảng phụ + SGK

. C . C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:

Hoạt động của GV-HS:

Phần ghi bảng:

GV: Cho hai phân số : 7

5

4

3av ,Em hãy quy

đồng mẫu hai phân số này,nêu cách làm(đã học ở tiểu học).

GV: Vậy quy đồng mẫu các phân số là gì?

- 40 là gì của 5 và 8 ? Vậy mẫu chung có quan hệ như thế nào với mẫu các phân số ban đầu?

-HS:Vậy 40 là bội chung của 5 và 8,MC=BCNN(...)

- Tương tự HS quy đồng mẫu hai phân số

8

5

5

3 −−& .

- Bài tập : Đúng hay sai :

120

75

15.8

15.5

8

5;

120

72

24.5

24.3

5

3)2

80

50

10.8

10.5

8

5;

80

48

16.5

16.3

5

3)1

−=

−=

−−=

−=

−=

−=

−−=

−=

-GV giới thiệu có thể qui đồng hai phân số trên với mẫu chung khác : 80 ; 120 ; 160 ;...( bài tập ? 1 )

- GV giới thiệu để đơn giản khi qui đồng mẫu hai phân số ta thường lấy mẫu chung là BCNN của các mẫu .

1.Quy đồng mẫu hai phân số:

Ví dụ: Quy đồng mẫu hai phân số

8

5

5

3 −−& .

40

25

5.8

5.5

8

540

24

8.5

8.3

5

3

−=

−=

−=

−=

* Nhận xét: Khi quy đồng mẫu các phân số ,mẫu chung phải là bội chung của các mẫu số.Để đơn giản người ta lấy mẫu chung là BCNN của các mẫu.

Page 129: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

129

- Làm bài tập ? 3 .

-GV:ở đây ta nên lấy mẫu chung là gì?

-HS: Tìm BCNN(12,30)

-GV: Tìm thừa số phụ bằng cách lấy MC chia lần lượt cho từng mẫu.

60 : 12 = 5

60 : 30 = 2

- 1 HS lên bảng điền vào bảng phụ .

-GV: hướng dẫn học sinh trình bày.

- GV giới thiệu : chúng ta đã giải đáp được câu hỏi nêu ở đầu bài “...”,cho hs rút ra quy tắc.

- 2 HS rút ra qui tắc .

- 2 HS khác đọc lại qui tắc trong SGK .

VD2:Sử dụng phiếu học tập in sẵn ? 3 câu b . Cho HS điền các số thích hợp vào chỗ trống .

Qui đồng mẫu các phân số :

36

5

18

11

44

3

−−;;

-Cả lớp làm trong phiếu học tập .

BCNN(44 ; 18 ; 36 ) = 396

396

55

1136

115

36

5

396

242

2218

2211

18

11

396

27

944

93

44

3

−=

−=

−=

−=

−=

−=

.

..

..

.

- Cho cả lớp nhận xét , đánh giá .

- GV nhận xét bài làm của HS .

2.Quy đồng mẫu nhiều phân số:

a)Ví dụ1: Quy đồng mẫu các phân số:

30

7

12

5av MC: 60

TSP: < 5>, < 2 >

QĐ :

60

14

2.30

2.7

30

760

25

5.12

5.5

12

5

==

==

b) Quy tắc: (sgk/18)

c) Ví dụ 2: Quy đồng mẫu các phân số:

36

5

18

11;

44

3

−−av

.Củng cố : C¸c b−íc qui ®ång mÉu nhiÒu ph©n sè

D.Hướng dẫn về nhà : -Học theo SGK vµ vë ghi .

-Làm bài tập 28 ; 29 ; 30 ; 31 ; 32 ; 33 (sgk).

Page 130: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

130

TiÕt 76 2-3-2007 LUYỆN TẬP I . MỤC TIÊU :

-Củng cố kiến thức đã học về qui đồng mẫu nhiều phân số . -Rèn luyện kỹ năng giải bài tập . -Bổ sung những lỗi phổ biến học sinh mắc phải .

II . CHUẨN BỊ : -GV : SGK + tài liệu + bảng phụ . -HS : Đồ dùng học tập .

III . C¸c ho¹t ®éng d¹y häc

Hoạt động của GV-HS:

Phần ghi bảng:

Ho¹t ®éng 1:KiÓm tra bµi cò

HS1: Ph¸t biÓu qui t¾c qui ®ång mÉu nhiÒu ph©n sè cã mÉu sè d−¬ng?

¸p dông qui ®ång mÉu c¸c ph©n sè sau

a)

b)5;

24

6;

2

1;

3

2;

2

140

9;

60

13;

30

7

−−−

−−

Ho¹t ®éng 2:LuyÖn tËp

HS nghiªn cøu gi¶i bµi tËp sè 30b,d(sgk)

?Yªu cÇu bµi to¸n ntn? C¸c b−íc gi¶i bµi to¸n ?

-1HS lªn b¶ng tr×nh bµy

-NhËn xÐt

GV l−u ý HS : Rót gän ph©n sè tr−íc khi qui ®ång mÉu

Bài32 Quy đồng mẫu:

a.21

9;9

8;

7

4−

- BCNN của các mẫu của các mẫu.

- Thừa số phụ

- Kết quả.

:- 1 HS lên bảng thực hiện

* BCNN (7,9,21) = 63

* Thừa số phụ của mÉu c¸cph©n sè :

Bµi 1:( Sè 30b,d-sgk)

b) BCNN(13;73)=13.73=949

946

156

73

12=

946

438

13

6=

d) BCNN(60;90;18)=22.32.5=180

180

51

60

17=

180

50

18

5 −=

180

128

90

64 −=

Bài32/sgk:Quy đồng mẫu:

a. 21

9;9

8;

7

4− MC: 63

63

36

9.7

9.4

7

4 −=

−=

63

27

3.21

3.9

21

9

63

56

7.9

7.8

9

8

−=

−=

==

Bài 33/sgk.19 :

Page 131: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

131

7

4−là 9;

9

8là 7 và

21

3−là 3

b. 11.2

7

3.2

532

av

- MC của11.2

3

3.2

532

av là?

- Các thừa số phụ ?

Bài 33/sgk.19 :

- 1 HS lên bảng gi¶i

- Cả lớp làm vµo vë

a. 15

7;

30

11;

20

3

- Cho HS tìm mẫu

- MSC ?

- TS phụ ?

- Kết quả ?

- GV nhận xét kết quả của HS

?CÇn l−u ý ®iÒu g× tr−íc khi qui ®ång mÉu c¸c ph©n sè ?

-Rót gän c¸c ph©n sè vÒ ph©n sè tèi gi¶n cã mÉu sè d−¬ng

HS nghiªn cøu bµi tËp sè 35b sgk

?Yªu cÇu bµi to¸n ?

C¶ líp lµm bµi to¸n vµo vë

1HS lªn b¶ng tr×nh bµy

15

7;

30

11;

20

3

60

9

3.20

3.3

20

3 −=

−=

− ;

60

22

2.30

2.11

30

11==

b. 28

3;

180

27;

35

6

−−

Gi¶i : 20

3

180

27 −=

− ;

35

6

35

6=

− ;

28

3

28

3=

BCNN(20;35;28)=140

140

21

7.20

7.3

20

3

180

27;

140

24

4.35

4.6

35

6

35

6 −=

−=

−=

−===

=−

28

3

140

15

5.28

5.3

28

3==

Bµi 35b-sgk

Rót gän råi qui ®ång mÉu c¸c ph©n sè sau

;5

3

90

54=

8

2

288

180 −=

− ;

9

4

135

60 −=

BCNN(5;8;9)=5.8.9=360

360

216

5

3= ;

360

90

8

2 −=

− ;

360

160

9

4 −=

Bµi 45-sbt

§S: 23

12

2323

1212= ;

41

34

4141

3434 −=

NhËn xÐt:

cd

ab

cdcd

abab=

Hướng dẫn về nhà :

-BTVN : 35, 36 SGK/20 43;44;47;48(sbt)

-Xem trước bài “so sánh phân số"

Page 132: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

132

TiÕt 77

4-3-2007 SO SÁNH PHÂN SỐ

A. MỤC TIÊU : Học xong bài này HS phải :

Học sinh hiểu và vận dụng được quy tắc so sánh hai phân số cùng mẫu và không cùng mẫu, nhận biết được phân số âm, dương.

-Có kĩ năng viết các phân số đã cho dưới dạng các phân số có cùng mẫu dương để so sánh c¸c phân số đó.

B . CHUẨN BỊ : -GV : SGK

-HS : Đồ dùng học tập

C . C¸c ho¹t ®éng d¹y häc

Hoạt động của GV-HS:

Phần ghi bảng:

GV: Hãy so sánh 5

6

5

3av

- HS nhắc lại quy tắc so sánh phân số cùng mẫu đã học ở tiểu học .

- 2 HS trả lời .

- HS rút ra qui tắc .

- GV nhận xét giới thiệu quy tắc ss đối với hai phân số bất kì. Cã cïng mÉu sè d−¬ng

- Cả lớp làm bài tập ? 1

- So sánh các phân số

5

4

5

3 −−av ;

7

4

7

3;

3

2

3

1

−−

−−avav

Quy đồng mẫu số hai phân số 18

17

12

11

−av

- So sánh hai phân số 36

34

36

33 −−av

- So sánh 18

17

12

11

−av

- Cả lớp cùng thực hiện

- Hai HS đứng tại chỗ đọc kết quả.

1.So sánh hai phân số cùng mẫu:

a.Quy tắc: (sgk/22)

b. Ví dụ:So s¸nh c¸c ph©n sè sau

5

4

5

3 −−av ;

7

4

7

3;

3

2

3

1

−−

−−avav

Ta có: 5

4

5

3 −>

− vì -3 > - 4;

7

4

7

3

7

4

7

37

4

7

4

7

3

7

33

2

3

1

3

2

3

1

;3

2

3

2

3

1

3

1

−>

−⇒

−>

−=

−=

−−

>−

⇒−

>−

−=

−=

av

av

2.So sánh hai phân số không cùng mẫu:

a.Ví dụ: So sánh hai phân số sau:18

17

12

11

−av

36

33

12

11 −=

− ; 36

34

18

17

18

17 −=

−=

V× -33>-34 nªn 36

34

36

33 −>

− hay

18

17

12

11

−>

b.Quy tắc: (sgk)

Page 133: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

133

- HS khác nhận xét

- Rút ra quy tắc so sánh hai phân số không cùng mẫu .

- 3 HS nêu lên quy tắc

Làm bài tập ? 2; ? 3

- Nêu nhận xét

- Cả lớp cùng thực hiện

* Nhận xét:- Phân số dương (sgk)

- Phân số âm

GV giíi thiÖu ph©n sè ©m , ph©n sè d−¬ng

C¶ líp lµm bµi tËp 37;38(sgk)

Bài 37/sgk.23:

13

7

13

8

13

9

13

10

13

11)

−<

−<

−<

−<

−a

4

1

18

4

18

5

36

10

36

11

36

12

3

1)

−=

−<

−=

−<

−<

−=

−b

Bài 38/sgk.23:

a)Ta có: hhhh12

9

4

3;

12

8

3

2==

hh12

9

12

8< , Vậy hhoniadh

3

2

4

3 .

4.Củng cố : - Nêu quy tắc so sánh hai phân số không cùng mẫu .

- Làm bài tập : 37 ; 38 .

5.Hướng dẫn về nhà :Bài tập 40 , 41 / SGK .

Bài 49 ; 50 ; 51 SBT toán tập 2

1>So s¸nh c¸c ph©n sè sau

a)114

23

91

18va b)

523

213

52

21va c)

7373

1111

9191

1313va

2>So s¸nh c¸c ph©n sè sau :

a) 3

2

1 +

+

+ n

nva

n

n b)

36

13

12 +

+

+ n

nva

n

n c)

110

110

110

110199

200

198

199

+

+

+

+va

Page 134: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

134

TiÕt 78

4-3-2007 PHÉP CỘNG PHÂN SỐ

.

A . MỤC TIÊU : Học xong bài này HS phải :

-Nắmvững và vận dụng tốt quy tắc cộng hai phân só không cùng mẫu .

-Rèn kĩ năng cộng hai phân số chính xác.

II . CHUẨN BỊ :

Bảng phụ và phiếu học tập

III. C¸c ho¹t ®éng d¹y hoc :

Hoạt động của GV-HS:

Phần ghi bảng:

-Ho¹t ®éng 1: KiÓm tra bµi cò

HS1:Làm bài tập 41/24 SGK

Nªu qui t¾c cộng hai phân số cùng mẫu đã học ở tiểu học? Cho vÝ dô

?m

b

m

a=+

- Gọi hs trả lời kết quả.

GV: Qui t¾c nµy vÉn ®óng ®èi víi c¸c ph©n sè cã tö vµ mÉu lµ c¸c sè nguyªn

- Rút ra qui tắc.

- Hs phát biểu qui tác.

- Cả lớp cùng thực hiện làm bài tập: ? 1 ? 2

- Quy đồng và thực hiện các phép cộng sau:

5

3

3

2 −+

- 1 HS làm ? 3 trên bảng .

- HS ho¹t ®éng nhãm làm bµi tËp sè 43(sgk) vào phiÕu häc tËp

- GV thu vài phiÔu häc tËp của hs và nhận xét ,kết luận.

GV treo b¶ng phô ghi bµi tËp sè 44(sgk)

HS lªnb¶ng ®iÒn dÊu thÝch hîp vµo « trèng

1.cộng hai phân số cùng mẫu:

a.Qui tắc: (sgk)

m

ba

m

b

m

a +=+

b.VD:

7

3

7

)4(1

7

4

7

1 −=

−+=

−+

2.Cộng hai phân số không cùng mẫu:

a)VD:

1. 15

6

15

9

15

10

15

4

3

2 −=

−+−=+−

b) Quy tắc: (sgk)

Bài tập 43/26.sgk:

15

4

25

7) +

−a ; b)

11

9

15

11

−+ ; c) 3

7

1+

Bµi tËp sè 44(sgk)

(Lµm ë b¶ng phô)

Bµi tËp sè 45(sgk): T×m x biÕt

a) 4

3

2

1+

−=x b)

30

19

6

5

5

−+=

x

Page 135: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

135

C¶ líp lµm bµi tËp sè 45(sgk)

§S: a) x=4

1 b) x=1

5.Hướng dẫn về nhà :

-Học kỹ 2 quy tắc Céng hai ph©n sè cïng mÉu ,céng hai ph©n sè kh«ng cïng mÉu .

-Làm các bài tập 42 ; 46/ 27 SGK ; 54->60(sbt)

1) T×m c¸c sè tù nhiªn a;b;c sao cho

a)3232 +

+=+

baba

b)

cb

a1

11

59

52

++

+=

Page 136: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

136

TiÕt 79

9-3-2007 LUYỆN TẬP.

A . MỤC TIÊU :

Củng cố kiến thức đã học về phép cộng phân số .

Rèn luyện kỹ năng céng ph©n sè nhanh vµ ®óng .Cã ý thøc nhËn xÐt ®Æc ®iÓm c¸c ph©n sè ®Ó céng nhanh vµ ®óng .

B . CHUẨN BỊ :

GV : SGK + Bài tập ,phiÔu häc tËp

C . c¸c ho¹t ®éng d¹y häc :

Hoạt động của GV vµ HS

Néi dung

-Ho¹t ®éng 1: KiÓm tra bµi cò

HS1:Ph¸t biÓu qui t¾c céng hai ph©n sè cïng mÉu , céng hai ph©n sè kh«ng cïng mÉu ?Gi¶i bµi tËp sè 43(sgk)

Ho¹t ®éng 2: LuyÖn tËp

- Hoạt động theo nhóm lµm bµi tËp sè 44-sgk ; sè 45-sgk(nhãm 1,2,3 lµm bµi 44 -sgk

nhãm 4;5;6 lµm bµi tËp sè 45)

- GV thu bài làm của đại diện nhóm , sau đó nhận xét , đánh giá .

?C¸c b−íc gi¶i bµi tËp d¹ng bµi sè 44-sgk

-TÝnh vµ so s¸nh c¸cbiÓu thøc

-§iÒn dÊu thÝch hîp vµo « trèng

C¶ líp lµm bµi tËp sè 64-sbt

1 HS lªn b¶ng tr×nh bµy

21

3

7

1 −=

24

3

8

1 −=

Bµi tËp sè 43-sgk

15

16

15

)6(10

5

3

3

2

35

21

18

12)

12

1

12

)3(4

4

1

3

1

36

9

21

7)

−=

−+−=

−+

−=

−+

=−+

=−

+=−

+

b

a

Bài 44: (sgk)§iÒn dÊu thÝch hîp (<;>;=)vµo « vu«ng

5

1

3

2

5

3)

11

5

22

3

22

15)

17

3

7

4)

−+>

−<

−+

−=−

+−

c

b

a

Bài 45 : Tìm x :

15

1

30

6

30

19

30

25

30

19

6

5

5)

4

1

4

3

4

2

4

3

2

1)

=⇒

==−

+=−

+=

=+−

=+−

=

x

xb

xa

Bµi tËp sè 64(sbt) Gi¶i

Ph©n sè cÇn t×m cã d¹ng

a

3− (a )0, ≠∈ aZ

Page 137: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

137

. 8

1

24

3

23

3

22

3

21

3

7

1 −=

−<

−<

−<

−=

C¸c ph©n sè cã tö b»ng -3 lín h¬n

7

1−vµ nhá h¬n

8

1− lµ

23

3;

22

3 −−

Tæng cña chóng b»ng:

506

135

506

66

506

69

23

3

22

3 −=

−+

−=

−+

C¶ líp lµm bµi tËp 5

1 HS lªn b¶ng tr×nh bµy5a

?Nªu h−íng gi¶i bµi 5b?

-TÝnh gi¸ trÞ c¸c biÓu thøc

-T×m c¸c gi¸ trÞ nguyªn x

HS 2 lªn b¶ng gi¶i bµi 5b

KiÓm tra ,®¸nh gi¸

Theo bµi ra : 8

13

7

1 −<

−<

a

Hay 24

33

21

3 −<

−<

a=>

−−

∈−

23

3;

22

33

a

Tæng cña chóng b»ng:

506

135

506

66

506

69

23

3

22

3 −=

−+

−=

−+

Bµi 5:

a)TÝnhtæng

7

3

54

)71.(108

42

18

846

7.108108 −+

+=+

+

+

7

109

7

316 =

−+=

b)T×m x Z∈ biÕt

10

18

5

8

3

14

3

5+<<

−+ x

(§S x { }[ ]3;2;1;0;2;2 −−∈

Hướng dẫn về

Häc bµi làm các bài tập 63 ; 65 SBT toán

Bµi thªm : 1)Chøng tá r»ng

16

1....

4

1

3

1

2

1++++ kh«ng ph¶i la sè tù nhiªn

2)T×m bé ba sè a;b;c sao cho

5

4111=++

cba

Page 138: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

138

TiÕt 80

12-3-2007 TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÉP CỘNG PHÂN SỐ .

A . MỤC TIÊU : Học xong bài này HS phải :

Biết các tính chất cơ bản của phép cộng phân số : giao hoán , kết hợp , cộng với số 0 .

Có kỹ năng vận dụng các tính chất trên để tính được hợp lý , nhất là khi cộng nhiều phân số .

Có ý thức quan sát đặc điểm các phân số để vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng phân số .

B . CHUẨN BỊ : B×a cøng c¾t chuÈn bÞ bµi sè 48-sgk

C . C¸c ho¹t ®éng d¹y häc :

Ho¹t ®éng cña GV vµ HS

Néi dung

Ho¹t ®éng 1:KiÓm tra bµi cò

HS1:TÝnh vµ so s¸nh

a)3

2

5

3

5

3

3

2+

−−+ va

b)

+

−++

−+

4

3

2

1

3

1

4

3

2

1

3

1va

c) o+−

3

2vµ 0

Ho¹t ®éng 2: C¸c tÝnh chÊt

?Qua kÕt qu¶ bµi cò rót ra phÐp céng cã tÝnh chÊt gi?

?Nªu c«ng thøc tæng qu¸t biÓu thÞ c¸c tÝnh chÊt ®ã ?

HS ph¸t biªñ vµ nªu c«ng thøc tæng qu¸t

GV treo b¶ng phô ghi s½n c¸c c«ng thøc vµ giíi thiÖu c¸c t/c cña phÐp céng ph©n sè

Ho¹t ®éng 2: ¸p dông

GV yªu cÇu c¶ líp lµm bµi tËp vËn dông sgk

1HS tr×nh bµy , GV ghi b¶ng

?§· vËn dông nh÷ng t/c nµo cña phÐp céng ph©n sè ?

-C¶ líp lµm ?2(sgk)

1)C¸c tÝnh chÊt

a)TÝnh chÊt giao ho¸n

b

a

d

c

d

c

b

a+=+

b)TÝnh chÊt kÕt hîp

Ì

e

d

c

b

a

Ì

e

d

c

b

a+

+=

++

c)Céng víi 0

b

aoo

b

a+=+

2)¸p dông

VÝ dô:TÝnh tæng

5

3

5

30

5

311

5

3

7

5

7

2

4

1

4

3

7

5

5

3

4

1

7

2

4

3

=+=++−=+

+

+

−+

−=++

−++

?2 TÝnh nhanh

B=23

8

19

4

17

15

23

15

17

2++

−++

Page 139: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

139

2 HS lªn b¶ng tÝnh gi¸ trÞ biÓu thøc

B ; C

-NhËn xÐt

?§· vËn dông kiÕn thøc nµo?

Ho¹t ®éng 4: LuyÖn tËp -cung cè

?H·y nªu c¸c t/c cña phÐp céng ph©n sè

?C¸c t/c ®ã gióp ta ®iÒu g× ?

C¶ l¬p lµm bµi tËp sè 47;48-sgk

Ho¹t ®éng nhãm lµm bµi tËp 3

KiÓm tra bµi lµm cña c¸c nhãm

NhËn xÐt (söa ch÷a sai sãt nÕu cã)

§S:a) 3

5

b) 41

1

c) 127

1− d)

7

2−

19

4

19

411

19

4

23

23

17

17

19

4

23

8

23

15

17

15

17

219

4

23

8

17

15

23

15

17

2

=++−=++−

=

+

++

−+

−=

++−

++−

=B

30

5

6

2

21

3

2

1 −+

−++−=C

LuyÖn tËp

Bµi 1:(sè 47-sgk):TÝnh nhanh

13

8

13

51

13

5

7

4

7

3

7

4

13

5

7

3

−=+−

=+

−+

−=

−++

Bµi 2: ( sè 48-sgk)

Bµi 3: TÝnh nhanh

53

9

31

10

53

44

7

16

31

21)

7

2

35

4

18

7

127

1

9

1

5

3

2

1)

2

1

3

1

6

1

5

1

7

5

35

3

41

1)

7

1

14

8

27

15

9

1

28

8)

+

++

−+

++−

+−

+−

++−

+++−

+−

+−

+

++++

d

c

b

a

Hướng dẫn về nhà :Häc bµi n¾m v÷ng c¸c tÝnh chÊt cña phÐp céng ph©n sè

BTVN : 48 ; 49 ; 5354;56 trang 24 -sgk

Sè 66;68;70;71 (sbt)

Bµi thªm 1)Cho A=53 8

5

8

5

8

7

8

340 2 ++++

B=5422 8

5

8

40

8

540

8

24++++

So s¸nh A vµ B

2) Cho C = 4+5626 7

27

7

144

7

4

7

3

7

1+

−+++

D = 95273 7

9

7

27

7

4

7

354

7

147 −+++++

So s¸nh C vµ D

Page 140: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

140

Tiết :81

14-3-2007 LUYỆN TẬP .

A. MỤC TIÊU :

-HS có kỹ năng thực hiện phép cộng phân số.

-Có kỹ năng vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng phân số để tính đựôc hợp lý,nhất lµ khi cộng nhiều phân số.

-Có ý thức quan sát đặc điểm các phân số để vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng ph©n sè

B. CHUẨN BỊ :

C . C¸c ho¹t ®éng d¹y häc :

Hoạt động của GV-HS

:

Phần ghi bảng:

Ho¹t ®éng 1: KiÓm tra bµi cò

HS1: Nªu c¸c tÝnh chÊt c¬ b¶n cña phÐp céng ph©n sè ?ViÕt c¸c c«ng thøc biÓu thÞ c¸c t/c ®ã ?

HS2: Gi¶i bµi tËp sè 52(sgk)

Ho¹t ®éng 2: LuyÖn tËp

Bài 52/29:

Đưa đề lên bảng phụ.Hs1 lên bảng trình bày.

-HS dưới lớp theo dõi ,nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét ,cho điểm .

Ho¹t ®éng 2: LuyÖn tËp

Bài 54/30.sgk: Đưa đề lên bảng phụ.

-HS2: lên bảng thực hiện.

-HS dưới lớp theo dõi ,nhận xét.

-1HS ch÷a c¸c sai cho ®óng

Bài 53/sgk.30:

GV đưa đề bài lên màn hình .

Em hãy xây bức tường bằng cách điền các phân số thích hợp vào các viên gạchtheo quy tắc sau:

a = b + c

GV: Hãy nêu cách xây như thế nào?

Bài 52/SGK.29:

Bài 54/30.sgk:

a.S ; b.Đ; c.Đ; d.S.

Sửa lại:

a)5

2

5

1

5

3 −=+

d) 15

16

15

6

15

10

5

2

3

2

5

2

3

2 −=

−+

−=

−+

−=

−+

Bài 53/sgk.30: “Xây tường “

17

6

17

6 0

17

6 0 0

17

2 17

4 17

4−

17

4

17

1 17

1 17

3 17

7− 17

11

Page 141: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

141

GV: gọi 2 hs lên bảng lần lược thực hiện

(HS1:2 dòng dưới ,Hs2: 2 dòng trên )

-HS: mỗi bàn 1 nhóm dưới lớp làm , nhận xét.

Bài 56/31.sgk:

Gv đưa đề lên màn hình,yêu cầu cả lớp cùng làm.

-Gọi 3 hs lên bảng cùng làm.

Bài 55/30.sgk:

Tổ chức trò chơi: GV đưa hai bảng ghi bài 55 .Cho hai tổ thio tìm kết quả,điền vào ô trống sao cho phân số phải là tối giản .Mỗi tổ có một bút chuyền tau nhau lên điền kết quả.

Bài 56/31.sgk:

A= 1

11

6

11

51

11

6

11

5+

−+

−=

+

−+

A = (-1 )+1=0;

B=

−++

3

2

7

5

3

2 =7

5

3

2

3

2+

−+ = 0+

7

5 .= 7

5

4

1

8

3

8

5

8

3

8

5

4

1 −+

−+=

−+

+

−=C

= 04

1

4

1=

−+

Bài 55/30.sgk:

.Hết giờ ,mỗi ô điền đúng được 1 điểm,kết quả chưa rút gọn trừ 0.5 đ1 ô.

Tổ nào phát hiện được kết quả giống nhau điền nhânh được thưổng thêm 2 điểm.

-Gv cùng cả lớp cho điểm.

C¶ líp lµm bµi tËp sè 71-sbt

2HS lªn b¶ng tr×nh bµy

KiÓm tra , nhËn xÐt

-Ch÷a bµi tËp ra thªm ë tiÕt tr−íc

So s¸nh A vµ B

§S : A>B

:

Bài sè 71(sbt)TÝnh nhanh :

A=41

21

13

8

41

20

13

7

13

5 −++

−+

−+

15

7

9

4

11

2

15

8

9

5+

−+

−++

−=B

(§S: A=13

6 B =

11

2− )

5.Hướng dẫn về nhà :

Làm bài tập 68;70;71/SBT.13,14.

Tiết sau học bài phép trừ phân số .

Page 142: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

142

TiÕt 82

16-3-2007 §9.Phép Trừ Phân Số.

A.Mụctiêu:

Qua bài này HS cần:

+ Nắm được khái niệm số đối của một phân số để vận dụng vào phép trừ phân số.

+Nắm được qui tắc trừ hai phân số bằng cách đưa về phép cộng để tính.

+Rèn luyện kĩ năng tính chính xác và cân thận.

B.Chuẩn bị

-Gv: Bảng phụ,phấn màu để ghi sẵn đề các bài tập,các dấu ?,bài giải mẫu.

-Hs: Bảng phụ nhóm& ôn tập lại k/n số đối của một số nguyên.

C.C¸c ho¹t ®éng d¹y häc :

Hoạt động của gv & hs:

Phần ghi:

Ho¹t ®éng 1 : KiÓm tra bµi cò

HS1:TÝnh : a)10

4

10

4 −+

b) 3

2

3

2+

Ho¹t ®éng 2:ThÕ nµo lµ hai sè ®èi nhau

GV :Dùa vµo bµi cò :

10

4

10

4 −+ =0 , ta nãi hai sè

10

4

10

4 −va lµ hai

sè ®èi nhau,…..

?VËy thÕ nµo lµ hai sè ®èi nhau ?

-HS ph¸t biÓu

GVnhËn xÐt vµ nªu §N sè ®èi nh− sgk

3

2

3

2va

− cã ph¶i lµ hai sè ®èi nhau kh«ng

?V× sao?

HS lµm ?2 sgk

?T×m sè ®èi cña ph©n sè b

a?

GV:gíi thiÖu sè ®èi cña ph©n sè b

a

1.Số đối:

vd: 010

0

10

)4(4

10

4

10

4==

−+=

−+

Ta nói: 10

4− là số đối của phân số

10

4 ,&10

4 cũng là số đối của 10

4− ;

hay 10

4− & 10

4 là hai số đối nhau.

*Định nghĩa:(sgk)

Kí hiệu số đối của phân số b

a là -b

a

b

a + (-b

a ) =0;

-b

a =b

a

b

a −=

2.Phép trừ phân số:

*Qui tắc:(sgk)

Vd:20

13

20

58

4

1

5

2

4

1

5

2=

+=+=

−− ;

Page 143: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

143

?So s¸nh -b

a víi

b

a− vµ

b

a

−?

Ho¹t ®éng 3: PhÐp trõ ph©n sè

?TÝnh vµ so s¸nh

9

2

3

1

9

2

3

1 −+− va

Qua vÝ dô , h·y rót ra muèn trõ mét ph©n sè cho mét ph©n sè ta lµm thÕ nµo ?

HS ph¸t biÓu

GV nhËn xÐt vµ nªu qui t¾c nh− sgk

?Nªu c«ng thøc biÓu thÞ qui t¾c trõ hai ph©n

¸p dông tÝnh 4

1

5

2 −−

GV giíi thiÖu sè bÞ trõ . sè trõ ; hiÖu

gv nêu nhận xét sgk: phép trừ là phép toán ngược của phép cộng.

HS làm ?4

Ho¹t ®éng 4:LuyÖn tËp -cñng cè

?Ph¸t biÓu qui t¾c phÐp trõ ph©n sè?

C¶ líp lÇn l−ît lµm bµi tËp sè 58;59;60sgk

Bài 58/33:

Gv đưa đề lên bảng phụ.

Từng hs một đứng tại chỗ trả lời.

Bài 59/33:

3 hs lên bảng thực hiện,hs dưới lớp làm vào vở.

Hs nhận xét bài làm của bạn,gv uốn nắn ,sửa sai.

HS ho¹t ®éng nhãm lµm bµi 4

KiÓm tra , ®¸nh gi¸

36

5

36

1520

12

5

9

5

12

5

9

5 −=

+−=+

−=

−−

*Nhận xét:(sgk)

*Bài tập:

Bµi 1(B…i 58/33.sgk:)

Số đối của 3

2 là -3

2 ;

.................5

3− là 5

3 ;

..................0 là 0;....

Bài2( 59/33.sgk):Tính:

a)8

3

8

4

8

1

2

1

8

1

2

1

8

1 −=

−+=

−+=− ;

b)12

1

12

12

12

111

12

11)1(

12

11=+

−=+

−=−−

=− ;

Bài3(60/33.sgk):Tìm x,biết:

a)x -2

1

4

3=

4

3

2

1+=⇒ x

4

5

4

32=

+=x

Bµi 4: TÝnh

a)2

175

2

3

2

92

+

++

+−

+

+

n

n

n

n

n

n

5.Dặn dò: Học thuộc định nghĩa hai phân số đối nhau.Nắm vững qui tắc trừ yhai phân số.

BTVN:59d,e/33.sgk&62 →68/34,35.sgk tiết sau luyện tập.

Page 144: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

144

Tiết 83. LUYỆN TẬP. 18-3-2007 I.Mục tiêu:

-Củng cố kiến thức đã học về phép trừ phân số . -Rèn luyện kỹ năng giải bài tập . -Bổ sung những lỗi phổ biến mà HS mắc phải để uốn nắn.

II.Chuẩn bị của gv & hs: -GV : SGK + Bảng phụ + Đồ dùng dạy học . -HS : SGK & bảng phụ nhóm.

Hoạt động của gv & hs: Phần ghi : Ho¹t ®éng 1:KiÓm tra bµi cò HS1 Phát biểu định nghĩa hai phân số đối nhau.Làm bài tập 66/34.sgk. HS2:Phát biểu qui tắc trừ hai phân số,áp dụng làm bài tập 63a,b/34. -Hs dưới lớp nhận xét. -Gv nhận xét ,sửa sai.

Bài 66/34.sgk:

b

a

4

3−

0 Dòng 1

b

a−

5

4−

Dòng 2

−−

b

a

11

7−

Dòng 3

Page 145: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

145

§S:a)3

2

4

3

12

1 −=

−+

b) 20

1

5

1

4

1=−

HS ho¹t ®éng nhãm lµm bµi tËp sè 64(sgk) §¹i diÖn c¸c nhãm lªn ®iÒn kÕt qu¶ vµo b¶ng phô GV treo b¶ng phô ®· ghi s½n kÕt qu¶ bµi 64(sgk) ®Ó ®èi chiÕu kÕt qu¶ bµi lµm cña häc sinh NhËn xÐt , kiÓm tra . GV treo b¶ng phô ghi bµi tËp sè 67(sgk) HS ®øng t¹i chç nªu sè thÝch hîp ®iÒn vµo « trèng, GV ghi b¶ng ?Rót ra cach thùc hiÖn d·y c¸c phÐp tÝnh céng trõ nhiÒu ph©n s«. ?VËn dông gi¶i bµi tËp sè 68(sgk)

Bài68/35: . -Hs dưới lớp nhận xét. -Gv nhận xét cho điểm. Bài 63/34: Gv đưa đề lên bảng phụ. gv gợi ý:ta xem ô vuông như x chưa biết& tìm x chưa biết. 2 hs lên bảng thực hiện

Bài 68/35.sgk:

a)20

13

10

7

5

3

20

13

10

7

5

3 −++=

−−

−−

=20

13

20

)13(1412=

−++;

b)><><><

−+

−+=−

−+

386 8

5

3

1

4

3

18

5

3

1

4

3

=24

5

24

)15()8(18 −=

−+−+

Bài 63/34.sgk:

a)3

2

12

9

12

1 −=

−+ ; b)

5

2

15

11

3

1=+

.

Page 146: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

146

Bài 64/34: GV đưa đề lên bảng phụ. Gv gợi ý:Ta cũng xem như bài toán đi tìm số x chưa biết ,tuy nhiên x của ta trong bài toán này là tử hoặc mẫu của một phân số. Gv làm bài mẫu,rồi gọi hs lên bảng thực hiện.

ta có:3

2

9

6

9

1

9

7==− Vậy số cần điền là 2.

Bài 67/35: Gv đưa đề lên bảng phụ. HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính trong baì toán chỉ có phép cộng và phép trừ? 1 hs lên bảng điền vào chỗ trống.

36

.3

36

)....5(

36

4.24

3

12

5

9

2

4

3

12

5

9

2

...+−

+=

+−

+=−

−−

+

=...

...

36

20

36

8 ........ ==+−

Bài 64/34.sgk: a)2.; b)5 ;c)7 :d)19 Bài 67/35.sgk: Các số điền lần lược theo thứ tự là:

3;9;15;27;9

5

4.củng cố : - 5.Dặn dò: BTVN:65,68c,d/34,35.sgk. Ôn lại qui tắc nhân cac số nguyên.

Page 147: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

147

Ngày soạn:

Tiết 84. §10.phÐp nh©n ph©n sè . 16-3-2007

A.Mục tiêu:

Qua bài này HS cần:

+Nắm được qui tắc nhân hai phân số bằng cách lấy tử nhân tử,mẫu nhân mẫu.

+Rèn luyện kĩ năng tính chính xác và cân thận.

B .Chuẩn bị:

-Gv: Bảng phụ,phấn màu để ghi sẵn đề các bài tập,các dấu ?,bài giải mẫu.

C. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:

Hoạt động của GV vµ HS:

Phần ghi:

Ho¹t ®éng 1: Qui t¾c

Hs thực hiện ?1

? Em h·y nhắc lại qui tắc nhân hai phân số cã tö vµ mÉu lµ c¸c sè tù nhiªn ( đã học ở tiểu học)

GV:Qui tắc trên vẫn đúng với ph©n số có tử và mẫu là các số nguyên.

?Em h·y rót ra qui t¾c nh©n hai ph©n sè

?ViÕt c«ng thøc biÓu thÞ qui t¾c ?

áp dụng qui tắc thực hiện phép nhân .

Gv cho hs làm ?2

Hs thực hiện ?3

3 HS lªn b¶ng tr×nh bµy

Ho¹t ®éng2: NhËn xÐt

?Ap dông qui t¾c nh©n ph©n sè ,h·y tÝnh :

-2. 5

1=?

4.14

3−=?

?Qua vÝ dô rót ra : Muèn nh©n mét sè nguyªn víi mét ph©n sè ta lµm thÕ nµo ? nêu công thức tổng quát ?

HS làm ?4

1.Qui tắc:(sgk)

db

ca

d

c

b

a

.

.. =

*Vd:

a) 143

20

13.11

4).5(

13

4

11

5 −=

−=⋅

− ;

45

7

9.5

)7)(1(

54.35

)49).(6(

54

49

35

6=

−−=

−−=

−⋅

2.Nhận xét:(sgk)

ac

ba

c

b .=⋅

vd:(-2)7

6

7

)3).(2(

7

3=

−−=

−⋅

LuyÖn tËp

Bài 69/36.sgk:

Page 148: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

148

Ho¹t ®éng 3: LuyÖn tËp

Bài Gv đưa đề lên bảng phụ:2 hs đọc đề.

gv cho 3 hs lên bảng thực hiện câua,b,c.

GV cho HS ch¬i trß "Ch¹y tiÕp søc"

Líp chia lµm hai ®éi, mçi ®éi chän 5 ng−êi lªn b¶ng ®iÒn kÕt qu¶ vµo b¶ng phô .Mçi em lµm mét phÐp tÝnh , ng−êi thø nhÊt lµm xong chuyÓn bót cho ng−êi thø hai , cø tiÕp tôc cho ®Õn hÕt .§éi nµo xong nhanh , ®óng th× th¾ng( ng−êi sau cã thÓ söa sai cho ng−êi tr−íc )

C¶ líp lµm bµi tËp sè 71(sgk)?H−íng gi¶i bµi to¸n

2HS lªn b¶ng gi¶i

b)Thực hiện vế phải,qui đồng hai vế đưa về cùng mẫu,suy ra x.

HS ho¹t ®éng nhãm lµm bµi tËp ra thªm:

)2(.).(

)1(.

.

2

2

bc

a

bc

aa

bc

cba

c

a

b

a

cb

a

c

a

b

a

==+

=+

=

Tõ (1) vµ(2) suy ra c

a

b

a

c

a

b

a+=. (®pcm)

a)12

1

3

1

4

1 −=⋅

− ; b)9

2

9.1

1.2

9

5

5

2 −=

−=

−⋅

− ;

Bµi 67(sgk): TÝnh

12

8.5)

24

15.

3

8)

17

6.

4

3)

9

5.

5

2)

3

1.

4

1)

e

dc

ba

−−

3

10)

3

5)

34

9)

9

2)

12

1)

e

dc

ba

−−

Bài 71/37.sgk:

12

5

4

1

3

2

8

5

4

1=−⇒⋅=− xx

4

1

12

5+=x

x=3

2

12

8=

b)126

40

63

20

1267

4

9

5

126

−=

−=⇒⋅

−=

xx

40−=⇒ x

Bµi tËp thªm:

Cho a=b+c

Chøng tá r»ng c

a

b

a

c

a

b

a+=.

4.củng cố:Hs nhắc lại qui tắc nhân hai phân số,làm bài 70/37.sgk.

5.Dặn dò:

Nắm vững qui tăc nhân ,đặc biệt chú ý ®Õn dÊu cña tÝch .

BTVN¨ sè 83 ®Õn 87 sgk+ 5bµi tËp sbt

BT thªm:T×m ph©n sè nhá nhÊt cã tö vµ mÉu lµ sè tù nhiªn sao cho khi nh©n ph©n sè nµy

lÇn l−ît víi mçi ph©n sè 7

6;

5

4;

3

2 . Th× c¸c tÝch t×m ®−îc ®Òu lµ sè tù nhiªn .

Page 149: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

149

Tiết 85. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÉP NHÂN PHÂN SỐ. 20-3-2007 A Mục đích :Học xong bài này HS phải : -Nắm vững tính chất cơ bản của phép nhân phân số . -Vận dụng được tính chất cơ bản của phép nhân phân số để giải một số bài tập đơn giản . B .Chuẩn bị: -Gv: Bảng phụ ghi đề các bài tập sgk. -Hs : Bảng phụ nhóm & ôn lại các tính chất cơ bản của phép nhân các số nguyên. C .C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:

Hoạt đông của GV vµ HS:

Néi dung

Ho¹t ®éng 1: KiÓm tra bµi cò HS1: Gi¶i bµi tËp sè 84-sbt HS2 TÝnh vµ so s¸nh :

a)2

1.

5

3

5

3.

2

1va

b)11

10.

5

2.

4

3

11

10.

5

2.

4

3

−va

c)8

7.

3

2

4

3.

3

2

8

7

4

3.

3

2 −+

+

−va

d)21

131.

21

13va

Ho¹t ®éng 2: C¸c tÝnh chÊt GV:Tương tự nh− phép nhân các số nguyên phÐp nh©n ph©n sè còng cã c¸ct/c c¬ b¶n lµ:t/c giao ho¸n, t/c kÕt hîp,t/c nh©n víi 1vµ t/c ph©n phèi cña phÐp nh©n ®èi víi phÐp céng . .?T−¬ng tù c¸c t/c c¬ b¶n cña phÐp nh©n sè nguyªn , em nµo cã thÓ ph¸t biÓu c¸c t/c c¬ b¶n cña phÐp nh©n ph©n sè ? HS ®øng t¹i chç ph¸t biÓu c¸c t/c cña phÐp nh©n ph©n sè ?ViÕt c«ng thøc biÓu thÞ c¸c t/c ®ã ? HS nªu ,GV ghi c«ng thøc lªn b¶ng Gv : Thông thường các t/c giúp ích gì cho ta trong việc vận dụng tính toán? Ho¹t ®éng 3: Áp dụng Gv cho hs nghiên cứu vd sgk,sau đó gv gọi 2hs lên bảng thực hiện ?2.

7

11

41

3

11

7⋅

−⋅=A ;

9

4

28

13

28

13

9

5⋅−⋅

−=B

1.Các tính chất:

a.Tính chất giao hoán: b

a

d

c

d

c

b

a⋅=⋅

b.Tính chất kết hợp:

⋅⋅=⋅

q

p

d

c

b

a

q

p

d

c

b

a

c.Nhân với số 1: b

a

b

a

b

a=⋅=⋅ 11

d.Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

q

p

b

a

d

c

b

a

q

p

d

c

b

a⋅+⋅=

+⋅

2.Áp dụng: Vídụ: tính:

A=41

3

41

3.1

41

3

7

11

11

7

7

11

41

3

11

7 −=

−=

−⋅

⋅=⋅

−⋅

28

13)1.(

28

13

9

4

9

5

28

13

9

4

9

5

28

13

9

4.

28

13

28

13.

9

5

−=−=

−+

−=

−=−

−=B

Luyªn tập: Bài 74/39.sgk:§iÒn c¸c sè thÝch hîp vµo b¶ng sau: a

3

2−

15

4

4

9

8

5 5

4

15

4

0 19

13

11

5−

b 5

4

8

5 3

2−

15

4

3

2−

1 13

6−

a.b 19

13

0 0

Bài 74/39.sgk:§iÒn c¸c sè thÝch hîp vµo

Page 150: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

150

Gv tiếp tục cho hs củng cố các t/c thông qua bài tập : Bài 74: gv đưa đề lên bảng phụ.

b¶ng sau: a

3

2−

15

4

4

9

8

5 5

4

15

4

0 19

13

11

5−

b 5

4

8

5 3

2−

15

4

3

2−

1 13

6−

a.b 19

13

0 0

Bài 75/39.sgk:Hoµn thµnh b¶ng nh©n sau

x 3

2 6

5− 12

7 24

1−

3

2 9

4

6

5−

12

7

24

1−

Page 151: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

151

?§· vËn dông nh÷ng t/c nµo cña phÐp nh©n ph©n sè ? Ho¹t ®éng 4: LuyÖn tËp -cñng cè HS ho¹t ®éng nhom lµm bµi tËp 74 , 75(sgk): Nhãm 1;2;3 lµm bµi tËp sè 75, nhãm 4,5,6 lµm bµi tËp sè 75 HS nªu kÕt qu¶ c¸c phÐp tÝnh ,GV ghi vµo b¶ng phô . GV treo b¶ng phô ®· ghi s½n kÕt qu¶ ®Ó ®èi chiÕu , kiÓm tra bµi lµm cña HS ?§· vËn dông kiÕn thøc nµo ®Ó gi¶i bµi to¸n ? Bài 76: 3 HS lên bảng thực hiện,các hs lµm bµi vµo vë -KiÓm tra ,nhËn xÐt (söa sai , nÔu cã ) bài 77a:gv hướng dẫn hs ,ta thực hiện phép tính trước rồi tay giá trị của a vào biểu thức Bµi tËp thªm : TÝnh nhanh:

a)100.97

6......

10.7

6

7.4

6

4.1

6++++

b)

++++

101.97

1

13.9

1

9.5

1

5.1

1.4 K

Bài 75/39.sgk:Hoµn thµnh b¶ng nh©n sau

x 3

2 6

5− 12

7 24

1−

3

2 9

4

6

5−

12

7

24

1−

Bài 76/39.sgk:

119

19

19

12

19

7

19

121

11

7

19

12

11

3

11

8

19

719

12

11

3

19

7

11

8

19

7

==+=+⋅=

+

+⋅=

+⋅+⋅=A

Bài77/39.sgk:

12

7.

4

1

3

1

2

1.

4

1.

3

1.

2

1. aaaaaA =

−+=−+=

tại a=15

7

12

7.

5

4

5

4 −=

−=⇒

−A

.Hướng dẫn về nhà: -Nắm vững các tính chất c¬ b¶n cña phÐp céng ph©n sè,viết công thức tổng quát ,phát biểu bằng lời. -BTVN: 76b,c;77b,c;78;79;80/39,40.sgk, sè 89;90;991(sbt) tiết sau luyện tập. Lµm thªm bµi tËp sau 1) TÝnh:

a)99.97

2......

7.5

2

5.3

2

3.1

2 2222

++++ b)120

1....

10

1

6

1

3

1++++

c)

+

+

+

+ 1

99

1...........1

4

1.1

3

1.1

2

1 d)

− 1

99

1...........1

4

1.1

3

1.1

2

1

2>T×m x biÕt :

a) 101

200

)2.(

2......

7.5

2

5.3

2

3.1

2 2222

=+

++++xx

b100

198

)3.(

6......

10.7

6

7.4

6

4.1

6=

+++++

xx

Page 152: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

152

Bài 74/39.sgk:§iÒn c¸c sè thÝch hîp vµo b¶ng sau: a

3

2−

15

4

4

9

8

5 5

4

15

4

0 19

13

11

5−

b 5

4

8

5 3

2−

15

4

3

2−

1 13

6−

a.b 19

13

0 0

Bài 75/39.sgk:Hoµn thµnh b¶ng nh©n sau

x 3

2 6

5− 12

7 24

1−

3

2 9

4

6

5−

12

7

24

1−

Page 153: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

153

Tiết 86

25-3-2007 LUYỆN TẬP.

A .Mục tiêu:

-Củng cố kiến thức đã học về các tính chất của phép nhân phân số .

-Rèn luyện kỹ năng giải bài tập .

-Bổ sung những lỗi phổ biến mà HS mắc phải để uốn nắn.

B.Chuẩn bị của GV vµ HS

-Gv:Bảng phụ,phấn màu ghi tên các bài tập,các bài giải mẫu.

-Hs:bài tập,bảng phụ nhóm.

C.C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:

Hoạt dộng của GV vµ HS

Néi dung

Bài 78:

Hs 1 thực hiện trên bảng.

-Hs dưới lớp nhận xét.

-Gv uốn nắn ,sửa sai,treo bài giải mẫu lên bảng.

Bài 76:

-Hs2 thực hiện.

-hs dưới lớp nhận xét.

?hãy cho biết đ· vận dụng tính chất gì để tính nhanh?

-hs:tính chất phân phối...

-Gv nhận xét đánh giá cho điểm.

Bài 77/39:

?Muốn tính giá trị của biểu thức B tại

b=19

6 ta làm như thế nào?

-hs:thu gọn biểu thức rồi thay b vào tính.

-Hs3 thực hiện.

-Hs dưới lớp nhận xét.

-Gv nhận xét ,cho điểm.

Bài 79:

Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi,thi ai tìm

Bài 78/40.sgk:

Bài 76/39.sgk:

9

51

9

5

13

3

13

9

.13

7

9

513

3

9

5

13

9

9

5

13

7

9

5

=⋅=

−+⋅=

⋅−⋅+⋅=B

Bài 77/39.sgk:

12

19.

2

1

3

4

4

3.

2

1

3

4

4

3bbbbbB =

−+=⋅−⋅+⋅=

Với b=2

1

12

19

19

6

19

6=⋅=⇒ B .

Sè 80(sgk)TÝnh

a)35

24

35

14

35

10

5

2

7

2

25

14.

7

5

7

2=+=+=+

b) 03

1

3

1

15

4.

4

5

3

1=−=−

d)=

+

−+=

+

−+

22

12

22

4.

4

14

4

3

22

12

11

2.

2

7

4

3

= 211

8.

4

11−=

Bài 79/40.sgk:

Page 154: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

154

ra tên của nhà toán học nhanh nhất.

-tổ chức:chia làm 2 đôi.:tổ1,2&tổ3,4

mỗi đội gồm 12người &1 viên phán .

Lần lượt từng tính và điền vào ô trốngcác chữ cái úng phân số tìm được.Đội nào tìm ra đúng & nhanh hơn thì thắng cuộc.

Bài 81:

-Gv :cho hs phát biểu công thức tính diện tíc và chu vi của hình chữ nhật.

1 hs lên bảng trình bày.

-hs dưới lớp nhận xét.

Bµi 2: T×m x biÕt

100

198

)3.(

6......

10.7

6

7.4

6

4.1

6=

+++++

xx

=2.

+++++

)3.(

3.........

10.7

3

7.4

3

4.1

3

xx=

100

198

=2.100

198

3

11........

7

3

.4

1

4.

11 =

+

−++−+−xx

2.100

198

3

11 =

+

−x

100

99

3

11 =

+

−x 100

1

100

991

3

1=−=

+⇒

x

=>x+3=100 =>x=97

Đáp án :LƯƠNG THẾ VINH

Bài 81/41.sgk:

Diện tích khu đất hình chữ nhật là:

32

1

8

1

4

1=⋅ (km2)

Chu vi khu đất hình chữ nhật:16

12.

32

1= (km)

Bµi tËp ra thªm

TÝnh :a)99.97

2......

7.5

2

5.3

2

3.1

2 2222

++++

=

99

971

99

196

99

98.2

99

11.2

99

1

97

1....

7

1

5

1

5

1

3

1

3

11.2

99.97

2.....

7.5

2

5.3

2

3.1

2.2

===

−=

−++−+−+−=

=

+++

4.Củng cố:

gv cho hs nêu qui tắc phép cộng,phép trừ ,phép nhân phân số.

5.hướng dẫn về nhà:

-Xem lại các bài tập đã giải.

BTVN:80;82;83/40,41.sgk.

Xem trước bài phép chia phân số.

Page 155: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

155

Tiết 87: §12.PHÉP CHIA PHÂN SỐ.

28-3-2007

A. Mục tiêu:

-Qua bài này HS cần:

+ Nắm được khái niệm số nghịch đảo của một phân số để vận dụng vào phép chia phân số.

+Nắm được qui tắc chia hai phân số bằng cách đưa về phép nhân để tính.

+Rèn luyện kĩ năng tính chính xác và cân thận.

B. Chuẩn bị:

-Gv: Bảng phụ,phấn màu để ghi sẵn đề các bài tập,các dấu ?,bài giải mẫu.

-Hs: Bảng phụ nhóm& ôn tập lại k/n số nghịch đảo của một số nguyên.

C. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc :

Hoạt động của gv & hs:

Phần ghi:

Ho¹t ®éng 1: KiÓm tra bµi cò

HS1: Phát biểu qui tắc nhân hai phân số

?áp dụng tÝnh: ( )8

18

−⋅− ;b)

4

7

7

4

−⋅

NhËn xÐt , ®¸nh gi¸.

Ho¹t ®éng 2: Sè nghÞch ®¶o

Qua bài làm của hs1 gv giới thiêu hai sốgọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1.

gv tiếp tục cho hs làm ?2

-từng hs trả lời bài ?3.

Ho¹t ®éng 3: PhÐp chia ph©n sè

-HS thực hiện ?4.

-GV cho HS nhắc lại việc chia hai phân số cã tö vµ mÉu lµ sè tù nhiªn ®· häc ở tiểu học .

GV: qui tắc nµy vẫn hoàn toàn đúng ®èi víi ph©n sè cã tö vµ mÉu lµ sè nguyªn

-GV nêu qui tắc .

-GV bổ sung qui tắc sau khi cho hs làm ?5 (phần nhận xét)

-gv:gọi 3 hs lên bảng thực hiện ?6

1.Số nghịch đảo:

*Định nghĩa:(sgk)

*vd: 7

1 và 7 là hai số nghịch đảo của nhau

vì: 17

77.

7

1== ;

*10

11− và 11

10

−là hai số nghịch đảo của nhau

vì:*10

11− . 11

10

−=1

2.Phép chia phân số:

a.Qui tắc:(sgk)

b.Tổng quát:

)0(

..:

.

..:

≠==

==

cc

da

c

da

d

ca

cb

da

c

d

b

a

d

c

b

a

*ví dụ:

a)7

10

7

12.

6

5

12

7:

6

5 −=

−=

− ;

b)-7:2

3

14

3.7

14

3.7

3

14 −=

−=−= ;

Page 156: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

156

-tất cả các hs dưới lớp làm vào vở và nhận xét bài làm của bạn.

Ho¹t ®éng 4: Cñng cè -LuyÖn tËp

C¶ líp lµm bµi tËp sè 84;86 sgk

-4 HS lªn b¶ng tr×nh bµy bµi gi¶i.

-KiÓm tra , ®¸nh gi¸.

c)21

1

9.7

39:

7

3 −=

−=

Bài 84/43.sgk:

a)18

65

3.6

13.5

13

3:

6

5 −=

−=

− ; c)-

15: 103

2.15

2

3−=

−= ;

g)0: 07

0

7

11.0

11

7=

−=

−=

h)12

1

)9.(4

3)9(:

4

3 −=

−=− .

Bài 86/43.sgk:

Tìm x:

a)7

5

5

4:

7

4

7

4.

5

4==⇒= xx ;

b)2

3

2

1:

4

3

2

1:

4

3==⇒= xx

*

5.Hướng dẫn về nhà:

-Nắm vững d/ số nghịch đảovà qui tắc chia hai phân số.

BTVN:85,88,98;9091;92;93/43,44.sgk ; sè 106®Õn sè 110(sbt)→ tiết sau luyện tập.

Page 157: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

157

Tiết 88:

30-3-2007. LUYỆN TẬP.

A. Mục tiêu:

-Củng cố kiến thức đã học về phép chia phân số .

-Rèn luyện kỹ năng giải bài tập .

-Bổ sung những lỗi phổ biến mà HS thường mắc phải để uốn nắn.

B. Chuẩn bị:

-GV : SGK + Bảng phụ + Đồ dùng dạy học .

-HS : SGK & bảng phụ nhóm.

C. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc :

Hoạt động của GV vµ HS

Néi dung

Ho¹t ®éng 1: KiÓm tra bµi cò

HS1: Muèn chia mét ph©n sè cho mét ph©n sè ta lµm thÕ nµo ? Gi¶i bµi tËp sè 89(sgk)

Bài 89:đề bài đưa lên bảng phụ

-Hs1 thực hiện .

Hs dưới lớp nhận xét.

-Gv nhận xét ,cho điểm.

Bài 92:Đề bài được đưa lên bảng phụ.

-gv:gọi hs nhắc lại công thức tính quãng đường trong bài toán chuyển động.

-Hs 2 thực hiện.

-Hs dưới lớp nhận xét.

-Gv nhận xét ,cho điểm.

Bài 90:đề bài được đưa lên bảng phụ.

-gv cho hs nhắc lại các cách tìm x như:tìm 1 thừa số chưa biết,tìm số hạng chưa biết ...,nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong bài toán.

Áp dụng cụ thể vào bài .

-Gọi 3 hs trung bình lên bảng làm a,b,c.

Bài 89/43.sgk:

a)3

2

2.3

42:

3

4 −=

−=

b)24: 446

11.24

11

6−=

−=

− ;

c)2

3

3

17.

34

9

17

3:

34

9== .

Bài 92/44.sgk:

Quãng đường từ nhà Minh đến trường:

10.5

1 =2(km)

Thời gian Minh đi từ trường về nhà:

2:12=6

1 (giờ)

Bài 90/43.sgk:

9

147

3:

3

2

3

2

7

3.)

=

=⇒=

x

xxa

b)3

8

11

8.

3

11

3

11

11

8: ==⇒= xx ;

c)5

8

4

1:

5

2

4

1:

5

2 −=

−=⇒

−= xx ;

Page 158: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

158

-3hs khá lên tính bài d,e;g

KiÓm tra , nh©n xÐt( söa sai nÔu cã)

Bài 93:Đưa đề lên bảng phụ.

-gv lưu ý hs về thứ tự thực hiện phép tính.

-2hs lên bảng thực hiện.

-gv kiểm tra 1vài hs khác dưới lớp.

C¶ líp lµm bµi tËp sè 108 sbt

GY: Quan s¸t mèi liªn quan gi÷a sè chia vµ sè bÞ chia

HD:

Gäi ph©n sè cÇn t×m lµ b

a (a;b)=1

:15

8

b

a=

a

b

15

8

b

a:

35

18=

a

b

35

18

§Ó a

b

15

8Z∈ th× 8bM15a mµ (8;15)=1

(a;b)=1 nªn b∈B(15) vµ a∈¦(8) (1)

LËp luËn t−¬ng tù ta cã:

b∈B(35) vµ a∈¦(18) (2)

Tõ (1) vµ (2) t×m ®−îc b

alín nhÊt lµ

105

2

HS vÒ nhµ tr×nh bµy vµo vë

60

91

7

4:

15

1315

13

3

2

5

1.

7

4

5

1

3

2-.

7

4)

==⇒

=+=⇒=

x

xxd

63

8

8

7:

9

19

1

3

1

9

2.

8

7

3

1

8

7

9

2)

−=

−=⇒

−=−=⇒=⋅−

x

xxe

133

150

30

19:

7

530

19

5

4

6

1:

7

5

6

1:

7

5

5

4)

−=

−=⇒

−=−=⇒=+

x

xxg.

Sè 93(sgk) : TÝnh

a) 2

3

8

21.

7

4

21

8:

7

4

7

4.

3

2:

7

4===

C¸ch 2 : 2

3

2

3.1

3

2:)

7

4:

7

4(

7

4.

3

2:

7

4===

b)9

1

9

81

9

8

7

1

7

6

9

85:

7

5

7

6=−=−+=−+

Bµi sè 108-sbt : TÝnh gi¸ trÞ biÓu thøc

a) =−+

−+

9

4

5

4

3

49

2

5

2

3

2

2

1

)9

2

5

2

3

2.(2

9

2

5

2

3

2

=−+

−+

b) =

−+

−+

9

1

5

4

3

29

4

5

2

3

1

1510890

602745

9.5.3).9

1

5

4

3

2(

9.5.3).9

4

5

2

3

1(

−+

−+=

−+

−+

=187

12

Bµi sè 190(sbt)

H−íng dÉn häc ë nhµ

Häc bµi ,xem c¸c bµi tËp ®· gi¶i . Lµm bµi tËp sè 97->107(sbt)

1)TÝnh

a)808080

919191:

343

1

49

1

7

11

343

4

49

4

7

44

27

2

9

2

3

22

27

1

9

1

3

11

.182

−+−

−+−+

+++

+++ b

−+−

−+−

−++

−++

64

1

16

1

4

11

343

4

49

4

7

44

:

26

1

14

1

6

1

2

113

2

7

2

3

21

.

Page 159: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

159

Tiết 89.

5-4-2007 §13.HỖN SỐ.SỐ THẬP PHÂN .PHẦN TRĂM.

A .Mục tiêu:

-Qua bài này HS cần:

+ Nắm được định nghĩa phân số thập phân,số thập phân.

+Nắm được qui tắc viết phân số dưới dạng hỗn số,biết viết các phân số có mẫulà 100bằng kí hiệu %.

+Rèn luyện kĩ năng tính chính xác và cân thận.

II.Chuẩn bị của GVvµ HS:

-Gv: Bảng phụ,phấn màu để ghi sẵn đề các bài tập,các dấu ?,bài giải mẫu.

-Hs: Bảng phụ nhóm& ôn tập lại cách viết hỗn số đã học ở t/h.

C. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc :

:

Hoạt động của GV va HS

Phần ghi:

Hoat dong 1:kiem tra bai cu

-Gv cho hs ôn lại cách viết hỗn số ở t/h.

Hoat dong 2:Hon so

9 5 5

41

5

41

5

9=+=

4 1

↑ ↑

dư thương

*1 là phần nguyên của 5

9

*5

4 là phần phân số của 5

9 .

Tương tự để viết phân số âm dưới dạng hỗn số ,tachỉ cần viết số đối của nó về

hỗn số ,rồi đặt dấu - đằng trước.vd:-5

9 =-

15

4

-Hs làm ?1 :gv hướng dẫn cho hs đổi ngược lại từ hỗn số sang phân số.

Hoat dong2: Số thập phân:

1.Hỗn số:

a)viết các phân số sau dưới dạng hỗn số:

5

41

5

41

5

9=+=

phan nguyen phan p/s

b )Viet hon so duoi dang phan so

5

9

5

45.1

5

41 =

+=

*) Cac so7

23;

5

41 −− …cung la hon so, chung

lan luot la so doi cua 7

23;

5

41 …

-Chu y(sgk)

5

9

5

41

5

9

5

41

−=−⇒=

2.Số thập phân:

Page 160: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

160

-Gv :giới thiệu phân số thập phân&số thập phân.

Hs làm ?3 ,?4 :đề đưa lên bảng phụ.

Hoat dong 3:.Phần trăm:

gv giới thiệu cách viết bằng kí hiệu %.

hs lên bảng làm ?5.

Hoat dong4: củng cố-luyen tap

GV cho HS làm các bài tập94;95;96 sgk.

-Gv đưa đề các bài tập lên bảng .

-Hs lên bảng thực hiện.

-Các hs khác làm vào vở,nhận xét bài làm của bạn.

-Gv :uốn nắn ,sửa sai.

HS lam bai tap so98 ghi tren bang phu

*Phân số thập phân:là những phân số có mẫu là lũy thừa của 10.

vd: ....10

9;

10

17;

10

263

la cac phan so thap phan

*Số thập phân:(sgk)

vd:

3.Phần trăm:

vd: 12100

12= %; =

100

205 205%.

*Bài tập:

Bài 94/46.sgk:

11

51

11

16;

3

12

3

7;

5

11

5

6−=−== .

Bài 95/46.sgk:

13

25

13

121;

4

27

4

36;

7

36

7

15

−=−== .

Bai 96(sgk)

Bai 98(sgk)

Gv đưa lên bảng phụ đề bài 98/46.sgk.

Đ/á: 91%;96%;94%.

5.Hướng dẫn về nhà:

Nắm vững cách viết phân số âm dưới dạng hỗn số,phân số thập phân ,số thập phân,cách viết phần %.

BTVN:97,99,100 → 105/47(sgk); 111->115(sbt)

Tiết sau luyện tập.

4.Củng cố:Gv đưa lên bảng phụ đề bài 98/46.sgk.

Đ/á: 91%;96%;94%.&làm các bài:94,95,96/46.sgk.

5.Hướng dẫn về nhà:

Nắm vững cách viết phân số âm dưới dạng hỗn số,phân số thập phân ,số thập phân,cách viết phần %.

BTVN:97,99,100 → 105/47.sgk tiết sau luyện tập.

Page 161: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

161

Tiết 90.

6-4-2007 LUYỆN TẬP.

I.Mục tiêu:

-Củng cố kiến thức đã học hỗn số,số thập phân ,phần trăm:hs biết đổi từ phân số ra hốn số

& ngược lại,biết viết các phân số dưới dạng số thập phân & dùng kí hiệu % & ngược lại.

-Rèn luyện kỹ năng giải bài tập .

-Bổ sung những lỗi phổ biến mà HS mắc phải để uốn nắn.

II.Chuẩn bị của GVvµ HS:

-Gv:Bảng phụ,phấn màu ghi tên các bài tập,các bài giải mẫu.

-Hs:bài tập,bảng phụ nhóm.

III.C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:

Hoạt động của GV vµ HS:

Néi dung:

Ho¹t ®éng 1:KiÓm tra bµi cò

HS1:Gi¶i bµi tËp s« 899sgk

HS2 : Gi¶i bµi tËp sè 100sgk

bài 99:Đề bài được đưa lên bảng phụ.

_

Ho¹t ®éng 2: LuyÖn tËp

Bài 102:

(Đề bài đưa lên bảng phụ)

Bài 101:

-Gv :gọi 1 hs lên bảng thực hiện.

-Hs dưới lớp thực hiện vào vở và nhận xét bài của bạn.

bài 103:

-2hs đọc đề.

-gv:em nào giải thích được?

-Gv gợi ý:hãy viết 0,5 dưới dạng phân số ,ta sẽ phát hiện được vấn đề .

Bài 99/47.sgk:

15

135

15

88

15

40

15

48

3

8

5

16

3

22

5

13 ==+=+=+ ;

b)cách nhanh hơn là:

15

135

15

135)

3

2

5

1()23(

3

22

5

13 =+=+++=+

Bµi 100 (sgk) TÝnh gi¸ trÞ biÓu thøc

A=9

5

4

334

4

33

7

24

7

28

7

24

4

33

7

28 =−=−−=

+−

5

36

5

324

5

32

9

26

9

210

9

26

5

32

9

210 =+=+−=−

+=B

Bài 102/47.sgk:

7

68

7

62

1

2.

7

312.

7

312.

7

34 ====

cách nhanh hơn là:

7

68

7

682.

7

32.42.

7

34 =+=+= .

Bài 101/47.sgk:

Page 162: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

162

-Gv chốt lại mẫu mực.

Tương tự câu a,hs tìm câu b.

Bài 104:

-Gv hướng dẫn hs thực hiện theo y/c của đề.

-muốn viết phân số về số thập phân ta lấy tử chia mẫu.Tùy từng trường hợp ta có thể đưa về dạng phân số có mẫu bằng 100.

2

3

38

9.

3

19

9

38:

3

19

9

24:

3

16)

;8

143

4

13.

2

11

4

33.

2

15)

===

==

b

a

Bài 103/47.sgk:

a)Vì 0,5 =2

1

10

5= nên chia cho 0,5 chính là

chia cho ½,hay nhân cho 2/1.Vậy khi chia một số cho 0,5 ta chỉ việc lấy số đó nhân với 2.

Bài 104/47.sgk:

vd: %28100

28

4.25

4.7

25

7===

Bài 105: hs lên bảng thực hiện

HS ho¹t ®éng nhãm lµm bµi tËp 6

§¹i diÖn 3 nhãm lªn b¶ng trinh bµy 3 bµi

NhËn xÐt §S: a) 0<x<5=> x=1;2;3;4 b)0<x≤3 =>x=1;2;3 c)3<x< 7=> x= 4;5;6

%.40100

40

10

44,0

65

26

%;475100

47575,4

4

19

%;28100

2828,0

25

7

====

===

===

Bài 105/47.sgk:

Bµi 6: T×m x∈N* biÕt

3

23

2

1)

7

35

7

3)

xb

xa c)

7

34

74 ⟩

x

4.Củng cố:Hs nêu lại các nội dung đã học trong tiết luyện tập,nêyu lại cac scách đổi phân số ra

hỗn số,viết phân số về số thập phân & dùng kí hiệu %....

5.hướng dẫn về nhà:

-Xem lại cac sbài tập đã giải.

-Ôn lại các phép toán về phân số& số thập phân.

BTVN:106 →114/48,49.sgk. Sè 114 -> 118 (sbt).

Page 163: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

163

Tiết 91.

LUYỆN TẬPCÁC PHÉP TÍNH VỀ PHÂN SỐ VÀ SỐ THẬP PHÂN.

I.Mục tiêu:

-Thông qua tiết luyện tập,HS rèn kỹ năng về thực hiện các phép tính về phân số và số thập phân.

-HS luôn tìm được các cách khác nhau để tính tổng hoặc hiệu hai hỗn số.

-Hs biết vận dụng linh hoạt ,sáng tạo các tính chất của phép tính và qui tắc dấu ngoặc để tính giá trị biểu thức một cách nhanh nhanh nhất.

II.Chuẩn bị của gv & hs:

-Gv:Bảng phụ,phấn màu ghi tên các bài tập 106,108,các bài giải mẫu.

-Hs:bài tập,bảng phụ nhóm.

III.Tién trình hoạt động:

Hoạt động của gv & hs:

Phần ghi:

GV đưa đề bài 106 lên bảng phụ.

GV: đặt câu hỏi: để thực hiện bài tập này ,bước thứ nhất em phải làm công việc gì?Em hãy hoàn thành bước qui đòng mẫu các phân số này.

HS1: thực hiện.

Cả lớp theo dõi ,nhận xét.

GV nhận xét ,sửa sai ,cho điểm.

Bài 107/48.sgk:

Em hãy dựa vào cách trình bày mẫu ở bài 106 để làm bài 107.

12

7

8

3

3

1) −+a

2

1

8

5

14

3) −+

−b

18

11

3

2

4

1) −−c

8

7

13

1

12

5

4

1) −−+d

Gv: gọi 4 HS lên bảng thực hiện..

HS dưới lớp nhận xét bài làm các bạn.

HS ho¹t ®éng nhãm lµm bµi tËp sè 108sgk

§¹i diÖn hai nhãm lªn b¶ng gi¶i

1.Các bài tập dạng phép tính phân số:

Bài 106/48.sgk:

9

4

36

16

36

27

36

15

36

2836

9.3

36

3.5

36

4.7

4

3

12

5

9

7

==−+=

−+=−+

Bài 107/48.sgk:

8

1

24

3

24

1498

24:;12

7

8

3

3

1)

238

==−+

=

−+

><><><

MCa

312

89

312

2732413078

312:;8

7

13

1

12

5

4

1)

39242678

−=

−−+=

−−+

><><><><

MCd

Bài 108/48.sgk:

Cách 1:

36

115

36

191

36

128

36

63

9

32

4

7

9

53

4

31) ==+=+=+a

Page 164: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

164

C¶ l¬p theo dâi , nhËn xÐt

-Gv: Sửa sai ,uốn nắn, nhận xét, cho điểm.

Bài 110/49.sgk:

Áp dụng tính chất các phép tính và qui tắc dấu ngoặc để tính giá trị các biểu thức sau:A,B,C.

B=28

5.375,0.20.

3

22.7,0

§S: 2

12

C=

−−

−+−

12

125,0

3

1.

97

362

9

5317,6

§S: 0

2.Dạng toán tím x:

Bài114/22.SBT:

xxa3

25,0) −

( )28

14:1

7

3)

−=−

+

xd

b)Tính hiệu:

15

141

30

58

30

57

30

115

10

19

6

23

10

91

6

53 ==−=−=−

Cách 2:

Bài 110/49.sgk:

7

33

7

42

7

75

7

426

7

42

13

35

13

311

13

35

7

42

13

311

−=−=

−=

+−=A

Bài114/22.SBT:

( )2

76.

12

76

1:

12

712

7.

6

1

12

7

3

2

2

112

7

3

2

2

112

7

3

25,0)

−=−=

−=

=−

=

=−

=−

x

x

x

x

xx

xxa

( )

27

3:

7

67

61

7

1

7

3

7

1)4.(

28

11

7

3

28

14:1

7

3)

−=−

=

−=−=

=−−

=

+

−=−

+

x

x

x

xd

4.Hướng dẫn về nhà: Xem lại các bài tập đã với các phép tính về phân số.

BTVN: 111/49.SGK;116,118,119c/SBT(GV: hướng dẫn bài 119c)

Page 165: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

165

Ngày soạn

Tiết 92. LUYỆN TẬPCÁC PHÉP TÍNH VỀ PHÂN SỐ VÀ SỐ THẬP PHÂN(T2).

I.Mục tiêu:

-Thông qua tiết luyện tập,HS rèn kỹ năng về thực hiện các phép tính về cộng ,trừ,nhân ,chia số thập phân.

-HS biết vận dụng linh hoạt kết quả đã có và các tính chất của phép tính để tìm được kết quả mà không cần tính toán.

-HS biết định hướng và giải đúng các bài tập phối hợp các phép tính về phân số và số thập phân.

-Qua giờ luyện tập rèn luyện cho hs tính quan sát,nhận xét đặc điểm các phân số và số thập phân và phân số.

II.Chuẩn bị của gv & hs:

-Gv:Bảng phụ,phấn màu ghi tên các bài tập .

-Hs:bài tập,bảng phụ nhóm.

III.Tién trình hoạt động:

1.Ổn định lớp:

2.KTBC:

-Hs1: Làm bài tập trắc nghiệm..

-Hs2:Làm bài tập 111/49.sgk.

3.Bài mới :(luyện tập)

Hoạt động của gv & hs: Phần ghi:

HS1: Khoanh tròn vào kết quả đúng.

Số nghịch đảo của -3 là:

a) 3 b) 3

1 c)3

1

HS2: Bài tập 11/49.sgk:

Tìm số nghịch đảo của các số sau:

31,0;12

1;

3

16;

7

3 −

Bài 112/49.sgk:

GV: đưa nội dung bài tập lên máy chiếu.

Hãy kiểm tra các phép cộng sau đây rồi sử dụng kết quả của phép cộng này để

HS1:

Kết quả c)

Bài tập 11/49.sgk:

Các số nghịch đảo tương ứng là:

31

100;12;

19

3;

3

7−

Bài 112/49.sgk:

(36,05+ 2678,2) + 126= 36,05 +(2678,2 + 126)

=36,05 + 2804,2(theo câu a)

= 2840,25(theo câu c)

(126 + 36,05) + 13,214 = 126+ (36,05

Page 166: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

166

điền số thích hợp vào ô trống mà không cần tính toán.

GV: tổ chức cho hs sinh hoạt nhóm theo yêu cầu:

-Quan sát ,nhận xét,và vận dụng tính chất của các phép tính để ghi kết quả vào ô trống.

-Giải thíchmiệng từng câu.(Mỗi nhóm cử một em trình bày.)

Bài 114: GV viết đề trên bảng.

Em có nhận xét gì về bài tập trên ?

Em hãy định hướng cách giải.

GV: Tại sao trong bài 114 không đổi các phân số ra số thập phân ?

HS: Vì trong dãy tính có 3

23;

15

42 khi đổi

ra sẽ cho kết quả gần đúng.

Bài 119/23.sbt:

Tính một cách hợp lí:

b) 61.59

3...

9.7

3

7.5

3+++

Em hãy nhận dạng bài toán trên ?

HS: Đây là bài toán tính tổng dãy số viết theo quy luật.

Hãy áp dụng tính chất cơ bản của phân số và các tính chất của phép tính để tính hợp lí tổng trên.

+13,214)

= 126 + 49,264 (theo b)

= 175,264(theo d)

(678,27 + 14,02 ) 2819,1=(678,27 + 2819,1) +14,02

=3497,37 + 14,02(theo e)

=3511,39 (theo g)

3497,37 – 678,27 = 2819,1 (theo e)

Bài 113/50.sgk:(Tương tự cách suy luận )

Bài 114/50.sgk:

( )

20

7

20

815

5

2

4

311

3.

15

22

4

33

11:

15

22

4

3

3

11:

15

34

5

4

64

15.

10

32

3

23:

15

428,0

64

15.2,3

=−

=−

+=

−+=

−+=

−+

−−=

−+

−−

Bài 119/23.sbt:

305

84

61

1

5

1.

2

3

61

1

59

1...

9

1

7

1

7

1

5

1.

2

3

61.59

2...

9.7

2

7.5

2.

2

361.59

3...

9.7

3

7.5

3

=

−=

−++−+−=

+++=

+++

4. Hướng dẫn về nhà: -Ôn lại các kiến thức đã hgọc từ đầu chương III - Ôn tập kiểm tra 1 tiết.

Page 167: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

167

Tiết 93: KIỂM TRA 1 TIẾT. Tiết 94. TÌM GIÁ TRỊ PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ CHO TRƯỚC. I.Mục tiêu:

-HS biết và hiểu qui tắc tìm giá trị phân số của một số cho trước. -Có kỹ năng vận dụng qui tắc đó để tìm ra giá trị phân số của một số cho trước. -Có ý thức áp dụng qui tắc này để giải một số thực tiễn.

II.Chuẩn bị của gv & hs: -Gv:Bảng phụ,phấn màu ghi tên các bài tập, máy tính bỏ túi . -Hs:Bảng phụ nhóm, máy tính bỏ túi. III.Tién trình hoạt động: 1.Ổn định lớp: 2.KTBC: 3.Bài mới :

Hoạt động của gv & hs: Phần ghi: -.Củng cố qui tắc nhân một số tự nhiên với phân số: (5’) * 1.Ví dụ: (sgk) GV gọi hs đọc ví dụ. Em hãy cho biết đề bài cho ta biết điều gì và yêu cầu làm gì?

HS: Cho biết: 3

2 thích đá bóng.

60% thích đá cầu

9

2 thích chơi đá cầu

15

4 thích chơi bóng chuyền

Yêu cầu: Tính số học sinh thích từng môn. GV: dẫn dắt: Muốn tìm số hs thíchđá bóng ,ta

phải tìm 3

2 của 45hs.

muốn vậy phải chia 45 cho3 rồi nhân 2. Tương tự cho các môn còn lại. Sau khi làm xong GV giới thiệu đó chính là cách tìm giá trị phân số của một số cho trước. Vậy muốn tìm phân số của một số cho trước ta làm như thế nào? HS: trả lời,GV chốt lại quy tắc. HS: đọc lại quy tắc sgk.

-Qui tắc nhân một số tự nhiên với phân số: * Khi nhân một số tự nhiên với một phân số ta có thể: C1 :Nhân số này với tử rồi lấy kết quả chia cho mẫu. C2 : Chia số này chomẫu rồi lấy kết quả nhân với tử. 1.Ví dụ: Giải: Số HS thích đá bóng của lớp 6A là:

45.3

2 = 30 (HS)

Số HS thích đá caauf của lớp 6A là:

45.100

60 = 27 (HS)

Số HS thích chơi bống bàn là:

45.9

2 =10 (HS)

Số HS thích chơi bóng chuyền là:

45.15

4 = 12 (HS)

2.Quy tắc:

Muốn tìm n

m của số b cho trước,ta tính b .

n

m

(m,n∈N, n ≠ 0)

Page 168: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

168

VD: 4

3 của 76 cm là: 76.

4

3= 57 cm

Luyện tập ,vận dụng quy tắc. GV: Cho HS làm ? 2

a)4

3 của 76 cm ,b)62,5% của 96 tấn,

c)0,25của 1h và bài tập 115/51.sgk:

a)3

2 của 8,7; b)

7

2 của

6

11− ;c)2

3

1 của 5,1

d) 211

7 của 6

5

3

Bài 116/51.sgk: So sánh 16% của 25 vơí 25% của 16.Dựa vào tính chất chất đó tính nhanh các bài còn lại. 3.Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi: GV hướng dấn HS dúng máy tính bỏ túi đêr tìm giá trị phân số của một số cho trước.

Bài 115/51.sgk:

a)3

2 của 8,7 là 8,7.

3

2 =5,8

b) 7

2 của

6

11− là:

7

2 .

6

11−=

21

11−

c)23

1 của 5,1 là: 11,9

d) 211

7 của 6

5

3 là: 17

5

2

Bài 116/51.sgk: 16% .25 = 25%. 16 a)25.84% = 25% .84 = 21 b)50.48% = 50% .48 = 24 3.Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi: Bài tập 120/sgk.

4.Hướng dẫn về nhà: - Học kỹ lý thuyết,quy tắc. -BTVN: 117,118,119,120c,d;121. - Nghiên cứu các bài tập phần luyện tập.

( )

20

7

20

815

5

2

4

311

3.

15

22

4

33

11:

15

22

4

3

3

11:

15

34

5

4

64

15.

10

32

3

23:

15

428,0

64

15.2,3

=−

=−

+=

−+=

−+=

−+

−−=

−+

−−

305

84

61

1

5

1.

2

3

61

1

59

1...

9

1

7

1

7

1

5

1.

2

3

61.59

2...

9.7

2

7.5

2.

2

361.59

3...

9.7

3

7.5

3

=

−=

−++−+−=

+++=

+++

Page 169: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

169

TiÕt27

7-3-2007 Rót gän vµ qui ®ång mÉu c¸c ph©n sè sau

A . Môc tiªu

HS cñng cè c¸ch rót gän ph©n sè , qui t¾c qui ®ång mÉu nhiÒu ph©n sè

VËn dông c¸c kiÕn thøc trªn vµo gi¶i bµi tËp

B Néi dung

I) LÝ thuyÕt

-Nh¾c l¹i c¸ch rót gän ph©n sè , qui t¾c qui ®ång mÉu nhiÒu ph©n sè

II) Bµi tËp

Bµi 1: Rót gän c¸c ph©n sè sau

a)72

7

8.4.9

7.4

32.9

7.4==

b)10

3

5.3.7.2

3.3.7

15.14

21.3==

c) 849

8.49

251

49.749−=

−=

+−

+

Bµi 2 : Rót gän ph©n sè

a) 5

2

)1294.(35

)1294.(14

3510290

144116=

−=

b) 3

2

42

28

)419.2.(101

)129.(101

4041919.2

1012929==

+

−=

+

Bài 3:Quy đồng mẫu c¸c ph©n sè sau:

a) 21

9;9

8;

7

4−

BCNN(7;9;21)=63

63

36

9.7

9.4

7

4 −=

−=

63

27

3.21

3.9

21

9

63

56

7.9

7.8

9

8

−=

−=

==

Bài 4 : Qui ®ång mÉu c¸c ph©n sè sau:

15

7;

30

11;

20

3

Page 170: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

170

60

9

3.20

3.3

20

3 −=

−=

− ;

60

22

2.30

2.11

30

11==

b. 28

3;

180

27;

35

6

−−

Gi¶i : 20

3

180

27 −=

− ;

35

6

35

6=

− ;

28

3

28

3=

BCNN(20;35;28)=140

140

21

7.20

7.3

20

3

180

27;

140

24

4.35

4.6

35

6

35

6 −=

−=

−=

−===

=−

28

3

140

15

5.28

5.3

28

3==

Bµi 5

Rót gän råi qui ®ång mÉu c¸c ph©n sè sau

;5

3

90

54=

8

2

288

180 −=

− ;

9

4

135

60 −=

BCNN(5;8;9)=5.8.9=360

360

216

5

3= ;

360

90

8

2 −=

− ;

360

160

9

4 −=

Bµi 4 Rót gän ph©n s«

a)14.5.2.3

8.7.5.3).2(34

333− = 183.2

7.5.3.2

7.5.3.2

7.2.5.2.3

2.7.5.3.2 235

336

34

3333

==−

=−

b)3412

2622112

960.8110.6.2

15.12.616.6.52−

+=

1560

97

)15.3.(5.3.2

)13.2.(5.3.2

5.3.2.35.2.3.2.2

5.3.2.3.3.22.23.531117

521014

33188441212

221262811112 2

=+

+=

+

III)Bµi tËp vÒ nhµ

1) Rót gän c¸c ph©n sè sau:

a)5.3.2

3.222

3

b)11.7.2

7.5.223

24

2) Rót gän råi qui ®ång mÉu c¸c ph©n sè sau

3.55

3.5523

22

+

−− ;

11124

956

63.8

120.69.4

+ vµ

4041919.2

1012929

+

Page 171: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

171

TiÕt 30;31

27-3-2007 PhÐp céng vµ phÐp trõ ph©n sè

A. Môc tiªu

HS cñng cè qui t¾c céng ,trõ ph©n sè

RÌn luyÖn kü n¨ng céng trõ ph©n sè .

B Néi dung

I) Ch÷a bµi tËp vÒ nhµ

2HS lªn b¶ng ch÷a bµi tËp sè 1 vµ sè 2

1) Rót gän c¸c ph©n sè sau:

a)5.3.2

3.222

3

b)11.7.2

7.5.223

24

§S : a) 15

2 b)

77

40

2) Rót gän råi qui ®ång mÉu c¸c ph©n sè sau

3.55

3.5523

22

+

−− ;

11124

956

63.8

120.69.4

+ vµ

4041919.2

1012929

+

H−íng gi¶i

3.55

3.5523

22

+

−−=

5

1−

11124

956

63.8

120.69.4

+=

5

4

4041919.2

1012929

+

−=

3

2

BCNN(3;5)=15

15

3

5

1 −=

15

12

5

4=

15

10

3

2=

II) Bµi míi:

1) LÝ thuyÕt:

-Nh¾c l¹i qui t¾c céng ,trõ hai ph©n sè

-TÝnh chÊt c¬ b¶n cña phÐp céng ph©n sè

2) Bµi tËp

Bµi 1: TÝnh nhanh

B=23

8

19

4

17

15

23

15

17

2++

−++

19

4

19

411

19

4

23

23

17

17

19

4

23

8

23

15

17

15

17

219

4

23

8

17

15

23

15

17

2

=++−=++−

=

+

++

−+

−=

++−

++−

=B

30

5

6

2

21

3

2

1 −+

−++−=C

Page 172: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

172

Bµi 2TÝnh gi¸ trÞ biÓu thøc

13

8

13

51

13

5

7

4

7

3

7

4

13

5

7

3)

−=+−

=+

−+

−=

−++

−a

9

4

36

16

36

27

36

15

36

2836

9.3

36

3.5

36

4.7

4

3

12

5

9

7)

==−+=

−+=−+b

7

3

54

)71.(108

42

18

846

7.108108)

−+

+=+

+

+c

7

109

7

316 =

−+=

Bµi 3: TÝnh nhanh

53

9

31

10

53

44

7

16

31

21)

7

2

35

4

18

7

127

1

9

1

5

3

2

1)

2

1

3

1

6

1

5

1

7

5

35

3

41

1)

7

1

14

8

27

15

9

1

28

8)

+

++

−+

++−

+−

+−

++−

+++−

+−

+−

+

++++

d

c

b

a

Bµi 4:T×m x Z∈ biÕt

10

18

5

8

3

14

3

5+<<

−+ x

(§S x { }[ ]3;2;1;0;2;2 −−∈

Bµi 5 : TÝnh

a)20

13

10

7

5

3

20

13

10

7

5

3 −++=

−−

−−

=20

13

20

)13(1412=

−++;

b)36

5

36

101227

36

2.5

36

12

36

9.3

18

5

3

1

4

3=

−−=

−+

−+=−

−+

Bµi 6: TÝnh

15

7

11

2

9

5

15

8

9

4)

7

2

35

4

18

7

127

1

9

1

5

3

2

1)

−−−

−++

++−

++−

++−

b

a

§¸p sè : a) 127

1

b) 11

2−

Bµi 7:TÝnh gi¸ trÞ biÓu thøc

Page 173: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

173

312

89

312

27324130788

7

13

1

12

5

4

1)

−=

−−+=

−−+=Aa

7

33

7

42

7

75

7

426

7

42

13

35

13

311

13

35

7

42

13

311)

−=−=

−=

+−=Bb

Bµi 7: a) Chøng minh r»ng víi mäi n;a∈N* th×

annann

a

+−=

+

11

).(

b) ¸p dông tÝnh 100.99

1.....

4.3

1

3.2

1

2.1

1++++

Gi¶i : ).().(

11

ann

a

an

n

ann

na

ann +=

+−

+

+=

+−

VËy annann

a

+−=

+

11

).(

b) 100.99

1.....

4.3

1

3.2

1

2.1

1++++ =1-

100

99

100

11

100

1

99

1......

4

1

3

1

3

1

2

1

2

1=−=−++−+−+

Bµi 8:TÝnh tæng

a)101.99

2.....

7.5

2

5.3

2

3.1

2++++ =1-

100

99

100

11

100

1

99

1......

4

1

3

1

3

1

2

1

2

1=−=−++−+−+

b)101.99

6.....

7.5

6

5.3

6

3.1

6++++ =3.(

101.99

2.....

7.5

2

5.3

2

3.1

2++++ )

=3.(1-100

2973.

100

99)

100

11.(3)

100

1

99

1......

4

1

3

1

3

1

2

1

2

1==−=−++−+−+

Bµi 1: T×m x biÕt

9

147

3:

3

2

3

2

7

3.)

=

=⇒=

x

xxa

3

8

11

8.

3

11

3

11

11

8:) ==⇒= xxb

5

8

4

1:

5

2

4

1:

5

2)

−=

−=⇒

−= xxc

60

91

7

4:

15

1315

13

3

2

5

1.

7

4

5

1

3

2-.

7

4)

==⇒

=+=⇒=

x

xxd

Page 174: Tr ư ng em  - sachgiai.comsachgiai.com/uploads/news/2014_10/giao-an-mon-toan-lop-6-ca-nam.… · Tr ư ng em  - sachgiai.com

Trường em http://truongem.com

174

63

8

8

7:

9

19

1

3

1

9

2.

8

7

3

1

8

7

9

2)

−=

−=⇒

−=−=⇒=⋅−

x

xxe

133

150

30

19:

7

530

19

5

4

6

1:

7

5

6

1:

7

5

5

4)

−=

−=⇒

−=−=⇒=+

x

xxg

Bµi : Tinh

=−+

−+

9

4

5

4

3

49

2

5

2

3

2

2

1

)9

2

5

2

3

2.(2

9

2

5

2

3

2

=−+

−+

=−+

−+

9

1

5

4

3

29

4

5

2

3

1

1510890

602745

9.5.3).9

1

5

4

3

2(

9.5.3).9

4

5

2

3

1(

−+

−+=

−+

−+

Bµi 9:TÝnh nhanh

a) .2

1

101.99

1.....

7.5

1

5.3

1

3.1

1=++++ (

101.99

2.....

7.5

2

5.3

2

3.1

2++++ )

= .(2

11-

200

99.

100

99.

2

1)

100

11.(

2

1)

100

1

99

1......

4

1

3

1

3

1

2

1

2

1==−=−++−+−+

b)

305

84

61

1

5

1.

2

3

61

1

59

1...

9

1

7

1

7

1

5

1.

2

3

61.59

2...

9.7

2

7.5

2.

2

3

61.59

3...

9.7

3

7.5

3

=

−=

−++−+−=

+++=+++

Bµi 10: ChoA=2222 100

1.....

7

1

6

1

5

1++++

Chøng minh 4

1

6

1<< A

C. Bµi tËp vÒ nhµ

1)T×m sè nguyªn n ®Ó biÓu thøc sau lµ sè nguyªn:

A=2

175

2

3

2

92

+

++

+−

+

+

n

n

n

n

n

n

2) T×m x biÕt

a)101

100

)2.(

2.....

7.5

2

5.3

2

3.1

2=

+++++

xx b)

)2.(

3.....

7.5

3

5.3

3

3.1

3

+++++

xx=

202

300 3)Chøng

minh: 4

3

100

1.....

4

1

3

1

2

12222

<++++