Tổng kết môn học - Web view1/7/1969, là quận 10 của thành phố...

37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Khoa vật lý Trường kiến tập: THPT Nguyễn Du GVHDCN: Bùi Văn Quế GVHDGD: Nguyễn Thị Trọng GSTT: Hoàng Phước Muội

Transcript of Tổng kết môn học - Web view1/7/1969, là quận 10 của thành phố...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKhoa vật lý

Trường kiến tập: THPT Nguyễn DuGVHDCN: Bùi Văn QuếGVHDGD: Nguyễn Thị TrọngGSTT: Hoàng Phước Muội

Tp.Hồ Chí Minh, 13 tháng 3 năm 2013

Lời mở đầu

Một đời dâu bể trăm quêChọn nghề Sư Phạm, ấy nghề quang vinh

Trải bao trăn trở, ngổn ngangTấm lòng nhà giáo sắc vàng chẳng phai.

Thầy cô thường nói có đứng lớp mới cảm nhận được giá trị của nghề giáo, cái vui của người thầy, người cô, mỗi học sinh là một tính cách và cũng là một niềm vui. Được sự hướng dẫn và chỉ đạo của trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, được phân công kiến tập tại trường THPT Nguyễn Du.

Bước đầu tiếp xúc với học sinh trong cái nghiệp cần phấn luôn mang đến nhiều cảm xúc và những khó khăn nhất định. Với sự hướng dẫn của tận tình của giáo viên hướng dẫn và tập thể thầy cô nhà trường đã đem lại một kì kiến tập mang lại nhiều ý nghĩa.

Xin chân thành cảm ơn BGH trường THPT Nguyễn Du và tập thể giáo viên nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất để có thể hoàn thành kì kiến tập và làm bài tìm hiểu thực tế giáo dục.

Giáo sinh thực tập: Hoàng Phước Muội

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 2

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

Mục lụcA) PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU.....................................................................................5

1) Nghe báo cáo...........................................................................................................52) Nghiên cứu hồ sơ....................................................................................................53) Điều tra thực tế........................................................................................................54) Tìm hiểu lấy thông tin.............................................................................................5

B) KẾT QUẢ TÌM HIỂU................................................................................................5I) Những tình hình, đặc điểm quận 10...........................................................................5

1) Lịch sử hình thành..................................................................................................52) Vị trí địa lí...............................................................................................................63) Tình hình kinh tế-chính trị-xã hội...........................................................................64) Văn hoá...................................................................................................................65) Giáo dục..................................................................................................................7

II) Tình hình, đặc điểm của trường THPT Nguyễn Du...................................................71) Tiểu sử của cụ Nguyễn Du......................................................................................72) Quá trình thành lập và phát triển của trường THPT Nguyễn Du............................83) Logo của trường:.....................................................................................................94) Cơ sở vật chất nhà trường.......................................................................................95) Kết quả học tập của học sinh................................................................................10

III) Cơ cấu tổ chức trường THPT Nguyễn Du............................................................101) Ban giám hiệu nhà trường.....................................................................................102) Đảng bộ.................................................................................................................113) Công đoàn nhà trường:.........................................................................................114) Tổ chuyên môn.....................................................................................................115) Đoàn trường..........................................................................................................126) Tổ chức lớp học....................................................................................................127) Ban đại diện hội cha mẹ học sinh trường..............................................................12

IV) Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên bộ môn, cách thức đánh giá, cho điểm học sinh. ...............................................................................................................................12

1) Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên bộ môn.........................................................122) Cách thức đánh giá, cho điểm học sinh................................................................13

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 3

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

V) Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, cách nhận xét, xếp loại hạnh kiểm, ghi điểm học bạ của học sinh................................................................................14

1) Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.......................................................................142) Cách nhận xét.......................................................................................................143) Cách đánh giá hạnh kiểm học sinh căn cứ vào nội quy học sinh..........................15

Về thái độ ứng xử trong và ngoài trường........................................................................15Về đồng phục và nề nếp..................................................................................................15Giờ giấc và nề nếp học tập.............................................................................................16Thái độ học tập...............................................................................................................16Nghỉ học và xin phép.......................................................................................................16Những điều cấm..............................................................................................................16Quy định chung...............................................................................................................17

4) Thang điểm xếp loại hạnh kiểm của học sinh.......................................................17Xếp loại hạnh kiểm học sinh từng tháng.........................................................................17Xếp loại hạnh kiểm học sinh từng học kì........................................................................17Các vi phạm bị trừ điểm hạnh kiểm................................................................................17Điểm cộng thêm..............................................................................................................19Các biện pháp giải quyêt khi học sinh bị hạnh kiểm trung bình, yếu trong tháng..........19

5) Cách chấm điểm thi đua hàng tuần giữa các lớp..................................................196) Cách tính điểm tổng kết và xếp loại học lực học sinh..........................................217) Cách ghi học bạ.....................................................................................................22

VI) Đặc điểm, tình hình lớp chủ nhiệm 11B6.............................................................22VII) Bài học sư phạm sau kì kiến tập...........................................................................23

1) Cách quản lí học sinh............................................................................................242) Công tác chủ nhiệm:.............................................................................................243) Công tác giảng dạy:..............................................................................................254) Mối quan hệ:.........................................................................................................25

VIII) Cảm nhận qua kì kiến tập..................................................................................25

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 4

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

A) PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU1) Nghe báo cáo

Thầy hiệu trưởng: Phạm Đức Hùng Báo cáo tình hình giáo dục của trường THPT Nguyễn Du. Nhắc nhở công tác kiến tập.

Cô hiệu phó: Nguyễn Thị Lan Hương Báo cáo tình hình đặc điểm của nhà trường. Triển khai công tác kiến tập và có một số nhắc nhở.

Cô: Đỗ Thị Bích Thủy Báo cáo một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và giảng dạy.

2) Nghiên cứu hồ sơ

Lịch sử của trường THPT Nguyễn Du. Sổ chủ nhiệm và sổ theo dõi đánh giá hành tuần của các lớp. Kỷ yếu 40 thành lập nhà trường.

3) Điều tra thực tế

Điều tra thực tế thông qua học sinh, các buổi sinh hoạt tập thể và ngoại khóa (đặc biệt là tập thể 11B6).

Điều tra thực tế thông qua giáo viên hướng dẫn (cô Nguyễn Thị Trọng và thầy Bùi Văn Quế) và các thầy cô trong nhà trường THPT Nguyễn Du.

4) Tìm hiểu lấy thông tin

Tìm kiếm thông tin qua các website của Sở Giáo Dục và Đào Tạo TP.Hồ Chí Minh http://hcm.edu.vn/, của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo quận 10 http://phonggiaoducquan10.e-school.edu.vn/.

Các thông tin được lưu trữ trong thư viện nhà trường và phòng truyền thống.

B) KẾT QUẢ TÌM HIỂUI) Những tình hình, đặc điểm quận 10

1) Lịch sử hình thành

Vùng đất quận 10 ngày nay cách đây hơn trăm năm còn là khu vực trống, hoang vu nằm giữa vùng Sài Gòn và Chợ Lớn. Về sau, do vị trí thuận lợi, nên dân cư đến tập trung sinh sống. Đến những năm 1945, dân Lục Tỉnh, dân miền Trung dồn dập tản cư vào, khu vực này trở nên đông đúc hơn. Năm 1899, vùng đất quận 10 thuộc tỉnh Chợ Lớn. Ngày 1/7/1969, là quận 10 của thành phố Sài Gòn. Sau giải phóng thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Lúc đầu có 25 phường, sau nhập lại còn 15 phường như hiện nay.

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 5

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

2) Vị trí địa lí

Quận 10 có tổng diện tích tự nhiên 571,81 ha, nằm chếch về phía Tây Nam của trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và chiếm 0,24% diện tích đất đai toàn thành phố. Dân số của Quận 10 tính đến thời điểm 31/12/2005 là 237.459 người, mật độ dân số trung bình là 41.527 người/km2.Quận 10 được chia thành 5 khu với tổng số 15 phường lớn nhỏ không đều nhau, chênh lệch giữa phường lớn nhất (phường 12) và phường nhỏ nhất (phường 3) là 119,14 ha tương ứng 12,8 lần. Địa bàn Quận 10, có giáp ranh như sau:

Phía Bắc giáp Quận Tân Bình, giới hạn bởi đường Bắc Hải. Phía Nam giáp Quận 5, giới hạn bởi đường Hùng Vương và đường Nguyễn Chí

Thanh. Phía Đông giáp Quận 3, giới hạn bởi đường Cách mạng tháng 8, Điện Biên Phủ và

đường Lý Thái Tổ. Phía Tây giáp Quận 11, giới hạn bởi đường Lý Thường Kiệt.

Quận 10 là một trong những quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các quận trung tâm và ngoại thành, là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quận trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3) Tình hình kinh tế-chính trị-xã hội

Giữ vững ổn định chính trị đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân.

Xác định cơ cấu và mô hình kinh tế phù hợp để phát triển, từng bước đưa Quận 10 trở thành một trung tâm kinh tế - văn hoá năng động và sáng tạo;

Phát huy truyền thống, năng động và sáng tạo trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

4) Văn hoá

Quận 10 là một trong những trung tâm sinh hoạt văn hoá sôi nổi của thành phố. Trên địa bàn quận có nhiều trung tâm văn hoá lớn như: nhà hát Hoà Bình, trung tâm ca nhạc Lan Anh, Trung tâm Văn hoá quận 10, Khu du lịch Kỳ Hoà, Công viên Lê Thị Riêng....thường xuyên diễn ra các hoạt động văn lớn của thành phố và cả nước. Các di tích lịch sử văn hoá như: Nhà truyền thống, Bia Vườn Lài, đình Chí Hoà được thường xuyên tôn tạo, chỉnh trang cũng là những địa điểm tham quan du lịch có ý nghĩa. Bên cạnh đó hệ thống nhà văn hoá phường cũng được quận quan tâm đầu tư phát triển. Đến nay đã có 6 phường (1, 2, 3, 10, 11, 13) có nhà văn hoá.

5) Giáo dục

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 6

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

Quận 10 có hệ thống giáo dục toàn diện với các cấp học khác nhau, góp phần đào tạo lớp trẻ phục vụ xây dựng kinh tế-xã hội cho quận cũng như đất nước.Hệ thống giáo dục quận 10:

Mầm non: 32 trường

Tiểu học: 21 trường Trung học cơ sở: 8 trường Trung học phổ thông: 4 trường Trung tâm nghề: 2 trường

Chủ trương giáo dục của quận 10: tập trung thực hiện tốt 7 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012 – 2013 là nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng trong hoạt động giáo dục - đào tạo; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục; phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; làm tốt công tác kế hoạch - tài chính và tăng cường cơ sở vật chất; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và tăng cường các hoạt động giao lưu quốc tế.

II) Tình hình, đặc điểm của trường THPT Nguyễn Du.

1) Tiểu sử của cụ Nguyễn Du

Nguyễn Du (1766-1820) tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan lớn dưới triều vua Lê, chúa Trịnh, có truyền thống yêu chuộng văn chương và nghệ thuật. Cha là ông là Nguyễn Nghiễm làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tức Thượng thư bộ hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần.

Cuộc đời Nguyễn Du chịu nhiều mất mát: mất cha năm 10 tuổi và mất mẹ năm 13 tuổi sau được bạn của cha ông là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về nuôi ăn học. Nguyễn Du đỗ tam trường thi Hương khi 19 tuổi, là người học rộng, tinh thông cả phật học và giỏi thi họa. Năm 1965 ông được Hội đồng hòa bình thế giới của UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông.

Nguyễn Du đã sống một cuộc đời bi kịch. Xuất thân trong một gia đình quý tộc giàu sang, thế mà cơn lốc lịch sử đã hất đổ hết lầu son gác tía, đẩy ông vào cuộc đời sống lay lắt, lưu lạc, tha hương. Nhưng bi kịch lớn nhất là từng khao khát một sự nghiệp vẫy vùng cho phỉ chí, mà rút cuộc phải chấp nhận cuộc đời triền miên buồn chán, không có một hoạt động say sưa và nhất quán vì lý tưởng nào cả. Nguyễn Du đã sống như một người dân thường giữa thế gian và nhờ thế ông thông cảm sâu xa với mọi kiếp người bị đầy đọa. Nguyễn Du nhìn đời với con mắt của một người đứng giữa dông tố cuộc đời và điều đó khiến tác phẩm của ông chứa một chiều sâu chưa từng có trong văn học Việt Nam trung đại.

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 7

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

Nguyễn Du đã để lại một di sản văn chương đồ sộ với những tác phẩm kiệt xuất, ở thể loại nào ông cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển.

Thơ chữ Hán: Nguyễn Du có 3 tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục và những kiệt tác như: Đọc Tiểu Thanh kí, Bài ca những điều trông thấy, Bài ca người gảy đàn đất Long Thành , Người hát rong ở Thái Bình, Chống lại bài “ Chiêu hồn”.

Thơ chữ Nôm: Nguyễn Du có hai kiệt tác Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) gồm 3254 câu thơ lục bát và Văn tế thập loại chúng sinh gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát.

Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng sâu sắc, bao dung, đồng thời ông đã dùng ngòi bút phê phán hiện thực mạnh mẽ, sắc bén. Những sáng tác của Nguyễn Du là sự kết tinh những thành tựu chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc, tổng hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học để sáng tác Truyện Kiều. Nguyễn Du đã có công lớn trong việc đưa ngôn ngữ văn học Tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển. Từ đó ông đáng được suy tôn danh hiệu Đại thi hào dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới.

2) Quá trình thành lập và phát triển của trường THPT Nguyễn Du.

Trường THPT Nguyễn Du được thành lập vào ngày 11/10/1971 theo quy định số 1866/GD/NĐ ngày 30/9/1971 của Bộ giáo dục và Thanh niên chế độ cũ (Tiền thân là trường Trần Lục). Trường tọa lạc tại số XX1 Đồng Nai, Cư xá Bắc Hải, Phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trên diện tích 12.246 m2 .

Trường khai giảng khóa đầu tiên vào năm học 1972 – 1973 và là trường trung học cấp II –III công lập đầu tiên ở Sài Gòn có nam sinh và nữ sinh học chung. Ngay từ những năm đầu tiên trường đã đóng góp rất nhiều cho các hoạt động văn - thể - mỹ của ngành giáo dục như tham gia triển lãm văn hóa tại sân vận động Hoa Lư với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt, giáo viên và học sinh của trường đã làm quyển “Truyện Kiều” viết tay rất công phu. Sau đó, tác phẩm này đã được sung vào Thư viện Quốc gia.

Đến ngày 30/4/1975, khi Sài Gòn được giải phóng, Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Du do một bộ phận của Ủy ban Quận quản đến tiếp quản và bàn giao cho Hiệu trưởng mới vào tháng 2/1976. Từ đó đến nay, các thế hệ lãnh đạo nhà trường cùng tập thể sư phạm và toàn thể học sinh đã chung sức phấn đấu đưa Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Du ngày càng phát triển.

Ngôi trường lúc mới xây chỉ có dãy A và dãy B với 16 phòng học, nay đã phát triển lên 38 phòng học chính và các phòng chức năng với đầy đủ tiện nghi, thiết bị hiện đại. Đội ngũ giáo viên ngày càng nâng cao về phẩm chất và chuyên môn. Tất cả các giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn.

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 8

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, nhà trường tập trung nâng cao chất lượng dạy và học. Gần 40 năm qua, trường đã đào tạo gần 40.000 học sinh đậu tốt nghiệp; đậu Đại học – Cao đẳng – Trung học chuyên nghiệp; nhiều học sinh giỏi cấp thành phố, Quốc gia và Olympic toàn miền Nam. Phong trào Văn- Thể - Mỹ của trường đạt nhiều thành tích xuất sắc. Nhiều học sinh của trường hiện nay thành đạt trong công việc và cuộc sống. Công Đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, góp phần không nhỏ vào những thành tựu của trường. Nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu Tiên tiến Xuất sắc cấp Thành phố, được tặng nhiều Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Nhân dân Thành phố.

Biết bao công sức, trí tuệ của các thế hệ Cán bộ- Giáo viên- Học sinh từ ngày trường được thành lập đến nay góp phần xây dựng nhà trường Tiên tiến với phương châm “Tất cả vì Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Du thân yêu!”.

3) Logo của trường:

Hình tròn, nền vàng. Trên nền vàng là dòng chữ Sở Giáo Dục và Đào Tạo TP. Hồ Chí Minh theo vòng cung, phía dưới là dòng chữ trường THPT Nguyễn Du. Chính giữ logo là quyển sách được để mở, trên quyển sách là giấy tốt nghiệp phía dưới mũ tốt nghiệp. Logo trường đơn giản nhưng đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa về trường và mang tính giáo dục và thẩm mĩ. Là biểu tượng cho sự thành công và chất lượng của giáo dục và luôn ưu tiên giáo dục lên hàng đầu và luôn hướng tới chất lượng giáo dục.

4) Cơ sở vật chất nhà trường

Có 33 phòng học, gồm 3 dãy phòng, mỗi dãy 2 lầu, 1 trệt.

Ngoài các phòng học còn có: Phòng truyền thống nhà trường, phòng họp và hội thảo, phòng hội đồng sư phạm ,phòng Lab, phòng vi tính, sân học thể dục thể thao ngoài trời, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học lý thuyết, phòng Multimedia phục vụ giáo viên giảng dạy và tự nghiên cứu, hệ thống phòng học đa chức năng, phòng học trang bị các phương tiện dạy và học hiện đại, phòng tư vấn tâm lý hoa học đường, khu tiểu công viên dành cho giáo viên nghỉ ngơi, hệ thống các phòng chức năng phục vụ dạy và học, phòng giám thị, phòng giáo vụ, phòng tài vụ, phòng y tế, khu giữ xe và căn tin nhà trường.

Các phòng học được trang bị bàn ghế, bảng từ đầy đủ. Ngoài ra còn có máy tính và máy chiếu phục vụ cho giảng dạy bằng giáo án điện tử, máy điều hòa tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học tập. Phòng thí nghiệm có đầy đủ dụng cụ thí nghiệm, phòng vi tính máy có máy đảm bảo phục vụ giảng dạy tin học. Phòng y tế tốt đảm bảo cho chăm sóc sức khỏe học sinh, có bãi giữ xe riêng cho giáo viên, căn tin trường sạch sẽ, thoáng, có khuôn viên cho học sinh vui chơi trong giờ ra chơi.

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 9

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

5) Kết quả học tập của học sinh(a) Học lực

Khối Tổng hs

Giỏi Khá Trung bình Yếu KémSố hs

Tỉ lệ(%)

Số hs

Tỉ lệ(%)

Số hs

Tỉ lệ(%)

Số hs

Tỉ lệ(%)

Số hs

Tỉ lệ(%)

10 411 132 32,12 247 60,1 28 6,81 3 0,73 1 0,2411 380 60 15,79 248 65,26 66 17,37 4 1,05 2 0,5312 703 61 8,68 412 58,61 219 31,65 11 1,56 0 0

Tổng 1494 253 16,93 907 60,17 313 20,95 18 1,2 3 0,2

(b) Hạnh kiểm

Khối Ban Số HS Tốt khá TB Yếu Kém

10

KHXH 258 218 31 8 1 0Tổng cộng ban cơ

bản 153 126 23 3 1 0

Tổng khối 10 411 344 54 11 2 0

11

KHXH 249 162 72 13 2 0Tổng cộng ban cơ

bản 131 100 21 10 0 0

Tổng khối 11 380 262 93 23 2 0

12

KHXH 408 202 147 46 13 0Tổng cộng ban cơ

bản 295 150 95 47 7 0

Tổng khối 12 703 352 242 89 20 0

III) Cơ cấu tổ chức trường THPT Nguyễn Du

Công nhân viên chức nhà trường có 38 nam và 81 nữ. Bao gồm 108 giáo viên (đã bao gồm Hiệu trưởng và hiệu phó) và 11 công nhân viên. Toàn trường có 1494 học sinh chia thành 42 lớp.

1) Ban giám hiệu nhà trường

Nhiệm vụ: quản lý, tổ chức, kiểm tra các hoạt đông của giáo viên và học sinh trong công tác dạy và học.

Hiệu trưởng: thầy Phạm Đức Hùng chịu trach nhiệm chung về các hoạt động cũng như tổ chức các công tác dạy và học trong nhà trường.

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 10

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

Hiệu phó: cô Nguyễn Thị Lan Hương chịu trách nhiệm quản lí, kiểm tra về hoạt động chuyên môn của giáo viên và học tập của học sinh.

2) Đảng bộ

Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm nhận chỉ thị, chính sách đường lối của cấp trên để triển khai kế hoạch thực hiện giáo dục trong nhà trường theo đường lối định hướng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Số lượng Đảng viên: 18 người

Bí thư chi bộ: Cô Nguyễn Thị Lan Hương

Phó bí thư chi bộ: Phạm Đức Hùng

3) Công đoàn nhà trường:

Nhiệm vụ: chăm lo đời sống giáo viên, công nhân viên về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Cơ cấu tổ chức: 5 người

Chủ tịch: cô Lê Thị Hồng Thủy

Phó chủ tịch: Trương Thanh Bình

Ủy viên: Phạm Minh Đức, Bùi Như Lạc, Lê Thị Cẩm Bình.

4) Tổ chuyên môn

Nhiệm vụ: tiến hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học.

Tổ Tổ trưởng Tổ PhóToán

Hoá

Sinh

Văn

Sử

Đỗ Xuân Tuấn

Vũ Quốc Dũng

Nguyễn Thị Hạnh

Đinh Thị Phương Dung

Lê Thị Hồng Thuỷ

Nguyễn Thị Bình Tân

Trương Văn Tốt

Nguyễn Ngọc Thảo

Nguyễn Thị Kiều Oanh

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 11

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

Địa

Ngoại ngữ

Thể dục

Kĩ thuật

Giáo dục công dân

Hành chánh

Quách Thị Tuyết Phương

Nguyễn Bích Trâm

Cai Hải Oanh

Phạm Thị Ngọc Bích

Vũ Thuỳ Anh

Nguyễn Tấn Cường

Hồ Phạm Diệu Loan

5) Đoàn trường

Nhiệm vụ: tập hợp thanh niên, tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh về lý tưởng của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, hướng thanh niên vào những hoạt động tình nguyện giáo dục ý thức cộng đồng.

Số lượng đoàn viên: 1047 bao gồm 42 chi đoàn ( 14 chi đoàn là dự bị - 14 lớp khối 10).

6) Tổ chức lớp học

Toàn trường có 1494 học sinh chia thành 42 lớp. Lớp 10 và 11 có sĩ số trung bình là 30 học sinh trên một lớp.

Khối 12: 16 lớp bao gồm 7 lớp cơ bản và 9 lớp tự nhiên. Khối 11: 12 lớp bao gồm 4 lớp cơ bản và 8 lớp tự nhiên. Khối 10: 14 lớp bao gồm 5 lớp cơ bản và 9 lớp tự nhiên.

7) Ban đại diện hội cha mẹ học sinh trường

Nhiệm vụ: phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khen thưởng, các phong trào văn-thể-mỹ, Đoàn Thanh Niên của nhà trường theo tinh thần tự nguyện đóng góp mang tính chất xã hội.

IV) Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên bộ môn, cách thức đánh giá, cho điểm học sinh.1) Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên bộ môn.

Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 12

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương. Rèn luyện đạo đức, văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất

lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục, vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.

Thực hiện điều lệ nhà trường, thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục.

Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tính của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết giúp đỡ các đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh.

Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2) Cách thức đánh giá, cho điểm học sinh.

Số lần kiểm tra định kì: được quy định trong phân phối chương trình của từng môn

học.

Số lần kiểm tra thường xuyên (KTtx): Trong một học kì, mỗi học sinh phải có số

lần KTtx đối với mỗi môn học như sau:

Các môn học có từ 1 tiết/1 tuần trở xuống: ít nhất 2 lần.

Các môn học có từ trên 1 tiết đến 3 tiết/1 tuần: ít nhất 3 lần.

Các môn học có từ 3 tiết/1 tuần trở lên: ít nhất 4 lần.

3) Tổng kết môn học

Hệ số các loại điểm kiểm tra:

Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút: hệ số 1.

Kiểm tra từ 1 tiết trở lên: hệ số 2.

Điểm kiểm tra học kì: hệ số 3

Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk): Là trung bình cộng của điểm các bài kiểm tra, sau

khi đã tính hệ số mỗi loại:

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 13

ĐTBmHKI + ( ĐTBmHKII x 2 )ĐTBmcn = 3

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

Điểm trung bình cả năm (ĐTBmcn): là trung bình cộng của điểm trung bình học kỳ I với 2

lần điểm trung bình môn học kỳ II tính theo hệ số 2:

V) Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, cách nhận xét, xếp loại hạnh kiểm, ghi điểm học bạ của học sinh.1) Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm

Ngoài các nhiệm vụ của người giáo viên bộ môn thì giáo viên chủ nhiệm cần: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương

pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với các đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh.

Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng. Phối họp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu Niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chwucs xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.

Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiển tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong ỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh.

Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

2) Cách nhận xét

Hạnh kiểm học sinh được chia làm 4 loại: tốt, khá, trung bình, yếu, được thực hiện vào cuối học kì, năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào kết quả xếp loại hạnh kiểm học kì 2.

Loại tốt: luôn kính trong người trên, thày cô giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường, thương yêu giúp đỡ các em nhỏ , có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn trong lớp, được các bạn tin yêu. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực giản dị, khiêm tốn. Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập. Thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường, chấp hành tốt pháp luật, quy định về trật tự, an toàn xã hội an toàn giao thông, tích cự tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, thi cử. Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong kế

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 14

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

hoạch giáo dục, các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức, tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, Đội, chăm lo giúp đỡ gia đình.

Loại khá: thực hiện được những quy định của loại tốt, nhưng chưa đạt đến mức của loại tốt, đôi khi còn thiếu sót nhưng sửa chữa ngay khi giáo viên và các bạn góp ý.

Loại trung bình: có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định của loại tốt, nhưng mức độ chưa nghiêm trọng, sau khi được nhắc nhở giáo dục đã được tiếp thu nhưng tiến bộ còn chậm.

Loại yếu: có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện các quy định loại tốt, được giáo dục nhưng chưa sữa chữa. Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm đến thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường. Gian lận trong học tập, thi cử, kiểm tra. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc người khác, đánh nhau gây rối mất trật tự, trị an trong trường hoặc xã hội. Đánh bạc, vận chuyển, tàng trữ, sữ dụng ma túy, vũ khí, chất nổ, chất độc hại, lưu hành văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy hoạc tham gia tệ nạn xã hội.

3) Cách đánh giá hạnh kiểm học sinh căn cứ vào nội quy học sinh

Về thái độ ứng xử trong và ngoài trường.

Học sinh có nhiệm vụ tự giác rèn luyện, phấn đấu để trở thành con người mới theo 05 điều Bác Hồ dạy.

Phải tôn trọng Quốc kì, Quốc ca. Phải có thái độ lễ phép với người lớn. Phải yêu thương, hòa nhã với bạn bè. Mọi hành vi cư xử đều phải trên cơ sở văn

minh, tình thân ái, đoàn kết Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và tài sản chung của nhà trường. Không leo

trèo, phá cây xanh, không viết, vẽ bậy lên bàn ghế, tưởng, không mang quà bánh vào trong lớp. Bỏ rác đúng nơi quy định.

Phải tôn trọng luật giao thông. Tôn trong người lớn, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, và mọi người ngay cả trong và

ngoài trường.

Về đồng phục và nề nếp.

Đồng phục chính khóa Nam sinh: Áo sơ mi trắng, cravat caro xanh dương, tay trái áo có hình logo

của trường, quần tây xanh dương đậm, lưng quần ngang rốn, không mặc quần kẻ sọc, kẻ ca rô, không mặc quần jean, kaki hoặc quần bó sát. Phải cắt tóc gọn ghẽ, không nhuộm tóc, không được để các kiểu tóc khác lạ, không đeo bông tai, không để râu..

Nữ sinh: Áo trắng, nơ caro xanh dương, tay trái áo có hình logo trường, váy caro xanh dương dài ngang gối. Không mang giày dép cao gót hoặc có gót nhọn. Tóc để

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 15

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

đơn giản, không được nhuộm. Không được trang điểm, không được sơn móng tay, móng chân, không đeo trang sức.

Cả nam và nữ: Giầy xăng đan có quai hậu hoặc giày bata. Sử dụng cặp táp, không sử dụng balo, túi các loại để đựng sách

Khi học tiết thể dục:Nam, nữ sinh mặc đồng phục thể dục, mang giày bata.

Phù hiệu mã số:Áo đồng phục chính khóa, ngoại khóa, thể dục đều phải may phù hiệu vào ngực trái, phía trên túi áo (nếu áo có túi).

Giờ giấc và nề nếp học tập.

Buổi sáng: giờ học bắt đầu từ 7:00 đến 11:25. Học sinh có mặt lúc 6:45 Buổi chiều: Giờ học bắt đầu từ 12:45 đến 17:15. Học sinh có mặt lúc 12:30 Học sinh đi trễ phải vào phòng Giám thị xin giấy vào lớp mới được lên học.

Học sinh không la cà, tụ tập ở các hàng quán xung quanh trường trước và sau giờ học.

Thái độ học tập.

Học sinh phải chuyên cần học tập, đến lớp phải tích cực xây dựng bài. Về nhà phải học bài, làm bài đầy đủ.

Thi cử, kiểm tra phải tuyệt đối trung thực.

Nghỉ học và xin phép.

Nghỉ học 01 ngày: phụ huynh làm đơn xin phép và điền đầy đủ nội dung vào phiếu xin phép nghỉ học, gởi cho phòng giám thị chậm nhất 01 ngày sau khi nghỉ.

Nghỉ học 02 ngày: phụ huynh đích thân đến trường và thực hiện các thủ tục giống như xin phép nghỉ học 01 ngày. Có thể phải bổ sung một số giấy tờ cần thiết như giấy xác nhận của cơ quan chức năng như bệnh viện,, các cơ quan khác..

Nghỉ học từ 03 ngày trở lên: phải được sự chấp thuận của Ban giám hiệu.

Những điều cấm.

Không trung thực trong học tập, kiểm tra, thi cử sẽ bị xếp loại hạnh kiểm yếu. Hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện. Gây gỗ, kéo bè phái đánh nhau trong hoặc ngoài nhà trường Đem chất cháy nổ, hung khí, đồ chơi nguy hiểm, sách báo, phim ảnh có nội dung

không lành mạnh vào trường. Đá banh trong sân trường.

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 16

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

Vô lễ với thầy, cô giáo, cán bộ, công nhân viên trong trường. Các hành vi trộm cắp, cờ bạc. Nghịch ác, chơi xấu bạn. Các trò chơi có thể gây hại đến bản thân, hoặc người khác. Học sinh cố ý vi phạm

các điều cấm này có hể bị đuổi học. Không chấp hành lật giao thông. Phá hoại tài sản công cộng, tài sản của nhà trường, viết, vẽ lên tường,bàn ghế. Sử dụng điện thoại, nghe nhạc trong giờ học. Học sinh cố tình vi phạm các điều này ngoài việc bị xử lí hành chính còn bị kỉ luật

hạ hạnh kiểm.Quy định chung

Tất cả học sinh tôn trọng và chấp hành các nội quy này. Học sinh nào thực hiện tốt sẽ được khen thưởng, học sinh nào vi phạm sẽ chịu kỉ luật từ phê bình, cảnh cáo hạ hạnh kiểm đến đuổi học.

4) Thang điểm xếp loại hạnh kiểm của học sinh.

Xếp loại hạnh kiểm học sinh từng tháng.

- Loại tốt: dạt từ 18-20 điểm.- Loại khá: đạt từ 15-18 điểm- Loại TB đạt từ 10-15 điểm.- Loại yếu: đạt dưới 10 điểm.

Xếp loại hạnh kiểm học sinh từng học kì.

- Lấy trung bình cộng các điểm hạnh kiểm hàng tháng trong một học kì và xếp theo thanh điểm trên với các lưu ý:

Không xếp loại Tốt cho học sinh xếp loại học lực trung bình, trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định: nếu tất cả các tháng của học kì đều được xếp loại hạnh kiểm Tốt thì có thể xếp loại hạnh kiểm tốt trong học kì đó. Nếu có một tháng trở lên được xếp loại Khá thì chỉ xếp loại hạnh kiểm Khá.

Không xếp loại Khá cho học sinh có học lực Yếu hoặc Kém trừ những trường hợp đặt biệt theo quy định: nếu tất cả các tháng của học kì đều được xếp loại hạnh kiểm Tốt hoặc có một tháng xếp loại hạnh kiểm khá thì có thể được xếp loại hạnh kiểm Khá trong học kì đó. Ccá trường hợp còn lại thì xếp hạnh kiểm TB và Yếu.

Các vi phạm bị trừ điểm hạnh kiểm.

a. Trừ 1 điểm/ 1 lần nếu vi phạm:- Đi học trể lần thứ nhất ( lần 2 trở đi trừ 2 điểm/ lần).- Nghỉ có phép.

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 17

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

- Đồng phục không đúng với ngày học- Bị thầy cô nhắc nhở và ghi sổ đầu bài.- Gây ồn trong lớp hoặc ra khỏi lớp giờ vắng GV khi chưa được phép của phòng

giám thịb. Trừ 2 điểm / 1 lần nếu vi phạm:- Không thuộc bài bị điểm 0 và 1, lần 2 trở đi trù 3 điểm/lần.- Một buổi nghỉ học không phép.- Tóc dài hoặc nhuộm màu hoặc rẽ ngôi giữa, vi phạm về đồng phục, không phù

hiệu mã số, áo không bỏ vào quần.- Xả rác làm mất vệ sinh trường, lớp.- Mang đồ ăn, thức uống lên lớp.- Trốn tập trung đầu giờ.- Leo nhảy bàn ghế.- Đứng ngoài hành lang khi đã có chuông vào tiết học, đi lại trên hành lang trong giờ

học.- Ra chơi lên lớp trễ.c. Trừ 5 điểm / 1 lần nếu vi phạm:- Quay cóp hoặc nhắc bài bạn trogn khi kiểm tra trên lớp.- Bị GVBM đuổi ra khỏi lớp đưa xuống phòng Giám thị.- Giả mạo chữ kí phụ huynh để xin phép nghỉ học.- Nói tục chửi thề trong sân trường, hoặc lớp học.- Trốn chào cờ hoặc không nghiệm túc khi chào cờ.- Mang headphone, đồ chơi điện tử vào lớp.- Không mời phụ huynh theo yêu cầu của lớp.d. Trừ 10 điểm /1 lần nếu vi phạm:- Trốn tiết.- Quay cóp hoặc nhắc bài bạn trong khi kiểm tra tập trung hay thi học kì.- Leo rào để vào, ra cổng trường.- Nghịch ác với bạn bè.- Có liên quan gián tiếp đến các vụ đánh nhau.e. Trừ 15 điểm / 1 lần nếu vi phạm:- Có hành vi gây mâu thuẫn, mất đoàn kết.- Lấy cắp trogn lớp, làm hư hỏng tài sản nhà trường.- Đánh bài, uống rượu, hút thuốc trong hay ngoài nhà trường.- Mang các loại đồ chơi nguy hiểm vào trường.- Vi phạm luật lệ giao thông bị các cơ quan chức năng báo về trườngf. Trừ 20 điểm / 1 lần nếu vi phạm:- Mang hung khí vào trường.

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 18

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

- Đánh nhau vì bất cứ lí do gì.- Mang, sử dụng các chất gây nghiện.- Vi phạm luật lệ giao thông.- Vô lễ với giáo viên, công nhân viên.

Điểm cộng thêm.

Mỗi học sinh đã vi phạm, bị xếp loại hạnh kiểm TB hoặc yếu nhưng có hướng phấn đấu rèn luyện thì được cộng điểm nhưu sau:

- Tích cực học tập, có tiến bộ trogn học tập, có ghi nhận của GVBM được cộng 1 điểm/ lần.

- Học sinh là cán bộ Đoàn công tác tốt hoặc cán bộ lớp tích cực hoặc học sinh tham gia tốt phong trào công 2 điểm/lần.

- Ca kì không nghỉ ngày nào công 2 điểm.- Thực hiện người tốt, việc tốt, dũng cảm chống lại sự sai trái, bảo vệ giúp đỡ kẻ yếu

cộng 1 điểm/lần.

Các biện pháp giải quyêt khi học sinh bị hạnh kiểm trung bình, yếu trong tháng.

- Nếu hạnh kiểm TB : Học sinh làm bản kiểm điểm.- Nếu hạnh kiểm Yếu: Học sinh làm bảng kiểm điểm; mời phụ huynh đến cam kết.- Nếu 2 tháng liền hạnh kiểm vẫn yếu, GVCN đề nhị đưa học sinh đó ra HĐKL.

5) Cách chấm điểm thi đua hàng tuần giữa các lớp

Tập trung đầu giờ : 10 điểm/ buổi

- Tập trung nhanh : 2 điểm.- So hàng: 3 điểm- Đứng trong hàng không nói chuyện : 3 điểm.- Di chuyển lớp hàng ngũ nghiêm chỉnh, không ồn ào: 2 điểm.

Sĩ số :10 điểm/ buổi.

- Vắng có phép : không trừ điểm- Vắng có phép (cha mẹ xin phép sau 2 ngày( : trừ 1 điểm/ học sinh- Vắng không phép: trừ 5 điểm / 1 học sinh- Báo cáo sai sĩ số: trừ 10 điểm /1 học sinhVệ sinh lớp học: 10 điểm/buổi.Giám thị chấm đầu tiết với các nội dung sau:- Bảng sạch : 2 điểm.- Sàn lớp, bục giảng sạch : 3điểm

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 19

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

- Bàn ghế học sinh sạch sẽ, ngay ngắn: 3 điểm.- Không có rác ở góc lớp, hành lang sạch không xả rác: 2 điểm.Giám thị chấm điểm lần 2 khi học sinh ra về và sẽ trừ vào điểm vệ sinh chấm lúc đầu

như sau:- Bảng không xóa: trừ 1-2 điểm.- Hộc bàn còn rác, các dãy bàn không ngay ngắn : trừ 1-2 điểm- Sàn nhà không sạch: trừ 1-2 điểm.

Nội quy: 10 điểm/ tuần. Học sinh vi phạm các ỗi sau sẽ bị trừ điểm:

- Trừ 2 điểm/ 1laanf vi phạm/ 1 học sinh: đi trễ mà không có phụ huynh xin phép.- Trừ 5 điểm/ 1 vi phạm/ 1 học sinh: Trốn tập trung đầu giờ, trốn chào cờ hoặc không nghiệm túc khi chào cờ. Lên lớp trước mà không có phụ huynh xin phép. Y phục không đúng quy định. Không mang giày có quai hậu hoặc giày bata. Không mang cặp sách theo quy định. Tóc không đúng quy định. Ra chơi không xuống sân. Lên lớp trễ, đứng ngoài hành lang khi đã có chuông vào tiết học. Đi lại trên hành lang trong giờ học. Đá banh trong sân trường, đá cầu trên hành lang hoặc trong lớp. Mang nữ trang, tài sản có giá trị lớn, mang nhiều tiền đến trường. Nói tục, chửi thề.- Trừ 10 điểm/ 1 vi phạm/ 1 học sinh.:Xả rác trong sân trường, hành lang, lớp họcSử dụng điện thoại trong giờ học hay tham gia các hoạt động tập thểBị GVBM đuổi ra khỏi lớp trong giờ học, tự ý ra ngoài trường khi không xin phép.Trực lớp không tắt đèn, quạt giờ chơi hoặc giờ về.Leo tường để vào/ ra trường.Có liên quan gián tiếp đến các vụ đánh nhau.- Trừ 20 điểm/ 1 vi phạm/ 1 học sinh: Trốn tiết Nói tục, chửi thề, vô lễ với giáo viên, coogn nhân viên. La cà ở các quán trước, trong và sau buổi học. Mang tài liệu có nội dung không lành mạnh vào lớp. Mang và sử dụng các chất gây nghiện. Mang hung khí vào trường. Lấy cắp trong lớp. làm hư hỏng tài sản nhà trường.

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 20

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

Đánh nhau vì bất cứ lí do gì

Sổ đầu bài.

- Mỗi ngày Giám thị lấy trung bình cộng số điểm giáo viên ghi trong sổ đầu bài. Những tiết có giáo viên dạy mà không có điểm bị coi như là 00, những tiết giáo viên không dạy thì không tính điểm

Khuyến khích.

- Cộng từ 5-20 điểm thưởng/ lần làm việc tốt của học sinh, tùy từng việc.- Cộng 10 điểm thưởng cho lớp nộp đủ học phí trước hoặc đúng ngày quy định.- Trừ 2 điểm/ học sinh đóng học phí trễ sau ngày quy định

Một số quy định thêm.

- Học sinh nghỉ học, cha mẹ phải đến phòng Giams thị xin phép bằng sổ liên lạc.- Học sinh trực nhật ngoài việc làm vệ sinh còn nhắc nhở học sinh xuống sân không

được ở lại trên lớp giờ chơi. Nếu trực lớp không cung cấp cho phòng giám thị danh sách học sinh ở lại trên lớp giờ chơi thì nhóm trực sẽ bị trừ điểm bằng số điểm bị trừ của học sinh đã vi phạm.

- Lớp có học sinh ra HĐKL, cuối học kì sẽ bị trừ 0,5 điểm/ 1 học sinh vào điểm trung bình sau khi đã nhân hệ số và lớp đó không được khen thưởng ở học kì đó.

- Lớp có học sinh bị GVBM đuổi ra khỏi lớp trong giờ học thì cán sự lớp phải đưa học sinh này xuống phòng giám thị.

- Giáo viên vắng tiết, cán sự lớp có nhiệm vụ quản lớp không làm ảnh hưởng đến các lớp khác và xuống báo cho phòng giám thị biết.

6) Cách tính điểm tổng kết và xếp loại học lực học sinh

Điểm trung bình các môn học kì, cả năm:

Điểm trung bình các môn của học kì (ĐTBhk): là trung bình môn học kì tất cả các môn

học sau khi đã tính hệ số môn học:

Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTBcn): là trung bình cả năm của các môn học sau

khi đã tính theo hệ số điểm môn học:

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 21

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

Tiêu chuẩn xếp loại về học lực: Căn cứ vào điểm trung bình các môn từng học kỳ và cả năm, xếp loại học lực được

quy thành 5 loại: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Tiêu chuẩn cụ thể như sau:

– Loại giỏi: là những học sinh có đủ 2 tiêu chuẩn dưới đây: ĐTB các môn (hoặc cả năm

học) từ 8,0 trở lên; trong đó phải có ít nhất 1 trong 2 môn Toán, Ngữ Văn và không có

ĐTB môn nào bị dưới 6,5.

– Loại khá: ĐTB các môn từ 6,5 trở lên đến 7,9; trong đó phải có ít nhất 1 trong 2 môn

Toán, Ngữ Văn và không có ĐTB môn nào bị dưới 5,0.

– Loại trung bình: ĐTB các môn từ 5,0 trở kên đến 6,4; trong đó phải có ít nhất 1 trong

2 môn Toán, Ngữ Văn và không có ĐTB môn nào bị dưới 3,5.

– Loại yếu: ĐTB các môn từ 3,5 trở lên đến 4,9 không có ĐTB môn nào bị dưới 2,0.

– Loại kém: Những trường hợp còn lại.

– Điều chỉnh xếp loại học lực: Nếu do điểm trung bình của 1 môn quá kém làm cho học

sinh bị xếp loại học lực xuống 2 bậc trở lên thì học sinh được chiếu cố chỉ hạ xuống một

bậc.

7) Cách ghi học bạ Ghi đầy đủ khi lập học bạ cho học sinh; hiệu trưởng nhà trường kí đóng dấu xác

nhận việc lập học bạ cho học sinh; quá trình học tập ghi đầy đủ từ lớp 10 đến lớp 12. Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được cập nhật theo mỗi năm.VI) Đặc điểm, tình hình lớp chủ nhiệm 11B6

Giáo viên chủ nhiệm: Bùi Văn Quế

Sỉ số lớp: 33 trong đó 13 nam và 20 nữ.

Đoàn viên: 33

Hạnh kiểm: tốt 14, khá 18, trung bình 1.

Học lực: giỏi 10, khá 20, trung bình 3.

Lớp trưởng: Nguyễn Thu Quỳnh.

Lớp phó: Lê Thị Tố Nga.

Bí thư: Vương Hồng Hoàng.

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 22

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

Lớp chia thành 3 tổ, mỗi tương đương với một dãy bàn, có 1 tổ trưởng.

Lớp nằm ở dãy D lầu 1, cơ sở vật chất trong phòng học đầu đủ với 3 dãy bàn, 1 máy tính, một máy chiếu, 2 bảng từ, 2 máy lạnh và một số vật chất khác.

Nhận xét chung về lớp: lớp có tinh thần tự giác học tập cao, chăm chỉ và năng lực cao, lễ phép. Các em tham gia các hoạt động nhiệt tình năng nỗ, có khả năng hoạt động nhóm, đoàn, đội, có lí tưởng sống tốt.

Tuy nhiên học sinh trong lớp chưa chấp hành nghiêm chỉnh nội quy nhà trường dẫn đến tỉ lệ đạt hạnh kiểm tốt không cao. Cần rèn luyện thêm kĩ năng mềm và kĩ năng sống.

Công tác chủ nhiệm 11B6 trong kì kiến tập

Tuần 1:

Nhận lớp chủ nhiệm, làm quen lớp, thông báo những nguyên tắc làm việc. Ổn định lớp sau kì nghỉ tết, nhắc nhở học sinh thực hiện nội quy, tham gia xây

dựng bài học.

Tuần 2:

Đứng lớp chủ nhiệm, tổng kết hoạt động trong tuần trước của học sinh. Thông báo kế hoạch hoạt động cho tuần này. Tiến hành tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, chủ đề tháng 2: thanh niên với lí

tưởng cách mạng.

Tuần 3:

Đứng lớp chủ nhiệm, tổng kết hoạt động trong tuần trước của lớp (có xử phạt và biểu dương).

Thông báo kế hoạch hoạt động trong tuần này và lịch thi giữa kì. Tiến hành tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, chủ đề tháng 3: thanh niên với vấn

đề lập nghiệp.

Tuần 4:

Đứng lớp chủ nhiệm, tổng kết hoạt động trong tuần trước, nhắc nhở lớp chuẩn bị thi giữa kì,…

VII) Bài học sư phạm sau kì kiến tập

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 23

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

Trong quá trình tìm hiểu thực tế giáo dục và kiến tập tại trường THPT Nguyễn Du, em thấy rằng: để trở thành một đơn vị tiên tiến, vững mạnh đó là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của BGH nhà trường, các thầy cô và học sinh.

Qua quá trình kiến tập và tìm hiểu em đã nhận được:

Biết được tình hình giáo dục quận 10 nói chung và trường THPT Nguyễn Du nói riêng.

Nắm được vài nét về tình hình và đặc điểm nhà trường THPT Nguyễn Du.

Tích lũy một số kinh nghiệm trong việc quản lý học sinh, công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp và giảng dạy thông qua sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn và tập thể giáo viên nhà trường THPT Nguyễn Du.

Kinh nghiệm rút ra sau đợt kiến tập:

1) Cách quản lí học sinh

Phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng, phải vừa cương quyết, vừa mềm dẻo linh hoạt, xử lý kịp thời các tình huống của học sinh.

Biết động viên, khuyến khích học sinh, khen thưởng đúng lúc, kịp thời xử lý các sai phạm.

Biết hướng dẫn ban cán sự lớp điều hành lớp. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, bộ môn và các bạn giáo sinh để quản lý điều

hành học sinh. Phối hợp với ban giám hiệu, phòng giám thị để quản lý học sinh.

2) Công tác chủ nhiệm:

Phải biết cách lên kế hoạch và có giáo án chủ nhiệm, dự trù trước các tình huống xảy ra khi thực hiện kế hoạch.

Theo dõi sát sao tình hình lớp để xử lý tình hình kịp thời. Nghiêm túc trong quá trình điều khiển lớp.

Phải biết cách tổ chức lớp, phân công đúng người đúng việc, thường xuyên nhắc nhở các em.

Phải gần gũi hòa đồng với học sinh để hiểu rõ về hoàn cảnh đặc điểm của từng học sinh.

Phải hiểu rõ và nắm bắt được đặc điểm tâm lý của độ tuổi học sinh: hiếu động, ham chơi quên học, dễ bắt chước thói xấu.

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 24

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

Thường xuyên có mặt bên các em mỗi khi các em gặp khó khăn, trở ngại trong học tập và cuộc sống.

3) Công tác giảng dạy: Chuẩn bị giáo án chi tiết rõ ràng, mạch lạc, dự đoán trước các tình huống có thể

xảy ra trong bài dạy. Phải tự tin vào khả năng sư phạm của bản thân và nắm thực vững chuyên môn. Phải biết quản lớp, ổn định lớp trong quá trình dạy, có cái nhìn bao quát, điều

chỉnh lại tốc độ dạy hay phương pháp dạy khi thấy học sinh có dấu hiệu không tập trung. Nắm vững trình độ cùa từng học sinh, mặt bằng chung của lớp để có phương pháp

dạy cho phù hợp. Tham gia dự giờ giáo viên hướng dẫn, các giáo sinh thực tập học hỏi và rút kinh

nghiệm. Tham gia họp tổ bộ môn, lắng nghe, trao đổi các kinh nghiệm trong giảng dạy và

chuyên môn.

4) Mối quan hệ:

Có thái độ khiêm tốn, hòa đồng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữ các giáo sinh. Kính trọng, khiêm tốn học hỏi các giáo viên nhà trường, đặc biệt là giáo viên

hướng dẫn. Đối với học sinh hết lòng yêu thương, luôn công bằng không tự cao và đánh giá

thấp năng lực học sinh. Kinh nghiệm đối với bản thân Không ngừng rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa. Luôn học cách giữ bình tĩnh, và đốt lên ngọn lửa yêu nghề. Sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy.

VIII) Cảm nhận qua kì kiến tập

Tôi sẽ là giáo viên và dạy học là cuộc sống của tôi. Đây là điều mà tôi có thể khẳng định sau kì kiến tập này. Vốn chọn ngành sư phạm do quyết định của gia đình, trong giảng đường đại học đã nghe không ít về cái nghèo, cái khó của nghề giáo, vì thế mà cũng có không ít lần suy nghĩ bỏ học thi lại ngành khác. Tôi đọc sách nhiều, cũng nhờ sách mới giữ lại tôi với giảng đường trường sư phạm, mới tháp lên ngọn lửa yêu nghề trong tôi. Nhưng ngọn lửa ấy vẫn yếu ớt trước sóng gió của cuộc sống hiện đại này, chính các em, học sinh trường THPT Nguyễn Du, đặc biệt là lớp 11B6 đã làm ngọn lửa ấy bùng cháy trong tôi. Từng cái cuối đầu, từng lời xưng :”con chào thầy” cứ hiện đi hiện lại trong tâm

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 25

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

trí tôi, nó cho tôi biết, bạn thật may mắn khi chọn nghề giáo. Tôi bắt đầu hình dung mình như một nhạc trưởng trong đoàn giao hưởng đang khởi lên một tác phẩm âm nhạc bất hữu, những nhạc công ấy là các em học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Bản giao hưởng ấy chỉ bất hữu khi người nhạc trưởng điều khiển tốt và các nhạc công làm tốt công việc của mình. Đôi lúc bản giao hưởng có thể bị trật nhịp, không đồng đều và nhiệm vụ của người nhạc trưởng là đưa nó về bình thường. Tôi thấy mình là vị nhạc trưởng của tập thể 11B6, tôi luôn hi vọng mình có thể cháy hết mình trong một tập thể lớp như vậy. Có người sẽ hỏi sao bạn lại nghĩ vậy? Đó là bởi có dòng nhiệt huyết chạy trong người tôi, bởi đó là sự yêu mến tôi dành cho học sinh và sự tôn trong và yêu mến của học sinh dành cho tôi.

Học sinh luôn đem đến những bất ngờ, bởi sự ngây thơ pha một chút gì đó mang tính người lớn, không sai với câu: “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Khuôn mặt, ánh mắt các em thể hiện nét ngay thơ, hành động, lời nói một phần nào đó cho thấy các em đã lớn. Mỗi khi đứng lớp, luôn có ánh mắt nhìn tôi, tôi cảm nhận điều đó và thật vui khi có học sinh quý mến mình. Học trò thì đâu thiếu học trò ngoan, học trò tinh nghịch. Vậy mà học trò tinh nghịch lại dễ tiếp xúc hơn, bởi các em luôn năng nổ, biết hòa nhập nhanh, còn những em ngoan thường có nội tâm kín đáo, chỉ cần nhìn vào ánh mắt các em là hiểu rõ.

Học sinh là củi và nhà giáo là lửa cứ cháy mãi không thôi!

Đánh giá của nhà trường:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 26

Trường thpt Nguyễn Du Bài tìm hiểu thực tế giáo dục

Giáo sinh kiến tập: Hoàng Phước Muội 27