Tong Hop QHKTQT

31
PHẦN I: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ: CÂU I: TRÌNH BÀY NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ 2 HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA ADAM SMITH VÀ DAVID RICARDO. NÊU Ý NGHĨA CỦA VIỆC NẮM VỮNG CÁC HỌC THUYẾT NÀY ĐỐI VỚI CÁC NHÀ KINH DOANH QUỐC TẾ: 1. Học thuyết của Adam Smith: tư tưởng chính của Adam Smith về thương mại quốc tế là: Thương mại, đặc biệt là ngoại thương có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước Anh ghê ghớm. Nhưng theo ông nguồn gốc giàu có của nước Anh không phải là ngoại thương mà là công nghiệp. Mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào những ngành sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối, có nghĩa sử dụng những lợi thế tuyệt đối đó cho phép họ sản xuất với chi phí thấp hơn các nước khác, thì tổng sản lượng của cải vật chất của từng nước, cũng như của thế giới sẽ tăng lên, kết quả làm cho mức sống tăng lên và nhờ đó nhu cầu ở các quốc gia thỏa mãn tốt hơn. Quốc gia sẽ chỉ xuất khẩu những hàng hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối, nhập khẩu những hàng hóa mà họ không có lợi thế tuyệt đối. Thương mại không là quy luật trò chơi bằng không mà là trò chơi tích cực, theo đó các quốc gia đều có lợi trong thương mại quốc tế. Tất cả các nước đều có lợi nếu tự do buôn bán với nhau và không đồng ý sự can thiệp của nhà nước. Trong tự do thương mại, nguồn lực của thế giới sẽ được phân phối có hiệu quả, có lợi cho từng nước. Bất cứ sự can thiệp nào vào tiến trình tự nhiên của thương mại đều cản trở sự phân phối có hiệu quả các nguồn lực của thế giới. Cơ sở của lý thuyết này dựa trên thuyết lao động giá trị, nó cho rằng lao động là yếu tố duy nhất của sản xuất vật chất, chất lượng lao động là như nhau, thời gian cần thiết để lao động chuyển hóa thành vật chất như nhau. Trong thực tế chúng ta thấy rằng: Lao động không phải là yếu tố duy nhất của sản xuất. Chất lượng lao động không thể đồng nhất. Chi phí để sản xuất ra một hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào số lượng lao động đã sử dụng để tạo ra nó mà còn phụ thuộc khoản thời gian cần thiết để lao động chuyển hóa thành vật chất. Do vậy, nếu chỉ có lợi thế tuyệt đối mới có thương mại quốc tế thì bao nhiêu nước có thể thực hiện thương mại quốc tế? Một nước có mọi thế hơn hẳn các nước khác hoặc những nước không có lợi thế tuyệt đối nào cả thì phải chăng không có thương mại quốc tế nói riêng và quan hệ kinh tế quốc tế nói chung? Tuy có những hạn chế, nhưng lý thuyết của A. Smith đã có những luận điểm hoàn toàn đúng đắn: lao động là thước đo thực tế của giá trị. 2. Học thuyết của David Ricardo: tư tưởng chính của David Ricardo về thương mại quốc tế là: Mọi nước luôn có thể và rất có lợi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Bởi vì phát triển ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước: chỉ chuyên môn hoá và sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất khẩu hàng hoá của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ các nước khác. Trang 1

Transcript of Tong Hop QHKTQT

Page 1: Tong Hop QHKTQT

PHẦN I: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ:CÂU I: TRÌNH BÀY NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ 2 HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA ADAMSMITH VÀ DAVID RICARDO. NÊU Ý NGHĨA CỦA VIỆC NẮM VỮNG CÁC HỌC THUYẾTNÀY ĐỐI VỚI CÁC NHÀ KINH DOANH QUỐC TẾ:1. Học thuyết của Adam Smith: tư tưởng chính của Adam Smith về thương mại quốc tế

là:– Thương mại, đặc biệt là ngoại thương có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước Anh

ghê ghớm. Nhưng theo ông nguồn gốc giàu có của nước Anh không phải là ngoại thươngmà là công nghiệp.

– Mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào những ngành sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối,có nghĩa sử dụng những lợi thế tuyệt đối đó cho phép họ sản xuất với chi phí thấp hơn cácnước khác, thì tổng sản lượng của cải vật chất của từng nước, cũng như của thế giới sẽtăng lên, kết quả làm cho mức sống tăng lên và nhờ đó nhu cầu ở các quốc gia thỏa mãntốt hơn. Quốc gia sẽ chỉ xuất khẩu những hàng hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối, nhập khẩunhững hàng hóa mà họ không có lợi thế tuyệt đối. Thương mại không là quy luật trò chơibằng không mà là trò chơi tích cực, theo đó các quốc gia đều có lợi trong thương mại quốctế.

– Tất cả các nước đều có lợi nếu tự do buôn bán với nhau và không đồng ý sự can thiệp củanhà nước. Trong tự do thương mại, nguồn lực của thế giới sẽ được phân phối có hiệu quả,có lợi cho từng nước. Bất cứ sự can thiệp nào vào tiến trình tự nhiên của thương mại đềucản trở sự phân phối có hiệu quả các nguồn lực của thế giới.

– Cơ sở của lý thuyết này dựa trên thuyết lao động giá trị, nó cho rằng lao động là yếu tố duynhất của sản xuất vật chất, chất lượng lao động là như nhau, thời gian cần thiết để lao độngchuyển hóa thành vật chất như nhau.

– Trong thực tế chúng ta thấy rằng:• Lao động không phải là yếu tố duy nhất của sản xuất.• Chất lượng lao động không thể đồng nhất.• Chi phí để sản xuất ra một hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào số lượng lao động

đã sử dụng để tạo ra nó mà còn phụ thuộc khoản thời gian cần thiết để lao độngchuyển hóa thành vật chất.

• Do vậy, nếu chỉ có lợi thế tuyệt đối mới có thương mại quốc tế thì bao nhiêu nước có thểthực hiện thương mại quốc tế? Một nước có mọi thế hơn hẳn các nước khác hoặc nhữngnước không có lợi thế tuyệt đối nào cả thì phải chăng không có thương mại quốc tế nóiriêng và quan hệ kinh tế quốc tế nói chung?

• Tuy có những hạn chế, nhưng lý thuyết của A. Smith đã có những luận điểm hoàn toànđúng đắn: lao động là thước đo thực tế của giá trị.

2. Học thuyết của David Ricardo: tư tưởng chính của David Ricardo về thương mạiquốc tế là:

– Mọi nước luôn có thể và rất có lợi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Bởivì phát triển ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước: chỉ chuyênmôn hoá và sản xuất một số sản phẩm nhất định và xuất khẩu hàng hoá của mình để đổilấy hàng nhập khẩu từ các nước khác.

Trang 1

Page 2: Tong Hop QHKTQT

– Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệtđối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khitham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một số lợi thếnhất định về các mặt hàng khác.

– Điều chính yếu trong lý thuyết của D. Ricardo là thương mại quốc tế không yêu cầu sựkhác nhau về lợi thế tuyệt đối. Thương mại quốc tế có thể xảy ra khi có lợi thế so sánh. Lợithế so sánh tồn tại bất cứ khi nào mà tương quan về lao động cho mỗi sản phẩm khác nhaugiữa hai hàng hóa.

– Theo quy luật này, các quốc gia có thể chuyên môn hóa và xuất khẩu sản phẩm mà họkhông có lợi thế tuyệt đối so với một nước khác, nhưng lại có lợi thế tuyệt đối lớn hơngiữa hai sản phẩm trong nước (tức là họ có lợi thế tương đối hay lợi thế so sánh) và nhậpkhẩu những sản phẩm mà lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai sản phẩm trong nước.

– Lợi thế so sánh về một loại sản phẩm X nào đó thể hiện khả năng cạnh tranh của một quốcgia trên thị trường thế giới. Xác định lợi thế so sánh giữa hai quốc gia, hay giữa các nướctrong khu vực có thể được xác định theo công thức sau:

RCA = E1/EC+E2/EWTrong đó:– RCA (rate of comparative advantage): hệ số thể hiện lợi thế so sánh.– E1: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của quốc gia trong 01 năm.– EC: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia trong 01 năm– E2: Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X của thế giới trong 01 năm– EW: Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới trong 01 năm.

Nếu RCA<= 1 : sản phẩm không có lợi thế so sánhNếu RCA<2.5 : Sản phẩm có lợi thế so sánhNếu RCA>= 2.5 : Sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao

– Tóm lại quy luật lợi thế so sánh của D. Ricardo là một trong những quy luật quan trọngnhất của kinh tế quốc tế, đặt cơ sở, nền móng cho mậu dịch quốc tế. Cho đến nay bản chấtcủa quy luật lợi thế so sánh của ông vẫn không thay đổi, nó đúng với bất kỳ một quốc gianào. Tuy nhiên, học thuyết này còn có những hạn chế cơ bản sau đây:

• Trong chi phí sản xuất mới chỉ tính đến có một yếu tố duy nhất là lao động. Còncác yếu tố khác như vốn, kỹ thuật, đất đai và trình độ của người lao động thìkhông được đề cập đến. Do đó không thể tìm ra nguyên nhân tại sao năng suấtlao động của nước này lại cao (thấp) hơn so với năng suất lao động của nướckhác. Thêm vào đó là không đề cập đến chi phí vận tải, bảo hiểm hàng hóa vàhàng rào bảo hộ mậu dịch mà các nước dựng lên. Các yếu tố này ảnh hưởngquyết định đến hiệu quả của thương mại quốc tế.

• Mặc dù học thuyết này có chứng minh được lợi ích của thương mại quốc tế,nhưng vẫn không xác định được tỷ lệ giao hoán quốc tế, tức là giá cả quốc tế –Căn bản vẫn là hàng đổi hàng.

Trang 2

Page 3: Tong Hop QHKTQT

• Các phân tích của ông không tính đến cơ cấu về nhu cầu tiêu dùng của mỗi nước,cho nên dựa vào lý thuyết của ông người ta không thể xác định giá tương đối màcác nước dùng để trao đổi sản phẩm.

• Lý thuyết này không giải thích được nguồn gốc phát sinh của thuận lợi của mộtnước đối với một loại sản phẩm nào đó, cho nên không giải thích triệt để nguyênnhân sâu xa của quá trình thương mại quốc tế.

CÂU II: CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ NHÀ NƯỚC. HÌNH THỨCNÀO ĐƯỢC ÁP DỤNG PHỔ BIẾN? TẠI SAO?

Liên kết kinh tế quốc tế được xem là mối quan hệ kinh tế được hình thành dựa vào sựthỏa thuận hai bên hoặc nhiều bên, ở tầm vĩ mô hoặc vi mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi chohoạt động kinh tế và thương mại phát triển.

Liên kết kinh tế quốc tế Nhà Nước là những liên kết kinh tế được hình thành trên cơsở Hiệp định được ký kết giữa hai hay nhiều chính phủ nhằm lập ra các liên minh kinh tế khuvực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.

Chủ yếu các liên kết kinh tế Nhà Nước được tổ chức và thực hiện dưới một trong nămhình thức liên kết sau:

1. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area) – FTA:Đây là hình thức liên kết kinh tế có tính thống nhất không cao, các nước trong liên kết

cùng nhau thỏa thuận:– Thuận lợi hóa hoạt động thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên bằng cách thoả

thuận cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế; thuận lợi hóa hoạt động đầu tư vàonhau.

– Giữa các nước xây dựng các chương trình hợp tác kinh tế và đầu tư vì sự phát triển chungcuả các nước thành viên.

– Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hải quan và thị thực xuất nhập cảnh tạo điều kiện cho hànghóa, dịch vụ, hoạt động đầu tư của các thành viên thâm nhập vào nhau.

– Mỗi nước tùy vào điều kiện phát triển kinh tế của quốc gia mình mà đưa ra các giải phápvề thuế quan, các biện pháp phi thuế riêng phù hợp với các nguyên tắc chung của khối.

– Mỗi nước thành viên vẫn duy trì quyền độc lập tự chủ của mình trong quan hệ kinh tế đốingoại với các nước khác ngoài khối.

– FTA là hình thức liên kết kinh tế phổ biến nhất vì đây là hình thức cho phép mỗi nướcthực hiện tự do hóa thương mại với các nước trong liên kết, nhưng vẫn thực hiện đượcchính sách đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa các mối quan hệ kinh tế.

2. Liên minh thuế quan (Customs Union):Đây là hình thức liên kết có tính thống nhất tổ chức cao hơn so với hình thức FTA, nó

mang toàn bộ những đặc điểm của FTA, nhưng giữa các nước còn thỏa thuận thêm nhữngđiều kiện hợp tác sau:– Các nước trong liên minh thỏa thuận xây dựng chung về cơ chế Hải quan thống nhất áp

dụng chung cho các nước thành viên.– Cùng nhau xây dựng biểu thuế quan thống nhất áp dụng trong hoạt động thương mại với

các nước ngoài liên kết.

Trang 3

Page 4: Tong Hop QHKTQT

– Tiến tới xây dựng chính sách ngoại thương thống nhất mà mỗi nước thành viên phải tuânthủ.

3. Thị trường chung (Common Market):Đây là hình thức phát triển cao hơn của liên kết kinh tế giữa các nước. Các nước hội

viên thuộc thị trường chung thỏa thuận:– Xóa bỏ những trở ngại đến quá trình buôn bán với nhau: như thuế quan, hạn ngạch giấy

phép...– Xóa bỏ các trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản và sức lao động giữa các nước hội

viên.– Xây dựng cơ chế chung điều tiết thị trường của các nước thành viên.– Tiến tới xây dựng chính sách kinh tế đối ngoại chung trong quan hệ với các nước ngoài

khối.

4. Liên minh kinh tế (Economic Union):Là hình thức liên kết kinh tế có tính tổ chức thống nhất cao hơn so với thị trường

chung. Nó mang toàn bộ đặc điểm của liên kết thị trường chung, nhưng nó có thêm các đặcđiểm khác như:– Các nước xây dựng chung nhau chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách phát triển kinh

tế ngành, phát triển kinh tế vùng mà không bị chia cắt bởi biên giới lãnh thổ giữa các nướcthành viên.

– Thực hiện việc phân công lao động sâu sắc giữa các nước thành viên.– Cùng nhau thiết lập một bộ máy tổ chức điều hành sự phối hợp kinh tế giữa các nước (thay

thế một phần chức năng quản lý kinh tế của chính phủ từng nước).

5. Liên minh về tiền tệ (Monetary Union):Đây là hình thức liên kết kinh tế cao nhất, tiến tới thành lập một “quốc gia kinh tế

chung” của nhiều nước với những đặc điểm:– Xây dựng chính sách kinh tế chung– Xây dựng chính sách đối ngoại, trong đó có chính sách ngoại thương chung.– Hình thành một đồng tiền chung thống nhất thay thế cho đồng tiền riêng của các nước hội

viên.– Quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất.– Xây dựng Ngân hàng chung thay thế cho Ngân hàng Trung Ương của các nước.– Xây dựng quỹ tiền tệ chung.– Xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung đối với các nước đồng minh và các tổ

chức tài chính tiền tệ quốc tế.– Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị.

CÂU III: TRÌNH BÀY NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ ASEAN, AFTA, CEPT. PHÂN TÍCHNHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM THỰC HIỆN XONG LỘ TRÌNHCEPT CỦA AFTA VÀO NĂM 2006:Lịch sử hình thành và phát triển Asean:

Trang 4

Page 5: Tong Hop QHKTQT

• Hiệp hội các nước Đông Nam Á (The Association of Southeast Asians Nation –ASEAN) được thành lập ngày 08/08/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nướcIndonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ký bản tuyên bố Asean(hay còn được gọi là tuyên bố Băng Cốc). Mười bảy năm sau, ngày 08/01/1984Brunei được kết nạp vào Asean, Việt Nam gia nhập tháng 07/1995 và tháng07/1997 Lào và Mianma đã trở thành hội viên chính thức của Asean. Ngày30/04/1999 Campuchia gia nhập Asean.

Mục tiêu hoạt động ban đầu của Asean nhằm giữ gìn sự ổn định và an ninh trong khuvực, tức là tổ chức Asean lúc đầu được xem là khối mang màu sắc chính trị là chủ yếu, mặcdù tuyên bố Băng Cốc 08/08/1967 nêu rõ mục tiêu hoạt động của Asean bao gồm 7 điểm:1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông

qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho mộtcộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng.

2. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháptrong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của hiến chương LiênHiệp Quốc.

3. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên cáclĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học-kỹ thuật và hành chính.

4. Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứutrong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chánh.

5. Cộng tác có hiệu quả hơn, để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệpcủa nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề buôn bán hàng hóa giữa cácnước, cải thiện các phương tiện giao thông liên lạc và nâng cao mức sống nhân dân.

6. Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á.7. Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và

mục đích tương tự và tìm kiếm cách thức nhằm đạt được sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa cáctổ chức này.

Hội nghị cấp cao Asean lần thứ VIII tại Phnôm – pênh, Campuchia, ngày 04/05/2002,ASEAN nhất trí cần tiếp tục duy trì hoà bình ổn định, tăng cường hợp tác chính trị, an ninh,cải thiện hình ảnh và vị thế của ASEAN, giải quyết các bất đồng theo phương thức ASEAN;nhấn mạnh cần triển khai nhanh các sáng kiến, chương trình đã có qua các biện pháp chínhsau:

- Tăng cường liên kết nội khối, giảm hàng rào phi quan thuế, cải thiện môi trườngđầu tư để tăng buôn bán, đầu tư nội khối trước bối cảnh các thị trường truyền thống củaASEAN giảm mạnh bởi suy thoái kinh tế thế giới.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của ASEAN.- Tập trung triển khai các dự án ưu tiên, nhất là về thu hẹp khoảng cách, giúp các

thành viên mới, phát triển Tiểu vùng như Mê-công.- Xác định lại mục tiêu phát triển của ASEAN và nghiên cứu chiến lược phát triển

của Hiệp hội để tiến tới hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN có tính đến những kinhnghiệm của Liên minh Châu âu.

Nhân dịp này, Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần đầu tiên được tổ chức và các nhà Lãnhđạo ASEAN đã nhất trí họp Cấp cao ASEAN + Ấn Độ hàng năm. ASEAN và Trung Quốc đã

Trang 5

Page 6: Tong Hop QHKTQT

ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), coi đây là một bước quan trọngtiến đến hình thành Bộ Quy tắc ửng xử ở Biển Đông (COC); và ký Hiệp định khung về Hợptác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc, theo đó dự kiến thời điểm hoàn thành Khu vựcMậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc là năm 2010 (với 6 nước ASEAN cũ) và 2015 với 4nước ASEAN mới.)Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ IX tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a, 7-8/10/2003, kết quả quantrọng nhất là các Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II) nêunhững định hướng chiến lược lớn của ASEAN với mục tiêu thành lập một cộng đồng ASEANliên kết mạnh, tự cường vào năm 2020 với ba trụ cột chính là hợp tác chính trị-an ninh (Cộngđồng An ninh ASEAN-ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng kinh tế ASEAN-AEC), và hợp tácxã hội/văn hoá (Cộng đồng xã hội/văn hoá ASEAN-ASCC). Nhằm triển khai Tuyên bố Ba-liII, ASEAN sẽ xây dựng Chương trình Hành động để thông qua tại Cấp cao ASEAN-10 tạiViêng-chăn tháng 11/2004.

Trung Quốc chính thức tham gia Hiệp ước Thân thiện và hợp tác (TAC). Nhật Bảnký với ASEAN Khuôn khổ Đối tác Kinh tế toàn diện (CEP), cụ thể hoá các bước đi xây dựngCEP ASEAN-Nhật trong đó có Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Nhật; nêu sáng kiến tổ chứchội nghị ASEAN-Nhật Bản về đầu tư bên lề Cấp cao Kỷ niệm ASEAN-Nhật bản tháng12/2003. Tại Cấp cao ASEAN+ấn Độ: Hai bên ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàndiện ASEAN-ấn Độ, trong đó có lộ trình xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-ấn Độ(FTA) và chương trình Thu hoạch sớm. ấn Độ cũng chính thức tham gia Hiệp ước TAC

Như vậy, sau 37 năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã phát triển dần từ một tổ chứcchính trị khu vực có hình ảnh mờ nhạt, khả năng tồn tại yếu ớt, thành một tổ chức chính trị-kinh tế khu vực đang lớn mạnh và thành công. Hiện nay, ASEAN là một trong các tổ chứckhu vực có vai trò và vị trí nhất định trên thế giới, là tổ chức khu vực duy nhất có mối quanhệ chặt chẽ, thường xuyên mang tính cơ chế với các nước công nghiệp phát triển, trong đó có5 nước Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, 7 nước công nghiệp hàng đầuthế giới.

Năm 1992, tại Hội nghị thường đỉnh lần thứ IV ở Singapore, các thành viên Asean đãký một hiệp định về khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA).

Mục tiêu căn bản của Afta:

1. Thúc đẩy buôn bán giữa các nước trong khu vực nhờ chế độ thuế quan ưu đãi (CEPT) vàcác ưu đãi khác.

2. Tăng khả năng cạnh tranh của Asean trên trường quốc tế.

3. Tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn FDI.

4. Xây dựng các cơ chế và điều kiện chung thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước thànhviên.

Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Asean, chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lựcchung (CEPT) là cơ chế chủ yếu để thiết lập mậu dịch tự do trong khu vực Asean. Thực chấtcủa chương trình Cept là các nước thành viên Asean đạt được sự thỏa thuận giảm thuế quanchung xuống còn ở mức 0%-5% trong thương mại nội bộ các nước Asean trong vòng 10 năm,bắt đầu từ ngày 01/01/1993 và hoàn thành vào ngày 01/01/2003. Các sản phẩm thực hiệngiảm thuế nhập khẩu do các nước thành viên tự đề nghị căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh kinhtế mỗi nước. Chương trình Cept thực hiện theo 4 danh mục:

Trang 6

Page 7: Tong Hop QHKTQT

- Danh mục cắt giảm thuế nhập khẩu.

- Danh mục loại trừ tạm thời.

- Danh mục loại trù hoàn toàn.

- Danh mục nông sản chưa chế biến nhạy cảm

Điều kiện để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo chương trình Cept:

1. Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm của cả nước xuất khẩu và nước nhậpkhẩu và phải có mức thuế quan (nhập khẩu) bằng hoặc thấp hơn 20%;

2. Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được hội đồng AFTA thông qua;

3. Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối Asean, tức phải thỏa mãn yêu cầu hàmlượng xuất xứ từ các nước thành viên Asean (hàm lượng nội địa) ít nhất là 40%. (Chủ hàngnhập khẩu phải xuất trình được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D do cơ quan có thẩmquyền ở nước xuất khẩu cấp – C/O form D).

4. Hàng nhập khẩu phải được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu.

Thuận lợi đối với các DNVN khi VN thực hiện xong chương trình CEPT:

• Các DN VN sẽ được ưu tiên về thuế khi nhập khẩu MMTB, NPL phục vụ cho nhu cầu sảnxuất công nghiệp.

• Các DN VN sx mặt hàng nông sản thô và nông sản chế nếu có sự cắt giảm thuế sẽ trởthành yếu tố kích thích sản xuất để xuất khẩu sang ASEAN

• DN VN có lợi thế về một số ngành sản xuất tiêu tốn nhiều lao động như sản xuất giầy dép,quần áo, hàng công nghiệp nhẹ...

Khó khăn và thách thức

Một số mặt hàng chúng ta vẫn chưa đăng ký bảo hộ, có một số lượng hàng mang nhãnhiệu Việt Nam nhưng không có xuất xứ từ Việt Nam XK sang thị trường EU làm số lượng,giá trị hàng xuất khẩu của DN VN giảm.

Các DN dệt may, da giày VN chưa tự túc được nguyên liệu mà phải nhập khẩu từ bênngoài tới 40-50% giá trị sản phẩm xuất khẩu đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí cho giáthành sản phẩm.

Các DN VN sx các nông sản phẩm chưa qua chế biến như: chè, cà phê, hải sản và mộtsố nguyên liệu thô như dầu lưả, cao su không được hưởng các quy chế do AFTA ấn định bởivì hàng xuất sang thị trường ASEAN

Các DNVN sẽ thua kém về vốn, kỹ thuật, chất lượng và kinh nghiệm thị trường Quốctế

Ngành Phân bón: trên thị trường thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung cấp phânbón không ổn định, giá cả tăng liên tục, nên giá nhập khẩu phân urê trước AFTA chỉ ở mức125-130 USD/T, VN sau 6 tháng hội nhập giá nhập khẩu tăng lên đến 185-187 USD/T.

Ngành giấy: Đây là ngành được nhận định là khó khăn nhất trong tiến trình giảm thuế.Trên thực tế Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 46% giấy báo in, 18% giấy in và viết, chủ yếu từIndonesia và Thái Lan. Bên cạnh đó, các sản phẩm giấy chuyên dụng cũng là loại sản phẩmgặp phải sự cạnh tranh lớn. Sản xuất trong nước mới sản xuất được lượng rất nhỏ trong khikim ngạch nhập khẩu sản phẩm này chiếm 25% tổng kim ngạch nhập khẩu giấy nói chung.

Trang 7

Page 8: Tong Hop QHKTQT

Hiện thuế nhập khẩu giảm chỉ còn 20%, nhưng giá nhập khẩu bột giấy liên tục tăng 16-19%so với năm 2002.

Những giải pháp giúp DN nắm bắt cơ hội hạn chế và thách thứcĐv DN:

-DNVN phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu, loại bỏ những chi phí khôngcần thiết, nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, tập trung xuất khẩunhững hàng hóa nằm trong danh mục cắt giảm thuế CEPT. Có như vậy thì các doanh nghiệpmới có điều kiện phát triển, có lợi về giá cả khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trướng ASEAN.

Đv Nhà Nước:

Cần chú trọng đến xuất nhập khẩu những mặt hàng, những sản phẩm tạo điều kiện bổsung kinh tế giữa các quốc gia như xuất khẩu gạo, dầu mỏ, thiếc và nhập khẩu các thiết bị,máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, sảnphẩm hóa chất. công nghệ sản xuất xe máy...

Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thu hút công nghệ của các thành viênAFTA dưới hình thức liên doanh, liên kết, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa,dịch vụ

Khuyến khích sản xuất tư nhân như ưu đãi trong việc vay vốn, thuế, cam kết ổn địnhchính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ

Sắp xếp cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước, thành lập một số tổng công ty mạnhtrong một số lĩnh vực như dệt may, điện tử, giày dép... Các doanh nghiệp Nhà nước có quymô nhỏ, sức cạnh tranh thấp sẽ được tập trung lại để hình thành nên một dạng Công ty mẹ cótiềm lực và sức cạnh tranh lớn hơn, đủ sức chống chọi lại với các công ty lớn của ASEAN.Với các công ty lớn, việc sản xuất - xuất khẩu một mặt hàng nào đó sẽ được cân nhắc kỹ hơnvà đầu tư với quy mô lớn hơn, có chiều sâu và phạm vi rộng hơn.

CÂU IV: APEC (DIỄN ĐÀN CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG): PHÂN TÍCH NHỮNG CƠHỘI VÀ THÁCH THỨC TỪ NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH HỘI NHẬP CỦA APEC. ĐỀ XUẤTNHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NẮM BẮT ĐƯỢC NHỮNGCƠ HỘI VÀ HẠN CHẾ ĐƯỢC THÁCH THỨC TỪ VIỆC THỰC THI NHỮNG HIỆP ĐỊNHCỦA APEC.• Tháng 1 năm 1989, tại Xê-un, Hàn Quốc, Thủ tướng Bob Hawke đã nêu ý tưởng về việc

thành lập một Diễn đàn tư vấn kinh tế cấp Bộ trưởng ở châu á - Thái Bình Dương với mụcđích phối hợp hoạt động của các chính phủ nhằm đẩy phát triển kinh tế ở khu vực và hỗ trợhệ thống thương mại đa phương. Nhật Bản, Ma-lai-xia, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin,Xinh-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xia, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Mỹ đã ủng hộ sáng kiến này.Tháng 11 năm 1989, các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế của các nước nói trên đã họp tạiCan-bê-ra, Ôt-xtrây-lia quyết định chính thức thành lập APEC.

• Sau đó, APEC kết nạp thêm Trung Quốc, Hồng Công và Đài Loan (với tên gọi theo tiếngAnh là Chinese Taipei) vào tháng 11 năm 1991; Mê-hi-cô, Pa-pu-a Niu Ghi-nê tháng 11năm 1993; Chi-lê tháng 11 năm 1994 và tạm ngừng thời hạn xét kết nạp thành viên trongba năm. Đến tháng 11 năm 1998, APEC kết nạp thêm ba thành viên mới là Pê-ru, Liênbang Nga và Việt Nam, đồng thời quyết định tạm ngừng thời hạn xem xét kết nạp thànhviên mới trong mười năm để củng cố tổ chức.

• Đến nay, APEC đã có 21 nền kinh tế thành viên với khoảng 2,5 tỷ dân; 19.000 tỷ đô la Mỹ

Trang 8

Page 9: Tong Hop QHKTQT

GDP mỗi năm và chiếm 47% thương mại thế giới (xem bảng 1). APEC bao gồm cả haikhu vực kinh tế mạnh và năng động nhất thế giới: khu vực Đông á và khu vực Bắc Mỹ(gồm Mỹ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô) với những nét đặc thù và vô cùng đa dạng về chính trị,xã hội, kinh tế và văn hóa. Chỉ trong mười năm đầu tồn tại và phát triển, các nền kinh tếthành viên APEC đã đóng góp gần 70% cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế toàncầu.

• Như vậy, chính sự tăng trưởng cao liên tục và phát triển của nền kinh tế ở khu vực châu á -Thái Bình Dương, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng như sự tuỳ thuộc lẫn nhaungày càng tăng giữa các nền kinh tế đã đặt ra yêu cầu khách quan, cấp bách cho việc hìnhthành một diễn đàn mở rộng trong khu vực nhằm phối hợp chính sách về các lĩnh vực kinhtế, thúc đẩy tự do hóa và khuyến khích thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, tăngcường hợp tác kinh tế, khoa học - công nghệ giữa các nền kinh tế ở châu á - Thái BìnhDương, qua đó duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bảo đảm sự phát triển bền vữngcủa khu vực châu á - Thái Bình Dương khi bước vào thế kỷ XXI.

• Việc soạn thảo qui chế thành viên của APEC được giao cho các quan chức cao cấp củaAPEC thực hiện và đệ trình lên Hội nghị Bộ trưởng xem xét và Hội nghị các nhà Lãnh đạoCấp cao APEC thông qua vào kỳ họp hàng năm tại Van-cu-vơ, Ca-na-đa, tháng 11 năm1997. Về cơ bản, nước hoặc vùng lãnh thổ kinh tế, muốn trở thành thành viên APEC phảicó đủ một số điều kiện cần thiết như sau:

– Vị trí địa lý: nằm ở khu vực châu á - Thái Bình Dương, tiếp giáp với bờ biển TháiBình Dương.

– Quan hệ kinh tế: có các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nền kinh tế thànhviên APEC về thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và sựtự do đi lại của các quan chức.

– Tương đồng về kinh tế: chấp nhận chính sách kinh tế mở cửa theo hướng thịtrường.

– Quan tâm và chấp thuận các mục tiêu của APEC: tỏ rõ mối quan tâm mạnh mẽ tớicác lĩnh vực hoạt động của APEC bằng cách tham gia vào các Nhóm công tác hoặcnghiên cứu độc lập và các hoạt động khác của APEC. Tuy nhiên, không có mốiliên quan đặc biệt nào giữa việc tham gia vào các Nhóm công tác của APEC vàviệc trở thành thành viên. Nước muốn trở thành thành viên phải hoàn toàn chấpnhận những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản được đề ra trong các Tuyên bố vàQuyết định của APEC, kể cả các nguyên tắc đồng thuận và tự nguyện.

• Ngoài quy chế thành viên chính thức, APEC còn có quy chế quan sát viên dành cho ba tổchức khu vực là Ban Thư ký ASEAN, Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương(PECC) và Diễn đàn Đảo Thái Bình Dương (PIF), không có quy chế quan sát viên cho mộtnước hay vùng lãnh thổ riêng biệt. Quan sát viên có thể tham dự các cuộc họp từ cấp Bộtrưởng trở xuống và tham gia vào các hoạt động của APEC. Các nước không phải thànhviên APEC có thể được tham gia các hoạt động với tư cách khách mời tại các Nhóm côngtác của APEC.

• Mục tiêu của APEC:

Duy trì sự tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích chung của các dân tộc trong khuvực, và bằng cách đó đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới;

Phát huy các kết quả tích cực đối với khu vực và nền kinh tế thế giới do sự tuỳ thuộc lẫnnhau ngày càng tăng về kinh tế tạo ra, khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn và

Trang 9

Page 10: Tong Hop QHKTQT

công nghệ;

Phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở vì lợi ích của các nước châu á- Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác;

Cắt giảm những hàng rào cản trở việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư giữa các thànhviên phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO ở những lĩnh vực thích hợp và khônglàm tổn hại tới các nền kinh tế khác.

• Nguyên tắc hoạt động của APEC:

Nguyên tắc cùng có lợi: uyên bố Xê-un của Hội nghị Bộ trưởng lần thứ ba năm 1991nêu rõ: "Việc hợp tác trong APEC dựa trên nguyên tắc cùng có lợi, có tính đến sự khác biệttrong các giai đoạn phát triển kinh tế trong các hệ thống chính trị - xã hội, và chú ý đầy đủđến các nhu cầu của những nền kinh tế đang phát triển"Việc duy trì nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi đóng vai trò quyết định đối với sự phát triểncủa APEC vì diễn đàn này là tập hợp lực lượng của các nền kinh tế rất đa dạng về điều kiệnđịa lý, lịch sử và văn hoá, về chế độ chính trị - xã hội và đặc biệt có sự chênh lệch rất lớn vềtrình độ phát triển. Trong điều kiện APEC bao gồm cả những nền kinh tế lớn và phát triểnnhất, cũng như những nền kinh tế nhỏ và kém phát triển hơn, APEC đã nhấn mạnh tới cácmối quan tâm chung, lợi ích chung của các thành viên và tập trung vào các vấn đề hợp táckinh tế và phát triển. Nhờ vậy, APEC có sức hấp dẫn lớn đối với các nước trong và ngoài khuvực. Chỉ gần mười năm sau khi thành lập, APEC đã bao gồm 21 thành viên, trong đó cónhững nền kinh tế hùng mạnh bậc nhất thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc.

Trong khi thừa nhận mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực phải dựa trêncơ sở cùng có lợi, để phù hợp với tính đa dạng của khu vực, nguyên tắc này cũng nhấn mạnhcần chú ý tới sự khác biệt về trình độ phát triển, chế độ chính trị - xã hội và yêu cầu của cácnền kinh tế đang phát triển. Đây là điểm rất quan trọng trong nguyên tắc hoạt động của APECnhằm giải toả mối lo ngại của một số thành viên là nước đang phát triển trong APEC rằng sựkhác biệt lớn về trình độ phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ có thể dẫn tới sự lệ thuộcbất bình đẳng của họ vào các nền kinh tế tiến tiến hơn, làm tăng mâu thuẫn và phân cực Bắc -Nam ngay trong APEC.

Các nước ASEAN đã thông qua nguyên tắc nhất trí Cun-ching (1989), trong đó nhấnmạnh: "Việc tăng cường APEC cần phải dựa trên cơ sở công bằng, bình đẳng và cùng có lợi,có chú ý đầy đủ đến sự khác biệt trong các giai đoạn phát triển kinh tế và hệ thống chính trị -xã hội của các nước trong khu vực".

Trong các hoạt động của APEC, các thành viên đang phát triển đã được dành chonhững ưu đãi nhất định. Trước hết, việc đạt mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư đượcchia làm hai thời biểu, theo đó các nước phát triển sẽ hoàn thành mục tiêu này vào năm 2010và các nền kinh tế đang phát triển sẽ chậm hơn 10 năm (2020). Hợp tác trong APEC khôngchỉ nhấn mạnh tới mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư mà còn triển khai trên các lĩnhvực cụ thể nhằm hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển vươn lên rút ngắn khoảng cách giàunghèo. Vì thế, tại Hội nghị Bộ trưởng Ô-xa-ca năm 1995, các thành viên đã thông quaChương trình Hành động Ô-xa-ca, trong đó coi hợp tác kinh tế và kỹ thuật như là nội dungthứ hai trong hoạt động của APEC, có tác động hỗ trợ để đạt tới mục tiêu tự do hóa thươngmại và đầu tư trong khu vực.

Nguyên tắc đồng thuận (consensus):Một trong những nguyên tắc quan trọng nhấtcủa hợp tác trong APEC, như Tuyên bố Xê-un đã nêu rõ, là dựa trên "cam kết về sự đối thoạicởi mở và xây dựng sự đồng thuận, bình đẳng, tôn trọng quan điểm của tất cả thành viên tham

Trang 10

Page 11: Tong Hop QHKTQT

gia".Khác với hoạt động trong GATT/WTO, trong đó các nước phải qua một quá trình

thương thuyết, đàm phán lâu dài và thường là gay gắt để đạt được những thoả thuận và hiệpđịnh có tính pháp lý quốc tế cao, APEC đi tới các quyết định thông qua quá trình xây dựng sựđồng thuận. Tất cả các Hội nghị, từ Hội nghị Cấp cao đến Hội nghị cấp Bộ trưởng hay cấpchuyên viên đều mang tính chất tư vấn, theo nghĩa là các thành viên không tham gia vàonhững cuộc thương lượng, mặc cả thực sự để đạt tới những quyết định có tính ràng buộc.Toàn bộ quyết định của các nhà Lãnh đạo Cấp cao, các Bộ trưởng đều được đưa ra trongTuyên bố chung phản ánh ý chí của tất cả các thành viên.

Nguyên tắc đồng thuận thể hiện một mô hình hợp tác tương đối thành công trong khuvực do ASEAN khởi xướng. Do tính chất đa dạng của các nền kinh tế trong khu vực, nguyêntắc đồng thuận tỏ ra khá hiệu quả. Thông qua nguyên tắc này, APEC đã xây dựng được nhữngnền tảng có ý nghĩa quan trọng và thực tế để đẩy mạnh hợp tác, một chương trình làm việctoàn diện và một thoả thuận lịch sử về tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực tới năm2020.

Duy trì nguyên tắc nhất trí trong một tập hợp đa dạng như APEC là một điều khókhăn, đặc biệt khi APEC đi vào những vấn đề hành động cụ thể. Tuy nhiên, các thành viênAPEC coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của quá trình hoạt động và ra quyết địnhcủa APEC, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành viên trong Diễn đàn này.

Nguyên tắc tự nguyện: Xuất phát từ đặc điểm của các nền kinh tế thành viên và cácmối quan hệ kinh tế quốc tế trong khu vực châu á - Thái Bình Dương, sự hợp tác giữa cácthành viên trong APEC mang tính chất tự nguyện. Nguyên tắc tự nguyện thể hiện trên haiđiểm:

Trước hết, APEC chỉ là một Diễn đàn tư vấn kinh tế, một cơ chế liên chính phủ nhằmxúc tiến sự hợp tác, tăng trưởng và phát triển của khu vực. Ngay từ Hội nghị đầu tiên, các Bộtrưởng APEC đã nhất trí coi APEC như một Diễn đàn tham khảo ý kiến về các vấn đề kinh tếnhằm tăng cường trao đổi quan điểm giữa các nước châu á - Thái Bình Dương. Tính chất tựnguyện trong hoạt động của APEC được thể hiện trong nguyên tắc Cun-ching do các nướcASEAN đề xướng: "APEC cần cung cấp một Diễn đàn tư vấn kinh tế và không nhất thiết dẫntới sự thông qua các quyết định có tính chất bắt buộc bất cứ thành viên nào phải chấp nhậnhay thực hiện". Cơ chế hoạt động tự nguyện còn được khẳng định lại trong Tuyên bố Xê-unnăm 1991: "APEC sẽ hoạt động thông qua quá trình tư vấn và trao đổi quan điểm giữa các đạiđiện cao cấp của các nền kinh tế thành viên APEC, dựa trên các nghiên cứu, phân tích và cácý tưởng về chính sách do các nền kinh tế tham gia và các tổ chức liên quan bao gồm các BanThư ký của ASEAN, PECC và PIF đóng góp"

Thứ hai, do APEC chỉ là một Diễn đàn tư vấn kinh tế nên nó không đưa ra nhữngquyết định, nguyên tắc có tính bắt buộc đối với các thành viên. Mọi hoạt động hợp tác đềudựa trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với lợi ích của các bên. Điều này phản ánh tính đặc thù củaquá trình hội nhập kinh tế trong khu vực. Trong khi các tổ chức hợp tác khu vực khác, đặcbiệt là Liên hiệp châu Âu (EU) có cơ cấu tổ chức hết sức chặt chẽ với các cơ quan liên chínhphủ như Hội đồng châu Âu, Toà án châu Âu và Quốc hội châu Âu để điều phối sự hợp tácgiữa các nước thành viên, APEC đến nay về cơ bản vẫn là một cấu trúc tương đối lỏng lẻo vớimột Ban Thư ký, Uỷ ban Ngân sách và Quản lý để điều phối hoạt động trong APEC và củacác thành viên. Ngay từ khi Cộng đồng châu Âu được thành lập vào những năm 1950, quátrình phát triển của nó đã được đặc trưng bởi sự hội nhập thể chế, trong đó những yếu tốchính trị tác động rất quan trọng và đã hình thành một cơ cấu liên chính phủ có khả năng phán

Trang 11

Page 12: Tong Hop QHKTQT

quyết trên một số lĩnh vực của các thành viên. Trong khi đó, sự hội nhập kinh tế ở khu vựcchâu á - Thái Bình Dương được dẫn dắt và thúc đẩy chủ yếu bởi các lực lượng thị trường. Sựphát triển về cơ cấu tổ chức cho đến nay mới chỉ mang tính chất hỗ trợ cho quá trình hợp táctrong APEC chứ không phải là mục tiêu tự thân của nó. Con đường phát triển của APEC nhưvậy phù hợp với đặc điểm đa dạng về chế độ chính trị - xã hội của khu vực vì nó cho phéptrong khi khai thác được những lợi ích từ sự hợp tác kinh tế, các thành viên vẫn giữ được chủquyền kinh tế, bảo đảm không có sự can thiệp từ bên ngoài vào chế độ chính trị - xã hội củacác thành viên.Mặc dù có cơ cấu tổ chức lỏng lẻo, thời gian qua APEC vẫn có những bước tiến đáng kể. Nếunhư EU cần tới hơn 40 năm để có được mức độ liên kết kinh tế như ngày nay, GATT/WTOcũng cần tới một thời gian gần 50 năm để đạt tới những mức độ nhất định về tự do hóathương mại và đầu tư thì trong vòng gần mười năm, APEC đã đi từ nhận thức chung tớinhững hành động cụ thể nhằm đạt mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư. Tại Hội nghị Bộtrưởng lần thứ năm ở Bô-go, In-đô-nê-xi-a, các Bộ trưởng đã thông qua 10 nguyên tắc đầu tưkhông ràng buộc nhằm thúc đẩy đầu tư và luồng tư bản trong khu vực. Phù hợp với nguyêntắc tự nguyện, trong Tuyên bố chung về Chương trình Hành động Ô-xa-ca, các Bộ trưởng đãnhấn mạnh cách tiếp cận duy nhất của APEC đối với tự do hóa và thuận lợi hóa thương mạivà đầu tư là phải kết hợp giữa ba mặt hành động: Hành động đơn phương có phối hợp, hànhđộng tập thể và hành động đa phương. Hành động đơn phương có phối hợp là các việc làm tựnguyện của mỗi thành viên trên lĩnh vực thuế quan, phi thuế quan, dịch vụ, sở hữu trí tuệ...phù hợp với phương hướng, mục tiêu và Chương trình hành động của APEC.

Sau Hội nghị Cấp cao lần thứ ba ở Ô-xa-ca năm 1995, các nhà Lãnh đạo của các nềnkinh tế thành viên đã lần lượt công bố các cam kết ban đầu nhằm thực hiện Chương trìnhHành động của APEC. Trung Quốc đã công bố cam kết lớn nhất cắt giảm 30% thuế quan cho2/3 các mặt hàng[8]. Tại Hội nghị Cấp cao lần thứ tư ở Ma-ni-la năm 1996, Phi-li-pin tuyênbố tự nguyện giảm hàng rào thuế quan (trừ hàng nông phẩm) xuống mức 5% vào năm 2004,Thái Lan cam kết giảm thuế quan trung bình xuống 17% vào năm 1997 và In-đô-nê-xia giảmthuế quan xuống còn từ 0-10% vào năm 2003[9]. Các nhà lãnh đạo APEC cũng đã thông quaKế hoạch Hành động Ma-ni-la (MAPA) năm 1996 bao gồm các biện pháp hành động cho thờigian trước mắt, trung hạn và dài hạn trong 15 lĩnh vực cụ thể để thực hiện Chương trình Hànhđộng Ô-xa-ca (1995).

APEC là diễn đàn mở, hoạt động phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO :APEC là một diễn đàn "mở" theo nghĩa APEC ủng hộ chế độ thương mại đa phương, khôngtạo ra sự phân biệt đối xử giữa APEC với các nước và nhóm nước khác trên thế giới, đồngthời APEC mở cửa cho các nền kinh tế không phải thành viên APEC trong khu vực tham gia.

Ủng hộ chế độ thương mại đa phương mở không chỉ là một nguyên tắc mà còn là mộttrong những mục tiêu của APEC. Ngay từ giai đoạn đầu của APEC (1989 - 1993), khi Vòngđàm phán U-ru-goay của GATT bị mất động lực và rơi vào bế tắc, APEC đã đặt việc phấnđấu để kết thúc thành công vòng đàm phán này thành một trong những mục tiêu chủ yếu củamình. Các thành viên châu á của APEC cùng chung mối lo ngại về xu hướng bảo hộ ở châuÂu và Bắc Mỹ vì nó có thể sẽ gây tổn hại tới chiến lược hướng về xuất khẩu của họ. Vì thế,sự cam kết về một chế độ thương mại đa phương mở - thể hiện trong thuật ngữ "chủ nghĩakhu vực mở", là một trong những nhân tố quan trọng gắn kết các thành viên APEC với nhau.APEC đã đi đầu trong những nỗ lực nhằm tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở.Là một khu vực chiếm tới 47% thương mại toàn cầu và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhấtthế giới, những sáng kiến của APEC trong các cuộc đàm phán toàn cầu đủ để thúc đẩy châuÂu và các nước khác xúc tiến tự do hóa thương mại mà không cần tạo ra sự phân biệt đối xử

Trang 12

Page 13: Tong Hop QHKTQT

mới trong hệ thống thương mại thế giới. Trong Tuyên bố chung tại Xơ-un năm 1991, các Bộtrưởng đã ghi nhận rằng: "Một trong những nguyên tắc cơ bản của APEC là tạo ra ảnh hưởngmạnh mẽ, tích cực tới sự tiến triển của hệ thống thương mại toàn cầu, và khả năng của APECđể thực hiện điều đó sẽ được tăng cường mạnh mẽ qua việc tự mình làm một hình mẫu tíchcực. Việc theo đuổi tự do hóa thương mại trong APEC phù hợp với cơ sở của GATT/WTO vàkhông làm tổn hại tới các nước khác sẽ tạo ra sự hỗ trợ mạnh mẽ cho hệ thống thương mạitoàn cầu...

Tuyên bố Xê-un còn nêu rõ: "Về nguyên tắc, việc tham gia vào APEC sẽ rộng mở đốivới những nền kinh tế trong khu vực châu á - Thái Bình Dương có những mối quan hệ kinh tếchặt chẽ với khu vực châu á - Thái Bình Dương và chấp nhận những mục tiêu và nguyên tắccủa APEC". Từ khi thành lập tới nay, APEC đã kết nạp thêm 9 thành viên mới (Trung Quốc,Đài Loan, Hồng Công, Pa-pua Niu Ghi-nê, Mê-hi-cô, Chi-lê, Pê-ru, Liên bang Nga, ViệtNam). Nguyên tắc "mở" của APEC còn thể hiện ở chỗ các thành viên của APEC không chỉ lànhững quốc gia có chủ quyền với chế độ chính trị - xã hội riêng biệt và được cộng đồng quốctế công nhận mà còn bao gồm cả các lãnh thổ kinh tế.

CÂU V: WTO: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAMKHI VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC NÀY.Lịch sử hình thành và phát triển của WTO:

WTO được thành lập vào ngày 01/01/1995 là một điểm nhấn lớn nhất của thương mạithế giớ từ sau thế chiến lần thứ II. Tổ chức tiền thân của WTO là GATT được thành lập năm1947 và tồn tại đến năm 1994, khi WTO ra đời thay thế cho GATT. Trong suốt quá trình tồntại, GATT đã đưa ra rất nhiều luật lệ và chủ trì suốt thời gian đó trong thương mại quốc tế.Dường như GATT đã đứng vững và có thể tồn tại lâu dài, nhưng trong suốt 47 năm hoạtđộng, tất cả các hiệp định và cơ cấu tổ chức của GATT chỉ là tạm thời. Do vậy sự ra đời củaWTO để thay thế GATT cũng là một điều tất yếu.

Sự khác biệt giữa WTO và GATT:Chỉ tiêu GATT WTO

Cơ cấu tổchức

Không có nền tảng về thể chế, chỉ làmột loạt các quy định, hiệp định đabiên. Điều hành chỉ là một ban thư kýnhỏ.

Là một tổ chức thường trú, cóban thư ký riêng với 450 nhânviên, được lãnh đạo bởi mộttổng giám đốc và 4 phó tổnggiám đốc.

Thời hiệucủa cáchiệp định

Các hiệp định của GATT mang tínhtạm thời, được thay đổi bổ sung quacác vòng đàm phán thương mại.

Các hiệp định của WTO mangtính cam kết cố định và vĩnhviễn.

Trang 13

Page 14: Tong Hop QHKTQT

Chỉ tiêu GATT WTOLĩnh vựcđiều phối

Các quy định của GATT chỉ được ápdụng cho thương mại hàng hoá.

GATT là một công cụ đa biên, đếnnhững năm 80 nhiều hiệp định mớiđược bổ sung có tính chất đa phươngvà do đó mang tính chọn lọc và tựnhiên.

Các quy định cảu WTO được ápdụng cho thương mại hàng hoá,thương mại dịch vụ, các khíacạnh liên quan đến thương mạinhư vấn đề sở hữu trí tuệ, hoạtđộng đầu tư...

Các hiệp định của WTO phầnlớn là đa biên và do đó bao gồmcác cam kết của các nước để trởthành thành viên đầy đủ.

Vai trò WTO là tổ chức quốc tế duynhất quản lý luật lệ giữa cácquốc gia trong hoạt độngthương mại quốc tế.

Chức năng của WTO:WTO thực hiện 5 chức năng sau:• Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương và

nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thựchiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ

• Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuônkhổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.

• Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện vàgiải thiứch Hiệp định WTO và các hiệp định thuơng mại đa phương và nhiều bên.

• Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiệnmục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO, Hiệp địnhthành lập WTO (phụ lục 3) đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại ápdụng chung đối với tất cả các thành viên.

• Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế vàNgân hàng Thế giới trong viêc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướngphát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.

Nội dung chính các hiệp định của WTO:1. Hiệp định thương mại hàng hóa – GATT:– Thực hiện nguyên tắc đối xử tối hệ quốc (MFN) đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ

các nước khác nhau và nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) đối với hàng nhập khẩu và hàngsản xuất trong nước. Tức là không có sự phân biệt đối xử về thuế nội địa, về chính sáchgiá, các loại phí, các phương pháp tiếp cận thị trường, vận tải, phân phối hàng hoá, lưukho... giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Các hàng rào bảo hộ mậudịch phi thuế quan như: hệ thống giấy phép, hạn ngạch và các biện pháp hạn chế mậu dịchkhác cần được bãi bỏ.Các nước thuộc WTO phải cắt giảm thuế quan và không tăng thuếnhập khẩu để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại.

– Công nhận quyề kinh doanh xuất nhập khẩu của các tổ chức và cá nhân, không phân biệtthành phần kinh tế của nước mình cũng như các tổ chức và cá nhân của các nước thành

Trang 14

Page 15: Tong Hop QHKTQT

viên trên lãnh thổ mình.– Hạn chế trợ cấp tràn lan của chính phủ và chống bán phá giá làm sai lệch thương mại công

bằng.– Quy định giá trị tính thuế quan và giá giao dịch thực tế chứ không phải là giá do các cơ

quan quản lý áp đặt.– WTO cho phép các nước thành viên được duy trì Doanh nghiệp thương mại Nhà nước với

điều kiện các doanh nghiệp này hòan toàn trên cơ chế thị trường.– Các nước thuộc WTO được áp dụng các biện pháp bảo vệ tạm thời để bảo vệ thị trường

nội địa, đó là các biện pháp: thuế chống bán phá giá; thuế đối kháng; biện pháp tự vệ khẩncấp.

2. Hiệp định thương mại dịch vụ – GATS.– Mục tiêu của GATS: mở cửa thị trường dịch vụ để kích thích cạnh tranh nhằm tạo ra nhiều

dịch vụ sẵn sàng hơn, rẻ hơn, chất lượng hoàn hảo hơn.. nhằm thỏa mãn các nhu cầu kinhdoanh sản xuất, thương mại và nâng cao sức sống nhân dân.

– Phạm vi áp dụng của GATS: ngoại trừ các dịch vụ được cung cấp thuộc phạm vi hoạt độngchức năng của cơ quan Chính phủ, cụ thể là các dịch vụ đó không mang tính chất thươngmại và cạnh tranh với bất kỳ nhà cung cấp nào, các loại dịch vụ khác đều thuộc phạm viđiều chỉnh chủa GATS.

– Các nguyên tắc áp dụng trong mở cửa thị trường thương mại dịch vụ:• Nguyên tắc tối huệ quốc: đây là một nguyên tắc bắt buộc nhằm tạo ra một sân chơi

bình đẳng cho các nhà dịch vụ nước ngoài trên thị trường của nước nhập khẩu dịchvụ.

• Nguyên tắc đối xử quốc gia: nguyên tắc này trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chỉthực hiện trên cơ sở kết quả của các cuộc đàm phán và cam kết về tiến trình tự dohóa dịch vụ giữa các nước thành viên.

3. Hiệp định về sở sở hữu trí tuệ – TRIPS.– Đối tượng điều chỉnh của hiệp định TRIPS: bản quyền và các quyền có liên quan; nhãn

hiệu hàng hóa; chỉ dẫn địa lý; kiểu dáng công nghiệp; sáng chế; thiết kế bố trí mạch thíchhợp; bí mật thông tin thương mại; hạn chế các hoạt động chống cạnh tranh trong cáctrường hợp chuyển giao công nghệ,

– Nguyên tắc chính của hiệp định TRIPS:• Nguyên tắc tối huệ quốc: đòi hỏi một nước thành viên của WTO giành những ưu

đãi, ưu tiên hoặc miễn trừ áp dụng bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ liên quan đếnhoạt động thương mại cho công dân của một quốc gia thì cũng phải giành nhữngđiều kiện tương tự cho các công dân của tất cả các nước thành viên khác thuộcWTO.

• Nguyên tắc đối xử quốc gia: mỗi nước thành viên WTO cho các công dân của cácnước thành viên khác những đối xử không kém thuận lợi hơn về bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ có liên quan đến thương mại so với công dân của nước mình.

4. Hiệp định về quan hệ đầu tư – TRIMs.

Trang 15

Page 16: Tong Hop QHKTQT

– Đối tượng điều chỉnh của TRIMs: chỉ áp dụng các biện pháp có liên quan đến thương mạihàng hóa.

– Mục tiêu của TRIMs: tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư quốc tế.– Nội dung cơ bản của TRIMs:

– Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng nguyên tắc đối xử quốc gia tronghoạt động đầu tư sang nước thành viên thuộc WTO.

– Loại bỏ các biện pháp thương mại gây trở ngại cho hoạt động đầu tư.Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trước thời điểm gia nhập WTO:– Xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đang là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế

chiếm hơn 50% GDP. Cùng với quá trình mở cửa và đàm phán để gia nhập WTO, kinh tếVN tăng trưởng khá ấn tượng. Tính cho giai đoạn 1990-2000, tăng trưởng ngoại thươngđạt bình quân 20%, ở mức rất cao. Từ mức xuất khẩu chỉ đạt con số khiêm tốn 2,087 tỷUSD (1991), sau những nỗ lực quyết tâm cao tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tổng kimngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức 16,530 tỉ USD (2002). Sự tăng trưởng mạnh mẽcủa hàng hóa xuất khẩu không những giúp cho VN khai thác tốt lợi thế từ nguồn tàinguyên phong phú, nguồn lao động giá rẻ mà còn giúp VN thu được những khoản ngoại tệlớn làm cơ sở cho việc chuyển đổi nền kinh tế hiệu quả và linh hoạt hơn trong bối cảnhcạnh tranh kinh tế toàn cầu.

– Thị trường xnk của VN ngày càng được mở rộng. Hiện nay VN đã đặt quan hệ mua bánvới hơn 100 nước trên thế giới. Hàng xk của VN đã dần được chấp nhận trên các thịtrường khó tính như Châu Âu và Bắc Mỹ. Việc mở rộng thị trường này, một mặt giúp VNtiếp tục khai thác lợi thế so sánh ở những thị trường quen thuộc, đồng thời giúp VN tiếpcận được nền khoa học kỹ thuật và quản lý tiên tiến.

– Bên cạnh mức tăng trưởng cao về thương mại mậu dịch, dòng vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) cũng tạo những chuyển biến to lớn trong nền kinh tế nước ta trong thập niênvừa qua.

– Nền kinh tế VN tăng trưởng khá cao và ổn định thể hiện sự gian tăng ở 3 khu vực kinhh tế:công nghiệp; dịch vụ; nông nghiệp.

– Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cựctheo hướng công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng hội nhập.

– Tuy nhiên, mấy năm gần đây tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm hơn và VNvẫn bị đánh giá là sức mạnh kinh tế kém.

– Năng lực nội tại vẫn cón kém. Ngay ngành công nghiệp dù đóng vai trò tiên phong thúcđẩy nền kinh tế nhưng trình độ công nghệ còn thấp, đầu tư của doanh nghiệp chủ yếu làvào lĩnh vực lắp ráp gia công.

Cơ hội của các DNVN khi VN gia nhập WTO:

Trang 16

Page 17: Tong Hop QHKTQT

– Hàng hóa, dịch vụ của VN sẽ được đối xử bình đẳng như với mọi thành viên khác và nhưvới nước nhập khẩu. Điều này giúp Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanhtrong và cả ngoài nước. Tạo điều kiện cạnh tranh công bằng. Tạo cơ hội cho Việt Namphát triển những thế mạnh hiện có (nông sản, dầu thô, dệt may, giày dép, hàng thủ côngmỹ nghệ). Ngoài ra, dựa vào hội nhập, Việt Nam còn có thể vận dụng sự ủng hộ cũng nhưcác tiến bộ về khoa học, kỹ thuật của các quốc gia phát triển trong công cuộc xây dựng vàđổi mới đất nước.

– Hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam được đối xử bình đẳng như hàng hoá và dịch vụ củanước nhập khẩu. Với cơ hội trên, Việt Nam sẽ được áp dụng nguyên tắc không phân biệtđối xử trong quan hệ quốc tế theo tinh thần của hệ thống tư pháp quốc tế. Khi tiến hànhhoạt động xuất khẩu, các sản phẩm của Việt Nam sẽ được hưởng các quy chế về thuếquan, mậu dịch tự do … Đơn cử một thực tiễn điển hình mà tất cả các nhà doanh nghiệpViệt Nam rất quan tâm trong thời gian qua, đó là sự kiện Hội nông dân Mỹ kiện Việt Namxuất khẩu phá giá cá basa vào thị trường Mỹ. Nếu đã là thành viên của WTO thì Việt Namđã có thể bảo vệ mình tốt hơn, tránh được những thiệt hại không đáng có nhờ vào sự hiểubiết pháp luật Mỹ và có thể không bị thua kiện.

– Qua các vòng đàm phán đa phương, thuế quan của mọi thành viên giảm khá nhanh. Cáchàng rào phi thuế quan, hạn chế nhập khẩu cũng được cắt giảm dần, các biện pháp hạn chếđịnh lượng bị cấm sử dụng. Cơ hội sẽ ngang bằng với mọi doanh nghiệp.

– Các DN sản xuất và kinh doanh xuất khẩu có thể vạch ra được kế hoạch kinh doanh dàihạn trên cơ sở hàng rào bảo hộ của ác đối tác chỉ giảm đi chứ không tăng.

– Các nước phát triển phải giảm trợ cấp cho nhiều hàng hóa của họ khiến cho một số hànghóa của ta có sức cạnh tranh tăng lên.

– Có thể duy trì chính sách bảo hộ cho các ngành sản xuất non trẻ có tiềm năng trong tươnglai trong một thời gian xác định.

Thách thức của các Doanh nghiệp VN khi VN gia nhập WTO:Bên cạnh những cơ hội có thể đạt được khi gia nhập WTO, Việt Nam phải đối đầu vớikhông ít thách thức. Vì sự hội nhập, hợp tác nào cũng có những mặt ưu và khuyết điểmcủa nó.Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế của Việt Nam và qua thực tế ở những nước đãlà thành viên của WTO, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những thách thức sau :

• Một số cam kết song phương, ví dụ như giảm thuế suất thấp nhất áp dụng với một hàngnhập cụ thể từ một nước phải cho tất cả các thành viên hưởng.

• Ta sẽ phải loại bỏ một số đối xử ưu đãi hơn cho hàng hoá và dịch vụ trong nước, chẳnghạn ưu về thuế tiêu thụ đặc biệt hay chi phí sử dụng điện nước…

• Để có thể gia nhập WTO, Việt Nam phải có cam kết thuế trần hoặc ràng buộc thuế nhậpkhẩu với rất nhiều mặt hàng. Một số trong số các doanh nghiệp đang được hưởng đặcquyền sẽ mất toàn bộ hay một phần các đặc quyền bất cập với thực hành quốc tế.

• Một số nhà sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ của ta sẽ phải chấp nhận những tháchthức trực diện lớn trong cạnh tranh với hàng nhập khẩu giữa các nhà cung cấp dịch vụtrong nước và nước ngoài.

• Cần xây dựng cơ chế và bộ máy hành chính chống cạnh tranh không lành mạnh. Một sốdoanh nghiệp sẽ mất các đặc quyền, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và phânphối.

• Ưu đãi là mầm mống của sự ỷ lại, đe doạ hạn chế sức cạnh tranh lâu dài khi phải cạnhtranh ở điều kiện không có ưu đãi.

Trang 17

Page 18: Tong Hop QHKTQT

• Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam thì những thách thức trên thực sự gây nhiều khókhăn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

• Việt Nam là một quốc gia mới phát triển, cơ cấu kinh tế tập trung cao ở lĩnh vực nôngnghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ngành công nghiệp và dịch vụ chỉ mới bắt đầu.Nên khi thuế suất được áp dụng chung ở một mức nhất định cho mọi quốc gia tham giahợp tác kinh tế thì áp lực cạnh tranh sẽ tăng cao. Khả năng ảnh hưởng tới hiệu quả kinhdoanh, thậm chí đến sự tồn tại của những doanh nghiệp trong nước là rất lớn. Mức thuếtrần, chính sách bảo hộ giảm dần, áp lực cạnh tranh tăng cao … là những khó khăn tất yếumà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt. Nếu biết chủ đông hội nhập phù hợp với điều kiệncụ thể của mình sẽ vượt qua được trở ngại và tận dụng được các cơ hội để phát triển kinhtế đất nước, trụ vững trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt hiện nay.

• Ngược lại nếu không xây dựng được cơ cấu kinh tế có khả năng cạnh tranh cao, thích ứngvới sự vận động ngày càng linh hoạt trên thị trường thế giới thì không những bỏ qua cơ hộitự khẳng định ưu thế của đất nước thông qua khai thác lợi thế so sánh mà còn phải đối diệnvới những thực tế không thân thiện của quá trình hội nhập. Vấn đề ở đây là xây dựng cơcấu kinh tế không chỉ hướng theo yêu cầu phát triển trong nước mà phải đáp ứng nhu cầuthị trường nước ngoài.

• Để có thể đứng vững trong công cuộc hội nhập, không những chúng ta phải tìm hiểu kỹđể nắm bắt những cơ hội và loại bỏ những nguy cơ mà chúng ta còn phải có những chuẩnbị về chính sách thương mại, hệ thống pháp luật,… sao cho phù hợp với các quy định vàđòi hỏi của WTO, tổ chức mà chúng ta cần phải tham gia.

Giải pháp:

1. Chuẩn bị về chính sách mở cửa thương mại:

• Việc gia nhập tổ chức WTO, chúng ta phải mở cửa thị trường theo phương thức có đi cólại với 3 nội dung chính: mở cửa thị trường hàng hóa (giảm thuế quan, bải bỏ hàng rào phithuế quan) mở cửa thị trường đầu tư, dịch vụ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.1.1Mở cửa thị trường hàng hóa thông qua cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan:

• Việt Nam cam kết ràng buộc các mức thuế quan của mình. Khi đó thuế đánh trên một sảnphẩm được duy trì ở mức bằng hoặc thấp hơn mức cam kết.

• Mô hình cắt giảm thuế quan mạnh mẽ như “cắt giảm thuế quan theo ngành” và hài hòahóa thuế quan” theo đó thuế quan của các sản phẩm liên quan đều được cam kết ở mức rấtthấp, chủ yếu là 0%. Các ngành chủ yếu đã được giảm thuế quan theo mô hình này là cácsản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm, hóa chất, thiết bị xây dựng, thiết bị y tế, máymóc công nghiệp, đồ gia dụng, bia rượu và sắt thép.

• Chúng ta phải đàm phán song phương với các thành viên WTO để họ đồng ý kết nạp ViệtNam vào tổ chức này. Lúc đó họ sẽ yêu cầu Việt Nam giảm thuế đáng kể đối với nhữngmặt hàng mà họ có lợi ích.

• Như vậy thực hiện nghĩa vụ giảm thuế sẽ làm giảm đầu vào cho nguyên liệu sản xuất. Điềunày tưởng chừng như sẽ dẫn đến việc nhập siêu nhưng thực chất sẽ gây cho các doanhnghiệp Việt Nam một áp lực cạnh tranh gay gắt của hàng ngoại nhập. Chỉ những doanhnghiệp có năng lực cạnh tranh cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực mới có khả năng tồntại và phát triển.

• Theo qui định của WTO, như vậy sau khi gia nhập tổ chức này, Việt Nam không được ápdụng các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu và không được phép thu các khoản phí vàphụ thu vì mục đích bảo hộ hay thu ngân sách. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thươngmại vi phạm nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc hoặc gây hạn chế hay bóp méo thương mại

Trang 18

Page 19: Tong Hop QHKTQT

như qui định về tỉ lệ nội địa hoá hoặc hạn chế tiếp cận ngoại hối cũng bị cấm áp dụng.• Như vậy, Việt Nam sẽ không được phép duy trì các biện pháp “cấm nhập khẩu” hoặc

tương tự hoặc các biện pháp mang tính chất hạn ngạch kiểu chỉ tiêu định hướng sẽ phảiloại bỏ. Các ngành hàng như xi măng, thuốc lá, ô tô, xe máy, xăng dầu… là những mặthàng được bảo hộ trực tiếp hay gián tiếp sẽ phải đối diện với những khó khăn về cạnhtranh.1.2Mở cửa thị trường dịch vụ:

• Tự do thương mại dịch vụ nghĩa là mở cửa thị trường dịch vụ, không phân biệt đối xử vớidịch vụ nước ngoài cũng như nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

• Về khách quan, hiệu quả của thương mại dịch vụ luôn phụ thuộc rất nhiều vào khả năngtập trung vốn đầu tư và đặc biệt là các ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại điển hình nhưngành viễn thông, tài chính, tư vấn kiến trúc, kỹ thuật hàng không…. Các nước phát triểnhầu như có ưu thế cạnh tranh tuyệt đối trong thương mại dịch vụ. Do đó, tự do hóa thươngmại dịch vụ có thể sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh khốcliệt trong khi các yếu tố căn bản về vốn và công nghệ chưa sẵn sàng. Thực tiễn cho thấymở cửa thị trường thương mại ngày càng đối trọng quan trọng mà các nước phát triểnmuốn nhận được từ các nước đang phát triển để đổi lại sự nhượng bộ của họ trong các lãnhvực thương mại khác.1.3Bảo vệ quyền sở hửu trí tuệ:

• Để thực hiện các nghĩa vụ khi đàm phán gia nhập WTO hoặc là thành viên của tổ chứcnày, Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.Cụ thể phải mở rộng phạm vi bảo hộ với các đối tượng sở hữu trí tuệ và áp dụng hệ thốngthực thi hiệu quả các quyền sở hữu trí tuệ.

• Như vậy, sẽ đảm bảo cho hàng hóa Việt Nam được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở tất cả cácnước thành viên WTO. Tuy nhiên các doanh nghiệp phải chịu chi phí lớn để có được cácthiết kế, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sao chép, cho thuê các tác phẩm văn học nghệ thuậtmà lâu nay chúng ta chỉ trả những chi phí rất thấp.

• Như vậy chúng ta cần bỏ ra thêm một chi phí đáng kể để thực thi quyền này, làm cho sảnphẩm có một mức giá cao hơn. Nhưng đổi lại hàng hóa xuất khẩu của chúng ta được thừanhận và đánh giá cao.2. Nâng cao tính cạnh tranh của kinh tế việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế:

• Việt Nam với chủ trương: “Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tốiđa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, có hiệu quả vàbền vững, đảm bảo tính độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dântộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc và văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinhthái”, thì hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế là một quá trình màtrọng tâm là chủ động mở cửa kinh tế, tham gia phân công hợp tác quốc tế tạo điều kiệnkết hợp có hiệu quả nguồn nhân lực trong nước và nước ngoài, mở rộng không gian và môitrường để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhậpkinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế quốc tế nói chung, vừa là nhucầu nội tại của sự phát triển kinh tế đất nước. Hội nhập giúp cho việc mở rộng kinh doanh,thâm nhập thị trường thế giới, tìm kiếm và tạo lập thị trường ổn định, từ đó có điều kiệnthuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển kinh tế trong nước.

• Trên cơ sở phân tích những cơ hội mà nền kinh tế Việt Nam có được cũng như nhữngthách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế (khigia nhập WTO), để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam Đảng và Nhà nướcta cần xây dựng chiến lược cạnh tranh quốc gia của mà cốt lõi là hệ thống các chính sách

Trang 19

Page 20: Tong Hop QHKTQT

cạnh tranh (dưới 3 gốc độ nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa).2.1 Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế:

• Trong thời gian qua nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng như: tăngtrưởng GDP ở nhịp độ cao, (2001 6,9%, năm 2002 là 7, 04%; năm 2003 là 7,2-7,3%), cơcấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trong của công nghiệp, dịch vụ, giảmdần tỉ trọng nông nghiệp. Cơ cấu của từng ngành cũng có sự chuyển dịch dần theo hướngphát huy lợi thế cạnh tranh hơn đối với thị trường trong và ngoài nước. Tỉ lệ huy động vốncho đầu tư phát triển có xu hướng tăng (năm 2003 chiếm tới 35,6% GDP), các nguồn lựctrong xã hội được huy động tốt hơn, đặc biệt trong khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư cho cơsở hạ tầng có tiến bộ, năng lực sản xuất của nhiều ngành tăng lên.

• Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nền kinh tế vẫn chưa tương xứng với mức đầu tư, cơ cấuchuyển dịch còn chậm, chưa phát huy được lợi thế cạnh tranh của ngành, sản phẩm. Chủtrương của Đảng và Nhà nước ta là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua hệthống điều chỉnh cơ cấu đầu tư nhằm phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh thực hiệnchủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

• Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư cần phải dựa trên việc phát huy các thếmạnh, các lợi thế so sánh quốc tế của đất nước, gắn với nhu cầu trong nước và ngoài nướcthì mới phát huy được hiệu quả và hỗ trợ cho tiến trình hội nhập. Xác định những ngànhmũi nhọn, những ngành, hàng, lĩnh vực cần ưu tiên phát triển trong 10-20 năm tới, nhữngngành cần chuyên môn hoá…để làm cơ sở xây dựng các lộ trình mở cửa và các chính sáchbảo hộ cụ thể theo phương châm có chọn lọc , hợp lý và có thời hạn.

• Sự chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu về hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, lao động…với nướcngoài sẽ tác động tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Cần xác địnhđược những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Namtrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế để tìm giải pháp cho việc nâng cao khả năng cạnhtranh xuất khẩu của Việt Nam. Trước tiên cần khẳng định được những cải cách căn bản vàđồng bộ về hệ thống chính sách, pháp luật về XNK phù hợp với thể chế tương ứng củaWTO, ASEAN…(gồm các quy định về kinh doanh, về thuế, về ngân hàng, về thủ tục hảiquan…). Tiếp theo là tăng cường các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngànhcông nghiệp chế biến xuất khẩu và công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, điện tử, dầu khí,những ngành ta có thế mạnh về tài nguyên, nguyên liệu và lao động vì triển vọng tăngtrưởng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI (chiếm gần50% kim ngạch XK của toàn quốc). Cơ cấu chuyển dịch trong nước phải làm cho tỷ trọnghàng thô hoặc sơ chế giảm và làm tăng sản phẩm công nghiệp chế biến và chế tạo, các dịchvụ và sản phẩm của các ngành có công nghệ cao, hàm lượng chất xám nhiều phải chiếm vịtrí ngày càng cao. Bên cạnh đó, thực hiện quá trình cải cách hệ thống thuế, tiến tới xâydựng hệ thống thuế thống nhất cho các thành phần kinh tế. Thực hiện nhất quán lộ trình cắtgiảm thuế theo hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký và sẽ ký, đồngthời cần công bố công khai thời gian và mức độ cắt giảm thuế nhập khẩu để các doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế chủ động hội nhập và cạnh tranh ở thị trường trongnước và quốc tế. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư nhất là đốivới các đối tác lớn như: EU, Mỹ, Nhật Bản, để mở rộng thị trường , tranh thủ công nghệnguồn, kinh nghiệm quản lý…. 2.2 Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hoá trong tiến trình hội nhập kinhtế thế giới:

• Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình tất yếu khách quan, không doanh nghiệp nào có thểné tránh được, tư tưởng bảo hộ trông chờ vào Nhà nước cũng sẽ bị đào thải. Vì vậy doanhnghiệp Việt Nam (đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ) cần phải có quá trình chuẩn

Trang 20

Page 21: Tong Hop QHKTQT

bị về mặt tâm lý cũng như là các chính sách cải cách, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp đểđối phó với tình hình mới khi Việt Nam gia nhập WTO ( khi mà hàng rào thuế quan vàchính sách bảo hộ mậu dịch hoàn toàn bị dỡ bỏ). Do vậy các doanh nghiệp phải thực sựvào cuộc vì sự sống còn của mình và thành công đến đâu, còn tuỳ thuộc vào tính năngđộng sáng tạo của doanh nghiệp. 3. Chuẩn bị về hệ thống pháp luật:3.1 Yêu cầu của WTO đối với hệ thống pháp luật của những quốc gia thành viên:

• Tổ chức thương mại thế giới đặt ra những yêu cầu chung để mọi thành viên thực hiện theonhằm đạt được mục đích hỗ trợ và phát triển thương mại của Quốc gia sở tại và tất cả cácquốc gia thành viên. Cũng như các tổ chức quốc tế khác, các quy định của WTO phải tuânthủ những nguyên tắc của Tư pháp quốc tế và Công pháp quốc tế. Cụ thể:

• Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu khác nhau.• Nguyên tắc miễn trừ quốc gia ( về tư pháp) và miễn trừ tài sản của quốc gia ở nước ngoài.• Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ giữa công dân nước sở tại và người nước

ngoài, giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ nước sở tại.• Nguyên tắc có đi có lại…• Và dựa trên những nguyên tắc chung, WTO đã ban hành 16 hiệp định chính để điều chỉnh

hoạt động của các nước thành viên. Gồm :• Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT 1947).• Hiệp định nông nghiệp.• Hiệp định chung về thương mại hàng dệt – may.• Hiệp định thực thi điều VI về chống bán phá giá và thuế đối kháng.• Hiệp định thực thi điều VII về trị giá tính thuế hải quan.• Hiệp định về quy tắc xuất xứ.• Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng và điều XVI của GATT.• Hiệp định về các biện pháp tự vệ và điều XIX của GATT.• Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan thương mại (TRIMs).• Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động, thực vật.• Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.• Hiệp định về giám định hàng hoá trước khi xếp hàng.• Hiệp định về cấp phép nhập khẩu và điều VIII của GATT. • Hiệp định về mua sắm Chính phủ.• Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS).• Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan thương mại (TRIPS).

3.2 Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam so với yêu cầu chung của WTO:• Hệ thống pháp luật Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập đã có rất nhiều chuyển đổi cho

phù hợp với đòi hỏi chung của quốc tế, đòi hỏi riêng của WTO trên cơ sở lợi ích quốc giađược đảm bảo cao nhất.

• Để triển khai việc cải cách tư pháp, Việt Nam đã và đang tiến hành nhiều cuộc đàm phánsong phương và đa phương với nhiều quốc gia trên thế giới và đã đạt được không ít thànhtựu.

• Hiện tại hệ thống pháp luật Việt Nam gồm 28 bộ luật và luật. Đây là những văn bản phápluật có giá trị pháp lý cao nhất, được ban hành dựa trên các nguyên tắc cơ bản đã ghi nhậntrong Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 có liên quan đếncác quy định của WTO. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã và đang tăng cường hợp tác trong cácdự án hợp tác về pháp luật với nhiều quốc gia trên thế giới. Đến nay, Việt Nam đã mở rộnghoạt động hợp tác về pháp luật và tư pháp với trên 50 quốc gia và hơn 10 tổ chức quốc tế,khu vực. Đặc biệt, ngày 25/8/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án “Hỗ trợ thực

Trang 21

Page 22: Tong Hop QHKTQT

hiện chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2110”. Đây là dự án cóquy mô lớn, do Bộ Tư pháp và Cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP), các tổ chứcSIDA (Thụy Điển), DANILA (Đan Mạch) cùng thực hiện (Nguồn Bộ Tư pháp).

• Với sự nỗ lực trên, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có nhiều thành tựu nhất định. • Về cải cách tư pháp trong nước, Việt Nam đã điều chỉnh 14 bộ luật và luật để phù hợp với

tình hình phát triển trong nước và yêu cầu chung của xu hướng hội nhập. Việc sửa đổiHiến pháp, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003, ban hành Luật doanhnghiệp năm 1999 để thay thế cho Luật công ty, Luật thương mại năm 1997, Luật hải quannăm 2001 …; việc ban hành các quy chế mới về mức thuế quan, ký kết các thoả ước Quốctế về cam kết không đánh thuế hai lần, các quy định về quyền sở hữu công nghiệp, sở hữutrí tuệ, quyền tác giả được quy định chặt chẽ hơn …; việc xây dựng pháp luật giải quyếttranh chấp cũng ngày càng được nâng cao; đặc biệt là thông qua các kỳ họp Quốc hội từnăm 2001 đến nay, Luật cạnh tranh chống độc quyền đang từng bước được xây dựng và sẽthông qua trong thời gian sớm nhất. Đó là sự cố gắng vượt bậc của Chính phủ Việt Namnhằm xây dựng hệ thống pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý, chủ động hội nhập kinhtế quốc tế.

• Về thành tựu trong tư pháp và công pháp quốc tế, Việt Nam hiện nay đã ký được nhiềuhiệp ước song phương và đa phương với nhiều quốc gia trên thế giới, trở thành đồng minh,thành đối tác của họ trong nhiều lĩnh vực: Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Tuyên bốchung về hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Singapore, Chương trình thu hoạch sơm(EHP) giữa Asean và Trung Quốc với cam kết của Việt Nam là sẽ cắt giảm 484 dòng thuếtừ năm 2004 đến 2008, tiến hành đàm phán song phương với Nhật Bản tại phiên thứ tư củavòng đàm phán Doha trong tháng 03/2004 …3.3 So sánh giữa sự chuẩn bịvề pháp luật của Việt Nam với các yêu cầu của WTO:

• Trước mục tiêu đàm phán gia nhập WTO thành công trong cuối năm 2005 mà Đảng vàNhà nước đặt ra, Việt Nam còn phải nỗ lực rất nhiều. Là một quốc gia đang phát triển tuynền kinh tế cũng như tiến bộ về khoa học công nghệ của ta còn thua kém nhiều nước đangphát triển khác, cũng như những nước phát triển khác rất nhiều, đó là khó khăn mà ViệtNam phải vượt qua.

• Hiện nay trên thế giới tồn tại hai dòng pháp luật. Hơn 1/3 trên tổng số các quốc gia xâydựng hệ thống pháp luật bắt nguồn từ hệ thống luật Anh. Và cũng có rất nhiều quốc gia cóhệ thống pháp luật mô phỏng theo pháp luật của Châu Âu lục địa mà đi đầu là Pháp. Đâylà kết quả của sự bành trướng thế lực Tư bản đế quốc trong những thế kỷ trước. Pháp luậtcủa Việt Nam cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi hệ thống luật pháp của Pháp. Tuy nhiên, dođặc thù chính trị của Việt Nam rất khác biệt so với đại đa số các quốc gia trên thế giới nênkhi xây dựng pháp luật, Chính phủ Việt Nam luôn xem trọng lợi ích quốc gia lên trên hết,pháp luật được ban hành phải đảm bảo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,văn minh, tiến bộ.

• Tuy có nét đặc thù riêng về chính trị nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn rất chú trọng đếnviệc vận dụng linh hoạt điều kiện thực tế trong nước để xây dựng đường lối phát triển kinhtế, đối ngoại phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng không ảnh hưởng tới đường lối phát triểncủa quốc gia. Điều này thể hiện rất rõ tại chủ trương đàm phán nhân nhượng, nhưng vẫnkiên quyết giữ vững tinh thần độc lập tự chủ, hội nhập nhưng không hoà tan của Việt Namtại các cuộc đàm phán song phương và đa phương, tại các diễn đàn quốc tế, tại cơ quanphát ngôn của Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước.

• Với các quy định cụ thể tại 16 nghị định của WTO, hệ thống pháp luật của Việt Nam cơbản đã có các văn bản pháp luật điều chỉnh cho mỗi lĩnh vực. Và những quy định pháp luậtđó đều tuân thủ nguyên tắc chung của thế giới về chuẩn mực pháp lý. Căn bản Việt Nam

Trang 22

Page 23: Tong Hop QHKTQT

đã đáp ứng được các yêu cầu về pháp luật của WTO. • Tuy nhiên, đi vào thực tế thì khi trở thành một thành viên mới của WTO, Việt Nam phải

đối diện không chỉ với những ràng buộc của WTO mà quan trọng hơn cả là pháp luật củanước mà Việt Nam là đối tác. Những ràng buộc pháp lý của Quốc gia sở tại sẽ được coitrọng hơn trong thực tế, vì chúng điều chỉnh các hoạt động thật, gần gũi với cuộc sống.Pháp luật hình thức và pháp luật nội dung luôn có sự cách biệt nhất định. Đặc biệt, hệthống pháp luật Anh – Mỹ, Pháp luôn thừa nhận án lệ, ở họ luôn tồn tại thông luật và dânluật. Chính điều này sẽ gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp Việt Nam khi tham giacạnh tranh tại thị trường nước ngoài vì thiếu thông tin về pháp lý của quốc gia đó.

• Khó khăn trên là trở ngại lớn nhất mà Việt Nam phải vượt qua. Hiện tại, thời gian gia nhậpđang đến gần nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa ý thức rõ tính cạnh tranhkhốc liệt mà họ phải đối mặt. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa vànhỏ, đại bộ phận của họ tham gia vào thị trường với mức đầu tư thấp và tập trung ở cácngành nghề đơn giản, trong khi sự bảo hộ của Chính phủ sẽ phải giảm dần để đảm bảonguyên tắc bình đẳng trong thương mại, hàng rào thuế quan, phi thuế quan sẽ phải cắtgiảm và xoá bỏ hoàn toàn trong tương lai không xa, quy định về quyền sở hữu công nghệ,quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài phát triển hơn rất nhiều… Thiếu thông tin về thị trườngcũng như về môi trường pháp lý sẽ khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp bất lợi vàrủi ro lớn khi tham gia cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

• Đòi hỏi cấp thiết hiện tại là Chính phủ không chỉ phải cập nhật, cải cách pháp luật phục vụcho pháp triển trong nước mà còn phải cập nhật, phổ biến pháp luật cũng như các yêu cầucủa một quốc gia nước ngoài về môi trường kinh doanh, chính trị, văn hoá cho các doanhnghiệp Việt Nam để họ có những quyết định, chọn lựa đúng đắn khi tham gia hợp tác hoặcđầu tư ra nước ngoài nhằm nâng cao khả năng thành công của doanh nghiệp Việt Nam.

• Để thực hiện mục tiêu trên thì ngoài việc tăng cường đàm phán song phương, Việt Namphải xây dựng ngay trong nội bộ quốc gia mình những chương trình pháp triển pháp luậtquốc gia, tìm hiểu pháp luật quốc tế. Và yêu cầu này lại đề cập đến việc đào tạo nguồnnhân lực phục vụ cho mục tiêu trên.

• Dưới đây là ý kiến của một số doanh nghiệp bày tỏ về những lo âu, trăn trở cũng như làtâm trạng háo hức với sự hội nhập WTO ( được trích dẫn từ Thời báo tài chính Việt Nam):

• Nhìn chung, sức cạnh tranh và năng lực quản lý doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, thiếu sựchuẩn bị để ứng phó với hiệu quả với quá trình hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu rộng.Danh mục các sản phẩm chưa có năng lực cạnh tranh hoặc có năng lực cạnh tranh có điềukiện còn rộng, nhiều doanh nghiệp Nhà nước tồn tại được là nhờ có sự bảo hộ, trợ cấp củaNhà nước, nhất là dựa vào điều kiện độc quyền. Xét tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm nhưgiá cả, chất lượng, mạng lưới tổ chức tiêu thụ và uy tính doanh nghiệp thì sức cạnh tranhcủa hàng Việt Nam cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực và thế giới. Thêm vào đólà hệ thống pháp luật thiếu rõ ràng, ổn định của nước ta cũng là một điều khiến các doanhnghiệp cũng như nhà đầu tư kiêng dè. Sự đổi mới là tất yếu, là yêu cầu sống còn của côngcuộc hội nhập.

• Để hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải hướng được việc sản xuất hàng trong nước phùhợp với yêu cầu của thị trường thế giới. Các nhà sản xuất phải xác định rằng không phảicái gì mình làm được là sản xuất mà phải tìm những mặt hàng phù hợp với thị trường, chấtlượng tốt và giá cả hợp lý thì mới có thể cạnh tranh được. Việc nâng cao khả năng cạnhtranh của hàng hoá đang được đặt ra hết sức gay gắt. Nếu các doanh nghiệp không nângcao khả năng cạnh tranh của hàng hoá thì doanh nghiệp sẽ tụt hậu và không có lối thoátcho hàng hóa của mình và nếu không có lối thoát thì nền kinh tế không phát triển được.

• Để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế

Trang 23

Page 24: Tong Hop QHKTQT

quốc tế hiện nay, cần xây dựng chiến lược cạnh tranh quốc gia mà cốt lõi của nó là hệthống các chính sách cạnh tranh theo hướng: giảm dần tiến tới xoá bỏ phân biệt đối xửtrong kinh doanh, chống hạn chế cạnh tranh, giảm thiểu các hành vi cạnh tranh không làmmạnh trên thị trường, hạn chế kiểm soát độc quyền. Đặc biệt, tập trung vào sắo xếp, cảicách doanh nghiệp nhà nước, làm mạnh hoá hệ thống tài chính, ngân hàng, đẩy mạnh cảicách thể chế, tăng cường hiệu lực của bộ máy hành chính Nhà nước.

CÂU VI: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚICÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI VIỆT NAM THỰC HIỆN XONG CÁC LỘ TRÌNHCAM KẾT TRONG NỘI DUNG THỰC HIỆN:

Vài nét về ký kết HĐTM V-M• HĐTM V-M được ký kết vào ngày 3/7/2000 giữa đại diện 2 nước và đến ngày 11/12/2001

HĐ mới bắt đầu có hiệu lực thực thi. Hiệp định này bao gồm tổng cộng 7 chương, 9 Phụlục (A~I), 48 điều khoản và 15 điều.Vai trò của HĐTM V-M

• Đến hết năm 2004, VN thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 170 nước trên TG, trong sốnày ta đã cóqhệ TM vớigần 220 nước. Để tạo đk thuận lợi cho lĩnh vực thương mại hđChính phủ VN đã ký kết 90 Hiệp định TM song phương, trong đó gần 80 cam kết choVNhưởng Quy chế Tối huệ quốc – Most favoured Nations (MFN). Trong số các Hiệp địnhTM song phương đã lý thì HĐTM V-M sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đối với nền KTVN vì:

• Mỹ là nước có nền KT &TM lớn nhất TG: M chiếm gần 50% sản lượng CN, gần 20% trịgiá XK của TG. Mỗi năm M XK gần 900 tỷ U SD, NK gần 1300 tỷ. Năm 2001, GDP củanước M lên gần 10.000 tỷ cho nên ký HĐ với M mở ra thị trường thuận lợi có dugn lượnglớn cho hđ XK của VN.

• M có vai trò nòng cốt, chi phối sự hđ của các định chế TC và TM QT như IMF, WTO,WB…cho nên ký HĐ với M tạo ra khả năng tăng cường sự ảnh hưởng thuận lợi của các tổchức trên với nền KT của VN và giúp thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập của nước ta vớikhu vực và TG.

• HĐTM V-M được soạn thảo dựa vào các tiêu chuẩn nội dung của WTO giành cho cácnước kém ptriển, cho nên ký HĐ TM với M là một bước tiến qtrọng giúp cho VN sớm gianhập WTO.

• Dưới sự ảnh hưởng của HĐTM V-M, hệ thống pháp lý điều tiết nền KT và TM của VN sẽthay đổi theo hướng: đầy đủ, minh bạch, tiếp cận với các chuẩn mực chung QT để tạo raMTKD bình đẳng, thuận lợi cho các DN thuộc KV KT ptriển.

• Từ sau khi HĐTM V-M có hiệu lực (11/12/2002) thuế NK hh VN vào Mỹgiảm từ 30-40%tạo đk nâng cao tính cạnh tranh về giá cho hàng hoá của VN trên THỊ TRƯỜNG này.

• Môi trường đầu tư VN hấp dẫn hơn vì: tính bình đẳng, rõ ràng, ko phân biệt được đối xửvà hh của các DN có vốn đtư nước ngoài SX tại VN đưa vào thị trường M cũng đượchưởng quy chế tối huệ quốc.Nội dung của HĐ

• Kết cấu HĐ: HĐTM V-M là một văn bản đồ sộ, kết cấu trong 7 chương, mỗi chương chứađựng nhiều điều và kèm theo các phụ lục:

• Chương 1: Thương mại hh. Gồm 9 điều khoản và kèm theo các Phụ lục A, B, C, D, E• Chương 2: Quyền SHTT. Gồm 18 điều khoản• Chương 3:TMDV. Gồm 11 điều khoản và kèm theo các phụ lục F, G• Chương 4: Phát triển qhệ đtư. Gồm 15 điều và kèm theo các phụ lục H, I, các văn bản bổ

sung• Chương 5: Tạo đkiện thuận lợi cho kinh doanh. Chỉ bgồm 3 dkhoản• Chương 6: Các quy định liên quan đến tính minh bạch, công khai vá quyền khiếu kiện

Trang 24

Page 25: Tong Hop QHKTQT

• Chương 7: Những đkhoản chung. Bgồm 7 điều khoản• Nội dung cốt lõi của HĐTM V-M: HĐ là văn bản đồ sộ, nó chứa đựng 4 nội dung cơ bản

như sau:A.Thứ nhất, về TM hh:

• Ngay lập tức và vô đkiện, hai bên M và VN dành cho nhau quy chế tối huệ quốc trog qhệTM với nhau

• Trong TM hh, các DN VN có quyền tham gia ngay lập tức phân phối hh tại M nếu ta cókhả năng. Còn các DN M theo lộ trình về tgian có quyền tổ chức phân phối tại VN

• Hh XK của VN đưa vào ttrường M được giảm thuế NKbình quân từ 30-40%. Và hh của Mđưa vào VN cũng được hưởng quy chế tối huệ quốcB.Thứ hai, về bản quyền và tài sản trí tuệ:

• Về bản quyền, hai bên cam kết thực hiện HĐ về SHTT mà các bên đã ký trước đó• Về tài sản trí tuệ, hai bên thoả thuận thực hiện các công ước đa phương về vấn đề này.

C.Thứ ba, về TMDV:• Hai nước sẽ mở cửa cho nhau: tạo đkiện cho các DN VN tự do kinh doanh DV tại M và

các DN M theo lộ trình được kinh doanh DV tại VND.Thứ tư, về hoạt độnhg đầu tư:

• Hai bên cam kết dành thuận lợi cho các nhà đầu tư được hoạt động kinh doanh đầu tư trênthị trường của nhau phù hợp với các thông lệ và qđịnh của QT.Bối cảnh nền kinh tế của VN - Cơ hội và thách thức

• Thách thức nhìn thấy ngay là các DN XK VN phải đối mặt với sự cạnh tranh của cácDN nước ngoài tại VN. Các DN nước ngoài kinh doanh tại VN thông qua việc thành lậpnhà máy, Cty... Các Cty liên doanh này sẽ mang quốc tịch VN theo Luật Đầu tư nướcngoài tại VN. Do đó, họ được hưởng ưu đãi theo cam kết trong các điều luật quốc tế nhưcác DN VN khác. Phải thừa nhận một thực tế là lợi ích cơ bản của BTA sẽ rơi vào cácCty Đài Loan, Hàn Quốc... kinh doanh lâu năm tại nước ta. Họ sẽ tận dụng một trongcác điểm yếu của VN là môi trường kinh doanh thiếu minh bạch để thu lợi cho mình.Tại sao lại là những Cty Đài Loan, Hàn Quốc mà không phải là Cty của những quốc giakhác? Những Cty này có nhà máy tại VN, chủ yếu ở miền Nam và hiện đang sản xuấtnhững sản phẩm nổi tiếng của những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như giày thểthao của Nike, Adidas, v.v... Chất lượng hàng hoá của những Cty này không phải lúcnào cũng cao hơn sản phẩm của các Cty VN. Nhưng họ có kinh nghiệm kinh doanh,kinh nghiệm tiếp cận vốn và khả năng tận dụng những cơ hội "vàng" nhằm thu lợi nhiềunhất từ BTA. Do đó, họ hoàn toàn có thể nhanh chóng tăng giờ làm hoặc thuê thêm nhâncông và chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ trước các Cty VN.

• Hiện nay có khoảng 205.000 Cty thực phẩm từ các nước XK sang Mỹ. Thực phẩm củaVN xuất sang Mỹ chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ những nước XK thực phẩm khác. Càphê từ những nước bạn quen thuộc với Mỹ như Brazil, Mexico, Colombia,... vừa có chấtlượng cao, giá cả thấp hơn hẳn của VN. Phương thức thanh toán đối với mặt hàng thuỷsản XK VN đối với nhà NK Mỹ là trả tiền ngay trong khi đó các đối thủ cạnh tranh nhưThái Lan, ấn Độ, Ecuador,... sẵn sàng chấp nhận thời hạn trả tiền từ 30 - 60 ngày kể từkhi cấp vận đơn. Là bạn hàng với Mỹ lâu năm nên những nước như Canada, Mexico,Thái Lan, ấn Độ,... có nhiều hiểu biết về thói quen, thị hiếu cũng như phong cách tiêuthụ thực phẩm của người dân Mỹ, những quy định của Mỹ đối với hàng NK, hơn nữa lạiđược nhà nhập khấu Mỹ cộng tác trong việc cung ứng thiết bị, máy móc, kỹ thuật sảnxuất. Do đó, những nước này ngày càng có ưu thế hơn VN. Đặc biệt sau khi Trung Quốctrở thành thành viên của WTO, trong số 10 sản phẩm XK chủ đạo của VN thì đã có 4

Trang 25

Page 26: Tong Hop QHKTQT

sản phẩm giống sản phẩm của Trung Quốc, đó là dệt may, giày da, gốm sứ và điện tửtrên thị trường Nhật Bản, ASEAN, EU và Mỹ. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, cạnhtranh càng trở nên khốc liệt, đặc biệt đối với mặt hàng dệt may. Ngoài ra, hàng dự trữcủa Trung Quốc hiện rất cao, phong phú và đa dạng. Hàng Trung Quốc sẽ tràn ngập thitrường Hoa Kỳ và cả thị trường có thu nhập thấp như VN.

• Mặc dù BTA đem lại cả cơ hội và thách thức cho các DN XK, nhưng xét trên bình diệnchung thì cơ hội nhiều hơn. Nếu các DN biết cách vượt qua các thách thức trên thì nănglực XK của các DN ngày càng được củng cố. Do vậy, có thể nói rằng thách thức cũngmang lại tác động tích cực và xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu là tất yếu.

Giải pháp:

• Theo giới phân tích, thị trường Mỹ hứa hẹn nhiều tiềm năng nhưng cũng rất nhiều tháchthức cho hàng hoá Việt Nam. Các công ty Việt Nam mới chỉ thực sự thâm nhập thịtrường Mỹ từ năm 2002, trong khi các đối thủ cạnh tranh đã có hệ thống bạn hàng nhậpkhẩu và phân phối lâu đời tại thị trường này. Do vậy, phía Việt Nam phải không ngừngphấn đấu và tạo niềm tin ở khách hàng của Hoa Kỳ về những mặt hàng hóa xuất khẩucủa mình không những về chất lượng mà cả về giá cả, mẫu mã,..

• Hệ thống luật thương mại của Mỹ rất phức tạp và chồng chéo, khiến hàng nhập khẩu vàoMỹ luôn phải chịu sự điều tiết của nhiều luật khác nhau trong khi sự hiểu biết của cácdoanh nghiệp Việt Nam về luật thương mại của Mỹ nói chung còn hạn hẹp. Vì thế, ViệtNam cần phải nâng cao nhiều hơn nữa các kiến thức về luật thương mại, đặc biệt làluật TM của Mỹ để việc thực hiện Hiệp định thương mại song phương càng thêm hiệuquả.

• Phần lớn tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này nhờ mở rộng xuấtkhẩu, tức xuất khẩu gắn liền với tăng trưởng sản xuất và việc làm chứ không phải dochuyển hướng xuất khẩu từ các nước khác sang đây.

• Theo các nhà nghiên cứu thị trường năm 2004 dự đoán xuất khẩu Việt Nam sang HoaKỳ sẽ tăng và vổn định hơn so với 2 năm trước đó. Bởi các nhà sản xuất hàng may mặcđã có kế hoạch sản xuất ổn định cho việc sử dụng hạn ngạch may cũng như các loại sảnphẩm khác. Với cơ cấu hạn ngạch xuất khẩu như hiện nay người ta có thể dự đoán kimngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm nay sẽ tăng từ 10 -20%. Ngoài sản phẩm may mặc, xuất khẩu đồ gỗ, hàng du lịch, giày dép và các sảnphẩm chế tạo khác sang Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng mạnh từ xuất phát điểm còn quá thấp.Chính vì vậy, để duy trì mức tăng trưởng nhanh về xuất khẩu cần đa dạng mặt hàngxuất khẩu để tìm ra những mặt hàng mới có tiềm năng hơn nữa.

• Hiện các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ bao gồm các sản phẩm sơ chế như cá và hảisản, rau quả, cà phê, cao suất thô, dầu khí...; các sản phẩm chế tạo như các sản phẩmkhoáng sản phi thép, thiết bị điện, hàng gia dụng, du lịch may mặc giày dép... Trongtổng số 4,55 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2003 các sản phẩm sơ chế chiếm1,27 tỷ, các sản phẩm chế tạo là 3,29 tỷ USD, các sản phẩm ngoài may mặc là 910 triệuUSD, còn lại là từ các sản phẩm khác. Riêng hàng may mặc, mặc dù giảm nhiều nhưngtổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2003 vẫn đạt 2,38 tỷ USD tăng đáng kể so với900 triệu USD năm 2002, vượt 15% so với dự đoán của các chuyên gia. Nguyên nhân :Tuy hạn chế số lượng xuất khẩu (theo đơn vị chiếc, theo hạn ngạch) nhưng các nhà sảnxuất đã nâng cao chất lượng, đơn giá của từng đơn vị xuất khẩu, thêm vào đó, Hiệp địnhđã cho phép được vay từ 6 - 8% hạn ngạch năm sau đồng thời có thể chuyển sang các

Trang 26

Page 27: Tong Hop QHKTQT

sản phẩm không bị áp hạn ngạch. Việc xuất khẩu mạnh hàng dệt may chứng tỏ hệ thốngphân bổ hạn ngạch đã hoạt động có hiệu quả, hầu như đã tránh được việc không sử dụnghết hạn ngạch. Từ khi hiệp định thương mại có hiệu lực, xuất khẩu hàng may mặc chiếmtới 98,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may và hàng dệt sang Hoa Kỳ. Có 3 nhómmặt hàng chính trong hàng may mặc xuất khẩu là hàng may mặc từ sợi dệt thoi, từ dệtkim, và từ quần áo may sẵn. Tuy nhiên theo Hiệp định về hàng dệt và may mặc trongWTO, Hoa Kỳ và mọi thành viên khác của WTO đã đồng ý loại bỏ hạn ngạch dệt mayvào ngày 1/1/2005. Liệu hạn ngạch dệt may cho Việt Nam sẽ được gia hạn sau năm2005 và sau đó hay không phụ thuộc vào việc đàm phán để gia nhập WTO. Nếu ViệtNam không gia nhập được WTO theo đúng kế hoạch (năm 2005) sẽ đối mặt với mộttương lai bị áp dụng hạn ngạch dệt may trong khi hầu hết các đối thủ cạnh tranh sẽkhông bị áp dụng. Trong hoàn cảnh đó và theo các điều khoản của Hiệp định dệt mayViệt Nam - Hoa Kỳ, hạn ngạch xuất khẩu được tiếp tục duy trì cho đến khi Việt Namgia nhập WTO hoặc cho đến khi các điều khoản được sửa đổi qua đàm phán songphương.

CÂU VII: TRÌNH BÀY NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ CÁC NGUYÊN TẮC XÁC LẬP TRONGQUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ:

Từ trước tới nay trong quan hệ thương mại giữa các nước người ta sử dụng 5 nguyêntắc cơ bản để điều chỉnh:

1. Nguyên tắc tương hỗ:– Trên nguyên tắc này các bên dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng

nhau trong quan hệ buôn bán với nhau.– Mức độ ưu đãi và điều kiện nhân nhượng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của các bên tham

gia. Bên yếu hơn sẽ bị lép vế và thường bị buộc phải chấo nhận những điều kiện do bên cóthực lực kinh tế mạnh hơn đưa ra.

– Ngày nay các nước ít áp dụng nguyên tắc này hơn trong điều chỉnh quan hệ buôn bán giữacác nước.

2. Nguyên tắc “tối huệ quốc” - MFN– Đây là một phần của nguyên tắc “không phân biệt đối xử”. Nghĩa là các bên tham gia trong

quan hệ kinh tế thương mại sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơnnhững ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ dành cho các nước khác.

– Mục đích: nhằm chống phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế, làm cho điều kiện cạnhtranh giữa các bạn hàng ngang bằng nhau.

– Cách thức áp dụng nguyên tắc MFN:+ Áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện: quốc gia được hưởng tối huệ quốc phảichấp nhận thực hiện những điều kiện kinh tế và chính trị do Chính phủ của quốc gia chohưởng đòi hỏi.

– Áp dụng chế đọ tối huệ quốc không điều kiện: là nguyên tắc nước này cho nước kháchưởng chế độ MFN mà không kèm theo điều kiện ràng buộc nào cả.

- Để đạt được chế độ tối huệ quốc của một quốc gia khác, có 2 phương pháp thực hiện: thôngqua đàm phán song phương để ký kết các hiệp định thương mại; gia nhập tổ chức WTO.

3. Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập – GSP

Trang 27

Page 28: Tong Hop QHKTQT

– GSP là chế độ tối huệ quốc đặc biệt của các nước công nghiệp phát triển giành cho cácnước đang phát triển khi đưa hàng công nghiệp chế biến vào nước này.

– Nội dung chính của GSP là: giảm thuế hoặc miễn giảm thuế quan đối với hàng nhập khẩutừ các nước đang hoặc kém phát triển; GSP áp dụng cho các loại hàng công nghiệp thànhphẩm hoặc bán thành phẩm và hàng loạt các mặt hàng công nghiệp chế biến.

– Đặc điểm của việc áp dụng chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập:• Không mang tính chất cam kết: chính sách GSP thay đổi từng thời kỳ và số nước

cho ưu đãi và nhận ưu đãi không cố định. Hiện nay có đến 16 chế độ GSP baogồm 27 nước cho ưu đãi và 128 nước, vùng lãnh thổ được nhận ưu đãi.

• GSP chỉ dành cho các nước đang phát triển: đay là chế độ thuế ưu đãi mà các nướccông nghiệp phát triển giành cho các nước đang phát triển. Cho nên trong quá trìnhthực hiện GSP, các nước công nghiệp phát triển kiểm soát và khống chế các nướcnhận ưu đãi rất chặt, biểu hiện ở cách quy định về nước được hưởng.

• Chế độ GSP không mang tính “có đi có lại”, không buộc các nước được nhận ưuđãi theo chế độ GSP phải cho các nước cho hưởng những ưu đãi về thương mạitương tự.

– Quy định đối với hàng hóa được hưởng chế độ GSP:• Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng là những hàng hóa có nguồn gốc toàn bộ

tại nước được hưởng và những hàng hóa có thành phần nguyên liệu nhập khẩunhưng đã trải qua “quá trình gia công tái chế cần thiết”. Có 2 tiêu chuẩn được sửdụng để xác định hàng hóa có thành phần nhập khẩu đã qua “quá trình gia công táichế cần thiết”:

Tiêu chuẩn gia công: những nguyên vật liệu, chi tiết hay bộ phận nhậpkhẩu được coi là đã trải qua “quá trình gia công tái chế cần thiết” nếu như sảnphẩm cuối cùng thu được nằm trong hạng mục khác với những hạng mục củanhững nguyên vật liệu, chi tiết hay bộ phận nhập khẩu sử dụng trong biểu thuếquan chung.

Tiêu chuẩn tỷ trọng: là tiêu chuẩn của nước nhập khẩu (nước cho hưởngGSP) quy định tỉ lệ phần trăm tối thiểu đối với lao động và nguyên vật liệuphải được sản xuất tại các nước xuất khẩu (nước được hưởng GSP), hoặc quyđịnh tỷ lệ phần trăm tối đa đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để làm hàng xuấtkhẩu.

Ngoài ra còn có 2 quy tắc khác đó là Quy tắc cộng gộp theo khu vực: theohệ thống này thì những nước cho hưởng sẽ ký kết một thỏa ước với một khốinước trong khu vực cho phép rằng một hàng hóa có xuất xứ tại bất kỳ mộtnước nào đó trong khu vực, cũng được coi là có xuất xứ một nước khác trongcùng khu vực đó; Quy tắc bảo trợ: Một số nước như Úc, Canada, Nhật Bản,New Zeland, EU áp dụng quy tắc bảo trợ. Quy tắc này cho phép nguyên phụliệu nhập từ nước cho hưởng để sản xuất thành phẩm tại nước được hưởng sẽcó xuất xứ của nước được hưởng với điều kiện sản phẩm này được xuất ngượctrở lại nước cho hưởng.

• Điều kiện vận tải (đk gửi hàng): tất cả các nước cho hưởng yêu cầu rằng hhóa phảiđược gửi thẳng từ nước được hưởng tới nước cho hưởng nhằm đbảo hh ko bị giacông tái chế thêm trong thgian vchuyển.

• Điều kiện về chứng nhận xxứ: hhết các nước cho hưởng đều yêu cầu C/O form A

Trang 28

Page 29: Tong Hop QHKTQT

cho mặt hàng được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi nhập khẩu vào các nước chohưởng từ các nước được hưởng.

4. Nguyên tắc ngang bằng dân tộc: (NP) các công dân của các bên tham gia trong quan hệkinhh tế thươmg mại được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như nhau (trừ quyền bầu cử,ứng cử và tham gia nghĩa vụ quân sự).

5. Nguyên tắc đối xử quốc gia: (NT) là nguyên tắc tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳnggiữa các nhà kinh doanh trong nước và nhà kinh doanh nước ngoài trong lĩnh vực thươngmại, dịch vụ và đầu tư. Cụ thể hàng nhập khẩu không phải chịu mức thuế, lệ phí, thủ tụckinh doanh, và bị áp đặt những tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm so với hàngsản xuất nội địa.

CÂU VIII: CHÍNH SÁCH MẬU DỊCH TỰ DO VÀ CHÍNH SÁCH BẢO HỘ MẬU DỊCH.1. Chính sách mậu dịch tự do:– Là chính sách ngoại thương mà trong đó Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình

điều tiết ngoại thương, mà mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho hàng hóa và tư bảnđược tự do lưu thông giữa trong và ngoài nước tạo điều kiện cho thương mại quốc tế pháttriển trên cơ sở quy luật tự do cạnh tranh.

– Đặc điểm :• Nhà nước không sử dụng các công cụ để điều tiết xuất khẩu và nhập khẩu.• Quá trình xuất khẩu và nhập khẩu được tiến hành một cách tự do.• Quy luật tự do cạnh tranh và các quy luật của kinh tế thị trường điều tiết hoạt động

của sản xuất, hoạt động tài chính và thương mại quốc tế.

– Ưu điểm:– Mọi trở ngại thương mại quốc tế bị loại bỏ giúp thúc đẩy sự tự do lưu thông hàng

hóa giữa các nước.– Cạnh tranh phát triển kích thích nâng cao chất lượng, hạ giá sản phẩm.– Làm thị trường nội địa phong phú hàng hóa hơn, người tiêu dùng có điều kiện thỏa

mãn nhua cầu của mình một cách tốt nhất.– Tạo môi trường cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa, kích thích các nhà sản

xuất phát triển và hoàn thiện.– Nếu các nhà sản xuất trong nước đã đủ sức mạnh cạnh tranh với các nhà tư bản

nước ngoài thì chính sách mậu dịch tự do giúp các nhà kinh doanh bành trướng ranogài.

– Thực hiện chính sách mậu dịch tự do không đồng nghĩa với việc làm suy yếu vaitrò của Nhà Nước Tư bản trong quan hệ thương mại quốc tế. Ngược lại việc tạođiều kiện tự do phát triển thương mại trên thị trường nội địa nhằm làm suy yếuhoặc xóa bỏ chính sách bảo hộ mậu dịch ở các nước khác tạo cơ sở để các nhà kinhdoanh nội địa đễ dàng xâm nhập và phát triển ở thị trường mới.

– Nhược điểm:– Thị trường trong nước điều tiết chủ yếu bởi quy luật tự do cạnh tranh cho nên nền

kinh tế dễ rơi vào khủng hoảng, phát triển mất ổn định, bị lệ thuộc vào tình hìnhkinh tế chính trị ở bên ngoài.

Trang 29

Page 30: Tong Hop QHKTQT

– Những nhà kinh doanh sản xuất trong nước phát triển chưa đủ mạnh, thì dễ dàng bịphá sản trước sự tấn công của hàng hóa nước ngoài.

Tuy đây là một chính sách tiên tiến, phù hợp với sự phát triển của kinh tế thế giới vàxu hướng hiện đại, nhưng hầu hết tất cả các nước trên thế giới không thực hiện chính sáchmậu dịch tự do cho tất cả các ngành hàng mà chỉ áp dụng cho một số ngành hàng đủ mạnhcạnh tranh được với hàng hóa nước ngoài và cũng chỉ thực hiện trong một khoảng thời giannhất định.

2. Chính sách bảo hộ mậu dịch:– Là chính sách ngoại thương của các nước nhằm một mặt sử dụng các biện pháp để bảo vệ

thị trường nội địa trước sự cạnh tranh dữ dội của hàng hóa ngoại nhập, mặt khác Nhà nướcnâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước bành trướng ra thị trường nước ngoài.

– Đặc điểm:– Nhà nước sử dụng những biện pháp và phi thuế: thuế quan, hệ thống thuế nội địa,

giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật... để hạn chế hànghóa nhập khẩu.

– Nhà nước nâng đỡ các nhà xuất khẩu nội địa bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuấtkhẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, giá tiền tệ nội địa, trợ cấp xuất khẩu... để họ dễdàng bành trướng ra nước ngoài.

– Ưu điểm:– Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu– bảo hộ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước, giúp họ tăng sức mạnh trên thị

trường nội địa.– Giúp các nhà xuất khẩu tăng sức cạnh tranh để xâm chiếm thị trường nước ngoài.– Giúp điều tiết cán cân thanh toán quốc tế quốc gia, sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ

thanh toán của mỗi nước.

– Nhược điểm:– Làm tổn thương đến sự phát triển thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cô lập kinh tế

của một nước, đi ngược lại xu thế của thời đại ngày nay là: quốc tế hóa đời sốngkinh tế trên toàn cầu.

– Bảo hộ quá chặt dẫn tới điều kiện phát triển sự bảo thủ và trì trệ trong các nhà kinhdoanh nội địa, kết quả là mức bảo hộ kinh tế ngày càng cao, càng làm cho sức cạnhtranh của các ngành công nghiệp chiến lược không còn linh hoạt, hoạt động kinhdoanh đầu tư không mang lại hiệu quả.

– Nhiều nước bảo hộ quá chặt dẫn tới sự thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước,bởi thị trường hàng hóa kém đa dạng, mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng hàng hóakém cải tiến, giá cả hàng hóa đắt...

Chính vì chính sách bảo hộ mậu dịch và chính sách tự do mậu dịch đều có những ưuđiểm và nhược điểm cho nên không một nước nào trên thế giới thi hành chính sách này haychính sách kiam một cách tuyệt đối, mà sẽ duy trì chính sách tự do mậu dịch trong một sốngành hàng đối với một số thị trường trong một thời gian nhất định, còn một số ngành khácthi hành chính sách bảo hộ mậu dịch với mức độ khác nhau trên những thị trường khác nhau.

Trang 30

Page 31: Tong Hop QHKTQT

CÂU IX: TRÌNH BÀY NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁTRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂVƯỢT QUA RÀO CẢN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở NƯỚC NHẬP KHẨU ĐỂ ĐƯA HÀNGHÓA VIỆT NAM XUẤT KHẨU MẠNH VÀO THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI.– Bán phá giá xảy là xuất khẩu một sản phẩm với giá thấp hơn giá nội địa nhằm chiếm lĩnh

thị trường thế giới. Hai điều kiện để các nhà độc quyền bán phá giá là thị trường cạnh tranhkhông hòan toàn và bị chia cắt. Thông thường bán phá giá chia làm 3 loại: Bền vững, chớpnhoáng, và không thường xuyên.

CÂU X: TRÌNH BÀY NHỮNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO HOẠT ĐỘNGKINH TẾ QUỐC TẾ HOẶC HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG, ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢIPHÁP VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT, ĐƯA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆTNAM VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI.– Đây là hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về

tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu hết sức khắt khe: tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã,về chất lượng, vệ sinh thú y, về an toàn lao động, về mức độ gây ô nhiễm môi sinh môitrường... nếu hàng nhập khẩu không đạt một trong các tiêu chuẩn trên đều không đượcnhập khẩu vào nội địa.

– Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển cao, mức sống được nâng lên thì yêu cầu caođặt ra đối với các sản phẩm sản xuất nói chung và các sản phẩm nhập khẩu nói riêng mangtính khách quan tất yếu. Tuy nhiên nhiều nước đã quá lam dụng hệ thống tiêu chuẩn đặt ravới hàng hóa, coi đó như là một công cụ, cùng với các công cụ bảo hộ mậu dịch khác đểbảo hộ thị trường nội địa.

Trang 31