TÌM HIỂU CÁC HIỆN TƢỢNG NGỮ PHÁP ĐƢỢC GIỚI THIỆU...

22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- LÊ THỊ HỒNG NHUNG TÌM HIỂU CÁC HIỆN TƢỢNG NGỮ PHÁP ĐƢỢC GIỚI THIỆU TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI (TỪ NĂM 1980 ĐẾN NAY) Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 66 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thiện Nam HÀ NỘI - 2009

Transcript of TÌM HIỂU CÁC HIỆN TƢỢNG NGỮ PHÁP ĐƢỢC GIỚI THIỆU...

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------

LÊ THỊ HỒNG NHUNG

TÌM HIỂU CÁC HIỆN TƢỢNG NGỮ PHÁP

ĐƢỢC GIỚI THIỆU TRONG CÁC GIÁO TRÌNH

DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI

(TỪ NĂM 1980 ĐẾN NAY)

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học

Mã số : 66 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thiện Nam

HÀ NỘI - 2009

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 5

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6

3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 7

4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 8

5. Tư liệu ................................................................................................................................ 9

6. Bố cục của Luận văn ........................................................................................................ 10

PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1. NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam ........................................... 13

1.1.1. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................ 13

1.1.2. Về các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam

hiện nay .......................................................................................................................... 14

1.2. Một số vấn đề lí luận liên quan đến ngữ pháp học nói chung và

ngữ pháp trong giảng dạy một ngoại ngữ ............................................................................ 17

1.2.1. Quan niệm về ngữ pháp ............................................................................................. 17

1.2.2. Ngữ pháp trong việc giảng dạy một ngoại ngữ ......................................................... 18

1.2.3. Vai trò của việc chú giải ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng Việt

cho người nước ngoài .......................................................................................................... 20

1.3. Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp trên cơ sở phân định từ loại .................................. 22

Chƣơng 2. TÌM HIỂU SỰ THỂ HIỆN CÁC CHÚ GIẢI NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO

TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI

2.1. Tìm hiểu vị thế của ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt

cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay .............................................. 24

2.2. Thống kê các giáo trình khảo sát và phân chia theo trình độ ........................................... 40

2.3. Kết quả thống kê và nhận xét các hiện tượng ngữ pháp ................................................... 42

2.3.1. Số lượng các phần chú giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp .................................... 42

2.3.2. Cách gọi tên, ngôn ngữ trong chú giải, trình tự và cách thức chú giải

ngữ pháp .................................................................................................................................... 47

2.3.3. Cách thức giới thiệu và kiểu loại các chủ điểm ngữ pháp .............................................. 67

2.4. Tiểu kết ......................................................................................................................... 75

Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VIỆC GIỚI THIỆU VÀ CHÚ GIẢI CÁC HIỆN

TƢỢNG NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI

NƢỚC NGOÀI

3.1. Về việc giới thiệu hiện tượng ngữ pháp trong các giáo trình ....................................... 76

3.1.1. Sự phân bố về số lượng chủ điểm ngữ pháp trong mỗi bài học ................................ 76

3.1.2. Sự phân bố về nội dung chủ điểm ngữ pháp trong mỗi bài học ................................ 77

3.1.3. Một số hiện tượng ngữ pháp chưa mang tính cơ bản ................................................ 80

3.1.4. Cùng một hiện tượng ngữ pháp – chú giải khác nhau ............................................... 80

3.1.5. Sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành ngôn ngữ .................................................... 82

3.1.6. Một số sơ suất trong khâu biên tập ............................................................................ 84

3.2. Về việc xây dựng chuẩn cho chú giải ngữ pháp ........................................................... 85

3.2.1. Tiêu chuẩn đúng ......................................................................................................... 85

3.2.2. Tiêu chuẩn đủ ............................................................................................................. 86

3.2.3. Tiêu chuẩn về tính đơn giản...................................................................................... 87

3.3. Tiểu kết ......................................................................................................................... 88

PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 94

PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................................... 99

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chủ điểm ngữ pháp : CĐNP

Chú giải ngữ pháp : CGNP

Giáo trình : GT

Danh từ : DT

Động từ : ĐT

Tính từ : TT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1. Bảng 2.1: Số lượng tương quan số bài học – phần chú giải ngữ pháp – chủ điểm

ngữ pháp trong các giáo trình. [tr. 46-47]

2. Bảng 2.2: Số lượng phân bố chú giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp trung bình

trong 1 giáo trình theo trình độ. [tr. 48]

3. Bảng 2.3: Số lượng phần chú giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp được giới thiệu

trung bình trong 1 bài học. [tr. 49]

4. Bảng 2.4: Số lượng chú giải ngữ pháp được bố trí trung bình trong 1 bài học. [tr. 50]

5. Bảng 2.5: Số lượng các chủ điểm ngữ pháp được giới thiệu trong 1 chú giải ngữ

pháp ở 1 bài học. [tr. 51]

6. Bảng 2.6: Các cách gọi tên phần chú giải ngữ pháp ở các giáo trình. [tr. 52]

7. Bảng 2.7: Ngôn ngữ trong chú giải ngữ pháp ở các giáo trình. [tr. 53-54]

8. Bảng 2.8: Tỉ lệ số lượng giáo trình sử dụng loại ngôn ngữ trong chú giải ngữ pháp theo

trình độ. [tr. 54]

9. Bảng 2.9: Trình tự giới thiệu chú giải ngữ pháp trong các giáo trình. [tr.56]

10. Bảng 2.10: Số lượng các giáo trình có trình tự giới thiệu chú giải ngữ pháp.

[tr. 57]

11. Bảng 2.11: Số lượng giáo trình sử dụng các cách thức chú giải. [tr. 62]

12. Bảng 2.12: Cách thức nêu chủ điểm ngữ pháp trong các giáo trình. [tr. 65]

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, tiếng Việt đã trở thành một nhu cầu và phương tiện cần thiết cho bất cứ

người nước ngoài nào muốn học tập và tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam. Nhất

là từ sau chính sách mở cửa (1986), với sự chuyển mình trên tinh thần tự do giao lưu quốc

tế, trao đổi về mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hoá… và phương châm “làm

bạn với tất cả các nước”, Việt Nam đã trở thành điểm đến của bạn bè trong khu vực và trên

thế giới. Việc học tiếng Việt ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu với người nước ngoài

muốn học tập, làm việc hay sinh sống tại Việt Nam.

Theo đó, nhu cầu và mục đích học tiếng Việt như một ngoại ngữ cũng không ngừng

mở rộng và phát triển. Việc nghiên cứu “Tiếng Việt như một ngoại ngữ” đã trở thành một

vấn đề hết sức cần thiết với những yêu cầu ngày càng cao về mối liên hệ tổng thể trên nhiều

lĩnh vực khoa học có liên quan như ngôn ngữ học, đối chiếu ngôn ngữ, phương pháp dạy

tiếng,...

Việc dạy tiếng và học tiếng nói chung có thể được hình dung như một quá trình

truyền và nhận thông tin giữa một bên là người phát (giáo viên) với một bên là người nhận

(học viên) và đối tượng được đưa ra trao nhận là ngôn ngữ, một thứ tiếng cụ thể mà người

học cần. Như vậy, việc dạy tiếng và học tiếng cũng có thể được xem như một hoạt động

giao tiếp, trong đó người dạy đóng vai trò hướng dẫn người học hiểu, làm chủ được một

ngôn ngữ mới, còn người học đóng vai trò người tìm hiểu, lĩnh hội một ngôn ngữ mới.

Nếu ngôn ngữ là một chỉnh thể được cấu thành từ ba bộ phận: ngữ âm, từ vựng,

ngữ pháp thì cái mà người học cần lĩnh hội cũng chính là ba nội dung này. Và chỉ khi lĩnh

hội đầy đủ, làm chủ được cả ba mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của một ngôn ngữ nào đó

thì người học mới đạt mục đích của mình. Việc lựa chọn và giải thích các hiện tượng ngữ

pháp luôn là một vấn đề thường trực đối với người dạy tiếng bên cạnh một đòi hỏi tương tự

với việc xử lý các vấn đề thuộc về ngữ âm, từ vựng. Giáo trình dạy tiếng được xem là cầu

nối giữa việc giải mã từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Trong gần 30 năm trở lại đây đã có khá nhiều giáo trình dạy tiếng Việt cho người

nước ngoài được biên soạn, xuất bản ở trong và ngoài nước. Các giáo trình được biên soạn

ở thời kì đầu những năm 80 của thế kỉ XX nói chung chú trọng cung cấp những kiến thức

ngữ pháp lí thuyết, nhấn mạnh khả năng đọc hiểu. Từ cuối những năm 80 và đặc biệt là

những năm 90 cho đến nay, xu hướng giao tiếp đang ngày càng được nhấn mạnh trong các

giáo trình: chẳng hạn, phần hội thoại được đưa lên đầu mỗi bài, gắn liền với những tình

huống thực tế thường nhật, các bài đọc cũng dần phù hợp và cập nhật hơn. Theo đó, hệ

thống ngữ pháp được giới thiệu từ những bài hội thoại, bài đọc mang tính thực hành, ứng

dụng thiết thực trong giao tiếp hơn.

Trong phạm vi của một luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát hệ thống ngữ pháp

được giới thiệu trong các phần chú giải ngữ pháp ở các giáo trình dạy tiếng Việt cho người

nước ngoài được biên soạn và xuất bản tại Việt Nam từ năm 1980 cho đến nay.

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Cấu trúc của một giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài, trên đại thể có thể

chia ra làm ba phần chính: hội thoại (hoặc bài đọc, bài nghe), chú giải ngữ pháp, bài luyện

và bài tập. Nếu như phần hội thoại (hoặc bài đọc, bài nghe) là phần quan trọng nhằm cung

cấp ngữ liệu cho người học, bài luyện và bài tập củng cố kĩ năng thực hành ứng dụng thì

phần chú giải ngữ pháp được xem như một phần không thể thiếu trong việc “giải mã”, gắn

kết ngữ liệu trong bài học, bài luyện và thực tế giao tiếp.

Trong luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát, tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp

được giới thiệu trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, cụ thể là phần

chú giải ngữ pháp trong bài học.

Hiện nay, có rất nhiều giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài với nội dung và

hình thức thể hiện phong phú... Vì thế, số lượng, kiểu loại, trình tự giới thiệu các hiện tượng

ngữ pháp ở mỗi giáo trình cũng được giải thích với các cách khác nhau. Chúng tôi lựa chọn

các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã được biên soạn và xuất bản ở Việt Nam

từ những năm 1980 cho đến gần đây làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Trên cơ sở đó, chúng

tôi đưa ra một cái nhìn tổng quan về hệ thống ngữ pháp được chú giải trong các giáo trình

này. Với việc mô tả, khảo sát mang tính thực tế, luận văn hy vọng sẽ góp phần tư liệu giải

quyết những vấn đề phức tạp trong việc chú giải các hiện tượng ngữ pháp trong giáo trình dạy

tiếng Việt cho người nước ngoài.

Trong luận văn, chúng tôi thực hiện khảo sát phần chú giải ngữ pháp trong 20 giáo

trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay.

3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài

Qua khảo sát, luận văn cố gắng chỉ ra được những mặt đạt và chưa đạt trong việc

biên soạn giải thích các hiện tượng ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người

nước ngoài và liên tưởng với những tiêu chuẩn đối với chú giải ngữ pháp.

Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn đem đến một cái nhìn tổng quan về quá trình

phát triển những cách thức biên soạn các chú giải ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng

Việt cho người nước ngoài trong khoảng thời gian 30 năm trở lại đây. Chúng tôi cũng hy

vọng sẽ phát hiện được những điểm mạnh cũng như những điểm hạn chế của từng công

trình, từng giai đoạn.

Chúng tôi đặt ra mục đích nghiên cứu cụ thể là:

– Tìm hiểu vai trò của ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng cho người nước

ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay.

– Thống kê các giáo trình khảo sát, phân chia theo trình độ, thống kê và nhận xét

các hiện tượng ngữ pháp về số lượng, tên gọi, trình tự giới thiệu, ngôn ngữ và cách thức sử

dụng để chú giải.

– Nhận xét các hiện tượng ngữ pháp được khảo sát về kiểu loại dựa trên sự phân

định từ loại.

Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận định, phát hiện một số vấn đề ngữ pháp trong liên

tưởng với những tiêu chuẩn đối với việc chú giải ngữ pháp một cách hiệu quả.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là:

– Phương pháp thống kê

– Phương pháp tổng hợp

– Phương pháp miêu tả

– Phương pháp so sánh.

Trên cơ sở này, chúng tôi thực hiện theo trình tự như sau:

– Tiến hành thống kê về các hiện tượng ngữ pháp (chủ điểm ngữ pháp) trong chú

giải ngữ pháp ở từng bài trong các giáo trình.

– Tìm hiểu vai trò, vị thế ngữ pháp thông qua việc miêu tả về bố cục, mối tương

quan giữa phần hội thoại (bài đọc), chú giải ngữ pháp và phần luyện tập trong các giáo

trình. Từ đó, đưa ra một số nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm trong từng giáo trình.

– Thống kê các hiện tượng chú giải ngữ pháp về số lượng, tên gọi, ngôn ngữ và

cách tổ chức của các chú giải ngữ pháp, chủ điểm ngữ pháp.

– Đưa ra một số nhận xét về việc giới thiệu và chú giải các hiện tượng ngữ pháp

trong các giáo trình.

5. Tƣ liệu

Chúng tôi tiến hành khảo sát, mô tả các hiện tượng ngữ pháp được chú giải trong

các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được xuất bản tại Việt Nam từ năm

1980 đến gần đây. Cụ thể là 20 giáo trình sau:

1. Giáo trình cơ sở Tiếng Việt thực hành, tập I, Nguyễn Văn Lai (Chủ biên), Khoa

Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội, 1980.

2. Giáo trình cơ sở Tiếng Việt thực hành, tập II, Đặng Ngọc Cừ – Phan Hải (Chủ biên),

Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội, 1980.

3. Tiếng Việt cho người nước ngoài, quyển 1, Bùi Phụng (Chủ biên), Bộ Đại học và

Trung học chuyên nghiệp, 1987.

4. Tiếng Việt cho người nước ngoài, quyển 2, Bùi Phụng (Chủ biên), Bộ Đại học và

Trung học chuyên nghiệp, 1987.

5. Tiếng Việt cho người nước ngoài – Learning Morden Spoken Vietnamese, Bùi Phụng (Chủ

biên), NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1992.

6. Tiếng Việt cơ sở – Vietnamese for beginners, Vũ Văn Thi, Khoa Tiếng Việt và Văn

hoá Việt Nam cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc

gia Hà Nội, NXB Khoa học xã hội, 1996.

7. Tiếng Việt nâng cao (cho người nước ngoài) – Intermediate Vietnamese (for non–

native Speakers), Nguyễn Thiện Nam, Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho

người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB

Giáo dục, 1998.

8. Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ B, Đoàn Thiện Thuật (Chủ

biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, NXB Thế Giới, 2001.

9. Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ C, Đoàn Thiện Thuật (Chủ

biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, NXB Thế Giới, 2001.

10. Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 1, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa Việt Nam

học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học

Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2003.

11. Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 2, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa Việt Nam

học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học

Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2003.

12. Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 3, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa Việt Nam học và

Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc Gia TP.

Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục, 2003.

13. Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 4, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa Việt Nam

học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, NXB Đại

học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2003.

14. Tiếng Việt cho người nước ngoài – Trình độ nâng cao – Vietnamese for foreigners

Intermediate Level, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên), Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt

Nam cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà

Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.

15. Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài) – Trình độ A, tập 1, Đoàn Thiện

Thuật (Chủ biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, 2004.

16. Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài) – Trình độ A, tập 2 Đoàn Thiện

Thuật (Chủ biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, 2004.

17. Thực hành Tiếng Việt – Practice Vietnamese – Use for Foreigners, Nguyễn Việt

Hương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

18. Tiếng Việt cho người nước ngoài – Vietnamese for foreigners, Mai Ngọc Chừ,

NXB Thế Giới, 2006.

19. Tiếng Việt cho người nước ngoài – Chương trình cơ sở – Vietnamese for

foreigners, Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên) – Đào Văn Hùng – Nguyễn Văn Chính,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

20. Tiếng Việt cho người nước ngoài – Vietnamese for foreigners, Nguyễn Anh Quế,

NXB Văn hoá thông tin Hà Nội, 2007.

Chúng tôi lựa chọn các tư liệu này để khảo sát vì đây là những giáo trình dạy tiếng

Việt cho người nước ngoài đã và đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Các giáo trình

được phân chia ở cả bậc cơ sở và nâng cao, chúng tôi có điều kiện so sánh và đánh giá mức độ

một số vấn đề về nội dung ngữ pháp được chú giải. Hơn nữa, qua việc khảo sát này, chúng ta

có thể hình dung được diễn trình thực tế của vị thế ngữ pháp thể hiện trong các giáo trình dạy

tiếng Việt cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay.

6. Bố cục của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung luận văn gồm 3 chương, như sau:

Chƣơng 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN

Chương 1 giới thiệu các vấn đề lý luận liên quan đến ngữ pháp học tiếng Việt nói

chung và tầm quan trọng của ngữ pháp dạy tiếng, trong đó lưu ý đến cơ sở phân định từ loại

trong lí thuyết ngữ pháp tiếng Việt.

Chƣơng 2: TÌM HIỂU SỰ THỂ HIỆN CÁC CHÚ GIẢI NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO

TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI

Chương 2 tìm hiểu sự thay đổi về vai trò, vị thế của ngữ pháp trong các giáo trình

dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay. Đồng thời, trong chương này, chúng

tôi sẽ tiến hành thống kê, phân chia và đưa ra những nhận xét về số lượng các phần chú

giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp ; cách gọi tên và ngôn ngữ chú giải ; trình tự và cách

thức giới thiệu các phần chú giải ngữ pháp trong bài học.

Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VIỆC GIỚI THIỆU VÀ CHÚ GIẢI CÁC HIỆN

TƢỢNG NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI

NƢỚC NGOÀI

Chương 3 là phần đánh giá về một số hiện tượng ngữ pháp mà chúng tôi cho rằng

chưa thật hợp lý dựa trên phụ lục từng chú giải ngữ pháp được khảo sát (cung cấp ở cuối

luận văn). Về việc nghiên cứu hướng sửa đổi những điều chưa thật hợp lý này và đưa ra

những giải pháp thích hợp, chúng tôi cho rằng cần có một công trình nghiên cứu chuyên

sâu hơn.

PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Vấn đề dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam

1.1.1. Lịch sử vấn đề

Việc dạy học ngôn ngữ hay giáo dục ngôn ngữ theo Rozdextvenxki là “một lĩnh

vực của nghiên cứu ngôn ngữ ứng dụng nhằm mục đích phổ biến các tri thức về ngôn ngữ

và các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ... Giáo dục ngôn ngữ miêu tả ngôn ngữ nhằm mục đích

dạy học ngôn ngữ và rèn luyện ngôn ngữ” [45, tr. 337]. Trọng tâm của giáo dục ngôn ngữ

gắn với vấn đề dạy tiếng – dạy một ngôn ngữ với tư cách là một ngoại ngữ.

Trong xu thế giao lưu thương mại giữa các nước trên thế giới, ngoại ngữ trở thành

phương tiện giao tiếp cơ bản nhưng đồng thời cũng là rào cản giao tiếp. Việc dạy và học

ngoại ngữ chính là bước loại bỏ từng phần rào cản này.

Ở Việt Nam, việc dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ chắc chắn đã có một

lịch sử lâu dài gắn liền với mối giao bang với người nước ngoài. Tài liệu cổ nhất được tìm

thấy là cuốn giáo trình giáo khoa dạy hội thoại tiếng Pháp và tiếng Bắc Kỳ do cha xứ

M.Bon (cố Bân) và Droket (cố Ân) – giáo trình dẫn đàng nói chuyện bằng tiếng Pháp và

tiếng An Nam. Trương Vĩnh Ký và Trương Vĩnh Thống cũng có một số tài liệu dạy tiếng

Việt cho các cha cố người nước ngoài.

Đến những năm 50 của thế kỉ XX những mối quan hệ quốc tế trong chiến tranh đã

làm tăng nhu cầu cấp bách trong việc dạy và học ngoại ngữ. Cho đến nay, việc khoa “Việt

Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài” của Trường Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) được

thành lập đã đưa tiến trình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ chính thức trở thành

một ngành khoa học chuyên môn có tính lâu dài và phát triển.

Ngày nay, nhu cầu học tiếng Việt của những người nước ngoài đến Việt Nam ngày

càng nhiều với mục đích khác nhau. Dù với mục đích nào, theo Hoàng Trọng Phiến, yêu

cầu chính của họ vẫn là:

Một là, học để hiểu biết, sử dụng như một phương tiện giao tiếp trực tiếp với người

Việt Nam.

Hai là, học để nghiên cứu tiếng Việt và là công cụ văn hoá của ngành Việt Nam

học.

Ba là, một số rất ít học trong vòng vài ba tuần với số vốn tối thiểu về từ, câu, để

giao dịch đời thường trong lúc du lịch tại Việt Nam. [35].

Để đáp ứng nhu cầu đó, từ đây, các cơ sở, trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước

ngoài xuất hiện ngày càng nhiều, theo đó, số lượng các giáo trình, giáo trình dạy tiếng cho

người nước ngoài cũng phát triển phong phú và phục vụ cho những nhu cầu và mục đích

khác nhau của người học.

1.1.2. Về giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam hiện nay

Cũng như các giáo trình dạy ngoại ngữ, một giáo trình dạy tiếng Việt (cơ sở) phải

nhằm giúp cho người học, sau khi học, có khả năng giao tiếp tối thiểu, (nghe, nói, đọc, viết).

Muốn vậy, theo Nguyễn Văn Khang “một giáo trình tiếng Việt cơ sở phải giúp cho người

học hoàn chỉnh về mặt phát âm (ngữ âm), có một vốn từ tối thiểu (từ vựng) và những mẫu

câu cơ bản (ngữ pháp)” [24, tr. 116]. Các giáo trình tiếng Việt (cơ sở) hiện nay hầu hết đều

có các phần như vậy. Tuy nhiên, mức độ và cấu trúc của mỗi giáo trình khác nhau.

Ở đây, chúng tôi quan tâm tới vấn đề chú giải ngữ pháp ở mỗi giáo trình. Nếu như

Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài, Trình độ A (tập 1, tập 2) của Đoàn Thiện

Thuật (Chủ biên) tách biệt riêng phần “ghi chú ngữ pháp” với mục đích làm rõ thêm những

điều đã học ở trong bài đọc, Tiếng Việt cho người nước ngoài của Mai Ngọc Chừ chỉ dẫn

một số phần “note” nhỏ về ngữ pháp đi kèm phần bài tập thì Tiếng Việt cơ sở của Vũ Văn

Thi, Tiếng Việt cho người nước ngoài của Nguyễn Anh Quế, Tiếng Việt cho người nước

ngoài của Nguyễn Văn Phúc, Thực hành Tiếng Việt của Nguyễn Việt Hương,... đều đi theo

hướng “chú giải ngữ pháp” là một phần chính trong mỗi bài học.

Những nghiên cứu về vấn đề chú giải ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt

cho người nước ngoài hiện nay chưa nhiều. Có thể nhắc đến một số bài viết, chẳng hạn,

“Phương pháp dạy và giải thích ý nghĩa các từ, ngữ của tiếng Việt cho người nước ngoài”

của Đào Thanh Lan nhấn mạnh việc áp dụng chức năng dụng học trong việc dạy và giải

thích ý nghĩa của các từ, ngữ là khâu quan trọng [26, tr. 140] ; Đào Thản trong bài viết “Dự

kiến về một giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài” nhấn mạnh điểm xuất phát quan

trọng của giáo trình là từ đặc điểm của tiếng Việt. [37, tr. 236].

Nguyễn Văn Tu đã dựa trên thực tế “Việc soạn giáo trình và dạy tiếng Việt nhập

môn cho người nước ngoài” cho rằng, học ngoại ngữ hay dạy tiếng Việt như một ngoại

ngữ cần xoáy sâu vào từng chủ đề cần giảng để sinh viên nắm chắc được các mặt ngữ âm

cách dùng từ ngữ và cách đặt câu tiếng Việt một cách thật cơ bản… [42, tr. 313-315]. Tuy

nhiên, trong các bài viết này, hầu như việc đề cập đến phần chú giải ngữ pháp như là một

phần trong bài học còn rất dè dặt.

Phải đến những bài viết của Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thiện

Nam, vấn đề chú giải ngữ pháp mới được đề cập với tư cách là một phần quan trọng đối với

mỗi bài học trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

Trong bài “Đôi điều suy nghĩ về các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài”,

Nguyễn Văn Chính nhấn mạnh việc giải thích các hiện tượng ngữ pháp được định trước và

thường được lồng ghép theo các bài hội thoại, mọi hiện tượng ngữ pháp được đưa vào chú

giải đều là những hiện tượng quan yếu trong tiếng Việt, tuy nhiên việc chú giải các hiện

tượng ngữ pháp này còn có nhiều bất cập (những bất cập mà tác giả nhắc đến, chúng tôi sẽ

lưu ý trong chương 3 của luận văn) [9, tr. 200-203].

Cũng với những bất cập này, khi nghiên cứu một số giáo trình dạy tiếng, Nguyễn Thị

Thuận đã cho rằng các chú thích ngữ pháp được đưa ra trong một số giáo trình thực chất là

dành cho người dạy chứ không phải người học, đó là những chú giải mang tính “Việt ngữ

học”, từ đó tác giả đã đưa ra ba tiêu chuẩn như những yêu cầu cần đạt để có được một chú

thích ngữ pháp hiệu quả cho người học, đó là “đúng, đủ – liều lượng hợp lí và đơn giản”.

[41, tr. 342-351].

Tiếp đó, đối với việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, người dạy cần thông tư

tưởng như Bùi Phụng đã nói khi dạy tiếng Việt, quan trọng là anh phải biết không dạy gì chứ

không phải là dạy cái gì. [41, tr. 348]. Còn Nguyễn Thiện Nam trong bài viết “Một vài suy

nghĩ về khái niệm ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” nhấn

mạnh trong giáo trình dạy tiếng, thứ ngữ pháp hiệu quả nhất được dùng để chú giải ngữ

pháp phải là ngữ pháp thực hành, nhằm giới thiệu cho người học các hiện tượng ngữ pháp

mang tính đặc trưng nhất, song yêu cầu là đơn giản, nhẹ nhàng, dễ sử dụng đối với người

học. [27, tr. 156].

Vấn đề về chú giải ngữ pháp trong việc dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài

đang được quan tâm, lưu ý. Việc đưa ra những điều như Bùi Phụng đề cập là không hề đơn

giản, vì điều đó không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn của người dạy mà còn cần một bề

dày thực tế giảng dạy và việc tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn. Chúng tôi

nghĩ rằng, để đạt được những tiêu chuẩn đúng – đủ và đơn giản mà Nguyễn Thị Thuận đưa

ra, cần có những tìm hiểu sâu hơn về xu hướng nghiên cứu ngữ pháp giải thích tiếng Việt.

1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp trong

giảng dạy một ngoại ngữ

1.2.1. Quan niệm về ngữ pháp

Mục đích chính mà chúng tôi nêu ra trong luận văn là tìm hiểu các phần chú giải ngữ

pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Vì thế, những hiện tượng liên

quan đến ngữ pháp được chúng tôi nhấn mạnh và đặc biệt quan tâm với hình thức nhận diện

là các phần: “ghi chú”, “ngữ pháp”, “ghi chú ngữ pháp” hay “chú giải ngữ pháp” trong các

giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Khi đi vào tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đi

từ điểm xuất phát trước tiên là về ngữ pháp nói chung và ngữ pháp tiếng Việt nói riêng.

Lịch sử ngôn ngữ học đã chứng kiến, tiếp nhận và sử dụng không ít quan niệm

rộng, hẹp khác nhau về ngữ pháp. Tuy nhiên, dù xuất phát từ quan niệm ngữ pháp nào, thì

theo Nguyễn Chí Hòa, trong việc dạy tiếng, ngữ pháp bao giờ cũng phải được biểu hiện

một cách tường minh bằng các cấu trúc, các kết hợp trên bình diện hình thức vật chất của

ngôn ngữ [18, tr. 4]. Ngữ pháp có ba mặt cơ bản có tác động qua lại với nhau, đó là cú

pháp – từ vựng – ngữ nghĩa, trong đó: Cú pháp là các nguyên tắc, các đơn vị và mối quan

hệ ngữ pháp liên quan đến cấu trúc câu ; từ vựng là các từ, cụm từ và các đơn vị tương

đương ; còn ngữ nghĩa: các ý nghĩa liên kết từ của một ngôn ngữ và các mối quan hệ của

chúng trong các cấu trúc câu.

Nếu như quan niệm truyền thống ngôn ngữ học về ngữ pháp là một hệ thống các

quy tắc cấu tạo từ và cấu tạo câu (Diệp Quang Ban) thì xuất phát từ góc độ dạy tiếng

Việt thực hành với tư cách một ngoại ngữ, chúng tôi xin đề cập tới một quan niệm sau

đây của Nguyễn Thiện Nam: Ngữ pháp học là sự miêu tả cấu trúc của một ngôn ngữ và

cái cách mà các đơn vị ngôn ngữ như từ và cụm từ kết hợp lại với nhau để tạo nên câu

trong ngôn ngữ. [28, tr. 24].

Như vậy, ngữ pháp của một ngôn ngữ là một bộ của những cấu trúc, những cách

thức và quy tắc mà theo đó, các từ ngữ kết hợp được với nhau để tạo nên câu, khiến cho

người ta có thể giao tiếp được với nhau.

Vì thế, dựa vào những điều trên đây, theo chúng tôi, có thể hiểu một cách đơn giản

những phần gọi là chú giải ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng, đó là sự miêu tả, giải thích

những hiện tượng ngữ pháp được đề cập trong giáo trình dạy tiếng, về cấu trúc, các quy

tắc ngữ pháp mà theo đó các từ ngữ kết hợp được với nhau để người học có thể thụ đắc và

sử dụng chúng tạo nên câu để giao tiếp được với nhau.

1.2.2. Ngữ pháp trong việc giảng dạy một ngoại ngữ

Ngữ pháp kì thực là một khái niệm trung tâm và được coi là bắt buộc đối với bất kì

chương trình giảng dạy về ngôn ngữ, không chỉ trong tiếng mẹ đẻ mà nhất là trong việc học tập

một ngoại ngữ nào đó. Với mỗi bài học, các bài khoá, bài luyện tập đều đặt ra vấn đề ngữ

pháp, trong đó việc giải thích các hiện tượng ngữ pháp được được đúc kết bằng những quy tắc

thành văn, quy tắc bằng mẫu câu. Ngữ pháp gắn liền với việc học ngoại ngữ như một đối

tượng đặc biệt. Tuy nhiên, mỗi cách tiếp cận phương pháp khác nhau lại có cách giải quyết

khác nhau về vai trò cũng như vị trí ngữ pháp trong việc giảng dạy ngoại ngữ.

Có những trường phái giảng dạy ngoại ngữ lại gạt bỏ ngữ pháp ra ngoài, đưa ngữ pháp

về vị trí “zero”. Tiến sĩ M.Band trong một khoá tập huấn ngắn hạn tại trường Đại học Hà Nội,

đã từng đề cập tới phương pháp giảng dạy này tạm gọi là “mười không”, đó là: không chương

trình – không giáo trình – không giáo án – không ngữ pháp – không từ vựng – không kĩ năng

riêng biệt (nghe, nói, đọc, viết) – không ngữ âm, ngữ điệu – không phương pháp – không kiểm

tra – không tiếng mẹ đẻ. Nói mười không nhưng thực chất là mười có, nói không với ngữ pháp

nhưng thực chất là muốn chú trọng đến việc giảng dạy ngữ pháp phải tiến hành trong các ngữ

cảnh hơn là dạy đơn lẻ. [16, tr. 14].

Việc sử dụng phương pháp định hướng giao tiếp trong việc giảng dạy ngoại ngữ,

trong đó có vấn đề ngữ pháp hiện nay đã được quan tâm thích đáng. Ngữ pháp đã được xem

xét trong “trạng thái làm việc”.

Vậy, giảng dạy và nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt như thế nào trên bình diện dạy

tiếng Việt như một ngoại ngữ? Quá trình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ thực chất

là quá trình biến đổi từ hệ thống quy tắc ngữ pháp miêu tả sang hệ thống quy tắc ngữ pháp

giao tiếp. Trong đó ngữ pháp là một trong những phương tiện quan trọng nhất, trong phạm vi

của tất cả các kiểu hoạt động lời nói. Nếu không có ngữ pháp thì không hiểu bài khoá một

cách chính xác, không nắm vững được hành động lời nói, không áp dụng vào thực tế giao

tiếp một cách hiệu quả. Các chú giải ngữ pháp vì thế cũng cần có một vị trí cần thiết trong

giáo trình và trong việc giảng dạy.

Thực chất, ngữ pháp tiếng Việt có những đặc điểm khác với ngữ pháp châu Âu. Việc

áp dụng những thuật ngữ, những quan niệm ngữ pháp của các nhà ngôn ngữ châu Âu vào

việc giải thích ngữ pháp tiếng Việt đang đặt ra những thử thách trong việc sửa đổi đối với

người viết giáo trình và vấn đề về giảng dạy đối với người trực tiếp dạy tiếng Việt cho người

nước ngoài. Bên cạnh đó, việc đưa những thuật ngữ, khái niệm mới để giải thích ngữ pháp

tiếng Việt, chẳng hạn như các thuật ngữ chuyên sâu của ngành ngôn ngữ học “vị từ” “tiểu

từ”, “câu liên động”, “hiển ngôn”, “hàm ý”,… hàm lượng sao cho đủ cũng đang là những lựa

chọn cân nhắc.

Chính vì vậy, trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, việc xác định

đâu là những nội dung ngữ pháp cần giảng dạy (các từ công cụ, các mẫu câu, trình tự giảng

dạy của các nội dung ngữ pháp đó theo thứ tự từ dễ đến khó, từ thông dụng đến ít thông

dụng) từ chương trình cơ sở đến nâng cao là việc làm đòi hỏi sự quan tâm, nghiên cứu nhiều

hơn nữa.

1.2.3. Vai trò của việc chú giải ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời

nƣớc ngoài

Ngữ pháp là một bộ phận quan trọng trong chương trình đào tạo ngoại ngữ nói chung

và tiếng Việt như một ngoại ngữ nói riêng. Trong quá trình học ngoại ngữ, theo Nguyễn Chí

Hoà, các giai đoạn cơ bản của việc học ngữ pháp là:

Giai đoạn định hướng ngữ nghĩa và hiện tượng ngữ pháp mới trong các mẫu lời

nói và hoạt động thực tiễn các quy tắc ngữ pháp.

Giai đoạn luyện tập hành động lời nói và hình thành kĩ năng ngữ pháp trong hoạt

động lời nói.

Giai đoạn thành thục các hiện tượng ngữ pháp được học tập trong các hoạt động

lời nói. [18, tr. 40].

Như vậy có ba giai đoạn cơ bản trong giảng dạy ngữ pháp:

– Giai đoạn thứ nhất - giới thiệu các ngữ liệu ngữ pháp.

– Giai đoạn thứ hai - luyện tập với các ngữ liệu mới.

– Giai đoạn thứ ba - sử dụng ngữ liệu này trong các kiểu hoạt động lời nói khác

nhau, ứng dụng vào giao tiếp.

Về nguyên tắc, việc làm quen với ngữ liệu ngữ pháp là khâu đầu tiên và là tiền đề quan

trọng cho việc thụ đắc ngoại ngữ. Tuy nhiên, trong việc dạy ngoại ngữ, việc giới thiệu ngữ

pháp về nguyên tắc lại không được chiếm nhiều thời gian trong giảng dạy, mà thời gian đa

phần là phải dành cho việc luyện tập các bài tập ngữ pháp và thực hành trong giao tiếp thực tế.

Chính vì điều này mà ngữ pháp được lựa chọn trình bày trong bài học phải hết sức ngắn gọn,

cô đọng, dễ hiểu và dễ ứng dụng kèm theo các ví dụ thực tế.

Những tranh luận về một hình thức phù hợp về giáo trình dạy tiếng vẫn đang tiếp tục và

sẽ còn kéo dài, nhưng bất luận thế nào, một giáo trình được coi là tốt là một giáo trình dễ sử

dụng và đảm bảo cho việc học thành công. [27, tr. 148].

Từ ý kiến trên của Nguyễn Thiện Nam, một giáo trình như vậy thiết yếu có sự dung

hòa của cả ba mặt: từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp. Trong đó, sự góp mặt của các đơn vị ngữ

pháp dù ở hình thức nào trong giáo trình cũng đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm

bảo cho việc học thành công của học viên. Do đó, việc giải thích các hiện tượng ngữ pháp

sao cho học viên dễ hiểu, nắm bắt và sử dụng được các đơn vị ngữ pháp là vấn đề được đặt

lên hàng đầu. Vậy các hiện tượng ngữ pháp được đưa vào giảng dạy có nội dung gì và dựa

vào điều gì để có được các chú giải ngữ pháp để học viên có dễ hiểu?

Theo Nguyễn Chí Hoà, khi phân tích phạm vi nội dung giảng dạy ngữ pháp tiếng

Việt, cần chú ý tới các bình diện sau:

– Các hình thức cấu tạo từ.

– Tri thức về cấu tạo cụm từ, với các quy tắc cấu tạo và sử dụng các hình thức này.

– Hoạt động ngữ pháp hình thành hành động lời nói trong đó câu như đơn vị cơ

bản nhất (kĩ năng sản sinh ngữ pháp và kĩ năng tiếp thụ ngữ pháp). [18, tr. 39].

Theo đó, những lời giải thích phải đúng bản chất của hiện tượng ngữ pháp đó, tức là

phải cho người học hiểu được hiện tượng đó có nghĩa gì và nó được dùng như thế nào. Theo

Chomsky, cần phân biệt ngữ pháp lí thuyết và ngữ pháp thực hành, trong đó, ngữ pháp lí

thuyết của một ngôn ngữ trưng bày cơ chế ngôn ngữ đó, giải thích cho người học biết và

hiểu về cơ chế ngữ pháp nhưng không yêu cầu người tiếp thu phải tái sản xuất được ngôn

ngữ đó một lần nữa. Còn ngữ pháp thực hành giải thích trình tự, tuần tự của ngôn ngữ đó

và yêu cầu người học phải vận dụng và tái lập lại ngôn ngữ đó. Trong giáo trình tiếng Việt

cho người nước ngoài, ngữ pháp được trình bày phải là ngữ pháp thực hành. Điều này giúp

người học hiểu được sự kiện ngôn ngữ và có khả năng tạo lập, thực hành lại được (một cách

sáng tạo) sự kiện ngôn ngữ đó theo những giải thích về cách dùng, mô hình, quy tắc ngữ pháp

đã thụ đắc được.

Việc đưa ra hiện tượng và giải thích hiện tượng ngữ pháp làm sao cho người học hiểu

và nắm bắt được các hình thức, quy tắc cấu tạo, cách sử dụng các đơn vị ngữ pháp đó, phụ

thuộc vào việc trình bày ngữ pháp như thế nào. Nguyễn Thiện Nam đã nhấn mạnh rằng, việc

miêu tả và giải thích những đơn vị ngữ pháp trong một giáo trình dạy tiếng phải tuân thủ

những nguyên tắc sư phạm của một thứ ngữ pháp thực hành, trong đó tính vừa sức và tường

minh có một vai trò cực kì quan trọng. [27, tr. 152].

Các chú giải ngữ pháp mang tính định hướng cho giáo viên và học viên trong việc dạy,

học tiếng. Dựa theo mô hình ngữ pháp đã được lựa chọn đưa ra trong các giáo trình, người dạy

có thể giải thích và truyền đạt cho người học kiến thức ngữ pháp cơ bản nhất, hướng dẫn họ

cách sử dụng chúng trong việc hiểu bài học, làm bài tập và tiến hành giao tiếp với các đơn vị

ngữ pháp đó. Đối với học viên, những chú giải về ngữ pháp với sự giảng giải của giáo viên

giúp cho họ thêm hiểu bài, có thể nắm được tinh thần “ngữ pháp” cần lưu ý của bài học.

1.3. Tìm hiểu các hiện tƣợng ngữ pháp trên cơ sở phân định từ loại

Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp. Đó là những lớp từ

có chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong các đặc trưng thống nhất dùng làm tiêu

chuẩn tập hợp và quy loại. Sự phân định từ loại là sự phân chia vốn từ bằng bản chất ngữ

pháp thông qua ý nghĩa khái quát, hoạt động ngữ pháp của từ theo khả năng kết hợp với

các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong

câu.

Vấn đề phân định từ loại tiếng Việt đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên

cứu về Việt ngữ học. Việc tập hợp và quy loại các lớp từ thường dựa vào những quan niệm

khác nhau về đặc trưng từ loại, vì thế hệ thống từ loại tiếng Việt đã có chưa đạt được sự

thống nhất hoàn toàn. Chính vì vậy, có rất nhiều quan điểm với các tiêu chí khác nhau về

việc phân định từ loại. Điều này cũng thể hiện trong phần ngữ pháp của các giáo trình dạy

tiếng Việt cho người nước ngoài khi các hiện tượng ngữ pháp được đưa vào được gọi với

những tên gọi khác nhau. Và để thuận tiện trong việc thống kê và nhận xét, chúng tôi áp

dụng khái niệm về từ loại và cách phân chia của Nguyễn Hồng Cổn trong tài liệu “Về vấn

đề phân định từ loại trong tiếng Việt” [5, tr. 36-45]. Dựa trên hai tiêu chí: chức vụ cú pháp

và khả năng kết hợp, tác giả đã phân chia từ loại tiếng Việt theo bảng sau:

Với bảng phân loại này, hệ thống các từ loại tiếng Việt được phân định rõ ràng và

khách quan hơn, tránh được một số nhược điểm của các cách phân loại cũ (các tiêu chí

không rõ ràng hoặc loại trừ nhau, sự nhập nhằng giữa thực từ và hư từ, có nhiều các từ loại

trung gian,…) và điều quan trọng hơn là nó phản ánh được đặc điểm ngữ pháp của các

phạm trù từ loại trên cả hai phương diện khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp.

Trên cơ sở này, chúng tôi vận dụng những điều trên vào việc nhận diện, phân định các

hiện tượng ngữ pháp được chú giải trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, từ

đó, đưa ra những thông số thống kê khảo sát về số lượng, cách thức giải thích và đưa ra một số

nhận xét về cách gọi tên các kiểu loại ngữ pháp giữa các giáo trình. Các tiêu chí phân định

kiểu loại hiện tượng ngữ pháp theo phân định từ loại cụ thể là: danh từ, đại từ, động từ, tính

từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, liên từ, giới từ, trợ từ và tiểu từ. Bên cạnh đó, do đặc thù của

những chủ điểm ngữ pháp được chú giải trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

và để tiện cho việc phân định về mặt nội dung ngữ pháp của các chủ điểm, bên cạnh cách phân

chia theo từ loại, chúng tôi sẽ sử dụng thêm các khái niệm: kết cấu ; kiểu câu - thành phần câu

; cách nói - mẫu câu trong chương 2 của luận văn.

Từ loại

A B C

(Đối tố) (Vị tố) (Phụ đối tố) (Phụ đối tố) (Liên kết) (Tình thái từ) Thể từ Vị từ Đị nh từ Phó từ Kết từ Tình thái từ

Danh Đại Động Tính Lượng Chỉ T.Phó H. Phó Liên Giới Trợ Tiểu từ từ từ từ từ từ từ từ từ từ từ từ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ Pháp tiếng Việt, tập một, NXB Giáo dục.

2. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ Pháp tiếng Việt, tập hai, NXB Giáo dục.

3. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt – Phần câu, NXB Đại học Sư phạm Hà

Nội.

4. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Nguyễn Hồng Cổn (2003), Về vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn

ngữ số 2, tr. 36-45.

6. Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập một, NXB Giáo

dục.

7. Đinh Kiều Châu (2005), Bài giảng môn “Giáo dục ngôn ngữ” (tại lớp K47 Ngôn ngữ

CLC).

8. Nguyễn Hữu Chinh (2003), Văn hoá với việc dạy – học ngoại ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ

số 3, tr. 73-77.

9. Nguyễn Văn Chính (2001), Đôi điều suy nghĩ về các giáo trình dạy tiếng Việt cho

người nước ngoài, Ngữ học trẻ 2001, tr. 200-203.

10. Mai Ngọc Chừ (2001), Quan điểm giao tiếp – thực tiễn trong việc viết giáo trình

tiếng Việt và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở giai đoạn đầu, Tạp chí Ngôn ngữ số

14, tr. 8-11.

11. Mai Ngọc Chừ (2002), Dạy tiếng Việt với tư cách một ngoại ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ

số 5, tr. 65-69.

12. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2003), Cơ sở ngôn ngữ học

và tiếng Việt, NXB Giáo dục.

13. Đinh Văn Đức (1991), Vài suy nghĩ bước đầu về ngữ pháp lý thuyết và ngữ pháp

thực hành trong việc dạy tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 4, tr. 45-50.

14. Đinh Văn Đức (1997), Ngữ pháp chức năng giúp gì cho việc dạy tiếng Việt ở nước ta

(Một đề nghị thử nghiệm), Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 64-72.

15. Phạm Thị Thu Giang (2006), Khảo sát một số hiện tượng ngữ pháp thực hành trong

các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở bậc cơ sở, Khoá luận tốt nghiệp.

16. Nguyễn Thiện Giáp (2002), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.

17. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Ngữ dụng học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Huỳnh Công Hiển (2007), Phân tích dạy cho học viên nước ngoài về nhóm từ biểu

đạt ý nghĩa khả năng có thể, được, nổi trong tiếng Việt, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghiên

cứu và giảng dạy Việt Nam học cho người nước ngoài”, NXB Đại học Quốc gia, tr. 149-

157.

19. Nguyễn Chí Hòa (2008), Nội dung và phương pháp dạy giảng dạy ngữ pháp Tiếng

Việt thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Đỗ Thị Thúy Hoàn (2008), Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong một số giáo

trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay, Luận văn

Thạc sĩ.

21. Đinh Thanh Huệ – Phạm Tuấn Khoa (2007), Về một cách xác định nghĩa từ vựng

của giới từ không gian và từ chỉ hướng không gian đứng sau động từ vận động trong

tiếng Việt, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học cho người

nước ngoài”, NXB Đại học Quốc gia, tr. 196-207.

22. Nguyễn Văn Huệ (2007), Vấn đề dạy ngữ pháp tiếng Việt cho người nước ngoài, Kỷ

yếu hội thảo khoa học “Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học cho người nước ngoài”,

NXB Đại học Quốc gia, tr. 191- 195.

23. V.B.Kasevich (1999), Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, NXB Giáo

dục.

24. Nguyễn Văn Khang (1997), Giáo trình tiếng Việt với vấn đề giảng dạy tiếng Việt cho

người nước ngoài nhìn từ góc độ giao tiếp ngôn ngữ, Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho

người nước ngoài, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 116-119.

25. Trần Thị Lan (2005), Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo phương pháp giao

tiếp, Ngữ học trẻ, tr. 158-164.

26. Đào Thanh Lan (1997), Phương pháp dạy và giải thích ý nghĩa các từ ngữ của tiếng

Việt cho người nước ngoài, Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Nguyễn Thiện Nam (2001), Một vài suy nghĩ về khái niệm ngữ pháp trong giáo trình

tiếng Việt cho người nước ngoài, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tiếng Việt và văn hoá Việt

Nam”, tr. 148-158.

28. Nguyễn Thiện Nam, (1997) Một số vấn đề của các phương pháp dạy ngoại ngữ,

Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

tr. 173-180.

29. Nguyễn Thiện Nam (2000), Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài,

Luận án Tiến sĩ khoa học Ngữ văn.

30. Nguyễn Thiện Nam, Lỗi loại từ trong tiếng Việt cho người nước ngoài,

http://ngonngu.net, ngày 25/ 05/ 2007.

31. Nguyễn Thiện Nam (2000), Một số nhận xét về việc dạy người nước ngoài đọc báo

tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 2, tr. 47-56.

32. Nguyễn Thiện Nam (2007), Một số vấn đề liên quan đến việc dạy phát âm, từ vựng

và ngữ pháp tiếng Việt, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học

cho người nước ngoài”, NXB Đại học Quốc gia, tr. 288-294.

33. Nguyễn Thiện Nam (2007), Vị trí ngữ pháp trong tiến trình dạy tiếng – Một vài liên

tưởng vào giáo trình dạy tiếng Việt, Đại học KHXH & NV Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo quốc

tế về giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam – Trung Quốc, Nam Ninh,

Trung Quốc, tr. 38-45.

34. I.M.Punkina (1983), Tóm lược ngữ pháp tiếng Nga, Mat-xcơ-va, NXB Tiếng Nga.

35. Hoàng Trọng Phiến (1984), Tiếng Việt với mẹo dạy tiếng Việt, Kỷ yếu về Hội thảo

khoa học về tiếng Việt cho người nước ngoài.

36. Hoàng Trọng Phiến (2005), Bài giảng môn “Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngoại

ngữ” (tại lớp K47 Ngôn ngữ CLC).

37. Đào Thản (1997), Dự kiến về một giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài, Tiếng

Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 236-

239.

38. Lê Thảo, Ra mắt giáo trình dạy tiếng Việt dành cho người nước ngoài, Báo điện tử

Vietnamnet, http: //vietnamnet.vn/giaoduc/2009/04/844380, ngày 27/ 04/ 2009.

39. Bùi Khánh Thế (2003), Đi tìm một mô hình thỏa đáng để dạy – học tiếng Việt như

ngôn ngữ thứ hai, Tạp chí Ngôn ngữ số 12, tr. 43-48.

40. Đỗ Thị Thu (2001), Việc sử dụng một số phó từ biểu thị ý nghĩa thời gian của người

nước ngoài học tiếng Việt, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam”,

tr. 248-255.

41. Nguyễn Thị Thuận (2004), Suy nghĩ về việc chú giải ngữ pháp trong các giáo trình

dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tiếng Việt và phương pháp

dạy tiếng”, tr. 342-351.

42. Nguyễn Văn Tu (1997), Việc soạn giáo trình và dạy tiếng Việt nhập môn cho người

nước ngoài, Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, tr. 313-315.

43. Hoàng Tuệ (1997), Tiếng Việt cho người không phải bản ngữ, Kỷ yếu hội thảo khoa

học “Tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài”, tr. 320-321.

44. Trần Thị Ánh Tuyết (2007), Tìm hiểu nhóm phụ từ chỉ sự tiếp diễn: vẫn, cứ, còn

trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, Kỷ yếu hội thảo khoa học

“Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học cho người nước ngoài”, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, tr. 439-448.

45. U.V.Rozdextvenxki (1998), Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương, NXB Giáo

dục, 1998.

46. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

47. Nguyễn Nhƣ Ý (1997), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.

48. Michael Swan, Catherine Walter (2001), The Good Grammar Book, Oxford

University press.