TòA áN HôN PhốI

73
[email protected] (suu tam) Trang 1 Tòa Án Hôn Phi & Tháo GHôn Nhân Ngun : buiductien.com Thân tng nhng anh chem đang sng trong nhng hoàn cnh gia đình đáng thương, ti nghip. Chúa vn gi đến anh chem cùng mt phép lành Chúa gi đến nhng người khác. bđt. Tp sách này được thc hin vi hai mc đích: 1. Trình bày mt li thoát có th, cho nhng người Công Giáo đang bvướng mc trong nhng hoàn cnh hôn phi tan vkhông còn hy vng hàn gn. 2. Giúp cho nhng người Công Giáo đang âu lo sng trong các "gia đình thhai", mt cách thế th, đthc hin Bí Tích Hôn Phi mt ln khác. Gii thiu Tòa án Công Giáo là tòa án thành lp bi Giáo Hi theo Giáo Lut đphân xnhng tranh tng liên can đến nhng vic thiêng liêng hay nhng vn đliên hvi nhng vic thiêng liêng. (c.1401) Mt trong nhng sphân xnày là vic tháo gdây hôn phi gia nhng người Công Giáo, nghĩa là "cho phép" hai người sau khi đã thc hin hôn phi trong nhà thđược tdo kết hôn mt ln na dù vhay chng hvn còn sng. Scó nhiu người không đng ý vi tác givđta và ni dung ca tp sách này. Ðiu đó tác giđã ước đoán và chun bđchp nhn. Nhưng trước khi đi sâu vào vn đ, tác gimong ước được chia snhng khtâm, nhng cay đng và nhng chu đng vi các thành viên ca nhng gia đình tan v, cũng như vi phhuynh và nhng người thân thuc ca h, vì dù trong bt choàn cnh nào, Giáo Hi cũng không bquên h. Tác gimun hhiu rng: Giáo Hi qua hthng Tòa A¨n Hôn Phi có thgiúp đhgii quyết vn đkhúc mc gia đình hđang có bng vic tháo ghôn phi hđang vướng mc và bn tâm. Nhng người không đng ý vi tác giscó lý do riêng ca h: ginhư hcho rng vic tháo ghôn phi dù bng cách nào đi na, slàm mt giá trcao vi ca yếu tvĩnh hôn trong Giáo Hi Công Giáo tngàn xưa; hcũng có thcho rng nếu mt người "làm" được thì ri nhiu người cũng slàm được, như thế, cui cùng hôn nhân Công Giáo cũng không khác gì các cuc hôn nhân khác...

description

 

Transcript of TòA áN HôN PhốI

Page 1: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 1

Tòa Án Hôn Phối & Tháo Gỡ Hôn Nhân

Nguồn : buiductien.com

Thân tặng những anh chị em đang sống trong những hoàn cảnh gia đình đáng thương, tội nghiệp.

Chúa vẫn gửi đến anh chị em cùng một phép lành Chúa gửi đến những người khác.

bđt.

Tập sách này được thực hiện với hai mục đích:

1. Trình bày một lối thoát có thể, cho những người Công Giáo đang bị vướng mắc trong những hoàn

cảnh hôn phối tan vỡ không còn hy vọng hàn gắn.

2. Giúp cho những người Công Giáo đang âu lo sống trong các "gia đình thứ hai", một cách thế có

thể, để thực hiện Bí Tích Hôn Phối một lần khác.

Giới thiệu

Tòa án Công Giáo là tòa án thành lập bởi Giáo Hội theo Giáo Luật để phân xử những tranh tụng liên

can đến những việc thiêng liêng hay những vấn đề liên hệ với những việc thiêng liêng. (c.1401)

Một trong những sự phân xử này là việc tháo gỡ dây hôn phối giữa những người Công Giáo, nghĩa

là "cho phép" hai người sau khi đã thực hiện hôn phối trong nhà thờ được tự do kết hôn một lần

nữa dù vợ hay chồng họ vẫn còn sống.

Sẽ có nhiều người không đồng ý với tác giả về đề tựa và nội dung của tập sách này. Ðiều đó tác giả

đã ước đoán và chuẩn bị để chấp nhận. Nhưng trước khi đi sâu vào vấn đề, tác giả mong ước được

chia sẻ những khổ tâm, những cay đắng và những chịu đựng với các thành viên của những gia đình

tan vỡ, cũng như với phụ huynh và những người thân thuộc của họ, vì dù trong bất cứ hoàn cảnh

nào, Giáo Hội cũng không bỏ quên họ. Tác giả muốn họ hiểu rằng: Giáo Hội qua hệ thống Tòa A¨n

Hôn Phối có thể giúp đỡ họ giải quyết vấn đề khúc mắc gia đình họ đang có bằng việc tháo gỡ hôn

phối họ đang vướng mắc và bận tâm.

Những người không đồng ý với tác giả sẽ có lý do riêng của họ: giả như họ cho rằng việc tháo gỡ

hôn phối dù bằng cách nào đi nữa, sẽ làm mất giá trị cao vời của yếu tố vĩnh hôn trong Giáo Hội

Công Giáo từ ngàn xưa; họ cũng có thể cho rằng nếu một người "làm" được thì rồi nhiều người

cũng sẽ làm được, như thế, cuối cùng hôn nhân Công Giáo cũng không khác gì các cuộc hôn nhân

khác...

Page 2: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 2

Như chúng ta đang thấy, bên cạnh sự đau khổ về việc gia đình tan vỡ, những người vợ, những

người chồng kém may mắn này còn phải chịu đựng thêm những khổ đau khác: mặc cảm thua kém,

tội lỗi vì đã không tạo được một gia đình hạnh phúc, vì đã làm mất tình yêu "Chúa định" cho họ

trong hôn nhân v.v... Chưa kể những cấm đoán của luật lệ cho những người "phạm luật" và sự xa

lánh của những người chung quanh.

Tập sách này trình bày một cách ngắn gọn về cơ cấu tổ chức của tòa án, về cách phân xử, về những

thủ tục cần thiết cho một vụ tranh tụng hôn nhân. Bên cạnh đó, tác giả cũng thêm một vài chia sẻ

thiêng liêng, cũng như { nghĩa của đời sống hôn phối với các đôi bạn và với những ai đang muốn tìm

hiểu thêm về khế ước hôn nhân trước khi thực sự dấn thân vào đời sống gia đình.

Tác giả mong ước được các vị cao niên, trưởng thượng và các nhà chuyên môn góp ý trong phương

thức trình bày và nội dung của tập sách này.

Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.

oooOOOooo

ÐÔI DÒNG LỊCH SỬ

Ngay từ khởi thủy, trong sinh hoạt chung như một cộng đồng xã hội, Giáo Hội đã đóng vai trò hòa

giải những xung đột không thể tránh được, xảy ra giữa những tín hữu sống chung với nhau. Một

trong những loại xung đột đó là loại xung đột liên hệ đến vấn đề hôn phối. Trong thư Thánh Phaolô

gửi cho tín hữu Corintô đã đề cập đến một trường hợp hôn phối loạn luân (incestuous) và quyết

định trục xuất người đàn ông đó ra khỏi cộng đồng Giáo Hội (1Cor.5,1-13).

Trường hợp đã được đề cập này, chắc chắn không phải là trường hợp duy nhất Giáo Hội đã phải

đứng ra hòa giải. Cho nên, năm 314, Công Ðồng Chung Ancyra đã ra một đạo luật trừng trị nghiêm

khắc những người liên hệ trực tiếp vào những trường hợp hôn phối loạn luân.

Gratian, một luật gia nổi tiếng của Giáo Hội, đã lưu lại trong Bộ Luật của ông nhiều trường hợp hôn

phối đã được các Ðức Giáo Hoàng và các Thánh Giáo Phụ phân xử. Nhiều trường hợp hôn phối cũng

đã được các tòa án hôn phối giải quyết trong lãnh vực địa phương. Ðến thế kỷ XII, đã có những

nguyên tắc rõ ràng qui định những giai đoạn cần thiết để phân giải một trường hợp hôn phối tại

Page 3: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 3

tòa án của Giáo Hội. Tuy nhiên, theo Ðức Giáo Hoàng Innocentê III, cho đến năm 1198, nhiều giáo

phận vẫn chưa áp dụng những qui luật này.

Năm 1311, Ðức Giáo Hoàng Clementê V, trong sắc lệnh Dispendiosam đã truyền rằng: Các trường

hợp hôn phối phải được xét tại tòa án một cách đơn giản và mau lẹ, tránh những rườm rà, phức

tạp của thủ tục pháp lý (simpliciter et de plano, ac sine strepitu judicii et figura)

Vào thế kỷ thứ XVI, Công Ðồng Chung Trentô ấn định rằng các Linh Mục giáo phận (dean) và các Phó

Giáo Chủ (archdeacon) từ nay không được tự mình xét các trường hợp hôn phối nữa. Tất cả những

trường hợp hôn phối nếu có phải được chấp hành qua một thủ tục pháp lý và Bản Quyền địa

phương là người phán quyết kết quả sau cùng của những tranh tụng hôn phối đó.

Dù đã được ấn định phải qua một thủ tục pháp lý, nhưng chính thủ tục pháp l{ đó không rõ ràng,

cho nên xảy ra quá nhiều lạm dụng, thậm chí có những người đã được tháo gỡ hôn phối tới lần

thứ ba, lý do là vì không có người Bảo Hệ (defender of the bond), cũng không có Tòa Kháng A¨n

(Appelate court) để duyệt xét quyết định của các Thẩm Phán.

Hiến Chế Dei miseratione, do Ðức Giáo Hoàng Benedictô XIV ban hành ngày 3/11/1741 chấm dứt

tình trạng hỗn loạn này. Hiến Chế qui định rằng mỗi giáo phận phải chỉ định một người Bảo Hệ để

bênh vực cho dây hôn phối và chính người Bảo Hệ này phải xét lại quyết định của Tòa A¨n xét ở cấp

thứ nhất quyết định tháo gỡ một trường hợp hôn phối.

Một thế kỷ sau đó, Thánh Bộ Công Ðồng phát hành một Bản Dẫn Giải Cum Moneat, giải thích,

hướng dẫn áp dụng Hiến Chế Dei miseratione. Một bản dẫn giải khác Causa Matrimoniales được

ban hành bốn năm sau, năm 1884, hai bản dẫn giải này có giá trị cho đến khi Bộ Giáo Luật đầu tiên

của Giáo Hội ra đời: năm 1917.

Ðiều luật 1576 của Bộ Giáo Luật 1917 qui định rằng: Một trường hợp hôn phối phải được thẩm

định do ba thẩm phán. Tất cả những qui định trái với điều luật này đều phải được bãi bỏ. Những

qui định về Cơ cấu, thẩm quyền Tòa A¨n, quyền tố tụng của các nguyên cáo, cách thức thu thập

chứng cớ v.v...đều được xác định rõ ràng.

Năm 1936, sau gần 20 năm áp dụng, Tòa Thánh nhận thấy hoạt động của các Tòa A¨n địa phương

Page 4: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 4

đã không đạt được nhiều kết quả. Lý do là vì những qui định của Giáo Luật quá khó khăn, không

thực tế. Ngày 15/8/1936, Tòa Thánh phát hành một bản dẫn giải Provida Mater giải thích 33 điều

luật trong Bộ Luật 1917 (từ điều 1960 đến điều 1992) về cơ cấu, thẩm quyền, nhân sự, cách áp

dụng luật khi phải phán xử những trường hợp hôn phối để giúp các Thẩm Phán đang làm việc tại

các Tòa A¨n địa phương. Thoạt nhìn qua thì Bản Dẫn Giải khá thực tế, nhưng khi đi vào việc áp dụng

thì Bản Dẫn Giải quá cứng nhắc và phức tạp. Như thế, thay vì trợ giúp, Bản Dẫn Giải lại ngăn cản,

giới hạn thẩm quyền của các Thẩm Phán tại các Tòa A¨n địa phương. Cả ngàn những trường hợp

hôn phối đã bị bỏ quên vì những khó khăn này.

Giáo Hội tại Hoa Kz đã đi tiên phong trong việc hóa giải các khó khăn này bằng cách trở lại với Sắc

Lệnh Dispendiosam (1311): Ðơn giản hóa các thủ tục Tòa A¨n bằng Ðạo Luật American Procedural

Norms.

Kết quả đã được nhìn thấy rõ ràng: Thập niên 1960, tại Hoa Kz có khoảng 5 triệu người công giáo li

dị, nhưng chỉ có khoảng vài trăm trường hợp được giải quyết do Tòa A¨n Hôn phối. Ðến thặp niên

1970 (sau khi American Procedural Norms được ban hành), Hoa Kz có khoảng 6 triệu người công

giáo li dị mà Tòa A¨n đã giải quyết được khoảnh 30,000 trường hợp.

Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI, ngày 28/3/1971 đã ban hành Tông Thư Causas Matrimoniales cho toàn

thể Giáo Hội. Mặc dù Tông thư không có những qui định đơn giản và quá dễ dãi như American

Procedural Norms của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kz, nhưng cũng đã đơn giản hóa thủ tục Tòa A¨n

Hôn phối của Giáo Hội trong những lãnh vực thẩm quyền, số thẩm phán trong một vụ kiện và đặc

biệt là thủ tục ngắn gọn của Tòa Chống Án.

Tông Thư Causas Matrimoniales này đã được đưa vào Bộ Giáo Luật 1983. Tuy nhiên, bên cạnh từ

ngữ Tố Tụng, Ủy Ban soạn thảo Bộ Giáo Luật còn nhấn mạnh vai trò mục vụ của các Thẩm Phán khi

hành xử năng quyền, thẩm định về các trường hợp hôn phối trong các Tòa Án Hôn phối địa

phương.

Lm.Jos.Bùi-đức-Tiến,

Thẩm Phán Tòa Án Hôn Phối Miền,

(Tổng Giáo Phận Melbourne & Tổng Giáo PhậnTasmania.)

Australia.

Page 5: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 5

HÔN NHÂN TRONG Ý CHÚA

Trên bất cứ một thiếp mời dự lễ cưới hay tiệc cưới nào, ngoài những chi tiết cần thiết của một

thiếp mời với ngày giờ, tên họ của hai người hôn phu và hôn thê, người ta đều thấy có in thêm câu

Kinh Thánh: "Sự gì Thiên Chúa liên kết, loài người không được phân ly".

Câu Kinh Thánh này được trích từ Phúc Âm Thánh Matthêu chương 19. Bối cảnh của câu chuyện

xảy ra như sau: Những người Biệt phái đến thử Chúa Giêsu và họ hỏi: "Người ta có được phép li dị

vợ mình, bất cứ vì l{ do gì chăng?". Chúa Giêsu đã trả lời họ bằng đoạn văn trích từ Sách Sáng thế

K{: "Các ông há không đọc thấy rằng, từ đầu tiên Thiên Chúa đã tác tạo nên họ cả nam và nữ ư? và

Thiên Chúa đã phán dạy rằng: Bởi lẽ đó người đàn ông sẽ bỏ cha mẹ và khắng khít người vợ của

mình, và cả hai sẽ nên một huyết nhục. (Stk 1,27; 2,24). Như thế họ không còn phải là hai nhưng là

một. Vậy điều gì Thiên Chúa liên kết, con người không được phân ly."

Theo lịch sử về Kinh Thánh, đoạn văn từ Sách Sáng Thế K{ trên đây đã được viết hàng ngàn năm

trước thời Chúa Giêsu. Tác giả đã được Chúa Thánh Thần soi dẫn để diễn tả về hôn nhân của con

người trong ý Thiên Chúa quan phòng. Nếu đọc kỹ đoạn văn Cựu Ước này, người ta thấy rằng, đây

không phải là một trình thuật về công trình sáng tạo của buổi ban đầu, nhưng là một câu chuyện

tương tự như các câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu vẫn thường dùng sau này trong Tân Ước. Qua dụ

ngôn Cựu Ước này, người ta có thể tìm thấy, suy diễn được mối liên hệ phải có giữa con người và

Thiên Chúa, giữa con người và con người.

Con người và Thiên Chúa.

Nhìn lại đoạn văn trên, chúng ta thấy từ ngữ 'huyết nhục' được dùng để diễn tả một mạng người

có xương có thịt và có hơi của sự sống: "Giavê Thiên Chúa đã nắn hình người với bụi lấy từ đất,

Người truyền hơi của sự sống vào mũi nó và con người đã trở thành mạng sống." (Stk 2,7)

Hành động sáng tạo của Thiên Chúa được trình thuật ở đây, là một hành động diễn tả tình yêu: Tình

yêu của Thiên Chúa đối với các thụ tạo vừa được tạo dựng, đặc biệt là con người.

Một tình yêu luôn luôn phải được đáp lại bằng một tình yêu. Do đó, tình yêu được coi là ơn gọi đầu

tiên của một con người có hơi của sự sống: Hơi của sự sống đây chính là thần khí của Thiên Chúa, là

linh hồn nơi con người. Thiên Chúa yêu thương chúng ta và Người muốn chúng ta đáp trả lại tình

yêu này.

Page 6: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 6

Con người và con người.

Tiếp tục dụ ngôn, Thiên Chúa phán: "Không tốt, nếu người đàn ông chỉ có một mình, Ta sẽ làm cho

nó cái gì trợ giúp tương đối với nó. Và Giavê Thiên Chúa đã nắn ra từ đất mọi thứ dã thú và mọi

giống chim trời, và Người dẫn đến cho người đàn ông để xem nó gọi tên chúng làm sao. Con người

đã đặt tên cho mọi thú vật và mọi chim trời cùng mọi dã thú." (Stk 2,18-19). Ðặt tên cho một đồ vật

hay sinh vật là dấu hiệu của chủ quyền trên đồ vật hay sinh vật ấy. Vì vậy, con người có chủ quyền

trên các thụ tạo, các sinh vật khác.

Con người từ đó làm bạn với các sinh vật. Nhưng nơi các sinh vật không có thần khí hay linh hồn

(hơi của sự sống từ nơi Thiên Chúa). Con người yêu thương các sinh vật, các sinh vật quyến luyến

con người, nhưng các sinh vật không đáp trả lại được tình yêu thương con người trao tặng. "Con

người vì vậy vẫn không tìm được sự trợ giúp nào tương đối" (Stk 2,20) nơi các sinh vật, mà chỉ tìm

thấy tình yêu và trợ lực nơi một mình Thiên Chúa, Ðấng Sáng tạo.

Ðộng lực chính vẫn là tình yêu từ nơi Thiên Chúa: "Thiên Chúa đã giáng xuống trên con người một

giấc tê mê và nó đã ngủ thiếp đi. Và Người đã rút lấy một xương sườn của nó, đoạn lấy thịt lấp vào

xây thành người đàn bà, đoạn dẫn đến với người đàn ông. Người đàn ông khi nhìn thấy người đàn

bà đã thốt lên: Phen này, nàng là xương tôi và thịt tôi, nàng sẽ đội danh là đàn bà vì đã được rút từ

đàn ông (Stk 2,21-23).

Người đàn ông đã không đặt tên cho người đàn bà, nhưng gọi người đàn bà bằng chính tên của

mình (đội danh). Từ nguyên thủy, người đàn ông đã không có chủ quyền trên người đàn bà như có

chủ quyền trên các sinh vật thụ tạo khác. Nàng có xương, thịt và thần khí như xương thịt và thần

khí nơi người đàn ông, người đàn ông tìm được sự đáp trả tình yêu và trợ lực nơi người đàn bà,

một đáp trả mà ông ta đã không tìm thấy từ các sinh vật thụ tạo khác. Do đó, trong { của Thiên

Chúa, người đàn bà bình đẳng trong mọi lãnh vực với người đàn ông. (bởi vì họ có cùng một xương

thịt và thần khí)

Sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà, hai sinh vật có thần khí của Thiên Chúa vừa được

tạo dựng, diễn tả liên hệ toàn vẹn giữa con người và con người. Hai người không chỉ liên kết trong

thần khí, cũng không chỉ liên kết trong xác thịt, nhưng trong toàn thể của một con người được

Thiên Chúa sáng tạo, với xương thịt và thần khí. Khía cạnh thân xác (tình dục) của hai người cũng đã

được diễn tả: "Cả hai người đều trần truồng, người đàn ông và vợ, nhưng họ không hổ ngươi với

nhau." (Stk 2,25). Qua diễn tả này, người ta hiểu được { nghĩa tiềm ẩn trong cuộc sống chung của

hai người: trao tặng nhau trọn vẹn. Họ có thể xấu hổ, ngại ngùng khi trần truồng trước sự hiện

diện của mọi người khác, nhưng không xấu hổ, ngại ngùng trước mặt vợ hay chồng mình.

Page 7: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 7

Trong lãnh vực khoa học tâm lý, người ta khám phá ra rằng, con người chỉ tìm được một sự thoải

mái hoàn toàn nơi người khác, do người khác. Người khác đây chính là tha nhân chung quanh họ.

Hôn nhân đưa hai người nam và nữ đang yêu thương nhau, đến với nhau, liên kết với nhau ở một

mức độ cao nhất, sâu xa nhất. Tình yêu này chính là tình yêu của Thiên Chúa đối với con người. Hôn

nhân với một tình yêu như thế, có thể được gọi là một cuộc hành trình đi tìm cõi vô tận, vô biên của

tình yêu. Thời gian chung sống, không là yếu tố làm cho người đi tìm mệt mỏi, trái lại, càng có thời

gian tìm hiểu người mình yêu, càng khám phá ra cái vô tận của tình yêu.

Nếu hai người nam và nữ quan niệm hôn nhân chỉ là làm sao để cử hành một lễ cưới cho trang

nghiêm, tổ chức một đám cưới cho linh đình thôi, thì hai người sẽ không đạt được tình yêu này. Các

nghi thức, lễ lạc không phải là động lực đưa đến tình yêu, nó không tạo ra được tình yêu. Nghi

thức, lễ lạc bên ngoài chỉ là những dấu chỉ có tính cách xã hội, đánh dấu ngày tình yêu chính thức

lên đường. Tình yêu đưa hai người đến hôn nhân chứ hôn nhân không thể đưa hai người đến tình

yêu.

Thiên Chúa chúc lành cho con người. Người không chúc lành cho một người, nhưng Người chúc

lành, trao trách nhiệm cho sự liên kết giữa hai người trong cuộc sống chung: "Và Thiên Chúa chúc

lành cho chúng: Hãy sinh sôi, nẩy nở và hãy nên đầy dẫy trên đất, Và hãy làm bá chủ nó, hãy thống

trị trên cá biển, chim trời và mọi loài sinh vật. (Stk 2, 28)

Ba yếu tố quan trọng trong hôn nhân.

1. Ðơn hôn: Thiên Chúa tôn trọng phẩm giá của từng cá nhân. Thiên Chúa cũng không bắt buộc

người này phải lập gia đình với người kia. Tình yêu của người này hướng về người kia chính là tình

yêu hướng về chính Thiên Chúa đang hiện diện trong người ấy. Trong cái vô biên của Thiên Chúa, có

cái hạn hữu của đời sống con người. Tình yêu hai người hướng về nhau là tình yêu vừa có tính cách

thiêng liêng vừa có tính cách nhân loại.

Thiên Chúa hiện hữu sâu thẳm trong tạo vật thụ tạo. Nếu hiểu tình yêu giữa hai người là một trợ

lực để giúp hai người nam nữ tìm thấy Thiên Chúa, và yêu thương Thiên Chúa trong nhau, thì trợ

giúp này phải là một trợ giúp liên tục không tùy thuộc nơi không gian và không giới hạn trong thời

gian. Do đó, tình yêu vợ chồng phải vững chắc trong sự trung thành và chung thủy. Bất cứ một bất

Page 8: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 8

tín, bất trung nào đều làm cho tình yêu của hai người và chính hai người bị tổn thương. Nếu sự bất

tín, bất trung chỉ là việc tìm thỏa mãn những đòi hỏi dục tình thì đây là một sự dối trá. Sự liên hệ xác

thịt sẽ chỉ là một dối trá, trừ khi sự trao thân cho nhau được coi là một cách thế diễn tả tình yêu

trọn vẹn trong hôn nhân, hoàn toàn cho tình yêu, hoàn toàn hòa nhập trong vĩnh cửu của Thiên

Chúa với khả năng giới hạn của con người. Tình dục ngoài hôn phối và ngoại tình không được chấp

nhận vì nó hàm chứa sự dối trá này.

2. Vĩnh hôn: Có người cho rằng có những người sống chung với nhau không có hôn phối vẫn yêu

thương nhau, vẫn có con cái, vẫn trung thành chung thủy với nhau suốt đời và họ có thể lý luận

rằng sự trung thành chung thủy của những người này mới là thật sự, vì những người này không

bị bó buộc với nhau bằng các nghi lễ, luật lệ rườm rà của con người.

Nếu nhìn sâu xa hơn, người ta có thể nói rằng trong cách sống này (không có hôn phối), hai người là

vợ, là chồng vẫn luôn luôn hiểu ngầm rằng họ không bị ràng buộc với nhau, họ có tự do của riêng

họ, để họ muốn chấm dứt đời sống vợ chồng nào cũng được tùy ý.

Như thế, ngay trong tiềm thức, và ngay từ ban đầu, họ đã không thật sự dấn thân toàn vẹn cho

người họ yêu, họ vẫn có ý rằng khi không thích thì sẵn sàng chấm dứt. Trong tình yêu của họ, họ

vẫn yêu họ hơn yêu người yêu. Một tình yêu thật sự, mỗi người đều phải nhận chân một điều là họ

đã dấn thân, đã chấp nhận, thì từ chối nhau dù bất cứ trong thời điểm nào, là từ chối chính tình

yêu có cho nhau và một tình yêu như thế sao có thể được gọi là tình yêu chân thật? Tình yêu của

những người này là tình yêu có điều kiện: Nếu chúng tôi vẫn còn yêu, chúng tôi sẽ tiếp tục sống

chung, bằng không . . . Không thể có tình yêu thật nếu trong tình yêu đó có một giới hạn, bất cứ về

phương diện nào. Dù giới hạn đó chỉ xuất hiện cách lờ mờ trong tiềm thức.

Nhiều người muốn yêu chân thật. Nhưng họ luôn luôn lo sợ rằng thời gian sẽ làm nhạt nhòa tình

yêu chân thật ấy, họ không muốn bị tổn thương khi mất mát, họ vẫn yêu họ hơn yêu người yêu, vì

khi họ mất mát, tổn thương, thì người họ yêu sẽ ra sao?

Quyết định kết hôn với một lo sợ vẩn vơ về sự tan vỡ như một ý tưởng tiên tri, thì lúc nào cũng

nằm trong trạng thái hồi hộp, chờ đợi sự việc không hay xảy ra. Khi một khó khăn xuất hiện, họ liền

chụp lấy cơ hội, rồi cho rằng sự gì phải đến đã đến. Các vợ chồng trẻ hãy ý thức, vượt qua những

tư tưởng thụ động quan niệm rằng những đụng chạm đưa đến tan vỡ đời sống chung, phải xảy ra

như một định mệnh. Không, chúng đến từ những thiếu xót, sơ xẩy của hai người trong đời sống

chung, và chỉ với một chút cố gắng, hai người sẽ vượt qua dễ dàng.

Page 9: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 9

Không thể giải thích bằng lý luận được, hoàn cảnh một người sau khi gia đình thứ nhất của họ tan

vỡ, họ kết hôn lần thứ hai với những lời thề thốt tương tự: "Tôi nhận em N. làm vợ, và hứa sẽ yêu

thương và kính trọng em mọi ngày trong suốt đời tôi". Nếu những lời lẽ này đã một lần thề hưá với

một người khác, rồi đã không được tôn trọng, thì liệu lần hứa này có đáng tin cậy không?

Ðón nhận và giáo dục con cái.

Tình yêu của Thiên Chúa đã đơm hoa kết quả nơi các thụ tạo qua công trình sáng tạo, trong số các

thụ tạo đó có con người. Giờ đây, tình yêu tuyệt vời của hai người trong đời sống hôn phối cũng sẽ

lập lại sự đơm hoa kết quả đó. Hai vợ chồng được mời gọi trong tình yêu để cộng tác với Thiên

Chúa trong việc tiếp nối sự vô tận của tình yêu sáng tạo.

Cảm giác nào của người cha, người mẹ có thể có, khi ôm đứa con đầu tiên vào lòng? Họ không thể

hiểu hay hiểu mà không diễn tả được nguồn ơn vô giá Thiên Chúa đã ban cho họ. Trong tình yêu, họ

đã làm được công việc mà nếu không có tình yêu, sự việc không bao giờ xảy ra. Sự việc ngoài khả

năng con người bình thường. Qua hình ảnh đứa con, họ nhìn thấy tình yêu vô hình của họ thể hiện

cách hữu hình, và tình yêu của họ được con cái họ tiếp nối, có thể tới vô cùng tận,

Qua con cái, hai người vợ chồng yêu thương, kính trọng nhau hơn. Yêu thương kính trọng nhau

trong lời mời gọi của Thiên Chúa, qua việc cộng tác vào chương trình sáng tạo, tạo dựng và duy trì

công trình này đến vô cùng vô tận.

"Hãy sinh sản đầy dẫy." là một lời chúc lành chứ không phải là một lệnh truyền bắt buộc. Lời chúc

lành này không có nghĩa là hai vợ chồng bắt buộc phải có nhiều con cái. Kèm theo lời chúc lành là

việc trách nhiệm, bổn phận làm cha mẹ trong lãnh vực giáo dục con cái. Chúa tạo dựng nên con

người, Ngài chăm sóc, thương yêu con người thì cha mẹ sau khi sinh sản con cái, yêu thương,

dưỡng dục là cần yếu, cha mẹ có bổn phận phải chu toàn cách xứng đáng. Cha mẹ phải trả lẽ về

trách nhiệm này trước mặt Thiên Chúa, trước mặt nhau, trước gia đình họ thành lập, trước xã hội

và cuối cùng, trước những đứa con mà họ đã được trao năng quyền qua việc cộng tác với Thiên

Chúa trong việc sáng tạo.

Page 10: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 10

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN SỰ TAN VỠ GIA ÐÌNH

Giáo hội qua điều luật 1055 về Bí Tích Hôn Phối qui định rằng: "Do giao ước hôn phối, người nam và

người nữ tạo nên một cuộc thông hiệp trọn cả cuộc sống. Tự bản tính, giao ước hôn phối hướng

về thiện ích của đôi bạn và việc sinh sản cùng giáo dục con cái. Chúa Kitô đã nâng giao ước hôn phối

giữa những người đã chịu phép rửa tội lên hàng Bí Tích."

Tiêm nhiễm bởi giáo huấn của giáo hội và theo luật tự nhiên, bất cứ một người bình thường nào,

khi thật sự có ý muốn lập gia đình, cũng đều ý thức và hoạch định sẽ thành lập một gia đình đầm

ấm, hạnh phúc với một vợ, một chồng và với những đứa con kháu khỉnh, ngoan ngoãn. Họ có ngờ

đâu, một ngày nọ, họ phải dẫn nhau đến cửa công, đành tâm chấp nhận sự tan vỡ dở dang.

Mỗi hoàn cảnh mỗi khác: Gia đình này tan vỡ vì những l{ do này, gia đình khác lại tan vỡ vì những lý

do khác, gần như không có một hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào. Tác giả với những kinh nghiệm

làm việc trong Tòa A¨n Hôn Phối muốn chia sẻ với những gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn,

bằng cách trình bày những yếu tố, những lý do có thể đưa đến cho hai vợ chồng trong một gia đình

đang đầm ấm vui vẻ, những rạn nứt, những xung đột và cuối cùng phải tan vỡ.

1. Tình yêu và thực tế

Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ giống hình ảnh Ngài và Thiên Chúa muốn họ sống đời

sống của chính Ngài, Ngài là tình yêu: "Thiên Chúa là tình yêu, chúng ta hãy yêu thương nhau như

Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta".

Khi một người yêu và được yêu, họ cảm thấy hạnh phúc, họ tưởng rằng với hạnh phúc đang có

trong tình yêu đó, họ có thể vượt qua mọi trở ngại lớn nhỏ trong đời sống. Trong tình yêu, họ nghĩ

rằng những khó khăn, vấn đề chỉ là những yếu tố bên ngoài, chưa bao giờ họ có thể tưởng nghĩ

được rằng những khó khăn, vấn đề sẽ đến từ người họ yêu thương.

Khi hai người yêu nhau, họ nghĩ rằng thế giới sẽ được chinh phục với tình yêu của họ. Họ cho rằng

những người li dị nhau sau một thời gian chung sống đã không biết yêu, đã chưa bao giờ yêu nhau

Page 11: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 11

như họ yêu nhau. Ðôi lúc, họ cũng đã đối diện với những nguy hiểm, nhưng cuối cùng, những nguy

hiểm này chỉ là những áng mây mờ trong tình yêu của họ. Một vài lần giận dỗi, một vài lúc hiểu lầm,

rồi xong. Họ cảm thấy những khó khăn nếu có, sẽ được giải quyết giống như những lần hiểu lầm,

giận dỗi này.

Nhìn vào đời sống của cha mẹ, những anh chị, những người lớn tuổi đang sống trong đời sống gia

đình, đang vất vả với công ăn việc làm, đang bận bịu với con cái, cháu chắt, họ có cảm tưởng rằng

những người này đã bị mất đi thời tuổi trẻ vì những người này đã chẳng bao giờ biết yêu, ít là yêu

như họ đang yêu.

Ðời sống đáng yêu quá, đáng sống quá. Họ chỉ cần có nhau, và có nhau đã là đủ cho họ, tất cả

những yếu tố khác chỉ là phụ thuộc. Có những người trẻ đang yêu nhau, một cách rất thành thật,

họ lo lắng cho tương lai gia đình họ sắp thành lập. Sự lo lắng này thúc đẩy họ tìm hiểu, theo dõi các

lớp dự bị hôn nhân. Qua các lớp dự bị hôn nhân này, họ chỉ thực sự chấp nhận những gì đúng với ý

của họ đang nghĩ, những phần khác ý còn lại, họ cho rằng những người hướng dẫn đôi khi quá

đáng, thổi phồng những vấn nạn gia đình.

Yêu là ước muốn điều tốt cho người mình yêu. Càng hiểu biết nhiều về nhu cầu, ao ước, yếu điểm

và ưu điểm của người mình yêu càng dễ dàng cho tình yêu phát triển, có nghĩa là đáp ứng nguyện

vọng trong đời sống của người mình yêu.

Hãy nhớ rằng những người lị dị sau một thời gian chung sống, họ đã từng yêu nhau như chính

chúng ta đang yêu nhau. Hãy nhớ rằng gia đình là một đời sống thực tế, trong đó hai vợ chồng

chung vai sát cánh nâng đỡ chia sẻ những khó khăn ngọt bùi với nhau. Tình yêu ban đầu vẫn còn đó

trong đời sống gia đình, nhưng những vấn nạn, khó khăn đồng thời cũng xuất hiện và nếu không

thực tế, chúng ta sẽ vấp ngã một cách đau đớn.

2. Những khác biệt giữa hai vợ chồng (cá tính và hoàn cảnh)

Nếu phải tìm được một người hoàn toàn chúng ta mới lấy làm chồng làm vợ thì có lẽ thời gian của

một đời sống không đủ để đi tìm.

Page 12: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 12

Nếu nghĩ rằng chúng ta có thể thay đổi, cảm hóa một người cho thành hoàn toàn, hoặc hoàn toàn

theo { chúng ta thì chúng ta nghĩ sai.

Nếu nghĩ rằng chúng ta có thể chiều chuộng, đáp ứng và chịu đựng được mọi nhu cầu, tính ý của

người chúng ta yêu thì chúng ta cần phải xét lại.

Hai người là hai thế giới riêng biệt, với hai gia đình cha mẹ khác nhau, với anh em chị em, bạn bè

khác nhau, với hai hoàn cảnh khác nhau và với hai tính tình, ý muốn khác nhau. Một cách hết sức

thực tế, người ta có thể hài hòa những khác biệt này trong một khoảnh khắc nào đó, nhưng chỉ

trong một khoảnh khắc mà thôi. Sự hài hòa không thể kéo dài trong suốt cuộc đời với những thăng

trầm của kiếp sống, ngoại trừ một vài trường hợp hiếm hoi có thể có.

Những câu hỏi trong lãnh vực này có thể đặt ra trước ngày cưới, và ngay cả sau ngày cưới trong

đời sống gia đình là: (cho cả hai người)

- Liệu tôi có thật lòng chấp nhận một cách vui vẻ, thoải mái gia đình, anh em bạn bè của người tôi

yêu không?

- Nếu không chấp nhận, tôi sẽ có thái độ nào? Liệu thái độ đó có làm tổn hại đến tình yêu của hai

người không?

- Người tôi yêu có hiểu mọi vấn đề như chính tôi hiểu không?

- Tôi nghĩ gì về những thói quen (tốt và không được tốt) của người tôi yêu? Tôi chia sẻ thế nào trong

những thói quen này?

- Tôi có độc tài quyết định những vấn đề đời sống và ép buộc người khác phải theo không?

Dĩ nhiên sẽ còn cả trăm ngàn câu hỏi khác về những khía cạnh khác, tùy theo hoàn cảnh, cá tính và

điều kiện sống của hai người đang yêu nhau đang muốn thành lập một gia đình hạnh phúc.

3. Ý thức về đời sống gia đình.

Page 13: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 13

Khi hai người yêu nhau, họ nghĩ họ sẽ là tình nhân của nhau suốt đời để yêu thương chiều chuộng,

làm vừa lòng nhau. Mặc dù họ đang chuẩn bị ngày cưới và ngay cả khi vừa cử hành hôn phối với

nhau xong, họ vẫn chưa thật sự có ý thức rõ ràng về vai trò làm vợ và làm chồng: Họ vẫn nghĩ họ chỉ

là hai tình nhân. Thật sự, khi chưa có con cái, trong những ngày tháng đầu tiên của cuộc sống chung,

họ chưa có những vấn đề phải giải quyết trong thực tế của đời sống gia đình.

Một vài câu hỏi gợi ý cho những người đang yêu nhau, đang dự tính thành lập gia đình:

- Trong gia đình cha mẹ tôi, những vấn đề nào khiến cha mẹ tôi lo lắng và dành nhiều thời gian để

lưu tâm nhất? Liệu tôi có thể cáng đáng, giải quyết những vấn đề này không?

- Trong những trường hợp này, vai trò người vợ hay chồng là vai trò nào, hợp tác ra sao?

- Những gia đình tôi quen biết, mẫu gia đình nào tôi sẽ bắt chước theo? Bằng cách nào?

- Nếu có những bất thuận, xung đột trong gia đình tôi, tôi sẽ có thái độ nào? Thái độ của tôi có phải

là thái độ đúng không?

4. Ðộng lực kết hôn.

Thông thường, khi hai người quyết định kết hôn, động lực chính là tình yêu của họ. Nhưng cũng

không thiếu những trường hợp gia đình được thành lập do những lý do khác hơn là tình yêu, hoặc

tình yêu chỉ là một yếu tố kém quan trọng so với những yếu tố khác, khiến họ quyết định kết hôn,

thành lập gia đình.

Thật đáng buồn, đó là chỉ khi mất hạnh phúc do những xung đột không thể hàn gắn được nữa,

người ta mới kiểm điểm lại l{ do đã khiến họ cử hành hôn phối, lập gia đình. Những yếu tố được

liệt kê sau đây có thể là những điểm căn bản khiến một gia đình tan vỡ:

- Cử hành hôn lễ chỉ vì đã lỡ trao thân cho nhau.

Page 14: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 14

- Cử hành hôn lễ chỉ vì muốn dọn ra khỏi mái nhà đang sống.

- Chỉ vì trốn một thất bại trong đường tình ái, hoặc chỉ vì muốn chứng tỏ mình thắng cuộc trên trận

chiến tình cảm với người khác.

- Chỉ vì thương hại, thay vì yêu thương.

- Chỉ vì sự hấp dẫn của thân xác.

- Chỉ vì tiền bạc hay nơi nương thân, tiến thân.

5. Việc giao tiếp giữa vợ chồng trong gia đình

Khi cử hành hôn phối, cả hai người đã thay phiên nhau nói lên lời ưng thuận kết hôn và hứa sẽ yêu

thương và kính trọng nhau mọi ngày trong đời sống. Yêu thương và kính trọng.

Cả hai quan niệm xưa và nay của Ðông và Tây đều thái quá: Chồng chúa vợ tôi của một vài quốc gia

A¨ Châu hay "lady first" của một số quốc gia Tây Phương. Quan niệm trước coi người chồng như

chủ, như Chúa. Trong vai trò làm chủ, làm Chúa, người chồng lãnh đạo, điều khiển những người

trong gia đình, với họ, vợ con chỉ đóng vai trò phụ thuộc là nghe theo, là vâng lời. Trong quan niệm

thứ hai, người vợ coi như mình được hưởng những qui định, bênh vực của một "cơ cấu xã hội

mới", người đàn ông phải phục tùng, nhường nhịn, đóng vai trò thứ yếu trong những sinh hoạt của

đời sống, ngay cả trong đời sống gia đình.

Quan niệm, hay đôi khi được coi là giáo huấn của một số quốc gia vùng A¨ Châu, do Khổng tử

xướng xuất là một quan niệm lạc hậu, không thích hợp cho định nghĩa gia đình trong một xã hội văn

minh của thế giới hôm nay: "Huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục". Theo quan niệm này, cha

mẹ, anh em như thể tay chân, không thể cắt lìa; còn vợ chồng như thể quần áo, muốn thay đổi lúc

nào tùy ý. Như thế, nếu cần trong một hoàn cảnh nào đó, phải theo cha mẹ anh em mà bỏ vợ hay

bỏ chồng.

Tất cả những điều được gọi là quan niệm như trên, có thể một phần đóng góp vào việc xây dựng

hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng có thể góp phần như những động lực làm một gia đình tan vỡ.

Page 15: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 15

Ðiều quan trọng những vợ chồng phải nhìn thấy, chấp nhận và vượt qua là trong đời sống chung sẽ

có những khó khăn. Sự khó khăn đôi khi rất nhẹ nhàng và đôi lúc khác rất tàn nhẫn.

Giao tiếp trong cuộc sống chung vợ chồng là việc gặp gỡ, hàn huyên, chia sẻ những sinh hoạt cá

nhân cũng như những biến cố của gia đình. Freud, một tâm sinh lý gia người Ðức khi đề cập đến

cuộc sống chung của vợ chồng trong đời sống gia đình, ông đã khuyên hai vợ chồng không những

coi nhau như vợ, như chồng, nhưng hai người phải coi nhau như hai người bạn thân để hàn huyên,

tâm sự, chia sẻ với nhau.

Những vợ chồng, con cái có quá ít thời giờ gặp gỡ nhau dễ rơi vào tình trạng thiếu thông cảm. Họ lý

luận rằng họ bận bịu nhiều với công việc làm ăn, họ lo vật chất cho gia đình. Nhưng họ phải ý thức

rằng vật chất trong đời sống gia đình quan trọng thật, nhưng hạnh phúc, sự thông cảm và sinh hoạt

chung giữa vợ chồng, con cái trong gia đình còn quan trọng hơn. Họ hối hận nhưng đã muộn khi

nhìn thấy ngân quỹ của gia đình dồi dào, nhưng hạnh phúc, sự thân mật vui vẻ, và thông cảm trong

gia đình không còn như trước nữa.

Hạnh phúc thay những gia đình biết nối kết, chia sẻ tình yêu giữa những người cùng sống dưới một

mái ấm gia đình, dù trong một vài hoàn cảnh, vật chất tuy có eo hẹp, nhưng hạnh phúc thì tràn đầy.

Ngược lại, những vợ chồng, con cái có quá nhiều thì giờ để gặp nhau, thay vì không có đủ thời giờ

thông cảm, chia sẻ họ lại có quá nhiều cơ hội khiến niềm vui bên nhau trở thành gánh nặng chịu

đựng nhau. Bên cạnh đó, chắc chắn khi có quá nhiều thời giờ gặp nhau như thế, vật chất của gia

đình sẽ không được dồi dào. Cả hai yếu tố thiếu thốn về vật chất và sự chịu đựng lẫn nhau sẽ có

thể là động lực làm gia đình rạn nứt.

6. Tiền bạc.

Khi yêu nhau, người ta không kể đến vấn đề tiền bạc. Có những người còn cho rằng tiền bạc không

nên chen vào tình yêu.

Qua đời sống gia đình, người ta học hỏi được nhiều tài khéo. Một trong những tài khéo đó là việc

Page 16: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 16

thu xếp, điều hành tài chánh. Một điều không chối cãi được, đó là trong suốt thời gian trưởng

thành, một người cũng đã biết thế nào là tiền bạc, thế nào là dư dả và thế nào là thiếu thốn.

Nhưng trong đời sống chung vợ chồng, một người có thể chứng tỏ khả năng của họ trong lãnh vực

này, thể hiện qua việc điều hành ngân quỹ gia đình.

Những danh ngôn liên hệ có thể kể như sau:

- Tiền bạc không mua được mọi sự, nhưng không có tiền thì không mua được gì cả.

- Hạnh phúc không mua được bằng tiền.

- Tiền bạc đi vào bằng cửa trước, hạnh phúc chạy ra bằng lối sau.

Sau đây là những câu hỏi gợi ý về vấn đề tài chánh nên được những vợ chồng chia sẻ:

- Thái độ của mỗi người về vấn đề tiền bạc: Hà tiện, dè xẻn hay hoang phí?

- Tiền bạc là của chung của hai vợ chồng hay mỗi người đều giữ riêng?

- Chương trình xây dựng gia đình trong lãnh vực tài chánh như thế nào? Ai là người giữ tiền? Ai là

người quyết định trong việc chi tiêu? Hai người có thỏa thuận vui vẻ trong những quyết định này

không?

- Hai người có tin nhau trong lãnh vực tiền bạc không?

7. Những người chung quanh.

a. Bạn bè: Phải nhận thức được một điều là người chồng hay người vợ có thể thích hay không thích

một số những người bạn của vợ họ hay chồng họ. L{ do để thích hay không thích, ưa hay không ưa

là những lý do có thể nói ra, chia sẻ được, nhưng cũng có thể là những lý do không tiện đề cập đến.

Hạnh phúc của hai người trong gia đình là cần thiết nhất. Nếu vì một hay những người bạn mà

hạnh phúc của hai vợ chồng bị ảnh hưởng thì hai người nên bàn hỏi, chia sẻ với nhau. Một người

Page 17: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 17

bạn tốt là một người bạn, khi nhận thấy sự hiện diện của mình tạo nên sự mất hài hoà của gia đình

bạn, họ biết âm thầm rút lui. Câu chuyện giết chó khuyên chồng thật có { nghĩa trong trường hợp

này.

b. Bà con họ hàng: Cha mẹ, anh em, họ hàng riêng của hai người là những người đã từng sống

chung, chia sẻ với họ trong suốt thời gian niên thiếu. Họ hiểu biết, thông cảm và yêu thương những

người thân của họ. Nhưng những vợ chồng nên biết điều này, đó là họ yêu thương mình theo cách

thế của họ. Trong nhiều trường hợp, những cách thế này không thích hợp cho hạnh phúc của một

gia đình khác. Một người thân thật sự thương yêu mình, là người biết tự ẩn mình đi, khi biết rằng

sự xuất hiện của họ là đầu mối hay góp phần vào sự mất vui của gia đình người họ yêu thương.

c. Xã hội:Xã hội chúng ta đang sống là một xã hội với những đổi thay nhanh chóng không ngờ. Sự

đổi thay xảy ra khi một bè phái chính trị thắng cuộc. Sự đổi thay xảy ra khi người ta tranh nhau

những nguồn lợi kinh tế. Tất cả những đổi thay này ảnh hưởng trên đời sống gia đình, ảnh hưởng

đến tình yêu của vợ chồng.

Trong một xã hội, những qui định, áp dụng của luật pháp là những nguyên tắc chung cho tất cả mọi

người. Ðành rằng luật pháp được đặt ra để bênh vực cho mỗi công dân, mỗi cá nhân. Nhưng trong

nhiều trường hợp, sự bênh vực cho người này là một bản án cho người khác. Pháp luật không xét

về tình cảm, mà đời sống của một gia đình hoàn toàn được xây dựng trên tình cảm. Do đó, khi một

gia đình đã phải nhờ luật pháp can thiệp là lúc gia đình đó đã nằm trên bờ hố thẳm của sự tan vỡ,

khó lòng hàn gắn.

Gia đình là một liên kết tình cảm, dù đông bao nhiêu, nhưng vẫn được điều hành, hướng dẫn do hai

người trưởng thành. Hai người trưởng thành là vợ là chồng này có nhiệm vụ phải dung hoà những

xung đột, bất hoà trong gia đình (nếu có), và chỉ nên giải quyết trong lãnh vực gia đình mà thôi trong

sự trưởng thành của hai người lớn.

8. Con cái.

Con cái thể hiện hạnh phúc gia đình. Một hôn phối chỉ được coi là một gia đình đúng nghĩa khi có

con cái sinh ra. Con cái củng cố, phát triển tình yêu của cha mẹ, nhưng trong một vài trường hợp,

con cái cũng đã là l{ do đưa đến những xung đột.

Page 18: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 18

Những xung đột này có thể nhận thấy trong những lãnh vực: phương pháp giáo dục con cái không

được bàn luận, đồng ý một cách nhất trí giữa hai cha mẹ; tình yêu của cha mẹ hay của một người

cha mẹ dành cho những đứa con không đồng đều.

9. Vấn đề tôn giáo.

Người ta thường lý luận rằng khi yêu nhau, người ta chỉ cần hai người, và trong tình yêu, mọi khía

cạnh khác đều là phụ thuộc. Một tình yêu thật là một tình yêu không phân biệt giai cấp, màu da,

chủng tộc, ngôn ngữ hay tôn giáo.

Trong những khía cạnh vừa kể, tôn giáo là vấn đề quan trọng, vì tôn giáo thuộc lãnh vực tâm linh.

Khi yêu, người ta không những muốn có được vóc dáng, thân xác của người yêu mà còn muốn có

được cả phần tư tưởng, những điều suy nghĩ của người yêu nữa. Nói một cách khác là khi yêu

người ta muốn mọi sự của người yêu đều mang tính cách chung, thuộc về mình trong cả hai chiều

hướng tâm lý: Nam giới muốn chinh phục tất cả và nữ giới muốn dâng hiến tất cả.

Hơn nữa, trong đời sống gia đình với những hoạt cảnh nhân sinh, không phải lúc nào chúng ta cũng

có thể vượt qua được hết những khó khăn hay trở ngại gây nên do cuộc sống chung. Có những vấn

nạn chúng ta có thể giải quyết bằng khả năng riêng tư. Có những vấn nạn khác chúng ta phải nhờ

đến những khả năng ngoại tại. Có những vấn nạn mà những khả năng ngoại tại trần thế không giúp

được gì, chúng ta phải nhờ đến các thần linh, đến Thượng đế, đến Thiên Chúa, tùy theo niềm tin

tôn giáo của mỗi người. Ðây cũng chính là nguồn gốc sự xuất hiện của các tôn giáo: Nhu cầu tâm

linh.

Nhu cầu tâm linh rất cần thiết cho con người, và càng cần thiết hơn cho đời sống chung của những

cá nhân đang sống trong một gia đình. Tốt nhất là hai người cùng có chung một niềm tin.

Ở giai đoạn đầu của tình yêu, phần lớn những nhu cầu tâm linh, được đáp ứng từ chính những cá

nhân yêu nhau. Do đó, trong giai đoạn này, họ không cảm thấy những đáp ứng tâm linh từ bên

ngoài là cần thiết, đôi khi họ có cảm tưởng rằng họ đã đủ cho nhau và tình yêu tuyệt vời của họ

phải được Thượng đế hay Thiên Chúa chấp nhận, dù là một Thượng đế hay một Thiên Chúa khó

Page 19: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 19

tính nhất.

Nhưng dần dà trong đời sống chung gia đình, những đáp ứng tâm linh từ hai người yêu nhau giảm

cường độ và có khi mất hẳn. Lúc này là lúc nhu cầu tâm linh trở thành một thứ nhu yếu phẩm cho

hạnh phúc gia đình. Làm sao hai người có thể hòa nhập được những nhu cầu tâm linh khi hai người

chạy đến với hai hay nhiều Thượng đế khác nhau trong lúc họ đang đi trên cùng một con đường?

10. Vấn đề tình dục

Tình dục đóng một vai trò quan trọng trong đời sống hôn nhân. Mặc dù quan trọng, nhưng tình dục

không phải là yếu tố duy nhất khiến cho hôn phối tan vỡ hay khiến cho hôn nhân hạnh phúc. Trong

nhiều trường hợp, qua sinh hoạt tình dục của vợ chồng, người ta có thể phán đoán được một phần

nào hạnh phúc hay không hạnh phúc của gia đình họ. Nói một cách khác, sinh hoạt tình dục diễn tả

mức độ tình yêu của hai vợ chồng.

Nhiều người nghĩ rằng đời sống tình dục của vợ chồng chỉ là động tác giao hợp của hai vợ chồng

đó. Nếu nghĩ như thế, hoặc nặng hơn, nếu thực hiện { nghĩ này, sớm muộn gì, trong đời sống vợ

chồng, người này sẽ trở thành một đối tượng cho người kia thỏa mãn nhu cầu thân xác khi bị đòi

hỏi. Ðừng lầm lẫn đời sống tình dục của vợ chồng với sự ham mê sắc dục, hành động tà dâm.

Tình dục trong đời sống gia đình được diễn tả trong Kinh Thánh: "Bởi lẽ đó, người đàn ông sẽ bỏ

cha mẹ và khắng khít với vợ mình" (Stk.2,23). Lời cầu nguyện của Tobia trong hôn lễ của ông với

Sarah: "Chúa biết rằng không phải vì lý do sắc dục mà tôi lấy Sarah đây làm vợ" (Tb.8,7). Thánh

Phaolô, trong thư gửi tín hữu Côlôsê đã đề cập đến lãnh vực này như sau: "Nguyện xin bình an của

Ðức Kitô làm chủ trong lòng anh em, sự bình an mà anh em đã được kêu gọi tới để làm nên một

thân thể" (Col.3,15).

Những từ ngữ 'khắng khít', 'làm nên một thân thể', diễn tả một cuộc sống chung, một kết hợp

không bị chia sẻ. Sự hiện diện bên cạnh nhau, diễn tả những hành động âu yếm, bày tỏ tình yêu và

cuối cùng là tâm điểm 'làm nên một thân thể' của chính tình yêu của hai người. Hành động này là

hành động được Thiên Chúa trao phó, ủy thác và chúc phúc trong ý hướng cộng tác với Ngài: "Hãy

sinh sôi nẩy nở và hãy nên đầy dẫy trên trái đất" (Stk.1,28)

Page 20: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 20

Do đó, những hành động âu yếm, những khắng khít là những cử chỉ, hành động tự nhiên phát xuất

do tình yêu của hai người phải có cho nhau, nếu họ có tình yêu, nếu họ yêu nhau.

Dĩ nhiên, những hành động cử chỉ này nếu được vợ chồng ý thức để diễn tả một cách khéo léo, nó

sẽ không trở thành nhàm chán và chịu đựng. Nhưng cũng cần lưu ý, xã hội ngày nay đang lạc

đường, nhấn mạnh một cách quá đáng các phương thế, kỹ thuật tạo khoái cảm tình dục. Nếu

không khôn khéo, người ta dễ rơi vào việc ham mê sắc dục hay tà dâm thay vì diễn tả tính yêu vợ

chồng.

Hết Chương Hai

************

Một vài câu hỏi sau đây có thể có ích lợi trong vấn đề:

- Quan niệm của tôi về tình dục vợ chồng như thế nào? Có bình thường không? Và người phối ngẫu

của tôi?

- Tôi có cảm thấy thoải mái trong việc diễn tả hay đón nhận những diễn tả tình dục của vợ hay

chồng tôi không?

- Tôi có bàn thảo về vấn đề tình dục giữa vợ chồng với vợ hay chồng tôi một cách thoải mái không?

Nếu không thì tại sao?

- Có nhiều khác biệt hay xung đột trong hành động diễn tả tình dục giữa hai vợ chồng tôi không?

Nếu có, phải làm sao?

- Quan niệm của tôi và của vợ hay chồng tôi về vấn đề chung thủy trong lãnh vực tình dục như thế

nào?

*****

Ðời sống gia đình mang lại rất nhiều hạnh phúc. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề cần được lưu tâm một

cách nghiêm trang, đúng đắn, phải được hai người đồng tâm chấp nhận và thực hiện. Ngược lại,

thái quá trong bất cứ lãnh vực nào đều đưa tới những rạn nứt và cuối cùng là sự tan vỡ không

tránh khỏi.

Page 21: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 21

Làm thế nào để sống "Bình thường" sau khi gia đình đã tan vỡ?

Người ta có thể diễn tả việc tan vỡ của một gia đình bằng những từ ngữ khác nhau, tùy theo mức

độ bi thảm xảy ra của hoàn cảnh: Ly thân, phân ly, chia tay, biệt ly và bình dân nhất, dửng dưng

nhất là "thôi nhau rồi".

Dù diễn tả bằng bất cứ từ ngữ nào, những người liên hệ là vợ, là chồng trong hoàn cảnh các gia

đình tan vỡ đó, vẫn phải trải qua những giây phút sững sờ và đau khổ, dù họ có cho rằng việc tan

vỡ, chia tay nhau là giải pháp cuối cùng, duy nhất để giải quyết tình trạng gia đình trong lúc đó đi

nữa, sự đau lòng vẫn không tránh khỏi.

Sự tan vỡ của một gia đình đưa đến việc ly biệt vợ chồng có nhiều điểm có thể so sánh với cái chết

của một trong hai người. Tuy nhiên, với cái chết, nỗi tiếc thương về sự biệt ly, mất mát dù có phần

nặng nề, nhưng không có phần cay đắng. Trong hoàn cảnh biệt ly, chia tay vợ chồng, con cái của

một gia đình tan vỡ, có hiện diện của sự cay đắng vì sau khi chia tay rồi, biệt ly rồi, người kia vẫn

còn đó và mình vẫn còn đây, cay đắng vì con vì cái, cay đắng vì thua thiệt, thiếu khả năng trong việc

duy trì gia đình, để gia đình mình không được như các gia đình khác...

Dĩ nhiên, trong vấn đề gia đình tan vỡ, gần như không có hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào,

nhưng tựu chung cho những trường hợp sự tan vỡ xảy đến một cách đột ngột, ta có thể đưa ra

một mẫu số chung cho những diễn tiến tình cảm cá thể của những người liên hệ, nhất là những

người đứng trong thế thụ động, phải đón nhận hoàn cảnh, không được dự phần chủ động:

Có thể tạm chia những diễn tiến tình cảm cá thể ra làm bốn giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn sững sờ: Vào một giây phút nào đó, chợt nhận thấy gia đình mình đang tuột dốc xuống

bờ vực thẳm, sẽ kết thúc bằng sự tan vỡ, phân ly, không còn cách cứu vãn, người ta bàng hoàng,

sững sờ, không còn suy tính, suy nghĩ và quyết định gì được nữa.

2. Giai đoạn nghi ngờ: Họ lý luận và không tin rằng làm sao một việc như thế có thể xảy ra cho gia

đình họ được. Những gia đình khác thì có thể, nhưng gia đình tế kinh hoàng của sự tan vỡ có lẽ chỉ

là một giấc mơ nhất thời, không phải là thực tế, xâm chiếm họ trong những giây phút đau khổ khi

nghĩ tới việc phân ly.

3. Giai đoạn hối tiếc, tự trách mình: Họ cảm thấy việc tan vỡ gia đình này một phần lớn do lỗi lầm

của họ: Ðúng ra tôi đã phải làm điều này hay đúng ra tôi đã không được làm điều nọ; giá mà tôi kéo

Page 22: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 22

lại được thời gian, cải đổi được những biến cố...

4. Giai đoạn chán chường và buông xuôi: Thế là hết, bao nhiêu mộng đẹp xây dựng lúc ban đầu, ao

nhiêu dự tính đều tan vỡ, tương lai không còn, cuộc sống thiếu lý tưởng, tình cảm trong họ thay đổi

bất chợt, không kềm hãm được những xúc động nhất thời...

Thật ra, những giai đoạn kể trên không xảy ra theo thứ tự vừa kể, có thể phân biệt được bằng một

mốc thời gian nào đó, nhưng chúng xen kẽ vào nhau, lẫn lộn vào nhau để tạo nên một tình trạng

chán chường, bi thảm trong con người, trong đời sống của người trong cuộc.

LÀM THẾ NÀO ÐỂ VƯỢT QUA?

Nếu không có một giai đoạn thứ năm thêm vào những giai đoạn kể trên thì thật là một thiếu sót. Ta

có thể gọi giai đoạn này là giai đoạn làm thế nào để vượt qua tình trạng chán nản, bi thảm của

hoàn cảnh:

Một chỗ ở, một người để chia sẻ, một nâng đỡ về lãnh vực tài chánh có lẽ phải là những ưu tiên

nhất trong hoàn cảnh này.

Sau nhiều năm sống trong đời sống gia đình, có vợ, có chồng, có con cái, nay một người phải chấp

nhận một đời sống khác, chưa kể đến những vấn đề có thể xảy ra đó là phải di chuyển đi một nơi

khác, từ chối hay chọn lựa một số bạn bè giới hạn. Nhiều lúc họ cảm thấy cô độc và cô đơn trong

hoàn cảnh mới, hoàn cảnh xảy ra khiến họ không chỉ mất gia đình của chính họ, nhưng một phần

của xã hội chung quanh và bạn bè. Những người chung quanh là những gia đình quen biết, họ mặc

cảm khi nhìn thấy người khác có vợ có chồng và sống với nhau dường như rất hạnh phúc. Ðiều

nặng nề nhất họ phải chịu đựng, đó là mặc cảm phạm tội mỗi khi nhìn vào hoàn cảnh tôn giáo của

chính họ.

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là bây giờ đi đâu và ở đâu? Ai chấp nhận và thông cảm cho một người

"bỏ vợ hay bỏ chồng"? Trong suốt thời gian này lại còn những vấn đề liên hệ khác như lo liệu giấy

tờ ly thân, li dị, chưa kể đến những phức tạp trong việc liên lạc với chính những ngừơi trong gia

đình như người chồng, người vợ hay con cái của họ.

Việc ly thân và ly dị ngày nay không còn là một khó khăn phức tạp nữa mà chỉ là việc kết thúc những

thủ tục về hành chánh. Nhưng phần chọn lựa và lo lắng nằm trong lãnh vực quyết định cá nhân và

luật pháp như ai sẽ là người nuôi nấng dạy dỗ con cái? gia tài, của cải sẽ phân chia như thế nào? Xã

hội và Giáo Hội sẽ xử đối với họ ra sao?

Page 23: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 23

Trong lúc tâm thần bất định như thế, họ vẫn buộc lòng phải quyết định nhiều vấn đề hệ trọng và

kinh nghiệm cho thấy có nhiều quyết định đã được đặt căn bản trên tự ái, mất thăng bằng trong

giây phút xao động tình cảm.

Chúng ta đang đề cập đến khía cạnh khúc mắc của vấn đề, tuy nhiên cũng cần phải trình bày rõ ràng

về vấn đề này vì xã hội chúng ta đang sống cũng cần được báo động về những khó khăn mà những

người ly thân và ly dị đang phải đương đầu và cần trợ giúp. Xa hơn nữa, xã hội cũng cần phải được

chuẩn bị để đương đầu với những vấn đề đang phát triển với một tốc độ khá nhanh. Số ly thân và

ly dị trong một xã hội đánh giá mức độ cao thấp của xã hội đó và khi đề cập đến xã hội không thể

không nói đến những vấn đề này.

Có một số người đề nghị nghiên cứu về ly thân và li dị và xếp loại chúng như một kinh nghiệm phải

trải qua về đời sống, một bước tiến phải vượt qua trong tiến trình đời sống con người, một người

trứơc khi trưởng thành phải trải qua. Thật đau lòng khi phải đối diện với những đề nghị tắc trách

như vậy.

Ly dị là một đau khổ, một đau khổ nặng nề và dai dẳng.

Nếu một người không thực sự yêu thương, không thực sự có ý muốn thành lập một gia đình, không

thực sự đặt bất cứ một kz vọng nào vào cuộc sống lứa đôi thì ly dị đối với họ chỉ là một rắc rối phải

vượt qua bằng thời gian.

Mặc dù vậy, những điều đã đề cập trên chưa hẳn là tất cả những gì một người phải đương đầu

nếu họ rơi vào tình trạng li dị. Không phải tất cả những người ly thân, li dị đều phải trải qua những

đau khổ giống như nhau. Không phải tất cả đều bị khước từ như nhau. Có những bài học kinh

nghiệm về đời sống được thu thập, người ta có thể học được kinh nghiệm qua những đau khổ của

cuộc sống mặc dù không ai tình nguyện học những đau khổ này. Ðối với người Kitô Giáo, đây có thể

được kể là một cảm nghiệm về sự chết và sự tái sinh. Hôn nhân không phải là con đường duy nhất

dẫn người ta đến với Chúa. Thánh Giá trong đời sống là những đau khổ có thể là không cùng trong

một vài trường hợp, dẫn đưa con người tới gần Núi Cavariô.

Có một người trưởng thành trong đau khổ của hoàn cảnh ly dị đã thốt lên: "Nếu có toàn quyền lựa

chọn, tôi đã không bao giờ chọn con đường tôi đang đi, nhưng tôi phải cảm tạ Chúa về những đau

khổ tôi đã vượt qua được trong thời gian qua." Cũng có nhiều người trong hoàn cảnh ly dị, ly thân

đã dồn hết tình yêu cho những đứa con của họ, những trẻ không may mắn có đủ cha mẹ như trong

những đời sống gia đình bình thường.

Page 24: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 24

VIỆC TÁI HÔN.

Một điều không lấy gì làm lạ, đó là hầu hết những người đã li dị sau đó đều lập gia đình một lần

nữa. Có thể là họ tìm được trong lần tái hôn này những giải đáp cho những khó khăn họ đang phải

đương đầu, có thể là họ phải tìm một cơ hội khác để chứng minh rằng mình có khả năng tạo lập

một gia đình. Tuy nhiên trái với những điều nhiều người nghĩ, cảnh sống của những gia đình thành

lập lần thứ hai này lại còn gặp nhiều khó khăn hơn cảnh sống của những gia đình được thành lập

lần thứ nhất, như thế có lẽ chúng ta nên nhìn vào chính những khó khăn này hơn là đánh gía trị của

họ như là lần đầu hay lần thứ mấy.

Ðầu tiên có lẽ chúng ta nên nhìn vào nguyên nhân gây nên những khó khăn trong việc tái hôn: chắc

không phải vì họ còn quá trẻ để bị cho rằng thiếu kinh nghiệm để lập gia đình, nhưng họ tái hôn có

thể chỉ vì họ muốn tìm quên, tìm một nơi ẩn náu để tránh những khó khăn, phiền phức đã gây ra từ

lần đổ vỡ trước, hoặc chỉ vì cô đơn và chán nản, hoặc chỉ vì trở lại đời sống độc thân gặp quá nhiều

khó khăn... Nếu một hay nhiều trong những nguyên nhân chúng ta vừa kể là động lực thúc đẩy họ

kết hôn lần thứ hai thì phải coi chừng, vì những điều kể trên không phải là những yếu tố khiến một

người quyết định kết hôn.

Thứ đến, có thể nguyên nhân đã đưa đến sự tan vỡ của gia đình lần trước sẽ chính là nguyên nhân

làm tan vỡ gia đình thứ hai. Thí dụ như sự hoang phí quá đáng của một người đã là nguyên nhân

làm cho gia đình trước đó tan vỡ, và nay vẫn chưa được sửa đổi thì chính nó sẽ làm tan vỡ gia đình

thứ hai này.

Có thể trong lần thứ nhất, trong giấy tờ ly dị, một lầm lỗi nào đó đã được ghi nhận, nhưng nhiều

người cho rằng đó chỉ là gán ghép cho có lệ, và để chứng minh điều này, họ thường cho người khác

thấy lầm lỗi của người kia, chính lầm lỗi này mới là nguyên nhân của sự tan vỡ, họ nói như thế...Họ

cho rằng lầm lỗi duy nhất của họ đó là họ chọn sai người, nếu họ đã chọn đúng người thì sự việc đã

không xảy ra. Trong một vài trường hợp, điều này đúng, nhưng đây là một thái độ hết sức nguy

hiểm. Thường sự tan vỡ của một gia đình do cả hai người gây nên, chỉ có khoảng 1% là do lỗi hoàn

toàn của một bên.

Phải nhìn thấy và chấp nhận lầm lỗi do mình gây ra, đừng vì quá xấu hổ hay đau lòng mà trốn tránh.

Nếu chấp nhận ly dị là một bài học thì phải tìm xem mình đã học được những gì? Nếu tự mình

không tìm được thì cần sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn. Chưa tìm ra nguyên nhân khiến gia

đình của mình tan vỡ thì khuyên đừng nên bao giờ lập gia đình một lần khác.

Những người đã ly dị thường lớn tiếng khuyên những người còn độc thân hãy chuẩn bị kỹ lưỡng

trước khi dấn thân vào hôn nhân, còn chính họ, họ tự cho rằng họ đã có kinh nghiệm nên không cần

Page 25: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 25

chuẩn bị gì cả, thật là một sai lầm nguy hiểm. Lần lập gia đình thứ hai là với một người khác chứ

không phải là người trước kia và mọi thứ đều khác xa với những kinh nghiệm họ tưởng họ có thể

áp dụng được.

Cuối cùng, phải nhìn thấy có một vài tương tự khi so sánh ly dị với việc một người phối ngẫu qua

đời. Ngừơi vừa góa vợ hay góa chồng vội vàng đi tìn người thay thế cũng nguy hiểm không kém gì

người vừa ly dị. Niềm đau mất mát vì sự ra đi của người bạn đời cũng cần thời gian để nguôi ngoai

và người còn lại cũng cần thời gian để chuẩn bị một đời sống khác với một người khác, không phải

là người đã từng chia sẻ kinh nghiệm sống với mình trước kia.

Page 26: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 26

Những trường hợp hôn phối đã được tháo gỡ

Ghi chú của tác giả:

Những trường hợp sau đây là những trường hợp có thật đã được các Tòa Án Hôn Phối trên thế

giới phân xử. Tuy nhiên, vì tính cách kín đáo, bí mật của Tòa Án, tác giả đã đổi tên, đổi họ và đổi

ngay cả các chi tiết quan trọng khiến người trong cuộc có thể nhận diện ra hoàn cảnh của mình.

Tác giả chỉ ghi lại 12 trường hợp điển hình. Dĩ nhiên trên đây chỉ là một số những trường hợp điển

hình đã được tháo gỡ. Mỗi hoàn cảnh mỗi khác nhau, mỗi nguyên cớ một khác. Tác giả không thể

trình bày mọi hoàn cảnh như những thí dụ. Những thắc mắc về hoàn cảnh của hôn phối của mình

phải được trình bày diện đối diện với nhân viên Tòa Án, nếu cần được tham khảo hay thắc mắc.

Trường hợp 1.

Diwata sinh ngày 26/5/1938, rửa tội ngày 30/3/1941 tại Manila.

Albert sinh ngày 29/7/1934, rửa tội ngày 30/12/1934 tại Manila.

Hai người cử hành hôn phối tại nhà thờ Santa Cruz, Manila ngày 1/8/1959 trong hoàn cảnh như sau:

Tháng Năm năm 1959, Diwata ghi tên tham dự cuộc tuyển lựa hoa hậu do Hội Hồng Thập Tự Quốc

tế tại Manila bảo trợ. Với sự "can thiệp" của một tổ chức du đãng có thế lực, Diwata được chọn.

Alberto lúc đó là một trong những anh chị trong tổ chức và là người lãnh đạo công tác giúp Diwata

thành hoa hậu. Anh thú nhận với người cầm đầu là anh đã đem lòng thương yêu và muốn cưới

Diwata làm vợ. Người cầm đầu do đó phác họa một chương trình để giúp Albert đạt được ước

nguyện.

Ngày 15/7/1959, sau giờ làm việc, tổ chức mời Hoa hậu Diwata dự bữa cơm tối tại nhà hàng

Bulakena. Sau bữa cơm tối, Diwata được chở tới khách sạn Eastern Hotel. Tại khách sạn, tổ chức

triệu tập một buổi họp kín với sự tham dự của Hoa hậu Diwata và buộc Diwata phải chọn một trong

hai đề nghị: ký hôn thú với Albert hay sẽ bị giam giữ. Diwata đồng ý ký giấy hôn thú. Việc thu xếp

hoàn tất ngay sau đó và giấy hôn thú được ký do Albert và Diwata ngày 15/7/1959. Sau khi ký giấy

hôn thú, Diwata được trả tự do ra về.

Ngày 16/7/1959, Albert nghĩ rằng Diwata đã là vợ mình nên tỏ ý muốn gặp Diwata. Do dự một lúc,

Diwata nhận lời vì nghĩ rằng dù sao Albert cũng là người đã giúp cô trở thành hoa hậu. Khi hai

người tới nhà hàng Bulakena, tổ chức lại đã có mặt đầy đủ. Họ đưa hai người tới khách sạn Airport

Page 27: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 27

Lodge và tại đây, hai người sống chung với nhau đêm đầu tiên. Sáng hôm sau, tổ chức đưa hai

người tới khách sạn Shellborne Hotel và giữ hai người tại đây hai tuần lễ cho đến ngày hôn lễ tại

nhà thờ Santa Cruz 1/8/1959.

Trong khi đó, gia đình của Diwata báo cáo với cảnh sát là con gái họ bị bắt cóc. Tổ chức sợ rằng họ

sẽ gặp nhiều rắc rối nên đặt điều kiện với Diwata :"hoặc Diwata phải nhận rằng thương yêu và

muốn lập gia đình với Albert, hoặc gia đình cô sẽ bị tàn sát". Vì biết thế lực của tổ chức và vì lo cho

an ninh của gia đình, Diwata chấp nhận điều thứ nhất, cử hành hôn lễ với Albert tại nhà thờ Santa

Cruz và trở thành nô lệ của tổ chức từ đó. Hai người sống chung với nhau đến năm 1970, sau đó họ

ly thân.

Diwata đứng đơn trình Tòa Án Hôn Phối Tổng Ðịa Phậm Manila ngày 15/4/1979 và hôn phối này

được tuyên bố vô hiệu ngày 6/3/1980.

Trường hợp 2.

Henry là một sinh viên nghèo, mới tốt nghiệp Ðại học vài năm và được nhận vào làm việc tại một

công ty lớn. Vì giỏi dang và siêng năng, Henry được đề cử vào chức vụ Giám đốc một chi nhánh của

công ty. Một bữa tiệc mừng được tổ chức tại nhà của ông Tổng Giám Ðốc, tại đây Henry gặp Sonia,

con gái ông. Hai người bị tiếng sét ái tình với nhau. Qua thời gian tìm hiểu, Henry nhận thấy vì Sonia

được gia đình nuông chiều quá đáng nên tỏ ra hách dịch và cô giao thiệp với rất nhiều bạn trai. Mẹ

của Sonia còn hách dịch hơn cả cô nữa.

Nhận thấy Henry trẻ có tương lai, bà mẹ của Sonia muốn bắt làm rể, nên đề nghị hai người làm

đám cưới. Bà đứng ra lo liệu việc đính hôn và tổ chức đám cưới. Henry thật tâm không muốn mặc

dù anh có yêu Sonia, nhưng vì e ngại chức vụ của mình trong công ty sẽ bị đe dọa nên chấp nhận.

Khi được tin, gia đình của Henry vui mừng và cũng muốn Henry làm đám cưới với Sonia vì tương lai

của chàng. Henry cho gia đình biết rằng chàng không yêu thương Sonia nhiều lắm và tính nết của

nàng không thích hợp với chàng. Gia đình chàng buồn bã ra mặt. Suy đi tính lại, vì tương lai của

chính mình, vì gia đình khuyến khích. Henry xúc tiến việc đám cưới. Lễ cưới và tiệc cưới diễn tiến

bình thường, vui vẻ.

Ngay trong tuần trăng mật, hai người đã có những xích mích và hơn một năm sau đó, họ chia tay

nhau. Sonia đệ đơn nơi Tòa Án Hôn phối xin tháo gỡ hôn nhân với lý do Henry không thật lòng khi

Page 28: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 28

nói lên lời ưng thuận đồng ý kết hôn. Những chứng cớ được thu thập từ Henry, mẹ chàng và cha

mẹ của Sonia. Tòa Án đã tháo gỡ hôn phối của họ.

Trường hợp 3.

Peter và Mary, cả hai người đều 17 tuổi lúc họ gặp nhau. Mary là con nuôi trong một gia đình khá

giả. Tuy nhiên, tình cảm giữa Mary và bà mẹ nuôi không được tốt đẹp lắm. Mary luôn cho rằng vì cô

là con nuôi nên không thể nào có được tình thương như con ruột.

Gặp Peter, lúc ban đầu hai người rất thâm mật với tình yêu thương đậm đà, nhưng dần dần tình

yêu phai lạt, hờ hững. Cuối cùng hai người chia tay nhau. Hai tháng sau, Mary mới biết mình đã

mang thai với Peter. Cô liên lạc lại với anh và hai người đồng { cho hai bên gia đình biết.

Hai gia đình buồn rầu ra mặt, nhưng sự thể đã lỡ làng biết giải quyết thế nào, họ để tùy hai người

trẻ quyết định. Nếu hai người muốn làm đám cưới, hai bên gia đình sẵn sàng đứng ra lo liệu,

nhược bằng họ quyết định chia tay, bên gia đình ba má nuôi Mary sẽ cáng đáng việc thai nghén,

sanh đẻ của Mary. Mary quyết định làm đám cưới, nhưng không tỏ lộ sự sốt sắng hay rộn rã của

một người con gái sắp về nhà chồng.

Dù ngại ngùng, nhưng hai gia đình vẫn thu xếp hôn phối của hai người khá tươm tất với lễ cưới,

tiệc tùng v.v...

Sau đám cưới, ngoại trừ một vài lần miễn cưỡng ưng thuận, Mary từ chối không chung chạ với

chồng. Cô tuyên bố cô sẽ ở với Peter cho đến khi sanh, để khi sanh, con cô là đứa con có cha và để

cho mọi người chung quanh khỏi dị nghị. Sau khi sanh, cô ở lại với Peter được vài tháng, sau đó dọn

về nhà cha mẹ nuôi và cuối cùng dọn ra riêng ở một mình với đứa con nhỏ.

Peter nộp đơn ra Tòa Án hôn phối xin tháo gỡ hôn nhân giữa anh và Mary. Dựa trên căn bản việc

Mary chỉ ưng thuận nói lên lời kết hôn vì đứa con sắp sinh, vì lời dị nghị của người chung quanh chứ

không phải vì yêu thương Peter và muốn sống với Peter suốt đời. Chứng cớ được thu thập từ

những nhân chứng, Tòa Án hôn phối tuyên bố hôn nhân giữa Peter và Mary không thành sự.

Trường hợp 4.

Ðầu năm, Cecilia đính hôn với Richard, họ dự định làm lễ cưới vào cuối năm. Cecilia thường hội họp

Page 29: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 29

với một nhóm người trong tổ chức "Thế Giới Mới". Tổ chức này quan niệm rằng trẻ con là nguồn

sinh ra ô nhiễm trong thế giới ngày nay, do đó, nếu có lập gia đình thì không nên có con cái. Richard

không đồng ý với quan niệm này. Cuối cùng trong một cuộc tranh luận, khi hai người đề cập đến

vấn đề con cái, họ cãi nhau kịch liệt và hủy bỏ đám cưới vì lý do Cecilia không muốn có con, nhưng

Richard lại muốn có.

Một năm sau Cecilia quen với Anthony. Cecilia không muốn sự việc xảy ra như lần trước với

Richard, nên cô không nói chuyện này với Anthony. Hai người yêu thương nhau và thực hiện hôn

phối. Cecilia tránh không đề cập tới vấn đề con cái khi được thẩm vấn. Ðám cưới diễn ra bình

thường.

Hai người sống với nhau như những vợ chồng bình thường khác, ngoại trừ việc Cecilia xử dụng các

phương tiện ngừa thai và ngay cả một lần phá thai. Anthony hoàn toàn không biết gì về việc này.

Sau sáu năm chung sống, Cecilia sợ các phương pháp ngừa thai sẽ gây nên hậu quả ung thư sau này

nên cô thú thật với Anthony và đề nghị Anthony đi bác sĩ cột ống dẫn tinh. Anthony nổi giận khi biết

vợ mình đã tránh né việc có con cái trong suốt thời gian chung sống, dứt khoát quyết định bỏ nhà ra

đi. Không lâu sau đó, Anthony biết được nguyên do tại sao đám cưới giữa Cecilia và Richard bị hủy

bỏ. Anthony trình bày hoàn cảnh của mình nơi Tòa Án hôn phối.Tòa Án Hôn Phối sau khi thu thập đủ

chứng cớ, tuyên bố hôn phối giữa Cecilia và Anthony bất thành sự.

Trường hợp 5.

Monica rửa tội sau ngày sinh một tuần lễ, nhưng khi lớn lên bỏ bê việc đạo đức, không siêng năng,

sốt sắng giữ đạo, chơi bời giao du với những bạn bè không tốt và tập tành nhiều thói xấu. Paul là

một thanh niên ngoan đạo, có đời sống nhân đức. Hai người gặp nhau, quen nhau. Từ khi quen

Paul, nghe lời khuyến dụ của Paul, Monica bắt đầu siêng năng đi lễ, đi nhà thờ, bỏ dần dần các thói

quen xấu, từ giã các bạn trai đã quen trước đó.

Trong lần từ giã nọ với một người bạn trai, Monica đã không giữ mình được và ngã vào vòng tay

của người bạn trai đó. Monica mang thai. Khi được tin Monica mang thai, gã bạn trai nọ quất ngựa

truy phong, dọn nhà đi tiểu bang khác trốn biệt tích. Monica trình bày sự việc với Paul để chia sẻ và

nâng đỡ.

Page 30: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 30

Là người tốt, Paul đề nghị lấy Monica làm vợ và hứa sẽ coi đứa con sắp sinh như con của mình và

Paul cũng yêu Monica nữa. Monica không đồng ý, cô nói rằng chả thà phá thai, còn hơn là làm đám

cưới với người mình không thương yêu. Nhưng khi nói chuyện với ba má, Monica lại nói rằng Paul

là cha của đứa nhỏ cô đang cưu mang và cô sắp làm đám cưới với Paul. Với bạn bè của cô, khi được

hỏi về đám cưới, cô nói rằng lập gia đình với Paul chỉ là vì bị 'tai nạn', khi tai qua nạn khỏi, nếu vui,

hạnh phúc thì tiếp tục, bằng không chấm dứt lúc nào cũng được. Paul hoàn toàn không nghe biết

được những chuyện này.

Ðám cưới diễn ra tưng bừng vui vẻ. Năm tháng sau đứa bé chào đời. Paul thật sự coi đứa nhỏ như

con, nâng đỡ, chia sẻ chiều chuộng Monica hết mực. Monica lại coi những tình cảm và cử chỉ của

Paul là bố thí, là thương hại và cô tự ái. Tự ái này đã đưa Monica đến việc bỏ nhà ra đi một mình để

lại đứa nhỏ cho Paul nuôi.

Paul chân tình nuôi nấng đứa nhỏ không phải con của mình chờ đợi ngày Monica trở lại. Năm năm

sau, không còn sức chờ đợi nữa, Paul trình bày hoàn cảnh của mình nơi Tòa Án Hôn Phối. Sau khi

điều tra, thâu thập chứng cớ từ Paul, Monica và các nhân chứng đáng tin cậy. Tòa Án tuyên bố hôn

phối của hai người không thành sự lúc cử hành, dựa trên căn bản Monica đã không thật sự có ý

chung thủy trong đời sống hôn phối.

Trường hợp 6.

Albert là tài xế xe vận tải hạng nặng chạy xuyên bang. Natalie là cô bán hàng trong một siêu thị. Hai

người đã quen nhau hai năm mới làm lễ cưới. Sau sáu năm chung sống có hai mặt con, họ thôi

nhau.

Theo sự yêu cầu của Natalie, lễ cưới của họ đã được Tòa Án Hôn Phối tháo gỡ sau hơn một năm

điều tra thu thập chứng cớ từ những nhân chứng đáng tin cậy. Câu chuyện hôn phối của họ như

sau:

Trong suốt thời gian quen nhau, họ chỉ gặp nhau vào những ngày Albert lái xe chở hàng trở về tiểu

bang họ đang sống. Tại một tiểu bang khác, nơi Albert thường lui tới, anh lại quen thêm một cô gái

khác và chung sống với cô này mỗi lần hai người gặp nhau. Ngay cả sau thời gian anh đã đính hôn

với Natalie cũng vậy, cuộc tình vụng trộm vẫn tiếp tục, anh còn hứa cả với cô ta là khi thu xếp mọi

chuyện xong hai người sẽ lấy nhau. Albert không cho vợ sắp cưới biết về cô gái nọ và cũng không

cho cô gái nọ biết anh đã đính hôn và sắp cưới vợ.

Page 31: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 31

Lễ cưới của hai người diễn ra trang trọng trong nhà thờ và tưng bừng nơi tiệc cưới. Họ đi hưởng

tuần trăng mật một tuần lễ tại bãi biển đẹp nhất nước.

Sau tuần trăng mật, hai vợ chồng trở lại cuộc sống bình thường: Natalie đi làm tại siêu thị còn

Albert tiếp tục lái xe xuyên bang, tiếp tục gặp gỡ, chung chạ vụng trộm với người tình phương xa.

Anh không hề kể cho người tình này biết gì về đám cưới của anh cả. Cô gái vẫn kiên nhẫn, âm thầm

chờ ngày Albert thu xếp xong công chuyện để làm đám cưới. Bị thúc dục nhiều lần, cuối cùng, Abert

bèn phải đính hôn với cô ta cho có lệ qua một thủ tục đơn giản và một chiếc nhẫn kim cương.

Một ngày kia, cô gái phương xa nọ nghi ngờ Albert ngoại tình bèn chú tâm theo dõi. Khăn gói lên

đường xuyên bang, cô ta bắt gặp Albert và một cô gái trẻ sống chung với nhau (cô gái này chính là

Natalie - vợ anh). Thế là cô ta làm ầm lên, xỉ vả anh ta và Natalie không tiếc lời. Kết quả là Natalie

gào lên khóc lóc thảm thiết cuốn gói bỏ nhà ra đi không bao giờ trở lại.

Trường hợp 7.

Roger là một bác sĩ y khoa trẻ khá nổi tiếng về nghề nghiệp cũng như về sinh hoạt chính trị. Anh có

hoài bão sau này sẽ trở thành người lãnh đạo lớn. Roger gặp Penelope, con gái của một chính trị

gia, đồng thời cũng là một nhà triệu phú. Penelope sau khi tốt nghiệp trung học, được gửi sang

Thụy sĩ theo học một trường Ðại học nổi tiếng của Âu Châu. Hai người thật xứng đôi vừa lứa,

nhưng thật ra hai người chỉ là bạn với nhau mà thôi. Roger đã có tình với một người con gái khác là

Candida.

Trong một lần tiễn chân Penelope lên đường sang Thụy sĩ sau kz hè, nhà triệu phú tổ chức một bữa

tiệc tiễn chân con gái, Roger cũng được mời tham dự. Có lẽ vì cả hai người đều quá chén chăng,

nửa đêm ông triệu phú bắt gặp Roger và con gái yêu của mình đang làm chuyện tồi bại trong phòng

ngủ của con gái ông.

Ðùng đùng nổi giận, ông bắt Roger và Penelope phải lấy nhau, ông là người thủ cựu, không quan

niệm khác được. Khi hai người nhận lỗi và phản đối việc cưới hỏi, ông tuyên bố rằng ông sẽ làm

ầm ỹ lên và tương lai của cậu bác sĩ chính trị gia sẽ chỉ là đống bọt ngoài bãi biển, và tương lai của

con gái ông là sẽ không được ghi tên trong bản di chúc của ông sau này, nghĩa là mất phần gia tài

kếch sù của ông để lại.

Page 32: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 32

Hai người gượng vui làm đám cưới, cười cười, nói nói trong lễ cưới và tiệc cưới, nhưng trong lòng

thì tan nát dở dang.

Một năm sau, hôn nhân tan rã. Roger nộp đơn xin tháo gỡ. Tòa Án tuyên bố hôn phối vô hiệu dựa

trên căn bản của việc sợ hãi và cưỡng ép khi nói lời ưng thuận kết hôn.

Trường hợp 8.

Rosa là một cô gái nhà quê, sống trong một làng đánh cá ven biển. Rosa gặp thủy thủ Simon, năm cô

18 tuổi. Dù đã 18 tuổi, nhưng Rosa rất đơn sơ vì sống trong một gia đình nhà quê mộc mạc, chân

lấm tay bùn.

Những hẹn hò với người tình thủy thủ luôn luôn có người chung quanh hiện diện và cũng không

được thường xuyên lắm. Trước ngày cưới, mẹ Rosa cũng đã rỉ tai cho con gái những điều cần thiết

phải biết, nhưng vì hoàn cảnh và vì thói quen giáo dục của gia đình, Rosa cũng chỉ ậm ừ cho có lệ.

Từ một hoàn cảnh như thế, Rosa tin tưởng rằng nếu cô đắp chiếc mền của chồng cô thì cô sẽ mang

thai, còn chuyện chung chạ là "chuyện mấy người đàn ông thường làm", cô không từ chối, nhưng

kệ họ. Mỗi lần thủy thủ Simon đi công tác xa, Rosa lấy chiếc mền của anh quấn vào người với hy

vọng sẽ mang thai. Cô không hề có một ý niệm mong manh nào về liên hệ giữa việc chung chạ vợ

chồng và vấn đề có con cái. Và vì thế, sau một thời gian chung sống Rosa cảm thấy bực mình về

"chuyện mấy người đàn ông thường làm". Ban đầu là chuyện chống đối không hợp tác, sau là từ

chối luôn, không chung chạ với người chồng thủy thủ nữa. Nhiều lần bị ép buộc, Rosa bỏ nhà về

nhà bố mẹ và không chịu trở về với chồng, với l{ do cô không đồng ý và tán thành "chuyện mấy

người đàn ông thường làm" mà thủy thủ Simon thường thực hiện với cô.

Simon chán nản sống chung với một người con gái khác, mặc cảm tội lỗi đã đưa Simon đến Tòa Án

Hôn Phối trình bày sự việc và xin giúp đỡ. Sau khi điều tra, thu thập chứng cớ, Tòa Án tuyên bố hôn

phối giữa Simon và Rosa không thành sự khi cử hành, dựa trên căn bản Rosa không biết gì về nhiệm

vụ và hành động phải có của vợ chồng trong việc hợp tác với tạo hóa sinh sản con cái.

Trường hợp 9.

Page 33: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 33

Sandra 30 tuổi, xuất thân từ một gia đình nghiêm khắc, đạo giáo. Sandra học hành giỏi dang, tốt

nghiệp ngành thương mại, được bổ nhiệm làm phụ tá giám đốc xuất bản tại chi nhánh của một nhà

in lớn. Mặc dù cô đã lớn tuổi, nhưng vì có nhan sắc nên nhiều người theo đuổi. Trong số những

người theo đuổi đó, Sandra có cảm tình với Stephen nhất, nhưng đồng thời cô cũng biết rằng

Stephen không phải là người chồng lý tưởng cho cô trong đời sống, anh đẹp trai, hào hoa nhưng

phóng đãng.

Trong nhóm người theo đuổi cô có anh Terry là người si tình cô nhất, anh sẵn sàng hy sinh mọi sự

để đạt được Sandra. Sandra rất dè dặt trong việc giao thiệp với bạn bè nam giới. Với một thái độ

rất cẩn trọng, đôi khi cô nhận lời mời của Stephen và đôi khi khác cô nhận lời mời của Terry.

Trong một bữa tiệc sinh nhật của bạn bè, Stephen cố tình phục rượu cho Sandra. Sandra say lúy túy

và khi thực sự tỉnh dậy, cô thấy mình đã thất thân với Stephen. Stephen hứa đủ thứ chuyện, nào là

đám cưới, nào là nhà cửa xe cộ v.v...Một tháng sau đó, Sandra thấy cơ thể của cô khác lạ, đi chẩn

bệnh, bác sĩ cho biết cô đang mang thai. Tin được báo cho Stephen. Thay vì vui mừng đón nhận,

Stephen tỏ ra lạnh nhạt và còn hỏi những câu hỏi đau đớn: Không biết bào thai có phải do chính

anh tạo ra không, và xa hơn nữa, Stphen còn đề nghị phá bỏ lấy lý do là vì hai người chưa thể lập

gia đình ngay lúc này được...

Hoảng hốt với bào thai một tháng trong người, Sandra hẹn gặp Terry, cô phục rượu cho Terry và cố

tình thất thân với anh. Sau một vài tuần lễ, ngập ngừng, Sandra tỏ cho Terry biết cô đã mang thai.

Vui mừng khôn tả, Terry tưởng chính anh là tác giả, anh đề nghị hai người làm đám cưới. Ðầu tiên

Sandra giả vờ chống đối, nhưng sau đó vì Terry cố thuyết phục, nên cô chấp thuận. Ðám cưới diễn

ra rình rang vui vẻ.

Hai tháng sau ngày cưới, Sandra bị sẩy thai, cô cho đó là một điều vui mừng vì từ nay không phải lo

lắng, bối rối về điều cô đã cố tình lừa dối Terry. Cô bắt đầu thương yêu, săn sóc Terry để đền bù lại

những gì cô đã làm. Họ sống khá hạnh phúc trong năm đầu tiên sau ngày cưới.

Trong một dịp tình cờ nọ, Terry gặp Stephen và một số bạn bè. Sau một hồi bàn luận chuyện thời

tiết, chính trị, họ đem chuyện cưới hỏi của Terry ra làm đề tài. Terry nghe biết chuyện, đau khổ

không ít, anh cố gắng quên, tha thứ cho Sandra. Nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì anh lại càng khổ

tâm, gắt gỏng bấy nhiêu. Ðời sống gia đình bắt đầu lục đục. Khi đã biết chồng khám phá ra sự lừa

dối bí mật của mình, Sandra bỏ nhà ra đi. Hối hận về việc đã làm, Sandra trình bày với Tòa Án Hôn

Page 34: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 34

Phối xin điều tra và cứu xét.

Dựa trên căn bản của việc lừa dối khi thực hiện Bí tích Hôn phối và sau khhi đã có những chứng cớ

rõ ràng, Tòa Án tuyên bố hôn phối giữa Sandra và Terry vô hiệu khi cử hành.

Trường hợp 10.

Angela 21 tuổi, đẹp, duyên dáng và quyến rũ. Roland 24 tuổi, cao, đẹp trai và hấp dẫn. Hai người

quen nhau trong buổi dạ vũ mừng sinh nhật của em gái Angela.

Họ gặp nhau thường xuyên sau đó, ai cũng khen họ xứng đôi vừa lứa. Roland lịch lãm với bạn bè, lễ

phép với người trên, anh xài tiền khá hào hoa và thường lái những chiếc xe hơi mới khác nhau, mặc

dù ngay cả Angela cũng không biết đích xác anh làm nghề gì, khi được bố mẹ hỏi, Angela cũng chỉ

cho biết loáng thoáng rằng Roland làm chủ một cơ sở buôn bán xe du lịch.

Chuyện kém may mắn đầu tiên xảy ra cho hai người được Roland kể lại cho Angela khi trao cho cô

chiếc nhẫn đính hôn: Chiếc nhẫn này không phải là chiếc nhẫn chính anh mua, chiếc nhẫn anh mua

xong để trong xe đậu trong sân đậu xe, khi trở lại vào buổi chiều, kiếng xe đã bị đập bể và kẻ trộm

lấy cắp hết tiền bạc và cả chiếc nhẫn. Anh đã xin bảo hiểm đền và hãng bảo hiểm đã đền đầy đủ

những thứ bị mất. Chiếc nhẫn anh trao cho Angela là chiếc nhẫn được hãng bảo hiểm đền.

Ðám cưới của hai người tổ chức linh đình với đầy đủ bạn bè tham dự. Sau tiệc cưới, hai người

thong dong đi hưởng tuần trăng mật. Khi đến nơi, Roland hoảng hốt cho Angela biết anh để quên

"chiếc bóp" ở nhà với tất cả tiền bạc của anh. Angela bèn dùng "credit card" của cô để trang trải

mọi phí tổn của tuần trăng mật. Angela hưởng tuần trăng mật một cách kinh hoàng, không phải vì

số tiền cô phải trả, nhưng vì Roland quá vũ phu trong hành động vợ chồng, cô bắt đầu cảm thấy

chán nản.

Khi về đến nhà, Roland có lẽ vì nhiều công chuyện, nên quên trả lại tiền cho vợ. Bàn đến việc trang

hoàng nhà cửa, Roland đưa ra những hoạch định xa hoa và tốn kém để cuối cùng Angela biết rằng

Roland là một gã thất nghiệp, du thủ du thực chuyên môn cờ bạc, lường gạt, vay mượn không bao

giờ trả. Angela đã lỡ chân, cố gắng đi làm nuôi chồng, cô đề nghị chồng đi tìm việc, Roland hăng hái

nhận lời yêu cầu vợ đưa tiền đổ xăng, ăn uống. Mỗi tuần Angela đều cung cấp gần nửa số lương

Page 35: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 35

cho chồng đi tìm việc, nhưng không bao giờ chồng tìm được công việc nào cả. Angela quyết định

không đưa tiền cho chồng nữa, kết quả đưa đến là việc đánh đập tra khảo tiền bạc. Khi Angela có

thai, sự việc càng khủng khiếp hơn nên cô tuyên bố ly dị Roland.

Khi nghe tin Angela sẽ li dị, Roland khóc lóc thảm thiết nài van vợ đừng bỏ anh, anh sẽ không thể

sống được nếu không có nàng, cuối cùng, anh dọa sẽ tự tử nếu Angela bỏ anh. Angela nén lòng chịu

đựng.

Gần đến ngày sinh, Angela không còn đi làm được nữa, gia đình không có tiền, cô bèn phải về nhà

bố mẹ để nương nhờ. Roland tưởng vợ đã bỏ anh, anh dọa sẽ giết cô và cả gia đình, nếu gia đình

chứa chấp vợ anh.

Angela bỏ trốn đi một nơi khác, trình bày với Tòa Án Hôn Phối. Sau khi điều tra với những nhân

chứng xác thực, Tòa Án tuyên bố hôn nhân giữa Roland và Angela không thành sự đặt trên căn bản

việc Roland vũ phu, cách xử thế không bình thường và Roland không có khả năng chu toàn vai trò

của người chồng trong gia đình.

Trường hợp 11.

Janet và Mark, cả hai người đạo Công Giáo, cử hành hôn phối tại Thánh đường Thánh Ignatio,

Edgewood, Connecticut ngày 14/6/1975. Lúc đó Janet 28 tuổi và Mark 30 tuổi.

Trước khi hai người cử hành hôn phối, Mark cho Janet biết rằng trong suốt năm 1970, anh có sống

chung với một người con gái tên là Diana, vì hai người không phải là vợ chồng chính thức nên họ

không muốn có con, do đó Mark quyết định cột cả hai ống dẫn tinh. Một năm sau họ chia tay nhau,

Mark hối hận vì đã hành động như thế nên trở lại bệnh viện xin tháo ống dẫn tinh để có thể có con

cái sau này, nhưng việc tháo gỡ không thực hiện được.

Khi Mark tiết lộ và Janet biết điều này, cả hai người đều có vẻ buồn bã vì nếu kết hôn họ sẽ không

có con cái. Dù vậy, họ vẫn quyết định cử hành hôn lễ ngày 14/6/1975 như đã nêu trên. Cuộc sống

tình dục vợ chồng giữa hai người vẫn bình thường, ngoại trừ việc có con cái.

Page 36: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 36

Hai vợ chồng sống chung tương đối hạnh phúc trong suốt năm năm sau ngày cưới. Nhưng tình cờ

vào mùa hè năm 1980, Janet khám phá ra Mark ngoại tình với một người đàn bà khác. Janet chán

nản, đau khổ và không nghĩ rằng có thể tiếp tục sống chung với Mark được nữa. Hai người ly thân

vào tháng 10/1980.

Janet đứng đơn trình Tòa Án Hôn Phối ngày 26/10/1982. Dựa trên căn bản định nghĩa về bất lực từ

trước 13/5/1977. Hôn phối của họ vô hiệu.

Trường hợp 12.

Sam và Ann, cả hai người đạo Công Giáo, cử hành hôn phối tại Thánh đường Thánh Simon, Upton

ngày 23/6/1978. Lúc đó Sam 25 tuổi và Ann 21 tuổi.

Ann sinh năm 1957, khi còn nhỏ không có gì khác thường, nhưng khi đến tuổi dậy thì, dù cô có sắc

đẹp, nhu mì và học giỏi nhưng không phát triển bình thường về bộ phận sinh dục và không có kinh

nguyệt như các bạn gái khác cùng lứa tuổi. Năm 13 tuổi, Ann trải qua một cuộc giải phẩu điều chỉnh

vì bộ phận sinh dục của cô được cấu tạo "ái nam ái nữ". Theo cách cấu tạo này, Ann không có kinh

nguyệt, không thể giao hợp và mang thai được. Từ năm 14 tuổi, Ann bắt đầu xử dụng kích thích tố

nữ giúp phát triển bộ ngực. Năm 18 tuổi, Ann trải qua cuộc giải phẩu thứ hai, qua cuộc giải phẩu

này, bác sĩ dùng phần da đùi của cô để ráp cho cô một âm đạo nhân tạo, với tất cả các trợ giúp này,

Ann sống tương đối như một người con gái bình thường.

Ann gặp Sam năm 1976, hai người yêu nhau. Qua thời gian, hai người vẫn tiếp tục mối tình đã

chớm nở. Họ sống chung với nhau như vợ chồng, giao hợp với nhau cách bình thường. Cuối năm

1977, hai người quyết định cử hành hôn lễ và đám cưới được tổ chức ngày 23/6/1976.

Hai người sống chung trong bốn năm. Cả Sam và Ann thường uống rượu say sưa, họ cãi cọ nhau

mỗi ngày. Cuối cùng, hai người ly thân vào tháng năm năm 1982. Họ không có con cái vì Ann không

thể mang thai.

Sam đứng đơn trình Tòa Án Hôn Phối ngày 4/12/1982, dựa trên lý cho rằng Ann bất lực. Tòa Án

quyết định nhận đơn ngày 29/12/1982.

Page 37: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 37

Chương Năm: Tòa Án Hôn Phối

Trong bất cứ một cộng đoàn nhân loại nào, để tạo lập và duy trì trật tự giữa những người sống

chung với nhau, họ phải có một cơ cấu tổ chức, cơ cấu tổ chức này có thể thật đơn sơ hay có thể

thật phức tạp tùy theo sáng kiến tổ chức và khả năng chấp nhận của mọi người trong cộng đoàn.

Thông thường, cách tổ chức đơn sơ nhất, là cộng đoàn có một người hay một nhóm người lãnh

đạo, điều khiển cộng đoàn. Khi một người tự động đứng lên dùng sức mạnh hay khả năng để lãnh

đạo, điều khiển cộng đoàn, người ta cho đó là chế độ quân chủ; Khi một người được những người

khác trong cộng đoàn chọn lựa để lãnh đạo cộng đoàn, người ta cho đó là chế độ dân chủ.

Trong bất cứ một thể chế nào, để việc lãnh đạo có thể thực hiện được, người ta phải nhận ra ba

đặc quyền hàm chứa trong vai trò của người, hay nhóm người lãnh đạo. Ba đặc quyền đó là: Quyền

lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.

Quyền lập pháp là quyền làm ra luật. Quyền hành pháp là quyền thực thi, hành sử luật. Quyền tư

pháp là quyền phán xét những trường hợp vi phạm luật.

Trong chế độ quân chủ, cả ba loại quyền trên tập trung vào một người: Vua.

Trong chế độ dân chủ, ba loại quyền trên được phân chia ra như sau: quyền lập pháp thuộc về quốc

hội; quyền hành pháp thuộc về tổng thống hay thủ tướng; quyền tư pháp thuộc về các tòa án.

Giáo Hội Công Giáo là một xã hội có tổ chức, được lãnh đạo do Ðức Giáo Hoàng và các Giám Mục

hiệp thông với Ngài.

Cá nhân hay gia đình là phần tử nhỏ nhất thành lập nên Giáo Hội. Nhiều cá nhân hay nhiều gia đình

họp thành một giáo xứ, nhiều giáo xứ họp thành một giáo phận (đứng đầu là một Giám Mục), nhiều

giáo phận họp thành một giáo tỉnh (đứng đầu do một Tổng Giám Mục), nhiều giáo tỉnh họp thành

Giáo miền (Hội Ðồng Giám Mục), nhiều Giáo miền họp thành Giáo Hội.

Page 38: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 38

Mỗi giáo phận thể hiện đầy đủ hình ảnh của một xã hội có tổ chức của Giáo Hội. Tìm hiểu về cơ cấu

tổ chức của Giáo Hội, không gì tốt hơn là tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của một giáo phận.

Vì Giáo Hội được tổ chức theo thể chế phẩm trật, nên quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền

tư pháp được tập trung nơi Giám Mục. Tuy nhiên, vì cứu cánh tối hậu của Giáo Hội là cứu cánh

thiêng liêng, là phần rỗi các linh hồn, nên các thứ quyền hành trên không được tập trung cách cứng

ngắc và độc đoán như trong thể chế quân chủ: Thường quyền hành pháp được Giám Mục ủy cho

Linh Mục Tổng Ðại Diện, quyền tư pháp được ủy cho Linh Mục Ðại Diện Tư pháp và Giám Mục giữ

quyền lập pháp.

Linh Mục Ðại Diện Tư pháp là người chịu trách nhiệm về việc thiết lập và điều hành Tòa Án Giáo

Phận. Ở đây, chúng ta giới hạn vấn đề trong lãnh vực hôn phối, nên chúng ta sẽ gọi Tòa Án Giáo

Phận này là Tòa Án Hôn Phối.

Tòa Án Hôn phối thường bị chống đối bởi hai nhóm người:

Nhóm thứ nhất gồm những người Công Giáo cực đoan, họ cho rằng không thể có việc tháo gỡ hôn

phối trong Giáo Hội, hôn phối giữa những người Công Giáo phải là hôn phối với sự sống chung cho

đến hơi thở cuối cùng, không được có một trường hợp ngoại trừ nào.

Nhóm thứ hai gồm những người Công Giáo cấp tiến, họ cho rằng Tòa Án Hôn Phối nên được coi

như một di tích còn sót lại của Giáo Hội thời Trung cổ, không nên xử dụng vào các việc có tính cách

hiện đại của thế giới văn minh. Còn riêng về vấn đề hôn phối, theo sự tiến triển của thời gian, Giáo

Hội nên chấp nhận thủ tục và phán quyết của tòa án dân sự về vấn đề ly dị, chấp nhận cho những

người vì lý do này hay lý do khác, không thể sống chung với người họ đã kết hôn được ly dị, lập gia

đình mới với người khác.

Cả hai nhóm người này đều không muốn cho Tòa Án Hôn Phối được thiết lập và hoạt động. Tuy

nhiên, trong phần này, chúng ta không bàn tới việc có nên có Tòa Án Hôn Phối hay không, nhưng

chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, hệ thống điều hành và các nhân sự liên hệ trong việc sinh

hoạt của Tòa Án.

Page 39: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 39

Theo nguyên tắc, mỗi giáo phận đều có một Linh Mục Ðại Diện Tư pháp và vì thế đều có một Tòa

Án Hôn Phối. Cơ cấu của các Tòa Án Hôn Phối được thiết định như sau:

I. Các cấp Tòa Án trong Giáo Hội.

* Cấp địa phương:

1. Tòa Án Hôn Phối giáo phận: Là Tòa Án được thiết lập trong một giáo phận để phân xử ở Cấp thứ

nhất (Ðệ nhất cấp) những tranh tụng giữa các tín hữu về vấn đề hôn nhân.

2. Tòa Án Hôn Phối Giáo Tỉnh: Nếu kết quả của việc phân xử nơi Tòa Án giáo phận không làm thỏa

mãn các đương sự liên hệ, họ có thể chống án lên tòa án giáo tỉnh, lần xử thứ hai này nơi tòa án

giáo tỉnh gọi là việc phân xử Cấp thứ hai (Ðệ nhị cấp).

Với những đương sự thuộc về giáo tỉnh, vụ kiện của họ sẽ được phân xử tại Tòa Án giáo tỉnh ở cấp

thứ nhất. Nếu kết quả của việc phân xử Cấp thứ nhất tại Tòa Án giáo tỉnh chưa thỏa mãn các

đương sự, chính Tòa Án giáo tỉnh sẽ xử lại ở cấp thứ hai.

3. Tòa Chống Án: được thành lập nơi giáo tỉnh, hay tại nhiều nơi, Hội Ðồng Giám Mục, với sự đồng

ý của Tòa Thánh, thiết lập một hay hai Tòa Chống Án trong giáo Miền của mình.

Trong trường hợp không có Tòa Chống Án trong Giáo Miền, Tổng Giám Mục có thể xin phép và có

sự đồng ý của Tòa Thánh, chỉ định một Tòa Án Hôn Phối giáo phận giữ vai trò Tòa Chống Án cho

những án văn phán quyết ở cấp thứ nhất từ Tòa Án Giáo Tỉnh.

Tất cả các vụ kiện về hôn phối nơi các Tòa Án Giáo phận hay Giáo tỉnh dù thỏa mãn các đương sự

hay không, cũng đều được duyệt xét do Tòa Chống Án. Bản văn mang phán quyết thực sự của một

vụ kiện là bản văn phát hành do Tòa Chống Án.

Có thể vì những l{ do nào đó, nhiều giáo phận cùng nhau họp lại để thiết lập một Tòa Án Hôn Phối

duy nhất, Tòa Án Hôn Phối này sẽ xử (cấp thứ nhất và cấp thứ hai) tất cả các vụ kiện thuộc về lãnh

thổ của các giáo phận liên hệ.

* Cấp Trung Ương (Tòa Thánh).

Page 40: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 40

1. Tòa Thượng Thẩm Roma (Roman Rota): Tòa Thượng Thẩm Roma phán xử

- ở đệ nhị cấp, những vụ kiện đã được các tòa án sơ cấp thông thường phán xử và đệ trình lên Tòa

Thánh bằng kháng cáo hợp pháp.

- ở đệ tam cấp hay ở cấp kế tiếp, những vụ án đã được chính Tòa Thượng Thẩm này hay bất cứ tòa

án nào khác phán xử, trừ khi vấn đề đã trở thành quyết tụng.

- Những vụ kiện hộ sự liên can đến các Giám Mục, các Viện Phụ Tổng Quyền, các Viện Phụ Hội

Trưởng Chi Dòng và các Bề Trên Tổng Quyền của các Dòng tu thuộc luật Giáo Hoàng.

- Các Giáo phận, những thể nhân hay pháp nhân trong Giáo Hội mà không có Bề trên nào khác ngoài

Ðức Giáo Hoàng.

- Các vụ kiện dành riêng cho Tòa Thánh, nhưng được Ðức Giáo Hoàng giao phó.

2. Tối Cao Pháp Viện (Signatura): Tối cao pháp viện phán xử:

- Các thượng tố chống lại các phán quyết của Tòa Thượng thẩm Roma.

- Những thượng tố về thân trạng mà Tòa Thượng Thẩm Roma từ chối tái xét.

- Các khước biện và nghi ngờ chống lại các thẩm phán của Tòa Thượng Thẩm Rôma vì những hành

động của họ khi thi hành chức vụ.

- Những tranh chấp thẩm quyền giữa hai tòa án không cùng một tòa kháng cáo.

- Những tranh tụng hành chánh giữa các cơ quan giáo triều và giải quyết những tranh chấp về thẩm

quyền giã các cơ quan ấy.

TÒA ÁN HÔN PHỐI THÔNG THƯỜNG CẤP GIÁO PHẬN

I. Nhân sự của Tòa Án:

1. Ðại Diện Tư Pháp của Giám Mục (Episcopal Judicial Vicar): Phải là một Linh Mục có thanh danh,

có bằng Tiến sĩ hay ít là Cử nhân Giáo Luật và không dưới ba mươi tuổi, được chính Giám Mục chỉ

Page 41: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 41

định với hạn kz. Ðại Diện Tư Pháp có thường quyền trong lãnh vực tư pháp như chính Giám Mục và

hợp với Giám Mục làm thành Tòa Án của Giáo Phận.

2. Phụ Tá Ðại Diện Tư Pháp hay Phó Án Sát (Adjutant Judicial Vicar): Là người trợ giúp cho Ðại

Diện Tư Pháp. Phụ Tá Ðại Diện Tư Pháp cũng có thường quyền trong lãnh vực tư pháp và phải là

một Linh Mục có thanh danh, không dưới ba mươi tuổi, có bằng Tiến sĩ hay ít là Cử nhân Giáo Luật,

do chính Giám Mục chỉ định với hạn kz.

3. Các Thẩm Phán (Judges): Trong giáo phận, ngoài Giám Mục, Ðại Diện Tư Pháp và Phụ tá Ðại Diện

Tư Pháp có thường quyền về tư pháp do chức vụ (ex officio), còn có các Linh Mục hay giáo dân

được Giám Mục chỉ định làm Thẩm Phán. Những người này phải là những người có thanh danh, có

bằng Tiến sĩ hay ít là Cử nhân Giáo luật được chỉ định với hạn kz.

4. Các Dự Thẩm (Auditors): Một trong số các Thẩm Phán có thể được chỉ định làm Dự Thẩm cho

một trường hợp tranh tụng. Dự Thẩm có nhiệm vụ thu thập các bằng chứng theo ủy nhiệm của

thẩm phán và sau khi thu thập xong giao cho thẩm phán. Dự thẩm trong nhiều trường hợp cũng có

thể tự quyết định những bằng chứng nào cần được thu thập và thu thập theo thể thức nào. Giám

Mục cũng có thể chuẩn nhận để giữ chức vụ dự thẩm những giáo sĩ hay giáo dân nổi bật về hạnh

kiểm, khôn ngoan và học thức.

5. Các Phụ Thẩm (Assessors): Các giáo sĩ hay giáo dân có thanh danh, cũng có thể được chỉ định là

phụ thẩm, nhất là trong trường hợp tòa án với một thẩm phán duy nhất, trong trường hợp này hai

phụ thẩm sẽ được mời để làm cố vấn. Thường những thẩm phán khác được chỉ định làm dự thẩm.

6. Lục sự (Notaries): Ðể các văn kiện tòa án được chứng thực, mỗi tòa án đều có các lục sự. Lục sự

là giáo sĩ hay giáo dân có thanh danh được Giám Mục chỉ định. Lục sự có nhiệm vụ ký nhận, chứng

thực tất cả các văn kiện liên hệ, văn kiện nào không có chữ ký của lục sự thì không có giá trị pháp lý.

7. Chưởng lý (Promotor of Justice): Là người bảo vệ cho công ích. Trong mỗi địa phận, Giám Mục

nên chỉ định một giáo sĩ hay giáo dân, có hạnh kiểm tốt, khôn ngoan và học thức để làm Chưởng lý.

Chưởng lý phải có Tiến sĩ hay ít là Cử nhân Giáo Luật.

Page 42: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 42

8. Bảo Hệ (Defender of the Bond): Ðể bảo vệ sự thiêng liêng của những giao ước hôn phối đang

được tranh tụng tại tòa án, Giám Mục phải chỉ định một bảo hệ. Bảo hệ có thể là giáo sĩ hay giáo

dân, có thanh danh, cẩn trọng và công chính và phải có Tiến sĩ hay ít là Cử nhân Giáo Luật. Bảo hệ

phải dẫn ra và trình bày mọi luận cứ chống lại sự vô hiệu hóa hôn nhân.

9. Luật sư (Advocates): Phải là người trưởng thành, có thanh danh và là người Công Giáo (trừ khi

Giám Mục cho phép cách khác), phải có bằng Tiến sĩ Giáo Luật hay là một chuyên viên thật sự và

được Ðức Giám Mục ưng chuẩn.

10. Người thụ ủy (Procurators): Dù là nguyên đơn hay bị đơn, đều có quyền chọn cho mình một

người thụ ủy, người thụ ủy sẽ thay mặt họ trong suốt thời gian tranh tụng.

11. Chuyên gia luật pháp (Juridical experts): Các chuyên gia về luật pháp có thể được chỉ định do

Thẩm phán hoặc nếu do nguyên đơn hay bị đơn thì phải được Tòa án chấp thuận. Những chuyên

gia này sẽ trợ giúp trong các việc liên hệ đến sự thẩm định vụ án.

12. Phúc trình viên (Relators): Trong một vụ tranh tụng được trao phó cho một tập đoàn thẩm

phán, vị thẩm phán chủ nhiệm sẽ chỉ định một phúc trình viên. Phúc trình viên có nhiệm vụ thẩm

định các bằng chứng đã thu thập, phát biểu ý kiến của mình cho các thẩm phán khác và lập biên bản

án từ quyết định do tập đoàn các thẩm phán.

Page 43: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 43

Những ngăn trở khiến một hôn phối vô hiệu (Bất thành sự)

Với một kiến thức tương đối về việc hôn phối và nếu tìm hiểu một cách cặn kẽ về những cách thế

sửa soạn trong giai đoạn tiền hôn phối, về nghi thức cử hành cũng như về những điều kiện sống

trong đời sống gia đình Công Giáo, người ta phải công nhận một điều: Giáo Hội Công Giáo có vẻ

như quá cẩn thận và nguyên tắc trong việc lập gia đình giữa những người tín hữu.

Ðối với Giáo Hội Công Giáo, một gia đình được thành lập, không phải chỉ được thành lập đúng với

nghi lễ, tập tục của xã hội để được xã hội nhìn nhận là một gia đình, nhưng còn phải theo các nghi

thức, qui luật Thiên Chúa đã ấn định qua Giáo Hội, để gia đình đó thật sự là một gia đình, trước mặt

Thiên Chúa, được Thiên Chúa chúc lành và được Giáo Hội nâng đỡ.

Những nghi thức, qui luật này được ấn định một cách rõ ràng để mọi người chiếu theo đó thực

hành. Trong những trường hợp hôn phối chấp hành và thực thi tất cả những thể thức và những qui

luật đã ấn định, người ta có một hôn phối cử hành cách hợp pháp (licit) và thành sự (valid), ngược

lại, vì những sơ hở, thiếu sót nào đó, người ta có thể có những trường hợp hôn phối cử hành cách

bất hợp pháp (illicit) hay bất thành sự (invalid).

Trong phạm vi của chương này, đầu tiên chúng ta bàn tới những ngăn trở và các trường hợp hôn

phối đã cử hành, nhưng vì có ngăn trở, nên hôn phối ấy không có hiệu quả thật sự của Bí Tích, nghĩa

là những hôn phối vô hiệu hay bất thành sự.

Bằng cách nào đó, khi một hôn phối được các cơ quan có thẩm quyền của Giáo Hội xác định rằng

hôn phối ấy đã không có hiệu quả Bí Tích (vô hiệu), hay đã không thành sự, thì hai người liên hệ

trong hôn phối ấy không được kể là vợ, là chồng trước mặt Chúa, trước mặt Giáo Hội, cho dù họ đã

sống với nhau như vợ chồng trong nhiều năm và đã có con cái.

Nếu họ muốn tiếp tục sống với nhau như vợ chồng trong một gia đình như những gia đình khác, họ

phải thực hiện lại Bí Tích Hôn Phối của họ. Trường hợp này được gọi là hữu hiệu hóa hôn phối

(convalidatio).

Nếu vì những l{ do nào đó, họ không muốn tiếp tục sống với nhau, hay hơn nữa, muốn lập gia đình

với một người khác, họ có quyền thực hiện theo ý muốn của mình.

Cơ quan có thẩm quyền để xác định một hôn phối có thành sự hay hữu hiệu hay không là Tòa Án

Hôn Phối của Giáo Hội. Việc tuyên bố một hôn phối đã cử hành là vô hiệu hay bất thành sự, gọi là

việc tháo gỡ hôn phối trong Giáo Hội Công Giáo.

Page 44: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 44

Phải phân biệt việc ly dị, hiểu theo nghĩa dân sự, ngoài đời: Ly dị là cho phép hai người thật sự là

vợ, là chồng trong một gia đình, chấm dứt việc sống chung vợ chồng, chia tay nhau và hai ngừơi tự

do sống một mình hay lập một gia đình khác tùy { họ.

Tháo gỡ hôn nhân trong Giáo Hội Công Giáo không phải vậy, nhưng là việc điều tra, tìm hiểu về diễn

tiến của một trường hợp hôn phối, theo lời yêu cầu của đương sự liên hệ, với những chứng cớ rõ

ràng rằng hôn phối của họ, vì thiếu những yếu tố, những điều kiện luật qui định, hay có những ngăn

trở hiện diện khi cử hành nên đã không có hiệu quả của hôn phối. Tòa Án chỉ làm công việc tuyên

bố rằng: Ngay từ đầu, lúc cử hành, hôn phối ấy đã không tạo được hiệu quả của Bí Tích.

Một hôn phối đã cử hành trong Giáo Hội, giữa hai người đã được rửa tội, không có một ngăn trở

nào, hôn phối ấy không thể nào được tháo gỡ (phân ly) do bất cứ quyền bính nào của Giáo Hội.

Sau đây, chúng ta thử tìm hiểu về những ngăn trở được qui định do Luật Giáo Hội, khiến một hôn

phối khi cử hành không có hiệu quả Bí Tích.

AI ÐẶT RA NGĂN TRỞ?

------------------------------------------------------------------

Ðiều luật 1075 trong Bộ Giáo Luật hiện hành qui định như sau Chỉ duy quyền bính tối cao của Giáo

Hội mới có thẩm quyền tuyên bố chính thức khi nào luật Chúa cấm đoán hay tiêu hủy hôn phối.

Cũng vậy, chỉ duy quyền bính tối cao của Giáo Hội mới có thẩm quyền đặt ra các ngăn trở khác dành

cho những người đã chịu phép Rửa tội. Trong một trường hợp riêng, Bản Quyền Sở tại có thể cấm

những người thuộc quyền mình hiện cư ngụ bất cứ ở đâu, và tất cả những người hiện đang ở

trong lãnh thổ riêng của mình không được cử hành hôn phối, nhưng sự cấm đoán chỉ có tính cách

tạm thời do một lý do quan trọng và bao lâu lý do ấy còn kéo dài. Nếu lý do ấy không còn tồn tại

nữa thì sự cấm đoán cũng hết hiệu lực (can.1977)

Bộ Giáo Luật năm 1917 phân biệt ngăn trở thành hai loại:

1. Ngăn trở cấm chỉ (impedient impediment) hôn phối bị cấm cử hành, nhưng nếu cử hành vẫn

thành hiệu nhưng mắc lỗi (illicit) .

2. Ngăn trở tiêu hôn (diriment impediment) hôn phối bị cấm cử hành và nếu cử hành hôn phối ấy

sẽ không thành hiệu (invalid)

Page 45: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 45

Cũng theo Bộ Luật 1917 chỉ Ðức Giáo Hoàng mới có quyền miễn chuẩn các loại ngăn trở. Trên thực

tế, Ðức Giáo Hoàng ủy thác năng quyền miễn chuẩn này cho các đại diện của Ngài và các Ðức Giám

Mục Giáo phận.

Bộ Giáo luật 1917 liệt kê 5 loại ngăn trở cấm chỉ và 13 ngăn trở tiêu hôn. Bộ Giáo Luật 1983 bãi bỏ

danh từ ngăn trở cấm chỉ và chỉ còn liệt kê 12 loại ngăn trở tiêu hôn mà thôi. Như thế, khi nói về

ngăn trở, Bộ Giáo Luật mới đơn giản hơn Bộ Luật cũ. Năng quyền miễn chuẩn trong Bộ Luật mới

cũng được mở rộng hơn cho các Ðấng Bản quyền địa phương. Trong việc thay đổi này, vì tính cách

bất hồi tố của luật lệ, những hôn phối cử hành trước ngày Bộ Luật mới có hiệu lực (27-11-1983)

vẫn phải theo những qui định của Bộ Luật cũ.

ÐỊNH NGHĨA NGĂN TRỞ

------------------------------------------------------------

Bộ Giáo Luật 1983 định nghĩa ngăn trở như sau:

Ngăn trở tiêu hôn làm cho người ta mất khả năng kết hôn cách hữu hiệu (can. 1073)

NGUỒN GỐC LOẠI NGĂN TRỞ

------------------------------------------------------------

1. Phát sinh do luật tự nhiên hay thiên luật.

a. Bất lực (dù vĩnh viễn hay tạm thời)

b. Ðã lập gia đình (đã đang có vợ hay có chồng)

c. Họ hàng huyết tộc trực hệ hay cấp hai của bàng hệ (xem phần phụ chương về cách tính họ hàng.)

2. Qui định theo Giáo Luật (xem phần áp dụng sau)

Page 46: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 46

a. Chưa tới tuổi Giáo luật định (Nam 16- Nữ 14)

b. Khác đạo (có thể xin phép chuẩn)

c. Ðã lãnh nhận chức Thánh.

d. Ðã khấn trọn đời trong một Dòng tu hay Tu hội.

e. Bị bắt cóc hay bị ép buộc.

g. Tội ác (thông đồng trong việc giết vợ hay chồng để lấy nhau)

h. Họ hàng bàng hệ đến cấp thứ bốn.

i. Ngăn trở công hạnh.

k. Họ hàng dưỡng tử (con nuôi- anh chị em con nuôi).

ÁP DỤNG NGĂN TRỞ TRÊN THỰC TẾ

----------------------------------------------------------------------

Trên thực tế và theo Giáo Luật, Chúng ta có thể chia làm ba loại ngăn trở:

- Ngăn trở về thể thức khi cử hành;

- Ngăn trở về sự ưng thuận kết hôn;

- Ngăn trở về cá nhân của người kết hôn.

I. NGĂN TRỞ V Ề THỂ THỨC KHI CỬ HÀNH

Một hôn phối giữa hai tín hữu Công Giáo hay chỉ một trong hai người là người Công Giáo, chỉ có

hiệu quả khi được thực hiện:

- Với sự hiện diện của một thừa tác viên hợp lệ.

- Với sự hiện diện của hai người làm chứng.

Nếu thiếu một trong hai điều này, hôn phối vô hiệu.

Page 47: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 47

1. Các Thừa tác viên hợp lệ là:

- Ðức Giám Mục Giáo Phận;

- Cha Sở nơi một trong hai người đang cư ngụ;

- Một Linh Mục được ủy quyền chứng nhận hôn phối hợp pháp;

- Một Phó Tế được ủy quyền chứng nhận hôn phối hợp pháp;

2. Hai người làm chứng:

- Hai người chứng hôn chỉ được hiểu là hai người hiện diện để đòi hỏi hai bên nam nữ muốn lập

gia đình với nhau bày tỏ sự ưng thuận và chứng nhận sự bày tỏ ấy.

[b]II. NGĂN TRỞ VỀ SỰ ƯNG THUẬN KẾT HÔN

Trong nghi thức khi cử hành hôn lễ, hai bên nam nữ liên hệ phải bày tỏ sự ưng thuận kết hôn. Sự

ưng thuận này phải được kết lập bằng ước muốn trong tự do của người bày tỏ. Những điều liệt kê

sau đây là những lý do ảnh hưởng trên sự ưng thuận của người bày tỏ. Tùy theo cấp độ nặng hay

nhẹ của ảnh hưởng, có thể làm cho một hôn phối vô hiệu:

1. Sự bắt ép và sợ hãi: Nếu một người bị đe dọa, cưỡng ép, bắt buộc do một hay nhiều người khác,

dù cho là cha mẹ, và vì sợ hãi, người ấy phải bày tỏ sự ưng thuận kết hôn nhưng thật sự trong lòng

không muốn như vậy. Hôn phối ấy vô hiệu (invalid).

2. Sự lường gạt: Nếu một người cố tình dấu diếm hay dối trá về chính mình để lường gạt người kia

ưng thuận lập gia đình với mình, mà sự dấu diếm hay dối trá ấy quan trọng cho đến nỗi sau này, khi

người bị lường gạt khám phá ra sự thật, họ không thể sống chung với người đã lường gạt mình

được nữa. Hôn phối ấy vô hiệu.

3. Ý định ngoại tình: Nếu ngay trong ngày hôn lễ, một người đã có { định ngoại tình, hay thật sự

ngoại tình bằng hành động với một người khác. Sự chung thủy cần thiết trong hôn phối không có.

Hôn phối ấy vô hiệu.

Page 48: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 48

4. Ý định bỏ nhau: Nếu ngay trong ngày hôn lễ, một người đã có { định chỉ sống với chồng hay vợ

mình đang kết hôn này một thời gian nào thôi, sau đó, khi nào muốn sẽ tự động ra đi sống đời sống

mới. Hôn phối ấy vô hiệu.

5. Ý định không có con cái: Nếu ngay trong ngày hôn lễ, một người có { định nhất định sẽ không có

con cái, hoặc độc tài quyết định việc có bao nhiêu đứa con, không cho ngừơi kia quyền có ý kiến về

việc này. Hôn phối ấy vô hiệu.

6. Ý định chủ, tớ: Trong hôn nhân, hai vợ chồng bình đẳng nhau, san sẻ đời sống vui buồn. Nếu ngay

trong ngày hôn lễ, một người đã có { định lấy vợ hay chồng để làm nô lệ cho mình, hay làm một đối

tượng để thỏa mãn dục vọng không thể nào ngang hàng với mình được. Hôn phối ấy vô hiệu.

7. Thiếu xử dụng trí khôn: Một người vì thiếu xử dụng trí khôn, nên thiếu sót trầm trọng trong sự

nhận định về những quyền lợi và bổn phận thiết yếu của đời sống hôn phối, hay vì lý do tâm lý

không thể đảm nhận nghĩa vụ thiết yếu trong đời sống gia đình. Sự ưng thuận của người ấy không

có căn bản. Hôn phối ấy vì thế vô hiệu.

III. NGĂN TRỞ VỀ CÁ NHÂN NGƯỜI KẾT HÔN

1. Chưa tới tuổi kết hôn luật định: Nếu một trong hai người, hay cả hai người chưa tới tuổi kết hôn

luật định mà cử hành hôn lễ. Hôn phối ấy vô hiệu (Tuổi giáo luật định: Bên nam 16 tuổi; bên nữ 14

tuổi).

2. Bất lực (impotence): Nếu một trong hai người bất lực, không thể hoàn hợp (consummatum) hôn

phối của họ sau khi cử hành. Hôn phối ấy có thể được tháo gỡ. Vì lý do này, một hôn phối giữa hai

người không bất lực, đã cử hành, nhưng chưa hoàn hợp có thể được tháo gỡ.

3. Ðã có gia đình rồi: Nếu một người đã lập gia đình theo thể thức hợp lệ thông thường, người ấy

không thể lập gia đình một lần nữa được. Nếu trong một hoàn cảnh nào đó, người ấy cử hành hôn

phối một lần nữa. Hôn phối cử hành lần thứ hai vô hiệu.

Page 49: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 49

4. Hôn phối khác đạo: Một người Công Giáo, lập gia đình với một người chưa bao giờ rửa tội, nếu

không có phép chuẩn của Giáo Quyền, hôn phối ấy vô hiệu.

5. Ðã chịu chức thánh: Một người đã nhận thánh chức Linh Mục, không thể kết hôn hữu hiệu được.

Nếu trong một hoàn cảnh nào đó cử hành hôn phối không có phép của Ðức Giáo Hoàng. Hôn phối

ấy vô hiệu.

6. Ðã khấn trọn đời: Một người đã khấn trọn đời trong Dòng tu (dù là nam hay nữ), không thể kết

hôn hữu hiệu được. Nếu cử hành hôn phối không có phép của Bản Quyền có thẩm quyền, hôn phối

ấy vô hiệu.

7. Bị bắt cóc: Một người nữ bị bắt cóc, trong thời gian bị giam giữ, cử hành hôn phối với người bắt

cóc mình, và dù người nữ ấy tuyên bố rằng mình tự do, tự ý quyết định kết hôn với người ấy. Hôn

phối ấy vẫn vô hiệu. (Nếu sau khi được thả về một thời gian, không còn bị áp lực nữa, người nữ ấy

đồng ý kết hôn với người đã bắt cóc mình hồi trước. Hôn phối ấy hữu hiệu).

8. Sát nhân: Nếu một người thông đồng với một người khác giết chồng hay vợ mình để có thể kết

hôn với nhau. Hôn phối ấy vô hiệu.

9. Họ hàng huyết tộc: Những người có họ hàng huyết tộc gần gũi, nếu kết hôn với nhau. Hôn phối

ấy vô hiệu. (Hôn phối vô hiệu cho đến cấp thứ bốn bàng hệ. Giáo Quyền có thể chuẩn cho đến cấp

thứ ba bàng hệ, không bao giờ chuẩn cấp thứ hai bàng hệ và cũng không bao giờ chuẩn cho bất cứ

cấp nào của trực hệ).

10. Họ hàng hôn thuộc: Một người không thể kết hôn với những người có họ hàng trực hệ với

người phối ngẫu quá cố của mình. Nếu kết hôn. Hôn phối ấy vô hiệu.

11. Ngăn trở công hạnh: Một người không thể kết hôn với những người có họ hàng trực hệ với

Page 50: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 50

người mình đã từng sống chung công khai như vợ hay chồng một thời gian nào đó.

12. Họ hàng dưỡng hệ: Một người không thể kết hôn với con nuôi, hay cha mẹ nuôi, hay anh em

nuôi của mình. (Giả thiết là việc dưỡng nuôi hợp pháp theo luật dân sự, hoặc thật sự có sống

chung, sinh hoạt trong cùng một gia đình.).

Page 51: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 51

Những Thắc Mắc Thông Thường

Công việc của Tòa Án Hôn phối (Marriage Tribunal) là công khai hóa việc bất thành sự (invalidity) của

những giao ước hôn phối đã thiết lập nhưng vô hiệu (không có hiệu quả Bí tích), và tuyên bố tháo

gỡ (Declaration of Nullity) sự ràng buộc hôn nhân của những hôn phối đó.

Việc tuyên bố này của Tòa Án Hôn Phối, đưa đến kết quả là hai vợ chồng liên hệ dù đã thực hiện bí

tích hôn phối với nhau, nhưng việc thực hiện vì những ngăn trở (impediments) trong hoàn cảnh cá

nhân của họ, hay khiếm khuyết (defects) nào đó về sự ưng thuận khi kết hôn, hay về thể thức cử

hành hôn phối, khiến giao ước đã thiết lập không có hiệu quả Bí tích, và vì thiếu hiệu quả Bí tích

nên không được kể là Bí tích ngay từ lúc thực hiện (ab initio).

Tòa Án Hôn Phối làm công việc điều tra, dựa trên những bằng chứng hiển nhiên thu thập được,

chiếu theo luật tuyên bố giao ước hôn phối đã thực hiện không thành sự và hai vợ chồng không bị

bó buộc trong giao ước hôn phối đó, kể từ lúc tuyên bố tháo gỡ giao ước, hai người có quyền tự do

lấy vợ hay lấy chồng khác.

Ðể có thể tuyên bố tháo gỡ một hôn nhân bất thành sự, Tòa Án phải dựa trên những chứng cớ hiển

nhiên và rõ ràng, những chứng cớ này được cung cấp do hai vợ chồng liên hệ và những người làm

chứng đáng tin cậy khác.

Sẽ có nhiều thắc mắc từ hai vợ chồng liên hệ và những người làm chứng, những câu hỏi và trả lời

sau đây có thể giúp phần nào giải đáp những thắc mắc thông thường. Những thắc mắc sâu xa hơn

phải được trả lời trực tiếp từ các nhân viên của Tòa Án Hôn Phối nơi vụ tranh tụng được phán xử.

GIẢI ÐÁP

NHỮNG THẮC MẮC THÔNG THƯỜNG.

1. Việc tháo gỡ giao ước hôn phối có phải là ly dị không?

Ðáp: Nếu xét về hiệu quả, việc tháo gỡ giao ước hôn phối cũng giống như việc ly dị nơi tòa án đời,

nghĩa là hai "vợ chồng" sau khi được tháo gỡ, có quyền cử hành Bí tích Hôn Phối với người khác.

Nhưng thật ra, có sự khác biệt rất quan trọng như sau:

Page 52: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 52

- Trong việc ly dị, giao ước hôn phối đang có của hai vợ chồng bị bãi bỏ, bị tiêu hủy, khiến hai người

được tự do tái hôn.

- Trong việc tháo gỡ Hôn Phối Công Giáo, Giáo Hội tuyên bố rằng dù đã cử hành hôn phối, nhưng

giao ước hôn phối của hai người không được thiết lập cách hữu hiệu, vì vậy, kể như hai người

không bị bó buộc với nhau.

2. Có giao ước hôn phối nào đã được thiết lập cách hữu hiệu mà được tháo gỡ không?

Ðáp:Một giao ước hôn phối đã được thiết lập cách hữu hiệu chỉ có sự chết (của một trong hai

người) mới có thể hủy bỏ được. Tuy nhiên, có hai trường hợp ngoại lệ được kể như sau:

a. Giao ước hôn phối thiết lập cách chính thức theo nghi thức Công Giáo giữa hai người mà một

người là Công Giáo còn người kia chưa bao giờ rửa tội (dù rửa tội trong các Giáo Hội Kitô Giáo

khác), giao ước hôn phối này dù hữu hiệu, nhưng không phải là Bí tích (non-sacramental marriage),

có thể được tháo gỡ do quyền bính tối cao của Giáo Hội: Ðức Giáo Hoàng.

b. Giao ước hôn phối đã thiết lập cách hữu hiệu nhưng chưa hoàn hợp (ratified but non-

consummated): Một giao ước hôn phối đã thiết lập cách chính thức theo nghi thức Công Giáo giữa

hai người Công Giáo, nhưng hai vợ chồng chưa bao giờ giao hợp với nhau (kể từ sau hôn lễ), có thể

được tháo gỡ do quyền bính tối cao của Giáo Hội: Ðức Giáo Hoàng.

3. Việc tháo gỡ giao ước hôn phối có khác việc ly thân không?

Ðáp: Tháo gỡ giao ước hôn phối và ly thân giống nhau ở chỗ: Cả hai trường hợp, hai vợ chồng đều

không sống chung với nhau nữa. Nhưng khác nhau ở điểm trong trường hợp hai vợ chồng ly thân,

họ không có quyền lập gia đình khác, nhưng nếu họ được tuyên bố tháo gỡ, họ có quyền lập gia

đình khác trong Giáo Hội.

4. Có phải ngày nay Giáo Hội dễ dàng hơn trong việc tháo gỡ giao ước hôn phối không?

Ðáp: Tòa Án Hôn Phối không có quyền tự mình tháo gỡ giao ước hôn phối của bất cứ ai. Tòa Án chỉ

có thể làm được điều này là dựa trên những chứng cớ hiển nhiên của một trường hợp hôn phối,

mà những chứng cớ này chứng minh rằng có những ngăn trở khiến giao ước hôn phối ấy không

hữu hiệu khi thực hiện, để tuyên bố rằng giao ước hôn phối ấy thực sự không có hiệu quả Bí tích và

như thế, hai người liên hệ không bị ràng buộc bởi những điều đã giao kết, họ có quyền tự do lập

gia đình khác. Có thể cho rằng ngày nay nhiều người đưa trường hợp hôn phối của mình ra Tòa Án

hơn là ngày xưa, cũng như các thủ tục bớt rườm rà hơn và do đó, có nhiều trường hợp tháo gỡ

Page 53: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 53

hơn ngày xưa.

5. Có phải bất cứ trường hợp hôn phối nào khi đã đưa ra Tòa Án Hôn Phối là đều được tháo gỡ

không?

Ðáp: Ðiều này không thể xác định được, vì việc tuyên bố tháo gỡ một giao ước hôn phối, tùy thuộc

vào việc thật sự có ngăn trở hiện diện lúc hai người cử hành hôn lễ hay không. Có những trường

hợp vì nghĩ rằng chắc hoàn cảnh của mình không được, nên không đưa ra Tòa Án, cũng có những

trường hợp khác vì nghĩ rằng việc ra Tòa Án sẽ nhiều lôi thôi rắc rối nên đành im lặng.

Một giao ước hôn phối có được tuyên bố tháo gỡ hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào những ngăn

trở hay khiếm khuyết hiện diện lúc thực hiện Bí tích Hôn Phối và việc chứng minh được những ngăn

trở hay khiếm khuyết đó.

6. Những trường hợp hôn phối nào cần đưa ra Tòa Án Hôn Phối?

Ðáp:Nếu một gia đình chỉ có những bất thuận, cãi cọ hay bất đồng ý kiến trong một vài lãnh vực;

nếu một gia đình thiếu hạnh phúc vì hoàn cảnh xã hội; nếu một gia đình vì l{ do kinh tế, chính trị, vợ

chồng phải xa nhau một thời gian...thì không phải là những trường hợp đưa ra Tòa Án Hôn Phối.

Nhưng nếu một gia đình đã tan vỡ, vợ chồng đã bỏ nhau, đã ly dị nơi tòa án dân sự và một trong hai

người hay cả hai người muốn lập gia đình khác mà vẫn không vấp phạm luật Giáo Hội, thì nên đưa

ra Tòa Án Hôn Phối càng sớm càng tốt.

7. Nếu gia đình đã tan vỡ và hiện đang sống với một người khác như vợ chồng, liệu có được

phép đưa trường hợp hôn phối trước đó của mình ra Tòa Án Hôn Phối không?

Ðáp:Ðược và rất nên làm, càng sớm càng tốt. Tòa Án Hôn Phối chỉ là nơi xét về việc hữu hiệu hay vô

hiệu giao ước hôn phối của bạn, không phải là tòa án lương tâm xét xử tội phúc. Tuy nhiên, có thể

Tòa Án sẽ khuyên bạn cố gắng hòa hoãn một thời gian trước khi thật sự tái kết hôn.

8. Giả sử tôi là "thủ phạm", gây ra việc tan vỡ gia đình, liệu tôi có quyền đưa trường hợp của

mình ra tòa án hôn phối không?

Ðáp:Bạn có thể là "thủ phạm" trong trường hợp bạn là người có ngăn trở lúc cử hành, bạn cũng có

thể là "thủ phạm" gây ra việc gia đình tan vỡ hay cả hai. Tòa án Hôn Phối cũng như các tòa án khác,

quan niệm rằng người "đứng đơn" phải là người vô tội. Tuy nhiên, nếu bạn thật lòng hối hận, tự

Page 54: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 54

hứa sẽ sửa đổi, Tòa Án sẽ nhận đơn bạn và xét xử. Nên nhớ rằng, việc đầu tiên, Tòa Án Hôn Phối

Công Giáo làm đó là việc săn sóc mục vụ cho các tín hữu.

9. Nếu muốn đưa trường hợp hôn phối của mình ra Tòa Án Hôn Phối, đầu tiên phải làm sao?

Ðáp: Liên lạc với Tòa Án trong Giáo Phận nơi mình đang sống, các nhân viên trong Tòa Án sẽ hướng

dẫn những điều phải làm, cho bạn biết Tòa Án nào sẽ thụ lý trường hợp của bạn. Nếu bất tiện, có

thể gặp Cha Sở hay Cha Tuyên Úy nơi mình cư ngụ nhờ liên lạc giúp.

10. Có phải mỗi địa phận đều có Tòa Án Hôn Phối không?

Ðáp: Ðúng ra, mỗi địa phận đều có một Tòa Án Hôn Phối để xét xử những trường hợp hôn phối của

các giáo hữu sống trong địa phận. Tuy nhiên, vì các yếu tố như thiếu các linh mục nhân sự chuyên

môn về luật pháp, vì địa phận quá nhỏ, có thể có những địa phận không có Tòa Án Hôn Phối. Trong

trường hợp một địa phận không có Tòa Án Hôn Phối, bạn vẫn có thể liên lạc với Tòa Giám Mục và

Ðức Giám Mục sẽ chỉ định một Tòa Án Hôn Phối tại một địa phận khác nhận đơn và xét trường hợp

của bạn.

11. Có thể có những Tòa Án Hôn Phối này xét xử dễ dàng hơn những Tòa Án Hôn Phối khác

không?

Ðáp: Có thể có, vì nhân sự xét xử tại Tòa Án Hôn Phối là những con người, và có thể người này dễ

tính hơn người khác mặc dù họ phải áp dụng cùng một nguyên tắc luật pháp để điều tra và xét xử.

Trong kinh nghiệm của Tòa Án Hôn Phối, cùng một trường hợp, có thể không được tháo gỡ nơi Tòa

Án Hôn Phối này, nhưng lại được tháo gỡ nơi Tòa Án Hôn Phối khác.

12. Phải chuẩn bị những gì trước khi đưa trường hợp của mình ra Tòa Án Hôn Phối?

Ðáp:Không phải chuẩn bị gì cả! Sau lần gặp đầu tiên (priliminary interview) với nhân viên của Tòa

Án, thường là một Dự Thẩm (auditor), bạn sẽ được cho biết là bạn có nên tiếp tục hay không: Nếu

giao ước hôn phối của bạn vào lúc thiết lập, có những ngăn trở có thể chứng minh được, bạn sẽ

được khuyên tiếp tục tiến tới.

13. Khi gặp Dự Thẩm sẽ phải làm những công việc gì?

Page 55: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 55

Ðáp:Vì Dự Thẩm là người thu thập những chứng cớ, chi tiết, lời khai liên hệ đến tình trạng cá nhân

và gia đình bạn. Nên khi gặp Dự Thẩm, bạn sẽ phải cung cấp các chi tiết, chứng cớ bằng giấy tờ nếu

có và cả danh sách của những người sẽ làm chứng nữa. Những lời khai, chi tiết và chứng cớ này rất

quan trọng, vì nó chính là căn bản để các Thẩm Phán (judges) sẽ căn cứ vào đó phán xử trường hợp

của bạn.

14. Sẽ có bao nhiêu Thẩm Phán phán xử một trường hợp hôn phối?

Ðáp:Thường trong một trường hợp phán xử hôn phối sẽ có ba Thẩm Phán. Các Thẩm Phán còn là

người sẽ gặp các nhân chứng trong danh sách bạn cung cấp nữa. Tuy nhiên, thường các Thẩm Phán

ủy quyền cho một người nào đó gặp các nhân chứng thay cho họ. Các Thẩm Phán chính là những

người quyết định một giao ước hôn phối có được tháo gỡ hay không.

15. Liệu có thể có những trường hợp thiên vị không?

Ðáp: Không thể có được! Vì trong mỗi một trường hợp phán xử hôn phối có rất nhiều nhân sự liên

can, có thể kể: các Thẩm Phán, các Dự Thẩm, các Lục Sự (notary) và người Bảo Hệ (defender of the

bond). Hơn nữa, Tòa Án Hôn Phối còn có những qui tắc giúp cho các nhân viên của mình tránh bị

nghi ngờ thiên vị, trong những trường hợp sau đây, các nhân viên dù có trách nhiệm vẫn có quyền

khước từ thi hành nhiệm vụ:

- Khi phải phán xử những trường hợp có liên hệ đến thân nhân có họ hàng huyết tộc hay hôn thuộc,

tính đến cấp thứ bốn bàng hệ.

- Khi phải phán xử những trường hợp có liên hệ đến người mình được đặt làm Giám hộ hay Quản

tài.

- Khi phải phán xử những trường hợp có liên hệ đến người có tình nghĩa riêng, hoặc thù địch riêng.

- Khi vụ kiện đưa đến lợi lộc hay thiệt hại cho chính mình.

Nguyên đơn hay bị đơn nếu bị thiệt hại vì nghi ngờ có sự thiên vị, có thể kháng án vì những lý do

trên.

Page 56: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 56

16. Các Lục Sự liên can thế nào trong một vụ phán xử?

Ðáp: Lục Sự là người ghi chép tất cả các biên bản từ lúc khởi sự cho đến lúc kết thúc, trên tất cả

các văn kiện đều phải có chữ ký của Lục Sự, bản văn nào không có chữ ký của Lục Sự sẽ không có

giá trị pháp lý.

17. Người Bảo Hệ có phận sự nào trong một vụ phán xử?

Ðáp:Bảo Hệ là người bênh vực, bảo vệ cho giao ước Bí Tích Hôn Phối, có nghĩa là người chống lại

quyết định của các Thẩm Phán cho rằng một giao ước hôn phối nào đó có thể tháo gỡ được. Tuy

nhiên, không phải Bảo Hệ lúc nào cũng khăng khăng chống đối, nhất là trong một trường hợp với

những chứng cớ đã quá rõ ràng. Thật ra, vai trò của người Bảo Hệ chỉ có tính cách kiểm soát lại một

cách chắc chắn các chứng cớ đã thu thập được và chứng minh rằng giao ước hôn phối ấy đã được

xét một cách kỹ càng.

18. Một phiên xử nơi Tòa Án Hôn Phối có giống như một phiên xử nơi Tòa Án dân sự không?

Ðáp:Hoàn toàn không! Khi bạn gặp các nhân viên trách nhiệm của Tòa Án Hôn Phối về trường hợp

của bạn, sẽ không có sự hiện diện của người khác. Việc gặp gỡ, điều tra sẽ được thực hiện trong

bầu không khí mục vụ giữa con chiên và chủ chiên. Tất cả những điều đề cập tới sẽ được ghi vào

biên bản với chữ ký của Lục Sự. Việc gặp gỡ các nhân chứng cũng vậy.

Các cuộc gặp gỡ nêu trên thường không cùng một nơi và không cùng một ngày. Việc phán xử hoàn

toàn đặt căn bản trên các văn kiện có được từ các lần gặp gỡ này. Không ai trong hai người liên hệ

và cả những người làm chứng phải hiện diện trong lúc phán xử.

19. Khi gặp gỡ để điều tra, liệu có phải trả lời những câu hỏi "gài bẫy" sẵn không?

Ðáp: Không bao giờ! Vì người đứng ra "điều tra" là người giúp bạn chứ không phải là Chưởng Lý

hay Chánh Án, hiểu theo Tòa Án dân sự. Ðừng đối chiếu hình ảnh của một phiên tòa dân sự vào một

trường hợp phán xử nơi Tòa Án Hôn Phối của Giáo Hội.

20. Khi điều tra, những điểm nào sẽ được chú trọng nhất?

Page 57: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 57

Ðáp:Ðiểm được chú trọng nhất là khoảng thời gian tiền hôn phối tính đến ngày hôn lễ và chính hôn

lễ. Tuy nhiên, việc điều tra sẽ bắt đầu từ gia đình cha mẹ hai bên, kế đến là diễn tiến của việc hai

người quen biết nhau ra sao, tình yêu khởi sự thế nào, những hứa hẹn và ước hẹn đã thề thốt với

nhau, việc đính hôn và hôn lễ, tuần trăng mật, cuộc sống gia đình sau đó, con cái sinh ra, những lý

do đã tạo nên bất hòa, ly thân, ly dị v.v...

21. Liệu Tòa Án Hôn Phối có thật tin những điều tôi trình bày không?

Ðáp: Vấn đề ở đây là mình có trình bày đúng sự thật không, với những chứng cớ có thể chứng minh

được, với những người chứng sẽ cung cấp những chi tiết cần thiết, với sự đối chiếu với câu

chuyện của người chồng hay vợ phía bên kia và cuối cùng với khả năng chuyên môn của các Thẩm

Phán, sự thật sẽ được phô bày.

22. Tôi có thể nhờ một luật sư biện hộ, can thiệp cho tôi không?

Ðáp: Bạn có thể nhờ một luật sư (advocate) hay người thụ ủy (procurator), thay mặt bạn trong suốt

thời gian phán xử. Nơi mỗi tòa án đều có danh sách của các Luật sư. Những người này là những

chuyên viên về luật pháp trong Giáo Hội, thường là các Linh Mục chuyên biệt về Luật Giáo Hội.

23. Liệu tôi có phải giáp mặt người chồng hay vợ của tôi không?

Ðáp: Không! Dù trong chính lúc phán xử cũng vậy. Tuy nhiên, người chồng hay vợ đó sẽ được Tòa

Án Hôn Phối liên lạc, gặp gỡ để điều tra, nhưng khác ngày, khác giờ với ngày giờ của bạn.

Hôn Phối là một giao ước được thực hiện, ký kết giữa hai người, cả hai người đều có quyền biết

việc gì đang xảy ra cho giao ước hôn phối của mình. Ðây là một quyền lợi thuộc lãnh vực công bằng

tự nhiên. Khi đưa trường hợp hôn phối của bạn ra Tòa Án Hôn Phối, bạn phải cung cấp những chi

tiết liên hệ tới người phối ngẫu của bạn như tên tuổi, địa chỉ để liên lạc.

24. Nếu tôi không biết hiện giờ người đó đang ở đâu thì sao?

Ðáp:Bạn phải cố gắng hết sức để biết "người đó" hiện ở đâu để liên lạc. Tuy nhiên, nếu bạn không

thể tìm được sau khi đã cố gắng hết sức thì trường hợp của bạn vẫn được tiếp tục. Trong hoàn

cảnh này, người Bảo Hệ (defender of the bond) sẽ lãnh trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho người

vắng mặt. Nhưng việc đầu tiên người Bảo Hệ sẽ làm là thăm hỏi xem bạn đã cố gắng hết sức chưa

trong việc tìm kiếm.

Page 58: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 58

25. Nếu biết được "người đó" hiện ở đâu, nhưng họ từ chối hợp tác trong việc tháo gỡ giao

ước hôn phối thì sao?

Ðáp: Tòa Án Hôn Phối sẽ liên lạc và sau khi chắc chắn rằng người vợ hay chồng bạn đã nhận được

thư mời của Tòa Án, nhưng không trả lời, hay trả lời không hợp tác, trường hợp của bạn vẫn được

Tòa Án tiếp tục phán xử.

26. Trong hai điều: một là "người đó" hợp tác; hai là "người đó" không hợp tác thì điều nào tốt

hơn?

Ðáp: Việc người vợ hay chồng "cũ" có hợp tác là tốt hơn, vì để phán đoán về một sự việc có hai

người liên hệ, thì phải nghe cả hai bên trình bày. Nghe chỉ một bên trình bày sẽ khó khăn cho Tòa Án

khi phán xử.

27. Vậy có phải là Tòa Án không tin những gì tôi nói không?

Ðáp: Không phải vậy! Nhưng thường mọi người đều nhận xét và trình bày mọi việc qua cái nhìn

riêng của mình. Phán đoán về một trường hợp hôn phối sẽ dễ dàng hơn, sau khi nghe cả hai bên

trình bày về phần mình.

28. Vậy có phải là Tòa Án sẽ xử ai là người có lỗi phải không?

Ðáp:Không phải! Tòa Án Hôn Phối không phải là nơi phán xét về luân lý, phạm tội hay không phạm

tội, người này đúng, người kia sai.

Việc tháo gỡ một giao ước hôn phối không đặt căn bản trên việc qui tội cho người nào đã làm tan

vỡ gia đình, nhưng chỉ tìm hiểu về việc liệu có ngăn trở nào hiện diện lúc hai người thiết lập giao

ước hôn phối, khiến hôn phối đó không có hiệu quả Bí tích (không thành sự-invalid).

29. Nếu người chồng hay vợ kia chống đối việc tháo gỡ giao ước hôn phối của họ thì sao?

Ðáp: Nếu bạn có quyền trình bày hôn phối của bạn để tháo gỡ, thì người chồng hay vợ của bạn

cũng có quyền chống đối việc tháo gỡ đó. Họ có quyền đưa ra những chứng cớ, những người làm

chứng để chống lại việc tháo gỡ.

Page 59: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 59

30. Vậy người chồng hay vợ đó có quyền bãi bỏ việc phán xử của Tòa Án Hôn Phối về trường

hợp của họ không?

Ðáp: Không! Họ không có quyền đó. Khi một người đã đưa trường hợp hôn phối của mình ra Tòa

Án Hôn Phối xin xét xử, không ai có quyền bãi bỏ cả. Nếu người vợ hay chồng cũ của bạn muốn

chống đối, người ấy phải chống đối theo những cách thế luật pháp qui định, tỉ như đưa ra những

bằng cớ ngược lại, giới thiệu những người làm chứng cho những bằng cớ đó v.v...

Tòa Án Hôn Phối sẽ nghe cẩn thận những điều bạn trình bày về phía bạn, đồng thời cũng nghe

người vợ hay chồng cũ của bạn trình bày về họ cẩn thận giống như vậy. Quyền lợi của cả hai bên

đều được tôn trọng ngang nhau, nhưng sự phán xử vẫn tiếp diễn đến khi có kết quả sau cùng.

31. Liệu Tòa Án Hôn Phối có cho người vợ hay chồng cũ của tôi biết lý do căn bản tôi đưa ra để

tháo gỡ giao ước hôn phối không?

Ðáp:Nếu người vợ hay chồng cũ của bạn đến Tòa Án sau khi được mời, Tòa Án sẽ cho họ biết lý do

căn bản bạn đưa ra và giải thích cho họ hiểu.

32. Phải cần bao nhiêu người làm chứng?

Ðáp:Một hay hai người biết sự thực thì hơn mười người không biết. Một trường hợp rõ ràng thì

không cần nhiều người làm chứng.

Những người chứng có thể là thân nhân trong gia đình, bạn bè quen biết hay có thể là những nhà

chuyên môn trong các lãnh vực y khoa, tâm lý...Các nhân viên trong Tòa Án sẽ giúp bạn về việc này

sau khi nghe trường hợp của bạn.

33. Nếu người làm chứng ở xa quá thì sao?

Ðáp: Trong mỗi giáo phận, đều có Tòa Án Hôn Phối và các Tòa Án này liên hệ với nhau trong cùng

một hệ thống, bạn cứ cung cấp địa chỉ, Tòa Án Hôn Phối đang thụ lý trường hợp của bạn sẽ liên lạc

với Tòa Án Hôn Phối nơi người chứng trú ngụ và Tòa Án nơi ấy sẽ gặp người chứng đó.

34. Nếu tôi không tìm được người chứng nào thì sao?

Ðáp: Hôn phối là một cuộc sống công khai, do đó lúc nào cũng có người chứng. Sau khi nghe bạn

trình bày, các nhân viên Tòa Án sẽ hướng dẫn bạn tìm người chứng. Người chứng không cần phải

Page 60: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 60

biết hết mọi chuyện. Có thể người này biết phần này và một người khác biết phần khác rồi một

người khác biết phần khác nữa.

35. Nếu có người biết chuyện, nhưng họ không chịu ra Tòa giúp thì sao?

Ðáp:Giấy mời của Tòa Án Hôn Phối không có hiệu lực bắt buộc, do đó, bạn là người chịu trách

nhiệm đứng ra mời người làm chứng cho chính bạn. Nhưng nên nhớ một điều: Nếu người làm

chứng bị ép buộc, họ sẽ không giúp được gì nhiều.

36. Tôi phải dặn người chứng những gì?

Ðáp:Dặn họ nói sự thật và chỉ sự thật thôi. Một câu chuyện tự tạo trước sau gì cũng bị khám phá.

Ðiều tốt nhất là không dặn người chứng gì cả, để tự họ nói lên những điều họ đã biết một cách

khách quan.

37. Những giấy tờ nào cần thiết để đưa một trường hợp hôn phối ra Tòa Án Hôn Phối?

Ðáp:Thông thường, những giấy tờ sau đây cần thiết:

1. Giấy hôn thú của hôn phối muốn được tháo gỡ.

2. Giấy chứng nhận rửa tội, nếu là người Công Giáo.

3. Giấy ly dị dân sự.

4. Những giấy tờ khác sẽ do Tòa Án cho biết, trong trường hợp đặc biệt nào đó.

38. Vậy Tòa Án Hôn Phối cũng phán xử cả những hôn phối giữa những người không phải là Công

Giáo nữa sao?

Ðáp:Giáo Hội công nhận là thành sự (valid) hôn phối của những người không công giáo cử hành

theo thể thức riêng của họ. Nếu sau đó hôn phối của họ tan vỡ và một trong hai người hay cả hai

người muốn kết hôn với người Công Giáo thì hôn phối trước đó của họ phải được tháo gỡ trước

khi kết hôn lần thứ hai.

Hơn nữa, có những giao ước hôn phối thiết lập với phép chuẩn giữa một người Công Giáo và một

người ngoại đạo. Sau đó hôn phối tan vỡ, người ngoại đạo muốn kết hôn lần thứ hai với một

Page 61: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 61

người Công Giáo khác, giao ước hôn phối trước đó phải được tháo gỡ.

39. Sao lại cần giấy ly dị dân sự?

Ðáp:Tòa Án Hôn Phối là tòa án của Giáo Hội Công Giáo, việc tháo gỡ giao ước hôn phối chỉ có giá trị

trong lãnh vực thiêng liêng, phần hồn. Sự tháo gỡ này không có giá trị nơi tòa án dân sự. Vì thế, dù

đã được tuyên bố tháo gỡ nơi Tòa Án Hôn Phối, theo luật của quốc gia bạn vẫn không được phép

kết hôn lần thứ hai vì hôn thú dân sự thứ nhất của bạn vẫn còn giá trị. Nếu muốn kết hôn lần thứ

hai, bạn phải làm giấy ly dị dân sự hôn phối trước đó.

Hơn nữa, những vấn đề liên can sau một thời sống chung như tài sản, tiền bạc, con cái...phải được

phân chia hay trách nhiệm như thế nào là việc phán xử của Tòa án dân sự, Tòa Án Hôn Phối chỉ giới

hạn trong phạm vi thiêng liêng mà thôi. Tốt hơn, trước khi đưa trường hợp hôn phối của bạn ra

Tòa Án Hôn Phối, bạn nên thu xếp xong mọi việc phần đời đã.

40. Có thể vì hoàn cảnh chiến tranh chẳng hạn, tôi không có giấy hôn thú, cũng không có giấy

chứng nhận rửa tội thì phải làm sao?

Ðáp: Trong trường hợp này, bạn cần sự giúp đỡ của Linh Mục Bổn Sở hay Linh Mục Tuyên Úy nơi

bạn cư ngụ. Dầu sao chăng nữa, bạn cũng cần có một Linh Mục giúp đỡ từ lúc bắt đầu đến lúc kết

thúc việc phán xử.

41. Kể từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, thời gian mất khoảng chừng bao lâu?

Ðáp:Thời gian tùy thuộc vào nhiều vấn đề: việc cung cấp các bằng cớ và người chứng đúng hay

không đúng theo thời hạn ấn định, việc liên lạc không bị trì hoãn vì thay đổi địa chỉ không thông báo,

các chứng cớ trái ngược nhau v.v...Tuy nhiên, điều quan trọng có lẽ không phải là mất bao lâu, mà

điều quan trọng là liệu giao ước hôn phối có được tháo gỡ không? Vội vàng thiếu chứng cớ để

được câu trả lời "không", thì tốt hơn nên kiên nhẫn.

Mỗi Tòa Án Hôn Phối địa phương ấn định thời hạn khác nhau tùy theo số nhân viên và số trường

hợp phải phán xử. Ðiều này, tòa án đang thụ lý trường hợp của bạn có thể cho biết.

42. Nếu trường hợp của tôi cần gấp thì sao?

Ðáp: Có lẽ trong hoàn cảnh này, trường hợp của ai cũng cần gấp cả. Tòa án Hôn Phối không thể

phán xử một trường sau, trước một trường hợp trước. Việc gì đến trước thì ưu tiên theo luật

Page 62: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 62

(quod prius in tempore, prius in iure). Tòa án không thể làm việc theo thời khóa biểu bạn đặt ra

được. Trước tòa án, mọi người đều bình đẳng.

43. Trong thời gian Tòa Án Hôn Phối đang phán xử trường hợp của tôi, tôi có quyền làm đám

cưới khác không?

Ðáp: Thật ra, chẳng có Linh Mục nào dám đứng ra làm chứng hôn phối cho bạn khi trường hợp

trước của bạn chưa được giải quyết xong.

44. Nếu tôi chỉ làm đám cưới dân sự thôi có được không?

Ðáp: Trình bày trường hợp hôn phối của bạn ra Tòa Án Hôn Phối là vì bạn không muốn bị vướng

mắc phần thiêng liêng, không chống lại luật Chúa và Giáo Hội, nếu bạn lại chuốc thêm những phiền

toái khác vào mình, thì đó là { kiến riêng của bạn, bạn chịu trách nhiệm trước mặt Chúa.

45. Nếu tôi làm đám cưới dân sự, liệu Tòa Án có vẫn tiếp tục phán xử cho tôi không?

Ðáp: Tòa Án Hôn Phối vẫn tiếp tục phán xử trường hợp của bạn.

46. Tôi có thể theo dõi diễn tiến trường hợp của tôi tại Tòa Án Hôn Phối không?

Ðáp: Có lẽ tòa án không có đủ nhân viên để trả lời cho tất cả mọi người theo dõi về các trừơng hợp

của họ đang được phán xử. Tuy nhiên, nếu quá cần thiết, và chỉ trong trường hợp cần thiết thôi,

bạn có thể liên lạc để hỏi thăm về trường hợp của bạn.

47. Nếu tôi không bị vướng mắc, nhưng người tôi định kết hôn đã một lần kết hôn rồi, tôi có thể

đưa trường hợp của người ấy ra Tòa Án Hôn Phối không?

Ðáp:Chỉ những người sau đây mới có quyền đưa một trường hợp hôn phối ra Tòa Án Hôn Phối:

- Người vợ hay chồng của chính giao ước hôn phối đó.

- Chưởng lý, khi sự vô hiệu của một giao ước hôn phối đã trở thành công khai.

Trong trường hợp của bạn, người bạn định kết hôn phải là người đưa trường hợp hôn phối của họ

Page 63: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 63

ra Tòa Án Hôn Phối.

48. Nếu người ấy không phải là người Công Giáo và người phối ngẫu trước đó cũng không phải

là người Công Giáo thì sao?

Ðáp: Người ấy vẫn có quyền đưa trường hợp đó ra Tòa Án Hôn Phối, nhưng cần sự giúp đỡ của

những người hiểu biết khác.

49. Làm sao Tòa Án Hôn Phối của Giáo Hội lại tháo gỡ một giao ước hôn phối không phải là Công

Giáo được?

Ðáp: Giáo Hội Công Giáo xét về hôn phối trong lãnh vực này như sau:

- Giáo Hội công nhận là thành sự (valid) những giao ước hôn phối của hai người không phải là Công

Giáo kết hôn theo nghi thức riêng của tôn giáo của họ.

- Giáo Hội Công Giáo có quyền qui định ai được kết hôn trong Giáo Hội.

- Tòa Án Giáo Hội Công Giáo xét một giao ước hôn phối của hai người không phải là Công Giáo, vì

chính họ yêu cầu, để sau đó họ được kết hôn với một người Công Giáo.

50. Tháo gỡ giao ước hôn phối có nghĩa là tuyên bố rằng hôn phối ấy không thành sự ngay từ lúc

cử hành hôn lễ. Vậy những đứa con sinh ra do hôn phối ấy có phải là những đứa con ngoại hôn

không?

Ðáp: Những đứa con sinh ra không phải là con ngoại hôn, vì khi tạo thành, cưu mang và sinh ra

chúng cha mẹ chúng vẫn có { nghĩ rằng không có gì "trục trặc" trong giao ước hôn phối của hai

người. Những đứa con đã được sinh ra đều là con chính thức.

51. Tháo gỡ một giao ước hôn phối có nghĩa là tuyên bố rằng hôn phối ấy không thành sự ngay

từ lúc cử hành hôn lễ. Vậy sau khi đã tháo gỡ rồi, hai người liên hệ có còn trách nhiệm gì với

nhau và với con cái đã được sinh ra không?

Ðáp: Ðây là một vấn đề luân lý rất quan trọng trong Giáo Hội. Khi phán đoán về một giao ước hôn

phối, Giáo Hội rất cân nhắc về điểm này. Nếu một trong hai người hay cả hai người muốn kết hôn

sau khi được tháo gỡ, Giáo Hội nhấn mạnh điều kiện phải chu toàn bổn phận theo lẽ công bằng và

bác ái Kitô Giáo đối với người phối ngẫu và con cái sinh ra từ hôn phối trước đó.

Page 64: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 64

Trong một vài trường hợp, đương sự phải viết giấy cam đoan. Cũng có những trường hợp sau khi

tháo gỡ giao ước hôn phối rồi, đương sự bị cấm tái kết hôn trong Giáo Hội vì đã không thực hiện

bổn phận và trách nhiệm nói trên.

Nếu việc bỏ bê trách nhiệm như trên không được Giáo Hội để { đến khi tháo gỡ giao ước hôn nhân,

thì có khác gì Giáo Hội xúi dục, đồng lõa trong những việc bất công và thiếu bác ái.

52. Trong việc tháo gỡ một giao ước hôn nhân như vậy, phải tốn phí ước chừng bao nhiêu tiền?

Ðáp: Dù với tất cả các khoản chi tiêu trong việc giấy tờ, sổ sách, văn phòng, các nhân viên, phí tổn di

chuyển trong việc điều tra...đương sự không phải trả hoàn toàn các khoản chi phí này. Thông

thường mỗi Tòa Án Hôn Phối địa phương có những ấn định khác nhau, nhưng với người có nhiều

thì trả nhiều, với người có ít thì trả ít và với người không có thì không phải trả gì cả. Chưa có một

trường hợp nào Tòa Án Hôn Phối từ chối phán xử vì đương sự không có tiền trả.

53. Nếu người chồng hay vợ cũ của tôi đã được tháo gỡ do Tòa Án Hôn Phối và có quyền lập gia

đình, còn tôi có phải ra tòa nữa không?

Ðáp:Giao ước hôn phối được ký kết do hai người nam và nữ để trở thành vợ chồng. Giờ đây vì

những ngăn trở đã có, giao ước hôn phối ấy kể như không có. Vì thế, nếu một người được tự do,

thì người kia không ràng buộc với ai được nữa. Bạn không phải ra tòa và có quyền lập gia đình khác.

54. Khi nào tôi biết được Tòa Án Hôn Phối đã quyết định xong trường hợp của tôi?

Ðáp: Bạn sẽ được liên lạc để cho biết điều này. Tuy nhiên, không phải là sau khi các thẩm phán

quyết định xong trường hợp của bạn. Việc tháo gỡ một giao ước hôn phối trong giai đoạn này như

sau:

Sau khi các thẩm phán quyết định xong một trường hợp hôn phối, quyết định này phải được trình

lên Tòa Kháng Án (Appeal Tribunal). Tòa Kháng Án này do các Giám Mục trong toàn vùng chịu trách

nhiệm. Thường không mất thời gian lâu tại Tòa Kháng Án, nhưng án văn sẽ không có hiệu lực nếu

chưa qua Tòa này.

Nếu bạn không đồng ý với phán quyết sau cùng này, bạn có thể chống án và trường hợp của bạn sẽ

được xét ở cấp thứ hai cũng do Tòa Kháng Án này.

Page 65: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 65

55. Ðể tháo gỡ một giao ước hôn phối, có phải gửi hồ sơ qua Tòa Thánh tại Rôma không?

Ðáp: Không! Không phải gửi qua Rôma, trừ một vài trường hợp đặc biệt như hôn phối hợp pháp

giữa một người Công Giáo và một người ngoại đạo, hay một hôn phối bất hoàn hợp.

56. Hôn phối bất hoàn hợp là hôn phối thế nào?

Ðáp: Là một hôn phối đã được cử hành đúng luật theo nghi thức Bí tích Hôn Phối (ratum), nhưng vì

một l{ do nào đó không hoàn hợp (non-consummatum), có nghĩa là hai vợ chồng chưa chung đụng

xác thịt với nhau kể từ sau khi cử hành hôn lễ.

57. Có phải sau khi có án văn tuyên bố tháo gỡ rồi, các đương sự liên hệ lập tức được lập gia

đình khác không?

Ðáp: Thường thì được, nhưng cũng có những trường hợp Tòa Án Hôn Phối buộc phải qua một thời

gian được hướng dẫn do các nhà chuyên môn về hôn phối, để các l{ do đã xảy ra trong lần hôn phối

thứ nhất sẽ không xảy ra nữa.

58. Vậy khi nào tôi có thể định ngày cưới của tôi được?

Ðáp: Sau khi bạn nhận được án văn của Tòa Kháng Án, tuyên bố chính thức rằng giao ước hôn phối

bạn ký trước kia đã được tháo gỡ (declaration of nullity, non-existence, annulment hay dissolution).

59. Một khi Tòa Án Hôn Phối nhận phán xử trường hợp của tôi rồi và đang xúc tiến, tôi có thể

phỏng đoán rằng tôi sẽ được tháo gỡ không?

Ðáp: Không ai có thể phỏng đoán kết quả của một trường hợp được đưa ra Tòa Án Hôn Phối cả, vì

kết quả này tùy thuộc vào quá nhiều yếu tố: Không có l{ do xác đáng; có thể có lý do nhưng không

viện dẫn, minh chứng được...

60. Trong Phúc Âm Thánh Matthêu, Chúa phán về Bí Tích Hôn Phối rằng: "Sự gì Thiên Chúa kết

hợp, loài người không được phân ly". Vậy Tòa Án Hôn Phối dùng quyền gì để tháo gỡ một

trường hợp hôn phối?

Ðáp: Như trong phần mở đầu của chương này tác giả đã xác định công việc của Tòa Án Hôn Phối:

Page 66: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 66

chỉ công khai hóa việc bất thành sự (invalidity) của giao ước hôn phối đã thiết lập. Nghĩa là khi cử

hành hôn phối, hoàn cảnh của hai đương sự liên hệ đã đang có những ngăn trở nào đó, khiến hôn

phối cử hành không có hiệu quả Bí Tích. Vì không có hiệu quả Bí Tích nên không được kể là Bí Tích.

Tòa Án Hôn Phối thực hiện công việc điều tra và chiếu theo luật tuyên bố giao ước hôn phối ấy vô

hiệu.

Một hôn phối khi cử hành, không có một ngăn trở nào hiện diện, đã thành nhận (ratum) và hoàn

hợp (consummatum), chỉ có sự chết mới tháo gỡ được mà thôi.

61. Hai vợ chồng trong một giao ước hôn phối đã được tháo gỡ, có thể tái kết hôn với nhau

không?

Ðáp: Sau khi tháo gỡ, hai "vợ chồng" không còn bị ràng buộc gì với nhau nữa, hoàn toàn tự do, họ

có thể lập gia đình với bất cứ ai hay với nhau. Tuy nhiên, phải lưu ý về những ngăn trở "cũ", nếu

chúng còn hiện diện, chúng sẽ là nguyên cớ khiến giao ước hôn phối vô hiệu một lần nữa.

TÓM TẮT DIỄN TIẾN

CỦA MỘT TRƯỜNG HỢP HÔN PHỐI.

1. Liên lạc với Tòa Án Hôn Phối nơi bạn cư ngụ, qua Cha Sở hay Cha Tuyên Úy.

2. Gặp Dự Thẩm để thiết lập hồ sơ và tìm người chứng.

3. Dự Thẩm trình hồ sơ của bạn nơi Tòa Án Hôn Phối.

4. Tòa Án chỉ định Thẩm Phán, Lục Sự, người Bảo Hệ để phân xử trường hợp của bạn.

5. Người chồng hay vợ cũ của bạn được liên lạc cho biết hôn nhân của họ đang được Tòa Án Hôn

Phối thụ lý và yêu cầu họ cho biết ý kiến cũng như cung cấp các chi tiết cần thiết khác.

6. Thẩm Phán sẽ gặp riêng hai vợ chồng đương sự liên hệ để thu thập bằng cớ.

7. Thẩm Phán sẽ gặp riêng các nhân chứng để thu thập thêm bằng cớ.

8. Nếu cần Thẩm Phán sẽ thu thập thêm bằng chứng từ các nhà chuyên môn.

9. Lục Sự sẽ thiết lập tất cả các hồ sơ liên hệ theo thủ tục pháp đình và trao cho các Luật Sư và

người Bảo Hệ.

Page 67: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 67

10. Các Luật Sư và người Bảo Hệ cho Thẩm Phán biết họ bằng lòng với các bằng chứng đã thu thập.

11. Nếu không, Thẩm Phán sẽ ra lệnh tiếp tục thu thập bằng chứng.

12. Thẩm Phán tuyên bố các bằng chứng thu thập như thế đã đầy đủ.

13. Luật Sư và người Bảo Hệ trao cho Thẩm Phán ý kiến của mình về trường hợp hôn phối đang xét

xử.

14. Thẩm Phán quyết định tháo gỡ được hay không.

15. Quyết định của Thẩm Phán được Tòa Kháng Án duyệt xét.

16. Án lệnh được thiết lập do Tòa Kháng Án và trao cho đương sự.

17. Ðương sự nếu không đồng ý, có thể chống án trong hạn thời gian 20 ngày kể từ khi công bố án

văn.

Page 68: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 68

Đặc Ân Thánh Phaolô

I. ÐẶC ÂN THÁNH PHAOLÔ LÀ GÌ?

Ðặc ân Thánh Phaolô là tên gọi một phương thế tháo gỡ hôn phối của Giáo Hội.

Ðặc ân Thánh Phaolô tháo gỡ những hôn phối đã cử hành giữa hai người không phải là Công giáo,

chưa rửa tội bao giờ (dù rửa tội trong Giáo Hội Kitô Giáo khác).

Sự tháo gỡ này được đặt căn bản trên ý của Thánh Phaolô diễn tả trong thư gửi tín hữu Corintô:

"Còn những kẻ khác thì tôi bảo họ - tôi, chứ không phải Chúa - là nếu anh em nào có vợ ngoại, và

người đó thuận ở với mình, thì chớ rẫy vợ. Và người nào có chồng ngoại, và người đó thuận ở với

mình, thì đừng bỏ chồng. Vì chồng ngoại thì được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại thì được thánh

hóa nhờ chồng...Nhưng nếu phía ngoại người ta ly dị, thì cứ ly dị, trong những trường hợp như thế,

anh em hết bị bó buộc. Thiên Chúa kêu gọi anh em để được sống bình an." (1Cor.7,12-15).

Giáo Luật điều 1143 qui định như sau:

"Hôn phối kết ước giữa hai người không rửa tội, được tháo gỡ bởi đặc ân Thánh Phaolô nhằm ích

lợi đức tin của bên đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, do chính sự kiện là người đã được rửa tội kết lập

hôn phối mới, miễn là người không rửa tội đã đoạn tuyệt với họ.

Hiểu là đoạn tuyệt khi người không rửa tội không muốn chung sống với người đã lãnh nhận Bí Tích

Rửa Tội, hay không muốn chung sống thuận hoà mà không xúc phạm đến Ðấng Tạo Hoá; đừng kể

khi nào người đã được rửa tội, sau khi lãnh nhận Bí Tích đã gây ra cho bên kia một duyên cớ chính

đáng để đoạn tuyệt." (Can.1143).

Sự tháo gỡ phải hội đủ hai điều kiện sau đây:

1. Người tân tòng phải được rửa tội trước thời gian kết hôn lần thứ hai.

2. Người vợ hay chồng ngoại đạo là người tự ý bỏ ra đi, hay ít ra là vì không thể sống thuận hòa

được nên người đã rửa tội bắt buộc phải ra đi.

II. KHI NÀO ÐẶC ÂN THÁNH PHAOLÔ ÐƯỢC ÁP DỤNG?

Page 69: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 69

Những trường hợp sau đây có thể áp dụng đặc ân Thánh Phaolô:

a. Một người Công Giáo muốn kết hôn với một người tân tòng Công Giáo, nhưng người tân tòng

này trước kia đã kết hôn với một người chưa rửa tội bao giờ và hiện nay họ không còn sống chung

với nhau nữa.

b. Một người Công Giáo muốn kết hôn với một người tân tòng (rửa tội vào một Giáo Hội Kitô Giáo

không phải là Công Giáo), người tân tòng này trước kia đã kết hôn với một người chưa rửa tội bao

giờ và hiện nay họ không còn sống chung với nhau nữa.

c. Một người tân tòng Công Giáo, trước kia đã lập gia đình với một người chưa rửa tội bao giờ,

nhưng hiện nay không còn sống chung nữa, muốn kết hôn với một người Công Giáo.

d. Một người tân tòng Công Giáo, trước kia đã lập gia đình với một người chưa rửa tội bao giờ,

nhưng hiện nay không còn sống chung nữa, muốn kết hôn với một người không phải là Công Giáo.

III. TÒA ÁN NÀO ÁP DỤNG ÐẶC ÂN THÁNH PHAOLÔ?

Ðặc ân Thánh Phaolô không phải là một trường hợp của Tòa Án Hôn Phối. Bản Quyền địa phương

(Ðức Giám Mục giáo phận) có thẩm quyền áp dụng đặc ân này. Tất cả các bằng chứng về việc

người vợ hay chồng không rửa tội không muốn sống thuận hòa, hay ỏ ra đi phải được minh xác.

Dù sau khi mọi bằng chứng đã được minh xác, hôn phối trước đó vẫn chưa được tháo gỡ, nhưng

đương sự sẽ được cấp giấy miễn chuẩn. Luật qui định rằng hôn phối trước tự động được tháo gỡ

khi đương sự thực hiện hôn phối lần thứ hai sau đó. Nghĩa là, khi hôn phối lần sau đó được thực

hiện thì chính là lúc hôn phối trước chấm dứt.

Page 70: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 70

Đặc Ân Thánh Phêrô

Khác với đặc ân Thánh Phaolô, đặc ân Thánh Phêrô không được qui định trong Bộ Giáo Luật mà

được ban hành sau khi Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI chấp thuận, do Thánh Bộ Giáo Lý Ðức Tin ngày 6-

12-1973.

Cả hai đặc ân Thánh Phaolô và đặc ân Thánh Phêrô đều được gọi là những đặc ân Ðức Tin.

NGUYÊN TẮC PHẢI THEO

KHI ÁP DỤNG ÐẶC ÂN THÁNH PHÊRÔ.

I. Ðiều kiện: Ðể đặc ân được ban cách hữu hiệu, phải hội đủ ba điều kiện tuyệt đối (sine quibus

non) sau đây:

1. Trong suốt thời gian hôn phối, chỉ có một trong hai người được rửa tội.

2. Không chung sống với nhau nữa, sau khi người thứ hai ngẫu nhiên cũng rửa tội.

3. Người vợ hay chồng không rửa tội, ủy thác toàn quyền cho người đã rửa tội quyền theo đạo,

quyền rửa tội cho con cái, quyền giáo dục con cái theo Công Giáo...Việc ủy thác này phải làm bằng

chứng.

II. Những điều kiện khác:

1. Gia đình đã tan vỡ, không còn cơ hội hàn gắn.

2. Không tạo gương mù, gương xấu, nếu kết hôn lần sau đó.

3. Ðương sự không phải là người gây ra sự tan vỡ gia đình cũ. Người Công Giáo mà đương sự sắp

kết hôn với, cũng không phải là người chủ động tạo nên sự tan vỡ gia đình đó.

4. Phải báo cho người vợ hay chồng bị bỏ rơi, nếu có thể được và người đó không chống đối với

những l{ do chính đáng.

5. Ðương sự chấp nhận việc giáo dục những đứa con đã sinh ra do hôn phối trước đó.

6. Phải dự liệu chu cấp cho người vợ hay chồng bị bỏ rơi, hoặc những đứa con, theo lẽ công bằng

tự nhiên.

Page 71: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 71

7. Người Công Giáo mà đương sự sắp kết hôn với phải sống theo tinh thần đức tin và săn sóc gia

đình mới sắp được thành lập.

8. Nếu người đương sự sắp lập gia đình với, chưa rửa tội, việc rửa tội nên được thực hiện càng

sớm càng tốt.

Page 72: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 72

Cách tính liên hệ họ hàng (Bộ Giáo luật 1983)

1. Trực hệ là mối liên hệ họ hàng huyết tộc hàng dọc giữa ông bà, cha mẹ, con cái (người nọ sinh ra

người kia). Trong việc hôn phối, theo luật tự nhiên, thiên luật, những người có họ hàng trực hệ

trong liên hệ huyết tộc không bao giờ được kết hôn với nhau.

2. Bàng hệ là mối liên hệ họ hàng huyết tộc hàng ngang giữa một người với anh chị em của người

ấy trong một gia đình, hay giữa một người với anh chị em được sinh ra do chú bác, cô dì, cậu

mợ...Theo luật tự nhiên, thiên luật, những người có họ hàng bàng hệ đến cấp thứ 2 không thể kết

hôn với nhau (anh chị em ruột). Theo luật Giáo hội, những người có họ hàng bàng hệ đến cấp thứ

bốn không thể kết hôn với nhau cách hữu hiệu.

CÁCH TÍNH LIÊN HỆ HỌ HÀNG

A sinh ra B và C.

B sinh ra D

D sinh ra F

C sinh ra E

E sinh ra G .

................................ A

..........................B ........ C

..... ................... D ........ E

......................... F ........ G

A,B,D,F liên hệ họ hàng trực hệ

Page 73: TòA áN HôN PhốI

[email protected] (suu tam) Trang 73

A,C,E,G liên hệ họ hàng trực hệ

B và C là anh chị em ruột (liên hệ bàng hệ cấp hai)

B và E là hai chú cháu hay bác cháu hay cô cháu (bàng hệ cấp ba)

B và G là ông chú hay ông cậu hay bà cô với cháu (bàng hệ cấp bốn)

D và E là anh em chú bác (bàng hệ cấp bốn)

D và G (bàng hệ cấp năm- lấy nhau được)

E và F (bàng hệ cấp năm- lấy nhau được)