Tinh Dau Vo Buoi

12
KHO SÁT TINH DU VTRÁI GING CITRUS HRUTACEAE BBT: Đây là đề tài nghiên cu khoa hc cp trường năm 2006 ca Thc sĩ Nguyn Minh Hoàng, Hi đồng nghim thu đề tài đã tchc báo cáo nghim thu và đánh giá đạt loi tt. Nguyn Minh Hoàng 1 1. ĐẶ T V N ĐỀ Tinh du hin nay được sdng rng rãi trong các lĩnh vc thc phm, mphm, dược phm… Tinh du làm ngun hương liu có ngun gc tcây cthiên nhiên ngày càng được con người đặc bit chú ý và ưa chung. Vit Nam vi điu kin thiên nhiên nhit đới rt thun li cho vic hình thành và phát trin các loi thc vt, trong đó các loi cây có cha tinh du đang được khng định là di dào độc đáo. Trong đó, ging Citrus hRutaceae tuy có tim năng ln song chưa được khai thác, tn dng, hu như chmi sdng múi, chưa chế biến và tn dng tinh du tvqu. Cho nên hàng năm chúng ta còn phi nhp mt lượng tinh du cam, chanh, bưởi khá ln để đáp ng nhu cu tiêu th. Vì lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cu đề tài nhm mc đích tìm ra điu kin ti ưu trong vic ly trích tinh du, xác định các chsvt lý, hóa hc, thành phn hóa hc và thnghim tính kháng khun trên mt schng vi khun gây bnh ca tinh du vtrái ging Citrus (bưởi, cam, chanh). [1,3,4,6] Hthng ly trích tinh du bng phương pháp vi sóng 2. NGUYÊN LIU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Nguyên liu - Vtrái bưởi da xanh Citrus grandis (L.) Osbeck trng ti p Vinh Hip, xã Tân Bình, huyn Vĩnh Cu, tnh Đồng Nai - Vtrái cam sành Citrus nobilis Lour trng ti p Hòa Bình, xã Hòa Tnh, huyn ChGo, tnh Tin Giang - Vtrái chanh giy Citrus aurantifolia (Christm.) Swingle trng ti p Tây B, xã Đông Hòa, huyn Châu Thành, tnh Tin Giang 2.2. Phương pháp [2,5] 2.2.1. Xác định cơ quan cha tinh du: Mu vt là vbưởi, cam, chanh ct lát mng, quan sát dưới kính hin vi trng thái sng. 2.2.2.Ly trích tinh du: Phương pháp chưng ct cđin: cho 200 g nguyên liu và 600 ml nước vào bình chưng ct 2000 ml. Phương pháp vi sóng: Cho 100 g nguyên liu và 300 ml nước vào bình chưng ct 1000 ml. Ráp hthng chưng ct theo tng phương pháp. Tiến hành chưng ct tinh du trong nhng khong thi gian xác định tùy theo thí 1 Thc sĩ, Phó Trưởng Khoa – Phtrách Khoa CNSH, Đại hc MTPHCM

Transcript of Tinh Dau Vo Buoi

Page 1: Tinh Dau Vo Buoi

KHẢO SÁT TINH DẦU VỎ TRÁI GIỐNG CITRUS HỌ RUTACEAE

BBT: Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2006 của Thạc sĩ Nguyễn

Minh Hoàng, Hội đồng nghiệm thu đề tài đã tổ chức báo cáo nghiệm thu và đánh giá

đạt loại tốt.

Nguyễn Minh Hoàng1

1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Tinh dầu hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm… Tinh dầu làm nguồn hương liệu có nguồn gốc từ cây cỏ thiên nhiên ngày càng được con người đặc biệt chú ý và ưa chuộng.

Việt Nam với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới rất thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các loại thực vật, trong đó các loại cây có chứa tinh dầu đang được khẳng định là dồi dào và độc đáo. Trong đó, giống Citrus họ Rutaceae tuy có tiềm năng lớn song chưa được khai thác, tận dụng, hầu như chỉ mới sử dụng múi, chưa chế biến và tận dụng tinh dầu từ vỏ quả. Cho nên hàng năm chúng ta còn phải nhập một lượng tinh dầu cam, chanh, bưởi khá lớn để đáp

ứng nhu cầu tiêu thụ. Vì lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra điều kiện tối ưu trong việc ly trích tinh dầu, xác định các chỉ số vật lý, hóa học, thành phần hóa học và thử nghiệm tính kháng khuẩn trên một số chủng vi khuẩn gây bệnh của tinh dầu vỏ trái giống Citrus (bưởi, cam, chanh). [1,3,4,6]

Hệ thống ly trích tinh dầu bằng

phương pháp vi sóng

2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Nguyên liệu

- Vỏ trái bưởi da xanh Citrus grandis (L.) Osbeck trồng tại ấp Vinh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai - Vỏ trái cam sành Citrus nobilis Lour trồng tại ấp Hòa Bình, xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang - Vỏ trái chanh giấy Citrus aurantifolia (Christm.) Swingle trồng tại ấp Tây B, xã Đông Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang 2.2. Phương pháp [2,5] 2.2.1. Xác định cơ quan chứa tinh dầu:

Mẫu vật là vỏ bưởi, cam, chanh cắt lát mỏng, quan sát dưới kính hiển vi ở trạng thái sống. 2.2.2.Ly trích tinh dầu:

Phương pháp chưng cất cổ điển: cho 200 g nguyên liệu và 600 ml nước vào bình chưng cất 2000 ml. Phương pháp vi sóng: Cho 100 g nguyên liệu và 300 ml nước vào bình chưng cất 1000 ml. Ráp hệ thống chưng cất theo từng phương pháp. Tiến hành chưng cất tinh dầu trong những khoảng thời gian xác định tùy theo thí

1 Thạc sĩ, Phó Trưởng Khoa – Phụ trách Khoa CNSH, Đại học Mở TPHCM

Page 2: Tinh Dau Vo Buoi

nghiệm. Để nguội, trích lại phần nước chứa tinh dầu trong ống gạn bằng dietil eter. Làm khan dung dịch bằng Na2SO4 khan. Lọc, thu hồi dung môi. Cân xác định lượng tinh dầu ly trích được. Ghi nhận kết quả.

2.2.3. Xác định thành phần hóa học của tinh dầu

Tinh dầu vỏ bưởi, cam, chanh được xác định thành phần hóa học bằng máy sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) HEWLETT PACKARD 6890 SERIES II. 2.2.4. Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ bưởi, cam, chanh

Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu được khảo sát bằng các phương pháp sử dụng cho kháng sinh (British Pharmacy 98). Khảo sát mang tính chất định tính. Sử dụng phương pháp đĩa giấy để nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ bưởi, vỏ cam, vỏ chanh. 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

3.1. Xác định cơ quan chứa tinh dầu

Kết quả: Qua giải phẫu và quan sát tế bào, hình dạng cơ quan

chứa tinh dầu vỏ bưởi, vỏ cam và vỏ chanh có dạng túi tiết.

Hình 1: Túi tiết tinh dầu vỏ bưởi

3.2. Khảo sát hiệu suất ly trích tinh dầu bằng phương pháp chưng cất hơi nước cổ điển

Thời gian khảo sát được tính từ lúc hơi nước và tinh dầu ngưng tụ giọt đầu tiên ở ống gạn.

3.2.1. Nguyên liệu không xay:

Page 3: Tinh Dau Vo Buoi

Bảng 3.1: Hiệu suất ly trích tinh dầu vỏ bưởi, cam, chanh

theo thời gian (nguyên liệu không xay)

Hiệu suất (%) Thời gian

(giờ) Bưởi Cam Chanh

2 0,47 0,87 0,63

2,5 0,51 0,95 0,68

3 0,54 1,02 0,72

3,5 0,57 1,08 0,76

4 0,59 1,14 0,79

4,5 0,59 1,19 0,81

5 0,59 1,26 0,83

5,5 1,30 0,83

6 1,34

6,5 1,33

Nhận xét: Tinh dầu thu được có màu vàng nhạt, hiệu suất thu được không

cao và thời gian ly trích khá lâu.

3.2.2. Nguyên liệu xay:

Bảng 3.2: Hiệu suất ly trích tinh dầu vỏ bưởi, cam, chanh

theo thời gian (nguyên liệu xay)

Hiệu suất (%) Thời gian

(giờ) Bưởi Cam Chanh

0.5 1,39 3,01 1,56

1 1,54 3,27 1,63

1,5 1,58 3,50 1,71

2 1,58 3,79 1,78

2,5 1,58 3,79 1,79

3 3,79 1,78

Nhận xét: Tinh dầu thu được trong suốt, không màu, vị hăng cay nhẹ, mùi

thơm tự nhiên đặc trưng, thời gian ly trích ngắn, hiệu suất thu được rất cao.

Page 4: Tinh Dau Vo Buoi

Đồ thị 3.1: Đồ thị biểu diễn hiệu suất ly trích tinh dầu vỏ bưởi

(nguyên liệu xay và không xay)

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

1.4

1.6

1.8

0 1 2 3 4 5 6

Thôøi gian (giôø)

Hie

äu su

aát(%

)

Nguyeân lieäu xay Nguyeân lieäu khoâng xay

3.2.3. So sánh kết quả thu tinh dầu giữa nguyên liệu không xay và nguyên

liệu xay:

Qua các kết quả trên cho thấy, trong phương pháp chưng cất hơi nước, dùng

nguyên liệu xay sẽ cho hàm lượng tinh dầu cao hơn, thời gian ly trích ngắn hơn so

với nguyên liệu không xay.

Nguyên liệu không xay Nguyên liệu xay

Mẫu Thời gian

(giờ)

Hiệu suất

(%)

Thời gian

(giờ)

Hiệu suất

(%)

Bưởi 4 0,59 1,5 1,58

Cam 6 1,34 2 3,79

Chanh 5 0,83 2 1,78

Page 5: Tinh Dau Vo Buoi

Ly trích tinh dầu bằng phương pháp chưng cất hơi nước cổ điển với nguyên liệu xay cho hàm lượng tinh dầu cao hơn, thời gian ly trích ngắn hơn rất nhiều so với nguyên liệu không xay. Như chúng ta đã biết, khi không xay nguyên liệu thì quá trình ly trích tinh dầu là một quá trình bao gồm sự thẩm thấu và hòa tan. Ban đầu nước từ bên ngoài thẩm thấu vào trong tế bào, sau đó nước hòa tan tinh dầu. Dưới tác dụng của nhiệt, nước và tinh dầu bốc hơi ra môi trường ngoài, tiếp theo là sự lôi cuốn tinh dầu ra bình hứng.

Hệ thống ly trích tinh dầu bằng phương pháp chưng cất cổ điển

Khi xay nhỏ nguyên liệu, các tế bào chứa tinh dầu bị vỡ, tinh dầu thoát ra môi trường ngoài và hơi nước chỉ có nhiệm vụ lôi cuốn tinh dầu tự do ra bình hứng. Điều này giải thích tại sao khi không xay nguyên liệu thì thời gian ly trích dài.

Ngoài ra, với nguyên liệu xay tinh dầu thu được trong suốt, không màu, có mùi tự nhiên hơn so với nguyên liệu không xay tinh dầu có màu vàng do tiếp xúc nhiệt quá lâu và mùi không còn tự nhiên nữa.

3.3. Khảo sát khả năng ứng dụng vi sóng trong ly trích tinh dầu

Bảng 3.3: Hiệu suất ly trích tinh dầu vỏ bưởi, cam, chanh

theo thời gian (nguyên liệu không xay)

Thời gian

(phút) Hiệu suất (%)

Bưởi Cam Chanh

13 0,09 0,30 0,17

15 0,16 0,33 0,29

17 0,25 0,39 0,36

19 0,45 0,48 0,38

21 0,51 0,48 0,40

23 0,53 0,38

Nhận xét: Tinh dầu thu được có màu vàng nhạt, mùi thơm giống mùi thơm tự nhiên, thời gian ly trích rất ngắn so với phương pháp chưng cất cổ điển. Tiết kiệm rất nhiều năng lượng (điện) và nước hoàn lưu.

Page 6: Tinh Dau Vo Buoi

3.4. Chỉ số vật lý và hóa học của tinh dầu vỏ bưởi, cam, chanh:

3.4.1. Chỉ số vật lý

Tỷ trọng ( ): Bưởi (0,8235); Cam (0,8363); Chanh (0,8599)

Chỉ số khúc xạ ( ): Bưởi (1,4700), Cam (1,4716), Chanh (1,4708)

3.4.2. Chỉ số hóa học

Bảng 3.4: Chỉ số hoá học của tinh dầu vỏ bưởi, cam, chanh.

Mẫu IA IS IE

Bưởi 0,79 11,43 10,64

Cam 1,46 4,80 3,34

Chanh 0,99 17,38 16,39

Các chỉ số lý hóa đo được gần với tài liệu tham khảo và cũng phù hợp với thành phần hóa học tinh dầu.

3.5. Thành phần hóa học tinh dầu vỏ bưởi, cam, chanh:

Thành phần bách phân các cấu phần trong tinh dầu vỏ bưởi, vỏ cam, vỏ chanh nguyên liệu xay được xác định bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC - MS).

Hàm lượng % TT Tên cấu phần

A B C

1 Bicyclo[3.1.0] hexan, 4-metil-

1-(1- metil etil)-, didehidro

deriv.

0,28 - 0,13

2 α-Pinen 4,36 2,67 3,67

3 β- Pinen 3,67 6,94 17,14

4 β- Mircen 1,4 - -

5 α-Thujen 9,61

6 Limonen 52,86 84,86 26,36

7 3-Caren 1,60 - -

8 γ-Terpinen 18,39 - 6,39

9 Terpinolen 3,26 - 1,00

10 β-Linalool 0,88 0,54 1,04

11 trans-Pinocarveol - - 0,10

12 β-Citronellal - - 0,14

13 Terpinen-4-ol 0,45 - -

Page 7: Tinh Dau Vo Buoi

14 L-Isopulegol - 0,13 -

15 Carvomenthen 0,10 - -

16 α-Terpineol 1,39 0,36 2,07

17 Nerol 0,24 - 0,14

18 α- Citral 0,16 - 3,73

19 β- Citral 0,12 - 2,79

20 Geraniol - - 1,89

21 Geraniol acetat 0,14 - 0,51

22 Caryophylen 0,30 - 4,27

23 Decanal - 0,52 0,94

24 β-Citronellol - 0,20 -

25 Perilal - 0,18 -

26 cis-Caran - 0,20 -

27 β-Cubeben 2,10 0,30 -

28 γ-Elemen 0,40 - 2,02

29 Piperitone - - 0,12.

30 Undecanal - - 0,09

31 Eremophilen 0,18 - 0,13

32 γ-Muurolen 0,23 - 0,11

33 β-Cadinen 0,11 - -

34 Sabinen - 0,08 -

35 Copaen - 0,32 -

36 Menthal-1,8-dien-9-ol - 0,41 -

37 α-Bergamoten - 0,19 3,81

38 α-Farnesen - 0,97 7,02

39 δ- Elemen - - 1,68

40 Nerol acetat - - 0,21

41 β- Elemen - - 1,37

42 α- Humulen - - 0,74

43 β- Santalen - - 0,34

44 Germacrene D - - 1,33

45 Isocaryophylen - - 0,49

Page 8: Tinh Dau Vo Buoi

46 Cadinen - 0,31 -

47 Elixen - 0,2 -

48 β-cis-Ocimen - - 1,15

49 α- Selenen - - 0,54

50 α- Himachalen - - 0,24

51 Epiglobulol - - 0,17

52 Tetradecanal - - 0,24

53 α-Bisabolol - - 0,56

Tổng cộng 99,87 99,44 98,31

Hàm lượng % TT Tên cấu phần

A B C

1 Bicyclo[3.1.0] hexan, 4-metil-

1-(1- metil etil)-, didehidro

deriv.

0,28 - 0,13

2 α-Pinen 4,36 2,67 3,67

3 β- Pinen 3,67 6,94 17,14

4 β- Mircen 1,4 - -

5 α-Thujen 9,61

6 Limonen 52,86 84,86 26,36

7 3-Caren 1,60 - -

8 γ-Terpinen 18,39 - 6,39

9 Terpinolen 3,26 - 1,00

10 β-Linalool 0,88 0,54 1,04

11 trans-Pinocarveol - - 0,10

12 β-Citronellal - - 0,14

13 Terpinen-4-ol 0,45 - -

14 L-Isopulegol - 0,13 -

15 Carvomenthen 0,10 - -

16 α-Terpineol 1,39 0,36 2,07

17 Nerol 0,24 - 0,14

18 α- Citral 0,16 - 3,73

19 β- Citral 0,12 - 2,79

Page 9: Tinh Dau Vo Buoi

20 Geraniol - - 1,89

21 Geraniol acetat 0,14 - 0,51

22 Caryophylen 0,30 - 4,27

23 Decanal - 0,52 0,94

24 β-Citronellol - 0,20 -

25 Perilal - 0,18 -

26 cis-Caran - 0,20 -

27 β-Cubeben 2,10 0,30 -

28 γ-Elemen 0,40 - 2,02

29 Piperitone - - 0,12.

30 Undecanal - - 0,09

31 Eremophilen 0,18 - 0,13

32 γ-Muurolen 0,23 - 0,11

33 β-Cadinen 0,11 - -

34 Sabinen - 0,08 -

35 Copaen - 0,32 -

36 Menthal-1,8-dien-9-ol - 0,41 -

37 α-Bergamoten - 0,19 3,81

38 α-Farnesen - 0,97 7,02

39 δ- Elemen - - 1,68

40 Nerol acetat - - 0,21

41 β- Elemen - - 1,37

42 α- Humulen - - 0,74

43 β- Santalen - - 0,34

44 Germacrene D - - 1,33

45 Isocaryophylen - - 0,49

46 Cadinen - 0,31 -

47 Elixen - 0,2 -

48 β-cis-Ocimen - - 1,15

49 α- Selenen - - 0,54

50 α- Himachalen - - 0,24

51 Epiglobulol - - 0,17

Page 10: Tinh Dau Vo Buoi

52 Tetradecanal - - 0,24

53 α-Bisabolol - - 0,56

Tổng cộng 99,87 99,44 98,31

Bằng sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS), chúng tôi nhận thấy các hợp chất hidrocacbon chiếm đa số, trong đó hàm lượng limonen, - pinen, - pinen, - terpinen chiếm thành phần chủ yếu trong tinh dầu vỏ trái giống Citrus.

3.6. Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ bưởi, cam, chanh:

A: Staphylococcus aureus ATCC 25923

B: Shigella

C: Salmonella paratyphi A

Bảng 3.6: Kết quả thử nghiệm tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ bưởi

Vi khuẩn Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

C0 C1 C2 C3 C

A 13 9 7 7 0

B 16 11 10 0 0

C 14 10 8 8 0

Bảng 3.7: Kết quả thử nghiệm tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ cam

Vi khuẩn Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

C0 C1 C2 C3 C

A 8 0 0 0 0

B 15 10 10 8 0

C 13 12 8 0 0

Bảng 3.8: Kết quả thử nghiệm tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ chanh

Vi khuẩn Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

C0 C1 C2 C3 C

A 11 8 7 0 0

B 10 8 7 0 0

C 16 13 10 10 0

4. KẾT LUẬN

Phương pháp chưng cất với nguyên liệu không xay tốn nhiều thời gian ly trích, tinh dầu thu được có màu vàng do tiếp xúc nhiệt quá lâu, hiệu suất thấp (bưởi: 0,59%; cam: 1,34%; chanh: 0,83%).

Page 11: Tinh Dau Vo Buoi

Phương pháp chưng cất với nguyên liệu xay có thời gian ly trích ngắn, tinh dầu thu được trong suốt, không màu, hiệu suất thu được cao hơn (bưởi: 1,58%; cam: 3,79%; chanh: 1,78%).

Phương pháp chưng cất vi sóng với nguyên liệu không xay có thời gian ly trích cực ngắn (19-21 phút), tinh dầu thu được có màu vàng nhạt, hiệu suất thu được (bưởi: 0,51%; cam: 0,48%; chanh: 0,40%).

Kết quả thử nghiệm về hoạt tính kháng khuẩn cho thấy tinh dầu vỏ trái giống Citrus kháng khuẩn tốt trên một số chủng vi khuẩn thử nghiệm.

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vũ Ngọc Lộ, Đỗ Trung Võ, Nguyễn Mạnh Pha, Lê Thúy Hạnh. Những cây tinh dầu Việt Nam. NXB KHKT Hà Nội, 101-110 (1996).

[2] Nguyễn Năng Vinh, Kỹ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu, NXB Nông Nghiệp Hà Nội (1978).

[3] Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y Học, 141,171,221 (1997)

[4] Lã Đình Mỡi. Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, (2001).

[5] Lê Ngọc Thạch, Tinh dầu. NXB Đại Học Quốc Gia, Thành phố Hồ Chí Minh (2003).

[6] E. Guenther. The Essential oils. VanNostrand, 2, 22-259(1949).

PHỤ LỤC:

Ứng dụng tinh dầu Citrus trong đời sống

Trong y tế làm thuốc chữa bệnh. Ví dụ: tinh dầu chanh có khả năng sát trùng, chữa các bệnh về đường hô hấp,…

Ứng dụng trong công nghệ nước uống:

+ Nước quả cô đặc: nước quả cô đặc thường bị mất mùi sau quá trình chế biến, người ta thường thêm hương của vỏ quả và phần hương thu hồi trong nước quả khoảng 0,05% so với nước quả nhằm giữ cho sản phẩm có mùi thơm lâu.

+ Trong nước uống không có rượu hiện nay đều có sử dụng tinh dầu cam, chanh trong công nghệ nước uống soda, limonad sirop. Trong nước uống Cola, tinh dầu chanh 2,5%, cam 1% với các hình hương đặc trưng vị ngọt, đắng đã trở nên phổ biến trong thế kỷ 19. Hương cam chiếm 40-50% trong các loại nước uống không có rượu và nước uống có gas.

+ Trong công nghệ nước uống có rượu làm chất kích thích khẩu vị: hương cam, hương quýt chiếm khoảng 0,3% trong rượu mạnh; hương cam, hương chanh chiếm 3-4% trong rượu vang khai vị, …

Page 12: Tinh Dau Vo Buoi

Hình 2: Túi tiết tinh dầu vỏ chanh

TÓM TẮT

Sử dụng phương pháp vi sóng trong việc ly trích tinh dầu vỏ trái giống Citrus đã làm giảm được thời gian ly trích cũng như đạt được hiệu suất ly trích cao hơn so với phương pháp chưng cất cổ điển. Chúng tôi đã tìm được điều kiện ly trích tối ưu và khảo sát được thành phần hóa học của tinh dầu qua hai phương pháp. Ngoài ra, chúng tôi cũng xác định các chỉ số vật lý, hóa học và khả năng kháng khuẩn của tinh dầu này.

SUMMARY The use of microwave method to extract the essential oil of Citrus peel has been proved to reduce the extractive time as well as show a high yield compared to the conventional distillation method. We found out the optimal conditions to gain the Citrus oil and investigated the chemical constituents of the two methods. In addition, we determined the physical, chemical indexes and tested the standard anti-microbial activity of this oil.