TIN TRONG TỈNH tin/2019/s… · tại quần thể Quảng trường 16/4 từ ngày 26/4 đến...

12
Soá 10 thaùng 05 naêm 2019 TIN TRONG TỈNH TIN TRONG TỈNH Lễ khai mạc Hội chợ Công nghiệp - Thương mại Ninh Thuận 2019 Vào lúc 19h00 ngày 26 tháng 4 năm 2019, tại Quảng trường 16/4, Tp Phan Rang – Tháp chàm đã diễn ra Lễ Khai mạc Hội chợ Công nghiệp – Thương mại Ninh Thuận năm 2019, do Sở Công Thương phối hợp với Công ty TNHH Tiến Lợi tổ chức từ ngày 26/4 đến ngày 2/5/2019. Hội chợ, là một trong những chuỗi hoạt động lớn của sự kiện văn hoá, thương mại quan trọng của Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận 2019, vừa có quy mô quốc gia, khu vực và có tính quốc tế, sẽ quy tụ nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tiêu dùng mua sắm và tìm hiểu quê hương Ninh Thuận. Tham dự và phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ, Ông Phạm Đăng Thành - Trưởng tiểu Ban tổ chức Hội chợ Công nghiệp – Thương mại Ninh Thuận 2019, Giám đốc Sở Công Thương lên phát biểu khai mạc và nhiệt liệt chào mừng đại diện lãnh đạo các Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, thương mại, du lịch và Trung tâm Khuyến công các tỉnh, thành phố và đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở, ban ngành, hội, đoàn thể tỉnh Ninh Thuận, lãnh đạo thành ủy, huyện ủy, UBND các huyện, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và đặc biệt là sự có mặt của các doanh nghiệp cùng tham gia Hội chợ lần này. Hội chợ Công nghiệp - Thương mại Ninh Thuận 2019 có Quy mô hơn 300 gian hàng với hơn 140 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, trong đó doanh nghiệp trong tỉnh có 80 gian hàng của 50 doanh nghiệp với các mặt hàng sản phẩm đặc thù và đặc biệt là gần 20 gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm nho và chế biến từ nho của tỉnh.) và nhiều ngành hàng tham gia gồm: Hàng may mặc, thời trang, trang sức; điện gia dụng; sản phẩm đặc thù của tỉnh (nho và sản phẩm từ nho, táo và sản phẩm từ táo, tỏi, măng tây và trà măng tây, dê, cừu, nước mắm, dệt thổ cẩm,…); gỗ, trang trí nội thất; giống cây trồng; sản phẩm thủ công mỹ nghệ; thư pháp; du lịch; giáo dục;…. Đến dự và phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ Công nghiệp - Thương mại Ninh Thuận 2019, đồng chí Phạm Văn Hậu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh đây là hoạt động xúc tiến thương mại có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và xúc tiến đầu tư; đồng thời qua đây giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, quảng bá thương hiệu sản phẩm của các địa phương, các doanh nghiệp với các nhà đầu tư - xúc tiến thương mại và du khách nhằm góp phần thành công chung của Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận 2019. PHÒNG QLTM Cắt băng khai mạc Hội chợ Công nghiệp - Thương mại Ninh Thuận 2019

Transcript of TIN TRONG TỈNH tin/2019/s… · tại quần thể Quảng trường 16/4 từ ngày 26/4 đến...

Page 1: TIN TRONG TỈNH tin/2019/s… · tại quần thể Quảng trường 16/4 từ ngày 26/4 đến ngày 2/5/2019. Hội chợ, là một trong những chuỗi hoạt động lớn

Soá 10 thaùng 05 naêm 2019

TIN TRONG TỈNHTIN TRONG TỈNH

Lễ khai mạc Hội chợ Công nghiệp - Thương mại Ninh Thuận 2019

Vào lúc 19h00 ngày 26 tháng 4 năm 2019, tại Quảng trường 16/4, Tp Phan Rang – Tháp chàm đã diễn ra Lễ Khai mạc Hội chợ Công nghiệp – Thương mại Ninh Thuận năm 2019, do Sở Công Thương phối hợp với Công ty TNHH Tiến Lợi tổ chức từ ngày 26/4 đến ngày 2/5/2019. Hội chợ, là một trong những chuỗi hoạt động lớn của sự kiện văn hoá, thương mại quan trọng của Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận 2019, vừa có quy mô quốc gia, khu vực và có tính quốc tế, sẽ quy tụ nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tiêu dùng mua sắm và tìm hiểu quê hương Ninh Thuận.

Tham dự và phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ, Ông Phạm Đăng Thành - Trưởng tiểu Ban tổ chức Hội chợ Công nghiệp – Thương mại Ninh Thuận 2019, Giám đốc Sở Công Thương lên phát biểu khai mạc và nhiệt liệt chào mừng đại diện lãnh đạo các Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, thương mại, du lịch và Trung tâm Khuyến công các tỉnh, thành phố và đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở, ban ngành, hội, đoàn thể tỉnh Ninh Thuận, lãnh đạo thành ủy, huyện ủy, UBND các huyện, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và đặc biệt là sự

có mặt của các doanh nghiệp cùng tham gia Hội chợ lần này.

Hội chợ Công nghiệp - Thương mại Ninh Thuận 2019 có Quy mô hơn 300 gian hàng với hơn 140 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, trong đó doanh nghiệp trong tỉnh có 80 gian hàng của 50 doanh nghiệp với các mặt hàng sản phẩm đặc thù và đặc biệt là gần 20 gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm nho và chế biến từ nho của tỉnh.) và nhiều ngành hàng tham gia gồm: Hàng may mặc, thời trang, trang sức; điện gia dụng; sản phẩm đặc thù của tỉnh (nho và sản phẩm từ nho, táo và sản phẩm từ táo, tỏi, măng tây và trà măng tây, dê, cừu, nước mắm, dệt thổ cẩm,…); gỗ, trang trí nội thất;

giống cây trồng; sản phẩm thủ công mỹ nghệ; thư pháp; du lịch; giáo dục;….

Đến dự và phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ Công nghiệp - Thương mại Ninh Thuận 2019, đồng chí Phạm Văn Hậu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh đây là hoạt động xúc tiến thương mại có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và xúc tiến đầu tư; đồng thời qua đây giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, quảng bá thương hiệu sản phẩm của các địa phương, các doanh nghiệp với các nhà đầu tư - xúc tiến thương mại và du khách nhằm góp phần thành công chung của Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận 2019.

PHÒNG QLTM

Cắt băng khai mạc Hội chợ Công nghiệp - Thương mại Ninh Thuận 2019

Page 2: TIN TRONG TỈNH tin/2019/s… · tại quần thể Quảng trường 16/4 từ ngày 26/4 đến ngày 2/5/2019. Hội chợ, là một trong những chuỗi hoạt động lớn

Soá 10 thaùng 05 naêm 2019

TIN TRONG TỈNH

Hội chợ Công nghiệp - Thương mại Ninh Thuận 2019

Nằm trong chuỗi sự kiện của Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận 2019, Sở Công Thương phối hợp với Công ty TNHH Tiến Lợi tổ chức Hội chợ Công nghiệp - Thương mại Ninh Thuận 2019 diễn ra tại quần thể Quảng trường 16/4 từ ngày 26/4 đến ngày 2/5/2019. Hội chợ, là một trong những chuỗi hoạt động lớn của sự kiện văn hoá, thương mại quan trọng của Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận 2019, vừa có quy mô quốc gia, khu vực và có tính quốc tế, sẽ quy tụ nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tiêu dùng mua sắm và tìm hiểu quê hương Ninh Thuận.

Hội chợ Công nghiệp - Thương mại Ninh Thuận 2019 có Quy mô hơn 300 gian hàng với hơn 140 đơn vị, doanh nghiệp tham gia,

trong đó doanh nghiệp trong tỉnh có 80 gian hàng của 50 doanh nghiệp với các mặt hàng sản phẩm đặc thù và đặc biệt là gần 20 gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm nho và chế biến từ nho của tỉnh.) và nhiều ngành hàng tham gia gồm: Hàng may mặc, thời trang, trang sức; điện gia dụng; sản phẩm đặc thù của tỉnh (nho và sản phẩm từ nho, táo và

sản phẩm từ táo, tỏi, măng tây và trà măng tây, dê, cừu, nước mắm, dệt thổ cẩm,…); gỗ, trang trí nội thất; giống cây trồng; sản phẩm thủ công mỹ nghệ; thư pháp; du lịch; giáo dục;….

Lễ Khai mạc Hội chợ Công nghiệp – Thương mại Ninh Thuận 2019 diễn ra vào lúc 19h00 ngày 26/4/2019 và bế mạc vào ngày 2/5/2019.

PHÒNG QLTM

TRIỀN KHAI “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2019

Thực hiện Kế hoạch số 1279/KH-BCĐ ngày 02 tháng 04 năm 2019 của Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh Ninh Thuận về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2019 và công văn số 2477/BCT-KHCN ngày 10/4/2019 của Bộ Công Thương về việc tổ chức “Tháng hành động

vì an toàn thực phẩm” năm 2019; ngày 12 tháng 4 năm 2019, Giám đốc Sở Công Thương ban hành Quyết định số 58/QĐ-SCT về việc thanh tra liên ngành “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2019; Sau khi ban hành quyết định thanh tra, Đoàn Thanh tra lập Kế hoạch tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm số 29/KH-ĐTT ngày 12/4/2019; theo Kế hoạch,

Đoàn đã thanh tra tại 04 Doanh nghiệp; trong đó gồm 01 Doanh nghiệp phân phối thực phẩm, 01 Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, 02 Chợ.

Mục đích nhằm đánh giá thực trạng việc chấp hành pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm tại các Doanh nghiệp sảnxuất, kinh doanh thực phẩm; qua đó kịp thời phát hiện, cảnh báo mối nguy về an toàn thực phẩm và chấn chỉnh;

Page 3: TIN TRONG TỈNH tin/2019/s… · tại quần thể Quảng trường 16/4 từ ngày 26/4 đến ngày 2/5/2019. Hội chợ, là một trong những chuỗi hoạt động lớn

Soá 10 thaùng 05 naêm 2019

TIN TRONG TỈNH

hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua đường thực phẩm. Đồng thời nâng cao trách nhiệm, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đưa hoạt động của các Doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Qua đó, tuyên truyền những quy định của pháp luật và nâng cao ý thức bảo đảm an toàn thực phẩm của cộng đồng.

Qua công tác thanh tra, nhận thấy các Doanh nghiệp đều có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về ATTP, cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn chất lượng thực phẩm, có bản tự công bố chất lượng thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận bản công

bố hợp quy, ... ;cụ thể: các Doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy Chứng nhận theo quy định tại Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công Thương Quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm Bộ Công Thương. Các sản phẩm thực phẩm, hàng hóa được kiểm tra có hồ sơ tự công bố sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Các sản phẩm thực phẩm, hàng hóa đều được dán nhãn và nhãn có thể hiện các nội dung theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

Tại các Chợ có phân khu riêng biệt cho từng nhóm ngành hàng kinh doanh để

bảo đảm ATTP; đa số thực phẩm được các hộ kinh doanh bày bán trên bệ xây xi măng có láng gạch men hoặc trên sạp có phủ tấm Inox; …Chợ có bố trí nơi tập kết rác thải tạm thời, rác thải đều được tổ chức thu gom và làm vệ sinh sàn vào cuối giờ (không còn hoạt động kinh doanh);

Các kho thực phẩm đều có trang bị giá, kệ làm bằng vật liệu chắc chắn, hợp vệ sinh; thực phẩm bảo quản ở vị trí cách nền, tường đảm bảo theo quy định; có tuân thủ độ cao xếp lớp lưu kho theo hướng dẫn; khu vực kinh doanh đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển, sản phẩm thực phẩm; Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản thực phẩm./.

Chơn Thành

Đoàn Thanh tra đang làm việc tại Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

Page 4: TIN TRONG TỈNH tin/2019/s… · tại quần thể Quảng trường 16/4 từ ngày 26/4 đến ngày 2/5/2019. Hội chợ, là một trong những chuỗi hoạt động lớn

Soá 10 thaùng 05 naêm 2019

TIN TRONG TỈNH

TUYÊN TRUYỀN NGHỊ ĐỊNH 31/2019/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT TỐ CÁO

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo, trong đó quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm Luật Tố cáo.

Cụ thể, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tố cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật và quy định khác có liên quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định quy định rõ xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Cụ thể, hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo dẫn đến việc người tố cáo bị trả thù, trù dập.

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người có thẩm

quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau: Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo; cố ý không thụ lý tố cáo, không ban hành kết luận nội dung tố cáo; không quyết định xử lý tố cáo theo thẩm quyền hoặc không kiến nghị người có thẩm quyền xử lý tố cáo.

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau: Cố ý không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật gây mất ổn định, an ninh, trật tự xã hội; Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu, làm mất hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc; bao che cho người bị tố cáo gây mất ổn định, an ninh, trật tự xã hội. Không áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo thuộc thẩm quyền làm cho người tố cáo bị trả thù, trù dập dẫn đến thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc bị chết.

Về xử lý kỷ luật đối với người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức, Nghị định quy định: Cán bộ, công chức, viên chức biết rõ việc tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần hoặc biết vụ việc đã được cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần mà không có bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác

để tố cáo gây mất đoàn kết nội bộ hoặc ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 28/5/2019.

Chơn Thành

Đánh giá Chương trình hành động điều động, bổ nhiệm chức danh Chánh Thanh tra Sở Công Thương

Chiều ngày 09 tháng 5 năm 2019, Sở Công Thương đã tổ chức Đánh giá Chương trình hành động về việc điều động, bổ nhiệm chức danh Chánh Thanh tra Sở Công Thương. Chủ trì buổi đánh giá đồng chí Phạm Đăng Thành – Bí thư chi bộ - Giám đốc Sở - Chủ tịch Hội đồng đánh giá.

Tham dự buổi đánh giá, gồm 4 đồng chí lãnh đạo Sở, đại diện 10 công chức các phòng chuyên môn. Thư ký Hội đồng đánh giá đã đọc Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá Chương trình hành động điều động, bổ nhiệm chức danh Chánh Thanh tra.

Chủ tịch Hội đồng đánh giá Phạm Đăng Thành đã nêu lý do việc cấp thiết phải sớm kiện toàn chức danh Chánh Thanh tra Sở để thực hiện những nhiệm vụ của ngành theo kế hoạch thanh tra đề ra trong năm 2019. Đồng thời, nêu rõ các nhiệm vụ tổ chức triển khai việc đánh giá chương trình hành động điều động, bổ nhiệm chức danh Chánh Thanh tra được thực hiện đúng theo quy định của Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 22/01/2018

Page 5: TIN TRONG TỈNH tin/2019/s… · tại quần thể Quảng trường 16/4 từ ngày 26/4 đến ngày 2/5/2019. Hội chợ, là một trong những chuỗi hoạt động lớn

Soá 10 thaùng 05 naêm 2019

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Trung tâm TTCN&TM

HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓAĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN

Giá heo hơi miền Nam giảm đến 5 giá

Sau liên tục mấy ngày tăng nhẹ rồi “đi ngang”, ngày 24.4, giá heo hơi tại các địa phương đồng loạt giảm mạnh.

Cụ thể, tại các tỉnh thuộc miền Nam, giá heo hơi có nơi giảm sâu đến 5.000 đồng/kg như ở Bến Tre, Tiền Gi-ang, giảm từ 47.000 đồng/kg xuống 42.000 đồng/kg vào sáng nay. Tại Bình Dương, một số trang trại tại Bến Cát cho hay, giá heo hơi “rớt” 4.000 đồng, từ 46.000 đồng/kg vào đầu tuần, nay còn 42.000 đồng/kg. TP.HCM và Trà Vinh chỉ giảm nhẹ 1.000 đồng, giá mua heo hơi chung khoảng 45.000 đồng/kg.

Nếu giá heo hơi trung bình tại các tỉnh phía Nam đang dao động từ 40.000 – 48.000 đồng/kg thì tại các tỉnh miền Trung, giá bán ra thấp hơn nhiều, trung bình từ 37.000 đồng đến 45.000 đồng. Tại

Quảng Nam và Khánh Hòa, giá heo hơi hôm nay giảm 3.000 đồng, xuống 42.000 đồng, tại Thừa Thiên Huế, Nghệ An giá 40.000 đồng/kg. Một chủ trại heo khu vực Khánh Vĩnh - Khánh Hòa thông tin, giá heo hơi tại địa phương này vào tuần trước “trồi trụt” rất khó chịu, vào thời điểm thông tin dịch tả heo châu Phí đã “leo” vào tận Nha Trang – Khánh Hòa, heo xuất chuồng giá 38.000 đồng/kg còn bị thương lái “chê ỏng chê eo”. Nay tuy giảm 3.000 đồng/kg so với cuối tuần trước nhưng mức giá từ 42.000-45.000 đồng/kg là “chấp nhận được”.

Tương đương miền Trung, mức giá heo hơi tại các tỉnh miền Bắc cũng giảm từ 1.000 – 3.000 đồng/kg và giá trung bình tại khu vực miền Bắc thấp hơn giá trung bình khu vực miền Trung. Tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Gi-ang, Lào Cai giá heo hơi bán

ra hôm nay khoảng 38.000-41.000 đồng/kg, giảm từ 2.000-3.000 đồng/kg. Tại các tỉnh Thái Nguyên, Hưng Yên giá heo giảm sâu hơn và giá bán ra cũng rẻ hơn nhiều, từ 30.000 – 32.000 đồng/kg, Nam Định hôm qua bán ra 39.000 đồng/kg nay xuống 37.000 đồng/kg…

Giá heo hơi giảm sâu, song khảo sát giá heo hơi tại chợ đầu mối Hóc Môn sáng ngày 24.4 không có gì biến động. Theo nhiều tiểu thương, chợ thịt heo đang “ế ẩm” kéo dài. Hơn 5.000 con heo về chợ hôm nay. Bà Giang – thương lái vừa chủ hai sạp heo mảnh tại chợ Hóc Môn – cho biết, giá heo mảnh vẫn trong vòng 60.000 đồng/kg. Tại một số siêu thị, thịt ba rọi giá 122.000 đồng/kg, nạc đùi 90.000 đồng/kg, cốt lết 101.000 đồng/kg, xương ống 80.000 đồng/kg…

của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định đánh giá Chương trình hành động trước khi tiến hành trước khi tiến hành xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo, quản lý.

Đồng chí Phan Văn Luông, ứng viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng tham gia dự tuyển đã trình bày Chương

trình hành động, nội dung thuyết trình đồng chí Luông cơ bản bám sát bố cục phân tích những thuận lợi, khó khăn và nêu được chức năng, nhiệm vụ của vị trí chức danh cần xem xét điều động, bổ nhiệm; đồng thời, trả lời 03 câu hỏi chất vấn và 03 câu hỏi về chủ trương, chính sách do Hội đồng đặt ra và trả lời 01 câu hỏi tình

huống trên máy tính. Kết quả chung của Hội đồng đánh giá là 88,4/100 điểm, đạt yêu cầu.

Chủ tịch Hội đồng đánh giá đã giao cho Thư ký hoàn thiện thủ tục các bước báo cáo kết quả Cấp ủy, chính quyền xem xét và làm căn cứ xem xét bổ nhiệm chức danh Chánh Thanh tra Sở cho đồng chí Phan Văn Luông./.

Văn phòng Sở (TH)

Page 6: TIN TRONG TỈNH tin/2019/s… · tại quần thể Quảng trường 16/4 từ ngày 26/4 đến ngày 2/5/2019. Hội chợ, là một trong những chuỗi hoạt động lớn

Soá 10 thaùng 05 naêm 2019

XUẤT NHẬP KHẨU

XUAÁT NHAÄP KHAÅUXuất khẩu tôm Việt Nam:

Những lợi thế cạnh tranh

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố sơ bộ mức thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13) đối với 31 doanh nghiệp sẽ được hưởng mức thuế 0%.

Theo DOC, các sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của 2 bị đơn bắt buộc là Công ty Sao Ta (Fimex VN) và Công ty Hải sản Nha Trang (Nha Trang Seaproduct Company) đã không bị bán phá giá vào Mỹ trong giai đoạn từ ngày 1/2/2017 đến ngày 31/1/2018.

Vì vậy, mức thuế sơ bộ đối với 2 công ty bị đơn bắt buộc là 0%, 29 công ty khác của Việt Nam có nộp đơn xin xác định mức thuế suất khác biệt hoặc cam kết không có lô hàng nào xuất vào Mỹ trong khoảng thời gian nêu trên nên cũng được hưởng mức thuế 0%.

*Tìm cơ hội trong khó khănĐây được coi là động thái

mới nhất của DOC liên quan đến các vụ kiện về hoạt động xuất - nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Quyết định bất ngờ của DOC được cho là sẽ mở ra rất nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam, nhất là giữa bối cảnh lần lượt Ấn Độ, Trung

Quốc, Thái Lan và Brazil - 4 đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của Việt Nam đều đang phải chịu các mức thuế suất khác nhau khi xuất khẩu tôm vào thị trường của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Mỹ, song vị trí này đang dần lung lay trước những đợt biến động lớn về thuế suất. Tháng 7/2018, trong đợt xem xét hành chính sau cùng cho lần thứ 12 (POR 12), DOC đã điều chỉnh tăng mức thuế chống bán phá giá trung bình đối với tôm nhập khẩu từ Ấn Độ từ 0,84% lên mức 1,35%, mặc dù con số này vẫn thấp hơn mức sơ bộ được đưa ra trước đó vào tháng 3/2018 là 2,34%.

Hai cái tên được lựa chọn trong đợt đánh giá khi đó là Devi Fisheries Limited (Devi) và Liberty Group - hai nhà sản xuất đóng góp đến gần 7% số lượng tôm chế biến được xuất khẩu từ Ấn Độ trong năm 2017. Trước đó, trong tháng 5/2018, New Delhi đã chứng kiến xuất khẩu tôm sang Mỹ sụt giảm lần đầu tiên kể từ tháng 6/2016, với mức giảm 4% so với cùng kỳ năm trước đó.

Ngoài Ấn Độ, Trung Quốc cũng không là ngoại lệ bởi vì giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn biến ngày một phức tạp. Tôm là một trong số những cái tên

nằm trong danh sách sản phẩm dài 205 trang mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đề xuất áp thuế để “trả đũa” nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, trước khi Mỹ đưa ra đề xuất áp thuế, xuất khẩu tôm của Trung Quốc sang Mỹ đã sụt giảm mạnh ở mức 21% trong tháng 6/2018 so với một năm trước đó.

Đối với Thái Lan, tình hình có vẻ tệ hơn khi “xứ Chùa vàng” là một trong 13 quốc gia chứng kiến hoạt động xuất khẩu tôm sang Mỹ sụt giảm và là quốc gia chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất, ở mức 42% trong tháng 6/2018 so với một năm trước đó.

Nếu tính trong nửa đầu năm 2018, xuất khẩu tôm từ Thái Lan đã giảm 27%, nguyên nhân chủ yếu là do ngành chế biến tôm Thái Lan gặp nhiều vấn đề có mức độ nghiêm trọng ngang với hồi năm 2012 khi căn bệnh mang tên hội chứng chết sớm (EMS) – theo thuật ngữ gọi là hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) – đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông dân nuôi tôm ở phía Đông Vịnh Thái Lan.

* Cú hích cho doanh nghiệp Việt

Mặc dù mức thuế 0% được cho là cú hích cho doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam song ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và

Page 7: TIN TRONG TỈNH tin/2019/s… · tại quần thể Quảng trường 16/4 từ ngày 26/4 đến ngày 2/5/2019. Hội chợ, là một trong những chuỗi hoạt động lớn

Soá 10 thaùng 05 naêm 2019

XUẤT NHẬP KHẨU

Trung tâm TTCN&TM

Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng công bố này chỉ mới tạo ra tác động tích cực về mặt tinh thần cho các doanh nghiệp chứ chưa tạo ra giá trị trực tiếp đến việc xuất khẩu tôm vào Mỹ vì tất cả còn phụ thuộc vào phán quyết cuối cùng.

Theo ông Trương Đình Hòe, mục tiêu xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ trong năm 2019 là 600 triệu USD, nhưng tính đến ngày 15/3, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam vào thị trường Mỹ mới đạt 80 triệu USD, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, tôm Việt Nam còn gặp khó khăn ở thị trường Mỹ do phải chịu cạnh tranh trực tiếp về giá với tôm Ấn Độ.

Nếu mức thuế 0% được áp dụng trong phán quyết cuối cùng được đưa ra vào tháng Chín năm nay thì đó sẽ là cú hích thật sự cho hoạt động xuất khẩu tôm vào Mỹ trong quý IV/2019 và những năm tiếp theo.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2018 trước bối cảnh nguồn cung thế giới tăng cao do được mùa, giá tôm sụt giảm từ 10 - 30% nhưng ngành tôm Việt Nam đã kịp thời có giải pháp ứng phó, chia sẻ khó khăn, ổn định sản xuất, giữ vững nhịp độ tăng trưởng. Qua đó, sản lượng tôm nước lợ đạt trên 762.000 tấn, tăng 6,3% so với năm 2017, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.

Năm 2019, ngành tôm được dự báo sẽ đối mặt với những thách thức mới như: tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo sụt giảm, dẫn đến lượng tiêu thụ tôm có thể giảm trong

khi lượng tôm tồn kho vẫn còn. Biến đổi khí hậu và thời tiết đang có những diễn biến khó lường như hiện tượng El nino, hạn hán, xâm nhập mặn... có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất tôm.

Ngoài ra, một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng việc xuất khẩu tôm của Trung Quốc sang Mỹ gặp trở ngại cũng sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tôm chưa qua chế biến của Việt Nam sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - thị trường chiếm đến 94% tổng số lô hàng tôm của Việt Nam.

Mặc dù vậy, bên cạnh những thách thức, ngành tôm vẫn có cơ hội với nền tảng về tiềm năng, lợi thế tự nhiên, với đội ngũ doanh nghiệp có hơn 20 năm kinh nghiệm từ sản xuất đến chế biến, xuất khẩu.

Cùng với đó, với sự quyết tâm vào cuộc đồng bộ của toàn hệ thống từ Trung ương đến địa phương, những quy định mới, tiến bộ, phù hợp với thực tế của Luật Thủy sản 2017 sẽ tạo đà cho sản xuất phát triển. Ngoài ra, các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết có hiệu lực sẽ mở rộng cơ hội về thị trường cho sản phẩm tôm.

Nhập khẩu tôm của Mỹ giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm 2019

Các đơn hàng nhập khẩu vào Mỹ đã giảm trong tháng 2, mức giảm gần 10% so với cùng kỳ năm trước.

Mỹ nhập khẩu khoảng 42,871 tấn tôm, giảm 9.9% so với mức 47,568 tấn tôm đã nhập khẩu hồi tháng 2 năm 2018. Nhập khẩu từ các nước Indonesia, Việt Nam, Trung

Quốc, Thái Lan đã giảm đáng kể trong tháng 2.

Ấn Độ là trường hợp ngoại lệ khi nhập khẩu từ nước này tăng từ mức 13,361 tấn trong tháng 2 năm 2018 lên mức 16,053 tấn trong tháng 2 năm 2019, tăng khoảng 20%. Xuất khẩu tôm của Ấn Độ vào Mỹ cũng tăng trong tháng 1 năm 2019. Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào Mỹ trong năm 2018, là nước đầu tiên xuất khẩu 500 triệu pounds tôm trong một năm.

Các đơn hàng xuất khẩu của Indonesia đã giảm mạnh, trong tháng 2 năm 2019 nước này xuất khẩu 8,563 tấn tôm trong tháng 2 so với mức 11,448 tấn trong tháng 2 năm 2018. Mức giảm đáng kể cũng được thấy đối với Trung Quốc, giảm từ mức 3,948 tấn xuống mức 2,143 tấn. Xuất khẩu tôm của Việt Nam cũng giảm từ mức 3,289 tấn xuống 2,505 tấn. Thái Lan cũng chứng kiếm mức giảm từ 3,124 tấn xuống 2,136 tấn trong tháng 2 năm 2019. Xuất khẩu của Ecuador giảm nhẹ, từ mức 6,393 tấn xuống mức 5,975 tấn.

Tính trong 2 tháng đầu năm nay, Mỹ nhập khẩu ít hơn 12,000 tấn tôm so với 2 tháng đầu năm 2018. Mức giảm nhập khẩu lớn nhất diễn ra tại Trung Quốc 58.9%, Thái Lan 32.3%, Indonesia và Ecuador đều giảm khoảng 17.7%

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu tôm lớn thứ 4 vào Mỹ, khối lượng xuất khẩu tháng 2 năm 2019 đạt 2,505 tấn, tính chung hai tháng đầu năm 2019 xuất khẩu đạt 6,714 tấn giảm khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2018.

Page 8: TIN TRONG TỈNH tin/2019/s… · tại quần thể Quảng trường 16/4 từ ngày 26/4 đến ngày 2/5/2019. Hội chợ, là một trong những chuỗi hoạt động lớn

Soá 10 thaùng 05 naêm 2019

SẢN XUẤT KINH DOANH

SAÛN XUAÁT KINH DOANHThị trường đường

quí I/2019: Nhức nhối nạn nhập lậu, dự báo giá đi ngang

Tháng 3/2019, đường nhập lậu trong nước tiếp tục tăng lên và giá đang ở mức rất thấp. Bước sang tháng 4, một số nhà máy đường sẽ kết thúc vụ, giá đường trong nước khả năng đi ngang và tồn kho tiếp tục dư thừa.

Theo báo cáo từ ISO Sugar, tháng 3, thị trường đường toàn cầu vẫn tiếp tục chịu áp lực thặng dư của niên vụ 2018/2019. Trong hầu hết tháng 3, chỉ số giá đường trắng của ISO vẫn tiếp tục điều chỉnh giảm, ghi nhận từ mức 349,05 USD/tấn hồi đầu tháng và giảm xuống còn 329,95 USD/tấn vào ngày 29/3. Trung bình hàng tháng là 341,27 USD/tấn, giảm 2,5% so với tháng trước.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) điều chỉnh ước tính tồn kho đường tại Mỹ niên vụ 2018/2019 ở mức 1,6 triệu tấn ngắn, tương ứng 128.000 tấn STRV (quy thô), giảm so với dự báo tháng 3. Lượng sản xuất trong nước tăng 86.000 tấn STRV, do sản xuất đường từ

củ cải nhiều hơn một chút so với sản xuất đường mía. Nhập khẩu thấp hơn 214.000 STRV so với báo cáo tháng 2, chủ yếu do nhập khẩu ít hơn từ Mexico.

Bên cạnh đó, dịch nhiễm fall armyworm (loại sâu) đang dịch chuyển sang phía đông từ khi nó được phát hiện tại châu Phi năm 2016, bây giờ đã lan đến Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Thai-land và Trung Quốc. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) ước tính, sâu có thể gây tổn thất đến 3 tỉ USD tại châu Phi do phá hủy các cây trồng như mía, ngô và lúa.

Tại thị trường Việt Nam, tháng 3 là tháng chính vụ, từ ngày 28/2 - 31/3, sản lượng đường đạt trên 300.000 tấn, đường tiêu thụ tại các nhà máy chỉ đạt khoảng 125.000 tấn. Giá bán buôn đường kính trắng trong nước ở mức thấp, từ 10.200 - 10.900 đồng/kg.

Lũy kế đến ngày 31/3, các nhà máy đã ép được hơn 9 triệu tấn mía, sản xuất được hơn 873.000 tấn đường. Khối lượng sản xuất từ đường thô nhập khẩu là 154.205 tấn.

“Nút thắt” lớn nhất khiến

cho đường Việt Nam khó cạnh tranh với đường ngoại chính là giá thành nguyên liệu. Chi phí sản xuất mía nguyên liệu thường chiếm từ 70 đến 80% trong sản xuất đường.

Philippines - thị trường tiềm năng đối với nhóm nông sản Việt Nam

Philippines có dân số lên đến hơn 105 triệu người, đông thứ 2 trong khu vực ASEAN và có nền kinh tế liên tục thuộc nhóm các nước tăng trưởng hàng đầu khu vực trong những năm gần đây.

Năm 2018, kim ngạch nhập khẩu của Philippines đối với nhóm hàng nông sản Việt Nam (gồm hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc) đạt 684.65 triệu USD, tăng 71.96% so với cùng kỳ năm ngoái, và chiếm 19.76% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ nước nay. Những con số này cho thấy Philippines là thị trường tiêu dùng rất lớn và tiềm năng đối với nhóm hàng nông sản của Việt Nam.

Page 9: TIN TRONG TỈNH tin/2019/s… · tại quần thể Quảng trường 16/4 từ ngày 26/4 đến ngày 2/5/2019. Hội chợ, là một trong những chuỗi hoạt động lớn

Soá 10 thaùng 05 naêm 2019

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trung tâm TTCN&TM

Theo Hải quan Việt Nam tháng 3 năm 2019, kim ngạch này đạt 119.94 triệu USD, tăng gấp 4.47 lần so với cùng kỳ năm ngoái, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Philippines đạt 281.84 triệu USD, tăng gấp 2 lần kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, và chiếm 37.78% kim ngạch hàng hóa của VIệt Nam xuất sang đây.

So với 3 tháng năm 2018, gạo là mặt hàng có sự tăng trưởng cao nhất về kim ngạch, gấp 2 lần, ứng với 215.84 triệu USD, chiếm 76.58% tổng kim ngạch nhóm hàng nông sản. Các mặt hàng như cà phê (+21.94%, ứng với 49.74 triệu USD), hạt tiêu (+17.62%, ứng với kim ngạch 3.85 triệu USD) là hai mặt hàng có sự tăng trưởng về kim ngạch. Ở chiều ngược lại, hạt điều (-36.07%, ứng với 2 triệu USD), sắn và sản phẩm từ sắn (-16.59%, ứng với 4.48 triệu USD(, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc (-10.84%, ứng với 5.32 triệu USD) là 3 mặt hàng có sự giảm về kim ngạch so với quý I năm 2018.

Do những khó khăn về điều kiện tự nhiên kém thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hơn so với một số nước trong khu vực, Philip-pines phải nhập khẩu khá nhiều mặt hàng nông sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và chế biến trong nước. Đặc biệt, người dân ở đây

rất yêu ẩm thực, khá cởi mở với thực phẩm nhập khẩu, là điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm nông sản Việt Nam. Để mở rộng thị trường này, doanh nghiệp có thể thông qua các hội chợ triển lãm, tìm hiểu tình hình thực tế của thị trường để có những chiến lược kinh doanh phù hợp, cần tìm hiểu và tạo lòng tin, uy tín cho khách hàng trong những lần đầu giao thương.

Sẽ có nhiều hơn một “đối thủ” cạnh tranh với cá tra Việt Nam

Năm 2018, ước tính, tổng sản lượng cá tra nuôi toàn cầu đạt 2,8 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2017. Trong đó, riêng Việt Nam (tập trung chủ yếu ở ĐBSCL) chiếm khoảng 45% tổng sản lượng cá tra nuôi toàn cầu với sản lượng thu hoạch năm 2018 đạt dưới 1,3 triệu tấn.

Những thách thức về chất lượng con giống đầu năm 2018 là một nguyên nhân khiến nguồn cung bị thắt chặt, giá con giống và cá tra thương phẩm trong năm này tăng mạnh kỷ lục. Điều này dẫn tới nhiều nhà chế biến và người nuôi tiếp tục mở rộng quy mô ao nuôi, đẩy mạnh công nghệ nuôi. Đầu năm 2019, một dự án nuôi cá tra công nghệ cao tập trung với quy mô lớn 600 ha tại tỉnh An Giang đã được khởi công. Dự án này

sẽ bắt đầu vào quý IV/2019. Dự kiến, khi đi vào hoạt động, mỗi năm khu nuôi cá tra thương phẩm này sẽ cung cấp khoảng 200.000 tấn cá tra nguyên liệu chất lượng cao phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Cá tra Việt Nam đang ngày càng có nhiều “đối thủ” cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Trên tổng sản lượng cá tra toàn cầu, thị phần Việt Nam đang giảm chậm, ngược lại là mức tăng trưởng dương đang diễn ra với Indonesia, Ấn Độ và Bangladesh. Mỗi quốc gia này hiện chiếm từ 15 - 20% sản lượng cá tra nuôi toàn thế giới.

Hiện nay, tại Trung Quốc, một ngành nuôi cá tra nhỏ vẫn đang phát triển nhanh chóng song song với một ngành nuôi trồng thủy sản Trung Quốc hùng mạnh, nó đã bắt đầu đáp ứng nhu cầu cá tra nội địa mà trước đây nguồn cung này phần lớn nhập từ Việt Nam. Các báo cáo của ngành hiện cho thấy, có 20 nhà máy chế biến cá tra nuôi đang sản xuất tại Nam Trung Quốc. Và năng lực sản xuất ước tính của Trung Quốc hiện tại mới chỉ đạt khoảng 30.000 tấn. Điều này cho thấy, Trung Quốc sẽ phải mất thêm một thời gian chuẩn bị nữa trước khi nước này muốn trở thành một đối thủ cạnh tranh thực sự với cá tra Việt Nam về sản lượng.

Page 10: TIN TRONG TỈNH tin/2019/s… · tại quần thể Quảng trường 16/4 từ ngày 26/4 đến ngày 2/5/2019. Hội chợ, là một trong những chuỗi hoạt động lớn

Soá 10 thaùng 05 naêm 2019

TIN THẾ GIỚI

Tin

THEÁ GIÔÙI

Mỹ tìm cách nhập khẩu mực từ Trung Quốc tránh thuế 10%

Các công ty khai thác mực ở Mỹ, sau đó đưa sang Trung Quốc để làm sạch và chế biến hiện không phải chịu mức thuế NK 10% vào Mỹ khi họ XK mực trở lại thị trường Mỹ để tiêu thụ nội địa.

Những vấn đề đã phát sinh do các quy tắc xuất xứ của Hoa Kỳ và sự diễn giải về yếu tố tạo ra “sự chuyển đổi đáng kể ".

Loại mực ống đang tranh cãi về việc được miễn thuế 10% hay không là mực ống tua dài (Loligo pealeii) và mực ống Boston (Illex illecebrosus) được khai thác tại vùng biển phía tây bắc Đại Tây Dương của Mỹ. Các công ty khai thác của Mỹ thường đưa mực ống nguyên con đông lạnh block sang Trung Quốc. Tại đây, mực được chế biến trong các nhà máy để sản xuất mực cắt khoanh hoặc mực ống tube. Các sản phẩm này sau đó được xuất trở lại Mỹ để đóng gói bán lẻ.Theo đó, Hải quan Mỹ cho rằng, các sản phẩm cuối cùng này là sản phẩm của Mỹ, không phải Trung Quốc. Sản phẩm này được XK và NK theo cùng mã HS của hải quan.

Lý do về việc này có thể được giải thích trong Điều 19 của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ. Theo đó, nước xuất xứ là "nước sản xuất, chế biến

hoặc gia tăng giá trị sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài đưa vào Mỹ". Để một quốc gia khác trở thành “nước xuất xứ”, thì việc chế biến thêm hoặc bổ sung nguyên liệu tại nước đó phải tạo ra một sự chuyển đổi đáng kể.

Theo quy định của hải quan Hoa Kỳ, mực được chế biến thành mực cắt khoanh hoặc mực ống tube không được coi là tạo ra biến đổi đáng kể. Kết quả là không áp đặt thuế quan đối với mực Boston và mực ống tua dài nội địa được làm sạch và chế biến tại Trung Quốc.

Ngành thủy sản với chuỗi cung ứng toàn cầu, đã đặt ra những câu hỏi về cách giải thích Điều 19.

Trong một văn bản gửi Cơ quan Tiếp thị Nông nghiệp (AMS) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ năm 2004, một công ty tôm ở Ấn Độ đã tìm cách làm rõ liệu tôm nuôi và thu hoạch ở Bangladesh nhưng được chế biến tại các cơ sở của nó ở Ấn Độ có được tính là tôm Ấn Độ hay không. Trong văn bản công ty giải thích rõ tôm được chế biến ở Ấn Độ gồm các khâu bỏ đầu, lột vỏ, rút chỉ, hấp chín, làm lạnh…

Ông Myles Harmon, Giám đốc bộ phận phán quyết thương mại tại AMS vào thời điểm đó đã trả lời rằng sản phẩm tôm được chế biến ở Ấn Độ như mô tả, đã không bị biến đổi đáng kể. Do đó, nước xuất xứ vẫn là Bangladesh.

Tuy nhiên, trong một phán quyết khác từ năm 1988, một tòa án ở Hàn Quốc đã xác định rằng việc rã đông, lột da, rút xương, cắt tỉa, đông lạnh và đóng gói cá đã bỏ đầu và rút ruột (H&G) đã tạo thành một sự biến đổi đáng kể. Do đó, tòa án đã kết luận rằng việc chế biến cá thành philê "cấp đông nhanh" đã biến đổi đáng kể cá (H&G) "vì đã có sự thay đổi về tên và tính chất".

Canada cắt giảm hạn ngạch khai thác tôm nước lạnh

Triển vọng năm 2019 đối với ngư trường khai thác tôm nước lạnh của Canada khá ảm đạm. Báo cáo về sinh khối tôm tại đây khá thấp.

Năm 2018, Cục Nghề cá và Đại dương Canada (DFO) đã tăng hạn ngạch tôm phương Bắc mặc dù giảm 16% hạn ngạch vùng 6 khiến tổng hạn ngạch được phép khai thác giảm xuống còn 8.730 tấn. Điều này đã làm ảnh hưởng tới ngư dân và các nhà máy chế biến.

Việc cắt giảm hạn ngạch năm nay dự kiến áp dụng với vùng khai thác 5 và 6, chủ yếu với các tàu khai thác xa bờ với sản lượng khai thác chủ yếu phục vụ chế biến tôm hấp nguyên con. DFO sẽ sớm đưa ra con số cắt giảm cụ thể.

Trung tâm TTCN&TM

Page 11: TIN TRONG TỈNH tin/2019/s… · tại quần thể Quảng trường 16/4 từ ngày 26/4 đến ngày 2/5/2019. Hội chợ, là một trong những chuỗi hoạt động lớn

Soá 10 thaùng 05 naêm 2019

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

CAÀN BIEÁTDOANH NGHIEÄP CAÀN BIEÁTQuy định xuất khẩu

hàng dệt may sang Mê-hi-cô theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Ngày 19 tháng 4 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BCT quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mê-hi-cô theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thông tư có hiệu lực từ ngày 20 tháng 6 năm 2019.

Việc ban hành Thông tư nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam trong CPTPP và 02 Thư song phương giữa Bộ trưởng Bộ Kinh tế Mê-hi-cô và Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam về xuất khẩu hàng dệt may sang Mê-hi-cô theo CPTPP. Thông tư bao gồm 5 Chương với 12 Điều, quy định ưu đãi thuế theo hạn ngạch thuế quan đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Mê-hi-cô theo CPTPP, nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan và giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mê-hi-cô theo CPTPP.

Để thực việc cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin cho, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất

khẩu hàng dệt may theo CPTPP, việc cấp Chứng thư xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho hàng dệt may xuất khẩu sang Mê-hi-cô theo CPTPP được quy định tại Điều 6 dự thảo Thông tư như sau:

- Cấp Chứng thư xuất khẩu tự động cho thương nhân theo phương thức trừ lùi lượng hạn ngạch thuế quan trên hệ thống điện tử và theo nguyên tắc thương nhân nộp hồ sơ trước được cấp trước, thương nhân nộp hồ sơ sau được cấp sau, cho đến khi hạn ngạch thuế quan được cấp hết.

- Cấp Chứng thư xuất khẩu khi thương nhân đã xuất khẩu lô hàng. Theo cơ chế này thương nhân phải thường xuyên theo dõi cấp hạn ngạch thuế quan trên hệ thống điện tử để nộp hồ sơ đăng ký cấp Chứng thư xuất khẩu.

Ngoài ra, Thông tư quy định thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang Mê-hi-cô theo CPTPP (bao gồm cả thương nhân xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan và cả thương nhân xuất khẩu không theo hạn ngạch thuế quan) phải đăng ký thông tin với Bộ Công Thương để thực hiện cơ chế giám sát hàng

dệt may xuất khẩu sang Mê-hi-cô theo CPTPP.

Quy định tem truy xuất nguồn gốc xuất khẩu sang Trung Quốc

Tem nhãn truy xuất nguồn gốc, bắt buộc phải có trên hoa quả của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc, ghi rõ mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói tại Việt Nam.

Để có nhãn mác này, các vùng trồng và cơ sở đóng gói phải đăng ký để được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số và được phía Trung Quốc chấp thuận. Đây là những quy định bắt buộc thực hiện từ đầu năm 2019, tuy nhiên, đã qua gần 4 tháng, những chiếc tem này vẫn còn khá mới mẻ, mơ hồ ở một số vùng trồng các cây ăn quả vốn hàng năm vẫn xuất khẩu sang Trung Quốc khá nhiều.

Tại vùng vải Thanh Hà, Hải Dương nổi tiếng, khi được hỏi về việc phải đăng ký mã số vùng trồng mới được xuất vải sang Trung Quốc, nhiều người trồng vải tỏ ra ngạc nhiên.

Theo những chủ vườn ở đây, bao năm nay, họ thường mang vải bán cho thương lái Trung Quốc, cứ vải đẹp không sâu đầu là bán được

Page 12: TIN TRONG TỈNH tin/2019/s… · tại quần thể Quảng trường 16/4 từ ngày 26/4 đến ngày 2/5/2019. Hội chợ, là một trong những chuỗi hoạt động lớn

Soá 10 thaùng 05 naêm 2019

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

giá. Không phải ai cũng hiểu rằng từ năm nay, muốn bán hàng, quả vải của họ phải nằm trong vùng được đánh mã số xuất khẩu sang Trung Quốc, phải được đóng gói ở cơ sở mà phía Trung Quốc đã chấp thuận. Chỉ cần thiếu 1 trong 2 điều kiện trên, vải có đẹp mã đến mấy cũng sẽ không xuất được.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay, cả nước có khoảng 22 tỉnh, thành chưa có mã số vùng trồng; 33 tỉnh, thành chưa có mã số cơ sở đóng gói nào được cấp để xuất khẩu các loại trái cây sang Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do các địa phương trên chưa nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc cấp mã số.

Hiện nay, có khoảng 1.200 mã số vùng trồng cho 8 loại trái cây cùng 608 mã số cơ sở đóng gói có đủ điều kiện được phép xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc, còn lại sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.

Trung Quốc điều chỉnh thuế nhập khẩu một số sản phẩm

Ngày 08 tháng 4 năm 2019, Trung Quốc ra thông báo điều chỉnh thuế hàng hóa nhập cảnh (thường được gọi là Thuế bưu chính). Thời gian áp dụng chính thức mức thuế suất mới này bắt đầu từ ngày 09 tháng 4 năm 2019.

Thuế bưu chính là thuế nhập khẩu đối với các mặt

hàng nhập khẩu vào Trung Quốc bằng hình thức xách tay hoặc ký gửi, bao gồm thuế quan, thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu và thuế tiêu dùng. Đây là lần thứ hai liên tiếp trong vòng 06 tháng, Trung Quốc tiến hành giảm loại thuế này.

Theo nội dung của thông báo mới này, Thuế bưu chính các mặt hàng thuộc Nhóm 1 từ mức 15% trước đây giảm xuống mức 13% và Nhóm 2 từ mức 25% trước đây giảm xuống mức 20%, giữ nguyên mức thuế suất 50% đối với các mặt hàng Nhóm 3.Chi tiết các nhóm mặt hàng cụ thể như sau:

- Nhóm 1 là các mặt sách báo, ấn phẩm, tư liệu video dùng trong giáo dục; các sản phẩm công nghệ thông tin như máy tính, máy quay chuyên nghiệp, máy ảnh kỹ thuật số; thực phẩm, đồ uống; vàng bạc; đồ gia dụng; đồ chơi, trò chơi điện tử hay các đồ dùng giải trí khác; dược phẩm.Trong đó, riêng dược phẩm đặc thù (gồm thuốc điều trị ung thư và thuốc điều trị các bệnh hiếm gặp)được áp dụng mức thuế VAT ở khâu nhập khẩu là 3%.

- Nhóm 2 là các mặt hàn đồ thể thao (không bao gồm bóng golf và dụng cụ chơi golf); dụng cụ câu cá; sản phẩm dệt may và các sản phẩm may mặc thành phẩm; máy quay và các thiết bị điện khác; xe đạp và các sản phẩm không thuộc Nhóm 1

và Nhóm 3.- Nhóm 3 (các mặt hàng

giữ nguyên thuế suất 50%) bao gồm thuốc lá, rượu, trang sức đá quý, bóng golf và dụng cụ golf, đồng hồ đeo tay cao cấp, mỹ phẩm cao cấp.

Thông báo của phía Trung Quốc cho biết, việc điều chỉnh này kết hợp với các biện pháp cải cách điều chỉnh thuế VAT giúp mở rộng nhập khẩu, thúc đẩy tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của đời sống nhân dân. Thuế bưu chính mặc dù chỉ là một nhóm thuế nhỏ nhưng thông qua lần điều chỉnh thuế tập trung vào nhóm hàng tiêu dùng hằng ngày (thực phẩm, hàng dệt may), đối tượng hưởng lợi ngoài những người dân Trung Quốc du lịch nước ngoàicòn có các doanh nghiệp thương mại quốc tế, thương mại điện tử, doanh nghiệp logistics.

Trong bối cảnh Trung Quốc có động thái điều chỉnh giảm các loại thuếnhư hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam (nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm chế biến, đồ uống, dệt may…) có thể tìm hiểu, nghiên cứu kỹ hơn về các chính sách liên quan của nước bạn nhằm tìm kiếm cơ hội thâm nhập thị trường thông qua hình thức thương mại điện tử hiện đang rất phát triển tại Trung Quốc như hiện nay.