Times - Geleximco 6.pdf · thức tự giác, ... trang phục gọn gàng, lịch sự; giữ gìn...

15
Times SOÁ 6 THAÙNG 8/2011 (trang 18) (trang 14) (trang 26) (trang 24) (trang 22) (trang 20)

Transcript of Times - Geleximco 6.pdf · thức tự giác, ... trang phục gọn gàng, lịch sự; giữ gìn...

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011

(trang 18)

(trang 14)

(trang 26)(trang 24)

(trang 22)

(trang 20)

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công2 3

Chịu trách nhiệm xuất bảnChịu trách nhiệm bản thảoNguyễn Yên Dũng

Chịu trách nhiệm nội dungHồng Nhung

Ban Biên tậpPhòng Truyền thông & CNTT

Thiết kế mỹ thuậtLưu Thế Anh

Thư và tin bài vui lòng gửi về:[email protected][email protected]

Văn phòng:Tầng 8, Toà nhà GELEXIMCO,36 Hoàng Cầu, Đống Đa, HN

ĐT: 043 514 1199/máy lẻ: 812

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Trong số này3

Lời Ban Biên Tập

4 - 7

8

Tin GELEXICO

Thông tin Dự án

16 - 19

22 - 23

Góc nhìn chuyên môn

Mạn đàm về văn hoá doanh nghiệp

Văn bản mới ban hành tháng 8/2011

5 bài học từ văn hóa công sở của người Nhật

Dự án xây dựng đường vành đai IV - vùng thủ đô Hà Nội,

đoạn từ Quốc lộ 1B đến chân cầu Mễ Sở và cầu Mễ Sở theo

hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao ( Hợp đồng BT)

ISO lợi ích và cân nhắc

Bất động sản đâu là lỗi thoát

Văn hóa điện thoại trong doanh nghiệp

14 -15

9 -13

8h+ ...

Người cha trong hành trình của bạn26Cà phê sách

Người GELEXIMCO với chút lãng đang lập thu

Đội bóng FC-GELEXIMCO tăng cường tham gia

các trận giao hữu

Các thành viên sinh nhật tháng 9

20 - 21

24 - 25

Người GELEXIMCO

Mùa thư xưa Hà Nội

Lá vàng một chiếc

Mây mùa thu

Vị của cuộc sống

27Tea break

Tạp chí nội bộ GELEXIMCO Times quay trở lại với quý bạn đọc trong những ngày đầu thu se lạnh giữa lòng Hà

Nội. Tháng Tám trở mùa vào trong phố cùng những chiếc xe đạp cũ kĩ của các cô, các chị bán sen, bán cúc, những

gánh hàng rong bán cốm ven đường. Tháng Tám vẫn dịu dàng và bình dị thế, như nhịp ngày vẫn trôi, như trời

vẫn xanh, hoa đến mùa vẫn nở và bốn mùa vẫn luân chuyển. Nhưng sao lòng người lại háo hức, bâng khuâng?

Có lẽ bởi tháng Tám mùa thu, cũng là mùa Vu Lan dành cho những người con thể hiện lòng hiếu thuận với đấng

sinh thành. Mùa thu của 66 năm về trước, Hà Nội – trái tim hồng của cả nước còn bừng lên vẻ đẹp rực rỡ của ngày

Cách mạng tháng Tám thành công trên khắp 3 miền…

Ban Biên tập cũng xin gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới những thành viên thuộc bộ phận Tài chính trong

toàn hệ thống GELEXIMCO nhân ngày 28 tháng 08 – ngày thành lập ngành Tài chính Việt Nam. Chúc các anh

chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình để cùng các bộ phận chuyên môn khác thực hiện mục tiêu đưa

GELEXIMCO trở thành một trong những tập đoàn sản xuất, kinh doanh hàng đầu trong nước, mang tầm khu

vực và quốc tế.

GELEXIMCO Times chúc quý vị một mùa thu dịu dàng với thật nhiều thông điệp yêu thương!

Trân trọng!BAN BIÊN TẬP

Lôøi Ban Bieân Taäp Quý bạn đọc thân mến!

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công 3Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công2

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011

(trang 18)

(trang 14)

(trang 26)(trang 24)

(trang 22)

(trang 20)

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công4 5

Tập đoàn tổ chức khóa đào tạo

“Văn hóa doanh nghiệp – Để không là khái niệm mơ hồ”

Ra mắt phiên bản mới website

Ngày 12/08/2011, tại Phòng họp tầng 4, Tòa nhà GELEXIMCO, đã diễn ra khóa đào tạo “Văn hóa doanh nghiệp – Để không là khái niệm mơ hồ” do Tập đoàn phối hợp với Vita Share tổ chức. Nằm trong kế hoạch xây dựng và nâng cao văn hóa doanh nghiệp, khóa đào tạo không những giúp cho các học viên tham gia nhận thấy tầm quan trọng của việc định hướng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, mà còn thẳng thắn chỉ ra những tồn tại của GELEXIMCO. Khóa học đã chỉ ra để văn hóa doanh nghiệp không còn là khái niệm mơ hồ,

Ngày 05/08, tại Nhà máy Xi măng Hiệp Phước – huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh, Chi nhánh Công ty CP Xi măng Thăng Long (Tập đoàn GEL-EXIMCO) đã tổ chức lễ trao tặng 2.440 bao xi măng (trị giá 180 triệu

Chủ tịch HĐQT cũng chỉ đạo cần nhanh chóng xác định lại văn hóa doanh nghiệp hiện tại của Tập đoàn và xây dựng chiến lược để đi vào thực hiện một cách thống nhất, nghiêm túc. GELEXIMCO sẽ tiếp tục hợp tác, trao đổi với Vita Share để thiết kể, triển khai các khóa đào tạo tiếp theo về văn hóa do-anh nghiệp nhằm phổ biến cho toàn thể CB, NV trong Tập đoàn về khái niệm, ý thức, nhận biết tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn.

(CTHĐQT - TGĐ Vũ Văn Tiền phát biểutại lớp học)

là chút đóng góp của cán bộ, công nhân viên Công ty Xi măng Thăng Long ủng hộ các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Thay mặt cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa, Đại tá Nguyễn Bá Ngọc, Phó tư lệnh Vùng 4 Hải quân, đã tiếp nhận số xi măng nghĩa tình trên và gửi lời cảm ơn tới cán bộ, công nhân viên Công ty Xi măng Thăn Long (Tập đoàn GELEX-IMCO). Đại tá Nguyễn Bá Ngọc cho biết, toàn bộ 2.440 bao xi măng này sẽ được các đơn vị hải quân nhanh chóng vận chuyển tới huyện đảo Trường Sa trong thời gian sớm nhất. Được biết, 2.440 bao xi măng nhãn hiệu Thăng Long Rồng Đỏ trên chính là lô sản phẩm đầu tiên của Trạm nghiền Hiệp Phước với hệ thống dây chuyền hiện đại mới được đưa vào vận hành cách đây 2 tháng.

các yếu tố quan trọng chính là con người (lãnh đạo và nhân viên), chất keo và chiến lược của doanh nghiệp. Sự đồng thuận trong Tập đoàn cũng là yếu tố được nhấn mạnh khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cần có chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn, ý chí của lãnh đạo cần được quán triệt, phổ biến sâu rộng trong Tập đoàn. Theo kết quả khảo sát do Vita Share thực hiện tại GELEXIMCO đối với các cấp quản lý, 87,5% số người được khảo sát cho rằng cần thiết phải phát triển văn hóa doanh nghiệp, 75% ý kiến đề nghị cần tổ chức đào tạo về kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Những con số này chứng tỏ sự nhận thức và quyết tâm của các cấp quản lý trong việc triển khai và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Tại buổi học, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vũ Văn Tiền cũng đã chia sẻ những bài học giản dị nhưng sâu sắc về văn hóa doanh nghiệp tại một số công ty, tập đoàn lớn mà ông đã hợp tác.

đồng) cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên huyện đảo Trường Sa. Tại buổi lễ, ông Mai Anh Tài, Giám đốc Chi nhánh Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long cho biết, số xi măng trên thể hiện tấm lòng và cũng

đoàn GELEXIMCO. Tại buổi lễ ra mắt website, Phó TGĐ Đào Mạnh Kháng – Trưởng Ban Triển khai CNTT đã trình bày sự cấp bách của việc xây dựng phiên bản mới cho website Tập đoàn cũng như triển khai áp dụng hệ thống ERP. Là một lãnh đạo tâm huyết với việc xây dựng Tập đoàn theo hướng chuyên nghiệp hóa, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vũ Văn Tiền đã chúc mừng thành quả đầu tiên trong lộ trình xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ tại Tập đoàn và chỉ đạo mỗi cá nhân cần phải nâng cao ý thức tự giác, thực hiện nghiêm túc việc áp dụng công nghệ thông tin trong toàn hệ thống. Cùng với hệ thống nhận diện thương hiệu mới, website www.geleximco.vn góp phần đưa thương hiệu của Tập đoàn đến với đông đảo đối tượng công chúng hơn, thể hiện dấu ấn mới mẻ nhưng luôn mang tính kế thừa của GELEXIMCO.

Sau một thời gian khẩn trương triển khai kế hoạch thiết kế giao diện mới cho website Tập đoàn, sáng ngày 26/08/2011, phiên bản mới www.geleximco.vn đã chính thức đi vào hoạt động.

Với giao diện mới, gần gũi, cấu trúc đơn giản, rõ ràng, nội dung được cập nhật liên tục, website sẽ đem lại cho khách hàng, cổ đông, đối tác cái nhìn toàn diện nhất, thông tin mới nhất về Tập

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công4

Chi nhánh

Công ty CP Xi măng Thăng Longtrao tặng 2.440 bao xi măng cho chiến sĩ, nhân dân Trường Sa

(Nguồn: QĐND Online)

(SinhNT-Chánh VPTĐ)

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công 5

Nhằm góp phần tăng cường văn hóa doanh nghiệp, trong tháng 08/2011, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc đã chỉ đạo nghiêm túc thực hiện nội quy văn phòng và thực hành tiết kiệm tại Tập đoàn. Thực hiện nghiêm túc các quy định trên, cán bộ, nhân viên Tập đoàn đã

đeo thẻ (biển tên) trong suốt thời gian làm việc tại trụ sở nhằm kiểm soát việc ra vào cũng như nâng cao ý thức về thương hiệu Tập đoàn; mọi người đều có ý thức giữ vệ sinh môi trường, 100% không mang đồ ăn, mua cơm hộp tới văn phòng; trang phục gọn gàng, lịch sự; giữ gìn vệ sinh chung,

không hút thuốc lá tại văn phòng… Thực hành tiết kiệm là một trong những nội dung cấp bách mà toàn thể cán bộ, nhân viên đã nhận thức rõ và triệt để thực hiện. Từ những hành động nhỏ như in văn bản trên 2 mặt giấy, tiết kiệm văn phòng phẩm, sử dụng điện thoại đúng mục đích công việc tới các vấn đề lớn như tiết kiệm trong mua sắm, sử dụng tài sản cố định, sử dụng phương tiện cơ giới… Đặc biệt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đôc đã gặp gỡ, trao đổi trên tinh thần hợp tác với các công ty thuê diện tích làm việc tại Tòa nhà GELEXIM-CO. Các Công ty này đã hưởng ứng và thực hiện nghiêm túc những quy định liên quan tới công tác quản trị Tòa nhà. Phong trào chấp hành nội quy làm việc, thực hành tiết kiệm đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong văn phòng GELEXIMCO.

Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch HĐQTvề nội quy làm việc và thực hành tiết kiệm

www.geleximco.vn

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011TIN GELEXIMCOTimes

SOÁ 6 THAÙNG 8/2011 TIN GELEXIMCO

1. Ngày 26/08/2011, NHNN đã có cuộc họp với lãnh đạo 12 ngân hàng lớn tại Hà Nội về chủ đề giảm lãi suất. Cuộc họp này được kỳ vọng sẽ đem lại bầu không khí dễ thở hơn cho các ngân hàng cũng như doanh nghiệp sau thời gian căng thẳng vừa qua. Bên cạnh đó, trong những ngày cuối tháng 8 này, lãi suất đã có dấu hiệu giảm, nhiều ngân hàng đồng loạt tung ra các hình thức cho vay ưu đãi, một vài ngân hàng đã trở lại cho vay tiêu dùng cá nhân.

5. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, trong tuần cuối tháng 8 sẽ có quy định tính các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp vào tăng trưởng dư nợ. Sắp tới, NHNN cũng sẽ sửa đổi quy chế cho vay giữa các tổ chức tín dụng và nếu có thể trước mắt sẽ đưa ra quy định riêng về ủy thác cho vay và đầu tư.

2. Trong bản nghiên cứu mới nhất về thị trường tiền tệ Việt Nam sau chuyến thăm Việt Nam tuần trước, ông Tai Hui, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Đông Nam Á của Ngân hàng Standard Char-tered, đã đưa ra dự báo tỷ giá USD/VNĐ sẽ ở mức 20.600 (đồng) cuối quý III/2011, nhưng sẽ tăng lên mức 22.000 (đồng) vào cuối quý IV/ 2012. Những dự đoán về sự mất giá của VNĐ đã được đẩy lùi đến năm 2012 thay vì là quý III/2011 như hiện nay do những chính sách tài chính quyết liệt được áp dụng bởi Chính phủ. Tuy nhiên, theo

Standard Chatered vẫn còn những rủi ro hiện hữu như: lạm phát giá tiêu dùng gia tăng, nhập siêu tăng cao, trữ lượng ngoại hối thấp, và cả những rủi ro của sai lầm trong những chính sách mới.

3. Trong khi lãi suất có dấu hiệu hạ nhiệt, tháng 8 vừa qua, giá vàng trong nước có nhiều biến động, giá vàng mức cao nhất lên đến gần 49 triệu, mức thấp nhất chỉ còn dưới 45 triệu. NHNN đã có những động thái ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường tiền tệ có nhiều bất ổn như hiện nay, vàng vẫn được tin tưởng có giá trị hơn tiền mặt.

quy định đối với chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, cá nhân kê khai và nộp thuế theo thuế suất 25% trên thu nhập.

4. Theo Thông tư 113/2011 của Bộ Tài chính mới ban hành về việc sửa đổi một số điều liên quan đến thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà, đất, kể từ ngày 19/09/2011, cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà, căn hộ đã có sổ đỏ phải nộp thuế suất 25% trên thu nhập chuyển nhượng. Bộ cũng

(Nguyễn Thanh Hà – Ban TCKT th)

Tin vắn Tài chính

TỔ CHỨC BUỔI TỌA ĐÀMVỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2011

Sáng ngày 21/08/2011, Ngân hàng An Bình (ABBANK) tổ chức Hội thảo Thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam – Những thách thức & Dự báo đến cuối 2011. Tới tham luận và chia sẻ ý kiến trong chương trình có 02 chuyên gia đầu ngành về kinh tế của Việt Nam: TS. Lê Xuân Nghĩa – Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và PGS,TS. Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Hội thảo do ABBANK tổ chức nhằm cập nhật tình hình nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính tiền tệ nói riêng, phân tích xu hướng và đưa ra những nhận định, cái nhìn đa chiều về nền kinh tế Thế giới và Việt Nam cùng các giải pháp tới Ban lãnh đạo và CBNV Tập đoàn GELEXIMCO, ABBANK và các công ty thành viên. Nội dung buổi tọa đàm bao gồm hai phần chính: + Phần 1: Nhận định về thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam – Những thách

và thật quyết đoán để chặn đứng khủng hoảng tài chính có thể xảy ra. Ông Thiên cho rằng, một bài thuốc đắng nhưng hiệu quả chính là thứ mà nền kinh tế Việt Nam nói chung hay các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng đang cần tới. Tuy đưa ra những ý kiến và con số có phần không mấy sáng sủa, nhưng cả hai chuyên gia đều có chung một nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam đã qua được giai đoạn khó khăn nhất của năm 2011 với những chỉ số tích cực. TS. Lê Xuân Nghĩa cũng nhấn mạnh chính sách tiền tệ cần tiếp tục thắt chặt nhưng liều lượng phải hợp lý và phù hợp với chu kỳ kinh doanh. Hơn nữa, NHNN nên bãi bỏ những quy định hành chính như trần lãi suất, hạn mức dư nợ tín dụng/ tổng huy động 80% và hạn mức tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất 16% vào cuối năm nay. Trong phần 2 của buổi tọa đàm, rất nhiều ý kiến và câu hỏi đã được đưa ra cho hai chuyên gia. Chủ yếu là những

thắc mắc xung quanh vấn đề lạm phát và các chính sách, hoạt động nhằm bình ổn tỷ giá cũng như lãi suất của nền kinh tế. Bên cạnh đó, những vấn đề nóng hổi như giá vàng hay tình hình thị trường chứng khoán, bất động sản cũng được nêu ra.

Kết thúc buổi Hội thảo, ông Đào Mạnh Kháng – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn GELEXIMCO, thành viên HĐQT AB-BANK, đã thay mặt Ban Lãnh đạo và toàn thể CBNV cám ơn các chuyên gia đã tới chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm về nền kinh tế Việt Nam nói chung, đặc biệt là những nhận định khách quan về thị trường ngân hàng trong thời điểm hiện nay. Buổi tọa đàm đã cung cấp thêm nhiều thông tin và những nhận định đa chiều về nền kinh tế cũng như thị trường tài chính nhiều biến động của Việt Nam trong giai đoạn gần đây. Qua buổi tọa đàm, ban lãnh đạo của ABBANK, Tập đoàn GEL-

EXIMCO và các công ty thành viên đã có được cái nhìn toàn cảnh hơn về nền kinh tế, từ đó có những định hướng và bước đi đúng đắn trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp.

thức và dự báo đến cuối năm 2011 và Gợi ý giải pháp cho NHTM/ Doanh nghiệp. + Phần 2: Giao lưu giữa chuyên gia và CBNV ABBANK, các khách mời tham dự hội thảo xoay quanh chủ đề buổi tọa đàm.

PGS,TS. Trần Đình Thiên nhận định rằng, với tình trạng lạm phát cao kéo dài, tình trạng bất ổn của nền kinh tế khiến cho lòng tin của các tổ chức, do-anh nghiệp ngày càng suy giảm. Để giải quyết những vấn đề này, Chính phủ cần phải có những liệu pháp mạnh, nhất quán

(Nguồn: abbank.vn)

ABBANKTimes

SOÁ 6 THAÙNG 8/2011 TIN GELEXIMCO TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011TIN GELEXIMCO

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công 7Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công6

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM --------------- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nghị quyết số: 08/2011/QH13 --------------------------

NGHỊ QUYẾTVỀ BAN HÀNH BỔ SUNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THUẾ

NHẰM THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO DOANH NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN------------------------------

QUỐC HỘINƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11; Căn cứ Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12; Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12; Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12; Theo đề nghị của Chính phủ, QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành chính sách ưu đãi thuế đối với tổ chức, cá nhân 1. Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011 đối với: a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ số thuế tính trên thu nhập từ kinh doanh xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và thu nhập từ sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và trừ doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc các Tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp các công ty tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con mà công ty mẹ không phải là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm giữ trên 50% vốn chủ sở hữu của công ty con. b) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội. 2. Giảm 50% mức thuế khoán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp từ Quý III năm 2011 đến hết năm 2011 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện hộ, cá nhân, tổ chức này giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2010. 3. Miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 đối với cổ tức được chia cho cá nhân từ hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp trừ cổ tức của các ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng. 4. Giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân. 5. Miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12. Điều 2. Điều khoản thi hành 1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày thông qua. 2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết này. __________________________________________________________________ Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII, kỳ họp thứ thông qua ngày 06 tháng 08 năm 2011.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

(Đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

Vùng Thủ đô Hà Nội,đoạn từ Quốc lộ 1B đến chân cầu Mễ Sở và cầu Mễ Sở theo hình thức

hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (hợp đồng BT)

Dự án xây dựng đường vành đai IV

THÔNG TIN DỰ ÁN

Địa điểm : Thuộc địa bàn Thường Tín, Hà Nội và huyện Văn Giang,

tỉnh Hưng Yên . Đoạn từ Quốc lộ 1B đến chân cầu Mễ Sở.

Vị trí : - Điểm đầu: tại khoảng Km52+500 - sau nút giao với

đường cao tốc Pháp Vân - Giẽ, điểm cuối của phân đoạn

QL.6 - QL.1A, thuộc địa phận xã Văn Bình - huyện Thường

Tín - TP. Hà Nội.

- Điểm cuối: khoảng Km58+300, giao với ĐT.199B tại địa

phận xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

- Cầu Mễ Sở (Km55+220) vượt sông Hồng tại khu vực cách

phà Mễ Sở hiện tại khoảng 1km về phía thượng lưu.

Nội dung : Vành đai 4 bao gồm đường ô tô cao tốc 6 làn xe đi giữa;

đường đô thị hoặc đường gom 2 bên. Mặt cắt ngang

cầu: 35,5m.

Tiến độ : Dự kiến tháng 12/2014 dự án sẽ được hoàn thành.

Pháp lý : Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư .

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH THÁNG 8/2011

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công 9Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công8

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công10 11

VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH THÁNG 8/2011

STT

I. Bộ luật, LuậtII. Nghị định

Tên văn bảnSố

văn bảnNgày

ban hànhNgày

áp dụng

1. 72/2011/NĐ-CP 23/8/2011 10/10/2011

Nghị định 72/2011/NĐ-CP của Chính phủ vềviệc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/08/2005 củaChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật Xuất bản đã đượcsửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số11/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 và Nghị địnhsố 105/2007/NĐ-CP ngày 21/06/2007 của Chínhphủ về hoạt động in các sản phẩm không phảilà xuất bản phẩm

2. 70/2011/NĐ-CP 22/08/2011 01/10/2011

Nghị định 70/2011/NĐ-CP của Chính phủ quyđịnh mức lương tối thiểu vùng đối với ngườilao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợptác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cánhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn laođộng

3. 68/2011/NĐ-CP 08/08/2011 30/09/2011

Nghị định 68/2011/NĐ-CP của Chính phủ vềviệc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/03/2007 củaChính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập

4. 67/2011/NĐ-CP 08/08/2011 01/01/2012Nghị định 67/2011/NĐ-CP của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Thuế bảo vệ môi trường

5. 66/2011/NĐ-CP 01/08/2011 25/09/2011

Nghị định 66/2011/NĐ-CP của Chính phủ quyđịnh việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đốivới các chức danh lãnh đạo, quản lý công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhànước làm chủ sở hữu và người được cử làm đạidiện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tạidoanh nghiệp có vốn của Nhà nước

6. 65/2011/NĐ-CP 29/07/2011 01/01/2011

Nghị định 65/2011/NĐ-CP của Chính phủ vềviệc thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đốivới Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quânđội giai đoạn 2011 - 2013

7. 63/2011/NĐ-CP 28/07/2011 20/09/2011Nghị định 63/2011/NĐ-CP của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Trọng tài thương mại

8. 62/2011/NĐ-CP 26/07/2011 25/09/2011Nghị định 62/2011/NĐ-CP của Chính phủ vềthành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận,phường, thị trấn

1. 31/2011/TT-BCT 19/08/2011 01/09/2011Thông tư 31/2011/TT-BCT của Bộ Công Thươngquy định điều chỉnh giá bán điện theo thông sốđầu vào cơ bản

2. 118/2011/TT-BTC 16/08/2011 30/09/2011

Thông tư 118/2011/TT-BTC của Bộ Tài chínhhướng dẫn về thuế nhập khẩu và thuế giá trịgia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu của các dựán điện

3. 117/2011/TT-BTC 15/08/2011 29/09/2011Thông tư 117/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính vềviệc hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hànghóa gia công với thương nhân nước ngoài

III. Thông tư

VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH THÁNG 8/2011

4.112/2011/TTLT/BTC-

BKHCN 02/08/2011 18/09/2011

Thông tư liên tịch 112/2011/TTLT/BTC-BKHCNcủa Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ vềviệc hướng dẫn quản lý tài chính đối vớiChương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệgiai đoạn 2011 - 2015

5. 16/2011/TT-NHNN 17/08/2011 01/10/2011

Thông tư 16/2011/TT-NHNN của Ngân hàngNhà nước Việt Nam về việc quy định về kiểmsoát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhànước Việt Nam

6. 17/2011/TT-NHNN 18/08/2011 01/10/2011

Thông tư 17/2011/TT-NHNN của Ngân hàngNhà nước Việt Nam quy định về việc cho vaycó bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chứctín dụng

7. 116/2011/TT-BTC 15/08/2011 15/08/2011

Thông tư 116/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính vềviệc hướng dẫn thực hiện Quyết định số36/2011/QĐ-TTg ngày 29/06/2011 của Thủtướng Chính phủ về việc ban hành mức thuếnhập khẩu xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trởxuống đã qua sử dụng

8. 15/2011/TT-NHNN 12/08/2011 01/09/2011

Thông tư 15/2011/TT-NHNN của Ngân hàngNhà nước Việt Nam quy định việc mang ngoạitệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cánhân khi xuất cảnh, nhập cảnh

9. 30/2011/TT-BCT 10/08/2011 23/09/2011

Thông tư 30/2011/TT-BCT của Bộ Công thươngvề việc quy định tạm thời giới hạn hàm lượngcho phép của một số hóa chất độc hại trong sảnphẩm điện, điện tử

10. 22/2011/TT-BLĐTBXH

01/08/2011 15/09/2011Thông tư 33/2011/TT-BTNMT của Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định quy trình kỹthuật quan trắc môi trường đất

11. 104/2011/TT-BTC 03/08/2011 01/10/2011

Thông tư 22/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Laođộng Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độtiền lương đối với công nhân, viên chức xâydựng công trình thủy điện do Việt Nam đầu tưtại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

12. 07/2011/TT-TTCP 28/07/2011 01/10/2011Thông tư 07/2011/TT-TTCP của Thanh traChính phủ hướng dẫn quy trình tiếp công dân

13. 22/2011/TT-BTTTT 02/08/2011 01/10/2011

Thông tư 22/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tinvà Truyền thông về việc ban hành cước kết nốicuộc gọi từ mạng thông tin di động mặt đất đếnmạng viễn thông cố định mặt đất nội hạt

14. 29/2011/TTLT-BCT-T-BTC

04/08/2011 18/09/2011

Thông tư liên tịch 29/2011/TTLT-BCT-BTC củaBộ Công Thương, Bộ Tài chính hướng dẫn tổchức phối hợp kiểm tra giữa cơ quan quản lýthị trường và cơ quan quản lý giá

15. 19/2011/TT-BKHCN 26/07/2011 09/09/2011

Thông tư 19/2011/TT-BKHCN của Bộ Khoa họcvà Công nghệ quy định tổ chức quản lý hoạtđộng Chương trình khoa học và công nghệtrọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011 - 2015

16. 113/2011/TT-BTC 04/08/2011 19/09/2011

Thông tư 113/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính vềviệc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009, Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 và Thông tư số12/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công12 13

VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH THÁNG 8/2011

17. 111/2011/TT-BTC 02/08/2011 06/08/2011Thông tư 111/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính vềviệc sửa đổi quy định về thuế xuất khẩu một sốmặt hàng vàng tại Biểu thuế xuất khẩu

18. 108/2011/TT-BTC 28/07/2011 01/09/2011

Thông tư 108/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính vềviệc sửa đổi, bổ sung quy định về thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một sốmặt hàng trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuếnhập khẩu ưu đãi

19. 08/2011/TT-BKHĐTThông tư 08/2011/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạchvà Đầu tư quy định nội dung Danh mục dịchvụ xuất, nhập khẩu Việt Nam

1. 89/NQ-CP 24/08/2011 24/08/2011

Nghị quyết 89/NQ-CP của Chính phủ về việcthành lập các phường: Phương Đông, PhươngNam thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh QuảngNinh

2. 07/2011/QH13 06/08/2011 06/08/2011

Nghị quyết 07/2011/QH13 của Quốc hội vềChương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnhnăm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựngluật, pháp lệnh năm 2012

3. 06/2011/QH13 06/08/2011 06/08/2011Nghị quyết 06/2011/QH13 của Quốc hội về việcsửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thànhlập Ủy ban dự báo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

4. 04/2011/QH13 03/08/2011 03/08/2011

Nghị quyết 04/2011/QH13 của Quốc hội về việcphê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủvề việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chínhphủ, các Bộ trưởng và các thành viên khác củaChính phủ

5. 08/2011/QH13 06/08/2011 06/08/2011

Nghị quyết 08/2011/QH13 của Quốc hội về việcban hành bổ sung một số giải pháp về thuếnhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cánhân

6. 08/2011/QH13 29/07/2011 12/09/2011

Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐTP của Hội đồngThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫnthi hành một số quy định của Nghị quyết số56/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội vềviệc thi hành Luật tố tụng hành chính

7. 02/2011/NQ-HĐTP 29/07/2011 12/09/2011

Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP của Hội đồngThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫnthi hành một số quy định của Luật tố tụng hànhchính

8. 03/CT-BTTTT 03/08/2011 03/08/2011

Chỉ thị 03/CT-BTTTT của Bộ Thông tin vàTruyền Thông về việc tăng cường công tácquản lý chất lượng thiết bị phát thanh, truyềnhình và truyền thanh không dây

9. 1315/CT-TTg 03/08/2011 03/08/2011

Chỉ thị 1315/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủvề chấn chỉnh việc thực hiện hoạt động đấuthầu sử dụng vốn nhà nước, nâng cao hiệu quảcông tác đấu thầu

11. 971/QĐ-KTNN 26/07/2011 26/07/2011

Quyết định 971/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhànước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức của Kiểm toán Nhà nước chuyênngành IA

10. 970/QĐ-KTNN 26/07/2011 26/07/2011Quyết định 970/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhànước về việc thành lập Kiểm toán Nhà nướcchuyên ngành IA

IV. Khác (Quyết định, Chỉ thị, công văn...)

VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH THÁNG 8/2011

12. 972/QĐ-KTNN 26/07/2011 26/07/2011Quyết định 972/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhànước về việc thành lập Kiểm toán Nhà nướcchuyên ngành IB

13. 973/QĐ-KTNN 26/07/2011 26/07/2011

Quyết định 973/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhànước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức của Kiểm toán Nhà nước chuyênngành IB

14. 02/2011/QĐ-KTNN 29/07/2011 12/09/2011

Quyết định 02/2011/QĐ-KTNN của Kiểm toánNhà nước về việc ban hành Quy định niêmphong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vịđược kiểm toán và cá nhân có liên quan tronghoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

15. 02/2011/QĐ-KTNN 18/08/2011 10/10/2011

Quyết định 44/2011/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ về việc ban hành Danh mục cácchương trình, dự án ưu tiên được xem xét cấpbảo lãnh Chính phủ

16. 1287/QĐ-TTg 29/07/2011 29/07/2011

Quyết định 1287/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vànhđai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn phía Namquốc lộ 18

17. 1259/QĐ-TTg 26/07/2011 26/07/2011

Quyết định 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủđô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm2050

18. 9962/BTC-QLN 27/07/2011 27/07/2011

Công văn 9962/BTC-QLN của Bộ Tài chính vềviệc tình hình trả nợ của các dự án xi măng vaynước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và chovay

Chia sẻ: Phòng Pháp chế tổng hợp và chọn lọc các văn bản mới liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn để chia sẻ cùng bạn đọc quan tâm tới thông tin luật. Mọi thông tin, trao đổi về chuyên môn xin vui lòng gửi về [email protected]. Phòng Pháp chế luôn sẵn sàng chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp trong hệ thống GELEXIMCO với tinh thần hợp tác cao nhất.

(Nguồn: Phòng Pháp chế - VPTĐ)

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công14 15

Làm hăng say, chơi nhiệt tình Sau một ngày thảo luận quyết liệt, các nhân viên Nhật Bản sẵn sàng tìm cách xả stress. Đi đến các quầy bar là một hoạt động phổ biến nếu không muốn nói là truyền thống. Nếu công sở là nơi đầy những lễ nghi hà khắc thì quầy bar lại là nơi để các doanh nhân Nhật Bản được trút hết bầu tâm sự. Một điểm đến được ưa thích khác là các quán karaoke. Tại đây mọi người được thoải mái hát hò với tiêu chí “hát hay không bằng hay hát”. Các điểm đến về đêm như thế này ngoài việc giúp họ cân bằng công việc với giải trí thì còn là nơi để các đồng nghiệp chia sẻ thông tin, thắt chặt tình bạn hay củng cố tập thể.

Chúng ta học được gì từ đó? Một điều quan trọng cần phải nhớ là không được để công việc chiếm lĩnh cuộc sống riêng. Giải trí cũng là một phần quan trọng không kém trong một ngày. Nó giúp giải tỏa căng thẳng và làm vơi bớt lo âu. Khi đi chơi hoặc làm bất kỳ việc gì với đồng nghiệp, có một cam kết bất thành văn là luôn là một phần của nhóm.

Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? Tạm quên đi công việc thậm chí khi ở bên các đồng nghiệp khác là điều cần thiết. Hãy biết tận hưởng những thời gian nghỉ ngơi và tham dự các bữa tiệc của công ty. Biết cư xử xã giao và thoải mái với đồng nghiệp bên ngoài nơi làm việc, bạn sẽ được sống với chính mình và cũng tạm thời hạ thấp “khiên” của bạn một chút.

Tôn trọng danh thiếp Một cuộc gặp tại Nhật Bản bắt đầu với việc trao cho nhau danh thiếp theo một cách rất trang trọng - một nghi lễ được gọi là Meishi ko-kan. Khi nhận danh thiếp, người ta sẽ cầm bằng cả hai tay, xem xét nội dung cẩn thận và sau đó đọc to các thông tin được in trong tấm thiếp. Tiếp đến họ sẽ đặt vào trong một chiếc hộp đựng danh thiếp hoặc đặt lên bàn trước mặt họ để nhắc đến nó khi cần. Họ không bao giờ bỏ danh thiếp vào túi áo vì hành động đó được coi là thiếu tôn trọng.

Chúng ta học được gì từ đó? Trao đổi danh thiếp là một cách bày tỏ sự coi trọng lẫn nhau. Nó thể hiện rằng bạn đánh giá cao cuộc gặp gỡ hiện tại cũng như các cuộc gặp trong tương lai.

Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? Thực ra mỗi một nền văn hóa có một hình thức trao danh thiếp riêng. Nếu bạn quá máy móc mà “bê” y nguyên kiểu Meishi kokan đó, rất có thể bạn sẽ bị coi là “có vấn đề”. Tuy vậy, khi nhận danh thiếp, hãy dành thời gian nghiên cứu thông tin trên đó. Sẽ không hại gì khi nhớ tên của một đối tác tiềm năng. Và bạn sẽ bị cho là thô lỗ nếu thuận tay nhét tấm danh thiếp vào túi áo gần tay bạn nhất.

Thấm nhuần động lực qua các khẩu hiệu Nhiều công ty Nhật Bản bắt đầu ngày làm việc bằng một cuộc họp vào buổi sáng. Tại đó, nhân viên sẽ xếp hàng và hô to các khẩu hiệu của công ty như một cách để truyền cảm hứng và động lực làm việc cũng như sự trung thành. Và đó cũng là một hình thức làm tươi mới các mục tiêu của công ty trong tâm trí từng nhân viên. Chúng ta học được gì từ đó? Những cuộc tập hợp vào buổi sáng hàng ngày như thế này là nhằm nhắc nhở các nhân viên một cách thường xuyên về những mục tiêu lâu dài của công ty. Nếu không, chắc chắn rằng những công việc lặt vặt hàng ngày sẽ xóa nhòa hoặc làm lu mờ những mục tiêu ấy.

Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? Mỗi lần ngồi vào bàn làm việc, hãy tự nhắc nhở bản thân về công việc sẽ phải làm. Luôn làm tươi mới các mục tiêu lâu dài trong tâm trí bạn và cần ý thức được sự cần thiết của hoạt động tập thể để đạt được mục tiêu sớm nhất. Hãy ghi các khẩu hiệu của công ty vào một cuốn sổ nhỏ cầm tay để tiện theo dõi khi bạn cảm thấy chán nản hoặc hoài nghi.

Làm hài lòng các “cây cao bóng cả” Theo phong tục, trong một cuộc họp ở Nhật Bản, người ta thường đưa ra những lời bình luận hay nhận xét dựa vào quan điểm hoặc thái độ của người có cấp cao nhất đang hiện diện ở đó. Không ai bày tỏ sự bất đồng với người đó. Khi cúi đầu - một hình thức chào hỏi truyền thống của người Nhật - người ta luôn luôn cúi xuống thấp nhất trước người có địa vị cao nhất.

Chúng ta học được gì từ đó? Văn hóa công sở của Nhật Bản luôn thể hiện sự tôn kính và coi trọng những người có địa vị cao bởi sự thông thái và từng trải cùng với những đóng góp quan trọng của họ cho công ty. Ở Nhật Bản, tuổi tác đi cùng với địa vị, nói nôm na là “sống lâu lên lão làng”. Vì vậy, một người càng cao tuổi thì càng trở nên quan trọng.

Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? Luôn biết lắng nghe những người có thâm niên hoặc có địa vị cao hơn bạn trong công ty. Nếu bạn bất đồng với người quản lý, hãy thể hiện điều đó với họ khi chỉ có hai người. Không bao giờ được tỏ ra nghi ngờ vai trò hay quyền lực của họ trước mặt các nhân viên khác. Bạn cần phải hiểu rằng họ có được địa vị cao như lúc này là nhờ khả năng, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân họ (dĩ nhiên không tính những thành phần “con ông cháu cha”).

“Làm mặt lạnh” Bạn sẽ không bao giờ thấy được những khuôn mặt lạnh như tiền như những khuôn mặt trong một văn phòng của người Nhật. Ngoại trừ đôi lúc cười đùa, nhân viên xứ hoa anh đào không thể hiện tình cảm ra ngoài, đặc biệt là trong các cuộc họp. Họ nói chuyện bằng giọng thấp, có chừng mực và thường nhắm mắt lại khi thể hiện sự chú ý tới người nói - một thói quen mà nhiều người nhầm lẫn là dấu hiệu của sự chán nản.

Chúng ta học được gì từ đó? Người Nhật luôn tôn trọng môi trường làm việc. Khiếu hài hước không có nhiều đất dụng, ngoại trừ trong giờ nghỉ. Hầu như không có chuyện va chạm cơ thể giữa các đồng nghiệp. Còn vỗ lưng? Tuyệt đối không.

Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào? Đối với nhiều người, một không khí làm việc quá nghiêm túc thật sự gây ngột ngạt. Bạn không cần phải coi văn phòng của mình như thánh địa, nhưng cũng không có lý do gì để cư xử như thể đó là nhà của người bạn thân. Một hình ảnh và tư cách chuyên nghiệp sẽ làm tăng sự tôn trọng đối với công việc và nhờ đó làm tăng năng suất.

từ văn hóa công sở của người Nhậtbài học

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công14

Bạn cảm thấy mông lung, khó định hướng khi phải hài hòa rất nhiều mối quan hệ và vô số các nghi lễ khác nhau nơi

công sở? Hãy cùng nhìn sang xứ sở hoa anh đào và tiếp thu những bài học đơn giản nhưng vô cùng bổ ích cho bạn.

(Nguồn: NCĐT)

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công 15

5 Times

SOÁ 6 THAÙNG 8/2011 8H + ... TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/20118H + ...

ISO là gì? ISO (International Organization for Stan-dardization) là Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế, được thành lập vào năm 1955, hiện nay có trên 150 quốc gia thành viên. Việt Nam gia nhập ISO năm 1977 và là thành viên thứ 77 của tổ chức này. ISO là tổ chức phi chính phủ, có trụ sở chính đặt tại Geneve (Thụy Sỹ). Nhiệm vụ chính của tổ chức này là nghiên cứu, xây dựng, công bố các tiêu chuẩn (không có giá trị pháp lý bắt buộc áp dụng) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Những tiêu chuẩn do ISO công bố có tác dụng thúc đẩy sự phát triển tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Với ích lợi và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng vào cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp.

còn cung cấp những dữ liệu để sử dụng cho việc xác định hiệu suất của các quá trình, các thông số về sản phẩm, dịch vụ nhằm không ngừng cải tiến hiệu quả hoạt động và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.

“Làm ISO” cũng cần cân nhắc Có một thực tế tồn tại ở nhiều doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO là các do-anh nghiệp này không thấy có hiệu quả, thậm chí nhiều doanh nghiệp thấy phiền phức khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao một hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, được dày công nghiên cứu, soạn thảo và khuyến khích áp dụng lại không đáp ứng được mong đợi của nhiều chủ doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chất lượng sản phẩm Việt Nam luôn là vấn đề đau đầu của cả do-anh nghiệp lẫn khách hàng?Có rất nhiều nguyên nhân được các chuyên gia phân tích và mổ xẻ, tựu trung lại các doanh nghiệp cần nhìn nhận các vấn đề sau trước khi quyết định triển khai và áp dụng ISO: Trước hết, cần xác định mục tiêu làm ISO của doanh nghiệp. Ai cũng biết ISO là một trong những tiêu chuẩn quốc tế tin cậy nhưng nếu sau khi làm ISO, doanh nghiệp không quyết tâm áp dụng những quy trình, quy định, hướng dẫn công việc… đã soạn thảo thì những thói quen làm việc cũ vẫn sẽ ngự trị còn ISO chỉ là tờ giấy chứng nhận được đóng khung treo tường mà thôi. Thứ hai, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ các yêu cầu của mình đối với chuyên gia tư vấn ISO để đảm báo tính đúng đắn, hợp lý và hiệu quả. Doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế rất cần thiết phải làm ISO nhưng “phải có” thôi chưa đủ, quan trọng hơn là áp dụng được các tiêu chuẩn ISO thực tế công việc một cách hiệu quả. Do đó, các tài liệu ISO cần bám sát thực tế, theo đúng đặc thù doanh nghiệp, dễ hiểu và logic, ISO hoàn toàn không phải là những tài liệu dông dài, thừa chữ, thiếu nội dung, rườm rà và phức tạp. Thứ ba, một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của ISO chính là sự quan tâm và tham gia của cấp lãnh đạo

cao nhất bởi lãnh đạo chính là những người ký ban hành các quy trình, quy chế, quy định… của doanh nghiệp. Một vấn đề không kém phần quan trọng là cần có nhận thức đúng đắn về ISO. Do-anh nghiệp cần xác định rõ ISO không phải là một thứ trang sức để đối ngoại mà đó chính là một giải pháp trước hết là để đối nội nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của tổ chức. ISO càng không phải là cây đũa thần kỳ để có thể giải quyết mọi vấn đề trong sản xuất kinh doanh, hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp. ISO chỉ đưa ra những yêu cầu chung đồng thời là hướng dẫn để áp dụng trong hệ thống quản lý chất lượng, giúp doanh nghiệp đạt được khả năng cung cấp các sản phẩm có chất lượng ổn định, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đối tác, các yêu cầu của pháp luật. Một doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO không có nghĩa doanh nghiệp đã có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho một hệ thống quản lý doanh nghiệp toàn diện. Bên cạnh các vấn đề về chất lượng sản phẩm, hệ thống quản lý doanh nghiệp toàn diện còn bao hàm cả chiến lược phát triển, thương hiệu, kinh doanh, nhân sự, tài chính, hậu cần, các vấn đề khác về con người, môi trường, văn hóa doanh nghiệp…

Lời kết Chỉ với một tờ giấy chứng nhận ISO không thể giúp một doanh nghiệp “đổi đời” nhưng đó chính là một chiếc chìa khóa quan trọng để mở lối thành công. Hiểu đúng về ISO giúp doanh nghiệp chủ động khai thác và tận dụng triệt để những lợi ích của hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.

Những lợi ích của việc áp dụng ISO Ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp đang xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (hiện đã có phiên bản 2008), dưới đây gọi tắt là ISO. Việc áp dụng ISO có một số lợi ích quan trọng như sau: Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng: Một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO sẽ giúp công ty quản lý chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh có hệ thống và kế hoạch, giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại. Cải tiến liên tục hệ thống chất lượng, như theo yêu cầu của tiêu chuẩn, sẽ dẫn đến cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm. Như vậy, hệ thống chất lượng cần thiết để cung cấp các sản phẩm có chất lượng. Tạo năng suất và giảm giá thành: Thực hiện hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO giúp công ty tăng năng suất và giảm giá thành. Hệ thống chất lượng theo ISO sẽ cung cấp các phương tiện giúp cho các bước thực hiện công việc được chuẩn hóa ngay từ đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ, nhờ đó sẽ giảm khối lượng công việc làm lại và chi phí cho hành động khắc phục đối với sản phẩm sai hỏng, tránh lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc. Đồng thời, nếu công ty có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO sẽ giúp giảm thiểu chi phí kiểm tra, tiết kiệm được chi phí cho cả công ty và khách hàng. Tăng tính cạnh tranh: Hệ thống chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9000 ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Có được hệ thống chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong thực tế, phong trào áp dụng ISO được định hướng bởi chính người tiêu dùng, những người luôn mong muốn được đảm bảo rằng sản phẩm mà họ mua về có chất lượng đúng như chất lượng mà nhà sản xuất khẳng định. Một số hợp đồng mua hàng ghi rõ, sản phẩm mua phải kèm theo chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Một số doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh chỉ vì họ thiếu giấy chứng nhận ISO. Tăng uy tín của công ty về đảm bảo chất lượng: Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty và chứng minh cho khách hàng thấy rằng các hoạt động của công ty đều được kiểm soát. Hệ thống chất lượng

(BBT)ISO Lợi ích và cân nhắc

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011GÓC NHÌN CHUYÊN MÔNTimes

SOÁ 6 THAÙNG 8/2011 GÓC NHÌN CHUYÊN MÔN

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công16 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công 17

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, người ta thường nhắc tới ISO như một tiêu chí đánh giá chất lượng doanh nghiệp. ISO đã trở thành một trong những yếu tố nâng cao chất lượng cạnh tranh hiệu quả nhất đối với mỗi doanh nghiệp.

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công18 19

Gần đây khi ngân hàng siết lại hoạt động cho vay, hạn chế dòng tín dụng đổ vào lĩnh vực phi sản xuất (chủ yếu là chứng khoán và bất động sản), thị trường địa ốc càng trở nên trầm lắng, giao dịch đóng băng ở hầu hết các phân khúc.

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công18

Các doanh nghiệp (DN) bất động sản đua nhau khuyến mại, giảm

giá hoặc hỗ trợ chi phí, thủ tục vay ngân hàng, nhưng đều không cải thiện được tình hình. Nếu tiếp tục kéo dài, tình trạng này sẽ tạo nhiều áp lực không chỉ cho các DN, nhà đầu tư bất động sản, mà còn tác động xấu tới các ngành sản xuất liên quan, kể cả ngành tài chính, ngân hàng. Bất hợp lý Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: nên có sự phân định các ngành và lĩnh vực thuộc bất động sản để thấy rằng lĩnh vực này không hoàn toàn là phi sản xuất và việc siết lại cho vay toàn bộ là chưa hợp lý. Ông Nam nêu ví dụ, việc cho vay để phát triển các khu công nghiệp, để tạo lập nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị đang rất cần được khuyến khích. Cho vay để xây dựng cơ quan, văn phòng, chợ búa, trung tâm thương mại hay cho vay cá nhân để xây dựng và sửa chữa nhà ở... cũng rất cần thiết để phục vụ đời sống và an sinh xã hội.

khích với nhiều kỳ vọng tăng trưởng, nhưng có thể cũng sẽ bị đình trệ nếu thiếu đầu ra. Kéo theo đó là tác động tới ngành giao thông vận tải, khi thị trường vật liệu thiếu nhu cầu chuyên chở. Đó là chưa kể vấn đề dư thừa lao động, thiếu việc làm... Ông Nam cho rằng: “nếu coi thị trường bất động sản là lĩnh vực phi sản xuất và ngừng cho vay toàn bộ hoạt động của lĩnh vực này một cách không chọn lọc và thiếu linh hoạt, sẽ gây nhiều tổn thất cho DN, thiệt hại cho các ngành sản xuất trực tiếp và bất ổn cho hệ thống tài chính ngân hàng”. Đồng thời ông cũng kiến nghị: “các cơ quan chức năng xem xét các điều kiện để tiếp tục cho vay đối với một số ngành, một số đối tượng và dự án trong lĩnh vực bất động sản.”

Theo ông Nam: “Trong bối cảnh hiện nay, vốn tự có của các DN thuộc lĩnh vực bất động sản không nhiều mà phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vay ngân hàng, trong khi theo quy định của pháp luật thì dự án phải xây xong móng mới được huy động tài chính”, và “nếu không tiếp tục được vay vốn, mọi thứ sẽ lửng lơ, dự án không được hoàn thiện và không có sản phẩm để bán thu hồi vốn, trong khi nợ cũ thì vẫn tồn đọng”. Cũng từ thực trạng trên, ông Nam chỉ ra rằng, nếu các ngân hàng chấp hành quy định giảm dư nợ cho vay kể từ nay trở đi, thì đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi đối với các khoản vay từ nay trở về trước. Theo ông Nam, xây dựng và bất động sản cũng là nơi tiêu thụ, là đầu ra của các ngành công nghiệp, sản xuất vật liệu như xi măng, sắt thép, gạch ngói, thiết bị sứ vệ sinh... Đây lại đang là lĩnh vực được khuyến

Bất động sản - đâu là lối thoát

(Theo Báo ĐTCK)

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công 19

Phản ánh từ thực tế Nhiều chuyên gia và lãnh đạo DN trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản đã bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam. Tuy nhiên, các DN cũng cho rằng, đề xuất mới chỉ xem xét đến việc thắt chặt tín dụng đối với bất động sản để kiềm chế lạm phát mà hoàn toàn chưa đề cập đến khía cạnh bất động sản là một nguồn thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế là một thiếu sót.Mặt khác, đối với các dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB) và đang xây dựng phần móng nhà cao tầng, hoặc hạ tầng khu nhà ở, thì theo Nghị định 71, chủ đầu tư chỉ được huy động vốn cho 20% số căn hộ. Nếu phải tạm dừng do thiếu vốn thì thời gian “cởi trói” cho 80% còn lại sẽ bị kéo dài. Hệ lụy là lao động và các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo đó cũng khó khăn. Đối với dự án đã GPMB trên 70% và hiện đang vướng mắc GPMB đối với phần còn lại, Nhà nước cần

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cũng cho rằng, trong giai đoạn nguồn cung vốn khó khăn như hiện nay, tuyệt đối không cho vay đối với những dự án bất động sản cao cấp, xa xỉ và không cần thiết tại thời điểm này. Tránh việc DN vay tiền để đền bù, giải phóng mặt bằng, vừa nhằm chiếm đất để dành, vừa đầu cơ chờ tăng giá... “Những dự án ấy không tạo thêm giá trị gia tăng, không thúc đẩy việc tiêu thụ các loại nguyên vật liệu hay sử dụng lao động”, ông Nam nói.

kiên quyết thực hiện GPMB phần còn lại để có cơ sở yêu cầu chủ đầu tư thực hiện việc nộp thuế sử dụng đất và tránh lãng phí đất do để ho-ang hóa. Đối với các dự án phù hợp với quy hoạch, cần cho phép chủ đầu tư chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ diện tích đất từ thuê đất trả tiền hàng năm sang giao đất có thu tiền sử dụng đất một lần. Các chuyên gia cũng kiến nghị, cần sửa đổi Nghị định 71 để các DN bất động sản có thêm “kênh huy động vốn”, nhưng đồng thời cũng bắt buộc các chủ đầu tư phải nộp ngay tiền thuế sử dụng đất cho Nhà nước, bởi thực tế hiện nay, đang có không ít chủ đầu tư cố tình chây ỳ không nộp khoản tiền này vì họ “tính toán” là gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao và chịu phạt do chậm nộp thuế vẫn lợi hơn.

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011 GÓC NHÌN CHUYÊN MÔN Times

SOÁ 6 THAÙNG 8/2011GÓC NHÌN CHUYÊN MÔN

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công20 21

“Mùa thu mùa của lá vàng rơi

Xào xạc lối đi của cuộc đời…”

Tôi không nhớ tác giả câu thơ đấy là ai nhưng câu thơ đã đi vào trong tôi từ khi tâm hồn tôi biết xao xuyến. Mỗi

năm thu về, tôi cảm nhận từ tiết trời khô hanh đến sắc nắng vàng già hơn song không kém phần rực rỡ. Những

ánh sáng vàng, nhẹ nhàng đáp trên những tán lá rộng, loang lổ những màu sắc khác nhau như chúng đang được

đốt cháy.

Mùa thu Hà Nội, con phố nào cũng vàng những lá rơi, con đường nào cũng bắt gặp lá vàng bay trong gió. Một

buổi tối mùa thu mát mẻ, thoảng đâu hương sen cuối mùa man man, dịu ngọt đánh thức mọi giác quan trong tôi

để cảm nhận cái ngọt ngào, sâu lắng và đầy ắp của thu.

Mỗi khi thu đến, bố mẹ già thêm một tuổi nhưng chẳng vì thế bố mẹ yêu mùa thu ít hơn. Bởi mùa thu là mùa

đôi lứa kết duyên, mùa xây tổ ấm của bao cặp tình nhân. Các bạn ơi, còn chần chừ gì nữa, hãy trao nhau những

điều muốn nói, hãy làm những điều mình đang ấp ủ, để:

“Cho em về mùa thu

Gom lá vàng cuối ngõ

Bắc chiếc cầu nho nhỏ

Nối hai bờ thương nhau

Em nằm nghe tiếng mưa

Đổ ào ào xác lá

Làm sao cho khỏi ngã

Để gặp nhau một bờ?”

Mượn lời thơ thật giản dị của Bình Nguyên Trang thay lời kết cho sự “lãng đãng” nhất thời. Hãy thưởng thức

một mùa thu kỳ diệu và yêu thương các bạn nhé.

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công20

(ThuTM - Ban KSNB)

Người GELEXIMCOvới chút lãng đãng lập thu

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công 21

Ngày 29/08/2011 đã diễn ra trận đấu giao hữu giữa hai đội: FC. GELEXIMCO và Đầu tư – Thương mại GELEXIMCO trong nhằm chuẩn bị cho giải đấu giữa các đội bóng trong Cụm Thi đua Doanh nghiệp Thăng Long mà GELEXIMCO giữ vai trò Cụm trưởng. Trận đấu giao hữu diễn ra trong không khí vui vẻ, thân thiện giữa cầu thủ và cổ động viên của hai đội. Kết quả chung cuộc: Đầu tư – Thương mại GELEXIMCO thắng áp đảo với tỉ số 3 -1. Trận đấu giao hữu với đội bóng của ABBANK – Phòng Giao dịch Hoàng Cầu cũng là một trong những trận đấu đem lại nhiều kinh nghiệm cho các cầu thủ FC. GELEXIMCO. Tỷ số hòa 2 – 2 là tỷ số đẹp cho một trấn đấu giao hữu sôi nổi, cống hiến. Những trận đấu giao hữu giữa các đội bóng trong Tập đoàn không chỉ nhằm chuẩn bị tốt hơn cho giải đấu sắp tới mà còn tăng cường tình đoàn kết giữa các đơn vị trong cùng hệ thống GELEXIMCO.

Đội bóng FC. GELEXIMCOtăng cường tham gia các trận đấu giao hữu

(BBT)

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011 NGƯỜI GELEXIMCO Times

SOÁ 6 THAÙNG 8/2011NGƯỜI GELEXIMCO

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công22 23

MẠN ĐÀM VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Các cụ nhà ta vẫn dạy “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, ngay từ thuở ấu thơ, chúng ta đều được dạy đi hỏi về thưa. Lớn lên, ngoài môi trường gia đình, cái lẽ đi hỏi về thưa cùng bài học “Lời chào cao hơn mâm cỗ” đã được mở rộng với ý nghĩa sâu sắc hơn trong môi trường sống và làm việc của mỗi người. Theo khảo sát của Công ty Tư vấn và Đào tạo ATYS (Hà Nội) thì đến gần 90% người sử dụng điện thoại quên màn chào hỏi, xin lỗi, cảm ơn… mà thường là “ai đấy?”, “có việc gì?”, “gặp ai?”… Trong môi trường công sở, kỹ năng ứng xử, thuyết phục, xử lý tình huống khi giao tiếp điện thoại được coi là một trong những kỹ năng mềm cần thiết nhất. Nói chuyện qua điện thoại thực chất là một cuộc giao tiếp hoặc tiếp khách gián tiếp. Người gọi là khách, người nghe là người tiếp khách. Vì vậy, về mặt thái độ, lời nói, giọng nói cũng phải thật hòa nhã, lịch thiệp như khi nói chuyên trực tiếp.

Bạn không nên để điện thoại reo quá 3 lần và chuẩn bị sẵn bút bên tay phải để ghi chép thông tin cần thiết ra giấy. Cần nói rõ ràng và nhấn mạnh vào ý chính, giảm nhịp độ nói để tăng thông tin và tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí. Tuy không giao tiếp “mặt đối mặt” nhưng qua điện thoại, người nghe có thể cảm nhận được thái độ của người đối thoại. Do đó, bạn nên chọn lời nói thích hợp, hòa nhã, âm điệu nhẹ nhàng, thái độ lịch sự. Một thái độ xã giao, lịch sự khi nghe điện thoại phần nào phản ánh yếu tố văn hóa công sở mà bạn đang đứng trong đó. Nếu nghe điện thoại hộ đồng nghiệp, bạn cũng nên có trách nhiệm như khi nghe điện thoại của mình. Những thông tin cơ bản như: tên người gọi, tên cơ quan, địa chỉ (nếu có), cần nhắn tin hay liên hệ việc gì, chi tiết tin nhắn, liên hệ, thời gian gọi lại. Và cuối cùng là nhắc lại cho người gọi để xác nhận toàn bộ thông tin trên. Trong số những người gọi điện tới công ty, chắc chắn sẽ có những đối tượng nằm trong dạng khiếu nại hoặc thô lỗ, vậy nên xử lý cuộc gọi đó như thế nào?

Đối với những cuộc gọi khiếu nại: Không nói những câu đại loại như: Tôi không biết; đợi tí nhé; đấy không phải là việc của tôi… Không biện hộ cũng không nên cãi cùn, không hứa hẹn suông hay đổ lỗi cho người gọi. Bạn nên: thể hiện thái độ cầu thị; ghi nhận nội dung khiếu nại; thảo luận trong tầm giải quyết; tỏ thái độ quan tâm và đưa ra giải pháp thực tế.

Đối với những cuộc gọi thô lỗ: Bạn hãy học cách kiềm chế cảm xúc, coi đó như là chuyện nhỏ, không tìm cách trả đũa, đôi co với người gọi. Bạn hãy luôn nhớ tới một nguyên tắc quan trọng: bạn chính là bộ mặt của công ty khi giao dịch công việc qua điện thoại.

trong doanh nghiệp

(BBT)

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công22

Giao tiếp qua điện thoại tưởng chừng chỉ là chuyện nhỏ nhưng trên thực tế lại có thể đem lại hiệu quả hoặc hậu quả tương đối lớn cho doanh nghiệp. Mỗi CB, NV nên tâm niệm mình chính là bộ mặt của Công ty mỗi khi nhấc điện thoại lên giao dịch công việc. Thiết nghĩ, văn hóa điện thoại nên được chú ý hơn, nếu cần thiết có thể nâng lên thành chế tài về văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa điện thoại Quy taéc 2: Sau lời chào, hãy giới thiệu qua về bản thân mình. Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng người ở đầu dây bên kia có thể nhận ra giọng nói của bạn, nếu có trường hợp đó thì bạn vẫn nên xưng danh. Điều đó thể hiện sự nghiêm túc của bạn đối với cuộc trò chuyện này.

Quy taéc 3: Đừng ngại ngần hỏi xem người đang đối thoại với mình là ai? Mặc dù bạn là người chủ động gọi đến nhưng có rất nhiều người nghe không xưng danh, do vậy, để dễ dàng hơn trong giao tiếp, để chắc chắn là bạn không nhầm máy cũng như không mất thời gian của cả hai bên.

Quy taéc 4: Nếu bạn gọi điện để trình bày rõ ràng về một kế hoạch, đề án, ý tưởng thì trước tiên bạn nên hỏi người nghe có thời gian dành cho bạn không. Có thể người nghe đang bận một công việc khác nhưng vì phép lịch sự họ vẫn nghe bạn nói nếu bạn không hỏi trước về thời gian. Trong trường hợp đó, bạn vẫn có thể trình bày nội dung mình đã chuẩn bị nhưng cuộc nói chuyện của bạn sẽ không mang lại kết quả như mong muốn vì người nghe không tập trung.

Quy taéc 5: Mặc dù người nghe không thể nhìn thấy bạn nhưng ngữ điệu giọng nói của bạn có tác động rất lớn tới người nghe. Hãy tạo thiện cảm cho người nghe bằng giọng nói chân thành, phát âm chuẩn, thái độ thân thiện, cầu thị và nghiêm túc.

Quy taéc 6: Bất luận kết quả cuộc giao dịch qua điện thoại thế nào, bạn cũng đừng quên nói lời chào tạm biệt kèm theo lời nói cảm ơn khi kết thúc cuộc điện đàm. Vì là người gọi đến nên lịch sự nhất là bạn sẽ đặt máy xuống sau khi nghe tiếng dập máy ở đầu bên kia.

Có 6 quy tắc sau đây giúp bạn có được những cuộc gọi thành công:

MẠN ĐÀM VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công 23

Khi gọi điện thoại

Khi nhận điện thoại

Quy taéc 1: Luôn luôn bắt đầu cuộc trò chuyện bằng lời chào. Lời chào vừa thể hiện thái độ lịch sự, vừa thể hiện thiện chí của bạn.

Mùa thư xưa… Hà NộiMùa thư xưa… Hà Nội “Tháng Tám mùa thu lá khởi vàng chưa nhỉ?” Lá vàng hay nắng nhuộm vàng ngọn cây ? Nhớ những

mùa thu xưa… Hà Nội, cứ vào thu là mẹ lại chuẩn bị đi chùa cúng lập thu, lại nhớ tới mấy vần thơ Tản Đà:

“Từ vào thu tới nay

Sương thu lạnh

Trăng thu bạch

Khói thu xây thành

Lá thu rơi rụng đầu ghềnh

Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly”

Tôi nhớ lắm… hơi sương lan cùng khói toả từ đám lá khô ai vun lại đốt đầu phố; nhớ mùi hương hoa sữa bồn chồn

tỏa hương sau cơn mưa; nhớ mùi hoàng lan chín. Mùa này đây, trăng mờ đêm mất điện, lìm lịm, nồng nàn, như mơ

ước tuổi con gái tay dài vai gầy và má thường ửng hồng vì những cơn cớ nào rất lạ.

Hà Nội bây giờ… Khói và bụi xua tan ảo giác về những mùi hương cũ. Tiếng động cơ ồn ào ngoài đường khiến

không ai còn có thể nhận ra bước gió chuyển huyền bí trên những ngọn cây. Cũng chẳng còn những vỉa hè phố vắng

cho lá sấu tin cậy thả mình, để những bàn chân lang thang sợ làm đau vàng phai, sợ cái đẹp vốn mong manh kia vỡ

nốt. Gió không còn thổi nữa, giữa thành phố. Hà Nội biến đổi hoàn toàn trong mắt người về. Hà Nội không còn cái

xao xuyến xưa, khi bước qua mặt phố tấp nập đã có thể tình tự ngay với một mặt giếng mình tối phả hơi man mát,

với hương cây, hoa sói, hoa ngâu giăng giăng giữa vườn trong nhà, chứ không hẳn chỉ là vườn trong phố. Sau hòa

bình lập lại, không mấy gia đình Hà Nội giữ được cho mình cả một không gian nhà - vườn, cửa tiền mở ra phố này,

cửa hậu lại mở qua phố khác. Cũng bởi thế mà cái duyên dáng Hà Nội này một thời lại có cái uy riêng, phảng phất

trong nếp ăn nếp ở, nhất quyết không xô bồ giữa thời buổi tạp giao kéo dài, gọi đẹp là thời bao cấp. Trong cái không

gian đặc biệt Hà Nội đó, luôn luôn có bóng dáng một cụ ông hay cụ bà, vừa minh mẫn vừa thư thái, kiệm lời, có cảm

giác quyền uy văn hóa của thành phố này hiện diện nhiều nhất qua chính họ.

Nhưng đó là một kiểu uy quyền thất thế, giữ được cũng nhờ còn chút của nả chống lưng. Hà Nội của lứa tuổi trên

dưới 50 rất khác. Không phải là “đường ra trận mùa này đẹp lắm” nhưng lại biết nỗi sợ lạnh người khi từ một xóm nhỏ

nào đó hướng về Hà Nội sau đêm máy bay oanh tạc. Hà Nội gắn với hình ảnh Lan Hương với cây đàn vionlon trên

tay sau trận bom về Hà Nội tìm mẹ, mắt đen hun hút như màn đêm, đau lặng lẽ. Hà Nội là đèn điện, là kem, kem

Hàng Vôi, Tràng Tiền, Cẩm Bình, cao sang hơn thì có Bốn Mùa bên hồ Gươm nước nặng một màu xanh của cây lá

và của lớp lớp dĩ vãng. Hà Nội là rạp Tháng Tám, Công Nhân, là bể bơi Tăng Bạt Hổ, là trường lớp. Và giữa những

niềm vui là những lo toan xếp gạch hàng ngày ở cửa hàng gạo, cửa hàng chất đốt, cửa hàng thực phẩm.

Hà Nội bây giờ nhiều bể bơi, nhưng bể bơi thiếu nhi Tăng Bạt Hổ thì không còn nữa. Phố này ngày xưa yên tĩnh

lắm nhưng giờ lúc nào cũng ngùn ngụt người xe. Biết dừng đâu để nhớ về trong yên lặng cái nỗi nhớ ngày xưa, nhớ

giọt nắng nhảy nhót trên vai người sau cơn mưa, nhớ tiếng ve, nhớ lá, nhớ một người con trai đi xa, đêm chia tay chỉ

nhìn không hẹn ước.

Những mùa hè vời vợi tuổi học trò đã thành quá xa xôi. Không còn nữa những đầu thu xanh và cao, ra nắng thì

nóng mà chỉ vào trong bóng râm chốc lát đã thấy se mình, se cả lòng khi lá phượng rơi như mưa vàng xuống phố.

Không còn nữa một không gian để cảm, cái bồn chồn đấy mà ơ hờ đấy, cái êm lặng của một mùa lắm bão, cái đẹp (BBT st)

chưa từng thấy của mùa thu nơi nào khác trên thế gian này. Hà

Nội đã khác xưa hết cả. Hà Nội không còn cảnh cũ, còn người thì

ào ào sống, dường như không thiết rưng rưng.

Thôi kinh ngạc khi đi qua những đường nay Hà Nội. Mà hình

như người Hà Nội cũng không quen nói từ phố nữa. Cũng phải.

Trong từ phố chứa một cái gì đó không dễ gì nói được, như đã

tàn phai nơi này. Là hồn phố chăng? Chỉ còn khi còn có những

người muốn lắng nghe mình, ấp iu những mơ hồ của gió, nắng,

của bước chân năm tháng đi về trong mỗi tiếng xưa chăng?

Giờ tôi đang sống tại một thành phố không phải là Hà Nội.

Vĩnh viễn nơi này không có mùi hương những mùa thu cũ,

hương sữa, hoàng lan, mùi lá đốt ven hè phố, mùi sương dâng

khi thành phố lên đèn, vĩnh viễn nơi này không có tiếng mưa tí

tách đùa trên lá, không có mùi ngô nướng tỏa từ một bếp than

hồng nào dưới một mái nhà nào thoảng trong mưa. Có những

người đi chỉ tìm lại được mình khi trở lại. Có những người về

hiểu ra đất sống của mình giờ đã khác, lại mong ngóng ngày đi.

Nơi này, chốn ấy, với người này người khác, không cứ phải là

Lưu - Nguyễn *, nhắm mắt mở mắt là lại đã luân hồi, vĩnh viễn

thành cõi thiên thai.

Ngày vẫn hằng phải sống.

Lá vàng một chiếc

Mây mùa thu

***

(Giản Đơn)

(Đỗ Trung Quân)

Tháng tám ngồi đợi nắng thu Để hơi may nhớ lời ru rất buồn Con chuồn chuồn ớt bên vườn Nghe đôi oanh hót mà thương phận mình.Sáng thu ấy... sương thủy tinh Ấp e lá cỏ ước tình ngày sau Rồi đêm trăng rụng xuống cầu Đôi thuyền chung sóng hát câu mơ màng.Nào đâu thu những bẽ bàng Những ngày ươm nắng lại mang giọt sầu Chiều buồn mưa chẳng rơi mau Bến xưa tiếng dế rủ nhau... khóc tìnhLối vàng hoa cúc đã xinh Nhà ai pháo cưới linh đình thuyền hoa Hương cốm cũ... đã nhạt nhòa Lá vàng một chiếc làm quà... tiễn nhau.

Một hôm áo trắng về lại phốTrời vẫn trong veo, má vẫn hồngCó nàng cắn tóc bâng khuâng hỏiCó gặp người quen năm ngoái không?

Một hôm áo trắng về lại phốTháng chín mây mùa thu ghé thămCó chàng chùi kiếng bâng khuâng hỏiCó gặp cô nàng năm ngoái không?

Một hôm áo trắng như mây trắngGiống hệt mây hôm ấy ngày xưaCó chàng hai lần hai mươi tuổiChép miệng nao nao nhớ gió mùa

* Theo U minh lục: Lưu Thần và Nguyễn Triệu cùng

vào núi hái thuốc gặp một con suối lớn, hai bên bờ suối có hai

người con gái tư chất tươi đẹp - hai nàng tiên - đã lưu hai người

lại trong nửa năm. Cả hai đều nhớ quê hương bèn từ biệt các tiên

nữ ra về. Về đến nơi, anh em bà con đã phiêu bạt đi đâu, nhà

cửa cũng không còn. Hỏi thì không ai nhận ra họ vì họ đã có con

cháu đến 7 đời.

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011 VỊ CỦA CUỘC SỐNG Times

SOÁ 6 THAÙNG 8/2011VỊ CỦA CUỘC SỐNG

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công 25Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công 25Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công24 Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công24

TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành côngTổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công26 27

(Thanh Bình. Nam Anh. )

(BBT)

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công26

Cổ tích kể lại rằng: ngày xửa, ngày xưa khi Thượng Đế sáng tạo nên người Cha đầu tiên trên thế gian, có một vị nữ thần đã thắc mắc tại sao Thượng Đế lại tạo nên người đàn ông với dáng người cao lớn, với hai bàn tay to và đôi vai rộng lớn như thế để làm gì? Thượng đế đã trả lời rằng: Người Cha phải cao lớn để lũ trẻ biết lấy ai làm tầm cao mà vươn tới. Bàn tay to, thô ráp tuy vụng về khi cài nút áo cho cậu con trai, thắt chiếc nơ hồng cho cô con gái nhưng lại đủ vững chãi để dìu dắt những đứa con qua mọi sóng gió cho tới khi trưởng thành. Còn đôi vai rộng giúp người Cha che chở cho con và đủ sức để gánh vác cả gia đình. Người Cha giữ một vai trò định hướng hết sức quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi đứa trẻ. Người Cha vừa là người Thầy, vừa là người bạn luôn ở bên con mỗi khi con vấp ngã. Tình yêu thương của Cha dành cho con là vô điều kiện. Trong tâm thức của con, Cha luôn là ánh sáng, là người anh hùng, là nguồn sức mạnh giúp con tiếp bước. Vạn vạn lời nói, triệu triệu ngôn từ cũng không thể nào diễn đạt hết sự cao quý của tình cảm thiêng liêng ấy. “Người Cha Trong Hành Trình Của Bạn” với những câu chuyện giản dị và cảm động về tình Cha con giúp những người đang làm Cha, sắp làm Cha hiểu thêm tầm quan trọng và ý nghĩa của thiên chức thiêng liêng này. Đồng thời nhắc nhớ những người con may mắn biết quý, biết yêu và biết trân trọng từng phút giây còn có Cha bên cạnh.

Người chatrong hành trình của bạn

TEA BREAK

Truyện cười hay nhất nước Mỹ Jack và Tony đang đánh golf trên sân. Jack đang chuẩn bị đánh bóng thì thấy một đám tang bên kia sân, liền chạy lại, vứt vợt xuống đất, bỏ mũ, lim dim đôi mắt cúi đầu cầu khấn. Tony thấy vậy thì rất cảm động mà

rằng: “Đây có lẽ là sự việc làm tôi cảm động nhất... và cao thượng nhất mà tôi gặp”. Jack liền trả lời tỉnh

khô: “Ồ, cuối cùng thì tôi và nàng cũng lấy nhau

được tới 35 năm...”.

Vùng đất hoang sơ Một nhà thám hiểm vừa phát hiện ra một vùng đất mới , trên đường thăm dò , ông gặp một cậu bé bản địa. Nhà thám hiểm đưa cho cậu ta xem chiếc máy chữ và một hộp diêm. Nhìn thấy mấy thứ đó, cậu bé tỏ ra rất ngạc nhiên. “Đây đúng là một vùng đất hoang sơ nhất trên thế giới , không còn nghi ngờ gì nữa!” - Nhà thiếm hiểm nghĩ thầm. Đến lúc này thì cậu bé lên tiếng: “Thưa ngài , mặc dù cháu chẳng hiểu ngài định làm gì với mấy thứ đó, nhưng cháu muốn biết cháu đi được chưa ạ. Cháu cần phải vào cửa hàng Internet để chat ngay bây giờ!”

** *

Truyện cười hay nhất Australia Một phụ nữ cuống cuồng chạy vào phòng khám hét lớn: “Bác sĩ, khám hộ tôi ngay, sáng nay khi soi gương tôi thấy tóc tôi khô xác, da nhăn nheo, mắt đỏ ngầu, lõm sâu trông như một cái xác không hồn, trắng bệch. Bác sĩ, hãy cho tôi biết tôi bị bệnh gì?” Bác sĩ khám vài phút cho cô, liền nói: “Thưa cô, tôi có thể bảo cho cô biết mắt cô vẫn tốt nguyên...”.

Truyện cười hay nhất nước Đức Người chỉ huy để ý thấy gần đây một chiến sĩ có hành động không bình thường: Tha thẩn nhặt những mảnh giấy trên bãi tập lên xem rồi lẩm bẩm: “Không phải tờ này, không phải tờ này...”, rồi vứt trở về chỗ cũ. Nghi là người lính bị bệnh tâm thần, chỉ huy liền cho anh đi khám ở bác sĩ thần kinh. Bác sĩ khám thấy anh lính bị bệnh thần kinh liền cấp giấy kiến nghị được thoái ngũ. Cầm tờ giấy kiến nghị trong tay, anh lính tươi cười hét lớn: “Đúng là tờ này rồi, đúng là tờ giấy này rồi...”.

Hai ông già nghễnh ngãng là hàng xóm của nhau. Buổi sáng, một ông vác cần câu ra đường, ông kia đứng ở hiên nhà hỏi:- Ông đi câu cá đấy ư?- Không, tôi đi câu cá đây!- Thế mà tôi tưởng ông đi câu cá.

Một cặp vợ chồng già lái xe vào khu ngoại thành chơi. Người vợ đang lái thì bị một xe cảnh sát ra hiệu áp vào lề đường. Viên sĩ quan hỏi: “Thưa bà, bà có biết là mình lái xe vượt tốc độ?”. Người phụ nữ nghễnh ngãng liền quay sang chồng hỏi: “Anh ta nói gì?”. Người đàn ông hét lên: “Anh ta bảo bà đang đi quá tốc độ”. Viên cảnh sát nói tiếp: “Xin bà cho xem bằng lái”. Người phụ nữ lại quay sang chồng hỏi: “Anh ta nói gì?”. Người đàn ông hét lên: “Anh ta muốn xem bằng lái của bà”. Người phụ nữ liền đưa cho viên sĩ quan bằng lái. Anh ta nói: “Vậy là bà đến từ Arkansas. Tôi đã từng ở đó một lần và có một cuộc hẹn với người phụ nữ xấu nhất hành tinh”. Bà vợ liền quay sang ông chồng hỏi: “Anh ta nói gì?”. Người đàn ông hét lên: “Anh ta bảo anh ta biết bà”.

Một ông già ngoài 80 tuổi bị nghễnh ngãng nặng đã lâu, quyết định đến gặp bác sĩ và được chữa khỏi. Vài tháng sau, ông già quay trở lại phòng khám để cám ơn. Bác sĩ hỏi thăm: Chắc gia đình ông vui mừng lắm nhỉ? Ông già đáp: “Tôi chưa nói với con cháu về việc tôi đã chữa được tai, để tôi thử nghe các câu chuyện chúng nó nói với nhau... Và tôi đã sửa lại di chúc ba lần rồi!”

Tổng hợp nguồn lực Chia sẻ thành công 27

ChùmCườ i

Nghễnh ngãng

CÀ PHÊ SÁCH TimesSOÁ 6 THAÙNG 8/2011

Truï sôû chính: Toaø nhaø GELEXIMCO, 36 Hoaøng Caàu, Ñoáng Ña, Haø Noäi * Ñieän thoaïi: 043.514.1199 - Fax: 043.514.3939

TAÄP ÑOAØN GELEXIMCO