Tìm hiểu các thế núi trong hòn non bộ

6
Sanvuonxanh.com Tìm hiểu các thế núi trong Hòn non bộ Như đã biết, hòn non bộ là thú chơi nghệ thuật, sắp đặt, phục dựng những cảnh quan có thật ngoài thiên nhiên thành những tiểu cảnh sống động. Hòn non bộ ban đầu được biết đến nhiều ở các nước Á Đông như Nhật, Trung, Hàn, Việt… sau đó được các nước Phương Tây tỏ ra quan tâm, thích thú. Do ảnh hưởng văn hóa và tư tưởng của mỗi nước khác nhau mà cách chơi hòn non bộ cũng có nhiều điểm khác biệt. Hòn non bộ của người Việt tập trung vào mối quan hệ giữa nước và núi trong khi người Nhật, người Hoa chú ý đến cây xanh, dáng núi nhiều hơn Qun thhòn non bđẹp Tạo dựng, chế tác hòn non bộ Khi bắt đầu làm hòn non bộ, cần phác thảo tiểu cảnh mong muốn, thậm chí cũng cần làm mô hình giả định ở ngoài để dễ hình dung. Ngày nay, một số công ty chuyên tư vấn, thiết kế tiểu cảnh có thể dựng cảnh 3D trên máy tính để khách hàng dễ hình dung. Dự tính các vật liệu cần thiết. Khi đã có bản phác thảo, hình ảnh dự kiến, bạn sẽ biết nên cần những gì cho tiểu cảnh. Hòn non bộ theo kiểu Việt quan trọng nhất là đá và nước. Thông thường, đá san hô được lựa chọn nhiều nhất vì đá nhẹ, dễ thấm nước. Nếu xây dựng tiểu cảnh hòn non bộ nhằm cải thiện phong thủy trong nhà thì người có kinh nghiệm còn cần phải “đo đá”. Công việc đo đá là

Transcript of Tìm hiểu các thế núi trong hòn non bộ

Page 1: Tìm hiểu các thế núi trong hòn non bộ

Sanvuonxanh.com

Tìm hiểu các thế núi trong Hòn non bộ

Như đã biết, hòn non bộ là thú chơi nghệ thuật, sắp đặt, phục dựng những cảnh quan có thật ngoài

thiên nhiên thành những tiểu cảnh sống động. Hòn non bộ ban đầu được biết đến nhiều ở các nước

Á Đông như Nhật, Trung, Hàn, Việt… sau đó được các nước Phương Tây tỏ ra quan tâm, thích

thú. Do ảnh hưởng văn hóa và tư tưởng của mỗi nước khác nhau mà cách chơi hòn non bộ cũng có

nhiều điểm khác biệt. Hòn non bộ của người Việt tập trung vào mối quan hệ giữa nước và núi trong

khi người Nhật, người Hoa chú ý đến cây xanh, dáng núi nhiều hơn

Quần thể hòn non bộ đẹp

Tạo dựng, chế tác hòn non bộ

Khi bắt đầu làm hòn non bộ, cần phác thảo tiểu cảnh mong muốn, thậm chí cũng cần làm mô hình

giả định ở ngoài để dễ hình dung. Ngày nay, một số công ty chuyên tư vấn, thiết kế tiểu cảnh có

thể dựng cảnh 3D trên máy tính để khách hàng dễ hình dung.

Dự tính các vật liệu cần thiết. Khi đã có bản phác thảo, hình ảnh dự kiến, bạn sẽ biết nên cần những

gì cho tiểu cảnh. Hòn non bộ theo kiểu Việt quan trọng nhất là đá và nước. Thông thường, đá san

hô được lựa chọn nhiều nhất vì đá nhẹ, dễ thấm nước. Nếu xây dựng tiểu cảnh hòn non bộ nhằm

cải thiện phong thủy trong nhà thì người có kinh nghiệm còn cần phải “đo đá”. Công việc đo đá là

Page 2: Tìm hiểu các thế núi trong hòn non bộ

Sanvuonxanh.com

điều không hề đơn giản, tốt nhất, hãy cần sự tư vấn của các chuyên gia về đá. Những vật dụng khác

như xi măng, cát, phụ kiện trang trí tiểu cảnh,… luôn có trong tiểu cảnh.

Phối cảnh hòn non bộ 3D

Kế tiếp, dự tính những cây trồng trên hòn giả sơn. Những loại cây thường được lựa chọn như cây

trầu bà, kim quýt, đinh lăng lá tiểu, bồ đề, thạch tùng, tùng La Hán, dương sỉ, sanh, si, khế, ngâu,

tóc tiên, thủy trúc, vân vân.., Những cây này thích hợp leo bám, phát rễ trên đá nên khi lên tiểu

cảnh rất đẹp mắt. Ngoài ra, cây dễ trồng, dễ chăm sóc cũng là lý do lựa chọn.

Bố cục cảnh quan trong tiểu cảnh

Hòn non bộ là một tiểu cảnh thiên nhiên hùng vĩ có núi non, sông suối, thác nước đổ, ao hồ. Do

đó, việc sắp xếp tiểu cảnh sống động như thật là hết sức quan trọng. Bố cục của tiểu cảnh giả sơn

dựa vào luật không gian 3 chiều: trên dưới, xa gần, cao thấp. Núi phải gồm đủ 3 phần: Ngọn núi –

Sườn núi – Chân núi

Ngọn núi hay là chóp núi, đỉnh núi là phần cao nhất của núi. Nếu núi trẻ thì chóp núi nhọn, nhỏ.

Núi già thì chóp thoải, tròn đầu. Trong tiểu cảnh hòn non bộ, người ta thường chọn những “núi già”

cao, vững chải. Những ngọn núi trẻ, cao nhọn đầu thường bị xem là “phạm” vì có lối đâm thẳng

lên trời, không tốt về phong thủy gia đình. Dù núi già hay trẻ thì cây trong tiểu cảnh không được

mọc quá chóp núi. Đây cũng là điều dễ hiểu. Hòn non bộ được ví như Sơn Thần, dáng núi cao,

hùng vĩ cho thấy sự uy nghi của Thần, nếu cây cao quá núi, hay dây leo bò chằn chịt sẽ vô tình vừa

làm mất mỹ quan, vừa phá vỡ nội dung tiểu cảnh và luật giả định trong tiểu cảnh sân vườn.

Page 3: Tìm hiểu các thế núi trong hòn non bộ

Sanvuonxanh.com

Sườn núi hay thân núi, là khoảng giữa của chóp và chân núi. Không gian này chiếm phần lớn và

quan trọng nhất khi phát triển tiểu cảnh. Sườn núi là nơi thể hiện phần lớn nội dung tiểu cảnh. Sườn

núi cho phép người chơi thử sức sáng tạo như sắp đặt thác nước, con suối, khe rãnh, hang động,…

hay đình chùa trên núi, lão ngư, đạo sĩ đánh cờ, mục đồng chăn trâu… Điều quan trọng là tránh

tham lam bày trí quá nhiều khiến khung cảnh mất sự yên bình của thiên nhiên nơi hoang sơ. Người

chơi cần phác thảo nội dung tiểu cảnh thống nhất, mạch lạc, tránh sự mâu thuẫn, vô lý hoặc nội

dung tiêu cực, xấu – ác. Chẳng hạn không nên đặt một con hổ gần đạo sĩ đang đánh cờ, vì câu

chuyện này như dự báo một tai ương không tốt.

Hòn non bộ nhiều chi tiết gây rối mắt

Chân núi là phần nền, gốc của núi. Chân núi tính từ phần thấy được trên mặt nước và phần đá ngầm.

Chân núi phải thể hiện được sự vững chắc, đảm bảo thì mới cho một tín hiệu ổn định cho gia chủ.

Tại phần chân núi, người chơi thường sắp đặt ao hồ, ruộng vườn, chim thú…

Khi sắp đặt hòn giả sơn, để tránh làm rối mắt người thưởng ngoạn, cả quần thể núi không được

chiếm quá 2/3 mặt hồ. Nếu diện tích hồ nước không cho phép thì tốt hơn hết nên giảm không gian

núi. Không nên miễn cưỡng đặt quần thể núi đồ sộ trong hồ nước chật hẹp, điều này vừa không

đẹp, vừa mất sự vững chắc cần có của hòn non bộ.

Page 4: Tìm hiểu các thế núi trong hòn non bộ

Sanvuonxanh.com

Những thế núi đẹp trong Hòn non bộ

Thế độc phong

Đây là thế núi mang sự uy nghiêm, oai vệ, độc tôn nên cùng với đó là sự đơn độc, không có núi

khách xung quanh, không có gò, đồi chân núi. Thế núi này thường phải cao, hiểm trở, chóp núi

nhọn. Thế núi này mang “tính cách” ngạo nghễ, kiêu hãnh, đầu đội trời, chân đạp đất của một nam

nhi..

Thế song phong

Thế núi này thường không phổ biến vì số chóp núi chẵn. Nếu 2 chóp núi ngang nhau thì như sự đối

kháng nhau. Còn nếu chóp núi chênh lệch, bên cao bên thấp thì có thể được ví von như đôi phu thê.

Hình ảnh này trong văn hóa phong kiến không được chú trọng vì tư tưởng “con đàn cháu đống”

mới là phúc. Do đó, 2 chóp núi phu thê, uyên ương mang cảm giác lạnh lẽo, đơn độc, “vô tự”.

Hoặc, nếu một chóp cao, một chóp bé sẽ làm liên tưởng hình ảnh chỉ có cha – con hoặc mẹ – con.

Thế đa phong

Thế đa phong thường phổ biến trong tiểu cảnh sân vườn. Đây như một quần thể các ngọn núi tạo

thế trường sơn. Các ngọn núi cao thấp hoặc ngang nhau nhưng luôn chỉ có một ngọn núi cao nhất.

Page 5: Tìm hiểu các thế núi trong hòn non bộ

Sanvuonxanh.com

Ngọn cao nhất là núi chủ, các ngọn còn lại gọi là khách hoặc chư hầu. Ngọn núi chủ sẽ thể hiện

“tính cách” quần thể núi trong hòn non bộ. Nếu núi chủ cao, nhọn như thế núi độc phong thì quần

thể này cũng sẽ mang dáng dấp tính cách như vậy.

Quần thể hòn non bộ trong sân vườn biệt thự

Thế kỳ phong

Thế núi kỳ phong là thế núi đứng cách biệt, xa hẳn các núi nhỏ khác. Tiểu cảnh này như sự kết hợp

giữ thế độc phong và thế đa phong. Ngọn núi biệt lập cao dị thường, mang vẻ lạnh lùng, bí ẩn gây

sự hứng thú, tò mò cho người xem.

Thế cương lĩnh

Đây là quần thể núi thấp, thoan thoải, chóp núi tròn đầu. Có thể nói đây là tiểu cảnh “núi già”. Tiểu

cảnh này thường mang không khí hiền hòa, bình an bằng những tiểu cảnh chân núi như lão ngư

phủ câu cá, mục đồng chăn trâu thả diều…Hoặc tiếng thác nước chảy róc rách cũng phù hợp cho

thế cương lĩnh.

Page 6: Tìm hiểu các thế núi trong hòn non bộ

Sanvuonxanh.com

Thế long thăng

Long Thăng là tên gọi Hán Việt, nghĩa là rồng bay lên trời. Thế núi Long Thăng thường hiểm trở,

ngoằn nghèo, sườn nghiêng dốc. Hướng núi nghiêng đón Hừng Đông – ánh Mặt Trời buổi sáng.

Thế núi này mang hình ảnh sự vươn mình trỗi dậy, giàu sức mạnh tiềm tàng, không bao giờ chịu

khuất phục khó khăn.

Thế lập chương

Thế núi lập chương thường khó tạo dựng vì trong thực tế tiểu cảnh này cũng khó xuất hiện. Hình

ảnh ý nghĩa của thế núi này là “nhìn xa trông rộng”, có vẻ đẹp của người trung niên dày giạn kinh

nghiệm và từng trải, tính cách điềm đạm, không háo thắng như tuổi trẻ, không an phận như tuổi

trẻ. Thế núi này mang tính cách luôn sẵn sàng và điềm đạm trước khó khăn, hoạn nạn. Bởi vậy, thế

lập chương có những ngọn núi vừa cao, vừa trải rộng, có những khoảng bằng phẳng hiền hòa những

cũng có những đoạn khấp khuỷa, trắc trở khó lường.

Thế Kỳ nham

Đây là thế núi độc đáo, kỳ lạ thường kích thích sự sáng tạo, tưởng tượng củ người thưởng ngoạn,

chẳng hạn như hon Vọng Phu trong thực tế. Thế núi này thường khó sắp đặt vào tiểu cảnh vì khi

có sự tạo dựng của bàn tay con người (đục đẽo, duỗi đá) sẽ mất sự thú vị của núi. Trừ khi người

chơi sưu tầm được một tảng đá thực tế có hình dạng lạ mắt và lắp đặt vào tiểu cảnh, còn lại, sự cố

ý đều khiến tiểu cảnh không còn trọn vẹn.