tiểu luân thalidomide

179
Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009 MỤC LỤC MỤC LỤC............................................1 LỜI CẢM ƠN.........................................4 ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................1 MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................3 PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ THALIDOMIDE...................4 1. TÊN, TÍNH CHẤT LÝ HÓA VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ......4 1.1............................... Tên, công thức 4 1.2.............................Tính chất vật lý 6 1.3............................... Các dữ liệu phổ 6 1.4..........................Các phổ đồ thalidomide 7 1.5..........................Tiêu chuẩn dược điển 8 1.6.........................Ứng dụng của thalidomide 12 1.7.................Tác dụng dược lý của thalidomide 12 Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49

Transcript of tiểu luân thalidomide

Page 1: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................1

LỜI CẢM ƠN..................................................................................................4

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1

MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT.....................................................................3

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ THALIDOMIDE..............................................4

1. TÊN, TÍNH CHẤT LÝ HÓA VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ...................4

1.1. Tên, công thức ..................................................................................4

1.2. Tính chất vật lý .................................................................................6

1.3. Các dữ liệu phổ..................................................................................6

1.4. Các phổ đồ thalidomide.....................................................................7

1.5. Tiêu chuẩn dược điển........................................................................8

1.6. Ứng dụng của thalidomide..............................................................12

1.7. Tác dụng dược lý của thalidomide..................................................12

1.8. Mối quan hệ giữa độc tính gây quái thai và các đồng phân R,S của thalidomide................................................................................................17

2. GIÁ HOẠT CHẤT VÀ THÀNH PHẨM THALIDOMIDE..................20

2.1. Giá hoạt chất thalidomide................................................................20

2.2. Giá thành phẩm thalidomide (viên nang)........................................22

2.2.1.Giá thành phẩm thalidomide (viên nang) trên thị trường thế giới...22

2.2.2. Giá thành phẩm thalidomide (viên nang) có bán trên thị trường Việt Nam .........................................................................................................23

3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP THALIDOMIDE.........................24

3.1. Tổng hợp racemic thalidomide........................................................24

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49

Page 2: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

3.2. Phương pháp tổng hợp lập thể S-(-)thalidomide.............................28

4. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.................................................................29

4.1. Tổng hợp racemic............................................................................29

4.2. Tổng hợp lập thể..............................................................................34

5. QUY TRÌNH LỰA CHỌN....................................................................36

5.1. Sơ đồ phản ứng................................................................................37

5.2. Tóm tắt quy trình................................................................................37

5.3. Tính chất các nguyên liệu chủ yếu sử dụng trong quy trình............37

5.4. Phương pháp khác điều chế hợp chất trung gian N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride (2)..............................................................................46

PHẦN 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ.................................................49

1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ.................................................49

1.1. Nguyên vật liệu................................................................................49

1.2. Dụng cụ............................................................................................49

1.3. Dung môi chạy sắc ký.....................................................................50

2. TỔNG HỢP THALIDOMIDE................................................................50

2.1. Điều chế N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride (2)..........................50

2.2. Điều chế thalidomide.......................................................................53

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN..........................................................................69

1. VỀ TỔNG HỢP HÓA HỌC..................................................................69

1.1. Về điều chế N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride (2).....................69

1.2. Về điều chế thalidomide 1...............................................................73

2. VỀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA CÁC CHẤT TỔNG HỢP.............76

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49

Page 3: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

2.1. Về phổ hồng ngoại IR......................................................................76

2.2. Về phổ khối MS...............................................................................78

2.3. Về phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR.......................................80

2.4. Về phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR và DEPT......................81

KẾT LUẬN....................................................................................................84

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................85

PHỤ LỤC........................................................................................................89

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49

Page 4: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp đúng thời hạn, đạt được những mục tiêu đề ra, trong ba tháng vừa qua, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tâm từ các thầy cô, bạn bè trong và ngoài trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới:

GS.TSKH Phan Đình Châu, người thầy đã thường xuyên động viên, tạo mọi điều kiện cho em thực hiện đề tài này. Thầy đã tận tình hướng dẫn em cả về mặt lý thuyết lẫn kỹ thuật thực nghiệm.

Các thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghệ Hóa Dược & Hóa chất bảo vệ thực vật – Khoa Công nghệ Hóa học – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tập trong trường. Những kiến thức mà em học được từ các thầy cô là yếu tố quan trọng giúp em thực hiện tốt nhiệm vụ của đồ án tốt nghiệp.

Các cán bộ phòng Nghiên cứu cấu trúc – Viện Hóa học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ em đo phổ 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT và MS của các hợp chất điều chế được.

ThS.DS. Vũ Bình Dương – GĐTrung tâm Nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng thuốc thử nghiệm – Học viện Quân Y và các cán bộ Phòng Dược học và các hợp chất tự nhiên – Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Sinh – Y – Dược học – Học viện Quân Y đã giúp em đo phổ IR của các hợp chất điều chế được.

DS. Đào Văn Đôn - Phòng Dược học và các hợp chất tự nhiên – Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Sinh – Y – Dược học – Học viện Quân Y đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tài liệu cho em tìm hiểu sử dụng phần mềm MODDE và INForm trong tối ưu hóa và quy hoạch thực nghiệm.

Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để em có thể tập trung hoàn thành đồ án đúng hạn, thu được kết quả mong muốn.

Hà Nội, tháng 6 năm 2009

Sinh viên

Lê Sỹ Tùng

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49

Page 5: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thalidomide nguyên thể là một thuốc an thần gây ngủ được hãng dược

phẩm Chemie Grunenthal của Đức tìm ra, và đưa vào sử dụng trong năm

1957. Trong vòng 4 năm từ 1957 đến 1961 đã tung ra thị trường với gần 70

biệt dược khác nhau trong đó có các biệt dược nổi tiếng như Contergan,

Neurosedyn, Pantosediv… Từ năm 1958 đến 1961 thalidomide là một trong

những thuốc an thần gây ngủ bán chạy nhất hồi bấy giờ, do thuốc có công

hiệu cao lại có độc tính rất thấp so với các thuốc an thần gây ngủ khác lúc đó.

Nhưng vào năm 1961 tại Khoa nhi bệnh viện Hamburg, hai nhà dược lý Lenz

và Taussig đã phát hiện ra hiện tượng phát triển chân tay không bình thường ở

trẻ sơ sinh, mà trong thời kì mang thai các bà mẹ có sử dụng thalidomide.

Ngay lập tức sau phát hiện đó, tất cả các biệt dược có chứa thalidomide bị

cấm sử dụng ở tất cả các nước.

Sau sự cố tai tiếng này, thalidomide tưởng chừng đã bị quên lãng, thế

nhưng kể từ đó nhiều công trình nghiên cứu về hoạt chất này vẫn không

ngừng được tiếp tục, nhiều tác dụng chữa bệnh mới cũng như nghi vấn về độc

tính của thalidomide lần lượt được nghiên cứu và khám phá. Sau gần 30 năm

dày công nghiên cứu kể từ khi bị cấm, người ta phát hiện ra nhiều tác dụng

chữa bệnh vô cùng quí báu khác của hợp chất đầy tai tiếng này trong việc

điều trị một số bệnh hiểm nghèo, và đã đưa thalidomide vào sử dụng lâm

sàng. Có thể nói rằng thalidomide là một trong những hợp chất tai tiếng nhất

cho ngành hoá dược từ trước đến nay, nhưng cũng là một trong những hợp

chất có số công trình nghiên cứu nhiều nhất (theo thống kê năm 2006 thì từ

năm 1957 đến 2006 có trên 7000 công trình khoa học công bố liên quan đến

hợp chất này, riêng năm 2005 vỡ 2006 mỗi năm công bố trên 700 công trình).

Một số các chỉ định sử dụng thalidomide, như việc điều trị các bệnh rối loạn

miễn dịch, là tác nhân thích ứng miễn dịch, sử dụng trong các bệnh do nhiễm

HIV/AIDS , trong việc điều trị đa khớp dạng cấp, trong điều trị ban nốt đỏ do

phong (ENL), hay điều trị rối loạn thần kinh về nhận thức, kiểm soát nồng độ

TNF-α không bình thường trong mô người, điều trị các khối u ác tính, ung thư

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 1

Page 6: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

đa tủy xương…Thalidomide đã được Tổ chức quản lí Thuốc và Thực phẩm

Mỹ (FDA) cho phép lưu hành với biệt dược Thalomid (Celgene). Ở nước ta

nhu cầu về thuốc thalidomide trong điều trị bệnh là khá lớn, rất nhiều bệnh

nhân rất cần thuốc này nhưng Việt Nam chưa sản xuất được nên bệnh nhân có

nhu cầu điều trị phải tự gửi mua từ nước ngoài (Mỹ, Canada, Đài Loan) với

giá thành khá đắt. Gần đây, công ty dược phẩm Nanopharm tại Hà Nội đã bắt

đầu chào bán thalidomide dạng viên nén (nhập khẩu từ Đài Loan) nhưng giá

thành vẫn còn khá đắt so với thu nhập của người dân Việt Nam. Chính vì vậy

trong phạm vi đồ án tốt nghiệp em được giao nhiệm vụ “Nghiên cứu quy

trình tổng hợp thalidomide”. Đồ án của em gồm 3 phần chính:

Phần 1:Tổng quan

Thu thập các thông tin về thalidomide, tính chất lý hoá học, tác dụng

dược lý của thalidomide, các phương pháp tổng hợp thalidomide đã được

công bố và những thông tin khác về thalidomide.

Phần 2: Thực nghiệm và kết quả.

Tổng hợp N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride làm nguyên liệu điều

chế thalidomide.

Tổng hợp thalidomide.

Tối ưu hóa và quy hoạch thực nghiệm quy trình tổng hợp thalidomide

với sự giúp đỡ của các phần mềm MODDE 5.0 và INForm 3.1.

Phần 3: Kết quả và bàn luận.

Và cuối cùng là kết luận.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 2

Page 7: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ac Acetyl

BOC Tert-butoxycarbonyl

CDI Carbonyl diimidazole

DCM Dichloro methane CH2Cl2

4-DMAP 4-dimethylamino pyridine

DMF Dimethylformamide

EDC 1-ethyl-3-(3-dimethylaminopropyl)carbodiimide hydrochloride

ENL Erythema Nodosum Leprosum (ban nốt đỏ do phong

Et Ethyl

Me Methyl

HOBT Hydroxybenzotriazole

Ph Pheynyl

TFA Acid trifloroacetic

THF Tetrahydrofuran

TNF-α Tumor necrosis factor-α (nhân tố hoại tử u bướu)

TLC Thin layer chromatography (sắc ký lớp mỏng)

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 3

Page 8: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ THALIDOMIDE

1. TÊN, TÍNH CHẤT LÝ HÓA VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

1.1. Tên, công thức [1]

- Tên riêng: thalidomide.

- Tên khoa học (theo danh pháp IUPAC): (2,6-Dioxo-3-piperidinyl)-1H-

isoindole-1,3(2H)-dione (1).

- Tên gọi khác: N-(2,6-dioxo-3-piperidyl)phthalimide; -

phthalimidoglutarimide; 3-phthalimidoglutarimide; 2,6-dioxo-3-

phthalimidopiperidine; N-phthalylglutamic acid imide; N-

phthaloylglutamimide.

- Công thức phân tử: C13H10N2O4.

- Khối lượng phân tử: 258.23 g/mol.

- Thành phần phần trăm các nguyên tố: C 60.47%, H 3.90%, N 10.85%,

O 24.78%.

- Công thức cấu tạo:

- Các biệt dược [2]

STT Tên biệt dược Đất nước lưu hành

1 Algosediv Ba Lan, Thụy Sỹ, Tây Đức

2 Asmadion Italy

3 Asmaval Angola, Úc, Ghana, Anh, Guinea, New Zealand, Tây Phi

4 Bonbrain Nhật Bản

5 Calmorex Italy

6 Contergan Ba Lan, Tây Đức

7 Contergan Forte Tây Đức

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 4

Page 9: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

8 Contergan Saft Tây Đức

9Contergan-Suppositorium

Tây Đức

10 Corona-Robetinf Italy

11 DistavalAngola, Úc, Ghana, Anh, Guinea, New Zealand, Ba Lan, Tây Phi

12 Distaval Forte Anh

13 Ectiluran Brazil

14 Enterosediv Bỉ, Phần Lan, Ireland, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Sỹ

15 Gastrinide Italy

16 Glutanon Nhật Bản

17 Grippex Tây Đức

18 Imida-Lab Ba Lan

19 Imidan Tây Ban Nha

20 Imidene Italy

21 Imidene ipnotico Italy

22 Isomin Nhật Bản

23 Kevadon Canada, Ba Lan, Mỹ

24 Lulanin Denmark

25NeoNibrol (New Nibrol)

Nhật Bản

26 Neosedyn Denmark

27 Nerufatin Nhật Bản

28 Neurosedyn Na Uy, Thụy Điển

29 Nevrodyn Na Uy

30 Noctimid Bỉ

31 Noctosediv Phần Lan, Ireland, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Sỹ

32 Noxodyn Thụy Điển

33 Noxosedyn Thụy Điển

34 Ondasil Brazil

35 Pantosediv Tây Đức

36 Peracon Phần Lan

37 Peracon-Expectorans Tây Đức

38 Poli-Gripan Hong Kong, Ireland, Malaysia, Pakistan

39 Prednisediv Phần Lan, Ireland, Tây Đức

40 Proban-M Nhật Bản

41 Profarmil Italy

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 5

Page 10: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

42 Quetimid Italy

43 Quietoplex Italy

44 Sanodormin Nhật Bản

45 Sedalis Brazil

46 Sedi-Lab Ba Lan

47 Sedimide Italy

48 Sedin Brazil

49 Sediserpil Italy

50 Sedoval K-17 Italy

51 Shin-Naito-S Nhật Bản

52 Shin Nibrol Nhật Bản

53 Sleepan Nhật Bản

54 Slip Brazil

55 Softenil Argentina, Peru

56 SoftenonAustria, Bỉ, Cyprus, Phần Lan, Ireland, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Tây Đức

57 Softenon Forte Tây Đức

58 Talargan Mexico

59 Talimol Canada

60 Tensival Angola, Úc, Ghana, Anh, Guinea, New Zealand, Tây Phi

61 Thalin Israel

62 Thalinette Israel

63 Theophyl-Choline Italy

64 Ulcerfen Italy

65 Valgis Angola, Úc, Ghana. Anh, Guinea, New Zealand, Tây Phi

66 Valgraine Úc, Ghana, Anh, Guinea, New Zealand, Tây Phi

67 Valip Italy

68 Verdil Brazil

1.2. Tính chất vật lý [1]

- Tinh thể hình kim, có màu trắng hay trắng xám, không mùi.

- Nhiệt độ nóng chảy: 269-2710C.

- Hấp thụ UV cực đại tại các bước sóng: 220 nm, 300 nm.

- Độ tan: Tan ít trong nước: ~2.10-4 mol/L; 45-60 mg/L. Tan ít trong

methanol, ethanol, acetone, ethyl acetate, butyl acetate, axit acetic băng. Tan

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 6

Page 11: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

tốt trong dioxane, DMF, pyridine. Không tan trong ether, chloroform,

benzene.

- Nhiệt độ nóng chảy: 269-271°C.

1.3. Các dữ liệu phổ [3]

Phổ IR (KBr): 3194 (N – H); 1778, 1707 (C = O imide) cm-1.

Phổ 1H NMR (300 MHz, DMSO-d6): δ = 11,00 (s, 1H, NH); 8,03-

7,78 (br s, 4H, Ar, 2H); 5,15 (dd, J= 12,8; 5,4 Hz, 1H, CHCO); 2,89-2,72 (m,

1HA, CH2CO), 2,69-2,47 (m, 2H, CH2CH2), 2,13-2,01 (m, 1HB, CH2CO).

Phổ 13C NMR (DMSO-d6): 4 nguyên tử carbon của 4 nhóm carbonyl

tại các vị trí có δ =173,2; 170,2; 167,6; sáu nguyên tử carbon của vòng

benzene có δ = 135,3; 131,7; 123,8; ba nguyên tử carbon còn lại của vòng

piperidinedione cộng hưởng tại 49,5 (C-1); 31,4 (C-5); và 22,5 (C-6).

Phổ khối (MS): m/z 259 (M++1, 50), 154 (100), 136 (75), 120 (16), vμ

107 (27).

1.4. Các phổ đồ thalidomide

- Phổ khối MS [4]:

(m a in lib ) Th a lid o m id e10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200 210 220 230 240 250 260 270

0

50

100

1428 39

50

63

66

70

76

8390

104

111

117

130

148

160

169

173

186202

213230 258

N

O

O

NH

O

O

- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR [5]

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 7

Page 12: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR [6]

- Phổ hồng ngoại IR [7]:

Trạng thái: rắn (viên KBr)

Máy đo: PERKIN-ELMER 21 (GRATING)

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 8

Page 13: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

1.5.Tiêu chuẩn dược điển [8]

Công thức phân tử: C13H10N2O4

Phân tử lượng: 258.23

Thalidomide chứa ít nhất 98.0% và tối đa 101.5% C13H10N2O4 tính toán dựa

trên sản phẩm đã làm khan.

Đóng gói và bảo quản: Bảo quản trong lọ kín, tránh ánh sáng, để ở nhiệt độ

phòng.

Thalidomide chuẩn <11>: USP thalidomide RS.

Nhận biết <197K>: Hấp thụ hồng ngoại.

Giới hạn vi khuẩn <61>: Đạt tiêu chuẩn cho phép.

Hàm lượng nước, theo phương pháp Ic <921>: Không quá 0,5%.

Dung môi: DMSO (dimethyl sulfoxide) khan nước.

Kim loại nặng, xác định theo phương pháp II <231>: 0.002%.

Độ tinh khiết trên sắc ký:

Hệ dung môi A: Nước : acetonitrile : phosphoric acid = 95 : 5 : 0.1 (các dung

môi đã được lọc và khử khí tạp).

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 9

Page 14: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Hệ dung môi B: Nước : acetonitrile : phosphoric acid = 85 : 15 : 0.1 (các dung

môi đã được lọc và khử khí tạp).

Hệ dung môi pha loãng: Nước : acetonitrile : phosphoric acid = 50 : 50 : 0.1.

Pha động: Sử dụng hỗn hợp hệ dung môi A, B theo các tỷ lệ khác nhau. Điều

chỉnh nếu cần thiết (xem System Suitability trong Chromatography <621>).

Dung dịch phthalic acid dự trữ (Phthalic acid stock solution): Cho 100 mg

phthalic acid vào bình định mức dung tích 100 ml, sau đó hòa tan bằng hệ

dung môi acetonitrile: nước (85:5), thêm acetonitrile tới vạch định mức. Trộn

và hòa tan định lượng với acetonitrile để thu được dung dịch có nồng độ 0.1

mg/ml (hòa tan từng bậc nếu cần thiết).

Dung dịch chuẩn dự trữ (Standard stock solution): Hòa tan định lượng USP

thalidomide RS trong acetonitrile với máy siêu âm, thu được dung dịch có

nồng độ 1 mg/ml.

Dung dịch chuẩn: Dùng pipet lấy 2.0 ml dung dịch chuẩn dự trữ và 2.0 ml

dung dịch phthalic acid dự trữ, cho và bình định mức dung tích 100 ml, sau

đó thêm hệ dung môi pha loãng tới vạch định mức. Dùng pipet lấy 10.0 ml

dung dịch vừa pha cho vào bình định mức dung tích 100 ml, thêm 10.0 ml

dung dịch phosphoric acid 1%, cho nước tới vạch định mức và lắc đều.

Hệ sắc ký (xem Chromatography <621>): Sắc ký lỏng thực hiện trên cột

kích thước 3.9 mm x 15 cm, sử dụng loại hạt L1 kích thước 4 µm, detector

218 nm. Tốc độ pha động là 2 ml/phút. Thực hiện sắc ký như sau:

Chạy sắc ký đối với dung dịch chuẩn và ghi lại các peak theo trình tự: thời

gian lưu tương đối là 0.35 đối với phthalic acid và khoảng 1.0 đối với

thalidomide; thời gian không lưu (tailing factor) đối với các phthalic acid và

thalidomide không quá 2.0; sai số chuẩn tương đối được xác định theo peak của phthalic acid

với các lần lặp lại không quá 2.0%.

Thời gian Hệ dung môi A Hệ dung môi B Phương pháp

rửa giải

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 10

Page 15: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

(phút) (%) (%)

0 100 0 Cân bằng

0 – 15 100 – 50 0 – 50Gradien tuyến

tính

15 – 20 50 – 100 50 – 0Gradien tuyến

tính

20 – 30 100 0 Đẳng thành phần

Trình tự: Lần lượt chạy hệ sắc kí với một lượng không đổi dung dịch chuẩn

và dung dịch thử (khoảng 200 µl), ghi lại sắc kí đồ và đo diện tích các peak.

Tính phần trăm của tạp chất trong thalidomide theo công thức:

50 000(Cp/W) (ri/rp)

Trong đó, Cp là nồng độ (mg/ml) của của phthalic acid trong dung dịch

chuẩn; W là lượng thalidomide trong dung dịch thử; ri là phần peak tương

ứng với lượng tạp chất trong dung dịch thử; và rp là phần peak tương ứng của

phthalic acid trong dung dịch chuẩn: hàm lượng mỗi tạp chất không quá 0.1%

và tổng hàm lượng các tạp không quá 0.3%.

Tạp chất thông thường <466>:

Dung dịch thử: Hòa tan chính xác một lượng thalidomide trong acetonitrile để

thu được dung dịch có nồng độ khoảng 2 mg/ml.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan chính xác một lượng glutamine trong hệ dung môi

acetonitrile : nước (1:1) thu được dung dịch có nồng đổ khoảng 0.1 mg/ml.

Chất rửa giải: hệ dung môi methylene chloride (CH2Cl2) : methanol : acetic

acid (75:25:0.05).

Thể tích áp dụng: 2 µl (dung dịch chuẩn) và 100 µl (dung dịch thử).

Độ trực quan (visualization): 4.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 11

Page 16: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Giới hạn: 0.1%.

Tạp chất hữu cơ dễ bay hơi, phương pháp I <467>: đạt các tiêu chuẩn cho

phép. (theo quy định có hiệu lực tới 1/7/2007)

Thí nghiệm:

Pha động: Hệ dung môi nước : acetonitrile : phosphoric acid (85:15:0.1), điều

chỉnh nếu cần thiết (xem System Suitability trong Chromatography <621>).

Dung dịch nội chuẩn: Hòa tan chính xác 150 mg phenacetin trong 80 ml

acetonitrile trong bình định mức dung lượng 100 ml, thêm acetonitrile tới

vạch định mức và lắc đều.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan chính xác một lượng USP thalidomide RS trong

acetonitrile với sự hỗ trợ của máy siêu âm, thu được dung dịch có nồng độ 1

mg/ml. Lấy 10.0 ml dung dịch vừa pha, cùng với 5.0 ml của dung dịch nội

chuẩn vào bình định mức dung tích 100 ml, sau đó thêm 10.0 ml phosphoric

acid 1%. Thêm nước tới vạch định mức và lắc đều.

Dung dịch chuẩn bị thí nghiệm: Hòa tan chính xác 100 mg thalidomide trong

80 ml acetonitrile bằng máy siêu âm. Thêm acetonitrile tới vạch định mức và

lắc đều. Dùng pipet lấy 10.0 ml dung dịch vừa pha, 5.0 ml dung dịch nội

chuẩn vào bình định mức 100 ml, thêm 10.0 ml phosphoric acide 1%, sau đó

thêm nước tới vạch định mức và lắc đều.

Hệ sắc kí (xem Chromatography <621>): sắc kí lỏng được trang bị detector

237 nm, sử dụng cột có kích thước 3.9 nm x 15 cm, sử dụng loại hạt L1 có

kích thước 4 µm. Tốc độ rửa giải khoảng 1.0 ml/phút. Chạy sắc kí với dung

môi chuẩn, ghi lại các peak tương ứng theo Trình tự: độ phân tách R giữa

thalidomide và phenacetin ít nhất là 3.0; hiệu quả phân tách được xác định

bằng các peak của thalidomide và phenacetin lần lượt không có ít hơn 7000

và 9000 đĩa lý thuyết; thời gian không lưu không quá 2.0; sai số chuẩn tương

đối qua các lần lặp lại không quá 1.0%.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 12

Page 17: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Trình tự: mỗi lần chạy sắc kí với 20 µl không đổi dung môi chuẩn và dung

môi chuẩn bị thí nghiệm, ghi lại sắc kí đồ, tính diện tích peak chính. Tính

lượng C13H10N2O4 trong thalidomide theo công thức sau:

1000C(Ru/Rs)

Trong đó, C là nồng độ (mg/ml) của USP thalidomide RS trong dung dịch

chuẩn; Ru và Rs là tỉ lệ diện tích các peak thu được tương ứng với dung dịch

chuẩn bị thí nghiệm và dung dịch chuẩn.

1.6. Ứng dụng của thalidomide

Là nguyên liệu làm thuốc an thần gây ngủ và để điều trị các bệnh như ban

nốt đỏ do phong (ENL)[9]; hội chứng Behcet’s[10]; các bệnh ower bệnh nhân

nhiễm HIV/AIDS [11], [12] như: suy mòn, Kaposi’s Sarcoma, bệnh Crohn’s,

tiêu chảy, loét; bệnh u đa tủy [13]; u sắc tố [14]; viêm khớp dạng thấp [15],

[16]; các bệnh ung thư liên quan đến tạo mạch [17].

1.7. Tác dụng dược lý của thalidomide [18]

Tác dụng:

Đến nay cơ chế tác dụng cả thalidomide vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Thalidomide có những tính chất điều chỉnh miễn dịch, chống viêm, ngăn cản

sự tạo mạch. Các nghiên cứu trong ống nghiệm và thử nghiệm lâm sàng cho

thấy tác động miễn dịch của hợp chất này khác nhau dưới các điều kiện khác

nhau, nhưng có thể liên quan tới phong bế chất chọn lọc tiền viêm cytokine

TNF-α hoặc làm giảm khả năng thích ứng của các phân tử kết dính bề mặt tế

bào chọn lọc liên quan tới sự di cư bạch cầu. Việc sử dụng thalidomide đã

được ghi nhận làm giảm nồng độ tuần hoàn của TNF-α ở các bệnh nhân mắc

bệnh hồng bannuts do phong (ENL), tuy nhiên, nó cũng làm tăng nồng độ

TNF ở các bệnh nhân nhiễm HIV dương tính. Các tính chất chống viêm, miễn

dịch của thalidomide gồm ngăn chặn sự tham gia của đại thực bào đến việc

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 13

Page 18: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

tổng hợp prostaglandin, và sự thay đổi lượng interleukin-10, interleukin-12

tạo thành bởi các tế bào đơn nhân ngoại vi.

Thalidomide điều trị bệnh đa u tủy nhờ việc tăng số lượng các tế bào

tiêu diệt tuần hoàn tự nhiên, và tăng nồng độ interleukin-2, interferon-gamma

(một cytokine từ tế bào T có hoạt tính gây độc tế bào). Thalidomide ức chế sự

tạo mạch khi nuôi cấy rốn động mạch người trong ống nghiệm. Các quá trình

tế bào bị mạch ức chế bởi thalidomide gồm cả sự nảy nở các tế bào nội mô.

Chuyển hóa: Hiện nay người ta vẫn chưa xác định được con đường chuyển

hóa của thuốc trong cơ thể người. Thalidomide không chuyển hóa ở gan mà

nó thủy phân không cần enzyme ở huyết thanh tạo thành rất nhiều sản phẩm.

Trong một nghiên cứu được lặp lại với cùng liều cho thấy, cứ 10 phụ nữ khỏe

mạnh sử dụng 200 mg thalidomide trong 18 ngày thì dược động học của

thalidomide ở ngày đầu và cuối tương tự nhau, điều đó chứng tỏ thalidomide

không tạo ra hay ức chế quá trình chuyển hóa của nó. Các sản phẩm chuyển

hóa từ thalidomide [19] (Hình 2)

Ngoài ra các đồng phân lập thể của thalidomide còn bị hydroxyl hoá ở

vòng phthaloyl hoặc dioxopiperidine [20] (xem Hình 1)

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 14

Page 19: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Hình 1. Sự hydroxyl hóa của thalidomide

Chỉ định: Thalidomide được chỉ định điều trị cấp tính với biểu hiện ở da bình thường cho đến nghiêm trọng đối với bệnh hồng ban nút do phong (ENL) nhưng không phải là liệu pháp duy nhất để điều trị ENL đi kèm với viêm dây thần kinh. Nó được chỉ định là liệu pháp duy trì để ngăn chặn và triệt để với biểu hiện ở da của bệnh ENL. Thalidomide được chỉ định điều trị bệnh u đa tủy có hoặc không kết hợp với Dexamethasone.

Chống chỉ định: Thalidomide được chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai, hoặc phụ nữ có khả năng mang thai; đối với những bệnh nhân quá mẫn cảm với thuốc hoặc các thành phần của thuốc.

Tác dụng không mong muốn: Nếu sử dụng thalidomide trong thời kỳ mang thai, có thể gây ra hiện tượng quái thai hoặc làm chết non thai nhi.

Khi sử dụng thalidomide thường đi kèm với các triệu chứng: ngủ gà, ngủ gật, phát ban, bệnh thần kinh ngoại biên (phá hủy các tế bào thần kinh ngoại biên), chóng mặt do giảm huyết áp, giảm bạch cầu trung tính.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 15

Page 20: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Hình 2. Các sản phẩm chuyển hóa của thalidomide

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 16

Page 21: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Tương tác thuốc:

Thuốc tránh thai hormone: uống thalidomide và thuốc tránh thai chứa

ethinyl estradiol và norethindrone không ảnh hưởng đến động học của các

hormone.

Thalidomide tăng cường tác dụng an thần của một số thuốc như barbiturate,

chlorpromazine, reserpine và có khả năng gây ngủ gật khi uống rượu.

Do tác dụng hiệp đồng, những thuốc liên quan đến thần kinh ngoại biên cần

được sử dụng cẩn thận cho bệnh nhân dùng thalidomide.

Cách dùng và liều dùng:

Cách dùng: Nếu sử dụng một liều hàng ngày, nhà sản xuất khuyến cáo

bệnh nhân uống với nước trước lúc đi ngủ (để hạn chế tác dụng gây ngủ của

thuốc), hoặc ít nhất 1 giờ sau khi ăn tối.

Nếu chia thành liều cao (khoảng 400 mg/ngày) thì nên uống một lần

trước khi đi ngủ hoặc chia thành nhiều lần uống với nước cách 1 giờ sau các

bữa ăn.

Liều dùng:

o Bệnh hồng ban nút do phong (ENL):

Đối với bệnh nhân mắc bệnh ENL ở da, giai đoạn mức độ nhẹ, liều dùng

thalidomide từ 100 đến 300 mg/ngày, uống một lần trước lúc đi ngủ hoặc 1

giờ sau khi ăn tối. Bệnh nhân có trọng lượng nhẹ hơn 50 kg nên uống với liều

dưới 100 mg/ngày.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh ENL ở da, giai đoạn nghiêm trọng do phản

ứng ENL hoặc ở những người trước đó cần một liều cao để kiểm soát phản

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 17

Page 22: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

ứng ENL liều dùng thalidomide là 400 mg/ngày, có thể uống một lần trước

khi đi ngủ hoặc chia thành nhiều lần uống, ít nhất 1 giờ sau mỗi bữa ăn.

Đối với những bệnh nhân viêm dây thần kinh kèm với phản ứng ENL, cho

bệnh nhân dùng corticosteroids kết hợp với thalidomide. Sử dụng lượng

steroid giảm dần và ngừng hẳn khi bệnh viêm dây thần kinh đã thuyên giảm.

Liều dùng thalidomide phải được tiếp tục cho tới khi dấu hiệu và các triệu

chứng của phản ứng giảm. Thường khoảng thời gian này ít nhất là 2 tuần. Sau

2 đến 4 tuần, bệnh nhân nên giảm liều khoảng 50 mg.

o Bệnh u đa tủy (Multiple myeloma)

Thalidomide được uống kết hợp với Dexamethasone trong một chu kỳ

điều trị 28 ngày. Liều thalidomide là 200 mg/ngày được uống trước lúc đi ngủ

hoặc 1 giờ sau khi ăn tối. Liều Dexamethasone là 40 mg/ngày được uống vào

các ngày 1-4, 9-12, 17-20 trong mỗi chu kỳ 28 ngày.

Đối với bệnh nhân xuất hiện tác dụng phụ như táo bón, bệnh thần kinh

ngoại biên thì cần ngưng sử dụng ngay, hoặc sử dụng với liều thấp. Khi các

tác dụng phụ giảm đi, thì có thể bắt đàu dùng lại ở liều thấp hay ở liều trước

đó, tùy vào đánh giá lâm sàng.

Dạng thuốc. Thuốc uống: viên nang 50 mg, 100 mg, 200 mg.

1.8. Mối quan hệ giữa độc tính gây quái thai và các đồng phân R,S của

thalidomide

Việc sử dụng lại thalidomide thời gian gần đây trong điều trị lâm sang đã

kích thích một cuộc nghiên cứu về cơ chế tác dụng phân tử gây ra độc tính

quái thai của thalidomide. Thalidomide được sử dụng ở dạng hỗn hợp

racemic, nên người ta cho rằng chỉ có một đồng phân tác dụng an thần và

đồng phân còn lại gây ra tác dụng quái thai. Hai mươi năm sau thảm họa

thalidomide, chỉ có (S)-thalidomide được chứng minh là các tác dụng gây

quái thai đối với chuột [21], người ta đi đến kết luận, thảm họa đã không xảy

ra nếu chỉ dung dồng phần (R)-thalidomide. Tuy nhiên, qua thực nghiệm cho

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 18

Page 23: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

thấy cả 2 đồng phân và cả hỗn hợp racemic của thalidomide đều gây ra tác

dụng quái thai đối với các con thỏ New Zealand [22]. Đến nay, người ta vẫn

chưa biết rõ ràng cơ chế tác dụng của thalidomide khi sử dụng các đồng phân

tinh khiết. Bởi vì đã thấy có một sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các đồng phân

sau khi vào cơ thể, các đồng phân này trong môi trường nước dưới tác dụng

của abumin huyết thanh sẽ chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Nguyên tử H có tính

acid mạnh tại trung tâm bất đối của thalidomide epime hóa nhanh chóng dưới

điều kiện sinh lý (xem Hình 3), làm cho việc đánh giá sự khác nhau về hoạt

tính sinh học giữa các đồng phân lập thể R,S là rất khó [23]

Tuy nhiên, người ta đã phát hiện ra sự ức chế quá trình giải phóng

TNF-α mang tính chọn lọc lập thể của thalidomide trong cơ thể người [24].

Nghiên cứu sự chuyển hóa của các đồng phân lập thể thalidomide [20]

đã cho thấy rằng, trong khi đồng phân S chủ yếu chuyển hóa bằng cách

hydroxyl hóa vòng phthaloyl (Hình 4), trong lúc đó thì đồng phân R trải qua

quá trình hydroxyl hóa ở vòng dioxopiperidine (Hình 5)

Hình 3. Sự chuyển hóa qua lại giữa hai đồng phân (R) và (S) của

thalidomide

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 19

Page 24: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Mặc dù đến nay vẫn không thể xác định được mối quan hệ giữa sự

chuyển hóa các đồng phân thalidomide và độc tính gây quái thai, tuy nhiên

các nhà nghiên cứu có thể đưa ra những giả thuyết sau:

Hình 4: Các sản phẩm hydroxyl hoá của S(-)-thalidomide

Hình 5: Các sản phẩm hydroxyl hoá của R(+)-thalidomide

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 20

Page 25: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

2. GIÁ HOẠT CHẤT VÀ THÀNH PHẨM THALIDOMIDE

2.1. Giá hoạt chất thalidomide [25]

Thalidomide hiện nay đang được nhiều nước sản xuất. Sau đây là bảng giá thành của một số hãng sản xuất đó:

TênTên

catalogueTên công ty Địa chỉ Thành phố Nước Liên hệ

Số lượng

Giá

Thalidomide

TRC Biomedical Research Chemicals

Toronto Research Chemicals Inc.

2 Brisbane Rd.

North York Canada

Phone: (416) 665-9696Phone: 1-800-727-9240Fax: (416) 665-4439Email: [email protected]

5g $560

(+/-)-Thalidomide

Wako Pure Chemicals Product List

Wako Chemicals GmbH

Nissanstrasse 2

Neuss ĐứcPhone: 49-2131-3 11-0Fax: 49-2131-31 11 00

10 g 72000 YEN

(+/-)-Thalidomide

Wako Pure Chemicals Product List

Wako Pure Chemical Industries, Ltd.

1-2, Doshomachi 3-Chome

Chuo-kuNhật Bản

Phone: +81-6-6203-3741Fax: +81-6-6201-5964

10 g 72000 YEN

(a)-Thalidomide

SinoChemexper Product

SinoChemexper Company

669 Pingxinguan

Shanghai Trung Quốc

Phone: 86-21-64582533Fax: 86-21-34511207

500mg $189.00

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 21

Page 26: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

ListRd1#, Room 402

Email: [email protected]

Thalidomide

APAC Pharmaceutical Product List

Hangzhou APAC PharmaTech

28 Xiangyuan Road

GongshuTrung Quốc

Phone: +86 (571) 8195 6956Fax: +86 (571) 8885 7587Email: [email protected]

1kg $1,650

ThalidomideAtomole Scientific Product List

Atomole Scientific Co., Ltd

150 Zhongjia Village, Suite 104Hanyang District

WuhanTrung Quốc

Phone: 86-27-82261049Fax: 86-27-82629206Email: [email protected]

50g $680

ThalidomideCarbone Scientific Product List

Carbone Scientific Co., Ltd.

SUITE LG01, CHANCERY HOUSECHANCERY LANE

LONDON ANH

Phone: +44(0)870 486 8629Fax: +44(0)870 486 8627Fax: +44(0)870 288 9672Email: [email protected]

25g $430

(±)-Thalidomide

AK Scientific Product Catalog

AK Scientific, Inc

897-4G Independence Ave.

Mountain View

MỹPhone: (650) 938-4849Fax: (650) 938-4850Email: [email protected]

2.5g $195.00

ThalidomideOChem Product List

OChem Incorporation

9044 Buckingham Park Drive

Des Plaines Mỹ

Phone: 1 847 403-7044Fax: 1 847 298-5008Email: [email protected]

250g Liên hệ

Thalidomide APAC APAC 6851 Oak Columbia Mỹ Phone: +1(410) 997 5552 1kg $1,650

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 22

Page 27: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Pharmaceutical Product List

Pharmaceutical, LLC

Hall LaneSuite 101

Fax: +1(410) 309 5955Email: [email protected]

ThalidomideBosche Scientific Product List

Bosche Scientific, LLC

New Brunswick Technology Center100 Jersey Avenue, Box D-12Building D, 3rd Floor

New Brunswick

Mỹ

Phone: (732)-565-9988Fax: (732)-875-0899Email: [email protected]

50g $690

2.2.Giá thành phẩm thalidomide (viên nang)

2.2.1. Giá thành phẩm thalidomide (viên nang) trên th tr ng th gi iị ườ ế ớ

Tên thương mại

Công ty sản xuất Nước Số hiệu sản phẩmSố

viên/1 gói

Hàm lượng hoạt chất

(mg)

Giá thành/1 gói

Giá thành/1 viên

ThalidomideCelgene Mỹ 59572-0205-14 28 50 $ 3290,24 $ 117,51

Celgene Mỹ 59572-0210-15 28 100 $ 5340,85 $ 190,74

ThalidomideCelgene Mỹ 59572-0215-13 28 150 $ 5710,66 $ 203,95

Celgene Mỹ 59572-0220-16 28 200 $ 6080,71 $ 217,17

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 23

Page 28: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

ONCOTHAL Cadila Pharmaceuticals Ltd Ấn Độ N/A 10 100 750 rupee N/A

TALIMYDE Shantha Biotech Ấn Độ N/A 10 100 990 rupee N/A

THYCADCadila Pharmaceuticals

Limited (Vibra)Ấn Độ N/A 10 50 350 rupee N/A

THALODAAlkem Laboratories Ltd.

(Cytomed)Ấn Độ N/A

10 50 333 rupeeN/A

10 100 585 rupee

THAANGIODr. Reddy's Laboratories

LtdẤn Độ N/A

10100

810 rupeeN/A

30 2430 rupee

2.2.2. Giá thành phẩm thalidomide (viên nang) có bán trên thị trường Việt Nam

Trên thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất công ty Nanopharm tại Hà Nội có nhập và bán thalidomide dạng viên nang.

Tên Tên công ty Địa chỉ Thành phố Nước Liên hệHàm

lượng/viênGiá/viên

THADO Nanopharm223A- Ngõ 22-

Khương Hạ- Thanh Xuân –

Hà Nội Việt Nam

Điện thoại : 04. 5570025 - Fax : 04. 5681500

50 mg 700.000 VNĐ

Chú thích:

- N/A: Không có thông tin.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 24

Page 29: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

(*) Các báo giá chi tiết khác xin xem ở phần phụ lục

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 25

Page 30: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP THALIDOMIDE

Có rất nhiều phương pháp tổng hợp racemic thalidomide cũng như các đồng

phân quang học của (S), (R)-thalidomide đã được công bố, sau đây xin liệt kê

một vài phương pháp trong số đó.

3.1. Tổng hợp racemic thalidomide

3.1.1. Phương pháp 1 [26], [27], [28]

Đun hồi lưu anhydride phthalic (5) với L-glutamic acid (4) trong

pyridine thu được acid N-phthaloyl glutamic (3), sau đó đun sôi hợp chất (3)

trong anhydride acetic để đóng vòng thành N-phthaloyl glutamic anhydride

(2) với hiệu suất 74%. Tiếp tục cho hợp chất (2) đun nóng chảy với urea,

amoniac hoặc thiourea ở 170-180ºC trong 20 phút tạo thành thalidomide (1)

với hiệu suất 70%.

3.1.2. Phương pháp 2 [29]

Trong phương pháp này, L-glutamine (7) và anhydride phthalic (5)

phản ứng với nhau trong pyridine ở 80-850C tạo thành N-phthaloyl-glutamine

(6), rồi cho tác dụng luôn với tác nhân ngưng tụ tạo thành thalidomide (1) với

hiệu suất 45%. Tác nhân ngưng tụ có thể là CDI, SOCl2.

3.1.3. Phương pháp 3 [30]

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 26

Page 31: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Trong phương pháp này, người ta đun sôi N-phthaloyl-DL-glutamine

(6) trong acetic anhydride để đóng vòng, sau 5 phút tạo thành thalidomide (1)

với hiệu suất 33%.

3.1.4. Phương pháp 4 [31]

Trong phương pháp này, các phản ứng được thực hiện dưới bầu khí

nitrogen. Cho N-carbethoxyphthalimide (8) tác dụng với L-glutamine (7)

trong dung dịch Na2CO3, sau đố thực hiện quá tình acid hóa tạo thành N-

phthaloyl-L-glutamine (6) với hiệu suất 67%. Sau đó cho N-phthaloyl-L-

glutamine xử lý với carbonyl diimidazole CDI, có mặt của xúc tác 4-DMAP

trong THF tạo thành thalidomide (1) với hiệu suất 91%.

3.1.5. Phương pháp 5 [32]

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 27

Page 32: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Phương pháp này sử dụng lò vi sóng để thực hiện phản ứng với ưu

điểm là thời gian phản ứng xảy ra rất ngắn, và hiệu suất khá cao. Hỗn hợp N-

phthaloyl-L-glutamic acid (3) và thioure (9) phản ứng trong lò vi song, sau 15

phút tạo thành thalidomide (1) với hiệu suất 85%.

3.1.6. Phương pháp 6 [33]

Đun hồi lưu N-(tert-butoxycarbonyl)-L-glutamine (10) với CDI và 4-

DMAP trong THF sau 24 giờ thu được vòng N-BOC glutarimide (11). Cho 11

tác dụng với acid trifloro acetic (TFA) trong dichlormethane (DCM) ở 220C

trong 1 giờ thu được muối TFA của vòng glutarimide (12). Cho muối này tác

dụng với phthalic anhydride (5) trong THF với xúc tác là Et3N ở 800C, sau 24

giờ thu được thalidomide (1) với hiệu suất 55%.

3.1.7. Phương pháp 7 [34]

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 28

Page 33: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Đun hồi lưu α-aminoglutarimide (13) với phthalic anhydride (5) trong

pyridine thu được thalidomide (1) với hiệu suất 69%.

3.1.8. Phương pháp 8 [35]

Piperidine-2,6-dione (14) tác dụng với Br2 ở 1500C trong CHCl3 trong 2

giờ tạo thành α-bromoglutarimide (15) sau đó cho tác dụng với Potassium

phthalimide (16) trong DMF tạo thành thalidomide (1) với hiệu suất 30%.

3.1.9. Phương pháp 9 [3]

Axit L-glutamic acid (4) tác dụng với SOCl2 trong MeOH tạo thành

dimethyl ester (17) với hiệu suất 95%.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 29

Page 34: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Bảo vệ nhóm amino bằng cách cho ester tác dụng với di-tert-butyl

dicarbonate (BOC)2O trong hỗn hợp dung môi Dioxane/H2O với xúc tác

DMAP tạo thành tert-butoxycarbonyl L-glutamic acid dimethyl ester (18) với

hiệu suất 88%. Cho ester này tác dụng với Na/NH3 lỏng trong THF ở -330C,

với xúc tác Fe(NO3)3 để đóng vòng tạo thành glutarimide (11) với hiệu suất

68%. Cho glutarimide (11) này tác dụng với TFA trong DCM tạo thành

amino glutarimide trifloroacetate (12), rồi tiếp tục tác dụng với anhydride

phthalic (5) trong acid acetic băng tạo thành thalidomide (1) với hiệu suất

55%.

3.2. Phương pháp tổng hợp lập thể S-(-)thalidomide [36]

Ngưng tụ benzyloxyamin (BnONH2) với BOC-glutamic α-phenyl

ester (20) để tạo thành vòng glutarimide (21) dưới điều kiện nhẹ nhàng. Acid

phân nhóm bảo vệ BOC, rồi phthaloyl hóa với phthalic anhydride, tạo thành

N-benzyloxythalidomide (22). Hydro phân với xúc tác Pd-C tạo thành N-

hydroxythalidomide (23), loại nhóm hydroxy bằng cách tác dụng với

bromoacetophenon, xúc tác 4-DMAP, tạo thành S-(-)thalidomide (1).

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 30

Page 35: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

4. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

4.1. Tổng hợp racemic

4.1.1. Công nghệ 1

- Bước 1: Điều chế N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride (2) [26]

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 31

Page 36: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Đun hồi lưu trong 2 giờ hỗn hợp L-glutamic acid (4) (32,6 g; 0,22 mol) và

phthalic anhydride (5) (32,6g; 0,22 mol) trong 120 ml pyridine. Sau khi làm

bay hơi dung dịch dưới áp suất giảm, thêm vào cặn còn lại 90 ml anhydride

acetic, rồi đun sôi hỗn hợp trong 2-3 phút. Trong quá trình cất loại bớt dung

môi thì sản phẩm kết tinh được sinh ra và quá trình tạo thành tinh thể được

hoàn thiện khi vừa làm lạnh xuống và thận trong cho thêm ete khan vào.

Rửa sản phẩm kết tinh bằng ete, rồi sấy khô thu được N-phthaloyl-DL-

glutamic anhydride (2) (41g, hiệu suất 74%), có nhiệt độ nóng chảy là 195-

1960C. Sản phẩm không thay đổi khi kết tinh lại từ ethyl acetate, là tinh thể

chắc, không màu hình lăng kính.

- Bước 2: Điều chế thalidomide (1)

i. Cách 1 [27]:

Nung chảy cách dầu 26 g (0,1 mol) N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride

với 12 g (0,2 mol) urea ở nhiệt dộ 170-1800C, cho đến khi phản ứng kết thúc,

khoảng 20 phút. Trong quá trình phản ứng, khí CO2 và NH3 thoát ra mãnh

liệt. Sau khi làm lanh, sản phẩm được kết tinh phân đoạn bằng cồn 95%, phần

đầu có thể chứa dẫn xuất của acid phthalic. Sản phẩm thu được 3-

phthalimido-2,6-dioxopiperidine (thalidomide) (1) có nhiệt độ nóng chảy 269-

2710C, hiệu suất 65-70%. Sản phẩm này tan trong cồn nóng, dimethyl

formamide (DMF), và tan trong dung dịch kiềm mạnh, thu được dung dịch có

màu hơi vàng.

ii. Cách 2 [28]:

Nung chảy cách dầu 1 mol N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride (2) với

2 mol urea ở 170-1800C trong 45 phút. Sau khi làm lạnh, hòa tan thalidomide

(1) thô trong 60 ml ethanol 95%, đun nóng tới 600C, rồi lại làm lạnh. Quá

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 32

Page 37: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

trình kết tinh được lặp lại thêm 3 lần. thalidomide thu được là bột màu trắng,

có nhiệt độ nóng chảy là 2750C, với hiệu suất 70-75%.

4.1.2. Công nghệ 2 [29]

Trộn 5 g (34,21 mmol) L-glutamine (7) vào 25 ml pyridine trong bình

cầu đáy tròn 5 cổ, có dung tích 100 ml, ở nhiệt độ phòng. Thêm 5 g (33,80

mmol) phthalic anhydride (5) vào, rồi đung nóng hỗn hợp tới 80-850C. Sau 6

giờ, chưng cất một phần hỗn hợp phản ứng dưới chân không, rồi làm lạnh hỗn

hợp tới 400C. Cho 3,1 g (45,5 mmol) imidazole vào bình cầu, làm lạnh bình

cầu đến 5-100C, rồi cẩn thận nhỏ vào 1,6 ml (22 mmol) SOCl2. Khuấy hỗn

hợp phản ứng ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ, rồi đung nóng đến 850C và khuấy

trong 3 giờ ở nhiệt độ này. Sau đó chưng cất tới 1/5 thể tích ban đầu. Làm

lạnh hỗn hợp tới 250C rồi thêm vào 100 ml hỗn hợp H2O:C2H5OH (4:1), ở

50C. Axit hóa hỗn hợp bằng HCl 37% tới pH=7-0,50C rồi tiếp tục khuấy trong

4 giờ ở nhiệt dộ phòng, lọc chất rắn kết tủa, rồi rửa 2 lần với 25 ml H2O. Chất

rắn thu được cho sấy khô dưới chân không ở 400C qua đêm thu được 3,9 g sản

phẩm 1 là tinh thể màu trắng (hiệu suất 45%).

4.1.3. Công nghệ 3 [30]

Đung sôi 1 g N-phthaloyl-DL-glutamine (6) trong 5 ml acetic anhydride

trong 5 phút, rồi làm bay hơi dung môi dưới áp suất thấp. Chất gôm trong thu

được cho hòa tan trong dung dịch cồn, điều chỉnh pH tới 9 với dung dịch

Na2CO3 rồi thực hiện quá trình kết tinh thu được 0,31 g thalidomide (hiệu suất

33%), nhiệt độ nóng chảy có thể tăng từ 270-2720C nếu quá trình kết tinh lại

thay dung dịch cồn bằng dung dịch dioxane. Nước cái cho ra một chất dầu

khó kiểm soát. Hiệu suất phản ứng không thay đổi đáng kể khi thời gian phản

ứng tăng lên gấp đôi.

4.1.4. Công nghệ 4 [31]

- Bước 1: Điều chế N-phthaloyl-L-glutamine

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 33

Page 38: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Khuấy hỗn hợp dung dịch gồm L-glutamine (7) (43,8 g; 300 mmol) và

Na2CO3 (33,4 g; 315 mmol) trong 750 ml H2O, rồi thêm nhanh chất rắn N-

carbethoxyphthaimide (8) (65,8 g; 300 mmol). Sau 1 giờ, lọc và loại bỏ N-

carbethoxyphthaimide không phản ứng. Điều chỉnh pH của dịch lọc tới 3-4

bằng HCl 6 N. Khuấy huyền phù thu được trong 1 giờ. Lọc phần huyền phù

này rồi rửa với một lượng nước lớn, làm khô trong không khí, rồi sấy trong

chân không (600C, < 1 mmHg) qua đêm, thu được 51,8 g bột trắng 6 (hiệu

suất 67%) có nhiệt độ nóng chảy là 169-1710C.

- Bước 2: Điều chế thalidomide

Đun hồi lưu hỗn hợp gồm N-phthaloyl-L-glutamine (6) (125 g, 452

mmol), CDI (76,1 g, mmol), và 4-DMAP (0,20 g; 1,6 mmol) trong dung môi

THF (750 ml) trong 16 giờ. Lọc hỗn hợp huyền phù sau phản ứng, rửa phần

rắn thu được với DCM (200 ml), sấy khô trong không khí, và sấy khô trong

chân không (600C, < 1 mmHg) thu được 106 g (hiệu suất 91%) sản phẩm là

bột trắng 1 có nhiệt độ nóng chảy 274-2760C.

4.1.5. Công nghệ 5 [32]

Trộn acid N-phthaloyl-L-glutamic (3) (3 g, 10,8 mmol) với thiourea

(0,882 g; 11,6 mmol) trong ống nghiệm Pyrex. Cho hỗn hợp vào lò vi sóng

gia đình (công suất 1000 W, điều chỉnh mức phát sóng ở 70%) trong 15 phút.

Hòa tan sản phẩm thô trong THF và tinh chế bằng sắc ký cột chứa silica gel

(THF: hexane = 1:1) thu được thalidomide (1) (2,375 g, hiệu suất 85%), nhiệt

độ nóng chảy là 269-271%.

4.1.6. Công nghệ 6 [34]

Đun sôi dung dịch gồm 1,3 g α-aminoglutarimide (13) và 1,5 g phthalic

anhydride (5) trong 10 ml pyridine trong 1 giờ. Cô đặc dung dịch dưới chân

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 34

Page 39: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

không, rửa cặn với EtOH, rồi kết tinh lại bằng dioxane thu được 1,8 g

thalidomide (1), nhiệt độ nóng chảy là 2700C.

4.1.7. Công nghệ 7 [35]

Đun nóng hỗn hợp 11 g glutarimide (14), 16 g Br2 trong 20 ml CHCl3

trong một bình kín ở 120-1500C trong 2 giờ tạo thành 12 g α-

bromoglutarimide, có nhiệt độ nóng chảy là 1070C.

Hòa tan α-bromoglutarimide (5 g) trong 50 ml DMF, vừa khuấy vừa

đun nóng nhẹ nhàng hỗn hợp với 6 g potassium phthalimide (16) trong 10

giờ, làm bay hơi dưới áp suất chân không, phần cặn rửa với nước và EtOH,

rồi kết tinh lại trong dioxane hay pyridine cho ra 2 g thalidomide (1), có nhiệt

độ nóng chảy 2700C.

4.1.8. Công nghệ 8 [3]

- Bước 1: Điều chế L-1,5-dimethyl-2-aminopentandiate (17)

Dùng phễu chiết nhỏ giọt SOCl2 (40,16 g; 326 mmol) vào dung dịch L-

glutamic acid (14) (12 g; 81,6 mmol) trong MeOH khan (250 ml) trong 30

phút ở 00C. Khuấy mạnh hỗn hợp phản ứng trong 12 giờ ở nhiệt độ phòng.

Làm bay hơi dung môi dưới áp suất thấp, pha loãng bằng dung dịch NaHCO3,

rồi chiết với CH2Cl2 (5x200 ml). Rửa lớp hữu cơ với H2O và muối, rồi làm

khan bằng Na2SO4. Làm bay hơi dung môi thu được diester (17) (12,86g;

73,47 mmol; hiệu suất 95%) có màu vàng nhạt.

- Bước 2: Điều chế L-1,5-dimethyl-2-[(tert-butoxycarbonyl)] amino

pentandiate (18)

Làm nóng dung dịch diester (17) (12 g; 68,6 mmol) và (BOC)2O trong hỗn

hợp dioxane : H2O (1:1) với xúc tác DMAP tới nhiệt độ phòng, rồi tiếp tục

khuấy trong 12 giờ. Sau khi làm bay hơi dung môi, cho dung dịch NaHCO3

pha loãng phần cặn, rồi chiết với CH2Cl2 (5x100ml). Dùng nước (3x100 ml)

rửa lớp hữu cơ, rồi làm khan nước bằng Na2SO4 khan. Cho dung môi bay hơi

được 16,6 g; 60,31 mmol sản phẩm 18 (hiệu suất 88%).

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 35

Page 40: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

- Bước 3: Điều chế L-tert-butyl N-(2,6-dioxohexahydro-3-pyridine)

carbamate (11)

Khuấy dung dịch sodium amide NaNH2 [65,46 mmol; được điều chế từ

Na (1,5 g) tác dụng với NH3, xúc tác Fe(NO3)3 trong NH3 lỏng (250 ml)],

đồng thời thêm vào (6 g, 21,82 mmol) dung dịch diester 18 trong THF khan

(150 ml) ở nhiệt độ -330C. Khuấy trong 2 giờ, rồi thêm 10 g NH4Cl, cho phép

NH3 bay hơi. Thêm 200 ml H2O, rồi chiết hỗn hợp bằng chloroform (3x200

ml). Làm khan dịch chiết với Na2SO4, cô đặc, rồi phân tách bằng sắc ký cột

silica gel (CHCl3 : acetone = 9 : 1) thu được (3,38g; 13,11 mmol; hiệu suất

68%) tinh thể 11 có nhiệt độ nóng chảy 212-2140C.

- Bước 4: Điều chế amino glutarimide trifloroacetate (12)

Từ từ thêm TFA (20 ml) vào dung dịch của 11 trong CH2Cl2 (200 ml) ở

00C. Khuấy mạnh dung dịch trong 3,5 giờ ở nhiệt độ phòng. Sau khi phản ứng

kết thúc (nhận biết bằng TLC), cất quay dung môi thu được 2,62 g chất rắn

aminoglutarimide trifloroacetate (12).

- Bước 5: Điều chế thalidomide (1)

Cho phthalic anhydride (5) (1,02 g; 7 mmol) và Et3N (2,43 ml) vào (2g;

8,26 mmol) amino glutarimide trifloroacetate (12). Đun hồi lưu hỗn hợp trên

2 giờ trong 75 ml acid acetic băng. Sau khi phản ứng kết thúc (theo dõi bằng

TLC), cho hỗn hợp vào đá. Lọc chân không bằng phễu Burner thu được bột,

kết tinh bột này từ ethyl acetate được thalidomide (1) (1,15 g; 4,48 mmol;

hiệu suất 65%).

4.2. Tổng hợp lập thể [36]

- Bước 1: Điều chế N-tertbutyloxycarbonyl glutamic acid α-phenyl ester

(20)

Khuấy dung dịch gồm (1 g; 2,9 mmol) BOC-Glu(Obn)-OH (19), phenol

(278 mg; 2,9 mmol), dicyclohexylcarbodiimide (DCC) (609 mg; 2,9 mmol)

và pyridine (250 μl; 2,9 mmol) trong 15 ml ethyl acetate ở nhiệt độ phòng qua

đêm. Lọc kết tủa dicyclohexylurea. Theo thứ tự rửa dịch lọc với dung dịch

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 36

Page 41: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

NaHCO3 bão hòa, acid citric 10%, nước. Sau đó lớp hữu cơ được làm khan

bởi Na2SO4. Cất dung môi dưới áp suất thấp. Sử dụng sắc kí (SiO2, ether dầu

hỏa : ethyl acetate = 2 : 1) để tinh chế thu được 1,1 g (hiệu suất 94%) BOC-

Glu(Obn)-Oph, có nhiệt độ nóng chảy 840C. Hòa tan nó trong 20 ml MeOH,

rồi hydro hóa trên xúc tác Pd-C (115 mg) trong 2 giờ. Lọc tách xúc tác, rồi cất

dung môi dưới áp suất thấp. Tách bằng sắc ký (SiO2, ether dầu hỏa : ethyl

acetate = 3 : 1) được 852 mg (99%) hợp chất (20) có nhiệt độ nóng chảy

750C.

- Bước 2: Điều chế (S)-1-benzyloxy-3-tert-

butyloxycarbonylaminopiperidine-2,6-dione (21)

Cho 1-ethyl-3-(3-dimethylaminopropyl)carbodiimide hydrochloride (EDC)

(498 mg; 2,6 mmol) vào dung dịch gồm hợp chất 20 (568 mg; 1,7 mmol), 1-

hydroxybenzotriazole (HOBT) (279 mg; 2 mmol), triethylamine (Et3N) (1,2

ml; 8,7 mmol) và benzyloxyamine (BnONH2) (264 μl; 2 mmol) trong 25 ml

CH2Cl2. Khuấy hỗn hợp trong 3 ngày ở nhiệt độ phòng. Theo thứ tự rửa dịch

lọc với dung dịch NaHCO3 bão hòa, acid citric 10%, nước. Sau đó lớp hữu cơ

được làm khan bằng Na2SO4. Cho dung môi bay hơi dưới áp suất thấp. Tách

bằng sắc ký cột (SiO2, cyclohexane : diethyl ether = 1 : 2) được 403 mg 21

(hiệu suất 71%) có nhiệt độ nóng chảy 146-1500C.

- Bước 3: Điều chế (S)-1-benzyloxy-3-phthalimidopiperidine-2,6-dione (22)

Hòa tan 21 (1,3 g; 3,9 mmol) trong 20 ml CH2Cl2. Sục khí HCl vào dung

dịch trong 10 phút rồi khuấy trong 30 phút. Cho CH2Cl2 bay hơi dưới áp suất

thấp rồi hòa tan dẫn xuất muối chlorohydride trong 50 ml THF. Cho vào Et3N

(3,3 ml; 23,4 mmol), phthalic anhydride (5) (692 mg; 4,7 mmol) và rây phân

tử loại 4 Å. Sau khi đun nóng 2 giờ, lọc hỗn hợp và loại bỏ dung môi dưới áp

suất thấp. Dùng sắc ký (SiO2, cyclohexane : diethyl ether = 1 : 1) thu được

993 mg 22 với hiệu suất 70%, có nhiệt độ nóng chảy 1290C.

- Bước 4: Điều chế (S)-1-hydroxy-3-phthalimidopiperidine-2,6-dione (23)

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 37

Page 42: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Hòa tan hợp chất 22 (327 mg; 0,9 mmol) trong 30 ml MeOH, và thêm vào

10% Pd-C (35 mg). Khuấy hỗn hợp dưới bầu khí hydrogen trong 2 giờ, rồi

lọc. cất dung môi dưới áp suất thấp. Phân tách bằng sắc ký (SiO2, ether dầu

hỏa : ethyl acetate = 1 : 1) được 219 mg (hiệu suất 89%) hợp chất 23, có nhiệt

độ nóng chảy 224,80C.

- Bước 5: Điều chế thalidomide (1)

Khuấy dung dịch gồm hợp chất 23 (164 mg; 0,6 mmol), Et3N (83 μl; 0,6

mmol), bromoacetophenone (BrCH2COPh) (120 mg; 0,6 mmol) và xúc tác

DMAP (7 mg; 0,06 mmol) trong 30 ml CH3CN ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ

(có thể tách chất trung gian phenaxylete khi phản ứng được 30 phút). Cất

dung môi dưới áp suất thấp. Tách bằng sắc ký (SiO2, cyclohexane :

diethylether = 1:1) thu được 124 mg (hiệu suất 80%) S-(-)thalidomide, có

nhiệt độ nóng chảy 2690C.

5. QUY TRÌNH LỰA CHỌN

Từ các quy trình trên, em chọn quy trình tổng hợp trên cơ sở các tài liệu

[26], [27], [28] làm phương án để tiến hành thực nghiệm điều chế thalidomide

vì nó có các ưu điểm sau:

- Thứ nhất là các nguyên liệu chính (phthalic acid, glutamic acid, urea)

có giá thành thấp hơn nếu so sánh với giá nguyên liệu của các phương pháp

khác.

- Thứ hai là hiệu suất của phản ứng tương đối cao, gồm 2 giai đoạn,mỗi

giai đoạn hiệu suất trên dưới 70%.

- Thứ ba là các bước phản ứng đơn giản, phù hợp với điều kiện sản xuất

của ta.

Sau đây là sơ đồ các phản ứng đó:

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 38

Page 43: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

5.1. Sơ đồ phản ứng

5.2. Tóm tắt quy trình

Đun hồi lưu anhydride phthalic (5) với L-glutamic acid (4) trong pyridine

thu được acid N-phthaloyl glutamic (3), sau đó đun sôi hợp chất (3) trong

anhydride acetic để đóng vòng thành N-phthaloyl glutamic anhydride (2) với

hiệu suất 74%. Tiếp tục cho hợp chất (2) đun nóng chảy với urea, amoniac

hoặc thiourea ở 170-180ºC trong 20 phút tạo thành thalidomide (1) với hiệu

suất 70%.

5.3. Tính chất các nguyên liệu chủ yếu sử dụng trong quy trình

5.3.1. Phthalic anhydride

Tính chất vật lý [1]

- Tên: 1,2-benzenedicarboxylic anhydride

Isobenzofuran-1,3-dione

- Công thức phân tư: C8H4O3

- Công thức cấu tạo:

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 39

Page 44: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

- Là tinh thể trắng, tỷ trọng 1,53 g/cm3, độ tan trong nước 0,62 g/100 g

nước, tan nhiều trong nước nóng nhưng dễ chuyển hóa thành phthalic acid, độ

tan trong pyridine 80 g/ 100 g, tan trong cồn, benzene, ít tan trong ether.

- Khối lượng phân tử: M = 148.12

- Nhiệt độ nóng chảy 130,80C

Tính chất hóa học [37]

- Tác dụng với rượu để tạo thành hỗn hợp ester:

C6H4(CO)2O + ROH → C6H4(CO2H)CO2R

Ester hóa nhóm tiếp theo đòi hỏi phải loại nước

C6H4(CO2H)CO2R + ROH C6H4(CO2R)2 + H2O

Diester quan trọng nhất là di(2-ethylhexyl) phthalate ("DEHP"), được sử dụng

để sản xuất polyvinyl chloride (PVC).

- Phthalic anhydride tác dụng với ammonia tạo thành phthalic

monoamide, phthalimide, phthalonitrile

- Phthalic anhydride tham gia phản ứng Friedel-Craft với benzene, rồi

đóng vòng để tạo thành anthraquinone, là nguyên liệu để sản xuất thuốc

nhuộm, hay làm xúc tác trong công nghiệp giấy.

Điều chế [37]

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 40

Page 45: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Người ta điều chế phthalic anhydride bằng cách oxy hóa o-xylene hoặc

naphthalene trong không khí nóng:

5.3.2. Glutamic acid

Tính chất vật lý [1]

- Tên: L-glutamic acid, (S)-2-aminopentandioic acid; α-amino glutaric

acid.

- Viết tắt: Glu

- Công thức phân tử: C5H9NO4

- Công thức cấu tạo:

- Là tinh thể tà phương (orthorrhombic), tỷ trọng 1,538 g/cm3, độ tan

trong nước 8,64 g/l (250C); 21,86 g/l (500C); 55,32 g/l (750C); 140 g/l

(1000C), ít tan trong methanol, ethanol, ether, acetone và các dung môi trung

tính.

- Khối lượng phân tử: M = 147,13

- Nhiệt độ nóng chảy : 1600C

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 41

Page 46: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

- Nhiệt độ thăng hoa: 2000C

- Độ quay cực [α]D22,4= +31,40 (HCl 6N)

Tính chất hóa học [38]

- Glutamic acid là một amino acid nên tính chất hóa học của nó chính là

tính chất của các nhóm amino (-NH2) và acid carboxylic (-COOH). Trong môi

trường acid, nó chủ yếu tồn tại ở dạng cation, còn trong môi trường base nó

chủ yếu tồn tại ở dạng anion. Muối natri của glutamic acid dùng trong thực

phẩm gọi là mỳ chính.

- pKa: pk1 = 2,19; pk2 = 4,25; pk3 = 9,67

- Phản ứng N-axyl hóa

- Phản ứng N-alkyl hóa

- Phản ứng với aldehyde

- Phản ứng ester hóa

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 42

Page 47: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Điều chế [38]

Phương pháp điều chế glutamic acid trong công nghiệp chủ yếu là

phương pháp lên men từ mật đường (sucrose), tinh bột (glucose), ammonium

sulfate với các xúc tác enzyme.

5.3.3. Urea

Tính chất vật lý [1]

- Tên: carbamide, carbonyldiamide

- Công thức phân tử: CO(NH2)2

- Là tinh thể trắng, không mùi, tỷ trọng d418 = 1,3 g/cm3, tan trong nước,

methanol, glycerol. Không tan trong chloroform, ether.

- Khối lượng phân tử: M = 60,06

- Nhiệt độ nóng chảy: 132,70C

- Nhiệt độ sôi: 2950C.

Tính chất hóa học [39]

- Urea bị phân hủy thành ammonia và isocyanic acid ở nhiệt độ cao

- Urea tác dụng với aldehyde formic dưới điều kiện acid tạo thành

methylene urea, hoặc tiếp tục phản ứng với aldehyde formic để tạo thành

dimethylene urea

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 43

Page 48: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

- Urea tác dụng với aldehyde formic dưới điều kiện base tạo thành

methylol urea

- Urea tác dụng với rượu tạo thành carbamide acid ester, còn gọi là

urethane

- Urea tác dụng với acid malonic tạo thành barbituric acid

Điều chế [39]

Urea được sản xuất từ NH3 lỏng và khí CO2 ở nhiệt độ và áp suất cao. Cả 2

chất phản ứng đều là sản phẩm ở nhà máy tổng hợp NH3.

Sự tạo thành carbamate ammonium, rồi tách nước thành urea xảy ra đồng

thời

5.3.4. Pyridine

Tính chất vật lý [1]

- Tên: Pyridine

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 44

Page 49: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

- Công thức phân tử: C5H5N

- Công thức cấu tạo:

- Là chất lỏng không màu, có mùi đặc trưng, dễ cháy, tỷ trọng d420 =

0,9827; độ khúc xạ nD20 = 1,50920; tạo hỗn hợp đẳng phí với nước theo tỷ lệ

1:3 ở nhiệt độ sôi là 92-930C; Tan trong cồn, nước, ether, dầu hỏa. Là dung

môi tốt cho các hợp chất hữu cơ, vô cơ. Tính base yếu, tạo muối với các acid

mạnh pKA = 5,19.

- Khối lượng phân tử: M = 79,10

- Nhiệt độ nóng chảy: -41,60C

- Nhiệt độ sôi: 115,20C

Tính chất hóa học [40]

- Tính thơm của pyridine kém benzene khi thể hiện phản ứng thế

electrophyl và được chứng minh bằng cách nitro hóa quinoline thì nhóm NO2+

vào nhân benzene chứ không vào nhân pyridine

- Pyridine có thể tham gia phản ứng thế nucleophyl, chẳng hạn đun pyridine với NaOH ở 4000C sẽ có nhóm OH- thế vào vị trí α.

- Vì pyridine là base bậc 3 nên nó có thể dễ dàng kết hợp với các ankyl halogenua hay sulfate và các tác nhân ankyl khác. Muối pyridine bậc 4 kết tinh tốt

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 45

Page 50: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Do đó có khả năng hòa tan rất tốt các muối vô cơ và các chất hữu cơ nên

pyridine được dùng làm dung môi rất tốt, chất giữ HX trong các phản ứng

axyl hóa.

Điều chế [40]

5.3.5. Acetic anhydride

Tính chất vật lý [1]

- Tên: acetic anhydride

- Công thức phân tử: C4H6O3

- Công thức cấu tạo:

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 46

Page 51: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

- Là chất lỏng, nặng mùi acetic, tỷ trọng d420 = 1,080; độ khúc xạ nD

20 =

1,3904; tan trong nước tạo thành acid acetic, trong cồn tạo thành ethyl acetate

- Khối lượng phân tử: M = 102,09

- Nhiệt độ nóng chảy: -730C

- Nhiệt độ sôi: 1390C

Tính chất hóa học [41]

- Tham gia phản ứng O-acetyl hóa (đặc biệt là các phản ứng ester hóa)

- Tham gia phản ứng N-acetyl hóa

- Tham gia phản ứng C-acetyl hóa

Điều chế [41]

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 47

Page 52: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

- Cho sodium acetate tác dụng với các muối vô cơ chloride

- Trong công nghiệp acetic anhydride được sản xuất bằng cách nhiệt

phân acid acetic

Hoặc oxy hóa aldehyde acetic

5.4. Phương pháp khác điều chế hợp chất trung gian N-phthaloyl-DL-

glutamic anhydride (2) [42]

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 48

Page 53: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Bước 1: Điều chế (1-chloro-1,3-dihydro-3-oxo-1-isobenzofuranyl)-

phosphonic acid diethyl ester (25)

Cho 28 g phthaloyl chloride (138 mmol) vào bình cầu dung tích 250 ml

có trang bị khuấy từ và phễu nhỏ giọt. Đung nóng dung dịch tới 500C và cho

từ từ 22,9 g triethylphosphite (138 mmol) trong 0,5 giờ bằng phễu nhỏ giọt.

Sau đó tiếp tục duy trì khuấy ở nhiệt độ này trong 0,5 giờ tiếp theo. Trong 2

giờ sau, khuấy hỗn hợp phản ứng ở nhiệt độ phòng tới khi ngừng thoát khí.

Trong suốt quá trình phản ứng, bơm chân không được duy trì để loại bỏ lượng

khí sinh ra. Sau phản ứng, thu được 41,7 g (1-chloro-1,3-dihydro-3-oxo-1-

isobenzofuranyl)-phosphonic acid diethyl ester (25) đạt độ tinh khiết 99%

(xác định bằng sắc ký lớp mỏng TLC) và được sử dụng ngay cho giai đoạn

sau không cần qua tinh chế.

Bước 2: Điều chế N-phthaloyl-L-glutamic acid

Cho 36,5 g Na2CO3 (0,17 mol) vào 170 ml nước, khuấy đều trong bình

cầu dung tích 500 ml. Hòa tan 25 g L-glutamic acid (0,17 mol) vào dung dịch

trên, khuấy ở nhiệt độ phòng. Sau 15 phút, cho 51,8 g (25) (0,17 mol) (thu

được ở bước 1) vào và khuấy trong 5 giờ ở nhiệt độ phòng. Hỗn hợp sau phản

ứng được lọc loại kết tủa. pH của dung dịch duy trì ở 1-2 bằng HCl 6N. Hỗn

hợp phản ứng tiếp tục được duy trì khuấy trong 2 giờ tiếp theo. Lọc, thu phần

rắn, rửa với nước và sấy trong chân không và kết tinh lại trong ethyl

acetate/hexane (nếu cần). Sản phẩm (N-phthaloyl-L-glutamic acid) thu được

32,6 g, hiệu suất 70%, có điểm chảy 159-1610C. Đánh giá độ tinh khiết bằng

sắc ký lớp mỏng TLC (Silica gel), hệ dung môi Butan-1-ol:nước:acetic acid =

3:1:1.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 49

Page 54: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Bước 3: Điều chế N-phthaloyl-L-glutamic anhydride

Cho 10 g (2) (36,1 mol) thu được ở bước 2 vào 40 ml acetic anhydride

trong bình cầu dung tích 250 ml có trang bị khuấy từ và ống CaCl2 để làm

khô. Dung dịch được đun nóng tới 650C trong 15 phút. Thêm nhanh một

lượng nhỏ acid sulfuric đặc (300 μl) vào hỗn hợp. Khuấy đều hỗn hợp phản

ứng trong 2 giờ ở nhiệt độ phòng. Phần kết tủa màu trắng được làm lạnh và

lọc. Chất rắn thu được rửa với diethyl ether để loại acetic acid/acetic

anhydride dư. Cuối cùng, thu được 7,1 g N-phthaloyl-L-glutamic anhydride

(hiệu suất 76%), có điểm chảy 196-1980C.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 50

Page 55: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

PHẦN 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ

1.1. Nguyên vật liệu

Phthalic anhydride loại P. của Trung Quốc.

L-glutamic acid loại P. của Hungary.

Urea loại P. của Trung Quốc.

Acetic anhydride loại P. của Đức.

Dung môi pyridine, acetone, diethyl ether, formic acid, isopropanol,

chloroform, methanol tất cả được cất lại trước khi sử dụng.

1.2. Dụng cụ

Bản mỏng sắc ký silica gel đế nhôm Art 5562 DC – Alurolle Kieselgel 60

F254 (Merck).

Bình cầu 1 cổ dung tích 100 ml, bình cầu 3 cổ dung tích 100 ml, bình cầu

200 ml, nhiệt kế, cốc thủy tinh, ống đong, hệ thống phễu lọc, máy khuấy từ

gia nhiệt, hệ thống sinh hàn xoắn, cân điện tử độ chính xác 1%.

Đèn tử ngoại bước sóng 254 nm, đèn hồng ngoại.

Máy đo điểm chảy BOETIUS-MK (Đức) tại Phòng thí nghiệm bộ môn CN

Hóa Dược & Hóa chất BVTV – Khoa Công nghệ Hóa học – Trường Đại học

Bách Khoa Hà Nội.

Phổ 1H-NMR ,13C-NMR và DEPT đo trên máy Brucker AC 500 (500MHz,

DMSO) tại Viện Hóa học – Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ Việt Nam.

Phổ IR đo trên máy FT-IR 1000 của hãng Varian (Mỹ) tại phòng Dược học

và các hợp chất tự nhiên - Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Sinh - Y – Dược

học – Học viện Quân Y.

Phổ MS đo trên máy phổ khối 5989 B MS thuộc Viện Hóa học – Viện

Khoa học tự nhiên và Công nghệ Việt Nam.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 51

Page 56: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

1.3. Dung môi chạy sắc ký

Chloroform : isopropanol : formic acid = 75 : 20 : 5

2. TỔNG HỢP THALIDOMIDE

2.1. Điều chế N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride (2) [26]

Phương trình phản ứng:

Cách tiến hành:

Đun hồi lưu trong 2 giờ hỗn hợp L-glutamic acid (4) (8,2 g; 0,055 mol)

và phthalic anhydride (5) (8,2 g; 0,055 mol) trong 30 ml pyridine. Sau khi cất

kiệt pyridine (1 giờ) dưới áp suất chân không, thu được phần dịch đặc, màu

vàng sẫm. Để nguội dịch này tới nhiệt độ phòng, sau đó thêm vào 23 ml

acetic anhydride. Trong quá trình đun nóng hỗn hợp, tại thời điểm bắt đầu hồi

lưu, xảy ra sự sôi mãnh liệt. Sau khoảng 1 phút hiện tượng này dừng, tiếp tục

đun hồi lưu hỗn hợp trong 30 phút. Sau đó tiến hành cất loại 12 ml dung môi

Ac2O (1/2(*) lượng dung môi sử dụng ban đầu, quá trình cất loại diễn ra trong

40 phút, dưới điều kiện áp suất chân không). Phần dịch còn lại được kết tinh ở

nhiệt độ phòng, để qua đêm.

Xử lý, tách loại: Lọc hút kiệt dịch, thu được tinh thể màu trắng. Ngâm tinh

thể này với 20 ml ether khan (diethyl ether Et2O) trong 15 phút để loại acetic

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 52

Page 57: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

acid/acetic anhydride và pyridine còn dư. Sản phẩm cuối cùng được lọc, rửa

với ether khan, sấy khô tới khối lượng không đổi.

Kết quả:

Thu được 10,93 g, hiệu suất 76,16%.

Tinh thể màu trắng tinh.

Nhiệt độ nóng chảy: (190 ÷ 192) – (196 ÷ 197).

Rf = 0,2 với hệ dung môi chạy sắc ký chloroform : isopropanol : formic

acid = 75 : 20 : 5.

Thực hiện một số mẻ phản ứng khác để làm nguyên liệu cho giai đoạn

điều chế thalidomide:

TT(5) (4) VP.

(ml)

VA.

(ml)

VE.

(ml)

Sản

phẩmHiệu suất

(g) (mol) (g) (mol) (g) (%)

1 16,3 0,11 16,3 0,11 60 45 40 21,6 75.8

2 32,6 0,22 32,6 0,22 120 90 50 44,02 77,2

3 32,6 0,22 32,6 0,22 120 90 50 44,04 77,2

4 32,6 0,22 32,6 0,22 120 90 50 42,92 75,3

5 32,6 0,22 32,6 0,22 120 90 40 38,68 67,7

Chú thích:

- VP. : Thể tích dung môi pyridine sử dụng.

- VA. : Thể tích dung môi acetic anhydride sử dụng.

- VE. : Thể tích diethyl ether sử dụng.

Tinh chế:

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 53

Page 58: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Nghiền nhỏ, mịn 10 g N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride (2) thô, cho

vào bình cầu 1 cổ dung tích 100 ml có chứa 40 ml dung môi acetone. Đun sôi,

hồi lưu trong thời gian 30 phút dưới điều kiện khuấy trộn (máy khuấy từ). Sau

đó gạn bỏ cặn, thu lấy dịch. Dịch này được kết tinh tự nhiên ở nhiệt độ phòng.

Sau khi bay hơi tự nhiên 10 ml (trong quá trình kết tinh), làm lạnh hỗn hợp

bằng nước đá trong 15 phút rồi lọc, rửa. Tinh thể hình kim thu được có màu

trắng tinh, nhiệt độ nóng chảy (195 ÷ 196) – (200 ÷ 201). Hiệu suất 85%

(khối lượng: 8,5 g).

Tiến hành kết tinh lại tương tự với lượng N-phthaloyl-DL-glutamic

anhydride trên, hiệu suất trung bình 78%.

Lưu ý: (*): Lượng dung môi Ac2O cất ra có ảnh hưởng tới hiệu suất

phản ứng. Nếu cất ít quá, hiệu suất sẽ thấp do sản phẩm hòa tan một lượng

trong phần dịch còn lại. Nếu cất nhiều quá, dịch còn lại có độ nhớt cao, gây

khó khăn cho quá trình tách sản phẩm (vì ở các tạp chất ở nồng độ cao cũng

kết tinh cùng với sản phẩm), làm giảm hiệu suất.

Cấu trúc của hợp chất N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride điều chế ra

được xác định qua các dữ liệu phổ IR, 1H-NMR, 13C-NMR và MS:

IR υmax (KBr, cm-1): 3469,20 (υip(C=O)2 + υop(C=O)2); 3067,52 và 2924,06

(υC-H no (CH và CH2), dao động hóa trị (stretching vibration); 1817,21 (υC=O

anhydride vòng no (symmetric)); 1775,97 và 1715, 70 (υphthalimide (symmetric và

asymmetric)); 1474,60 (υC-H no (CH và CH2), dao động biến dạng (bending

vibration)); 1230,34 và 973,38 (υC-O vòng anhydride); 719,59 (υC-H thơm).

1H-NMR (DMSO) δ (ppm): 7,855 – 7,907 (m, 4H, H-5,6,7,8); 4,794 –

4,823 (m, 1H, H-13); 2,339 – 2,313 (m, 4H, H-17 và H-12).

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 54

Page 59: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

13C-NMR (DMSO) δ (ppm): 173,666 (C-16); 170,283 (C-14); 167,470

(C-1 và C-3); 134,776 (C-6 và C-7); 131,288 (C-4 và C-9); 123,366 (C-5 và

C-8); 51,142 (C-13); 30,428 (C-17); 23,746 (C-12).

MS: m/z = 259(M+, 37), 214(15), 186(100), 173(88), 148(14), 130(34),

104(58), 76(67).

2.2. Điều chế thalidomide

2.2.1.Phương trình phản ứng

2.2.2. Cách tiến hành

2.2.2.1. Quy hoạch thực nghiệm [43]

Tiến hành quy hoạch thực nghiệm với sự trợ giúp của phần mềm

MODDE 5.0 (Umetrics Inc.). Quá trình thao tác trên MODDE 5.0 được mô tả

bằng hình vẽ bên dưới:

Khởi động chương

trình MODDE 5.0:

Mở một trình làm việc

mới bằng việc chọn

Menu File New

Chọn tên trình làm việc

mới là Thalidomide

Khai báo biến đầu

vào

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 55

Page 60: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Thực hiện khai báo các biến đầu vào là các thông số cần khảo sát của giai

đoạn 2 quy trình tổng hợp thalidomide:

1. Biến nhiệt độ:

a. Tên biến: Temperature (viết tắt là temp).

b. Đơn vị đo: độ C (oC).

c. Thuộc tính của biến: Là biến có thể kiểm soát thông số

(controlled), biến định lượng nhiều mức (Quantitative

multilevel): 165, 175, 185.

2. Biến thời gian:

a. Tên biến: Time (viết tắt là time).

b. Đơn vị đo: phút (minute).

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 56

Page 61: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

c. Thuộc tính của biến: có thể kiểm soát thông số (controlled), biến

định lượng nhiều mức (Quantitative multilevel): 15, 20, 25.

3. Biến tỷ lệ mol:

a. Tên biến: Ratio (U/A) (viết tắt là ratio). Định nghĩa: là tỷ lệ mol

giữa urea và N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride tham gia phản

ứng.

b. Thuộc tính của biến: có thể kiểm soát thông số (controlled), biến

định lượng nhiều mức (Quantitative multilevel): 1:1; 2:1; 3:1.

Kết quả khai báo 3 biến đầu vào được hiển thị như sau:

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 57

Page 62: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Khai báo biến đầu ra

Đối với trường hợp quy hoạch thực nghiệm cho giai đoạn điều chế

thalidomide, chỉ có một biến đầu ra duy nhất là hiệu suất (Field)

a. Tên biến: Field (field).

b. Đơn vị: %.

Chọn mô hình quy hoạch thực nghiệm

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 58

Page 63: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Lựa chọn mô hình Screening (phát hiện các nhân tố quan trọng tại giai

đoạn đầu của phương pháp, sử dụng mô hình đường – mô hình bậc 2, và mô

hình tương tác bên trong). Chọn Screening Ojective khi :

Chúng ta bắt đầu xem xét và biết được một ít những ảnh hưởng qua lại

của một vài biến đầu vào trên biến đầu ra, hoặc biết về những hoạt động của

biến đầu ra trong một giới hạn thực nghiệm hay biết về kích thước thực tế của

vùng thực nghiệm đó.

Mục đích của chúng ta là làm giảm số lượng những factor (yếu tố), chỉ

giữ lại những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất trong biến đầu ra. Lựa chọn này

phù hợp cho tất cả các loại factor.

Trong trường hợp cụ thể quy hoạch thực nghiệm cho giai đoạn tổng hợp

thalidomide, chúng ta chọn mô hình Screening Objective là hoàn toàn phù

hợp

Chọn mô hình bậc 2 L9 ba mức (3 mức cho mỗi yếu tố, số thực nghiệm

phải tiến hành là 9). Cuối cùng, ta thu được bảng số liệu định hướng thực

nghiệm với yêu cầu: số lượng thực nghiệm là nhỏ nhất nhưng thu được lượng

thông tin lớn nhất..

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 59

Page 64: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

2.2.2.2. Tiến hành thực nghiệm

Thực hiện phản ứng:

Nghiền nhỏ, trộn đều x (g) N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride với y (g)

urea. Gia nhiệt cách cát trên bếp khuấy từ gia nhiệt. Hỗn hợp phản ứng nóng

chảy ở > 1000C. Duy trì nhiệt độ hỗn hợp phản ứng tại T0C trong thời gian t

(phút) (trong suốt thời gian phản ứng, NH3 và CO2 thoát ra mãnh liệt, khí thoát

ra làm xanh giấy quỳ).

Xử lý, tách loại và tinh chế:

Sau khi dừng phản ứng, để nguội hỗn hợp phản ứng tới 900C thì cho 25

ml EtOH 95% vào, đun sôi, khuấy tới khi phần rắn tan hoàn toàn thì dừng. Để

hỗn hợp kết tinh tự nhiên ở nhiệt độ phòng. Sau 15 phút, làm lạnh hỗn hợp

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 60

Page 65: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

bằng nước đá trong 15 phút, sau đó gạn bỏ dịch, tiếp tục cho 25 ml EtOH

25% vào lặp lại quá trình kết tinh 2 lần. Dưới đây là bảng kết quả thực nghiệm:

STT T (oC)t

(phút)

Tỷ lệ

mol

(U/A)

y (g)x

(g)

Tnc

hỗn

hợp

(0C)

(1)

(g)

Hiệu

suất

(%)

1* 165 15 1 1.5 6.5 140 1.1 17.05

2 165 20 2 3 6.5 115 2.5 38.76

3 165 25 3 4.5 6.5 100 2.6 40.31

4 175 15 2 3 6.5 115 3.1 48.06

5 175 20 3 4.5 6.5 100 4.4 68.22

6 175 25 1 1.5 6.5 140 1.4 21.71

7 185 15 3 4.5 6.5 100 1.6 24.81

8 185 20 1 1.5 6.5 140 2.3 35.66

9 185 25 2 3 6.5 115 4.2 65.12

Kết quả:

Tinh thể thu được là tinh thể hình kim màu trắng.

Dung môi kết tinh acetone.

Nhiệt độ nóng chảy: 269 ÷ 2710C. (1*: Sản phẩm này có điểm chảy là

263 ÷ 2640C).

Rf = 0,6 với hệ dung môi chạy sắc ký chloroform : isopropanol : formic

acid = 75 : 20 : 5.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 61

Page 66: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Cấu trúc của thalidomide điều chế ra được xác định bằng các dữ liệu

phổ IR, 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT90, DEPT135 và MS:

IR υmax (KBr, cm-1): 3477,66 (υip(C=O)2 + υop(C=O)2); 3112,74 và 2919,55

(υC-H no (CH và CH2), dao động hóa trị (stretching vibration); 3198,61 (υN-H);

1778,12 và 1703,66 (υphthalimide (symmetric và asymmetric)); 1474,32 (υC-H no

(CH và CH2), dao động biến dạng (bending vibration)); 729,71 (υC-H thơm).

1H-NMR (DMSO) δ (ppm): 11,073 (s, 1H, H-15); 7,882 – 7,934 (m, 4H, H-5,6,7,8); 5,132 – 5,168 (dd, 1H, H-13, J = 13,0 Hz và J = 5,5 Hz); 2,863 – 2,935 (m, 1H, Ha -12); 2,497 – 2,633 (m, 2H, H-17), 2,052 – 2,1 (m, 1H, Hb -12).

13C-NMR (DMSO) δ (ppm): 172,563 (C-16); 169,658 (C-14); 167,054 (C-1 và C-3); 134,772 (C-6, C-7); 131,167 (C-4, C-9); 123,303 (C-5, C-8); 48,970 (C-13); 30,856 (C-17); 21,922 (C-12).

DEPT90 (DMSO) δ (ppm) CH: 134,772 (C-4, C-7); 123,303(C-5, C-8); 48,970 (C-13).

DEPT135 (DMSO) δ (ppm)

o CH&CH3 : 134,772 (C-4, C-7); 123,303(C-5, C-8); 48,970 (C-

13).

o CH2: 30,856 (C-17); 21,922 (C-12).

MS: m/z = 258 (M+, 26), 230(18), 202(19), 173(87), 148(50), 130(29),

111(53), 104(67), 76(100).

2.2.2.3. Tối ưu hóa quy trình [43]

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 62

Page 67: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Dựa trên số liệu thực nghiệm thu được, tiến hành xác định các điều kiện

tối ưu sao cho hiệu suất quá trình thu được là lớn nhất. Công việc được thực

hiện với sự trợ giúp của phần mềm INForm 3.1. Dưới đây là các hình ảnh mô

tả quá trình xử lý số liệu, xác định điều kiện tối ưu bằng phần mềm INForm

3.1:

Mở trình làm việc mới và nhập số liệu thực nghiệm:

Sau khi hoàn thành thao tác nhập số liệu thực nghiệm (bằng việc sao chép

Ctrl + C và dán Ctrl + V), click OK để chuyển sang khai báo các thuộc tính

của biến

Khai báo các thuộc tính của biến

a. Temperature (0C): là biến điều kiện nhiệt độ của quy trình, chọn

Processing Condition.

b. Time (min.): biến thời gian thực hiện quy trình, là biến điều kiện, chọn

Processing Condition.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 63

Page 68: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

c. Ratio (U/A): Là tỷ lệ mol giữa urea và N-phthaloyl-DL-glutamic

anhydride tham gia phản ứng, có thuộc tính là biến thành phần, chọn

Ingredient.

d. Field (%): Là biến đầu ra, biến hiệu suất của quá trình, chọn Property.

Sau khi hoàn thành khai báo thuộc tính của các biến đầu vào, đầu ra, chọn

OK, trên màn hình sẽ hiển thị bảng kết quả thực nghiệm đã khai báo thuộc

tính của biến:

Chọn dữ liệu kiểm tra: Tiếp tục click OK để chuyển sang chọn dữ liệu

kiểm tra quá trình luyện mạng.

Click Set Test Data để lựa chọn dữ liệu kiểm tra cho quá trình luyện mạng.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 64

Page 69: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Click vào Options để thiết đặt lựa chọn dữ liệu kiểm tra:

Chọn thiết đặt Smart selection (lựa chọn thông minh): với thiết đặt này,

trong quá trình luyện mạng, INForm sẽ tự lựa chọn dữ liệu nào đạt độ tin cậy

cao nhất. Lấy giá trị 15% tổng cấu trúc dữ liệu. Giá trị này có thể thay đổi tùy

chọn theo quy mô của dữ liệu thực nghiệm. Click OK để hoàn tất thiết đặt.

Hình dưới cho thấy INForm đã lựa chọn dữ liệu 2 để làm dữ liệu kiểm tra.

Click OK để tiến hành luyện mạng.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 65

Page 70: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Ấn định thông số luyện mạng

Chọn Seperately để tiến hành luyện riêng lẻ cho mỗi tính chất (mỗi biến

có thuộc tính Property). Interactive mode được lựa chọn để thiết đặt thông số

tùy theo từng mô hình.

Click Parameters để ấn định các thông số luyện mạng.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 66

Page 71: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Lựa chọn thuật toán lan truyền ngược (back-propagationn algorithms):

1. Type;

2. Standard Incremental;

Các thông số cấu trúc mạng lần lượt như sau:

1. Số lớp ẩn (Number of Hidden Layers): 1

2. Số nút trong lớp ẩn (Number of Nodes): 3.

3. Yếu tố momen (momentum): 0,8

4. Tốc độ luyện (Learning rate): 0,7.

5. Số vòng lặp tối đa (Target Epochs): 1000.

6. Sai số luyện (Target MS Error): 0,0001.

7. Mầm ngẫu nhiên (Random seed): 10.000

8. Số vòng lặp tối thiểu: 20

9. Tỷ trọng sai số thử : 0,1.

10. Số vòng lặp tới hạn: 200

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 67

Page 72: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Click OK để hoàn tất thiết đặt thông số luyện mạng.Tiến hành luyện mạng với các thông số mạng đã thiết đặt:

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 68

Page 73: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Kết quả :

R2 luyện: 99,68.

R2 thử : 100.

Chọn View Results để xem kết quả luyện mạng, sau đó Close để chuyển sang

phần tối ưu hóa.

Tối ưu hóa

Điều kiện:

Ràng buộc (Constraints): không có.

Trọng số: Mặc định (1).

Hàm mục tiêu: Field (%) = Up.

Sau khi hoàn tất lựa chọn điều kiện tối ưu hóa, click Optimize để tối ưu hóa.

Kết quả cho thấy:

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 69

Page 74: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Các thông số tối ưu:

Temperature (0C): 1730C

Time (minutes): 19,06 phút

Ratio (U/A): 2,51.

Hiệu suất tổng hợp dự đoán: 80,68%

Tiến hành thực nghiệm kiểm tra kết quả tối ưu hóa trên INForm với các thông

số tối ưu:

Nhiệt độ

(0C)

Thời

gian

(phút

)

Tỷ lệ

mol

A. U.Sản

phẩ

m (g)

Hiệu

suất

(%)(mol) (g) (mol) (g)

170 - 175 19,06 2,51 0,025 6,5 0,06275 3,77 4,68 72,6

Với:

A.: N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride.

U.: Urea.

Kết luận: Với các điều kiện trên, phản ứng điều chế thalidomide từ N-

phthaloyl-DL-glutamic anhydride đạt hiệu suất tối ưu là 72,6%.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 70

Page 75: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1. VỀ TỔNG HỢP HÓA HỌC

1.1. Về điều chế N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride (2)

Xuất phát từ phương pháp của tác giả King F.E. [26], chúng tôi dự định

chia quy trình điều chế hợp chất N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride (2)

thành hai giai đoạn độc lập để dễ kiểm soát, đánh giá tiến trình phản ứng và

tối ưu hóa từng giai đoạn:

Giai đoạn 1: Điều chế N-phthaloyl-DL-glutamic acid (3)

Giai đoạn 2: Từ 3 điều chế N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride (2)

1.1.1. Giai đoạn 1

Bằng nhiều phương pháp khác nhau, chúng tôi đã nỗ lực tách hợp chất

3 ra khỏi hỗn hợp sau phản ứng của giai đoạn 1:

Đánh giá các hợp chất 3, 4, 5 là các hợp chất không tan trong nước,

chúng tôi đã đưa nước vào hỗn hợp sau phản ứng với hy vọng các chất này sẽ

kết tủa ra. Kết tủa này sẽ được lọc, tách sau đó kết tinh lại để thu được tinh

thể hợp chất 3. Tuy nhiên, trái với mong muốn, chúng tôi đã không quan sát

thấy xuất hiện kết tủa khi cho H2O vào hỗn hợp sau phản ứng. Chúng tôi cho

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 71

Page 76: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

rằng Pyridine + H2O là một hệ dung môi lý tưởng hòa tan toàn bộ các hợp

chất 3, 4, 5 ở tỷ lệ lớn.

Để lý giải cho sự vắng mặt kết tủa nói trên, chúng tôi cũng đưa ra giả

thuyết: giữa hợp chất 3, 4 và dung môi pyridine có sự tạo muối (acid + base

hữu cơ) và muối này tan trong nước. Tương tự như vậy, hợp chất 5 dư sau

phản ứng đã bị thủy phân (do sự có mặt của H2O là sản phẩm, tạo thành

phthalic acid có khả năng tạo muối tan với pyridine. Trên cơ sở đó, chúng tôi

sử dụng HCl và H2SO4 để đẩy pyridine ra khỏi các muối, tạo thành các acid

mong đợi: 3, 4 và phthalic acid. Tuy nhiên ngay cả khi pHdung dịch ≤ 7, vẫn

không có kết tủa nào tạo ra. Chúng tôi cho rằng các chất 3, 4, 5 không chỉ tạo

muối với pyridine mà chúng còn kết hợp với nhau tạo thành 1 hỗn hợp tan và

tan được trong nước nên không thể kết tủa ra

Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm về giảm lượng dung môi sử dụng.

Kết quả cho thấy các trường hợp sử dụng lượng ít dung môi pyridine hơn cho

hiệu suất sản phẩm thấp hơn. Chúng tôi cho rằng: nếu lượng dung môi

pyridine không đủ để tạo hỗn hợp đẳng phí với toàn bộ lượng H2O sinh ra (tỷ

lệ mol tạo hỗn hợp đẳng phí là pyridine:nước=1:3), lượng nước còn lại sẽ tác

dụng với tác nhân Ac2O ở giai đoạn sau, làm giảm lượng tác nhân, từ đó gây

giảm hiệu suất sản phẩm.

Chúng tôi tiến hành thay đổi dung môi pyridine bởi các dung môi khác

có độ sôi gần tương đương: 1,4-dioxane, DMF (dimethyl formamide) nhằm

tránh việc tạo liên kết bền giữa dung môi – chất tan. Tuy nhiên khi theo dõi

tiến trình phản ứng trên sắc ký bản mỏng thì không nhận thấy dấu hiệu chứng

tỏ phản ứng đã xảy ra. Chúng tôi cũng xác định điểm chảy của phần rắn thu

được trong hỗn hợp sau phản ứng thì nhận thấy không phải hợp chất mong

đợi. Trong trường hợp này, chúng tôi cho rằng 1,4-dioxane và DMF không

đáp ứng đầy đủ vai trò của dung môi pyridine trong phản ứng: dung môi N-

acyl hóa. Chúng tôi đã sử dụng 4-DMAP kết hợp với hai dung môi trên để

xúc tác cho quá trình N-acyl hóa. Tuy nhiên, vượt hơn cả sự mong đợi, 4-

DMAP xúc tác tất cả các hướng acyl hóa, kết quả cho thấy trên sắc ký bản

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 72

Page 77: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

mỏng: xuất hiện nhiều vệt sát nhau, liên tiếp kéo dài. Khi xác định điểm chảy

của cặn rắn sau phản ứng nhận thấy không phải hợp chất 3 như mong đợi.

Cơ chế phản ứng:

Với tất cả những thất bại trên chúng tôi đã suy nghĩ, phân tích cơ chế

phản ứng tạo thành hợp chất 3 như trên và có một số giả thuyết như sau:

Tại thời điểm kết thúc phản ứng, sẽ thu được hỗn hợp giữa chất

trung gian 3’ như trên và hợp chất 3 ở trạng thái cân bằng. Cả 2 hợp chất này

tạo liên kết bền với pyridine và liên kết này không thể phá được bằng việc

đưa acid vô cơ (HCl, H2SO4) vào như đã làm. Liên kết bền này làm tồn tại

dạng chất tan tốt trong pyridine và nước.

Trong quá trình cất dung môi pyridine, tại thời điểm ban đầu, H2O

(tạo thành sau phản ứng) sẽ tạo hỗn hợp đẳng phí với pyridine và bị cất ra,

gây chuyển dịch cân bằng, tạo ra 3 nhiều hơn. Vì vậy, trong thời gian cất

pyridine, phản ứng vẫn tiếp tục diễn ra.

Trên cơ sở giả thuyết đó, chúng tôi quyết định không tách 3 mà tiến

hành cất pyridine sau đó cho Ac2O vào để thực hiện đóng vòng tạo anhydride.

Chúng tôi cho rằng khi cất pyridine phải đảm bảo cất kiệt H2O vì lượng H2O

dư sẽ tác dụng với Ac2O, làm giảm lượng tác nhân Ac2O trong giai đoạn 2.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 73

Page 78: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

1.1.2. Giai đoạn 2

Khi thực hiện giai đoạn 2 (loại nước để đóng vòng tạo anhydride), có một số vấn đề cần lưu ý:

Tại thời điểm ban đầu của phản ứng, thường xuất hiện sự sôi mãnh liệt diễn ra trong khoảng 1 phút sau đó dừng. Có thể lý giải rằng sự sôi này gây ra bởi nhiệt tạo thành từ hai phản ứng sau:

1. 3 2 + H2O + Q1

2. H2O + Ac2O 2AcOH + Q2

Tại thời điểm ban đầu của phản ứng, do nồng độ các chất tham gia phản ứng cao nên tốc độ hai phản ứng này diễn ra nhanh, dẫn tới sự tỏa nhiệt nhanh. Lượng nhiệt này làm sôi mạnh dung dịch. Sau khoảng 1 phút, tốc độ phản ứng đã giảm, lượng nhiệt tỏa ra không nhanh và mạnh như ban đầu nên không còn hiện tượng sôi mãnh liệt nữa.

Chúng tôi cũng tiến hành thử nghiệm giảm lượng dung môi Ac2O sử dụng nhưng kết quả cho thấy hiệu suất sản phẩm thu được giảm đi. Vì lượng Ac 2O sử dụng bao gồm: lượng cho phản ứng loại nước + lượng phản ứng với nước tạo AcOH. Nếu lấy ít đi, lượng dành cho phản ứng loại nước tạo anhydride không đủ, làm hiệu suất phản ứng giảm rõ rệt.

Sau phản ứng, tiến hành cất ½ lượng dung môi. Nếu cất ít hơn thì không đảm bảo độ quá bão hòa để sản phẩm kết tinh ra toàn lượng. Nếu cất quá nhiều dung môi, sẽ thu được một hỗn hợp đặc, quánh, nên hợp chất 2 không thể kết tinh ra (do sản phẩm chính và tạp chất đều ở nồng độ quá bão hòa).

Dung môi diethyl ether (Et2O) được sử dụng để tinh chế sản phẩm. Dung môi này có độ hòa tan thấp đối với sản phẩm 2, tan lẫn với AcOH/Ac2O và pyridine nên có thể dùng để rửa 2. Mặt khác, do Et2O dễ bay hơi nên làm cho sản phẩm sau rửa có độ tơi, xốp cao, dễ lọc, ít bị mất mát (do bám vào các dụng cụ). Chúng tôi cũng đã thử sử dụng H2O để ngâm rửa sản phẩm nhằm loại AcOH/Ac2O và pyridine, tuy nhiên H2O có khả năng hòa tan 2 lại gây thủy phân cho chất này. Đồng thời 2 rửa với H2O không có được độ tơi xốp như đối với Et2O. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn Et2O làm dung môi tinh chế lần 1 cho hợp chất 2.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 74

Page 79: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Kết tinh lại: Dựa trên tài liệu [26], chúng tôi đã thực hiện kết tinh lại với dung môi ethyl acetate. Tuy nhiên, khả năng hòa tan của dung môi này với 2 thấp (ngay cả ở nhiệt độ sôi), do đó cho hiệu suất kết tinh không cao. Mặt khác, kết tinh bằng dung môi ethyl acetate cho tinh thể nhỏ, vụn, không tơi xốp. Chúng tôi đã thử nghiệm với dung môi acetone và nhận thấy:

o Khả năng hòa tan 2 tốt hơn dung môi ethyl acetate.

o Tinh thể thu được khi kết tinh với acetone là tinh thể màu trắng,

hình kim, có độ tơi, xốp cao.

Tuy nhiên dung môi acetone có nhược điểm là dễ bay hơi ngay cả ở nhiệt độ thường do đó không phù hợp cho việc lọc nóng. Chúng tôi đã khắc phục nhược điểm này bằng cách gạn lấy dịch. Dịch này được làm lạnh để kết tinh ở nhiệt độ phòng, sau đó tiếp tục được làm lạnh bằng nước đá. Tinh thể thu được trắng hơn vì đã loại bỏ được pyridine dư (gây màu vàng cho 2 trước kết tinh lại).

Hợp chất 2 khi xác định điểm chảy, quan sát thấy hai khoảng điểm chảy khác nhau ở trên và dưới 2000C. Tham khảo trong các tài liệu đã công bố về độ chảy của hợp chất này, chúng tôi thấy rằng có tài liệu chỉ công bố 1 khoảng điểm chảy ở trên hoặc dưới 2000C, có tài liệu công bố đồng thời hai khoảng điểm chảy này. Theo chúng tôi, có thể đó là do 2 tồn tại ở hai dạng cấu trúc tinh thể khác nhau hoặc tinh thể của 2 tồn tại ở dạng khan và dạng ngậm nước. Trong quá trình đo điểm chảy, chúng tôi đã quan sát thấy hai dạng tinh thể khác nhau này.

1.2. Về điều chế thalidomide 1

Phản ứng điều chế thalidomide 1 thực hiện ở điều kiện hỗn hợp các chất

tham gia phản ứng đều nóng chảy, do đó phải đảm bảo yêu cầu khuấy trộn và

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 75

Page 80: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

điều nhiệt. Nếu quá nhiệt, các chất trong hỗn hợp phản ứng sẽ bị cháy, bị

phân hủy.

Giả thuyết về cơ chế phản ứng:

Chúng tôi cho rằng đây là một quá trình liên hợp nhiều bước với nhiều

phản ứng:

Bước 1: Urea nóng chảy sau đó phẩn hủy thành NH3 và isocyanic acid:

Bước 2: NH3 phản ứng với (2) tạo amide

Hoặc

Sau đó

Bước 3: Amide đóng vòng tạo thalidomide 1

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 76

Page 81: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Hoặc

Trong quá trình thực hiện phản ứng điều chế thalidomide 1, chúng tôi nhận

thấy:

Tỷ lệ các chất tham gia phản ứng ảnh hưởng tới nhiệt độ nóng chảy của

hỗn hợp phản ứng. Tỷ lệ urea càng cao càng làm nhiệt độ nóng chảy giảm.

Hỗn hợp đầu phải được nghiền nhỏ, trộn đều để đảm bảo tính đồng nhất

khi nóng chảy. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu suất của phản ứng.

Dựa trên số liệu thu được từ thực nghiệm, có thể nhận thấy tỷ lệ U/A = 2

÷ 3; thời gian ≥ 20 phút, nhiệt độ ≥1750C thì cho hiệu suất cao hơn.

Về tối ưu hóa và quy hoạch thực nghiệm: Với sự trợ giúp của phần mềm

MODDE 5.0 và INForm 3.1, chúng tôi đã thực hiện thành công quy hoạch

thực nghiệm với số thí nghiệm nhỏ nhất 9. Thay vì sử dụng phương pháp

khảo sát thực nghiệm truyền thống: chỉ thay đổi một yếu tố, các yếu tố khác

không đổi, chúng tôi đã sử dụng phương pháp hiện đại để định hướng thực

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 77

Page 82: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

nghiệm. Với phương pháp này, chúng tôi vừa có thể giảm số thí nghiệm phải

thực hiện đồng thời có thể khảo sát được sự tương tác giữa các yếu tố (điều

mà trong mô hình thực nghiệm truyền thống chưa làm được).

2. VỀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA CÁC CHẤT TỔNG HỢP [44],

[45], [46], [47], [48].

Phổ là phương pháp vật lý hữu hiệu nhất hiện nay được ứng dụng trong

hóa học hữu cơ để xác định cấu trúc của các hợp chất. Các dữ liệu về phổ IR, 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT và MS cho thấy các chất 2 và 1 có cấu trúc phù

hợp với hướng dự đoán.

2.1. Về phổ hồng ngoại IR [44], [45], [46], [47]

Phổ hồng ngoại IR cho phép ta xác định các nhóm chức của phân tử vì

mỗi liên kết hóa học được đặc trưng bởi một tần số nhóm (υ). Dưới đây là

một số nhận định chung về các dữ liệu phổ hồng ngoại IR của các hợp chất 2

và 1:

- Hợp chất 2:

Trên phổ hồng ngoại IR của hợp chất 2 nhận thấy 1 pic yếu tại 3469 cm-1

là cộng dao động hóa trị đặc trưng của hai nhóm carbonyl in-phase và out-

phase (υip(C=O)2 + υop(C=O)2). Cộng dao động hóa trị loại này thường xuất

hiện trong khu vực (3470 – 3570) cm-1 [46]. Trong vùng (3100 – 2900) cm-1

đặc trưng cho dao động hóa trị của các nhóm CH và CH2, thấy xuất hiện các

pic yếu tại 3067,52 cm-1 và 2924,06 cm-1.

Các dẫn xuất của phthalimide thường có 2 pic từ 1800 – 1700 cm -1 do sự

khác nhau về tương tác giữa hai nhóm carbonyl [45]:

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 78

Page 83: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Dao động hóa trị đối xứng

(symmetric)

(1800 – 1750) cm-1

Dao động hóa trị bất đối xứng

(asymmetric)

(1750 – 1700) cm-1

Đối với hợp chất 2, nhận thấy sự có mặt của các pic: 1775,97 và

1715,70 cm-1 với cường độ rất mạnh, thể hiện dao động hóa trị đối xứng và

bất đối xứng của C=O trong khung phthalimide.

Đối với anhydride vòng 6 cạnh no, người ta thường quan sát thấy các

tín hiệu đặc trưng cho dao động hóa trị đối xứng và bất đối xứng lần lượt tại

(1830 – 1820) cm-1 và (1790 – 1782) cm-1 [46]. Trên phổ IR của 2, ta quan sát

thấy 1 pic có cường độ mạnh tại 1817,21 cm-1 nằm trong vùng dao động hóa

trị đối xứng của C=O anhydride. Tuy nhiên trong khu vực (1790 – 1782) cm -1

tương ứng với dao động hóa trị bất đối xứng của C=O anhydride, không quan

sát thấy tín hiệu nào có cường độ lớn. Có thể lý giải rằng tín hiệu này đã bị

các tín hiệu khác che khuất.

Ta cũng có thể quan sát thấy rõ các tín hiệu đặc trưng của C-O trên

vòng no anhydride trong vùng (952 – 909) và (1299 – 1176) cm-1: đó là hai

pic tại 973.38 và 1230,34 cm-1.

Tại vùng (900 – 675) cm-1 là vùng đặc trưng cho CH của vòng thơm, có

1 tín hiệu mạnh tại 719,59 cm-1. Ngoài ra còn quan sát thấy tín hiệu trung bình

tại 1474,60 cm-1 nằm trong vùng dao động biến dạng của CH và CH2. Tín

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 79

Page 84: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

hiệu này đã dịch chuyển giảm tần số dao động do ảnh hưởng của nhóm

carbonyl C=O đứng cạnh.

- Hợp chất 1

Quan sát phổ đồ hồng ngoại IR của hợp chất 1, nhận thấy có khá nhiều

điểm tương tự: sự có mặt của 1 pic đặc trưng cho dao động biến dạng CH

vòng thơm (729,71 cm-1); C=O phthalimide cộng dao động hóa trị (3477,66

cm-1); CH và CH2 vòng no (3112,74 và 2919,55 cm-1); dao động biến dạng

CH và CH2 no (1474,32 cm-1); dao động hóa trị đối xứng và bất đối xứng của

C=O phthalimide (1778,12 và 1703,66 cm-1). Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự

vắng mặt của các pic đặc trưng cho liên kết C-O của vòng no anhydride trong

vùng (952 – 909) và (1299 – 1176) cm-1 như trong hợp chất 2; đồng thời thấy

sự xuất hiện của một pic yếu tại vùng (3250 – 3150) cm -1 – vùng đặc trưng

cho liên kết N – H amide: 3198,61 cm-1. Từ đó có thể kết luận rằng liên kết C-

O không tồn tại trong cấu trúc hợp chất 1, nhưng lại xuất hiện liên kết mới N-

H. Những dữ liệu này chứng tỏ phản ứng đã xảy ra và hợp chất thu được rất

phù hợp với định hướng điều chế hợp chất 1.

1.1. Về phổ khối MS [47], [48]

Phổ MS cho biết thông tin về khối lượng phân tử và các mảnh vỡ tương

ứng của hợp chất kiểm tra. Việc phân tích các phân mảnh của các hợp chất

cũng nhằm khẳng định thêm cấu trúc đã được xác định thông qua các phổ IR,

NMR trước đó.

Trên phổ MS của hợp chất 1 thấy pic ion phân tử [M]+=258; còn hợp

chất 2 lại có pic ion phân tử [M]+=259. Trên phổ đồ của hai hợp chất này, có

thể quan sát thấy các phân mảnh giống nhau: 173, 148, 132, 130, 104 và 76.

Sau đây là sơ đồ phân mảnh dự đoán của hợp chất 1 (theo phần mềm NIST

MS Interpreter): (xem trang bên)

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 80

Page 85: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 81

Page 86: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Hình 6. Sơ đồ phân mảnh của hợp chất 1

1.2. Về phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR [44], [46]

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR cho phép nhận dạng và xác định

số và loại proton trong cấu trúc của một hợp chất hóa học. Đại lượng đặc

trưng cho mỗi nhóm proton ở các phân tử khác nhau là độ chuyển dịch hóa

học δ, hằng số tương tác J và cường độ pic. Dưới đây là một số nhận định

chung về các dữ liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của các hợp chất 2

và 1:

- Hợp chất 2

Trên cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của hợp chất 2, tại vị trí 7,855 –

7,907 ppm, thấy xuất hiện 1 multiplet là tín hiệu đặc trưng cho 4 nguyên tử H

tại C-5,6,7,8 trên vòng thơm. Bên cạnh đó cũng có thể quan sát thấy 1

multiplet tại 4,794 – 4,823 ppm, cho thấy sự có mặt của 1 proton CH trên C-

13. Proton này chịu ảnh hưởng hút điện tử từ nguyên tử N và hiệu ứng liên

hợp của nhóm carbonyl C14 nên có sự chuyển dịch mạnh về phía trường yếu.

Các tín hiệu multiplet tại 2,339 – 2,381 ppm và 2,247 – 2,313 ppm lần lượt

đặc trưng cho 2 proton CH2 của C-17 và C-12. Proton CH2 của C17 ở gần

nhóm carbonyl C16 hơn nên chịu ảnh hưởng của hiệu ứng liên hợp, chuyển

dịch về phía trường yếu nhiều hơn proton CH2 của C12 (xa nhóm C19=O).

- Hợp chất 1

Trên phổ đồ 1H-NMR của hợp chất 1, quan sát thấy: 1 singlet tại 11,073

ppm, đặc trưng cho proton ở N-H. 1 multiplet tại 7,882 – 7,934 ppm đặc trưng

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 82

Page 87: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

cho 4 proton của vòng thơm tại C-5,6,7,8. Tại vị trí 5,132 – 5,168 ppm xuất

hiện 1 double-doublet là tín hiệu đặc trưng của 1 proton C-H tương ứng với

C-13. Sự chuyển dịch mạnh về phía trường yếu như vậy có thể giải thích bởi

tương tác phẳng của nguyên tử N-2 và nhóm carbonyl C14=O và tương tác

không gian của H-15 lên proton H-13. Multiplet tại 2,863 – 2,935 ppm và

2,052 – 2,1 ppm cho thấy sự có mặt của 2 proton CH2 của C-17 (Ha và Hb). 2

proton này nằm ở hai phía khác nhau nên chịu tương tác khác nhau từ H-15,

do đó có độ chuyển dịch hóa học tương ứng khác nhau (hai proton không

tương đương về từ). Tín hiệu multiplet tại 2,497 – 2,633 ppm cho thấy sự có

mặt của 2 proton CH2 của C-12 (hai proton tương đương về từ).

1.3. Về phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR và DEPT [44], [46]

Phổ 13C-NMR cho ta biết và số lượng nguyên tử carbon trong các vị trí

khác nhau của phân tử. Đại lượng đặc trưng cho mỗi carbon ở mỗi nhóm khác

nhau là độ chuyển dịch hóa học δ. Phổ DEPT90 cho tín hiệu của C trong CH,

phổ DEPT135 cho tín hiệu của carbon trong CH&CH3 (phía trên) và tín hiệu

của carbon CH2 (phía dưới). Dưới đây là một số nhận định chung về các dữ

liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR, DEPT của các hợp chất 2 và 1:

- Hợp chất 2:

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 83

Page 88: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Trên phổ 13C-NMR của hợp chất 2, quan sát thấy 3 pic đặc trưng nằm trong vùng carbonyl: 173,666; 170,283 và 167,470 ppm, lần lượt thể hiện C16=O, C14=O và 2 nhóm carbonyl tại C1, 3=O. 2 nhóm carbonyl tại C-1,3 liên kết trực tiếp vào vòng thơm, chịu ảnh hưởng hút điện tử của vòng này nên bị chuyển dịch mạnh về phía trường mạnh. C14 chịu tương tác xa của N-2 nên cũng chuyển dịch về phía trường mạnh nhưng ít hơn C-1,3. Tại các vị trí 134,776; 131,288; 123,366 lần lượt là các tín hiệu của carbon vòng thơm C6,7; C4,9; C5,8. Các carbon này nằm ở vị trí khác nhau so với C1,3=O nên chịu ảnh hưởng khác nhau do đó có độ chuyển dịch hóa học khác nhau. Ngoài ra, có thể quan sát thấy các tín hiệu đặc trưng cho carbon của cyclo alkane tại C13

(51,142 ppm); C17 (30,428 ppm); C12 (23,746 ppm). Do có sự tương tác của N-5 và 2 nhóm carbonyl C14,16=O mà các nguyên tử carbon cyclo alkane sẽ có độ chuyển dịch hóa học khác nhau. C13 vừa gần N-5 và C=O sẽ chuyển dịch mạnh về phía trường yếu. C17 chỉ gần C=O sẽ chuyển dịch về trường yếu ít hơn C13.

- Hợp chất 1

Từ phổ DEPT90 và DEPT135, nhận thấy trong công thức cấu tạo của 1 không chứa nhóm methyl –CH3, có 3 tín hiệu CH tại CH: 134,772 ppm (C4,7 thơm); 123,303 ppm (C5,8 thơm); 48,970 ppm (C13 cyclo alkane); có 2 tín hiệu CH2 tại 30,856 ppm (C17 cyclo alkane); 21,922 ppm (C12 cyclo alkane).

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 84

Page 89: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Từ phổ 13C-NMR của hợp chất 1, chúng ta tiếp tục nhận thấy các pic đặc trưng của C=O: 172,563 ppm (C16=O); 169,658 ppm (C14=O) và 167,054 ppm (C1, 3=O).

Tất cả các vị trí này hoàn toàn tương tự với phổ 13C-NMR của hợp chất

(2). Từ đó, ta có thể kết luận rằng, hợp chất 1 và 2 có bộ khung carbon hoàn

toàn giống hệt nhau và so sánh với các dữ liệu phổ đã công bố [3] cho thấy

sản phẩm thalidomide điều chế ra có cấu trúc hoàn toàn phù hợp như công

thức đã biểu diễn.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 85

Page 90: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

KẾT LUẬN

Sau thời gian gần ba tháng thực hiện đề tài, với sự hướng dẫn tận tình,

chu đáo của các thầy cô và sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành được

nhiệm vụ mà đồ án tốt nghiệp đặt ra. Cụ thể, đó là những công việc sau:

1. Đã tổng quan về: tính chất vật lý, tác dụng dược của thalidomide. Liệt

kê có hệ thống các phương pháp tổng hợp thalidomide và chất trung

gian N-phthaloyl-DL-glutamic anhydride. Lựa chọn phương pháp tối

ưu, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam.

2. Khảo sát phương pháp và thông số điều chế hợp chất trung gian N-

phthaloyl-DL-glutamic anhydride làm nguyên liệu điều chế

thalidomide. Thay đổi dung môi kết tinh chất này thu được hiệu suất

cao hơn và chất lượng tinh thể tốt hơn.

3. Khảo sát phương pháp và thông số điều chế thalidomide. Ứng dụng hai

phần mềm MODDE 5.0 và INForm 3.1 để quy hoạch thực nghiệm và

tối ưu hóa quy trình điều chế thalidomide.

4. Tìm được hệ dung môi chạy sắc ký để theo dõi tiến trình phản ứng và

sơ bộ đánh giá sản phẩm thu được.

5. Cấu trúc của các hợp chất tổng hợp ra (1) và (2) được nhận dạng, xác

định bằng các hằng số vật lý (Rf, tnc) và các loại phổ IR, MS, 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT90, DEPT135.

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 86

Page 91: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 87

Page 92: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. GIÁ HOẠT CHẤT THALIDOMIDE 90

PHỤ LỤC 2. CÁC PHỔ ĐỒ 109

Hình 7. Phổ IR của hợp chất 2 109

Hình 8. Phổ IR của hợp chất 1 110

Hình 9. Phổ MS của hợp chất 2 111

Hình 10. Phổ MS của hợp chất 1 112

Hình 11. Phổ 1H-NMR của hợp chất 2 113

Hình 12. Phổ 1H-NMR (2) của hợp chất 2 114

Hình 13. Phổ 13C-NMR của hợp chất 2 115

Hình 14. Phổ 1H-NMR của hợp chất 1 116

Hình 15. Phổ 1H-NMR (2) của hợp chất 1 117

Hình 16. Phổ 13C-NMR của hợp chất 1 118

Hình 17. Phổ 13C-NMR và DEPT của hợp chất 1 119

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 88

Page 93: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

PHỤ LỤC 1. GIÁ HOẠT CHẤT THALIDOMIDE

TênTên

catalogueTên công ty Địa chỉ Thành phố Nước Liên hệ

Số lượng

Giá

1H-Isoindole-1,3(2H)-dione, 2-(2,6-dioxo-3-piperidinyl)-

Aurora Screening Library

Aurora Fine Chemicals Ltd

Reininghausstrasse 49

Graz ÁoEmail: [email protected]

mg Liên hệ

Thalidomide

TRC Biomedical Research Chemicals

Toronto Research Chemicals Inc.

2 Brisbane Rd. North York Canada

Phone: (416) 665-9696Phone: 1-800-727-9240Fax: (416) 665-4439Email: [email protected]

500mg $70

Thalidomide

TRC Biomedical Research Chemicals

Toronto Research Chemicals Inc.

2 Brisbane Rd. North York Canada

Phone: (416) 665-9696Phone: 1-800-727-9240Fax: (416) 665-4439Email: [email protected]

5g $560

(+/-)-ThalidomideChemPur Product List

ChemPur GmbH

Rueppurrer Str. 92

Karlsruhe ĐứcPhone: +49 721 9338140Fax: +49 721 472001Email: [email protected]

100 mg Liên hệ

(+/-)-Thalidomide ChemPur ChemPur Rueppurrer Str. Karlsruhe Đức Phone: +49 721 9338140 500 mg Liên hệ

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 89

Page 94: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Product List GmbH 92Fax: +49 721 472001Email: [email protected]

ThalidomideHarteg Product List

Harteg GmbH

Barensteiner Str. 13

Dresden ĐứcPhone: +49 (0) 351 6465219Fax: +49 (0) 351 6465219Email: [email protected]

N/A Liên hệ

(+/-)-ThalidomideWako Pure Chemicals Product List

Wako Chemicals GmbH

Nissanstrasse 2 Neuss ĐứcPhone: 49-2131-3 11-0Fax: 49-2131-31 11 00

10 g72000YEN

(+/-)-ThalidomideWako Pure Chemicals Product List

Wako Chemicals GmbH

Nissanstrasse 2 Neuss ĐứcPhone: 49-2131-3 11-0Fax: 49-2131-31 11 00

100 mg2300YEN

(+/-)-ThalidomideWako Pure Chemicals Product List

Wako Chemicals GmbH

Nissanstrasse 2 Neuss ĐứcPhone: 49-2131-3 11-0Fax: 49-2131-31 11 00

1 g12000YEN

THALIDOMIDEAdvanced Technology Product List

Advanced Technology & Industrial Co., Ltd

Unit B, 1/F., Cheong Shing Building17 Walnut St.

Tai Kok Tsui

Hong Kong

Phone: (852) 2390 2293Phone: (852) 2394 5546Fax: (852) 2789 8314Email: [email protected]

N/A Liên hệ

THALIDOMIDEAdvanced Technology Product List

Advanced Technology & Industrial Co., Ltd

Unit B, 1/F., Cheong Shing Building17 Walnut St.

Tai Kok Tsui

Hong Kong

Phone: (852) 2390 2293Phone: (852) 2394 5546Fax: (852) 2789 8314Email: [email protected]

N/A Liên hệ

Thalidomide Shilpa Shilpa 10/80, Raichur Ấn Độ Phone: 0091-8532-235006 N/A Liên hệ

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 90

Page 95: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Medicare Product List

Medicare Ltd.

Rajendra Gunj

Phone: 0091-8532-236328Fax: 0091-8532-235876Email: [email protected]: [email protected]

(+-)-ThalidomideKanto Product List

Kanto Chemical Co., Inc.

11-5, Nihonbashi Honcho 3-chome, Chuo-ku

Tokyo Nhật Bản

Phone: +81-3-3663-7631Fax: +81-3-3667-8277Email: [email protected]

100 mg19700 YEN

(+-)-ThalidomideKanto Product List

Kanto Chemical Co., Inc.International Business Department

Marusan bldg. 11-5, Nihonbashi Honcho 3-chome, Chuo-ku

Tokyo Nhật Bản

Phone: +81-3-3667-6991Fax: +81-3-3639-9435Email: [email protected]

100 mg19700 YEN

(+/-)-ThalidomideWako Pure Chemicals Product List

Wako Pure Chemical Industries, Ltd.

1-2, Doshomachi 3-Chome

Chuo-ku Nhật BảnPhone: +81-6-6203-3741Fax: +81-6-6201-5964

10 g72000YEN

(+/-)-ThalidomideWako Pure Chemicals Product List

Wako Pure Chemical Industries, Ltd.

1-2, Doshomachi 3-Chome

Chuo-ku Nhật BảnPhone: +81-6-6203-3741Fax: +81-6-6201-5964

100 mg2300YEN

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 91

Page 96: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

(+/-)-ThalidomideWako Pure Chemicals Product List

Wako Pure Chemical Industries, Ltd.

1-2, Doshomachi 3-Chome

Chuo-ku Nhật BảnPhone: +81-6-6203-3741Fax: +81-6-6201-5964

1 g12000YEN

Thalidomide; N-(2,6-Dioxo-3-Piperidyl)Phthalimide;2-(2,6-Dioxo-3-Piperidinyl)-1H-Isoindole-1,3(2H)-Dione; Imida-Lab; Imidan (Peyta); Imidene; Isomin; K 17; Kedavon; Kevadon

Shanghai Specbiochem Product List

Shanghai Specbiochem Co., Ltd.

Unit A101-2, No.326, Edison RdZhangjiang High-tech Park

ShanghaiTrung Quốc

Phone: (86)21-51320052Fax: (86)21-51320053Email: [email protected]

N/A Liên hệ

Thalidomide (+ And -)

SinoChemexper Product List

SinoChemexper Company

669 Pingxinguan Rd1#, Room 402

ShanghaiTrung Quốc

Phone: 86-21-64582533Fax: 86-21-34511207Email: [email protected]

N/A Liên hệ

(a)-ThalidomideSinoChemexper Product List

SinoChemexper Company

669 Pingxinguan Rd1#, Room 402

ShanghaiTrung Quốc

Phone: 86-21-64582533Fax: 86-21-34511207Email: [email protected]

100mg $50.40

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 92

Page 97: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

(a)-ThalidomideSinoChemexper Product List

SinoChemexper Company

669 Pingxinguan Rd1#, Room 402

ShanghaiTrung Quốc

Phone: 86-21-64582533Fax: 86-21-34511207Email: [email protected]

500mg $189.00

thalidomideShanghai Chemhere Product List

Shanghai Chemhere Co., Ltd.

Unit 602, No.14, Ziwei RdZhangjiang High-tech Park

ShanghaiTrung Quốc

Phone: 86-21-26607989Fax: 86-21-50790120Email: [email protected]

N/A Liên hệ

ThalidomideFinechemie & Pharma Product List

Finechemie & Pharma Co., Ltd.

6-23-3, Sunway New Conception MansionNo. 30 Longshan RoadJiangbei Zone

ChongqingTrung Quốc

Phone: +86-23-99186710Fax: +86-23-99186729Email: [email protected]

N/A Liên hệ

ThalidomideFinechemie & Pharma Product List

Finechemie & Pharma Co., Ltd.

6-23-3, Sunway New Conception MansionNo. 30 Longshan RoadJiangbei Zone

ChongqingTrung Quốc

Phone: +86-23-99186710Fax: +86-23-99186729Email: [email protected]

N/A Liên hệ

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 93

Page 98: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Thalidomide

China Hallochem Pharma Co., Ltd Product List

China Hallochem Pharma Co., Ltd.

17F, Venus Science Incubate CenterNo.60 Xingguang Road, New North Zone

ChongqingTrung Quốc

Phone: 86-23-67030786Phone: 86-23-67030787Phone: 86-23-67030788Fax: +86-23-67030809Fax: +86-23-67030818Email: [email protected]: Please send your inquiry letter to related E-mail.

N/A Liên hệ

Thalidomide

China Hallochem Pharma Co., Ltd Product List

China Hallochem Pharma Co., Ltd.

17F, Venus Science Incubate CenterNo.60 Xingguang Road, New North Zone

ChongqingTrung Quốc

Phone: 86-23-67030786Phone: 86-23-67030787Phone: 86-23-67030788Fax: +86-23-67030809Fax: +86-23-67030818Email: [email protected]: Please send your inquiry letter to related E-mail.

N/A Liên hệ

Thalidomide

China CSPC Pharmaceutical Group Product List

China CSPC Pharmaceutical Group

47th Fengshou Rd

Shijiazhuang

Trung Quốc

Phone: 86-311-87895969Fax: 86-311-87039608Email: [email protected]

N/A Liên hệ

Thalidomide

APAC Pharmaceutical Product List

Hangzhou APAC PharmaTech

28 Xiangyuan Road

GongshuTrung Quốc

Phone: +86 (571) 8195 6956Fax: +86 (571) 8885 7587Email: [email protected]

25g $380

Thalidomide APAC Pharmaceuti

Hangzhou APAC

28 Xiangyuan Road

GongshuTrung Quốc

Phone: +86 (571) 8195 6956Fax: +86 (571) 8885 7587

100g $965

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 94

Page 99: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

cal Product List

PharmaTechEmail: [email protected]

Thalidomide

APAC Pharmaceutical Product List

Hangzhou APAC PharmaTech

28 Xiangyuan Road

GongshuTrung Quốc

Phone: +86 (571) 8195 6956Fax: +86 (571) 8885 7587Email: [email protected]

1kg $1,650

ThalidomideAtomole Scientific Product List

Atomole Scientific Co., Ltd

150 Zhongjia Village, Suite 104Hanyang District

WuhanTrung Quốc

Phone: 86-27-82261049Fax: 86-27-82629206Email: [email protected]

50g $680

Thalidomide

Shanghai FWD Chemicals Product List

Shanghai FWD Chemicals Limited

Meilong Rd 428, Suite 1501, Lingyun Apartment

Xuhui District

Trung Quốc

Phone: +86-21- 54294019Fax: +86-21- 54293447Email: [email protected]

25g $285

Thalidomide

Shanghai FWD Chemicals Product List

Shanghai FWD Chemicals Limited

Meilong Rd 428, Suite 1501, Lingyun Apartment

Xuhui District

Trung Quốc

Phone: +86-21- 54294019Fax: +86-21- 54293447Email: [email protected]

100g $712.50

Thalidomide

Shanghai FWD Chemicals Product List

Shanghai FWD Chemicals Limited

Meilong Rd 428, Suite 1501, Lingyun Apartment

Xuhui District

Trung Quốc

Phone: +86-21- 54294019Fax: +86-21- 54293447Email: [email protected]

250g $1068.75

thalidomide Conier Chem Conier Yihuan Road Chengdu Trung Phone: +86-28-84552617 N/A Liên hệ

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 95

Page 100: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

& Pharma Product List

Chem & Pharma Co., Ltd

QuốcFax: +86-28-84559521Email: [email protected]

ThalidomideBIOTREND Chemicals Product List

BIOTREND Chemicals AG

Unterdorfstr. 21b

Wangen/Zurich

Switzerland

Phone: +41 44 805 76 76Fax: +41 44 805 76 77Email: [email protected]

100mg Liên hệ

ThalidomideCarbone Scientific Product List

Carbone Scientific Co., Ltd.

SUITE LG01, CHANCERY HOUSECHANCERY LANE

LONDON ANH

Phone: +44(0)870 486 8629Fax: +44(0)870 486 8627Fax: +44(0)870 288 9672Email: [email protected]

25g $430

ThalidomideTocris Bioscience Product List

Tocris Bioscience

Tocris House, IO CentreMoorend Farm Avenue, Avonmouth

Bristol Anh

Phone: +44 (0)117 916 3333Fax: +44 (0)117 916 3344Email: [email protected]

N/A Liên hệ

(+/-)-ThalidomideAscent Scientific Product List

Ascent Scientific

Unit 68Gazelle RoadWeston Industrial Estate

Weston-Super-Mare

Anh

Phone: +44 (0)1934 624 695Fax: +44 (0)2030 700 369Email: [email protected]

100mg £18

(+/-)-Thalidomide Ascent Scientific Product List

Ascent Scientific

Unit 68Gazelle RoadWeston Industrial

Weston-Super-Mare

Anh Phone: +44 (0)1934 624 695Fax: +44 (0)2030 700 369Email: customerservice@ascentscient

100mg $26

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 96

Page 101: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Estate ific.co.uk

(+/-)-ThalidomideAscent Scientific Product List

Ascent Scientific

Unit 68Gazelle RoadWeston Industrial Estate

Weston-Super-Mare

Anh

Phone: +44 (0)1934 624 695Fax: +44 (0)2030 700 369Email: [email protected]

100mg 36 EUR

(+/-)-Thalidomide

Fluorochem Microbiology Product List

Fluorochem Ltd.

Wesley Street Old Glossop Anh

Phone: (01457) 868921Fax: (01457) 869360Fax: (01457) 860927Email: [email protected]

100 mg £25.00

(+/-)-Thalidomide

Fluorochem Microbiology Product List

Fluorochem Ltd.

Wesley Street Old Glossop Anh

Phone: (01457) 868921Fax: (01457) 869360Fax: (01457) 860927Email: [email protected]

500 mg £110.00

(±)-Thalidomide

AK Scientific Product Catalog

AK Scientific, Inc

897-4G Independence Ave.

Mountain View

MỹPhone: (650) 938-4849Fax: (650) 938-4850Email: [email protected]

500mg $39.00

(±)-Thalidomide

AK Scientific Product Catalog

AK Scientific, Inc

897-4G Independence Ave.

Mountain View

MỹPhone: (650) 938-4849Fax: (650) 938-4850Email: [email protected]

2.5g $195.00

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 97

Page 102: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

(±)-Thalidomide

AK Scientific Product Catalog

AK Scientific, Inc

897-4G Independence Ave.

Mountain View

MỹPhone: (650) 938-4849Fax: (650) 938-4850Email: [email protected]

10g Liên hệ

ThalidomideACC Corp Product List

American Custom Chemicals Corp.

P O Box 910574

San Diego Mỹ

Phone: 858-201-6118Fax: 858-451-8607Email: [email protected]

N/A Liên hệ

ThalidomideACC Corp Product List

American Custom Chemicals Corp.

P O Box 910574

San Diego Mỹ

Phone: 858-201-6118Fax: 858-451-8607Email: [email protected]

N/A Liên hệ

ThalidomideACC Corp Product List

American Custom Chemicals Corp.

P O Box 910574

San Diego Mỹ

Phone: 858-201-6118Fax: 858-451-8607Email: [email protected]

100 mg Liên hệ

1H-Isoindole-1,3(2H)-dione, 2-(2,6-dioxo-3-piperidinyl)-

Aurora Screening Library

Aurora Fine Chemicals LLC

7929 Silverton Ave.Suite 609

San Diego Mỹ

Phone: +1 858 549 4700Fax: +1 858 549 4701Email: [email protected]

mg Liên hệ

(+/-)-Thalidomide AG Scientific Product List

A. G. Scientific, Inc.

6450 Lusk Blvd. Suite E102

San Diego Mỹ Phone: 858-452-9925 1-877-452-9925Fax: 858-452-9926Email:

100 mg $70.00

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 98

Page 103: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

[email protected]

(+/-)-ThalidomideAG Scientific Product List

A. G. Scientific, Inc.

6450 Lusk Blvd. Suite E102

San Diego Mỹ

Phone: 858-452-9925 1-877-452-9925Fax: 858-452-9926Email: [email protected]

500 mg $260.00

ThalidomideSpectrum Chemicals Product List

Spectrum Chemicals and Laboratory Products, Inc.

14422 South San Pedro St.

Gardena Mỹ

Phone: 310-516-8000Phone: 800-813-1514Fax: 310-516-7512Fax: 800-525-2299E-Mail: [email protected]

N/A Liên hệ

(+/-)-ThalidomideCALBIOCHEM

EMD Biosciences, Inc.

10394 Pacific Center Court

San Diego Mỹ

Phone: 858 450 9600Phone: 800 854 3417Fax: 858 453 3552Fax: 800 776 0999Fax: 866 642 0301Email: [email protected]

100 MG

$92

ThalidomideBeta Pharma Catalog

Beta Pharma, Inc.

91 Shelton Avenue, Suite: 211

New Haven Mỹ

Phone: 1-877-786-1922Phone: (203)786-5436Fax: (203)786-5437Email: [email protected]

N/A Liên hệ

(+/-)-Thalidomide City City 139 Allings West Haven Mỹ Phone: 800-248-2436 1 gm 120.00

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 99

Page 104: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Chemical Products Catalogue

Chemical LLC

Crossing Road

Phone: 203-932-2489Fax: 203-937-8400Email: [email protected]

Thalidomide

City Chemical Products Catalogue

City Chemical LLC

139 Allings Crossing Road

West Haven Mỹ

Phone: 800-248-2436Phone: 203-932-2489Fax: 203-937-8400Email: [email protected]

10 gm 720.00

(+/-)-Thalidomide

City Chemical Products Catalogue

City Chemical LLC

139 Allings Crossing Road

West Haven Mỹ

Phone: 800-248-2436Phone: 203-932-2489Fax: 203-937-8400Email: [email protected]

100 mg 23.00

THALIDOMIDEMicroSource Product List

MicroSource Discovery Systems, Inc.

21 George Washington Plaza

Gaylordsville

Mỹ

Phone: (860) 350-8078Fax: (860) 354-5300Email: [email protected]

N/A Liên hệ

Thalidomide3B Scientific Corporation Product List

3B Scientific Corporation

1840 Industrial Drive, Suite 160

Libertyville MỹPhone: 847-281-9822Fax: 847-281-9855Email: [email protected]

25g $380

ThalidomideOChem Product List

OChem Incorporation

9044 Buckingham Park Drive

Des Plaines MỹPhone: 1 847 403-7044Fax: 1 847 298-5008Email: [email protected]

5g Liên hệ

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 100

Page 105: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

ThalidomideOChem Product List

OChem Incorporation

9044 Buckingham Park Drive

Des Plaines MỹPhone: 1 847 403-7044Fax: 1 847 298-5008Email: [email protected]

25g Liên hệ

ThalidomideOChem Product List

OChem Incorporation

9044 Buckingham Park Drive

Des Plaines MỹPhone: 1 847 403-7044Fax: 1 847 298-5008Email: [email protected]

100g Liên hệ

ThalidomideOChem Product List

OChem Incorporation

9044 Buckingham Park Drive

Des Plaines MỹPhone: 1 847 403-7044Fax: 1 847 298-5008Email: [email protected]

250g Liên hệ

ThalidomideWaterstone Technology Product List

Waterstone Technology

12202 Hancock Street

Carmel Mỹ

Phone: 1-317-644-0862Fax: 1-317-569-8068Email: [email protected]

N/A Liên hệ

Thalidomide

APAC Pharmaceutical Product List

APAC Pharmaceutical, LLC

6851 Oak Hall LaneSuite 101

Columbia Mỹ

Phone: +1(410) 997 5552Fax: +1(410) 309 5955Email: [email protected]

25g $380

Thalidomide

APAC Pharmaceutical Product List

APAC Pharmaceutical, LLC

6851 Oak Hall LaneSuite 101

Columbia Mỹ

Phone: +1(410) 997 5552Fax: +1(410) 309 5955Email: [email protected]

100g $965

Thalidomide APAC Pharmaceutical Product

APAC Pharmaceutical, LLC

6851 Oak Hall LaneSuite 101

Columbia Mỹ Phone: +1(410) 997 5552Fax: +1(410) 309 5955Email:

1kg $1,650

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 101

Page 106: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

List [email protected]

ThalidomideChemPacific Product List

ChemPacific Corp

6200 Freeport Center

Baltimore Mỹ

Phone: +001 410-633-5771Fax: +001 410-633-5808Email: [email protected]

N/A Liên hệ

ThalidomideAllichem Product List

Allichem LLC

8510 Corridor Road Ste A

Savage Mỹ

Phone: 301-317-5072Fax: 301-317-5073Email: [email protected]

1g $280

ThalidomideAllichem Product List

Allichem LLC

8510 Corridor Road Ste A

Savage Mỹ

Phone: 301-317-5072Fax: 301-317-5073Email: [email protected]

5g $780

ThalidomideChemPacific Product List

ChemPacific Corp

6200 Freeport Center

Baltimore Mỹ

Phone: +001 410-633-5771Fax: +001 410-633-5808Email: [email protected]

1g $280.00

ThalidomideChemPacific Product List

ChemPacific Corp

6200 Freeport Center

Baltimore Mỹ

Phone: +001 410-633-5771Fax: +001 410-633-5808Email: [email protected]

5g $780.00

ThalidomideLKT Laboratories Product List

LKT Laboratories, Inc.

2233 University Avenue West

St. Paul MỹPhone: 1-888-LKT-LABSPhone: 1-888-558-5227Fax: 651-644-8357

N/A Liên hệ

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 102

Page 107: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Email: [email protected]

ThalidomideTocris Bioscience Product List

Tocris Bioscience Ltd.

16144 Westwoods Business Park

Ellisville Mỹ

Phone: (800) 421-3701Phone: (636) 207-7651Fax: (800) 483-1993Fax: (636) 207-7683Email: [email protected]

N/A Liên hệ

(+/-)-Thalidomide SIGMASigma-Aldrich

P O Box 14508 St. Louis Mỹ

Phone: 1-800-325-3010Phone: 1-314-771-5765Phone: 1-314-771-5750 (Call Collect)Fax: 1-800-325-5052Fax: 1-314-771-5757

N/A Liên hệ

(+)-Thalidomide SIGMASigma-Aldrich

P O Box 14508 St. Louis Mỹ

Phone: 1-800-325-3010Phone: 1-314-771-5765Phone: 1-314-771-5750 (Call Collect)Fax: 1-800-325-5052Fax: 1-314-771-5757Please see website for additional locations around the world.

N/A Liên hệ

(-)-Thalidomide SIGMASigma-Aldrich

P O Box 14508 St. Louis Mỹ Phone: 1-800-325-3010Phone: 1-314-771-5765

N/A Liên hệ

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 103

Page 108: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Phone: 1-314-771-5750 (Call Collect)Fax: 1-800-325-5052Fax: 1-314-771-5757Please see website for additional locations around the world.

ThalidomideTecoland Product List

Tecoland Corporation

100 Menlo Park Drive, Suite 316

Edison MỹPhone: 732-603-9577Fax: 732-906-1522Email: [email protected]

mg to kg

Liên hệ

Thalidomide

Haorui Pharma-Chem Product List

Haorui Pharma-Chem Inc.

100 Menlo Park, Suite 316

Edison MỹPhone: 732-906-7666Fax: 732-906-1522Email: info@haoruiMỹ.com

mg to kg

Liên hệ

ThalidomideBosche Scientific Product List

Bosche Scientific, LLC

New Brunswick Technology Center100 Jersey Avenue, Box D-12Building D, 3rd Floor

New Brunswick

MỹPhone: (732)-565-9988Fax: (732)-875-0899Email: [email protected]

50g $690

Thalidomide Changzhou Synasia Pharmaceuti

Synasia Fine Chemical, Inc.

240 Amboy Ave.

Metuchen Mỹ Phone: 732-205-9880Fax: 732-205-1788Email: [email protected]

N/A Liên hệ

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 104

Page 109: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

cal and Chemical Product List

ThalidomideSST Product List

SST Corporation

635 Brighton Road

Clifton Mỹ

Phone: (800) 222-0921Phone: (973) 473-4300Fax: (973) 473-4326Email: [email protected]

N/A Liên hệ

Thalidomide

SK Energy and Chemical Product List

SK Energy and Chemical, Inc.

22-10 Route 208 South

Fair Lawn MỹPhone: 201-796-4288Fax: 201-796-3291Email: [email protected]

N/A Liên hệ

ThalidomideBIOMOL Product List

BIOMOL International

5100 Campus Drive

Plymouth Meeting

Mỹ

Phone: (800) 942-0430 Phone: (610) 941-0430Fax: (610) 941-9252E-Mail:[email protected]

500 mg $283

ThalidomideBIOMOL Product List

BIOMOL International

5100 Campus Drive

Plymouth Meeting

Mỹ

Phone: (800) 942-0430 Phone: (610) 941-0430Fax: (610) 941-9252E-Mail:[email protected]

100 mg $72

ThalidomideAmplaChem Product List

AmplaChem, Inc.

100 Fifth Ave, Suite 300

Pittsburgh Mỹ

Phone: 412-455-5567Fax: 317-815-3759Email: [email protected]

N/A Liên hệ

Thalidomide AvaChem AvaChem P O Box San Antonio Mỹ Phone: (210)-667-3815 50mg $49

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 105

Page 110: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Scientific Product List

Scientific LLC

780442Fax: (210)-764-2240Email: [email protected]

ThalidomideAvaChem Scientific Product List

AvaChem Scientific LLC

P O Box 780442

San Antonio Mỹ

Phone: (210)-667-3815Fax: (210)-764-2240Email: [email protected]

10g Liên hệ

THALIDOMIDE

Texas Biochemicals Product List

Texas Biochemicals Inc.

2151 Harvey Mitchell Pkwy South, Ste# 225

College Station

Mỹ

Phone: 979-696-7070Fax: 979-696-7171Email: [email protected]

5 g $559.00

(±)-Thalidomide

Texas Biochemicals Product List

Texas Biochemicals Inc.

2151 Harvey Mitchell Pkwy South, Ste# 225

College Station

Mỹ

Phone: 979-696-7070Fax: 979-696-7171Email: [email protected]

500 mg $219.5

ThalidomideAmfinecom Product List

Amfinecom Inc.

824 Bollingbrook Street

St. Petersburg

MỹPhone: 804 861 0001Fax: 804 861 0015Email: [email protected]

25g $365

(+/-)-ThalidomideWako Pure Chemicals Product List

Wako Chemicals Mỹ, Inc.

1600 Bellwood Road

Richmond Mỹ

Phone: 804-271-7677Fax: 804-271-7791Email: [email protected]

10 g72000YEN

(+/-)-Thalidomide Wako Pure Chemicals

Wako Chemicals

1600 Bellwood Road

Richmond Mỹ Phone: 804-271-7677Fax: 804-271-7791

100 mg2300YEN

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 106

Page 111: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Product List Mỹ, Inc.Email: [email protected]

(+/-)-ThalidomideWako Pure Chemicals Product List

Wako Chemicals Mỹ, Inc.

1600 Bellwood Road

Richmond Mỹ

Phone: 804-271-7677Fax: 804-271-7791Email: [email protected]

1 g12000YEN

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 107

Page 112: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

PHỤ LỤC 2. CÁC PHỔ ĐỒ

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 108

Page 113: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 109

Page 114: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 110

Page 115: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 111

Page 116: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 112

Page 117: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 113

Page 118: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 114

Page 119: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 115

Page 120: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 116

Page 121: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 117

Page 122: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 118

Page 123: tiểu luân thalidomide

Đại học Bách Khoa Hà Nội Đồ án tốt nghiệp 2009

Lê Sỹ Tùng – Lớp CN Hóa Dược và HC BVTV K49 119

Page 124: tiểu luân thalidomide