TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA...

64
TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Hà Nội, năm 2015

Transcript of TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA...

Page 1: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC

NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH

Hà Nội, năm 2015

Page 2: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

2

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................... 3

MÔ TẢ NGHỀ ............................................................................................................ 6

DANH MỤC CÁC NHÓM NĂNG LỰC ................................................................. 7

NHÓM NĂNG LỰC A – NĂNG LỰC CƠ BẢN .................................................... 1

A1-Năng lực giao tiếp .............................................................................................. 1

A2- Làm việc trong môi trƣờng đa dạng về văn hóa và xã hội........................... 3

A3- Lập kế hoạch, tổ chức và quản lý công việc cá nhân .................................... 5

A4 -Thực hiện các tính toán liên quan đến công việc của nghề giúp việc trong

gia đình ..................................................................................................................... 7

NHÓM NĂNG LỰC B - CHẾ BIẾN MÓN ĂN VÀ ĐỒ UỐNG ........................... 9

B1-Đảm bảo an toàn thực phẩm ............................................................................ 9

B2- Chuẩn bị chế biến ........................................................................................... 13

B3 - Chế biến món ăn và đồ uống ........................................................................ 16

B4 - Phục vụ thực phẩm và đồ uống .................................................................... 19

NHÓM NĂNG LỰC C – LAU, DỌN NHÀ VÀ SÂN VƢỜN .............................. 24

C1 - Lau dọn khu vực phòng ngủ và phòng khách ............................................ 24

C2 - Lau dọn khu vực phòng tắm và nhà vệ sinh .............................................. 27

C3 - Quét, dọn sân vƣờn ....................................................................................... 30

NHÓM NĂNG LỰC D – GIẶT, LÀ ....................................................................... 32

D1 - Giặt đồ ............................................................................................................ 32

D2 - Là và cất giữ đồ đã giặt ................................................................................ 34

NHÓM NĂNG LỰC E–CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ ................. 36

E1 - Thiết lập mối quan hệ tích cực với gia đình và trẻ nhỏ ............................... 36

E2 - Chăm sóc và hỗ trợ trẻ sơ sinh và trẻ tập đi ............................................... 38

E3 - Chăm sóc và hỗ trợ trẻ nhỏ .......................................................................... 42

NHÓM NĂNG LỰC F – CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI, NGƢỜI BỆNH... 45

F1 – Chăm sóc và hỗ trợ ngƣời cao tuổi ............................................................. 45

F2 - Chăm sóc và hỗ trợ ngƣời bệnh uống thuốc, thực hiện các phƣơng pháp

trị liệu ..................................................................................................................... 48

NHÓM NĂNG LỰC G – CHĂM SÓC VẬT NUÔI VÀ CÂY CẢNH THÔNG

THƢỜNG TRONG GIA ĐÌNH. ............................................................................. 52

G1 - Chăm sóc vật nuôi thông thƣờng ................................................................ 52

G2 - Chăm sóc cây cảnh thông thƣờng ............................................................... 56

Page 3: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

3

GIỚI THIỆU CHUNG

I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

Trong khuôn khổ dự án“Bảo vệ quyền của Lao động giúp việc gia đình tại Việt

Nam” do Oxfam hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và

Phát triển cộng đồng (GFCD) phối hợp với nhóm chuyên gia phương pháp Viện

Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề - Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động, Thương binh và

Xã hội) và các chuyên gia tư vấn xây dựng Tiêu chuẩn năng lực nghề Giúp việc gia

đình. Việc xây dựng Tiêu chuẩn nghề được thực hiện từ tháng 4 năm 2015 với các hoạt

động chính như sau:

Rà soát các kết quả nghiên cứu về thực trạng Lao động giúp việc gia đình tại Việt

Nam, xác định được nhu cầu cần thiết phải xây dựng Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề

Giúp việc gia đình để làm công cụ giúp cho:

+ Người lao động định hướng phấn đấu nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng

để có việc làm đàng hoàng và bền vững;

+ Người sử dụng lao động có cơ sở tuyển chọn, bố trí công việc và trả lương hợp

lý;

+ Cơ sở dạy nghề có căn cứ xây dựng chương trình dạy nghề;

+ Là cơ sở ban đầu để cơ quan chức năng phát triển thành Tiêu chuẩn Kỹ năng

nghề quốc gia đối với nghề Giúp việc gia đình.

Tổ chức các cuộc họp trao đổi giữa các chuyên gia trong lĩnh vực lao động giúp việc

gia đình về Mô tả nghề và Sơ đồ phân tích nghề Giúp việc gia đình.

Tổ chức Hội thảo tham vấn về tiến trình xây dựng Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Giúp

việc gia đình .

Xây dựng phiếu Phân tích nghề và khảo sát, phân tích nghề Giúp việc gia đình;

hoàn thiện Sơ đồ phân tích nghề Giúp việc gia đình. (Khảo sát thực hiện tại 3 tỉnh:

Hà Nội, Khánh Hòa và Tp. Hồ Chí Minh, với 150 cỡ mẫu).

Tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến các chuyên gia về Danh mục đơn vị năng lực

nghề Giúp việc gia đình

Biên soạn Tiêu chuẩn năng lực nghề Giúp việc gia đình;

Hội thảo xin ý kiến chuyên gia về Dự thảo Tiêu chuẩn năng lực nghề Giúp việc gia

đình;

Các cuộc họp chuyên gia thẩm định, chỉnh sửa và hoàn thiện Tiêu chuẩn năng lực

nghề Giúp việc gia đình.

Sau 6 lần lấy ý kiến, 7 cuộc họp giữa GFCD với nhóm chuyên gia phương pháp và

nhóm chuyên gia tư vấn, với tổng số hơn 400 lượt ý kiến của các chuyên gia trong nghề

đó là: người lao động giúp việc gia đình, người sử dụng lao động, chuyên gia về các

lĩnh vực liên quan (nấu ăn, chăm sóc trẻ, chăm sóc người cao tuổi…), chuyên gia trong

lĩnh vực lao động, việc làm và xây dựng Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề, đến ngày 25 tháng

8 năm 2015 việc xây dựng Tiêu chuẩn đã hoàn thành.

Page 4: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

4

II. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY DỰNG

STT Họ và tên Vị trí

Nhóm chuyên gia phương pháp xây dựng Tiêu chuẩn

1. TS. Nguyễn Quang Việt Trưởng nhóm chuyên gia phương pháp

2. Ths. Đặng Thị Huyền Thành viên nhóm chuyên gia phương pháp

3. Phạm Huỳnh Đức Thành viên nhóm chuyên gia phương pháp

Nhóm chuyên gia xây dựng Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Quốc gia

4. PGS. TS Bùi Thế Dũng Chuyên gia tư vấn độc lập

5. Ths. Trần Thị Kim Anh Chuyên gia tư vấn độc lập

Cán bộ, nhân viên Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng

6. TS. Ngô Thị Ngọc Anh Giám đốc Trung tâm

7. Ths. Nguyễn Thị Huệ Điều phối viên Dự án “Bảo vệ quyền của

Lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam”

8. Ths. Đào Thị Hoàn Cán bộ dự án

9. Phạm Thị Hà Cán bộ dự án

10. Ths. Nguyễn Thị Thanh Thủy Cán bộ dự án

Nhóm chuyên gia trong lĩnh vực Giúp việc gia đình

11. Nguyễn Thị Bích Điểm Chuyên gia trong Giảng dạy về nghề Giúp

việc gia đình

12. Đỗ Thị Tường Vi Chuyên gia trong Giảng dạy về nghề Giúp

việc gia đình

13. Nguyễn Xuân Hùng Chuyên gia đào tạo nghề Nấu ăn và dịch vụ

khách sạn

14. Nguyễn Thị Bích Lan Chuyên gia đào tạo cô nuôi dạy trẻ

15. Nguyễn Hương Lam Chuyên gia chăm sóc người cao tuổi và

người khuyết tật

16. Nguyễn Đình Tân Nhân viên thú y

17. Trần Văn Phúc Chủ vườn hoa, cây cảnh (Q. Tây Hồ, Hà Nội)

18. Nguyễn Duy Thực Chuyên gia chế biến đồ uống (Nhà hàng

LYD’s, 71A Trần Quý Cáp, Tp. Nha Trang)

19. Phan Thị Thu Người sử dụng lao động giúp việc gia đình

(18/71 Hoàng Văn Thụ, Tp. Nha Trang)

Page 5: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

5

20. Nguyễn Thị Hương Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Giúp việc gia đình

phường Tân Định (Q. I, Tp. Hồ Chí Minh)

21. Nguyễn Thị Xuân Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Giúp việc gia đình

phường Đao Kao (Q. I, Tp. Hồ Chí Minh)

22. Hoàng Thị Thanh Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Giúp việc gia đình

phường Quan Hoa (Q. Cầu Giấy, Hà Nội)

23. Phạm Thị Minh Châu Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Giúp việc gia đình

phường Nghĩa Tân (Q. Cầu Giấy, Hà Nội)

24. Đinh Quang Hải Đầu bếp (Q. Cầu Giấy, Hà Nội)

25. Nguyễn Thị Thanh Người giúp việc gia đình

26. Nguyễn Thị Phương Người giúp việc gia đình

27. Nguyễn Thị Bích Thủy Người sử dụng lao động giúp việc gia đình

Page 6: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

6

MÔ TẢ NGHỀ

Nghề Giúp việc gia đình là nghề làm các việc nhà, không liên quan đến hoạt động

thương mại, bao gồm các công việc như: nấu ăn; lau dọn nhà, giặt là; chăm sóc trẻ em;

chăm sóc người cao tuổi; chăm sóc người bệnh; chăm sóc vật nuôi, cây cảnh. Người làm

nghề giúp việc gia đình có thể sống cùng hoặc không sống cùng gia đình nơi làm việc

nhưng đều làm các công việc này thường xuyên, lặp đi, lặp lại (hàng giờ, hàng ngày, hàng

tuần, hàng tháng, hàng năm) cho một hoặc nhiều hộ gia đình. Đối tượng phục vụ của nghề

(các thực thể gia đình) vô cùng đa dạng và phức tạp về văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tập tục,

thói quen.... Người làm nghề giúp việc gia đình thường làm các công việc theo sự hướng

dẫn và chỉ bảo của gia chủ. Các công cụ, máy móc, thiết bị, dụng cụ chính được sủ dụng

để thực hiện các công việc của nghề là: dụng cụ nhà bếp, thiết bị điện tử, điện lạnh trong

gia đình, các loại lương thực, thực phẩm, hóa chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm...

Người làm nghề Giúp việc gia đình thường thực hiện các công việc sau:

- Chế biến món ăn và đồ uống;

- Lau, dọn nhà và sân vườn;

- Giặt là;

- Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;

- Chăm sóc người cao tuổi và người bệnh;

- Chăm sóc vật nuôi và cây cảnh thông thường trong gia đình;

Page 7: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

7

DANH MỤC CÁC NHÓM NĂNG LỰC

TT Mã năng

lực

Năng lực

I A NĂNG LỰC CƠ BẢN

1 A1 Năng lực giao tiếp

2 A2 Làm việc trong môi trường đa dạng về văn hóa và xã hội

3 A3 Lập kế hoạch, tổ chức và quản lý công việc cá nhân

4 A4 Thực hiện các tính toán liên quan đến công việc của nghề giúp việc gia đình

II B CHẾ BIẾN MÓN ĂN VÀ ĐỒ UỐNG

5 B1 Đảm bảo an toàn thực phẩm

6 B2 Chuẩn bị chế biến

7 B3 Chế biến món ăn và đồ uống

8 B4 Phục vụ thực phẩm và đồ uống

III C LAU, DỌN NHÀ VÀ SÂN VƢỜN

9 C1 Lau dọn khu vực phòng ngủ và phòng khách

10 C2 Lau dọn khu vực phòng tắm và nhà vệ sinh

11 C3 Quét, dọn sân vườn

IV D GIẶT, LÀ

12 D1 Giặt đồ

13 D2 Là và cất giữ đồ đã giặt

V E CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

14 E1 Thiết lập mối quan hệ tích cực với gia đình và trẻ nhỏ

15 E2 Chăm sóc và hỗ trợ trẻ sơ sinh và trẻ tập đi

16 E3 Chăm sóc và hỗ trợ trẻ nhỏ

VI F CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI, NGƢỜI BỆNH

17 F1 Chăm sóc và hỗ trợ người cao tuổi

18 F2 Chăm sóc và hỗ trợ người bệnh uống thuốc, thực hiện các phương pháp

trị liệu

VII G CHĂM SÓC VẬT NUÔI VÀ CÂY CẢNH THÔNG THƢỜNG

19 G1 Chăm sóc vật nuôi thông thường

20 G2 Chăm sóc cây cảnh thông thường

Page 8: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

1

NHÓM NĂNG LỰC A – NĂNG LỰC CƠ BẢN

A1-Năng lực giao tiếp

Nhóm năng lực A Năng lực cơ bản

Tên đơn vị năng

lực

Giao tiếp một cách hiệu quả tại nơi làm việc trong gia đình

Mã đơn vị A1

Mô tả Đơn vị này mô tả các kỹ năng, kiến thức cần thiết để giao tiếp bằng

lời nói hay bằng văn bản với người sử dụng lao động, những người

lao động khác và mọi người trong môi trường liên quan đến công

việc giúp việc gia đình.

Thành phần

năng lực

Tiêu chí thực hiện

1.Sử dụng các kỹ

thuật giao tiếp để

làm việc hiệu quả

trong môi trường

giúp việc gia đình

1.1.Thực hiện giao tiếp hiệu quả với người sử dụng lao động để

truyền đạt và nhận các thông tin và hướng dẫn về công việc đầy đủ,

chính xác.

1.2. Hợp đồng miệng hay dưới dạng văn bản và các tài liệu liên

quan đến công việc được giải thích và trao đổi một cách rõ ràng và

chính xác.

1.3. Các câu hỏi được sử dụng hiệu quả để có thêm thông tin và hiểu

rõ hơn các nội dung công việc.

1.4. Ngôn ngữ được sử dụng phù hợp trong các tình huống, với từng

đối tượng để giao tiếp hiệu quả trong môi trường giúp việc gia đình.

2.Hoàn thành việc

thu thập thông tin

và báo cáo liên

quan đến công

việc

2.1.Thông tin và yêu cầu liên quan đến công việc được truyền đạt và

trả lời một cách chính xác.

2.2.Thông tin từ nhiều nguồn được thu thập và diễn giải một cách

chính xác thông qua việc sử dụng các phương pháp giao tiếp.

2.3.Báo cáo bằng miệng hoặc văn bản được thực hiện rõ ràng, ngắn

gọn và chính xác.

3.Giải quyết bất

đồng hoặc mâu

thuẫn nảy sinh

trong môi trường

giúp việc gia đình

3.1.Những nội dung liên quan đến việc khiếu nại về công việc được

xác định.

3.2.Vấn đề về hợp đồng và khiếu nại liên quan đến công việc cần

được trao đổi giữa các bên liên quan.

Page 9: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

2

Kỹ năng thiết yếu

- Xác định yêu cầu về giao tiếp;

- Xác định những nội dung liên quan tới hợp đồng và mô tả công việc.

- Thỏa thuận trao đổi về phạm vi công việc và điều kiện làm việc.

- Đưa ra yêu cầu cần tư vấn, đưa/nhận góp ý về công việc với người khác.

- Lựa chọn và sử dụng phương pháp thích hợp để giao tiếp.

Kiến thức cần thiết

- Ưu điểm và nhược điểm của các phương thức giao tiếp khác nhau (ví dụ như bằng

văn bản và bằng lời nói).

- Các phương pháp giao tiếp được sử dụng khi thực hiện công việc.

- Cách giao tiếp phù hợp trong khi làm việc với những người khác.

- Các quyền pháp lý liên quan đến hợp đồng, mô tả công việc, điều kiện làm việc,

vai trò và trách nhiệm.

- Các tài liệu, giấy tờ cần thiết cho việc thực hiện công việc.

Phạm vi áp dụng

Giao tiếp hiệu quả bao gồm:

- Lắng nghe một cách chủ động, giao tiếp bằng lời nói, văn bản theo yêu cầu để làm

việc hiệu quả trong môi trường giúp việc gia đình.

Giao tiếp bằng lời nói:

- Trao đổi, trình bày và tiếp nhận thông tin, hướng dẫn bằng lời;

- Giao tiếp trực tiếp;

- Giao tiếp trong một nhóm;

- Sử dụng điện thoại cố định, di động.

Giao tiếp bằng văn bản:

- Qua văn bản;

- Tin nhắn điện thoại.

Hƣớng dẫn đánh giá

Để chứng tỏ khả năng trong đơn vị năng lực này người lao động phải đáp ứng tất cả các

tiêu chí thực hiện, những yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Người lao động phải có khả

năng:

- Giao tiếp bằng văn bản/bằng lời một cách rõ ràng và dễ hiểu;

- Hỗ trợ, đáp ứng kịp thời các yêu cầu về giao tiếp;

- Sử dụng phương pháp giao tiếp thích hợp với người nghe.

Việc thực hiện đánh giá năng lực ngƣời lao động thông qua các cách thức:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 10: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

3

A2- Làm việc trong môi trƣờng đa dạng về văn hóa và xã hội

Nhóm năng lực A Năng lực cơ bản

Tên đơn vị năng

lực

Làm việc trong môi trƣờng đa dạng về văn hóa và xã hội

Mã đơn vị A2

Mô tả Đơn vị này mô tả các kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm việc trong

môi trường đa dạng về văn hóa và xã hội của nghề giúp việc gia

đình.

Thành phần năng

lực

Tiêu chí thực hiện

1.Tiếp thu, học hỏi

về văn hóa và xã

hội khác nhau

1.1. Sự khác biệt về văn hóa và xã hội tại nơi làm việc và những

ảnh hưởng của sự khác biệt này đến người giúp việc cần được xác

định.

1.2. Các cách để giảm thiểu sự khác biệt văn hóa – xã hội trong

công việc giúp việc gia đình cần được xác định.

2.Tăng cường nhận

thức về đạo đức

nghề nghiệp

2.1.Tính trung thực trong nghề nghiệp cần phải được rèn luyện và

trau dồi thường xuyên.

2.2. Các kiến thức cơ bản thuộc về đạo đức nghề nghiệp của nghề

giúp việc gia đình cần được tìm hiểu, học hỏi, hoàn thiện thường

xuyên.

3.Làm việc hiệu

quả trong môi

trường đa dạng về

văn hóa và xã hội

3.1. Sự khác biệt văn hóa xã hội, bao gồm cả sự khác biệt trong

cách cư xử, thái độ và hành vi xã hội và các phong tục cần được

hiểu rõ và chấp nhận.

3.2. Các kế hoạch nhằm giảm thiểu sự khác biệt lối sống, cách ứng

xử cho giúp việc gia đình cần được xác định và thực hiện.

Kỹ năng thiết yếu

- Giao tiếp hiệu quả với gia chủ và các đồng nghiệp ở nhiều trình độ khác nhau theo

các yêu cầu của các công việc liên quan;

- Có nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức để củng cố nhận thức văn hóa, đạo đức nghề

nghiệp.

Kiến thức cần thiết

- Lối sống, văn hóa, xã hội của địa phương làm việc;

- Kiến thức cơ bản trong nghề giúp việc gia đình.

Page 11: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

4

Phạm vi áp dụng

Những khác biệt xã hội và văn hóa có thể bao gồm:

- Tuổi;

- Phong tục, tôn giáo và chuẩn mực văn hóa;

- Người khuyết tật;

- Cấu trúc gia đình, các nghĩa vụ trong gia đình;

- Giới tính;

- Ngôn ngữ địa phương;

- Thói quen chăm sóc cá nhân;

- Sở thích;

- Dân tộc, Chủng tộc;

- Những ngày lễ, kỳ nghỉ lễ (được công nhận);

- Nhu cầu đặc biệt;

- Đạo đức nghề nghiệp.

Hƣớng dẫn đánh giá

Điểm cốt lõi của năng lực này sẽ thay đổi tùy thuộc vào bối cảnh văn hóa của nơi làm

việc và văn hóa của mỗi cá nhân. Việc đánh giá cần tính đến sự khác nhau về văn hóa và

điều kiện áp dụng trong các tình huống cụ thể.

Chứng cứ về năng lực phải liên quan đến bối cảnh giao tiếp và làm việc khác nhau và có

thể cần phải được thu thập trong một khoảng thời gian. Việc đánh giá có thể thông qua

các phương pháp:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Năng lực này có thể được đánh giá tại nơi làm việc hoặc trong các tình huống giả định.

Page 12: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

5

A3- Lập kế hoạch, tổ chức và quản lý công việc cá nhân

Nhóm năng lực A Năng lực cơ bản

Tên đơn vị năng lực Lập kế hoạch, tổ chức và quản lý công việc cá nhân

Mã đơn vị A4

Mô tả Đơn vị này mô tả những kỹ năng và kiến thức cần thiết để lập kế

hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động và công việc ưu tiên tại

nơi làm việc trong gia đình.

Thành phần năng

lực

Tiêu chí thực hiện

1. Lập kế hoạch và thứ

tự ưu tiên các công

việc

1.1. Các yêu cầu về công việc được xác định phù hợp với từng

công việc /mô tả và các tiêu chuẩn bắt buộc.

1.2. Các công việc được xác định thời gian để đảm bảo hiệu quả

nhất và sử dụng hợp lý thời gian, nguồn lực sẵn có.

1.3. Các ưu tiên và thời hạn hoàn thành công việc được thảo luận

và thống nhất với những người có liên quan.

2.Tổ chức thực hiện

công việc

2.1. Thời gian được phân bố đủ để các công việc được thực hiện

và đạt được kết quả mong đợi.

2.2. Xác định và chia sẻ những khó khăn ảnh hưởng đến kết quả

công việc dự kiến đạt được.

2.3. Việc trao đổi thông tin với những người có liên quan đến

công việc cần được duy trì.

2.4. Thông tin và các nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc

hiệu quả phải có nguồn gốc rõ ràng và được thông báo cho gia

chủ.

3.Thực hiện quản lý

công việc

3.1. Trong quá trình làm việc. việc kiểm tra và đối chiếu với các

tiêu chuẩn công việc được thực hiện thường xuyên.

3.2. Những thiếu hụt ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc được xác

định và xin ý kiến từ gia chủ.

3.3 Việc điều chỉnh theo ý kiến gia chủ cần được thực hiện cho

phù hợp với công việc.

Kỹ năng thiết yếu

- Giao tiếp với người khác và trao đổi về các hoạt động theo yêu cầu công việc;

- Quản lý thời gian một cách hiệu quả;

- Lên kế hoạch, lịch trình và thực hiện công việc; rà soát lại công việc;

- Giải quyết vấn đề nhanh và chính xác đặc biệt các vấn đề diễn ra thường xuyên;

- Tìm kiếm, nắm bắt thông tin phản hồi từ những người có liên quan về phương thức

và hiệu quả làm việc.

Page 13: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

6

Kiến thức cần thiết

- Nhận thức được vai trò của công việc và các hướng triển khai;

- Những người liên quan đến công việc và các hoạt động của công việc;

- Các tiêu chuẩn liên quan đến công việc và quy trình thực hiện.

Phạm vi áp dụng

Những người khác có liên quan hoặc ảnh hưởng đến công việc có thể bao gồm:

- Người tuyển dụng;

- Đồng nghiệp;

- Các thành viên của hộ gia đình;

- Hàng xóm.

Nguồn lực để thực hiện công việc một cách hiệu quả có thể bao gồm:

- Các nguồn lực tài chính đầy đủ;

- Hướng dẫn công việc cụ thể;

- Đủ thời gian;

- Thiết bị, công cụ, máy móc;

- Các tiêu chuẩn công việc;

- Quần áo và thiết bị bảo vệ.

Hƣớng dẫn đánh giá

Để chứng tỏ khả năng trong đơn vị năng lực này người lao động phải đáp ứng tất cả các

tiêu chí thực hiện và các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, cụ thể như:

- Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý công việc của mình;

- Tham khảo và thực hiện công việc dựa trên những ý kiến phản hồi từ gia chủ.

Việc thực hiện đánh giá thông qua:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 14: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

7

A4 -Thực hiện các tính toán liên quan đến công việc của nghề giúp việc trong gia đình

Nhóm năng lực A Năng lực cơ bản

Tên đơn vị năng

lực

Thực hiện các tính toán liên quan đến các công việc của nghề

giúp việc trong gia đình

Mã đơn vị A4

Mô tả Đơn vị này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để xác định và

sử dụng các phép tính cơ bản tại nơi làm việc trong gia đình.

Thành phần

năng lực

Tiêu chí thực hiện

1. Xác định nhu

cầu thực hiện việc

tính toán

1.1. Nhu cầu tính toán các công việc trong gia đình được xác định.

1.2. Các phép tính thông dụng phù hợp với nhu cầu làm việc được

nhận biết.

2. Áp dụng kỹ

thuật tính toán

toán học thích hợp

2.1. Việc tính toán liên quan đến công việc gia đình được tiến hành

và ghi chép chính xác, sử dụng các công cụ thích hợp.

2.2. Các kết quả được kiểm tra lỗi và tính lại nếu cần thiết.

Kỹ năng thiết yếu

- Xác định công việc trong gia đình cần phải thực hiện tính toán;

- Hiểu, lựa chọn và sử dụng các cách tính toán phù hợp.

Kiến thức cần thiết

- Phép tính cơ bản;

- Cách sử dụng máy tính cầm tay.

Phạm vi áp dụng

Nhu cầu cho tính toán có thể bao gồm:

- Kiểm tra tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền trợ cấp…;

- Xác định nhu cầu bổ sung thêm nguyên liệu, thành phần, vật tư;

- Các công thức nấu ăn và thành phần thực phẩm;

- Sử dụng tiền trong các tình huống liên quan ;

- Cân và đo hóa chất, vật tư sử dụng;

- Cân và đo lường các thành phần nguyên liệu nấu ăn.

Kỹ thuật tính toán có thể bao gồm:

- Các phép toán cơ bản: cộng, trừ, nhân và chia;

- Phép chuyển đổi (ví dụ: thực hiện chuyển đổi đơn vị từ “mét” sang đơn vị cm ...).

Page 15: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

8

Các công cụ sử dụng có thể bao gồm:

- Máy tính;

- Bảng chuyển đổi;

- Bút và giấy tờ;

- Bảng cửu chương.

Hƣớng dẫn đánh giá

Để chứng tỏ khả năng trong đơn vị năng lực này người lao động phải đáp ứng tất cả các

tiêu chí thực hiện và các kỹ năng và yêu cầu về kiến thức. Người lao động phải có khả

năng:

- Kiểm tra và xác minh tính chính xác của kết quả tính toán;

- Nhận biết và sử dụng các cách tính toán cơ bản phù hợp với vấn đề.

Việc thực hiện đánh giá thông qua các cách sau:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 16: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

9

NHÓM NĂNG LỰC B - CHẾ BIẾN MÓN ĂN VÀ ĐỒ UỐNG

B1-Đảm bảo an toàn thực phẩm

Nhóm năng lực B Chế biến món ăn và đồ uống

Tên đơn vị năng

lực

Đảm bảo an toàn thực phẩm

Mã đơn vị B1

Mô tả Đơn vị này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để áp dụng

nguyên tắc an toàn thực phẩm cơ bản trong khi chuẩn bị, xử lý và lưu

trữ thực phẩm trong gia đình.

Thành phần

năng lực

Tiêu chí thực hiện

1.Xác định các

quy định an toàn

thực phẩm trong

gia đình

1.1 Các yêu cầu về an toàn thực phẩm tại các khu vực chế biến, lưu

trữ trong gia đình phải được xác định.

1.2 Các thành phần thực phẩm an toàn phải được xác định, lên kế

hoạch và các yêu cầu về chế biến phải được phân công rõ ràng đối với

cá nhân có trách nhiệm (kể cả gia chủ).

2. Giữ gìn, đảm

bảo sức khỏe và

vệ sinh cá nhân

2.1 Mặc quần áo sạch sẽ và lựa chọn thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp.

2.2 Xác định và tuân thủ việc thực hành vệ sinh cá nhân trong việc

sắp xếp và lưu giữ thực phẩm.

2.3 Bất kỳ vấn đề sức khỏe cá nhân nào có khả năng gây rủi ro cho vệ

sinh an toàn thực phẩm phải được thông báo và phải phòng ngừa

trong việc xử lý và lưu trữ thực phẩm.

3. Chuẩn bị và lưu

trữ thực phẩm an

toàn

3.1 Xác định những nguy cơ có thể xảy ra ảnh hưởng đến sức khoẻ và

an toàn trong việc sắp xếp và lưu trữ thực phẩm.

3.2 Thông báo các mối nguy và áp dụng các biện pháp khi cần thiết,

có tham khảo ý kiến của người giám sát.

3.3 Phòng tránh thực phẩm bị nhiễm bẩn và nhiễm bẩn chéo bằng việc

áp dụng những cách đảm bảo vệ sinh.

3.4 Các loại thực phẩm đã được nấu chín và chưa chín phải được đóng

gói riêng và lưu trữ ở vị trí thích hợp.

3.5 Nơi nấu ăn, chuẩn bị, phục vụ và lưu trữ thức ăn phải được thường

xuyên lau dọn sạch sẽ.

4. Thải bỏ thức ăn

và rác an toàn

4.1 Thức ăn thừa bỏ đi được giữ tại một khu vực hoặc thùng chứa

riêng biệt.

4.2 Chất thải và đồ dơ bẩn khác phải được phân loại và bỏ thùng rác

đồng thời để xa thực phẩm sạch.

Page 17: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

10

Kỹ năng thiết yếu

- Xác định và sử dụng phương pháp lưu trữ và đóng gói khác nhau cho thực phẩm;

- Xác định và sử dụng phương pháp làm việc hợp vệ sinh;

- Xác định và lựa chọn trang phục, thiết bị bảo hộ phù hợp;

- Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh khu vực làm việc sạch sẽ;

- Lựa chọn và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường,

thực phẩm.

Kiến thức cần thiết

- Các nguyên tắc cơ bản về an toàn thực phẩm;

- Quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm trong việc chuẩn bị, xử lý và lưu trữ các loại

thực phẩm;

- Các bệnh khác nhau có thể lây lan trong xử lý và lưu trữ thực phẩm và cách phòng

tránh;

- Quy trình và cách thức xử lý thực phẩm thừa và chất thải thực phẩm an toàn;

- Các biện pháp đơn giản xử lý thực phẩm để tránh các mối nguy hiểm cơ bản gây ra

cho thực phẩm, ưu và nhược điểm tương ứng;

- Nguyên nhân thực phẩm có thể bị hỏng và cách phòng tránh.

Phạm vi áp dụng

Yêu cầu về an toàn thực phẩm có thể phát sinh khi:

- Nấu ăn và phục vụ món ăn;

- Vứt bỏ chất thải và rác thải vật liệu;

- Xác định các nhãn thực phẩm;

- Chuẩn bị nguyên liệu;

- Lưu trữ các thực phẩm chưa nấu chín và đã nấu chín.

Quy tắc an toàn thực phẩm cơ bản có thể bao gồm:

- Duy trì vệ sinh cá nhân khi lưu trữ và xử lý thực phẩm;

- Ngăn ngừa ô nhiễm, nhiễm chéo;

- Báo cáo và phòng ngừa nhiễm sâu bệnh;

- Xử lý an toàn chất thải;

- Xử lý và lưu trữ thực phẩm nấu chín và chưa chín một cách an toàn;

- Sử dụng các dụng cụ, thiết bị bảo hộ cá nhân.

Trang thiết bị bảo hộ cá nhân có thể bao gồm:

- Khẩu trang;

- Găng tay và tạp dề;

- Mũ, khăn trùm đầu;

- Giày bảo hộ.

Page 18: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

11

Thói quen vệ sinh cá nhân có thể bao gồm:

- Rửa tay thường xuyên đúng cách;

- Uống và sử dụng nước từ các nguồn an toàn;

- Duy trì vệ sinh cá nhân bao gồm cả móng tay sạch sẽ, tóc được cặp gọn gàng sạch

sẽ, mặc quần áo sạch;

- Các yêu cầu vệ sinh.

Các vấn đề sức khỏe cá nhân có thể bao gồm:

- Bệnh do tiếp xúc không khí;

- Vết cắt, vết bầm tím và vết thương hở;

- Bệnh do thực phẩm;

- Các bệnh truyền nhiễm.

Các nguy hại có thể bao gồm:

- Bụi trong không khí;

- Thực phẩm bị ô nhiễm;

- Rác thải;

- Các vật nhiễm bẩn như vải, khăn;

- Thiết bị và đồ dùng bẩn;

- Thiết bị, dụng cụ trong bếp làm việc sai lệch, gặp sự cố;

- Chuột và gián.

Các biện pháp có thể bao gồm:

- Các biện pháp khắc phục;

- Các biện pháp phòng ngừa.

Thói quen làm việc vệ sinh gồm:

- Tránh để tay chân bẩn tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nấu chín, tránh để thực

phẩm sống cạnh thực phẩm chính;

- Duy trì khu vực làm việc sạch và vệ sinh;

- Sử dụng nguyên liệu sạch;

- Rửa tay thường xuyên;

- Quần áo mặc sạch sẽ và thích hợp.

Thực phẩm chín và chưa nấu chín có thể bao gồm:

- Bánh mì, bánh ngọt, bánh quy;

- Thực phẩm sấy khô;

- Trứng và các sản phẩm từ sữa;

- Trái cây và rau quả;

- Thịt gia súc, gia cầm và tôm, cá;

- Gạo, ngũ cốc và đậu đỗ...

Đóng gói và lưu trữ có thể liên quan đến:

- Thực phẩm ở nhiệt độ phòng, ướp lạnh hoặc đông lạnh, ngâm;

- Đóng gói trong hộp, lọ, hộp đựng, túi, gói, thùng, bao tải.

Page 19: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

12

Thực phẩm được xác định để xử lý bỏ đi là:

- Hết hạn hoặc có mùi ôi thiu;

- Không phù hợp với người sử dụng;

- Đồ dùng một lần;

- Không an toàn hoặc bị nghi ngờ không an toàn.

Hƣớng dẫn đánh giá:

Để chứng tỏ khả năng trong đơn vị năng lực này người lao động phải đáp ứng tất cả các

tiêu chí thực hiệnvà các kỹ năng và yêu cầu kiến thức. Người lao động phải có khả năng:

- Xác định và lựa chọn trang phục, thiết bị bảo hộ chính xác và thích hợp;

- Xác định chính xác được các mối nguy hiểm liên quan đến thực phẩm và áp dụng

các biện pháp phòng ngừa bảo vệ;

- Thực hiện việc chế biến, lưu trữ thực phẩm và xử lý thực phẩm thừa, hỏng theo

đúng hướng dẫn và đặc điểm của từng loại thực phẩm.

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 20: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

13

B2- Chuẩn bị chế biến

Nhóm năng lực B Chế biến món ăn và đồ uống

Tên đơn vị năng

lực

Chuẩn bị chế biến

Mã đơn vị B2

Mô tả Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để lựa

chọn thực phẩm và lên thực đơn chuẩn bị thức ăn và nguyên liệu

đáp ứng sở thích, các yêu cầu của gia chủ.

Thành phần năng

lực

Tiêu chí thực hiện

1. Lên thực đơn 1.1. Những yêu cầu về các bữa ăn hàng ngày của gia chủ được lấy ý

kiến của gia chủ theo từng ngày, từng tuần.

1.2. Thực đơn món ăn cơ bản được thay đổi phù hợp và được trao

đổi, xác nhận với gia chủ.

1.3. Nhu cầu ăn kiêng đặc biệt được xác định theo yêu cầu.

2. Lựa chọn thực

phẩm

2.1. Thực phẩm được lựa chọn và mua theo thực đơn đã được xác

định.

2.2. Thực phẩm được lựa chọn đảm bảo chất lượng và an toàn vệ

sinh, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

3. Chuẩn bị dụng

cụ chế biến thực

phẩm

3.1. Các thiết bị, dụng cụ phù hợp cho việc chế biến theo thực đơn

đã lựa chọn cần được xác định.

3.2. Các thiết bị, dụng cụ cần thiết để chế biến các loại thực phẩm

theo thực đơn đã lựa chọn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Kỹ năng thiết yếu

- Giao tiếp với gia chủ để tìm hiểu sở thích của họ và yêu cầu chế độ ăn uống;

- Lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện theo các bước khác nhau liên quan đến việc

chuẩn bị thức ăn;

- Chuẩn bị thực phẩm cơ bản;

- Cân,đo, tính toán, ước lượng thành phần, số lượng khẩu phần ăn;

- Xác định cách thức và thời gian nấu.

Kiến thức cần thiết

- Các loại nguyên liệu được sử dụng để chuẩn bị cho quá trình nấu theo đúng loại và

khối lượng thích hợp;

- Cách sử dụng các thiết bị chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn và hiệu quả;

- Kỹ thuật xử lý thực phẩm an toàn;

Page 21: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

14

Phạm vi áp dụng

Yêu cầu bữa ăn hàng ngày có thể bao gồm:

- Sự khác biệt trong loại thực phẩm được nấu chín theo nhóm tuổi và sự ưa thích của

khách hàng;

- Thời gian và tần suất của các bữa ăn.

Thực đơn cơ bản có thể bao gồm:

- Khai vị;

- Ăn sáng;

- Nước ép và xay;

- Cơm, mì ăn liền;

- Bánh mỳ…;

- Súp.

- Các món sau đây được lựa chọn phục vụ theo từng gia đình:

- Món trứng cơ bản;

- Cá và/hoặc hải sản các món ăn cơ bản;

- Thịt gia súc, gia cầm và các món ăn cơ bản;

- Món tráng miệng và các món bánh đơn giản;

- Nước sốt đơn giản.

Nhu cầu ăn kiêng đặc biệt có thể bao gồm các món ăn đặc biệt phụ thuộc:

- Yêu cầu văn hóa và tôn giáo;

- Sức khỏe và yêu cầu dinh dưỡng.

Thiết bị và đồ dùng có thể bao gồm:

- Thiết bị làm bánh cơ bản như khuôn mẫu, hình, máy cắt, hộp thiếc đựng bánh;

- Máy xay sinh tố, máy ép, máy đánh trứng;

- Thiết bị nấu ăn bao gồm bếp gas, bếp điện, bếp từ, bếp cảm ứng;

- Tủ lạnh và tủ đá;

- Cân nhà bếp và nhiệt kế;

- Dao và thớt;

- Lò nướng, nồi hơi, lò chiên nhúng, lò vi sóng;

- Chậu và chảo phù hợp với các phương pháp nấu ăn khác nhau và lượng thức ăn

được nấu chín;

- Thìa, đũa, dĩa.

Chuẩn bị nguyên liệu để nấu ăn có thể bao gồm:

- Làm sạch và chuẩn bị mì, gạo, mì phở và các loại ngũ cốc;

- Làm sạch và chuẩn bị rau củ và trái cây;

- Chuẩn bị và cắt ra từng phần cá và hải sản;

- Chuẩn bị và cắt ra từng phần thịt gia súc và gia cầm;

- Chuẩn bị bột nhão, vỏ phủ ngoài và dầu ăn;

- Chuẩn bị các loại gia vị, đồ trang trí và nước sốt.

Page 22: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

15

Hƣớng dẫn đánh giá:

Để chứng tỏ khả năng trong đơn vị năng lực này người lao động phải đáp ứng tất cả các

tiêu chí thực hiện và các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Người lao động phải có khả

năng:

- Lên được những thực đơn đa dạng, đảm bảo an toàn và đầy đủ chất dinh dưỡng

theo cách cơ bản;

- Lựa chọn các nguyên liệu và đồ dùng thích hợp.

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 23: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

16

B3 - Chế biến món ăn và đồ uống

Nhóm năng lực B Chế biến món ăn và đồ uống

Tên đơn vị năng

lực

Chế biến món ăn và đồ uống theo thực đơn

Mã đơn vị B3

Mô tả Đơn vị này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện

việc chế biến món ăn và đồ uống theo thực đơn đã được lựa chọn phù

hợp yêu cầu gia chủ và đảm bảo an toàn.

Thành phần

năng lực

Tiêu chí thực hiện

1.Chế biến món

ăn

1.1 Món ăn được chế biến đảm bảo theo đúng thực đơn, yên cầu của

gia chủ.

1.2 Món ăn đảm bảo về mầu sắc và hương vị theo yêu cầu của gia

chủ.

1.3 Yêu cầu ăn kiêng đặc biệt được xác định và chế biến.

2.Chế biến đồ

uống

2.1 Đồ uống được chế biến đảm bảo theo đúng thực đơn, yên cầu của

gia chủ.

2.2 Đồ uống đảm bảo về màu sắc và hương vị theo yêu cầu của gia

chủ.

2.3 Yêu cầu ăn kiêng đặc biệt được xác định và phục vụ.

3.Dọn/dẹp sơ bộ 3.1 Các thiết bị, dụng cụ dùng sau khi chế biến được vệ sinh sơ bộ và

đúng cách.

3.2. Các thực phẩm dư thừa, rác trong quá trình chế biến được lưu trữ

và xử lý sơ bộ đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Kỹ năng thiết yếu

- Xác định yêu cầu an toàn về thực phẩm, vệ sinh, cá nhân trong quá trình nấu ăn;

- Đọc và hiểu công thức nấu ăn, danh mục các thực phẩm, gia vị để nấu thức ăn và

hướng dẫn của nhà sản xuất trên thiết bị và nguyên liệu sử dụng trong khi nấu thực

phẩm;

- Xử lý được các vấn đề trong quá trình đang nấu thức ăn, chế biến đồ uống;

- Cân và đo thành phần, tính toán số lượng khẩu phần ăn và xác định thời gian nấu

và nhiệt độ nấu thực phẩm.

Page 24: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

17

Kiến thức cần thiết

- Đặc điểm của các loại thực phẩm khác nhau và các phương pháp thích hợp để nấu

chúng;

- Các phương pháp nấu ăn cơ bản ;

- Các loại nguyên liệu được sử dụng trong việc chuẩn bị nấu các món ăn và khối

lượng thích hợp;

- Thiết bị được sử dụng trong quá trình nấu thực phẩm, cách sử dụng các thiết bị một

cách an toàn và yêu cầu bảo trì;

- Kỹ thuật xử lý thực phẩm an toàn.

Phạm vi áp dụng

Yêu cầu bữa ăn hàng ngày có thể bao gồm:

- Sự khác biệt trong loại thực phẩm được nấu chín theo nhóm tuổi và sở thích của

gia chủ;

- Thời gian và tần suất của các bữa ăn.

Thực đơn cơ bản có thể bao gồm:

- Khai vị;

- Ăn sáng;

- Nước ép và xay;

- Cơm, mì ăn liền, bánh mỳ;

- Bánh ngọt và thức ăn cầm tay;

- Súp.

- Các món sau đây được lựa chọn phục vụ theo tùy từng gia đình:

- Món trứng cơ bản;

- Cá và/hoặc hải sản các món ăn cơ bản;

- Thịt gia cầm và các món ăn cơ bản;

- Món tráng miệng và các món bánh đơn giản;

- Nước sốt đơn giản.

Nhu cầu ăn kiêng đặc biệt có thể bao gồm các món ăn đặc biệt nấu cụ thể theo:

- Yêu cầu văn hóa và tôn giáo;

- Sức khỏe và yêu cầu dinh dưỡng.

Thiết bị và đồ dùng có thể bao gồm:

- Thiết bị làm bánh cơ bản như khuôn mẫu, hình, máy cắt, hộp thiếc đựng bánh;

- Máy xay sinh tố, máy ép, máy đánh trứng;

- Thiết bị nấu ăn bao gồm bếp gas, bếp điện, bếp từ, bếp cảm ứng;

- Tủ lạnh và tủ đá;

- Cân nhà bếp và nhiệt kế;

- Dao và thớt;

- Lò nướng, nồi hơi, lò chiên nhúng, lò vi sóng;

Page 25: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

18

- Chậu và chảo phù hợp với các phương pháp nấu ăn khác nhau và lượng thức ăn

được nấu chín;

- Thìa, đũa, dĩa.

Phương pháp nấu ăn có thể bao gồm:

- Nướng;

- Chần;

- Đun sôi/luộc;

- Chiên (chiên dầu, áp chảo);

- Rang;

- Hấp (hấp trực tiếp, hấp cách thủy).

Kỹ thuật xử lý thực phẩm an toàn có thể bao gồm:

- Duy trì vệ sinh khi lưu trữ và xử lý thực phẩm;

- Ngăn ngừa nhiễm bẩn, nhiễm bẩn chéo;

- Xử lý an toàn chất thải, thực phẩm thừa;

- Xử lý và lưu giữ an toàn thực phẩm chưa chín và đã chín;

- Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân.

Hƣớng dẫn đánh giá:

Để chứng tỏ khả năng trong đơn vị này người lao động phải đáp ứng tất cả các tiêu chí

thực hiện và các kỹ năng và yêu cầu kiến thức. Người lao động phải có khả năng:

- Nấu ăn nhiều loại thức ăn từ các mục thực đơn cơ bản;

- Chế biến được những đồ uống cơ bản hàng ngày;

- Lựa chọn các phương pháp nấu ăn, nguyên liệu và đồ dùng thích hợp.

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 26: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

19

B4 - Phục vụ thực phẩm và đồ uống

Nhóm năng lực B Chế biến món ăn và đồ uống

Tên đơn vị năng lực Phục vụ thức ăn và đồ uống

Mã đơn vị B4

Mô tả Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để

phục vụ đồ ăn và đồ uống tại nhà.

Thành phần năng

lực

Tiêu chí thực hiện

1. Chuẩn bị bàn ăn

theo yêu cầu gia chủ

1.1. Khu vực ăn uống được dọn, giữ gìn sạch sẽ, đảm bảo an toàn,

thoải mái.

1.2. Đồ dùng sử dụng khi ăn được đảm bảo sạch sẽ.

2. Phục vụ thức ăn và

đồ uống theo thứ tự

phù hợp

2.1. Xác định và xác nhận lại sở thích trình bày khu vực ăn uống

của gia chủ.

2.2. Khăn trải bàn sạch được đặt trên các bàn cùng với các loại

khăn ăn, giấy ăn.

2.3. Đồ dùng thích hợp với các loại thực phẩm và các dịp (nếu

cần) được cung cấp.

2.4. Gia vị cần thiết được đặt trên bàn.

2.5. Chén cốc phù hợp với loại đồ uống được đặt trên bàn.

2.6. Kiểm tra nhiệt độ và tình trạng thức ăn, đồ uống được phục

vụ.

2.7. Đồ ăn, nước uống được phục vụ theo thứ tự yêu cầu.

3. Dọp dẹp, làm sạch

bàn ăn

3.1. Thức ăn thừa và dụng cụ được sử dụng phải được dọn sạch ở

bàn ăn và phân loại.

3.2. Khu vực ăn uống cần được lau chùi làm sạch.

Các kỹ năng thiết yếu

- Kỹ năng giao tiếp để chia sẻ sở thích của gia chủ về ẩm thực và ăn uống;

- Các kỹ năng lên kế hoạch,chuẩn bị công cụ chế biến và sắp xếp khu vực phòng ăn

trước khi chế biến thức ăn;

- Kỹ thuật xử lý chất thải và cân nhắc về vệ sinh liên quan đến bầy thực phẩm.

Kiến thức cần thiết

- Các phong cách bố trí, trình bày thực phẩm, đồ uống khác nhau;

- Phục vụ thực phẩm và đồ uống an toàn, cơ bản hợp vệ sinh.

Page 27: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

20

Phạm vi áp dụng

Các dụng cụ cần bầy trên bàn ăn có thể bao gồm:

- Gia vị và hộp đựng gia vị;

- Bát đĩa – đồ sành phẳng và đồ sứ;

- Dao kéo - dao, thìa và dĩa;

- Đĩa, đĩa gỗ nắp đậy và vung;

- Cốc thủy tinh đối với đồ uống có cồn và không có cồn;

- Khăn ăn;

- Đồ dùng phục vụ;

- Các thiết bị làm trà, cà phê ;

Bố trí bàn ăn thích hợp có thể liên quan đến:

- Sử dụng khăn trải bàn, khăn ăn và khăn lau sạch sẽ

- Sử dụng đồ dùng sạch sẽ và dao kéo phù hợp với loại thức ăn, thời gian ăn uống

cũng như những ngày lễ sao cho phù hợp

- Sử dụng các cách bố trí bàn ăn khác nhau tùy theo từng loại thực phẩm, thời gian

ăn uống và những ngày lễ một cách phù hợp

Tiêu chuẩn có thể bao gồm:

- Kỹ thuật phục vụ và phong cách cơ bản được vận dụng từ ngành công nghiệp dịch

vụ thực phẩm và đồ uống

- Phong cách và kỹ thuật phục vụ dựa trên phong tục văn hóa, xã hội và tôn giáo

Loại đồ uống có thể bao gồm:

- Cồn và không cồn

- Nóng và nguội

Hƣớng dẫn đánh giá:

Để chứng tỏ khả năng trong đơn vị này người lao động phải đáp ứng tất cả các tiêu chí

thực hiện và các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Người lao động phải có khả năng:

- Làm theo hướng dẫn để hoàn thành các bước khác nhau của công việc;

- Phục vụ thức ăn và đồ uống theo đúng quy trình và đúng thứ tự;

- Lập một bảng kế hoạch cho việc lựa chọn các món ăn, đồ uống theo các dịp lễ.

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 28: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

21

B5 - Làm sạch và giữ vệ sinh các khu vực: chế biến, cất giữ và bảo quản thực phẩm

Nhóm năng lực B Chế biến món ăn và đồ uống

Tên đơn vị năng

lực

Làm sạch và giữ vệ sinh khu vực: chế biến, cất giữ và bảo quản

thực phẩm

Mã đơn vị B5

Mô tả Đơn vị này mô tả các kỹ năng, kiến thức cần thiết cho việc làm

sạch và giữ vệ sinh khu vực: chế biến, cất giữ, bảo quản thực phẩm

trong một gia đình.

Thành phần năng

lực

Tiêu chí thực hiện

1.Xác định yêu cầu

làm sạch và chuẩn

bị dụng cụ và vật

liệu để làm sạch

1.1 Yêu cầu làm sạch ở các khu vực trong gia đình nơi thực phẩm

được chuẩn bị, phục vụ và được lưu trữ phải được xác định.

1.2 Các công việc phải thực hiện để làm sạch được xác định, lên kế hoạch.

1.3 Các thiết bị và phương pháp làm sạch được xác định và lựa

chọn phù hợp

1.4 Xác định chất làm sạch phù hợp với nhiệm vụ được xác định.

1.5 Các thiết bị bảo hộ cá nhân có liên quan đến nhiệm vụ làm sạch

được chuẩn bị.

2. Làm sạch và giữ

gìn vệ sinh

2.1 Tất cả chất thải thực phẩm và rác được bỏ vào nơi quy định

(thùng rác, thùng chứa).

2.2 Bát đĩa, dao kéo và các thiết bị nấu nướng được làm sạch và để

xa dầu mỡ, bụi bẩn và mùi khó chịu.

2.3 Vải/khăn lau, thảm, khăn ăn được làm sạch và bổ sung khi cần thiết.

2.4 Sàn nhà, bề mặt, nhà bếp và khu vực nấu ăn được làm sạch.

2.5 Kệ và tủ trong khu vực lưu trữ được kiểm tra và làm sạch.

2.6 Các chất tẩy rửa và các thiết bị được sử dụng theo đúng hướng

dẫn của nhà sản xuất và được bổ sung khi cần thiết.

3.Sắp xếp, cất giữ

dụng cụ

3.1 Các chất tẩy rửa được lưu trữ ở những nơi được quy định của gia chủ.

3.2 Các thiết bị, dụng cụ cần phải được vệ sinh sơ bộ và lưu trữ ở vị

trí phù hợp theo quy định của gia chủ.

Page 29: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

22

Kỹ năng thiếu yếu

- Xử lý sơ bộ rác thải sinh hoạt theo loại;

- Xác định và phân biệt các nhu cầu làm vệ sinh;

- Xác định các phương pháp và thiết bị làm sạch thích hợp;

- Sử dụng các chất tẩy rửa khác nhau;

- Sử dụng các phương pháp làm sạch khác nhau.

Kiến thức cần thiết

- Các cách để thực hiện việc làm sạch hộ gia đình và ưu nhược điểm tương ứng;

- Kiến thức về các loại chất tẩy rửa sử dụng trong gia đình;

- Thủ tục xử lý an toàn các chất thải gia dụng,chất tẩy rửa khác nhau.

Phạm vi áp dụng

Khu vực chuẩn bị thức ăn, lưu trữ và nơi ăn có thể bao gồm:

- Phòng ăn;

- Nhà bếp, nhà bếp;

- Tủ để đồ ăn, phòng lưu trữ, tủ lạnh và tủ đông lạnh.

Yêu cầu vệ sinh có thể bao gồm làm sạch:

- Thảm và thảm chùi chân;

- Điện, bếp gas và lò nướng;

- Bề mặt sàn như gỗ, gạch…;

- Máy trộn thực phẩm;

- Tủ lạnh và tủ đá;

- Đồ nội thất;

- Lò vi sóng;

- Chảo rán/dụng cụ nấu ăn;

- Cửa sổ, khung và tấm kính;

Trang thiết bị bảo hộ cá nhân có thể bao gồm:

- Khẩu trang;

- Găng tay và tạp dề;

- Túi, khăn bảo vệ tóc;

- Giày bảo hộ.

Thiết bị sử dụng làm sạch có thể bao gồm:

- Thiết bị quét bằng tay, thiết bị lau nhà, máy hút bụi…

Các chất tẩy rửa có thể bao gồm:

- Chất tẩy rửa axit và kiềm, chất khử trùng, tẩy nhờn, thuốc tẩy,…

Page 30: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

23

Hƣớng dẫn đánh giá:

Để chứng tỏ khả năng trong đơn vị năng lực này người lao động phải đáp ứng tất cả tiêu

chí thực hiện và các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Người lao động phải có khả năng:

- Xác định đúng nhu cầu làm sạch;

- Lựa chọn chất tẩy rửa phù hợp, phương pháp làm sạch và trang thiết bị thích hợp;

- Thực hiện các nhiệm vụ làm sạch theo hướng dẫn và đảm bảo kỹ thuật.

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 31: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

24

NHÓM NĂNG LỰC C – LAU, DỌN NHÀ VÀ SÂN VƢỜN

C1 - Lau dọn khu vực phòng ngủ và phòng khách

Nhóm năng lực C Lau,dọn nhà và sân vƣờn

Tên đơn vị năng

lực

Lau dọn khu vực phòng ngủ và phòng khách

Mã đơn vị C1

Mô tả Đơn vị này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để lau dọn và

giữ vệ sinh phòng ngủ và phòng khách.

Thành phần

năng lực

Tiêu chí thực hiện

1. Chuẩn bị để lau

dọn

1.1. Xác định được các yêu cầu về lau dọn phòng ngủ và phòng

khách.

1.2. Các bước, nội dung của việc lau dọn được xác định, lên kế hoạch

đồng thời các tiêu chuẩn thực hiện được xác định rõ ràng với những

người có liên quan như chủ nhà hoặc người giám sát công việc.

1.3. Các thiết bị, dụng cụ, chất tẩy rửa dùng cho quá trình lau dọn cần

được xác định và lựa chọn.

1.4. Các dụng cụ bảo hộ lao động liên quan đến quá trình lau dọn cần

được xác định và trang bị đầy đủ.

2. Lau dọn phòng

ngủ

2.1. Bề mặt sàn nhà được làm sạch và thảm được hút bụi nếu cần.

2.2. Nội thất và đồ đạc được làm sạch bằng cách sử dụng các phương

pháp và vật liệu thích hợp.

2.3. Giường và võng ngủ được lau dọn; ga, khăn, chăn bẩn cần được

thay và làm sạch.

3. Lau dọn phòng

khách

3.1.Bề mặt sàn nhà được làm sạch và thảm được hút bụi nếu cần.

3.2. Nội thất và đồ đạc được làm sạch bằng các phương pháp và vật

liệu thích hợp.

3.3. Nệm ghế, ga bọc ghế được làm sạch bằng các phương pháp và

vật liệu an toàn, thích hợp.

4. Làm sạch, cất

giữ dụng cụ, thiết

bị lau dọn

4.1. Chất bẩn, chất thải, rác từ quá trình lau dọn cần phải được phân

loại và để vào nơi quy định.

4.2. Thiết bị, dụng cụ lau dọn được làm sạch, sấy khô, kiểm tra và

lưu trữ ở những khu vực nhất định.

4.3.Các chất, vật liệu cho tẩy rửa cần được bổ sung khi cần.

Page 32: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

25

Kỹ năng thiết yếu

- Xử lý rác thải gia đình theo phân loại và yêu cầu về an toàn;

- Xác định phương pháp, thiết bị làm sạch an toàn và phù hợp;

- Kiểm tra các điều kiện của phòng và xác định yêu cầu làm sạch;

- Sử dụng các chất tẩy rửa và nguồn cung cấp phù hợp với việc làm sạch phòng ngủ

và phòng khách;

- Sử dụng phương pháp làm sạch khác nhau thích hợp với phòng ngủ, phòng khách

cũng như các bước làm sạch giường và ga giường.

Kiến thức cần thiết

- Các cách để thực hiện công việc làm sạch, ưu nhược điểm và các yêu cầu tương

ứng của từng phương pháp;

- Các loại hình khác nhau của nhu cầu làm sạch trong một không gian gia đình;

- Các loại cần làm sạch khác nhau và phương pháp làm sạch tương ứng;

- Quy trình xử lý an toàn với chất thải gia dụng;

- Quy trình xử lý các loại chất tẩy rửa và hóa chất.

Phạm vi áp dụng

Yêu cầu làm sạch

Yêu cầu làm sạch phòng ngủ bao gồm:

- Khăn trải giường, áo gối, mềm, thảm, sàn nhà và các bề mặt khác như gạch, sứ;

- Cửa sổ khung và tấm kính.

Khu vực làm sạch phòng khách bao gồm

- Thảm, rèm, sàn nhà và các bề mặt khác như gỗ gạch…;

- Nệm ghế bao gồm các loại ghế sofa giường và ghế bành, cửa sổ khung và tấm kính.

Thiết bị làm sạch bao gồm:

- Thiết bị quét tay, thiết bị lau nhà, máy hút bụi

Các chất tẩy rửa bao gồm

- Chất tẩy rửa tự nhiên, chất tẩy rửa có gốc kiềm và axít, khử trùng

Dụng cụ, thiết bị lau dọn có thể bao gồm

- Thiết bị quét, thiết bị lau nhà, máy hút bụi…

- Cây lau nhà, vải, miếng xốp, chai xịt, xô, khăn lau.

Trang thiết bị bảo hộ cá nhân bao gồm

- Khẩu trang, găng tay và tạp giề

Page 33: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

26

Hƣớng dẫn đánh giá

Để chứng tỏ năng lực trong đơn vị này, người lao động phải đáp ứng được được các tiêu

chí thực hiện và các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng. Người lao động phải có khả năng:

- Lựa chọn thiết bị, dụng cụ và phương pháp lau dọn thích hợp;

- Lựa chọn chất tẩy rửa và vật liệu một cách phù hợp;

- Xác định chính xác nhu cầu về lau dọn;

- Thực hiện nhiệm vụ lau dọn theo hướng dẫn và theo đặc điểm.

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 34: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

27

C2 - Lau dọn khu vực phòng tắm và nhà vệ sinh

Nhóm năng lực C Lau,dọn nhà và sân vƣờn

Tên đơn vị năng

lực

Lau dọn khu vực phòng tắm và nhà vệ sinh

Mã đơn vị C2

Mô tả Đơn vị năng lực này mô tả những kiến thức, kỹ năng và những kết

quả yêu cầu trong việc thực hiện lau dọn khu vực phòng tắm và nhà

vệ sinh.

Thành phần

năng lực

Tiêu chí thực hiện

1. Chuẩn bị lau

dọn

1.1.Nhà vệ sinh, phòng tắm được kiểm tra theo các yêu cầu lau dọn.

1.2.Các thiết bị, dụng cụ, chất tẩy rửa, vật dụng để thực hiện lau dọn

được lựa chọn phù hợp. Các chất tẩy rửa được pha loãng phù hợp

với các yêu cầu về lau dọn.

1.3. Tình trạng làm việc của thiết bị lau dọn được kiểm tra.

1.4. Các dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động được lựa chọn và sử

dụng thích hợp.

2.Lau dọn khu vực

phòng tắm và nhà

vệ sinh

2.1. Tất cả các bề mặt đồ đạc và phụ kiện được làm sạch.

2.2. Các bề mặt đồ đạc phụ kiện bị hư hỏng hoặc bị vỡ cần báo với

gia chủ.

3.Làm sạch và cất

giữ dụng cụ

3.1. Đồ bẩn, chất thải, bụi bẩn được làm sạch .

3.2. Thiết bị vệ sinh được làm sạch sấy khô kiểm tra và lưu trữ theo

yêu cầu của gia chủ.

3.3. Bổ sung chất làm sạch, hóa chất vật tư khi cần thiết.

Kỹ năng thiết yếu

- Xác định và sử dụng chính xác các dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động cá nhân;

- Xác định các yêu cầu ưu tiên cần làm sạch trong nhà tắm và nhà vệ sinh;

- Xác nhận yêu cầu an toàn của cá nhân khi thực hiện làm sạch;

- Xác định và báo cáo các hư hỏng trong nhà tắm và nhà vệ sinh.

Page 35: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

28

Kiến thức cần thiết

- Các loại bề mặt khác nhau cần làm sạch;

- Các loại chất tẩy rửa và nồng độ của chúng khi sử dụng;

- Các loại thiết bị làm sạch khác nhau cần được yêu cầu và sử dụng thích hợp;

- Các phương pháp an toàn và bảo vệ các loại thiết bịsử dụng trong khi làm sạch

nhà vệ sinh và nhà tắm;

- Tiêu chuẩn làm sạch khác nhau giữa các khu vực cần làm sạch khác nhau như

trong nhà tắm và nhà vệ sinh.

Phạm vi áp dụng

Yêu cầu làm sạch

Yêu cầu làm sạch nhà vệ sinh bao gồm

- Bệ ngồi, nắp nhựa bồn cầu, thùng giật nước;

- Bồn tiểu đứng.

Yêu cầu làm sạch nhà tắm bao gồm

- Vòi hoa sen khu vực tắm;

- Bồn tắm, lỗ thoát nước bồn tắm;

- Bình nước nóng;

- Bồn rửa mặt.

Thiết bị làm sạch và vật liệu cung cấp bao gồm

- Làm mát không khí khử mùi;

- Túi đựng rác;

- Miếng xốp, giẻ lau sàn, khăn lau, bàn chải, chổi;

- Gạc vệ sinh, thuốc khử trùng.

Các chất tẩy rửa có thể bao gồm

- Chất tẩy vết bẩn, đánh bóng sàn nhà, chất tẩy rửa lỏng và bột, bột thông tắc.

Trang thiết bị bảo hộ cá nhân có thể bao gồm:

- Khẩu trang;

- Giày dép;

- Găng tay và tạp dề /đồng phục.

Bề mặt làm sạch có thể bao gồm:

- Thủy tinh, thép không gỉ, đá granit, đá cẩm thạch, thạch cao, giấy dán tường, gỗ

kín, đồng thau, gốm, kim loại, nhựa, gạch, gốm sứ.

Page 36: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

29

Đồ đạc và phụ kiện có thể bao gồm:

- Vòi hoa sen, vòi nước, xà phòng, ống vòi sen, gạch, cửa, cửa ra vào / rèm, cửa sổ,

khay đựng dầu gội, buồng tắm / kệ / tủ, tường, sàn / thảm và khăn mặt;

- Vòi nước bên trong phòng tắm, chậu và chậu vệ sinh, phòng tắm bên ngoài, các

lưu vực và chậu vệ sinh, gạch, bề mặt sàn và tường, , bàn, gương, tay nắm cửa và

công tắc đèn.

Hƣớng dẫn đánh giá

Để chứng tỏ năng lực trong đơn vị này, người lao động phải đáp ứng được được các tiêu

chí thực hiện và các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng. Người lao động phải có khả năng:

- Lựa chọn thiết bị, dụng cụ và phương pháp lau dọn thích hợp;

- Lựa chọn chất tẩy rửa và vật liệu một cách phù hợp;

- Xác định chính xác nhu cầu về lau dọn

- Thực hiện nhiệm vụ lau dọn theo hướng dẫn và theo đặc điểm của từng yêu cầu

về lau dọn

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 37: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

30

C3 - Quét, dọn sân vƣờn

Nhóm năng lực C Lau,dọn nhà và sân vƣờn

Tên đơn vị năng

lực

Quét, dọn sân vƣờn

Mã đơn vị C3

Mô tả Đơn vị năng lực này mô tả những kiến thức, kỹ năng và những kết

quả yêu cầu trong việc thực hiện lau dọn khu vực sân, vườn

Thành phần

năng lực

Tiêu chí thực hiện

1. Chuẩn bị quét

dọn

1.1.Sân, vườn được kiểm tra theo các yêu cầu lau dọn

1.2. Các thiết bị, dụng cụ, chất tẩy rửa, vật dụng để thực hiện quét

dọn sân vườn được lựa chọn phù hợp.

1.3. Điều kiện làm việc của thiết bị quét, dọn được kiểm tra

1.4. Các dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động được lựa chọn và sử

dụng thích hợp

2.Quét, dọn sân

vườn

2.1.Sân và vườn được dọn sạch tất cả các vị trí

2.2.Cỏ và một số cây mọc dại cần được làm sạch theo yêu cầu gia chủ

3.Thu gom rác 3.1. Đồ bẩn, chất thải, bụi bẩn từ quá trình quét dọn, làm sạch được

xử lý một cách an toàn và hợp vệ sinh đảm bảo an toàn với môi

trường

3.2. Các chất thải, chất bẩn được thu gom và để đúng nơi quy định

4.Làm sạch và cất

giữ dụng cụ

4.1. Thiết bị về sinh được làm sạch sấy khô kiểm tra và lưu trữ theo

yêu cầu của họ

4.2. Bổ sung chất làm sạch, hóa chất vật tư khi cần thiết

Kỹ năng thiết yếu

- Xác định và sử dụng một cách chính xác những dụng cụ, hóa chất cần thiết; đồ

bảo hộ lao động

- Xác định các yêu cầu ưu tiên cần quét dọn sân vườn

- Xác nhận yêu cầu an toàn cá nhân khi làm sạch

Kiến thức cần thiết

- Sự khác nhau về các bề mặt cần làm sạch tại sân vườn

- Các loại chất tẩy rửa để sử dụng

- Các loại thiết bị làm sạch và cách sử dụng

- Tiêu chuẩn vệ sinh sân vườn

Page 38: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

31

Phạm vi áp dụng

Yêu cầu làm sạch sân, vườn bao gồm

- Bề mặt sân,vườn, các góc có vòi nước, thùng rác.

- Cánh cổng, nhà xe…

Thiết bị làm sạch và vật liệu cung cấp bao gồm

- Làm mát không khí khử mùi

- Túi đựng rác

- Miếng xốp, giẻ lau sàn, khăn lau,bàn chải, chổi

- Hóa chất tẩy rửa

Các chất tẩy rửa có thể bao gồm

- Các hóa chất để đánh bóng sàn, chất tẩy rửa lỏng và bột

Trang thiết bị bảo hộ cá nhân có thể bao gồm:

- Khẩu trang

- Giày dép

- Găng tay và tạp dề / đồng phục

Bề mặt có thể bao gồm:

- Đá granit, gạch lát, đá cẩm thạch, gạch, gốm sứ.

Đồ đạc và phụ kiện có thể bao gồm:

- Gạch, cửa, cửa ra vào, chậu cây cảnh…

- Vòi nước, công tắc đèn, võng đu..

Hƣớng dẫn đánh giá

Để chứng tỏ năng lực của mình, người lao động phải đáp ứng được tất cả các tiêu chí

thực hiện và các yêu cầu về kỹ năng, thiết thức cần thiết và các yêu cầu khác. Người lao

động có khả năng :

- Sử dụng các phương pháp thích hợp để quét dọn sân vườn;

- Kiểm tra tổng quan sân vườn và các yêu cầu cần dọn dẹp.

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 39: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

32

NHÓM NĂNG LỰC D – GIẶT, LÀ

D1 - Giặt đồ

Nhóm năng lực D Giặt, là

Tên đơn vị năng

lực

Giặt đồ

Mã đơn vị D1

Mô tả Đơn vị này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để phân loại,

giặt ướt và giặt khô và phơi khô quần áo, chăn, ga, đệm …trong gia

đình.

Thành phần

năng lực

Tiêu chí thực hiện

1.Thu gom và

phân loại đồ

1.1. Quần áo, đồ cần giặt được thu gom và phân loại một cách phù

hợp để thực hiện các chế độ giặt khác nhau.

1.2. Các dụng cụ thu gom và phân loại quần áo được đặt lại đúng

chỗ quy định và hợp lý.

2. Xác định chất

giặt tẩy, thiết bị sử

dụng cho việc giặt

đồ

2.1. Các chất giặt tẩy được xác định và lựa chọn phù hợp với từng

loại đồ giặt, có nguồn gốc và hướng dẫn sử dụng rõ ràng.

2.2. Các chất giặt tẩy được kiểm tra, bổ sung về số lượng khi cần

thiết.

3.Giặt đồ 3.1.Thiết bị giặt được vận hành phù hợp với đồ được giặt theo

hướng dẫn.

3.2.Các vết bẩn của quần áo, đồ cần giặt được làm sạch theo quy

trình cần thiết.

3.3.Kiểm tra các vết bẩn trên quần áo, đồ giặt và các vết bẩn được

xử lý bằng quy trình chính xác.

4.2.Khu vực giặt được dọn dẹp, vật tư và thiết bị được lưu trữ ở nơi

dành riêng cho chúng.

4. Phơi đồ 4.1.Đồ giặt xong được mang đi phơi nắng hoặc sấy khô bằng máy

đúng thời gian và quy trình để loại bỏ được bụi bẩn và mùi hôi.

4.2. Quần áo, đồ giặt được làm khô theo đúng hướng dẫn và quy

định (nếu có).

5. Thu gom đồ 5.1. Quần áo, đồ giặt khô được thu gom đúng thời điểm theo yêu

cầu.

5.2. Quần áo, đồ giặt được phân loại một cách phù hợp và cất giữ

đúng chỗ quy định theo yêu cầu gia chủ.

Page 40: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

33

Kỹ năng thiết yếu

- Xác định cách sử dụng và nồng độ hóa chất tẩy rửa phù hợp với từng chất liệu

quần áo và thiết bị;

- Xác định yêu cầu về an toàn cá nhân trong quá trình giặt, là đồ;

- Đọc hiểu hướng dẫn của nhà sản xuất trên các loại vải để xác định thiết bị giặt là

và hóa chất phù hợp;

- Xử lý các loại vết bẩn khác nhau trên nhiều loại vải;

- Sử dụng các loại thiết bị, vật tư cần thiết để thực hiện quy trình giặt.

Kiến thức cần thiết

- Các vấn đề về vệ sinh an toàn sức khỏe với các loại vải giặt, các thiết bị giặt là,

hóa chất sử dụng cho quá trình giặt;

- Các phương pháp xử lý và bảo quản các hóa chất giặt;

- Các loại vết bẩn và các phương pháp loại bỏ vết bẩn;

- Các loại vải và yêu cầu làm sạch và sấy khô của từng loại.

Phạm vi áp dụng

Thiết bị giặt có thể bao gồm

- Chậu;

- Máy giặt;

- Máy sấy.

Dụng cụ dùng cho việc giặt là và vật tư gồm

- Bàn chải và thiết bị trợ giúp việc giặt;

- Thiết bị bảo hộ cá nhân gồm găng tay,khẩu trang, lưới bao tóc;

- Chất tẩy màu, chất tẩy rửa,thuốc tẩy và tất cả các chất tẩy khác;

- Các chất tẩy vải như chất rửa làm mềm vải, thuốc tẩy clo.

Hƣớng dẫn đánh giá

Để chứng tỏ năng lực trong đơn vị năng lực này người lao động phải đáp ứng tất cả các

tiêu chí thực hiện, những yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Người lao động phải có khả

năng:

- Hoàn tất quá trình giặt đúng quy định và hiệu quả;

- Vận hành thiết bị giặt một cách an toàn, sử dụng đầy đủ các quy trình có sẵn;

- Thu gom quần áo, đồ giặt đúng nơi quy định.

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 41: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

34

D2 - Là và cất giữ đồ đã giặt

Nhóm năng lực D Giặt, là

Tên đơn vị năng

lực

Là và cất giữ đồ đã giặt

Mã đơn vị D2

Mô tả Đơn vị này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để sử dụng

thiết bị là để là quần áo, đồ giặt khô và phân loại cất giữ chúng

đúng nơi quy định.

Thành phần năng

lực

Tiêu chí thực hiện

1. Chuẩn bị cho là

quần áo, đồ

1.1.Quần áo, đồ giặt sau khi được làm sạch và phơi khô được sắp

xếp theo thứ tự và phân loại.

1.2. Thiết bị là được chuẩn bị, cần sạch và có thể kiểm tra hư hỏng

để kịp thời xử lý.

2. Là quần áo, đồ

đã giặt

2.1. Nhiệt độ trên thiết bị là được điều chỉnh theo từng loại vải.

2.2. Quần áo đều được kiểm tra trước vết bẩn và đảm bảo sạch sẽ

trước khi là.

2.3. Các loại quần áo cần được là một cách an toàn.

3. Cất giữ quần áo,

đồ sau khi là

3.1. Kiểm tra chất lượng quần áo sau khi là.

3.2 Quần áo được gấp, cất giữ theo đúng nơi quy định.

3.3.Các thiết bị là sau khi nguội được cất giữ đúng nơi quy định.

Kỹ năng thiết yếu

- Sử dụng thiết bị là an toàn đối với các loại vải khác nhau theo hướng dẫn của nhà

sản xuất;

- Đảm bảo thiết bị là sạch sẽ;

- Nhận biết mức độ hoạt động và hư hỏng thiết bị;

- Trang phục đính đá, nhựa, trang kim cần được là đúng cách và an toàn.

Kiến thức cần thiết

- Các loại vải khác nhau tương ứng với nhiệt độ khác nhau để không gây ra thiệt

hại cho vải và bản thân;

- Sự cần thiết của việc kiểm tra thiết bị là đảm bảo an toàn và sạch sẽ;

- Lý do cần kiểm tra quần áo sạch sẽ trước khi là và hậu quả của việc là quần áo

bẩn.

Page 42: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

35

Phạm vi áp dụng

Các đồ được là bao gồm

- Khăn trải giường, vỏ gối;

- Rèm cửa;

- Khăn trải bàn, khăn ăn…vv;

- Các loại quần áo.

Thiết bị là bao gồm

- Bàn là ủi thường hoặc hơi nước.

Hƣớng dẫn đánh giá

Để chứng tỏ khả năng trong đơn vị năng lực này người lao động phải đáp ứng tất cả các

tiêu chí thực hiện, những yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Người lao động phải có khả

năng:

- Đánh giá mức độ sạch với từng loại quần áo, vải;

- Lựa chọn nhiệt độ phù hợp để cài đặt thiết bị và dụng cụ ủi với các loại quần áo

và vải khác nhau để sử dụng một cách an toàn;

- Quần áo, thiết bị giặt, là được cất giữ và bảo quản đúng nơi quy định.

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 43: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

36

NHÓM NĂNG LỰC E–CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

E1 - Thiết lập mối quan hệ tích cực với gia đình và trẻ nhỏ

Nhóm năng lực E Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tiêu đề đơn vị Thiết lập mối quan hệ tích cực với gia đình và trẻ nhỏ

Mã đơn vị E1

Mô tả Đơn vị này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để làm việc

một cách hiệu quả với bố mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong gia đình.

Thành phần

năng lực

Tiêu chí thực hiện

1. Thiết lập mối

quan hệ tích cực

với gia đình và trẻ

nhỏ

1.1 Mối quan hệ tích cực được thiết lập với các thành viên trong gia

đình và trẻ nhỏ bằng việc trò chuyện một cách lịch sự, thân thiện.

1.2 Thảo luận với các thành viên trong gia đình về kinh nghiệm làm

việc trước đó.

1.3 Trao đổi và thống nhất các yêu cầu về chăm sóc cũng như

phương pháp làm việc để đáp ứng những nhu cầu đó.

2. Trao đổi, giải

quyết những khó

khăn, vướng mắc

2.1 Những khó khăn, thách thức trong việc chăm sóc trẻ nhỏ và trẻ

sơ sinh được xác định.

2.2 Đưa ra được giải pháp và kế hoạch cũng như thoả thuận trong

trường hợp xảy ra các sự cố.

3. Thường xuyên

trò chuyện để hiểu

nhu cầu của trẻ

3.1 Các vấn đề liên quan đến an toàn và sự phát triển của trẻ sơ sinh

và trẻ nhỏ được thường xuyên nắm bắt.

3.2 Xác định và thống nhất với bố mẹ trẻ các phương thức và hành

động xử lý trong trường hợp khẩn cấp.

3.3. Kết quả của việc thực hiện các công việc đáp ứng nhu cầu của

trẻ cần được trao đổi và xác định, những công việc chưa thực hiện

tốt cần điều chỉnh.

3.4. Các yêu cầu chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được thỏa

thuận và sửa đổi nếu có yêu cầu.

3.5 Sự tư vấn và hỗ trợ thích hợp cần được thường xuyên trao đổi

giữa gia chủ và người giúp việc.

Kỹ năng thiết yếu

- Giao tiếp một các hiệu quả;

- Thỏa thuận kế hoạch hoạt động và giải pháp;

- Xác định chính xác những thiếu sót; cải thiện kế hoạch hiệu quả

Page 44: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

37

Kiến thức cần thiết

- Địa chỉ liên hệ của bố mẹ/ tổ chức trong trường hợp khẩn cấp (hoặc ông bà/bệnh

viện...);

- Các mốc phát triển thích hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các độ tuổi khác nhau;

- Các loại nhu cầu chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khác nhau ;

- Quy trình xử lý thực phẩm an toàn và các yêu cầu liên quan đến việc chuẩn bị

thực phẩm và thức ăn;

- Yêu cầu an toàn liên quan đến việc chăm sóc và chơi với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;

- Những dấu hiệu của bệnh tật về thể chất và tinh thần không đòi hỏi chuyên môn y tế.

Phạm vi áp dụng

Nhu cầu chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bao gồm:

- Tắm và vệ sinh (trong đó có rửa mặt, rửa tay và rửa chân);

- Đánh răng;

- Thay tã và tã lót cho trẻ sơ sinh;

- Nấu đồ ăn thích hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;

- Mặc quần áo cho trẻ hàng ngày và khi đi ngủ;

- Cho trẻ ăn;

- Chơi với trẻ hoặc trông trẻ chơi.

Sự cố liên quan đến an toàn, hành vi và phát triển không thuận lợi có thể bao gồm:

- Trẻ không đạt yêu cầu phát triển theo khung thời gian đã cho, có dấu hiệu của

khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần;

- Trẻ cáu giận, bất phục tùng, không tuân theo hướng dẫn.

Hƣớng dẫn đánh giá

Để chứng tỏ khả năng công việc này, người lao động phải đáp ứng tất cả các tiêu chí

thực hiện và các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Người lao động phải có khả năng:

- Thoả thuận và lập kế hoạch để xử lý các sự cố ảnh hưởng đến an toàn, các hành vi

thách thức và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;

- Thiết lập mối quan hệ với các thành viên trong gia đình của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;

- Xác định và thoả thuận kế hoạch nhằm đáp ứng các nhu cầu chăm sóc;

- Xác định khuyết điểm trong hoạt động của cá nhân và tìm ra cách cải thiện.

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 45: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

38

E2 - Chăm sóc và hỗ trợ trẻ sơ sinh và trẻ tập đi

Nhóm năng lực E Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tên đơn vị năng

lực

Chăm sóc và hỗ trợ trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

Mã đơn vị E2

Mô tả Đơn vị này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để cung cấp dịch

vụ chăm sóc và hỗ trợ trẻ sơ sinh và/hoặc trẻ mới biết đi (lên đến 3

tuổi) trong gia đình.

Thành phần

năng lực

Tiêu chí thực hiện

1. Lên kế hoạch

chăm sóc trẻ theo

yêu cầu gia chủ

hoặc nhận kế

hoạch chăm sóc

trẻ từ gia chủ.

1.1. Yêu cầu chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trong gia đình

được xác định, thảo luận và thống nhất với cha mẹ.

1.2. Lịch trình chăm sóc được thoả thuận, xác định và có xác nhận

đồng ý của cha mẹ trẻ.

1.3. Mối quan hệ với trẻ sơ sinh/hoặc trẻ mới biết đi cần được thiết

lập tốt và được duy trì.

2. Cho trẻ ăn 2.1. Yêu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và/hoặc trẻ mới biết đi được

xác định.

2.2. Kế hoạch/thực đơn được chuẩn bị theo nhu cầu dinh dưỡng được

xác định, tham khảo ý kiến từ cha mẹ trẻ.

2.3. Thực phẩm được chuẩn bị theo kế hoạch một cách an toàn và

đảm bảo vệ sinh.

2.4. Khu vực chăm sóc trẻ sơ sinh và/hoặc trẻ mới biết đi cũng như

các khu vực nuôi dưỡng khác được dọn sạch và vệ sinh sạch sẽ.

2.5. Trẻ sơ sinh được cho ăn đúng cách và trẻ mới biết đi được hỗ trợ

trong ăn uống để thiết lập và duy trì thói quen ăn uống tốt.

3. Tắm và giữ vệ

sinh cho trẻ sơ

sinh/trẻ mới biết

đi

3.1. Đặc điểm trẻ sơ sinh và/hoặc trẻ mới biết đi được kiểm tra để

chuẩn bị tắm.

3.2. Các đồ để tắm và đồ trong nhà tắm được chuẩn bị theo yêu cầu

và hướng dẫn trên vỏ chai sản phẩm.

3.3. Nhiệt độ nước tắm được kiểm tra cho phù hợp theo yêu cầu sức

khỏe,độ tuổi và đảm bảo an toàn.

3.4. Trẻ sơ sinh và/hoặc trẻ mới biết đi được tắm và mặc quần áo một

cách an toàn và phù hợp theo tuổi tác, điều kiện thời tiết và sở thích

được chấp nhận.

Page 46: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

39

4. Chơi với trẻ 4.1. Các dụng cụ, đồ chơi và thiết bị được sử dụng cho trẻ sơ sinh và

/ hoặc trẻ mới biết đi cần được làm sạch và / hoặc khử trùng trước

khi sử dụng.

4.2. Quy trình sử dụng các vật dụng, thiết bị cho trẻ sơ sinh cần đảm

bảo an toàn, vệ sinh.

4.3. Thực hành vệ sinh cá nhân được áp dụng với trẻ sơ sinh và /

hoặc trẻ mới biết đi.

5. Bảo đảm an

toàn, an ninh và

sức khỏe tại nơi

chăm sóc trẻ sơ

sinh và trẻ mới

biết đi

5.1. Trẻ sơ sinh và/hoặc trẻ mới biết đi được chăm sóc một cách an

toàn, văn minh và phát triển phù hợp.

5.2. Khác biệt về tính khí ở những trẻ sơ sinh và/hoặc trẻ mới biết đi được

quan sát và thực hiện chăm sóc cho phù hợp với các nhu cầu cá nhân.

5.3. Vấn đề sức khỏe có thể xảy ra với trẻ sơ sinh và/hoặc trẻ mới

biết đi được xác định và thảo luận với cha mẹ.

5.4. Việc sử dụng thuốc được quản lý trên cơ sở lời khuyên của bác

sĩ hướng dẫn hoặc theo cho cha mẹ.

5.5. Các biện pháp an toàn cho trẻ sơ sinh và/hoặc trẻ mới biết đi

được xác định thường xuyên và thực hiện hàng ngày.

Kỹ năng thiết yếu

- Hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc trẻ một cách an toàn, theo yêu cầu và theo hướng dẫn;

- Xác định và phân biệt giữa các nhu cầu chăm sóc;

- Xác định các phương pháp và phương tiện chăm sóc thích hợp.

Kiến thức cần thiết

- Các cách thức để thực hiện chăm sóc trẻ khác nhau;

- Các kiến thức về sử dụng sản phẩm và trang thiết bị sự phù hợp để thực hiện chăm

sóc trẻ theo các yêu cầu khác nhau;

- Các loại yêu cầu khác nhau để chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi;

- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi;

- Giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm khác nhau và các thành phần của một

chế độ ăn uống khoa học;

- Quy trình xử lý an toàn và các yêu cầu liên quan đến việc chuẩn bị thực phẩm và

thức ăn.

- Yêu cầu an toàn liên quan đến làm việc với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

Phạm vi áp dụng

Nhu cầu chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể bao gồm:

- Tắm, vệ sinh;

- Làm sạch răng;

- Thay tã;

Page 47: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

40

- Làm sạch và khử trùng các đồ dùng sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi;

- Mặc quần áo hàng ngày cho trẻ và khi ngủ;

- Chuẩn bị thức ăn và cho ăn;

- Rửa mặt, tay và chân;

- Sử dụng một số loại thuốc cơ bản.

Thiết bị, dụng cụ trong quá trình chăm sóc có thể bao gồm:

- Các sản phẩm tắm và đồ dùng vệ sinh;

- Các khu vực ăn uống, tắm rửa và vệ sinh;

- Đồ dùng cho ăn;

- Lau chùi dụng cụ và nhiệt kế;

- Ghế cao và ghế xoay;

- Quần áo và phụ kiện;

- Tã lót;

- Các sản phẩm vệ sinh răng miệng như kem đánh răng và bàn chải răng.

Thực hiện vệ sinh cá nhân bao gồm:

- Tắm rửa và vệ sinh khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ;

- Làm sạchh răng;

- Làm sạch sau khi thay tã và quần áo bẩn;.

Dấu hiệu quan trọng bao gồm:

- Nhiệt độ cơ thể;

- Tần số và độ sâu của hơi thở;

- Nhịp tim và nhịp thở;

Các dấu hiệu liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng có thể bao gồm:

- Tuổi, cấu trúc cơ thể và mức độ hoạt động;

- Bất kỳ sự thiếu dinh dưỡng hoặc dấu hiệu bệnh cần yêu cầu quan tâm đặc biệt;

- Tác động của thực phẩm và thức uống đến sức khỏe răng miệng;

Hoạt động thường xuyên hàng ngày có thể bao gồm:

- Tắm và làm sạch;

- Mặc quần áo;

- Cho ăn;

- Chơi với trẻ;

- Ru ngủ.

Hƣớng dẫn đánh giá

Để chứng tỏ khả năng công việc này người lao động phải đáp ứng tất cả các tiêu chí thực

hiện và các yêu cầu kỹ năng và kiến thức. Người lao động phải có khả năng:

- Xác định nhu cầu dinh dưỡng và lên kế hoạch về chế độ ăn uống thích hợp;

- Xác định phương pháp, trang thiết bị, sản phẩm thích hợp trong quá trình chăm sóc;

- Áp dụng đúng quy trình tắm cho trẻ nhỏ;

Page 48: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

41

- Áp dụng đúng nguyên tắc mặc đồ cho trẻ;

- Xác định đúng phương pháp chế biến thực phẩm và thức ăn;

- Xác định đúng nhu cầu chăm sóc.

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 49: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

42

E3 - Chăm sóc và hỗ trợ trẻ nhỏ

Nhóm năng lực E Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tên đơn vị năng

lực

Chăm sóc và hỗ trợ trẻ nhỏ

Mã đơn vị E3

Mô tả Đơn vị này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện

việc chăm sóc và hỗ trợnuôi dưỡng trẻ nhỏ trong gia đình từ 3 tuổi

đến 12 tuổi.

Thành phần năng

lực

Tiêu chí thực hiện

1. Lập kế hoạch

thực hiện chăm

sóc, hỗ trợ và

hướng dẫn trẻ nhỏ

với sự tư vấn và

theo yêu cầu gia

chủ

1.1. Xác định và lập kế hoạch cho nhu cầu chăm sóc trẻ nhỏ trong

gia đình.

1.2. Phương thức đáp ứng nhu cầu chăm sóc trẻ và lịch trình làm

việc sẽ được thảo luận và xác nhận với cha mẹ.

1.3. Thiết lập mối quan hệ tích cực với trẻ nhỏ được chăm sóc.

1.4. Các hoạt động vui chơi phù hợp được xác định và được giám sát.

2.Đảm bảo sức

khỏe hàng ngày và

thực hiện vệ sinh

cho trẻ

2.1.Thiết bị, dụng cụ, vật dụng được sử dụng cho trẻ nhỏ cần được

làm sạch và/hoặc khử trùng trước khi sử dụng.

2.2.Các sản phẩm, thiết bị trước khi sử dụng được đảm bảo an toàn

với trẻ nhỏ.

2.3.Thực hành vệ sinh cá nhân an toàn và đảm bảo với trẻ nhỏ.

3.Hỗ trợ tắm và

mặc đồ cho trẻ

3.1. Các dấu hiệu quan trọng của trẻ nhỏ cần kiểm tra trước khi

chuẩn bị tắm.

3.2. Các đồ tắm và đồ trong nhà tắm được chuẩn bị theo nhu cầu và

hướng dẫn.

3.3. Nhiệt độ nước tắm được kiểm tra cho phù hợp theo yêu cầu

sức khỏe, theo độ tuổi và đảm bảo an toàn.

3.4.Trẻ nhỏ được giám sát cẩn thận trong khi tắm rửa với hỗ trợ

theo yêu cầu.

3.5. Trẻ nhỏ được hỗ trợ mặc đồ an toàn, thích hợp theo tuổi tác,

điều kiện thời tiết và sở thích được chấp nhận.

4. Hỗ trợ cho trẻ ăn

uống

4.1. Yêu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ được xác định.

4.2. Kế hoạch về thực phẩm và/thực đơn được chuẩn bị theo nhu

cầu dinh dưỡng xác định, có tham khảo ý kiến với cha mẹ.

4.3. Thực phẩm được chuẩn bị theo kế hoạch một cách an toàn và

đảm bảo vệ sinh môi trường.

4.4. Trẻ nhỏ được hỗ trợ trong việc cho ăn và duy trì thói quen ăn

uống tốt.

Page 50: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

43

5. Đảm bảo an toàn

tại nơi chăm sóc

cho trẻ con

5.1. Hành vi của trẻ nhỏ được quản lý và hướng dẫn theo các chuẩn

mực văn hóa và phát triển phù hợp.

5.2. Các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra với trẻ nhỏ được xác định

và thảo luận với cha mẹ.

5.3. Thuốc được cho uống nếu thực sự cần thiết theo yêu cầu của

cha mẹ hoặc bác sĩ hướng dẫn.

5.4. Các biện pháp an toàn cho trẻ nhỏ trong thói quen hàng ngày

được xác định và thực hiện.

Kỹ năng thiết yếu

- Xác định và phân biệt giữa các nhu cầu chăm sóc;

- Xác định các phương pháp chăm sóc thích hợp và thiết bị hỗ trợ chăm sóc (nếu cần);

- Chăm sóc một cách an toàn, hoàn thiện nhiệm vụ theo yêu cầu và hướng dẫn.

Kiến thức cần thiết

- Các cách thức khác nhau để thực hiện chăm sóc trẻ và các tác dụng, cũng như

nhược điểm tương ứng của chúng;

- Các kiến thức cơ sở về chăm sóc, sản phẩm và trang thiết bị phù hợp để thực hiện

nhu cầu chăm sóc khác nhau;

- Các nhu cầu chăm sóc khác nhau của trẻ nhỏ;

- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ ở các độ tuổi khác nhau;

- Giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm khác nhau và các thành phần của chế

độ ăn uống cân bằng;

- Cách thức, quy trình xử lý an toàn thực phẩm; các yêu cầu liên quan đến việc

chuẩn bị thực phẩm và thức ăn;

- Yêu cầu an toàn liên quan khi chăm sóc trẻ nhỏ.

Phạm vi áp dụng

Nhu cầu chăm sóc trẻ nhỏ có thể bao gồm:

- Hỗ trợ và giám sát trẻ ăn, chơi;

- Đưa đón trẻ đi học;

- Tắm, vệ sinh;

- Đánh răng;

- Mặc quần áo cho trẻ hàng ngày và khi ngủ;

- Cho trẻ ăn;

- Lập kế hoạch và giám sát các hoạt động vui chơi;

- Chuẩn bị thực phẩm phù hợp với lứa tuổi;

- Cho uống thuốc theo cha mẹ hoặc tư vấn y tế;

- Rửa mặt, tay và chân

Page 51: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

44

Thiết bị, dụng cụ dùng trong quá trình chăm sóc trẻ có thể bao gồm:

- Sữa tắm, xà phòng và đồ dùng vệ sinh;

- Các khu vực ăn uống, tắm rửa và vệ sinh;

- Đồ dùng cho ăn;

- Nhiệt kế;

- Ghế cao và ghế xoay;

- Các đồ quần áo;

- Các sản phẩm vệ sinh răng miệng như kem đánh răng và bàn chải răng.

Thực hiện vệ sinh cá nhân bao gồm:

- Tắm rửa và vệ sinh khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ;

- Đánh răng;

- Làm sạch sau khi thay tã và quần áo bẩn.

Dấu hiệu quan trọng cần nhận biết bao gồm:

- Nhiệt độ cơ thể;

- Tần số và độ sâu của hơi thở;

- Nhịp tim và nhịp thở.

Các dấu hiệu liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng có thể bao gồm:

- Độ tuổi, cấu trúc cơ thể và mức độ hoạt động;

- Bất kỳ sự thiếu hụt dinh dưỡng hoặc bị bệnh cần yêu cầu quan tâm đặc biệt;

- Tác động của thực phẩm và thức uống đến sức khỏe răng miệng và nha khoa.

Hoạt động thường xuyên hàng ngày bao gồm:

- Tắm và làm sạch

- Mặc đồ

- Cho ăn

- Chơi với trẻ

- Cho đi ngủ

Hƣớng dẫn đánh giá

Để chứng tỏ khả năng trong đơn vị năng lực này người lao động phải đáp ứng tất cả các

tiêu chí thực hiện và các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức. Người lao động phải có khả

năng:

- Chọn phương pháp chăm sóc và trang thiết bị, sản phẩm thích hợp;

- Xác định nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn uống theo kế hoạch thích hợp;

- Xác định đúng phương pháp nấu ăn và cho ăn;

- Xác định đúng thủ tục để vệ sinh, tắm rửa;

- Xác định đúng nhu cầu chăm sóc.

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 52: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

45

NHÓM NĂNG LỰC F – CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI, NGƢỜI BỆNH

F1 – Chăm sóc và hỗ trợ ngƣời cao tuổi

Nhóm năng lực F Chăm sóc ngƣời cao tuổi, ngƣời bệnh

Tên đơn vị năng

lực

Chăm sóc và hỗ trợ ngƣời cao tuổi

Mã đơn vị F1

Mô tả Đơn vị năng lực này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để

cung cấp các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ người cao tuổi trong các

nhu cầu chăm sóc và hỗ trợ cá nhân. Công việc này được áp dụng

để làm việc trong môi trường gia đình.

Thành phần

năng lực

Tiêu chí thực hiện

1. Xác định và xác

nhận những nhu

cầu hỗ trợ và

chăm sóc cá nhân

1.1. Thiết lập mối quan hệ tích cực với gia chủ, các thành viên trong

gia đình và người được chăm sóc.

1.2. Các yêu cầu chăm sóc và hỗ trợ cá nhân của khách hàng được

xác định và xác nhận với các thành viên trong gia đình và người

được chăm sóc trước khi thực hiện.

1.3. Các hoạt động chăm sóc và hỗ trợ nhu cầu của khách hàng

được lên kế hoạch để đáp ứng các yêu cầu, đảm bảo an toàn và khỏe

mạnh.

1.4.Nhu cầu văn hóa, tôn giáo của các khách hàng; những rủi ro liên

quan đến việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ được xác

định và đảm bảo được thực hiện trong quá trình lập kế hoạch.

1.5.Các hoạt động dự kiến được thảo luận và thống nhất với các

thành viên trong gia đình và người được chăm sóc khi cần thiết.

2.Tìm hiểu và

nắm bắt tâm lý

người cao tuổi

2.1. Tâm lý, thói quen, tính cách của người cần chăm sóc được xác

định.

2.2. Sở thích cá nhân của người được chăm sóc được xác định và

đáp ứng trong quá trình lập kế hoạch.

2.3. Các hoạt động trong thói quen sinh hoạt hàng ngày được đối chiếu

với yêu cầu chăm sóc và hỗ trợ cá nhân của khách hàng được hỗ trợ.

3.Hỗ trợ và chăm

sóc ăn uống

3.1. Yêu cầu dinh dưỡng của người cao tuổi cần chăm sóc được xác

định và theo sự tư vấn của gia chủ.

4.2. Kế hoạch về thực phẩm và/thực đơn được chuẩn bị theo nhu

cầu dinh dưỡng xác định theo yêu cầu và hướng dẫn của gia chủ.

4.3. Thực phẩm được chuẩn bị theo kế hoạch một cách an toàn và

đảm bảo vệ sinh theo những ưu tiên nhất định được sự đồng ý của

gia chủ…

Page 53: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

46

4. Hỗ trợ tắm giặt

và vệ sinh

4.1. Các đồ tắm và đồ trong nhà tắm được chuẩn bị theo nhu cầu và

hướng dẫn trên từng sản phẩm.

4.2. Nhiệt độ nước tắm được kiểm tra cho phù hợp theo yêu cầu sức

khỏe và sự an toàn theo độ tuổi.

3.4.Người cao tuổi cần được giám sát cẩn thận trong khi tắm rửa

với hỗ trợ theo yêu cầu (nếu cần).

3.5. Hỗ trợ mặc đồ an toàn và thích hợp theo điều kiện thời tiết và

sở thích được chấp nhận và yêu cầu.

5. Trò chuyện và

dẫn người cao tuổi

đi dạo

5.1. Trò chuyện phù hợp với tâm lý và tính cách người cần chăm

sóc

5.2. Dẫn người cao tuổi đi dạo phù hợp với đặc điểm thời tiết.

5.3. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật dụng cần thiết và theo yêu

cầu trước khi đi người cao tuổi đi dạo.

6.Xác nhận và ghi

lại những thay đổi

trong việc hỗ trợ

và chăm sóc đối

với người cao

tuổi

6.1.Hiệu quả của quá trình chăm sóc được tiếp nhận thông qua

những phản hồi của gia chủ.

6.2. Những thay đổi trong các yêu cầu chăm sóc và hỗ trợ cá nhân

được xác định, trao đổi và thống nhất định.

Kỹ năng thiết yếu

- Giao tiếp;

- Xác định và ứng phó với các rủi ro liên quan đến việc chăm sóc và hỗ trợ người

cao tuổi;

- Xác định phương thức chăm sóc và hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của khách hàng

cần chăm sóc;

- Xác định các thay đổi trong việc chăm sóc và yêu cầu hỗ trợ;

- Thu thập các thông tin về chăm sóc và hỗ trợ theo các yêu cầu của gia chủ từ các

nguồn liên quan;

- Các quá trình sử dụng, thiết bị và hỗ trợ để cung cấp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ

cho người già một cách an toàn và hiệu quả.

Kiến thức cần thiết

- Các cách thức khác nhau để chăm sóc và hỗ trợ cho người già và ưu, nhược điểm

từng phương pháp;

- Các thiết bị và công cụ hỗ trợ phù hợp với nhu cầu chăm sóc

- Tác động văn hóa và tôn giáo khi tiếp xúc với người cao tuổi

- Các loại hình dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ nhu cầu của người cao tuổi

- Các yêu cầu an toàn và những rủi ro có thể xảy ra khi làm việc với người cao tuổi

Page 54: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

47

Phạm vi áp dụng

Yêu cầu chăm sóc và hỗ trợ cá nhân có thể bao gồm việc hỗ trợ:

- Hỗ trợ tắm rửa

- Mặc quần áo, sấy khô tóc, chải đầu.

- Ăn uống và sử dụng kỹ thuật nấu ăn

- Loại bỏ những đồ không cần thiết

- Vận chuyển các công cụ như giường, ghế, xe và xe lăn

- Vệ sinh răng miệng và chăm sóc sức khỏe

- Ốm đau, nghỉ ngơi và ngủ

- Vệ sinh cá nhân, cạo râu

- Hô hấp

- Làm vệ sinh và sử dụng biện pháp hỗ trợ

Nhu cầu văn hóa và tôn giáo có thể bao gồm:

- Hoạt động phù hợp với một tôn giáo hay nếp văn hóa

- Sự khác biệt trong cách tương tác với những người lớn tuổi

- Những khác biệt trong nhận thức của người cao tuổi

Rủi ro có thể có thể bao gồm:

- Suy giảm chức năng nhận thức

- Các thay đổi đột ngột hoặc bất ngờ về tình trạng sức khỏe như: mất cảm giác…

Quy trình, thiết bị và sự hỗ trợ có thể bao gồm:

- Giường

- Các thiết bị thở

- Trợ tim

- Hỗ trợ việc di chuyển

- Hỗ trợ thay đổi về chế độ ăn

- Cân

- Xe lăn và các thiết bị vận tải khác

Hƣớng dẫn đánh giá

Để chứng tỏ khả năng trong đơn vị này người lao động phải đáp ứng tất cả các tiêu chí

thực hiện và các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Người lao động phải có khả năng:

- Xác định những thay đổi trong các điều kiện và thực hiện các công việc hàng

ngày của người cao tuổi;

- Lên kế hoạch và đảm bảo an toàn cho các chăm sóc và hỗ trợ để đáp ứng các nhu

cầu của người cao tuổi phù hợp về mặt văn hóa;

- Được nhận thức về quy trình, thiết bị và hỗ trợ sử dụng trong việc cung cấp dịch

vụ chăm sóc và hỗ trợ người cao tuổi;

- Xác định một cách chính xác các yêu cầu chăm sóc và hỗ trợ người cần được

chăm sóc.

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 55: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

48

F2 - Chăm sóc và hỗ trợ ngƣời bệnh uống thuốc, thực hiện các phƣơng pháp trị liệu

Nhóm năng lực F Chăm sóc ngƣời cao tuổi, ngƣời bệnh

Tên đơn vị năng

lực

Chăm sóc và hỗ trợ ngƣời bệnh uống thuốc, thực hiện các

phƣơng pháp trị liệu

Mã đơn vị F2

Mô tả Đơn vị này mô tả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để hỗ trợ

người bệnh uống thuốc, thực hiện các phương pháp trị liệu (trong

phạm vi gia đình).

Thành phần năng

lực

Tiêu chí thực hiện

1. Xác định và xác

nhận những nhu

cầu hỗ trợ và chăm

sóc

1.1. Mức độ và yêu cầu của người bệnh cần được hỗ trợ; yêu cầu

về giám sát cần thiết trong khi người bệnh sử dụng thuốc phải được

xác định và theo yêu cầu của gia chủ.

1.2. Liều lượng, phương thức và thủ tục quy trình liên quan đến y tế

được thông báo cho người bệnh và được giải thích và xác nhận bởi gia

chủ.

1.3. Các biện pháp bảo vệ và vệ sinh cá nhân được phổ biến trước

khi thực hiện hỗ trợ, trị liệu.

1.4.Người bệnh được hỗ trợ trong việc quản lý thuốc uống.

2. Hỗ trợ trong

quản lý các dụng

cụ, vật dụng, thuốc

liên quan đến

người bệnh

2.1. Tất cả các loại thuốc được quản lý hoặc hỗ trợ bởi thiết bị có

liên quan được chuẩn bị và kiểm tra khi thực hiện.

2.2.Người bệnh được hỗ trợ để lấy thuốc theo yêu cầu một cách an

toàn.

2.3.Người bệnh được giám sát và quan sát trong khi lấy thuốc và

uống hoặc hoàn thành việc dùng thuốc theo đúng hướng dẫn và được

xác nhận.

2.4. Người bệnh được quan sát và kiểm tra khi thấy bất kỳ biểu

hiện khó chịu và/hoặc các tác động tiêu cực sau khi uống thuốc.

3.Hỗ trợ uống

thuốc và thực hiện

các phương pháp

trị liệu

3.1.Thuốc được cho uống đúng theo đơn, đảm bảo về liều lượng,

phương thức uống, và khoảng cách giữa các lần uống thuốc.

3.2 Các phương thức trị liệu được hỗ trợ thực hiện đúng theo chỉ dẫn

mà y bác sỹ đã đề ra, tuân thủ nghiêm ngặt về quy trình và phương

thức.

4. Vứt bỏ và lưu

trữ thuốc thích hợp

4.1.Các dụng cụ đã qua sử dụng cần được rửa sạch và loại bỏ rác

thừa. Rác thải y tế phải được thu gom và bỏ vào thùng rác.

4.2. Thuốc còn lại và các hỗ trợ khác được lưu giữ, dự trữ một cách

an toàn tại nơi thích hợp.

Page 56: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

49

Kỹ năng thiết yếu

- Lựa chọn đúng loại thuốc và áp dụng chính xác phương pháp sử dụng và các hỗ

trợ về sử dụng thuốc;

- Xác định và trao đổi về mức độ hỗ trợ đối với người cần được chăm sóc với gia

chủ và các thành viên trong gia đình;

- Đọc và làm theo tài liệu hướng dẫn có liên quan đến thuốc bao gồm quy định,

hướng dẫn sử dụng thuốc, bảo quản thuốc, .. vv .;

- Nhận ra những thay đổi bất thường thông qua quan sát hoặc giao tiếp người được

chăm sóc;

- Ghi lại và báo cáo các vấn đề, mối quan tâm tới những người có liên quan.

Kiến thức cần thiết

- Phương pháp cất trữ thích hợp, an toàn;

- Các cách sử dụng các loại thuốc khác nhau ;

- Các tác dụng của các loại thuốc có trong gia đình; các tác dụng tiêu cực nếu như

sử dụng quá liều và biện pháp khẩn cấp để giải quyết sự cố này.

Phạm vi áp dụng

Hỗ trợ và giám sát có thể bao gồm:

- Điều chỉnh tư thế và vị trí;

- Kiểm tra các loại thuốc cho thời hạn sử dụng bất với bất kỳ sự khác biệt rõ ràng

như: thay đổi màu sắc, sự tan chảy ...;

- Kiểm tra thuốc thường xuyên.

Thuốc yêu cầu có thể bao gồm:

- Thuốc theo quy định của một chuyên gia y tế;

- Thuốc được mua tại các quầy.

Các hình thức của thuốc có thể bao gồm:

- Thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai, nhỏ mũi;

- Thuốc hít vào;

- Thuốc rửa vết thương và kem;

- Thuốc mỡ;

- Thuốc viên.

Thủ tục hành chính có thể bao gồm:

- Các thủ tục liên quan tới mua các loại thuốc.

Xác nhận sử dụng thuốc với gia chủ có thể bao gồm:

- Liều lượng thuốc (ví dụ như số lượng viên thuốc hoặc số lượng gel);

- Các hình thức uống thuốc (ví dụ bằng miệng);

- Thời gian giữa các lần uống thuốc (ví dụ một lần một ngày, trước hoặc sau ăn).

Page 57: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

50

Bảo vệ và vệ sinh cá nhân có thể bao gồm:

- Sử dụng nước, xà phòng và chất khử trùng để làm sạch tay khi thích hợp;

- Đeo găng tay, khẩu trang và tạp dề.

Chuẩn bị cho người bệnh và chuẩn bị về thuốc có thể bao gồm:

- Thảo luận về các thủ tục;

- Khuyến khích sự tham gia của người bệnh.

Chuẩn bị thuốc có thể bao gồm:

- Hỗ trợ dùng thuốc bằng cách nghiền hoặc chia thuốc theo hướng dẫn bằng văn;

bản kèm theo toa thuốc;

- Hoà tan thuốc bột trong nước;

- Đo lường thuốc nước vào cốc/thìa đo lường;

- Đổ thuốc trong máy xông/miếng đệm;

- Đặt viên thuốc/viên nang vào vị trí theo hướng dẫn sử dụng.

Thiết bị có thể bao gồm:

- Đơn thuốc;

- Chất khử trùng;

- Bông/gạc;

- Găng tay;

- Khăn giấy;

- Bình nước và ly uống thuốc.

Kiểm tra khi cần thiết có thể bao gồm:

- Đảm bảo rằng các loại thuốc phải được trao cho đúng người, đúng thời gian, đúng

số lượng và đúng bệnh.

Tác động tiêu cực /mâu thuẫn có thể bao gồm:

- Bất cứ các biểu hiện khác nhau từ trạng thái bình thường của người bệnh;

- Nhìn mờ;

- Thay đổi hành vi (co giật);

- Những thay đổi về việc thở (ví dụ như ngạt thở), thay đổi để thở (bao gồm chậm

lại, nhanh chóng hoặc không thở được), thay đổi màu sắc của cơ thể (ví dụ như

mặt nhợt nhạt hoặc đỏ bừnghay pha màu hơi xanh), hoặc thay đổi lưu thông máu

(kể cả buồn ngủ bất ngờ,mất ý thức và không thấy mạch);

- Người được chăm sóc từ chối sự chăm sóc;

- Người được chăm sóc bất tỉnh.

Page 58: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

51

Hƣớng dẫn đánh giá

Để chứng tỏ khả năng của mình trong công việc này người lao động phải đáp ứng tất cả

các tiêu chí thực hiện và các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Người lao động phải có

khả năng:

- Hỗ trợ trong việc quản lý một loạt các loại thuốc liên quan tới miệng, phổi, trực

tràng;

- Hỗ trợ người có trách nhiệm trong việc chuẩn bị các loại thuốc;

- Lưu giữ và vứt bỏ thuốc một cách an toàn và phù hợp.

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn.

Page 59: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

52

NHÓM NĂNG LỰC G – CHĂM SÓC VẬT NUÔI VÀ CÂY CẢNH THÔNG

THƢỜNG TRONG GIA ĐÌNH.

G1 - Chăm sóc vật nuôi thông thƣờng

Nhóm năng lực G Chăm sóc vật nuôi và cây trồng trong gia đình

Tên đơn vị năng

lực

Chăm sóc vật nuôi thông thƣờng

Mã đơn vị G1

Mô tả Đơn vị này mô tả những kiến thức và kỹ năng cần thiết để chăm

sóc những vật nuôi phổ biến trong gia đình

Thành phần năng

lực

Tiêu chí thực hiện

1. Xác định và xác

nhận các yêu cầu

chăm sóc vật nuôi

1.1. Các yêu cầu chăm sóc cho vật nuôi trong gia đình được xác định.

1.2. Các phương pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc vật nuôi được

xác định với gia chủ

1.3. Các công cụ, nguyên liệu thích hợp để đáp ứng yêu cầu chăm

sóc thú được xác định và có nguồn gốc.

1.4. Thiết bị bảo hộ cá nhân thích hợp được mặc trước khi thực

hiện nhiệm vụ chăm sóc vật nuôi.

2.Vệ sinh và tắm

cho vật nuôi

2.1. Yêu cầu vệ sinh cho vật nuôi được xác định.

2.2. Nhiệm vụ vệ sinh cho vật nuôi được thực hiện theo các hướng

dẫn và yêu cầu.

2.3. Khu vực vệ sinh và tắm cho vật nuôi được dọn dẹp và để khô ráo.

2.4. Làm sạch công cụ, thiết bị, vật tư được dự trữ và bổ sung khi cần thiết.

3. Cho vật nuôi ăn 3.1. Lựa chọn thực phẩm thích hợp cho các loại vật nuôi

3.2. Số lượng thực phẩm chính xác cho vật nuôi xác nhận và thực hiện

3.3. Thực phẩm và nước được cung cấp cho vật nuôi một cách an

toàn và hợp vệ sinh.

3.4. Các vật nuôi được quan sát trong khi ăn và bất kỳ hành vi ăn

uống bất thường nào đều được truyền đạt lại.

3.5. Khu vực cho ăn và đồ dùng được làm sạch và cất trữ tại nơi

thích hợp.

4. Giữ gìn vệ sinh,

an toàn và môi

trường sạch sẽ cho

vật nuôi trong gia

đình

4.1. Khu vực chăm sóc vật nuôi được làm sạch và bảo đảm một

cách thường xuyên.

4.2. Các biện pháp an toàn được thực hiện đầy đủ để giúp cho vật

nuôi an toàn ở mọi thời điểm.

4.3. Yêu cầu về sức khỏe vật nuôi được xác định tại nơi thích hợp

và được báo cho chủ nhân để nhận được tư vấn từ bác sĩ thú y.

Page 60: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

53

Kỹ năng thiết yếu

- Xử lý chất thải vật nuôi một cách thích hợp và hợp vệ sinh;

- Xác định các phương pháp và công cụ chăm sóc thích hợp;

- Xác định và phân biệt được các yêu cầu chăm sóc khác nhau;

- Xác định và sử dụng các chất tẩy rửa thích hợp

- Sử dụng các phương pháp làm sạch khác nhau và thiết bị phù hợp để vệ sinh vật

nuôi.

Kiến thức cần thiết

- Các phương pháp chăm sóc và các công cụ phù hợp với các nhu cầu chăm sóc

khác nhau

- Nhu cầu thức ăn cơ bản của các loại vật nuôi khác nhau

- Phương thức vệ sinh cơ bản với các loại vật nuôi khác nhau

- Yêu cầu sức khỏe cơ bản cho vật nuôi trong gia đình thường

- Các yêu cầu chăm sóc cho vật nuôi khác nhau phổ biến trong gia đình bao gồm cả

thức ăn, làm sạch, chải chuốt và bảo dưỡng

- Các bệnh thường gặp ở động vật nuôi trong gia đình và tác động của chúng

- Quy trình tiếp xúc an toàn và hợp vệ sinh với các loại vật nuôi khác nhau

- Các biện pháp an toàn thích hợp cho các loại vật nuôi

Phạm vi áp dụng

Yêu cầu chăm sóc có thể bao gồm:

- Tiêm chủng

- Yêu cầu chăm sóc cơ bản và thường xuyên

- Yêu cầu tắm rửa và vệ sinh cho vật nuôi

- Yêu cầu cho vật nuôi ăn, bao gồm số lần cho ăn, lượng thức ăn, các loại thực phẩm

- Xác định các bệnh thông thường ở động vật nuôi

- Dắt chó đi bộ

- Yêu cầu uống nước, bao gồm cả lượng nước, nguồn nước sạch và được cung cấp

như thế nào

Vật nuôi có thể bao gồm những loại sau:

- Các loại chim khác nhau

- Các loại mèo khác nhau

- Các loại chó khác nhau

- Các loại cá khác nhau

- Chuột bạch/chuột đồng và thỏ

Các công cụ và nguồn cung cấp thích hợp có thể bao gồm:

- Tắm, làm sạch và chải chuốt đồ dùng và các ứng dụng

- Hóa chất làm sạch và các dụng cụ

- Đồ dùng cho ăn và uống

- Thực phẩm cho vật nuôi

- Đồ vệ sinh như xà phòng, dầu gội, lược, bàn chải, bấm móng tay…

Page 61: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

54

Yêu cầu vệ sinh có thể bao gồm:

- Tắm rửa, chải lông

- Mức độ làm sạch

- Tần suất làm sạch, tức là hàng ngày, hàng tuần...

Yêu cầu chải chuốt có thể bao gồm:

- Bảo đảm lông, móng, răng và mũi vật nuôi sạch

Thực phẩm có thể là:

- Các loại thức ăn thương mại cho vật nuôi được đóng gói và có kích cỡ khác nhau

- Thực phẩm làm tại nhà bao gồm thực phẩm chế biến, nấu chín hoặc sống được

cung cấp bởi gia đình

Hành vi ăn uống không bình thường có thể bao gồm những điều sau nhưng không

giới hạn:

- Nghẹn

- Khó nuốt

- Không ăn

- Nôn

Chỗ ở của vật nuôi nói đến ở đây là một nơi cụ thể được chỉ định cho những con vật

nuôi bên trong hoặc bên ngoài nhà và có thể bao gồm như:

- Lồng chim

- Giỏ mèo

- Chuồng chó

Các ảnh hưởng đến sự an toàn có thể là:

- Hóc xương

- Nhai phải dây điện

- Thú ăn thịt, như con chó lớn hơn hoặc cáo hay các loài chim săn mồi

- Các vật nhỏ gây nghẹt thở

- Xe ô tô và máy móc

Yêu cầu về sức khỏe vật nuôi có thể là:

- Sử dụng các loại thuốc bột

- Các vấn đề về hô hấp

- Các bệnh phổ biến nhưng không giới hạn bao gồm: cúm chim, cúm mèo, bệnh dại

- Vết thương, chỗ bị sưng và vết bầm tím

- Ký sinh trùng bên trong và bên ngoài

- Các vấn đề về da, ngứa

- Tiêm chủng

Hƣớng dẫn đánh giá

Để chứng tỏ khả năng trong đơn vị này người lao động phải đáp ứng tất cả các tiêu chí

thực hiện và các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức. Người lao động phải có khả năng:

- Xác định một cách chính xác các yêu cầu chăm sóc;

Page 62: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

55

- Lựa chọn các phương pháp và thiết bị chăm sóc thích hợp;

- Thực hiện một loạt các nhiệm vụ chăm sóc theo yêu cầu và hướng dẫn thích hợp

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn..

Page 63: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

56

G2 - Chăm sóc cây cảnh thông thƣờng

Nhóm năng lực G Chăm sóc vật nuôi và cây trồng trong gia đình

Tên đơn vị năng

lực

Chăm sóc cây cảnh thông thƣờng

Mã đơn vị G2

Mô tả Đơn vị này mô tả những kiến thức và kỹ năng cần thiết để chăm

sóc những cây trồng thông thường trong gia đình.

Thành phần năng

lực

Tiêu chí thực hiện

1. Xác định và xác

nhận những yêu

cầu chăm sóc cây

trồng trong gia

đình

1.1. Xác định yêu cầu chăm sóc cây trồng trong gia đình.

1.2.Phân bón và yêu cầu nước tưới cho cây trồng được xác định

theo loại cây trồng và điều kiện thời tiết.

1.3. Công cụ, hóa chất và vật tư cần thiết cho việc chăm sóc cây

trồng đều có nguồn gốc và được xác định.

2.Tưới và bón phân

cho cây

2.1.Cây được bón phân và tưới nước thích hợp, thường xuyên và

theo yêu cầu xác định.

2.2. Thiết bị bảo hộ cá nhân thích hợp được đeo trong khi chăm sóc

cho cây trồng trong nhà.

2.3. Công cụ và vật tư khác được sử dụng trong chăm sóc cây trồng

một cách an toàn được cất trữ và bổ sung khi cần thiết.

Kỹ năng thiết yếu

- Xác định và phân biệt các yêu cầu chăm sóc cây trồng khác nhau;

- Xác định và sử dụng các phương pháp chăm sóc, các công cụ và thiết bị thích hợp;

- Sử dụng một cách an toàn các loại hóa chất, phân bón, thức ăn thực vật và thuốc

trừ sâu.

Kiến thức cần thiết

- Các cách thức khác nhau để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc cây trồng, các tác dụng

và nhược điểm của các phương pháp

- Các trang thiết bị chăm sóc, công cụ, thức ăn hóa học và vật tư phù hợp với nhu

cầu chăm sóc khác nhau

- Các hình thức chăm sóc cây trồng khác nhau cần được thiết lập trong hộ gia đình

- Quy trình xử lý an toàn đối với chất thải từ cây trồng

- Thủ tục xử lý an toàn các thiết bị chăm sóc, dụng cụ, hóa chất, thực phẩm

vànguồn cung cấp khác nhau.

Page 64: TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNHgfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1445049581_tieuchuan... · tiÊu chuẨn nĂng lỰc nghỀ giÚp viỆc gia

57

Phạm vi áp dụng

Yêu cầu chăm sóc có thể bao gồm:

- Bón phân và tưới nước cho cây trồng

- Cắt tỉa, xén bớt và loại bỏ những bộ phận trên cây bị phân hủy

Cây trồng có thể bao gồm:

- Chăm sóc cho trồng mới và cây hiện có

- Cây xanh, cây giống, cây bụi và bụi cây

Thức ăn cho cây có thể là:

- Phân vô cơ/phân bón tổng hợp

- Phân bón hữu cơ như phân trộn…

Yêu cầu tưới nước có thể bao gồm:

- Tưới nước, bao gồm cả lượng nước, chất lượng của nước (mặn, ngọt, lợ)

Công cụ, hóa chất, vật tư có thể bao gồm:

- Bình tưới nước, phun thuốc

- Các loại hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón đơn thuần

Thiết bị bảo hộ cá nhân bao gồm:

- Găng tay, kính bảo hộ, khẩu trang và tạp dề

Hƣớng dẫn đánh giá

Để chứng tỏ khả năng trong đơn vị này người lao động phải đáp ứng tất cả các tiêu chí

thực hiện và các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Người lao động phải có khả năng:

- Lựa chọn các phương pháp chăm sóc, công cụ dụng cụ thích hợp;

- Xác định đúng nhu cầu chăm sóc cây trồng;

- Thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc theo hướng dẫn và yêu cầu

Việc đánh giá năng lực có thể thực hiện thông qua:

- Trình bày, trao đổi;

- Bài tập thực hành;

- Những câu hỏi trả lời ngắn, viết hoặc phỏng vấn..