ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07....

17
259 ĐỀ TÀI KHOA HC S2.1.3-B08 NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP TÍNH VÀ XÂY DỰNG QUI TRÌNH TÍNH CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI (HDI) Ở VIỆT NAM 1. Cấp đề tài : Tng cc 2. Thi gian nghiên cu : 2008 3. Đơn vị thc hin : Vin Khoa hc Thng kê 4. Chnhiệm đề tài : TS. Đỗ Thc CHƢƠNG I KHÁI NIỆM, PHẠM VI, PHƢƠNG PHÁP VÀ CÔNG THỨC TÍNH HDI THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ I.1. Quan niệm về phát triển Những quan điểm trƣớc đây về phát triển chỉ gói gọn trong tăng trƣởng GDP không còn phù hợp với thế giới hiện đại. Do vậy, cuối những năm 80 của thế kỷ trƣớc, khi nghiên cứu cách tiếp cận mới về phát triển, Liên hợp quốc cho rằng: tăng trƣởng kinh tế (tăng trƣởng GDP) chƣa hoàn toàn đồng nghĩa với phát triển, mà chỉ là một khía cạnh của phát triển. Phát triển phải là mở rộng phạm vi lựa chọn của con ngƣời để đạt đến một cuộc sống trƣờng thọ, khoẻ mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con ngƣời. Quan điểm này đƣợc gọi là Phát triển con ngƣời (PTCN). Quan niệm mới về PTCN còn bao hàm nhiều khía cạnh: (1) Quan niệm này nhấn mạnh mục tiêu của phát triển là vì con ngƣời, vì việc cải thiện chất lƣợng cuộc sống bền vững cho con ngƣời. (2) PTCN phải do chính con ngƣời thực hiện, mọi ngƣời dân phải có cơ hội đƣợc tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình phát triển. Đây cũng chính là một khía cạnh của dân chủ. Chính sách Nhà nƣớc phải nhằm tạo mọi điều kiện khuyến khích toàn dân tham gia vào quá trình phát triển. (3) Quan niệm mới về PTCN dựa trên cách tiếp cận toàn thể. Cụ thể là đề cập đến sự mở rộng không gian lựa chọn bao trùm tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội: lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế, môi trƣờng, an sinh xã hội, an ninh con ngƣời, bình đẳng giới..., trong mối liên hệ

Transcript of ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07....

Page 1: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

259

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.3-B08

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP TÍNH VÀ XÂY DỰNG

QUI TRÌNH TÍNH CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI (HDI)

Ở VIỆT NAM

1. Cấp đề tài : Tổng cục

2. Thời gian nghiên cứu : 2008

3. Đơn vị thực hiện : Viện Khoa học Thống kê

4. Chủ nhiệm đề tài : TS. Đỗ Thức

CHƢƠNG I

KHÁI NIỆM, PHẠM VI, PHƢƠNG PHÁP VÀ CÔNG THỨC TÍNH HDI

THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ

I.1. Quan niệm về phát triển

Những quan điểm trƣớc đây về phát triển chỉ gói gọn trong tăng trƣởng

GDP không còn phù hợp với thế giới hiện đại. Do vậy, cuối những năm 80

của thế kỷ trƣớc, khi nghiên cứu cách tiếp cận mới về phát triển, Liên hợp

quốc cho rằng: tăng trƣởng kinh tế (tăng trƣởng GDP) chƣa hoàn toàn đồng

nghĩa với phát triển, mà chỉ là một khía cạnh của phát triển. Phát triển phải là

mở rộng phạm vi lựa chọn của con ngƣời để đạt đến một cuộc sống trƣờng

thọ, khoẻ mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con ngƣời. Quan điểm này

đƣợc gọi là Phát triển con ngƣời (PTCN).

Quan niệm mới về PTCN còn bao hàm nhiều khía cạnh:

(1) Quan niệm này nhấn mạnh mục tiêu của phát triển là vì con ngƣời, vì

việc cải thiện chất lƣợng cuộc sống bền vững cho con ngƣời.

(2) PTCN phải do chính con ngƣời thực hiện, mọi ngƣời dân phải có cơ

hội đƣợc tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình phát triển. Đây cũng

chính là một khía cạnh của dân chủ. Chính sách Nhà nƣớc phải nhằm tạo mọi

điều kiện khuyến khích toàn dân tham gia vào quá trình phát triển.

(3) Quan niệm mới về PTCN dựa trên cách tiếp cận toàn thể. Cụ thể là

đề cập đến sự mở rộng không gian lựa chọn bao trùm tất cả các khía cạnh của

đời sống xã hội: lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế, môi

trƣờng, an sinh xã hội, an ninh con ngƣời, bình đẳng giới..., trong mối liên hệ

Page 2: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

260

và tác động qua lại, chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế. Cách tiếp

cận toàn thể còn bao hàm nghĩa khác là tính đến tất cả mọi ngƣời, không

phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tầng lớp, giới tính, quốc tịch hay các thế hệ con

ngƣời. Quan niệm toàn thể còn có nghĩa là phát triển phải là quá trình bền

vững.

(4) Ở đây cần phân biệt dứt rõ khái niệm PTCN và khái niệm phát triển

nguồn nhân lực. Trong PTCN thì con ngƣời là mục tiêu có quyền và có nhu

cầu đƣợc hƣởng thụ. Còn trong phát triển nguồn nhân lực thì con ngƣời đƣợc

nhìn nhận nhƣ một nguồn vốn, dù rằng là quan trọng.

Từ những nhận thức ấy, trên góc độ thống kê, PTCN phải đƣợc thể hiện

bằng một con số đƣợc tổng hợp từ các khía cạnh nâng cao năng lực lựa chọn

và mở rộng phạm vi lựa chọn cho con ngƣời. Đó là những khía cạnh về thu

nhập, tuổi thọ và trình độ tri thức cũng nhƣ các khía cạnh liên quan khác.

Con số đó chính là Chỉ số PTCN (HDI).

I.2. Công dụng của HDI

(1) HDI là thƣớc đo tổng hợp đo lƣờng trình độ phát triển.

(2) Vì là thƣớc đo tổng hợp sự phát triển, nên HDI đƣợc sử dụng để làm

công cụ quản lý và đề ra chính sách.

(3) HDI đƣợc sử dụng làm một trong những chỉ tiêu thống kê quan trọng

của các hệ thống chỉ tiêu phát triển.

(4) HDI đƣợc đƣa vào mục tiêu phấn đấu của các quốc gia.

(5) HDI đƣợc sử dụng trong phân tích kinh tế - xã hội.

(6) HDI đƣợc sử dụng để so sánh quốc tế trình độ phát triển.

I.3. Hạn chế của HDI

Bên cạnh các ƣu điểm, công dụng, phần này trình bày những hạn chế

của HDI, đó là một chỉ số vẫn chỉ thâu tóm 3 lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, sức

khoẻ, mà chƣa đề cập tới một loạt các lĩnh vực khác của PTCN nhƣ môi

trƣờng, an ninh con ngƣời, an sinh xã hội, bình đẳng giới...

I.4. Phạm vi tính HDI và soạn thảo HDR

Xét theo góc độ thời gian, HDI có thể đƣợc tính hàng năm, hai năm ba

năm, 5 năm một lần, hoặc khi có nhu cầu và đủ điều kiện.

Xét theo góc độ không gian, tính HDI và soạn thảo HDR cho phạm vi

thế giới, châu lục, khu vực, nhóm quốc gia, quốc gia và cấp thấp hơn.

Page 3: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

261

I.5. Phƣơng pháp và công thức tính HDI

* Công thức tính HDI

Ituổi thọ + Igiáo dục + IGDP

HDI = ---------------------------- (1)

3

Với: Ituổi thọ là chỉ số tuổi thọ

Igiáo dục là chỉ số giáo dục

IGDP là chỉ số thu nhập (còn gọi là chỉ số GDP).

Với các giả thiết sau:

(1) Các chỉ số thành phần “ I ” đều nằm trong khoảng từ 0 đến 1.

(2) Các chỉ số thành phần đều đóng vai trò nhƣ nhau.

(3) HDI có giá trị từ 0 đến 1 (0 ≤ HDI ≤ 1).

* Công thức tính các chỉ số thành phần của HDI

- Chỉ số tuổi thọ

Xtuổithực

- Xtuổimin

Ituổi thọ = --------------------- (2)

Xtuổimax

- Xtuổimin

Trong đó: Xtuổithực

- là tuổi thọ trung bình thực tế;

Xtuổimax

- là tuổi thọ trung bình tối đa (= 85);

Xtuổimin

- là tuổi thọ trung bình tối thiểu (= 25);

- Chỉ số Giáo dục

Igiáo dục = (2/3) Ibiết chữ + (1/3) Iđi học (3)

Trong đó: Iđi học là chỉ số đi học tổng hợp các cấp giáo dục;

Ibiết chữ là chỉ số biết chữ của ngƣời lớn từ 15 tuổi trở lên;

+ Chỉ số đi học các cấp giáo dục (Iđi học), nếu biểu diễn dƣới dạng phần

trăm, thì đây là tỷ lệ đi học các cấp giáo dục;

+ Chỉ số ngƣời lớn biết chữ (Ibiết chữ), nếu biểu diễn dƣới dạng phần trăm,

thì đây là tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ.

- Tính Chỉ số thu nhập (hay Chỉ số GDP)

Page 4: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

262

Log(XGDPthực

) - Log(XGDPmin

)

IGDP = ----------------------------------- (4)

Log(XGDPmax

) - Log(XGDPmin

)

Trong đó các giá trị GDP đƣợc tính theo USD-PPP nhƣ sau:

-

IGDP

là Chỉ số thu nhập;

-

XGDPmax

là mức tối đa của GDP bình quân đầu ngƣời (= 40.000)

-

XGDPmin

là mức tối thiểu của GDP bình quân đầu ngƣời (= 100)

-

XGDPthực

là mức độ thực tế của GDP bình quân đầu ngƣời;

-

Log

là phép toán lô-ga-rit cơ số 10.

CHƢƠNG II

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC

II.1. Trên thế giới

Đối với thế giới, hàng năm UNDP soạn thảo HDR toàn cầu nhằm tính

toán, phân tích, so sánh và xếp hạng HDI và các chỉ số đồng hành nhƣ HPI,

GDI, GEM và một số chỉ số khác cho các quốc gia và lãnh thổ, trong đó có

Việt Nam. Mỗi HDR đều nhấn mạnh một chủ đề mà UNDP xét thấy đang là

vấn để nổi cộm trên thế giới. Do số liệu không lấy trực tiếp từ các cơ quan

thống kê quốc gia, nên độ tin cậy của kết quả tính toán cũng có phần hạn chế

nhất định.

Có thể tóm lƣợc một số vấn đề tính HDI của UNDP nhƣ sau:

* Không cứng nhắc mà là có sự linh hoạt. Ví dụ: về công thức tính Chỉ

số thu nhập đã có sự thay đổi từ một hệ thống phức tạp đƣợc chuyển về dạng

lô ga cơ số 10 đơn giản; về chọn chỉ tiêu: thay đổi từ sử dụng chỉ số năm học

bình quân sang chỉ số đi học các cấp giáo dục;

* Bám vào thực tế hiện có về số liệu thống kê, trong đó ƣu tiên cho thực

trạng ở các nƣớc trình độ thống kê thấp để chọn chỉ tiêu thay thế, ví dụ không

lấy GNI mà sử dụng GDP; không lấy tỷ lệ đi học đúng tuổi mà sử dụng tỷ lệ

đi học chung;

* Sử dụng nguồn số liệu của các tổ chức quốc tế mà không dùng nguồn

số liệu từ các cơ quan thống kê quốc gia, khi thiếu số liệu của một nƣớc nào

đó UNDP sử dụng các ƣớc tính thay thế (nhƣng có ghi chú rõ ràng).

Page 5: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

263

* Phƣơng pháp do UNDP đƣa ra mang tính chất nền tảng, chứ không có

tính bắt buộc (thể hiện sự mềm dẻo và linh hoạt) và để các nƣớc tự quyết

định cho mình một sự lựa chọn phù hợp.

Đối với cấp quốc gia, hiện nay trên thế giới đã có 145 nƣớc và lãnh thổ

soạn thảo NHDR, trong đó có 8 nƣớc thuộc ASEAN. Hầu hết các quốc gia

đều soạn thảo NHDR theo phƣơng pháp chuẩn của UNDP, mỗi NHDR đều

có một chủ đề nhấn mạnh riêng. Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia không

bám cứng nhắc theo chuẩn của UNDP, ví dụ In-đô-nê-xi-a vẫn sử dụng số

năm học bình quân để tính Chỉ số giáo dục, sử dụng chi tiêu thực tế để thay

cho GDP trong tính toán Chỉ số thu nhập trên cơ sở đã có những nghiên cứu

lý luận và phƣơng pháp luận chắc chắn.

II.2. Trong nƣớc

Đề tài đã điểm qua các công trình HDI ở nƣớc ta từ trƣớc tới nay:

(i) Một số ấn phẩm nƣớc ta đã có bài viết giới thiệu về HDI.

(ii) HDI đã sớm đƣợc đƣa vào một số giáo trình đại học, song chỉ giới

thiệu sơ lƣợc công thức tính, chƣa đi vào mổ xẻ phƣơng pháp luận, nguồn

thông tin, khả năng ứng dụng và công cụ phân tích.

(iii) Một số hội thảo và lớp tập huấn về soạn thảo NHDR.

Về mặt ứng dụng, đề tài đã điểm lại các công trình nghiên cứu ứng

dụng ở cấp quốc gia, địa phƣơng, nêu những ƣu và nhƣợc điểm của các công

trình này, từ đó làm cơ sở để hoàn thiện phƣơng pháp tính chung và phƣơng

pháp tính các chỉ số thành phần, đề ra quy trình tính, nguồn số liệu cũng nhƣ

lƣợc đồ phân tích, phân công phối hợp hoạt động của các đơn vị nhằm tính

HDI.

Có thể nói, thời gian qua, nƣớc ta đã đầu tƣ nhiều nguồn lực nghiên cứu

ứng dụng HDI và đã có tác dụng phục vụ cho các cấp các ngành trong việc

hoạch định chính sách kinh tế - xã hội. Bên cạnh những ƣu điểm cơ bản, các

công trình còn bộc lộ một số nhƣợc điểm chủ yếu sau:

- Chƣa thống nhất về mặt phƣơng pháp luận;

- Việc tính toán các chỉ số thành phần chƣa giải quyết triệt để khâu số

liệu và quy trình, phạm vi tính toán;

- Các tài liệu chính thức của TCTK phổ biến phƣơng pháp tính HDI

cũng có những điểm chƣa chuẩn theo hƣớng dẫn của UNDP...

Page 6: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

264

CHƢƠNG III

HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH TÍNH HDI

III.1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn cần thoàn thiện

Đề tài đã xới ra đƣợc một số vấn đề lý luận cần hoàn thiện, song không

tiến hành đƣợc vì không thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.

Về thực tiễn, đề tài đã đề xuất một số vấn đề cần giải quyết:

- Khẳng định HDI phải do TCTK tính cho cả cấp quốc gia và cấp tỉnh để

tránh những sự thiếu thống nhất và lệch lạc nhƣ đã nêu.

- Khẳng định phƣơng pháp tính HDI ở Việt Nam phải theo đúng tiêu

chuẩn của Liên hợp quốc để đảm bảo tính so sánh quốc tế, nhƣng phù hợp

với thực tiễn thống kê và quy định của nƣớc ta.

- Thực hiện tính linh hoạt, mềm dẻo mà chính HDRO cũng đã thực hiện

và khuyến nghị các quốc gia thực hiện.

- Thực hiện hoàn thiện phƣơng pháp tính HDI ở Việt Nam.

- Xây dựng quy trình tính HDI, trong đó vạch rõ nguồn thông tin; phân

công đơn vị chịu trách nhiệm từng phần việc, .v.v.

- Xây dựng khung phân tích HDI và các chỉ số liên quan để chuẩn bị cơ

sở cho việc soạn thảo NHDR ở TCTK.

- Sớm thực hiện soạn thảo NHDR.

- Khắc phục tình trạng có phần lộn xộn trong việc tính toán HDI hiện

nay ở nƣớc ta nhƣ đã đề cập bằng cách sớm biên soạn một tài liệu hƣớng dẫn

cụ thể và thống nhất.

- Sớm tổ chức các lớp tập huấn cho các Cục Thống kê cũng nhƣ các cơ

quan liên quan.

- Tổ chức một bộ phận thích hợp với điều kiện nguồn lực hiện có ở

TCTK nhằm thƣờng xuyên triển khai, theo dõi các hoạt động, tiếp tục nghiên

cứu các vấn đề liên quan tới tính toán và phân tích HDI.

- Cần đƣa vấn đề PTCN và tính HDI vào các giáo trình đại học với nội

dung đầy đủ và sâu sắc hơn.

III.2. Cơ sở khoa học và nguyên tắc hoàn thiện

Phần này trình bày các cơ sơ khoa học và nguyên tắc của việc hoàn

thiện phƣơng pháp tính HDI ở Việt Nam. Các cơ sở là: (i) Đã có các phƣơng

pháp chuẩn của Liên hợp quốc đề ra; (ii) Đã có các công thức tính toán cụ thể

áp dụng ở nƣớc ta và đƣợc công bố rộng rãi trong nhiều ấn phẩm. Một số

Page 7: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

265

nguyên tắc chủ yếu sau đây cần tuân thủ: (1) Đảm bảo tính so sánh quốc tế

của kết quả; (2) Không cầu toàn, phƣơng pháp đƣa ra phù hợp với hoàn cảnh

thống kê cụ thể ở nƣớc ta; (3) Không "lấn sân", có nghĩa là không đi sâu

nghiên cứu hoàn thiện phƣơng pháp tính các chỉ tiêu thống kê liên quan đã

đƣợc TCTK giao cho các đơn vị chức năng thực hiện, mà chỉ đƣa ra các

khuyến nghị khi thấy cơ sở số liệu sẵn có chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tính

HDI theo chuẩn của Liên hợp quốc; (4) Đảm bảo tính khả thi và phù hợp với

hoàn cảnh thực tế nƣớc ta.

III.3. Hoàn thiện phƣơng pháp tính HDI

Việc hoàn thiện phƣơng pháp tính đƣợc đề cập trong công trình này bao

gồm những khía cạnh sau: công thức tính; phạm vi tính; nguồn thông tin

phục vụ cho tính toán, xuất phát từ đánh giá thực tiễn việc tính toán HDI hiện

nay ở nƣớc ta và phù hợp với thực tế nguồn số liệu thống kê sẵn có.

Cơ sở tính HDI là công thức (1) của Liên hợp quốc. Nghiên cứu này có

xem xét, phân tích việc đề xuất chỉ số an toàn xã hội, cho rằng ý tƣởng này là

tích cực. Song HDI với 4 thành phần phải đối mặt với những bất cập chƣa

đƣợc làm rõ, nên cần có những nghiên cứu bổ sung. Đề tài khuyến nghị áp

dụng công thức chuẩn quốc tế HDI chỉ gồm 3 thành phần.

Phần này đã phân tích những lệch lạc hiện nay trong tính toán các chỉ số

thành phần, đề xuất, phân tích ƣu, nhƣợc điểm các nguồn số liệu, và khuyến

nghị chọn những nguồn thích hợp. Ví dụ sử dụng độ tuổi đi học các cấp giáo

dục từ 6-22 và số học sinh cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp,

cũng nhƣ tuổi hy vọng sống tại lúc sinh từ điều tra biến động DS-KHHGĐ;

học sinh học các cấp phổ thông chính quy và không chính quy từ báo cáo

thống kê chính thức. Đối với tuổi thọ trung bình, sau khi xem xét và phân

tích, đề tài khuyến nghị sử dụng phƣơng pháp dựa vào số con đã sinh và số

con còn sống của ngƣời mẹ trong độ tuổi 15-49. Với Chỉ số thu nhập, phần

này tập trung phân tích ƣu và nhƣợc điểm của việc dựa vào thu-chi đầu ngƣời

theo điều tra mức sống dân cƣ, để từ đó khuyến nghị sử dụng GDP. Ngoài ra,

đề tài cũng tập trung phân tích các nhƣợc điểm của việc sử dụng GDP cấp

tỉnh hiện nay để tính HDI: đó là GDP các tỉnh tự tính chƣa có sự giám sát của

TCTK, nên có thể còn những lệch lạc, và đặc biệt GDP các tỉnh còn bao gồm

những lĩnh vực sản xuất đặc thù nhƣ dầu khí của Bà Rịa – Vũng Tàu. Để

khắc phục tình trạng này, trong khi chờ đợi TCTK tính GDP cho cấp tỉnh, đề

tài khuyến nghị sử dụng GDP do các tỉnh tính sẵn hiện nay, và khắc phục các

bất cập bằng cách điều chỉnh theo 20 ngành cấp 1. Việc sử dụng PPP đƣợc đề

xuất lấy từ các ấn phẩm chính thức của WB hay UNDP công bố, rồi tính toán

theo công thức đã dẫn. Riêng dân số cấp tỉnh lấy từ nguồn của TCTK. PPP

Page 8: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

266

cho cấp tỉnh đƣợc xác định bằng cách sử dụng chỉ số giá không gian đã đƣợc

áp dụng để quy chuyển thu-chi của điều tra mức sống hộ gia đình.

Đề tài còn đề xuất tính toán chỉ số GDP của một số tỉnh nhƣ Bà Rịa-

Vũng Tàu và Hoà Bình bằng 2 phƣơng án: (1) sử dụng GDP có cả dầu khí và

thuỷ điện; (2) GDP đã trừ dầu khí và thuỷ điện, để từ đó phân tích thực trạng

thứ hạng HDI của địa phƣơng theo mỗi phƣơng án.

III.4. Xây dựng quy trình tính HDI

Phần này đã trình bày quy trình tổng quát, trong đó TCTK tính HDI cho

toàn quốc và cấp tỉnh vì một số lý do: (1) Quá trình tính toán có một số khâu

mà tự cấp tỉnh không thể tính đƣợc (ví dụ PPP, chỉ số giá không gian...), (2)

Để đảm bảo thống nhất trong kết quả tính toán, tránh những bất cập đã xảy ra

tƣơng tự nhƣ tình trạng thiếu nhất quán trong tính toán HDI nhƣ đã nêu tại

các phần trên, tránh những vấn đề tƣơng tự nhƣ tình trạng tốc độ tăng trƣởng

hiện nay ở cấp tỉnh.

Đối với chỉ số giáo dục: Chỉ số giáo dục đƣợc tạo nên từ tỷ lệ ngƣời lớn

biết chữ và tỷ lệ đi học các cấp giáo dục.

Đề tài đã đƣa ra quy trình tính tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ từ điều tra biến

động DS-KHHGĐ, sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp số liệu cho từng

tỉnh/thành phố và cho toàn quốc: Tổng hợp tổng số dân trong mẫu từ 15 tuổi

trở lên biết chữ (Bi) của tỉnh/thành phố i và của chung toàn quốc; tỷ lệ ngƣời

lớn biết chữ là kết quả công thức sau:

Bi

Ibiết chữi = 1 - ---- (5)

Ai

Trong đó: Ai là số dân trong mẫu từ 15 tuổi trở lên.

Qua phân tích, đề tài đề xuất Vụ TKDSLĐ thực hiện tổng hợp tỷ lệ

ngƣời lớn biết chữ, rồi chuyển kết quả cho Tổ soạn thảo NHDR.

Đối với Tỷ lệ đi học các cấp giáo dục: Đề tài đã xác định nguồn thông

tin để tính tỷ lệ đi học các cấp giáo dục là: (1) Số lƣợng học sinh đi học các

cấp phổ thông chính quy và không chính quy từ Báo cáo thống kê giáo dục;

(2) Lấy Điều tra biến động DS-KHHGĐ và sử dụng chƣơng trình phần mềm

SPSS để xử lý và tính số sinh viên đại học, cao đẳng và trung học chuyên

nghiệp, cũng nhƣ dân số độ tuổi từ 6-24.

Tỷ lệ đi học các cấp giáo dục (Iđi họci)là kết quả của công thức sau:

Page 9: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

267

Ci

Iđi họci = ---- (6)

Di

Trong đó Ci là tổng số học sinh theo học các cấp giáo dục và D

i là dân

số trong độ tuổi 6-22 tƣơng ứng của tỉnh/thành phố i.

Hiện nay, Vụ TKXHMT là đơn vị trong Tổng cục thực hiện thu nhận

Báo cáo giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ TKDSLĐ lại là đơn vị

thực hiện điều tra biến động DS-KHHGĐ để có đƣợc số liệu dân số trong độ

tuổi đi học. Do vậy, cách thức thu thập và tính toán thông tin có thể là nhƣ

sau: Vụ TKXHMT, trên cơ sở lấy thông tin về độ tuổi đi học các cấp giáo

dục 6 – 24 từ Vụ TKDSLĐ, tính tỷ lệ đi học chung các cấp giáo dục (vì theo

quy định chỉ tiêu này đã có trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và do

Vụ TKXHMT đảm nhận theo sự phân công).

Đối với chỉ số tuổi thọ: Đề tài đã nêu phƣơng pháp tính tuổi thọ trung

bình theo phƣơng pháp dựa vào số con đã sinh và số con đã chết của ngƣời

mẹ từ 15-49 tuổi và đề xuất Vụ TKDSLĐ thực hiện việc tính toán theo dữ

liệu gốc từ điều tra biến động DS-KHHGĐ.

Đối với chỉ số GDP: (theo 2 phƣơng án Sử dụng ƣớc tính cũ của WB và

Sử dụng kết quả so sánh quốc tế năm 2005)

Cấp toàn quốc: Bước 1: Xác định GDP bình quân đầu ngƣời toàn quốc

theo giá thực tế tiền nội tệ năm 2005; Bước 2: Xác định PPP và GDP đầu

ngƣời theo USD-PPP 2005; Bước 3: Xác định PPP và GDP đầu ngƣời theo

USD-PPP năm t.

Cấp tỉnh: Bước 1: Điều chỉnh GDP tỉnh cho nhất quán với GDP toàn

quốc; Bước 2: Xác định GDP tỉnh theo giá trung bình toàn quốc bằng cách

xác định chỉ số giá không gian (đề xuất Vụ TKTMDVGC tính chỉ số giá

không gian vì đó là lĩnh vực chuyên sâu của Vụ này).

Cuối cùng, xác định GDP đầu ngƣời cấp tỉnh theo USD-PPP

GDPigiá thực tế t đã chỉnh

GDPiBQ USD-PPP t

= ----------------------- (7)

DSOit x PPP

t

PPPt là sức mua tƣơng đƣơng năm t của VNĐ so với USD chung cho

toàn quốc (đơn vị tính: đồng / 1 USD-PPP), đƣợc tính theo công thức:

Page 10: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

268

GDPtVNđồng

PPPt = ------------------ (8)

GDPtUSD-PPP

( GDPtVNđồng

là GDP theo giá thực tế của Việt Nam bằng tiền Việt nam

năm t; GDPtUSD-PPP

là GDP năm t của Việt Nam bằng USD-PPP)

GDPiBQ USD-PPP t

là GDP đầu ngƣời tỉnh i năm t theo USD-PPP;

GDPigiá thực tế t đã chỉnh

là GDP bình quân đầu ngƣời tỉnh i năm t theo tiền

nội tệ giá thực tế sau khi đã điều chỉnh cho nhất quán với GDP toàn quốc và

đã đƣa về giá thực tế bình quân cả nƣớc;

DSOit là Dân số trung bình năm t của tỉnh i (nguồn: Vụ TKDSLĐ).

III.5. Khung phân tích HDI

Phần này đã giới thiệu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng

khung phân tích; khung phân tích chung do HDRO đƣa ra.

Đề tài còn đề xuất khung phân tích cho NHDR Việt Nam: (I) Phần mở

đầu; (II) Phần nội dung chính; (III) Phần Phụ lục

III.6. Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị để tính HDI

Cơ sở đề ra cơ chế phối hợp: (1) Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị

liên quan đƣợc phân công; (2) Thực tế hoạt động của các đơn vị đã sản xuất

số liệu liên quan tới lĩnh vực tính HDI, và đã công bố toàn bộ cũng nhƣ một

phần trên các ấn phẩm thƣờng xuyên hoặc chuyên đề.

Đối với cả 3 chỉ số thành phần, đề tài đã liệt kê các chỉ tiêu thống kê liên

quan phục vụ cho tính toán, kể cảc các chỉ tiêu có sẵn, các chỉ tiêu đƣợc tổng

hợp từ các nguồn điều tra hay báo cáo, các chỉ tiêu trung gian tính đƣợc từ

các nguồn thông tin theo các công thức đề tài đã dẫn, đồng thời phân tích chi

tiết các ƣu nhƣợc điểm chủ yếu của từng nguồn.

Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất về tổ chức: cần một Tổ đảm trách việc

thu nạp, tập hợp thông tin, số liệu, tính các chỉ số thành phần và HDI nói

chung, đồng thời phân tích, viết NHDR nhƣ nhiều quốc gia trên thế giới đã

làm. Mỗi NHDR đều gắn với một chủ đề đƣợc coi là nổi cộm của thời kỳ và

sử dụng các công cụ phân tích khác nhau. Do đó, Tổ NHDR cần phải đặt ở

một đơn vị chủ trì có tính tập hợp, nghiên cứu, linh hoạt và không gắn với

một chuyên ngành cụ thể, nhƣ Viện KHTK.

Page 11: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

269

Các đơn vị liên quan có nhiệm vụ chuyển số liệu và thông tin cần thiết

để tính HDI về Tổ NHDR của Viện KHTK. Cụ thể nhƣ sau:

STT Đơn vị Chỉ tiêu cần soạn thảo

1. Vụ HTTKQG - GDP các tỉnh/thành phố, vùng theo giá thực tế; chia theo

ngành kinh tế cấp 2 - Chỉ số tăng trƣởng GDP cả nƣớc

2. Vụ TKDSLĐ - Dân số cả nƣớc và các tỉnh/thành phố, vùng

- Chỉ số tăng dân số Việt Nam

- Dân số tuổi 6-22 của cả nƣớc và các tỉnh/thành phố

- Tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ của cả nƣớc và các tỉnh/thành phố,

vùng tổng hợp từ điều tra biến động DS-KHHGĐ

- Số ngƣời đang học đại học, cao đẳng và trung học chuyên

nghiệp của các tỉnh/thành phố, vùng tổng hợp từ điều tra

biến động DS-KHHGĐ - Tuổi thọ trung bình của cả nƣớc và các tỉnh/thành phố,

vùng tổng hợp từ điều tra biến động DS-KHHGĐ

3. Vụ TK XHMT - Số học sinh phổ thông chính quy và không chính quy các

cấp của cả nƣớc và từng tỉnh/thành phố, vùng

4. Vụ TK TMDVGC - Chỉ số giá không gian của các tỉnh/thành phố, vùng mà đã

cấp cho Vụ TKXHMT 5. Vụ HTQT - GDP bình quân đầu ngƣời Việt Nam theo USD-PPP

- GNI bình quân đầu ngƣời Việt nam theo USD-PPP

- Chỉ số giảm phát của Mỹ

6. Viện KHTK - Tính toán PPP của đồng Việt Nam so với USD

- Điều chỉnh số lƣợng học sinh trung học chuyên nghiệp, cao

đẳng, đại học tổng hợp từ điều tra biến động DS-KHHGĐ

cho nhất quán với thống kê chính thức. - Điều chỉnh GDP các tỉnh/thành phố, vùng cho nhất quán

với GDP cả nƣớc theo ngành cấp 1 - Điều chỉnh GDP các tỉnh/thành phố, vùng cho nhất quán

với GDP cả nƣớc theo giá thực tế bình quân toàn quốc - Tính các Chỉ số thành phần của cả nƣớc và cấp tỉnh, vùng

- Tính Chỉ số HDI của cả nƣớc và từng tỉnh/thành phố, vùng.

Vấn đề thời gian: Thời gian các đơn vị cấp số liệu cho Viện KHTK là

tháng 12 năm lẻ, vì khi đó hầu hết các số liệu chính thức của năm chẵn trƣớc

đó đã có cả ở trung ƣơng và các tỉnh/thành phố. Việc tính toán đƣợc thực

hiện vào đầu năm chẵn tiếp theo, chọn chủ đề phân tích để viết NHDR, và

công bố vào sáu tháng cuối năm (phù hợp với thông lệ quốc tế: số liệu phục

vụ NHDR thƣờng trễ 2 năm).

III.7. Tính toán thử nghiệm

Phần này trình bày các tính toán thử nghiệm cho 31 tỉnh/thành phố và 8

vùng theo quy trình tính toán đã đề cập trên cơ sở số liệu năm 2006.

Page 12: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

270

Bảng: Tổng hợp HDI

IGDP Igiáodục Ituổi thọ HDI

Theo

ICP-

2005

Theo

HDR-

2007/08

Theo

ICP-

2005

Theo

HDR-

2007/08

SỐ CẢ NƯỚC CỦA TCTK 0.5280 0.5880 0.8543 0.8167 0.7330 0.7530

Đồng bằng sông Hồng 0.5270 0.5880 0.8895 0.8665 0.7610 0.7813

Hà Nội 0.6530 0.7140 0.9260 0.9075 0.8288 0.8492

Vĩnh Phúc 0.5200 0.5800 0.8652 0.8508 0.7453 0.7653

Bắc Ninh 0.4990 0.5590 0.8876 0.8508 0.7458 0.7658

Hải Dương 0.4940 0.5540 0.8809 0.8718 0.7489 0.7689

Thái Bình 0.4580 0.5180 0.8786 0.8493 0.7286 0.7486

Ninh Bình 0.4340 0.4940 0.9123 0.8565 0.7343 0.7543

Đông Bắc 0.4380 0.4980 0.8425 0.7828 0.6878 0.7078

Hà Giang 0.3360 0.3960 0.6881 0.8512 0.6251 0.6451

Lào Cai 0.4270 0.4870 0.7716 0.7683 0.6556 0.6756

Thái Nguyên 0.4480 0.5080 0.8604 0.7885 0.6990 0.7190

Lạng Sơn 0.4350 0.4950 0.8468 0.7683 0.6834 0.7034

Quảng Ninh 0.5570 0.6170 0.9206 0.8333 0.7703 0.7903

Phú Thọ 0.4260 0.4860 0.8709 0.8353 0.7107 0.7307

Tây Bắc 0.4100 0.4700 0.7556 0.7331 0.6329 0.6529

Điện Biên 0.4010 0.4610 0.7098 0.7143 0.6084 0.6284

Sơn La 0.3810 0.4410 0.7473 0.7402 0.6228 0.6428

Hoà Bình 0.4590 0.5190 0.8336 0.7635 0.6854 0.7054

Bắc Trung Bộ 0.4310 0.4910 0.8689 0.8036 0.7012 0.7212

Thanh Hoá 0.4250 0.4850 0.8601 0.7972 0.6941 0.7141

Nghệ An 0.4420 0.5020 0.8588 0.7923 0.6977 0.7177

Quảng Bình 0.4290 0.4890 0.9077 0.8265 0.7211 0.7411

Duyên hải Nam Trung Bộ 0.4860 0.5460 0.8755 0.8285 0.7300 0.7500

Đà Nẵng 0.5670 0.6270 0.9184 0.8885 0.7913 0.8113

Bình Định 0.4600 0.5200 0.8844 0.8245 0.7230 0.7430

Khánh Hoà 0.5490 0.6090 0.8757 0.8493 0.7580 0.7780

Tây Nguyên 0.4350 0.4950 0.8229 0.7480 0.6686 0.6886

Kon Tum 0.4240 0.4840 0.8100 0.6622 0.6321 0.6521

Gia Lai 0.4250 0.4850 0.7765 0.7357 0.6457 0.6657

Đắk Lắk 0.4190 0.4790 0.8355 0.7732 0.6759 0.6959

Page 13: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

271

Đông Nam Bộ 0.6620 0.7220 0.8744 0.8589 0.7984 0.8184

Ninh Thuận 0.4080 0.4680 0.7976 0.8388 0.6815 0.7015

Bình Dương 0.5990 0.6590 0.8646 0.8718 0.7785 0.7985

Đồng Nai 0.5640 0.6240 0.8853 0.8603 0.7699 0.7899

Bà Rịa-Vũng Tàu 0.9290 0.9890 0.8801 0.8800 0.8964 0.9164

T.P. Hồ Chí Minh 0.6600 0.7200 0.8985 0.8885 0.8157 0.8357

Đồng bằng sông C.Long 0.4910 0.5510 0.8114 0.8423 0.7149 0.7349

Tiền Giang 0.4730 0.5330 0.8368 0.8493 0.7197 0.7397

Trà Vinh 0.4540 0.5140 0.7535 0.7543 0.6539 0.6739

Cần Thơ 0.5630 0.6230 0.8286 0.8587 0.7501 0.7701

Cà Mau 0.5200 0.5800 0.8287 0.8537 0.7341 0.7541

So sánh với tính toán trong HDR-2007/08 của HDRO, trong đó có kết

quả HDI của Việt Nam dựa vào số liệu năm 2005, và mới đây nhất (12/2008)

HDRO đã bổ sung thêm kết quả HDI của các quốc gia theo số liệu cập nhật

2006, có thể thấy nhƣ sau:

A B C D

Tuổi thọ bình quân 73.7 74.0 74.0 74.0

Tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ (%) 90.3 90.3 93.6 93.6

Tỷ lệ học các cấp giáo dục (%) 63.9 63.9 69.0 69.0

GDP đầu ngƣời (USD-PPP) 3071 2363 2364 3388

HDI 0.733 0.718 0.733 0.753

Xếp hạng thế giới 105/177 114/179 - -

Trong đó:

A- Theo số liệu năm 2005 của HDR2007/08

B- Theo số liệu bổ sung năm 2006 của HDR2007/08

C- kết quả của đề tài, số liệu 2006 (PPP suy rộng theo ICP-2005)

D- kết quả của đề tài, số liệu 2006 (PPP suy rộng theo A)

Nhƣ vậy, kể từ năm nay, HDRO đã chính thức sử dụng kết quả ICP-

2005 để tính toán GDP đầu ngƣời theo PPP cho các quốc gia và cùng với nó

là HDI. Với kết quả tính lại này, Việt Nam xếp hạng 114/179 quốc gia chứ

không phải 105/177 nhƣ đã công bố trƣớc đây nữa.

Nếu so sánh kỹ hơn, còn thấy đƣợc GDP đầu ngƣời theo tính toán của

đề tài này là 2.364 USD-PPP, còn theo công bố của HDRO là 2.363 USD-

PPP (chênh lệch 1/2364 coi nhƣ không có), và có thể khẳng định quy trình

Page 14: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

272

tính toán GDP đầu ngƣời theo USD-PPP của đề tài nghiên cứu này là chuẩn

xác. Số liệu về tuổi thọ bình quân cũng trùng nhau. Tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ

và tỷ lệ đi học chung các cấp giáo dục của HDRO thấp hơn của đề tài vì

HDRO dùng số liệu năm 2005.

Khi tính toán và xếp hạng HDI các tỉnh/thành phố đã cho thấy: nếu để

cả dầu khí và sản xuất điện từ dầu khí trong GDP của tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu, thì HDI của tỉnh này đứng hàng thứ nhất trong số 64 tỉnh/thành phố

trong cả nƣớc, Hoà Bình xếp hạng 47 (theo đơn vị hành chính cũ). Tuy nhiên,

theo phƣơng án 2: loại bỏ dầu khí và sản xuất điện từ dầu khí ra khỏi GDP

của Bà Rịa – Vũng Tàu và loại bỏ sản xuất thuỷ điện ra khỏi GDP của Hoà

Bình, thì HDI của Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đứng hạng 3, sau Hà Nội và Thành

phố Hồ Chí Minh; còn Hoà Bình xếp hạng 51.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

HDI là một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp quan trọng

đƣợc thế giới và đƣợc nhiều quốc gia sử dụng làm căn cứ lập, theo dõi, giám

sát, phân tích kế hoạch và xếp hạng, so sánh trình độ phát triển của khu vực,

quốc gia cũng nhƣ các cấp địa phƣơng trong một quốc gia. HDI đã đƣợc

nhiều ngƣời, trong đó có các nhà lãnh đạo các cấp, các ngành từ trung ƣơng

tới địa phƣơng ở nƣớc ta quan tâm, đã đi vào cuộc sống kinh tế - xã hội của

đất nƣớc, đã đƣợc sử dụng trong các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc và đƣợc

áp dụng trong các Chiến lƣợc phát triển nói chung và của một số Bộ/ngành

nói riêng. HDI đã đƣợc đƣa vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và giao

cho TCTK thực hiện.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu, thực hành HDI ở nƣớc ta còn nhiều bất cập.

Sau khi xem xét những bất cập đó, đối chiếu với phƣơng pháp luận đang lƣu

hành của quốc tế, đề tài đã đƣa ra việc hoàn thiện phƣơng pháp tính và xây

dựng quy trình tính HDI cho phù hợp với hoàn cảnh nƣớc ta nhƣng vẫn đảm

bảo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Kết quả tính toán thử nghiệm cho thấy

quy trình này là phù hợp. Đó là:

TCTK tính HDI cho toàn quốc và các tỉnh/thành phố;

Về tổ chức:

Xây dựng Ban soạn thảo HDI do một Lãnh đạo Tổng cục làm Trƣởng

ban, và các thành viên là đại diện Lãnh đạo các Vụ: PPCĐ-CNTT,

HTTKQG, TKXHMT, TKĐSLĐ, TKTMDVGC, TKTH, HTQT, Viện

KHTK, trong đó Viện KHTK là đầu mối thực hiện nhiệm vụ này;

Page 15: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

273

Về thời gian:

Tính HDI 2 năm 1 lần, tiến tới tính HDI hàng năm; kèm theo đó là xây

dựng Báo cáo PTCN của TCTK, thực hiện vào các năm chẵn;

Về phương pháp tính:

+ Nguyên tắc chung: tuân theo phƣơng pháp chuẩn của Liên hợp quốc

để đảm bảo tính so sánh quốc tế, theo cả gồm 3 chỉ số thành phần: chỉ số giáo

dục, chỉ số tuổi thọ và chỉ số GDP;

+ Đảm bảo đúng công thức tính, phạm vi tính và các giá trị cận trên, cận

dƣới của các chỉ số thành phần nhƣ HDRO đã đề ra;

Về quy trình tính:

+ Các chỉ số thành phần có tính độc lập, không quy định thứ tự

trƣớc/sau trong việc tính các chỉ số thành phần;

+ Nguồn số liệu để tính HDI là chính thống;

* Chỉ số giáo dục đƣợc xác định đƣợc qua tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ và tỷ

lệ đi học chung các cấp giáo dục. Tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ là tỷ lệ dân số từ

15 tuổi trở lên biết chữ trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên (nguồn thông tin

lấy từ điều tra biến động DS-KHHGĐ). Tỷ lệ đi học các cấp giáo dục là tỷ lệ

giữa số học sinh học phổ thông cả chính quy và không chính quy (nguồn

thông tin lấy từ Vụ TKXHMT) cộng với số học sinh trung học chuyên

nghiệp, cao đẳng và đại học (nguồn thông tin lấy từ điều tra biến động DS-

KHHGĐ) có điều chỉnh cho nhất quán với số liệu chính thức, chia cho tổng

dân số trong độ tuổi đi học theo quy định từ 6 đến 24 (nguồn thông tin lấy từ

kết quả điều tra biến động DS-KHHGĐ);

Các bƣớc tiến hành tính chỉ số giáo dục là:

(1) Xác định chỉ số ngƣời lớn biết chữ từng tỉnh và toàn quốc từ Điều tra

biến động DS-KHHGĐ 1/4:

Bước 1: xác định số ngƣời đƣợc điều tra trong tỉnh;

Bước 2: xác định số ngƣời tuổi 15+;

Bước 3: xác định số ngƣời tuổi 15+ biết chữ;

Bước 4: Tính số ngƣời 15+ biết chữ cho các tỉnh theo công thức (27) -

(có trong báo cáo tổng hợp của Đề tài)

Bước 5: Tính chỉ số ngƣời lớn biết chữ cho cả nƣớc bằng cách cộng các

tỉnh/thành phố, theo công thức (27).

Page 16: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

274

(2) Xác định chỉ số đi học các cấp giáo dục:

Bước 1: xác định số học sinh phổ thông theo Biểu 04-GD;

Bước 2: tính số học sinh không chính quy theo Biểu 01-GDKCQ;

Bước 3: xác định số lƣợng học sinh THCN, CĐ, ĐH điều tra biến động

DS-KHHGĐ (tính sơ bộ và điều chỉnh theo số liệu chính thức);

Bước 4: tính tổng số học sinh, sinh viên các cấp giáo dục;

Bước 5: xác định tổng dân số trong độ tuổi từ 6 đến 24;

Bước 6: xác định chỉ số đi học các cấp theo công thức của HDRO.

(3) Xác định chỉ số giáo dục.

* Chỉ số tuổi thọ có thể xác định nhƣ sau:

Bước 1: Xác định tuổi thọ trung bình cấp tỉnh và toàn quốc;

Bước 2: tính Chỉ số tuổi thọ.

* Chỉ số GDP đƣợc tính với các bƣớc nhƣ sau:

(a) Đối với cấp toàn quốc:

Bước 1: Tính GDP bình quân đầu ngƣời hàng năm theo giá thực tế;

Bước 2: Tính GDP bình quân đầu ngƣời theo USD-PPP:

Nếu có sẵn nguồn quốc tế thì sử dụng; nếu không có thì ƣớc tính theo

công thức đã dẫn.

(b) Đối với cấp tỉnh:

Bước 1: sử dụng GDP toàn quốc và GDP của các tỉnh/thành phố theo giá

thực tế chia thành 20 ngành kinh tế cấp 1;

Bước 2: điều chỉnh GDP các tỉnh/thành phố cho nhất quán với GDP toàn

quốc theo cơ cấu 20 ngành kinh tế cấp 1;

Bước 3: xác định chỉ số giá không gian của các tỉnh/thành phố;

Bước 4: điều chỉnh GDP cấp tỉnh về giá bình quân toàn quốc (bao gồm

cả chỉnh thô và điều chỉnh lại);

Bước 5: xác định GDP bình quân đầu ngƣời theo USD-PPP của toàn

quốc và các tỉnh/thành phố;

(c) Tính chỉ số GDP;

* Xác định HDI toàn quốc và cấp tỉnh.

Page 17: ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2859/07. 2.1.3-B08.pdf · ĐỀTÀI KHOA HỌC SỐ2.1.3-B08. ... đời sống xã hội: lĩnh

275

Về phân công nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan:

+ Vụ TKXHMT cung cấp thông tin về số lƣợng học sinh phổ thông

chính quy và không chính quy của cả nƣớc và các tỉnh/thành phố;

+ Vụ TKDSLĐ cung cấp thông tin về: tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ; dân số

trong độ tuổi từ 6 đến 24, tuổi hy vọng sống bình quân tại lúc sinh của cả

nƣớc và các tỉnh/thành phố tổng hợp đƣợc từ điều tra biến động DS-KHHGĐ

1/4, chỉ số phát triển dân số toàn quốc;

+ Vụ HTTKQG cung cấp thông tin về GDP phân theo 20 ngành kinh tế

cấp 2 theo giá thực tế của cả nƣớc và các tỉnh/thành phố do các Cục Thống kê

báo cáo;

+ Vụ TKTMDVGC cung cấp thông tin về chỉ số giá không gian của các

tỉnh/thành phố nhƣ đã cung cấp cho Vụ TKXHMT để tính chuyển thu chi

trong điều tra mức sống hộ gia đình;

+ Vụ HTQT cung cấp thông tin về chỉ số giảm phát của Mỹ, GDP đầu

ngƣời theo USD-PPP do HDRO công bố gần nhất;

Quy định thời gian cung cấp số liệu cho đơn vị đầu mối

soạn thảo HDI:

Cuối năm lẻ (hoặc vào thời điểm cung cấp số liệu cho Vụ TKTH để biên

soạn Niên giám Thống kê), số liệu của năm chẵn trƣớc đó đƣợc chuyển giao

cho Ban soạn thảo HDI;

KIẾN NGHỊ

- TCTK sớm hoàn thành ban soạn thảo HDI để tính toán HDI

- Cần xây dựng cơ sở dữ liệu HDI kết hợp với ứng dụng công nghệ

thông tin chuyên sâu cho lĩnh vực này;

- Cần tiếp tục triển khai các nghiên cứu khác nhằm khắc phục những

nhƣợc điểm đã chỉ ra trong tính toán HDI tại công trình này, nhƣ tính GDP

cấp tỉnh, tính chỉ số giá không gian, nghiên cứu quan điểm sử dụng thu chi

của dân cƣ nhằm thay thế GDP bình quân đầu ngƣời .v.v.

- Bổ sung thêm vấn đề tính HDI và soạn thảo HDR trong chƣơng trình

đào tạo cán bộ thống kê;

- Cần xây dựng Cẩm nang soạn thảo HDI để phổ biến rộng rãi;

- Đẩy mạnh hợp tác với UNDP và các cơ quan liên quan khác trong và

ngoài nƣớc để nâng cao năng lực soạn thảo HDI cho cán bộ thống kê.