Thuyết trình mác

6
Câu 9: Bản chất tiền công dưới CNTB Công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nào đó thì nhận được số tiền trả công nhất định. Tiền công đó còn gọi là tiền lương. Số lượng tiền lương nhiều hay ít được xác định theo thời gian lao động hay lượng sản phẩm làm ra. Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền lương là giá cả của lao động. Sự thật thì tiền lương không phải giá cả hay giá trị của lao động. vì lao động không phải là hàng hóa và không thể là đối tượng mua bán là vì: Thứ nhất: nếu lao động là hàng hóa thì nó phải có trước, phải được vật hóa trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền để cho lao động có thể vật hóa được là phải có tư liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ bán hàng hóa do mình sản xuất, chứ không bán lao động. Người công nhân không thể bán cái mình không có. Thứ hai: việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn tới hai mâu thuẫn về lí luận sau: Nếu lao động là hàng hóa và được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không thu được giá trị thặng dư, điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong CNTB. Còn nếu hàng hóa được

Transcript of Thuyết trình mác

Page 1: Thuyết trình mác

Câu 9: Bản chất tiền công dưới CNTB

Công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nào đó thì nhận được số tiền trả công nhất định. Tiền công đó còn gọi là tiền lương. Số lượng tiền lương nhiều hay ít được xác định theo thời gian lao động hay lượng sản phẩm làm ra. Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền lương là giá cả của lao động.

Sự thật thì tiền lương không phải giá cả hay giá trị của lao động. vì lao động không phải là hàng hóa và không thể là đối tượng mua bán là vì:

Thứ nhất: nếu lao động là hàng hóa thì nó phải có trước, phải được vật hóa trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền để cho lao động có thể vật hóa được là phải có tư liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ bán hàng hóa do mình sản xuất, chứ không bán lao động. Người công nhân không thể bán cái mình không có.

Thứ hai: việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn tới hai mâu thuẫn về lí luận sau: Nếu lao động là hàng hóa và được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không thu được giá trị thặng dư, điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong CNTB. Còn nếu hàng hóa được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì sẽ phủ nhận quy luật giá trị.

Thứ ba: nếu lao động là hàng hóa thì hàng hóa đó cũng phải có giá trị. Nhưng thước đo nội tại của giá trị là lao động. Như vậy giá trị của lao động đo bằng lao động. Đó là điều luẩn quẩn vô nghĩa.

Vì thế lao động không là hàng hóa, cái mà công nhân bán và nhà tư bản mua chính là sức lao động. Do đó tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động. Vậy bản chất của tiền công dưới CNTB là biểu hiện ra bề ngoài như là giá trị hay giá cả của lao

Page 2: Thuyết trình mác

động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì giá trị của nó được đo bằng lao động cụ thể và nó như là một sản phẩm xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động.

Câu 10: Phân tích sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành Tư bản-tích lũy tư bản. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tích lũy của Tư bản.

-Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản: Để làm rõ được thực chất của tích lũy tư bản cần phân tích quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tái sản xuất nói chung là quá trình sx được lặp đi, lặp lại và tiếp diễn liên tục, sản xuất hiểu theo nghĩa rộng cũng có nghĩa là tái sản xuất. có 2 loại tái sx là tái sx giản đơn và tái sx mở rộng.

-Gía trị thặng dư-nguồn gốc của tích lũy tư bản

Tái sx là tất yếu khách quan của xh loài người. Muốn tái sx mở rộng, nhà tư bản phải sd 1 phần giá trị thặng dư để tăng thêm tư bản ứng trước.

Việc sd gt thặng dư hay sự chuyển hóa một phần gt thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản. Nói cách khác,thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần gt thặng dư trở lại thành tư bản,hay còn gọi là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư. Như vậy nguồn gốc của tích lũy tư bản là gt thặng dư-lao động của công nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt. Nói cách khác, toàn bộ của cải của giai cấp tư sản đều do lao động của giai cấp công nhân tạo ra.

-Những yếu tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản

Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ tích lũy và tiêu dùng đó được xác định, thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư.

Page 3: Thuyết trình mác

Mức độ bóc lột sức lao động. Thông thường, muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tăng thêm máy móc, thiết bị và công nhân. Nhưng nhà tư bản có thể không tăng thêm mà bắt công nhân hiện có cung cấp thêm lao động bằng cách tăng cường thời gian và cường độ lao động, đồng thời tận dụng triệt để công suất của máy móc hiện có, chỉ tăng thêm nguyên liệu tương ứng.

Năng suất lao động xã hội tăng lên sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến gt thặng dư thành tư bản mới, nên làm tăng quy mô của tích lũy.

Sự chênh lệch giữa tb được sd và tư bản đã tiêu dùng. Tư bản sử dụng là khối lượng gt những tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sp theo từng chu kỳ sản xuất. Do đó sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sx.

Đại lượng tư bản ứng trước: với trình độ bóc lột không thay đổi thì khối lượng gt thặng dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn thì khối lượng gt thặng dư bóc lột được càng lớn, tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích lũy tư bản.

-Tích tụ và tập trung tư bản:

Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư. Nó tạo điều kiện cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mở rộng sx và kết quả là tổng tư bản xã hội lớn lên.

Trên cơ sở tích tụ diễn ra quá trình tập trung tư bản. Tập trung tb là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất nhiều tư bản cá biệt lại trên cơ sở tự nguyện hoặc cưỡng bức. Tập trung tư bản tuy không làm cho tổng tbxh lớn lên nhưng có vai trò rất lớn là đẩy nhanh nền sx lớn ra đời.

Page 4: Thuyết trình mác

Tích tụ và tập trung tư bản là kq của tích lũy tư bản. Và ngược lại, tích tụ và tập trung tư bản lại đẩy nhanh quá trình tích lũy.

-Cấu tạo hữu cơ tư bản: là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh những sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.Tích lũy tb làm cho cấu tạo kỹ thuật của tư bản thay đổi, tức là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sx và số lượng sức lđ sử dụng những tư liệu sx đó nâng cao. Cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cho cấu tạo giá trị của tư bản thay đổi. Giữa cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị có quan hệ hữu cơ với nhau.