thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web...

22
CHỦ ĐỀ: VŨ TRỤ , HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT Nhóm Địa lí- THPT Nguyễn Khuyến Năm học 2019-2020 I. MỤC TIÊU Sau chuyên đề, học sinh nắm được: 1.1. Kiến thức: - Hiểu được khái quát Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Trình bày và giải thích được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất; Giờ trên Trái Đất , đường chuyển ngày quốc tế và sự lệch hướng của các chuyển động trên Trái Đất. Giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, các mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa 1.2. Kĩ năng Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ , mô hình để trình bày các hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh trục, các hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất; tính ngày giờ các địa điểm trên Trái Đất dựa vào bản đồ múi giờ. 1.3. Thái độ Nhận thức được rằng Trái Đất chỉ là vật thể vô cùng nhỏ bé trong vũ trụ, chính vì vậy, sự sống trên Trái Đất là hết sức mong manh. Từ đó các em có ý thức giữ gìn và bảo vệ Trái Đất thân yêu. Có ý thức tìm hiểu tự nhiên. Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành các mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ 1.4. Định hướng phát triển năng lực học sinh. - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lí, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, công nghệ thông tin. - Năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, vi ô , sử dụng bản đồ, tính toán, quả địa cầu II. PHƯƠNG TIỆN 1. Đối với giáo viên

Transcript of thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web...

Page 1: thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web view2019/10/14  · “Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường

CHỦ ĐỀ: VŨ TRỤ , HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

Nhóm Địa lí- THPT Nguyễn KhuyếnNăm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

Sau chuyên đề, học sinh nắm được: 1.1. Kiến thức:

- Hiểu được khái quát Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Trình bày và giải thích được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng ngày đêm luân

phiên trên Trái Đất; Giờ trên Trái Đất , đường chuyển ngày quốc tế và sự lệch hướng của các chuyển động trên Trái Đất. Giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, các mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa1.2. Kĩ năngSử dụng tranh ảnh, hình vẽ , mô hình để trình bày các hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh trục, các hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất; tính ngày giờ các địa điểm trên Trái Đất dựa vào bản đồ múi giờ.1.3. Thái độ

Nhận thức được rằng Trái Đất chỉ là vật thể vô cùng nhỏ bé trong vũ trụ, chính vì vậy, sự sống trên Trái Đất là hết sức mong manh. Từ đó các em có ý thức giữ gìn và bảo vệ Trái Đất thân yêu. Có ý thức tìm hiểu tự nhiên. Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành các mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ1.4. Định hướng phát triển năng lực học sinh.- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lí, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, công nghệ thông tin.- Năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, vi ô , sử dụng bản đồ, tính toán, quả địa cầu

II. PHƯƠNG TIỆN1. Đối với giáo viên - Quả địa cầu. - Video về Trái Đất.- Máy chiếu và các phương tiện khác.2. Đối với học sinh

Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.III. NỘI DUNGChủ đề 1: Khái quát về Vũ trụ, Hệ Mặt Trời trong Vũ trụ, Trái Đất trong Hệ Mặt TrờiChủ đề 2: Nguyên nhân và hệ quả của chuyển dộng tự quay quanh trục của Trái ĐấtChủ đề 3: Nguyên nhân và hệ quả của chuyển dộng quay quanh Mặt Trời của Trái Đất

III. MÔ TẢ

Page 2: thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web view2019/10/14  · “Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường

1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức được hình thànhMức độ nhận thức

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụngcơ bản

Vận dụngnâng cao

Khái quát về Vũ trụ, Hệ Mặt Trời

trong Vũ trụ, Trái Đất trong Hệ Mặt

Trời

Biết các khái niệm về Vũ Trụ, Thiên Hà, Ngân Hà, hành tinh

Hiểu được khái quát Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

Nguyên nhân và hệ quả của chuyển

động tự quay quanh trục của Trái Đất

Nhận biết được khái niệm “chuyển động biểu kiến”, “Mặt Trời lên thiên đỉnh”.Trình bày được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Giải thích/Hiểu được các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Vận dụng được hệ quả của chuyển động trong thực tế.

Nguyên nhân và hệ quả của chuyển

dộng quay quanh Mặt Trời của Trái

Đất

Trình bày được các hệ quả chủ yếu của chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Giải thích/Hiểu được các hệ quả của chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Vận dụng được hệ quả hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa

Giải thích được hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa trong thực tế.

2. Câu hỏi và bài tập2.1. Câu hỏi nhận biết- Trình bày được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.Câu hỏi: Hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất diễn ra như thế nào?Câu hỏi: Điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

Page 3: thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web view2019/10/14  · “Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường

“Trái Đất có hình khối cầu và Trái Đất tự quay quanh trục nên cứ mỗi một giờ, Mặt Trời lại chiếu sáng được một khoảng rộng …… độ trên Trái Đất, có tất cả ……. múi như vậy.”Câu hỏi: Hãy vẽ hình thể hiện quy tắc lệch hướng của các chuyển động trên bề mặt Trái Đất do tác động của lực Co-ri-ô-lit- Nhận biết được khái niệm “chuyển động biểu kiến”, “Mặt Trời lên thiên đỉnh”Câu hỏi: Hãy vẽ đường biểu diễn tia sáng Mặt Trời ở địa điểm A - nơi có Măt Trời lên thiên đỉnh

Câu hỏi: Chọn một đáp án đúng nhấtTại khu vực nội chí tuyến, tia sáng Mặt Trời luôn có góc chiếu so với tiếp tuyến ở bề mặt đất:

A. = 90° B. > 90°C. < 90° D. ≥ 90°

2.2. Câu hỏi thông hiểu- Hiểu được khái quát Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong Hệ Mặt TrờiCâu hỏi: Những nhận định sau đúng hay sai

Nhận định Đúng/SaiTrong Vũ Trụ chỉ có duy nhất một ngôi sao – đó là Mặt Trời Đúng/SaiCác hành tinh cũng có thể quay quanh một hành tinh khác Đúng/SaiNếu Trái Đất nằm ở vị trí của hải Vương tinh thì sự sống trên Trái Đất không tồn tại và phát triển như hiện nay

Đúng/Sai

Vũ Trụ là khoảng không gian được giới hạn bởi chân trời Đúng/Sai- Giải thích/Hiểu được các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Câu hỏi: Nếu Trái Đất không quay, hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất sẽ diễn ra như thế nào? Tại sao?Câu hỏi: Tại sao các múi giờ trên thực tế lại có ranh giới mở rộng so với ranh giới của múi giờ tự nhiên?Câu hỏi: Hãy vẽ hướng chuyển động thực của các chuyển động sau

- Trình bày được các hệ quả của chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái ĐấtCâu hỏi: Những nhận định sau đúng hay sai

A

Xích đạo

Page 4: thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web view2019/10/14  · “Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường

Nhận định Đúng/SaiChỉ ở khu vực nội chí tuyến mới có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh

Đúng/Sai

Tại mọi địa điểm trên Trái Đất đều có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh

Đúng/Sai

Ở khu vực nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong một năm

Đúng/Sai

Ở khu vực xích đạo có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong một năm

Đúng/Sai

Câu hỏi: Chọn một đáp án đúng nhấtỞ bán cầu Nam, hiện tượng ngày dài đêm ngắn diễn ra vào mùa

A. Xuân. B. Hạ.C. Thu. D. Đông.

- Giải thích được các hệ quả chủ yếu của chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất\Câu hỏi: Chọn các đáp án đúngChuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời chứng tỏ điều gì?A. Trái Đất tự quay quanh trụcB. Trái Đất quay quanh Mặt TrờiC. Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi quay quanh Mặt TrờiD. Trái Đất hình cầuCâu hỏi: Nếu trục Trái Đất không nghiêng, hiện tượng “mùa” trên Trái Đất có diễn ra không? Tại sao?Câu hỏi: Hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa có mối quan hệ với nhau như thế nào?2.3. Câu hỏi vận dụng thấpVận dụng được hệ quả của chuyển động trong thực tế.Câu hỏi: Sau đây là lịch thi đấu hai trận bóng đá ở giải ngoại hạng Anh, cho biết giờ xem tại Việt Nam, hãy tính ngày và giờ diễn ra các trận bóng này tại Anh, ngày và giờ xem ở Oa-sing-tơn (múi giờ -5)

Giờ xemtại Việt Nam

Thứ bảy, 06/12/15 (GMT+7)

Giờ thi đấutại Anh

Giờ xemtại Oa-sing-tơn

19:55 Newcastle Chelsea22:00 Hull City West Brom

Vận dụng được hệ quả hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa Câu hỏi: Sau đây là thời khóa biểu của một trường học tại Việt Nam, cho biết tại sao lại có sự thay đổi thời gian bắt đầu tiết học đầu tiên giữa mùa đông và mùa hè?

Page 5: thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web view2019/10/14  · “Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường

Buổi Tiết Mùa hè Mùa đông

Giờ học buổi sáng

1 06:30 – 07:20 06:55 – 07:352 07:25 – 08:15 07:50 – 08:303 08:20 – 09:10 08:35 – 09:255 09:20 – 10:10 09:35 – 10:255 10:15 – 11:05 10:30 – 11:206 11:10 – 12:00 11:25 – 12:15

Câu hỏi: Chọn một đáp án đúngTrong những thành phố sau, thành phố nào xảy ra hiện tượng không có ngày hoặc không có đêm trong 6 tháng liên tiếp:A. Thành phố Xan Phran-xi-xcô (Hoa Kì): 37°57′B, 122°25′T.B. Thành phố Stôc-khôm (Thụy Điển): 59°21′B, 18°05′Đ .C. Thành phố kha-tan-ca (LB Nga): 71°96’B, 1025’Đ.D. Thành phố Chơc-chin (Ca-na-da): 58°56′B, 95°10′ T.2.5. Câu hỏi vận dụng cao.Giải thích được hiện tượng mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa trong thực tế.Câu hỏi: Gia đình em (có bốn người gồm bố, mẹ, em và em gái) sắp đi du lịch ở Ôx-trây-li-a vào dịp hè (tháng 7) trong vòng 1 tuần, em được mẹ giao cho nhiệm vụ lập danh mục những loại quần áo cần phải chuẩn bị cho cả gia đình trong chuyến du lịch này, em hãy lập danh sách và giải thích lí do tại sao cần phải chuẩn bị như vậy?Câu hỏi: Trong đoạn văn bản sau đây, có thông tin nào chưa chính xác, em hãy giải thích cho nhận định của mình?“Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường diễn ra vào mùa hè ở Nga, đặc biệt tại Xanh Pê-tec-bua. Hiện tượng kỳ lạ này diễn ra trong hai thời kì trong năm, thời kì thứ nhất từ cuối tháng 5 và kết thúc vào giữa tháng 7 và thời kì thứ hai bắt đầu từ cuối tháng 11 và kết thúc vào giữa tháng 12. Vào những đêm trắng, ánh sáng ban ngày chiếu sáng đến tận nửa đêm mới tắt và 5 giờ sáng lại bừng lên. Vào dịp này, người dân Xanh Pê-tec-bua và khách du lịch đều đổ ra đường vui chơi và chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của thành 3 Tiến trình bài học

CHỦ ĐỀ 1: Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời vàTrái Đất

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

Hs làm quen với quả địa cầu-mô hình Trái Đất hoặc xem hình ảnh trên Google, Trái Đất trong Vũ Trụ như thế nào….

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

(1) Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, khai thác hình ảnh/Kĩ thuật dạy học(2) Hình thức tổ chức hoạt động : Cá nhân/Nhóm/Toàn lớp

Page 6: thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web view2019/10/14  · “Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường

1) Vũ Trụ:* GV sử dụng QĐC và yêu cầu HS dựa vào hình 5.1 và kiến thức trả lời: Vũ Trụ là gì ? (Phân biệt giữa Thiên Hà và Dải Ngân Hà?)* HS trả lời GV chuẩn kiến thức- Dải Ngân Hà chỉ là 1 trong hàng trăm tỉ TH của VTrụ; Mở rộng: Mặt trời di chuyển trong vũ trụ với tốc độ 900 000 Km/h . Đi trọn 1vòng quanh dải Ngân Hà hết 250 triệu năm AS. Một năm ánh sáng = 9 561 tỉ KmVũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ Thiên hà.- Mỗi Thiên hà là một tập hợp nhiều thiên thể ( các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi, bụi, khí và bức xạ điện từ)- Thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời gọi là Dải Ngân hà2) Hệ Mặt Trời:* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 5.2 hãy:

- Mô tả Hệ Mặt Trời- Kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời.- Hình dạng quỹ đạo của các hành tinh, hướng chuyển động.

* HS trả lời GV chuẩn kiến thức- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân hà gồm Mặt Trời ở trung tâm; 8 hành tinh (Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh ), tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, bụi khí....- Quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh có hình e-lip- Hướng chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời từ Tây sang Đông3) Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

* GV yêu cầu học sinh quan sát H5.2 nêu rõ- Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời , Khoảng cách tới Mật Trời, ý nghĩa của vị trí,

khoảng cách và kích thước với sự sống trên trái đất? - Trái Đất có những chuyển động nào* HS quan sát hình ảnh và đưa ra câu trả lời, GV bổ sung và tổng kết

- Là hành tinh thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời- Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km- Khoảng cách đó để Trái Đất nhận được lượng nhiệt và tốc độ chuyển động quanh Mặt Trời vừa phải " Hình thành sự sống trên Trái Đất

HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH

GV yêu cầu HS làm tiếp bài tập Nối một ý ở cột A với một ý ở cột B Cột A : Các thiên thể Cột B: Đặc điểm của từng thiên thể

1. Ngôi sao a) Thiên thể quay quanh một ngôi sao2. Hành tinh b) Có cấu tạo chủ yếu từ các tinh thể băng3. Vệ tinh c) Thiên thể tự phát sang

d) Thiên thể quay quanh một hành tinh

Page 7: thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web view2019/10/14  · “Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường

- GV cung cấp thông tin phản hồi: 1 – c, 2 – a, 3 - dCâu hỏi:Những nhận định sau đúng hay sai

Nhận định Đúng/SaiTrong Vũ Trụ chỉ có duy nhất một ngôi sao – đó là Mặt Trời Đúng/SaiCác hành tinh cũng có thể quay quanh một hành tinh khác Đúng/SaiNếu Trái Đất nằm ở vị trí của hải Vương tinh thì sự sống trên Trái Đất không tồn tại và phát triển như hiện nay

Đúng/Sai

Vũ Trụ là khoảng không gian được giới hạn bởi chân trời Đúng/Sai

CHỦ ĐỀ 2: Nguyên nhân và hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

Trái Đất có các chuyển động nào trong Vũ Trụ và trong Hệ Mặt Trời. ( Chiều chuyển động T Đ). Các chuyển động này sinh ra hệ quả gì

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

(1) Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, khai thác hình ảnh(2) Hình thức tổ chức hoạt động : Cá nhân/Nhóm/Toàn lớp

1) Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất- HS sử dụng quả địa cầu để mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

với một nguồn sáng chiếu vào quả địa cầu tượng trưng cho ánh sáng Mặt Trời- Những HS khác quan sát, trao đổi theo cặp và điền thông tin vào sơ đồ sau

PHIẾU HỌC TẬP THEO CẶPNhiệm vụ: Quan sát hình vẽ trong SGK, kết hợp với kiến thức đã học để điền thông tin vào sơ đồ

Nguyên nhân

Trái Đất hình cầu

Hệ quảTrái Đất được chiếu sáng

Nguyên nhân

Hệ quảHiện tượng ngày – đêm luân

phiên trên Trái Đất

Page 8: thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web view2019/10/14  · “Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường

THÔNG TIN PHẢN HỒI

GV kết luậnDo Trái Đất hình cầu nên có ngày và đêmDo Trái Đất tự quay quanh trục nên có ngày và đêm luân phiên nhau

2) Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế* HS nhắc lại khái niêm: Giờ Mặt Trời ( giờ địa phương), giờ múi ( giờ khu vực) ,

giờ quốc tê ( GMT) và đường chuyển ngày quốc tế GV khái quát lại các khái niệm

- Giờ Mặt Trời hay giờ địa phương:Giờ thực của các địa phương nằm trên cùng một kinh tuyến , tính theo vị trí của Mặt Trời

- Giờ múi ( giờ khu vực) : Giờ thống nhất cho toàn bộ các địa phương nằm trong cùng múi ( khu vực) giớ. Giờ múi lấy theo giờ của kinh tuyến ở chính giữa múi - Giờ GMT ( giờ quốc tế ): giờ của múi giờ số 0 ( giờ của kinh tuyến gốc đi qua chính giữa múi giờ số 0)

- Kinh tuyến 180 là kinh tuyến đổi ngày quốc tế +Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày +Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày* Vì sao có giờ khác nhau như vậy

- Giờ Địa phương : Do trái đất hình cầu, tự quay quanh trục→ các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau ở cùng một thời điểm, nhìn thấy mặt trời độ cao khác nhau → có giờ khác nhau

- Giờ múi: Nguyên nhân Trái Đất được chia thành 24 múi giờ

- Giờ GMT ( Quy ước)- Đường chuyển ngày :

HS làm việc theo cặp để trả lời câu hỏi dựa vào việc quan sát hình 5.3 và thông tin trong mục 2 trong SGK:

Nguyên nhânTrái Đất hình cầu

Hệ quảTrái Đất được chiếu sáng một nửa

Nguyên nhân

Hệ quảHiện tượng ngày – đêm luân phiên trên

Trái Đất

Trái Đất hình cầu

Trái Đất tự quay quanh trục

Trái Đất quay một vòng tương ứng với 3600

Trái Đất quay một vòng mất 24 giờ

Mỗi giờ Trái Đất quay được một góc 150

Page 9: thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web view2019/10/14  · “Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường

1. Những quốc gia có giờ sớm hơn giờ GMT thường nằm trên những châu lục nào? Những quốc gia có giờ muộn hơn giờ GMT thường nằm trên những châu lục nào?

2. Nơi nào duy nhất trên Trái Đất có 2 ngày lịch khác nhau ( KT 180 nằm giữa múi giờ 12 có 2 ngày lịch khác nhau) làm KT đổi ngày3) Sự lệch hướng của các chuyển động trên Trái Đất

- HS quan sát hình 5.4 trang 21, nhận xét hướng của vật chuyển động ở BBC và NBC so với hướng ban đầu? Giải thích tại sao.

- GV chuẩn kiến thức:+ Các vật thể khi chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng so với hướng ban đầu : Các vật chuyển động trên bán cầu Bắc bị lệch về bên phải của hướng chuyển động. Các vật chuyển động ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái của hướng chuyển động.+ Nguyên nhân do lực Côriôlit ( Mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau có vận tốc dài khác nhau )

HỘP KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ 2

PHIẾU HỌC TẬP THEO CẶPNhiệm vụ: Dựa vào những kiến thức đã tìm hiểu và hình 5.3. trong SGK, điền thông tin vào những chỗ trống trong những câu hỏi sau

1. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2019 thì ở thủ đô Pa-ri của Pháp (múi giờ +1) lúc đó là ……… giờ ngày …………….2. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2019 thì ở thủ đô Tô-ky-ô của Nhật Bản (múi giờ +9) lúc đó là ………. giờ ngày …………….3. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2019 thì ở thủ đô Niu Đê-li của Ấn Độ (múi giờ +5,5) lúc đó là ………. giờ ………. phút ngày …………….

4 Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2019 thì ở thủ đô Oa-sinh-tơn của Hoa Kì (múi giờ -5) lúc đó là……… giờ ngày …………….

HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH- HS làm bài tập theo cặp

- GV cung cấp thông tin phản hồi:

THÔNG TIN PHẢN HỒI

II. Hệ quả của chuyển động từ quay quanh trục của Trái ĐấtHệ quả : Hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái ĐấtGiờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc téSự lệch hướng các chuyển động trên Trái ĐấtNguyên nhân Trái Đất hình cầu và Trái Đất tự quay quanh trục

Page 10: thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web view2019/10/14  · “Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường

1. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2019 thì ở thủ đô Pa-ri của Pháp (múi giờ +1) lúc đó là 6 giờ ngày 30/11/2019 2. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2019 thì ở thủ đô Tô-ky-ô của Nhật Bản (múi giờ +9) lúc đó là 15 giờ ngày 30/11/20193. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2019thì ở thủ đô Niu Đê-li của Ấn Độ (múi giờ +5,5) lúc đó là 10 giờ 30 phút ngày 30/11/20194. Nếu ở Việt Nam đang là 12 giờ ngày 30/11/2015 thì ở thủ đô Oa-sing-tơn của Hoa Kì (múi giờ -5) lúc đó là 0 giờ ngày 30/11/2019

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG , MỞ RỘNG KIẾN THỨCCông thức tính giờ? Công thức tính giờ như sau: Tm = To + m

Trong đó:Tm: giờ múiTo: giờ GMTm: số thứ tự của múi giờ

Quy tắc:Ở Đông bán cầu : m=(kinh tuyến Đông): 15 0

Ở Tây bán cầu: 2 cáchCách 1: m= (360 0 - Kinh tuyến Tây): 15 0

Cách 2: m = 24 - (Kinh tuyến Tây): 15 0

Bài tạp tính giờ quốc tế *Ví dụ 1: Căn cứ vào bản đồ các múi giờ , hãy tính các múi giờ và ngày ở việt nam biết rằng ở thời điểm đó giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31-12Bài làm:GMT là múi giờ số 0, là múi giờ gốc, ta gọi đó là gốc thời gian ( t=0).Việt Nam ta nằm ở múi giờ số 7. Suy ra giờ Việt Nam cách giờ ở múi giờ gốc là 7 giờ đồng hồ. Cho nên khi múi giờ số 0 đang là 24h ngày 31 - 12 thì Việt Nam là: 24 + 7 -24 = 7 giờ ngày 1 -1(năm mới)Vậy khi giờ GMT đang là 24h ngày 31 - 12 thì Việt Nam là 7h sáng ngày 1 - 1.* Ví dụ 2: Cho biết ở kinh tuyến số 100 0Đ ,1000T, 1150T, 1760Đ thuộc múi giờ số mấy? Bài làm:\Kinh tuyến 1000Đ thuộc múi giờ là 1000 : 15 = 6,66 ( làm tròn số theo quy tắc toán học là 7).Kinh tuyến 1000T thuộc múi giờ: (3600 - 1000) : 15 = 17 nên thuộc múi giờ số 17.Hoặc 24 - 7 = 17 => 17 - 24 = -7 (nghĩa là múi giờ thuộc kinh tuyến 1000T là -7).Kinh tuyến 1150T thuộc múi giờ: (3600 - 1150) : 15 = 16 thuộc múi giờ số 16Hoặc 24 - 8 = 16 => 16 - 24 = - 8

Page 11: thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web view2019/10/14  · “Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường

Kinh tuyến 1760Đ thuộc múi giờ: 176 : 15 = 12.

Bảng chuyển đổi từ múi giờ 13 đến 23 ra múi giờ âmMúi giờ Đổi (giờ đêm)13 -1114 -1015 -916 -817 -718 -619 -520 -421 -322 -223 -1

Hãy vẽ hướng chuyển động của các vật thể sau khi đã bị lệch do lực Côriôlit vào hình dưới đây.

- Tại sao đa số các sân bay vũ trụ đều đặt gần xích đạo?(  để lợi dụng lực quay của trái đất.)

Khi tàu vũ trụ phóng lên ở vùng xích đạo, vận tốc của nó sẽ được cộng thêm vận tốc quay của trái đất (tức là 465 mét/giây). Và do vậy, dù lực phóng ban đầu của tàu có yếu hơn một chút, nó vẫn dễ dàng thắng được sức hút trái đất. Tuy nhiên, càng lên các vĩ độ cao (gần hai cực hơn), tốc độ quay của trái đất càng chậm, do đó tên lửa càng ít lợi dụng được lực quay này.

CHỦ ĐỀ 3: Nguyên nhân và hệ quả của chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất

Page 12: thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web view2019/10/14  · “Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường

HOẠT ĐỘNG 1: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

(1) Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, khai thác hình ảnh(2) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/ cả lớp

1) Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời trên Trái * Bước 1: HS đọc thông tin trong SGK, mục 1, trang 22 để làm rõ khái niệm - Chuyển động biểu kiến là Chuyển động không có thực của Mặt Trời quan sát thấy bằng mắt- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng vào lúc 12 h trưa, Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất.- Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời cho biết khu vực Mặt trời lên thiên đỉnh vào lúc 12 giờ trưaNguyên nhân: Trục trái đất nghiêng và không đổi phương khi trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời* Bước 2 GV yêu cầu HS quan sát hình 6.1, làm bài tâp cá nhân:

BÀI TẬP CÁ NHÂN1. Những khu vực trên Trái Đất có Mặt Trời lên thiên đỉnh?2. Những khu vực trên Trái Đất có Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần trong năm?3. Những khu vực trên Trái Đất có Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong năm?…4. Khu vực nào trên Trái Đất không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?- GV đưa thông tin phản hồi:

THÔNG TIN PHẢN HỒI1. Những khu vực trên Trái Đất có Mặt Trời lên thiên đỉnh: Khu vực nội Chí tuyến2. Những khu vực trên Trái Đất có Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần trong năm: Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam.3. Những khu vực trên Trái Đất có Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong năm: Khu vực nội chí tuyến trừ hai chí tuyến Bắc và Nam.4. Khu vực nào trên Trái Đất không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: Khu vực ngoại chí tuyến

* Bước 3- GV yêu cầu HS giải quyết tình huống: Nếu trục Trái Đất không nghiêng 66°33’

với mặt phẳng quỹ đạo khi quay quanh Mặt Trời thì khu vực nào trên Trái Đất có Mặt Trời lên thiên đỉnh?

- HS rút ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh trên Trái Đất 2) Các mùa trên Trái Đất* Bước 1- GV chia lớp thành các nhóm.- GV nêu nhiệm vụ và hướng dẫn HS cách thức tiến hành hoạt động nhóm:Giai đoạn 1: Cá nhân nghiên cứu sơ đồ và dựa vào kiến thức đã học hoàn thành thông tin trong phiếu học tập trong khoảng thời gian

Page 13: thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web view2019/10/14  · “Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường

PHIẾU HỌC TẬP Quan sát hình vẽ kết hợp với kiến thức đã học để hoàn thành thông tin trong phiếu học tập trong khoảng thời gian 4 phút

Ngày Sự thay đổi góc nhập xạMùa ở

BC BắcMùa ở

BC Nam

Nhóm 1:Từ 21/3 – 22/6

Tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc ở ……chuyển lên chiếu thẳng góc ở ……..….

Nhóm 2:Từ 22/6 – 23/9

Tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc ở …… chuyển xuống chiếu thẳng góc ở …………

Nhóm 3:Từ 23/9 –22/12

Tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc ở …… chuyển xuống chiếu thẳng góc ở …………..

Nhóm 4:Từ 22/12 –21/3

Tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc ở ……… chuyển xuống chiếu thẳng góc ở …………..

Giai đoạn 2: Trên cơ sở nghiên cứu của cá nhân, tiến hành trao đổi nhóm và hoàn thành phiếu học tập:* Bước 2

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác trao đổi chéo kết quả thảo luận cho nhau để cùng nhận xét, đánh giá.

- GV đưa ra thông tin phản hồi và kết luận về nguyên nhân của hiện tượng mùa.

Ngày Sự thay đổi góc nhập xạMùa ở

BC BắcMùa ở

BC NamNhóm 1:Từ 21/3 – 22/6

Tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc ở xích đạo chuyển lên chiếu thẳng góc ở chí tuyến B

Xuân Thu

Nhóm 2:Từ 22/6 – 23/9

Trời chiếu thẳng góc ở chí tuyến B. chuyển xuống chiếu thẳng góc ở Xích đạo

Hạ Đông

Nhóm 3:Từ 23/9 –22/12

Trời chiếu thẳng góc ở Xích đạo chuyển xuống chiếu thẳng góc ở chí tuyến N

Thu Xuân

Chí tuyến Bắc

Xích đạo

Chí tuyến Nam

21/3

22/12

23/9

22/6

Page 14: thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web view2019/10/14  · “Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường

Nhóm 4:Từ 22/12 –21/3

Tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc ở chí tuyến N chuyển lên chiếu thẳng góc ở X đạo

Đông Hạ

- GV cho HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi “ Việt Nam đang là mùa hạ thì ở Ac-hen-ti-na đang là mùa gì?”

* Bước 3 : HS trả lời câu hỏi: Mùa là gì, nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa, các mùa trân trái Đất như thế nào

Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.- Mỗi năm có 4 mùa:+Mùa xuân:từ 21/3(lập xuân)→22/6(hạ chí). +Mùa hạ:từ 22/6(hạ chí) đến 23/9(thu phân).+Mùa thu: từ 23/9(thu phân) đến 22/12( ĐC)+Mùa đông:từ 22/12(ĐC) đến 21/3(XP).- Ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu. Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.

3) Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ

* Bước 1:- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 5 HS- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm như sau:

NHIỆM VỤ

Chí tuyến NamXích đạo

Vòng cực Nam

Vòng cực BắcChí tuyến Bắc

Chí tuyến NamXích đạo

Vòng cực Nam

Vòng cực BắcChí tuyến Bắc

21/3 23/9

22/6 22/12

Xích đạo

Vòng cực Nam

Vòng cực Bắc

Chí tuyến Nam

Chí tuyến Bắc

Xích đạo

Vòng cực Nam

Vòng cực Bắc

Chí tuyến Nam

Chí tuyến Bắc

Page 15: thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web view2019/10/14  · “Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường

Quan sát hình vẽ để điền thông tin về độ dài ngày đêm của các địa điểm vào những khoảng thời gian khác nhau vào bảng * Bước 2:- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả làm việc- GV cung cấp thông tin phản hồi:

Stt Thờiđiểm Xích đạo Chí tuyến

BắcChí tuyến

NamVòng cực

BắcVòng cực

Nam1 21/3 Ngày = đêm Ngày = đêm Ngày = đêm Ngày = đêm Ngày = đêm2 22/6 Ngày = đêm Ngày > đêm Ngày< đêm K có đêm K có ngày3 23/9 Ngày = đêm Ngày = đêm Ngày = đêm Ngày = đêm Ngày = đêm5 22/12 Ngày = đêm Ngày < đêm Ngày > đêm K có ngày K có đêm- HS đưa ra kết luận vị trí của các bán cầu Bắc, bán cầu Nam tại các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí và nêu và giải thích cho nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.a/ Theo mùa

T.Gian Đặc điểm Bắc bán cầu Nam Bán cầu

21/3 -23/9

- Mùa- Độ dài ngày đêm- Ngày 22/6

Xuân, Hạ-Ngày dài, đêm ngắn.-Ngày dài nhất

-Thu, Đông-Ngày ngắn, đêm dài-Đêm dài nhất

23/9 -21/3

- Mùa- Độ dài ngày đêm-Ngày 22/12

-Thu, Đông-Ngày ngắn, đêm dài-Đêm dài nhất

-Xuân, Hạ-Ngày dài, đêmngắn.-Ngày dài nhất

b/ Theo vĩ độ

- Tại xích đạo quanh năm có ngày dài bằng đêm càng xa xích đạo chênh lệch ngày đêm càng nhiều

- Tại cực có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm.- Mùa hạ càng lên vĩ độ cao ngày càng dài, đêm càng ngắn- Mùa đông càng lên vĩ độ cao đêm càng dài, ngày càng ngắn

- Nguyên nhân:Do trục trái Đất trong quá trình chuyển động xung quanh Mặt Trời luôn nghiêng so

với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và không đổi phưong. Bán cầu Bắc Bán cầu Nam lần lượt ngả về phía Mặt Trời .

Page 16: thpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vnthpt-nguyenkhuyen.namdinh.edu.vn/upload/50812/20191014/... · Web view2019/10/14  · “Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên thường

HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH Câu hỏi: Những nhận định sau đúng hay sai

Nhận định Đúng/SaiChỉ ở khu vực nội chí tuyến mới có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh Đúng/SaiTại mọi địa điểm trên Trái Đất đều có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh

Đúng/Sai

Ở khu vực nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong một năm

Đúng/Sai

Ở khu vực xích đạo có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong một năm

Đúng/Sai

Câu hỏi: Chọn một đáp án đúngTrong những thành phố sau, thành phố nào xảy ra hiện tượng không có ngày hoặc không có đêm trong 6 tháng liên tiếp:A. Thành phố Xan Phran-xi-xcô (Hoa Kì): 37°57′B, 122°25′T.B. Thành phố Stôc-khôm (Thụy Điển): 59°21′B, 18°05′Đ .C. Thành phố kha-tan-ca (LB Nga): 71°96’B, 1025’Đ.D. Thành phố Chơc-chin (Ca-na-da): 58°56′B, 95°10′ T.

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG , MỞ RỘNG KIẾN THỨC

Cho biết câu ca dao sau nói về hiện tượng gì? Hiện tượng này xảy ra ở bán cầu nào?“Đêm tháng năm chưa nằm đã sángNgày tháng mười chưa cười đã tối”

Lời giải chi tiếtCâu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam ( bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm.- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.

IV - TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

HỘP KIẾN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ 3 ( Tiết 2)

II. Hệ quả của chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái ĐấtHệ quả

Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt TrờiHiện tượng mùaHiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ

Nguyên nhânTrái Đất nghiêng và không đổi phương khi quay quanh Mặt Trời