Thông Điệp. - kinhsamthatson.files.wordpress.com · chước nói mẹo, nói quanh co bóng...

4
Thông Điệp của Đức Thầy 1 Thông Điệp. Thánh nhân lời nói thiệt thà, Lý xa muôn dặm nghĩa mà gần đây! (Kim Cổ Kỳ Quan, Thừa Nhàn 233:77, ông Ba Nguyễn văn Thới viết năm 1915) Thiên Cơ bất khả lộ. Thánh nhân xuất thế báo động thiên cơ, nhưng không được nói thẳng, phải dụng chước nói mẹo, nói quanh co bóng gió, nói cái này ám chỉ cái kia, dương đông kích tây. Thánh nhân dùng cái sự để gởi gắm ẩn tàng cái lý sâu kín bên trong. Người trí kính trọng Tiền Bối, phải tìm cho ra cái lý sâu trong kinh sấm mới không phụ lòng Thầy Tổ. Người ngu nghe kinh sấm như đàn khảy tai trâu ngơ ngác không hiểu gì, vội cho rằng Thánh nhân nói chuyện khùng điên vô nghĩa, cười chê chế nhạo nhún trề. Bậc Thánh nhân giáng trần trong cảnh dầu sôi lửa bỏng không có thì giờ nhàn rỗi ngồi uống trà run đùi làm thơ ngâm nga theo kiểu văn nghệ tao đàn giải trí phàm đời. Sứ mạng của Chư vị phải mượn cái sự để ẩn cái lý thiên cơ mầu nhiệm. Năm 1946, Đức Huỳnh Giáo Chủ gởi một bức Thông Điệp vô cùng quan trọng cho những chính khách Việt thế hệ tương lai bằng bài thơ Lấy Lẽ “Ba Tàu”. Lời lẽ mới nghe qua tưởng như quá tầm thường, có vẻ ngồi lê đôi mách xoi mói chuyện đời, nhưng cái lý sâu muôn dặm khó nghĩ bàn. *** Lấy Lẽ Ba Tàu” (Lấy Chồng Chệt) - Thi Văn Giáo Lý của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ viết năm 1946 Cô ơi, nước Việt Nam thiếu gì trai trẻ, Mà vội đi lấy lẽ “Ba Tàu”?! Khi Đức Thầy viết thủ bút chữ nào đặt trong dấu ngoặc kép là có cái lý thiên cơ đặc biệt. Của tiền quý báu là bao, Cụm từ “Ba Tàu” nằm trong dấu ngoặc kép. Đem tuổi mười tám so vào bốn mươi? Rồi nuôi tánh biếng lười mê ngủ, Để ngày kia ủ rũ đau thương. Khi “Ba Tàu” xách gói hồi hương, Vàng bạc tóm, bỏ cô thơ thẩn. Cô nhìn theo muôn vàn tiếc hận, Cô vì chàng mà bẩn tiết trinh. Cô tủi thân, cô lại bất bình, Nhưng muộn quá, tuổi xuân không trở lại. Trông tương lai cô đầy sợ hãi, Hoa úa tàn, người lại rẻ khinh. Cô tiếc rằng phải tuổi còn xinh {xanh}, Cô sẽ chọn người chồng Nam Việt. * Ở trong làng thanh niên thanh niết, Tuy nghèo nàn mà biết thủy chung. Yêu thương nhau đến phút cuối cùng, Vợ chồng ấy mới chân hạnh phúc. TA là khách phương xa tá túc, Thấy sự đời vẽ chút văn chương. Thấy đời cô chìm đắm trong gió sương, Than ít tiếng gọi hồn chủng loại. Việt Nam! Người Việt Nam mau trở lại! Yêu giống nòi có phải hơn không? Chữ ký của Đức Thầy ngày 16-4-1947 Dầu sao cũng giống Lạc Hồng! (Lúc Đức Thầy ẩn lánh năm 1946, Ngài có gặp một cô gái lấy chồng người Tàu. Tức cảnh Ngài có làm bài thi trên đây, ký biệt hiệu Hoài Việt) Lời bình: Đức Huỳnh Giáo Chủ mượn hoàn cảnh cô gái Việt lấy chồng Tàu để tiên tri tương lai đất nước Việt Nam. Câu sấm: Cô sẽ chọn người chồng Nam Việt. Cụm từ Nam Việt là tên nước Việt ta thời Triệu Vũ Vương năm 207 trước Tây lịch có biên cương gồm hai tỉnh Quảng Đông Quảng Tây {Lưỡng Quảng}. Qua bao triều đại, bị giặc Tàu xâm lấn mãi, Tổ Tiên Lạc Việt của ta phải bỏ đất Lưỡng Quảng, di cư đến đất Thăng Long để tránh đại nạn Hán hóa. Nỗi lo bị Hán hóa là đại họa chung của dân Việt từ ngàn xưa cho tới mai sau. Quả là khủng khiếp! Mượn cái sự cô gái Việt làm vợ lẽ “Ba Tàu”, để Đức Thầy khuyên răn những chính khách Việt thế hệ tương lai đừng sai lầm tin tưởng ở lời đường mật của Trung Quốc mà phải lãnh hậu quả thảm sầu về sau. Cụm từ Nam Việt trong bài thơ đủ để nói lên tinh thần truyền thống chủng tộc Việt Nam, quyết không để bị Hán hóa, không để mất gốc giống nòi Hồng Lạc Rồng Tiên. Hào quang chư Phật rọi mười phương, Đạo pháp xem qua chớ gọi thường. Chuyên chú nghĩ suy từ nét dấu, Cố công gìn giữ tánh thuần lương. (trích Khuyến Thiện, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết tại Hòa Hảo năm 1939) Chữ ký tên của Đức Thầy là chữ ký thiên cơ, là Bát Môn Đồ Trận gồm 8 nét: Nét số 1 & 2 là bản đồ VN hình chữ S; nét số 3 cắt ngang chữ S là vĩ tuyến 17 chia cắt đất nước VN mà sấm Kim Cổ Kỳ Quan gọi là U Phân; phần còn lại là nét số 4 đến số 8 tượng trưng cho mỏ dầu và cồn đảo cùng đường hàng hải hàng không trên Biển Đông mà các nước đang tranh chấp lãnh thổ lãnh hải, và cũng là tượng trưng khung cảnh trận giặc Biển Đông đang xảy ra.

Transcript of Thông Điệp. - kinhsamthatson.files.wordpress.com · chước nói mẹo, nói quanh co bóng...

Page 1: Thông Điệp. - kinhsamthatson.files.wordpress.com · chước nói mẹo, nói quanh co bóng gió, nói cái này ám chỉ cái kia, dương đông kích tây. Thánh nhân dùng

Thông Điệp của Đức Thầy 1

Thông Điệp. Thánh nhân lời nói thiệt thà,

Lý xa muôn dặm nghĩa mà gần đây! (Kim Cổ Kỳ Quan, Thừa Nhàn 233:77, ông Ba Nguyễn văn Thới viết năm 1915)

Thiên Cơ bất khả lộ. Thánh nhân xuất thế báo động thiên cơ, nhưng không được nói thẳng, phải dụng chước nói mẹo, nói quanh co bóng gió, nói cái này ám chỉ cái kia, dương đông kích tây. Thánh nhân dùng cái sự để gởi gắm ẩn tàng cái lý sâu kín bên trong. Người trí kính trọng Tiền Bối, phải tìm cho ra cái lý sâu trong kinh sấm mới không phụ lòng Thầy Tổ. Người ngu nghe kinh sấm như đàn khảy tai trâu ngơ ngác không hiểu gì, vội cho rằng Thánh nhân nói chuyện khùng điên vô nghĩa, cười chê chế nhạo nhún trề.

Bậc Thánh nhân giáng trần trong cảnh dầu sôi lửa bỏng không có thì giờ nhàn rỗi ngồi uống trà run đùi làm thơ ngâm nga theo kiểu văn nghệ tao đàn giải trí phàm đời. Sứ mạng của Chư vị phải mượn cái sự để ẩn cái lý thiên cơ mầu nhiệm. Năm 1946, Đức Huỳnh Giáo Chủ gởi một bức Thông Điệp vô cùng quan trọng cho những chính khách Việt thế hệ tương lai bằng bài thơ Lấy Lẽ “Ba Tàu”. Lời lẽ mới nghe qua tưởng như quá tầm thường, có vẻ ngồi lê đôi mách xoi mói chuyện đời, nhưng cái lý sâu muôn dặm khó nghĩ bàn. ***

Lấy Lẽ “Ba Tàu” (Lấy Chồng Chệt) - Thi Văn Giáo Lý của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ viết năm 1946

Cô ơi, nước Việt Nam thiếu gì trai trẻ, Mà vội đi lấy lẽ “Ba Tàu”?! Khi Đức Thầy viết thủ bút chữ nào đặt trong dấu ngoặc kép là có cái lý thiên cơ đặc biệt.

Của tiền quý báu là bao, Cụm từ “Ba Tàu” nằm trong dấu ngoặc kép.

Đem tuổi mười tám so vào bốn mươi? Rồi nuôi tánh biếng lười mê ngủ, Để ngày kia ủ rũ đau thương. Khi “Ba Tàu” xách gói hồi hương, Vàng bạc tóm, bỏ cô thơ thẩn. Cô nhìn theo muôn vàn tiếc hận, Cô vì chàng mà bẩn tiết trinh. Cô tủi thân, cô lại bất bình, Nhưng muộn quá, tuổi xuân không trở lại. Trông tương lai cô đầy sợ hãi, Hoa úa tàn, người lại rẻ khinh. Cô tiếc rằng phải tuổi còn xinh {xanh}, Cô sẽ chọn người chồng Nam Việt. * Ở trong làng thanh niên thanh niết, Tuy nghèo nàn mà biết thủy chung. Yêu thương nhau đến phút cuối cùng, Vợ chồng ấy mới chân hạnh phúc. TA là khách phương xa tá túc, Thấy sự đời vẽ chút văn chương. Thấy đời cô chìm đắm trong gió sương, Than ít tiếng gọi hồn chủng loại. Việt Nam! Người Việt Nam mau trở lại! Yêu giống nòi có phải hơn không? Chữ ký của Đức Thầy ngày 16-4-1947

Dầu sao cũng giống Lạc Hồng! (Lúc Đức Thầy ẩn lánh năm 1946, Ngài có gặp một cô gái lấy chồng người Tàu. Tức cảnh Ngài có làm bài thi trên đây, ký biệt hiệu Hoài Việt)

Lời bình: Đức Huỳnh Giáo Chủ mượn hoàn cảnh cô gái Việt lấy chồng Tàu để tiên tri tương lai đất nước Việt Nam. Câu sấm: Cô sẽ chọn người chồng Nam Việt. Cụm từ Nam Việt là tên nước Việt ta thời Triệu Vũ Vương năm 207 trước Tây lịch có biên cương gồm hai tỉnh Quảng Đông Quảng Tây {Lưỡng Quảng}. Qua bao triều đại, bị giặc Tàu xâm lấn mãi, Tổ Tiên Lạc Việt của ta phải bỏ đất Lưỡng Quảng, di cư đến đất Thăng Long để tránh đại nạn Hán hóa. Nỗi lo bị Hán hóa là đại họa chung của dân Việt từ ngàn xưa cho tới mai sau. Quả là khủng khiếp! Mượn cái sự cô gái Việt làm vợ lẽ “Ba Tàu”, để Đức Thầy khuyên răn những chính khách Việt thế hệ tương lai đừng sai lầm tin tưởng ở lời đường mật của Trung Quốc mà phải lãnh hậu quả thảm sầu về sau. Cụm từ Nam Việt trong bài thơ đủ để nói lên tinh thần truyền thống chủng tộc Việt Nam, quyết không để bị Hán hóa, không để mất gốc giống nòi Hồng Lạc Rồng Tiên.

Hào quang chư Phật rọi mười phương, Đạo pháp xem qua chớ gọi thường. Chuyên chú nghĩ suy từ nét dấu, Cố công gìn giữ tánh thuần lương.

(trích Khuyến Thiện, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết tại Hòa Hảo năm 1939)

Chữ ký tên của Đức Thầy là chữ ký thiên cơ, là Bát Môn Đồ Trận gồm 8 nét: Nét số 1 & 2 là bản đồ VN hình chữ S; nét số 3 cắt ngang chữ S là vĩ tuyến 17 chia cắt đất nước VN mà sấm Kim Cổ Kỳ Quan gọi là U Phân; phần còn lại là nét số 4 đến số 8 tượng trưng cho mỏ dầu và cồn đảo cùng đường hàng hải hàng không trên Biển Đông mà các nước đang tranh chấp lãnh thổ lãnh hải, và cũng là tượng trưng khung cảnh trận giặc Biển Đông đang xảy ra.

Page 2: Thông Điệp. - kinhsamthatson.files.wordpress.com · chước nói mẹo, nói quanh co bóng gió, nói cái này ám chỉ cái kia, dương đông kích tây. Thánh nhân dùng

Thông Điệp của Đức Thầy 2

Và cụm từ “Ba Tàu” đặc biệt được Đức Thầy viết trong ngoặc kép nhằm đánh dấu sự chú ý. Cụm từ “Ba Tàu” là thuật ngữ thiên cơ độc đáo của tông phái Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương. Chư vị Bồ Tát dùng phép huyền linh đưa thuật ngữ thiên cơ “Ba Tàu”mặc nhiên coi như ngôn từ truyền khẩu dân gian. Vậy “Ba Tàu” có nghĩa lý gì? Tại sao không nói là “Hai Tàu”, hay là “Tư Tàu” hoặc là “Năm Tàu”, mà phải nói là “Ba Tàu”? Đây là thuật ngữ tiên tri thiên cơ, phải giải lý theo thiên cơ. Chữ Ba là ám chỉ Thế Chiến Ba; chữ Tàu là ám chỉ quân giặc chủ mưu xâm lược dùng phương tiện chiến tranh ưu thế trên Biển Đông Thái Bình Dương, là ám chỉ Tàu chiến {Warships}, Tàu ngầm, Tàu sân bay, Tàu… Vậy theo lý thiên cơ từ xa xưa trong lịch sử, cụm từ Ba Tàu là thuật ngữ tiên tri để ám chỉ quốc gia hung ác như Sấu Thần vẫy vùng ngang dọc gây ra trận Thế Chiến Ba trên Biển Đông có nhiều Tàu chiến {hạm đội} lấn lướt tranh hùng, tàn sát chết chóc thật kinh hoàng! Nó khiến các nước nhỏ ở vùng biển Đông Thái Bình Dương trong khu vực Đông Nam Á phải chịu một trận chiến thảm sầu! Vậy nếu ai nhẫn tâm nghe theo giặc Tàu, bỏ lỡ cơ hội chống quân ngoại xâm, sẽ mang mối hận sầu suốt đời, không bao giờ rửa được vết nhục nhã như cô gái Việt lấy lẽ « Ba Tàu » mà Đức Thầy đã mô tả từ năm 1946 trong quyển Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý.

Phụ lục: Mị Châu ơi hỡi Mị Châu,

Mê chi thằng Chệt để sầu cho cha! (Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ thuyết trên đường khuyến nông từ miền Tây về Sài Gòn tháng 6 năm Ất Dậu 1945)

Nhân lúc ngồi trên chuyến xe khuyến nông cùng với Đức Thầy, ông thi sĩ Việt Châu có trao tặng cho Thầy quyển thơ Lông Ngỗng Gieo Tình do ông viết nổi tiếng thời bấy giờ, nội dung kể lại tình duyên Trọng Thủy Mị Châu, Đức Thầy ứng khẩu hai câu thơ trên đây trực tiếp phê bình tập thơ. Nhưng theo lý thiên cơ, Ngài mượn việc phê bình tập thơ của ông thi sĩ Việt Châu, để gởi đi một Thông Điệp rất quan trọng cho các chính khách thế hệ tương lai của Việt Nam đừng vội vã tin vào lời đường mật của Trung Quốc mà gây cảnh nước mất nhà tan. Liền sau đó, Đức Thầy bảo ông Việt Châu thử làm thi tả cảnh ngồi xe trên đường về Sài Gòn. Thấy ông Việt Châu nặn óc mãi không ra thơ, Đức Thầy liền ứng khẩu đọc bài dưới đây để gởi đi một thông điệp cứng rắn chống giặc:

Xe về chở theo chàng thi sĩ, Bảo làm thi mãi nghĩ không ra. Vậy mà giữa chốn phồn hoa, Vang danh thi sĩ hiệu là Việt Châu. Quen thói viết thơ sầu thơ cảm, Không dìu dân hắc ám qua truông. Ngâm nga giọng quá u buồn, Làm cho độc giả quay cuồng mê ly. Theo dõi gót Từ Bi mấy bữa, Phàm tâm kia đã rửa hay chăng? Đương cơn sóng dậy đất bằng, Thi nhân đứng ngó để Tăng Sĩ làm. Đức Thầy tự xưng là Tăng Sĩ

Tăng Sĩ quyết chùa am bế cửa, Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha. Thông Điệp của Đức Thầy là người tu phải đánh giặc Tàu để đáp đền ân đất nước

Đền xong nợ nước thù nhà, Thiền môn trở gót Phật Đà nam mô. Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật, Bụi hồng trần rứt sạch cửa không. Chuông linh ngân tiếng đại đồng, Ta Bà thế giới sắc không một màu. Sài Gòn đến, trống lầu đã trở, Đề huề nhau cửa mở xuống xe. Khuyến nông chấm dứt mùa hè…

Gọi Đoàn Phụ Nữ

Chị em ôi, Bắc Nam là một, Chị em là rường cột giống nòi. Giở sử xanh Nam Việt mà coi,

Page 3: Thông Điệp. - kinhsamthatson.files.wordpress.com · chước nói mẹo, nói quanh co bóng gió, nói cái này ám chỉ cái kia, dương đông kích tây. Thánh nhân dùng

Thông Điệp của Đức Thầy 3

Gương Trưng, Triệu còn roi muôn thuở. Chẳng có lẽ xưa hay mà nay dở, Phụ nữ ngày xưa dám chống giặc Tàu, lẽ nào phụ nữ ngày nay lại dở hơn sao?

Khiếp nhược là cái cớ vong gia. Chí anh hùng của khách quần thoa, Đâu có kém bậc tu mi nam tử. Sách Thánh Hiền truyền lưu mấy chữ, Thất phu còn trách nhiệm với non sông. Cả tiếng kêu bạn gái má hồng, Đem son phấn điểm tô Tổ Quốc. khi đàn bà ra tay

(Sài Gòn, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết tháng tư năm Ất Dậu 1945)

Bài thơ Gọi Đoàn Phụ Nữ mang nội dung đoàn kết thống nhứt lực lượng chống ngoại xâm. Ngày xưa thời phong kiến, Bà Trưng, Bà Triệu là phận nữ nhi mà dám đứng lên chống giặc Tàu xâm lược, lưu danh thanh sử, ghi một điểm son chói ngời trong Việt sử, thế giới phải khâm phục. Thời nay, pháp luật định nam nữ bình quyền, người phụ nữ có cơ hội học hỏi uyên bác mở mang trí tuệ sáng suốt, chẳng lẽ chịu nhục mất nước, chẳng lẽ để cho giặc Tàu ngang nhiên xâm lấn cõi bờ Tổ Quốc Việt? Nam Nữ hãy đoàn kết một lòng vùng lên chống quân Tàu xâm lược! Giặc Tàu sẽ phải thua như bao lần trước trong trận Đống Đa, Bạch Đằng…

Phần thời giặc giã phủ vây, Thế Chiến Ba

Phần thời đói khát thân rày chẳng yên. Lăng xăng nhiều cuộc đảo điên,

Sợ trong thế sự như thuyền chạy khơi. Đã hết lời, đã hết lời,

Khuyên răn dạy biểu cho người thiện duyên. Trách lòng nhiều sự chẳng kiêng,

Ốm đau cầu giảm, an thuyên chẳng màng. Biến sanh những sự tà gian,

Hủy tăng phá giới lòng toan hại người. Thế nay cạn, sự đã rồi!

Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn. Dao Lưu Cầu

Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày.

Ít ai tỏ biết đặng hay, Ít có ai hiểu đặng cái lý thiên cơ chén bể

Ví như cầm chén rủi tay bể rồi! chén bể Thầy xưa lời dặn hẳn hòi,

Thực nhơn nhơn thực đến hồi chẳng không. Oan oan tương báo chập chồng, theo luật nhân quả, có vay có trả

Tham tài tích đại mình không xét mình. Nếu tham lam thì gậy ông đập lưng ông

Khiến xui phụ tử tương tranh, Cha không lành thảo con lành đặng đâu.

Trung quân, phụ tử làm đầu, Phản quân, sát phụ, hỡi câu sách nào?

Trời xui trăm vật trăm hao, Để cho đồ khổ, xiết bao nhọc nhằn.

Ngọn phù thủy, cuộc đất xây, (*) sóng thần, động đất

Rồng nằm đáy biển, sông hằng hứng sương. (Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An tr. 107 - 108, lưu ở đình Tòng Sơn năm 1849, Nguyễn văn Hầu biên khảo ấn tống năm 1973)

Câu sấm đặc biệt cảnh báo sự cố quan trọng xảy ra trong Thế Chiến Ba là: Ví như cầm chén rủi tay bể rồi! Đây là câu sấm Đức Phật Thầy viết thành hai vế, vế thứ nhứt có chữ chén, và vế thứ nhì có chữ bể. Thử coi người trí biết tìm mật mã thiên cơ được hay không. Muốn tìm mật mã thiên cơ trong câu sấm, hành giả phải chiết vế, ghép tự rồi giải lý; lấy chữ chén ở vế thứ nhứt ghép chữ bể ở vế thứ nhì, ắt sẽ có mật mã thiên cơ là cụm từ chén bể. Cụm từ chén bể là thuật ngữ thiên cơ của Đức Phật Thầy Tây An tiên tri cái chết của người đứng đầu cường quốc gây trận giặc Biển Đông. Thiên cơ bất khả lộ, Bồ Tát nói cái này ám chỉ cái kia, dương đông kích tây.

Sydney, 6-5-2016, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo

Page 4: Thông Điệp. - kinhsamthatson.files.wordpress.com · chước nói mẹo, nói quanh co bóng gió, nói cái này ám chỉ cái kia, dương đông kích tây. Thánh nhân dùng

Thông Điệp của Đức Thầy 4

Thông Điệp của Đức Huỳnh Giáo Chủ

Lấy Lẽ “Ba Tàu” (Lấy Chồng Chệt) - Thi Văn Giáo Lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Cô ơi, nước Việt Nam thiếu gì trai trẻ,

Mà vội đi lấy lẽ “Ba Tàu”?! Đức Thầy viết chữ nào đặt trong dấu ngoặc kép có lý thiên cơ đặc biệt.

Của tiền quý báu là bao, Cụm từ “Ba Tàu” nằm trong dấu ngoặc kép.

Đem tuổi mười tám so vào bốn mươi? Rồi nuôi tánh biếng lười mê ngủ, Để ngày kia ủ rũ đau thương. Khi “Ba Tàu” xách gói hồi hương, Vàng bạc tóm, bỏ cô thơ thẩn. Cô nhìn theo muôn vàn tiếc hận, Cô vì chàng mà bẩn tiết trinh. Cô tủi thân, cô lại bất bình, Nhưng muộn quá, tuổi xuân không trở lại. Trông tương lai cô đầy sợ hãi, Hoa úa tàn, người lại rẻ khinh. Cô tiếc rằng phải tuổi còn xinh {xanh}, Cô sẽ chọn người chồng Nam Việt. * Ở trong làng thanh niên thanh niết, Tuy nghèo nàn mà biết thủy chung. Yêu thương nhau đến phút cuối cùng, Vợ chồng ấy mới chân hạnh phúc. TA là khách phương xa tá túc, Thấy sự đời vẽ chút văn chương. Thấy đời cô chìm đắm trong gió sương, Than ít tiếng gọi hồn chủng loại. Việt Nam! Người Việt Nam mau trở lại! Yêu giống nòi có phải hơn không? Dầu sao cũng giống Lạc Hồng!

(Lúc Đức Thầy ẩn lánh năm 1946, Ngài có gặp một cô gái lấy lẽ Ba Tàu. Tức cảnh Ngài có làm bài thi trên đây, ký biệt hiệu Hoài Việt)

Lời bình: Đức Huỳnh Giáo Chủ mượn hoàn cảnh cô gái Việt lấy chồng Tàu để tiên tri tương lai đất nước Việt Nam. Câu sấm: Cô sẽ chọn người chồng Nam Việt. Cụm từ Nam Việt là tên nước Việt ta thời Triệu Vũ Vương năm 207 trước Tây lịch có biên cương gồm hai tỉnh Quảng Đông Quảng Tây {Lưỡng Quảng}. Qua bao triều đại, bị giặc Tàu xâm lấn mãi, Tổ Tiên Lạc Việt của ta phải bỏ đất Lưỡng Quảng, di cư đến đất Thăng Long để tránh đại nạn Hán hóa. Nỗi lo bị Hán hóa là đại họa chung củadân Việt từ ngàn xưa cho tới mai sau. Quả là khủng khiếp! Mượn cái sự cô gái Việt làm vợ lẽ “Ba Tàu”, để Đức Thầy khuyên răn những chính khách Việt thế hệ tương lai đừng sai lầm tin tưởng ở lời đường mật củaTrung Quốc mà phải lãnh hậu quả thảm sầu về sau. Cụm từ Nam Việt trong bài thơ đủ để nói lên tinh thần truyền thống chủng tộc Việt Nam, quyết không để bị Hán hóa, không để mất gốc giống nòi Hồng Lạc Rồng Tiên. Giặc Tàu ỷ mạnh ưu thế về hạm đội trên Biển Đông lấn lướt các nước nhỏ trong vùng, gây ra Thế Chiến Ba, có nhiều Tàu chiến lâm trận. Phải chăng cụm từ Ba Tàu xuất xứ tiên tri trận giặc Biển Đông ?

Sydney, 6-5-2016, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo

Mị Châu ơi hỡi Mị Châu, Mê chi thằng Chệt để sầu cho cha!

(Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ thuyết trên đường khuyến nông từ miền Tây về Sài Gòn tháng 6 năm Ất Dậu 1945)

Nhân lúc ngồi trên chuyến xe khuyến nông cùng với Đức Thầy, ông thi sĩ Việt Châu có trao tặng cho Thầy quyển thơ Lông Ngỗng Gieo Tình do ông viết nổi tiếng thời bấy giờ, nội dung kể lại tình duyên Trọng Thủy Mị Châu, Đức Thầy ứng khẩu hai câu thơ trên đây trực tiếp phê bình tập thơ. Nhưng theo lý thiên cơ, Ngài mượn việc phê bình tập thơ của ông thi sĩ Việt Châu, để gởi đi một Thông Điệp rất quan trọng cho các chính khách thế hệ tương lai của Việt Nam đừng vội vã tin vào lời đường mật của Trung Quốc mà gây cảnh nước mất nhà tan. Liền sau đó, Đức Thầy bảo ông Việt Châu thử làm thi tả cảnh ngồi xe trên đường về Sài Gòn. Thấy ông Việt Châu nặn óc mãi không ra thơ, Đức Thầy liền ứng khẩu đọc bài dưới đây để gởi đi một thông điệp cứng rắn chống giặc:

Xe về chở theo chàng thi sĩ, Bảo làm thi mãi nghĩ không ra. Vậy mà giữa chốn phồn hoa, Vang danh thi sĩ hiệu là Việt Châu. Quen thói viết thơ sầu thơ cảm, Không dìu dân hắc ám qua truông. Ngâm nga giọng quá u buồn, Làm cho độc giả quay cuồng mê ly. Theo dõi gót Từ Bi mấy bữa, Phàm tâm kia đã rửa hay chăng? Đương cơn sóng dậy đất bằng, Thi nhân đứng ngó để Tăng Sĩ làm. Tăng Sĩ quyết chùa am bế cửa, Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha. Đền xong nợ nước thù nhà, Thiền môn trở gót Phật Đà nam mô. Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật, Bụi hồng trần rứt sạch cửa không. Chuông linh ngân tiếng đại đồng, Ta Bà thế giới sắc không một màu. Sài Gòn đến, trống lầu đã trở, Đề huề nhau cửa mở xuống xe. Khuyến nông chấm dứt mùa hè…