Thi Đố Vui Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương - cdvnmass.org lieu thi do vui.pdf · Thi Đố Vui...

29
1 CỘNG ĐỒNG VIT NAM TI MASSACHUSETTS VIETNAMESE-AMERICAN COMMUNITY OF MASSACHUSETTS P.O BOX 220072 BOSTON MA 02122-0011 [email protected] Tài Liu Thi Đố Vui GiQuc THùng Vương “Dù ai đi ngược vxuôi, Nhngày GiTmồng Mười tháng Ba!” “…có thông hiểu nhng stích nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mi biết cgng hc hành, hết sc làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nn xã hi ca ttiên đã xây dựng nên mà để lại cho mình.” Sgia Trn Trng Kim

Transcript of Thi Đố Vui Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương - cdvnmass.org lieu thi do vui.pdf · Thi Đố Vui...

1

CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM TẠI MASSACHUSETTS

VIETNAMESE-AMERICAN COMMUNITY OF MASSACHUSETTS

P.O BOX 220072 – BOSTON MA 02122-0011 [email protected]

Tài Liệu

Thi Đố Vui

Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương

“Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba!”

“…có thông hiểu những sự tích nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắng học hành,

hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tổ tiên đã xây dựng nên mà để lại cho mình.”

Sử gia Trần Trọng Kim

2

Tóm Lược Lịch Sử của Việt Nam

Tên gọi: Hùng Vương là tên gọi chung của 18 đời Vua Hùng trong họ Hồng Bàng năm 2879-

258 trước Tây Lịch

Sáng lập: Vị vua đầu tiên lập ra nước Văn Lang là Kinh Dương Vương và vị vua kế là Lạc Long

Quân. Như vậy tính tổng cộng có tất cả là 20 đời vua trong họ Hồng Bàng.

Con rồng cháu tiên: Lạc Long Quân (thuộc giống rồng) cưới bà Âu Cơ (thuộc giống tiên) sinh

được 100 trứng, nở 100 con. Về sau, 50 con theo mẹ lên núi và 50 con theo cha xuống biển đi về

phương Nam lập ra nước Văn Lang.

Danh xưng: Người con trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương đóng đô ở Phong

Châu, chia nước ra làm 15 Bộ, cha truyền con nối theo chế độ Phụ Đạo. Quan võ gọi là Lạc

Tướng, quan văn gọi là Lạc Hầu. Bồ Chính là chức quan nhỏ trông coi Lạc dân, và gọi con trai

là Quan Lang, con gái là Mỵ Nương.

Công đức: Các vị vua Hùng có công lập nên nước Văn Lang, tức là nước Việt Nam ngày nay,

nên gọi là Quốc Tổ Hùng Vương.

Đền thờ các vua Hùng Vương: Trên núi Ngũ Lĩnh, Huyện Phong Châu, Tỉnh Phú Thọ, thuộc

Bắc Việt. Tại Hoa Kỳ, đền Hùng Vương cũng được dựng lên tại thành phố Little Sàigòn, tiểu

bang California.

Ngày kỷ niệm hay ngày Giỗ Tổ: Ngày mồng 10 tháng 3 Âm Lịch mỗi năm. “Dù ai đi ngược về

xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3”.

Nguồn gốc: Người Việt Nam xuất hiện khoảng 3000 năm trước Tây Lịch ở miền Tây Tạng phía

Bắc Trung Hoa, sống rải rác với các giống người Hán và người Tam Miêu. Về sau, giống người

Hán hùng mạnh lên và đã đánh đuổi người Tam Miêu và người Việt xuống phía Nam. Người

Việt Nam thuộc về Bộ Tộc Lạc Việt, cũng có tên khác do người Hán gọi là người/quận Giao

Chỉ.

Nghề nghiệp: Giống Việt sống về nghề chài lưới và trồng lúa nước, đã di cư theo người Tam

Miêu về phương Nam và lập ra một nước riêng biệt lấy tên là Văn Lang.

Nước Văn Lang được thành lập vào năm 2879 trước Tây Lịch, tính tới năm 2013 đã được 4892

năm. Nếu tính tròn là 5000 năm

Nước Văn Lang: Phía Bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên),

phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành). Nước Văn Lang còn có tên gọi là Xích Quỷ có lẽ

do người Hán gọi như thế vì thấy người Lạc Việt có phong tục vẽ mình, nhuộm răng đen và còn

có phong tục ăn trầu.

3

Tục xâm mình: Các vua Hùng dạy cho ngư dân xâm mình để xua đuổi các loài hà mã khi đến

quấy phá.

Giả thuyết về Âu Cơ và Lạc Long Quân: Trong thời các Vua Hùng, có lẽ các Bộ Tộc Bách Việt

thiếu đoàn kết và hay tranh chấp lẫn nhau, nên tổ tiên chúng ta đã nêu lên truyền thuyết Mẹ Âu

Cơ sinh ra một bọc một trăm trứng, nở ra một trăm con, với mục đích kêu gọi các bộ tộc Việt

đoàn kết với nhau vì cùng là anh em cùng một cha một mẹ mà ra.

Di cư: Về sau một nửa số người trong Tộc Lạc Việt đã di cư từ vùng Động Đình Hồ, Lưỡng

Quảng tới vùng châu thổ sông Hồng, đồng hóa những dân tộc sống lâu đời ở đây, vẫn giữ tên

nước là Văn Lang, lập nghiệp và sống yên bình hàng ngàn năm. Nước Văn Lang bấy giờ đóng

đô ở Phong Châu.

Thời kỳ cuối cùng của họ Hồng Bàng, nước Văn Lang: Vào năm 258 trước Tây Lịch, Thục

Phán tức là An Dương Vương thâu phục nước Văn Lang và các bộ tộc và đã lập lên nước Âu

Lạc.

An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê và xây thành Cổ Loa để bảo tồn lãnh thổ.

Tục truyền rằng khi An Dương Vương xây Loa Thành, có những yêu quái quấy nhiễu, xây mãi

không được. An Dương Vương mới lập đàn cầu khấn, có thần Kim Qui hiện lên bày phép cho

vua trừ những yêu quái đi, bấy giờ mới xây được thành. Thần Kim Qui lại cho An Dương

Vương một cái móng chân, để làm cái lẫy nỏ. Lúc nào có giặc thì đem cái nỏ ấy ra bắn một phát,

giặc chết hàng vạn người.

Triệu Đà đã nhiều lần đem quân đánh lấy Âu Lạc nhưng không được. Cuối cùng đã dùng kế

cho con là Trọng Thủy sang lấy Mỵ Châu là con gái An Dương Vương, giả kết nghĩa hòa thân

để do thám tình thực.

Trọng Thủy đã tráo nỏ thần và trốn về nước để báo cho Triệu Đà đem quân qua chiếm lấy Âu

Lạc.

Năm 111 trước Tây Lịch, nhà Hán chiếm Nam Việt và chia thành 9 quận để cai trị.

Năm 34, hai Bà Trưng đã khởi nghĩa đem quân đánh Tô Định dành lại độc lập nhưng vì thế

quân quá yếu so với quân nhà Hán do Mã Viện làm tướng quân. Hai bà cuối cùng đã tự tận tại

sông Hát Giang vào ngày mồng 6 tháng 2 năm 43.

Năm 248 quan lại nhà Ngô quá tàn ác, dân gian khổ sở. Bà Triệu Thị Trinh khởi binh đánh nhà

Ngô. Về sau vua Nam Đế nhà Tiền Lý khen là người trung dũng sai lập miếu thờ, phong là:

"Bất chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu-nhân". Nay ở xã Phú-điền, tỉnh Thanh Hóa còn đền

thờ.

Năm 541, Lý Bôn tức Lý Nam Đế tài kiêm văn võ, thấy nước mình, trong thì quan lại Tàu làm

khổ, ngoài thì người Lâm Ấp cướp phá, bèn cùng với những người nghĩa dũng nổi lên đánh

4

quân nhà Lương bên Tàu.

Năm 722, Mai Thúc Loan tức Mai Hắc Đế thấy quân nhà Đường của Tàu làm nhiều điều tàn

bạo, dân gian khổ sở, lại nhân lúc bấy giờ lắm giặc giã, ông bèn chiêu mộ những người nghĩa

dũng, rồi chiếm lấy một chỗ đất ở Hoan Châu. Mai Thúc Loan vốn mặt mũi đen sì, sức vóc

khỏe mạnh, tục gọi là Hắc Đế.

Năm 938 Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đem Hoằng Tháo là tướng

của Nam Hán giết chết. Từ đó nước Nam ta mới cởi được ách Bắc thuộc hơn 1000 năm, mở

đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần.

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân rồi lên làm vua xưng là Đinh Tiên Hoàn, lập ra nhà Đinh của

nước Việt.

Năm 980, Lê Hoàn có công đánh bại quân nhà Tống, được quân thần trong triều và Hoàng Thái

Hậu tôn lên làm vua tức Lê Đại Hành lập ra nhà Tiền Lê. Làm vua được ba đời, cả thảy được

29 năm.

Năm 1010, thuận theo lòng dân và được Đào Cam Mộc và Sư Vạn Hạnh mưu tôn Lý Công Uẩn

lên làm vua lập ra nhà Lý.

Tháng 7 năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Thăng Long tức

rồng vàng bay cuộn trên mây tức Hà Nội bây giờ.

Lý Thường Kiệt là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống

vào năm 1075-1077.

Lý Thường Kiệt khi đánh quân nhà Tống đã từng nói: Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên

định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Nghĩa: Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách trời. Cớ sao lũ giặc sang

xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Dưới đời nhà Lý, đạo Phật rất được hưng thịnh. Vua Lý Công Uẩn đã sai người sang Tàu để

thỉnh kinh Tam Tạng về nước. Khi truyền ngôi lại cho con thì các vua cha vào chùa đi tu.

Nhà Lý có công làm cho nước Nam ta nên được một nước cường thịnh: Ngoài thì đánh nước

Tàu, bình nước Chiêm, trong thì chỉnh-đốn việc võ bị, sửa sang pháp luật, xây vững cái nền tự

chủ.

Nhà Lý làm vua được 216 năm, truyền ngôi được 9 đời.

Trần Độ tư thông với Trần Thái hậu để mưu lấy cơ nghiệp nhà Lý. Gả Lý Chiêu Hoàng cho

cháu là Trần Cảnh và truyền ngôi cho chồng và nhà Trần được bắt đầu từ đó.

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong

lịch sử Việt Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông.

5

Nhà Trần làm vua nước Nam ta kể từ Trần Thái Tông đến Trần Thiếu Đế, với 12 ông vua, được

175 năm, công việc trong nước sửa sang được nhiều, chính trị luật lệ đều chỉnh đốn lại, học

hành thi cử thì mở mang rộng thêm ra. Lại chống với nhà Nguyên giữ được giang sơn, lấy đất

Chiêm Thành mở thêm bờ cõi, thật là có công với nước Nam.

Sau khi dẹp quân Chiêm Thành Chế Bồng Nga, Lê Quý Ly hay Hồ Quý Ly chiếm toàn quyền

trong triều đình. Năm 1400, bắt vua Trần Thiếu Đế tức Kiến Tân nhường ngôi và tự xưng vua

thay ngôi nhà Trần.

Sau khi lên làm vua, Lê Quý Ly đã cho in tiền giấy và thay chữ Hán thành chữ Nôm.

Họ Hồ làm vua được 7 năm từ năm 1400 đến 1407 thì bị mất, bị nhà Minh bên Tàu đánh bại

cuối cùng nhiều người phải tự tử mà chết.

Nhà Minh lấy cớ là dẹp loạn nhà Hồ để rồi cai trị An Nam tức nước Việt Nam. Dân ta phải khổ

nhục trăm đường, tiếng oan không kêu ra được, lòng tức giận ngấm nghía ở trong tâm can.

Năm 1418, Lê Lợi cùng với tướng là Lê Thạch, Lê Liễu khởi binh ở núi Lam Sơn, tự xưng là

Bình Định Vương, rồi truyền hịch đi gần xa kể tội nhà Minh để rõ cái mục đích của mình khởi

nghĩa đánh kẻ thù của nước.

Sau khi đánh dẹp quân Minh và bình định nước nhà, năm 1428, Lê Lợi lên làm vua hiệu là Bình

Định Vương, đặt quốc hiệu là Đại Việt và nhà Hậu Lê được bắt đầu từ đó.

Nhà Lê, kể từ vua Thái Tổ cho đến vua Cung Hoàng vừa một trăm năm 1428-1527, được 10

ông vua.

Nguyễn Trãi là một nho sĩ Việt Nam. Quê ông ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương. Khi cuộc khởi

nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo nổ ra, ông đã tham gia vào như là quân sư

đắc lực của nghĩa quân trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân

Minh.

Bình Ngô đại cáo được viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi trong cuộc chiến chống

quân Minh kéo dài 10 năm (1418–1427). Tác phẩm này đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường

của dân tộc Việt cũng như việc lấy dân làm gốc với những câu như:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Nước non bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác;

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập;

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có.

6

Năm 1527 Mạc Đăng Dung bắt các quan nhà Lê thảo bài chiếu truyền ngôi cho nhà Mạc và lấy

niên hiệu là Minh Đức. Họ Mạc chỉ làm vua vỏn vẹn hơn 10 năm mà thôi. Sau đó phải chạy

trốn khắp nơi. Sau này nhờ nhà Minh can thiệp vào, họ mới có vùng đất ở Cao Bằng để tạm

dung.

Nhà Mạc làm vua không được bao lâu thì bị họ Trịnh và họ Nguyễn dẹp đi. Tuy họ Lê làm vua

nhưng họ Trịnh vẫn chuyên quyền trong triều. Phía Nam thì có họ Nguyễn đứng lên làm chủ do

đó Việt Nam bấy giờ rơi vào tình cảnh Nam Bắc phân tranh trong suốt 60 năm trời. Vua Lê

Chúa Trịnh thì ở phía Bắc còn Chúa Nguyễn thì ở phía Nam từ sông Linh Giang.

Ở phía Nam, tình trạng tham nhũng tại địa phương khiến cho chính quyền họ Nguyễn đã yếu

càng yếu thêm. Năm 1771, ba anh em Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ bắt

đầu khởi nghĩa. Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn

Nguyễn Phúc Dương.

Năm 1788 quân nhà Thanh bên Tàu lấy cớ mượn tiếng sang cứu nhà Lê, chiếm giữ thành Thăng

Long, có ý muốn lấy đất An Nam. Nguyễn Huệ tức Bắc Bình Vương lên ngôi Hoàng Đế đặt

niên hiệu là Quang Trung rồi đem binh ra Bắc đánh giặc.

Ngày 25 tháng 1 năm Mậu Thân 1788, vua Quang Trung đem 10 vạn binh và hơn 100 con voi ra

Bắc và truyền dụ nhủ bảo mọi người phải cố gắng đánh giặc cứu nước.

Vua Quang Trung sinh năm 1753 và qua đời vào năm 1792, hưởng dương chỉ được ba mươi

chín tuổi. Sau khi vua Quang Trung qua đời thì tình hình trong nước ngày càng hỗn loạn.

Chúa Nguyễn Vương Ánh bấy giờ từ Tiêm La và nhờ thế lực của Pháp để thống nhất đất nước

và lên làm vua vào năm 1802 lấy niên hiệu là Gia Long.

Vua Gia Long qua đời năm 1819, trị vị được 18 năm. Năm 1820, Hoàng Thái Tử Đảm lên ngôi

lấy niên hiệu là Minh Mệnh.

Cuối đời vua Tự Đức, xã hội Việt Nam được phân chia ra làm bốn hạng: Sĩ, nông, công, và

thương.

Năm 1856, Pháp đánh Đà Nẵng và bắt đầu lấy đất Nam Kỳ.

Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một trong những đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn.

Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các

mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).

Ngày 8 tháng 3 năm 1882, Hà Nội bị thất thủ và Pháp chiếm lấy đất Bắc Kỳ. Hết đời vua Dực

Tông, Việt Nam bị mất quyền tự chủ. Từ đó thuộc về nước Pháp bảo hộ. Nghĩa là ngôi nhà vua

tuy vẫn còn, nhưng quyền chính trị phải theo chính phủ bảo hộ xếp đặt.

7

Vua Bảo Đại, Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy là vị Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều

Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam.

Phan Bội Châu là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp

thuộc.

Ngô Đình Diệm (1901–1963) là một chính trị gia Việt Nam. Ông là Thủ tướng cuối cùng của

Quốc gia Việt Nam và là Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa.

Hồ Chí Minh năm 1890 - 1969 là người mang chủ nghĩa Cộng Sản về Việt Nam. Người đứng

đầu đảng Việt Minh và sau này là chủ tịch của Đảng Cộng Sản Bắc Việt.

Hiệp định Genève 1954 là hiệp định để khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Hiệp ước bãi bỏ

quyền cai trị của người Pháp trên bán đảo Đông Dương, công nhận nền độc lập của ba quốc gia

Việt Nam, Lào, và Campuchia, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.

Sau Hiệp định Genève 1954, hơn 1 triệu người đã rời miền Bắc Việt Nam theo chương trình

Passage to Freedom (Con đường đến Tự Do) hay di cư (tháng 8 năm 1954).

Vào năm 1953-1956, Đảng Cộng Sản Việt Nam thực hiện việc cải cách ruộng đất tịch thu tài

sản, đất đai của những địa chủ và chia cho bần nông, cố nông; đồng thời tiến hành đấu tố và xử

tội họ. Hằng chục nghìn người đã bị đàn áp dã man và giết oan.

Tết Mậu Thân 1968, Cộng Sản Việt Nam đã lợi dụng lúc người dân ăn Tết đã tấn công thành

phố Huế. Sau 25 ngày chiến đấu, quân đội miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ đã đuổi Cộng Sản

ra khỏi nhưng sau đó đã tìm thấy hàng nghìn gia đình bị chôn sống hay còn gọi là chôn tập thể

mà Cộng Sản đã thực hiện.

Hiệp Định Paris là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham

chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam

Cộng Hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, hai nhân

vật chủ yếu trong cuộc đàm phán.

Tháng 4 Đen, Ngày Quốc Hận hay là ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Cộng Sản Bắc Việt đã

cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam.

Hàng triệu đồng bào đã tìm đường vược biên và vược biển để tìm tự do khi không chịu nỗi chế

độ Cộng Sản.

Tù Cộng Sản: Sau khi cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, hằng triệu người dân miền Nam đã bị

lao tù Cộng Sản và biết bao nhiêu người đã chết trong ngục tù, trong rừng sâu, và những vùng

“kinh tế mới!”

Cho đến nay thì đã 36 năm sau khi Cộng Sản Việt Nam xâm chiếm miền Nam Việt Nam nhưng

người dân trong nước vẫn đang thiếu tự do dân chủ, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, và nhân

quyền.

8

Các Chuyện Cổ Tích

1. Chuyện Thánh Gióng

2. Chuyện Trầu Cau

3. Chuyện Bánh Chưng Bánh Dầy

4. Chuyện Quả Dưa Hấu

5. Chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh

6. Sự Tích Hạt Lúa

7. Mỵ Châu Trọng Thủy

9

1. Chuyện Thánh Gióng

Vào đời Hùng Vương thứ VI, thiên hạ bình yên; dân gian sống

trong cảnh thái bình. Ở phương Bắc vua nhà Ân sai người giả đi tuần

thú, tìm cách xâm chiếm nước Nam. Vua Hùng Vương lo lắng, cho

vời quần thần vào để hỏi mưu kế đánh giặc ngoại xâm và giữ yên bờ

cõi. Có người thưa với vua rằng: “Bệ hạ nên kêu khấn với Long Quân

để Ngài sai thiên tướng xuống giúp thì mới xong.” Vua nghe lời, lập

đàn chay trong ba ngày cầu khấn. Bỗng trời nổi cơn giông, sấm sét ầm

ầm, mưa như trút nước. Rồi sau đó, một cụ già cao lớn, tóc trắng râu bạc, ngồi ở một ngã

đường, vừa cười vừa nói, ca hát múa. Ai trông thấy cũng cho là lạ. Có người tâu lên vua. Vua

đích thân đến mời ông cụ đến nơi làm đàn chay, đem cơm rượu ra thiết đãi. Ông cụ không ăn

và cũng không nói câu nào. Vua hỏi: “Sắp có giặc phương Bắc xâm lăng nước Nam, xin cụ

mách bảo sự thể thua được như thế nào.” Một hồi lâu, ông cụ mới nói: “Ba năm nữa, giặc Bắc

sẽ kéo đến đây. Nhà vua nên tìm trong thiên hạ, cầu người kỳ tài, thì mới phá được giặc.” Nói

xong, cụ già bay vụt lên Trời, biến mất.

Vua tuân lời, sai sứ đi khắp trong nước để tìm người tài ra giúp nước. Bấy giờ, ở làng

Phù Đổng, huyện Võ Ninh (bây giờ là Võ Giàng), có một gia đình, hai vợ chồng tuổi ngoài 60,

sinh được một cậu con trai, đã 3 tuổi mà chưa biết nói biết cười, chỉ nằm ngửa và không ngồi

dậy được. Khi nghe sứ giả đến làng truyền rao lời kêu gọi của nhà vua tìm người tài ra cứu

nước. Bỗng nhiên cậu con bật nói với mẹ gọi sứ giả đến đây. Bà mẹ lấy làm lạ, đem chuyện kể

cho những người láng giềng. Láng giềng thấy lạ bèn khuyên cha mẹ cậu bé thử gọi sứ giả đến

xem sao.

Sứ giả đến và thấy cậu bé mới hỏi: “Đứa trẻ kia, gọi ta đến có việc

gì?” Cậu bé ngồi dậy rồi bảo với sứ giả: “Sứ giả mau trở về tâu với nhà

vua hãy đúc cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái nón sắt rồi

đem đến cho ta.” Sứ giả mừng rỡ, trở về tâu với vua. Nhà vua tỏ ra vui

mừng bảo với quần thần rằng: “Năm ngoái ông cụ già đã nói, quả nhiên là

đã có Người trời giúp ta, không còn hồ nghi gì nữa!” Vua lập tức sai thợ rèn đúc ngựa, mũ sắt

để đưa cho cậu bé. Cha mẹ cậu bé lấy làm lo lắng…. Cậu bé cười

lớn và nói: “Cha mẹ cứ yên tâm và hãy kiếm cơm thật nhiều để

con ăn. Từ đó cậu bé lớn nhanh như thổi, ăn nhiều chưa từng thấy.

Một ngày hết chín nong cơm, ba nong cà. Gia đình cậu không đủ

gạo cho cậu ăn no, không đủ vải để may áo quần. Xóm làng phải

chung góp gạo vải với gia đình để nuôi cậu.”

Khi giặc Ân kéo đến núi Châu Sơn (thuộc huyện Tiên Du), thì sứ giả đem ngựa, roi sắt và

mũ sắt đến trao cho cậu bé, cậu vươn vai đứng lên, cao hơn hai trượng rồi

lập tức đội mũ, nhảy lên ngựa phóng đi. Ngựa hét ra lửa và chạy như bay,

chỉ chớp mắt đã đến chỗ quân giặc. Theo sau là các quan quân tiến theo ra

trận. Ngài xông vào trận đánh giặc, một hồi gẫy mất roi. Ngài liền nhổ

10

bụi tre bên đường để làm vũ khí. Đám giặc Ân bị đánh tan tác. Bọn giặc tranh nhau lạy phục

xuống đất, kêu rằng: “Lạy Ngài, Ngài đúng là thần tướng trên Trời, chúng tôi xin hàng.” Khi

đánh đến núi Ninh Sóc thì giặc tan hết. Ngài cởi áo bào để lại và cưỡi ngựa bay lên Trời. Bây

giờ vẫn còn lại dấu vết.

Vua Hùng phong Ngài là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập miếu thờ. Sau đó vua cũng

ban cho dân làng Phù Đổng một trăm mẫu ruộng tự điền. Vua cũng ra lệnh bốn mùa phải cúng

tế Thiên Vương. Đến đời nhà Lý, vua sắc phong làm Xung Thiên Thần Vương. Bây giờ người

ta vẫn còn thờ Xung Thiên Thần Vương ở làng Gióng, và tượng được tạc trên núi Vệ Linh.

Mỗi năm, dân chúng ở làng mở hội rất lớn. Những bụi tre Ngài nhổ lên đánh giặc bây giờ thành

rừng ở huyện Gia Bình, gọi là tre Đằng Ngà. Chỗ con ngựa sắt thét ra lửa đốt cháy một làng,

bây giờ gọi là làng Cháy. Hội đền Gióng được tổ chức long trọng tại hai nơi: xã Phù Đổng

huyện Gia Lâm, Hà Nội và núi Sóc huyện Sóc Sơn, Hà Nội vào ngày mồng 9 tháng Tư âm lịch.

Phong giao Kinh Bắc xưa có câu: "Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu

cũng kéo về xem hội Gióng".

____________________________________

11

2. Chuyện Trầu Cau

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau

một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được

ai là anh ai là em. Năm hai anh em mười bảy mười tám tuổi thì cha mẹ đều

qua đời. Hai anh em vốn đã thương yêu nhau, nay gặp cảnh hiu quạnh, lại

càng yêu thương nhau hơn trước.

Không còn được cha dạy dỗ cho nữa, hai anh em đến xin học ông đạo sĩ họ Lưu. Hai anh

em học hành chăm chỉ lại đứng đắn nên được thầy yêu như con. Ông Lưu có một cô con gái

tuổi chừng mười sáu mười bảy, nhan sắc tươi tắn, con gái trong vùng không người nào sánh kịp.

Trông thấy hai anh em họ Cao vừa đẹp vừa hiền, người con gái đem lòng yêu mến, muốn kén

người anh làm chồng, nhưng không biết người nào là anh, người nào là em. Một hôm, nhân nhà

nấu cháo, người con gái lấy một bát cháo và một đôi đũa mời hai người ăn. Thấy người em

nhường người anh ăn, người con gái mới nhận được ai là anh, ai là em. Sau đó, người con gái

nói với cha mẹ cho phép mình lấy người anh làm chồng. Từ khi người anh có vợ thì thương

yêu giữa hai anh em không được thắm thiết nữa. Người em rất là buồn, nhưng người vô tình

không để ý đến.

Một hôm hai anh em cùng lên nương, tối mịt mới về, người em vào nhà trước. Chàng

vừa bước chân qua ngưỡng cửa thì người chị dâu ở trong buồng chạy ra lầm chàng là chồng

mình, vội ôm chầm lấy. Người em liền kêu lên, cả hai đều xấu hổ. Giữa lúc ấy, người anh

cũng bước vào nhà. Từ đấy người anh nghi em có tình ý với vợ mình, càng hững hờ với em

hơn trước.

Một buổi chiều, anh chị đều đi vắng cả, người em ngồi một mình nhìn ra khu rừng xa xa,

cảm thấy cô quạnh, lại càng buồn tủi, vùng đứng dậy ra đi. Chàng đi, đi mãi cho đến khu rừng

phía trước mặt, rồi theo đường mòn đi thẳng vào rừng âm u. Trời bắt

đầu tối, trăng đã lên, mà chàng vẫn cứ đi. Ði đến một con suối rộng

nước sâu và xanh biếc, chàng không lội qua được, đành ngồi nghỉ bên

bờ. Chàng khóc thổn thức, tiếng suối reo và cứ reo, át cả tiếng khóc của

chàng. Ðêm mỗi lúc một khuya, sương xuống mỗi lúc một nhiều, sương

lạnh thấm dần vào da thịt chàng, chàng chết mà vẫn ngồi trơ trơ, biến

thành một tảng đá.

Người anh cùng vợ về nhà, không thấy em đâu, lẳng lặng đi tìm,

không nói cho vợ biết. Theo con đường mòn vào rừng, chàng đi mãi, đi

mãi, và sau cùng đến con suối xanh biếc đang chảy cuồn cuộn dưới ánh

trăng và không thể lội qua được, đành ngồi bên bờ suối, tựa mình vào

một tản đá. Chàng có ngờ đâu chính tảng đá là em mình! Sương vẫn

xuống đều, sương lạnh rơi lã chã từ cành lá xuống. Chàng rầu rĩ khóc

than hồi lâu, ngất đi và chết cứng, biến thành một cây không cành, mọc thẳng bên tảng đá.

12

Ở nhà, vợ không thấy chồng đâu, vội đi tìm và cũng theo con

đường mòn đi vào rừng thẳm. Nàng đi mãi, bước thấp bước cao, rồi

cuối cùng gặp con suối nước sâu và xanh biếc. Nàng không còn đi được

nữa. Nàng ngồi tựa vào gốc cây không cành mọc bên tảng đá, vật mình

than khóc. Nàng có ngờ đâu nàng đã ngồi tựa vào chồng mình và sát đó

là em chồng. Nàng than khóc, nhưng tiếng suối to hơn cả tiếng than

khóc của nàng. Ðêm đã ngả dần về sáng, sương xuống càng nhiều, mù mịt cả núi rừng, nàng vật

vã khóc than. Chưa đầy nửa đêm mà nàng đã mình gầy xác ve, thân mình dài lêu nghêu, biến

thành một cây leo quấn chặt lấy cây không cành mọc bên tảng đá.

Về sau chuyện ấy đến tai mọi người, ai nấy đều thương xót. Một hôm, vua Hùng đi qua

chỗ ấy, nhân dân đem chuyện ba người kể lại cho vua nghe và đến xem. Vua bảo thử lấy lá cây

leo và lấy quả ở cái cây không cành nghiền với nhau xem sao, thì thấy mùi vị cay cay. Nhai

thử, thấy thơm ngon và nhổ nước vào tảng đá thì thấy bãi nước biến dần ra sắc đỏ. Nhân dân gọi

cái cây mọc thẳng kia là cây cau, cây dây leo kia là cây trầu, lại lấy tảng đá ở bên đem về nung

cho xốp để ăn với trầu cau, cho miệng thơm, môi đỏ. Tình duyên của ba người tuy đã chết mà

vẫn keo sơn, thắm thiết, cho nên trong mọi sự gặp gỡ của người Việt Nam, miếng trầu bao giờ

cũng là đầu câu chuyện, để bắt đầu mối lương duyên, và khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè,

tục ăn trầu đã trở nên tục cố hữu của dân tộc Việt Nam.

_______________________________

Tuy đã chết, nhưng ba người vẫn gắn bó và quấn quýt bên

nhau

13

3. Chuyện Bánh Chưng Bánh Dầy

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong

giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua

mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon

lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha,

với hy vọng mình lấy được ngai vàng.Trong khi đó, người con trai thứ

18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình

hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm,

thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất

không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm

bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong

ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt

làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi

làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong

ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào

hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua

Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của

Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi

Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18. Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng

làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

_____________________________________

Bánh Tét Bánh Chưng Bánh Dầy

14

4. Chuyện Quả Dưa Hấu

Xưa thật là xưa, ở nước ta, đời vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một

người con nuôi tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm. An Tiêm khôi ngô, thông

minh và hiếu thảo nên vua yêu dấu lắm. Khi lớn lên, vua phong quan tước

và cưới vợ cho. Từ đó, An Tiêm và vợ sống một cuộc đời giàu sang, hạnh

phúc.

Có lần yến tiệc với bạn bè, An Tiêm vui miệng nói : "Vợ chồng ta được như ngày nay là

do số phận mà trời đã định cộng với công sức và tài năng của ta mà có". Chẳng may, lời nói ấy

lọt vào tai của những kẻ nịnh thần. Vốn ghen ghét với An Tiêm từ lâu nên nhân cơ hội này, họ

thêm bớt và tâu với Vua. Tưởng An Tiêm kiêu bạc, phủ nhận công ơn nuôi dưỡng của mình,

Vua giận lắm. Ngài ra lệnh thu hồi chức tước và đầy vợ chồng con cái An Tiêm ra hoang đảo ở

ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hóa) và chỉ cho một ít lương thực dùng trong vài tháng. An Tiêm

thấy vợ lo buồn khóc lóc thì an ủi rằng : "Nàng đừng khóc lóc thế làm gì. Trời sinh ra ta, trời

phải nuôi ta, sống chết do trời định, ta không phải lo".

Từ đó vợ chồng con cái An Tiêm vui vẻ làm lụng. Họ khai

khẩn đất hoang và trồng những loại rau dại để tự nuôi sống. Một

hôm, có một bầy chim lạ từ phương Tây bay đến, thả xuống một loại

hạt. Ít lâu sau, những hạt đó mọc lên một loại cây có thân dây tươi

tốt. An Tiêm lấy làm lạ và ra công vun tưới. Không lâu, dây nở hoa,

kết trái. Những trái tròn to, vỏ xanh mát mắt. Khi chín, An Tiêm xẻ

ra, thấy ruột đỏ, hột đen. Ăn thử thấy mùi vị thơm ngon ngọt ngào.

Ăn vào thấy mát lòng và thêm sức khoẻ. Từ đó vợ chồng con cái An Tiêm lấy hột trồng thêm

thật nhiều dưa và ăn thay cơm gạo.

Một hôm, có một chiếc tàu buôn bị gió bão tấp vào đảo. Mọi người lên đảo thì thấy bãi

dưa An Tiêm mời họ ăn thử. Thấy ngon và lạ họ bèn đổi những thực phẩm đem theo trên tàu để

lấy dưa. Họ đem dưa về đất liền bán ra được nhiều người thích. Thế là từ đó, các thuyền buôn

cứ đến đảo đổi dưa. Chẳng bao lâu, hoang đảo trở nên sầm uất và vợ chồng An Tiêm trở thành

giàu có.

Một hôm, nhớ đến An Tiêm, vua cho người ra thăm xem An

Tiêm sống chết thể nào. Sứ giả về tâu vua là An Tiêm hiện đang sống

một cuộc đời ấm no, nhàn hạ. Nhà vua thầm khen phục An Tiêm và

cho lời nói xưa là đúng. Sau đó vua cho triệu An Tiêm về triều và

khôi phục chức vị ngày xưa. Để nhớ ơn Vua, An Tiêm mang theo hạt

giống về cho dân chúng trồng. Vua cũng đặt tên hòn đảo trồng dưa

của An Tiêm là đảo Châu An Tiêm. Khi người Tàu ăn loại dưa này, thấy ngon, khen là "hẩu".

Người Việt ta đọc trái ra là dưa hấu. Thế rồi thành thói quen, người ta gọi đó là trái dưa hấu.

___________________________________

15

5. Sơn Tinh Thủy Tinh

Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên gọi là Mỵ Nương,

sắc đẹp tuyệt trần. Mỵ Nương được vua cha yêu thương rất mực. Nhà

vua muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng. Một hôm có

hai chàng trai đến, xin ra mắt nhà vua để cầu hôn. Một người ở vùng

núi Ba Vì, tuấn tú và tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía

đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên

hàng dãy núi. Nhân dân trong vùng gọi chàng là Sơn Tinh. Còn một

người ở mãi tận miền biển Ðông tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió

đến, hô mưa, mưa tới. Chàng này tên gọi là Thủy Tinh. Một người là

chúa của miền non cao, một người là chúa của vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể

vua Hùng cả. Hùng Vương băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai. Nhà vua cho mời các

quan lạc hầu vào bàn mà vẫn không tìm được kế hay. Cuối cùng, Hùng Vương phán rằng: Hai

người đều vừa ý ta cả, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Ngày mai,

nếu ai đem đồ sính lễ đến đây trước: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín

ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, thì được rước dâu về.

Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước và

được phép đưa dâu về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng

đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, một hai đòi cướp lại Mỵ Nương.

Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão đùng đùng rung chuyển

cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn tiến đánh Sơn Tinh. Nước

ngập lúa, ngập đồng rồi ngập nhà, ngập cửa. Sơn Tinh không hề nao

núng, dùng phép màu bốc từng quả đồi, di từng dãy núi chặn đứng dòng

nước lũ. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc

cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời liền, cuối

cùng Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về.

Từ đó, oán ngày càng thêm nặng, thù ngày càng thêm sâu, không năm nào Thủy Tinh

không làm mưa làm bão, dâng nước lên đánh Sơn Tinh và lần nào Thủy Tinh cũng thua, phải bỏ

chạy.

Cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh sau khi Sơn

Tinh đến trước và đã cưới được Mỵ Nương

16

6. Sự Tích Hạt Lúa

Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo. Chồng chết sớm, bà ở vậy

nuôi đứa con trai duy nhất. Điều đáng buồn là cậu con trai càng được cưng

chiều, càng đâm ra hư hỏng, bất hiếu, và không nghe lời mẹ. Bởi vì nhà

nghèo, không đủ miếng ăn, người đàn bà cực nhọc trồng bắp, nuôi gà. Có

trái bắp nào lớn đủ, bà luộc rồi đưa cả cho con ăn, phần mình ăn chỗ còn

thừa lại. Khi nào làm con gà nào, bà để cho con ăn no nê, xong rồi bà kín

đáo bòn mót đống xương vụn. Nhưng cậu con trai không thấy điều đó, cậu

không thương yêu mẹ, lại còn hỗn xược, ham chơi nữa.

Một ngày kia, người đàn bà lâm bịnh nặng. Biết mình sắp chết, bà lo lắng, kêu đứa con

trai lại, khuyên nhủ rằng: “Ngày mẹ chết, con sẽ thấy ở chỗ mẹ nằm có một loại hạt nhỏ Con

hãy bỏ vào trong chậu đất, đổ nước vào, rồi quảy về hoàng cung sẽ đổi được rất nhiều vàng

bạc.”

Ngày mẹ chết, cậu con trai tìm được trên gối nằm một loại hạt nhỏ bằng đầu ngón tay.

Lòng tham lam, cậu liền làm theo lời mẹ dặn, bỏ hạt vào một chiếc chậu nhỏ, rưới nước vào, rồi

bỏ lên lưng quảy về phía hoàng cung. Đường về hoàng cung rất xa, phải mất cả sáu, bảy tháng

đi đường. Cậu con trai mệt mỏi, tiền hết, lương thực cạn dần. Cậu bắt đầu phải xin từng bữa ăn,

và khó khăn lắm mới xin được chỗ trú ngủ qua đêm. Cậu dần dần nhận ra được công lao của mẹ

đã cực nhọc nuôi nấng mình trong bấy lâu. Cậu hối hận vì đã đối xử tệ bạc với mẹ. Về tới

hoàng cung, lúc cậu bỏ cái chậu trên lưng xuống, ngạc nhiên vì thấy tự lúc nào, trên lưng cậu có

một nhánh cỏ trĩu những hạt nhỏ, mầu vàng xinh xắn, mùi thơm thoang thoảng, nấu ra ăn thật

bùi. Cậu con trai nhớ thương mẹ, bèn thôi không đem hạt vào cung vua nữa, trái lại cậu mang

giống hạt ấy về trồng, rồi phân phát cho mọi người cùng trồng nữa… Các em biết không, ấy là

hạt lúa, chính là hạt gạo mà mỗi ngày chúng ta ăn đó.

Các em có nghĩ ra tại sao người mẹ biến thành hạt lúa, và tại sao bà nói câu con trai quẩy

hạt lúa về hoàng cung không? Hãy hết lòng yêu kính mẹ của mình, các em nhé. Vì không có ai

yêu thương các em bằng cha mẹ của các em đâu !

_____________________________________

17

7. Mỵ Châu Trọng Thủy

Tục truyền rằng khi An Dương Vương xây Loa Thành, có những yêu quái quấy nhiễu, xây mãi

không được. An Dương Vương mới lập đàn lên cầu khấn, có thần Kim Qui hiện lên bày phép

cho vua trừ những yêu quái đi, bấy giờ mới xây được thành. Thần Kim Qui lại cho An Dương

Vương một cái móng chân, để làm cái lẫy nỏ. Lúc nào có giặc thì đem cái nỏ ấy ra bắn một

phát, giặc chết hàng vạn người.

Cũng nhờ có cái nỏ ấy cho nên Triệu Đà đánh không được An

Dương Vương. Triệu Đà dùng kế, cho con là Trọng Thủy

sang lấy Mỵ Châu là con gái An Dương Vương, giả kết nghĩa

hòa thân để do thám tình thực.

Trọng Thủy lấy được Mỵ Châu rồi, hỏi dò vợ rằng: "Bên Âu

Lạc có tài gì mà không ai đánh được?" Mỵ Châu nói chuyện

cái nỏ, và lấy cho chồng xem. Trọng Thủy bèn lấy cái móng

của Kim Qui đi, làm cái lẫy giả thay vào, rồi định về báo tin cho cha biết. Khi sắp ra về, Trọng

Thủy hỏi Mỵ Châu rằng: "Tôi về, mà nhỡ có giặc giã đánh đuổi, thì rồi tôi biết đâu mà tìm?"

Mỵ Châu nói rằng: "Thiếp có áo lông ngỗng, hễ khi thiếp có chạy về đâu, thiếp sẽ lấy lông ấy

mà rắc ra ở dọc đường thì rồi sẽ biết."

Trọng Thủy về kể lại với Triệu Đà tình đầu mọi sự, Triệu Đà bèn khởi binh sang đánh Âu Lạc.

An Dương Vương cậy có cái nỏ, không phòng bị gì cả, đến khi quân giặc đến gần chân thành

mới đem nỏ ra bắn, thì không thấy hiệu nghiệm nữa. An Dương Vương mới đem Mỵ Châu lên

ngựa mà chạy về phía nam.

Chạy đến núi Mộ Dạ (thuộc huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An) gần bờ bể, vua thấy giặc đuổi

kíp quá, mới khấn Kim Qui lên cứu, Kim Qui lên nói rằng: "Giặc ngồi sau lưng nhà vua đấy!"

An Dương Vương tức giận quá, rút gươm ra chém Mỵ Châu đi, rồi nhảy xuống bể mà tự tận.

Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng của vợ rắc, đem binh đuổi đến núi Mộ Dạ, thấy xác vợ chết

nằm đó, thương xót vô cùng, vội vàng đem về cấp táng, xong rồi, nhảy xuống cái giếng ở trong

Loa Thành mà tự tử.

Nay ở làng Cổ Loa trước đền thờ An Dương Vương có cái giếng tục truyền là Trọng Thủy chết

ở giếng ấy. Tục lại truyền rằng Mỵ Châu bị giết đi, vì nỗi tình thực mà phải thác oan, cho nên

máu nàng ấy chảy xuống bể, những con trai ăn phải hóa ra có ngọc trân châu. Hễ ai lấy được

ngọc ấy đem về rửa vào nước cái giếng ở trong Loa Thành là chỗ Trọng Thủy đã tự tử, thì ngọc

ấy trong và đẹp thêm ra.

______________________________________

18

Trang Phục Truyền Thống Việt Nam

Áo dài là một loại trang phục truyền thống của Việt

Nam, chủ yếu dành cho phụ nữ. Không ai biết rõ chiếc

áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra

sao vì thiếu tài liệu kiểm chứng.

Vũ Vương-Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) được xem

là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài

Việt Nam. Một vài tài liệu quy kết việc ra đời của

chiếc áo dài quốc phục là do những tham riêng tư của

chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và

tách rời Đàng Trong thành quốc gia riêng, nên ban sắc

dụ về cách ăn mặc như trên cho khác đi, không phải với người khách trú mà với Bắc triều.

(Trong quy định này đã có cả chỉ thị phụ nữ phải mặc quần hai ống.) Sau thấy quần hai ống

khêu gợi quá, Vương mới giao cho triều thần pha phối từ mẫu áo dài của người Chăm (giống

như áo dài phụ nữ Việt Nam ngày nay, nhưng không xẻ nách) và áo dài của phụ nữ Thượng Hải

(chiếc sườn xám) để “chế” ra cái áo dài của phụ nữ Việt nam.

Chiếc ào dài đầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ nách. Thật ra chiếc sườn xám

cũng chỉ ra đời khoảng thập niên 1930, và qua điểm trên quá thiên nặng về tính chống kiến nên

vô hình chung đề cao của của Vũ Vương như là “nhà thiết kế áo dài hiện đại đầu tiên”

Áo bà ba là một loại trang phục phổ biến ở các miền quê Việt Nam đặc biệt là Nam Bộ. Cho

đến nay, chưa có tài liệu nào nói rõ áo bà ba xuất hiện ở thời điểm nào. Do

đó có một số giả thiết:

Áo bà ba xuất hiện đầu tiên ở Nam Bộ vào thời Nhà Hậu Lê.

Áo bà ba xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 19, được Trương Vĩnh Ký cách tân

từ áo của người dân đảo Pénang, Malaysia (người Malaysia gốc Hoa) cho

phù hợp với người Việt.

Áo bà ba có nét giống cái "áo đàn ông cổ tròn và cửa ống tay hẹp” mà Lê

Quý Đôn đã quy định cho dân từ Thuận Quảng trở vào ở cuối thế kỷ 18.

Áo bà ba gồm một đôi chiếc áo quần tơ tầm và một áo dài tay.

Áo Tứ Thân là một trang phục của phụ nữ miền Bắc Việt Nam. Áo tứ thân được tạo ra từ thế

kỷ 12 và được sử dụng như trang phục hằng ngày đến đầu thế kỷ 20.

Ngày nay áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ truyền thống.

Phần lưng áo gồm hai mảnh vải ghép lại, thường là màu nâu hoặc màu

nâu non ghép với màu cùng gam; phía trước có hai thân tách rời, được

buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo dáng người thon thả, phía trên

không gài khít mà để lộ yếm màu bên trong. Áo tứ thân dài gần chấm

gót, tay áo bó chặt. Trên sân khấu truyền thống, áo tư thân dùng cho các

vai nữ nông thôn, thường may bằng vải màu sẫm có khuy tròn gài bên

nách phải.

19

Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á như Nhật

Bản, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, và Việt Nam, vv…

Không ai có thể xác định được nón là có từ bao giờ,

tuy tính phổ biến của nó cho đến hiện đại cho thấy

một nét văn hoá truyền thống đã có một trường kỳ

lịch sử. Ở Việt Nam, hình ảnh chiếc nón lá đã bắt

gặp khắt trên trống đồng Ngọc Lũ và trên tháp đồng

Đào Thịnh khoảng 2500-3000 năm trước.

Nón quai thao hay còn gọi là nón ba tầm là một loại nón của phụ nữ ở Bắc

Bộ Việt Nam ngày trước. Nón làm bằng lá cọ hoặc lá gồi. Quai thao làm

bằng 1-8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Ngày nay,

loại nón này đặc biệt thường chỉ được trong các dịp biểu diễn nghệ thuật

hoặc hát Quan họ ở Bắc Ninh.

Yếm là một thứ trang phục của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. Nó

là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi để quàng vào cổ và

buộc vào lưng, được dùng để che ngực. Yếm thường được mặc chung

với áo tứ thân.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái

lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa

Việt Nam. Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái

đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong.

Người Việt xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ

mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của

một người vợ, người mẹ. Chúng ta có câu ca dao:

“Đàn bà thắt đáy lưng ong

Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.”

___________________________________

20

Âm nhạc Việt Nam

Ngay từ thời cổ âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu đối với người Việt Nam. Bởi vậy

trong quá trình phát triển lịch sử cư dân ở đây đã sáng tạo nên rất nhiều loại nhạc khí và thể

loại ca nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm, để có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao

động, trong chiến đấu, để giáo dục cho con cháu truyền thống của ông cha, đạo lý làm

người, để giao tiếp với thế giới thần linh trong tâm tưởng và để bay lên với những ước mơ về

một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc trong hiện tại và trong tương lai.

Trải qua bao biến thiên, ngày nay tại Việt Nam còn lưu giữ một kho nhạc khí đủ loại từ những

dạng đơn sơ nhất cho tới những dạng có sự phát triển khá cao với những kỹ thuật diễn tấu tinh

tế.

Tại đây ta có thể nghe những điệu hát ru, những bài đồng dao của trẻ nhỏ, những thể loại ca

nhạc trong các nghi thức cúng lễ hoặc dùng trong việc giao tiếp giữa các thành viên cộng

đồng, trong lao động, trong vui chơi giải trí với những thể hát đố, hát đối đáp thi tài của trai

gái, những điệu hát khi chơi bài hoặc khi kể những áng trường ca, những câu ca tiếng đàn của

những người hát rong, của các ban "tài tử" cùng những thể loại ca kịch truyền thống...

Nhạc cụ

Đàn bầu (độc huyền cầm)

“Đàn bầu ai gảy thì nghe

Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”

Trong kho tàng văn hóa âm nhạc dân tộc Việt

Nam, đàn bầu được coi là nhạc cụ độc đáo và

hấp dẫn nhất. Tiếng đàn du dương, trầm lắng

khiến ai đã nghe một lần thì thật khó quên. Chẳng

thế mà các cụ ngày xưa đã có câu nhắn nhủ kín

đáo trên. Cái độc đáo ở đây là cây đàn cấu trúc rất

đơn giản. Chỉ với một dây nhưng nó diễn tả được

mọi cung bậc của âm thanh và tình cảm. Âm thanh cũng mang sức quyến rũ lạ kỳ, gần với âm

điệu tiếng nói của người Việt, bởi vậy mà đàn Bầu trở thành nhạc cụ được mọi người ưa thích.

Cây đàn phải hội đủ hai yếu tố "Mặt ngô thành trắc", có nghĩa là mặt đàn phải làm bằng

gỗ cây ngô đồng sao cho vừa xốp vừa nhẹ, thớ gỗ óng ả, thẳng thì mới có độ vang. Khung và

thành đàn làm bằng gỗ trắc hoặc gụ, vừa đẹp lại vừa bền. Cần rung, còn gọi là vòi đàn được

làm từ sừng trâu. Bầu đàn được lấy từ quả bầu khô hoặc tiện bằng gỗ. Cần đàn đóng vai trò

quan trọng trong việc tạo ra các sắc độ âm thanh khác nhau và làm cho tiếng đàn tròn, mượt.

Mặt đàn với thới gỗ óng ả, khi kết hợp với hộp cộng hưởng sẽ tạo nên những âm thanh vang,

trong. Đàn còn đượ c trang trí nhiều hoa văn hoặc khảm trai với các hình ảnh miêu tả cảnh sinh

hoạt phong phú của người dân Việt Nam. Ngày nay người ta thường có xu hướng thay thế đàn

gỗ bằng đàn điện, kéo dài và làm mỏng thân đàn để tạo âm trường và tiếng vang hơn.

Phải chăng vì sự độc đáo có một không hai của cây đàn Bầu mà mỗi khi nhắc đến Việt Nam,

21

nhiều khách nước ngoài đã xem cây đàn bầu như một biểu tượng của Việt Nam. Nhà thơ

nữ người Pháp MeRay đã thốt lên: "Cây đàn Bầu thật giống với con người Việt Nam. Nghèo

của cải mà giàu lòng nhân ái, giản dị mà thanh tao, đơn sơ mà phong phú".

Đờn Cò (Đàn Nhị)

Cây đờn cò (nhị) đã có mặt trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam

từ lâu đời, đã trở nên thân quen và gần gũi với mọi người dân Việt Nam,

nó được trân trọng quí báu như cổ vật gia bảo. Đờn cò đóng góp một

vai trò vô cùng quan trọng và đắc lực không thể thiếu trong các dàn

nhạc dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay. Người Sài Gòn gọi là "đờn

cò" vì hình dáng giống như con cò, trục dây có đầu quặp xuống như mỏ

cò, cần đờn như cổ cò, thân đờn như con cò, tiếng đờn nghe lảnh lót

như tiếng cò. Trong các dàn nhạc phường bát âm, ngũ âm, nhã nhạc,

chầu văn, sắc bùa, nhạc tài tử, cải lương dàn nhạc dân tộc tổng hợp, dân

ca... đều có đờn cò.

Đàn Tranh

Được hình thành trong ban nhạc từ thế kỷ XI đến thế kỷ thứ XIV. Thời Lý - Trần đàn tranh chỉ

có độ 15 dây, nên bấy giờ gọi là "Thập ngũ huyền cầm" và được dùng trong ban "Đồng văn,

nhã nhạc" (Đời Lê Thánh Tôn thế kỷ thứ XV). Sau này được dùng trong cả ban nhạc giáo

phường. Thời Nguyễn (thế kỷ thứ XIX) được dùng trong ban "nhạc Huyền" hay "Huyền nhạc".

Lúc bấy giờ được xử dụng với 16 dây nên được gọi là "Thập lục huyền cầm".

Hình dáng đàn dài, có 16 dây bằng kim loại. Mặt đàn nhô lên hình vòng cung.

Từ trục đàn đến chỗ gắn dây đàn, khoảng giữa của mỗi dây đều có một con

nhạn gọi là "Nhạn đàn" để tăng âm, lên dây đàn từ nửa cung đến một cung, khi

đàn cần chuyền đổi dây, về sau này đàn tranh rất thông dụng được đứng thứ ba

trong bộ tam tuyệt của dàn nhạc tài tử.

Vì đàn tranh được thiết kế theo hình thức nhiều dây, nên khi tấu nhạc, đàn

tranh phát ra âm thanh đanh tiếng, sắt tiếng hơn khi tấu chữ, đàn thường là

"song thanh", ví dụ khi hết một câu hay hết một đoạn nhạc, hoặc một láy đàn

nào đó thường lặp lại một nốt, một chữ nhạc của láy đờn (hò - líu, xàng - xang,

xề - xê...).

22

Đàn Đá

Nhạc khí tự thân vang, thuộc loại xylophone, metallophone. Mỗi nhạc cụ

là một bộ gồm nhiều thanh đá hợp thành. Mỗi thanh đá có kích thước và

hình dáng khác nhau, được chế tác bằng phương pháp ghè đẽo thô sơ.

Vật liệu để làm đàn là những loại đá sẵn có ở vùng núi Nam Trung Bộ và

Đông Nam Bộ. Căn cứ vào bộ đàn tìm được ở di chỉ khảo cổ học Bình

Đa (Đồng Nai) được biết rằng việc chế tác những thanh đá này đã xuất

hiện từ trên dưới 3000 năm trước.

K'ný

Thân đàn K’ný làm bằng một ống nứa có đường kính tối đa là 3 cm,

dài khoảng 66 cm. Một dây đàn bằng sắt được mắc từ trục lên dây

thẳng xuống chốt mắc dây phía dưới. Một đầu dây truyền âm được

buộc chặt vào dây đàn phía gần chốt mắc dây, còn đầu dây kia được

luồn vào giữa màng rung rồi chốt lại. Màng rung bằng vẩy Tê Tê,

hoặc miếng sừng trâu được nạo mỏng. Cần kéo là một thanh nứa dài

khoảng 40-45 cm được chuốt nhỏ dần về phía ngọn. Khi chơi đàn

người ta ngậm màng rung vào miệng, đẩy thẳng dây truyền âm sao cho có độ cǎng hợp lý rồi

dùng cần kéo đã được sát nhựa cây Kơ chik để kéo đàn. Âm thanh từ dây đàn tác động vào dây

truyền âm làm rung màng rung. Lúc này miệng người chơi đàn chính là thùng vang.

Điều quan trọng gây ra âm sắc kỳ lạ của K'ný chính là sự kết hợp cùng lúc giữa âm của đàn với

giọng hát của người chơi đàn. Chính vì vậy người Giarai gọi K'ný là đàn biết hát.

_________________________________________

23

Giọng ca Việt Nam

Dân ca Quan họ

Hát Quan họ (hay Quan họ Bắc Ninh) là "đặc sản" dân ca của người Việt ở tỉnh Bắc Ninh. Nó

bắt nguồn từ những lối hát đối đáp nam nữ có từ rất lâu đời. Hát Quan họ chủ yếu chỉ được tổ

chức ở mỗi làng mỗi năm một lần vào dịp hội làng. Nó gắn với tục kết bạn nam nữ, kết nghĩa

giữa hai làng khác nhau. Ngoài một bộ phận nhỏ mang nội dung chúc tụng, khẩn cầu, đại bộ

phận các bài ca mà các anh Hai, chị Hai Quan họ (cách gọi nhau theo truyền thống) đối đáp với

nhau đều mang nội dung giao duyên trữ tình rất thắm thiết. Tuy nhiên, theo tập tục cổ truyền

trai gái trong các nhóm kết bạn hát với nhau lại không bao giờ lấy nhau.

Các cuộc Hát Quan họ có thể diễn ra ở trong nhà cũng như

ngoài trời. Phương thức sinh hoạt ở các làng khá đa dạng, song

nhìn chung, ngoài một số nét khác biệt, trong Hát Quan họ chứa

đựng cả những nét ở nhiều thể loại hát có đối đáp nam nữ của

các tộc trên đất nước.

Hát Quan họ bao giờ cũng hát đôi, trình tự hát vừa theo nội

dung vừa theo làn điệu, đối lời kèm đối giọng. Trải qua một quá

trình phát triển lâu đời trên một vùng đất có sự giao lưu rộng và

phát triển sớm. Hát Quan họ đã trở thành một điểm sáng trong dân ca Việt Nam. Dân ca Quan

họ có khoảng 180 bài khác nhau, không tính các dị bản - một trong những kỷ lục của các thể

loại dân ca Việt Nam.

Lời hay ý đẹp, ngôn ngữ bình dân nhưng tinh tế, ý nhị, giàu hình tượng và cảm xúc; âm điệu

phong phú, trữ tình; lối hát mượt mà với kỹ thuật nảy hạt độc đáo; phong cách lịch thiệp, tất

cả làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Ca Huế

Ca Huế là loại ca thính phòng có nguồn gốc cung đình, được định hình vào đầu thế kỷ 19 dưới

triều nhà Nguyễn. Ca Huế phát triển cực thịnh trong dòng cung đình dưới thời vua Tự Ðức.

Sang nửa cuối thế kỷ 19 nó dần được truyền bá rộng ra ngoài dân gian và được bổ sung những

điệu Hò, Lý trong dân ca Bình Trị Thiên. Do đó trong ca Huế ngày nay thường thấy sự đan xen,

liên kết giữa những điệu hát dân gian và những bài bản có nguồn gốc cung đình. Trong ca Huế,

yếu tố khí nhạc đã phát triển khá cao để có thể trình tấu những tiết mục khí nhạc thuần tuý như:

độc tấu, song tấu, tam tấu, ngũ tuyệt...

Vào nửa đầu thế kỷ 20, ca Huế đã được sân khấu hoá

để trở thành một loại hình sân khấu truyền thống mới

của người Việt-Kịch Ca Huế. Ca Huế mang một âm

hưởng riêng độc đáo của dân ca người Việt ở miền

Trung. Trong nó có hoà quyện nhiều yếu tố âm nhạc

của cả các tộc Chăm, Hoa.

Ca Huế là sự kết tinh của cả hai dòng nhạc dân gian và

bác học, là nơi bảo tồn những tinh hoa của nền nhạc

Việt trong suốt quá trình phát triển lịch sử.

24

Lý Nam Bộ

Là một loại dân ca đặc sắc của Việt Nam. Lý có ở cả 3 miền

Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, nhưng có lẽ lý phát triển

mạnh nhất ở Nam Bộ. Lý Nam Bộ không chỉ phong phú về

số lượng mà cả về đề tài, nội dung cũng như đặc tính âm nhạc.

Lý Nam Bộ đề cập đến các sinh hoạt, các công việc và tâm

trạng, tâm hồn của người dân. Lý còn đề cập đến các loài vật,

các loại cây, các thứ hoa trái, nói về tình yêu nam nữ, tình

nghĩa vợ chồng. Có những bài ca nói lên những ước mơ của

người dân bình thường, hoặc phê phán châm biếm những cảnh chướng tai gai mắt. Lý Nam bộ

thực sự là một thể loại phản ảnh cuộc sống, cách suy nghĩ và tính cách của người Việt ở Nam

Bộ. Mặc dầu ở Lý Nam Bộ có đủ mọi sắc thái nhưng có lẽ những nét buồn là sâu đậm hơn,

đồng thời lại hồn nhiên mộc mạc và hóm hỉnh ngộ nghĩnh.

________________________________________

25

Quần đảo Hoàng Sa có nghĩa là "cát vàng", tiếng Anh: Paracel

Islands;là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm

nhỏ ở Biển Đông. Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng

một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines;

cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 km và cách

đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 km.

Ngày xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng.

Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo

với mực nước thủy triều lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách

đếm mà kể là nhiều hay ít.

Địa lý:

Tọa độ địa lý: từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc, từ 111°00′ đến 113°00′

Đông

Chu vi bờ biển: khoảng 518 km

Khí hậu: nhiệt đới

Độ cao: chỗ thấp nhất 0 m (biển Đông), chỗ cao nhất 14 m (địa điểm

chưa có tên ở đảo Rocky)

Tên các đảo (huyện đảo Hoàng Sa): chia thành hai nhóm An Vĩnh và

Trăng Khuyết.

An Vĩnh còn gọi là Nhóm Đông

Bắc quần đảo Hoàng Sa Tên gọi An Vĩnh lấy theo tên một xã thuộc

tỉnh Quảng Ngãi thời trước. Trăng Khuyết.Còn gọi là Nhóm Tây

(Crescent Group; còn gọi là nhóm Trăng Khuyết hay nhóm Nguyệt

Thiềm vì có hình cánh cung hay lưỡi liềm

Tranh chấp chủ quyền

Biển Đông với các khu vực và tài nguyên tranh chấp giữa các nước.

Đặc biệt là Trung Cộng đã ngang ngược cưỡng chiếm bằng quân sự.

Hoàng Sa nằm giữa một khu vực có tiềm năng cao về hải sản và trữ

lượng dầu mỏ nhưng không có dân bản địa sinh sống. Vào năm 1932,

chính quyền Pháp ở Đông Dương chiếm giữ quần đảo này và Việt Nam

tiếp tục nắm giữ chủ quyền cho đến năm 1974 (trừ hai đảo Phú Lâm và

Linh Côn do Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956). Trung Quốc chiếm

giữ toàn bộ Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi dùng hải và không quân tấn

công căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng Hoà ở nhóm đảo phía tây

trong Hải chiến Hoàng Sa, 1974. Đài Loan và Việt Nam cũng đang

tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.

Trong đó nêu nhiều lý lẽ chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Có

rất nhiều bằng chứng nghiên cứu độc lập cho thấy Hoàng Sa là của Việt

Nam.

Gần đây nhất đã phát hiện chứng cứ rất rõ ràng khẳng định chủ quyền

quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, chứng cứ đó chính là sắc chỉ của

triều đình Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa

được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ suốt 174 năm qua. Đây là sắc chỉ của vua

Minh Mạng (triều Nguyễn), phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào

ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Giáp Ngọ 1834).

_____________________________________

26

Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands; là nhóm gồm khoảng 148

đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên một diện tích gần 410.000 km² ở

giữa biển Đông đang trong tình trạng tranh chấp ở Biển Đông.

Nằm trong Biển Đông, quần đảo Trường Sa được bao quanh bởi những vùng

đánh cá trù phú và giàu có về tài nguyên dầu mỏ và khí đốt, hiện vùng mở rộng

(diện tích) của nó vẫn còn chưa được biết và đang trong vòng tranh cãi.

Địa lý và phát triển kinh tế

Tọa độ: 8°38′ Bắc 111°55′ Đông

Diện tích (đất liền): nhỏ hơn 5 km²

Đường bờ biển: 926 km

Quần đảo Trường Sa vốn không có đất

trồng trọt và không có dân bản địa. Có

khoảng hai mươi đảo, trong đó đảo Ba Bình

có diện tích lớn nhất, được coi là nơi cư dân có thể sinh sống bình thường.

Các nguồn lợi thiên nhiên gồm: cá, phân chim, tiềm năng dầu mỏ và khí đốt

còn chưa được xác định. Ngoài nghề cá, các hoạt động kinh tế khác bị kiềm

chế do tranh chấp chủ quyền. Do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích chứa

nhiều dầu mỏ và khí đốt, quần đảo Trường Sa có tiềm năng lớn về dầu khí.

Hiện địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều và chưa có các

số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác. Các

khảo sát khác nhằm phục vụ kinh tế và thương mại còn ít thực hiện. Quần

đảo Trường Sa hiện chưa có cảng hay bến tàu nhưng có bốn sân bay trên

các đảo có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính

trên biển Đông.

Có nhiều ám chỉ rằng Trung Quốc

đã sáp nhập và chiếm các đảo không

phải chỉ vì mục tiêu khai thác tài nguyên mà còn để giám sát các hoạt

động trên biển Đông. Ví dụ, đá Vành Khăn là một điểm lý tưởng để

quan sát các tàu của Hải quân Mỹ chạy qua vùng biển phía tây

Philippines. Việc Trung Quốc chiếm đảo này cũng có thể có mục đích

đối chọi với Đài Loan hơn là với Philippines bởi vì Trường Sa nằm

ngang vùng biển thiết yếu của Đài Loan. Đó cũng có thể chỉ đơn giản là

một nỗ lực của Trung Quốc nhằm thông báo sự củng cố quyền bá chủ

trong vùng của họ.

Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với đảo dựa trên vị trí lịch sử và trên

nguyên tắc thềm lục địa. Các bản đồ địa lý cổ Việt Nam ghi chép Bãi Cát Vàng để chỉ cả Hoàng Sa và Trường

Sa là lãnh thổ của Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục của học giả Lê Quý Đôn, Hoàng

Sa và Trường Sa được định nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Trong Đại Nam Thống Nhất Toàn Đồ, một cuốn bản

đồ của Việt Nam được hoàn thành năm 1838, Trường Sa được vẽ thuộc lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam đã tiến

hành nhiều cuộc khảo sát địa lý và tài nguyên trên quần đảo. Kết quả của các chuyến khảo sát đó đã được ghi

chép trong văn học và lịch sử Việt Nam và được xuất bản kể từ thế kỷ 17. Hơn nữa, sau một hiệp ước ký kết với

triều đại nhà Nguyễn, Pháp đại diện cho các quyền lợi của Việt Nam đối với các công việc quốc tế và đã thi

hành chủ quyền trên quần đảo thay cho Việt Nam.

Ngày 7 tháng 7 năm 1951, Trần Văn Hữu, chủ tịch phái đoàn chính phủ Bảo Đại tới dự Hội nghị San Francisco

về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản tuyên bố rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc lãnh thổ

Việt Nam. Tuyên bố này không bị bác bỏ hay bảo lưu ý kiến nào của 51 nước có mặt tại hội nghị. Sau khi Pháp

rút đi, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thi hành chủ quyền trên quần đảo.

Hiện nay Việt Nam giữ 21 đảo. Chúng được gộp vào thành một huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa.

27

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế sinh năm 1942 tại Hà Nội. Năm 1954 theo gia đình di

cư vào Nam sau hiệp định Geneva chia đôi đất nước. Ông lớn lên ở miền Nam và

theo học Đại Học Y Khoa Sàigòn. Tốt nghiệp Y khoa Bác Sĩ năm 1966. Phục vụ

tại Bệnh Viện Chợ Rẫy, đồng thời là Giảng Sư tại Đại Học Y Khoa Sàigòn.

Ông đã bị Cộng Sản bắt bỏ tù ba lần và tổng cộng trên 20 năm vì ông muốn tranh

đấu tự do dân chủ cho Việt Nam mà bị nhà cầm quyền Cộng Sản xem đó là tội

chống đối lật đổ nhà nước.

BS Quế đã đưa ra lộ trình 9 điểm nhằm dân chủ hóa Việt Nam một cách ôn hòa

vào ngày 25 tháng 3, 2005.

Bác Sĩ Quế đã được Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế công nhận là “tù nhân vì lương

tâm” và được mời là hội viên danh dự suốt đời của tổ chức này. Vì suốt đời tranh

đấu liên tục, bất chấp hiểm nguy để vận động tự do, dân chủ và nhân quyền cho

nhân dân Việt Nam, ông được gọi là “Sĩ Phu”, một danh hiệu đặc biệt dành cho những người trí thức đã cống

hiến đời mình cho dân tộc và tổ quốc.

Ngày 25 tháng 2 năm 2011, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế một lần nữa bị Cộng Sản bắt giữ sau khi ông kêu gọi

người dân xuống đường để đòi tự do và dân chủ cho Việt Nam sau khi các cuộc cách mạng Hoa Lài ở Trung

Đông và Bắc Phi lần lược xảy ra.

Hòa thượng Thích Quảng Độ sinh ngày 27 tháng 11 năm 1928 là Tăng thống của Giáo

hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ ngày 17 tháng 8 năm 2008 và là một nhân vật

bất đồng chính kiến Việt Nam vì các hoạt động đấu tranh nhân quyền. Ngài là người

được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto năm 2006. Là một người được đề cử cho

giải Nobel Hòa bình nhiều lần và được báo chí quốc tế xem là một trong những người

có cơ hội đoạt giải này.

Vì không chịu sự kiểm soát của chính quyền và không muốn trực thuộc vào giáo hội

nhà nước. Ngài đã nhiều lần yêu cầu nhà cầm quyền Cộng Sản phải tôn trọng tự do

nhân quyền và tự do tôn giáo. Ngài đã bị chính quyền Cộng Sản bắt giữ và quản chế

từ năm 1977.

Luật sư Lê Thị Công Nhân sinh năm 1979. Chị là một người bất đồng ý kiến với

chính quyền Việt Nam và nhiều lần kêu gọi cho việc đa nguyên và đa đảng. Chị cũng

là một thành viên của khối 8406. Chị Lê Thị Công Nhân là một trong tám người Việt

Nam được tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch (HRW), một tổ chức

phi chính phủ, trao giải thưởng Hellman/Hammett năm 2008. Chị bị chính quyền

Cộng Sản bắt giam từ năm 2007 và hiện nay đang bị quản chế.

Luật sư Nguyễn Văn Đài sinh năm 1969 tại Thôn

Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh

Hưng Yên. Từ năm 1999, Luật sư Nguyễn Văn Đài

đã tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tự do tôn

giáo tại Việt Nam. Ông là luật sư bào chữa trong vụ xử Mục sư Nguyễn Hồng

Quang và nhà truyền đạo Phạm Ngọc Thạch năm 2004. Luật sư Nguyễn Văn

Đài đã viết một số bài nghiên cứu luật học về các quyền tự do chính trị ở Việt

Nam. Trong một bài viết năm 2006, ông khẳng định rằng tuy Điều 4 của Hiến

pháp 1992 của nhà nước Công hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng nó không ngăn cấm công dân

Việt Nam thành lập các chính đảng mới. Ông cũng bị bắt vào tù cùng với luật sư Lê Thị Công Nhân và bị kết

án 5 năm tù. Ngày 5 tháng 3 2011, luật sư Nguyễn Văn Đài đã được thả tự do và sau khi ra tù, anh đã lên tiếng

28

nói rằng: “Bởi vì quá trình dân chủ hóa của một quốc gia là một quá trình tự nhiên chứ không phải là sự lựa

chọn hay áp đặt. Mình thấy rõ ràng là Việt Nam phải đi đến quá trình dân chủ hóa đấy để mà mình tin vào con

đường mình đã chọn là con đường chính nghĩa. Cho nên khi mình đã có niềm tin vào đó rồi thì mình cho rằng

mình đúng và luôn giữ đúng niềm tin ấy chứ không có gì để mà thay đổi cả. Bởi vì khát vọng của bản thân tôi,

tôi biết rằng, đa số người dân Việt Nam đều mong muốn có dân chủ, chỉ có điều họ có bày tỏ ra hay không mà

thôi. Theo tôi bất kỳ một người dân đều khao khát tự do dân chủ.”

Linh Mục Nguyễn Văn Lý sinh ngày 15 tháng 5 năm 1946 là một linh

mục Công Giáo và một nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Linh

mục Nguyễn Văn Lý đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc đàn áp tôn

giáo của chính quyền Cộng Sản Việt Nam và đã nhiều lần bị chính

quyền Cộng Sản Việt Nam bắt bớ. Tháng 9 năm 1977, Linh Mục

Nguyễn Văn Lý đã phổ biến hai bài tham luận của Tổng Giám mục

Nguyễn Kim Điền với nội dung lên án chính quyền Việt Nam "chủ

trương tiêu diệt tôn giáo". Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt và kết án 20

năm tù với tội danh chống đối nhà nước Cộng Sản. Năm 2007, ngài lại

bị bắt và bị kết án thêm 8 năm tù. Gần đây nhất, ngài cùng bác sĩ

Nguyễn Đan Quế kêu gọi người dân xuống đường biểu tình ôn hòa và bất bạo động để đòi hỏi tự do và dân chủ

cho Việt Nam. Hiện nay ngài được tạm tha để chữa bệnh tại Huế nhưng vẫn bị kiểm soát chặt chẻ.

Thỉnh Nguyện Thư

Sau khi tin tức nhạc sĩ Việt Khang bị bắt, nhạc sĩ Trúc Hồ, giám

đốc điều hành của đài truyền hình SBTN đã khởi xướng chương

trình ký thỉnh nguyện thư gởi đến Tòa Bạch Ốc, nhằm kêu gọi

chính quyền Tổng thống Barrack Obama can thiệp, yêu cầu trả tự

do cho nhạc sĩ Việt Khang và các nhà đấu tranh dân chủ khác trong

nước.

Người Mỹ gốc Việt Nam có thời hạn một tháng từ ngày 8 tháng 2

đến ngày 8 tháng 3 để quyên tụ 25,000 chữ ký nhưng chỉ trong

vòng 5 ngày thì Thỉnh Nguyện Thư đã đạt được con số yêu cầu.

Sau một tháng, đã có hơn 150,000 chữ ký. Ngày 5 và 6 tháng 3,

năm 2012, Cộng Đồng người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản khắp

nơi trên Hoa Kỳ đã quy tụ về Hoa Thịnh Đốn để vận động đấu

tranh cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Ngày 3 tháng 5, chính quyền Tổng Thống Barrack Obama đã có một cuộc họp mặt với 165 người Mỹ gốc Việt

sau khi Thỉnh Nguyện Thư đã đạt được kỷ lục và đã tạo đến sự chú ý của Tòa Bạch Ốc.

Kế đến vào ngày 6 tháng 3, Cộng đồng chúng ta cũng đã đến Quốc Hội Hoa Kỳ để gặp các dân biểu liên bang

và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ để vận động nhân quyền cho Việt Nam. Các phái đoàn đã tích cực lobby, hoat động

hành lan nhằm kêu gọi các dân cử ủng hộ các nghị quyết nhân quyền cho Việt Nam; trong đó có các nghị quyết

như H.Res 484, H.R 1410, H.R 156.

For more information about these resolutions, please visit the following websites. Remember the sponsors,

cosponsors, and main contents of these resolutions.

1. http://www.govtrack.us/congress/bills/112/hr156

2. http://www.govtrack.us/congress/bills/112/hr1410

3. http://www.govtrack.us/congress/bills/112/hres484

29

Nhạc sĩ Việt Khang

Nhạc sĩ Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí. Anh sinh năm 1978 tại Tiền

Giang. Anh là một trong những cộng tác viên trẻ thuộc Đoàn Nghệ

Thuật Tổng Hợp Tiền Giang và là một thành viên của tổ chức Tuổi Trẻ

Yêu Nước.

Anh đã bị nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội bắt giam vào ngày 23 tháng

12 năm 2011. Cho đến nay vẫn chưa biết tình hình của nhạc sĩ Việt

Khang như thế nào. Lý do chính mà anh bị bắt là vì hai bài hát mà anh

đã sáng tác. Thứ nhất là bài hát “Việt Nam Tôi Đâu?” và bài hát thứ hai

là “Anh Là Ai?”

Hai bài hát nhằm ca ngợi tình yêu nước, chống giặc Tàu và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, lên án

việc công an đàn áp người dân trong các cuộc biểu tình vào mùa hè năm 2011. Kêu gọi mọi người đứng lên

“chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước việt nam”

Việt Nam Tôi Đâu? Việt Nam ơi… thời gian quá nửa đời người

và ta đã tỏ tường rồi, ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa

khói

Mẹ Việt Nam đau từng cơn sót dạ nhìn đời

người lầm than đói khổ nghèo nàn

kẻ quyền uy giàu sang dối gian

Giờ đây… Việt Nam còn hay đã mất?

mà giặc Tàu ngang tàn trên quê hương ta

Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội

chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu

Là một người con dân việt nam

lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm

người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi

từng đoàn người đi chẳng nề chi

già trẻ gái trai giơ cao tay

chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán

nước việt nam

Việt Nam tôi đâu… Việt Nam tôi đâu… Việt Nam

tôi đâu…

Anh Là Ai? Xin hỏi anh là ai?

sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai

Xin hỏi anh là ai?

sao đánh tôi, chẳng một chút nương tay

Xin hỏi anh là ai?

không cho tôi xuống đường để tỏ bày

tinh yêu quê hương này

dân tộc này đã quá nhiều đắng cay.

Xin hỏi anh ở đâu?

ngăn bước tôi, chống giặc tàu ngoại xâm

Xin hỏi anh ở đâu?

sao mắng tôi, bằng giọng nói dân tôi

dân tộc anh ở đâu?

sao đan tâm, làm tay sai cho Tàu

để ngàn sau ghi dấu

bàn tay nào, nhuộm đầy máu đồng bào.

Tôi không thể ngồi yên

khi nước việt nam đang ngã nghiên

dân tộc tôi, sấp phải đắm chìm

một ngàn năm hay triền miên tăm tối

Tôi không thể ngồi yên

để đời sau cháu con tôi làm người

cội nguồn ở đâu?

khi thế giới này đã không còn

Việt Nam.

Tôi không thể ngồi yên

khi nước việt nam đang ngã nghiên

dân tộc tôi sấp phải đắm chìm

một ngàn năm hay triền miên tăm tối

Tôi không thể ngồi yên

để đời sau cháu con tôi làm người

cội nguồn ở đâu?

khi thế giới này đã không còn Việt Nam.

Các em nhớ xem qua hai bát này nhé.

Việt Nam Tôi Đâu?

http://www.youtube.com/watch?v=_KEPmduvlAg

Anh Là Ai?

http://www.youtube.com/watch?v=iqkZuo07IIE