Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất,...

16

Transcript of Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất,...

Page 1: Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, ại bản doanh chỉ huy của Ngô Quyền ặt ở khu vực Lương Xâm (
Page 2: Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, ại bản doanh chỉ huy của Ngô Quyền ặt ở khu vực Lương Xâm (

Theo kết quả nghiên cứu mớinhất, đại bản doanh chỉ huy của NgôQuyền đặt ở khu vực Lương Xâm (địađiểm từ Lương Xâm thờ Ngô Quyềnthuộc quận Hải An hiện nay); bãi cọcđược bố trí ở khu vực đảo Vũ Yên, nơihợp lưu sông Bạch Đằng - sông Cấm.Lực lượng thủy binh ta được bố trítrên sông Giá, sông Cấm, các lạchtriều ở Phục Lễ, Phả Lễ; bộ binh đượcbố trí trên hữu ngạn sông Bạch Đằng,sông Cấm.

Trong trận quyết chiến này,nhân dân Thủy Nguyên đã cùngtoàn dân trong vùng có nhiều đónggóp to lớn về nhân tài, vật lực. Theothần tích đình làng Hoàng Pha (xãHoàng Động) chép ba anh em LýMinh, Lý Khả, Lý Bảo, người bảntrang đã chiêu tập dân chúng trongvùng theo Ngô Quyền chống giặcNam Hán. Để hoàn thành việc xâydựng trận địa cọc, Ngô Quyền sai cáctướng, trong đó có Đỗ Cảnh Thạc, LýMinh, Lý Khả, Lý Bảo, người trangHoàng Pha, chàng trai họ Nguyễn ở LâmĐộng... huy động nhân dân trong vùng thựchiện. Các vị này cũng tổ chức lực lượng phốihợp với các cánh quân tiến công đánh tanđoàn thuyền chiến của địch.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đượcghi vào lịch sử dân tộc như một chiến cônghiển hách, khẳng định quyền làm chủ và tạoquyết tâm xây dựng đất nước độc lập, dân tộctự chủ của nhân dân ta.

Vùng đất Thủy Nguyên, cửa sông BạchĐằng được chọn làm điểm quyết chiến củaquân và dân ta đánh tan quân xâm lược khichúng vừa bén mảng tới bỡ cõi.

Sau khi đánh bại cuộc xâm lược củaquân Nam Hán, năm 839, Ngô Quyền xưngvương, xây dựng triều đình mới. Về hànhchính, giáp, làng vẫn là những đơn vị hành

chính cơ sở. Bên cạnh các làng xóm cổ truyền,có nhiều làng xã mới hình thành. Triều đìnhnhà Ngô chủ trương khuyến khích và tổ chứcđưa dân ra khai phá vùng đồng bằng venbiển, nhất là vùng Đông Bắc, vừa mở mangcuộc sống, vừa tạo lực lượng tại chỗ, làm“phên dậu” bảo vệ vùng quan yếu này. Đâycũng là thời kỳ dân cư từ các nơi tiếp tục đếnsinh sống trên vùng đất Thủy Nguyên. Từ đó,nhiều làng xã mới hình thành.

Tuy đã trải qua hơn 30 năm độc lập (905 - 939), với 2 cuộc kháng chiến chốngngoại xâm, nhưng tàn dư của chế độ đô hộ cũvẫn còn nhiều, tình hình xã hội còn phức tạp.Sự thành lập của nhà Ngô chưa đủ điều kiệnđể giữ vững ổn định đất nước lâu dài.

291

CHƯƠNG SÁU: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (THẾ KỶ X - XIX)

290

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

I. THỜI NHÀ KHÚC, NGÔ, ĐINH,TIỀN LÊ (905 - 1009)

Thế kỷ thứ X là thế kỷ bản lề của lịchsử dân tộc, được đánh dấu bằng những sựkiện trọng đại: Họ Khúc lật đổ chính quyềnđô hộ của nhà Đường, xây dựng chính quyềntự chủ; chiến thắng Bạch Đằng năm 938chống quân xâm lược Nam Hán; loạn 12 sứquân - Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước vànăm 981 chống quân xâm lược nhà Tống.

1. Khởi nghĩa giành độc lập dân tộccủa họ Khúc (905)

Trước sự suy tàn của đế chế nhàĐường, năm 905, Khúc Thừa Dụ, một hàotrưởng ở Hồng Châu (Ninh Giang, HảiDương), đã tiến hành khởi nghĩa, dựng nềntự chủ, kết thúc ách thống trị hơn một nghìnnăm của phong kiến phương Bắc. NhàĐường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làmTĩnh hải quân tiết độ sứ rồi ban thêm chứcĐồng bình chương sự, nhằm coi ông là mộtquan chức địa phương. Nhưng Khúc ThừaDụ không chấp nhận mưu đồ đó, đã quyếttâm củng cố thành quả mà cuộc khởi nghĩađã đạt được.

Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con ônglà Khúc Hạo kế vị, tiếp tục sự nghiệp và tinhthần tự chủ của cha. Ông đã thực hiện mộtcuộc cải cách nhiều mặt, nhằm xây dựng quốcgia độc lập, tự chủ, thoát dần sự khống chế,ảnh hưởng của các thế lực thống trị phươngBắc. Khúc Hạo bãi bỏ bộ máy hành chính đôhộ cũ, lập hệ thống quản lý đất nước mới; kêkhai hộ khẩu; sửa đổi chế độ tô thuế… thựchiện “chính sự cốt chuộng khoan dung, giảndị” khiến cho “nhân dân đều được yên vui”.Cải cách đã tạo điều kiện cho chính quyềntrung ương nắm tới cơ sở, củng cố sự thốngnhất lãnh thổ, bước đầu xóa bỏ chế độ bóc lột,áp bức nặng nề, tạo điều kiện cho nhân dânđẩy mạnh sản xuất, cải thiện cuộc sống…

2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938Năm 917, nhà Nam Hán thành lập ở

Hoa Nam (vùng Quảng Đông, Quảng Tây hiệnnay) và cũng năm đó Khúc Hạo mất, KhúcThừa Mỹ lên thay. Năm 930, viện cớ họ Khúcthần phục nhà Hậu Lương, quân Nam Hánkéo sang xâm lược. Chúng chiếm thành ĐạiLa, bắt Khúc Thừa Mỹ. Năm 931, được sựhưởng ứng của nhân dân, Dương Đình Nghệ,một hào trưởng ở Thanh Hóa, đã đánh đuổiquân Nam Hán, tiếp tục sự nghiệp của họ Khúc.

Năm 937, một nha tướng của Dương ĐìnhNghệ là Kiều Công Tiễn đã sát hại chủ tướng,giành quyền. Ngô Quyền lập tức tập hợp lựclượng, tiến ra Đại La. Kiều Công Tiễn hoảng sợsai người sang Nam Hán cầu cứu. Nhân đó, vuaNam Hán đã phong ngay cho con trai là thái tửHoằng Tháo làm Tĩnh hải tiết độ sứ, Giaovương, chỉ đạo một đạo binh thuyền lớn kéosang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Háncũng trực tiếp chỉ huy một đạo binh xuống đóngở Hải Môn (giáp biên giới khu vực Quảng Ninh)để yểm trợ. Trước tình hình đó, Ngô Quyền đãgiết chết Kiều Công Tiễn, gấp rút cùng quân sĩvà nhân dân tích cực chuẩn bị kháng chiến.

Mùa đông năm 938, đại binh thuyền củaHoằng Tháo nối nhau tiến vào cửa sông BạchĐằng. Cửa biển Bạch Đằng được Ngô Quyềnchọn làm trận địa quyết chiến khi kẻ thù vừaxâm phạm bờ cõi. Ông cho đẵn cây, vót nhọncắm chặn ở cửa sông Bạch Đằng, lợi dụng thủytriều, đánh tan thủy quân địch. Đại Việt sử kýtoàn thư chép: “Định kế rồi, mới cho đóng cọcở hai bên cửa biển. Khi nước triều dâng lên,Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêuchiến, giả cách thua để dụ địch. Hoằng Tháoquả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền củaHoằng Tháo đã vào bên trong hàng cọc rồi,nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền mới tiếnquân ra đánh” (1).

(1) Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Thời đại, 2011,tr.119

NGÔ VƯƠNG QUYỀN

Page 3: Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, ại bản doanh chỉ huy của Ngô Quyền ặt ở khu vực Lương Xâm (

293

CHƯƠNG SÁU: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (THẾ KỶ X - XIX)

292

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

chống quân xâm lược Tống toàn thắng. Sách“Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Vua tự làmtướng chống giữ, sai binh sĩ đóng cọc ngănsông” (1). Để bố trí trận địa cọc, vua Lê ĐạiHành đã huy động nhân dân vùng ThủyNguyên góp công, góp của tham gia đánhgiặc, giữ nước. Thần tích các làng Thuỷ Tú,Thường Sơn, Chiếm Phương (ThuỷĐường) cho biết: “Lê Đại Hành đemquân đến chợ Phướn, đóng đồn ở gòđất cao thuộc trang Thuỷ Tú. Vuatruyền hịch tuyển quân lương, đượcdân chúng nô nức hưởng ứng. Có giađình họ Phạm ở Thuỷ Tú, cả 4 anhem kéo đến cửa doanh tình nguyệntòng quân giết giặc, vua cảm động vàthu dụng”.

Chiến thắng Bạch Đằng mùaXuân năm 981 có sự đóng góp quantrọng của nhân dân Thuỷ Nguyên. Cácthần tích hiện còn lưu được cho biết:Bấy giờ, ở trang Trinh Hưởng (ThiênHương) có gia đình họ Đào nối đời làmviệc nghĩa, sinh một lần được ba ngườicon trai là Đào Tế, Đào Lai, Đào Độ.Theo lời kêu gọi của nhà vua, ba anhem xin phép mẹ vào Kinh ứng thí, đềuđược trọng dụng. Khi giặc Tống áp sátbiên giới, ba vị tướng họ Đào vâng lệnhvua đem quân thuỷ bộ chặn giặc ở đấtBàng Châu. Thần tích đền Phương Mỹ(Mỹ Đồng) cung cấp: Phạm Quảngsinh ra trong một gia đình nông dânnghèo ở trang Hoa Chương (PhươngMỹ) hương Hoa Bộ, làm quan dướitriều Đinh sau phò Lê Đại Hành đánh giặcTống. Trong chiến dịch Bạch Đằng năm 981,tướng Phạm Quảng được giao chỉ huy một đạoquân tham gia đánh giặc, lập chiến công. Ôngđã được vua Lê Đại Hành ban thực ấp ở hươngHoa Bộ.

Đất nước hòa bình, xã hội ổn định, triềuđình nhà Tiền Lê quan tâm nhiều đến nôngnghiệp. Hằng năm, vào đầu xuân, vua Lê vẫnvề các địa phương làm lẽ cày tịch điền khuyếnkhích sản xuất. Triều đình ban hành chínhsách di dân trong nội địa ra khai phá đồngbằng ven biển, lập trang trại. Vùng đất Thủy

Nguyên, dân sinh sống đã đông. Nhiều thầntích, truyền ngôn cho thấy, ở Thủy Nguyên,dọc theo triền sông Cấm, sông Bạch Đằng,dân cư đã đến sinh sống, lập ấp, mở ruộng,đánh bắt thủy sản… Thuyền buôn nước ngoàicũng ngược dòng Bạch Đằng, vào chợ MỹGiang (chợ Giá), vào sâu trong nội địa. Tuynhiên, tình hình đất nước vẫn chưa thực sựổn định.

3. Chiến thắng Bạch Đằng năm 981Năm 944, Ngô Quyền mất, nội triều

sinh biến loạn và xung đột. Nhân đó, các thếlực địa phương nổi dậy cát cứ làm cho chínhquyền trung ương thêm suy yếu. Năm 965,nhà Ngô mất, các thế lực cát cứ gây cảnhtương tàn, dẫn đến nguy cơ mất nước.

Yêu cầu bức thiết lúc này là chấm dứtnội chiến, người đứng ra gánh vác trọng trách

đó là Đinh Bộ Lĩnh, ngườiđộng Hoa Lư (Gia Viễn, NinhBình). Năm 968, Đinh BộLĩnh lên ngôi Hoàng đế, lấyniên hiệu là "Thái Bình", đặttên nước là Đại Cồ Việt, đóngđô ở Hoa Lư. Đinh TiênHoàng ra sức xây dựng lựclượng quân đội mạnh đủ sứcbảo vệ đất nước và đè bẹp xuhướng cát cứ. Nhưng cái chếtbất ngờ của Đinh Tiên Hoàngvà con trưởng Đinh Liễn đãđẩy triều đình nhà Đinh vàonguy cơ bị sụp đổ. Lợi dụng cơhội này, nhà Tống phát độngcuộc chiến tranh xâm lượcĐại Cồ Việt. Vua Đinh Toàncòn non dại, chưa đủ khảnăng và uy tín để tổ chức vàlãnh đạo kháng chiến. ThậpĐạo tướng quân Lê Hoàn,được sự ủng hộ của Thái hậuDương Vân Nga và triềuthần, lên ngôi hoàng đế, lậpra triều Lê (Tiền Lê) và khẩntrương tổ chức kháng chiến.Theo kế của Ngô Quyền xưa,ông cho quân đóng cọc nhọn ởvùng cửa sông Bạch Đằng đểngăn thủy quân giặc, đặt mộtsố đồn binh ở vùng biên giới

Đông Bắc và cho sứ sang nhà Tống dâng sớ xinlập Đinh Toàn làm vua, nhằm làm cho chúngchủ quan và giành thời gian chuẩn bị.

Tháng 4 năm 981, quân Tống ồ ạt kéovào nước ta theo hai đường: Đạo quân củaHầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Trần KhâmTộ theo đường Lạng Sơn; đạo quân thuỷ củaLưu Trừng, Giả Thực tiến về cửa sông BạchĐằng. Cánh quân theo đường Lạng Sơn bịphục binh đánh tan tác, Hầu Nhân Bảo bịgiết. Cánh quân thủy cũng bị đánh tan trêncửa sông Bạch Đằng. Cuộc kháng chiến

Sơ đồ chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938

(1) Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Thời Đại, 2011,tr.138.

VUA LÊ ĐẠI HÀNH

Page 4: Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, ại bản doanh chỉ huy của Ngô Quyền ặt ở khu vực Lương Xâm (

295

CHƯƠNG SÁU: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (THẾ KỶ X - XIX)

cơ hội đó, nhà Tống càng đẩy mạnh việcchuẩn bị xâm lược Đại Việt. Phụ quốc thái úyLý Thường Kiệt đã quyết định: “Ngồi yên đợigiặc không bằng đem quân ra trước để chặnmũi nhọn của giặc” (1). Ngày 27-10-1075, LýThường Kiệt đã tổ chức cuộc tập kích vào đấtTống nhằm phá tan các căn cứ tập trungquân của địch ở Ung Khâm, Liêm Châu rồiquay về phòng thủ đất nước, chủ động đónđánh địch. Chiến dịch tập kích kéo dài suốt42 ngày. Các căn cứ quân sự và hậu cần mànhà Tống dốc bao công phu xây dựng đã bịphá tan tành.

Ngay sau khi rút quân về, Lý ThườngKiệt khẩn trương cùng quân dân xây dựngtuyến phòng thủ phá giặc. Ông đã cử Lý KếNguyên phụ trách đội thủy binh đóng dọc dảiđất ven biển từ Móng Cái đến cửa sông BạchĐằng. Lý Kế Nguyên sẽ phải chặn bằng đượcthủy binh giặc, làm thất bại kế hoạch phối hợp

quân thủy bộ của quân Tống. Giữa tháng 8năm 1076, quân Tống đánh chiếm trại NgọcSơn ở biên giới châu Vĩnh An (Móng Cái). TừKhâm Châu, thủy quân giặc tiến sang hảiphận châu Vĩnh An. Lý Kế Nguyên lập tức choquân ra chặn đứng thủy quân Tống. Thắng lợinày có ý nghĩa chiến lược trong kế hoạchkháng chiến của Lý Thường Kiệt, góp phầnđánh bại toàn bộ cuộc xâm lược qui mô lớn củanhà Tống vào tháng 3 năm 1077 của quân vàdân Đại Việt.

2. Cuộc nổi dậy của Đoàn Thượng(1207 - 1217)

Từ đời Lý Anh Tông (1138 - 1175) vềsau, cơ nghiệp vương triều Lý dần suy vi. Cácvua chơi bời vô độ, chính sự sút kém, quyềnbính nằm trong tay bọn sâu mọt hại nước, hạidân, lộng hành, tham bạo. Mất mùa, đói kémliên miên. Dân chúng nổi lên khắp nơi, xuhướng cát cứ bộc lộ ở nhiều địa phương.

294

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Sau khi Lê Hoàn chết, triều đình khôngổn định do việc tranh chấp ngôi vua. Chínhsự đổ nát, lòng người chán nản. Trước tìnhhình đó, được sự ủng hộ của các triều thần,Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩnlên làm vua. Nhà Tiền Lê kết thúc. Nhà Lýlên thay mở ra một thời kỳ phát triển rực rỡcủa lịch sử Việt Nam.

II. THỜI VƯƠNG TRIỀU LÝ (1009 - 1225)Ngày 2 tháng 11 năm Kỷ Dậu (21 tháng

11 năm 1009), Lý Công Uẩn lên ngôi hoàngđế. Đầu năm 1010, nhà Lý rời đô về ThăngLong. Triều Lý thay thế triều Tiền Lê là bướcngoặt quan trọng trong tiến trình lịch sử ViệtNam. Nhà Lý đã thực thi nhiều chính sách cởimở, đưa quốc gia Đại Việt vào thời kỳ pháttriển rực rỡ.

Nhà Lý đã thực hiện chính sách khuyếnkhích nhân dân đến khai phá vùng đất venbiển Đông Bắc vừa sản xuất vừa tạo lực lượngtại chỗ bảo vệ đất nước. Thời kỳ này, đồn điềnlà tổ chức khai hoang ở các vùng ven sông,ven biển. Tù binh từ các cuộc nổi dậy củanông dân và đánh Champa là lực lượng chủ

yếu làm việc trong các đồn điền khai hoangkhu vực Pháp Cổ, Phi Liệt... là một trongnhững đồn điền có tù binh, tù nhân khaihoang, sản xuất. Vùng đất Thủy Nguyênngày càng trở nên đông đúc, cộng đồng làngxã được mở mang. Kinh tế, văn hóa, xã hội ổnđịnh, đời sống nhân dân no ấm. Theo thốngkê sơ bộ, Thủy Nguyên hiện còn bảo tồn hàngchục di tích đình, đền, miếu, nghè, chùa đượcxây dựng dưới triều Lý. Điều đó chứng tỏ nhàLý quan tâm phát triển vùng đất Đông Bắckinh thành, địa bàn giàu nhân tài, vật lực, cóvị trí phên dậu, lá chắn của kinh thànhThăng Long. Trần Cảo, người làng DưỡngChâu (Chính Mỹ) được phong là Tướng Công.

Thời Lý - Trần, tướng quân ĐoànThượng xây dựng nhiều đồn binh dọc tả ngạnsông Cấm, từ khu vực Hoàng Động đến TamHưng, để bảo vệ vùng cửa biển quan trọng ởvùng Đông Bắc Đại Việt.

1. Cuộc kháng chiến chống quânxâm lược Tống (1077)

Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất.Vua Lý Nhân Tông, mới 6 tuổi, nối ngôi. Nhân

(1) Dẫn theo Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn - Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXBGiáo dục, HN, 2009, tr.149.

Những nhân vật thời Ngô, Đinh và Tiền Lê được thờ tại các di tích trên địa bàn huyện

Những nhân vật thời Lý được thờ tại các di tích trên địa bàn huyện

Page 5: Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, ại bản doanh chỉ huy của Ngô Quyền ặt ở khu vực Lương Xâm (

297

CHƯƠNG SÁU: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (THẾ KỶ X - XIX)

296

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

bộ đến vùng Thủy Chú (Thủy Nguyên) rồi đithuyền và đi bộ đến vùng Tháp Nhĩ Sơn (ĐồSơn), lên thuyền từ cửa Đại Bàng vào ThanhHoá để tổ chức phản công. Quân Nguyên lầntheo dấu vết nhưng không sao đuổi kịp. SáchĐại Việt sử ký toàn thư chép: “Tháng 3, ngàyGiáp Tuất mồng 1, hai vua bỏ thuyền đi bộđến xã Thủy Chú, lấy thuyền ra sông NamTriệu (tức huyện Thủy Đường) qua biển ĐạiBàng vào Thanh Hóa” (1). Theo sử sách ghi lại,khi vua tôi nhà Trần đến làng Hữu Triều Mônđã được Trần Lai dâng cơm gạo xấu và dânlàng Thủy Chú tiễn đưa hai vua Trần vàoThanh Hoá chuẩn bị cho cuộc phản côngchiến lược. Sách Đại Nam nhất thống chíchép: “Lúc ấy vua (Trần Nhân Tông) ngựthuyền nhẹ sang Hải Đông, ngày đã gầnchiều, chưa ăn cơm sáng, có tiểu tốt là TrầnLai đem dâng cơm gạo xấu, vua khen làtrung, ban cho tước thượng phẩm, kiêm chứctiểu tư xã xã Hữu Triều Môn ở Bạch Đằng”. (2)

2. Cuộc kháng chiến chống quân xâmlược Nguyên - Mông lần thứ ba (1288)

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đượcxếp vào một trong những trận quyết chiếnchiến lược tiêu biểu trong lịch sử. Chiến côngnày đã thể hiện ý chí quyết chiến quyếtthắng, tinh thần quả cảm và tài thao lược củaông cha ta ở thế kỷ XIII, một niềm tự hàochính đáng của dân tộc.

Sau hai lần xâm lược đều bị thất bại (lầnthứ nhất năm 1258 và lần hai năm 1285), chỉhơn một năm sau, cuối năm 1287, nhà Nguyêntổ chức ngay cuộc chiến tranh xâm lược ĐạiViệt lần thứ ba để trả thù đồng thời cũng gấprút mở thông đường bành trướng xuống Đông-Nam Á. Toàn bộ quân viễn chinh xâm lược lầnthứ ba được đặt dưới quyền thống lĩnh củathân vương Thoát Hoan. Khác với hai lầntrước, lần này, ngoài bộ binh (cả kỵ binh),chúng còn dùng một lực lượng thủy binh khámạnh, có đem theo lương thực đầy đủ, vớikhoảng trên 3 vạn quân, chia làm ba đạo. Đạoquân thủy do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy, có

Tháng 9 năm 1207, Đoàn Thượng, một hàotrưởng lớn, trấn giữ đất Hồng Châu (HảiDương - Hải Phòng ngày nay), tập hợp lựclượng nổi dậy, xây đắp thành lũy, xưng vương.Trong thời gian trấn giữ Hồng Châu, ĐoànThượng đã giữ yên cảnh thổ, giúp dân ở ThuỷNguyên an cư lạc nghiệp, mở rộng đất đaivùng Dương Quan, Lỗi Dương, My Sơn, AnLư, Do Nghi, Trúc Sơn, Trà Sơn, Trại Kênh,Mỹ Giang... Khi quyền hành triều chính nằmtrong tay họ Trần và từ năm Tân Mùi (1211)hình thành 3 thế lực lớn: Họ Đoàn (ở HảiDương - Hải Phòng), họ Trần (ở Hải Ấp- TháiBình), họ Nguyễn (ở Bắc Giang), ĐoànThượng đã gắng sức giúp nhà Lý khôi phụctriều chính nhưng việc không thành.

Với những công lao giúp triều Lý và mởmang vùng đất Hồng Châu nên nhân dânnhiều nơi trong vùng Hải Dương - Hải Phòng,trong đó có các làng xã ven sông Cấm, thờ ônglàm Thành Hoàng, được các triều đại phongkiến sắc phong là Đông Hải Đại vương.

III. THỜI VƯƠNG TRIỀU NHÀ TRẦN(1226 - 1400)

Ngày 12 tháng Chạp năm Ất Dậu, ngày11-01-1226, dưới sự điều khiển của Thái sưTrần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng chính thứcnhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Vươngtriều Lý chấm dứt 216 năm tồn tại. Nhà Trầnthay nhà Lý mở ra một thời kỳ phát triển caohơn của nước Đại Việt.

Nối tiếp sự phát triển của thời Lý, thờiTrần (1226-1400), chính quyền, các hoạt độngkinh tế và văn hoá của vùng duyên hải ĐôngBắc càng được khẳng định, trong đó vị thếvùng đất bên sông Bạch Đằng ngày càng đượcnâng lên. Cộng đồng làng xã và các thiết chếvăn hóa tiếp tục được mở mang. Hệ thốnghành chính, bộ máy chính quyền được xâydựng chặt chẽ. Các chính sách kinh tế đượckhuyến khích phát triển…

Quân đội thời Trần được phát triển vàhoàn thiện theo hướng: Quân chủ lực gồm

cấm quân và quân các lộ (ở đồng bằng gọi làchính binh, ở miền núi gọi là phiên binh). Lựclượng vũ trang của các quí tộc. Cấm quân làchủ lực bảo vệ Thăng Long, có thể điều độngđi các địa phương hoặc phối hợp với các lộquân tổ chức tác chiến. Lộ quân có nhiệm vụphòng giữ địa phương trong lộ. Lộ quân là bộphận nhà nước tổ chức và chỉ huy, các vươnghầu được phép chiêu mộ quân riêng khi cólệnh vua. Lực lượng vũ trang này thườngđược gọi là “Vương hầu gia đồng”, chủ yếu làgia nhân, gia nô. Ở Thủy Đường có đội quânriêng của Hưng Trí vương tại xã Trung Hà;Hưng Ninh vương ở Dưỡng Chân… Theotruyền ngôn, khu vực Khuông Lư (có nghĩa làtrại ngựa) xã Ngũ Lão vào thế kỷ XIII -XIVlà nơi huấn luyện kỵ binh và lực lượng đồntrú của triều đình...

Những điều đó đã tạo cho Đại Việt, dướithời Trần, một sự thống nhất, vững vàng vàổn định cho đến giữa thế kỷ XIV.

1. Cuộc kháng chiến chống quân xâmlược Nguyên - Mông lần thứ hai (1285)

Sau thất bại nặng nề năm 1258, quânMông - Nguyên vẫn chưa từ bỏ âm mưu đánhchiếm Đại Việt. Chúng đã tập trung tới 50vạn quân, phong con Thoát Hoan là TrấnNam vương và chọn những viên tướng tànbạo nhất, tích cực chuẩn bị tiến hành cuộcxâm lược nước ta lần thứ hai.

Biết được âm mưu của nhà Nguyên, từgiữa năm 1282, vua tôi nhà Trần đã gấp rútchuẩn bị kháng chiến. Đầu năm 1285, quânNguyên chia là 2 đường tiến vào nước ta từphía Bắc và một cánh từ Chămpa đánh phíaNam. Trước thế giặc mạnh, vua tôi nhà Trầnquyết định thực hiện cuộc rút lui chiến lược“cho địch ngủ nhờ ở Thăng Long”. Vua Trầnvà tôn thất rút về Thiên Trường, được HưngĐạo vương Trần Quốc Tuấn hộ tống, vượt biểnra phía Bắc lên bờ (cho một đoàn thuyền đitiếp ra vùng Móng Cái để lừa địch) hành quân

(1), (2) Đại việt sử ký toàn thư, NXB Thời đại,2011, tr.307.

Sông Bạch Đằng, nơi diễn ra ba trận quyết chiến chiến lược chống quân Nguyên - Mông

Page 6: Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, ại bản doanh chỉ huy của Ngô Quyền ặt ở khu vực Lương Xâm (

299

CHƯƠNG SÁU: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (THẾ KỶ X - XIX)

298

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Trương Văn Hổ (đã bị tướng Trần Khánh Dưđánh tan trước đó ở Vân Đồn - Cửa Lục), lầnnày, bị quân ta đánh tan tác tại cửa Đại Bàng(Văn Úc) và Tháp Sơn (Đồ Sơn), đành theosông Bạch Đằng trở lại Vạn Kiếp. Trên đườngtrở về, Ô Mã Nhi đã cho quân cướp bóc lươngthực tại các làng xã ven sông Bạch Đằng được4 vạn thạch gạo. Tiếp đó, từ Vạn Kiếp, ThoátHoan đã sai Abátxích (Abatri) đem quân đánhvào căn cứ của vua Trần ở Trúc Động (xã LưuKiếm) và cửa biển An Bang (Quảng Yên,Quảng Ninh). Nhưng những cố gắng để giành

lại thế chủ động của Thoát Hoan không kếtquả. Đứng trước nguy cơ bị quân ta tổng phảncông, đầu tháng 3-1288, Thoát Hoan phải bỏThăng Long chuyển quân về căn cứ quân sựVạn Kiếp. Nhưng lúc này, căn cứ Vạn Kiếpcũng không còn an toàn nữa. Các cuộc tập kíchliên tiếp vào ban đêm của quân dân ta làm chochúng bị tiêu hao, mệt mỏi. Sử nhà Nguyênchép: “Ở Giao Chỉ không có thành trì để giữ,không có lương thực để ăn, mà thuyền lươngcủa Trương Văn Hổ không đến. Vả lại, khítrời nóng nực, lương hết, quân mệt, không lấy

hơn 600 chiến thuyền, từ Quảng Đông vàovịnh Hạ Long theo sông Bạch Đằng tiến vàohội quân ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương).

Từ cuối năm 1287, cánh quân thủy củagiặc tiến vào địa phận Đại Việt và đã bị quânta chặn đánh ở mũi Ngọc (Móng Cái, QuảngNinh). Tuy bị một số tổn thất, nhưng lực lượngthủy binh địch vẫn rất mạnh. Chúng vượt quavịnh Hạ Long và An Bang (Quảng Ninh) gặpquân phục kích của Trần Khánh Dư. Tại đâydiễn ra trận giao chiến khá quyết liệt, nhưngta không ngăn cản được đạo quân của Ô MãNhi, Phàn Tiếp. Chúng ngược sông Bạch Đằng

kéo vào Vạn Kiếp hội quânvới Thoát Hoan. Đến đầutháng 2 năm 1288, quânđịch ở Vạn Kiếp tăng lên 30vạn. Cũng trong trung tuầntháng 2, dưới sự chỉ huy củaTrần Khánh Dư, quân ta đãtiêu diệt toàn bộ đoànthuyền lương của địch tạiVân Đồn - Cửa Lục. Chiếnthắng này đã làm phá sảntừ đầu kế hoạch tiếp tếlương thực của giặc, tạo điềukiện thuận lợi cho quân tanhanh chóng chuyển sangphản công.

Thoát Hoan đã cố xâydựng Vạn Kiếp thành căncứ quân sự. Sau đó, chúngđể lại một số quân đóng giữVạn Kiếp rồi đưa đại bộphận lực lượng tiếp tụcđánh vào Thăng Long.Triều đình và quân dân tathực hiện cuộc rút lui chiếnlược, tạm bỏ kinh thành. TừThăng Long, Thoát Hoanhuy động quân thủy bộ theolưu vực sông Hồng truyđuổi ráo riết nhưng không

sao bắt được. Quân Nguyên lại lâm vào cảnhthiếu lương thực trầm trọng như lần xâm lượctrước. Sử nhà Nguyên chép: “Người Giao Chỉđem hết thóc gạo cất giấu đi nơi khác”. (3)

Gần 2 tháng đóng ở Thăng Long, hàngchục vạn quân Nguyên lâm vào cảnh thiếulương thực nghiêm trọng. Ngày 10-2-1288, ÔMã Nhi được lệnh đem thủy quân ra vùng biểnĐông - Bắc để đón đoàn thuyền lương của

TIẾT CHẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN

Sơ đồ hình thái bao vây và tiến công địch trên sông Bạch Đằng, năm 1288

(3) Dẫn theo Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm - Cuộckháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷXIII, NXB Khoa học xã hội, HN. 1972, tr.285.

Page 7: Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, ại bản doanh chỉ huy của Ngô Quyền ặt ở khu vực Lương Xâm (

301

CHƯƠNG SÁU: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (THẾ KỶ X - XIX)

300

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

khu rừng ngập mặn phía hạ lưu. Như vậy, khuvực bố trí trận quyết chiến kéo dài từ Bến Đụn,đoạn cuối sông Kinh Thầy - ngã ba sông ĐáBạc - sông Giá, đầu nguồn của sông BạchĐằng đến ngã ba sông Chanh, cửa Nam Triệu,chủ yếu dọc bên hữu ngạn, phía đất ThủyNguyên. Với vị thế địa lý, địa hình, chế độ thủytriều của sông Bạch Đằng đã được Trần HưngĐạo nghiên cứu khá kỹ để bố trí lực lượng phụcbinh và bãi cọc. Các sông Gia Đước, sông Thải,Đền Công, sông Giá (bên hữu ngạn), sôngKhoai, sông Xinh (bên tả ngạn), đoạn ghềnhCốc… được bố trí thủy binh ta. Dọc dãy TràngKênh, các thung áng bên Thủy Nguyên, cáccánh rừng hai phía Yên Hưng, Thủy Nguyênlà nơi bố trí bộ binh, kỵ binh.

Lần này, Quốc công Tiết chế Trần HưngĐạo và triều đình rất chú trọng đến chiếntrường ven biển Đông - Bắc. Đó là đường tiếncủa thủy quân và đoàn thuyền lương của giặc.Để bảo đảm cho thế trận bao vây địch thậthoàn chỉnh, Trần Hưng Đạo còn cho dựng ởcác cửa sông những trận địa cọc. Theo nghiêncứu đã được công bố, trận địa cọc được bố tríở các đoạn nhánh của các sông Chanh, sôngKênh, sông Rút, sông Nam (kéo dài thêmghềnh Cốc), ngã ba sông Đá Bạc - sông Giá ởthượng nguồn sông Bạch Đằng.

Biết trước được ý đồ và đường rút củagiặc, Trần Hưng Đạo chuẩn bị một cuộcphản công chu đáo. Sông Bạch Đằng đượcchọn làm điểm quyết chiến để tiêu diệt đạoquân Ô Mã Nhi. Trong cuộc phản công lầnnày, chiến trường ven biển đóng vai trò quantrọng. Đạo quân của hai vua Trần ThánhTông, Trần Nhân Tông chỉ huy đóng ở vùngHiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) và chủ lựccủa Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư đóngở Vân Đồn, Yên Hưng (Quảng Ninh) là lựclượng chính trong trận quyết chiến BạchĐằng. Đây là trận đánh mang tính quyếtđịnh, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã

bố trí một trận địa phục kích lớn. Nhiều thếhệ các nhà nghiên cứu đã công bố báo cáo vềđịa điểm bố trí bãi cọc và lực lượng quânphục kích. Tuy có nhiều quan điểm khácnhau, nhưng cũng đã cơ bản được chấp nhậnvà được đưa vào chính sử.

Lực lượng tham gia trận quyết chiếnchiến lược gồm quân đội triều đình, quân củacác thân vương và dân binh địa phương.Hưng Đạo vương trở thành vị thống soái chỉhuy sự kết hợp sức mạnh tổng hợp của lựclượng toàn dân tộc tiến hành một trận quyếtđịnh nhằm đập tan ý chí xâm lược của kẻthù. Bộ binh được bố trí mai phục chủ yếutrong vùng núi đá vôi Tràng Kênh; từ đoạncuối sông Đá Bạc - Tràng Kênh đến các cánhrừng vùng Tam Hưng, Phả Lễ, Phục Lễ - dọcbờ hữu ngạn sông Bạch Đằng và bên tả ngạn

gì chống giữ lâu được, lấy làm hổ thẹn chotriều đình, chi bằng toàn quân mà về thìhơn” (1). Thoát Hoan phải thừa nhận: “Ở đâynóng nực, ẩm thấp, lương hết quân mệt” (2) vàquyết định chia quân làm hai đạo theo haiđường thủy bộ rút về nước. Quân thủy do ÔMã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy rút về theo đườngsông Bạch Đằng, có một đội kỵ binh theo dọcsông hộ tống.

Sông Bạch Đằng hiểm yếu là đườngngắn nhất mà thủy quân giặc rút nhanh rabiển. Nước sông Bạch Đằng theo thủy triều lênxuống. Khi triều xuống, nước rút, nơi sâu nhấtđến 16 mét, trung bình giữa dòng cũng sâu 8 -11 mét. Theo sông Đá Bạc chảy xuống đến đầuBắc dãy núi Tràng Kênh (Thủy Nguyên), sôngBạch Đằng phình rộng ra, Cửa sông BạchĐằng được chia làm nhiều nhánh đổ ra biển:Sông Nam (cửa Nam Triệu - cửa chính sông

Bạch Đằng), sông Chanh, sông Kênh (nay đãbị lấp), sông Rút. Sông Nam, đoạn cửa BạchĐằng, từ bên hữu ngạn (thuộc xã Phục Lễ,Thủy Nguyên) có dải còng đá ngầm, dân gọi làghềnh Cốc, chạy qua vào giữa quãng cửa rẽvào sông Chanh và sông Rút. Ghềnh Cốc có 5cồn đá chắn ngang ba phần tư sông BạchĐằng, khi triều xuống thấp nhất, nơi cạn là0,40 mét, nơi sâu là 3,70 mét, thuyền nhẹ đitrên sông có thể thấy cồn đá. Như vậy, TrầnHưng Đạo sử dụng địa hình thiên nhiên nhưchiến lũy ngầm làm chỗ dựa cho thuyền củaquân ta lao ra ngang sông chặn giặc.

Địa hình vùng thượng lưu sông BạchĐằng là sông núi liên tiếp nhau. Vùng núi đáTràng Kênh (trên đất huyện Thủy Nguyên)chạy sát bờ sông, xen kẽ nhiều thung áng nằmgọn giữa những ngọn núi đá vôi nối liền vớilạch nước, tiêu biểu như Áng Hồ, Áng Lác, ÁngChậu, Áng Táu… Một khúc sông dài không quá5 km mà có tới 5 dòng sông đổ về và 3 nhánhphụ đổ ra biển, bên tả ngạn là rừng ngập mặn,bên hữu ngạn là dãy núi đá Tràng Kênh và

Cọc đóng trên sông Bạch Đằng năm 1288

Sơ đồ diễn biến toàn trận Bạch Đằng năm 1288

(1), (2), Dẫn theo Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm -Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Môngthế kỷ XIII, NXB Khoa học xã hội, HN. 1972, tr.285.

Page 8: Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, ại bản doanh chỉ huy của Ngô Quyền ặt ở khu vực Lương Xâm (

303

CHƯƠNG SÁU: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (THẾ KỶ X - XIX)

302

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Ngày 8 tháng 4 năm 1288 (7-3 âm lịch),đội tiền vệ của địch, do tướng Lưu Khuê chỉhuy, đến đầu sông Giá. Chúng vừa thăm dòlực lượng quân ta, vừa tìm đường gần nhấttheo sông này ra Bạch Đằng. Đến vùng TrúcĐộng, chúng bị quân ta đón đánh. Vùng TrúcĐộng có rừng núi hiểm trở, nằm tại ngã basông Đá Bạc và sông Giá, sát liền với dãyTràng Kênh. Qua một ngày đêm chiến đấu,mưu trí và linh hoạt, quân dân ta đã đánhtan lực lượng thăm dò của địch ở Trúc Động.Số lớn bị tiêu diệt, số còn lại phải quay rasông Đá Bạc xuôi cùng đoàn thuyền Ô MãNhi. Như vậy, trận Trúc Động đã hoàn thànhnhiệm vụ chặn giặc, buộc địch phải đi theo ýđịnh của quân ta, góp phần quyết định tớithắng lợi của trận chiến trên sông Bạch Đằng.Hiện nay, nhân dân trong vùng vẫn truyềncâu chuyện rằng: quân Trần đã thay đổinhiều thứ áo, lấy mo cau giả gói cơm rồi thảđầy sông hoặc làm nhiều bè. Địch hoảng sợ vìtưởng quân ta rất đông. Chính Hưng Đạovương chỉ huy trận đánh này.

2.2. Diễn biến trận chiến trên sôngBạch Đằng

Ngày 30 tháng 3 năm 1288 (ngàyNhâm Ngọ, 27/2 âm lịch), Thoát Hoan sai ÔMã Nhi và Phàn Tiếp đem thủy quân vềtrước. Sợ đoàn chiến thuyền của Ô Mã Nhi bịphục kích, Thoát Hoan sai Trịnh Bằng Phi vàĐạt Truật đem kỵ binh đi hộ tống. Vì cầuđường đã bị phá và quân ta chặn đánh, TrịnhBằng Phi đành quay trở lại để cùng rút vớicánh quân bộ. Đoàn thuyền của Ô Mã Nhiđánh nhau mấy tháng trời vừa về đến VạnKiếp lại phải ra đi nên gặp rất nhiều khókhăn. Trên đường rút, vì không có quân hộtống, lại bị quân ta tập kích “Giao chiến ngàynày sang ngày khác” nên đoàn thuyền của ÔMã Nhi tiến hết sức chậm chạp. Ngày 8tháng 4 năm 1288 (7-3 âm lịch) thuyền quân

Nguyên mới tiến đến Trúc Động trên sôngGiá (Thủy Nguyên), bị quân ta chặn đánhbuộc phải quay lại theo sông Đá Bạc xuôidòng Bạch Đằng.

Sau khi bị chặn ở sông Giá, sáng sớmngày 9 tháng 4 năm 1288 (8-3 âm lịch), đoànthuyền của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp xuôi dòngBạch Đằng. Quân ta trên dãy núi TràngKênh, có cung mạnh, giáo dài, chờ cho thuyềnđịch qua sông Đá Bạc lọt vào sông Bạch Đằngmới đổ ra đánh. Khoảng 6 - 7 giờ sáng (giờMão), nước triều dần dần xuống và bãi cọc cóthể phát huy tác dụng. Quân Trần đưa mộtđội thuyền khiêu chiến, rồi giả cách thuachạy. Binh thuyền giặc đuổi theo. Nước triềuxuống mạnh càng đẩy thuyền địch lao nhanh.Phàn Tiếp vội đưa thuyền áp sát về phíaTràng Kênh rồi thúc quân chiếm lấy núi caohòng chặn quân ta từ phía núi, hỗ trợ chotrung quân và hậu quân tiến lên.

Địch lọt vào trận địa, giờ quyết chiến đãđiểm. Trống lệnh liên hồi, cờ lệnh tung bayphất phới thôi thúc toàn quân và dân binhchiến đấu. Thủy binh từ các sông nhánh xôngtới. Đoàn thuyền Ô Mã Nhi đang xuôi BạchĐằng thì nước triều bắt đầu xuống. Khi đoànthuyền địch đi vào trận địa, phục binh của taở hai bên bờ đổ ra, đánh vào sườn và phía sauđoàn thuyền địch. Bộ phận quân chủ lực vàdân binh, dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Bảo,phục sẵn trên dãy Tràng Kênh đánh bật địchkhông cho chúng chiếm các điểm cao. Thủybinh từ sông Giá, sông Gia Đước, sông Thải,sông Đền Công nhanh chóng tiến ra sôngBạch Đằng. Quân Thánh Dực nghĩa dũng lộHồng Khoái (Hải Dương - Hưng Yên), do tiếtchế Nguyễn Khoái chỉ huy, với hàng trămchiến thuyền, cùng quân các lộ, lao ra sông,dựa vào ghềnh Cốc chặn địch. Giữa lúcthuyền địch bị đánh mạnh, tắc nghẽn trướchàng cọc, các bè nứa, thuyền nan chứa đầychất dễ cháy giấu sẵn ở Tràng Kênh và các

sông Bạch Đằng (Yên Hưng). Thủy quânđược bố trí chặn hạ lưu sông Bạch Đằng(ghềnh Cốc), sát khu vực ngã ba sông BạchĐằng - sông Kênh buộc thuyền binh địchphải rẽ vào sông Chanh, sông Kênh - nơiđược bố trí bãi cọc. Thủy quân ta còn phụckích ở các nhánh sông Gia Đước, sông Thải,sông Giá, sông Đền Công (Thủy Nguyên),sông Xinh, sông Khoai (Yên Hưng). TrầnHưng Đạo đã bố trí lực lượng quân đội phốihợp với dân binh các địa phương đánh địchtrên suốt đường rút từ Vạn Kiếp đến BạchĐằng, vừa làm tiêu hao sinh lực địch vừa tạothời gian cho quân dân ta bố trí trận phụckích vào đúng lúc thủy triều xuống.

Để bảo đảm cho thế trận bao vây địch,ngoài việc dựa vào địa thế thiên nhiên hiểmyếu và lợi dụng ghềnh Cốc như một chướngngại tự nhiên, Trần Quốc Tuấn còn xây dựngở các cửa sông những trận địa cọc với qui môlớn. Theo tương truyền ở vùng Phả Lễ, HưngĐạo vương không cho đóng cọc ngang sôngBạch Đằng mà đóng ở các cửa sông thông rabiển. Điều này phù hợp với nhiều đoàn nghiêncứu đi thực địa từ những năm 1965 - 1969 vàthực tế địa mạo vùng cửa sông Bạch Đằng.Các cửa sông Chanh, sông Kênh, sông Rút,sông Nam (cửa Nam Triệu - có ghềnh Cốc)cạnh nhau, dẫn thuyền từ Bạch Đằng xuôibiển. Những tài liệu gần đây đã xác định trậnđịa cọc được cắm chặn sông Chanh, sôngKênh, sông Rút và một đoạn sát ghềnh Cốctrên sông Nam. Ngoài ra, một bãi cọc nhỏ đượcxây dựng ở khu vực Trúc Động (Lưu Kiếm)trên sông Giá không cho địch đi qua đây. Chỉtrong vòng 20 ngày, quân và dân ta đã hoànthành các trận địa cọc với hàng ngàn chiếc.

2.1. Chiến thắng Trúc ĐộngChiến thắng Trúc Động góp phần quyết

định cho trận chiến trên sông Bạch Đằng.Trúc Động là địa danh thuộc xã Lưu Kiếm,

huyện Thủy Nguyên, nằm trên ngã ba sôngĐá Bạc - sông Giá. Đá Bạc là đoạn thượng lưucủa sông Bạch Đằng. Sông Giá là nhánh củasông Đá Bạc và là đường ngắn nhất ra cửasông Bạch Đằng. Tại Trúc Động, cùng vớivùng Tháp Nhĩ Sơn (Đồ Sơn), triều đình đãcho xây dựng căn cứ thủy quân khá mạnh.Khi quân Nguyên xâm lược, lực lượng thủyquân ở đây đã rút về Tháp Nhĩ Sơn và tổ chứctrận đánh nổi tiếng ở cửa Đại Bàng. Trongtháng hai âm lịch năm 1288, quân dân ta đãtừng chiến đấu với kỵ binh của Abátxích vàthủy quân của Ô Mã Nhi tại đây. Trần HưngĐạo bố trí trận Trúc Động, nhằm buộc thủybinh địch phải theo sông Đá Bạc xuôi dòngBạch Đằng, nơi bộ binh, thủy binh ta và bãicọc đã chờ sẵn. Thời gian địch xuôi dòng BạchĐằng cũng nằm trong chế độ thuỷ triều lênxuống, bảo đảm địch đến địa điểm bãi cọccũng là lúc triều xuống mạnh nhất. Trên sôngGiá và hữu ngạn sông Bạch Đằng nơi quân tamai phục, đặt sở chỉ huy… Nếu quân địch đivào sông Giá, thủy quân ta bị lộ và những độiquân bộ mai phục trong vùng núi đá TràngKênh phải phân tán chiến đấu cả hai mặt.

Để thực hiện kế hoạch cho trận quyếtchiến trên sông Bạch Đằng, đầu tháng 3 năm1288, trong giá rét, vị lão tướng vẫn cưỡi ngựađứng trên đỉnh núi Từ Thụ, làng Thụ Khê,nhìn ra sông Bạch Đằng, sông Giá, lập kếhoạch đánh địch. Căn cứ Trúc Động và trậnđánh chặn giặc ở đây được hình thành. Đểbiểu thị quyết tâm diệt địch, Trần Hưng Đạođã trao cho quân dân ở đây một thanh kiếmvà một lá cờ. Với vinh dự đó, nhân dân đã đặtcho làng của mình với cái tên đầy ý nghĩa LưuKỳ, Lưu Kiếm và sau này lập đền thờ Hưngđạo vương trên núi Từ Thụ. Khi rút khỏi VạnKiếp, rồi rời Thăng Long, một bộ phận quânTrần đã về Trúc Động và Thụ Khê đóng giữ.Từ hai tháng trước, Ô Mã Nhi và Abátxích đãbị đánh ở đây.

Page 9: Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, ại bản doanh chỉ huy của Ngô Quyền ặt ở khu vực Lương Xâm (

305

CHƯƠNG SÁU: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (THẾ KỶ X - XIX)

304

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Phòng, Quảng Ninh ngày nay), nhiều đạitoát, tiểu toát (là đại tư xã, tiểu tư xã - chứcquan cấp xã đời Trần), nhiều chủ trang trạivà nông dân nghèo đều tự nguyện cung cấplương thực, vũ khí, sẵn sàng đứng vào hàngngũ chiến đấu.

- Những nhân vật và di tích liên quan:Hiện nay, nhiều làng xã ở hai bên sông BạchĐằng là Yên Hưng (Quảng Ninh) và nhất làThủy Nguyên (Hải Phòng) vẫn còn các di tíchlịch sử, nhiều nơi thờ tự, thần tích, tộc phả,truyền ngôn ghi nhận sự đóng góp của thủlĩnh các đội dân binh, của những cá nhân tiêubiểu trong quá trình chuẩn bị và trực tiếpchiến đấu trong trận Bạch Đằng. Họ là ngườiđứng đầu các đội dân chúng vũ trang hoặc lànhững cận vệ của Trần Hưng Đạo xông phatrận tiền, được tôn là thành hoàng, là phúcthần. Những chiến tích của họ còn đượctruyền mãi trong dân gian.

Theo thần tích các làng xã và gia phảmột số dòng họ còn ghi lại những thành tíchtham gia đánh giặc của nhân dân địa phương:

+ Nhân dân vùng Liên Khê, Lưu Kỳ,Lưu Kiếm xây dựng trận tuyến Trúc Động,đóng góp lương thực, động viên con em thamgia đánh giặc.

+ Nhân dân vùng Tràng Kênh, GiaĐước, Dưỡng Động… dưới sự chỉ huy củatướng quân Trần Quốc Bảo, cháu vua Trần.Trong trận Bạch Đằng, ông được giao nhiệmvụ bố trí quân ở Áng Hồ, Áng Lác trong dãyTràng Kênh. Ông bị trọng thương, được quânlính đưa về khu vực Áng Hồ. Do vết thươngquá nặng, ông qua đời, đã được an táng ởchân núi Phượng Hoàng và lập đền thờ ngaychân núi Hoàng Tôn (nay đền thờ và mộ vẫncòn), trở thành khu tâm linh nổi tiếng củathành phố Hải Phòng. Hằng năm, nhân dânthập phương tới dự lễ hội rất đông.

+ Nhân dân Phả Lễ, Lập Lễ, Phục Lễlập đội dân binh theo hai anh em Trần Độ,

Trần Hộ ngày đêm luyện tập đánh trận trênsông, làm bè hỏa công.

+ Nhân dân trang Đoan Lễ (xã TamHưng), do Lý Hồng chỉ đạo, tổ chức rèn giáomác, làm bè hỏa công và lập đội dân binh theoTrần Hưng Đạo đánh giặc.

+ Vũ Nguyên đã tập hợp dân trang DoLễ (xã Tam Hưng) làm bè hỏa công, lập độidân binh theo Hưng Đạo vương đánh giặc.

+ Vũ Đại, người làng Dưỡng Động (xãMinh Tân), đứng đầu một đạo dân binh, dướiquyền chỉ huy của Hoàng tôn Trần Quốc Bảo,bố trí mai phục ở dãy núi đá Tràng Kênh.

+ Lại Thanh, người làng Thủy Đường,đã tổ chức trai tráng cùng tham gia trậnđánh, có công lớn, được vua phong làm Đô úythượng phẩm đại liêu. Sau khi ông qua đời,nhân dân quê hương lập đền thờ.

+ Mai Thị Tuyết, người làng Xưa (xã AnLư), đã xuất tiền của, thóc gạo, tổ chức dânlàng làm cầu qua sông Hà Tê để giúp cho cuộchành quân của quân ta thuận tiện.

+ Quận Đa phu nhân, người trang Câu Tử(xã Hợp Thành), đã động viên 2 con theo vuaTrần đánh giặc và cả hai đã hy sinh anh dũng.

+ Nhiều người dân Tràng Kênh (thịtrấn Minh Đức) tham gia làm thông tin liênlạc, trong đó có ông Lủi, bà Lủi, truyền tin ởmặt trận. Do công việc truyền tin, truyềnmệnh lệnh đòi hỏi phải là người thông thạođịa hình, bí mật, vất vả nên gọi là Lủi…

Sau chiến thắng, vua Trần đã đặc biệtlưu tâm đến việc củng cố làng xã ở ThuỷNguyên. Vua ban thưởng tước phẩm, cử tôitrung trực tiếp quản lý làng xã. Trần HưngĐạo nhiều lần trở lại thăm chiến trường xưavà cử con trai thứ năm về chiêu tập dânphiêu tán lập các làng xã mới. Nhiều vịtướng thuộc dòng dõi nhà Trần, con rể vua,tướng soái tâm phúc về sống giữa lòng dân,thực hiện chiến lược "sâu rễ bền gốc". Thần

làng Do Lễ, Phục Lễ, Phả Lễ (Thủy Nguyên)được các đội dân binh đốt cháy thả xuôi theodòng nước lao vào thuyền giặc. Trong lúc thủychiến, hỏa công quyết liệt, đoàn thuyền chiếncủa hai vua Trần Thánh Tông, Trần NhânTông và Hưng Đạo vương xung trận. Một trậnkịch chiến ác liệt xảy ra trên sông Bạch Đằng.Thuyền địch bị dồn ứ tại bãi cọc cửa sôngChanh, sông Kênh, sông Rút, bị cọc đâmthủng, bị va vào ghềnh Cốc. Số thuyền địchbị đắm, bị mắc cạn nhiều vô kể. Ô Mã Nhi,tên tướng Mông Cổ, có danh hiệu Dũng sĩ,không tài nào chống cự nổi trước sức tiến côngmãnh liệt của quân ta. Phàn Tiếp cho quânđánh chiếm núi cao ở Tràng Kênh để ứng cứuquân thủy nhưng vẫn không xoay chuyểnđược tình thế. Dưới trận mưa tên của quân ta,thủy binh giặc chết rất nhiều, máu đỏ loangcả khúc sông. Đến chiều, toàn bộ quân địch bịtiêu diệt, bị bắt sống. Hơn bốn trăm thuyềngiặc lọt vào tay quân ta. Viên vạn bộ thủyquân Trương Ngọc tử trận. Các tướng Ô MãNhi, Phàn Tiếp cùng nhiều tướng lĩnh, trongđó có viên đại quí tộc Tích Lệ Cơ và viên quangiữ văn thư đi theo Ô Mã Nhi là Lý ThiênHựu, bị bắt sống. Như vậy, trận đánh trải dàitừ núi U Bò, đầu cuối dãy Tràng Kênh đến cácbãi cọc cửa sông Chanh, sông Kênh và ghềnhCốc. Đến chiều, trận chiến kết thúc. Toàn bộthủy binh địch bị tiêu diệt.

Trong khi toàn bộ đội hình thủy quân bịđánh tan tác trên sông Bạch Đằng thì cánhquân bộ do Thoát Hoan chỉ huy cũng bị quânta chặn đánh tơi bời trên đường chạy khỏibiên giới Đại Việt.

Trận đánh thủy - bộ trên sông BạchĐằng đã được Trương Hán Siêu mô tả:

…“Bấy giờ

Muôn dặm thuyền bè, tinh kỳ phấp phới

Sáu quân oai hùng, gươm giáo sáng chói

Sống mái chưa phân, Bắc - Nam lũy đối

Trời đất rung rinh (chừ) sắp tan

Nhật nguyệt u ám (chừ) mờ tối ”…

Ngày 18 tháng 4 năm 1288 (17-3 âmlịch), Thượng Hoàng và vua Nhân Tông vềphủ Long Hưng, đem theo bọn tù binh Ô MãNhi, Tích Lệ Cơ, cùng nhiều tướng lĩnh khác,làm lễ hiến tiệp ở lăng Thái Tông. Trong buổilễ trang nghiêm, Trần Nhân Tông đã cảmkhái đọc:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,

Sơn hà muôn thuở điện kim âu.

(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá.

Giang sơn mãi mãi vững âu vàng)

Mười ngày sau, ngày 27 tháng 4 năm1288 (27-3 âm lịch), vua Trần và triều đìnhtrở về kinh đô. Cuộc kháng chiến chống quânxâm lược Nguyên - Mông lần thứ ba, năm1288, đã kết thúc, để lại một chiến cônghuyền thoại.

2.3. Những đóng góp của nhân dânThủy Nguyên

Bên cạnh quân đội chủ lực của triềuđình, quân của các vương hầu, lực lượng dânbinh của các làng xã giữ vai trò hết sức quantrọng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông. Từ sau cuộc kháng chiến lần thứ hai(năm 1285), các đội dân binh được thành lậprộng khắp ở các làng xã. Các đội dân binh nàycó mặt ở khắp mọi nơi, mọi lúc, là cơ sở củacuộc chiến tranh du kích rộng rãi dưới thờiTrần, làm cho quân xâm lược hao mòn lựclượng và không thể cướp bóc được lương thực,đã phối hợp chiến đấu có hiệu quả với quânchủ lực. Trong trận chiến Bạch Đằng năm1288, cùng tham gia chuẩn bị và phối hợpchiến đấu với quân chủ lực, có sự đóng góp hếtsức to lớn của nhân dân và các đội dân binhcủa các địa phương, nhất là của nhân dânThủy Nguyên. Sử sách còn ghi rằng: Khắpvùng Hải Đông, An Quảng (Hải Dương, Hải

Page 10: Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, ại bản doanh chỉ huy của Ngô Quyền ặt ở khu vực Lương Xâm (

307

CHƯƠNG SÁU: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (THẾ KỶ X - XIX)

306

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

tiền đề dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quí Lyvà thành lập nhà Hồ.

Năm 1400, Hồ Quí Ly lật đổ nhà Trần,lập triều Hồ. Ông đã thi hành hàng loạt các cảicách nhằm cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độphong kiến tập quyền. Đó là cuộc cải cách toàndiện từ chính trị đến kinh tế - tài chính, vănhóa, giáo dục, xã hội, nhằm giải quyết nhữngkhó khăn trong nước và chống lại các thế lựcxâm lược từ bên ngoài. Tuy nhiên, công cuộccải cách có lĩnh vực quá quyết liệt, mới mẻ sovới thời đó, có chỗ chưa triệt để, một số việclàm đã gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ, ảnhhưởng sâu sắc đến ý thức đoàn kết thống nhấtcủa nhân dân khi xảy ra nạn ngoại xâm. Dẫuvậy, Hồ Quí Ly vẫn được coi là nhà cải cách lớnđầu tiên trong lịch sử nước ta.

Từ lâu, nhà Minh đã nuôi âm mưu xâmlược Đại Việt. Sau nhiều lần “gây sự”, như liênlạc tập hợp quan lại cũ của nhà Trần có tưtưởng chống nhà Hồ, chuẩn bị nội ứng; cho sứgiả sang đòi đất, tháng 10 năm 1406, nhà Minhcho 2 đạo quân lớn tấn công xâm lược nước ta.Cuộc kháng chiến thất bại. Cha con Hồ Quí Lyvà nhiều tướng lĩnh bị giặc bắt đưa về TrungQuốc. Nhưng với truyền thống yêu nước, nhândân Đại Việt đã liên tục nổi dậy đánh đuổiquân xâm lược, giành độc lập dân tộc. Tháng11 năm 1407, tướng Minh tâu về triều đình:“Tại các phủ Tân An (miền Quảng Ninh, HảiPhòng, Hải Dương), Kiến Bình (Nam Định),Lạng Giang (Bắc Giang), các châu Đông Hồ,Thái Nguyên và sông Sinh Quyết, dân Mankhông phục, họp nhau lại làm loạn” (1).

Cuộc khởi nghĩa do Lê Ngã lãnh đạo(1419 - 1420)

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép:“Người Chàng Kinh huyện Thủy Đường là Lê

Ngã đổi họ tên là Dương Cung, tự xưng làThiên thượng hoàng đế, đặt niên hiệu là VĩnhThiên” (2). Khi Lê Ngã phất cờ khởi nghĩa đãcó vài vạn người đi theo. Lê Ngã kéo quân lênmiền núi huyện Đan Ba (Lạng Sơn) lập căncứ. Đây là một cuộc khởi nghĩa lớn, có tínhchất quần chúng sâu rộng. Lê Ngã vốn là gianô nên lực lượng nghĩa binh chủ yếu là nô tỳvà nông dân nghèo. Hai năm dựng cờ khởinghĩa, Lê Ngã đã tổ chức nhiều trận tập kíchđốt thành Xương Giang (Bắc Giang), trạiBình Than (trên sông Lục Đầu gần huyện GiaBình, Bắc Ninh)... Quân Minh phải huy độngbinh lực lớn mới đàn áp được cuộc khởi nghĩanày. Cuộc khởi nghĩa do Lê Ngã lãnh đạo tuythất bại nhưng đã góp phần chia lửa với cuộckhởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và NguyễnTrãi khởi xướng.

2. Thời Hậu Lê (1428 - 1527)Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.

Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục tên nướcĐại Việt, mở đầu triều đại Lê (Hậu Lê). Đấtnước Đại Việt dần hồi phục và phát triển lênđỉnh cao mới trên tất cả các lĩnh vực chính trị,kinh tế, văn hóa - giáo dục.

2.1. Về địa lý hành chínhNhà Lê chia cả nước làm 5 đạo: Đông,

Tây, Nam, Bắc và Hải Tây. Dưới đạo là trấn,lộ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở là xã(3 loại xã: Xã lớn hơn 100 người trở lên, xã vừa50 người trở lên, xã nhỏ 10 người trở lên).Đông Đạo gồm Nam Sách Thượng và NamSách Hạ. Thuỷ Nguyên thuộc Nam Sách Hạ.

- Năm 1466, năm Quang Thuận thứ 7(Lê Thánh Tông) chia lại thành 12 đạo Thừatuyên và phủ Trung Đô. Thủy Đường thuộcThừa tuyên Nam Sách.

(1) Dẫn theo Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn - Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXBGiáo dục Việt Nam, HN. 2009. tr.272.(2) Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Thời Đại, HN. 2011, tr. 480

tích ở đình làng Chung Mỹ chép: “Xã ChungMỹ thờ thần là Hưng Trí vương, con thứ nămcủa Hưng Đạo vương, theo Vương dẹp giặcNguyên ở sông Bạch Đằng, về đến xã ấychiêu tập lưu dân, sau khi chết xã lập đềnthờ ”. Sách Đồng Khánh dư địa chí lược ghi:“Xã Thụ Khê có đền thờ Trần Hưng Đạo,Vương dẹp Ô Mã Nhi, đi qua Thụ Khê, saukhi phá giặc, để lại một thanh kiếm”; “ĐềnTrần Hoàng Tôn phụng thờ con trai TrầnAnh Tông, tên là Quốc Bảo, dẹp giặc Bá Linhở sông Bạch Đằng”. Theo thần tích, sau khigiúp vua đuổi giặc, nhiều tướng lĩnh nhưHưng Ninh vương Trần Tung, Vũ Nạp,Phạm Hữu Điều, Lại Văn Thanh, Hưng Trívương... đã trở lại Thuỷ Nguyên chiêu tậpdân phiêu tán khai khẩn đất hoang, mởmang làng xóm.

Vương triều Trần, kéo dài 175 năm, làthời kỳ phát triển rực rỡ trên các lĩnh vực kinhtế, văn hóa, xã hội, lập nhiều chiến công hiểnhách. Vùng đất và nhân dân Thủy Nguyên đãkhẳng định vị thế, vai trò to lớn trong côngcuộc xây dựng và bảo vệ quốc gia Đại Việt.

IV. THỜI MINH, LÊ SƠ, MẠC, LÊTRUNG HƯNG VÀ TÂY SƠN (1400 - 1802)

1. Kháng chiến chống ách đô hộ nhàMinh (1400 - 1427)

Xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV lâmvào khủng hoảng sâu sắc: Chính quyền suyyếu, bọn nịnh thần chuyên quyền, quan lạisa đọa, kinh tế sa sút, đời sống nhân dân khókhăn. Nông dân nổi dậy khắp nơi. Trong khiđó, nguy cơ ngoại xâm đến gần. Bên trongkhủng hoảng, giặc ngoài đe dọa là những

Những nhân vật thời Trần được thờ tại các di tích trên đất Thủy Nguyên

Page 11: Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, ại bản doanh chỉ huy của Ngô Quyền ặt ở khu vực Lương Xâm (

309

CHƯƠNG SÁU: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (THẾ KỶ X - XIX)

308

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

Thủy Đường và Đông Triều. Sách Đại Việtsử ký toàn thư chép: “Ngày mồng 6 (tháng 3năm Bính Tý - 1515), người trang DưỡngChân huyện Thủy Đường làm Thuần Mỹđiện giám là Trần Cảo làm loạn. Cảo thấy lờisấm nói rằng phương Đông có khí thiên tử,mới ngầm mưu đại nghịch, giả xưng là cháuchắt của Trần Thái Tôn, họ ngoại của QuangThục hoàng hậu cùng với con là Cung và bèđảng là bọn Phan Ất (tức người ChiêmThành tên là Đồng Lợi, nguyên là gia nô củaTrịnh Duy Đạt), Đình Ngạn, Đình Nghệ,Công Uẩn, Đình Bảo, Đoàn Bố, nổi binh ởchùa Quỳnh Lâm huyện Đông Triều, giữacác địa phương hai huyện Hải Dương, ĐôngTriều tỉnh Hải Dương” (1).

Trần Cảo lấy danh nghĩa tôn thất nhàTrần và dựa vào tầng lớp sư sãi để tập hợplực lượng, thu hút hàng vạn nông dân cáclàng xã tham gia. Ông tự lập làm vua, đặtniên hiệu Thiên Ứng, phong tước cho cáctướng sĩ. Trong một thời gian ngắn, TrầnCảo từng làm chủ vùng Hải Dương - KinhBắc - An Bang rộng lớn, nhiều lần đem quânuy hiếp kinh thành. Sách Đại Việt sử kýtoàn thư chép: “Mùa hạ tháng 4, ngày mồng1, Trần Cảo đem quân qua các huyện TiênDu, Quế Dương, Gia Lâm, tiến sát đến bếnBồ Đề ” (2). Quân triều đình chia làm 3 đạotừ Thanh Hóa kéo ra đánh. Trần Cảo rútquân lên vùng Lạng Sơn rồi lại quay về HảiDương. Sau trận thua to ở Bồ Đề (Gia Lâm),Trần Cảo rút quân rồi trao quyền cho con làCung mà gọt tóc đi tu. Năm 1521, cuộc khởinghĩa bị dập tắt.

3. Thời nhà Mạc (1527 - 1592)Cuộc đấu tranh của nông dân đã đẩy

tình trạng khủng hoảng của xã hội đương thờithêm sâu sắc, làm lung lay nền thống trị của

nhà Lê. Nhân cơ hội đó, năm 1527, Mạc ĐăngDung buộc vua Lê nhường ngôi, lập ra triềuMạc (1527-1592).

Nhà Mạc, tồn tại trong bối cảnh luôn bịsự chống đối của các cựu thần nhà Lê, chỉ cốgắng củng cố mô hình tổ chức chính quyền từtrung ương đến địa phương vốn đã khá hoànchỉnh, mở khoa thi nhằm tạo ra một lớp ngườicó học thức trung thành với nhà nước mới,tăng cường quân lực; khuyến khích phát triểnkinh tế… Thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Mạc,kinh tế phát triển, xã hội ổn định, đời sốngnhân dân no ấm: “Người buôn bán và ngườiđi đường đều đi tay không, ban đêm không cótrộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đemvề, chỉ mỗi tháng điểm soát một lần, hoặc cósinh đẻ cũng không thể biết là vật của nhàmình. Trong khoảng vài năm, đường sá khôngnhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, thườngđược mùa to, trong cõi tạm yên” (3)

Dưới triều Mạc, vùng đất Thủy Nguyêncũng có nhiều biến đổi quan trọng: Năm 1546,Ninh vương Mạc Phúc Tư xin đi trấn thủ HảiĐông. Khi ra trấn thủ vùng quan yếu ThủyNguyên, ông đã ra sức vỗ về dân chúng, tướngsĩ; đốc thúc đắp đê, từ làng Định qua Đạo Túđến hồ Quỳ, đào sông khơi ngòi, khai khẩnđất hoang, trồng cây gây rừng, khuyến khíchnghề đánh cá, nghề điêu khắc đá DưỡngĐộng, mở chợ Sưa, chợ Đá Bia, phố kháchLong Mã ở vùng Gia Đước, thu hút cả thươngnhân phương Bắc đến làm ăn, buôn bán...Hiện trên đất Thủy Nguyên còn nhiều di tíchliên quan đến thời Mạc. Cầu Khánh Long tạixã Phục Lễ, được ghi vào văn bia, khởi côngngày 26-11 năm Sùng Khánh thứ 2 (1567)hoàn thành sau 10 ngày. Đây có lẽ là cây cầuđơn giản nhưng có hiệu quả lớn nên mới đượclập bia. Bia “Hưng tạo Thiên Đông kiều bi ký”ghi chép về việc xây dựng cầu đá Thiên Đông

(1), (2), (3) Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Thời Đại, HN 2011, tr.837.

- Năm 1469, năm Quang Thuận thứ 10đổi Thừa tuyên Nam sách thành Hải Dương.Thủy Đường thuộc phủ Kinh Môn, Thừatuyên Hải Dương.

- Năm 1490, chia thành 13 đạo Thừatuyên. Các xã được qui định lại lớn là từ 500hộ, xã nhỏ từ 100 hộ trở lên. Năm 1491, dướithời Lê Trung hưng gọi là xứ Hải Dương.

Bộ máy chính quyền từ trung ương đếnđịa phương được xây dựng chặt chẽ.

2.2. Kinh tếCác vua Lê rất quan tâm đến mở rộng

diện tích canh tác để phát triển sản xuất nôngnghiệp ở vùng ven biển của huyện ThủyNguyên ngày nay. Theo bia “Trùng tu chùaKiến Linh và tạo mới tượng Phật” dựng năm1566, vua Lê Thái Tổ trong lần kinh lý thămthú việc khai hoang lấn biển, mở mang làngxóm ở vùng Đông Đạo, đã về thăm chùa PhụcLễ và để lại bài thơ vịnh cảnh, ca ngợi sự linhứng của chùa. Tháng 2 năm Quang Thuậnthứ 9 (1468), vua Lê Thánh Tông đem sáuquân duyệt võ trên sông Bạch Đằng.

2.3. Văn hóa - giáo dụcKinh tế vững mạnh tạo cơ sở cho văn

hoá, giáo dục phát triển. Chế độ giáo dục vàthi cử rộng rãi hơn trước. Nhà Lê rất coi trọngthi cử đào tạo nho sĩ bằng cách đặt ra lễ xướngdanh, lễ vinh quy và khắc bia tiến sĩ tại VănMiếu, Văn Chỉ, Từ Chỉ. Lúc bấy giờ, ThuỷNguyên có nhiều người đỗ đạt cao. Từ khoa thinăm 1453 đời Lê Nhân Tông đến khoa thinăm 1562 đời Mạc Tuyên Tông, Thủy Nguyêncó tới 17 người đỗ đại khoa. Trong số đó tiêubiểu nhất là Lê Ích Mộc (1) người làng ThanhLãng (xã Quảng Thanh), đỗ Trạng nguyênkhoa thi năm Nhâm Tuất, niên hiệu CảnhThống thứ 2, đời vua Lê Hiến Tông (1502).

2.4. Khởi nghĩa do Trần Cảo lãnh đạo(1516 - 1521)

Từ đầu thế kỷ XVI, các vua nhà Lê kếtiếp nhau đều ham mê hưởng lạc, chính trịlung lay, kinh tế sa sút làm cho nhân dân hếtsức thống khổ. Nông dân nổi dậy ở nhiều nơi.Tháng 5 năm 1516, Trần Cảo (sách Cươngmục chép là Trần Cao), người làng DưỡngChân, liên kết với nhóm Phan Ất, ĐìnhNgạn, Đình Nghệ, Công Uẩn… ở Đông Triềuđánh bại quân triều đình, làm chủ hai huyện

(1), Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Thời Đại, HN 2011, tr.792, 737.

Đi thi(Tranh dân gian Việt Nam)

Tiến sĩ vinh quy(Tranh dân gian Việt Nam)

Page 12: Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, ại bản doanh chỉ huy của Ngô Quyền ặt ở khu vực Lương Xâm (

311

CHƯƠNG SÁU: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (THẾ KỶ X - XIX)

310

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

4. Thời Lê Trung hưng và Trịnh -Nguyễn phân tranh (1593 - 1778)

4.1. Chế độ chính trịNăm 1592, nhà Lê - Trịnh chiếm được

Thăng Long. Các thế lực tàn dư nhà Mạc nổidậy ở khắp nơi. Loạn lạc, chiến tranh lại tiếptục cho đến đầu thế kỷ XVII. Tình hình tạmyên, do cuộc sống quá khó khăn, bế tắc, hàngloạt cuộc khởi nghĩa nông dân lại bùng lêncho đến những năm 20 xã hội mới tạm ổnđịnh trong thế nước phân chia. Đàng Ngoàihình thành chế độ “Vua Lê - Chúa Trịnh” màthực quyền nằm trong tay phủ chúa. Quan lạiđược tuyển chọn chủ yếu bằng khoa cử,nhưng không chặt chẽ như ở thế kỷ 15. Ngườidân có thể nộp thóc hay tiền để được bổ dụngtri phủ hay tri huyện.

4.2. Tổ chức hành chính- Các cơ quan giúp việc ở trung ương

gồm 3 phiên: Binh, Hộ và Thủy Sư, đầu thếkỷ 18 chuyển thành 6 phiên: Lại, Hộ, Lễ,Binh, Hình, Công chịu trách nhiệm chính vềcác hoạt động của nhà nước.

- Ở địa phương, các đạo thừa tuyênđược đổi gọi là trấn. Thủy Đường thuộc vềtrấn Hải Dương.

4.3. Tổ chức quân đội - Quân túc vệ (bảo vệ kinh thành,

phủ chúa).

- Nhất binh, tuyển từ các tráng đinh ở4 trấn theo chế độ tự nguyện. Loại này đượccấp nhiều ruộng đất nhưng theo chế độ “ngụbinh ư nông” thay phiên nhau trực. Năm1772, tuyển thêm tráng đinh ở 4 trấn theoqui định 5 người lấy một. Lực lượng nhấtbinh này trở thành quân thường trực. Vàonhững năm 40 (thế kỷ 18), khi nông dân khởinghĩa ở nhiều nơi, chúa Trịnh cho đặt thêmhương binh để bảo vệ chính quyền địaphương. Như vậy, các làng xã ở Thủy Đườnghình thành lực lượng hương binh (dân quân,du kích thời hiện nay).

4.4. Tình hình kinh tế và đời sốngnông dân

Sau khi ổn định tình hình, nhà nước Lê-Trịnh đã có nhiều cố gắng chăm lo đến tìnhhình nông nghiệp. Đây cũng là thời kỳ côngcuộc khẩn hoang ở các vùng ven sông, biểnđược đẩy mạnh. Nhiều làng xã mới đượcthành lập, diện tích ruộng đất được mở rộngvà thu hút nhiều dân lưu tán. Những ngànhnghề thủ công, chủ yếu mang tính chất giađình, được mở mang. Thương nghiệp kháphát triển. Chợ mọc lên khắp nơi.

Thời kỳ này, vùng đất Thủy Nguyên đãcó những bước phát triển mạnh mẽ. Cộngđồng làng xã ngày càng đông đúc. Công cuộckhẩn hoang lập ruộng, lập làng diễn ra khẩntrương dọc theo sông Cấm, cửa Nam Triệu.Các ngành nghề thủ công đan lát, làm gốm,khắc đá, nuôi tằm dệt vải… được mở mang.Nhiều chợ lớn được hình thành, nổi tiếng nhưchợ Mỹ Giang (chợ Giá), chợ Tổng, chợ Sưa,chợ Trịnh… Thương nhân phương Bắc vànhiều địa phương xa thường xuyên đến buônbán, trao đổi sản vật. Tuy nhiên, tình trạngthiếu đói, nhất là những năm thiên tai, chiếntranh và chế độ bóc lột, thuế khóa nặng nề,đã làm số người phiêu tán ngày càng đông vàdẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân nổra liên tiếp suốt thế kỷ 18.

4.5. Văn hóaTuy cuộc sống còn nhiều khó khăn

nhưng nông dân cũng đã tạo nên trào lưu vănhọc, nghệ thuật phong phú. Nhiều tác phẩmvăn học, nhiều công trình kiến trúc nghệthuật, tín ngưỡng đặc sắc ra đời, còn đượctruyền đến ngày nay. Trên địa bàn ThủyĐường, văn hóa dân gian như hát đúm, catrù, lễ hội khá phát triển. Nhiều công trìnhtín ngưỡng, tôn giáo được xây dựng, tu bổ.Tiêu biểu là đình Kiền Bái, đình Tân Dương,đình Thiên Đông, đình Trúc Sơn, đình LôiĐộng; các chùa Tây, Thiểm Khê, Dãng Trung,Lôi Động, Trịnh Xá, Hoàng Pha…

(hoàn thành vào năm Đoan Thái thứ 3 năm1588), giúp cho việc đi lại được thuận lợi. Bia“Dương Tân tự bi” ở chùa Dương Tân (xã TânDương) dựng năm Diên Thành sơ niên (1578)mô tả: “Chùa phía bắc gần nội thị, phía namgần Dương Kinh, đường thông mọi xứ. Kẻhành khách, người buôn bán, đi nơi nào cũngtiện. Người làm ruộng ra đồng, người đọc sáchvào kinh đều qua chốn này...”. (1)

Nhà Mạc đã cho lập các đồn binh canhphòng bờ biển ở Tả Quan (Dương Quan) do TứDương hầu Phạm Tử Nghi chỉ huy (dấu tíchlà toà cổ miếu và những khẩu súng thầncông). Ninh vương Mạc Phúc Tư cũng cho xâynhiều thành quách, đồn trại, nơi luyện quânthuỷ, quân bộ ở Thuỷ Nguyên, như ThànhDền hay thành Thạch Bích (còn gọi là ThànhDền đấu đong) ở núi Thiểm Khê (Liên Khê).

Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “NúiThiểm Khê ở cách huyện Thuỷ Đường 12 dặmvề phía bắc, đất đá lẫn lộn, tục gọi là thành“Thạch Bích”, trước kia nhà Mạc họp quân ởđây” (2). Sách Hải Dương toàn hạt dư địa chícho biết: “Núi Thiểm Khê ở tổng Trúc Động,huyện Thuỷ Đường, tỉnh Hải Dương, liên tiếp20 ngọn, chân núi có thành cũ, gọi là thànhnhà Mạc, Tương truyền nhà Mạc từng đongquân ở đây (“đong” là một cách điểm binh).Đường sông đầu núi Thiểm Khê chia làm banhánh gọi là ngã ba thành nhà Mạc, núi nàyđối diện với núi Đầu Sơn thuộc huyện ĐôngTriều”. Đầu năm Quý Tỵ (1593), sau khi đánhchiếm được Thăng Long, quân Lê - Trịnh chiađường tiến đánh Hải Đông (Hải Dương - HảiPhòng), Ninh vương Mạc Phúc Tư chia quânchống cự. Mạc Phúc Tư cùng hai thân vươngkhác chỉ huy một cánh quân rút về ThủyĐường. Bị quân Lê - Trịnh truy đuổi gắt gao,ba vương đã tự tẫn. Con cả của Mạc Phúc Tưlà Mạc Thuần Trực cùng tôn thất Mạc HuệKhánh cố thủ Thành Dền được 5 tháng, sauhết lương phải mở đường máu rút chạy, MạcThuần Trực tử tại trận. Hiện nay còn các ditích liên quan: Đền thờ Ninh vương Mạc PhúcTư và Tứ Dương hầu Phạm Tử Nghi.

Nhà Mạc có thời thịnh trị nhưng nhữnghoạt động đối ngoại không được lòng dân, đốinội dốc toàn lực chiến tranh với quân Lê -Trịnh, trong triều không thuận hòa và nạntham nhũng ngày càng trầm trọng khiến nhàMạc dần rơi vào thế cô lập, rồi sụp đổ. Cũngtrong thời gian dưới vương triều Mạc, mầmmống của sự phân liệt giữa hai thế lực Trịnh-Nguyễn ngày càng quyết liệt. Đất nước bịphân chia thành Đàng Trong - Đàng Ngoài.Do vậy, từ đầu thế kỷ 17, cuộc chiến tranhTrịnh - Nguyễn kéo dài suốt hơn hai trămnăm khốc liệt.

Tượng Tướng quân Phạm Tử Nghi

(1) Tăng Bá Hoành - Vài nét về Hải Phòng qua những trang sử bằng đá, Thông tin KHXH & NV, 5-2010(2) Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam nhất thống chí, NXB Thuận Hóa, Huế, 1992, tr.399.

Page 13: Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, ại bản doanh chỉ huy của Ngô Quyền ặt ở khu vực Lương Xâm (

313

CHƯƠNG SÁU: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (THẾ KỶ X - XIX)

312

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

5. Thời đại Tây SơnNguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế với niên

hiệu Quang Trung. Cuộc kháng chiến kếtthúc với thắng lợi rực rỡ, triều đại QuangTrung ra đời thay thế chính quyền Lê - Trịnh.

5.1. Tổ chức chính quyềnCông việc nhà nước được phân cho 6 bộ

do Thượng thư đứng đầu, viện Hàn lâm, Ngựsử đài, viện Sùng chính… Các đơn vị hànhchính địa phương vẫn giữ nguyên như cũ.Trấn do Trấn thủ là quan võ đứng đầu, giúpviệc có Hiệp trấn là quan văn. Các huyện đềuđặt 2 chức Văn phân tri và Võ phân suấttrông coi. Tổng có tổng trưởng, xã có xãtrưởng. Phủ Kinh Môn (trong đó có huyệnThuỷ Đường) vốn thuộc trấn Hải Dương lệthuộc vào trấn Yên Quảng.

Quân đội thời Quang Trung được tăngcường, gồm thủy binh, bộ binh, tượng binh, kỵbinh và pháo binh. Vùng cửa sông Bạch Đằnglà nơi hiểm yếu đã được triều đại QuangTrung chú trọng xây dựng thành khu phòngthủ vững chắc.

Quang Trung cho tiến hành việc lập lạisổ hộ ở các xã. Nhân đinh được chia làm 3 hạng:9-17 tuổi là vi cập cách; 18-55 tuổi là tránghạng; 56-60 tuổi là lão hạng; trên 60 tuổi là lãonhiêu. Tất cả trai tráng, không phân biệt xuấtthân, giàu nghèo, đều phải ghi tên vào sổ hộ,

được phát thẻ bài phải mang theo mình vì trênđó có ghi họ tên, quê quán và điểm chỉ.

Công việc điều tra dân số ở Thuỷ Đườngcũng được thực hiện. Mỗi xã đều phải lập mộtsổ ghi dân số riêng, sửa lại số đinh cho chínhxác, phát thẻ bài, đo lại ruộng đất, lập sổ ruộngđất mới. Ruộng chia làm ba loại: Tốt, trungbình, xấu. Các loại ruộng đất (công tư, hoanghoá, đền từ, Phật tự...) còn cày cấy được đềukiểm kê ghi vào sổ sách cẩn thận. Từ đó, chínhquyền địa phương đề ra biện pháp khôi phụcvà phát triển sản xuất nông nghiệp.

4.6. Khởi nghĩa nông dân Từ cuối năm 1739, các cuộc khởi nghĩa

nông dân bùng nổ khắp nơi. Ở vùng HảiDương - Hải Phòng, Vũ Trác Oánh, NguyễnTuyển, Nguyễn Cừ phất cờ nghĩa, được nhiềuthanh niên huyện Thủy Đường tham gia.

Năm 1771, cuộc khởi nghĩa do ba anhem Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữlãnh đạo đã đánh đổ tập đoàn chúa Nguyễn ởĐàng Trong và Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.Ngày 27-7-1786, Nguyễn Huệ kéo quân vào

Thăng Long. Chính quyền của họ Trịnh bị lậtđổ. Nguyễn Huệ trao quyền hành cho vua Lêrồi rút quân về Nam. Tháng 11-1788, được LêChiêu Thống cầu cứu, quân Thanh ồ ạt tiếnvào nước ta. Được tin cấp báo, ngày 22-12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấyniên hiệu là Quang Trung, thống lĩnh đạiquân tiến ra Bắc.

4.7. Những di tích và truyền thuyếtliên quan

Theo tương truyền và một số tộc phả, ởnhiều làng xã Thuỷ Nguyên, khi biết tinnghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long đánhđuổi quân Thanh xâm lược, nhiều gia đìnhkhông kịp ăn Tết, động viên con em tìm cáchvào trấn Sơn Nam hạ (Nam Định, Thái Bình)theo đại quân đi đánh giặc. Tết năm ấy, KỷDậu (1789), nhân dân Thuỷ Nguyên tổ chứcăn Tết hai lần: Tết theo cổ truyền và Tết đượctổ chức vào ngày mồng 5 tháng Giêng mừngchiến thắng, gọi là “Tết Tây Sơn” (Trước Cáchmạng Tháng Tám năm 1945, một số làng xãvẫn còn giữ tục này, cứ đến ngày mồng 5 Tếtlại tổ chức gói bánh chưng và đốt pháo ăn TếtTây Sơn).

Theo Hậu thần bi ký, tạo năm BảoHưng nguyên niên, đời vua Nguyễn QuangToản (1801), ở chùa Câu Tử (Hợp Thành)ghi: Hưởng ứng lời kêu gọi của vua QuangTrung, nhân dân Câu Tử đã góp lương thực,tiền bạc gửi ra tiền tuyến chống giặc MãnThanh. Lúc này, vận chuyển khó khăn dophương tiện thô sơ, bọn cướp hoành hành,dân xã phải chọn cử người tài năng, gan dạ.Do đó, ông Mạc Phúc Tưởng được giao nhiệmvụ áp tải lương thực, tiền bạc cho nghĩa quânTây Sơn. Khi đoàn thuyền từ sông KinhThầy tiến về Thăng Long, qua vùng núiKính Chủ (Kinh Môn, Hải Dương) bị bọncướp chặn đánh. Ông chỉ huy anh em trongđoàn đánh trả rất dũng cảm và đã anh dũnghy sinh. Nhân dân Câu Tử cảm công đức,bầu ông làm hậu thần.

Những nhân vật thời Lê sơ, Mạc, Hậu Lê, Tây Sơn được thờtại các di tích trên đất Thủy Nguyên

Thầy thuốc xem mạch(Tranh dân gian Việt Nam)

Thầy địa lý xem đất(Tranh dân gian Việt Nam)

Lính pháo thủ(Tranh dân gian Việt Nam)

Page 14: Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, ại bản doanh chỉ huy của Ngô Quyền ặt ở khu vực Lương Xâm (

315

CHƯƠNG SÁU: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (THẾ KỶ X - XIX)

314

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

“Diên Phúc tự chung”. Bài minh chuông chobiết chuông chùa Tả Quan được đúc nămCảnh Thịnh tam niên (1795). Theo truyềnngôn, sau khi triều Tây Sơn mất, ở làng TảQuan có một vị đô đốc của triều này đã tìmvề chùa Tả Quan mai danh ẩn tích, sau trởthành một trong những vị tổ truyền đăngcủa chùa. Chiếc khánh đá niên đại Gia Longthứ 13 (1814) là do vị Tổ này đứng chủ hưngcông tạo tác...

V. THỜI NGUYỄN ĐẾN KHI PHÁPXÂM LƯỢC (1802 - 1873)

Năm 1802, sau khi đánh bại triều TâySơn, làm chủ lãnh thổ Đàng Trong và ĐàngNgoài cũ, Nguyễn Ánh đã đặt niên hiệu làGia Long, lập ra nhà Nguyễn. Các vua nhàNguyễn đã xây dựng, củng cố và bảo vệ chếđộ phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên, xã hộinước ta không phát triển tiến lên được theochiều hướng tiến bộ của thời đại, mâu thuẫnxã hội diễn ra ngày càng gay gắt.

1. Tổ chức bộ máy chính quyềnDưới thời Nguyễn, hệ thống tổ chức và

bộ máy hành chính không ngừng được kiệntoàn từ trung ương đến địa phương, đặc biệtsau cải cách của triều vua Minh Mạng (1820-1840). Thời Gia Long giữ nguyên cách tổ chứclà trấn, phủ, huyện, ít lâu sau nâng tổng thànhmột cấp hành chính trung gian giữa huyện vàxã. Ngoài ra, 11 trấn Bắc Thành (tương ứngvới Bắc Bộ hiện nay) hợp thành một tổng trấn.Năm 1831-1832, Minh Mạng bỏ hai tổng trấn,chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ trực thuộctrung ương (phủ Thừa Thiên). Dưới tỉnh cóphủ, huyện, châu rồi đến tổng, xã. Đứng đầutỉnh là Tổng đốc (phụ trách 2 - 3 tỉnh) và Tuầnphủ - dưới quyền Tổng đốc - phụ trách mộttỉnh. Chính quyền tổng - xã được tổ chức chặtchẽ. Năm 1815, bộ luật, sao chép gần nhưnguyên vẹn bộ luật nhà Thanh, được ban hànhvới tên Hoàng triều luật lệ (hay luật GiaLong). Tuy nhiên, bộ máy chính trị triều

Nguyễn, ngay từ đầu đã mang nặng tính quanliêu, độc đoán và sâu mọt. Tổ chức xã thôn đãhoàn toàn trở thành công cụ của địa chủ, cườnghào ở nông thôn; trói buộc, cản trở sự pháttriển của nền kinh tế hàng hóa. Đời sống củangười nông dân vô cùng cơ cực.

2. Kinh tế- Kinh tế nông nghiệp thời Nguyễn khá

đa dạng, phong phú, góp phần tạo nên ổn địnhxã hội. Ruộng đất, tư liệu sản xuất chính củanông nghiệp, nền tảng của kinh tế chủ yếu củaxã hội, vào đầu thế kỷ 19, đặt ra hàng loạt khókhăn. Số ruộng công làng xã bị thu hẹp, chuyểnsang thành ruộng tư. Hơn nữa, do sổ sách mấtmát, “Cách ghi chép không được thực ”, “Dânxiêu tán nhiều, ruộng đất bị làng bên chiếmđoạt”… Năm 1803, Gia Long cho tiến hành đợtđo đạc ruộng đất lớn, lập địa bạ các xã (thườnggọi là địa bạ Gia Long). Năm 1804, phép quânđiền được ban hành. Tất cả mọi người đều đượcchia ruộng công ở xã, nhưng chia trước cho cácquan chức có phẩm hàm và cuối cùng mới đếnxã dân. Do đó, ruộng đất phần nhiều tập trungvào tay quan lại, địa chủ.

Nhà Nguyễn khuyến khích nhân dântự động khai hoang, phục hóa. Nhờ đó, diệntích ruộng đất ngày càng tăng. Công việc trịthủy và thủy lợi được thực hiện thườngxuyên. Các tổ chức phụ trách việc đê điều,thủy lợi được thành lập và nhà nước cấp kinhphí hằng năm. Tuy nhiên, từ năm 1803 đếnnăm 1857, có 12 lần vỡ đê, hầu như cả vùngđồng bằng Bắc Kỳ bị ngập lụt, theo đó là mấtmùa, đói kém.

- Công thương nghiệp thời Nguyễn chialàm hai loại: Bộ phận thủ công nghiệp, côngnghiệp nhà nước; bộ phận các nghề thủ côngở nông thôn và thành thị. Các nghề thủ côngở nông thôn và thành thị tiếp tục phát triển,số người làm nghề tăng. Mặc dù thủ côngnghiệp có phát triển nhưng phương thức sảnxuất hầu như không thay đổi. Các làng thủ

5.2. Phục hồi và phát triển kinh tế- Nông nghiệp: Vua Quang Trung ban

hành những chính sách cưỡng bức, ban chiếu“Khuyến nông”, buộc dân lưu tán nhanhchóng trở về quê cũ, xã nào chứa chấp ngườitrốn tránh sẽ bị trừng phạt. Làng xã phải cấpruộng công cho họ cày cấy, nộp thuế. Ruộnghoang mà không có người nhận khẩn hoang,nếu ruộng công thì sắc mục xã ấy phải theomức thuế mà nộp gấp đôi, nếu là ruộng tư thìxung công, nộp thuế như ruộng công.

- Công thương nghiệp: Chính quyềnkhuyến khích phục hồi và mở rộng các làngthủ công, trao đổi buôn bán trong nước vànước ngoài.

- Tài chính: Chính quyền cho đúc tiềnmới. Thuế khóa được định lại.

5.3. Văn hóa, giáo dục Chính quyền Quang Trung vẫn tôn sùng

Nho giáo nhưng cũng rất rộng rãi với các tôngiáo khác, như đạo Phật, đạo Kitô. Chữ Nômđược đề cao trở thành chữ viết chính thức củadân tộc. Do chiến tranh liên miên, nền giáo dụcngày càng sa sút. Quang Trung ra “chiếu học

tập” chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử, cho mởtrường công ở các làng xã để con em nhân dâncó điều kiện đi học. Ông cũng bắt các “quanmua” phải thi lại để thải hồi những kẻ dốt nát,tổ chức các kỳ thi hương. Đưa chữ Nôm vàogiảng dạy. Chính sách văn hóa, giáo dục thờiQuang Trung thể hiện ý thức dân tộc và mongmuốn vươn lên của người Việt. Tiếc rằng saukhi Quang Trung mất, sự nghiệp này khôngđược nối tiếp.

5.4. Tình hình chính trị, kinh tế, xãhội ở Thủy Nguyên

Ở Thủy Nguyên, nhân dân tiếp tục đẩymạnh khai hoang, phục hóa, mở rộng diệntích canh tác. Hệ thống giao thông, thủy lợiđược mở mang. Dân cư đông đúc. Sau ba nămkhai hoang, phục hoá, nông dân mới phảinộp thuế cho nhà nước, có thể nộp bằng tiềnhay hiện vật, có loại thấp hơn triều Lê -Trịnh tới hai ba phần. Nông nghiệp, ngànhnghề thủ công, buôn bán được khôi phục vàphát triển. Cảnh làng quê hoang tàn ở ThuỷNguyên thời nội chiến Trịnh - Nguyễn phântranh nay dần trở lại cảnh thanh bình. Sựnghiệp văn hóa, giáo dục được khôi phục vàphát triển. Nhiều đình, chùa được tu sửa lạito đẹp hơn như chùa Câu Tử (Hợp Thành),chùa Diên Thọ (Thanh Lãng) và đền thờTrạng nguyên Lê Ích Mộc (Thanh Lãng,Quảng Thanh), chùa Tả Quan (DươngQuan)... Sau này, các di sản văn hoá được xâydựng thời Tây Sơn đã bị triều đình Nguyễntruy lùng, phá huỷ bằng hết để trả thù,nhưng trên địa bàn Thuỷ Nguyên vẫn tìmthấy một số di vật thời Tây Sơn: Từ đườngTrạng nguyên Lê Ích Mộc hiện còn một biađá (cao 1m, rộng 0,45m) khắc dòng chữ: “LêÍch Mộc Trạng nguyên phụng miếu” và khắctên các tín chủ, tín thí công đức tiền của xâydựng đền Diên Thọ và chùa Diên Phúc (dònglạc khoản ghi: An Nam Cảnh Thịnh đệ nhấtniên (1793) và một quả chuông đồng (cao0,90m, đường kính miệng 0,45m) mang tên

Lái trâu(Tranh dân gian Việt Nam)

Page 15: Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, ại bản doanh chỉ huy của Ngô Quyền ặt ở khu vực Lương Xâm (

317

CHƯƠNG SÁU: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (THẾ KỶ X - XIX)

316

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

tô ngay trên chính thửa ruộng trước là củamình. Thợ thủ công, những người buôn bánnhỏ ở các chợ làng, chợ huyện, nhưng lại chịunhiều sự bất công của xã hội. Đây là giai cấpvà lớp người tận cùng của xã hội, chịu cảnhsưu thuế, lao dịch nặng nề. Cuộc sống hết sứcbấp bênh và khó khăn

5. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hộivà đời sống của nhân dân Thủy Nguyên

Đầu triều Nguyễn, huyện Thủy Đườngvẫn thuộc phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Lỵsở huyện Thuỷ Đường, từ làng Thường Sơnchuyển về xã Xử Bái (Kiền Bái), làng TrịnhXá (Thiên Hương hiện nay). Đầu thế kỷ 19,huyện Thủy Nguyên, thuộc phủ Kinh Môntrấn Hải Dương, gồm 12 tổng, 75 xã, thôn;thời Nguyễn, năm 1831 thuộc phủ Kinh Môntỉnh Hải Dương, gồm 12 tổng, 73 xã, thôn (có2 xã, thôn bị xiêu tán).

Tình hình ruộng đất ở Thủy Đường cũngnằm trong xu thế chung. Số ruộng đất tư,ruộng đất công ít và được duy trì ở dạng báncông, bán tư, như các loại ruộng đình, ruộngchùa, ruộng họ hay ruộng giáp... Đôi khi, ngaycả loại ruộng này cũng có nguồn gốc tư nhân.Chẳng hạn, ruộng chùa An Lạc ở thôn HoàngPha có tới 14 mẫu, nhưng chủ yếu do dân cúngvào chùa hoặc tư nhân cúng tiền rồi nhà chùalấy tiền ấy tậu ruộng. Theo địa bạ thời GiaLong, làng Thường Sơn có 585 mẫu thổ canh,thổ cư, trong đó ruộng chùa có 6 mẫu, đình 3sào. Tình trạng ruộng đất như trên cũng phổbiến ở Phù Lưu, Thượng Côi, Phục Lễ, ThuỷTú, An Lư, Thuỷ Triều... Thậm chí, mức độ sởhữu ruộng tư phát triển đến nỗi một số địa chủcó từ vài trăm đến 1.000 mẫu ruộng. SáchĐồng Khánh dư địa chí ghi: Huyện ThuỷĐường có 1.800 suất đinh, ruộng đất có 1.428mẫu 9 sào 2 thước. (1) Mặc dù chép kỹ như vậy,

nhưng sách lại không cho biết số ruộng công,tư ra sao. Nhà Nguyễn đã tỏ ra bất lực trongviệc giải quyết vấn đề ruộng đất.

Trị thủy và thủy lợi là việc làm thườngxuyên của nhân dân trong huyện. Hằngnăm, các tuyến đê dọc theo các sông baoquanh huyện đều được bồi trúc. Các cống cừ,mương máng tưới tiêu nội đồng được các làngxã quan tâm tu bổ, nạo vét. Tuy nhiên, côngcuộc trị thủy và thủy lợi dưới triều Nguyễnkết quả không được khả quan. Từ năm 1802đến năm 1858, có tới 16 lần vỡ đê. Hầu nhưcả vùng đồng bằng Bắc Kỳ bị ngập lụt, mấtmùa, đói kém.

Về xã hội, dưới triều Nguyễn, luôn trongtình trạng không ổn định, là hậu quả củachính sách cai trị, thực trạng kinh tế nôngnghiệp luôn bị thiên tai bão lụt, hạn hán...mất mùa triền miên. Đáng chú ý là xã hội đãnảy sinh tầng lớp cường hào ở nông thôn, thaotúng và nhũng nhiễu, thuế khóa nặng nề.Nông dân bị đẩy vào đường cùng, nhiều người

công vẫn gắn liền với nông nghiệp, không trởthành các phường hội.

- Thương nghiệp, từ đầu thế kỷ 19 cóđiều kiện phát triển. Hệ thống giao thông bộ,thủy được mở mang: Đường cái quan Nam -Bắc, các tỉnh, huyện được sửa, đắp, nhiềukênh, sông được khai đào, tạo thuận tiện choviệc giao lưu. Cùng với việc buôn bán nhỏ ở cáclàng, huyện thông qua các chợ, việc buôn bánbằng thuyền ngày càng phát triển. Việc buônbán với thương nhân nước ngoài suy giảm donhà Nguyễn chủ trương “bế quan tỏa cảng”,không buôn bán với các nước phương Tây. Nhànước nắm độc quyền ngoại thương khá chặt.Sự phát triển hạn chế của công thương nghiệpở nửa đầu thế kỷ 19 không tạo được nhữngđiều kiện cần thiết cho sự chuyển biến xã hội.

3. Văn hóa, giáo dụcNhà Nguyễn cố tìm mọi cách củng cố địa

vị độc tôn của Nho giáo bằng việc hạn chế xâydựng chùa chiền, cấm dân theo đạo Thiên chúa,lập nhà thờ. Đạo Phật phát triển bình thường.Thiên chúa giáo vẫn ngầm mở rộng ảnh hưởng.Các tín ngưỡng dân gian, tục thờ Thành hoàng,tôn thờ các anh hùng dân tộc, người có công khaikhẩn đất hoang, có công với làng với nước… ở cáclàng xã ngày càng được mở rộng. Nhà nước tiếnhành thống kê xác định giá trị tinh thần của cácđền thờ, nhân đó phong thần các cấp. Hiệntượng mua hậu thần, hậu phật vẫn phát triểnvà lan rộng trong cả nước.

Đầu thế kỷ 19, Gia Long định tổ chức lạiviệc giáo dục, thi cử nhưng không làm được. Từnăm 1822, việc học hành, thi cử dần đi vào nềnnếp. Các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoahọc kỹ thuật… phát triển khá mạnh. Dưới thờiNguyễn của thế kỷ 19, nhiều tác phẩm văn thơlớn; văn học dân gian phát triển nhiều thể loại;nghệ thuật điêu khắc, tạc tượng, hội họa, kiếntrúc, sân khấu, ca múa nhạc… phát triển mạnhmẽ. Các công trình sử học, địa lý học và địa lýlịch sử được biên soạn. Y học, dược học cổ

truyền khá phổ biến trong dân gian. Một số tácphẩm nghiên cứu, phân tích về tư tưởng triếthọc, chính trị học được ấn hành.

4. Đời sống nhân dânTuyệt đại dân cư là nông dân, hầu như

không có ruộng tư để cày cấy và chỉ có khẩuphần ruộng công nhỏ nhoi, xấu. Nhưng docuộc sống khó khăn nên phải bán ruộng chođịa chủ trở thành người cày thuê, cấy rẽ, nộp

Thầy đề hầu chữ quan huyện(Tranh dân gian Việt Nam)

Học chữ Tây(Tranh dân gian Việt Nam)

Thổi sáo (Tranh Đông Hồ)

(1) Dẫn theo Nguyễn Văn Chính, Nguyễn QuangNgọc - Bước đầu tìm hiểu làng xã Thủy Nguyên -Kỷ yếu hội thảo Đất và người Thủy Nguyên, 1990.

Page 16: Theo kết quả nghiên cứu mới · 2017-03-21 · Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, ại bản doanh chỉ huy của Ngô Quyền ặt ở khu vực Lương Xâm (

319

CHƯƠNG SÁU: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG (THẾ KỶ X - XIX)

phải phải bỏ làng đi khắp nơi kiếm sống. SáchĐồng Khánh dư địa chí lược chép: “HuyệnThuỷ Đường có 1.800 suất đinh, ruộng đất có1.428 mẫu 9 sào 2 tấc 7 thước 4 phân 6 ly;thuế cả năm nộp bằng tiền là 5.427 quan 1tiền 28 đồng tiền, thuế nộp bằng thóc là 7.729hộc 4 bát 4 vốc” (1). Mâu thuẫn giữa nhân dânvới triều đình, quan lại, giữa nông dân với địachủ diễn ra ngày càng gay gắt. Do đó, nôngdân nổi dậy khắp nơi.

6. Nổi dậy của nông dân và loạn lạcDưới triều Nguyễn, các cuộc nổi dậy

chống lại triều đình diễn ra liên tục, trongđó có địa bàn huyện Thủy Nguyên, dù rằngtrên thực tế không phải tất cả các cuộc nổidậy đều là phong trào xã hội hay khởi nghĩacủa nông dân mà có cả hoạt động của thổphỉ, trộm cướp...

Trong phong trào đấu tranh của nhândân hồi đầu thế kỷ XIX, ở vùng ThuỷNguyên - Kinh Môn có một số cuộc khởinghĩa nổ ra, dù quy mô nhỏ cũng gây nhiềutiếng vang lớn như cuộc nổi dậy của NguyễnVăn Tuyết (tướng của Tây Sơn) ở vùng KinhMôn, năm 1803, bùng lên năm 1807-1808,khiến triều Nguyễn phải tiến hành hơn 30cuộc “tiễu phạt”. Năm 1811, Phan Bá Vành,từ quê hương Thái Bình đi ở đợ, làm thuê ởkhu vực núi Đèo, đã tụ tập tráng đinh chốnglại chính quyền và sau đó dựng cờ khởinghĩa ở Núi Voi (An Lão), sử dụng Đồ Sơnlàm căn cứ, người Thủy Nguyên cũng thamgia rất đông.

Thời kỳ này có toán giặc Thanh do tênTrường cầm đầu đánh chiếm vùng YênQuảng và tấn công vây thành Đông (HảiDương). Tướng Trương Quốc Dụng được cửlàm Tổng đốc Hải An quân vụ đại thần, phảidùng mưu, bày trận hơn 1 tháng, đánh 2 trậnlớn mới thừa thắng đem quân đánh trànxuống huyện Thuỷ Đường. Quân giặc trốn raQuảng Yên, còn hơn 500 chiếc thuyền, kéo rađóng ở đảo Cát Bà. Quan quân triều đìnhthấy giặc đã rệu rã, bèn mạo hiểm kéo rangoài hải đảo là nơi sào huyệt của giặc đểđánh. Trương Quốc Dụng và nhiều tướng củatriều đình bị tử trận. Tự Đức phải cử NguyễnTri Phương đem quân đóng ở vùng ThủyĐường, dùng kế thu phục nhân tâm, sức chocác tổng chiêu dụ người Việt lầm đường theogiặc về quê làm ăn, không phân biệt đối xử,lại sử dụng họ, cất nhắc cho làm việc ở thônxã. Ròng rã 4 năm liền, từ năm Nhâm Tuất(1862) đến Ất Dậu (1865), quân cướp biển tanrã dần. Chế độ phong kiến Việt Nam đãkhủng hoảng từ cuối thế kỷ 18; tiếp đó,những chính sách của nhà Nguyễn đã dẫnđến nước Việt Nam suy yếu về mọi mặt, trởthành “miếng mồi” đối với các nước tư bảnphương Tây.

318

PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG

(1) Dẫn theo lịch sử Đảng bộ Thủy Nguyên, NXBHP, 2013, tr.59

Lí trưởng trồng nêu(Tranh dân gian Việt Nam)