Thực Tiễn TốT Trong -...

36
Thực Tiễn TốT Trong tăng cường tính minh bạch của môi trường kinh doanh cấp tỉnh Việt Nam Hà Nội, 2011 QUỸ chÂU Á/thE ASiA FOUnDAtiOn (tAF) Địa chỉ: Phòng 3, tầng 10, Tòa nhà Đệ nhất, 53 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: +84 (4) 3943 3262 * Fax: +84 (4) 3943 3257 Website: www.asiafoundation.org PhÒng thưƠng mại VÀ cÔng nghiỆP ViỆt nAm - Vcci Địa chỉ: Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: +84 (4) 35742022 * Fax: +84 (4) 35742020 Website: www.vcci.org.vn; www.vcci.com.vn; www.vcci.net.vn

Transcript of Thực Tiễn TốT Trong -...

Page 1: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

Thực Tiễn TốT Trong tăng cường tính minh bạch của môi trường kinh doanh cấp tỉnh Việt Nam

Hà Nội, 2011

QUỸ chÂU Á/thE ASiA FOUnDAtiOn (tAF)

Địa chỉ: Phòng 3, tầng 10, Tòa nhà Đệ nhất, 53 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: +84 (4) 3943 3262 * Fax: +84 (4) 3943 3257Website: www.asiafoundation.org

PhÒng thưƠng mại VÀ cÔng nghiỆP ViỆt nAm - Vcci

Địa chỉ: Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: +84 (4) 35742022 * Fax: +84 (4) 35742020Website: www.vcci.org.vn; www.vcci.com.vn; www.vcci.net.vn

Page 2: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

Thực Tiễn TốT Trong tăng cường tính minh bạch của môi trường kinh doanh cấp tỉnh Việt Nam

Page 3: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU i

TÓM TẮT iii

A. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA MINH BẠCH ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CẤP TỈNH 1

1.1. Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu 2

1.2. Các cách hiểu về minh bạch 4

1.3. Khái niệm minh bạch 6

1.4. Các cấp độ của minh bạch 7

1.5. Minh bạch trong chính sách và quy định của Việt Nam 9

1.6. Vai trò của minh bạch đối với môi trường kinh doanh cấp tỉnh 10

B. THựC TIễN TỐT TRONG TăNG CƯỜNG TíNH MINH BẠCH CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CẤP TỈNH VIỆT NAM 16

2.1. Tăng cường thông tin cho doanh nghiệp 17

2.1.1. Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và tiện lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư 17

2.1.2. Phát triển các website các tỉnh, sở, ngành để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư 22

2.2. Chủ động cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư 26

2.2.1. Kết nối các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư 26

2.2.2. Thiết lập mô hình “một cửa” triệt để, đầu mối cung cấp thông tin 30

2.2.3. Cải thiện quan hệ hợp tác giữa các sở, ngành 37

2.2.4. Mô hình các hội đồng, tổ công tác tại tỉnh 39

2.3. Tăng cường đối thoại chính quyền - doanh nghiệp và nâng cao vai trò của hiệp hội doanh nghiệp 42

2.3.1. Mô hình đối thoại chính quyền - doanh nghiệp 42

2.3.2. Đối thoại chính quyền - doanh nghiệp qua internet 48

2.3.3. Doanh nghiệp và hiệp hội tham gia rà soát thủ tục hành chính 52

2.3.4. Tăng cường vai trò của hiệp hội doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật của địa phương 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Tương quan giữa chỉ số minh bạch và các chỉ số khác của PCI2009 11

Bảng 2: Hệ số tương quan giữa điểm số về tính minh bạch của tỉnh (2007) với tăng trưởng ở khu vực kinh tế tư nhân (2007 - 2003) 13

Bảng 3: Hàm hồi quy tương quan giữa Tính minh bạch và các chỉ số tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân 14

Bảng 4: Phản hồi của các tỉnh từ website 25

Bảng 5a: Những thay đổi về hồ sơ từ quy trình mới của Bắc Ninh 29

Bảng 5b: Những thay đổi về thời gian từ quy trình mới của Bắc Ninh 30

Bảng 6: So sánh thời gian giải quyết thủ tục đầu tư tại Ninh Thuận và Trung ương 35

Page 4: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

Từ viết tắt BVMT Bảo vệ môi trường

CIEM Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

ĐKKD Đăng ký kinh doanh

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

EDB Văn phòng Phát triển Doanh nghiệp

EDO Văn phòng Phát triển Kinh tế

GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư

HĐND Hội đồng Nhân dân

IFC Tổ chức Tài chính Quốc tế

IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế

ITPC Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư

KCN Khu công nghiệp

MAI Hiệp định Đầu tư Đa phương

NGO Tổ chức phi chính phủ

ODA Tài trợ phát triển chính thức

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PCI Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh

TW Trung ương

UBND Ủy ban Nhân dân

UNPAN Mạng lưới Hành chính công Liên Hiệp Quốc

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Tăng trưởng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 2003 - 2007 14

Hình 2: Sổ tay hướng dẫn trình tự thủ tục đầu tư của Bắc Ninh 19

Hình 3: Giao diện website 5 ngôn ngữ của Đồng Nai 20

Hình 4: Giao diện website của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An 22

Hình 5: Sơ đồ trình tự thủ tục tại Bắc Ninh 30

Hình 6: Mô hình của EDO 33

Hình 7: Quy trình trước và sau khi có EDO 34

Hình 8: Thay đổi trong quy trình tiếp nhận dự án đầu tư tại Ninh Thuận 35

Hình 9: Thông báo nội dung cuộc họp giao ban của Đồng Nai 48

Hình 10: Giao diện mô hình Hỏi - Đáp trực tuyến tại Lào Cai 53

DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 1: Công khai về thủ tục hành chính tại website của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An 22

Hộp 2: Ma trận thủ tục tại Hà Nội 29

Hộp 3: Quy chế phối hợp giải quyết công việc giữa các sở, ban, ngành của Bình Định 39

Hộp 4: Mô hình Hội đồng đầu tư tại Long An 42

Hộp 5: Tổ hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư tại Lào Cai 44

Hộp 6: Mô hình họp giao ban tại Đồng Nai 47

Hộp 7: Kết quả hoạt động của chuyên mục Hỏi - Đáp trên website Lào Cai 62

Hộp 8: Hoạt động tham vấn chính sách của Hiệp hội Doanh nghiệp Bình Định 57

Page 5: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam iii

Lời nói đầuCùng với quá trình phân cấp, vai trò của chính quyền các tỉnh, thành ở Việt Nam trong thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp ngày càng quan trọng. Thực tiễn những năm qua cho thấy, quá trình cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường chất lượng của điều hành kinh tế luôn có sự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các tỉnh, thành của Việt Nam. Những tỉnh được đánh giá là thành công, “đi trước” trong quá trình phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư luôn là điểm đến và mục tiêu nghiên cứu, học hỏi của nhiều tỉnh, thành phố khác của cả nước. Trong khung khổ hệ thống pháp luật Trung ương chung ngày càng hoàn thiện thì tăng cường các hoạt động chia sẻ và thúc đẩy các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm tốt giữa các tỉnh là một trong những cách thức tốt để thúc đẩy quá trình cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.

Minh bạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam, xây dựng được môi trường kinh doanh minh bạch là hướng đi được Đảng và Chính phủ nhấn mạnh. Báo cáo Nghiên cứu Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) các năm đều khẳng định vai trò quan trọng của vấn đề minh bạch đối với môi trường kinh doanh. Theo báo cáo PCI năm 2009 thì khi tăng một điểm về chỉ số tính minh bạch sẽ giúp số doanh nghiệp trên 1.000 dân tăng thêm 13%, đầu tư trên đầu người tăng 17%, và doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận thêm 62 triệu VND bình quân mỗi doanh nghiệp mỗi năm.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) quyết định lựa chọn thực hiện một nghiên cứu “Thực tiễn tốt trong tăng cường tính minh bạch tại các tỉnh, thành phố của Việt Nam” nhằm tìm hiểu những kinh nghiệm tốt trong quá trình nâng cao tính minh bạch của các địa phương ở Việt Nam và góp phần thúc đẩy quá trình chia sẻ kinh nghiệm cho các địa phương khác nhau trong lĩnh vực này.

Thành viên của nhóm nghiên cứu từ VCCI gồm có ông Trần Hữu Huỳnh, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế VCCI, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Pháp chế VCCI, bà Lê Thanh Hà và Nguyễn Lê Hà từ Ban Pháp chế VCCI. Tiến sỹ Trần Văn Thắng, Đại học Kinh tế Quốc dân là người viết phần lớn phần 1 của báo cáo này. Ông Đậu Anh Tuấn (VCCI) phụ trách các phần còn lại.

Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu có được sự ủng hộ và chỉ đạo sát sao của Tiến sỹ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI. Nghiên cứu chắc chắn không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ và hợp tác rất chặt chẽ từ Quỹ Châu Á, đặc biệt là vai trò của Tiến sỹ Ninh Ngọc Bảo Kim, Trưởng Đại diện Quỹ Châu Á

tại Việt Nam, và bà Lê Thu Hiền, cán bộ chương trình của Quỹ Châu Á. Những đóng góp của Quỹ Châu Á cùng với VCCI trong việc phát triển chỉ số PCI trong giai đoạn đầu tiên và những nghiên cứu tiếp sau về thực tiễn tốt tại các địa phương có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh cấp tỉnh tại Việt Nam.

Nghiên cứu này đã nhận được những ý kiến góp ý rất quý báu của các chuyên gia kinh tế cao cấp tại Việt Nam, những người đặc biệt am hiểu về những vấn đề của môi trường kinh doanh Việt Nam, đó là bà Phạm Chi Lan và tiến sỹ Lê Đăng Doanh. Hai chuyên gia này đã tham gia chuyến khảo sát tại 10 tỉnh trong phạm vi nghiên cứu này, tham dự các cuộc tọa đàm tại Cần Thơ, Đà Nẵng và Hà Nội và đã có những bình luận chuyên môn cho báo cáo. Những chuyên gia khác đã trực tiếp tham gia vào nghiên cứu này còn có ông Nguyễn Thái Sơn, Văn phòng Chính phủ, nguyên thành viên Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, ông Phan Đức Hiếu, Phó Trưởng Ban, Ban Môi trường Kinh doanh và Năng lực Cạnh tranh của Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương và ông Phạm Ngọc Thạch, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

Nghiên cứu này cũng nhận được nhiều đóng góp rất quý báu từ rất nhiều lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và các cán bộ quản lý Nhà nước cấp tỉnh khác tham gia ba tọa đàm tại Cần Thơ (ngày 28/12/2010), Đà Nẵng (14/1/2011), và Hà Nội (21/1/2011).

Với quy mô và thời gian nghiên cứu hạn chế, chắc chắn những vấn đề đề cập trong báo cáo này chưa thể đầy đủ và toàn diện. Rất mong nhận được các ý kiến góp ý.

Page 6: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam iviii

Tóm tắtRộng hơn khái niệm công khai, minh bạch bao gồm hai khía cạnh quan trọng là khả năng tiếp cận thông tin (một cách phù hợp, kịp thời, chất lượng) và quyền, cơ hội được giám sát và phản biện của đối tượng quản lý. Hai khía cạnh này có quan hệ gắn bó rất chặt chẽ với nhau và có tác động qua lại. Thông tin được cung cấp một chiều khó có thể đáp ứng được các yêu cầu về sự phù hợp, đầy đủ và kịp thời. Ngược lại, nếu tiếp cận thông tin không tốt thì quyền và cơ hội giám sát sẽ không được phát huy.

Tăng cường tính minh bạch có vai trò quan trọng trong cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước hết nếu môi trường kinh doanh minh bạch sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin tốt hơn, có cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định cũng như giám sát quá trình thực thi, chính điều này giúp tạo ra niềm tin cho doanh nghiệp. Khi có niềm tin thì người kinh doanh có động lực để bỏ nhiều vốn và đầu tư lâu dài hơn. Tăng tính minh bạch còn giúp nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp, giảm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh minh bạch sẽ giúp tăng tính bình đẳng về cơ hội kinh doanh cho các đối tượng khác nhau. Đối với tổng thể nền kinh tế, bên cạnh các tác động tích cực qua việc gia tăng các chỉ số của quản trị như tính hiệu quả của chính phủ, kiểm soát tham nhũng, nâng cao tính giải trình, hiệu lực của luật pháp, đảm bảo hiệu quả quản lý, v.v., các chính sách nhằm tăng cường tính minh bạch còn giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo báo cáo PCI 2009 của VCCI, khi chỉ số minh bạch trong PCI tăng thêm một điểm sẽ giúp tăng 13% số doanh nghiệp trên 1.000 dân, 17% đầu tư bình quân đầu người và 62 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp.

Minh bạch ở Việt Nam

Có 3 cấp độ của minh bạch tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Cấp độ 1 là đảm bảo sự sẵn có về thông tin, ở đó thông tin được cung cấp tùy theo yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp và người dân, dựa trên sự sẵn có hiện tại của cơ quan Nhà nước và thường diễn ra một cách bị động theo cách “cần thì đến lấy”. Cấp độ 2 là việc cung cấp thông tin một cách chủ động hơn, theo đó cơ quan Nhà nước chủ động nghiên cứu nhu cầu thông tin của doanh nghiệp và người dân, từ đó tìm cách thiết kế mô hình, và các phương thức chuyển tải, tiếp nhận thông tin một cách tốt nhất. Cấp độ 3 là doanh nghiệp, người dân không chỉ tiếp cận thông tin mà còn tham gia một cách chủ động vào quá trình hoạch định chính sách và giám sát quá trình thực hiện chính sách đó. Hầu hết các tỉnh, thành phố ở Việt Nam thời gian qua mới đáp ứng được cấp độ 1 của minh bạch.

Nghiên cứu này là kết quả hợp tác giữa VCCI và Quỹ Châu Á được tiến hành thông qua viêc thu thập các tài liệu sẵn có kết hợp với các thảo luận sâu với nhóm

đối tượng và thảo luận bàn tròn, và khảo sát thực tế tại mười tỉnh thành trong cả nước. Phương pháp nghiên cứu bao gồm cả định lượng - phân tích số liệu thống kê của tỉnh và định tính - phân tích trường hợp điển hình. Các trường hợp điển hình được thu thập thông qua phỏng vấn mở có sử dụng phiếu hỏi và thảo luận sâu với nhóm các cán bộ của tỉnh, ban quản lý của các khu công nghiệp, và các hiệp hội doanh nghiệp ở các tỉnh được chọn điều tra. Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành những cải cách hành chính sâu rộng, có rất nhiều các thực tiễn tốt được áp dụng nhằm tăng cường tính minh mạch trong môi trường kinh doanh cấp tỉnh ở Việt Nam. Nhiều sáng kiến cấp tỉnh không những đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi mà còn giúp thu hút số lượng ngày càng lớn các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tuy nhiên những thực tiễn tốt và các bài học kinh nghiệm này vẫn chưa được phổ biến và nhân rộng một cách xứng đáng.

Trong khung khổ quy định pháp luật chung, trong cùng một hệ thống chính trị hành chính đang chuyển đổi như Việt Nam, các tỉnh, thành phố có rất nhiều thực tiễn tốt trong việc tăng cường tính minh bạch của môi trường kinh doanh của mình. Những sáng kiến riêng của mỗi tỉnh không chỉ nhằm giúp tỉnh/ thành phố đó có môi trường kinh doanh tốt, thu hút được nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư mà còn là những kinh nghiệm quý báu mà nhiều địa phương khác có thể áp dụng.

Ở cấp độ minh bạch thứ nhất, nhiều địa phương đã cung cấp được các thông tin đầy đủ, kịp thời và tiện lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Rất nhiều thực tiễn tốt trong lĩnh vực này, chẳng hạn như đó là những thông tin cụ thể, tiện lợi được cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp trong quá trình đăng ký kinh doanh tại Bình Định hoặc những ấn phẩm chuyên nghiệp về trình tự thủ tục đầu tư, xây dựng tại Bắc Ninh, Bình Định, Thừa Thiên - Huế. Đó có thể là website chính thức của tỉnh luôn được cập nhật thường xuyên và có 5 ngôn ngữ phục vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài đang kinh doanh và mong muốn đầu tư vào tỉnh. Đó cũng có thể là những cổng thông tin đăng tải đầy đủ, cụ thể các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp với những tính năng mới giúp doanh nghiệp có thể biết được hiện trạng và kết quả giải quyết thủ tục hành chính của mình qua kênh trực tuyến.

Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu của VCCI và Quỹ Châu Á đã tiến hành một khảo sát toàn bộ các website của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Kết quả cho thấy hầu hết các website này đáp ứng được mức độ 1, mức độ cung cấp thông tin. Tuy nhiên, việc cung cấp các thủ tục hành chính trực tuyến còn khá hạn chế, với 33/63 tỉnh thành cung cấp, chiếm 52% tổng số website. Có 25% website chỉ cung cấp tiếng Việt, 67% webiste cung cấp thêm 1 phiên bản ngôn ngữ khác và chỉ có 5 website cung cấp phiên bản có 2 ngôn ngữ trở lên.

Sự hợp tác và phản hồi của các website cũng còn tương đối hạn chế, thể hiện qua kết quả của một nghiên cứu tình huống mà VCCI thực hiện. Soạn một bức thư của một nhà đầu tư giả định và gửi cùng một lúc cho tất cả địa chỉ e-mail chính thức trên website của các tỉnh đề nghị cung cấp thông tin và hướng dẫn đầu mối liên lạc. Trong 43 thư gửi đi được, có 14 tỉnh có thư trả lời, 29 tỉnh không có phản hồi. Tốc độ phản hồi cũng khác nhau, trong 14 thư phản hồi thì 6 thư phản hồi trong 2 ngày làm việc.

Page 7: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

1Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Namv

Ở cấp độ cao hơn của minh bạch, cấp độ 2, cung cấp thông tin một cách chủ động tại các địa phương. Cấp độ này liên quan đến các sáng kiến thiết kế mô hình mới hay cơ chế mới nhằm cung cấp thông tin, kết nối các thủ tục hành chính, thu thập thông tin và giải quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp. Theo khảo sát, nhiều địa phương đã chủ động kết nối các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư như Bắc Ninh, Bình Định, và Thừa Thiên Huế. Quy trình của địa phương vẫn đảm bảo tuân thủ hệ thống pháp luật của Trung ương nhưng tăng tính hợp tác liên ngành, giản lược một số thủ tục chồng chéo, giảm thiểu số hồ sơ và chi phí đi lại cho doanh nghiệp. Một số địa phương thậm chí còn đi xa hơn qua việc thành lập các đầu mối một cửa tương đối triệt để, nơi chịu trách nhiệm giải quyết phần lớn các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư. Điển hình như mô hình Văn phòng Phát triển Kinh tế (EDO) của tỉnh Ninh Thuận. Điểm mấu chốt để tăng tính minh bạch trong thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp tại các địa phương là thúc đẩy được sự hợp tác giữa các sở, ngành trong tỉnh. Một số tỉnh đã xây dựng quy chế nội bộ về cơ chế hợp tác, phối hợp giữa các sở ngành liên quan, xem đây là cách thức quan trọng tạo ra sự phối hợp và thống nhất cao giữa các sở, ngành và UBND tỉnh.

Một nỗ lực khác tại một số địa phương là khi doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp khó khăn thì có được cơ chế giải quyết khó khăn đó nhanh chóng và hiệu quả. Mô hình được đánh giá là phù hợp và được nhiều tỉnh áp dụng là thành lập các tổ, nhóm công tác gồm đại diện nhiều cơ quan liên quan của tỉnh. Mô hình này phù hợp với điều kiện của Việt Nam như đưa ra được cơ chế phản ứng nhanh, khắc phục được các trở ngại về hành chính và quan hệ “tế nhị” trong phối hợp giữa các sở, ngành của tỉnh và không làm phát sinh bộ máy mới.

Ở cấp độ thứ 3 của minh bạch liên quan nhiều đến hoạt động đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội doanh nghiệp. Một số tỉnh, thành phố đã xây dựng được hệ thống đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền một cách thực chất, thường xuyên và rộng khắp. Có địa phương như Đồng Tháp đã quy định một ngày hàng tháng để cho bất cứ doanh nghiệp nào có nhu cầu có thể gặp lãnh đạo tỉnh. Có địa phương như Đồng Nai xây dựng được quy chế họp giao ban định kỳ giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp với chính quyền định kỳ theo khu vực, thời gian, nhóm vấn đề, v.v. Một số địa phương đã tổ chức các hoạt động đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp qua mạng internet như TP. Hồ Chí Minh và Lào Cai.

Tuy vậy, ngoại trừ một số điển hình tốt tương đối hiếm hoi, vai trò của các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách tại cấp tỉnh vẫn còn rất khiêm tốn. Trong khuôn khổ của nghiên cứu, qua khảo sát 10 tỉnh thì hầu như các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp không có vai trò gì trong quá trình rà soát các thủ tục hành chính tại cấp tỉnh trong khuôn khổ Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. Dù là chủ thể rất quan trọng trong quá trình đối thoại chính sách cấp tỉnh nhưng hầu như hiệp hội doanh nghiệp cấp tỉnh hiện có quy mô nhỏ, đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và vai trò trên thực tế vẫn mờ nhạt và bị động.

Khái niệm và vai trò của minh bạch đối với môi trường kinh doanh cấp tỉnh

A

Page 8: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

2 3Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

1.1. Phạm vi và giới hạn của nghiên cứuMinh bạch là một khái niệm mới tại Việt Nam, trong các nghiên cứu và thảo luận nội hàm của khái niệm này còn có nhiều ý kiến khác nhau, dù rằng nhiều ý kiến đều thống nhất được về vai trò quan trọng của minh bạch trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội ở mọi lĩnh vực và mọi cấp độ.

Trong giai đoạn khởi động của nghiên cứu này, VCCI và Quỹ Châu Á đã tổ chức một tọa đàm tại Hà Nội giữa các chuyên gia kinh tế và các cán bộ quản lý Nhà nước để thảo luận về vấn đề minh bạch trong môi trường kinh doanh cấp địa phương tại Việt Nam. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng đang có sự khác biệt giữa các tỉnh, thành phố ở Việt Nam về tính minh bạch và việc tìm ra được các thực tiễn tốt trong quá trình cải thiện tính minh bạch, thúc đẩy sự chia sẻ giữa các địa phương rất phù hợp với xu hướng cải thiện môi trường kinh doanh hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh quá trình phân cấp thẩm quyền từ Trung ương cho chính quyền địa phương đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ.

Nhiều ý kiến đã thảo luận về việc cần làm rõ khái niệm tính minh bạch và các lĩnh vực cần tìm hiểu sâu hơn liên quan đến tính minh bạch của môi trường kinh doanh cấp địa phương. Nhiều chuyên gia cho rằng cần làm rõ hơn khái niệm minh bạch so với cách hiểu thông thường, chẳng hạn như minh bạch thường đồng nghĩa với công khai. Khái niệm minh bạch cần được đánh giá rộng hơn, ra ngoài phạm vi của chỉ số thành phần minh bạch trong chỉ số PCI mà VCCI đánh giá. Có chuyên gia cho rằng trong minh bạch vấn đề không chỉ công khai thông tin (có những thứ họ công bố lên chẳng để làm gì như kế hoạch, quy hoạch, v.v.), cần nhấn mạnh hơn đến chất lượng thông tin. Thậm chí, đi xa hơn nữa thử tìm hiểu: tại sao họ lại quyết định như thế?

Trong minh bạch, cần tập trung vào vấn đề quy trình, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước (trong mối quan hệ của nhiều thủ tục, nhiều cơ quan, v.v.) và yếu tố con người. Cần làm rõ các yếu tố động lực để bộ máy Nhà nước, quan chức nhà nước phải minh bạch hay tìm hiểu động lực và yếu tố kìm hãm của “phản công khai, minh bạch”. Nên có so sánh quốc tế, tìm hiểu kinh nghiệm trong cải thiện minh bạch của các quốc gia khác trong khu vực và thế giới, so sánh quốc tế. Nhiều chuyên gia cho rằng mức độ công khai, minh bạch trong các lĩnh vực không đồng đều nhau (“tù mù” nhất như đất đai, xây dựng, tiếp nữa là thuế, hải quan, v.v.), do vậy nên tập trung vào một số lĩnh vực, khu vực cụ thể.

Có chuyên gia nhấn mạnh đối với cấp tỉnh ở Việt Nam cần chú ý đến sự thống nhất giữa thông tin được công bố và việc thực hiện nó trên thực tiễn. Minh bạch tại cấp tỉnh nên hướng đến quy chế, quy trình để ra các quyết định cấp tỉnh. Tỉnh đã có những tiêu chí, quy trình gì để dẫn đến quyết định đó? Ai giám sát việc thực hiện, cung cấp thông tin? Trong minh bạch cần chú trọng cơ chế giám sát của người dân, doanh nghiệp.

Từ những thảo luận ban đầu đó, khái niệm minh bạch đề cập trong nghiên cứu này không chỉ giới hạn trong phạm vi của việc tiếp cận thông tin. Một môi trường kinh doanh cấp tỉnh minh bạch được xem là nơi các doanh nghiệp có thể dễ dàng trong tiếp cận thông tin chính sách, pháp luật; được tham gia vào quá trình ban hành quy định, chính sách cấp tỉnh và chính quyền tỉnh thực sự lắng nghe những phản ánh từ cộng đồng kinh doanh.

Do vậy, nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu về các chính sách, hành động của tỉnh nhằm:

� Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho doanh nghiệp và người dân

� Tăng cường chất lượng ban hành quy định và chính sách cấp tỉnh

� Tăng cường các hoạt động đối thoại, tham vấn với doanh nghiệp.

Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 10 tỉnh, thành phố để tiến hành khảo sát. Các tỉnh này chủ yếu thuộc ba khu vực: miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi khu vực sẽ lựa chọn 3 tỉnh: 2 tỉnh nằm trong nhóm xếp hạng cao nhất (20 tỉnh cao nhất) và một tỉnh nằm trong nhóm xếp hạng thấp nhất (20 tỉnh thấp nhất) của chỉ số tính minh bạch của PCI 2009. Các tỉnh được lựa chọn bao gồm Lào Cai, Bắc Giang, Điện Biên, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long và Tây Ninh.

Tại mỗi tỉnh, nhóm nghiên cứu đã tiến hành gặp gỡ và thảo luận với các cơ quan liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và tính minh bạch như Văn phòng UBND tỉnh (để tìm hiểu thông tin chung về môi trường kinh doanh của địa phương, việc triển khai Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính, đối thoại chính quyền - doanh nghiệp, vận hành website của tỉnh, v.v.), Sở Kế hoạch và Đầu tư (tìm hiểu các vấn đề về thủ tục đầu tư, đối thoại chính quyền - doanh nghiệp, v.v.), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư (các vấn đề về thủ tục đầu tư, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư), Ban quản lý khu công nghiệp (các vấn đề về thủ tục đầu tư và cung cấp thông tin cho nhà đầu tư), Cục Thuế (các vấn đề về thủ tục thuế và đối thoại doanh nghiệp), Sở Thông tin Truyền thông hoặc Sở Khoa học Công nghệ, bộ phận phụ trách website của tỉnh (để tìm hiểu về hoạt động của website của tỉnh). Tại mỗi tỉnh nhóm nghiên cứu cũng gặp gỡ đại diện của các hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh để tìm hiểu về hoạt động đối thoại chính quyền - doanh nghiệp và các đánh giá từ cộng đồng kinh doanh.

Điều cuối cùng cần lưu ý khi đọc báo cáo này là như thiết kế của chương trình nghiên cứu, đây là dạng báo cáo tổng kết thực tiễn, chúng tôi không hề kỳ vọng vào việc có được một nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về tính minh bạch của môi trường kinh doanh cấp tỉnh ở Việt Nam. Những phân tích về nội hàm tính minh bạch nếu có chỉ góp phần định hướng cho hoạt động nghiên cứu chứ không phải là phân tích đầy đủ và toàn diện như nó cần phải có trong các báo cáo mẫu mực khác.

Page 9: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

4 5Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

Với thời gian và quy mô rất hạn chế của báo cáo, chúng tôi không thể nghiên cứu toàn bộ các kinh nghiệm đã có ở tất cả các tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Quy mô của nghiên cứu này chỉ dừng lại ở 10 tỉnh, thành phố mà nghiên cứu lựa chọn khảo sát cũng như một số ít tỉnh, thành phố khác kế thừa từ các nghiên cứu khác của VCCI.

1.2. Các cách hiểu về minh bạch Minh bạch là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất trong chương trình hoạt động của khu vực công và hầu hết các lĩnh vực khác của cuộc sống. Nó được coi là một yếu tố quan trọng của mỗi quốc gia và toàn cầu trong các vấn đề chính trị, tôn giáo, giáo dục, văn hóa, và xã hội. Minh bạch còn được xem như là một nguyên tắc tổ chức và mục tiêu của quản lý hành chính trong những năm gần đây. Tuy nhiên, ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ rệt nhất của minh bạch có lẽ là tác động tới kinh tế, quản trị và chính trị (Oliver, 2004). Nhiều nghiên cứu cho rằng minh bạch là một khái niệm của phương tây, nhưng nó được theo đuổi trên khắp thế giới, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, quốc gia. Hiện nay, minh bạch trở thành một lợi thế cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp (OECD, 2002).

Hiện tại vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về minh bạch. Quan niệm và cách hiểu về minh bạch phụ thuộc vào nội dung, bối cảnh, quan điểm tiếp cận, nghề nghiệp, thu nhập, nhóm dân cư, các yếu tố cảm xúc, và vô số các nhân tố khác (Oliver, 2004). Khái niệm về tính minh bạch rất đa dạng và phụ thuộc chặt chẽ vào nội dung, bối cảnh, quan điểm tiếp cận.

Theo nghĩa vật lí thông thường, minh bạch (transparency) có nghĩa là có thể nhìn xuyên qua sự vật hiện tượng sang phía bên kia. Bản thân từ transparency là một từ ghép có nguồn gốc từ hai khái niệm độc lập trans có nghĩa là sự di chuyển và parent có nghĩa là nhìn thấy được. Theo từ điển Oxford English Dictionary, nghĩa tiếng Anh cổ của từ minh bạch “có tính chất truyền tải ánh sáng và như vậy làm cho những sự vật hiện tượng phía bên kia có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng”. Theo nghĩa Latin, trans thường xuyên được sử dụng bằng cách kết hợp với các gốc từ khác để hình thành những khái niệm mới có nghĩa “từ bên này sang bên kia” ví dụ như vận tải (transport) hay chuyển từ cái này sang cái khác (transfer). Tuy nhiên trong phạm vi và mục đích của nghiên cứu này, trans có nghĩa như là hành động (action) và sự di chuyển (motion).

Theo nghĩa cổ, minh bạch là sự cởi mở và thẳng thắn trong việc cung cấp thông tin khi được hỏi, và minh bạch mang tính “công khai thụ động” theo kiểu “hỏi thì trả lời”. Hầu hết các từ điển ngày nay thường mô tả minh bạch là không có sự “lừa gạt, lừa đảo, thủ đoạn và sự xảo trá” chỉ bao gồm “sự thật thà, ngay thẳng, không thiên vị”. Như vậy, mở rộng ra, minh bạch có nghĩa là cho phép mọi người nhìn thấy sự thật mà không hề che đậy hoặc bị làm mờ đi hay gây

nhiễu. Minh bạch làm cho quan sát sự vật hiện tượng một cách chính xác và dễ dàng hơn. Nói cách khác, minh bạch chính là việc để cho mọi người đều có thể nhìn thấy sự thật nếu người ta muốn hoặc cho mọi người thời gian, công cụ và kỹ năng để quan sát hay nhìn thấy sự thật hoặc bản chất của đối tượng quan sát. Minh bạch mang tính chủ động và đặt nhiều trách nhiệm hơn vào các tổ chức và cơ quan quản lý (Oliver, 2004).

Một vài khái niệm về minh bạch được dùng trong các tổ chức quốc tế tập trung vào khả năng tiếp cận thông tin của công chúng. Ví dụ WTO cho rằng để có được minh bạch, các thỏa thuận thương mại quốc tế phải đảm bảo ba yếu tố: thông tin luật pháp, quy định hay chính sách được công bố công khai; thông báo khi có các thay đổi trong luật pháp, quy định hay chính sách; và đảm bảo rằng luật và các quy định được thực hiện thống nhất, công bằng thông qua cách thức thích hợp. Theo Hiệp định Đầu tư Đa phương (MAI), để đảm bảo tính minh bạch mỗi bên sẽ phải công bố công khai luật pháp, quy định và thủ tục hay quy định hành chính có thể ảnh hưởng tới Hiệp định. OECD (2002) mô tả môi trường kinh doanh minh bạch là môi trường kinh doanh trong đó các tác nhân kinh tế có những thông tin cần thiết về môi trường kinh doanh, các nguồn thông tin cân xứng và không có sự che giấu thông tin. Minh bạch được coi như là kết quả của trao đổi thông tin hai chiều giữa một bên là chính phủ với các đối tác khác.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng minh bạch không chỉ dừng lại ở số lượng thông tin mà còn ở nội dung, phạm vi, độ chính xác, và kịp thời mà các tác nhân kinh tế (người dân, doanh nghiệp hoặc chính phủ) có thể tiếp cận một cách dễ dàng (Vishwanath và Kaufmann, 1999; Kaufmann và Kraay, 2002; Islam, 2003). Smith (2004) cho rằng minh bạch là biểu hiện về mặt chất lượng của sự rõ ràng hoặc công khai. Nó cho phép những người quan tâm nhìn thấu qua, dễ dàng cho việc kiểm tra, giám sát, và cho phép hiểu về sự vật và hiện tượng một cách rất dễ dàng.

Theo Tara Wishwanath và Daniel Kaufmann (2001) thì minh bạch được xem là sự gia tăng luồng thông tin về kinh tế, xã hội và chính trị một cách kịp thời và tin cậy về việc sử dụng khoản tài trợ của người đầu tư, khả năng trả nợ của người đi vay, các quy định của Nhà nước về dịch vụ công như giáo dục, y tế công và cơ sở hạ tầng; chính sách tài chính và tiền tệ và các hoạt động của các tổ chức quốc tế. Ngược lại, thiếu minh bạch khi khả năng tiếp cận thông tin bị cản trở, thông tin được cung cấp không liên quan, không đại diện, không đúng hay không kịp thời. Cơ quan chịu trách nhiệm cho việc thiếu minh bạch này là các cơ quan Nhà nước, các tổ chức công, các công ty hay các ngân hàng.

Theo Mạng lưới Hành chính công Liên Hiệp Quốc - UNPAN (1999), Campo và Sundaram (2000), trong công tác điều hành của chính phủ, minh bạch được hiểu là khả năng truy cập thông tin của người dân và những điều kiện thuận lợi để người dân hiểu rõ quá trình ra quyết định. Ví dụ, người dân được tự do tiếp cận thông tin và quy trình quản lí hành chính, được theo dõi các tranh luận

Page 10: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

6 7Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

trong Quốc hội qua truyền hình, các báo cáo kiểm toán của chính phủ và công khai tuyển dụng nhân sự cho các cơ quan chính phủ, v.v.

Trong lĩnh vực tài chính, minh bạch trong chính sách tài chính tiền tệ được Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) định nghĩa là môi trường trong đó các mục tiêu của chính sách, hệ thống pháp lý, thể chế và kinh tế, các quyết định chính sách, tính hợp lí, các dữ liệu tài chính liên quan tới chính sách tài chính tiền tệ và tính giải trình của những cơ quan ra quyết định được công bố công khai, kịp thời và có thể hiểu được. Geraats (2001) cho rằng minh bạch là một khái niệm tổng hợp được hình thành từ các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, quy trình hoặc thủ tục, quá trình ra quyết định và việc thực hiện chính sách. Theo VCCI (2009), tính minh bạch trong đo lường chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam được hiểu là “khả năng mà doanh nghiệp có thể tiếp cận những kế hoạch của tỉnh và văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh, tính sẵn có của các loại tài liệu, văn bản này; liệu chúng có được đưa ra tham khảo ý kiến doanh nghiệp trước khi ban hành và tính có thể dự đoán được trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản đó, mức độ tiện dụng của trang web của tỉnh đối với doanh nghiệp”.

Tính minh bạch dường như rất gần với khái niệm về trách nhiệm giải trình. Mục đích đòi hỏi của minh bạch là cho phép các tác nhân trong nền kinh tế (người dân, doanh nghiệp, và chính phủ) dễ dàng giải trình các chính sách và hoạt động của mình. Minh bạch còn được coi là công cụ đánh giá của các tổ chức công, các thông tin cung cấp cần thiết cho hoạt động của các tác nhân trong nền kinh tế. Đồng thời, căn cứ vào đó các tổ chức công dễ dàng kiểm tra các thông tin được cung cấp và sử dụng nó để duy trì tính giải trình của tổ chức. Theo nghĩa này, minh bạch có thể là độ mở của các tổ chức mà những người bên ngoài tổ chức (ví dụ như người dân hoặc các cổ đông) có thể theo dõi, giám sát và đánh giá được các hoạt động của những người bên trong tổ chức (ví dụ như quan chức chính phủ, các nhà quản lý công ty).

1.3.Khái niệm minh bạchTừ những quan niệm trên về minh bạch, trong khuôn khổ quản trị nhà nước, khái niệm minh bạch có thể được hiểu gồm hai khía cạnh quan trọng: tiếp cận thông tin và quyền và cơ hội giám sát/ phản biện của đối tượng quản lý đối với cơ quan quản lý.

z Tiếp cận thông tin: minh bạch nói tới sự sẵn có về thông tin/ dữ liệu và khả năng tiếp cận thông tin một cách thông suốt của người dân, doanh nghiệp, và các tác nhân khác trong nền kinh tế. Ngoài việc đảm bảo các điều kiện và phương tiện trợ giúp (cơ sở dữ liệu, phương tiện thông tin đại chúng, các biện pháp cung cấp thông tin, v.v.) để mọi đối tượng có thể tiếp cận được thông tin, khía cạnh này còn đòi hỏi thông tin được cung cấp phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

� Phù hợp: Thông tin sẵn có và có thể tiếp cận được phải phù hợp với nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các tác nhân khác trong nền kinh tế. Như vậy bản thân việc cung cấp và làm sẵn có thông tin cho các tác nhân kinh tế cũng cần phải tìm hiểu rõ và đáp ứng nhu cầu của các tác nhân này chứ không đơn thuần là cung cấp những gì mà cơ quan quản lý có hoặc muốn cung cấp.

� Kịp thời: Thông tin cần được cung cấp kịp thời, đảm bảo cho người dân, doanh nghiệp và các tác nhân khác có thể sử dụng thông tin vào đúng thời điểm cần thiết trong cuộc sống, hoạt động kinh doanh của họ. Tính minh bạch sẽ bị giảm nếu thông tin bị cung cấp muộn.

� Chất lượng: Chất lượng của thông tin thể hiện ở sự chính xác và tính đầy đủ của thông tin. Trong khuôn khổ quản trị nhà nước, tính đầy đủ của thông tin đòi hỏi các cơ quan quản lý không chỉ công khai thông tin về các quyết định cuối cùng, mà còn công khai cả tiêu chí và quá trình ra quyết định. Đây là yêu cầu rất quan trọng để khía cạnh thứ hai của tính minh bạch - quyền và cơ hội giám sát và phản biện của đối tượng quản lý - được thực hiện.

z Quyền và cơ hội được giám sát và phản biện của đối tượng quản lý: Khía cạnh thứ hai nói tới việc các đối tượng quản lý (người dân, doanh nghiệp, các tác nhân khác) có quyền và cơ hội được giám sát quá trình ra quyết định, phản biện các quyết định, và giám sát quá trình thực thi các quyết định của cơ quan quản lý. Quyền thường được thể hiện ở các chính sách và cơ chế cho phép đối tượng quản lý (hoặc đại diện của họ) tham gia giám sát và phản biện các quyết định quản lý. Cơ hội chính là ở việc đối tượng quản lý được tiếp cận thông tin, có thể tham gia vào quá trình xây dựng và ra quyết định, từ đó có thể hiểu và giám sát thực hiện các quyết định, và đánh giá được sự hoạt động của tổ chức. Theo nội dung này, minh bạch nghĩa là có độ mở cho sự tham gia của công chúng trong các hoạt động quản lý, giám sát và điều hành.

Hai khía cạnh này bổ sung cho nhau. Quản trị tốt đòi hỏi phải có sự tham gia của đối tượng quản lý. Muốn có sự tham gia có hiệu quả của đối tượng quản lý thì thông tin phải sẵn có và thông suốt. Nếu chỉ tiếp cận được thông tin mà không có quyền/cơ hội được giám sát và phản biện thì đối tượng quản lý (doanh nghiệp, người dân) không có cơ hội phản hồi. Thông tin được cung cấp một chiều sẽ khó có thể đáp ứng được các yêu cầu về sự phù hợp, đầy đủ, và kịp thời. Ngược lại, nếu tiếp cận thông tin không tốt thì quyền và cơ hội giám sát sẽ không được phát huy.

Theo khái niệm trên, chỉ số minh bạch trong PCI chủ yếu mới đề cập tới khía cạnh thứ nhất là Tiếp cận thông tin. Khía cạnh thứ hai - Quyền và cơ hội giám sát/ phản biện của đối tượng quản lý (ở đây là doanh nghiệp dân doanh) - chưa được phản ánh rõ nét trong bộ chỉ số này.

Page 11: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

8 9Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

1.4.Các cấp độ của minh bạchVới khái niệm trên, minh bạch có thể được chia làm các cấp độ từ thấp đến cao như sau:

z Cấp độ 1: Sẵn có thông tin

Ở cấp độ này, minh bạch mới chỉ dừng ở việc cung cấp thông tin sẵn có theo yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Đặc tính của việc cung cấp thông tin này là:

� Nội dung thông tin được cung cấp tùy theo yêu cầu của người dân và doanh nghiệp

� Thông tin được cung cấp dựa trên sự sẵn có hiện tại của cơ quan Nhà nước.

� Thời điểm, cách thức cung cấp thông tin cũng được diễn ra một cách bị động, tùy theo yêu cầu của người cần thông tin. Ở cấp độ này, các cán bộ quản lý thường nói: “thông tin có hết, cần gì cứ đến hỏi chúng tôi sẽ cung cấp”. Vì vậy, đối tượng cần tìm thông tin vẫn phải phụ thuộc nhiều vào cán bộ quản lý nhà nước trong việc tiếp cận thông tin cần thiết.

z Cấp độ 2: Cung cấp thông tin chủ động

Ở cấp độ này, cơ quan quản lý nhà nước chủ động nghiên cứu nhu cầu thông tin của người dân và doanh nghiệp, từ đó thiết kế cơ sở dữ liệu thông tin nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu này. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu này cũng được chủ động công bố trên nhiều phương tiện nhằm giúp người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách dễ dàng mà không cần “…đến hỏi” cơ quan quản lý nhà nước.

Đặc điểm của cấp độ này là:

� Thông tin được tổ chức dưới dạng cơ sở dữ liệu, giúp người dân và doanh nghiệp và các đối tượng khác có thể chủ động tìm được thông tin mình cần một cách dễ dàng.

� Thiết lập cơ chế hay xử lý thông tin để doanh nghiệp và người dân có thể dễ dàng, tiện lợi trong việc tiếp cận.

� Thông tin được công bố trên nhiều loại hình khác nhau, các phương tiện thông tin đại chúng như website, báo chí, hội thảo, hay sách xuất bản để các đối tượng quản lý có thể tiếp cận một cách chủ động.

Ở cấp độ này, người cần tìm thông tin đã có thể giảm sự phụ thuộc vào cán bộ quản lý nhà nước trong việc tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, doanh nghiệp, người dân, và các đối tượng quản lý khác chưa có nhiều cơ hội đóng góp, phản biện và giám sát quá trình thực hiện chính sách của cơ quan quản lý nhà nước.

z Cấp độ 3: Tham gia vào quá trình hoạch định, phản biện và giám sát chính sách

Ở cấp độ này, đối tượng quản lý không chỉ có thể tiếp cận thông tin mà còn tham gia một cách chủ động vào quá trình hoạch định chính sách và giám sát quá trình thực hiện chính sách đó. Sự tham gia này được coi là một phần của tính minh bạch vì nó giúp các đối tượng quản lý thể hiện nhu cầu và hiểu rõ hơn bản chất các chính sách. Ngoài ra, sự rõ ràng trong tiêu chí và quy trình ra quyết định (trong chính sách) cho phép bản thân các đối tượng quản lý có thể dự đoán được chính sách hay kết quả của các quyết định quản lý, và giám sát được quá trình thực hiện chính sách.

Những tiến bộ trong việc cải thiện tính minh bạch ở nước ta chủ yếu ở cấp độ 1 - cung cấp thông tin theo yêu cầu của đối tượng quản lý. Việc nghiên cứu nhu cầu thông tin và chủ động tổ chức thông tin (cấp độ 2) để giúp đối tượng quản lý có thể chủ động tiếp cận một cách dễ dàng còn rất hạn chế. Việc khuyến khích đối tượng quản lý tham gia vào quá trình hoạch định, phản biện, và giám sát chính sách được nói nhiều, song nếu cấp độ 2 (tiếp cận thông tin) còn hạn chế thì thực tiễn tham gia cũng hạn chế.

1.5. Minh bạch trong chính sách và quy định của việt nam

Quyền được thông tin là một trong những quyền cơ bản của công dân quy định tại Hiến pháp. Hiến pháp năm 1992 tại Điều 69 đã khẳng định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Như vậy, quyền được thông tin là một trong những quyền cơ bản, quan trọng của công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo hộ.

Công khai và minh bạch cũng là một trong những định hướng quan trọng thể hiện trong các văn kiện Đảng. Chẳng hạn như văn kiện Đại hội Đảng IX (năm 2001) quy định “Đảm bảo tính minh bạch trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, tài chính Đảng, đoàn thể, tài chính các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngoài tài trợ. Công bố công khai chiến lược kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển để tạo cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch của từng ngành, từng cấp và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực hiện công khai, minh bạch, giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và dân cư; khuyến khích phát triển sản xuất và bảo đảm công bằng, xã hội”. Văn kiện Đại hội X của Đảng (2006) tiếp tục khẳng định “Tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển, các

Page 12: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

10 11Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự, kỷ cương. Thực hiện công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản, quản lý dự án đầu tư, xây dựng; tài chính và ngân sách Nhà nước, huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; quản lý và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; quản lý và sử dụng đất, tài sản công; công tác cán bộ. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở đơn vị cơ sở, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công và doanh nghiệp nhà nước”.

Khái niệm minh bạch rất gần gũi với khái niệm dân chủ ở cơ sở được đưa ra trong các chính sách mới đây của Đảng và nhà nước (ví dụ: Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị định 79/2003/NĐ-CP). Dân chủ cơ sở thực chất là vấn đề “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”’ mà Bác Hồ đã chỉ rõ. Tiếp cận thông tin thực chất là gắn với việc “dân biết”, còn quyền và cơ hội được tham gia góp ý, phản biện, và giám sát chính sách chính là mục “dân bàn, dân kiểm tra”. Như vậy, tăng cường tính minh bạch trong quản lý góp phần quan trọng vào việc tăng cường dân chủ ở cơ sở.

Việt Nam hiện đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và gia nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực. Minh bạch và công khai là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt của WTO và các hiệp định đa phương liên quan. Theo đó các quốc gia như Việt Nam phải có trách nhiệm đăng tải công khai các văn bản pháp luật, quy định của mình trước khi có hiệu lực, phải thực hiện nghĩa vụ tham vấn các đối tượng liên quan. Ngoài ra còn nhiều biện pháp khác Việt Nam phải thực hiện như thông báo về các biện pháp thương mại được ban hành hoặc sửa đổi, thành lập điểm hỏi đáp cung cấp thông tin cho các thành viên quan tâm đến các vấn đề cụ thể, rà soát chính sách, v.v.

1.6. Vai trò của minh bạch đối với môi trường kinh doanh cấp tỉnh

Trong khuôn khổ môi trường cạnh tranh cấp tỉnh, tăng cường tính minh bạch có vai trò quan trọng trong cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cụ thể, vai trò của tính minh bạch đối với sự phát triển của khu vực doanh nghiệp được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Cải thiện niềm tin của nhà đầu tư: Nâng cao tính minh bạch giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin tốt hơn và được tham gia vào quá trình ra quyết định cũng như giám sát quá trình thực thi các quyết định quản lý của nhà nước. Hai yếu tố này làm tăng niềm tin của doanh nghiệp vào hiệu quả quản trị của cơ quan quản lý nhà nước (OECD, 2003). Trong điều kiện môi trường kinh tế chung như

nhau, tỉnh nào có tính minh bạch cao hơn sẽ giúp doanh nghiệp có niềm tin tốt hơn vào môi trường chính sách của tỉnh, và từ đó khuyến khích đầu tư cao hơn. Ví dụ, minh bạch về mặt bằng sản xuất, về giấy phép kinh doanh, v.v. có thể sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư và phát triển.

Nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp: Việc tiếp cận thông tin tốt hơn và có cơ hội giám sát/ phản biện các quyết định quản lý giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về xu hướng của môi trường kinh doanh - đặc biệt là môi trường chính sách. Yếu tố này giúp doanh nghiệp có được những quyết sách phù hợp hơn về chiến lược phát triển và việc phân bổ nguồn lực của mình. Một nghiên cứu gần đây sử dụng dữ liệu PCI để nghiên cứu tác động của xuất khẩu tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn, 2009a). Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa chiến lược xuất khẩu và kết quả hoạt động kinh doanh bị tiết chế bởi mức độ minh bạch trong môi trường thể chế cấp tỉnh. Cụ thể, doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả hơn nếu họ ở những tỉnh có chỉ số minh bạch cao hơn.

Giảm chi phí không chính thức trong tiếp cận thông tin và giải quyết vấn đề: Thiếu minh bạch sẽ dẫn tới một sự “mập mờ” giữa thể chế chính thống và thể chế phi chính thống (Borgia, 2005), và từ đó sẽ tăng chi phí tìm kiếm thông tin, chi phí không chính thức. Một thể chế thiếu minh bạch sẽ làm giảm trách nhiệm giải trình và tính liêm chính của các cơ quan quản lý, tạo cơ hội cho tham nhũng và làm nản lòng các nhà đầu tư (OECD, 2003). Ngoài các chi phí tài chính, chi phí thời gian để doanh nghiệp có thông tin hoặc để giải quyết vấn đề cũng có xu hướng tăng cao hơn so với khi doanh nghiệp hoạt động trong một thể chế minh bạch.

Tăng bình đẳng về cơ hội kinh doanh cho các đối tượng khác nhau: Bình đẳng về cơ hội kinh doanh trước hết được thể hiện ở bình đẳng trong tiếp cận thông tin và việc tham gia vào giám sát các quyết định quản lý. Một thể chế minh bạch cho phép các đối tượng khác nhau được bình đẳng trong cả hai khía cạnh này. Đây chính là cơ sở cho cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực (vốn, mặt bằng, công nghệ, v.v.) và tiếp cận thị trường, nhất là việc tiếp cận các khách hàng là cơ quan, tổ chức nhà nước.

Đối với tổng thể nền kinh tế, các chính sách nhằm tăng tính minh bạch giúp kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Mauro, 2004). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các quốc gia cung cấp thông tin kinh tế tốt hơn (cả về số lượng và chất lượng) sẽ giúp quản lý tốt hơn các chỉ số của quản trị như tính hiệu quả của chính phủ, kiểm soát tham nhũng, nâng cao tính giải trình, hiệu lực của luật pháp, hiệu quả quản lý, giảm rủi ro bị chiếm đoạt hoặc sung công (Islam, 2003; Kaufmann và Kraay, 2002).

Với logic trên, ở cấp tỉnh, một thể chế minh bạch cũng sẽ giúp phát triển kinh tế. Theo nghiên cứu của VCCI (2009), khi chỉ số Tính minh bạch trong PCI tăng thêm một điểm sẽ giúp tăng 13% số doanh nghiệp trên 1.000 dân, 17% đầu tư bình quân đầu người, và 62 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp.

Page 13: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

12 13Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

Theo dữ liệu PCI2009, chỉ số minh bạch có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với hầu hết các chỉ số còn lại (Bảng 1). Điều này thể hiện vai trò khá trọng tâm của việc tăng cường tính minh bạch trong công cuộc cải cách hành chính nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở nước ta.

z Bảng 1:

Tương quan giữa chỉ số minh bạch và các chỉ số khác của PCI2009

Tính minh bạch

Gia nhập thị trường .252*

Tiếp cận đất đai .202

Chi phí thời gian .279*

Chi phí không chính thức .333**

Tính năng động của lãnh đạo tỉnh .546**

Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh .022

Đào tạo lao động .319*

Thiết chế pháp lý .252*

*p<.05; ** p < .01

Tuy nhiên, tác động tới sự phát triển trong kỳ ngắn hạn và dài hạn của minh bạch ở Viêt Nam có thể khác nhau. Một nghiên cứu gần đây (Nguyễn, 2009b) đo lường mối quan hệ giữa điểm số minh bạch (trong bộ chỉ số PCI 2007) và tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân ở các tỉnh (theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 2003 - 2007). Hình 1 và Bảng 2, 3 trình bày kết quả nghiên cứu. Kết quả cho thấy điểm số minh bạch có quan hệ ngược chiều với tốc độ tăng trưởng về số doanh nghiệp tư nhân, lao động trong doanh nghiệp tư nhân, và doanh thu của doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, công cuộc cải cách hành chính nhằm nâng cao tính minh bạch của hệ thống quản lý có thể sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu số lượng của khu vực kinh tế tư nhân trong thời kỳ ngắn hạn.

z Hình 1:

Tăng trưởng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 2003 - 2007

250%

200%

150%

50%

0% Thấp Khá và Trung bình Tốt và rất tốt

% tă

ng tr

ưởng

Nhóm PCI2007

100%

Số DNLao độngDoanh thuLợi nhuận

z Bảng 2:

Hệ số tương quan giữa điểm số về tính minh bạch của tỉnh (2007) với tăng trưởng ở khu vực kinh tế tư nhân (2007 - 2003)

Tính minh bạch và trách nhiệm của tỉnh

Tăng trưởng về số doanh nghiệp tư nhân -.485**

Tăng trưởng về số lao động trong khu vực tư nhân -.323**

Tăng trưởng về doanh thu của khu vực tư nhân -.456**

Tăng trưởng về lợi nhuận của khu vực tư nhân .026

* p<.05; ** p<.01, *** p<.001

Page 14: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

14 15Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

z Bảng 3:

Hàm hồi quy tương quan giữa Tính minh bạch và các chỉ số tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân

Tăng trưởng số doanh nghiệp

(03 - 07)

Tăng trưởng số lao động (03 - 07)

Tăng trưởng số doanh thu

(03 - 07)

Số doanh nghiệp 2003 .14

Lao động 2003 -.03

Doanh thu 2003 -.045

Tính minh bạch -.52*** -.33** -.45***

Hệ số R2 .249 .105 .21

F mô hình 10.4*** 3.6* 8.1***

* p<.05; ** p<.01, *** p<.001

Tuy nhiên, kết quả phân tích của nghiên cứu trên cũng cho thấy các doanh nghiệp tư nhân ở nhóm tỉnh có chỉ số PCI cao có tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp ở các nhóm tỉnh có chỉ số PCI thấp và trung bình. Nói cách khác, một thể chế minh bạch thúc đẩy việc nâng cao chất lượng (hiệu quả hoạt động và tính chuyên nghiệp) của doanh nghiệp, và giúp cho quá trình chọn lọc doanh nghiệp. Những doanh nghiệp hoạt động không chuyên nghiệp, “chộp giật”, dựa nhiều vào các thể chế không chính thống (thậm chí có hành vi trái pháp luật như hối lộ), sẽ dần phải thay đổi hoặc bị loại bỏ. Thay vào đó, các doanh nghiệp có “chất lượng” - thể hiện ở hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh, và phong cách chuyên nghiệp - sẽ ngày càng phát huy. Theo tác giả (Nguyễn, 2009b), việc chọn lọc và nâng cao chất lượng doanh nghiệp mới chính là tác động quan trọng nhất của minh bạch tới sự phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Tuy vậy, trên thực tế minh bạch cũng thường đi kèm với những “gánh nặng” đối với các cơ quan và tổ chức trong thực hiện. Trước hết, quá trình thu thập, xử lý, tổ chức cho đến công bố thông tin luôn đòi hỏi có sự đầu tư lớn về nhân lực, thời gian và tiền bạc. Thông thường, các cơ quan Nhà nước và cả các tổ chức kinh tế luôn có xu hướng công bố thông tin ở mức vừa đủ và không có động lực để minh bạch hóa toàn bộ. Ngoài ra, quá trình minh bạch có thể luôn đi liền những tác động và trách nhiệm không mong muốn. Đối với các doanh nghiệp thì đó là nguy cơ mất lợi thế cạnh tranh khi các thông tin về hoạt động của mình bị phơi bày cho nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Đối với các cơ quan Nhà nước thì khi công khai hóa mọi thứ đi kèm với đó là trách nhiệm giải trình thông tin, cập nhật thông tin, đính chính, sửa đổi khi thông tin sai, chưa rõ, v.v.

Thực tiễn tốt trong tăng cường tính minh bạch của môi trường kinh doanh cấp tỉnh Việt Nam

B

Page 15: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

16 17Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

2.1. Tăng cường thông tin cho doanh nghiệp

2.1.1. Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và tiện lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư

Việc cung cấp thông tin ngay trong giai đoạn tiếp xúc nhà đầu tư đã được nhiều tỉnh chú trọng và cải tiến. Các cơ quan đăng ký kinh doanh hoạt động với tinh thần hỗ trợ và trợ giúp cao nhất, theo hướng một nhà cung cấp dịch vụ với những tiêu chí nhanh chóng về thời gian, tiện lợi về thủ tục, giảm thiểu về chi phí. Thậm chí với sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế, một số tỉnh đã tiến hành đào tạo cho các cán bộ đăng ký kinh doanh những kỹ năng đơn giản nhất về giao tiếp, tâm lý khách hàng, cung cấp thông tin.

Đáp ứng những yêu cầu khác nhau về thông tin thành lập doanh nghiệp, Phòng Đăng ký Kinh doanh (ĐKKD) của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bình Định đã tập hợp các loại thông tin tương ứng để cung cấp cho các đối tượng thành lập doanh nghiệp tiềm năng. Ngoài những thông tin đăng tải trên website giúp doanh nghiệp tìm hiểu trực tuyến, Phòng còn chuẩn bị một hồ sơ các thông tin mẫu, lưu trong đĩa CD, giúp doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và thuận tiện.

Mỗi doanh nghiệp đến tìm hiểu thông tin và cần hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đều được phát một đĩa CD miễn phí bao gồm những bộ hồ sơ mẫu thành lập các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Những bộ hồ sơ này được soạn thảo bằng ba mã phông chữ phổ biến khác nhau (Unicode, Vntime và VNI) tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo loại phông đã quen dùng. Ngoài ra, đối với những phần doanh nghiệp cần chú ý, Phòng Đăng ký Kinh doanh đã đánh dấu bằng màu phông chữ khác, đề tiện cho việc khai hồ sơ của doanh nghiệp và công việc thụ lý sau này. Sau khi sử dụng xong đĩa CD, doanh nghiệp sẽ trả lại Phòng để các đối tượng doanh nghiệp khác tái sử dụng.

Công khai và hướng dẫn thủ tục cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư một cách chu đáo và chuyên nghiệp nhất đã được một số tỉnh, thành phố sử dụng. Bắc Ninh là một dẫn chứng tốt. Bắc Ninh chú trọng việc công khai thủ tục hành chính dưới nhiều hình thức (poster, bảng thông báo, trên trang web, v.v.)

Bắc Ninh xây dựng riêng một Sổ tay hướng dẫn nhà đầu tư về trình tự thủ tục đầu tư, xây dựng của doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp của Bắc Ninh trong đó cung cấp có hệ thống và chi tiết về quy trình nhà đầu tư phải thực hiện, rõ ràng về cơ quan, hồ sơ, thời gian, trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như của cơ quan Nhà nước. Sổ tay này có đầy đủ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tất cả các cơ quan Nhà nước liên quan, tên đầy đủ của các văn bản pháp lý liên

quan để nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm, những vấn đề lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ, các lỗi thường gặp, hỏi và đáp những vấn đề phổ biến. Đây thực sự là công cụ rất hữu ích và nhiều thông tin cho nhà đầu tư.

z Hình 2:

Sổ tay hướng dẫn trình tự thủ tục đầu tư của Bắc Ninh

Nguồn: IFC, 2010

Nhiều tỉnh xác định được rằng chủ động cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp chính là cách thức hữu hiệu để các doanh nghiệp nắm bắt được chủ trương chính sách của Nhà nước. Đồng Nai là một điển hình, website của tỉnh có đến 5 thứ tiếng, ngoài tiếng Việt còn có phiên bản tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, và Hàn Quốc1 . Đây là những ngôn ngữ của các nhà đầu tư phổ biến nhất tại Đồng Nai.

1. Truy cập website tỉnh Đồng Nai tại địa chỉ: www.dongnai.gov.vn

Page 16: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

18 19Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

z Hình 3:

Giao diện website 5 ngôn ngữ của Đồng Nai

Long An là tỉnh đang phát triển rất mạnh mẽ trong thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Long An hiện phát triển một hệ thống website của tỉnh khá đầy đủ thông tin, đăng tải cụ thể, chi tiết nhiều thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp. Tất cả thủ tục và các biểu mẫu thủ tục và thông tin về hành chính được đăng tải công khai trên website để mọi doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận.

z Hộp 1:

Công khai về thủ tục hành chính tại website của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An

Website của Sở Tài nguyên và Môi trường là một website con trong website của tỉnh Long An tại địa chỉ: http://tnmt.longan.gov.vn. Website này đăng tải đầy đủ các thông tin liên quan đến Sở gồm có:

� Danh mục các thủ tục hành chính với các hướng dẫn chi tiết về từng loại thủ tục.

� Thông tin về quy hoạch đất đai: bao gồm bản đồ quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2010, trong đó người dùng có thể truy cập được từng huyện, thị xã.

� Thông tin bản đồ: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, chi tiết đến cấp phường, xã.

� Bảng giá đất năm gần nhất (năm 2008)

� Thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật

� Tình trạng giải quyết các hồ sơ

� Kết quả giải quyết khiếu kiện

� Tin tức sự kiện

Các thủ tục cho từng loại hồ sơ biểu mẫu hướng dẫn đều được thể hiện trên trang web này do vậy các khách hàng có thể tham khảo tại nhà, in ra biểu mẫu hồ sơ và điền vào mẫu theo quy định và đến Sở để nộp hồ sơ. Ngoài ra, Sở còn trang bị “Màn hình cảm ứng” tại bộ phận “một cửa” để khách hàng có thể đến tự truy cập với những thao tác đơn giản để có thể tìm hiểu các thông tin về tài nguyên và môi trường liên quan đến mình.

Đặc biệt, tại phần thông tin về giải quyết các hồ sơ, doanh nghiệp hay tổ chức có thể biết được hồ sơ đã xong bước nào, đang nằm tại bộ phận nào, và thời hạn sẽ được giải quyết xong.

Page 17: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

20 21Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

z Hình 4:

Giao diện website của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An

2.1.2. Phát triển các website các tỉnh, sở, ngành để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư

Chức năng của một website của địa phương (và một cơ quan Nhà nước) rất quan trọng. Đây chính là ”bộ mặt” của một địa phương. Không cần phải đến tận nơi, những ai quan tâm đến địa phương đó đều có thể truy cập được các thông tin đầy đủ và cần thiết. Với doanh nghiệp, nếu được vận hành tốt, đây là kênh cung cấp thông tin chính thống, tin cậy từ các thông tin về định hướng, kế hoạch, các dự án đầu tư của tỉnh cho đến các thông tin về các chính sách, văn bản pháp luật mà tỉnh mới ban hành. Đặc biệt, thông qua website nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục hành chính và giảm thiểu thời gian đi lại. Doanh nghiệp có thể tải một mẫu biểu thủ tục hành chính, khai qua mạng từ đây và có thể hẹn ngày lấy được kết quả của một thủ tục hành chính. Qua đây, nếu có khó khăn các doanh nghiệp có thể phản ánh các khó khăn của mình, có thể trao đổi với lãnh đạo tỉnh, và có thể sử dụng đường dây nóng phản ánh các khó khăn, phiền hà mà mình gặp phải trong hoạt động kinh doanh.

Trong thời gian qua, các tỉnh, thành phố đã có những nỗ lực rất lớn nhằm phát triển hệ thống các website chính thức của mình, nhiều địa phương đã đầu tư nhiều tiền để phát triển hệ thống cổng thông tin với nhiều tính năng tiên tiến. Tuy vậy, hạn chế của nhiều website cơ quan nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng mà các cơ quan báo chí đã chỉ ra thời gian qua như: khả năng cập nhật thông tin còn kém, thông tin cũ, lạc hậu, quản trị website chưa chuyên nghiệp, khả năng vận hành chưa ổn định: thường giai đoạn đầu khi khai trương thì rầm rộ nhưng sau đó hiệu quả kém dần, các thông tin đưa lên website là những thông tin có sẵn, đơn giản mà không hướng theo định hướng đối tượng, phiên bản tiếng nước ngoài kém hoặc không hoạt động.

Trên thực tế, bản thân các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương sử dụng website còn tương đối hạn chế. Theo kết quả điều tra gần 10 nghìn doanh nghiệp trên 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam (mẫu điều tra được lấy theo cấp tỉnh) của VCCI năm 2009 thì tỷ lệ doanh nghiệp cho biết thường xuyên truy cập website của UBND tỉnh hoặc các sở, ngành của tỉnh chỉ 14,37%, số doanh nghiệp cho biết chưa bao giờ truy cập chiếm đến 33,42%, và số doanh nghiệp tỉnh thỉnh thoảng truy cập là 52,21%.

Về hiệu quả của website và các diễn đàn đối thoại trên mạng, theo điều tra doanh nghiệp năm 2009 nói trên của VCCI thì chỉ có 3,88% doanh nghiệp đánh giá kênh góp ý chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua website của tỉnh, diễn đàn đối thoại trên mạng là hiệu quả nhất (so với các kênh khác như các cuộc đối thoại chính quyền - doanh nghiệp: 56,42%, thông qua các hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề: 17,34%).

Page 18: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

22 23Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

Năm 2009, VCCI có tiến hành một nghiên cứu về tính minh bạch của các website cấp tỉnh ở Việt Nam. Nghiên cứu đánh giá website ở 3 mức độ khác nhau: Mức độ cung cấp thông tin (mức độ 1), trao đổi, tiếp nhận thông tin và cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến (mức độ 2), và mức độ phổ biến và tương tác của của website (mức độ 3). Mỗi nhóm gồm rất nhiều chỉ tiêu phụ khác nhau.

Kết quả cho thấy hầu hết website của các tỉnh, thành phố đáp ứng được ở mức độ 1. Hầu như các tỉnh, thành phố đều cung cấp thông tin chung về tỉnh như về khí hậu, diện tích, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, dân số, định hướng/tiềm năng phát triển và bản đồ, thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của địa phương. 62/63 trang thông tin của các tỉnh, thành phố đã đưa thông tin về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong trung và dài hạn (5 năm và 10 năm, kế hoạch đến 2020).

Tuy vậy, việc cung cấp thông tin về chất lượng nguồn nhân lực còn khá hạn chế mặc dù đây là thông tin rất quan trọng cho nhà đầu tư. Khoảng 30% tổng số các trang thông tin không có thông tin liên quan đến nguồn nhân lực. Phần lớn các website cung cấp thông tin về chỉ số này mới chỉ dưới dạng rất vắn tắt, hoặc là một hợp phần của số liệu thống kê.

Tổ chức bộ máy chính quyền tỉnh cũng là một thông tin khá quan trọng đối với nhà đầu tư. Tuy vậy, theo thống kê, trong số 63 cổng thông tin tỉnh, thành phố, có 25 tỉnh thành không công bố thông tin về phân công, phân nhiệm của lãnh đạo tỉnh. 19 trong 63 trang thông tin không cung cấp thông tin về lịch công tác của lãnh đạo UBND tỉnh. 11/63 tỉnh thành không cung cấp thông tin về bộ máy lãnh đạo của UBND tỉnh. Việc thiết lập đường dây nóng để phản ánh ý kiến của doanh nghiệp và người dân lên lãnh đạo tỉnh cũng ít được chú ý, chỉ có 6 trang thông tin cung cấp đường dây nóng.

Các chính sách ưu đãi về đầu tư đã được các tỉnh/thành cung cấp chú ý. Tất cả các trang thông tin (63/63) của các tỉnh/thành đều giới thiệu về chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh và của trung ương. 61/63 trang thông tin của tỉnh/thành cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luật mới do tỉnh ban hành. Có 60/63 trang thông tin cung cấp công báo điện tử. 59/63 trang thông tin đưa ra các thông báo về pháp luật và chính sách của tỉnh. 58/63 trang thông tin cung cấp văn bản chỉ đạo điều hành của tỉnh/thành. 53/63 trang thông tin cung cấp liên kết tới hệ thống pháp luật của trung ương.

Về dữ liệu liên quan đến sản xuất kinh doanh, các thông tin có thể hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại địa phương có thể được khai thác hầu hết trên các trang thông tin của các tỉnh, thành phố. Hầu hết các trang thông tin điện tử đều cung cấp thông tin về quy hoạch phát triển (62/63), khu công nghiệp/kinh tế trọng điểm (61/63), số lượng doanh nghiệp và nhà đầu tư hiện tại (61/63), và cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp phụ trợ (61/63). 59/63 trang có cung cấp thông tin tiện dụng khác cho

doanh nghiệp và số liệu thống kê của tỉnh. 57/63 trang thông tin có cung cấp thông tin về dự án kêu gọi đầu tư. Hiện tại, chỉ còn 9 trang chưa cung cấp thông tin về bảng giá đất của tỉnh/thành.

Ở mức độ 2, có sự khác biệt tương đối rõ giữa website các tỉnh, thành phố. 60/63 trang cung cấp mẫu hồ sơ trực tuyến. 58/63 trang thông tin có phần hỏi đáp thủ tục hành chính. Trong 63 trang thông tin của các tỉnh/thành, hiện có 31 trang có cung cấp cổng đối thoại với doanh nghiệp. Chức năng tìm kiếm trên trang thông tin của các tỉnh còn khá hạn chế. Có 17 trang không có mục tìm kiếm hoặc có nhưng không hoạt động. Việc công bố dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương để lấy ý kiến người dân và doanh nghiệp còn khá hạn chế, chỉ có 10 trang thông tin của tỉnh/thành cung cấp.

Tuy nhiên, việc cung cấp các thủ tục trực tuyến còn khá hạn chế, chỉ với 33/63 tỉnh thành có cung cấp, chiếm 52% tổng số trang tin. 41% các trang thông tin cung cấp từ 1 đến 3 thủ tục trực tuyến. Chỉ có 2 trang cung cấp 4 thủ tục trực tuyến (Hậu Giang, Kiên Giang), và 5 trang web cung cấp 5 thủ tục hành chính trực tuyến trở lên (An Giang, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng và Ninh Bình).

Ở mức độ 3 (sự phổ biến và tương tác của website), sự khác biệt giữa các tỉnh và thành phố theo đánh giá của VCCI rõ nét hơn nữa. Kết quả, trong số 63 trang thông tin tỉnh/thành, có 25% chỉ cung cấp tiếng Việt. Phần lớn các trang thông tin có cung cấp thêm 1 phiên bản ngôn ngữ khác, chiếm 67%. Có 4 trang thông tin cung cấp phiên bản có 2 ngôn ngữ trở lên. Duy nhất chỉ có Đồng Nai có 4 phiên bản ngoài phiên bản tiếng Việt.

Nhóm nghiên cứu của VCCI đã tìm hiểu về phản hồi của ban quản trị website và chất lượng thông tin phản hồi thông qua một khảo sát nhỏ. Hầu hết trên các trang thông tin đều có email liên lạc hoặc phần hỏi đáp (trừ Hà Nam). Để kiểm tra khả năng tương tác giữa các website và người dùng, cũng như độ hữu ích của website, nhóm nghiên cứu đã soạn thảo một thư dưới danh nghĩa một nhà đầu tư muốn tìm hiểu thông tin đầu tư vào một tỉnh/thành để gửi ban quản trị website đề nghị hướng dẫn thông tin. E-mail này được gửi đồng thời cho tất cả các tỉnh theo địa chỉ e-mail trên website. Trong số 61 thư gửi đi (qua email hoặc qua các phần đối thoại/hỏi đáp), có 16 thư không thể gửi được (Failed Delivery) và gửi được 43 thư.

Trong số 43 e-mail gửi đi được, 14 tỉnh có thư trả lời kèm thông tin cần thiết và 29 tỉnh/ thành không có phản hồi. Trong số 14 e-mail trả lời, có tới 6 e-mail trả lời trong vòng 2 ngày làm việc, chiếm 43% tổng số phản hồi. 5 thư trả lời trong vòng 3-5 ngày, chiếm 36% tổng số. Còn lại 3 e-mail, chiếm 21%, được trả lời trong vòng 6-13 ngày. Về chất lượng thông tin, trong 14 e-mail trả lời, có 12 e-mail chỉ rõ cơ quan liên hệ và hướng dẫn thủ tục, 1 e-mail trả lời chỉ giới thiệu cơ quan liên hệ, và 1 e-mail hẹn trả lời chính thức, song lại không có e-mail gửi tiếp theo.

Page 19: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

24 25Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

z Bảng 4:

Phản hồi của các tỉnh từ website

Cách thức trả lời Số tỉnh Tỉnh/ thành phố

Trả lời ngay trong ngày 2 Kon Tum, Phú Thọ

Trả lời sau 1 ngày 2 Bình Dương, Kiên Giang

Trả lời sau 2 ngày 2 Gia Lai, Quảng Ngãi

Trả lời sau 3 ngày 3 Đà Nẵng, Lâm Đồng, Sóc Trăng

Trả lời sau 4 ngày 1 Hải Phòng

Trả lời sau 7 ngày 1 Yên Bái

Trả lời sau 8 ngày 1 Bắc Giang

Trả lời sau 13 ngày 1 Đắk Lắk

Hẹn trả lời nhưng không trả lời 1 Hà Tĩnh

Không trả lời 29

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cao Bằng, Cà Mau, Cần Thơ, Hưng Yên, Hậu Giang, Điện Biên, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Long An, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Thuận, Sơn La, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tây Ninh, Vĩnh Long, Hải Dương.

Thư bị trả lại không liên lạc được (như địa chỉ e-mail bị sai, không tồn tại)

16

Lào Cai, Quảng Ninh, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bình Phước, Hà Giang, Đồng Nai, Lai Châu, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.

Không có e-mail, không có website 4 Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình,

Đắk Nông

2.2. Chủ động cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư

2.2.1. Kết nối các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư

Ma trận về thủ tục đầu tư là một trong những khó khăn đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Giai đoạn đầu tiên khi tiến hành thủ tục đầu tư vào một địa phương thường là giai đoạn xác định địa điểm, vị trí để tiến hành đầu tư. Lĩnh vực này chịu những quy định khác nhau từ pháp luật về đầu tư, đất đai, môi trường, xây dựng, v.v. với rất nhiều quy định chồng chéo và mâu thuẫn. Quy trình khảo sát giới thiệu địa điểm mặt bằng kinh doanh cho các nhà đầu tư tại một số tỉnh không phải thực sự thuận lợi.

Một số kết quả nghiên cứu và khảo sát gần đây cho thấy2 mặc dù thủ tục của giai đoạn này chỉ là xin phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về địa điểm lựa chọn và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là UBND tỉnh nhưng trên thực tế nhà đầu tư dường như phải tự tiếp xúc và làm việc với tất cả ba cấp cơ quan quản lý là cấp xã, cấp huyện và các sở ngành của tỉnh. Báo cáo nghiên cứu đã thống kê từ thực tế một tỉnh như Bắc Ninh (được đánh giá là tỉnh thực hiện tốt hơn so với quy định chung hiện nay) thì chỉ riêng giai đoạn khảo sát địa điểm đã bao gồm 41 bước, 5 loại giấy tờ cần phải nộp, mất tối thiểu là 15 ngày và số lần tối thiểu đến cơ quan Nhà nước là 13 lần3 .

z Hộp 2:

Ma trận thủ tục tại Hà Nội

Nếu trong vòng một hai năm, một nhà đầu tư có thể hoàn tất thủ tục cho một dự án thì đó quả là một nhà đầu tư tài ba. Hầu hết các dự án bất động sản ở Hà Nội đều được chuẩn bị một cách âm thầm từ rất lâu trước khi chính thức được công bố. Quy trình lập một dự án đầu tư hiện nay phải qua rất nhiều bước, và mỗi bước lại qua rất nhiều cơ quan quản lý khác nhau. Ngay cả trong trường hợp mọi thủ tục đều ổn, riêng việc “đeo bám” các cơ quan quản lý nhà nước để hoàn tất các thủ tục là một thử thách quá lớn.

2. IFC/MCG, Báo cáo rà soát thủ tục hành chính về đầu tư và tiếp cận đất đai của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, tháng 8 năm 2008.

3. IFC/MCG, Báo cáo rà soát thủ tục hành chính về đầu tư và tiếp cận đất đai của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, tháng 8 năm 2008.

Page 20: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

26 27Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

Lấy ví dụ muốn lập một dự án khu đô thị mới ở ngoại thành, về nguyên tắc, nhà đầu tư phải lập một “báo cáo đầu tư sơ bộ”, trước đây gọi là “báo cáo tiền khả thi”. Để đảm bảo rằng dự án có cơ hội được chấp thuận, nhà đầu tư cũng có thể xin trước một cái gọi là “chấp thuận về nguyên tắc” việc lập dự án từ UBND thành phố. Bước này rất quan trọng nhưng té ra lại không có giá trị pháp lý gì cả vì từ “chấp thuận” lập dự án đến “chấp thuận” dự án là một quãng đường rất dài.

Tiếp sau “báo cáo đầu tư sơ bộ”, nhà đầu tư sẽ phải lập một “báo cáo đầu tư khả thi”. Báo cáo này về lý thuyết sẽ được gửi đến UBND thành phố để xem xét phê duyệt, nhưng trên thực tế sẽ phải nộp ở Sở Kế hoạch và Đầu tư với tư cách là “cơ quan tham mưu” chính về các dự án đầu tư.

Ma trận bắt đầu xuất hiện khi báo cáo này được gửi đến hàng chục sở ngành khác để “xin ý kiến”. Sự đồng ý hoàn toàn từ tất cả các sở ngành là trường hợp rất hiếm gặp. Chưa kể, ngay cả khi tất cả đều đồng ý, nhưng chỉ cần một trong số các văn bản phúc đáp có một vài chữ “tuy nhiên” hay vài ý “đề nghị xem lại nội dung A, B, C”, v.v. dự án cũng có nguy cơ bị gác lại.

Vấn đề là nhà đầu tư sẽ phải “nắm tình hình” ở rất nhiều cửa và gặp gỡ, làm việc với rất nhiều người khác nhau. Có vô vàn biến số có thể tới và chỉ cần một trong số đó không thuận lợi thì dự án sẽ chịu ảnh hưởng. Sở Tài chính có thể đưa ra những nghi ngờ về năng lực tài chính của chủ đầu tư. Sở Quy hoạch Kiến trúc có thể quyết định việc cho xây 10 tầng hay 30 tầng. Sở Công an có thể lo lắng chuyện phòng cháy chữa cháy trong khi quận huyện sở tại cũng có thể băn khoăn về vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng, v.v.

Lựa chọn nào đây giữa việc nhìn thời gian và cơ hội trôi đi, với việc chấp nhận “chạy” để thúc đẩy dự án? Trong khi đó, cơ chế đấu thầu công khai để lựa chọn nhà đầu tư lại chỉ được tiến hành đối với các lô đất nhỏ lẻ, hầu hết các dự án có diện tích được tính bằng hecta hiện vẫn được quyết định bằng cơ chế giao đất.

Một khi các vấn đề thuần túy thị trường vẫn được quyết định bằng quy trình hành chính, rất khó để có thể thúc đẩy thị trường phát triển một cách lành mạnh trên nguyên tắc cạnh tranh, để đảm bảo rằng các sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng sẽ có chất lượng và giá cả phù hợp nhất.

Nguồn: Anh Minh, Bất động sản Hà Nội: Hấp dẫn nhưng khó vào, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Địa chỉ: http://vneconomy.vn/2010120511545772P0C17/bat-dong-san-ha-noi-hap-dan-nhung-kho-vao.htm

Do vậy, một xu hướng được một số địa phương lựa chọn là hệ thống các văn bản của Trung ương thành một quy trình tại tỉnh. Xây dựng quy trình này nhằm giản lược một số thủ tục chồng chéo, nhà đầu tư dễ tìm, dễ tra cứu và dễ thực hiện. Trong quy trình này, thông thường tỉnh sẽ lựa chọn áp dụng khung thời gian thấp nhất.

Một số tỉnh như Bắc Ninh đã có những cải tiến rất đáng chú ý về quy trình này. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Bắc Ninh đã tiến hành khảo sát, đánh giá toàn bộ quy trình thủ tục đầu tư xây dựng và ban hành Quyết định số 165/2009/QĐ-UBND ngày 27/11/2009 của UBND tỉnh về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng mới của các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp. Trước đó, UBND tỉnh Bắc Ninh đã thành lập Tổ công tác của tỉnh (Quyết định số 76/QĐ-UBND).

Quyết định 165 áp dụng cho các nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp đầu tư xây dựng ngoài các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Quyết định 165 lần đầu tiên đã hình thành một quy trình tổng thể, nhất quán cho thủ tục hành chính và công khai, minh bạch trong toàn bộ quy trình về:

� Trình tự thực hiện: nêu rõ các giai đoạn (bước) của quy trình, mối quan hệ giữa các bước, các thủ tục trong từng bước và cho phép thực hiện song song, kết hợp các thủ tục ở một số bước thay vì thực hiện nối tiếp, tuần tự.

� Đầu mối tiếp xúc: tập trung tại bộ phận một cửa của từng sở chủ trì thụ lý hồ sơ thủ tục, nhằm giảm số lần đi lại cho doanh nghiệp.

� Trách nhiệm của các cơ quan tham gia giải quyết thủ tục hành chính: cơ quan chủ trì thụ lý hồ sơ thủ tục phải chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan khác để giải quyết trong thời hạn quy định, tránh để nhà đầu tư phải liên hệ từng cơ quan để được giải quyết.

� Hồ sơ thủ tục: giảm số giấy tờ, tài liệu trùng lặp.

� Thời gian giải quyết: quy định rõ thời gian ở từng khâu của quy trình, từ tiếp nhận hồ sơ, lấy ý kiến các cơ quan hữu quan, phê duyệt đến trả kết quả; giảm thời gian giải quyết một số thủ tục.

Page 21: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

28 29Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

z

Hìn

h 5:

Sơ đ

ồ tr

ình

tự th

ủ tụ

c tạ

i Bắc

Nin

h

Trìn

h tự

thủ

tục

trướ

c đâ

y

Trìn

h tự

thủ

tục

hiện

nay

Ghi

chú

Xác

định

giá

thuê

đất

, sử

dụng

đất

: từ

cuối

m 2

008,

Quy

trìn

h nà

y đã

đượ

c ch

uyển

sa

ng c

ho S

ở TN

MT

theo

ND

25, T

T03

QD

142

của

Tỉnh

Bắc

Nin

h

Phòn

g ch

uyên

môn

Thực

hiệ

n đề

n bù

Giả

i phó

ng m

ặt b

ằng

Thực

hiệ

n đề

n bù

Giả

i phó

ng

mặt

bằn

g

>402

- 49

0

Nhà

máy

Bộ p

hận

một

cửa

Nhà

đầu

tư ti

ếp x

úc tr

ực ti

ếp

CQN

N là

m v

iệc

trực

tiếp

>297

>297

Khảo

sát

địa

điểm

Khảo

sát

địa

điểm

Thiế

t kế

cơ s

Giấ

y ph

ép

xây

dựng

Chứn

g ch

ỉ qu

y ho

ạch

Chứn

g ch

ỉ qu

y ho

ạch

Thiế

t kế

cơ s

ởG

iấy

phép

y dự

ng

Đán

h gi

átá

c độ

ng

môi

trườ

ng

DTM

Q

uyết

địn

h th

u hồ

i và

giao

thuê

đấ

tG

iấy

chứn

g nh

ận q

uyền

sử

dụn

g đấ

t

GCN

đầ

u tư

Quy

ết đ

ịnh

thu

hồi đ

ất

Quy

ết đ

ịnh

giao

/thu

êđấ

t

Giấ

y ch

ứng

nhận

quy

ền

sử d

ụng

đất

GCN

đầu

Xác

định

giá

th

uê đ

ất, s

ử dụ

ng đ

ất

Sở X

DSở

XD

Sở X

D

Sở K

T

Sở K

T

Sở X

D

Sở X

DSở

XD

Sở T

NM

T

Sở T

NM

TSở

TN

MT

Sở T

NM

TSở

chu

yên

ngàn

h th

eo p

hân

công

củ

a U

BND

Tỉn

h

Sở T

NM

TSở

TN

MT

Sở T

NM

T

Sở T

CU

BND

UBN

D X

ãU

BND

UBN

D X

ã

UBN

D H

uyện

UBN

D T

ỉnh

UBN

D T

ỉnh

UBN

D T

ỉnh

UBN

D T

ỉnh

UBN

D T

ỉnh

UBN

D T

ỉnh

UBN

D T

ỉnh

UBN

D T

ỉnh

UBN

D T

ỉnh

UBN

D T

ỉnh

UBN

D T

ỉnh

UBN

D H

uyện

UBN

D H

uyện

Nhà

đầu

Nhà

đầu

349

- 372

Nhà

máy

Ngu

ồn: I

FC, 2

010

z Bảng 5a:

Những thay đổi về hồ sơ từ quy trình mới của Bắc Ninh

TT Thủ tục Trước đây Hiện nay

(> 62 loại) (27-33 loại)

1 Khảo sát địa điểm và cung cấp thông tin quy hoạch 9 loại 2 loại

2a Thiết kế cơ sở > 13 loại 3 loại

2bĐánh giá tác động môi trường (ĐTM)/Cam kết bảo vệ môi trường (BVMT)

6 loại 3 loại

2c Giấy chứng nhận đầu tư 6 loại 5-8 loại

3Thu hồi đất/ Chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất và Hợp đồng thuê đất

16 loại 6-9 loại

4a Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 8 loại 5 loại

4b Giấy phép xây dựng 4 loại 3 loại

z Bảng 5b:

Những thay đổi về thời gian từ quy trình mới của Bắc Ninh

TT Thủ tục Trung ương (ngày)

Tỉnh Bắc Ninh (ngày)

Trước đây Hiện nay

1 Khảo sát địa điểmKhông có

quy định cụ thể

12+ 23-30

Cung cấp thông tin quy hoạch 20 14

2a Thiết kế cơ sở 10-15 10-15 10-15

Page 22: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

30 31Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

2b ĐTM/Cam kết BVMT 5-30 như quy định TW 5-30

2c Giấy chứng nhận đầu tư 15-25 như quy định TW 10-15

3Thu hồi đất/ Chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất và Hợp đồng thuê đất

20 20 20

4a Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 50 15 15

4b Giấy phép xây dựng 20 20 15

Tổng cộng toàn bộ quy trình 140-180+ 111+-151+ 83-110

Nguồn: IFC, 2010

2.2.2. Thiết lập mô hình “một cửa” triệt để, đầu mối cung cấp thông tin

Một trong những cản trở lớn đối với nhà đầu tư tại các địa phương là sự phối hợp không tốt giữa các cơ quan trong tỉnh, giữa các sở, ngành, giữa cấp tỉnh và cấp huyện. Với sự chỉ dẫn nhiều khi “vô trách nhiệm”, nhà đầu tư có thể phải “chạy lòng vòng” giữa các cơ quan trong tỉnh với hành trình không có điểm dừng. Một số thủ tục tưởng như đơn giản nhưng nếu như trong đó cần có ý kiến của các sở, ngành, huyện thị có liên quan thì đó lại là khởi đầu của một chuỗi thủ tục khác mà sẽ không rõ về thủ tục, quy trình, thời gian và điểm đến. Do vậy, thành lập được một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp là một trong những giải pháp mà các tỉnh áp dụng.

Với quyết tâm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, ngày 8/3/2010 UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 207/2010/QĐ-UB thành lập Văn phòng Phát triển Kinh tế, tên giao dịch bằng tiếng Anh: NINH THUAN ECONOMIC DEVELOPMENT OFFICE, tên viết tắt: EDO. Đây là mô hình mới được xây dựng trên cơ sở mô hình Văn phòng Phát triển Doanh nghiệp (EDB) của Singapore và ý tưởng của Công ty Tư vấn Monitor (Hoa Kỳ).

Theo quyết định thành lập4 EDO là “đơn vị sự nghiệp công, trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận, có chức năng giúp UBND tỉnh vận động, thu hút nguồn vốn đầu tư các thành phần kinh tế (đầu tư trong nước và nước ngoài), các nguồn tài trợ chính thức (ODA), viện trợ chính phủ nước ngoài

4 Quyết định số 207/2010/QĐ-UBND ngày 8/3/2010 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc thành lập Văn phòng Phát triển Kinh tế trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận.

(NGO); làm đầu mối tiếp xúc, hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý hồ sơ dự án đầu tư và các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp, xây dựng, đất đai, môi trường và các thủ tục cấp phép liên quan khác để triển khai dự án theo quy trình “một cửa liên thông”; hỗ trợ các nhà đầu tư, nhà tài trợ trong quá trình triển khai dự án đầu tư, tài trợ trên địa bàn tỉnh”.

Hoạt động của EDO hướng đến 4 mục tiêu cụ thể: � Tăng cường mối quan tâm của nhà đầu tư và đối tác phát triển đối

với Ninh Thuận

� Đơn giản hóa và xúc tiến hoạt động đầu tư cho các nhà đầu tư và đối tác phát triển

� Đề xuất và đấu tranh cải thiện môi trường hành chính và kinh doanh

� Cải thiện năng lực thực hiện của các cơ quan liên quan của Ninh Thuận

Về tổ chức bộ máy, điểm mới là EDO chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh. Cụ thể, trưởng Ban Chỉ đạo EDO là chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban là Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Thành viên gồm lãnh đạo các sở, ngành và địa phương liên quan. Kinh phí hoạt động của EDO theo quy định tại quyết định thành lập do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn tài trợ hợp pháp khác.

z Hình 6:

Tỉnh Ninh Thuận cũng ra Quyết định 290/2010/QĐ-UBND ngày 17/3/2010 ban hành Quy định về cơ chế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa liên thông” tại Văn phòng Phát triển Kinh tế. Tại quyết định này có 14 nhóm thủ tục hành chính5 liên quan đến doanh nghiệp được “tập trung” thực hiện tại một đầu mối là EDO.

Một nguyên tắc chung trong quy trình giao dịch này là nhà đầu tư (trừ các dự án đầu tư vào khu công nghiệp) giao dịch, nộp hồ sơ và nhận kết quả đối với tất cả các nhóm thủ tục trên tại EDO. Nếu như quy trình trước đây, nhà đầu tư phải trực tiếp làm việc với tất cả các phòng ban liên quan từ 6-8 lần đến khi nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn sau khi thành lập EDO, nhà đầu tư chỉ cần làm việc với EDO và thời gian làm việc và chi phí liên quan sẽ giảm mạnh.

5. Bao gồm: 1) Thủ tục đăng ký kinh doanh, khắc dấu, đăng ký thuế; 2) Thủ tục chấp thuận chủ trương về địa điểm; 3) Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư; 4) Thủ tục thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng; 5) Thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở; 6) Thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 7) Thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; 8) Thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký bảo vệ môi trường; 9) Thủ tục cấp phép xây dựng; 10) Thủ tục thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy; 11) Thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản; 12) Thủ tục thành lập các cơ sở đào tạo, dạy nghề, y tế tư nhân; 13) Thủ tục cấp giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài; 14) Thủ tục kê khai thuế.

Page 23: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

32 33Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

hình

của

ED

O

Ủy

ban

Nhâ

n dâ

n Tỉ

nh N

inh

Thuậ

n

Ban

chỉ đ

ạo E

DO

Phòn

g Đ

ầu tư

Phòn

g hỗ

trợ

phát

triể

nH

ành

chín

h - T

ổng

hợp

Nhó

m là

m v

iệc

bán

chuy

ên tr

ách:

12

ngườ

i ( S

ở KH

ĐT

3, X

ây d

ựng

2, T

NM

T 4,

Cục

thuế

2, P

C13:

1)

Ban

Giá

m đ

ốcSở

Kế

hoạc

h và

Đầu

Đảm

bảo

trác

h nh

iệm

của

cấp

cao

sự

liên

kết c

ấp tỉ

nh

Họp

địn

h kỳ

chỉ

đạo

giả

i quy

ết

các

vướn

g m

ắc p

hát s

inh

y dự

ng c

hiến

lượ

c th

u hú

t vố

n đầ

u tư

tư n

hân

G

iới t

hiệu

cho

các

nhà

đầu

tư tr

ong

và n

goài

nướ

c về

tỉnh

Nin

h Th

uận

Cung

cấp

các

thôn

g tin

về

đầu

tư Cu

ng c

ấp h

ỗ tr

ợ tr

ong

suốt

quá

tr

ình

đầu

tư C

un

g c

ấp c

ác d

ịch

vụ

vấn

ki

nh

do

anh

m k

iếm

phả

n hồ

i củ

a nh

à đầ

u tư

liên

qua

n đế

n qu

y tr

ình

và m

ôi

trườ

ng đ

ầu tư

y dự

ng c

hiến

lược

thu

hút

hỗ

trợ

phát

triể

n G

iới

thiệ

u N

inh

Thuậ

n ch

o cá

c đố

i tác

phá

t triể

n Cu

ng

cấp

thôn

g tin

về

N

inh

Thuậ

n ch

o cá

c đố

i tác

phá

t triể

n

Quả

n lý

quá

trìn

h tà

i trợ

vốn

Đ

iều

phối

các

hoạ

t độn

g củ

a đố

i tá

c ph

át tr

iển

giữa

các

tỉnh

m k

iếm

phả

n hồ

i của

các

đối

c ph

át tr

iển

Q

uản

lý h

ành

chín

h, tà

i vụ

n th

ư lư

u tr

ữ Tổ

chứ

c bộ

phậ

n 1

cửa

hướn

g dẫ

n, ti

ếp n

hận

hồ s

ơ Cô

ng n

ghệ

thôn

g tin

Đ

ào tạ

o Th

am m

ưu c

ơ ch

ế ch

ính

sách

Tổ

chứ

c ho

ạt đ

ộng

các

cán

bộ

kiêm

nhi

ệm

Hướ

ng d

ẫn, t

iếp

nhận

hồ

sơ lĩ

nh v

ực p

hụ tr

ách

các

Sở n

gành

Trực

tiếp

xử

lý c

ác h

ồ sơ

thuộ

c ch

ức n

ăng,

nhi

ệm v

ụ củ

a ng

ành

tại E

DO

Tham

gia

ý k

iến

đối v

ới lĩ

nh v

ực q

uản

lý n

gành

Chỉ đ

ạo tổ

chứ

c và

đưa

ra c

ác

chỉ đ

ạo c

hiến

lược

Quả

n lý

chu

ng

Ngu

ồn: E

DO

, 201

0

z Hình 7:

Quy trình trước và sau khi có EDO

Mối quan hệ tương tác của nhà đầu tư trong quy trình trước đây

Mối quan hệ tương tác của nhà đầu tư thông qua EDO

Xác nhận bản đồ địa chính

Cuộc họp của hội đồng về lựa chọn vị trí khu đất

Đánh giá mặt bằng thi công chi tiết

Báo cáo bồi thường đất đai

Cấp giấy chứng nhận đầu tư

Quy trình đền bù đất đai và tái định cư

Cấp giấy phép xây dựng

Cuộc họp của hội đồng EIA

Nhà đầu tư Nhà đầu tư

NINH THUẬN

Sở Tài nguyênSở Tài nguyên

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Xây dựngSở Xây dựng

Ủy ban Nhân dân xã/ huyện

Ủy ban Nhân dân xã/ huyện

Nguồn: EDO, 2010

Theo thiết kế có 3 nhóm thủ tục. Nhóm thứ nhất là các thủ tục xử lý giải quyết ngay tại EDO. Đây là những thủ tục đơn giản, thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp phòng như: đăng ký kê khai thuế, cấp mã số thuế, trích lục sơ đồ vị trí, giới thiệu địa điểm đầu tư, v.v. sẽ do cán bộ kiêm nhiệm các sở ngành thực hiện giải quyết ngay tại EDO. Nhóm thứ hai là các thủ tục thuộc thẩm quyền tham mưu giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, như: chấp thuận chủ trương địa điểm, cấp giấy chứng nhận đầu tư, do EDO tiếp nhận và tham mưu Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh. Nhóm thứ ba là các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ngành, địa phương, như: thủ tục về xây dựng, đất đai, môi trường, v.v. thì EDO tiếp nhận và chuyển trực tiếp đến các sở, ngành, địa phương xử lý theo thẩm quyền. Điểm khác biệt là EDO là địa chỉ duy nhất và là nơi chịu trách nhiệm tiếp nhận và trả các kết quả về các thủ tục đầu tư cho nhà đầu tư.

Quy trình tiếp nhận một dự án đầu tư theo thiết kế của mô hình mới đã cải thiện rất nhiều.

Page 24: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

34 35Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

z Hình 8:

Thay đổi trong quy trình tiếp nhận dự án đầu tư tại Ninh Thuận

Quy trình ra quyết định trước đây2 Quy trình song song2 tại EDO Ninh Thuận

Quy trình đọc

Quy trình song song

: Các bước mà nhà đầu tư phải thực hiện : Các bước do chính quyền thực hiện : Số ngày cần thiết để hoàn thành

: Các bước mà nhà đầu tư phải thực hiện trong một số trường hợp : Các bước do chính quyền thực hiện trong một số trường hợp

96 -113 Ngày2 53 - 63 ngày2

10

10

15 15 20 20

30

20

30

15

15

3

3

20

7

Họp và phê chuẩn vị trí khu đất

Yêu cầu lựa chọn vị trí khu đất

Yêu cầu lựa chọn vị trí khu đất

Họp và phê chuẩn vị trí khu đất

Xây dựng tài liệutheo yêu cầu

Xây dựng mặt bằng thi công chi tiết

Xây dựng bản đồ địa chính

Lập báo cáo dự án hoàn thiện

Đền bù là lập báo cáo

Đánh giá và phê chuẩn mặt bằng thi công

Xác nhận bản đồ địa chính

Xác nhận bản đồ địa chính

Cấp giấy phépthực hiện

Cấp giấy chứng nhận đầu tư

Phê chuẩn báo cáo dự án

Đánh giá và phê chuẩn mặt bằng

thi côngQuyết định áp Phí/Thuế sử dụng đât

Quyết định áp Phí/Thuế sử dụng đât

Cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất

Phê chuẩn báo cáo dự án

Phê chuẩn báo cáo đền bù đất đai

Cấp giấy chứng nhận đầu tư

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Họp bàn về báo cáo EIA và cấp giấy phép

Họp bàn về báo cáo EIA và cấp giấy phép

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtCấp phép

xây dựng

Lập báo cáo EIA Lập báo cáo EIA

Nguồn: EDO, 2010

Như vậy, quy trình ban đầu toàn bộ các thủ tục từ tối thiểu 96 - 113 ngày đã giảm xuống gần một nửa, còn khoảng 53-63 ngày.

Chắc còn phải cần có nhiều thời gian để đánh giá về sự thành công hay không của mô hình EDO nhưng rõ ràng với cách thiết kế đầy đủ và bài bản thì đây là bước tiến quan trọng trong nỗ lực làm tăng tính minh bạch của môi trường đầu tư và kinh doanh của Ninh Thuận.

z Bảng 6:

So sánh thời gian giải quyết thủ tục đầu tư tại Ninh Thuận và Trung ương

Lĩnh vực Thủ tục

Thời gian giải quyết tại EDO

(số ngày)

Quy định của Trung ương (số ngày)

Đăng ký kinh doanh Cấp mới đăng ký kinh doanh 3 5

Thay đổi đăng ký kinh doanh 3 5

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp 3

Giải thể 7 12

Đầu tư Chấp thuận chủ trương về địa điểm đầu tư 15

Đăng ký đầu tư (không cấp giấy chứng nhận đầu tư) 1

Thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư (đối với dự án không thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư)

15 30

Thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư (đối với dự án thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư)

15 37

Xây dựng Quy hoạch chi tiết 20 35

Ý kiến thiết kế cơ sở Nhóm B 13 15

Nhóm C 8 15

Cấp giấy phép xây dựng 7 20

Đất đai Giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 25

Page 25: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

36 37Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

Tài nguyên và môi trường

Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

25 30

Đăng ký và xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường (thuộc thẩm quyền huyện, thành phố)

5 5

Khoáng sản Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản 20 60

Cấp lại, gia hạn, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản

15 30

Cấp, gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản 20 30

Nguồn: EDO, 2010

Một số tỉnh từ thực tế của mình đã xây dựng được một quy trình chi tiết và cụ thể về bước thủ tục đầu tiên và rất quan trọng này. Điển hình như tỉnh Đồng Nai. Qua khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu thấy đây là mô hình hữu ích, đáng tham khảo cho các tỉnh khác.

Theo quy định của Đồng Nai thì đối với dự án ngoài khu công nghiệp, giai đoạn đầu tiên khi vào Đồng Nai là xác định vị trí đó có phù hợp quy hoạch không. Nhà đầu tư nộp đơn xin thỏa thuận vị trí lên Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các đoàn cơ quan Nhà nước khác nhau đi khảo sát thực tế và xem hiện trạng. Đoàn khảo sát này gồm các cơ quan Nhà nước có liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp (nếu liên quan đến công nghiệp), Sở Tài chính (vấn đề tiền thuê đất), UBND huyện có liên quan, v.v. Đối với những vị trí mặt bằng kinh doanh cần có ý kiến của bên quân sự, trên 10ha thì khi đi khảo sát mời đại diện bên quân đội.

Theo quy trình này, sau khi kết thúc khảo sát, trong thời gian từ 10 đến 15 ngày, các sở ngành liên quan phải có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ý kiến các sở, ngành phải thể hiện việc thống nhất hay không thống nhất vị trí dự kiến đầu tư đó. Nếu các sở ngành cùng thống nhất thì Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự thảo văn bản chấp thuận dự án đầu tư trình cho UBND. Nếu các sở, ngành có ý kiến khác nhau thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức cuộc họp giữa các sở, ngành liên quan để thảo luận, phân tích nhằm có được ý kiến thống nhất. Kèm theo văn bản trình lên UBND là sơ đồ vị trí đất, do cơ quan tài nguyên môi trường lập (có UBND huyện ký thống nhất). Trong quá trình đi khảo sát địa điểm mà nhà đầu tư đề nghị nếu thấy không phù hợp quy hoạch, không thể điều chỉnh quy hoạch thì trả lời nhà đầu tư biết.

Quy trình này đã được Đồng Nai thực hiện từ năm 2002, gần đây nhất, đầu năm 2007 do những quy định thay đổi nên UBND Đồng Nai ban hành quyết định mới6 thay thế cho quyết định 5 năm trước đây. Quyết định năm 2007 có điểm mới là phân cấp từ cấp tỉnh cho UBND huyện. Những dự án nằm trong 34 cụm công nghiệp (thường quy mô tối đa 100ha), chủ yếu dự án trong nước. Với sự phân cấp này, UBND huyện sẽ có quyền xem xét để chấp thuận về quy hoạch, địa điểm.

Nhìn chung, với quy định về thoả thuận địa điểm như của tỉnh Đồng Nai có những điểm thuận lợi sau:

� Việc giới thiệu địa điểm đã được Đồng Nai xây dựng thành một quy trình thủ tục rành mạch, có trình tự các bước, có thời hạn cụ thể, cơ quan chủ trì, cơ quan chịu trách nhiệm, hình thức pháp lý của các giai đoạn, v.v.

� Với đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc phối hợp, điều phối các thủ tục hành chính, các doanh nghiệp và nhà đầu tư giảm được nhiều thời gian đi lại giữa các cơ quan hành chính khác nhau.

� Sự tham gia của các sở, ngành ngay từ giai đoạn nhà đầu tư lựa chọn địa điểm đã mang lại nhiều lợi ích, các sở ngành có liên quan đã có được thông tin về dự án từ giai đoạn ban đầu do vậy những quy trình thẩm định về sau (như môi trường, xây dựng, v.v.) sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn cho các doanh nghiệp trong giai đoạn sau.

� Với chủ trương phân cấp cho UBND các huyện đối với các dự án sản xuất trong nước trong một số lĩnh vực cũng tăng thêm trách nhiệm cho cấp huyện.

2.2.3. Cải thiện quan hệ hợp tác giữa các sở, ngành Một trong những yếu tố hạn chế khả năng tiếp cận thông tin kịp thời, nhất quát và tin cậy của doanh nghiệp là sự hợp tác kém giữa các sở, ngành trong tỉnh. Cải thiện sự phối hợp này là định hướng ưu tiên, là phương châm trong chiến lược thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp của nhiều tỉnh, thành phố. “Chủ trương thì thường là có mặt bằng ngang nhau nhưng đạt hay không là do sự phối hợp giữa các sở, ngành. Đối với tỉnh, ngay trong chính sách ban hành ưu đãi đầu tư thì tỉnh đều đã có gắn trách nhiệm của các sở, ngành”7.

Nhiều tỉnh đã xây dựng quy chế nội bộ về cơ chế hợp tác, phối hợp giữa các sở ngành liên quan, xem đây là cách thức quan trọng tạo ra sự phối hợp và thống

6. Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND ngày 26/3/2007 ban hành quy định thoả thuận địa điểm dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

7. Phỏng vấn ông Trương Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, Khảo sát của VCCI ngày 1/8/2008.

Page 26: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

38 39Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

nhất cao giữa các sở, ngành và UBND tỉnh. Khảo sát của nhóm nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Long, cả Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường lẫn UBND đều cho rằng yếu tố quan trọng tạo ra sự hợp tác nhịp nhàng giữa các sở ngành, UBND là quy chế nội bộ của tỉnh. Bản quy chế này do tỉnh xây dựng để phân công, phân nhiệm cụ thể cách thức phối hợp, hợp tác, cơ chế chịu trách nhiệm của các sở, ngành, huyện thị, UBND tỉnh. “Quy chế nội bộ của UBND tạo sự thống nhất nội bộ giữa UBND, có quan hệ giữa cấp trên, cấp dưới; giữa các bộ phận, giữa Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư…”8.

z Hộp 3:

Quy chế phối hợp giải quyết công việc giữa các sở, ban, ngành của Bình Định

Ngày 28 tháng 6 năm 2010, UBND tỉnh Bình Định đã ra Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về phối hợp giải quyết công việc giữa các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh.

Quy chế kèm theo Quyết định 12 đã đề ra một số nguyên tắc phối hợp quan trọng như:

� Thực hiện nguyên tắc đồng thuận giữa các sở, ban, ngành với nhau trong giải quyết công việc. Những vấn đề không đạt được sự đồng thuận, có nhiều ý kiến khác nhau giữa các sở, ngành thì cơ quan chủ trì tổng hợp ý kiến, trình UBND tỉnh hoặc Chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết; đồng thời đề xuất phương án giải quyết của cơ quan mình.

� Việc chủ trì tổ chức thực hiện công tác phối hợp sẽ được giao cho sở, ban, ngành có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan nhiều nhất đến lĩnh vực hoặc nhiệm vụ cần phối hợp hoặc do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo trực tiếp.

� Ý kiến của cán bộ, công chức do cơ quan phối hợp cử tham gia được xem là ý kiến của Thủ trưởng cơ quan đó. Trường hợp phối hợp bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, nếu quá thời hạn quy định tham gia ý kiến mà đơn vị phối hợp không có ý kiến trả lời thì được xem là đồng thuận với ý kiến của cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm liên đới với cơ quan chủ trì.

Tùy theo tính chất, nội dung và điều kiện cụ thể của công việc, cơ quan chủ trì quyết định việc áp dụng các phương thức phối hợp sau đây:

1. Lấy ý kiến bằng văn bản.

2. Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo.

8. Phỏng vấn ông Phạm Thành Khôn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Long, Khảo sát của VCCI ngày 30/7/2008.

3. Khảo sát, điều tra.

4. Lập tổ chức phối hợp liên cơ quan (Ban chỉ đạo, Tổ công tác) để triển khai thực hiện nội dung công việc.

Quy chế cũng quy định rất rõ về thời gian. Theo đó, thời gian cơ quan chủ trì gửi văn bản đến các sở, ban, ngành liên quan để lấy ý kiến, chậm nhất là trước 05 ngày làm việc, cơ quan phối hợp phải nhận được văn bản (trừ các loại công việc có quy định riêng về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan). Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị góp ý của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản ý kiến của đơn vị mình. Nếu quá thời hạn mà không có ý kiến trả lời được hiểu là đồng thuận với đề xuất của cơ quan chủ trì.

Nguồn: Khảo sát của VCCI tại tỉnh Bình Định ngày 17/8/2010

Tại tỉnh Bình Dương cũng vậy, đại diện UBND tỉnh Bình Dương cho rằng có được sự nhịp nhàng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước là nhờ vào quy chế làm việc nội bộ của tỉnh. Trách nhiệm của từng cơ quan được thể chế hoá trong Quy chế làm việc của cấp uỷ, của HĐND, UBND và các sở, ban, ngành của tỉnh và chính quyền cấp huyện, cấp xã. Thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết từng loại công việc cho doanh nghiệp được quy định rõ ràng, ách tắc ở khâu nào đều có cơ quan, có người chịu trách nhiệm, không có tình trạng dựa dẫm, đùn đẩy công việc cho nhau. Bộ máy hoạt động theo nguyên tắc “chủ trương bàn và quyết tập thể, điều hành và quyết định cụ thể chỉ một người”. Do vậy, khi phát sinh công việc cụ thể, không phải chờ báo cáo xin ý kiến hoặc họp bàn những việc cụ thể. Trong giao ban hàng tuần có nội dung xem xét những vấn đề các nhà đầu tư, các doanh nghiệp còn vướng mắc để bàn biện pháp xử lý9.

Điểm chung tại một số các tỉnh thành công mà VCCI khảo sát chính là thường trách nhiệm trong một số thủ tục cụ thể liên quan đến các nhà đầu tư được giao cụ thể cho một cơ quan chịu trách nhiệm theo nguyên tắc “một việc một đầu mối”. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm phối hợp các sở, ngành có liên quan để giải quyết các vấn đề phát sinh. Điều này sẽ khắc phục được điểm yếu của nhiều tỉnh thành là nhà đầu tư phải đến từng sở, ngành để thực hiện và nhiều khi rơi vào “vòng tròn có khi bất tận của thủ tục hành chính” giữa các sở, ngành.

Tuy vậy, đáng lưu ý, qua quan sát tại nhiều tỉnh, thành phố, cơ chế một đầu mối không xác định này đang tạo ra sự không thống nhất về cơ quan chịu trách nhiệm đối với các thủ tục đầu tư tại các tỉnh khác nhau. Chẳng hạn như trong bước đầu tiên là giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tư (đối với địa điểm ngoài khu công nghiệp): ở tỉnh Đồng Nai thì đầu mối chịu trách nhiệm là Sở Kế hoạch và Đầu tư10, ở Bắc Ninh là Sở

9. caicachhanhchinh.gov.vn/.../vi.Kinh%20nghiem%20Binh%20Duong.doc

10. Quyết định 20/2007/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2007 của UBND tỉnh Đồng Nai quy định thỏa thuận địa điểm dự án đầu tư sản xuất kinh doanh.

Page 27: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

40 41Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

Xây dựng11, ở Thừa Thiên Huế lại là Văn phòng UBND tỉnh12, v.v. Hay đầu mối tiếp nhận hồ sơ giấy chứng nhận đầu tư tại các tỉnh có thể là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư trực thuộc UBND tỉnh, hay Văn phòng UBND tỉnh.

2.2.4. Mô hình các hội đồng, tổ công tác tại tỉnhNhững tỉnh thành công mà nhóm nghiên cứu tiếp cận đều cố gắng giải quyết kịp thời và triệt để những vướng mắc, khó khăn mà các nhà đầu tư gặp phải. Theo quan sát, mô hình được đánh giá là phù hợp và được nhiều tỉnh áp dụng là thành lập các tổ, nhóm công tác gồm đại diện nhiều cơ quan có liên quan sử dụng. Những tổ, nhóm này thường do lãnh đạo UBND (thường là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách kinh tế, đầu tư) chủ trì, thành viên thường là lãnh đạo (Giám đốc, Phó Giám đốc) các sở ngành có liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Sở Tài chính, v.v. Đại diện các huyện thị ít khi là thành viên thường xuyên của tổ, nhóm này mà là thành viên phối hợp khi những vụ việc giải quyết trên địa bàn của huyện, thị đó.

Hiện chưa rõ mô hình này được áp dụng đầu tiên tại tỉnh thành nào của Việt Nam. Nhưng qua khảo sát tại nhiều địa phương mô hình này đáp ứng được những yêu cầu của các tỉnh như:

� Đưa ra được cơ chế “phản ứng nhanh” trong giải quyết vấn đề, đáp ứng được yêu cầu cho nhà đầu tư.

� Khắc phục được những trở ngại hành chính trong phối hợp giữa các sở ngành, mỗi sở ngành ở Việt Nam thường có bộ chủ quản riêng phía trên, có luật và hệ thống quy định chuyên ngành riêng, có trình tự thủ tục hành chính riêng.

� Khắc phục được những điểm “tế nhị” của mô hình một sở đứng ra chủ trì phối hợp các sở, ngành khác cùng giải quyết do mỗi sở, ngành có những lợi ích riêng cần phải bảo vệ, lãnh đạo của từng sở, ngành đó có thể có những “vị thế chính trị” riêng trong hệ thống chính trị của địa phương.

� Là kênh làm việc trực tiếp giữa lãnh đạo UBND tỉnh và các sở ngành chuyên môn mà không phải qua Văn phòng UBND và thủ tục công văn giấy tờ nhiều khi phức tạp.

� Cơ chế, bộ máy hoạt động đơn giản, gọn nhẹ, linh động: Không thành lập bộ máy hành chính mới (thường không dễ dàng hiện nay do yêu cầu cải cách và giảm biên chế hành chính).

11. Quyết định số 38/2006/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2006 và Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND ngày 11 tháng 1 năm 2007 của UBND tỉnh Bắc Ninh.

12. Văn bản số 316/UBND-XD ngày 17 tháng 1 năm 2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về quy trình giải quyết thủ tục đầu tư.

z Hộp 4:

Mô hình Hội đồng đầu tư tại Long An

Để thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư, kịp thời tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Long An đã thành lập Hội đồng đầu tư ngoài ngân sách. Hội đồng này được thành lập theo Quyết định số 2738/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2009. Hội đồng có 8 thành viên do Chủ tịch UBND tỉnh là chủ tịch Hội đồng, các thành viên là thủ trưởng các sở, ngành có liên quan. Theo quy định thì tùy theo nội dung từng phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mời thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố liên quan tham dự họp Hội đồng đầu tư.

Theo quy chế làm việc ban hành kèm theo Quyết định số 2738 thì Hội đồng đầu tư tỉnh là tổ chức giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước và trên các lĩnh vực đầu tư, phát triển của doanh nghiệp. Hội đồng tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định trên các vấn đề:

� Thẩm định cơ chế, chính sách điều hành kế hoạch đầu tư phát triển của tỉnh, thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội từ mọi thành phần kinh tế.

� Thẩm định kế hoạch đầu tư phát triển như kế hoạch vốn đầu tư, điều hòa nguồn vốn đầu tư, lựa chọn giải pháp xử lý các vướng mắc liên quan đến đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

� Thẩm định cơ chế chính sách điều hành kế hoạch phát triển các thành phần kinh tế của tỉnh, định hướng đầu tư các lĩnh vực kinh tế ngoài ngân sách.

� Thẩm định tiếp nhận các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế thuộc thẩm quyền quy định tại Quy chế thỏa thuận địa điểm đầu tư do UBND tỉnh ban hành; lựa chọn giải pháp xử lý các vướng mắc liên quan trong công tác tiếp nhận, cấp phép hoặc thu hồi chủ trương, thu hồi chứng nhận đầu tư; giải quyết các kiến nghị, đề xuất của các chủ đầu tư liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp.

Hội đồng đầu tư họp định kỳ hàng tháng vào tuần cuối cùng của tháng để giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh trong tháng. Với chức năng là thư ký và thường trực Hội đồng đầu tư tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổng hợp nội dung chuẩn bị họp Hội đồng, tham mưu cho Chủ tịch các vấn đề có liên quan tại cuộc họp Hội đồng đầu tư, lập biên bản tổng hợp sau khi họp Hội đồng.

Thông thường, trong quá trình tiếp nhận dự án đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã gửi văn bản cho các sở, ngành để lấy ý kiến. Trên cơ sở đó các sở, ngành

Page 28: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

42 43Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

cùng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục như việc thu hồi đất đai, xác nhận phòng cháy chữa cháy, xây dựng, v.v. Nếu có khó khăn, vướng mắc thì thông qua Hội đồng đầu tư. Trong những cuộc họp Hội đồng đầu tư, với cơ chế liên ngành, những khó khăn trong quá trình tiếp nhận, triển khai các dự án đầu tư sẽ được nêu ra để bàn bạc và kiến nghị hướng giải quyết.

Hoạt động của Hội đồng được đánh giá là thực chất và hiệu quả, chỉ trong tháng 8 năm 2010 đã giải quyết được hơn 50 trường hợp về gia hạn, thu hồi các dự án đầu tư.

Nguồn: Thông tin từ buổi làm việc của VCCI với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An ngày 15 tháng 9 năm 2010.

Mô hình Tổ công tác cũng là cách thức hỗ trợ doanh nghiệp khá hiệu quả nhằm cung cấp nhiều hơn nữa thông tin cho các nhà đầu tư, xử lý sự khác biệt về thủ tục hành chính giữa các cơ quan Nhà nước, và thúc đẩy tiến trình thủ tục hành chính. Như một số tỉnh đánh giá thì đây cũng là hình thức để tăng tính trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong giải quyết thủ tục cho các doanh nghiệp.

Hộp 5:

Tổ hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư tại Lào Cai

Ngày 18/3/2010, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 638/QĐ-UBND, thành lập Tổ hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh, Tổ trưởng là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, các thành viên là trưởng, phó một số sở, ngành liên quan trực tiếp đến lĩnh vực đầu tư của tỉnh; cơ quan thường trực đặt tại Phòng Thẩm định và Giám định Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Tổ hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn: tiếp nhận những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh; đôn đốc các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố xử lý dứt điểm, kịp thời, đúng thời hạn và đúng thẩm quyền những kiến nghị, vướng mắc của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính; phát hiện và đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý dứt điểm những thủ tục hành chính do cơ quan quản lý, cán bộ, công chức nhà nước các cấp đã tùy tiện đặt thêm hoặc gây khó khăn, hạn chế hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; chủ động làm việc với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính; định kỳ hàng quý, tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tình hình và kết quả xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phối hợp với Tổ hỗ trợ doanh nghiệp khi có yêu cầu phối hợp giải quyết những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, chậm trễ trong thực hiện thủ tục hành chính đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Nguồn: Khảo sát của VCCI tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai ngày 10/8/2010. Website tỉnh Lào Cai: www.laocai.gov.vn

2.3. Tăng cường đối thoại chính quyền - doanh nghiệp và nâng cao vai trò của hiệp hội doanh nghiệp

2.3.1. Mô hình đối thoại chính quyền - doanh nghiệpNhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng được hệ thống đối thoại doanh nghiệp - chính quyền thường xuyên và rộng khắp. Chẳng hạn ở TP. Hồ Chí Minh, không chỉ các sở, ngành tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, hoạt động này mở rộng xuống cấp quận, huyện. “Trong năm 2009, thành phố đã giao cho các quận, huyện tổ chức các buổi tiếp xúc với doanh nghiệp trên từng địa bàn, nhờ vậy doanh nghiệp có cơ hội gặp các cơ quan quản lý nhà nước nhiều hơn, giải quyết kịp thời hơn vướng mắc của mình. Năm 2009, có 13 quận, huyện đã triển khai. Năm 2010, thành phố giao nhiệm vụ mỗi quận, huyện ít nhất mỗi quý tổ chức gặp doanh nghiệp một lần. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) tổ chức mỗi tháng một lần và với vai trò trưởng ban điều hành hệ thống đối thoại sẽ hỗ trợ quận, huyện tổ chức và có trách nhiệm huy động các sở, ngành liên quan đến dự. Nhờ vậy, các cơ quan quản lý nhà nước biết được chính sách ban hành có những gì chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp”13.

Đối thoại, gặp mặt doanh nghiệp được Đồng Tháp xây dựng thành một quy chế riêng. Đồng Tháp đã ban hành văn bản số 16/KH-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2006 về kế hoạch gặp mặt doanh nghiệp. Hoạt động gặp mặt thường kỳ được xác định các nội dung cụ thể gồm:

� Tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

13. Phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng, Đối thoại giúp doanh nghiệp phát triển, Báo Sài gòn Tiếp thị ngày 9/6/2010.

Page 29: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

44 45Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

� Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức, doanh nghiệp đang gặp phải trước, trong và sau đầu tư với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

� Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thẩm quyền và đề ra những chính sách cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

� Truyền đạt lại những chủ trương, chính sách mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc của tỉnh có liên quan đến lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Đây được xác định là hoạt động định kỳ vào ngày 10 hàng tháng (nếu trùng vào ngày lễ, ngày nghỉ thì bố trí ngày làm việc kế tiếp). Ngoài ra Chủ tịch UBND tỉnh còn gặp mặt doanh nghiệp đột xuất khi có yêu cầu.

Địa điểm tổ chức hoạt động gặp mặt này là Văn phòng UBND tỉnh. Chủ trì là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phần tham dự là thủ trưởng các sở, ngành, địa phương. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp có những vướng mắc, khó khăn cần kiến nghị với cơ quan quản lý hành chính Nhà nước đều có thể tham gia.

Một số tỉnh rất chú trọng việc tăng cường chất lượng hoạt động đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp, hình thành được mô hình và cách thức làm việc hiệu quả và minh bạch. Đối với Bình Dương: “Tiếp xúc doanh nghiệp không cần quy mô lớn, đông đảo doanh nghiệp, từng khu công nghiệp một lần, vùng khu công nghiệp ít thì vài khu công nghiệp, hoặc quy mô từng huyện. Gặp doanh nghiệp thì sở ngành phải đi cùng để kết nối vấn đề, có trách nhiệm cụ thể. Hứa hẹn rồi thì làm, làm thì phải kiểm tra”14.

Chính quyền chủ động nắm bắt các khó khăn của doanh nghiệp và tổ chức các cuộc đối thoại là một nét mới ở một số tỉnh thành. Chẳng hạn như Tây Ninh từ 2 năm nay đều tiến hành gửi phiếu đến hơn 2000 doanh nghiệp trên địa bàn để thu thập các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Các vấn đề khó khăn, vướng mắc được tổng hợp lại, phân tích và báo cáo UBND, gửi cho các sở, ngành và đưa vào các cuộc đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp của tỉnh15.

Đáp ứng các yêu cầu đa dạng và nhanh chóng của các nhà đầu tư khác nhau, của các dự án đầu tư trọng điểm, một số tỉnh (chẳng hạn như Đồng Nai) duy trì hình thức họp giao ban hàng ngày hoặc hàng tuần giữa lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo các sở ngành để bàn bạc cách thức giải quyết các vấn đề phát sinh. Thời gian cho các cuộc họp giao ban về đầu tư này thường là một thời điểm được ấn định trước hoặc có thể tiến hành đột xuất khi có vấn đề mới phát sinh.

14. Phỏng vấn ông Trần Văn Lợi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Khảo sát của VCCI tháng 7 năm 2008.

15. Khảo sát của VCCI tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Tây Ninh ngày 16/9/2010.

z Hộp 6:

Mô hình họp giao ban tại Đồng Nai

Đồng Nai là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp và ngành liên quan. Theo khảo sát thì Đồng Nai đang duy trì các hình thức họp giao ban định kỳ. Bao gồm:

� Họp giao ban giữa các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Hoạt động này cũng được tiến hành theo từng quý và theo địa bàn từng khu/nhóm khu công nghiệp hoặc từng huyện.

� Giao ban giữa đại diện Ban quản lý và các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. Hoạt động này được tiến hành một quý một lần nhằm nghe phản ánh và tháo gỡ vướng mắc cho các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.

� Giao ban lãnh đạo tỉnh và các sở, ban ngành có liên quan (như Ban quản lý khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, v.v.). Hoạt động này được tiến hành một quý một lần (sau nâng lên 6 tháng một lần). Cuộc họp này sẽ xem xét để giải quyết những tồn tại liên quan đến môi trường kinh doanh và tình hình thu hút đầu tư.

Tại những cuộc đối thoại này doanh nghiệp có vướng mắc phản ánh cho các cơ quan Nhà nước để được giải quyết. Đây cũng là dịp để các cơ quan Nhà nước phổ biến các quy định, chính sách mới ban hành.

Ban lãnh đạo tỉnh cũng thường kỳ tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp, thông qua đó đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chính quyền, tạo sự thân thiện giữa chính quyền và doanh nghiệp.

Nguồn: Khảo sát của VCCI tại Đồng Nai tháng 7 năm 2008

Đặc biệt, sau các cuộc họp giao ban, tỉnh đã xây dựng các bản thông báo, tổng hợp các ý kiến vướng mắc và hướng trả lời, giải quyết rất cụ thể, làm rõ được trách nhiệm của các cơ quan, sở, ngành (xem hình 9).

Một số tỉnh đã tìm cách thay đổi, đổi mới cách thức đối thoại gặp gỡ doanh nghiệp nhằm tăng cường chất lượng của các cuộc đối thoại và hướng đến các nội dung thiết thực cho doanh nghiệp.

Page 30: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

46 47Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

Chẳng hạn như ở tỉnh Tiền Giang, trước đây UBND tỉnh có những buổi đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp nhưng tỉnh thấy hiệu quả của những cuộc đối thoại chưa đáp ứng được yêu cầu, tổ chức đông người nên mang nhiều tính lễ nghi, hình thức. Do vậy, mỗi năm Tiền Giang tổ chức ít nhất hai đợt chính quyền trực tiếp đi thăm các doanh nghiệp trong tỉnh. Lãnh đạo UBND tỉnh và các sở ngành có liên quan đi trực tiếp đến từng doanh nghiệp, làm việc với ban lãnh đạo của doanh nghiệp để nghe doanh nghiệp phản ánh khó khăn, giải quyết cụ thể. Đại diện các sở, ngành liên quan phải đi theo, do vậy, có khó khăn thuộc thẩm quyền của tỉnh giải quyết thì giải quyết luôn. Vấn đề nào doanh nghiệp kiến nghị nhưng không thuộc thẩm quyền của tỉnh thì tỉnh sẽ đề nghị lên Trung ương giải quyết. UBND tỉnh Tiền Giang đánh giá rằng mô hình này đáp ứng yêu cầu mà tỉnh đề ra, được các doanh nghiệp đánh giá cao16.

Tỉnh Long An cũng tổ chức những hoạt động tương tự khi tổ chức các hoạt động đi thăm doanh nghiệp sau khi có khủng hoảng tài chính, kinh tế mà UBND tỉnh thấy có khả năng gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu do thị trường thu hẹp, lao động mất việc làm. Tỉnh đã tổ chức 3 đoàn do Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND đi thăm hỏi trực tiếp doanh nghiệp. Qua hoạt động này, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp với các chính sách miễn giảm thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn và giải quyết các khó khăn. Tỉnh Long An thường có những đoàn của lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành đi thăm vào quý 3 (khoảng tháng 9) hàng năm, trên cơ sở đó tham khảo ý kiến doanh nghiệp về định hướng của tỉnh trong thời gian tới. Các thông tin này phục vụ cho việc góp phần xây dựng kế hoạch của tỉnh những tháng sau đó và các chủ trương, kế hoạch mà tỉnh đưa ra phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được mong đợi của doanh nghiệp. Hoạt động này lần đầu tiên được thực hiện năm 2006, trong năm 2009 tổ chức được 4 đoàn, mỗi đoàn đi được 9-10 doanh nghiệp17.

16. Thông tin từ chuyến khảo sát của VCCI tại Tiền Giang 31/7/2008, phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Chí, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang và các sở ngành có liên quan của tỉnh.

17. Khảo sát của VCCI tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An ngày 15/9/2010.

z Hình 9:

Thông báo nội dung cuộc họp giao ban của Đồng Nai

Page 31: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

48 49Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

2.3.2. Đối thoại chính quyền - doanh nghiệp qua internet

Không chỉ tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp, nhiều địa phương đã xúc tiến tổ chức việc đối thoại doanh nghiệp và chính quyền trên Internet. Mô hình này có ưu điểm là mở rộng đối tượng, chủ đề, và rút ngắn thời gian đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp.

Một số tỉnh, thành phố đã thành lập cổng đối thoại trực tuyến hoặc cổng hỏi đáp trên website của tỉnh.

Đầu tiên đó là hệ thống “Đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền thành phố” của TP. Hồ Chí Minh qua mạng được thành lập theo Quyết định 133/2002/QĐ-UB ngày 18/11/2002 của UBND TP. Hồ Chí Minh và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND. Hệ thống chính thức hoạt động từ ngày 20 tháng 5 năm 2003 tại địa chỉ: http://www.doithoaidn.hochiminhcity.gov.vn.

Ngày 28/7/2010, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định 53/2010/QĐ-UB ban hành Quy chế tổ chức hoạt động và phối hợp trong việc tham gia hệ thống “Đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền thành phố”.

Ngay từ ban đầu, được xác định rõ trong báo cáo thành lập, hệ thống ra đời hướng tới các mục tiêu: i) Tạo thêm kênh thông tin để đối thoại giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nuớc tại thành phố thông qua môi trường Website; ii) Thông qua hoạt động của hệ thống đối thoại, nâng cao hiệu quả phục vụ doanh nghiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước; iii) Tạo lập cơ sở hạ tầng, để từng bước tiến tới thực hiện nền hành chính điện tử tại TP. Hồ Chí Minh.

Giai đoạn đầu thành lập, hệ thống “đối thoại doanh nghiệp - chính quyền thành phố” chỉ có chín sở, ngành của thành phố. Đến nay đã có 42 cơ quan nhà nước tham gia vào hệ thống này. Theo đánh giá của lãnh đạo UBND thành phố “những cuộc đối thoại này là để trao đổi thông tin hai chiều và tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Các cơ quan quản lý nhà nước giới thiệu chủ trương, chính sách mới đến doanh nghiệp, nghe phản ánh từ doanh nghiệp về những khó khăn trong quá trình thực thi...”18

Các cơ quan Nhà nước tham gia đối thoại trên hệ thống gồm một số cơ quan, chức năng của các bộ, ngành Trung ương và các sở, ngành, cơ quan của thành phố, UBND các quận, huyện của thành phố (bao gồm: Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất, Bảo hiểm Xã hội, Công an, Cục Hải quan, Cục Thống kê, Cục Thuế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Sở Công thương, Sở Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Quy hoạch - Kiến trúc,

18. Phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng, Đối thoại giúp doanh nghiệp phát triển, Báo Sài gòn Tiếp thị ngày 9/6/2010.

Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Viện Nghiên cứu và Phát triển và tất cả các UBND các quận).

Điểm thuận lợi của hệ thống đối thoại trực tuyến này là mọi doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đều có thể tham gia; việc đăng ký tham gia, gửi câu hỏi, nhận ý kiến trả lời đều thực hiện qua mạng và hoàn toàn miễn phí. Chỉ một cú click chuột, doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi cho tất cả các sở ngành của thành phố, câu trả lời cho các câu trả lời do chính ban lãnh đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp.

Những câu trả lời của các cơ quan, sở, ngành không những vừa giải đáp các vướng mắc cụ thể của doanh nghiệp, đồng thời qua câu trả lời này các doanh nghiệp thường còn nhận được những văn bản, quy định mới nhất hiện hành của Nhà nước trên các lĩnh vực có liên quan đính kèm theo.

Với ưu điểm là không hạn chế về không gian và thời gian, sau khi được chấp nhận cho tham gia đối thoại trực tuyến trên hệ thống, các doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi mọi lúc mọi nơi và sẽ được các cơ quan quản lý nhà nước giải đáp qua mạng trong vòng 5 ngày từ khi nhận được câu hỏi (khoảng thời gian 5 ngày được quy định này đã rút ngắn rất nhiều so với quy trình trả lời bằng giấy tờ như trước đây). Theo một báo cáo năm 2008, trong thời gian hoạt động thì tỉ lệ trả lời quá hạn 5 ngày nói trên chỉ chiếm khoảng 16,2% tổng số câu hỏi.

Đến hết ngày 31/12/2009, hệ thống có 2.135 đơn vị thành viên, trong đó có 28 hiệp hội và 2.107 doanh nghiệp. Đến nay, hệ thống có hơn 400.000 lượt truy cập vào website và gửi các câu hỏi, vướng mắc. Trong năm 2009, hệ thống đã nhận và trả lời 2.518 câu hỏi của doanh nghiệp là thành viên gửi đến hệ thống. Các lĩnh vực được doanh nghiệp quan tâm, thắc mắc nhiều nhất là các lĩnh vực thuế, hải quan, thủ tục thành lập doanh nghiệp, chính sách cho người lao động, v.v.19

Được sự chấp thuận của UBND Thành phố, các câu trả lời qua mạng của các cơ quan quản lý nhà nước được xem là có tính pháp lý và được hiểu có thể thay thế cho công văn trả lời.

Ngoài các vướng mắc, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng ưu thế của hệ thống để có thể tìm kiếm các thông tin chỉ dẫn từ các cơ quan như Sở Thương mại, Bộ Thương mại, Trung tâm Đầu tư Nước ngoài phía Nam, v.v. về thị trường trong và ngoài nước, các qui định của pháp luật và hỗ trợ của các cơ quan ban ngành.

Bên cạnh sự hoạt động của hệ thống trực tuyến, Ban điều hành hệ thống đối thoại cũng đã tập hợp một số câu hỏi - trả lời điển hình từ mạng đối thoại và

19. Thông tin Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cung cấp cho VCCI theo công văn số 5180/SKHĐT-KT ngày 16/7/2010.

Page 32: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

50 51Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

xuất bản loạt ấn phẩm “Doanh nghiệp hỏi - Chính quyền trả lời” để phổ biến rộng rãi, phát miễn phí cho các doanh nghiệp. Các doanh ngiệp có thể tìm thấy trong các ấn phẩm này những câu trả lời cho những vướng mắc phổ biến liên quan đến lĩnh vực hải quan, thuế, đầu tư, thương mại, v.v.

Có thể nói hệ thống ra đời đáp ứng kịp thời được nhu cầu tháo gỡ vướng mắc, trả lời thắc mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố và từng bước tiến tới thực hiện nền hành chính điện tử tại TP. Hồ Chí Minh. Bộ Tư pháp đã khảo sát hoạt động của hệ thống và đánh giá đây là mô hình tốt và điển hình có thể nhân rộng.

Mô hình hỏi đáp trực tuyến của Lào Cai trên website của tỉnh là một thực tiễn tốt khác trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, đặc biệt khi Lào Cai là một tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc, khu vực chắc chắn đối mặt với những cản trở cả về hạ tầng lẫn nhân lực công nghệ thông tin.

Trên website chính thức của tỉnh (www.laocai.gov.vn), tỉnh đã thành lập một chuyên mục hỏi đáp trực tuyến, chuyên mục được xác định là “địa chỉ để các tổ chức, cá nhân thực hiện giao tiếp, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước thuộc tỉnh để được cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, tìm hiểu cơ hội đầu tư và các thông tin hữu ích khác, với mục tiêu tạo điều kiện tối đa để các tổ chức, cá nhân được đối thoại với các cơ quan Nhà nước thuộc tỉnh”. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh bắt buộc tham gia còn các doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị khác thì tự nguyện. Câu hỏi liên quan đến ngành nào thì ngành đó phải trả lời doanh nghiệp và người dân trong vòng 5 ngày, cần phối hợp liên ngành để trả lời thì thời gian tối đa là 7 ngày.

Chuyên mục Hỏi - Đáp trực tuyến này là một bộ phận của Cổng giao tiếp điện tử Lào Cai. Theo Quy chế quản lý Cổng giao tiếp điện tử Lào Cai20 thì “Cổng giao tiếp điện tử Lào Cai có chức năng là công cụ giao tiếp hai chiều giữa các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Lào Cai với các tổ chức, cá nhân. Thực hiện cung cấp các dịch vụ công, thúc đẩy cải cách hành chính, từng bước hình thành chính quyền điện tử của tỉnh”21.

20. Quyết định 07/2008/QĐ-UBND ngày 25 tháng 2 năm 2008 của UBND tỉnh Ban hành Quy chế quản lý Cổng giao tiếp điện tử Lào Cai.

21. Điều 2 (Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cổng giao tiếp điện tử Lào Cai) của Quy chế quản lý Cổng giao tiếp điện tử Lào Cai.

z Hộp 7:

Kết quả hoạt động của chuyên mục Hỏi - Đáp trên website Lào Cai

Sau gần 5 năm hoạt động, chuyên mục hỏi - đáp trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai không ngừng được mở rộng về quy mô và chất lượng trả lời câu hỏi. Năm 2007 có 10 sở ngành trong tỉnh tham gia, năm 2009 có 29 sở, ngành và cơ quan Nhà nước trong tỉnh tham gia và đến tháng 6 năm 2010 mở rộng ra 38 đơn vị tham gia trả lời trên chuyên mục Hỏi - Đáp.

Năm 2007 chuyên mục này nhận được 600 câu hỏi, năm 2008 nhận được gần 700 câu hỏi. Năm 2009 nhận được hơn 1000 câu hỏi. 6 tháng đầu năm 2010 nhận được gần 600 câu hỏi gửi tới các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đối tượng độc giả quan tâm đặt câu hỏi không chỉ là công dân trong tỉnh, trong nước mà còn có các tổ chức và cá nhân người nước ngoài.

Qua thực hiện tiếp nhận và trả lời các tổ chức và công dân trên kênh Hỏi - Đáp trực tuyến, các cơ quan quản lý đã kịp thời làm tốt công tác giải đáp thắc mắc của nhân dân, nâng cao tính hiệu quả trong công tác quản lý hành chính. Kênh Hỏi - Đáp trực tuyến đã thực sự trở thành cầu nối giữa chính quyền tỉnh Lào Cai với doanh nghiệp và người dân. Hệ thống trao đổi, đối thoại điện tử giữa người dân với chính quyền tỉnh Lào Cai trên Cổng thông tin điện tử Lào Cai đã đoạt giải thưởng “Vì lợi ích xã hội” tại Lễ trao giải Nhân tài đất Việt năm 2007.

Nguồn: Báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Lào Cai về công tác xây dựng và vận hành Cổng thông tin điện tử Lào Cai ngày 10/8/2010.

Lào Cai luôn có vị trí cao trong PCI 4 năm qua. Lào Cai cũng chiếm vị trí thứ nhất trong chỉ số Minh bạch và tiếp cận thông tin trong PCI 2009 với 8,85/10 điểm. Lào Cai là tỉnh đầu tiên áp dụng cơ chế “một cửa liên thông” trong gia nhập thị trường của cả nước. Từ 2004, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định 233/2004/QĐ-UB về cơ chế “một cửa liên thông” trong đó doanh nghiệp chỉ cần đến Sở Kế hoạch và Đầu tư sau 15 ngày (thực tế là 10 ngày) là có đủ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế và giấy chứng nhận con dấu.

Page 33: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

52 53Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

z Hình 10:

Giao diện mô hình Hỏi - Đáp trực tuyến tại Lào Cai

2.3.3. Doanh nghiệp và hiệp hội tham gia rà soát thủ tục hành chính

Một trong những thiết kế quan trọng của Đề án 30 là huy động sự tham gia rộng rãi của cộng đồng bên ngoài, của cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Hợp tác công - tư trong cải cách thủ tục hành chính là định hướng quan trọng trong quá trình thực hiện Đề án 30. Ở cấp Trung ương, Chính phủ đã thành lập Hội đồng tư vấn về thủ tục hành chính với đại diện các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tại tất cả các cấp, khi thực hiện thống kê và rà soát thủ tục hành chính, việc tham vấn rộng rãi doanh nghiệp đều được khuyến khích.

Qua khảo sát của VCCI, các địa phương cũng có những sáng kiến khác nhau và có những cách triển khai khá phong phú. Chẳng hạn như Lào Cai xây dựng 500 đĩa CD về thủ tục hành chính phát cho các sở, ngành, hiệp hội doanh nghiệp, tiến hành xây dựng website đăng tải toàn bộ thủ tục hành chính đã công bố. Bên cạnh đó tiến hành lập hộp thư hỏi đáp về thủ tục hành chính, đề nghị cơ quan, đơn vị tham gia góp ý thủ tục hành chính, có mẫu (bám nội dung yêu cầu của rà soát thủ tục hành chính), biên tập lại để doanh nghiệp, người dân dễ trả lời câu hỏi. Mục tiêu cụ thể nhất là thủ tục có hợp lý không, đề nghị cắt bỏ gì, v.v.

Tại nhiều địa phương như Vĩnh Long, việc thống kê, rà soát thủ tục hành chính theo Đề án 30 được giới thiệu, tuyên truyền tại các phiên họp hàng tháng của UBND tỉnh, các buổi gặp gỡ, tiếp xúc định kỳ hàng năm giữa lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp. Thông qua các phản ánh và kiến nghị của doanh nghiệp đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho công tác thống kê, rà soát và qua đó, góp phần đơn giản hóa các thủ tục hành chính và đảm bảo tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính.

Tại Long An, trong giai đoạn rà soát các thủ tục hành chính, tỉnh thành lập hội đồng tư vấn (11 thành viên) gồm có lãnh đạo các sở, ngành về hưu và đại diện của hội doanh nghiệp trẻ, hội luật gia. Sử dụng theo cơ chế trưng tập trong một tháng rưỡi của giai đoạn rà soát. Khi có các kết quả rà soát mà các sở, ngành địa phương gửi về thì mời các chuyên gia tư vấn tham gia rà soát. Bình quân mỗi chuyên gia phải giải quyết 110-120 phương án. Sau đó tiến hành họp với các sở ngành để thống nhất các kết quả của sở, ngành địa phương và ý kiến chuyên gia thành phương án cuối cùng.

Tuy vậy, trong giai đoạn thực hiện đề án thời gian qua, đặc biệt ở cấp địa phương, sự tham gia của doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp rất khiêm tốn. Khảo sát tại 10 tỉnh của nghiên cứu này của VCCI cũng cho thấy quá trình thực hiện giai đoạn 2 (giai đoạn rà soát các thủ tục hành chính) của Đề án 30 hầu như không có sự tham gia của doanh nghiệp và người dân, nếu có cũng ở mức độ rất khiêm tốn và hạn chế.

Có nhiều nguyên nhân cho tình trạng này, có thể từ phía cơ quan Nhà nước như cách huy động sự tham gia của doanh nghiệp và người dân còn hình thức, cộng đồng bên ngoài chưa thấy đây là hoạt động thực chất, có ích; hoặc phương pháp kêu gọi sự tham gia chưa phù hợp. Đây cũng có phần nguyên nhân từ trình độ chuyên môn, ứng xử, tính trách nhiệm thấp của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Nhiều hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam hay các tổ chức đại diện cho người dân vẫn thường ứng xử các vấn đề theo tính vụ việc (chỉ phản ứng khi phát sinh các vấn đề cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến họ), các tổ chức, hiệp hội chưa đề cao chức năng vận động chính sách hoặc chưa có đủ năng lực để thực hiện chức năng này.

Đây rõ ràng là những khó khăn lớn, là cản trở cho mô hình phối hợp công tư trong cải cách thủ tục hành chính sau này. Nếu các thiết chế dân sự tiếp tục kém phát triển như hiện nay thì mức độ thành công của quá trình cải cách hành chính trong tương lai của Việt Nam bị hạn chế là điều có thể dự đoán trước.

Page 34: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

54 55Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

2.3.4. Tăng cường vai trò của hiệp hội doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật của địa phương

Tại cấp địa phương, hiệp hội có vai trò rất quan trọng, không chỉ trong việc kết nối các doanh nghiệp hội viên, thực hiện các chức năng nâng cao năng lực và xúc tiến kinh doanh, hiệp hội còn đặc biệt quan trọng trong vai trò là cầu nối giữa cộng đồng kinh doanh và chính quyền tỉnh. Hiệp hội có thể góp phần truyền tải các văn bản, chính sách mới của tỉnh xuống các doanh nghiệp. Theo chiều ngược lại, khi các doanh nghiệp có khó khăn, vướng mắc thì hiệp hội là kênh để doanh nghiệp phản ánh kịp thời lên lãnh đạo tỉnh. Đây là phương thức rất hiệu quả vì có những vấn đề nhạy cảm, từng doanh nghiệp phản ánh lên tỉnh có thể rất khó khăn và rủi ro cho công việc kinh doanh sau này. Một số tỉnh cho biết để nắm được nhanh nhất tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi có biến động lớn thì nắm qua hiệp hội là thuận tiện nhất. Để lấy ý kiến về một chính sách dự kiến ban hành thì lấy qua các hiệp hội cũng công bằng, nhanh chóng và phù hợp nhất.

Một số ít tỉnh đã thực sự chú trọng thúc đẩy sự phát triển của các hiệp hội doanh nghiệp và bản thân các hiệp hội doanh nghiệp cũng phần nào thực hiện tốt chức năng của mình. Chẳng hạn như tỉnh Bình Định, có đến 16 hiệp hội, hội, câu lạc bộ doanh nghiệp trong đó có nhiều hiệp hội, hội doanh nghiệp ngành hàng của địa phương. Trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, đã tổ chức được đến 10 cuộc đối thoại, gặp mặt giữa UBND tỉnh và các sở, ngành trong tỉnh với cộng đồng doanh nghiệp.

Có được điều này, tỉnh Bình Định luôn tạo điều kiện cho các hiệp hội doanh nghiệp tại địa phương ra đời và hoạt động; đối với một số ngành nghề cần có sự đoàn kết, tập hợp giữa các doanh nghiệp, phát huy thế mạnh của ngành và của địa phương, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan chủ động đề xuất, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc thành lập hiệp hội; cử cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước để tham gia vào ban vận động thành lập hiệp hội; cho mượn trụ sở làm việc, tài sản, trang thiết bị làm việc ban đầu, hỗ trợ trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, định hướng hoạt động; tạo điều kiện cho nhân viên làm việc tại văn phòng hội tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nắm bắt được các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Theo đánh giá của tỉnh thì các hiệp hội đã thực hiện tương đối tốt chức năng của mình là đại diện và tăng cường quyền lợi cho các hội viên của mình trong các quan hệ trong nước và quốc tế, duy trì đối thoại về chính sách chi phối hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp và quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước và chính quyền địa phương. Đặc biệt, các hiệp hội doanh nghiệp trong tỉnh đã rất chủ động trong vai trò tham vấn chính sách, đề xuất chính sách cho địa phương.

z Hộp 8:

Hoạt động tham vấn chính sách của hiệp hội doanh nghiệp Bình Định

Trong thời gian qua, các hiệp hội doanh nghiệp Bình Định có các hoạt động tham vấn chính sách, góp ý chính sách rất hiệu quả, bao gồm:

� Kiến nghị và đề xuất với các cơ quan chức năng đề ra những chủ trương, giải pháp giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và phát triển xuất khẩu như: Hiệp hội gỗ và lâm sản, Hiệp hội khai thác và chế biến đá đã kiến nghị UBND tỉnh, ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tiếp tục hỗ trợ lãi suất, gia hạn hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp. Đồng thời, đề nghị các sở, ngành chức năng hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động, miễn thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng, kiến nghị giảm mức cước phí dịch vụ hậu cần, v.v.

� Nhiều hiệp hội đã chủ động có những đóng góp tích cực vào việc khai thác mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế; định hướng và có ý kiến đề xuất để bảo vệ quyền lợi cho các hội viên trước những chính sách bất lợi trong việc xuất khẩu sản phẩm của hội viên tại nước ngoài như những hàng rào kỹ thuật, rào cản thương mại của Mỹ và EU, quy định chống đánh bắt cá bất hợp pháp của Liên minh Châu Âu, v.v.

� Với sự chủ động, linh hoạt của mình, một số hiệp hội doanh nghiệp đã được UBND tỉnh và các ngành chức năng giao thực hiện nhiều dự án quan trọng, có ảnh hưởng đến ngành, lĩnh vực hoạt động như: Hiệp hội gỗ và lâm sản được UBND tỉnh giao xây dựng Đề án “Phát triển sản xuất đồ gỗ nội thất giai đoạn 2010-2015” của tỉnh; Hiệp hội Thủy sản tỉnh thực hiện dự án “Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển thông qua xây dựng mô hình quản lý và sử dụng khôn khéo vùng ngập nước tại Đầm Thị Nại và Đầm Trà Ôn, tỉnh Bình Định”, v.v.

Nguồn: Khảo sát của VCCI tại UBND tỉnh Bình Định ngày 17/8/2010.

Qua khảo sát một số tỉnh, vai trò của hiệp hội cấp tỉnh trong các cuộc đối thoại chính sách giữa chính quyền và doanh nghiệp còn mờ nhạt và bị động. Ngay như ở Bình Định, tỉnh cũng nhận định rằng một số hiệp hội chưa có được vai trò chủ động và tích cực cần thiết; quá trình đóng góp, phản biện chưa chuyên nghiệp và chưa hiệu quả, sự liên kết giữa các hiệp hội còn yếu. Hoạt động của một số hiệp hội còn mang tính hành chính, hiệu quả không cao. Hiệp hội chưa chủ động tạo nguồn kinh phí để hoạt động, còn tư tưởng nhận trợ cấp, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Page 35: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

56 57Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät NamThực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

Kết luận

Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này nhằm chỉ ra những thực tiễn tốt trong tăng cường tính minh bạch của môi trường kinh doanh cấp tỉnh, từ đó sử dụng chúng làm các mô hình tiên tiến và bài học kinh nghiệm cho các chính quyền địa phương. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chuyên gia đã sử dụng bộ dữ liệu Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh và các nghiên cứu khác của VCCI cũng như của các cơ quan nghiên cứu khác để phân tích các chính sách kinh tế mà các tỉnh đã áp dụng thành công nhằm tạo ra các chỉ số quản trị kinh tế tốt hơn, theo xếp hạng PCI. Trong cùng một khuôn khổ chung của hệ thống hành chính và luật pháp trên cả nước, nhóm nghiên cứu vẫn phát hiện được nhiều thực tiễn tốt tại các tỉnh được áp dụng nhằm tăng cường tính minh bạch của môi trường kinh doanh ở các địa phương. Vẫn còn sớm để có thể khẳng định những thực tiễn này sẽ thành công trong thời gian dài, cũng như vẫn còn những câu hỏi liệu các thực tiễn này có dẫn đến quá trình tái cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương theo hướng minh bạch và với quy mô lớn hơn. Tuy nhiên các tỉnh có tên trong những nghiên cứu điển hình này thực sự có chỉ số điều hành kinh tế tốt hơn các tỉnh khác. Những thực tiễn tốt này có được là nhờ những sáng kiến địa phương, cũng như sự cam kết và chủ động của chính quyền địa phương, do vậy những thực tiễn này xứng đáng được nhiều người biết đến và nhân rộng. Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ là nguồn tham khảo tốt cho các chính quyền cấp tỉnh, giúp họ hiểu rõ hơn cách áp dụng chính sách để cải thiện môi trường kinh doanh địa phương cũng như hỗ trợ họ thiết kế các kế hoạch cải cách điều hành kinh tế tỉnh.

Tài liệu tham khảo

Bellver, A. và D. Kaufmann (2005). “Transparenting transparency” innitial empirics and policy application, Discussion Papper, The World Bank

Blumkin, T. và M. Gradstein (2002). Transparency Gloves for Grabbing Hands? Politics and (Mis)Governance, Discussion Paper No. 3668, Centre for Economic Policy Research.

Borgia, F. (2005). Role of disclosure: How prevent new financial scandals and crimes, Transnational crime and corruption center, School of international service

Campo, S.S. và P. Sundaram (2000). To serve and to reserve: improving public administration in a competitive world, Asian Development Bank.

Chan-Lee, J. và A. Sanghoon (2001). Information Quality of Financial Systems and Economic Development: An Indicators Approach for East Asia, Working paper Asian Development Bank Institute.

Economist, The (1998), The lingering tequila hangover, The Economist March 12th, London

Garsten, C. và M. DeMontoya (2008). Transparency in a new global order, Edward Elgar Publishing.

Geraats, P. (2001). Why adopt transparency? The publication of Central Bank Forecasts, European Central Bank Working Paper Series.

Islam, R. (2003). Do more transparent Governments govern better? Policy Research Working Paper 3077, World Bank.

Kaufmann, D. và A. Kraay (2002). Growth without Governance, Policy Research Working Paper 2928, World Bank.

Mehmet, B. (2001). Corruption, connections and transparency: Does a better screen imply a better scene?, Public Choice num. 107, pp. 87-96.

Mehrez, G. và D. Kaufmann (1999). Transparency, liberalization and financial crises, World Bank Policy Paper.

Nguyen Van Thang (2009a). Provincial Institutions and Firm Export Strategy: A Study of Vietnamese Private Manufacturing Firms. Economics & Development, Vol.36, December, 23 - 29.

Page 36: Thực Tiễn TốT Trong - asiafoundation.orgasiafoundation.org/resources/pdfs/TAFBestPracticesVIE.pdf · Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch cuûa moâi tröôøng

58Thực Tiễn TốT Trong Tăng cường Tính minh bạch

cuûa moâi tröôøng kinh doanh caáp tænh Vieät Nam

Nguyễn Văn Thắng (2009b). Xây dựng thể chế kinh tế chính thống và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo quốc gia: Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn, Hà Nội, tháng 9 - 2009.

OECD (2002). Foreign Direct Investment for Development- Maximising Benefits, Minimising Costs, OECD Secretariat.

Oliver, R. (2004). What is transparency, The McGraw-Hill Companies, Inc.

Reinikka, R. và J. Svensson (2004). Local capture: evidence from a central government transfer program in Uganda, Quarterly Journal of Economics, 119 (2), pp. 679-705.

Smith, R. (2004). Is transparency is fundamental to quality in healthcare? British Medical Journal at www.bmj.com/talks.

VCCI (2009). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009: Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân, Báo cáo Nghiên cứu Chính sách-VCCI, 14.

Vishwanath, T. và D. Kaufmann (1999), Towards Transparency in Finance and Governance, World Bank.

Wishwanath, T và D. Kaufmann (2001), Toward Transparency: New Approaches and Their Application to Financial Markets, The World Bank Observer, vol 16, no.1 (Spring 2001), pp 41-57.

Yang, D. (2005). Integrity for Hire: An Analysis of a Widespread Program for Combating Customs Corruption, Ford School of Public Policy, University of Michigan.

Thiết kế và in ấn: LUCK HOUSE GRAPHICS LTD I Tel: 84.4.62661523 I Fax: 84.4.62662113 I Email: [email protected] I www.lucksouse-graphics.comGiấy phép xuất bản số 1011 - 1257-2011 I CXB I 07-253 I LĐXH

07-25304-11