Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so...

63
2 MAËT TRAÄN & CUOÄC SOÁNG - SOÁ 25 + 26 (8 + 9/2013) ã 68 năm qua đi kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, thế nhưng mỗi năm vào dịp này, đi trên đường phố Thủ đô Hà Nội hay trên bất kỳ nơi nào trên đất nước ta, từ thành thị đến nông thôn, từ vùng xuôi đến miền núi, từ Bắc cho tới miền Trung miền Nam, trong lòng mỗi người dân đất Việt đều hừng hực một khí thế trào dâng, thác đổ của thẳng lợi long trời lở đất năm xưa. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào tại quảng trường Ba Đình Hà Nội đã mở ra cho dân tộc Việt Nam một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người ta đã viết nhiều, nói nhiều về ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu từ sự kiện này. Một trong những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm vô cùng to lớn và quý báu đó là cụ thể hóa tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được cụ thể hóa, vận dụng sáng tạo trong điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam giai đoạn đó, mà tư tưởng của Người đã bao hàm cả sự kết tinh truyền thống tốt đẹp hàng nghìn năm của dân tộc chúng ta. Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc được hiện thực hóa đường lối, Chính cương của Đảng vào năm 1930 do Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc được thể hiện trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” viết năm 1927 và sau đó là trong “Chánh cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Chương trình tóm tắt” của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó tập trung vào một số nội dung: liên minh công nông, đoàn kết tất cả các giai cấp, tầng lớp, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, lứa tuổi, giới tính; đoàn kết tất cả những ai tán thành đánh đuổi đế quốc, tay sai, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, vào tháng 5-1941, Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh. Đây là một bước hiện thực hóa tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, tức là tư tưởng cách mạng đã biến thành lực lượng cách mạng đông đảo. Mặt trận Việt Minh đề ra 10 chính sách, đáp ứng mọi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân: liên hợp với hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái; không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc giải phóng và sinh tồn. Coi quyền lợi của dân tộc cao hơn hết thảy. Mặt trận Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể, Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: ñaïi ñoaøn keát toaøn daân toäc Baøi hoïc lôùn veà VUÕ LAÂN SÖÏ KIEÄN & VAÁN ÑEÀ CHUNG

Transcript of Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so...

Page 1: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

2 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

ã 68 năm qua đi kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, thế nhưng mỗi năm vào dịp này, đi trên đường phố Thủ đô Hà Nội hay trên bất kỳ nơi nào trên đất nước ta, từ thành thị đến nông thôn, từ vùng xuôi đến miền núi, từ Bắc cho tới miền Trung miền Nam, trong lòng mỗi người dân đất Việt đều hừng hực một khí thế trào dâng, thác đổ của thẳng lợi long trời lở đất năm xưa. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào tại quảng trường Ba Đình Hà Nội đã mở ra cho dân tộc Việt Nam một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Người ta đã viết nhiều, nói nhiều về ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu từ sự kiện này. Một trong những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm vô cùng to lớn và quý báu đó là cụ thể hóa tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được cụ thể hóa, vận dụng sáng tạo trong điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam giai đoạn đó, mà tư tưởng của Người đã bao hàm cả sự kết tinh truyền thống tốt đẹp hàng nghìn năm của dân tộc chúng ta. Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc được hiện thực hóa đường lối, Chính cương của Đảng vào năm 1930 do Nguyễn Ái

Quốc-Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc được thể hiện trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” viết năm 1927 và sau đó là trong “Chánh cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Chương trình tóm tắt” của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó tập trung vào một số nội dung: liên minh công nông, đoàn kết tất cả các giai cấp, tầng lớp, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, lứa tuổi, giới tính; đoàn kết tất cả những ai tán thành đánh đuổi đế quốc, tay sai, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, vào tháng 5-1941, Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh. Đây là một bước hiện thực hóa tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, tức là tư tưởng cách mạng đã biến thành lực lượng cách mạng đông đảo. Mặt trận Việt Minh đề ra 10 chính sách, đáp ứng mọi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân: liên hợp với hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái; không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc giải phóng và sinh tồn. Coi quyền lợi của dân tộc cao hơn hết thảy. Mặt trận Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể,

Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: ñaïi ñoaøn keát toaøn daân toäcBaøi hoïc lôùn veà

vuõ laân

söï kieän & vaán ñeà chung

Page 2: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

3Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

không cứ theo chủ nghĩa quốc tế hay quốc gia, miễn thực muốn đánh đuổi Nhật-Pháp để dựng nên nước Việt Nam tự do, độc lập. Tiếp đó, vào ngày 6-6-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết thư “Kính cáo đồng bào” kêu gọi các bạn, sĩ, nông, công, thương, binh rằng “muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều: Đoàn kết toàn dân; Chúng ta hãy tiến lên! Toàn thể đồng bào tiến lên! Đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp, Nhật”. Trong bài thơ “Việt Nam độc lập” Người yêu cầu “Đoàn kết vững bền như khối sắt/Để cùng nhau cứu nước Nam ta”.

Sau lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, Mặt trận Việt Minh nhanh chóng phát triển thành một tổ chức đông đảo, thu hút mọi người dân trong và ngoài nước tham gia vào các tổ chức của mình. Tất cả các thành viên của Mặt trận Việt Minh đều mang cái tên chung là “cứu quốc”: Hội Nông dân cứu quốc; Hội Công Công nhân cứu quốc; Hội Thanh niên cứu quốc; Hội Phụ nữ cứu quốc... Trong lịch sử dân tộc, cho đến thời điểm ấy, chưa bao giờ trên đất nước ta có một tổ chức rộng lớn như vậy. Và cũng chưa bao giờ tinh thần đoàn kết dân tộc lại chặt chẽ, mạnh mẽ đến như vậy. Với những chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi rọi, Mặt trận Việt Minh đã phát triển mau chóng và rộng khắp trên mọi vùng miền của Tổ quốc. Các Hội cứu quốc đã nhanh chóng được xây dựng, phát triển ở hầu khắp các vùng nông thôn, đồng bằng, miền núi. Điều đáng nói là các tổ chức của Mặt trận Việt Minh còn được hình thành và phát triển ở các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn cũng như nhiều thị xã thu hút đông đảo công nhân, học sinh, sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ, tư sản dân tộc, thanh niên, phụ nữ, thiếu niên và cả phụ lão tham gia.

Trên cơ sở thành lập các tổ chức của Mặt trận Việt Minh, với các hội viên làm nòng cốt, từ năm 1941, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân các vùng trong cả nước phát triển mạnh mẽ, liên tục, sâu rộng tập trung vào một số lĩnh vực, như: chống đóng sưu, đóng thuế; chống bắt phu, bắt lính; đòi tăng lương, giảm giờ làm; chống sự đàn áp, bóc lột của Nhật-Pháp; đòi bán gạo, muối, vải, diêm...Từ năm 1943, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bộ Việt Minh, cơ quan cao nhất của Mặt trận Việt Minh, các Hội cứu quốc đã đẩy mạnh việc huy động hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. Bằng sức mạnh đoàn kết của khối đại đoàn kết toàn dân tộc chung quanh Mặt trận Việt Minh do Đảng ta, đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh lãnh đạo, khi thời cơ đến các tầng lớp nhân dân đã nhất tề nổi dậy,

kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị, chủ yếu là lực lượng quần chúng đông đảo, với lực lượng vũ trang, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên đập tan bộ máy chính quyền của thực dân, phát xít, tay sai giành chính quyền về tay nhân dân.

Những ngày Tháng Tám năm 1945 ở nước ta là những ngày của cuộc khởi nghĩa toàn dân, với tốc độ “một ngày bằng 20 năm”. Khí thế của Cách mạng Tháng Tám 1945 đã chứng minh một cách sinh động chân lý: cách mạng là ngày hội của quần chúng. Bằng tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, đã phát động được sức mạnh của toàn dân tộc tham gia cuộc khởi nghĩa long trời lở đất, giành chính quyền về tay nhân dân. Có thể khẳng định, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc. Cách mạng tháng Tám 1945 là cuộc hồi sinh của một dân tộc đại đoàn kết. Cách mạng tháng Tám 1945 là biểu trưng, là kết quả của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là hội tụ của các nguồn xung lực mạnh mẽ của toàn dân tộc trong thời khắc bước ngoặt lịch sử dưới ngọn cờ chói lọi tinh thần yêu nước của Mặt trận Việt Minh do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Kỷ niệm 68 năm thắng lợi Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, toàn dân tộc Việt Nam càng cần phải nổ lực học tập, nghiên cứu, thấm nhuần và thực hiện đường lối đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều hơn nữa, tốt hơn nữa, cao hơn nữa nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.m

Nhân dân hân hoan mừng ngày quê hương hoàn toàn giải phóng. Ảnh tư liệu

söï kieän & vaán ñeà chung

Page 3: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

4 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

söï kieän & vaán ñeà chung

hủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Lúc sinh thời, Người rất quan tâm, mong ước và dày công xây dựng Đảng ta thành một khối vững mạnh, trong sạch, chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Di chúc của Người trước lúc đi xa là những lời căn dặn cuối cùng, thiết tha và chí tình cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, nhất là về mặt tinh thần đoàn kết trong Đảng và đoàn kết quốc tế vô sản.

Ngay trong đoạn mở đầu, Bác đã 5 lần nhắc đến chữ “đoàn kết”… Trước hết nói về Đảng, nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã

đoàn kết tổ chức lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh, tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn chính con ngươi của mắt mình.

Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu thực hiện các giải pháp về tư tưởng, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng thể hiện ở một số quan điểm chính sau đây:

Tö töôûng ñoaøn keát trong Di chuùc cuûa Hoà Chí Minh

ts. cao anh

Chuû tòch

Page 4: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

5Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

- Nâng cao nhận thức trong Đảng về sự đoàn kết nhất trí. Bác khuyên các đồng chí cán bộ, đảng viên phải thật sự coi trọng sự đoàn kết nhất trí; đây là tài sản vô cùng quý báu, là sức mạnh nội lực giúp Đảng ta vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Người căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ sự đoàn kết, nhất trí của Đảng như giữ gìn chính con ngươi của mắt mình”.

- Tự phê bình và phê bình trong Đảng. (Trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”. Theo Bác, đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Công tác tự phê bình trong Đảng phải được thực hiện “thường xuyên” và “nghiêm chỉnh”, qua đó từng cán bộ, đảng viên phát huy những ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm. Trong sinh hoạt tự phê bình và phê bình, cần phát huy tính tự giác, cấp trên gương mẫu với cấp dưới, cấp dưới tiếp thu ý kiến cấp trên, đảng viên chân thành tiếp thu ý kiến phê bình của đồng chí, lắng nghe ý kiến góp ý của nhân dân và thành thật nhận rõ ưu, khuyết điểm của mình. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác thường dạy bảo cán bộ, đảng viên, Đảng cách mạng cần tự phê bình và phê bình như ta cần không khí. Đối với bản thân mình, Bác yêu cầu mọi người trông thấy Bác làm điều xấu phải phê bình để cho Bác sửa ngay.

- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định đối với sự thành công hay thất bại của cách mạng Việt Nam. Do vậy, phải xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ trung thành của nhân dân”. Mỗi đảng viên phải tự mình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng: “thật sự cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư để trở thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”.

- Đề cao tình cảm tính giai cấp và tình đồng chí trong Đảng. Bằng chính tấm gương sáng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tình cảm giai cấp và tình đồng chí trong Đảng, coi đó là một nhân tố quan trọng hàng đầu để phát huy tinh thần đoàn kết. Do vậy, Người yêu cầu, trong Đảng: “Phải có tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau”.

Tư tưởng đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện tinh thần quốc tế vô sản cao cả. Bác tỏ ra đau lòng vì sự bất hòa giữa các đảng anh em trong phe xã hội chủ nghĩa. Với chủ nghĩa quốc tế trong sáng và phương pháp tư tưởng tuyệt vời, Ngưới xác định trách nhiệm của Đảng ta đối với sự bất hòa ấy: “Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc

khôi phục lại khối đại đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình”. Bác tin tưởng rằng: “Các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”. Sức mạnh của cách mạng Việt Nam là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh của cách mạng thế giới là sức mạnh của khối đoàn kết liên mình quốc tế vô sản. Vì vậy, điều mong muốn cuối cùng của Người trước lúc về cõi vĩnh hằng là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong hơn bốn mươi năm qua, Đảng ta đã đề cao tinh thần đoàn kết nhất trí trong nội bộ Đảng, giữa Đảng với dân, giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng anh em trên thế giới. Nhờ vậy, Đảng ta đã phát huy được sức mạnh trí tuệ của toàn Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng; phát huy nội lực, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân dưới ngọn cờ của Đảng; gắn kết phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới.m

söï kieän & vaán ñeà chung

Page 5: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

6 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

rong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội. Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đại hội Đảng lần thứ VIII (6-1996) đã đưa ra một quan điểm về CNH-HĐH là: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững”. Và “ Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH-HĐH”. Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã cụ thể hóa, bổ sung, phát triển và làm sáng tỏ thêm một số nội dung mới. Thể hiện ở những điểm sau:

Một là, đặc trưng về con người XHCN nêu trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) được diễn đạt gọn hơn song vẫn bảo đảm đúng bản chất của xã hội XHCN mà chúng ta xây dựng. Đó là: “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Để phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và thực hiện được mục tiêu phát triển con người mà Cương lĩnh 2011 đề ra, Đảng ta nêu ra quan điểm: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”. Quan điểm này là sự tiếp nối tư tưởng nhất quán của Đảng coi con người là chủ thể và là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định sự phát triển xã hội và sự nghiệp cách mạng Việt Nam; mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội phải hướng tới mục tiêu nhân văn cao cả là vì con người.

Điểm mới trong tư duy mà Đại hội Đảng lần thứ XI đưa ra là, một mặt, khẳng định vai trò chủ thể của

con người. Mặt khác, chỉ rõ để con người có điều kiện phát triển toàn diện và thực sự là chủ thể, cần phải có cơ chế thích hợp. Cơ chế đó là mở rộng dân chủ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát huy tối đa quyền làm chủ của mình. Bởi lẽ, dân chủ là một trong những điều kiện căn bản nhất để phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người. Đồng thời, một khi dân chủ được bảo đảm đầy đủ sẽ tạo ra sự đồng thuận xã hội cao, đó là yếu tố không thể thiếu để tạo động lực phát triển đất nước.

Hai là, Đảng ta lựa chọn phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020. Đại hội Đảng lần thứ X (2006) đã chỉ rõ, để thực hiện thắng lợi công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với kinh tế tri thức phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tức là, chuyển hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo chiều rộng sang chiều sâu, coi trọng và gia tăng nhanh chất lượng của nguồn nhân lực. Song, Đại hội Đảng lần thứ X cũng như các kỳ đại hội trước chưa xác định đó là khâu đột phá, là những khâu trọng yếu của sự phát triển. Lựa chọn đúng khâu đột phá sẽ tạo ra những tiền đề, những điều kiện và môi trường thuận lợi để giải phóng mọi tiềm năng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Trong ba khâu đột phá chiến lược mà Đảng ta xác định thì “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” được xem là khâu đột phá thứ hai. Ba là, đặt ra yêu cầu phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Trong điều kiện khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng như hiện nay, những nước có trình độ phát triển thấp vẫn có thể tận dụng

Moät soá quan ñieåm veàphaùt trieån nguoàn nhaân löïctrong Nghò Quyeát Ñaïi hoäi Ñaûng laàn thöù XI

traàn thaéng

söï kieän & vaán ñeà chung

Page 6: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

7Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

thời cơ, ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại để vươn lên tránh nguy cơ tụt hậu và tạo ra sự phát triển nhanh, bền vững. Song, điều đó chỉ trở thành hiện thực nếu có sự gắn kết chặt chẽ giữa đầu tư gia tăng nhanh chóng chất lượng nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ mới, tiên tiến. Đối với Việt Nam, một nước có xuất phát điểm thấp thì sự gắn kết này là yêu cầu nghiêm ngặt và càng phải được coi trọng, thậm chí là vấn đề sống còn của sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Do vậy, “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” là một nội dung mới thể hiện tính hướng đích của Đảng ta trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững.

Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu ra giải pháp cơ bản để phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện ở một số quan điểm chính:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người Việt Nam trong thời đại mới. Tiếp tục cụ thể hoá quan điểm của Đại hội Đảng lần thứ X (2006) về sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam thời kỳ mới, tại Đại hội XI, Đảng ta đã nêu ra những tiêu chí, những chuẩn mực của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần phải chăm lo xây dựng để có nguồn nhân lực chất lượng cao: “Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân,

có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính”.

Con người Việt Nam trong thời đại mới phải nêu cao tinh thần trách nhiệm công dân để không ngừng học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, nhất là phải có khả năng làm chủ khoa học - công nghệ, vận dụng đúng đắn, thành thạo các kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại, các tri thức khoa học để lao động sản xuất giỏi. Hơn nữa, để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao, với cường độ lao động lớn, đòi hỏi mỗi người phải có ý thức rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực để đủ sức lao động trong môi trường cạnh tranh gay gắt. “Phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Việc khẳng định đổi mới cơ chế quản lý giáo dục là khâu then chốt; do vậy, đây là điểm nút cần phải được tháo gỡ và chỉ khi nào giải quyết tốt điểm nút này thì giáo dục Việt Nam mới có điều kiện và môi trường pháp lý để phát triển lành mạnh.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Chất lượng của nguồn nhân lực phải được đánh giá một cách toàn diện cả về thể lực, trí tuệ, đạo đức, nhân cách, phẩm chất... của con người. Đại hội Đảng lần thứ X, khẳng định: “Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam ”. Trong đó, lĩnh vực y tế đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã tập trung chỉ đạo sát sao và cụ thể hóa hơn hoạt động của lĩnh vực này, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và cường độ lao động cao.

Với truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa tương thân, tương ái của người Việt Nam, Đảng ta khẳng định, tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn, rủi ro trong đời sống. Một hệ thống các quan điểm và chính sách tương đối đồng bộ và toàn diện đã được đề cập, làm cơ sở cho việc phát triển một hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội hiệu quả, bền vững để phát triển nguồn nhân lực nhanh và bền vững. m

söï kieän & vaán ñeà chung

Page 7: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

8 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

rước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên là một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ nước ta. Do vậy, tìm hiểu và làm sáng tỏ hệ thống quan điểm và tư tưởng của Người về vấn đề này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với giáo dục thế hệ trẻ hiện nay và cả mai sau.

“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, theo Hồ Chí Minh không chỉ để cho thế hệ sau trở thành những gì đúng như thế hệ trước đã có, mà còn vượt lên những gì thế hệ trước mong muốn nhưng chưa thực hiện được do những điều kiện lịch sử quy định hoặc hạn chế. Hồ Chí Minh chỉ rõ, nếu thế hệ già khôn hơn thế hệ trẻ thì không tốt, thế hệ già thua thế hệ trẻ mới là tốt. Bác vẫn thường nhắc lại những câu tục ngữ quen thuộc: con hơn cha là nhà có phúc, măng mọc quá tre, tre già măng mọc… để nói lên những mong muốn đối với thế hệ trẻ, những kỳ vọng đặt vào lớp con cháu. Bồi dưỡng cho thế hệ trẻ là để trao vào tay họ cả tương lai và vận mệnh của đất nước.

Trong các thế hệ, thì thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là đặc biệt quan trọng. Khi Bác nói: “phải bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, “vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” chủ yếu là nói về hai thế hệ này. Bác hiểu hơn ai hết thế nào là sự khó khăn của một dân tộc phải bỏ qua những bước đi lớn của lịch sử để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quan tâm giáo dục thế hệ trẻ là nhãn quan chính trị thiên tài của một lãnh tụ vĩ đại

và cũng chính vì lẽ đó, ngay từ lúc này thế hệ trẻ phải được chuẩn bị, tức là phải được chăm lo giáo dục về mọi mặt để họ đảm nhiệm những công việc của ngày mai khi thế hệ già hôm nay không còn đến ngày ấy. Do vậy, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chắc chắn là phụ thuộc vào thế hệ trẻ - thế hệ thanh niên, thiếu niên, nhi đồng đang sinh thành và phát triển hôm nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm và chăm lo bồi dưỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ. Người cho rằng đó là sự cần thiết của một đất nước, tương lai của một dân tộc. Trong Di chúc, Bác đã căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, để họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghiã xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Sự chăm lo xây dựng Đảng đến thế hệ trẻ bao gồm nhiều mặt, nhưng chủ yếu là xác định một đường lối chiến lược đối với họ và phải được cụ thể hóa thành chủ trương, chính sách.

Quan tâm chăm lo đến thế hệ trẻ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là cần làm cho họ thấy được những thuận lợi, khó khăn phức tạp đang và sẽ đặt ra cho họ thực hiện, có nhận thức được đầy đủ vấn đề đó, thế hệ trẻ mới có quyết tâm và nghị lực để làm nên sự nghiệp lớn. Hiện nay, tình hình quốc tế khu vực và trong nước có những diễn biến phức tạp, chúng ta càng phải quan tâm nhiều hơn và làm tốt hơn vấn đề vừa “hồng” vừa “chuyên” cho thanh niên để họ thực sự trở thành chủ nhân của công cuộc kiến tạo một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Đây là nhiệm vụ đối với dân tộc, đất nước và

theo tö töôûng cuûa

söï kieän & vaán ñeà chung

chuû tòch hoà chí Minhvaên caåm & vieát höng

Giaùo duïc theá heä treû ngaøy nay

Page 8: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

9Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

theo tö töôûng cuûa

cũng là trách nhiệm “để đền bù lại công lao to lớn của những người đã không tiếc thân, tiếc của để giành lại nền độc lập tự do cho nước nhà”.

Thực tiễn hơn 40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ thanh niên Việt Nam luôn xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, họ đã và đang có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiều tấm gương sáng trong lao động, chiến đấu, học tập và công tác là những thanh niên. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động phức tạp, các thế lực thù địch đang tìm mọi kẽ hở để gieo rắc những “mầm” độc vào môi trường tư tưởng, văn hóa, lối sống trong thanh niên làm cho một bộ phận thanh niên thiếu niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới. Đáng lo ngại hơn là một bộ phận thanh niên đang chây lười trong học tập, rèn luyện, giảm sút về tinh thần trách nhiệm, ý chí phấn đấu vươn lên, mắc vào các tệ nạn xã hội…

Thực hiện lời dạy của Bác, nhằm khắc phục những thiếu sót, yếu kém của thanh niên hiện nay, để xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, và quyết tâm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Một là, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, tư tưởng cho thanh niên. Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm vừa bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận,

thế giới quan, phương pháp luận khoa học vừa xây dựng tính tích cực, chủ động giúp thanh niên có nhận thức, thái độ và hành động đúng, vô hiệu hóa những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Trong công tác giáo dục, cấp ủy, chính quyền, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần bồi dưỡng thế giới quan khoa học, niềm tin cho mỗi đoàn viên thanh niên; quan tâm đúng mức đến giáo dục tình cảm, cảm xúc, thị hiếu, quan điểm, lý tưởng, thẩm mỹ cho thanh niên, đồng thời thông qua các tấm gương điển hình ở cơ sở xây dựng người tốt, tập thể tốt với chuẩn mực, giá trị thẩm mỹ để mọi người noi theo.

Hai là, kết hợp chặt chẽ giáo dục chính trị, tư tưởng với giáo dục đạo đức cách mạng và lối sống xã hội chủ nghĩa cho thanh niên. Đây là yêu cầu quan trọng để phát huy nhân tố và nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng đất nước, như Bác từng dạy: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Ngày nay, tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên đang là vấn đề nhức nhối, những tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, của giao lưu hội nhập quốc tế, của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang tác động khá mạnh mẽ, sâu sắc đến đời sống tinh thần của thanh niên. Do đó công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải hết sức nhạy bén, thiết thực về nội dung và hình thức, gắn chặt việc giáo dục tiếp thu những tinh hoa của thời đại với việc giữ gìn những chuẩn mực giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ba là, các tổ chức, các đoàn thể xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần nhận rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong giáo dục, bồi dưỡng và định hướng mọi mặt cho thanh niên, đặc biệt là lý tưởng sống. Giáo dục cho thế hệ trẻ nhận thức lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, giúp cho tuổi trẻ nâng cao lòng tự hào, khẳng định bản lĩnh, nhận rõ con đường đi tới trên cơ sở khoa học để tự bồi dưỡng niềm tin vào lý tưởng cách mạng. Cần tạo môi trường thuận lợi để thanh niên phát triển và cống hiến, khuyến khích, động viên thanh niên nỗ lực học tập, rèn luyện, tự thân phấn đấu theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, coi đây là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ thanh niên thời kỳ mới nhằm thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng ta khẳng định: sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không là phụ thuộc vào lực lượng thanh niên.m

söï kieän & vaán ñeà chung

Giaùo duïc theá heä treû ngaøy nay

Page 9: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

10 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

söï kieän & vaán ñeà chung

ùng với các loại hình văn học, nghệ thuật khác, nghệ thuật tạo hình Việt Nam đã trải qua một chặng đường khá dài trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Mỗi giai đoạn lịch sử, mỹ thuật Việt Nam cũng có những bước phát triển, từ đơn giản cả về quy mô đến thẩm mỹ và cả phương pháp biểu hiện, chất liệu cho đến sự nghiệp sáng tác. Từ phát triển loại tranh tết, tranh dân gian trang trí trong nhà cho đến chạm khắc ở đền, chùa, cung điện nhà vua,… đều phản ảnh những sử tích đương đại. Sau này, xã hội phát triển, dân trí cao, quan hệ dòng tộc, quan hệ quốc tế rộng rãi hơn, nhất là vấn đề lãnh thổ, lãnh hải, thương mại, văn hóa, chính trị đã có những biến đổi sâu sắc. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật trong đó có mỹ thuật, cũng chuyển biến đến đỉnh cao, phản ánh tính xã hội sâu rộng hơn. Các nghệ sĩ tạo hình Việt Nam đã tạo dựng nhiều tác phẩm mỹ thuật có giá trị, nhất là thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ cho đến công cuộc kiến quốc hiện nay.

Những tác phẩm đó chủ yếu phản ảnh sự kiện đấu tranh kiên cường của quân và dân ta chống thực dân xâm lược bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh những bức tranh, những pho tượng, phù điêu hoành tráng còn có những tác phẩm miêu tả về chân dung anh hùng dân tộc, nhà văn hóa, những mẹ Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ vì nước, vì dân mà đấu tranh anh dũng hy sinh vì độc lập dân tộc và vì hạnh phúc của nhân dân. Những biểu tượng ấy chính là đề tài lịch sử. Vậy, khái niệm sáng tác mỹ thuật về đề tài lịch sử là như thế nào? Có ý kiến cho rằng chỉ cần tạo ra những hình tượng bằng những mảng màu, đường nét, tạo dấu ấn về một vấn đề nào đó của xã hội,… Có ý kiến cho rằng, thể loại mỹ thuật đồng nhất với sáng tác mỹ thuật lịch sử. Lại có ý kiến gộp cả tính lịch sử về phát triển mỹ thuật đồng nhất với mỹ thuật sáng tác chủ đề về lịch sử,… Trong thực tế những khái niệm, những định nghĩa bao giờ cũng cụ thể và hiểu theo nghĩa tương đối. Theo tôi, khái niệm lịch sử là chặt

Những người kéo thuyền trên sông Volga - Repin

Vaán ñeà myõ thuaät vôùi ñeà taøi lòch söû

Page 10: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

11Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Những người kéo thuyền trên sông Volga - Repin

chẽ, sát thực và tương đối đầy đủ, phản ánh một phương pháp luận có ý nghĩa thực tiễn, nhưng đồng thời cũng rất cụ thể cho một thực tế vận động của xã hội mà các nghệ sĩ tạo hình đã và đang sáng tạo; loại trừ được tính trừu tượng, lý luận khô cứng của quá trình sáng tác mỹ thuật về đề tài lịch sử và giúp khuôn lại trong một nội hàm nhất định. Ở nước ta, số lượng tranh, tượng về đề tài lịch sử ra đời khá phong phú, rất cụ thể, phản ảnh tính khách quan vận động của con người trong xã hội. Lịch sử mỹ thuật thế giới cũng như ở nước ta, các nghệ sĩ đã để lại những trang sử bằng ngôn ngữ tạo hình rất ấn tượng kể cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện, nhằm tôn vinh phẩm giá đích thực của con người. Nhiều nghệ sĩ tạo hình Việt Nam đã lao động sáng tác quên mình dù ở chiến trường hay ở hậu phương, bất cứ nơi nào mà nhân dân cần thì những nghệ sĩ ấy vẫn đóng góp xứng đáng những tác phẩm có giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật sâu sắc. “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” (sơn mài của Nguyễn Sáng), “Con trâu quả thực” (màu

nước của Tô Ngọc Vân); “Bát nước” (sơn mài của Sĩ Ngọc), “Võ Thị Sáu” (sơn dầu của Huỳnh Văn Gấm); “Tát nước đồng chiêm” (sơn mài); “Em Thúy” (sơn dầu của Trần Văn Cẩn); “Nhớ một chiều Tây Bắc” (sơn mài của Phan Kế An); “Thanh niên Thành Đồng” (sơn mài của Nguyễn Sáng); “Ghé thăm nhà” (lụa của Trọng Kiêm); “Kéo pháo vào Điện Biên” (sơn mài của Dương Hướng Minh); “Chiến lũy” (của Lê Anh Vân); “Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ Phủ” (sơn dầu của Tô Ngọc Vân); “Những lời Bác Hồ dạy” (sơn dầu của Mai Văn Hiến), “Hoàng Lệ Kha ra pháp trường” (sơn dầu của Phạm Viết Song); “Dừng lại” (sơn dầu của Lê Lam),… Những cụm tượng đài, tượng chân dung, phù điêu đã để lại cho dân tộc một kho tàng văn hóa vừa mang tính vật thể vừa phi vật thể vô cùng quý giá, như “Cắm thẻ nhận ruộng” (thạch cao của Trần Văn Lắm); “Vót chông” (đồng của Phạm Mười)…

Nghệ thuật điêu khắc đã có nhiều tượng chân dung, nhóm tượng, đài kỷ niệm được các nghệ sĩ tạo hình Việt

Vaán ñeà myõ thuaät vôùi ñeà taøi lòch söû

söï kieän & vaán ñeà chung

hoaøng hoa mai

Page 11: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

12 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Nam sáng tạo và xây dựng ở nhiều vùng miền của cả nước, tạo thành một kho tàng quý giá về tượng đài. Các tượng đài về đề tài Bác Hồ của Diệp Minh Châu, Trần Văn Lắm và nhiều nhà điêu khắc phản ánh chân dung lịch sử của ta là rất phong phú kể cả về chất liệu, phong cách, quy mô, phương pháp biểu đạt. Những bức tượng uy nghi hoành tráng được xây dựng ở Thủ đô Hà Nội, vùng nông thôn rộng lớn tuy có những mặt này hay mặt khác còn khiếm khuyết nhưng những đề tài mang dấu ấn lịch sử của con người Việt Nam ở trên mọi lĩnh vực như anh hùng trong lao động, trong chiến đấu, những tấm gương vượt khó sáng tạo làm giầu cho đất nước đều là những đề tài phong phú và sâu sắc.

Qua một vài ví dụ trên cho thấy, sự khác nhau về thuộc tính biểu hiện của mỹ thuật so với các loại hình văn học, nghệ thuật ở chỗ:

Mỹ thuật có thể là minh họa lịch sử, đứng góc độ khác mỹ thuật lại đóng vai trò tái tạo lại hình ảnh của lịch sử, chỉ khác nhau là đề tài đó có trở thành tác phẩm mỹ thuật đích thực hay không, dù đó là điêu khắc, hội họa hay đồ họa,… kể cả về lý luận hay thực tiễn, cả trong văn học hay nghệ thuật thì tính chân thực của lịch sử vẫn là kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình sáng tác. Nếu một tác phẩm mỹ thuật mà tách rời tính chân thực của lịch sử thì xã hội sẽ đào thải và bản thân tác phẩm đó không thể tạo ra cảm xúc về tình cảm và lý trí cho người xem.

Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) của Đảng về văn hóa văn nghệ cũng đã nói rõ tính chân thực trong sáng tác, do đó những tác phẩm đẹp và hay phải được đồng tình chấp nhận và sống lâu bền trong nhân dân. Tuy nhiên, nghệ thuật không phải là bê nguyên hiện thực mà hiện thực là nội dung, là điểm đến để sáng tác nhưng phải khái quát và ước lệ hóa, mang tính hư cấu trong tác phẩm để đưa hiện thực của lịch sử lên đỉnh cao của nghệ thuật. Trong nhóm tượng đài (đồng) Điện Biên Phủ của Đỗ Hải, có thể nói đây là tượng đài gây nhiều ấn tượng về tính khái quát, ước lệ, có hư cấu một cách bài bản. Chỉ có ít nhân vật nhưng người xem vẫn cảm thấy như có một đoàn quân lớp lớp tiến lên chiến đấu và dành chiến thắng mà ở góc độ nào nhóm tượng vẫn lan tỏa ý tưởng ấy cho người xem.

Nghệ thuật tạo hình cũng như văn học hay nghệ thuật khác, nếu được gọi là tác phẩm có nội dung về chủ đề lịch sử, bản thân nó phải dựa trên cứ liệu có thật trong xã hội và từ cứ liệu ấy mà nghệ sĩ mới sáng tạo thành tác phẩm có giá trị nội dung tư tưởng đích thực. “Có tích thì mới có trò” là có nghĩa như vậy. Những tác phẩm tranh tượng mang tính dân gian huyền thoại đều có tính dã sử, hoặc chính sử để khái quát thành nghệ thuật phục vụ tâm linh trong chùa chiền, hay trang trí trong nhà dân đều có

ý nghĩa thỏa mãn một nhu cầu nào đó về thẩm mỹ trong dân gian. Đám cưới chuột là tranh dân gian có ý tưởng nhân cách hóa “nói đó mà chạnh lòng đây” rất trừu tượng, mang tính xã hội sâu sắc nhưng không phải là tranh lịch sử chính thống. Những loại tranh đó không thuộc vào loại tranh chính sử mà nửa huyền thoại nửa hiện thực, nửa dã sử nửa chính sử. Cũng không nên đồng nhất giữa khái niệm tranh tượng về đề tài lịch sử với lịch sử sáng tác tranh tượng. Tính trung thực trong sáng tác về đề tài lịch sử là rất quan trọng nhưng không nên sao chép y nguyên. Có nhiều họa sĩ lấy hình tượng Bác Hồ trong ảnh thời sự của các nhà nhiếp ảnh thời chống Pháp như là Bác lội suối đi công tác, Bác cưỡi ngựa ở chiến khu kháng chiến,… lồng ghép vào một không gian nào đó mà tác giả tạo ra trong tranh, thế mà được giải thưởng này giải thưởng nọ, đó là điều đáng suy nghĩ.

Trong thực tế có những ký họa để nghệ sĩ làm tư liệu xây dựng tác phẩm lịch sử, nhưng những ký họa đó về sau nó lại trở thành bức tranh mang tính lịch sử như ký họa “Con trâu quả thực” của Tô Ngọc Vân không hư cấu mà vẫn đạt được trình độ thẩm mỹ cao trong nghệ thuật tạo hình. Từ một vài ví dụ và cách đặt vấn đề cho một phương pháp luận logic trên, cũng cần đặt ra một vài suy nghĩ cho việc xây dựng tác phẩm mỹ thuật về chủ đề về lịch sử như sau:

Một là, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Hội Mỹ thuật Việt Nam cần chú trọng hơn nữa quan điểm đánh giá đúng mức giá trị lao động sáng tạo mỹ thuật về đề tài lịch sử, kể cả việc thành lập hội đồng thẩm định tác phẩm cho đến chế độ, chính sách đầu tư khen thưởng. Vì vậy, thành lập hội đồng tuyển chọn xét thưởng tác phẩm mỹ thuật về đề tài lịch sử cần có những nhà khoa học xã hội nhất là chuyên ngành lịch sử trong cơ cấu hội đồng.

Hai là, có nên khen thưởng, trao giải cao cho những tác phẩm mà lắp ghép hình ảnh (qua ảnh chụp) và thêm thắt một vài cảnh vật nào đó vào bức vẽ của mình? hay rằng đây là sáng tạo tranh lịch sử? Điều này không sai nhưng không thể coi đó là tác phẩm tuyệt đẹp được trao giải thưởng vàng.

Ba là, nên khuyến khích những tác giả có công nghiên cứu để tái hiện lịch sử trong tranh tượng, dù đó là thời tiền sử, cổ đại hay thời hiện đại mà những đề tài này xã hội đang có nhu cầu đòi hỏi tác giả phải đầu tư công sức khai thác nhiều tư liệu ở nhiều lĩnh vực văn hóa, dân gian, truyền miệng, thư tịch, lịch sử mới có thể sáng tác được.

Bốn là, các trường đại học mỹ thuật, nhất là chuyên ngành hội họa, đồ họa, điêu khắc cần có khoa riêng về sáng tác đề tài lịch sử, một chuyên ngành khó và đặc thù, đòi hỏi sinh viên phải học nhiều môn lý luận xã hội tổng hợp sau này mới có khả năng sáng tác những tác phẩm có giá trị cao về đề tài lịch sử.m

söï kieän & vaán ñeà chung

Page 12: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

13Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

iện nay, vấn đề biến đổi khí hậu, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học đang là những vấn đề được mọi quốc gia quan tâm.

Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 - 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El Nino, La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng trở nên khốc liệt. Các đợt mưa lớn trong các năm ngày càng tăng. Bão có cường độ mạnh ngày càng nhiều. Từ năm 2005 đến nay, có những đợt rét đậm, rét hại. Đầu năm 2008, ở miền Bắc nước ta, đã có đợt không khí lạnh kéo dài tới 38 ngày. Tại Hà Nội, nhiệt độ trung bình có những ngày chỉ hơn 7oC. Ở các tỉnh miềm núi phía bắc như Lào Cai, Lạng Sơn đã xuất hiện tuyết rơi và băng tuyết trên địa bàn các huyện Bát Xát, Sa Pa, Mẫu Sơn… Những đợt rét đậm, rét hại không chỉ diễn ra tại các tỉnh miền Bắc, mà còn tới tận đèo Hải Vân. Đó là những hiện tượng bất thường về thời tiết, rất hiếm có ở một vùng khí hậu nhiệt đới như nước ta.

Biến đổi khí hậu đã gây nên nhiều tổn thất lớn về người và của. Chỉ riêng cơn bão Ketsana (bão số 9) năm 2009 đã gây thiệt hại khoảng 14.000 tỷ đồng và

cướp đi 174 sinh mạng của đồng bào các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Trong vòng 15 năm trở lại đây, thiên tai đã làm chết và mất tích hơn 10 nghìn người, làm tổn thất về tài sản khoảng 1,5% GDP/năm và đang tiếp tục diễn biến phức tạp.

Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng do Bộ Tài nguyên Môi trường công bố năm 2012 còn dự báo những ảnh hưởng to lớn hơn mà Việt Nam sẽ phải gánh chịu trong thế kỷ XXI. Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ trung bình hàng năm ở nước ta sẽ tăng khoảng 2 - 3oC. Tổng lượng mưa mỗi năm và lượng mưa của mùa mưa hàng năm tăng lên, trong khi đó lượng mưa mùa khô lại giảm. Mực nước biển có thể dâng cao khoảng từ 75cm đến 1m so với thời kỳ 1980-1999. Nếu mực nước biển dâng cao 1m sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển bị ngập. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích. Khoảng 10-12% dân số nước ta sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. GDP của nước ta sẽ tổn thất khoảng 10%. Vì vậy, vấn đề ứng phó với những biến đổi khí hậu, bảo vệ, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường trở thành một trong những vấn đề cấp bách ở nước ta hiện nay.

bieán ñoåi khí haäuÖÙng phoù vôùi

vaán ñeà caáp baùch ôû Vieät Nam hieän nay-

gs. traàn phuùc thaêng

söï kieän & vaán ñeà chung

Page 13: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

14 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Đảng đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết về việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 1998, Bộ chính trị đã có Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ năm 2002 đến năm 2012 đã có 5 Nghị quyết của Bộ Chính trị và 6 Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương về các vấn đề bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu. Nghị quyết Đại hội của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 cũng tiếp tục khẳng định: “ Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Đó là đã quan điểm nhất quán của Đảng ta từ trước đến nay.

Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 02/12/2003, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Để đảm bảo cho việc triển khai chiến lược BVMT, Nhà nước cũng đã xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý (có gần 600 văn bản) để quy định những vấn đề liên quan đến BVMT, quản lý tài nguyên và ứng phó với

biến đổi khí hậu toàn cấu. Chiến lược BVMT cũng được cụ thể hóa trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng, từng ngành, từng địa phương, từng lĩnh vực của quốc gia để bảo đảm thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Nhờ vậy, nhiệm vụ BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý sử dụng các nguồn tài nguyên đã có sự chuyển biến và đạt được kết quả quan trọng. Tuy nhiên, như Nghị quyết TW 7 đã chỉ ra, việc thực hiện các nhiệm vụ nói trên, vẫn còn những hạn chế căn bản như: việc ứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động vi vậy, khi thiên tai xẩy ra thường gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản; nguồn tài nguyên chưa được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, thậm chí còn có tình trạng khai thác quá mức dẫn đến suy thoái, cạn kiệt; hiện tượng ô nhiễm môi trường không chỉ diễn ra phổ biến mà còn có xu hướng gia tăng, có nơi nghiêm trọng, đa dạng sinh học đang bị suy giảm và nguy cơ mất cân bằng sinh thái có thể diễn ra trên diện rộng.

Nghị quyết đã đề ra mục tiêu phấn đấu trước mắt là: Đến năm 2020, Việt Nam chủ động trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững; kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học nhằm

bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường. Mục tiêu lâu dài là đến năm 2050, Việt Nam thành quốc gia phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững; chất lượng môi trường sống, đa dạng sinh học và đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với các nước công nghiệp trong khu vực

Để đạt mục tiêu trên Nghị quyết đã nêu ra các giải pháp chủ yếu:

- Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục để hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.mẢnh sưu tầm

söï kieän & vaán ñeà chung

Page 14: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

15Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

ết quả khảo sát mới đây của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường (Bộ NN&PTNT) cho thấy, với khoảng 70% dân số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu mét khối nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường.

Chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay diễn ra trên cả nước, đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, kế hoạch phát triển toàn diện cho các vùng nông thôn, các khu dân cư trên toàn quốc bao gồm các chương trình như: Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề; Chương trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn, Bảo quản các sản phẩm nông sản sau thu hoạch, Hệ thống xử lý và cung cấp nước sạch,…

Trong các nhiệm vụ của Chương trình Nông thôn mới có rất nhiều phần, nội dung. Trong đó, có vấn đề về xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp, cải thiện

môi trường sống cho nhân dân, khắc phục hậu quả do việc xả rác thải sinh hoạt bừa bãi do chính người dân gây ra, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục người dân trong việc thu gom rác thải sinh hoạt, phân loại rác và đổ đúng nơi quy định được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết.

Chất thải rắn, rác sinh hoạt hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Rác sinh hoạt hiện nay gây nên sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, người dân vứt rác bừa bãi khắp nơi từ công viên, vỉa hè, lòng đường cho đến bờ ruộng, bờ đê, ao hồ, sông suối…. Ở đâu cũng nhìn thấy rác thải. Rác thải là nơi để các nguồn bệnh phát triển và lây lan vào cuộc sống của chúng ta. Với tốc độ đô thị hóa

nhanh của từng địa phương như hiện nay thì lượng rác thải sinh hoạt sẽ ngày càng tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, nếu vấn đề này không được quan tâm xử lý ngay sẽ là thảm họa đối với môi trường, càng kéo dài càng không thể khắc phục và xử lý được.

Hàng năm, ở Việt Nam dự báo lượng chất thải làm ô nhiễm môi trường như sau:

* Ô nhiễm do Chất thải rắn: Theo Bộ Xây dựng, đầu năm 2012, lượng chất thải

rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh ở các khu dân cư nông thôn ước tính khoảng 30.500 tấn/ngày. Số rác thải chôn lấp hợp vệ sinh ở các huyện đạt khoảng 50-60% (tỷ lệ thu gom, xử lý ở đô thị là 83%), còn lại do người dân vứt ở một nơi nào đó trong thôn xóm hoặc vứt trong vườn ao nhà mình. Lượng rác tồn đọng tại các kênh, mương rất lớn và phổ biến, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cho đến nay, mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm chi ngân sách hàng năm rất lớn cho vấn đề xử lý rác thải nhưng tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải nông thôn mới đạt 35-40%.

noâng thoân môùi vôùi vaán ñeàbaûo veä moâi tröôøng

ngoïc nga

söï kieän & vaán ñeà chung

Page 15: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

16 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

* Ô nhiễm do làng nghề:Việt Nam có khoảng 2000 làng nghề thuộc các

nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, nhuộm vải, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá,… Song vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề lại là một bài toán nan giải. Theo khảo sát của Bộ Công an - Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) đưa ra tại Hội thảo “Chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” thì các vi phạm của làng nghề được thể hiện như không xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, các loại khí thải, chất thải rắn, nước thải đều được xả trực tiếp ra môi trường... Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các làng nghề tái chế kim loại đều cho thấy kết quả vượt quá tiêu chuẩn quy định nhiều lần, gây ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân.

Theo Đại tá Nguyễn Sỹ - Phó Cục trưởng C49 cho biết: Từ năm 2010 tới nay, lực lượng cảnh sát môi trường trên toàn quốc đã phát hiện, xử lý gần 25.000 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, khởi tố trên 350 vụ với gần 400 đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính gần 200 tỷ đồng.

* Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật:Hầu hết các loại thuốc BVTV sử dụng trong nông

nghiệp Việt Nam đều nhập khẩu từ nước ngoài. Khối lượng thuốc BVTV nhập khẩu tăng từ 13.000-15.000 tấn/năm (những năm 90) đến nay tăng lên gần 80.000 tấn (2012) và hàng năm có khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật xả trực tiếp ra môi trường. Hiện tượng nhập lậu các loại thuốc BVTV (bao gồm cả thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc hạn chế sử dụng) đang là vấn đề chưa thể kiểm soát nổi. Tình trạng các thuốc BVTV tồn đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ đang ngày càng tăng lên về số lượng và chủng loại. Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại thuốc BVTV tồn đọng này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi dưới đất không đúng kỹ thuật nên nguy cơ thẩm lậu và rò rỉ vào môi trường là rất đáng báo động. Cùng với thuốc BVTV tồn đọng, các loại thuốc và bao bì, đồ dựng thuốc BVTV đang là nguy cơ đe dọa sức khoẻ cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường nếu không áp dụng ngay các biện pháp giải quyết khẩn cấp.

Sản xuất nông nghiệp đang phải chịu áp lực do ô nhiễm môi trường đất, nước và chất lượng nông sản bị suy giảm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức. Mặc dù được giới khoa học cảnh báo, song nông dân vẫn lạm dụng các loại hóa chất trong quá trình sản xuất và chưa có kế hoạch hành động bảo vệ môi trường. Kết quả điều tra 30 mô hình thu gom rác thải tại 10

tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường những năm gần đây, chỉ có hai địa phương có kế hoạch triển khai thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, nhưng đều không thành công do không có kinh phí thực hiện và công tác tuyên truyền chưa sâu sát. Người dân vẫn nghĩ vỏ thuốc bảo vệ thực vật là loại rác thông thường nên vứt bỏ ở đâu không quan trọng.

Trong quá trình hiện đại hóa, việc thúc đẩy Nông thôn mới được nhiều địa phương phát huy mặt tích cực của hương ước (làng văn hóa mới, với những nét mới trong cưới hỏi, tang lễ)... nhưng rất ít nơi đề cập đến quy định về quản lý chất thải và vệ sinh môi trường. Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho rằng: Nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức suy thoái về môi trường, trở thành những vấn đề “nóng” và là mối quan tâm của toàn xã hội. Sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đã khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp khoảng 24% GDP, 30% giá trị xuất khẩu của cả nước, nhưng quá trình phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường cần được gắn với trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân và mọi người dân theo nguyên tắc “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Vì vậy, để phát triển nông nghiệp, nông thôn, phải giải quyết hàng loạt mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt, lâu dài và đặt trong tổng thể, gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường.m

söï kieän & vaán ñeà chung

Ảnh minh họa

Page 16: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

17Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Điểm nhấn từ Khắc NiệmTừ khi được lựa chọn làm

điểm xây dựng NTM của tỉnh, bộ mặt xã Khắc Niệm, TP Bắc Ninh “bừng sáng” hẳn lên. Đến xã Khắc Niệm càng nhận rõ sự đổi thay trên mảnh đất vốn thuần nông này. Những con đường trục xã, liên xã, đường thôn, xóm đều được “phủ áo” bê tông hay trải nhựa sạch sẽ với cánh đồng lúa ven đường xanh mát. Làng xóm được làm mới hơn, nhà cửa được sửa sang ngăn nắp....

Để công cuộc xây dựng NTM trở thành phong trào rộng khắp, huy động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện, xã tăng cường tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu và thấy rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong đầu tư, xây dựng chương trình NTM, vận động nhân dân hiến đất, góp công, góp ruộng để xây dựng các công trình. Do vậy khi các dự án xây dựng đường làng, ngõ xóm, đường giao thông, kênh mương nội đồng được triển khai, đa số nhân dân tự nguyện phá dỡ vật kiến trúc, chặt cây... tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu thi công.

Cùng với công tác đẩy mạnh tuyên truyền, UBND xã đã phối hợp với Phòng Quản lý Đô thị thành phố, Trung tâm Quy hoạch nông thôn tỉnh thực hiện lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, lập 9 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn theo tiêu chí NTM bao gồm 32 hạng mục công trình với tổng giá trị được phê duyệt 102,8 tỷ đồng, trong đó đã có 21 hạng mục công trình đã cơ bản hoàn thành với tổng kinh phí 46,8 tỷ đồng; 5 hạng mục công trình đang được xây dựng; còn lại 6 hạng mục công trình đã được phê duyệt. Đến nay, các công trình

ôû thaønh phoá Baéc Ninhxaây döïng noâng thoân môùiBöôùc ñaàu trong

ths.khoång thaéng

Trục đường xã Khắc Niệm vừa được hoàn thiện tạo diện mạo NTM khang trang, hiện đại.

söï kieän & vaán ñeà chung

Page 17: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

18 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng đường giao thông nông thôn các tuyến được xây dựng, sửa chữa khang tang rộng rãi. Nhiều hạng mục, công trình như: Trường Tiểu học, kênh nội đồng thôn Sơn, đường giao thông nội đồng các thôn đã hoàn thành từ 80-95% khối lượng. Xã cũng đẩy mạnh phát triển ngành nghề thủ công truyền thống là sản xuất bún, bánh. Toàn xã có trên 130 máy làm bún, bánh với sản lượng trên 125 tấn sản phẩm mỗi ngày, đem lại thu nhập 40-45 triệu đồng/máy/tháng.

Hơn 2 năm thực hiện, chương trình xây dựng NTM xã Khắc Niệm đã đạt được 18/19 tiêu chí, còn 1 tiêu chí chưa đạt là chỉ tiêu về môi trường. Từ thói quen cái gì của tập thể là chỉ trông chờ nhà nước, khi có phong trào NTM, người dân Khắc Niệm như bật dậy, thay đổi ngay cách tư duy cách nghĩ, cách làm giàu. Cả làng, cả xã hăng hái thi đua đóng góp sức người, sức của, làm kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi.

Những con số khả quanSau hơn hai năm thực hiện Chương trình xây dựng

NTM, thành phố Bắc Ninh đã rà soát, đánh giá được toàn diện thực trạng nông thôn ở 6/6 xã, đồng thời phê duyệt xong quy hoạch và đề án xây dựng NTM cho cả 6 xã. 100% số xã của Thành phố đều ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM và triển khai tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân. Đến nay, qua rà soát cho thấy xã Khắc Niệm đã đạt 18/19 tiêu chí và NTM; 2 xã đã đạt 13 tiêu chí là Phong Khê và Hòa Long; 1 xã đạt 12 tiêu chí là Khúc Xuyên và 2 xã đạt 11 tiêu chí là Kim Chân và Nam Sơn. Qua trển khai đã có trên 100 công trình được phê duyệt, trong đó 75 công trình đã và đang được triển khai, 48 công trình đã được bàn giao với tổng giá trị công trình đã được phê duyệt đến nay là 938,3 tỷ đồng. Nhiều tuyến đường nông thôn được xây dựng mới, hạ tầng nông thôn được cải thiện rõ rệt;. Cơ sở vật chất, trường học, nhà văn hoá được đầu tư xây dựng kiên cố, xóa toàn bộ nhà dột nát trên địa bàn. Là thành phố có nhiều làng nghề và khu công nghiệp nên cơ cấu lao động của TP Bắc Ninh có sự chuyển dịch tích cực, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng, đời sống người dân được nâng cao. Tình hình chính trị, an ninh trật tự ở nông thôn được giữ vững. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên trong quá trình triển khai xây dựng NTM cán bộ, nhân dân đã nhận thức rõ vai trò, quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình. Tại xã Khúc Xuyên, xã điểm xây dựng NTM của Thành phố, đến nay UBND xã đã

trình cấp có thẩm quyền 16 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó được phê duyệt và đang thi công là 7 công trình với mức kinh phí phê duyệt đầu tư là 91,1 tỷ đồng; còn lại 6 công trình đanh chờ phê duyệt và 3 công trình đang lập dự án.

Một số khó khăn cần giải quyết và mục tiêu đến 2015Xây dựng NTM là việc làm khó khăn, tốn kém,

liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nên qua thực tiễn triển khai đã gặp một số khó khắn như: Nhận thức của một bộ phận người dân và một số cán bộ, đảng viên về xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ. Nhiều người vẫn còn cho rằng đây là chương trình do Nhà nước đầu tư nên có tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Một số xã chưa thật sự coi trọng việc phát triển sản xuất, chưa có nhiều mô hình phát triển sản xuất để học tập và khi có mô hình rồi thì công tác nhân rộng còn chậm. Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu vốn theo đề án và lộ trình đã đề ra.

Với mục tiêu đến năm 2015 đạt 100% số xã của Thành phố đạt NTM, cần tiếp tục hoàn thiện các phần việc của giai đoạn trước, những việc gối đầu giai đoạn 2013-2015. Theo đó, phấn đấu đến hết năm 2013, bốn xã (Khúc Xuyên, Phong khê, Kim Chân, Nam Sơn) mỗi xã phải đạt thêm 1-2 tiêu chí và năm 2014 mỗi xã đạt thêm 1-5 tiêu chí, trong đó xã Khắc Niệm hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, 5 xã còn lại mỗi xã hoàn thành từ 1-4 tiêu chí và Thành phố trở thành đơn vị hoàn thành 100% số xã NTM. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của Bắc Ninh là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp phải sát sao và kịp thời, tập huấn, cập nhật kiến thức và tuyên truyền xây dựng NTM cho từng xã về chủ trương, chính sách của Trung ương, cơ chế, chương trình của tỉnh, thành phố để nhân dân nắm rõ tình hình, tiến độ thực hiện của địa phương mình. Đặc biệt, đây là giai đoạn về đích nên giải pháp về nguồn vốn là hết sức quan trọng, vì vậy, phải biết tận dụng, đan xen nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và huy động nguồn vốn tín dụng, vốn đóng góp của doanh nghiệp, nhân dân một cách uyển chuyển, mềm dẻo. Mặt khác, tăng cường đấu giá quyền sử dụng đất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng đất dịch vụ để tăng nguồn thu. Vận động nhân dân đóng góp ngày công và hiến đất. Phải đôn đốc đẩy nhanh tiến độ cắm mốc quy hoạch chi tiết khu trung tâm cho 5 xã. Đẩy mạnh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để kịp thời xây dựng nhà văn hóa thôn, mở rộng diện tích trường học theo chuẩn. m

söï kieän & vaán ñeà chung

Page 18: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

19Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

hành phố Đà Nẵng là một cảng biển lâu đời, đứng liền kề với núi, sông, đồng ruộng. Nói đến Đà Nẵng là du khách có thể hình dung ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ hiếm có ở các đô thị biển khác. Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển

hình ở phía Nam, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Thành phố Đà Nẵng có nhiều danh thắng nổi tiếng, như:

Bãi biển Mỹ Khê có chiều dài khoảng chừng 900m, thuộc vào loại bãi tắm nhộn nhịp nhất, có thuận lợi là ở gần thành phố, không gian rộng, phong cảnh đẹp và có đầy đủ dịch vụ có chất lượng. Chính quyền thành phố đã xây dựng nhiều cây cầu qua sông Hàn nối liền hai khu vực Đông và Tây, rất thuận lợi cho việc đi lại. Cầu Rồng, cũng trở thành những điểm du lịch hấp dẫn. Với 7 cây cầu Đà

Nẵng đã tạo cho bãi tắm Mỹ Khê trở thành một địa điểm du lịch nghỉ ngơi, tắm biển hấp dẫn.

Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp và nhiều chùa chiền. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ.

Bà Nà - Núi Chúa là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố

Ñaø Naüng

söï kieän & vaán ñeà chung

ñieåm saùng du lòch-

ts. nguyeãn vaên caên

Page 19: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

20 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

40 km về phía Tây Nam. Bà Nà - Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các quan chức người Pháp trong thời kỳ Pháp còn đô hộ Việt Nam. khu này bị bỏ hoang. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hy vọng trong tương lai Bà Nà - Núi Chúa sẽ lại trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Bán đảo Sơn Trà ngày nay vẫn còn hoang sơ với Núi Sơn Trà cao đến gần 700 mét, được xem như đài khí tượng thiên nhiên của nhân dân quanh vùng và có hàng loạt bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng,T20 hay của những khu resort như Furama, Sunny Beach, Olalani, Silver Shore Hoàng Đạt trải dài hàng chục km. Sau khi có con đường ven biển đi vòng quanh bán đảo, nơi đây đang phát triển các khu nghỉ mát và casino cao cấp. Núi Sơn Trà có suối Tiên và suối Đá đẹp và hoang sơ. Sơn Trà còn có Linh Ứng Tự Bãi Bụt với tượng Phật Bà cao nhất Việt Nam (cao 65 mét) hiện nay.

Thành Điện Hải nằm ở tả ngạn sông Hàn. Thành có 2 cửa phía Nam (cửa chính) và phía Đông. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Trong thành còn có tượng đài Tướng quân Nguyễn Tri Phương để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.

Tuy vậy, nếu chỉ những danh thắng trên cũng chưa làm nên điểm sáng du lịch Đà Nẵng. Ngày nay một trong những điểm hấp dẫn du khách chính là văn hóa du lịch được thực hiện rất văn minh ở địa phương này. Tất cả các điểm du lịch, ngoài sự hấp dẫn của thiên nhiên còn sự ấm áp của tình người với thái độ phục vụ nhiệt tình của

các nhân viên phục vụ. Ở đây không bắt gặp hiện tượng bắt chẹt khách hàng, không có rác vứt bừa bãi chúng ta cũng không bắt gặp những cảnh ăn xin, những người bán hàng rong chèo kéo khách.

Nguyên nhân có được nếp sống văn hóa mới này chính quyền và Mặt trận Tổ quốc các cấp ở Đà Nẵng đã xây dựng một kế hoạch phát triển du lịch theo phong cách và đặc điểm riêng của mình. Cụ thể là phát triển du lịch Đà Nẵng theo 3 hướng chính: du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái; du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề và du lịch công vụ, mua sắm, hội nghị - hội thảo. Để thực hiện theo các phương hướng trên, Đà Nẵng đã khoanh vùng để phát triển du lịch, tạo các điểm đến. Kết nối với du lịch các địa phương, nâng cấp các tuyến du lịch. Định hướng không gian mở, quy hoạch một cách tập trung và có hệ thống, đáp ứng cao nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách. Có chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch phát triển.

Điểm quan trọng nhất là, Đà Nẵng đã xây dựng các quy định nghiêm ngặt về môi trường, dịch vụ, văn hóa, xã hội. Chính quyền và Mặt trận Tổ quốc các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức và ý thức tự nguyện, tự giác ý thức trách nhiệm của người dân và năng lực tự quản cộng đồng ở khu dân cư. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Đà Nẵng thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo Mặt trận cơ sở phối hợp với các ban, ngành, chính quyền, các đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt sâu các nội dung, chương trình, nhất là sự lồng ghép nội dung với việc tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” với chương trình xây dựng tổ dân phố văn hóa, xem đây là nội dung quan trọng để xây dựng con người có văn hóa, làm nhân tố cơ bản để hình thành thành phố văn hóa. Chính quyền thành phố đã thiết lập đường dây nóng để nhận thông tin về các hiện tượng phi văn hóa, các hiện tượng trái với qui định và nhanh chóng giải quyết khi có thông báo. Mặt khác cũng có chế độ khen thưởng hợp lý để động viên khuyến khích đối với những người thông báo. Chính với hình thức này đã giúp cho Đà Nẵng xây dựng được một hệ thống lữ hành phục vụ khách hiệu quả và uy tín làm cho khách yên tâm khi nghỉ ở Đà Nẵng. Đây chính là cơ sở để thành phố trở thành trung tâm du lịch với các tiêu chí như thân thiện, an toàn, xinh đẹp.

Đà Nẵng còn xây dựng cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để thu hút các chuyên gia giỏi hoạt động trong các lĩnh vực của ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Đa dạng hóa các loại hình hoạt động văn hóa, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn. Xây dựng mới những công trình văn hóa quan trọng, đặc sắc của thành phố trên cơ sở các dự án ưu tiên. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch mà thành phố có lợi thế để tập trung đầu tư phát triển, đưa du lịch thành phố trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tích cực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Với những thành quả đã đạt được , Đà Nẵng xứng đánh là một điểm sáng du lịch, là một mô hình phát triển văn hóa du lịch cần được đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng ra các địa phương khác. m

söï kieän & vaán ñeà chung

Page 20: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

21Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Năm 2013, một số cơ sở đào tạo và Mặt trận các cấp thực hiện

nhiều hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Mặt trận, trong đó có một số hoạt động dưới đây:

* Hội nghị tập huấn cán bộ chủ chốt ở 3 vùng về công tác tổ chức Đại hội Mặt trận các cấp diễn ra tại Hà Nội đầu tháng 7 (Hội nghị miền Bắc), tại TP.Hồ Chí Minh ngày 8-7 (Hội nghị miền Nam), tại Đà Nẵng ngày 15-7 (Hội nghị miền Trung).

* Hội nghị tập huấn cán bộ, công chức cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam năm 2013 diễn ra tháng 7, sau đó đi thực tế tại Thanh Hóa vào đầu tháng 8.

* Lớp bồi dưỡng cán bộ Mặt trận năm 2013 ở tỉnh Quảng Bình.

Cuối tháng 6-2013, Trường Chính trị tỉnh Quảng Bình tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Mặt trận. Trong thời gian 1 tuần, các học viên đã được tiếp thu các chuyên đề bao gồm kiến thức, nghiệp vụ và phương pháp công tác Mặt trận, như: Mặt trận với công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Mặt trận thực hiện cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”...

Kết thúc lớp bồi dưỡng, 100% học viên đã có bản thu hoạch, kết quả 17 học viên đạt loại giỏi, chiếm tỷ lệ 23%; 49 học viên đạt loại khá, chiếm tỷ lệ 66,2%; 8 học viên đạt loại trung bình, chiếm tỷ lệ 10,8%; 8 học viên có thành tích xuất sắc được Trường Chính trị tỉnh khen thưởng.

* Lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các chức sắc, chức việc tôn giáo năm 2013 ở huyện Thanh Trì (TP.Hà Nội).

Trong 2 ngày 11 và 12-6-2013, Mặt trận huyện Thanh Trì phối hợp

với BCH Quân sự, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho gần 200 chức sắc, chức việc của các tôn giáo trên địa bàn huyện. Tại lớp bồi dưỡng, các học viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các chuyên đề về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước; những kiến thức về phòng, chống âm mưu, thủ đoạn bạo loạn, “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Ngoài ra, các học viên còn được nghiên cứu những nội dung cơ bản của Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Đất đai...để về địa phương phối hợp MTTQ các cấp, các tổ chức đoàn thể tổ chức vận động đồng bào có đạo, các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần giữ vững an ninh chính trị tại địa phương.

* Lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ dành cho cán bộ Mặt trận ở cơ sở năm 2013 tại Phủ Lý (Hà Nam).

Sáng ngày 1-7-2013, Mặt trận Phủ Lý phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị TP Phủ lý đã tổ chức lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ dành cho cán bộ của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở năm 2013.

Trong đợt bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ lần này có trên 200 cán bộ là Chủ tịch, phó Chủ tịch MTTQ 12 phường, xã và cán bộ làm công tác Mặt trận của các tổ dân phố, thôn.... Trong thời gian 2 ngày(từ 1-2/7/ 2013) các học viên được học tập 6 nội dung bao gồm các chuyên đề: Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam - người tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành những thắng lợi vĩ đại; Hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. Các chuyên đề về nghiệp vụ, như: Những vấn đề cơ bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở và một số cuộc vận động lớn của MTTQ cơ sở.

Qua lớp bồi dưỡng nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về công tác Mặt trận, công tác

Boài döôõng nghieäp vuïcoâng taùc Maët traän

naêm 2013toân trí

caùc vaán ñeà veà Maët traän

Page 21: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

22 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

vận động quần chúng cho đội ngũ cán bộ Mặt trận cơ sở. Đặc biệt, việc tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, các cuộc vận động, công tác giám sát của MTTQ ở các cấp. Từ đó, củng cố vững chắc niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

* Lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ dành cho cán bộ Mặt trận cơ sở năm 2013 tại huyện Tân Uyên (Lai Châu).

Lớp học diễn ra đầu tháng 6 do Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Tân Uyên tổ chức. Trong thời gian 5 ngày, các học viên là cán bộ Mặt trận cơ sở trên địa bàn huyện được tiếp thu các nội dung: Hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay; Những vấn đề cơ bản về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở; Một số cuộc vận động lớn của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở; Chuyên đề Làm theo lời Bác dặn trong thư gửi đồng bào và cán bộ Lai Châu... Kết quả bồi dưỡng, 100% học viên đạt yêu cầu, trong đó khá, giỏi đạt 73%.

* Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng công tác Mặt trận ở quận 12, TP. Hồ Chí Minh.

Thực hiện kế hoạch số 10/ KH MT ngày 7-3-2013, từ ngày 15-4-2013 đến ngày 14-5-2013, Mặt trận Quận 12 tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho 616 vị là các Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng 11 phường; Trưởng, phó và thành viên Ban Công tác Mặt trận 80 khu phố; Tổ trưởng Tổ dân phố và Tổ công tác Mặt trận ở khu nhà trọ. tại cơ sở 11 phường.

Với phương pháp tổ chức tập huấn công tác Mặt trận tại cơ sở phường, với thành phần đối tượng tham gia đông đủ bảo đảm theo kế hoạch đề ra, với nội dung phong phú, sát thực tiễn và qua hội nghị tập huấn có phần trao đổi giữa báo cáo viên với học viên đã góp phần làm cho lớp tập huấn sinh động và sôi nổi hơn, các vị cán bộ Mặt trận có điều kiện học tập cách làm hay của đơn vị khác. Đây là mô hình được Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 12 đánh giá là mô hình đổi mới phương thức hoạt động và chuyển trọng tâm công tác Mặt trận về cơ sở năm 2013.m

Tháng 11-2012, Tạp chí Mặt trận có bài “Huyện Chương Mỹ - Hà Nội: Cưỡng chế thu hồi đất của dân không cần... quyết định” của Trần Trung,

phản ảnh việc Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện Chương Mỹ đã cưỡng chế khu đất của 5 hộ gia đình tại khu Tân Bình, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trái pháp luật. Ngày 17-1-2013, UBND huyện Chương Mỹ có Công văn số 26/UBND-TNMT phúc đáp những nội dung kiến nghị, phản ảnh của một số công dân thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, sau khi trích dẫn một số văn bản có liên quan, UBND huyện Chương Mỹ khẳng định rằng, 5 hộ dân kiến nghị Trường Cao đẳng Sư phạm xây dựng tường bao ven đường vào Lữ đoàn 201 trên đất của các hộ là không có căn cứ pháp luật và “thông báo” cho các hộ dân: “...nếu có đủ căn cứ xác định các hộ chiếm dụng, mua bán đất của Nhà nước đã giao cho nhà trường sử dụng để hưởng lợi bất hợp pháp thì sẽ xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật!”.

Nhằm chứng minh cho lý phải của mình, ông Đỗ Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ ký Công văn số 26/UBND-TNMT, đã trích dẫn các văn bản có tính pháp lý để khẳng định việc làm “đúng đắn” của UBND huyện và UBND thị trấn Xuân Mai trong việc cưỡng chế đất của 5 hộ dân và ngược lại, UBND huyện Chương Mỹ tố là 5 hộ dân này lấn chiếm đất công.

Sau khi xem xét, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của UBND huyện Chương Mỹ cung cấp, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có ý kiến cụ thể việc UBND huyện Chương Mỹ cưỡng chế, thu hồi đất của 5 hộ dân tại khu Tân Bình là không đúng pháp luật, với những chứng cứ như sau:

1. Việc UBND huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ra quyết định trên cơ sở Quyết định số 234/QĐ/UB, ngày 15-11-1999 của UBND huyện Chương Mỹ “công nhận kết luận số 20BC/ĐC, ngày 23-6-1998 của Phòng Địa chính về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa trường trung học sư phạm Hà Tây với ông Đặng Hà Bắc tại khu Tân Bình, thị trấn Xuân Mai” để yêu cầu ông Đặng Hà Bắc tự tháo dỡ công trình xây dựng trả lại mặt bằng cho trường Trung học sư phạm Hà Tây đưa vào sử dụng, để làm cơ sở khẳng định diện tích đất này là đất của trường Trung học sư phạm Hà Tây bị lấn chiến; làm căn cứ để cưỡng chế giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích đất của 5 hộ dân có tên ở trên là không đúng pháp luật (vì khu đất này 5 hộ dân đã được chuyển nhượng trước ngày 23-6-1998, có xác nhận của ông Phạm Xuân Hợp, Chủ tịch UBND thị trấn Xuân Mai).

2. Quyết định số 14-QĐ/UB, ngày 20-1-1990 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình về việc chuyển giao địa điểm trường Đảng tỉnh tại khu Hòa Sơn, Xuân Mai cho trường Trung học Sư phạm cấp 1A thuộc Sở Giáo dục, tại Điều 2 có ghi là Trường Trung học Sư phạm cấp 1A thuộc Sở

caùc vaán ñeà veà Maët traän

Page 22: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

23Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Giáo dục cùng Trường Đảng tỉnh làm việc với Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Ban Quản lý ruộng đất tỉnh, UBND huyện Chương Mỹ để thống nhất mốc giới... làm thủ tục chuyển giao để trường Trung học Sư phạm cấp 1A quản lý và sử dụng. Nhưng kèm theo Biên bản ngày 1/11/1990 bàn giao Trường Đảng tỉnh ở Xuân Mai cho trường Trung học Sư phạm 1A Hà Sơn Bình lại chỉ có chữ ký xác nhận của 2 cơ quan bàn giao và nhận, không có chữ ký xác nhận của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai như trong Quyết định 14-QĐ/UB, ngày 20-1-1990 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình. Thời điểm bàn giao đất này là năm 1990, nhưng theo Báo cáo số 20BC/ĐC ,ngày 23-6-1998 của Phòng Địa chính huyện Chương Mỹ, thì ông Đặng Hà Bắc (công dân thị trấn Xuân Mai và bán quyền sử dụng đất cho 5 hộ dân) “lấn chiếm” từ năm 1989. Như vậy, có thể khẳng định diện đất của 5 hộ dân trên không phải là diện tích đất của trường Trung học Sư phạm cấp 1A được nhận bàn giao từ Trường Đảng tỉnh Hà Sơn Bình.

3. Theo sơ đồ Mặt bằng toàn thể Trường Đảng tỉnh Hà Sơn Bình do Hiệu trưởng Trường Đảng tỉnh lập, với diện tích 5,5 ha, ngày 24-3-1989, ông Phùng Xuân Bàn, Chủ tịch UBND thị trấn Xuân Mai ghi trên sơ đồ này: “Chứng nhận

mặt bằng DT 4,5 ha Trường Đảng đang quản lý”. Mặt bằng quy hoạch tổng thể Trường Sư phạm Tiểu học Hà Tây - DT 5 ha, tỷ lệ 1:500, ghi rõ: “Tổng diện tích đất trong trường đang quản lý sử dụng 3,1 ha. Diện tích quy hoạch xin mở rộng 2 ha”. Ông Hoàng Thanh Cận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây ký vào bản này.

4. Quyết định số 250 QĐ/UB ,ngày 22-3-1997 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây là thu hồi 7692m2 đất lâm nghiệp trên địa bàn thị trấn Xuân Mai để giao trường trung học sư phạm 12+2 mở rộng quy mô xây dựng trường theo quy hoạch, quyết định này không có tên của các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng. Thực chất vị trí của thửa đất này cách xa thửa đất của 5 hộ dân. Mặt khác, thẩm quyền thu hồi đất, trình tự, thủ tục thu hồi đất của UBND huyện Chương Mỹ chưa đúng với quy định của pháp luật về đất đai (theo Điều 44 Luật Đất đai năm 2003, thì thẩm quyền thu hồi đất của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài... Còn thẩm quyền thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư... thuộc về UBND cấp huyện).

Thống nhất với ý kiến của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam, ngày 19-5-2013, Văn phòng Luật sư miền Bắc cũng khẳng định là UBND thị trấn Xuân Mai đã cố tình làm sai trong việc cưỡng chế đất của 5 hộ dân nên đã kiến nghị UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Chương Mỹ, UBND thị trấn Xuân Mai xem xét bồi hoàn cưỡng chế trái pháp luật và trả lại đất của 5 hộ dân tại khu Tân Bình mà trường Cao đẳng sư phạm đã xây tường bao ngày 11-10-2012, nhưng đến nay UBND huyện Chương Mỹ vẫn... im hơi lặng tiếng!

Thay vì, phải nhanh chóng giải quyết vụ việc theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, thì UBND huyện Chương Mỹ lại đùn đẩy trách nhiệm bằng cách ra công văn trả lời các hộ dân là chuyển vụ việc sang cho phòng Tài nguyên - môi trường huyện xem xét giải quyết. Xin lưu ý rằng, ông Nguyễn Minh Ngọc, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Chương Mỹ lại chính là người thi hành vụ cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật đối với 5 hộ dân (khi đó, ông Ngọc là Phó Chủ tịch UBND thị trấn Xuân Mai) và ông Ngọc từng tuyên bố rằng: “Tôi đố 5 hộ dân này lấy lại được mảnh đất đã bị cưỡng chế” thì liệu vụ việc có được giải quyết khách quan, công bằng và đúng pháp luật không. Câu trả lời xin giành cho UBND huyện Chương Mỹ.m

chöông Myõ - Haø noäi:cöôõng cheá traùi phaùp luaät coøn doïa daân

toâ vaên vyõ

caùc vaán ñeà veà Maët traän

Page 23: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

24 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

1. Tiếp tục triển khai các công việc chuẩn bị cho Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ VIII

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về Đại hội; triển khai xây dựng kế hoạch tổ chức đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội; tổ chức làm việc với Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương Đảng về một số nội dung liên quan đến Đại hội; chuẩn bị các nội dung công việc của Hội nghị biểu dương Khu dân cư và Trưởng Ban Công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc. Ủy ban MTTQ các cấp đang tích cực triển khai chuẩn bị các nội dung tổ chức Đại hội MTTQ các cấp theo tinh thần Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 20-5-2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) và Thông tri số 24/TT-MTTW-BTT của Ban Thường trực Mặt trận Trung Ương, trong đó có việc ban hành các văn bản về tổ chức Đại hội; tập huấn công tác tổ chức Đại hội; tiến hành rà soát nhân sự Ủy viên Ủy ban MTTQ các cấp; chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Đại hội ở cấp xã và lựa chọn địa phương ở cấp xã để tổ chức Đại hội điểm…

2. Họp đánh giá công tác phối hợp 6 tháng đầu năm và các trọng tâm phối hợp công tác 6 tháng cuối năm 2013 giữa Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Triển khai thực hiện Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ngày 15-8-2013, đồng chí Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã họp đánh giá công tác phối hợp 6 tháng đầu năm và các trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2013; rà soát tiến

độ thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 72/TB-VPCP ngày 08-2-2013 của Văn phòng Chính phủ. Nhìn chung, công tác phối hợp hoạt động giữa hai bên tiếp tục được tăng cường và thu được nhiều kết quả thiết thực, giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và MTTQ Việt Nam thực hiện vai trò xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng tốt hơn. Qua đó, đóng góp trách nhiệm, tích cực, hiệu quả vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ chung của đất nước. Việc triển khai các ý kiến Kết luận của Thủ tướng Chính phủ được các bộ, ngành quan tâm thực hiện nghiêm túc, trong quá trình triển khai có sự tham gia, phối hợp của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Để công tác phối hợp đạt hiệu quả cao hơn, hai bên đã thống nhất các nội dung cần được giải quyết dứt điểm và đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong thời gian tới.

3. Một số hoạt động lớnNgày 2-8-2013 tại Hà Nội, Khối

thi đua các tổ chức chính trị - xã hội (gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Sáu tháng đầu năm, công tác thi đua, khen thưởng của Khối tiếp tục đạt nhiều kết quả nổi bật. Các phong trào, cuộc vận động được phát động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, cụ thể, thiết thực, bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của

đơn vị. Đặc biệt, các đơn vị đã chú trọng tới việc phát hiện, xây dựng, nêu gương các điển hình tiên tiến, có hình thức biểu dương khen thưởng kịp thời... Sáu tháng cuối năm, các thành viên trong Khối xác định tiếp tục triển khai thực hiện tốt các phong trào, cuộc vận động, chương trình, đề án cùng với đổi mới và nâng cao chất lượng các cuộc vận động, phong trào thi đua gắn với phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” và đẩy mạnh việc "Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Triển khai thực hiện tốt “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội”, “Quy định về Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.

Trong tháng, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương về kết quả thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo tinh thần Thông báo Kết luận 264- TB/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại một số địa phương.

Tiếp tục triển khai Đề án về công tác tôn giáo, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức khảo sát một số địa phương tại miền Trung Nam bộ, miền Đông Nam bộ, Bắc Trung bộ và một số cơ quan ở Trung ương. m

Coâng taùc Maët traän thaùng Taùm 2013kim thoa

caùc vaán ñeà veà Maët traän

Page 24: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

25Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Làng xã Việt Nam vừa là không gian sinh tồn, vừa là không gian văn hóa

Xuyên suốt hàng nghìn năm lịch sử, làng xã Việt Nam có sứ mệnh to lớn trong gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc. Đặc biệt trong một ngàn năm Bắc thuộc, bằng trăm phương ngàn kế, lúc trắng trợn, tàn nhẫn, lúc thâm hiểm, xảo quyệt, các thế lực phong kiến Trung Hoa tìm mọi cách tiêu diệt nền văn hóa Việt. Tuy nhiên, dù biến nước ta thành châu, huyện của Trung Quốc, dù các chính sách đồng hóa về văn hóa có ghê gớm như thế nào, thì mức độ ảnh hưởng của chúng không phá vỡ được thành trì làng xã. Có thể nói, trong suốt một ngàn năm ấy, chúng ta bị mất nước nhưng không mất văn hóa. Và chính vì sức sống của văn hóa mới đủ khả năng để chúng ta giành lại nền độc lập. Thiết chế làng xã có đặc trưng là có luật riêng, độc lập tương đối với nhà nước: “phép vua thua lệ làng”. Hiện nay ý thức đó vẫn ăn sâu bám dễ trong cốt cách con người Việt. Dù ai đi đâu, làm chức quan to gì thì khi về làng vẫn phải theo lệ làng, theo hương ước, theo vai theo vế mà xưng hô, ứng xử. Mặt tích cực của truyền thống ấy đã làm cho làng xã Việt Nam từ hàng ngàn năm trước tạo ra được bản lĩnh đối với các tác động văn hóa từ bên ngoài, “góp phần tạo nên diện mạo con người Việt Nam có những đặc tính hiếm có về mặt yêu nước và giữ nước”. Có thể xem làng xã như một nhà nước thu nhỏ có “quy luật” tồn tại, vận động, phát triển tự thân mà những áp đặt bên ngoài nếu không phù hợp, rất khó có thể được dung nạp.

Mặt khác, làng xã Việt Nam có một sức thích ứng nhanh và mềm dẻo. Sâu xa chính là từ nhu cầu cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, chống ngoại xâm cho nên nhà nước nói chung, làng xã nói riêng không thể không chủ động ứng biến. Người Việt trong các làng xã đã biết chủ động tiếp thu cái mới, tinh hoa văn hóa bên ngoài để làm giàu thêm, phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc.

Những vấn đề đặt ra đối với làng xã Việt Nam trong bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.

Từ khi đất nước thống nhất, đặc biệt từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới toàn

aøng - xaõ Vieät Nam

trong baûo toàn vaøphaùt trieån vaên hoùa daân toäc

Lths. laïi thuùy

khu daân cö & vaên hoùa

Page 25: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

26 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

diện, diện mạo đất nước ta đã thay đổi có tính chất bước ngoặt. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đô thị hóa diễn ra với quy mô và tốc độ nhanh đã làm thay đổi nông thôn. Làng xã đứng trước những thuận lợi và nguy cơ đối với giữ gìn và phát triển nền văn hóa dân tộc. Công cuộc đổi mới với nhiều thành tựu to lớn đã tạo ra nền tảng vật chất cho phát triển toàn diện bộ mặt nông thôn. Văn hóa truyền thống dân tộc ở làng xã được phát triển lên một bước mới. Nhiều tập tục cũ được hủy bỏ. Nhiều làng xã đã xây dựng thành công nếp sống mới, đời sống văn hóa mới. Kết cấu hạ tầng, cách thức sản xuất, nền tảng kinh tế nông thôn thay đổi nhanh chóng. Bên cạnh mặt tích cực, làng xã Việt Nam đã tạo ra những truyền thống văn hóa vốn phù hợp với đời sống cũ thì nay trở thành rào cản nhưng chậm được thay đổi bởi chính từ đặc trưng tâm lý, tập quán, thói quen ăn sâu bám dễ vào trong đời sống con người trong các làng xã cổ truyền. Lối sống “phép vua thua lệ làng, lối ứng xử trọng tình nghĩa, duy tình hơn là duy lý là lực cản lớn để xây dựng ý thức pháp quyền, ý thức dân chủ và kỷ luật lao động. Tư duy kinh tế và lối sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tầm nhìn hạn hẹp là rào cản lớn khi đất nước bước vào đổi mới, mở cửa, hội nhập và cạnh tranh kinh tế cao. Biến tướng của hội hè, đình đám, mê tín dị đoan gây lãng phí lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, an phận thủ thường, kém nhạy bén kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Điều đó cho thấy, bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc hiện nay phải sớm gạt bỏ những cái lỗi thời không còn phù hợp với sự nghiệp đổi mới vốn tồn tại dai dẳng trong đời sống nông thôn.

Hiện nay, làng xã Việt Nam đang bị xâm hại nghiêm trọng, bị phá vỡ từng mảng lớn cả về đặc trưng kinh tế, kết cấu tổ chức đời sống lẫn văn hóa tinh thần: đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn quá đà dẫn tới sự biến mất của nhiều giá trị văn hóa truyền thống có tính bản sắc, điều mà thế giới, đặc biệt là tổ chức UNESCO đặc biệt quan tâm. Các sinh hoạt tinh thần như lễ hội, các trò chơi dân gian bị biến tướng, bị thương mại hóa. Các đặc trưng kiến trúc có nguy cơ biến mất hoàn toàn, thay vào đó là nhà ống, tường gạch, đường bê tông. Sự manh mún, tùy tiện trong việc phục dựng các công trình văn hóa ở một số làng quê dẫn tới phá hoại các công trình, di tích.

Làng xã Việt Nam là không gian kép: vừa là không gian sinh tồn, sản xuất kinh tế vừa là không gian văn hóa. Như thế bảo tồn, phát triển văn hóa làng xã phải

gắn với việc bảo đảm không gian sinh tồn. Nói dễ hiểu là người dân phải sống được trong không gian ấy. Đặc biệt đối với những ngôi làng cổ, việc gìn giữ văn hóa phải gắn với bảo đảm điều kiện sống cơ bản cho người dân. Thời gian qua, người dân Đường Lâm cũng như một số làng cổ, phố cổ xin trả lại danh hiệu làng cổ cho thấy, một thực tế về sự thiếu quy hoạch trong bảo tồn và phát triển văn hóa làng xã hiện nay dẫn đến sự bức xúc trong nhân dân. Điều đó đặt ra một bài toán không dễ có lời giải: giải quyết quan hệ giữa bảo tồn và phát triển văn hóa trong bối cảnh sự biến đổi đời sống kinh tế - xã hội đang làm thay đổi mọi mặt cuộc sống.

Phát huy vai trò của thiết chế làng - xã Việt Nam trong bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc hiện nay.

Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc là tất yếu và là đòi hỏi cấp bách hiện nay, trong đó cần đặc biệt chú ý tới những giá trị văn hóa làng xã. Cần thực hiện tốt phối hợp, lồng ghép vấn đề bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc trong chính sách phát triển nông thôn bền vững, trong phong trào xây dựng nôn thôn mới. Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới hiện nay, chưa có tiêu chí nào đề cập đúng vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Cho nên, cần bổ sung và đầu tư, có chính sách quyết liệt trong thực hiện tiêu chí này trong xây dựng nông thôn mới:

- Bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc phải tôn trọng lịch sử, giữ nguyên giá trị, và thực hiện có quy hoạch, kế hoạch, tránh từ việc bảo tồn sang làm biến dạng văn hóa.

- Phải làm cho người dân nhận thức và nâng cao ý thức giữ gìn văn hóa. Cần phải tôn vinh họ, đồng thời quan tâm nâng cao đời sống của họ. Nâng cao dân trí, khắc phục những tập tục, tư tưởng lạc hậu, đặc biệt ở những thôn, bản nơi trình độ dân trí còn thấp. Cần khai thác giá trị kinh tế từ văn hóa làm cho đời sống mọi mặt của người dân nâng lên, đặc biệt phát triển du lịch văn hóa truyền thống, làng nghề; lễ hội, … thông qua đó để bảo tồn và phát triển.

- Phải hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Tiếp thu những giá trị hiện đại làm phong phú văn hóa ở làng xã đi đôi với xóa bỏ những hủ tục lạc hậu.

- Chính quyền các cấp, cơ quan chủ quan Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cần thống nhất quan điểm và có sự đầu tư thích đáng cho văn hóa trong các thiết chế làng xã để xứng tầm là không gian bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc.m

khu daân cö & vaên hoùa

Page 26: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

27Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

khu daân cö & vaên hoùa

ổ Dân phòng – Khuyến học (DPKH) là nơi tập hợp quần chúng nhanh nhất, hiệu quả nhất để phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân, qua đó vận động nhân dân thi đua thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương. Đây là nơi tạo điều kiện cho nhân dân phát huy trách nhiệm công dân trong đóng góp xây dựng chính quyền, tạo sự đồng thuận trong nhân dân tham gia đóng góp công sức, trí tuệ để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng. Mô hình Tổ DP-KH đã thực hiện lồng ghép công tác tuyên truyền, vận động quần chúng của MTTQ và các ngành, đoàn thể vào cùng một buổi họp với nhiều nội dung, nhiều vấn đề, tránh được sự nhàm chán trong các lần họp, đồng thời góp phần làm cho các tổ chức hiểu về hoạt động của nhau. Từ đó, công tác phối hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị chặt chẽ, hiệu quả hơn; người dân tiết kiệm được thời gian hội họp mà nhận được thông tin nhiều hơn; tập trung lo cho sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo.

Thông qua hoạt động của Tổ DP-KH, Hội Khuyến học (KH) các cấp đã học tập giúp nâng cao nhận thức của nhân dân về khuyến học, khuyến tài ở địa phương.

Chính mô hình Tổ DP-KH đã đi sâu quản lý học sinh trong độ tuổi đến từng hộ gia đình, qua đó tuyên truyền, vận động các em thực hiện nghĩa vụ học tập mang lại kết quả đáng khích lệ: Tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm theo từng năm học; phong trào khuyến học, khuyến tài trong nhân dân được mở rộng, tạo thành nề nếp và huy động được sự đóng góp về tinh thần, vật chất của toàn xã hội cho sự nghiệp khuyến học, khuyến tài.

Các phong trào thi đua xây dựng Quỹ Khuyến học các cơ sở hay tại các gia đình, dòng họ cũng phát triển nhanh, mỗi năm huy động trên 10 tỷ đồng, cấp hàng chục ngàn suất học bổng. Gần đây phong trào nuôi heo đất khuyến học cũng phát triển rất mạnh, cụ thể qua 2 năm thực hiện đã vận động nuôi được 10.538 con heo đất, với số tiền trên 2 tỷ đồng.

Hiện nay, tỷ lệ hội viên trong toàn tỉnh đạt 5,99% dân số; tổ chức Hội Khuyến học cơ sở từng bước được củng cố và đi vào hoạt động có nề nếp hơn.

Thực hiện nhiệm vụ của Tổ Dân phòng theo Quyết định số 475/QĐ-UBND, ngày 6-4-2007 của UBND tỉnh, các Tổ DP-KH luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng bảo vệ ANTT của địa phương giao. Thông qua sinh hoạt tổ để củng cố, kiện toàn về tổ chức, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, phát động trong

nhân dân thi đua thực hiện phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ, thực hiện tốt các nhiệm vụ theo dõi tạm trú, tạm vắng, tuyên truyền phòng, chống các tệ nạn xã hội; an toàn giao thông … tích cực góp phần giảm các vụ vi phạm trong nhân dân. Theo báo cáo của Công an tỉnh Đồng Tháp: “Công an nhiều địa phương tổ chức hiệu quả các mô hình phòng, chống tội phạm theo chủ trương “4 giảm, 3 không”, có sự đóng góp rất quan trọng của mô hình Tổ DP-KH”.

Các hoạt động xây dựng GĐVH, khóm, ấp văn hóa cũng được thực hiện lồng ghép vào sinh hoạt của các Tổ DP-KH tại cộng đồng dân cư. Công tác họp xét gia đình văn hóa được tiến hành theo từng tổ, chính nơi đây từng gia đình được họp lại để nhận xét, đánh giá và bình bầu xem gia đình đạt hay không đạt các tiêu chuẩn GĐVH; góp phần nâng cao chất lượng cuộc vận động xây dựng GĐVH, khóm, ấp văn hóa; hàng năm, ngành văn hóa phối hợp cùng Công an và Hội Khuyến học tổ chức tập huấn cho các tổ DP-KH về công tác bình xét gia đình văn hóa, khóm, ấp văn hóa … Năm 2012 có 86,79% hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa (tăng gấp 15 lần so với năm 1995). Qua phúc tra có 86,85% khóm, ấp; 48,61% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn văn hóa; các đơn vị, cơ quan, tổ chức các cấp đạt chuẩn công sở văn hoá, đạt tỷ lệ 96,07 %.

toå daân phoøng - khuyeán hoïc ôû ñoàng thaùp

Moâ hình

traàn thaéng

Page 27: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

28 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Mô hình Tổ DP-KH còn là một tổ chức tập hợp nhân dân để bàn bạc, thảo luận giúp nhau cách làm ăn để phát triển kinh tế gia đình, giúp nhau xóa đói giảm nghèo trong nội bộ các hộ dân của tổ, vì nơi đây giữa các hộ gần gũi hiểu nhau về hoàn cảnh và mức sống của từng gia đình, nên cũng rất dễ thông cảm giúp đỡ nhau khi khó khăn. Trước mỗi mùa vụ sản xuất, Tổ DPKH phòng chính là nơi họp bàn về việc sản xuất lúa, rau màu, làm vườn … Tùy theo tình hình thực tế, mỗi nơi mà trong tổ xác định nội dung họp bàn thật sát nhu cầu cuộc sống của người dân trong tổ, được nhân dân rất đồng tình hưởng ứng.

Những kết quả đạt được xuất phát từ việc triển khai xây dựng mô hình Tổ DP-KH theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy đã được thực hiện chặt chẽ các bước từ trong nội bộ Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể ra quần chúng nhân dân, tạo được sự đồng thuận cao trở thành phong trào thi đua rộng rãi trong cộng đồng dân cư.

Thực tiễn hoạt động của Tổ DP-KH rút ra một số kinh nghiệm sau đây:

Thứ nhất, nơi nào cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo sâu sát có phân công đảng viên theo dõi phụ trách tổ, duy trì tốt sinh hoạt định kỳ của tổ, Hội Khuyến học tham mưu, liên kết, phối hợp tốt với các ngành (nhất là MTTQ, Công an, Văn hóa) thì phong trào sẽ phát triển và đạt hiệu quả tốt;

Thứ hai, thường xuyên kiểm tra cơ sở, phát hiện những nhân tố tích cực để biểu dương nhân rộng, uốn nắn những sai sót, hạn chế để giúp hoạt động của tổ đi vào chiều sâu và có chất lượng hơn;

Thứ ba, việc lồng ghép, phối hợp hoạt động của nhiều ngành vào một tổ chức bằng mô hình tổ DP-KH rất có hiệu quả trong việc tập hợp nhân dân để tuyên truyền các chủ trương

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các công tác của địa phương, góp phần đổi mới được công tác Dân vận ở cơ sở;

Thứ tư, Tổ DPKH là mô hình tổ chức tự quản của nhân dân giúp tổ chức Đảng nắm được dân, MTTQ, các đoàn thể, các Hội thực hiện phối hợp, lồng ghép các nội dung hoạt động tại cơ sở; Nhà nước phát huy được quyền làm chủ tập thể của nhân dân trong xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân, từ đó tích cực huy động sức mạnh của nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới.

Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW, ngày 13-4-2007 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, trong thời gian tới các ngành, các cấp ở Đồng Tháp tiếp tục thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:

- Tiếp tục học tập quán triệt Chỉ thị 11-CT/TW, ngày 13-4-2007 của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Tỉnh ủy và Kế hoạch liên tịch giữa các ngành có liên quan về việc nhân rộng mô hình tổ “Dân phòng-Khuyến học” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến tận các Tổ DPKH. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành hướng dẫn cho cấp huyện xây dựng chương trình triển khai thực hiện; tập trung củng cố nâng cao chất lương hoạt động của các Tổ DPKH.

- Hội Khuyến học các cấp tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông làm chuyển đổi nhận thức trong nhân dân về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Thông qua đó, củng cố chất lượng hoạt động các Tổ DPKH, từng bước đưa phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đi vào chiều sâu, chất lượng, hiệu quả. Sơ kết và nhân rộng mô hình “Nuôi heo đất khuyến học” trở thành phong trào rộng rãi trong nhân dân.

- Công an Tỉnh hướng dẫn công an huyện, thị, thành phố thống nhất

tên gọi của Tổ trên địa bàn của các phường thuộc thành phố, thị xã và thị trấn của các huyện; xem xét lại qui mô của Tổ Dân phòng theo hướng mỗi tổ từ 25 đến 30 hộ dân; hàng năm tập huấn công tác cho Tổ trưởng, tổ phó các tổ Dân phòng cần lồng ghép nội dung công tác khuyến học và công tác xét công nhận gia đình văn hóa, gia đình hiếu học .

- Mặt trận Tổ quốc các cấp chủ động hướng dẫn các tổ chức thành viên tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tại địa bàn dân cư. Hướng dẫn cho MTTQ các cấp thực hiện lồng ghép xét công nhận khu dân cư văn hóa gắn với xét công nhận khu dân cư khuyến học, cộng đồng khuyến học…

- Ngành Văn hóa-Thể thao-Du lịch hướng dẫn cho cấp huyện thực hiện lồng ghép việc xét công nhận gia đình văn hóa gắn với xét công nhận gia đình hiếu học; xét khóm, ấp văn hóa đồng thời với việc xét khóm, ấp khuyến học. Hội KH và ngành Văn hóa phối hợp truyền thông về ngày gia đình Việt Nam 28/6; hướng dẫn cơ sở tổ chức họp mặt gia đình văn hóa, gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học tại cơ sở; đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng gia đình Việt Nam theo chủ đề “ Đạo đức, tri thức và phát triển kinh tế”.

- Ngành Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Chi hội Khuyến học các trường học gắn kết với các Tổ DPKH quản lý tốt học sinh các độ tuổi và Hội Khuyến học cơ sở triển khai Kế hoạch liên tịch “Nuôi heo đất khuyến học” trong trường học, nhằm giúp đỡ học sinh nghèo trong nhà trường và địa phương. Thường xuyên giữ mối liên lạc giữa nhà trường với Hội KH và gia đình (Ban đại diện cha mẹ học sinh), để quản lý học sinh có nguy cơ bỏ học, kịp thời vận động học bổng, tập sách giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục học tập.m

khu daân cö & vaên hoùa

Page 28: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

29Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

khu daân cö & vaên hoùa

Quảng Lạc là một thôn nằm ở phía Bắc xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; có 317 hộ dân, có Tỉnh lộ 195 chạy qua, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế. Những năm qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tình trạng ô nhiễm môi trường; lãng phí trong việc cưới, hủ tục lạc hậu trong việc tang ở khu dân cư có diễn biến phức tạp.

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên phát động, chỉ đạo khu dân cư (KDC) Quảng Lạc, xã Phú Thịnh được lựa chọn là KDC, để làm điểm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng khu dân cư 3 không” giai đoạn 2012 - 2015 gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh với nội dung: “Không tệ nạn xã hội; không ô nhiễm môi trường; không lãng phí hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang”. Ban công tác Mặt trận đã phối hợp chặt chẽ với trưởng thôn, các chi hội đoàn thể tiến hành triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào, thiết thực góp phần xây dựng nông

thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Ban công tác Mặt trận cùng các chi hội đoàn thể, tổ chức tuyên truyền tới đoàn viên, hội viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào. Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng các tiêu chí thực hiện phong trào của từng gia đình trong khu dân cư để đề ra kế hoạch, biện pháp tuyên truyền, vận động phù hợp. Phối hợp tổ chức Hội nghị toàn thôn, để phát động phong trào; vận động 100% các gia đình, dòng họ, chi hội đoàn thể ký giao ước thi đua thực hiện: “Gia đình 3 không”, “Dòng họ 3 không”, “Chi hội đoàn thể 3 không”…, từng bước làm chuyển biến về mặt nhận thức của từng người dân, gia đình đối với việc tham gia thực hiện các tiêu chí của phong trào. Định kỳ hàng tháng, hàng quý rà soát, 6 tháng sơ kết, 1 năm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí “3 không” của từng gia đình, dòng họ, chi hội đoàn thể, gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt phong trào vào dịp tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư (18-11). Thường xuyên báo cáo kết quả, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện với cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp.

Sau 1 năm triển khai thực hiện phong trào, đã đi đúng và trúng vào những vấn đề còn yếu kém ở khu dân cư; góp phần nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân; khơi dậy, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở khu dân cư; động viên nhân dân tích cực góp công, góp của, hiến đất xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất. Các tiêu chí, như: không tệ nạn xã hội; có 301 gia đình thực hiện tốt (chiếm 95 %); 15 gia đình thực hiện khá (chiếm 4,7%); Không còn gia đình yếu (giảm 6 gia đình). Tiêu chí

ôû Quaûng Laïcvaên tuùy

Xaây döïng "Khu daân cö 3 khoâng "

Page 29: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

30 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Không ô nhiễm môi trường: có 290 gia đình thực hiện tốt (chiếm 91,5%); 20 gia đình thực hiện khá (chiếm 6,3%); Không còn gia đình yếu kém (giảm 15 gia đình). Tiêu chí Không lãng phí, hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang: có 310 gia đình thực hiện tốt (chiếm 97,8%); 5 gia đình thực hiện khá (chiếm 1,6%); Không còn gia đình yếu kém (giảm 4 gia đình).

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, số đề, mê tín dị đoan được đẩy lùi; KDC không phát sinh người mới nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS; đời sống vật chất và tinh thần của

nhân dân được nâng cao; các hộ sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, cơ khí… cam kết không gây ô nhiễm môi trường; việc thu gom, vận chuyển rác thải đã đi vào nề nếp, đường làng ngõ xóm phong quang, sạch đẹp. Đám cưới, đám tang được tổ chức theo nếp sống mới gọn nhẹ, tiết kiệm, giữ được truyền thống văn hóa của dân tộc; nghĩa trang nhân dân được quy hoạch. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người nghèo luôn được KDC chú trọng...

Với các nội dung và tiêu chí cụ thể, thiết thực, có thể khẳng định phong trào thi đua “Xây dựng khu dân cư 3 không” đã và đang từng

bước tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong đông đảo các tầng lớp nhân dân KDC tỉnh Hưng Yên nói chung, KDC Quảng Lạc nói riêng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh, văn minh ở KDC. Ban công tác Mặt trận đóng vai trò là nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí của phong trào, gắn với 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”, góp phần xây dựng khu dân cư Quảng Lạc ngày càng giầu đẹp, văn minh.m

Các chi hội đoàn thể KDC Quảng Lạc, xã Phú Thịnh, huyện Kim Động ký giao ước thi đua thực hiện phong trào “Xây dựng khu dân cư 3 không”

khu daân cö & vaên hoùa

Page 30: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

31Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

iện nay, chúng ta đang tập trung tái cơ cấu nền kinh tế, việc này chỉ có thể thành công khi Chính phủ có được những chính sách vĩ mô đúng, đồng thời các doanh nghiệp phải có được những kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế. Muốn vậy, mọi chính sách, mọi kế hoạch phải được xây dựng trên nền tảng những số liệu thống kê chính xác và minh bạch, nếu không tất cả những hoạch định đưa ra áp dụng chỉ dựa vào những con số ảo, không có thực, dẫn đến đổ vỡ kinh tế và bất ổn xã hội. Ấy vậy mà trong phiên thảo luận ngày 30-5-2013, đại biểu Quốc hội rất bức xúc về những số liệu thống kê do các bộ, ngành đánh giá. Nhiều chỉ số thống kê gây nghi ngờ về độ chính xác. Giới trí thức thì gọi đó là những “con số trên trời”.

Chẳng hạn như: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói nợ xấu 10% cuối năm 2012, trong khi thanh tra NHNN lại cho rằng tỷ lệ là 8,6%, trong báo cáo Quốc hội là 7,8% và con số của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia là 7,8%; tháng 3-2013, NHNN còn đưa ra số liệu 6%?

Về tồn đọng bất động sản (BĐS), theo số liệu của Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng)

đưa ra ngày 9-5-2013, lượng căn hộ chung cư (tính đến hết tháng 3-2013) bị tồn 33.853 căn hộ (đất nền tương đương hơn 1 triệu m2). Theo báo cáo của 58/63 tỉnh, thành phố, lượng tồn là 20.851 căn hộ chung cư, 5.176 căn tháp tầng, 1.890.667 m2 đất nền, 64.847 m2 văn phòng cho thuê. Theo quỹ Dragon Capital nhận định, chỉ riêng hai thành phố là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tồn kho đã lên tới 70.000 căn hộ. Tình trạng “vênh” tương tự cũng xảy ra với con số nợ công, giảm nghèo...Nhiều lắm! Có vẻ rất rối loạn và mơ hồ về thông tin(?!)

Đây chỉ là một vài ví dụ về các con số thống kê trong hàng trăm, hàng ngàn số thống kê khác, đối với hai lĩnh vực nhạy cảm là BĐS và ngân hàng. Điều này cho thấy có độ chênh lệch đến khó hiểu mà người đọc nhìn vào không thể hiểu nổi.

Thống kê là cái gốc để dựa vào đó Chính phủ đưa ra những quyết sách cho từng giai đoạn nhằm điều hành kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp dựa vào đó để hoạch định chiến lược kinh doanh; các nhà dầu tư nước ngoài căn cứ để quyết định chiến lược đầu tư và quy mô đầu tư vào Việt Nam... Những số liệu khập

khiễng, chênh lệch khủng khiếp đến như vậy có thể dẫn đến hệ lụy vô cùng nguy hiểm là, làm sai lệch các chính sách điều hành của Chính phủ, khiến các nhà đầu tư trong nước mất phương hướng trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh dẫn đến thua lỗ, phá sản. Các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại không dám đầu tư vào Việt Nam...

Tình trạng này do đâu? Phải chăng, do sự “bất minh bạch” trong thông tin kinh tế đã là một “căn bệnh” trầm kha tồn tại từ nhiều năm nay mà chúng ta làm ngơ, hay do “bệnh thành tích” còn nặng, tình trạng “khai khống” để bòn rút công quỹ còn nhiều, rồi “thật giả chuyên lãi-lỗ” doanh nghiệp để chích hút vào bầu sữa ngân sách...

Ai là người phải chịu trách nhiệm cho những “con số thống kê trên trời” này? Có lẽ Quốc hội, Chính phủ cần quy trách nhiệm cho từng cá nhân bộ trưởng, để từng bộ, ngành phải chịu trách nhiệm. Đồng thời, có thể Quốc hội sẽ trực tiếp lập số liệu thống kê để đảm bảo tính chính xác, trung thực. Có như vậy, chúng ta mới thoát khỏi hiện tượng “cha chung không ai khóc”, không ai chịu trách nhiệm cá nhân, chỉ nhằm đổ thừa cho nhau như hiện nay.m

"con soá treân trôøi"

ngoïc oanh

Moãi kyø moät chuyeän

Page 31: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

32 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Caâu chuyeän cuoäc soáng

quoác thaùi

ói đến ông Đâu (Mai Văn Đâu, ngụ xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) chuyên gia xây dựng cầu là mọi người khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ đều biết đến và nể phục. Bởi ông vừa có tài vận động được 50 người tự nguyện tham gia Tổ xây dựng cầu, đường xã Định Yên (luân phiên thay nhau thường xuyên tham gia thi công công trình, bình quân khoảng 20 người/ngày), vừa xây dựng cầu bảo đảm chất lượng bền, an toàn lại giảm giá thành từ 20 - 30% kinh phí dự toán so với cách tính và làm thông thường.

Những năm qua, với vai trò phụ trách tổ xây dựng cầu, đường xã Định Yên, ông Mai Văn Đâu tổ chức hoạt động ngày càng hiệu quả, ông ra sức vận động mạnh thường quân cùng với sự tự nguyện đóng góp của cá nhân, tổ đã mua xà lan, cần cẩu đóng cọc, máy đầm bê tông, máy đột phá bê tông, máy trộn hồ, máy hàn, máy cắt và sửa sắt… trị giá hơn 700 triệu đồng. Bằng phương tiện, dụng cụ này bảo đảm phục vụ cho quá trình tổ chức thi công các loại cầu bê tông cốt thép dài khoảng 50 mét, rộng 4 mét, có tải trọng đến 5 tấn. Đến nay, tổ đã xây dựng hoàn thành 49 cầu bê tông, có tải trọng 2,5 - 5 tấn; bắt mới và sửa chữa 27 cầu gỗ. Trong đó, xây dựng trong xã 15 cầu, các xã bạn trong huyện là 25 cầu, ngoài huyện là 12 cầu, đặc biệt được tỉnh bạn mời xây dựng 14 cầu. Ngoài ra, ông còn vận động xây dựng 3 ngàn mét đường. Tổng giá trị các công trình hơn 15 tỷ đồng và trên 15 ngàn ngày công lao động tự nguyện. Học tập theo gương Bác Hồ, ông đã góp sức tiết kiệm được từ công lao động và các chi phí khác cho Nhà nước khoảng 6 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Mai Văn Đâu còn vận động hàng chục ngàn lượt người đóng góp ngày công lao động, gạo, tiền cho bệnh nhân nghèo, tham gia phục vụ cơm, cháo, nước tại bệnh viện và chuyển viện cấp cứu; mỗi năm ông sưu tầm từ 40 - 50 tấn thuốc nam ở các tỉnh khác mang về phục vụ miễn phí cho bà con nghèo trong và ngoài xã.

Với sự gương mẫu, trung thực, minh bạch cùng tấm lòng nhiệt huyết cống hiến vì xã hội, nên mọi người luôn tin yêu quý mến và nhiệt tình ủng hộ việc làm nhân nghĩa của ông, đã mang lại nhiều điều ích nước, lợi dân, được mọi người khâm phục, chính quyền ghi nhận. Nghĩa cử cao đẹp của ông Mai Văn Đâu đã được chọn báo cáo tham luận tại hội nghị biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấp tỉnh. m

OÂng Ñaâu hoïc taäp theo göôngtieát kieäm cuûa Baùc Hoà

Page 32: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

33Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

ó một anh chàng cứ luôn bị ám ảnh bởi một giấc mơ. Anh ta thấy mình đang bơi trong một hồ nước. Tuy nhiên, cái hồ rất rộng mà chân tay anh ta thì đã rã rời, khiến anh khó lòng bơi tới bờ được. Rất may, cha anh ta bơi thuyền đến gần, đưa tay ra và bảo anh ta bám lấy. Anh ta chợt nhớ hồi bé thường bị bố mắng mỏ, thậm chí còn đánh đòn nữa, nên cất giọng khô khan: “Cảm ơn bố, cứ kệ con!”.

Anh ta cố hết sức bơi về phía bờ, rồi lại thấy cô em gái bơi thuyền lại gần. Cô quăng một chiếc phao về phía anh ta và bảo: “Anh dùng phao đi!”. Nhưng nhớ lại nhiều lần cô em gái hỗn hào với mình, anh ta liền xua tay.

Sau những nỗ lực lớn lao, cuối cùng anh ta cũng vào được đến bờ. Anh ta nằm vật trên bãi cát, đầu óc lơ mơ, chân tay rã rời tưởng như không cử động nổi. Anh ta thấy có nhiều người tụ tập xung quanh, khuôn mặt nào cũng thấy quen. Ðó là gia đình, họ hàng, bè bạn của anh. Người thì muốn đưa anh vào bệnh viện, người thì định đốt lửa, người thì định lấy bộ quần áo khô và khăn cho anh lau… Nhưng mỗi khi có người định làm gì, anh ta lại nhớ lại có lúc con người đó đối xử không tốt với mình. Và anh ta lại nói: “Cứ kệ tôi”. Anh ta gượng đứng dậy, quần áo ướt sũng, mệt mỏi đi ra xa đám đông...

Sau mấy đêm liên tục nằm mơ như thế, anh ta liền đi hỏi bà, người chưa bao giờ làm điều gì không tốt với anh. Bà bảo:

- Bà không biết ý nghĩa của những giấc mơ. Nhưng bà nghĩ cháu đang giữ trong đầu quá nhiều sự hằn học và bực tức.

- Không thể thế được. - Nếu có thì cháu phải cảm thấy chứ! - Anh ta kêu lên

Bà ôn tồn giảng giải:- Tự mình vượt qua hồ nước trong giấc mơ, chính

là những cố gắng trong tâm trí cháu. Cháu cần sự giúp đỡ, cháu muốn được quan tâm, nhưng cháu không thấy ai đủ tốt để cho cháu tin tưởng. Cháu đã bơi được tới bờ một lần, nhưng còn những lần khác thì sao? Sự tha thứ không phải là ta làm cho người khác, mà chính là làm cho bản thân mình đấy. Vì nếu ta không biết tha thứ, chính là ta đã tạo ra trong tâm trí mình những sự bực bội và tức giận ngày càng lớn hơn.

Cháu hãy khắc ghi trong tâm trí câu này: “Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng

có những sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, thì mọi người cũng sẽ tha thứ cho những sai lầm của bạn đối với họ”.

Ngheä thuaät tha thöù

chaly (st)

Page 33: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

34 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

ñoâng trieàu

iên tiếp trong vài ngày của tháng 6, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 3 vụ hỏa hoạn nghiêm trọng. Đáng kể nhất phải kể đến cháy cây xăng tại số 2 Trần Hưng Đạo. Từ vụ cháy này người ta thấy đầy rẫy những bất cập như sự luống cuống của những người làm “công tác” phòng cháy .

Từ vụ việc cửa hàng xăng phát hỏa bốc cháy công luận mới rầm rầm lên tiếng về hậu họa của những cửa hàng xăng dầu ở cạnh trường học, khu dân cư, chợ, bệnh viện. Nhưng rõ ràng từ rất lâu, những cảnh báo này tiếc thay, chẳng ai nghe. Guồng quay thời cuộc, vòng xoáy thị trường, những lợi nhuận béo bở từ kinh doanh mặt hàng thiết yếu dường như đã “cướp” hết thời gian để những người liên đới trách nhiệm nghe ngóng những cảnh báo cháy nổ? Không những thế, nhiều cửa hàng xăng dầu giữa phố lại càng được xây dựng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Từ trước đến nay, hằng năm định kì các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức hiệp hội vẫn tổ chức các lớp tập huấn phòng cháy chữa cháy cho cán bộ và dân cư. Hình như chỉ là hành động giải ngân hay làm cho “phải phép” trước các lực lượng chức năng, chứ hiệu quả thì phải xem lại. Vụ cháy cây xăng trên xuất phát từ việc rò rỉ xăng từ téc lan ra bếp của một quán cơm bên cạnh gây phát nổ, những tắc trách như vậy mà không ý thức được ở những người buôn bán xăng thì người dân lo rằng, những vụ hỏa hoạn kiểu này chưa phải đã chấm dứt.

Việc tồn tại những “quả bom xăng” giữa phố một phần là do lòng tham của những người kinh doanh xăng dầu. Ngày xưa, cụ Các-Mác thật thông tuệ khi phát hiện ra chân

lý: “Để có được lợi nhuận ba trăm phần trăm người ta sẵn sàng treo cổ”. So sánh câu nói này với hiện thực hơn 500 cửa hàng xăng dầu trên Hà Nội mới thấy: bất chấp sự an nguy của khu dân cư, của trường học, tại nhiều nơi, một số người kinh doanh xăng dầu vẫn vô tư đặt cửa hàng vô tội vạ. Với những tiêu chí như xa khu dân cư, bệnh viện, trường học, không gần khu vực an toàn lưới điện… liệu cây xăng số 2, Trần Hưng Đạo nói riêng và hàng loạt cây xăng có “tín hiệu đỏ” trên địa bàn Hà Nội nói chung có nằm trong diện di dời? Cây xăng số 2 này, từ nhiều năm nay vẫn ung dung tồn tại ngay gần bệnh viện quân đội 108.

Những “quả bom xăng” được coi là “an toàn” và hiên ngang tồn tại là do hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm của một số cấp chính quyền, một số ngành chức năng quản lý

nhà nước về kinh doanh xăng dầu, phòng cháy chữa cháy, quản lý quy hoạch trật tự đô thị, khu dân cư, trường học,... Đúng là một số cửa hàng xăng dầu trước đâv ở những vị trí cực kỳ an toàn, nay bị đô thị xâm lấn; đúng là quỹ đất của nhiều khu vực cực kỳ bức bối,... nhưng đó không phải là lý do chính đáng để bao biện về hiện trạng tồn tại những cửa hàng xăng dầu gây an nguy cho cuộc sống của người dân.

Đó là hậu quả của tư tưởng “được chăng hay chớ”, “sống chết mặc bay, tiền thầy đút túi”... của một số người có trách nhiệm trong các cơ quan công quyền. Khi đăng đàn trong các hội nghị, hội thảo, họ vung tay múa chân hô hào: Quản lý nhà nước, quản lý xã hội phải đi trước một bước. Song, khi thi hành công vụ thì chính họ lại luôn lạc hậu trước cuộc sống, luôn ở thế “nước đến chân mới nhảy”. m

öø moät vuï chaùyT

Page 34: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

35Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Vươn lên từ cái nghèo của vùng quê miền núi thuộc phía tây bắc tỉnh Ninh

Bình, ông Nguyễn Ngọc Kiểm, phó chương giáo xứ Vô Hốt, xã Lạc Vân, huyện Nho Quan, đã không ngừng phấn đấu với tinh thần tự lực, khiêm tốn học hỏi, duy trì và đẩy mạnh phát triển kinh doanh, vận dụng tối đa sự hỗ trợ vốn vay ưu đãi của Chính phủ để hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Phương châm kinh doanh của ông không đơn thuần thu lợi nhuận cải thiện đời sống của gia đình mà qua đó thể hiện nét đẹp văn hóa, nêu cao chữ tín, chống bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Đến nay, gia đình ông cơ bản có cuộc sống khá giả và đã xây dựng được cửa hàng bình ổn giá góp phần không nhỏ trong việc bình ổn thị trường.

Có bát ăn, bát để, ông Kiểm đau đáu bổn phận của người Kitô hữu. Vốn mồ côi cha từ nhỏ, được mẹ tảo tần nuôi dưỡng, ân cần dạy bảo cách cư xử ở đời và cả những tư tưởng, giáo lý công giáo. Hàng ngày được đến nhà thờ lắng nghe lời Chúa răn, lớn lên đi học lại được giáo dục và rèn luyện dưới mái trường XHCN. Đó là những điều kiện cơ bản ban đầu giúp ông hun đúc ý chí, quyết tâm vượt khó vươn lên trong cuộc sống, yêu thương mọi người. Ông thấu hiểu và đồng cảm với những cuộc đời bất hạnh, thiếu may mắn trong xã hội. Xuất phát từ suy nghĩ ấy ông đã thực hiện lời Chúa bằng việc hiến tặng giác mạc và vận động nhiều người khác cùng làm giống như mình.

Noi gương Đức Kitô, ông xây dựng tiêu chí sống của bản thân: “Kính Chúa và yêu người” với mong muốn đem lại giá trị vật chất và tinh thần cho nhiều người, giúp họ thoát khỏi đói nghèo, đau khổ, làm vơi đi những nỗi buồn, đem lại niềm vui thường nhật và hướng tới tương lai hạnh phúc. Có người có thể đánh

giá về giá trị vật chất của giác mạc, nhưng với ông Kiểm, việc hiến tặng giác mạc thực sự đáp ứng được tâm nguyện của ông và mang ý nghĩa nhân đạo cao cả tự nguyện, không vụ lợi và cũng không chịu áp lực ràng buộc.

Theo Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngư ời và hiến, lấy xác được Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29-11-2006 và có hiệu lực từ ngày 1-7-2007: “người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”. Sự hiến tặng khác hoàn toàn về bản chất với việc mua bán mô tạng mà pháp luật nước ta cũng như các nước khác trên thế giới nghiêm cấm. Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, ở Việt Nam có khoảng 300.000 người mù do bệnh lý giác mạc và cứ mỗi năm lại có thêm khoảng 15.000 người bị mù mới. Phương pháp điều trị duy nhất có thể khôi phục một phần thị lực cho những bệnh nhân này là ghép giác mạc. Do vậy, hiến tặng giác mạc là một nghĩa cử cao đẹp, giác mạc là món quà vô giá cho người không may bị mù lòa cho nên không thể quy đổi giác mạc với bất kỳ giá trị nào. Bởi ý nghĩa thiêng liêng ấy, ông Kiểm đã đăng ký hiến tặng giác mạc và tích cực vận động nhiều người khác cùng tham gia hiến tặng giác mạc. Đến nay, giáo xứ Vô Hốt đã có 25 người đăng ký hiến tặng giác mạc, trong đó có 2 người con của ông.

Theo Bác sĩ Phạm Ngọc Đông,

Giám đốc Ngân hàng Mắt, Trưởng Khoa Kết giác mạc (Bệnh viện Mắt Trung ương), thực hiện dự án “Truyền thông vận động hiến giác mạc”, tính đến tháng 9-2012, Ngân hàng Mắt đã thu nhận được hơn gần 300 giác mạc của 142 người hiến tặng tình nguyện, trong đó Ninh Bình là địa phương dẫn đầu với ghi nhận có số lượng người hiến tặng nhiều nhất (110 người). Con số ấy tưởng chừng chỉ là dữ liệu thống kê, nhưng đằng sau đó chính là tâm huyết, tình cảm và cả sự hy sinh thầm lặng của những người như ông Kiểm. Công tác thuyết phục, vận động người dân tình nguyện hiến tặng giác mạc không đơn giản bởi đây là việc làm rất mới ở nước ta,

Kiên trì thuyết phục, tận tình giải thích là hành trang ông Kiểm mang theo mỗi khi thực thi lời Chúa. Dù còn nhiều gian nan nhưng ông có một niềm tin rất lớn ở Chúa, bởi khi xưa Ngài đi rao giảng Tin mừng đã làm “phép lạ” cho một người mù được sáng mắt. Nay việc ông và nhiều người đang làm là chính Chúa đã gia quyền cho con người được làm phép lạ như Chúa đã làm. Nếu mọi người biết kết hợp với Thiên Chúa và sự hỗ trợ về chuyên môn của y học hiện đại thì Chúa sẽ giúp sức cho con người làm nên điều kỳ diệu mang lại hạnh phúc cho mọi người như lời trong Kinh Thánh đã nói: “Nếu gõ nhẹ cửa sẽ mở”. Việc hiến tặng giác mạc tuy ít nhưng tác dụng thật lớn lao vì nó mang lại ánh sáng cho người mù. Việc “cho” này không mất đi mà còn đem lại niềm vui và hạnh phúc của chính mình.

Keát hôïp vôùi Chuùa ñeå laøm "Pheùp laï" cho ngöôøi muø ñöôïc saùng

thanh lieân

Page 35: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

36 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Thói quen xấu nhất: Lo lắngNiềm vui lớn nhất: Ban tặng Mất mát lớn nhất: Mất đi lòng tự trọng Công việc khiến ta hài lòng nhất: Giúp đỡ người khác Tính xấu nhất: Sự ích kỷLoài đang bị đe dọa nhất: Những lãnh đạo tận tụy Nguồn tài nguyên quí giá nhất: Bản thân chúng ta Mũi tiêm hữu hiệu nhất: Sự khuyến khích Vấn đề nan giải nhất phải vượt qua: Nỗi sợ hãi Viên thuốc ngủ công hiệu nhất: Sự bình yên trong tâm hồnNguồn năng lượng lớn nhất trong cuộc sống: Tình yêu Người bị tẩy chay có quyền lực nhất: Những kẻ ngồi lê đôi máchChiếc máy vi tính đáng tin cậy nhất: Trí não người Vũ khí giết người lợi hại nhất: Miệng lưỡi thế gian Ba từ có nhiều năng lượng nhất: “Tôi có thể” Tài sản quí báu nhất: Lòng trung thành Cảm giác vô ích nhất: Sự nuối tiếcTrang phục đẹp nhất: Nụ cười Và, Tinh thần có khả năng lan truyền nhanh nhất: Lòng nhiệt tình.

Thanh Gia (st)

höõng caùi N Nhaát treân ñôøi

Page 36: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

37Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

ồi ký, nhật ký, bút ký, tự thuật... tuy có nét khác nhau nhưng đều là một trong những dạng tác phẩm văn học, có tính lịch sử. Đã có nhiều cuốn thể loại này rất giá trị, như: Trước những lời vu khống (tự thuật của Tôđo Gípcốp, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, H-1995); Một trăm giờ với Fidel - những cuộc trò chuyện với IGNACIO RAMONET (Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, H-2009); Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc - hồi ký của Phạm Khắc Hòe (Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, H-2007); Dương Thị Xuân Quý - Nhật ký tác phẩm (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, H-2007)... Tác giả thể loại này, có thể là nhà chính trị, nhà văn hoặc nhà báo... tuy nhìn nhận theo những cách tiếp cận khác nhau

song đều phản ánh nhiều vấn đề của cuộc sống trong một giai đoạn lịch sử. Cũng vì thế, có tác phẩm chưa được xuất bản chính thức vẫn thu hút người đọc, nhất là những nhà nghiên cứu, nhà báo.

Tháng 4-2013, tôi qua Nha Trang công tác đã được đọc cuốn Hồi ký "Cuộc đời buồn vui" của Nguyễn Thiết Hùng (Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa năm 1997). Tôi được biết đã khá nhiều người ở Khánh Hòa, Phú Yên tìm đọc cuốn này. Trong đó, nhà báo Phan Đức Diện sau khi đọc xong đã có bản bình luận 8 trang rất sâu sắc với tựa đề "Tâm huyết yêu Đảng của một trí thức cộng sản". Bản bình luận có đoạn: “ Ở hồi ký...của Nguyễn Thiết Hùng, rất hấp dẫn- cuốn hút người đọc - Vì cái

“tôi” của Thiết Hùng thuần khiết, sáng đẹp trong văn học như cuộc đời thực của ông trung chính, hồn hậu; hợp điệu trong tổng hòa các mối quan hệ Đảng, Nhà nước, đồng bào, bạn bè, đồng chí! Ông luôn lấy đức tin yêu Đảng tuyệt đối làm tiêu chí phấn đấu kiên cường, làm động lực học tập, công tác, cống hiến vượt qua những gian lao thử thách của cuộc đời”...

Cuốn hồi ký dày 83 trang đánh máy, gồm 12 bài viết: Thời thơ ấu gian khổ và sôi nổi (tr.1), Tập kết

nhaø laõnh ñaïo ñòa phöông

Hoài kí cuûa moät

ôû mieàn trunghaûi höng

* Dịp khác sẽ giới thiệu tiếp những tác phẩm thể loại này; trong đó có các cuốn " Nhật ký của một Nhà khoa học", "Bút ký của một Nhà báo", "Hồi ký của một Nhà quản lý" (đây là bộ 3 tác phẩm... sẽ được xuất bản sau năm 2022).

Page 37: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

38 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

ra Bắc và học tập (tr.10), Trưởng thành trong công tác và chiến đấu (tr.29), Đi nghiên cứu sinh ở Liên Xô (tr 49), Thống nhất đất nước- trở về quê hương và cơ quan cũ (tr.76), Gia đình (tr.83), Chuyến công tác ra tỉnh (tr.88), Sự kiện Hòn Nọc (tr.95)...Nhớ mãi những việc làm tâm huyết (tr 160), Những suy nghĩ về chủ nghĩa xã hội...(tr.175).

Cuốn Hồi ký đã đề cập đến nhiều vấn đề trong một thời gian dài khoảng trên 60 năm nhưng có lẽ thu hút sự quan tâm nhiều đến thời gian tác giả làm lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa. Dưới đây là một số đoạn viết:

“Nhiệm kỳ đầu tiên sau chia tỉnh, Khánh Hòa đã có sự phát triển có tính chất bứt phá, mặc dù 5 năm, 4 lần thay đổi người đứng đầu cơ quan hành chính tỉnh, mà tôi là người chủ trì sau cùng và lâu nhất. Tình hình về mọi mặt đều ổn định và đi lên, trong đó sự phát triển kinh tế đặc biệt mạnh mẽ... Thật khó nói rành mạch, những thành tựu cụ thể này kia là của ai... Thông thường các vấn đề về xây dựng Đảng, an ninh, quốc phòng, tổ chức cán bộ thì bên Đảng chủ động. Các vấn đề còn lại như kinh tế, xã hội, pháp luật... thì phía chính quyền lo liệu, đề xuất” (tr.117 và 119).

“Trong chiều sâu tâm hồn tôi luôn luôn muốn làm việc với sự

trung thực, thẳng thắn, công bằng và công khai. Làm được như vậy thì không khí làm việc của cơ quan sẽ vui vẻ, thoải mái, mọi người sẽ đoàn kết, không còn chỗ đứng cho những thói hư tật xấu. Thật đúng như vậy, không khí làm việc phát triển theo hướng đó “ (tr.122).

“Đối với tôi, phải bênh vực...một người không quen biết, để va chạm với người đồng đội và quen biết là một cuộc đấu tranh trong nội tâm rất quyết liệt. Trong trường hợp này và các trường hợp tương tự đành phải hành động theo lẽ phải và tính Đảng thôi” (tr.137).

“Với trách nhiệm là người đứng đầu UBND tỉnh, mặt khác với tính cách cá nhân hướng thiện, mặc dù biết rõ từng người gọi là xấu với mình nhưng không để bụng, không tìm cách hãm hại họ, phấn đấu xây dựng một không khí làm việc cởi mở, chan hòa, công bằng và có kỷ luật...” (tr.116).

Còn nhiều đoạn viết cuốn hút người đọc, như ở bài thứ 9 (tr.97-115) và bài thứ 10 (tr.116-159). Nhiều đoạn viết, tác giả thể hiện sự thẳng thắn, bất bình với những cá nhân có việc làm sai...Do đây là cuốn hồi ký chưa xuất bản, một số đoạn chưa biên tập kỹ hoặc nêu ra không có lợi cho tình hình chung hiện nay nên ở đây không trích dẫn cụ thể.

Có một đoạn ở tr 160, tác giả bày tỏ suy nghĩ rất đáng quan tâm:"Quá trình công tác là quá trình rèn luyện, học hỏi không ngừng. Tôi cảm thấy mình có sự phát triển cả về nhận thức cũng như kinh nghiệm. Nhờ vậy mà tư duy của tôi có thể nói là cũng cập nhật được với thời đại. Với bản tính cá nhân, làm việc gì cũng nghĩ đến sự bền vững nên cũng phù hợp với xu thế tiến lên của thời đại - phát triển bền vững. Mặc dù tôi cũng chưa làm được gì nhiều cho đất nước,

nhưng những vấn đề tôi trăn trở vẫn là những vấn đề của thời đại. Tôi tự hào về tư duy của mình đã không lạc hậu so với tư duy của nhân loại hiện đại trong chiều sâu, có điều là với chức vụ không lớn nên tôi chỉ có thể thực hiện được một số việc trong quyền hạn cho phép. Đã thế lại còn bị một vài người ở vị thế cao hơn, kém hiểu biết, vì nhiều lý do đã ngăn trở làm cho tôi gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu hiện đại của nhân loại là làm thế nào giải quyết hài hòa ba vấn đề: Phát triển kinh tế - Công bằng xã hội - Môi trường. Chúng vừa là mục tiêu phát triển, đồng thời cũng chỉ ra cách thức phát triển sao cho hiệu quả. Tiếc rằng những người lãnh đạo không phải ai cũng thấm nhuần sâu sắc tư duy này”.

Có thể nói, cuốn Hồi ký nếu được chỉnh lý một số đoạn và bổ sung thêm thời gian tác giả công tác ở Ủy ban kinh tế ngân sách Quốc hội thì sẽ hoàn thiện. Khi đó, rất nên xuất bản... m

Ghi chú:* Ảnh tr37: TS. Nguyễn Thiết

Hùng (bên trái) tại Nha Trang năm 1997. Tư liệu của CII.H* Cuốn hồi ký đã nói đến nhiều

cá nhân, chủ yếu ở Khánh Hòa, trong đó có nhạc sỹ Mác Tuyên (tr139-146 và một số trang khác) - xem thêm: Ấn tượng về một người dân địa phương danh tiếng. Chuyên đề Mặt trận & Cuộc sống số 24,tr22.

Page 38: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

39Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

ThôTâm hồn nhà giáo sáng trong,

Đời vui sự nghiệp, trăm năm trồng người.Vườn xuân giáo dục xanh tươi,

Đò thầy khúc hát – nụ cười vang sông.Không như thuyền mộc, thuyền rồng,

Đò thầy là trái tim hồng tin yêu!Như cây đuốc sáng, sớm chiều,

Rọi đường tri thức tình yêu trồng người.Vườn ươm hạt giống xanh tươi,

Nhân tài đất nước, rạng ngời sắc xuân.

Tóc thầy bạc trắng mấy phầnTóc em xanh thắm, mùa xuân huy hoàng.

Con đường tri thức thênh thang,Em say viết tiếp những trang sử hồng.

Biển đời kiến thức mênh mông,Em đi có nhớ bến trông ngày về.

Con đường khoa học say mê,Dẫu xa muôn dặm – nhớ về Việt Nam!

Coâ giaùo vaø boâng hoa röøng troïng ñoàng

Troàng ngöôøiTừ đại ngàn xanh thảm lớn lênTuổi thơ em biếc màu năm tháng.Đây mảnh đất ngàn năm bừng nắngBóng tối dần qua những mái trường.

Lên với rừng theo tiếng gọi quê hương.Với tuổi thơ – một tình yêu lớnƠi tháng năm vẫn ngọt ngào ước vọng

Dẫu đời thường còn lắm trông gai…Với tuổi thơ ta có cả ngày mai Bởi các em cứ hồn nhiên, tinh nghịch Vẫn học và chơi, chơi mà họcPhơi phới sáng trong như thể bông hoa rừng.

Màu của hoa hay ngọn lửa làng buônMà tươi thắm sap tháng năm tuổi trẻ.Hoa vẫn đỏ trong chiều lộng gióNhư điểm 10 em dâng tặng thầy cô. Mái trường đây xanh biếc tuổi thơVà tiếng hát cứ vọng vang sông núi.Ta nghe cả tiếng ngày mai vọng lại Khi bông hoa rừng hóa đẹp cho đời!.

quang löï

Page 39: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

40 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Em tặng tôi bông cỏ mùa thuVà câu thơ tuổi học trò bối rốiTrang giấy trắng, dòng chữ nghiêng viết vộiHình như em sợ ai bắt gặp mình.

Em cúi xuống trang thơ như kiếm tìmTôi bắt gặp ánh mắt buồn man mácNày cô bé tại vì đâu mà khócThương tuổi học trò giờ sắp chia xa?

Nắng nhớ chiều bạn có nhớ taVô tư thế vừa khóc cười rôm rảBông phượng rơi mùa hè bâng khuâng quáChợt chuyển mùa sương biếc sắc cỏ thu.

Nguyễn Đình Xuân (1992)

Boâng coû muøa thu

ó một bài thơ đã theo tôi trong suốt những năm tháng tuổi học trò. Mỗi lúc buồn vui tôi lại đọc thầm nó. Và cứ thế, cứ thế, bài thơ ấy ăn sâu vào tâm trí tôi cho đến tận hôm nay. Tôi chẳng nhớ mình đã gặp và thuộc bài thơ ấy khi nào. Chỉ biết rằng trong cuốn sổ tay của hơn ba chục đứa bạn học cùng lớp ngày chia tay tôi đều chép tặng chúng bài thơ đó. Và cho đến tận bây giờ, gần hai chục năm đã qua, tôi đã trở thành cô giáo, mỗi khi cuối năm học chia tay một thế hệ học trò, trong giây phút xúc động, lưu luyến tôi lại đọc chúng bài thơ đã theo tôi từ thuở mười lăm. Nhưng có một điều mà chẳng ai biết rằng tôi đã quên mất tác giả bài thơ đó là ai? Đôi lúc tôi còn lạm nhận và coi đó là của riêng mình…

Cho đến một ngày giữa tháng 7 - 2013, đọc tập thơ “Cánh chuồn ngủ quên” của nhà thơ Nguyễn Đình Xuân, tôi như được tìm lại mình 20 năm về trước. Cầm trong tay tập thơ, tôi lật giở lướt qua từng bài (đó là một thói quen cố hữu của tôi) và bàn tay tôi dừng lại một bài thơ quen thuộc: BÔNG CỎ MÙA THU. Tim tôi đập thình thịch, mặt tôi đỏ ửng lên giống như bị ai bắt gặp mình làm việc xấu. Hóa ra bài thơ gắn bó với tôi suốt bằng ấy năm chính là của anh. Tôi đọc lại như nuốt từng chữ, từng chữ…

Em tặng tôi bông cỏ mùa thuVà câu thơ tuổi học trò bối rốiTrang giấy trắng dòng chữ nghiêng viết vộiHình như em sợ ai bắt gặp mình.Cái cảm giác bối rối của cô trò nhỏ mới lớn chợt ùa về. Bông

cỏ mùa thu thời xa xưa ấy nó như thế nào tôi chẳng còn nhớ nữa nhưng chắc chắn rằng tôi cũng như cô bé trong bài thơ kia, từng giấu giếm trao cho cậu học trò bàn dưới cái nhìn vội vàng, đầy ẩn ý. Và cho đến ngày hôm nay, những cái bối rối, những dòng chữ vội vàng kia tôi vẫn bắt gặp đâu đó trong lớp học sinh của mình. Và có lẽ Nguyễn Đình Xuân thấu hiểu tâm lý tuổi học trò hơn ai hết. Bởi đã là học trò ai mà chẳng chứng kiến giây phút chia tay?

Này cô bé tại vì đâu mà khócThương tuổi học trò sắp phải chia xa?... Bông phượng rơi mùa hè bâng khuâng quáChợt chuyển mùa sương biếc sắc cỏ thu.Câu thơ như lắng lại, run rẩy, thổn thức. Lũ bạn tôi thuở đó

cũng từng khóc trong giờ phút chia tay. Đã có lần khi đọc xong bài thơ cho học trò, có gì đó nghẹn ngào trong cuống họng tôi, chúng cảm nhận được điều đó chẳng ai bảo ai chúng ôm nhau ngồi khóc. Cảm ơn nhà thơ đã cho tôi tìm lại được mình thuở mực tím…Và chắc chắn rằng, còn học trò thì BÔNG CỎ MÙA THU của anh còn làm rất nhiều, rất nhiều những trái tim nhỏ thổn thức.

Bình thô

haûi vaân

Page 40: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

41Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

vuõ minh hoàng

gioïng haùt ca só Kieàu Höng

ôi nghe Anh ấy hát nhiều lần, gần 20 bài tôi đã lấy được trên “mạng”, đặt tên tệp, thêm các thông tin nguồn gốc bài hát vào dữ liệu từng bài hát để làm thành Hồ sơ bài hát của Anh. Tôi nghẹn ngào mãi! Hầu hết là những bài hát thời kỳ chống Mỹ cứu nước và thời “bao cấp” khó khăn. Giọng hát Anh là món ăn tinh thần của bố mẹ và 3 anh em gia đình tôi thời đó. Chúng tôi yêu giọng hát và tâm hồn của Anh.

Hơn 30 năm rồi, xúc động lắm! Giọng Anh cao, đầy nội lực, tha thiết, đằm thắm, mượt mà như cánh đồng lúa chiều, thân thiết như con đê làng… chứa đựng tâm hồn mẫn cảm thiên phú và tấm lòng trắc ẩn. Nhiều bài hát ở âm hưởng tráng ca, hùng ca, kể cả những cao trào (Sông Đắc Krông Mùa Xuân Về; Du Kích Sông Thao, Đất Nước Một Màu Xanh, Tổ Quốc Yêu Thương, Thành Phố Hoa Phượng Đỏ…) như muốn vỡ tung mà vẫn không che dấu được chất trữ tình dồn nén, chất chứa trong mỗi lời ngân nga, ca từ lai láng tình yêu đất nước và con người (Rặng Trâm Bầu, Bài Ca Trên Núi, Anh Ở Đầu Sông Em Cuối Sông, Người Đi Xây Hồ Kẻ Gỗ…), tình yêu đối với Đảng và đặc biệt với Bác Hồ (Bên Lăng Bác Hồ, Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người…).

20 năm nay không được nghe Anh hát. Có các giọng ca nam tôi thấy gần với kiểu giọng Anh như: Thái Doãn

Tần, Ngọc Sơn, Việt Hoàn, Trọng Tấn, Bằng Kiều, Quang Dũng, Lê Hiếu, Trần Thái Hòa, Lê Anh Dũng, Quang Lê. Hai năm nay, tình cờ nghe được giọng một cháu trai và tôi cứ mãi đi tìm giọng hát đó vì giọng hát của cháu có chất giọng, biểu cảm gần giống giọng của Anh. Hai thể nhân ở hai thế hệ xa nhau thế, nhưng đem lại cho tôi cùng một cung bậc và hiệu ứng cảm xúc. Cháu cũng có giọng cao và nội lực, cách nhấn

nhá và luyến láy mềm mại mà tinh tế, âm vực xuống thấp đầy sâu lắng. Những bài cháu hát hiện thân của tâm hồn nhạy cảm, trái tim chịu đựng có nghị lực. (Đi qua bóng tối, Đêm nằm Mơ Phố, Chị tôi, Bài Thánh ca buồn, Dấu yêu một thời). Tôi nhận thấy chất giọng và tâm hồn cháu có âm hưởng và cảm xúc như của Anh. Anh là ca sĩ Kiều Hưng.

Đọc bài viết về số phận “lưu lạc” đất người và khó khăn của Anh khi trở về Việt Nam, nhìn hình anh hiện nay khác quá vì Anh đã trên 70 tuổi, tôi xúc động vô cùng. Nhưng, giọng của Anh vẫn xanh mãi trong tôi với dẫn chứng là bài “Tình ca” của Hoàng Việt do Anh thể hiện cho thấy không ai có thể “qua” được Anh, vì nó chạm được đến trái tim người nghe và ở lại trong đó mãi… Những bài hát ở lại trong tôi, là hành trang nâng đỡ tinh thần khi tôi xung phong vào miền Tây Nam bộ công tác đầu những năm 1980 như: Hát về miền quê mới; Gửi nắng cho e; Tiếng hát trên thảo nguyên mênh mông; Em ở nơi đâu; Nghe tiếng trống quê hương; Hát về cây lúa hôm nay; Những ánh sao đêm; Cảm xúc tháng Mười; Sông Hàn vang tiếng hát; Gửi em chiếc nón bài thơ...

Các sự kiện sắp tới về âm nhạc được tổ chức ở Thủ đô Hà Nội từ giờ đến cuối năm đón chào dịp Kỷ niệm

maõi xanh trong taâm hoàn chuùng ta

Page 41: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

42 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

19/8, Quốc khánh 2/9, đặc biệt tháng 10 tới đây và Tết âm lịch, tôi muốn được thấy Anh góp mặt trong các sự kiện âm nhạc đó, đứng trên sân khấu để hát hay nói chuyện với khán giả. Cần trông vào cơ hội ấy để không những Anh mà tất cả chúng ta – những người đã từng sống thời kỳ đó và cả con cháu chúng ta càng cần biết đến đất nước Việt Nam đã và đang hiện hữu một giọng ca tuyệt vời nhất, cùng với những giọng ca khác đã cống hiến cho dân tộc gian khổ, đau thương mà oanh liệt... của cuộc chiến khốc liệt bảo vệ Tổ quốc trước đây.

Là một Luật gia, tôi nhìn nhận vấn đề lưu lạc trước đây của Anh ở châu Âu để thấy Anh thật sự không may mắn. Trong sâu xa, tôi nhận thấy ở Anh là một nghệ sỹ nhân cách lớn. Trong bất hạnh và rủi ro vẫn đam mê, trung thực, có liêm sỉ, chịu đựng, tin tưởng vào lương tri. Nhưng, hơn hết ở Anh là một tâm hồn nhân ái. Tâm hồn và giọng hát của Anh mãi mãi ở trong tâm hồn chúng ta.

Những cuồn cuộn của dục vọng tìm kiếm giá trị vật chất và thăng tiến cá nhân để hưởng thụ và những mất mát, đau khổ, bất cập mà chúng ta đang gánh chịu ngày nay của thời kỳ hiện đại, hội nhập đầy thách thức, lại cho thấy giọng hát của anh mới thực sự - một lần nữa như là bài thuốc trị liệu những thương tổn tinh thần cho chúng ta.

Tôi hy vọng nếu nghĩ đến đời sống các cộng đồng dân cư nước ta hiện nay, chúng ta cần thiết làm một số việc sau:

- Với gia đình ca sĩ Kiều Hưng và bạn bè thân thiết cần có kế hoạch in, sang băng đĩa và phát hành những bài hát Nhà nước ta chính thức cho đăng tải;

- Với đơn vị quản lý nhà nước về biểu diễn cần tạo điều kiện để ca sĩ Kiều Hưng về nước biểu diễn để ca sĩ Kiều Hưng và các bạn của anh ấy làm nên những dịp kỷ niệm về Cách mạng thật sự chân thực, sống động, chứng minh cho xã hội ngày nay và thế hệ trẻ về những tài năng được sinh ra, hiện hữu trong khói lửa và gian lao, trong mất mát và hy sinh;

- Đài Tiếng nói Việt Nam nên phát sóng dần dần và toàn bộ những bài hát mà ca sĩ Kiều Hưng đã hát và đã được Nhà nước ta chính thức cho truyền tải trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam những năm trước đây;

- Với ca sĩ Kiều Hưng, Anh cần bỏ nỗi niềm ưu tư, tâm lý yếm thế, cô đơn. Anh cần mở rộng lòng mình để đón nhận tình cảm yêu mến của bạn bè, đồng nghiệp, những người hâm mộ. Vì đó là cơ hội để tiếp tục nuôi dưỡng tâm hồn và giọng ca khi mà Anh vẫn hy vọng ngày trở về đất Mẹ Việt Nam!m

ác Nguyễn Đăng Lễ, 85 tuổi, trú tại 89 Tuệ Tĩnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội đã vượt qua chứng tiểu đêm, tiếu khó nhiều năm nhờ phương thức thảo dược hết sức đơn giản mà hiệu quả.

Bác Lễ chia sẻ: Cách đây 10 năm, tôi có hiện tượng đi tiểu đêm nhiều lần mà mỗi lần đi cũng không ra bãi, vừa đi xong lại muốn đi tiếp. Tôi cố gắng hạn chế ăn uống các thứ liên quan đến nước vào buổi tối nhưng cũng chẳng ăn thua. Chứng bệnh của tôi ngày càng trầm trọng, đêm đến trở thành nỗi sợ hãi bởi nhiều đêm mỗi giờ tôi lại phải dậy đi tiểu 1 lần.

Không thể chịu đựng được, tôi đến bệnh viện khám, được bác sỹ chẩn đoán bị u xơ tiền liệt tuyến và khuyên mổ. Sợ mổ, tôi xin điều trị bằng thuốc. Qua tìm hiểu, bệnh của tôi nên uống thuốc thảo dược để đảm bảo an toàn, không có tác dụng phụ. Tôi đã mua rất nhiều loại thuốc để uống nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm là mấy.

Qua đọc báo, được biết có người sử dụng PhytoProst cho hiệu quả tốt, tôi mua thử 3 lọ về dùng. Thật kì diệu, chỉ sau 1 tuần uống, bệnh của tôi đã thuyên giảm hẳn, đang phải dậy 5,6 lần một đêm đã giảm xuống còn một nửa. Thấy hiệu quả, tôi tiếp tục uống PhytoProst đều đặn, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên. Nhờ đó, tôi có những đêm ngủ ngon giấc, sức khỏe và tinh thần tốt lên trông thấy. Tôi đã tìm ra giải pháp cho chứng bệnh của mình, đơn giản, an toàn mà không còn nỗi lo dao kéo. Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm này tới những người già, những người sống chỉ dựa vào đồng lương hưu như tôi có cơ hội dùng sản phẩm tốt, không phải “tiền mất tật mang” vì những sản phẩm không có hiệu quả.

Bác Nguyễn Đăng Lễ: 01694.681.469 và 04.3974.6843Tư vấn: 04.3939.3620/ 0975.225.443Website: w.w.w.phytosante.vn

Bí QuyeáT KhOÂNG COøN lO MOåu Xô TIeàN lIeäT TuyeáN

Page 42: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

43Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

troïng nguyeân

i từng đến với buôn làng đồng bào Êđê, được ăn món cà đắng thì hẳn là nhớ mãi cái vị đặc trưng của nó. Trong những ngày lễ hội hàng năm của buôn làng, ngoài rượu cần, thức uống quan trọng, không thể thiếu thì món cà đắng cũng là thực phẩm thiết yếu. Có lẽ với mỗi gia đình đồng bào Êđê, khi khách đến thăm và nếu được mời cơm thì món cà đắng tiếp khách thường như một món ăn ngon, không thể thiếu. Và quả thực, món ăn này cũng có cái vị đặc trưng : vừa đắng đắng mà ngon lại vừa cay cay mà thơm thảo.

Nguyên liệu, gia vị làm món ăn này phần lớn là từ cây quả thiên nhiên. Món chủ đạo là quả (trái) cà đắng, một loại cây họ cà, trái nhỏ vừa, có nhiều gai. Cây cà đắng cũng có nhiều loại, có loại khi nấu ăn có vị đắng nhiều và loại này thường có

nhiều gai, có loại đắng ít và thậm chí, có loại không đắng (được đồng bào trồng nhiều ở quanh vườn nhà). Ngoài món chủ yếu ấy thì, các loại gia vị như muối, ớt, củ nén, nhất là ớt (thường dùng nhiều) là không thể thiếu. Ngoài ra, người ta còn chế biến chung với các loại thịt gà hoặc thịt heo hay cá khô với một liều lượng nhất định. Người ta có thể chế khô như món xào hoặc sệt nước như canh đặc. Đặc biệt, nếu chế biến đúng nguyên liệu tương thích của nó là đồng bào thường lấy thịt bò hay thịt heo ướp muối rồi đem phơi nắng sương một vài ngày cho ngấm rồi sau đó mới đem nấu với cà đắng và các loại gia vị của nó. Và đây mới chính là món cà đắng có vị đặc trưng, đúng nghĩa của nó (dĩ nhiên là ngon hơn so với khi chế biến với các loại thực phẩm khác).

Do nhiều nguyên nhân, ngày nay món cà đắng rất ít được chế biến với đúng loại thực phẩm tương thích của nó.

Cảm nhận của người sử dụng lần đầu là thường thấy đắng, khó ăn tựa như khi ta ăn quả mướp đắng xào hoặc nấu canh vậy. Song khi đã được ăn vài ba lần rồi thì lại thấy ngon, không còn cảm giác đắng nữa. Đồng bào Êđê thường cho rằng, ăn món cà đắng thì có thể chữa được bệnh tiểu đường, giảm béo. Điều này, tuy chưa có cơ quan chức năng hay tài liệu nào đề cập đến, song có một điều chắc chắn đây là một món ăn ngon được nhiều người thừa nhận. Vả lại món ăn nào mà nguyên liệu chủ yếu từ cây quả tự nhiên lại thường rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe con người bởi có nhiều chất xơ và vitamin...m

Vì söùc khoûe ngöôøi Vieät

moùn aên ngon cuûa ñoàng baøo EÂñeâCaø ñaéng -

Bí QuyeáT KhOÂNG COøN lO MOå

Page 43: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

44 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

ảng và Nhà nước ta đã xác định vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Nhiệm vụ chính trị của cách mạng ở vùng dân tộc, miền núi là làm cho vùng dân tộc, miền núi: Giàu về kinh tế; tiến bộ về văn hóa; vững về chính trị; mạnh về quốc phòng - an ninh; đoàn kết các dân tộc; góp phần vào sự phát triển chung của đất nước,…

Vì vậy, đội ngũ cán bộ của các dân tộc không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, đó là nhân tố rất quan trọng bảo đảm cho sự phát triển mọi mặt của vùng dân tộc, miền núi như ngày nay.

Tuy nhiên, công tác cán bộ dân tộc đang có nhiều bất cập, như: chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiêu chuẩn cán bộ và cơ cấu thành phần các dân tộc, chưa có đủ cán bộ cốt cán từng dân tộc; việc tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng chưa hợp lý; một số cơ chế, chính sách, chế độ chưa phù hợp… Do đó, chưa đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ chính trị, vùng dân tộc, miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, chưa thu hẹp được khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo. Nguyên nhân của những bất cập đó chính là do, các cấp và các ngành có trách nhiệm chưa nhất quán về cán bộ dân tộc có yếu tố quyết định, chỉ đạo thực hiện công tác cán bộ dân tộc chưa tốt, đến nay cũng chưa tổng kết Chỉ thị 216-CT/TW,…

Trong thời kỳ mới ở vùng dân tộc, miền núi, một trong những khâu then chốt là phải xây dựng được đội ngũ cán bộ của các dân tộc trong sạch và vững mạnh; có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, và cán bộ khoa học, kỹ thuật đông đảo với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ chính trị của vùng dân tộc, miền núi. Phải có đội ngũ cán bộ đông đảo bao gồm đủ các dân tộc thì mới phát động được đồng bào các dân tộc, thể hiện trên thực tế sự bình đẳng về chính trị và thiết thực tăng cường đoàn kết các dân tộc, trong đó chú trọng xây dựng cho từng dân tộc có một số cán bộ cốt cán.

Mieàn nuùi & daân toäc

Maáy suy nghó veà xaây döïng caùn boä coát caùn cho töøng daân toäc

luø vaên que

Page 44: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

45Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Mieàn nuùi & daân toäc

Thế nào là cán bộ cốt cán của từng dân tộc?Cán bộ cốt cán của từng dân tộc cần xây dựng có

yêu cầu cao hơn, khác với người tiêu biểu, với cán bộ và đảng viên bình thường. Đó là những cán bộ dân tộc có phẩm chất tốt đẹp nhất, như:

1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng nhất, không có thế lực nào (cả thiên tai, địch họa) lay chuyển được; sống và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng và Bác Hồ; chấp hành tốt mọi đường lối, chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước; sẵn sàng sống - chết vì nước, vì dân tộc.

3. Có năng lực lãnh đạo và chỉ đạo tốt nhất, là người gương mẫu, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thực hiện kiên quyết và sáng tạo, có hiệu quả công việc được giao, được cán bộ và nhân dân dân tộc đó tín nhiệm cao.

Từng dân tộc có một số cán bộ cốt cán của mình như vậy thì đồng bào mừng lắm, hy vọng họ sẽ dẫn dắt dân tộc mình vươn lên cùng với cộng đồng các dân tộc Việt Nam xây dựng cuộc sống mới ấm no và hạnh phúc.

Phải làm gì để xây dựng được cán bộ cốt cán cho từng dân tộc?

Một là, phải nắm chắc trong 53 dân tộc thiểu số thì có bao nhiêu dân tộc đã có cán bộ cốt cán ở các cấp và các ngành, số lượng và chất lượng, cơ cấu đã hợp lý chưa, còn bao nhiêu dân tộc chưa có?... Trên cơ sở đó, các cấp có trách nhiệm ở Trung ương, địa phương và cơ sở phải bàn với từng dân tộc xây dựng quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng một số cán bộ cốt cán của từng dân tộc, nhằm đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài. Số lượng cán bộ cốt cán của từng dân tộc phải căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, không chỉ ở vùng dân tộc đó mà ở cả các cấp và các ngành cần có; căn cứ vào số dân của từng dân tộc, những dân tộc có số dân ít nhất cũng phải có từ 1 đến 3 người, những dân tộc có số dân nhiều nhất cần có khoảng 10 đến 15 người.

Hai là, cần giải quyết đúng mối quan hệ giữa tiêu chuẩn cán bộ với cơ cấu thành phần các dân tộc. Phải nhất quán là theo quy định chung của Đảng về tiêu chuẩn cán bộ; nhưng quan niệm về tiêu chuẩn cán bộ không thể tách rời nhiệm vụ chính trị cụ thể và phong trào quần chúng ở từng nơi. Vì vậy, khi lựa chọn cốt cán của từng dân tộc, không thể so sánh một cách máy móc cán bộ người dân tộc này với cán bộ người dân tộc khác. Điều quan trọng là, các cấp có trách nhiệm phải dựa vào đồng bào từng dân tộc, cùng với họ lựa chọn được những người ưu tú, có phẩm chất, có năng lực trong quần chúng từng dân tộc; trong đó có thể chọn cả

những người có triển vọng là học sinh và sinh viên, bộ đội và công an, những người chưa phải là đảng viên, người tiêu biểu trong các dân tộc.

Ba là, sau khi tuyển chọn được, phải đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện là một việc rất trọng yếu và cấp bách. Việc làm này phải theo đúng quy hoạch và kế hoạch đã định như kiên quyết đưa đúng đối tượng đó của từng dân tộc đi học theo quy định; học ở đâu, học tập trung hay tại chức, nội dung học cái gì và chương trình dạy thế nào phải rõ, phải sát với trình độ cán bộ dân tộc và nhiệm vụ chính trị của vùng dân tộc, miền núi, phải gắn lý luận với thực tiễn, gắn học với hành, vừa học vừa làm. Không nên dùng một chương trình chung để đào tạo cán bộ cho tất cả các dân tộc. Đồng thời, người được cử đi học phải xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của mình, chống ngại học; phải học để nâng cao trình độ, để phục vụ đồng bào dân tộc, phục vụ Đảng và Nhà nước.

Bốn là, học xong rồi phải bố trí sử dụng cán bộ đó đúng chỗ, đúng việc, đúng năng lực, để họ phát huy kết quả học tập. Thời gian đầu cần khéo bố trí cán bộ có kinh nghiệm kèm cặp và hướng dẫn, làm cho họ xem, cùng làm với họ, để họ tự làm, tự diễn; rồi sau đó rút kinh nghiệm, phát huy làm tốt, khắc phục chưa tốt thì họ sẽ sớm trưởng thành. Khi bố trí sử dụng phải tùy theo từng loại tổ chức khác nhau mà có cơ cấu cán bộ dân tộc thích hợp và hài hòa, không gượng ép, hình thức. Các cấp có trách nhiệm, nhất là cơ quan sử dụng phải quản lý chặt chẽ, bảo vệ tốt cán bộ đó, không để kẻ xấu lợi dụng, vô hiệu hóa.

Năm là, đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách, chế độ đối với cán bộ dân tộc ở vùng dân tộc, miền núi. Đó là nghiên cứu các việc về cử tuyển, đi học, thi tuyển, việc giới thiệu và bầu, sử dụng, làm việc, luân chuyển, xếp lương, thâm niên, khu vực, bảo hiểm, chữa bệnh, nghỉ dưỡng, nghỉ phép, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật, tang lễ,… thấy việc gì cần thì đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thời kỳ mới; phải xác định rõ đâu là trách nhiệm, đâu là khuyến khích, thu hút, phải bảo đảm công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ. Về biên chế cán bộ của các tỉnh, huyện, xã ở vùng dân tộc, miền núi cũng phải rộng hơn nơi khác để có điều kiện kèm cặp đào tạo và luân phiên đi học, không thể học xong về không bố trí việc làm.

Làm được như vậy, đặc biệt là quan tâm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài - cốt cán của từng dân tộc là “chìa khóa” để giải quyết tốt vấn đề dân tộc, thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, mới hoàn thành được nhiệm vụ chính trị của cách mạng ở vùng dân tộc, miền núi trong giai đoạn mới. m

Page 45: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

46 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

T rong các triều đại phong kiến Việt Nam, khi triều đình suy, dân chúng bị cai trị hà khắc,

nhiều thủ lĩnh các dân tộc thiểu số đã phất cờ khởi nghĩa.

Nông Văn Vân, dân tộc Tày làm Tri Châu Bảo Lạc (Cao Bằng), năm 1833, tập hợp lực lượng chống lại triều đình phong kiến. Từ căn cứ Bảo Lạc, nghĩa quân của Nông Văn Vân mở rộng địa bàn, bao vây đánh chiếm các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang.

Cầm Bá Thước, dân tộc Thái, gia đình nhiều đời làm lang đạo, cai quản cả một vùng miền núi phía Tây Thanh Hóa. Hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông đã chọn quê hương Trịnh Vạn làm căn cứ khởi nghĩa. Ông phối hợp với nghĩa quân của Lang Văn Thiết, Lang Văn Hạnh ở Quỳ Châu (miền Tây Nghệ An). Phan Đình Phùng đã cử ông phụ trách Thanh thứ của khởi nghĩa Hương Khê. Năm 1891, quân Pháp tập trung tấn công, Cầm Bá Thước phải rút vào rừng miền núi phía Nam giáp Nghệ An. Ông bị bắt ngày 13- 5 - 1895 và bị xử tử năm ông 37 tuổi.

Giang Tà Chay (tướng quân Chay), người Mông quê ở Điện Biên, cha mất sớm phải đi đánh dao, kéo để kiếm gạo nuôi mẹ mù lòa. Thực dân Pháp bắt dân phải nạp thuốc phiện và bạc trắng, đồng bào đã nổi dậy đánh đuổi Pháp. Tà Chay được tôn làm minh chủ. Ông lãnh đạo nghĩa quân đánh Pháp từ năm 1918 – 1922.

Ở Tây Nguyên, cuối năm 1911, sĩ quan Pháp do Hăng Ri Met chỉ huy tiến hành bình định các buôn làng Mnông. Tù trưởng bộ lạc là Nơ Trang Long ở huyện Đăk Nông – Đắc Lăk có vợ con bị giặc hãm hiếp và giết chết. Ông đã

lãnh đạo đồng bào Mnông khởi nghĩa. Trận đánh nổi tiếng ngày 2-8-1914, Hăng Ri Met bị tiêu diệt. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Nơ Trang Long kéo dài 24 năm. Giữa tháng 6-1935, trong một trận chiến đấu quyết liệt Nơ Trang Long bị bắt và bị giết ngày 25-6-1935.

Hoàng Văn Thụ, sinh năm 1906, dân tộc Tày, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1926, năm 1939 là Bí thư xứ ủy Bắc Kỳ, năm 1941 là Thường vụ Trung ương Đảng.

Đinh Núp còn có tên là Sar, nguyên Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa I, II. Đinh Núp sinh ngày 2 -5 - 1914 tại làng Stor, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, người dân tộc Băhnar. Ông đã lãnh đạo các dân tộc Băhnar và Eđê đứng lên chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Ông vận động đồng bào dân tộc tham gia các tổ du kích, xây làng chiến đấu chống các cuộc càn quét của quân đội viễn chinh Pháp, tiêu hao nhiều đơn vị địch, đem lại chiến thắng cho địa phương.

Sau hiệp định Genevơ 1954, ông tập kết ra Bắc. Năm 1955, ông được kết nạp vào Đảng. Năm 1963, Đinh Núp về Nam chiến đấu. Ông được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huy hiệu Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Ba và Huân chương chiến công hạng Nhất. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai – Kon Tum (1976).

Hồ Kan Lịch sinh năm 1943, là một trong những nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên trên dải Trường Sơn. Bà là người dân tộc Pa Kô, huyện A Lưới, tỉnh Thừa - Thiên Huế. Hồ Kan Lịch tham gia cách mạng từ năm 1958, lúc đầu làm liên lạc với nhiệm vụ chuyển công văn, thư từ cho cán bộ, du kích trong xã.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bà đã lãnh đạo đội du kích Hồng Bắc gồm 180 người trực tiếp đánh 49 trận. Đăc biệt, năm 1964, Hồ Kan Lịch cùng 4 chiến sĩ du kích Hồng Bắc vào phục sát sân bay A Lưới. Các chiến sĩ du kích đã nhịn đói, nhịn khát giữa đồi tranh nắng cháy, kiên trì mai phục trong 3 ngày. Khi máy bay địch cất cánh tại sân bay A Lưới chở quân địch đi càn, Hồ Kan Lịch đã dùng súng trường bắn trúng két xăng khiến máy bay bốc cháy cách nơi xuất phát chừng 1 km, 60 binh lính và một đại tá Mỹ đi trên máy bay bị tiêu diệt.

Cùng với chiến công bắn rơi máy bay đich bằng súng trường, chỉ tính riêng từ năm 1961 – 1965, bà đã trực tiếp tiêu diệt 150 lính Mỹ - ngụy, thu giữ nhiều phương tiện chiến tranh của đối phương. Bà đã được Nhà nước tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng Ba và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.

Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) là liệt sĩ ở tuổi 15. Trong Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy có các đồng chí người dân tộc và sau có người trở thành tướng lĩnh trong QĐND Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) nhiều anh hùng liệt sĩ là người dân tộc thiểu số như anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn, anh hùng La Văn Cầu, anh hùng Núp… Trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) nhiều anh hùng liệt sĩ, dũng sĩ diệt Mỹ là con em đồng bào các dân tộc thiểu số như anh hùng Vai, Thái Văn A…

Vì sự nghiệp yêu nước chống giặc ngoại xâm, những danh nhân dân tộc thiểu số đã được ghi danh trong lịch sử của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.m

khöông duy

Nhöõng danh nhaân noåi tieángngöôøi daân toäc thieåu soá

Mieàn nuùi & daân toäc

Page 46: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

47Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Mieàn nuùi & daân toäc

Khó khăn của những ngày đầu tiên lên cắm bản ở xã vùng cao được cô giáo

Hoa hồi tưởng lại như một kỷ niệm đẹp: Nơi tôi dạy học là một huyện vùng cao nghèo (bấy giờ và hiện nay cũng là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước), đường sá đi lại thì vô cùng khó khăn, trình độ dân trí còn rất thấp, thời tiết khí hậu lại rất khắc nghiệt, các em học sinh hầu hết là dân tộc ít người, lại ít được tiếp cận với thông tin đại chúng, hay mắc tính tự ti, mặc cảm, ngôn ngữ bất đồng, còn chưa ham học. Thêm nữa, phải làm quen với môi trường một mình sống trên một triền núi cao hay quả đồi, bản thân tôi chưa quen nên

cũng rất buồn. Mỗi sáng sớm, cứ 6 giờ tôi lại gõ kẻng gọi học sinh đến lớp học. Chiều, tối tranh thủ xuống tận từng nhà dân giúp họ trong công việc đồng, trông con nhỏ, bày vẽ, giúp họ cách chăm con, vừa tranh thủ để học tiếng Bhnong. Lẽ ra chỉ đi “nghĩa vụ” trên huyện miền núi vùng cao Phước Sơn chừng 5 năm thôi, nhưng trong thời gian đó, tình cảm của bà con dân tộc nơi đây đã níu giữ cô Hoa ở lại cho đến tận bây giờ. Nhiều lúc cuộc sống khó khăn quá, chồng cùng dạy ở trong trường xã nhưng đã bị tai nạn mất sớm, còn một mình cô lại có con nhỏ nơi đất khách quê người, trong lòng cô đã có lúc phải nao núng. Nhưng đó

chỉ là trong khoảnh khắc, không đủ mạnh để làm cô có thể rời xa vùng đất khó khăn này.

Cô Hoa nhớ lại: Hết thời gian nghỉ sinh 4 tháng, tôi đã phải gửi con đi nhà trẻ. Ngày cậy nhờ nhà trẻ, tối đến tôi lại gửi cháu cho bà con dân bản trông giùm vì phải đi dạy xóa mù chữ cho bà con, đó là thời điểm những năm 1997, 1998 trở về trước. Điểm dạy xóa mù ở rất xa nhà. Cứ từ 4 giờ chiều, mỗi cô giáo lại phải xách một chiếc đèn bão đi đến các bản, làng để vận động bà con đi học, đến gần 10 giờ đêm mới về. Ngày nào cũng vậy. Nhiều khi thương xót con nhỏ lắm nhưng mình phải biết cố gắng

Moät coâ giaùo 25 naêm rôøi xuoâi caém baûnkieàu ly

Rời quê hương từ đồng bằng huyện Thăng Bình, cô giáo Lê Thị Hoa lên dạy chữ tại trường phổ thông cơ sở xã Phước Thành – cô được điều động đến bản làng Ka Tủ xã Phước Thành huyện Phước Sơn, Quảng Nam cắm bản, sau đó, một thời gian cô Hoa lại được điều động về giảng dạy lại trường Phổ thông cơ sở xã Phước Thành, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho đến ngày hôm nay. Chặng đường gần 25 năm gắn bó với mảnh đất xa xôi, cô Hoa đã thực sự gắn bó với các học sinh đồng bào các dân tộc thân yêu với nỗi khát khao tìm con chữ...

Ảnh mang tính chất minh họa

Page 47: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

48 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

để rồi vượt qua thôi. Cuộc sống nơi vùng cao thì gặp vô vàn những khó khăn, từ đường xá xa xôi hiểm trở đến thời tiết khắc nghiệt, nước khan hiếm. Có những mùa khô, các cô phải mua 30-40 nghìn cũng chỉ được khoảng 5 đến 6 thùng nước. Nhưng nỗi niềm của cô giáo Hoa luôn dừng lại ở các em. Thương các học sinh mùa rét không đủ áo ấm mặc, ăn không đủ no, nhiều khi phải nghỉ học vì trời quá rét, các thầy cô lại tìm cách chia sẻ những khó khăn đó, vận động quyên góp quần áo ấm cho học sinh của mình. Nay đã có nhiều thế hệ học sinh của cô đã trưởng thành và luôn biết ơn, nhớ về cô giáo. “Có nhiều học sinh sau 20 năm vẫn luôn nhớ đến cô, ngày Tết, ngày lễ các em mang biếu cô bánh trái, mùa gặt lại nhớ đến cô giáo mang đến cân gạo, trái bắp, củ sắn mới. Không chỉ học sinh, ngay cả người dân nơi đây cũng rất tình cảm, kể cả khi mình chuyển đi nơi khác họ vẫn nhớ, mùa nào thức ăn ấy họ mang đến để thăm các cô. Vật chất dù chỉ toàn là những thứ cây nhà lá vườn giản dị, nhưng tình cảm đó quả thực với mỗi người làm nghề giáo như chúng tôi là niềm hạnh phúc không gì có thể mua được, có được” – cô Hoa chia sẻ. Sau 20 năm ở nhà tập thể của nhà trường, nay cô Hoa đã mua đất làm nhà tại trung tâm xã Phước Thành, chính thức gắn bó trọn đời mình với vùng đất này. Là một trong những giáo viên tiêu biểu của huyện Phước Sơn được xuống tỉnh tham dự buổi gặp mặt, biểu dương nữ nhà giáo tiêu biểu công tác tại biên giới, hải đảo, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên mọi miền của Tổ quốc do Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam tổ chức, cô giáo Lê Thị Hoa đã chia sẻ những kinh nghiệm quý trong những năm tháng đi làm công tác giáo dục nơi đây.

Cô giáo Hoa cho rằng, để hoạt

động chuyên môn thực sự có hiệu quả cần phải xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng khâu trong quá trình dạy học. Trước hết là thực hiện tốt chương trình và kế hoạch dạy học theo quy định của Bộ, của ngành. Khi thiết kế bài dạy, bài giảng phải theo chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn, qua đó, nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức khi bồi dưỡng cho học sinh khá, giỏi.

Một việc quan trọng không kém là để nâng cao chất lượng học tập của lớp nên ngay khi tiếp nhận lớp phải khảo sát, phân loại học sinh theo từng đối tượng: giỏi, khá, trung bình, yếu để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cho các em, nhất là học sinh chậm tiến bộ. Luôn chú trọng đến việc soạn bài, chuẩn bị kỹ giáo án trước khi lên lớp. Bài soạn phải theo hướng đổi mới, cần phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Giáo viên chỉ là người tổ chức, điều khiển, sắp xếp cho hợp lý, tránh nặng nề, quá tải. Người giáo viên cũng cần chú trọng việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực suy nghĩ, vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học; lựa chọn câu hỏi rõ ràng, cụ thể, có sự phân hóa cho từng đối tượng học sinh. cô Hoa chia sẻ: “Trong từng tiết học, tôi luôn chú trọng đến ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, ngắn gọn, dễ hiểu, tác phong thân thiện, coi trọng việc khuyến khích, động viên học sinh học tập, cũng như luôn chú ý đến việc dạy cho sát, hợp với từng đối tượng. Ngoài ra, tôi luôn hưởng ứng tham gia tốt kế hoạch thăm lớp, dự giờ, hội thảo chuyên đề về chương trình dạy học, tham gia thao giảng của tổ chuyên môn để nâng cao năng lực chuyên môn. Bên cạnh đó, thường xuyên tham khảo các nguồn tài liệu để bổ sung và làm giàu thêm kiến thức, học hỏi ở các bạn bè, đồng nghiệp của trường mình về những phương

pháp giảng dạy tích cực... " Với cô Hoa, dạy học ở một nơi

còn khó khăn như Xã vùng cao Phước Thành, việc luôn quan tâm, sát sao từng học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh của từng em để động viên, giúp đỡ là việc làm vô cùng quan trọng. Bản thân cô cũng đã từng nhiều lần dùng đồng lương ít ỏi của mình để mua sách vở và đồ dùng học tập, quyên góp quần áo, chăn màn để tặng cho học sinh, thậm chí cô đã đến tận từng gia đình học sinh để tìm hiểu, động viên. Chính vì vậy, sĩ số lớp cô chủ nhiệm nhiều năm liền luôn đạt 100% và có nhiều học sinh giỏi cấp huyện, cấp trường, chất lượng chuyển lớp đều đạt từ 95-100%. Gần 25 năm giảng dạy, 14 năm cô Hoa là giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, 5 năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở... Hàng năm, ngoài việc miệt mài dạy học, cô vẫn miệt mài tìm hiểu, nghiên cứu, bổ sung các sáng kiến kinh nghiệm mà mình đã áp dụng để chia sẻ cùng với đồng nghiệp. Gần đây nhất, sáng kiến, kinh nghiệm của cô là dạy Toán lớp 1 với đề tài “Hướng dẫn giải toán có lời giải cho học sinh lớp 1” đã được Hội đồng chấm thi giáo viên tiểu học dạy giỏi của huyện Phước Sơn đánh giá đạt chất lượng cao và được xếp loại khá của phòng Giáo dục huyện.

Rời xã vùng cao Phước Thành trong những ngày hè cuối tháng 6 năm 2013, chúng tôi về lại thành phố, kết thúc chuyến đi thực tế. Những ngày có dịp đi công tác thực tế nơi đây chúng tôi đã có dịp chứng kiến mà trong lòng còn biết bao cảm nghĩ, nếu như không có những người thầy cô giáo nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu như cô giáo Hoa thì các em học sinh vùng cao chắc chắn sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, gian nan trên hành trình đi tìm con chữ…m

Mieàn nuùi & daân toäc

Page 48: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

49Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Mieàn nuùi & daân toäc

Trường nằm cách xa trung tâm xã, huyện lỵ, đường sá đi lại thì vô cùng khó

khăn. Nơi đây, chưa có điện lưới, nước sạch, chưa có nhà ở công vụ cho giáo viên. Đó là tình cảnh hiện nay của giáo viên trường Trung học cơ sở xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn, Quảng Nam). Nhưng các thầy, cô giáo nơi đây vẫn cố gắng vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn, miệt mài đem con chữ đến với các em học sinh dân tộc vùng cao.

Cách trung tâm huyện Phước Sơn hơn 60km, trường Trung học phổ thông cơ sở xã Phước Lộc nằm chênh vênh trên vách núi, là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Từ huyện lỵ đến trường phải mất nửa ngày đường bằng xe máy. Trường Trung học cơ sở Phước Lộc có 12 giáo viên, cán bộ nhân viên. Các giáo viên ở đây hầu hết đều từ dưới xuôi lên công tác. Có những giáo viên công tác từ những ngày đầu thành lập trường với muôn vàn khó khăn. Nhưng các thầy cô giáo vẫn ngày đêm bám lớp, bám trường dưới đỉnh núi Pô Ka Ngót này.

Những năm đầu khi trường mới thành lập, đời sống của giáo viên gần như tách biệt với cuộc sống bên ngoài. Nơi “rừng thiêng, nước độc”, họ phải ở lán, ở lều không có sóng điện thoại, không có nước sạch, điện lưới thắp sáng, không sóng phát thanh - truyền hình, muốn vào trường chỉ có thể đi bộ bằng đôi chân… và cứ mỗi lần ra trung tâm xã phải mất cả ngày trời.Thầy giáo Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Phước Lộc tâm sự: “Do khu nhà công vụ chưa xây xong nên

các giáo viên phải ở chung với nhau trong phòng tập thể. Đời sống của hầu hết giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn, 8 giáo viên phải ở chung nhau, sinh hoạt chung, ăn chung. Một số giáo viên khác phải đi ở nhờ tại trường tiểu học và nhà dân”.Căn phòng ở tập thể của 8 giáo viên nằm ngay trong dãy nhà hành chính chỉ rộng chừng 30m2 được phân thành nơi kê giường, tủ, gian giữa kê một bộ bàn ghế tiếp khách. Thầy giáo Hồ Văn Chữ cho biết: “Mấy năm trước, khi một số giáo viên nữ chưa mượn được phòng bên trường tiểu học thì phải ở chung tại đây. Chúng tôi phải dùng bạt để ngăn lại, phân khu giữa nam và nữ. Dù bất tiện nhưng anh em đều phải cố gắng, nếu không ở đây thì chẳng biết ở đâu được”.

Do không có phòng ở nên một số giáo viên, nhân viên của nhà trường phải ở ngay trong phòng làm việc. Căn phòng hiệu trưởng rộng chưa đầy 20m2, ban ngày là nơi làm việc của lãnh đạo, nhưng về đêm lại là nơi ngủ nghỉ cho 5 người. Thầy Mai Văn Dũng – Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Chưa có chỗ ở nên anh em đành phải chịu chung khó khăn với nhau. Ban ngày thì là phòng làm việc nhưng tối đến anh em lại tới phòng để ngủ chung. Nếu không ngủ chung thì không biết lấy chỗ nào mà ngủ cả. Có hôm anh em phải ngủ ghế vì một cái giường nằm chật, mùa đông còn chịu được chứ mùa hè nóng không nằm nổi”. Chỗ ở là vậy, lại còn thiếu nước sạch sinh hoạt, thiếu điện. Thầy Hà cho hay: “Nguồn nước mà anh em giáo viên đang dùng ở đây phải đi dẫn cách hàng cây số. Mùa mưa còn đỡ chứ

mùa hè hết nước liên tục nên phải xuống sông lấy nước lên dùng. Điện thì phải dùng bằng máy phát tua-bin, nhà trường được cấp một chiếc máy phát điện nhưng không có đủ nhiên liệu, chỉ khi nào dùng máy in hay việc cần thiết mới dám dùng”.

Hàng ngày, sau giờ lên lớp các giáo viên lại cùng nhau chuẩn bị bữa ăn. Bữa cơm đạm bạc chỉ có rau với cá kho mặn nhưng các giáo viên vẫn vui vẻ. Họ thấu hiểu được cái khổ, sự vất vả của nhau để cùng vượt qua và hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Đời sống dân bản khó khăn nên các em học sinh đến trường cũng hạn chế. Do vậy, ngoài giờ dạy, giáo viên của trường phải đi vận động từng nhà để họ cho con em đến trường. Thầy giáo Hoàng Trọng An kể: “Cứ đầu năm học, cán bộ giáo viên của nhà trường lại cùng nhau đến các bản để vận động học sinh đến lớp. Có bản xa trường hàng chục cây số, đường đi lại khó khăn không đi được xe máy nên anh em phải đi bộ mất cả ngày trời. Khi vào được đến bản, có em lại theo gia đình đi làm rẫy phải chờ thêm ngày nữa mới gặp được rồi mới quay về trường”.

Trở lại câu chuyện về đời sống sinh hoạt của các giáo viên trong trường, được biết, khu nhà ở cho giáo viên tại Trường Trung học cơ sở Phước Lộc triển khai xây dựng từ năm 2011 nhưng đến nay công trình vẫn chưa hoàn thành phần móng. Một phần do đường giao thông cách trở khó đem vật liệu vào xây dựng. Một phần do nguồn vốn xây dựng. Niềm mong mỏi của các giáo viên nơi đây là khu nhà ở sớm hoàn thành để đưa vào sử dụng.m

Noãi loøng cuûa ngöôøi gieo chöõ ôû xaõ Phöôùc loäcngoïc dieäp

Page 49: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

50 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

uyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Sán Dìu, Hoa, Mường... trình độ dân trí nói chung còn thấp, đặc biệt là các xã ở xa Trung tâm huyện, kinh tế còn nghèo được xếp vào diện xã đặc biệt khó khăn (theo chương trình 135) Địa hình chủ yếu là đồi núi và ruộng bậc thang, nguồn nước sạch để sinh hoạt ở các địa phương còn thiếu và đa phần đã bị ô nhiễm. Vì vậy, đến nay khu vực này đã được Nhà nước thường xuyên quan tâm, đầu tư. Cụm nước sinh hoạt tập trung cũng là một trong số các công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư để phục vụ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề này, mặc

dù còn nhiều vấn đề khó khăn mà quan trọng nhất là công tác giải phóng mặt bằng và phải thi công trên địa hình vùng núi nhưng, với sự cố gắng, quyết tâm của các nhà thầu và đơn vị thi công, sự chỉ đạo sát sao của Ban Dân tộc Tôn giáo tỉnh, đặc biệt là sự ủng hộ của Đảng bộ, chính quyền và người dân địa phương công tác này đã thu được một số kết quả nhất định.

Thực trạng nguồn nước tại các xã Huyện Tam Đảo

Để có căn cứ đánh giá chất lượng nước cụ thể, chính xác, Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường tiến hành lấy mẫu nước ngầm tại một số khu vực trên địa bàn các xã trên để phân tích, trong đó có mẫu nước tại trạm y tế. Người dân các xã Bồ Lý, Minh Quang và Đạo

Trù hiện đang sử dụng nước cấp cho sinh hoạt từ các nguồn chính là: giếng khoan, giếng khơi (giếng đào), nước mưa và nguồn nước từ con sông Phó Đáy. Đa phần người dân sử dụng nước giếng đào ở độ sâu 3 - 8m. Cứ 20 triệu đồng tiền công 1 giếng, nhà nào có tiền mới có giếng, nhà nào khó khăn phải đi xin nước và gánh về nhà. Tuy nhiên, không phải giếng nào đào xong cũng có nước và có giếng nước không đủ dùng cho một gia đình; một số giếng nhiễm tạp chất, nước không đảm bảo chất lượng và vệ sinh môi trường. Khó khăn nhất là vào mùa khô, các giếng đều cạn nước, người dân phải dùng phèn hoặc bể tự chế để lọc nước tại các ao, hồ đầm (vốn cũng rất khan hiếm) để lấy nước sinh hoạt. Cây cối, mùa màng

không có nước tưới, liên tiếp mất mùa, đời sống của người dân ngày càng khó khăn, túng thiếu. Đại diện một đơn vị thi công cụm nước sạch tập trung tại xã Bồ Lý cho biết: “Lúc mới nhận công trình, chúng tôi cũng đã lường hết những khó khăn, bởi đây là vùng dân tộc miền núi. Ngoài thi công trên một địa hình không bằng phẳng, chúng tôi còn phải làm công tác tuyên truyền vận động để giải phóng mặt bằng. Nhưng khi người dân đã nhận thức đúng và thấy được lợi ích lâu dài thì từ cụ già đến em nhỏ đều ủng hộ và tạo điều kiện cho chúng tôi thi công. Ai cũng phấn khởi, tin tưởng vào công trình này nên chúng tôi càng thấy phải có trách nhiệm để đạt được hiệu quả cao nhất về tiến độ và chất lượng”.

Nöôùc saïch veà vôùi ngöôøi daân mieàn nuùi

queâ höông Vónh Phuùchöông thi

Mieàn nuùi & daân toäc

Page 50: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

51Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

Các mẫu nước lượm tại người dân đang sử dụng đều có các chỉ tiêu: sắt, độ cứng, chất rắn tổng số có nồng độ cao và vượt quy chuẩn Việt Nam. Theo những người dân huyện Tam Đảo cho biết, nguồn nước ngầm đều có màu vàng, mùi tanh. Mặc dù họ đều ý thức được lợi ích của việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt đối với sức khỏe, song do kinh tế khó khăn nên không có điều kiện đầu tư lắp đặt các thiết bị lọc nước hoặc xây dựng hệ thống xử lý nước cấp quy mô hộ gia đình.

Đối với trạm y tế xã Minh Quang (sử dụng nước giếng khoan) và trạm y tế xã Đạo Trù (sử dụng nước giếng đào), nước từ giếng được bơm trực tiếp lên két nước inox rồi cấp đi sử dụng mà không qua bất kỳ một biện pháp xử lý nào nên chất lượng nước không bảo đảm, nếu dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Trước thực tế trên, UBND huyện Tam Đảo đã lựa chọn mô hình công nghệ xử lý nước cấp cho Trạm Y tế từ các phương án xử lý đề xuất của Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường. Công nghệ xử lý nước cấp cho sinh hoạt của trạm y tế được thực hiện theo quy trình: nguồn nước thô (nước giếng khoan hoặc giếng đào) được bơm lên bể rộng để làm thoáng khí. Sau đó nước được lọc qua lớp cát thạch anh để loại

bỏ cặn sắt, man gan và các tạp chất khác. Sau khi đã loại bỏ cặn, nước được chuyển sang bể lọc bằng than hoạt tính. Tại đây, do đặc tính cấu tạo, than hoạt tính sẽ khử mùi, màu của nước. Tiếp theo, nước được dẫn sang bể chứa hạt Cationit với mục đích làm mềm nước (khử độ cứng trong nước bằng quá trình trao đổi ion, giữ lại Ca2+ và Mg2+). Nước sau khi xử lý đạt Quy chuẩn cho phép theo quy chuẩn Việt nam được dẫn xuống bể chứa nước ngầm (với thế tích là 5m3). Tại bể chứa nước sạch, nước được bơm tự động (nhờ hệ thống phao tự động) lên két nước inox và cấp đến các đối tượng dùng nước trong trạm y tế. Công suất xử lý của hệ thống là 1m3/h, nước được tự động bơm vào và xử lý nhờ hệ thống bơm và van phao (khi mực nước trong bể chứa xuống dưới mức cho phép, bơm sẽ bơm nước thô vào hệ thống xử lý và ngắt khi mực nước trong bể chứa bằng mức cho phép).

Hiện mô hình này đã được đưa vào sử dụng. Chất lượng nguồn nước đầu ra sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép và được người dân đánh giá cao. Theo Trạm Y tế xã Đạo Trù cho biết: với tổng số 15 nhân viên y tế của Trạm, cộng với số lượng bà con đến khám chữa bệnh hàng ngày thì nhu cầu sử dụng nước dao động từ khoảng 3 - 5 m3/

ngày/đêm; tương lai nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng lên dao động khoảng 5 - 7m3/ngày/đêm. Như vậy, mô hình này hoàn toàn có thể đáp ứng lượng nước sạch cho nhu cầu sử dụng nước sạch của trạm y tế xã trong hiện tại và cả tương lai. Theo kế hoạch, trong thời gian tới, mô hình xử lý nước cấp sinh hoạt trên sẽ được Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường Tỉnh Vĩnh Phúc áp dụng triển khai tại xã Đại Đồng - Huyện Vĩnh Tường, xã Đồng Cương – Huyện Yên Lạc. Hy vọng, mô hình trên sớm được thực hiện để người dân sớm được thụ hưởng nguồn nước sạch trong lành. Hiện tại, phần lớn người dân ở đây đều sử dụng giếng đào làm nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt.

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới được các cấp các ngành hết sức quan tâm. Thông qua các Chương trình, dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMTNT, Chương trình xây dựng nông thôn mới… góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, phát triển kinh tế gắn liền bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, hướng tới một xã hội phát triển bền vững.

Tuy vấn đề nước sạch về với người dân vùng núi đã có một số kết quả

ban đầu nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại các vùng nông thôn vẫn còn trở nên bức xúc và nghiêm trọng. Do vậy, các Cơ Quan Nhà Nước cần phải có các giải pháp phù hợp, kịp thời, cụ thể như:

- Phát triển kinh tế xã hội cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể và phải có sự đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các địa phương;

- Cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về NS&VSMTNT với sức khỏe cộng đồng. Phát huy nội lực của dân trong việc đầu tư cho lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

- Hỗ trợ người dân một phần kinh phí đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh môi trường thông qua các chương trình, dự án nhằm tạo mô hình điểm thu hút sự đầu tư của người dân.

- Giải pháp trước mắt để tăng tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đối với những vùng khó khăn, chưa có điều kiện xây dựng hệ thống cấp nước tập trung cần phải được ứng dụng các công nghệ sử lý nước ngay tại hộ gia đình. Về lâu dài cần phải được đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung theo quy mô xã hay liên xã nhằm đảm bảo khai thác nguồn nước hiệu quả mang tính bền vững.m

(Nguồn: Trung tâm hợp tác n.c Việt Nam)

Mieàn nuùi & daân toäc

Page 51: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

52 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

leâ thò ngheàước mắm Nam Ô là sản

phẩm lâu đời, nổi tiếng trên đất Liên Chiểu (Đà Nẵng), được sản xuất theo kiểu thủ công truyền thống từ cuối thế kỷ XIX. Nước mắm Nam Ô xuất khẩu sang Pháp với nhãn hiệu nổi tiếng “Nước mắm Ô Long”. Năm 1960, Viện Pasteur tại Sài Gòn đã xét nghiệm và chứng nhận: “Chất lượng nguyên chất, tuyệt hảo. Sản phẩm tinh khiết, hợp vệ sinh, chất đạm vừa phải, rất cần cho sức khỏe”.

Đỉnh điểm của sự phát triển Làng nước mắm này mãi cho đến năm 1985 thì lắng xuống, thay vào đó là sự trỗi dậy của nghề sản xuất pháo với nguồn thu nhập cao hơn nhiều. Sau năm 1994, nghề làm nước mắm vẫn chưa thực sự được hồi sinh bởi những khó khăn thiếu thốn về phương tiện, dụng cụ sản xuất, chế biến. Đến năm 2006, việc khôi phục làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô được Quận ủy, UBND quận quyết tâm đầu tư để phát triển trở lại. Dự án khôi phục làng nghề đã phát huy được hiệu quả, đạt được mục đích đã đề ra. Nước mắm sản xuất theo phương pháp truyền thống đạt chất lượng, nước mắm thơm ngon, được người tiêu dùng ưa thích, sản lượng sản xuất mắm hằng năm tăng đáng kể, đạt hơn 100.000 lít, tổng doanh thu trên 4-5 tỷ

đồng, giải quyết việc làm hơn 200 lao động. Ngoài ra, còn có các sản phẩm nổi tiếng khác như: Mắm ruốc, mắm ngắn ngày, cá khô các loại, bình quân đạt từ 30-40 tấn/năm, với tổng doanh thu đạt trên 4 tỷ đồng, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Năm 2007, Hội làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô được thành lập. Đến nay, đã có 117 hộ sản xuất tham gia hội viên, trong đó có 23 hộ sản xuất có quy mô và đóng góp hội phí, các hộ còn lại làm theo mùa vụ. Năm 2009, nước mắm Nam Ô đã được đăng ký Logo, nhãn mác tập thể tại Quyết định số 26266/QĐ-SHTT, ngày 16-12-2009 của Cục Sở hữu trí tuệ.

Qua 7 năm thực hiện Đề án khôi phục làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô, bước đầu đã thu được kết quả nhất định, thương hiệu nước mắm Nam Ô một thời nổi tiếng qua nhiều năm thăng trầm nay đã có mặt trên thị trường đạt chất lượng sản phẩm, thơm ngon được người tiêu dùng đón nhận và ưa thích.

Song bên cạnh đó, làng nghề hiện nay đang đối mặt những thách thức không nhỏ, ảnh hưởng đến sự tồn vong của làng nghề. Đó là do tác động của nền kinh tế thị trường, sản phẩm các làng nghề truyền thống không

cạnh tranh nổi các sản phẩm thay thế có nguồn gốc nhập khẩu hoặc sản phẩm công nghệ hiện đại; diện tích sản xuất làng nghề ngày một thu hẹp dần, nguyên liệu tại chỗ ngày một càng cạn kiệt; thị trường tiêu thụ chưa có tính ổn định, mẫu mã bao bì, nhãn mác chưa hấp dẫn...

Để khắc phục những tồn tại trên, UBND quận Liên Chiểu xây dựng Đề án: “Bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô trên địa bàn quận Liên Chiểu”. Hội làng nghề được tổ chức tập hợp các cá nhân sản xuất, kinh doanh, buôn bán các loại mắm, nước mắm trên địa bàn quận. Hiện nay, BCH Hội có 5 thành viên, gồm: 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch và 2 ủy viên. Hội viên là các hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương đang tham gia sản xuất kinh doanh nghề làm mắm trên địa bàn thuộc 2 phường Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc đã tán thành điều lệ, tự nguyện làm đơn xin gia nhập, được kết nạp vào Hội. Tổng số lượng hội viên là 110 hộ, trong đó có 23 hộ sản xuất qui mô lớn, còn lại là sản xuất mang tính thời vụ. Hiện có 210 lao động, đa số là phụ nữ đã lớn tuổi, có kinh nghiệm trong việc sản xuất “cha truyền con nối”. Phường Hòa Hiệp Nam có 85 hội viên, tập

Khoâi phuïc vaø phaùt trieån laøng ngheà nöôùc maém Nam OÂ

nhaø kinh doanh & ngöôøi tieâu duøng

Page 52: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

53Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

nhaø kinh doanh & ngöôøi tieâu duøng

trung tại khu vực Nam Ô 1, 2 và 3, gồm các tổ 35, 36, 37, 38. Phường Hòa Hiệp Bắc 25 hội viên, tập trung tại khu vực Kim Liên 4, gồm các tổ 13, 14.

Qua việc khảo sát thực tế gần 110 hộ sản xuất mắm tại làng nghề, ý kiến của các ngành, địa phương cho thấy việc khôi phục làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô có những tiến bộ cả về sản phẩm, chất lượng và uy tín thương hiệu trong cả nước. Làng nghề đã được cấp nhãn hiệu tập thể cho nước mắm Nam Ô. Nhiều cơ sở sản xuất nước mắm đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để mở rộng quy mô sản xuất, thậm chí tham gia quảng bá thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu nước mắm cho cơ sở mình.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có cơ sở sản xuất theo hộ gia đình, không tập trung, mặt bằng sản xuất hạn chế khó phát triển, dụng cụ chế biến chủ yếu bằng thủ công, sức chứa nhỏ. Nguồn vốn là hạn chế lớn nhất đối với các cơ sở sản xuất trong việc đầu tư, sản xuất, người dân chưa được tiếp cận nguồn vay ưu đãi để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, do đặc điểm thời gian sản xuất kéo dài 12 tháng mới thu hoạch nên vốn đầu tư nằm chờ lâu. Một số hộ nằm trong diện giải tỏa nên tư tưởng không ổn định để yên tâm phát triển sản xuất. Nhận thức của hội viên về thương hiệu tập thể còn hạn chế, nhiều cơ sở vẫn còn giữ nhãn hiệu riêng.

Những kiến nghị và đề xuất: Một là, việc giải quyết những khó

khăn về nguồn nguyên liệu cho sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất của làng nghề hiện nay chủ yếu thu mua cá ở Phú Yên, Phan Thiết. Cá là thực phẩm dễ bị hư hỏng, do vậy khi mua cá ở các tỉnh đòi hỏi công tác bảo quản và kỹ thuật ướp muối phù hợp để nguyên liệu khi vận chuyển về làm mắm không ảnh hưởng đến chất lượng. Do vậy,

Hội làng nghề có trách nhiệm cung cấp thông tin về nguồn nguyên liệu, các hộ sản xuất cử đại diện liên hệ và hợp đồng mua bán.

Hai là, mở rộng mặt bằng sản xuất, tận dụng tối đa diện tích khuôn viên để mở rộng sản xuất tại chỗ, đầu tư, sửa chữa láng nền, mái lợp thoáng mát, đảm bảo vệ sinh. Quy hoạch khu vực sản xuất tập trung tại làng nghề (1.000m2 , vị trí tiếp giáp với đường…) để nhân dân xây dựng các xưởng, khu sản xuất đủ điều kiện làm điểm du lịch cho du khách trong và ngoài nước.

Ba là, nâng cao về kỹ thuật và công nghệ, khuyến khích một số cơ sở, nhóm hộ dân mạnh dạn đầu tư trang thiết bị chiết rót, đóng chai để rút ngắn thời gian công đoạn này, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Từng bước tự động hóa, nhằm mục đích tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của làng nghề.

Bốn là, thành phố, quận cần hỗ trợ giải quyết những khó khăn về vốn cho làng nghề, nhất là cho các

đối tượng, như: hộ sản xuất có quy mô nhỏ, các doanh nghiệp, HTX vay vừa sản xuất và đầu tư thiết bị, bao tiêu sản phẩm

Năm là, các HTX, doanh nghiệp cần phải có một chiến lược quảng bá lâu dài bao gồm cả các chương trình tiếp thị và xúc tiến giới thiệu sản phẩm phù hợp. UBND quận hỗ trợ kinh phí để làm phóng sự “tự giới thiệu làng nghề” phát trên sóng truyền hình... Gắn việc quảng bá sản phẩm nước mắm Nam ô với thị trường du lịch.

Sáu là, phát triển thị trường tiêu thụ, các HTX, doanh nghiệp có năng lực sẽ giúp cho các hộ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và ngược lại các hộ sẽ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các HTX, doanh nghiệp sản xuất. Đây là mối liên kết đôi bên cùng có lợi, từ đó giúp cho làng nghề mở rộng thị trường. Thành lập thêm từ 1-2 HTX, doanh nghiệp vừa sản xuất vừa liên kết tiêu thụ sản phẩm. Phát triển các hộ sản xuất đã có thương hiệu thành doanh nghiệp để ký hợp đồng đại lý tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh trong cả nước.m

Cá cơm than dùng làm nước mắm

Page 53: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

54 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

hòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an thành phố Hà Nội (PC46), vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Hoàng Long, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng (Công ty Vĩnh Hưng) về hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” của Ngân hàng SeaBank.

Ông Nguyễn Hoàng Long còn là Chủ tịch Công ty Vina Megastar - chủ đầu tư của rất nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội: dự án Hesco Văn Quán (Km 10 đường Nguyễn Trãi, Hà Nội), dự án Vĩnh Hưng Dominium409 Lĩnh Nam (Hà Nội), dự án 181 Nguyễn Huy Tưởng… Để có tiền đầu tư vào các dự án lớn, ông Long đã thế chấp các dự án cho các ngân hàng lớn để vay vốn; ngoài ra, còn huy động hàng ngàn tỉ đồng từ khách hàng. Nhưng, đến thời điểm trước ngày đại gia Nguyễn Hoàng Long bị bắt, những dự án trên vẫn được triển khai rất chậm chạp, nhiều dự án hầu như “giậm chân tại chỗ”.

Dự án Vĩnh Hưng Dominium, tọa tại số 409 Lĩnh Nam, phường

Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội, gồm tổ hợp 2 công trình có chức năng thương mại, văn phòng và nhà ở cao tầng (25 tầng và 35 tầng) và 1 khu nhà thấp tầng gồm 12 căn cao 4 tầng nằm giữa 2 tòa nhà được xây dựng trên diện tích gần 12.399m2. Có tổng vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng, được khởi công từ tháng 1-2011, được Công ty CP đầu tư phát triển nhà và thương mại Hạ Long - Chi nhánh tại Hà Nội (CPĐTPTN&TMHL-CNHN), do ông Phạm Như Quỳnh làm Giám đốc cùng góp vốn với Chủ tịch Công ty Vina Megastar - ông Nguyễn Hoàng Long; hai “ông chủ” Quỳnh - Long đã tiến hành huy động vốn thông qua sàn giao dịch bất động sản của Công ty CPĐTPTN&TMHL-CNHN, mỗi khách hàng thường từ 10 đến 30% giá trị của căn hộ, riêng dự án này số tiền ông Phạm Như Quỳnh thu

được qua sàn giao dịch bất động sản của Công ty CPĐTPTN&TMHL-CNHN đã lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Sau lễ khởi công tưng bừng, dự án vẫn án binh bất động; lo sợ bị mất vốn, nhiều nhà đầu tư đi tìm chủ đầu tư để đòi lại tiền đặt cọc, nhưng không thể liên hệ được với đại diện chủ đầu tư, cũng như cá nhân ông Nguyễn Hoàng Long; trong khi đó, đáng lẽ phải xuất đầu lộ diện và phải có trách nhiệm với khách hàng đã “chót” nộp tiền qua sàn giao dịch của mình, thì Giám đốc Phạm Như Quỳnh cũng rút vào hoạt động bí mật, im hơi lặng tiếng, lặn một hơi không thấy tăm và tại cái trụ sở chính ở xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cũng như tại Văn phòng đại diện: P 1107-N5A Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, nếu khách hàng góp vốn cho sàn giao dịch bất động sản của Công

"Laáy tieàn" ôû VINAMeGASTAR haõy tìm ñeán...giaùm ñoác Phaïm Nhö Quyønh

Ông Phạm Như Quỳnh - Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển và Thương mại Hạ Long

deàn kheâ

nhaø kinh doanh & ngöôøi tieâu duøng

Page 54: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

55Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

ty CPĐTPTN&TMHL-CNHN có nhu cầu tìm tung tích hoặc danh tính của ông Phạm Như Quỳnh thì cũng không thể thấy được; bởi vì cách đây vài tháng, ông Quỳnh đã bị cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt hụt, nên ông Quỳnh càng giấu được mặt càng tốt.

Ngoài việc huy động vốn thông qua sàn giao dịch bất động sản, Công ty Vĩnh Hưng đã thế chấp dự án này để vay vốn tại NH thương mại cổ phần Bảo Việt - Chi nhánh Hà Nội (gọi tắt là NH Bảo Việt) với tổng số tiền vay theo hợp đồng tín dụng là 400 tỉ đồng, giải ngân đợt 1 là 225 tỉ đồng, để mua thép của Công ty CP xây dựng và phát triển chăn nuôi (CPXDPTCN). Nhưng theo lời của Công ty Vĩnh Hưng thì việc mua bán này, Công ty Vĩnh Hưng “bị lừa” và Công ty CPXDPTCN bị tố là cố tình chiếm đoạt tiền của Công ty Vĩnh Hưng, vì mặc dù NH Bảo Việt đã chuyển 225 tỉ đồng vào tài khoản Công ty CP XDPTCN để cho Công ty Vĩnh Hưng nhận được thép như thoả thuận, tuy nhiên, Công ty Vĩnh Hưng vẫn không nhận được số thép trên. Không nhận được tiền giải ngân, thép cũng chẳng thấy đâu và Công ty Vĩnh Hưng hàng tháng phải è cổ trả khoản lãi suất khổng lồ theo như Hợp đồng tín dụng. Theo như phản ánh, thì số tiền 225 tỷ mà phía NH Bảo Việt đã không được sử dụng để mua thép như mục đích giải ngân, nên rất nhiều lần, Công ty Vĩnh Hưng yêu cầu NH Bảo Việt và Công ty CPXDVPTCN làm rõ vụ việc này nhưng đều bị từ chối.

Hiện cơ quan điều tra đang tìm hiểu toàn bộ số tiền mà Nguyễn Hoàng Long vay mượn và huy động của NH đang nằm ở đâu, được sử dụng vào mục đích gì? Bước đầu, cơ quan điều tra đã có đủ tài liệu để khẳng định về việc ông Long chiếm đoạt tài sản của SeaBank số tiền gần 30 tỉ đồng.

Nơi Khách hàng của VINA MEGASTAR và Công ty CP đầu tư phát triển nhà và thương mại Hạ Long cần đến!

Nhiều khách hàng của dự án Hesco Văn Quán (Km 10 đường Nguyễn Trãi, Hà Nội), dự án Vĩnh Hưng Dominium409 Lĩnh Nam (Hà Nội), dự án 181 Nguyễn Huy Tưởng, dự án Hưng Nga, dự án Tuần Châu… tá hỏa đến để thanh lý hợp đồng vay vốn đã ký kết trước đó với Công ty Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng thông qua Sàn giao dịch bất động sản của Công ty CPĐTPTN&TMHL, với tất cả các cửa được giới thiệu, nhưng cũng chỉ nhận được sự chuyển giao qua lại - như đá quả bóng giữa Công ty CPĐTPTN&TMHL và Công ty Vĩnh Hưng. Không những thế, “tập thể” khách hàng còn nhận được một thông tin hãi hùng: hiện số tiền mà đại gia Nguyễn Hoàng Long vay của ngân hàng lên đến hàng ngàn tỉ đồng, trong đó có ít nhất 8 Công ty “con” được thành lập dưới sự điều hành của Nguyễn Hoàng Long. Còn hỏi các nhà báo thì cũng chỉ được họ cung cấp cho biết thông tin về sự vỡ nợ của Công ty Vĩnh Hưng, chứ nhà báo cũng không giúp họ được thông tin gì khác.

Theo điều tra riêng, được biết trước thời gian bị bắt, ông Nguyễn Hoàng Long, Chủ tịch Công ty Vina Megastar đã ký Hợp đồng Hợp tác đầu tư với Công ty CPĐTPTN&TMHL do Phạm Như Quỳnh, Giám đốc Công ty làm đại diện, với nội dung hai bên cùng hợp tác đầu tư xây dựng. Bên A (Công ty Megastar) thay mặt bên B (Công ty Hạ Long) sử dụng vốn góp của Bên B để triển khai xây dựng toà nhà 25 tầng tại dự án và kinh doanh khu nhà ở Megastar Dominium Vĩnh Hưng tại số 409 Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội (Bên B chuyển cho

Bên A để xây dựng toà nhà trên là 399 tỷ đồng); Hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng và kinh doanh dự án Megastar Dominium Văn Quán tại KM10 đường Nguyễn Trãi, TP. Hà Nội (Công ty Hạ Long sẽ chuyển cho Công ty Megastar số tiền 711 tỷ đồng)… Như vậy, 3 hợp đồng góp vốn mà Công ty Hạ Long ký với Công ty Megastar có tổng giá trị lên đến 2.265,8 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Nguyễn Hoàng Long còn ủy quyền cho ông Phạm Như Quỳnh, Giám đốc Công ty CPĐTPTN&TMHL (bên A), ký Hợp đồng với 1 Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng ở Hà Nội (bên B); nội dung là: “đồng ý tiếp nhận các khách hàng của bên B đã góp vốn và đăng ký mua căn hộ tại dự án “Trung tâm thương mại, văn phòng, chung cư cao tầng Hesco-Megastar tại Km 10 đường Nguyễn Trãi, Hà Nội chuyển sang mua căn hộ của bên A tại dự án Tòa nhà hỗn hợp HATTOCO tại quận Hà Đông” và còn nhiều hợp đồng chuyển giao khác nữa cũng đã được hai “đại gia” kia ký kết. Nhưng, các hợp đồng này hiện đang để trong tủ hồ sơ của ông Quỳnh, vì bản thân Giám đốc Quỳnh đang còn lo đi thu hồi công nợ tại các đại gia, có đại gia nợ ông Quỳnh hàng chục tỷ đồng như ông Đào Hồng Tuyển, ông A, ông B…

Vậy nên, các khách hàng của Công ty CPĐTPTN&TMHL mua nhà tại dự án Hesco Văn Quán (Km 10 đường Nguyễn Trãi, Hà Nội), dự án Vĩnh Hưng Dominium409 Lĩnh Nam (Hà Nội), dự án 181 Nguyễn Huy Tưởng … hay các khách hàng của các đơn vị liên quan đến ông Nguyễn Hoàng Long, ông Phạm Như Quỳnh, có thể liên hệ ngay với cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an để mong với sự may mắn của mình có thể thu hồi được “sản phẩm” tưởng đã bị mất bởi hai “đại gia” Long - Quỳnh. m

nhaø kinh doanh & ngöôøi tieâu duøng

Page 55: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

56 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

thuùy nguyeân

Giáo sư Trần Hữu Dung - nhà kinh tế học của Đại học Wright State tại Dayton

Trần Hữu Dũng là giáo sư kinh tế học của Đại học Wright State tại Dayton, Ohio, Mỹ chuyên nghiên cứu kinh tế vùng Đông Á, đặc biệt là Việt Nam; từng là chuyên viên của Trung tâm Nghiên cứu nguyên tử Đà Lạt. Hiện nay, GS Trần Hữu Dũng giảng dạy môn kinh tế vĩ mô, kinh tế quản lý và kinh tế thế giới cho bằng thạc sĩ (MBA) tại Đại học Wright State.

Ngoài ra, giáo sư Trần Hữu Dũng còn biên tập viên quản lý của cổng web nổi tiếng Arts & Letters Daily, trang website được tờ New York Times khen tặng là “Điểm hẹn của trí thức toàn cầu” dành cho trang web www.aldaily.com sau khi trang web này được trao giải webbys trong lĩnh vực Internet.

Giáo sư Trần Hữu Dũng còn được biết đến là chủ nhân của website Viet-studies thường xuyên cập nhật các bài báo, báo cáo nổi bật trong và ngoài nước về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam.

Cũng như nhiều trí thức Việt kiều khác, ông có những đóng góp không nhỏ cho Việt Nam cũng như những tư duy kinh tế trong việc hoà nhập với nền kinh tế thế giới; viết bài cho các tờ báo kinh tế ở trong nước đồng thời hàng năm ông cùng một số trí thức Việt kiều, trí thức ở trong nước tổ chức các hội thảo khoa học đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Giáo sư Trần Văn Thọ – nhà nghiên cứu tại Đại học Waseda

GS Trần Văn Thọ hiện đang giảng dạy và nghiên cứu kinh tế tại Đại học Waseda (Tokyo), Nhật Bản. Ông là một trong ba nhà khoa học nước ngoài từng được mời làm thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Chính phủ Nhật Bản trong gần 10 năm.

Từ những năm của thế kỷ trước khi nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa, ông có nhiều bài viết phân tích về nền kinh tế Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa, các góp ý của ông được trình bày dưới dạng văn bản gửi tới các cơ quan thẩm quyền của chính phủ.

GS Trần Văn Thọ có nhiều bài viết về kinh tế.

Tiến sĩ Vu Quang Việt – chuyên gia kinh tế

Tiến sĩ Vũ Quang Việt là nhà kinh tế gốc Việt, từng là vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc. Ông là người có nhiều công trình nghiên cứu và đóng góp cho tư tuy kinh tế của Việt Nam.

Công việc chuyên môn của TS Vũ Quang Việt là nghiên cứu hệ thống ý niệm và cấu trúc thống kê kinh tế, điều hành việc ước tính một số thống kê kinh tế cho 191 nước thành viên của Liên Hợp Quốc.

Trong thời gian làm việc ở Cục thống kê Liên Hợp Quốc, ông là thành viên trong nhóm xây dựng Hệ thống Tài khoản Quốc gia 1993 (TKQG93) của Liên Hợp Quốc, có bảng phân tích “vào - ra” nhằm đo lường toàn bộ các hoạt động sản xuất và sự liên hệ của chúng trong một nền kinh tế.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành

Bùi Kiến Thành là một nhà tài chính người Mỹ gốc Việt. Ông

Nhöõng chuyeân gia kinh teá ngöôøi Vieät

thaønh danh ôû nöôùc ngoaøi

ngöôøi vieät ôû nöôùc ngoaøi & vaán ñeà Quoác teá

Page 56: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

57Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

được biết đến là người Việt đầu tiên được đào tạo về tài chính tại Hoa Kỳ. Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và được vinh danh trong chương trình Vinh danh nước Việt năm 2004.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành từng làm trưởng Phòng Ngoại hối, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam từ 1954 đến 1956 và được xem như chính khách trẻ nhất thường xuyên ra vào Dinh Gia Long (hiện là Viện bảo tàng Cách mạng). Ông làm đại diện Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Cộng hòa tại New York năm 24 tuổi là người trẻ tuổi nhất trong hơn 60 đại diện Ngân hàng nhà nước tại Hoa Kỳ từ 1956 đến 1958. Ngoài ra chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành còn làm chủ tịch, tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm quốc tế Mỹ American International Underwriters, Vietnam, Inc., là chủ tịch công ty trẻ tuổi nhất (27 tuổi), trong hệ thống các công ty thành viên của tập đoàn từ 1959 đến 1965. Ông trở thành nhà tư vấn độc lập về các vấn đề Việt Nam, sau đó là cố vấn cao cấp thường trú tại Việt Nam (resident senior advisor) của AIG (1993 – 1996) và là cố vấn cao cấp của Công ty TNHH Bảo hiểm Quốc tế Mỹ AIA Vietnam, công ty thành viên của AIG.

Ông Bùi Kiến Thành còn được biết đến với tư cách là người sáng lập và là thành viên Ban quản trị Tập đoàn AMERICAN BHT (Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ) phát triển xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam qua thị trường Mỹ năm 2003.m

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành

Giáo sư Trần Hữu Đông

Tiến sĩ Vũ Quang Việt

ngöôøi vieät ôû nöôùc ngoaøi & vaán ñeà Quoác teá

Page 57: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

58 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

rung Quốc từ lâu đời đã có chính sách mở rộng lãnh thổ nên những nước láng giềng luôn là đối tượng bị tranh chấp, như: Nga, Ấn Độ, Việt Nam1...Ở trên biển, Trung Quốc có tranh chấp biển, đảo tại vùng Đông Bắc Á2 và vùng Đông Nam Á.

Tại Đông Nam Á, biển Đông có vị trí quan trọng nhiều mặt nên Trung Quốc tranh chấp với nhiều nước, trong đó có Philippin.

Trung Quốc tranh chấp biển, đảo tại biển Đông và phản ứng của Philipin

Ngày 13-6-2013, tại một hội nghị do không quân Philippin tổ chức ở thành phố Pasay, Phó tổng giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Philippin Vicente Agdamag cho biết, Trung Quốc đã triển khai 18 tàu hải giám hoạt động trong các “vùng biển Philippin”; trong đó ngày 21-4, có 5 tàu công vụ Trung Quốc, gồm 4 tàu hải giám mang số hiệu 262, 263, 72 và 75 cùng một tàu ngư chính số hiệu 302 có mặt tại bãi cạn Scarborough. ông Agdamag còn nói rõ, nửa đầu năm 2013, các tàu Trung Quốc tiến hành nhiều đợt tuần tra, huấn luyện và tập trận tại ngoài khơi ở eo biển Bashi…; trong đó, ngày 24-4, Trung Quốc đã tiến hành đợt huấn luyện hải quân thứ 4 với trung tâm là chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này.

Truyền thông Philippin cho biết, Trung Quốc đã phong tỏa một khu vực rộng 24 km xung quanh bãi cạn Scarborough và kiên cố hóa nhiều bãi đá vùng này; bãi đá Vành Khăn mà Philippines đòi chủ quyền bây giờ đã

trở thành căn cứ Hải quân nhộn nhịp và là sở chỉ huy của Trung Quốc tại Biển Đông.

Sau khi tăng cường các tiền đồn của mình ở Biển Đông, Trung Quốc đã lập ra một tuyến đường tuần tra hàng hải mới, trong đó hầu như bao gồm tất cả các bãi đá ngầm và đảo nhỏ, kể cả có địa điểm chỉ nằm cách bờ biển của Philippin 85 hải lý. Tuyến đường tuần tra này chạy dài qua tất cả các khu vực mà Trung Quốc đã đưa ra trong bản đồ hình lưỡi bò của họ. Giới truyền thông cho rằng, tuyến đường tuần tra mới của Trung Quốc khiến cho tình hình bất ổn trong khu vực tăng lên.

Vào ngày 16-5, các tàu hải quân Trung Quốc đã quấy nhiễu một tàu Philippin tại khu vực bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Theo tờ Philippine Star, Thị trưởng “thị trấn Kalayaan” Eugenio Bito-onon cùng với 146 người khác trên tàu đã bị tàu chiến Trung Quốc rượt theo tại khu vực bãi Cỏ Mây khi đang đi tàu từ đảo Thị Tứ đến thành phố Puerto Princesa cách đó 280 hải lý vào đêm 16-5.

Căng thẳng giữa Philippin và Trung Quốc tiếp tục lên cao sau khi có nhiều tàu cá của Trung Quốc đánh bắt tại Bajo de Masinloc, một khu vực được bảo tồn của Philippin. Quan hệ giữa hai bên ngày càng phức tạp, khi lực lượng tuần tra Philippin có biện pháp cứng rắn ngăn chặn tàu cá Đài Loan xâm nhập vùng biển mà Philippin coi là chủ quyền của mình thì phía Trung Quốc đã bày tỏ sẽ bảo vệ tàu cá Đài Loan...

Phát ngôn viên văn phòng Tổng thống Philippines – ông Edwin Lacierda nói rằng, bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là quá đáng và vi phạm luật pháp quốc tế trắng trợn. Còn ông Agdamag nói, mọi sự kiện trên cho thấy “ý định rõ ràng” của Trung Quốc “nhằm củng cố quyền kiểm soát biển Đông”. Do đó, hình ảnh của Trung Quốc đã trở nên tiêu cực đối với rất nhiều người dân ở Philippin. Khoảng 90% người dân Philippin

ngöôøi vieät ôû nöôùc ngoaøi & vaán ñeà Quoác teá

TRuNG QuOáC - PhIlIPPIN tranh chaáp taïi bieån ñoâng

* Tham khảo tư liệu Dự án "Những tranh chấp ở vùng biển Đông Á". 1 Xem thêm: Tạp chí Mặt trận số 93 có bài "Giới truyền thông với vấn đề biển Đông"; số 94 có bài "Giới khoa học với vấn đề biển Đông"... 2 Xem thêm: Chuyên đề Mặt trận & Cuộc sống số 24 có bài "Trung -Nhật với tranh chấp biển, đảo"; số 27 có bài "Tranh chấp ở vùng biển Đông Bắc Á"...

buøi höông huyeàn*

Page 58: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

59Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

ngöôøi vieät ôû nöôùc ngoaøi & vaán ñeà Quoác teá

đánh giá Trung Quốc tranh chấp ở Biển Đông gây đau đầu cho nước họ và 68 % người Philippin cảm thấy bất ổn, lo lắng trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Thâm chí, kết quả cuộc điều tra dư luận toàn cầu của Trung tâm Nghiên cứu Pew thì 39% người dân Philippin coi Trung Quốc là “kẻ thù” trong khi chỉ có 22% người dân Philippin xem Trung Quốc là “đối tác”. Trong khi hình ảnh của Trung Quốc xấu đi thì hình ảnh của Mỹ trong mắt người dân Philippin lại được cải thiện hơn rất nhiều...

Philipin với những biện pháp ngăn cản sự mở rộng vùng biển của Trung Quốc

Quân đội Philippin chắc chắn không thể đọ được với sức mạnh của quân đội Trung Quốc nhưng theo giới truyền thông Philippin, công lý sẽ được thực hiện một cách công bằng thông qua luật pháp quốc tế bất chấp các bên liên quan là nước nhỏ hay là cường quốc thế giới. Vì thế, đầu năm 2013, Philippin đã kiện Trung Quốc ở tòa án quốc tế. Bên cạnh việc kiện Trung Quốc, Chính phủ Philippin đã có nhiều biện pháp như:

* Tìm cách phối hợp với những nước bị Trung Quốc tranh chấp biển (Nhật, Việt Nam...) và dựa vào sự ủng hộ của khối ASEAN. Philippin đã đề xướng quan hệ chiến lược với Nhật Bản và Australia, tìm cách nâng cấp quan hệ song phương trong đó ưu tiên hợp tác an ninh.

Đặc biệt, Philippin ủng hộ nỗ lực của Washington tái khẳng định sự hiện diện quân sự ở châu Á như một đối trọng với sự bành trướng của Trung Quốc; trong đó, Philippin đang nghiên cứu Hiệp định về các lực lượng viếng thăm, là hiệp định mà từ năm 2002 đã cho phép một đơn vị khoảng 500 binh sĩ của Mỹ luân phiên trú đóng tại đảo Mindanao. Theo kế hoạch, có thể sẽ thêm nhiều binh sĩ Mỹ lui tới các căn cứ của Philippin và các thiết bị quân sự Mỹ sẽ được bố trí để sẵn sàng sử dụng... Gần đây, Philippin triển khai ít nhất 10 máy bay và hai tàu chiến để tham gia cuộc tập trận thường niên với Mỹ. Phía Mỹ đưa tàu đổ bộ USS Tortuga cùng 14 máy bay quân sự tham gia cuộc tập trận, trong đó có các máy bay vận tải C-130 và máy bay trực thăng. Đáng chú ý, lần đầu tiên Washington điều nhiều máy bay chiến đấu loại tiêm kích F/A-18 tới Philippin...

* Tăng cường sức mạnh quân sự:Trong một lần phát biểu trước quốc hội, Tổng thống

Aquino cho biết nước này mong muốn hòa bình nhưng sẽ sẵn sàng cho mọi tình huống và sẽ đầu tư mua sắm để hiện đại hóa vũ trang. Thể hiện quan điểm này, Bộ Quốc phòng Philippin tuyên bố các phi cơ không người lái của Trung Quốc có thể sẽ bị bắn hạ nếu bay vào vùng tranh chấp giữa hai nước tại Biển Đông; đồng thời, có kế hoạch di dời những doanh trại không quân và hải quân quan trọng về một căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở tây bắc thủ đô Manila (đây là cảng nước sâu tự nhiên ở

Vịnh Subic có thể cho cập cảng những tàu chiến lớn) để bảo vệ biển Tây Philippin.

Chính phủ Philippin đã quyết định chi 28 tỷ peso (67 triệu USD) cho việc hiện đại hóa quân sự, mua sắm vũ khí mới và sửa chữa vũ khí cũ; tiếp theo trong 5 năm tới chi 75 tỷ peso cho lĩnh vực quốc phòng. Quân đội Philippines đang đặt hàng hoặc nhắm tới các tàu tuần tra, các chiến đấu cơ, máy bay vận tải và trực thăng tấn công mới.

Trong chuyến thăm Tokyo, ngoại trưởng Philippin Albert Del Rosario đã thỏa thuận với Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida về việc Nhật sẽ cung cấp cho lực lượng Tuần duyên Philippin một số tàu tuần tra. Với giá trị 11 triệu USD mỗi tàu, kinh phí được tài trợ bằng vốn ODA của Nhật và sẽ được hoàn thành trong khoảng 18 tháng. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Philippin đã đề xuất kế hoạch mua máy bay T-50 Golden Eagle huấn luyện/tấn công siêu âm của Hàn Quốc và một số máy bay chiến đấu khác; đồng thời, có dự kiến sẽ mua lại các tàu khu trục lớp Maestrale từ Hải quân Italy với giá 11,7 tỷ peso (285 triệu USD). Các tàu khu trục lớp Maestrale mua đã qua sử dụng nhưng tu sửa lại chống được tàu ngầm quân sự và có thể bắn hạ máy bay. Những tàu chiến này có hệ thống điều khiển chiến đấu điện tử, có ngư lôi, súng bắn tầm xa và vũ khí tự động.

Tháng 8-2011, BRP Gregorio del Pilar vốn là một tàu tuần tra lớp Hamilton của lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đã được Philippin tiếp nhận. Hệ thống vũ khí của chiến hạm BRP Gregorio del Pilar sẽ được nâng cấp với việc bổ sung các tên lửa đối hạm Harpoon. Đây là loại tên lửa vượt đường chân trời, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và rất hiện đại. Con tàu nặng 3.390 tấn, trở thành tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất của Philippin. Con tàu thứ hai, Manila nhận được theo chương trình hỗ trợ quân sự Mỹ - Phililppin, phát tín hiệu về quyết tâm của Philippin trong việc nâng cấp thiết bị quân sự cũ kỹ và thoát khỏi cái tiếng là nền quân sự yếu nhất châu Á. Khi tiếp nhận con tàu thứ 2, một đội quân nhạc tấu quốc thiều, vài trăm sinh viên vẫy cờ và 21 phát đại bác nổ tại buổi lễ...

Biết được kế hoạch chuyển quân đến cảng biển Tây nhằm tiếp cận nhanh chóng hơn tới vùng biển đang tranh chấp với Trung Quốc nên Trung Quốc cho rằng họ đang phải đối mặt với sự khiêu khích của Philippin và có bài viết dằn mặt những nỗ lực hiện nay của Philippin. Bắc Kinh cũng rất khó chịu với sự hậu thuẫn của Washington nên cảnh báo Mỹ tránh xa các cuộc tranh chấp ở Biển Đông – việc mà Bắc Kinh miêu tả là vấn đề của Châu Á và không nên có sự tham gia của người bên ngoài như Washington...

Sự tranh chấp tại biển Đông giữa Trung Quốc với Philippin chắc còn lâu dài và phức tạp nhưng với những bước đi như trên, Philippin không nhượng bộ để Trung Quốc mở rộng kiểm soát biển Đông.m

Page 59: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

60 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

nhöõng chính saùch coù hieäu löïc töø thaùng 8 vaø 9-2013

1. Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 1-8-2013. Cụ thể, tại khoản 2, điều 170 được sửa đổi theo hướng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước ngày 1-7-2006, có quyền thực hiện đăng ký lại để tổ chức quản lý, hoạt động theo quy định của luật này và pháp luật có liên quan. Trường hợp không đăng ký lại, doanh nghiệp tổ chức quản lý và hoạt động theo giấy phép đầu tư, điều lệ doanh nghiệp. Đối với những nội dung không quy định tại giấy phép đầu tư, điều lệ doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của luật này và pháp luật có liên quan.Trường hợp điều chỉnh, bổ sung giấy phép đầu tư, điều lệ doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm điều chỉnh, bổ sung đối với những nội dung điều chỉnh, bổ sung. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước ngày 1-7-2006, đã hết thời hạn hoạt động theo quy định tại giấy phép đầu tư sau ngày 1-7-2006 và chưa thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp, được thực hiện thủ tục đăng ký lại để tiếp tục hoạt động. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp luật các vấn đề phát sinh kể từ ngày hết hạn hoạt động theo quy định tại giấy phép đầu tư cho đến thời điểm đăng ký lại doanh nghiệp.2. Hướng dẫn xử lý tội phạm về tài chính, chứng khoán

Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ Luật Hình sự (BLHS) về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán, có hiệu lực từ 15-8-2013.

- Về tội trốn thuế: Phạm tội trốn thuế trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác là trường hợp tuy số tiền trốn thuế có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng, nhưng người phạm tội đồng thời thực hiện một trong các hành vi liên quan khác mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm độc lập, như: đưa hối lộ; chống người thi hành công vụ; gây

thương tích cho người thi hành công vụ; hủy hoại tài sản của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế và các cơ quan Nhà nước khác có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý thuế...

- Về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước: In trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước là hành vi tự in hóa đơn hoặc tự khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ điều kiện hoặc không đúng, không đầy đủ các nội dung theo qui định của pháp luật; in hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả.

Phát hành trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước là hành vi lập tờ thông báo phát hành không đầy đủ nội dung; không gửi hoặc không niêm yết tờ thông báo phát hành hóa đơn theo đúng qui định.

Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước là các hành vi mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định; mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo; mua, bán hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ; mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.

- Về tội thao túng giá chứng khoán: Hành vi gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng. Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 3 tỷ đồng trở lên.

Ngoài việc gây hậu quả là thiệt hại về vật chất, hành vi phạm tội còn có thể gây ra các hậu quả phi vật chất... Trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ hậu quả do tội phạm gây ra thuộc loại nào: Nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.

vaên baûn phaùp lyù & höôùng daãn coâng taùc

Page 60: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

61Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

vaên baûn phaùp lyù & höôùng daãn coâng taùc

- Về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, Liên Bộ quy định: Hành vi gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng.

Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư từ 3 tỷ đồng trở lên…3. Miễn thuế một số nông sản nhập khẩu từ

CampuchiaBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 81/2013/

TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 3-8-2013, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 201/2012/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế đối với hàng nông sản chưa qua chế biến do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về nước.

Thông tư này bổ sung thêm một quy định đối với dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài để thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư, trồng nông sản tại các tỉnh của Campuchia giáp biên giới Việt Nam trước ngày 31-12-2012.

Theo đó, các dự án nói trên tiếp tục được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu và thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng thuộc Danh mục hàng nông sản chưa qua chế biến ban hành kèm theo Thông tư số 61/2006/TT-BTC cho thời gian còn lại của giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tính từ ngày 31-12-2012 trở đi và phải đáp ứng thủ tục miễn thuế nhập khẩu quy định tại Điều 2 Thông tư số 201/2012/TT-BTC.

Trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh quy mô dự án, phần điều chỉnh tăng thêm thực hiện theo quy định của Thông tư 201/2012/TT-BTC.4. Hà Nội thu phí đường bộ các

loại xe gắn máyQuyết định của UBND thành phố

Hà Nội, từ tháng 8-2013, Hà Nội bắt đầu triển khai thu phí đường bộ đối với các loại xe gắn máy đăng ký lưu hành trước ngày 1-7-2013. Cụ thể:

- Xe máy có dung tích từ 100 cm3 trở xuống phải thu phí sử dụng đường bộ là 50.000 – 100.000 đồng/xe/năm; Xe có dung tích trên 100 cm3 phải thu phí sử dụng đường bộ là 100.000 - 150.000 đồng/xe/năm.

- Các loại xe đăng ký lưu hành trước thời điểm 1-1-2013 sẽ kê khai nộp phí cho cả năm 2013, xe đăng ký

lưu hành từ ngày 1-1 đến 30-6-2013 sẽ kê khai nộp phí cho 6 tháng đầu năm 2013.

- Đối với xe đăng ký lưu hành trước ngày 1-7, việc kê khai và thu phí được thực hiện từ tháng 8-2013. Đối với xe đăng ký lưu hành từ ngày 1-7 đến 31-12-2013 sẽ kê khai và nộp phí từ tháng 1-2014 cho cả năm 2014.

- Công tác thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy sẽ do UBND cấp phường, xã, thị trấn trực tiếp thực hiện. Các phường và thị trấn sẽ được giữ lại 10% số thu còn các xã được giữ lại 20% số thu để phục vụ cho công tác thu.5. Quy định mới về thực hiện Quy chế dân chủ cơ

sở tại nơi làm việc Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, ngày 19-6-2013 của

Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện Quy chế dân chủ tại nơi làm việc, áp dụng với mọi doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (gọi chung là Doanh nghiệp). Các Quy chế và các quy định trước đây sẽ bị bãi bỏ, khi Nghị định này có hiệu lực vào ngày 15-8-2013.

Nghị định quy định: Quy chế dân chủ tại nơi làm việc là những quy định về quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, quy định những nội dung người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định, kiểm tra giám sát và các hình thức thực hiện dân chủ. Theo đó, bên cạnh những nội dung phải công khai như hiện hành, doanh nghiệp còn phải công khai cho người lao động được biết quy

Page 61: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

62 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

chế tuyển dụng lao động; thang, bảng lương; quy chế nâng bậc lương; tình hình thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, khấu trừ tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, ....

Về hình thức thực hiện dân chủ, cơ bản vẫn thực hiện thông qua đối thoại tại nơi làm việc, qua hội nghị người lao động, biểu quyết tại các cuộc họp... Tuy nhiên, Nghị định này quy định rõ thời gian bắt buộc phải tổ chức đối thoại với công đoàn định kỳ 3 tháng/lần hoặc trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của một bên.

Riêng hội nghị người lao động chỉ bắt buộc áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên. Thời gian tổ chức hội nghị này tối thiểu 12 tháng/lần.6. Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận

thông tin khai điện tử theo thời gian 24giờ/ngày và 7 ngày/tuần.

Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải ra Thông tư liên tịch hướng dẫn thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia theo Quyết định 48/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 28-8-2013.

Đối tượng áp dụng, gồm: Các doanh nghiệp có hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lựa chọn phương thức thực hiện các thủ tục hành chính một cửa thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia và đáp ứng điều kiện về công nghệ thông tin và các yêu cầu về kỹ thuật theo quy định.

Các giao dịch điện tử trên Cơ chế hải quan một cửa quốc gia (giao dịch điện tử) bao gồm khai, nhận phản hồi thông tin về việc xử lý hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính một cửa trên Cổng thông tin một cửa quốc gia; Tiếp nhận và chuyển thông tin khai từ Cổng thông tin một cửa quốc gia tới các hệ thống xử lý chuyên ngành; Nhận kết quả xử lý từ các hệ thống xử lý chuyên ngành tới Cổng thông tin một cửa quốc gia…

Chứng từ hành chính hải quan một cửa có giá trị pháp lý như chứng từ giấy.7. Bốn điều kiện được cấp Giấy phép thiết lập

mạng xã hộiNghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ, cũng

quy định cụ thể quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội, có hiệu lực từ 1-9-2013.

Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng

hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội.Để được cấp giấy phép trên, tổ chức, doanh nghiệp

phải đáp ứng đủ 5 điều kiện: - Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp;

- Có nhân sự quản lý đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội;

- Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;

- Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội có thời gian theo đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 10 năm.8. Dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phải cách

trường học từ 200mChính phủ vừa ban hành Nghị định 72/2013/NĐ-

CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và

thông tin trên mạng, trong đó quy định điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, có hiệu lực từ 1-9-2013.

Theo đó, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi đáp ứng các điều kiện,

vaên baûn phaùp lyù & höôùng daãn coâng taùc

Page 62: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

63Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

như: Có đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cách cổng trường tiểu học, trung học phổ thông từ 200m trở lên.

Đồng thời, phải có biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” bao gồm tên điểm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, tổng diện tích các phòng máy của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tối thiểu 50m2 tại các khu vực đô thị đặc biệt, đô thị loại I, loại III; tối thiểu 40m2 tại các đô thị loại IV, loại V; tối thiểu 30m2 tại các khu vực khác...9. Chính sách miễn giảm học phí năm học 2013

Theo quy định tại Nghị định 74/2013/NĐ-CP, sẽ có thêm 3 đối tượng được miễn học phí khi học tại các cơ sở giáo dục trong nước:

- Sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Học sinh, sinh viên, học viên học chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y, Giải phẫu bệnh;

- Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Riêng đối với học sinh tốt nghiệp THCS, sẽ được hỗ trợ 50% học phí khi học trung cấp chuyên nghiệp.

Cũng theo Nghị định 74, sinh viên thuộc diện được miễn giảm học phí đang theo học tại các trường đại học công lập sẽ không cần phải làm thủ tục xin cấp học phí tại địa phương như trước đây.

Số tiền học phí được miễn giảm của các sinh viên này sẽ được nhà nước cấp bù trực tiếp cho trường học.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1-9-2013, thay thế một số nội dung của Nghị định 49/2010/NĐ-CP.10. Có 9 nhóm đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập

Theo Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập vừa được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 5-9-2013, quy định 9 nhóm đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập; Bao gồm:

1- Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, người được dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

2- Cán bộ, công chức từ Phó trưởng phòng của UBND cấp huyện trở lên và người được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3- Sĩ quan chỉ huy từ cấp Phó tiểu đoàn trưởng, người hưởng phụ cấp chức vụ tương đương phó tiểu đoàn trưởng trở lên trong Quân đội nhân dân; sĩ quan

chỉ huy từ cấp Phó tiểu đoàn trưởng, Phó trưởng công an phường, thị trấn, Phó đội trưởng trở lên trong Công an nhân dân.

4- Người giữ chức vụ tương đương Phó trưởng phòng trở lên tại bệnh viện, viện nghiên cứu, cơ quan báo, tạp chí, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

5- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, người giữ chức vụ tương đương Phó trưởng phòng trở lên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề của Nhà nước.

6- Thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soán, kiểm soát viên, người giữ chức danh quản lý tương đương từ Phó trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp Nhà nước, người là đại diện phần vốn của Nhà nước, phần vốn của doanh nghiệp Nhà nước và giữ chức danh quản lý từ Phó trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, của doanh nghiệp Nhà nước.

7- Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên UBND xã, phường, thị trấn; Trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự, cán bộ địa chính, xây dựng, tài chính, tư pháp - hộ tịch xã, phường, thị trấn.

8- Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm tra viên, thẩm phán, thư ký toà án, kiểm toán viên Nhà nước, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên Nhà nước.

9- Người không giữ chức vụ quản lý trong các cơ quan Nhà nước, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân nhưng làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong các lĩnh vực theo quy định, như tổ chức cán bộ, tài chính, ngân hàng, công thương, xây dựng, giao thông, y tế...

Tài sản, thu nhập phải kê khai là tài sản, thu nhập thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của bản thân, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên tại thời điểm hoàn thành Bản kê khai. Việc kê khai tài sản, thu nhập phải hoàn thành chậm nhất là ngày 31-12 hàng năm.

Mục đích của việc kê khai tài sản, thu nhập là nhằm minh bạch tài sản, thu nhập của người kê khai; phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng. m

BTT (và biên soạn)

vaên baûn phaùp lyù & höôùng daãn coâng taùc

Page 63: Thaéng lôïi cuûa caùch maïng thaùng taùm 1945: Baøi hoïc ...mattran.org.vn/Home/TapChi/so 117/maket t8.pdf · Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013) 5

64 Maët traän & cuoäc soáng - soá 25 + 26 (8 + 9/2013)

vaên baûn phaùp lyù & höôùng daãn coâng taùc

Trong quí III-2013, có nhiều văn bản liên quan đến công tác Mặt trận được ban hành. Dưới đây giới thiệu một số văn bản:

* Tuyên truyền chính sách nhà ở và thị trường bất động sản được Ban Thường trực Mặt trận Trung ương chỉ đạo các cơ quan truyền thông Mặt trận thực hiện từ tháng 7 đến tháng 12-2013.

* Kế hoạch Tuyên truyền Hội nghị biểu dương khu dân cư và Trưởng Ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc (giai đoạn 2009-2013) do PCT Lê Bá Trình duyệt ngày 1-7-2013.

Ghi chú: thực hiện kế hoạch này, Tạp chí Mặt trận đã triển khai từ số 24 của Chuyên đề Mặt trận & Cuộc sống.

* Hướng dẫn Tổ chức "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư nhân kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (hướng dẫn số 102 do PCT Hà Thị Liên ký ngày 31-7).

* Kế hoạch tổ chức đợt sinh hoạt chính trị và tuyên truyền đại hội Mặt trận các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận lần thứ VIII (bản kế hoạch số 371 do PCT Lê Bá Trình ký ngày 29-7).

Ghi chú: * Mặt trận các địa phương có nhu cầu, Chuyên đề Mặt trận & Cuộc sống sẽ gửi trực tiếp những văn bản trên;

đồng thời, sẵn sàng phối hợp tuyên truyền những nội dung cần thiết.* Xem thêm: Văn bản mới về công tác Mặt trận. Chuyên đề Mặt trận & Cuộc sống số 24, tr. 42.* Đón xem Văn bản về công tác Mặt trận tháng 10-2013. Chuyên đề Mặt trận & Cuộc sống số 27, tr. 44.

Ấn phẩm hướng dẫn công tác Mặt trận ở địa phương

Bên cạnh đó, Mặt trận các cấp còn nhiều văn bản góp ý xây dựng chính sách, pháp luật.... Trong đó có một số văn bản được dự thảo trên cơ sở các hội nghị:

* Ngày 18-7-2013, dưới sự chủ trì của PCT Mặt trận Trung ương Hà Thị Liên đã có cuộc họp góp ý vào dự thảo thông tư hướng dẫn Nghị định của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.

* Ngày 19-7-2013, dưới sự chủ trì của PCT Mặt trận Trung ương Nguyễn Văn Pha đã có cuộc họp góp ý dự thảo 2 đề án về giám sát và phản biện xã hội...

H.H

vaên baûn coâng taùc Maët traän quí iii - 2013