TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_09/diembaoso16.pdfcơ...

58

Transcript of TH ¯ VI ÆN T ÈNH S N LA ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_09/diembaoso16.pdfcơ...

ĐIỂM BÁO Ra thường kỳ 2 số/tháng

Số 16 (405 - 2016) THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA

Tổ 8 - Phường Tô Hiệu - Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La Điện thoại: 022.3852044 & 022.3859418

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 1

01. PV. QUỲNH NHAI CHÚ TRỌNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC / PV // Giáo dục và Thời đại.- Ngày 17/8/2016.- Số 197.- Tr.2.

Để huy động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp và tổ chức lớp học có hiệu quả, Ban Chỉ đạo Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ huyện đã chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch, thực hiện phổ cập trong độ tuổi. Đối với một số xã gặp khó khăn, Phòng Giáo dục và Đào tạo tích cực chỉ đạo các đơn vị trường duy trì sỹ số, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp học; lập kế hoạch mở lớp bổ túc trung học cơ sở và vận động học sinh bỏ học trong độ tuổi ra học lớp bổ túc trung học cơ sở. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể tăng cường tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục đến các xóm, bản.

02. Nguyễn Thiêm. CHUYỆN VỀ NGƯỜI VIỆT NAM NUÔI GIẤU CHỦ TỊCH LÀO CAY-XỎN PHÔM-VI-HẢN / Nguyễn Thiêm; Anh Hiếu // An ninh thế giới.- Ngày 19/8/2016.- Số Đặc biệt.- Tr.28.

1. Con đường từ trung tâm huyện Yên Châu vào bản Lao Khô của tỉnh Sơn La khoảng hơn 50km nhưng toàn đèo dốc rất khó đi. Đưa chúng tôi đi là Trung tá Vàng Lao Sử, Đội phó Đội xây dựng phong trào Công an phụ trách xã về an ninh, trật tự - Công an huyện Yên Châu. Mất hơn hai tiếng vật vã trên xe, cuối cùng chúng tôi mới tới được bản Lao Khô. Đó là một bản nhỏ nằm trọn trong thung lũng, giáp biên giới với Lào. Chỉ dãy núi đá cao ngất trước mặt, Trung tá Lử bảo bên kia núi là đất của huyện Xiềng Khọ (tỉnh Sầm Nưa - Lào). Có đến tận nơi, mới thấy gần 70 năm trước, ông Cay-xỏn chọn nơi này làm căn cứ địa là quá... hợp lý.

Đứng từ dưới con đường đất chạy dọc bản, chỉ tay lên ngôi nhà gỗ thấp thoáng trên đỉnh quả đồi xa xa, Trưởng Công an xã Phiêng Khoài Vì Văn Khoa bảo: “Nhà cụ Lử ở đấy”. Nhìn thì gần thế nhưng cũng phải đi hết “mấy con dao quăng” leo bộ trên những con dốc đứng, hai bên là cỏ mọc ngút ngàn, khi đã mệt đến mức “thở ra bằng mồm” chúng tôi mới đặt chân đến được nhà già làng Tráng Lao Lử.

Ngôi nhà gỗ của gia đình ông Tráng Lao Lử bên ngoài cũng giống như những ngôi nhà của người Mông khác ở bản Lao Khô, nhưng bên trong như một nhà lưu niệm thu nhỏ, bởi giữa phòng khách ngoài treo di ảnh của ông Tráng Lao Khô còn có ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản và rất nhiều ảnh được đóng khung treo khắp bốn bức tường.

2. Năm nay bước sang tuổi 75, ông Tráng Lao Lử vẫn còn rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn và nói chuyện rất hấp dẫn. Hóa ra ông đã có mấy chục năm làm cán bộ, từ Chủ nhiệm hợp tác xã, rồi lên làm Chủ tịch Ủy ban xã, nhưng lâu nhất là làm ở Ban Dân vận Huyện ủy Yên Châu, cho tới tận bây giờ, đã nghỉ hưu gần chục năm rồi, nhưng ông vẫn đang “phải làm cán bộ bản” với chức già làng bản Lao Khô 1. Ông bảo nhà ông ở trên núi thế này nhưng mà được đón nhiều đoàn khách từ Trung ương, rồi cả đoàn Đại sứ quán Lào về thăm rồi. Chỉ chiếc tivi, ông Lử bảo đó là món quà của gia đình ông Cay-xỏn Phôm-vi-hản tặng. Dẫn chúng tôi đi vòng quanh nhà, chỉ vào từng tấm ảnh được đóng khung, treo ngay ngắn trên vách nhà, ký ức trong ông Tráng Lao Lử dường như sống lại với những kỷ niệm thấm đẫm tình Việt - Lào mà cha ông, bà con dân bản đã dày công vun đắp. Rồi ông cẩn thận gỡ xuống một chiếc bằng khen toàn chữ Lào và giải thích rằng, đó là Huân chương Tự do mà Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tặng cho gia đình ông Tráng Lao Khô. Ông Lử hồ hởi kể rằng, không chỉ có nhà ông mới vui, người dân bản Lao Khô cũng vinh dự được Chính phủ Lào tặng Huân chương hạng Ba. Và câu chuyện giữa chủ và khách cũng ngược thời gian cách đây gần 70 năm.

Đó là ngày 14/6/1948, Bộ Tổng chỉ huy, Bộ Chỉ huy Liên khu 10 ra chỉ thị thành lập Ban Xung phong Lào - Bắc gồm 14 người. Đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản được cử làm Trưởng ban. Nhiệm vụ của ban là gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng, xây dựng căn cứ địa Bắc - Lào vững chắc. Ban chia thành từng tổ 2 - 3 người để thâm nhập vào các bản người Puộc ở Tà Xẻng, Lao Hùng, Moong Nam và Xiêng Xá, xây dựng cơ sở trên tả ngạn sông Mã thuộc châu Xiềng Khọ. Nhiệm vụ chủ yếu của ban là góp phần giúp lực lượng kháng chiến ở Lào xây dựng căn cứ cách mạng tại 4 tỉnh phía Bắc Lào là Sầm Nưa, Xiêng Khoảng, Phong Sa Lỳ và Luông Pha Bang lấy trung tâm là Lao Hùng, Phiêng Xả, Moong Nam, Thà Luông, thuộc huyện Xiềng Khọ tỉnh Sầm Nưa (Hua Phăn).

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 2

Trước đó, vào tháng 4/1948, ban hành quân qua các địa phương của Việt Nam như: Mộc Hạ, Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Phiêng Sa. Phiêng Sa là một bản của người Mông thuộc tỉnh Sơn La của Việt Nam. Khi đến Phiêng Sa, ban dừng lại để xây dựng căn cứ và nắm tình hình trước khi hành quân vào đất Lào. Tại khu căn cứ này, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản phái người sang đất Lào để nắm tình hình và có những kế hoạch trước khi tiến sâu vào đất Lào. Trong thời gian hoạt động ở Phiêng Sa, Ban Xung phong Lào - Bắc đặt căn cứ hoạt động tại hang Thẩm Mế và huấn luyện quân sự để trở về xây dựng khu căn cứ địa tại huyện Viêng Xay; riêng đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã được tổ chức bố trí đến ở nhà ông Lao Khô thuộc bản Phiêng Sa.

Ngày 20/01/1948, quân Ban Lào Ít-xa-la thành lập do đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản làm Tổng chỉ huy. Cùng với sự hỗ trợ của bộ đội Việt Nam, quân Ban Lào vừa đánh địch vừa vận động nhân dân xây dựng cơ sở chính trị vững chắc, tổ chức dân quân du kích chống càn, xây dựng chính quyền mới ở những vùng giải phóng. Cuối năm 1948, Bộ chỉ huy Liên khu 10 tăng cường thêm một tiểu đoàn chủ lực để đẩy mạnh xây dựng cơ sở xuống Xốp Xan, Mường Ét. Ngày 20/01/1949, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản mở hội nghị cán bộ, tuyên bố thành lập quân Ban giải phóng, lấy tên đơn vị là Lat-xa-vông. Ban Xung phong Lào - Bắc hình thành hai bộ phận, bộ phận hoạt động phân tán gây dựng cơ sở, Ban Lat-xa-vông khi tập trung, khi phân tán, vừa làm chính trị vừa làm quân sư...

Nhắc lại chuyện xưa, ông Lử kể: Khi đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản về ở cùng gia đình mình, ông Lao Khô và cả gia đình đều vui vẻ coi như người thân của gia đình và còn nhận làm con nuôi, cắt máu ăn thề “Nhau xí lu, tùa xí nho” (Cùng thương yêu nhau, sống chết cùng nhau). Để có chỗ nghỉ, ông Lao Khô tự tay đóng giường ở trong buồng để ông Cay-xỏn ngủ. Có thời gian để giữ bí mật, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản ra ở hang Thẩm Mế, cách nhà mấy cây số đường rừng, nhưng cứ vài ba ngày gia đình Lao Khô lại xay ngô, giã thóc, mang thức ăn vào tiếp tế cho con nuôi.

“Năm 1949, có một lần ông Cay-xỏn Phôm-vi-hản cho liên lạc đến tận nhà nói chuyện nhỏ với ông bố tôi. Nghe xong, bố tôi đưa 30 đồng bạc trắng cho người liên lạc của ông Cay-Xỏn. Khi người liên lạc đi rồi, bố tôi mới nói với cả nhà là ủng hộ anh nuôi 30 đồng bạc trắng để mua vũ khí. Số bạc này sau đó ông Cay-xỏn mua được 1 khẩu súng và 30 viên đạn. Sau khi mua được súng đạn, ông Cay-xỏn đã có một biên nhận gửi cho bố tôi và cảm ơn gia đình đã giúp đỡ cách mạng Lào. Tờ biên nhận ấy bố tôi dắt vào cái cây trên mái nhà. Sau này khi dỡ mái làm lại nhà, mở ra thì đã bị mọt ăn gần hết nên chẳng giữ được nữa”, ông Lử kể.

Có một chuyện mà sau này ông Lao Khô hay kể lại cho con cháu nghe. Đó là năm 1949, có tên chỉ điểm dẫn lính Pháp từ Xiềng Khọ (Lào) lên bản Phiêng Sa lùng bắt Việt Minh. Tới nơi, gặp ông Lao Khô, bọn lính hỏi: “Có Việt Minh ở đây không”. Lúc ấy, có mấy cán bộ đang ở trong nhà. Nhưng ông Lao Khô nhanh trí nói: “Có hai người nhưng nó đi qua đây từ lâu lắm rồi, đường đi con hổ, con báo cũng không đi được, nếu muốn đi tao đưa đi, còn không thì ở đây uống rượu”. Nghe vậy, toán lính không hỏi gì thêm nữa mà đòi uống rượu. Vậy là ông liền hô mấy “người ở” mang rượu cho toán lính, uống rượu rồi cả đám rút về đồn mà không biết rằng mấy “người ở” kia chính là những người chúng đang đi lùng.

Ông Lử kể rằng ngay việc gia đình ông dựng ngôi nhà này ở lưng chừng đồi cũng là do ông Cay-xỏn bảo. Đó là cuối năm 1948, 4 cán bộ Việt Minh hoạt động từ bên Lào về đây, có một người bị ốm nặng. Vài ngày sau khi đoàn cán bộ rời đi thì người trong nhà cũng lần lượt ốm. Hóa ra bị lây bệnh đậu mùa. Ông Cay-xỏn bảo người em nuôi rằng đã lây phải bệnh dịch rồi, cần phải chuyển chỗ ở. Nói rồi ông Cay-xỏn cùng ông Lao Khô đi chọn đất chuyển nhà, tìm mãi cuối cùng chọn mảnh đất ở lưng chừng đồi, dưới chân đồi có suối, cách nơi ở cũ hai cây số để dựng nhà. Thấy gia đình ông Lao Khô chuyển nhà, có 3 gia đình cũng chuyển theo, lâu dần lập thành bản. Cũng vì thế mà năm 1962, bản lấy tên thành bản Lao Khô từ đó đến giờ.

Cuối năm 1950, khi phong trào cách mạng ở Lào đã phát triển mạnh, để thuận lợi cho việc chỉ đạo, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản cho dời căn cứ về Lào. Vì hoàn cảnh mà mấy chục năm sau này, ông Lao Khô không có cơ hội gặp lại người anh nuôi.

Năm 1990, ông Lao Khô qua đời khi tròn 100 tuổi. Biết tin, Chủ tịch Cay-xỏn đã viết thư chia buồn. Năm 2009, để ghi nhận những đóng góp của đồng bào Mông ở bản Lao Khô, đặc biệt là gia

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 3

đình cụ Tráng Lao Khô, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tặng Huân chương Tự do cho gia đình cụ Tráng Lao Khô và Huân chương hạng Ba cho nhân dân bản Lao Khô.

3. Thoáng cái đã gần 70 năm trôi qua, giờ đây ông Lao Khô và ông Cay-xỏn Phôm-vi-hản đều đã thành “người muôn năm cũ”, nhưng câu chuyện về một thời “bát cơm sẻ nửa, hạt muối chia đôi” vẫn được ông Lao Lử lưu giữ. Không những thế, để lưu giữ những giá trị về lịch sử, về mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, tháng 4/2012 Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô đã được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Hiện khu di tích đã được quy hoạch và triển khai xây dựng thành nơi tham quan, lưu giữ giá trị lịch sử, góp phần vun đắp, gìn giữ, phát triển mối quan hệ “tốt đẹp” giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.

Cuối năm 2015, trong chuỗi hoạt động “Theo dấu chân Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản” tại Việt Nam, đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Lào - Việt và Hội Hữu nghị Việt - Lào đã đến thăm Khu di tích bản Lao Khô. Nhiều người đã không khỏi ngạc nhiên khi được nghe câu chuyện của các bậc tiền bối gần 70 năm trước.

Chỉ những bức ảnh lưu niệm treo khắp cả bốn bức tường, ông Lử kể rằng đó là ảnh lưu niệm mà các vị lãnh đạo Đảng, Quốc hội và các vị khách ở Đại sứ quán Lào đến thăm gia đình. Mấy năm nay, năm nào Đại sứ quán Lào ở Hà Nội cũng cử cán bộ về thăm gia đình, có lần, đích thân bà Đại sứ lên thăm và tặng quà. Ông cũng đã 5 lần về Đại sứ quán Lào ở Hà Nội dự Tết Lào. Có một câu chuyện khá thú vị là bây giờ một người con gái của ông lấy chồng người Lào, anh con rể hiện là cán bộ huyện Xiềng Khọ nên “mỗi năm vài lần chúng nó vẫn cho con về thăm ông bà ngoại, thỉnh thoảng tôi vẫn sang thăm con cháu”. Với gia đình ông Lử, tình hữu nghị Việt - Lào giờ đây lại tiếp tục được hiện thực hóa bằng sợi dây tình cảm gia đình như thế.

03. Đức Tuấn. QUY HOẠCH TREO 20 NĂM LÀM KHỔ DÂN / Đức Tuấn // Nhân dân.- Ngày 17/8/2016.- Tr.7.

Ông Phan Hồ Thường, Bí thư Chi bộ tổ 9, phường Quyết Thắng (thành phố Sơn La, Sơn La) cho biết: Bà con nhân dân trong tổ đã nhiều lần làm đơn kiến nghị về con đường Lò Văn Giá - Điện lực. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND các cấp, người dân cũng đã nêu vấn đề này, nhưng nhiều năm qua dự án quy hoạch con đường này vẫn bỏ ngỏ... làm ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, để mở rộng thành phố cách đây 20 năm UBND tỉnh Sơn La thực hiện quy hoạch tuyến đường Lò Văn Giá - Điện lực mỗi bên đường rộng 10,5m đi qua bản Cọ, Bó Cón, Bó Phứa, bản Giảng và phần lớn liên quan tới khu dân cư tổ 9 (phường Quyết Thắng). Trên tuyến đường hơn 4,5km, ban đầu thống kê bồi thường chỉ liên quan đến hơn 100 hộ dân, nhưng nay con số đó đã tăng lên gấp nhiều lần.

Điều đáng quan tâm là do quy hoạch “treo”, cho nên rất nhiều hộ dân sinh sống dọc con đường không thể xây dựng nhà cửa để ổn định cuộc sống lâu dài. Gia đình anh chị Nguyễn Văn Phán - Trần Thị Tâm, ở tổ 9, về đây sinh sống từ năm 1986, có đất mà không dám xây nhà, phải sinh sống trong ngôi nhà lợp ngói xập xệ là tám con người, rất chật chội. Gia đình ông Trần Minh Tiến có 238m2 đất, đã được cấp bìa đỏ, theo quy hoạch, con đường đi ngang qua nhà nhưng do bí bách chỗ ở cho nên ông Tiến vẫn xây nhà. Ông Tiến cho biết: “Quy hoạch lâu quá rồi, bây giờ chỉ mong thành phố hủy dự án, thôi không làm nữa!”. Cuộc sống hằng ngày khổ nhất ở khu vực này phải kể đến gia đình nhà bà Đức, bà Thơm, ông Khuyên, ông Phẩm do ở chỗ trũng cho nên mùa mưa nào nước cũng vào nhà. Bà con “kêu” mãi năm ngoái UBND thành phố mới cho kinh phí xử lý cái cống và con đường láng xi măng đến Trường tiểu học Quyết Thắng.

Vì quy hoạch “treo” mà hiện nay tình trạng mua bán đất, lấn chiếm hành lang giao thông, ô nhiễm môi trường ở dọc con đường nêu trên đang diễn ra phức tạp. Nhiều hộ dân nghiêm túc chấp hành Thông báo số 90-TB/UBND ngày 26/7/2010 của UBND thành phố Sơn La thì tiếp tục chịu đựng, không dám xây dựng nhà cửa, công trình kiên cố. Những hộ dân “phá rào” làm nhà thì không ai quản lý, gây nên tình trạng lộn xộn, bất ổn trong khu vực.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 4

Đề nghị UBND thành phố Sơn La và các ngành chức năng của tỉnh Sơn La sớm nghiên cứu và có ý kiến chính thức về quy hoạch đường Lò Văn Giá - Điện lực. Có phương án sắp xếp, bố trí dân cư, quản lý đô thị, ổn định đời sống nhân dân dọc hai bên con đường đi qua.

04. Kiều Thiện. CÔNG NGHỆ TƯỚI “HƠN CẢ ISRAEL” CHO VÙNG CAO SÔNG MÃ / Kiều Thiện // Nông thôn ngày nay.- Ngày 18/8/2016.- Số 198.- Tr.10-11.

“Điều quan trọng là công nghệ tưới ẩm này đã được tự động hóa, có thể xử lý tưới ẩm chỉ bằng một cú phím nhập trên điện thoại dù bạn ở bất cứ đâu trên thế giới mà giá thành lại rất rẻ, phù hợp với mô hình kinh tế trang trại của nông dân vùng cao”. Đó là nhận xét của ông Nguyễn Đắc Phương - Phó chủ tịch UBND huyện Sông Mã (Sơn La).

CẢI TIẾN ĐỂ PHÙ HỢP HƠN

Dù đã rời vị trí Trạm trưởng Trạm Khuyến nông sang làm Chánh Văn phòng UBND huyện Sông Mã nhưng kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Tiến Hải vẫn đau đáu với những ý tưởng mình theo đuổi bấy lâu nay. “Nhiều năm gắn bó với vùng cao này, tôi biết bà con nông dân đang phải vật lộn với những khó khăn để mưu sinh, bứt phá. Nhưng với nông nghiệp Sông Mã, muốn bứt phá là không đơn giản bởi một nguyên nhân rất cơ bản: Thiếu nguồn nước tưới chủ động” - anh Hải tâm sự.

Quả thật, dù là địa bàn nông dân rất năng động, lại có dòng sông Mã và nhiều con suối chạy dọc, ngang nhưng với địa hình bị chia cắt dữ dội bởi những triền núi cao, độ dốc lớn nên nguồn nước tưới chủ động cho sản xuất ở huyện Sông Mã từ bao đời qua vẫn là những khao khát với nông dân nghèo. Với những vùng thấp có thể sản xuất lúa ruộng thì huyện Sông Mã đã đầu tư hệ thống kênh mương tưới tiêu khá hoàn thiện, nhưng cũng chỉ mới đáp ứng được nhu cầu nước sản xuất của gần 2.000ha lúa và rau.

“Còn hàng ngàn ha trang trại cây ăn quả - nguồn thu lớn nhất của nông dân Sông Mã thì đang gặp khó khăn về nước tưới. Thiếu nước thì cây không chỉ cho năng suất thấp, chất lượng kém mà còn dễ sinh ra sâu, bệnh và nhiều thiệt hại khác. Điều ấy thôi thúc tôi tìm tòi những giải pháp hữu hiệu. Từ cuối năm 2015, sau khi nghiên cứu công nghệ tưới ẩm tiết kiệm nước của Israel, tôi đã nghĩ tới một hướng đi mới phù hợp hơn với điều kiện thổ nhưỡng, kinh tế và những tiến bộ xã hội khác ở vùng cao” - anh Hải kể.

Để thực hiện được ước vọng của mình, anh Hải đã thu hút một số kỹ sư chế tạo trong lĩnh vực tin học, nông - lâm nghiệp và đầu tư thời gian, công sức, vật chất để làm thí nghiệm. “Cũng may có những người bạn còn dám cho tôi mượn cả trang trại của mình để thực nghiệm. Nhờ vậy, tôi đã thành công hơn cả mong muốn. Bây giờ, công nghệ này hoàn toàn có thể mang ra ứng dụng với giá thành chỉ khoảng 50 triệu đồng/ha, phù hợp với điều kiện kinh tế còn khó khăn của nông dân vùng cao”.

KHÁT VỌNG CỦA NHIỀU NGƯỜI

Cùng các lãnh đạo UBND huyện Sông Mã đến thăm mô hình tưới ẩm công nghệ cao của anh Hải được ứng dụng trên trang trại trồng xoài của ông Nguyễn Chiến Thắng ở bản Quyết Tiến, xã Nà Nghịu, phóng viên Nông thôn ngày nay thấy rằng đó là một sáng kiến hợp lý với điều kiện vùng cao. Kỹ sư Vũ Văn Thắng - người trực tiếp tham gia hoàn thiện đề tài, cho biết: Theo yêu cầu của chủ nhiệm đề tài Nguyễn Tiến Hải, chúng tôi bám sát các tiêu chí: Tiết kiệm, hiệu quả và đặc biệt là thuận tiện, phù hợp với điều kiện dân trí và địa chất, thổ nhưỡng vùng cao. Vì thế, hệ thống tưới ẩm này có nguồn lấy nước rất linh động: Có thể dùng từ sông, suối bơm lên; có thể dùng từ giếng khoan hoặc ao hồ, bể chứa. Nếu có nguồn nước cao, áp lực lớn thì sẽ tiết kiệm được nguồn điện. Hệ thống này thân thiện với môi trường bởi nó vừa tạo hiệu quả tưới ẩm cho cây trồng vừa tiết kiệm nguồn nước.

Kỹ sư Thắng phân tích: Việc xây dựng hệ thống ống dẫn và các đầu píp phun nước được sử dụng vật liệu trong nước nên rất tiết kiệm chi phí. Hệ thống này sẽ được tích hợp với đầu máy tính và điện thoại. Khi chủ nhân vắng nhà nhiều ngày vẫn có thể điều khiển từ xa để tưới ẩm cho cây với sự phân chia nguồn nước hợp lý. Hệ thống này cũng dùng để bón phân (loại hòa tan) cho cây nếu ta thay nguồn nước bằng một bình (hoặc bể) chứa hỗn hợp phân bón đã hòa tan.

Anh Hải cho hay, một hệ thống như thế này chỉ dao động trong khoảng 50 - 60 triệu đồng, tùy thuộc vào mật độ cây trồng. Nếu là xoài, nhãn thì giá thành sẽ giảm hơn vì mật độ cây ít hơn. Với cây cà phê và những loài cây mật độ dày thì giá thành sẽ nhỉnh hơn chút ít. Bất cứ ai lắp đặt hệ thống này,

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 5

chỉ cần sau nửa tiếng hướng dẫn và học hỏi là có thể điều hành hệ thống bằng điện thoại… Quan sát khu vườn của ông Thắng và những khu vườn lân cận, thấy rằng những nương vườn

bên cạnh không có hệ thống tưới ẩm nên cây cối khô cằn, phát triển kém hơn. Một số diện tích ngô trồng quanh vùng đã héo bạc lá do thiếu nước tưới. Còn trong vườn của ông Thắng, những cây xoài mới chỉ hơn 2 tuổi đã cao hơn đầu người. “Đó là nhờ 8 tháng vừa qua cây được tưới ẩm, bón phân đầu nên phát triển rất tốt. Sang năm, vườn xoài này sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên” - kỹ sư Thắng nói.

“Với vùng cao nhiều khó khăn về nguồn nước tưới như huyện Sông Mã thì đề án tưới ẩm bằng công nghệ cao của kỹ sư Nguyễn Tiến Hải là rất đáng trân trọng. Chúng tôi đang cùng các ngành chức năng nghiên cứu, thử nghiệm và sẽ đưa vào ứng dụng để góp phần tháo gỡ khó khăn, thêm điều kiện thuận lợi cho nông dân bứt phá, xóa nghèo, làm giàu” - Bà Lê Thị Yến - Chủ tịch UBND huyện Sông Mã.

05. Hoàng Nghiệp. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUẤN LUYỆN CHIẾN SỸ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ / Hoàng Nghiệp // Quân khu 2.- Ngày 18/8/2016.- Số 909.- Kỳ 3.- Tr.7.

Xuất phát từ sự khác nhau về nhận thức, phong tục tập quán dẫn đến không ít chiến sỹ là người dân tộc thiểu số có xu hướng “khép mình”, thậm chí xuất hiện tình trạng tự ti. Chính vì vậy, các đơn vị cần có biện pháp xóa bỏ ranh giới vùng miền, thành phần dân tộc. Cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị phải đoàn kết như anh em một nhà. Khi ấy chất lượng huấn luyện sẽ được nâng lên.

BÀI 2: XÓA RANH GIỚI VÙNG, MIỀN Đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số khi nhập ngũ vào đơn vị tất cả đều rất mới lạ, từ

môi trường sống đến chế độ nền nếp. Thậm chí nhiều chiến sỹ nói tiếng phổ thông chưa sõi như thanh niên dân tộc Mông hoặc Khơ Mú. Tỷ lệ này cũng chiếm khá đông ở Tiểu đoàn chỉ huy pháo binh 22, Bộ Tham mưu Quân khu. Đây là đơn vị chỉ huy pháo binh thường xuyên thực hiện nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm trên địa bàn vùng cao Tây Bắc.

Trung tá Nguyễn Xuân Hải, Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 22 cho biết: Đối tượng hạ sỹ quan, chiến sỹ của đơn vị thuộc con em dân tộc ít người chiếm tỷ lệ từ 20 - 25%. Quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đơn vị không có hiện tượng phân biệt mà cùng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng niềm tin cho bộ đội ngay từ những ngày đầu.

Xóa đi ranh giới sự phân biệt giữa chiến sỹ cũ và chiến sỹ mới cũng như chiến sỹ giữa các dân tộc phải bằng nhiều cách. Ngoài biện pháp giáo dục, gần gũi, chia sẻ thì trong quá trình huấn luyện rất cần những cán bộ là người dân tộc thiểu số trực tiếp tham gia. Các anh chính là những người am hiểu nhất về tâm lý, phong tục tập quán, nếp suy nghĩ của chiến sỹ thuộc dân tộc mình.

Tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy, trong số chiến sỹ là con em đồng bào dân tộc thiểu số thì chiến sỹ người dân tộc Mông chịu thiệt thòi hơn cả. Do phong tục tập quán nên đồng bào Mông còn sống rải rác trên núi cao, đời sống kinh tế khó khăn. Vì vậy, ngay sau khi nhập ngũ, các đơn vị cần chú trọng phân công cán bộ phụ trách hoặc cán bộ tham gia huấn luyện cũng là người Mông thì hiệu quả sẽ rất cao.

Những ngày này thời tiết rất oi bức, cái nắng của Sơn La người ta ví như cái nắng của đá. Nghĩa là nắng cháy da, cháy thịt và làm khô cây cối. Vậy mà trên thao trường huấn luyện của Tiểu đoàn 1 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La vẫn vang lên những âm thanh hối hả, tấp nập, sôi động. Thượng úy Thào A Khày, Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 1 là người dân tộc Mông nên được đơn vị giao cho phụ trách và huấn luyện trung đội với 100% quân số là dân tộc Mông. Vậy mà năm nào trung đội mà Khày phụ trách cũng đạt được kết quả rất cao trong huấn luyện. Trong đợt kiểm tra 3 tiếng nổ của chiến sỹ mới năm 2016 vừa qua, Trung đội 1 có 100% đạt yêu cầu, có nội dung 98% đạt giỏi.

Có được thành tích tốt như vậy, Thượng úy Thào A Khày chia sẻ: Đơn vị thì có nhiều người Mông, quá trình tổ chức huấn luyện để bảo đảm chất lượng, chúng tôi đã lấy thực hành là chính, kết hợp với động tác mẫu, quá trình huấn luyện bản thân cũng sử dụng ngôn ngữ bằng tiếng dân tộc ở một số nội dung để bộ đội dễ hiểu. Mặc dù là dân tộc thiểu số nhưng chúng tôi đã động viên anh em chiến sỹ cố gắng, tích cực tiếp thu những nội dung đã huấn luyện để không thua kém đồng chí, đồng đội,

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 6

đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong huấn luyện. Những cách làm trên đã hoàn toàn lý giải được việc tại sao trong huấn luyện đối với con em

đồng bào dân tộc thiểu số lại rất cần những đồng chí cán bộ cũng là người dân tộc thiểu số. Chỉ khi nào trình độ nhận thức, tiếp thu bài của các đối tượng đã đồng đều thì chắc chắn khi đó sẽ không còn hiện tượng phân biệt trong đơn vị.

Cùng chung quan điểm, cách làm như trên, Đại úy Mùa A Dơ, Trợ lý Dân vận Lữ đoàn 82 tâm sự: Thời gian trên cương vị Chính trị viên Đại đội 15, Lữ đoàn 82 bản thân tôi phải sâu sát, quan tâm đến bộ đội. Trong mọi hoạt động, nhất là nhiệm vụ huấn luyện của đơn vị phải luôn công bằng, bình đẳng và dân chủ sẽ tạo động lực để bộ đội yên tâm phấn đấu. Giáo dục chính trị cho chiến sỹ người dân tộc thiểu số phải hết sức cụ thể, tỷ mỷ. Quá trình giảng dạy phải giải thích rõ từ ngữ, không sử dụng từ đa nghĩa, khó hiểu. Các ví dụ trong bài giảng phải sát với thực tiễn của đơn vị và phải cụ thể, rõ ràng, đồng thời cũng thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động bổ trợ...

Những chia sẻ của Thượng úy Thào A Khày, Đại úy Mùa A Dơ phần nào cho thấy việc giáo dục, rèn luyện hay huấn luyện chiến sỹ là người dân tộc thiểu số không quá khó nếu các đơn vị biết tìm ra cách làm, phương pháp thiết thực, nhất là phải tạo ra được môi trường thân thiện, đoàn kết, dân chủ trong đơn vị.

06. Đăng Vũ. VỤ CHỌN ĐƠN VỊ THĂM DÒ, KHAI THÁC CÁT CÓ NHIỀU BẤT THƯỜNG TẠI HUYỆN

SÔNG MÃ (SƠN LA): ĐỀ NGHỊ KỶ LUẬT GIÁM ĐỐC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LỪA DỐI CẤP TRÊN / Đăng Vũ; Trung Thứ // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 19/8/2016.- Số 232.- Tr.14.

Liên quan đến việc Công ty cổ phần đầu tư tài chính, thương mại dịch vụ Fico (Công ty Fico) được UBND tỉnh Sơn La chọn làm chủ đầu tư thực hiện Dự án thăm dò, khai thác cát trên dòng sông Mã (huyện Sông Mã) báo Pháp luật Việt Nam đã phản ánh, mới đây Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La đã có thông báo kết quả giải quyết đơn tố cáo và đề nghị xem xét xử lý kỷ luật đối với Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này.

NHIỀU BẤT THƯỜNG

Trước đó, báo Pháp luật Việt Nam đã liên tiếp có bài phản ánh việc: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư xây dựng Thành Long (Công ty Thành Long, tiểu khu 19, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm, có năng lực tài chính, thiết bị và nhân lực trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản có các tờ trình gửi UBND tỉnh Sơn La “Xin cấp phép đầu tư thăm dò, khai thác và chế biến cát sỏi dưới lòng sông, bãi bồi sông Mã, huyện Sông Mã”… nhằm bảo vệ môi trường, tăng nguồn thu ngân sách địa phương.

Đánh giá về năng lực Công ty Thành Long tại Công văn số 329/STN&MT-KS ngày 7/4/2015, ông Triệu Ngọc Hoan - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La khẳng định Công ty Thành Long đủ điều kiện thiết bị, nhân lực và kinh nghiệm để khai thác cát sỏi.

Theo đó, ngày 01/9/2015 Sở Tài nguyên và Môi trường có Báo cáo số 419/BC-STN&MT gửi UBND tỉnh Sơn La nêu rõ: Qua nghiên cứu hồ sơ năng lực của 6 tổ chức thì Công ty Thành Long là đơn vị có đủ năng lực và đã có sự thống nhất của Sở Công Thương, Sở Xây dựng và UBND huyện Sông Mã…

Vậy nhưng, “bất ngờ” ngày 4/9/2015, UBND tỉnh Sơn La lại có Công văn số 2529/UBND-KTN do ông Bùi Đức Hải - Phó chủ tịch ký gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương và UBND huyện Sông Mã yêu cầu xem xét đề nghị của Công ty Fico về việc xin cấp phép khai thác cát vàng trên sông Mã? Tức thì, ngày 27/10/2015 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La có Công văn “khẩn” số 1397/UBND-KTN “Xin ý kiến vào dự thảo Tờ trình và Công văn chấp thuận của UBND tỉnh cho đơn vị có đủ năng lực để cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát trên dòng sông Mã” gửi Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La và UBND huyện Sông Mã đề nghị tham gia ý kiến gửi trước 11h ngày 28/10/2015.

Tuy nhiên, các sở, ngành và đơn vị liên quan đều có văn bản phúc đáp khẳng định không nhận được hồ sơ năng lực nên không có căn cứ để tham gia vào dự thảo nội dung lựa chọn đơn vị trình UBND tỉnh Sơn La cấp phép thăm dò, khai thác cát trên dòng sông Mã. Bên cạnh đó, quan điểm các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 7

sở, ngành và đơn vị cũng thể hiện: “Trong trường hợp có hai đơn vị đủ năng lực thăm dò, khai thác cát trên sông Mã, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường quan tâm, xem xét lựa chọn đơn vị là doanh nghiệp trong tỉnh để quản lý việc khai thác khoáng sản trên dòng sông Mã được thuận tiện, đảm bảo các yếu tố về an ninh, quốc phòng và khuyến khích cho các doanh nghiệp địa phương phát triển. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp của tỉnh Sơn La”…

Nhưng “bất chấp” các ý kiến, ngày 28/10/2015 Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La vẫn “tức tốc” có Tờ trình số 607/TTr-STN&MT gửi UBND tỉnh Sơn La “Đề nghị giao cho Công ty Fico làm chủ đầu tư thực hiện dự án thăm dò, khai thác đối với 11 điểm trên dòng sông Mã thuộc địa phận huyện Sông Mã” và khẳng định “Về cơ bản các sở, ngành và UBND huyện Sông Mã nhất trí với dự thảo Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường”? Đây là động thái thể hiện sự “ra mặt” của Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La đối với Công ty Fico, chắc chắn phải có điều gì khuất tất phía sau, nên Sở này mới “nhiệt tình” như vậy, khiến dư luận không khỏi hoài nghi về dấu hiệu lợi ích nhóm ở đây. Hôm sau (29/10/2015), UBND tỉnh Sơn La cũng “hỏa tốc” ban hành Công văn số 3245/UBND-KTN “Về việc lựa chọn Công ty Fico làm chủ đầu tư thực hiện dự án thăm dò, khai thác cát trên dòng sông Mã”....

Có thể thấy, với tốc độ làm việc “chóng mặt” của Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Sơn La trong “phi vụ” lựa chọn Công ty Fico làm chủ đầu tư khai thác cát, sỏi trên dòng sông Mã là có vấn đề. Trong đó phải kể đến vai trò, trách nhiệm của ông Triệu Ngọc Hoan - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và cá nhân một số lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La.

GIÁM ĐỐC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LỪA DỐI CẤP TRÊN

Xung quanh những “bùng nhùng” về việc “lựa chọn” Công ty Fico, ngày 12/8/2016, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La đã có Văn bản số 228-CV/UBKTTU thông báo kết quả giải quyết đơn tố cáo của ông Nguyễn Chí Long - Giám đốc Công ty Thành Long đối với ông Triệu Ngọc Hoan - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La đã chỉ đạo thực hiện quy trình, thủ tục và tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh Sơn La ban hành văn bản lựa chọn Công ty Fico (có trụ sở tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) là đơn vị thăm dò, khai thác cát tại huyện Sông Mã không đúng quy định của Nhà nước. Ông Triệu Ngọc Hoan đã có hành vi lừa dối cấp trên.

Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La tiến hành giải quyết tố cáo theo quy định của Đảng. Ngày 10/8/2016, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy họp, thảo luận và kết luận: Các nội dung tố cáo là đúng; ông Triệu Ngọc Hoan - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đã có khuyết điểm, vi phạm: Tổ chức thực hiện không đúng thủ tục hành chính về cấp giấy phép thăm dò hoặc khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường; tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh Sơn La không đầy đủ ý kiến tham gia của Sở Công Thương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND huyện Sông Mã về việc chọn đơn vị, tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để cấp giấy phép khai thác cát trên dòng sông Mã thuộc địa phận huyện Sông Mã; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Công văn số 3245/UBND-KTN ngày 29/10/2015 về việc lựa chọn Công ty Fico là chủ đầu tư thực hiện Dự án thăm dò, khai thác cát trên dòng sông Mã, thuộc địa bàn huyện Sông Mã không đúng quy định của pháp luật.

Do vậy, UBND tỉnh Sơn La ban hành Công văn số 2039/UBND-KT ngày 30/6/2016 về việc xem xét lại quy trình tham mưu ban hành Công văn số 3245/UBND-KTN ngày 29/10/2015 của UBND tỉnh. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo: Dừng thực hiện Công văn 3245; giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan: Rà soát, thực hiện lại quy trình tham mưu, đề xuất UBND tỉnh việc lựa chọn đơn vị thăm dò cát trên sông Mã theo quy định của pháp luật.

“Vi phạm của đồng chí Triệu Ngọc Hoan đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, nội dung vi phạm của đồng chí Triệu Ngọc Hoan có liên quan đến một số đảng viên thuộc: Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường, Đảng ủy Văn phòng UBND tỉnh, Đảng ủy Sở Xây dựng. Do vậy, hiện tại Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật đối với các đảng viên có liên quan đồng thời với việc xem xét xử lý kỷ luật đối với đồng chí Triệu Ngọc Hoan”, kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La nêu.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 8

07. Nguyễn Thiêm. HỒ SƠ CHUYÊN ÁN ĐẦU TIÊN BẮT GIÁN ĐIỆP BIỆT KÍCH NHẢY DÙ XUỐNG MIỀN BẮC / Nguyễn Thiêm; Anh Hiếu // An ninh thế giới.- Ngày 13/8/2016.- Số 1.596.- Tr.28-29.

KỲ I: NHỮNG KẺ TIÊN PHONG

Với mục đích “đánh cộng sản trong lòng cộng sản”, trong những năm 1961 - 1970, CIA và Cơ quan Tình báo Việt Nam Cộng hòa đã tung hàng trăm gián điệp biệt kích ra miền Bắc. Đây được coi là chiến dịch quy mô và tốn kém nhất mà Chính phủ Mỹ thực hiện trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, hầu hết các toán gián điệp biệt kích đều bị bắt, tiêu diệt khi vừa đặt chân tới miền Bắc.

Nhân kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 -19/8/2016), Chuyên đề An ninh thế giới xin giới thiệu với bạn đọc về chiến công của lực lương Công an nhân dân trong cuộc chiến chống gián điệp biệt kích, một cuộc chiến âm thầm nhưng cũng rất khốc liệt cách đây hơn nửa thế kỷ...

20 giờ 45 phút đêm 27/5/1961, tại sân bay Đà Nẵng, một chiếc máy bay vận tải C47 sơn màu xanh nước biển không có số hiệu cất cánh, bay về hướng Bắc.

Đêm nay, chiếc C47 do thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ, một phi công kỳ cựu, Chỉ huy trưởng căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, người sau này trở thành Thủ tướng rồi Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa, trực tiếp cầm lái thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt, đó là chở một toán 4 lính gián điệp biệt kích mang biệt danh Castor, ra Bắc để nhảy dù xuống tỉnh Sơn La ở Tây Bắc Việt Nam.

Ngồi ở phía sau, toán Castor gồm Thượng sỹ, toán trưởng Hà Văn Chấp cùng 3 Trung sỹ: Đinh Văn Anh, Quách Thức và Lò Văn Piếng.

Đây đã là chuyến thứ 7, toán Castor nhận lệnh lên đường ra Bắc. Sau lần trước, có hai lần máy bay gặp trục trặc nên phải quay về giữa chừng; bốn lần đã ra tới miền Bắc nhưng vì sương mù không tìm được địa điểm nhảy dù đã dự tính từ trước nên cũng lại về, vì thế ai cũng có vẻ bồn chồn, không biết lần này có phải quay về nữa không? Thỉnh thoảng Đinh Văn Anh lại vạch tấm vải che cửa sổ máy bay ngó xuống dưới. Đêm nay có trăng, lại đã bốn lần bay theo đường bay này nên khi máy bay từ biển chuyển hướng vào đất liền, Đinh Văn Anh nhận ra máy bay đang bay qua Bùi Chu, Phát Diệm, Nho Quan rồi bay dọc theo sông Đà hướng lên Tây Bắc.

Khi nghe Đinh Văn Anh thông báo đã bay đến Tây Bắc, Hà Văn Chấp có tâm trạng rất khó tả. Bởi trong những bản làng dưới cánh máy bay này, Chấp còn có nhiều anh em, họ hàng. 6 năm trước, khi theo Tiểu đoàn 51 quân đội Liên hiệp Pháp rời miền Bắc, Chấp không nghĩ sẽ có lúc mình trở về bằng con đường đặc biệt này. Sài Gòn giờ đã cách rất xa, nhưng Chấp biết giờ này ở trụ sở Liên đoàn 77, các thượng cấp của Castor đang hồi hộp theo dõi, chờ tin. Bởi trước Castor, vào tháng 3/1961, toán biệt kích Atlat được đưa ra Bắc nhưng đã “bặt vô âm tín”. Vì vậy, nếu lần này Castor nhảy dù trót lọt và gây dựng được cơ sở trên đất của cộng sản sẽ mở màn cho một chiến dịch lớn của CIA và Liên đoàn 77, một chiến dịch mà CIA và Tổng thống Ngô Đình Diệm đã mất tới 5 năm chuẩn bị.

Chuyện bắt đầu từ sau khi Hiệp định Genève được ký kết, Mỹ lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) và đưa miền Nam Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của khối này. Cùng với việc áp đặt sự cai trị của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, Mỹ cũng triển khai hoạt động tình báo, gián điệp, chuẩn bị sẵn các điều kiện cho các bước leo thang mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.

Người đầu tiên được đích thân Tổng thống Eisenhower cử tới Sài Gòn là Chuẩn tướng không quân Edward Geavy Lansdale. Lansdale (1908 - 1987) được CIA đánh giá là chuyên gia lật đổ và chống nổi dậy, chuyên về chiến tranh tâm lý từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai; sau đó từng đến Philippines đầu những năm 1950 giúp Ramon Magsaysay đánh bại phong trào Cộng sản Huk. Lansdale cũng là kẻ chủ mưu chính trong cuộc di cư ồ ạt của gần một triệu người từ Bắc vào Nam sau Hiệp định Genève. Vì thế mà Lansdale được cho là nguyên mẫu của nhân vật Alden Pyle trong cuốn tiểu thuyết “Người Mỹ trầm lặng”.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 9

Nhiệm vụ của Lansdale là đến Sài Gòn giúp Ngô Đình Diệm củng cố chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tiêu diệt hết các nhóm chống đối Diệm ở miền Nam; đồng thời tổ chức những cơ sở bán quân sự nằm vùng tại miền Bắc. Tổ chức của Lansdale tại Việt Nam có tên gọi Phái bộ quân sự Sài Gòn (Saigon Military Mission - SMM).

Đầu năm 1956, SMM đưa 100 lính Mỹ thuộc lực lượng đặc biệt tới Sài Gòn nghiên cứu tình hình, chuẩn bị xây dựng lực lượng đặc biệt ở miền Nam Việt Nam. Tiếp đó, SMM giúp chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập nhiều cơ quan tình báo đặc biệt trực thuộc Phủ Tổng thống do Trần Kim Tuyến phụ trách. Trong đó, bộ phận chuyên đảm nhiệm các hoạt động biệt kích là Liên đội biệt động, ẩn dưới tên gọi là “Liên đội quan sát số 1” thuộc “Sở Liên lạc” do Trung tá Lê Quang Tung chỉ huy, Thiếu tá Trần Khắc Kính phụ tá và phụ trách tuyển mộ nhân viên là Thiếu tá Lê Quang Triệu (em ruột Lê Quang Tung) dưới hình thức chỉ huy một đại đội trong đơn vị phòng vệ Phủ Tổng thống để che giấu hoạt động bí mật.

Một trong những nhiệm vụ của “Liên đội quan sát số 1” là tung người ra miền Bắc hoạt động tình báo, phá hoại, xâm nhập.

Cuối năm 1956, Lansdale tuyển chọn 65 sỹ quan tình báo và quân sự của Ngô Đình Diệm đưa đi huấn luyện tại Philippines và sau đó bổ túc nghiệp vụ tại Mỹ rồi đưa về Nha Trang làm hạt nhân xây dựng lực lượng biệt kích quân đội Việt Nam Cộng hòa. Khóa đầu tiên gồm 18 toán do cố vấn Mỹ trực tiếp huấn luyện. Cuối năm 1957, Mỹ - Diệm phát triển “Liên đội quan sát số 1” thành “Sở Khai thác địa hình” trực thuộc Phủ Tổng thống do Lê Quang Tung, lúc này đã đeo lon đại tá, trực tiếp chỉ huy, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cố vấn Ngô Đình Nhu và Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong cơ cấu tổ chức của Sở Khai thác địa hình thì Phòng E hay còn gọi là Phòng 45 (Sở Bắc) chịu trách nhiệm về những hoạt động biệt kích ở miền Bắc Việt Nam, trên lãnh thổ Lào và Campuchia.

Tháng 8/1958, Ngô Đình Diệm tiếp tục yêu cầu Mỹ giúp đỡ để tiến hành các hoạt động bí mật chống cộng sản Việt Nam. CIA sau đó lập Ban Ngoại vụ tại Sài Gòn để làm việc với Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống, do Russell Miller làm Trưởng ban. Tháng 11/1958, theo chỉ đạo của Russell Miller, Lê Quang Tung tuyển chọn được 12 sỹ quan cấp bậc thiếu úy, trung úy, đặt dưới sự chỉ huy của Trung úy Ngô Thế Linh đưa đi đảo Saipan, một hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Mariana của Mỹ, cách đảo Guam 190km về phía Bắc, để đào tạo 2 tháng về nghiệp vụ tình báo, tác chiến, phương thức phá hoại và chỉ huy đường dây tình báo. Kết thúc khóa huấn luyện, Ngô Thế Linh được bổ nhiệm làm Trưởng phòng 45.

Tháng 2/1959, CIA và Phòng 45 tuyển 5 sỹ quan đưa đi Saipan huấn luyện khóa ngắn hạn 6 tuần. Sau đó CIA cử nhân viên đến Sài Gòn huấn luyện 2 khóa trong thời gian 12 tuần, gồm những sỹ quan trẻ quê miền Bắc, là người dân tộc thiểu số. Trong khi tổ chức các khóa huấn luyện gián điệp biệt kích, Phòng 45 đã lập kế hoạch 5 năm để xâm nhập miền Bắc.

Tháng 11/1960, Phòng 45 thuộc Sở Khai thác địa hình đổi tên thành Liên đoàn 77, còn gọi là Lữ đoàn liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống đặt dưới sự theo dõi trực tiếp của Ngô Đình Diệm, do Đại tá Lê Quang Tung chỉ huy.

Liên đoàn 77 có nhiệm vụ xâm nhập bằng đường bộ, đường thủy, đường không vào những địa bàn trọng điểm của miền Bắc, chủ yếu là những vùng tập trung nhiều giáo dân, vùng dân tộc thiểu số để tổ chức lực lượng ngầm, phá hoại cơ sở kinh tế, quốc phòng.

CIA còn bỏ tiền thành lập 4 trung tâm huấn luyện gián điệp biệt kích với các thiết bị, vũ khí hiện đại nhất cùng đội ngũ chuyên gia huấn luyện dày dạn kinh nghiệm, gồm Trung tâm huấn luyện Long Thành (Biên Hòa); Trung tâm huấn luyện người nhái ở Mỹ Khê (Đà Nẵng); Trung tâm Loong Chẹng (Lào) và Trung tâm Phú Bài (Huế). Các trung tâm này do Lê Quang Tung và Trần Khắc Kính chỉ huy, cùng hai cố vấn Mỹ là Smith và Bell cùng linh mục Nguyễn Viết Khai làm “cố vấn tinh thần”.

Tiêu chí mà Lê Quang Tung và các cố vấn Mỹ tuyển chọn người vào lực lượng gián điệp biệt kích là những nam thanh niên tuổi từ 18 đến 35, là người gốc miền núi phía Bắc lưu vong ở Lào hoặc

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 10

di cư vào Nam. Việc tuyển chọn không tiến hành ồ ạt mà xây dựng lực lượng dự trữ bằng cách thành lập những đơn vị quân đội riêng của từng dân tộc, từng địa phương của miền Bắc; qua quá trình đào tạo, huấn luyện trong quân đội, theo dõi, thẩm tra kỹ để tuyển vào biệt kích. Ngoài tiêu chuẩn về sức khỏe, năng khiếu, thành phần xuất thân, am hiểu địa lý và phong tục tập quán, khả năng thuyết phục quần chúng thì còn phải có tư tưởng căm thù cộng sản.

Sau khi qua được vòng tuyển chọn, các toán lính sẽ được đưa về các trung tâm huấn luyện biệt kích huấn luyện về công tác tình báo, mật mã, kỹ thuật truyền tin, sử dụng các loại vũ khí, chất nổ và các phương tiện xâm nhập, nhảy dù... thời gian huấn luyện thường kéo dài khoảng 6 tháng. Kết thúc khóa huấn luyện, các toán sẽ được phân chia địa bàn sẽ hoạt động và chờ ngày lên đường. Dù địa bàn hoạt động khác nhau nhưng tất cả đều có chung nhiệm vụ là khống chế các tuyến đường huyết mạch ở các tỉnh miền núi phía Bắc, xây dựng lực lượng ngầm và gây phỉ, làm rối loạn địa bàn, thu tin tình báo, chỉ điểm cho không quân các cơ sở kinh tế, quân sự để đánh phá... và Castor là một trong những toán như vậy.

Vào một buổi sáng cuối tháng 1/1961, Tổng thống John F. Kenedy, người vừa tuyên thệ nhận chức được một tuần, đã chủ trì cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia để thảo luận về tình hình Việt Nam. Tại cuộc họp này, Lansdale trình bày “Kế hoạch chống nổi loạn cơ bản cho Việt Nam” đã được Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn gửi cho Washington đầu tháng 1/1961.

Bản kế hoạch nhấn mạnh: “Việc vô hiệu hóa và đánh bại thách thức của Việt cộng ở Nam Việt Nam, một nhiệm vụ sẽ đơn giản hơn nhiều nếu sự giúp đỡ của miền Bắc Việt Nam bị loại trừ. Để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh du kích, một cuộc chiến tranh không giới tuyến hoặc chiến trường, cần có những chính sách và chiến lược mới. Mọi điều ở Nam Việt Nam cần được thay đổi”. Tại cuộc họp Tổng thống Kenedy tuyên bố “muốn có du kích hoạt động ở miền Bắc, hãy cho miền Bắc nếm thử những gì họ đang làm đối với chúng ta ở miền Nam và ngay lập tức”. Đây được coi là mệnh lệnh mở màn cho chiến dịch hoạt động ngầm tốn kém và lớn nhất mà Chính phủ Mỹ thực hiện trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Vào thời điểm ấy, Hà Văn Chấp và 3 thành viên của toán Castor lên đường ra Bắc mà không biết rằng họ đã trở thành những nhân vật đầu tiên trong hoạt động gián điệp bi thảm của Washington ở miền Bắc Việt Nam...

08. Nguyễn Thiêm. HỒ SƠ CHUYÊN ÁN ĐẦU TIÊN BẮT GIÁN ĐIỆP BIỆT KÍCH NHẢY DÙ XUỐNG MIỀN BẮC / Nguyễn Thiêm; Anh Hiếu // An ninh thế giới.- Ngày 17/8/2016.- Số 1.597.- Tr.28-29.

KỲ 2: TIẾP ĐẤT VÀ CHẠY TRỐN Trước khi trở thành lính của Lữ đoàn Liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống, cả 4 thành viên toán

Castor đều là lính của Sư đoàn 22 quân đội Việt Nam Cộng hòa. Với chủ trương tìm người dân tộc thiểu số ở miền Bắc trong các đơn vị quân đội, Lê Quang Tung đã cho rà soát tại tất cả các đơn vị. Giữa năm 1960, sỹ quan tình báo của Sư đoàn 22 đã phát hiện ra Hà Văn Chấp, Đinh Văn Anh, Lò Văn Piếng, Quách Thức có đủ các điều kiện mà Tung đưa ra.

Hà Văn Chấp sinh năm 1927 ở bản Mứng, xã Mường Chiêng, châu Quỳnh Nhai, Lai Châu. Năm 17 tuổi, Chấp đi lính khố xanh và đóng quân ở thị xã Lai Châu. Tháng 4/1945, khi đơn vị được lệnh sang Trung Quốc đánh quân Nhật, trên đường hành quân, Chấp sợ chết nên bỏ trốn về quê làm ruộng. Đầu năm 1947, khi Pháp chiếm thị xã Lai Châu, Chấp lại được tuyển vào làm lính và cho đeo quân hàm binh nhì. Sau hai năm, Chấp được cho đi học và phong quân hàm hạ sỹ và làm thư ký quân số Tiểu đoàn 51 quân đội Liên hiệp Pháp. Tháng 4/1954, Chấp theo chỉ huy tiểu đoàn vào Sài Gòn. Tiểu đoàn này sau đó sáp nhập vào Trung đoàn 42, Sư đoàn 22 bộ binh của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tháng 4/1960, khi đang làm lính tiếp liệu ở Trung đoàn 42, Hà Văn Chấp nhận lệnh chuyển về Lữ đoàn Liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống.

Cũng như Chấp, Đinh Văn Anh, người Mường, sinh năm 1931 ở bản Lúa, xã Tân Phong, châu

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 11

Phù Yên, Sơn La. Tháng 10/1960, đang làm lính ở Đại đội Trọng pháo, Trung đoàn 42, Đinh Văn Anh được gọi lên thị xã Quy Nhơn để trình diện Trung úy Nghệ, người của Văn phòng Phủ Tổng thống. Sau cuộc gặp này, Đinh Văn Anh nhận quyết định chuyển về Lữ đoàn Liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống. Bằng tuổi Đinh Văn Anh, Lò Văn Piếng người dân tộc Thái sinh ra ở Thuận Châu, Sơn La, cũng từng là lính Trung đoàn 42. Còn Quách Thức trước khi được tuyển về Lữ đoàn Liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống từng làm ở Ban truyền tin Trung đoàn 42.

Sau khi kết thúc khóa huấn luyện, một buổi sáng giữa tháng 3/1961, từ sân bay Tân Sơn Nhất, toán Castor lên máy bay ra sân bay Biên Hòa, Đồng Nai, để buổi chiều sẽ ra Đà Nẵng. Đến nơi, Đại úy Bình, nhân viên Phòng 45, người trực tiếp huấn luyện, đưa cả toán vào một căn phòng ở căn cứ không quân Biên Hòa. Tại đây, một nhân viên khác của Phòng 45 là Đại úy Lò Ngân Dũng, người sẽ trực tiếp chỉ huy từ xa khi Castor ra Bắc, đã chờ sẵn, bên cạnh có một tấm bản đồ lớn đặt trên bàn và một tấm không ảnh.

Hà Văn Chấp nhớ lại: “Đại úy Bình cho chúng tôi xem tấm ảnh chụp một thung lũng, xung quanh là núi thấp. Thung lũng này có một con suối nhỏ, cách xa đó có một chỏm nhà trên núi, Bình chỉ vào thung lũng trong ảnh rồi chỉ vào một vị trí trên bản đồ và nói: “Các anh sẽ nhảy xuống đây. Chỗ này có một cái làng của người Mèo cách bãi nhảy khoảng 4 cây số, nhưng nay làng này đã dời đi nơi khác rồi. Sau khi các anh nhảy xuống đất thì chôn dù ngay và thu lượm đồ đạc, máy móc chuyển qua suối phía tay trái có một khu rừng cây to chọn giấu đồ đạc và nấp ở đó. Sau đó các anh phải đánh điện về báo cáo cho trung tâm biết phi công thả có đúng chỗ không”. Dũng dặn chúng tôi sau khi tìm được chỗ ẩn nấp an toàn, chúng tôi cần tìm về quê liên lạc với gia đình để làm giấy tờ; sau đó đóng giả làm người đi buôn trên sông Đà để nắm tin tức. Bình phát cho chúng tôi mỗi người 250 đồng tiền miền Bắc và nói rằng dùng tiền này làm vỏ bọc buôn bán”.

Ngoài số tiền phát chung cho cả nhóm, Hà Văn Chấp còn được Bình đưa cho 900 kip Lào và 5 đồng bạc trắng hoa xòe. Bình dặn Chấp đây là tiền dùng để đề phòng khi bị lộ, mất hết máy liên lạc thì vượt sông Đà sang Lào rồi đi về tỉnh Phongsalỳ, từ đó đi theo hướng Tây Nam để về Viêng Chăn hoặc đi dọc biên giới Việt - Lào tìm về Savanakhét rồi liên lạc với trung tâm, Bình sẽ cho người đón về Sài Gòn.

Ngoài tiền bạc, Bình còn phát cho mỗi thành viên Castor một cái áo công tác. Trên cái áo ấy may tới 10 túi nhỏ và một túi to sau lưng, cùng bao súng ngắn may bên dưới nách trái chứa đầy đủ dụng cụ cần thiết gồm: Một khẩu súng ngắn Browning kèm 3 băng đạn, 1 cái áo sợi, một bộ quần áo vải đen, một con dao con, một đèn pin, hai bản đồ, một bao thuốc lá hiệu “Hoàn Kiếm”, một bao diêm “Thống Nhất”, một bật lửa Trung Quốc, một cái địa bàn, bút chì, sổ tay, một mũ nồi đen và một khẩu phần lương khô.

Trong kế hoạch do Đại úy Dũng giao cho Đinh Văn Anh cũng đề phòng trong trường hợp toán trưởng Hà Văn Chấp bị thất lạc hay chết thì Anh sẽ thảo công điện, mật mã hóa rồi đưa cho Piếng đánh điện. Nội dung bức điện này sẽ là: “Nhảy xuống có an ninh, nhưng khi di chuyển bị du kích, bộ đội bắt, không thấy Castor 3, 4 đâu, không biết bị bắt hay thất lạc”. Dũng dặn Đinh Văn Anh rằng phải tìm địa điểm an toàn trong khu rừng kín, xa làng mạc để làm nơi ở và lập căn cứ. Sau khi tìm được nơi ở có thể tìm dân chúng để tuyên truyền gây cơ sở như tìm gặp người nào đi rừng, đi làm nương gặp họ thì nói mình từng đi lính cho Pháp, giải ngũ rồi đi sang Lào làm ăn nhưng không sống được nay quay về Việt Nam nhưng sợ bộ đội bắt, nhờ bà con mua bán cho lương thực và thức ăn. Khi đã gây được niềm tin với dân thì sẽ đưa tiền nhờ họ mua giúp lương thực, tiếp tế và dặn họ địa điểm liên lạc. Nhưng mỗi lần trước khi gặp họ để nhận đồ tiếp tế thì phải đứng ở một nơi quan sát, nếu họ đến một mình thì gặp, nếu họ đi đông người hoặc không đến chỗ hẹn thì phải trốn đi nơi khác.

Sau lần đầu đi nhảy dù không thành trở về, 3 chuyến đi trong tháng 4/1961, cả Dũng và Bình vẫn yêu cầu Castor nhảy dù xuống địa điểm ven sông Đà, phía Bắc Văn Yên khoảng 25km, nơi đó khúc sông hình chữ “S”, có bãi cát và rừng non, cạnh đó là rừng già, không nhảy xuống vùng Tạ Khoa vì khu vực đó khó và xa.

8 giờ sáng ngày 27/5/1961, lần thứ 7, toán Castor lại lên máy bay ra Đà Nẵng để tối hôm đó sẽ bay ra miền Bắc. Sở dĩ từ Sài Gòn phải bay ra Đà Nẵng vì C47 là loại máy bay vận tải có tầm hoạt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 12

động ngắn nên không thể bay thẳng từ Sài Gòn ra miền Bắc được mà phải xuống Đà Nẵng để tiếp nhiên liệu. Đi cùng toán Castor ra Đà Nẵng ngoài phi hành đoàn còn có Đại úy Dũng, người sẽ chỉ huy từ xa với Castor khi toán hoạt động ở miền Bắc. Ra tới Đà Nẵng là 12 giờ trưa, Đại úy Dũng đưa cả toán vào câu lạc bộ không quân ở trong sân bay ăn nghỉ.

20 giờ 45 phút, cả toán lên máy bay. Đại úy Dũng ở lại Đà Nẵng, lúc này chỉ còn phi hành đoàn 4 người do Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy. Trước khi chia tay, Dũng vẫn dặn cả toán nhảy dù xuống địa điểm phía Bắc Văn Yên. Tuy nhiên, khi máy bay cất cánh, Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ thông

báo lại rằng tùy theo tình hình, nếu tới nơi xem có thể được thì xuống bãi sông Đà, còn không thì sẽ vẫn nhảy xuống Tạ Khoa.

22 giờ 5 phút, khi máy bay đến địa điểm nhảy dù ở Tạ Khoa, đèn đỏ trên khoang bật sáng, cửa

máy bay từ từ mở ra; vài phút sau đèn xanh bật lên, chuông reo, 3 nhân viên trong phi hành đoàn phụ trách việc nhảy dù lần lượt đẩy hai kiện hàng ra trước, tiếp đến Hà Văn Chấp lao ra khỏi máy bay rồi lần lượt Lò Văn Piếng, Quách Thức, Đinh Văn Anh. Khi Anh vừa rời khỏi máy bay Nguyễn Cao Kỳ

vội vã chuyển hướng bay sang Lào. Chỉ vài phút sau, chiếc C47 đã mất hút vào màn đêm.

20 năm sau cuộc chiến Việt Nam, Sedgwick Tourison, một cựu sỹ quan phân tích tin của Cục Tình báo quốc phòng Mỹ, từng có thời gian tham chiến ở Việt Nam, sau khi khai thác các hồ sơ giải mật của Chính phủ Mỹ và phỏng vấn nhiều gián điệp biệt kích, các nhân viên CIA từng tham gia hoạt

động gián điệp của CIA ở miền Bắc giai đoạn 1961 - 1970, đã viết cuốn sách “Đội quân bí mật, cuộc chiến bí mật”. Trong cuốn sách này, Sedgwick Tourison viết về giây phút Castor vừa nhảy dù xuống

miền Bắc: “Vừa đặt chân xuống đất được vài phút thì những ngọn lửa bập bùng đã tỏa ra để chào đón các biệt kích của Nam Việt Nam. Họ dùng điện đài gọi binh sỹ thuộc lực lượng chống biệt kích của

quân khu Tây Bắc đến để lùng bắt các biệt kích đang lẩn trốn. Đinh Văn Anh, một Trung sỹ của quân lực Nam Việt Nam, chạy trốn được hai ngày rồi cũng bị bắt. Đinh Văn Anh là người giữ mật mã của toán Castor. Trong cuốn sổ mật mã của anh ta đầy rẫy những khối chữ số được mã hóa bằng máy tính điện tử. Thế là những người bắt biệt kích Bắc Việt đã có đủ mọi thứ - hầu như thế...”.

Sau này, khi đã “yên vị” trong trại giam, Lò Văn Piếng nhớ lại: “Xuống đến đất, nghe tiếng súng, sợ quá tôi chạy trốn. Ông Anh cũng chạy với tôi sang quả núi khác, chạy loanh quanh trong

rừng. Đói quá, may mà Anh còn một cái bánh, chúng tôi ăn. Sau đó chúng tôi phải ăn lá cây. Trong thời gian chạy trốn, chúng tôi bàn đi về quê Anh để tìm cách liên lạc với gia đình, kiếm ăn rồi sẽ tùy tình hình tính tiếp. Anh nói về bản cũng sợ vì tình hình bây giờ đã thay đổi nhiều. Chúng tôi chạy

chừng hai ngày đêm thì bị bắt. Hôm bị bắt, hai chúng tôi đang đứng trên núi, nghe tiếng hô đứng lại, hai chúng tôi lăn từ trên núi xuống, súng bắn nhiều, sợ quá tôi giơ tay hàng”.

Còn Hà Văn Chấp kể: “Trong khi dù còn đang vướng vào một cành cây cách mặt đất khoảng

hơn 2m thì tôi nghe thấy tiếng la ó ở gần đó. Tôi đâm sợ, giật dù cho rơi xuống thì nghe thấy tiếng súng nổ rất gần. Tôi vội tháo dù, tháo áo nhảy dù, trên người chỉ còn mặc chiếc “áo công tác” và một bình nước, tôi bắt đầu chạy. Lúc bấy giờ, tôi dùng địa bàn nắm hướng, tôi chạy theo hướng Tây đến

một quả núi gần đó, tôi chui vào một bụi rậm có cây cối, có nhiều cây nứa, tôi móc túi sau ra quyển “Hiệu triệu Hồ Chủ tịch”, tháo thắt lưng và ca uống nước nhét vào bụi nứa rồi lại chạy tiếp. Khi lên đến đỉnh núi, tôi nằm xuống đám cỏ tranh nghỉ một lúc thì trời sáng. Tôi đứng trên đỉnh núi nhìn xuống chỗ bãi đã nhảy dù thì không thấy mấy tên cùng nhảy với tôi đâu, cũng không thấy có chiếc dù

hay vật gì từ trên máy bay đã thả xuống lúc đêm. Chỉ thấy ở cách chỗ tôi nhảy độ 60m có hai làng đồng bào ở. Chính giữa hai làng có một đám ruộng lúa, gần đó là cái bãi mà chúng tôi đã nhảy. Không có lương thực nên không ăn uống gì cả, tôi dùng địa bàn ngắm hướng Tây Nam đi. Tôi định sang sông

Đà để đến biên giới Việt Lào rồi trốn sang Lào. Cả ngày 28/5, tôi đi suốt ngày, tối ngủ lại trên rừng. Ngày này tôi không ăn uống gì cả, lúc ấy trong túi tôi có 2 thẻ bánh được phát phòng khi trốn tránh bị

đói, nhưng tôi không ăn mà cố nhịn để đến sông Đà ăn lấy sức bơi sang sông. Sáng 30/5, tôi gặp một con suối nhỏ. Tôi đi dọc con suối này để tìm sông Đà, khi ra khỏi suối, tôi gặp 3 người đàn ông đi

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 13

thuyền con dọc sông Đà, họ hỏi giấy tờ, tôi không có, họ bắt luôn, trói lại bỏ xuống thuyền chở tôi về làng cách đó độ 100m. Ba ông này đưa tôi về làng, cho ăn uống rồi dẫn giải tôi bằng thuyền đến một

làng khác dọc theo đường ô tô. Chúng tôi đi theo đường ô tô đến một nơi có ô tô đỗ, họ cho tôi lên xe chở tôi về thị trấn Phù Yên”.

Về đến Phù Yên, Chấp bất ngờ gặp lại cả toán Castor. Hóa ra Quách Thức bị bắt đầu tiên vào chiều 28/5 rồi đến Anh, Piếng. Vậy là sau 3 ngày nhảy dù xuống đất Bắc, toán Castor chính thức bị xóa sổ.

Nhiều năm sau, nhắc lại cái đêm 27/5/1961 ấy, Hà Văn Chấp vẫn không lý giải được tại sao khi ở căn cứ, các chỉ huy luôn khẳng định kế hoạch ra Bắc của nhóm Castor đã được chuẩn bị kỹ lưỡng tới từng chi tiết, vậy mà vừa xuống tới mặt đất, cả nhóm đã bị đánh tan tác?

09. Nguyễn Thiêm. HỒ SƠ CHUYÊN ÁN ĐẦU TIÊN BẮT GIÁN ĐIỆP BIỆT KÍCH NHẢY DÙ XUỐNG MIỀN BẮC / Nguyễn Thiêm; Anh Hiếu // An ninh thế giới.- Ngày 20/8/2016.- Số 1598.- Tr.28-29.

KỲ 3: CHUYÊN ÁN PY27 Năm nay đã gần 90 tuổi, nhưng Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng, nguyên Phó Tổng cục

trưởng Tổng cục An ninh, vẫn còn rất minh mẫn. Vì thế khi nghe chúng tôi nhắc tới các chuyên án bắt gián điệp biệt kích, ông rất hào hứng bảo rằng mấy chục năm công tác, đã từng tham gia đánh nhiều chuyên án nghiệp vụ, nhiều kế hoạch đấu tranh, nhưng hiệu quả nhất, triệt để nhất là cuộc đấu tranh phòng chống gián điệp biệt kích giai đoạn 1961 - 1973. Để có được kết quả ấy là có sự chuẩn bị rất kỹ của lực lượng công an từ trước đó nhiều năm.

Sau ngày miền Bắc giải phóng, công tác chống gián điệp biệt kích luôn được Bộ Chính trị, Ban Bí thư quan tâm đặc biệt và ban hành các chỉ thị chuyên đề. Với vai trò là lực lượng chủ công, nòng cốt trong bảo vệ an ninh chính trị, vì vậy cùng với tổng kết kinh nghiệm chống biệt kích xâm nhập vùng tự do trong kháng chiến, lực lượng công an đã chủ động nắm tình hình. Năm 1961, Bộ Công an cho xuất bản cuốn tài liệu “Chống biệt kích”. Đây như cẩm nang về chống biệt kích để phổ biến cho lực lượng công an, quân đội trong đó phổ biến kinh nghiệm phát hiện biệt kích, các bước phát hiện, vây bắt, công tác vận động quần chúng nhân dân đề cao cảnh giác để phát hiện biệt kích...

Vì vậy, 22 giờ 5 phút đêm 27/5/1961, khi bộ phận cảnh giới ở châu Phù Yên, tỉnh Sơn La nghe tiếng máy bay lạ đã đánh kẻng báo động. Lập tức các lực lượng bộ đội, công an, dân quân cùng bà con dân bản triển khai ngay đội hình truy lùng gián điệp biệt kích. Điểm cao 828 thuộc bản Hỳ, xã Phiềng Ban, châu Phù Yên được xác định là điểm biệt kích nhảy dù, các lực lượng truy lùng tổ chức bao vây chặt điểm cao đồng thời báo cáo về Công an Khu Tây Bắc và Bộ Công an. Sau 3 ngày truy lùng, toàn bộ toán gián điệp biệt kích bị bắt sống cùng máy móc, vũ khí khi chưa kịp liên lạc với trung tâm chỉ huy tại Sài Gòn để báo tin việc bị bao vây.

Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng kể: Nhận được báo cáo của Công an Khu Tây Bắc về việc bắt được toán gián điệp biệt kích đổ bộ bằng đường không, lập tức Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị Nguyễn Tài đã dẫn một đoàn cán bộ lên Sơn La. Là người có nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh với gián điệp biệt kích, Cục trưởng Nguyễn Tài muốn trực tiếp hỏi cung nhóm gián điệp biệt kích này. Sau vài ngày được đồng chí Nguyễn Tài thuyết phục, cuối cùng Hà Văn Chấp và cả toán đã khai hết nhiệm vụ mà trung tâm giao cho toán Castor, đặc biệt là các nghiệp vụ tình báo, kỹ thuật các bước mã hóa tin và phương thức truyền tin qua điện đài của Castor với trung tâm chỉ huy.

Theo lời khai của Hà Văn Chấp, khi liên lạc vào Nam, sẽ có cả đài hai chiều và đài một chiều. Đài một chiều chỉ có đánh ra mà không phải trả lời. Đài này dùng cho việc trung tâm đánh chỉ thị cho Castor hoạt động hoặc cho biết tin tức về gia đình vợ con và những tin tức thông thường. Thời gian liên lạc với trong Nam thì đã quy định sẵn trong “lệnh căn bản truyền tin” có thể dùng trong 1 - 2 năm. Đại úy Dũng yêu cầu Castor khi đã ổn định được chỗ ở thì sớm nhất trong khoảng 1 đến 3 ngày, phải đánh điện báo cáo vào Nam. Khi đánh điện, Chấp sẽ thảo công điện, Đinh Văn Anh dịch mật mã và Lò Văn Piếng đánh điện. Nội dung bức điện đầu tiên báo cáo về trung tâm sẽ có nội dung đã nhảy đúng hay sai địa điểm, được an ninh hay không an ninh.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 14

Hà Văn Chấp khai người trực tiếp huấn luyện Castor về kỹ thuật truyền tin là Đại úy Hoàng và hai nhân viên khác là Lê và Ngọc. Hoàng phân công cho Lê dạy Chấp và Đinh Văn Anh, còn Ngọc dạy Lò Văn Piếng và Quách Thức đánh điện đài. Thức và Piếng học đánh morse, Chấp và Anh học mã hóa tin.

Để mã hóa một bức điện, Chấp và Anh phải học về chữ mới, dấu mới, học về khóa và chữ mới ghép vào nhau. Sau đó ghép chữ mới vào từ khóa rồi dịch ra chữ để đánh điện đi và ngược lại. Sau khi học lý thuyết sẽ phải thực tập bằng cách thảo công điện mã hóa để cho nhân viên truyền tin đánh điện; khi nhận công điện thì lại phải dịch ra chữ thường. Khi thực tập, Chấp, Anh sẽ mã hóa tin rồi giao cho Piếng, Thức đánh đi và ngược lại. Khi Piếng và Thức đã đánh morse thành thạo, Hoàng 3 lần mang máy ghi âm đến ghi cách đánh morse của từng người. “Hoàng giải thích với chúng tôi rằng phải ghi âm để sau này có ai giả là các anh đánh điện chúng tôi sẽ biết ngay, vì mỗi người đánh điện đều có tật khác nhau”. Trước khi kết thúc khóa học điện đài, 4 cố vấn Mỹ đến sát hạch hai lần. Trong đó với Piếng, Thức là hiệu thính viên, các cố vấn Mỹ yêu cầu điều chỉnh máy phát, máy thu trong 2 phút phải xong; với Chấp và Đinh Văn Anh, yêu cầu thảo điện văn ngắn 1 dòng, không được dùng bảng dịch mã mà phải thuộc lòng và dịch ra mã hóa cho chúng xem.

Giữa tháng 3/1961, sau lần đầu tiên đi nhảy dù xuống miền Bắc không thành, khi về, cả toán vẫn phải tiếp tục học cách mã hóa để truyền tin. Một hôm, Đại úy Hoàng đem cuốn sách nhỏ có tên “Hiệu triệu Hồ Chủ tịch” ra dạy Chấp, Piếng, Thức cách lấy chữ trong cuốn sách này để mã hóa và truyền tin. Hoàng giải thích đài để nhận tin mã hóa bằng cuốn sách này là đài riêng của Liên đoàn 77 và người Mỹ không biết. Hoàng yêu cầu Chấp, Piếng, Thức chỉ dùng mã hóa này trong những trường hợp khẩn cấp báo tin về quân sự như miền Bắc chuyển quân sắp đánh vào miền Nam.

Hàng ngày, cả toán cứ sáng học mã hóa, truyền tin, chiều lại bị tống lên máy bay đi học nhảy dù. Cùng với huấn luyện kỹ thuật nhảy dù, Chấp được Trung úy tình báo Lâm Thành Hy huấn luyện các kỹ năng làm gián điệp. Đó là cách tổ chức nhân viên mật vụ trên đất Bắc; dạy an ninh mật vụ, thu thập tin tức, hệ thống liên lạc, mực bí mật.

Về tổ chức nhân viên, để tuyển người, phải tìm biết ý muốn và tính tình của người mình định tổ chức, phải nhằm vào các phần tử mà có sẵn những ý muốn ham tiền, danh vọng, vật chất, có oán thù với chính quyền. Đối với những người nghèo túng thì hết sức giúp đỡ, dùng tiền bạc mua chuộc họ. Khi họ đã đi theo thì cũng phải thận trọng, điều tra nhiều lần, theo dõi tư tưởng, tính cách của họ có thật sự muốn đi theo không thì mới nói cụ thể về công việc. Nếu trường hợp nói ra mà họ không nhận lời thì nên tránh mặt chứ không được dùng hình thức nào khác, bởi nếu ám sát họ thì sẽ dễ bị lộ.

Về an ninh của ngành mật vụ, Hy đưa ra 3 nguyên tắc: Ngăn cách, võ học và che giấu. Ngăn cách là cấp dưới không có quyền tìm hiểu việc làm, lý lịch, quá khứ của cấp trên. Ngược

lại, cấp trên có quyền tìm hiểu cấp dưới. Người đồng cấp với nhau cũng không được tìm hiểu nhau. Hy nói Chấp có quyền đề đạt ý kiến đề nghị thượng cấp cho tổ chức người này, người kia làm nhân viên, nhưng tuyệt đối giữ bí mật người ở tổ này không được biết người ở tổ khác. Hy quy định mỗi tổ chỉ có từ 2 đến 3 người, vì có như vậy mới đảm bảo bí mật. Hy nhắc lại nhiều lần rằng Chấp không có quyền tổ chức người mà chỉ được báo cáo rồi cấp trên quyết định. Những người được tuyển sẽ được cấp lương, nhưng Hy không nói cụ thể là bao nhiêu một tháng mà tùy theo nhu cầu và khả năng của nhân viên ấy muốn cho bao nhiêu thì Chấp đề nghị để cấp trên xem xét giải quyết.

Về võ học, Hy dạy đó là một hình thức che giấu nhân viên mật vụ hoạt động trên đất Bắc. Quy luật võ học có 5 vấn đề. Mỗi khi nhân viên đi hoạt động phải có đầy đủ giấy tờ tại địa phương sẽ hoạt động. Cách ăn mặc, chi tiêu phải phù hợp với vai trò của mình với địa phương để tránh gây nghi ngờ. Phải biết luật lệ và thi hành các luật đó một cách đúng mức để tránh sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Cắt đứt những quá khứ của mình và không nên gặp những họ hàng thân thuộc nếu xét thấy họ không ủng hộ mình. Việc xóa bỏ quá khứ còn là từ bỏ những thói quen nếu ở địa phương đó những thói quen này bị cấm. Luôn phải biết tìm những bằng chứng hợp lý, hợp pháp để che đậy hành động của mình, để khi chính quyền hỏi đến thì có đủ bằng chứng, lý lẽ để trình bày, đánh lạc hướng.

Phần thứ ba Hy dạy là cách thu thập tin tức về quân sự, kinh tế, chính trị và ngoại giao. Khi thu thập tin tức quân sự, Castor cần quan tâm đặc biệt sự di chuyển quân, nhất là di chuyển quân để vào Nam, cần phải tìm hiểu về quân số, vũ khí, doanh trại, tên cấp chỉ huy từ đại đội trở lên. Về tin tức

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 15

kinh tế, cần xem miền Bắc xây dựng kinh tế thế nào, đặt quan hệ buôn bán với ai, xuất khẩu hàng hóa ra nước nào...

Đinh Văn Anh khai: “Đại úy Dũng dặn chúng tôi khi mới gặp dân thì không được dùng vũ khí đe dọa mà chỉ dùng tiền mua chuộc; về sau nếu họ phản bội thì có thể dùng vũ khí đe dọa nhưng tuyệt đối không được bắn giết vì nếu giết một người thì sẽ bị lộ và sẽ không còn chỗ trốn vì bị truy lùng. Khi đã gây được lòng tin với dân chúng và họ đồng ý mua giúp lương thực tiếp tế, dần dần chúng tôi sẽ nói với họ chúng tôi là người của chính phủ Ngô Đình Diệm nhảy dù ra Bắc để liên lạc với đồng bào chống lại cộng sản Bắc Việt. Sau khi gây dựng được cơ sở, có thể tôi và Quách Thức sẽ tách nhóm để xuống mạn Hòa Bình, còn Hà Văn Chấp, Lò Văn Piếng sẽ ngược lên Sơn La, Lai Châu để mở rộng địa bàn hoạt động, xây dựng căn cứ vì theo lời Đại úy Dũng thì hiện trung tâm đã có người cài ở đó. Để thực hiện kế hoạch này, ngoài các phương tiện, vũ khí, máy móc liên lạc với trong Nam, trước khi lên đường, ông Dũng đưa cho tôi một tờ tiền miền Bắc có mệnh giá 2 đồng và dặn sau khi nhảy dù xuống an toàn, trung tâm sẽ cho biết địa điểm để đi gặp một người, người này đã biết mặt tôi vì trước đó họ đã được xem ảnh...”.

Sau khi lấy lời khai của cả toán Castor, Cục trưởng Nguyễn Tài đã họp với lãnh đạo Công an Khu Tây Bắc. Cuộc họp này xác định việc kịp thời bắt giữ Castor khi chúng chưa kịp liên lạc với trung tâm chỉ huy ở Sài Gòn để thông báo việc bị truy lùng là một thắng lợi bước đầu. Do địch chưa biết Castor bị bắt nên chắc chắn sẽ tiếp tục tăng cường các toán gián điệp biệt kích ra Bắc, vì vậy cần lập chuyên án đấu tranh với trung tâm địch bằng chiến thuật “trò chơi nghiệp vụ”. Một kế hoạch chi tiết đã được báo cáo lên Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, theo đó ta sẽ dùng chính toán Castor để tìm hiểu âm mưu của địch, chủ động kéo bọn đã được huấn luyện ra Bắc để bắt, dụ địch chuyển các loại phương tiện, vũ khí hiện đại cho ta.

Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn sau đó đồng ý thành lập chuyên án mang bí số PY27. Bộ Công an giao cho đồng chí Trần Triệu, Giám đốc Công an Khu Tây Bắc, trực tiếp chỉ huy; đồng chí Nguyễn Trọng Tháp, sau này là Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu, nguyên Cục trưởng Cục Chống phản động, Tổng cục An ninh, khi đó là Phó trưởng Phòng Bảo vệ chính trị, được giao nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh chuyên án và một số trinh sát nội tuyến, trinh sát kỹ thuật giỏi đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo bộ.

10. Nguyễn Thiêm. HỒ SƠ CHUYÊN ÁN ĐẦU TIÊN BẮT GIÁN ĐIỆP BIỆT KÍCH NHẢY DÙ XUỐNG MIỀN BẮC / Nguyễn Thiêm; Anh Hiếu // An ninh thế giới.- Ngày 24/8/2016.- Số 1.599.- Tr.28 - 29.

KỲ 4: ĐẤU TRÍ 12 giờ 30 phút trưa ngày 9/6/1961, hai tuần sau khi Castor nhảy dù xuống miền Bắc, tại một

ngọn đồi ở Phù Yên, dưới sự giám sát của các cán bộ an ninh, Lò Văn Piếng lên máy liên lạc về trung tâm. Nội dung bức điện là báo cáo đã xuống an toàn, ổn định chỗ ở, hiện đang triển khai công việc theo kế hoạch và xin tiếp tế. Lý do chậm đánh điện về báo cáo là do địa bàn hiểm trở nên mất thời gian di chuyển và tìm nơi trú ẩn. Sau vài lần thẩm tra an ninh, trung tâm tin rằng báo cáo của Castor là thật nên khi nhận được yêu cầu tiếp tế của Castor, trung tâm lập tức đồng ý và yêu cầu Castor tìm bãi thả.

Vài ngày sau, Castor báo cáo tọa độ bãi thả, trung tâm trả lời đêm 1/7 sẽ cho thả hàng. Đêm 1/7/1961, mọi người hồi hộp chờ đợi máy bay tới thả hàng. Nhưng chờ suốt đêm cho tới sáng hôm sau vẫn không thấy bóng dáng máy bay đâu. Cả ban chuyên án lo lắng đặt câu hỏi hay là đã bị lộ? Tuy nhiên, ngày hôm sau lý do máy bay không đến đã được giải đáp, hóa ra máy bay bị rơi ở Ninh Bình.

Việc chiếc C47 bị rơi đã khiến trung tâm nghi ngờ Castor bị lộ. Nhắc lại những ngày thực hiện chuyên án, Đại tá Hồ Can (nguyên Trưởng phòng Thông tin hữu tuyến, Cục Thông tin liên lạc, Bộ Công an), người tham gia chuyên án từ những ngày đầu kể rằng: Khi được huy động tham gia chuyên án PY 27, ông cũng không nghĩ rằng chuyên án này sẽ diễn ra dài ngày và gian khổ như vậy.

Để đảm bảo bí mật, tổ chống gián điệp biệt kích (gọi tắt là K) phải hoạt động độc lập trong rừng núi, xa bản làng, dưới danh nghĩa một đoàn khảo sát. Một K thường gồm một đồng chí phụ trách

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 16

chung gọi là trưởng K, một cán bộ cơ yếu, một báo vụ, một người phụ trách quay máy, một điện báo viên của toán biệt kích và một tiểu đội công an vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ.

Sau vụ chiếc C47 bị rơi ở Ninh Bình, ròng rã 8 tháng sau đó dù không tiếp tế cho Castor nhưng trung tâm liên tục dùng các biện pháp để kiểm tra an ninh. Castor phải di chuyển liên tục trên địa bàn rừng núi hiểm trở gần 80km; báo cáo nhiều loại tin tức, tổ chức phá hoại cầu đường... Đại tá Hồ Can kể rằng có những tình huống chúng kiểm tra an ninh rất oái oăm mà nếu không nhạy bén, chỉ cần trả lời hớ là hỏng cả chuyên án. Có lần do cán bộ hỏi cung ban đầu không bàn giao khẩu lệnh an ninh phụ của toán Castor, vì vậy khi liên lạc trung tâm bất ngờ hỏi mà không ai biết. Vậy là phải tìm kế câu giờ với trung tâm, đồng thời ông Can vào trại giam hỏi cung Đinh Văn Anh về khẩu lệnh an ninh phụ. Hóa ra khẩu lệnh chỉ là môt câu rất vu vơ rằng: “Đôi giày của tôi có hai màu khác nhau”, nhưng nếu không trả lời được câu này thì sẽ lộ cả chuyên án. Để cung cấp tin giả cho địch, các bản tin sau khi được hai đồng chí Hạc, Thanh soạn sẽ báo cáo để Cục trưởng Nguyễn Tài duyệt lần cuối, sau đó sẽ cho phát về trung tâm. Khi điện đài của chuyên án phát đi, người kiểm tra trực tiếp là cán bộ nghiệp vụ vô tuyến điện, ngoài ra còn có trung tâm kiểm thính của ta kiểm tra gián tiếp nên đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Lần cuối cùng thử thách, trung tâm yêu cầu Castor phải phá cầu Tà Vài trên Quốc lộ 6, đây là cây cầu ở vị trí xung yếu, nếu bị phá sẽ làm ách tắc giao thông. Đây quả là tình huống khó với ban chuyên án vì nếu không đánh thì sẽ bị lộ, mà đánh thì giao thông tê liệt. Cuối cùng ban chuyên án quyết định gây tiếng nổ ở cầu Tà Vài. Sau khi kiểm tra kết quả, trung tâm đã thông báo thưởng Castor “anh dũng bội tinh” hạng nhất và thưởng cho mỗi tên 40.000 đồng.

Sau 8 tháng thử thách, cuối tháng 4/1962, trung tâm lệnh cho Castor di chuyển từ sông Đà về phía Nam, đến huyện Mộc Châu, Sơn La để nhận 6 thùng hàng tiếp tế và một toán tăng cường 7 lính biệt kích có biệt danh Tourbillon. Nhận được yêu cầu, ban chuyên án lập tức hành quân gần 100km xuôi về Mộc Châu tìm địa điểm theo đúng yêu cầu của địch.

Đại tá Nguyễn Tuấn, nguyên Phó giám đốc Công an tỉnh Sơn La, nguyên trưởng K chống gián điệp biệt kích kể lại: Để tìm được những bãi thả theo đúng yêu cầu của địch là chuyện không dễ dàng. Theo quy ước từ trước với trung tâm, khi cần yêu cầu tiếp tế, Castor phải có công điện đánh vào xin thả dù tiếp tế. Trong công điện phải cho biết bãi thả ở tọa độ nào, rộng bao nhiêu, ở gần làng hay núi; bãi thả là thung lũng, bãi đất bằng hay sườn núi để phi công tìm trong bản đồ và tìm cách thả dù chính xác. Chọn bãi thả phải là nơi xa bản làng, cách nơi toán trú ẩn ít nhất 8 - 10km; lấy sông, suối to, hoặc quả núi, làng bản để làm mốc cho phi công dễ tìm; phải ước tính xem bãi thả cách quả núi, con sông hay làng bản đó bao xa. Nếu là bản làng có trong bản đồ thì chỉ cần nói tên bản làng đó phi công sẽ biết. Phải là bãi cỏ gianh hoặc đất mềm, tránh những nơi có cây cối hoặc bãi đá vì sẽ làm hư hỏng thiết bị, máy móc. Bãi càng rộng càng tốt, nhưng tối thiểu phải có chiều ngang 100m, dài 200m. Với bãi có chiều ngang hơn 200m thì không cần chọn hướng gió; nhưng với những bãi có chiều ngang ngắn hơn 200m thì phải chọn bãi và gió thổi theo chiều ngang bãi để thuận lợi cho việc thả dù hàng. Với bãi thả dù người thì phải là bãi cỏ tranh, đất mềm và tránh nơi có nhiều cây cao từ 20m trở lên, vì ngay cả với những cây cao 5 - 10m cũng rất khó xuống.

Phải chọn được ít nhất 3 bãi thả khác nhau, để đề phòng khi bãi thứ nhất không đảm bảo an ninh thì sẽ chuyển sang bãi thứ 2. Castor phải báo cáo chi tiết về kích thước, tọa độ và mốc đánh dấu của từng bãi và vị trí thứ tự các bãi để khi máy bay thả hàng, nếu bãi thứ nhất không đảm bảo an ninh và Castor không kịp điện báo trung tâm thì mặc định là phi công sẽ thả xuống bãi thứ hai theo thứ tự.

Ngoài ra còn có một quy ước an ninh sử dụng trong trường hợp khẩn cấp máy bay đến gần bãi thả mà không đảm bảo an ninh mà radiophone bị hỏng không gọi cho phi công được thì người dưới đất cầm bó đuốc quay liên tục để phi công biết không an toàn và không thả hàng; hoặc nếu bị công an, bộ đội bắt, khống chế gọi máy bay thả hàng thì phải giả vờ khai cầm đuốc quay như thế để báo cho phi công biết chỗ để thả. Khi nhìn thấy ám hiệu này, phi công sẽ biết đó ám hiệu báo động để bay đi.

Khi nhận được tất cả những thông tin đó của Castor, trung tâm sẽ ấn định ngày, giờ máy bay tới thả đồng thời cung cấp mật khẩu liên lạc giữa phi công và toán, về ngày giờ, sẽ báo trước 24 giờ, nhưng nếu thời tiết xấu, máy bay không ra được sẽ báo cho biết trước, về mật khẩu liên lạc giữa phi công và Castor thì ấn định phi công sẽ là “Lam Sơn”, còn Castor sẽ là “Hà Nội”. Nếu có an ninh thì

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 17

bên dưới trả lời cho phi công là “Nội Hà”; nếu không có an ninh thì trả lời là “Hà Nội”; ngay cả trong trường hợp thay mật khẩu thì bên dưới cũng phải luôn nhớ quy tắc nếu có an ninh thì nói ngược, không có an ninh thì nói xuôi như vậy.

Sau nhiều ngày tìm kiếm, cuối cùng ban chuyên án chọn được bãi thả tại điểm cao 1.000, bản Săm Kha, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu. Nhận báo cáo của Castor, trung tâm cho biết sẽ thả toán Tourbillon và hàng tiếp tế vào đêm 16 rạng ngày 17/5/1962.

Chiều 16/5, lực lượng vây bắt hành quân vào vị trí. Việc chuẩn bị bãi thả theo đúng như thỏa thuận trước đó với trung tâm. Theo đó Castor cắm hỏa châu báo hiệu; hỏa châu được cắm đứng giữa bãi thả thành hình chữ “L”; khoảng cách mỗi cây hỏa châu là 20 bước chân, trong đó thân chữ “L” cắm 4 cây, đuôi chữ “L” cắm 3 cây; hỏa châu sẽ đốt trước giờ “G” 10 phút. Máy Pê cơn (máy chỉ hướng cho phi công tìm bãi) được đặt cách bãi 50m để tránh hàng hóa thả xuống rơi vào máy gây hư hỏng; trước giờ “G” 15 phút, máy Pê cơn bắt đầu hoạt động. Để máy hoạt động liên tục phải có 2 người, một người quay máy phát điện, một người gõ manip. Khi gõ manip được 2 - 3 cái thì trở lại phụ quay máy phát điện, khi đó phải dùng một hòn đá đặt lên cần gõ manip để máy phát tín hiệu dài cho phi công tìm được tín hiệu. Quay đủ 30 vòng máy phát điện thì trả lại gõ tiếp. Làm liên tục cho đến khi máy bay đến đúng bãi thả.

Theo thỏa thuận từ trước, khi còn khoảng 10 phút trước giờ hẹn thả hàng, máy radiophone được bật lên để liên lạc trực tiếp với phi công. Khi liên lạc bằng radiophone thì phải nói nhanh, dưới đất nói lên trước chứ không được chờ phi công gọi vì máy bay sẽ bay rất nhanh. Người dưới đất sẽ liên lạc trước với phi công và nói mật khẩu. Trong trường hợp đang chuẩn bị đón hàng mà bị lộ thì Castor phải lập tức tắt hỏa châu, thu dọn máy móc di chuyển. Sau đó liên lạc báo cáo sau. Khi không thấy hỏa châu, phi công sẽ biết dưới đất bị lộ và sẽ không thả hàng.

Đêm 16/5, thời gian chậm chạp trôi đi trong sự hồi hộp của mọi người, cuối cùng thì cũng nghe thấy tiếng máy bay vọng từ xa tới, đúng như kịch bản, sau khi hỏa châu được đốt lên, máy radiophone được bật và liên lạc với phi công. Sau khi phi công kiểm tra và xác nhận đúng mật khẩu, máy bay bay đến ngang bãi thả, ngay đầu chữ “L” đánh dấu là thả hàng; 6 thùng hàng lần lượt được đẩy xuống, tiếp đó là 7 bóng người lao ra khỏi máy bay. Sau khi thả hàng và người, gã phi công lập tức nâng độ cao, chỉ vài phút sau, chiếc C47 đã mất hút trong đêm.

Sau này, trong cuốn “Đội quân bí mật, cuộc chiến bí mật”, Sedgwick Tourison đã viết về tình cảnh của toán Tourbillon khi vừa đặt chân xuống miền Bắc: “Những biệt kích quân toán Tourbillon nhảy dù xuống đất mà không hề biết, ở dưới mặt đất, ngoài toán biệt kích Castor còn có ít nhất một đại đội công an vũ trang và cả chó nghiệp vụ đang chờ họ. Vào thời điểm đó có gió thổi mạnh, các thành viên biệt kích quân Tourbillon bị trôi dạt đi xa bãi đáp khiến cho đơn vị công an vũ trang phải đuổi theo. Những biệt kích quân khác đều mạnh ai nấy chạy, cố tìm lối thoát thân khi đáp đất. Nhưng chỉ hai hôm sau tất cả đều bị bắt”.

Sau hai tuần bị bắt, Vàng A Giọng, điện báo viên của toán Tourbillon, đồng ý lên vô tuyến điện liên lạc. Suốt hai năm sau đó, khi đến giờ đánh điện, Giọng được đưa đến một làng trên đồi, ở đây nhân viên truyền tin toán Tourbillon báo cáo cho trung tâm chỉ huy ở Sài Gòn những bản tin do các cán bộ an ninh miền Bắc soạn sẵn.

Sau khi nhân viên điện đài toán Tourbillon thông báo đã xuống đất an toàn và gặp được Castor và cung cấp tin tức về, đêm 4/7/1963, trung tâm tiếp tục đưa một toán gồm 11 lính biệt kích, trong đó có 4 biệt kích Mỹ và hàng hóa ra Bắc bằng máy bay vận tải C54. Nhưng không hiểu đêm đó tâm trí gã phi công lái chiếc C54 thế nào mà bay ra đến huyện Văn Bàn, Yên Bái thì đâm vào núi đá. Chiếc C54 vỡ tan tành, cháy rụi cùng toàn bộ phi hành đoàn và toán biệt kích...

11. Nguyễn Thiêm. HỒ SƠ CHUYÊN ÁN ĐẦU TIÊN BẮT GIÁN ĐIỆP BIỆT KÍCH NHẢY DÙ XUỐNG MIỀN BẮC / Nguyễn Thiêm, Anh Hiếu // An ninh thế giới.- Ngày 27/8/2016.- Số 1.600.- Tr.28 - 29.

KỲ CUỐI: CUỘC CHIẾN 4.000 NGÀY VÀ LỜI THÚ NHẬN SAU 15 NĂM Sau gần 2 năm thực hiện chiến tranh bí mật với Hà Nội mà không thu được kết quả như mong

muốn, ngày 20/3/1961, tại Hononulu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara chủ trì cuộc họp đặc

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 18

biệt của Hội đồng An ninh quốc gia để bàn định lại phương thức tiến hành chiến tranh đặc biệt trên chiến trường Việt Nam. Tại cuộc họp, Mc Namara chỉ trích gay gắt CIA và yêu cầu phải thay đổi vì: “Một nhúm điệp viên, vài chuyến bay trên bầu trời miền Bắc không phản ánh hết sức mạnh của Mỹ. Vai trò của CIA mới chỉ là hỗ trợ và cung cấp cho người Việt Nam tự thi hành nhiệm vụ (…). Một chương trình thực sự hiệu quả phải có sự tham gia của các nguồn lực quân đội. Quân đội có cái mà họ cần, nguồn lực, lực lượng, học thuyết về chiến tranh đặc biệt để gây sức ép tổng lực với Hà Nội”. Hội đồng An ninh quốc gia đồng ý đưa ra bản kết luận số 273 cho phép gia tăng các hoạt động ngầm chống lại Hà Nội. Ngày 26/11/1963, tân Tổng thống Lyndon Baines Johnson, người vừa lên thay Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát trước đó vài ngày, ký phê duyệt kết luận này.

Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ (MACV) được giao trực tiếp điều hành chiến tranh gián điệp biệt kích. MACV và CIA phối hợp xây dựng kế hoạch chung về tăng cường các hoạt động ngầm chống lại miền Bắc mang tên Kế hoạch 34A (OPLAN 34A). Tháng 1/1964, MACV thành lập tại Sài Gòn tổ chức mật lấy tên là Liên đoàn hành quân đặc biệt (SOG). Với thiết bị và nhân lực do CIA bàn giao, SOG tiếp tục đưa hàng loạt các toán gián điệp biệt kích ra miền Bắc.

Sau một thời gian gián đoạn, đêm 27 rạng ngày 28/5/1964, trung tâm tiếp tục tăng cường thêm toán Coots gồm 7 lính biệt kích và 7 kiện hàng xuống bản Ngà, xã Tú Nang, huyện Mộc Châu (nay là xã Tú Nang thuộc huyện Yên Châu) và cũng như lần trước, Coots bị bắt ngay sau khi vừa xuống đất. Sau khi bắt toàn bộ toán Coots, Bộ Công an lập thêm chuyên án NT 28.

Nhận được tin Castor đã liên lạc được với Coots và đang triển khai hành động, ngày 24/7/1964, trung tâm lại tăng cường toán Perseus gồm 7 lính cùng 7 kiện hàng xuống bãi đổ Chiềng Chung, Yên Châu, Sơn La. Toán Perseus có nhiệm vụ liên lạc, phối hợp hoạt động với toán Tourbillon, chờ tăng cường thêm lực lượng sẽ tách ra. Ban chuyên án thông báo cho trung tâm địch là hai toán Perseus và Tourbillon đã gặp nhau và đang thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, đêm 19/12/1964, địch thả dù thêm toán Alfa gồm 4 gián điệp biệt kích xuống Pa Lao, Chiềng Chung, Yên Châu. Sau khi bắt gọn toán Alfa, ban chuyên án tiếp tục yêu cầu địch tăng cường thêm người, phương tiện. Tin tưởng các toán đang hoạt động hiệu quả và cần mở rộng thêm căn cứ, đêm 7/11/1965, địch tiếp tục đưa ra toán Vesee gồm 8 gián điệp biệt kích cùng 6 kiện hàng xuống Chiềng Khừa, Mộc Châu, ta bắt sống 6 tên, diệt 2 tên, thu 6 kiện hàng. Nhận tin đã tiếp đất an toàn, trung tâm điện ra chúc mừng các chiến hữu Vesee. Để cho địch tin hiệu quả hoạt động, sau đó ta cho Vesee thực hiện một vụ “phá hoại” mục tiêu trên đường 6. Vì thế đêm 23/12/1966, trung tâm tăng cường cho toán Alfa 2 biệt kích cùng hàng tiếp tế xuống bãi đổ Chiềng Khừa.

Nhắc lại chuyện xưa, Đại tá Hồ Can kể rằng sau khi vượt qua được các đợt kiểm tra an ninh của địch, ban chuyên án liên tục sản xuất tin giả cung cấp cho địch nên đã gây được niềm tin với trung tâm. Với lý do cần tăng cường thêm người và vũ khí, máy điện đài để mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp vùng Tây Bắc, ban chuyên án liên tục yêu cầu địch tăng viện. Vì vậy trong những năm 1964 -1966, trung tâm đã gửi ra nhiều điện đài, vũ khí thế hệ mới nhất. Đặc biệt là máy điện đài, máy của ta do Liên Xô sản xuất thường rất to, mỗi lần vận chuyển cần ba bốn người mang vác và rất dễ hỏng khi gặp nước; máy điện đài của địch trang bị cho các toán gián điệp biệt kích rất hiện đại, không hỏng khi gặp nước, nhỏ, cầm ở trong tay được. Vì vậy, những thiết bị này không chỉ phục vụ chuyên án mà còn được chi viện cho lực lượng an ninh chiến đấu tại chiến trường miền Nam.

Mười một năm trực tiếp tham gia các chuyên án gián điệp biệt kích ở Tây Bắc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Tháp kể: Bắt được gián điệp biệt kích khi chúng vừa nhảy dù xuống mới là thắng lợi bước đầu, còn việc khai thác địch để chuyên án tiếp tục phát triển, chống địch nghi ngờ lại là cả một nghệ thuật. Bởi cốt lõi để trung tâm chỉ huy địch tin là vấn đề an ninh của toán. Mật khẩu an ninh của mỗi tên, mỗi khi trung tâm nghi ngờ là kiểm tra và kiểm tra thường xuyên. Về an ninh của toán, không bao giờ CIA giao chung, từ khẩu lệnh an ninh khi nhảy xuống gặp nhau là CIA giao, tên nào cũng biết khi gặp nhau thôi, để không bắn nhầm. Còn an ninh mật mã chỉ tên toán trưởng biết, an ninh truyền tin chỉ tên truyền tin biết, mật khẩu an ninh của tên nào thì CIA giao riêng cho từng tên, toán trưởng cũng không biết. “Cái khó là làm sao ta phải biết được chính xác các bí mật này, địch trao ở

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 19

Sài Gòn, ta ở Hà Nội. Đấu tranh với từng tên không phải chỉ để biết đơn thuần nghiệp vụ, mà còn phải nắm được gia cảnh, khai thác tình cảm để dùng cả tình cảm khai thác nghiệp vụ. Vì vậy cán bộ lấy lời khai phải là người có trình độ, giỏi nghiệp vụ và nhiều lĩnh vực khác, tùy trình độ từng tên để đấu tranh, thuyết phục”.

Còn Đại tá Nguyễn Tuấn bảo rằng ngay sau khi bắt được các toán, ông thường trực tiếp khai thác nhanh các thông tin như toán có mấy tên, ai là toán trưởng, ai là người truyền tin, toán do ai huấn luyện, khi nhảy dù xuống sẽ tập trung ở đâu, cách liên lạc thế nào, mật khẩu ra sao… Không những thế, khi thu giữ tang vật, bao giờ ông cũng yêu cầu các cán bộ phải ghi chép rất cụ thể từng thứ vũ khí của từng tên, ký hiệu. Đối với phương thức gián điệp biệt kích, hầu như trung tâm chỉ biết được sự an toàn của toán, kết quả hoạt động của toán thông qua báo cáo và kiểm tra an ninh qua vô tuyến điện bằng cách kiểm tra mật khẩu an ninh, kiểm tra loại thiết bị liên lạc do trung tâm chỉ định, kiểm tra trang thiết bị, vũ khí cá nhân… Do đó việc sử dụng phương tiện của địch để đánh địch là yêu cầu bắt buộc trong quá trình đấu tranh chuyên án. Ban chuyên án phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết ngay từ khi bắt được điệp viên, thu phương tiện hoạt động, sau đó thống kê chính xác, riêng biệt đối với từng tên; việc bảo quản vũ khí, trang bị thu được cũng phải làm chu đáo, thuận tiện cho việc sử dụng trong suốt thời gian đấu tranh chuyên án, vì trung tâm địch rất hay kiểm tra an ninh của từng toán, của từng tên như đọc số súng cá nhân, liên lạc vô tuyến điện bằng loại máy gì thì sẽ ứng phó được ngay…

Ngày 4/7/1967, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn kết thúc chuyên án PY27, hiệu thính viên của Castor lên máy liên lạc, nhưng giữa chừng bỏ máy. Sau hơn 5 năm thực hiện, ngoài toán Castor, chuyên án PY27 đã bắt thêm 6 toán với 8 chuyến hàng, bắt 37 tên và tiêu diệt 3 tên, thu giữ 140 kiện hàng với 9 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh (thuốc nổ C3, C4, máy đo chấn động, hỏa tiễn tầm xa 3.5, 4.5, máy bộ đàm H1TA…). Toàn bộ vũ khí, điện đài sau đó lại được lên các chuyến tàu không số tăng cường cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ.

Đặc biệt, từ chuyên án PY27, ban chuyên án đã khai thác và biết thêm đặc lệnh truyền tin, biết được luật mật mã của địch để cung cấp cho bộ phận mã thám, từ đó mở được nhiều điện mật của địch, phát hiện thêm nhiều đài địch, mở được mật mã và kịp thời báo cáo cho lực lượng an ninh miền Nam biết trước những trận càn của địch. Qua đấu tranh chuyên án PY27, ta đã nắm được toàn bộ âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của địch, rút kinh nghiệm để chỉ đạo các địa bàn khác trên toàn miền Bắc đấu tranh có hiệu quả.

Không những thế, qua bắt giữ các toán gián điệp biệt kích bổ sung cho Castor, ta lập thêm các chuyên án TP28, KS16, LH17 đấu tranh với gián điệp biệt kích tại Tây Bắc. Trong đó chuyên án LH17 kéo dài hơn 5 năm (từ 5/7/1962 đến 29/11/1967) đã bắt giữ 20 tên, diệt 1 tên, thu 128 kiện hàng, 17 bộ điện đài, 60 máy truyền tin bán dẫn và gần 1 tấn thuốc nổ. Từ chuyên án PY27 mở đầu đến năm 1972, lực lượng an ninh đã tổ chức đấu tranh thắng lợi 27 chuyên án gián điệp biệt kích bằng chiến thuật “trò chơi nghiệp vụ”, bắt và diệt 353 tên.

Ngày 30/4/1972, trước những thay đổi cục diện trên chiến trường miền Nam, MACV quyết định giải thể SOG, kết thúc chiến dịch đưa gián điệp biệt kích ra Bắc.

Sau hơn 11 năm đánh gián điệp biệt kích, ta đã đánh đuổi 75 toán xâm nhập bằng đường biển; 135 toán xâm nhập qua biên giới; bắt và tiêu diệt 103 toán với 1.015 tên xâm nhập bằng đường không, thu hàng trăm tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh.

Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng kể rằng một buổi sáng cuối tháng 5/1975 tại Sài Gòn, ông nhận được điện thoại của đồng chí Đoàn Chi, phụ trách Trại giam Chí Hòa gọi sang gặp Trần Khắc Kính, một trong những người đầu tiên cùng Lê Quang Tung xây dựng lực lượng gián điệp biệt kích để tung ra Bắc.

Trong cuộc đảo chính tháng 11/1963 lật đổ Ngô Đình Diệm, anh em Lê Quang Tung - Lê Quang Triệu chịu chung số phận với anh em Diệm - Nhu, Trần Khắc Kính bị bắt giam một thời gian, sau đó được thả và phục hồi cấp bậc đại tá.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 20

Cuộc nói chuyện hôm ấy, sau đúng 15 năm thực hiện việc đưa Castor ra Bắc, Trần Khắc Kính đã kể lại những ngày tham gia chỉ đạo toán Castor: “Khi mới nhận được bản tin đầu tiên của Castor đánh về, tôi đã nghi là toán này đã rơi vào tay cộng sản vì Hà Văn Chấp trình độ văn hóa rất thấp, khi còn ở trung tâm huấn luyện, cho Chấp tập viết tin báo cáo ngắn gọn gửi qua điện đài vô tuyến điện chỉ mấy dòng chữ mà đã thấy chữ thừa, chữ thiếu. Thế mà đọc kỹ bản điện này tôi thấy lời văn rất gọn, không thể bỏ hay thêm vào chữ nào cả. Nhưng tôi vẫn báo cáo với các cố vấn Mỹ là toán Castor được an toàn, có điện về xin tiếp tế thêm vũ khí, phương tiện, các cố vấn Mỹ rất vui và đồng ý tiếp tế cho Castor. Chuyến bay tiếp tế cho Castor đáng lẽ đến lượt Nguyễn Cao Kỳ lái chiếc C.47 ra Bắc. Vì chơi thân với Kỳ nên tôi bảo Kỳ nên kiếm lý do gì đó tránh đi và Kỳ đã nghe tôi xin nghỉ phép; Trung úy Phan Thanh Vân đi thay và chiếc C.47 của Vân đã bị hạ khi mới ra tới Ninh Bình (sự thật là chiếc C.47 khi bay ra tới Ninh Bình thì tự rơi, Phan Thanh Vân may mắn sống sót. Để giữ bí mật chuyên án nên thời điểm đó ta đã cho tuyên truyền là máy bay bị súng phòng không bắn hạ - PV). Vì vụ này mà Nguyễn Cao Kỳ rất ơn tôi, kể cả khi đã làm to. Suốt cả thời gian dài các toán gián điệp biệt kích ở miền Bắc có liên lạc 2 chiều với trung tâm mà chưa phá hoại được vụ nào đáng kể. Trung tâm đã nhiều lần phái người ra kiểm tra hoặc kiểm tra trực tiếp trong phiên liên lạc nhưng vẫn không mang lại kết quả gì. Phái người ra kiểm tra thì vì ngoài đó kiểm soát chặt chẽ quá nên phải về không, có người bị bắt. Chúng tôi nghi toán nào đó rơi vào trò chơi nghiệp vụ của các ông thì tất nhiên các ông phải thu hết súng nên chúng tôi hỏi số súng của từng người, có điệp viên nào đó mà chúng tôi nghi các ông đã thay người khác vào thì chúng tôi hỏi quê vợ của điệp viên đó v.v... nhưng tất cả đều trả lời rất chính xác. Cuối cùng thì chúng tôi cũng như các cố vấn Mỹ đành nhắm mắt làm ngơ coi như không có chuyện gì, cứ tiếp tục xin kinh phí huấn luyện và tung gián điệp biệt kích ra Bắc”.

Sau khi đi học tập cải tạo về, Trần Khắc Kính sang Mỹ định cư theo diện H.O. Tháng 8/2005, Trần Khắc Kính chết tại Mỹ.

Sau năm 1975, toàn bộ gián điệp biệt kích bị bắt đã được trả tự do. Hơn 100 cựu gián điệp biệt kích sau đó được phía Mỹ đồng ý cho sang định cư theo diện H.O. Nhưng cuộc sống ở Mỹ của phần lớn những cựu gián điệp biệt kích này đều khó khăn vì họ không có trình độ chuyên môn gì. Đưa cả vợ con sang Mỹ, gia đình Hà Văn Chấp cũng chung cảnh khó khăn. Người con trai của ông ta sang Mỹ làm thuê cho nhà hàng cũng sống trong cảnh túng thiếu khi có tới 6 đứa con. Tháng 3/2008, vợ chồng Hà Văn Chấp lần lượt ra đi nơi đất khách quê người trong cảnh nghèo túng.

12. Hải Đăng. TẾT ĐỘC LẬP CỦA NGƯỜI MÔNG Ở MỘC CHÂU / Hải Đăng // Quân khu 2.- Tháng 8/2016.- Số 909.- Kỳ 3.- Tr.8.

Do đặc thù công việc, hầu như tháng nào chúng tôi cũng được đến với cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), mặc dù đi và đến vùng đất thơ mộng này rất nhiều lần nhưng hình như mỗi lần đến lại cảm nhận được Mộc Châu mỗi khác... Mà có lẽ vậy, vì thiên nhiên quá ưu đãi cho vùng đất này, đất đai trù phú, khí hậu ôn hòa. Con người Mộc Châu rất hiếu khách. Đặc biệt, Tết Độc lập của cộng đồng người Mông ở đây được coi là đặc sản về tinh thần, được gìn giữ từ rất lâu.

Khi chưa chia tách, huyện Mộc Châu có tới 29 đơn vị hành chính cấp xã, dân số gần 16 vạn người, bao gồm các dân tộc anh em Thái, Kinh, Mông, Mường, Dao, Xinh Mun... Trong đó, dân tộc Mông chiếm khoảng 15% dân số, tập trung đông nhất là ở xã Lóng Luông, xã Vân Hồ (huyện Vân Hồ ngày nay), các xã Chiềng Khừa, Chiềng Hắc, Tân Lập và xen kẽ các xã của huyện Mộc Châu. Tìm hiểu văn hóa Mông có rất nhiều điều thú vị, từ nghề rèn đầy bí hiểm để tạo ra những sản phẩm có một không hai phù hợp với cuộc sống trên những triền núi cao đến nghề làm giấy dó, nghề dệt thổ cẩm và phong tục bắt vợ của thanh niên Mông, hay với những điệu múa khèn và thổi kèn môi làm xao xuyến lòng người. Riêng Tết Độc lập của đồng bào Mông mang tính cộng đồng sâu sắc.

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy Mộc Châu thì Tết Độc lập của người Mông xuất hiện ở Mộc Châu vào những năm đầu của thập kỷ 60 (thế kỷ XX) sau sự kiện Bác Hồ lên thăm Tây Bắc vào những ngày đầu tháng 5/1959. Mới đầu, một số dòng họ người Mông tập hợp lại nghe các già làng kể chuyện người Mông trước kia khổ sở, lầm than... nhờ ơn Đảng mà ngày

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 21

nay ấm no. Ở đâu, chỗ nào cũng nghe câu hát “Người Mông ơn Đảng”. Lâu dần trở thành ngày hội truyền thống và đến bây giờ thì cả cộng đồng cùng chung vui và cũng là kỷ niệm Ngày Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 2/9.

Cứ vào dịp cuối tháng 8 hằng năm, thị trấn Mộc Châu như khoác lên mình tấm áo mới với những băng rôn, khẩu hiệu, cờ đỏ rợp trời. Đêm xuống, đứng từ trên cao phóng tầm mắt bao quát toàn bộ thị trấn đẹp lung linh, huyền ảo. Còn ở những bản vùng cao nơi có người Mông sinh sống, không khí chuẩn bị cũng thật náo nức. Lễ hội Tết Độc lập của người Mông ở Mộc Châu chỉ diễn ra 2 ngày, ngày mùng 1 và mùng 2 tháng 9. Những ngày này, trên các tuyến đường đổ về đều tấp nập đồng bào trẩy hội.

Bà Nguyễn Thị Mai, năm nay 65 tuổi ở khu tiểu khu trung tâm cho biết, năm nào cũng vậy, các con, cháu của bà phải đi “sơ tán” để nhường không gian nhà mình cho khách du lịch. Ngoài lượng người Mông ở Mộc Châu, ở các nơi kế cận như Yên Châu, Mai Sơn, Phù Yên, thậm chí ở Thuận Châu, Sông Mã... cũng về để mừng Tết Độc lập.

Anh Mùa A Chia, Bí thư Đảng ủy Lóng Luông, huyện Vân Hồ cho biết: Tết Độc lập “to” bằng tết truyền thống của người Mông, nếu thời gian này vào các bản của xã đều rất vắng vẻ. Có gia đình, cả nhà đi hội... Dịp này anh em chúng mình bận một tý đấy, cán bộ thì không được đi, phải ở lại để “trông nhà” cho nhân dân.

Suốt một chặng đường dài dọc theo Quốc lộ 6 ở Km 75 đến hết khu vực thị trấn chỉ thấy trai thanh, gái lịch từ những vùng quê khác về với Mộc Châu. Những người đàn ông lâu ngày gặp nhau, những phụ nữ được chồng rủ đi ăn tết. Bên chảo thắng cố đang sùng sục sôi, những bát rượu ngô sóng sánh thắt chặt tình anh em cứ vơi lại đầy... Với người Mông, đã không uống thì thôi, chứ đã tin nhau, mời nhau một tý rượu là phải say mới về. Chả thế mà thi thoảng ven những con đường dẫn lối về các bản, làng, thi thoảng lại có những người đàn ông nằm ngủ không biết trời đất, bên cạnh là những người vợ ngồi che ô, cách vài bước chân, mấy chú ngựa đang thung dung gặm cỏ. Một bức tranh thơ mộng, thanh bình.

Đầu tháng 8 vừa qua, khi đi công tác tại Tiểu khu 7 thị trấn Mộc Châu, tôi có gặp đôi vợ chồng trẻ Mùa A Dứ và Lù Thị Dở đến từ xã Pà Cò, huyện Mai Châu (Hòa Bình), được biết họ đi sắm sửa những bộ quần áo mới nhất, đẹp nhất cho cả gia đình gồm 5 người để diện trong ngày vui Tết Độc lập. Đem chuyện này trao đổi với chị Hà, người có quầy quần áo cho thuê ở Tiểu khu 7 thì được biết: Những ngày cuối tháng 8 trở đi cửa hàng của chị bao giờ cũng “cháy” quần áo, không đủ hàng để đáp ứng nhu cầu khách hàng, những chàng trai, cô gái dân tộc Thái, Mường, Kinh, Dao những ngày này cũng đều rất thích diện trang phục của đồng bào Mông... Còn mấy thanh niên trên đường ra từ xã Chiềng Khừa thì bảo rằng sẽ đi tìm các thiếu nữ không phải cùng họ để đến Tết Mông sẽ đi “bắt” làm vợ.

Không khí Tết Độc lập đang về với cao nguyên thơ mộng, cao nguyên Mộc Châu thanh bình. Đồng bào các dân tộc hòa mình trong tình đoàn kết cùng chung xây dựng quê hương giàu mạnh.

13. Kiều Thiện. BẮC BỘ TRONG “BIỂN NƯỚC” SAU BÃO SỐ 3 / Kiều Thiện // Nông thôn ngày nay.- Ngày 20/8/2016.- Số 200.- Tr.3.

SƠN LA: LŨ CUỐN CHẾT 1 BÍ THƯ CHI BỘ

Theo thông tin ban đầu từ Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 18 sang ngày 19/8 trên địa bàn tỉnh Sơn La diễn ra mưa to, kéo dài nhiều giờ liền, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tại huyện Sốp Cộp mưa lũ làm 1 người chết. Nạn nhân là ông Mùa Bả Súa (sinh năm 1968) - Bí thư Chi bộ bản Phá Thóng, xã Púng Bánh (huyện Sốp Cộp, Sơn La).

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Sốp Cộp đã chỉ đạo địa phương rà soát thiệt hại, huy động lực lượng đến giúp dân di chuyển đến nơi ở an toàn và thành lập đoàn công tác đến thăm hỏi, hỗ trợ gia đình có thiệt hại về người và tài sản. Đến chiều qua, do đất đã ngậm no nước của những đợt mưa trước nên sau trận mưa to tối 18 và ngày 19/8, trên nhiều tuyến quốc lộ và

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 22

tỉnh lộ tỉnh Sơn La xuất hiện nhiều điểm sạt lở, gây ách tắc giao thông: Tại Quốc lộ 4G đất đá sụt khối lượng lớn tại 2 điểm km 40+800 và km l08+350; Quốc lộ 43, tắc đường tại km 102+950 do bị sụt taluy dương; đường Tỉnh lộ 112 tuyến Bắc Yên - Làng Chếu tắc đường tại 2 điểm.

14. K. Linh. TUẦN HÀNG NÔNG SẢN, THỰC PHẨM AN TOÀN SƠN LA TẠI HÀ NỘI / K. Linh // Lao động.- Ngày 20/8/2016.- Số 194.- Tr.4.

Từ 24/8 - 29/8, Sở Công Thương tỉnh Sơn La sẽ phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội tổ chức

giới thiệu “Tuần hàng nông sản, thực phẩm an toàn” tại Hà Nội (350 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân). Đây

là lần đầu tiên hội chợ được tổ chức với mục đích quảng bá, giới thiệu sản phẩm của tỉnh Sơn La nói

chung đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng thủ đô. Qua đó, tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản

xuất nông sản thực phẩm tiếp xúc, làm quen với thị trường; ký kết hợp đồng liên kết sản xuất - tiêu

thụ với các doanh nghiệp, cửa hàng đại lý, cửa hàng phân phối và bán lẻ sản phẩm theo hướng bền

vững. Thông qua tuần lễ Sơn La tại Hà Nội, người tiêu dùng tại Hà Nội sẽ có cơ hội được mua và sử

dụng sản phẩm nông sản thực phẩm sạch của Sơn La, tăng cường tiêu thụ sản phẩm nông sản thực

phẩm sạch đến tay người tiêu dùng. Ông Bùi Đức Hải - Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La - cho biết,

những sản phẩm chủ yếu mang đến tuần hàng này gồm có nhóm rau như măng tây xanh, rau cải ngọt,

cà chua, đậu neo, cải mèo, cải ngồng, xà lách, bắp cải, su su, củ cải, cà tím, hành, cải thảo, rau cu

rôn..., nhóm củ quả như khoai sọ, dưa chuột, su hào, nhãn, hồng giòn, bơ, thanh long ruột đỏ, táo mèo,

ổi, xoài ghép, na... Nhóm thực phẩm đã qua chế biến gồm măng khô, me ngọt, thịt bò, lợn sấy, rượu

chuối, rượu táo mèo, rượu ngô dân tộc, chè các loại, cà phê arabica hạt rang và bột nguyên chất, các

sản phẩm sữa chế biến... Ngoài ra còn các sản phẩm khác như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa...

15. Vân Khánh. GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU BỀN VỮNG Ở CÁC TỈNH TÂY BẮC / Vân Khánh // Lao động và xã hội.- Ngày 21/8/2016.- Số 100.- Tr.2.

Ngày 19/8, tại Sơn La, Tạp chí Cộng sản, Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với Tỉnh ủy Sơn La

tổ chức Hội thảo “Giảm nghèo đa chiều bền vững: Thực tiễn và định hướng, giải pháp cho các tỉnh

Tây Bắc”, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng

Ban Chỉ đạo Tây Bắc Nguyễn Văn Bình; Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất cùng gần 100 đại

biểu đại diện các bộ, ban, ngành, các nhà khoa học, lãnh đạo các tỉnh Tây Bắc cùng dự hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, công tác

xóa đói, giảm nghèo trong vùng Tây Bắc đã thu được những kết quả rất tích cực và đáng ghi nhận. Tỷ

lệ hộ nghèo đã giảm nhanh, giai đoạn 2011 - 2015 bình quân giảm gần 4%/năm, từ 34,41% vào thời

điểm cuối năm 2010 xuống còn 18,26% vào cuối năm 2014, và ở mức khoảng 15% vào cuối năm

2015. Tuy nhiên, Tây Bắc vẫn là vùng nghèo nhất trong cả nước. Đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo theo

chuẩn mới là 29,14%, cao gấp 2,95 lần tỷ lệ chung của cả nước. Chính vì vậy, việc làm rõ những

nguyên nhân chủ quan và khách quan của những hạn chế, bất cập trong công tác giảm nghèo vùng

Tây Bắc trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn 2011 - 2015 là hết sức cần thiết để rút kinh

nghiệm cho việc triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Qua đó, để

công tác xóa đói, giảm nghèo đa chiều bảo đảm tính bền vững, trong thời gian tới cần đẩy mạnh tuyên

truyền phổ biến để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành hiểu được tiêu chí chuẩn nghèo đa

chiều một cách chính xác để không bỏ sót đối tượng hộ nghèo. Chuyển đổi và nâng cao nhận thức của

các hộ nghèo, phát huy tính tự lực, tự cường trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, tránh tâm lý ỷ lại

vào Nhà nước.

Cũng xem: 16. Thu Hương. GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU BỀN VỮNG ĐỐI VỚI CÁC TỈNH TÂY BẮC / Thu Hương // Quân đội nhân dân.- Ngày 20/8/2016.- Tr.1-6.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 23

17. Yên Chí. CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: LY KỲ HÀNH TRÌNH TRUY BẮT “CON SÓI CỦA RỪNG GIÀ TÂY BẮC” / Yên Chí // Pháp luật và cuộc sống.- Ngày 22/8/2016.- Số 67.- Tr.15.

Sau “đại án” ma túy Vũ Xuân Trường - Xiêng Phêng, tình hình buôn bán “cái chết

trắng” từ Tây Bắc về Hà Nội dường như không có dấu hiệu thuyên giảm. Suốt từ năm 2000 đến

2004, lực lượng phòng chống ma túy Công an Hà Nội đã âm thầm điều tra và bất ngờ phá vỡ

một đường dây ma túy xuyên quốc gia lớn dưới sự chỉ đạo của Sồng A Gia - kẻ được mệnh danh

là “con sói của rừng già Tây Bắc”. ĐÁNH ÁN NGÀY CẬN TẾT

Thượng tá Ngô Văn Đáp, nguyên Đội phó Đội Điều tra trọng án, Phòng Cảnh sát Hình sự

Công an Thành phố Hà Nội kể: Khoảng tháng 8/2003, thông qua hoạt động nghiệp vụ các trinh sát

của Công an huyện Thanh Trì phối hợp cùng với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy PC47 đã

phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Ngọc Khánh (SN 1966, thường trú tại ngõ Thiên Hùng, Đống

Đa, Hà Nội) thu được 176,797 gam heroin. Cùng thời gian đó, Cơ quan điều tra cũng bắt giữ Đinh

Mạnh Cường (SN 1964, trú tại thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La) về hành vi buôn bán trái phép chất ma

túy.

Từ lời khai của Đinh Mạnh Cường, Ban Chuyên án đã xác định được hai đối tượng người dân

tộc chuyên cung cấp heroin cho Cường là Giàng A Thào và Sồng A Gia, đều trú tại xã Lóng Luông

(Mộc Châu, Sơn La). Kế hoạch bắt Thào và Gia được Ban Chuyên án yêu cầu phải tiến hành khẩn

trương, tránh để chúng biết tin đồng bọn bị bắt mà bỏ trốn. Nơi rừng núi hiểm trở, muốn bắt được

chúng phải có phương án chuẩn bị chu đáo và điều đặc biệt là phải tạo được yếu tố bất ngờ.

Theo tài liệu các trinh sát thu thập được, Sồng A Gia là người dân tộc Mông nhưng rất khôn

ranh, lắm mưu ma chước quỷ. Để tránh sự phát hiện của công an, hắn thường cố thủ trong nhà, rất ít

khi ra ngoài. Trong nhà ông trùm bao giờ cũng có “vũ khí nóng” như lựu đạn, súng và y sẵn sàng nổ

súng nếu cần. Tại nhà y cũng luôn thường trực hàng chục tay chân để báo động khi có người lạ và sẵn

sàng tiếp chiến bằng “vũ khí nóng”. Nguồn ma túy cung cấp cho hắn tập kết tại một bản bên kia biên

giới Việt - Lào. Chuyến đánh án lần này mục tiêu quan trọng nhất của lực lượng Công an Hà Nội là

phải bằng mọi cách lọt vào hang ổ để bắt bằng được hắn, triệt phá tận gốc đường dây buôn bán “cái

chết trắng”.

18 giờ 30 phút ngày 13/1/2004, trong khi người dân Thành phố Hà Nội đang nhộn nhịp lễ tiễn

ông Táo về trời, có một đoàn chiến sỹ công an nhận lệnh rời Hà Nội lên Sơn La. Họ được trang bị đầy

đủ súng và áo giáp chống đạn, sẵn sàng đối mặt với những tình huống nguy hiểm nhất. Đích ngắm của

họ là bản Tà Dê (xã Lóng Luông, Mộc Châu, Sơn La). Trước khi lên đường, Công an Hà Nội đã được

Công an Sơn La cho biết đường đi từ thị trấn Mộc Châu vào bản có địa hình cực kỳ hiểm trở. Phải đi

qua một đỉnh dốc cheo leo là đỉnh Lũng Xá rồi mới tới một con đường độc đạo để vào bản. Con.

đường này dài chừng 5km và do quá hẹp nên ô tô có tốt mấy cũng chịu, muốn vào chỉ có một cách

duy nhất là cắt rừng mà cuốc bộ. Điểm cố thủ của tên trùm đường dây buôn bán ma túy này là một

ngôi nhà gỗ nằm sâu mãi cuối bản.

Ngày cận tết mưa và lạnh thấu xương, 4 chiếc xe đặc chủng của Công an Hà Nội bám theo con

đường chạy ven lòng hồ sông Đà ngược lên Tây Bắc theo tuyến Trung Hòa - Thanh Sơn - Mường Cơi

- Phù Yên. Con đường này hiểm trở vô cùng khi chúng được nối nhau bằng những đường cua tay áo

liên tục. Xe đến Mường Cơi thì sương mù dày đặc phủ kín cả đường đi. Tất cả sông núi đèo dốc đều

bao phủ bởi một màu trắng đặc sệt khiến không thể phân biệt được bên nào là vách núi, bên nào là

vực thẳm.

4 chiếc xe đặc chủng lầm lũi bám nhau nhích dần từng mét. Thế rồi mất gần một giờ đồng hồ,

cuối cùng cũng vượt qua được đèo Bun, một ngọn đèo vừa cao vừa trơn như bị ai bôi mỡ. Quá nửa

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 24

đêm đoàn xe mới đến bến phà Vạn Yên. Tất cả anh em trong đoàn đều mệt phờ vì đói và căng thẳng

bởi sương mù. “Trong lúc chờ gọi phà, tổ công tác tranh thủ xuống xe lót dạ bằng xôi và thịt gà mang

theo. Một số chiến sỹ trẻ nhìn thấy thịt gà thì lắc đầu vì dịp ấy đang bùng phát dịch cúm gà. Nhưng

được khoảng 30 phút đứng dưới mưa lạnh, bụng đói cồn cào, 5 con gà luộc sẵn sạch bách”, Thượng tá

Đáp nhớ lại.

Khoảng 1 giờ đêm ngày 23 tết, lực lượng đánh án đã vào địa điểm tập kết. Theo kế hoạch của

Ban Chuyên án, việc đột kích vào hang ổ của tên trùm sẽ do các điều tra viên Đội Điều tra trọng án,

Công an huyện Thanh Trì cùng Công an Sơn La thực hiện. Các chiến sỹ phải đỗ xe tại một nơi kín

đáo, rồi tăng bo đi vào. TẬP KÍCH LÚC RẠNG SÁNG

Sau nhiều giờ đi bộ dưới trời mưa tầm tã, cuối cùng họ cũng đã tiếp cận được ngôi nhà của tên

trùm. Mặc dù lúc đó là rạng sáng, nhưng trong nhà vẫn còn đang cuộc rượu, ông trùm đang thết một

vị khách đặc biệt từ Lào mang “hàng trắng” sang. 7 trinh sát chia nhau chốt chặn ở tất cả các lối có thể

ra hoặc vào ở xung quanh căn nhà rồi bất ngờ đạp tung cửa xông vào bên trong. Đồng thời tránh việc

ông trùm lu loa ra bên ngoài báo hiệu ứng cứu, các trinh sát ngay sau khi lọt vào bên trong đã lập tức

chốt kín tất thảy các cửa.

Bị tấn công bất ngờ, ông trùm rất hoảng hốt nhưng vốn là kẻ mưu cao nên y đã lấy lại bình tĩnh

rất nhanh. Y vờ xin phép ra pha nước mời khách để định lấy súng chống trả lực lượng truy bắt hòng

thoát thân. Nhưng ý đồ của y đã không qua được mắt các trinh sát. Một khẩu súng kíp và một khẩu

colt đã lập tức bị thu giữ. 30 bánh heroin, 800 viên hồng phiến và rất nhiều tài liệu ghi chép việc buôn

bán ma túy đã được chôn giấu kỹ càng đã bị thu giữ.

Ngay sau đó tên “sói già” và vị thượng khách người Lào (sau này được làm rõ là Gư A Sông)

cùng hòm tang vật đã bị các trinh sát áp giải rời bản Tà Dê. Lúc này trời đã tang tảng sáng. Đám

người cảnh giới của ông trùm dọc theo con đường độc đạo vào bản phát hiện được lực lượng truy bắt

và từ trên vách núi chúng đã dùng súng bắn thẳng vào các trinh sát nhằm giải thoát cho ông trùm.

Trong tình thế vô cùng nguy hiểm đó, các chiến sỹ quả cảm đã xác định dù khó khăn đến đâu cũng

quyết tâm phải đưa bằng được đối tượng cùng hòm tang vật về cơ quan công an.

Sau khi điều được một chiếc xe công nông từ đỉnh dốc Lũng Xá xuống, tên trùm cùng hòm

tang vật đã được đẩy lên xe, nhiều chiến sỹ phải bám ở hai bên thành xe bắn yểm trợ. Những tiếng nổ

chát chúa vang lên, khói thuốc súng mù mịt. Nhiều phiến đá bên sườn núi bị đạn bắn, tóe thành những

mảnh nhỏ văng tứ tung. Sau chừng 20 phút đấu súng, chiếc xe công nông đã an toàn rời khỏi bản.

Cùng ngày, một tổ công tác khác của Phòng Cảnh sát điều tra cũng đã có mặt tại Mộc Châu để

tiếp ứng, dẫn giải các đối tượng về Hà Nội. Thiếu tá Đặng Việt Quảng (nguyên điều tra viên Đội Điều

tra trọng án, Phòng Cảnh sát Hình sự) khi đó ngồi ở hàng ghế sau của chiếc xe U-oát cùng một đồng

đội “kẹp” chặt đối tượng Gư A Sông. Có lẽ do đã quá mệt mỏi, cộng với đường trơn cua gấp, cán bộ

lái chiếc xe U-oát đã không làm chủ tốc độ và lao vào một ổ voi bên vách núi. Một tiếng phanh cháy

đường vang lên, trục sau của chiếc xe gãy gập. Cú đạp phanh khiến Thiếu tá Quảng bị đập mạnh

người vào ghế lái gây chấn thương vùng mặt. Sau khi được sơ cứu, Thiếu tá Quảng cùng đoàn công

tác tiếp tục lên đường về Hà Nội. Khi đưa đối tượng về trụ sở cơ quan cảnh sát điều tra các anh mới

thở phào nhẹ nhõm...

18. Hoàng Anh. CÔNG AN ĐẤU SÚNG VỚI TỘI PHẠM MA TÚY, THU GIỮ 20 BÁNH HEROIN / Hoàng Anh // Đại đoàn kết.- Ngày 22/8/2016.- Số 235.- Tr.10.

Khoảng 22 giờ ngày 20/8, trong khi làm nhiệm vụ tại bản Pa Cốp, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Tổ đặc nhiệm của Công an tỉnh Sơn La phát hiện một nhóm hơn 10 đối tượng có vũ khí đang vận chuyển ma túy từ khu vực biên giới vào nội địa nên triển khai các biện pháp ngăn chặn, truy

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 25

bắt. Phát hiện lực lượng chức năng, nhóm đối tượng đã nổ súng liên tiếp vào lực lượng công an nên buộc tổ công tác phải nổ súng trấn áp. Sau hơn 20 phút đấu súng quyết liệt, nhóm đối tượng đã chạy thoát sang bên kia biên giới và bỏ lại 20 bánh heroin. Công an tỉnh Sơn La còn thu giữ tại hiện trường 1 khẩu súng, nhiều vỏ đạn AK và một số tang vật liên quan khác.

Cũng xem: 19. PV. BẮT VỤ VẬN CHUYỂN MA TÚY THU 20 BÁNH HEROIN / PV // Công an nhân dân.- Ngày 22/8/2016.- Số 4044.- Tr.8.

20. T. Hà. LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM CÔNG AN TỈNH SƠN LA MẬT PHỤC, THU GIỮ 20 BÁNH HEROIN / T. Hà // Bảo vệ pháp luật.- Ngày 26/8/2016.- Số 69.- Tr.15.

21. Duy Thắng. NGÀY MAI, XÉT XỬ TRÙM MA TÚY TÀNG “KEANGNAM” / Duy Thắng // Nông thôn ngày nay.- Ngày 22/8/2016.- Số 201.- Tr.7.

Ngày 23/8, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh sẽ đưa vụ án mua bán gần 1.800 bánh heroin do Tàng “Keangnam” chủ mưu cùng 11 đồng phạm ra xét xử.

Được biết, đây là lần thứ 3 trùm ma túy Tráng A Tàng (tức Tàng “Keangnam”, 34 tuổi, ở Mộc Châu, Sơn La) và 11 đồng phạm được đưa ra xét xử theo trình tự sơ thẩm. Dự kiến phiên tòa diễn ra trong 4 ngày, từ 23 - 28/8.

Trước đó vào lần xét xử tháng 12/2015, sau 2 ngày xét xử, chiều 10/12, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh đề nghị mức án với 12 bị cáo. Trong đó, cơ quan công tố đề nghị tuyên phạt tử hình Tàng “Keangnam” cùng 6 đồng phạm Lương Thị Thảo (36 tuổi), Sồng A Nếnh (43 tuổi) và Tráng A Ký (44 tuổi), Tráng A Nếnh (24 tuổi), Giàng A Nhà (31 tuổi), Giàng A Chờ (cựu công an viên kiêm phó bản, 45 tuổi).

5 án chung thân được Viện Kiểm sát nhân dân để nghị áp dụng với Tráng A Chư (57 tuổi, bố Tàng), Giàng Thị Sua (vợ Tàng, 31 tuổi), Tráng A Mùa (45 tuổi), Sùng A Lánh (42 tuổi), Vũ Văn Lâm. Các bị cáo chịu hình phạt bổ sung từ 50 đến 350 triệu đồng; nộp sung công tiền thu lợi bất chính.

Từ năm 2009 - 7/2013, Tráng A Tàng cùng đồng phạm đã nhiều lần mua bán trái phép tổng cộng 1.791 bánh heroin và 553 viên ma túy tổng hợp. Tàng được xác định là đối tượng cầm đầu, trực tiếp điều hành đường dây này. Bị cáo Tráng A Chư (cha ruột của Tàng) vốn là Trưởng bản Lũng Xá (xã Lóng Luông).

Tráng A Chư đã lợi dụng sự tín nhiệm của đồng bào dân tộc Mông theo phong tục để tích cực chống đối lực lượng phòng chống ma túy. Còn Giàng A Nhà - Bí thư liên chi bộ 2 bản Lũng Xá - Tà Dê (em rể Tàng) tiếp tay cho gia đình vợ mua bán ma túy với số lượng lớn. Bản thân Giàng A Nhà đã 4 lần trực tiếp mua bán ma túy với 310 bánh heroin (gần 109kg).

Bị can Giàng A Chờ - Phó bản Lũng Xá kiêm công an viên được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trong bản, tổ chức vận động tuyên truyền đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, nhưng đã dùng chính cương vị của mình gây khó khăn cho các lực lượng chức năng. Bản thân Chờ cũng 4 lần mua bán 950 bánh heroin, trọng lượng gần 333kg...

Ngoài ra, bị cáo Lương Thị Thảo (SN 1979, trú tại phường Mỹ Độ, thành phố Bắc Giang) là đầu mối trực tiếp mua bán ma túy của Tàng rồi bán lại cho các đối tượng khác kiếm lời tổng cộng 1.526 bánh heroin.

22. Thúy Minh. CHẶN BẮT NHÓM TỘI PHẠM MA TÚY VÙNG BIÊN, THU 20 BÁNH HEROIN / Thúy Minh // An ninh thủ đô.- Ngày 22/8/2016.- Số 4779.- Tr.13.

Đêm 20/8, lực lượng đặc nhiệm Công an tỉnh Sơn La đã phải nổ súng, trấn áp nhóm khoảng 10 tên, trang bị súng vận chuyển ma túy, tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ.

Thông tin cho biết, khoảng 22h Công an tỉnh Sơn La nắm bắt được di biến động của một nhóm khoảng 10 đối tượng vận chuyển ma túy từ biên giới vào nội địa, đã lập tức triển khai lực lượng chặn bắt. Cuộc chạm trán, đấu súng ác liệt đã xảy ra tại địa bàn bản Pa Cốp, xã Vân Hồ. Khi phát hiện lực

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 26

lượng công an, các đối tượng đã manh động dùng súng quân dụng tấn công, buộc lực lượng đặc nhiệm phải nổ súng trấn áp. Sau hơn 20 phút đụng độ, nhóm đối tượng đã bỏ chạy về phía bên kia biên giới, vứt lại 1 khẩu súng, 2 chiếc ba lô bên trong có 20 bánh heroin, nhiều vỏ đạn súng và một số vật chứng liên quan khác.

Vụ việc đang được Công an tỉnh Sơn La phối hợp cùng đơn vị chức năng điều tra, truy bắt các đối tượng. Tuy nhiên theo ghi nhận, đây không phải là lần đầu tiên tội phạm ma túy chống trả hết sức manh động như vậy. Cách đây 2 năm, sáng sớm 19/7, tại địa phận bản Thung Cuông, xã Vân Hồ, Công an tỉnh Sơn La phối hợp với các lực lượng chức năng phá chuyên án mua bán, vận chuyển trái phép ma túy, bắt 5 đối tượng, thu giữ 108 bánh heroin, nhiều súng, đạn các loại. 5 đối tượng bị bắt nằm trong một nhóm khoảng 25 đối tượng, có vũ khí “nóng” đang vận chuyển ma túy vào địa bàn. Bị quây bắt, các đối tượng đã chống trả quyết liệt, dùng súng bắn xối xả vào lực lượng công an. Trong quá trình trấn áp tội phạm, Thượng úy Lường Phát Chiêm (sinh năm 1982, là cán bộ chiến sỹ Phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Công an tỉnh Sơn La) đã anh dũng hy sinh. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hà, cán bộ Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh bị thương nặng.

Gần đây nhất, tháng 5/2015, tại địa phận bản Khò Hồng, xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ, Công an tỉnh Sơn La phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) phát hiện, chặn bắt một nhóm 28 đối tượng có vũ khí “nóng” vận chuyển trái phép ma túy số lượng lớn theo hướng từ phía biên giới vào. Khi phát hiện tổ công tác, các đối tượng đã dùng súng bắn liên tiếp nhằm chống trả lực lượng chức năng. Trước tình huống này, lực lượng chức năng đã nổ súng trấn áp, tiêu diệt 1 đối tượng. Số đối tượng còn lại bỏ chạy về phía biên giới. Tại hiện trường, lực lượng công an phát hiện, thu giữ 3 khẩu súng AK, 1 khẩu các bin, 85 viên đạn, nhiều vỏ đạn, 10 ba lô bên trong đựng 160 bánh heroin cùng nhiều vật chứng liên quan.

23. Nguyễn Chiển. KHÁNH THÀNH DI TÍCH LỊCH SỬ TRUNG ĐOÀN 52 TÂY TIẾN / Nguyễn Chiển // Văn hóa.- Ngày 22/8/2016.- Số 101.- Tr.3.

Tại huyện Mộc Châu, Sơn La đã diễn ra Lễ khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo, mở rộng Di tích lịch sử Trung đoàn 52 - Tây Tiến và Lễ công bố Quyết định đổi tên trường mang tên Tây Tiến.

Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến được xây dựng tại đồi Nà Bó, thị trấn Mộc Châu vào năm 2006 và đã được công nhận là Di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh cấp tỉnh vào năm 2007. Năm 2015, UBND tỉnh Sơn La phê duyệt đầu tư trùng tu, tôn tạo, nâng cấp mở rộng khu di tích. Tháng 3/2015, huyện Mộc Châu đã tổ chức lễ khởi công, công trình trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến với sự tham gia của các cựu chiến binh Trung đoàn 52 Tây Tiến và đông đảo nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu. Thiết kế của di tích lưu niệm Tây Tiến lấy ý tưởng từ bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng - một chiến sỹ của Trung đoàn Tây Tiến. Di tích được chia thành ba khu vực, trong đó có khu nhà đặt văn bia tưởng niệm được mô hình hóa thành bốn lưỡi lê, chắc chắn, vút cao lên trời xanh. Đó là hình ảnh của những người lính sau những ngày hành quân leo muôn trùng dốc, vượt muôn trùng đèo, chiến đấu khốc liệt lại có những giây phút ít ỏi chụm mũi súng để cùng ngơi nghỉ.

Di tích là “Địa chỉ đỏ” nhằm giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng cho thế hệ sau. Đồng thời, khu di tích lịch sử này nằm trong tổng thể quy hoạch Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo ra những sản phẩm du lịch mới - sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, làm đa dạng các sản phẩm du lịch trong Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu.

24. Đ.C. TIN VẮN / Đ.C // Lao động.- Ngày 23/8/2016.- Số 196.- Tr.5.

Tiến hành thu hồi 5 dự án vốn 120 với tổng số tiền là 390 triệu đồng tại Liên đoàn Lao động các huyện Sốp Cộp, Yên Châu, Quỳnh Nhai, Mộc Châu và Công đoàn Viên chức các cơ quan tỉnh; tiếp tục kiểm tra thực tế việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ và tiến độ xây dựng, sửa chữa nhà ở từ Quỹ Mái ấm công đoàn.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 27

25. H.N. VIỆC CHỈ ĐỊNH DOANH NGHIỆP KHAI THÁC CÁT TRÊN SÔNG MÃ, SƠN LA: XEM XÉT KỶ LUẬT GIÁM ĐỐC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG / H.N // Công an nhân dân.- Ngày 23/8/2016.- Số 4045.- Tr.7.

Sau khi Báo Công an nhân dân có bài phản ánh về những mập mờ xung quanh việc chỉ định

doanh nghiệp đầu tư dự án khai thác cát trên sông Mã, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La đã vào cuộc

kiểm tra làm rõ nội dung này. Ngày 12/8, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La - Đinh Văn

Tưởng đã ký Thông báo số 228 - CV/UBKTTU gửi ông Nguyễn Chí Long, Giám đốc Công ty Trách

nhiệm hữu hạn Một thành viên Đầu tư xây dựng Thành Long (viết tắt là Công ty Thành Long) thông

báo kết quả giải quyết đơn thư tố cáo đối với đảng viên. Theo đơn thư tố cáo, ông Triệu Ngọc Hoan,

Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La (Sở Tài nguyên và Môi trường)

đã có những khuyết điểm, vi phạm trong việc tổ chức thực hiện không đúng thủ tục hành chính về cấp

giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh;

đồng chí Hoan tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh Sơn La không đầy đủ ý kiến tham gia của Sở Công

Thương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND huyện Sông Mã về lựa chọn đơn vị, tổ chức, cá

nhân có đủ năng lực để cấp giấy phép khai thác cát trên dòng sông Mã, thuộc địa phận huyện Sông

Mã; đồng chí Hoan tham mưu cho UBND tỉnh Sơn La ban hành Công văn số 3245/UBND-KTN ngày

29/10/2015 về việc lựa chọn Công ty cổ phần Đầu tư tài chính, thương mại dịch vụ Fico (viết tắt là

Công ty Fico) là chủ đầu tư thực hiện dự án thăm dò, khai thác cát trên dòng sông Mã không đúng quy

định của pháp luật.

Trước những vi phạm của đồng chí Hoan, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Công văn số

2039/UBND-KT ngày 30/6/2016 về việc xem xét lại quy trình tham mưu ban hành Công văn số 3245

của UBND tỉnh Sơn La. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo: “Dừng thực hiện Công văn

số 3245/UBND-KTN ngày 29/10/2015; giao Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La chủ trì, phối

hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan rà soát, thực hiện lại quy trình tham mưu, đề xuất với

UBND tỉnh việc lựa chọn đơn vị thăm dò, khai thác cát trên sông Mã đảm bảo đúng quy định của

pháp luật hiện hành”. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La kết luận: “Vi phạm của đồng chí Hoan đến

mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, nội dung vi phạm của đồng chí Hoan có liên quan đến

một số đảng viên thuộc Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La; Đảng ủy Văn phòng

UBND tỉnh Sơn La và Đảng ủy Sở Xây dựng. Do vậy hiện tại, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La tiến

hành xem xét, xử lý kỷ luật đối với các đảng viên có liên quan đồng thời với việc xem xét xử lý kỷ

luật đối với đồng chí Hoan”.

Như báo Công an nhân dân đã có bài phản ánh, huyện Sông Mã (Sơn La) có nguồn tài nguyên

cát tương đối lớn, được bồi tụ trên dòng sông Mã và các suối trên địa bàn. Nhưng do buông lỏng trong

công tác quản lý, hoạt động khai thác, kinh doanh cát trái phép gây bức xúc dư luận xã hội. Để giải

quyết vấn đề này, ngoài việc yêu cầu các tổ chức, cá nhân dừng hoạt động khai thác cát trái phép,

Thường trực Tỉnh ủy Sơn La đã giao UBND tỉnh Sơn La xem xét việc cấp phép khai thác đối với 11

điểm phân bố cát trên dòng sông Mã. Sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đã giao Sở Tài nguyên và

Môi trường tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, xem xét, đề xuất UBND tỉnh

lựa chọn đơn vị, tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để cấp phép khai thác cát trên dòng sông Mã đảm

bảo quy định của pháp luật. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ của 6 đơn vị, trong đó có Công ty

Thành Long, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh xác định, Công ty Thành Long đủ điều kiện tham gia

đầu tư dự án này. Nhưng ngày 4/9/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường nhận được Công văn số 2529

của UBND tỉnh Sơn La gửi các sở, ngành hữu quan truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La

về việc “xem xét, nghiên cứu…” cho Công ty Fico đầu tư dự án khai thác cát trên sông Mã, dù hồ sơ

năng lực của Công ty Fico không gửi tới Sở Tài nguyên và Môi trường như quy định. Bằng những

động thái khác thường, trong ba ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường ký liền ba văn bản ủng hộ Công

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 28

ty Fico. Đáng chú ý nhất là Sở Tài nguyên và Môi trường đã ký tờ trình gửi UBND tỉnh Sơn La đề

nghị xem xét giao Công ty Fico là chủ đầu tư thực hiện dự án thăm dò, khai thác đối với 11 điểm cát

trên dòng sông Mã với lý do: “Về cơ bản, các sở, ngành và UBND huyện Sông Mã thống nhất với dự

thảo tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường”. Từ tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường phản

ánh sự việc không đúng thực tế, ngày 29/10/2015, UBND tỉnh Sơn La đã có Công văn số 3245 truyền

đạt ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La với nội dung: “Giao Công ty Fico là chủ đầu tư thực hiện

dự án thăm dò, khai thác 11 điểm cát trên dòng sông Mã”. Công văn này của UBND tỉnh Sơn La đã

gây phản ứng trong dư luận, trong đó có cả đơn thư của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đề nghị

UBND tỉnh Sơn La phải làm sáng tỏ việc Công ty Thành Long là doanh nghiệp được Sở Tài nguyên

và Môi trường xác nhận là đủ điều kiện thì lại không được lựa chọn. Trong khi đó, Công ty Fico

không nộp hồ sơ hợp lệ lại được UBND tỉnh Sơn La ra quyết định cho thực hiện dự án.

26. Minh Ngọc. NHÀN NHÃ BÓC LONG NHÃN, RỦNG RỈNH TIỀN ĐẾN TRƯỜNG / Minh Ngọc // Nông thôn ngày nay.- Ngày 23/8/2016.- Số 202.- Tr.13.

“Từ đầu vụ đến giờ, cháu đã tham gia bóc long nhãn 15 ngày, được trả hơn 2 triệu đồng. Làm hết vụ long nhãn là cháu đủ tiền mua quần áo, sách vở cho năm học mới” - em Lò Thị Hương, 15 tuổi ở bản Lướt, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) vui vẻ khoe.

ĂN THEO KINH TẾ TRANG TRẠI

Cây nhãn đến với đất Sông Mã từ 50 - 60 năm trước khi những người dân Hưng Yên lên đây xây dựng vùng kinh tế mới. Tuy nhiên, chỉ trong 20 năm trở lại đây, cây nhãn mới được quan tâm phát triển thành cây trồng chủ lực ở huyện vùng cao heo hút đầy nắng và gió này. Lúc đầu chỉ là vài chục, rồi đến vài trăm ha ở các xã: Chiềng Khương, Chiềng Khoong, Chiềng Sơ, Nà Nghịu, Huổi Một, Yên Hưng…, nơi có đồng bào vùng xuôi mà chủ yếu là dân Hưng Yên, Hải Dương lên sinh sống. Thế rồi cây nhãn ngày càng khẳng định vai trò kinh tế bởi tính bền vững và giá trị “tiền tươi - thóc thật” từ quả nhãn.

Cứ thế, cây nhãn như vệt dầu loang, trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân Sông Mã xóa nghèo, làm giàu. Không kể là đồng bào Kinh hay Thái, Mông, Khơ Mú; không kể là vùng dọc sông Mã hay vùng cao; bất kể nơi thuận đường giao thông hay phải đi ngựa, đi bộ… cây nhãn đã đi vào Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của huyện từ những năm 1995 - 1996 và đạt hơn 4.200ha như hiện nay.

“Cứ đến mùa thu hoạch, bà con lại rủ nhau đi bóc long nhãn thuê. Tuy chỉ là nghề thời vụ, kéo dài trong khoảng 1 tháng nhưng thu nhập khá cao đối với bà con nên nghề này phát triển rất nhanh. Hiện toàn huyện có hàng trăm điểm thu mua và sấy long nhãn. Còn người bóc long nhãn thì có tới mấy ngàn người mỗi ngày, bình quân thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày” - anh Lường Văn Pâng ở bản Lướt, xã Chiềng Khoong nói.

NGƯỜI GIÀ, CON TRẺ ĐỀU CÓ TIỀN

Cũng theo anh Pâng, nghề bóc long nhãn không có gì khó, chỉ cần kiên trì, chịu khó nên ai cũng có thể tham gia. “Mỗi lò sấy, một ngày cần tới 20 - 40 người bóc long, tùy vào khả năng của người lao động và độ lớn của lò sấy. Bình quân một lò sấy một ngày phải có 14 - 20 khay long tươi, tương đương với 700 - 1.000kg nhãn tươi nên huy động nhân lực rất lớn. Mỗi kg nhãn quả tươi được bóc ra thành long thì tiền công là 4.000 - 5.000 đồng. Một người có thể bóc được từ 50 - 70kg quả tươi/ngày. Vì thế, bà con hứng thú lắm” - anh Pâng nói.

Cháu Quàng Thị Anh (16 tuổi, ở bản Púng, xã Chiềng Khoong) khoe: “Cháu đã biết bóc long nhãn từ 6 - 7 năm nay. Tiền công năm sau lại cao hơn năm trước. Năm nay cháu đã kiếm được hơn 3 triệu đồng rồi. Việc nhàn lắm, chỉ cần một cái cật tre vót nhọn, lựa mắt nhãn và lách đầu nhọn vào ngoáy tròn một cái là xong. Bây giờ người ta đều dùng nhãn lai ghép nên quả to, cùi dày, rất dễ bóc và công cao, chú ạ”.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 29

Em Anh cũng cho hay, nhà có 2 chị em, dịp nghỉ hè nên đều đi bóc long nhãn thuê. Bố, mẹ và

ông nội em cũng làm nhưng chỉ có mẹ và Anh là đạt công cao nhất vì nhanh tay, chịu khó hơn. Bình

quân mỗi ngày nhà Anh thu 1 triệu đồng từ nghề này. Hết mùa bóc long nhãn thì cũng vào năm học

mới. Năm nay bố mẹ sẽ mua xe đạp cho Anh để đi học đỡ vất vả hơn.

Vào những năm 90, giao thông của Sông Mã rất khó khăn, lại cách tỉnh lỵ Sơn La hơn 100km

nên quả nhãn bí đầu ra. Vậy là người ta phải tính đến làm long nhãn. Từ đó, nghề bóc và sấy long

nhãn ra đời ở Sông Mã” - Anh Lường Văn Pâng.

27. Lam Hanh. ĐỒN BIÊN PHÒNG TÂN XUÂN, BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG SƠN LA: PHA LUÔNG KHÔNG CÒN LÀ “THÁNH ĐỊA MA TÚY” / Lam Hanh // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 24/8/2016.- Số 237.- Tr.6.

Lợi dụng địa hình núi Pha Luông hiểm trở, trong đêm tối, các băng nhóm mua bán ma túy đã tổ chức các đường dây có số lượng hàng chục tên tham gia vận chuyển heroin lên tới 160 bánh/1 lần từ Lào vào Việt Nam, biến hai huyện Mộc Châu, Vân Hồ, tỉnh Sơn La thành “thánh địa” ma túy. Hầu hết chúng được trang bị vũ khí “nóng” và sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị bao vây, truy bắt. Dù phải “nếm mật nằm gai”, có thể phải đổi cả tính mạng của mình trong cuộc chiến chống ma túy; nhưng các cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Tân Xuân, Bộ đội Biên phòng Sơn La luôn cùng các đồng đội phá được nhiều vụ án ma túy lớn.

ĐIỂM NÓNG MA TÚY

Hai huyện Mộc Châu, Vân Hồ, tỉnh Sơn La có đường biên giới dài hơn 40km chạy dọc núi Pha Luông. Núi Pha Luông còn gọi là Bờ Lung (tiếng Thái là núi lớn) có độ cao gần 2.000m. Bên kia biên giới là 12 bản của khu Pa Háng - Huổi Hiềng, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Trên đoạn biên giới có nhiều đường mòn tiểu ngạch qua lại.

Do địa hình biên giới là những dải núi cao, khe sâu hiểm trở, nhiều hang hốc, khí hậu khắc nghiệt, đường sá đi lại khó khăn; nên từ lâu, hai huyện Vân Hồ, Mộc Châu trở thành “thủ phủ”, “thánh địa” của các ổ nhóm, đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy khu vực Tây Bắc. Đây là cung đường ngắn nhất để các đối tượng vận chuyển ma túy từ khu vực “Tam giác vàng” về thị xã Sầm Nưa hay Hủa Phăn (Lào), sau đó tập kết tại các bản sát biên giới rồi đưa vào nội địa nước ta qua khu vực Lóng Luông, Lóng Sập, Tân Xuân, Chiềng Khừa.

Dân cư các bản giáp biên chủ yếu là người Mông, sống khép kín theo từng bản, dòng họ, có mối quan hệ dân tộc, thân tộc, gắn bó lâu đời với nhau và với các bản người Mông trong nội địa, bên kia biên giới. Từ việc lợi dụng quan hệ thân tộc, dòng tộc giữa các bản người Mông ở hai bên biên giới và nội địa, các đối tượng buôn ma túy đã hình thành nhiều đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy từ ngoại biên qua biên giới vào Việt Nam hoặc đi nước thứ 3 tiêu thụ.

Những năm qua, hoạt động mua bán vận chuyển trái phép chất ma túy từ “Tam giác vàng” đến các tỉnh Bắc Lào và tập kết tại các khu vực biên giới trước khi thẩm lậu sang Việt Nam diễn biến phức tạp. Trọng điểm tập kết ma túy trước khi xâm nhập biên giới vào Việt Nam là các bản thuộc cụm bản Pa Háng - Huổi Hiềng. Ma túy được cất giấu trong rừng, trong hang động, thậm chí ngay trong nhà, sau đó các đối tượng dùng người nhà hoặc thuê người vận chuyển qua biên giới. Các đối tượng vận chuyển ma túy thường là người địa phương thông thạo địa hình men theo sườn núi cao hiểm trở, vách núi dựng đứng và rừng cây rậm rạp, để vận chuyển ma túy trên tuyến đường mòn dưới chân núi Pha Luông thuộc địa bàn xã Chiềng Sơn.

Có thể nói Mộc Châu, Vân Hồ là một trong những cung đường vận chuyển ma túy vào Việt Nam nhiều nhất. Lợi dụng địa hình, trước đây, trung bình mỗi đêm có ít nhất từ 2 - 5 nhóm đối tượng từ nội địa vượt biên sang Lào và cũng khoảng chừng ấy nhóm từ Lào xâm nhập vào nội biên, mỗi nhóm từ 3 - 8, có khi tới 20 đối tượng, hầu hết được trang bị hung khí như súng AK, lựu đạn, súng ngắn, súng tự chế... sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị bao vây truy bắt. Bị lực lượng chức năng truy quét, chúng chuyển qua hướng khác hoặc mở lối đi mới qua biên giới. Bên cạnh đó, bọn chúng còn mua chuộc, móc nối với một số đối tượng là người Việt Nam để tham gia dẫn đường, đưa đón, trực tiếp vận chuyển ma túy.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 30

TẤN CÔNG KHÔNG NGỪNG NGHỈ

Trung tá Trần Đăng Liên, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tân Xuân cho biết: “Các đối tượng mua bán ma túy thường bố trí lực lượng thành các tốp, nhóm trung bình từ 5 - 7 tên, có nhóm từ 15 đến 20 tên, thậm chí trên 50 tên. Các tốp vận chuyển ma túy đi theo hàng dọc, từ bên kia biên giới vào nội địa bọc lót, hỗ trợ nhau và đều mang theo hung khí. Trong quá trình di chuyển, chúng luôn cử người quan sát và sẵn sàng nổ súng khi bị lực lượng chức năng phát hiện, đánh bắt nhằm tẩu tán tang vật và bỏ trốn”.

20h40’ ngày 3/5/2015, tại địa phận bản Khò Hồng (xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ), Đồn Biên phòng Tân Xuân phối hợp với Tổ công tác Công an tỉnh Sơn La phát hiện một nhóm gồm 28 đối tượng có vũ trang vận chuyển trái phép ma túy từ phía biên giới vào Việt Nam. Khi bị phát hiện, các đối tượng đã nổ súng bắn liên tiếp vào lực lượng chức năng. Tổ công tác buộc phải nổ súng tự vệ và đã tiêu diệt 1 đối tượng, các đối tượng còn lại bỏ chạy về phía biên giới. Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 10 ba lô, bên trong có 160 bánh heroin, 4 khẩu súng quân dụng, 85 viên đạn, cùng một số vật chứng liên quan khác.

20 ngày sau, tối 23/5/2015, tại Km 127 Quốc lộ 6 thuộc địa phận huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, lực lượng phòng chống ma túy thuộc Đoàn Đặc nhiệm miền Bắc (Cục Phòng chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng), Đội Biên phòng 14 Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Đồn Biên phòng Tân Xuân phá thành công Chuyên án 026A, bắt quả tang một đối tượng vận chuyển trái phép ma túy tổng hợp. Đối tượng bị bắt là Vàng A Nồ (sinh năm 1972, trú tại bản Chiềng Đi 1, xã Chiềng Đi, huyện Vân Hồ). Tang vật thu giữ gồm 17 gói nhỏ chứa 3.400 viên ma túy tổng hợp màu hồng, 1 điện thoại di động và một số vật chứng khác. Tại cơ quan chức năng, Nồ khai nhận vận chuyển số ma túy trên cho 1 đối tượng người Lào không rõ danh tính đưa về Việt Nam kiếm lời.

Mới đây nhất, từ nguồn tin của quần chúng cung cấp: Khà A Hua (sinh năm 1985) và vợ là Giàng Thị Mỷ (sinh năm 1984, ở bản Thung Mặn, xã Hang Kia, huyện Mai Châu, Hòa Bình) là đối tượng mua bán, vận chuyển ma túy từ nhiều năm nay. Thời gian gần đây, vợ chồng Hua đã dựng một lán chăn nuôi, kết hợp với làm ruộng tại khu vực rừng cao su nhưng thực chất là để tập kết và mua bán ma túy. Qua điều tra, một chuyên án được thành lập.

Thung Mặn là bản trọng điểm về ma túy của xã Hang Kia. Các toán, nhóm người Mông Lào vận chuyển ma túy có vũ trang thường xuyên qua bản này. Nơi đây trở thành điểm tập kết ma túy để cung cấp cho các đối tượng sâu trong nội địa và dưới xuôi. 11h 30 phút ngày 20/7/2016, lực lượng đánh án chia làm 2 tổ đang mật phục thì phát hiện Hua mang một túi xách đi đến. Hua đã bị khống chế và bị bắt quả tang trong túi xách có 8 bánh heroin. Tại Đồn Biên phòng Tân Xuân, Khà A Hua khai đã mua số ma túy trên của một đối tượng người Lào và vận chuyển, cất giữ tại nhà từ ngày 18/7/2016.

28. Kiều Thiện. VỐN CHÍNH SÁCH LAN TỎA ĐẾN THÔN BẢN / Kiều Thiện // Nông thôn ngày nay.- Ngày 24/8/2016.- Số 203.- Tr.8.

“Các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội trong 14 năm qua đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La…” - ông Trần Minh Dũng - Phó chủ tịch Hội Khoa học kinh tế tỉnh Sơn La khẳng định.

LẶN LỘI TÌM ĐẾN NGƯỜI DÂN

Đến với vùng cao Sơn La mới cảm nhận những khó khăn, vất vả mà cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội đang phải nỗ lực vượt qua. Nơi đây địa bàn rộng, địa hình chia cắt, giao thông tại nhiều nơi còn khó khăn. “Tại 204 điểm giao dịch xã, phường, thị trấn trong tỉnh, khi đã hẹn ngày giao dịch, cán bộ ngân hàng không thể vắng mặt. Tại trụ sở của chi nhánh, chúng tôi còn theo dõi mọi hoạt động giao dịch của nhân viên chi nhánh với bà con nông dân ở cơ sở xã, thôn, bản qua video để nắm bắt và xử lý, điều chỉnh kịp thời những khó khăn, vướng mắc” - bà Tòng Thị Tươi - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Sơn La chia sẻ.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 31

Ở bản Nong Bùng, xã Huy Tường, huyện Phù Yên, gia đình chị Đinh Thị Lập được vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2013. Chị Lập bày tỏ: “Được vay vốn, tôi phải học hỏi cả cách nuôi lợn thịt, lợn nái. Gần 3 năm nay, lãi từ nuôi lợn của gia đình mỗi năm cũng được 30-40 triệu đồng...”.

Là người từng tham gia nhiều đoàn giám sát của tỉnh về hoạt động tín dụng Ngân hàng Chính

sách xã hội trên địa bàn tỉnh, ông Trần Minh Dũng cho hay: “Ở vùng nông thôn, miền núi, Ngân hàng

Chính sách xã hội gần như là đơn vị tín dụng duy nhất bám sát tận cơ sở, tận hộ vay vốn nên không

chỉ giúp dân về vốn qua 14 chương trình tín dụng ưu đãi mà còn trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ bà con

tháo gỡ các khó khăn khác trong sản xuất, đời sống…”. XÂY DỰNG HỆ THỐNG ỦY THÁC HIỆU QUẢ

Sơn La là tỉnh rộng có tới 200 xã, phường, thị trấn với 12 dân tộc sinh sống. Chính vì vậy,

những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tại đây đã tập trung xây dựng, củng cố chất

lượng ủy thác tín dụng của các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Hội Nông dân. Toàn tỉnh có

3.818 tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động tại các bản, tiểu khu dưới sự quản lý, giám sát của chính

quyền thôn, bản và tổ chức chính trị - xã hội. “Cán bộ tổ tiết kiệm và vay vốn là người trực tiếp sống

cùng dân bản nên hiểu rất rõ nhu cầu cũng như nắm bắt được quá trình sử dụng vốn của từng hộ. Vì

thế đồng vốn được cho vay đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích…” - ông Triệu Văn Thêm, Tổ

trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn bản Suối Nhúng, xã Huy Tường bày tỏ.

Theo bà Tòng Thị Tươi, 5 năm gần đây, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã

hội Sơn La luôn đạt kết quả tốt. Tổng doanh số cho vay đã đạt hơn 6.225 tỷ đồng với trên 419.000

lượt hộ vay vốn. Doanh số cho vay năm sau đều cao hơn năm trước và hiệu quả ngày càng tốt hơn.

Doanh số thu nợ trong những năm qua đạt 3.440 tỷ đồng, bình quân mỗi năm thu 246 tỷ đồng...

Tỉnh Sơn La có tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 34,4%; cận nghèo là 9,3%. Trong thời gian

tới, để giúp nông dân xóa nghèo, làm giàu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ưu đãi, Ngân hàng Chính

sách xã hội đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao số lượng, chất lượng tín dụng ưu đãi…

29. Minh Phong. MƯA LŨ GÂY THIỆT HẠI LỚN TẠI SƠN LA / Minh Phong // Công an nhân dân.- Ngày 24/8/2016.- Số 4046.- Tr.2.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, từ ngày 19/8 đến nay, tỉnh Sơn La liên tục có mưa to đến

rất to diện rộng, làm cho hầu hết các triền sông suối đột ngột dâng cao, gây ra lũ quét, sạt lở, ngập lụt,

thiệt hại lớn một số địa bàn xã, huyện. Đến ngày 23/8, công tác khắc phục hậu quả vẫn còn rất nhiều

khó khăn.

Tại huyện Yên Châu, sau trận mưa lớn ngày 19/8, con đường liên thôn đã bất ngờ bị một khối

đất đá khổng lồ khoảng 20.000m3 sạt từ ta luy dương xuống, chia cắt 2 xã Lóng Phiêng và Chiềng

Tương. Mưa lũ cũng đã phá hủy hoàn toàn cây cầu duy nhất để người dân hai xã Sập Vạt của huyện

Yên Châu và Phiêng Côn của huyện Bắc Yên đi lại hằng ngày, khiến hàng ngàn người dân của hai xã

này gần như bị cô lập; lũ cũng cuốn trôi hoàn toàn 4 nhà dân tại xã Sập Vạt, thiệt hại toàn bộ tài sản, 2

nhà bị hư hỏng nặng phải di chuyển, 2ha đất sản xuất nông nghiệp bị phá hủy. Tính đến chiều 23/8,

trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có 1 người chết, 1 người mất tích và 2 người bị thương. Hơn 200 ngôi nhà

và 6 điểm trường học bị ảnh hưởng trong đó có 1 lớp học đã sập hoàn toàn; 18 ngôi nhà bị lũ cuốn

trôi; 113 ngôi nhà phải di dời khẩn cấp; gần 700ha cây lương thực, thực phẩm bị tàn phá; nhiều địa

bàn vẫn đang ngập trong nước lũ; 22 cây cầu bị lũ tàn phá hư hỏng hoặc cuốn trôi; ách tắc giao thông

ở 51 điểm trên toàn tỉnh, chia cắt các khu dân cư với bên ngoài.

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các huyện huy

động lực lượng tại chỗ giúp các gia đình sơ tán, thăm hỏi giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại; khắc phục

ách tắc giao thông, vệ sinh môi trường sau mưa lũ.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 32

30. Hương Loan. TIN VẮN / Hương Loan // Thời báo Kinh tế Việt Nam.- Ngày 25/8/2016.- Số 204.- Tr.3.

Ngày 24/8, Sở Công Thương tỉnh Sơn La và Sở Công Thương Hà Nội đã khai mạc Tuần hàng nông sản thực phẩm an toàn Sơn La tại Nhà khách Sơn La (350 Nguyễn Trãi, Hà Nội) từ 24 - 29/8/2016. Mục tiêu quảng bá, giới thiệu sản phẩm của tỉnh Sơn La đến các doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô. Trong tuần hàng diễn ra hội thảo và lễ ký kết giao ước, hợp đồng giữa các nhà sản xuất của Sơn La với các nhà phân phối, tiêu thụ tại Hà Nội.

31. Hoàng Minh. BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH SƠN LA: TRAO GIẢI TÁC PHẨM VĂN HỌC VỀ ĐỀ TÀI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU / Hoàng Minh // Quân khu 2.- Ngày 25/8/2016.- Số 910.- Tr.4.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La phối hợp Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài “Lực lượng vũ trang Quân khu 2 - 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”. Tham dự buổi lễ có các đồng chí là đại biểu lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin truyền thông tỉnh; lãnh đạo, chỉ huy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, thường trực Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh cùng các cơ quan, đơn vị, tác giả đạt giải.

Sau gần 4 tháng tính từ ngày phát động, Ban Tổ chức cuộc vận động đã nhận được 87 tác phẩm dự thi của 52 tác giả thuộc 3 chuyên ngành: Âm nhạc; văn (truyện ngắn, ký) - thơ; nhiếp ảnh (trong đó có 8 tác phẩm âm nhạc, 15 tác phẩm truyện ký, 42 tác phẩm thơ phổ thông và 22 tác phẩm nhiếp ảnh). Các tác phẩm văn học nghệ thuật đã thể hiện tình cảm sâu sắc, tốt đẹp của quân - dân Tây Bắc qua các thời kỳ cùng tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc... Ban Giám khảo đã lựa chọn, chấm và trao 3 giải A, 6 giải B, 12 giải C và 12 giải Khuyến khích đối với các tác phẩm xuất sắc; đồng thời lựa chọn các tác phẩm tiêu biểu gửi tham dự Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật do Quân khu tổ chức.

32. Tòng Thị Hính. KIẾN NGHỊ CẤP ĐẤT XÂY DỰNG NHÀ VĂN HÓA TỔ DÂN PHỐ / Tòng Thị Hính // Đại biểu nhân dân.- Ngày 25/8/2016.- Số 238.- Tr.2.

Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Khóa XIV tại phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La. Cử tri kiến nghị ngành chức năng xem xét giải quyết sớm việc cấp đất xây dựng nhà văn hóa của các tổ 1, 3, 4 và 8; xem xét nâng mức chi đối với HĐND cấp xã, phường trên địa bàn; tiếp tục quan tâm cấp kinh phí cho các đối tượng được hưởng theo Quyết định số 22/2013 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; có chính sách hỗ trợ các hộ mất đất nông nghiệp thực hiện Dự án kè suối Nậm La; đầu tư xây dựng trường mầm non Chiềng Lề do đã xuống cấp nghiêm trọng; rà soát, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân khu vực hồ thủy sản; nâng cao công tác quản lý việc sử dụng lò đốt rác thải y tế của Bệnh viện Đông y vì đang ảnh hưởng đến môi trường...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Văn Chất thay mặt tổ đại biểu thông tin với cử tri những quan điểm, chủ trương định hướng lớn mà tỉnh đã và đang thực hiện như: Đầu tư Dự án đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; Tập đoàn Vingroup sẽ đầu tư trung tâm thương mại trên địa bàn huyện Mộc Châu, Mai Sơn và thành phố, giúp tỉnh đưa toàn bộ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh vào chuỗi tiêu thụ hàng hóa của tập đoàn; sắp xếp khu dân cư đồi Châu; quy hoạch Đền thờ Vua Lê Thái Tông; Dự án kè suối Nậm La gắn với phát triển đô thị; phát triển ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, triển khai mở rộng mô hình trồng và phát triển cây ăn quả bằng mắt ghép...

33. Trần Tuấn. THỰC HIỆN LUẬT QUỐC PHÒNG Ở ĐIỆN BIÊN VÀ SƠN LA / Trần Tuấn, Duy Hồng // Quân đội nhân dân.- Ngày 26/8/2016.- Tr.3.

Luật Quốc phòng được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Sau 10 năm thực hiện Luật Quốc phòng, cơ quan quân sự các cấp tỉnh Điện Biên và Sơn La đã tích cực tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 33

ngành, địa phương, cơ sở cụ thể hóa thành các chỉ tiêu, biện pháp, nhằm triển khai hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

BÀI 1: CỤ THỂ HÓA VĂN BẢN LUẬT THÀNH CHỈ TIÊU Ở CƠ SỞ CHUYỂN ĐỘNG TỪ CƠ SỞ

... Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La (tỉnh Sơn La), mặc dù triển khai Luật Quốc phòng trong điều kiện nền kinh tế địa phương gặp không ít khó khăn, nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, song với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, công tác quán triệt và tổ chức triển khai của địa phương đối với nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương bảo đảm chất lượng. Ông Lò Văn Pháng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến cho hay: “Để tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong triển khai Luật Quốc phòng, xã đã thường xuyên cập nhật những văn bản mới về công tác quốc phòng, quân sự địa phương. Nhờ đó, địa phương thực hiện các nhiệm vụ như tuyển quân, giáo dục quốc phòng an ninh cho các đối tượng và xây dựng, huấn luyện lực lượng dân quân... khá suôn sẻ”.

THỂ HIỆN RÕ VAI TRÒ THAM MƯU

... Theo đoàn kiểm tra của Bộ Quốc phòng tại hai tỉnh, chúng tôi nhận thấy: Ngay sau khi Luật Quốc phòng được ban hành, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên và Sơn La đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Việc ban hành các văn bản có tính chất hướng dẫn thực hiện thể hiện khá rõ chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng an ninh của các tỉnh. Không chỉ thực hiện phần việc của mình, hai tỉnh cũng đã chỉ đạo các đơn vị cấp dưới xây dựng các chương trình hành động cụ thể, bảo đảm cho việc thực hiện Luật Quốc phòng có sự đồng bộ từ tỉnh xuống đến cơ sở. Sự chuyển động từ trên xuống dưới đã tạo chuyển biến mạnh về tư tưởng và nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành của hai tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

34. Trần Tuấn. THỰC HIỆN LUẬT QUỐC PHÒNG Ở ĐIỆN BIÊN VÀ SƠN LA / Trần Tuấn, Duy Hồng // Quân đội nhân dân.- Ngày 27/8/2016.- Tr.3.

BÀI 2: TẠO BƯỚC CHUYỂN VỀ CHẤT Nhận thức rõ vị trí, vai trò của lực lượng vũ trang đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc trong tình hình mới, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên và Sơn La đã quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang tạo bước chuyển về chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

CHÚ TRỌNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG

... Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND các tỉnh Điện Biên và Sơn La đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng bộ đội thường trực của tỉnh luôn vững mạnh về chính trị, có tổ chức biên chế phù hợp, được huấn luyện, rèn luyện đúng quy định. Lực lượng dân quân tự vệ được tổ chức theo phương châm “Vững mạnh, rộng khắp” theo quy định của Luật Dân quân tự vệ, chất lượng hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ tại địa phương luôn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Lực lượng dự bị động viên được đăng ký quản lý chặt chẽ, biên chế, sắp xếp đúng, đủ vào các đơn vị theo quy định.

Tại tỉnh Sơn La, chúng tôi được ông Phạm Văn Thủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cho hay: “10 năm thực hiện Luật Quốc phòng, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch huấn luyện, diễn tập quân sự cho các đối tượng; không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ, khả năng hiệp đồng, sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng trong khu vực phòng thủ. Vì vậy, khả năng đáp ứng trong xử lý tình huống của lực lượng vũ trang luôn được bảo đảm. Đây là một trong những yếu tố giúp Sơn La luôn giữ vững ổn định chính trị để phát triển kinh tế - xã hội”.

PHỐI HỢP CHẶT CHẼ CÁC LỰC LƯỢNG

Hiện nay, Điện Biên và Sơn La vẫn là những tỉnh thuộc diện khó khăn của cả nước. Ở cả hai tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về mùa mưa bão, trình độ nhận thức không đồng đều. Tình hình

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 34

an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn một số nhân tố gây mất ổn định như: Hoạt động tôn giáo trái pháp luật; tình trạng di dịch cư tự do vẫn diễn ra... Bên cạnh đó, tội phạm ma túy, tội phạm mua bán người, trộm cắp tài sản do đối tượng nghiện ma túy gây ra diễn biến phức tạp.

Để giữ vững tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, thời gian qua, UBND tỉnh Điện Biên và Sơn La đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với công an, biên phòng, kiểm lâm hằng năm xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp với các lực lượng theo Nghị định 133 của Chính phủ. Đến nay, 100% các cơ sở của hai tỉnh nói trên đều có quy chế phối hợp giữa lực lượng công an, kiểm lâm, biên phòng với lực lượng dân quân tự vệ trong việc nắm, báo cáo và xử lý tình hình; tham gia giữ gìn an ninh chính trị tại cơ sở; hệ thống kế hoạch sẵn sàng chiến đấu, kế hoạch chiến đấu phòng thủ, kế hoạch giữ gìn an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, kế hoạch ứng phó cháy rừng, tìm kiếm, cứu nạn... thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn và đối tượng tác chiến...

35. Hờ A Thành. PHÁ CHUYÊN ÁN 182L, THU GIỮ 4 BÁNH HEROIN / Hờ A Thành // Biên phòng.- Ngày 26/8/2016.- Số 69.- Tr.2.

Vào hồi 17 giờ, ngày 24/8, tại khu vực bản Huổi, xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng Sơn La phối hợp với Đồn Biên phòng Mường Cai và Công an huyện Sông Mã phá thành công Chuyên án 182L, bắt giữ 2 đối tượng, gồm: Sồng Dua Nênh, sinh năm 1972; Sồng A Nênh, sinh năm 1973. Cả hai đối tượng trên đều có hộ khẩu thường trú ở bản Huổi Vạng, xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Hai đối tượng Sồng Dua Nênh và Sồng A Nênh đã vận chuyển trái phép 4 bánh heroin, 600 viên ma túy tổng hợp. Lực lượng phối hợp đã thu giữ tang vật nói trên cùng 2 xe máy, 2 điện thoại di động và một số tang vật có liên quan.

Hiện, lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng Sơn La đang củng cố hồ sơ bàn giao đối tượng cùng tang vật cho cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật. Báo Biên phòng sẽ thông tin cụ thể trong số báo gần nhất.

Cũng xem: 36. Mạnh Thắng. VẬN CHUYỂN 4 BÁNH HEROIN VÀ 600 VIÊN MA TÚY TỔNG HỢP / Mạnh Thắng // Công an nhân dân.- Ngày 26/8/2016.- Số 4048.- Tr.1.

37. PV. BỘ TRƯỞNG TÔ LÂM KIỂM TRA CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ TẠI SƠN LA / PV // Công an nhân dân.- Ngày 26/8/2016.- Số 4048.- Tr.1-2.

Trong chương trình làm việc tại tỉnh Sơn La, chiều 25/8, Đoàn công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại Công an tỉnh Sơn La. Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Trong 8 tháng qua, Công an tỉnh Sơn La đã chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương nhiều chủ trương, giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, không để xảy ra bị động, bất ngờ; kiềm chế và kéo giảm nhiều loại tội phạm so với cùng kỳ năm 2015. Tỷ lệ điều tra, giải quyết án đạt trên 98%. Đặc biệt, từ một địa bàn trọng điểm về ma túy, đến nay địa bàn, người nghiện, phạm vi hoạt động của tội phạm ma túy đã bị thu hẹp và giảm dần theo từng năm. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, kỷ cương, kỷ luật được siết chặt; trách nhiệm và hiệu quả công tác được nâng cao.

Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Tô Lâm biểu dương và đánh giá cao nhũng thành tích mà Công an tỉnh Sơn La đạt được trong thời gian qua, góp phần giữ ổn định an ninh chính tri, trật tự an toàn xã hội, phục vụ có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đồng tình với phương hướng công tác của Công an tỉnh Sơn La từ nay đến hết năm 2016, Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu Công an tỉnh Sơn La tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh, chủ động tham mưu thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đảm

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 35

bảo an ninh trật tự. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ cơ bản, công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo tình hình, kịp thời đề xuất xây dựng các phương án, biện pháp đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương... Đồng chí Bộ trưởng nhấn mạnh: Phải xây dựng lực lượng Công an Sơn La thục sự trong sạch, vững mạnh, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; xây dựng hình ảnh đẹp của cán bộ, chiến sỹ công an trên địa bàn giàu truyền thống cách mạng, ngày càng được dân tin, dân yêu; tiếp tục lập nhiều chiến công, góp phần xây dựng tỉnh Sơn La ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Trước đó, Bộ trưởng Tô Lâm và đoàn công tác đã đến thăm và dâng hương tại khu Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La.

38. PV. BỆNH VIỆN ĐA KHOA THẢO NGUYÊN (MỘC CHÂU, SƠN LA): ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH / PV // Đời sống và pháp luật.- Ngày 26/8/2016.- Số 103.- Tr.22.

Trong những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên là một địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Mộc Châu có nhu cầu khám, chữa bệnh. Trao đổi với báo Đời sống và pháp luật, bác sỹ Nguyễn Văn Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên cho biết: Là bệnh viện đa khoa tuyến huyện hạng III, với 190 giường (thực kê 250 giường) được chia thành 10 khoa và 4 phòng, trong những năm trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quá trình khám chữa bệnh. “Hiện nay, bệnh viện luôn tổ chức 7 bàn khám, triển khai quy trình khám bệnh thuận lợi, nhanh chóng nên trung bình khám trên 200 người bệnh mỗi ngày”, bác sỹ Nguyễn Văn Sỹ cho biết.

Quan sát tại bệnh viện thì thấy các sơ đồ, chỉ dẫn, hướng dẫn rất đầy đủ để người bệnh dễ dàng quan sát và thực hiện. Khu khoa khám bệnh được nâng cấp, tạo điều kiện cho người bệnh có chỗ ngồi chờ khám rộng rãi, thoải mái hơn. Bệnh viện cũng từng bước đầu tư những trang thiết bị y tế hiện đại từ nhiều nguồn khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. “Hiện nay, bệnh viện đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp nhưng chúng tôi cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động khám chữa bệnh”, bác sỹ Nguyễn Văn Sỹ chia sẻ.

Trong những năm qua, Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên luôn chủ động đổi mới, chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn. Trong năm 2015, bệnh viện đã cử 20 lượt cán bộ viên chức tham gia các khóa đào tạo từ 6 tháng trở lên. Theo bác sỹ Nguyễn Văn Sỹ thì điểm nổi bật trong thời gian gần đây là việc Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên đã triển khai có hiệu quả một số kỹ thuật như kỹ thuật xét nghiệm hóa sinh về chức năng tuyến giáp; xét nghiệm HCG, Feritin, AFP, CA125, CA15-3, CA72-4, Free PSA, HB1AC trong các theo dõi bệnh lý phụ khoa, ung thư, tiểu đường..., đồng thời thực hiện tốt những kỹ thuật chụp CT-Scaner; truyền khối hồng, phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo, phẫu thuật cắt nang gan... Năm 2015, Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên có 12 đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu trong đó có 01 đề tài đạt xuất sắc; 07 khá, 04 đạt yêu cầu.

Cùng với việc nâng cao năng lực chuyên môn, đội ngũ cán bộ y tế của bệnh viện cũng rất chú trọng y đức theo chỉ đạo của Bộ Y tế, rèn luyện tác phong và kỹ năng giao tiếp để phục vụ người bệnh. Chính vì thế, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh có nhiều chuyển biến tích cực, hiện không có đơn thư phản ánh về tinh thần thái độ, biểu hiện tiêu cực trong phục vụ người bệnh.

Theo bác sỹ Nguyễn Văn Sỹ thì trong 6 tháng cuối năm 2016, toàn thể Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên sẽ ra sức thi đua, vượt qua khó khăn, tiếp tục tập trung cải cách thủ tục hành chính và nâng cao năng lực chuyên môn trong khám chữa bệnh để luôn xứng đáng là địa chỉ đáng tin cậy chăm sóc sức khỏe nhân dân các dân tộc trong khu vực.

39. Bình Nhi. ĐI LÊN TỪ KHOẢN VAY NHỎ / Bình Nhi // Đại biểu nhân dân.- Ngày 27/8/2016.- Số 240.- Tr.4.

Đến thời điểm này, chương trình cho vay đối với thương nhân vùng khó khăn do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đã giúp hơn 32 nghìn lượt khách hàng được vay vốn với

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 36

doanh số hơn 1.036 tỷ đồng. Chương trình không chỉ làm thay đổi đời sống của đồng bào vùng khó khăn mà còn góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

NHIỀU MÔ HÌNH KHỞI SẮC

Có thâm niên thu mua nông sản ở bản Tam, xã Chiềng Đen, Sơn La, khả năng giao dịch, bảo quản và các mối bạn hàng mà anh Lò Văn Chưởng đang nắm giữ là niềm mơ ước của nhiều người trong giới kinh doanh mặt hàng này. Tuy vậy, điều kiện cần là vốn thì anh lại thiếu nên việc kinh doanh chỉ quay vòng theo từng mùa, vụ. Năm 2010, khi Chương trình cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn được Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Sơn La triển khai, anh đã vay 100 triệu đồng. “Có vốn rồi nhưng cả gia đình tôi vô cùng lo lắng không biết ý tưởng đầu tư vào lò sấy, sân phơi liệu có thất bại không? Nếu có thì phải làm sao với số vốn vay cả trăm triệu đồng? Cũng may, các anh chị trong Ngân hàng Chính sách xã hội xuống động viên, phân tích nên gia đình mới dám triển khai. Nhờ có trang thiết bị này mà tôi mua được ngô, sắn tươi vào thời điểm giá thấp nhất và sấy khô trữ lại bán dần cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc khi có giá cao”, anh Chưởng kể. Bên cạnh đó, để có nguồn nông sản ổn định, anh huy động thêm vốn đầu tư phân bón, ngô giống cho nông dân trong vùng, sau đó mua lại sản phẩm. Với cách làm như vậy, hàng năm đến mùa vụ, gia đình anh Chưởng thu mua được gần 700 tấn nông sản gồm ngô, sắn, cà phê, mang lại nguồn thu lớn cho gia đình...

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH

Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội chia sẻ, khác với miền xuôi và những vùng kinh tế phát triển có nhiều chợ, điểm giao thương hàng hóa. Khu vực miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc rất ít chợ, có những phiên chợ chỉ họp một lần một tuần. Do vậy, hàng hóa giao lưu thương mại bị bó hẹp, kinh tế chậm phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của đồng bào. Để giải quyết vướng mắc này thì vai trò của thương nhân vùng sâu, vùng xa là đặc biệt quan trọng. Thông qua các thương nhân, việc lưu thông hàng hóa tiêu dùng, tiêu thụ nông sản, thúc đẩy phát triển thương mại và tạo công ăn, việc làm cho bà con được đẩy mạnh.

Thực tế, Chương trình cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn đã giúp cho số lượng và quy mô của các thương nhân hoạt động thương mại tại khu vực này tăng lên. Đến thời điểm này, doanh số cho vay của chương trình đạt hơn 1.036 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt gần 800 tỷ đồng với hơn 32 nghìn lượt khách hàng vay vốn. Hiện có hơn 7,4 nghìn khách hàng đang còn dư nợ, với tổng dư nợ gần 250 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2016, doanh số cho vay của chương trình đạt gần 58 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt hơn 70 tỷ đồng với 1.491 lượt khách hàng vay vốn.

Thông qua hoạt động cho vay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội kiểm tra giám sát bảo đảm vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, phát huy hiệu quả sử dụng vốn theo đúng mục tiêu chương trình đặt ra. Tuy nhiên, mức vay hiện nay mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ cho nhu cầu của các thương nhân. Nếu có vốn lớn hơn, tôi sẽ mở rộng sân, kho và máy sấy, sẽ tạo được nhiều việc làm cho bà con” - anh Lò Văn Chưởng chia sẻ.

Chương trình cho vay thương nhân vùng khó khăn được thực hiện theo Quyết định 92/2009/QĐ-TTg và mới đây là Quyết định 307/QĐ-TTg ngày 26/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức cho vay đối với chương trình. Theo Quyết định số 307, từ ngày 15/3/2016, thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán theo quy định của cơ quan thuế được nâng hạn mức vay tối đa từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng.

40. Nguyễn Vũ. NGƯỜI ĐÀN ÔNG MANG BẢN ÁN CHUNG THÂN VÀ NỖI ĐAU ĐÁU VỀ ĐỨA CON CHẬP CHỮNG TUỔI VÀO ĐỜI / Nguyễn Vũ // Pháp luật và xã hội.- Ngày 27/8/2016.- Số 101.- Tr.12.

Chỉ vì cái bể nước, Vũ Trường Sơn, SN 1963, trú tại Nông trường Chè Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra xô xát với nhà hàng xóm. Cứ nghĩ rằng, chuyện nhỏ ấy chỉ giải quyết trong chốc lát, nào ngờ, cuối tuần ấy, Sơn về đến nhà, mâu thuẫn tiếp tục xảy ra. Bị dồn đến đường cùng, Sơn đã vung dao làm chết người đã vào can ngăn họ...

Đến bây giờ, sau 13 năm ở trại giam, đã được giảm án từ chung thân xuống án có số, nhưng phạm nhân Vũ Trường Sơn, thụ án ở trại giam Nam Hà (Tổng cục 8, Bộ Công an) vẫn đau đáu nỗi

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 37

đau. Bởi theo người đàn ông này thì người mà ông ta gây ra tội trước đó không hề mâu thuẫn với mình. Chính nạn nhân thấy có xô xát nên vào can và rồi, không ngờ trong lúc hoảng loạn ấy, Sơn đã cướp đi sinh mạng người hàng xóm vô tội, đẩy hai đứa trẻ 14, 15 tuổi thời ấy vào cảnh mồ côi cha. Đứa con muộn mằn của Sơn cũng vắng bóng bàn tay người cha chăm sóc, nuôi nấng...

MÂU THUẪN BẮT NGUỒN TỪ NHỮNG ĐIỀU NHỎ NHẶT...

Quê ở huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên và xuất thân là con nhà lao động, nhưng cả quãng đời trai trẻ của Sơn lại ở Nông trường Chè Mộc Châu. Lý do mà Sơn lý giải là do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mới xung phong đi làm công nhân, chỉ mong ngày được ăn hai bữa cơm no, chẳng khao khát gì hơn. Thế nhưng ở miền đất mới, Sơn cũng phải bươn chải lắm mới có thể tồn tại được. Vì vậy, 35 tuổi Sơn mới lấy vợ và mấy năm sau mới có được mụn con. “Vợ tôi là giáo viên vùng sâu, vùng xa, cắm bản còn tôi là công nhân, ca kíp suốt ngày trong khi thằng bé lúc nhỏ hay ốm đau thành ra phụ nữ đành chịu thiệt. Mà ngẫm lại vợ tôi cả đời thiệt thòi”, Sơn kể.

Theo lời Sơn thì do con cái muộn mằn, cộng với việc con ốm triền miên nên sau khi bàn bạc, tính toán, vợ Sơn quyết định bỏ dở ước mơ làm cô giáo về nhà trông con. Cái cửa hàng tạp hóa nho nhỏ bày bán dăm thứ linh tinh ngay tại nhà cũng giúp vợ Sơn khuây khỏa và có thêm thu nhập. Cuộc sống rồi cũng dần ổn định. Sơn tạm bằng lòng với những gì đang có cho dù đôi lúc cũng cảm thấy chạnh lòng khi gặp lại bạn bè. Năm cậu con trai của Sơn lên 4 tuổi, biến cố lớn trong đời anh ta đã xảy ra.

Mặc dù nhà Sơn ở trong Sông Mã nhưng lại làm ở Mộc Châu nên cuối tuần mới tạt về thăm vợ con. “Ngày ấy xây được cái bể nước không đơn giản như bây giờ, vừa tốn công vừa tốn của. Cũng chỉ tại cái bể nước ấy mà thành chuyện”, Vũ Trường Sơn nhớ lại.

Cũng theo lời Sơn thì ky cóp dành dụm mãi mới đủ tiền xây cái bể nước để chứa nước mưa dùng thì hàng xóm có ý kiến. Cái bể chứa được hai gánh nước thôi, bé tẹo nhưng cũng khiến gia đình sát vách với nhà Sơn nói ra nói vào. Họ cho rằng Sơn xây bể ở sân tập thể là chiếm lối đi, mất chỗ chơi của trẻ con và là vật cản khiến nhiều người vấp lúc đêm tối. Rất nhiều lý do phát sinh từ khi chiếc bể chứa nước xuất hiện. Mỗi lần đi làm xa về nhà, nghe hàng xóm nói ra nói vào về cái bể của mình, Sơn cũng thấy khó chịu nhưng vì nghĩ xung quanh toàn là người có tri thức cả nên chỉ biết nín nhịn.

Tuy nhiên, câu chuyện mâu thuẫn về chiếc bể nước liên tục xảy ra. Trong một lần bị hàng xóm nói rát mặt, Sơn đã vặc lại và giữa hai bên xảy ra to tiếng. Cứ nghĩ chuyện chỉ dừng lại ở đó, đâu ngờ chủ nhật sau Sơn vừa về đến nhà, chưa kịp dựng cái xe đạp thì bị mấy anh em anh người hàng xóm quây đánh. Bị đánh bất ngờ, Sơn quay đầu bỏ chạy nhưng nhóm người kia vẫn không chịu buông tha. Khi bị đuổi đánh đến cuối sân, Sơn đã cuống cuồng vồ lấy con dao của một phụ nữ đang ngồi thái cây chuối cho lợn, chống trả. Nhát dao oan nghiệt đâm trúng anh Lộc khi đó chạy vào can khiến người đàn ông này thiệt mạng. Sơn bị bắt và bị khởi tố về hành vi Giết người và khoác trên mình bản án chung thân.

NGÀY VỀ SẼ NGẮN LẠI...

Bước qua cái tuổi 50, không còn trẻ để mà làm lại nên Sơn càng hay nghĩ. Nhiều đêm không ngủ được, Sơn lại trằn trọc lo. Với ông ta, chỉ có đứa con trai là tài sản duy nhất khẳng định Sơn còn tồn tại trên thế gian này, mất nó là mất tất cả. Chính vì thế mà ông ta tính từng ngày ở trại để rồi lo từng ngày về gia đình. “Con tôi sinh năm 1998, năm nay cháu đang học cấp 3. Bố như thế này mà nó vẫn còn học được là cố gắng lắm rồi. Nhà chỉ có một mẹ một con, tôi chẳng mong ước gì ngoài việc con ngoan ngoãn. Nó mà sa ngã thì tôi không biết ân hận đến thế nào”, Vũ Trường Sơn nói.

Nói rồi, Sơn bỗng trầm lại. Ông ta bảo rằng, nghĩ đến con lại thấy mình có lỗi với những đứa trẻ, con nạn nhân. Ngày ông ta gây ra tội, hai đứa con của nạn nhân đã 14, 15 tuổi rồi, đủ lớn để hiểu thế nào là mất mát, là căm giận. Nhưng may mắn cho Sơn là hai đứa trẻ ấy đã không trút giận lên vợ con Sơn. “Thực lòng tôi rất biết ơn hai đứa con anh Lộc vì chúng đã cho vợ con tôi một con đường sống. Lòng bao dung của chúng càng khiến tôi thêm day dứt, dằn vặt. Nhiều lần vợ tôi xuống thăm gặp, tôi nhắn nhủ vợ cố gắng dành dụm tiền để “đưa” mộ anh Lộc về quê, coi như thể hiện cái tâm của mình và một phần cũng muốn gia đình nạn nhân vơi đi mất mát”, Sơn kể.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 38

Về trại giam Nam Hà cải tạo, thời gian đầu Sơn được cho làm giúp việc cán bộ ở lớp xóa mù chữ. Những lúc cán bộ quản giáo bận, Sơn cũng được đứng lớp, được cầm tay nắn chữ cho phạm nhân. Sơn bảo những khi ấy sống mũi ông ta lại thấy cay cay. Sơn nhớ nhà, nhớ đứa con bé bỏng, còi cọc và muộn mằn của mình, đáng ra giờ này phải được cha dạy dỗ, kèm cặp thì lại phải tự mình làm tất mọi việc. Nhưng có lẽ người chịu nhiều thiệt thòi nhất vẫn là vợ Sơn. Bỏ việc vì chồng, vì con và cứ tưởng rằng sẽ cùng chồng vun đắp hạnh phúc, nhưng chưa được bao lâu, người vợ ấy lại phải chấp nhận sự thật, một mình nuôi con, thăm nuôi chồng trong chốn tù tội. “Năm nay, tôi đã được xuống án, có nghĩa ngày về sẽ không còn xa. Vì vậy, trong tâm niệm chỉ mong con ngoan, học tập tốt và nghe lời mẹ, đợi ngày tôi về sum họp và có thể bù đắp một phần thiệt thòi mà mẹ con cô ấy đã gánh chịu...”, nói rồi người đàn ông có mái đầu bạc bảo rằng phải về đội để chia cơm cho những phạm nhân khác. Thì ra Sơn được về đội bếp lao động đã 2 năm nay...

41. Đạt Đỗ. THU HÚT NÔNG SẢN AN TOÀN TỪ CÁC ĐỊA PHƯƠNG VỀ HÀ NỘI: QUAN TRỌNG VẪN LÀ CHẤT LƯỢNG / Đạt Đỗ // Lao động thủ đô.- Ngày 27/8/2016.- Số 103.- Tr.6.

Sau khi ngành nông nghiệp Hà Nội thực hiện chương trình hợp tác với 18 tỉnh, thành phố phía Bắc về cung cấp nông sản, thực phẩm an toàn, đến nay đã có nhiều tỉnh, thành phố thực hiện giới thiệu sản phẩm, thương hiệu địa phương tại Hà Nội như: Cam Cao Phong (Hòa Bình), vải thiều (Bắc Giang), nông sản Nam Bộ và gần đây nhất là Sơn La. Đây được xem là hướng đi mới hiệu quả và thiết thực, nhằm đưa nông sản an toàn đến gần hơn người tiêu dùng, đồng thời tạo chuỗi liên kết phát triển bền vững.

TĂNG CƯỜNG GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

Với mong muốn giới thiệu những sản phẩm nông sản có nguồn gốc an toàn của các địa phương, tỉnh thành lân cận đến với Thủ đô, từ đầu năm 2013, Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn Hà Nội đã thực hiện ký kết thỏa thuận với Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố phía Bắc về tiêu thụ rau, quả, thực phẩm an toàn… Kể từ sau khi thỏa thuận này được ký kết, không chỉ Hà Nội tích cực triển khai các hội chợ giới thiệu nông sản an toàn từ các địa phương, mà các địa phương đều tích cực vào cuộc và chủ động thực hiện tổ chức, giới thiệu sản phẩm, đặc sản thông qua các tuần lễ giới thiệu nông sản, hội chợ.

Chia sẻ về cơ hội mới này, ông Hoàng Văn Kẻo - Chủ tịch Hiệp hội xoài Yên Châu (huyện Yên Châu, Sơn La) cho biết, tuần lễ giới thiệu nông sản Sơn La tại Hà Nội là cơ hội lớn giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, cũng như sản phẩm đặc sản của địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô. “Mặc dù là một trong những địa phương có nhiều đặc sản được người tiêu dùng Thủ đô cũng như và các địa phương khác đón nhận và đánh giá cao, tuy nhiên, nông sản Sơn La vẫn chưa có hướng đi chuyên nghiệp nhằm bảo vệ và giới thiệu, thương hiệu địa phương có chất lượng và an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô. Vì thế, rất nhiều sản phẩm kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm… đã có cơ hội trà trộn, làm giả, làm nhái thương hiệu nông sản Sơn La, khiến người trồng trọt và kinh doanh gặp muôn vàn khó khăn. Tuần lễ giới thiệu nông sản lần này không chỉ là cơ hội để người tiêu dùng nhận diện sản phẩm, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm thị trường và tăng cường liên kết” - ông Kẻo cho hay.

Ở góc độ người tiêu dùng, anh Cao Ngọc Hà (ở phố Trần Bình, quận Cầu Giấy) cho rằng, trước vấn nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng đang hoành hành như hiện nay, đề nghị các cơ quan chức năng, tổ chức, giới thiệu nông sản sạch, nông sản an toàn tại các địa phương, tỉnh thành phố giúp người tiêu dùng có thêm kênh mua sắm, nhận diện nông sản an toàn, đặc sản vùng miền để tránh mua phải hàng hóa kém chất lượng.

MỞ RỘNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Các tuần lễ giới thiệu nông sản vùng, miền tại Hà Nội liên tiếp mở ra, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Đánh giá về vấn đề này, tại tuần lễ giới thiệu nông sản Sơn La, ông Nguyễn Duy Nhượng - Giám đốc Sở Công Thương Sơn La cho rằng, việc Sở Công thương Hà Nội cũng như một số doanh nghiệp lớn của Thủ đô, đã hỗ trợ để sản phẩm rau, quả, thực phẩm an toàn của Sơn La về tiêu thụ tại Hà Nội là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình liên kết hợp tác. Tuy nhiên, hiện tại, sản lượng liên kết tiêu thụ vẫn còn ở mức khiêm tốn, thiếu tính bền vững. Đặc biệt, với tiềm năng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 39

và thế mạnh của tỉnh Sơn La về các mặt hàng nông sản địa phương, thực phẩm an toàn, ông Nhượng cũng hy vọng rằng, sau tuần lễ giới thiệu nông sản lần này sẽ có nhiều hơn các doanh nghiệp, nhà bán lẻ Thủ đô biết đến. Đồng thời sẽ tăng cường hơn nữa trong việc liên kết với các doanh nghiệp, đầu mối thu mua và đặc biệt là tăng cường liên kết hơn nữa giữa Thủ đô Hà Nội và Sơn La, để đưa thực phẩm an toàn, đặc sản vùng cao của Sơn La nói riêng và các tỉnh miền núi nói chung về tiêu thụ và cung cấp cho người dân tại thị trường Hà Nội.

Đồng tình với ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp, bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, tuần lễ giới thiệu nông sản Sơn La hay của các địa phương khác được mở ra ở Hà Nội là cơ hội để thương hiệu, đặc sản địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng Thủ đô, đồng thời cũng là cơ hội giúp các doanh nghiệp, các địa phương tìm hiểu và tăng cường liên kết để phát triển bền vững.

42. Đức Tuấn. BẢN CAO ĐA GIỮ RỪNG / Đức Tuấn // Nhân dân.- Ngày 28/8/2016.- Tr.4.

“20 năm rồi, bản của chúng tôi chưa hề xảy ra cháy rừng! Người dân không vi phạm các quy định về bảo vệ rừng. Trong bản từ già tới trẻ ai ai cũng đều có ý thức bảo vệ rừng. Rừng là nhà, rừng cho nước uống, cho bóng mát, rừng cho làm kinh tế, thế thì phải giữ rừng...!”, già bản Lường Văn Phiếu, ở bản Cao Đa, xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên (Sơn La) chia sẻ.

Trưởng bản Cao Đa Hoàng Văn Đại cho biết: “Đây là địa bàn có diện tích rừng lớn ở huyện Bắc Yên, lại tiếp giáp với nhiều bản chung quanh cho nên giữ được rừng là rất khó...”. Bản Cao Đa, nằm cách trung tâm huyện 3km, có diện tích rừng trải dọc theo quốc lộ 37 và gần khu dân cư, cho nên nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Ngoài hơn 120ha đất sản xuất, bản có 334ha rừng tự nhiên, gần 60ha rừng trồng thuộc Chương trình 661 của Chính phủ. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được bản quan tâm và có cách làm chặt chẽ nên đã giữ được rừng.

Ngoài thực hiện những quy định chung, tại đây bà con đã gắn bảo vệ rừng với thực hiện hương ước, quy ước của bản. Hương ước, quy ước bảo vệ rừng ở đây được giáo dục từ trong gia đình, dòng họ, ăn sâu vào ý thức người dân. Ban quản lý rừng cộng đồng bản là những người có uy tín, trách nhiệm, luôn gắn bảo vệ rừng với mọi việc trong bản...

Bên cạnh việc tuyên truyền cho bà con, bản còn có hương ước nêu rõ trách nhiệm bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng. Bản Cao Đa đã thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, tổ chức nhân dân tham gia phát dọn các tuyến đường băng cản lửa, bảo đảm khoảng cách an toàn giữa rừng và nương rẫy, nơi ở của người dân. Mùa đốt nương rẫy, ngoài sự giám sát kiểm tra của cán bộ kiểm lâm địa bàn, bản Cao Đa còn tổ chức ký cam kết với từng hộ về việc đốt nương rẫy an toàn, đúng giờ quy định.

Chị Nguyễn Thị Mai Anh, cán bộ kiểm lâm địa bàn cho biết: "Bản Cao Đa là một trong những bản có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Nhờ thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng kịp thời, cùng với tiền bảo vệ rừng thuộc dự án KW7 giúp cho Ban quản lý rừng cộng đồng bản hoạt động hiệu quả”. Cùng với việc giữ rừng, bà con ở đây còn trồng rừng rất hiệu quả. Đây cũng là một trong những nơi có phong trào trồng rừng sôi nổi. Mùa trồng rừng năm 2016 vừa qua, bản đã trồng thêm được bảy ha rừng xoan. Câu chuyện giữ rừng ở bản Cao Đa không chỉ là chuyện riêng của bản và người dân nơi đây, mà còn là kinh nghiệm cần được chia sẻ để các cơ sở ở tỉnh Sơn La và nhiều địa phương khác học tập, làm theo...

43. Đức Tuấn. MÙA NHÃN BÊN BỜ SÔNG MÃ / Đức Tuấn // Nhân dân.- Ngày 28/8/2016.- Tr.4.

Miền đất mang tên một dòng sông! Ấy không đơn thuần là một câu nói, nó khơi gợi cảm hứng, giãi bày yêu thương. Hơn 60 năm trước, tên của dòng sông Mã nằm sát biên giới Việt - Lào đã được chọn đặt cho một huyện của tỉnh Sơn La - huyện Sông Mã. Hơn nửa thế kỷ đi khai khẩn vùng đất mới, bà con người Kinh tỉnh Hưng Yên đã cùng đồng các bào dân tộc chung sống đoàn kết, mang đến những đổi thay bên đôi bờ sông Mã...

ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 40

Dịp tết năm 2013, tôi may mắn được tham dự buổi lễ kỷ niệm 50 năm ngày bà con người Kinh các huyện Mỹ Văn (cũ), Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên lên phát triển kinh tế, văn hóa miền núi tại bản Hưng Mai, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Những câu chuyện thấm đậm tình người, tình đất, gợi nhớ một thời gian khó, thật xúc động. Trưởng bản Hưng Mai Nguyễn Minh Đức, tuổi gần 60, ngày ấy thuộc hàng con cháu, vẫn nhớ như in 102 cụ đại diện cho 50 gia đình thuở ban đầu đi “khai thiên, phá thạch”. Cho đến ngày kỷ niệm, chỉ 24 cụ còn sống, đều đã ở tuổi 75 - 80. Bản đã dựng một tấm bia đá khắc ghi tên, tuổi các cụ, như gia phả của bản, để con cháu nhớ cội nguồn.

Hôm nay, trở lại Hưng Mai vào mùa nhãn, ông trưởng bản ngậm ngùi, tâm sự: “Mới đấy chưa xa, thế mà năm cụ nữa đã về với tổ tiên!”. Ánh mắt ông đượm buồn, như muốn nói: Chặng đường gian khó đã qua, đến ngày no đủ, bản Hưng Mai giàu có, thì các cụ lại ra đi!

Tâm sự với nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La Lê Hữu Đê, vừa mới về hưu, từng là người trong cuộc, chứng kiến những năm tháng khó khăn, gian khổ, ông bảo: Muốn viết một cái gì đó, ghi lại những công lao của các cụ, nhưng viết chưa ra, đau đáu trong lòng. Rồi ông kể: Vào những năm 60 của thế kỷ trước, nghe theo tiếng gọi của Đảng, hàng nghìn thanh niên, tuổi mới đôi mươi, đem theo gia đình, vợ con đi xây dựng kinh tế mới. Phong trào rầm rộ nhất vào khoảng những năm 1961 đến 1967, giữa lúc cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt. Gia đình ông cùng 16 hộ quê Tiên Lữ đi xây dựng quê hương mới. Đoạn đường Hưng Yên - Sông Mã bây giờ đi ô tô chỉ trong một ngày, nhưng ngày ấy phải gần một tháng. Đoàn người gồng gánh đi bộ, trèo đèo, vượt suối, ngược dòng sông Mã, có lúc tưởng chừng như không thể đi được nữa. Hợp tác xã Thắng Lợi cho người ra đón, đồ đạc được ngựa thồ, trẻ con được bồng bế, cõng trên lưng, cứ thế tiến về phía trước, với khao khát tìm đến miền đất mới. Còn nhớ, ngày cuối cùng đi vào ban đêm, núi rừng âm u, tĩnh mịch, ánh trăng le lói. Đến bến đò bản Mé thì trời đã khuya, mọi người đốt lửa đón chờ bên kia sông. Bà con dân tộc Thái bản Phiềng Sa, Nà Cần ra đón, tiếng nói nghe không hiểu, nhưng tay bắt mặt mừng, vừa lạ, vừa quen, kỷ niệm ấy còn mãi trong lòng.

Nói một chút về bản thân, ông Lê Hữu Đê nhận mình là người may mắn. Lúc đó 13 tuổi, cậu bé Đê vừa phải giúp gia đình khai hoang vỡ đất, trồng rau, trồng lúa, vừa chăm nom các em. Nhưng càng trong gian khó, cậu bé càng ham học để trở thành người đầu tiên của xã Chiềng Sơ đi học cấp III ở huyện. Cuối tuần về nhà lấy gạo, vai đeo đu đủ, lủng lẳng chuối xanh, thế mà thành học sinh giỏi. Năm 1972, chàng thanh niên Lê Hữu Đê đi bộ đội, năm 1976 phục viên, trở về thi đỗ đại học sư phạm, ra trường quay trở lại Sông Mã dạy học. Mấy câu, mấy chữ vậy thôi, nhưng tuổi trẻ của ông ở cả đấy. Những năm tháng sống và làm việc ấy, với ông không chỉ là sự trả ơn mảnh đất đã nuôi mình khôn lớn, mà hơn thế nó đã thành máu thịt, quê hương. Gia đình ông cũng như bao gia đình bà con Hưng Yên đi khai hoang năm ấy đã cảm nhận được mảnh đất bên dòng sông Mã này như có duyên, có phận, không biết từ lúc nào...

LÀM GIÀU TỪ CÂY NHÃN

Vùng đất bên đôi bờ dòng sông Mã, đoạn từ xã Chiềng Khương lên đến xã Bó Sinh dài 93 cây số, khi đó còn hoang sơ. Hai bên bờ sông đất đai bằng phẳng, màu mỡ nhưng cây cối um tùm, đã được bà con Hưng Yên khai phá. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là cây nhãn lồng Hưng Yên rất phù hợp với khí hậu, chất đất ở đây. Những cây nhãn tổ trồng từ những năm 60 thế kỷ trước đến nay vẫn xanh tốt, cho quả đều. Đó là cây nhãn tổ của gia đình ông Nguyễn Văn Bảy, ở bản Hải Sơn, gốc to mấy người ôm, tán rộng đường kính tới 25m, có năm thu tới 1,7 tấn quả. Những năm 90 thế kỷ trước, ở Sơn La có phong trào san hộ giãn bản, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bà con huyện Sông Mã trồng đến gần chục nghìn héc-ta nhãn. Dọc hai bên bờ sông vào mùa nhãn nở hoa, người ta chỉ thấy nhãn và nhãn, vàng rực cả bờ sông.

Cách đây hơn chục năm, nhãn mất giá, một phần do thị trường chưa như bây giờ, phần do việc chăm sóc, đầu tư cho cây nhãn chưa tốt, giống cũ, quả nhỏ, chỉ để làm long nhãn, nên có nơi bà con chặt bỏ nhiều. Mấy năm trở lại đây bà con đã biết cải tạo vườn nhãn, dùng gốc nhãn cũ, cưa cành ghép giống nhãn mới, cho quả to, ngon, cùi dày, năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần nhãn cũ và cây nhãn Sông Mã đã tìm lại được chỗ đứng. Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 41

Phát triển nông thôn huyện Sông Mã, hiện toàn huyện có 4.268ha nhãn, trong đó đã có hai phần ba diện tích được cải tạo thành nhãn ghép, năng suất từ 10 - 12 tấn/ha, sản lượng khoảng 32.000 tấn. Như vậy, với giá khoảng 20 - 22 nghìn đồng/kg, người trồng nhãn ở đây có thể thu tới hàng trăm tỷ đồng.

Mùa nhãn năm nay, ở Sông Mã có nhiều chuyện vui. Không chỉ bà con người Kinh mà rất nhiều bà con dân tộc Thái, Mông cũng đang làm giàu từ cây nhãn. Anh Lường Văn Thoan, ở bản Mé, xã Nà Nghịu dù chưa thu hoạch hết, nhưng đã bán hơn 17 tấn nhãn quả. Anh Lò Văn Nhan, ở bản Phiêng Ca, xã Chiềng Khoong có 2,5ha nhãn ghép, năm nay bắt đầu cho quả, ước sẽ thu khoảng 20 tấn quả. Chúng tôi được biết, một số hộ bà con di dân tái định cư Thủy điện Sơn La mới chuyển về sinh sống xen ghép với bà con Sông Mã, cũng đã bắt đầu trồng nhãn. Chính sự chia sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm làm ăn đã gắn kết họ với nhau. Người Kinh, người Thái, người sở tại, người mới đến tái định cư cùng nhau đoàn kết, làm giàu.

Chúng tôi đến thăm Hợp tác xã Đoàn Kết, thuộc bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong, là nơi trồng nhiều nhãn nhất huyện. Bản Hải Sơn hiện có gần 400ha nhãn, hai hợp tác xã trồng nhãn, trong đó Hợp tác xã Đoàn Kết có bảy thành viên kinh doanh 25ha nhãn ghép. Vượt qua cầu treo Hải Sơn, ông Đặng Văn Thửa và ông Nguyễn Văn Dũng đã chờ sẵn, đưa đi tham quan vườn nhãn bằng xe máy. Chúng tôi bị choáng ngợp trước một vườn nhãn xum xuê, mà trước đó chưa từng thấy bao giờ. Từng chùm nhãn, quả to, mọng, có cây phải có giá đỡ đang chuẩn bị cho thu hoạch. Ông Thửa cho biết, ông có khoảng 200 gốc nhãn ghép, mỗi gốc thu từ 2 - 3 tạ quả, trừ chi phí, năm nay vườn nhãn của ông sẽ thu từ 800 triệu đến một tỷ đồng. Còn ông Dũng, đã có người nhận bao tiêu cả vườn với giá 20 nghìn đồng/kg, với 4ha chắc chắn sẽ có ba tỷ đồng. Để có thành quả như hôm nay, ông Thửa từng bị bà con ở bản Hải Sơn gọi là “ông điên” khi vườn nhãn đang xanh tốt thì cưa cụt cành. Năm 2009, một lần về thăm quê Khoái Châu, học được cách tỉa cành, ghép mắt giống nhãn Thiết Miền, ông đã mạnh dạn chuyển toàn bộ hơn 1ha nhãn thường thành nhãn ghép. Hai năm sau đó, bà con trong bản mới hiểu việc ông làm. Quả nhãn ghép của ông to, cùi dày, thơm ngon, bán giá gấp đôi nhãn thường. Từ câu chuyện ông Thửa “điên” làm cho cả vùng nhãn Sông Mã thay đổi nhận thức, đến nay hàng nghìn héc-ta nhãn đã được cải tạo, ghép mắt giống mới. Bà con ở đây đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biết chăm sóc, bón phân, cắt tỉa, đầu tư cho cây nhãn. Không dừng lại ở đó, ông Thửa đã tập hợp những người có diện tích nhãn lớn, sản xuất tập trung, biết đầu tư chăm sóc để xin thành lập hợp tác xã. Năm 2016, Hợp tác xã Đoàn Kết đã chủ động mời Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương hỗ trợ quy trình sản xuất nhãn sạch, thực hiện chăm sóc nhãn tiêu chuẩn VietGAP. Có người bảo: “Nhãn đang được giá, việc gì phải thêm chi phí”, nhưng ông nghĩ khác. Để có thị trường ổn định, không bị ép giá, thì không thể không liên kết sản xuất, đồng thời nhãn phải bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, không dùng hóa chất, nhất là nhãn của Hợp tác xã Đoàn Kết phải tạo nên sự khác biệt mới tăng được giá trị.

Những suy nghĩ và cách làm của ông Thửa, ông Dũng đang được UBND huyện Sông Mã và tỉnh Sơn La ghi nhận, khuyến khích. Hai năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã đầu tư xây dựng bốn mô hình sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, UBND huyện đã triển khai đề tài nghiên cứu khoa học ghép cải tạo giống nhãn, bằng giống nhãn PHM 99-11 và nhãn HPM1 (nhãn chín muộn Hưng Yên) tại hai xã Nà Nghịu và Chiềng Khoong. Tổ chức đoàn đi tham quan học hỏi kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cam Cao Phong (Hòa Bình) để về áp dụng đối với cây nhãn Sông Mã. Huyện khuyến khích các hộ nông dân liên kết hình thành các hợp tác xã chuyên canh cây nhãn, liên kết bốn nhà để nâng cao hiệu quả sản xuất. Bởi nếu chỉ có nhãn của Hợp tác xã Đoàn Kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm còn nơi khác không thì cũng rất khó ra thị trường. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sông Mã lần thứ 20 nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã dành vị trí quan trọng nói về cây nhãn, xây dựng chỉ dẫn địa lý hàng hóa, thương hiệu nhãn Sông Mã. Đó là định hướng lớn, nhận thức mới hỗ trợ giúp người nông dân có thể đứng vững trên thị trường, làm giàu trên quê hương mình.

Sông Mã, dòng sông thi ca đã được nhạc sỹ Bùi Đức Hạnh lấy cảm hứng viết nên bản Tình ca Tây Bắc. Mùa nhãn bên dòng sông, mạnh mẽ nhưng cũng đầy thơ mộng ấy, người nông dân gom góp niềm vui. Cuộc sống nơi này vốn thế, tự nó đã là một bản tình ca...

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 42

44. Đồng Thái. NGÔ NSC 87 NĂNG SUẤT “KHỦNG” / Đồng Thái // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 29/8/2016.- Số 172.- Tr.14.

Trước khi đoàn tham quan đến, vợ chồng ông Lèo Văn Biên đã ra ruộng phạt ngọn cây và bóc hết bẹ bọc bên ngoài bắp ngô. Hạt mẩy vàng, đóng khít, múp đến tận đầu bắp lộ ra ngồn ngộn, khiến ai nấy đều mê tít.

KHÔNG PHẢI DÙNG THUỐC SÂU

Người ta bảo, muốn có một ruộng ngô đẹp như tranh thế này, phải có cả “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Chủ ruộng Biên thì gạt phắt, bởi “dù đã được cán bộ chuyển giao kỹ thuật, nhưng tôi không ứng dụng được hết và vẫn trồng như cách thông thường”.

Giống ngô lai NSC 87 được ông Biên gieo từ ngày 25/4. Khi cây được 5 lá, ông bón đạm lần 1. Khi cây được 10 - 20 lá, chủ ruộng trộn đạm và kali bón lần 2. Tất cả dưỡng chất bổ sung chỉ có thể. Vậy mà “nó phát triển rất tốt, cứ thế tiến lên thôi, cây rất mập. Kể cả khi hạn hán, chúng vẫn không bị tác động gì nhiều”, ông Biên chia sẻ.

Đây là mô hình trình diễn giống ngô lai f1 NSC 87 của Công ty Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed) tại xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, Sơn La để đánh giá khả năng thích ứng trước khi nhân rộng ra sản xuất tại địa phương.

Theo báo cáo của UBND xã Chiềng Chăn, mô hình được triển khai từ tháng 4 - 8/2016, trên chân đất đồi của bản Nà Phường với diện tích 1ha. Mật độ gieo 65.300 cây/ha. Đặc biệt, mô hình không sử dụng thuốc trừ sâu, trừ bệnh. Thời gian sinh trưởng của ngô NSC 87 từ khi gieo đến khi chín sinh lý là 110 ngày.

NHÂN RỘNG MÔ HÌNH

Ông Trần Văn Quang, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Mai Sơn đánh giá: Từ giai đoạn ngô trổ cờ phun râu, trời không mưa, ảnh hưởng đến thụ phấn và khả năng tạo hạt của các giống trên địa bàn nói chung. Nhưng, đối với giống ngô NSC 87 có khả năng chịu hạn rất tốt nên hạt vẫn đóng kín bắp và múp đến tận đầu bắp. Giống ngô NSC 87 có chiều cao cây trung bình (190,2cm) và chiều cao đóng bắp (92,5cm) tương đối đồng đều, tỷ lệ bắp đạt >98%. Bộ lá của giống NSC 87 gọn lá thoáng nên có thể tăng mật độ.

Sau một hồi ngắm nghía ruộng ngô của nông dân Lèo Văn Biên, ông Lê Văn Hùng, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật Mai Sơn bảo: “Với giống ngô NSC 87, chúng ta thấy tỷ lệ bắp hở lá bi rất hiếm, bộ lá xanh bền, bộ rễ chân kiềng phát triển, điểm sâu đục thân và sâu đục bắp rất ít (chỉ 1%). Bởi vậy chúng có khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ ngã tốt và khả năng chịu hạn rất tốt. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khả năng kết hạt hơn hẳn các loại giống khác. Bởi vậy, cần nhân rộng mô hình này ra đại trà”.

Theo đánh giá của UBND xã Chiềng Chăn, giống ngô NSC 87 có bắp to, đường kính bắp 4,8cm và dài 20,5cm, chiều dài đuôi chuột 0,5cm và tỷ lệ hạt/bắp đạt 79,5%. Hạt ngô đóng khít, múp đến tận đầu bắp. Số hàng hạt/bắp từ 14 - 16 hàng, mỗi hàng đạt trung bình 37,2 hạt, rất ít bắp có hiện tượng đuôi chuột. Với trọng lượng trung bình hạt đạt 268,4gr, năng suất thực thụ dự kiến là 8,5 - 9 tấn/ha.

Hạch toán sơ bộ về hiệu quả kinh tế, tổng chi cho 1ha ngô NSC 87 là 23,8 triệu đồng. Trong đó bao gồm giống (1,6 triệu đồng), phân bón (5,4 triệu đồng), thuốc trừ cỏ (780.000 đồng) và công lao động (16 triệu đồng). Với giá ngô thương phẩm trên thị trường hiện nay, người trồng sẽ thu được khoảng 47,6 triệu đồng. Như vậy, lãi ròng sẽ đạt 23,8 triệu đồng. Trồng ngô NSC 87 mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng cao thu nhập của người sản xuất.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Mai Sơn, trong những năm qua, trên 100 giống ngô lai đã được đưa vào trồng ở đồng đất Mai Sơn. Nhưng, giống ngô NSC 87 của Vinaseed có nhiều ưu điểm vượt trội. Hiện tại, bắp đã chín nhưng lá xanh, cây khỏe. Ưu điểm này giúp chúng ta có thể vừa thu hoạch bắp ngô, vừa thu hoạch được lá để làm thức ăn chăn nuôi.

UBND huyện Mai Sơn sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình ở các địa điểm khác như xã Chiềng Lương, Chiềng Sung, Hát Lót để có căn cứ khoa học để nghiên cứu phát triển đại trà giống ngô NSC 87”.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 43

45. Hoàng Văn Chất. BAN HÀNH CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO THEO TIÊU CHÍ MỚI / Hoàng Văn Chất // Thời báo Kinh tế Việt Nam.- Ngày 29/8/2016.- Số 207.- Tr.2.

Hiện Tây Bắc vẫn là vùng nghèo nhất cả nước. Người nghèo Tây Bắc chủ yếu tập trung vào nhóm dân tộc thiểu số và khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa (95%). Do đó, cần phải tập trung và có những giải pháp xóa đói, giảm nghèo đa chiều, đảm bảo tính bền vững cho Sơn La nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói chung trong thời gian tới.

Theo tôi, cần tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành hiểu được tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều chính xác để không bỏ sót đối tượng hộ nghèo. Chuyển đổi và nâng cao nhận thức của các hộ nghèo, phát huy tính tự lực, tự cường trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, tránh tâm lý ỷ lại vào Nhà nước. Phân tích, đánh giá, nhận diện và phân loại rõ từng đối tượng người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo, trên cơ sở đó đề ra kế hoạch, giải pháp và tập trung ưu tiên có trọng tâm, trọng điểm. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các chính sách giảm nghèo theo tiêu chí mới dựa vào đặc thù văn hóa, kinh tế, xã hội của các nhóm dân tộc khác nhau. Huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho chương trình việc làm và giảm nghèo gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ ở cơ sở, khuyến khích phát triển các dịch vụ y tế, giáo dục, an sinh xã hội, đất ở, đất sản xuất, điện, nước... Thí điểm chủ trương xóa đói, giảm nghèo tại các địa phương có nhiều hộ nghèo.

46. DL. TRIỆT PHÁ VỤ VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP 1.800 VIÊN MA TÚY TỔNG HỢP / DL // Công an nhân dân.- Ngày 29/8/2016.- Số 4051.- Tr.5.

Ngày 28/8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La cho biết, đêm 27/8, tại khu vực bản Mơ Tươi, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu (Sơn La), lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng Sơn La phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng On, bắt giữ đối tượng Tếnh Lao Vờ, sinh năm 1972, trú tại bản Pá Khôm, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Tang vật thu giữ gồm 9 gói nilon, trong đó có chứa 1.800 viên ma túy và một số tang vật có liên quan khác. Hiện lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đang củng cố hồ sơ, bàn giao đối tượng cùng tang vật cho cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật.

47. Trang Hà. TẾT ĐỘC LẬP CỦA NGƯỜI MÔNG TRÊN CAO NGUYÊN MỘC CHÂU / Trang Hà // Thời đại.- Ngày 29/8/2016.- Số 400.- Tr.8.

Mộc Châu không những nổi tiếng bởi mênh mông đồi chè xanh cao nguyên và bản sắc đậm đà của phiên chợ vùng cao mà còn được biết đến với ngày hội Tết Độc lập 2/9 của đồng bào dân tộc Mông.

Vào những dịp thu sang tháng Tám, khi nắng hanh vàng trải dài trên khắp các sườn đồi, đâu đâu cũng nao nức, lao xao tiếng í ới hẹn hò nhau tới phiên chợ tình Mộc Châu thấm đẫm tình yêu đôi lứa và ấm áp sắc mầu thổ cẩm, sóng sánh nếp váy hoa, lốc cốc tiếng vó ngựa và làn khói thơm lan tỏa khắp vùng cao nguyên xanh của miền Tây Bắc. Nhưng quan trọng và háo hức hơn với đồng bào Mông nơi đây là được dự ngày lễ hội Tết Độc lập 2/9.

Đã từ lâu, người dân tộc Mông ở Mộc Châu và Sơn La nói chung đã coi ngày 2/9, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử và cũng là ngày Quốc khánh nước nhà là một trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc mình. Những ngày này, đâu đâu cũng trong không khí ngày hội, vui lắm, phấn khởi lắm. Nhất là bây giờ, ánh điện đã về với bản làng, lũ trẻ đã được đến trường, nhà ở đã kiên cố hơn và nhà nhà đã có ti vi để xem, có xe máy để đi, có điện thoại để trao đổi thông tin liên lạc... Đồng bào Mông vẫn bảo nhau: Tất cả là nhờ ơn Bác Hồ, nhờ ơn cách mạng, nhờ ơn Đảng mà người dân vùng cao Tây Bắc mới có sự đổi đời như vậy. Cũng vì vậy, Tết Độc lập hằng năm là dịp để nhân dân các dân tộc Tây Bắc tụ hội về đây, tưởng nhớ đến công lao của Bác Hồ và kỷ niệm ngày giành độc lập và khai sinh một nước Việt Nam mới của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có dân tộc Mông, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 44

Vào những ngày này, bắt đầu từ ngày 31/8, người dân khắp các bản làng vùng cao Mộc Châu náo nức chuẩn bị đi dự hội. Những người phụ nữ mải miết cấy hái, chuẩn bị váy áo đẹp nhất để đến chợ mua sắm, những người đàn ông tranh thủ làm lụng để sớm được xuống chợ dự ngày hội. Nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ mong ngóng vì được gặp gỡ bạn bè, giao lưu, hẹn hò, để trao nỗi nhớ ngày đêm với người mình thương...

Khởi đầu Tết Độc lập là của người Mông ở Mộc Châu, nhưng ngày hội này hiện đã thu hút cả đồng bào Mông ở các huyện Sông Mã, Thuận Châu, Yên Châu, Phù Yên... của tỉnh Sơn La, thậm chí cả người Mông ở Thanh Hóa, Nghệ An ra; người Mông ở Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang xuống...

Ở đâu, khi gặp nhau, dù không quen biết, người Mông đều coi là anh em cả, tay bắt mặt mừng, tình nghĩa nặng sâu. Chỉ cần tiếp xúc với người Mông một lần, bạn sẽ cảm nhận được ngay sự chân thành, mộc mạc, hồ hởi, giản dị mà sâu sắc đến không ngờ.

Trong những ngày này, khắp đường phố thị trấn Mộc Châu và trên các con đường về bản phấp phới cờ hoa. Mà đâu phải có mỗi người Mông rạo rực đón chào ngày này, mà các dân tộc anh em khác trong tỉnh cũng như trong cả nước cũng tụ về đây, cùng chung vui và hòa mình vào không khí tự do, náo nức như ngày đầu nước nhà đón lễ độc lập. Không ít du khách và đồng bào miền xuôi, Hà Nội và cả các tỉnh, thành phố phía Nam cũng xúng xính trong bộ váy áo dân tộc Mông, Dao, Thái... chụp ảnh lưu niệm với dân bản địa, bởi không phải ai cũng có cơ hội trải nghiệm lễ hội độc nhất vô nhị trong năm của Tây Bắc. Phải nhễ nhại mồ hôi, cười nói hết mình, chen lấn xô đẩy một chút và thêm ít men say, bạn mới có thể nồng nhiệt xoay tròn theo nếp váy của các cô gái Mông e ấp như con hươu, con nai trên rừng, nhưng lại tràn trề nhựa sống như cánh đào phai trong nắng sớm.

Trên các đường phố, dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô gái Mông ngồi trên lưng ngựa, bắp chân chắc nịch của người quen trèo đèo, lội suối, nếp váy thổ cẩm rực rỡ phủ xòa trên lưng con ngựa thồ đủng đỉnh gõ móng trên đường nhựa, cô nào má cũng đỏ bồ quân, mái tóc hoe vàng, đôi mắt một mí đen láy, miệng cười chúm chím thật duyên. Bên cạnh là những khuôn mặt du khách háo hức, tò mò, đầy phấn khích ngắm nhìn và tham gia vào các hoạt động vui chơi như thi ẩm thực (giã bánh dầy), các trò chơi dân gian truyền thống như bắn nỏ, đẩy gậy, tung còn, đánh tu lu, ném pao, trò chơi dân gian tok mak lek... Không khí như nóng bỏng bởi tiếng reo hò, cổ vũ cuồng nhiệt của của cả người dân địa phương lẫn khách du lịch. Cả một vùng cao nguyên xanh rộn ràng trong âm thanh và sắc màu đắm say của ngày hội với hình ảnh chiếc khinh khí cầu màu vàng, nổi bật trên nền trời xanh thẳm, tạo nên một bức tranh núi rừng vừa hoang sơ, vừa lộng lẫy một cách kỳ ảo.

Đêm 1/9 cũng là “đêm trắng” với những ai có mặt ở thị trấn Mộc Châu, một đêm hội giao lưu của tình yêu, của các chàng trai, cô gái trong phiên chợ tình gửi gắm những hò hẹn, nhớ thương và trao gửi tình cảm của không ít đôi lứa. Họ vất vả làm lụng, nhường nhịn nhau, may sắm quần áo đẹp cũng chỉ là để dành trọn vẹn cho ngày vui này. Trải qua nhiều năm tháng, nhiều mối tình đã nên duyên chồng vợ, nhưng cũng có nhiều đôi trai gái vì nhiều lý do mà chẳng đến được với nhau. Họ mong mỏi cả năm để tìm đến gặp lại bạn để tâm sự, để trút vợi niềm thương nhớ cho nhau.

Du khách có ghé thăm phiên chợ đặc biệt này nhớ đừng làm phiền những khoảnh khắc lắng đọng của các cặp tình nhân. Hãy để họ có những phút giây riêng tư, thiêng liêng tan hòa cùng với trời đất. Để đến sáng hôm sau, họ thanh thản về với núi rừng, những người phụ nữ Mông lại trở về với nương rẫy, ruộng vườn, những người đàn ông lại trần mình sớm tối mưu sinh, mộc mạc và đầy khẳng khái, chân tình.

Ngày hội vui lắm, nhưng cũng nhiều nỗi lo. Các dân tộc anh em được gặp nhau giao lưu học hỏi, được say cùng nhau men rượu nồng, cùng được vui tiếng khèn, chân xoay theo điệu múa, rung rinh tà váy, xơắn xuýt người đi, kẻ ở. Nhưng nhiều người vẫn lo lắm, lo người Mông không còn giữ được phiên chợ tình này, vì những người trẻ khi lớn lên, tiếp xúc nhiều với cuộc sống hiện đại mà quên đi lễ hội truyền thống của dân tộc mình và lo cả về ý thức và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận du khách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vẻ đẹp văn hóa của phiên chợ vùng cao.

Rời khỏi những ngày lễ hội sôi động, náo nhiệt, những khoảnh khắp giao hòa cùng thiên nhiên và con người nơi cao nguyên xanh vời vợi, chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều bồi hồi và không thể nào quên tiếng sáo Mông vi vút gọi bạn, tiếng khèn xao xuyến bước chân ai, nếp váy thổ cẩm xoắn xuýt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 45

bước chân cô gái Mông đẹp như trái táo chín mọng. Tiếng cười ròn rã lấp loáng hàm răng trắng bóng của các chàng trai vùng đồi núi cao nguyên bên người bạn tình... Tất cả tạo nên một ấn tượng không thể nào quên đối với những ai đã từng một lần đặt chân lên vùng đất cao nguyên Mộc Châu - ấn tượng Tây Bắc xanh!

48. Đơn Thương. “MIỀN ĐẤT CHẾT” SINH NHIỀU TRIỆU PHÚ / Đơn Thương // Nông thôn ngày nay.- Ngày 30/8/2016.- Số 208.- Tr.13.

Nằm lọt giữa dãy Pu Ta Cao và Pu Tếnh Hươn, vùng Noong Lào, Chiềng Pha (huyện Thuận Châu, Sơn La), trước đây vốn được mệnh danh là “miền đất chết”, nhưng nay đã khoác lên một bức tranh hoàn toàn khác. Họ, những người “mở đường” ngày ấy, đã trở thành những triệu phú và là những hạt nhân đem lại cho Noong Lào màu xanh trù phú, hưng thịnh!

KHAI SÁNG ĐẤT NGHÈO

Ở tỉnh Sơn La, đặc biệt là khu vực huyện Thuận Châu, Noong Lào vốn được coi là miền đất hiểm, hình thành bởi sự “cùm kẹp” của 2 dãy núi có tên Pu Ta Cao và Pu Tếnh Hươn. Nghiệt thay, hai dãy này lại nằm xuôi theo hướng mà vào kỳ cao điểm gió Lào cứ thông thốc thổi về. Những cơn gió nóng, khô và lấy nhiều nước nên cỏ cây vào mùa nóng héo hon, xơ xác; mùa đông thì gió lạnh thổi buốt rạt nên muông thú cũng phải bỏ đi.

Xót xa trước miền đất rộng hàng trăm ha bị bỏ hoang, hơn nữa, trước tình trạng “người sinh nhưng… đất không nở”, nhiều người đã quyết dấn thân về vùng đất này kiếm kế sinh nhai, tiêu biểu là các ông Lò Văn Pâng, Lò Văn Bun, Lò Văn Chum, Lò Văn Thưng…

Đến với Noong Lào ngày nay, nói về những tấm gương tỷ phú, người đầu tiên hay được nhắc đến là ông Lò Văn Pâng. Trong ngôi nhà khá bề thế cùng những vật dụng hiện đại để phục vụ cuộc sống gia đình, ông Pâng ngược lại thời cơ cực đi mở đất. Ông bảo: “Lên Noong Lào, sức lực bỏ ra, người dân vỡ đất mở ruộng trồng lúa, mở đồi trồng ngô. Nhưng do khí hậu khắc nghiệt, nên có “khéo co” thì người dân cũng chỉ đủ ăn. Không chấp nhận cảnh giẫm chân tại chỗ, tôi và nhiều người dân ở đây đã suy tính về một hướng đi mới để đem lại bứt phá cho mình”.

Đang lúc loay hoay, may mắn, một chủ trương về cây chè và cây cà phê đã được cấp trên đưa về. Tuy nhiên, để các thứ cây xa lạ ấy cắm chân, sống lại và làm giàu cho dân đất này như hiện nay thì ban đầu cũng không đơn giản. Sau nhiều đêm suy nghĩ, đoán định được lợi nhuận, ông Pâng đã thuyết phục vợ con để lấy đất canh tác của gia đình trồng chè và cà phê. Chè và cà phê trồng ở Noong Lào hợp khí hậu thổ nhưỡng đã bám đất phát triển nhanh chóng.

THUNG LŨNG XANH NOONG LÀO

Khoát tay một vòng chỉ những diện tích cà phê, chè xanh mướt hiện có, ông Pâng vui vẻ nói: “Mỗi năm, nó đem về cho gia đình tôi cả trăm triệu đồng đấy. Nhà này, xe này, đồ dùng này, lại cả tiền cho con cái đi học nữa…, đều nhờ nó cả. Nếu không mạnh dạn, nếu không dám phá cách mà chỉ nhìn vào cây lúa, cây ngô thì chả bao giờ có được đâu”.

Ngoài gia đình ông Pâng, đến Noong Lào ngày nay, khách xa phải ngạc nhiên về những mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi ở đây. Cùng với màu xanh của chè, cà phê và tiếng mõ trâu lốc cốc, tiếng chuông bò rình rang là ngày càng nhiều gia đình triệu phú ra đời. Trong đó có gia đình ông Lò Văn Bun. Sở dĩ ông Bun là người dẫn đầu về kinh tế của bản do là người đầu tiên mạnh dạn “xui” vợ con đem chè và cà phê về đây trồng trước nhất. Từ vài nghìn m2 đất hoang cằn ban đầu, nay quỹ đất đai nhà ông đã phủ xanh màu chè và cà phê. Hiện nay, với gần 5ha chè và cà phê kết hợp với chăn nuôi gia súc, mỗi năm gia đình ông đã có thu đến cả trăm triệu đồng. “Ngang ngửa” với gia đình triệu phú Lò Văn Pâng, Lò Văn Bun, ở đất Noong Lào hiện nay còn có các tên tuổi khác nữa như Lò Văn Chum, Lò Văn Thưng…

Từ miền đất “vứt đi”, bằng sự dấn thân, dám nghĩ, dám làm của nhiều người dân, hiện nay cây chè và cây cà phê đang trở thành cây trồng có thế mạnh, lan tỏa và để nhiều gia đình học theo để làm giàu. Từ những cá nhân ban đầu, hiện nay hai thứ cây trồng này đang ngày lan rộng và phủ xanh cho đất nghèo một thời có tên Noong Lào.

Ngoài chè, cà phê đang tạo nguồn thu giúp người dân Noong Lào thoát nghèo và đạt ngưỡng triệu phú, nhiều hộ dân còn tích cực xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 46

hàng hóa, với tổng đàn bò 1.500 con, gần 7.000 con lợn, hơn 30.000 con gia cầm, hứa hẹn đem lại thu nhập cao và giúp đồng bào phát triển kinh tế bền vững.

49. PV. VÂN HỒ CHĂM LO BỮA ĂN, NƠI Ở CHO HỌC SINH BÁN TRÚ / PV // Giáo dục và Thời đại.- Ngày 30/8/2016.- Số 208.- Tr.2.

Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã duy trì tốt kế hoạch tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú tại các đơn vị trường phổ thông có học sinh bán trú; chất lượng các bữa ăn được đảm bảo. Phòng chỉ đạo các nhà trường chủ động tham mưu với chính quyền địa phương bố trí khoảng 1,5 tỷ đồng đầu tư phòng ở bán trú và nhà bếp, tu sửa các công trình nước sinh hoạt, nhà vệ sinh. Năm học này huyện có 1.683 học sinh bán trú.

50. Thanh Mai. QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA MỖI CÔNG TRÌNH / Thanh Mai // Đại biểu nhân dân.- Ngày 31/8/2016.- Số 244.- Tr.4.

Thực hiện quản lý dự án đúng quy định pháp luật, bảo đảm an toàn, chất lượng, tiến độ, vệ sinh môi trường, có hiệu quả là những yêu cầu mà Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bắc Yên, Sơn La luôn nỗ lực thực hiện trong những năm qua.

Tỉnh Sơn La nói chung và huyện Bắc Yên nói riêng là địa phương có nhiều khó khăn vì địa hình bị chia cắt nhiều, độ dốc lớn, khí hậu diễn biến phức tạp, nhất là vào mùa mưa bão, tác động trực tiếp đến việc triển khai thực hiện các dự án công trình xây dựng.

Tuy nhiên, không vì thế mà chất lượng và tiến độ các công trình tại đây bị giảm sút. Cán bộ công nhân viên của Ban Quản lý dự án đã luôn đoàn kết nhất trí, khắc phục mọi khó khăn trở ngại, tập trung hoàn thành đúng hoặc vượt tiến độ các dự án, từ công tác giải phóng mặt bằng đến nghiệm thu, bàn giao thanh quyết toán công trình để nhanh chóng đưa vào sử dụng, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu của người dân.

Phát huy những thành tích đạt được trong năm 2015, năm 2016, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo huyện Bắc Yên, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Bắc Yên phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành tiếp tục triển khai đồng loạt các công việc, đạt được những kết quả khả quan.

Hiện nay, Ban Quản lý dự án đang quản lý 41 dự án thực hiện từ nguồn vốn do Ban Quản lý dự án thực hiện và 39 dự án từ nguồn vốn do Đề án 1460 thực hiện. Trong đó, có 8 công trình thuộc nguồn vốn Chương trình 135; 3 dự án trạm y tế xã thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; 22 công trình từ Chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; 2 công trình đường giao thông từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và 6 dự án từ nguồn ngân sách huyện. Đại diện phía Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Bắc Yên cho biết, trong năm 2016, Ban Quản lý dự án xác định sẽ tập trung mọi nguồn lực để cơ bản hoàn thành các dự án này. Đến giờ, Ban Quản lý dự án đã tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng tổng số 10 công trình. Tổng giá trị khối lượng thực hiện các dự án là trên 130 tỷ đồng.

Tiếp nối những thành công đã đạt được, trong 6 tháng cuối năm Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Bắc Yên tiếp tục đề ra phương hướng hoạt động và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Cụ thể, Ban Quản lý dự án sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình; sát sao và nghiêm túc lựa chọn các nhà thầu đủ năng lực, tài chính; tăng cường công tác quản lý kinh phí; tuân thủ nghiêm ngặt trình tự thủ tục đầu tư xây dựng từ giai đoạn quyết định đầu tư đến khi nghiệm thu bàn giao thanh quyết toán công trình. Bên cạnh đó, việc tăng cường giám sát chất lượng công trình, chống các biểu hiện lãng phí vật tư, vật liệu, rút ruột công trình luôn được đặt lên hàng đầu.

Bằng những hướng đi cụ thể, Ban Quản lý dự án quyết tâm giữ vững vai trò quyết định thành công của các công trình, góp phần vào sự phát triển kinh tế hạ tầng một cách toàn diện và bền vững của huyện.

Cùng với sự phát triển của huyện Bắc Yên và toàn tỉnh Sơn La, với những kết quả đã - đang và sẽ tiếp tục đạt được, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bắc Yên xứng đáng là lá cờ đầu trong công tác quản lý thực hiện các chương trình dự án trên địa bàn huyện Bắc Yên. Thực hiện tốt các nguyên tắc quản lý mà chính quyền huyện Bắc Yên đề ra: Đúng mục tiêu, đúng tiến độ, luôn bảo đảm tốt về chất lượng và nguồn lực.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 47

51. Bùi Thị Hậu. ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ NỮ (2001 - 2010) / Bùi Thị Hậu // Tạp chí Lịch sử Đảng.- Tháng 8/2016.- Số 309.- Tr.89 - 93.

Là tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, địa bàn rộng, địa hình phức tạp; cơ sở hạ tầng còn

thấp kém, giao thông gặp nhiều khó khăn; nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, còn tồn tại nhiều

phong tục tập quán lạc hậu; trình độ dân trí thấp, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số vùng sâu,

vùng xa..., vấn đề thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ nữ nói

riêng được Đảng bộ tỉnh Sơn La đặc biệt chú trọng.

1. Chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La

Trước năm 2001, Sơn La vẫn là tỉnh nghèo, đặc biệt khó khăn, kinh tế kém phát triển, trình độ

dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa còn rất thấp. Trong quá trình lãnh đạo,

Đảng bộ tỉnh Sơn La rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói

riêng. Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ vẫn còn nhiều hạn chế: Ở một số đơn vị đào

tạo, bồi dưỡng chưa gắn với quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ; có nơi hẫng hụt, thiếu cán bộ lãnh đạo,

quản lý là nữ; nhiều cán bộ nữ dân tộc thiểu số trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học,

ngoại ngữ còn thấp...

Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ nữ, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã có nhiều giải

pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ nữ. Đại hội đại biểu Đảng bộ

tỉnh Sơn La Khóa XI (2001 - 2005) xác định nhiệm vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực, phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, chất lượng

lao động; tập trung phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị,

lập trường giai cấp công nhân kiên định vững vàng; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế; đa dạng hóa các hình thức

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm tính cân đối hợp lý cơ cấu đào tạo giữa cán bộ quản lý và kỹ thuật

trình độ cao với công nhân kỹ thuật lành nghề; giữa cán bộ vùng thấp và vùng đặc biệt khó khăn; chú

trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, cán bộ người dân tộc tại chỗ, dân tộc ít người, cán bộ nữ; tăng

cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ nữ

trong diện quy hoạch; phấn đấu đến năm 2005, có 100% cán bộ chủ chốt cấp huyện, cấp tỉnh được

đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trình độ cao cấp và được bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước;

100% cán bộ xã có trình độ văn hóa cấp III, được đào tạo trình độ về chuyên môn và lý luận từ trung

cấp trở lên.

Trên cơ sở định hướng của Đại hội Đảng bộ tỉnh Khóa XI, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã

ban hành các nghị quyết chuyên đề về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày

12/7/2002, về quy hoạch, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ theo tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ

xã, phường, thị trấn; Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 15/7/2002, về quy hoạch, đào tạo và xây dựng

đội ngũ cán bộ giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước; Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày

26/9/2002, về quy hoạch, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể

chính trị - xã hội theo tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ công chức.

Về chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, UBND tỉnh ban hành Quyết định số

1104/2002/QĐ-UB, ngày 29/4/2002, quy định chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức và cán

bộ chính quyền cơ sở. Quyết định số 1104 nêu rõ: Công chức, viên chức đi học ngoài tỉnh được hỗ trợ

thêm sinh hoạt phí 100.000 đồng/người/tháng đối với nam, 120.000 đồng đối với nữ; hỗ trợ 1.500.000

đồng mua tài liệu; hỗ trợ bảo vệ luận án tiến sỹ là 10 triệu đồng; bảo vệ luận văn thạc sỹ là 5 triệu

đồng.

Trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Tỉnh ủy chỉ đạo cho các cấp, ngành, đơn

vị cần căn cứ vào chức năng nhiệm vụ chính trị; căn cứ vào quy hoạch, làm rõ số cán bộ cần được đào

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 48

tạo, bồi dưỡng; số cán bộ phải đưa đi đào tạo hoặc đào tạo lại, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc

thiểu số... Tỉnh ủy coi trọng việc tạo nguồn cán bộ nữ từ xã để đưa vào quy hoạch, chú ý đến cán bộ

nữ trẻ tuổi, có triển vọng phát triển.

Đến Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La Khóa XII (2006 - 2010), Đảng bộ tiếp tục chỉ rõ:

Thực hiện tốt chính sách đối với phụ nữ, quan tâm đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ học vấn, tạo điều kiện để phụ nữ ngày càng tham gia tích cực vào các cơ quan lãnh đạo, quản lý và mọi lĩnh vực

của đời sống xã hội. Chăm lo bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em, thực hiện tốt vấn đề bình đẳng giới. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc ít người, cán bộ trẻ.

Ngày 21/6/2007, Tỉnh ủy Sơn La đề ra Chương trình số 10-Ctr/TU, tiếp tục xác định mục tiêu và các biện pháp thực hiện công tác cán bộ nữ. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020: Phụ nữ các dân tộc tỉnh Sơn La được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; phấn đấu để Sơn

La là một trong những tỉnh thực hiện tốt bình đẳng giới; phấn đấu từ nhiệm kỳ 2010 - 2015, đều có cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp, đặc biệt là cán bộ nữ tham gia cấp ủy các huyện, thị, đảng ủy trực

thuộc và Tỉnh ủy đạt từ 15 - 20%; đại biểu HĐND các cấp đạt từ 35% trở lên. Phấn đấu đến năm 2011 thanh toán xong mù chữ cho số ủy viên ban chấp hành phụ nữ cơ sở. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70%, năm 2020 đạt 80% hội viên phụ nữ trong độ tuổi (15 - 35) còn mù chữ được xóa mù chữ.

Về biện pháp, Tỉnh ủy chỉ đạo: Xây dựng quy hoạch cán bộ nữ trong quy hoạch tổng thể về cán

bộ của Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn xây dựng quy hoạch với đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ đảm bảo tiêu chuẩn để chủ động về nhân sự; thực hiện bình đẳng giữa nam và nữ trong công tác quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ

nhiệm cán bộ; tăng tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, HĐND, UBND các cấp tương xứng với vai trò, vị trí, khả năng của phụ nữ. Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cán bộ nữ theo từng lĩnh vực, gắn

với quy hoạch, đảm bảo tỷ lệ tham gia các khóa đào tạo tại các trường lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước từ 30% trở lên. Thực hiện cử tuyển đào tạo cán bộ nữ các dân tộc thiểu số, vùng sâu,

vùng cao, biên giới, phổ cập tin học cho cán bộ nữ các cấp trong tỉnh. Có chính sách cụ thể về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển đối với cán bộ nữ, đặc biệt quan tâm cán bộ nữ là

trí thức, công nhân, người dân tộc thiểu số, tôn giáo. Nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa chính sách hỗ trợ cho cán bộ nữ đi đào tạo bồi dưỡng tại các trường Đảng, đoàn thể ở Trung ương và ở tỉnh; cán bộ nữ đi học có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Ưu tiên tuyển dụng cán bộ nữ, lao động nữ có trình độ cao

đẳng, đại học, trên đại học theo pháp luật và các quy định hiện hành; chăm lo bồi dưỡng, phát triển tài năng nữ. Quan tâm bồi dưỡng phát triển đảng viên nữ là người dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu,

vùng xa, cán bộ hội viên phụ nữ các cấp trong tỉnh.

Trong Chương trình số 18-CTr/TU, ban hành ngày 13/12/2008, Tỉnh ủy xác định: Xây dựng, quy hoạch phát triển đội ngũ trí thức của tỉnh, xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện có hiệu quả đào tạo tài năng nhằm phát triển nhân tài cho tỉnh; có chính sách và kế hoạch cụ thể để phát hiện, đào tạo

bồi dưỡng trí thức trẻ và trí thức là những người đã có cống hiến trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo lực lượng trí thức là người dân tộc thiểu số và trí thức là nữ; có kế

hoạch định kỳ và cơ chế đào tạo, bồi dưỡng lại để cập nhật kịp thời kiến thức mới, nâng cao chất lượng chuyên môn, ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ trí thức là nữ.

Chương trình số 20-CTr/TU, ngày 15/5/2009, về đẩy mạnh thực hiện công tác cán bộ đến năm 2020, Tỉnh ủy Sơn La yêu cầu: Xây dựng kế hoạch tổng thể, lâu dài về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán

bộ từ tỉnh đến cơ sở; đào tạo theo chức danh; đào tạo cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Huy động mọi nguồn lực và tăng đầu tư ngân sách Nhà nước cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở trong

nước và nước ngoài, trong và ngoài Đảng, ngoài khu vực Nhà nước.

2. Một số kết quả và kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ tỉnh Sơn

La

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 49

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh Sơn La từ năm 2001 đến năm 2010 đã được triển

khai với nhiều hình thức, trên các lĩnh vực, chú trọng cả đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính

trị, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước gắn với cập nhật kiến thức khác; đồng thời đào tạo sau đại

học, gắn yêu cầu đào tạo với chức danh quy hoạch cán bộ các cấp, đã góp phần nâng cao trình độ mọi

mặt của đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ nữ nói riêng.

- Về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ: Số cán bộ nữ được cử đi đào tạo chuyên môn có tỷ lệ ngày càng tăng lên ở các cấp bậc đào tạo. Trong giai đoạn 2001 - 2005, có 2.627/5.183 lượt cán bộ nữ được cử đi đào tạo, chiếm tỷ lệ 50,68%, đến giai đoạn 2006 - 2010 có 3.153/6.068 lượt cán bộ nữ

được cử đi đào tạo chiếm tỷ lệ 51,96% (tăng 1,28%).

- Về đào tạo lý luận chính trị: Trong giai đoạn 2001 - 2010, tỉnh đã mở được 196 lớp đào đạo về lý luận chính trị, với tổng số học viên là 13.708. Trong đó có 11 lớp cao cấp lý luận chính trị (2001 - 2005: 2 lớp, 2006 - 2010: 9 lớp); 62 lớp trung cấp lý luận chính trị (2001 - 2005: 25 lớp, 2006 -

2010: 37 lớp); 123 lớp sơ cấp lý luận (2001 - 2005: 4 lớp, 2006 - 2010: 119 lớp). Tổng số cán bộ nữ là đảng viên được cử đi đào tạo lý luận chính trị có xu hướng ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2001 - 2005 có 779/2.777 lượt cán bộ nữ được cử đi đào tạo (28,05%), đến giai đoạn 2006 - 2010 có 4.142/10.931 lượt cán bộ nữ được cử đi đào tạo chiếm tỷ lệ 37,89% (tăng 9,84%). Tỉnh ủy cũng chỉ

đạo tăng cường mở nhiều lớp cao cấp lý luận chính trị tại tỉnh và lớp trung cấp lý luận chính trị tại các huyện nên cán bộ nữ có điều kiện thuận lợi để tham gia các khóa đào tạo ngày càng nhiều hơn.

- Về bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước: Trong các khóa bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia bồi dưỡng tăng cao, giai đoạn 2001 - 2005, tỷ lệ nữ được bồi

dưỡng về chuyên viên cao cấp chỉ đạt 25%, thì đến giai đoạn 2006 - 2010 tỷ lệ này là 50%; chuyên viên chính và tương đương cũng tăng từ 34,21% (2001 - 2005) lên 42,36% (2006 - 2010) và tỷ lệ bồi

dưỡng chuyên viên, cán sự đều tăng.

Ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La phối hợp với ngành giáo dục mở 152 lớp xóa mù

chữ cho 3.813 hội viên, trong đó có 110 hội viên là cán bộ hội cấp xã. Trong 5 năm có 242 lượt cán bộ hội các cấp tham gia đào tạo các chương trình cao cấp, đại học, trung cấp về chuyên môn nghiệp vụ,

lý luận chính trị, có 151.200 lượt phụ nữ được tiếp cận với kiến thức pháp luật, chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em.

Trên cơ sở kết quả đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước... trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Sơn La được nâng lên rõ rệt, nhiều cán bộ nữ

đã được quy hoạch, đào tạo và bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy, HĐND, các chức danh chủ chốt các cấp ngày càng tăng. Cán bộ nữ tham gia cấp ủy

các cấp nhiệm kỳ XI (2001 - 2005) tăng so với nhiệm kỳ trước: Cấp tỉnh tăng 6,38% (so với nhiệm kỳ 1996 - 2000), cấp huyện tăng 5,43%, cấp xã, phường, thị trấn tăng 2,17%. Tham gia đại biểu Quốc hội Khóa XI, có 3/7 đồng chí nữ (42,85%). Đến nhiệm kỳ XII (2006 - 2010), cán bộ nữ tham gia cấp ủy

các cấp nói chung tăng: Cấp huyện thị tăng 0,44%; cấp xã, phường, thị trấn tăng 0,11%. Tham gia cán bộ chủ chốt HĐND Khóa XII, tỷ lệ cán bộ nữ tăng cao so với nhiệm kỳ XI, cụ thể: Đại biểu HĐND cấp tỉnh tăng 2,55%, cấp huyện tăng 2,03%, cấp cơ sở tăng 4,1%.

Đảng bộ tỉnh quan tâm quy hoạch, tạo nguồn cán bộ, từ năm 2006 - 2010, số cán bộ nữ được

quy hoạch vào các chức danh trưởng, phó phòng trở lên là 2.045; số cán bộ được đào tạo về chuyên môn là 375, đào tạo về lý luận chính trị là 150; bồi dưỡng về chuyên môn là 279, quản lý Nhà nước là

188, quốc phòng - an ninh là 300 và bồi dưỡng khác là 307. Trong tổng số 2.045 cán bộ được đưa vào quy hoạch, thì có 429 cán bộ được đề bạt bổ nhiệm (21%). Số cán bộ người dân tộc thiểu số được quy

hoạch vào các chức danh trưởng, phó phòng trở lên là 2.529/5.816, chiếm 43,5% (trong đó cán bộ nữ là 27%); số cán bộ được đào tạo về chuyên môn là 344, đào tạo về lý luận chính trị là 180, bồi dưỡng

về chuyên môn là 440, quản lý Nhà nước là 217, quốc phòng - an ninh là 489 và bồi dưỡng khác là 284.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 50

Tính đến tháng 1/2011, tỉnh Sơn La có 36 cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó ngành cấp huyện,

thành phố; 5 đồng chí là bí thư huyện ủy, thành ủy, 8 đồng chí là phó bí thư, phó chủ tịch HĐND,

UBND cấp huyện, 8 đồng chí là bí thư đảng ủy xã, 18 đồng chí là phó bí thư, phó chủ tịch HĐND,

UBND cấp xã. Toàn tỉnh có 66 cán bộ nữ có trình độ từ thạc sỹ trở lên, trong đó có 4 đồng chí có trình

độ tiến sỹ, 14 đồng chí là nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sỹ ưu tú. Như vậy, với tỷ lệ cán bộ nữ tham gia

các chức danh chủ chốt nêu trên, Sơn La được đánh giá là tỉnh đứng thứ hai có tỷ lệ cán bộ nữ tham

gia cấp ủy cao.

Công tác phát triển đảng viên trong đội ngũ cán bộ nữ được các cấp ủy quan tâm, tạo điều kiện

với số lượng đảng viên ngày càng tăng, số đảng viên nữ: Năm 2001 là 6.728/34.913 (19,27%), năm

2005 là 11.819/44.597 (26,5%), năm 2010 là 15.838/58.731 (26,96%). Trong nhiệm kỳ XI (2001 -

2005), cán bộ nữ được kết nạp vào Đảng là 4.632 đồng chí và nhiệm kỳ XII (2006 - 2010) là 5.784

đồng chí.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ của Đảng bộ

tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2001 - 2010 vẫn còn một số hạn chế nhất định. Tình hình đó, đòi hỏi

Đảng bộ tỉnh Sơn La cần có những giải pháp đồng bộ, tạo ra những bước đột phá để nâng cao hơn nữa

chất lượng đội ngũ cán bộ nữ.

Từ thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ tỉnh Sơn La có thể đưa ra một số kinh

nghiệm tiêu biểu như: 1- Quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ nữ, đảm bảo

sự kết hợp chặt chẽ giữa Tỉnh ủy với các ban, ngành trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ; 2-

Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của địa phương để xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ nữ và đa dạng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng để cán bộ nữ có điều kiện cơ hội được học tập;

3- Thực hiện tốt chính sách, chế độ ưu tiên hợp lý đối với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, ưu tiên

đào tạo cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa; 4- Chú trọng thực hiện tốt công tác

tạo nguồn, quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ gắn với việc bố trí, sử dụng cán bộ nữ; 5- Tăng

cường vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cấp cơ sở trong công tác đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ.

52. Lại Trang Huyền. ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ (2001 - 2016) / Lại Trang Huyền // Tạp chí Lịch sử Đảng.- Tháng 8/2016.- Số 309.- Tr.104 - 107.

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế tập

thể mà nòng cốt là hợp tác xã. Thực hiện chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã ban

hành nhiều nghị quyết tập trung chỉ đạo phát triển hợp tác xã, từng bước thực hiện chuyển đổi,

xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới, phát huy thế mạnh, vươn lên trở thành một thành phần

kinh tế có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.

1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Sơn La Hợp tác xã là một kiểu tổ chức, một loại hình kinh tế ra đời cách đây hơn 200 năm ở Anh và

cho đến nay hợp tác xã, liên minh hợp tác xã vẫn rất phát triển ở một số nước châu Âu. Vận dụng và

phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã, Đảng khẳng

định: Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam,

phong trào tổ chức hợp tác xã diễn ra từ những năm 60 của thế kỷ XX và lâm vào khủng hoảng sâu

sắc trong thập kỷ 80. Cùng với công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng từ năm 1986, phong trào hợp

tác xã từng bước chuyển biến tích cực, đã khẳng định được vai trò quan trọng không chỉ đối với sản

xuất, kinh doanh, mà còn trở thành nhân tố không thể thay thế, góp phần thúc đẩy dân chủ hóa, bảo

đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở. Tuy nhiên, hợp tác xã vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu

kém, còn nhiều khó khăn và hạn chế về các vấn đề như năng lực, trình độ quản lý, vấn đề thiếu vốn,

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 51

chậm chuyển giao khoa học công nghệ... Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đang rất quan tâm, tạo

điều kiện để tháo gỡ những khó khăn, thúc đẩy kinh tế hợp tác xã phát triển, hòa nhập với nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, phát triển hợp tác xã ở các tỉnh miền núi, nơi có

điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển đang được quan tâm, chú trọng. Chương 1, Điều 3 Luật Hợp

tác xã (2012) quy định: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do

ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh

doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách

nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.

Sơn La là một tỉnh miền núi, biên giới thuộc khu vực Tây Bắc nước ta. Đảng bộ tỉnh Sơn La đã

quán triệt sâu sắc và tích cực thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh

tế tập thể, với các chủ trương, chính sách tiêu biểu như: Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002,

“Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX về tiếp tục đổi mới,

phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”; Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 2/1/2008, của Ban Bí thư

Trung ương Đảng “Về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về tiếp tục

đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”; Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 được

Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2012; Kết luận số 56-

KL/TW, ngày 21/11/2013, của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa

IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”; Quyết định số 62/2013/QĐ-

TTg, ngày 25/10/2013, của Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên

kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”; Quyết định số 2261/QĐ-TTg, ngày

15/12/2014, của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn

2015 - 2020”; Chỉ thị 19/CT-TTg, ngày 24/7/2015, của Thủ tướng Chính phủ “Về việc đẩy mạnh triển

khai thi hành Luật Hợp tác xã”.

Các văn bản tập trung xác định những giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính

sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, từ khi Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực thi hành, tỉnh đã chỉ

đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tích cực, khẩn trương tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến luật

nhằm nâng cao nhận thức về hợp tác xã, khuyến khích và phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, định

hướng phát triển các hợp tác xã hoạt động hiệu quả để mang lại lợi ích thiết thực cho các thành viên

về cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm.

Trong quá trình xây dựng hợp tác xã, quan điểm, chủ trương, chính sách về hợp tác xã đã được

Đảng và Nhà nước điều chỉnh cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu cần thiết để đẩy mạnh phát triển hợp tác

xã. Thực tế đó đòi hỏi những tỉnh nghèo như Sơn La phải tích cực, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo

thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã. Quan trọng nhất vẫn là xây dựng được chiến lược phát

triển hợp tác xã trong từng giai đoạn, chính quyền, đoàn thể các cấp phải vào cuộc thực hiện chủ

trương Nhà nước và nhân dân cùng làm thì mặt trận kinh tế này mới phát huy được những mặt tích

cực, tạo những bứt phá của kinh tế hợp tác xã.

Đảng bộ tỉnh Sơn La chỉ đạo đẩy mạnh việc đánh giá, tổng kết quá trình thực hiện nghị quyết

để trên cơ sở đó nắm rõ thực trạng hợp tác xã, những kết quả đạt được, những hợp tác xã điển hình về

thực hiện chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã, về ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất,

những vấn đề tồn tại trong tổ chức và hoạt động của hợp tác xã. Sự tồn tại và phát triển của hợp tác xã

là khách quan nhưng nếu không có sự hỗ trợ từ Nhà nước về cơ chế, chính sách thì chắc chắn việc duy

trì và phát triển thành phần kinh tế này sẽ gặp nhiều khó khăn. Vấn đề là ở chỗ cơ chế, chế sách ấy

phải đưa hợp tác xã hoạt động theo đúng bản chất, phải mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả

hoạt động, đem lại lợi ích cho các thành viên và phải làm cho tổ chức hợp tác xã ngày càng chặt chẽ,

sự gắn bó giữa hợp tác xã với các thành viên ngày càng được củng cố. Đồng thời, trong một địa

phương, kinh tế hợp tác và hợp tác xã phải có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau phát triển.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 52

Quá trình tổng kết, đánh giá xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên cơ sở nhận định khách quan để từ đó

xác định những nhiệm vụ cụ thể trong việc tiếp tục triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng.

Đảng bộ tỉnh Sơn La chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản về phát triển kinh tế hợp tác xã: Kết

luận số 947-KL/TU Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX, ngày 23/8/2013;

Thông báo của đồng chí Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy tại cuộc làm việc với hợp tác xã Nặm La,

ngày 5/11/2015; Báo cáo sơ kết việc thực hiện Kết luận số 56-KL/TW, ngày 7/1/2016, của Bộ Chính

trị; Thông báo số 343, ngày 25/4/2016, kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương hỗ trợ

doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngày 29/4/2016, UBND tỉnh ra văn bản hướng dẫn về việc triển khai thực hiện Kết luận số 331-

TB/TU, ngày 25/4/2016, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng

nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Sơn La. Các văn bản xác định mục tiêu, phương hướng,

nhiệm vụ và giải pháp để đẩy mạnh việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, tạo

điều kiện cho hợp tác xã hoạt động theo đúng hướng dẫn của Luật Hợp tác xã, thúc đẩy sự chuyển

biến tích cực của thành phần kinh tế này.

Mặc dù Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định rõ về bản chất, cơ cấu tổ chức và hoạt động của

hợp tác xã và trong quá trình triển khai thực hiện luật, tỉnh Sơn La cũng đã có một số chính sách

khuyến khích thành lập mô hình hợp tác xã kiểu mới, tuy nhiên, việc thực hiện luật còn chậm, công

tác tuyên truyền, phổ biến luật còn nhiều hạn chế, nhận thức về luật, về khu vực kinh tế hợp tác xã còn

chưa đầy đủ và sâu sắc; còn tồn tại trên 50% hợp tác xã xếp loại trung bình và yếu kém, nhiều hợp tác

xã chưa thực hiện chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã hoặc chuyển đổi chỉ mang tính hình thức, lúng

túng trong việc xác định phương án sản xuất kinh doanh... Vì vậy, căn cứ Chỉ thị số 19/CT-TTg, ngày

24/7/2015, của Thủ tướng Chính phủ “Về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã” và

Thông báo số 24/TB-VPCP, ngày 29/01/2016, của Văn phòng Chính phủ về “Kết luận của Phó thủ

tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về kết quả triển khai Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị và

Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ”, UBND tỉnh Sơn La đã ra Kế hoạch số 71/KH-

UBND, ngày 20/5/2016, “Triển khai thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng

Chính phủ”. Kế hoạch xác định đúng mục đích, yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ để đẩy mạnh việc triển

khai Luật Hợp tác xã, tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Như vậy, việc lãnh đạo đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã, gắn mục tiêu phát triển

kinh tế hợp tác xã với nhiệm vụ đẩy mạnh thực hiện Luật Hợp tác xã có hiệu lực trong thực tiễn là

một trong những nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Sơn La phải kịp thời nắm bắt chủ trương

và tình hình thực tiễn để có những biện pháp thích hợp đưa luật vào thực tiễn và tạo điều kiện cho hợp

tác xã có cơ hội vươn lên tạo ra bước đột phá tương xứng với tiềm năng, lợi thế của khu vực kinh tế

quan trọng này.

2. Những kết quả đạt được Tính đến ngày 14/3/2016, toàn tỉnh Sơn La có 192 hợp tác xã đang hoạt động, bao gồm 107

hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp (trên 55% tổng số hợp tác xã), 10 hợp tác xã thủy sản,

15 hợp tác xã xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, 34 hợp tác xã thương mại - dịch vụ và chợ, 18

hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, 2 hợp tác xã dịch vụ vận tải và 6 Quỹ tín dụng nhân dân. Trong 3

tháng đầu năm 2016, có 6 hợp tác xã mới được thành lập.

Về tổ chức bộ máy: 192 hợp tác xã (100%) đáp ứng các quy định về bộ máy theo Luật Hợp tác

xã năm 2003, đang thực hiện việc tổ chức lại, đăng ký lại hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác

xã năm 2012. Các hợp tác xã tích cực đổi mới phương thức sản xuất, có xu hướng hoạt động sản xuất

kinh doanh đa ngành nghề nhằm hỗ trợ nhau, phát huy tính ưu việt của hợp tác xã. Các mô hình hợp

tác xã mới hiện nay hoạt động hiệu quả là các hợp tác xã tập trung vào phát triển các mô hình với thế

mạnh, tiềm năng của tỉnh như: Sản xuất rau sạch, trồng hoa công nghệ cao, cây ăn quả...

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 53

Một số hợp tác xã điển hình ở Sơn La hiện nay phải kể đến: Quỹ tín dụng nhân dân Thị trấn

Nông trường Mộc Châu (sau 19 năm hoạt động đã phục vụ được trên 6.800 thành viên với tổng nguồn

vốn trên 700 tỷ đồng, tổng doanh thu 73.337 tỷ đồng/năm, lợi nhuận sau thuế là 7,913 tỷ đồng, đóng

góp ngân sách gần 2 tỷ đồng, thu nhập nhân viên quỹ bình quân đạt 7,5 triệu đồng/tháng), Quỹ tín

dụng nhân dân Quyết Thắng, Quỹ tín dụng nhân dân Thị trấn Phù Yên. Trong lĩnh vực nông nghiệp,

hợp tác xã hoạt động rất đa dạng với nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh. Những hợp tác xã đang

hoạt động ổn định, phục vụ tốt nhu cầu thành viên như: Hợp tác xã Dịch vụ phát triển nông nghiệp

19/5 huyện Mộc Châu (trồng rau, quả sạch, sản xuất rượu, trong đó sản phẩm rượu của hợp tác xã đã

được xuất trưng bày tại Pháp), Hợp tác xã Rau an toàn tự nhiên Mộc Châu, Hợp tác xã nhãn chín

muộn của Mai Sơn, Hợp tác xã Gia Thịnh tiểu khu 19/8 Thị trấn Nông trường Mộc Châu (chuyên sản

xuất và nhân giống một số giống hoa lan bản địa có giá trị kinh tế cao), Hợp tác xã Nuôi trồng thủy

sản (cá tầm, trắm cỏ, cá chép...) ở huyện Quỳnh Nhai...

Những kết quả trên cho thấy, hợp tác xã ở Sơn La có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy kinh

tế hộ phát triển. Năm 2015, kinh tế tập thể đã đóng góp 11,5% vào GDP của tỉnh. Quá trình hoạt động

gắn với hiệu quả kinh tế - xã hội của hợp tác xã đã góp phần nâng cao nhận thức của chính quyền và

nhân dân về một kiểu tổ chức kinh tế chỉ đơn thuần đem lại lợi ích kinh tế mà còn chứa đựng giá trị

nhân văn sâu sắc trong việc phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức và tham gia giải quyết các vấn đề xã

hội ở địa phương.

Tuy nhiên, kinh tế hợp tác xã ở Sơn La hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế. Đó là sự phát

triển không đồng đều, nhiều hợp tác xã hoạt động cầm chừng, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh thấp kém, thiếu vốn, thiếu trình độ quản lý và tay nghề; các chính sách hỗ

trợ cho hợp tác xã nhiều nhưng các hợp tác xã chưa được tiếp cận và hưởng thụ; một số hợp tác xã

lúng túng, chưa xác định được phương án sản xuất kinh doanh phù hợp; nhận thức về hợp tác xã kiểu

mới còn nhiều hạn chế; cán bộ hợp tác xã có nơi chưa nhiệt tình, tâm huyết ảnh hưởng đến sự phát

triển của hợp tác xã. Do đó, tuy đã có chuyển biến tích cực song kinh tế hợp tác xã ở Sơn La còn

chậm phát triển so với nhiều địa phương trong cả nước.

Từ những kết quả đạt được trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La đối với kinh tế

hợp tác xã, có thể đúc rút một số kinh nghiệm bước đầu: Coi trọng và làm tốt công tác tuyên truyền về

kinh tế hợp tác xã; thể chế hóa, cụ thể hóa, tối ưu hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

phù hợp với những đặc điểm của địa phương về kinh tế, xã hội, văn hóa...; bộ máy quản lý Nhà nước

về kinh tế tập thể hoạt động đúng với chức năng, nhiệm vụ, vai trò; cấp ủy, chính quyền phải xác định

lãnh đạo phát triển kinh tế hợp tác xã là nhiệm vụ trọng tâm.

Vai trò của cấp ủy đối với phát triển kinh tế hợp tác xã là vô cùng quan trọng. Chỉ khi có

đường lối, chủ trương đúng đắn, sự chỉ đạo linh hoạt, kịp thời của cấp ủy, hợp tác xã mới có thể tồn

tại, phát triển mạnh mẽ và trở thành thành phần kinh tế có sức mạnh to lớn góp phần vào sự nghiệp

xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

53. Nguyễn Hồng. Y TẾ TUYẾN HUYỆN CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ / Nguyễn Hồng, Phương Minh // Sức khỏe và đời sống.- Ngày 31/8 - 2/9/2016.- Số Đặc biệt (140+141).- Tr.22.

Nếu như trước đây trong quan niệm của nhiều người, hệ thống y tế tuyến huyện chỉ thực hiện những phẫu thuật ngoại khoa đơn giản như mổ đẻ, mổ mở ruột thừa... và điều trị những bệnh mạn tính thông thường khác như tăng huyết áp, ho, sốt... Thế nhưng, giờ cách nhìn nhận ấy đã lạc hậu khi thời gian qua, hàng loạt các bệnh viện tuyến huyện trên cả nước đã có bước chuyển mình đầy “thuyết phục” khi thực hiện được những kỹ thuật vượt tuyến để phục vụ người bệnh tốt hơn. Đơn cử như thực hiện lọc thận ngay tại bệnh viện huyện mà không phải lên tận các bệnh viện tuyến tỉnh hay Trung ương, hoặc phẫu thuật nội soi một số bệnh như sỏi túi mật, viêm ruột thừa... một trong những kỹ thuật mà trước đây chỉ được làm ở các bệnh viện

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 16 năm 2016 54

tuyến tỉnh, tuyến Trung ương thì giờ cũng đã có mặt ở một số bệnh viện tuyến huyện... ... THỤ TINH NHÂN TẠO (IUI) TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN

Ngày 21/6/2016, Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu đã đón cháu bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo - phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Đây là thành quả to lớn của một bệnh viện tuyến huyện miền núi của Sơn La. Điều trị vô sinh bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI đã được thực hiện thành công tại một số bệnh viện sản khoa tuyến tỉnh. Tuy nhiên, phát triển kỹ thuật này ở bệnh viện hạng III, tuyến huyện hiện còn rất ít bệnh viện làm được. Bởi, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, trình độ bác sỹ... Nhưng năm 2015, Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu đã mạnh dạn thực hiện kỹ thuật này. Bác sỹ Vi Hồng Kỳ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu cho biết, với mục tiêu lựa chọn sản phụ khoa là một trong những chuyên ngành mũi nhọn trong năm 2015 nói riêng và tạo điểm nhấn trong kế hoạch phát triển của bệnh viện giai đoạn 2015 - 2020, Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu đã cử 1 kíp gồm: Bác sỹ, hộ sinh, kỹ thuật viên đi đào tạo về kỹ thuật IUI. Tuy là bệnh viện tuyến huyện còn gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực y tế cũng như trình độ bác sỹ, nhưng bệnh viện đã quyết tâm đầu tư để đưa kỹ thuật mới về gần dân hơn, để người dân được hưởng lợi. Cũng theo bác sỹ Kỳ, để có thành công này, bệnh viện đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp ở bệnh viện Phụ sản Trung ương về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật IUI mà trực tiếp là Tiến sỹ Lê Hoàng - Phó giám đốc bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Chỉ đạo tuyến chủ trì tham gia đào tạo. Kết thúc khóa học, Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã đánh giá cao khả năng thực hiện kỹ thuật IUI của kíp thầy thuốc và cam kết tiếp tục có kế hoạch triển khai hỗ trợ kỹ thuật sản phụ khoa đối với bệnh viện.

... Có thể nói, những kỹ thuật mới được đưa vào áp dụng tại các bệnh viện tuyến huyện đã mang lại bộ mặt hoàn toàn mới cho y tế tuyến huyện. Đây là bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng thành tựu của y học hiện đại vào công tác điều trị cho bệnh nhân, qua đó, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngay chính quê hương của mình.

ChØ ®¹o xuÊt b¶n

Hå ThÞ Dung

(Cö nh©n V¨n hãa - Phã gi¸m ®èc Th­ viÖn tØnh S¬n La)

ChÞu tr¸ch nhiÖm néi dung

D­¬ng thÞ thóy hång

(Cö nh©n V¨n hãa - Tr­ëng phßng Th«ng tin - Th­ môc)

biªn so¹n & tr×nh bµy

nguyÔn thÞ huyÒn trang

(Kü thuËt viªn)

In vµ CHÕ B¶N 300 cuèn t¹i C¤NG TY Cæ PHÇN IN THI£N KIM

PHßNG 510, NHµ A11, TËP THÓ THANH XU¢N B¾C, PH¦êNG thanh xu©n b¾c, quËn thanh xu©n, hµ néi.

Khæ 21x30cm. GiÊy phÐp xuÊt b¶n sè: 78/GP-STTtt Ngµy 10/6/2016 cña së Th«ng tin Vµ trUyÒn th«ng TØNH s¬n la CÊP.

in xong Vµ NéP L¦U CHIÓU TH¸NG 9 N¡M 2016. XUẤT BẢN PHẨM KH¤NG B¸N.