THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · Văn Thọ không làm việc ở...

14
THƯ NGỎ THHAI GI THTƯỚNG NGUYN XUÂN PHÚC

Transcript of THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · Văn Thọ không làm việc ở...

Page 1: THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · Văn Thọ không làm việc ở trường Kinh tế hay trường Thương mại mà ở trường Khoa học Xã

THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC

Page 2: THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · Văn Thọ không làm việc ở trường Kinh tế hay trường Thương mại mà ở trường Khoa học Xã

1

Đại diện nhóm tác giả:

(Tiến sỹ kinh tế,

tốt nghiệp từ đại học:…, quốc gia:...)

Địa chỉ:

Điện thoại: E-mail:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*****

Hà nội ngày 25/1/2018

THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC

V/v: Tổ Tư vấn Kinh tế 2017 – Một vụ Lừa đảo Tầm cỡ Quốc tế1

Kính thưa Thủ tướng,

Trong Thư ngỏ đầu tiên gửi cho Thủ tướng2 chúng tôi đã đề nghị giải tán ngay nhóm 4 học giả hải

ngoại trong Tổ Tư vấn kinh tế bởi chất lượng quá tồi tệ: hai ông Trần Ngọc Anh và Vũ Minh

Khương là tiến sỹ chính sách công và làm việc ở các trường hành chính công (nghĩa là cả bằng cấp

và kinh nghiệm đều không phải là kinh tế), sở trường nghiên cứu chỉ phù hợp với các cơ quan hành

chính-chính trị, chui vào Tổ Tư vấn kinh tế nhưng chỉ ba hoa về hành chính, chính trị. Ông Trần

Văn Thọ không làm việc ở trường Kinh tế hay trường Thương mại mà ở trường Khoa học Xã hội,

năng lực nghiên cứu kinh tế thậm chí chưa đạt chuẩn mới về phó giáo sư kinh tế của Việt nam, chứ

chưa nói đến chuẩn của Nhật bản. Còn ông Nguyễn Đức Khương cũng mới chỉ đạt chuẩn tiêu biểu

của Đông Nam Á. Đấy là chưa kể nguy cơ các thế lực chính trị ngoại bang thao túng nền kinh tế

thông qua hai tiến sỹ chính sách công.

Theo dõi chỉ đạo của Thủ tướng trên báo Vietnamnet về Tổ tư vấn, ngày 23/12/20173: “không chỉ

tư vấn về kinh tế vĩ mô mà cả các lĩnh vực khác của sự phát triển kinh tế-xã hội bởi có nhiều

vấn đề xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế”, chúng tôi nhận định có lẽ Thủ tướng trăn trở rất

nhiều về việc tái cơ cấu, cải cách thể chế, cải cách hành chính, và Chính phủ Kiến tạo. Tuy nhiên,

có nhiều vấn đề nghiêm trọng cần trao đổi thêm, được tóm tắt ở khung dưới đây.

THÔNG ĐIỆP: CHÍNH PHỦ KHÔNG NÊN ẢO TƯỞNG VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH

CÔNG/HÀNH CHÍNH CÔNG/QUẢN LÝ CÔNG (CHQLC) ĐỐI VỚI CẢI CÁCH KINH TẾ.

Tái cơ câu, cải cách hành chính, (và một số cải cách chính trị), liên quan đến kinh tế thuộc

trách nhiệm của các nhà kinh tế và các cơ quan chuyên trách về kinh tế, chứ không phải của các

học giả chính sách công/hành chính công/quản lý công (CHQLC). Hành chính trong ngành kinh

tế khác với hành chính của ngành CHQLC.

1 Nhóm tác giả xin chân thành cám ơn tất cả những ý kiến phê bình, góp ý cho Thư ngỏ. Mọi sai lầm, nếu có, trong Thư ngỏ này là do lỗi của nhóm tác giả. 2 Có thể đọc thư ngỏ này ở 1 trong 2 trang sau đây: https://vieteconomistblog.wordpress.com/2017/11/20/thu-ngo-gui-

thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-v-v-to-tu-van-kinh-te-2017-mot-vu-lua-dao-tam-co-quoc-te/

http://vieteconomist.blogspot.com/2017/12/thu-ngo-gui-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc.html 3 http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/chinh-phu-hanh-dong-to-tu-van-cung-phai-hanh-dong-419540.html

Phiên bản Thư ngỏ này đăng ở 2 trang dưới đây để công chúng cùng đọc cho nên không có thông tin về

nhóm tác giả: http://www.vieteconomistblog.wordpress.com và http://vieteconomist.blogspot.com/. Tuy

nhiên, phiên bản gửi cho Thủ tướng và các quý vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước có đầy đủ các thông tin này.

Page 3: THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · Văn Thọ không làm việc ở trường Kinh tế hay trường Thương mại mà ở trường Khoa học Xã

2

Có nhiều lĩnh vực xã hội tham gia cải cách thể chế kinh tế. Tổ Tư vấn kinh tế chỉ có thể tư

vấn cho những cải cách thể chế kinh tế thuộc thẩm quyền của các cơ quan chuyên trách về kinh

tế (Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Ủy ban

Chứng khoán, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT – Bộ Nông nghiệp…). Việc tư vấn này hoàn toàn

khác với tư vấn của các lĩnh vực, ngành nghề còn lại (bao gồm CHQLC).

Các tổ chức kinh tế thường phức tạp hơn các tổ chức hành chính. Các học giả CHQLC được

tuyển chọn chủ yếu dựa trên năng lực chính trị, thường chỉ phù hợp tư vấn cải cách cho các cơ

quan hành chính và chính trị và tham gia các hoạt động chính trị (v.d. vận động chính sách).

Rất nhiều lĩnh vực xã hội ảnh hưởng mạnh đến kinh tế (ví dụ: Thời tiết, Khí tượng Thủy

văn, Môi trường, Năng lượng, Công nghệ Thông tin, Giáo dục, Thủy lợi, Sinh học, Hóa học,

Lâm nghiệp, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Luật, Ý tế, Quốc phòng, Dệt may, Thủ công Mỹ

nghệ…). Không thể mời chuyên gia của tất cả các lĩnh vực đó vào Tổ tư vấn. CHQLC thậm chí

không thể so sánh với các lĩnh vực đó về năng lực tư vấn cho ngành kinh tế.

Hoa kỳ cũng liên tục phải tái cơ cấu, cải cách thể chế, cải cách hành chính liên quan đến

kinh tế. Tuy nhiên toàn bộ thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế cho Tổng thống Hoa kỳ (CEA)

xưa nay đều là các nhà kinh tế uyên bác. Các học giả CHQLC và các trường hành chính công

của Hoa kỳ không có vai trò gì trong CEA. Rất hiếm trường hợp tiến sỹ chính sách công được

tuyển dụng vào hỗ trợ, phục vụ các thành viên CEA và họ cũng phải có thâm niên làm việc ở

trong ngành kinh tế. Họ được tuyển vào hỗ trợ CEA bởi vì họ nghiên cứu về các lĩnh vực Kinh

tế Trọng điểm của Hoa kỳ chứ không phải vì nền tảng kiến thức và kinh nghiệm CHQLC.

Chính phủ không nên mắc lừa các luận điệu tuyên truyền, phóng đại vai trò của CHQLC đối

với Kinh tế-Xã hội của các thế lực chính trị nước ngoài. Cần phân biệt Công việc hành chính

với Công việc chuyên môn. Chỉ nên coi CHQLC là ngành cung cấp những kiến thức/kỹ năng

hành chính-chính trị sơ đẳng đại trà cho các ngành khác, nhưng không thể hỗ trợ giải quyết các

vấn đề quan trọng và phức tạp, đặc thù của các ngành đó.

Tổ Tư vấn Kinh tế khác biệt về bản chất với Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính

(HĐTV) và Ban Chi đạo Cải cách Hành chính (BCĐCC). Bởi lẽ, HĐTV và BCĐCC là nơi

quản lý đầu mối về hành chính và tư vấn các kiến thức/kỹ năng hành chính sơ đẳng cho các

ngành khác, cho nên cần nhiều ngành khác tham gia. Trong khi đó Kinh tế là một lĩnh vực

chuyên môn sâu. Tổ Tư vấn Kinh tế chủ yếu cần giải quyết các vấn đề của chính ngành Kinh tế.

Tổ Tư vấn Kinh tế cần tập trung giải quyết các vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến kinh tế, nghĩa

là các vấn đề thuộc thẩm quyền của các cơ quan chuyên trách về kinh tế. Điều này hoàn toàn

phù hợp với Quyết định 1120/QĐ-TTg (v.v Thành lập Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng).

Đề xuất đầu tiên của Tổ Tư vấn và các đề xuất của Trần Ngọc Anh và Vũ Minh Khương là

những ý kiến về hành chính và chính trị thuần túy (không liên quan đến kinh tế), mâu thuẫn với

Quyết định 1120/QĐ-TTg, và chà đạp lên thông lệ của thế giới và Việt nam về nội dung các

bản tin kinh tế và buổi họp kinh tế. (Những đề xuất đó không được phép tồn tại trong các tài

liệu, bản tin, buổi họp của Tổ Tư vấn một cách độc lập, mà cần được thảo luận kỹ lưỡng ở các

cơ quan chuyên trách về hành chính và chính trị, trước khi được Tổ Tư vấn xem xét có nên đưa

vào Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội nào đó hay không. Trước nay, xây dựng các Kế hoạch

Phát triển Kinh tế Xã hội là trách nhiệm của Bộ/Sở Kế hoạch & Đầu Tư. Để thực hiện điều đó,

Bộ/Sở KH&ĐT tham vấn các cơ quan và chuyên gia của nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau và tra

cứu tài liệu, chứ không tuyển chuyên gia của tất cả các lĩnh vực xã hội vào Bộ/Sở làm việc.

Những kế hoạch như vậy bao gồm nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau, CHQLC chỉ là một trong số

đó. Tổ Tư vấn cần hoạt động tương tự. Để hỗ trợ xây dựng các kế hoạch đó, hai ông Trần Ngọc

Anh và Vũ Minh Khương và chuyên gia của tất cả các lĩnh vực xã hội khác chỉ cần tham gia

Page 4: THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · Văn Thọ không làm việc ở trường Kinh tế hay trường Thương mại mà ở trường Khoa học Xã

3

mạng lưới/danh sách hỗ trợ Tổ tư vấn, nhưng không thể chiếm ghế trong Tổ Tư vấn.)

Thủ tướng hãy thực hiện Nội dung Thứ tư của Chính phủ kiến tạo:4 “Chính phủ cũng phải nói

đi đôi với làm, siết chặt kỷ cương, đặc biệt phải thay ngay cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công

việc”. Cần loại bỏ ngay 2 tiến sỹ chính sách công, những người không những năng lực yếu kém,

mà còn tích cực phá hoại Tổ Tư vấn, bôi gio trát trấu vào hình ảnh quốc gia bằng những phát

biểu lăng nhăng không liên quan đến kinh tế trong các buổi họp Tổ Tư vấn Kinh tế.

Tổ tư vấn kinh tế cần bao gồm những người có kinh nghiệm làm nghiên cứu hoặc làm việc thực

tiễn trong ngành kinh tế. Các học giả mời từ hải ngoại về phải có uy tín, khả năng kết nối, hội

nhập với giới kinh tế quốc tế. Những người thuộc các ngành nghề khác và các nhà kinh tế yếu

kém chỉ cần tham gia mạng lưới/danh sách hỗ trợ cho Tổ. Đây là cách phân cấp tương tự Hội

đồng Cố vấn Kinh tế Tổng thống Hoa kỳ và đảm bảo đáp ứng mọi nhiệm vụ của Tổ Tư vấn.

Kính thưa Thủ tướng,

Chúng tôi sẽ giải thích khung tóm tắt trên theo 13 luận điểm như dưới đây:

1. Tái cơ câu, cải cách hành chính (và một số cải cách chính trị) liên quan đến kinh tế thuộc

trách nhiệm của các nhà kinh tế và các cơ quan chuyên trách về kinh tế, chứ không phải của

các học giả chính sách công/hành chính công/quản lý công (CHQLC) Hành chính của ngành

kinh tế khác với hành chính trong ngành CHQLC.

Kinh tế (cũng giống như Y tế, Sinh học, Môi trường…) là một lĩnh vực chuyên môn sâu, đòi hỏi

am hiểu sâu về từng tổ chức kinh tế phức tạp để có thể tái cơ cấu, cải cách hành chính và chính trị

liên quan đến tổ chức đó. Ở tất cả các khu vực của nền kinh tế, các nhà kinh tế chính là những

người đề xuất và thực hiện hầu hết các cải cách đó. (Ví dụ, không có kinh nghiệm nghiên cứu hoặc

làm việc trong các ngân hàng thì không thể đề xuất cải cách hành chính về ngân hàng.)

Các tổ chức kinh tế thường phức tạp hơn các tổ chức hành chính. Muốn cải cách các tổ chức kinh

tế (v.d. Tập đoàn Kinh tế) theo hướng hiện đại, phù hợp chuẩn quốc tế thì cần đi học hỏi các tổ

chức tương tự ở các quốc gia phát triển chứ không phải đi học CHQLC. Hành chính ở những bộ

phận quan trọng của ngành kinh tế hoàn toàn khác với hành chính của ngành CHQLC. Trước nay,

các tổ chức kinh tế hiện đại hóa tổ chức đều không cần các chuyên gia CHQLC tư vấn thêm.

Chính phủ cần phân biệt Công việc Hành chính với Công việc Chuyên môn. CHQLC chỉ hỗ trợ

theo nghĩa cung cấp các kiến thức/kỹ năng hành chính-chính trị sơ đẳng có thể áp dụng đại trà

trong nhiều lĩnh vực xã hội. Tuy nhiên, các vấn đề quan trọng và phức tạp của ngành kinh tế là

những vấn đề đặc thù cần có những kiến thức/kỹ năng đặc thù của riêng ngành kinh tế thì mới có

thể tiến hành tái cơ cấu và cải cách hành chính. Thực chất là cần một thứ hành chính riêng.

CHQLC không phải là một lĩnh vực chuyên môn sâu. Hành chính là lĩnh vực mà cơ quan nào cũng

có, công dân phải tiếp xúc hàng ngày, và không phải là thứ phức tạp, khó hiểu, khó đề xuất ý

tưởng. Như đã nêu trong Thư ngỏ đầu tiên, các trưởng hành chính công như Kennedy, Harvard

(nơi đào tạo Vũ Minh Khương và Trần Ngọc Anh) tuyển chọn nhà nghiên cứu chủ yếu dựa trên

năng lực chính trị. Trong khi đó ngành kinh tế ưu tiên năng lực học vấn, năng lực nghiên cứu,và

4 http://vneconomy.vn/chinh-phu-kien-tao-tai-viet-nam-qua-dinh-nghia-cua-thu-tuong-2017111816395712.htm

Page 5: THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · Văn Thọ không làm việc ở trường Kinh tế hay trường Thương mại mà ở trường Khoa học Xã

4

năng lực toán học, bởi đó là các tố chất cần thiết để nghiên cứu kinh tế. Các học giả CHQLC nói

chung chỉ phù hợp để tư vấn cải cách cho các cơ quan chuyên trách về hành chính và chính trị và

tham gia các hoạt động chính trị, (ví dụ đi vận động chính sách).

Không chỉ trên thế giới, Việt nam hiện nay cũng đang tuân thủ những nguyên tắc này. Ví dụ:

Đề án “Cải cách Thể chế và Tăng cường Phối hợp trong Quản lý và Điều hành Kinh tế Vĩ mô

Giai đoạn 2011-2020”5, trong Nghị quyết 30c/NQ-CP Ban hành Chương trình Tổng thể Cải

cách Hành chính Nhà nước Giai đoạn 2011-2020, được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(BKH&ĐT) chủ trì chứ không phải Bộ Nội vụ (BNV). BKH&ĐT là một cơ quan kinh tế. Có

nghĩa là các nhà kinh tế của BKH&ĐT đảm nhận thực hiện đề án này chứ không phải các chuyên

gia hành chính công ở BNV.

Quyết định 2621/QĐ-NHNN về Các Thủ tục Hành chính thuộc Thẩm quyền Giải quyết của

Ngân Hàng Nhà nước quy định các thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm của các chuyên gia về

tài chính và ngân hàng chứ không phải các chuyên gia CHQLC.

Quyết định 732/QĐ-TTg về Chiến lược Cải cách Hệ thống Thuế giai đoạn 2011-2020 do

Chính phủ ban hành cần nhận được sự góp ý của các chuyên gia nghiên cứu lâu năm về hệ thống

thuế (ví dụ giáo sư kinh tế Trần Nam Bình, một người chuyên nghiên cứu về thuế và từng tư vấn

về chính sách thuế và hành chính thuế cho chính phủ Úc) chứ không phải các học giả CHQLC,

những người không biết gì mấy về hệ thống và các thể chế thuế phức tạp.

Nghị quyết 43/NQ-CP: Một số Nhiệm vụ Trọng tâm Cải cách Thủ tục Hành chính trong Hình

thành và Thực hiện Dự án đầu Tư có Sử dụng Đất để Cải thiện Môi trường Kinh doanh6 cần

chuyên gia về Kinh tế Đầu tư, Kinh tế Xây dựng tư vấn chứ không cần các chuyên gia CHQLC.

Ở Việt nam các đề xuất về cải cách chính trị thường chỉ được thảo luận trong nội bộ các cơ quan

Đảng. Tuy nhiên ở phương tây, mối quan hệ giữa Thể chế Chính trị (Dân chủ) và Tăng trưởng

Kinh tế, và Phát triển, chẳng hạn, là những chủ đề rất quan trọng được nghiên cứu trong các lĩnh

vực Kinh tế Chính trị, Kinh tế Công, Kinh tế Vĩ Mô, Kinh tế Phát triển…Các nhà kinh tế nối tiếng

nhất trên thế giới nghiên cứu các vấn đề này là Alesina và Acemoglu, Robinson. (Acemoglu và

Robinson là hai tiến sỹ kinh tế, tác giả của cuốn sách “Vì sao các quốc gia thất bại” bàn về cải

cách thể chế.). Người gốc Việt có PGS Đỗ Quốc Anh, học trò của Alesina.

Việc đòi hỏi có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó để có thể tái cấu trúc, cải cách hành

chính & chính trị trong lĩnh vực đó là phổ biến. Thế nên Chương trình Tổng thể Cải cách Hành

chính Nhà nước Giai đoạn 2011-20207 giao cho Bộ Y tế, Bộ giáo dục, Bộ Tư Pháp thực hiện các

đề án cải cách hành chính liên quan đến Y tế, Giáo dục, Luật pháp chứ không phải Bộ Nội vụ.

5 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-30c-NQ-CP-Chuong-trinh-tong-the-cai-cach-

hanh-chinh-nha-nuoc-131576.aspx 6https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-quyet-43-NQ-CP-2014-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-du-an-dau-tu-

su-dung-dat-cai-thien-kinh-doanh-234304.aspx 7 http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/chinh-phu-hanh-dong-to-tu-van-cung-phai-hanh-dong-419540.html 7 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-30c-NQ-CP-Chuong-trinh-tong-the-cai-cach-

hanh-chinh-nha-nuoc-131576.aspx

Page 6: THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · Văn Thọ không làm việc ở trường Kinh tế hay trường Thương mại mà ở trường Khoa học Xã

5

2. Có nhiều lĩnh vực, ngành nghề tham gia cải cách các thể chế kinh tế. Tổ Tư vấn kinh tế

chỉ có thể tư vấn những cải cách thể chế kinh tế thuộc thẩm quyền của các cơ quan chuyên

trách về kinh tế. Những tư vấn này hoàn toàn khác với tư vấn của các học giả luật, CHQCL

hay các lĩnh vực/ngành nghề còn lại, mặc dù đều là tư vấn cải cách thể chế kinh tế.

Trong cuốn “Vì Sao Các Quốc Gia Thất bại”, hai nhà kinh tế Acemoglu và Robinson định nghĩa

thể chế kinh tế bao gồm: các quyền tài sản, luật pháp, thị trường, sự ủng hộ của nhà nước đối với

các thị trường thông qua các dịch vụ công và các quy định của nhà nước, khả năng tham gia vào

các hoạt động kinh tế, việc tôn trọng hợp đồng, khả năng tiếp cận giáo dục và các cơ hội. Như vậy,

nhiều lĩnh vực xã hội có thể tác động trực tiếp lên các thể chế kinh tế, ví dụ: luật, kinh tế, hành

chính, giáo dục…Luật Đầu tư 2014 quy định 16 lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện,

nghĩa là có tác động mạnh đến các thể chế kinh tế: ví dụ an ninh quốc phòng, lao động thương binh

xã hội, giao thông vận tải, xây dựng, thông tin truyền thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn,

y tế, khoa học công nghệ, văn hóa thể thao du lịch, tài nguyên và môi trường.

Tổ Tư vấn Kinh tế không có chuyên gia của tất cả các ngành nghề đó. Căn cứ vào Quyết định số

1120/QĐ-TTg, Tổ Tư vấn chỉ có khả năng tư vấn các cải cách thể chế kinh tế liên quan đến các cơ

quan chuyên trách về kinh tế: (Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ngân hàng Nhà

nước, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Ủy ban Chứng khoán, v.v…). Việc tư vấn này hoàn toàn

khác với tư vấn của học giả luật, CHQLC, và các lĩnh vực/ngành nghề còn lại, mặc dù đều là tư

vấn cải cách thể chế kinh tế.

Trước nay, các công việc liên quan đến các Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội thuộc trách nhiệm

của Bộ/Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bộ/Sở tham vấn ý kiến của các cơ quan và chuyên gia thuộc nhiều

lĩnh vực khác nhau, và tham khảo các tài liệu/ấn phẩm của các cơ quan đó, nhưng không tuyển

chuyên gia của tất cả các lĩnh vực xã hội làm việc ở Bộ/Sở. Tổ Tư vấn kinh tế cũng cần hoạt động

tương tự, nghĩa là không cần chuyên gia của các lĩnh vực khác chiếm ghế trong Tổ Tư vấn.

3. Tái cơ cấu, cải cách thể chế, cải cách hành chính ở các tổ chức kinh tế để phòng ngừa

tham nhũng và thúc đẩy minh bạch hóa là trách nhiệm chủ yếu của các nhà kinh tế, chứ

không phải của các học giả chính sách công/hành chính công/quản lý công

Phòng chống Tham nhũng có hai nhiệm vụ chính: Phòng ngừa Tham nhũng và Chống tham nhũng.

Tham nhũng và Minh bạch Chính phủ là những lĩnh vực rất nhạy cảm ở Việt nam, bởi liên quan

đến các cấp lãnh đạo, trong khi ở Việt nam, hầu hết lãnh đạo trung và cao cấp ở các cơ quan nhà

Quyết định số 1120/QĐ-TTg, ngày 28/7/2017 (về việc Thành lập Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính

phủ) nêu nhiệm vụ của Tổ Tư vấn bao gồm:

1. Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế trong trung

hạn và dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

2. Phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược, đề

án, chính sách phát triển kinh tế; trên cơ sở đó tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, giải

pháp để nâng cao hiệu quả thực thi hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm đạt được các mục

tiêu đề ra.

3. Tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, biện pháp ứng phó kịp thời với những biến

động bất thường của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.

4. Tham gia ý kiến các báo cáo, đề án lớn về kinh tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Ban Chấp hành

Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng

Chính phủ. 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính phủ giao.

Page 7: THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · Văn Thọ không làm việc ở trường Kinh tế hay trường Thương mại mà ở trường Khoa học Xã

6

nước đều là đảng viên. Những vấn đề quan trọng nhất về Tham nhũng và Minh Bạch ở Việt nam

(ví dụ: các vụ trọng án tham nhũng, các đường lối, chủ trương lớn về phòng chống tham nhũng và

minh bạch hóa chính phủ v.v…) chủ yếu thuộc trách nhiệm của các cơ quan Đảng như Bộ Chính

trị, Ban Chỉ đạo Trung Ương Phòng chống Tham nhũng, chứ không phải bên Chính quyền (Thủ

tướng). Cải cách chính trị ở các tổ chức kinh tế, (ví dụ: đổi mới cơ cấu tổ chức Đảng trong các cơ

quan tài chính-ngân hàng) để phòng chống tham nhũng cũng thuộc trách nhiệm chủ yếu của các cơ

quan Đảng. Chống tham nhũng thường rất khó khăn, phức tạp và đòi hỏi công an điều tra, cần sự

chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của các cơ quan Đảng. Thủ tướng không có nhiều quyền.

Các tổ chức kinh tế có trách nhiệm chủ yếu là tiến hành tái cơ cấu, cải cách thể chế, cải cách hành

chính để phòng ngừa tham nhũng, tăng cường minh bạch hóa. Những vấn đề đó thuộc sự chỉ đạo

của Thủ tướng, (mặc dù vẫn cần sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan Đảng). Tuy nhiên, như đã

nêu ở luận điểm (1) và (2), các nhà kinh tế chính là những người đề xuất và thực hiện các công

việc này, chứ không phải các học giả CHQLC, bởi các học giả CHQLC thường không có kinh

nghiệm làm việc trong ngành kinh tế.

Có nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nghiên cứu về tham nhũng và minh bạch:

Luật, Tội Phạm Học, Giáo dục, Tâm lý, Xã hội học, Triết học, Khoa học Chính trị, Hành Chính

Công, Công nghệ Thông tin, Lịch sử…chứ không phải chỉ Kinh tế. Không nên nghĩ rằng có xuất

bản ở tạp chí kinh tế là thuộc về kinh tế, bởi các tạp chí kinh tế xuất bản bài báo của nhiều lĩnh vực

khác nhau, chỉ cần dính dáng đôi chút đến kinh tế. Các học giả hành chính công thường ít kinh nghiệm làm việc ở các cơ quan kinh tế, hoặc năng lực nghiên cứu kinh

tế kém, hoặc chỉ nghiên cứu những thứ thuộc trách nhiệm giải quyết chủ yếu ở các cơ quan hành chính và chính trị.

Ví dụ điển hình:

1. Những chuyên ngành nghiên cứu phải cạnh tranh nhiều các nhà kinh tế, ví dụ Kinh tế Phát triển, thì cả hai

ông Trần Ngọc Anh và Vũ Minh Khương đều nghiên cứu rất kém, thua cả những người trong nước.

2. Sở trưởng nghiên cứu của ông Trần Ngọc Anh (Tham nhũng, Minh bạch Chính Phủ, Mạng Chính trị, mối

quan hệ giữa Tham nhũng và Trốn Thuế), vẫn thuộc lĩnh vực Hành chính & Chính trị, (chủ yếu thuộc thẩm

quyền giải quyết của các cơ quan Hành chính & Chính trị: Bộ Chính trị, Ban Chỉ Đạo TW về Phòng Chống

Tham Nhũng, Bộ Nội Vụ, Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính, Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính),

và không đủ hiểu biết chuyên sâu về các thể chế kinh tế phức tạp để áp dụng cho các thể chế này.

3. Không thể phủ nhận rằng trên thế giới có các học giả chính sách công và học giả các ngành khác nhưng

nghiên cứu kinh tế rất giỏi, kể cả khi phải cạnh tranh với nhiều nhà kinh tế ở những chuyên ngành kinh tế đặc thù. Tuy nhiên, điều đó không đúng với trường hợp 2 ông Vũ Minh Khương và Trần Ngọc Anh

4. Đề xuất đường lối, chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội chủ yếu cũng là trách nhiệm của

các nhà kinh tế chứ không phải các học giả CHQLC hay của lĩnh vực nào khác

Cũng cần nhắc lại rằng cả 3 tác giả (Dwight Perkins, David Dapice, Jonathan Hauton) của cuốn tài

liệu về chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội nổi tiếng “Theo Hướng Rồng Bay”, (mà có người cho

rằng được nhiều đời Thủ tướng Việt nam tham khảo) đều là các giáo sư tiến sỹ kinh tế, đã nhiều

năm làm việc ở các cơ sở nghiên cứu kinh tế và có xuất bản chất lượng cao, mặc dù Viện Phát

triển Quốc tế của Harvard đứng tên chủ trì. Gần đây nhất, Bộ Kế hoạch & Đầu tư thuê Ngân hàng

Thế giới chủ trì soạn thảo cuốn tài liệu chiến lược “Bảo cáo Việt nam 2035” là một hướng đi đúng

đắn, tránh được những nguy cơ thao túng của giới chính trị nước ngoài8.

8 Có những người nói rằng các học giả của trường Fulbright cũng tham gia viết tài liệu này. Ngân hàng Thế giới là đơn

vị chủ trì, nhưng trong quá trình thực hiện, họ có thể thuê thêm nhiều đơn vị khác của Việt nam cùng tham gia viết các

chương khác nhau để phản ánh nhiều mặt Kinh tế-Xã hội. Việc thuê đơn vị nào phụ thuộc khá nhiều vào quan hệ và

lobby. Thế nên có thể không tránh khỏi một số người tham gia viết nhưng năng lực không đảm bảo.

Page 8: THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · Văn Thọ không làm việc ở trường Kinh tế hay trường Thương mại mà ở trường Khoa học Xã

7

Các nhà kinh tế thường được giao chủ trì các tài liệu chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội, có lẽ

một phần vì Kinh tế là một trong những lĩnh vực trụ cột của quốc gia. Một lý do nữa có thể là vì

Khoa học Xã hội ngày nay rất chủ trọng tính toán định lượng để đảm bảo độ chính xác của các chỉ

tiêu, thống kê, và dự báo. Dựa trên các kết quả tính toán đó mới có thể đề ra chính sách, đường lối,

chiến lược phát triển. Trong khi đó, ngành kinh tế là ngành ưu tiên, chú trọng năng lực toán học

nhiều nhất trong tất cả các ngành KHXH & NV. Bên cạnh năng lực toán học, ngành kinh tế ưu tiên

tuyển chọn nhà nghiên cứu có năng lực học vấn và năng lực nghiên cứu xuất sắc. Những điều đó

đảm bảo cho các nhà kinh tế có khả năng phân tích và tổng hợp bao quát các vấn đề xã hội nói

chung, chứ không chỉ kinh tế.

5. Rất nhiều lĩnh vực xã hội ảnh hưởng mạnh đến kinh tế (ví dụ: Thời tiết, Khí tượng Thủy

văn, Môi trường, Năng lượng, Công nghệ Thông tin, Giáo dục, Thủy lợi, Sinh học, Hóa học,

Lâm nghiệp, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Luật, Y tế, Quốc phòng, Dệt may, Thủ công Mỹ

nghệ…). Không thể mời chuyên gia của tất cả các lĩnh vực đó vào Tổ tư vấn Kinh tế. Chính

sách công/Hành chính Công/Quản lý công (CHQLC) thậm chí không thể so sánh với các lĩnh

vực đó về năng lực tư vấn cho ngành kinh tế.

Có rất nhiều lĩnh vực ảnh hưởng mạnh đến kinh tế: ví dụ thời tiết khí tượng thủy văn (ảnh hưởng

mạnh đến sản xuất, xuất khẩu nông sản và thủy sản), môi trường (ô nhiễm môi trường biển, môi

trường đất ảnh hưởng sản xuất, xuất khẩu nông sản và thủy sản), năng lượng (ngành kinh tế nào

cũng cần điện để sản xuất), công nghệ thông tin (ngành kinh tế nào cũng cần tin học hóa), giáo dục

(nhân lực trình độ kém thì không thể phát triển kinh tế), thủy lợi (sản xuất nông sản, thủy sản

không thể thiếu nước), sinh học (sản xuất phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu không thể thiếu kiến

thức sinh học), lâm nghiệp (phá rừng gây ra lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất phục vụ tiêu dùng, xuất

khẩu), hóa học (an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu không thể thiếu kiến thức hóa

học), giao thông vận tải (phân phối sản phẩm, phát triển kinh doanh không thể thiếu chuyên gia về

giao thông vận tải), xây dựng (cơ sở hạ tẩng vô cùng quan trọng đối với sản xuất phục vụ tiêu dùng

và xuất khẩu), luật pháp (các luật kinh doanh ảnh hưởng mạnh đến kinh tế), y tế (chi phí chăm sóc

sức khỏe cộng đồng rất lớn), quốc phòng (chi phí an ninh quốc phòng cũng rất lớn), dệt may (dệt

may là một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt nam), thủ công mỹ nghệ (thủ công mỹ nghệ cũng là

một ngành xuất khẩu chủ lực của quốc gia) v.v…Chưa kể, trong mỗi lĩnh vực đó lại có rất nhiều

chuyên ngành tác động lên nền kinh tế theo nhiều góc độ khác nhau.

Nhưng như vậy không có nghĩa là cần mời chuyên gia của tất cả các chuyên ngành đó vào Tổ Tư

vấn Kinh tế. Các chuyên gia CHQLC cũng vậy. Tất cả các chuyên gia của các lĩnh vực đó chỉ cần

tham gia mạng lưới/danh sách để tham vấn cho Tổ tư vấn Kinh tế khi thực sự cần thiết.

Thậm chí, CHQLC không thể so sánh được với các lĩnh vực kia về khả năng tư vấn cho ngành

kinh tế, bởi lẽ CHQLC chỉ hỗ trợ ngành kinh tế những kiến thức/kỹ năng hành chính-chính trị sơ

đẳng, dễ hiểu, dễ dàng tự học. Các tổ chức kinh tế thường phức tạp hơn các tổ chức hành chính và

cần một thứ hành chính riêng, cần nhiều ngành khác tư vấn hơn là CHQLC. Ví dụ: để cải cách

hành chính, các ngân hàng cần học hỏi các ngân hàng hiện đại trên thế giới, nhưng không cần các

chuyên gia CHQLC tư vấn. Nhưng muốn thay thế Core-Banking hoặc nâng cấp hệ thống tin học ở

các ngân hàng, ngoài việc cử người đi học hỏi các ngân hàng hiện đại trên thế giới, các ngân hàng

chắc chắn cần các chuyên gia Công nghệ Thông tin tư vấn thường xuyên khi triển khai ở Việt nam.

Page 9: THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · Văn Thọ không làm việc ở trường Kinh tế hay trường Thương mại mà ở trường Khoa học Xã

8

6. Hoa kỳ cũng liên tục tái cơ cấu, cải cách thể chế, cải cách hành chính liên quan đến kinh

tế. Tuy nhiên toàn bộ thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế cho Tổng thống Hoa kỳ (CEA)

xưa nay đều là các nhà kinh tế uyên bác. Các học giả CHQLC và các trường hành chính

công của Hoa kỳ không có vai trò gì trong CEA. Cực kỳ hiếm trường hợp tiến sỹ chính sách

công được tuyển dụng vào để hỗ trợ, phục vụ các thành viên CEA. Kể từ sau Thế chiến II đến nay, Hoa kỳ đã tiến hành nhiều cải cách quan trọng liên quan đến kinh

tế. Các cuộc cải cách đó để lại dấu ấn là các điều luật, bộ luật mới và vô số thay đổi về thủ tục

hành chính. Một số ví dụ về cải cách hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng, kiểm soát thâm hụt ngân

sách, bảo vệ cổ đông có chứng khoán, chế độ lương hưu: (i) Financial Services Modernization

Act of 1999; (ii) Balanced Budget and Emergency Deficit Control Reaffirmation Act of 1987; (iii)

Private Securities Litigation Reform Act of 1995 (iv) The Pension Protection Act of 2006.9 Hoa kỳ

đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế quan trọng trong thập kỷ 70s để tăng cường kinh tế thị trường.10

Tuy nhiên suốt thời gian đó, tất cả các thành viên của Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống

Hoa kỳ (CEA) đều là những người uyên bác về kinh tế (có bằng tiến sỹ thuộc nhóm ngành kinh tế

và thâm niên làm việc ở các khoa kinh tế, trường kinh doanh uy tín cao).11

Nhiều chủ tịch CEA

từng đoạt giải hoặc là ứng viên giải Nobel Kinh tế. Tuyệt đại đa số chuyên gia cao cấp hỗ trợ, phục

vụ các thành viên Hội đồng cũng có bằng tiến sỹ thuộc nhóm ngành kinh tế hoặc ít ra phải có thâm

niên làm việc trong ngành kinh tế, mặc dù những người này không được coi là “ngồi cùng chiếu”

với các thành viên Hội đồng. Đặc biệt hiếm những người có bằng tiến sỹ chính sách công như

Sheila Olmstead (CEA của Obama), và bà này cũng chỉ là chuyên gia cao cấp hỗ trợ Hội đồng chứ

không phải thành viên Hội đồng, đã có 8 năm làm việc ở Khoa Kinh tế, Trường Lâm nghiệp và

Môi trường, đại học Yale12

, và được lựa chọn vì nghiên cứu về Kinh tế Tài nguyên và Môi trường,

một lĩnh vực kinh tế trọng điểm của Hoa kỳ, chứ không phải vì nền tảng CHQLC. Bà này là người

“làm việc trong nước”, rất am hiểu về thực tiễn ở Hoa kỳ. CEA của ông Trump thì ngay cả các vị

trí chuyên gia cao cấp hỗ trợ Hội đồng cũng không có ai là tiến sỹ chính sách công.

7. Chính phủ không nên mắc lừa các luận điệu tuyên truyền, phóng đại vai trò của CHQLC

đối với Kinh tế-Xã hội của các thế lực chính trị nước ngoài. Cần phân biệt Công việc Hành

chính với Công việc Chuyên môn. Chỉ nên coi CHQLC là ngành cung cấp những kiến

thức/kỹ năng hành chính-chính trị sơ đẳng đại trà cho các ngành khác, nhưng không có khả

năng hỗ trợ giải quyết các vấn đề quan trọng và phức tạp của các ngành đó.

Để cải cách các tổ chức kinh tế (v.d. ngân hàng, tài chính) theo hướng hiện đại, phù hợp với chuẩn

quốc tế, các cơ quan đó cần cử nhân viên và lãnh đạo đi học hỏi các tổ chức tương tự ở các quốc

gia phát triển chứ không phải đi học CHQLC. Các vấn đề quan trọng của kinh tế thường phức tạp

hơn các vấn đề hành chính. Kiến thức/kỹ năng CHQLC không hỗ trợ giải quyết được gì đáng kể

trong lĩnh vực kinh tế. Không chỉ Kinh tế mà các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn sâu khác cũng vậy.

CHQLC chỉ cung cấp những kiến thức/kỹ năng hành chính-chính trị sơ đẳng có thể áp dụng đồng

loạt vào nhiều lĩnh vực xã hội, vốn là những công việc không phức tạp. Những vấn đề quan trọng

và phức tạp của ngành kinh tế là những vấn đề đặc thù của riêng ngành kinh tế, cần có những kiến

9 http://heinonline.org/HeinDocs/TaxationEconomicReform.pdf 10 http://www.eiiff.com/economy-reform/us/ 11 https://obamawhitehouse.archives.gov/administration/eop/cea/about/former-chairs

https://obamawhitehouse.archives.gov/administration/eop/cea/about/Former-Members 12

http://www.rff.org/files/sharepoint/Documents/CV/RFF_CV_Olmstead.pdf

Page 10: THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · Văn Thọ không làm việc ở trường Kinh tế hay trường Thương mại mà ở trường Khoa học Xã

9

thức/kỹ năng riêng. Không phải phi lý mà ngành CHQLC chú trọng chọn người có năng lực chính

trị, trong khi các ngành chuyên môn sâu (như kinh tế) chọn người dựa trên năng lực học vấn.

Thậm chí các kiến thức/kỹ năng CHQLC còn không phổ biến bằng các kiến thức/kỹ năng tin học

hay ngoại ngữ cơ bản. Các chuyên gia IT có thể thống kê google để chỉ ra đại đa số lý lịch của

những người tìm việc trên Internet của các quốc gia khác (từ nhân viên cấp thấp cho đến lãnh đạo

trung cao cấp) có các kiến thức/kỹ năng tin học và ngoại ngữ cơ bản, trong khi kiến thức/kỹ năng

CHQLC vô cùng ít và hầu hết chỉ liên quan đến các công việc quản ý hành chính và chính trị.

Cũng cần nhắc lại là các trường hành chính công nước ngoài chỉ muốn cài cắm người và gây ảnh

hưởng lên giới lãnh đạo Việt nam vì lợi ích của nước họ chứ không quan tâm đến phát triển kinh tế

Việt nam. Như đã nêu trong Thư ngỏ đầu tiên: trong khi các trường kinh tế của Việt nam rất khó

hợp tác với các khoa kinh tế/trường kinh doanh hàng đầu của Hoa kỳ bởi khoa học kinh tế ở Việt

nam còn rất kém không khiến họ quan tâm, trường Hành chính công Kennedy-Harvard đã ve vãn

Đại học Kinh tế TP HCM từ năm 1994 để sinh ra Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright,

nhưng rồi sau 20 năm, dần dần “treo đầu dê, bán thịt chó”, biến nó thành chương trình giảng dạy

và nghiên cứu chính sách công.13

Điều đó thể hiện họ không hề thực tâm muốn phát triển kinh tế

Việt nam. Trường hành chính công SPEA-Indiana cũng có Chương trình đào tạo Lãnh đạo Trẻ

riêng cho Việt nam (do Trần Ngọc Anh phụ trách), cấp một phần học bổng cho những người (trẻ

và không trẻ lắm) đang làm lãnh đạo ở nhiều ngành khác nhau ở Việt nam sang đào tạo vài tháng ở

SPEA-Indiana và Kennedy-Harvard, nhằm cài cắm tư tưởng thân Hoa kỳ vào đội ngũ lãnh đạo

Việt nam và gây ảnh hưởng lên giới lãnh đạo Việt nam.

8. Tổ Tư vấn Kinh tế khác biệt về bản chất với Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành

chính (HĐTV) hay Ban Chi đạo Cải cách Hành chính (BCĐCC).

Kinh tế (cũng giống như Sinh học, Hóa học, Tin học…) là một lĩnh vực chuyên môn đặc thù, cần

được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành để có thể tư vấn cấp quốc

gia. Các chuyên gia hải ngoại được mời tham gia Tổ Tư vấn cần phải là những người uyên thâm về

kinh tế, am hiểu nhiều chuyên ngành kinh tế khác nhau để không chỉ tư vấn chính sách mà còn

định hướng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia một cách hiệu quả. Kinh tế không

phải là một khoa học chính xác, theo nghĩa 2+2 = 4. Hầu hết các vấn đề kinh tế đều có nhiều ý

kiến trái chiều. Chính vì vậy, các thành viên Tổ Tư vấn cần phải có uy tín trong giới nghiên cứu

kinh tế để kết nối, thu thập được các ý kiến trái chiều, từ đó đưa ra được kết luận tổng hợp.

Các tổ chức kinh tế thường phức tạp hơn các tổ chức hành chính. Tổ Tư vấn Kinh tế khác biệt về

bản chất với HĐTV và BCĐCC. Bởi lẽ CHQLC không phải là một lĩnh vực chuyên môn sâu.

HĐTV và BCĐCC là nơi quản lý đầu mối các công việc hành chính và tư vấn các kiến thức/kỹ

năng hành chính & chính trị sơ đẳng cho nhiều ngành khác nhau cho nên cần sự tham gia của

nhiều ngành. Trong khi đó, Kinh tế là một ngành chuyên môn sâu. Tổ Tư vấn kinh tế chủ yếu cần

giải quyết các vấn đề của chính ngành kinh tế. (Các Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội là trách

nhiệm của Bộ/Sở Kế hoạch & Đầu tư, cũng là các cơ quan kinh tế).

13 Xem dòng cuối cùng của site này thì thấy rõ mặc dù mang tên Chương Trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright nhưng đã

biến thành Đào tạo và Nghiên cứu Chính sách Công. http://www.fetp.edu.vn/

Page 11: THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · Văn Thọ không làm việc ở trường Kinh tế hay trường Thương mại mà ở trường Khoa học Xã

10

Do có nhiều ngành khác ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế và không thể mời chuyên gia của tất cả

các ngành đó (bao gồm CHQLC) tham gia Tổ Tư vấn Kinh tế, những người đó chỉ cần tham gia

mạng lưới/danh sách để Tổ tư vấn Kinh tế tham vấn khi cần thiết.

9. Tổ Tư vấn Kinh tế cần giải quyết các vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến kinh tế, nghĩa là các

vấn đề chủ yếu thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan chuyên trách về kinh tế (Bộ Kế

hoạch & Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Ủy ban Chứng

khoán, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT – Bộ Nông nghiệp…)

Quyết định 1120/QĐ-TTg (v.v. Thành lập Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ), cho thấy:

Những vấn đề Tổ Tư vấn Kinh tế giải quyết cần phải là các vấn đề liên quan trực tiếp đến kinh

tế, nghĩa là các vấn đề thuộc trách nhiệm chủ yếu của các cơ quan chuyên trách về kinh tế. Ví dụ,

các chủ đề sau thuộc thẩm quyền giải quyết chủ yếu của các cơ quan kinh tế, (các cơ quan đó chủ

trì), bởi đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về kinh tế, mặc dù có liên quan đến các ngành khác như

Hành chính công, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp, Hóa học, Xây dựng-Giao thông Vận tải,

Công nghệ: (i) “Cải cách thể chế và cải cách hành chính trong lĩnh vực ngân hàng”, (ii) “Cắt

giảm 1/2 thủ tục hành chính trong các dự án đầu tư du lịch”, (iii) “Ảnh hưởng của Cách mạng 4.0

đối với tăng trưởng kinh tế”; (iv) “Thúc đẩy tin học hóa trong các cơ quan thuế”; (v) “Đẩy mạnh

xuất khẩu nông sản “xanh” và an toàn”. (vi) “Thu phí hay loại bỏ trạm BOT Cai lậy”.

Những vấn đề liên quan trực tiếp đến kinh tế nhưng không phức tạp, (không đòi hỏi chuyên

môn sâu về kinh tế), nhưng lại cần sự tham gia đáng kể của các lĩnh vực khác, thì nên thảo luận ở

các ở các nơi khác, mặc dù Tổ Tư vấn kinh tế cũng có thể thảo luận.(Ví dụ: vấn đề “cắt giảm điều

kiện kinh doanh” có thể thảo luận ở Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành Chính).

Tổ Tư vấn không thể mất thì giờ với các vấn đề không liên quan trực tiếp đến kinh tế hoặc

thuộc trách nhiệm chủ yếu của các lĩnh vực, ngành nghề khác. Những ví dụ sau đây đều không

liên quan trực tiếp đến kinh tế và hoàn toàn thuộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính & chính

trị (Bộ Nội vụ, Ban Chỉ đạo Cải cách Hành chính, Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính,

Ban Chỉ đạo TW Phòng chống Tham nhũng):

Đề xuất đầu tiên của Tổ Tư vấn Kinh tế: “Cắt giảm thủ tục hành chính xuống còn 1/3 so với

hiện nay”14

Các đề xuất của ông Trần Ngọc Anh trong cả 2 buổi họp Tổ Tư vấn về “Quản lý Công Vụ” và

“Xây dựng bảng theo dõi bộ ngành”.15

Các đề xuất của ông Vũ Minh Khương về Tham nhũng, Minh Bạch và Trọng dụng Nhân tài

(nhưng không gắn với thể chế kinh tế hoặc chủ đề kinh tế cụ thể nào).16

Chúng tôi kinh ngạc bởi 2 tiến sỹ chính sách công Vũ Minh Khương và Trần Ngọc Anh dám phát

biểu như vậy trong các buổi họp Tổ Tư vấn. Bàn về những vấn đề đó tương tự như bàn về: “Loại

dược phẩm nào cần thiết để chữa bệnh ung thư?”, “Ngành công nghệ thông tin Việt nam cần phát

triển loại phần mềm chống virus nào?”, “Phương pháp xây đường sắt cao tốc để giảm thiểu tai

nạn?” v.v… Những vấn đề đó đương nhiên rất quan trọng nhưng cần thảo luận ở các cơ quan

14 http://www.baodoi.com/tintuc/kinh-doanh/De-xuat-dau-tien-cua-To-tu-van-kinh-te-toi-Thu-tuong-zwNWY.html 15 http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/chan-dung-to-tu-van-kinh-te-cua-thu-tuong-387391.html http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/chinh-phu-hanh-dong-to-tu-van-cung-phai-hanh-dong-419540.html 16

https://tuoitre.vn/to-tu-van-kinh-te-cua-thu-tuong-y-chi-den-dau-ke-sach-den-do-1362787.htm

Page 12: THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · Văn Thọ không làm việc ở trường Kinh tế hay trường Thương mại mà ở trường Khoa học Xã

11

chuyên trách về Y tế, Công nghệ Thông tin, Giao thông Vận tải chứ không phải ở Tổ Tư vấn Kinh

tế. Tổ Tư vấn Kinh tế cũng không có chuyên gia về tất cả các lĩnh vực đó.

10. Đề xuất đầu tiên của Tổ Tư vấn và các đề xuất của Trần Ngọc Anh và Vũ Minh Khương

là những ý kiến về hành chính và chính trị thuần túy (không liên quan đến kinh tế), mâu

thuẫn với Quyết định 1120/QĐ-TTg, và chà đạp lên thông lệ của thế giới và Việt nam về nội

dung các tài liệu kinh tế, bản tin kinh tế, và các buổi họp kinh tế.

Những đề xuất đó không được phép tồn tại trong các tài liệu, bản tin, buổi họp của Tổ Tư vấn Kinh

tế một cách độc lập, bởi vì không phải là kinh tế, mà cần được thảo luận kỹ lưỡng ở các cơ quan

chuyên trách về hành chính và chính trị, trước khi được Tổ Tư vấn xem xét có nên đưa vào một

bản Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội nào đó hay không. (Các công việc liên quan đến các ngành

nghề khác được đưa vào Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội, thuộc nhiệm vụ của Tổ Tư vấn theo

Quyết định 1120/QĐ-TTg): 1. Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế trong trung hạn và dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

2. Phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược, đề án,

chính sách phát triển kinh tế; trên cơ sở đó tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, giải pháp để

nâng cao hiệu quả thực thi hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Trước nay, Bộ/Sở Kế hoạch Đầu tư (KH&ĐT) chịu trách nhiệm chính về các Kế hoạch Phát triển

Kinh tế-Xã hội này. Bộ/Sở thực hiện điều đó bằng cách tham vấn các cơ quan và chuyên gia của

rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và tra cứu các ấn phẩm do các cơ quan đó xuất bản,

nhưng không tuyển dụng chuyên gia của tất cả các lĩnh vực, ngành nghề đó vào làm việc ở Bộ/Sở.

Tổ Tư vấn Kinh tế cần hoạt động theo nguyên tắc đó. Những kế hoạch như vậy bao gồm thông tin,

đề xuất của rất nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau, CHQLC chỉ là một trong số đó và không có lý do

gì phải ưu tiên hơn các lĩnh vực khác. Giống như chuyên gia của tất cả các lĩnh vực khác, 2 ông

Trần Ngọc Anh và Vũ Minh Khương chỉ cần tham gia mạng lưới/danh sách hỗ trợ Tổ Tư vấn, chứ

không thể chiếm ghế Tổ Tư vấn. Hai ông này cần thảo luận về các đề xuất của họ với các cơ quan

chuyên trách về hành chính & chính trị (Bộ nội vụ, Ban Chỉ đạo TW Phòng chống Tham nhũng-

BCĐTWWPCTN). Đặc biệt, họ sống chủ yếu ở nước ngoài, rất thiếu kinh nghiệm thực tiễn ở Việt

nam cho nên không thể đảm bảo những đề xuất của họ đúng đắn và quan trọng với Việt nam.

Không thể để họ đề xuất trực tiếp với Thủ tướng trong khi vắng mặt chuyên gia Bộ Nội vụ hay

BCĐTWPCTN, bởi vì như vậy vô ích. Hơn nữa, các cơ quan đó mới là những nơi chịu trách

nhiệm chính về cung cấp thông tin/đề xuất hoàn chỉnh cho Bộ/Sở KH&ĐT và Tổ Tư vấn để đưa

vào các bản Kế hoạch, và chịu trách chính giám sát và đánh giá chứ không phải hai ông này.

Tổ Tư vấn có thể thảo luận về cấu trúc, thuận lợi, khó khăn trong quá trình chuẩn bị; phối hợp với

các cơ quan khác để phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các Kế hoạch Phát

triển Kinh tế Xã hội, nhưng không phải là nơi thảo luận về những nội dung (đề xuất) chi tiết không

liên quan đến kinh tế, hoặc thuộc trách nhiệm chủ yếu của các lĩnh vực, ngành nghề khác.

Không chỉ các báo cáo, bản tin của Hội đồng Cố vấn Kinh tế cho Tổng thống Hoa kỳ không bao

giờ chứa đựng những thông tin không liên quan đến kinh tế, các cơ quan khác, các quốc gia khác

cũng vậy. Ở Việt nam, chúng tôi cũng chưa bao giờ bắt gặp những văn kiện chính thức về kinh tế,

buổi họp kinh tế của các cơ quan nhà nước cấp bộ/ngành hay tỉnh/thành phố trở lên mà lại chứa

các thông tin về hành chính-chính trị lạc lõng, vô duyên như vậy. Hai ông Trần Ngọc Anh và Vũ

Page 13: THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · Văn Thọ không làm việc ở trường Kinh tế hay trường Thương mại mà ở trường Khoa học Xã

12

Minh Khương đang chà đạp lên thông lệ của cả Việt nam và thế giới. Chúng tôi nghi ngờ chính vì

họ tham gia Tổ Tư vấn cho nên đề xuất đầu tiên của Tổ Tư vấn (“Cắt giảm thủ tục hành chính

xuống còn 1/3 so với hiện nay”), mới trở thành một đề xuất vô duyên, không liên quan đến kinh tế.

11. Thủ tướng hãy thực hiện Nội dung thứ tư của Chính phủ kiến tạo.17

Cần loại bỏ ngay hai

tiến sỹ chính sách công, những người không những yếu kém, không phù hợp, mà còn tích cực

phá hoại Tổ Tư vấn, bôi gio trát trấu vào hình ảnh quốc gia.

Nội dung thứ tư của Chính phủ kiến tạo là: “Chính phủ cũng phải nói đi đôi với làm, siết chặt kỷ cương,

đặc biệt phải thay ngay cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc”. Tổ Tư vấn Kinh tế cần được xây

dựng đúng với tên gọi của nó và phù hợp với các nhiệm vụ đã đề ra trong Quyết định 1120/QĐ-

TTg. Nếu một tổ chức rất nhỏ và đơn giản như Tổ Tư vấn Kinh tế mà cũng lộn xộn, phi logic, để

cho các học giả chính sách công chui vào phá phách, không hoạt động đúng với chức năng (phát

biểu lăng nhăng không liên quan đến kinh tế trong các buổi họp), thì làm sao chúng tôi có thể tin

rằng Chính phủ đủ năng lực chỉ đạo cải cách những tổ chức kinh tế phức tạp hơn rất nhiều.

12. Với nhóm học giả hải ngoại quá yếu kém và những đề xuất lạc lõng, vô duyên về hành

chính-chính trị không liên quan đến kinh tế trong các buổi họp Tổ Tư vấn, tổ chức này

không xứng đáng được gọi là Tổ Tư vấn Kinh tế nữa.

Hai tiến sỹ chính sách công, Trần Ngọc Anh và Vũ Minh Khương, không có bằng tiến sỹ kinh tế

và kinh nghiệm làm nghiên cứu trong ngành kinh tế, không có kinh nghiệm làm việc thực tiễn

trong ngành kinh tế ở Việt nam, năng lực nghiên cứu kinh tế (phát triển) rất kém, năng lực học vấn

làng nhàng, không có khả năng kết nối/hội nhập với giới kinh tế quốc tế, chui vào Tổ Tư vấn Kinh

tế chỉ để phá hoại, ba hoa về những thứ không liên quan trực tiếp đến kinh tế, thì không có lý do gì

để tiếp tục tồn tại ở đó. Giống như các chuyên gia của các ngành khác, họ chỉ cần tham gia mạng

lưới/danh sách tham vấn cho Tổ Tư vấn.

Hơn thế, hai người này chỉ phù hợp để hoạt động chính trị, bởi không có được sự liêm chính,

chuẩn xác của những người làm khoa học. Họ chui vào một tổ chức của một ngành nghề khác, và

cố tình nhập nhèm hành chính-chính trị với kinh tế. Họ là sản phẩm điển hình của trường chính trị

Kennedy, Harvard, học rất thuộc bài “treo đầu dê, bán thịt chó” của trường đó.

Những hiểu biết về Việt nam của ông Trần Văn Thọ có thể hữu ích đối với các cơ quan công

quyền ở Nhật bản, nhưng vẫn là nông cạn so với những người làm việc trực tiếp trong nước, bởi

ông Thọ sống chủ yếu ở Nhật bản. Cộng thêm năng lực nghiên cứu kinh tế quá yếu kém, ông Thọ

chỉ phù hợp làm tư vấn cho các cơ quan ngoại giao, các cơ quan nghiên cứu về Đông Bắc Á và

Nhật bản ở Việt nam. Còn ông Nguyễn Đức Khương cũng mới chỉ đạt chuẩn nhà kinh tế tiêu biểu

Đông-Nam-Á, chứ chưa đạt mức châu Á. Nói tóm lại, nên giải tán toàn bộ nhóm 4 học giả này.

Nếu Thủ tướng có thiện cảm đặc biệt với họ thì có thể bổ nhiệm họ làm cố vấn riêng, nhưng không

nên để họ tồn tại trong Tổ Tư vấn Kinh tế. Các tổng thống Hoa kỳ cũng có rất nhiều cố vấn riêng

về chính trị, cố vấn an ninh, cố vấn các khu vực, nhưng đều không thuộc CEA.

13. Chính phủ cần các nhà kinh tế đích thực tư vấn mọi vấn đề liên quan đến kinh tế

Chúng tôi không nghĩ rằng các Tổng thống Hoa kỳ am hiểu hơn các Thủ tướng Việt nam về các

vấn đề kinh tế chuyên sâu hoặc biết các nhà kinh tế nào thực sự giỏi hay không giỏi ở đất nước họ.

17

http://vneconomy.vn/chinh-phu-kien-tao-tai-viet-nam-qua-dinh-nghia-cua-thu-tuong-2017111816395712.htm

Page 14: THƯ NGỎ THỨ HAI GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC · Văn Thọ không làm việc ở trường Kinh tế hay trường Thương mại mà ở trường Khoa học Xã

13

Thế nhưng kể từ sau Thế chiến II đến nay, Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Hoa kỳ

(CEA) luôn luôn có chất lượng rất cao như đã nêu ở luận điểm (6). Có được điều đó có lẽ là vì các

tổng thống Hoa kỳ đã dựa vào đội ngũ cố vấn nhân sự là các nhà kinh tế đích thực. Thậm chí khi

ông Trump đang trong thời kỳ lựa chọn chủ tịch CEA, 44 nhà kinh tế danh tiếng của Hoa kỳ đã

viết Thư ngỏ ủng hộ Kevin Hassett vào vị trí này18

. Sau đó Quốc Hội Hoa kỳ chính thức phê chuẩn

cho ông Hassett vào vị trí này. 2 thành viên khác trong hội đồng CEA được Kevin Hassett cùng

phối hợp lựa chọn. Còn các vị trí chuyên gia và nhân viên hỗ trợ thì được đăng tuyển công khai.

Luật pháp Việt nam không quy định việc lựa chọn các thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế phải tiến hành

theo cách nào. Tuy nhiên, chúng tôi hi vọng Thủ tướng và Chính phủ sẽ tham khảo ý kiến các nhà

kinh tế đích thực không chỉ trong vụ việc Tổ Tư vấn Kinh tế này, mà trong tất cả các vụ việc liên

quan đến kinh tế khác ở cấp Bộ/Ngành hoặc Tỉnh/Thành phố trở lên. Các nhà kinh tế đích thực đó

có thể tìm ở các Khoa/Viện/Trường/Trung tâm kinh tế và kinh doanh ở cả trong nước và quốc tế.

Khoa (department) thường được coi là đơn vị nhỏ nhất để xác định một tổ chức có thuộc nhóm

ngành kinh tế hay không, bởi phải có một tỷ lệ các nhà kinh tế đủ lớn và chức năng nhiệm vụ phù

hợp với nhóm ngành kinh tế thì các khoa đó mới được mang tên kinh tế hoặc kinh doanh. Trong

Thư ngỏ đầu tiên, chúng tôi cũng đã giới thiệu Danh sách Các Nhà Kinh tế Tiêu biểu gốc Việt.

Tái cơ cấu, cải cách hành chính trong các ngành nghề chuyên môn sâu (như kinh tế) là công

việc mà mỗi ngành đó phải tự thực hiện. Các cơ quan hành chính chỉ quản lý đầu mối các công

việc liên quan đến hành chính. CHQLC chỉ cung cấp những kiến thức/kỹ năng hành chính-chính

trị sơ đẳng cho các ngành khác, nhưng không thể hỗ trợ giải quyết được các vấn đề quan trọng

và phức tạp của các ngành đó.

Rất nhiều lĩnh vực xã hội ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế. CHQLC thậm chí không thể so

sánh với các lĩnh vực đó về năng lực tư vấn cho ngành kinh tế. Đấy là chưa kể, CHQLC là ngành

có bản chất chính trị, vốn xung khắc, phá hoại đối với ngành kinh tế.

Tổ Tư vấn Kinh tế cần bao gồm các học giả hải ngoại là các nhà kinh tế đích thực, có uy tín

và khả năng kết nối với giới kinh tế quốc tế, và các học giả trong nước là những người có kinh

nghiệm nghiên cứu hoặc làm việc thực tiễn trong ngành kinh tế. Những người thuộc các ngành

nghề khác và các nhà kinh tế yếu kém chỉ nên tham gia mạng lưới/danh sách hỗ trợ Tổ tư vấn.

Đây là cách phân cấp tương tự như Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Hoa kỳ.

Kính thưa Thủ tướng,

Năm 2017, Thủ tướng và Chính phủ đã đạt được một số thành tích rất đáng khích lệ trong việc chỉ

đạo điều hành nền kinh tế Việt nam. Chúng tôi xin kính chúc Thủ tướng và Chính phủ đạt được

nhiều thành tựu hơn nữa trong năm 2018. Tuy nhiên, điều chúng tôi mong mỏi hơn cả là Chính

phủ sẽ thực sự là Chính phủ hành động, có khả năng chấp nhận những lời góp ý hợp lý và có khả

năng sửa đổi kịp thời, và trọng dụng nhân tài đúng lúc, đúng chỗ. Với cung cách lựa chọn tư vấn

kinh tế như hiện nay, chúng tôi e rằng ước mơ Việt nam hóa rồng, hóa hổ sẽ còn rất xa vời.

Kính thư

[Đại diện nhóm soạn thảo Thư ngỏ]

18

http://gregmankiw.blogspot.com/2017/06/economists-for-hassett.html