THƯ ĐÔNG KINH Tháng 1/2006 - Saigonbao.com DK 3-07.doc · Web view“Bánh Tết” mà ra?...

16
THƯ ĐÔNG KINH - Tháng 3/2007 Đỗ Thông Minh Thư này được viết đều đặn từ năm 1991, tới nay khoảng 200 lá. Việt Lịch 越越 : 2879+2007=4886 (Tính từ đầu họ Hồng Bàng, khi đó nước Việt tên là Văn Lang (越 越)) Chúc Mừng Năm Mới Cung Chúc Tân Xuân 恭恭恭恭 Kinga Shinnen 恭恭恭恭 (Cẩn Hạ Tân Niên) Lần Đầu Tiên Mùa Đông Đông Kinh Không Tuyết? Điều đáng nói là mùa động ấm áp năm nay Tokyo không có tuyết. Theo hiểu biết bản thân tôi là người qua Nhật năm 1970, thì đây là lần đầu tiên sau 38 năm tuyết đã không rơi tại Tokyo. Quả đất nóng lên thật rồi, cảm thấy được rồi… Tin thời tiết báo ôn độ mùa đông năm nay cao hơn bình thường 1,52 độ

Transcript of THƯ ĐÔNG KINH Tháng 1/2006 - Saigonbao.com DK 3-07.doc · Web view“Bánh Tết” mà ra?...

Page 1: THƯ ĐÔNG KINH Tháng 1/2006 - Saigonbao.com DK 3-07.doc · Web view“Bánh Tết” mà ra? Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau,

THƯ ĐÔNG KINH - Tháng 3/2007

Đỗ Thông MinhThư này được viết đều đặn từ năm 1991, tới nay khoảng 200 lá.

Việt Lịch 越歴 : 2879+2007=4886(Tính từ đầu họ Hồng Bàng, khi đó nước Việt tên là Văn Lang (文郎))

Chúc Mừng Năm MớiCung Chúc Tân Xuân 恭祝新春

Kinga Shinnen 謹賀新年 (Cẩn Hạ Tân Niên)

Lần Đầu Tiên Mùa Đông Đông Kinh Không Tuyết?Điều đáng nói là mùa động ấm áp năm nay Tokyo không có tuyết.

Theo hiểu biết bản thân tôi là người qua Nhật năm 1970, thì đây là lần đầu tiên sau 38 năm tuyết đã không rơi tại Tokyo.

Quả đất nóng lên thật rồi, cảm thấy được rồi…Tin thời tiết báo ôn độ mùa đông năm nay cao hơn bình thường 1,52 độ C,

là mức cao kỷ lục từ khi Nhật Bản đo lường khí hậu năm 1899,ngang với mức kỷ lục của năm 1949.

Hoa Anh Đào ở Vườn Ngự Uyển tại Shinjuku đã nở và bắt đầu rơi rụng,sớm hơn bình thường tới 3 tuần lễ.

Page 2: THƯ ĐÔNG KINH Tháng 1/2006 - Saigonbao.com DK 3-07.doc · Web view“Bánh Tết” mà ra? Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau,

TẾT TA NĂM NAY NGÀY NÀO? 17 HAY 18/2?Theo lịch Đông Phương chủ yếu là Trung Quốc, thì năm ngoái là Bính Tuất,

năm nay là Đinh Hợi, Tết Tàu vào ngày 18/2/2007, nhưng theo cách tính lịch của nhà cầm quyền Việt Nam thì Tết Ta vào ngày 17/2/2007, tất cả các lịch trong nước năm nay đều in như vậy. Bạn tính ăn Tết ngày nào, hay ăn cả hai!? Hải ngoại như vậy có “Tết Nhuận”? Năm Mậu Thân 1968, trong Nam và ngoài Bắc Việt Nam cũng đã có sự chênh lệch như vậy.

Theo ông Vũ Đưc Vượng, giải thích sự khác nhau ấy như sau:“Âm lịch có một điểm hết sức nhất quán, đó là một tháng mới bắt đầu đúng vào giờ

đầu tiên của kỳ trăng mới (*), đó là khi Mặt trăng bắt đầu một vòng quay mới.

Quay lại với sự khác biệt, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc nằm ở kinh độ 120 Đông,

theo múi giờ GMT+8. Hà Nội nằm ở kinh độ 105 Đông, vì vậy Việt Nam theo múi giờ GMT+7.

Năm nay, đối với Việt Nam, chính xác thời điểm Mặt trăng bắt đầu vòng quay mới là

23 giờ 14 phút ngày 17-2. Trung Quốc đi sớm hơn một giờ, nên thời điểm đó là 0 giờ 14 phút

ngày 18-2. Vì vậy lịch Trung Quốc tính năm Đinh Hợi bắt đầu vào ngày 18-2, còn lịch Việt Nam

tính vào ngày 17-2.

Đương nhiên, cả hai nước đều đúng, và cả hai cần phải tuân theo cách tính của mình.

Hoan hô sự khác biệt! Sự khác biệt đó, tuy làm cho nhiều người chúng ta quen với dương lịch

phải bối rối, nhưng lại là một nhắc nhở tuyệt vời: cho dù có toàn cầu hoá đến đâu đi nữa thì

truyền thống cũ vẫn theo sát chúng ta.

Lấy ví dụ tháng Ramadan năm vừa qua. Ramadan là tháng thứ 9 vào mỗi năm Hồi

giáo, và toàn bộ tháng được dành để nhịn ăn vào ban ngày, được coi như một cách để tăng

cường mối liên kết gia đình và cộng đồng. Năm ngoái là năm Hồi giáo thứ 1427. Do là chị em

với lịch Châu Á, lịch Hồi giáo cũng căn cứ theo Mặt trăng, và một tháng bắt đầu với một kỳ trăng

mới. Tuỳ theo vị trí người ta sống ở trên Trái đất, tháng Ramadan của năm 1427 bắt đầu vào

ngày 23 hoặc 24-9 năm ngoái. Liên đoàn Hồi giáo Bắc Mỹ công nhận tháng Ramadan bắt đầu

từ ngày 23-9, trong khi người Hồi giáo ở Châu Á và Trung Đông bắt đầu nhịn ăn ngày 24-9.”.

(*) Giờ bắt đầu ngày 1 Âm Lịch, gọi là “giờ sóc”.

NĂM HỢI, TƯƠNG ỨNG CON LỢN/HEONăm 2007, theo Âm Lịch thì can chi là năm “Đinh Hợi” (丁亥), còn con giáp là

“Trư” (猪) tức “Con Lợn/Heo” (Đồn (豚) cũng có nghĩa là “Lợn/Heo”), chứ Hợi không phải là Lợn/Heo. Chi “Hợi” và con giáp “Trư” (thường là vẽ hình chứ không viết chữ nên dễ bị hiểu nhầm chữ “Hợi = Lợn/Heo) ở trong cùng 1 cung giác chứ không đồng nghĩa. “Hợi” cũng là giờ, từ 9 giờ tới đến 11 giờ đêm, sau đó là giờ “Tý” là 11 giờ

Page 3: THƯ ĐÔNG KINH Tháng 1/2006 - Saigonbao.com DK 3-07.doc · Web view“Bánh Tết” mà ra? Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau,

đêm đến 1 giờ sáng. Nên mới có câu nói: “Nửa đêm, giờ tý, canh ba.” (Người Việt chia đêm làm 5 canh, canh 3 ở giữa là nửa đêm). Tóm lại:

Nửa đêm = giờ tý = canh ba = 12 giờ đêm = 0 giờ sáng

Nhật Bản đã đổi từ ăn Tết theo ngày Ta sang ăn theo ngày Tây từ năm 1873 (Minh Trị năm thứ 5), nhưng phong tục vẫn giữ như cũ. Ngày nay trên lịch thường dùng của Nhật chỉ có ngày Tây.

Page 4: THƯ ĐÔNG KINH Tháng 1/2006 - Saigonbao.com DK 3-07.doc · Web view“Bánh Tết” mà ra? Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau,

Nhật Bản thì chỉ nói năm “Hợi”, có 10,63 triệu người sinh năm này, trong số đó có 5,17 triệu là phái nam và 5,46 triệu là phái nữ.

- - - - -Chúng tôi đã có bài viết riêng “Tết Ở Nhật”, ở đây chỉ xin so sánh 2 cái Tết.

SO SÁNH 50 CHUYỆN TẾT VIỆT- NHẬTVIỆT NAM NHẬT BẢN

1- Lịch Âm (17 hay 18/2) Dương (từ 1873)2- Năm Theo can-chi-giáp Theo chi-giáp (tính từ đầu năm

DL)3- 2007 Đinh Hợi: 丁亥– heo nhà Hợi: 亥– heo rừng)4- Tính tuổi Tuổi Tây và Ta (Tây+1) Tuổi Tây (tới sinh nhật lên 1 tuổi)5- Thời tiết Nóng Lạnh (cuối đông)6- Cúng Táo (2 ông-1 bà)Có (Táo Thần) Không (có Trù Thần, không làm lễ)7- Thiệp Tết Có Có8- Tặng Quà Có Có9- Chợ Tết Có Có10- Cây nêu Có (ít) Có (ít)11- Tất niên / Tân niên Có Có12- Về quê Nhiều Rất nhiều13- Tổng vệ sinh nhà Có Có14- Họp người cùng khu Không Có15- Cùng nhau làm bánh Có (gia đình) Có (cả khu cùng giã bánh dầy)16- Tổng vệ sinh khu vực Không Có17- Tổng vệ sinh nơi làm Không Có18- Lập bàn thờ Tết Có Có19- Đốt hương/nhan Có (dài hay vòng tròn) Có (ngắn độ 10 cm)20- Đốt hàng mã Có Không21- Tảo mộ Có Có22- Bùa Hầu như không Có (Thần Đạo, ở nhà và xe…)23- Xin xâm Có (ít) Có (ít)24- Đi lễ Giao Thừa Có Có25- Cầu Phúc (là chính) Thọ (là chính)26- Hái lộc Có Không27- Chuông Giao Thừa Có Có (chùa đánh 108 tiếng)

Page 5: THƯ ĐÔNG KINH Tháng 1/2006 - Saigonbao.com DK 3-07.doc · Web view“Bánh Tết” mà ra? Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau,

28- Xông nhà Có Không (có người đi chơi suốt đêm)29- Đi lễ Có (khá đông) Có (rất đông, khoảng 70%)30- Lễ Hội Có Có (không rầm rộ như Hè)31- Phóng sinh (chim, cá) Có (cầu phúc) Không32- Hoa Đào (bắc), Mai (nam) Không rõ rệt, cành thông, khúc tre33- Pháo nổ Có (nay thì không) Không34- Pháo hoa/bông Không (nay thì có) Có (ít hơn mùa hè)35- Chúc mừng nhau Có Có36- Dân chúc lãnh đạo… Không Có (ngày 2/1 tới Hoàng Cung)37- Lì xì Có Có38- Đánh bài ăn tiền Có Không39- Bầu Cua Cá Cọp Có Không40- Món ăn Tết Có (không rõ rệt) Có (rõ rệt, gọi là Osechi)41- Ngũ quả Có Không42- Bánh Có Có43- Mứt Có Không44- Món Giao Thừa Không Có (Mì, g ọi là Misoka)45- Con tôm Không Có (tiếng Nhật “hải lão” 海老: Thọ)46- Bánh chưng/tét Có Không47- Bánh dầy Không Có 48- Dưa hấu Có Không49- Báo xuân Có (đặc biệt, bìa màu) Không (bìa thường, tăng trang)50- Quốc phục Áo dài (nhiều) Kimono (ít, nhiều: lễ Thành Nhân)

Người Việt ở Nhật thường ăn hai cái Tết Tây và Ta, ăn Tết Tây lớn hơn tết Ta. Sở dĩ ăn Tết Tây lớn vì được nghỉ nhiều hơn, thêm nữa đã ăn Tết Tây rồi thì Tết Ta không còn háo hức nhiều nữa.

Người Việt ở hải ngoại năm nay có lẽ đặc biệt ăn “Tết Nhuận”, tức 2 Tết

Page 6: THƯ ĐÔNG KINH Tháng 1/2006 - Saigonbao.com DK 3-07.doc · Web view“Bánh Tết” mà ra? Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau,

Ta. Vì lịch trong nước Việt Nam thì ghi mùng 1 Tết Ta là 17/2, hải ngoại năm nay có tới 2 thứ lịch, là lịch đặt in trong nước và lịch in ở hải ngoại thường theo lịch Tàu thì Tết Ta (Âm Lịch) vào ngày 18/2.

Chữ “Tết” gốc từ đâu? Có thuyết cho là do đọc trại từ chữ “Tiết” (節), chữ Hán nghĩa là khí hậu; mùa... nhưng khi nói Tiết thường là ám chỉ mùa đầu năm tức mùa Xuân. “Bánh Tét” là do đọc trại từ chữ “Bánh Tết” mà ra? Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau, nhưng Bánh Tét đa dạng hơn, có khi thêm đậu đen hay đỏ còn nguyên hột, đậu phộng (lạc), dừa, chuối, gấc… Mấy năm qua ở Việt Nam có làm những Bánh Chưng và Bánh Tét khổng lồ, nặng 1,5-2 tấn. Năm nay khách sạn Yasaka Saigon ở Nha Trang có làm Bánh Tét dài 31 mét, nặng 675 kg, nấu trong cái nồi tôn đặc chế dài hơn 31 mét…

Người Việt có truyền thuyết Tiết Liêu còn gọi là Lang Liệu, con thứ 18 của vua Hùng Vương thứ 6, Vua phán: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho.". Tiết Liêu dâng vua Hùng Vương Bánh Chưng và Bánh Dầy nên được vua cha truyền ngôi cho. Bánh Chưng và Bánh Dầy có thể không ngon bằng sơn hào hải vị mà các người anh dâng lên, sao Tiết Liêu lại được truyền ngôi?

 

Bánh Chưng và dưa chua, Bánh Tét 3 màu, Bánh Dầy kẹp giò lụa/bì.

Bánh Chưng và Bánh Dầy làm bằng những sản phẩm nông nghiệp, phổ thông và gần gũi với người dân, thêm nữa, Bánh Chưng vuông tượng trưng cho “Đất”, “Âm” và “Mẹ”, Bánh Dầy tròn trương trưng cho “Trời”, “Dương” và “Cha”, người ta ai cũng nhờ trời che, đất chở, nên khi Tiết Liêu dâng bánh hai loại bánh này là biểu hiện trọn vẹn quan hệ mật thiết của tam tài: “Thiên - Địa – Nhân” (天 - 地 - 人), rồi hòa hợp lẽ sống “Âm – Dương” (陰 - 陽) và nhất là nhờ ơn “Cha-Mẹ” sinh thành, dưỡng dục…, như vậy là người đã hiểu được “Đạo Trời”, mà “Ý dân là

Page 7: THƯ ĐÔNG KINH Tháng 1/2006 - Saigonbao.com DK 3-07.doc · Web view“Bánh Tết” mà ra? Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau,

ý trời”, hiểu được ý dân thì mới là người có cái “Đức Lớn” hay “chí lương tri” (至良知) cai trị muôn dân và “Đạo làm người”... Khi phụ nữ sinh son, người Việt cũng hay chúc “mẹ tròn con vuông”, ý chỉ thuận đạo trời, được tốt đẹp, chứ không phải mẹ thì tròn quay còn con thì vuông vắn. Người Nhật tự coi mình là con cháu Thái

Dương Thần Nữ (太陽女神), nên chỉ có Bánh Dầy mà không có Bánh Chưng. Có điều, có điều… câu chuyện hay và ý nghĩa như vậy, nhưng không

hiểu sao người Việt lâu lâu ăn Bánh Dầy trong năm hoặc lúc Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 Ta, tới Tết chỉ thấy nói tới Bánh Chưng? Đúng ra trên bàn thờ ngày Tết nên để cả hai thứ bánh chăng? Làm như thế, vừa bảo tồn truyền thống vừa tưởng nhớ và thấm nhuần được cái “Đức Lớn” của tổ tiên. Bánh Dầy thường làm nhỏ, đường kính độ 6-7 cm, nếu cần thì làm lớn để tương xứng với Bánh Chưng.

Tết Ta Đinh Hợi năm nay 2007, đài RFA đã phỏng vấn chúng tôi về Tết Việt-Nhật và lễ Thành Nhân (đúng 20 tuổi) của Nhật. Ngày 15/2, đài BBC cũng đã phỏng vấn chúng tôi về việc ăn Tết Tây và Ta của người Nhật và Việt ở đây. Khi tường trình cho các đài SBS, Truyền Thanh Việt Nam Hải Ngoại, Little Saigon, chúng tôi cũng nói về Tết.

BBC PHỎNG VẤN VỀ BUỔI NÓI CHUYỆN CỦA TT NGUYỄN TẤN DŨNGTối 9/2, đài BBC đã phỏng vấn chúng tôi về cuộc nói chuyện gọi là “trực

tuyến” lần đầu tiên của ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng CSVN diễn ra vào buổi sáng cùng ngày. Cho tới khi đó, chúng tôi cũng mới chỉ biết một số dữ kiện bên lề chứ chưa trực tiếp thấy cuộc nói chuyện diễn ra như thế nào.

Sau đây xin ghi lại cuộc phỏng vấn dài khoảng 2 phút 42 giây.ĐTM: Cá nhân tôi có cũng có nghe tin này, tôi không có theo dõi

Page 8: THƯ ĐÔNG KINH Tháng 1/2006 - Saigonbao.com DK 3-07.doc · Web view“Bánh Tết” mà ra? Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau,

trực tiếp chuyện đối thoại như thế nào, nhưng tôi nghĩ rằng về cơ bản, việc lãnh đạo quốc gia đối thoại với dân chúng là việc rất đáng hoan nghênh và dư luận các nơi đều rất quan tâm tới vấn đề này. Tuy nhiên cũng có một điểm là trên nguyên tắc nói là “trực tuyền” nhưng câu hỏi thì quá nhiều và có lẽ phải qua một Ban Biên Tập lọc lựa trước, cho nên có thể có nhiều câu hỏi hay không được nêu lên, hay cũng có thể những câu hỏi khó cho nhà nước trả lời thì không được nêu lên. Nhưng mà tôi nghĩ dù sao một hình thức nào đó đối thoại với dân chúng vẫn là điều rất tốt.

BBC: Thế còn nhìn kinh nghiệm nước Nhật, lãnh đạo Nhật, chúng tôi biết ,thí dụ ông Abe là Thủ Tướng của Nhật hình như có một mạng block thì phải, ông ấy đã xuất hiện trên chat bao giờ chưa ạ?

ĐTM: Dạ không, theo tôi thấy là bắt chước thời Thủ Tướng Koizumi, tức là họ có một trang nhà đặc biệt để đối thoại, dưới hình thức câu hỏi gửi tới và họ trả lời trên trang nhà thôi, chứ còn trực tiếp đối thoại qua mạng thì chưa thấy.

BBC: Ông có tin rằng những câu hỏi, những thắc mắc của người dân liên quan đến chính sách này chính sách kia của nhà nước hoặc là cách điều hành này, cách điều hành kia trong các khu vực như là y tế, văn hóa, xã hội… những chuyện nóng bỏng ở Việt Nam, liệu nó có làm cho chính phủ sẽ thay đổi cách nhìn và cách điều hành không ạ?

ĐTM: Tôi nghĩ là sẽ có ít nhiều, ngay chuyện nhà nước đưa ra sáng kiến, hoặc dũng cảm đối thoại với dân chúng cũng là điều rất hay, bởi vì các chế động Cộng Sản từ xưa tới giờ, các nhà lãnh đạo thường thường rất khép kín, họp hành kín với nhau, và ra bên ngoài là những diễn văn có tính cách hình thức mà thôi, thành ra người dân không biết nhà nước nghĩ gì và làm gì, chỉ có cúi đầu mà nghe chính sách thôi. Còn bây giờ dù sao, tôi nghĩ là trong và ngoài nước, một phần nào những câu hỏi được tới tai nhà nuớc, thì có thể là họ cũng nghe và họ thấy được những ý kiến hay, hoặc là họ nghe người dân than phiền nhiều nhất về những vấn đề gì, thì họ cũng thấy những bức xúc của người dân như vậy thì họ cũng phải nghĩ tới chuyện giải quyết chứ không thể im được. Thứ nữa là một khi mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã công khai, thí dụ như hứa hẹn một điều gì đó hay trả lời một điều gì đó thì nó phải đúng, bởi vì mọi người đều nghe, người ta biết, thứ hai nữa là đã hứa làm cái gì thì ít nhiều phải giữ lời hứa chứ không thể như là bình thường được.

Bạn đọc có thể nghe phần phỏng vấn qua địa chỉ:

Page 9: THƯ ĐÔNG KINH Tháng 1/2006 - Saigonbao.com DK 3-07.doc · Web view“Bánh Tết” mà ra? Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau,

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/02/070209_vietpmchat_reax.shtml

Sau đó chúng tôi được biết cuộc nói chuyện đã được thông báo rộng rãi trước để nhận câu hỏi, nên đã có khoảng hơn 20.000 câu hỏi được gửi đến, ban tổ chức đã lọc ra 100 câu và trưng cầu ý kiến, rồi lấy hơn 30 câu đưa cho ông Nguyễn Tấn Dũng trả lời. Ông Vũ Duy Thông, Phó Tổng biên tập website Đảng Cộng Sản Việt Nam, một trong ba cơ quan điều hợp cuộc đối thoại này nói: "Ngươi ta cho răng đây

la môt bươc tiên mơi trong qua trinh dân chu hoa đơi sông thông tin xa hôi.". Cũng theo ông, các câu hỏi ông Dũng chưa trả lời sẽ được bô phân giúp viêc của Thủ Tướng thống kê, phân loai và "chuyển đến các ngành, các bộ, các cơ quan có trách nhiệm để trả lời dân.". Các cơ quan thường tránh né trách nhiệm, không biết cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm đây?

Nói chung cuộc nói chuyện tạo nên chút hứng khởi nhưng dư luận chưa hài lòng với lối tổ chức này, vì mới nói tới vấn đề hành chính (quan liêu, tham nhũng), xã hội, giáo dục…, còn nhiều vấn đề quan trọng về chính trị như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do lập hội… chưa được nêu lên và cách trả lời vẫn còn chung chung. Ban tổ chức thì hứa hẹn là sẽ nghiên cứu các câu hỏi được gửi tới.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN RỚT MẠNHNgày 27/2, thị trường chung đang có chiều hướng tăng, đặc biệt thị trường

chứng khoán Thượng Hải đang đều đều tăng mạnh thì đột nhiên rớt giá mạnh nhất trong 10 năm qua, lúc xuống thấp nhất giảm -8,84%, chỉ số 2.771 (thị trường Thẩm Quyến giảm -9,29%, chỉ số 7.790). Trung Quốc lâu nay là nơi tăng trưởng mạnh hàng năm ở mức trên 10%, thu hút rất nhiều đầu tư quốc tế, nhất là đang chuẩn bị cho Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008 và Hội Chợ Quốc Tế Thượng Hải năm 2010, nên biến động nơi đây cũng ảnh hưởng tới những nơi khác.

Sự kiện này kéo theo sự sụt giá trên toàn thế giới.Ngày 28/2 tại Á Châu hay 27/2 tại Mỹ ChâuTrung Quốc Nhật Bản Hoa Kỳ Việt Nam2.771 17.604 (-515) 12.216 (-416) 1137 (-30)Ngày 26/2, thị trường Nikkei Heikin của Nhật lúc cao nhất 18.215, qua ngày

27 xuống còn 18.119, qua ngày 18/2, lúc xuống thấp nhất giảm -733,13, sau đó lên lại nên còn giảm -515,80 so với ngày hôm trước (-2,9%). Thị trường mua bán ào ạt lên tới 3,686 tỷ cổ phiếu với trị giá 4.828.200.000.000 Yen tương đương 40 tỷ đô-la. Những chỉ số trên đều ở mức hàng kỷ lục từ trước đến nay. Thi trường DowJone của Hoa Kỳ giảm mạnh -555 sau đó lên lại còn giảm -416 (thứ 7 từ trước đến nay, -3,3%)

Page 10: THƯ ĐÔNG KINH Tháng 1/2006 - Saigonbao.com DK 3-07.doc · Web view“Bánh Tết” mà ra? Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau,

thành 12.216. Thị trường London cũng giảm khoảng 6%… Qua ngày 1/3, thị trường Nhật Bản rớt giá thêm 150 điểm, Việt Nam rớt

thêm 17 điểm… Sau đó, một số chỉ số các nơi có khuynh hướng đứng lại và hồi phục từ từ.

HỘI NGHỊ 6 QUỐC GIA LẦN THỨ 6 VỀ PHI NGUYÊN TỬHội nghị 6 quốc gia lần thứ 6 gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Nam

Triều Tiên và Bắc Triều Tiên để giải quyết vấn đề vũ khí nguyên tử Bắc Triều Tiên đã mở lại trong 5 ngày 9-13/2/2007 tại Bắc Kinh. Điều nghịch lý là Bắc Triều Tiên sau nhiều năm úp mở, đã thử nghiệm vũ khí nguyên tử ngày 9/10/2006, và khi có lẽ đã thủ đắc vũ khí loại này rồi, Bắc Triều Tiên nghĩ là mình đứng ở vị thế cao nên mở lại cuộc đàm phán với những đòi hỏi kiểu ăn vạ của “Chí Phèo”.

Theo đó, Bắc Triều Tiên chấp nhân “giai đoạn đầu” tiến tới hủy bỏ bằng cách nhận cho đại điện cơ quan kiểm soát nguyên tử Liên Hiệp Quốc IAEA vào thanh tra. Đổi lại, đại diện Bắc Hàn là Kim Quế Khoan (Kim Kye-Gwan), yêu cầu các nước kia sẽ giúp cung cấp 1 năm 2.000.000 KW điện và 2.000.000 tấn dầu (trước đây, năm 1994, 95 thường chỉ đòi 500.000 tấn). Với mức yêu cầu quá cao như vậy, cuộc bàn thảo nhiều lúc đi đến bế tắc.

Vấn đề không có gì mới, vì hiệp ước tháng 9/2005 Bắc Triều Tiên đã hứa hẹn như vậy, nhưng rồi liên tục vi phạm nên kế hoạch xây dựng lò nguyên tử nhẹ cho Bắc Triều Tiên đang tiến hành cũng đã bị bỏ dở. Vụ thử nghiệm vũ khí nguyên tử vừa qua đã vi phạm nghiêm trọng hiệp ước và vũ khí nguyên tử là “lá bài tẩy” quan trọng nhất của Bắc Triều Tiên, nên việc hứa hẹn từ bỏ vũ khí nguyên của Bắc Triều Tiên như bao lần trước không có gì đáng để tin cậy.

Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ, ông Christopher Hill, là người có vẻ lạc quan, còn phái đoàn Nga, Nam Hàn và Ðặc Sứ Nhật Tá Tá Giang Hiền Nhất Lang (Kenichiro Sasae) đều nói rằng khó mà có được thỏa thuận. Như những hiệp ước trước đây, không có gì bảo đảm Bắc Triều Tiên sẽ nghiêm chỉnh thi hành, nhưng Trung Quốc là nước chủ nhà, cũng đã cố gắng hoàn tất bản hiệp ước. Thứ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Vũ Đại Vĩ đã kêu gọi mọi người cùng đứng lên vỗ tay cho quyết định cuối cùng tiến hành từng bước như sau:

1- Bắc Triều Tiên đóng cửa tất cả khoảng 14 cơ sở nguyên tử ở Ninh Biên... để cho nhân viên IAEA vào thanh tra.

2- Số dầu cung cấp đợt đầu là 50.000 tấn sẽ tăng dần lên. 3- Hoa Kỳ bỏ tên Bắc Triều Tiên ra khỏi danh sách các nước khủng bố, gỡ

bớt phong tỏa kinh tế.

Page 11: THƯ ĐÔNG KINH Tháng 1/2006 - Saigonbao.com DK 3-07.doc · Web view“Bánh Tết” mà ra? Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau,

4- Khi nào xác nhận các cơ sở nguyên tử ngừng hoạt động thi sẽ cung cấp tiếp 950.000 tấn dầu.

Theo các giới chuyên môn, thỏa hiệp lần này cũng giống như hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên năm 1994, nhưng sau đó Bắc Triều Tiên đơn phương phá bỏ, tức là mất phí đi 13 năm và sự nghi ngờ thiện chí của Bắc Triều Tiên càng tăng cao.

Song song đó, 6 nước sẽ lập ra 5 ủy ban chuyên môn và họp lại vào ngày 19/3. Tuy đạt được thỏa hiệp, nhưng các nước tiếp tục trông chừng Bắc Triều Tiên.

Riêng phía Nhật chủ trương nếu không giải quyết vụ người Nhật bị bắt cóc thì sẽ không trực tiếp cung cấp năng lượng. Tuy phía Bắc Triều Tiên luôn nói việc người Nhật bị bắt cóc đã giải quyết xong, nhưng cũng đồng ý lập ủy ban chuyên môn lo việc này.

- - - - -Trong khi đó, theo thống kê của đài NHK công bố ngày 13/2, số người ủng

hộ nội các Abe là 41% (giảm 10% so với cuộc thăm dò 1 tháng trước), số người không ủng hộ là 43%.

BẮN VE TINH THÁM SÁT THỨ 4Ngày 24/2, từ căn cứ phóng vệ tinh Kagoshima ở Cửu Châu, cực nam Nhật

Bản, hỏa tiễn H2A là loại lớn nhất của Nhật đã đưa vệ tinh thám sát lên qũy đạo. Đây là vệ tinh thứ 4 thuộc loại này bay theo chiều bắc-nam ở cao độ 400-600 km, hoàn tất kế hoạch duy trì 4 vệ tinh thám sát Bắc Triều Tiên và Trung Quốc… 24/24, tức ngày cũng như đêm và bât chấp thời tiết.

Nhật đang cùng Hoa Kỳ tăng cường hệ thống phòng thủ bằng hỏa tiễn BMD, nhưng không có nghĩa tăng cường quân sự mạnh mẽ. Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản luôn dưới 1%, tức khoảng 45 tỷ đô-la, và năm nay lại hơi giảm 1 chút so với năm ngoái.

THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG AN NINH QUỐC GIA KIỂU HOA KỲNgày 27/2, ủy ban chuyên môn đã trình Thủ Tướng Shinzo Abe dự án thành

lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (NSC = National Security Comminitee) kiểu như Hoa Kỳ do ông Abe đề xướng khi tranh cử. TT Abe cho hay sẽ đưa vấn đề ra quốc hội để pháp lý hóa cơ cấu này.

TOKYO MARATHON 2007: 30.870 NGƯỜI!

Page 12: THƯ ĐÔNG KINH Tháng 1/2006 - Saigonbao.com DK 3-07.doc · Web view“Bánh Tết” mà ra? Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau,

Tokyo Marathon 2007 là cuộc chạy đua lớn nhất từ trước đến nay tại Nhật đươc tổ chức vào 9 giờ 10 phút sáng Chủ Nhật ngày 18/2, với sự tham dự của khoảng 30.870 tuyển thủ chuyên nghiệp lẫn đại đa số là tuyển thủ tài tử của Nhật và thế giới. Khởi hành từ trước Toà Đô Sảnh, các tuyền thủ đứng ngập cả con đường dài, hành trình chạy qua khu kịch nghệ Shinjuku, Hoàng Cung, Ginza, Asakusa, ra hướng biển, tới đích cuối là khu triển lãm quốc tế Tokyo Bigsite trên vùng đất bồi bên vịnh Tokyo.

Đô Trưởng Ishihara đã bắn phát súng lệnh mở đầu cuộc đua Tokyo Marathon trong cơn mưa xuân nho nhỏ và hơi lạnh, các tuyền thủ chuyên nghiệp thì không mặc áo mưa, nhưng nhiều người khác đã nhất thời phải mặc. Hai bên đường có khoảng 1.780.000 người đứng xem.

Trong khi những tuyển thủ chuyên nghiệp dẫn đầu thì dần dần những tuyển thủ tài tử tham dự để thử sức và cho vui… bị bỏ rơi phía sau và có nhiều người chỉ mong chạy cho hết, về đến đích là may rồi, “bất kể thời gian”, do đó việc tổ chức bị kéo dài, không chỉ là hơn 2 giờ đồng hồ, mà có người phải chạy tới 4-5 giờ đồng hồ... Do đó vấn đề ngăn đường trong một thời gian khá dài cũng ít nhiều cản trở lưu thông.

Tổng kết:Kết quả 3 người về đầu:1- Daniel Njenga (Kenyan): 2 giờ 9 phút 45 giây.2- Kato: 2 giờ 11 phút 22 giây3- Irebune: 2 giờ 12 phút 44 giây…- 25.000 người kể cả người dùng xe lăn, chạy hết 42 km.- 4.700 người chọn chạy mức 10 km.- 1.000 người bỏ cuộc.- 164 người cần cấp cứu.- 16 người phải đưa đi bệnh viện.Ban tổ chức đã chuẩn bị 400.000 chai nước và 380.000 quả chuối, 600 cầu

tiêu… để cung cấp cho các tuyển thủ.

CA KHÚC CHO MEGUMI VÀ PHIM TÀI LIỆUNhạc sĩ Noel Paul Stookey, trong ban nhạc lừng danh Hoa Kỳ P.P.M gồm

Peter - Paul – Mary, đã sáng tác bài “Song For Megumi”. Ngày 17/2, ông Paul đã tới Nhật để ngày 21/2 sẽ giới thiệu ra mắt đĩa nhạc này trên toàn quốc Nhật và tiền bán sẽ được sung vào “Quỹ Megumi”. Ngày 20/2, ông Paul đã có buổi trình diễn bản nhạc này trước Thủ Tướng Shinzo Abe, ông bà Yokota (Cha-me Megumi) và các

Page 13: THƯ ĐÔNG KINH Tháng 1/2006 - Saigonbao.com DK 3-07.doc · Web view“Bánh Tết” mà ra? Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau,

quan khách đặc biệt. TT Abe cho hay Nhật Bản sẽ không tài trợ và bình thường hóa bang giao với Bắc Triều Tiên cho đến khi vấn đề người Nhật bì bắt cóc được giải quyết thỏa đáng.

Megumi Yokota là cô gái Nhật, trong số hàng chục người Nhật, bị điệp viên Bắc Triều Tiên bắc cóc trên đường từ trường về nhà tại Niigata, Nhật Bản và đưa về Bắc Triều Tiên năm 1977, lúc ấy mới 13 tuổi. Bắc Triều Tiên sau nhiều lần phủ nhận đã nhận có bắt cóc, nhưng cho rằng Megumo đã tự sát chết. Khi họ trao hài cốt cho phía Nhật thì chính phủ Nhật thực hiện giám định và biết là hài cốt giả. Bố của Megumi là ông Yokota năm

nay 74 tuổi và mẹ 71 tuổi, là Hội Trưởng Hội Gia Đình Những Người Bị Bắt Cóc, đã vất vả tranh đấu từ cả chục năm qua, nhưng vẫn chưa biết đích xác tin con mà có một số tin cho rằng vẫn còn sống.

Trước đó, nhân kỷ niệm 30 năm Megumi bi bắt cóc, vụ bắt cóc Megumi, một phim tài liệu mang tên “Megumi - 30 Năm Gia Đình Ly Tán” (Adduction The Megumi Yokota Story” cũng đã được đạo diễn Crisk Sheldan thực hiện tại Hoa Kỳ và ra mắt ở Nhật ngày 10/5/2006, nhân sinh Nhật thứ 42 của Meguri và sau đó chiếu trên toàn quốc.

Vợ chồng đạo diễn và ông bà Yokota trong buổi giới thiệu phim.

NGƯỜI THỌ NHẤT THẾ GIỚI: 114 TUỔI Ngày 28/1/2007, Emma Tillman, người phụ nữ Hoa Kỳ thọ nhất thế giới 114

tuổi (22/11/1892 - 18/1/2007) được ghi trong Guiness đã qua đời tại Connecticut, nên bà Yoko Minagawa, 114 tuổi, ở Fukuoka, trở thành người thọ nhất thế giới và được phong là “Cư dân danh dự” của khu phố.

Nhật Bản hiện có hơn 10.000 người thọ hơn 100 tuổi, là dân tộc có số tuổi thọ trung bình 81-82, cao nhất thế giới.

Page 14: THƯ ĐÔNG KINH Tháng 1/2006 - Saigonbao.com DK 3-07.doc · Web view“Bánh Tết” mà ra? Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau,

- - - - -Chúng tôi đã viết loạt bài:

TỰ VẤN 1: Người Việt Mạnh Yếu Chỗ Nào?TỰ VẤN 2: Vai Trò Văn Hóa Trong Phát Triển Quốc GiaTỰ VẤN 3: Tại Sao Người Việt Hay Đi Trễ? Phải Giải Quyết Ra Sao? TỰ VẤN 4: "Kết Đoàn" Mà Không "Đoàn Kết"!?TỰ VẤN 5: Trọng Từ Chương, Khoa Cử? Trọng Hình Thức?

Và:1- Con Đường Dân Chủ 2- Quy Luật Đấu Tranh3- Bạo Động Hay Bất Bạo Động4- Cách Vật Trí Tri…5- Tiếng Việt Mến Yêu 16- Tiếng Việt Mến Yêu 27- Tiếng Việt Mến Yêu 3Và một số bài về lịch sử và văn hóa Việt, Nhật…

Quý độc giả nào muốn nhận những bài trên xin cho địa chỉ e-mail, chúng tôi sẽ gửi tới. Liên lạc:

[email protected]

- - - - -Báo nhận được:- Nguyệt san Hiệp Hội, số 197.- Nihon To Betonamu số 611- Sinh Hoạt Cộng Đồng số 207, tháng 2/2007