Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời...

56
324 Lịch S& Linh Đạo Đời Sống Tu TChương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách T hế kỷ thứ XVI bắt đầu cận kim thời đại, thời điểm thế giới Âu Tây biến chuyển quan yếu và bắt đầu một cuộc tục hóa dù chậm chạp nhưng lâu dài. Âu châu ở thế kỷ thứ XVI khai sinh ra ba điểm mới với những hậu quả lớn lao như: A. JEAN GUTENBERG khám phá ra máy in ở Mayenne (Đức) năm 1450. Johannes Gensfleich sinh khoảng năm 1400 và qua đời 3 tháng 2 năm 1468 tại Mayence. Năm 1434 ông sang sinh sống tại thành Strasbourg làm những nghề khác nhau: mài đá quý, sản xuất những tấm gương kính và từ năm 1438 ông sáng chế ra một kỹ thuật nhưng còn được giữ bí mật, sau này ai cũng biết là kỹ thuật mới cho nhà in. Vào cuối thế kỷ thứ XV, có nhiều chứng từ cho biết Gutemberg đã khám phá ra kỹ thuật in typo vào khoảng năm 1440, một khám phá quan trọng. Thời Trung cổ, các văn bản ít được phổ biến vì có rất ít người biết đọc. Các cuốn sách thường được các đan sĩ chép lại trong các tu viện. Trong một vài trường hợp, người giáo dân có thể viết lại các văn bản với sự đồng ý từ các tu viện. Đến thế kỷ thứ XIV, người ta đưa ra một kỹ thuật mới bằng cách khắc văn bản trên mặt gỗ, sau cho cho mực vào rồi in. Đến thời Gutenberg, theo truyền thuyết ông thấy cách sử dụng máy ép nho tại thành phố Strasbourg và dựa vào đó để sáng chế ra một kỹ thuật in mới. Nhờ đó chỉ trong vòng ba năm ông có thể in được tất cả 180 cuốn Kinh Thánh. Máy in Gutenberg đưa đến một cuộc cuộc cách mạng văn hóa. Sách được đến cho công chúng trong các thành phố thương mại và trong các viện Đại học. Cuộc cách mạng đã lan ra khắp Âu châu nhất là bên Ý và Hòa Lan. Tri thức không còn dành

Transcript of Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời...

Page 1: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

Chương IX

Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Thế kỷ thứ XVI bắt đầu cận kim thời đại, thời điểm thế giới Âu Tây biến chuyển quan yếu và bắt đầu một cuộc

tục hóa dù chậm chạp nhưng lâu dài. Âu châu ở thế kỷ thứ XVI khai sinh ra ba điểm mới với những hậu quả lớn lao như:

A. JeAn GutenberG khám phá ra máy in ở Mayenne (Đức) năm 1450. Johannes Gensfleich sinh khoảng năm 1400 và qua đời 3 tháng 2 năm 1468 tại Mayence. Năm 1434 ông sang sinh sống tại thành Strasbourg làm những nghề khác nhau: mài đá quý, sản xuất những tấm gương kính và từ năm 1438 ông sáng chế ra một kỹ thuật nhưng còn được giữ bí mật, sau này ai cũng biết là kỹ thuật mới cho nhà in. Vào cuối thế kỷ thứ XV, có nhiều chứng từ cho biết Gutemberg đã khám phá ra kỹ thuật in typo vào khoảng năm 1440, một khám phá quan trọng. Thời Trung cổ, các văn bản ít được phổ biến vì có rất ít người biết đọc. Các cuốn sách thường được các đan sĩ chép lại trong các tu viện. Trong một vài trường hợp, người giáo dân có thể viết lại các văn bản với sự đồng ý từ các tu viện. Đến thế kỷ thứ XIV, người ta đưa ra một kỹ thuật mới bằng cách khắc văn bản trên mặt gỗ, sau cho cho mực vào rồi in. Đến thời Gutenberg, theo truyền thuyết ông thấy cách sử dụng máy ép nho tại thành phố Strasbourg và dựa vào đó để sáng chế ra một kỹ thuật in mới. Nhờ đó chỉ trong vòng ba năm ông có thể in được tất cả 180 cuốn Kinh Thánh.

Máy in Gutenberg đưa đến một cuộc cuộc cách mạng văn hóa. Sách được đến cho công chúng trong các thành phố thương mại và trong các viện Đại học. Cuộc cách mạng đã lan ra khắp Âu châu nhất là bên Ý và Hòa Lan. Tri thức không còn dành

Page 2: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 325

riêng cho hàng giáo sĩ và từ đó khai triển sự chia sẻ ý tưởng, tinh thần phê phán và nhân bản.

Năm 1448, Gutenberg rời thành Strasbourg về sinh sống lại tại Mayence, và hoàn chỉnh kỹ thuật in tốt đẹp hơn. Đến năm 1450 hợp tác với ông Johann Fust nhưng công việc làm ăn không ổn thỏa và ông Fust đã thưa Gutenberg ra tòa với lý do chia lợi nhuận không thỏa đáng. Gutenberg bị thua kiện và coi như mất tất cả như máy in và tác phẩm in đầu tiên là cuốn Kinh Thánh bằng tiếng La Tinh theo bản dịch của thánh Hiêrônimô. Sau này, Fust hợp tác với ông Peter Schoffer lấy lại kỹ thuật Gutenberg và cho ra đời cuốn Kinh Thánh nêu trên. Vào năm 1465 Đức Tổng Giám mục thành Mayence, Adolphe II de Nassau phong tước “quí phái” cho Gutenberg và đưa ông về Eltwill cho ông tiếp tục sống bằng nghề in.

b. Người Tây BaN Nha và Người Bồ Ðào Nha khám phá những thế giới mới152. Khoảng năm 1500, nhiều phần đất mới được khám phá như vùng bờ biển Phi châu, Ấn độ và Mỹ châu. Người Bồ Đào Nha chiếm vùng biển Phi châu, vùng biển Ấn độ, các đảo Sonde, Moluques và Ba Tây. Người Tây Ban Nha chiếm vùng Antilles, Mexicô và Pérou. Người Pháp chiếm đóng Canada. Năm 1508, Giáo hội trao cho Tây Ban Nha quyền hành trên những phần đất mới; và năm 1514, quyền hành đó được trao cho người Bồ Đào Nha.

Với những khám phá vùng đất mới. Các nhà thừa sai thường đi theo đoàn quân viễn chinh Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, nhưng họ không nghĩ đến việc đánh chiếm đất đai nhưng ao ước “Rửa tội” cho những người dân mới. Thật vậy, tại châu Mỹ La Tinh, đoàn quân viễn chinh cũng tàn sát người thổ dân, nhưng các nhà truyền giáo làm công việc truyền giáo sâu xa hơn. Họ rao giảng cho người thổ dân và cố gắng giúp đỡ khỏi những tàn 152 Năm 1519-1521: ông Fernando Cortez chiếm vương quốc người Aztèques bên Mễ Tây Cơ cho Tây Ban Nha. Năm 1500: ông Pedro Alvarez Cabral, một nhà hàng hải người Bồ Đào Nha (1460-1560) khám phá ra xứ Ba Tây. Ông Ferdinand Magalhăs (Magellan) đi vòng quanh thế giới và ông qua đời tại Phi Luật Tân.

Page 3: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

326 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

sát của đoàn quân chiếm đóng. Người nổi tiếng là Barthélemy de Las Casas (1566)153 đã anh dũng bảo vệ những người thổ dân. Nhờ đó Giáo hội tại châu Mỹ La Tinh bám rễ sâu và phát triển. Gần 100 năm sau đã có tất cả 32 giáo phận, 200 tu viện và khoảng 15 triệu người được phép Rửa.

C. MarTiN LuTher (1483-1546) cải cách khai sinh Giáo hội Tin Lành. Luther sinh ngày 10 tháng 11 năm 1483 tại Eisleben. Ông bố làm nghề thợ mỏ và gia đình lên sinh sống tại thành Mansfeld. Năm 1501, Luther học tại Đại học Erfurt và đến năm 1505 đậu “Magister arium”. Ông bắt đầu học thêm Luật, nhưng ngày 17 tháng 7 năm 1505 Luther xin gia nhập làm đan sĩ với sự bỡ ngỡ của gia đình. Đan sĩ thuộc tu viện thánh Augustinô tại Erfurt, và được chịu chức linh mục năm 1507 và được tiếp tục đi học Thần học tại Wittenberg năm 1508.

Năm 1510 đi qua Rôma, và Luther bất mãn với những hủ tục của hàng giáo sĩ và Đức Giáo hoàng bán những ân xá, tức là bỏ tiền ra mua chuộc những tội lỗi mình làm để vào Thiên đàng. Đức Giáo hoàng Jules II (1503-1513) và Đức Giáo hoàng Lêô X (1513-1521) tiếp tục làm điều này để có tiền xây cất Vương cung thánh đường thánh Phêrô và trang hoàng nhà nguyện Sixtine. Năm 1512, Luther nhận bằng tiến sĩ Thần học và dạy Kinh Thánh tại Đại học Wittenberg. Trong thời gian này Luther suy nghĩ chín chắn hơn quan niệm về vấn đề ân xá. Ông đã dựa vào thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn Rôma 1,17 “người Công chính nhờ đức tin sẽ được sống” làm nền tảng cho thần học Tin lành về Tin mừng ân sủng và tình thương Thiên Chúa.

Ngày 31 tháng 10 năm 1517, ông cho phát hành 95 luận đề coi như một suy tư về giáo thuyết về sự “ăn năn thống hối thật” chống lại sự “ăn năn thống hối giả” qua việc mua ân xá. Và năm

153 Barthélemy de Las Casas, tu sĩ dòng Đa Minh và Giám mục giáo phận Chiapa ở Mexicô. Ngài du hành tất cả bảy lần qua Tây Ban Nha để gặp nhà Vua và chống đối sự cướp bóc, đánh phá và khai thác người thổ dân. Ngài qua đời năm 1566.

Page 4: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 327

1518 tại Augsbourg, trước mặt đặc sứ Đức Giáo hoàng, Hồng y Cajetan, Luther vẫn giữ ý định của mình.

Vào năm 1519, Luther tranh luận với nhà thần học Johann Eck tại Leipzig đưa đến sự cắt đứt hoàn toàn với Giáo hội Công giáo. Luther cho “ở đâu có Đức tin, nơi đó là Giáo hội”, và khẳng định quan niệm tư tế phổ quát của người tín hữu. Luther bác bỏ ơn bất khả ngộ của Đức Giáo hoàng và đặt nền tảng quyền tự do lựa chọn điều tin (libre examen) cho mỗi người quyền chú giải Kinh Thánh.

Ngày 15 tháng 6 năm 1520 Đức Giáo hoàng đe dọa vạ tuyệt thông Luther qua sắc chỉ “Exsurge Domine”, và cho Luther có 60 ngày để trở lại nhưng Luther đã đốt sắc chỉ trên một cách công khai.

Năm 1521, Đức Giáo hoàng Léon X dứt phép thông công Luther qua sắc chỉ “Romanum Pontificum”. Luther về chốn trong lâu đài Wartburg từ năm 1521-1522 dưới sự bảo trợ của ông Frédéric le Sage. Vào khoảng cuối năm này, Luther cho phát hành khảo luận “Về lời khấn đan tu” (De votis monasticis) trong đó tác giả cho các lời khấn đi ngược lại với sự tự do Kitô giáo và không đưa vào một hình thức sống cao vượt hơn các hình thức sống khác. Tin mừng được loan báo cho mọi người, vì thế không thể phân cách giữa những lời khuyên Tin mừng cho một số người và Luật lệ cho tất cả mọi người. Lời khấn dòng không phải một phép rửa lần thứ hai và giống như mọi công trình khác chỉ cho cái ảo vọng cứu độ.

Tại đây Luther cũng bắt đầu dịch Tân ước ra tiếng Đức và sau đó dịch Cựu ước. Công việc kéo dài tới năm 1534 mới hoàn thành.

Năm 1525, Luther làm đám cưới với Katharina Von Bora154 (một nữ đan sĩ Xitô).

154 Theo Luther có một số đan sĩ nam nữ trong thành phố của đế quốc cũng rời bỏ tu viện như tại thành Strasbourg và Berne. Một số nhà rao giảng tư tưởng Luther phần nhiều đến từ các tu viện: Pellikan tại thành Bâle và Myconius tại Gotha thuộc dòng Phan sinh; tại thành Strasbourg có ông Bucer (dòng Đa Minh), ông Brunfelds (dòng Chartreux), ông Blaurer (dòng Biển Đức); Tại thành Mulhouse có ông Prugner, và ông Zwilling tại Wittenberg thuộc kinh sĩ thánh Augustinô. Bên

Page 5: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

328 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

Năm 1525-1526 đánh dấu sự tranh luận giữa Luther và Erasme về vấn đề ý chí tự do (libre arbitre). Theo lời Đức Giáo hoàng Lêô X, Adrien VI và Clêmentê VII yêu cầu, Erasme biên soạn vào năm 1524 một khảo luận “De libero arbitrio diatriba” (Tranh luận về Ý chí tự do), trong đó tác giả xem xét những ý tưởng thuận và chống đối ý chí tự do: Con người có tự do trong điều phán xét của mình trước phán xét của Thiên Chúa? Luther trả lời “không” vào năm 1526 trong cuốn sách “Về Ý chí tự do” (De servo arbitrio). Đó là luận đề vừa công chính vừa tội lỗi.

Năm 1530 Luther và Melanchton155 biên soạn “Lời tuyên xưng Augsbourg” xác định những đặc điểm và nền tảng thần học cho Giáo hội mới: “một cộng đoàn gồm những người thánh, trong đó chỉ dẫn Tin mừng thuần túy và ban đúng đắn những Bí tích”. Chỉ còn hai bí tích là bí tích Rửa tội và bữa Tiệc Ly. Luther bãi bỏ giáo thuyết Công giáo về “biến đổi bản thể” (transubstantion = biến đổi bánh thành Mình Chúa và Rượu thành máu Chúa bởi sự hiện diện thật của Chúa Kitô). Luther thay vào đó quan niệm “cùng bản thể” (consubstantiation = cum et sub pane), tức là với và qua bánh, Chúa Kitô hiện diện một cách thiêng liêng trong bánh và rượu. Và chính qua quan niệm này, Luther qua đời ngày 18/2/1546 tại Eisleben. Sau Martin Luther, Giáo hội cải cách Tin Lành còn có hai khuôn mặt nổi bật: Ulrich Zwingli và Jean (Gioan) Calvin. Sau đó, Tin Lành cũng có biến đổi với sắc thái đặc biệt bên Anh với Anh giáo.

D. uLrich ZwiNgLi (1484-1531). Cùng thời điểm với Martin Luther bên Đức, ông Ulrich Zwingli cũng làm khai sinh ra cải cách Giáo hội tại thành Zurich (Thụy Sĩ), và có ảnh hưởng

Hòa Lan, các tu sĩ thánh Augustinô cũng theo Luther và một số lớn bị hành quyết. Tại Vénétie, hai tu sĩ Phan sinh Girolamo Galateo và Bartolomeo Fonzio cũng bị đưa lên giàn hỏa thiêu. 155 Philippe Melanchton (1497-1560), đệ tử chính của Luther. Sau khi biên soạn “Lời tuyên xưng Augsbourg” với Luther, ông còn viết một cuốn giải thích biện giáo. Cuốn sách trở nên bản quy chiếu chính thức của Giáo hội Tin Lành theo hệ phái Luther. Sau khi ông Luther qua đời, Melanchton đã lên cầm đầu Giáo hội Tin Lành.

Page 6: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 329

rất lớn trên các nhà thần học và những giáo xứ mới tại Thụy Sĩ và miền Alsace (Pháp).

Liên bang Thụy Sĩ được thành lập vào năm 1291 theo một thể chế dân chủ. Quyền hành tại các thành phố và những bang đều có ảnh hưởng trực tiếp vào cuộc sống Giáo hội. Đó là thời điểm Thụy Sĩ kết nên ý thức quốc gia, và cá nhân thuộc thành phần trong liên bang. Quan niệm sẽ diễn đạt sau này trong cuộc sống Giáo hội cải cách. Zwingli học tại Bâle và bị ảnh hưởng sâu đậm với tư tưởng Erasme. Ông rất nhân bản và vì thế nhanh chóng ôm lấy tư tưởng cải cách. Zwingli còn mang tinh thần yêu nước cao độ. Lúc đầu ông làm tuyên úy cho quân đội nhưng sau đó nhanh chóng đi vào tư tưởng hòa bình theo Erasme.

Năm 1518, Zwingli được bổ nhiệm làm cha xứ nhà thờ chánh tòa ở Zurich, và giữa năm 1522 đến năm 1525, Zurich trở thành một thành phố cải cách. Tư tưởng Zwinli được coi như triệt để tột cùng đối với tất cả nhà cải cách Tin lành khác. Ông hủy bỏ luật độc thân linh mục và việc chay tịnh. Zwingli cho Thánh lễ không có giá trị gì hết và bỏ tất cả các di tích thánh, và những hình ảnh đạo đức trong thánh đường. Ông đưa việc thuyết giảng vào trung tâm điểm của nghi thức phụng vụ.

Trong cuốn sách “Commentarius de vera ac falsa religione” (Giải thích về tôn giáo giả và thật) năm 1525, Zwingli khẳng định triết học phải phục vụ thần học, và bữa Tiệc Ly chỉ có sắc thái hoàn toàn biểu tượng. Ông cũng nhắm toàn bộ thần học vào con người và hành động của Chúa Kitô. Vâng lời quyền hành dân sự cũng có điều kiện: nếu như quyền hành đó không trung thành với Thiên Chúa thì phải hủy bỏ đi. Cuối cùng Zwingli cho Chúa Thánh Thần một vai trò quan trọng: Ngôi Ba, “Đấng sáng tạo” bởi Thiên Chúa Cha và “được gửi đi” bởi Ngôi Con.

Năm 1531, Zwingli bị giết trong trận chiến Cappel, khi thua trận trước các binh sĩ thuộc các bang theo Công giáo (Schwyz, Uri, Unterwalden, Zug và Lucerne).

Page 7: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

330 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

e. JeaN caLviN (1509-1564). Sau cùng và có thể nói thuộc thế hệ thứ hai của cuộc Cải cách Tin Lành đến từ ông Jean (Gioan) Calvin. Ông đã làm cuộc cải cách mới với những giáo thuyết cứng rắn hơn nữa. Calvin chỉ gia nhập vào Tin Lành sau suốt một thời gian dài suy tư. Ông là người Pháp sinh ra tại Noyon (miền Picardie), theo học nghề Luật và biết rất rõ về thần học kinh viện. Ông theo ý tưởng Tin Lành khi lên sinh sống tại Paris. Ở đây ông làm bạn với hiệu trưởng Đại học Paris, Nicolas Cop. Ông này sau đó bỏ Paris qua sống tại Bâle (Thụy Sĩ) vì theo Tin lành. Tại đây ông gặp lại Calvin đang theo học Kinh Thánh và Văn chương cổ. Năm 1536, Calvin phát hành cuốn sách “Cơ chế Thiên Chúa giáo” (L’institution de la Religion Chrétienne). Sau đó Calvin rời Bâle về sinh sống tại Genève từ năm 1536-1538, ông phát hành cuốn sách “Những bài báo liên quan đến tổ chức Giáo hội và phụng tự tại thành Genève” (Les articles concernant l’organisation de l’Eglise et du culte à Genève). Trong đó, Calvin cho thêm vào trong Phụng tự những bài hát Thánh vịnh, thiết lập một tòa án thường chuyên lo về vấn đề hôn nhân thay thế cho tòa án giáo hội trước đây, và giáo lý bắt buộc cho các trẻ em.

Sau đó Calvin qua sinh sống tại thành Strasbourg, rồi trở về Genève năm 1541 và viết cuốn “Luật giáo sĩ của Giáo hội Genève” (Les ordonnances ecclésiastiques de l’Eglise de Genève) sau này trở nên Hiến Pháp Cộng hòa Genève. Có tất cả bốn chức vụ được xác định:

1. Các Mục sư lo việc rao giảng và trao ban hai bí tích Rửa tội và Tiệc Ly, thực hành kỷ luật giáo hội;

2. Các Tiến sĩ lo giảng dạy các tín hữu;

3. Các Kỳ mục chăm sóc việc đạo đức của dân;

4. Các Phó tế lo cho người nghèo, các bệnh nhân và gìn giữ của cải Giáo hội.

Thành phố Genève trở nên một “thành phố - giáo hội” với một hệ thống thần quyền mang đặc tính khắc khổ và nghiêm

Page 8: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 331

nhặt. Xã hội theo thuyết Calvin được tổ chức theo Lời Chúa bao gồm một sự đồng trách nhiệm với hai quyền hành: mục sư và quan viên hành chính đều là thừa tác viên Thiên Chúa. Công việc của họ được coi như một tham dự vào công trình Thiên Chúa và một phục vụ cho tha nhân. Nhờ thế không có việc bóc lột công việc làm và không có thất nghiệp làm tăng trưởng con người với phẩm giá. Giá của việc làm được định đoạt bởi thị trường hay nơi người cầm quyền và được bảo đảm với một khế ước lương bổng trả công cho con người theo tỷ lệ nhu cầu mỗi người. Canh tân Calvin đưa ra những nền tảng căn bản cho một hệ thống kinh tế hiện đại.

Nhưng điều quan trọng hơn nữa là Calvin đưa ra hệ thống chú giải Kinh Thánh cho nền thần học Calvin. Ông khai triển những chủ đề chính cho thần học Tin Lành: “thuyết định mệnh đôi”: mỗi người có quyền lựa chọn hay từ chối ân sủng tối thượng của Thiên Chúa mà trong đó mọi người được kêu gọi, dưới tác động Chúa Thánh Thần. “Theo tôi, tiền định là lời khuyên vĩnh hằng của Thiên Chúa mà qua đó Người xác định điều muốn làm cho mỗi người. Vì Người không sáng tạo mọi người trong hoàn cảnh giống nhau, nhưng sắp xếp người này cho cuộc sống vĩnh hằng và người khác cho sự kết án vĩnh cửu. Từ đó theo mục đích mà con người được tạo dựng, ta nói họ được tiền định cho cái chết hay sự sống” (L’institution de la Religion Chrétienne, III, chapitre 8). Vì vậy cho nên Giáo hội vừa hữu hình (bao gồm mọi thành phần Cộng đoàn) và vô hình (bao gồm những người tiền định cho sự Cứu độ thuộc mọi thế hệ). Trung tâm điểm đời sống Giáo hội là sự rao truyền gắn vào với bữa Tiệc Ly như một hành vi biểu tượng và là Ân sủng Thiên Chúa mà Cộng đoàn tham dự.

Năm 1543, ông cho tái xuất bản cuốn sách “L’institution de la Religion Chrétienne” (Cơ chế Thiên Chúa giáo). Từ năm 1547, các cuộc đầu phiếu tại thành Genève đều chống lại Calvin. Năm 1553, đi vào tranh luận với Michel Servet và đưa ông này lên dàn hỏa thiêu. Những người theo ông Servet đã làm dấy lên những

Page 9: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

332 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

cuộc chống đối bạo động. Từ năm 1555 đến năm 1561, Calvin lại đi vào tranh luận với nhà thần học theo hệ phái Luther tên Westphal về Bữa Tiệc Ly. Năm 1559, Calvin thiết lập Hàn Lâm viện thành Genève. Trong cùng năm cuốn sách “L’institution de la Religion Chrétienne” (Cơ chế Thiên Chúa giáo) có sửa lại và thêm thắt được tái xuất bản bằng tiếng La Tinh, và bằng tiếng Pháp năm 1560. Sau những năm dài bạo bệnh, Calvin qua đời năm 1564.

Cải cách Tin Lành mang sắc thái đặc biệt bên Anh với Anh giáo. Có thể nói Anh giáo đã được thấy qua với phong trào do ông Jofh Wyclif dấy lên vào thế kỷ thứ XIV. Sau đó với sự bành trướng tư tưởng Martin Luther ở thế kỷ thứ XVI. Cho dù nước Anh không bị ảnh hưởng trực tiếp với phong trào cải cách Tin lành nhưng cũng không thoát khỏi trào lưu cải cách với phong trào nhân bản do nhóm Nhân bản Oxford với khuôn mặt ông Thomas More. Lịch sử cải cách Anh giáo cũng đau buồn và mang nét đặc biệt với hành động các vua Chúa.

F. vua heNri viii và Ly khai vơi côNg giao

Vua Henri VIII lên ngôi năm 1509. Cuộc kết hôn với bà Catarina d’Aragon được phép chuẩn Đức giáo hoàng Jules II vào năm 1503. Bà nguyên là vợ ông Arthur, anh cả của Henri đã chết. Cuộc hôn nhân mang lý do tài chánh cũng như ngoại giao vì mong ước sẽ liên minh hai nước Anh và Tây Ban Nha. Thế nhưng, sự liên minh ao ước trên không thấy và hoàng hậu lại không có con trai nối dõi tông đường. Bà Catarina sinh tất cả năm người con, nhưng tất cả đều chết yểu chỉ còn lại một người con gái. Vấn đề đặt ra đứa con gái không thể lên ngôi vì việc này chưa xảy ra bao giờ trong dòng họ nhà Vua bên nước Anh cũng như tại Âu châu, ngoại trừ một vài trường hợp hiếm hoi. Vua Henri VIII nghĩ rằng vấn đề mình không có con trai có nghĩa cuộc hôn nhân giữa ông và Catarina d’Aragon không được Thiên Chúa chúc phúc, tại vì ông lấy vợ anh mình. Cùng lúc ấy vào năm 1525, ông gặp Anna Boleyn nhan sắc mặn mà và

Page 10: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 333

có tài quyến rũ và ông bắt đầu có dự định xin tháo gỡ cuộc hôn nhân với Catarina.

Vào đầu năm 1527, ông nói rõ quyết định cho Hồng y Đặc sứ Wosley. Henri VIII dựa vào hai văn bản trong sách Lêvi 18,16: “Ngươi không được lột trân chỗ kín của chị em dâu ngươi: đó là chỗ kín của anh em ngươi”, và 20,21: “Khi người đàn ông nào lây chị dâu hay em dâu mình, thì đó là một điều nhơ nhơp; nó đa lột trân chỗ kín của anh em nó, chúng se không có con cái”. Qua Hồng y Wosley không thành công, Henri VIII kiện thẳng lên Đức Giáo hoàng Clêmentê VII viện cớ sự ngăn cấm trong sách Lê vi là luật Thiên Chúa và ngay cả một Đức giáo chủ cũng không thể miễn chuẩn như Đức Giáo hoàng Jules II đã làm trước đây. Lý luận cho rằng luật Lê vi là luật Thiên Chúa không ai có quyền miễn chuẩn khá vững, nhưng duy chỉ có một trường hợp có thể miễn chuẩn đã được sách Đệ Nhị Luật (25,5) ghi lại và đó là trường hợp vua Henri VIII. Ông có quyền lấy vợ anh mình vì ông này chết mà không có con trai nối dòng dõi. Đức Giáo hoàng Clêmentê VII nhận thấy cuộc hôn nhân thứ nhất của vua Henry VIII không thể tháo gỡ được, nhưng còn lần chần chưa vội tuyên bố.

Cuối năm 1527, Henri VIII xin Đức giáo hoàng chỉ định một ủy ban giáo hoàng để tuyên bố cuộc hôn nhân của ông với bà Catarina không thành, nhưng mãi đến tháng tư năm 1528, Đức Giáo hoàng Clêmentê mới bổ nhiệm một ủy ban có thẩm quyền quyết định với hai vị khâm sứ là hồng y Wosley và Campeggio. Toà án Luân Đôn được triệu tập vào tháng 6 năm 1529 nhưng bà Catarina chỉ ra hầu tòa có một lần. Bà để cho Giám mục Fisher đứng ra biện hộ bênh vực và yêu cầu được xử án tại Rôma. Đức hồng y Campeggio hoãn việc phân xử cho tới tháng 10. Vua Henry VIII thấy vụ án bị kéo dài và có thể sẽ bị đưa về Rôma xét xử, ông liền lấy những quyết định quan trọng. Henry VIII giải nhiệm hồng y Wosley, bổ nhiệm một giáo dân thuộc nhóm Nhân Bản thay thế là ông Thomas More. Nhà vua còn triệu tập quốc hội để cải cách những lạm dụng của giới giáo sĩ. Với những

Page 11: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

334 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

quyết định trên vua Henry VIII chủ đích bắt ép Đức Giáo hoàng chấp nhận cuộc ly dị. Để đạt tới mục đích trên Henry VIII lại được hai cố vấn mới là giáo dân Thomas Cromwell và giáo sĩ Thomas Cranmer. Cromwell một nhà kinh tài nổi tiếng và đã giúp nhà vua bắt ép quốc hội cải cách hơn 70 luật lệ về kinh tế và trong đó có cả vấn đề ly dị của nhà vua. Cranmer sau cuộc ly khai với Rôma được nhà vua bổ nhiệm làm Tổng giám mục thành Canterbury.

Sau hai lần cuối cùng ép giáo triều Rôma phải chấp nhận ý của mình vào những năm 1530-1532 nhưng không thành công, Henry VIII quyết định ly khai với Giáo hội Công giáo vào năm 1533. Nhà vua đặt Thomas Cranmer làm Tổng giám mục và triệu tập đưa vấn đề nhà vua ra trước pháp lý của ông. Tháng 3 năm 1533 quốc hội chấp nhận quyền pháp lý theo Toà giám mục Canterbury tức là hoàn toàn vô hiệu hóa lời kêu gọi của bà Catarina xin được xử án tại Rôma. Trong cùng một tháng quốc hội công bố cuộc hôn nhân của nhà vua với bà Catarina bị ngăn cấm bởi luật Thiên Chúa. Tháng 5 năm 1533, Cranmer tuyên bố cuộc hôn nhân đó vô hiệu trước sự vắng mặt của hoàng hậu Catarina. Thật ra, nhà vua đã bí mật làm phép cưới với Anne Boleyn vào ngày 25/1/1533 rồi. Sau lời Cranmer tuyên bố nhà vua mới làm lễ đăng quang cho Anne Boleyn chính thức làm hoàng hậu vào ngày 31/5/1533. Tháng 9 cùng năm, Anne Boleyn sinh ra một con gái đặt tên là Elisabeth và được quyền kế vị ngôi vua.

Tư ly giáo đến anh giáo. Khi vừa mới ly khai, Henry VIII và quốc hội chưa đụng gì vào những tín điều Công giáo, vì vậy những người theo Henry VIII là ly giáo chứ không phải lạc giáo. Nhưng bắt đầu từ năm 1535, dưới ảnh hưởng hai cố vấn Cromwell và Cranmer, ly giáo thực sự bắt đầu hội nhập những tư tưởng thần học các nhà cải cách Tin lành:

▪ 1536: bắt đầu chiến dịch tịch thâu tài sản các tu viện. Cromwell giữ một vai trò quan trọng và quyết định.

Page 12: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 335

▪ 1539: xuất bản Kinh Thánh trọn bộ bằng Anh ngữ do hai ông Tyndale và Coverdale dịch. Nhà vua vẫn luôn luôn có quyền tối thượng trên Giáo hội. Dù có những ảnh hưởng đến từ Tin lành nhưng cho đến khi qua đời, Henry VIII vẫn còn giữ những tín điều chính của Công Giáo.

Henry VIII qua đời để lại 3 người có quyền kế vị: Mary Tudor con gái với bà Catarina d’Aragon, Elisabeth con với Anne Boleyn và Edward VI con của Jane Seymour. Edward VI (1547-1553) mới 10 tuổi nhưng được chỉ định nối ngôi cha nhưng mọi quyền hành đều nằm trong tay ông cậu là Edward Seymour cũng là quận công Somerset, chịu ảnh hưởng cải cách thuộc hệ ông Calvin:

▪ 1548:Các tín hữu có quyền rước lễ dưới hai hình thức.▪ 1548-1549: Nghi thức phụng vụ hoàn toàn bằng Anh ngữ

và cuốn Kinh Nguyện bằng Anh ngữ ra đời (Book of Common prayer). Bản đầu tiên do Cranmer và đồ đệ soạn nhưng chưa dám đi quá xa theo cải cách Tin lành vì bị một số người bảo thủ kềm kẹp.

Mùa thu 1539, Somerset bị bá tước Warwick bắt giam và lên cầm quyền.

▪ 1552: ấn bản thứ hai sách Kinh Nguyện: từ ngữ “thánh lễ” không còn dùng tới nữa; bàn thờ được thay bằng bàn Hiệp thông...

▪ 1553: Quốc hội phê chuẩn 42 giáo điều nghiêng về phía Tin lành thuộc hai nhà cải cách Zwingli và Calvin hơn là Luther.

Tháng 7 năm 1553, Edward VI qua đời và Mary Tudor (1553-1558) lên thay. Bà này là con gái của Catarina d’Aragon nên muốn đưa nước Anh trở về với Giáo hội Công giáo. Bà kết án tử hình Warwick và tống giam Tổng giám mục Cranmer và hủy bỏ những luật lệ tôn giáo bị ảnh hưởng Tin lành dưới thời vua Edward VI. Lỗi lầm quan trọng nhất là Mary Tudor đã bách hại những người tin Lành vào những năm 1554-1555. Thêm vào đó, cuộc hôn nhân giữa bà và vua Philippe II người Tây Ban Nha

Page 13: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

336 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

đã làm xích gần tư tưởng tinh thần quốc gia Anh quốc và Tin lành. Công giáo trở nên tôn giáo ngoại lai. Mary Tudor qua đời ngày 17 tháng 11 năm 1558 và Elisabeth tức là con gái của Anne Boleyn (1558-1603) lên thay. Chính dưới triều đại Elisabeth đệ nhất (1558-1603) mới thực sự thấy cuộc ly giáo dưới thời Henry VIII được cải cách thành Anh giáo.

▪ 1563: bắt đầu soạn thảo ba mươi chín giáo điều và được quốc hội phê chuẩn năm 1571. Những giáo điều làm tôn chỉ cho Anh Giáo cho đến ngày nay.

Có thể tạm cho rằng Anh giáo mang nét phụng vụ ảnh hưởng Công giáo: những phẩm phục và nghi thức giống phụng vụ Công giáo. Mỗi Giáo hội theo Hiệp thông Anh giáo đều có phụng vụ riêng, những điều căn bản được ghi chung trong cuốn Kinh Nguyện.

Một phẩm trật trộn lẫn truyền thống Tin Lành theo hệ Luther, Công giáo và Chính Thống giáo: cấu trúc hàng giám mục giống Công giáo và Chính thống giáo; nguyên tắc độc lập các Giáo hội theo Chính thống tức là mỗi Giáo hội đều tự trị và giữ mối liên kết thiêng liêng được gọi “Hiệp thông Anh Giáo”; hệ thống tổ chức Công nghị như Tin Lành. Mỗi mười năm, Tổng Giám mục thành Cantobéry (Thượng phụ Anh giáo tại Anh quốc) triệu tập tất cả các Giám mục Anh Giáo trên thế giới và được gọi “Hội nghị Lambeth”. Các Linh mục và Giám mục có quyền lập gia đình. Ngày nay, một số ít giáo hội Anh giáo cho phép phụ nữ được chịu chức linh mục

Các tín điều theo xu hướng Tin lành hệ Calvin nhưng cũng có những truyền thống Công Giáo: Họ nhận đức tin tuyên xưng qua Tín biểu các Tông đồ và kinh Tin Kính đến từ Công đồng Nicée. Anh giáo còn nhìn nhận những quyết định các Công đồng trước khi có sự ly khai giữa Công giáo và Chính thống giáo năm 1054. Họ nhìn nhận truyền thống các Giáo Phụ nhưng chỉ biết có hai bí tích do Chúa Giêsu thiết lập tức là Rửa tội và bữa Tiệc Ly. Anh giáo nhìn nhận những nghi thức khác của Công giáo và

Page 14: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 337

Chính thống giáo coi là bí tích. Họ cho những nghi thức đó có giá trị bí tích... Phụng vụ Chư Thánh rất gần với Công giáo và Chính thống giáo. Họ nhận sự tôn kính về Đức Mẹ nhưng điều này ít được khai triển trong Tu đức cũng như thần học Anh giáo.

g. Bối cảNh

Một thế giới giờ đây muốn lấy quyền độc lập đối với Giáo hội. Họ tự xác định thoát khỏi bối cảnh một thế giới bị tôn giáo ảnh hưởng. Trong hoàn cảnh trên Giáo hội cũng đã biến đổi trong ba lãnh vực.

1. giáo hội trước đà tiến hóa trong tổ chức chính trị. Trong lãnh vực này thế giới Kitô giáo vừa bị thu hẹp và vừa được nới rộng ra với những khám phá mới như việc ông Chistophe Colomb tìm ra Châu Mỹ năm 1492. Nhưng đến cuối thế kỷ thứ XVI thế giới Islam tỉnh thức. Họ chiếm toàn cõi vùng Ðịa Trung Hải và chận đứng con đường thương mại.

Trong một bối cảnh mới, Giáo hội đứng trước vấn đề những người chưa biết Chúa Giêsu Kitô là ai. Giáo hội mở ra một cuộc Phúc âm hóa, nhưng Giáo hội vẫn còn thu hẹp trong lục địa Âu châu. Một số vùng Ðông âu lại thoát khỏi ảnh hưởng Giáo hội. Sau khi thành Constantinophe bị người Islam xâm chiếm, nước Nga đang tiến đến hiệp nhất về chính trị và tôn giáo. Hoàng đế Yvan III (1462-1505) đi theo chính thống giáo ly khai với La mã từ hồi thế kỷ thứ XI. Ông muốn đưa thành Moscou trở nên kinh thành La mã thứ ba, tức là thủ đô người Kitô giáo. Giấc mộng đã thành sự thật năm 1562 khi Ðức Thượng phụ Constantinophe nhìn nhận hoàng đế Yvan IV, và hiển nhiên đưa thành Moscou trở nên kinh thành La mã thứ ba, đồng thời thừa hưởng gia tài chính thống giáo.

2. giáo hội trước những biến hóa xã hội. Những cấu trúc kinh tế mới được đề ra. Trong thời phong kiến thế giới mang một hình ảnh tỉnh định. Con người thiết nghĩ Thiên Chúa muốn một trật tự đẳng cấp trong xã hội. Ở thế kỷ thứ XVI trật tự tỉnh

Page 15: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

338 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

định hoàn toàn tan vỡ với giai cấp thương gia. Khái niệm thần học cũng bùng nổ. Thể chế nông nghiệp thay thế bằng thể chế tài chánh. Thương gia và chủ ngân hàng giữ vai trò quan trọng. Thương mãi phát triển kéo theo sự phát triển các thành phố. Người thương gia và giới nhân hàng tự cảm thấy mình sống trong tình trạng tội lỗi, và muốn thoát khỏi mặc cảm đó bằng cách chia sẻ tiền cho Giáo hội hay bằng cách xây các bệnh xá.

3. giáo hội trước một quan niệm mới về con người. Thời trung cổ Thiên Chúa là trung tâm điểm. Thiên Chúa giữ địa vị thứ nhất trong xã hội. Khoảng cuối thời trung cổ, khi giới thương gia bắt đầu có quyền với gia tài nằm trong tay, họ tưởng rằng con người có thể làm những việc đại sự. Tư tưởng trên tiếp tay cho sự phản kháng đến từ một số thần học gia khai sinh ra trào lưu chủ nghĩa nhân bản156. Giờ đây, con người không còn mang mục đích biết Thiên Chúa với tri thức, nhưng họ chỉ muốn biết rõ về con người và thế giới nhân bản. Chủ nghĩa nhân đạo đưa tới điều tái khám phá những tác phẩm văn chương thời cổ đại. Những tác phẩm này thường do các tác giả cổ và ngoại giáo biên

156 Chủ nghĩa nhân bản khai sinh ra ở giữa thế kỷ thứ XV và được phát triển mạnh trong thời Phục Hưng. Chủ nghĩa mang lại một “văn hóa”, và được phổ biến nhờ các sinh viên tại thành Rôma. Chủ nghĩa nhân bản mang những sắc thái như sau: * Đến từ một số giáo sĩ ao ước canh tân cách giảng dạy cổ truyền về mặt văn chương, vì thế phải học tiếng Hy Lạp và La Tinh tìm lại tinh hoa đẹp của những ngôn ngữ trên. Ngoài ra phải học tiếng Híp ri để trở về nguồn với ngôn ngữ Cựu ước. * nhân bản trở nên tri thức trực tiếp những tác phẩm thời cổ đại để thấy trong đó sự khôn ngoan độc lập với thần học. * hiểu biết chung chung về con người trong thời gian và không gian, tự hiểu biết mình và tha nhân. * tất cả những cuộc khám phá mới trong thời bấy giờ đều được người nhân bản chú trọng, vì thế trong số đó có nhiều nhà bác học. Đối với họ, con người cần tin vào sức mạnh của lý trí và bản chất để tiến. * Nền nhân bản hoàn toàn ngược lại với kinh viện và những cuộc tranh luận không thực tế hão huyền. Những người tiên phong nhân bản là Dante và Petrarque, mang một kiến thức vững vàng về thời Cổ đại và luôn bận tâm về vẻ đẹp văn chương. Ở thế kỷ thứ XVI, chủ nghĩa nhân bản chỉ nhóm người tìm về đọc những tác phẩm văn chương xưa cũ. Tiền bán thế kỷ thứ XV, tại Hoà Lan và tại Ý đã có một số người tìm đọc những thủ bản bằng tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh. Ông Lorenzo Valla (1407-1457) cho xuất bản năm 1444 một phương pháp học những văn bản được viết bằng tiếng La Tinh. Cuốn sách đã gợi hứng cho rất nhiều nhà nhân bản.

Page 16: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 339

soạn và có trước Kitô giáo. Trong đó, họ khẳng định con người là một hữu thể tốt và tự do. Ðiều trọng yếu cho nhân loại cần hiểu biết thêm về con người. Trong một thế giới sôi động có người Kitô hữu nghi ngờ thì cũng có kẻ khác tìm kiếm. Họ nghi ngờ về Giáo hội và quyền bính Giáo hoàng, nhưng riêng nhóm người tìm kiếm hướng về hai phía:

a. Có một chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo ngoài những truyền thống. Thật vậy, một số nhà nhân bản muốn mình vẫn là Kitô hữu. Họ muốn đưa con người dễ dàng trở về với Kinh Thánh bằng cách nhấn mạnh vào một tôn giáo xác thực và ngờ vực lòng đạo đức giả dối. Ðó là trào lưu nhân bản Kitô giáo với các ông Thomas More157 và Didier Erasme thành Rotterdam158.

157 Thomas More (1478-1535) lập gia đình và từ trạng sư lên nghị sĩ, phó thị trưởng Luân Đôn rồi tới Đại thần tư pháp. Cuộc đời và tác phẩm nêu rõ song đề mà người nhân bản Kitô giáo gặp phải hồi đầu thế kỷ thứ XVI. Một mặt ông dấn thân vào xã hội chính trị thời đại nhưng vẫn giữ tự do tinh thần đối với triều đình. Ông mạnh mẽ chống đối khi vua Henri VII có tham vọng làm chủ Giáo hội ở Anh, và Thomas More đã từ chức. Năm 1535, ông bị xử trảm vì không nhìn nhận cuộc hôn nhân giữa nhà vua và Anne Boleyn. Trong tác phẩm “Utopie” = Lý tưởng quốc (= không ở một nơi nào) phát hành năm 1516, Thomas More đề nghị hình ảnh xã hội một kinh thành lý tưởng, với những tư tưởng dân chủ canh tân chỉ trích xã hội và tôn giáo thời đó, nhưng Thomas vẫn gắn bó sâu xa với giáo lý Công giáo. Theo ông, kinh thành lý tưởng có thể thực hiện tại trần thế.158 Erasme thành Rotterdam (1466-khoảng 1536) tên thật Geert Geertsz (Gérard con ông Gérard) và lấy tên tiếng La-Hy là Desiderius Erasmios (ao ước, yêu thương) là bạn của Thomas More. Thời niên thiếu, Erasme theo học tại trường “Các Tu Huynh sống Cộng đoàn”. Sau đó theo học tại Paris và học Kinh Thánh với ông Jofn Colet tại Oxford. Ngài vào tu dòng Augustiniens (kinh sĩ thánh Augustinô) nhưng sau rời khỏi tu viện và mang cuộc sống nay đây mai đó khắp Âu châu cho tới khi qua đời. Erasme chỉ trích nặng nề những sự lạm dụng của Giáo hội; ngược lại ông cũng viết nhiều tác phẩm lành thánh nêu lên hình ảnh Chúa Kitô như mẫu gương thật sự nhân bản trong cuốn: Cuộc đời Chúa Kitô. Giáo hội đã không đáp ứng lại Tin mừng, cho nên cần phải canh tân. Năm 1509, Erasme phát hành cuốn “Eloge de la folie” = Ca tụng nàng điên. Ông mơ tưởng nàng điên điều khiển thế giới và kêu gọi canh tân tâm hồn. Tác phẩm khiến Erasme thành người đứng đầu những nhà nhân bản. Erasme thuộc những nhân vật bác học Kitô giáo với những công trình về Tân ước và các Giáo phụ. Năm 1516, ông gây nên cuộc cách mạng bằng cách dịch Tân ước khác hẳn với bản Vulgate do thánh Hiêrônimô dịch ra tiếng La Tinh.

Page 17: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

340 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

b. Ðưa Giáo hội trở về định hướng cải cách đầu tiên với Công đồng Trente. Công đồng họp tất cả ba khóa (1545-1549; 1551-1552; 1562-1563), và kéo dài trong vòng mười tám năm. Công đồng Trente đã đóng một vai trò đôi trong thế giới ở thế kỷ thứ XVI. Thứ nhất đó là cách Giáo hội đáp lại phong trào cải cách ly khai do ông Máctinô Luther khai sinh, và sau đó Công đồng đánh dấu cố gắng đổi mới trong nội bộ. Ở đây, chỉ nói tới cải cách trong nội bộ Giáo hội, nhất là những hình thức tu trì mới, và cũng ghi lại những điểm mới do Công đồng Trente mang lại cho cuộc sống tu sĩ.

h. Ðổi Mơi đời Tu

1. canh tân những dòng xưa cũ. Ðầu thế kỷ thứ XVI tất cả những dòng thiết lập đều canh tân ít nhiều đời sống thiêng liêng và kỷ luật. Dưới đây chỉ nêu lên đây hai ví dụ được biết đến nhiều nhất: Tu sĩ Garcia de Cisneros (1483-1548) chấn chỉnh lại dòng Biển Ðức về đời sống kỷ luật và phụng vụ tại đan viện Montserrat. Tu sĩ Battista Crema (1460-1534) ở Ý, và tu sĩ François de Vittoria (1483-1548) bên Tây Ban Nha canh tân dòng Ða minh.

a. Dòng Capucins (tu sĩ dòng Phanxicô cải cách)159

Một công trình phục hưng muốn trung thành với tinh thần thánh Phanxicô đã khai sinh một dòng tu năm 1525 thường gọi dòng Capucins (tiếng Việt: Capuxinô). Ðấng sáng lập là ông Matteo de Bascio hay Matthieu de Basci (1495-1552) sinh tại Bascio gần Marches d’Ancône (Ý). Ngài tu trong dòng anh em hèn mọn ở Montefiascone thuộc tỉnh dòng Ancone, vùng Ombrie và được chịu chức linh mục năm 1520. Dù sống trong dòng nhưng Mathieu de Basci vẫn ao ước sống trọn hảo hơn theo lý tưởng Phanxicô nguyên thủy, nên cuối cùng xin ra khỏi dòng. Thật vậy, nơi Matthieu de Basci ở vẫn còn mang nhiều ký ức về những bạn đồng hành đầu tiên với thánh Phanxicô, và những 159 Từ capucins tiếng Pháp dịch từ tiếng Ý cappuccio có nghĩa mũ trùm đầu. Mũ các tu sĩ capucins dài hơn mũ áo các tu sĩ Phanxicô. Xem Irenée d’Aulon, Histoire des Capucins en France, Rome, 1905.

Page 18: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 341

anh em hèn mọn được gọi là “Spirituels”, tức là nhánh những anh em thiên về đời sống thiêng liêng nhiều hơn. Những người luôn luôn năng động để canh tân dòng, và thực hành nghiêm nhặt về đời sống khó nghèo theo mẫu gương thánh Phanxicô. Trào lưu trở về nguồn đã đưa đến việc canh tân dòng Phanxicô và làm khai sinh ra dòng Capucins.

Năm 1525, cha Basci lên Rôma xin Ðức Giáo hoàng Clêmentê VII cho phép được sống khắc khe theo bộ luật Phanxicô. Cùng lúc xin phép được mặc áo dòng thấy trong một cuộc thị kiến, tức là một bộ áo dòng với một mũ nhọn. Sau khi được phép, có một số người đến theo cha Basci và từ đó lập ra một nhánh tu sĩ thoát ra từ tinh thần Phanxicô và mang tên: “Anh em hèn mọn Capucins”. Họ sống theo ơn gọi thánh Phanxicô chỉ đi rao giảng và truyền giáo những nơi thật sự nghèo khó, và đóng một vai trò quan trọng trong việc cải cách Giáo hội bên Ý.

Sắc chỉ “Relifionis Zelus” năm 1528 như định ước xây dựng và là nền tảng pháp lý hội dòng. Anh em Capucins có hiến pháp đầu tiên vào năm 1529, nhưng qui chế đầy đủ hội dòng lấy lại qui luật thánh Phanxicô năm 1223, và chúc thư của ngài năm 1226 chỉ được hoàn thành vào năm 1535/1536 dưới thời vị bề trên thứ ba là Bernadin d’Asti. Từ đây hội dòng coi như hoàn toàn được cải tổ. Thật vậy năm 1535 khai mạc cuộc tổng tu nghị được chờ đợi bấy lâu nay Bernadin d’Asti được bầu lên chức Tổng đại diện sau khi đứng đầu phong trào cải cách trong tỉnh dòng ở Rôma. Sau này chính Bernadin được gọi “người Cha dòng Capucins” vì ông đã cho Hội dòng Hiến pháp đầu tiên vào năm 1536 và được Đức Giáo hoàng Paul III phê chuẩn.

Từ năm 1574 dòng Capucins được phép phát triển ra ngoài nước Ý để đi qua Pháp và ra khỏi lục địa Âu Châu đến Mỹ châu. Họ thành lập cộng đoàn đầu tiên bên Pháp vào năm 1575 ở thành Paris nơi mang tên Picpus (nên bên Pháp thường gọi họ là các cha Picpusiens). Năm 1608, dòng được công bố như “những anh em hèn mọn thật và con cái thánh Phanxicô”.

Page 19: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

342 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

b. Canh tân dòng Xitô với dòng “Feuillants”

Dòng “Feuillants” mang nguồn gốc Xitô nhưng được canh tân vào năm 1577 tại tu viện Feuillant, gần thành Toulouse (Pháp). Dòng không bao giờ chấp nhận quyền hành Tổng Tu nghị đến từ Xitô. Tu viện Feuillant được thành lập vào thế kỷ thứ XII. Năm 1562, tu viện trưởng giám hộ, người được bổ nhiệm nhưng không phải đan sĩ và chỉ nhận lợi nhuận nhưng không chăm lo đời sống tôn giáo là ông Charles de Crussol, nhường lại quyền giám hộ cho ông Jean de La Barrière (1544-1600). Ông này là một giáo dân, phục vụ cho vua Henri III. Khi mới nhận chức giám hộ ông cũng không lo gì cho tu viện. Ông mới hai mươi mốt tuổi và lo học hành tại kinh thành Paris và cũng chẳng hề đặt chân đến Feuillant. Đến năm 1571, ông muốn làm đan sĩ nhưng chưa biết gì về đời đan tu. Lúc ban đầu ông muốn xin làm tu sĩ Chartreux, và năm 1573 mới quyết định đi về Feuillant. Ông hoàn toàn bị gây sốc và xin làm đan sĩ Feuillant và trở thành tu viện trưởng vào năm 1577.

Ông làm một cuộc canh tân nghiêm khắc với những luật lệ nghiêm nhặt đôi khi như bệnh hoạn. Lúc ông bắt đầu tu viện chỉ có mười đan sĩ sống buông thả và không chấp nhận cuộc canh tân Jean de La Barrière và tất cả đều bỏ đi. Các đan sĩ Feuillants giờ đây đi chân không, nằm ngủ trên một tấm phản với viên đá làm gối đầu, và theo chế độ ăn uống rất khó khăn. Họ không ăn cá, không trứng, không bơ, không muối suốt thời gian mùa Chay. Năm 1595, chế độ chay tịnh đã giết chết mười bốn đan sĩ trong vòng một tuần. Đức Giáo hoàng Clementê VIII quyết định giảm nhẹ luật sống dòng. Cuộc canh tân triệt để của Jean de La Barrière cũng gặp nhiều chỉ trích và nhiều nghi vấn đến từ giới quyền hành dòng Xitô như đan sĩ Edme de la Croix và đan sĩ Nicolas Boucherat. Ngược lại, ông nhận được sự ủng hộ của Tòa Thánh, cả hai Đức Giáo hoàng Grêgôriô XIII và Sixte V đều khen thưởng. Ngày 5 tháng 5 năm 1586, Đức Giáo hoàng Sixte V chuẩn nhận cuộc canh tân tu viện Feuillant qua đoản sắc

Page 20: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 343

“Religiosos viros”. Theo Ngài cuộc canh tân về nguồn Xitô giúp nối lại truyền thống linh đạo thánh Bênađô trong một vương quốc Pháp đang bị xâu xé vì chiến tranh tôn giáo.

Vua Henri III muốn có một tu viện Feuillant tại Paris. Vào năm 1587, Đức Giáo hoàng Sixte V cho phép dòng Feuillant có quyền thiết lập các tu viện những nơi nào muốn mà không cần xin phép Đức Giám mục sở tại. Vì thế họ đã đến thành lập một tu viện tại Paris nơi khu xóm Faubourg Saint Honoré. Đan sĩ Feuillants sinh sống trong các thành phố, rao giảng và thành một hội dòng hoàn toàn độc lập với dòng Xitô từ năm 1592. Những năm kế tiếp, Jean de La Barrière gặp nhiều khó khăn. Ông bị anh em loại ra bên lề và bắt buộc phải từ bỏ những chức năng trong tu viện. Ông chỉ nhận lại được mọi quyền hành vào năm 1599 vài tháng trước khi qua đời, nhờ Hồng Y Robert Bellarmin (thánh: 1542-1624) giúp đỡ.

Dòng được nhiều nhân vật nổi tiếng biết tới và có một số tu viện tại Pháp và Ý. Năm 1622, thánh François de Sales chủ tọa Tổng Tu Nghị dòng tại Pignerol (Ý), và kêu gọi dòng đến thành lập một tu viện trong giáo phận và trao cho họ tu viện “Abondance”. Vua Louis XIII muốn tìm con số cân bằng giữa Feuillant bên Pháp và Feuillant bên Ý. Trong chiều hướng đó, Đức Giáo hoàng Urbain VIII ngày 22 tháng 5 năm 1630 chia dòng ra làm hai nhánh: bên Pháp dòng mang tên “Đức Bà Feuillants” quy tụ ba mươi mốt tu viện; và bên Ý mang tên dòng Xitô cải cách thánh Bênađô với bốn mươi mốt tu viện. Khi cuộc Cách Mạng bắt đầu họ trẩy đi nơi khác. Ngôi nhà bị tước đoạt và dòng cũng tan rã. Bên Ý, hoàng đế Nã Phá Luân cũng bãi bỏ dòng Feuillant, nhưng Đức Giáo hoàng Pie VII kịp thời quy tụ các tu viện Feuillant lại và làm khai sinh ra dòng “Xitô nước Ý”.

Vào năm 1587 một nhánh nữ “Feuillantines” được khai sinh ra tại tu viện Montesquiou, giáo phận Rieux. Nữ đan sĩ Marguerite de Polastron (qua đời năm 1598) trở thành đan viện trưởng đầu tiên. Ngoài ra còn có một số phụ nữ nổi tiếng mang

Page 21: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

344 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

mối tương quan về tinh thần với nhóm “Feuillantines” như thánh Jeanne de Lestonnac, Đấng sáng lập các Nữ tử Đức Maria; bà Antoinette thành Orléans, người được Đức Giáo hoàng kêu gọi làm canh tân tu viện Fontevrault và sáng lập dòng Nữ tu Biển Đức núi Can Vê; bà Marie de l’Incarnation có hai cha dòng “Feuillants” làm linh hướng…

Qua đoản sắc “Super specula” Đức Giáo hoàng Sixte V cho phép canh tân toàn thể đan sĩ thuộc linh đạo Xitô. Năm 1622, hoàng hậu Anne d’Autriche tái lập một cộng đoàn “Feuillantines” tại Paris ở Faubourg Saint Jacques.

Dòng “Feuillants” mang linh đạo thánh Biển Đức và thánh Bênađô đã giữ vai trò quan trọng trong việc canh tân Xitô ở nước Pháp vào thế kỷ thứ XVII. Cuộc canh tân được coi như nguồn gốc làm khai sinh ra dòng “Trappe” sau này. Linh đạo khai triển sự khổ hạnh coi như trung tâm điềm về quan niệm đời đan tu.

c. Cải cách với Têrêxa Avila (1515-1586) và Gioan Thánh Giá (1542-1591)160

Têrêxa de Ahumada sinh ngày 28 tháng 3 năm 1515 tại Avila, thành phố thuộc xứ Castille trong một gia đình quý phái gốc người Do Thái với 9 người con (7 trai và 2 gái). Thuở nhỏ Têrêxa được đánh dấu với cuộc sống được cha yêu mến và thái độ dịu hiền và rất đạo đức của bà mẹ. Lúc lên 7 tuổi, Têrêxa tìm tử vì đạo và lôi kéo anh rời nhà đi về “xứ Maures” để bị chém đầu, nhưng một ông chú bắt gặp và đưa hai anh em trở về lại nhà. Têrêxa muốn chết tử vì đạo như phương tiện chắc chắn nhất “để thấy Thiên Chúa nhanh chóng”

Têrêxa cũng bị ảnh hưởng bối cảnh xã hội chung quanh. Ngài lớn lên ở thành Avila, một thành phố khắc khổ về phương diện tôn giáo. Têrêxa nhận lãnh nền giáo dục dành cho các thiếu nữ quý tộc. Têrêxa là một thiếu nữ đẹp, giỏi và được nhiều người

160 S.Melchior-Bonnet, Jean de la Croix & S.Melchior-Bonnet, Thérèse d’Avila, in Histoire des Saints et de la Sainteté chrétienne, tome 8, Hachette, trang 135-142 và trang 262-273; Rosa Rossi, Thérèse d’Avila, Paris, Cerf, 1989.

Page 22: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 345

để ý. Một tình yêu nhỏ chớm nở với một người họ hàng làm ngài thấy tội lỗi kinh khủng. Ông bố biết được và vào năm 20 tuổi, ngày 2 tháng 11 năm 1935, ông đưa Têrêxa vào ẩn tu tại tu viện thánh Augustinô tại Avila. Trong giai đoạn này, đời tu không gợi hứng cho ngài một chút nào cả. Ngài thấy những việc thống hối cường điệu, nhưng một trật đời sống hôn nhân cũng không lôi kéo và cũng thấy nghi ngờ về thân phận của những người đàn bà lập gia đình.

Năm 1532, Têrêxa 17 tuổi bị bệnh và trở về nhà bố mẹ. Ngài thấy bị bắt buộc lựa chọn đời tu, và trong cuốn tự thuật Têrêxa kể cuộc chiến nội tâm để đi đến lựa chọn đó, và làm cho ngài đau ốm nặng thêm161. Vào năm 1535, Têrêxa trốn khỏi nhà và đi vào dòng kín “Nhập Thế” ở Avila: “tôi còn nhơ, khi rời khỏi nhà bố, tôi đau khổ như thể không còn gì khổ hôn như lúc se qua đời: mọi xương cốt của tôi dường như rời nhau”.

Tại Dòng Kín. Dòng được khai sinh ra tại xứ Palestine: lúc ban đầu, các ẩn sĩ lấy ngôn sứ làm cha tinh thần và sống trong những hang đá tại núi Carmel. Đến thế kỷ thứ XIII, họ nhận một Bản Luật và Hiến pháp đòi hỏi “suy gẫm hằng ngày và canh thức trong kinh nguyện”. Vào năm 1348, một phần ba tu sĩ Cát Minh bị bệnh dịch chết, và việc tuân giữ Luật cũng được nới lỏng. Đức Giáo hoàng Eugène IV cho phép đưa Bản Luật dễ dãi hơn: ăn chay 7 tháng được rút lại còn 3 ngày trong một tuần, và tiết dục cũng nhẹ nhàng hơn.

Trong thế kỷ thứ XVI, dòng Kín tại Tây Ban Nha trở thành “những nhà dành cho các bà không lập gia đình” với một luật lệ rất mềm dẻo: luật nội cấm không còn và các nữ tu có quyền tiếp đón mọi người. Họ không làm việc nhưng sống nhờ vào lòng hảo tâm, vì thế trong cộng đoàn có nhiều thành phần mang cuộc sống khác nhau. Những nữ tu gốc gia đình giàu có những căn 161 Tình trạng thường xảy ra sau này trong cuộc đời Têrêxa: những quyết định quan trọng sau những chiến đấu đau khổ và đưa ngài đổ bệnh, đôi lúc gần với hôn mê và cái chết. Thế nhưng khi đã quyết định hoàn thành việc quan trọng nào đó, căn bệnh lại biến mất.

Page 23: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

346 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

phòng lộng lẫy không thiếu thốn vật gì, và số khác thuộc giới nghèo lại có cuộc sống khá khó khăn. Các cộng đoàn trên không giúp ích gì nhiều cho đời sống kinh nguyện.

Tại dòng kín đời sống nội tâm của Têrêxa vẫn tiếp tục bị dao động liên tục, và Têrêxa cố gắng sống với những đòi hỏi đời tu sĩ. Vào những năm 1537-1538, Têrêxa đau ốm liên miên do những điều đền tội thái quá tự áp đặt. Một lần kia Têrêxa ốm nặng và không chữa khỏi, và tình trạng càng ngày càng nguy kịch đến nổi Têrêxa bị hôn mê trong vòng 4 ngày. Nhà dòng tưởng Têrêxa qua đời và sửa soạn mang đi chôn cất. Khi hay tin ông bố liền đến đem cô con gái về tìm thầy chữa trị ở Becedas. Trên đường trở về, họ dừng chân lại tại nhà ông chú tên Pedro de Artigosa. Người chú tặng cho Têrêxa một cuốn sách viết về cách nguyện gẫm mang tên “Sơ học hoàn cảnh thiêng liêng thương khó Chúa Kitô” (L’Abécédaire spirituel des circonstances de la Passion du Christ) do tu sĩ dòng Phanxicô François d’Osuna biên soạn (1492-1540)162. Cuốn sách đáp ứng được phần nào nỗi khao khát về đời sống thiêng liêng do Têrêxa đặt ra: “Tôi không biết nguyện gẫm cách nào, ngay cả để hồi tâm, cuốn sách này, làm tôi thích thú lắm và tôi quyết định theo con đường đó vơi tât cả sức lực”. Nhưng Têrêxa vẫn chưa hoàn toàn gột bỏ được sở thích trần thế và những tình bạn ngoài cộng đoàn. Thời bấy giờ, các nữ tu không bị nội cấm và có quyền tiếp khách.

Năm 1539, Têrêxa lại bị bệnh trầm trọng, và phải ở bệnh xá tu viện trong vòng ba năm cho tới mùa xuân 1542. Têrêxa cũng chưa giải quyết được vấn nạn: tương quan với thế giới bên ngoài không được hài lòng và chưa hoàn toàn gắn bó với Thiên Chúa.

Hoán cải. Têrêxa vẫn tìm đọc những sách thiêng liêng. Và khi đọc những tác phẩm thánh Augustinô đã giúp đưa Têrêxa vào đời sống thiêng liêng mới. Từ đó đời sống thiêng liêng của Têrêxa thay đổi với đời sống nội tâm nhiều phẩm chất hơn, biết 162 Trông nom tu viện Anvers và là tác giả cuốn sách Têrêxa Avila được đọc.

Page 24: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 347

mình hơn. Ông bố qua đời ngày 24 tháng 12 năm 1543 lại làm Têrêxa lung lay.

Vào năm 1553, ân sủng Thiên Chúa lại một lần nữa nắm lấy Têrêxa. Khi chiêm ngắm một tấm hình Chúa Kitô bị đánh đòn, đầy máu, đầu đội mão gai, Têrêxa cảm xúc và bắt đầu hoán cải nội tâm để đi đến đời sống huyền nhiệm. Năm 1555, Têrêxa xuất thần lần đầu tiên và sẵn sàng cho những giai đoạn huyền nhiệm. Têrêxa đã 41 tuổi và cuộc chiến nội tâm kéo dài gần hai mươi năm. Têrêxa thường xuất thần làm cho những chị em trong dòng hãi sợ. Thế nhưng, Têrêxa luôn luôn bận tâm tìm cách chính thức hóa những kinh nghiệm sống dưới linh hướng những bậc thầy như Phanxicô Borgia dòng tên năm 1554, hay như tu sĩ dòng Phanxicô Phêrô d’Alcantara (1499-1562) vào tháng 8 năm 1560. Têrêxa biết cảm nghiệm cô đơn đức tin giống như thánh Phaolô đi trên nước để đến với Chúa Kitô.

Các chị em trong dòng chứng giám tình thân mật giữa Têrêxa với Thiên Chúa qua những hiện tượng sáng, chứng giữ nguyên thế (catalepsie), thuật bay lên khỏi mặt đất (lévitation), hương thơm siêu nhiên kèm theo xuất thần và mê li… Têrêxa không muốn ai nói đến những biểu lộ trên và tự bào chữa cho mình. Têrêxa còn khuyên chị em đừng tìm những ân sủng đó nhưng cần thực hành khiêm nhường, khó nghèo và bác ái; nhưng tiếng đồn tràn ra ngoài tu viện đưa đến những ghen tị, chế giễu và thù nghịch.

Thế kỷ thứ XVI bên Tây Ban Nha xuất hiện nhiều hiện tượng thiêng liêng chính thực cũng như những hiện tượng thần bí giả tạo đưa đến lạc giáo và phù thủy. Tòa thẩm tra ra đời năm 1542 để chống lại Tin Lành và các lạc giáo cũng theo đuổi những người “cuồng tưởng” đến từ hệ phái Tin Lành Luther. Vì vậy, tất cả những gì thoát khỏi tầm kiểm soát Giáo hội và mang ảnh hưởng Luther đều bị nghi ngờ và kết án, và những ai không nhìn nhận lỗi mình sẽ bị đưa lên dàn hỏa thiêu. Với một hoàn cảnh trên, nên Têrêxa cũng bị nhiều người ruồng bỏ. Vào năm 1560,

Page 25: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

348 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

Têrêxa thị kiến hỏa ngục và những đau khổ phải chịu nếu như không hoán cải, và thúc đẩy Têrêxa cứu rỗi các linh hồn và phục vụ Thiên Chúa.

Lập tu viện thánh Giuse thành Avila. Năm 1560 đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đời Têrêxa. Vào tháng 9 theo lời đề nghị của người cháu, Têrêxa sáng lập một tu viện mới giữ theo luật nguyên thủy dòng Cát Minh, không nhận lấy bộ Luật giảm nhẹ được Đức Giáo hoàng Eugène IV cho phép năm 1432. Têrêxa biết Bộ Luật đó và đã sống qua trong tu viện Cát Minh ở Avila. Têrêxa thành lập một tu viện mới mang tên San José (thánh Giuse) ở phía bắc thành Avila: “khai sinh ra tư tưởng vơi sự chia sẻ của một vài người bạn, sống một cách kham khổ trở về vơi Bộ Luật nguyên thủy”. Têrêxa nhận được nhiều khuyến khích cũng như nhiều chống đối. Nhóm chống đối không hiểu ý nghĩa việc thiết lập, và điều đó sẽ làm cho lợi nhuận các tu viện giảm đi vì có quá nhiều tu viện cùng chia lợi nhuận. Nhóm người khác còn đe dọa đưa Têrêxa lên giàn hỏa thiêu. Sau rất nhiều khó khăn, Têrêxa được Ðức Giám mục Alvaro de Mendoza chuẩn nhận, và tu viện lấy thánh Giuse làm quan thầy. Tu viện bắt đầu với năm nữ tu gồm có Têrêxa và bốn Tập sinh. Vì còn những giao động đến từ phía những người chống đối, Têrêxa và bốn Tập sinh đành phải trở về tu viện Nhập Thế, và chỉ sáu tháng sau mới được về sống tại tu viện thánh Giuse. Lúc đó vào năm 1562, và Têrêxa trở thành Mẹ Têrêxa Giêsu.

Cuộc sống tại tu viện thánh Giuse thành Avila. Điểm chính yếu trở về nguồn sống theo Bản Luật nguyên thủy dòng Cát Minh với đặc điểm sống cô độc, kinh nguyện và làm việc. Tu viện có nội cấm, và các nữ tu không có quyền tiếp xúc tự do, và mỗi khi được tiếp xúc với ai đều phải ở trong khung sắt ngăn chia nội cấm với bên ngoài. Người tu sĩ không có của cải riêng và chỉ sống với của dâng cúng và của lao động. Việc làm và kinh nguyện tương quan với nhau. Những khắc khổ bộ luật nguyên thủy được áp dụng: kiêng thịt và giữ chay tám tháng cho một năm. Nữ tu mang giày

Page 26: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 349

vải đế bằng cói đan. Từ đó tu viện San José trở thành cái nôi cải cách theo đường hướng Têrêxa; và cũng từ San José, Têrêxa lên đường đi đến khắp vùng Castille và Andalousie để thiết lập những tu viện mới vào những năm 1567-1571. Tất cả mười lăm tu viện được thành lập do Têrêxa thúc đẩy.

Jean de la Croix (Gioan Thánh giá) và tu viện Cát Minh nhặt phép. Cũng vào năm 1567, Têrêxa gặp một tu sĩ dòng Cát Minh đang học tại Salamanque tên Juan de Yepes y Alvarez tại thành Médina163. Juan cũng mang ao ước canh tân dòng Cát Minh như Têrêxa đã làm bên phái nữ. Juan de Yepes y Alvarez sau này chính là Gioan Thánh Giá (1542-1591) nâng đỡ và hoàn thành công trình cải cách Têrêxa cho nhánh dòng nam.

Gioan sinh năm 1542 tại Fontiveros trong một gia đình bình dân ở miền Castille, nằm giữa thành Avila và Salamanque. Khi ông bố qua đời gia đình rơi vào cảnh túng quẫn. Lên 9 tuổi, Gioan phải đi làm tại Medina del campo; và lợi dụng những giờ rảnh rỗi đi học thêm. Năm 15 tuổi, Gioan trở thành tá viên điều dưỡng trong nhà thương Médina nhưng vẫn tiếp tục học tối tại trường các cha dòng Tên. Trước khi vào dòng Carme ở Médina lúc 21 tuổi (1563), Gioan đã có một kinh nghiệm khá đầy đủ về cuộc sống. Một một kinh nghiệm lao động tay chân và tri thức. Khi vào dòng, các đấng bề trên khám phá thấy Gioan thu thập rất nhiều điều ở những buổi học tối. Họ quyết định gửi Gioan lên đại học Salamanque năm 1564. Gioan theo nghành nghệ thuật cổ điển trong vòng ba năm với môn ngữ pháp, triết lý và nhân bản, và cũng học thêm một năm thần học. Ðại học Salamanque thời bấy giờ nổi tiếng ở Âu châu. Tại đó, Gioan đã lãnh hội vững chắc về Kinh Thánh và về Thơ miền Castille. Gioan tự thấy không hài lòng về bộ luật dòng Carmel, và dự định rời dòng Carme và xin đi vào tu trong dòng Chartreux.163 Anne Elisabeth Steimann, Carmel vivant, Paris, 1963; Crisogono de Jesus, Jean de la Croix, sa vie, Paris, 1982.

Page 27: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

350 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

Năm 1567, Gioan chịu chức linh mục tại Salamanque và trở về nghỉ hè tại Médina. Tại nơi đây, Gioan đã gặp Têrêxa qua trung gian vị viện phụ Antonio de Heredia thuộc tu viện thánh Anna thành Médina. Têrêxa đề nghị Gioan tạm ngưng việc xin vào dòng Chartreux nếu như việc cải cách có thể thành công, và Gioan chấp nhận ý kiến.

Năm 1568 Têrêxa đưa Gioan về tu viện Valladodid. Tại đây, Têrêxa chỉ dạy Gioan tinh thần bộ luật đầu theo linh đạo Carmel cũng như tinh thần cải cách theo Têrêxa cảm nhận. Tu viện Cát Minh nhặt phép (déchaux = đi dép) khai sinh ngày 28 tháng 11 năm 1568 tại Duruelo với bốn người gồm Gioan Thánh Giá, Giuse Kitô, Antôn Giêsu và một tu huynh.

Năm 1571, Têrêxa xin Gioan về làm linh hướng cho các đan sĩ tại tu viện Nhập thể ở Avila vì họ cũng muốn đi vào cải cách.

Từ đây hai con người ngoại lệ bắt đầu hiệp lực cho công trình cải cách. Việc họ làm gây ra những ganh tị trong dòng. Têrêxa bị thay thế còn Gioan Thánh Giá bị giam cầm và sỉ nhục tại tu viện Tolède. Trong vòng 9 tháng bị hành hạ về thể xác và tinh thần: nói xấu, cơm từ những vật đổ từ bàn ăn mang đến, bị ngăn cách vì không ai biết bị giam ở đâu, được dụ dỗ sẽ cho lên chức nếu như từ bỏ cuộc canh tân. Gioan đã trải qua một cuộc khủng hoảng nội tâm kinh khủng. Ngày 16 tháng 8 năm 1578, Gioan trốn thoát và về trốn tại tu viện các bà Cát Minh ở Tolède. Từ đây, Gioan hoàn toàn dấn thân cho việc canh tân, du lịch đến nhiều nơi, thăm viếng và thành lập các tu viện. Tháng 10 năm 1578 được bổ nhiệm làm phụ tá tại tu viện sa mạc “Calvariô” ở miền Andalousie, gần tu viện nữ Beas de Segura do Têrêsa thành lập và do bà Anne de Jésus làm tu viện trưởng. Một giai đoạn bình an, và Gioan rất yêu thích con đường dẫn đến giữa hai tu viện. Khi Têrêsa Avila qua đời năm 1582, Gioan được bổ nhiệm làm tu viện trưởng tu viện “các vị Tử Đạo” ở Grenade. Chính tại đây ngài soạn thảo hầu hết các tác phẩm chính, nhưng không quên công việc tay chân. Năm

Page 28: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 351

1588 làm tu viện trưởng ở Ségovie và được biết đến như một vị linh hướng nổi bật, nhưng cũng từ đây Gioan gặp khó khăn với vị Giám tỉnh đương thời là Nicola Doria. Ông trở nên vị Tổng quyền đầu tiên và thành lập một ủy ban có quyền thay đổi hiến pháp do Têrêsa biên soạn. Doria muốn quy tụ mọi tu viện dưới quyền mình, trong khi đó theo hiến pháp Têrêsa muốn có sự độc lập cho mỗi tu viện. Ông còn muốn các tu sĩ phải làm mục vụ đi ngược lại hoàn toàn ý canh tân Têrêsa. Gioan Thánh Giá bảo vệ ý tưởng Têrêsa và được Anne de Jésus ủng hộ, và năm 1580 Ðức Giáo hoàng Grêgôriô XIII ban đoản sắc cho rằng Têrêxa và Gioan có lý. Dorida quyết định diệt trừ Gioan Thánh giá: năm 1591 tại Tổng Tu nghị quyết định bỏ mọi quyền hành của Gioan và trở về làm tu sĩ bình thường tại tu viện Penuela. Doria còn quyết định gây tiếng xấu cho Gioan về phương diện đạo đức với những điều vô luân Gioan làm với các nữ tu dòng Kín. Ông còn muốn đưa Gioan ra Tòa Thẩm tra.

Gioan bị bạo bệnh và được đưa về tu viện Ubeda và tiếp tục bị vị tu viện trưởng nói hành, vu khống vì trước đây Gioan đã chỉ trích ông. Gioan qua đời ngày 14 tháng 12 năm 1591 khi vừa 49 tuổi, và được phong thánh năm 1726. Riêng Têrêxa biên soạn qui luật và hiến pháp dòng Cát Minh canh tân “Đức Bà núi Carmel” năm 1582. Ngài qua đời tại Alba de Tormes trong đêm 4-5 tháng 10 năm 1582 và được phong thánh năm 1622 dưới triều Đức Giáo hoàng Grêgôriô XV. Đức Giáo hoàng Phaolô VI (1963-1978) nâng lên hàng tiến sĩ hội thánh.

Canh tân do Têrêxa đề nghị không phải chỉ sống lại theo tinh thần bộ luật Cát Minh đầu tiên, nhưng còn đưa linh đạo vào sứ mệnh Giáo hội. Têrêxa đã cho dòng Cát Minh một thúc đẩy mới, bà không trồng trên núi Carmel một cây mới nhưng làm nẩy lên từ bên trong những hoa quả mới164. Những văn bản do

164 Emmanuel Renault, Sainte Thérèse d’Avila et l’expérience mystique, collection Maitres Spirituels, Seuil, 1970, trang 129.

Page 29: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

352 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

Têrêxa và Gioan viết mang một huyền nhiệm sâu thẳm165. Hai nhà cải cách Tây Ban Nha ảnh hưởng sâu rộng trên linh đạo Kitô giáo suốt nhiều thế kỷ kế tiếp. Chiêm niệm, kinh nguyện và khổ hạnh phục vụ thế giới lướt thắng linh đạo cá nhân do cuốn sách “Gương Chúa Giêsu” đề xướng.

2. Ðời tu với một chu kỳ mới

a. Những tu hội giáo sĩ

Trong bối cảnh người Kitô hữu chờ đợi canh tân đã làm nảy sinh những tu hội giáo sĩ mới có thể chia ra làm ba loại tu hội. Thứ nhất, những tu hội đầu tư vào việc canh tân mục vụ như dòng Théatins và dòng Barnabites. Sau đến những tu hội đặt trọng tâm vào công tác như dòng Somasques, dòng Ursulines 165 Gioan Thánh giá có bốn tác phẩm chính: “Đường lên núi Carmel” (La montée du Carmel) viết về việc thanh luyện tâm hồn và đêm tối cố gắng; “Đêm tăm tối” (La nuit obscure) nói về việc thanh luyện thụ động, trong đêm tăm tối tâm hồn không còn mọi an ủi buông xuôi cho Thiên Chúa; “Ca vịnh thiêng liêng” (Le cantique spirituel) hát lên đính hôn tâm hồn; “Tia lửa tình yêu” (La vie flamme d’amour) kết hợp biến hóa mà mỗi người là kẻ khác và cả hai nên một. Ngài đã bắt đầu viết các sách chuyên đề thần bí vào những năm cuối đời. Cũng như Têrêxa, ngài không viết gì ngoài những kinh nghiệm nội tâm của riêng mình. Điều đáng chú ý là thánh nhân nêu rõ sự cần thiết thanh luyện trong đời sống nội tâm. Chính những cuộc thanh luyện đánh dấu những bước tiến trên đường thiêng liêng. Dưới con mắt của ngài, các cuộc thanh luyện được coi như những đêm tối. Có 3 thứ đêm tối: giác quan, trí năng, ký ức - ý chí. Các tác phẩm thần bí của ngài phải được đọc với một tâm hồn vắng lặng và chiêm niệm, vì chỉ những tâm hồn này mới sẵn sàng đặt toàn bộ cuộc sống mình trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.Những tác phẩm chính của Têrêxa Avila gồm cuốn “Tự truyện” (Vie par elle-même); “quan niệm tình yêu Thiên Chúa” (Le concept de l’amour de Dieu); “Con đường trọn hảo” (Le chemin de perfection) và “lâu đài tâm hồn” (Le château de l’âme). Trong các tác phẩm, ngài nhấn mạnh đời sống cầu nguyện và coi nó như yếu tố quyết định cho việc tiến đức: “Ai tiến bộ trong đời cầu nguyện tất nhiên cũng đạt được kết quả cao trên đường tu đức”. Các tác phẩm tu đức trên là kết quả các cuộc đàm thoại thiêng liêng với chị em trong Dòng, trong đó Têrêxa đã nêu lên những kinh nghiệm nội tâm. Nhưng chớ tưởng rằng tâm hồn Têrêxa luôn bay bổng như thiên thần. Têrêxa đã mô tả những đoản trường đã vượt qua với bao thử thách, mâu thuẫn và thanh lọc. Nhưng tất cả đều được coi như hồng ân Chúa qui hợp để mưu cho người Chúa yêu (Rm 8,28). Đời sống cầu nguyện còn mang lại cho Têrêxa một nghị lực phi thường trong hoạt động trần thế và dòng tu. Ảnh hưởng Têrêxa về mặt thiêng liêng vẫn còn rất lớn trên Giáo hội, vì thế Đức Phaolô VI đã đặt Têrêxa là bậc Thầy chính thức của các linh hồn.

Page 30: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 353

và dòng Camilliens (Tá viên phục vụ bệnh nhân). Cuối cùng những tu hội canh tân đời sống thiêng liêng như dòng Oratoire (= Nguyện đường) tại La mã.

b. Những hội dòng canh tân mục vụ

b1. Dòng Théatins (tiếng Việt: Thêatinô) (1524): giáo sĩ sống nhân đức tư tế

Hội dòng bao gồm giáo sĩ canh tân phục vụ các giáo xứ do Gaeten de Thiene (1480-1547) thành lập. Ý tưởng thành lập một tu hội giáo sĩ sống nhân đức tư tế đã có nhiều người nói đến ở thế kỷ thứ XV bên Ý, trước Công đồng Trente và cuối cùng được cụ thể hóa với dòng Théatins.

Gaeten de Thiene sinh vào tháng 10/1480 xuất thân từ một gia đình nổi tiếng thành Vicence. Mồ côi cha lúc lên hai tuổi, được bà mẹ thuộc dòng Ba Đa Minh nuôi nấng. Gaeten bắt đầu đi học trong trường làng, và vào năm 1500 học luật tại thành Padoue đậu bằng tiến sĩ Lưỡng Luật (doctorat in utroque) vào ngày 17 tháng 7 năm 1504. Năm 1505 về thành Rôma và được Đức Giáo hoàng Jules II bổ nhiệm làm đệ nhất thư lại. Mười một năm sau Gaeten chịu chức linh mục vào ngày 30 tháng 9 năm 1516. Gaeten mang tính tình hiền dịu, bác ái và đạo đức.

Năm 1516-1517, tại nhà thờ thánh Sylvestre va Doréthée xóm Transtévère, Gaeten vào sinh hoạt với nhóm “Nguyện Đường” hay hiệp hội tình yêu Thiên Chúa. Một hội đạo đức kêu gọi phần tử siêng năng Rước Lễ thường xuyên, kinh nguyện chung vào những ngày cố định, và làm công tác bác ái. Sau khi Đức Jules II qua đời, Gaeten về làm mục vụ tại Vicence và thành Venise. Tại Vicence, Gaeten xin vào hiệp hội thánh Hiêrônimô, một hiệp hội cũng như nhóm Nguyện Đường tại Rôma. Tại Vérone, Gaeten đi sinh hoạt với hiệp hội Thánh Thể. Tại Vicence được linh mục dòng Đa Minh, Jean Baptiste (Gioan Baotixita) Carioni da Crema làm linh hướng. Cha Carioni cũng đang linh hoạt một nhóm người thánh thiện muốn canh tân trong Giáo hội. Năm 1520,

Page 31: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

354 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

cha Gaeten về làm giám đốc trung tâm Sainte Marie de Malo gần Vicence. Trong những năm 1521-1522, cha Gaeten làm nhiều công việc ái, từ thiện trong khắp vùng Venise.

Theo hướng dẫn của cha Carioni, năm 1523, Gaeten trở về thành Rôma với kinh nghiệm đến từ những năm sinh hoạt trong các nhóm Nguyện Đường, nên đang suy nghĩ chương trình canh tân giáo sĩ và giáo dân với một tu hội linh mục. Gaeten gặp gỡ hồng y Jean Pierre (Gioan Phêrô) Carafa và cũng được khuyến khích thúc đẩy sáng lập một tu hội giáo sĩ. Ngày 3 tháng 5 năm 1524, Gaeten và các bạn đồng hành trình lên Đức Giáo hoàng Clêmentê VIII những đường hướng chính của chương trình. Đến ngày 24 tháng 6 năm 1524, Đức Clêmentê VIII trả lời cho Hồng Y Carafa cho phép thành lập tu hội mới. Hồng y Carafa làm bề trên và vì cũng là Giám mục thành Théate, nên tu hội mang tên Théatins. Tu viện đầu tiên thiết lập tại Via Leonina trong một ngôi nhà do ông Boniface dei Colli cho. Họ làm mục vụ tại giáo xứ Saint Nicolas dei Prefetti, tại bệnh viện Saint Jacques in Augusta. Tập sinh đầu tiên tên Scotti nhập ngày 25 tháng 4 năm 1525, linh mục và sau này thành Giám mục thành Plaisance và Hồng y Trani. Tiếp theo có một số anh em khác đến từ hiệp hội Nguyện Đường, và con số lên tổng cộng mười hai người. Đến cuối năm 1525, anh em Théatins về ở Pincio và bắt đầu giúp khách hành hương về vật chất lẫn tinh thần.

Năm 1527, thành Rôma bị tấn công và anh em Théatins cũng bị sát hại. Họ tìm cách lẫn trốn chạy về Venise ngày 29 tháng 11 năm 1527 và cư ngụ tại nhà thờ Saint Nicolas Tolentino. Ngày 14 tháng 9 Gaeten lên thay thế Hồng Y Carafa làm bề trên Hội dòng. Trong vòng sáu năm từ 1527-1533, anh em Théatins phụ vụ người nghèo, các bệnh nhân và làm việc canh tân đạo giáo và chống lại dị giáo. Bề ngoài, người tu sĩ Théatins không khác gì với các linh mục triều nhưng không có quyền nhận vinh dự hay phẩm tước. Họ sống khó nghèo và khổ chế, giúp đỡ các linh mục

Page 32: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 355

triều trong việc mục vụ, giảng thuyết, phục vụ người nghèo và bệnh nhân.

Gaeten qua đời ngày 7 tháng 8 năm 1547 tại Saint André Avellin, và được chôn cất tại nghĩa trang gần nhà thờ San Paolo (thánh Phaolô). Sau đó, được cải táng cùng với Jean Marioni và những anh em Théatins khác chôn cất trong thánh đường. Ngày nay còn thấy trong nguyện đường hầm Soccorpo. Đức Giáo hoàng Urbain VIII nâng lên bậc Chân phước ngày 8 tháng 1 năm 1629, và Đức Giáo hoàng Clêmentê X nâng lên hành hiển thánh ngày 12 tháng 4 năm 1671.

Hội dòng Théatins đáp ứng lòng chờ đợi của thời đại nên bành trướng rất nhanh chóng bên Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan, Áo và Ðức. Sau này Hồng y Carafa lên ngôi Giáo hoàng lấy tên Phaolô II đưa hội dòng phát triển nhanh hơn nữa166.

b2. Dòng Barnabites: giáo sĩ truyền giáo

Dòng do Antoine Marie (Antôn Maria) Zaccaria (1502-1539) sáng lập167 thuộc hội dòng giáo sĩ. Tên Barnabite đến từ tu viện kính thánh Banabê ở thành Milan do hội dòng chăm sóc mục vụ.

Zaccaria sinh năm 1502 ở Crémone, miền Lombardie (Ý) trong một gia đình quý tộc. Mồ côi cha rất sớm, và được mẹ nuôi nấng trong bầu khí đạo đức và thực hành bác ái. Nhiều lần Zaccaria đã cho đi chính áo quần của mình và tiếp đón các bệnh nhân tại trong gia đình. Năm 1522, đậu y sĩ tại thành Padoue, trở về hành nghề tại Crémone, Zaccaria vừa chữa bệnh thể xác và tâm hồn. Zaccaria còn bỏ thời giờ giải thích giáo thuyết Kitô giáo cho các trẻ nhỏ, nhưng rồi những người trưởng thành cũng đến nghe. Zaccaria ghi tên học thần học dưới sự linh hướng tu sĩ Ða minh Battista Crema. Năm 1528, Zaccaria chịu chức linh mục. 166 Théatins cũng có một nhánh nữ do Ursula Benincasa thành lập ở thành Naples.167 Zaccaria còn giúp bà Louis Torelli lập dòng “Angéliques de Saint Paul” (Thiên thần thánh Phaolô) chuyên lo trẻ mồ côi; và dòng “Filles de Marie” (Nữ tử Ðức Maria) chuyên về giáo dục.

Page 33: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

356 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

Năm 1530, Zaccaria về thành Milan, gia nhập phụng hội “Khôn Ngoan Vĩnh Cửu”. Tại đây Zaccaria làm quen với giới quí tộc thành Milan như Barthelemy Ferrari và Giacôbê Antôn Morigia. Hai năm sau cùng với hai người bạn trên thành lập một hội dòng giáo sĩ làm việc canh tân hàng giáo sĩ và giáo dân. Bá tước Torelli cho họ một ngôi nhà gần thánh đường thánh Catarina, gần Vương cung thánh đường Saint Ambroise. Nhờ Đức cha Basiliô, em của ông Ferrari và thư ký cho Đức Giáo hoàng Clêmentê VII, nên họ nhận được Tòa Thánh chuẩn nhận cho phép thành lập một Hội dòng mang tên “giáo sĩ thánh Phaolô” ngày 18 tháng 2 năm 1533.

Khi anh em đến cư ngụ tại thánh đường thánh Banabê, nên người dân gọi các cha “Barnabites”. Trước khi đưa ra bộ Luật cho anh em, Zaccaria muốn lấy những bài học từ kinh nghiệm cuộc sống, nhưng từ năm 1538 đã bắt đầu biên soạn bộ Luật. Zaccaria chưa biên soạn xong bộ Luật cộng đoàn và qua đời năm 1539, và hiến pháp hội dòng chỉ được hoàn thành dưới sự chỉ đạo của hồng y Charles Borromée, tổng Giám mục thành Milan, và được Đức Giáo hoàng Grêgôriô XIII phê chuẩn vào năm 1579.

Như các hội dòng giáo sĩ chính qui khác, dòng Barnabite theo một bộ luật không có những tục lệ truyền thống đan sĩ như nội cấm hay đọc kinh thần vụ. Họ sống thành những cộng đoàn nhỏ rất nghèo khó. Anh em Barnabite làm mục vụ, rao giảng, dạy giáo lý, giúp các giáo xứ và sau này đi truyền giáo bên Miến điện (Myanmar), Đông dương và Trung quốc.

c. Những hội dòng chuyên lo những công tác

c1. Dòng Somasques: mục vụ bác ái.

do Jérôme (Hiêrônimô) Emiliani hay Miani (1481-1537) sáng lập quy tụ những linh mục sống theo một bộ luật tu sĩ. Emiliani sinh tại Venise năm 1481 thuộc gia đình quí tộc. Sau thời gian phục dịch trong quân ngũ và bị thương nặng, nhận ơn trở lại và về thành Venise theo đuổi học vấn làm linh mục. Năm 1518,

Page 34: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 357

Emiliani chịu chức linh mục và chuyên làm mục vụ bác ái. Năm 1528 nạn đói và ôn dịch hoành hành dữ dội, Emiliani dấn thân phục vụ và ngã bệnh trầm trọng. Sau khi khỏi bệnh ngài bỏ hết của cải và tìm giúp đỡ trẻ em mồ côi, và lập tại thành Venise một viện mồ côi. Emiliani qua đời năm 1537 vì bệnh dịch khi giúp đỡ các bệnh nhân dịp ôn dịch trước đây.

Tại tỉnh Somasca gần thành Bergame, Emiliani lập một tu hội mang tên Somasques chuyên việc bác ái xã hội. Ðức Giáo hoàng Paul III (1534-1549) phê chuẩn năm 1540. Tinh thần dòng Somasques rất gần với dòng Théatins nên đã phối kết lại với nhau. Kinh nghiệm kéo dài được chín năm, và năm 1562 anh em Somasques tách ra trở thành một dòng mang lời khấn trọng. Đức Giáo hoàng Pie V đưa họ về sống theo bộ Luật Augustinô. Dòng Somasques chuyên việc tư tế, canh tân các giáo sĩ chính qui và công việc bác ái. Họ còn được gọi “bạn đồng hành những đầy tớ nghèo”.

Dòng phát triển bên Ý, và vì tình hình chính trị nên họ gặp phải khủng hoảng trầm trọng vào thế kỷ thứ XVIII.

c2. Dòng Camilliens (tá viên phục vụ bệnh nhân): săn sóc bệnh nhân

Dòng Tá viên phục vụ bệnh nhân (Camilliens) do Camille de Lellis (1550- 1614)168 sáng lập cũng quy tụ những linh mục sống theo một bộ Luật tu sĩ. Camille đến từ làng Bocchianico thuộc tỉnh Abruzzes miền trung nước Ý. Camille mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Bố làm quân nhân và tử trận. Khi 18 tuổi Camille vào quân đội tại thành Venise, Tây Ban Nha và Naples đánh quân Ottomans (Thổ Nhĩ Kỳ) đang uy hiếp Kitô giáo. Sau đời quân ngũ, Camille gặp nhiều khó khăn và đôi lúc phải đi xin bánh mì để sinh sống, nhưng cũng đi làm nhiều nghề. Vào năm 25 tuổi xin vào tu trong dòng Capucins nhưng sau đó phải ra khỏi dòng vì bị bệnh loét không thể chữa. Vết thương đến từ những ngày trong quân ngũ 168 Guy de Bellaing, De la fureur du jeu... aux folies de l’amour! Camille de Lellis, Tequi 1982.

Page 35: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

358 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

vì Camille bị thương nặng nơi mắt cá và vết thương thường làm đau nhức suốt 40 năm trời. Camille phải vào thường xuyên chữa bệnh tại bệnh viện “Saint Jacques des Incurables” ở thành Rôma. Ngay từ buổi đầu vào bệnh xá điều trị, Camille nhận thấy những người săn sóc bệnh nhân chểnh mảng và thiếu khả năng. Phẫn nộ trước trình trạng đó tâm hồn Camille nảy ra ơn gọi, và từ một bệnh nhân Camille trở thành y tá.

Năm 1582, lúc ấy Camille phụ trách những người không thể chữa khỏi được bệnh tại Rôma, ngài quyết định quy tụ một số công sự viên giúp không công và lập nên “Hội những tôi tớ bệnh nhân”. Thế nhưng, Camille cũng gặp một điều khó khăn vì không là linh mục, vì thế dù đã 32 tuổi Camille vẫn sẵn sàng đi học chung với những thanh niên tại một trường do I Nhã thành Loyola thiết lập ở Rôma. Năm 1584, Camille chịu chức linh mục tại thánh đường thánh Gioan Latran. Camille với mười lăm bạn đồng hành quản lý một ngôi nhà và họ biến thành bệnh xá. Thời ấy nước Ý bị nạn dịch hoành hành nên việc anh em Tá viên phục vụ bệnh nhân (Camilliens) thực hành được nhiều người đánh giá cao. Năm 1591, Toà thánh chấp nhận bộ luật tu hội và Camille trở thành bề trên “Hội dòng Tôi tớ bệnh nhân”. Các Tá viên phục vụ bệnh nhân mang lời khấn thứ tư phục vụ bệnh nhân bị bệnh dịch tả. Hội dòng Tá viên phục vụ bệnh nhân mang đặc điểm giáo sĩ và giáo dân có cùng luật và cùng nhiệm vụ.

Trong lúc săn sóc bệnh nhân, Camille thường nhấn mạnh sự cần thiết có một vệ sinh nghiêm nhặt nơi phòng bệnh, giường chiếu và áo quần các bệnh nhân. Ngài chia họ ra theo từng loại bệnh: ghẻ lỡ, dịch hạch, điên khùng. Năm 1607, Camille từ chức bề trên vì thái độ cứng rắn tạo ra một cuộc khủng hoảng nội bộ. Vào năm 1614, Camille qua đời và hội dòng vẫn tiếp tục sứ mạng. Nhiều nhà thương được dựng lên. Anh em tu sĩ Tá viên phục vụ bệnh nhân được gọi “những tu huynh tốt lành” và được nhiều người biết đến trong những năm ôn dịch hoành hành (1630; 1656-1657: trong năm này có khoảng chừng 100 anh em Camilliens qua

Page 36: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 359

đời; và 1732-1734). Dòng Tá viên phục vụ bệnh nhân cũng có vai trò quan trọng làm khai triển linh đạo khi sáng lập ra tháng Đức Mẹ trong đó những kinh cầu hoàn toàn cho Đức Trinh nữ.

Những biến động chính trị đến từ cuộc Cách mạng Pháp và dưới triều đại của Nã Phá Luân gây nhiều khó khăn cho hội dòng, nhưng họ đã phục hưng vào khoảng giữa thế kỷ thứ XIX.

c3. Dòng Ursulines: đời tu cho phái nữ bắt đâu169.

Cùng thời với dòng Somasques, tại miền bắc Ý ở Brescia có một phụ nữ trẻ tên Angèle Merici (1474-1540) mang trực giác độc đáo. Với lòng nhiệt thành muốn cải cách xã hội, Angèle dấn thân giáo dục các thiếu nữ nghèo và dốt nát dễ bị đưa vào con đường bán thân. Angèle với vài người bạn mở trường dạy nghề nghiệp và giáo lý. Ðiều mới lạ đến từ nơi làm việc ngay trong gia đình các thiếu nữ. Angèle thấy rõ những vấn đề do xã hội gây ra và từ đó bà sáng lập “Tu hội tông đồ Trinh nữ thánh Ursule”170 thành Brescia năm 1533. Một hình thức mới tụ họp các thiếu nữ dâng mình sống giữa đời, mang ý tưởng khởi điểm cho những tu hội đời sau này.

Angèle soạn thảo bộ luật giữa năm 1532-1535 và Ðức Giám mục sở tại phê chuẩn năm 1536. Bộ luật bắt đầu bằng lời ngỏ như sau: “Thiên Chúa ban cho chị em ân sủng để chị em thoát khỏi thế giơi khốn khổ tối tăm, và tụ họp chị em lại phục vụ cho Người”.

Bộ luật cũng đưa ra điều kiện xin gia nhập: quy tắc về quần áo và cách sống trong thời đại; thực hành sám hối; Kinh phụng vụ và cầu nguyện riêng; sống lời khuyên Tin mừng. Ngoài ra một chương dành nói về cách tổ chức tu hội khá phức tạp:

169 G. Zarri, Angèle Merici in Histoire des Saints et de la Sainteté chrétienne, tome 7, Hachette, Paris, 1986, trang 70. Elisabeth Germain, La vie consacrée dans l’Eglise, Médiaspaul, 1994, trang 88-93.170 Ursule là vị thánh nổi tiếng thời bấy giờ. Theo truyền thuyết, bà đã hoán cải 11.000 trinh nữ và đưa họ chấp nhận tử đạo gìn giữ trinh tiết.

Page 37: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

360 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

▪ Các trinh nữ sống trong gia đình mình hay trong gia đình khác. Họ chỉ bị ràng buộc bằng mối tương quan huynh đệ chặt chẽ.

▪ “Colenelles”: những trinh nữ giữ vai trò bề trên. Họ thăm viếng chị em sống rải rác trong thành phố hai tuần một lần để khuyến khích, và giúp về thể xác hay tinh thần.

▪ “Matrones”: những góa phụ giữ vai trò bề trên sở. Phần nhiều những goá phụ thuộc thành phần quý tộc vùng Brescia. Họ lo phần hành chánh và quản lý.

▪ Ngoài ra, còn có thêm bốn người đàn ông tuổi đã chín chắn và phong hoá tốt chỉ can thiệp trong trường hợp khó khăn. Ví dụ, một trinh nữ gặp khó khăn hoàn thành công vụ vì gia đình, nếu như các “colonnelles” và “matrones” không giải quyết được thì họ sẽ can thiệp.

Ngày 18/3/1537, Angèle được bầu lên làm bề trên và quản lý. Ngoài ra, các trinh nữ bầu bốn “Colonelles” và các góa phụ bầu bốn “matrones”. Tòa thánh phê chuẩn bộ luật dòng ngày 9 tháng 6 năm 1544. Angèle Merici qua đời năm 1540 và tu hội trải qua một thời kỳ khó khăn. Cách sống giữ mình trinh khiết theo Angèle bị một số người nghi ngờ. Một số ông bố không chấp nhận con gái mình ở trong nhà không lập gia đình cũng không vào tu viện. Năm 1555, tu hội chia ra làm hai vì người kế vị Angèle bắt các trinh nữ phải thắt một dây lưng. Vào năm 1569, họ lại thêm vào bộ luật đầu tiên bắt buộc các trinh nữ phải đeo giây thắt lưng, và còn có thêm một nghi thức với ba giai đoạn gia nhập tu hội như các dòng đan tu. Năm 1582 thánh Charles Borromée (1538-1584)171 lại cải cách bộ luật đầu tiên, và từ đó không còn thấy được sắc thái riêng do Angèle Merici khởi xướng.171 Carlo Borromeo sinh ngày 2/10/1538 tại Arona bên bờ hồ Cả (lac Majeur) miền Piémont. Đức giáo hoàng Pie IV là cậu ruột đặt làm Hồng y lúc vừa mới 22 tuổi. Charles tham dự Công đồng Trente từ khoá họp thứ ba. Năm 1564 được bổ nhiệm làm Giám mục thành Milan. Charles dồn nọi nỗ lực canh tân do Công đồng Trente đề ra; người tiên phong cải cách mục vụ: lập các chủng viện, phát triển giáo dục tôn giáo, thành lập tu hội truyền giáo...Charles qua đời ngày 3/11/1584 tại Milan.

Page 38: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 361

Tu hội thánh Ursule là một trường hợp mới và đặc biệt, không giống các dòng tu nữ với những nội cấm, lời khấn hay mang đời sống cộng đoàn. Họ không phải một hội quy tụ những bà đạo đức vì những người vào tu hội phải cam kết giữ khiết tịnh và vâng lời đấng bề trên. Khi gia nhập tu hội, họ có hướng sống vĩnh viễn và coi như tận hiến sống giữa đời. Tu hội thánh Ursule phát triển nhanh chóng. Ðức Giám mục Charles Borromée mở một nhà cho tu hội trong địa phận Milan. Sau một thời gian thích nghi, Charles chia tu hội ra làm hai nhóm:

▪ Nhóm những người tiếp tục sống như trước và nhóm thứ hai quy tụ những người sống thành cộng đoàn vì lý do cá nhân hay mục vụ. Nhóm thứ hai thành công với một hình thức tận hiến mới. Một thời gian sau, Charles Bornomée lại can thiệp một lần nữa vào nội bộ bằng cách quy tụ cả hai nhóm vào thành một tu hội với một bộ luật mới. Từ đó tu hội không theo bộ luật đầu tiên do thánh Angèle Merici soạn, nhưng sống theo bộ luật cải cách.

Angèle đề xướng một công trình hay vì chính bà đưa ra một hình thức tu trì phản ảnh tiến trình cách sống khám phá từ kinh nghiệm. Ðiểm này độc đáo vì tất cả dòng nữ từ đầu đến nay được khai sinh với linh cảm một người đến từ phái nam và sau đó kết hiệp với một phụ nữ như trường hợp dòng “Thăm Viếng” (1610) với thánh François de Sales và Jeanne François de Chantal, hay ngay cả “Nữ tữ bác ái” (1633) với thánh Vinh sơn đệ Phaolô và bà Louise de Marillac. Thật vậy, từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ thứ X, Âu châu thấy mọc lên đầy dẫy các tu viện nam nữ. Các nữ tu phần nhiều đến từ hàng quý tộc, vì một số nhà quý phái lập tu viện cho con gái họ; hoặc một số goá phụ tìm về sống chung với những người đàn bà khác. Các tu viện nữ đều cần đến một số nam nhân như giáo sĩ cho việc phụng tự, hay giáo dân lo về quản trị. Lý do trên đưa một số tu viện nữ về sống núp bóng bên cạnh một tu viện nam. Luật lệ khắc khe ngăn cấm không cho họ sống chung hay ngồi ăn cùng bàn. Ngay cả một số Công đồng bên Tây phương ở thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ VIII cũng không

Page 39: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

362 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

ngăn cấm nữ đan sĩ ra ngoài tu viện. Họ không bị tách khỏi thế giới nhưng luôn luôn bị tách khỏi các nam tu sĩ. Bước sang thế kỷ thứ XI cho tới thế kỷ thứ XV. Thời đại hoàng kim đời tu sĩ, sự lệ thuộc các tu viện nữ vào các dòng nam có thay đổi tùy theo thời. Ðôi khi cũng có dòng nam lệ thuộc vào dòng nữ như ví dụ dòng Fontevrault172 thành lập năm 1101 với hai nhánh nam nữ. Các nam đan sĩ Fontevrault vâng lời nữ Viện phụ bởi lòng sùng kính đối với Ðức Mẹ Maria. Dần dà, các dòng nữ ngày càng bị khép kín lại với nội cấm ngặt theo sắc luật “Periculoso” do Ðức Giáo hoàng Boniface VIII ban bố năm 1298.

Trong thế kỷ XVI, còn có một dòng nữ khác được khai sinh: Nữ kinh sĩ thánh Augustinô hay còn được gọi dòng Đức Bà (Congrégation Notre Dame, hay Chanoinesses de Saint Augustin) với hai khuôn mặt: thánh Pierre Fourier và Alix Le Clerc.

c4. Nữ kinh sĩ thánh Augustinô hay dòng Đức Bà

Pierre (Phêrô) Fourier sinh ngày 30 tháng 11 năm 1565 tại làng Mirecourt (vùng núi Vosges). Cha mẹ làm nghề buôn bán. Từ thuở nhỏ đi học tại trường các linh mục dòng Tên. Từ năm 1578-1585, học trung học và đại học Pont à Mousson. Năm 1585 tận hiến cho Thiên Chúa trong dòng Kinh sĩ thánh Augustinô tại tu viện Chaumoussey, và chịu chức linh mục tại thành Trèves ngày 25 tháng 2 năm 1589 nhưng chỉ dâng Thánh Lễ đầu tay vào ngày 24 tháng 6 năm 1589. Phêrô được kêu gọi nhận nhiều giáo xứ, nhưng cuối cùng đồng ý đi đến Mattaincourt, miền núi Vosges vì nơi này cần một canh tân truyền giáo. Ngài nhậm chức ngày 1 tháng 6 năm 1597 có quyền tại Giáo xứ cũng như những trách nhiệm pháp lý ở ngoài đời. Đám đông dân chúng phỉ báng tôn giáo, còn các tín hữu lại thiếu thốn không được dạy dỗ giáo 172 Dòng Fontevrault do Robert d’Abrissel (1045-1116) người vùng Bretagne (Pháp) thành lập. Sau một thời gian sống ẩn tu, Robert lập một tu viện với hai nhánh nam nữ tại làng Fontevrault giữa miền Anjou và Poitou Pháp. Sau khi Robert qua đời năm 1116, bà Pétronille de Chemillé lên thay làm viện trưởng.

Page 40: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 363

lý. Phêrô dồn hết tâm lực cho giáo xứ và chia sẻ vật chất với những ai cần đến. Nhờ thế, giáo xứ sinh động trở lại.

Từ năm 1598 đến 1620, Phêrô đi rao giảng Tin mừng. Vùng Lorraine bấy giờ đang có chiến tranh, Phêrô tham gia vào những vấn đề chính trị và xã hội, và muốn đưa đến hòa bình. Ngài về sinh sống tại Gray, miền Franche Comté bốn năm cuối cùng của cuộc đời và qua đời ngày 9 tháng 12 năm 1640.

Alix Le Clerc sinh ngày 2 tháng 2 năm 1576 tại Remiremont (vùng núi Vosges). Con một gia đình trưởng giả, và có cuộc sống đúng đắn nhưng thượng lưu. Năm 19 tuổi cảm thấy “tâm hồn phiền não giữa những phù du”. Cuộc đời đưa đẩy đến sống tại Hymont gần Mattaincourt. Vào năm 1597, sau một thị kiến, Alix quyết định đổi đời và dâng lời khấn khiết tịnh mà không hỏi ý kiến ai. Alix tìm gặp cha Fourier để xin làm linh hướng. Linh mục Phêrô Fourier đề nghị gia nhập một Hội dòng có sẳn, nhưng bà cảm thấy có điều gì khác thúc đẩy trong lòng.

Cuối cùng Alix và ba thiếu nữ dâng hiến cho Thiên Chúa tại giáo đường Mattaincourt vào dịp lễ Noel năm 1597. Từ đây có thể nói Tu hội được khai sinh. Phêrô đã hướng nhóm theo chiều hướng giáo dục những thiếu nữ và những kẻ nghèo. Phêrô Fourier trở nên Đấng đồng sáng lập với Alix Le Clerc ra dòng “Đức Bà”. Họ sống theo bộ Luật Augustinô, được Đức Giáo hoàng Paul V nhìn nhận ngày 1 tháng 2 năm 1615; và ngày 6 tháng 10 năm 1616 một sắc chỉ khác của Đức Giáo hoàng Paul V cho phép họ giảng dạy. Sắc chỉ Đức Giáo hoàng Urbain VIII “Pro pastoralis” ngày 8 tháng 8 năm 1628 chuẩn nhận tu hội giáo dục các thiếu nữ thành Hội dòng mang tên “Nữ kinh sĩ thánh Augustinô, dòng Đức Bà”.

Alix Leclerc qua đời ngày 9 tháng 1 năm 1622 tại Nancy.

• Linh đạo được diễn đạt rõ ràng trong bộ Luật năm 1640 nơi những chương chính và được hiệp nhất bởi mục đích tông đồ. Trước tiên có một suy tư dài về ý tưởng “theo Chúa Kitô”, noi gương dựa trên lời Đức Maria “Người bảo gì, các anh cứ

Page 41: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

364 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

việc làm theo”. Sau đó đến phần diễn giải thiêng liêng về Luật Augustinô và một khảo luận nhỏ về vấn đề giáo dục các thiếu nữ. Các phương pháp nêu ra rất mới mẻ cho thời đại bấy giờ và đưa Phêrô Fourier và Alix Le Clerc trở thành những người tiên phong trong lịch sử sư phạm. Luật Augustinô đưa quan niệm về lối giáo dục trong một bầu khí chăm chú đến con người và sự tự do Kitô giáo. Ví dụ để ý không gây sốc với những ý tưởng Công giáo cho những trẻ em thuộc đạo Tin Lành. Điểm nhấn vào thái độ Tin mừng biết lắng nghe và ngoan ngoãn theo Thánh Thần, một thái độ bác ái và khiêm nhường.

d. Hội dòng canh tân đời sống thiêng liêng

d1. Dòng Oratoire (nguyện đường)

Dòng Nguyện Đường (Oratoire) do thánh Philippe de Nêri (1515-1595) sáng lập năm 1554. Nguồn gốc hội dòng bắt đầu từ những cuộc đối thoại trong tòa giải tội. Mỗi buổi chiều, Philippe tụ họp giáo dân và giáo sĩ tại “Nguyện Đường” (Oratoire) để nghe bản văn xây dựng đạo đức. Tiếp theo bài giảng có phần đối thoại tự do và một bài giảng soạn kỹ càng. Buổi họp kết thúc bằng sự cầu nguyện chung. Về mục vụ, những người trong nhóm thường dấn thân vào công việc bác ái như viếng thăm bệnh nhân, nhà giam và giúp đỡ khách hành hương... Các cuộc họp quy tụ thêm số người mới và Philippe liền nghĩ cách phải đặt vài luật lệ thực tiễn hài hòa với cuộc sống chung. Một trong số luật nêu rõ tinh thần nhóm như ngăn cấm các thành viên không được xum xoe xu nịnh các vị Hồng Y hay bậc vị vọng nào khác, nhưng chỉ phục vụ Thiên Chúa.

Dẫu sao Philippe cũng chưa hề nghĩ đến lập thành dòng tu vì theo ngài Rôma đã có quá nhiều dòng như dòng Théatins, Barnabites, Somasques... Philippe muốn giới hạn vào đời sống thiêng liêng. Hình thức trung gian giữa hội dòng kín và dấn thân vào trần thế kiểu “Nguyện Đường” đóng vai trò quan trọng trong việc canh tân Giáo hội. Philippe muốn có một tổ chức mềm dẻo, dân chủ và bác ái là luật duy nhất. Khi Ðức Giáo hoàng

Page 42: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 365

Grêgôriô XIV trao cho Philippe và nhóm “Nguyện Đường” ngôi giáo đường cũ kỹ Santa Maria Vallicella ở Pozzo Bianca, đồng thời ngài đưa nhóm Nguyện Đường lên thành tu hội giáo sĩ với luật lệ phải được phê chuẩn. Từ năm 1577, Philippe và các bạn đồng hành bắt đầu soạn thảo bộ luật. Sau nhiều lần tranh luận và sửa chữa, bộ luật được phê chuẩn năm 1612 sau khi Philippe đã qua đời. Tu hội Nguyện Đường thành hiệp hội đời quy tụ giáo sĩ, và các thành viên liên kết bằng mối dây bác ái huynh đệ. Mục đích tu hội giữ được thần hứng trực giác nguyên thủy. Trên mọi lãnh vực, tu hội Nguyện Đường muốn trưng dẫn cuộc sống nhiệt tâm trong phụng vụ, mục vụ, giảng thuyết... Họ làm hết lòng và hết khả năng nêu gương người giáo sĩ gương mẫu. Ðời sống cộng đoàn thấm nhuần tình yêu thương và bình an. Họ sống theo luật bác ái, khiêm nhượng, vâng lời, kiên nhẫn. Sau khi Philippe qua đời, tu hội ảnh hưởng sang Pháp năm 1596, Hòa Lan năm 1602, Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha, Ba Lan năm 1655, Mễ Tây Cơ... Riêng bộ luật Nguyện Đường cũng là nguồn cảm hứng cho một số tu hội mới ra đời sau này. Thánh François de Sales lấy ghi lại cho nhóm tu hội thành lập ở Thonon năm 1599, và cha Bérulle (1575-1629) cũng noi theo cho tu hội Nguyện Đường bên Pháp...

d2. Dòng tên vơi Ignace de Loyola

Trong tất cả những dòng được thành lập hồi thế kỷ thứ XVI, có lẽ dòng Tên do thánh Ignace de Loyola (I-Nhã hay Ignatiô) sáng lập đánh dấu giai đoạn quan trọng.

Ân sủng Thiên Chúa. Inigo Lopez de Loyola sinh khoảng năm 1491 trong vùng Guipozcoa, gốc dân Basque và lớn lên trong truyền thống quân đội. Ignatiô (Inigo = I Nhã) dấn thân làm quân nhân phục vụ cho ông Ferdinand. Năm 1521, ngài giữ thành Pampelune, thủ đô xứ Navarre, chống lại quân đội Pháp. Lúc ấy Ignatiô làm sĩ quan và bị thương nặng ở chân và được quân đội Pháp đưa về lâu đài Loyola. Ignatiô vẫn mở tưởng cuộc sống thanh lịch và hào hiệp từ thuở thiếu niên và không muốn

Page 43: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

366 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

để vết thương bị trầm trọng hơn, nên Ignatiô chấp nhận chịu mổ thật đau đớn. Trong thời gian nằm bệnh viện, Ignatiô đọc cuốn “Đóa hoa các Thánh Nhân” (La fleur des Saints). Cuốn sách phỏng dịch từ cuốn “Truyền Thuyết đẹp” (Légende dorée) và cuốn cuộc đời Ðức Giêsu do tu sĩ dòng Chartreux, Ludolphe, biên soạn. Ignatiô hoán cải và quyết định chỉ phục vụ Chúa Giêsu Kitô.

Từ anh hùng đến thánh thiện. Trong khoảng mấy năm đầu, Ignatiô mang cuộc sống lữ hành ngang dọc suốt xứ Tây Ban Nha. Ignatiô không tìm thấy được tình yêu nơi thế gian, nhưng một tình khác được khai sinh ra mang đến niềm vui và bình an. Ignatiô muốn những điều mình hoàn thành sẽ dành cho Đức Trinh nữ Maria và cho Thiên Chúa. Ignatiô thấy những điều thánh Phanxicô thành Assise và thánh Đa Minh thực hiện được, thì mình cũng sẽ thực hiện được. Vì thế Ignatiô quyết tâm sẽ đi hành hương thành Giêrusalem trong những điều kiện khốn khó nhất. Năm 1522, trên đường đi Giêrusalem Ignatiô dừng chân tại tu viện Biển đức ở Montserra. Tại đây Ignatiô bán con ngựa, và những binh khí đổi quần áo lấy một áo choàng thô sơ. Suốt đêm, Ignatiô đứng cầu nguyện giống như những người trở thành kỵ sĩ sáng ngày hôm sau. Sau đó, Ignatiô đi chân đất và hành khất lương thực và tìm sống ẩn tu tại Manresa. Ignatiô cấm phòng lâu dài dưới sự hướng dẫn của các tu sĩ Biển Ðức. Họ giúp ngài khám phá trào lưu Devotio moderna, đánh dấu giai đoạn khổ hạnh và huyền nhiệm. Ignatiô ghi lại tất cả sự khám phá thiêng liêng trong một cuốn sách. Sau này cuốn sách trở thành nổi tiếng dưới tên “Linh Thao”173. Một ngày kia khi Ignatiô đang cầu nguyện

173 Saint Ignace de Loyola, Exercises Spirituels, texte définitif (1548) Traduit et commenté par Jean Claude Guy, collection Sagesses 29, Seuil 1982. Cuộc Linh thao kéo dài bốn tuần. Thánh Ignace mở đầu nói về mục đích đời người và ý nghĩa cùng nền tảng đời sống Kitô giáo. Kế tiếp, ngài dạy về các việc xét mình riêng từng vấn đề và xét mình tổng quát, xưng tội, rước lễ và 5 bài suy niệm về tội và hoả ngục. - Tuần một: có mục đích đặt vị trí của người tĩnh tâm trong lịch sử cứu độ. Câu hỏi duy nhất được đặt ra là: Đâu là tương quan giữa họ và Chúa Giêsu?- Tuần hai: suy niệm về nước Chúa Kitô: các mầu nhiệm cuộc đời ẩn dật Ðấng Cứu Thế cho tới 30 tuổi. Tuần này đòi hỏi Kitô hữu phải mau mắn, cần mẫn và hiến

Page 44: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 367

bên bờ sông Cardoner, ân sủng Thiên Chúa tràn ngập tâm hồn. Ignatiô hiểu không phải những việc làm mình hoàn thành quan trọng, cho dù việc đó dành cho Thiên Chúa. Giờ đây chính Thiên Chúa dìu dắt Ignatiô theo trên những con đường khiêm hạ.

Ðầu năm 1523, Ignatiô rời Manresa đi hành hương Giêrusalem. Cuộc hành hương không mang ý nghĩa sám hối, nhưng tìm kiếm hiểu biết Chúa Giêsu với mầu nhiệm Nhập thế. Một bạn đồng hành với Ignatiô ghi: “Vơi một lòng đạo đức hiền dịu, một tình yêu bừng cháy, những dòng thác nươc mắt, anh chiêm ngưỡng những mâu nhiệm về cuộc sống và sự Thương khó Chúa Kitô như anh thây trươc mắt, và anh nắm lây một ao ươc nồng cháy vượt qua đó cho những ngày còn lại”. Qua những hoàn cảnh trên, Ignatiô hiểu Thiên Chúa muốn điều gì khác hơn mang cuộc sống ẩn tu. Và những ngày tại Thánh Địa rất ngắn. Từ ân sủng nhận được bên dòng sông Cardener đã mở ra cho ngài ao ước chiếm lấy những linh hồn cho Chúa Giêsu Kitô. Để cho mọi người có thể đạt tới được, Ignatiô đã từ bỏ những dấu chỉ bề ngoài của sự sám hối.

Thời gian thử thách. Sau khi từ Thánh địa trở về, Ignatiô đi học tại Barcelone và đại học Alcala ở Henares, trung tâm nhân

thân. Với cái nhìn tổng hợp, thánh Ignace cho người tĩnh tâm nhận ra dự phóng của Chúa Giêsu là mang ơn cứu rỗi cho nhân loại. Từ đó, họ tìm ra chân tính và các giá trị đặc hữu của mình.- Tuần ba: suy niệm về cuộc khổ nạn Chúa Kitô. Người tĩnh tâm phải liệu sao để có thể luôn ở với và ở trong Chúa Kitô hầu mang lại sự sống cho thân thể mầu nhiệm của Ngài. Muốn được thế, họ phải chấp nhận các mục tiêu và phương thế mà Chúa Giêsu đã vạch ra trong Tin mừng- Tuần bốn: suy niệm về các mầu nhiệm về cuộc sống vinh quang Chúa Kitô. Thánh Ignace giúp Kitô hữu chiêm ngưỡng Chúa Kitô Phục sinh. Họ phải xin được ơn tràn đầy niềm vui và vinh hiển của Chúa Kitô. Và đây là những điều kiện tất yếu: Phải khám phá ra tình thương Thiên Chúa trong mọi biến cố của cuộc đời. Tình thương ấy là Chúa Kitô; chính Ngài mang đến niềm vui và dịu ngọt. Ở đây, thánh Ignace đề cao vai trò Chúa Thánh Thần, vì chỉ Thánh Thần Chúa Kitô mới cho ta cảm mến được niềm vui thiêng liêngPhần phụ trương: giáo huấn về ba cách thức cầu nguyện, năm quy tắc về đời sống cầu nguyện, 2 quy tắc phân loại điều thiện điều ác, 1 quy tắc phân phát cách thích hợp việc bố thí, 1 quy tắc tránh bối rối nghi nan và 18 quy luật về “đồng cảm với Giáo hội”.

Page 45: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

368 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

bản theo tinh thần Erasme. Lúc đó Ignatiô đã 30 tuổi và bắt đầu rao giảng công cộng, nhưng tinh thần tông đồ nhiệt thành làm cho các bậc vị vọng tôn giáo ở Alcala và Salamanque nghi ngại. Thời gian bấy giờ đang dấy lên nhiều lạc giáo, vì thế Ignatiô cũng không tránh khỏi những kết án của tòa án giáo phận, và cũng bị bắt ở nhà tù Giáo hội tại Salamanque. Sau 22 ngày, được thả ra và được nhìn nhận “không có điều gì sai trong cuộc sống, trong giáo thuyết; Ignatiô có thể sống như trươc đây”. Kinh nghiệm cho Ignatiô thấy muốn đáp trả lời gọi tông đồ cần phải có học về đời và về đạo để có thể đến với con người nơi thế giới của họ, và sau đó mới dẫn họ về với Chúa.

Năm 1528, Ignatiô rời Tây Ban Nha qua học tại Paris. Thời gian kéo dài 7 năm (1528-1535). Ignatiô bắt đầu với chương trình trung học và học tiếng La Tinh. Ignatiô trải qua những năm khổ chế, rất khó khăn cho một con người đã 36 tuổi và phải học với những học sinh đáng tuổi con mình. Sau đó đến chương trình tú tài, cử nhân và Cao học nghệ thuật. Lúc thời gian đầu Ignatiô học tại Montaigue và sống ngoại trú tại nhà thương Saint Jacques. Sau đó Ignatiô về sống trong một căn phòng đơn sơ tại trường trung học Sainte Barbe. Khi Ignatiô đến đã có hai sinh ở đó trước mang tên Phêrô Favre và François Xavier174. Năm 1533, Ignatiô đỗ cử nhân và ghi danh học thần học tại tu viện Ða Minh. Tại đây, Ignatiô quy tụ một số sinh viên như François Xavier (Tây 174 Vị thừa sai dòng tên đầu tiên tại Á châu và được coi như người khai phá cuộc “chinh phục thiêng liêng”. François thuộc gia đình quý tộc và sinh ra tại lâu đài Javier (Xavier). Sau khi học tại Pampelune, François qua học tại Paris từ tháng 9/1525 sau khi bà mẹ qua đời. Tại Paris, François xuất sắc trong lãnh vực thể thao. Học tại Montaigu, gặp Phêrô Favre và Ignace de Loyola. François được Ignace tìm cho một chỗ dạy học tại Collège Saint Jean de Beauvais để có tiền sinh sống. Năm 1530 François ra trường với bằng cử nhân. Đến năm 1533, François được “ơn trở lại” dưới ảnh hưởng Ignace de Loyola và chịu chức linh mục năm 1537. Năm 1539 đi truyền giáo bên Ấn độ. Đi từ Lisbonne và đến thành Goa ngày 6/5/1542. François coi như khâm sứ Tòa Thánh cho Á châu với đoản sắc Đức Giáo hoàng Paul III. Trong vòng mười năm, François đã đi qua rất nhiều vùng Madras, Malacca (Singapore), đảo Moluques… Năm 1549, ngài ở bên Nhật và mất tại tỉnh Sancian, cửa ngõ vào Trung quốc ngày 3/12/1552.

Page 46: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 369

Ban Nha), Simon Rodriguez (Bồ Ðào Nha), Phêrô Favre (người miền Savoyard) hoàn toàn tận tâm cho Thiên Chúa.

Lập bạn “đồng hành Đức Giêsu”: khân hứa tại đồi Montmartre. Ngày 15 tháng 8 năm 1534, tại nguyện đường các Thánh Tử đạo ở đồi Montmartre (Pháp), Ignatiô de Loyola, Phêrô Favre, François Xavier, Lainez, Simon Rodriguez, Salmeron et Bobadilla đến cầu nguyện tại một nguyện đường cạnh đồi Montmartre. Phêrô Favre lúc đó đã trở thành linh mục dâng Thánh lễ. Lúc Rước lễ, mỗi người tiếp sau Ignatiô khấn phục vụ Thiên Chúa và giữ độc thân, khó nghèo. Chưa biết dười hình thức nào nhưng họ muốn tuân giữ từ nay cho đến chết với tên những “bạn đồng hành Đức Giêsu”. Tước hiệu nêu rõ một chương trình hoạch định.

Thời kỳ tại Venise. Ngày 24 tháng 6 năm 1537, nhóm “đồng hành” tụ họp chung quanh Ignatiô nhận lãnh bí tích linh mục. Nhóm mơ ước sống gần Đức Giêsu như những tông đồ đầu tiên rao giảng kêu gọi người lương dân trở lại đạo. Vì thế họ đến sống tại thành Venise, hy vọng sẽ đi hành hương Thánh Địa. Ignatiô ao ước được dâng Thánh lễ đầu tay tại hang đá Bethlehem.

Tại Rôma: từ “bạn đồng hành Đức Giêsu” đến “Tu hội Chúa Giêsu”. Cuộc hành hương Thánh Địa không thành tựu vì không có thuyền. Nhóm trở về Rôma và bằng lòng để Ðức Giáo hoàng gửi đi truyền giáo nơi nào ngài muốn. Khi còn ở Paris, họ đã rao giảng Tin mừng, dạy giáo lý cho trẻ em, thăm viếng và chăm sóc bệnh nhân trong các bệnh viện. Họ không ngừng mang cuộc sống khó nghèo, bác ái, một cuộc sống thấm nhuần kinh nguyện, chăm chú phân định ý Thiên Chúa. Ignatiô cũng mang trong tâm hồn một sức mạnh không cưỡng được. Trước khi về Rôma vào năm 1540, Ignatiô cầu nguyện tại một nơi mang tên Storta, hiểu Thiên Chúa trao mình cho Con của Người để giữ mình cho Thiên Chúa mãi mãi. Ignatiô đã tận hiến cho Thiên Chúa từ lâu, nhưng giờ đây Thiên Chúa mới nhận như dấu ấn Thiên Chúa đặt trên sự hiến tế, cũng như những dấu đinh Thiên Chúa đặt trên thánh Phanxicô thành Assise.

Page 47: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

370 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

Vào tháng 4 năm 1539, họ lại khấn sống vâng lời Tòa Thánh. Nhóm giáo sĩ Canh tân đã làm nhiều người lầm tưởng họ thuộc tu hội Théatins, nhưng không sống chung và không đọc Kinh Nhật tụng. Năm 1540, Tòa Thánh nhìn nhận họ như một tu hội giáo sĩ mang tên “Tu hội Chúa Giêsu” qua sắc chỉ “Regimini militantis Ecclesia” và Ignatiô được chọn làm Bề trên tổng quyền.

Năm 1541, sau khi cầu nguyện và suy nghĩ nhiều trước Thiên Chúa, Tu hội quyết định thêm vào những lời khấn hứa ở Montmartre lời khấn Vâng lời. Ngày 22 tháng 4 năm 1541, tại Vương Cung Thánh đường thánh Phaolô ngoại thành, Ignatiô bao quanh những anh em có mặt tại Rôma đã dâng Thánh lễ nhắc nhở lại Thánh lễ do Phêrô Favre đã dâng tại Montmartre bảy năm trước đây. Giờ đây, Tu hội Chúa Giêsu ở giữa lòng Giáo hội và tất cả đã đọc lời khấn sau Ignatiô: “Con, Ignatiô de Loyola, xin hứa vơi Thiên Chúa toàn năng và vơi Đức Giáo hoàng, đại diện Thiên Chúa dươi trân gian…, con đoan nguyện và hứa thanh bân, khiết tịnh, vâng phục suốt đời theo hình thức sống của Tu hội Đức Giêsu. Con hứa đặc biệt vâng lời Đức Giáo hoàng về những gì liên quan đến sứ vụ. Con hứa lo đặc biệt việc dạy dỗ trẻ em những nền tảng của đức tin”.

Những năm cuối đời. Khi đọc lời khấn tại Vương cung thánh đường thánh Phaolô ngoại thành năm 1541, Tu hội chỉ có mười người, và khi Ignatiô qua đời năm 1556, Tu hội có tất cả một ngàn người. Khi dòng có người, Đức Giáo hoàng lại gửi họ đi truyền giáo trong tất cả mọi miền trên thế giới: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Pháp, Hòa Lan, Nhật bản, Ấn Độ, Ba Tây… Đức Giáo hoàng còn cho họ tham dự Công đồng Trente (1545-1563), một Công đồng quan trọng trong lịch sử Giáo hội. Khi có cuộc ly khai Tin Lành, dòng Tên cũng giúp suy tư đào sâu thần học về các bí tích và giải quyết những vấn nạn hóc búa liên quan đến Kinh Thánh.

Riêng Ignatiô de Loyola vẫn ở lại Rôma, linh hoạt hội dòng, mang cuộc sống nhắm vào Thiên Chúa và hiện diện với anh em

Page 48: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 371

mọi nơi. Ngài sống từng lời kinh nguyện hiến tế, trong sáng trước Thiên Chúa. Ignatiô phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa: tri thức, khả năng phân xét, khiếu tổ chức, phẩm chất tinh thần, con tim và hành động. Ignatiô hướng dẫn và nâng đỡ anh em trên khắp thế giới, chăm chú đến những khó khăn chung, hay cả những khó khăn riêng của từng anh em.

Ignatiô qua đời ngày 31 tháng 7 năm 1556 với tiếng kêu cuối cùng: “Lạy Thiên Chúa của con”.

kết luận

Các linh mục dòng Tên được huấn luyện tri thức trọn hảo. Họ liên kết vào chương trình kỷ luật nghiêm nhặt. Ảnh hưởng dòng Tên lan rộng nhanh chóng tại các xứ truyền giáo nhờ thánh François Xavier (1506-1552). Ảnh hưởng cũng thấy rõ trong nền giáo dục vì các trường do các cha dòng Tên có một phương pháp sư phạm mới. Dòng mang bốn nét đặc trưng:

1) Hội dòng không sáng lập ra đáp ứng cuộc khủng hoảng ở thế kỷ thứ XVI, nhưng được khai sinh trên một kinh nghiệm về Thiên Chúa. Chính kinh nghiệm đưa ra những cấu trúc thể chế.

2) Kinh nghiệm về Thiên Chúa mang quyền tối thượng với ba sắc thái:

a) Ðiều quan trọng nhất không phải luật viết nhưng luật tình thương bên trong tâm hồn. Chính Thánh Thần Chúa ghi luật yêu thương trong lòng con người và làm khai sinh ra hệ thống thể chế.

b) Khi một tu sinh dâng lời khấn, họ phải thật sự sống kinh nghiệm căn bản đó. Vì vậy họ không khấn trọng sau năm nhà tập hay sau một thời gian khấn tạm, nhưng chỉ khấn trọng một khi đã hoàn toàn xong thời gian huấn luyện. Họ chỉ khấn trọng sau mười lăm cho đến hai mươi năm từ khi bước vào dòng. Người tu sinh không vào hội dòng tìm kiếm Thiên Chúa nhưng vì đã tìm thấy Thiên Chúa nên họ dâng hiến hoàn toàn vào việc trải dài tình thương Thiên Chúa đến trần thế.

Page 49: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

372 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

c) Một khi người tu sinh được chấp nhận dâng lời khấn, Bác ái và sự phân định (Discernement) thành luật sống.

3) Những dự án sâu rộng phục vụ Giáo hội trong đó kinh nghiệm về Thiên Chúa triển nở. Không một giới hạn nào có thể ép bức phục vụ trên, và cho dù Công đồng Trente ngăn cấm nhưng tu sĩ dòng Tên vẫn bãi bỏ tất cả những gì vây kín hay giữ cố định người tu sĩ trong hoàn cảnh nào đó.

Hậu quả đưa người tu sĩ dòng Tên không có một tu phục đặc biệt, cũng như không bắt buộc đọc kinh Thần vụ hay giữ lề luật khổ hạnh. Nói cách khác, linh đạo dòng Tên bãi bỏ điều ổn định đời đan tu để sẵn sàng phục vụ. Tất cả cơ chế dòng đều giảm thiểu tối đa. Dòng Tên không có Tổng tu nghị định kỳ nhưng chỉ tụ họp khi cần thiết, và vị bề trên Tổng quyền được bầu lên vĩnh viễn.

4) Một quan niệm khác về đời sống cộng đoàn nhưng nhất quán với những điều kể trên. Cộng đoàn chủ yếu không phải cộng đoàn sở tại (locale), nhưng thuộc chi thể phổ quát hội dòng. Cộng đoàn sở tại chỉ hoàn thành tạm: người tu sĩ dòng Tên trước hết không thuộc cộng đoàn sở tại nhưng họ thuộc vào chi thể phổ quát hội dòng. Tất cả mọi sở đều là cộng đoàn mình. Sắc thái cộng đoàn dòng Tên rất khác với cộng đoàn đan tu hay cộng đoàn dòng hành khất. Viện phụ theo các truyền thống đó do anh em bầu với sứ mệnh trao ban. Bên dòng Tên ban trung ương điều khiển tập trung kêu gọi hiệp nhất toàn chi thể.

Dòng Tên thành công rực rỡ đáp ứng nhu cầu thời đại. Ngoài ra mục tiêu hội dòng nhất quán một cách lạ lùng với tư tưởng thời phục hưng và thuyết nhân bản Erasme.

e. Dòng mang chiều kích mục vụ bệnh nhân: Dòng Trợ thế thánh Gioan Thiên Chúa.

Gioan Thiên Chúa tên thật Joao Ciudad sinh năm 1495 tại Montémor o Novo bên Bồ Đào Nha trong một gia đình nghèo. Khi vừa được 8 tuổi rời bỏ gia đình theo một nhân vật huyền

Page 50: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 373

bí sống lang thang đây đó. Cuộc ra đi này vẫn luôn còn là một huyền bí. Ngài qua Tây Ban Nha, tại Oropesa (Tolède) và được gia đình Francisco Cid còn được gọi “El Matoral” tiếp đón. Gia đình Mayoral nuôi nấng Joao cho đến 20 tuổi và đi vào làm nghề chăn chiên được mọi người ưa thích.

Vì yêu thích mạo hiểm, nên sau đó Joao đi vào binh đoàn vua Charles Quint để chống lại vua François I. Sau giai đoạn làm binh sĩ, Joao trở lại nghề chăn chiên. Tiếp theo Joao có mặt tại thành Vienne (Áo) gia nhập binh sĩ triều đình Áo chống lại quân Thổ Nhĩ Kỳ tướng Soliman. Binh đoàn Joao đi qua tận xứ Hòa Lan.

Sau khi rời đời binh sĩ, Joao về đi phục vụ cho một gia đình quý tộc Tây Ban Nha đang sống lưu vong tại Ceuta, xứ Marốc. Sau đó Joao trở về quê hương và sống lang thang trên nẻo đường xứ Andalousie. Joao về định cư tại Grenade và làm nghề bán sách đạo đức và hiệp sĩ.

Vào một ngày trong năm 1536, Joao đến nghe tu sĩ Jean thành Avila thuyết giảng, và được ơn trở lại. Tâm hồn xao xuyến với những điều vừa nghe, Joao chạy quanh các đường xá trong thành phố và la lớn tiếng: “Lòng khoan dung ! lòng khoan dung !”. Joao xé áo và lăn lóc trong bùn lầy. Các trẻ em chạy theo cũng la lên “el loco! el loco!” (kẻ điên rồ! kẻ điên rồ!). Joao về ẩn mình tại nhà thương “Royal” thành Grenade, và khám phá số mệnh các bệnh nhân tâm thần: chay tịnh, đánh mình, xịt nước lạnh… để xua đuổi sự xấu. Từ đây khai sinh ra ơn gọi Joao, và quyết định dành cuộc đời còn lại giúp đỡ những người gặp ở nhà thương “Royal”: những người què, những kẻ lang thang, những cô gái giang hồ và nhất là những bệnh nhân tâm thần.

Ngài thành lập ngôi “nhà Thiên Chúa” đầu tiên nhưng quá chật chội, và thành lập ngôi nhà thứ hai rộng lớn hơn. Để trang trải mọi sinh hoạt “nhà Thiên Chúa”, Joao đi khất thực hằng ngày và nói: “anh em hãy làm điều tốt cho chính mình bằng cách chia sẻ cho người nghèo”. Nhanh chóng, người dân thành Grenade

Page 51: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

374 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

đặt tên cho Joao là Gioan Thiên Chúa. Theo gương Joao có năm bạn đồng hành đầu tiên đến gia nhập nhóm.

Joao qua đời ngày 8 tháng 3 năm 1550, và để lại tấm gương thánh thiện. Các bạn đồng hành quy tụ lại và thành lập dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa. Ngày 1 tháng 1 năm 1572 được Đức Giáo hoàng chuẩn nhận dòng với bộ Luật Augustinô, và ngày 1 tháng 10 năm 1586 Đức giáo hoàng Sixte V nâng lên thành dòng tu. Vào năm 1587 Tổng tu nghị đầu tiên nhóm họp tại thành Rôma quy tụ các bề trên 25 bệnh viện của dòng. Cuộc họp soạn thao hiến pháp và được Đức giáo hoàng Phaolô V chuẩn nhận vào năm 1617. Các tu huynh dâng ba lời khấn và một lời khấn đặc biệt chăm sóc bệnh nhân cho dù phải hy sinh chính mạng sống mình. Họ dấn thân chăm sóc thể xác và tinh thần những bệnh nhân và những người nghèo.

Sáu lá thư thủ bản của Gioan Thiên Chúa còn được lưu giữ một cách cẩn trọng. Trong đó có rất nhiều quy chiếu như “Thiên Chúa trước hết và trên mọi sự thế gian”; “tôi mang nợ và bị bắt cho một mình Chúa Giêsu Kitô!”; “hãy đặt lòng tin tưởng anh em nơi một mình Thiên Chúa”.

Gioan Thiên Chúa được phong hiển thánh năm 1690, quan thầy các bệnh nhân và các nhà thương năm 1866, và Đấng bảo trợ cho các y tá vào năm 1930. Hôm nay, dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa có mặt khắp năm châu. Các tu huynh thành lập những bệnh viện, bệnh xá, những trung tâm hồi phục, những trạm đón ban đêm…

Dòng có một Tỉnh dòng tại Việt Nam mang tên “Đức Maria Thánh Linh Việt Nam”.

f. Công đồng Trente với đời sống tu sĩ

a. Sơ lược về Công đồng Trente

Từ thời Trung cổ, Công đồng thường được coi như cơ quan lý tưởng cầm quyền Giáo hội. Cơ cấu theo một số người cho rằng có quyền hành cao hơn Đức Giáo hoàng mang mục đích canh tân

Page 52: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 375

những lạm dụng và bất công trong việc điều hành Giáo hội. Điều này giải thích tại sao một số Giáo hoàng rất ngần ngại để triệu tập một Công đồng. Ông Luther vào ngày 15 tháng 9 năm 1518 và ngày 11 tháng 10 năm 1520 đã kêu gọi triệu tập Công đồng để làm trung gian trọng tài cho sự xung đột của ông với Đức Giáo hoàng. Đức Giáo hoàng Clêmentê VII do dự và đấng kế vị Đức Giáo hoàng Phaolô III chấp nhận ý kiến vào năm 1534 với ý muốn tiến đến cuộc hòa giải. Với mục đích trên, ngài phong tước Hồng y cho một số Giám mục Ý theo chiều hướng canh tân, và đưa họ vào ủy ban “De emendenda Ecclesia” để canh tân Giáo hội. Ngày 2 tháng 6 năm 1536 ban hành sắc chỉ triệu tập định kỳ “Ad Dominici gregis curam” định ngày khai mạc Công đồng vào ngày 22 tháng 5 năm 1537 tại thành Mantoue bên Ý.

Tình hình thế giới với cuộc chiến giữa Charles Quint và François I làm ngăn trở cuộc khai mạc Công đồng. Trong thời bấy giờ, các vua chúa có tiếng nói trong các cuộc họp Công đồng, vì thế cuộc tranh chấp giữa hai ông vua trên đã ngăn chận để khai mạc Công đồng. Đức Giáo hoàng Phaolô III nhiều lần muốn khai mạc Công đồng và chỉ thành công vào năm 1545. Công tước thành Mantoue đưa ra nhiều điều kiện khó khăn, nên Công đồng phải dời qua thành Vicence, rồi cuối cùng mới đến thành Trente, một thành phố nhỏ thuộc miền Tyrol nước Ý được thỏa thuận giữa Rôma và nước Đức. Công đồng chính thức khai mạc ngày 13 tháng 12 năm 1545 với 34 nghị phụ. Vì muốn nắm và điều khiển Công đồng, nên Đức Giáo hoàng đặt Công đồng dưới sự bảo lãnh ba vị đặc sứ Giáo hoàng để điều hành.

Công đồng Trente được Giáo hội coi như Công đồng thứ XIX và một Công đồng tương phản kéo dài tới 18 năm. Công đồng có tất 25 khóa họp dưới triều đại năm Đức Giáo hoàng. Vì sợ hoàng đế Charles Quint ảnh hưởng trên Công đồng, nên Đức Giáo hoàng Phaolô III cho bỏ phiếu vào năm 1547 dời Công đồng về thành Bologne. Hoàng đế bác bỏ và Công đồng đành phải tạm ngưng. Tháng 1 năm 1551, Đức Giáo hoàng đành theo ý Charles Quint và Công đồng lại tái nhóm họp tại thành Trente.

Page 53: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

376 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

Vào năm 1552 lại bị bế tắc diễn đạt khủng hoảng cơ chế Công đồng. Công đồng bị gián đoạn trong vòng mười năm, và trong thời gian đó, các Đức Giáo hoàng Jules III và Phaolô IV dự kiến canh tân Giáo hội tại Rôma. Một cuộc khủng hoảng tôn giáo xảy ra bên Pháp với cái chết vua Henri II đưa ra ý tưởng cần có một Công đồng chung. Để tránh xảy ra một Công đồng địa phương Đức Giáo hoàng Piô IV triệu tập lại Công đồng chung vào năm 1562. Ngược với những khóa họp trước, lần này Đức Giáo hoàng tụ họp khoảng 200 đến 300 Giám mục. Khóa họp kết thúc vào ngày 4 tháng 12 năm 1563 đánh dấu sự xung đột giữa hai quan niệm: quan niệm theo Rôma với quyền hành Đức Giáo hoàng đối chọi lại với quan niệm thượng tôn Giám mục của các Giám mục Tây Ban Nha, các Giám mục Pháp và một số ít Giám mục Ý cho rằng Giám mục được Thiên Chúa thiết lập trực tiếp.

“Sắc lệnh về sự công chính” coi như yếu tố cốt lõi của Công đồng Trente. Trước đó cũng đã có những sắc lệnh về sự đón nhận sách Thánh và truyền thống và về tội nguyên tổ. Mười sáu chương Sắc lệnh giải đáp cho vấn đề do ông Luther nêu lên về tự do người Kitô hữu, sự công chính và giá trị những công trình của họ, tiếp theo là tiến trình con người: từ tội nguyên tổ đến ơn cứu độ. Công đồng Trente nhấn mạnh tất cả đều đến từ Thiên Chúa nhưng mọi việc làm đều cần đến con người. Lần đầu tiên một Công đồng nói về sự công chính. Về nguồn gốc Mạc Khải, Công đồng xác định Quy Thư, thêm vào đó những sách mà người Tin Lành coi như Ngụy Thư. Bản dịch Kinh Thánh phổ thông Vulgate (tiếng La Tinh) do thánh Hiêrônimô de Stridon hoàn thành được coi như quy chiếu cho mọi tranh luận, mọi bài giảng và giáo lý trong Giáo hội Công giáo. Sau nhiều cuộc tranh luận, Công đồng không nói gì về những bản Kinh Thánh dịch ra tiếng địa phương, và tất cả những bản dịch đã làm đều bị cho vào sổ các sách bị cấm (Index) vào năm 1559. Công đồng tái xác nhận danh sách bảy phép Bí tích được Giáo hội thiết lập vào thế kỷ thứ XIII. Tín điều về biến đổi bản thể (transsubstantiation) được xác định cũng như phụng tự về các thánh. Về phương diện kỷ luật,

Page 54: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 377

việc canh tân Giáo hội tương đối bị giới hạn, nhưng quyền hạn các Giám mục được thêm với quyền kiểm soát hành động mục vụ. Các ngài có quyền hành trên hình ảnh, tượng thánh trong các giáo đường. Các cộng đoàn tu sĩ đặt dưới quyền các Giám mục. Công đồng cũng suy tư về vấn đề đào tạo linh mục với sự khai mở các Đại chủng viện, mang một viễn tượng rất giáo sĩ về Giáo hội. Các giáo sĩ phải chỉnh tề, ăn mặc khác với người giáo dân, không được đến những quán rượu. Chính Đức Hồng Y Charles Borromée, quốc vụ khanh, người đầu tiên áp dụng những điểm đòi hỏi đến từ Công đồng Trente.

Lúc đầu quyền hành tại Rôma lưỡng lự và hơi nghi ngờ với những điểm đến từ Công đồng Trente, nhưng rồi cũng chấp thuận áp dụng. Ngày 26 tháng 1 năm 1564, Đức Giáo hoàng Piô IV ra sắc chỉ “Benedictus Deus et Pater” xác nhận những quyết định Công đồng và thông báo cho toàn thể Giáo hội. Một Bộ giải thích về Công đồng được thiết lập để các Giám mục và các dòng Tu có thể hỏi những vấn nạn khó hiểu của các sắc lệnh. Một Công đồng đặt nặng về phương diện thần học, nhưng từ đó đưa Giáo hội phát triển lên.

Công đồng Trente được coi như lời đáp trả cho những canh tân đến từ Tin lành. Vì thế có những quyết định mà ngày nay những hậu quả vẫn còn ảnh hưởng trên Giáo hội như quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng, một bộ máy tập trung quyền hành và giữ bí mật.

b. Công đồng Trente vơi đời sống tu sĩ

Cho dù Công đồng Trente nhóm họp quá trể hầu tránh rạn nứt với Tin Lành, nhưng Công đồng đã đưa đến sức sống mới canh tân Giáo hội. Ngoài những điểm xác định lại giáo thuyết, hoặc với những sắc luật canh tân mục vụ, Công đồng trong khóa thứ 25 năm 1563 đã đưa ra điểm canh tân đời sống giáo sĩ và tu sĩ:

• Ðối với tất cả tu sĩ:

Page 55: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

378 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì

1) Lấy lại lòng trung thành vào nền móng đời tu: Lời khấn, sống cộng đoàn, Tổng tu nghị và thăm viếng theo giáo luật.

2) Bãi bỏ mọi của riêng gồm cả quyền hưởng dùng3) Mọi tu viện độc lập tập họp lại hội dòng.4) Khi tròn 16 tuổi và sau nhà Tập, người tu sinh chọn lựa

khấn dòng hoặc ra khỏi hội dòng.• Ðối với nữ tu sĩ:

1) Bắt buộc ở trong nội cấm.2) Bảo đảm tự do đầu phiếu trong cộng đoàn với phiếu kín.3) Bề trên chỉ có thể được bầu lúc 40 tuổi với 8 năm khấn

dòng. Và không thể cùng lúc bề trên hai tu viện.4) Xưng tội và rước lễ ít nhất một lần trong tháng. Gặp vị

giải tội ngoại thường ít nhất một năm hai hoặc ba lần.

• Ðối với nam tu sĩ:1) Cấm không được du lịch nếu như không có phép.2) Cấm không được qua một tu hội với luật rộng rãi hơn.

Ví dụ tu sĩ Carme đi chân đất không được nhập một tu viện không theo luật cải cách.

Công đồng Trente ban bố luật lệ thật khắc khe và như thể không hợp lòng giới tu sĩ, nhưng bộ luật giúp đời sống tu sĩ trở về nguồn. Khi Đức Piô V lên ngôi Giáo hoàng (1566-1572)175, ngài

175 Ðức Piô V sinh trong một gia đình nghèo ở Bosco, nước Ý. Tên rửa tội là Antôniô Micae và vì gia đình quá nghèo nên cậu phải đi chăn cừu. Trong dịp gặp gỡ hai tu sĩ dòng Ða Minh, vì thấy sự thông minh cũng như nhân đức của cậu, họ đã xin phép gia đình đưa về sống với họ, lúc ấy cậu mới 12 tuổi. Sau một thời gian tu tập, Antôniô Micae được thụ phong linh mục năm 1528, sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư triết và thần học ở Genoa. Trong mười sáu năm kế đó, Cha Micae đi khắp các cơ sở của nhà dòng để khuyến khích việc tuân giữ Quy Luật Dòng cách nghiêm nhặt qua lời nói cũng như hành động. Năm 1555, Cha Micae được tấn phong làm Giám Mục của Nepi và Sutri, và năm 1557, ngài được nâng lên hàng Hồng Y. Năm 1566, Ðức Giáo Hoàng Phaolô IV từ trần và Ðức Hồng Y Micae được chọn làm người kế vị, lấy tên là Piô V. Trong nhiệm kỳ giáo hoàng, 1566-1572, Ðức Piô V phải đối diện với một trách nhiệm thật lớn lao là phục hồi một Giáo Hội vụn vỡ và phân tán. Dân Chúa bị rúng động bởi sự thối nát của hàng giáo sĩ, bởi cuộc Cải Cách Tin Lành, bởi sự đe dọa xâm lăng thường xuyên của người Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1545, vị

Page 56: Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách · 324 Lịch Sử & Linh Đạo Đời Sống Tu Trì Chương IX Thế Kỷ XVI: ThờI Kỳ Phục hưng Và cảI cách

Chương X: Thế Kỷ Thứ XVII: Giáo Hội Công Giáo Phục Hưng 379

thuộc dòng Ða Minh và cựu thẩm tra viên nên Ðức Piô V muốn mọi giá phải canh tân. Ngài ban bố tông hiến: “Lubricum Genus Vitae” (1566) (Cách sống tà dâm).

▪ Bắt buộc mọi hình thức bắt chước đời sống tu sĩ khấn trọng. Luật nhắm những giáo sĩ sống chung hay những tu hội sống cộng đoàn không có lời khấn.

▪ Những dòng cần phải họp công hội và lựa chọn một trong những bộ luật dòng đã được phê chuẩn. Luật ngăn cấm không được phê chuẩn thêm những bộ luật mới.

Vào năm 1568, Ðức Piô V lại ban bố một tông huấn liên quan đến nữ tu “Circa pastoralis officii” (về vấn đề thừa tác mục vụ).

▪ Ngăn cấm những tu hội chung.▪ Những quy định khắc khe về nội cấm.Nếu như Công đồng Trente giúp đời tu sĩ thấy những

phương sách mới thì luật lệ do Ðức Piô V ban hành làm cho đời tu sĩ mang tính cách tiêu cực.

Thế kỷ thứ XVI phong phú khai phá hình thức đời tu mới. Và cách thức đề phòng do Ðức Giáo hoàng Piô V đưa ra không ngăn cấm những hình thức đời tu mới hoặc các tu hội giáo sĩ mang đời sống cộng đoàn, cũng như các tu hội giáo sĩ canh tân.

giáo hoàng tiền nhiệm triệu tập Công Ðồng Trente nhằm cố giải quyết các vấn đề khẩn trương nói trên. Trong vòng 18 năm, các Giáo Phụ thảo luận, lên án, xác nhận và quyết định trong một chuỗi hành động. Và Công Ðồng kết thúc năm 1563. Năm 1566, Ðức Piô V lên ngôi giáo hoàng và phải đảm nhận công việc cải cách tức thời do Công Ðồng đưa ra. Ngài ra lệnh thành lập các chủng viện để huấn luyện các linh mục một cách thích hợp. Ngài cho công bố sách lễ mới, kinh nhật tụng mới, sách giáo lý mới và thiết lập quy chế giáo lý cho trẻ em. Ðức Piô cương quyết áp dụng kỷ luật đối với những lạm dụng trong Giáo Hội. Ngài kiên trì phục vụ người nghèo và người đau yếu qua việc xây cất các bệnh viện, cung cấp thực phẩm cho người nghèo đói và lấy tiền quỹ thường để tổ chức tiệc tùng cho đức giáo hoàng mà giúp đỡ các người tân tòng nghèo ở Rôma. Trong cố gắng cải tổ Giáo Hội và Tòa Thánh Vatican, Ðức Piô gặp sự chống đối mãnh liệt của Nữ Hoàng Elizabeth nước Anh và Hoàng Ðế Maximilian II của Rôma. Các khó khăn ở Pháp và Hòa Lan cũng cản trở cho sự hợp nhất Âu Châu để chống với Thổ Nhĩ Kỳ. Mãi đến giây phút cuối cùng ngài mới có thể tổ chức được một đạo quân và chiến thắng ở Vịnh Lepanto gần Hy Lạp vào tháng Mười 1571. Ðức Piô từ trần năm 1572.