TCVN He thong Quan ly moi truong VN - ISO

335
TIÊU CHUN VIT NAM TCVN ISO 14001: 2005; TCVN ISO 14004: 2005; TCVN ISO 14010: 1997 ÷ TCVN ISO 14012: 1997; TCVN ISO 14020: 2000; TCVN ISO 14021: 2003; TCVN ISO 14024: 2005; TCVN ISO 14025: 2003; TCVN ISO 14040: 2000; TCVN ISO 14041: 2000 TCVN ISO 14050: 2000 CÁC TIÊU CHUN NHÀ NƯỚC VIT NAM HTHNG QUN LÝ MÔI TRƯỜNG Hà Ni - 2005

Transcript of TCVN He thong Quan ly moi truong VN - ISO

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN ISO 14001: 2005; TCVN ISO 14004: 2005;

TCVN ISO 14010: 1997 ÷ TCVN ISO 14012: 1997;

TCVN ISO 14020: 2000; TCVN ISO 14021: 2003;

TCVN ISO 14024: 2005; TCVN ISO 14025: 2003;

TCVN ISO 14040: 2000; TCVN ISO 14041: 2000

TCVN ISO 14050: 2000

CÁC TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - 2005

Mục lục

Trang

• TCVN ISO 14001: 2005

ISO 14001: 2004

Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và

hướng dẫn

5

• TCVN ISO 14004: 2005

ISO 14004: 2004

Hệ thống quản lý môi trường - Hướng dẫn chung

về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ

75

• TCVN ISO 14101: 1997

ISO 14010: 1996

Hướng dẫn ñánh giá môi trường – Nguyên tắc

chung

185

• TCVN ISO 14011: 1997

ISO 14011: 1996

Hướng dẫn ñánh giá môi trường - Thủ tục ñánh

giá. ðánh giá hệ thống quản lý môi trường

193

• TCVN ISO 14012: 1997

ISO 14012: 1996

Hướng dẫn ñánh giá môi trường - Chuẩn cứ trình

ñộ ñối với chuyên gia ñánh giá môi trường

203

• TCVN ISO 14020: 2000

ISO 14020: 1998

Nhãn môi trường và công bố môi trường -

Nguyên tắc chung

209

• TCVN ISO 14021: 2003

ISO 14021: 1999

Nhãn môi trường và công bố về môi trường - Tự

công bố về môi trường (ghi nhãn môi trường kiểu

II)

217

• TCVN ISO 14024: 2005

ISO 14024: 1999

Nhãn môi trường và công bố môi trường - Ghi

nhãn môi trường kiểu I - Nguyên tắc thủ tục

249

• TCVN 14025: 2003

ISO 14025: 2000

Nhãn môi trường và công bố môi trường - Công

bố về môi trường kiểu III

281

• TCVN ISO 14040: 2000

ISO 14040: 1997

Quản lý môi trường - ðánh giá chu trình sống của

sản phẩm - Nguyên tắc và khuôn khổ

315

• TCVN ISO 14041: 2000 Quản lý môi trường - ðánh giá chu trình sống của

sản phẩm - xác ñịnh mục tiêu, phạm vi và phân

tích kiểm kê

329

• TCVN ISO 14050: 2000

ISO 14050: 1998

Quản lý môi trường - Từ vựng

Lời nói ñầu

TCVN ISO 14001: 2005 thay thế TCVN ISO 14001: 1998;

TCVN ISO 14004: 2005 thay thế TCVN ISO 14004: 1997.

TCVN ISO 14001: 2005 hoàn toàn tương ñương với ISO 14001: 2004

TCVN ISO 14004: 2005 hoàn toàn tương ñương với ISO 14004: 2004

TCVN ISO 14010: 1997 hoàn toàn tương ñương với ISO 14010: 1996

TCVN ISO 14011: 1997 hoàn toàn tương ñương với ISO 14011: 1996

TCVN ISO 14012: 1997 hoàn toàn tương ñương với ISO 14012: 2006

TCVN ISO 14020: 2000 hoàn toàn tương ñương với ISO 14020: 1998

TCVN ISO 14021: 2003 hoàn toàn tương ñương với ISO 14021: 1999

TCVN ISO 14024: 2005 hoàn toàn tương ñương với ISO 14024: 1999

TCVN ISO 14025: 2003 ñược chấp nhận hoàn toàn từ Báo cáo kỹ

thuật ISO/TR 14025: 2000

TCVN ISO 14040: 2003 hoàn toàn tương ñương với ISO 14040: 1997

TCVN ISO 14041: 2000 hoàn toàn tương ñương với ISO 14041: 1998

TCVN ISO 14050: 2000 hoàn toàn thương ñương với ISO 14050: 1998

TCVN ISO 14001: 2005; TCVN ISO 14004: 2005; TCVN ISO 14010:

1997 ÷ TCVN ISO 14012: 1997; TCVN ISO 14020: 2000; TCVN ISO

14021: 2003; TCVN ISO 14024: 2005; TCVN ISO 14025: 2003; TCVN ISO

14040: 2000; TCVN ISO 14041: 2000; TCVN ISO 14050: 2000 do Ban kỹ

thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC/207 Quản lý môi trường biên soạn, Tổng cục

Tiêu chuẩn - ðo lường - Chất lượng ñề nghị, Bộ Khoa học công nghệ và môi

trường ban hành.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN ISO 14001: 2005

ISO 14001: 2004

Xuất bản lần 2

Second edition

HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG -

CÁC YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

ENVIRONMENTAL MANAGEMENT SYSTEMS -

REQUIREMENTS WITH GUIANCE FOR USE

Lời giới thiệu

Các tổ chức thuộc mọi loại hình ngày càng quan tâm ñến việc ñạt ñược

và chứng minh kết quả hoạt ñộng môi trường hợp lý thông qua kiểm soát các

hoạt ñộng ñến môi trường của các sản phẩm, dịch vụ và hoạt ñộng của mình,

phù hợp với chính sách và mục tiêu môi trường của tổ chức. Các tổ chức phải

hành ñộng như vậy trong một xu thế pháp luật ngày càng chặt chẽ, sự triển

khai của các chính sách kinh tế và các biện pháp khác ñều thúc ñẩy việc bảo

vệ môi trường, các bên hữu quan cũng ngày càng bày tỏ mối quan tâm của

mình ñến các vấn ñề môi trường và phát triển bền vững.

Nhiều tổ chức ñã tiến hành "xem xét" hoặc "ñánh giá" môi trường

nhằm ñánh giá kết quả hoạt ñộng môi trường của mình. Tuy nhiên, với cách

thức của riêng mình, những "xem xem" và "ñánh giá" này có thể chưa ñủ ñể

ñem lại cho tổ chức một sự ñảm bảo rằng kết quả hoạt ñộng của họ không chỉ

ñáp ứng mà còn sẽ tiếp tục ñáp ứng các yêu cầu của chính sách và pháp luật.

ðể có hiệu quả, những xem xét và ñánh giá ñó cần ñược tiến hành trong một

hệ thống quản lý ñã ñược cơ cấu mà hệ thống ñược tích hợp trong tổ chức.

Các tiêu chuẩn về quản lý môi trường nhằm cung cấp cho các tổ chức

những yếu tố của một hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả (EMS) mà có

thể tích hợp với các yêu cầu quản lý khác và hỗ trợ cho tổ chức ñạt ñược các

mục tiêu môi trường và kinh tế. Những tiêu chuẩn này cũng giống như các

tiêu chuẩn khác là không nhằm sử dụng ñể tạo ra hàng rào thương mại phi

thuế quan hoặc gia tăng hay thay ñổi trách nhiệm pháp lý của một tổ chức.

Tiêu chuẩn này quy ñịnh các yêu cầu của một hệ thống quản lý môi

trường nhằm hỗ trợ cho tổ chức triển khai và thực hiện chính sách và các mục

tiêu có tính ñến các yêu cầu pháp luật và thông tin về các khía cạnh môi

trường có ý nghĩa. Tiêu chuẩn này nhằm áp dụng cho tất cả các loại hình và

quy mô tổ chức và thích hợp với các ñiều kiện ñịa lý, văn hoá và xã hội khác

nhau. Cơ sở của cách tiếp cận này ñược nêu ở hình 1. Thành công của hệ

thống phụ thuộc vào sự cam kết của tất cả các cấp và bộ phận chức năng, ñặc

biệt là của cấp quản lý cao nhất. Một hệ thống kiểu này giúp cho tổ chức triển

khai chính sách môi trường, thiết lập các mục tiêu các quá trình ñể ñạt ñược

các nội dung cam kết trong chính sách, tiến hành hoạt ñộng cần thiết ñể cải

tiến hiệu quả quản lý của mình và chứng minh sự phù hợp của hệ thống với

các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Mục ñích tổng thể của tiêu chuẩn này là hỗ

trợ cho bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm cân bằng với các nhu cầu

kinh tế - xã hội. Cần lưu ý rằng nhiều yêu cầu của hệ thống quản lý môi

trường có thể ñược ñề cập ñồng thời hoặc xem xét lại vào bất cứ thời gian

nào.

Bản tiêu chuẩn xuất bản lần thứ hai này tập trung vào việc làm rõ bản

tiêu chuẩn xuất bản lần thứ nhất, và ñã tiến hành xem xét ñúng theo các ñiều

kiện của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 nhằm tăng tính tương thích của hai tiêu

chuẩn vì lợi ích của cộng ñồng người sử dụng.

Chú thích: Tiêu chuẩn này dựa trên phương pháp luận là Lập kế hoạch

- Thực hiện - Kiểm tra - Hành ñộng khắc phục (Plan - Do - Check -

Act/PDCA). PDCA có thể ñược mô tả tóm tắt như sau:

- Lập kế hoạch (P): Thiết lập các mục tiêu và các quá trình cần thiết ñể

ñạt ñược các kết quả phù hợp với chính sách môi trường của tổ chức.

- Thực hiện (D): Thực hiện các quá trình.

- Kiểm tra (C): Giám sát và ño lường các quá trình dựa trên chính sách

môi trường, mục tiêu, chỉ tiêu, các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, và báo

cáo kết quả.

- Hành ñộng (A): Thực hiện các hành ñộng ñể cải tiến liên tục hiệu quả

hoạt ñộng của hệ thống quản lý môi trường.

Nhiều tổ chức quản lý các hoạt ñộng của mình thông qua việc áp dụng

một hệ thống các quá trình và các tác ñộng qua lại của chúng mà có thể nói

ñến như là "cách tiếp cận theo quá trình". Tiêu chuẩn TCVN/ISO 9001

khuyến khích sử dụng cách tiếp cận theo quá trình. Khi chu trình PDCA có

thể áp dụng ñược cho tất cả các quá trình thì hai phương pháp này ñược coi là

tương thích với nhau.

Hình 1 - Mô hình hệ thống quản lý môi trường của tiêu chuẩn này

ðể sử dụng, số thứ tự của các ñiều trong ðiều 4 của tiêu chuẩn này và

trong phụ lục A ñã ñược liên hệ với nhau. Ví dụ 4.3.3 và A.3.3 ñều ñề cập ñến

các mục tiêu, các chỉ tiêu và chương trình, ñiều 4.4.5 và A.5.5 ñều ñề cập ñến

ñánh giá nội bộ. Ngoài ra, Phụ lục B xác ñịnh sự tương ứng kỹ thuật chính

giữa tiêu chuẩn TCVN ISO 14001: 2005 và ISO 9001: 2000 và ngược lại.

Có một sự khác biệt quan trọng giữa tiêu chuẩn này - là tiêu chuẩn mô

tả các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường của một tổ chức và có thể ñược

sử dụng ñể chứng nhận/ñăng ký và/hoặc tự tuyên bố hệ thống quản lý môi

trường của một tổ chức - với một hướng dẫn không dùng cho chứng nhận mà

chỉ ñể cung cấp sự trợ giúp chung cho một tổ chức ñể thiết lập, thực hiện hoặc

cải tiến một hệ thống quản lý môi trường. Quản lý môi trường bao gồm ñầy

ñủ nhiều vấn ñề, kể cả những hàm ý có tính chiến lược và cạnh tranh. Một tổ

chức có thể chứng minh sự áp dụng thành công tiêu chuẩn này ñể ñảm bảo

với các bên hữu quan rằng tổ chức ñang thực thi một hệ thống quản lý môi

trường thích hợp.

Hướng dẫn và hỗ trợ các kỹ thuật quản lý môi trường là thuộc nội dung

các tiêu chuẩn khác, riêng những hướng dẫn về quản lý môi trường dưới dạng

văn bản do ban kỹ thuật ISO/TC 207 xây dựng. Bất kỳ các viện dẫn ñến các

tiêu chuẩn khác chỉ mang tính chất tham khảo.

Tiêu chuẩn này chỉ bao gồm những yêu cầu có thể ñược ñánh giá một

cách khách quan. Những tổ chức nào có yêu cầu hướng dẫn tổng quát hơn về

các vấn ñề rộng hơn của hệ thống quản lý môi trường cần tham khảo TCVN

ISO 14004.

Tiêu chuẩn này không ñề ra các yêu cầu tuyệt ñối cho kết quả hoạt

ñộng môi trường vượt quá các cam kết, trong chính sách môi trường, tuân thủ

theo các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành, cam kết

ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. Do vậy, hai tổ chức cùng tiến hành các

hoạt ñộng giống nhau nhưng có kết quả hoạt ñộng khác nhau thì có thể cả hai

cùng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Việc chấp nhận và áp dụng một loạt các kỹ thuật quản lý môi trường

theo cách thức có hệ thống có thể góp phần ñạt kết quả tối ưu cho tất cả các

bên hữu quan. Tuy nhiên, chấp nhận tiêu chuẩn này tự bản thân nó sẽ chưa

ñảm bảo cho ñược kết quả môi trường tối ưu. ðể ñạt ñược các mục tiêu môi

trường, hệ thống quản lý môi trường có thể khuyến khích các tổ chức xem xét

áp dụng kỹ thuật tốt nhất có sẵn khi thích hợp và khả thi về mặt kinh tế, và

tính toán một cách ñầy ñủ chi phí - hiệu quả của các kỹ thuật như vậy.

Tiêu chuẩn này không bao gồm các yêu cầu cụ thể cho những hệ thống

quản lý khác như hệ thống chất lượng, an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, quản

lý tài chính và quản lý rủi ro, mặc dù các ñiều khoản của nó có thể ñược

tương ứng hoặc tích hợp với các yếu tố của các hệ thống quản lý khác. Một

tro chức có thể ñiều chỉnh (các) hệ thống quản lý hiện có của mình ñể thiết

lập một hệ thống quản lý môi trường phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn

này. Tuy nhiên, phải thấy rằng việc áp dụng các yếu tố khác nhau của hệ

thống quản lý là có thể không giống nhau vì còn tuỳ thuộc vào mục ñích ñã

ñịnh và các bên hữu quan.

Mức ñộ chi tiết và phức tạp của hệ thống quản lý môi trường, quy mô

của tài liệu và các nguồn lực ñược sử dụng cho hệ thống phụ thuộc vào một

số các yếu tố như phạm vi của hệ thống, quy mô của tổ chức và bản chất của

các hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. ðây có thể là trường hợp

riêng ñối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng

Environmental management systems - Requirements with guidance for use

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy ñịnh các yêu cầu ñối với hệ thống quản lý môi

trường, tạo thuận lợi cho một tổ chức triển khai và áp dụng một chính sách và

mục tiêu có xem xét ñến các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác mà tổ

chức ñề ra và các thông tin về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Tiêu

chuẩn này áp dụng cho các khía cạnh môi trường mà tổ chức xác ñịnh là có

thể kiểm soát và có thể có tác ñộng. Tiêu chuẩn này không nêu lên các chuẩn

mực về kết quả hoạt ñộng môi trường cụ thể.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn ñể:

a. thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một hệ thống quản lý môi

trường.

b. tự ñảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường ñã công bố.

c. chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này bằng cách:

1) tự xác ñịnh và tự tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này, hoặc

2) ñược xác nhận sự phù hợp về hệ thống quản lý môi trường của

mình bởi các bên có liên quan với tổ chức, như khách hàng, hoặc

3) ñược tổ chức bên ngoài xác nhận sự tự công bố, hoặc

4) ñược một tổ chức bên ngoài chứng nhận phù hợp về hệ thống

quản lý môi trường của mình

Tất cả yêu cầu trong tiêu chuẩn này là nhằm tích hợp vào bất kỳ hệ

thống quản lý môi trường nào. Mức ñộ áp dụng phụ thuộc vào các yếu tố như

chính sách môi trường của tổ chức, bản chất của các hoạt ñộng, sản phẩm và

dịch vụ của tổ chức, vị trí và các ñiều kiện thực hiện chức năng của tổ chức.

Trong Phụ lục A cũng nêu ra hướng dẫn tham khảo về sử dụng tiêu chuẩn

này.

2. Tài liệu viện dẫn

Không có tài liệu viện dẫn. ðiều này ñưa vào nhằm giữ cách ñánh số

thứ tự như trong lần xuất bản trước (TCVN ISO 14001: 1998).

3. Thuật ngữ và ñịnh nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và ñịnh nghĩa sau:

3.1.

Chuyên gia ñánh giá (auditor)

Người có năng lực ñể tiến hành một cuộc ñánh giá.

(TCVN ISO 9000: 2000, 3.9.9).

3.2

Cải tiến liên tục (continual improvement)

Quá trình lặp lại ñể nâng cao hệ thống quản lý môi trường (3.8) nhằm

ñạt ñược những cải tiến trong kết quả hoạt ñộng môi trường (3.10) tổng thể

và nhất quán với chính sách môi trường (3.11) của tổ chức (3.16).

Chú thích: Quá trình này không nhất thiết phải ñược tiến hành một cách

ñồng thời ở tất cả các lĩnh vực hoạt ñộng.

3.3

Hành ñộng khắc phục (corrective action)

Hành ñộng loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp (3.15) ñã ñược

phát hiện.

3.4.

Tài liệu (document)

Thông tin và phương tiện hỗ trợ thông tin.

Chú thích 1: Phương tiện có thể là giấy, ñĩa từ, bản ñiện tử hay ñĩa

quang, ảnh hay mẫu gốc hay mọi sự kết hợp của chúng.

Chú thích 2: Chấp nhập theo TCVN 9000: 2000, 3.7.2.

3.5

Môi trường (environment)

Những thứ bao quanh nơi hoạt ñộng của một tổ chức (3.16), kể cả

không khí, nước, ñất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ ñộng vật,

con người và các mối quan hệ qua lại của chúng.

Chú thích: Những thứ bao quanh nói trên ở ñây là từ nội bộ một tổ chức

(3.16) mở rộng tới hệ thống toàn cầu.

3.6

Khía cạnh môi trường (environmental aspect)

Yếu tố của các hoạt ñộng hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức

(3.16) có thể tác ñộng qua lại với môi trường (3.5).

Chú thích: Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là khía cạnh có hoặc có thể

có một tác ñộng môi trường (3.7) ñáng kể.

3.7

Tác ñộng môi trường (environmental impact)

Bất kỳ một sự thay ñổi nào của môi trường (3.5) dù là bất lợi hoặc có

lợi, toàn bộ hoặc từng phân do các khía cạnh môi trường (3.6) của một tổ

chức (3.16) gây ra.

3.8

Hệ thống quản lý môi trường (environmental management system)

HTQLMT/EMS

Một phần trong hệ thống quản lý của một tổ chức (3.16) ñược sử dụng

ñể triển khai và áp dụng chính sách môi trường (3.11), quản lý các khía

cạnh môi trường (3.6) của tổ chức.

Chú thích 1: Hệ thống quản lý là một tập hợp các yếu tố liên quan với

nhau ñược sử dụng ñể thiết lập chính sách, mục tiêu và ñể ñạt ñược các mục

tiêu ñó.

Chú thích 2: Hệ thống quản lý bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt ñộng

lập kế hoạch, trách nhiệm, thực hành, thủ tục (3.19), quá trình và nguồn lực.

3.9

Mục tiêu môi trường (environmental objective)

Mục ñích tổng thể về môi trường, phù hợp với chính sách môi trường

(3.11) mà tổ chức (3.16) tự ñặt ra cho mình nhằm ñạt tới.

3.10

Kết quả hoạt ñộng môi trường (environmental performance)

Các kết quả có thể ño ñược về sự quản lý các khía cạnh môi trường

(3.6) của một tổ chức (3.16).

Chú thích: Trong khuôn khổ một hệ thống quản lý môi trường (3.8),

các kết quả có thể ño ñược là dựa trên chính sách môi trường (3.11), mục

tiêu môi trường (3.9), chỉ tiêu môi trường (3.12) của một tổ chức 93.16) và

các yêu cầu khác về kết quả hoạt ñộng môi trường.

3.11.

Chính sách môi trường (environmental policy)

Tuyên bố một cách chính thức của lãnh ñạo cấp cao nhất về ý ñồ và

ñịnh hướng chung ñối với kết quả hoạt ñộng môi trường (3.10) của một tổ

chức (3.16).

Chú thích - Chính sách môi trường tạo ra khuôn khổ cho hành ñộng và

ñịnh ra các mục tiêu môi trường (3.9), chỉ tiêu môi trường (3.12).

3.12

Chỉ tiêu môi trường (environmental target)

Yêu cầu cụ thể, khả thi về kết quả thực hiện ñối với một tổ chức (3.16)

hoặc các bộ phận của nó, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi trường

(3.9) và cần phải ñề ra, phải ñạt ñược ñể vươn tới các mục tiêu ñó.

3.13

Bên hữu quan (interested party)

Cá nhân hoặc nhóm liên quan ñến hoặc bị ảnh hưởng từ kết quả hoạt

ñộng môi trường (3.10) của một tổ chức (3.16).

3.14

ðánh giá nội bộ (internal audit)

Một quá trình có hệ thống, ñộc lập và ñược lập thành văn bản nhằm thu

thập các bằng chứng ñánh giá và ñánh giá chúng một cách khách quan ñể xác

ñịnh mức ñộ thực hiện các chuẩn mực ñánh giá hệ thống quản lý môi trường

do tổ chức (3.16) thiết lập.

Chú thích: Trong nhiều trường hợp, ñặc biệt ñối với các tổ chức nhỏ,

yêu cầu về tính ñộc lập có thể ñược thể hiện bằng việc không liên quan về

trách nhiệm với hoạt ñộng ñược ñánh giá.

3.15

Sự không phù hợp (nonconformity)

Sự không ñáp ứng/ thoả mãn một yêu cầu.

(TCVN ISO 9000: 2000, 3.6.2)

3.16

Tổ chức (organization)

Bất kỳ công ty, tập ñoàn, hãng, xí nghiệp, cơ quan có thẩm quyền hoặc

viện, hoặc một bộ phận hay kết hợp của chúng, dù là ñược tích hợp hay

không, công hoặc tư mà có các chức năng và quản trị riêng của mình.

Chú thích: Với các tổ chức có nhiều ñơn vị hoạt ñộng, thì một ñơn vị

hoạt ñộng riêng lẻ cũng có thể ñược xác ñịnh như là một tổ chức.

3.17

Hành ñộng phòng ngừa (Preventive action)

Hành ñộng ñể loại bỏ nguyên nhân gây ra sự không phù hợp (3.15)

tiềm ẩn.

3.18

Ngăn ngừa ô nhiễm (Preventive of pollution)

Sử dụng các quá trình, các biện pháp thực hành, các kỹ thuật, các vật

liệu, các sản phẩm, các dịch vụ hoặc năng lượng ñể tránh, giảm bớt hay kiểm

soát (một cách riêng rẽ hoặc kết hợp) sự tạo ra, phát thải hoặc xả thải bất kỳ

loại chất ô nhiễm hoặc chất thải nào nhằm giảm thiểu tác ñộng môi trường

(3.7) bất lợi.

Chú thích: Ngăn ngừa ô nhiễm có thể bao gồm việc giảm thiểu hoặc

loại bỏ từ nguồn, thay ñổi quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ, sử dụng có hiệu

quả nguồn tài nguyên, thay thế vật liệu và năng lượng, tái sử dụng, phục hồi,

tái sinh, tái chế và xử lý.

3.19

Thủ tục (Procedure)

Cách thức ñược quy ñịnh ñể tiến hành một hoạt ñộng hoặc một quá

trình.

Chú thích 1: Thủ tục có thể ñược lập thành văn bản hoặc không.

Chú thích 2: Chấp nhận theo TCVN ISO 9000: 2000, 3.4.5.

3.20

Hồ sơ (record)

Tài liệu (3.4) công bố các kết quả ñạt ñược hay cung cấp bằng chứng

về hoạt ñộng ñược thực hiện.

Chú thích: Chấp nhận theo TCVN ISO 9000: 2000, 3.7.6.

4. Yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường

4.1. Yêu cầu chung

Tổ chức phải thiết lập lập thành văn bản, thực hiện, duy trì và cải tiến

liên tục hệ thống quản lý môi trường phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn

này và xác ñịnh cách thức ñể ñáp ứng ñầy ñủ các yêu cầu ñó.

Tổ chức phải xác ñịnh và lập thành văn bản phạm vi của hệ thống quản

lý môi trường của mình.

4.2. Chính sách môi trường

Ban lãnh ñạo phải xác ñịnh chính sách môi trường của tổ chức và ñảm

bảo trong phạm vi ñã xác ñịnh của hệ thống quản lý môi trường của mình

chính sách ñó:

a) phù hợp với bản chất, quy mô và tác ñộng môi trường của các hoạt

ñộng, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức ñó,

b) có cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm,

c) có cam kết tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và với các yêu cầu

khác mà tổ chức phải tuân thủ liên quan tới các khía cạnh môi trường của

mình.

d) ñưa ra khuôn khổ cho việc ñề xuất và soát xét lại các mục tiêu và chỉ

tiêu môi trường,

e) ñược lập thành văn bản, ñược áp dụng và ñược duy trì,

f) ñược thông báo cho tất cả nhân viên ñang làm việc cho tổ chức hoặc

trên danh nghĩa của tổ chức, và

g) có sẵn cho cộng ñồng.

4.3. Lập kế hoạch

4.3.1. Khía cạnh môi trường

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục ñể:

a) nhận biết các khía cạnh môi trường của các hoạt ñộng, sản phẩm và

dịch vụ trong phạm vi ñã xác ñịnh của hệ thống quản lý môi trường mà tổ

chức có thể kiểm soát và các khía cạnh môi trường mà tổ chức có thể bị ảnh

hưởng có tính ñến các triển khai ñã lập kế hoạch hoặc mới, hoặc các hoạt

ñộng, sản phẩm và dịch vụ mới hoặc dược ñiều chỉnh, và

b) xác ñịnh những khía cạnh môi trường có hoặc có thể có (các) tác

ñộng ñáng kể tới môi trường (nghĩa là các khía cạnh môi trường có ý nghĩa).

Tổ chức phải lập thành văn bản thông tin này và cập nhật chúng.

Tổ chức phải ñảm bảo rằng các khía cạnh môi trường có ý nghĩa ñã

ñược xem xét ñến trong khi thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý

môi trường của mình.

4.3.2. Yêu cầu về pháp luật và yêu cầu khác

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục ñể:

a) nhận biết và tiếp cận với các yêu cầu về pháp luật thích hợp và các

yêu cầu khác mà tổ chức tán thành có liên quan tới các khía cạnh môi trường

của mình, và

b) xác ñịnh cách thức áp dụng các yêu cầu này ñối với các khía cạnh

môi trường của tổ chức.

Tổ chức phải ñảm bảo rằng các yêu cầu về pháp luật tương ứng và các

yêu cầu khác mà tổ chức tán thành cần ñược xem xét khi thiết lập, thực hiện

và duy trì hệ thống quản lý môi trường cho mình.

4.3.3. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các mục tiêu và chỉ tiêu môi

trường bằng văn bản, ở từng cấp hoặc bộ phận chức năng thích hợp trong tổ

chức.

Các mục tiêu và chỉ tiêu phải ño ñược khi có thể và nhất quán với chính

sách môi trường, bao gồm các cam kết ngăn ngừa ô nhiễm, tuân thủ các yêu

cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành, và cải tiến liên tục.

Khi thiết lập và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, tổ chức

phải xem xét ñến các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức tán

thành, và các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của mình. Tổ chức cũng phải

xem xét ñến các phương án công nghệ, các yêu cầu về hoạt ñộng kinh doanh

và tài chính của tổ chức và các quan ñiểm của các bên hữu quan.

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) chương trình

ñể ñạt ñược các mục tiêu và chỉ tiêu của mình. (Các) chương trình phải bao

gồm:

a) việc ñịnh rõ trách nhiệm nhằm ñạt ñược các mục tiêu và chỉ tiêu ở

từng cấp và bộ phận chức năng tương ứng trong tổ chức, và

b) biện pháp và tiến ñộ ñể ñạt ñược các mục tiêu và chỉ tiêu.

4.4. Thực hiện và ñiều hành

4.4.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn

Lãnh ñạo phải ñảm bảo có sẵn các nguồn lực cần thiết ñể thiết lập, thực

hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường. Các nguồn lực bao gồm:

nguồn nhân lực và kỹ năng chuyên môn hoá, cơ sở hạ tầng của tổ chức, nguồn

lực công nghệ và tài chính.

Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn cần ñược xác ñịnh, ñược thành lập

văn bản và ñược thông báo nhằm tạo thuận lợi cho quản lý môi trường có

hiệu lực.

Ban lãnh ñạo của tổ chức bổ nhiệm một (hoặc các) ñại diện của lãnh

ñạo cụ thể, ngoài các trách nhiệm khác, phải có vai trò, trách nhiệm và quyền

hạn xác ñịnh nhằm:

a) ñảm bảo hệ thống quản lý môi trường ñược thiết lập, thực hiện và

duy trì phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

b) báo cáo kết quả hoạt ñộng của hệ thống quản lý môi trường cho ban

lãnh ñạo ñể xem xét, kể cả các khuyến nghị cho việc cải tiến.

4.4.2. Năng lực, ñào tạo và nhận thức

Tổ chức phải ñảm bảo bất cứ (những) người nào thực hiện các công

việc của tổ chức hoặc trên danh nghĩa của tổ chức có khả năng gây ra (các)

tác ñộng ñáng kể lên môi trường mà tổ chức xác ñịnh ñược ñều phải có ñủ

năng lực trên cơ sở giáo dục, ñào tạo hoặc kinh nghiệm thích hợp và phải duy

trì các hồ sơ liên quan.

Tổ chức phải xác ñịnh các nhu cầu ñào tạo tương ứng với các khía cạnh

môi trường và hệ thống quản lý môi trường của tổ chức. Tổ chức phải cung

cấp việc ñào tạo hoặc tiến hành các hoạt ñộng khác ñể ñáp ứng các nhu cầu

này, và phải duy trì các hồ sơ liên quan.

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục ñể

làm cho nhân viên thực hiện công việc của tổ chức hoặc trên danh nghĩa của

tổ chức nhận thức ñược:

a) tầm quan trọng của sự phù hợp với chính sách và các thủ tục về môi

trường, với các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường.

b) các khía cạnh môi trường có ý nghĩa và các tác ñộng hiện tại hoặc

tiềm ẩn liên quan với công việc của họ và các lợi ích môi trường thu ñược do

kết quả hoạt ñộng của cá nhân ñược cải tiến,

c) vai trò và trách nhiệm trong việc ñạt ñược sự phù hợp với các yêu

cầu của hệ thống quản lý môi trường, và

d) các hậu quả tiềm ẩn do ñi chệch khỏi các thủ tục ñã quy ñịnh.

4.4.3. Trao ñổi thông tin

ðối với các khía cạnh môi trường và hệ thống quản lý môi trường của

mình, tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục ñể:

a) trao ñổi thông tin nội bộ giữa các cấp và bộ phận chức năng khác

nhau của tổ chức,

b) tiếp nhận, lập thành văn bản và ñáp ứng các thông tin tương ứng từ

các bên hữu quan bên ngoài.

Tổ chức phải quyết ñịnh ñể thông tin với bên ngoài về các khía cạnh

môi trường có ý nghĩa của tổ chức và phải lập thành văn bản quyết ñịnh của

mình. Nếu quyết ñịnh thông tin, tổ chức phải thiết lập và thực hiện một (hoặc

các) phương pháp ñối với thông tin bên ngoài này.

4.4.4. Tài liệu

Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường phải bao gồm:

a) chính sách, các mục tiêu và các chỉ tiêu môi trường

b) mô tả phạm vi của hệ thống quản lý môi trường

c) mô tả các ñiều khoản chính của hệ thống quản lý môi trường, tác

ñộng qua lại giữa chúng và tham khảo ñến các tài liệu có liên quan

d) các tài liệu, kể cả các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này

e) các tài liệu, kể cả các hồ sơ ñược tổ chức xác ñịnh là cần thiết ñể

ñảm bảo tính hiệu lực của việc lập kế hoạch, vận hành và kiểm soát các quá

trình liên quan ñến khía cạnh môi trường có ý nghĩa của tổ chức.

4.4.5 Kiểm soát tài liệu

Các tài liệu theo yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường và theo yêu

cầu của tiêu chuẩn này phải ñược kiểm soát. Hồ sơ là một loại tài liệu ñặc biệt

và phải ñược kiểm soát theo các yêu cầu nêu trong 4.5.4.

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục ñể:

a) phê duyệt tài liệu về sự thoả ñáng trước khi ban hành,

b) xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu,

c) ñảm bảo nhận biết ñược các thay ñổi và tình trạng sửa ñổi hiện hành

của tài liệu,

d) ñảm bảo các bản của các tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng,

e) ñảm bảo các tài liệu luôn rõ ràng, dễ nhận biết,

f) ñảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài ñược tổ chức xác ñịnh

là cần thiết cho việc lập kế hoạch và vận hành hệ thống quản lý môi trường

phải ñược nhận biết và việc phân phối chúng ñược kiểm soát, và

g) ngăn ngừa việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và áp dụng dấu

hiệu nhận biết thích hợp nếu chúng ñược giữ lại vì mục ñích nào ñó.

4.4.6. Kiểm soát ñiều hành

Tổ chức phải ñịnh rõ và lập kế hoạch các tác nghiệp liên quan ñến các

khía cạnh môi trường có ý nghĩa ñã ñược xác ñịnh nhất quán với chính sách,

mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của mình nhằm ñảm bảo chúng ñược tiến

hành trong các ñiều kiện quy ñịnh bằng cách:

a) thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục dạng văn bản

nhằm kiểm soát các tình trạng mà do thiếu các thủ tục này thì có thể dẫn ñến

sự hoạt ñộng chệch khỏi chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, và

b) quy ñịnh các chuẩn mực hoạt ñộng trong (các) thủ tục, và

c) thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục liên quan ñến các khía cạnh

môi trường có ý nghĩa ñược xác ñịnh của hàng hoá và dịch vụ ñược tổ chức

sử dụng và thông tin các thủ tục và yêu cầu tương ứng có thể áp dụng cho các

nhà cung cấp, kể cả các nhà thầu.

4.4.7. Sự chuẩn bị sẵn sàng và ñáp ứng với tình trạng khẩn cấp

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục nhằm

xác ñịnh rõ các tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn và có sự cố tiềm ẩn có thể có (các)

tác ñộng ñến môi trường và cách thức tổ chức sẽ ứng phó với các tác ñộng ñó.

Tổ chức phải ứng phó với các tình trạng khẩn cấp và sự cố thực tế và

ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ các tác ñộng của môi trường có hại mà chúng có thể

gây ra.

Tổ chức phải ñịnh kỳ xem xét và khi cần thiết soát xét lại các thủ tục về

sự chuẩn bị sẵn sàng ñáp ứng với tình trạng khẩn cấp ñặc biệt là sau khi sự cố

hoặc tình trạng khẩn cấp xảy ra.

Tổ chức cũng cần phải ñịnh kỳ thử nghiệm các thủ tục sẵn sàng ñáp

ứng với tình trạng khẩn cấp khi có thể ñược.

4.5. Kiểm tra

4.5.1. Giám sát và ño lường

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục ñể

giám sát và ño lường trên cơ sở các ñặc trưng chủ chốt của các hoạt ñộng của

mình có thể có tác ñộng ñáng kể lên môi. (Các) thủ tục này phải bao gồm việc

ghi lại thông tin nhằm theo dõi kết quả hoạt ñộng môi trường, các kiểm soát

ñiều hành tương ứng và phù hợp với các mục tiêu và các chỉ tiêu môi trường

của tổ chức.

Tổ chức phải bảo ñảm rằng thiết bị giám sát và ño lường ñã hiệu chuẩn

hoặc kiểm tra xác nhận ñược sử dụng và ñược bảo dưỡng và phải duy trì các

hồ sơ liên quan.

4.5.2. ðánh giá sự tuân thủ

4.5.2.1. Nhất quán với cam kết tuân thủ của mình, tổ chức phải thiết

lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục về ñịnh kỳ ñánh giá sự tuân

thủ với các yêu cầu luật pháp có thể ñược áp dụng.

Tổ chức phải lưu giữ hồ sơ của các kết quả ñánh giá ñịnh kỳ.

4.5.2.2. Tổ chức phải ñánh giá sự tuân thủ với các yêu cầu khác mà tổ

chức ñề ra. Tổ chức có thể kết hợp việc ñánh giá này với việc ñánh giá sự

tuân thủ pháp luật ñã nêu trong 4.5.2.1 hoặc thiết lập một (hoặc các) thủ tục

riêng.

Tổ chức phải lưu giữ hồ sơ của các kết quả ñánh giá ñịnh kỳ.

4.5.3. Sự không phù hợp, hành ñộng khắc phục và hành ñộng

phòng ngừa

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục liên

quan ñến (các) sự không phù hợp thực tế và tiềm ẩn và ñể thực hiện hành

ñộng khắc phục và hành ñộng phòng ngừa. Các thủ tục này phải xác ñịnh các

yêu cầu ñể:

a) nhận biết và khắc phục (các) sự không phù hợp và thực hiện (các)

hành ñộng ñể giảm nhẹ các tác ñộng môi trường của chúng,

b) ñiều tra (các) sự không phù hợp, xác ñịnh (các) nguyên nhân của

chúng và thực hiện hành ñộng ñể tránh tái ñến,

c) xác ñịnh mức ñộ cần thiết ñối với (các) hành ñộng ñể ngăn ngừa

(các) sự không phù hợp và thực hiện các hành ñộng thích hợp ñã dự kiến ñể

tránh xảy ra,

d) ghi chép kết quả của (các) hành ñộng khắc phục và (các) hành ñộng

phòng ngừa ñã thực hiện và

e) xem xét hiệu lực của (các) hành ñộng khắc phục và (các) hành ñộng

phòng ngừa ñã thực hiện.

Các hành ñộng thực hiện phải tương ứng với tầm quan trọng của vấn ñề

và các tác ñộng môi trường.

Tổ chức phải ñảm bảo rằng bất kỳ sự thay ñổi cần thiết nào ñối với tài

liệu hệ thống quản lý môi trường ñều ñược thực hiện.

4.5.4. Kiểm soát hồ sơ

Tổ chức phải thiết lập và duy trì các hồ sơ cần thiết ñể chứng minh sự

phù hợp với các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường của tổ chức và của

tiêu chuẩn này và các kết quả ñã ñạt ñược.

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục ñể

phân ñịnh, lưu giữ, bảo quản, phục hồi, duy trì và huỷ bỏ các hồ sơ.

Các hồ sơ phải ñược lưu giữ và duy trì rõ ràng, dễ nhận biết và truy tìm

nguồn gốc.

4.5.5. ðánh giá nội bộ

Tổ chức phải ñảm bảo rằng các cuộc ñánh giá nội bộ hệ thống quản lý

môi trường ñược tiến hành theo ñịnh kỳ nhằm:

a) xác ñịnh xem liệu hệ thống quản lý môi trường:

1) phù hợp với các kế hoạch về quản lý môi trường ñã ñề ra, kể cả các

yêu cầu của tiêu chuẩn này, và

2) ñược thực hiện và duy trì một cách ñúng ñắn, và

b) cung cấp thông tin về kết quả ñánh giá cho ban lãnh ñạo.

(Các) chương trình ñánh giá phải ñược tổ chức lên kế hoạch, thiết lập,

thực hiện và duy trì, có xem xét ñến tầm quan trọng về môi trường của (các)

hoạt ñộng có liên quan và kết quả của các cuộc ñánh giá trước ñây.

(Các) thủ tục ñánh giá phải ñược thiết lập, thực hiện và duy trì nhằm

vào:

- các trách nhiệm và các yêu cầu ñối với việc lập kế hoạch và tiến hành

ñánh giá, báo cáo kết quả và lưu giữ các hồ sơ liên quan,

- xác ñịnh chuẩn mực, phạm vi, tần suất và các phương pháp ñánh giá.

Việc lựa chọn các chuyên gia ñánh giá và tiến hành các cuộc ñánh giá

phải ñảm bảo tính khách quan và vô tư của quá trình ñánh giá.

4.6. Xem xét của lãnh ñạo

Lãnh ñạo cấp cao nhất phải ñịnh kỳ xem xét hệ thống quản lý môi

trường của tổ chức, ñể ñảm bảo nó luôn phù hợp, thoả ñáng, và có hiệu lực.

Các cuộc xem xét phải ñánh giá ñược cơ hội cải tiến và nhu cầu thay ñổi ñối

với hệ thống quản lý môi trường, kể cả chính sách môi trường, các mục tiêu

và các chỉ tiêu môi trường. Hồ sơ các cuộc xem xét của lãnh ñạo phải ñược

lưu giữ.

ðầu vào của các cuộc xem xét của lãnh ñạo phải bao gồm:

a) kết quả của các cuộc ñánh giá nội bộ và ñánh giá sự phù hợp với các

yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành,

b) trao ñổi thông tin với các bên hữu quan bên ngoài, kể cả các khiếu

nại,

c) kết quả hoạt ñộng môi trường của tổ chức

d) mức ñộ các mục tiêu và chỉ tiêu ñã ñạt ñược

e) tình trạng của các hành ñộng khắc phục và phòng ngừa,

f) các hành ñộng tiếp theo từ các cuộc xem xét của lãnh ñạo lần trước,

g) các tình trạng thay ñổi, kể cả việc triển khai các yêu cầu của pháp

luật và các yêu cầu khác liên quan ñến các khía cạnh môi trường, và

h) các khuyến nghị về cải tiến.

ðầu ra của việc xem xét của lãnh ñạo phải bao gồm mọi quyết ñịnh và

hành ñộng liên quan ñến các thay ñổi có thể có ñối với chính sách, mục tiêu,

chỉ tiêu môi trường và các yếu tố khác của hệ thống quản lý môi trường, nhất

quán với cam kết cải tiến liên tục.

Phụ lục A

(tham khảo)

Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn này

A.1. Các yêu cầu chung

Nội dung bổ sung ñược nêu ra trong phụ lục này là hoàn toàn ñể tham

khảo và nhằm tránh hiểu nhầm các yêu cầu ñược nêu trong ñiều 4 của tiêu

chuẩn này. Khi các thông tin này chỉ ra và nhất quán với các yêu cầu của ñiều

4 thì không có nghĩa là thêm vào, loại trừ hoặc sửa ñổi theo bất cứ cách nào

các yêu cầu này.

Việc thực hiện một hệ thống quản lý môi trường ñược quy ñịnh trong

tiêu chuẩn này là nhằm ñưa ñến cải tiến kết quả hoạt ñộng môi trường. Bởi

vậy tiêu chuẩn này ñược dựa trên cơ sở là tổ chức sẽ ñịnh kỳ xem xét và ñánh

giá hệ thống quản lý môi trường của mình nhằm xác ñịnh các cơ hội cho việc

cải tiến và thực hiện ñúng. Mức ñộ, phạm vi và khung thời gian của quá trình

cải tiến liên tục này ñược tổ chức xác ñịnh dựa trên khả năng kinh tế và tài

chính khác. Những cải tiến ñối với hệ thống quản lý môi trường của tổ chức là

nhằm dẫn ñến các cải tiến hơn nữa cho kết quả hoạt ñộng môi trường.

Tiêu chuẩn này yêu cầu tổ chức:

a) thiết lập một chính sách môi trường thích hợp,

b) ñịnh rõ các khía cạnh môi trường nảy sinh từ các hoạt ñộng, sản

phẩm, dịch vụ ñã qua, hiện có hoặc dự kiến của tổ chức nhằm xác ñịnh các tác

ñộng môi trường có ý nghĩa,

c) ñịnh rõ các yêu cầu pháp luật thích hợp và các yêu cầu khác mà tổ

chức tán thành tuân thủ,

d) ñịnh rõ các ưu tiên và ñề ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường thích

hợp,

e) thiết lập một cơ cấu và một (hoặc các) chương trình ñể thực hiện

chính sách và ñạt tới các mục tiêu và ñáp ứng các chỉ tiêu,

f) tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát, các hành

ñộng khắc phục và phòng ngừa, các hoạt ñộng xem xét và ñánh giá ñể ñảm

bảo phù hợp với chính sách và hệ thống quản lý môi trường vẫn thích ứng, và

g) có khả năng thích nghi với mọi thay ñổi.

Một tổ chức chưa có hệ thống quản lý môi trường thời khởi ñầu nên

xác lập tình hình môi trường hiện thời của mình bằng các biện pháp xem xét

lại. Mục ñích của việc xem xét này là ñể cân nhắc tất cả các khía cạnh môi

trường của tổ chức như là một cơ sở ñể thiết lập hệ thống quản lý môi trường.

Việc xem xét này cần bao gồm bốn lĩnh vực trọng tâm sau:

- xác ñịnh các khía cạnh môi trường, bao gồm các khía cạnh liên quan

ñến các ñiều kiện tác nghiệp, bình thường, các ñiều kiện bất bình thường kể

cả bắt ñầu và ngừng hoạt ñộng và các tình trạng khẩn cấp và sự cố;

- xác ñịnh các yêu cầu pháp luật thích hợp và các yêu cầu khác mà tổ

chức phải tuân thủ;

- kiểm tra thực tiễn và các thủ tục quản lý môi trường hiện tại, bao gồm

cả các hoạt ñộng mua sắm và ký kết hợp ñồng liên quan;

- ñánh giá các tình trạng khẩn cấp và các sự cố trước ñây.

Các công cụ và các phương pháp tiến hành xem xét nên bao gồm các

danh mục kiểm tra (checklists), tiến hành các cuộc phỏng vấn, kiểm tra thử

nghiệm và ño lường trực tiếp, kết quả của các cuộc ñánh giá trước ñây hoặc

các cuộc xem xét khác tuỳ thuộc vào bản chất của các hoạt ñộng.

Một tổ chức ñược tự do và linh hoạt ñể xác ñịnh các ranh giới của mình

và có thể lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn này cho toàn bộ tổ chức hoặc cho các

bộ phận ñiều hành riêng biệt của tổ chức. Tổ chức cần phải xác ñịnh và lập

văn bản phạm vi hệ thống quản lý môi trường của mình. Việc xác ñịnh phạm

vi và nhằm ñể làm rõ các ranh giới mà tổ chức sẽ áp dụng hệ thống quản lý

môi trường, ñặc biệt nếu tổ chức là một bộ phận của một tổ chức lớn hơn tại

vị trí áp dụng. Khi phạm vi ñã ñược xác ñịnh thì tất cả các hoạt ñộng, sản

phẩm và dịch vụ của tổ chức trong phạm vi ñó cần ñược ñặt trong hệ thống

quản lý môi trường. Khi ñề ra phạm vi, cần lưu ý rằng sự tin cậy của hệ thống

quản lý môi trường sẽ dựa trên sự lựa chọn các ranh giới của tổ chức. Nếu

một bộ phận của tổ chức ñược loại trừ ra khỏi phạm vi của hệ thống quản lý

môi trường của tổ chức cần phải giải thích sự loại trừ ñó. Nếu tiêu chuẩn này

ñược áp dụng cho một ñơn vị hoạt ñộng riêng biệt thì có thể sử dụng các

chính sách và các thủ tục mà các bộ phận khác của tổ chức ñã triển khai ñể

ñáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này, miễn là các chính sách và thủ tục ñó

áp dụng ñược cho ñơn vị hoạt ñộng riêng biệt ñó.

A.2. Chính sách môi trường

Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ

thống quản lý môi trường của tổ chức sao cho tổ chức có thể duy trì và có khả

năng nâng cao kết quả hoạt ñộng môi trường của mình. Do vậy chính sách

cần phản ánh sự cam kết của ban lãnh ñạo ñối với việc tuân theo các yêu cầu

của luật pháp và các yêu cầu khác ñược áp dụng, ñể ngăn ngừa ô nhiễm và cải

tiến liên tục. Chính sách môi trường tạo ra cơ sở ñể từ ñó tổ chức ñề ra mục

tiêu và chỉ tiêu của mình. Chính sách môi trường cần phải ñủ rõ ràng ñể các

bên hữu quan trong và ngoài tổ chức có thể hiểu ñược và cần ñược ñịnh kỳ

xem xét và soát xét nhằm phản ánh các ñiều kiện và thông tin thay ñổi. Khu

vực áp dụng (nghĩa là phạm vi) của chính sách phải ñược xác ñịnh rõ ràng và

cần phản ánh bản chất duy nhất, quy mô và các tác ñộng môi trường của các

hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ trong phạm vi ñã xác ñịnh của hệ thống quản

lý môi trường.

Chính sách môi trường cần ñược thông tin cho tất cả những người làm

việc cho tổ chức hoặc trên danh nghĩa của tổ chức, kể cả các nhà thầu làm

việc tại cơ sở của tổ chức. Việc thông tin cho các nhà thầu có thể dưới các

hình thức khác nhau ñể tự tuyên bố chính sách như các quy ñịnh, hướng dẫn

và thủ tục, và do ñó có thể chỉ gồm những phần thích hợp của chính sách.

Chính sách môi trường của tổ chức cần ñược ban lãnh ñạo của tổ chức ñịnh rõ

và lập thành văn bản trong khuôn khổ chính sách môi trường của cơ quan liên

hiệp lớn hơn mà tổ chức là một bộ phận và ñược cơ quan ñó chấp nhận.

Chú thích: Ban lãnh ñạo thường gồm một cá nhân hoặc một nhóm

người quản lý và kiểm soát tổ chức ở cấp cao nhất.

A.3. Lập kế hoạch

A.3.1. Khía cạnh môi trường

ðiều 4.3.1. nhằm cung cấp một quá trình cho tổ chức ñể ñịnh rõ các

khía cạnh môi trường và ñể xác ñịnh các khía cạnh môi trường có ý nghĩa cần

ñược hệ thống quản lý môi trường của tổ chức ñề cập ñến như là một ưu tiên.

Tổ chức cần ñịnh rõ các khía cạnh môi trường trong phạm vi hệ thống

quản lý môi trường của mình, có tính ñến ñầu vào và ñầu ra (cả ñã dự ñịnh và

chưa ñược dự ñịnh) liên quan ñến các hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ của

mình hiện tại và ñã qua tương ứng, các triển khai ñã ñược lập kế hoạch hoặc

triển khai mới, hoặc các hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ mới hoặc ñược ñiều

chỉnh. Quá trình này cần ñược xem xét dưới các ñiều kiện hoạt ñộng cả bình

thường và bất thường, trong các ñiều kiện khởi ñộng và dừng hoạt ñộng, cũng

như các tình huống khẩn cấp hợp lý có thể dự ñoán trước.

Các tổ chức không cần phải xem xét ñơn lẻ từng sản phẩm, bộ phận

hoặc nguyên vật liệu ñầu vào. Tổ chức có thể lựa chọn các loại hoạt ñộng, sản

phẩm và dịch vụ ñể xác ñịnh rõ các khía cạnh môi trường của mình.

Mặc dù không có cách tiếp cận riêng biệt ñể xác ñịnh các khía cạnh

môi trường, cách tiếp cận ñược lựa chọn sau có thể xem như là ví dụ:

a) sự phát thải vào không khí,

b) sự phát thải vào nước,

c) sự phát thải vào ñất,

d) sử dụng nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên,

e) sử dụng năng lượng,

f) năng lượng bị thải ra, ví dụ: nhiệt lượng, phóng xạ, rung,

g) chất thải và sản phẩm phụ, và

h) những thuộc tính vật lý, ví dụ: kích thước, hình dạng, màu sắc, bề

ngoài.

Ngoài các khía cạnh môi trường mà một tổ chức có thể kiểm soát trực

tiếp, tổ chức cũng nên xem xét cả các khía cạnh mà tổ chức có thể bị ảnh

hưởng, ví dụ những khía cạnh liên quan ñến hàng hoá và dịch vụ ñược tổ

chức sử dụng và những khía cạnh liên quan ñến sản phẩm và dịch vụ mà tổ

chức cung cấp. Một số hướng dẫn ñể ñánh giá việc kiểm soát và ảnh hưởng

ñược cung cấp dưới ñây. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp ñiều mà tổ

chức cần xác ñịnh là mức ñộ của việc kiểm soát cũng như các khía cạnh có

thể ảnh hưởng.

Việc xem xét cần ñưa ra các khía cạnh liên quan ñến các hoạt ñộng, sản

phẩm và dịch vụ của tổ chức như:

- thiết kế và triển khai,

- các quá trình sản xuất,

- bao gói và vận chuyển,

- kết quả hoạt ñộng môi trường và sự thực hiện của nhà thầu và nhà

cung cấp,

- quản lý chất thải,

- khai thác và phân phối nguyên liệu thô và nguồn tài nguyên thiên

nhiên,

- phân phối, sử dụng và kết thúc chu trình sống của sản phẩm, và

- thiên nhiên hoang dã và ña dạng sinh học.

Sự kiểm soát và ảnh hưởng ñối với các khía cạnh môi trường của sản

phẩm mà tổ chức cung cấp có thể thay ñổi một cách ñáng kể tuỳ thuộc vào

tình hình thị trường và các nhà cung cấp của tổ chức. Một tổ chức chịu trách

nhiệm thiết kế sản phẩm của mình có thể làm ảnh hưởng ñáng kể tới các khía

cạnh môi trường bằng việc thay ñổi, ví dụ như chỉ thay ñổi vật liệu ñầu vào,

trong khi một tổ chức cần cung cấp sản phẩm phù hợp với các quy ñịnh sản

phẩm ñã xác ñịnh thì có thể có ít sự lựa chọn hơn.

Về sản phẩm ñã cung cấp, người ta nhận thấy rằng các tổ chức có thể

có sự kiểm soát một cách hạn chế ñối với việc sử dụng và huỷ bỏ các sản

phẩm của mình, ví dụ ñối với người sử dụng, tổ chức có thể xem xét khi khả

thi việc hướng dẫn cách thức sử dụng và tiêu thụ sản phẩm ñúng cách ñể hạn

chế ảnh hưởng.

Những thay ñổi ñối với môi trường, hoặc là có lợi hoặc là có hại, do

các khía cạnh môi trường gây ra toàn bộ hoặc một phần ñược gọi là các tác

ñộng môi trường. Mối quan hệ giữa khía cạnh môi trường và tác ñộng môi

trường là mối quan hệ nguyên nhân và kết quả.

Tại một số vị trí, di sản văn hoá có thể là một yếu tố môi trường xung

quanh quan trọng trong khu vực tổ chức hoạt ñộng, bởi vậy cần phải ñược

tính ñến khi tìm hiểu về các tác ñộng môi trường của tổ chức.

Vì một tổ chức có thể có nhiều khía cạnh môi trường và các tác ñộng

có liên quan, nên tổ chức cần thiết lập tiêu chuẩn và phương pháp ñể xác ñịnh

những khía cạnh nào mà tổ chức xem là có ý nghĩ. Không có phương pháp

riêng biệt nào ñể xác ñịnh các khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Tuy vậy,

phương pháp ñược sử dụng cân cung cấp các kết quả nhất quán và phải bao

gồm việc thiết lập và áp dụng các tiêu chuẩn ñánh giá, như các tiêu chuẩn có

liên quan ñến các vấn ñề môi trường, các ấn phẩm về pháp luật và những ñiều

liên quan ñến các bên hữu quan nội bộ và bên ngoài.

Khi triển khai các thông tin liên quan ñến các khía cạnh môi trường có

ý nghĩa, tổ chức cần xem xét nhu cầu giữ lại các thông tin vì các mục ñích

lịch sử cũng như cách sử dụng các thông tin này trong việc thiết kế và áp

dụng hệ thống quản lý môi trường của mình.

Quá trình xác ñịnh và ñánh giá các khía cạnh môi trường nên tính ñến

vị trí của các hoạt ñộng, chi phí và thời gian ñể tiến hành việc phân tích, và sự

sẵn có các dữ liệu ñáng tin cậy. Việc xác ñịnh các khía cạnh môi trường

không yêu cầu ñánh giá chi tiết chu trình sống. Thông tin ñã ñược triển khai

cho các mục ñích pháp luật hoặc các mục ñích khác có thể ñược sử dụng

trong quá trình này.

Quá trình xác ñịnh và ñánh giá các khía cạnh môi trường không nhằm

làm thay ñổi hoặc nâng cao các nghĩa vụ pháp luật của một tổ chức.

A.3.2. Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác

Tổ chức cần ñịnh rõ các yêu cầu của pháp luật có thể áp dụng ñối với

các khía cạnh môi trường của mình. Các yêu cầu này có thể gồm:

a) các yêu cầu pháp luật của quốc tế, quốc gia,

b) các yêu cầu pháp luật của khu vực/ tỉnh/ ngành

c) các yêu cầu pháp luật của chính quyền ñịa phương.

Các ví dụ về các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành nếu thích hợp,

gồm:

- các thoả thuận với các tổ chức chính quyền,

- các thoả thuận với khách hàng,

- các hướng dẫn không mang tính luật pháp,

- các nguyên tắc tự nguyện hoặc các quy phạm thực hành,

- việc dán nhãn môi trường mang tính tự nguyện hoặc các cam kết cung

cấp sản phẩm thân thiện môi trường,

- các yêu cầu của các hiệp hội thương mại,

- các thoả thuận với các nhóm cộng ñồng, hoặc các tổ chức phi chính

phủ,

- các cam kết công khai của tổ chức hoặc công ty mẹ của tổ chức ñó,

- các yêu cầu của công ty/ tập ñoàn.

Việc xác ñịnh cách thức áp dụng các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu

khác, ñối với các khía cạnh môi trường ñược ñi kèm với quá trình xác ñịnh

các yêu cầu này. Do ñó tổ chức không cần thiết phải có một thủ tục riêng hoặc

thêm vào ñể xác ñịnh.

A.3.3. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình

Các mục tiêu và chỉ tiêu nêu cụ thể và ño ñược khi thực hiện. Chúng

nên bao gồm các nội dung dài hạn và ngắn hạn.

Khi cân nhắc ñến sự lựa chọn công nghệ của mình, tổ chức nên xem xét

ñến việc sử dụng công nghệ sẵn có tốt nhất, nếu phù hợp với tình hình kinh tế,

hiệu quả chi phí và nếu xét thấy thích hợp.

ðề cập ñến các yêu cầu tài chính của tổ chức, tiêu chuẩn này không

hàm ý các tổ chức bắt buộc phải sử dụng các phương pháp luận tính chi phí

về môi trường.

Việc lập và sử dụng một hoặc vài chương trình là ñiều quan trọng ñể

thực hiện thành công một hệ thống quản lý môi trường. Mỗi chương trình cần

mô tả cách thức tổ chức sẽ ñạt ñược các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, bao

gồm cả thời gian biểu, các nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực

hiện (các) chương trình này. (Các) chương trình này có thể ñược phân chia ra

nhằm vào các yếu tố riêng biệt của các hoạt ñộng của tổ chức.

Chương trình cần bao gồm việc xem xét lại các giai ñoạn lập kế hoạch,

thiết kế, sản xuất, tiếp thị và thải bỏ, khi thích hợp và thực thi. Việc xem xét

này có thể ñược tiến hành cho cả với các hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ hiện

hành và mới. ðối với sản phẩm, việc xem xét này có thể ñề cập ñến vấn ñề

thiết kế, vật liệu, quá trình sản xuất, sử dụng và thải bỏ cuối cùng. ðối với

việc lắp ñặt hoặc sửa ñổi ñáng kể các quá trình việc xem xét này có thể ñề cập

ñến việc lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, ñưa vào hoạt ñộng, vận hành và

thanh lý vào thời gian thích hợp do tổ chức quyết ñịnh.

A.4. Thực hiện và ñiều hành

A.4.1. Nguồn lực vai trò, trách nhiệm và quyền hạn

Thực hiện thành công một hệ thống quản lý môi trường ñòi hỏi có sự

cam kết của tất cả nhân viên làm việc cho tổ chức hoặc nhân danh tổ chức. Do

vậy vai trò và trách nhiệm ñối với môi trường không nên chỉ hạn chế ở chức

năng quản lý môi trường mà có thể bao gồm các lĩnh vực khác của một tổ

chức như các chức năng quản lý ñiều hành hoặc nhân sự ngoài chức năng

quản lý môi trường.

Sự cam kết này bắt ñầu từ cấp lãnh ñạo cao nhất. Theo ñó lãnh ñạo cần

thiết lập chính sách môi trường của tổ chức và ñảm bảo cho hệ thống quản lý

môi trường ñược thực hiện. Như là một phần của sự cam kết này, ban lãnh

ñạo phải chỉ ñịnh một (hoặc vài) ñại diện lãnh ñạo với trách nhiệm và quyền

hạn xác ñịnh ñể thực hiện hệ thống quản lý môi trường. Các tổ chức lớn hoặc

phức tạp có thể có nhiều hơn một ñại diện ñược chỉ ñịnh. Trong các xí nghiệp

vừa và nhỏ, các trách nhiệm này có thể do một người thực hiện. Ban lãnh ñạo

cũng cần ñảm bảo cung cấp các nguồn lực thích hợp nhằm ñảm bảo cho hệ

thống quản lý môi trường ñược xây dựng, áp dụng và duy trì.

ðiều quan trọng là các trách nhiệm và vai trò chủ chốt của hệ thống

quản lý môi trường phải ñược quy ñịnh rõ ràng, và phải thông báo cho tất cả

các nhân viên làm việc cho tổ chức hoặc nhân danh tổ chức.

A.4.2. Năng lực, ñào tạo và nhận thức

Tổ chức cần xác ñịnh rõ nhận thức, kiến thức, hiểu biết và các kỹ năng

cần thiết của những người có trách nhiệm và quyền hạn thực hiện các nhiệm

vụ dưới danh nghĩa của tổ chức.

Tiêu chuẩn này yêu cầu:

a) những người thực hiện công việc có thể gây nên các tác ñộng môi

trường ñáng kể ñược tổ chức xác ñịnh là ñủ năng lực ñể thực hiện các nhiệm

vụ mà họ ñược phân công.

b) các nhu cầu ñào tạo ñược xác ñịnh rõ và tiến hành các hành ñộng ñể

ñảm bảo cung cấp cho ñào tạo,

c) tất cả mọi người ñều nhận thức rõ về chính sách môi trường và hệ

thống quản lý môi trường của tổ chức và các khía cạnh môi trường của các

hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức mà có thể bị ảnh hưởng do công

việc của họ.

Nhận thức, kiến thức, hiểu biết và năng lực có thể có ñược và cải tiến

thông qua ñào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc.

Tổ chức nên yêu cầu các nhà thầu làm việc trên danh nghĩa của tổ chức

có khả năng chứng tỏ rằng các nhân viên của mình có ñủ năng lực cần thiết

và/hoặc ñược ñào tạo thích hợp.

Lãnh ñạo cần xác ñịnh mức ñộ kinh nghiệm, năng lực và ñào tạo cần

thiết ñể ñảm bảo khả năng của nhân viên, ñặc biệt là những người ñang thực

hiện các chức năng ñược chuyên môn hoá về quản lý môi trường.

A.4.3. Trao ñổi thông tin

Thông tin nội bộ là ñiều quan trọng ñể bảo ñảm thực hiện có hiệu quả

các hệ thống quản lý môi trường. Các phương pháp thông tin nội bộ có thể

gồm các cuộc họp nhóm công tác thường kỳ, các bản tin, bảng thông báo và

mạng nội bộ.

Các tổ chức cần áp dụng một thủ tục và tiếp nhận, lập văn bản và trả lời

các thông tin có liên quan của các bên hữu quan. Thủ tục này có thể bao gồm

sự ñối thoại với các bên hữu quan và xem xét các mối quan tâm liên quan của

họ. Trong một số trường hợp, việc trả lời cho các mối quan tâm của các bên

hữu quan có thể bao gồm thông tin thích hợp về các khía cạnh môi trường và

các tác ñộng có liên quan ñến các hoạt ñộng của tổ chức. Các thủ tục này

cũng ñề cập ñến sự liên lạc cần thiết với các tổ chức chính quyền khi ñặt kế

hoạch ứng phó với tình trạng khẩn cấp và các vấn ñề tương ứng khác.

Tổ chức có thể mong muốn lập kế hoạch thông tin của mình có tính ñến

các quyết ñịnh ñược tạo lập về các nhóm chỉ tiêu có liên quan, các tin tức và

các chủ thể tương ứng, và việc lựa chọn các biện pháp.

Khi xem xét các thông tin bên ngoài về các khía cạnh môi trường, tổ

chức cần cân nhắc ñến các quan ñiểm và các nhu cầu thông tin của tất cả các

bên hữu quan. Nếu tổ chức quyết ñịnh thông tin ra bên ngoài về các khía cạnh

môi trường của mình, tổ chức cần thiết lập một thủ tục ñể thực hiện. Thủ tục

này có thể thay ñổi phụ thuộc vào một số nhân tố bao gồm: loại thông tin phải

thông báo, nhóm mục tiêu và các tình huống riêng của tổ chức. Các phương

pháp thông tin bên ngoài có thể bao gồm: các báo cáo thường niên, các bản

tin, website và các cuộc họp cộng ñồng.

A.4.4. Tài liệu

Mức ñộ chi tiết của hệ thống tài liệu cần ñầy ñủ ñể mô tả hệ thống quản

lý môi trường và cách thức các bộ phận làm việc với nhau, và ñề ra ñịnh

hướng mà theo ñó có ñược thông tin chi tiết hơn về hoạt ñộng của các bộ

phận riêng rẽ của hệ thống quản lý môi trường. Tài liệu này có thể ñược tích

hợp với tài liệu của các hệ thống khác mà tổ chức áp dụng. Nó không nhất

thiết phải là ở dạng một cuốn sổ tay.

Quy mô của tài liệu hệ thống quản lý môi trường của tổ chức này có thể

khác so với tổ chức khác, phụ thuộc vào:

a) cỡ và loại tổ chức và các hoạt ñộng, dịch vụ hoặc sản phẩm của tổ

chức,

b) sự phức tạp của các quá trình và các sự tương tác của chúng, và

c) năng lực của cá nhân.

Các ví dụ về tài liệu bao gồm:

- công bố về chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu,

- thông tin về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa,

- các thủ tục,

- thông tin về quá trình,

- các thủ tục,

- thông tin về quá trình,

- các sơ ñồ tổ chức,

- các tiêu chuẩn nội bộ và bên ngoài,

- các kế hoạch ñối phó với tình trạng khẩn cấp tại chỗ, và

- các hồ sơ.

Bất cứ quyết ñịnh nào về lập văn bản các thủ tục cần phải dựa trên các

vấn ñề như:

- các hậu quả, kể cả các hậu quả ñối với môi trường, của việc không

thực hiện theo như vậy,

- sự cần thiết ñể minh chứng về sự phù hợp với các yêu cầu của luật

pháp và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành,

- sự cần thiết ñể ñảm bảo rằng hoạt ñộng ñó ñược tiến hành một cách

nhất quán,

- các lợi ích của việc thực hiện như vậy, có thể bao gồm việc thực hiện

dễ dàng hơn thông qua trao ñổi thông tin và ñào tạo, duy trì và soát xét dễ

hơn, rủi ro vì mơ hồ và sai lệch ít hơn, và tính có thể chứng minh ñược và tính

rõ ràng,

- các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Các tài liệu ban ñầu ñược lập ra vì các mục ñích khác với yêu cầu của

hệ thống quản lý môi trường có thể ñược sử dụng như là một phần của hệ

thống này, và nếu ñược sử dụng thì cần thiết phải dẫn chiếu trong hệ thống

này.

A.4.5. Kiểm soát tài liệu

Mục ñích của 4.4.5 là nhằm ñảm bảo rằng các tổ chức lập và duy trì các

tài liệu ñầy ñủ ñể thực hiện hệ thống quản lý môi trường. Tuy nhiên, sự tập

trung trước hết của các tổ chức nên áp dụng có hiệu quả của hệ thống quản lý

môi trường và kết quả hoạt ñộng môi trường chứ không phải là sự tập trung

vào một hệ thống kiểm soát tài liệu phức tạp.

A.4.6. Kiểm soát ñiều hành

Tổ chức cần phải ñánh giá các ñiều hành của mình có liên quan ñến các

khía cạnh môi trường có ý nghĩa ñã xác ñịnh của tổ chức và ñảm bảo rằng

chúng ñược tiến hành theo cách sẽ kiểm soát hoặc giảm ñược các tác ñộng bất

lợi có liên quan tới tác nghiệp ñó, ñể hoàn thành các yêu cầu của chính sách

môi trường của tổ chức và ñáp ứng các mục tiêu và chỉ tiêu của mình. ðiều

này cần bao gồm tất cả các bộ phận tác nghiệp của tổ chức, kể cả các hoạt

ñộng bảo dưỡng.

Vì phần này của hệ thống quản lý môi trường cung cấp ñịnh hướng về

cách thức ñưa các yêu cầu của hệ thống vào các tác nghiệp hàng ngày, ñiều

4.4.6a) yêu cầu sử dụng các thủ tục ñược lập thành văn bản ñể kiểm soát các

tình trạng khi thiếu các thủ tục bằng văn bản này sẽ dẫn tới các sai lệch khỏi

chính sách và các mục tiêu chỉ tiêu môi trường.

A.4.7. Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp

Trách nhiệm của mỗi tổ chức là phải triển khai (các) thủ tục chuẩn bị

sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp phù hợp với các nhu cầu cụ thể

riêng của mình. Khi triển khai các thủ tục này, tổ chức cần xem xét về:

a) bản chất của các mối nguy tại chỗ, ví dụ như chất lỏng dễ cháy, các

bồn chứa và khí nén, các biện pháp cần tiến hành trong trường hợp bị rò rỉ

hay sự cố tràn dầu,

b) tình huống hay xảy ra nhất và quy mô của sự cố hay tình huống khẩn

cấp,

c) (các) phương pháp thích ứng nhất ñể ứng phó với các sự cố hoặc tình

huống khẩn cấp,

d) các phương án trao ñổi thông tin trong nội bộ và với bên ngoài,

e) (các) hành ñộng cần thiết ñể giảm thiểu thiệt hại về môi trường,

f) (các) hành ñộng ứng cứu và làm giảm nhẹ cần ñược thực hiện ñối với

các dạng khác nhau của tình huống khẩn cấp hoặc sự cố,

g) nhu cầu về một (hoặc các) quá trình ñánh giá sau khi xảy ra sự cố ñể

thiết lập và thực hiện các hành ñộng khắc phục và phòng ngừa.

h. kiểm tra ñịnh kỳ ñối với (các) thủ tục ứng phó tình trạng khẩn cấp.

i) ñào tạo nguồn nhân lực ứng phó với trường hợp khẩn cấp,

j) danh sách người và các cơ quan cứu trợ chính, bao gồm thông tin liên

lạc chi tiết (ví dụ như cơ quan cứu hoả, các dịch vụ làm sạch những chất bị rò

rỉ),

k. các lối thoát hiểm và các ñịa ñiểm tập hợp,

l) khả năng tiềm ẩn của (các) tình huống hoặc (các) sự cố khẩn cấp xảy

ra ở gần cơ sở của mình (ví dụ như nhà máy, ñường xá, ñường ray tàu hoả),

m) khả năng hỗ trợ lẫn nhau của các tổ chức gần kề.

A.5. Kiểm tra

A.5.1. Giám sát và ño lường

Các hoạt ñộng tác nghiệp của một tổ chức có thể có nhiều ñặc tính khác

nhau. Ví dụ: các ñặc tính liên quan ñến việc giám sát và ño lường việc thải bỏ

nước thải có thể bao gồm nhu cầu oxy sinh học và hoá học, nhiệt ñộ và ñộ

axit.

Các dữ liệu thu thập ñược từ giám sát và ño lường có thể ñược phân

tích ñể ñịnh rõ các mẫu và thu thập thông tin. Kiến thức thu ñược từ các thông

tin này có thể ñược sử dụng ñể thực hiện hành ñộng khắc phục và phòng

ngừa.

Các ñặc tính chủ chốt là những ñặc tính mà tổ chức cần ñể xem xét

quyết ñịnh cách thức mà tổ chức quản lý các khía cạnh môi trường có ý nghĩa,

ñạt ñược các mục tiêu và chỉ tiêu, và cải thiện kết quả hoạt ñộng môi trường

của tổ chức.

Khi cần thiết ñể ñảm bảo tính có hiệu lực của các kết quả ño, thiết bị ño

lường cần ñược hiệu chuẩn hoặc kiểm ñịnh ñịnh kỳ hoặc trước khi sử dụng,

bằng các chuẩn ño lường có thể liên kết với các chuẩn ño quốc gia hoặc quốc

tế. Nếu không có các chuẩn như vậy, cần lưu hồ sơ về cơ sở ñã ñược sử dụng

ñể hiệu chuẩn.

A.5.2. ðánh giá sự tuân thủ

Tổ chức cần minh chứng rằng tổ chức ñã ñánh giá sự tuân thủ với các

yêu cầu của pháp luật ñã ñịnh rõ, bao gồm cả các sự cho phép và giấy phép

thích hợp.

Tổ chức cần minh chứng rằng tổ chức ñã ñánh giá sự tuân thủ với các

yêu cầu ñã xác ñịnh khác mà tổ chức tán thành.

A.5.3. Sự không phù hợp, hành ñộng khắc phục và hành ñộng

phòng ngừa

Căn cứ và bản chất của sự không phù hợp, bằng việc thiết lập các thủ

tục liên quan với các yêu cầu này, tổ chức có thể kết hợp chúng với việc lập

kế hoạch tối thiểu hoặc có thể là một hoạt ñộng lâu dài và phức tạp hơn. Bất

cứ tài liệu nào ñều cần thích hợp với mức ñộ hoạt ñộng.

A.5.4. Kiểm soát hồ sơ

Các hồ sơ môi trường có thể bao gồm:

a) các hồ sơ về khiếu nại,

b) các hồ sơ về ñào tạo,

c) các hồ sơ về giám sát quá trình,

d) các hồ sơ về kiểm tra xác nhận, duy trì và hiệu chuẩn,

e) các hồ sơ về nhà thầu phụ và nhà cung cấp thích hợp,

f) các hồ sơ về sự cố

g) các hồ sơ về thử nghiệm sự chuẩn bị sẵn sàng với các tình huống

khẩn cấp,

h) các kết quả ñánh giá,

i) các kết quả xem xét của lãnh ñạo,

j) quyết ñịnh thông tin ra bên ngoài,

k) hồ sơ về các yêu cầu luật pháp có thể áp dụng,

l) hồ sơ về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa,

m) hồ sơ về các cuộc họp môi trường,

n) thông tin về kết quả hoạt ñộng môi trường,

o) hồ sơ về sự tuân thủ pháp luật, và

p) các thông tin với các bên hữu quan.

Cần phải có sự lưu ý thích ñáng ñối với các thông tin bảo mật.

Chú thích: Các hồ sơ không phải là nguồn bằng chứng duy nhất ñể

minh chứng sự phù hợp với tiêu chuẩn này.

A.5.5. ðánh giá nội bộ

Các cuộc ñánh giá nội bộ của hệ thống quản lý môi trường có thể do

nhân viên của tổ chức thực hiện hoặc do những người từ bên ngoài ñược tổ

chức lựa chọn làm việc trên danh nghĩa của tổ chức. Trong mọi trường hợp,

những người tiến hành ñánh giá cần có ñủ năng lực và phải làm việc vô tư,

khách quan. Trong các tổ chức nhỏ hơn, sự ñộc lập của chuyên gia ñánh giá

có thể ñược thực hiện qua việc chuyên gia ñánh giá không có liên quan về

trách nhiệm ñối với hoạt ñộng ñược ñánh giá.

Chú thích 1: Hướng dẫn ñánh giá hệ thống quản lý môi trường ñược

nêu trong ISO 19011.

A.6. Xem xét của lãnh ñạo

Việc xem xét của lãnh ñạo cần bao trùm phạm vi của hệ thống quản lý

môi trường, mặc dù không phải tất cả các yếu tố của hệ thống quản lý môi

trường ñều cần phải xem xét ngay lập tức và quá trình xem xét có thể ñược

tiến hành trong một thời kỳ.

Phụ lục B

(tham khảo)

Sự tương ứng giữa TCVN 14001: 2005 và TCVN ISO 9001: 2000

Bảng B.1 và B.2 phân ñịnh những tương ứng kỹ thuật chính giữa

TCVN ISO 14001: 2005 và TCVN ISO 9001: 2000 và ngược lại.

Mục tiêu của sự so sánh này là ñể chứng tỏ rằng cả hai hệ thống có thể

cùng ñược sử dụng cho những tổ chức ñã áp dụng một trong hai tiêu chuẩn

này và mong muốn áp dụng cả hai.

Sự tương ứng trực tiếp giữa các phân ñiều của hai tiêu chuẩn chỉ ñược

nêu ra trong bảng nếu như các yêu cầu của cả hai phân ñều thích hợp rộng rãi.

Ngoài ra có nhiều mối quan hệ chéo chi tiết ít thích hợp thì không thể nêu ra ở

ñây.

Bảng B.1 - Sự tương ứng giữa TCVN 14001: 2005 và TCVN ISO 9001:

2000

TCVN ISO 14001: 2000 TCVN ISO 9001: 2000

Các yêu cầu của hệ thống quản lý

môi trường (chỉ có tiêu ñề)

4 4 Hệ thống quản lý chất lượng (chỉ có

tiêu ñề)

Các yêu cầu chung 4.1 4.1 Các yêu cầu chung

Chính sách môi trường 4.2 5.1 Cam kết của lãnh ñạo

5.3 Chính sách chất lượng

8.5.1 Cải tiến liên tục

Lập kế hoạch (chỉ có tiêu ñề) 4.3 5.4 Lập kế hoạch (chỉ có tiêu ñề)

Khía cạnh môi trường 4.3.1 5.2 Lập ñịnh hướng khách hàng

7.2.1 Xác ñịnh các yêu cầu liên quan ñến

sản phẩm

7.2.2 Xem xét các yêu cầu liên quan ñến

sản phẩm

Yêu cầu luật pháp và yêu cầu khác 4.3.2 5.2 ðịnh hướng khách hàng

7.2.1 Xác ñịnh các yêu cầu liên quan ñến

sản phẩm

Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình 4.3.3 5.4.1 Mục tiêu chất lượng

5.4.2 Hoạch ñịnh hệ thống QLCL

8.5.1 Cải tiến liên tục

Thực hiện và ñiều hành (chỉ có tiêu

ñề)

4.4 7 Tạo sản phẩm (chỉ có tiêu ñề)

Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và

quyền hạn

4.4.1 5.1 Cam kết của lãnh ñạo

5.5.1 Trách nhiệm và quyền hạn

5.5.2 ðại diện lãnh ñạo

6.1 Cung cấp nguồn lực

6.3 Cơ sở hạ tầng

Năng lực, ñào tạo và nhận thức 4.4.2 6.2.1 Khái quát (nguồn nhân lực)

6.2.2 Năng lực, nhận thức và ñào tạo

Trao ñổi thông tin 4.4.3 5.5.3 Thông tin nội bộ

7.2.3 Tra ñổi thông tin với khách hàng

Tài liệu 4.4.4 4.2.1 Khái quát (yêu cầu về tài liệu)

Kiểm soát tài liệu 4.4.5 4.2.3 Kiểm soát tài liệu

Kiểm soát ñiều hành 4.4.6 7.1 Hoạch ñịnh việc tạo sản phẩm

7.2.1 Xác ñịnh yêu cầu liên quan ñến sản

phẩm

7.2.2 Xem xét yêu cầu liên quan ñến sản

phẩm

7.3.1 Hoạch ñịnh thiết kế và phát triển

7.3.2 ðầu vào của thiết kế và phát triển

7.3.3 ðầu ra của thiết kế và phát triển

7.3.4 Xem xét thiết kế và phát triển

7.3.5 Kiểm tra xác nhận thiết kế và phát

triển

7.3.7 Kiểm soát thay ñổi thiết kế và phát

triển

7.4.1 Quá trình mua hàng

7.4.2 Thông tin mua hàng

7.4.3 Kiểm tra xác nhận sản phẩm mua

vào

7.5.1 Kiểm soát hoạt ñộng sản xuất và

cung cấp dịch vụ

7.5.2 Xác nhận giá trị sử dụng của quá

trình

7.5.5 Bảo toàn sản phẩm

Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với

tình trạng khẩn cấp

4.4.7 8.3 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

Kiểm tra (chỉ có tiêu ñề) 4.5 8 ðo lường, phân tích và cải tiến (chỉ

có tiêu ñề)

Giám sát và ño lường 4.5.1 7.6 Kiểm soát phương tiện ño lường và

theo dõi

8.1 Khái quát (ño lường, phân tích và

cải tiến)

8.2.3 Theo dõi và ño lường quá trình

8.2.4 Theo dõi và ño lường sản phẩm

8.4 Phân tích dữ liệu

ðánh giá sự tuân thủ 4.5.2 8.2.3 Theo dõi và ño lường quá trình

8.2.4 Theo dõi và ño lường sản phẩm

8.4 Phân tích dữ liệu

ðánh giá sự tuân thủ 4.5.2 8.2.3 Theo dõi và ño lường quá trình

8.2.4 Theo dõi và ño lường sản phẩm

Sự không phù hợp, hành ñộng khắc

phục và hành ñộng phòng ngừa

4.5.3 8.3 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

8.4 Phân tích dữ liệu

8.5.2 Hành ñộng khắc phục

8.5.3 Hành ñộng phòng ngừa

Kiểm soát hồ sơ 4.5.4 4.2.4 Kiểm soát hồ sơ

ðánh giá nội bộ 4.5.5 8.2.2 ðánh giá nội bộ

Xem xét của lãnh ñạo 4.6 5.1 Cam kết của lãnh ñạo

5.6 Xem xét của lãnh ñạo (chỉ có tiêu

ñề)

5.6.1 Khái quát

5.6.2 ðầu vào của xem xét

5.6.3 ðầu ra của xem xét

8.5.1 Cải tiến liên tục

Bảng B.2 - Sự tương ứng giữa TCVN ISO 9001: 2000 và TCVN ISO

14001: 2005

TCVN ISO 9001: 2000 TCVN ISO 14001: 2005

Hệ thống quản lý chất lượng (chỉ có

tiêu ñề)

4 4 Các yêu cầu của hệ thống quản lý

môi trường

Các yêu cầu chung 4.1 Các yêu cầu chung

Các yêu cầu chung về tài liệu (chỉ có

tiêu ñề)

4.2

Khái quát 4.2.1 4.4.4 Tài liệu

Sổ tay chất lượng 4.2.2

Kiểm soát tài liệu 4.2.3 4.4.5 Kiểm soát tài liệu

Kiểm soát hồ sơ 4.2.4 4.5.4 Kiểm soát hồ sơ

Trách nhiệm của lãnh ñạo (chỉ có

tiêu ñề)

5

Cam kết của lãnh ñạo 5.1 4.2 Chính sách môi trường

4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và

quyền hạn

Hướng vào khách hàng 5.2 4.3.1 Khía cạnh môi trường

4.3.2 Yêu cầu luật pháp và yêu cầu khác

4.6 Xem xét của lãnh ñạo

Chính sách chất lượng 5.3 4.2 Chính sách môi trường

Lập kế hoạch (chỉ có tiêu ñề) 5.4 4.3 Lập kế hoạch

Mục tiêu chất lượng 5.4.1 4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình

Hoạch ñịnh hệ thống QPCL 5.4.2 4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình

Trách nhiệm, quyền hạn và trao ñổi

thông tin (chỉ có tiêu ñề)

5.5

Trách nhiệm và quyền hạn 5.5.1 4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và

quyền hạn

ðại diện của lãnh ñạo 5.5.2 4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và

quyền hạn

Thông tin nội bộ 5.5.3 4.4.3 Trao ñổi thông tin

Xem xét của lãnh ñạo (chỉ có tiêu ñề) 5.6

Khái quát 5.6.1 4.6 Xem xét của lãnh ñạo

ðầu vào của xem xét 5.6.2 4.6 Xem xét của lãnh ñạo

ðầu ra của xem xét 5.6.3 4.6 Xem xét của lãnh ñạo

Quản lý nguồn lực (chỉ có tiêu ñề) 6

Cung cấp nguồn lực 6.1 4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và

quyền hạn

Nguồn nhân lực (chỉ có tiêu ñề) 6.2

Khái quát 6.2.1 4.4.2 Năng lực, ñào tạo và nhận thức

Năng lực, nhận thức và ñào tạo 6.3 4.4.2 Năng lực, ñào tạo và nhận thức

Cơ sở hạ tầng 6.3 4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và

quyền hạn

Môi trường làm việc 6.4

Tạo sản phẩm (chỉ có tiêu ñề) 7 4.4 Thực hiện và ñiều hành

Hoạch ñịnh các quá trình tạo sản

phẩm

7.1 4.4.6 Kiểm soát ñiều hành

Các quá trình liên quan ñến khách

hàng (chỉ có tiêu ñề)

7.2

Xác ñịnh yêu cầu liên quan ñến sản

phẩm

7.2.1 4.3.1 Khía cạnh môi trường

4.3.2 Yêu cầu luật pháp và yêu cầu khác

4.4.6 Kiểm soát ñiều hành

Xem xét yêu cầu liên quan ñến sản

phẩm

7.2.2 4.3.1 Khía cạnh môi trường

4.4.6 Kiểm soát ñiều hành

Trao ñổi thông tin với khách hàng 7.2.3 4.4.3 Trao ñổi thông tin

Thiết kế và phát triển (chỉ có tiêu ñể) 7.3

Hoạch ñịnh thiết kế và phát triển 7.3.1 4.46 Kiểm soát ñiều hành

ðầu vào của thiết kế và phát triển 7.3.2 4.46 Kiểm soát ñiều hành

ðẩu ra của thiết kế và phát triển 7.3.3 4.46 Kiểm soát ñiều hành

Xem xét thiết kế và phát triển 7.3.4 4.46 Kiểm soát ñiều hành

Kiểm tra xác nhận thiết kế và phát

triển

7.3.5 4.46 Kiểm soát ñiều hành

Xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế 7.3.6 4.46 Kiểm soát ñiều hành

và phát triển

Kiểm soát thay ñổi thiết kế và phát

triển

7.3.7 4.46 Kiểm soát ñiều hành

Mua hàng (chỉ có tiêu ñề) 7.4

Quá trình mua hàng 7.4.1 4.4.6 Kiểm soát ñiều hành

Thông tin mua hàng 7.4.2 4.4.6 Kiểm soát ñiều hành

Kiểm tra xác nhận sản phẩm mua

vào

7.4.3 4.4.6 Kiểm soát ñiều hành

Sản xuất và cung cấp dịch vụ (chỉ có

tiêu ñề)

7.5

Kiểm soát hoạt ñộng sản xuất và

cung cấp dịch vụ

7.5.1 4.4.6 Kiểm soát ñiều hành

Xác nhận giá trị sử dụng của quá

trình

7.5.2 4.4.6 Kiểm soát ñiều hành

Nhận biết và xác ñịnh nguồn gốc 7.5.3

Tài sản của khách hàng 7.5.4

Bảo toàn sản phẩm 7.5.5 4.4.6 Kiểm soát ñiều hành

Kiểm soát phương tiện ño lường và

theo dõi

7.6 4.5.1 Giám sát và ño lường

ðo lường, phân tích và cải tiến (chỉ

có tiêu ñề)

8 4.5 Kiểm tra

Khái quát 8.1 4.5.1 Giám sát và ño lường

Theo dõi và ño lường (chỉ có tiêu ñề) 8.2

Sự thoả mãn của khách hàng 8.2.1

ðánh giá nội bộ 8.2.2 4.5.5 ðánh giá nội bộ

Theo dõi và ño lường quá trình 8.2.3 4.5.1 Giám sát và ño lường

4.5.2 ðánh giá sự tuân thủ

Theo dõi và ño lường sản phẩm 8.2.4 4.5.1 Giám sát và ño lường

4.5.2 ðánh giá sự tuân thủ

Kiểm soát sản phẩm không phù hợp 8.3 4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với

tình trạng khẩn cấp

4.5.3 Sự không phù hợp, hành ñộng khắc

phục và hành ñộng phòng ngừa

Phân tích dữ liệu 8.4 4.5.1 Giám sát và ño lường

Cải tiến (chỉ có tiêu ñề) 8.5

Cải tiến liên tục 8.5.1 4.2 Chính sách môi trường

4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình

4.6 Xem xét của lãnh ñạo

Hành ñộng khắc phục 8.5.2 4.5.3 Sự không phù hợp, hành ñộng khắc

phục và hành ñộng phòng ngừa

Hành ñộng phòng ngừa 8.5.3 4.5.3 Sự không phù hợp, hành ñộng khắc

phục và hành ñộng phòng ngừa

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN ISO 9000: 2000, Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ

vựng

[2] TCVN ISO 9001: 2000, Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu

[3] TCVN ISO 14004: 2005, Hệ thống quản lý môi trường - Yêu cầu

chung về các nguyên lý, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ.

[4] ISO 19011: 2002, Guidelines for quality and/or environmental

management systems auditing.

(ISO 19011: 2002 Hướng dẫn ñánh giá hệ thống quản lý chất

lượng/môi trường).

TCVN ISO 14004: 2005

ISO 14004: 2004

Xuất bản lần 2

Second edition

HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG -

HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC,

HỆ THỐNG VÀ KỸ THUẬT HỖ TRỢ

ENVIRONMENTAL MANAGEMENT SYSTEMS -

GENERAL GUIDELINES ON PRINCIPLES, SYSTEMS AND

SUPPORT TECHNIQUES

Lời giới thiệu

Vì quan tâm hơn ñến sự cải thiện một cách liên tục chất lượng môi

trường, nên mọi tổ chức thuộc các loại hình và quy mô ñều chú trọng hơn ñến

các tác ñộng môi trường do hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ của mình. Kết

quả hoạt ñộng môi trường của một tổ chức cũng là ñiều quan trọng với các

bên hữu quan trong và ngoài tổ chức. ðể ñạt ñược hiệu quả quản lý môi

trường hợp lý cũng ñòi hỏi các cam kết của tổ chức phải theo một phương

pháp tiếp cận có hệ thống và theo sự cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi

trường (HTQLMT)

Mục ñích chung của tiêu chuẩn này là ñưa ra sự trợ giúp cho các tổ

chức mong muốn thực hiện hoặc cải thiện HTQLMT mà nhờ ñó nâng cao kết

quả hoạt ñộng môi trường của mình. Tiêu chuẩn này nhất quán với khái niệm

phát triển bền vững, phù hợp với mọi khuôn khổ về tổ chức, văn hoá, xã hội

cũng như các hệ thống quản lý khác nhau.

Các tổ chức thuộc mọi hình thức, quy mô, mức ñộ phát triển và thuộc

mọi ngành và ñịa ñiểm ñều có thể sử dụng tiêu chuẩn này. Những yêu cầu ñặc

biệt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cũng ñã ñược xem xét nên tiêu

chuẩn này phù hợp với các nhu cầu của họ, thúc ñẩy họ vận dụng HTQLMT.

Tiêu chuẩn này là một trong bộ các tiêu chuẩn về quản lý môi trường

do Ban kỹ thuật của tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO/TC 207 biên soạn.

Trong số ñó, chỉ TCVN ISo 14001 ñề cập ñến các yêu cầu có thể ñược ñánh

giá một cách khách quan phục vụ cho mục ñích chứng nhận/ ñăng ký hoặc ñể

tự công bố. Tiêu chuẩn này bao gồm các ví dụ, mô tả và các lựa chọn ñể vừa

hỗ trợ việc áp dụng HTQLMT vừa tăng cường mối quan hệ của nó với hoạt

ñộng quản lý chung của tổ chức. Mặc dù các hướng dẫn trong tiêu chuẩn này

nhất quán với mô hình của hệ thống quản lý môi trường theo TCVN ISO

14001, nhưng không phải ñể diễn giải lại những yêu cầu trong TCVN ISO

14001. ðể dễ sử dụng, các ñiểm trong ñiều 4 của TCVN ISO 14001 cũng

ñươợ ñánh số giống như trong TCVN ISO 14004. Tuy nhiên, cách ñánh số

của TCVN ISO 14004 có những mục chi tiết hơn (ví dụ: 4.3.1.1 hay 4.3.3.3)

ñó là các mục nêu các hướng dẫn bổ sung hoặc cụ thể hơn ñã ñược cân nhắc

ñể tiện lợi hơn khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường.

Ngoài tiêu chuẩn TCVN ISO 14001, Ban kỹ thuật ISO/TC 207 còn ban

hành một số các tiêu chuẩn quản lý môi trường khác trong loạt các tiêu chuẩn

thuộc lĩnh vực này. Có thể tham khảo danh mục và nội dung chi tiết các tiêu

chuẩn này trong ấn phẩm của ISO "Bộ tiêu chuẩn ISO 14000".

Tiêu chuẩn này mô tả các yếu tố của HTQLMT và chỉ dẫn các tổ chức

cách thức thiết lập, thực hiện, duy trì hoặc cải tiến HTQLMT. Một hệ thống

như vậy có thể nâng cao một cách vững chắc khả năng của tổ chức trong dự

ñoán, xác ñịnh và quản lý các mối tương tác của mình với môi trường, ñạt

ñược các mục tiêu về môi trường và ñảm bảo phù hợp với các yêu cầu pháp

luật cũng như các yêu cầu khác mà tổ chức ñề ra.

Các ví dụ và các phương pháp tiếp cận nêu trong tiêu chuẩn này là

nhằm mục ñích minh hoạ. Chúng không nhằm giới thiệu những khả năng duy

nhất và chúng cũng chưa hẳn là phù hợp với mọi tổ chức. Khi thiết kế, thực

hiện hay cải tiến một HTQLMT, các tổ chức phải lựa chọn các giải pháp phù

hợp với hoàn cảnh của riêng mình. Quản lý môi trường là một phần ñồng bộ

trong hệ thống quản lý chung của một tổ chức. Thiết kế một HTQLMT là một

quá trình tiến triển và tương tác lẫn nhau. Cơ cấu, trách nhiệm, thực hành, thủ

tục, quá trình và nguồn lực ñể thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và chính sách

môi trường có thể kết hợp với những nỗ lực thuộc các phạm vi khác (ví dụ

như các hoạt ñộng tác nghiệp, tài chính, chất lượng, an toàn và sức khoẻ lao

ñộng).

ðể dễ ñọc và hiểu tiêu chuẩn này, phần hỗ trợ thực hành và hướng dẫn

chung ñược tách ra và trình bày phần lời ñặt trong khung.

Nhiệm vụ chính ñối với các nhà quản lý trong việc thiết lập, thực hiện,

duy trì hay cải tiến HTQLMT là cần phải

- nhận thứ ñược rằng quản lý môi trường là một trong những ưu tiên

hàng ñầu của tổ chức.

- thiết lập và duy trì sự trao ñổi thông tin, các mối quan hệ có tính chất

xây dựng với các bên hữu quan trong và ngoài tổ chức.

- xác ñịnh những khía cạnh môi trường của các hoạt ñộng, sản phẩm và

dịch vụ thuộc tổ chức.

- xác ñịnh yêu cầu pháp lý và những yêu cầu khác mà tổ chức tán thành

tuân thủ có liên quan tới các khía cạnh môi trường của mình.

- ñảm bảo sự cam kết của những người quản lý và của tất cả những

người làm việc cho hoặc trên danh nghĩa tổ chức ñối với bảo vệ môi trường

bằng việc chỉ ñịnh rõ trách nhiệm và phân sự của họ.

- khuyến khích lập kế hoạch môi trường xuyên suốt cả chu kỳ sống của

sản phẩm hoặc dịch vụ.

- thiết lập một quy trình ñể ñạt ñược các mục tiêu và chỉ tiêu môi

trường.

- cung cấp ñủ và phù hợp nguồn lực, kể cả ñào tạo ñể tuân thủ ñược các

yêu cầu pháp lý cùng với những yêu cầu khác mà tổ chức phải thực hiện và ñể

ñạt ñược những mục tiêu và chỉ tiêu môi trường trên nền tảng ñang tiến triển

của hệ thống quản lý môi trường.

- ñánh giá kết quả hoạt ñộng môi trường dựa theo chính sách, các mục

tiêu, chỉ tiêu môi trường của tổ chức, ñồng thời tìm kiếm biện pháp cải tiến

khi thích hợp.

- thiết lập quá trình quản lý ñể ñánh giá và xem xét lại HTQLMT, xác

ñịnh các cơ hội ñể cải tiến hệ thống, tính toán kết quả hoạt ñộng môi trường,

- ñộng viên các nhà thầu và nhà cung cấp cũng thiết lập HTQLMT.

Các tổ chức có thể sử dụng tiêu chuẩn này hoặc các tài liệu ISO liên

quan theo những cách khác nhau, kể cả những cách thức sau

- làm hướng dẫn ñể thiết lập, thực hiện, duy trì hoặc cải tiến HTQLMT

của tổ chức ñó, nhưng phải hiểu rằng tiêu chuẩn này không nhằm mục ñích ñể

tự công bố hay phục vụ cho mục ñích ñánh giá phù hợp khác, và

- ñể hỗ trợ việc áp dụng hoặc cải tiến HTQLMT của mình.

Sự lựa chọn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

- các mục tiêu của tổ chức,

- mức ñộ thành thục của hệ thống quản lý của tổ chức (ví dụ liệu tổ

chức có một hệ thống quản lý mà có khả năng hỗ trợ cho việc ñưa các vấn ñề

môi trường vào ñó hay không),

- những ưu ñiểm và nhược ñiểm của hệ thống quản lý, các yếu tố này

ñược xác ñịnh thông qua vị thế thị trường hiện tại và tiềm năng, danh tiếng,

các mối quan hệ với bên ngoài của tổ chức và quan ñiểm của các bên hữu

quan, và

- quy mô của tổ chức.

Một HTQLMT hiệu quả sẽ giúp cho tổ chức trách, giảm thiểu hoặc

kiểm soát ñược những tác ñộng môi trường bất lợi do hoạt ñộng, sản phẩm và

dịch vụ của mình gây ra, tuân thủ ñược các yêu cầu pháp luật và những yêu

cầu khác mà tổ chức phải thực hiện, hỗ trợ tổ chức liên tục cải tiến kết quả

hoạt ñộng môi trường.

Việc có một HTQLMT có thể giúp cho tổ chức ñảm bảo với các bên

hữu quan rằng

- ñang có một sự cam kết của lãnh ñạo về ñáp ứng các nội dung trong

chính sách, các mục tiêu chỉ tiêu của tổ chức,

- phòng ngừa là ñiểm chú trọng trong quản lý môi trường,

- có thể ñưa ra bằng chứng về sự quan tâm ñúng mực và sự tuân thủ

pháp luật,

- thiết kế của hệ thống quản lý môi trường hợp nhất với quá trình liên

tục cải tiến.

Có thể thu ñược các lợi ích kinh tế từ việc áp dụng HTQLMT. Một tổ

chức có hệ thống quản lý hợp nhất với một HTQLMT thì có cơ chế ñể cân

bằng và hoà hợp giữa lợi ích kinh tế và môi trường. Các lợi ích kinh tế cũng

có thể ñược xác ñịnh ñể minh chứng cho các bên hữu quan về giá trị của hoạt

ñộng quản lý môi trường hợp lý ñối với tổ chức. ðiều này cũng ñồng thời

cung cấp cho tổ chức cơ hội ñể gắn kết các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường

với các kết quả tài chính cụ thể, và vì vậy nó ñảm bảo ñược nguồn lực luôn có

sẵn ñề dùng cho những hạng mục công việc tạo ra lợi ích lớn nhất vừa cả về

mặt tài chính cũng như về môi trường. Một khi ñã áp dụng HTQLMT thì tổ

chức có thể giành ñược những lợi thế cạnh tranh ñáng kể.

Cùng với việc cải thiện kết quả hoạt ñộng môi trường, một hệ thống

QLMT hiệu quả còn có các lợi ích tiềm năng như:

- làm cho khách hàng tin tưởng vào cam kết quản lý môi trường có thể

minh chứng ñược, duy trì các mối quan hệ tốt với dân cư cộng ñồng,

- thoả mãn các chuẩn mực của nhà ñầu tư và cải thiện khả năng tiếp cận

với vốn,

- ñạt ñược bảo hiểm với mức chi phí hợp lý,

- nâng cao hình ảnh của tổ chức và thị phần,

- cải thiện sự kiểm soát chi phí,

- giảm thiểu các sự cố có liên ñới ñến trách nhiệm,

- bảo tồn nguyên liệu và năng lượng ñầu vào,

- tạo thuận lợi trong việc cho phép và uỷ nhiệm và ñáp ứng các yêu cầu

của chúng,

- quảng bá nhận thức về môi trường cho các nhà cung cấp, nhà thầu và

tất cả những người làm việc cho hoặc trên danh nghĩa của tổ chức,

- thúc ñẩy sự phát triển và chia sẻ những giải pháp về các vấn ñề về

môi trường, và

- cải thiện các mối quan hệ giữa ngành công nghiệp và chính phủ.

Hệ thống quản lý môi trường - Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ

thống và kỹ thuật hỗ trợ

Environmental management systems - General guidelines on principles,

systems and support techniques

1. Phạm vi áp dụng

2. Tiêu chuẩn này ñưa ra hướng dẫn về thiết lập, thực hiện, duy trì và

cải tiến một hệ thống quản lý môi trường cùng với sự phối hợp của

nó với các hệ thống quản lý khác.

Chú thích: Dù hệ thống này không nhằm quản lý các vấn ñề về sức

khoẻ và an toàn lao ñộng nhưng nếu tổ chức ñịnh áp dụng một hệ thống quản

lý ñồng bộ môi trường - an toàn và sức khoẻ lao ñộng thì những nội dung ñó

cũng có thể ñược ñưa vào.

Các hướng dẫn trong tiêu chuẩn này ñược áp dụng cho mọi tổ chức,

không phân biệt quy mô, loại hình hoạt ñộng, ñịa ñiểm hay mức ñộ phát triển

của nó.

Tuy các hướng dẫn của tiêu chuẩn này nhất quán với mô hình hệ thống

quản lý môi trường theo TCVN ISO 14001 nhưng không nhằm giải thích

những yêu cầu của TCVN ISO 14001.

2. Tài liệu viện dẫn

Không có tài liệu viện dẫn. Mục này ñưa vào giữ cách ñánh số thứ tự

như trong lần xuất bản trước (TCVN ISO 14004: 1998).

3. Thuật ngữ và ñịnh nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và ñịnh nghĩa sau:

3.1.

Chuyên gia ñánh giá (auditor)

Người có năng lực ñể tiến hành một cuộc ñánh giá.

[TCVN ISO 900: 2000, 3.9.9]

3.2.

Cải tiến liên tục (continual improvement)

Quá trình lặp lại ñể nâng cao hệ thống quản lý môi trường (3.9) nhằm

ñạt ñược những cải tiến trong kết quả hoạt ñộng môi trường (3.11) tổng thể

và nhất quán với chính sách môi trường (3.13) của tổ chức (3.20).

Chú thích: Quá trình này không nhất thiết phải ñược tiến hành một cách

ñồng thời ở tất cả các lĩnh vực hoạt ñộng.

[TCVN ISO 14001: 2005, 3.2]

3.3.

Sự khắc phục (correction)

Hành ñộng ñược tiến hành ñể loại bỏ sự không phù hợp (3.18) ñã

ñược phát hiện.

Chú thích: Chấp nhận theo TCVN ISO 9000: 2000, 3.6.6

3.4

Hành ñộng khắc phục (corrective action)

Hành ñộng loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp (3.18) ñã ñược

phát hiện.

[TCVN ISO 14001: 2005, 3.3]

3.5

Tài liệu (document)

Thông tin và phương tiện hỗ trợ thông tin

Chú thích 1: Phương tiện có thể là giấy, ñĩa từ, bản ñiện tử hay ñĩa

quang, ảnh hay mẫu gốc hay mọi sự kết hợp của chúng.

Chú thích 2: Chấp nhận theo TCVN ISO 9000: 2000, 3.7.2.

[TCVN ISO 14001: 2005, 3.4]

3.6

Môi trường (environment)

Những thứ bao quanh nơi hoạt ñộng của một tổ chức (3.20), kể cả

không khí, nước, ñất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ ñộng vật,

con người và các mối quan hệ qua lại của chúng.

Chú thích: Những thứ bao quanh nói ñến ở ñây là từ nội bộ một tổ chức

(3.20) mở rộng tới hệ thống toàn cầu.

[TCVN ISO 14001: 2005, 3.5]

3.7.

Khía cạnh môi trường (environmental aspect)

Yếu tố của các hoạt ñộng hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức

(3.20) có thể tác ñộng qua lại với môi trường (3.6).

Chú thích: Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là khía cạnh có hoặc có thể

có một tác ñộng môi trường (3.8) ñáng kể.

[TCVN ISO 14001: 2005, 3.6]

3.8.

Tác ñộng môi trường (environmental impact)

Bất kỳ một sự thay ñổi nào của môi trường (3.6), dù là bất lợi hoặc có

lợi, toàn bộ hoặc từng phần do các khía cạnh môi trường (3.7) của một tổ

chức (3.20) gây ra.

[TCVN ISO 14001: 2005, 3.7]

3.9.

Hệ thống quản lý môi trường (environmental management system)

HTQLMT/EMS

Một phần trong hệ thống quản lý của một tổ chức (3.20) ñược sử dụng

ñể triển khai và áp dụng chính sách môi trường (3.13), quản lý các khía cạnh

môi trường (3.7) của tổ chức.

Chú thích 1: Hệ thống quản lý là một tập hợp các yếu tố liên quan với

nhau ñược sử dụng ñể thiết lập chính sách, mục tiêu và ñể ñạt ñược các mục

tiêu ñó.

Chú thích 2: Hệ thống quản lý bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt ñộng

lập kế hoạch, trách nhiệm, thực hành, thủ tục (3.23), quá trình và nguồn lực.

[TCVN ISO 14001: 2005, 3.8]

3.10.

Mục tiêu môi trường (environmental objective)

Mục ñích tổng thể về môi trường, phù hợp với chính sách môi trường

(3.13) mà tổ chức (3.20) tự ñặt ra cho mình nhằm ñạt tới.

[TCVN ISO 14001: 2005, 3.9]

3.11.

Kết quả hoạt ñộng môi trường (environmental performance)

Các kết quả có thể ño ñược về sự quản lý các khía cạnh môi trường

(3.7) của một tổ chức (3.20).

Chú thích: Trong khuôn khổ một hệ thống quản lý môi trường (3.9),

các kết quả có thể ñược ño dựa vào chính sách môi trường 93.13), các mục

tiêu môi trường (3.10), các chỉ tiêu môi trường 93.14) của tổ chức (3.20)

và các yêu cầu khác về kết quả hoạt ñộng môi trường.

[TCVN ISO 14001: 2004, 3.10]

3.12.

Chỉ thị kết quả hoạt ñộng môi trường (environmental performance

indicator)

EPI

Sự thể hiện cụ thể ñể cung cấp thông tin về kết quả hoạt ñộng môi

trường (3.11) của một tổ chức (3.20).

[TCVN ISO 14031: 1999, 2.10]

3.13.

Chính sách môi trường (environmental policy)

Tuyên bố một cách chính thức của lãnh ñạo cấp cao nhất về ý ñồ và

ñịnh hướng chung ñối với kết quả hoạt ñộng môi trường (3.11) của một tổ

chức (3.20)

Chú thích - Chính sách môi trường tạo ra khuôn khổ cho hành ñộng và

ñịnh ra các mục tiêu môi trường (3.10), chỉ tiêu môi trường (3.14).

[TCVN ISO 14001: 2005, 3.11]

3.14.

Chỉ tiêu môi trường (environmental target)

Yêu cầu cụ thể, khả thi về kết quả thực hiện ñối với một tổ chức (3.20)

hoặc các bộ phận của nó, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi trường

(3.10) và cần phải ñề ra, phải ñạt ñược ñể vươn tới các mục tiêu ñó.

[TCVN ISO 14001: 2005, 3.12]

3.15.

Bên hữu quan (interested party)

Cá nhân hoặc nhóm liên quan ñến hoặc bị ảnh hưởng từ kết quả hoạt

ñộng môi trường (3.11) của một tổ chức (3.20).

[TCVN ISO 14001: 2005, 3.13]

3.16.

ðánh giá nội bộ (internal audit)

Quá trình có hệ thống, ñộc lập và ñược lập thành văn bản nhằm thu

thập các bằng chứng ñánh giá và ñánh giá chúng một cách khách quan ñể xác

ñịnh mức ñộ thực hiện các chuẩn mực ñánh giá hệ thống quản lý môi trường

do tổ chức (3.20) thiết lập.

Chú thích: Trong nhiều trường hợp, ñặc biệt ñối với các tổ chức nhỏ,

yêu cầu về tính ñộc lập có thể ñược thể hiện bằng việc không liên quan về

trách nhiệm với hoạt ñộng ñược ñánh giá.

[TCVN ISO 14001: 2005, 3.14]

3.17.

Chỉ thị về hiệu quả quản lý (management performance indicator)

MPI

Chỉ thị về kết quả hoạt ñộng môi trường (3.12) cung cấp thông tin về

những nỗ lực quản lý ñể tác ñộng ñến kết quả hoạt ñộng môi trường (3.11)

của một tổ chức (3.20).

[TCVN ISO 14031: 1999, 2.10.1]

3.18.

Sự không phù hợp (nonconformity)

Sự không ñáp ứng/ thoả mãn một yêu cầu

[TCVN IS 9000: 2000, 3.6.2]

3.19.

Chỉ thị về hiệu quả tác nghiệp (operational performance indicator)

OPI

Chỉ thị kết quả hoạt ñộng môi trường (3.12) cung cấp thông tin về

kết quả hoạt ñộng môi trường (3.11) của những hoạt ñộng của một tổ chức

(3.20).

[TCVN ISO 14031: 1999, 2.10.2]

3.20.

Tổ chức (organization)

Bất kỳ công ty, tập ñoàn, hãng, xí nghiệp, cơ quan có thẩm quyền hoặc

viện, hoặc một bộ phận hay kết hợp của chúng, dù là ñược hợp nhất hay

không, công hoặc tư mà có các chức năng và quản trị riêng của mình.

Chú thích: Với các tổ chức có nhiều ñơn vị hoạt ñộng, thì một ñơn vị

hoạt ñộng riêng lẻ cũng có thể ñược xác ñịnh như là một tổ chức.

[TCVN ISO 14001: 2005, 3.16]

3.21.

Hành ñộng phòng ngừa (preventive action)

Hành ñộng ñể loại bỏ nguyên nhân gây ra sự không phù hợp (3.18)

tiềm ẩn.

[TCVN ISO 14001: 2005, 3.17]

3.22.

Ngăn ngừa ô nhiễm (prevention of pollution)

Sử dụng các quá trình, các biện pháp thực hành, các kỹ thuật, các vật

liệu, các sản phẩm, các dịch vụ hoặc năng lượng ñể tránh, giảm bớt hay kiểm

soát (một cách riêng rẽ hoặc kết hợp) sự tạo ra, phát thải hoặc xả thải bất kỳ

loại chất ô nhiễm hoặc chất thải nào nhằm giảm thiểu tác ñộng môi trường

(3.8) bất lợi.

Chú thích: Ngăn ngừa ô nhiễm có thể bao gồm việc giảm thiểu hoặc

loại bỏ từ nguồn, thay ñổi quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ, sử dụng có hiệu

quả nguồn tài nguyên, thay thế vật liệu và năng lượng, tái sử dụng, phục hồi,

tái sinh, tái chế và xử lý.

[TCVN ISO 14001: 2005, 3.18]

3.23.

Thủ tục (procedure)

Cách thức ñược quy ñịnh ñể tiến hành một hoạt ñộng hoặc một quá

trình

Chú thích 1: Thủ tục có thể ñược lập thành văn bản hoặc không

Chú thích 2: Chấp nhận theo TCVN ISO 9000: 2000, 3.4.5.

[TCVN ISO 14001: 2005: 3.19]

3.24.

Hồ sơ (record)

Tài liệu (3.5) công bố các kết quả ñạt ñược hay cung cấp bằng chứng

về các hoạt ñộng ñược thực hiện.

Chú thích: Chấp nhận theo TCVN ISO 9000: 20000, 3.7.6.

[TCVN ISO 14001: 2005, 3.20]

4. Các yếu tố của hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT)

4.1. Khái quát

4.1.1. Mô hình hệ thống quản lý môi trường

HTQLMT ñược nêu chi tiết trong tiêu chuẩn này theo mô hình quản lý

"Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Hành ñộng" (Plan - Do - Check - Act,

PDCA). Mô hình HTQLMT và tiến trình cải tiến liên tục ñược nêu trong hình

1. ðể có những thông tin cụ thể hơn về mô hình PDCA, xin xem phần hỗ trợ

thực hành - mô hình HTQLMT.

Hình 1 - Mô hình Hệ thống quản lý môi trường

Tốt nhất, một HTQLMT phải ñược nhìn nhận như là một cơ cấu tổ

chức mà cơ cấu ñó thường xuyên ñược giám sát, ñược ñịnh kỳ xem xét lại ñể

cung cấp ñường hướng hiệu quả cho công tác quản lý môi trường của tổ chức

trong việc thích ứng với những yếu tố bên trong và bên ngoài ñang thay ñổi.

Nếu có thể, mọi cấp quản lý trong tổ chức ñều phải chịu trách nhiệm thực

hiện ñể ñạt ñược những cải tiến môi trường.

Khi mới thiết lập HTQLMT, tổ chức nên bắt ñầu từ những việc có thể

mang lại những lợi ích rõ ràng, ví dụ như tập trung vào tiết kiệm ngay chi phí

hay sự tuân thủ pháp luật chủ yếu có liên quan ñến các khía cạnh môi trường

có ý nghĩa. Khi HTQLMT ñã ñịnh hình, thì có thể áp dụng các quy trình,

chương trình và công nghệ ñể nâng cao hơn nữa kết quả hoạt ñộng môi

trường. Khi HTQMT ñã ñược áp dụng thuần thục, thì có thể tích hợp hoạt

ñộng của hệ thống này vào tất cả các quyết ñịnh kinh doanh.

Hỗ trợ thực hành - Mô hình HTQLMT

PDCA là một quá trình ñang tiến triển, tương hỗ lẫn nhau giúp một tổ

chức thiết lập, thực hiện và duy trì chính sách môi trường của mình (xem 4.2)

dựa trên vai trò và sự cam kết của lãnh ñạo cấp cao nhất ñối với HTQLMT

(xem 4.1.2). Sau khi tổ chức này ñã ñánh giá vị thế hiện tại của mình về môi

trường (xem 4.1.4) các bước tiếp theo của quá trình ñang tiến triển này là như

sau:

a) Lập kế hoạch (Plan): thiết lập một quá trình ñang tiến triển mang

tính kế hoạch (xem 4.3) giúp cho tổ chức:

1) Xác ñịnh các khía cạnh môi trường và các tác ñộng môi trường liên

quan (xem 4.3.1),

2) Xác ñịnh và giám sát các yêu cầu pháp luật phải áp dụng và các yêu

cầu khác mà tổ chức ñã chấp thuận tuân thủ, và nếu thích hợp, phải ñặt ra

chuẩn mực nội bộ về kết quả hoạt ñộng (xem 4.3.2).

3) ðịnh ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường và lập các chương trình

ñể ñạt ñược chúng (xem 4.3.3.1 và 4.3.3.2) và

4) Xây dựng và sử dụng các chỉ thị kết quả hoạt ñộng (xem 4.3.3.3).

b) Thực hiện (Do): áp dụng và vận hành HTQLMT (xem 4.4)

1) Thiết lập cơ cấu quản lý, chỉ ñịnh các vai trò và trách nhiệm với

thẩm quyền ñầy ñủ.

2) Cung cấp nguồn lực phù hợp (xem 4.4.1).

3) ðào tạo những người làm việc cho tổ chức hoặc thay mặt cho tổ

chức và bảo ñảm cho nhận thức và năng lực của họ (xem 4.4.2).

4) Thiết lập các quá trình ñể trao ñổi thông tin nội bộ với bên ngoài

(xem 4.4.3)

5) Thiết lập và duy trì tài liệu (xem 4.4.4).

6) Thiết lập và thực hiện (các) hoạt ñộng kiểm soát tài liệu (xem 4.4.5),

7) Thiết lập và duy trì các hoạt ñộng kiểm soát tác nghiệp (xem 4.4.6)

8) ðảm bảo sự chuẩn bị và ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (xem

4.4.7)

c) Kiểm tra (Check): ðánh giá các quá trình của HTQLMT (xem 4.5)

1) Tiến hành giám sát và ñó là những gì ñang xảy ra (xem 4.5)

2) ðánh giá thực trạng của sự tuân thủ (xem 4.5.2)

3) Xác ñịnh sự không phù hợp và thực hiện các hành ñộng, phục phòng

ngừa (4.5.3)

4) Quản lý hồ sơ (xem 4.5.4) và

5) Tiến hành ñánh giá nội bộ ñịnh kỳ (xem 4.5.5)

d) Hành ñộng (Act): Xem xét lại và tiến hành các hoạt ñộng ñể cải tiến

HTQLMT (xem 4.6)

1) Tiến hành xem xét về mặt quản lý (lãnh ñạo) của HTQLMT theo các

giai ñoạn thích hợp (xem 4.6.1) và

2) Xác ñịnh ra các lĩnh vực cần cải thiện (xem 4.6.2).

Quá trình thực hiện mang tính thường xuyên này giúp tổ chức liên tục

cải tiến HTQLMT và kết quả chung trong hoạt ñộng môi trường của tổ chức.

4.1.2. Cam kết của lãnh ñạo cấp cao nhất và vai trò lãnh ñạo

ðể ñảm bảo thành công, bước ñầu tiên trong việc thiết lập hoặc cải tiến

HTQLMT là phải có sự cam kết từ phía lãnh ñạo cấp cao nhất của tổ chức ñể

cải tiến sự quản lý môi trường của các hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ của

mình. Duy trì sự cam kết và vai trò của lãnh ñạo cao nhất tiến triển cùng với

HTQLMT là ñiều rất quan trọng. Việc xác ñịnh rõ lợi ích mà HTQLMT có

thể ñem lại cũng như những thách thức mà HTQLMT có thể tránh ñược sẽ

giúp ñảm bảo vững chắc thêm về sự cam kết và vai trò của lãnh ñạo.

4.1.3. Phạm vi của HTQLMT

Lãnh ñạo cấp cao nhất nên xác ñịnh phạm vi của HTQLMT của tổ

chức. ðó là, lãnh ñạo cấp cao nhất phải xác ñịnh các nơi/khu vực của tổ chức

mà ở ñó sẽ áp dụng HTQLMT. Một khi phạm vi HTQLMT ñã ñược ñịnh rõ,

thì tất cả các hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức nằm trong phạm vi

ñó phải ñược ñưa vào HTQLMT.

4.1.4. Xem xét ban ñầu về môi trường

Một tổ chức chưa có HTQLMT thì cần ñánh giá vị thế hiện tại về môi

trường của mình bằng việc xem xét lại. Mục ñích của việc xem xét lại này là

ñể cân nhắc các khía cạnh môi trường từ các hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ

của tổ chức ñó như là cơ sở ñể thiết lập HTQLMT của mình.

Các tổ chức hiện ñang có HTQLMT có thể không cần tiến hành cách

xem xét lại như vậy, mặc dù việc xem xét này có thể hỗ trợ cải tiến HTQLMT

của mình.

Việc xem xét lại phải bao trùm 4 lĩnh vực trọng tâm sau:

a) xác ñịnh các khía cạnh môi trường, bao gồm các khía cạnh có liên

quan tới các ñiều kiện tác nghiệp bình thường, các ñiều kiện bất bình thường

bao gồm cả thời ñiểm bắt ñầu và thời ñiểm kết thúc, các tình huống khẩn cấp

và sự cố;

b) xác ñịnh các yêu cầu pháp luật thích hợp và các yêu cầu khác mà tổ

chức tán thành tuân thủ;

c) kiểm tra các quy phạm thực hành và quy trình quản lý môi trường

hiện có, bao gồm cả những gì liên quan các hoạt ñộng mua sắm và thuê thầu

phụ.

d) ñánh giá các tình huống gồm các cân nhắc bổ sung như:

ñánh giá về kết quả hoạt ñộng so với các chuẩn mực nội bộ ñang áp

dụng, các tiêu chuẩn bên ngoài, các quy ñịnh mang tính luật pháp, các quy

phạm thực hành, các nguyên tắc hướng dẫn khác,

- các cơ hội mang tính ưu thế cạnh tranh, bao gồm cơ hội giảm chi phí

- quan ñiểm của các bên hữu quan, và

- các hệ thống quản lý khác có thể giúp nâng cao hoặc cản trở kết quả

hoạt ñộng môi trường.

Kết quả của việc xem xét lại này có thể ñược sử dụng ñể hỗ trợ tổ chức

xác ñịnh phạm vi áp dụng HTQLMT, phát triển hoặc thúc ñẩy chính sách môi

trường, thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, xác ñịnh tính hiệu quả

của cách tiếp cận của tổ chức ñể duy trì sự phù hợp với các yêu cầu pháp luật

và các yêu cầu khác mà tổ chức ñề ra.

Hỗ trợ thực hành - Xem xét ban ñầu về môi trường

Các phương pháp ñược sử dụng ñể kiểm tra các thủ tục và thực tế quả

lý môi trường hiện có bao gồm

a) phỏng vấn những người ñã hay ñang làm việc cho hạơc trên danh

nghĩa của tổ chức ñể quyết ñịnh phạm vi các hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ

trước ñây và hiện tại của tổ chức,

b) ñánh giá các nguồn thông tin trong và ngoài ñã có giữa các bên hữu

quan của tổ chức, bao gồm những khiếu nại, các vấn ñề liên quan ñến yêu cầu

pháp luật ñược áp dụng và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành tuân thủ,các

vấn ñề về môi trường hoặc liên quan môi trường ñã xảy ra trong quá khứ.

c) thu thập thông tin liên quan ñến thực tiễn quản lý hiện tại, như

1) kiểm soát quá trình mua các hoá chất ñộc hại,

2) lưu kho và bảo quản các hoá chất (ví dụ các dụng cụ chứa ñựng ñã

dùng, kho, lưu trữ những hoá chất không thể chứa ñựng chung một chỗ),

3) kiểm soát nguồn khí thải,

4) các phương pháp xử lý chất thải,

5) sự chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp và các thiết bị ứng phó

6) sử dụng tài nguyên (ví dụ, sử dụng ñèn chiếu sáng văn phòng sau giờ

làm việc),

7) bảo vệ hệ thực vật và các loài cư trú trong quá trình xây dựng,

8) những thay ñổi nhất thời trong quá trình thực hiện (ví dụ các thay ñổi

khi luân chuyển thời vụ do ảnh hưởng của phân hoá học lẫn vào nước),

9) các chương trình ñào tạo về môi trường,

10) các quá trình xem xét và thông qua các thủ tục kiểm soát tác

nghiệp, và

11) hoàn thiện các hồ sơ quan trắc và/ hoặc khôi phục các hồ sơ cũ.

Việc xem xét lại có thể ñược tiến hành nhờ sử dụng các danh mục kiểm

tra, biểu ñồ dòng chảy quá trình, phỏng vấn, kiểm tra trực tiếp và các kết quả

ño lường quá khứ hiện tại, kết quả của các cuộc ñánh giá trước ñây hay của

các cuộc xem xét khác, tuỳ thuộc vào bản chất của các hoạt ñộng, sản phẩm

và dịch vụ của tổ chức. Kết quả của việc xem xét phải ñược lập thành văn bản

sao cho có thể sử dụng nhằm xác ñịnh phạm vi và thiết lập hoặc thúc ñẩy

HTQLMT của tổ chức, bao gồm chính sách môi trường của nó.

4.2. Chính sách môi trường

Chính sách môi trường thiết lập nguyên tắc hành ñộng của một tổ chức.

Nó ñặt ra mức ñộ trách nhiệm và kết quả hoạt ñộng môi trường mà tổ chức

cần thực hiện và mọi hoạt ñộng dẫn xuất từ chính sách ñó ñều ñược ñánh giá.

Chính sách này phải phù hợp với các tác ñộng môi trường của hoạt ñộng, sản

phẩm và dịch vụ của tổ chức (trong phạm vi HTQLMT ñã dược xác ñịnh) và

ñịnh hướng cho việc ñặt các mục tiêu và chỉ tiêu.

Ngày càng có nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm chính phủ, hiệp hội công

nghiệp và các nhóm cư dân thành thị phát triển thêm các nguyên tắc mang

tính hướng dẫn. Những nguyên tắc mang tính hướng dẫn như vậy giúp các tổ

chức xác ñịnh phạm vi tổng thể cho những cam kết về môi trường của họ.

ðồng thời cũng giúp các tổ chức khác nhau ñưa ra những chuẩn mực chung

trong quản lý môi trường. Các nguyên tắc hướng dẫn như vậy cũng hỗ trợ cho

tổ chức trong việc nêu ra chính sách rất riêng biệt và ñặc thù của tổ chức ñể

theo ñó họ sẽ tổ chức thực hiện nó. Cấp lãnh ñạo cao nhất có trách nhiệm thiết

lập chính sách môi trường. Chính sách môi trường có thể bao gồm hoặc liên

quan tới các văn bản chính khác của tổ chức. Lãnh ñạo của tổ chức chịu trách

nhiệm thực hiện chính sách và cung cấp ñầu vào cho việc hình thành và sửa

ñổi chính sách. Thêm vào ñó, chính sách này cũng nên ñược phổ biến cho

cộng ñồng (xem 4.4.3.2 về thảo luận các biện pháp trao ñổi thông tin với bên

ngoài).

Trong quá trình phát triển chính sách môi trường của mình, tổ chức cần

cân nhắc

a) sứ mệnh, viễn cảnh, giá trị chủ yếu và lòng tin

b) kết hợp với các chính sách khác của tổ chức (ví dụ chất lượng, sức

khoẻ nghề nghiệp và an toàn lao ñộng);

c) yêu cầu của, và mối giao tiếp thông tin với các bên hữu quan;

d) các nguyên tắc hướng dẫn;

e) các ñiều kiện ñặc thù của vùng hoặc ñịa phương

f) những cam kết của mình về ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải tiến

g) cam kết của tổ chức nhằm ñáp ứng các yêu cầu pháp luật và các yêu

cầu khác mà tổ chức ñề ra.

Hỗ trợ thực hành - Chính sách môi trường

Chính sách môi trường phải ghi nhận rằng tất cả các hoạt ñộng, sản

phẩm và dịch vụ nằm trong phạm vi HTQLMT của tổ chức ñã ñược xác ñịnh,

ñều có thể gây ra những tác ñộng môi trường.

Vì thế các vấn ñề ñược nêu trong chính sách phụ thuộc vào bản chất

của tổ chức. Chính sách phải nêu những cam kết về nhưng không giới hạn

trong các vấn ñề sau.

a) ñáp ứng hoặc vượt các yêu cầu pháp luật phải áp dụng và các yêu

cầu khác mà tổ chức tán thành tuân thủ có liên quan ñến các khía cạnh môi

trường của tổ chức,

b) ngăn ngừa ô nhiễm, (xem phần hỗ trợ thực hành - Ngăn ngừa ô

nhiễm), và

c) ñạt ñược tiến bộ liên tục nhờ việc tiến hành các thủ tục ñánh giá kết

quả hoạt ñộng môi trường và các chỉ số liên quan.

Chính sách cũng có thể cũng bao gồm những cam kết khác ñể

d) giảm thiểu bất kỳ các tác ñộng môi trường có hại của những sự phát

triển mới thông qua việc sử dụng các thủ tục và kế hoạch quản lý môi trường

kết hợp.

e) thiết kế các sản phẩm có cân nhắc ñến các khía cạnh môi trường, và

f) ñưa ra những mẫu hình về tính ñi ñầu trong lĩnh vực quản lý môi

trường.

Hỗ trợ thực hành - Ngăn ngừa ô nhiễm

Có thể ngăn ngừa ô nhiễm ngay từ khâu thiết kế và phát triển sản phẩm

và dịch vụ mới cũng như trong xây dựng các quá trình liên quan. Những chiến

lược như vậy, chẳng hạn có thể giúp tổ chức bảo tổn nguồn nguyên liệu, giảm

thiểu chất thải vào nguồn phát thải có liên quan tới sản phẩm và dịch vụ.

(Hướng dẫn về khái niệm thiết kế sản phẩm và thực tế thực hiện ñược nêu

trong ISO/TR 14062).

Giảm thiểu ô nhiễm ngay từ ñầu nguồn thường là giải pháp hiệu quả

nhất vì nó vừa tránh tạo ra chất thải và nguồn phát thải, vừa ñồng thời tiết

kiệm nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, việc ngăn ngừa ô nhiễm thông qua giảm

thiểu ngay từ ñầu nguồn có thể không thực tế trong một số trường hợp và ñối

với một số tổ chức. Tổ chức cần cân nhắc một cách tách biệt các quá trình ñể

ngăn ngừa ô nhiễm. Cách tách biệt như vậy sẽ chỉ ra cách ngăn ngừa ô nhiễm

ngay từ nguồn của mỗi cấp tại ñầu vào của nó. Việc này có thể sắp xếp như

sau:

a) giảm hoặc hạn chế ô nhiễm ngay ờư ñầu nguồn (bao gồm thiết kế và

phát triển theo quan ñiểm môi trường, thay thế nguyên liệu, quá trình, sản

phẩm hoặc công nghệ, sử dụng hiệu quả và bảo tồn năng lượng, nguồn

nguyên liệu);

b) tái sử dụng hoặc tái chế nội bộ (tái sử dụng hoặc tái chế nguyên liệu

trong quá trình sản xuất hoặc phục vụ cho cơ sở hạ tầng, nhà xưởng)

c) tái sử dụng hoặc tái chế bên ngoài (chuyển các nguyên liệu ra ngoài

ñể tái sử dụng hoặc tái chế);

d) thu hồi và xử lý (thu hồi các nguồn thải bên trong hoặc bên ngoài, xử

lý nguồn phát thải, nguồn rò rỉ chất thải bên trong và bên ngoài ñể hạn chế các

tác ñộng môi trường);

e) kiểm soát các cơ chế như thiêu huỷ hoặc loại bỏ trong tình trạng

ñược kiểm soát, khi ñược phép. Tuy nhiên, tổ chức chỉ nên sử dụng các biện

pháp như vậy sau khi ñã cân nhắc các giải pháp lựa chọn khác.

4.3. Lập kế hoạch

Hướng dẫn chung - Lập kế hoạch

Lập kế hoạch ñóng vai trò quan trọng ñể thực hiện ñầy ñủ chính sách

môi trường cũng như ñể thiết lập, thực hiện và duy trì HTQLMT của Tổ chức.

Tổ chức phải có quá trình lập kế hoạch gồm những yếu tố sau:

a) xác ñịnh khía cạnh môi trường và quyết ñịnh những khía cạnh có ý

nghĩa;

b) xác ñịnh các yêu cầu pháp luật áp dụng và các yêu cầu khác mà tổ

chức tán thành tuân thủ;

c) thiết lập tại những khâu có thể chuẩn mực kết quả hoạt ñộng nội bộ;

d) ñặt mục tiêu,chỉ tiêu và thiết lập (các) chương trình ñể ñạt ñược

chúng.

Quá trình lập kế hoạch như vậy có thể giúp tổ chức chú trọng nguồn lực

vào những lĩnh vực quan trọng nhất ñể ñạt ñược mục tiêu của mình. Các

thông tin ñược tạo ra khi lập kế hoạch có thể ñược sử dụng ñể lập và cải tiến

các nội dung khác của HTQLMT, như ñào tạo, kiểm soát các tác nghiệp, giám

sát và ño lường.

Lập kế hoạch là quá trình tiếp diễn. Nó ñược sử dụng cả trong giai ñoạn

thiết lập và thực hiện các yếu tố của HTQLMT cũng như trong giai ñoạn duy

trì, cải tiến chúng, dựa trên hoàn cảnh thay ñổi, ñầu vào cũng như ñầu ra của

chính HTQLMT. Là một phần trong quá trình kế hoạch, tổ chức cần cân nhắc

làm thế nào ñể ño và ñánh giá kết quả hoạt ñộng của mình là ñáp ứng các cam

kết chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu và các chuẩn mực kết quả hoạt ñộng khác.

Một giải pháp có thể coi là hữu ích là trong quá trình lập kế hoạch là phải

thiết lập ñược chỉ thị kết quả hoạt ñộng.

Chú thích: Xem 4.3.3.3 và 4.5.1 và ISO 14031 về hướng dẫn về các chỉ

số hoạt ñộng môi trường và việc ñánh giá.

4.3.1. Các khía cạnh môi trường

4.3.1.1. Khái quát chung

Một HTQLMT có hiệu quả phải khởi ñầu với việc hiểu ñược tổ chức

ñó có thể tương tác thế nào với môi trường (xem 4.3.1.2). Các yếu tố của hoạt

ñộng, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức có thể tương tác với môi trường

ñược gọi là các khía cạnh môi trường. Các ví dụ về khía cạnh môi trường bao

gồm việc thải bỏ, nguồn phát thải, tiêu thụ hoặc tái sử dụng nguyên liệu, hoặc

việc gây ra tiếng ồn. Một tổ chức thực hiện HTQLMT phải xác ñịnh các khía

cạnh môi trường mà tổ chức ñó có thể kiểm soát và những khía cạnh tổ chức

có thể bị ảnh hưởng (xem 4.3.1.3).

Những thay ñổi của môi trường, dù có lợi hay hại, do một phần hay

toàn bộ các khía cạnh môi trường gây ra ñược gọi là các tác ñộng môi trường.

Các ví dụ về tác ñộng có hại cho môi trường bao gồm ô nhiễm không khí, cạn

kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các ví dụ về những tác ñộng có lợi bao

gồm chất lượng nước hoặc ñất ñược cải thiện. Quan hệ giữa các khía cạnh

môi trường và những tác ñộng liên quan là mối quan hệ nhân quả. Tổ chức

phải hiểu về khía cạnh nào có hoặc có thể có những tác ñộng ñáng kể tới môi

trường, nghĩa là những khía cạnh môi trường có ý nghĩa (xem 4.3.1.4).

Vì một tổ chức có thể có nhiều khía cạnh môi trường và các tác ñộng

liên quan, nên tổ chức phải thiết lập tiêu chuẩn và phương pháp ñể xác ñịnh

những khía cạnh nào sẽ ñược xem là ý nghĩa (xem 4.3.1.5). Có nhiều yếu tố

phải ñược xem xét khi lập tiêu chuẩn, như các ñặc ñiểm môi trường, thông tin

về các yêu cầu pháp luật ñược áp dụng và những yêu cầu khác mà tổ chức tán

thành tuân thủ, mối quan tâm của các bên hữu quan (trong và ngoài tổ chức).

Một số trong những tiêu chuẩn này có thể ñược áp dụng trực tiếp với các khía

cạnh môi trường của tổ chức, một số khác áp dụng với các tác ñộng môi

trường có liên quan của chúng.

Xác ñịnh những khía cạnh môi trường có ý nghĩa và các tác ñộng liên

quan là rất cần thiết nhằm xác ñịnh những nơi cần kiểm soát, hoặc hoàn thiện

và ñể ñặt ra những sự ưu tiên ñối với hoạt ñộng quản lý (xem 4.3.1.5). Chính

sách, mục tiêu, chỉ tiêu, ñào tạo, trao ñổi thông tin, kiểm soát tác nghiệp và

các chương trình giám sát của tổ chức trước hết phải dựa trên sự hiểu biết về

các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của chính tổ chức ñó, dù vậy cũng cần

tính ñến các vấn ñề như các yêu cầu pháp luật phải áp dụng và các yêu cầu

khác mà tổ chức tán thành tuân thủ, quan ñiểm của các bên hữu quan. Xác

ñịnh các khía cạnh môi trường có ý nghĩa là một quá trình tiếp diễn giúp nâng

cao nhận thức của tổ chức về mối quan hệ của tổ chức ñó với môi trường, góp

phần liên tục hoàn thiện kết quả hoạt ñộng môi trường của tổ chức qua việc

cải tiến HTQLMT của mình.

Vì không có cách tiếp cận riêng biệt ñể xác ñịnh các khía cạnh môi

trường, các tác ñộng môi trường cũng như quyết ñịnh mức ý nghĩa phù hợp

cho mọi tổ chức, nên tài liệu hướng dẫn này chỉ thuần tuý giải thích các khái

niệm chủ yếu cho các tổ chức nào ñang áp dụng hoặc ñang hoàn thiện

HTQLMT. Mỗi tổ chức cần chọn cách tiếp cận phù hợp với phạm vi, ñặc

ñiểm quy mô của mình và ñáp ứng các nhu cầu về tính chi tiết, tổng thể, thời

gian, chi phí, tính sẵn có của các dữ liệu tin cậy. Việc sử dụng một (những)

thủ tục ñể áp dụng cách tiếp cận ñã ñược lựa chọn có thể giúp tổ chức ñạt

ñược sự nhất quán.

Hướng dẫn chi tiết hơn và các ví dụ bổ sung ñược nêu trong phụ lục

dưới ñây và trong bảng A.1.

4.3.1.2. Hiểu biết về các hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ

Hầu hết các hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ ñều có một số tác ñộng lên

môi trường, chúng có thể xuất hiện tại bất kỳ hoặc qua tất cả các giai ñoạn

của hoạt ñộng, vòng ñời của sản phẩm và dịch vụ, nghĩa là, từ việc nhận

nguyên liệu thô và phân phối, ñến sử dụng và tiêu huỷ sản phẩm. Những tác

ñộng như vậy có thể mang tính ñịa phương, khu vực hoặc toàn cầu, ngắn hạn

hoặc dài hạn, với nhiều mức ý nghĩa khác nhau. Tổ chức cần nắm vững các

hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ thuộc phạm vi HTQLMT của mình, và ñiều

ñó càng hiệu ích nếu phân chúng thành nhóm ñể xác ñịnh và ñánh giá các

khía cạnh môi trường. Việc phân nhóm hay phân cấp các hoạt ñộng, sản phẩm

và dịch vụ có thể giúp tổ chức xác ñịnh các khía cạnh môi trường. Việc phân

nhóm hay phân cấp các hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ có thể giúp tổ chức

xác ñịnh các khía cạnh môi trường hoặc tương ñương. Một nhóm hoặc cấp có

thể ñược phân theo các ñặc ñiểm chung, như theo ñơn vị của tổ chức, theo vị

trí ñịa lý, sơ ñồ dòng chảy các tác nghiệp, theo nguyên liệu hoặc năng lượng

sử dụng trong các nhóm sản phẩm, hoặc theo ñối tượng môi trường chịu ảnh

hưởng (ví dụ không khí, nước, ñất). ðể hiệu quả, quy mô của một nhóm hay

cấp cần ñủ lớn ñể việc kiểm tra phản ánh ñược ñầy ñủ ý nghĩa của nhóm ñó

nhưng cũng phải ñủ nhỏ ñể có thể hiểu biết ñược một cách rõ ràng nó.

Chú thích: Xem ISO 14031 ñể có ví dụ về các phân cấp của các nhóm

hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ.

4.3.1.3. Xác ñịnh khía cạnh môi trường

Tổ chức cần xác ñịnh khía cạnh môi trường trong phạm vi HTQLMT

của mình gắn liền với các hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ trong quá khứ,

ñang và sẽ triển khai của tổ chức. Trong mọi trường hợp, tổ chức cân cân

nhắc cả ñiều kiện hoạt ñộng ở trạng thái bình thường và bất bình thường, bao

gồm giai ñoạn bắt ñầu và giai ñoạn kết thúc, giai ñoạn duy trì bảo dưỡng cũng

như tình huống khẩn cấp và sự cố.

Ngoài các khía cạnh môi trường mà một tổ chức có thể kiểm soát trực

tiếp, tổ chức cân nhắc cả khía cạnh mà tổ chức có thể bị ảnh hưởng, ví dụ,

những khía cạnh liên quan ñến sản phẩm và dịch vụ mà trước ñây ñã ñược tổ

chức sử dụng, những khía cạnh liên quan tới các sản phẩm và dịch vụ mà tổ

chức cung cấp. Khi ñánh giá khả năng ảnh hưởng của các khía cạnh môi

trường liên quan tới một hoạt ñộng, sản phẩm hoặc dịch vụ, tổ chức cần cân

nhắc tới các yêu cầu pháp luật, hoặc hợp ñồng, tới chính sách, các quy ñịnh

tại ñịa phương hay khu vực, với nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức ñối với

các bên hữu quan. Tổ chức cũng phải cân nhắc việc thực thi trong kết quả

hoạt ñộng môi trường của chính mình. Tổ chức cũng phải cân nhắc việc thực

thi trong kết quả hoạt ñộng môi trường của chính mình, ví dụ việc mua các

sản phẩm có chứa các chất nguy hại. Các ví dụ về những tình huống có thể

vận dụng sự cân nhắc này bao gồm các hoạt ñộng do nhà thầu hoặc nhà thầu

phụ tiến hành, trong thiết kế sản phẩm và dịch vụ, trong cung cấp và sử dụng

nguyên liệu, hàng hoá dịch vụ cũng như trong vận chuyển, sử dụng, tái sử

dụng hoặc tái chế các sản phẩm ñược bán trên thị trường.

ðể xác ñịnh và có hiểu biết về các khía cạnh môi trường của mình, tổ

chức cần thu thập các dữ liệu ñịnh tính và/hoặc ñịnh lượng về ñặc tính của các

hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ của mình, ví dụ ñầu vào và ñầu ra của nguyên

liệu hoặc năng lượng, các quá trình và công nghệ ñược sử dụng, cơ sở vật

chất, vị trí ñịa ñiểm, phương thức vận chuyển và các yếu tố con người (ví dụ

khiếm thính hoặc khiếm thị). Thêm vào ñó, sẽ lợi ích hơn nếu thu thập thêm

các thông tin như:

a) mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố của hoạt ñộng, sản phẩm và

dịch vụ của tổ chức và khả năng hoặc những thay ñổi thực sự ñối với môi

trường.

b) mối quan tâm về môi trường của các bên hữu quan, và

c) các quy ñịnh mang tính pháp luật của nhà nước, các mức cho phép

trong các quy ñịnh ñó, trong ñó các tiêu chuẩn khác hoặc mức do các hiệp hội

công nghiệp, viện hàn lâm quy ñịnh với các khía cạnh môi trường ñã ñược

xác ñịnh.

Quá trình xác ñịnh các khía cạnh môi trường sẽ thuận lợi hơn nếu

những người tham gia có hiểu biết các hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ của tổ

chức. Mặc dù không có cách tiếp cận riêng biệt ñể xác ñịnh các khía cạnh môi

trường, nhưng khi lựa chọn phương pháp tiếp cận, có thể cân nhắc các yếu tố

sau:

- phát thải vào không khí,

- thải vào nước,

- thải vào ñất,

- sử dụng nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên (ví dụ sử dụng ñất,

sử dụng nước),

- các vấn ñề môi trường của ñịa phương/ cộng ñồng,

- sử dụng năng lượng,

- năng lượng bị phát thải ra (ví dụ nhiệt lượng, phóng xạ, rung),

- chất thải và sản phẩm phụ,và

- thuộc tính vật lý (ví dụ kích thước, hình dáng, màu sắc, bề ngoài),

Vì vậy, khi nêu các khía cạnh liên quan ñến hoạt ñộng, sản phẩm và

dịch vụ của tổ chức, cần xem xét

- thiết kế và phát triển

- các quá trình sản xuất

- việc ñóng gói và vận chuyển,

- kết quả hoạt ñộng môi trường và thực trạng thực hành của các nhà

thầu, nhà cung cấp,

- quản lý chất thải,

- khai thác và phân phối nguồn nguyên liệu thô và tài nguyên thiên

nhiên,

- phân phối, sử dụng và kết thúc chu vòng ñời của sản phẩm, và

- thiên nhiên hoang dã, ña dạng sinh học.

Chú thích: xem ISO/TR 14062 hướng dẫn về các khía cạnh môi trường

trong thiết kế sản phẩm.

4.3.1.4. Hiểu biết các tác ñộng môi trường

Cần hiểu rõ các tác ñộng môi trường của tổ chức khi xác ñịnh các khía

cạnh môi trường và mức ý nghĩa của chúng. Có nhiều cách ñể làm việc này

nên tổ chức cần lựa chọn cách phù hợp với nhu cầu của mình.

Một số tổ chức có ñiều kiện thuận lợi vì ñã có sẵn các thông tin về các

dạng tác ñộng môi trường liên quan với các khía cạnh môi trường của nó. Các

tổ chức khác có thể dùng biểu ñồ nhân quả hoặc biểu ñồ dòng chảy ñể minh

hoạ ñầu vào, ñầu ra, hoặc sơ ñồ cân bằng khối lượng/ năng lượng, hoặc các

cách tiếp cận khác như các ñánh giá tác ñộng môi trường hoặc ñánh giá chu

kỳ sống.

Chú thích: xem ISO 14040, ISO 14041, ISO 14042 và ISO 14043

hướng dẫn về ñánh giá chu kỳ sống.

Phương pháp tiếp cận ñược chọn cần phải có thể nhận biết ñược:

a) các tác ñộng môi trường tích cực (có lợi) cũng như tiêu cực (bất lợi)

b) tác ñộng môi trường thực tại và tiềm ẩn,

c) một (các) thành phần môi trường có thể bị tác ñộng như không khí,

nước, ñất, hệ thực vật, hệ ñộng vật, di sản văn hoá, v.v...

d) các ñặc ñiểm của khu vực có thể gây ra tác ñộng như ñiều kiện thời

tiết ñịa phương, mức nước ngầm, loại hình ñất, v.v... và

e) bản chất của những sự thay ñổi ñối với môi trường (như các vấn ñề

toàn cầu và khu vực, chu kỳ thời gian mà tác ñộng xảy ra, xu thế tăng dân của

tác ñộng khi tích luỹ theo thời gian)

4.3.1.5. Xác ñịnh các khía cạnh môi trường có ý nghĩa

Mức ý nghĩa là một khái niệm tương ñối, không thể ñược ñịnh nghĩa

một cách tuyệt ñối. Khía cạnh ñược xem là có ý nghĩa với một tổ chức này lại

không ý nghĩa ñối với tổ chức khác. ðánh giá mức ý nghĩa bao gồm việc áp

dụng cả phân tích kỹ thuật va sự cân nhắc của tổ chức. Việc sử dụng chuẩn

mực sẽ giúp tổ chức thiết lập và áp dụng chuẩn mực như vậy cần cân nhắc

tính ổn ñịnh, khả năng tái tạo lại nó trong việc ñánh giá mức ý nghĩa.

Khi thiết lập chuẩn mực về mức ý nghĩa, tổ chức cần cân nhắc những

nội dung sau:

a) chuẩn mực môi trường (như quy mô, tính khốc liệt và khoảng thời

gian của tác ñộng, hoặc loại hình, quy mô và tần suất của khía cạnh môi

trường);

b) các yêu cầu pháp luật phải ñược áp dụng (như các giới hạn về mức

xả thải và phát thải cho phép hoặc quy ñịnh mang tính luật pháp...);

c) mối quan tâm của các bên hữu quan trong và ngoài tổ chức (những

ñối tác liên quan ñến giá trị của tổ chức, hình ảnh của tổ chức với cộng ñồng,

tiếng ồn, mùi hội hoặc biểu hiện của sự suy thoái).

Chuẩn mực mức ý thức có thể ñược áp dụng cả cho các khía cạnh môi

trường và các tác ñộng môi trường liên quan của tổ chức. Chuẩn mực môi

trường cũng có thể áp dụng cho cả khía cạnh môi trường và tác ñộng môi

trường, nhưng trong hầu hết các tình huống chúng ñược áp dụng cho các tác

ñộng môi trường. Khi áp dụng chuẩn mực, tổ chức phải xác ñịnh mức (hoặc

giá trị bằng số) của mức ý nghĩa gắn liền với mỗi chuẩn mực, ví dụ dựa trên

sự kết hợp hàm hợp lý (khả năng/ tần suất) của sự việc xảy ra và hậu quả kéo

theo (tính khốc liệt/cường ñộ) của nó. Một số cách phân bậc, xếp hạng có thể

dùng ñể chỉ ra mức ý nghĩa, ví dụ ñịnh lượng theo trị số hoặc ñịnh lượng theo

mức cao, trung bình, thấp hoặc có thể bỏ qua.

Tổ chức có thể chọn lựa ñể ñánh giá mức ñộ ý nghĩa của các khía cạnh

môi trường và các tác ñộng liên quan và có thể thấy nó rất có ích trong việc

kết hợp các kết quả từ chuẩn mực ñã nêu. Từ ñó phải quyết ñịnh, ví dụ, sử

dụng giá trị ngưỡng, khía cạnh nào là có ý nghĩa.

ðể lập kế hoạch, tổ chức cần duy trì các thông tin thích hợp về các khía

cạnh môi trường ñã ñược xác ñịnh và những khía cạnh ñã ñược cân nhắc là ý

nghĩa. Tổ chức phải sử dụng thông tin này ñể hiểu nhu cầu cũng như ñể xác

ñịnh cách kiểm soát các tác nghiệp. Thông tin vè các tác ñộng ñã ñược xác

ñịnh cũng cần ñược ñưa vào một cách phù hợp. Phải xem xét lại và bổ sung

những thông tin này một cách ñịnh kỳ hay khi có các ñiều kiện thay ñổi ñể

ñảm bảo tính cập nhật của nó. Vì mục ñích ñó, phải duy trì các thông tin này

theo danh mục, tư liệu ñăng ký, dữ liệu hoặc ở dạng khác.

Chú thích: Việc xác ñịnh các khía cạnh môi trường quan trọng không

yêu cầu ñánh giá tác ñộng môi trường.

Hỗ trợ thực hành - Các nguồn thông tin có thể sử dụng ñể xác ñịnh

các khía cạnh và các tác ñộng môi trường

Nguồn thông tin có thể gồm

a) tài liệu thông tin chung, như tài liệu giới thiệu, catalogue, và báo cáo

hàng năm,

b) sổ vận hành, sơ ñồ dòng chảy quá trình, kế hoạch sản phẩm và chất

lượng,

c) các báo cáo từ những cuộc ñánh giá, hoặc xem xét trước ñây, báo

cáo xem xét ban ñầu về môi trường hoặc ñánh giá chu kỳ sống.

d) thông tin từ các hệ thống quản lý khác, như chất lượng hay sức khoẻ

nghề nghiệp và an toàn lao ñộng,

e) báo cáo dữ liệu kỹ thuật, các tài liệu phân tích hoặc nghiên cứu ñược

ấn bản, danh mục các chất ñộc hại,

f) các yêu cầu pháp luật phải áp dụng và các yêu cầu khác mà tổ chức

tán thành tuân thủ.

g) các quy phạm thực hành, các chính sách, tài liệu hướng dẫn và các

chương trình quốc gia, quốc tế.

h) các dữ liệu mua hàng

i) các quy ñịnh về sản phẩm, dữ liệu phát triển sản phẩm, bảng dữ liệu

an toàn nguyên liệu/ hoá chất (M/CSDS), hoặc dữ liệu cân bằng về năng

lượng và nguyên liệu.

j) các bản kiểm kê chất thải,

k) các dữ liệu monitoring,

l) giấy phép về môi trường hoặc các hồ sơ về ñơn cấp giấy phép,

m) quan ñiểm, yêu cầu, hoặc sự ñồng thuận của các bên hữu quan, và

n) các báo cáo về các tình huống khẩn cấp và sự cố.

4.3.2. Các yêu cầu về luật pháp và các yêu cầu khác

Hướng dẫn chung - Các yêu cầu về luật pháp và các yêu cầu khác

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục ñể xác ñịnh và

nắm bắt ñược các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác mà tổ chức phải áp

dụng hoặc chấp thuận áp dụng ñối với các khía cạnh môi trường của hoạt

ñộng, sản phẩm và dịch vụ của mình. Mục ñích của các thủ tục này nhằm giúp

tổ chức nhận thức ñược các yêu cầu khác nhau và xác ñịnh cách thức vận

dụng các yêu cầu ñó ñối với các khía cạnh môi trường của hoạt ñộng, sản

phẩm dịch vụ của mình. Tổ chức cần ñảm bảo rằng các thông tin thích hợp về

yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành tuân thủ phải

ñược thông tin cho tất cả những người làm việc cho hoặc trên danh nghĩa tổ

chức, như các nhà thầu hoặc nhà cung cấp có trách nhiệm liên ñới, hoặc cho

những ai có các hoạt ñộng có thể gây ảnh hưởng tới sự ñáp ứng của tổ chức

ñối với các yêu cầu ñó.

Tổ chức cần dự ñoán và chuẩn bị trước với những yêu cầu mới hoặc bị

thay ñổi ñể kịp tiến hành các hành ñộng thích hợp duy trì tính phù hợp này.

Tổ chức cũng cần cân nhắc liệu các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà

tổ chức tán thành tuân thủ có thể áp dụng hoặc ảnh hưởng tới các hoạt ñộng,

sản phẩm và dịch vụ mới hoặc có thay ñổi như thế nào.

Có nhiều nguồn có thể ñược sử dụng ñể xác ñịnh và duy trì các thông

tin cập nhật về các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải

thực hiện. Những nguồn ñó có thể ở tất cả các cấp chính phủ, các hiệp hội

công nghiệp hoặc nhóm thương mại, cơ sở dữ liệu và ấn bản thương mại, các

dịch vụ và tư vấn chuyên ngành.

4.3.2.1. Các yêu cầu luật pháp

Các yêu cầu luật pháp bao gồm bất kỳ một yêu cầu hay sự uỷ quyền

nào có liên quan tới các khía cạnh môi trường của tổ chức mà ñã ñược chính

phủ (gồm cơ quan quốc tế, quốc gia, bang/ tỉnh, và cơ quan thẩm quyền ñịa

phương) ban hành và có hiệu lực pháp lý.

Các yêu cầu pháp luật có thể có nhiều hình thức, nưh

a) các quy ñịnh luật pháp, gồm các ñiều luật và quy ñịnh,

b) các nghị ñịnh và chỉ thị,

c) các giấy phép, giấy chuyển nhượng quyền cho phép, hoặc các hình

thức uỷ quyền khác,

d) các lệnh do cơ quan thẩm quyền ban hành,

e) phán quyết của toà án hoặc toà thị chính,

f) phong tục hoặc luật lệ ñịa phương, và

g) các ñiều ước, công ước và nghị ñịnh thư.

ðể bám sát các yêu cầu pháp luật, tổ chức cần duy trì việc ñăng ký cập

nhật hoặc lập danh mục các yêu cầu pháp luật cần tuân thủ.

Tổ chức cần xem xét sự phù hợp hiện tại với các yêu cầu pháp luật hiện

hành. Tạo danh tiếng, tạo lợi thế cạnh tranh, tiên liệu trước ñể ñáp ứng các

yêu cầu pháp luật mới, cải thiện kết quả hoạt ñộng môi trường, cải thiện

những mối quan hệ với cộng ñồng với các cơ quan chức năng sẽ bù ñắp cho

phần chi phí khả dĩ phải tăng thêm hoạt ñộng này.

Chú thích: Xem 4.5.2 hướng dẫn ñánh giá sự phù hợp với các yêu cầu

pháp luật.

4.3.2.2. Các yêu cầu khác

Dựa trên hoàn cảnh và nhu cầu, tổ chức có thể tán thành một cách tự

nguyện các yêu cầu khác các yêu cầu pháp luật, ñược áp dụng ñối với các

khía cạnh môi trường của hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ của mình. Những

yêu cầu khác ñó, nếu có thể áp dụng, gồm:

a) thoả thuận với các tổ chức ñược uỷ quyền của cộng ñồng

b) thoả thuận với khách hàng,

c) các hướng dẫn không mang tính luật pháp,

d) các nguyên tắc tự nguyện hoặc quy phạm thực hành,

e) các nhãn môi trường mang tính tự nguyện hoặc các cam kết về cung

cấp sản phẩm thân thiện môi trường,

f) các yêu cầu của các hiệp hội thương mại,

g) thoả thuận với nhóm cộng ñồng hoặc các tổ chức phi chính phủ,

h) cam kết công khai của tổ chức hoặc của công ty mẹ của tổ chức ñó,

i) các yêu cầu của tập ñoàn/ công ty.

Một số trong các cam kết và thoả thuận này có thể gắn liền như phần bổ

sung của các tài liệu môi trường. Tuy nhiên, HTQLMT chỉ yêu cầu nêu ra các

cam kết hay thoả thuận mà chúng có liên quan tới các khía cạnh môi trường

của tổ chức.

Tổ chức cần xác ñịnh và bám sát các yêu cầu khác mà tổ chức ñó tán

thành tuân thủ. ðể làm việc này, tổ chức có thể

- xác ñịnh các yêu cầu khác trong chính sách môi trường của mình, và

- duy trì một bộ sưu tập cập nhật các yêu cầu khác dưới dạng danh

sách, ñăng ký, cơ sở dữ liệu hoặc dạng khác.

Thông tin về các chuẩn mực kết quả hoạt ñộng nội bộ kết hợp với các

yêu cầu pháp luật phải áp dụng và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành tuân

thủ có thể trợ giúp cho tổ chức triển khai các mục tiêu và chỉ tiêu của mình.

Tại những nơi các yêu cầu pháp luật và các yeê cầu khác chưa có hoặc chưa

ñủ ñể ñáp ứng nhu cầu của tổ chức, tổ chức có thể xây dựng và áp dụng các

chuẩn mực kết quả hoạt ñộng môi trường nội bộ ñể ñáp ứng những nhu cầu

này của mình. Các ví dụ về chuẩn mực kết quả hoạt ñộng nội bộ có thể là việc

hạn chế chủng loại, số lượng các loại nhiên liệu hoặc các chất nguy hại hiện

ñược sử dụng hoặc ñược quản lý tại một cơ sở cụ thể của tổ chức, hoặc hạn

chế các khí phát thải ñể ñáp ứng yêu cầu về sự phù hợp của pháp luật.

Hỗ trợ thực hành - Cam kết sự phù hợp

ðạt sự phù hợp với các yêu cầu pháp luật phải tuân thủ và các yêu cầu

khác mà tổ chức tán thành tuân thủ là nội dung cam kết cơ bản của một

HTQLMT. Cam kết này cần ñược phản ánh trong quá trình lập kế hoạch

HTQLMT và ñược thực hiện thông qua hệ thống này. Lãnh ñạo cấp cao nhất

cần ñịnh kỳ xem xét tính phù hợp của HTQLMT ñể ñảm bảo tính hiệu quả

của nó, bao gồm các bộ phận liên quan ñến sự phù hợp.

ðể thuận tiện, các nhân tố mang tính nguyên tắc liên quan ñến sự phù

hợp của HTQLMT ñược tổng kết trong danh mục dưới ñây. Tổ chức cần thiết

lập, thực hiện và duy trì các quá trình và cung cấp nguồn lực thích hợp ñể:

a) thiết lập một chính sách có bao gồm cam kết về sự phù hợp với các

yêu cầu pháp luật phải áp dụng và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành tuân

thủ (xem 4.2),

b) xác ñịnh, tiếp cận và hiểu các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác

mà tổ chức n thành tuân thủ (xem 4.3.2),

c) thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu theo quan ñiểm cân nhắc yêu cầu của sự

phù hợp (xem 4.3.3),

d) ñạt các mục tiêu và chỉ tiêu liên quan tới sự phù hợp nhờ việc triển

khai:

- các chương trình trong ñó xác ñịnh vai trò, trách nhiệm, thủ tục,

phương thức và thời hạn ñể ñạt các mục tiêu và chỉ tiêu liên quan ñến sự phù

hợp (xem 4.3.3.2), và

- kiểm soát các tác nghiệp (bao gồm các thủ tục - nếu cần thiết) ñể thực

hiện cam kết về sự phù hợp và các mục tiêu và chỉ tiêu liên quan ñến sự phù

hợp (xem 4.4.6).

e) ñảm bảo rằng tất các những người làm việc cho hoặc trên danh nghĩa

tổ chức mà công việc của họ có liên quan ñến một (hoặc các) các khía cạnh có

ý nghĩa, phải ñược ñào tạo một cách phù hợp về các yêu cầu pháp luật và các

yêu cầu khác mà tổ chức tán thành tuân thủ, các thủ tục liên quan có áp dụng

với họ và về hậu quả của việc không ñáp ứng ñược các yêu cầu pháp luật

(xem 4.4.2),

f) ñịnh kỳ ñánh giá sự phù hợp với các yêu cầu pháp luật và các yêu

cầu khác mà tổ chức tán thành tuân thủ (xem 4.5.2),

g) xác ñịnh bất kỳ trường hợp không phù hợp hoặc không thích hợp (và

sự không phù hợp hoặc không thích hợp tiềm ẩn có thể dự ñoán ñược) và có

hành ñộng sẵn sàng ñể xác ñịnh, thực hiện và theo dõi các hoạt ñộng khắc

phục (xem 4.5.3),

h) duy trì và quản lý các hồ sơ về sự phù hợp của tổ chức ñó với các

yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành tuân thủ (xem

4.5.4),

i) gắn các ñặc ñiểm liên quan ñến sự phù hợp khi tiến hành ñánh giá

ñịnh kỳ HTQLMT (xem 4.5.5), và

j) xem xét những thay ñổi về các yêu cầu pháp luật ñược áp dụng và

các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành tuân thủ khi họp xem xét lãnh ñạo 9xe,

4.6.1).

Cam kết về sự phù hợp phản ánh việc tổ chức mong muốn áp dụng

phương pháp tiếp cận hệ thống ñể ñạt ñược và duy trì sự phù hợp với các yêu

cầu pháp luật ñược áp dụng và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành tuân

thủ.

4.3.3. Các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình

Hướng dẫn chung - Các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình

Trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức ñề ra mục tiêu và chỉ tiêu ñể ñáp

ứng các cam kết ñược nêu trong chính sách môi trường của mình và ñạt các

mục tiêu khác của tổ chức. Quá trình ñề ra và xem xét các mục tiêu và thực

hiện các chương trình nhằm ñạt ñược chúng sẽ cung cấp cơ sở có hệ thống

cho tổ chức ñể nâng cao kết quả hoạt ñộng môi trường trong một số lĩnh vực

ñồng thời vẫn duy trì mức kết quả hoạt ñộng môi trường của mình trong các

lĩnh vực khác. Trong các mục tiêu ñược lập có thể bao gồm cả kết quả hoạt

ñộng về quản lý và về tác nghiệp.

4.3.3.1. Thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu

Khi lập các mục tiêu và chỉ tiêu, tổ chức phải cân nhắc một số yếu tố

ñầu vào, ví dụ:

a) các nguyên tắc và cam kết trong chính sách môi trường của mình,

b) các khía cạnh môi trường có ý nghĩa (và các thông tin ñã thu ñược

trong quá trình xác ñịnh chúng)

c) các yêu cầu pháp luật ñược áp dụng và các yêu cầu khác mà tổ chức

tán thành, tuân thủ

d) các ảnh hưởng khi ñạt ñược các mục tiêu sẽ tác ñộng ñến các hoạt

ñộng và quá trình khác,

e) quan ñiểm của các bên hữu quan,

f) các lựa chọn công nghệ và tính khả thi,

g) những cân nhắc liên quan tài chính, tác nghiệp và tổ chức bao gồm

thông tin từ các nhà cung cấp và nhà thầu,

h) các ảnh hưởng có thể về hình ảnh của công ty ñối với cộng ñồng,

i) những phát hiện từ các cuộc xem xét về môi trường, và

j) các mục tiêu khác của tổ chức.

Các mục tiêu phải liên quan từ cấp lãnh ñạo cao nhất của công ty tới

các cấp và các bộ phận chức năng khác mà tại ñó các hoạt ñộng quan trọng sẽ

ñược tiến hành ñể ñáp ứng các cam kết chính sách môi trường và các mục tiêu

chung của tổ chức. Các mục tiêu cần nhất quán với chính sách môi trường,

bao gồm cam kết ngăn ngừa ô nhiễm, phù hợp với các yêu cầu pháp luật và

các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành tuân thủ và tính liên tục cải tiến.

Một mục tiêu có thể ñược biểu thị trực tiếp qua một mức cụ thể về kết

quả hoạt ñộng hoặc có thể ñược biểu thị một cách chung và sau ñó ñược xác

ñịnh cụ thể qua một hay nhiều chỉ tiêu. Khi lập các chỉ tiêu, chúng cần ño

ñược nhờ các mức kết quả hoạt ñộng mà những mức ñó cần ñáp ứng ñể ñảm

bảo ñạt ñược các mục tiêu liên quan. Các chỉ tiêu nên gắn thời hạn cụ thể cần

ñược thực hiện trong chương trình.

Các mục tiêu môi trường do tổ chức ñặt ra cần ñược xem như một phần

của các mục tiêu quản lý chung của tổ chức ñó. Sự tích hợp này sẽ nâng cao

giá trị của không chỉ HTQLMT mà còn cả các HTQL khác mà ở ñó có sự tích

hợp này.

Các mục tiêu và chỉ tiêu có thể ñược áp dụng cho toàn bộ tổ chức hoặc

ở diện hẹp như một ñịa ñiểm cụ thể hay một số lĩnh vực hoạt ñộng riêng biệt.

Ví dụ, một cơ sở sản xuất có thể nêu mục tiêu chung về giảm năng lượng và

mục tiêu ñó có thể ñạt ñược nhờ các hoạt ñộng bảo tồn trong một bộ phận

riêng biệt. Tuy nhiên trong các tình huống khác, tất cả các bộ phận của tổ

chức phải bằng cách nào ñó cùng ñóng góp ñể ñạt ñược mục tiêu chung này

của tổ chức. Cũng có thể các bộ phận khác nhau của tổ chức, theo ñuổi chung

một mục tiêu, khi ñó các bộ phận ñó phải thực hiện các hành ñộng khác nhau

ñể ñạt ñược những mục tiêu của chính các phòng ban ñó.

Tổ chức cần xác ñịnh sự ñóng góp của các cấp và các bộ phận chức

năng khác nhau của mình trong việc ñạt các mục tiêu, phải làm cho các thành

viên riêng biệt trong tổ chức nhận thức ñược các trách nhiệm của mình.

Các chỉ số kết quả hoạt ñộng có thể ñược dùng ñể theo dõi tiến trình ñạt

ñược các mục tiêu và chỉ tiêu (xem 4.3.3.3). Tài liệu và thông tin về mục tiêu

và chỉ tiêu giúp nâng cao khả năng ñạt mục tiêu và chỉ tiêu của tổ chức. Các

thông tin về mục tiêu và chỉ tiêu liên quan cần ñược cung cấp cho những

người có trách nhiệm ñể ñạt ñược chúng và cho cả những người cần thông tin

này ñể thực hiện các chức năng liên quan, chẳng hạn ñể kiểm soát các tác

nghiệp.

4.3.3.2. Chương trình ñể ñạt mục tiêu và chỉ tiêu

Một phần của quá trình lập kế hoạch là việc xây dựng chương trình ñể

ñạt ñược các mục tiêu và chỉ tiêu về môi trường của tổ chức. Chương trình

phải chỉ rõ vai trò, trách nhiệm, quá trình, nguồn lực, thời hạn, những nội

dung ưu tiên và các hành ñộng cần thiết ñể ñạt ñược các mục tiêu và chỉ tiêu

môi trường. Các hành ñộng này phải gắn liền với các quy trình, dự án, sản

phẩm, dịch vụ, các ñịa ñiểm hoặc các cơ sở vật chất của một ñịa ñiểm riêng

biệt. Trong quá trình lập kế hoạch mang tính chiến lược của mình, các tổ chức

có thể kết hợp các chương trình ñể ñạt ñược mục tiêu và chỉ tiêu môi trường

với các chương trình khác. Các chương trình ñể ñạt các mục tiêu và chỉ tiêu

môi trường sẽ giúp tổ chức hoàn thiện kết quả hoạt ñộng môi trường của

mình. Các chương trình này phải năng ñộng. Khi xảy ra những thay ñổi của

các quá trình, hoạt ñộng, dịch vụ và các sản phẩm trong phạm vi HTQLMT,

các mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình liên quan cần ñược sửa ñổi - nếu

cần thiết.

ðể ñạt ñược mục tiêu, chỉ tiêu của mình, tổ chức nên theo quá trình có

thể hữu ích sau:

Với mỗi cam kết về chính sách phải xác ñịnh từng mục tiêu và chỉ tiêu

tương ứng với cam kết ñó, thiết lập một hoặc các chương trình ñể ñạt từng

mục tiêu và chỉ tiêu ñó, xác ñịnh các chỉ số kết quả hoạt ñộng cụ thể và các

hành ñộng ñể thực hiện từng chương trình. Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể sau

ñó có thể phải ñược xác ñịnh lại ñể ñảm bảo rằng các chỉ số kết quả hoạt ñộng

và hành ñộng gắn liền với chúng. Quá trình này có thể ñược lặp lại nếu thích

hợp, ví dụ, nếu phải thay ñổi chính sách hay sau kết quả của cuộc họp xem xét

của lãnh ñạo. Bảng A.2 nêu ra các ví dụ về các bước trong quá trình này.

4.3.3.3. Chỉ số kết quả hoạt ñộng

Tổ chức phải lập các chỉ số có thể ño ñược về kết quả hoạt ñộng môi

trường. Các chỉ số này cần khách quan, có thể kiểm chứng và tái tạo lại.

Chúng cần phù hợp với hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, nhất

quán với chính sách môi trường, thực tế, hiệu quả về chi phí và khả thi về

công nghệ. Các chỉ số này có thể ñược sử dụng ñể theo dõi thành quả của tổ

chức khi hướng tới việc ñạt các mục tiêu và chỉ tiêu của mình. Chúng cũng có

thể ñược sử dụng cho những mục ñích khác, chẳng hạn như một phần của

quá trình chung ñể ñánh giá và nâng cao kết quả hoạt ñộng môi trường. Tổ

chức cần cân nhắc việc sử dụng cả các chỉ số kết quả hoạt ñộng môi trường

cũng như chỉ số về quản lý cho phù hợp với các khía cạnh môi trường có ý

nghĩa của mình.

Các chỉ số kết quả hoạt ñộng môi trường của một tổ chức là công cụ

quan trọng cho việc giám sát tính liên tục cải tiến.

Chú thích: Xem ISO 14031 và ISO/TR 14032 hướng dẫn cụ thể hơn về

việc lựa chọn và sử dụng các chỉ số kết quả hoạt ñộng môi trường.

Hỗ trợ thực hành - Các chỉ số kết quả hoạt ñộng

Nói chung, tiến triển ñể hướng tới mục tiêu có thể ñược ño bằng việc

sử dụng các chỉ số kết quả hoạt ñộng về môi trường như:

a) lượng nguyên liệu thô hoặc năng lượng ñược sử dụng,

b) lượng khí thải - ví dụ CO2,

c) chất thải phát sinh ra trên số lượng thành phẩm,

d) hiệu quả của nguyên liệu và năng lượng ñược sử dụng,

e) số sự cố môi trường (ví dụ thải quá các giới hạn),

f) số các tai nạn môi trường (ví dụ rò rỉ trái với quy ñịnh),

g) tỷ lệ phần trăm chất thải ñược tái chế,

h) tỷ lệ tái chế nguyên liệu dùng trong bao bì, ñóng gói,

i) số km vận chuyển bằng phương tiện vận tải dịch vụ trên một ñơn vị

sản phẩm,

j) thành phần ñịnh lượng các chất ô nhiễm cụ thể ñược thải ra, ví dụ

NOx, SO2, CO, VOCs, Pb, CFCs,

k) ñầu tư bảo vệ môi trường,

l) số các vụ kiện, và

m) diện tích vùng ñất bên ngoài dành cho các loài ñộng vật hoang dã cư

trú.

4.4. Áp dụng và vận hành hệ thống

Hướng dẫn chung - áp dụng và vận hành hệ thống

Tổ chức phải cung cấp các nguồn lực, khả năng, cơ cấu và cơ chế hỗ

trợ cần thiết ñể

a) ñạt ñược chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường,

b) ñáp ứng các yêu cầu thay ñổi của tổ chức,

c) trao ñổi thông tin các vấn ñề về HTQLMT với các bên hữu quan, và

d) ñảm bảo quá trình áp dụng và hoạt ñộng cải tiến liên tục HTQLMT

luôn ñược diễn ra ñể nâng cao kết quả hoạt ñộng môi trường của tổ chức.

ðể quản lý có hiệu quả các vấn ñề môi trường, HTQLMT có thể ñược

thiết kế, xem xét lại sao cho liên kết phù hợp và tích hợp với các quá trình

HTQL hiện có. Sự tích hợp này giúp tổ chức cân bằng và giải quyết các mâu

thuẫn giữa những mục tiêu môi trường với những mục tiêu hay các vấn ñề ưu

tiên khác của tổ chức, nếu có.

Các yếu tố của HTQL mà thấy rõ lợi ích qua sự tích hợp này gồm các

chính sách, phân bổ nguồn lực, kiểm soát tác nghiệp và tài liệu, thông tin và

các hệ thống hỗ trợ, ñào tạo và phát triển, cơ cấu tổ chức và trách nhiệm, các

hệ thống kiểm tra và khen thưởng, các hệ thống ño lường và giám sát, quá

trình ñánh giá nội bộ, trao ñổi thông tin và báo cáo.

4.4.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và thẩm quyền

Lãnh ñạo tổ chức phải quyết ñịnh và tạo nguồn lực thích ứng, có sẵn ñể

thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT. Nguồn lực này phải ñược

cung cấp hiệu quả, ñúng thời gian.

Khi xác ñịnh nguồn lực cần thiết ñể thiết lập, thực hiện và duy trì

HTQLMT, tổ chức cần cân nhắc:

- cơ sở hạ tầng,

- các hệ thống thông tin,

- ñào tạo,

- công nghệ, và

- tài chính, nhân lực và các nguồn lực khác cụ thể cho các tác nghiệp

của tổ chức.

Phân bổ nguồn lực cần cân nhắc cả nhu cầu hiện tại cũng như trong

tương lai của tổ chức. Tổ chức nên lập các thủ tục ñể theo dõi các lợi ích cũng

như các chi phí của hoạt ñộng môi trường hay các hoạt ñộng liên quan ñến

môi trường của mình khi phân bổ nguồn lực. Có thể bao gồm các vấn ñề như

chi phí kiểm soát ô nhiễm, rác thải và loại bỏ rác thải.

Phải ñịnh kỳ hoặc kết hợp với cuộc họp xem xét của lãnh ñạo ñể xem

xét lại việc phân bố nguồn lực nhằm ñảm bảo sự thích ứng của chúng. Khi

ñánh giá sự thích ứng của nguồn lực, cần xem xét những thay ñổi và/hoặc

những dự án hay các tác nghiệp mới so với kế hoạch ñã ñược lập.

Hỗ trợ thực hành - Nhân lực, các nguồn lực vật chất và tài chính

Cơ sở nguồn lực và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và hoặc nhỏ

(SME) có thể gây những hạn chế nhất ñịnh khi thực hiện HTQLMT. ðể vượt

qua những hạn chế này, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể xem xét các chiến

lược hợp tác với

a) khách hàng và nhà cung cấp lớn hơn, ñể chia sẻ công nghệ và kiến

thức,

b) các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác cùng nằm trong một hệ thống

cung ứng hoặc thuộc cùng cơ sở ñịa phương nhằm xác ñịnh và chỉ ra những

vấn ñề chung, chia sẻ kinh nghiệm, thúc ñẩy phát triển kỹ thuật, hợp tác sử

dụng cơ sở vật chất, dàn xếp sử dụng một cách có lựa chọn nguồn lực từ bên

ngoài,

c) các tổ chức tiêu chuẩn hoá, các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa,

phòng thương mại, các chương trình ñào tạo, nâng cao nhận thức, và

d) các trường ñại học và các trung tâm nghiên cứu khác, nhằm hỗ trợ và

cải tiến năng suất, ñổi mới.

Việc lập, thực hiện, duy trì thành công HTQLMT phụ thuộc rất lớn vào

việc lãnh ñạo cấp cao nhất xác ñịnh, giao phó trách nhiệm và thẩm quyền

trong tổ chức như thế nào (xem Hỗ trợ thực hành - Cơ cấu và Trách nhiệm).

Lãnh ñạo cấp cao nhất phải chỉ ñịnh một hoặc một số ñại diện lãnh ñạo

hay cán bộ chức năng có ñầy ñủ thẩm quyền, nhận thức, khả năng và nguồn

lực ñể:

a) ñảm bảo việc lập, thực hiện và duy trì HTQLMT ở tất cả các cấp của

tổ chức có áp dụng hệ thống, và

b) báo cáo lãnh ñạo cấp cao nhất về kết quả hoạt ñộng môi trường và

các cơ hội cải tiến nó.

Trách nhiệm của ñại diện lãnh ñạo có thể gồm việc trao ñổi qua lại với

các bên hữu quan về các vấn ñề liên quan ñến HTQLMT. ðại diện lãnh ñạo

có thể có những trách nhiệm khác trong tổ chức. Trong các tổ chức nhỏ,

người quản lý trưởng có thể thực hiện chức năng này.

Tổ chức phải xác ñịnh và thông báo các trách nhiệm, quyền hạn của

những người làm việc cho hoặc trên danh nghĩa của tổ chức mà công việc của

họ có liên quan ñến quản lý môi trường của tổ chức. Trách nhiệm về môi

trường không chỉ giới hạn thuần tuý về hoạt ñộng môi trường, nó có thể bao

gồm các lĩnh vực khác của tổ chức, như quản lý tác nghiệp hay những chức

năng nghiệp vụ khác (ví dụ mua sắm, kỹ thuật công nghệ, chất lượng v.v.).

Lãnh ñạo cần cung cấp các nguồn lực sao cho có khả năng hoàn thành các

trách nhiệm ñã ñược phân công. Trách nhiệm và quyền hạn cần ñược xem xét

lại khi có sự thay ñổi về cơ cấu của tổ chức.

Hỗ trợ thực hành - Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm

ðể ñảm bảo việc thiết lập và áp dụng HTQLMT có hiệu quả, cần phải

giao phó những trách nhiệm phù hợp.

Các ví dụ sau ñây minh hoạ về trách nhiệm môi trường

Ví dụ về trách nhiệm môi trường

Thiết lập phương hướng chung

Nghiên cứu, công bố chính sách môi

trường.

Lập các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường

và các chương trình

Giám sát kết quả hoạt ñộng chung của

HTQLMT

ðảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu

Người chịu trách nhiệm

Chủ tịch, Cán bộ quản lý ñiều hành

(CEO), hội ñồng quản trị

Chủ tịch, CEO, và những người thích

hợp khác

Những cán bộ quản lý liên quan

Cán bộ phụ trách về môi trường

Tất cả các cán bộ quản lý

pháp luật ñược áp dụng và các yêu cầu

khác mà tổ chức tán thành tuân thủ

Thúc ñẩy cải tiến liên tục

Xác ñịnh mong muốn của khách hàng

Xác ñịnh các yêu của của nhà cung cấp

Phát triển và duy trì các thủ tục kế toán

ðảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu

của HTQLMT

Xem xét lại hoạt ñộng của HTQLMT

Tất cả các cán bộ quản lý

Nhân viên marketing và bán hàng

Người mua hàng

Phụ trách tài chính/ kế toán

Tất cả những người làm việc cho hoặc

trên danh nghĩa của tổ chức

Lãnh ñạo cấp cao nhất

Chú thích: Các công ty và các viện có cơ cấu tổ chức khác nhau cần

xác ñịnh trách nhiệm quản lý môi trường dựa trên tiến trình công việc riêng

của họ. Ví dụ, trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ, người chủ có thể là người

chịu trách nhiệm với tất cả hoạt ñộng này.

4.4.2. Năng lực, ñào tạo và nhận thức

Lãnh ñạo cấp cao nhất có trách nhiệm chính trong việc xây dựng nhận

thức và thúc ñẩy nhân viên qua việc giải thích các giá trị môi trường của tổ

chức, thông tin về cam kết trong chính sách môi trường của mình, khuyến

khích tất cả những người làm việc cho hoặc trên danh nghĩa tổ chức nhận thức

tầm quan trọng của việc ñạt ñược mục tiêu và chỉ tiêu môi trường mà họ có

trách nhiệm. ðó là cam kết của các cá nhân trong việc chia sẻ các giá trị môi

trường, biến các quy ñịnh bằng văn bản trong HTQLMT thành quá trình thực

hiện có hiệu quả. Những người làm việc cho hoặc trên danh nghĩa của tổ chức

cần ñược khuyến khích ñưa ra những kiến nghị giúp các kết quả hoạt ñộng

môi trường ñược cải thiện.

Tổ chức cần ñảm bảo rằng tất cả những người làm việc cho hoặc trên

danh nghĩa tổ chức nhận thức ñược tầm quan trọng của sự phù hợp giữa chính

sách môi trường với các yêu cầu của HTQLMT, vai trò và trách nhiệm của họ

trong HTQLMT, các khía cạnh môi trường có ý nghĩa thực tế hoặc tiềm ẩn

cũng như các tác ñộng liên quan trong thực hiện công việc của họ, lợi ích của

kết quả hoạt ñộng ñược cải tiến và hậu quả nảy sinh do không áp dụng các

yêu cầu HTQLMT.

Chú thích 1: Tất cả những người làm việc cho hoặc trên danh nghĩa của

tổ chức bao gồm mọi nhân viên, nhà thầu, và có thể cả những bên có liên

quan khác.

Những người tiến hành các công việc có liên quan tới (các) khía cạnh

môi trường có ý nghĩa thực tế hoặc tiềm ẩn hoặc (các) tác ñộng liên quan phải

có năng lực thực hiện ñược công việc ñáp ứng ñược yêu cầu của HTQLMT.

ðối với các hoạt ñộng ñược xem là quan trọng nhất trong quản lý các khía

cạnh môi trường của mình, tổ chức phải xác ñịnh mức kiến thức, hiểu biết, kỹ

năng, hoặc năng lực ñể mỗi người riêng biệt có khả năng thực hiện chúng.

Một khi ñã xác ñịnh ñược yêu cầu về năng lực, tổ chức phải ñảm bảo rằng

những người ñược giao thực hiện các công việc này thực sự có năng lực mà

công việc ñó yêu cầu.

Chú thích 2: Xem 4.5.5 hướng dẫn về năng lực của các ñánh giá viên.

Năng lực phải dựa trên giáo dục, ñào tạo, kỹ năng, và/hoặc kinh

nghiệm thích ứng. Các yêu cầu về năng lực phải ñược cân nhắc trong quá

trình tuyển dụng, ñào tạo và phát triển các kỹ năng và khả năng trong tương

lai của những người làm việc cho hoặc trên danh nghĩa của tổ chức. Cũng nên

cân nhắc năng lực khi lựa chọn các nhà thầu và những người khác làm việc

cho hoặc trên danh nghĩa tổ chức.

Tổ chức nên xác ñịnh và ñánh giá bất kể sự khác biệt nào giữa năng lực

cần có ñể thực hiện một công việc và năng lực thực sự của một người ñược

yêu cầu thực hiện công việc ñó. Sự khác biệt này có thể ñược ñiều chỉnh qua

giáo dục, ñào tạo và phát triển các kỹ năng bổ sung v.v...

Các chương trình ñào tạo cần phản ánh các trách nhiệm ñã ñược xác

ñịnh trong HTQLMT và cần tính tới cả kiến thức và hiểu biết hiện có của học

viện về môi trường. Các chương trình ñào tạo liên quan tới HTQLMT có thể

bao gồm:

a) xác ñịnh các nhu cầu ñào tạo người lao ñộng,

b) thiết kế và phát triển kế hoạch ñào tạo gắn liền với các nhu cầu ñào

tạo ñã ñược xác ñịnh,

c) xác minh phù hợp với các yêu cầu ñào tạo HTQLMT,

d) ñào tạo theo nội dung cụ thể cho các nhóm lao ñộng,

e) lập văn bản và giám sát kết quả ñào tạo, và

f) ñánh giá về kết quả ñào tạo theo các yêu cầu và nhu cầu ñào tạo ñã

ñược xác ñịnh.

Hỗ trợ thực hành - Năng lực, ñào tạo và nhận thức

Các ví dụ về các loại hình ñào tạo môi trường mà tổ chức có thể cung

cấp như sau

Loại hình ñào tạo ðối tượng tiếp thu Mục ñích

Nâng cao nhận thức về tầm

quan trọng của quản lý môi

trường

Các nhà quản lý cao cấp ðạt ñược cam kết môi

trường của tổ chức

Nâng cao nhận thức chung

về môi trường

Tất cả người lao ñộng ðạt ñược cam kết về chính

sách môi trường, mục tiêu

và chỉ tiêu của tổ chức, và

nâng cao trách nhiệm của

các cá nhân

ðào tạo về các yêu cầu của

HTQLMT

Những người chịu trách

nhiệm trong HTQLMT

Hướng dẫn làm thế nào ñẻ

ñáp ứng yêu cầu, ñiều hành

các quy trình thủ tục, v.v...

Nâng cao kỹ năng Người lao ñộng chịu trách

nhiệm về môi trường

Nâng cao kết quả hoạt ñộng

trong mọi lĩnh vực của tổ

chức, như vận hành, nghiên

cứu và phát triển, ñiều hành

ðào tạo về sự phù hợp Những người lao ñộng hoạt

ñộng của họ ảnh hưởng tới

ðạt ñược sự phù hợp với

các yêu cầu ñào tạo bắt

sự phù hợp buộc và nâng cao sự phù

hợp với các yêu cầu pháp

luật ñược áp dụng và các

yêu cầu khác mà tổ chức

phải thực hiện.

4.4.3. Trao ñổi thông tin

Hướng dẫn chung - Trao ñổi thông tin

Tổ chức cần căn cứ theo nhu cầu riêng của mình hoặc những nhu cầu

của các bên hữu quan ñể lập, thực hiện và duy trì các thủ tục ñể trao ñổi thông

tin trong nội bộ và với bên ngoài về chính sách môi trường, về kết quả hoạt

ñộng môi trường của mình hoặc những thông tin khác. Các bên hữu quan có

thể gồm, ví dụ, dân cư khu vực gần kề, các tổ chức phi chính phủ, khách

hàng, nhà thầu, nhà cung cấp, nhà ñầu tư, các tổ chức cung cấp dịch vụ ứng

cứu khẩn cấp và những người thực thi các quy ñịnh pháp luật.

Mục ñích và lợi ích của trao ñổi thông tin có thể gồm:

a) chứng minh cam kết và nỗ lực của tổ chức ñể nâng cao kết quả hoạt

ñộng môi trường, cũng như kết quả của những nỗ lực ñó,

b) nâng cao nhận thức và khuyến khích ñối thoại về chính sách môi

trường, kết quả hoạt ñộng môi trường và các thành tựu liên quan các của tổ

chức,

c) tiếp nhận, xem xét và trả lời các câu hỏi, những mối quan ngại hoặc

các ñầu vào khác, và

d) thúc ñẩy liên tục cải tiến kết quả hoạt ñộng môi trường.

4.4.3.1. Trao ñổi thông tin trong nội bộ

Việc trao ñổi thông tin giữa và trong các cấp và bộ phận chức năng

trong tổ chức ñóng vai trò quan trọng ñối với hiệu quả HTQLMT. Ví dụ, trao

ñổi thông tin rất quan trọng ñể giải quyết vấn ñề, ñể phối hợp các hoạt ñộng,

ñể theo dõi các kế hoạch hành ñộng và ñể phát triển hơn nữa HTQLMT. Viêc

cung cấp các thông tin phù hợp với những người lao ñộng của tổ chức sẽ thúc

ñẩy họ chấp nhận những nỗ lực của tổ chức ñể nâng cao kết quả hoạt ñộng

của tổ chức sẽ thúc ñẩy họ chấp nhận những nỗ lực của tổ chức ñể nâng cao

kết quả hoạt ñộng môi trường của tổ chức. Việc trao ñổi thông tin có thể giúp

người lao ñộng ñáp ứng ñầy ñủ các trách nhiệm của mình và tổ chức ñể ñạt

ñược các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Tổ chức cần có quá trình ñể khuyến

khích việc phản hồi và tham gia của tất cả các cấp trong tổ chức, phải có cơ

chế tiếp nhận, phản hồi ñối với những kiến nghị và thực hiện trên danh nghĩa

của tổ chức, như nhà thầu hoặc Nhà cung cấp rất quan trọng. Các kết quả

quan trắc, ñánh giá và xem xét của lãnh ñạo về HTQLMT phải ñược thông

báo cho những người thích ứng trong tổ chức.

Hiện có rất nhiều phương pháp trao ñổi thông tin nội bộ, ví dụ các biên

bản họp, thông báo trên bảng tin, tin nội bộ, hộp thư hoặc lược ñồ ñề xuất ñề

án kiến nghị, trang web, e-mail, các hội nghị và uỷ ban liên hợp.

4.4.3.2. Trao ñổi thông tin với bên ngoài

Trao ñổi thông tin với các bên hữu quan là công cụ quan trọng và hiệu

quả ñối với hoạt ñộng quản lý môi trường. Cần có các phương pháp chủ ñộng

ñể nâng hiệu quả của hoạt ñộng trao ñổi thông tin với bên ngoài. Tổ chức nên

cân nhắc các chi phí và lợi ích tiềm ẩn bởi các cách tiếp cận khác nhau trong

việc phát triển kế hoạch trao ñổi thông tin phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể

của mình. ðồng thời tổ chức cũng cần cân nhắc liệu những khía cạnh môi

trường nào của các bên hữu quan có liên quan tới việc cung ứng, liên quan tới

các sản phẩm của mình và chúng cần ñược thông tin với bên ngoài.

Ít nhất, tổ chức cần thiết, thực hiện và duy trì các thủ tục tiếp nhận, lập

văn bản và hồi ñáp về các thông tin liên quan từ các bên hữu quan bên ngoài.

Sẽ hiệu ích hơn nếu tổ chức có quy ñịnh bằng văn bản về hoạt ñộng trao ñổi

thông tin với bên ngoài.

Bất kể quyết ñịnh nào mà tổ chức ñưa ra ñể chủ ñộng hay phản hồi trao

ñổi thông tin với bên ngoài ñều phải ñược lưu trữ lại dưới dạng hồ sơ. Tổ chứ

nên thực hiện quá trình trao ñổi thông tin với các bên hữu quan bên ngoài khi

có tình huống khẩn cấp hoặc sự cố mà chúng có thể ảnh hưởng hoặc gây quan

tâm cho họ.

Có nhiều phương pháp trao ñổi thông tin bên ngoài có thể khuyến

khích việc hiểu và chấp nhận những nỗ lực quản lý môi trường của tổ chức và

thúc ñẩy ñối thoại với các bên hữu quan. Các phương pháp thông tin bao gồm

ví dụ, thảo luận không chính thức, có những ngày mở cửa tham quan của tổ

chức, lập nhóm chuyên ngành, ñối thoại cộng ñồng, tham gia các sự kiện

trong cộng ñồng, trang web, e-mail, thông cáo báo chí, quảng cáo và bản tin

ñịnh kỳ báo cáo thường niên (hoặc ñịnh kỳ) và các ñường dây nóng.

Hỗ trợ thực hành - Trao ñổi thông tin nội bộ và bên ngoài

Các ví dụ về thông tin ñược trao ñổi bao gồm

a) thông tin chung về tổ chức,

b) tuyên bố của lãnh ñạo, nếu thích hợp

c) chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường,

d) các quá trình quản lý môi trường (bao gồm sự tham gia của người

lao ñộng và các bên hữu quan),

e) các cam kết của tổ chức về việc liên tục cải tiến và ngăn ngừa ô

nhiễm,

f) các thông tin liên quan ñến các khía cạnh môi trường của sản phẩm

dịch vụ, ñược chuyển tải thông qua các nhãn và các bản tự công bố vệ môi

trường

g) thông tin về kết quả hoạt ñộng môi trường của tổ chức bao gồm các

xu hướng (ví dụ giảm thiểu chất thải, quản lý sản phẩm, kết quả hoạt ñộng

trong quá khứ),

h) sự phù hợp của tổ chức với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu

khác mà tổ chức tán thành tuân thủ, các hành ñộng khắc phục ñã ñược thực

hiện ñối với các trường hợp không phù hợp ñã ñược xác ñịnh.

i) thông tin bổ sung trong các báo cáo, như danh sách chú thích các từ

ngữ chuyên môn,

j) thông tin tài chính như tiết kiệm chi phí hoặc ñầu tư vào các dự án

môi tường,

k) các chiến lược tiềm năng ñể cải tiến kết quả hoạt ñộng môi trường

của tổ chức,

l) thông tin liên quan ñến các sự cố môi trường, và

m) các nguồn thông tin chi tiết hơn, như các người liên hệ hoặc trang

web.

ðối với cả trao ñổi thông tin nội bộ cũng như với bên ngoài về môi

trường, ñiều quan trọng phải lưu ý là:

- thông tin cần dễ hiểu và ñược giải thích thoả ñáng,

- thông tin có thể kiểm chứng nguồn gốc,

- tổ chức nên trình bày bằng dữ liệu/ ñồ thị ñể minh hoạ chính xác kết

quả hoạt ñộng của mình,

- nếu có thể, thông tin nên ñược trình bày theo dạng so sánh (ví dụ bằng

cùng các ñơn vị ño lường giống nhau).

4.4.3.3. Các quá trình trao ñổi thông tin

Tổ chức nên cân nhắc bản chất, quy mô, các khía cạnh môi trường có ý

nghĩa của mình, bản chất và nhu cầu của các bên hữu quan khi thiết lập

chương trình trao ñổi thông tin.

Tổ chức nên cân nhắc các bước của quá trình dưới ñây:

a) thu thập hoặc tập hợp các thông tin, yêu cầu kể cả từ phía các bên

hữu quan,

b) quyết ñịnh ñối tượng tiếp nhận chính, loại thông tin, nhu cầu ñối

thoại,

c) lựa chọn thông tin liên quan tới lợi ích của ñối tượng tiếp nhận thông

tin chính,

d) quyết ñịnh thông tin sẽ ñược trao ñổi tới ñối tượng tiếp nhận thông

tin,

e) quyết ñịnh phương pháp trao ñổi thông tin phù hợp,

f) ñịnh kỳ ñánh giá và quyết ñịnh tính hiệu quả của quá trình trao ñổi

thông tin.

4.4.4. Tài liệu

ðể ñảm bảo HTQLMT của mình ñược hiểu và thực hiện hiệu quả, tổ

chức cần lập và duy trì hệ thống tài liệu thích hợp. Mục ñích của tài liệu này

là ñể cung cấp những thông tin cần thiết tới người lao ñộng và các bên hữu

quan khác. Tài liệu nên ñược thu thập và duy trì theo cách phản ánh ñược văn

hoá và nhu cầu của tổ chức, xây dựng và nâng cao hệ thống thông tin hiện có

của nó. Quy mô các tài liệu của tổ chức này có thể khác so với tổ chức khác

nhưng cần miêu tả ñược HTQLMT của tổ chức (xem hỗ trợ thực hành - phần

tài liệu nêu dưới ñây).

Tổ chức có thể lựa chọn ñể tổng kết thông tin theo dạng sổ tay diễn tả

tổng quan hay tóm lược HTQLMT và có thể ñịnh hướng cho các tài liệu liên

quan. Cấu trúc của sổ tay về HTQLMT không nhất thiết theo cấu trúc các

hạng mục của TCVN ISO 14001 hay bất kỳ tiêu chuẩn nào khác.

ðể quản lý hiệu quả các quá trình chủ chốt của mình, (ví dụ các quá

trình liên quan ñến các khía cạnh môi trường ý nghĩa ñã ñược xác ñịnh), tổ

chức phải lập (một) nhiều thủ tục mô tả một cách ñủ chi tiết và phù hợp cách

thức cụ thể thực hiện mỗi quá trình. Nếu tổ chức quyết ñịnh không văn bản

một thủ tục nào ñó thì người lao ñộng liên quan cần ñược thông báo nhờ trao

ñổi thông tin hoặc phải ñào tạo một cách thoả ñáng về các yêu cầu ñó (xem

4.4.2).

Các hồ sơ cung cấp thông tin về những kết quả ñạt ñược hoặc chứng cứ

về hoạt ñộng ñã thực hiện, là một phần của hệ thống tài liệu của tổ chức,

nhưng nói chung, chúng ñược kiểm soát thông qua các quá trình quản lý khác

(xem 4.5.4).

Các tài liệu có thể ñược quản lý bằng bất kể phương thức nào (bản in,

ñiện tử, ảnh, áp phích) miễn là hữu ích, rõ ràng, dễ hiểu và dễ truy cập ñối với

những người cần thông tin chứa ñựng trong ñó. Có nhiều ưu ñiểm khi lưu trữ

tài liệu dưới dạng tệp tin ñiện tử, như dễ cập nhật, kiểm soát việc truy cập, và

ñảm bảo rằng tất cả người sử dụng ñang dùng những phiên bản hiệu lực của

tài liệu.

Nếu các quá trình của HTQLMT song song với các quá trình của các hệ

thống quản lý khác, tổ chức cần kết hợp tài liệu môi trường liên quan với tài

liệu của các hệ thống khác.

Hỗ trợ thực hành - Tài liệu

Các ví dụ về tài liệu bao gồm

a) công bố về chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu,

b) mô tả phạm vi của HTQLMT,

c) mô tả các chương trình và trách nhiệm

d) thông tin về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa,

e) các thủ tục,

f) thông tin về quá trình,

g) sơ ñồ tổ chức,

h) các tiêu chuẩn nội bộ và bên ngoài,

i) các phương án liên quan tình trạng khẩn cấp và

j) các hồ sơ.

4.4.5. Kiểm soát tài liệu

Kiểm soát tài liệu HTQLMT là rất quan trọng ñể ñảm bảo

a) tài liệu có thể ñược phân biệt là ñể dùng cho tổ chức, phòng ban, bộ

phận chức năng, hoạt ñộng hoặc người có liên quan

b) các tài liệu (không phải hồ sơ) sẽ ñược ñịnh kỳ xem xét, sửa ñổi khi

cần thiết và phải ñược phê duyệt bởi người có thẩm quyền trước khi phát

hành,

c) các phiên bản hiện hành của tài liệu liên quan phải có sẵn ở tất cả các

nơi tiến hành các tác nghiệp mà chúng ảnh hưởng một cách cơ bản ñến chức

năng của hệ thống, và

d) những tài liệu ñã lạc hậu phải ñược loại bỏ khỏi nơi phát hành, nơi

sử dụng. Trong một số tình huống, ví dụ do mục ñích pháp lý và/ hoặc bảo

tồn kiến thức, các tài liệu dù lạc hậu có thể vẫn ñược lưu giữ.

Các tài liệu có thể ñược kiểm soát hiệu quả nhờ:

- xây dựng ñịnh dạng thích hợp gồm tiêu ñề nhất quán, ñánh số, ghi

ngày tháng, tình trạng sửa chữa, soát xét và thẩm quyền sửa chữa,

- chỉ ñịnh việc xem xét, phê duyệt tài liệu cho những người có ñủ năng

lực kỹ thuật và thẩm quyền tổ chức, và

- duy trì hệ thống phân phối tài liệu hiệu quả.

4.4.6. Kiểm soát các tác nghiệp

Hướng dẫn chung - Kiểm soát các tác nghiệp

Tổ chức phải áp dụng một số dạng kiểm soát tác nghiệp ñáp ứng những

cam kết về chính sách môi trường của mình, ñạt ñược các mục tiêu và chỉ

tiêu, thực hiện ñược các yêu cầu pháp luật hiện hành và các yêu cầu khác mà

tổ chức tán thành tuân thủ, quản lý ñược các khía cạnh môi trường có ý

nghĩa. ðể lập kế hoạch kiểm soát các tác nghiệp một cách hiệu quả và hữu

hiệu tổ chức cần xác ñịnh tại khâu nào cần kiểm soát và mục ñích việc kiểm

soát là gì. Nên quy ñịnh các dạng và mức ñộ kiểm soát ñể chúng ñáp ứng các

mục ñích của tổ chức. Những dạng kiểm soát tác nghiệp nào ñã ñược chọn thì

cần duy trì và ñịnh kỳ ñoán giá ñể ñảm bảo tính liên tục hiệu quả của chúng.

4.4.6.1. Xác ñịnh các nhu cầu kiểm soát tác nghiệp

Tổ chức có thể sử dụng các dạng kiểm soát tác nghiệp ñể:

a) quản lý các khía cạnh môi trường ý nghĩa.

b) ñảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác

mà tổ chức tán thành tuân thủ,

c) ñạt các mục tiêu và chỉ tiêu, ñảm bảo tính nhất quán với chính sách

môi trường của tổ chức kể cả cam kết ngăn ngừa ô nhiễm, liên tục cải tiến

d) tránh hoặc giảm thiểu các rủi ro môi trường.

Khi xác ñịnh các nhu cầu kiểm soát tác nghiệp, tổ chức nên cân nhắc tất

cả các tác nghiệp của mình có liên quan các chức năng quản lý như mua sắm,

bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển, thiết kế và kỹ thuật công nghệ,

các quá trình hoạt ñộng ngày này qua ngày khác, như sản xuất, bảo dưỡng,

phân tích của phòng thí nghiệm, lưu kho sản phẩm, và các quá trình bên ngoài

như cung cấp sản phẩm và dịch vụ.

Tổ chức cũng phải cân nhắc cách ñể có thể tác ñộng tới các nhà thầu,

nhà cung cấp tham gia quản lý các khía cạnh môi trường nhằm ñạt mục tiêu

và chỉ tiêu hay nói khác ñi ñể ñáp ứng các yêu cầu pháp luật mà tổ chức phải

áp dụng hay các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành áp dụng. Tổ chức phải ác

lập những hình thức kiểm soát tác nghiệp mà mình xem là cần thiết, như các

thủ tục, các hợp ñồng hoặc các thoả thuận với các nhà cung cấp ñã ñược văn

bản và thông báo những ñiều ñó một cách thích hợp cho những nhà thầu, nhà

cung cấp.

4.4.6.2. Thiết lập những hình thức kiểm soát tác nghiệp

Có nhiều dạng kiểm soát tác nghiệp khác nhau, như các thủ tục, hướng

dẫn công việc, kiểm soát về mặt lý học, sử dụng những người ñã ñược ñào tạo

hay mọi sự kết hợp của chúng. Việc lựa chọn những phương pháp cụ thể nào

ñó phụ thuộc vào một số nhân tố, như kỹ năng và kinh nghiệm của người thực

hiện tác nghiệp ñó cũng như tính phức tạp, mức ý nghĩa môi trường của bản

thân tác nghiệp ñó.

Cách thông thường ñể xác lập những hoạt ñộng kiểm soát tác nghiệp

bao gồm:

a) chọn phương pháp kiểm soát.

b) chọn chuẩn mực có thể chấp nhận ñược của tác nghiệp,

c) thiết lập các thủ tục cần thiết, mà các thủ tục ñó nêu rõ các tác

nghiệp sẽ ñược lập kế hoạch, ñược tiến hành và ñược kiểm soát như thế nào,

d) văn bản hoá các thủ tục cần thiết dưới dạng các chỉ dẫn, ký hiệu,

biểu mẫu, hình ảnh, v.v.

Cùng với các thủ tục, hướng dẫn công việc và các cơ chế kiểm soát

khác, kiểm soát tác nghiệp có thể gồm việc tạo các kết quả ño lường, ñánh giá

và việc xác ñịnh liệu các chuẩn mực hoạt ñộng có ñược ñáp ứng hay không.

Tổ chức có thể lựa chọn thiết lập các thủ tục ñể nâng cao khả năng vận

dụng các cách kiểm soát của mình một cách nhất quán. Những cách kiểm soát

tác nghiệp có thể xem là thành phần quan trọng của các chương trình quản lý

môi trường của tổ chức (xem 4.3.3.2).

Kiểm soát các tác nghiệp cần gắn liền việc ñào tạo những người có

tham gia chức năng kiểm soát ñể ñảm bảo rằng các quy ñịnh kiểm soát tác

nghiệp ñược thực hiện như kế hoạch ñã ñịnh.

Chú thích: xem 4.4.2. Hướng dẫn chi tiết hơn về ñào tạo.

Một khi các kiểm soát tác nghiệp ñã ñược lập, tổ chức cần giám sát tình

trạng áp dụng thường xuyên các quy ñịnh kiểm soát này cũng như hiệu quả

của ó, lập kế hoạch và tiến hành các hành ñộng khắc phục khi cần thiết.

Hỗ trợ thực hành - Kiểm soát tác nghiệp

Tổ chức phải cân nhắc các tác nghiệp khác nhau gắn liền với các khía

cạnh môi trường quan trọng của mình khi thiết lập hoặc cải biên các dạng

kiểm soát. Các ví dụ của các dạng tác nghiệp như vậy bao gồm:

a) ñòi hỏi, cấu trúc, hoặc những cải biên về cơ sở vật chất, tài sản, nhà

xưởng.

b) hợp ñồng,

c) dịch vụ khách hàng,

d) quản lý và lưu kho các nguyên liệu thô,

e) tiếp thị và quảng cáo,

f) các quá trình sản xuất và bảo dưỡng,

g) mua sắm,

h) nghiên cứu, thiết kế, và triển khai kỹ thuật công nghệ,

i) lưu kho các sản phẩm,

j) vận chuyển, và

k) nâng cao tính hiệu dụng các quá trình (như cung cấp năng lượng và

nước, tái chế, quản lý chất thải và nước thải).

4.4.7. Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp

Tổ chức phải thiết lập, áp dụng và duy trì (một hoặc) các thủ tục cụ thể

cách làm thế nào ñể xác ñịnh các tình huống khẩn cấp và các sự cố tiềm ẩn có

thể có tác ñộng có hại tới môi trường, và cách thích hợp ñể làm giảm nhẹ hay

các hành ñộng ứng phó khi các tình huống như vậy xảy ra. Khi thích hợp, cần

cân nhắc ñể các thủ tục hay cách kiểm soát liên quan sẽ bao gồm:

a) các nguồn phát thải khí vào khí quyển do tình huống dạng sự cố,

b) các nguồn thải vào nguồn nước, ñất dạng sự cố, và

c) những ảnh hưởng cụ thể tới môi trường và hệ sinh thái do việc rò rỉ

dạng sự cố.

(Các) thủ tục phải gắn liền các hậu quả tiềm ẩn do các ñiều kiện tác

nghiệp bất bình thường, do tình huống khẩn cấp và các sự cố tiềm ẩn.

Hỗ trợ thực hành - Chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp

Trách nhiệm của mỗi tổ chức là phải thiết lập (các) thủ tục chuẩn bị và

ứng phó với tình trạng khẩn cấp sao cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của

mình. Khi xác lập (các) thủ tục này, tổ chức cần cân nhắc:

a) bản chất của các mối nguy hại tại chỗ (Như chất lỏng cháy nổ, bồn

chứa khí nén trong trường hợp bị rò rỉ hay tháo xả dạng sự cố)

b) loại hình tiềm ẩn của các tình huống khẩn cấp xảy ra ở gần cơ sở của

mình (ví dụ như nhà máy, ñường xá, ñường ray tàu hoả),

d) các phương pháp thích ứng nhất ñể ứng phó với các sự cố hoặc tình

huống khẩn cấp,

e) các hành ñộng cần thiết ñể giảm thiểu thiệt hại về môi trường,

f) ñào tạo nguồn nhân lực ứng phó với trường hợp khẩn cấp,

g) lập cơ cấu tổ chức và trách nhiệm ñối với tình trạng khẩn cấp

h) các lối thoát hiểm và các ñịa ñiểm tập hợp,

i) danh sách người và các cơ quan cứu trợ chính, bao gồm thông tin liên

lạc chi tiết (ví dụ ñồ cứu hoả, dịch vụ làm sạch những chất bị trào, ñổ),

j) khả năng hỗ trợ lẫn nhau của các tổ chức gần kề,

k) các phương án trao ñổi thông tin nội bộ và với bên ngoài,

l) các hành ñộng ứng cứu và làm giảm nhẹ cần ñược thực hiện ñôố với

các dạng khác nhau của tình huống khẩn cấp hoặc sự cố,

m) nhu cầu về (các) quá trình ñánh giá sau khi xảy ra sự cố ñể lập và

thực hiện các hành ñộng khắc phục sửa chữa,

n) kiểm tra ñịnh kỳ ñối với (các) thủ tục ứng phó tình trạng khẩn cấp,

o) thông tin về nguyên liệu ñộc hại, bao gồm tác ñộng môi trường tiềm

ẩn của mỗi nguyên liệu, và các biện pháp phải tiến hành khi chúng ngẫu nhiên

bị rò rỉ.

p) kế hoạch ñào tạo và kiểm tra tính hiệu quả và

q) quy trình ñánh giá sau khi xảy ra sự cố ñể xác ñịnh các hành ñộng

khắc phục, phòng ngừa.

4.5. Kiểm tra

Hướng dẫn chung - kiểm tra

Hoạt ñộng kiểm tra bao gồm ño lường, giám sát và ñánh giá kết quả

hoạt ñộng môi trường của tổ chức. Hành ñộng phòng ngừa có thể ñược sử

dụng ñể xác ñịnh và ngăn ngừa các vấn ñề tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra.

Hành ñộng khắc phục phải bao gồm với việc xác ñịnh và khắc phục các vấn

ñề trong HTQLMT.

Quy trình xác ñịnh sự không phù hợp trong HTQLMT và tiến hành các

hành ñộng khắc phục hoặc phòng ngừa giúp tổ chức triển khai và duy trì

HTQLMT như ñã ñịnh. Lưu trữ các hồ sơ dữ liệu và quản lý chúng một cách

hiệu quả sẽ giúp cung cấp cho tổ chức nguồn thông tin ñáng tin cậy về hoạt

ñộng và các kết quả của HTQLMT. Những cuộc ñánh giá HTQLMT ñịnh kỳ

giúp tổ chức thẩm ñịnh lại rằng hệ thống ñó ñược thiết kế và hoạt ñộng ñúng

dự ñịnh. Tất cả các công cụ này hỗ trợ việc ñánh giá kết quả hoạt ñộng.

4.5.1. Giám sát và ño lường

Tổ chức phải có một phương pháp tiếp cận mang tính hệ thống ñể

thường xuyên ño lường và giám sát kết quả hoạt ñộng môi trường của mình.

Hoạt ñộng giám sát bao gồm thu thập thông tin, như các kết quả ño hoặc quan

sát theo thời gian ñã qua. Các kết quả ño có thể ñịnh tính hoặc ñịnh lượng.

Giám sát và ño lường có thể phục vụ cho nhiều mục ñích trong HTQLMT,

như

a) bám sát tiến trình ñáp ứng các cam kết chính sách, ñạt mục tiêu và

chỉ tiêu, và liên tục cải tiến.

b) tạo các thông tin ñể xác ñịnh các khía cạnh môi trường có ý nghĩa

c) giám sát tình trạng phát thải, xả thải ñể ñáp ứng các yêu cầu pháp

luật phải áp dụng và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành tuân thủ.

d) giám sát việc tiêu thụ nước, năng lượng hoặc nguyên liệu thô ñể ñáp

ứng mục tiêu và chỉ tiêu,

e) cung cấp dữ liệu hỗ trợ hoặc ñánh giá hoạt ñộng kiểm soát tác

nghiệp.

f) cung cấp dữ liệu ñể ñánh giá kết quả hoạt ñộng môi trường của tổ

chức, và

g) cung cấp dữ liệu ñể ñánh giá kết quả hoạt ñộng của HTQLMT.

ðể ñạt ñược các mục tiêu này, tổ chức nên lập kế hoạch cần ño cái gì,

nơi và khi nào phải ño, phương pháp nào ñược sử dụng. ðể tập trung nguồn

lực vào các phép ño quan trọng nhất, tổ chức cần xác ñịnh các ñặc ñiểm chủ

yếu của các quá trình và các hoạt ñộng mà chúng có thể ño ñược và chúng

cũng cung cấp những thông tin hữu ích nhất.

Chú thích: xem 4.3.3.3. hướng dẫn chi tiết hơn về các chỉ số kết quả

hoạt ñộng.

Những phép ño phải ñược tiến hành trong ñiều kiện ñược kiểm soát và

với quá trình ño thích hợp ñể ñảm bảo tính hiệu lực của kết quả, như thiết bị

ño lường và giám sát phải ñược hiệu chuẩn hay kiểm ñịnh thích hợp, phép ño

do người có trình ñộ tiến hành, sử dụng các phương pháp quản lý chất lượng

thích ứng.

Khi cần minh chứng có hiệu lực của các kết quả ño, ñịnh kỳ hoặc trước

khi sử dụng, thiết bị ño phải ñược hiệu chuẩn hoặc kiểm ñịnh bằng các chuẩn

ño có thể liên kết với các chuẩn ño quốc gia hoặc quốc tế. Nếu không có các

chuẩn như vậy, phải lập và lưu hồ sơ về cơ sở ñã ñược sử dụng ñể hiệu chuẩn.

Các thủ tục dạng văn bản ñể tiến hành việc ño lường và giám sát có thể giúp

tạo sự ổn ñịnh trong các phép ño và nâng cao ñộ tin cậy của các dữ liệu ñó.

Kết quả ño lường và giám sát cần ñược phân tích và dùng ñể xác ñịnh

cả về kết quả cũng như các lĩnh vực ñòi hỏi cần có sự khắc phục hay hành

ñộng cải tiến.

4.5.2. ðánh giá sự tuân thủ

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục ñánh giá ñịnh kỳ sự

phù hợp của tổ chức với các yêu cầu pháp luật hiện ñược áp dụng ñối với các

khía cạnh môi trường của mình vốn ñược xem như một phần trong cam kết

của tổ chức về sự phù hợp. Tổ chức phải có hồ sơ ghi nhận các kết quả của

việc ñánh giá này.

Phạm vi ñánh giá sự phù hợp có thể bao gồm nhiều yêu cầu pháp luật

hoặc một yêu cầu ñơn lẻ. Có nhiều biện pháp có thể ñược sử dụng ñể ñánh giá

sự phù hợp, gồm các quá trình như

a) ñánh giá (Audis),

b) xem xét lại tài liệu và/ hoặc hồ sơ lưu trữ,

c) kiểm tra cơ sở vật chất,

d) phỏng vấn,

e) xem xét dự án hoặc công việc,

f) phân tích các mẫu thường ngày hoặc các kết quả thử nghiệm và hoặc

thẩm tra việc lấy mẫu/ thử nghiệm, và

g) tham quan cơ sở vật chất và/ hoặc quan trắc trực tiếp.

Tổ chức cần quy ñịnh tần suất và phương pháp luật phù hợp với quy

mô, loại hình và tính phức tạp của tổ chức khi ñánh giá sự phù hợp. Tần suất

có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố như kết quả về sự phù hợp trước khi hoặc các

yêu cầu pháp luật cụ thể. Sẽ thuận lợi nếu ñịnh kỳ tiến hành ñược sự xem xét

ñộc lập.

Chương trình ñánh giá sự phù hợp có thể ñược tích hợp với các hoạt

ñộng ñánh giá khác. Chẳng hạn, ñánh giá (audit) hệ thống quản lý, ñánh giá

về an toàn và sức khoẻ, thanh tra hay kiểm tra tình trạng ñảm bảo về chất

lượng.

Tương tự, tổ chức cần ñánh giá ñịnh kỳ sự phù hợp của mình với các

yêu cầu khác mà tổ chức tuân thủ (xem 4.3.2.2 hướng dẫn cụ thể hơn về các

yêu cầu khác). Tổ chức có thể thiết lập một quy trình riêng biệt ñể tiến hành

các ñánh giá như vậy hoặc có thể chọn cách kết hợp những kiểu ñánh giá này

với các cách ñánh giá khác của mình về sự phù hợp với các yêu cầu pháp luật

(xem ở trên), quá trình xem xét của lãnh ñạo (xem 4.6) hoặc các quá trình

ñánh giá khác. Phải lưu giữ hồ sơ các cuộc ñánh giá ñịnh kỳ này.

4.5.3. Sự không phù hợp, hành ñộng khắc phục, hành ñộng phòng

ngừa

ðể HTQLMT hiệu quả trên cơ sở liên tục vận hành, tổ chức cần có

phương pháp hệ thống ñể xác ñịnh (các) sự không phù hợp thực tế và tiềm ẩn,

tiến hành những sự khắc phục, hành ñộng khắc phục và phòng ngừa, ngăn

ngừa các vấn ñề trước khi chúng xảy ra. Sự không phù hợp là sự không ñáp

ứng một yêu cầu. Yêu cầu có thể ñược nêu liên quan với HTQL hoặc theo

nghĩa kết quả hoạt ñộng môi trường. Những tình huống có thể xảy ra tại một

phần hệ thống mà phần ñó không thể thực hiện ñúng chức năng như ñã dự

tính hoặc các yêu cầu kết quả hoạt ñộng môi trường không ñược ñáp ứng.

Các ví dụ của những tình huống như vậy có thể gồm

a) Kết quả hoạt ñộng hệ thống:

1) không xác lập ñúng các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường;

2) không xác ñịnh ñúng các trách nhiệm mà HTQLMT ñòi hỏi, như

trách nhiệm ñể ñạt ñược các mục tiêu và chỉ tiêu hoặc sự chuẩn bị và ứng phó

với tình huống khẩn cấp, và

3) không ñánh giá ñịnh kỳ ñược sự phù hợp với các yêu cầu pháp luật

ñịnh kỳ.

b) Kết quả hoạt ñộng môi trường:

1) không ñạt ñược các chỉ tiêu giảm năng lượng;

2) không thực hiện ñược các yêu cầu bảo dưỡng như lịch trình, và

3) không ñáp ứng các chỉ tiêu vận hành (ví dụ mức giới hạn cho phép).

Quá trình ñánh giá nội bộ HTQLMT nêu tại phần 4.5.5 là một cách xác

ñịnh ñịnh kỳ những sự không phù hợp. Việc xác ñịnh sự không phù hợp cũng

có thể ñược coi là một phần trách nhiệm trong tác nghiệp thường ngày của

những người gắn liền nhất với công việc có những vấn ñề tiềm ẩn hoặc thực

tế.

Một khi xác ñịnh ñược sự không phù hợp, phải ñiều tra ñể tìm nguyên

nhân ñể từ ñó hành ñộng khắc phục sẽ tập trung vào phần tương ứng của hệ

thống. Khi triển khai kế hoạch tìm ra sự không phù hợp, tổ chức cần cân nhắc

các hành ñộng nào cần ñược thực hiện ñể chỉ ra (ñể giảm nhẹ) vấn ñề, những

thay ñổi nào cần thực hiện ñể khắc phục tình huống [ñể khôi phục (các) hoạt

ñộng bình thường], và nên làm gì ñể ngăn chặn vấn ñề tái xuất hiện [ñể xoá

bỏ (các) nguyên nhân]. ðặc ñiểm và thời hạn thực hiện các hành ñộng như

vậy cần phù hợp với bản chất và quy mô của sự không phù hợp và tác ñộng

môi trường.

Khi xác ñịnh có vấn ñề tiềm ẩn nhưng thực tế sự không phù hợp chưa

xảy ra, cân sử dụng phương thức tương tự ñể tiến hành hành ñộng phòng

ngừa.Các vấn ñề tiềm ẩn có thể ñược xác ñịnh bằng các phương pháp như vận

dụng hành ñộng khắc phục sự không phù hợp ñã xảy ra cho những lĩnh vực áp

dụng khác mà tại ñó các hành ñộng tương tự có thể xảy ra, phân tích xu thế

hay nghiên cứu các tác nghiệp khả dĩ có thể có tính nguy hại.

Lãnh ñạo phải ñảm bảo rằng các hành ñộng khắc phục phòng ngừa ñã

ñược thực hiện và có các hành ñộng tiếp theo một cách hệ thống ñể ñảm bảo

tính hiệu quả của chúng.

Thiết lập các thủ tục tìm ra những sự không phù hợp thực sự và tiềm ẩn

cũng như thực hiện các hành ñộng khắc phục phòng ngừa giúp ñảm bảo tính

nhất quán trong quá trình này. Những thủ tục như vậy cần xác ñịnh trách

nhiệm, thẩm quyền và các bước ñược thực hiện trong việc lập kế hoạch và

tiến hành các hành ñộng khắc phục phòng ngừa. Khi các hành ñộng dẫn ñến

những sự thay ñổi ñối với HTQLMT, quá trình phải ñảm bảo rằng tất cả các

tài liệu, việc ñào tạo, hồ sơ liên quan sẽ ñược cập nhật, phê duyệt lại, những

thay ñổi ñó ñược thông báo cho tất cả những ai cần ñược biết.

4.5.4. Kiểm soát hồ sơ

Hồ sơ cung cấp bằng chứng về công việc ñang ñược tiến triển và những

kết quả của HTQLMT. Một ñặc ñiểm chính yếu của các hồ sơ là chúng vĩnh

cửu, và ñặc biệt, không ñược sửa chữa. Tổ chức cần xác ñịnh những hồ sơ nào

là cần thiết ñể quản lý hiệu quả các vấn ñề về môi trường của mình. Các hồ sơ

nên bao gồm:

a) thông tin về sự phù hợp với các yêu cầu pháp luật ñược áp dụng và

các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành tuân thủ,

b) chi tiết về những sự không phù hợp và các hành ñộng khắc phục

phòng ngừa,

c) kết quả của các cuộc ñánh giá HTQLMT và các cuộc họp xem xét

của lãnh ñạo,

d) thông tin về các thuộc tính môi trường của sản phẩm (ví dụ thành

phần và thuộc tính hoá chất),

e) bằng chứng về việc ñáp ứng các chỉ tiêu/ mục tiêu,

f) thông tin về việc tham gia ñào tạo,

g) giấy phép, giấy chuyển nhượng quyền hoặc các dạng uỷ quyền khác

mang tính pháp luật,

h) những kết quả của hoạt ñộng kiểm tra, hiệu chuẩn, và

i) các kết quả của hoạt ñộng kiểm soát tác nghiệp (duy trì, thiết kế, sản

xuất).

Kiểm soát hiệu quả những hồ sơ này là ñiều cơ bản ñối với việc áp

dụng thành công HTQLMT. Những ñặc trưng chủ yếu của việc kiểm soát hồ

sơ môi trường bao gồm các phương cách ñể xác ñịnh, thu thập, ñánh số, ñiền,

lưu trữ, bảo dưỡng, phục hồi và loại bỏ.

4.5.5. ðánh giá nội bộ

Các cuộc ñánh giá nội bộ HTQLMT của tổ chức cần ñược tiến hành tại

các khoảng thời gian ñã ñược xác lập trước ñể xác ñịnh và cung cấp thông tin

cho lãnh ñạo rằng liệu hệ thống có phù hợp với những sự sắp xếp dự tính và

có ñược thực hiện và duy trì phù hợp hay không. Chúng cũng có thể ñược

thực hiện ñể xác ñịnh các cơ hội cải tiến HTQLMT của tổ chức.

Tổ chức cần lập chương trình ñánh giá ñể ñịnh hướng việc lập kế

hoạch, ñể tiến hành việc ñánh giá và ñể xác ñịnh những yêu cầu mà các cuộc

ñánh giá phải ñáp ứng các mục tiêu của chương trình. Chương trình này phải

dựa trên bản chất các tác nghiệp của tổ chức xét theo nghĩa các khía cạnh môi

trường và những tác ñộng tiềm ẩn của tổ chức ñó, dựa trên kết quả các cuộc

ñánh giá trước ñây và các yếu tố liên quan khác.

Mỗi cuộc ñánh giá nội bộ không cần bao trùm toàn bộ hệ thống, miễn

rằng chương trình ñánh giá ñảm bảo tất cả các ñơn vị, các bộ phận chức năng,

các yếu tố hệ thống và toàn bộ phạm vi áp dụng của HTQLMT của tổ chức

ñược ñịnh kỳ ñánh giá.

Các cuộc ñánh giá phải ñược lập kế hoạch và phải do (các) ñánh giá

viên khách quan, công bằng tiến hành với sự hỗ trợ (nêu thích hợp) của (các)

chuyên gia kỹ thuật ñược chọn trong nội bộ tổ chức hoặc từ nguồn bên ngoài.

Những người này phải có khả năng thu thập thông tin ñáp ứng các mục tiêu

và phạm vi của một cuộc ñánh giá cụ thể cũng như cung cấp ñược các thông

tin chính xác, ñủ mức tin cậy ñể có thể ñưa vào kết quả.

Các kết quả của một cuộc ñánh giá nội bộ HTQLMT có thể ñược nêu

dưới dạng báo cáo và ñược sử dụng ñể khắc phục hoặc phòng ngừa những sự

không phù hợp cụ thể, ñáp ứng một hoặc nhiều mục tiêu của chương trình

ñánh giá và cung cấp ñầu vào ñể tiến hành cuộc họp xem xét của lãnh ñạo.

Chú thích: xem ISO 19011 hướng dẫn về ñánh giá HTQLMT.

4.6. Xem xét của lãnh ñạo

Hỗ trợ thực hành - Xem xét của lãnh ñạo

Với mục tiêu nâng cao kết quả chung về hoạt ñộng môi trường, tổ chức

cần ñịnh kỳ xem xét và thường xuyên cải tiến HTQLMT của mình.

4.6.1. Xem xét HTQLMT

Tại những khoảng thời gian do mình xác ñịnh, lãnh ñạo cấp cao nhất

của tổ chức cần tiến hành xem xét HTQLMT của mình ñể ñánh giá tính phù

hợp, thích ứng và hiệu quả liên tục của hệ thống. Việc xem xét này phải bao

trùm các khía cạnh môi trường của hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ thuộc

phạm vi của HTQLMT.

ðầu vào ñối với cuộc họp xem xét của lãnh ñạo có thể bao gồm

a) kết quả ñánh giá nội bộ và ñánh giá sự phù hợp với các yêu cầu pháp

luật ñược áp dụng và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành tuân thủ,

b) trao ñổi thông tin từ các bên hữu quan bên ngoài, bao gồm cả các

khiếu nại,

c) kết quả hoạt ñộng môi trường của tổ chức,

d) mức ñộ mà các mục tiêu và chỉ tiêu ñã ñạt ñược

e) tình trạng của các hành ñộng khắc phục phòng ngừa

f) những hành ñộng tiếp theo từ các cuộc họp xem xét của lãnh ñạo

trước ñó,

g) các hoàn cảnh thay ñổi, bao gồm

1) thay ñổi về sản phẩm, hoạt ñộng và dịch vụ của tổ chức,

2) những kết quả ñánh giá các khía cạnh môi trường do các kế hoạch

hoặc những phát triển mới,

3) những thay ñổi về các yêu cầu pháp luật phải áp dụng và các yêu cầu

khác mà tổ chức tán thành tuân thủ,

4) quan ñiểm của các bên hữu quan,

5) những tiến bộ trong khoa học và công nghệ, và

6) những bài học từ những tình huống khẩn cấp và sự cố,

h) các kiến nghị ñể cải tiến

ðầu ra của việc xem xét HTQLMT có thể bao gồm các quyết ñịnh về

- tính phù hợp, thích ứng và hiệu quả của hệ thống

- những thay ñổi về lý học, nguồn nhân lực và tài chính, và

- các hoạt ñộng liên quan ñến những thay ñổi có thể ñối với chính sách

môi trường, các mục tiêu, chỉ tiêu, và các yếu tố khác của HTQLMT.

Hồ sơ cuộc họp xem xét lãnh ñạo có thể gồm bản copy các hạng mục

chương trình họp, danh sách người dự, các tài liệu ñọc hoặc trình bày, các

quyết ñịnh quản lý ñược ghi lại thành File trong máy tính, văn bản báo cáo,

biên bản, hoặc hệ thống tra cứu khác.

Mỗi tổ chức có thể tự quyết ñịnh những người sẽ tham dự cuộc họp

xem xét của lãnh ñạo. Những người này chủ yếu là: Cán bộ về môi trường

(người chuẩn bị và trình bày thông tin), các cán bộ quản lý của các ñơn vị chủ

chốt (những hoạt ñộng của họ bao gồm các khía cạnh môi trường ý nghĩa

hoặc là những người chịu trách nhiệm về các yếu tố chủ chốt của HTQLMT,

như ñào tạo, lập và lưu trữ hồ sơ v.v...) và cấp lãnh ñạo cao nhất (người ñánh

giá kết quả hoạt ñộng của HTQLMT, xác ñịnh những nội dung ưu tiên cải

tiến, cung cấp nguồn lực, và ñảm bảo những hành ñộng tiếp theo có hiệu quả).

4.6.2. Cải tiến liên tục

Hướng dẫn chung - Cải tiến liên tục

Cải tiến liên tục là thuộc tính chủ chốt của một HTQLMT có hiệu quả.

Cải tiến liên tục ñược thực hiện thông qua việc ñạt ñược các mục tiêu

và chỉ tiêu môi trường và nâng cao một cách tổng thể HTQLMT hay bất kỳ

thành phần nào của nó.

4.6.2.1. Các cơ hội ñể cải tiến

Tổ chức phải liên tục ñánh giá kết quả hoạt ñộng môi trường và kết quả

của các quá trình HTQLMT của mình ñể xác ñịnh các cơ hội cải tiến. Lãnh

ñạo cao cấp nhất phải tham gia trực tiếp vào việc ñánh giá này thông qua quá

trình họp xem xét của lãnh ñạo.

Xác ñịnh những thiếu sót trong HTQLMT (bao gồm những sự không

phù hợp hiện có hoặc tiềm ẩn) cũng tạo những cơ hội có ý nghĩa ñể cải tiến.

ðể nhận ra những cải tiến này, tổ chức không chỉ cần biết những thiếu sót nào

còn tồn tại, mà còn phải biết vì sao chúng tồn tại. ðiều này có thể ñạt ñược

bằng cách phân tích (các) căn nguyên gốc rễ của những thiếu sót trong

HTQLMT.

Một số nguồn thông tin có ích cho việc cải tiến liên tục bao gồm:

a) kinh nghiệm thu ñược từ hành ñộng khắc phục và phòng ngừa,

b) những chuẩn mực bên ngoài (benchmarking) so với các kết quả thực

hiện tốt nhất,

c) những thay ñổi dự tính hoặc kiến nghị trong các yêu cầu pháp luật

ñược áp dụng và trong các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành tuân thủ.

d) kết quả của HTQLMT và những cuộc ñánh giá sự phù hợp,

e) các kết quả của tiến trình hướng tới ñạt mục tiêu và chỉ tiêu, và

g) quan ñiểm của các bên hữu quan, bao gồm người lao ñộng, khách

hàng và nhà cung cấp.

4.6.2.2. Thực hiện cải tiến liên tục

Khi các cơ hội cải tiến ñã ñược xác ñịnh, chúng cần ñược ñánh giá ñể

xác ñịnh những hoạt ñộng nào nên ñược tiến hành. Các hoạt ñộng cải tiến này

phải ñược lập kế hoạch, và những thay ñổi trong HTQLMT cần phải ñược

thực hiện một cách tương ứng theo các kế hoạch ñó. Việc cải tiến không cần

diễn ra ñồng thời trong tất cả các lĩnh vực.

Hỗ trợ thực hành - Các ví dụ về cải tiến

Các cải tiến có thể ñược thực hiện cả trong và ngoài quá trình thiết lập

và xem xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Một số ví dụ về cải tiến

gồm:

a) thiết lập quá trình ñánh giá nguyên liệu mới ñể thúc ñẩy việc sử dụng

những nguyên liệu ít có hại,

b) cải tiến quá trình xác lập các yêu cầu pháp luật cần áp dụng sao cho

các yêu cầu mới về sự phù hợp sẽ ñược xác ñịnh kịp thời hơn,

c) cải tiến việc ñào tạo người lao ñộng về các loại nguyên vật liệu và

cách lưu giữ ñể giảm thiểu sự phát sinh rác thải của tổ chức,

d) giới thiệu các quy trình xử lý nước thải nhằm cho phép tái sử dụng

nước,

e) áp dụng những thay ñổi khi cài ñặt mặc ñịnh máy in ñẻ in ñược cả

hai mặt tại phòng in,

f) thiết kế lại lộ trình cung ứng ñể giảm thiểu tiêu thụ năng lượng hoá

thạch của các công ty vận chuyển, và

g) ñặt mục tiêu và chỉ tiêu ñể thay thế nhiên liệu hoạt ñộng của nồi hơi

và giảm sự phát thải dạng hạt.

Phụ lục A

(Tham khảo)

Các ví dụ về sự tương ứng giữa các yếu tố của HTQLMT

Các ví dụ ñược nêu trong phụ lục này nhằm minh hoạ sự tương ứng

giữa các yếu tố khác nhau của một HTQLMT. Những ví dụ này không nhằm

trình bày lại những khả năng duy nhất hay chúng phù hợp cho tất cả mọi khu

vực, quốc gia hay tổ chức.

Bảng A.1 nêu những ví dụ chỉ ra mối quan hệ giữa các hoạt ñộng, sản

phẩm và dịch vụ, các khía cạnh môi trường và các tác ñộng thực tế và tiềm ẩn

của tổ chức. Chúng nhằm minh hoạ sự ña dạng về bối cảnh, ñiều kiện tác

nghiệp và những loại hình tác ñộng có thể có.

Bảng A.2 sử dụng một số hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ từ bảng A.1

ñể chỉ ra chúng có thể ñược phản ánh như thế nào thông qua HTQLMT của tổ

chức.

Bảng A.2 nêu một số các ví dụ có thể có về mối liên hệ giữa các khía

cạnh môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu, các chương trình, các chỉ số kết quả

hoạt ñộng, các dạng kiểm soát tác nghiệp, các quá trình giám sát và ño lường.

Bảng A.1 - Ví dụ về hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ cùng các khía cạnh

và các tác ñộng môi trường liên quan

Hoạt ñộng/ Sản phẩm/

Dịch vụ Các khía cạnh Các tác ñộng thực tế và tiềm ẩn

Hoạt ñộng: Xây dựng ñường xá

ðầm nén cơ học Phát thải các chất thải dạng

hạt và không khí (bụi)

Ô nhiễm không khí

Xây dựng khi trời mưa to Làm trôi ñất ñá và sỏi vào ñất

và nước

Góp phần làm suy kiệt nguồn tài

nguyên thiên nhiên không thể tái tạo

ñược (bị thay thế bằng loại ñất ñá sỏi

nhỏ)

Suy thoái ñất cục bộ

Xói mòn ñất

Ô nhiễm nguồn nước

Suy thoái môi trường sống vùng ñầm

lầy

Sinh cảnh vùng ngập nước

Hoạt ñộng: Thiết kế nồi hơi (Xem xét ở các khía cạnh vận hành)

Sử dụng hiệu quả nhiên

liệu

Tiêu thụ nhiên liệu Bảo tồn nguồn năng lượng không thể

tái tạo ñược (nhiên liệu hoá thạch)

Lượng khí phát thải thấp Thải vào không khí ðạt ñược các mục tiêu chất lượng

không khí

Sử dụng vật liệu không

nguy hại

Loại bỏ khi kết thúc chu trình

sống của sản phẩm

Tránh ñược các chất thải có hại

Hoạt ñộng: Hoạt ñộng của nồi hơi dùng nhiên liệu hoá thạch

Hoạt ñộng của nồi hơi Tiêu thụ dầu ñốt Cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên

không tái tạo ñược

Phát thải sunfua dioxin (SO2),

nitơ oxit (N2O), và cacbon

dioxin (CO2) (nghĩa là các khí

gây hiệu ứng nhà kính)

Ô nhiễm không khí

Tác ñộng về hô hấp của cư dân ñịa

phương

Gây mưa axit tác ñộng ñến nước mặt

Sự nóng lên toàn cầu và thay ñổi khí

hậu

Thải ra nước nóng Làm thay ñổi chất lượng nước (ví dụ

nhiệt ñộ)

Lưu giữ nhiên liệu ñốt nồi

hơi trong các bể chứa ngầm

dưới ñất

Thải dầu vào ñất a Ô nhiễm ñất

Ô nhiễm nguồn nước ngầm

Cung ứng và vận chuyển

dầu ñốt

Không kiểm soát ñược dầu

ñốt rò rỉ ra nguồn nước mặt b

Ô nhiễm nước mặt

Tích tụ sinh học các chất ñộc trong hệ

ñộng vật

Hoạt ñộng: nông nghiệp - trồng trọt ngũ cốc

Tiêu thụ nước Suy thoái nguồn cung cấp nước ngầm

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Ô nhiễm ñất

Tích tục sinh học các chất ñộc trong

hệ ñộng vật gây ra những ảnh hưởng

mãn tính có hại cho sức khoẻ hoặc

triệt tiêu giống loài

Các tác nghiệp trên ñồng

ruộng trong các giai ñoạn

trồng và phát triển

Phát thải khí mêtan (nghĩa là

khí nhà kính)

Sự nóng lên toàn cầu và thay ñổi khí

hậu

Hoạt ñộng: Quản lý nước thải

Xử lý nước thải trong công

nghiệp thực phẩm nông

nghiệp

Tạo ra bùn cặn (loại có thể

ñược sử dụng trong nông

nghiệp)

Nâng cao chất lượng ñất thông qua

việc bổ sung các chất dinh dưỡng d

Sản phẩm: Hộp mực máy in

Hộp mực in có thể ñổ trực

tiếp

Sử dụng nguyên liệu thô Bảo tồn tài nguyên

Kết thúc vòng ñời - loại bỏ Tạo ra chất thải rắn c Sử dụng

Khôi phục và tái sử dụng các

bộ phận

Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

Sản phẩm: Máy ñiều hoà nhiệt ñộ

Người tiêu dùng sử dụng

sản phẩm

Sử dụng ñiện c Suy thoái nguồn tài nguyên thiên

nhiên không tái tạo ñược

Kết thúc vòng ñời - loại bỏ Tích tụ chất thải rắn Sử dụng ñất

Khôi phục và tái sử dụng các

bộ phận

Bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên

Dịch vụ: Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa

Quản lý và sử dụng hoá

chất

Rò rỉ rơi vãi không kiểm soát

trong tình huống khẩn cấp b

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm ñất

Thương tật cho con người

Các nhà thầu phụ sửa chữa Rò rỉ các chất suy thoái tầng Suy thoái tầng ozon

máy ñiều hoà ozon (ví dụ cac bon dioxide

lỏng )a

Dịch vụ: Vận chuyển và phân phối hàng hoá và sản phẩm

Hoạt ñộng ñội tàu Tiêu thụ nhiên liệu Suy giảm nguồn nhiên liệu hoá thạch

không tái tạo ñược

Phát thải khí NOx Ô nhiễm không khí - sản xuất ozon -

khói

Sự nóng lên toàn cầu và thay ñổi khí

hậu

Gây tiếng ồn Gây khó chịu hay bất tiện cho người

dân ñịa phương

Phát thải khí NOx Gây ô nhiễm không khí Bảo dưỡng ñịnh kỳ ñội xe

(kể cả thay dầu) Phát sinh dầu thải Ô nhiễm ñất a ñiều kiện bất bình thường b ñiều kiện khẩn cấp c tổ chức có thể bị "ảnh hưởng" bởi khía cạnh d tác ñộng có lợi.

Bảng A.2 - Các ví dụ về hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ cùng các khía

cạnh môi trường liên quan, mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình, chỉ số, kiểm

soát tác nghiệp, giám sát và ño lường

Khía cạnh Mục tiêu Chỉ tiêu Chương

trình Chỉ số

Quản lý hoạt

ñộng

Giám sát và

ño lường

Hoạt ñộng: hoạt ñộng của nồi hơi sử dụng nhiên liệu hoá thạch

Tiêu thụ dầu

ñốt

Giảm tiêu thụ

nguồn tài

nguyên không

thể táo tạo

ñược

Giảm 20%

tiêu thụ dầu

ñốt/năm (dựa

trên lượng

tiêu thụ năm

gần ñây)

Lắp ñặt các

máy ñốt nhiên

liệu hiệu quả

hơn

* ðiểm trọng

yếu dự án

* Mức tiêu

thụ dầu

ñốt/giờ làm

việc của nồi

hơi

* Thủ tục lắp

ñặt các máy

ñốt ñược cải

biên

* Thủ tục ghi

nhận và lưu

trữ dữ liệu về

tiêu thụ dầu

* ðánh giá

hàng quý về

tiến triển của

dự án

* Theo dõi

hàng tháng tỉ

lệ tiêu thụ dầu

Thải ra nước

nóng

Giảm thiểu

các tác ñộng

tiêu cực tới

chất lượng

vùng nước

nhận thải do

nhiệt ñộ gây

sự hoá hơi

Năm 2008

giảm trung

bình nhiệt ñộ

hàng ngày

của nước xả

xuống 1 ñộ.

Thiết kế lại c

sở nhà xưởng,

công nghệ ñể

tách và tái sử

dụng nhiệt từ

nước thải

(tích tụ và

phát năng

lượng)

* Nhiệt ñộ

trung bình

hàng ngày của

nước thải

* Thông số về

chất lượng

nước của vực

nước nhận

thải

* Số lượng và

sự ña dạng

của các sinh

vật dưới nước

* Thủ tục lấy

mẫu và phân

tích chất

lượng nước

* Phương án

lấy mẫu sinh

vật dưới nước

* Thủ tục vận

hành hệ thống

tái phát năng

lượng

* Kiểm soát

công nghệ

* Giám sát

liên tục nhiệt

ñộ của nước

thải

* Giám sát

theo quý về

chất lượng

vực nước

nhận thải

Sản phẩm: ðiều hoà không khí (Khách hàng sử dụng một máy cho ñến khi kết thúc vòng ñời sản

phẩm - loại bỏ)

Sử dụng ñiện

năng

Khuyến khích

người tiêu

dùng sử dụng

ít năng lượng

Tới cuối năm

giảm ñược

5% nhiệt ñộ

vận hành so

với năm trước

Giáo dục

người tiêu

dùng về tác

ñộng của việc

sử dụng quá

nguồn năng

lượng nhờ

việc ñưa các

* Nâng cao

mối quan tâm

của người tiêu

dùng năng

lượng

* Nâng cao

mối quan tâm

của người tiêu

* Thiết kế

nguyên liệu

sản phẩm có

hiệu quả

* Sử dụng

năng lượng

ñiện

* Xem xét

ðiều tra về

những người

sử dụng

vật liệu có

hiệu quả năng

lượng hơn

vào sản phẩm

(giảm giá

thành, giảm

tác ñộng môi

trường)

dùng về các

sản phẩm mới

có hiệu ích

năng lượng

những yêu

cầu của khách

hàng về hiệu

ích năng

lượng trong

thiết kế sản

phẩm mới

Sinh ra các

chất thải rắn

Giảm khối

ñựng bao bì

ñể hạn chế

chất thải rắn

phát sinh

trong tiêu

dùng

Năm 2008

giảm 35%

nguyên liệu

bao bì cho

loại sản phẩm

hiện tại

* Thiết kế lại

bao bì sản

phẩm (Bộ

phận kỹ thuật

6 tháng)

* Thực hiện

thay ñổi trong

sản xuất (6

tháng)

* Chạy thử và

ñi vào sản

xuất hàng loạt

* Khối lượng

nguyên liệu

ñóng gói trên

một sản phẩm

* % giảm

nguyên liệu

bao bì ñược

sử dụng cho

dây chuyền

sản phẩm

* mức (khối

lượng/ ñơn vị)

ước tính giảm

ñược chất thải

rắn tiêu dùng

* Các thủ tục

kiểm soát

thiết kế

* Thủ tục bao

bì sản phẩm

* Giám sát

theo quý về

lượng nguyên

liệu ñóng gói

ñược sử dụng

(Lượng mua

trừ ñi phế

liệu)

* Số sản

phẩm ñược

bán

Dịch vụ: Vận chuyển và phân phối hàng hoá và sản phẩm (bảo dưỡng ñội xe)

Phát thải khí

NOx

Tăng các tác

ñộng tích cực

về chất lượng

không khí

bằng cách

nâng cao tính

hiệu quả của

việc bảo

dưỡng ñội xe

Năm 2008

giảm 25%

lượng phát

thải khí NOx

* Xác ñịnh

thông số bảo

dưỡng chủ

yếu ñể giảm

NOx

* Soát xét lại

chương trình

bảo dưỡng ñể

kết hợp với

nhiệm vụ

giảm NOx

* Tối ưu hoá

lịch bảo

dưỡng ñội xe

thông qua

chương trình

% các trường

hợp bảo

dưỡng ñúng

hạn

* Lượng NOx

phát thải/km

* Thủ tục bảo

dưỡng

* ðào tạo kỹ

thuật cho

những người

làm công tác

bảo dưỡng

* Vi tính hoá

việc thông

báo lịch bảo

dưỡng

* Theo dõi

tần suất bảo

dưỡng theo

lịch trình

* Giám sát

hiệu ích nhiên

liệu của

phương tiện

* Kiểm tra

theo quý

lượng thải

NOx của

phương tiện

* ðánh giá

hàng năm về

giảm lượng

máy tính NOx ñã ñạt

ñược

Phát sinh dầu

thải

Quản lý dầu

thải phù hợp

với các yêu

cầu

Sau 1 năm,

ñạt 100% sự

phù hợp với

yêu cầu chất

thải dầu tại

các trung tâm

dịch vụ bảo

dưỡng

Xây dựng và

thực hiện

chương trình

ñào tạo quản

lý chất thải tại

trung tâm

dịch vụ

% người lao

ñộng của

trung tâm

dịch vụ ñã

ñược ñào tạo

* Số các

trường hợp

chất thải dầu

không phù

hợp

* % chất thải

dầu thải ñã

ñược xử lý

theo yêu cầu

* Các thủ tục

quản lý chất

thải

* Chương

trình ñào tạo

cho người lao

ñộng của

trung tâm

dịch vụ

* Giám sát

việc ñào tạo

người lao

ñộng của

trung tâm

dịch vụ

* Theo dõi

lượng chất

thải dầu và

các phương

tiện tiêu huỷ

* ðánh giá

theo quý thực

tế quản lý dầu

thải

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 14001: 2005, Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và

hướng dẫn sử dụng

[2] TCVN ISO 9000: 2000, Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ

vựng

[3] TCVN ISO 9001: 2000 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu

[4] ISO ISO 994, Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến

[5] TCVN IS/TR 10013, Hướng dẫn về tài liệu của hệ thống quản lý

chất lượng

[6] TCVN ISO 14020, Nhãn môi trường và công bố môi trường -

Nguyên tắc chung

[7] TCVN ISO 14021, Nhãn môi trường và công bố môi trường - Tự

công bố về môi trường (ghi nhãn môi trường kiểu II)

[8] TCVN ISO 14024, Nhãn môi trường và công bố môi trường - Ghi

nhãn môi trường kiểu I - nguyên tắc và thủ tục

[9] TCVN ISO/TR 14025, Nhãn môi trường và công bố môi trường -

Công bố về môi trường kiểu III

[10] ISO 14031: 1999, Environmental management - Environmental

performance evaluation - Guidelines

[11] ISO/TR 14032, Environmental management - Examples of

environmental performance evaluation

[12] TCVN ISO 14040, Quản lý môi trường - ðánh giá chu trình sống

của sản phẩm. Nguyên tắc và khuôn khổ

[13] TCVN ISO 14041, Quản lý môi trường - ðánh giá chu trình sống

của sản phẩm. Xác ñịnh mục tiêu, phạm vi và phân tích kiểm kê

[14] ISO 14-42, Environmental management - Life cycle asssessment -

Life cycle impact assessment

[15] ISO 14043, Environmental management - Life cycle asssessment -

Life cycle interpretation

[16] ISO/TR 14047, Environmental management - Life cycle impact

assessment - Examples of application of ISO 14042

[17] ISO/TR 14048, Environmental management - Life cycle

asssessment - Data documentation format

[18] ISO/TR 14049, Environmental management - Life cycle

asssessment - Examples of application of ISO 14041 to goal and scope

definition and inventory analysis

[19] ISO/TR 14062, Environmental management - Integrating

environmental aspect into product design and development

[20] ISO 19011, Guidelines for quality and/or environmental

management systems auditing

[21] The ISO 14000 Family of International Standards, International

Organization for standardization, Geneva, 2000

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN ISO 14010: 1997

Hướng dẫn ñánh giá môi trường - Nguyên tắc chung

Guidelines for environmental auditing - General principles

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này quy ñịnh các nguyên tắc chung về ñánh giá môi trường,

các nguyên tắc này áp dụng cho mọi loại ñánh giá môi trường. Mọi hoạt ñộng

ñánh giá môi trường ñược coi là phù hợp với tiêu chuẩn này nếu chúng ñáp

ứng các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn.

2. ðịnh nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các ñịnh nghĩa sau ñây.

2.1. Kết luận ñánh giá

Quan ñiểm hoặc sự phán xét chuyên môn của chuyên gia ñánh giá về

ñối tượng ñánh giá dựa trên và giới hạn ở việc suy luận từ các phát hiện khi

ñánh giá.

2.2. Chuẩn cứ ñánh giá

Các chính sách, thủ tục, phương pháp thực hành hoặc các yêu cầu mà

chuyên gia ñánh giá căn cứ vào ñó ñể so sánh các bằng chứng ñánh giá ñã thu

thập ñược về ñối tượng.

Chú thích - Các yêu cầu có thể bao gồm (nhưng không chỉ giới hạn ở)

các tiêu chuẩn, hướng dẫn, các yêu cầu về tổ chức và các yêu cầu về pháp chế

ñã quy ñịnh.

2.3. Chứng cứ ñánh giá

Thông tin, hồ sơ hoặc công bố có thể kiểm tra xác nhận ñược về một sự

kiện.

Chú thích -

1) Chứng cứ ñánh giá, có thể là ñịnh tính hoặc ñịnh lượng, ñược

chuyên gia ñánh giá sử dụng ñể xác ñịnh xem các chuẩn cứ ñánh giá ñược

thoả mãn hay không.

2) Chứng cứ ñánh giá thường dựa trên các cuộc phỏng vấn, xem xét tài

liệu, quan sát các hoạt ñộng và ñiều kiện, các kết quả hiện có từ các phép ño

và thử nghiệm, hoặc các công cụ khác trong lĩnh vực ñánh giá.

2.4. Phát hiện khi ñánh giá

Kết quả của việc so sánh và ñánh giá các bằng chứng thu ñược với các

chuẩn cứ ñánh giá ñã ñịnh.

Chú thích - Các phát hiện ñánh giá là cơ sở của báo cáo ñánh giá.

2.5. ðoàn ñánh giá

Là nhóm các chuyên gia ñánh giá, hoặc một chuyên gia ñánh giá, ñược

chỉ ñịnh thực hiện một cuộc ñánh giá nhất ñịnh; ñoàn ñánh giá cũng có thể

gồm cả các chuyên viên kỹ thuật và các chuyên gia tập sự.

Chú thích - Một trong những chuyên gia của ñoàn ñánh giá thực hiện

chức năng chuyên gia ñánh giá trưởng.

2.6. Bên ñược ñánh giá

Tổ chức ñược ñánh giá.

2.7. Chuyên gia ñánh giá môi trường

Người ñủ trình ñộ ñể thực hiện các cuộc ñánh giá môi trường.

Chú thích - Các chuẩn cứ trình ñộ ñối với chuyên gia ñánh giá môi

trường ñược nêu ở TCVN ISO 14012: 1997

2.8. Khách hàng

Tổ chức ñặt hàng ñánh giá.

Chú thích - Khách hàng có thể là bên ñược ñánh giá, hoặc bất kỳ tổ

chức nào có quyền về mặt pháp lý hoặc hợp ñồng ñể ñặt hàng ñánh giá.

2.9. ðánh giá môi trường

Quá trình thu thập và ñánh giá khách quan các chứng cứ ñể xác ñịnh

xem các hoạt ñộng, sự kiện, ñiều kiện, hệ thống quản lý môi trường cụ thể,

hoặc thông tin về các vấn ñề này, có phù hợp với chuẩn cứ ñánh giá không và

thông báo các kết quả của quá trình này cho khách hàng. Quá trình này phải

ñược kiểm tra xác lập một cách có hệ thống và lập thành văn bản.

2.10. Chuyên gia ñánh giá trưởng về môi trường

Người ñủ trình ñộ ñể quản lý và thực hiện các cuộc ñánh giá môi

trường.

Chú thích - Các chuẩn cứ trình ñộ ñối với chuyên gia ñánh giá trưởng

ñược nêu trong TCVN ISO 14012: 1997.

2.11. Tổ chức

Công ty, liên hiệp công ty, hãng, xí nghiệp, cơ quan, hoặc một bộ phận

của nó, dù là tổ hợp hay không, thuộc công ích hoặc tư nhân, có các bộ phận

chức năng và sự quản trị riêng.

Chú thích - Dựa theo ISO 14001: 1996.

2.12. ðối tượng

Các hoạt ñộng, sự kiện, ñiều kiện, hệ thống quản lý môi trường cụ thể

và/ hoặc thông tin về các vấn ñề trên.

2.13. Chuyên viên kỹ thuật

Người ñóng góp hiểu biết hoặc kiến thức cụ thể cho ñoàn ñánh giá,

nhưng không tham gia như một chuyên gia ñánh giá.

3. Yêu cầu ñối với ñánh giá môi trường

ðánh giá môi trường phải tập trung vào ñối tượng ñã ñược xác ñịnh rõ

ràng và lập thành văn bản. Bên (hoặc các bên) chịu trách nhiệm về ñối tượng

cũng ñược phân ñịnh rõ và lập thành văn bản.

Việc ñánh giá chỉ ñược tiến hành nếu, sau khi thảo luận với khách

hàng, chuyên gia ñánh giá trưởng cho rằng:

- có ñủ các thông tin thích hợp về ñối tượng cần ñánh giá.

- có nguồn lực thích hợp giúp cho quá trình ñánh giá.

- có sự hợp tác thích ñáng của bên ñược ñánh giá.

4. Các nguyên tắc chung

4.1. Mục ñích và phạm vi

Việc ñánh giá phải dựa trên những mục ñích do khách hàng ñề ra.

Phạm vi ñánh giá do chuyên gia ñánh giá trưởng xác ñịnh, có tham khảo ý

kiến với khách hàng ñể ñạt ñược các mục ñích trên. Phạm vi phải mô tả mức

ñộ và ranh giới ñánh giá.

Cần phải thông báo mục ñích và phạm vi ñánh giá cho bên ñược ñánh

giá trước khi ñánh giá.

4.2. Tính khách quan, ñộc lập và năng lực

ðể ñảm bảo tính khách quan của quá trình ñánh giá, của các phát hiện

và kết luận ñánh giá, các thành viên của ñoàn ñánh giá phải là người ñộc lập

với các hoạt ñộng do họ ñánh giá. Họ phải khách quan, không thành kiến và

không mâu thuẫn về lợi ích trong suốt quá trình ñánh giá.

Việc dùng các thành viên ñoàn ñánh giá từ nội bộ hay bên ngoài phải

do khách hàng xem xét quyết ñịnh. Thành viên ñoàn ñánh giá ñược chọn từ

nội bộ tổ chức phải không có liên quan trách nhiệm trực tiếp với ñối tượng sẽ

ñược ñánh giá.

Thành viên của ñoàn ñánh giá phải kết hợp ñược sự hiểu biết, kỹ năng

với kinh nghiệm ñể ñảm ñương các trách nhiệm ñánh giá.

4.3. Sự cẩn trọng nghề nghiệp cần có

ðể tổ chức một cuộc ñánh giá môi trường, các chuyên gia ñánh giá phải

có ñủ sự cẩn trọng, chuyên cần, kỹ năng và khả năng phán xét mà người ta

mong ñợi ở bất kỳ một chuyên gia ñánh giá nào trong những tình huống

tương tự.

Mối quan hệ giữa các thành viên ñoàn ñánh giá và khách hàng phải là

một mối quan hệ tin cẩn và cẩn trọng. Trừ khi luật ñịnh yêu cầu các thành

viên ñoàn ñánh giá không ñược tiết lộ các thông tin hoặc tài liệu và báo cáo

cuối cùng có ñược trong quá trình ñánh giá cho bất kỳ bên thứ ba nào thì

không ñược khách hàng cho phép và khi cần phải ñược bên ñánh giá cho

phép.

4.4. Các thủ tục có hệ thống

Việc ñánh giá môi trường phải ñược tiến hành theo các nguyên tắc

chung này và mọi hướng dẫn liên quan ñến các loại ñánh giá môi trường

tương ứng.

Chú thích - Hướng dẫn tiến hành ñánh giá hệ thống quản lý môi trường

nêu trong TCVN ISO 14011: 1997.

ðể nâng cao ñộ chắc chắn và tin cậy, việc ñánh giá môi trường phải

ñược tổ chức theo nghiệp vụ ñã ñược xác ñịnh rõ và lập thành văn bản và theo

các thủ tục có hệ thống. Nghiệp vụ và thủ tục cần ñược tuân thủ thận trọng

ñối với mọi cuộc ñánh giá. Các thủ tục của một loại ñánh giá này khác với

loại ñánh giá khác chỉ ở những ñặc ñiểm ñược cho là ñặc thù ñối với loại ñánh

giá môi trường ñó.

4.5. Chuẩn cứ, chứng cứ và các phát hiện ñánh giá

Một trong các bước ñầu tiên và quan trọng trong ñánh giá môi trường là

xác ñịnh chuẩn cứ ñánh giá. Mức ñộ chi tiết các chuẩn cứ phải ñược thống

nhất giữa chuyên gia trưởng và khách hàng, và phải ñược thông báo cho bên

ñược ñánh giá.

Các thông tin tương ứng phải ñược thu thập, phân tích, xử lý và lập

thành hồ sơ ñể sử dụng làm chứng cứ ñánh giá và kiểm tra ñể xác ñịnh xem

các chuẩn cứ có ñược thoả mãn không.

Chứng cứ ñánh giá phải có chất lượng và ñủ về số lượng ñể sao cho khi

so sánh các chứng cứ ñánh giá với chuẩn cứ ñánh giá, các chuyên gia ñánh

giá làm việc ñộc lập với nhau mà vẫn ñạt ñược kết quả tương tự.

4.6. ðộ tin cậy của các phát hiện và kết luận ñánh giá

Quá trình ñánh giá môi trường phải ñược thiết kế sao cho khách hàng

và chuyên gia ñánh giá có ñược sự tin tưởng cần thiết vào ñộ tin cậy của các

phát hiện và kết luận ñánh giá.

Chứng cứ ñánh giá thu thập ñược trong quá trình ñánh giá môi trường

thường là các thông tin có sẵn, và một phần phụ thuộc vào chỗ cuộc ñánh giá

ñược tổ chức trong thời gian giới hạn và với nguồn lực giới hạn. Do ñó sẽ có

yếu tố không chắc chắn trong tất cả các cuộc ñánh giá môi trường, và người

sử dụng các kết quả ñánh giá môi trường phải biết sự không chắc chắn này.

Chuyên gia ñánh giá môi trường phải cân nhắc những hạn chế liên quan

tới các chứng cứ thu thập khi ñánh giá, và chấp nhận sự không chắc chắn

trong các phát hiện và kết luận ñánh giá, và phải tính ñến các dữ kiện này khi

lập kế hoạch và tổ chức ñánh giá.

Chuyên gia ñánh giá môi trường phải cố gắng ñể có ñủ chứng cứ ñánh

giá sao cho các phát hiện khi ñánh giá cá nhân quan trọng và toàn bộ các kết

quả ñánh giá/ ít quan trọng hơn có thể ảnh hưởng ñến các kết luận ñánh giá,

ñều ñược xem xét cân nhắc.

4.7. Báo cáo ñánh giá

Các phát hiện ñánh giá và/ hoặc tóm tắt phát hiện ñánh giá phải ñược

thông báo cho khách hàng trong bản báo cáo. Bên ñược ñánh giá phải ñược

nhận một bản báo cáo trừ trường hợp ñặc biệt do khách hàng không cho phép.

Báo cáo ñánh giá bao gồm, và không chỉ giới hạn ở các thông tin liên

quan ñến ñánh giá sau ñây:

a) ñặc ñiểm nhận dạng tổ chức ñược ñánh giá và khách hàng;

b) các mục ñích và phạm vi ñánh giá ñã ñược thoả thuận;

c) các chuẩn cứ ñã thống nhất làm căn cứ ñể tổ chức ñánh giá;

d) thời gian và thời hạn tiến hành ñánh giá;

e) các thành viên ñoàn ñánh giá;

f) các ñại diện bên ñược ñánh giá tham gia vào ñánh giá;

g) thông báo về tính chất bảo mật của nội dung;

h) danh sách các nơi gửi báo cáo ñánh giá;

i) tóm tắt quá trình ñánh giá, bao gồm mọi trở ngại ñã gặp;

j) các kết luận ñánh giá.

Khi thảo luận với khách hàng, chuyên gia ñánh giá trưởng cần thống

nhất những vấn ñề trong các ñiểm nêu trên và những vấn ñề bổ sung khác cần

nêu trong báo cáo.

Chú thích - Thông thường, trách nhiệm của khách hàng hoặc bên ñược

ñánh giá là cần xác ñịnh các hoạt ñộng khắc phục cần thiết theo các phát hiện

khi ñánh giá. Tuy nhiên, chuyên gia ñánh giá có thể ñưa các kiến nghị nếu ñã

có thoả thuận với khách hàng.

Phụ lục A

Tài liệu tham khảo

[1] ISO 14001: 1996, Hệ thống quản lý môi trường - Quy ñịnh và

hướng dẫn sử dụng.

[2] ISO 14011: 1996, Hướng dẫn ñánh giá môi trường - Thủ tục ñánh

giá - ðánh giá hệ thống quản lý môi trường.

[3] ISO 14012: 1996, Hướng dẫn ñánh giá môi trường - Chuẩn cứ trình

ñộ ñối với chuyên gia ñánh giá môi trường.

[4] ISO 14050: Quản lý môi trường - Thuật ngữ và ñịnh nghĩa.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN ISO 14011: 1997

Hướng dẫn ñánh giá môi trường - Thủ tục ñánh giá -

ðánh giá hệ thống quản lý môi trường

Guidelines for environmental auditing - Audit procedures -

Auditing of environmental management systems

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này quy ñịnh thủ tục ñánh giá ñể lập kế hoạch và thực hiện

việc ñánh giá một hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) nhằm xác ñịnh sự

phù hợp với chuẩn cứ ñánh giá HTQLMT.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 14001: 1996, Hệ thống quản lý môi trường - Quy ñịnh và hướng

dẫn sử dụng

TCVN ISO 14010: 1997, Hướng dẫn ñánh giá môi trường - Các

nguyên tắc chung

TCVN ISO 14012: 1997, Hướng dẫn ñánh giá môi trường - Chuẩn cứ

trình ñộ ñối với chuyên gia ñánh giá môi trường.

3. ðịnh nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các ñịnh nghĩa nêu trong TCVN ISo 14010:

1997 và ISO 14001 và các ñịnh nghĩa dưới ñây:

Chú thích 1 - Thuật ngữ và ñịnh nghĩa trong lĩnh vực quản lý môi

trường ñược quy ñịnh trong ISO 14050.

3.1. Hệ thống quản lý môi trường

Một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt

ñộng lập kế hoạch, trách nhiệm, quy tắc thực hành, thủ tục quy trình và nguồn

lực ñể xây dựng, thực hiện, ñạt ñược, xem xét và duy trì chính sách môi

trường [ISO 14001: 1996].

3.2. ðánh giá hệ thống quản lý môi trường

Quá trình thu thập và ñánh giá khách quan các chứng cứ ñể xác ñịnh

xem hệ thống quản lý môi trường của một tổ chức có phù hợp với các chuẩn

cứ ñánh giá HTQLMT hay không, và thông báo các kết quả ñánh giá cho

khách hàng. Quá trình này phải ñược kiểm tra xác nhận một cách có hệ thống

và ñược lập thành văn bản.

3.3. Chuẩn cứ ñánh giá HTQLMT

Các chính sách, quy tắc thực hiện, thủ tục hay các yêu cầu, quy ñịnh

trong ISO 14001, và nếu có thể, bao gồm cả các yêu cầu bổ sung ñối với

HTQL, mà chuyên gia ñánh giá căn cứ vào ñó ñể so sánh các chứng cứ ñánh

giá ñã thu ñược về HTQLMT của một tổ chức.

4. Mục ñích, vai trò và trách nhiệm ñánh giá HTQLMT

ðánh giá HTQLMT phải có những mục ñích nhất ñịnh: các ví dụ về

các mục ñích ñiển hình là:

a) xác ñịnh sự phù hợp của HTQLMT của bên ñược ñánh giá so với

chuẩn cứ ñánh giá HTQLMT;

b) xác ñịnh xem HTQLMT của bên ñược ñánh giá có ñược áp dụng và

duy trì một cách hoàn hảo không;

c) xác ñịnh các lĩnh vực có thể cải tiến HTQLMT của bên ñược ñánh

giá;

d) ñánh giá khả năng của quá trình xem xét lại việc quản lý nội bộ ñể

ñảm bảo HTQLMT liên tục phù hợp và có hiệu quả;

e) ñánh giá HTQLMT của một tổ chức ñể thiết lập quan hệ hợp ñồng,

như với bên cung ứng tiềm ẩn hoặc bạn hàng liên doanh, liên kết.

4.2. Vai trò, trách nhiệm và hoạt ñộng

4.2.1. Chuyên gia ñánh giá trưởng

Chuyên gia ñánh giá trưởng có trách nhiệm bảo ñảm tiến hành và hoàn

thiện việc ñánh giá một cách tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi và chương

trình ñánh giá ñã ñược khách hàng chấp nhận.

Bên cạnh ñó, trách nhiệm và hoạt ñộng của chuyên gia ñánh giá trưởng

phải bao gồm:

a) thảo luận với khách hàng ñể xác ñịnh phạm vi ñánh giá;

b) thu thập các thông tin cơ bản chuyên môn cần thiết ñể ñạt mục ñích

ñánh giá như chi tiết về các hoạt ñộng, sản phẩm, dịch vụ của bên ñược ñánh

giá, ñịa ñiểm, môi trường xung quanh và chi tiết về các lần ñánh giá trước;

c) ñánh giá xem các yêu cầu ñánh giá môi trường quy ñịnh ở TCVN

ISO 14010: 1997 ñã ñược ñáp ứng hay chưa;

d) thành lập ñoàn ñánh giá, xem xét những mâu thuẫn lợi ích có thể nảy

sinh và thoả thuận về thành phần ñoàn ñánh giá với khách hàng;

e) chỉ ñạo các hoạt ñộng của ñoàn ñánh giá theo các hướng dẫn của

TCVN ISO 14010: 1997 và của tiêu chuẩn này.

f) soạn thảo chương trình ñánh giá có tham khảo ý kiến của khách

hàng, bên ñược ñánh giá và các thành viên của ñoàn ñánh giá;

g) thông báo chương trình ñánh giá cho ñoàn ñánh giá, bên ñược ñánh

giá và khách hàng;

h) ñiều hành việc soạn thảo các tài liệu công tác, các thủ tục chi tiết và

chỉ dẫn cho ñoàn ñánh giá;

i) tìm cách giải quyết mọi vấn ñề nảy sinh trong khi ñánh giá;

j) phát hiện mục ñích ñánh giá không ñạt ñược và thông báo lý do cho

khách hàng và bên ñược ñánh giá;

k) ñại diện cho ñoàn ñánh giá khi thảo luận với bên ñược ñánh giá

trước, trong quá trình và sau khi ñánh giá;

l) thông báo ngay cho bên ñược ñánh giá những phát hiện về sự không

phù hợp nghiêm trọng;

m) thông báo cho khách hàng về việc ñánh giá một cách rõ ràng, có sức

thuyết phục trong thời gian ñã ñược thoả thuận trong chương trình ñánh giá;

n) kiến nghị những cải tiến ñối với HTQLMT, nếu ñã ñược thoả thuận

trong phạm vi ñánh giá;

4.2.2. Chuyên gia ñánh giá

Trách nhiệm và hoạt ñộng của chuyên gia ñánh giá phải bao gồm:

a) tuân thủ các chỉ thị của chuyên gia ñánh giá trưởng và hỗ trợ chuyên

gia ñánh giá trưởng;

b) lập kế hoạch và tiến hành các nhiệm vụ ñược giao một cách khách

quan, tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi ñánh giá;

c) thu thập và phân tích các chứng cứ ñánh giá có liên quan ñể xác ñịnh

các phát hiện khi ñánh giá và rút ra kết luận ñánh giá ñối với HTQLMT.

d) soạn thảo các tài liệu công tác theo hướng dẫn của chuyên gia ñánh

giá trưởng;

e) lập thành văn bản kết quả ñánh giá cá nhân;

f) giữ gìn bảo vệ các tài liệu liên quan ñến ñánh giá và hoàn trả khi cần;

g) trợ giúp trong việc viết báo cáo ñánh giá.

4.2.3. ðoàn ñánh giá

Quá trình chọn các thành viên trong ñoàn ñánh giá phải ñảm bảo rằng

ñoàn ñánh giá có ñược kinh nghiệm và kiến thức kỹ năng tổng thể cần thiết ñể

tiến hành ñánh giá.

Cần phải cân nhắc xem xét các vấn ñề sau:

a) trình ñộ theo quy ñịnh TCVN ISO 14012: 1996;

b) loại tổ chức, quá trình, hoạt ñộng hoặc các chức năng cần ñánh giá;

c) số thành viên, khả năng ngôn ngữ và kiến thức của các cá nhân thành

viên ñoàn ñánh giá;

d) mọi mâu thuẫn về quyền lợi có thể xảy ra giữa các thành viên ñoàn

ñánh giá và bên ñược ñánh giá;

e) các yeê cầu của khách hàng, và các cơ quan chứng nhận và công

nhận.

ðoàn ñánh giá có thể gồm cả các chuyên gia ñánh giá ñang ñược ñào

tạo và các chuyên viên kỹ thuật ñược khách hàng, bên ñánh giá và chuyên gia

ñánh giá trưởng chấp nhận.

4.2.4. Khách hàng

Trách nhiệm và hoạt ñộng của khách hàng phải bao gồm:

a) xác ñịnh nhu cầu ñối với ñánh giá;

b) gặp gỡ, tiếp xúc với bên ñược ñánh giá ñể có ñược sự hợp tác ñầy ñủ

của họ và ñề xuất quá trình;

c) xác ñịnh ñối tượng ñánh giá;

d) chọn chuyên gia ñánh giá trưởng hoặc cơ quan ñánh giá và, khi cần,

chấp nhận cơ cấu của ñoàn ñánh giá;

e) trao thẩm quyền và cung cấp nguồn lực thích hợp ñể tiến hành ñánh

giá;

f) thảo luận với chuyên gia ñánh giá trưởng ñể xác ñịnh phạm vi ñánh

giá;

g) thông qua các chuẩn cứ ñánh giá HTQLMT;

h) thông qua chương trình ñánh giá;

l) tiếp nhận báo cáo ñánh giá và xác ñịnh việc phân phát báo cáo.

4.2.5. Bên ñược ñánh giá

Trách nhiệm và hoạt ñộng của bên ñược ñánh giá phải bao gồm:

a) thông báo cho nhân viên về mục ñích và phạm vi ñánh giá khi cần

thiết;

b) cung cấp các phương tiện cần thiết cho ñoàn ñánh giá ñể ñảm bảo

quá trình ñánh giá tiết kiệm và hiệu quả.

c) cử các cán bộ có trách nhiệm và ñủ uy tín ñể làm việc cùng ñoàn

ñánh giá; hướng dẫn ñịa ñiểm và ñảm bảo sao cho ñoàn ñánh giá nắm ñược

các yêu cầu về an toàn, sức khoẻ và các yêu cầu thích hợp khác;

d) khi các chuyên gia ñánh giá yêu cầu, cho phép sử dụng các phương

tiện, nhân sự, thông tin và hồ sơ liên quan;

e) phối hợp cùng với các chuyên gia ñánh giá ñể trình các mục tiêu

ñánh giá cần ñạt;

f) nhận báo cáo ñánh giá, trừ trường hợp ñặc biệt khi khách hàng không

gửi cho.

5. ðánh giá

5.1. Bắt ñầu ñánh giá

5.1.1. Phạm vi ñánh giá

Phạm vi ñánh giá mô tả khu vực và ranh giới ñánh giá như vị trí ñịa lý

và các hoạt ñộng chức năng cũng như cách báo cáo. Phạm vi ñánh giá do

khách hàng và chuyên gia ñánh giá trưởng quyết ñịnh. Khi xác ñịnh phạm vi

ñánh giá, cần thảo luận với bên ñược ñánh giá. Mọi thay ñổi sau ñó ñối với

phạm vi ñánh giá cần có sự thoả thuận giữa khách hàng và chuyên gia ñánh

giá trưởng.

Nguồn lực dành cho ñánh giá phải ñủ ñể ñáp ứng phạm vi ñánh giá.

5.1.2. Xem xét tài liệu ban ñầu

Ngay khi bắt ñầu ñánh giá, chuyên gia ñánh giá trưởng phải xem xét

các tài liệu của tổ chức như các công bố chính sách môi trường, chương trình,

hồ sơ hoặc sổ tay ñể ñáp ứng các yêu cầu của HTQLMT của tổ chức. Trong

khi tiến hành xem xét cần chú ý ñến tất cả các thông tin cơ bản cần thiết thích

hợp về tổ chức của bên ñược ñánh giá. Nếu thấy tài liệu không ñủ ñể ñánh

giá, cần thông báo cho khách hàng. Không ñược dùng các nguồn bổ sung cho

ñến khi có những chỉ dẫn khác của khách hàng.

5.2. Chuẩn bị ñánh giá

5.1.1. Chương trình ñánh giá

Chương trình ñánh giá cần phải thiết kế linh hoạt ñể có thể phù hợp với

những thay ñổi dựa trên những thông tin thu ñược khi ñánh giá, và cho phép

sử dụng hiệu quả nguồn lực.

Nếu có thể áp dụng ñược, chương trình phải bao gồm các vấn ñề sau:

a) mục ñích và phạm vi ñánh giá;

b) các chuẩn cứ ñánh giá;

c) xác ñịnh các ñơn vị tổ chức và ñơn vị chức năng của bên ñược ñánh

giá sẽ ñánh giá;

d) xác ñịnh những chức năng và/hoặc những cá nhân trong tổ chức của

bên ñược ñánh giá có trách nhiệm quan trọng trực tiếp ñến HTQLMT của bên

ñược ñánh giá;

e) xác ñịnh các yếu tố của HTQLMT của bên ñược ñánh giá cần ñược

ưu tiên ñánh giá';

f) thủ tục ñánh giá các yếu tố của HTQLMT của bên ñược ñánh giá

tương ứng với cơ cấu của bên ñược ñánh giá;

g) ngôn ngữ ñể làm việc và báo cáo khi ñánh giá;

h) xác ñịnh các tài liệu tham khảo;

i) thời ñiểm và thời gian dự tính cho các hoạt ñộng ñánh giá chính;

j) thời gian và ñịa ñiểm tiến hành ñánh giá;

k) xác ñịnh các thành viên của ñoàn ñánh giá;

l) chương trình các cuộc họp cần tổ chức với lãnh ñạo của bên ñược

ñánh giá;

m) các yêu cầu bảo mật;

n) nội dung báo cáo; phần mềm và cấu trúc, thời gian dự tính phát hành

và phân phát báo cáo ñánh giá;

o) các yêu cầu về lưu giữ và bảo quản tài liệu.

Chương trình ñánh giá cần ñược thông báo cho khách hàng, các chuyên

gia ñánh giá và bên ñược ñánh giá. Khách hàng cần xem xét và thông qua

chương trình.

Nếu bên ñược ñánh giá phản ñối bất kỳ ñiều khoản nào của chương

trình ñánh giá, cần cho chuyên gia ñánh giá trưởng biết rõ các ý kiến phản ñối

ñó. Các vấn ñề này cần ñược giải quyết giữa chuyên gia ñánh giá trưởng, bên

ñược ñánh giá và khách hàng trước khi thực hiện ñánh giá. Bất kỳ sự sửa ñổi

chương trình ñánh giá nào cần ñược sự nhất trí giữa các bên có liên quan,

trước hoặc trong khi thực hiện ñánh giá.

5.2.2. Phân công nhiệm vụ trong ñoàn ñánh giá

Mỗi thành viên của ñoàn ñánh giá ñược phân công ñánh giá một số

nhất ñịnh các yếu tố, chức năng hoặc hoạt ñộng của HTQLMT và ñược chỉ

dẫn các thủ tục ñánh giá cần tuân thủ. Sự phân công này do chuyên gia ñánh

giá trưởng thực hiện, có tham khảo các ý kiến các thành viên liên quan của

ñoàn ñánh giá. Trong quá trình ñánh giá, chuyên gia ñánh giá trưởng có thể

thay ñổi sự phân công công việc ñể ñảm bảo ñạt ñược mục ñích ñánh giá một

cách tối ưu.

5.2.3. Tài liệu làm việc

Các tài liệu làm việc cần ñể chuyên gia ñánh giá nghiên cứu có thể bao

gồm:

a) mẫu ñể thảo các phát hiện khi ñánh giá và chứng cứ hỗ trợ;

b) các thủ tục và phiếu kiểm tra dùng ñể ñánh giá các yếu tố của

HTQLMT;

c) hồ sơ các cuộc họp.

Các tài liệu làm việc phải ñược giữ ít nhất là ñến khi kết thúc ñánh giá;

những thông tin về bảo mật và tài sản liên quan cần ñược các thành viên ñánh

giá bảo quản cẩn thận.

5.3. Tiến hành ñánh giá

5.3.1. Phiên họp mở ñầu

Cần phải có phiên họp mở ñầu. Mục ñích của phiên họp này là:

a) giới thiệu các thành viên của ñoàn ñánh giá với lãnh ñạo của bên

ñược ñánh giá

b) xem xét phạm vi, ñối tượng và chương trình ñánh giá và thống nhất

thời gian biểu ñánh giá

c) cung cấp tóm tắt các phương pháp và thủ tục dùng ñể tiến hành ñánh

giá;

d) thiết lập các mối thông tin chính thức giữa ñoàn ñánh giá và bên

ñược ñánh giá

e) khẳng ñịnh rằng nguồn lực và các phương tiện cần cho ñoàn ñánh

giá ñã có sẵn

f) ñịnh ngày giờ cho phiên họp kết thúc ñánh giá;

g) thúc ñẩy bên ñược ñánh giá tham gia tích cực vào cuộc ñánh giá;

h) xem xét ñịa ñiểm an toàn và quy trình cấp cứu cho ñoàn ñánh giá.

5.3.2. Thu thập các chứng cứ ñánh giá

Phải thu thập các chứng cứ ñánh giá ñầy ñủ ñể có thể xác ñịnh xem

HTQLMT của bên ñược ñánh giá có phù hợp các chuẩn cứ ñánh giá không.

Các chứng cứ ñánh giá phải ñược thu thập thông tin thông qua phỏng

vấn, kiểm tra tài liệu và quan sát các hoạt ñộng và ñiều kiện. Những ñiểm

không phù hợp với chuẩn cứ ñánh giá HTQLMT phải ñược lập hồ sơ.

Thông tin thu thập qua phỏng vấn phải ñược thẩm tra nhờ các thông tin

hỗ trợ từ các nguồn ñộc lập khác như các quan sát, hồ sơ và kết quả của các

biện pháp hiện có. Những công bố không thể thẩm tra ñược phải ñược chỉ rõ.

Chuyên gia ñánh giá phải kiểm tra cơ sở của chương trình và thủ tục

lấy mẫu liên quan ñể ñảm bảo kiểm soát một cách chất lượng, hiệu quả các

quá trình lấy mẫu và ño do bên ñược ñánh giá tiến hành theo hệ thống quản lý

môi trường của mình.

5.3.3. Phát hiện khi ñánh giá

ðoàn ñánh giá cần phải xem xét tất cả các chứng cứ ñánh giá có ñược

ñể xác ñịnh ñiểm nào HTQLMT không phù hợp với các chuẩn cứ ñánh giá

HTQLMT. ðoàn ñánh giá sau ñó phải lập thành văn bản các phát hiện khi

ñánh giá sự không phù hợp, một cách rõ ràng, ngắn gọn và kèm các chứng cứ

ñánh giá.

Các phát hiện khi ñánh giá phải ñược xem xét lại cùng với lãnh ñạo có

trách nhiệm của bên ñược ñánh giá ñể ñạt ñược sự xác nhận về cơ sở thực tế

của các kết quả về sự không phù hợp.

Chú thích - Nếu có thảo thuận, các chi tiết của các phát hiện ñánh giá

sự phù hợp có thể ñược lập thành văn bản nhưng phải cẩn thận tránh mọi sự

khẳng ñịnh có tính tuyệt ñối.

5.3.4. Phiên họp kết thúc

Sau khi hoàn thiện bước thu thập chứng cứ và chuẩn bị bản báo cáo

ñánh giá, các chuyên gia ñánh giá phải tổ chức phiên họp với lãnh ñạo của

bên ñược ñánh giá và những người có trách nhiệm về các chức năng ñược

ñánh giá. Mục ñích chính của phiên họp là trình bày các phát hiện ñánh giá

cho bên ñươợ ñánh giá sao cho họ thông hiểu và xác nhận cơ sở thực tế của

các phát hiện.

Sự không nhất trí cần ñược giải quyết, nếu có thể, trước khi chuyên gia

ñánh giá trưởng công bố báo cáo. Chuyên gia ñánh giá trưởng chịu trách

nhiệm ra quyết ñịnh cuối cùng về những ñiểm chủ yếu và nội dung mô tả các

phát hiện ñánh giá, dù bên ñược ñánh giá có thể vẫn không nhất trí với các

phát hiện ñó.

5.4. Báo cáo và hồ sơ ñánh giá

5.4.1. Chuẩn bị báo cáo ñánh giá

Báo cáo ñánh giá phải ñược soạn thảo dưới sự hướng dẫn của chuyên

gia ñánh giá trưởng - người phải chịu trách nhiệm về sự hoàn thiện và tính

ñúng ñắn của báo cáo. Những nội dung cần có trong báo cáo ñánh giá phải là

những phần ñã ñược quy ñịnh trước trong chương trình ñánh giá. Mọi thay

ñổi mong muốn khi soạn thảo báo cáo phải ñược các bên quan tâm nhất trí.

5.4.2. Nội dung báo cáo

Báo cáo ñánh giá phải do chuyên gia ñánh giá trưởng ghi ngày tháng và

ký. Báo cáo ñánh giá phải chứa các phát hiện ñánh giá hoặc tóm tắt phát hiện

ñánh giá có trích dẫn các chứng cứ hỗ trợ. Các mục trong báo cáo cần có sự

nhất trí giữa chuyên gia ñánh giá trưởng và khách hàng, bao gồm như sau:

a) ñặc ñiểm nhận dạng tổ chức ñược ñánh giá và khách hàng;

b) các mục ñích, phạm vi và chương trình ñánh giá ñã ñược nhất trí;

c) các chuẩn cứ và danh mục tài liệu trích dẫn ñã nhất trí ñể làm căn cứ

ñánh giá;

d) thời hạn ñánh giá và thời gian tiến hành ñánh giá;

e) các ñại diện của bên ñược ñánh giá cùng tham gia ñánh giá;

f) các thành viên của ñoàn ñánh giá;

g) công bố về sự bảo mật nội dung;

h) danh mục phân phối báo cáo;

i) tóm tắt quá trình ñánh giá, bao gồm mọi trở ngại gặp phải;

j) các kết luận ñánh giá như:

- sự phù hợp của HTQLMT với các chuẩn cứ ñánh giá;

- hệ thống có ñược sử dụng và duy trì ñúng ñắn hay không;

- quá trình xem xét quản lý nội bộ có ñảm bảo HTQLMT liên tục phù

hợp và hiệu quả hay không.

5.4.3. Phân phối báo cáo ñánh giá

Chuyên gia ñánh giá trưởng phải gửi báo cáo cho khách hàng. Việc

phân phối báo cáo ñánh giá do khách hàng quyết ñịnh theo chương trình ñánh

giá. Bên ñược ñánh giá phải ñược nhận một bản báo cáo trừ khi khách hàng

quyết ñịnh không gửi cho.Việc phân phối bổ sung bản báo cáo ngoài tổ chức

ñược ñánh giá phải ñược sự cho phép của bên ñược ñánh giá. Báo cáo ñánh

giá là tài sản của khách hàng, nên các chuyên gia ñánh giá cùng tất cả những

ai nhận báo cáo ñánh giá phải giữ gìn bảo vệ bí mật báo cáo này.

Báo cáo ñánh giá phải ñược phát hành ñúng thời hạn ñã thoả thuận,

theo như ñã ghi trong chương trình ñánh giá. Nếu ñiều này không ñảm bảo

ñược, cần phải thông báo những nguyên nhân chậm trễ cho cả khách hàng và

bên ñược ñánh giá và phải thiết lập thời hạn phát hành khác.

5.4.4. Lưu trữ bảo vệ tài liệu

Tất cả các tài liệu làm việc, bản báo cáo và bản báo cáo cuối cùng liên

quan ñến ñánh giá phải ñược lưu giữ theo như ñã thoả thuận giữa khách hàng,

chuyên gia ñánh giá trưởng và bên ñược ñánh giá và phải tuân thủ mọi yêu

cầu tương ứng.

6. Kết thúc ñánh giá

Việc ñánh giá kết thúc khi tất cả các hoạt ñộng ñánh giá ñề ra trong

chương trình ñánh giá ñược kết luận.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN ISO 14012: 1997

Hướng dẫn ñánh giá môi trường - Chuẩn cứ trình ñộ

ñối với chuyên gia ñánh giá môi trường

Guidelines for environmental auditing - qualification criteria for

environmental auditors

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về chuẩn cứ trình ñộ ñối với

chuyên gia ñánh giá môi trường và chuyên gia ñánh giá trưởng.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho cả chuyên gia ñánh giá nội bộ và

bên ngoài. Tiêu chuẩn này không quy ñịnh chuẩn cứ ñể lựa chọn thành phần

của ñoàn ñánh giá. Cần tham khảo TCVN ISO 14011: 1997 ñể có các thông

tin thêm nữa về các ñối tượng này.

Chú thích 1 - Tiêu chuẩn này ñược soạn thảo song song với các tiêu

chuẩn về nguyên tắc chung ñánh giá môi trường TCVN ISO 14010 và về

hướng dẫn ñánh giá hệ thống quản lý môi trường TCVN ISO 14011. Tiêu

chuẩn này có thể thay ñổi khi soạn thảo hướng dẫn chi tiết về các loại ñánh

giá môi trường khác.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 14001: 1996 Hệ thống quản lý môi trường - Quy ñịnh và hướng

dẫn sử dụng;

TCVN ISO 14010: 1997 Hướng dẫn ñánh giá môi trường - Các nguyên

tắc chung;

TCVN ISO 14011: 1997 Hướng dẫn ñánh giá môi trường - Thủ tục

ñánh giá - ðánh giá hệ thống quản lý môi trường

3. ðịnh nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các ñịnh nghĩa nêu trong TCVN ISO 14010:

1997 và TCVN ISO 14011: 1997 và các ñịnh nghĩa sau:

3.1. Chuyên gia ñánh giá môi trường: người có ñủ trình ñộ ñể thực

hiện việc ñánh giá môi trường.

3.2. Chuyên gia ñánh giá trưởng về môi trường: người có ñủ trình ñộ

ñể quản lý và thực hiện việc ñánh giá môi trường.

3.3. Trình ñộ: trình ñộ ñược công nhận ở cấp quốc gia hoặc quốc tế,

thường ñạt ñược sau giáo dục phổ thông trung học, khi ñã qua khoá ñào tạo

tối thiểu ba năm chính quy hoặc không chính quy với một thời gian tương

ñương.

3.4. Giáo dục trung học: phần của hệ thống giáo dục quốc gia sau giai

ñoạn tiểu học hoặc phổ thông cơ sở. Giáo dục trung học kết thúc ngay trước

khi bước vào ñại học hoặc cấp tương ñương.

4. Giáo dục và kinh nghiệm công tác

Chuyên gia ñánh giá ít nhất phải tốt nghiệp giáo dục trung học hoặc

tương ñương.

Chuyên gia ñánh giá phải có kinh nghiệm công tác cho phép có ñủ kỹ

năng và hiểu biết trong một vài hay tất cả các lĩnh vực dưới ñây:

a) khoa học và công nghệ môi trường;

b) các khía cạnh về kỹ thuật và môi trường của việc vận hành các

phương tiện;

c) các yêu cầu về luật pháp, quy chế và các tài liệu liên quan ñến môi

trường;

d) hệ thống quản lý môi trường và các tiêu chuẩn dùng làm căn cứ ñánh

giá;

e) thủ tục, quy trình và kỹ thuật ñánh giá.

Các chuyên gia ñánh giá ñã tốt nghiệp giáo dục trung học phải có tối

thiểu năm năm kinh nghiệm công tác. Chuẩn cứ này có thể giảm nếu ñược

ñào tạo sau trung học một cách chính quy (tập trung hoặc bán tập trung), nội

dung ñào tạo phải bao gồm tất cả hoặc một số lĩnh vực ñã liệt kê ở trên (từ a

ñến e). Số năm giảm không ñược vượt quá tổng số thời gian ñào tạo các lĩnh

vực trên, và tổng số năm giảm không ñược vượt quá một năm.

Các chuyên gia ñánh giá ñạt trình ñộ phải có tối thiểu bốn năm kinh

nghiệm công tác tương ứng. Chẩun cứ này có thể giảm nếu ñã qua ñào tạo sau

trung học một cách chính quy. Nội dung ñào tạo phải bao gồm một số hoặc tất

cả các lĩnh vực liệt kê nêu trên từ a ñến e. Số năm giảm không ñược vượt quá

tổng số thời gian ñào tạo các lĩnh vực nêu trên, và tổng số năm giảm không

ñược vượt quá hai năm.

5. ðào tạo chuyên gia ñánh giá

Ngoài chuẩn cứ nêu ở mục 4, các chuyên gia ñánh giá phải qua vừa ñào

tạo chính quy vừa tập sự ñể nâng cao năng lực thực hiện ñánh giá môi trường.

Việc ñào tạo như vậy có thể do tổ chức riêng của các chuyên gia hoặc cơ quan

ngoài tiến hành.

Năng lực ñạt ñược qua ñào tạo phải ñược thể hiện theo cách thích hợp.

Ví dụ về các cách này ñược nêu trong Phụ lục A.

5.1. ðào tạo chính quy

ðào tạo chính quy phải gồm:

a) khoa học và công nghệ môi trường;

b) các khía cạnh kỹ thuật và môi trường của việc vận hành các phương

tiện;

c) các yêu cầu về luật pháp, quy chế và các tài liệu liên quan ñến môi

trường;

d) hệ thống quản lý môi trường và các tiêu chuẩn dùng làm căn cứ ñánh

giá;

e) thủ tục, quy trình và kỹ thuật ñánh giá.

Nếu năng lực ñánh giá ñã ñược thể hiện qua việc kiểm tra công nhận

hoặc qua trình ñộ chuyên môn xác thực thì các chuẩn cứ về ñào tạo chính quy

trong một số hoặc tất cả các lĩnh vực nêu trên có thể bỏ qua.

5.2. Tập sự

Một chuyên gia ñánh giá phải qua giai ñoạn tập sự với tổng số thời gian

tương ñương hai mươi ngày tiến hành ñánh giá môi trường và tham gia tối

thiểu bốn cuộc ñánh giá môi trường. Số thời gian này bao gồm cả thời gian

tham gia toàn bộ vào quá trình ñánh giá dưới sự giám sát, hướng dẫn của

chuyên gia ñánh giá trưởng. Khoá tập sự phải nằm trong khoảng thời gian

không quá ba năm liền nhau.

6. Chứng cứ khách quan về giáo dục, kinh nghiệm và ñào tạo

Mỗi cá nhân phải có các chứng cứ khách quan về việc ñã qua giáo dục,

ñào tạo và có kinh nghiệm công tác.

7. Tư chất và kỹ năng cá nhân

Các chuyên gia ñánh giá phải có tư chất và kỹ thuật nêu dưới ñây

(nhưng không giới hạn chỉ có vậy):

a) năng lực trình bày một cách rõ ràng các khái niệm và ý tưởng khi nói

và viết;

b) các kỹ năng giao tiếp có lợi cho việc thực hiện ñánh giá một cách

hiệu quả, như khả năng ngoại giao, xử lý và khả năng lắng nghe;

c) khả năng giữ tính ñộc lập và khách quan ñủ ñể hoàn thành cáchịu lửa

trách nhiệm ñánh giá;

d) kỹ năng tổ chức nhân sự cần thiết ñể thực hiện ñánh giá có hiệu quả;

e) khả năng ñưa ra các kết luận có cơ sở dựa trên các chứng cứ khách

quan;

f) khả năng xử thế nhạy cảm ñối với các tục lệ và văn hoá của nước

hoặc vùng nơi ñang thực hiện ñánh giá.

8. Chuyên gia ñánh giá trưởng

Chuyên gia ñánh giá trưởng phải là một chuyên gia ñánh giá thể hiện là

người hiểu biết và vận dụng các tư chất và kỹ năng cá nhân cần thiết ñể ñảm

bảo quản lý và lãnh ñạo có năng lực và hiệu quả quá trình ñánh giá, và phải

ñáp ứng các chuẩn cứ bổ sung sau:

- tham gia trong quá trình ñánh giá với tổng số thời gian tương ñương

là 15 ngày ñánh giá môi trường, với tối thiểu là ba cuộc ñánh giá môi trường

trọn vẹn, và;

- tham gia với tư cách là chuyên gia ñánh giá trưởng, dưới sự giám sát

và hướng dẫn của chuyên gia ñánh giá trưởng khác, trong ít nhất là một trong

ba cuộc ñánh giá nêu trên;

- hoặc thể hiện ñược các tư chất và các kỹ năng cần cho quản lý chương

trình ñánh giá thông qua các cuộc phỏng vấn, quan sát, tham khảo hoặc ñánh

giá môi trường theo chương trình ñảm bảo chất lượng.

Các chuẩn cứ bổ sung này ñối với chuyên gia ñánh giá trưởng cần phải

ñược thực hiện trong thời gian không quá ba năm liền nhau.

9. Duy trì năng lực

Các chuyên gia ñánh giá phải duy trì năng lực của mình bằng cách cập

nhật các kiến thức của mình về:

a) các khía cạnh của công nghệ và khoa học môi trường tương ứng;

b) các khía cạnh về kỹ thuật, và môi trường của việc vận hành các

phương tiện;

c) luật môi trường, quy ñịnh và các tài liệu liên quan ñến môi trường;

d) hệ thống quản lý môi trường và các tiêu chuẩn liên quan dùng làm

căn cứ ñánh giá;

e) thủ tục, quy trình và kỹ thuật ñánh giá.

10. Sự cẩn trọng nghề nghiệp cần có

Các chuyên gia ñánh giá phải trau dồi sự cẩn trọng nghề nghiệp cần có,

theo quy ñịnh trong TCVN ISO 14010: 1997 và kết hợp với quy phạm thích

hợp về các quy tắc xử thế.

11. Ngôn ngữ

Những chuyên gia ñánh giá không có khả năng giao tiếp tốt bằng ngôn

ngữ cần ñể thực hiện trách nhiệm của mình sẽ không thể tham gia ñánh giá

nếu không có sự giúp ñỡ. Khi cần, có thể nhờ người có kỹ năng ngôn ngữ cần

thiết giúp ñỡ, người trợ giúp ñó phải là người không bị gây áp lực có thể làm

ảnh hưởng ñến việc ñánh giá.

Phụ lục A

(Tham khảo)

Xác nhận trình ñộ của chuyên gia ñánh giá môi trường

A.1. ðại cương

Phụ lục này cung cấp hướng dẫn xác nhận trình ñộ của chuyên gia ñánh

giá môi trường như ñã ñược ñịnh nghĩa trong tiêu chuẩn này.

A.2. Quá trình xác nhận trình ñộ

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng bằng cách thiết lập và ñiều hành quá

trình xác nhận. Quá trình này có thể nằm trong hoặc nằm ngoài sự quản lý

chương trình ñánh giá của chuyên gia ñánh giá. Mục ñích của quá trình này là

xác nhận trình ñộ của chuyên gia ñánh giá môi trường.

Quá trình này phải ñược chỉ ñạo bởi một người hoặc nhiều người có

hiểu biết và kinh nghiệm về ñiều hành ñánh giá.

Quá trình xác nhận trình ñộ của các chuyên gia ñánh giá có thể là ñối

tượng của một chương trình ñảm bảo chất lượng.

A.3. Xác nhận trình ñộ giáo dục, ñào tạo, kinh nghiệm công tác và

tư chất cá nhân

Cần phải có chứng cứ chứng minh rằng chuyên gia ñánh giá môi

trường ñã tiếp thu và duy trì việc giáo dục cần thiết, kinh nghiệm công tác,

ñào tạo và tư chất như ñã nêu trong tiêu chuẩn này. Quá trình xác nhận trình

ñộ cần phải bao gồm một số trong các phương pháp sau:

a) phỏng vấn người dự tuyển;

b) kiểm tra viết hoặc vấn ñáp hoặc các cách thích hợp khác;

c) xem xét bài viết của người dự tuyển;

d) thảo luận với lãnh ñạo; ñồng nghiệp cũ;

e) thử việc;

f) quan sát kỹ trong ñiều kiện ñánh giá thực tế;

g) xem xét hồ sơ về giáo dục, ñào tạo và kinh nghiệm như ñã quy ñịnh

trong tiêu chuẩn này;

h) xem xét các chứng cứ và trình ñộ chuyên môn.

Phụ lục B

(Tham khảo)

Cơ quan ñăng ký chuyên gia ñánh giá môi trường

B.1. Khái quát

Phụ lục này nêu hướng dẫn xây dựng một cơ quan nhằm ñảm bảo ñăng

ký chuyên gia ñánh giá môi trường một cách nhất quán.

B.2. ðăng ký chuyên gia ñánh giá

ðể ñảm bảo cho các chuyên gia môi trường ñược ñăng ký một cách

nhất quán, cần thành lập một cơ quan ñộc lập và áp dụng các hướng dẫn dưới

ñây.

Cơ quan này phải là nơi ñăng ký chuyên gia ñánh giá môi trường trực

tiếp hoặc công nhận cơ quan khác ñăng ký chuyên gia ñánh giá môi trường

theo các chuẩn cứ quy ñịnh trong tiêu chuẩn này.

Cơ quan này phải thiết lập quá trình xác ñịnh trình ñộ theo nội dung

quy ñịnh trong phụ lục A của tiêu chuẩn này. Quá trình này có thể nằm trong

một chương trình ñảm bảo chất lượng.

Cơ quan này phải giữ ñăng ký của các chuyên gia ñánh giá môi trường

ñã ñáp ứng các chuẩn cứ quy ñịnh trong tiêu chuẩn này.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN ISO 14020: 2000

Nhãn môi trường và công bố môi trường - Nguyên tắc chung

Environmental labels and declarations - General principiles

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này thiết lập các nguyên tắc hướng dẫn việc xây dựng và sử

dụng nhãn môi trường và công bố môi trường. Tiêu chuẩn này nhằm phối hợp

sử dụng với các tiêu chuẩn khác trong bộ tiêu chuẩn ISO 14020.

Trong trường hợp các tiêu chuẩn khác có ñưa ra các yêu cầu cụ thể hơn

tiêu chuẩn này, thì các yêu cầu cụ thể ñó sẽ phải ñược xem xét trước.

Tiêu chuẩn này không nhằm dùng làm quy ñịnh kỹ thuật cho các mục

ñích chứng nhận và ñăng ký.

Chú thích - Các tiêu chuẩn khác trong bộ tiêu chuẩn ISO 14020 ñược

soạn thảo ñể nhất quán với các nguyên tắc ñưa ra trong tiêu chuẩn này. Các

tiêu chuẩn khác hiện nay thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 14020 và ISO 14021, ISO

14020 và ISO 14025 (xem tài liệu tham khảo)

2. Thuật ngữ và ñịnh nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và ñịnh nghĩa sau ñây:

2.1. Nhãn môi trường

Công bố môi trường

Sự công bố chỉ ra các khía cạnh môi trường của một sản phẩm hoặc

dịch vụ.

Chú thích - Nhãn môi trường và công bố môi trường có thể dưới dạng

của một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu ñồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao

gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc hình thức

khác.

2.2. Chu trình sống

Các giai ñoạn kế tiếp và liên kết với nhau của một hệ thống sản phẩm,

từ khi tiếp nhận nguyên liệu thô hoặc từ khi phát sinh của các nguồn tài

nguyên thiên nhiên cho ñến khi thải bỏ cuối cùng.

[ISO 14040: 1997]

Chú thích - "Sản phẩm" bao gồm hàng hoá hoặc dịch vụ bất kỳ.

2.3. Khía cạnh môi trường

Yếu tố của các hoạt ñộng, sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức có

thể có tác ñộng qua lại với môi trường

3. Mục tiêu của nhãn môi trường và công bố môi trường

Mục tiêu chung của các nhãn môi trường và công bố môi trường nhằm

khuyến khích nhu cầu tiêu thụ và cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ ít

gây tác ñộng ñến môi trường, do ñó thúc ñẩy cải thiện môi trường một cách

liên tục theo ñịnh hướng của thị trường thông qua thông tin trung thực, chính

xác và có thể kiểm tra xác nhận ñược về các khía cạnh môi trường của sản

phẩm và dịch vụ.

4. Các nguyên tắc chung

4.1. Nguyên tắc chung

Tất cả nguyên tắc ñưa ra từ 4.2 ñến 4.10 ñều áp dụng cho tất cả các

nhãn môi trường và công bố môi trường.

Nếu các tiêu chuẩn khác trong bộ tiêu chuẩn ISO 14020 ñưa ra các yêu

cầu cụ thể hơn tiêu chuẩn này, thì các yêu cầu cụ thể ñó phải ñược tuân theo.

4.2. Nguyên tắc 1

4.2.1. Sự công bố

Công bố môi trường và nhãn môi trường phải chính xác, có thể kiểm

tra xác nhận ñược, thích hợp và không bị hiểu lầm.

4.2.2. Xem xét cụ thể

Ích lợi và tác dụng của các công bố môi trường và nhãn môi trường tuỳ

thuộc vào mức ñộ truyền ñạt thông tin có ý nghĩa và tin cậy về các khía cạnh

môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ. Các nhãn môi trường và công bố môi

trường phải cung cấp thông tin chính xác về các khía cạnh môi trường của sản

phẩm hoặc dịch vụ. Các cơ sở kỹ thuật và thực tế của nhãn môi trường và

công bố phải kiểm tra xác nhận ñược. Nhãn môi trường và công bố môi

trường phải cung cấp thông tin có thích hợp; Nhãn môi trường và công bố

môi trường chỉ ñề cập ñến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa liên quan ñến

thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất, phân phối, sử dụng hoặc

thải bỏ gắn với sản phẩm hoặc dịch vụ ñó. Nên ñịnh kỳ soát xét các cơ sở của

nhãn môi trường và công bố môi trường ñể tính ñến việc ñổi mới chúng.

Thông tin cần ñược thu thập theo trình tự thích hợp với tiến ñộ ñổi mới. Nhãn

môi trường và công bố môi trường phải dễ hiểu và không gây hiểu lầm cho

khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

4.3. Nguyên tắc 2

4.3.1. Sự công bố

Thủ tục và các yêu cầu của nhãn môi trường và công bố môi trường

ñược soạn thảo, chấp nhận hoặc áp dụng theo cách thức mà có thể tạo ra các

trở ngại không cần thiết trong thương mại quốc tế.

4.3.2. Xem xét cụ thể

Các ñiều khoản áp dụng và diễn giải của Tổ chức thương mại thế giới

phải ñược lưu ý ñể hướng dẫn nguyên tắc trên.

4.4. Nguyên tắc 3

4.4.1. Công bố

Các nhãn môi trường và công bố môi trường phải ñược dựa trên

phương pháp luận khoa học hoàn chỉnh ñể chứng minh cho các công bố và

tạo ra các kết quả chính xác, có thể tái lập.

4.4.2. Xem xét cụ thể

Thông tin chứng minh cho nhãn môi trường và công bố môi trường

phải ñược thu thập và ñánh giá bằng các phương pháp ñã ñược thừa nhận và

chấp nhận rộng rãi về mặt khoa học và chuyên môn, hoặc các phương pháp có

cơ sở khoa học. Các phương pháp ñó phải theo các tiêu chuẩn ñược công

nhận và có sự chấp nhận của quốc tế (các tiêu chuẩn này có thể là tiêu chuẩn

quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc quốc gia) hoặc là các phương pháp sử dụng

phải thích hợp ñối với công bố và phải cung cấp thông tin liên quan, cần thiết,

chính xác và tái lập ñể trợ giúp cho công bố ñó.

4.5. Nguyên tắc 4

4.5.1. Công bố

Thông tin liên quan ñến thủ tục, phương pháp luận và chứng cứ dùng

ñể chứng minh cho các nhãn môi trường và công bố môi trường phải sẵn có

và ñược cung cấp theo yêu cầu của các bên hữu quan.

4.5.2. Xem xét cụ thể

Thông tin phải bao gồm các nguyên tắc cơ bản, giả thuyết và các ñiều

kiện giới hạn. Thông tin này phải ñầy ñủ và toàn diện một cách hợp lý ñể

khách hàng, khách hàng tiềm năng và các bên hữu quan ñánh giá và so sánh

nhãn môi trường và công bố môi trường theo các nguyên tắc khoa học, tính

thích hợp, sự phê chuẩn và ñánh giá xem công bố môi trường và nhãn môi

trường có nhất quán với các tiêu chuẩn áp dụng trong phạm vi của bộ tiêu

chuẩn ISO 14020 hay không. Thông tin này cũng phải chỉ ra rõ xem công bố

môi trường hoặc nhãn môi trường ñó có là tự công bố về môi trường hay là

ñược dựa trên sự phê chuẩn một cách ñộc lập.

Cần phải làm cho khách hàng và khách hàng tiềm năng ở nơi mua bán

các sản phẩm và dịch vụ biết cách thu thập thông tin trên. ðể làm ñược ñiều

này có thể sử dụng các cách khác nhau nêu ra ở 4.10. Tuy nhiên có thể phải

giới hạn việc cung cấp những thông tin cụ thể do yêu cầu bí mật của công

việc kinh doanh, do quyền sở hữu trí tuệ, hoặc các giới hạn pháp luật khác.

4.6. Nguyên tắc 5

4.6.1. Sự công bố

Khi xây dựng các công bố môi trường và nhãn môi trường cần phải tính

ñến tất cả các khía cạnh có liên quan của chu trình sống của sản phẩm.

4.6.2. Xem xét cụ thể

Chu trình sống của một sản phẩm hoặc dịch vụ bao gồm từ các hoạt

ñộng gắn liền với việc sản xuất và giao nhận một nguyên vật liệu thô hạơc từ

sự phát sinh của các nguồn tự nhiên cho ñến sự thải bỏ cuối cùng. Xem xét

chu trình sống của một sản phẩm hoặc dịch vụ cho phép bên xây dựng công

bố môi trường và nhãn môi trường tính ñến hàng loạt các yếu tố tác ñộng lên

môi trường. Hơn nữa việc xem xét này cũng cho phép bên xây dựng công bố

môi trường hoặc nhãn môi trường nhận biết khả năng tiềm ẩn của một tác

ñộng này sẽ tăng lên trong quá trình làm giảm một tác ñộng khác.

Xem xét chu trình sống của sản phẩm hoặc là dịch vụ là ñể hận biết các

ñặc tính thích hợp có liên quan và chuẩn cứ cho nhãn môi trường và công bố

môi trường hoặc là ñể xác ñịnh ý nghĩa của công bố môi trường. Mức ñộ,

chừng mực mà chu trình sống ñược xem xét có thể khác nhau tuỳ thuộc vào

kiểu công bố hoặc nhãn môi trường, bản chất của công bố và cấp hạng sản

phẩm.

ðiều này không có nghĩa là nhất thiết phải ñánh giá chu trình sống của

một sản phẩm hoặc dịch vụ.

4.7. Nguyên tắc 6

4.7.1. Sự công bố

Nhãn môi trường và công bố môi trường không ñược kìm hãm việc tiến

hành ñổi mới mà sự ñổi mới ñó duy trì hoặc có tiềm năng ñể cải thiện hiệu

quả hoạt ñộng môi trường.

4.7.2. Xem xét cụ thể

Các yêu cầu phải ñược thể hiện theo tính năng hơn là theo các ñặc tính

thiết kế hoặc mô tả. Phương pháp tiếp cận này cho mức ñộ linh hoạt lớn hơn

nhất cho tiến hành ñổi mới kỹ thuật hoặc ñổi mới khác. Nên tránh các chuẩn

cứ mang tính thiết kế truyền thống hoặc là ưu tiên tuyệt ñối ñối với một công

nghệ bởi vì ñiều ñó có thể hạn chế hoặc không ñộng viên việc cải tiến sản

phẩm hoặc dịch vụ mà sự cải tiến này không ảnh hưởng ñến sự phù hợp với

chuẩn cứ môi trường ñang áp dụng hoặc là sự cải tiến này có thể dẫn ñến cải

thiện môi trường một cách ñáng kể.

4.8. Nguyên tắc 7

4.8.1. Công bố

Cần phải giới hạn ở mức cần thiết các yêu cầu mang tính chất hành

chính hoặc các nhu cầu thông tin liên quan ñến nhãn môi trường và công bố

môi trường ñể thiết lập ñược sự phù hợp với chuẩn cứ ñược áp dụng và các

tiêu chuẩn của công bố hoặc nhãn môi trường ñó.

4.8.2. Xem xét cụ thể

Các tổ chức không kể quy mô nào ñều có cơ hội bình ñẳng trong việc

sử dụng các công bố môi trường và nhãn môi trường. Việc sử dụng công bố

môi trường và nhãn môi trường không nên bị cản trở bởi các yếu tố hoặc yêu

cầu không liên quan như là tính phức tạp của thủ tục, thông tin hoặc các ñòi

hỏi hành chính không hợp lý.

4.9. Nguyên tắc 8

4.9.1. Công bố

Quá trình xây dựng công bố môi trường và nhãn môi trường cần phải

mở rộng, có sự tham gia tư vấn rộng rãi với các bên hữu quan cần phải cố

gắng ñể ñạt ñược một sự thoả thuận trong quá trình ñó.

4.9.2. Xem xét cụ thể

Quá trình xây dựng các tiêu chuẩn và chuẩn cứ phải ñược mở rộng ñối

với tất cả các bên hữu quan. Các bên này phải ñược mời tham gia và ñược

khuyến khích tham gia từ ñầu ñến cuối và ñược thông báo ñầy ñủ. Các bên

này có thể chọn cách tham gia trực tiếp hoặc thông qua phương tiện khác như

gửi văn bản hoặc thư ñiện tử. Các góp ý và tài liệu sử dụng cần phải ñược

trình bày sao cho có ý nghĩa nhất ñể nêu lên ñược thực chất của vấn ñề. ðối

với việc tự công bố về môi trường ñược xây dựng phù hợp với ISO 14021, thì

việc tư vấn ñược xem như ñã thực hiện trong khi xây dựng tiêu chuẩn ñó.

Chú thích - Xem TCVN 6450: 1998 (ISO/IEC Guide 2) và ISO/IEC

Giude 59 ñể có thêm hướng dẫn.

4.10. Nguyên tắc 9

4.10.1. Công bố

Bên ñưa ra nhãn môi trường hoặc công bố môi trường phải sẵn có cho

khách hàng và khách hàng tiềm năng các thông tin về các khía cạnh môi

trường của sản phẩm và dịch vụ tương ứng với nhãn môi trường hoặc công bố

môi trường ñó.

4.10.2. Xem xét cụ thể

Tác ñộng của nhãn môi trường và công bố môi trường tuỳ thuộc vào

việc giúp cho khách hàng và khách hàng tiềm năng có ý thức trách nhiệm và

chọn lựa lấy các khía cạnh môi trường trong quyết ñịnh mua của họ; vào việc

tác ñộng ñến các khách hàng và khách hàng tiềm năng trong việc lựa chọn sản

phẩm hoặc dịch vụ. ðiều ñó liên quan ñến mức ñộ chấp nhận và hiểu biết của

các khách hàng và khách hàng tiềm năng ñối với thông tin ñược cung cấp về

các khía cạnh môi trường.

Vì vậy, các bên sử dụng nhãn môi trường và công bố môi trường ñược

khuyến khích và có trách nhiệm giúp cho các khách hàng và khách hàng tiềm

năng tiếp cận tới thông tin ñể họ có thể hiểu ñược ý nghĩa của các công bố,

biểu tượng hoặc thuật ngữ. ðiều ñó có thể thực hiện thông qua các phương

tiện khác nhau như là các bảng giải thích và quảng cáo ở mức ñộ chi tiết, ñiện

thoại hỏi ñáp miễn phí, các chương trình ñào tạo và các cách thức khác.

Thông tin ñược cung cấp phải ñầy ñủ và thích hợp với ñặc ñiểm và phạm vi

của công bố môi trường ñang làm.

Phụ lục A

(tham khảo)

Tài liệu tham khảo

{1} ISO 14021, Nhãn môi trường và công bố môi trường - Tự công bố

về môi trường (Environmenal labels and declarations - Self - declared

environmental claims)...

{2} ISO 14024, Nhãn môi trường và công bố môi trường - Nhãn môi

trường loại 1 - Nguyên tắc hướng dẫn và thủ tục. (Enviromental labels and

declarations - Environmental labelling Type 1 - Guiding principles an

procedures).

{3} ISO 14025, Nhãn môi trường và công bố môi trường - Nhãn môi

trường loại III - Nguyên tắc hướng dẫn và thủ tục. (Environmental labels and

declarations - Environmental labelling Type 3 - Guiding principles an

procedures).

{4} TCVN ISO 14040: 2000 (ISO 14040), Quản lý môi trường - ðánh

giá chu trình sống - Nguyên tắc và khuôn khổ. (Environmental management -

Life cycle assessment - Principles and framwork).

{5} TCVN 6450: 1998 (ISO Guide 2), Thuật ngữ chung và ñịnh nghĩa

về tiêu chuẩn hoá và các hoạt ñộng liên quan. (General terms and their

definitions concerning standardization and related activities).

{6} ISO/EC Guide 59, Quy tắc thực hành tốt về tiêu chuẩn hoá (Code

of good practice for stabdardization).

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN ISO 14021: 2003

Nhãn môi trường và sự công bố về môi trường -

Tự công bố về môi trường (Ghi nhãn môi trường kiểu II)

Environmental labels and declarations -

Self - declared environmental claims (Type II environmental labelling)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy ñịnh các yêu cầu ñể tự ñộng công bố về môi

trường, bao gồm các công bố bằng lời văn, bằng tiểu tượng, hình vẽ lên trên

sản phẩm. Tiêu chuẩn này còn mô tả các thuật ngữ ñược lựa chọn dùng thông

dụng trong các công bố về môi trường và ñưa ra các yêu cầu mức ñộ sử dụng

các thuật ngữ ñó. Tiêu chuẩn này cũng mô tả sự ñánh giá và phương pháp

luận kiểm tra xác nhận chung ñối với việc tự công bố về môi trường, ñánh giá

ñặc trưng và phương pháp kiểm tra xác nhận ñối với các hình thức công bố

trong tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này không tìm cách loại trừ, huỷ bỏ, hoặc thay ñổi các

thông tin, công bố hoặc ghi nhãn môi trường mang tính pháp lý ñược yêu cầu,

hoặc bất kỳ các quy ñịnh nào khác của pháp luật.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

ISO 7000, Graphical symbols for use on equipment - Index and

synopsis (Ký hiệu bằng hình vẽ ñể sử dụng trên thiết bị - Chỉ số và bảng tóm

tắt).

TCVN ISO 14020: 2000 (ISO 14020: 1998), Nhãn môi trường và công

bố về môi trường - Nguyên tắc chung.

3. Thuật ngữ và ñịnh nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và ñịnh nghĩa dưới ñây.

3.1. Thuật ngữ chung

3.1.1. Sản phẩm ñồng hành (coproduct)

Hai hay nhiều sản phẩm bất kỳ cùng ñược tạo ra từ một quá trình ñơn

vị.

[TCVN ISO 14041: 2000]

3.1.2. Khía cạnh môi trường (environment aspect)

Yếu tố của các hoạt ñộng, sản phẩm của một tổ chức có thể tác ñộng

qua lại với môi trường.

3.1.3. Công bố về môi trường (environmental claim)

Phát biểu bằng lời, biểu tượng hoặc hình vẽ minh hoạ chỉ ra một khía

cạnh môi trường nào ñó của một sản phẩm, thành phần hoặc của bao bì sản

phẩm.

Chú thích - Một công bố về môi trường có thể ñược làm trên sản phẩm

hoặc các nhãn bao bì, thông qua mô tả sản phẩm, thông báo kỹ thuật, quảng

cáo, chào hàng, ấn phẩm, marketing từ xa, cũng như thông qua phương tiện

nghe nhìn kỹ thuật số hoặc ñiện tử như internet.

3.1.4. Sự kiểm tra xác nhận công bố về môi trường (environmental

claim verification)

Sự xác ñịnh tính ñúng ñắn của công bố về môi trường bằng cách sử

dụng tiêu chú và các quy trình cụ thể ñã ñịnh ñể ñảm bảo ñộ tin cậy của các

dữ liệu.

3.1.5. Tác ñộng môi trường (environmental impact)

Bất kỳ một sự thay ñổi nào gây ra cho môi trường, dù là có hại hoặc có

lợi, toàn bộ hoặc từng phần do các hoạt ñộng của một tổ chức hoặc sản phẩm

và dịch vụ gây ra.

3.1. Phần giải thích (explanatory statemen)

Bất kỳ sự giải thích nào cần thiết hoặc ñược ñưa ra giúp cho khách

hàng, khách hàng tiềm năng hoặc người sử dụng sản phẩm hiểu và ñược ñầy

ñủ về một công bố về môi trường.

3.1.7. ðơn vị chức năng (functional unit)

ðặc tính ñịnh lượng của hệ thống sản phẩm ñược sử dụng như là một

ñơn vị tiêu chuẩn trong quá trình nghiên cứu ñánh giá vòng ñời sản phẩm.

[TCVN ISO 14040: 2000]

3.1.8. Vòng ñời của sản phẩm (life cycle)

Các giai ñoạn nối tiếp và liên quan với nhau của hệ thống sản phẩm, từ

việc thu mua các nguyên liệu thô hoặc khai thác các tài nguyên ñến việc thải

bỏ cuối cùng.

[TCVN ISO 14040: 2000]

3.1.9. Phân ñịnh nguyên vật liệu (material identification)

Các từ ngữ, con số hoặc biểu tượng ñược dùng ñể ấn ñịnh cho thành

phần cấu tạo của một sản phẩm hoặc bao bì.

Chú thích 1 - Một biểu tượng phân ñịnh nguyên vật liệu không ñược

coi là một công bố về môi trường.

Chú thích 2 - Tài liệu từ [4] ñến [7] trong Thư mục Tài liệu tham khảo

ñưa ra các ví dụ về các biểu tượng phân ñịnh nguyên vật liệu trong các tiêu

chuẩn quốc tế, các tiêu chuẩn quốc gia và các ấn phẩm công nghiệp.

3.1.10. Bao bì (packaging)

Vật liệu ñược sử dụng ñể bảo vệ hoặc chứa ñựng một sản phẩm trong

quá trình vận chuyển, lưu kho, marketing hoặc sử dụng.

Chú thích - Theo tiêu chuẩn này, thuật ngữ "bao bì" cũng bao gồm mọi

chi tiết ñược ñính kèm vào hoặc lồng vào một sản phẩm hoặc thùng chứa của

nó với mục ñích marketing sản phẩm hoặc quảng bá thông tin về sản phẩm

ñó.

31.11. Sản phẩm (product)

Mọi hàng hoá hoặc dịch vụ bất kỳ.

3.1.12. Công bố về môi trường có giới hạn (qualified environmental

claim)

Công bố về môi trường kèm theo lời giải thích ñể mô tả các giới hạn

của công bố.

3.1.13. Tự công bố về môi trường (self - declared environmental

claim)

Công bố về môi trường ñược thực hiện do các nhà máy, hãng nhập

khẩu, hãng phân phối sản phẩm, các nhà bán lẻ hoặc bất kỳ ai có lợi ích từ

công bố về môi trường mà không có sự chứng nhận của bên thứ ba ñộc lập.

3.1.14. Khả năng nâng cấp (upgradability)

ðặc tính của một sản phẩm cho phép các môñun hoặc các bộ phận của

nó ñược nâng cấp hoặc thay thế một cách riêng rẽ mà không cần thay thế toàn

bộ sản phẩm.

3.1.1.5. Chất thải (waste)

Bất kỳ thứ gì ñược sinh ra hoặc ñược lưu giữ lại mà không còn giá trị

sử dụng và ñược loại bỏ hoặc thải ra môi trường.

3.2. Các thuật ngữ lựa chọn thường ñược dùng trong tự công bố về

môi trường

Các yêu cầu về việc sử dụng các thuật ngữ ñược liệt kê dưới ñây khi

thực hiện một công bố về môi trường, ñược nêu trong ñiều 7.

Chế biến thành phân bón hữu cơ ñược (gọi tắt là phân bón ) 7.2.1

Phân huỷ ñược (Degradable) 7.3.1

ðược thiết kế ñể tháo rời (Designed for disassembly) 7.4.1

Sản phẩm có tuổi thọ kéo dài (Extended life product) 7.5.1

Năng lượng ñược tái tạo (Recovered enegry) 7.6.1

Tái chế ñược (Recyclable) 7.7.1

Hàm lượng ñược tái chế (Recycled content) 7.8.1.1.a)

Vật liệu trước tiêu dùng (Post - consumer material) 7.8.1.1.a) 1)

Vật liệu sau tiêu dùng (Post - consumer material) 7.8.1.1.a) 2)

Vật liệu ñược tái chế (Recycled material) 7.8.1.1 b)

Vật liệu ñược tái tạo (cải tạo) [Recovered (reclaimed) material] 7.8.1.1 c)

Tiêu thụ năng lượng ít hơn (Reduced enegry consumption) 7.91

Sử dụng tài nguyên ít hơn (Reduced resource use) 7.10.1

Tiêu thụ nước ít hơn (Reduced water consumption) 7.11.1

Sử dụng lại ñược (Reusable) 7.12.1.1

ðựng lại ñược (Refillable) 7.12.1.2

Giảm bớt chất thải (Waste reduction) 7.13.1

4. Mục tiêu của việc tự công bố về môi trường

Mục ñích tổng thể của công bố về môi trường và nhãn môi trường là

thông qua thông tin chính xác, có thể kiểm tra xác nhận, không sai lệch, về

các khía cạnh môi trường của sản phẩm, nhằm khuyến khích nhu cầu và cung

cấp các sản phẩm ít gây nên tác ñộng ñến môi trường, qua ñó kích thích tiềm

năng cải thiện môi trường liên tục nhờ vào ñộng lực của thị trường.

Mục tiêu của tiêu chuẩn này là hài hoà việc sử dụng tự công bố về môi

trường. Dự kiến các lợi ích sẽ là:

a) công bố về môi trường chính xác và có thể kiểm tra xác nhận ñược

ñể không bị lừa dối;

b) tăng cường áp lực thị trường ñể thúc ñẩy sự cải thiện môi trường

trong khi sản xuất, chế biến, và sản phẩm;

c) ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các công bố không ñảm bảo;

d) giảm bớt sự nhầm lẫn trên thị trường ñược;

e) tạo sự thuận lợi trong thương mại quốc tế; và

f) tạo ra nhiều khả năng lựa chọn có ñủ thông tin cho khách hàng,

khách hàng tiềm năng và người sử dụng sản phẩm.

5. Các yêu cầu áp dụng cho tất cả các hình thức tự công bố về môi

trường

5.1. Khái quát

Các yêu cầu ñược ñưa ra trong ñiều 5 phải ñược áp dụng cho mọi hình

thức tự công bố về môi trường do người công bố thực hiện, dù ñó chỉ là một

trong số các hình thức công bố ñược lựa chọn từ các công bố ñưa ra trong

ñiều 7 hoặc bất kỳ công bố về môi trường nào khác.

5.2. Mối quan hệ với TCVN ISO 14020

Các nguyên tắc quy ñịnh trong TCVN ISO 14020 ñược áp dụng ñể bổ

sung cho các yêu cầu trong tiêu chuẩn này. Trong nội dung tiêu chuẩn này

ñiều khoản nào ñưa ra các yêu cầu cụ thể hơn TCVN ISO 14020 thì phải tuân

theo các yêu cầu cụ thể ñó.

5.3. Công bố không cụ thể hoặc mập mờ

Một công bố về môi trường không cụ thể hoặc mập mờ hoặc ngụ ý rằng

một sản phẩm có lợi cho môi trường hoặc tốt cho môi trường sẽ không ñược

sử dụng. Vì vậy các công bố về môi trường như "an toàn cho môi trường",

"thân thiện môi trường", "thân thiện với trái ñất", "không gây ô nhiễm",

"xanh", "bạn của thiên nhiên", "thân thiện với tầng ozon", phải không ñược sử

dụng.

Chú thích - Các liệt kê này là minh hoạ và chưa phải là tất cả.

5.4. Công bố "... không có, không chứa"

Một công bố về môi trường là "... không có, không chứa" chỉ ñược

dùng khi mức các chất ñược quy ñịnh không nhiều hơn mức chất nhiễm bẩn

ñược phát hiện ở lượng vết ñã ñược thừa nhận hoặc mức nền.

Chú thích - Chú ý ñến các yêu cầu của 5.7 k) và 5.7 p)

5.5. Công bố về tính bền vững

Các khái niệm liên quan ñến tính bền vững là rất phức tạp và vẫn ñang

ñược nghiên cứu. Tại thời ñiểm này chưa có phương pháp rõ ràng ñể ño hoặc

xác nhận kết quả ño tính bền vững. Vì vậy, không ñược thực hiện các công bố

về tính bền vững.

5.6. Sử dụng câu giải thích

Tự công bố về môi trường phải kèm theo phần giải thích với trường

hợp nếu chỉ có công bố mà không có sự giải thích thì chắc chắn sẽ gây ra sự

hiểu lầm. Một công bố về môi trường chỉ ñược công bố mà không có phần

giải thích nếu công bố ñó là ñúng cho mọi trường hợp ñã ñược dự ñoán trước

mà không cần có trình ñộ hiểu biết gì ñặc biệt.

5.7. Các yêu cầu cụ thể

Tự công bố về môi trường và bất kỳ phần giải thích nào cũng phải tuân

theo tất cả các yêu cầu trong 5.7. Mọi công bố, bao gồm bất kỳ phần giải thích

nào ñều phải:

a) chính xác và không gây nhầm lẫn;

b) ñược minh chứng và ñược kiểm tra xác nhận;

c) tương ứng với các sản phẩm cụ thể, và chỉ ñược sử dụng trong hoàn

cảnh thích hợp hoặc ñã ñịnh;

d) ñược trình bày theo cách thức sao cho chỉ rõ là công bố ñó áp dụng

cho sản phẩm hoàn chỉnh, hoặc chỉ cho một thành phần của sản phẩm hoặc

bao bì hoặc một yếu tố của một dịch vụ;

e) cụ thể về khía cạnh môi trường hoặc về cải thiện môi trường ñược

công bố;

f) không ñược lặp lại bằng cách sử dụng các thuật ngữ khác nhau ñể

ngụ ý là có ñược nhiều lợi ích trong khi chỉ có một thay ñổi môi trường ñơn

lẻ;

g) không gây ra sự diễn giải sai;

h) phải ñúng không chỉ cho sản phẩm hoàn chỉnh mà còn cho cả mọi

khía cạnh liên quan ñến vòng ñời của sản phẩm, nhằm xác ñịnh ra khả năng

tiềm ẩn của mọi tác ñộng ñược tăng lên trong khi giảm bớt các tác ñộng khác;

Chú thích - ðiều này không nhất thiết nghĩa là phải thực hiện sự ñánh

giá vòng ñời của sản phẩm.

i) ñược trình bày theo cách thức sao cho không ngụ ý rằng sản phẩm ñã

ñược chứng thực hoặc chứng nhận bởi một tổ chức thứ 3 ñộc lập khi không có

các chứng thực hoặc chứng nhận ñó;

j) không ñược trực tiếp hoặc gián tiếp gợi ý sự cải thiện môi trường mà

sự cải thiện ñó không tồn tại, cũng không ñược phóng ñại khía cạnh môi

trường của sản phẩm mà công bố về môi trường liên quan ñến;

k) không ñược bỏ bớt các sự thật liên quan khi ñưa ra công bố nếu ñiều

ñó có thể làm khách hàng hiểu sai, mặc dù công bố ñó vẫn ñúng về mặt hành

văn;

l) chỉ liên quan ñến khía cạnh môi trường nào ñang tồn tại hoặc chắc

chắn nhận biết ñược trong vòng ñời của sản phẩm;

m) ñược trình bày theo cách thức sao cho chỉ rõ ràng công bố về môi

trường và phần giải thích phải ñược ñọc cùng với nhau. Phần giải thích phải

có kích thước và vị trí hợp lý với công bố về môi trường mà nó ñi kèm;

n) nếu công bố mang tính so sánh về sự vượt trội hoặc mức cải thiện

môi trường thì công bố phải cụ thể và làm rõ cơ sở của sự so sánh. ðặc biệt,

công bố về môi trường phải chỉ ra cách thức cải thiện nào ñó ñã ñược thực

hiện trong thời gian gần ñây;

o) ñược trình bày theo một cách thức sao cho không làm cho khách

hàng, khách hàng tiềm năng và người dùng sản phẩm tin rằng công bố ñó dựa

trên cơ sở một sản phẩm hoặc một quá trình sản xuất ñã ñược cải biên gần ñây

nếu nội dung công bố dựa vào khía cạnh ñã tồn tại trước ñó mà chưa ñược

nhận biết.

p) không ñược công bố khi dựa vào việc không có mặt của các thành

phần hoặc ñặc trưng của sản phẩm mà trên thực tế các thành phần và ñặc

trưng ñó không bao giờ liên quan với sản phẩm;

q) ñược ñánh giá lại và cập nhật khi cần thiết ñể phản ánh những thay

ñổi về công nghệ, sản phẩm cạnh tranh hoặc các trường hợp khác mà có thể

làm thay ñổi tính chính xác của công bố, và

r) phù hợp với khu vực nơi xảy ra tác ñộng môi trường tương ứng.

Chú thích - Loại công bố có liên quan ñến quá trình có thể ñược thực

hiện ở mọi nơi, cho dù là tác ñộng môi trường này chỉ xảy ra trong khu vực

nơi ñặt ñịa ñiểm của quá trình sản xuất. Phạm vi của khu vực ñó sẽ ñược xác

ñịnh bằng bản chất của tác ñộng ñến môi trường.

5.8. Dùng biểu tượng ñể làm công bố về môi trường

5.8.1. Khi thực hiện tự công bố về môi trường, các biểu tượng ñược tuỳ

ý lựa chọn

5.8.2. Biểu tượng sử dụng ñể thực hiện công bố về môi trường phải ñơn

giản có thể sao lại dễ dàng, có khả năng ñặt và ñịnh kích cỡ phù hợp với sản

phẩm ñể biểu tượng dễ dàng ñược áp dụng.

5.8.3. Các biểu tượng sử dụng cho một kiểu công bố về môi trường

phải dễ phân biệt với các biểu tượng khác, kể cả các biểu tượng dùng cho các

công bố về môi trường khác.

5.8.4. Biểu tượng ñược sử dụng ñể thể hiện việc áp dụng một hệ thống

quản lý môi trường thì phải ñược dùng theo cách thức không thể gây ra hiểu

sai là biểu tượng môi trường ñó ñề cập ñến các khía cạnh môi trường của một

sản phẩm.

5.8.5. Các ñối vật thể tự nhiên chỉ ñược sử dụng nếu có mối liên hệ trực

tiếp và có thể kiểm tra xác nhận ñược giữa ñối tượng tự nhiên ñó và lợi ích ñã

công bố.

Chú thích - Có nhiều ưu ñiểm thu ñược từ việc sử dụng cùng một biểu

tượng ñể biểu thị cùng một khía cạnh môi trường trên các sản phẩm cạnh

tranh. Khi triển khai một biểu tượng mới, khuyến khích người công bố nên

chấp nhận cách tiếp cận nhất quán và không khuyến khích sử dụng cùng một

biểu tượng ñể biểu thị cùng một khía cạnh môi trường bằng cách tiếp cận

khác. Trong việc lựa chọn một biểu tượng mới, nên có xem xét thích hợp ñể

không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ các thiết kế kiểu dáng ñã ñược

ñăng ký) của bên thứ ba.

5.9. Các công bố hoặc thông tin khác

5.9.1. Có thể dùng các từ, các con số hoặc các biểu tượng ñể bổ sung

cho các biểu tượng môi trường nhằm truyền ñạt thông tin như phân ñịnh

nguyên liệu vật, các chỉ dẫn thải bỏ hoặc các cảnh báo về nguy hại.

5.9.2. Các từ, các con số hoặc các biểu tượng ñược sử dụng cho các

công bố phí môi trường thì không ñược sử dụng theo cách thức có thể gây ra

hiểu lầm ñó là một công bố về môi trường.

5.8.3. Biểu tượng môi trường như ñược mô tả ở 5.10 không ñược cải

biên ñể nhằm liên kết biểu tượng này với một nhãn hiệu cụ thể, vị thế công ty

hoặc tập ñoàn.

5.10. Các biểu tượng ñặc trưng

5.10.1. Khái quát

Việc lựa chọn các biểu tượng ñặc trưng cho tiêu chuẩn này dựa trên cơ

sở là chúng ñược thừa nhận hoặc sử dụng rộng rãi. ðiều này không phải ngụ ý

là các công bố về môi trường ñược trình bày bằng các biểu tượng này là hơn

hẳn các công bố về môi trường khác. Ở thời ñiểm hiện tại thì các công bố về

môi trường mới chỉ có vòng Mobius. Các biểu tượng cụ thể khác mà chưa nêu

ra trong tiêu chuẩn này thì sẽ ñược giới thiệu vào thời gian thích hợp.

5.10.2. Vòng Mobius

5.10.2.1. Vòng Mobius là một biểu tượng ba mũi tên xoắn ñuổi nhau

tạo thành một tam giác. Mỗi khi nó ñược sử dụng làm công bố về môi

trường, thiết kế này phải phù hợp với các yêu cầu ñồ hoạ của ISo 7000, biểu

tượng số 1135. Tuy nhiên, cần có ñủ sự tương phản ñể sao cho biểu tượng rõ

ràng và có thể phân biệt ñược. Một vài ví dụ về dạng của vòng Mobius ñược

nêu trong hình 1. ðièu 7 của tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu chi tiết liên

quan ñến việc sử dụng và áp dụng vòng Mobius này.

5.10.2.2. Vòng Mobius có thể áp dụng cho sản phẩm hay bao bì. Nếu

có bất kỳ sự nhầm lẫn tiềm ẩn nào trong việc áp dụng cho sản phẩm hoặc bao

bì, thì biểu tượng phải ñược kèm theo phần giải thích.

5.10.2.3. Nếu một biểu tượng ñược sử dụng ñể công bố hàm lượng

ñược tái chế hoặc tái chế ñược, thì biểu tượng ñó phải là vòng Mobius theo

yêu cầu như trong 7.7 và 7.8.

5.10.2.4. Vòng Mobius ñược mô tả trong 7.7 và 7.8 chỉ ñược dùng cho

các công bố về hàm lượng ñược tái chế hoặc tái chế ñược.

Hình 1 - Ví dụ về vòng Mobius

6. Các yêu cầu kiểm tra xác nhận công bố và ñánh giá

6.1. Trách nhiệm của người công bố

Người công bố phải chịu trách nhiệm về việc ñánh giá và cung cấp các

dữ liệu cần thiết cho việc kiểm tra xác nhận của tự công bố về môi trường.

6.2. ðộ tin cậy của phương pháp luật ñánh giá

6.2.1. Trước khi thực hiện công bố, các biện pháp ñánh giá phải ñược

áp dụng nhằm ñạt ñược kết quả tin cậy và có thể tái lặp khi cần ñể kiểm tra

xác nhận công bố.

6.2.2. Phương pháp ñánh giá phải ñược lập thành hệ thống tài liệu một

cách ñầy ñủ và hệ thống tài liệu này do người công bố giữ nhằm mục ñích

minh bạch thông tin như ñề cập ñến dở 6.5.2. Lưu giữ hệ thống tài liệu này

phải ñược thực hiện trong giai ñoạn sản phẩm có trên thị trường và cho cả

một giai ñoạn hợp lý sau ñó, tính theo tuổi thọ của sản phẩm.

Chú thích - Hướng dẫn về ñộ tin cậy và ñộ tái lập của phương pháp

ñánh giá, xem tài liệu tham khảo từ [8] ñến [11] trong thư mục tài liệu tham

khảo.

6.3. ðánh giá các công bố so sánh

6.3.1. Các công bố so sánh phải ñược ñánh giá dựa vào một hoặc các

yếu tố sau:

a) một quá trình trước ñó của riêng doanh nghiệp;

b) một sản phẩm trước ñó của riêng doanh nghiệp;

c) một quá trình của doanh nghiệp khác; hoặc

d) một sản phẩm của doanh nghiệp khác.

Sự so sánh chỉ ñược thực hiện khi:

- sử dụng một tiêu chuẩn ñã ñược ban hành hoặc phương pháp thử ñã

ñược thừa nhận (như trình bày trong 6.4); và

- dựa vào các sản phẩm có thể so sánh ñược có chức năng tương tự, do

cùng một nhà sản xuất hoặc do nhà sản xuất khác cung ứng tại thời ñiểm hiện

tại hoặc gần ñây tại cùng một thị trường.

6.3.2. Các công bố so sánh liên quan ñến các khía cạnh môi trường của

vòng ñời sản phẩm của sản phẩm phải:

a) ñược lượng hoá và tính toán sử dụng cùng ñơn vị ño;

b) ñược dựa trên cùng ñơn vị chức năng; và

c) ñược tính toán qua suốt cả khoảng thời gian thích hợp và thông

thường là 12 tháng.

6.3.3. Các công bố so sánh có thể ñược dựa trên:

a) tỷ lệ phần trăm, trong trường hợp này cá công bố phải ñược thể hiện

bằng sự khác nhau tuyệt dối; hoặc

Chú thích - Ví dụ dưới ñây làm rõ về các phép ño tương ñối có thể

ñược vận dụng như thế nào:

ðối với hàm lượng tái chế thay ñổi từ 10% ñến 15% thì sự khác nhau

tuyệt ñối là 15% - 10% - 5%, trong trường hợp này, thêm 5% hàm lượng tái

chế có thể ñược công bố, tuy nhiên, một công bố với 50% hàm lượng tái chế

tăng thêm thì có thể dẫn ñến hiểu sai.

b) các giá trị tuyệt ñối (ñược ño), trong trường hợp này các công bố

phải ñược thể hiện như là các cải tiến tương ñối.

Chú thích - Ví dụ dưới ñây làm rõ về các phép ño tuyệt ñối có thể ñược

vận dụng như thế nào:

Với một sự cải tiến mà tạo ra ñược một sản phẩm tồn tại 15 tháng thay

vì 10 tháng như trước ñây thì sự khác nhau tương ñối là:

15 tháng - 10 tháng

10 tháng x 100 = 50%

trong trường hợp ñó có thể công bố tuổi thọ sản phẩm kéo dài thêm

50%. Nếu một trong các giá trị là bằng không, thì phải sử dụng sự khác nhau

tuyệt ñối.

6.3.4. Giữa sự công bố tuyệt ñối và công bố tương ñối rất hay có sự

nhầm lẫn, do ñó trong công bố cần dùng các từ ngữ, sao cho ñể cho rõ ràng,

rằng ñó là một công bố về sự khác nhau tuyệt ñối và không phải là công bố về

sự khác nhau tương ñối.

6.3.5. Các cải tiến liên quan ñến một sản phẩm và bao bì của nó phải

nêu ra một cách tách biệt và không ñược gộp chung lại.

6.4. Lựa chọn các phương pháp

Phương pháp ñể ñánh giá và kiểm tra xác nhận công bố về môi trường

phải tiến hành theo thứ tự ưu tiên các tiêu chuẩn quốc tế, các tiêu chuẩn ñã

ñược thừa nhận là ñược chấp nhận quốc tế (có thể bao gồm các tiêu chuẩn

khu vực hoặc tiêu chuẩn quốc gia) hoặc các phương pháp ñánh giá trong

thương mại hoặc công nghiệp ñã ñược ñưa ra xem xét. Nếu không có phương

pháp ñánh giá nào sẵn có trong hiện tại, người công bố có thể xây dựng

phương pháp ñánh giá, miễn là phương pháp ñánh giá ñó thoả mãn các yêu

cầu khác trong ñiều 6 và có sẵn ñể xem xét.

Chú thích - Một vài tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế ñiển hình

cũng như một vài phương pháp ñánh giá ñặc thù trong công nghiệp có liên

quan ñến một vài công bố ñã lựa chọn ñược nêu ra trong Thư mục tài liệu

tham khảo (tài liệu từ [12] ñến [66]).

6.5. Tiếp cận với thông tin

6.5.1. Tự công bố về môi trường sẽ chỉ ñược coi là có kiểm tra xác

nhận ñược nếu như sự kiểm tra xác nhận ñó có thể thực hiện mà không cần

tiếp cận với thông tin mật về kinh doanh. Không ñược tiến hành công bố về

môi trường nếu các công bố ñó chỉ có thể kiểm tra xác nhận ñược bằng thông

tin bí mật về kinh doanh.

6.5.2. Người công bố có thể tự nguyện quảng bá rộng rãi thông tin cần

thiết cho sự kiểm tra xác nhận của một công bố về môi trường. Nếu không,

các thông tin cần thiết cho kiểm tra xác nhận công bố ñó phải ñược công khai

cho bất cứ ai muốn kiểm tra xác nhận công bố khi có yêu cầu, với chi phí (cho

các thủ tục hành chính), thời gian và ñịa ñiểm hợp lý.

6.5.3. Thông tin tối thiểu cần có ñể lập thành văn bản và lưu giữ theo

quy ñịnh của 6.2. sẽ bao gồm:

a) nêu rõ tiêu chuẩn hoặc phương pháp ñược sử dụng;

b) bằng chứng, nếu sự kiểm tra xác nhận của công bố là không thể thực

hiện ñược bằng thử nghiệm trên sản phẩm hoàn chỉnh;

c) kết quả thử nghiệm, khi ñiều này cần thiết cho sự kiểm ñịnh công bố;

d) nếu thử nghiệm do một cơ quan ñộc lập thực hiện thì cần thiết phải

nêu tên và ñịa chỉ của cơ quan ñộc lập ñó;

e) bằng chứng về công bố ñó ñược thực hiện phù hợp với các yêu cầu

của 5.7 h) và 5.7 r);

f) nếu tự công bố về môi trường liên quan ñến sự so sánh với các sản

phẩm khác, thì lúc ñó cần nêu rõ mô tả chi tiết về phương pháp ñã ñược sử

dụng, kết quả của tất cả các phép thử của các sản phẩm ñó, và mọi giả ñịnh ñã

ñược coi là ñúng mà chưa ñược chứng minh;

Chú thích - Các yêu cầu thêm ñối với công bố so sánh ñược trình bày ở

5.7.

g) bằng chứng về việc ñánh giá của người công bố ñưa ra sự ñảm bảo

về ñộ chính xác liên tục của bản tự công bố về môi trường cho cả suốt thời

gian sản phẩm trên thị trường và một thời gian hợp lý sau ñó tuỳ theo vòng

ñời của sản phẩm.

7. Các yêu cầu cụ thể ñối với các công bố ñã ñược lựa chọn

7.1. Khái quát

7.1.1. ðiều 7 ñưa ra sự diễn giải và ý nghĩa sử dụng cho các thuật ngữ

lựa chọn dùng thông dụng trong tự công bố về môi trường. Trách nhiệm của

người công bố là tuân theo các nguyên lý ñưa ra trong ñiều này mà không

ñược bớt ñi bằng các thuật ngữ thay thế gần giống. Các bổ sung trong ñiều 7

không phải là ñể thay thế các yêu cầu trong các ñiều kiện khác của tiêu chuẩn

này.

7.1.2. Các công bố nêu trong ñiều 7 không ngụ ý là hơn hẳn các công

bố về môi trường khác. Lý do chính cho sự lựa chọn của người công bố là

tính sử dụng nhất thời của công bố hay khả năng sử dụng rộng rãi của công

bố, chứ không phải là tính quan trọng của nội dung môi trường. Cac công bố

này có thể ñược áp dụng một khi thích hợp, cho các giai ñoạn sản xuất và

phân phối sản phẩm, sử dụng sản phẩm, tái tạo và thải bỏ sản phẩm.

Chú thích - Trong ñiều 7 sử dụng các thuật ngữ sau:

7.2. Chế biến thành phân bón hữu cơ ñược (compostable)

7.3. Phân huỷ ñược (Degradable)

7.4. ðược thiết kế ñể tháo rời (Designed for disassembly)

7.5. Sản phẩm có tuổi thọ kéo dài (Extended life product)

7.6. Năng lượng ñược tái tạo (Recovered enegry)

7.7. Tái chế ñược (Recyclable)

7.8. Hàm lượng ñược tái chế (Recycle content)

7.9. Tiêu thụ năng lượng ít hơn (Reduced energy consumption)

7.10. Sử dụng tài nguyên ít hơn (Reduced resource use)

7.11. Tiêu thụ nước ñược ít hơn (Reduced water consumption)

7.12. Sử dụng lại ñược và ñựng lại ñược (Reusable and

refillable)

7.13. Giảm bớt chất thải (Waste reduction)

7.2. Chế biến thành phân bón hữu cơ ñược

7.2.1. Cách dùng thuật ngữ

ðặc tính của sản phẩm, bao bì hoặc thành phần kèm theo cho phép

phân huỷ sinh học, tạo ra chất tương ñối ñồng nhất và ổn ñịnh giống như chất

mùn.

7.2.2. Mức ñộ ñược công bố

7.2.2.1. Không ñược công bố một sản phẩm, vật liệu bao bì hoặc một

thành phần của sản phẩm, của vật liệu bao bì là chế biến ñược thành phần hữu

cơ khi:

a) giá trị tổng thể của phân hữu cơ tác ñộng lên ñất chỉ như là một chất

bổ sung có hại;

b) tiết ra các chất có hàm lượng nguy hại cho môi trường ở mọi thời

ñiểm trong quá trình phân huỷ hoặc quá trình sử dụng sau ñó; hoặc

c) làm giảm ñáng kể tốc ñộ của quá trình chế biến tạo phân hữu cơ

trong các hệ thống mà sản phẩm hoặc thành phần của sản phẩm ñang ñược

chế biến làm phân hữu cơ.

7.2.2.2. Tất cả các công bố về khả năng có thể chế biến thành phân hữu

cơ phải ñưa ra ñược mức ñộ công bố rõ ràng như sau:

a) công bố phải chỉ ra loại hình phương tiện hoặc quá trình chế biến

phân hữu cơ nào mà trong ñó thành phần ñã biết có thể chế biến thành phân

bón, là ñược chế biến với loại phương tiện chế biến quy mô hộ gia ñình, chế

biến tại chỗ hay tập trung, trừ khi sản phẩm có thể chế biến ñược thành phân

bón với mọi loại hình phương tiện chế biến, trong trường hợp như vậy mức

ñộ công bố là không cần thiết.

b) Nếu toàn bộ sản phẩm không thể chế biến thành phân bón hữu cơ,

thì công bố phải xác ñịnh cụ thể các thành phần nào ñó là thành phần có thể

chế biến làm phân bón. Nếu người sử dụng sản phẩm yêu cầu cần tách thành

phần ñó ra thì phải cung cấp hướng dẫn rõ ràng về cách làm.

c) Nếu có vấn ñề hoặc có các rủi ro kèm theo khi ñưa sản phẩm vào các

phương tiện chế biến thành phân bón ở hộ gia ñình, tại chỗ hoặc tập trung, thì

khi ñó công bố phải xác ñịnh rõ các loại phương tiện có khả năng chế biến sản

phẩm thành phân bón.

7.2.2.3 Nếu một công bố về khả năng chế biến thành phân bón nói ñến

việc chế biến ở hộ gia ñình, thì phải áp dụng thêm các yêu cầu dưới ñây.

a) Nếu cần sự chuẩn bị hoặc cần biến ñổi sản phẩm ñáng kể ñể ñảm bảo

khả năng chế biến ñược thành phân bón, hoặc nếu còn yêu cầu thêm quy trình

xử lý bổ sung cho phân hữu cơ sau khi ñã ñược chế biến như là một nguyên

liệu trực tiếp của quá trình chế biến khác, thì không ñược công bố là có khả

năng chế biến thành phần hữu cơ.

b) Nếu quy trình ở hộ gia ñình chế biến sản phẩm hoặc thành phần của

sản phẩm thành phân bón sẽ còn yêu cầu thêm vật liệu hoặc thiết bị cho quá

trình làm phân bón (ngoài thiết bị xử lý chất thải làm phân bón) hoặc còn yêu

cầu thêm các kỹ năng chuyên môn khác mà chưa chắc chắn là có sẵn tại các

ñiểm chế biến chất thải ở hộ gia ñình, thì không ñược công bố là có khả năng

chế biến thành phân bón ở quy mô hộ gia ñình.

7.2.2.4. Nếu công bố khả năng chế biến ñược thành phân hữu cơ còn

phụ thuộc vào các quá trình hoặc phương tiện ngoài những phương tiện xử lý

hộ gia ñình, thì phải áp dụng các ñiểm sau:

a) Những phương tiện dùng cho mục ñích chế biến sản phẩm hoặc vật

liệu bao bì thành phân bón phải là có sẵn với một tỷ lệ hợp lý khách hàng,

khách hàng tiềm năng và người sử dụng ở các nơi bao bì hoặc sản phẩm ñược

bán ra.

b) Nếu những phương tiện ñó không có sẵn với một tỷ lệ hợp lý khách

hàng, khách hàng tiềm năng và người sử dụng, thì phải dùng phần giải thích

phù hợp ñể truyền ñạt ñiều kiện bị hạn chế như thế của các thiết bị phương

tiện này.

c) Các nội dung công bố chung chung, như "Có thể xử lý thành phân

bón hữu cơ khi có các ñiều kiện thuận lợi" là không truyền ñạt ñược ñiều kiện

bị hạn chế của các thiết bị, phương tiện và như thế là không phù hợp.

7.2.3. Phương pháp luận ñánh giá

Việc ñánh giá phải ñược thực hiện phù hợp theo ñiều 6.

7.3. Phân huỷ ñược

7.3.1. Cách dùng thuật ngữ

ðặc tính của sản phẩm hoặc bao bì mà cho phép chúng phân huỷ tới

một mức ñộ nào ñó và trong thời gian nhất ñịnh với các ñiều kiện cụ thể.

Chú thích - Tính phân huỷ ñược là một chức năng của tính dễ thay ñổi

trong cấu trúc hoá học. Các biến ñổi sau ñó trong tính chất vật lý và cơ học

dẫn ñến sự phân huỷ của sản phẩm hoặc vật liệu.

7.3.2. Mức ñộ ñược công bố

7.3.2.1. Sự ñịnh tính dưới ñây ñề cập ñến tất cả các loại phân huỷ, kể cả

các trường hợp như phân huỷ sinh học và phân huỷ quang học.

a) Chỉ ñược công bố tính phân huỷ khi có kèm theo phương pháp thử

cụ thể bao gồm mức phân huỷ tối ña và quãng thời gian thử nghiệm, và phải

tương ứng với bối cảnh trong ñó sản phẩm hoặc vật liệu bao bì thường ñược

thải bỏ.

b) Sản phẩm hoặc vật liệu bao bì, hoặc một thành phần của sản phẩm

hoặc bao bì mà tiết ra các chất ở nồng ñộ gây nguy hại cho môi trường thì

không ñược công bố là phân huỷ ñược.

7.3.3. Phương pháp luận ñánh giá

Việc ñánh giá phải ñược thực hiện phù hợp theo ñiều 6.

7.4. ðược thiết kế ñể tháo rời

7.4.1. Cách dùng thuật ngữ

ðặc tính của thiết kế sản phẩm làm cho sản phẩm có khả năng tách

thành từng phần/ bộ phận khi hết thời gian sử dụng hữu ích theo cách thức

làm cho các thành phần, bộ phận của sản phẩm ñược tái sử dụng, ñược tái chế

năng lượng ñược tái tạo, hoặc tách khỏi dòng thải theo một cách nào ñó.

7.4.2. Mức ñộ ñược công bố

7.4.2.1. Công bố về sản phẩm ñược thiết kế ñể tháo rời phải ñược kèm

theo phần giải thích, quy ñịnh các thành phần hoặc bộ phận ñược tái sử dụng,

ñược tái chế, năng lượng ñược tái tạo hoặc tách khỏi dòng thải theo một cách

nào ñó.

7.4.2.2. Nếu một công bố về sản phẩm ñược thiết kế ñể tháo rời kèm

theo cùng với một công bố khác nữa, như công bố có tái chế ñược, thì các yêu

cầu liên quan áp dụng cho công bố khác ñó cũng phải ñược tuân thủ theo.

7.4.2.3. Tất cả các công bố rằng sản phẩm ñược thiết kế ñể có thể tháo

rời ñược ñều phải quy ñịnh việc tháo lắp là do khách hàng hay người sử dụng

sản phẩm thực hiện, hoặc chúng ñược chuyển trở lại ñể các chuyên gia thực

hiện.

7.4.2.4. Nếu cần một quy trình ñặc biệt ñể tháo rời sản phẩm, lúc ñó

phải áp dụng các ñiều sau ñây.

a) Các dụng cụ tháo rời sản phẩm phải là loại có sẵn theo một tỷ lệ hợp

lý với khách hàng, khách hàng tiềm năng mua và người sử dụng sản phẩm tại

nơi sản phẩm ñược bán ra.

b) Nếu như các dụng cụ như vậy không có sẵn theo một tỷ lệ hợp lý

khách hàng, khách hàng tiềm năng, và người sử dụng sản phẩm, thì phải sử

dụng phần giải thích ñể truyền ñạt ñiều kiện bị hạn chế ñó của các dụng cụ

ñó.

c) Các mức ñộ công bố chung chung, như "Có thể tháo rời khi có các

dụng cụ" là không phù hợp vì không truyền ñạt ñược tính sẵn có bị hạn chế

của các dụng cụ cần dùng.

7.4.2.5. Các sản phẩm ñược thiết kế ñể khách hàng, khách hàng tiềm

năng hoặc người sử dụng sản phẩm tự tháo rời thì phải kèm theo thông tin về

các dụng cụ và phương pháp ñược sử dụng.

7.4.2.6. Công bố về sản phẩm có thể tháo rời ñược mà do chính khách

hàng, khách hàng tiềm năng hoặc người sử dụng sản phẩm tự tháo lắp thì chỉ

ñược áp dụng khi:

a) không cần ñến các dụng cụ hoặc kỹ thuật chuyên môn hoá; và

b) thông tin về phương pháp tháo rời và tái sử dụng, tái chế, tái tạo

hoặc thải bỏ các bộ phận của sản phẩm phải ñược cung cấp rõ ràng.

Chú thích - Hướng dẫn cụ thể hơn về những thông tin cần cho người

tiêu dùng, ñược nêu trong ISO/IEC Guide 14.

7.4.2.7. Các sản phẩm ñược thiết kế ñể có thể tháo rời nhưng do các

nhà chuyên môn thực hiện thì phải có kèm theo thông tin về thiết bị và

phương tiện cần có ñể tiến hành việc tháo rời.

7.4.3. Phương pháp luận ñánh giá

Việc ñánh giá phải ñược thực hiện phù hợp theo ñiều 6.

7.5. Sản phẩm có tuổi thọ ñược kéo dài

7.5.1. Cách dùng thuật ngữ

Một sản phẩm ñược thiết kế ñể thời gian sử dụng kéo dài, dựa trên cơ

sở nâng cao ñộ bền hoặc ñặc trưng có thể nâng cấp ñược mà ñiều ñó tạo ra

việc sử dụng tài nguyên ít hơn hoặc giảm chất thải.

7.5.2. Mức ñộ ñược công bố

7.5.2.1. Tất cả các công bố về sản phẩm có tuổi thọ ñược kéo dài ñều

phải nêu ñược mức ñộ của công bố. Vì công bố sản phẩm có tuổi thọ kéo dài

là các công bố so sánh, nên phải thoả mãn các yêu cầu trong 6.3.

7.5.2.2. Khi thực hiện một công bố về sản phẩm có tuổi thọ ñược kéo

dài mà dựa trên khả năng nâng cấp ñược, thì phải ñưa ra thông tin cụ thể về

khả năng nâng cấp ñó như thế nào. Phải có sẵn cơ sở hạ tầng ñể nâng cấp sản

phẩm dễ dàng.

7.5.2.3. Các công bố về sản phẩm có tuổi thọ ñược kéo dài dựa trên ñộ

bền sản phẩm ñược cải thiện thì phải công bố quãng dài thời gian sống ñược

kéo dài hoặc tỷ phần trăm của cải tiến và giá trị ño ñược (ví dụ số lần vận

hành có tính chất lặp ñi lặp lại trước khi sản phẩm bị hỏng) hoặc nêu ra lập

luận hỗ trợ cho công bố.

7.5.3. Phương pháp luận ñánh giá

Sự ñánh giá phải ñược tiến hành phù hợp theo ñiều 6. Thêm vào ñó,

tuổi thọ kéo dài trung bình phải ñược ño theo các tiêu chuẩn và các phương

pháp thống kê thích hợp, như trình bày trong 6.4.

7.6. Năng lượng ñược tái tạo

7.6.1. Cách dùng thuật ngữ

Một ñặc tính của sản phẩm là nó ñã ñược làm ra bằng sử dụng năng

lượng ñược thu hồi từ vật liệu hoặc từ năng lượng lẽ ra phải thải bỏ ñi như là

phế thải, nhưng thay vào ñó thì chúng ñược thu thập lại thông tin qua các quá

trình ñược quản lý.

Chú thích - Trong ngữ cảnh này, tự sản phẩm ñó có thể chính là năng

lượng ñược tái tạo.

7.6.2. Mức ñộ ñược công bố

ðể thực hiện một công bố rằng sản phẩm ñã ñược chế tạo ra bằng sử

dụng năng lượng ñược tái tạo, thì năng lượng ñược sử dụng ñó phải thoả mãn

các cấp ñộ công bố như dưới ñây và phải ñược ñánh giá theo 7.6.3.

a) Sự tái tạo năng lượng từ các vật liệu thải ngụ ý là việc thu gom và

chuyển ñổi vật liệu thải thành năng lượng có ích. Quá trình này bao gồm mọi

sự thu gom và chuyển ñổi chất thải từ tất cả các phương tiện của nhà máy, hộ

gia ñình, công sở hoặc các dịch vụ công cộng.

b) Trước khi thực hiện một công bố về năng lượng ñược tái tạo, người

công bố phải ñảm bảo rằng các ảnh hưởng bất lợi ñến môi trường gây ra từ

quá trình tái tạo vật liệu ñã ñược kiểm soát và quản lý.

c) Loại và lượng chất thải ñã ñược dùng ñể tái tạo cũng phải ñược công

bố.

7.6.3. Phương pháp luận ñánh giá

Sự ñánh giá phải ñược tiến hành phù hợp theo ñiều 6. Thêm vào ñó, sự

ñánh giá về năng lượng ñược tái tạo phải ñược tính toán bằng sử dụng phương

pháp sau ñây.

a) Chỉ ñược thực hiện công bố nếu R - E > 0

b) Một công bố về năng lượng ñược tái tạo thuần phải ñược trình bày

như sau:

Năng lượng thuần ñược tái tạo (%) = 100)(

)(×

+−

PER

ER

trong ñó

P là tổng năng lượng từ các nguồn ban ñầu ñã ñược sử dụng trong quá

trình chế tạo ñể làm ra sản phẩm;

R là tổng năng lượng tạo ra từ quá trình thu hồi năng lượng;

E là tổng của năng lượng từ các nguồn ban ñầu ñã ñược sử dụng trong

quá trình thu hồi năng lượng ñể thu hồi hoặc chiết xuất năng lượng ñã ñược

táo tạo.

7.7. Tái chế ñược

7.7.1. Cách dùng thuật ngữ

ðặc tính của sản phẩm, bao bì, hoặc bộ phận kèm theo có thể ñược tách

ra từ dòng thải thông qua các chương trình và quá trình sẵn có và có thể ñược

thu gom, chế biến và ñưa vào sử dụng ở dạng nguyên liệu hoặc sản phẩm.

Chú thích - Tái chế vật liệu chỉ là một trong số các chiến lược phòng

ngừa chất thải. Lựa chọn một chiến lược cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào các hoàn

cảnh và phải tính ñến các tác ñộng khu vực khác nhau khi tiến hành lựa chọn

này.

7.7.2. Mức ñộ ñược công bố

Nếu các phương tiện thu gom hoặc phân loại cần cho mục ñích tái chế

sản phẩm hoặc bao bì mà không sẵn có cho một tỷ lệ hợp lý khách hàng,

khách hàng tiềm năng, và người sử dụng sản phẩm trong khu vực sản phẩm

ñược bán ra, thì lúc ñó phải áp dụng các ñiều dưới ñây.

a) Phải sử dụng một công bố theo mức ñộ khả năng tái chê.

b) Công bố theo cấp ñộ này phải truyền ñạt ñầy ñủ về tính sẵn có bị hạn

chế của các phương tiện thu gom.

c) Các mức ñộ ñã ñược khái quát hoá, như "Có thể tái chế khi có

phương tiện" mà không thể hiện ñược sự hạn chế về số lượng các phương tiện

thu gom là không thích hợp.

7.7.3. Sử dụng biểu tượng

7.7.3.1. Sử dụng biểu tượng khi làm một công bố về khả năng tái chế là

tuỳ chọn.

7.7.3.2. Nếu một biểu tượng ñược sử dụng cho công bố về khả năng tái

chế, biểu tượng phải là vòng Mobius, như ñược mô tả trong 5.10.2.

7.7.3.3. Vòng Mobius, như ñược mô tả trong 5.10.2, không có sự thể

hiện giá trị phần trăm phải ñược dùng cho công bố về sản phẩm có thể tái chế.

7.7.3.4. Việc sử dụng phần giải thích là tuỳ chọn, như nêu ở 5.6.

7.7.3.5. Phần giải thích có thể bao gồm cả việc phân ñịnh nguyên vật

liệu.

7.7.4. Phương pháp luận ñánh giá

Sự ñánh giá phải ñược thực hiện phù hợp với ñiều 6. Thông tin nói ñến

ở 6.5 phải bao gồm các bằng chứng về

a) Các hệ thống thu gom, phân loại và phân phối ñể vận chuyển nguyên

vật liệu từ ñầu nguồn ñến phương tiện tái chế một cách thuận tiện sẵn có với

một tỷ lệ hợp lý khách hàng, khách hàng tiềm năng, và người sử dụng sản

phẩm.

b) Các phương tiện tái chế là sẵn có ñể ñem dùng với các nguyên liệu

ñã ñược thu gom.

c) Sản phẩm ñược công bố là ñang ñược thu gom và tái chế.

7.8. Hàm lượng ñược tái chế

7.8.1. Cách dùng thuật ngữ

7.8.1.1. Hàm lượng tái chế ñược và các thuật ngữ phụ trợ ñược giải

thích như sau"

a) Hàm lượng ñược tái chế

Tỷ lệ của nguyên vật liệu ñược tái chế trong một sản phẩm hoặc bao bì,

tính bằng khối lượng. Chỉ có các nguyên liệu trước tiêu thụ và nguyên liệu

sau tiêu thụ mới ñược xem xét là hàm lượng ñược tái chế, phù hợp với cách

dùng thuật ngữ dưới ñây.

1. Nguyên vật liệu trước tiêu thụ

Nguyên vật liệu ñược chuyển ñổi ra từ dòng thải trong quá trình chế

tạo. ðiều này ngoại trừ việc tận dụng lại nguyên vật liệu như làm lại, nghiền

lại hoặc phế liệu ñược tạo ra từ một quy trình và có thể tái tạo lại ñể dùng

trong cùng một quy trình mà nó ñã ñược tạo ra.

2. Nguyên vật liệu sau tiêu thụ

Nguyên vật liệu phát sinh ra từ các hộ gia ñình hoặc từ khu thương mại,

công nghiệp và các tổ chức như là người cuối cùng sử dụng sản phẩm và sản

phẩm không còn ñược sử dụng cho mục ñích ñã ñịnh của nó nữa. ðiều này

bao gồm nguyên vật liệu quay trở lại từ hệ thống lưu thông - phân phối sản

phẩm.

b) Nguyên vật liệu ñược tái chế

Nguyên vật liệu ñã ñược tái chế từ nguyên vật liệu tái tạo và dùng các

phương tiện của một quy trình chế tạo ñể làm thành sản phẩm hoàn chỉnh

hoặc thành một bộ phận/ chi tiết ñể lắp vào cho một sản phẩm.

c) Nguyên vật liệu ñược tái tạo (cải tạo)

Nguyên vật liệu hoặc là sẽ ñược thải bỏ như là chất thải hoặc ñược sử

dụng ñể tái tạo năng lượng, nhưng thay vì ñược thu gom và tái tạo (cải tạo)

như là nguyên vật liệu ñầu vào, lại chấp nhận làm nguyên vật liệu mới ban

ñầu dùng trong một quy trình tái chế hoặc một quy trình sản xuất.

Chú thích 1 - Sơ ñồ của một hệ thống tái chế nguyên vật liệu ñược cho

trong phụ lục a.

Chú thích 2 - Trong tiêu chuẩn này, sự diễn ñạt về "nguyên vật liệu

ñược tái tạo (recovered material)" và "nguyên vật liệu ñược cải tạo (reclaimed

material)" ñược coi là ñồng nghĩa; tuy nhiên công nhận là ở một số nước, có

thể ưu tiên dùng các cách diễn ñạt này hay các cách diễn ñạt khác.

7.8.1.2. Tái chế nguyên vật liệu chỉ là một trong những chiến lược ngăn

ngừa chất thải. Sự lựa chọn một chiến lược cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào các hoàn

cảnh và phải tính ñến các tác ñộng khu vực khác nhau trong việc thực hiện

lựa chọn này. Cần phải cân nhắc ñến một thực tế là phần trăm hàm lượng

ñược tái chế càng cao không thể ngụ ý là tác ñộng môi trường càng thấp. Bởi

vậy, sự công bố về hàm lượng ñược tái chế, nói riêng, cần ñược sử dụng một

cách thận trọng.

Chú thích - Cần chú ý ñến các yêu cầu ñưa ra trong 5.7 h).

7.8.2. Mức ñộ ñược công bố

7.8.2.1. Khi thực hiện một công bố về hàm lượng ñược tái chế, phải

công bố tỷ lệ phần trăm của nguyên vật liệu tái chế ñược.

7.8.2.2. Tỷ lệ phần trăm hàm lượng ñược tái chế cho sản phẩm hoặc vật

liệu bao bì phải ñược công bố một cách riêng rẽ và không ñược tính gộp lại.

7.8.3. Sử dụng biểu tượng

7.8.3.1. Khi thực hiện một công bố về hàm lượng ñược tái chế, việc sử

dụng biểu tượng là tuỳ chọn.

7.8.3.2. Nếu một biểu tượng ñược sử dụng cho công bố hàm lượng

ñược tái chế thì biểu tượng ñó phải là vòng Mobius kèm theo tỷ lệ phần trăm

giá trị ñã công bố như "X%", trong ñó X là hàm lượng tái chế biểu thị bằng

một số chẵn, ñược tính toán theo 7.8.4. Tỷ lệ phần trăm giá trị ñó sẽ ñược ñặt

vào bên trong hoặc bên ngoài vòng Mobius và gần kề với vòng Mobius. Các

ví dụ về vị trí có thể chấp nhận của giá trị tỷ lệ phần trăm hàm lượng tái chế

ñược trình bày như hình 2. Vòng Mobius với giá trị tỷ lệ phần trăm chỉ rõ như

"X%" sẽ ñược ñưa ra làm công bố hàm lượng tái chế.

7.8.3.3. Nếu hàm lượng tái chế là biến số, nó có thể ñược diễn ñạt bằng

biểu thức như "ít nhất là X%" hoặc "lớn hơn X%".

7.8.3..4. Việc sử dụng lời giải thích là tuỳ chọn, theo như 5.6.

7.8.3.5. Một biểu tượng khi ñược sử dụng có thể ñược kèm theo ñịnh

danh nguyên vật liệu.

Hình 2 - Các ví dụ về vị trí chấp nhận ñược của giá trị phần trăm hàm

lượng ñược tái chế khi sử dụng với vòng Mobius

7.8.4. Phương pháp luận ñánh giá

7.8.4.1. Phương pháp ñánh giá phải ñược thực hiện theo ñiều 6. Thêm

vào ñó, hàm lượng ñược tái chế phải ñược thể hiện bằng ñịnh lượng theo phần

trăm, tính toán như dưới ñây. Vì không có sẵn phương pháp ñể ño trực tiếp

hàm lượng tái chế trong sản phẩm hoặc bao bì, khối lượng thu ñược từ quy

trình tái chế, sau khi tính toán do thất thoát và các nguyên nhân khác thì dùng

công thức sau:

X(%) = 100×

P

A

trong ñó

X là hàm lượng ñược tái chế biểu thị bằng phần trăm;

A là khối lượng của nguyên vật liệu ñược tái chế;

P là khối lượng của sản phẩm.

Chú thích - ðể làm rõ thêm hơn về cách tính toán hàm lượng ñược tái

chế, có thể tham khảo phụ lục A.

7.8.4.2. Sự kiểm tra xác nhận nguồn và lượng của nguyên vật liệu ñược

tái chế có thể thực hiện thông qua sử dụng bộ tài liệu mua hàng và các số

lượng khác sẵn có.

7.9. Tiêu thụ năng lượng ít hơn

7.9.1. Cách dùng thuật ngữ

Khái niệm ít hơn trong tổng năng lượng sử dụng liên quan tới việc sử

dụng một sản phẩm thực hiện chức năng, mà ñể thực hiện chức năng ñó ñược

quan niệm là tiêu thụ năng lượng ít hơn khi so sánh với năng lượng do sản

phẩm khác sử dụng khi thực hiện một chức năng hoạt ñộng tương ñương.

Chú thích - Các công bố về tiêu thụ năng lượng ít hơn thông thường

ñược diễn ñạt như là sử dụng năng lượng hiệu quả, bảo toàn năng lượng hoặc

tiết kiệm năng lượng.

7.9.2. Mức ñộ ñược công bố

7.9.2.1. Tất cả các công bố về tiêu thụ năng lượng ít hơn ñều phải ñược

ñưa ra mức ñộ công bố. Vì tiêu thụ năng lượng ít hơn là công bố so sánh, nên

phải thoả mãn các yêu cầu quy ñịnh trong 6.3.

7.9.2.2. Các công bố năng lượng tiêu thụ ít hơn phải dựa trên việc tiêu

thụ năng lượng ít hơn trong khi dùng sản phẩm và trong phân phối các dịch

vụ. Công bố ñược gộp việc giảm năng lượng sử dụng trong quá trình chế tạo

sản phẩm ñó.

7.9.3. Phương pháp luận ñánh giá

Phương pháp ñánh giá phải ñược tiến hành phù hợp với ñiều 6. Thêm

vào ñó, năng lượng tiêu thụ ít hơn phải ñược ño theo các tiêu chuẩn và

phương pháp ñã lập cho từng sản phẩm, và giá trị trung bình phải ñược tính

toán bằng xử lý thống kê. Việc lựa chọn phương pháp phải phù hợp với 6.4.

7.10. Sử dụng tài nguyên ít hơn

7.10.1. Cách dùng thuật ngữ

Khái niệm sử dụng ít hơn tổng lượng nguyên vật liệu, năng lượng, hoặc

nước ñược sử dụng ñể sản xuất hoặc phân phối một sản phẩm, bao bì hoặc các

thành phần phụ trợ ñã quy ñịnh.

Chú thích - Các công bố về sử dụng tài nguyên ít hơn liên quan với

việc sử dụng năng lượng và nước trong giai ñoạn sử dụng sản phẩm thuộc

vòng ñời của sản phẩm ñược ñề cập trong 7.9 và 7.11.

7.10.2. Mức ñộ ñược công bố

7.10.2.1. Các tài nguyên bao gồm các nguồn năng lượng và nước cùng

với các nguyên vật liệu thô.

7.10.2.2. Tất cả các công bố sử dụng tài nguyên ít hơn phải ñưa ra mức

ñộ công bố.

7.10.2.3. Việc giảm bớt ñược tài nguyên sử dụng cho các sản phẩm và

bao bì phải ñược công bố riêng rẽ và không ñược gộp chung.

7.10.2.4. Các công bố về sử dụng tài nguyên ít hơn phải ñược thể hiện

theo tỉ lệ phần trăm (%). Vì công bố sử dụng tài nguyên ít hơn là một công bố

so sánh, cho nên phải thoả mãn các yêu cầu trong 6.3.

7.10.2.5. Nếu thực hiện công bố về sử dụng tài nguyên ít hơn, thì loại

tài nguyên ñó phải ñược nêu ra trong phần giải thích.

7.10.2.6. Do việc sử dụng tài nguyên ít hơn như ñã công bố mà nơi xảy

ra làm tăng tiêu thụ loại tài nguyên khác, thì tài nguyên và phần trăm tăng ñó

phải ñược nêu ra trong phần giải thích.

7.10.2.7. Khi ñã thu ñược kết quả của việc sử dụng tài nguyên ít hơn,

thì trong giai ñoạn mười hai tháng khởi ñầu, có thể ra một công bố dựa trên sự

ước tính việc sử dụng tài nguyên ít hơn theo thiết kế hoặc phân phối sản phẩm

hoặc quy trình sản xuất.

7.10.2.8. Sự thay ñổi trong sử dụng tài nguyên phải ñược thể hiện riêng

biệt cho từng loại tài nguyên.

7.10.3. Phương pháp luật ñánh giá

Việc ñánh giá phải ñược thực hiện phù hợp với ñiều 6. Thêm vào ñó,

ngoài những ñiều như cho phép trong 7.10.2.7, cần phải có số liệu về lượng

tài nguyên ñã tiêu thụ trên một ñơn vị sản phẩm bằng cách chia tổng ñầu vào

của tài nguyên trong thời gian mười hai tháng cho tổng sản phẩm trong cùng

thời gian mười hai tháng ñó. Tỷ lệ phần trăm sử dụng tài nguyên ít hơn (U%)

ñược tính bằng công thức dưới ñây:

U(%) = 100)(

×−

I

NI

trong ñó

U là lượng sử dụng tài nguyên ít hơn trên một ñơn vị sản xuất, tính

bằng phần trăm;

I là lượng tài nguyên sử dụng ban ñầu, tính bằng lượng tài nguyên ñược

tiêu thụ cho một ñơn vị sản xuất;

N là lượng tài nguyên mới sử dụng, tính bằng lượng tài nguyên ñược

tiêu thụ cho một ñơn vị sản phẩm.

7.11. Tiêu thụ nước ít hơn

7.11.1. Cách dùng thuật ngữ

Khái niệm ít hơn trong tổng lượng nước tiêu thụ là gắn liền với việc sử

dụng một sản phẩm thực hiện chức năng, mà ñể thực hiện chức năng ñó nó

tiêu thụ nước ít hơn khi so sánh với lượng nước do sản phẩm khác thực hiện

một chức năng hoạt ñộng tương ñương ñã sử dụng.

Chú thích - Các công bố về lượng nước tiêu thụ ít hơn thường ñược

diễn ñạt là sử dụng nước hiệu quả, bảo toàn lượng nước, tiết kiệm nước.

7.11.2. Mức ñộ công bố

7.11.2.1. Tất cả các công bố về sử dụng nước có hiệu quả hoặc tiêu thụ

nước ít hơn ñều phải ñưa ra mức ñộ công bố. Vì công bố tiêu thụ lượng nước

ít hơn là công bố so sánh, cho nên phải thoả mãn các yêu cầu quy ñịnh trong

6.3.

7.11.2.2. Các công bố về tiêu thụ nước ít hơn phải dựa trên việc giảm

lượng nước tiêu thụ khi sử dụng sản phẩm ñó. ðiều này không ñược bao gồm

việc giảm lượng nước sử dụng trong quá trình chế biến sản phẩm.

7.11.3. Phương pháp luận ñánh giá

Việc ñánh giá phải ñược thực hiện phù hợp theo ñiều 6. Thêm và ñó,

lượng nước tiêu thụ ít hơn phải ñược ño theo các tiêu chuẩn và phương pháp

ñã ñược quy ñịnh cho từng sản phẩm, và giá trị trung bình phải ñược tính toán

bằng xử lý thống kê. Việc lựa chọn phương pháp ñánh giá phải theo 6.4.

7.12. Sử dụng lại ñược và chứa lại ñược

7.12.1. Cách dùng thuật ngữ

7.12.1.1. Sử dụng lại ñược

ðặc tính của một sản phẩm hoặc bao bì ñược hiểu và ñược thiết kế ñể

thực hiện số lần sử dụng nhất ñịnh trong vòng ñời của phẩm của sản phẩm với

cùng một mục ñích mà nó ñã ñịnh ra.

7.12.1.2. Chứa lại ñược

Là ñặc tính của sản phẩm hoặc bao bì mà chứa lại ñược nhiều hơn một

lần với cùng một sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự với hình dạng ban ñầu

của nó và không cần quá trình xử lý bổ sung ngoại trừ các yêu cầu ñã quy

ñịnh như phải xúc rửa hoặc làm sạch.

7.12. Mức ñộ ñược công bố

7.12.2.1. Không ñược công bố một sản phẩm hoặc bao bì là sử dụng lại

ñược hoặc chứa lại ñược trừ phi sản phẩm hoặc bao bì ñó sử dụng lại ñược

hoặc chứa lại ñược như mục ñích ban ñầu của nó.

7.12.2.2. Một công bố là sản phẩm hoặc bao bì sử dụng lại ñược hoặc

chứa lại ñược chỉ ñược thực hiện khi:

a) hiện tại ñang có một chương trình ñể thu gom sản phẩm hoặc bao bì

ñã qua sử dụng và chúng ñang ñược sử dụng và chứa lại; hoặc

b) hiện tại ñang có các phương tiện hoặc các sản phẩm mà có thể cho

phép khách hàng sử dụng lại hoặc chứa lại sản phẩm và bao bì ñó.

7.12.2.3. Nếu chương trình thu gom sản phẩm hoặc bao bì ñã qua sử

dụng, hoặc các phương tiện dùng cho mục ñích tái sử dụng hoặc chứa lại sản

phẩm, bao bì ñã qua sử dụng là có sẵn mà chưa thuận tiện cho một tỷ lệ hợp

lý khách hàng, khách hàng tiềm năng và người sử dụng sản phẩm trong khu

vực sản phẩm ñược bán ra, thì lúc ñó phải áp dụng các ñiều dưới ñây.

a) Phải sử dụng các mức công bố về tái sử dụng ñược và chứa lại ñược.

b) Mức ñộ công bố phải truyền ñạt một cách ñầy ñủ tính sẵn có nhưng

bị hạn chế của các chương trình thu gom hoặc các phương tiện dùng cho mục

ñích tái sử dụng hoặc chứa lại các sản phẩm ñã qua sử dụng.

c) Mức ñộ công bố chung chung như "Sử dụng lại/chứa lại ñược ở nơi

có phương tiện" mà không truyền ñạt ñược tính sẵn có ñang bị hạn chế của

các chương trình thu gom hay phương tiện là loại công bố không thích hợp.

7.12.3. Phương pháp luận ñánh giá

Việc ñánh giá phải ñược thực hiện phù hợp theo ñiều 6. Thêm vào ñó,

thông tin nói ñến trong mục 6.5 phải kèm theo bằng chứng của:

a) Sản phẩm ñang ñược nói ñến trong công bố là ñang ñược tái sử dụng

hoặc chứa lại.

b) Cac phương tiện dùng cho việc tái sử dụng hoặc chứa lại là ñang sẵn

có ñể ñáp ứng cho sản phẩm ñược nói ñến trong công bố.

c) Các phương tiện cần cho tái sử dụng hoặc chứa lại sản phẩm là có

sẵn một cách thuận tiện cho một tỷ lệ hợp lý khách hàng, khách hàng tiềm

năng và người sử dụng sản phẩm.

7.13. Giảm bớt chất thải

7.13.1. Cách dùng thuật ngữ

Là sự giảm bớt về lượng (khối lượng) của vật chất tham gia vào dòng

thải do có sự thay ñổi trong sản phẩm, quá trình hoặc bao bì.

Chú thích - Chất thải có thể gồm các chất từ các quá trình chế tạo và xử

lý, thải vào không khí và nước cũng như chất thải rắn.

7.13.2. Mức ñộ ñược công bố

7.13.2.1. Tất cả các công bố về giảm bớt chất thải ñều phải ñưa ra mức

ñộ công bố. Công bố về giảm bớt chất thải là một công bố so sánh, do ñó phải

thoả mãn các yêu cầu ñược nêu ra trong 6.3.

7.13.2.2. Giảm bớt chất thải của sản phẩm và bao bì có thể bao gồm cả

việc giảm bớt chất thải sinh ra trong các giai ñoạn sản xuất, lưu thông phân

phối, sử dụng sản phẩm và thải bỏ.

7.13.2.3. Các công bố về chất thải ñược giảm bớt có thể gồm không chỉ

là giảm hàm lượng nước trong chất thải rắn mà còn cả giảm bớt khối lượng

chất thải thông qua các quy trình xử lý chất thải.

7.13.2.4.Những tính toán của quá tình giảm chất thải không ñược gộp

các vật liệu tận dụng lại dùng trong quá trình như vật liệu làm lại nghiền lại

hoặc phế liệu ñược sinh ra trong quá trình còn có khả năng tái sử dụng lại cho

cùng một quy trình ñó mà vật liệu ñược tạo ra.

7.13.2.5. Người tạo ra chất thải rồi chuyển chất thải cho người sử dụng

khác nhằm tận dụng chất thải ñó cho một mục ñích ñã ñịnh, ngoài việc ñưa

chất thải vào trong dòng thải, thì có thể thực hiện một công bố giảm bớt chất

thải.

7.13.3. Phương pháp luận ñánh giá

Việc ñánh giá phải ñược thực hiện theo ñiều 6. Thêm vào ñó, lượng

chất thải ñã giảm ñược có thể tính toán ra từ bảng cân bằng vật chất, như từ

phép ño chất thải thực tế.

Phụ lục A

(tham khảo)

Lược ñồ về một hệ thống tái chế

Hµm l−îng ®−îc t¸i chÕ cña s¶n phÈm (X%) = (A/P) x 100

Mét sè vËt liÖu ®) t¸i t¹o (c¶i t¹o) cã thÓ dïng trùc tiÕp cho mét quy tr×nh s¶n xuÊt, bao gåm c¶ quy tr×nh t¸i chÕ, mµ kh«ng cã c«ng ®o¹n t¸ch rêi ®−îc gäi lµ "quy tr×nh t¸i chÕ" trong hÖ thèng ®ã. Trong tr−êng hîp nh− vËy, s¶n phÈm ®ång hµnh vµ chÊt th¶i vÉn cßn cã thÓ ®−îc sinh ra tõ quy tr×nh s¶n xuÊt nµy. C¸c s¶n phÈm ®ång hµnh vµ chÊt th¶i cÇn ®−îc tÝnh ®Õn khi x¸c ®Þnh khèi l−îng cña vËt liÖu ®) t¸i chÕ ®Ó sö dông vµo c«ng thøc tÝnh hµm l−îng t¸i chÕ ®−îc.

Chó thÝch: - BiÓu ®å nµy tr×nh bµy mét vÝ dô ®¬n gi¶n hãa vÒ hÖ thèng t¸i chÕ vµ nh»m cung cÊp th«ng tin ®Ó tÝnh hµm l−îng t¸i chÕ ®−îc. C¸c vÝ dô hoµn chØnh h¬n, tham kh¶o trong ISO/TR 14049, Qu¶n lý m«i tr−êng, ®¸nh gi¸ vßng ®êi cña sn¶ phÈm - C¸c vÝ dô ®Ó ¸p dông TCVN ISO 14041.

H×nh A.1 - L−îc ®å vÒ mét hÖ thèng t¸i chÕ

Hàm lượng ñược tái chế của sản phẩm (X%) = (A/P) x 100

Một số vật liệu ñã tái tạo (cải tạo) có thể dùng trực tiếp cho một quy

trình sản xuất, bao gồm cả quy trình tái chế, mà không có công ñoạn tách rời

ñược gọi là "quy trình tái chế" trong hệ thống ñó. Trong trường hợp như vậy,

sản phẩm ñồng hành và chất thải vẫn còn có thể ñược sinh ra từ quy trình sản

xuất này. Các sản phẩm ñồng hành và chất thải cần ñược tính ñến khi xác

ñịnh khối lượng của vật liệu ñã tái chế ñể sử dụng vào công thức tính hàm

lượng tái chế ñược.

Chú thích - Biểu ñồ này trình bày một ví dụ ñơn giản hoá về hệ thống

tái chế và nhằm cung cấp thông tin ñể tính hàm lượng tái chế ñược. Các ví dụ

hoàn chỉnh hơn, tham khảo trong ISO/TR 14049, Quản lý môi trường - ðánh

giá vòng ñời của sản phẩm - Các ví dụ ñể áp dụng TCVN ISO 14041.

Hình A.1 - Lược ñồ về một hệ thống tái chế

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 14040: 1997, Environmental management - Life cycle

assessment - Principles and framework.

[2] ISO 14041: 1998, Environmental management - Life cycle

assessment - Goal dnd scope definition and inventory analysis.

[3] ISO/IEC Guide 14: 1977, Product information for consumers.

Ví dụ về những tiêu chuẩn ñể dùng cho biểu tượng phân ñịnh

nguyên vật liệu

Tài liệu tham khảo từ [4] ñến [7] ñưa ra ví dụ về những tiêu chuẩn và

các ấn phẩm công nghiệp dùng cho sự phân ñịnh nguyên vật liệu. ðây chỉ là

các ví dụ và danh mục này là chưa phải là danh mục ñầy ñủ.

[4] ISO 11469: 1993, Plastics - Generic identification and marking of

plastics products.

[5] IEC 61429: 1995, Marketing of secondary cells and batteries with

the international recycling symbol ISO 7000 - 1135

[6] Technical Bulletin No. PBI - 24 - 1988 Revision 2, October 1, 1990

Voluntary Guidelines - Palstic Bottle Material Code system: Mold

Modification Drawings, The Society of the Plastics Industry, Inc.. (SPI).

[7] Technical Bulletin No. RPCD - 13 - 1989 Revision 1, October 1,

1990 Voluntary guidelines - Rigid Plastic Container Material Code System:

Mold Modification Drawings, The Society of the Plastics Industry, Inc...

(SPI).

ðảm bảo chất lượng của các dữ liệu thử nghiệm và kiểm tra xác

nhận công bố

Tài liệu tham khảo từ [8] ñến [11] ñưa ra các ví dụ về các tiêu chuẩn có

thể cung cấp thông tin bổ ích và hướng dẫn về thu thập các số liệu tin cậy mà

có thể ñược sử dụng cho kiểm tra xác nhận công bố sau này. ðây chỉ là các ví

dụ và danh mục này chưa phải là danh mục ñầy ñủ.

[8] ISO 9004 - 1: 1994, Quanlity management and quality systems

elements - Part 1: Guidelines.

[9] ISO/IEC Guide 25: 1990, General requirements for the competence

of calibration and testing laboratories.

[10] ANSI/ASQC E4 - 1994, Specifications and guidelines for quality

systems for environmental data collection and environmental technology

programs.

[11] EN 54001: 1989, General criteria for the operation of testing

laboratories.

Ví dụ về những tiêu chuẩn dùng cho thử nghiệm và kiểm tra xác

nhận công bố

Tài liệu tham khảo từ [2] ñến [66] liệt kê danh mục các tiêu chuẩn và

các phương pháp dùng trong công nghiệp có thể ñược xem xét ñể sử dụng khi

thu thập các dữ liệu khác nhau cần cho sự kiểm tra xác nhận công bố. Danh

mục này chưa phải là danh mục ñầy ñủ và chỉ ñể minh hoạ cho các loại tiêu

chuẩn mà có thể ñược xem xét khi lựa chọn phương pháp thử và kiểm tra xác

nhận tự công bố về môi trường.

Các phương pháp trong danh mục này chỉ có thể ñược sử dụng một khi

phương pháp ñược chọn ñó ñáp ứng ñược các yêu cầu liên quan như ñã nêu

trong ñiều 6 của tiêu chuẩn này.

a) Hàm lượng ñược tái chế

[12] ASTM D5663 - 95, Standard Guide for Validating Recycled

Content in Packaging Paper and Paperboard.

[13] BS 7500: 1995, Specification for marking of recycled paperboard.

[14] AS 4082 - 1992, Recycled paper - Glossary of terms.

[15] PBI 27 - 1993, Technical Bulletin - Protocol to Quantify Plant

Usage of Recycled Palstics in Plastic Bottle Production, The Plastic Bottle

Institute.

b) Sử dụng tài nguyên ít hơn

[16] ASTM D5833 - 95, Standard Guide for Source Reduction, Reuse,

Recycling and Disposal of Steel Cans.

[17] ASTM D5834 - 95, Standard Guide for Source Reduction, Reuse,

Recycling and Disposal of Solid and Corrugated Fiberboard (Cardboard).

c) Có thể phân huỷ

[18] ISO 7827: 1994, Water quality - Evaluation in an aqueous medium

of the "ultimate" aerobic biodegradability of organic compounds - Method by

analysis of dissolved organic carbon (DOC).

[19] ISO 9408: 1999, Water quality - Evaluation of ultimate aerobic

biodegradability of organic compounds in aqueous medium by determination

of oxygen demand in a closed respirometer.

[20] ISO 9439: 1999, Waer quality - Evaluation of ultimate aerobic

biodegradability of organic compounds in aqueous medium - Carbon dioxide

evolution test.

[21] ISO 10707: 1997, Water quality - Evaluation in a aqueous medium

of the "ultimate: aerobic biodegradability of organic compounds - Method by

analysis of biochemical oxygen demand [closed bottle test].

[22] ISO 14851, Determination of the ultimate aerobic biodegradability

of plastic materials in an aqueous medium - Method by measuring the oxygen

demand in a closed respirometer.

[23] ISO 14852, Determination of the ultimate aerobic biodegradability

of plastic materials in an aqueous medium - Method by analysis of evolved

carbon dioxide.

[24] ISO 14853, Determination of the ultimate anaerobic

biodegradability of plastic materials in an aqueous medium - Method by

measurement of biogas production.

[25] ISO 14855, Determination of the ultimate aerobic biodegradability

and disintegration of plastic materials under controlled composting conditions

- Method by analysis of evolved carbon dioxide.

[26] OECD 301, Guideline for testing of chemicals.

[27] ASTM D3826 - 91, Determining degradation end point in

degradable polyethylene and polypropylene using a tensile test.

[28] ASTM D5071 - 91, Standard practice for operating xenon arc type

exposure apparatus with water for exposure of photodegradable plastics.

[29] ASTM D5208 - 91, Operating fluorescent ultraviolet (UV) and

condensation apparatus for exposure of photodegradable plastics.

[30] ASTM D5209 - 92, Test method for determining the aerobic

biodegradation of plastic materials in the presence of municipal sewage sluge.

[31] ASTM D5210 - 92, Test method for determining the anaerobic

biodegradation of plastic materials in the presence of municipal sewage

sludge.

[32] ASTM D5247 - 92, Test method for determining the aerobic

biodegradability of degradable plastics by specific microorganisms.

[33] ASTM D5271 - 93, Test method for determining the aerobic

biodegradation of plastic materials in a activatedsludge - wastewater

treatment system.

[34] ASTM D5272 - 92, Outdoor exposure testing of photodegradable

plastics.

[35] ASTM D5338 - 93, Test method for determining aerobic

biodegradation of plastic materials under controlled composting conditions.

[36] ASTM D5437 - 93, Wathering of plastics under marine floating

exposure.

[37] ASTM D5509 - 96, Standard practice for exposing plastics to a

simulated compost environment.

[38] ASTM D5509 - 96, Standard practice for heat aging of oxidatively

degradable plastics.

[39] ASTM D5511 - 94, Standard test method for determining

anaerobic biodegradation of plastic materials under high - solids anaerobic

digestion conditions.

[40] ASTM D5512 - 96, Standard practice for exposing plastics to a

simulated compost environmental using an externally heated reactor.

[41] ASTM D5525 - 94, Standard practice for exposing plastics to a

simulated active landfill environmen.

[42] ASTM D5526 - 94, Standard test method for determining

anaerobic biodegradation of plastic materials under accelerated landfill

conditions.

[43] ASTM D5988 - 96, Standard test method for determining aerobic

biodegradation with oil of plastic materials or residual plastic materials after

composting.

[44] ASTM D6002 - 96, Standard guide for assessing the

compostability of environmentally degradable plasitcs.

[45] ASTM D6003 - 96, Standard test method for determining weight

loss from plastic materials expossed to simulated municipal soild waste

(MSW) aerobic compost environment.

[46] DIN V 54900 - 2, Testing of the compostability of plastics - Part 2:

Testing of the complete biodegradability of plastics in laboratory tests.

[47] DIN V 54900 - 3, Testing of the compostability of plastics - Part 3:

Testing under practice - relevant conditions and testing of quality of the

composts.

[48] DIN V 54900 - 4, Testing of the compostability of polymeric

materials - Part 4: Testing of the ecotoxicity of the composts.

d Tiêu thụ năng lượng và nước

[49] IEC 60436, Methods for measuring the performance of electric

dishwashers.

[50] IEC 60350, Electric cooking ranges, hobs, ovens and grills for

household use - Method for measuring performance.

[51] IEC 60379, Methods for measuring the performance of electric

storage water - heaters for household purposes.

[52] IEC 60531, Household electric thermal storage room heaters -

Moethods for measuring performance.

[53] IEC 60675, Household electric direct - acting room heaters -

Methods for measuring performance.

54. 1 EC 60456, Clothes washing machines for household use -

Methods for measuring the performance.

[55] IEC 61121, Electric tumble dryers for household use - Methods for

measring the performance.

[56] IEC 60530, Methods for measuring the performance of elecric

kettles and jugs for household and similar use.

[57] IEC, Methods for measuring the performance of electric household

coffee makers.

[58] IEC 60705, Household microwave ovens - Methods for measuring

performance.

[59] ISO 7371, Household refrigerating appliances - Refrigerators with

or without low - temperature compartment - Characteristics and test methods.

[60] ISO 8187, Household refrigerating appliances - Refrigerator -

freezers - Characteristics and test methods.

[61] ISO 8561, Household frost - free refrigerating appliances -

Refrigerators, refrigerator - freezers, frozen food storage cabinets and food

freezers cooled by internal forced air circulation - Charateristics and test

methods.

[62] ISO 5151, Non - ducterd air conditioners and heat pumps - testing

and rating for performance.

[63] ISO 13253, Ducted air - conditioners and air to - air heat pumps -

Testing and rating for performance.

[64] ISO 13256 (all parts), Water - source heat pumps - Testing and

rating for performance.

[65] ISO 15042 (all parts), Multiple split - system air - conditioners and

air - to - air heat pumps - Testing and rating for performance.

[66] ISO 5801, Industrial fans - Performance testing using standardized

airways.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM * VIETNAM STANDARD

TCVN ISO 14024: 2005

ISO 14024: 1999

Xuất bản lần 1

First edition

NHÃN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG BỐ MÔI TRƯỜNG -

GHI NHÃN MÔI TRƯỜNG KIỂU I -

NGUYÊN TẮC VÀ THỦ TỤC

ENVIRONMENTAL LABELS AND DECLARATIONS -

TYPE I ENVIRONMENTAL LABELLING -

PRINCIPLES AND PROCEDURES

Nhãn môi trường và công bố môi trường -

Ghi nhãn môi trường kiểu I - Nguyên tắc và thủ tục

Environmental labels and declarations -

Type I environmental labelling - Principles and procedures

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này thiết lập các nguyên tắc và thủ tục ñể xây dựng chương

trình ghi nhãn môi trường kiểu I bao gồm lựa chọn chủng loại sản phẩm,

chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và các ñặc tính chức năng sản phẩm; cho

mục ñính ñánh giá và chứng minh sự tuân thủ. Tiêu chuẩn này còn thiết lập

các thủ tục chứng nhận ñể cấp nhãn môi trường.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn.

ðối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản ñược nêu. ðối

với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới

nhất, bao gồm cả các sửa ñổi.

TCVN ISO 14020: 2000 (ISO 14020: 1998), Nhãn môi trường và công

bố môi trường - Nguyên tắc chung.

3. Thuật ngữ và ñịnh nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, các thuật ngữ và ñịnh nghĩa sau ñược áp dụng:

3.1.

Chương trình ghi nhãn môi trường kiểu I (Type I environmental

labelling programme)

Chương trình tự nguyện, dựa trên các chuẩn cứ của bên thứ ba, ñược

bên thứ ba cấp giấy phép cho sử dụng nhãn môi trường trên sản phẩm, ñể chỉ

ra tính thân thiện với môi trường một cách toàn diện của một sản phẩm trong

một chủng loại sản phẩm cụ thể trên cơ sở xem xét vòng ñời của sản phẩm ñó.

3.2.

Sản phẩm (product)

Mọi hàng hoá hoặc dịch vụ.

3.3.

Chủng loại sản phẩm (product category)

Nhóm các sản phẩm có chức năng tương ñương.

3.4.

Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm (production criteria)

Những yêu cầu về môi trường mà sản phẩm sẽ phải thoả mãn ñể ñược

cấp nhãn môi trường.

3.5.

ðặc tính chức năng sản phẩm (product fuction characteristic)

3.6.

Cơ quan cấp nhãn sinh thái (ecolabelling body)

Bên thứ ba và các ñơn vị ñại diện của nó, thực hiện chương trình cấp

nhãn môi trường kiểu I.

3.7.

Bên thứ ba (third party)

Cá nhân hay tổ chức ñược công nhận là hoàn toàn ñộc lập với các bên

liên quan cùng quan tâm ñến một vấn ñề.

[TCVN 6450: 1998 (ISO/IEC Guide 2: 1996)]

Chú thích: "Bên liên quan" thường ñại diện cho lợi ích của nhà cung

ứng ("bên thứ nhất") và nhà tiêu thụ ("bên thứ hai").

3.8.

Bên hữu quan (interested party)

Tất cả các bên chịu ảnh hưởng của chương trình ghi nhãn môi trường

kiểu I.

3.9.

Tổ chức ñược cấp phép (license)

Tổ chức ñược cơ quan cấp nhãn sinh thái cho phép sử dụng nhãn môi

trường kiểu I.

3.10.

Khía cạnh môi trường (environmental aspect)

Yếu tố của các hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức có thể

tác ñộng qua lại với môi trường.

Chú thích: Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là một khía cạnh có hoặc

có thể gây ra tác ñộng môi trường có ý nghĩa.

[TCVN ISO 14001: 2005]

3.11.

Tác ñộng môi trường (environmental impact)

Bất kỳ một sự thay ñổi nào gây ra cho môi trường, dù là có lợi hay có

hại, do một phần hay toàn bộ các hoạt ñộng của một tổ chức, hoặc sản phẩm

và dịch vụ gây ra.

[TCVN ISO 14001: 2005]

3.12.

Chứng nhận (certification)

Thủ tục mà qua ñó bên thứ ba cấp bản chứng nhận một sản phẩm, quá

trình hoặc dịch vụ có các ñặc tính phù hợp với những yêu cầu cụ thể.

[TCVN 6450: 1998 (ISO/IEC Guide 2: 1996)]

3.13.

Giấy phép (cho ghi nhãn môi trường kiểu I) [lincence (for Type I

environmental labelling)]

Tài liệu ñược ban hành theo quy ñịnh của hệ thống chứng nhận, qua ñó

một cơ quan cấp nhãn sinh thái công nhận một cá nhân/tổ chức có quyền sử

dụng nhãn môi trường kiểu I cho những sản phẩm hoặc dịch vụ của mình theo

các quy ñịnh của chương trình ghi nhãn môi trường.

3.14.

Phù hợp về mục ñích (fitness for purpose)

Khả năng của sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ ñáp ứng một mục ñích

ñã ñược xác ñịnh trong những ñiều kiện cụ thể.

[TCVN 6450: 1998 (ISO/IEC Guide 2: 1996)]

4. Mục tiêu của ghi nhãn môi trường kiểu I

Mục tiêu chung của nhãn môi trường và công bố môi trường là thông

qua việc trao ñổi những thông tin chính xác và có thể kiểm tra xác nhận ñược,

không gây nhầm lẫn về các khía cạnh môi trường của sản phẩm và dịch vụ, ñể

khuyến khích cung và cầu của các sản phẩm và dịch vụ ít gây sức ép hơn ñối

với môi trường, qua ñó tạo tiềm năng cải thiện môi trường liên tục, ñược thị

trường ñiều tiết.

Mục tiêu của chương trình ghi nhãn môi trường kiểu I là góp phần giảm

bớt những tác ñộng môi trường có liên quan ñến sản phẩm, thông qua việc

xác nhận sản phẩm thoả mãn các chuẩn cứ cụ thể của chương trình ghi nhãn

kiểu I về sự thân thiện môi trường tổng thể.

Mục tiêu của tiêu chuẩn này là ñảm bảo rõ ràng và tin cậy trong việc

thực thi chương trình ghi nhãn trường kiểu I và ñể hài hoà các nguyên tắc và

thủ tục với chương trình.

5. Nguyên tắc

5.1. Tính chất tự nguyện của chương trình

Chương trình ghi nhãn môi trường kiểu I bao gồm cả những chương

trình ñược xây dựng hay ñiều hành bởi các cơ quan ñược chính phủ tài trợ,

phải mang tính tự nguyện.

5.2. Mối quan hệ với TCVN ISO 14020

Nhằm bổ sung cho các yêu cầu của tiêu chuẩn này, các nguyên tắc ñã

ñược quy ñịnh trong TCVN ISO 14020 cũng ñược áp dụng. Nếu tiêu chuẩn

này cung cấp những yêu cầu cụ thể hơn TCVN ISO 14020, những yêu cầu cụ

thể này phải ñược áp dụng.

5.3. Mối quan hệ với văn bản pháp quy

ðiều kiện tiên quyết khi công nhận và duy trì giấy phép nhãn môi

trường kiểu I phải là sự tuân thủ của bên ñược chứng nhận với các quy ñịnh

về môi trường và các văn bản pháp quy khác có liên quan.

5.4. Xem xét vòng ñời của sản phẩm

Mục tiêu giảm các tác ñộng môi trường, không chỉ giảm các tác ñộng

truyền ñến các môi trường trung gian hoặc các tác ñộng qua các giai ñoạn của

vòng ñời của sản phẩm, là ñạt kết quả tốt nhất nếu xem xét toàn bộ vòng ñời

của sản phẩm khi thiết lập các chuẩn cứ môi trường của sản phẩm.

Khi xây dựng các chuẩn cứ môi trường của sản phẩm, vòng ñời của sản

phẩm ñược tính ñến bao gồm: khai thác tài nguyên, sản xuất, phân phối, sử

dụng và thải bỏ liên quan ñến những chỉ thị môi trường trung gian tương ứng.

Bất kỳ sự chệch hướng nào khỏi cách tiếp cận tổng hợp này hoặc việc sử

dụng thu hẹp các vấn ñề môi trường cần phải kiểm soát, cần thiết phải ñược lý

giải.

5.5. Tính chọn lọc

Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm phải ñược thiết lập ñể phân biệt các

sản phẩm thân thiện với môi trường với các sản phẩm cùng loại, dựa trên sự

khác biệt có thể ñịnh lượng trong tác ñộng của chúng ñối với môi trường.

Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm cần tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm

chỉ khi những khác biệt ấy có ý nghĩa. Những phương pháp thử và kiểm tra

xác nhận sử dụng ñể ñánh giá sản phẩm có ñộ chính xác và ñộ ñúng khác

nhau. ðiều này nên cân nhắc khi xác ñịnh mức ñộ ý nghĩa của sự khác biệt

này.

Khi chuẩn cứ môi trường của sản phẩm ñược thiết lập như trên, tất cả

các sản phẩm thoả mãn các chuẩn cứ ñều phù hợp ñể sử dụng nhãn môi

trường.

5.6. Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm

5.6.1. Xem xét vòng ñời của sản phẩm

Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm phải dựa vào các chỉ thị xuất hiện

từ việc xem xét vòng ñời của sản phẩm (xem 6.4).

5.6.2. Cơ sở của chuẩn cứ

Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm cần ñược xác lập ở mức có thể ñạt

ñược và có khả năng xem xét liên quan ñến các tác ñộng môi trường, khả

năng ño và ñộ chính xác.

5.7. ðặc tính chức năng của sản phẩm

Khi xây dựng chuẩn cứ, phải tính ñến sự phù hợp với mục ñích và tính

năng sử dụng của sản phẩm. Cần xem xét các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực,

quốc gia về sản phẩm ñược sử dụng trong chương trình, theo phân cấp sử

dụng tiêu chuẩn trình bày trong TCVN ISO 14020.

Chú thích: Trong yêu cầu ghi nhãn môi trường, sự phù hợp với mục

ñích sử dụng của một sản phẩm có nghĩa là sản phẩm ñó thoả mãn yêu cầu về

sức khoẻ, an toàn và nhu cầu về tính năng sử dụng của người tiêu dùng.

5.8. Hiệu lực của các yêu cầu của chương trình

5.8.1. Thời hạn hiệu lực

Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và yêu cầu về chức năng của sản

phẩm cho mỗi loại sản phẩm phải ñược ñặt ra cho một khoảng thời gian xác

ñịnh trước.

5.8.2. Chu kỳ xem xét

Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và yêu cầu về chức năng của sản

phẩm phải ñược xem xét lại trong một khoảng thời gian ñịnh trước, có tính

ñến các yếu tố như công nghệ mới, sản phẩm mới, thông tin môi trường mới

và sự biến ñộng thị trường. Sự xem xét lại chuẩn cứ môi trường và các yêu

cầu về chức năng của sản phẩm không nhất thiết phải mang lại sự thay ñổi

nào.

5.9. Tham khảo

Một quá trình tham gia rộng rãi chính thức giữa các bên hữu quan phải

ñược thiết lập từ ñầu nhằm mục ñích chọn lọc và xem xét lại các chủng loại

sản phẩm, chuẩn cứ môi trường và ñặc tính chức năng của sản phẩm.

5.10. Sự tuân thủ và kiểm tra xác nhận

Tất cả các yếu tố trong chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và ñặc tính

chức năng sản phẩm của chương trình ghi nhãn môi trường phải ñược cơ quan

cấp nhãn sinh thái kiểm tra xác nhận. Các phương pháp ñánh giá sự tuân thủ

ñược sử dụng với thứ tự ưu tiên như sau:

- các tiêu chuẩn ISO và IEC.

- các tiêu chuẩn quốc tế khác

- các tiêu chuẩn khu vực và quốc gia

- các phương pháp khác lặp lại và tái lập, tuân theo những nguyên tắc

về thực hành phòng thí nghiệm tốt ñã ñược chấp nhận (xem TCVN ISO/IEC

17025 về thông tin về thực hành phòng thí nghiệm)

- các bằng chứng của nhà sản xuất.

5.11. Tính minh bạch

Một chương trình ghi nhãn môi trường kiểu I cần có khả năng thể hiện

ñược tính minh bạch qua tất cả các giai ñoạn phát triển và vận hành. Tính

minh bạch hàm ý thông tin phải luôn sẵn sàng cho các bên hữu quan kiểm tra

và nhận xét khi thích hợp. Phải có ñủ thời gian ñể ñưa ra các góp ý. Những

thông tin này bao gồm:

- lựa chọn các chủng loại sản phẩm;

- lựa chọn và xây dựng các chuẩn cứ môi trường của sản phẩm;

- ñặc tính chức năng sản phẩm;

- phương pháp thử và kiểm tra xác nhận;

- thủ tục chứng nhận và cấp giải thưởng;

- chu kỳ xem xét;

- thời hạn có hiệu lực;

- những bằng chứng không thuộc loại bảo mật làm cơ sở ñể ñược cấp

nhãn môi trường;

- nguồn quỹ xây dựng chương trình (ví dụ: phí, hỗ trợ tài chính của

chính phủ...);

- kiểm tra xác nhận sự tuân thủ.

Tính minh bạch không ñược mâu thuẫn với các yêu cầu của 5.17.

5.12. Những khía cạnh thương mại quốc tế

Không ñược xây dựng, chấp nhận hay áp dụng những yêu cầu và thủ

tục về nhãn môi trường với mục ñích tạo ra những ảnh hưởng hoặc rào cản

không cần thiết ñối với thương mại quốc tế. Cần lưu ý xem xét những ñiều

khoản và giải thích có thể áp dụng của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

5.13. Khả năng tiếp cận

Việc áp dụng và tham gia các chương trình ghi nhãn môi trường là

dành cho mọi ứng viên tiềm năng. Tất cả các ứng viên khi ñáp ứng ñầy ñủ các

chuẩn cứ môi trường của sản phẩm thuộc một chủng loại sản phẩm cụ thể và

các yêu cầu khác của chương trình ñều có quyền ñược cấp giấy phép và cho

phép sử dụng nhãn.

5.14. Cơ sở khoa học của chuẩn cứ môi trường của sản phẩm

Việc xây dựng và lựa chọn chuẩn cứ phải dựa trên những nguyên tắc

khoa học và kỹ thuật rõ ràng. Các chuẩn cứ này cần ñược xác lập từ những dữ

liệu chứng minh tính thân thiện với môi trường.

5.15. Tránh mâu thuẫn về lợi ích

Chương trình ghi nhãn môi trường kiểu I phải ñảm bảo không chịu

những tác ñộng không hợp lý. Chương trình phải chứng minh ñược các nguồn

quỹ ñể xây dựng chương trình không gây nên những mâu thuẫn về lợi ích.

Chú thích: Xem các ñiều khoản của TCVN 7457 (ISO/IEC Guide 65).

5.16. Giá thành và phí

Phí có thể bao gồm phí ñăng ký, phí thử nghiệm hoặc chi phí hành

chính. Về mặt nguyên tắc, giá thành và phí ñể công nhận và duy trì nhãn môi

trường cân dựa trên cơ sở các chi phí của chương trình và nên giữ ở mức thấp

nhất có thể ñể tăng khả năng tiếp cận với chương trình.

Tất cả phí ñều ñược áp dụng như nhau cho mọi ứng viên và tổ chức

ñược cấp giấy phép.

5.17. Tính bảo mật

Phải duy trì tính bảo mật của tất cả thông tin ñược xác ñịnh cần giữ bí

mật.

5.18. Sự thừa nhận lẫn nhau

Càn khuyến khích sự thừa nhận lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng của mỗi

bên. ðó có thể là sự thừa nhận lẫn nhau về phép thử, giám sát, ñánh giá sự

phù hợp, các thủ tục hành chính, và chuẩn cứ môi trường của sản phẩm nếu

thích hợp.

Nhằm bảo ñảm tính minh bạch hoàn toàn, những thông tin về thoả mãn

thừa nhận lẫn nhau hiện có giữa các cơ quan cấp nhãn sinh thái phải ñược dễ

dàng tiếp cận.

Chú thích: Hướng dẫn chi tiết xem chương 8 tài liệu tham khảo [6].

6. Thủ tục

6.1. Khái quát

Ghi nhãn môi trường kiểu I liên quan tới một quá trình lặp, bao gồm:

- tham khảo ý kiến các bên hữu quan;

- lựa chọn các chủng loại sản phẩm;

- xây dựng, xem xét lại và sửa ñổi các chuẩn cứ môi trường của sản

phẩm;

- xác ñịnh những ñặc tính chức năng sản phẩm; và

- thiết lập các thủ tục chứng nhận và các yếu tố hành chính khác của

chương trình.

6.2. Tham khảo ý kiến các bên hữu quan

Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải thực thi một cơ chế tham khảo chính

thức nhằm tạo ñiều kiện cho sự tham gia ñầy ñủ của các bên hữu quan. Một

cơ chế như vậy có thể gồm việc sử dụng các nhóm ñại diện các bên hữu quan

ñược lựa chọn, ví dụ: ban tư vấn, uỷ ban cố vấn, hoặc lấy ý kiến quần chúng.

Sự tham khảo là một quá trình liên tục, xuất hiện từ khi lựa chọn chủng

loại sản phẩm và trong lúc thiết lập chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và ñặc

tính chức năng sản phẩm. Các bên hữu quan cần có ñủ thời gian, sự tiếp cận

ñến chi tiết và nguồn thông tin ñược sử dụng. Quá trình tham khảo cũng phải

ñảm bảo các ñề nghị của các bên hữu quan ñược xem xét kỹ và trả lời thoả

ñáng. Cần có những nỗ lực thích hợp ñể ñạt ñược sự nhất trí trong suốt quá

trình.

6.3. Lựa chọn chủng loại sản phẩm

6.3.1. Tiến hành nghiên cứu khả thi

Trong giai ñoạn này của quá trình, cần tiến hành nghiên cứu các chủng

loại sản phẩm và bản chất thị trường. Mục ñích của nghiên cứu nhằm xem xét

tính khả thi của việc thiết lập các chủng loại sản phẩm. Nghiên cứu cần bao

gồm:

- lựa chọn ban ñầu chủng loại sản phẩm;

- tham khảo ý kiến các bên hữu quan;

- khảo sát thị trường (ví dụ: bản chất, quy mô, nhu cầu);

- các nhà cung cấp trên thị trường (ví dụ: các doanh nghiệp vừa và nhỏ,

các nhà sản xuất trong nước và ngoài nước);

- tác ñộng môi trường của sản phẩm;

- tiềm năng và nhu cầu cải thiện môi trường;

- xác ñịnh phạm vi chủng loại sản phẩm, có tính ñến tính tương ñương

trong sử dụng;

- khả năng sử dụng, bao gồm cả ñặc tính chức năng của sản phẩm;

- sự sẵn có của dữ liệu;

- luật pháp và thoả thuận quốc gia và quốc tế hiện hành.

6.3.2 ðề xuất về chủng loại sản phẩm

Sau khi nghiên cứu khả thi hoàn thành, cơ quan cấp nhãn sinh thái sẽ

xác minh những chủng loại sản phẩm nào có khả năng ñược thị trường chấp

nhận. Cần xây dựng ñề xuất về chủng loại sản phẩm cho các bên hữu quan ñể

lập tổng quan về các phần của nghiên cứu khả thi, các phát hiện và xem xét

dẫn tới việc ñề xuất chủng loại sản phẩm của cả chương trình.

6.4. Lựa chọn và xây dựng chuẩn cứ môi trường của sản phẩm

6.4.1. Lựa chọn các chuẩn cứ môi trường của sản phẩm

Khuôn khổ và thủ tục mà tiêu chuẩn này ñặt ra nhằm cung cấp sự thống

nhất và cho phép những quyết ñịnh về các chuẩn cứ cuối cùng trở thành kết

quả của quá trình tham khảo ý kiến giữa cơ quan cấp nhãn sinh thái và các

bên hữu quan. Các chuẩn cứ này phải ñược lựa chọn theo những yêu cầu ñặt

ra trong 5.2 ñến 5.17.

Bảng 1 là một ví dụ áp dụng và ñể trợ giúp cho cơ quan cấp nhãn sinh

thái có ñược chọn lựa ban ñầu về các chuẩn cứ môi trường của sản phẩm.

Bảng này kết nối các giai ñoạn của vòng ñời của sản phẩm với các chỉ thị

chính về môi trường ở ñầu vào và ñầu ra. Các chỉ thị phát thải này ñược nhóm

theo các môi trường trung gian. Việc nghiên cứu về các giai ñoạn của vòng

ñời của sản phẩm (có thể ñược thể hiện như một nghiên cứu khả thi chi tiết

hơn ñược ñưa ra ở 6.3.1) có thể ñưa ñến kết luận rằng các tác ñộng môi

trường ở một số giai ñoạn là không có ý nghĩa và không cần thiết phải xem

xét thêm. Tuy vậy, nghiên cứu này phải chỉ ra rằng việc lựa chọn chuẩn cứ

môi trường của sản phẩm sẽ không dẫn tới việc các tác ñộng này sẽ truyền từ

giai ñoạn này sang giai ñoạn khác của vòng ñời của sản phẩm, hay từ môi

trường trung gian này sang môi trường trung gian khác mà không ñạt ñược

ích lợi gì về môi trường.

Bảng 1 - Bảng lựa chọn chuẩn cứ môi trường của sản phẩm ñiển hình

Chỉ thị về môi trường ở ñầu vào/ ñầu ra

Năng lượng Tài nguyên Thải ra môi trường

Giai ñoạn

vòng ñời

của sản

phẩm

Có thể phục hồi (tái

tạo)/ không thể

Có thể phục hồi (tái

tạo)/ không thể Nước Không khí ðất

Khác

Khai thác

tài nguyên

Sản xuất

Phân phối

Sử dụng

Thải bỏ

6.4.2. Xây dựng các chuẩn cứ môi trường của sản phẩm

6.4.2.1. Khái quát

Khi thiết lập các chuẩn cứ phải tính ñến các vấn ñề môi trường tương

quan của ñịa phương, khu vực và toàn cầu, công nghệ sẵn có và các khía cạnh

về kinh tế.

Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm phải ñược thể hiện theo:

- tác ñộng ñến môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên; hoặc

- nếu không khả thi, sẽ tính ñến các khía cạnh môi trường, như sự phát

thải ra môi trường.

Cần tránh ñưa ra những chuẩn cứ yêu cầu trực tiếp hay gián tiếp loại

trừ việc sử dụng các quy trình cụ thể hoặc phương pháp sản xuất mà không có

cơ sở. Việc loại bỏ một chất nào ñó phải dựa trên các phương pháp khoa học

thoả mãn nguyên tắc 3 của TCVN ISO 14020. Các phương pháp như ñánh giá

sự rủi ro có thể cung cấp những thông tin hữu ích.

Một số những vấn ñề chính cần xem xét trong giai ñoạn này của

chương trình ghi nhãn môi trường ñược trình bày trong 6.4.2.2 ñến 6.4.2.5.

6.4.2.2. Xác ñịnh lĩnh vực liên quan có nhiều khả năng làm giảm tác

ñộng môi trường.

Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải xác ñịnh các giai ñoạn của vòng ñời

của sản phẩm khi có sự khác biệt về tác ñộng môi trường giữa các sản phẩm

cùng loại. Khoảng và sự biến ñộng của số liệu thu ñược cho những sản phẩm

cụ thể phải ñược phân tích ñể ñảm bảo những chuẩn cứ môi trường của sản

phẩm ñược lựa chọn là thích hợp và phản ánh ñược sự khác nhau giữa các sản

phẩm.

6.4.2.3. Sử dụng chỉ số ñịnh tính và ñịnh lượng

Cơ quan cấp nhãn sinh thái có thể xem xét, nếu thích hợp, cho việc áp

dụng các yếu tố ñịnh lượng vào các yêu cầu môi trường ñược lựa chọn. Lý do

sử dụng ñối với mỗi yếu tố ñịnh lượng phải ñược giải thích và chứng minh rõ

ràng.

6.4.2.4. Xác ñịnh giá trị số học cho mỗi chuẩn cứ liên quan

Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải xác ñịnh những chuẩn cứ phản ánh

chính xác nhất các khía cạnh môi trường ñã ñược lựa chọn. Khi các chuẩn cứ

ñã xác ñịnh ñược, cơ quan cấp nhãn sinh thái phải ấn ñịnh cho chúng những

giá trị bằng số. Những giá trị này phải ở dạng những giá trị tối thiểu, ở giá trị

ngưỡng không ñược vượt quá, hệ thống thang ñiểm hoặc các cách tiếp cận

thích hợp khác.

6.4.2.5. Xác ñịnh phương pháp thử, thủ tục và năng lực của các

phòng thử nghiệm

Các yêu cầu thử nghiệm và kiểm tra xác nhận cần ñược xem xét song

song khi thiết lập các yêu cầu ñối với chủng loại sản phẩm cụ thể. Phải xem

xét cẩn thận khả năng ñáp ứng yêu cầu thử nghiệm và kiểm tra xác nhận về

mặt tổ chức, kỹ thuật và kinh tế.

Cơ quan cấp nhãn sinh thái cần cung cấp tài liệu tham khảo cho phương

pháp thử ñược yêu cầu ñối với mọi chuẩn cứ hoặc ñặc tính của sản phẩm và

kiểm tra năng lực thực hiện của các phòng thử nghiệm. Phương pháp thử

nghiệm cần ñược lựa chọn theo hướng dẫn nêu ra trong 5.10.

6.5. Lựa chọn các ñặc tính chức năng của sản phẩm

Phải cân nhắc cẩn thận khi lựa chọn các ñặc tính chức năng của sản

phẩm. Việc xem xét nên ñược tập trung cho các tính năng sử dụng của sản

phẩm hơn là ñể thiết kế hay các ñặc tính mô tả.

Khi thiết lập các ñặc tính chức năng sản phẩm, cần xem xét:

- xác ñịnh những ñặc tính chức năng của sản phẩm;

- lựa chọn những yếu tố chủ chốt thể hiện chức năng ñó;

- kiểm tra sự phù hợp của các yếu tố chủ chốt ápdụng cho mọi sản

phẩm trong chủng loại;

- xác ñịnh các mức thể hiện tính năng cần thiết (xem 5.7).

6.6. Báo cáo và công bố

Các chủng loại sản phẩm, chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và ñặc

tính chức năng sản phẩm sau khi thiết lập xong phải ñược công bố. Thông tin

trong các mẫu báo cáo cụ thể phải thể hiện ñược

- việc thiết lập chủng loại sản phẩm, chuẩn cứ và ñặc tính phải phù hợp

với phạm vi, nguyên tắc thực tế và yêu cầu ñược trình bày trong tiêu chuẩn

này.

- các chuẩn cứ phải khách quan và có thể xác minh.

- phương pháp kiểm tra chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và ñặc tính

chức năng sản phẩm phải sẵn có.

- các bên hữu quan ñược tạo ñiều kiện tham gia vào quá trình và quan

ñiểm của họ phải ñược xem xét.

Cơ quan cấp nhãn sinh thái cũng phải cung cấp các thông tin theo yêu

cầu nhằm giải thích ý nghĩa của nhãn môi trường cho các cá nhân và tổ chức

ñược cấp nhãn môi trường và công chúng.

6.7. Thực hiện những sửa ñổi trong chuẩn cứ môi trường của sản

phẩm

Trong những trường hợp sản phẩm ñã ñược cấp nhãn môi trường, một

số yếu tố cần ñược xem xét khi xác ñịnh thời hạn các chuẩn cứ ñược sửa ñổi

bắt ñầu có hiệu lực.

Những yếu tố này ít nhất bao gồm:

- sự cấp bách của việc tuân thủ các chứng cứ môi trường của sản phẩm

ñã sửa ñổi;

- phạm vi thay ñổi, khoảng thời gian và mức ñộ phức tạp khi trang bị

lại quá trình sản xuất cho phù hợp với các chuẩn cứ ñược sửa ñổi.

- tránh mang lại thuận lợi mặc dù không chủ ñịnh về mặt thương mại

cho một nhà sản xuất, một thiết kế hay quy trình cụ thể.

- nhu cầu tham gia của các nhà cung ứng vật liệu cho người/ tổ chức

ñược cấp giấy phép sử dụng nhãn môi trường.

- các hành ñộng cần thiết phải tiến hành liên quan ñến các sản phẩm ñã

ñược cấp nhãn theo các chuẩn cứ cũ nhưng vẫn trong chuỗi cung ứng ñến

người tiêu thụ cuối cùng.

- thời gian thích hợp ñể tư vấn cho tổ chức ñược cấp nhãn môi trường.

- sự phức tạp phát sinh khi cơ quan cấp nhãn sinh thái thực hiện những

thay ñổi.

- các yêu cầu về luật pháp.

7. Chứng nhận và sự tuân thủ

7.1. Khái quát

ðiều 7 ñưa ra những yêu cầu chung về chứng nhận và sự tuân thủ.

Chú thích: Nên tham khảo thêm ở TCVN 7457 (ISO/IEC Guide 65)

7.2. Khái niệm cơ bản

7.2.1. Khái quát

ðiều kiện tiên quyết ñể ñược cấp nhãn môi trường thường ñược chia

thành các yếu tố nêu trong 7.2.2 và 7.2.3.

7.2.2. Các nguyên tắc chung

Các nguyên tắc chung hướng dẫn sự hoạt ñộng của toàn bộ chương

trình. Những nguyên tắc chung này kiểm soát những ñiều kiện chung cho việc

cấp phép và sử dụng nhãn môi trường. Những nguyên tắc chung này ít nhất,

cần ñề cập ñến những vấn ñề sau:

- sự quảng cáo của người có giấy phép;

- những ñiều kiện có thể dẫn ñến sự ñình chỉ, huỷ bỏ hoặc rút giấy

phép;

- thủ tục thực thi những hành ñộng khắc phục trong trường hợp không

phù hợp;

- thủ tục giải quyết tranh chấp;

- thủ tục cho thử nghiệm và kiểm tra xác nhận;

- cơ cấu chi phí;

- hướng dẫn sử dụng biểu tượng.

Tất cả những ñiều kiện tiên quyết ñể ñược cấp giấy phép và sử dụng

nhãn cầu ñược ñưa vào trong những quy tắc chung, chuẩn cứ môi trường của

sản phẩm và ñặc tính chức năng sản phẩm, vì chỉ những yêu cầu này có thể

ñược sử dụng làm cơ sở cho việc cấp hay rút giấy phép sử dụng nhãn môi

trường.

7.2.3. Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và ñặc tính chức năng

sản phẩm cho mỗi chủng loại sản phẩm

Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và ñặc tính chức năng sản phẩm là

cơ sở ñể xác lập các yếu tố về yêu cầu kỹ thuật của chương trình ghi nhãn

môi trường kiểu I cho mỗi chủng loại sản phẩm.

7.3. Cấp phép

Cơ quan cấp nhãn sinh thái chịu trách nhiệm cấp phép cho người ñăng

ký. Cơ quan cấp nhãn sinh thái sẽ cấp giấy phép sử dụng nhãn môi trường chỉ

khi các ñiều kiện sau trong số các nghĩa vụ khác theo hợp ñồng ñược thoả

mãn:

- người ñăng ký phù hợp với những quy tắc chung của chương trình;

- sản phẩm phù hợp với chuẩn cứ môi trường của sản phẩm và ñặc

trưng chức năng của sản phẩm tương ứng với mỗi chủng loại sản phẩm.

Người ñược cấp giấy phép không bị bắt buộc phải sử dụng nhãn môi

trường.

Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải duy trì một cách công khai danh sách

những sản phẩm ñã ñược cấp nhãn.

7.4. Thủ tục ñánh giá và chứng minh sự phù hợp

7.4.1. Nguyên tắc chung

Phương pháp ñánh giá sự phù hợp của sản phẩm với các chuẩn cứ môi

trường của sản phẩm, ñặc tính chức năng sản phẩm và sự kiểm tra liên tục

phải ñược lập thành văn bản và ñủ chặt chẽ ñể duy trì tính xác thực của

chương trình.

Có thể có nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến sự lựa chọn các thủ tục ñánh giá

sự tuân thủ, và các phương pháp có thể thay ñổi tuỳ theo chương trình.

7.4.2. Giám sát và kiểm soát

Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải xem xét lại các yêu cầu của chương

trình ñể phù hợp với các quy tắc chung (xem 7.2.2), xác ñịnh cách thức kiểm

tra xác nhận cụ thể cho mỗi yêu cầu. Khi các yêu cầu ñã ñược xem xét lại,

phải lập một kế hoạch giám sát và kiểm soát.

7.4.3. Tài liệu hỗ trợ

Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải yêu cầu người ñăng ký cam kết tuân

theo luật môi trường và các văn bản pháp lý liên quan khác.

Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải thu thập bằng chứng bằng văn bản về

sự tuân thủ các yêu cầu của chương trình của người ñăng ký. Tất cả dữ liệu

phải ñược biết và xác minh ñược.

Theo yêu cầu, cơ quan cấp nhãn sinh thái phải chuẩn bị sẵn sàng ít nhất

các tài liệu sau:

- chủng loại sản phẩm;

- chuẩn cứ môi trường của sản phẩm;

- ñặc tính chức năng sản phẩm;

- thời hạn hiệu lực của chuẩn cứ;

- phương pháp thử và kiểm tra xác nhận;

- thủ tục chứng nhận và cấp phép;

- hồ sơ xem xét ñịnh kỳ các chuẩn cứ;

- bằng chứng không cần bảo mật là căn cứ cấp giấy phép;

- nguồn quỹ ñể phát triển chương trình (ví dụ: phí, hỗ trợ tài chính của

chính phủ);

- kiểm tra xác nhận sự tuân thủ.

7.4.4. Công bố sự phù hợp

Nếu chương trình cho phép người ñăng ký ñược công bố sự phù hợp

với các yêu cầu của chương trình,việc công bố sự phù hợp cần theo hướng

dẫn ñưa ra trong ISO/IEC Guide 22.

7.5. Theo dõi sự tuân thủ

Sau khi ñược cấp phép, người có giấy phép phải thông báo cho cơ quan

cấp nhãn sinh thái mới thay ñổi có thể ảnh hưởng ñến sự tuân thủ với những

yêu cầu trên.

Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải ñảm bảo mọi thay ñổi của sản phẩm

hay quy trình sản xuất có thể ảnh hưởng tới sự tuân thủ ñều ñược xem xét và

yêu cầu người có giấy phép ñề xuất những hành ñộng khắc phục nếu sự tuân

thủ không ñược duy trì.

Người có giấy phép có trách nhiệm ñảm bảo duy trì sự tuân thủ với các

yêu cầu của chương trình.

7.6. Bảo hộ nhãn sinh thái

Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải ñảm bảo rằng nhãn sinh thái của mình

(tức là dấu chứng nhận, biểu tượng) ñược pháp luật bảo hộ ñể tránh việc sử

dụng tuỳ tiện và duy trì sự tin tưởng của công chúng với chương trình.

Cơ quan cấp nhãn sinh thái phải có một chính sách rõ ràng và ñầy ñủ về

việc sử dụng nhãn môi trường một cách ñúng ñắn.Bất kỳ sự sai lệch nào với

chính sách này phải có hành ñộng khắc phục phù hợp và có khả năng dẫn ñến

việc rút giấy phép.

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN ISO 14001: 2005 (ISO 14001: 2004), Hệ thống quản lý môi

trường - Yêu cầu và hướng dẫn sử dụng (Environmental management systems

- Specification with guidance for use).

[2] TCVN ÍO/IEC 17025: 2001 (ISO/IEC 17025), Yêu cầu chung vè

năng lực phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (General requirements for the

competence of calibration and testing laboratories)

[3] TCVN 6450: 1998 (ISO/IEC Guide 2: 1996), Tiêu chuẩn hoá và các

hoạt ñộng có liên quan - Thuật ngữ chung và ñịnh nghĩa (General term and

their definitions concerning standardizationand related activities)

[4] ISO/IEC Guide 22: 1997, General criteria for supplier's declaration

of confomity (Chuẩn cứ về công bố sự phù hợp của nhà cung cấp)

[5] TCVN 7457: 2004 (ISO/IEC Guide 65: 1996), Yêu cầu chung ñối

với các tổ chức ñiêề hành hệ thống chứng nhận sản phẩm (General

requirements for bodies operating product certification systems).

[6] Certification and related activities: Assessment and verification of

conformity to standards and technical specifications, International

Organization for standardization, Geneva, 1992, ISBN 92 - 67 - 10176 - 5

(Chứng nhận và các hoạt ñộng liên quan: ðánh giá và kiểm tra xác nhận sự

phù hợp với tiêu chuẩn và quy ñịnh kỹ thuật)

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN ISO/TR 14025: 2003

Nhãn môi trường và công bố môi trường -

Công bố môi trường kiểu III

Environmental labels and declarations - Type III environmental

declarations

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này phân ñịnh và mô tả các yếu tố và các vấn ñề liên quan

ñến Các công bố môi trường kiểu III và các chương trình tương ứng, bao gồm

cả xem xét kỹ thuật, hình thức công bố và thông báo công bố, xem xét về mặt

quản lý ñối với việc soạn thảo và/ hoặc ban hành Công bố môi trường kiểu

III.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN ISO 14020: 2000 (ISO 14020: 1998) Nhãn môi trường và công

bố - Nguyên lý chung

TCVN ISO 14021: 2003 (ISO 14021: 1999) Nhãn môi trường và công

bố môi trường - Tự công bố các công bố môi trường (Ghi nhãn môi trường

kiểu II).

ISO 14024: 1999 Environmental labels and declarations. Type I

environmental labelling. Principles and procedures (Nhãn môi trường và công

bố môi trường - Nhãn môi trường kiểu I - Nguyên lý và thủ tục).

TCVN ISO 14040: 2000 (ISO 14040: 1997) Quản lý môi trường -

ðánh giá chu trình sống của sản phẩm - Nguyên lý và kế hoạch hành ñộng.

TCVN ISO 14041: 2000 (ISO 14041: 1998) Quản lý môi trường -

ðánh giá chu trình sống của sản phẩm - Nguyên lý và kế hoạch hành ñộng.

TCVN ISO 14041: 2000 (ISO 14041: 1998) Quản lý môi trường -

ðánh giá chu trình sống của sản phẩm - Mục tiêu và phạm vi ñịnh nghĩa và

phân tích tóm lược.

ISO 14042: 2000 Environmental management. Life cycle assessment.

Life cycle impact assessment (Quản lý môi trường - ðánh giá vòng ñời của

sản phẩm - ðánh giá tác ñộng của vòng ñời của sản phẩm)

ISO 14043: 2000 Environmental management. Life cycle assessment.

Life cycle interpretation (Quản lý môi trường - ðánh giá vòng ñời của sản

phẩm - Diễn giải vòng ñời của sản phẩm).

3. Thuật ngữ và ñịnh nghĩa

Trong của tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và ñịnh nghĩa trong

TCVN ISO 14020, ISO 14024, TCVN ISO 14040, TCV ISO 14041, ISO

14042, ISO 14043 và các thuật ngữ dưới ñây.

3.1. ðiểm ñến của loại tác ñộng (category endpoint)

Thuộc tính hoặc khía cạnh của môi trường tự nhiên, của sức khoẻ con

người hoặc nguồn tài nguyên xác ñịnh một vấn ñề môi trường liên quan.

Chú thích - Hình 2 [ISO 14040: 2000] minh hoạ thuật ngữ này chi tiết

hơn.

[ISO 14042: 2000]

3.2. Sự chứng nhận (certfication)

Thủ tục mà qua ñó bên thứ ba ñưa ra ñảm bảo bằng văn bản rằng một

sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ phù hợp với các yêu cầu ñã quy ñịnh.

[ISO/IEC Guide 2: 1996]

3.3. ðơn vị chức năng (functional unit)

Tính năng ñã ñược ñịnh lượng của một hệ thống sản phẩm ñể dùng như

là một ñơn vị ñối chiếu trong một nghiên cứu ñánh giá chu trình sống của sản

phẩm.

3.4. Loại tác ñộng (impact category)

Cấp ñộ thể hiện các vấn ñề môi trường liên quan mà các kết quả phân

tích kiểm kê chu trình sống của sản phẩm (LCI) có thể ấn ñịnh cho nó.

3.5. Bên hữu quan (interested party)

Bên bị ảnh hưởng do sự triển khai và sử dụng một Công bố môi trường

kiểu III.

3.6. Chỉ thị loại tác ñộng của chu trình sống (life cycle impact

category indicator)

Sự thể hiện có thể ñịnh lượng ñược của một loại tác ñộng.

Chú thích - Trong tiêu chuẩn ISO 14042 sử dụng thuật ngữ ngắn gọn

hơn là "loại chỉ thị" có dễ ñọc hơn (trong ñiều về thuật ngữ và ñịnh nghĩa).

[ISO 14042: 2000]

3.7. Sản phẩm (product)

Mọi hàng hoá hoặc dịch vụ.

[ISO 14024: 1999]

3.8. Chủng loại sản phẩm (product category)

Nhóm các sản phẩm có chức năng tương ñương.

[ISO 14024: 1999]

3.9. ðặc tính chức năng của sản phẩm (product function

characteristics)

Thuộc tính hoặc ñặc trưng trong tính năng vận hành và sử dụng của

một sản phẩm.

[ISO 14024: 1999]

3.10. Bên thứ ba (third party)

Người hoặc cơ quan ñược công nhận là ñộc lập với các bên liên quan

ñang cùng quan tâm ñến một vấn ñề.

Chú thích - "Bên thứ ba" không nhất thiết ngụ ý là cơ quan chứng nhận.

3.11. Công bố môi trường kiểu III (Type III environmental

declaration)

Dữ liệu môi trường ñã ñược ñịnh lượng cho một sản phẩm với các

hạng/loại các thông số ñược thiết lập trước dựa trên cơ sở bộ tiêu chuẩn ISO

14040, nhưng không loại trừ thông tin môi trường bổ sung ñược ñưa ra trong

khuôn khổ một Chương trình công bố môi trường kiểu III.

Chú thích - Vào thời ñiểm xây dựng các Công bố môi trường III, các

phương pháp luận khác nhau ñã ñược xem xét. Trong tương lai của công tác

tiêu chuẩn hoá, các phương pháp luận khác nhau cần ñược kết hợp lại làm cơ

sở cho các Công bố môi trường kiểu III. Bởi vậy, tiêu chuẩn này cũng thảo

luận các vấn ñề gắn với các phương pháp luận khác nhau. Trong tương lai,

nếu các phương pháp luận khác ñã hoàn thành vào thời ñiểm công việc tiêu

chuẩn hoá ñược tiến hành, thì lúc ñó cần ñược kết hợp lại.

3.12. Chương trình công bố môi trường kiểu III (Type III

environmental declaration programme)

Quá trình tự nguyện, qua ñó ngành công nghiệp hoặc cơ quan ñộc lập

biên soạn một Công bố môi trường kiểu III, xác ñịnh các yêu cầu tối thiểu,

chọn các loại thông số, ñịnh rõ mối quan hệ của các bên thứ ba và hình thức

thông báo ra bên ngoài.

4. Mục ñích của Công bố môi trường kiểu III

Mục tiêu chung của nhãn môi trường và công bố môi trường là, thông

qua sự công bố thông tin ñúng và có thể kiểm chứng mà không gây hiểu nhầm

về các khía cạnh môi trường của sản phẩm và dịch vụ, nhằm khuyến khích

nhu cầu và cung ứng các sản phẩm và dịch vụ nào gây ra ít sức ép ñến môi

trường qua ñó kích thích tiềm năng ñể liên tục cải thiện môi trường theo ñộng

lực của thị trường [ISO 14020].

5. Các xem xét kỹ thuật

5.1. Khái quát chung

Phù hợp với các nguyên tắc của TCVN ISO 14020, phương pháp luận

sử dụng ñể xây dựng Công bố môi trường kiểu III là dựa trên cách tiếp cận

khoa học và công nghệ có thể phản ánh và thông báo một cách ñúng ñắn các

khía cạnh môi trường và thông tin nêu ra trong công bố ñó. Tiêu chuẩn này

trình bày tình trạng hiện tại của thông tin và kinh nghiệm trong việc thực hành

các Công bố môi trường kiểu III.

ðặc biệt là, tiêu chuẩn này công nhận nhu cầu cần giải quyết một số

vấn ñề nổi liên quan ñến các Công bố môi trường kiểu III, bao gồm:

- phương pháp tập hợp và ñánh giá dữ liệu, kể cả vai trò của giá trị và

tính chủ quan, từ sau ñây ñược nói ñến như là giá trị - lựa chọn (5.2);

- chọn lựa loại dữ liệu từ phân tích kiểm kê chu trình sống của sản

phẩm (LCI) và các loại tác ñộng từ ñánh giá tác ñộng của chu trình sống của

sản phẩm (LCIA) (5.3, 7.2);

- ñảm bảo chất lượng của thông tin môi trường về tính liên quan, ñộ

chính xác và ñộ không ñảm bảo/ ñộ bất ñịnh (5.2.3, 5.5);

- phương thức ñể ñảm bảo rằng thông tin môi trường là thích ñáng và

không nhầm lẫn (ñiều 6, 7.2);

- cách thức thông báo cho khách hàng, khách hàng tiềm năng một cách

chính xác và không nhầm lẫn (ñiều 7);

- ñảm bảo tính tương thích quốc tế, tính so sánh tối ña, và việc sử dụng

thông tin về sản phẩm cụ thể một cách ñầy ñủ (ñiều 7 và 8).

5.2. Các lựa chọn về phương pháp luận

5.2.1. Khái quát chung

Thông tin ñã ñược lượng hoá về môi trường của sản phẩm trong Công

bố môi trường kiểu III phải ñược dựa trên các quy trình và kết quả từ nghiên

cứu chu trình sống theo bộ tiêu chuẩn TCVN ISO14040. Các Công bố môi

trường kiểu III ñã ñược biết cho ñến hiện nay ñều ñã ñược dựa trên cách tiếp

cận theo chu trình sống của sản phẩm và sử dụng phương pháp ñánh giá chu

trình sống (LCA). ðiều này của tiêu chuẩn mô tả các lựa chọn phương pháp

luận cho các Công bố môi trường kiểu III và các chương trình công bố và

tham khảo theo bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 14040. Hình 1 cho thấy mối quan

hệ giữa các lựa chọn khác nhau. Thành phần chung là mỗi sự lựa chọn ñều

ñược dựa trên LCI phù hợp với các tiêu chuẩn TCVN ISO 14040, TCVN ISO

14041 và ISO 14043. Tuy nhiên, lộ trình ñến công bố cuối cùng có thể thay

ñổi (ví dụ phân tích dữ liệu và ñưa vào thông tin môi trường bổ sung), như mô

tả dưới ñây và trong hình 1.

- Lựa chọn A: Phân tích kiểm kê chu trình sống (LCI phù hợp với các

tiêu chuẩn TCVN ISO 14040 + TCVN ISO 14041 + ISO 14043), hoặc

- Lựa chọn B: LCI tuân theo ñánh giá tác ñộng của chu trình sống

(LCIA phù hợp với các tiêu chuẩn TCVN ISO 14040 + TCVN ISO 14041 +

ISO 14042 + ISO 14043).

- Lựa chọn C: LCI phù hợp với các tiêu chuẩn TCVN ISO 14040 +

TCVN ISO 14041 + ISO 14042 một cách khắt khe (ñược nhắc ñến như là các

phương pháp luận khác nhau).

Các kết quả từ những công cụ phân tích môi trường khác cũng có thể

ñược sử dụng ñể ñưa ra thông tin môi trường cho Công bố môi trường kiểu III

thêm ñầy ñủ (xem hình 1). Việc ñưa vào các thông tin môi trường bổ sung là

không bắt buộc. Thông tin này có thể hoặc không thể rút ra từ phân tích chu

trình sống của sản phẩm. Nó có thể liên quan ñến các vấn ñề khác kèm theo

với tính năng tổng thể của sản phẩm về môi trường; ñiều này có thể bao gồm,

ví dụ các yếu tố liên quan của sự phát triển bền vững các yếu tố kinh tế hoặc

xã hội.

Phụ lục A thảo luận về những phương pháp luận này và các vấn ñề nảy

sinh trong khuôn khổ của Công bố môi trường kiểu III.

5.2.2. Các xem xét liên quan ñến sự so sánh sản phẩm

Mục ñích chính của Công bố môi trường kiểu III là cung cấp dữ liệu

môi trường ñược ñịnh lượng, như mô tả trong ñịnh nghĩa 3.11 của tiêu chuẩn

này. Mặc dầu Công bố môi trường kiểu III không có các xác nhận so sánh,

nhưng thông tin này có thể ñược sử dụng ñể thực hiện sự so sánh giữa các sản

phẩm. Do ñó, người xây dựng Công bố môi trường kiểu III phải xem xét cẩn

thận các yêu cầu trong TCVN ISO 14040 và ở trong LCA liên quan ñến xác

nhận so sánh và sử dụng các yêu cầu ñó như là hướng dẫn xây dựng giải pháp

kỹ thuật của mình, không kể ñến phương pháp luận cụ thể mà giải pháp kỹ

thuật có thể ñược dựa vào.

5.2.3. Xem xét phản biện

Xem xét phản biện là một kỹ thuật ñể kiểm ñịnh xem liệu nghiên cứu

LCA ñã ñáp ứng ñược các yêu cầu của các tiêu chuẩn liên quan như TCVN

ISO 14040, TCVN ISO 14041, ISO 14042, và ISO 14043 hay chưa. Phương

pháp ñánh giá phải phù hợp với quy trình xem xét phản biện trong TCVN ISO

14040: 1997. Quy trình này phải ñảm bảo rằng phương pháp ñã sử dụng ñể

thực hiện LCA là ñúng ñắn về mặt khoa học và kỹ thuật, dữ liệu sử dụng phù

hợp và hợp lý theo mục tiêu và phạm vi nghiêm cứu, rằng sự diễn giải ñó

phản ánh các hạn chế ñã xác ñịnh rõ và phản ánh mục tiêu của nghiên cứu,

báo cáo là rõ ràng và nhất quán.

Vì mục ñích của tiêu chuẩn này, cũng phải sử dụng rà xét phản biện ñể

ñánh giá các phương pháp luận khác nhau. ðối với tất cả các hình thức của

Công bố môi trường kiểu III, rà xét phản biện cũng còn bao gồm cả sự ñánh

giá nội dung và hình thức của thông báo ra bên ngoài và ñiều ñó ñược người

sử dụng cuối cùng diễn giải như thế nào. Sự ñánh giá này phải gồm cả việc

xem xét cho phù hợp với các nguyên tắc ñược quy ñịnh trong TCVN ISO

14040 và trong các bước của chương trình.

Chú thích: Xem A.1.2, a.1.3 và A.2

Hình 1 - Ba phương pháp khác nhau cho các Công bố môi trường kiểu

III và chương trình công bố môi trường

5.3. Hạng/ Loại thiết lập trước của các thông tin

5.3.1. Phân ñịnh hạng/ loại thiết lập trước của thông số cho một

Công bố môi trường kiểu III

ðối với tất cả các dạng Công bố môi trường kiểu III, cần thiết phải ñảm

bảo tính nhất quán, tính so sánh ñược và tính hoàn thiện của các loại thông số

thiết lập trước qua chu trình sống của sản phẩm cho các ñối tượng sử dụng

cuối cùng khác nhau. Các loại thông số thiết lập trước không cần thiết phải

giống nhau cho tất cả các chủng loại sản phẩm. Không cần quan tâm ñến

phương pháp luận nào ñã ñược sử dụng, trong 5.3 của TCVN ISO 14042:

2000 ñưa ra hướng dẫn về sự phân ñịnh các loại thông số thiết lập trước (ñược

nói ñến trong ISO 14042 như là "các loại tác ñộng" và "các chỉ thị theo loại

tác ñộng").

5.3.2. Lựa chọn cho việc phân ñịnh các loại thông số thiết lập trước

Một vài lựa chọn ñược sử dụng trong hiện tại hoặc ñang ñược xem xét

ñể phân ñịnh loại các thông số thiết lập trước phù hợp cho một hệ thống sản

phẩm. Việc chọn một hoặc những phương án ñó cho một tiêu chuẩn trong

tương lai sẽ bị ảnh hưởng do việc lựa chọn phương pháp luận. Các lựa chọn

cho một tiêu chuẩn trong tương lai bao gồm:

- phân ñịnh ra một nhóm ñơn lẻ loại các thông số thiết lập trước mà sẽ

áp dụng ñược cho tất cả các kiểu sản phẩm;

- phân ñịnh ra các loại thông số thiết lập trước tối thiểu, với một phụ

lục mang tính thông tin mô tả thông số bổ sung tuỳ chọn mà có thể ñược chọn

ra ñể ñáp ứng các yêu cầu của một loại sản phẩm cụ thể và của người quan

tâm;

- phân ñịnh ra một danh mục chung các loại thông số thiết lập trước

tiềm ẩn, và hướng dẫn người sử dụng áp dụng một phương pháp luận cụ thể

ñể chọn loại nào trong số các loại thông số ñó ñể sử dụng (thiết lập trước);

- thêm một chương trình ñể phân ñịnh ra một nhóm tối thiểu các loại

thông số thiết lập trước mà sẽ áp dụng ñược cho tất cả sản phẩm, và có thể bổ

sung thêm với các loại thông số phụ liên quan ñến các hệ thống sản phẩm

khác nhau.

5.3.3. Các ví dụ

Khi LCI ñược sử dụng ñể ñánh giá các khía cạnh môi trường liên quan

gắn liền với một hệ thống sản phẩm, thì các loại thông số thiết lập trước sẽ

dựa trên các kết quả nghiên cứu LCI như ñược trình bày trong TCVN ISO

14041, ví dụ dòng nguyên vật liệu và năng lượng ñi vào và ñi ra từ hệ thống

sản phẩm ñược nghiên cứu. Trong trường hợp LCIA, kết quả là sự mô tả sơ

lược các loại chỉ thị như trình bày trong ISO 14042. Cần thiết lập một quy

trình bậc thang ñể xem xét ñịnh kỳ và cải biên loại thông số ñã chọn.

Hai Báo cáo kỹ thuật (Technical Report) là ISO/TR 14049 và ISO/TR

14047 ñang ñược tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) biên soạn với các ví

dụ về cách áp dụng TCVN ISO 14041 và ISO 14042.

Các ví dụ cho các loại thông số thiết lập ñược ñưa ra trong A.1.4.

5.4. Thông tin môi trường bổ sung

Ngoài một bộ chỉ thị cốt lõi phải có thêm thông tin môi trường bổ sung

trong Công bố môi trường kiểu III. Nói chung, thông tin bổ sung này sẽ liên

kết với tính năng môi trường của một sản phẩm.

Với ñiều kiện tiên quyết này, có một vài loại thông tin môi trường bổ

sung:

- thông tin ñược dẫn xuất từ LCA nhưng không ñược thông báo trong

LCI ñiển hình hoặc dựa theo hình thức LCIA, ví dụ thông tin về hàm lượng

nguyên vật liệu ñược tái chế;

- thông tin không có mối liên quan ñến nghiên cứu LCA của sản phẩm,

nhưng ñược dựa trên cơ sở xem xét chu trình sống của sản phẩm và một sản

phẩm của sự mô tả tóm lược về môi trường của sản phẩm, ví dụ thông tin về

chất ñộc như hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm dệt may.

Chất lượng của các thông tin môi trường bổ sung cần ñược kiểm tra xác

nhận, ví dụ thông qua xem xét phản biện.

Thông tin và hướng dẫn về an toàn sản phẩm mà không liên quan ñến

tính năng môi trường của sản phẩm, như là một nguyên tắc chung, không phải

là thành phần của Công bố môi trường kiểu III (chẳng hạn như hướng dẫn sử

dụng ñúng, sơ cứu hoặc thải bỏ ñặc biệt).

5.5. ðảm bảo chất lượng (dữ liệu và các dạng thiết lập trước của

thông tin)

Thông tin khoa học và kỹ thuật ñược tập hợp và báo cáo trong Công bố

môi trường kiểu III cũng cần phải có ñủ chất lượng ñể ñảm bảo tính ñáng tin

cậy của thông tin ñược ñưa vào và trình bày công bố.

Trên thực tế, thông tin liên quan rút ra từ LCA hoặc từ các phương

pháp luận khác sẽ ñược dựa trên một bộ dữ liệu hỗn hợp ñã ñược ño, tính toán

và ước lượng. Chất lượng của dữ liệu ñược sử dụng ñể xây dựng Công bố môi

trường kiểu III là phụ thuộc vào khả năng ñánh giá và khả năng sẵn có, hoặc

vào ñộ ñúng và ñộ chính xác của dữ liệu (ví dụ các dữ liệu chồng chéo nhau,

dạng các dữ liệu, v.v...). Tối thiểu, các yêu cầu về chất lượng dữ liệu cho

LCA hoặc phương pháp luận khác nhau cần ñề cập ñến danh mục như ñã

ñược mô tả chi tiết hơn ở 5.3.6 trong TCVN ISO 14041: 2000 (ISO 14041:

1998):

- tính nhất quán và tính tái lập của các phương pháp thu thập dữ liệu;

- không gian ñịa lý bao trùm;

- tính chính xác, tính hoàn chỉnh và tính ñại diện của dữ liệu;

- nguồn dữ liệu và tính ñại diện của nguồn dữ liệu;

- công nghệ;

- thời gian liên quan tương ứng; và

- ñộ không ñảm bảo của thông tin.

Bổ sung cho việc ñánh giá chất lượng của dữ liệu, ñiều quan trọng là

ñảm bảo chất lượng của các phương pháp ñược sử dụng ñể chuyển ñổi dữ liệu

thô thành thông tin cung cấp cho Công bố môi trường kiểu III. Trên cơ sở sự

hoàn hảo của tập hợp dữ liệu, có thể sử dụng sự phân loại dữ liệu và mô hình

hoá dữ liệu, các kỹ thuật thống kê có thể dùng (ví dụ ñộ không ñảm bảo, ñộ

nhậy, v.v...) ñể hiểu hơn về mối liên quan và sự chắc chắn của các kết quả

nghiên cứu. Các kỹ thuật này có thể ñược ứng dụng ñể giúp cho việc ñịnh rõ

liệu thông tin ñược ñưa ra trong Công bố môi trường kiểu III có thể là dối trá

hoặc có ñúng hay không.

6. ðóng góp của bên hữu quan

6.1. Khái quát chung

Quá trình triển khai và ñiều hành Công bố môi trường kiểu III và các

chương trình cần phải gồm cả tư vấn công khai với các bên hữu quan. Phạm

vi vai trò của bên hữu quan cần ñược xem xét khi triển khai Công bố môi

trường kiểu III và các chương trình. Phải thể hiện mọi nỗ lực hợp lý ñể thu

ñược sự ñồng thuận thông qua quá trình này (TCVN ISO 14020).

Tham khảo ý kiến là một quá trình tiến triển song hành xuất hiện trong

lựa chọn chủng loại sản phẩm, trong lựa chọn các thông số thiết lập trước,

trong việc thiết lập các yêu cầu thông tin cụ thể cho sản phẩm trong từng

hạng/ loại các thông số và các thủ tục ñể xem xét ñịnh kỳ thông tin ñược yêu

cầu.

Có nhiều mục ñích và cơ hội cho sự ñóng góp của bên hữu quan. Bên

hữu quan cần có cơ hội ñể ñưa ra ñóng góp nhằm phản ánh các mối quan tâm

ñặc biệt của mình, nhấn mạnh các vấn ñề kỹ thuật và ñảm bảo hoàn toàn tin

tưởng.

ISO 14024 có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích ñối với các vấn ñề

mà bên hữu quan quan tâm.

6.2. Các mức gợi ý cho ñóng góp của bên hữu quan

Ở bước triển khai ban ñầu của tất cả các Công bố môi trường kiểu III

và các chương trình, có thể xem xét việc nhận ñược sự ñóng góp của bên hữu

quan, ví dụ trong các bước sau ñây:

- lựa chọn và xác ñịnh các chủng loại sản phẩm;

- xem xét phản biện về các phân tích kỹ thuật ñược sử dụng ñể xác ñịnh

các chủng loại sản phẩm;

- lựa chọn, triển khai và thay ñổi thông tin về môi trường của sản phẩm

phù hợp theo Công bố môi trường kiểu III và ñịnh danh các tính năng ñặc

trưng của sản phẩm.

- xem xét phản biện thông tin môi trường của sản phẩm (kể cả kết quả

LCA, theo ñiều 7 của TCVN ISO 14040: 1997);

- chứng nhận phù hợp/ thông tin theo Công bố môi trường kiểu III (nếu

có thể áp dụng);

- xác ñịnh nội dung và hình thức của thông báo ra bên ngoài;

- lựa chọn các loại thông số ñược thiết lập trước.

ðể ñảm bảo sự ñóng góp phù hợp, quá trình ñóng góp của bên hữu

quan cần xem xét về việc làm thế nào ñể ñảm bảo ñược sự tham gia rộng rãi,

công khai và lấy ý kiến tư vấn liên tục với các bên hữu quan. Dù mức ñộ ñóng

góp là như thế nào, thì quá trình ñóng góp của bên hữu quan phải ñược thiết

kế nhằm ñể:

- ñảm bảo sự tiếp cận phù hợp với nguồn và chi tiết dữ liệu và thông tin

ñược sử dụng;

- khuyến khích soát xét lại theo một thời gian thích hợp;

- xem xét các ý kiến ñúng hạn;

- thiết lập các yêu cầu ñiều hành chương trình của bên thứ ba một khi

có thể ñược (ñể ñược hướng dẫn, xem trong các ñiều từ 5.7 ñến 5.12, từ 5.14

ñến 5.17, 6.2 và ñiều 7 của ISO 14024: 1999).

6.3. Các quan ñiểm ñối với thiết lập các yêu cầu thông tin cụ thể

cho sản phẩm

Trong quá trình lấy ý kiến tư vấn, bên hữu quan cần tham gia vào việc

xác ñịnh các yêu cầu và ñơn vị ñược dùng cho báo cáo thông tin cụ thể của

sản phẩm trong mỗi loại thông số như là yếu tố khác ñể ñảm bảo và tạo ñiều

kiện thuận lợi cho sự so sánh giữa các Công bố môi trường kiểu III trong

cùng một chủng loại sản phẩm.

Các kết quả từ phân tích kiểm kê chu trình sống có thể bao gồm thông

tin về ñơn vị chức năng, thiết lập ranh giới hệ thống và các quy tắc phân phối

theo ñịa ñiểm. Các kết quả từ ñánh giá tác ñộng chu kỳ sống có thể bao gồm

ví dụ như, thông tin về giả ñịnh ñã ñược thực hiện và các phương pháp luận

ñược sử dụng.

Bảng về loại thông số ñược thiết lập trước, ñược trình bày trong A.1.4.

6.4. Những tuỳ chọn có thể ñược dùng ñể ñề cập ñến sự ñóng góp

của bên hữu quan

Hai phương án ñể ñề cập ñến ñóng góp của bên hữu quan trong một

tiêu chuẩn sắp tới ñã ñược ñịnh danh.

- ðưa ra hướng dẫn chi tiết thể hiện và ñề cập ñến các vấn ñề của bên

hữu quan, hoặc

- ñơn giản là kết hợp các quy ñịnh nêu trong TCVN ISO 14020 về ñóng

góp của bên hữu quan vớ phần soát xét phản biện trong TCVN ISO 14040.

7. Hình thức công bố và thông báo công bố

7.1. Khái quát chung

Thông tin dùng ñể thông báo phải phù hợp cho chủng loại sản phẩm và

ñối tượng ñược truyền ñạt và phải chuyển tải thông tin môi trường liên quan

theo cách thức ñã ñược tiêu chuẩn hoá. Sự hài hoà của các yêu cầu và sự trình

diễn thông tin cơ bản trong cùng các chủng loại sản phẩm phải ñược thoả

thuận giữa các bên hữu quan. Sự thoả thuận này phạt ñạt ñược trong quá trình

lấy ý kiến công khai.

Từ ngữ, con số hoặc biểu tượng sử dụng cho mục ñích công bố phi môi

trường ñều không ñược sử dụng theo cách thức mà rất có thể gây hiểu nhầm

khi thực hiện một công bố môi trường (ISO 14021: 1999, 5.9.2).

Thông báo công bố ra bên ngoài phải theo các nguyên tắc và hình thức

chung ñã ñược xác ñịnh trong quá trình lấy ý kiến tư vấn công khai với các

bên hữu quan ñể tạo ñiều kiện thuận lợi cho khả năng so sánh giữa các Công

bố môi trường kiểu III.

7.2. Thiết lập các nhu cầu thông tin của người sử dụng

Phải luôn nhớ là thiết kế và hình thức của các Công bố môi trường kiểu

III ñược xây dựng với các nhu cầu của người sử dụng cuối cùng (trong chu

trình sống của một sản phẩm). Có rất nhiều người sử dụng là người sử dụng

cuối cùng sản phẩm cùng với các nhu cầu khác nhau. Những người sử dụng

cuối cùng có thể ñược chia ra làm hai loại: người sử dụng cuối cùng là người

tiêu dùng và người sử dụng cuối cùng là nhà công nghiệp/ thương mại.

Trong trường hợp người sử dụng cuối cùng là người tiêu dùng, tính

nhất quán trong một công bố môi trường kiểu III cải thiện khả năng ñọc hiểu

của công bố.Bởi vậy, mong muốn ñể có một khuôn khổ chung (làm mẫu) thì

càng tốt. Vì thế nội dung phải ñược dựa trên sự ñánh giá vòng ñời của sản

phẩm, từ khi hình thành ñến khi thải bỏ sản phẩm.

Trong trường hợp người sử dụng cuối cùng là nhà công nghiệp hoặc

thương mại, các yêu cầu của mẫu có thể theo cách tiếp cận linh hoạt ñể phản

ánh ñược các nhu cầu của người sử dụng cuối cùng, kỹ năng kỹ thuật của

người sử dụng cuối cùng càng lớn thì càng có ñược khả năng ñối thoại với

nhà cung cấp. Nội dung kết quả thu ñược không nhất thiết phải là từ lúc hình

thành ñến khi thải bỏ sản phẩm, nhưng có thể thay vào ñó là tập trung vào các

khía cạnh nào của chu trình sống của sản phẩm mà liên quan nhiều nhất với

nhà cung cấp.

Những cân nhắc, xem xét trong khi triển khai các Công bố môi trường

kiểu III liên quan ñến người tiêu dùng cần bao gồm:

- chứng nhận của bên thứ ba;

- hình thức công bố chung trong cùng một dòng sản phẩm;

- phương pháp tiếp cận theo toàn bộ chu trình sống của sản phẩm;

- sự ñóng góp của bên hữu quan cho việc thiết kế chương trình và nội

dung của Công bố môi trường kiểu III;

- thể hiện các loại tác ñộng phù hợp với LCIA (TCVN ISO 14042)

hoặc phương pháp luận khác nhau ñể phân tích dữ liệu LCI.

7.3. Các hình thức và thiết kế của Công bố môi trường kiểu III

7.3.1. Khái quát chung

Trong việc xây dựng tiêu chuẩn cho Công bố môi trường kiểu III, các

quyết ñịnh chỉ ñược thực hiện với phương diện tính khả thi và mức ñộ mà

hình thức và cách trình bày công bố có thể tiêu chuẩn hoá ñược. Thời ñiểm

hiện tại, có rất ít các Công bố môi trường kiểu III trên thị trường. Những khả

năng tạo ra hình thức và trình bày của Công bố môi trường kiểu III là rất ña

dạng.

7.3.2. Những lựa chọn có thể cho thiết kế và hình thức Công bố môi

trường kiểu III

Một câu hỏi ñược ñặt ra là trong thời gian tới, là một tiêu chuẩn phải

quy ñịnh về hình thức của một công bố hoặc phải cho phép tính linh hoạt ñến

mức ñộ nào. Ở ñây, các lựa chọn chính bao gồm:

- một Công bố môi trường kiểu III ñơn lẻ có tính chất chung ñược thừa

nhận, mô tả nội dung và hình thức ñược áp dụng cho tất cả sản phẩm và dịch

vụ, trên toàn thế giới.

- các hình thức vùng hoặc quốc gia chung ñược áp dụng cho tất cả các

sản phẩm ñược bán trong khu vực ñó, nhưng các hình thức ñó có thể thay ñổi

từ khu vực này qua khu vực khác vì phải thừa nhận các khác biệt về văn hoá

và khác biệt theo tầm quan trọng tương ñối của các vấn ñề môi trường khác

nhau;

- khuôn mẫu cơ bản của thông tin mong muốn dùng ñược chung toàn

cầu cho tất cả sản phẩm, cộng thêm các thông tin khác do người triển khai

công bố xác ñịnh là quan trọng ñối với một chủng loại sản phẩm cụ thể;

- từng hình thức Công bố môi trường kiểu III khác nhau cho các chủng

loại sản phẩm khác nhau dựa trên các loại thông tin ñược coi là quan trọng

nhất ñối với một loại sản phẩm ñó. Tuy nhiên, trong cùng một loại sản phẩm,

nội dung và hình thức công bố cần ñược tiêu chuẩn hoá.

- các dạng Công bố môi trường kiểu III khác nhau cho những người sử

dụng khác nhau (ví dụ người mua là ngành công nghiệp khác với người tiêu

dùng), hoặc

- các nội dung lựa chọn khác.

7.3.3. Những vấn ñề cân nhắc trong việc lập hình thức công bố

Nói chung, các vấn ñề cân nhắc trong việc ñịnh dạng công bố bao gồm:

- có nên ñưa ñộ không ñảm bảo và trong công bố/ nếu có thì ñưa vào

như thế nào?

- làm thế nào ñể quản lý dữ liệu bị mất so với thông tin khi mà một khía

cạnh môi trường cho một sản phẩm cá biệt là bằng "không" hoặc không ñược

xác ñịnh (ví dụ phát thải khí không thể xác ñịnh ñược)?

- làm thế nào ñể thông báo các khía cạnh kỹ thuật của ñánh giá chu

trình sống, như mức ñộ mà theo ñó các vấn ñề thời gian, ñịa lý và liều lượng/

sự ñáp ứng ñã và ñang ñược quản lý (nghĩa là, trong trường hợp của ñánh giá

tác ñộng theo chu trình sống), và lựa chọn các phương pháp phân ñịnh và các

ranh giới hệ thống?

- liệu dữ liệu (hoặc phần nào của dữ liệu) có phải là giá trị trung bình

hoặc là riêng cho các ñịa ñiểm và sản phẩm?

- làm thế nào ñể ñảm bảo ñược rằng các Công bố môi trường kiểu III

cho người sử dụng cuối cùng không cường ñiệu, hoặc không hạ thấp ý nghĩa

môi trường của các giá trị bằng số khác nhau ñối với một loại thông tin ñã ñưa

ra?

- có nên hay không thông báo dữ liệu ở dạng biểu ñồ, dạng con số hoặc

kết hợp cả hai hình thức?

- có nên hay không hoặc làm thế nào ñể thông báo thông tin không ở

dạng con số (ví dụ hệ thống quản lý môi trường)?

- làm thế nào ñể giải thích việc xác ñịnh tính thích ñáng của các kết quả

hoặc sự diễn giải các kết quả ñó?

- có nên hay không phải báo cáo tất cả các dữ liệu từ chu trình sống,

hoặc có nên là các loại thông tin ñặc biệt thì ñược lựa chọn còn các loại khác

thì bỏ ñi?

- tính thực tiễn của khoảng trống, ñặc biệt là khoảng trống ở các công

bố trên bao bì sản phẩm, thông thường là có giá trị cao;

- công bố môi trường kiểu III có thể ñược ñịnh dạng thế nào ñể sao cho

không làm sao nhãng các thông tin quan trọng khác, như hướng dẫn sử dụng,

cảnh báo về vệ sinh/an toàn, thông tin về dinh dưỡng (trong trường hợp các

sản phẩm thực phẩm), ñó là một số thông tin ñược yêu cầu mang tính pháp lý

ở nhiều quốc gia?

- công bố môi trường kiểu III có cần phải chứa ñựng các thông tin về

ranh giới quy ñịnh hoặc ngưỡng chuẩn quy ñịnh hay không?

- công bố môi trường kiểu III có cần phải xác ñịnh giới hạn của nghiên

cứu về LCA hay không?

- ñối với Công bố môi trường kiểu III dành cho người tiêu dùng, thì

công bố này phải có nhất thiết là trên bao bì hoặc theo cách khác là tại ñiểm

mua hàng, hay công bố này có thể ñược cung cấp bằng vài cách thức khác?

- có cần sự ñóng góp của bên hữu quan không?

- các chi phí thực tế và lựa chọn việc phân phối lượng văn bản nhiều

như của Công bố môi trường kiểu III có thể yêu cầu là gì (ví dụ càng nhiều

văn bản trong công bố có thể tạo ra những khó khăn trong dịch thuật và bao

gói lại)?

- thiết kế và hình thức của Công bố môi trường kiểu III ñược cân bằng

như thế nào với lượng thông tin yêu cầu có nhiều ngôn ngữ khác nhau của

người sử dụng và văn hoá ña dạng trong ñó thông tin sẽ ñược sử dụng?

- tính phù hợp khi dịch thuật một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ

khác sẽ ñược ñảm bảo như thế nào?

- có hay không có và làm như thế nào ñể cho khách hàng, khách hàng

tiềm năng nhận thức ñược các hạn chế của phương pháp luận ñặc trưng ñã sử

dụng?

- làm thế nào ñể thông báo cho người ñọc công bố là lấy thông tin bổ

sung thêm về phương pháp và dữ liệu ở ñâu?

- các vấn ñề khác?

7.4. Kết hợp Công bố môi trường kiểu II với các nhãn môi trường

khác

Nhãn kiểu I và kiểu II, hoặc các công bố phù hợp với TCVN ISO

14001 (EMS) không ñược hợp lại trực tiếp với nhau với một Công bố môi

trường kiểu III. ðiều này là ñể ñảm bảo tính nhất quán với các tiêu chuẩn

khác về ghi nhãn môi trường. (nghĩa là TCVN ISO 14020, TCVN ISO 14021

và TCVN ISO 14024). Tuy nhiên, việc sử dụng các nhãn môi trường khác

tách biệt với một Công bố môi trường kiểu III trên cùng một sản phẩm, bao

bì, báo cáo, ñịa chỉ internet, v.v... không thể ñược loại trừ. Do vậy, ñiều quan

trọng là các hướng dẫn thực hành cần ñược biên soạn ñể giảm thiểu hoặc

tránh khả năng mà người sử dụng cuối cùng sẽ bị nhầm lẫn lộn do sự có mặt

của một hay nhiều hình thức công bố môi trường trên cùng một sản phẩm

hoặc bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, như là một quy tắc cơ bản, phải có sự phân

biệt rõ ràng giữa Công bố môi trường kiểu III với bất kỳ công bố nào khác ñi

kèm theo nó. ðiều này cẩn phải áp dụng cho tất cả các dạng thông báo của

Công bố môi trường kiểu III.

Có hay không và làm như thế nào ñể Công bố môi trường kiểu III có

thể bao gồm hoặc kèm theo các công bố về sự phù hợp ñối với các hệ thống

quản lý môi trường cũng còn chưa ñược ñánh giá. Tiêu chuẩn quốc tế/ Quốc

gia, Hướng dẫn và các tài liệu khác ñưa ra và các yêu cầu và khuyến nghị

rằng nhu cầu ñó cần ñược cân nhắc, xem xét. Các văn bản ñó gồm TCVN ISO

14021, TCVN ISO Guide 2 và một cuốn sách nhỏ xuất bản về chứng nhận

phù hợp TCVN ISO 14001.

7.5. Nghiên cứu và kinh nghiệm

Kinh nghiệm thực tế trên thương trường là cần thiết ñể xác ñịnh người

sử dụng cuối sẽ phân tích và hiểu các phương pháp tiếp cận khác nhau như

thế nào. ðiều này cần phải bao gồm nghiên cứu ñịnh lượng và ñịnh tính về

người sử dụng cuối ñể xác ñịnh những chi tiết về hình thức và khuôn khổ của

Công bố môi trường kiểu III như thế nào là ñược người sử dụng cuối hiểu và

chấp nhận ñược. Sau cùng, các bên hữu quan và người soạn thảo Công bố môi

trường kiểu III cần ñánh giá những hàm ý của việc sử dụng cách tiếp cận

chung cho tất cả so với việc có tính linh hoạt trong công bố nhằm thay ñổi sự

phân tích công bố và nội dung công bố của chủng loại sản phẩm này với

chủng loại sản phẩm khác, hoặc của vùng ñịa lý này với vùng ñịa lý khác.

8. Thủ tục thiết lập Công bố môi trường kiểu III và chương trình

thực hiện

8.1. Khái quát chung

Trong quá trình xây dựng một Công bố môi trường kiểu III có ít nhất là

ba bước thực hiện: Chuẩn bị công bố, kiểm tra xác nhận rằng các phương

pháp thích hợp ñã ñược sử dụng và chứng nhận rằng không chỉ các phương

pháp là thích hợp mà còn các thông tin là chính xác.

Các thủ tục liên quan ñến xây dựng và sử dụng một Công bố môi

trường kiểu III bao gồm:

a) Ai là người sẽ xây dựng Công bố môi trường kiểu III,

b) Ai là người liên quan ñến việc chứng nhận Công bố môi trường III

(nếu có bất kỳ ai),

c) Người xây dựng công bố có phải ñáp ứng một hoặc một số chuẩn cứ

chuyên môn nào ñó hay không ñể thực hiện việc xây dựng công bố,

d) Làm thế nào mà công việc xây dựng công bố môi trường ñược thực

hiện trong một quốc gia lại có thể ñược thừa nhận ở các quốc gia khác,

e) Làm thế nào mà năng lực triển khai ñể thực hiện công việc có thể

ñược chia sẻ trên toàn thế giới.

Các quy trình cần thiết ñể xây dựng một Công bố môi trường kiểu III

hiệu quả có thể rất khác nhau giữa các ngành sản xuất và giữa các chương

trình này so với chương trình khác. TCVN ISO 14024 có thể cung cấp hướng

dẫn chung ñối với các quy trình có thể áp dụng ñược cho các Chương trình

công bố môi trường kiểu III do bên thứ ba tiến hành.

Các tổ chức tư hoặc công ñều có thể tiến hành các Chương trình công

bố môi trường kiểu III. Các tổ chức này có thể

- ðưa ra hệ thống tài liệu hỗ trợ theo dạng các thông tin khái quát về

các công bố môi trường kiểu III;

- Xây dựng các hướng dẫn chung cho các Chương trình công bố môi

trường kiểu III;

- ðưa ra hệ thống tài liệu hỗ trợ về các yêu cầu tối thiểu ñối với

Chương trình công bố môi trường kiểu III và thông tin môi trường riêng cho

các sản phẩm;

- ðưa ra hệ thống tài liệu hỗ trợ về diễn giải tiêu chuẩn này ñể dùng cho

quy trình xem xét của bên thứ ba;

- Xây dựng và ñưa ra hệ thống tài liệu hỗ trợ về năng lực cần thiết của

bên thứ ba thực hiện các rà xét phản biện.

Các tổ chức có thể rà xét các yêu cầu của chương trình công Công bố

môi trường kiểu III và xác ñịnh hình thức kiểm tra xác nhận phù hợp như là

một phần của quá trình lấy ý kiến công hai với các bên hữu quan. Khi các yêu

cầu ñã ñược rà xét, thì cần phải soạn thảo ra một kế hoạch giám sát.

Ví dụ về các hình thức khác nhau của Chương trình công bố môi

trường kiểu III ñược trình bày trong phụ lục B.

8.2. Lập ra các yêu cầu tối thiểu cho chương trình

Các yêu cầu tối thiểu phải ñược xác ñịnh vào thời ñiểm bắt ñầu chương

trình của tất cả các Công bố môi trường kiểu III. Các yêu cầu này phải ñược

liên kết với những nguyên tắc trong TCVN ISO 14020 và các phương pháp

luận chung LCA tương ứng theo với các tiêu chuẩn về ñánh giá chu trình

sống.

8.3. Lựa chọn các chủng loại sản phẩm

Các loại sản phẩm có thể có bất kỳ bên hữu quan nào ñề xuất. Một ñề

xuất về loại sản phẩm phải ñược lập thành văn bản, tóm tắt các bằng chứng

chủ yếu và các xem xét dẫn ñến sự ñề xuất ñó của loại sản phẩm ñối với

chương trình. Trong chương trình cần ñưa vào sự ñánh giá xem người sử

dụng những sản phẩm ñược ñề cử vào chương trình có quan tâm hay không

ñến một Công bố môi trường kiểu III sẵn có ñể dùng cho việc ra quyết ñịnh

của họ, cho khả năng tiềm năng về sáng chế sản phẩm môi trường, cho sự xác

ñịnh phù hợp của ñơn vị chức năng và các ñặc tính chức năng của sản phẩm

của họ.

8.4. Các yêu cầu liên quan

Một câu hỏi cơ bản là: một thực thể có thể ñáp ứng ñược các yêu cầu

của bất kỳ tiêu chuẩn nào, vừa cả về quy trình và cả về kỹ thuật? Các lựa chọn

phụ thuộc vào luật pháp của bất kỳ quốc gia cụ thể nào mà trong ñó công việc

ñược sử dụng và phụ thuộc vào tính tin cậy ñược của chính bản thân công

việc. Cả hai vấn ñề này cần ñược thực thể ñó ñề cập tới ñể sử dụng Công bố

môi trường kiểu III. Bất kỳ uỷ viên hội ñồng nào cũng phải thoả mãn các yêu

cầu pháp lý và rất mong muốn công bố ñược tin cậy ñể sao cho tính hữu ích

của nó ñược nâng cao.

8.5. Chứng nhận phù hợp

Một tổ chức chịu trách nhiệm về một Chương trình Công bố môi

trường kiểu III có thể xác ñịnh ra các yêu cầu của chương trình cũng như các

hình thức kiểm tra xác nhận. Hoạt ñộng chứng nhận cho công bố môi trường

kiểu III là trách nhiệm của tổ chức ñó.

Sự chứng nhận phù hợp của Công bố môi trường kiểu III ñể lại sự lựa

chọn về mặt pháp lý cho những ai thấy cần thiết và lúc ñó sự chứng nhận phù

hợp của Công bố môi trường kiểu III sẽ ñược quản lý theo quy ñịnh của luật

và bằng nhu cầu ñối với sự tín nhiệm.

8.6. Sự công nhận

Cần có không sự công nhận là một vấn ñề thuộc về quy ñịnh và thương

mại liên quan ñến chính thực tế triển khai hoạt ñộng công nhận nhất thiết sẽ

phải xảy ra trong từng quốc gia riêng rẽ và thực tiễn xa hơn nữa về hoạt ñộng

này sẽ quyết ñịnh tính hữu ích của nó.

8.7. Sự thừa nhận lẫn nhau

Nếu có một công bố quốc tế ñúng ñắn, vấn ñề thừa nhận lẫn nhau sẽ

cần phải ñề cập ñến. ðiều này sẽ quyết ñịnh cho các tổ chức nào ñó mong

muốn thừa nhận một hoạt ñộng của các tổ chức khác. Khi các cơ quan tư nhân

triển khai loại hình thừa nhận này, thì sự tín nhiệm vào công việc ở một quốc

gia vào một quốc gia khác có thể ñược ñẩy mạnh. Các yêu cầu của luật pháp

quốc gia và các thoả thuận quốc tế cũng cần ñược tuân thủ.

8.8. Chuyển giao công nghệ

Việc phát triển khả năng thực hiện công việc Công bố môi trường kiểu

III cần ñược mở rộng khắp thế giới ñể nâng cao khả năng chấp nhận. Việc

triển khai các tập dữ liệu lập trình về LCA ñã ñược hài hoà (là nội dung của

tiêu chuẩn ISO 14048 sắp ban hành) sẽ tạo ñiều kiện thuận lợi cho công việc

này.

Công bố môi trường kiểu III và các tài liệu, dữ liệu không bí mật phải

ñược công bố rộng rãi.

8.9. Soát xét ñịnh kỳ

Soát xét ñịnh kỳ phải ñược tiến hành theo các khoảng thời gian ñã xác

ñịnh trước ñể thay ñổi và cập nhật thông tin cho chương trình Công bố môi

trường kiểu III tương ứng với các quy trình do cơ quan có thẩm quyền ấn

ñịnh, nếu có, cùng với các bên hữu quan tham gia vào quá trình lấy ý kiến mở

rộng. Soát xét ñịnh kỳ có thể ñược thực hiện riêng rẽ cho từng loại sản phẩm.

Phụ lục A

(Tham khảo)

Xem xét các phương pháp luận và các ứng dụng của chúng cho

Công bố môi trường kiểu III

A.1. ðánh giá chu trình sống của sản phẩm, LCA (các tiêu chuẩn

thuộc nhóm TCVN ISO 14040)

A.1.1. Mô tả

LCA là kỹ thuật ñể ñánh giá các khía cạnh môi trường và các tác ñộng

tiềm tàng kèm theo với một sản phẩm, bằng

- việc thu thập số liệu kiểm kê ñầu vào và ñầu ra tương ứng của một hệ

thống sản phẩm.

- việc ñánh giá các tác ñộng môi trường tiềm tàng kèm theo với các ñầu

vào và ñầu ra của hệ thống sản phẩm ñó.

- việc diễn giải kết quả của sự phân tích kiểm kê và các giai ñoạn ñánh

giá tác ñộng trong mối quan hệ của ñối tượng nghiên cứu.

LCA nghiên cứu về các khía cạnh môi trường và các tác ñộng tiềm tàng

qua suốt chu kỳ sống của một sản phẩm nghĩa là từ khi hình thành ñến khi

thải bỏ sản phẩm từ khâu thu thập nguyên liệu ñến sản xuất sản phẩm, sử

dụng và thải bỏ. Các loại tác ñộng môi trường chung cần xem xét ñến là bao

gồm cả nguồn tài nguyên sử dụng, sức khoẻ con người và các hậu quả sinh

thái.

LCA gồm có bốn giai ñoạn: xác ñịnh mục tiêu và phạm vi, phân tích

kiểm kê chu trình sống, ñánh giá tác ñộng của chu trình sống và diễn giải kết

quả của chu trình sống (xem hình 1, TCVN ISO 14040: 2000).

LCA vẫn chỉ là giai ñoạn ñầu của sự xây dựng công bố. Một vài giai

ñoạn của kỹ thuật LCA, như ñánh giá tác ñộng vẫn còn tương ñối sơ khai.

Công việc quan trọng còn lại ñể làm và kinh nghiệm thực tiễn thu ñược là ñể

triển khai thêm nữa mức ñộ thực hành LCA. Cho nên, ñiều quan trọng là kết

quả của LCA ñược diễn giải và ứng dụng một cách phù hợp.

Phạm vi, ranh giới, và mức ñộ chi tiết của một nghiên cứu LCA tuỳ

thuộc vào ñối tượng và mục ñích sử dụng ñã ñịnh của nghiên cứu. Bề sâu, bề

rộng của các nghiên cứu LCA có thể khác nhau một cách ñáng kể tuỳ thuộc

vào mục tiêu của một nghiên cứu LCA cụ thể. Tuy nhiên, trong tất cả các

trường hợp, nguyên tắc và khuôn khổ ñã thiết lập trong TCVN ISO 14040 cần

phải ñược tuân theo.

LCA là một trong vài kỹ thuật quản lý môi trường (ví dụ như: ñánh giá

rủi ro, ñánh giá tính năng môi trường, ñánh giá môi trường và ñánh giá tác

ñộng môi trường) và có thể không phải là kỹ thuật thích hợp nhất ñể sử dụng

cho tất cả các trường hợp. ðiển hình là LCA không ñề cập ñến các khía cạnh

kinh tế xã hội của sản phẩm.

Bởi vì tất cả các kỹ thuật ñều có các hạn chế, ñó là ñiều quan trọng ñể

hiểu ñược các hạn chế ñang tồn tại của kỹ thuật LCA. Các hạn chế bao gồm:

- Bản chất của các lựa chọn và giả ñịnh ñược thực hiện trong LCA (ví

dụ thiết lập ranh giới hệ thống, lựa chọn các nguồn dữ liệu và các loại tác

ñộng) ñều có thể mang tính chủ quan.

- Các mô hình sử dụng ñối với phân tích kiểm kê hoặc ñể ñánh giá tác

ñộng môi trường ñều bị giới hạn bởi các giả ñịnh của chúng, và có thể không

có sẵn cho tất cả các tác ñộng tiềm ẩn hoặc việc áp dụng các mô hình ñó.

- Các kết quả của nghiên cứu LCA tập trung mang tính toàn cầu và khu

vực có thể không phù hợp cho các áp dụng mang tính ñịa phương, ví dụ các

ñiều kiện ñịa phương có thể không ñược ñưa ra ñầy ñủ bằng các ñiều kiện khu

vực hoặc toàn cầu.

- ðộ ñúng ñắn của các nghiên cứu LCA có thể bị hạn chế bởi khả năng

ñánh giá và khả năng sẵn có của dữ liệu liên quan hoặc bởi chất lượng dữ

liệu, ví dụ thiếu sót dữ liệu, loại dữ liệu, tổ hợp, trung bình, vị trí cụ thể của

dữ liệu.

- Sự thiếu hụt các khía cạnh không gian và thời gian trong kiểm kê dữ

liệu ñã sử dụng ñể ñánh giá tác ñộng cũng tạo ra ñộ không ñảm bảo trong các

kết quả. ðộ không ñảm bảo này thay ñổi theo ñặc trưng không gian và thời

gian của mỗi loại tác ñộng.

A.1.2. Phân tích kiểm kê chu kỳ sống, LCI (TCVN ISO 14041)

A.1.2.1. Mô tả

Triển khai công bố môi trường kiểu III dựa trên cơ sở LCI gồm có: hai

giai ñoạn ñầu của LCA; là xác ñịnh mục tiêu - phạm vi và phân tích kiểm kê,

và pha thứ tư của LCA là diễn giải chu trình sống (ISO 14043).

Giai ñoạn xác ñịnh mục tiêu và phạm vi là rất quan trọng bởi vì nó

quyết ñịnh tại sao LCA ñang ñược tiến hành (bao gồm sử dụng các kết quả

ñược dự kiến) và mô tả hệ thống ñược nghiên cứu và các loại dữ liệu ñược

nghiên cứu. Mục ñích, phạm vi và dự kiến của sử dụng nghiên cứu ảnh hưởng

ñến hướng và chiều sâu của nghiên cứu, ñề cập ñến các vấn ñề như phạm vi

ñịa lý và mặt bằng thời gian của nghiên cứu và chất lượng của dữ liệu cần có.

LCI liên quan ñến sự thu thập dữ liệu cần thiết ñể ñạt các mục tiêu của

nghiên cứu ñã ñịnh. ðó là ñiều có tính quan trọng của kiểm kê dữ liệu ñầu

vào/ ñầu ra của hệ thống ñang ñược nghiên cứu.

Trong giai ñoạn diễn giải của LCI (xem ñiều 7 trong TCVN ISO

14041: 1998) dữ liệu ñược ñánh giá theo mục tiêu và phạm vi, theo bộ dữ liệu

bổ sung hoặc theo cả hai. Giai ñoạn diễn giải cũng tạo ra một cách ñiển hình

sự thông hiểu ñã ñược cải tiến về dữ liệu dùng cho các mục ñích báo cáo. Vì

LCI là một tập hợp và phân tích các dữ liệu ñầu vào/ ñầu ra và không phải là

ñánh giá các tác ñộng môi trường ñi kèm theo các dữ liệu ñó, cho nên chỉ

riêng sự diễn giải các kết quả của LCI không thể là cơ sở ñể ñạt ñến những

kết luận về các tác ñộng môi trường tương ñối.

A.1.2.2. ðầu ra cho một công bố môi trường kiểu III

Các kết quả của LCI ñược thể hiện ra một cách ñặc trưng là ñầu vào

dưới dạng các tài nguyên, vật liệu và các ñơn vị năng lượng ñã tiêu thụ. ðầu

ra ñược thể hiện, ví dụ, là không khí, nước và chất thải rắn phát ra môi

trường. Sự lựa chọn ñầu vào và ñầu ra ñược báo cáo từ LCI trong công bố

môi trường kiểu III thường dựa trên sự xác ñịnh ñầu vào và ñầu ra thích hợp

nhất, cũng như sự diễn giải các kết quả LCI. Tất cả các ñầu vào và ñầu ra

ñược tính toán ñều tương quan theo ñơn vị chức năng.

A.1.2.2. Các hạn chế

Dưới ñây mô tả một vài hạn chế ñiển hình nảy sinh ra từ việc sử dụng

LCI cho mục ñích của một Công bố môi trường kiểu III.

- LCI chỉ ñưa ra các thông tin liên quan ñến các ñầu vào và ñầu ra, và

như vậy không bao hàm sự ñặc trưng hoá các quan hệ môi trường hoặc tác

ñộng môi trường tiềm ẩn. Như vậy, một công bố môi trường kiểu III dựa trên

LCI có thể làm cho người sử dụng cuối ñánh giá quá cao hoặc ñánh giá quá

thấp tầm quan trọng thực tế của các ñầu vào và các ñầu ra khác nhau. Ví dụ,

lượng phát thải lớn với các thành phần ô nhiễm là ñộc hại hơn so với sau này

(có lượng phát thải thấp hơn).

- ðối với các sản phẩm có dòng nguyên liệu ñược tái chế, các kết quả

LCI có thể ñược dựa trên các quy trình phân dòng ngang qua các hệ thống sản

phẩm khác nhau. Sự phân ñịnh dòng như vậy có thể bị khó khăn ñể truyền ñạt

thông tin cho các công bố môi trường kiểu III. ðiều này có thể ñặc biệt khó

khăn cho người sử dụng cuối, chứ không nhất thiết cho người sử dụng là các

ngành công nghiệp hoặc thương mại có quy mô phức tạp hơn.

- Các kết quả LCI có thể kết hợp sự phát thải thông qua các ñơn vị hoạt

ñộng, các ñịa ñiểm và thời gian khác nhau, và cũng có thể kết hợp các dạng

phát thải khác nhau cùng với nhau. Sự kết hợp như vậy có thể dẫn ñến làm

mất tính rõ ràng. Ví dụ, sự phát thải chất hữu cơ dễ bay hơi có thể ñược kết

hợp lại về mặt khối lượng và ñược ñưa ra như là tổng các hợp chất hữu cơ dễ

bay hơi (VOC) và không phải là sự phát thải của các hợp chất riêng rẽ.

Các kết quả của LCI phải ñược giải thích phù hợp với mục tiêu và

phạm vi của nghiên cứu. Việc diễn giải phải bao gồm một ñánh giá chất lượng

dữ liệu và các phân tích ñộ nhạy ñối với các ñầu vào, ñầu ra quan trọng, và

lựa chọn phương pháp luận ñể biết ñược ñộ không ñảm bảo của các kết quả.

Sự diễn giải của về phân tích kiểm kê cũng phải xem xét những vấn ñề dưới

ñây theo mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu:

a) Sự xác ñịnh các chức năng hệ thống và ñơn vị chức năng có phù hợp

không,

b) Sự xác ñịnh ranh giới hệ thống có phù hợp không,

c) Các giới hạn ñược phân ñịnh ra bằng cách ñánh giá chất lượng dữ

liệu và phân tích ñộ nhạy.

Các kết quả cần ñược diễn giải một cách thận trọng bởi vì chúng ñề cập

ñến dữ liệu ñầu vào và ñầu ra và không ñề cập ñến các tác ñộng ñến môi

trường. Nói một cách cụ thể, chỉ riêng nghiên cứu LCI không phải là cơ sở

cho sự so sánh.

Thêm vào ñó, không ñảm bảo ñược sinh ra trong các kết quả của một

LCI là do các ảnh hưởng tích cực của ñộ không ñảm bảo của ñầu vào và tính

biến ñộng của dữ liệu. Phân tích ñộ không ñảm bảo khi ñem áp dụng cho LCI

là một kỹ thuật còn mới mẻ. Tuy nhiên, ñiều ñó giúp cho biểu thị ñược ñặc

tính ñộ không ñảm bảo trong các kết quả có sử dụng dây và/ hoặc sự phân bố

xác suất ñể xác ñịnh ñộ không ñảm bảo trong các kết quả và kết luận của LCI.

Nếu khả thi, phân tích như vậy phải ñược thực hiện ñể giải thích và hỗ trợ tốt

hơn cho các kết luận của LCI.

ðánh giá chất lượng dữ liệu, phân tích ñộ nhậy, kết luận và các khuyến

nghị từ các kết quả của LCI phải ñược lập thành tài liệu. Các kết luận và các

khuyến nghị phải nhất quán với các bằng chứng từ các xem xét ñã ñược ñề

cập ở trên.

Rất nhiều hạn chế của LCI là có liên quan ñến giai ñoạn ñánh giá tác

ñộng trong khi nghiên cứu LCI.

A.1.2.4. Các nhu cầu nghiên cứu

ðể hỗ trợ việc sử dụng LCI cho thực hiện công bố môi trường kiểu III,

nghiên cứu là cần thiết ñẻ hiểu Công bố môi trường kiểu III dựa trên LCI

ñược truyền ñạt ñúng như thế nào tới người sử dụng cuối. Thêm vào ñó, các

chương trình Công bố môi trường kiểu III dựa trên LCI cũng hưởng lợi từ

nghiên cứu chung hơn về bộ dữ liệu, cải thiện chất lượng và tính sẵn có của

dữ liệu của LCI và giảm thiểu chi phí.

a.1.3. ðánh giá tác ñộng của chu trình sống, LCIA (ISO 14042)

A.1.3.1. Mô tả

Các nét ñặc trưng chính của LCIA ñược liệt kê dưới ñây:

- Giai ñoạn LCIA, kết nối với các giai ñoạn khác của LCA, ñưa ra một

hệ thống có viễn cảnh rộng về môi trường và các vấn ñề tài nguyên cho mọt

hoặc nhiều hệ thống sản phẩm.

- LCIA ấn ñịnh các kết quả của LCI theo các hạng/ loại tác ñộng. ðối

với từng loại tác ñộng thì chọn chỉ thị của loại và tính toán kết quả chỉ thị của

loại, từ sau ñây ñược gọi là kết quả chỉ thị. Tập hợp các kết quả chỉ thị, sau

ñây ñược gọi là mô tả sơ lược của LCIA, cung cấp thông tin về vấn ñề môi

trường kèm theo các ñầu vào và ñầu ra của hệ thống sản phẩm.

- LCIA ñược phân biệt với các kỹ thuật khác như ñánh giá tính năng

hoạt ñộng về môi trường, ñánh giá tác ñộng môi trường và ñánh giá rủi ro, và

ñó là một cách tiếp cận tương ñối dựa trên ñơn vị chức năng. LCIA có thể sử

dụng thông tin ñược tập hợp lại bằng các kỹ thuật khác nhau ñó.

Khuôn khổ chung của pha LCIA gồm có một vài yếu tố bắt buộc mà

các yếu tố bắt buộc ñó chuyển ñổi kết quả LCI thành kết quả chỉ thị.Thêm vào

ñó, có các yếu tố tuỳ chọn ñể chuẩn hoá, phân nhóm hoặc phân biệt mức ñộ

quan trọng của các kết quả chỉ thị và các kỹ thuật phân tích chất lượng dữ

liệu. Giai ñoạn LCIA chỉ là một phần của toàn bộ nghiên cứu LCA và phải

ñược phối hợp với các giai ñoạn khác của LCA như ñược trình bày trong phụ

lục A của ISO 14042: 2000. Các yếu tố của giai ñoạn (pha) LCIA ñược minh

hoạ trong Hình 1 của ISO 14042: 2000. Sự phân tách của giai ñoạn LCIA

thành các yếu tố khác nhau là cần thiết vì một vài lý do.

- Từng yếu tố của LCIA là riêng biệt và có thể xác ñịnh ñược một cách

rõ ràng.

- Giai ñoạn xác ñịnh ra mục tiêu và phạm vi của một nghiên cứu LCA

có thể xem xét từng yếu tố LCIA một cách riêng rẽ.

- ðánh giá chất lượng của các phương pháp LCIA, các giả ñịnh và các

quyết ñịnh khác có thể ñược tiến hành cho từng yếu tố LCIA.

- Các quy trình LCIA, các giả ñịnh và các hoạt ñộng khác trong từng

yếu tố có thể ñược làm rõ ñể báo cáo và xem xét phản biện.

Việc sử dụng các giá trị và tính chủ quan, từ sau ñây ñược nói ñến là

lựa chọn - giá trị, trong từng yếu tố có thể làm rõ ràng ñể xem xét phản biện

và báo cáo.

Các yếu tố LCIA bắt buộc ñược liệt kê dưới ñây.

a) Lựa chọn các hạng/loại tác ñộng, các chỉ thị của hạng/loại và các

mô hình ñặc tính: sự phân ñịnh ra các hạng/loại tác ñộng, các hạng/loại chỉ

thị liên quan và các mô hình ñặc tính, các ñiểm cuối của hạng/loại và các kết

quả LCI kèm theo mà nghiên cứu LCA sẽ ñề cập tới. Ví dụ, hạng/loại tác

ñộng do biến ñổi khí hậu tiêu biểu cho sự phát thải của các khí nhà kính (kết

quả LCI) có sử dụng cưỡng bức bức xạ hồng ngoại như là một chỉ thị hạng/

loại (xem bảng 1 trong ISO 14042: 2000).

b) Ấn ñịnh (gán) các kết quả LCI (sự phân loại) cho các loại tác ñộng

c) Sự tính toán các kết quả chỉ thị của loại (ñặc tính hoá).

Các kết quả chỉ thị ñối với các loại tác ñộng khác nhau cùng thể hiện sự

mô tả sơ lược LCIA cho hệ thống sản phẩm.

Các thông tin và yếu tố lựa chọn như liệt kê dưới ñây cũng có thể ñược

sử dụng, tuỳ thuộc vào mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu LCa.

d) Tính toán tầm quan trọng của các kết quả chỉ thị của hạng/ loại theo

thông tin ñối chứng (chuẩn hoá

e) Phân nhóm: lựa chọn và có thể phân hạng các loại tác ñộng.

f) Phân biệt mức ñộ quan trọng: chuyển ñổi và có thể kết hợp các kết

quả chỉ thị chéo qua các loại tác ñộng bằng sử dụng các thông số bằng số dựa

trên cơ sở giá trị - lựa chọn.

g) Phân tích chất lượng dữ liệu: ñể hiểu rõ hơn về ñộ tin cậy của tập

hợp (bộ) các kết quả chỉ thị, mô tả sơ lược về LCIA.

A.1.3.2. ðầu ra cho một Công bố môi trường kiểu III

Sự khác nhau cơ bản giữa LCIA và Công bố môi trường kiểu III dựa

trên LCIA là ở chỗ trong Công bố môi trường kiểu III dựa trên LCIA thì sự

mô tả sơ lược LCIA ñược ñặc trưng hoá thông qua các chỉ thị hạng/loại, chứ

không thể hiện bằng các số hạng tuyệt ñối. Ví dụ, hạng/loại tác ñộng thay ñổi

khí hậu trình bày sự phát thải các khí nhà kính (kết quả LCI) sử dụng bức xạ

hồng ngoại cưỡng bức như là chỉ thị hạng/ngoại (ISO 14042). Còn trong LCI,

các kết quả LCIA ñược thể hiện trên cơ sở ñơn vị chức năng.

A.1.3.3. Các hạn chế

Tất cả các hạn chế ñược mô tả trong ñiều 8 trong ISO 14042: 2000 là

tương ứng với các Công bố môi trường kiểu III. Một vài hạn chế trong số ñó

là tương ứng một cách ñặc biệt và ñược ñề cập dưới ñây.

- Các kết quả LCIA không dự ñoán trước các tác ñộng ñến các ñiểm

cuối của hạng/ loại, vượt quá ngưỡng, biên ñộ an toàn hoặc rủi ro. Ví dụ, ñặc

biệt là LCIA loại trừ ra thông tin về không gian, thời gian, ngưỡng và hiệu

ứng liều, và kết hợp sự phát thải hoặc hoạt ñộng xuyên suốt không gian và/

hoặc thời gian. ðiều này có thể làm giảm tính tương ứng về môi trường của

các kết quả chỉ thị.

- Một khi có thể, LCIA là một quy trình khoa học và kỹ thuật. Tuy

nhiên, sự chọn giá trị ñược sử dụng phân lập các hạng/ loại tác ñộng, chỉ thị

hạng/ loại và các mô hình ñặc trưng, và trong sự chuẩn hoá, phân nhóm, và

các quy trình khác. Người sử dụng Công bố môi trường kiểu III có thể gặp

khó khăn trong ñánh giá và hiểu các lựa chọn giá trị ñó.

- Việc liệt kê của các chỉ thị hạng/ loại có thể chỉ ra rằng tất cả các

hạng/ loại có tính quan trọng như nhau trên quan ñiểm môi trường, nhưng mà

chỉ thị hạng/ loại với mức ñộ cao nhất thì người sử dụng ở cuối cùng có thể

diễn giải sai là quan trọng nhất về mặt môi trường, hoặc ñó là một giá trị nhỏ

không quan trọng về phương diện môi trường.

ðể bổ sung thêm cho các khái niệm cụ thể ở trên, có các giới hạn thực

tế hoặc các hạn chế ñược mô tả trong ISO 14042 cần ñược cân nhắc trong quá

trình xây dựng một Công bố môi trường kiểu III.

A.1.3.4. Các nhu cầu nghiên cứu

Nghiên cứu là cần thiết ñể hiểu ñược người sử dụng cuối cùng Công bố

môi trường kiểu III dựa trên LCIA lý giải như thế nào về các kết quả chỉ thị

hạng/ loại của LCIA khác nhau, tương quan theo các giới hạn ñã mô tả ở trên.

Kết quả của nghiên cứu này có thể tác ñộng ñến thiết kế, thực hiện và diễn

giải các công bố môi trường kiểu III của người sử dụng.

Nghiên cứu cũng cần ñể tối ưu hoá tính chính xác và tính phù hợp của

thông tin trong Công bố môi trường kiểu III liên quan ñến nỗ lực trong công

việc và chi phí cho việc tập hợp dữ liệu và mô hình hoá ñặc trưng ñối với một

nghiên cứu LCIA.

Ví dụ: Ví dụ về một phương pháp ñánh giá tác ñộng:

Phương pháp CML [8] nói chung ñi theo các bước phân loại và ñặc tính

hoá của LCI (Các bước phân chia và mô hình hoá ñặc tính trong ISO 14042)

thành một bước duy nhất và bao gồm cả phương pháp ñánh giá. Các vấn ñề

môi trường cụ thể ñược các nhà nghiên cứu coi là quan trọng thì ñược lựa

chọn ra theo tính ưu tiên về môi trường mà họ ñã lĩnh hội. Sau ñó, các vấn ñề

môi trường ñược ñánh giá ý nghĩa bằng các phương pháp hệ số phân loại, dựa

trên giá trị lựa chọn về tính quan trọng tương ñối của các vấn ñề khác nhau.

Các hệ số này có thể ñược áp dụng cho các kết quả kiểm kê bằng một hệ số

tương lượng. Sau ñó, kết quả kiểm kê ñược chuyển ñổi thành một phân bố

theo dạng xấp xỉ dựa trên giá trị của các ảnh hưởng môi trường giả ñịnh. Các

kết quả ñược tổng quát hoá bằng dưới dạng bảng. Các ảnh hưởng hoặc này

hoặc các ảnh hưởng cục bộ sau ñó ñược tổng quát hoá bằng dưới dạng bảng.

Các ảnh hưởng với một mức tham chiếu ñã lựa chọn, tiêu biểu cho sự ñóng

góp hàng năm của toàn thế giới ñối với vấn ñề môi trường cụ thể.

A.1.4. Các ví dụ về các loại thông số thiết lập trước

Bảng A.1 ñưa ra một danh mục chưa ñầy ñủ các ví dụ về các loại thông

số thiết lập trước tiềm tàng ñã ñược ñề xuất bằng cách sáp nhập các chương

trình Công bố môi trường kiểu III. Danh mục này là ñể minh hoạ và không

ngụ ý là có thể chấp nhận ñược cho một Công bố môi trường kiểu III.

Bảng A.1 - Các ví dụ về các loại thông số thiết lập trước

Kết quả của LCI

Dữ liệu từ LCIA

(Các kết quả các loại

chỉ thị)

Tổ hợp Giá trị lựa chọn

Tiêu thụ năng lượng

(Jn/ñơn vị chức

năng)

Tài nguyên Năng lượng sơ cấp.

Xuyên suốt cả chu

trình sống của sản

phẩm

Lượng năng lượng

tiêu thụ phân phối

theo khu vực và thời

gian ñược coi là như

nhau

Tiêu thụ nước (m3/

ñơn vị chức năng)

Suy giảm tài nguyên

nước

Tất cả các loại nước,

ví dụ nước bề mặt,

nước ngầm, nước

biển, nước ngọt.

Xuyên suốt cả chu

trình sống của sản

phẩm

Tất cả các loại nước

ñược coi là như nhau

Lượng nước tiêu thụ

phân phối theo khu

vực và thời gian

ñược coi là như nhau

Tiêu thụ loại tài

nguyên không có

khả năng tái tạo

(tấn quặng sắt/ ñơn

vị chức năng)

Suy giảm tài nguyên

khoáng sản

Tất cả các loại tài

nguyên khoáng sản,

ví dụ các khoáng sản

khác nhau.

Xuyên suốt cả chu

trình sống của sản

phẩm

Tất cả các loại tài

nguyên khoáng sản

ñược coi là như nhau

Lượng tài nguyên

tiêu thụ phân phối

theo khu vực và thời

gian ñược coi là như

nhau

Cadmi, Asen (mg/

ñơn vị chức năng)

Tính ñộc ñối với sức

khoẻ con người

Các chất gây ung

thư truyền theo

ñường không khí

Tập hợp của các chất

ñộc và các ñiểm cuối

SOx (kg/ ñơn vị chức

năng)

Mưa axit tương ñương theo

pH

"Các chỉ báo về thực

trạng công nghệ"

Lượng SOx phân

phối theo khu vực và

thời gian ñược coi là

như nhau

A.2. Các phương pháp luận khác nhau ñể phân tích các kết quả

LCI

A.2.1. Khái quát

ðiều khoản này cung cấp các thông tin về phương pháp luận khác nhau

tương ứng có thể dùng cho việc phân tích các kết quả LCI ñể soạn thảo các

Công bố môi trường kiểu III.

Việc ñưa một phương pháp luận cụ thể vào trong ñiều này không có

nghĩa là phương pháp luận như vậy tự ñộng chuyển thành một tiêu chuẩn sau

ñó. Việc áp dụng các phương pháp luận này và các phương pháp luận nổi bật

khác sẽ ñược ñánh giá theo sự quyết ñịnh liệu một tiêu chuẩn về Công bố môi

trường kiểu III có khả thi về mặt công nghệ và có cần thiết hay không.

Công bố môi trường kiểu III có thể tuỳ ý ñưa vào các thông tin môi

trường bổ sung. A.2.7 ñưa ra việc thảo luận về thông tin như vậy.

ðối với từng phương pháp luận, ñưa ra một nhận ñịnh vắn tắt, bao gồm

sự mô tả về phương pháp luận ñó, ñầu ra cho một công bố và toàn bộ các hạn

chế của phương pháp này khuôn khổ của một Công bố môi trường kiểu III và

các yêu cầu nghiên cứu trong tương lai.

A.2.2. Tiêu chí ñể lựa chọn phương pháp luận

Các phương pháp luận khác nhau ñược mô tả trong ñiều này ñược chọn

dựa trên cơ sở các tiêu chí chung dưới ñây:

- phương pháp luận phải hợp lý về mặt khoa học, sao cho nó vừa xuyên

suốt và ñủ hoàn chỉnh ñể hỗ trợ cho Công bố môi trường kiểu III một cách

chính xác và có thể sao chép lại [TCVN ISO 14020: 2000, 4.4.1 (ISO 14020:

1998)];

- các phương pháp luận ñã công bố ñược thừa nhận và ñược chấp nhận

rộng rãi về mặt nguyên lý khoa học hoặc chuyên môn nếu không thì cũng có

lý về mặt khoa học [TCVN ISO 14020: 2000, 4.4.2 (ISO 14020: 1998)];

- phương pháp thực hành ñang tồn tại;

- phương pháp luận bao gồm một cách tiếp cận theo chu trình sống

ñánh giá tính thích hợp về môi trường của các kết quả LCI.

A.2.3. ðánh giá mối tác ñộng - ảnh hưởng của chu trình sống

(LCSEA)

A.2.3.1. Mô tả

LCSEA là phương pháp tương ñối mới ñược nhắn vào việc giải quyết

nhiều hạn chế và ñộ không ñảm bảo do tiêu chuẩn phân tích LCIA ñược tạo

ra, bằng việc kết hợp dữ liệu môi trường từ các ñịa ñiểm cụ thể trong chu kỳ

sống [6], [7]. Trong LCSEA, dữ liệu LCI còn chưa kết hợp lại và chưa ñược

phân ñịnh theo ñịa ñiểm, bởi vậy nó có thể có quan hệ rất chặt chẽ với các

môi trường tiếp nhận riêng rẽ trong chu kỳ sống của sản phẩm. Các chỉ thị

hạng/ loại như trong LCIA ñòi hỏi ñược ñặc trưng hoá với các phép ño không

gian, thời gian sự phát thải thích hợp (yếu tố tác ñộng/ tác nhân), cộng thêm

giá trị ngưỡng và toàn bộ cường ñộ của ñiểm cuối tương ứng trong môi

trường(ảnh hưởng). Các dữ liệu này ñược tổng hợp trực tiếp vào trong các

tính toán của một chỉ thị hạng/ loại tổng thể, dẫn ñến sự mô tả sơ lược ñược

nhằm vào ñịa ñiểm và hệ thống cụ thể hơn trong việc dự ñoán về các tác ñộng

môi trường tiềm ẩn so với LCIA.

A.2.3.2. Ranh giới hệ thống

Các ranh giới của LCSEA ñược thiết kế ñể bao trọn các giai ñoạn của

chu kỳ sống của một sản phẩm, như ñược ñịnh nghĩa trong TCVN ISO 14040,

và cũng ñể từ ñó thiết lập ra ñược các nguồn tài nguyên, và các môi trường

tiếp nhận sự phát thải.

A.2.3.3. Các yêu cầu ñối với việc tập hợp dữ liệu

Như ñược lưu ý ở trên, phạm vi của sự tập hợp dữ liệu về chu trình

sống cơ bản trong LCSEA là tương tự với phạm vi này của LCI, ngoại trừ

rằng dữ liệu trong LCI không kết hợp vào trong LCSEA. Hơn nữa, dữ liệu

phải ñược tập hợp theo bản chất không gian và thời gian của sự phát thải ra

môi trường và bản chất môi trường tiếp nhận, sao cho các ảnh hưởng tiềm ẩn

ñến môi trường có thể ñược liên kết với sự phát thải cụ thể. ðiều này cũng

ñược áp dụng cho việc sử dụng nguyên liệu và tài nguyên.

A.2.3.4. ðầu ra cho Công bố môi trường kiểu III

Giống như LCIA, LCSEA cung cấp một sự mô tả sơ lược về các chỉ thị

hạng/ loại. Tuy nhiên, các chỉ thị ñó ñược dẫn xuất ra từ một phân tích dữ liệu

LCI ñã ñược phân tách.

A.2.3.5. Các hạn chế

Tập hợp và quản lý dữ liệu trong LCSEA là tương ñối phức tạp hơn so

với trong LCI hoặc LCIA. Dữ liệu LCI ñược duy trì theo dạng dữ liệu ñã

ñược phân tách. Thông tin ñược yêu cầu theo khía cạnh về không gian và thời

gian của sự phát thải và sử dụng tài nguyên. Dữ liệu chi tiết ñược yêu cầu về

môi trường tiếp nhận cụ thể ñể liên hệ với các ảnh hưởng tiềm ẩn ñến một yếu

tố tác ñộng cụ thể.

Các kết quả LCSEA có thể không cung cấp phương pháp ño ñịnh lượng

các dữ liệu có khả năng thay ñổi hoặc các ñộ không ñảm bảo dữ liệu, do sự rất

phức tạp của quá trình phân tích dữ liệu. Như ñã ñề nghị trong các chương

trình công bố môi trường kiểu III ở hiện tại sử dụng LCSEA, kết quả thường

ñưa ra như giá trị số ñơn không có "sai số trung bình", làm cho sự so sánh

giữa các hệ thống sản phẩm trở nên khó khăn và có các sai lầm tiềm ẩn.

Tương tự với LCI và LCIA, danh mục các chỉ thị hạng/ loại của

LCSEA có thể chỉ ra rằng tất cả các hạng/ loại là quan trọng như nhau về mặt

triển vọng môi trường, và rằng chỉ thị hạng/ loại ñó với mức ñộ cao nhất có

thể bị người dùng cuối diễn giải nhầm là quan trọng nhất về mặt môi trường,

hoặc rằng một giá trị nhỏ thì ít liên quan về mặt môi trường.

Như ñã lưu ý ở trên, Công bố môi trường kiểu III ñòi hỏi sự so sánh

giữa các sản phẩm. Giống như LCIA, có sự thảo luận ñáng kể trong cộng

ñồng khoa học về cơ sở mà từ ñó các chỉ thị hạng/ loại ñược quy ñịnh cho các

sản phẩm hoặc các khía cạnh môi trường khác nhau.

Quá trình liên kết các sự phát thải với ảnh hưởng từ mỗi giai ñoạn của

chu kỳ sống là quan trọng, và có sự thảo luận ñáng kể về tính khả thi về mặt

kinh tế của nó trên một cơ sở phổ biến rộng rãi.

A.2.3.6. Các nhu cầu nghiên cứu

Các nghiên cứu LCSEA ñã và ñang hoàn thành cho một số ít các sản

phẩm. Trong phạm vi của Công bố môi trường kiểu III, yêu cầu nghiên cứu

ban ñầu là có hay không các hệ thống có thể ñược triển khai nhằm quản lý các

ñiều kiện ñảm bảo cho phương pháp ñó, cũng như việc ứng dụng các mô hình

ñược chấp nhận rộng rãi mà mô hình ñó liên hệ một cách chính xác sự phát

thải với ảnh hưởng trên cơ sở chu kỳ sống của sản phẩm. Các câu hỏi cũng

thường ñược hỏi là dữ liệu ñược phân tách như thế nào trong một tổng thể hệ

thống, sau khi mối quan hệ yếu tố tác ñộng - ảnh hưởng ñã ñược xây dựng.

A.2.4. Các phương pháp trọng số

A.2.4.1. Mô tả

Một vài chương trình hiện có lấy kết quả nghiên cứu LCI và LCIA,

hoặc các kiểu dữ liệu chu trình sống tương tự, xếp hạng các dữ liệu này theo

thứ tự quan trọng và chuyển chúng thành các chỉ số bằng số ñã ñược tổ hợp.

Trong khi dựa vào dữ liệu chu trình sống ñịnh lượng, các phương pháp tiếp

cận này nhờ vào giá trị - chọn lựa ñể sắp xếp ưu tiên các vấn ñề môi trường cụ

thể phù hợp với các quan tâm của những người thi hành. Sử dụng trọng số và

cách ñánh giá theo ISO 14042 là không ñược chấp nhận ñối với các xác nhận

so sánh giữa các sản phẩm. Hơn nữa, việc sử dụng một ñiểm số tổng thể ñơn

lẻ như là một kết quả của nghiên cứu LCA là không ñược TCVN ISO 14040

hỗ trợ. Vì vậy, các phương pháp này chắc chắn là trật tự ngoài phạm vi của

tiêu chuẩn này về Công bố môi trường kiểu III. Thực vậy, ISO 14042 lưu ý

ñặc biệt rằng "Các cá nhân, tổ chức, tổ chức xã hội khác nhau có thể có sự ưu

tiên khác nhau, do ñó nó có khả năng là các bên khác nhau sẽ ñạt ñược các kết

quả có trọng số khác nhau dựa trên cùng các kết quả chỉ thị hoặc các kết quả

chỉ thị ñược tiêu chuẩn hoá". Ví dụ về các hệ thống trọng số là Swiss

Ecopoint và Swedish EPS System.

a) Swiss Ecopoint [9]

"Các hệ số sinh thái, Eco - factors" hoặc các hệ số trọng số ñối với sự

phát thải khác nhau vào không khí, nước ñất bề mặt/ nước ngầm cũng như ñối

với việc sử dụng các nguồn năng lượng ñược áp dụng cho kết quả của một

LCI. Các kết quả kiểm kê ñược nhân với các hệ số trọng số phù hợp, ñược

cộng lại với nhau và rồi tính tổng cộng lại thành một ñiểm số chung ñơn lẻ.

Các hệ số sinh thái ñược dựa trên mức ñộ ô nhiễm thực tế (kiểm kê dòng thải

hàng năm) tại Thuỵ Sĩ và dựa trên sự ô nhiễm ñược coi là trầm trọng (dòng

gây ô nhiễm trầm trọng). Các dòng ô nhiễm ñược lấy theo mục tiêu ñược hỗ

trợ về mặt khoa học của chính sách môi trường của Thuỵ Sĩ. Việc xem xét các

biểu hiện giá trị - chọn lựa của chúng về các mối nguy hại liên quan ñến môi

trường ñược ñưa ra bằng sự phát thải hoặc năng lượng sử dụng.

b) Các chiến lược ưu tiên môi trường (Environmental Priority

Strategies - EPS)

Trong phương pháp này của Thuỵ ðiển [10] tải lượng phát thải và tài

nguyên sử dụng ñược chuyển ñổi thành các ñơn vị thông thường (ñơn vị tải

lượng môi trường) thông qua sử dụng ñặc trưng hoá kết hợp và các chỉ số

trọng số (chỉ số tải lượng môi trường). Những chỉ số này trước hết ñược báo

cáo vào các bảng của các chỉ thị riêng rẽ, nhưng cũng ñược tập hợp và xem

xét ñể lập thành một ñiểm số ñơn. Các kết quả của phương pháp EPS có thể

gồm các bảng về chỉ số tải trọng môi trường cho từng dòng kiểm kê cụ thể.

Mỗi chỉ số là ñược dựa trên giá trị và ñược tập trung vào các quan ñiểm của

người nghiên cứu viên xem xét như "các ñối tượng bảo vệ", như sức khoẻ con

người, ña dạng sinh học, sinh sản, v.v... Sự ñánh giá ñược dựa trên các rủi ro

trung bình ñưa ra qua sự phát thải. Thêm vào ñó, cho từng chỉ số, một hệ số

ñược xây dựng theo hướng "tính tự nguyện chi trả" cho thiệt hại ñến môi

trường. Sau ñó kết quả ñược báo cáo ra có nội dung quy ñổi thành giá trị tiền.

A.2.4.2. Các hạn chế

Trong tất cả các chương trình theo trọng số như vậy, ñều có các hạn

chế như ñã mô tả ở trên ñối với việc áp dụng LCI. Thêm vào ñó, mỗi phương

pháp trong số các phương pháp này ñều tạo ra một loại các giá trị - lựa chọn

cốt yếu về tính quan trọng tương ñối của các gánh nặng môi trường khác

nhau. Các phương pháp này cũng thường ñưa ra các quyết ñịnh chủ quan về

làm thế nào ñể chuyển và thể hiện dữ liệu kiểm kê khác nhau trong từng hoàn

cảnh môi trường nhất ñịnh.

A.2.4.3. Các nhu cầu nghiên cứu

Ngoài các nghiên cứu ñã lưu ý ñối với dữ liệu LCI và LCIA, tất cả các

hệ thống trọng số ñều sinh ra các lo ngại về tính rõ ràng trong bối cảnh của

Công bố môi trường kiểu III. Nghiên cứu quan tâm ñến việc người sử dụng

cuối sẽ hiểu như thế nào về các bằng chứng và các chương trình sẽ thông báo

các giá trị - lựa chọn như thế nào trong khi ñó các giá trị - lựa chọn này lại

ñều gắn kết (cố hữu) với cách tiếp cận như vậy sẽ là thiết yếu trước khi các kỹ

thuật có thể ñược tiêu chuẩn hoá trong một chương trình Công bố môi trường

kiểu III.

A.2.5. Quản lý chu trình sống (LCM)

A.2.5.1. Mô tả

LCM là phương pháp tiếp cận theo phân tích chu trình sống của sản

phẩm ñể phân ñịnh và so sánh chi phí kinh tế tương ứng do các xem xét về

môi trường kèm theo với các sản phẩm hoặc các quy trình sản xuất. LCMlà

ñiển hình của một sự so sánh tương ñối của các sản phẩm hoặc quy trình khác

nhau. Sự so sánh này không là tiêu ñiểm của việc biên soạn tiêu chuẩn, nhưng

rất thường ñược sử dụng như một công cụ phân tích hệ thống môi trường

dùng cho các nhà sản xuất. LCM kết hợp các phân tích chi phí truyền thống

với chi phí ñiều hành gián tiếp kèm theo với các vấn ñề phát thải ra môi

trường, sức khoẻ và an toàn lao ñộng, tái chế và thải bỏ sản phẩm. Cách tiếp

cận này có thể phù hợp ñối với nhà công nghiệp dùng ñể triển khai một Công

bố môi trường kiểu III, nhưng chưa chắc chắn có thể áp dụng cho việc trao

ñổi thông tin của khách hàng chung.

A.2.5.2. Ranh giới hệ thống

LMC tập trung vào các vấn ñề môi trường có ảnh hưởng ñến các hoạt

ñộng của sản xuất kinh doanh, ñến người tiêu dùng sử dụng và thải bỏ các sản

phẩm. ðiểm khởi ñầu ñược xác ñịnh bằng quy trình sản xuất sản phẩm và

thông thường không quay lại ñi sâu vào sự sản xuất nguyên liệu hoặc việc sử

dụng tài nguyên.

A.2.5.3. ðầu ra cho một Công bố môi trường kiểu III

Các kết quả của một LCM thường ñược thể hiện như các chi phí kinh tế

ñi kèm với một sản phẩm. Các kết quả này có thể ñược tập hợp chung hoặc

báo cáo riêng rẽ, theo một vấn ñề cụ thể gắn liền với một chi phí. Các kết quả

có thể ñược thể hiện tương quan theo một vài ñơn vị chức năng của sản phẩm

(ví dụ số tiền trên một 1000 ñơn vị ñã ñược sản xuất ra).

A.2.5.4. Các yêu cầu ñối với việc tập hợp dữ liệu

Thông tin ñược tập hợp cho một quy trình sản xuất cụ thể và các chi

phí kèm theo của nó, cộng với các chi phí kèm theo với chi phí của người tiêu

dùng và thải bỏ sản phẩm. Khi so sánh các sản phẩm hoặc quá trình khác

nhau, dữ liệu (thông tin/ mô tả và các chi phí) thải phải ñược tập hợp lại cho

các hạng/ loại sản phẩm giống nhau theo cách thức có khả năng áp dụng

ñược.

A.2.5.5. Các hạn chế

Nhiều hạn chế tương tự kèm theo với LCI áp dụng cho CLM, như thiếu

tính tương ứng với tác ñộng môi trường của sản phẩm., ñộ không ñảm bảo dữ

liệu, ranh giới biến ñộng giữa các sản phẩm khác nhau, v.v... Thêm vào ñó,

LCM cố gắng chuyển các gánh nặng môi trường thành các thuật ngữ kinh tế

ñơn giản. ðối với một vài vấn ñề, như việc lượng hoá chi phí của việc thu

thập và xử lý nước thải là không có gì phức tạp. Tuy nhiên, ñối với các vấn ñề

khác, ñặc biệt là các vấn ñề vượt ra ngoài sự kiểm soát của nhà sản xuất (hoặc

người lưu giữ chất thải sản phẩm), chi phí ñược xác ñịnh kém rõ ràng, và lúc

ñó áp dụng khái niệm giá trị - lựa chọn là cần thiết. Những ñánh giá này có

thể thay ñổi trong cùng một vấn ñề môi trường và từ sản phẩm này ñến sản

phẩm khác, và làm cho việc so sánh thêm khó khăn trong bối cảnh của các

Công bố môi trường kiểu III.

A.2.5.6. Các nhu cầu nghiên cứu

Trước khi xem xét LCM ñể áp dụng cho các Công bố môi trường kiểu

III, các doanh nghiệp cần xây dựng (lập ra) các hệ số cụ thể cho tập hợp dữ

liệu mà các dữ liệu ñó liên kết các vấn ñề môi trường với chi phí cho các hoạt

ñộng kinh doanh riêng lẻ. Thêm vào ñó, nghiên cứu là cần ñể hiểu ñược người

dùng cuối cùng sẽ diễn giải như thế nào về các kết quả từ các phân tích như

vậy, ñặc biệt là liệu họ có nhìn nhận các chi phí kinh tế là liên quan trực tiếp

với thông tin môi trường hay không.

A.2.6. Phương pháp xây dựng vì sự bền vững kinh tế và môi trường

(BEES)

A.2.6.1. Mô tả

BEES [11] là một phương pháp luận lấy cách tiếp cận ña chiều của chu

trình sống, xem xét cả các tác ñộng kinh tế và môi trường trong toàn bộ chu

trình sống của sản phẩm. Mặc dù sự áp dụng khởi ñầu của nó là dự ñịnh cho

việc xây dựng và thiết lập sản phẩm, nhưng khái niệm này cũng có thể áp

dụng ñược cho nhiều hạng/ loại sản phẩm khác. Phần về môi trường của chu

trình sống của sản phẩm theo cách tiếp cận của BEES ñược thiết kế theo

hướng dẫn LCA trong TCVN ISO 14040. Tính năng kinh tế ñược dự ñịnh

nhằm ñể sử dụng cho phương pháp tiếp cận chi phí chu kỳ sống (Life cycle

cost, LCC) theo ASTM [14]. Cần lưu ý rằng phương pháp BEES không nhằm

vào mục tiêu biên soạn tiêu chuẩn quốc tế, nhưng nó rất thường ñược dùng

như công cụ phân tích hệ thống môi trường cho các nhà chế tạo xây dựng.

A.2.6.2. Ranh giới hệ thống

Trong phương pháp luận BEES, các ranh giới hệ thống là giống như

những ranh giới hệ thống ñã ñược mô tả trong LCA, bộ tiêu chuẩn TCVN

ISO 14040.

A.2.6.3. ðầu ra cho một Công bố môi trường kiểu III

Các kết quả theo cách tiếp cận của BEES ñược thể hiện thành cả các

tập hợp môi trường và các tập hợp chi phí, ñược kết hợp lại hoặc riêng rẽ.

Nếu kết quả ñược kết hợp lại, thì tỉ số trọng số thường ñược áp dụng cho dữ

liệu. Các tỷ số này ñược dựa trên các giá trị - lựa chọn. Các kết quả ñược trình

bày tương quan theo một ñơn vị chức năng ñể tạo thuận lợi cho sự so sánh sản

phẩm (ví dụ theo 100 mét vuông mặt sàn).

A.2.6.4. Các yêu cầu về tập hợp dữ liệu

Cách tiếp cận của BEES có vẻ như cần có các yêu cầu về dữ liệu tương

tự ñối với LCI, và bổ sung thêm một thành phần chi phí/ kinh tế mà không chỉ

chuyển thành vốn ban ñầu và chi phí vật liệu mà còn thành chi phí duy trì,

thay thế v.v... của hệ thống sản phẩm xây dựng bền vững.

A.2.6.5. Các hạn chế

Hầu hết các hạn chế kèm theo với phương pháp luận LCM ñã ñược chỉ

ra trong phần trên cũng có thể ngoại suy cho BEES. Thêm vào ñó, sự kỳ vọng

mà BEES hoàn thành một phân tích kiểm kê chu kỳ sống ñầy ñủ của sản

phẩm có nghĩa là các hạn chế của LCI cũng tương ứng.

A.2.6.6. Các nhu cầu nghiên cứu

Tất cả các nhu cầu nghiên cứu ñã ñược xác ñịnh trong các phương pháp

luận trước ñây ñều có thể cần cho BEES. Hơn nữa, có thể dự ñoán trước rằng

nhiều nhu cầu nghiên cứu xuất hiện, xem xét ñến mục tiêu ngầm ẩn của việc

nhận thức về các chi phí môi trường và chuyển ñổi chúng thành thông tin mà

có thể ñưa ra trong một Công bố môi trường kiểu III.

A.2.7. Thông tin môi trường

A.2.7.1. Mô tả

Các sản phẩm nào ñó hiện tại mang các công bố hàm chứa thông tin có

thuộc tính môi trường dùng cho khách hàng, khách hàng tiềm năng hoặc

người sử dụng xem xét khi quyết ñịnh thời ñiểm mua hàng. Nói chung, thông

tin môi trường như thế có thể bao gồm thông tin môi trường liên quan ñến

việc sử dụng, ñến lưu kho, thải bỏ của một sản phẩm ñặc biệt hoặc liên quan

ñến một sản phẩm không ñược sử dụng, thùng chứa hoặc bao gói hoặc các vật

liệu bao gói cụ thể hết niên hạn [13]. Một vài ví dụ về thông tin môi trường bổ

sung cũng vượt ra ngoài nội dung các công bố về thuộc tính ñơn lẻ, bao gồm:

- thận trọng ñể sử dụng ñược an toàn

- hướng dẫn về sử dụng có hiệu quả hoặc thông tin về hiệu suất vốn có

của sản phẩm;

- các chất nguy hại tiềm ẩn liên quan tới việc sử dụng sản phẩm;

- thông tin liên quan ñến thành phần (ví dụ tên thành phần, tính chất

hoạt ñộng, khối lượng, các ñặc trưng hoá học, ñộc tính, v.v...);

- các chỉ dẫn về cấp cứu;

- các chỉ dẫn thải bỏ ñặc biệt hoặc các công bố ñối với sản phẩm hoặc

thùng chứa không ñược dùng;

- các thông tin môi trường ñặc biệt khác liên quan ñến hàm lượng CFC

(Chlorinated Fluorocarbon) (hoặc không có các chất CFC) hoặc không có các

hoá chất phá huỷ tầng ozôn.

A.2.7.2. Các nhu cầu nghiên cứu ñối với thông tin môi trường bổ

sung

ðưa ra thông tin môi trường cụ thể cho khách hàng, khách hàng tiềm

năng hoặc người sử dụng là sự thách thức. Thông thường, người dùng cuối

không thể nhận thức ñược ngay các thuộc tính môi trường của sản phẩm trong

quá trình sử dụng và thải bỏ. Nói một cách khác, người sử dụng cuối chỉ nhận

thức một cách có lựa chọn các thuộc tính môi trường nào mà có ý nghĩa cho

cá nhân họ. Hơn nữa, các cá nhân chỉ thực hiện các lựa chọn - giá trị duy nhất

từ sự ña dạng của các thuộc tính sản phẩm và thuộc tính môi trường khác

nhau ñược kết hợp lại. Các nghiên cứu trong tương lai về các lĩnh vực này có

thể chứng tỏ là hữu dụng cho Công bố môi trường kiểu III cũng như các nhãn

trong thông tin môi trường khác.

Phụ lục B

(Tham khảo)

Các ví dụ về vai trò của các tổ chức liên quan ñến các chương trình

Công bố môi trường kiểu III

Các triển khai

Dạng chương

trình làm một

công bố

triển khai và duy trì

khuôn khổ của

chương trình và các

quy trình công bố

tiến hành xem

xét phản biện

chứng nhận rằng

một công bố tuân

theo các quy

trình và quy tắc

cần thiết

Chương trình không

cần chứng nhận sự

phù hợp

Công ty

hoặc tổ

chức

Công ty hoặc tổ chức Người xem xét

ñộc lập

Không áp dụng

Chương trình có

chứng nhận sự phù

hợp

Công ty

hoặc tổ

chức

Các tổ chức công hoặc

tư nhân (ví dụ hiệp hội

công nghiệp, bên hành

nghề thứ ba, cơ quan

có ñủ năng lực)

Người xem xét

ñộc lập (có thể

cũng là người

biên soạn

chương trình

Cơ quan chứng

nhận (có thể cũng

là người biên soạn

chương trình)

Chương trình có sự

chứng nhận sự phù

hợp ñược công

nhận

Công ty

hoặc tổ

chức

Các tổ chức công hoặc

tư nhân (ví dụ hiệp hội

công nghiệp, bên hành

nghề thứ ba, cơ quan

có ñủ năng lực)

Người xem xét

ñộc lập (có thể

cũng là người

biên soạn

chương trình)

Cơ quan chứng

nhận ñược công

nhận

Ai thực hiện và thực hiện những nội dung nào trong một công bố môi

trường dựa theo chu trình sống của sản phẩm của công ty ñơn lẻ.

Công ty ñơn

lẻ

Công ty hoặc

tổ chức

Công ty hoặc

tổ chức

Người xem

xét ñộc lập

Không áp

dụng a

a Hiện nay có một vài công ty riêng rẽ biên soạn các công bố theo bản chất

của Công bố môi trường kiểu III nhưng trên cơ sở không có sự tham gia của

ngành hoặc bên thứ ba, những cách tiếp cận này không thể ñược coi như là

các Công bố môi trường kiểu III.

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN ISO 14001: 1997, Hệ thống quản lý môi trường - Quy ñịnh

với hướng dẫn áp dụng.

[2] ISO/TR 140472, Environmental management - Life cycle

assessment - Example of application of ISO 14042.

[3] ISO 140482), Environmental management - Life cycle assessment -

Life cycle assessment data documentation format.

[4] ISO/TR 140492), Environmental management - Life cycle

assessment - Examples of application of ISO 14041 to goal and scope

definition and inventory analysis.

[5] ISO/IEC Guide 2: 1996, Standardization and related activities -

General vocabulary.

[6] Life Cycle Stressor Effect Assessment (LCSEA) - ISO/TC

207/SC3/WG1?TG Type III, N22, Annex 1 rev., Kyoto Meeting, April 1997.

[7] Appendix 1, Wood in our future, Proceedings of a Symposium,

National Reserarch, Council, National Academy Press, Washington D.C.,

1997.

[8] HEIJUNGS, R., et al., Environmental Life Cycle Assessment of

Products: Guide and background - 2 volumes - CMS University of Leiden.

The Netherlands, 1992.

[9] BRAND, G., et al., Ecobalances: Method of eco-scarcity -

Ecofactors, 1997. Swiss Agency for the Environment, Forest and Landscape.

Environment Series No. 297, Bern, 1999.

[10] STEEN, B., EPS - default valuation of environmental impacts

from emission and use of resources. Version 1996, Swedish Environmental

Protection Agenvy, AFR report 111, 1996.

[11] Building for Environmental and Economic Sustainability, the

BEES Method of NTIS.

[12] Environmental Information Profile Data Sheet, Canadian Pulp and

Paper Association.

[13] WINTERS, J., EPA 742 - R - 98 - 099. 1998, Environmental

labeling - Issues, Policies and Practices Worldwide.

[14] ASTM E917 - 9 - 1994, Practice for measuring life - cycle cost of

building systems.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN ISO 14040: 2000

Quản lý môi trường - ðánh giá chu trình sống của sản phẩm -

Nguyên tắc và khuôn khổ

Environmental Management - Lìe Cycle Assessment - Principles and

framework

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy ñịnh khuôn khổ, các nguyên tắc và yêu cầu chung

cho việc thực hiện và báo cáo các nghiên cứu về ñánh giá chu trình sống. Tiêu

chuẩn này không mô tả chi tiết kỹ thuật ñánh giá chu trình sống.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN ISO 14041: 2000 (ISO 14041: 1998) ***: Quản lý môi trường -

ðánh giá chu trình sống của sản phẩm - Xác ñịnh mục tiêu, phạm vi và phân

tích kiểm kê.

3. ðịnh nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các ñịnh nghĩa sau ñây:

3.1. Sự phân ñịnh (allocation)

Việc phân chia các dòng ñầu vào và ñầu ra của quá trình ñơn lẻ trong

hệ thống sản phẩm ñược nghiên cứu/

3.2. Xác nhận so sánh (comparative assertion)

Công bố về môi trường liên quan ñến tính chất trội hơn hoặc tương

ñương của một sản phẩm so sánh sản phẩm cạnh tranh có cùng chức năng.

3.3. Dòng cơ bản (elementary flow)

(1) Vật liệu hoặc năng lượng ñưa vào hệ thống nghiên cứu, ñã ñược

khai thác từ môi trường nhưng trước ñó chưa bị con người làm biến ñổi.

(2) Vật liệu hoặc năng lượng ñưa ra khỏi hệ thống nghiên cứu, ñược

thải vào môi trường và sau ñó không bị con người làm biến ñổi.

3.4. Khía cạnh môi trường (environmental aspects)

Yếu tố của các hoạt ñộng, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức có thể

có tác ñộng qua lại với môi trường.

3.5. ðơn vị chức năng (functional unit)

ðặc tính ñịnh lượng của hệ thống sản phẩm ñược sử dụng như là một

ñơn vị chuẩn nghiên cứu ñánh giá chu trình sống.

3.6. ðầu vào (input)

Vật liệu hoặc năng lượng ñưa vào một quá trình ñơn vị.

3.7. Bên hữu quan (interested party)

Cá nhân hoặc nhóm có liên quan ñến hoặc bị ảnh hưởng bởi kết quả

hoạt ñộng môi trường của hệ thống sản phẩm, hoặc là bởi các kết quả của

ñánh giá chu trình sống;

3.8. Chu trình sống (life cycle)

Các giai ñoạn phối hợp và liên quan với nhau của hệ thống sản phẩm,

từ việc thu thập các nguyên liệu thô hoặc các tài nguyên thiên nhiên ñến việc

thải bỏ cuối cùng.

3.9. ðánh giá chu trình sống (life cycle assessment)

Thu thập và ñánh giá ñầu vào, ñầu ra và các tác ñộng môi trường tiềm

ẩn của hệ thống sản phẩm trong suốt chu trình của nó.

3.10. ðánh giá tác ñộng chu trình sống (life cycle impacts

assessment)

Giai ñoạn ñaán giá chu trình sống ñể hiểu và ñánh giá quy mô và tầm

quan trọng của các tác ñộng môi trường tiềm ẩn của hệ thống sản phẩm.

3.11.Diễn giải chu trình sống (life cycle interpretation)

Giai ñoạn ñánh giá chu trình sống trong ñó các phát hiện của các phân

tích kiểm kê hoặc các ñánh giá tác ñộng, hoặc cả hai, ñược kết hợp một cách

nhất quán với mục tiêu và phạm vi ñã ñược xác ñịnh ñể ñưa ra các kết luận và

kiến nghị.

3.12. Phân tích kiểm kê chu trình sống (life cycle inventory

analysis)

Giai ñoạn ñánh giá chu trình sống bao gồm việc thu thập và lượng hoá

các ñầu vào và ñầu ra ñối với hệ thống sản phẩm ñược ñịnh trước trong suốt

chu trình sống của nó.

3.13. ðầu ra (output)

Nguyên liệu hoặc năng lượng ra khỏi một quá trình ñơn vị.

Chú thích - Nguyên liệu có thể gồm nguyên liệu thô, bán sản phẩm, sản

phẩm, khí thải và chất thải.

3.14. Bên thực hiện ñánh giá (practitioner)

Một cá nhân hoặc nhóm thực hiện việc ñánh giá chu trình sống.

3.15. Hệ thống sản phẩm (product system)

Một tập hợp của các quá trình ñơn vị ñược kết nối với nhau về nguyên

vật liệu và năng lượng ñể thực hiện một hoặc nhiều chức năng xác ñịnh.

Chú thích - Trong tiêu chuẩn này thuật ngữ "sản phẩm" ñược dùng bao

hàm không những trong các hệ thống sản phẩm mà có thể cả trong các hệ

thống dịch vụ.

3.16. Nguyên liệu thô (raw material)

Nguyên liệu chính hoặc nguyên liệu phụ sử dụng ñể sản xuất ra sản

phẩm.

3.17. Ranh giới hệ thống (system boundary)

Phân giới giữa một hệ thống sản phẩm và môi trường với các hệ thống

sản phẩm khác.

3.18. Tính minh bạch (transparency)

Việc trình bày các thông tin một cách cởi mở, toàn diện và dễ hiểu.

3.19. Quá trình ñơn vị (unit process)

Phần nhỏ nhất của hệ thống sản phẩm mà từ ñó các liệu ñược thu thập

khi thực hiện ñánh giá chu trình sống.

3.20. Chất thải (waste)

Bất cứ ñầu ra nào bị thải bỏ từ hệ thống sản phẩm.

4. Mô tả chung về ðGCTS

4.1. Các ñặc trưng chính của ðGCTS

Danh mục dưới ñây tóm tắt một số các ñặc trưng cơ bản của phương

pháp về ðGCTS.

- Các nghiên cứu ðGCTS phải ñề cập một cách thích hợp và có hệ

thống các khía cạnh môi trường của các hệ thống sản phẩm, từ thu nhập

nguyên liệu thô ñến thải bỏ cuối cùng;

- Mức ñộ chi tiết và khuôn khổ thời gian của việc nghiên cứu ðGCTS

có thể rất khác nhau, tuỳ thuộc vào việc xác ñịnh mục ñích và phạm vi.

- Phạm vi, các giả thiết, sự mô tả chất lượng dữ liệu, phương pháp luận

và các kết quả nghiên cứu ðGCTS phải minh bạch. Các nghiên cứu ðGCTS

phải thảo luận và tài liệu hoá các nguồn dữ liệu, và phải ñược thông tin một

cách thích hợp và rõ ràng.

- Việc chuẩn bị dự phòng phải ñược thực hiện phụ thuộc vào việc dự

kiến áp dụng các nghiên cứu ðGCTS, tôn trọng các vấn ñề thuộc về sở hữu

và bảo mật.

- Phương pháp luận về ðGCTS phải tính ñến các phát minh khoa học

mới và các tiến bộ công nghệ phù hợp với trình ñộ khoa học kỹ thuật hiện

hành.

- Công khai cho công chúng các yêu cầu cụ thể ñược áp dụng cho

nghiên cứu ðGCTS sử dụng cho việc lập xác nhận so sánh.

- Không có cơ sở khoa học cho việc giảm các kết quả ðGCTS xuống

một số hoặc một tỷ số mang tính tổng thể, sự lựa chọn ñược mất và sự phức

tạp tồn tại ñối với hệ thống ñược phân tích ở các giai ñoạn khác nhau của chu

trình sống.

- Không có một phương pháp riêng nào ñể thực hiện việc nghiên cứu

ðGCTS. Các tổ chức phải có sự linh hoạt ñể thực hiện việc ñánh giá một cách

thực tế như ñã ñưa ra trong tiêu chuẩn này, dựa trên việc áp dụng cụ thể và

yêu cầu của người sử dụng.

4.2. Các giai ñoạn của ðGTCS

ðánh giá chu trình sống phải bao gồm việc xác ñịnh mục tiêu và phạm

vi, phân tích kiểm kê, ñánh giá tác ñộng và diễn giải các kết quả như ñược

minh hoạ trong hình 1.

Các kết quả ðGCTS có thể là các ñầu vào hữu dụng cho các quá trình

ra các quyết ñịnh khác nhau. Việc áp dụng các ðGCTS như các ví dụ ñưa ra

trong hình 1 là nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này.

Việc nghiên cứu kiểm kê chu trình sống phải bao gồm việc xác ñịnh

mục tiêu và phạm vi, phân tích kiểm kê và thể hiện các kết quả. Các yêu cầu

và kiến nghị của tiêu chuẩn này, loại trừ các ñiều khoản về ñánh giá tác ñộng,

cũng áp dụng cho việc nghiên cứu kiểm kê chu trình sống.

Hình 1 - Các giai ñoạn ðGCTS

5. Khuôn khổ của phương pháp luận

Bổ sung cho các yêu cầu chung ñược liệt kê dưới ñây, là yêu cầu của

tiêu chuẩn này về việc xác ñịnh mục tiêu, phạm vi và kiểm kê phù hợp với các

ñiều khoản tương ứng của TCVN ISO 14041: 2000 (ISO 14041: 1998).

Khu«n khæ ®¸nh gi¸ chu tr×nh sèng

øng dông trùc tiÕp: - ThiÕt kÕ vµ c¶i tiÕn

s¶n phÈm - X©y dùng kÕ ho¹ch

chiÕn l−îc - X©y dùng chÝnh - S¸ch céng ®ång - TiÕp thÞ - C¸c øng dông kh¸c

X¸c ®Þnh môc tiªu vµ ph¹m vi

Ph©n tÝch kiÓm kª

§¸nh gi¸ t¸c ®éng

DiÔn gi¶i

5.1. Xác ñịnh mục tiêu và phạm vi

Mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu ðGCTS phải ñược xác ñịnh một

cách rõ ràng và nhất quán với việc ứng dụng dự kiến.

5.1.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu ðGTS phải công bố rõ ràng việc ứng dụng dự

kiến, các lý do thực hiện việc nghiên cứu và ñộc giả dự kiến, tức là những

người sẽ dự kiến ñược thông tin về những kết quả nghiên cứu.

5.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Khi xác ñịnh phạm vi nghiên cứu ðGCTS, các mục sau ñây cần phải

ñược xem xét và mô tả một cách rõ ràng:

- chức năng của hệ thống sản phẩm hoặc các hệ thống, trong trường

hợp nghiên cứu so sánh;

- ñơn vị chức năng;

- hệ thống sản phẩm ñược nghiên cứu;

- ranh giới của hệ thống sản phẩm;

- các thủ tục phân ñịnh;

- các loại tác ñộng và phương pháp luận ñánh giá tác ñộng và phần diễn

giải kèm theo ñược sử dụng;

- yêu cầu về dữ liệu;

- các giả thiết;

- các hạn chế'

- các yêu cầu về chất lượng dữ liệu ban ñầu;

- kiểu xem xét phản biện, nếu có;

- loại và mẫu báo cáo yêu cầu ñối với việc nghiên cứu.

Phạm vi phải ñược xác ñịnh một cách ñầy ñủ ñể ñảm bảo rằng bề rộng,

chiều sâu và các chi tiết của việc nghiên cứu và tương thích và ñủ ñể tiếp cận

ñến mục tiêu ñã công bố.

ðGCTS là một kỹ thuật lặp ñi lặp lại. Vì vậy, phạm vi của nghiên cứu

có thể ñược sửa ñổi khi việc nghiên cứu ñược thực hiện trong ñiều kiện có

những thông tin bổ sung.

5.2.1.Chức năng và ñơn vị chức năng

Phạm vi của nghiên cứu ðGCTS phải xác ñịnh một cách rõ ràng các

chức năng của hệ thống ñang ñược nghiên cứu. Một ñơn vị chức năng là một

thước ño các tính năng ñầu ra theo chức năng của hệ thống sản phẩm. Mục

ñích ñầu tiên của ñơn vị chức năng là cung cấp các chuẩn có liên quan ñến

các ñầu vào và ñầu ra. Các chuẩn này là cần thiết ñể ñảm bảo tính so sánh

ñược các kết quả ðGCTS. Tính so sánh ñược của các kết quả ðGCTS là ñặc

biệt quan trọng khi các hệ thống khác nhau ñược ñánh giá ñể ñảm bảo rằng sự

so sánh như vậy ñã ñược thực hiện trên cơ sở chung.

Một hệ thống có thể có một số chức năng và mỗi chức năng ñược chọn

ñể nghiên cứu ñều phụ thuộc vào mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu. Các

ñơn vị chức năng có liên quan sẽ phải ñược xác ñịnh và có thể ño ñược.

Ví dụ: ðơn vị chức năng ñối với hệ thống sơn có thể ñược xác ñịnh như

là một ñơn vị bề mặt ñược bảo vệ trong một khoảng thời gian xác ñịnh.

5.1.2.2. Ranh giới hệ thống

Ranh giới hệ thống xác ñịnh các quá trình ñơn vị phải ñược ñưa vào

ðGCTS.

Các yếu tố xác ñịnh ranh giới hệ thống, bao gồm việc ứng dụng dự kiến

của nghiên cứu, giả thiết ñược ñưa ra, các chuẩn cứ bị loại bỏ, các hạn chế dữ

liệu và chi phí và các ñộc giả dự kiến.

Việc chọn các ñầu vào và ñầu ra, mức ñộ tập hợp trong một phạm trù

dữ liệu, và mô hình hoá hệ thống phải nhất quán với mục tiêu nghiên cứu. Hệ

thống phải ñược mô hình hoá sao cho các ñầu vào và ñầu ra tại các ranh giới

của chúng ñều là các dòng cơ bản.

Các chuẩn cứ sử dụng trong việc thiết lập ranh giới hệ thống sẽ phải

ñược xác ñịnh và thuyết minh trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu. Các

nghiên cứu ðGCTS sử dụng ñể thực hiện xác nhận so sánh công khai cho

công chúng phải thực hiện việc phân tích các dòng nguyên liệu và năng lượng

ñể xác ñịnh việc ñưa chúng vào phạm vi nghiên cứu.

5.1.2.3. Các yêu cầu về chất lượng dữ liệu

Các yêu cầu về chất lượng dữ liệu xác ñịnh trong các thuật ngữ chung

các ñặc tính của dữ liệu cần cho việc nghiên cứu. Các yêu cầu về chất lượng

dữ liệu phải ñược xác ñịnh ñể có thể ñáp ứng ñược các mục tiêu và phạm vi

của nghiên cứu ðGCTS. Các yêu cầu về chất lượng dữ liệu cần phải ñề cập

ñến:

- khoảng thời gian

- phạm vi ñịa lý

- phạm vi công nghệ

- sự chính xác, tính ñồng bộ và tính ñại diện của dữ liệu

- tính nhất quán và khả năng tái lập của các phương pháp ñược sử dụng

trong suốt quá trình ðGCS

- các nguồn dữ liệu và tính ñại diện của chung

- ñộ không ñảm bảo của thông tin

- các yêu cầu về chất lượng dữ liệu nêu trên phải ñược ñề cập tới ở

những nơi mà việc nghiên cứu ñược sử dụng ñể hỗ trợ cho sự xác nhận so

sánh.

5.1.2.4. Sự so sánh giữa các hệ thống

Trong các nghiên cứu so sánh, sự tương ñương của các hệ thống ñược

so sánh sẽ phải ñược ñánh giá trước khi thể hiện các kết quả. Các hệ thống sẽ

ñược so sánh sử dụng cùng một ñơn vị chức năng và các xem xét theo phương

pháp luận tương ñương, như hoạt ñộng, ranh giới hệ thống, chất lượng dữ

liệu, các thủ tục phân ñịnh, các nguyên tắc quyết ñịnh về ñánh giá các ñầu vào

và ñầu ra và ñánh giá tác ñộng. Bất cứ sự khác nhau nào giữa các hệ thống về

các thông số này sẽ phải ñược xác ñịnh và báo cáo.

Trong trường hợp các xác nhận so sánh ñược công khai công chúng,

việc ñánh giá này sẽ ñược thực hiện phù hợp với quá trình xem xét phản biện

của ñiều 7.3.3. Yêu cầu khác ñối với các xác nhận so sánh ñược công khai

cho công chúng là việc ñánh giá tác ñộng sẽ phải ñược thực hiện.

5.1.2.5. Xem xét phản biện

Việc xem xét phản biện là kỹ thuật ñể thẩm tra xem nghiên cứu

ðGCTS có ñáp ứng ñược các yêu cầu của tiêu chuẩn này về phương pháp

luận, dữ liệu và báo cáo hay chưa, có cần thực hiện các xem xét phản biện

không và như thế nào, và ai sẽ thực hiện việc xem xét này, phải ñược xác ñịnh

trong phạm vi của nghiên cứu.

Nhìn chung, các xem xét phản biện của ðGCTS là tuỳ chọn và có thể

sử dụng bất kỳ sự lựa chọn phương pháp xem xét nào ñược mô tả trong ñiều

7.3.

Việc xem xét phản biện thực hiện cho nghiên cứu ðGCTS ñược sử

dụng ñể làm xác nhận so sánh ñược công khai cho công chúng và sẽ khai thác

quá trình xem xét phản biện ñược mô tả tại ñiều 7.5.3.

5.2. Phân tích kiểm kê chu trình sống

5.2.1. Mô tả chung về kiểm kê chu trình sống

Phân tích kiểm kê bao gồm việc chọn dữ liệu và các quy trình tính toán

ñể ñịnh lượng các ñầu vào và ñầu ra của hệ thống sản phẩm. Các ñầu vào và

ñầu ra này có thể bao gồm việc sử dụng các nguồn lực và sự thải vào không

khí, nước và ñất có liên quan ñến hệ thống. Các diễn giải có thể ñược dựa trên

các dữ liệu này, phụ thuộc vào các mục tiêu và phạm vi của ðGCTS. Các dữ

liệu này cũng tạo ra ñầu vào cho việc ñánh giá tác ñộng chu trình sống.

Quá trình thực hiện phân tích kiểm kê là lặp ñi lặp lại. Do dữ liệu ñược

thu thập và ñược biết nhiều hơn về hệ thống, các yêu cầu dữ liệu mới hoặc các

hạn chế ñược nhận biết ñòi hỏi sự thay ñổi trong các quy trình thu thập dữ

liệu ñể các mục tiêu nghiên cứu vẫn ñược ñảm bảo. ðôi khi, các vấn ñề có thể

ñược xác ñịnh cũng ñòi hỏi việc soát xét lại mục tiêu hoặc là phạm vi nghiên

cứu.

5.2.2. Thu thập dữ liệu và các quy trình tính toán

Các dữ liệu về số lượng và chất lượng ñưa vào kiểm kê sẽ ñược thu

thập cho từng quá trình ñơn vị nằm trong danh giới của hệ thống.

Các quy trình sử dụng ñối với việc thu thập dữ liệu có thể khác nhau

phụ thuộc vào phạm vi, quá trình ñơn vị hoặc ứng dụng dự kiến của nghiên

cứu.

Việc thu thập các dữ liệu có thể là quá trình tập trung nguồn lực.

Những trở ngại thực tế trong việc thu thập dữ liệu phải ñược xem xét trong

phạm vi nghiên cứu và phải ñược lập thành văn bản trong báo cáo nghiên cứu.

Một số cân nhắc tính toán quan trọng ñược mô tả như sau:

- các thủ tục phân ñịnh là cần thiết khi có quan hệ ñến các hệ thống

gồm các sản phẩm ña dạng (ví dụ như các sản phẩm ña dạng làm từ nhà máy

lọc dầu). Các dòng nguyên vật liệu và năng lượng cũng như các chất thải ra

môi trường ñi theo sẽ phải ñược phân ñịnh theo các sản phẩm khác nhau theo

các quy trình ñã ñược công bố rõ ràng, các quy trình này phải ñược lập thành

văn bản và chứng minh là ñúng.

- việc tính toán dòng năng lượng phải tính ñến các nguồn nhiên liệu

khác nhau và ñiện năng ñược sử dụng, hiệu suất của việc biến ñổi và phân

phối dòng năng lượng cũng như các ñầu vào và ñầu ra liên quan ñến việc tạo

ra và sử dụng dòng năng lượng ñó.

5.3. ðánh giá tác ñộng của chu trình sống

Giai ñoạn ñánh giá tác ñộng của ðGCTS là nhằm dánh giá mức ñộ

quan trọng của các tác ñộng môi trường tiềm ẩn bằng cách sử dụng các kết

quả của phân tích kiểm kê chu trình sống.Nói chung, quá trình này ñòi hỏi

phải kết hợp các dữ liệu kiểm kê với các tác ñộng môi trường cụ thể và cố

gắng hiểu ñược các tác ñộng ñó. Mức ñộ chi phí, sự lựa chọn các tác ñộng

ñược ñánh giá và các phương pháp luận ñược sử dụng phụ thuộc vào mục tiêu

và phạm vi nghiên cứu.

Việc ñánh giá này có thể bao gồm quá trình xem xét ñược lặp ñi lặp lại

ñối với các mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ðGCTS ñể xác ñịnh khi nào các

mục tiêu của việc nghiên cứu ñã ñạt ñược, hoặc là ñiều chỉnh lại mục tiêu và

phạm vi nếu như việc ñánh giá cho thấy rằng chúng không thể thực hiện

ñược.

Giai ñoạn ñánh giá tác ñộng có thể gồm các thành phần sau ñây:

- ấn ñịnh các dữ liệu kiểm kê cho các cấp loại tác ñộng (phân loại);

- mô hình hoá các dữ liệu kiểm kê trong các cấp loại tác ñộng (ñặc tính

hoá);

- tập hợp các kết quả trong những trường hợp hết sức cụ thể và chỉ khi

nào nó có ý nghĩa (lượng hoá).

Chú thích - Dữ liệu trước khi lượng hoá phải ñược giữ nguyên giá trị.

Khuôn khổ phương pháp luận và khoa học ñối với ñánh giá tác ñộng

còn ñang ñược xây dựng. Các mô hình ñối với các cấp loại tác ñộng ở các giai

ñoạn xây dựng khác nhau. Không có các phương pháp luận ñược chấp nhận

chung cho các dữ liệu kiểm kê một cách toàn diện và chính xác với các tác

ñộng môi trường tiềm ẩn cụ thể.

Có sự chủ quan trong giai ñoạn ñánh giá tác ñộng chu trình sống như

lựa chọn, mô hình hoá và ñánh giá các loại tác ñộng. Vì vậy, sự minh bạch là

chuẩn cứ ñối với việc ñánh giá tác ñộng ñể ñảm bảo rằng các giả thiết ñược

mô tả và báo cáo một cách rõ ràng.

5.4. Diễn giải chu trình sống

Diễn giải là một giai ñoạn của ðGCTS trong ñó các phát hiện từ việc

phân tích kiểm kê và ñánh giá tác ñộng ñược kết hợp với nhau, hoặc là chỉ các

phát hiện của việc phân tích kiểm kê, trong trường hợp nghiên cứu kiểmkê

chu trình sống, là nhất quán với mục tiêu và phạm vi ñược xác ñịnh ñể ñạt

ñược các kết luận và các kiến nghị.

Các phát hiện của việc diễn giải này có thể hình thành các kết luận và

các kiến nghị cho các nhà hoạch ñịnh chính sách, nhất quán với mục tiêu và

phạm vi của việc nghiên cứu.

Giai ñoạn diễn giải có thể gồm quá trình xem xét và soát xét lại liên tục

phạm vi ðGCTS cũng như bản chất và chất lượng của dữ liệu ñược thu thập

nhất quán với mục tiêu ñã ñược xác ñịnh.

Các phát hiện của giai ñoạn diễn giải phải phản ánh ñược các kết quả

của bất kỳ sự phân tích nhậy cảm nào ñược thực hiện.

Mặc dù các quyết ñịnh và hành ñộng tiếp theo có thể kết hợp chặt chẽ

với các liên quan về môi trường ñược xác ñịnh trong các phát hiện của việc

diễn giải, chúng vẫn nằm trong phạm vi nghiên cứu ðGCTS, vì các yếu tố

khác như các ñặc tính kỹ thuật, các khía cạnh kinh tế và xã hội cũng ñược cân

nhắc tới.

6. Báo cáo

Các kết quả của ðGCTS sẽ phải ñược báo cáo một cách công bằng, ñầy

ñủ và chính xác cho các ñộc giả dự kiến. Loại và mẫu báo cáo sẽ ñược xác

ñịnh trong giai ñoạn xác ñịnh phạm vi của việc nghiên cứu.

Các kết quả, dữ liệu, phương pháp, các giả thiết và hạn chế cần phải

minh bạch và trình bày ñủ chi tiết ñể người ñọc có thể hiểu ñược các phức tạp

và sự lựa chọn ñược mất vốn có trong nghiên cứu ðGCTS. Báo cáo sẽ cũng

sẽ cho phép các kết quả và diễn giải ñược sử dụng sao cho nhất quán với các

mục tiêu của nghiên cứu.

Khi các kết quả của ðGCTS ñược thông tin cho mọi bên thứ ba, nghĩa

là bên hữu quan khác với cơ sở ñược uỷ quyền hoặc là cơ sở thực hành nghiên

cứu, bất kể là dưới hình thức thông tin nào, bên thứ ba ñó phải chuẩn bị bản

báo cáo. Báo cáo nay sẽ lập thành tài liệu tham khảo và sẽ phải sẵn sàng cho

bất kỳ bên thứ ba nào ñược thông tin.

Báo cáo của bên thứ ba sẽ bao gồm các khía cạnh sau ñây:

a) các khía cạnh chung:

1) cơ sở ñược uỷ quyền ðGCTS, Bên thực hiện ðGCTS (nội bộ hoặc

bên ngoài);

2) ngày báo cáo;

3) công bố rằng việc nghiên cứu ñã ñược thực hiện theo các yêu cầu

của tiêu chuẩn này.

b) xác ñịnh mục tiêu và phạm vi;

c) phân tích kiểm kê chu trình sống: thu thập dữ liệu và các quy trình

tính toán;

d) ñánh giá tác ñộng chu trình sống: Phương pháp luận và các kết quả

của ñánh giá tác ñộng ñã ñược thực hiện;

e) diễn giải chu trình sống:

1) các kết quả;

2) các giả thiết và các hạn chế liên quan tới việc diễn giải các kết quả,

cả phương pháp luận lẫn các dữ liệu có liên quan;

3) ñánh giá chất lượng dữ liệu.

f) xem xét phản biện:

1) họ tên và xác ñịnh tư cách của người phản biện;

2) báo cáo phản biện;

3) ñáp ứng các kiến nghị.

ðối với các xác nhận so sánh, các vấn ñề sau ñây cũng sẽ ñược ñề cập

tới bằng báo cáo:

- phân tích các dòng nguyên vật liệu và năng lượng ñể ñiều chỉnh ñưa

vào hoặc ñưa ra;

- ñánh giá tính chính xác, tính ñầy ñủ và tính ñại diện của các dữ liệu

ñược sử dụng;

- mô tả sự tương ñương của các hệ thống ñược so sánh theo ñiều

5.1.2.4;

- mô tả quá trình xem xét phản biện.

7. Xem xét phản biện

7.1. Mô tả chung việc xem xét phản biện

Quá trình xem xét phản biện phải ñảm bảo rằng:

- các phương pháp sử dụng ñể thực hiện ðGCTS là nhất quán với tiêu

chuẩn này;

- phương pháp sử dụng ñể thực hiện ðGCTS là có giá trị về mặt khoa

học và kỹ thuật.

- dữ liệu sử dụng là thích hợp và hợp lý trong mối quan hệ với mục tiêu

và phạm vi của nghiên cứu;

- việc diễn giải phải phản ánh ñược những giới hạn và mục tiêu nghiên

cứu;

- báo cáo nghiên cứu phải minh bạch và nhất quán.

Do tiêu chuẩn này không quy ñịnh các yêu cầu về mục tiêu hoặc việc

sử dụng ðGCTS, nên việc xem xét phản biện không nhất thiết phải kiểm tra,

xác nhận mục tiêu của ðGCTS, hoặc là việc sử dụng các kết quả ðGCTS.

Phạm vi và loại hình phản biện mong muốn phải ñược xác ñịnh ngay

trong giai ñoạn xem xét phạm vi nghiên cứu ðGCTS.

7.2. Nhu cầu xem xét phản biện

Việc xem xét phản biện có thể tạo thuận lợi cho việc hiểu và nâng cao

ñộ tin cậy của các nghiên cứu ðGCTS, ví dụ như bằng cách huy ñộng sự

tham gia của các bên hữu quan.

Việc sử dụng các kết quả ðGCTS ñể hỗ trợ cho các xác nhận so sánh

làm nảy sinh các vấn ñề cụ thể và yêu cầu phải xem xét phản biện, vì việc ứng

dụng này có thể tác ñộng ñến các bên hữu quan bên ngoài của nghiên cứu

ðGCTS. ðể hạn chế sự hiểu sai hoặc giảm các tác ñộng bất lợi ñến các bên

hữu quan bên ngoài, việc xem xét phản biện sẽ phải ñược thực hiện cho việc

nghiên cứu ðGCTS mà các kết quả ñược sử dụng ñể hỗ trợ cho các xác nhận

so sánh.

Tuy nhiên, thực tế là việc xem xét phản biện, không có mục ñích nào

khác, là phải bao hàm việc chứng thực mọi xác nhận so sánh dựa trên nghiên

cứu ðGCTS.

7.3. Quá trình xem xét phản biện

Nếu như nghiên cứu ðGCTS ñược xem xét phản biện, phạm vi xem xét

phải ñược xác ñịnh ngay trong giai ñoạn xác ñịnh mục tiêu và phạm vi nghiên

cứu. Phạm vi phải xác ñịnh ñược tại sao việc xem xét phản biện cần ñược

thực hiện, nó bao gồm những gì và chi tiết với mức ñộ nào, và ai cần phải mời

tham gia trong quá trình này.

Các thoả thuận bảo mật về nội dung của nghiên cứu ðGCTS phải ñược

ñưa vào khi cần thiết.

7.3.1. Xem xét của chuyên gia nội bộ

Xem xét phản biện có thể thực hiện trong khuôn khổ nội bộ. Trong

trường hợp như vậy, nó sẽ ñược chuyên gia nội bộ, ñộc lập với việc nghiên

cứu ðGCTS thực hiện.

Chuyên gia này phải hiểu biết các yêu cầu của tiêu chuẩn này và có

trình ñộ chuyên môn khoa học và kỹ thuật cần thiết.

Kết quả phản biện phải do người thực hiện nghiên cứu ðGCTS chuẩn

bị và sau ñó ñược chuyên gia nội bộ, ñộc lập xem xét lại. Kết quả phản biện

cũng có thể hoàn toàn do chuyên gia nội bộ, ñộc lập chuẩn bị.

Kết quả phản biện sẽ phải ñược ñưa vào trong báo cáo nghiên cứu

ðGCTS.

7.3.2. Xem xét của chuyên gia bên ngoài

Việc xem xét phản biện có thể do bên ngoài thực hiện. Trong trường

hợp như vậy, nó sẽ do chuyên gia bên ngoài, ñộc lập với nghiên cứu ðGCTS

thực hiện.

Chuyên gia này phải hiểu biết các yêu cầu của tiêu chuẩn này và có

trình ñộ chuyên môn khoa học và kỹ thuật cần thiết.

Kết quả phản biện phải do người thực hiện nghiên cứu ðGCTS chuẩn

bị và sau ñó ñược chuyên gia bên ngoài, ñộc lập xem xét lại. Kết quả phản

biện cũng có thể hoàn toàn do chuyên gia bên ngoài, ñộc lập chuẩn bị.

Kết quả phản biện, các góp ý của bên thực hiện ñánh giá và mọi ý kiến

phản hồi ñối với các kiến nghị của người phản biện sẽ phải ñược ñưa vào báo

cáo nghiên cứu ðGCTS.

7.3.3. Việc xem xét bởi các bên hữu quan

Trưởng nhóm chuyên gia xem xét do chính bên ñặt hàng nghiên cứu

lựa chọn từ các chuyên gia ñộc lập bên ngoài. Dựa trên mục tiêu, phạm vi và

kinh phí hiện có cho việc xem xét, trưởng nhóm sẽ chọn các chuyên gia có

trình ñộ, ñộc lập khác tham gia xem xét.

Cuộc họp xem xét này có thể có sự tham gia của các bên hữu quan khác

chịu ảnh hưởng của các kết luận ñược ñưa ra từ việc nghiên cứu ðGCTS, ví

dụ như các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các cơ sở cạnh

tranh.

Công bố về sự xem xét và báo cáo của cuộc họp xem xét cũng như các

góp ý của chuyên gia và mọi ý kiến phản hồi ñối với các kiến nghị của người

thực hiện việc xem xét hoặc của cuộc họp, sẽ phải ñược ñưa vào báo cáo

nghiên cứu ðGCTS.

Phụ lục A

(tham khảo)

Tài liệu tham khảo

(1) ISO 14042: - ****, Quản lý môi trường - ðánh giá chu trình sống -

ðánh giá tác ñộng của chu trình. (Environmental management - Life cycle

assessment - Life cycle impact assessment). sống.

(2) ISO 14043: - ****, Quản lý môi trường - ðánh giá chu trình sống -

Thể hiện chu trình sông. (Environmental management - Life cycle assessment

- Life cycle interpretation).

--------------------------

*** Sẽ ñược ban hành

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN ISO 14041: 2000

Quản lý môi trường - ðánh giá chu trình sống của sản phẩm -

Xác ñịnh mục tiêu, phạm vi và phân tích kiểm kê

Environmental management - Life cycle assessment - Goal and scope

definition and inventory analysis

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này bổ sung cho tiêu chuẩn TCVN ISO 14040, nhằm xác

ñịnh các yêu cầu và các quy trình cần thiết ñối với việc thu thập và chuẩn bị

cho việc xác ñịnh mục tiêu, phạm vi ñánh giá chu trình sống (ðGCTS) thực

hiện, diễn giải và báo cáo phân tích kiểm kê chu trình sống (PTKKCTS).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN ISO 14040: 2000 (ISO 14040: 1997) Quản lý môi trường -

ðánh giá chu trình sống của sản phẩm - Nguyên tắc và khuôn khổ.

3. Thuật ngữ và ñịnh nghĩa

Các thuật ngữ và ñịnh nghĩa cho trong TCVN ISO 14040: 2000 (ISO

14040: 1997) và các thuật ngữ dưới ñây ñược áp dụng trong tiêu chuẩn này:

3.1.

ðầu vào phụ trợ (ancillary input)

Nguyên liệu ñầu vào ñược sử dụng bởi quá trình ñơn vị ñể sản xuất sản

phẩm, nhưng không tạo thành một phần cấu thành của sản phẩm.

Ví dụ: Chất xúc tác (catalyst)

3.2.

Sản phẩm ñồng hành (coproduct)

Bất cứ hai hoặc nhiều hơn sản phẩm ñược sản xuất từ cùng một quá

trình ñơn vị.

3.3.

Chất lượng dữ liệu (data quality)

Các ñặc tính của dữ liệu có liên quan tới khả năng của chúng ñể thoả

mãn các yêu cầu ñã công bố.

3.4.

Dòng năng lượng (energy flow)

ðầu vào hoặc ñầu ra từ quá trình ñơn vị hoặc hệ thống sản phẩm ñược

tính bằng ñơn vị năng lượng.

Chú thích - Dòng năng lượng ñầu vào có thể ñược gọi là năng lượng

ñầu vào; dòng năng lượng ñầu ra có thể ñược gọi là năng lượng ñầu ra.

3.5.

Năng lượng tích trữ (feedstock energy)

Nhiệt cháy các nguyên liệu thô ñầu vào cho hệ thống sản phẩm mà

không ñược sử dụng làm nguồn năng lượng cho

Chú thích - ðiều này ñược thể hiện trong các thuật ngữ về nhiệt trị cao

hơn hoặc nhiệt trị thấp hơn.

3.6.

Sản phẩm cuối cùng (final product)

Sản phẩm không yêu cầu phải biến ñổi bổ sung trước khi sử dụng.

3.7.

Phát thải nhất thời (fugitive emission)

Sự phát thải không kiểm soát ra không khí, nước và ñất.

3.8.

Sản phẩm trung gian (intermediate product)

ðầu vào hoặc ñầu ra từ một quá trình ñơn vị yêu cầu phải có sự biến

ñổi tiếp theo.

3.9.

Năng lượng quá trình (process energy)

Năng lượng ñầu vào cần cho một quá trình ñơn vị ñể vận hành một quy

trình hoặc thiết bị trong quá trình không kể năng lượng ñầu vào dùng cho sản

xuất và phân phối năng lượng này.

3.10.

Dòng chuẩn (reference flow)

Việc ño các ñầu ra cần thiết từ các quá trình trong một hệ thống sản

phẩm ñã cho ñể thực hiện chức năng thông qua ñơn vị chức năng.

3.11.

Phân tích nhạy cảm (sensitivity analysis)

Quy trình có hệ thống ñể ñánh giá các tác ñộng ñến kết quả của việc

nghiên cứu theo các phương pháp và dữ liệu ñã chọn.

3.12.

Phân tích ñộ không ñảm bảo (uncertainty analysis)

Quy trình có hệ thống ñể tìm hiểu và lượng hoá ñộ không ñảm bảo của

kết quả phân tích kiểm kê chu trình sống do các tác ñộng tích luỹ của ñộ

không ñảm bảo của các ñầu vào và của các dữ liệu.

Chú thích - Các dải hoặc phân bố xác suất ñược sử dụng ñể xác ñịnh ñộ

không ñảm bảo trong các kết quả.

4. Các thành phần của PTKKCTS

4.1. Quy ñịnh chung

ðiều này mô tả thuật ngữ cơ bản và các thành phần của phân tích kiểm

kê chu trình sống.

4.2. Hệ thống sản phẩm

Hệ thống sản phẩm là tập hợp các quá trình ñơn vị có quan hệ với nhau

bằng các dòng sản phẩm trung gian tạo thành một hoặc nhiều chức năng xác

ñịnh. Hình 1 ñưa ra ví dụ về hệ thống sản phẩm. Việc mô tả hệ thống sản

phẩm bao gồm các quá trình ñơn vị, các dòng cơ bản, và các dòng sản phẩm

qua các ranh giới hệ thống (cả vào lẫn ra khỏi hệ thống), và dòng sản phẩm

trung gian trong hệ thống.

ðặc tính quan trọng của hệ thống sản phẩm ñược biểu thị bởi chức

năng của nó và nó không thể ñược xác ñịnh một cách ñơn ñộc dưới dạng sản

phẩm cuối cùng.

Hình 1 - Ví dụ về hệ thống sản phẩm ñối với phân tích kiểm kê

chu trình sống

4.3. Quá trình ñơn vị

Các hệ thống sản phẩm ñược chia nhỏ thành các quá trình ñơn vị (xem

hình 2). Các quá trình ñơn vị liên kết với nhau bằng các dòng sản phẩm trung

gian và/ hoặc là các chất thải ñể xử lý, liên kết với các hệ thống sản phẩm

khác bằng các dòng sản phẩm và ra môi trường bằng các dòng cơ bản.

Ví dụ về các dòng cơ bản ñược ñưa vào trong quá trình ñơn vị là dầu

thô và bức xạ mặt trời. Ví dụ về các dòng cơ bản ra khỏi quá trình ñơn vị là

các phát thải vào không khí, phát thải vào nước và bức xạ. Ví dụ về các dòng

sản phẩm trung gian là các nguyên liệu cơ bản và các cụm lắp ráp.

Hình 2 - Ví dụ về tập hợp các quá trình ñơn vị trong hệ thống sản phẩm

Việc chia hệ thống sản phẩm thành các quá trình ñơn vị thành phần sẽ

làm thuận lợi cho việc xác ñịnh các ñầu vào và ñầu ra của hệ thống sản phẩm.

Trong nhiều trường hợp, một số ñầu vào ñược sử dụng như là một thành phần

của sản phẩm ñầu ra, trong khi các ñầu vào khác (ñầu vào phụ trợ) ñược sử

dụng trong quá trình ñơn vị nhưng không phải là một phần của sản phẩm ñầu

ra. Một quá trình ñơn vị cũng tạo ra các ñầu ra khác (dòng cơ bản và/ hoặc

sản phẩm). Ranh giới của quá trình ñơn vị ñược xác ñịnh bởi mức ñộ chi tiết

của mô hình cần ñể ñáp ứng mục tiêu nghiên cứu.

Bởi vì hệ thống là hệ thống vật chất, nên mỗi một quá trình ñơn vị ñều

tuân thủ các ñịnh luật về bảo toàn khối lượng và năng lượng, sự cân bằng khối

lượng và năng lượng dùng ñể kiểm tra hữu hiệu tính ñúng ñắn của việc mô tả

một quá trình ñơn vị.

4.4. Các loại dữ liệu

Dữ liệu ñược thu thập, ño, tính toán, hoặc ñược ñánh giá, ñược dùng ñể

lượng hoá các ñầu vào và ñầu ra của quá trình ñơn vị. Các tiêu ñề chính mà

dữ liệu có thể ñược phân loại bao gồm:

- năng lượng ñầu vào, nguyên liệu ñầu vào, ñầu vào phụ trợ, các yếu tố

vật lý ñầu vào khác;

- sản phẩm;

- phát thải vào không khí, phát thải vào nước, phát thải vào ñất, các

khía cạnh môi trường khác.

Trong các mục này, từng loại dữ liệu sẽ ñược tiếp tục chi tiết hoá ñể

thoả mãn mục tiêu nghiên cứu. Ví dụ mục phát thải vào không khí, các loại

dữ liệu như monoxit cacbon, dioxit cacbon, oxit sulphua, oxit nitơ, v.v... có

thể ñược xác ñịnh riêng. Việc mô tả tiếp theo các loại dữ liệu ñược quy ñịnh

trong 5.3.4.

4.5. Mô hình hoá các hệ thống sản phẩm

Những nghiên cứu ðGCTS ñược thực hiện bằng việc xây dựng các mô

hình mô tả các yếu tố then chốt của các hệ thống vật chất. Thông thường, việc

nghiên cứu tất cả các mối quan hệ giữa tất cả các quá trình ñơn vị trong hệ

thống vật chất, hoặc là tất cả các mối quan hệ giữa hệ thống sản phẩm và môi

trường của hệ thống là không thực tế. Việc lựa chọn các yếu tố của hệ thống

vật chất ñể mô hình hoá phụ thuộc vào việc xác ñịnh mục tiêu và phạm vi

nghiên cứu. Các mô hình sử dụng phải ñược mô tả và các giả thiết nằm dưới

sự lựa chọn ñó phải ñược xác ñịnh. Việc mô tả thêm nữa ñược quy ñịnh trong

ñiều 5.3.3. và 5.3.5.

5. Xác ñịnh mục tiêu và phạm vi

5.1. Quy ñịnh chung

Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ðGCTS phải ñược xác ñịnh rõ ràng và

nhất quán với việc ứng dụng dự kiến, áp dụng các yêu cầu của ñiều 5.1,

TCVN ISO 14040: 2000 (ISO 14040: 1997).

5.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu ðGCTS phải công bố rõ ràng về ứng dụng dự

kiến, lý do tiến hành việc nghiên cứu và ñộc giả dự kiến, tức là những người

dự kiến sẽ ñược thông tin về các kết quả nghiên cứu.

5.3. Phạm vi nghiên cứu

5.3.1. Quy ñịnh chung

Phạm vi nghiên cứu phải xem xét tất cả các mục có liên quan phù hợp

với ñiều 5.1.2 của tiêu chuẩn TCVN ISO 14040: 2000 (ISO 14040: 1997).

Phải thừa nhận rằng nghiên cứu ðGCTS là một kỹ thuật lặp ñi lặp lại

nên các dữ liệu và thông tin ñược thu thập, các khía cạnh khác nhau của phạm

vi có thể yêu cầu phải thay ñổi ñể ñáp ứng ñược mục tiêu ban ñầu của việc

nghiên cứu. Trong một số trường hợp, mục tiêu nghiên cứu tự nó phải ñược

soát xét lại do các hạn chế, khó khăn không lường trước ñược hoặc là do kết

quả của các thông tin bổ sung. Những việc thay ñổi như vậy cùng với thuyết

minh, phải ñược lập thành văn bản.

5.3.2. Chức năng, ñơn vị chức năng và dòng chuẩn

Khi xác ñịnh phạm vi nghiên cứu ðGCTS, phải công bố rõ ràng về ñặc

ñiểm kỹ thuật của các chức năng (các ñặc tính thực hành) của sản phẩm.

ðơn vị chức năng xác ñịnh số lượng các chức năng ñã ñược nhận biết

này. ðơn vị chức năng phải nhất quán với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.

Một trong những mục ñích ñầu tiên của ñơn vị chức năng là cung cấp

các mẫu chuẩn mà dựa vào ñó các dữ liệu ñầu vào và ñầu ra ñược tiêu chuẩn

hoá (theo nghĩa toán học). Vì vậy, ñơn vị chức năng sẽ phải ñược lượng hoá,

kết quả của việc lượng hoá này sẽ là dòng chuẩn.

Dòng chuẩn sau ñó ñược sử dụng ñể tính các yếu tố ñầu vào và ñầu ra

của hệ thống. Việc so sánh giữa các hệ thống phải ñược thực hiện trên cơ sở

cùng chức năng, ñược lượng hoá bằng cùng một ñơn vị chức năng dưới dạng

các dòng chuẩn của chúng.

Ví dụ: Trong chức năng làm khô tay, cả giấy lau tay và hệ thống máy

sấy không khí ñều ñược nghiên cứu. Các ñơn vị chức năng ñược lựa chọn có

thể là số ñôi tay tương ñương ñược làm khô bởi cả hai hệ thống. ðối với mỗi

hệ thống, có thể xác ñịnh dòng chuẩn, tức là khối lượng trung bình giấy hoặc

dung lượng trung bình của không khí nóng tương ứng yêu cầu cho việc làm

khô một tay. ðối với cả hai hệ thống, có thể sưu tập việc kiểm kê các ñầu vào

và ñầu ra trên cơ sở các dòng chuẩn. Ở mức ñơn giản nhất, trong trường hợp

khăn giấy, nó có thể liên quan ñến số giấy ñã tiêu thụ. Trong trường hợp máy

sấy khí, nó có thể liên quan rộng hơn ñến năng lượng ñầu vào của máy sấy

khí.

Nếu các chức năng bổ sung của bất kỳ hệ thống nào không ñược tính

ñến trong so sánh các ñơn vị chức năng thì sau ñó những ñiều bỏ sót này phải

ñược lập thành văn bản. Ví dụ như hệ thống A và B thực hiện các chức năng x

và y ñược ñặc trưng bởi một ñơn vị chức năng ñược chọn lựa, nhưng hệ thống

A cũng lại cũng thực hiện chức năng z, không ñược thể hiện trong ñơn vị

chức năng. ðiều này sẽ phải lập thành tài liệu rằng chức năng z bị loại trừ

khỏi ñơn vị chức năng này. Như là một sự xen nhau, các hệ thống có quan hệ

với việc phân bổ chức năng z có thể ñược bổ sung vào ranh giới của hệ thống

B ñể làm cho các hệ thống dễ so sánh với nhau hơn. Trong những trường hợp

như vậy, các quá trình ñược lựa chọn sẽ phải ñược lập thành văn bản và

thuyết minh.

5.3.3. Ranh giới hệ thống ban ñầu

Các ranh giới hệ thống xác ñịnh các quá trình ñơn vị ñược ñưa vào hệ

thống ñể ñược mô hình hoá. Trường hợp lý tưởng, hệ thống sản phẩm phải

ñược mô hình hoá sao cho các ñầu vào và ñầu ra tại ranh giới của chúng là

các dòng cơ bản. Trong nhiều trường hợp, không có ñủ thời gian, dữ liệu và

nguồn lực ñể thực hiện một nghiên cứu toàn diện như vậy. Các quyết ñịnh

ñưa ra phải dựa trên các quá trình ñơn vị ñược mô hình hoá và mức ñộ chi tiết

của các quá trình ñơn vị này. Các nguồn lực không cần dùng cho việc lượng

hoá các ñầu vào và ñầu ra không làm thay ñổi ñáng kể ñến các kết luận tổng

thể của nghiên cứu.

Các quyết ñịnh ñưa ra phải căn cứ vào kết quả ñánh giá các chất thải ra

môi trường và mức ñộ chi tiết của việc ñánh giá. Trong nhiều trường hợp cá

biệt, các ranh giới hệ thống ñã ñược xác ñịnh ban ñầu sau ñó sẽ ñược chi tiết

hoá trên cơ sở kết quả của công việc sơ bộ (xem ñiều 6.4.5). Các chuẩn cứ

ñược sử dụng ñể hỗ trợ cho việc chọn các ñầu vào và ñầu ra cần ñược hiểu và

mô tả một cách rõ ràng. Việc hướng dẫn tiếp theo về quá trình này ñược quy

ñịnh trong ñiều 5.3.5.

Bất cứ quyết ñịnh nào bỏ qua các giai ñoạn của chu trình sống, các quá

trình hoặc ñầu vào/ ñầu ra cần phải ñược công bố và thuyết minh. Các chuẩn

cứ sử dụng ñể thiết lập các ranh giới hệ thống phải khống chế mức ñộ tin cậy

ñể ñảm bảo rằng các kết quả của nghiên cứu không có sự thoả hiệp và mục

tiêu của nghiên cứu ñã cho sẽ ñạt ñược.

Một số các giai ñoạn của chu trình sống, các quá trình ñơn vị và các

dòng phải ñược xem xét cân nhắc ñến là:

- các ñầu vào và ñầu ra trong các công ñoạn chính của việc sản xuất/

chế biến phân phối/ vận chuyển;

- sản xuất và sử dụng nhiên liệu, ñiện và nhiệt;

- sử dụng và bảo trì sản phẩm;

- sự huỷ bỏ các chất thải của quá trình và huỷ bỏ sản phẩm;

- sự khôi phục lại sản phẩm ñã sử dụng (bao gồm việc tái sử dụng, tái

chế và phục hồi năng lượng);

- sản xuất các nguyên liệu phụ;

- sản xuất, bảo trì và bãi bỏ việc trang bị thiết bị cơ bản;

- các thao tác bổ sung như cấp ánh sáng, nhiệt;

- các xem xét khác liên quan ñến việc ñánh giá tác ñộng (nếu có).

Rất hữu ích khi mô tả hệ thống có sử dụng biểu ñồ dòng của quá trình

chỉ rõ các quá trình ñơn vị và các mối quan hệ qua lại của chúng. Mỗi một

quá trình ñơn vị sẽ phải ñược mô tả ngay từ ñầu ñể xác ñịnh:

- quá trình ñơn vị ñược bắt ñầu, nó nhận nguyên liệu hoặc là sản phẩm

trung gian nào;

- bản chất của các sự biến ñổi và các hoạt ñộng là một phần của quá

trình ñơn vị; và

- quá trình ñơn vị kết thúc ở ñâu, ñiểm ñến của các sản phẩm trung gian

hoặc sản phẩm cuối cùng là gì.

Cần phải quyết ñịnh xem các dữ liệu ñầu vào và ñầu ra nào phải theo

dõi theo các hệ thống sản phẩm khác, bao gồm cả các quyết ñịnh về sự phân

ñịnh. Hệ thống phải ñược mô tả với ñầy ñủ chi tiết và rõ ràng sao cho người

thực hiện ñánh giá khác có thể sử dụng kết quả phân tích kiểm kê.

5.3.4. Mô tả các loại dữ liệu

Các dữ liệu yêu cầu ñối với nghiên cứu ðGCTS phụ thuộc vào mục

tiêu nghiên cứu. Các dữ liệu như vậy có thể ñược thu thập từ nơi sản xuất có

quan hệ với các quá trình ñơn vị trong khuôn khổ ranh giới hệ thống, hoặc là

chúng có thể nhận ñược hoặc tính toán ñược từ các nguồn ñã ban hành. Trong

thực tế, tất cả các loại dữ liệu có thể bao gồm sự hỗn hợp các dữ liệu ñã ñược

ño ñạc, tính toán hoặc ñánh giá. ðiều 4.4 mô tả các tiêu ñề chính ñối với các

ñầu vào và ñầu ra ñược lượng hoá cho mỗi quá trình ñơn vị trong khuôn khổ

ranh giới hệ thống. Các loại dữ liệu phải ñược xem xét khi quyết ñịnh loại dữ

liệu ñược sử dụng trong nghiên cứu. Các loại dữ liệu riêng biệt sẽ ñược chi

tiết hoá thêm ñể thoả mãn mục tiêu của nghiên cứu.

Năng lượng ñầu vào và ñầu ra sẽ phải ñược xử lý như là các ñầu vào và

ñầu ra khác ñối với ðGCTS. Các loại năng lượng ñầu vào và ñầu ra khác

nhau phải bao gồm các yếu tố ñầu vào và ñầu ra tương ứng với việc sản xuất

và phân phối các nhiên liệu, năng lượng tích trữ trợ và năng lượng chế biếánử

dụng trong hệ thống ñược mô hình hoá.

Các phát thải vào không khí, nước và ñất thường mô tả việc thải từ

ñiểm thải hoặc các nguồn khuếch tán, sau khi ñi qua các thiết bị kiểm soát

việc phát thải. Phải tính ñến loại phát thải, khi các phát thải nhất thời là ñáng

kể. Các thông số chỉ thị, ví dụ như nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) cũng có thể

ñược sử dụng.

Các loại dữ liệu khác có thể ñược thu thập cho các dữ liệu ñầu vào và

ñầu ra, bao gồm, ví dụ như tiếng ồn và rung, việc sử dụng ñất, bức xạ, mùi và

nhiệt thải ra.

5.3.5. Các chuẩn cứ cho kết luận ban ñầu về các ñầu vào và ñầu ra

Trong khi xác ñịnh phạm vi, tập hợp ban ñầu các ñầu mối vào và ñầu ra

phải ñược lựa chọn cho việc kiểm kê. Quá trình này thừa nhận rằng mô hình

hoá mọi ñầu vào và ñầu ra của hệ thống sản phẩm là không thực tế. ðây là

một quá trình lặp ñi lặp lại ñể xác ñịnh các ñầu vào và ñầu ra cần phải ñược

theo dõi trong môi trường, ví dụ như xác ñịnh quá trình ñơn vị nào sản sinh ra

các ñầu vào, hoặc quá trình ñơn vị nào nhận ñược các ñầu ra phải ñược ñưa

vào hệ thống sản phẩm ñang nghiên cứu. Việc xác ñịnh ban ñầu ñược làm một

cách ñiển hình sử dụng các dữ liệu sẵn có. Các ñầu vào và ñầu ra phải ñược

xác ñịnh ñầy ñủ hơn sau khi các dữ liệu bổ sung ñược tập hợp trong quá trình

nghiên cứu, và sau ñó ñược ñưa vào phân tích nhạy cảm (xem 6.4.5).

Các chuẩn cứ và giả thiết là cơ sở ñể thiết lập các chuẩn cứ này phải

ñược mô tả một cách rõ ràng. Tác ñộng tiềm ẩn của các chuẩn cứ ñược lựa

chọn vào kết quả nghiên cứu cũng phải ñược ñánh giá và miêu tả trong báo

cáo cuối cùng.

ðối với các nguyên vật liệu ñầu vào, việc phân tích ñược bắt ñầu với

việc lựa chọn ban ñầu các ñầu vào ñược nghiên cứu.Việc lựa chọn này phải

ñược dựa trên sự nhận biết các ñầu vào và có quan hệ với từng quá trình ñơn

vị sẽ ñược mô hình hoá. Nỗ lực này có thể ñược thực hiện với các dữ liệu thu

thập ñược từ các hiện trường cụ thể hoặc từ các nguồn tài liệu ñã ban hành.

Mục tiêu là xác ñịnh ñầu vào ñáng kể có liên quan với từng quá trình ñơn vị.

Một số chuẩn cứ ñược sử dụng trong thực hành ðGCTS ñể quyết ñịnh

xem các ñầu vào nào sẽ ñược nghiên cứu, bao gồm a/ khối lượng, b/ năng

lượng và c/ các sự liên quan về môi trường. Thực hiện việc xác ñịnh ban ñầu

các yếu tố ñầu vào và chỉ dựa trên một mình khối lượng có thể ñưa ñến các

ñầu vào quan trọng bị bỏ sót từ việc nghiên cứu. Vì vậy, năng lượng và các

vấn ñề liên quan về môi trường cũng phải ñược sử dụng như là các chuẩn cứ

trong quá trình này:

a) khối lượng: một quyết ñịnh thích hợp, khi sử dụng khối lượng như là

một chuẩn cứ, sẽ yêu cầu ñưa vào nghiên cứu tất cả các ñầu vào nào có ñóng

góp tập trung nhiều hơn số phần trăm ñược xác ñịnh cho khối lượng ñầu vào

của hệ thống sản phẩm ñược mô hình hoá;

b) năng lượng: tương tự như vậy, một quyết ñịnh thích hợp, khi sử

dụng năng lượng như là một chuẩn cứ sẽ yêu cầu ñưa vào nghiên cứu các yếu

tố ñầu vào nào có ñóng góp tập trung nhiều hơn số phần trăm ñược xác ñịnh

của các năng lượng ñầu vào của hệ thống sản phẩm;

c) sự liên quan ñến môi trường: các quyết ñịnh về chuẩn cứ liên quan

ñến môi trường phải ñược thực hiện ñể ñưa vào các ñầu vào nào có ñóng góp

nhiều hơn số phần trăm ñược xác ñịnh bổ sung cho số lượng xác ñịnh của

từng loại dữ liệu riêng của hệ thống sản phẩm.Ví dụ như, nếu như oxit

sulphua (SO3) ñược lựa chọn như là một loại dữ liệu, chuẩn cứ có thể ñược

thiết lập ñể ñưa vào mọi ñầu vào có ñóng góp nhiều hơn số phần trăm ñược

xác ñịnh trước cho tổng phát thải oxit sulphua (SO3) ñối với hệ thống sản

phẩm.

Các chuẩn cứ này cũng có thể ñược sử dụng ñể xác ñịnh các ñầu ra nào

thải ra môi trường, ví dụ như bằng cách ñưa vào các quá trình xử lý chất thải

cuối cùng,

Ở những nơi mà việc nghiên cứu có dự kiến hỗ trợ các xác nhận so

sánh ñược thực hiện ñối với công chúng, việc phân tích nhậy cảm cuối cùng

của các dữ liệu về các ñầu vào và ñầu ra sẽ bao gồm cả các chuẩn cứ về khối

lượng, năng lượng vào sự liên quan ñến môi trường, như ñã mô tả trong ñiều

này. Tất cả các ñầu vào ñã lựa chọn ñược xác ñịnh bởi quá trình này phải

ñược mô hình hoá như là các dòng cơ bản.

5.3.6. Các yêu cầu về chất lượng dữ liệu

Các mô tả về chất lượng dữ liệu là quan trọng ñể hiểu ñược ñộ tin cậy

của các kết quả nghiên cứu và việc diễn giải một cách ñúng ñắn các kết quả

nghiên cứu. Các yêu cầu ñối với chất lượng dữ liệu phải ñược ñịnh rõ ñể làm

cho mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu có thể ñạt ñược. Chất lượng dữ liệu

phải ñược ñặc trưng bởi cả các khía cạnh số lượng lẫn chất lượng cũng như

bởi các phương pháp ñược sử dụng ñể thu thập và hợp nhất các dữ liệu ñó.

Các yêu cầu ñối với chất lượng dữ liệu sẽ phải bao gồm các thông số

sau ñây:

- khoảng thời gian: thời gian thu thập dữ liệu mong muốn (ví dụ trong

năm năm gần ñây nhất) và khoảng thời gian tối thiểu ñể thu thập dữ liệu (ví

dụ một năm);

- phạm vi ñịa lý: khu vực ñịa lý mà từ ñó các dữ liẹu cho các quá trình

ñơn vị phải ñược thu thập ñể thoả mãn mục tiêu nghiên cứu (ví dụ ñịa

phương, khu vực, quốc gia, châu lục, toàn cầu);

- phạm vi công nghệ: sự hoà ñều công nghệ (ví dụ mức trung bình của

sự hoà ñều quá trình thực tế, công nghệ tốt nhất sẵn có hoặc ñơn vị thao tác

kém nhất).

Các mô tả thêm nữa ñể xác ñịnh bản chất của dữ liệu, như các dữ liệu

ñược thu thập từ hiện trường cụ thể so với các dữ liệu từ các nguồn tài liệu ñã

ban hành, và xem liệu các dữ liệu ñã ñược ño ñạc, tính toán hoặc ñánh giá

chưa cũng cần ñược cân nhắc.

Các dữ liệu từ hiện trường cụ thể hoặc các dữ liệu trung bình ñại diện

cần ñược sử dụng cho các quá trình ñơn vị có ñóng góp chủ yếu các dòng

khối lượng và năng lượng trong các hệ thống ñược nghiên cứu, như ñã ñược

xác ñịnh trong phân tích nhậy cảm tại 5.3.5. Dữ liệu từ hiện trường cụ thể

cũng cần ñược sử dụng cho quá trình ñơn vị ñược xem là có các phát thải liên

quan ñến môi trường.

Trong tất cả các nghiên cứu, các yêu cầu về chất lượng dữ liệu bổ sung

sau ñây phải ñược xem xét ở một mức ñộ chi tiết phụ thuộc vào việc xác ñịnh

mục tiêu và phạm vi:

- ñộ chính xác: giới hạn biến ñổi các giá trị dữ liệu ñối với mỗi một loại

dữ liệu ñược thể hiện (ví dụ biến số);

- tính ñầy ñủ: số phần trăm của các ñiểm có báo cáo dữ liệu gốc so với

số lượng tiềm năng hiện có của mỗi loại dữ liệu trong một quá trình ñơn vị;

- tính ñại diện: sự ñánh giá chất lượng về mức ñộ mà tập hợp dữ liệu

phản ánh số lượng thực các mối quan tâm (ví dụ như phạm vi ñịa lý, phạm vi

thời gian và phạm vi công nghệ);

- tính nhất quán: sự ñánh giá chất lượng xem phương pháp luận nghiên

cứu ñược áp dụng giống nhau như thế nào cho các thành phần phân tích khác

nhau;

- khả năng tái lập: sự ñánh giá chất lượng về mức ñộ mà các thông tin

về phương pháp luận và giá trị dữ liệu cho phép bên thực hiện ñánh giá ñộc

lập có thể tái lập các kết quả ñã ñược báo cáo trong nghiên cứu.

Khi nghiên cứu ñược sử dụng ñể hỗ trợ cho việc xác nhận so sánh ñược

thông báo công khai cho công chúng, thì tất cả các yêu cầu về chất lượng dữ

liệu ñược mô tả trong ñiều này sẽ phải ñược ñưa vào trong nghiên cứu.

5.3.7. Xem xét phản biện

Loại xem xét phản biện (xem TCVN ISO 14040: 2000 (ISO 14040:

1997), xem 7.7.3) phải ñược xác ñịnh.

Khi việc nghiên cứu ñược dự kiến dùng ñể thực hiện xác nhận so sánh

ñược thông báo công khai cho công chúng, thì việc xem xét phản biện sẽ

ñược thực hiện như ñã trình bày trong TCVN ISO 14040: 2000 (ISO 14040:

1997), xem 7.3.3.

6. Phân tích kiểm kê

6.1. Quy ñịnh chung

Việc xác ñịnh mục tiêu và phạm vi nghiên cứu cung cấp kế hoạch ban

ñầu ñể thực hiện nghiên cứu ðGCTS. Phân tích kiểm kê chu trình sống

(PTKKCTS) có liên quan với việc thu thập các dữ liệu và các quy trình tính

toán. Các bước thực hiện ñược mô tả tại hình 3 phải ñược tiến hành.

6.2. Chuẩn bị thu thập dữ liệu

Việc xác ñịnh phạm vi nghiên cứu ðGCTS sẽ thiết lập một tập hợp ban

ñầu các quá trình ñơn vị và các loại dữ liệu có liên quan. Vì việc thu thập dữ

liệu có thể bao trùm một số ñịa ñiểm báo cáo và tư liệu tham khảo ñã ban

hành, nên cần có một số bước ñể ñảm bảo sự thống nhất và hiểu một cách

nhất quán về các hệ thống sản phẩm ñược mô hình hoá.

Các bước này cần bao gồm:

- vẽ sơ ñồ dòng các quá trình cụ thể gồm cả các mối quan hệ, mô tả tất

cả các quá trình ñơn vị cần ñược mô hình hoá;

- mô tả chi tiết từng quá trình ñơn vị và liệt kê các loại dữ liệu có quan

hệ với từng quá trình ñơn vị;

- xây dựng danh mục các ñơn vị ño lường;

- mô tả kỹ thuật thu thập dữ liệu và kỹ thuật tính toán ñối với mỗi loại

dữ liệu, nhằm hỗ trợ nhân sự tại ñịa ñiểm báo cáo ñể hiểu ñược thông tin nào

cần cho việc nghiên cứu ðGCTS, và

- cung cấp các hướng dẫn cho các ñiểm báo cáo ñể lập thành văn bản

một cách rõ ràng mọi trường hợp ñặc biệt, bất quy tắc hoặc các mục khác có

quan hệ với các dữ liệu ñã ñược cung cấp.

Ví dụ của phiếu thu thập dữ liệu ñược ñưa trong phụ lục A.

Hình 3 - Quy trình ñơn giản hoá của quá trình phân tích kiểm kê

(một số bước lặp ñi lặp lại không thể hiện)

6.3. Thu thập dữ liệu

Các quy trình sử dụng ñể thu thập dữ liệu khác nhau với từng quá trình

ñơn vị trong các hệ thống khác nhau ñược mô hình hoá bởi nghiên cứu

ðGCTS. Các quy trình cũng có thể khác nhau do tư chất và trình ñộ của

những người tham gia vào nghiên cứu và nhu cầu làm thoả mãn cả các yêu

cầu ñộc quyền và bảo mật. Các quy trình và lý do cần ñược lập thành văn bản.

Việc thu thập dữ liệu yêu cầu một kiến thức tý mỉ về từng quá trình ñơn

vị. ðể tránh sự chồng chéo hoặc bỏ trống khi tính toán, việc mô tả từng quá

trình ñơn vị phải ñược lập thành hồ sơ. Việc này bao gồm các mô tả về số

lượng và chất lượng các ñầu vào và ñầu ra cần thiết ñể xác ñịnh nơi nào quá

trình bắt ñầu và kết thúc, và chức năng của quá trình ñơn vị. Ở những nơi mà

quá trình ñơn vị có các ñầu vào ña dạng (ví dụ các dòng chảy nhánh ña dạng

ñược ñưa vào nhà máy xử lý nước) hoặc là các ñầu ra ña dạng, các dữ liệu

liên quan ñối với các quy trình phân ñịnh sẽ ñược lập thành tài liệu và báo

cáo. Năng lượng ñầu vào và ñầu ra sẽ phải ñược lượng hoá bằng các ñơn vị

năng lượng. Ở những nơi có thể ñược, khối lượng hoặc dung lượng của nhiên

liệu cũng phải ñược lập thành hồ sơ.

Khi các dữ liệu ñược thu thập từ các tài liệu ñã ban hành, nguồn trích

dẫn phải ñược nói ñến. ðối với các dữ liệu ñược thu thập từ các tài liệu quan

trọng cho các kết luận của việc nghiên cứu, cần phải viện dẫn các tài liệu ñã

ñược ban hành có cung cấp chi tiết về quá trình thu thập các dữ liệu có liên

quan, thời gian khi dữ liệu ñược thu thập và về dữ liệu các chỉ số chất lượng.

Nếu như các dữ liệu như vậy không thoả mãn các yêu cầu chất lượng dữ liệu

ban ñầu, thì ñiều này cũng phải ñược công bố.

6.4. Các quy trình tính toán

6.4.1. Quy ñịnh chung

Tiếp theo việc thu thập dữ liệu, cần có các quy trình tính toán ñể tạo ra

các kết quả kiểm kê của hệ thống xác ñịnh ñối với mỗi một quá trình ñơn vị

và ñối với một ñơn vị chức năng xác ñịnh của hệ thống sản phẩm ñược mô

hình hoá.

Khi xác ñịnh các dòng cơ bản có quan hệ với việc sản xuất ñiện, việc

tính toán ñược thực hiện từ sự hoà ñều sản xuất, và hiệu suất của ñốt cháy,

biến ñổi, chuyển ñổi và phân phối. Các giả thiết phải ñược công bố và thuyết

minh rõ ràng. Bất cứ khi nào có thể, sự ñiều hoà sản xuất thực tế phải ñược sử

dụng ñể phản ánh các loại nhiên liệu khác nhau ñược tiêu thụ.

Các ñầu vào và ñầu ra có liên quan ñến các nhiên liệu, ví dụ dầu, khí

ñốt hoặc là than, có thể ñược chuyển hoá thành năng lượng ñầu vào hoặc là

năng lượng ñầu ra bằng cách nhân nó với nhiệt cháy tương ứng. Trong trường

hợp này nó có thể ñược báo cáo nếu như nhiệt trị cao hơn hoặc nhiệt trị thấp

hơn ñược sử dụng. Quy trình tính toán tương tự phải ñược áp dụng một cách

nhất quán trong suốt quá trình nghiên cứu.

Cần có một số bước tính toán dữ liệu. Các bước này ñược mô tả từ

6.4.2 ñến 6.5 dưới ñây. Tất cả các quy trình tính toán phải ñược lập thành văn

bản.

6.4.2. Giá trị hiệu lực của dữ liệu

Việc kiểm tra giá trị hiệu lực của dữ liệu phải ñược thực hiện trong quá

trình thu thập dữ liệu. Việc xác ñịnh giá trị hiệu lực có thể liên quan ñến việc

lập, ví dụ như, các cân bằng khối lượng, cân bằng năng lượng và/ hoặc là các

phân tích so sánh các yếu tố phát thải. Sự không bình thường rõ ràng trong dữ

liệu xuất hiện từ các quy trình xác ñịnh giá trị hiệu lực trên ñòi hỏi các giá trị

dữ liệu thay thế phù hợp với các yêu cầu về chất lượng dữ liệu như ñã ñược

thiết lập theo 5.3.6.

ðối với từng loại dữ liệu và ñối với từng ñiểm báo cáo khi nhận ra các

dữ liệu bị bỏ sót thì phải xử lý các dữ liệu bị bỏ sót và các khoảng trống như

sau:

- phải thuyết minh những chỗ không có số liệu;

- ghi số "không" vào giá trị dữ liệu, nếu ñã ñược thuyết minh;

- giá trị ñã ñược tính toán dựa trên các giá trị ñược báo cáo từ các quá

trình ñơn vị có khai thác công nghệ tương tự.

Việc xử lý các dữ liệu bị bỏ sót phải ñược lập thành văn bản.

6.4.3. Liên kết dữ liệu với quá trình ñơn vị

ðối với từng quá trình ñơn vị, phải xác ñịnh dòng chuẩn thích hợp (ví

dụ 1 kg nguyên liệu hoặc 1 MJ năng lượng). Các dữ liệu ñịnh lượng ñầu vào

và ñầu ra của quá trình ñơn vị phải ñược tính toán theo dòng chuẩn.

6.4.4. Liên kết các dữ liệu với ñơn vị chức năng và sự tập hợp dữ

liệu

Dựa trên sơ ñồ dòng và các ranh giới hệ thống, các quá trình ñơn vị nối

liền với nhau ñể cho các tính toán ñược thực hiện trên toàn hệ thống. ðiều này

ñược thực hiện bằng cách tiêu chuẩn hoá các dòng của tất cả quá trình ñơn vị

trong hệ thống ñi vào các ñơn vị chức năng. Việc tính toán phải dẫn ñến các

dữ liệu ñầu vào và ñầu ra của tất cả hệ thống ñang có liên quan ñến ñơn vị

chức năng.

Cần chú ý khi tập hợp các ñầu vào và ñầu ra trong hệ thống sản phẩm.

Mức ñộ tập hợp cần ñủ ñể thoả mãn mục tiêu của việc nghiên cứu. Các loại

dữ liệu chỉ ñược tập hợp nếu chúng có liên quan ñến các chất lượng tương

ñương và các tác ñộng môi trường tương tự. Nếu có yêu cầu về các nguyên

tắc tập hợp chi tiết hơn, thì chúng cần ñược thuyết minh trong giai ñoạn xác

ñịnh mục tiêu và phạm vi nghiên cứu hoặc là ñược ñể lại cho giai ñoạn ñánh

giá tác ñộng tiếp theo.

6.4.5. Chi tiết hoá các ranh giới hệ thống

Phản ánh bản chất lặp ñi lặp lại của ðGCTS, các quyết ñịnh về các dữ

liệu ñược ñưa vào sẽ phải dựa trên sự phân tích nhạy cảm ñể xác ñịnh tính

quan trọng của chúng, bằng cách ñó thẩm tra lại phân tích ban ñầu mô tả

trong 5.3.5. Ranh giới của hệ thống sản phẩm ban ñầu sẽ phải soát xét lại

thích hợp theo các chuẩn cứ giới hạn ñã ñược thiết lập trong việc xác ñịnh

phạm vi. Phân tích nhạy cảm có thể ñưa tới:

- việc loại các giai ñoạn chu trình sống hoặc là các quá trình ñơn vị khi

việc phân tích nhạy cảm có thể chỉ ra là nó không quan trọng;

- việc loại các ñầu vào và ñầu ra không quan trọng ñối với các kết quả

nghiên cứu;

- việc ñưa vào các quá trình ñơn vị, các ñầu vào và ñầu ra ñược chỉ rõ

là quan trọng trong phân tích nhạy cảm.

Các kết quả của quá trình chi tiết hoá này và việc phân tích nhạy cảm

sẽ phải ñược lập thành tài liệu. Phân tích này phục vụ cho việc hạn chế sử

dụng các dữ liệu tiếp theo ñối với các dữ liệu ñầu vào và ñầu ra nào ñược xác

ñịnh là có quan trọng ñối với mục tiêu nghiên cứu ðGCTS.

6.5. Phân tích dòng và sự thải ra

6.5.1. Quy ñịnh chung

Phân tích kiểm kê chu trình sống dựa vào khả năng liên kết các quá

trình ñơn vị trong hệ thống sản phẩm bằng nguyên liệu giản ñơn hoặc là các

dòng năng lượng. Trong thực tế, một vài quá trình công nghiệp làm ra các

nguyên liệu ñầu ra ñơn giản hoặc dựa trên sự tuyến tính của các nguyên liệu

thô ñầu vào và ñầu ra. Thực tế, hầu hết các quá trình công nghiệp làm ra

nhiều hơn một sản phẩm, và chúng tái chế các sản phẩm trung gian hoặc loại

bỏ các sản phẩm như là nguyên liệu thô. Vì vậy, các dòng nguyên liệu và

năng lượng cũng như là các chất thải ra môi trường có liên quan sẽ phải ñược

phân ñịnh thành các sản phẩm khác nhau theo các chu trình ñã ñược công bố

rõ ràng.

6.5.2. Các nguyên tắc phân ñịnh

Việc kiểm kê ñược dựa trên sự cân bằng vật chất giữa các nguyên liệu

ñầu vào và nguyên liệu ñầu ra. Vì vậy, các quy trình phân ñịnh phải càng gần

với các ñặc tính và mối quan hệ ñầu vào - ñầu ra cơ bản càng tốt. Các nguyên

tắc sau ñây ñược áp dụng cho các sản phẩm ñồng hành, sự phân phối năng

lượng nội bộ, các dịch vụ (như là vận tải, xử lý chất thải), tái chế, chu kỳ hở

hoặc chu kỳ khép kín:

- việc nghiên cứu sẽ xác ñịnh các quá trình tham gia với các hệ thống

khác và có quan hệ với chúng theo quy trình ñược trình bày phía dưới;

- tổng số các ñầu vào và ñầu ra ñã ñược phân ñịnh một quá trình ñơn vị

sẽ bằng số các yếu tố ñầu vào và ñầu ra chưa ñược phân ñịnh của một quá tình

ñơn vị;

- khi các quy trình phân ñịnh ñược lựa chọn ñể áp dụng, việc phân tích

nhạy cảm phải ñược thực hiện ñể minh hoạ các kết quả triển khai theo cách

tiếp cận ñã ñược chọn.

Quy trình phân ñịnh ñược sử dụng cho từng quá trình ñơn vị mà các

yếu tố ñầu và và ñầu ra ñược phân ñịnh phải ñược lập thành văn bản và thuyết

minh.

6.5.3. Quy trình phân ñịnh

Trên cơ sở các nguyên tắc ñã nêu trên, quy trình bậc thang ** sau ñây

sẽ ñược áp dụng

a) Bước 1: Khi có thể, việc phân ñịnh phải ñược tránh bằng cách:

1) chia quá trình ñơn vị ñược phân ñịnh thành hai nhành hoặc nhiều

hơn và thu thập các dữ liệu ñầu vào và ñầu ra liên quan ñến các nhành này;

2) mở rộng hệ thống sản phẩm bao gồm cả các chức năng bổ sung liên

quan ñến các sản phẩm ñồng hành, có tính ñến các yêu cầu của 5.3.2.

b) Bước 2: Khi có việc phân ñịnh không thể tránh ñược, các ñầu vào và

ñầu ra của hệ thống phải ñược chia ra thành các sản phẩm hoặc chức năng

khác nhau sao cho chúng phản ánh ñược mối quan hệ vật chất cơ bản giữa

chúng, ví dụ như chúng phải phản ánh bằng cách các ñầu vào và ñầu ra ñược

thay ñổi về số lượng trong các sản phẩm hoặc các chức năng ñược phân bổ

bởi hệ thống. Việc phân ñịnh xảy ra sẽ không cần phải tương xứng với mọi

phép ño ñơn giản như khối lượng hoặc là các dòng phân tử của sản phẩm

ñồng hành.

c) Bước 3: Khi mối quan hệ vật chất một mình không thể thiết lập ñược

hoặc không thể sử dụng ñược như là cơ sở cho việc phân ñịnh, thì các ñầu vào

phải ñược phân ñịnh giữa các sản phẩm và các chức năng sao cho phản ánh

ñược các mối quan hệ khác giữa chúng. Ví dụ như, các dữ liệu ñầu vào và ñầu

ra có thể ñược phân ñịnh giữa các sản phẩm ñồng hành tương xứng với giá trị

kinh tế của sản phẩm.

Một số ñầu ra có thể một phần là sản phẩm ñồng hành, một phần là chất

thải. Trong trường hợp này, cần thiết phải xác ñịnh tỷ lệ giữa sản phẩm ñồng

hành và chất thải vì các ñầu ra và ñầu vào chỉ phân ñịnh ñối với phần sản

phẩm ñồng hành.

Quy trình phân ñịnh phải ñược áp dụng thống nhất ñối với các ñầu vào

và ñầu ra tương tự của hệ thống ñược xem xét. Ví dụ, nếu việc phân ñịnh

ñược thực hiện cho các sản phẩm có thể sử dụng khi rời khỏi hệ thống (các

sản phẩm trung gian hoặc loại bỏ), quy trình phân ñịnh phải tương tự như quy

trình phân ñịnh ñược sử dụng ñối với các sản phẩm ñưa vào hệ thống.

6.5.4. Quy trình phân ñịnh ñối với việc tái sử dụng và tái chế

Các quy trình và nguyên tắc phân ñịnh trong 6.5.2 và 6.5.3 cũng áp

dụng cho các tình trạng tái sử dụng và tái chế. Tuy nhiên, các giải pháp này

yêu cầu có một số công việc bổ sung vì các lý do sau ñây:

a) việc tái sử dụng và tái chế (như làm phân, sử dụng lại năng lượng và

các quá trình khác có thể so sánh với tái sử dụng/ tái chế) nhằm chỉ ra rằng

các ñầu vào và ñầu ra liên quan tới các quá trình ñơn vị cho việc triết xuất và

chế biến nguyên liệu thô và thải bỏ cuối cùng các sản phẩm cần ñược chia ra

làm nhiều hơn một hệ thống sản phẩm;

b) việc tái sử dụng và tái chế có thể thay ñổi ñặc tính vốn có của

nguyên liệu trong việc sử dụng tiếp theo;

c) sự chú ý cụ thể là cần thiết ñối với việc xác ñịnh ranh giới hệ thống

liên quan ñến các quá trình sử dụng lại.

Một số quy trình phân ñịnh ñược áp dụng ñể tái sử dụng và tái chế. Sự

thay ñổi trong các ñặc tính vốn có của các nguyên liệu sẽ ñược tính ñến. Một

số quy trình ñược mô tả về nguyên tắc trong hình vẽ 4 và ñược phân biệt như

sau ñể minh hoạ xem các khó khăn nêu trên có thể ñược ñề cập ñến như thế

nào:

- quy trình phân ñịnh theo chu trình kín áp dụng cho các hệ thống sản

phẩm có chu trình khép kín. Nó cũng áp dụng cho hệ thống sản phẩm theo

chu trình hở, khi không có sự thay ñổi nảy sinh trong các ñặc tính vốn có của

nguyên kiện tái chế. Trong trường hợp như vậy, nhu cầu ñối với việc phân

ñịnh là không cần thiết, vì việc sử dụng nguyên liệu thứ phẩm thay thế cho

việc sử dụng nguyên liệu gốc (ban ñầu). Tuy nhiên, việc sử dụng lần ñầu

nguyên liệu gốc trong hệ thống sản phẩm theo chu trình hở ñược áp dụng có

thể theo các quy trình phân ñịnh theo chu trình hở ñược mô tả dưới ñây:

- quy trình phân ñịnh theo chu trình hở áp dụng cho các hệ thống sản

phẩm có chu trình hở khi các nguyên liệu ñược tái chế vào các hệ thống sản

phẩm và nguyên liệu phải trải qua sự thay ñổi ñối với các ñặc tính vốn có của

nó. Các quy trình phân ñịnh ñối với các quá trình ñơn vị bị chia ra ñược nhắc

ñến trong 6.5.3 phải sử dụng như là cơ sở cho việc phân ñịnh:

- ñặc tính vật chất;

- giá trị kinh tế (tức là giá trị chia nhỏ có liên quan với giá trị ban ñầu);

hoặc

- số lần sử dụng tiếp theo của các nguyên liệu tái chế (xem ISO/TR

14049, trong khâu chuẩn bị).

Thêm vào ñó, ñặc biệt ñối với các quá trình sử dụng lại giữa hệ thống

sản phẩm ban ñầu và hệ thống sản phẩm tiếp theo, các ranh giới hệ thống phải

ñược xác ñịnh và thuyết minh ñể ñảm bảo rằng các nguyên tắc phân ñịnh

ñược theo dõi như ñã mô tả trong 6.5.2.

M« t¶ kü thuËt cña hÖ

thèng s¶n phÈm

Quy trình phân ñịnh

ñối với việc tái chế

Nguyªn liÖu tõ hÖ

thèng s¶n phÈm

®−îc t¸i chÕ trong

cïng mét hÖ thèng

SP

Chu trình

kín

Chu trình

kín

Nguyên liệu ñược

tái chế không thay

ñổi ñặc tính vốn

Nguyªn liÖu lÊy tõ hÖ thèng s¶n phÈm ®−îc t¸i chÕ trong mét hÖ thèng sp

kh¸c

Chu trình

hở

Chu trình

hở

Nguyên liệu ñược

tái chế qua thay

ñổi ñặc tính vốn

Hình 4 - Sự phân biệt giữa mô tả kỹ thuật của hệ thống sản phẩm

và các quy trình phân ñịnh ñối với việc tái chế

7. Hạn chế của PTKKCTS (diễn giải các kết quả PTKKCTS)

Các kết quả của PTKKCTS phải ñược diễn giải theo mục tiêu và phạm

vi của việc nghiên cứu. Việc diễn giải phải bao gồm ñánh giá chất lượng dữ

liệu và phân tích nhạy cảm về các ñầu vào, ñầu ra quan trọng và các lựa chọn

về phương pháp luận ñể hiểu các vấn ñề liên quan ñến mục tiêu nghiên cứu

sau ñây:

a) việc xác ñịnh các chức năng của hệ thống và các ñơn vị chức năng

ñã thích hợp chưa:

b) việc xác ñịnh các ranh giới hệ thống ñã thích hợp chưa;

c) các hạn chế nhận biết ñược thông qua ñánh giá chất lượng dữ liệu và

phân tích nhạy cảm.

Các kết quả phải ñược diễn giải cẩn thận vì chúng dựa vào các ñầu và

ñầu ra và không dựa vào các tác ñộng môi trường. ðặc biệt, việc nghiên cứu

PTKKCTS tự bản thân nó không thể là cơ sở cho việc so sánh.

Thêm vào ñó, ñộ không ñảm bảo ñược trình bày trong các kết quả của

PTKKCTS do các ảnh hưởng tích luỹ của ñộ không ñảm bảo ñầu vào và ñộ

không ñảm bảo của dữ liệu. Việc phân tích ñộ không ñảm bảo ñược áp dụng

cho PTKKCTS ñang còn ở giai ñoạn mới triển khai. Tuy nhiên nó cũng sẽ

giúp ích cho việc biểu thị ñặc ñiểm của ñộ không ñảm bảo trong các kết quả

sử dụng phương pháp phân bổ theo kiểu loại và hoặc là theo xác suất ñể xác

ñịnh ñộ không ñảm bảo trong các kết quả và kết luận. Nếu khả thi, việc phân

tích như vậy phải ñược thực hiện ñể giải thích và hỗ trợ tốt hơn cho các kết

luận của PTKKCTS.

ðánh giá chất lượng dữ liệu, phân tích nhạy cảm, kết luận và kiến nghị

từ các kết quả PTKKCTS phải ñược lập thành văn bản. Các kết luận và kiến

nghị phải nhất quán với các phát hiện từ việc xem xét trên.

8. Báo cáo nghiên cứu

Các kết quả nghiên cứu PTKKCTS phải ñược báo cáo công bằng, ñầy

ñủ và chính xác cho các ñộc giả dự kiến như ñã mô tả trong các phần có liên

quan của ñiều 6 của TCVN ISO 14040: 2000 (ISO 14040: 1997). Nếu báo cáo

của bên thứ ba ñược yêu cầu. Nó bao gồm tất cả các mục ñược ñánh dấu hoa

thị. Tất cả các mục bổ sung cần ñược xem xét cân nhắc.

a) Mục tiêu nghiên cứu:

1) lý do tiến hành nghiên cứu *;

2) các ứng dụng dự kiến của việc nghiên cứu *;

3) các ñộc giả dự kiến *'

b) Phạm vi nghiên cứu;

1) các sự thay ñổi kèm theo thuyết minh;

2) chức năng:

i) sự công bố về ñặc tính thực hiện *'

ii) Mọi sự bỏ sót của các chức năng bổ sung trong so sánh *;

3) ñơn vị chức năng:

i) nhất quán với mục tiêu và phạm vi;

ii) ñịnh nghĩa *;

iii) kết quả của việc ño các ñặc tính *;

4) ranh giới hệ thống:

i) các ñầu vào và ñầu ra của hệ thống như các dòng cơ bản;

ii) các chuẩn cứ ra quyết ñịnh;

iii) sự bỏ sót các giai ñoạn của chu trình sống, các quá trình hoặc các

nhu cầu dữ liệu *;

iv) mô tả ban ñầu các quá trình ñơn vị;

v) quyết ñịnh về việc phân ñịnh;

5) các loại dữ liệu:

i) quyết ñịnh về các loại dữ liệu;

ii) các chi tiết về loại dữ liệu riêng;

iii) ñịnh lượng năng lượng ñầu vào và ñầu ra*;

iv) giả thiết về sản xuất ñiện năng*;

v) nhiệt ñốt nóng *;

vi) bao gồm các phát thải nhất thời;

6) Chuẩn cứ ñối với các ñầu vào và ñầu ra ban ñầu

i) mô tả các chuẩn cứ và các giả thiết *;

ii) ảnh hưởng của việc lựa chọn ñến kết quả *;

iii) bao gồm khối lượng, năng lượng và các chuẩn cứ môi trường (các

so sánh) *;

7) các yêu cầu chất lượng dữ liệu.

c) phân tích kiểm kê:

1) các quy trình thu thập dữ liệu *;

2) mô tả về số lượng và chất lượng các quá trình ñơn vị *;

3) nguồn tài liệu ñã ban hành *;

4) các quy trình tính toán *;

5) giá trị hiệu lực của dữ liệu:

i) ñánh giá chất lượng dữ liệu *;

ii) xử lý các dữ liệu còn thiếu *;

6) phân tích nhạy cảm ñối với việc chi tiết hoá các ranh giới hệ thống *;

7) phân ñịnh các nguyên tắc và quy trình:

i) lập tài liệu và thuyết minh quy trình phân ñịnh *;

ii) áp dụng thống nhất các quy trình phân ñịnh *;

d) Các hạn chế của PTKKCTS:

1) ñánh giá chất lượng dữ liệu và phân tích nhạy cảm;

2) các chức năng của hệ thống và ñơn vị chức năng;

3) các ranh giới hệ thống;

4) phân tích ñộ không ñảm bảo;

5) các hạn chế ñược nhận biết nhờ việc ñánh giá chất lượng dữ liệu và

phân tích nhạy cảm;

6) các kết luận và kiến nghị.

Phụ lục A

(tham khảo)

Ví dụ về biểu thu thập dữ liệu

A.1. Quy ñịnh chung

Các biểu dữ liệu ñầu vào ñược trình bày trong các trang sau ñây là các

ví dụ có thể ñược sử dụng ñể hướng dẫn. Mục ñích là minh hoạ cho bản chất

của thông tin ñược thu thập từ nơi báo cáo ñối với một quá trình ñơn vị.

Cần quan tâm chú ý ñến việc chọn các loại dữ liệu sử dụng trong các

biểu. Các loại dữ liệu và mức ñộ các ñặc ñiểm kỹ thuật cần ñược cân nhắc

theo mục tiêu nghiên cứu. Các ví dụ về loại dữ liệu ñược ñưa ra trong các

trang dưới ñây hoàn toàn là ñể minh hoạ. Một số nghiên cứu ñòi hỏi các loại

dữ liệu ñược xác ñịnh ở mức cao và, ví dụ, sử dụng các hợp chất ñặc biệt ñể

kiểm kê các phát thải ra ñất ngoài các loại dữ liệu có tính chất chung ñược

ñưa ra ở ñây.

Các biểu ví dụ này cũng có thể kèm theo các hướng dẫn cụ thể về thu

thập dữ liệu và hoàn thành các biểu ñầu vào. Các câu hỏi về các ñầu vào cũng

có thể ñược ñưa vào ñể giúp biểu thị thêm bản chất của các ñầu vào cũng như

cách thức nhận các báo cáo số liệu.

Các biểu ví dụ có thể ñược sửa ñổi bằng các cột bổ sung cho các yếu tố

khác, ví dụ, chất lượng của dữ liệu (ñộ không ñảm bảo, tính ño ñược/ tính

toán ñược/ ñánh giá ñược).

A.2. Ví dụ về biểu dữ liệu cho việc vận chuyển ngược dòng

Trong ví dụ này, tên gọi và cước vận chuyển của các sản phẩm trung

gian mà các dữ liệu vận chuyển ñược yêu cầu ñã ñược ghi chép lại trong mô

hình hệ thống nghiên cứu. Giả thiết rằng, phương thức vận chuyển giữa hai

quá trình ñơn vị có liên quan là vận chuyển theo ñường bộ. Các biểu dữ liệu

tương ñương phải ñược sử dụng cho việc vận chuyển bằng ñường sắt và

ñường sông/ biển.

Việc tiêu thụ nhiên liệu và các phát thải ra không khí có liên quan ñược

tính toán bằng việc sử dụng mô hình giao thông.

Vận chuyển bằng ñường bộ Tên của sản

phẩm trung

gian

Khoảng cách

km

Năng lực vận

chuyển

tấn

Chất thải thực tế

tấn

Phương tiện trở về

không tải

(có/ không)

A.3. Ví dụ về biểu dữ liệu ñối với vận chuyển nội bộ

Trong ví dụ này, việc vận chuyển nội bộ trong nhà máy ñược kiểm kê.

Giá trị thu thập cho một giai ñoạn thời gian cụ thể và chỉ rõ số lượng thực tế

nhiên liệu ñã sử dụng. Các cột bổ sung trong biểu dữ liệu sẽ ñược yêu cầu nếu

như các giá trị nhỏ nhất và lớn nhất từ các giai ñoạn thời gian khac nhau ñược

yêu cầu.

Việc vận chuyển nội bộ ñưa ra các vấn ñề về phân ñịnh như là việc tiêu

thụ ñiện tổng thực hiện ñối với một môi trường, ví dụ như việc phát thải

không khí ñược tính toán có sử dụng mô hình tiêu thụ năng lượng.

Tổng số lượng các ñầu vào ñã

ñược vận chuyển

Tổng số nhiên liệu tiêu

thụ

Dầu diezel

Xăng

LPG *

* Khí ñốt hoá lỏng

A.4. Ví dụ về biểu dữ liệu cho quá trình ñơn vị

Người hoàn thành: Ngày tháng hoàn thành:

Nhận biết quá trình ñơn

vị:

Nơi báo cáo:

Khoảng thời gian thực

hiện: năm

Tháng năm bắt ñầu: Tháng kết thúc:

Mô tả quá trình ñơn vị: (kèm theo biểu ñồ bổ sung nếu cần)

Nguyên liệu ñầu vào Các ñơn vị Số lượng Mô tả quy trình lấy mẫu Gốc

Tiêu thụ nước * Các ñơn vị Số lượng

Nguyên liệu ñầu vào * Các ñơn vị Số lượng Mô tả quy trình lấy mẫu Gốc

Nguyên liệu ñầu ra

(bao gồm cả sản phẩm)

Các ñơn vị Số lượng Mô tả quy trình lấy mẫu Gốc

Chú thích - Các dữ liệu trong biểu thu thập dữ liệu này dựa vào tất cả các ñầu vào và ñầu ra không

ñịnh trước trong một giai ñoạn thời gian xác ñịnh

* Ví dụ nước bề mặt, nước uống v.v.

** Ví dụ dầu nhiên liệu nặng, dầu nhiên liệu nhẹ, dầu kerasin, xăng, khí ñốt nhiên liệu, prôban,

than, khí ñốt sinh học, ñiện lưới v.v...

A.5. Biểu thu thập dữ liệu phân tích kiểm kê chu trình sống

Xác ñịnh quá trình ñơn vị Nơi báo cáo:

Phát thải vào không khí * ðơn vị Số lượng Mô tả quy trình lấy mẫu

(kèm theo biểu nếu cần)

Phát thải vào nước ** ðơn vị Số lượng Mô tả quy trình lấy mẫu

(kèm theo biểu nếu cần)

Phát thải vào ñất *** ðơn vị Số lượng Mô tả quy trình lấy mẫu

(kèm theo biểu nếu cần)

Các thải khác **** ðơn vị Số lượng Mô tả quy trình lấy mẫu

(kèm theo biểu nếu cần)

Mô tả mọi phương pháp tính toán cổ ñiển, việc thu thập dữ liệu, lấy mẫu hoặc sự biến

thể từ các chức năng của quá trình ñơn vị (kèm theo biểu bổ sung nếu cần)

* Ví dụ Cl2, CO, CO2, bụi/hạt, F2, H2S, H2SO4, HCl, HF, N2O, NH2, NOx, SOx các chất

hữu cơ: hydro cacbon, dioxin, phenol; kim loại: Hg, Pb, Cr, Fe, Zn, Ni, v.v...

** ví dụ BOD, COD, axit như H+, NC-, Cl-, chất tẩy rửa/ dầu mỡ, chất hữu cơ hoà tan (liệt

kê các thành phần trong cấp loại dữ liệu này), F-, ion Fe, Hg, Hydro cácbon (liệt kê), Na+,

NH4+, NO3-, clorin hữu cơ (liệt kê); các kim loại khác (liệt kê), N khác (liệt kê), phenol,

phốt phát, SO2, các hạt lơ lửng v.v....

*** Ví dụ các chất thải là khoáng chất, các chất thả công nghiệp hỗn hợp, chất thải rắn từ

ñô thị, các chất thải ñộc hại (ñề nghị liệt kê các hợp chất trong loại dữ liệu này).

**** Ví dụ, tiếng ồn, bức xạ, rung, mùi, nhiệt thải, v.v...

Phụ lục B

(tham khảo)

Ví dụ về các quy trình phân ñịnh khác nhau

B.1. Quy ñịnh chung

Các ví dụ trong phụ lục này minh hoạ cho các quy trình phân ñịnh ñược

nêu trong 6.5.3. Các ví dụ ñược ñơn giản hoá và chỉ dùng cho mục ñích minh

hoạ.

B.2. Tránh việc phân ñịnh

Khi có thể, việc phân ñịnh cần ñược tránh hoặc là giảm thiểu. Hai

phương pháp ñể ñạt ñược ñiều này ñược nêu trong 6.5.3.

a) chia nhỏ quá trình thành các quá trình nhánh, mà việc xác ñịnh

chúng là các quá trình chung thuần tuý và chúng chỉ ñược tạo bởi một trong

số các sản phẩm. Chri có các quá trình chung thuần tuý mới phải phân ñịnh.

Ví dụ 1: sản xuất sodium hydroxide

Sodium hydroxide ñược sản xuất bằng ñiện phân dung dịch sodium

cloride, không tránh khỏi việc ñồng sản xuất ra chlorine và hydrogen. ðây là

một quá trình chung ñầy ñủ và việc phân ñịnh là cần thiết - nhưng không phải

tất cả các quá trình nhánh tại xí nghiệp ñều phải ñược phân ñịnh giữa các sản

phẩm ñồng hành. Bằng việc chia quá trình tại xí nghiệp ra thành các nhánh có

thể xác ñịnh ñược các quá trình liên quan ñến chỉ một trong số các sản phẩm

ñồng hành, ví dụ lắp ñặt máy nén khí cho việc bơm chlorine vào bể chứa ñiều

áp. Việc lắp ñặt máy nén khí chỉ ñược dùng cho chlorine. Vì thế không thể

phân ñịnh quá trình tại xí nghiệp như là một quá trình tổng thể. Việc chia

nhánh và xác ñịnh các quá trình chung thuần tuý là cần thiết.

Quá trình vận chuyển nội bộ của các sản phẩm ñồng hành tại xí nghiệp

và các quá trình vận chuyển nguyên liệu thường chỉ quy cho một sản phẩm

ñồng hành.

Ví dụ 2: ðồng sản xuất bột mì, trấu, phôi, cám.

Việc sản xuất bột mỳ ñược minh hoạ trong hình B.1. Tại xưởng xay sát,

thóc ñược xay thành bột mỳ và các sản phẩm ñồng hành là trấu, phôi, cám.

Trấu, phôi và cám ñược sử dụng chủ yếu như là cỏ khô cho gia súc. Quá trình

xay sát chỉ cần thiết cho việc sản xuất bột mỳ. Vì vậy, quá trình xay chỉ nằm ở

quá trình sản xuất bột mỳ. Các quá trình trước ñó (trồng, bón phân và sản xuất

phân bón, thu hoạch, sấy thóc v.v...) cần cho tất cả các sản phẩm và phải ñược

phân ñịnh.

Hình B.1 - Sản xuất bột mỳ, trấu, phôi và cám

b) gộp thêm các quá trình nhờ ñó mở rộng các ranh giới của hệ thống,

vì vậy tránh ñược việc phân ñịnh. Việc mở rộng các ranh giới hệ thống yêu

cầu rằng:

- ñối tượng của nghiên cứu là thay ñổi, tức là sự so sánh giữa hai giữ

cảnh luân phiên nhau ñối với cùng một sản phẩm;

- bản chất và quy mô thay ñổi thực tế sẽ xảy ra như là kết quả của quyết

ñịnh mà ðGCTS hỗ trợ, có thể ñược dự báo với một mức ñộ khá chắc chắn;

- các dữ liệu sẵn có ñối với các hệ thống chung ñã nói ñến.

C«ng nghiÖp ph©n bãn

C«ng nghiÖp ho¸ n«ng

Trång trät (gieo h¹t, bãn ph©n, t−íi tiªu thu ho¹ch v.v...)

C¸c qu¸ tr×nh xay s¸t (s¸t)

Bét mú TrÊu Ph«i C¸m

Các câu hỏi sẽ ñược hỏi là: Dịch vụ này ñược thực hiện như thế nào

nếu nó không ñược tiến hành nhờ hệ thống? Nếu dịch vụ không ñược thực

hiện liệu có sự ảnh hưởng ñến sự trồng trọt một cách lâu dài không?

Ví dụ 3: Sử dụng năng lượng từ việc ñốt rác thải.

Một trong những ví dụ ñược sử dụng rộng rãi về tránh sự phân ñịnh

bằng việc mở rộng các ranh giới hệ thống là khi sử dụng năng lượng ñầu ra từ

việc ñốt rác thải như là ñầu vào hệ thống sản phẩm khác.

Vấn ñề phân ñịnh nảy sinh bởi vì các hệ thống sản phẩm ñược ñiều tra

nghiên cứu có hai yếu tố ñầu ra: Sản phẩm hoặc dịch vụ ñược nghiên cứu (A)

và năng lượng ñầu ra từ việc ñốt (B). Vấn ñề phân ñịnh này thường ñược giải

quyết bằng việc mở rộng các ranh giới hệ thống như ñược mô tả trong hình

B.2.

Phương pháp tránh việc phân ñịnh bằng mở rộng các ranh giới hệ thống

chỉ áp dụng ñược khi biết có một phương pháp luân phiên. Sự thừa nhận về

những gì thực sự ñược thay thế bằng các yếu tố ñầu ra của hệ thống luân

phiên phải ñược lập thành văn bản.

sản phẩm A Sản phẩm B

Năng lượng

ðầu ra

XMJ

Sản phẩm B

Năng lượng

ðầu ra

XMJ

Sản phẩm A

Hệ thống ñược nghiên cứu

Hệ thống lu©n phiªn HÖ thèng kÕt qu¶

Hình B.2 - Mở rộng các ranh giới hệ thống ñối với việc ñốt chất thải

B.3. Phân ñịnh bằng mối quan hệ vật chất

Ví dụ 1: Cadmium trong ñốt cháy rác thải

Khi ñốt cháy rác thải, nhiều sản phẩm ñược xử lý cùng nhau. Các yếu

tố ñầu ra (phát thải vào không khí) phải ñược phân ñịnh giữa các sản phẩm

này - nhưng không phải là tất cả các yếu tố ñầu ra, ñiều hiển nhiên là các sản

phẩm bị loại bỏ có chứa cadmium là các chất thải tạo nên các phát thải

cadmium. Vì vậy các phát thải cadmium chỉ có ở dạng các sản phẩm có chứa

cadmium.

Ví dụ 2 : Vận chuyển

Khi xe tải ñược chất ñầy, giới hạn chất tải tối ña có thể ñạt ñược do hai

nguyên nhân: hoặc là do xe tải chỉ ñược phép chạy với x tấn hàng hoá hoặc là

do không còn chỗ. Vận chuyển hàng hoá có tỷ tọng cao (kim loại) sẽ thường

ñạt ñược giới hạn trọng lượng, trong khi vận chuyển hàng hoá với tỷ trọng

thấp (ví dụ các chai nhựa mới, rỗng) chỉ ñạt ñược giới hạn về thể tích.

Khi vận chuyển hai sản phẩm trên cùng một xe tải, việc phân ñịnh các

ñầu vào và ñầu ra (tiêu thụ năng lượng và phát thải) giữa hai sản phẩm là cần

thiết. Việc xác ñịnh ra nguyên nhân của giới hạn là cần thiết: Nguyên nhân

của việc không chất tải thêm hàng hoá lên xe tải là gì? ðối với vận chuyển

thép và ñồng cùng nhau - nguyên nhân có lẽ là trọng lượng, vì việc phân ñịnh

phải dựa trên khối luợng. ðối với vận chuyển các thùng rỗng khác nhau -

nguyên nhân có lẽ là thể tích, vì việc phân ñịnh phải dựa trên mật ñộ của các

thùng. Trong cả hai trường hợp việc phân ñịnh vật chất ñược sử dụng.

Ví dụ 3: Quét sơn hai phần kim loại A và B khác nhau.

Hai phần kim loại A và B khác nhau ñược sơn trên cùng một dây

chuyền sơn như nhau. Việc tiêu thụ sơn, năng lượng ñầu vào, và các phá thải

của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) v.v... là chỉ ñược biến ñổi với các

loại sơn kết hợp. Việc nghiên cứu ðGCTS ñòi hỏi các dữ liệu có liên quan chỉ

ñối với sản phẩm A. Trong trường hợp này, việc phân ñịnh có thể tránh ñược

bằng cách thực hiện việc chạy thí ñiểm ở chỗ chỉ có sản phẩm A ñược sơn.

Nếu như có những nguyên nhân kinh tế hoặc kỹ thuật rằng tại sao việc

chạy thử nghiệm như vậy không thể thực hiện ñược, thì việc phân ñịnh là cần

thiết. Việc phân ñịnh vật chất là có thể nếu như tỷ lệ giữa sản phẩm a và B có

thể thay ñổi mà không có sự thay ñổi ñầu và và ñầu ra. Nếu như tỷ lệ giữa A

và B ñược thay ñổi không có sự thay ñổi tổng khối lượng sản phẩm A và B

ñiều này có thể dẫn ñến các số lượng sơn khác nhau, vì vậy việc phân dịnh

khối lượng là không chính xác. Nếu như tỷ trọng giữa sản phẩm A và B có thể

ñược thay ñổi không có sự thay ñổi tổng số bề mặt ñược sơn, sau ñó các ñầu

vào và ñầu ra cũng vẫn giữ nguyên không ñổi. Vì vậy, bề mặt ñược sơn có thể

ñược xem như là thông số vật lý ñúng ñắn. Yếu tố phân ñịnh có thể ñược tính

toán như là bề mặt cần ñược sơn của tất cả các phần của sản phẩm A ñược

chia ra bởi bề mặt tổng thể ñược sơn của tất cả các phần (A cộng B) ñược sơn

trong cùng một giai ñoạn thời gian.

Trên thực tế, việc xác ñịnh những mối quan hệ nhân quả này là việc

phân ñịnh không thực - Việc phân tích hệ thống và các nguyên nhân của các

ñầu vào và ñầu ra là ñúng hơn.

Tài liệu tham khảo

(1) ISO 14042 Quản lý môi trường - ðánh giá chu trình sống của sản

phẩm - ðánh giá tác ñộng chu trình sống (Environmental management - Life

cyce assessment - Life cycle impact assessment).

(2) ISO 14043 Quản lý môi trường - ðánh giá chu trình sống của sản

phẩm - Thể hiệnchu trình sống (Environmental management - Life cycle

assessment - Life cycle interpretation).

(3) ISO 14049 Quản lý môi trường - ðánh giá chu trình sống của sản

phẩm - Các ví dụ về áp dụng TCVN ISO 14041: 2000 (Environmental

management - Life cycle assessment - Examples for the application of ISO

14041).

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN ISO 14050: 2000

Quản lý môi trường - Từ vựng

Environmental management - Vocabulary

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này bao gồm các thuật ngữ của các khái niệm cơ bản liên

quan ñến quản lý môi trường ñã ñược ñưa ra trong bộ TCVN ISO 14000.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 10241: 1992: Tiêu chuẩn thuật ngữ quốc tế - Soạn thảo và trình

bày.

3. Thuật ngữ và ñịnh nghĩa

Trong một số trường hợp của tiêu chuẩn này, khi ñưa ra các cách sử

dụng riêng của một khái niệm nào ñó thì ñược trình bày trong ngoặc trước

ñịnh nghĩa.

3.1. Kết luận ñánh giá

Audit conclusion

Conclusion d'audit

Ý kiến hoặc kết luận mang tính chuyên môn của chuyên gia ñánh giá

về ñối tượng ñánh giá dựa trên các phát hiện khi ñánh giá.

3.2. Chuẩn cứ ñánh giá

Audit criteria

Critères d'audit

Các chính sách, thủ tục, phương pháp thực hành các yêu cầu mà chuyên

gia căn cứ vào ñó ñẻ so sánh các chứng cứ ñánh giá ñã thu thập ñược về ñối

tượng ñánh giá.

Chú thích - Các yêu cầu có thể bao gồm nhưng không giới hạn các tiêu

chuẩn, hướng dẫn, các yêu cầu về tổ chức và các yêu cầu về pháp luật hoặc

các yêu cầu quy ñịnh.

3.3. Chứng cứ ñánh giá

Audit evidence

Preuve d'audit

Thông tin, hồ sơ hoặc công bố có thể kiểm tra xác nhận ñược về một sự

kiện.

Chú thích

1. Chứng cứ ñánh giá có thể là ñịnh tính hoặc ñịnh lượng ñược chuyên

gia ñánh giá sử dụng ñể xác ñịnh xem chuẩn cứ ñánh giá có ñược thoả mãn

hay không.

2. Chứng cứ ñánh giá thường dựa trên các cuộc phỏng vấn, xem xét tài

liệu, quan sát các hoạt ñộng và ñiều kiện, các kết quả hiện có của các phép ño

và thử nghiệm hoặc các phương tiện khác trong phạm vi ñánh giá.

3.4. Phát hiện khi ñánh giá

Audit finding

Constat d'audit

Kết quả của việc so sánh và ñánh giá các chứng cứ thu thập ñược với

các chuẩn cứ ñánh giá ñã ñịnh.

Chú thích - Các phát hiện ñánh giá là cơ sở của báo cáo ñánh giá.

3.5. ðoàn ñánh giá

Audit team

équipe d'audit

Nhóm hoặc một chuyên gia ñánh giá ñược chỉ ñịnh thực hiện một cuộc

ñánh giá nhất ñịnh.

Chú thích

1. ðoàn ñánh giá cũng có thể gồm các chuyên gia kỹ thuật và các

chuyên gia ñánh giá tập sự;

2. Một trong những chuyên gia của ñoàn ñánh giá thực hiện chức năng

chuyên gia ñánh giá trưởng.

3.6. Bên ñược ñánh giá

Auditee

Audité

Tổ chức ñược ñánh giá.

3.7. Khách hàng

Client

Demandeur de I'audit

Tổ chức ñặt hàng ñánh giá.

Chú thích - Khách hàng có thể là bên ñược ñánh giá hoặc bất kỳ tổ

chức nào có quyền về mặt pháp lý hoặc ký hợp ñồng ñể ñặt hàng ñánh giá.

3.8. Cải tiến liên tục

Continual improvement

Amélloration continue

Quá trình tăng cường hệ thống quản lý môi trường ñể nâng cao kết quả

hoạt ñộng tổng thể về môi trường phù hợp với chính sách môi trường của một

tổ chức.

Chú thích - Quá trình này không nhất thiết phải ñược tiến hành ñồng

thời ở tất cả các lĩnh vực hoạt ñộng.

3.9. Môi trường

Environment

Environnement

Những thứ bao quanh nơi hoạt ñộng của một tổ chức bao gồm không

khí, nước, ñất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ ñộng vật, con

người và các mối quan hệ qua lại của chúng.

Chú thích - Môi trường nói ñến ở ñây có thể có thể hiểu từ phạm vi một

tổ chức ñến quy mô toàn cầu.

3.10. Khía cạnh môi trường

Environmental aspect

Aspect environnemental

Yếu tố của các hoạt ñộng, sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức có

thể tác ñộng qua lại với môi trường.

Chú thích - Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là một khía cạnh có hoặc

có thể gây tác ñộng ñáng kể ñến môi trường.

3.11. ðánh giá môi trường

Environmental audit

Audit environnemental

Quá trình thu thập và ñánh giá một cách khách quan các chứng cứ ñể

xác ñịnh xem các hoạt ñộng, sự kiện, ñiều kiện, hệ thống quản lý môi trường

cụ thể hoặc thông tin về các vấn ñề này có phù hợp với chuẩn cứ ñánh giá

không và thông báo các kết quả của quá trình này cho khách hàng. Quá trình

này phải ñược kiểm tra xác nhận một cách hệ thống và lập thành văn bản.

3.12. Chuyên gia ñánh giá môi trường

Environmental audior

Auditeur environnemental

Người ñủ trình ñộ ñể thực hiện các cuộc ñánh giá môi trường.

3.13. Tác ñộng môi trường

Environmental impact

Impact environnemental

Bất kỳ một sự thay ñổi nào, dù là bất lợi hoặc có lợi, ñối với toàn bộ

hoặc từng phần môi trường do các hoạt ñộng, sản phẩm hoặc dịch vụ của một

tổ chức gây ra.

3.14. Hệ thống quản lý môi trường

Environmental management system

Système de management environnemental

Một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, hoạt

ñộng có kế hoạch, trách nhiệm, phương pháp thực hành, thủ tục, quá trình và

các nguồn lực ñể xây dựng, thực hiện, ñạt ñược, xem xét và duy trì chính sách

môi trường.

3.15. ðánh giá hệ thống quản lý môi trường

Environmental management system audit

Audit de système de management environnemental

Quá trình thu thập và ñánh giá một cách khách quan các chứng cứ ñể

xác ñịnh xem hệ thống quản lý môi trường của một tổ chức có phù hợp với

các chuẩn cứ ñánh giá hệ thống quản lý môi trường hay không và thông báo

các kết quả của quá trình ñánh giá này cho khách hàng. Quá trình này phải

ñược kêêrm tra xác nhận một cách có hệ thống và ñược lập thành văn bản.

3.16. ðánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường

Environmental management system audit

Audit de système de management environnemental

(Nội bộ) quá trình thu thập và ñánh giá khách quan ñể xác ñịnh xem hệ

thống quản lý môi trường của một tổ chức có phù hợp với chuẩn cứ ñánh giá

hệ thống quản lý môi trường do một Tổ chức ñặt ra và thông báo kết quả của

quá trình này cho Ban lãnh ñạo. Quá trình này phải ñược kiểm tra xác nhận

một cách hệ thống và ñược lập thành văn bản.

3.17. Mục tiêu môi trường

Environmental objective

Objectif environnemental

Mục tiêu chung về môi trường, xuất phát từ chính sách môi trường do

một tổ chức tự ñặt ra ñể ñạt tới và ñược lượng hoá khi có thể.

3.18. Kết quả hoạt ñộng về môi trường

Environmental performance

Performance environnementale

(Hệ thống quản lý môi trường) các kết quả có thể ño ñược của hệ thống

quản lý môi trường, liên quan ñến việc kiểm soát các khía cạnh môi trường

của Tổ chức, dựa trên chính sách, các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của

mình.

3.19. Chính sách môi trường

Environmental policy

Politique environnementale

Công bố của một Tổ chức về dự ñịnh và nguyên tắc liên quan ñến kết

quả hoạt ñộng tổng thể về môi trường của mình nhằm tạo ra khuôn khổ cho

các hành ñộng và cho việc ñề ra các ục tiêu và chỉ tiêu môi trường của mình.

3.20. Chỉ tiêu môi trường

Environmental target

Cible environnementale

Yêu cầu về kết quả hoạt ñộng cụ thể, lượng hoá ñược khi có thể, áp

dụng cho tổ chức hoặc cán bộ phận của nó, yêu cầu này xuất phát từ các mục

tiêu môi trường cần phải ñược ñề ra và thực hiện nhằm ñạt tới các mục tiêu

ñó.

3.21. Bên hữu quan

Interested party

Partie intéressée

(Kết quả thực hiện về môi trường) cá nhân hoặc nhóm có liên quan ñến

bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt ñộng về môi trường của một tổ chức.

3.22. Chuyên gia ñánh giá trưởng môi trường

Lead environmental auditor

Responsible de I'audit environnemental

Người có ñủ trình ñộ ñể quản lý và thực hiện các cuộc ñánh giá về môi

trường.

3.23. Tổ chức

Organization

Organisme

Công ty, tổng công ty, hãng, xí nghiệp, cơ quan hoặc viện nghiên cứu,

một phần hay tổ chức của các tổ chức trên, nhà nước hoặc tư nhân, có các bộ

phận chức năng và quản trị riêng.

Chú thích - Với các tổ chức có nhiều ñơn vị hoạt ñộng mỗi ñơn vị hoạt

ñộng riêng lẻ có thể ñược xác ñịnh là một tổ chức.

3.24. Ngăn ngừa ô nhiễm

Prevention of pollution

Prévention de la pollution

Sử dụng các quá trình, các phương pháp thực hành, vật liệu hoặc sản

phẩm ñể tránh, giảm bớt hay kiểm soát ô nhiễm, hoạt ñộng này có thể bao

gồm tái chế, xử lý, thay ñổi quá trình, cơ chế kiểm soát, sử dụng có hiệu quả

các nguồn tài nguyên và thay thế vật liệu.

Chú thích - Lợi ích tiềm tàng của ngăn ngừa ô nhiễm bao gồm việc

giảm bớt các tác ñộng môi trường bất lợi, tăng hiệu quả và giảm chi phí.

3.25. ðối tượng

Subject matter

Object

(ðánh giá) các hoạt ñộng, sự kiện, ñiều kiện, hệ thống quản lý môi

trường cụ thể và/ hoặc thông tin về các vấn ñề trên.

3.26. Chuyên gia kỹ thuật

Technical expert

Expert technique

(ðánh giá) người ñóng góp hiểu biết cụ thể hoặc kiến thức chuyên môn

cho ñoàn ñánh giá, nhưng không tham gia như một chuyên gia ñánh giá.

Phụ lục A

(tham khảo)

Các khái niệm khác có thể gặp phải trong quan hệ quốc tế về môi trường

A.1. Khái quát

Mối quan tâm hiện nay của công chúng liên quan ñến bảo vệ môi

trường khỏi các tác ñộng bất lợi gây ra do các hoạt ñộng, quá trình, sản phẩm

và dịch vụ của một tổ chức ñòi hỏi sự thông hiểu các khái niệm chung về môi

trường trên phạm vi quốc tế.

Trong các tài liệu tham khảo dưới ñây có thể tra cứu các ñịnh nghĩa

hoặc sự mô tả các khái niệm hoặc thuật ngữ có thể gặp phải trong quan hệ

quốc tế về môi trường.

A.2. Kỹ thuật sẵn có tốt nhất (BAT)

(1) Hướng dẫn EU 96/61/EEC (24/9/1996) liên quan ñến sự ngăn cản

và kiểm soát tổng thể ô nhiễm, ðiều 2 (11).

(2) Kiến nghị của Hội ñồng OECP, thang 5/1972, Môi trường và Nền

kinh tế, Các nguyên tắc hướng dẫn liên quan ñến các khía cạnh kinh tế quốc

tế của chính sách môi trường.

(3) Công ước Bảo vệ môi trường biển ðông Bắc - ðại tây Dương, Pari,

ngày 22/9/1992, ðiều 2, Mục (3b) và Sửa ñổi số No1.

A.3. Tải lượng ở mức báo ñộng

(1) Dowing, RJ, Hehelingh, J - P và de met, P.A.M, 1993. Tính toán và

bản ñồ hoá các vùng chịu tải ở mức báo ñộng ở Châu Âu. Báo cáo tình trạng,

1993.

A.4. Nguyên tắc phòng ngừa

(1) TCVN ISO 14004: 1997 (ISO 14004: 1996) Hệ thống quản lý môi

trường, Hướng dẫn chung về các nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ, Phụ

lục A, nguyên tắc 15.

(2) Tuyên bố Rio về môi trường và sự phát triển, nguyên tắc 15.

(3) Công ước về bảo vệ môi trường biển ðông Bắc - ðại Tây Dương,

Pari, 22/9/1992, ðiều 2, Mục 2 (a)

(4). Hội nghị các Bộ trưởng ở Bỉ, 16/05/1990, Nhật trình công tác 21,

Chương 19.

A.5. Nguyên tắc "người gây ô nhiễm trả tiền"

(1) TCVN ISO 14004: 1997 (ISO 14004: 1996) Hệ thống quản lý môi

trường - Hướng dẫn chung về các nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ.

Phụ lục A, nguyên tắc 15.

(2) Tuyên bố Rio về môi trường và sự phát triển, nguyên tắc 16.

(3) Công ước về bảo vệ môi trường biển ðông bắc - ðại Tây Dương.

Pari, 22/9/1992, ðiều 2, Mục 2 (b).

(4) Nguyên tắc "Người gây ô nhiễm trả tiền", OECD 1975

A.6. Ô nhiễm

(1) Hướng dẫn, EU, 96/61/EEC (24/9/1996) liên quan ñến sự ngăn cản

và kiểm soát tổng hợp ô nhiễm, ðiều 2 (11).

(2) Liên nhóm chuyên gia IMO/UNESCO/WMO/IAEA/UNEP về các

khía cạnh khoa học của ô nhiễm biển (GESAMP).

(3) Công ước về Bảo vệ môi trường biển ðông Bắc - ðại Tây Dương.

Pari, 22/9/1992, ðiều 1, Mục (d).

(4) Công ước về Bảo vệ môi trường biển khu vực biển Bantic, 1992

(Công ước Helsinki), ðiều 2, Mục 1.

A.7. Phát triển bền vững

(1) Tương lai chung của chúng ta: Báo cáo uỷ ban thế giới về môi

trường và sự phát triển công bố (Báo cáo Bundtland).

(2) Hội ñồng chủ tịch về phát triển bền vững 02/1996.

(3) Hướng về sự bền vững, Chương trình hành ñộng và chính sách của

Châu Âu liên quan ñến môi trường và sự phát triển bền vững. Quyển II, EU,

03/27/1992.