TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO -...

56
CHUYÊN ĐỀ : TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO A/ TÌM HIỂU TÁC PHẨM I. 9 LỜI BÌNH DÀNH CHO TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO” Tác giả bài viết: Chu Văn Sơn - Tiến sĩ Văn học Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Tinh thn hin thc. Con người với môi trường hay tính cách với hoàn cảnh vn là khâu trung tâm trong nhn thức và mô tả nghthut ca mi phạm trù văn học. Nguyên tắc bao trùm của Lãng mạn là : tính cách thường bt chấp hoàn cảnh. Hoàn cảnh đôi khi chlà một cái font có vẻ thực nào đó để nhà văn gửi mt giấc mơ, hoặc có khi chlà một tấm toan để nghsĩ vẽ vời lý tưởng của mình. Còn khuynh hướng Hin thc li nht nhất xem: tính cách là sản phm thđộng của hoàn cảnh. Quan hlà một chiều. Hoàn cảnh thvai áp chế. Vo tròn, được tròn, bóp méo, thành méo. Con người là nạn nhân, không cưỡng nổi hoàn cảnh. Vì thế, hoàn cnh mi bkết tội và mới kết tội được hoàn cảnh. Không tuân thủ thế, khó có thlà Hiện thực phê phán ! Được xem như điển hình, Chí Phèo là câu chuyện sphận con người. Đúng hơn : sphn ca phần người trong con người. Là một nhà hiện thc tct tuỷ, Nam Cao luôn đau đớn thy rằng cái phn người đang bị băng hoại mà vô phương cứu chữa. Các thế lực thù địch vi con người: cường quyn bạo ngược, định kiến hà khắc, định mệnh tàn khốc, thù hận mù quáng, cùng biết bao những thói đời khác nữa (ích kỉ, tham lam, đố kị, vô tình...) ở làng Vũ Đại đã là những đồng loã vào hùa với nhau thành cái hoàn cảnh phi nhân, ráo hoảnh tình người, cạn khô tính người, tiêu diệtphần người. Phần người lương thiện không thể cưỡng được hoàn cảnh phi nhân. Trong cái gm trời có tên là Vũ Đại kia, phần người của Chí Phèo đã bị bóp nghẹt, bbiến dng, bchặn đứng, bngonh mt. Phần người qun quại trong Chí. Phn người luôn làm quằn quại ngòi bút Nam Cao. Biết đau đớn trước phần người trong con người vẫn là thước đo muôn đời vtm cnhân đạo mt nghsĩ.

Transcript of TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO -...

Page 1: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

CHUYÊN ĐỀ :

TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO

A/ TÌM HIỂU TÁC PHẨM

I. 9 LỜI BÌNH DÀNH CHO TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO”

Tác giả bài viết: Chu Văn Sơn - Tiến sĩ Văn học Đại học Sư phạm Hà Nội

1. Tinh thần hiện thực.

Con người với môi trường hay tính cách với hoàn cảnh vốn là khâu trung tâm

trong nhận thức và mô tả nghệ thuật của mọi phạm trù văn học. Nguyên tắc bao

trùm của Lãng mạn là : tính cách thường bất chấp hoàn cảnh. Hoàn cảnh đôi khi

chỉ là một cái font có vẻ thực nào đó để nhà văn gửi một giấc mơ, hoặc có khi

chỉ là một tấm toan để nghệ sĩ vẽ vời lý tưởng của mình. Còn khuynh hướng

Hiện thực lại nhất nhất xem: tính cách là sản phẩm thụ động của hoàn cảnh.

Quan hệ là một chiều. Hoàn cảnh thủ vai áp chế. Vo tròn, được tròn, bóp méo,

thành méo. Con người là nạn nhân, không cưỡng nổi hoàn cảnh. Vì thế, hoàn

cảnh mới bị kết tội và mới kết tội được hoàn cảnh. Không tuân thủ thế, khó có

thể là Hiện thực phê phán !

Được xem như điển hình, Chí Phèo là câu chuyện số phận con người. Đúng hơn

: số phận của phần người trong con người.

Là một nhà hiện thực từ cốt tuỷ, Nam Cao luôn đau đớn thấy rằng cái phần

người đang bị băng hoại mà vô phương cứu chữa. Các thế lực thù địch với con

người: cường quyền bạo ngược, định kiến hà khắc, định mệnh tàn khốc, thù hận

mù quáng, cùng biết bao những thói đời khác nữa (ích kỉ, tham lam, đố kị, vô

tình...) ở làng Vũ Đại đã là những đồng loã vào hùa với nhau thành cái hoàn

cảnh phi nhân, ráo hoảnh tình người, cạn khô tính người, tiêu diệtphần người.

Phần người lương thiện không thể cưỡng được hoàn cảnh phi nhân. Trong cái

gầm trời có tên là Vũ Đại kia, phần người của Chí Phèo đã bị bóp nghẹt, bị biến

dạng, bị chặn đứng, bị ngoảnh mặt. Phần người quằn quại trong Chí. Phần

người luôn làm quằn quại ngòi bút Nam Cao.

Biết đau đớn trước phần người trong con người vẫn là thước đo muôn đời về

tầm cỡ nhân đạo ở một nghệ sĩ.

Page 2: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

2. Cấu trúc kịch.

Sau khi ở tù về, Chí Phèo đến Bá Kiến mấy lần ? Trong thực tế (nếu như có thực

tế), hẳn số lần phải nhiều hơn. Nhưng trong tác phẩm, chỉ đúng ba lần. Mà ba

thôi là đủ. Tại sao ? Sự bất quá tam mà. Hai, quá thiếu ; bốn, hơi thừa.[1] (Lưu

Bị cũng chỉ "tam cố thảo lư" thôi, đâu cần "tứ cố" !). Mỗi lần có thể ví như một

màn kịch nhỏ. Chúng hợp lại thành một vở kịch không nhỏ, với đầy đủ mâu

thuẫn, xung đột, diễn tả trọn vẹn tấn bi kịch lớn : bi kịch Chí Phèo. Ba màn sắm

vai một bộ khung sườn. Đây chính là cái cấu trúc kịch của một thiên tự sự.

Lần một, cứ theo bề nổi, Chí đến như chỉ để ăn vạ ? Không hẳn. Hãy nghe Chí

nói :"Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có

đứa sạt nghiệp. Mà có thể còn rũ tù nữa cũng chưa biết chừng". Lời lẽ của một

tên say !? Giọng sĩ diện yêng hùng của một kẻ ngã ngựa !? Phải. Nhưng gạt qua

một bên, sẽ thấy ra cái động cơ thật của hắn. Thì ra, tự rạch mặt bằng mảnh chai,

tự gây thương tích máu me, chỉ là lập hiện trường giả. Để làm gì ? Để khiến Lão

Bá phải sạt nghiệp, phải rũ tù. Té ra, là gieo vạ. Sao phải hạ sách như vậy ? Thì

thân cô thế cô, lại muốn trả thù một kẻ xảo quyệt như lão Bá, Chí làm gì còn

cách nào tốt hơn ? Gieo vạ bằng khổ nhục kế, đó là lối trả thù của Chí Phèo,

kiểu Chí Phèo! Tưởng thế là cao thủ, không ngờ Bá Kiến anh chị hơn. Ngay lập

tức Chí Phèo đã bị lão thu phục. Mà chỉ cần bằng thứ “võ” hạng bét: phỉnh !

(Quái quỉ, võ hạng bét qua tay lão Bá, bỗng thành thượng hạng). Chí tưởng bắt

đầu thắng, nào ngờ bắt đầu thua.

Lần hai, có phải Chí đòi đi ở tù không ? Chả dại gì lại thế ! Hắn đòi nhà và đất !

"Bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm

cụ, cụ lại bắt con đi ở tù. Nếu không được thì... thì... Con sẽ đâm chết dăm ba

thằng rồi cụ bắt con giải huyện". Lão Bá đọc vị ngay ra cái ngầm ý đó. Lão chặn

luôn, rồi chuyển sát khí của Chí Phèo ngay sang đối thủ khác, với mặc cả :"Anh

này bứa lắm, nhưng muốn giết người cũng không khó gì. Đội Tảo còn nợ tôi

năm mươi đồng. Nếu đòi được tự khắc sẽ có nhà". Thật tuyệt xảo là chất Tào

Tháo: tức khắc biến kẻ đến chực hành hung mình thành tay sai của mình !!! Rõ

ràng, đòi đi ở tù chỉ là kiếm chuyện, uy hiếp lão Bá, bắt phải nhả nhà đất thôi.

Cả lần này nữa, Chí cũng dương dương tự đắc. Tưởng thắng đậm, hoá thua đau.

Lần ba, Chí đến đòi lương thiện, kì thực là trả thù. Ai có thể đòi được lương

thiện bao giờ. Chẳng qua chỉ để giết kẻ đã cướp đi cuộc đời lương thiện của

Page 3: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

mình thôi. Xung đột giữa Chí Phèo với Bá Kiến, nhìn từ xã hội là : nông dân -

địa chủ, nhìn từ chính trị : bị trị - thống trị, nhìn từ bản chất thẩm mĩ : khát vọng

chân chính - thực tại tàn bạo, nhìn từ lăng kính nhân văn : con người - thế lực

phi nhân. Khát vọng đã bị thực tại tiêu diệt quá phũ phàng. Tác phẩm kết kiểu

vừa đóng vừa mở. Cái chết của Bá Kiến - Chí Phèo kết thúc kịch, nhưng không

hoá giải xung đột. Cái mầm của xung đột đã đội đất nhô lên rồi.

3. Cấu trúc hình tượng.

Sực nhớ, có một vị nào đó đã cất công tìm ra cha mẹ đẻ của Chí Phèo, rồi không

biết láng quáng thế nào đã khẳng định như đinh đóng cột theo nghĩa đen, rằng

vợ Binh Tư là mẹ đẻ Chí Phèo, còn bố đẻ Chí Phèo: Bá Kiến. Kì ! Thực thì, vẫn

có thể khẳng định kẻ sinh ra Chí Phèo chính là Bá Kiến. Nhưng theo nghĩa khác.

Nghĩa nằm trong cấu trúc hình tượng.

Thế giới hình tượng sống động tự nó là một cấu trúc. Cùng với cặp nhân vật Chí

Phèo - Bá Kiến, là hai tuyến nhân vật song hành xuyên suốt tác phẩm. Một,

tuyến thống trị(tội nhân) : đứng đầu là Bá Kiến, sau đó là Đội Tảo, rồi thấp

thoáng phía sau, những Tư Đạm, Bát Tùng... và cuối cùng là Lý Cường. Hai,

tuyến bị trị(nạn nhân) : đứng đầu là Chí Phèo, sau đó là Năm Thọ, Binh Chức...

và thoáng hiện như một mầm mống cuối truyện là “Chí Phèo con”. Quan hệ của

hai tuyến này là nhân quả : tuyến trên - “nhân”, tuyến dưới - “quả”. Vì có Bá

Kiến, mới có Chí Phèo. Về cuối : Bá Kiến chết, Chí Phèo cũng chết. Nhưng Lý

Cường liền đó, đã báo hiệu một Bá Kiến mới. Vậy, Chí Phèo tất sẽ ra đời (Chớ

câu nệ vào thị Nở. Thị này không đẻ Chí Phèo con, thì sẽ có thị khác !). Chừng

nào còn những kẻ thống trị tồn tại bằng cách chà đạp lên nhân phẩm con người

một cách tàn bạo, chừng ấy vẫn còn những người lương thiện bị biến thành lưu

manh. Tính tất yếu nằm ở đó. Có thể nói, đó là cấu trúc song song. Cấu trúc này

đã chứa đựng một qui luật hiện thực thật ghê sợ.

Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn có cấu trúc khác: dàn nhân vật. Dàn

này có thể biểu diễn theo hình tròn: Chí Phèo là tâm, xoay quanh có Bá Kiến, Bà

cô và thị Nở. Chức năng nghệ thuật thật rõ. Bá Kiến là hiện thân của cường

quyền bạo ngược, thế lực đã huỷ hoại mất phần người trong Chí. Chí Phèo là

một nạn nhân điển hình, bị tha hoá cùng cực, là hiện tượng mất tính người. Còn

thị Nở là hiện thân của tình người. Cuộc gặp gỡ Chí Phèo - thị Nở đã chứng tỏ

một chân lí sâu xa: chỉ có tình người mới hồi sinh được tính người. Nhưng tình

Page 4: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

người mong manh có thể bị tiêu diệt bởi định kiến. Bà cô thị Nở là hiện thân của

định kiến hà khắc trong xã hội Vũ Đại. Vừa đối mặt với bà cô, tình cảm thị Nở

dành cho Chí Phèo lập tức tiêu tan. Không được lấy thị Nở, Chí Phèo mất luôn

điểm tựa hoàn lương. Định kiến đã là thế lực chặn đứng con đường hoàn lương

của Chí. Tính người vừa hồi sinh thì quyền làm người lại bị từ chối. Vậy Chí

Phèo phải chết. Thế đấy, khi các thế lực phi nhân còn tác oai tác quái, thì tình

người cũng khó cứu được tính người. Cấu trúc dàn nhân vật này vừa chuyển tải

một niềm tin vào sức mạnh của tình người, vừa thể hiện niềm lo âu cho số phận

của phần người trong một thực tại thù địch với con người.

4. Nhân vật Chí Phèo. Say hay Tỉnh.

Cuộc đời Chí Phèo có thể chia thành hai chặng lớn: trước và sau khi gặp Thị Nở.

Trước khi gặp Thị Nở cũng có hai chặng nhỏ mà mốc phân định là nhà tù. Nhà

tù thực dân đã biến một người lương thiện thành một tên lưu manh. Sau khi ra tù

về làng, các thế lực như Bá Kiến đã làm nốt công đoạn cuối cùng của việc tha

hoá Chí Phèo: biến một tên lưu manh thành một con quỉ dữ. Từ đó, Nam Cao

mô tả đời hắn như một cơn say dài, mênh mông bất tận, “và có lẽ hắn chưa bao

giờ tỉnh táo, để nhớ rằng có hắn ở trên đời”. Thị Nở thực sự là một bước ngoặt

lớn trong đời hắn, mà trước nhất là, trong tâm lí Chí Phèo. Tuy chỉ có năm ngày

ngắn ngủi, nhưng đó thực sự là một quãng đời khác: Chí được sống rồi chết như

một con người.

Có người đã cố chứng minh rằng Chí Phèo tỉnh, Chí Phèo không say. Là nói lấy

được thôi. Bởi Chí Phèo hoàn toàn tỉnh thì vô lí, Chí Phèo hoàn toàn say thì vô

nghĩa. Sự độc đáo của hình tượng Chí Phèo chính là trạng thái say - tỉnh bất

phân. Đó không hẳn là các mặt tách bạch của mâu thuẫn: bên ngoài - bên trong,

bề mặt - bề sâu. Mà cái say - tỉnh nằm ngay ở ranh giới giữa các “bề” đó. Thế

nên, lúc điên rồ nhất cũng là lúc tỉnh nhất.

Còn gì điên rồ hơn cách chửi của Chí Phèo ? Nhưng hãy xem các đối tượng bị

chửi cứ dần thu hẹp lại: từ xa xôi không đâu nhất, đến đụng chạm sát sạt nhất là

Trời, rồi Đời, rồi làng Vũ Đại, cuối cùng là những “đứa chết mẹ nào không chửi

nhau với hắn”, sẽ thấy cái logic của một tâm lí tỉnh táo. Tỉnh táo ngay trong đau

khổ cùng cực. Rồi xem tiếp cái cách Nam Cao “bào chữa” cho Chí Phèo : “Giá

hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. Khổ cho hắn và khổ cho người, hắn lại

không biết hát. Thì hắn chửi...”. Đau khổ vì bị tẩy chay, bị loại khỏi thế giới

người, hắn bức xúc và cần giải toả. Nếu hát được, đau khổ sẽ vợi bớt. Nhưng

trời đâu phú cho Chí Phèo năng khiếu thanh nhạc ! Vậy chửi là một kiểu hát của

Page 5: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

Chí Phèo chứ sao ? Điên đấy mà tỉnh đấy ! Vả chăng, chớ nên đánh đồng tỉnh

rượu với tỉnh ngộ. Từ sau khi về làng, thấp thoáng sau những cơn chếnh choáng,

Chí có chút tỉnh táo nào, thì đấy là tỉnh rượu, chưa phải tỉnh ngộ. Mà tỉnh rượu

thì chưa có mấy ý nghĩa. Chỉ sau khi gặp Thị Nở, ở Chí mới có sự bừng tỉnh

lương tri. Cũng không phải gặp thị Nở là có ngay sự thức tỉnh sâu xa. Tỉnh kiểu

ấy, thì đơn giản quá, làm sao đáng gọi là hiện thực nghiêm nhặt ! Nam Cao hiểu

hơn ai hết điều đó. Cuộc chung chạ đêm trước chỉ làm được một phần : đánh

thức bản năng sinh vật của một gã đàn ông. Mà một cuộc chung đụng, có lẽ,

cũng chỉ làm được thế. Phải đến sáng hôm sau, sự chăm sóc mộc mạc chân tình

của người đàn bà kia mới làm thức tỉnh được cái cần nhất: bản chất lương thiện

của một con người. Bấy giờ, lương tri mới chính thức trở về.

Nhưng lương tri trở về lại nhanh chóng đẩy bi kịch Chí Phèo đến hồi chót. Thật

đáng buồn cho Chí và cho đời, cái hành vi tỉnh táo nhất, cũng bế tắc nhất - giết

Bá Kiến - lại chỉ được dân Vũ Đại xem như cú say cực điểm, như đỉnh điểm của

điên rồ, không hơn không kém.

5. Nhân vật thị Nở và bát cháo hành

Thị Nở là ai? Câu hỏi có vẻ thừa ! Nhưng muốn trả lời câu hỏi có vẻ thừa đó,

không thể không đặt thị trong những đối sánh cần thiết.

Đâu phải ngẫu nhiên Nam Cao mô tả Chí Phèo có quan hệ với hai người đàn bà.

Với bà Ba - hẳn là xinh vào hạng nhất làng Vũ Đại - Chí không được hưởng một

chút tình yêu nào. Hành vi gọi Chí lên bóp chân, về thực chất, là hành vi bóc lột.

Bóc lột cái phần trai trẻ ở Chí Phèo, mà bấy giờ lão Bá đã cạn. Chí chỉ được

xem như một thứ nô lệ, phục dịch những cơn thèm khát bất chính của bà thôi.

Còn với thị Nở, Chí được hưởng tình người. Mộc mạc, đơn sơ, nhưng chân thật.

Nhiều người cứ phê phán Nam Cao là tự nhiên chủ nghĩa, là quá trớn khi mô tả

thị Nở xấu đến ma chê quỉ hờn. Nhưng xét ở bình diện nghệ thuật, Thị càng xấu,

truyện càng hay. Dĩ nhiên, hay không phải vì xấu. Hay là: có xấu đến thế, bi

kịch Chí Phèo mới sâu sắc. Không phải ngẫu nhiên Nam Cao đã trút vào Thị tất

cả những nét mỉa mai nhất của Hoá công dành cho một người đàn bà. Dường

như bút pháp Nam Cao đã dùng tả thị Nở không hẳn của hiện thực mà vay mượn

của dân gian và lãng mạn. Có thể nói, thị Nở đã xấu một cách hoàn hảo, xấu ở

mức lí tưởng. Đã xấu, nghèo, dở hơi, lại còn thuộc dòng giống hủi. Tất cả những

thứ ấy đã biến Thị Nở thành một thứ phế thải, vô giá trị. Nhưng ở cái con người

Page 6: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

vô giá trị kia lại có thứ tài sản vô giá : tình người. Những tương phản trái khoáy

ấy thuộc về dụng ý và dụng công của Nam Cao.

Xét cho cùng, biểu hiện đáng kể nhất của tình người ở thị Nở là bát cháo hành.

Và đây là tình tiết thiên tài của Nam Cao. Cháo hành là thứ cháo xoàng xĩnh. Lại

còn nấu bởi bàn tay thị Nở thì... ấy thế mà phải tận đến lúc này, khi đã sang cái

dốc bên kia cuộc đời rồi, Chí mới lần đầu tiên được hưởng. Muộn mằn và thiệt

thòi quá ! Nhưng hắn đã nhận ra trong đó hương vị của tình người. Kề bát cháo

lên miệng, Chí đã khóc. “Hắn thấy mắt hình như ươn ướt”. May mà Chí còn biết

khóc. Còn biết khóc thế là còn biết cảm động. Còn cảm động trước tình người,

là còn tính người. Còn tính người thì còn khả năng lương thiện. Nếu đôi mắt chỉ

còn ráo hoảnh, thì Chí Phèo không còn khao khát và khả năng hoàn lương.

Lương tri xem như đã chết hẳn. Nam Cao tin vào nước mắt con người. Nước

mắt đối với Nam Cao không chỉ là biểu tượng của đau khổ, mà còn là “giọt châu

của loài người”, hiện thân của tính người. Đâu phải vô cớ mà các nhân vật Nam

Cao đều thức tỉnh cùng nước mắt và trong nước mắt ! Sống trong một xã hội

khô héo và xói mòn tình người, giọt nước mắt trong Chí tưởng đã khô cạn tiêu

tan. Hoá ra không hẳn. Nó chỉ bị vùi lấp. Trong thẳm sâu lòng Chí, nó vẫn len

lỏi, âm thầm và trong suốt. Vừa chạm bát cháo hành, cái lốt quỉ dữ của Chí lập

tức được trút bỏ, con người lương thiện ngày nào hiện nguyên bản tướng. Tình

người đã làm hồi sinh tính người. Đó chẳng phải là sự kì diệu của bát cháo hành

sao ?

Ngẫm ra, cả việc thị Nở dìu Chí vào lều đắp điếm cho hắn, lẫn bát cháo hành chỉ

là lòng tốt bình thường của một con người dành cho một con người. Nhưng,

trong cái thế giới ngày càng tha hoá, vô tình của làng Vũ Đại, đây lại là lòng tốt

hiếm hoi duy nhất mà Chí được hưởng, kể từ ngày về làng. Vì thế mà quí giá. Vì

thế, Chí mới cảm động sâu xa đến vậy. Gửi niềm tin vào một lòng tốt bình

thường, Nam Cao đã tỏ rõ tầm cỡ một nhà nhân đạo lớn. Bởi cái mà nhân loại

thiếu không phải là một lòng tốt xa vời và hư ảo của ông thánh hay lòng tốt

suông của một nhà lập thuyết viển vông. “Cái mà nhân loại thiếu, đó là một lòng

tốt bình thường”. Lời nói ấy đã luôn vang lên như một điệp khúc khắc khoải

trong các tác phẩm của Rơmac. Chỉ cần mỗi con người mang cho nhau lòng tốt

bình thường, là đủ để cả hành tinh này tốt đẹp rồi.

6. Nhân vật phụ xuất sắc : Tự Lãng

Page 7: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

Trong cái xã hội Vũ Đại đó, vẫn tồn tại một nhân vật mà người đọc chỉ coi như

“dân ngụ cư” sống nhờ, sống gá vào bên lề dòng chảy của mạch truyện. ấy là Tự

Lãng - một thầy cúng kiêm hoạn lợn ! Có phải lão chỉ như một kẻ dạt vào câu

chuyện, chẳng có địa vị nào đối với tư tưởng tác phẩm ? Lão chỉ sống một “đời

thừa” ? Nhất định không. Bỏ rơi Tự Lãng vào quên lãng thật oan ức cho lão.

Chúng ta hay nói đến Nam Thọ, Binh Chức như những tiền thân “trực hệ” của

Chí Phèo, mà quên rằng : Tự Lãng cũng là một tiền thân khác của Chí. Chẳng

phải thế sao ? Trong Chí Phèo, thấy có cả Binh Chức, Năm Thọ lẫn Tự Lãng -

cả tên đầu bò lẫn kẻ đau khổ. Thực ra trong cái làng Vũ Đại của nghệ thuật Nam

Cao, Tự Lãng gần với lão Hạc hơn, xét về loại hình. Cả hai đều bị dồn đẩy vào

một tuổi già cô độc, trơ trọi, khốn cùng. Nhưng trước sau, lão Hạc vẫn là lão

Hạc. Còn Tự Lãng đã đầu hàng số phận và dường như đã đặt những bước đầu

tiên vào con đường tha hoá. Cột mốc đầu tiên của con đường ấy là rượu. Lúc

này, rượu hãy còn là người bạn câm lặng nhưng tin cậy duy nhất. Chỉ có rượu

biết cảm thông, chia sẻ đau khổ cùng lão. Về điểm này, có thể xem Tự Lãng là

hình ảnh của Chí Phèo ở cái bước đau khổ đang xui khiến Chí tìm đến rượu -

nghĩa là cái bước tiền tha hoá, đúng hơn, chớm tha hoá. Thế nên, rượu đã giúp

Chí Phèo nhận ra ở Tự Lãng một tri kỉ. Đối với Chí Phèo, tất cả những kẻ uống

rượu đều là bạn, “đều hay hay”.

Phải nói rằng, trang mô tả cuộc đối ẩm của đôi tri kỉ cuồng này xứng đáng thuộc

vào những trang độc đáo nhất mà văn chương có thể viết về rượu. Đó là khúc

hoan ca ngộ nghĩnh và kì dị dành cho những tửu đồ. Rượu đã giúp Chí quên đi

một việc ác để làm điều thiện cho lão Tự. Rượu cũng biến một kẻ hoạn lợn

thành một triết nhân vừa ngọng nghịu vừa sắc sảo của chủ nghĩa hư vô. Bên

dưới bầu trời đầy trăng của của làng Vũ Đại có hai kẻ đang ngụp lặn trong rượu,

trong trăng, cũng là hai kẻ vật vã trong đời. Hai nạn nhân khác nhau : một kẻ là

nạn nhân của số phận, một kẻ là nạn nhân của xã hội. Từ tương phản này, có thể

thấy những ý nghĩa riêng của hình tượng Tự Lãng. Trên cái cây tư tưởng của tác

phẩm, Tự Lãng và Chí Phèo là hai nhánh vừa song song vừa kế tiếp. ở Tự Lãng,

khát vọng sống đã tắt. “Ai chết cũng thành cái mả”, “cái mả tất”, ấy là triết lí về

sự vô nghĩa của kiếp người. Không thiết sống, lão đã tự đầu độc mình bằng rượu

và triết lí hư vô để chết mòn. Nghĩa là đã tuyệt vọng một cách hoàn toàn tỉnh

táo. Còn ở Chí Phèo, khát vọng sống chưa tắt hẳn. Sau khi đã tỉnh, thì phần

người trong Chí quyết không thể chết chìm trong rượu. Tự Lãng hỏi “Người ta

đứng lên bằng cái gì ?”, đâu phải lời ngớ ngẩn của rượu. Đó thực sự là một triết

- lí - líu lưỡi của một kẻ tỉnh đời. Bị ném vào giữa đau khổ, lão đang muốn tìm

cách đứng lên đấy chứ, nhưng lão đã bị rượu đánh gục. Còn Chí Phèo, sau khi

đã tỉnh ngộ, thì rượu cũng bất lực, không làm hắn tê liệt u tối được nữa. Chí

Page 8: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

Phèo sẽ ném vào cái xã hội ấy triết lí ghê gớm của mình : “Ai cho tao lương

thiện ? Làm sao có thể mất được những vết mảnh chai trên mặt này ?”. Vậy đấy,

cả Tự Lãng và Chí Phèo đều là vấn đề quyền làm người. Họ đều thèm được

sống, sống có ý nghĩa. Nhưng các thế lực cả bên dưới và bên trên cái gầm trời

Vũ Đại đó đã chà đạp và cướp đi quyền sống của họ. Họ phải chết, mỗi người

một cách. Thế nên, Tự Lãng đâu phải nhân vật hài kịch. Lão là bi kịch. Lão là

tiếng nói phụ hoạ với Chí Phèo, giúp Nam Cao phê phán gay gắt hoàn cảnh Vũ

Đại.

7. Ngòi bút tâm lí và hơi cháo hành

Tâm lí con người, đó mới là tầng đáy của đời sống mà một nhà hiện thực cần

phải chiếm lĩnh. Nó là địa hạt vừa cuốn hút vừa thách thức những ngòi bút như

Nam Cao. Bằng bản lĩnh và tài năng xuất sắc của mình, ông đã dấn bước vào

chốn mù mờ ấy, rọi ánh sáng hiện thực tới mọi điều hỗn tạp nhất, soi tỏ từ

những nếp hằn thâm căn cố đế nhất đến từng làn ý thức khuất nẻo nhất, từng

thoáng linh cảm biến hiện, bí mật, từng nút ý thức đan chéo tiềm thức, đến từng

sợi rễ mong manh ăn sâu tới vô thức. Nhờ thế mà diện mạo văn xuôi hiện thực

của Nam Cao có một thay đổi rất căn bản. Đến lượt nó, các trang văn kia lại

cuốn hút và thách thức người đọc cùng người viết sau ông.

Nam Cao rất am tường những gấp khúc, những bước ngoặt tâm lí, đặc biệt là

trạng thái thức tỉnh, sám hối, ăn năn với bao vật vã đau đớn của nó. Chỉ cần cái

đoạn diễn tả những biến đổi bề sâu trong con người Chí Phèo từ khi gặp thị Nở

đến lúc xách dao tới giết Bá Kiến cũng đủ thấy

Từ khi về làng, Chí được mô tả ở trạng thái tỉnh ra có hai lần. Lần nào cũng thế,

hễ tỉnh là buồn. Sao vậy ? Buồn là lúc Chí nhân tính nhất. Tỉnh thì mới nhìn

thẳng vào thân phận mình, mới nhận ra tất cả sự thê thảm của nó. Vào tuổi Chí,

một người ở thôn quê đã phải làm xong tất cả những đầu việc căn bản của kiếp

người : có nghề nghiệp, có nhà cửa, có gia thất, nếu mau mắn, thậm chí đã có

cháu rồi... Đằng này, Chí vẫn trắng tay. Chí là con số không. Thậm chí, còn

không được là số không. Số âm thôi. Vì Chí còn không được coi là người. Hỏi

làm sao mà không buồn cho được ! Tâm lí diễn biến thế chẳng hợp lí hay sao ?

Hợp lí và biện chứng, thậm chí, ngay với những nét hoàn toàn tương phản. Lần

thứ nhất, tỉnh ra để hi vọng. Chí tỉnh ra vào cái buổi sáng nghe chim hót, nghe

Page 9: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng mấy bà đi chợ hỏi han chuyện bán mua ... Và

hắn hi vọng hoàn lương, hi vọng vào người bảo lãnh được cho hắn là thị Nở.

Lần hai, tỉnh ra để mà tuyệt vọng. Tình người ở thị Nở đã bị định kiến ở bà cô

giết chết một cách lạnh lùng. Trước, thị Nở là người duy nhất tách khỏi làng Vũ

Đại đi đến với Chí Phèo. Giờ, thị lại chạy về phía ấy. Tình người mong manh đã

bị định kiến thôn tính. “Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay. Thị gạt ra, lại giúi thêm

cho một cái”. Nỗ lực cuối cùng nhằm níu giữ thị Nở lại cho mình đã bị gạt phắt

phũ phàng. Thị “ngoay ngoáy cái mông đít” đi về phía làng Vũ Đại (đúng là

điệu bộ tuyệt tình của một ả dở hơi). Đó thực sự là cú “sốc” đối với Chí. Đau

đớn cùng cực, Chí về mang rượu ra uống. Nét biện chứng tinh vi là ở chỗ, lần

này khác tất cả mọi lần, càng uống vào lại càng tỉnh ra. Rượu đã bất lực. Một

khi lương tri đã thức dậy, thì rượu không còn làm cho nỗi đau đớn tê liệt được

nữa. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Thế là, từ hi vọng đến tuyệt vọng, khởi đầu, là

nước mắt, cuối cùng, lại là nước mắt.

Chân thực, sống động, đầy thuyết phục, Nam Cao đã dùng cả độc thoại, cả lời

nửa trực tiếp, cả lối ngoại hiện... để diễn tả biến cố tâm lí ấy với mọi diễn biến

tinh vi nhất. Rồi cả những vênh lệch giữa ý thức vơí ngôn ngữ, ý đồ với hành vi,

những đan cài, phân liệt giữa ý thức với tiềm thức nữa... cũng được dùng để

khắc hoạ trạng thái chấn thương trong tinh thần Chí. Nhưng, thiên tài hơn cả,

vẫn là chi tiết hơi cháo hành. Nó là kỉ niệm về bát cháo hành. Càng uống “lại

càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi buồn ! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thấy thoang

thoáng hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức”. Sao vào cái lúc tuyệt vọng

nhất, hơi cháo hành lại hiện ra ? Để đẩy bi kịch tinh thần của Chí lên cực điểm

chứ sao. Già nửa đời người mới lần đầu tiên được hưởng chút cháo ấy. Muộn

mằn quá. Nhưng còn là có. Xoàng xĩnh quá. Nhưng còn hơn không. Những

tưởng, từ nay đời mình đã có được hơi cháo hành của riêng mình. Nào ngờ, cuộc

đời lại giằng mất. Mất thị Nở, Chí mất luôn hơi cháo hành. Hơi cháo vừa thức

tỉnh Chí Phèo. Có nó là có sợi dây duy nhất níu buộc Chí với cuộc đời. Mất nó

là mất đi sự bấu víu cuối cùng. Là mất hết. Nghĩa là Chí phải chết. Song, khốn

nỗi, tại sao nó lại cứ thoang thoảng lên vào đúng cái lúc mất nó thế này ? Để

trêu ngươi, để chọc tức Chí Phèo. Thoang thoáng thôi mà sao như cật nứa cứa

vào lòng. Chờn vờn đâu đây thôi. Ngỡ chỉ cần kiễng chân vồ chụp thì lại cầm

giữ được nó trong lòng tay. Nhưng hoàn toàn không. Gần đâu đây, nhưng đã

vĩnh viễn tuột khỏi tầm tay rồi. Mất hơi cháo hành là cái mất cuối cùng, là chẳng

còn gì để mất nữa. Lòng Chí đã tan hoang. Một khi, đã đến tận cùng tuyệt vọng,

thì hiển nhiên, nó sẽ chuyển sang tột cùng căm uất. Căm uất sục sôi tất trào ra

thành hành động. Đó cũng là một biện chứng tâm lí. Và Chí đã giắt dao đi...

Chẳng có gì mong manh vô nghĩa như hơi cháo hành. Vậy mà qua cái nhìn nhân

Page 10: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

hậu và cách diễn tả chân thực, hơi cháo mờ nhạt ấy đã hằn lên như một vết

thương trong Chí, vết cào xước trong lòng người. Làm được thế, chỉ có thể là

bút lực thiên tài.

8. Lạnh lùng mà đau xót.

Đó là giọng điệu Nam Cao, giọng điệu “Chí Phèo”. Thật là một cấu trúc nghịch

lí. Bề ngoài, lạnh lùng đến tàn nhẫn. Người kể cứ như kẻ dửng dưng trước cái

khổ, cái ác. Bề sâu, đau xót khôn nguôi. Người kể nghẹn lòng, nước mắt đắng

từng lời. Đó vẫn là giọng điệu của nước mắt thôi. Nhưng, nước mắt chỉ cất lời

khi đã ráo khô. “Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. Khổ cho hắn và

khổ cho người, hắn lại không biết hát. Thì hắn chửi”. Lời kể cứ như cợt đùa,

giễu nhại, khinh bạc. Nhưng giễu nhại chỉ là hình thức lộn ngược của cảm

thông. Lật xuôi giọng kể, tất gặp ngay niềm cảm thương được giấu kín. Lời kể

khác nào như bảo : cứ lộn trái tiếng chửi hỗn xược kia, sẽ thấy đó là tiếng hát

méo mó, bầm giập của một linh hồn quằn quại. “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết

ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt”. Còn gì lạnh lùng hơn ! Từ cách

xưng hô đến lối nói bàng quan, từ việc chọn điểm nhìn đến thứ ngôn ngữ cân đo,

lấp lửng. Nhưng cũng còn gì đau xót hơn ! Cái câu ngăn ngắn ấy như nghẹn lời,

đứt mạch, cái câu dài ra như nén một nỗi chua xót. Bởi người kể biết cái khoảnh

khắc mắt “ươn ướt” kia quí giá thế nào. Đó là khoảnh khắc rưng rưng. Khoảnh

khắc chiến thắng. Phần người đang hồi sinh trong Chí. Hồi sinh trong nước mắt.

Hồi sinh bằng nước mắt.

Lạnh lùng cần cho hiện thực sắc cạnh.

Nhưng đau xót mới là gốc của hiện thực cao siêu.

Dòng hiện thực Nam Cao cứ mãi vang âm trong giọng điệu nghịch lí ấy.

9. Ngôn ngữ Nam Cao: sắc sói đầy ma lực.

Nói đến thiên tài Nam Cao, không thể không nói đến ngôn ngữ. Một ngôn ngữ

sắc sói đầy ma lực. Ngay ngôn ngữ nhân vật cũng “dễ sợ” như vậy.

Chọn Chí Phèo làm nhân vật trung tâm, Nam Cao tự đặt mình trước một thách

thức lớn. Nó đòi hỏi ông phải am tường cả một phức hợp tâm lí - tính cách: một

nông dân, một lưu manh, một kẻ say, một người tỉnh, một đầu óc có vẻ tê liệt,

một ứng xử đầy lắt léo toan tính... Khi nhân vật cất lời, nó phải hiện ra đủ vành

Page 11: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

đủ vẻ như thế, từ khẩu khí đến từ vựng, từ cú pháp đến tu từ, phong cách, từ

hiển ngôn đến hàm ngôn... Đáp ứng được đủ thứ thế, ngôn ngữ thực sự trở thành

một kiến trúc đa tầng, phức tạp song vẫn tự nhiên. Lẩy ra một đoạn bất kì trong

các đối thoại Chí Phèo - Bá Kiến, đều thấy ngay ma lực của nó.

“Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù ; bẩm có thế,

con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm, quả đi ở tù sướng quá. đi ở tù còn

có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước, một thước cắm dùi không có, chả

làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù...”. Phải, đây

cũng là đoạn thoại thuộc về bút lực một thiên tài.

Lần này, Chí đến, thực chất, để đòi đất. Muốn sống được, bất cứ ai cũng cần hai

điều kiện tối thiểu : nhà ở và việc làm. Những thứ này phải lấy từ lão Bá. Nhưng

đến xin hẳn hoi, chắc hỏng. Đó là cách của kẻ yếu. Đừng hòng lão nhả ra. Phải

chơi rắn theo lối của kẻ mạnh thì hắn mới kiềng mặt, mới được việc. Vậy, phải

mượn chén. Đoạn thoại đúng là rất Chí Phèo. Khẩu khí đây chính là miệng lưỡi

chung của đám đầu gấu Năm Thọ, Binh Chức đã dùng ăn nói với Bá Kiến: vừa

say vừa tỉnh, vừa nghiêm chỉnh vừa chất chưởng, vừa trực diện vừa bóng gió,

vừa xin xỏ vừa doạ dẫm, vừa ám chỉ vừa cà khịa... Nghe cứ nửa nạc nửa mỡ, cứ

nhơn nhơn. Nó tạo ra ít nhất hai tầng nghĩa : bên trên, cuộc đối thoại phải đạo

giữa “con” (Chí Phèo) và “cụ” (Bá Kiến) ; bên dưới, cuộc đối đầu gay cấn giữa

hai kẻ thù, mà rõ ra là, nạn nhân với thủ phạm. Muốn thấu được tính đa tầng của

kiến trúc ngôn ngữ phức tạp đó, người đọc phải bóc tách, cắt lớp. Câu mào đầu:

“Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù”, đâu chỉ là lời

đà đặn phân bua về cái lí do xin xỏ. Nó còn là lời vạch mặt chỉ trán và tuyên

chiến : tao biết thằng nào đã đẩy tao vào tù rồi, chính mày! Và tao cũng nói cho

mày biết, cái thủ đoạn đê hèn là đẩy những thằng như tao vào tù, giờ vô nghĩa,

tao cóc sợ. Mày hết võ rồi ! ý hàm ngôn thế, thì quá tỉnh còn gì ! Thế nhưng lời

vẫn rất say. Bề ngoài, tầng hiển ngôn, nghe chả là cái luận điệu ngược đời của

một thằng say hay sao ! Lập luận ngang ngược : “đi ở tù sướng quá”, mà lại đầy

logic: ở tù, không phải lo nhà ; cơm tù là thứ cơm mạt hạng, nhưng vẫn là có

cơm. Còn bây giờ về làng “một thước cắm dùi không có”(không có nhà đất),

“chẳng làm gì nên ăn”(không có việc làm). Sống sao được ! Nói thế thì còn say

ở chỗ nào ! Nhưng Chí định “đầu đơn”vào tù sao ? Dại gì ! Hắn sẽ gây án, “sẽ

đâm chết dăm ba thằng rồi cụ bắt con giải huyện”. Thì thằng đầu tiên, mà có thể

thằng duy nhất, là cụ Bá. ý là, nếu mày không nhả nhà đất ra, tao sẽ giết, rồi vào

tù cũng cam lòng !

Đấy, tôi đã làm cái việc “giải mã” thông điệp của Chí Phèo. Nhưng làm sau Bá

Page 12: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

Kiến đến mấy chục năm. Tôi thì phải bóc tách, cắt lớp dần, mới thấy được cái

kiến trúc ngôn ngữ ma lực của Nam Cao (nó có một cái gì rất gần cái lối “tảng

băng trôi” được biết đến sau này của Hêminguê - nhà văn thiên tài Mỹ). Còn lão

Bá thì “giải cấu trúc” cực nhanh, đọc vị ra ngay lập tức cái “mạch ngầm văn

bản” của Chí Phèo. Rồi cũng tức khắc tương kế tựu kế. Mà có cần phải viện đến

tí ti lý thuyết ngôn ngữ học nào đâu! Tài thật, tài thật, tài đến thế là cùng…

II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM CHÍ PHÈO

Vấn đề cần triển khai về “Chí Phèo” :

- Bi kịch không được làm người lương thiện, bị hủy hoại cả nhân tính lẫn nhân

hình.

- Bá Kiến : Tội ác với những thủ đoạn thâm độc, tinh vi.

- Chí Phèo : nhân vật không tính cách, bi kịch xuất hiện khi gặp Thị Nở.

- Thị Nở : khát vọng : tình yêu <–> hạnh phúc –> làm người

“người đàn bà đẹp trong lốt xấu xí” – hiện thân của khát vọng.)

- Xung đột mang ý nghĩa điển hình, cuộc đấu tranh xã hội không khoan nhượng

- Tâm hồn nhân hậu của Nam Cao và thái độ bi quan trước hiện thực của nhà

văn

Đặt vấn đề :

* Cách 1

:Những năm 40 của thế kỷ, trên văn đàn hiện thực Việt Nam , Nam Cao nổi bật

với những trang viết khai phá sâu sắc bi kịch của những kiếp người khổ đau

trong bóng đêm của xã hội cũ. Những cuộc đời lầm than đi vào trang sách của

Nam Cao đã sống mãi với thời gian. Gắn những nhân vật của mình vào không

khí ngột ngạt tối tăm của chế độ thực dân phong kiến, nhà văn đã lột trần bộ mặt

tàn bạo của giai cấp thống trị, cảm thương sâu sắc nổi đau của con ngưòi. Tấm

lòng nhà văn hướng về cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân, phát

hiện trong những quẩn quanh bế tắc là bi kịch khủng khiếp hủy hoại cả nhân

tính lẫn nhân hình. Chí Phèo, sáng tác đầu tiên của Nam Cao ra mắt người đọc

từ tháng 2 năm 1941, đã có sức tố cáo bộ mặt vô nhân của xã hội và phản ánh bế

tắc cùng cực của người nông dân. Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, những trang viết

sâu sắc đầy tình người vẫn sống mãi, gợi nhớ một quá khứ tủi nhục đau thương

của dân tộc.

Page 13: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

* Cách 2 :

Tiếng chửi của một thằng say đã mở đầu cho thiên truyện ngắn đặc sắc “Chí

Phèo” của Nam Cao. Nhà văn đã mở ra một cuộc đời đầy bi kịch của một Chí

Phèo – thù hận với tất cả : cuộc đời – xã hội – con người và ngay cả bản thân,

một Chí Phèo triền miên trong những cơn say, mất cả lương tri, trên hành trình

dài đằng đẵng của một kiếp sống không ra sống, trong không gian tăm tối ngột

ngạt của xã hội Việt Nam đêm trước của cách mạng. Nhà văn đã dẫn dắt người

đọc vào một cuộc đời đau khổ và kết thúc trong cái vòng luẩn quẩn bế tắc. Để

khi gấp trang sách lại, trái tim mỗi người vẫn còn thổn thức những buồn thương

đau đớn trước bi kịch khó tin của những người không được làm người lương

thiện trong xã hội cũ.

Giải quyết vấn đề :

A. Tổng : (bao quát tinh thần của tác phẩm)

1. Sức hấp dẫn của tác phẩm không chỉ do tài năng của Nam Cao đã tạo dựng

được cốt truyện theo kết cấu rất hiện đại, mà trước hết xuất phát từ sự quan tâm

sâu sắc của nhà vănvới đồng loại của mình. Đằng sau lối kể chuyện lạnh lùng

tỉnh táo là cả một trái tim nhân hậu đằm thắm đối với người nông dân – những

người sống cùng tác giả. Những vấn đề Nam Cao đề cập trong tác phẩm đâu chỉ

là cái nhìn sắc sảo, cách phân tích hiện thực tinh tế, mà còn gắn với quan niệm

của nhà văn về cuộc sống, sáng lên tình cảm gắn bó, yêu thương trân trọng tất cả

những giá trị cao đẹp gắn với con người của nhà văn.

2. Ánh sáng của tình người nhân hậu ấy đã giúp nhà văn phát hiện ra nguyên

nhân của những tấn bi kịch đời người trong xã hội cũ, thắp sáng lên khát vọng

mãnh liệt muốn trở về cuộc sống lương thiện. Nhưng trong bóng đêm dày đặc

của xã hội cũ, ánh sáng ấy đã tắt ngấm với bao buồn thương bế tắc, trước khi

ánh sáng của một ngày mới bừng lên quét sạch bóng đêm. Tuy vậy, ngọn lửa

của khát vọng làm người vẫn âm ỉ nhức nhối trong từng câu chữ Nam Cao.

3. Bi kịch của Chí Phèo chỉ thật sự bắt đầu cùng với lần tỉnh rượu đầu tiên của

nhân vật, chứa đựng tất cả sóng gió đi qua cuộc đời Chí Phèo, sau đêm trăng

huyền thoại – cái đêm “trăng rắc bụi trên sông và sông gợn biết bao nhiêu vàng”

– đã đem đến cho Chí một người đàn bà đích thực trong cái lốt xấu xí “ma chê,

quỷ hờn” : Thị Nở.

B. Phân : (cảm nhận chi tiết – phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật) :

* Khoảnh khắc bi kịch của Chí Phèo

Page 14: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

1/ Cùng với ánh sáng cuả một ngày mới, lần đầu tiên Chí Phèo nhận biết được

những âm thanh đời thường : “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng

cười nói của những người đi chợ. Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”.

Cả một đoạn văn được viết bằng giọng điệu trữ tình tha thiết đã khắc họa rõ nét

sự hồi sinh của tâm-hồn-người trong con-quỷ-dữ của làng Vũ Đại thật cảm

động. Một cảm-giác-người đã thức tỉnh lý trí, nối kết quá khứ với hiện tại, một

thời yên bình xa xưa và trước mắt là tuổi già, đói rét và ốm đau và cô độc.

2/ Hiện tại lay thức lương tâm thành tiếng thở dài não nuột “Chao ôi là buồn!”..

Một nỗi buồn đáng quý, bởi nó đã khơi lại những giấc mơ giản dị của một thời

lương thiện: “Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.

Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏmột con lợn nuôi để làm

vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Chao ôi là buồn! Vì mãi mãi

cái ước mơ về hạnh phúc nhỏ nhoi ấy không bao giờ thành hiện thực, bởi bàn

tay tội ác của những kẻ như Bá Kiến đã tước đoạt vĩnh viễn con-người-lương

thiện của Chí ngày xưa. Nhưng trong hình hài quỷ dữ, vẫn ẩn náu giấc mơ ngày

nào, dù chỉ nhớ lại một cách lờ mờ “hình như…” cũng đủ khẳng định cho sức

phản kháng của lương thiện trước tội ác. Để khi hồi sinh thì không thể nào các

thế lực hắc ám có thể bóp chết được lương tâm bé bỏng ấy.

3/ Phút lóe sáng của tâm hồn đã giúp nhân vật ý thức nỗi đau của một kẻ cô đơn

giữa đồng loại của mình : “Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già củ

hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.

Nam Cao đã diễn tả đặc sắc và độc đáo giờ phút bừng thức của nhân vật, bằng

lối văn đặc tả sự “bâng khuâng” trong tâm hồn Chí Phèo. Phút ban đầu ấy, quá

khứ mơ hồ, hiện tại mơ hồ, tương lai mờ mịt đều nằm trong hai chữ “hình

như…”. Ở đó le lói ngọn lửa của một trái tim Người.

4/ Thị Nở xuất hiện cùng nồi cháo hành đã thổi bùng ngọn lửa mong manh ấy,

đem đến cho trái tim Chí Phèo những nhịp đập đầu tiên của cảm giác tình yêu.

Ngòi bút phân tích tâm lý của Nam Cao hết sức tinh tế và nhạy cảm khi mô tả

quá trình về lại với cõi người của Chí Phèo : bắt đầu từ ranh giới mong manh

“hình như mắt ươn ướt” như một tiếng khóc chào đón cuộc đời mới, cho đến khi

Chí Phèo gặp nụ cười Thị Nở là lúc tình yêu bắt đầu lên tiếng – giúp nhân vật ý

thức đầy đủ về quãng đời đã qua. Bát cháo thứ nhất là ý thức về Tình Yêu và

Dục Vọng. Bát cháo thứ hai là niềm sám hối về tội ác, mở ra khát khao hướng

thiện mãnh liệt “Trời ơi, hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi

người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Cùng với niềm khát khao ấy, Chí

Phèo đã trở lại với bản chất của anh Chí ngày xưa : hiền lành, lương thiện. Con

đường trở về được hứa hẹn bằng nụ cười tin cẩn của Thị Nở ,làm nở ra nụ cười

Page 15: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

Chí Phèo. Từ tiếng khóc đến nụ cười, Chí Phèo đã thật sự vươn dậy cùng khát

vọng làm người.

* Thị Nở :

1/ Tình yêu và niềm tin mà Chí Phèo có được bắt đầu từ Thị Nở – nhân vật đẹp

nhất của tác phẩm. Có thể những chi tiết mô tả ngoại hình Thị Nở làm nguời đọc

nhớ nhiều và ấn tượng mạnh về người đàn bà nhan sắc xấu nhất trong lịch sử vă

nhọc. Và những kẻ vô tâm, chỉ quan tâm hình thức câu khách rẻ tiền mà thờ ơ

trước nỗi đau đồng loại mới cười cợt , gán ghép cho tác phẩm tên gọi sống

sượng “Đôi lứa xứng đôi”. Người đàn bà Nam Cao tạo ra để ban tặng cho Chí

Phèo để giúp hắn trở lại làm người nếu là một mỹ nhân thì mới là điều lạ. Vẻ

đẹp của Thị Nở không nằm trong hình thức mà bộc lộ ngay trong những nét “dở

hơi” ngược với quan niệm xã hội.

2/ Người đàn bà đó có đủ đức tính của một người tình tuyệt vời, một người vợ

tảo tần và có trái tim người mẹ bao dung, độ lượng. Trong cuộc gặp gỡ tình yêu

Thị Nở – Chí Phèo, Nam Cao đã lột tả những vẻ đẹp ấy thông qua những chuyển

biến tâm trạng Chí Phèo : người đàn bà đích thực đối lập với “con quỷ cái” bà

Ba, “hắn muốn làm nũng thị như với mẹ”. Thị Nở có đầy đủ phẩm chất của một

người bình thường : biết lo toan, thương hại, có phút “lườm”, “e lệ” trong cảm

giác tình yêu và trên tất cả là tiếng cười tin cẩn như một phép màu giải thoát cho

con người thoát ra mặc cảm tội lỗi. Có thể nói Nam Cao đã xây dựng nhân vật

Thị Nở bằng bút pháp hiện thực trữ tình để gửi gắm niềm tin của chính ông vào

bản chất hướng thiện của con nguời. Thực tế trong đời có lẽ khó kiếm ra người

nào hội tụ những cái xấu nhường ấy và đẹp nhường ấy. Nhưng cuối cùng Thị Nở

vẫn phải trở về với mảnh đất hiện thực – nơi Thị có một bà cô già năm mươi

tuổi chưa chồng, để được nghe lời phán xét tương lai cho mối tình Chí Phèo –

Thị Nở. Nhân vật vẫn không có phép màu như trong cổ tích để có thể kéo hẳn

Chí Phèo ra khỏi hình hài lốt quỷ để hoà nhập vào cuộc sống thân thiện của loài

người, bởi bản thân Thị Nở cũng bị cả xã hội kia xem như “con vật ghê tởm

nhất”. Ta chợt nhận ra : cái gọi là hạnh phúc ở đời không dành sẵn cho những

người như Chí Phèo – Thị Nở, đó là thông điệp đầy phẫn uất của Nam Cao. Tuy

căm uất dâng tràn nhưng vẫn phải cố nén xuống trong giọng văn tỉnh rụi – bản

lĩnh nhà văn đã không để ông can thiệp vào số phận nhân vật của mình một cách

thô bạo, Nam Cao muốn những nguời đọc có lương tri phải thấu hiểu những

khoảnh khắc xung đột của Thị Nở, của Chí Phèo sau giờ phút “thị trút vào mặt

hắn nguyên vẹn lời bà cô”. Đó là khoảnh khắc nẻo về của Chí đã bị chặn đứng

bởi những định kiến xã hội về một con người đã có quá nhiều vết đen trong quá

khứ – một kẻ “không cha không mẹ”, chỉ có mỗi một “nghề rạch mặt ăn vạ”.

Page 16: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

Đôi khi những định kiến thật tàn nhẫn, nó tước đoạt cơ hội cuối cùng của Chí

Phèo trở lại cuộc sống bình thường.

* Nỗi đau Chí Phèo :

1/ Trong giờ phút tột cùng đau đớn của một người tuyệt vọng, nhà văn đã để

nhân vật có những khoảnh khắc tâm trạng thật khó quên : “Hắn ngẩn người ra

rồi chợt hiểu”, “hắn sửng sốt đứng lên gọi Thị lại…”. Chỗ dựa cuối cùng để Chí

tưởng có thể đứng vững trên hành trình trở lại cõi người giờ đây không còn nữa!

Ta có thể nhận ra nỗi bàng hoàng đến ê chề của Chí. Tất cả đều sụp đổ, hắn trở

về với cuộc sống đầy bóng tối của mình. Nhưng điều không bình thường là ngay

trong giờ phút ấy, “hắn thoáng hít thấy hơi cháo hành” – hơi cháo tình người

đích thực mà Chí đã được ban tặng từ Thị Nở.

2/ Lại rượu, lại say, Chí muốn mượn rượu để quên đi thực tại, trở về với cuộc

sống u mê lẫn lộn thật giả tốt xấu trắng đen thiện ác của loài quỷ dữ. Nhưng

lương tri đã hồi sinh. Hơi cháo hành cứ lẫn cùng men rượu. Tiếng khóc bật ra

“Hắn ôm mặt rưng rức khóc” . Chưa khi nào, Chí lại phải chịu đựng sự giằng xé

của lương tâm dữ dội như vậy. Chí đang phải đối diện với chính mình, trong sự

phán xét nghiêm khắc của lương tâm.

3/ Tưởng chừng tội ác đã thắng thế khi trong hơi rượu, Chí lại xách dao ra đi,

miệng lảm nhảm ý định “đâm chết cả nhà con đĩ Nở”. Nhưng hơi cháo hành đã

quyện vào trong tâm hồn Chí, để giờ đây, tội ác không còn có thể sai khiến được

hành động của anh. Phần người còn lại đã chiến thắng chất quỷ dữ, để sau bao

nhiêu năm lầm lỡ, giờ đây Chí nhận rõ mặt kẻ thù, hành động có vẻ vô thức đã

báo hiệu cho một tiềm thức sâu thẳm của người lương thiện trong Chí. Con quỷ

dữ đích thực đã tước đoạt cả nhân tính lẫn nhân hình của Chí là Bá Kiến

* Bá Kiến :

1/Bản lĩnh của một nhà văn và khả năng nhận thức sâu sắc thực tại xã hội đã

giúp Nam Cao phác họa chân dung của giai cấp bóc lột một cách đầy đủ nhất so

với các nhà văn đương thời. Bá Kiến được đặt vào một vị trí trang trọng trong xã

hội, khi nhà văn phác họa nên một lai lịch của một kẻ già đời trong nghề bóc lột

: gia đình bốn đời làm tổng lý, bản thân Bá Kiến từng là lý trưởng, chánh tổng;

cha truyền con nối trong thủ đoạn đè đầu cưỡi cổ người khác. Những kẻ như thế,

vẫn được gọi bằng ông, bằng cụ một cách tôn kính. Uy quyền của Bá Kiến

không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi của một làng, mà “cụ Bá” là “bá hộ, tiên

chỉ, chánh hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc Kỳ nhân dân đại biểu ” – đại biểu

cho cả một bộ máy thống trị tay sai thực dân. Một nhân vật như thế, không thể là

Page 17: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

một kẻ hợm hĩnh và ngu dốt như Nghị Quế (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) hay chỉ có

tàn bạo và tham lam như Nghị Lại (Bưóc đường cùng – Nguyễn Công Hoan).

2/ Nam Cao đã phác họa bản chất Bá Kiến bằng những chi tiết khó quên từ bên

ngoài đến bên trong : cụ Bá có tiếng quát rất sang để “nắn gân người khác”, có

nụ cười Tào Tháo giòn giã và “bản thân cụ cũng tự hào hơn đời cái tiếng cười

ấy”. Bên trong vẻ sang trọng là một con quỷ dâm ô, có tới bốn bà vợ mà còn đi

cướp vợ người – khi còn làm lý trưởng đã không bỏ lỡ cơ hội ve vãn vợ Binh

Chức. Nhưng điều nguy hiểm nhất ở Bá Kiến là tội ác đã được hắn nâng lên

thành một nghệ thật cai trị kẻ khác : “mềm nắn, rắn buông”, “dùng thằng đầu bò

trị thằng đầu bò”, “nắm lấy đứa có tóc”, đặc biệt là những thủ đoạn rất nham

hiểm :”Hãy vất người ta xuống sông rồi hãy vớt nó lên để cho nó đền ơn, hãy

đập bàn đập ghế đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi hãy vất trả lại năm hào

vì “thuơng anh túng quá”". Chưa một nhà văn nào lại giúp người đọc hình dung

ra tội ác đáng sợ đến ghê tởm như Nam Cao. Với tất cả các thủ thuật trị người

ấy, Bá Kiến quả là một kẻ “khôn róc đời” và đã phá tan cơ nghiệp của biết bao

gia đình, đập nát hạnh phúc của bao nguời. Đáng sợ nhất là chính những nạn

nhân của Bá Kiến lại bị hắn biến thành công cụ đắc lực của tội ác: Năm Thọ,

Binh Chức – với bản tính lưu manh và đỉnh điểm là Chí Phèo – đã thành con

quỷ dữ của làng Vũ Đại.

3/ Để Chí Phèo đến nhà Bá Kiến vào chính giờ phút “cụ Bá” đang ghen với lũ

trai trẻ vì “bà Tư phốp pháp, hai má hây hây…” và cụ đang có ý định “bỏ tù hết

mấy thằng trai trẻ”, đoạn văn quả có thể làm chúng ta bật cười vì sự ghen tuông

của một ông lão đã ngoài sáu mươi, nhưng ta bỗng giật mình vì chứng tích của

sự ghen tuông đáng buồn cười ấy bỗng hiện ra : một thằng điên, một thằng say,

một con quỷ dữ của làng Vũ Đại, sẵn sàng đâm chém bất cứ ai – ngày xưa nó

cũng là một thằng trai trẻ…

* Cuộc đụng đầu Chí Phèo – Bá Kiến :

Tình huống tất yếu phải xảy đến đã được Nam Cao dày công chuẩn bị cho nhân

vật của mình. Khi sự thâm hiểm và tàn bạo đã bị bóc trần, khi những “tiếng cười

và tiếng quát rất sang” của cụ Bá không còn nắn gân người khác như mọi khi

đuợc nữa, đó cũng là khoảnh khắc thức tỉnh lương tri của một con người. Chí

Phèo trong cơn say có những hành động thật đáng sợ. Nhưng có một điều, tiếng

nói vang lên “dõng dạc” lại là của một con người hoàn toàn tỉnh táo, của một

anh Chí đang đòi lại quyền “làm người lương thiện” đã bị bọn cường hào như

Bá Kiến tước đoạt. Sự thật được nói lên, khiến Bá Kiến phải run sợ, “dịu giọng”

để lảng tránh. Mặt nạ rơi xuống, Bá Kiến hiện nguyên hình là con quỷ dữ nham

hiểm và hèn nhát đang cố trốn chạy sự trừng phạt của lương tri thức tỉnh. Nam

Page 18: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

Cao đã để cho Chí trong giờ phút ấy cất lên những lời đau đớn : ” Ai cho tao

lương thiện? Làm thế nào để mất những vết mảnh chai trên mặt này?”. Đó là nỗi

đau đớn của một người đã bị chặn mất nẻo về với thế giới thân thuộc của Con

Người, bởi những định kiến khắt khe của xã hội. Muốn trở về, Chí “chỉ còn một

cách” là giết chết con quỷ dữ trong chính anh. Giờ phút Chí vung dao lên kết

liễu đời Bá Kiến là hành động tất yếu phải xảy đến, sau đó chính anh phải tự sát

đã là một câu trả lời của Nam Cao giải đáp rõ nguyên nhân bi kịch của người

nông dân nghèo trong xã hội cũ – sự bế tắc, quẩn quanh vẫn đè nặng lên cuộc

sống của họ.

* Điều còn lại sau hai cái chết :

Không dừng lại sau hành động nhân vật đâm chết kẻ thù và tự hủy chính mình,

Nam Cao đã dành khúc vĩ thanh để nói lên thái độ của mọi người sau hai cái

chết bất ngờ. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, những phe cánh cường hào hí hửng vì

loại được đối thủ mạnh mà không tốn công đổ sức. Cũng có nghĩa là làng Vũ

Đại vẫn như xưa, vẫn cái cảnh đám cường hào chức dịch “hè nhau bóc lột con

em đến tận xương tủy và nhè từng chỗ hở của nhau để trị”. Một màu xám ảm

đạm vẫn bao trùm lên cuộc sống, nó khiến những người lương thiện phải lo âu

“tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác…”. Và như vậy, cái chết của

Chí Phèo – Bá Kiến thật vô nghĩa.

Nhưng vẫn có một người nghĩ khác mọi người : Thị Nở. Chỉ có mình Thị còn

lóe lên trong tâm tư hình ảnh của một con người “hiền như đất”. Suy nghĩ ấy

như một niềm an ủi cho vong linh Chí Phèo, ít ra cũng còn có một người thừa

nhận anh là người trong thẳm sâu lốt quỷ. Người ta chỉ thật sự chết khi bị cuộc

đời lãng quên, chối bỏ. Chí vẫn sống trong tâm hồn người đàn bà đích thực của

cuộc đời anh. Có thể nhận ra ở chi tiết này thái độ chiêu tuyết cho nhân vật của

chính Nam Cao, là niềm tin vào sự bất diệt của chất người sẽ không bao giờ bị

hủy diệt.

C. Hợp:

Chi tiết cuối cùng của tác phẩm lại là hình ảnh “cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà

cửa và vắng người qua lại…” là một ám ảnh về nỗi buồn nhân sinh của Nam

Cao. Nơi đó, thằng bé Chí đã từng bị vứt vào đời, bị cuộc đời chối bỏ. Trong cái

nhìn của Nam Cao ,chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc : nếu không thay đổi

thực tại, sẽ lại tiếp tục những bi kịch quẩn quanh không lối thoát của con người.

Thị Nở có thể chấp nhận Chí Phèo, nhưng không thể đối mặt với thành kiến, với

tập tục của làng xã. Bi kịch chửa hoang phải bỏ làng đi của con gái Tự Lãng vẫn

còn đó. Cái lò gạch cũ là chứng tích của bao số phận bất hạnh, như là bản cáo

trạng về một xã hội thù địch với những khát vọng làm người lương thiện, không

Page 19: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

thừa nhận tình người tình yêu vượt qua khuôn phép. Nam Cao đã kết thúc tác

phẩm bằng nỗi buồn dằng dặc của những kiếp người mà ngay lúc ra đời đã là

một sự vô nghĩa lý. Trong hoàn cảnh hiện thực lúc bấy giờ, chúng ta không thể

trách thái độ bi quan của nhà văn trước hiện thực. Nhưng bản thân sự việc ấy đã

gợi lên suy nghĩ nung nấu trong lòng độc giả về sự cần thiết phải thay đổi hoàn

cảnh để tránh cho con người khỏi sa vào vòng luẩn quẩn. Đó cũng là ý nghĩa xã

hội tích cực của tác phẩm Chí Phèo.

Kết thúc vấn đề :

Đọc Chí Phèo, ta càng trân trọng tấm lòng đối với con người của nhà văn Nam

Cao, hiểu được thái độ dũng cảm đối mặt hiện thực của một người cầm bút chân

chính. Tác phẩm chính là minh chứng cho một quan niệm sáng tác đúng đắn của

nhà văn, để “người gần người hơn”. Có lẽ xuất phát từ tấm lòng ấy, tác phẩm

vẫn sống mãi trong lòng bao thế hệ độc giả.

III. NGHĨ THÊM VỀ TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO

Truyện ngắn Chí Phèo là kiệt tác của đời văn Nam Cao ra đời năm 1941 và đã

có mặt trong chương trình Ngữ văn THPT hàng chục năm nay. Giới nghiên cứu,

giảng dạy đã có rất nhiều bài viết bàn luận về truyện ngắn bất hủ này, thế nhưng

đến nay vẫn còn đó những vấn đề chưa được lí giải một cách thấu đáo. Tiếp nối

những người đi trước, tác giả bài viết này xin được bàn thêm về giá trị tư tưởng

và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này.

1. Kết cấu không đơn thuần là hình thức mà còn mang chức năng tạo nghĩa

Về phương diện cốt truyện, truyện ngắn truyền thống thường có kết cấu

cốt truyện theo trình tự tuyến tính, sự kiện xảy ra trước kể trước, sự kiện xảy ra

sau kể sau. Trong truyện ngắn Chí Phèo Nam Cao sử dụng kiểu cốt truyện gấp

khúc; trật tự chuyện kể bị đảo ngược, sự việc xảy ra trước được kể sau, sự việc

xảy ra sau nhảy cóc lên trước, quan hệ nhân – quả không còn được duy trì.

Truyện được mở đầu bằng một trạng huống ở thì hiện tại, khi nhân vật trung tâm

– Chí Phèo đã bị tha hóa và trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại. Việc đảo lộn

trật tự sự kiện, đưa hình tượng Chí Phèo ở đỉnh điểm của sự tha hóa lên đầu

truyện đã tạo ra hiệu ứng thẩm mỹ nhất định. Thứ nhất, nhà văn muốn thể hiện ý

đồ nhấn mạnh, khắc sâu bi kịch đời sống hiện tại của nhân vật Chí Phèo, hướng

nhãn lực người đọc tập trung vào khám phá cuộc đời chí Phèo – nơi quy tụ tư

Page 20: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

tưởng nghệ thuật của nhà văn trong truyện ngắn này. Thứ hai, nhà văn đã ngầm

ý đặt ra cho người đọc một câu hỏi cần được giải đáp: vì sao Chí Phèo lại trở

nên hư đốn như vậy? Thứ ba, hiện tại hết sức bi kịch của Chí Phèo được đặt

trong quan hệ đối trọng với quá khứ hiền lương của nhân vật này sẽ giúp tác giả

lên án sự tàn nhẫn của chế độ xã hội. Thứ tư, việc đảo lộn trật tự sự kiện trong

cốt truyện có tác dụng hiện tại hóa những chuyện được kể.

Về kết cấu nhân vật, Nam Cao mở đầu cuộc đời Chí Phèo bằng hình ảnh đứa trẻ

bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ, và khi Chí Phèo chết, cái xuất xứ đau thương của

Chí Phèo lại một lần nữa hiển hiện qua chi tiết Thị Nở nhìn xuống bụng của

mình và nghĩ đến hình ảnh cái lò gạh cũ bỏ không. Chí Phèo chết thì một Chí

Phèo con lại sắp sửa ra đời. Nam cao đã nhìn thấy bi kịch của người nông dân

nhưng ông vẫn chưa nhìn thấy hướng mở để giải phóng người nông dân ra khỏi

bi kịch đó. Nếu so sánh truyện Chí Phèo của Nam Cao với Vợ chồng A Phủ (Tô

Hoài) vàVợ nhặt (Kim Lân) chúng ta sẽ thấy rõ hơn sự bế tắc của người nông

dân trong sáng tác của Nam Cao. Nếu Tô Hoài và Kim Lân bước đầu đã hé lộ

đường thoát cho người nông dân bằng cách đi theo cách mạng, thì ở Chí

Phèo người nông dân vẫn còn trong vùng luẩn quẩn. Đó chính là hạn chế của

thời đại được Nam cao phản ánh trong tác phẩm của mình.

Về kết cấu thời gian nghệ thuật, trong tác phẩm Chí Phèo, giữa thời gian

trần thuật và thời gian được trần thuật có một độ chênh khá lớn. Thời gian được

trần thuật là cả cuộc đời của Chí Phèo, còn thời gian trần thuật tính từ khi “Hắn

vừa đi vừa chửi…” cho đến kết thúc truyện chỉ vẻn vẹn sáu ngày. Nếu thời gian

trần thuật được Nam Cao bắt đầu từ chỗ “Hắn vừa đi vừa chửi” cho đến câu kết

thúc truyện, thì thời gian được trần thuật lại có thể được người đọc chúng ta kể

lại bắt đầu từ xuất xứ của Chí Phèocho đến lúc nhân vật này giết chết Bá Kiến

và tự kết liễu đời mình. Nhịp độ thời gian trần thuật trong tác phẩm Chí

Phèo thay đổi trong từng đoạn văn, từng tình huống. Những đoạn miêu tả cảnh

Chí Phèo say rượu dưới trăng thì thời gian như được kéo dài ra. Cảnh Chí Phèo

giết Bá Kiến lại được tác giả thể hiện với tốc độ cực nhanh. Những lúc tác giả

miêu tả về hình dạng các nhân vật thì thời gian chậm lại, dường như là dừng lại

(đoạn văn kể Chí Phèo ngay sau khi ở tù về). Những đoạn nói về quãng đời quá

khứ của Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức thì tác giả lại lướt qua rất nhanh. Chẳng

hạn như đoạn “Không biết tù mấy năm, nhưng hắn đi biệt tăm đến bảy tám năm,

rồi một hôm hắn lại lù lù ở đâu trở về. Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu

chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá”. Trong trường hợp này tác

giả đã dùng hình thức tĩnh lược, sự tĩnh lược này thể hiện một cách gián tiếp qua

sự thay đổi của Chí Phèo so với lúc chưa đi ở tù. Chỉ cần vài câu ngắn gọn thế

nhưng Nam Cao đó giúp người đọc hình dung được cả một quãng đời của Chí

Phèo, đồng thời cũng đã thể hiện được sự nghiệt ngã của xã hội đã đẩy con

Page 21: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

người đến cảnh bị tha hoá. Đọc Chí Phèo chúng ta thấy có một chi tiết rất thú vị,

đó là đoạn văn: “Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.

Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm

vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Nếu đứng ở thời điểm sau

khi Chí đã ở tù về thì đó là thời gian quá khứ. Nếu đứng ở thời điểm Chí còn

làm canh điền cho nhà Bá Kiến thì đó là tương lai, là mơ ước của Chí Phèo. Hay

đoạn văn kết thúc truyện: “…thị nhìn trộm bà cô, rồi nhìn ngay xuống bụng…

Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và

vắng người lại qua”. Trong cả hai đoạn văn vừa trích dẫn, quá khứ - hiện tại và

tương lai như hoà nhập làm một.

Đến đây, chúng ta có thể thấy rõ giữa thời gian trần thuật và thời gian

được trần thuật có một độ chênh khá lớn. Để đạt được điều đó, Nam Cao đã theo

nguyên tắc liên tưởng, hồi tưởng, và cả theo quy luật tương đồng, tương phản

(tương phản giữa quá khứ - hiện tại của Chí Phèo, tương phản giữa ước mơ cuộc

sống yên bình trong quá khứ với hiện tại tối tăm trong cuộc đời Chí). Sự tương

phản này thể hiện sự biến đổi, tha hoá của Chí Phèo, đồng thời cũng thể hiện

cách nhìn và thái độ của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Tương đồng ở chỗ

quá khứ, hiện tại và tương lai nhiều lúc như hoà làm một. Điều này càng làm

cho sức khái quát cuộc sống của tác phẩm cao hơn. Nhịp điệu thời gian trong tác

phẩm rất hấp dẫn. Những đoạn kể về quá khứ của nhân vật thì thời gian lướt qua

rất nhanh, những đoạn kể về thời điểm hiện tại thì thời gian như bị cô đặc lại,

ông chú ý kể một cách cụ thể, sinh động và sâu sắc về cuộc sống ở thời điểm

hiện tại của nhân vật. Có thể hình dung nhịp điệu thời gian trong truyện Chí

Phèo theo cấu trúc: căng dần - đỉnh điểm - chùng dần - căng dần. Nguyễn Thái

Hoà - tác giả cuốn sáchNhững vấn đề thi pháp của truyện gọi đó là “cấu trúc làn

sóng”.

Về cách kết thúc truyện, Nam cao đã không đi theo lỗi mòn xưa cũ, không chọn

một cái kết có hậu, nhưng vì thế mà truyện ngắn này lại có giá trị hiện thực sâu

sắc và chân thực hơn, khách quan hơn. Trong truyện ngắn Chí Phèocó ba nhân

vật chính. Bên cạnh Chí Phèo là nhân vật trung tâm còn có hai nhân vật có quan

hệ trực tiếp với Chí Phèo là bá Kiến và Thị Nở. Chí Phèo kết thúc cuộc đời khốn

khổ khốn nạn bằng chính lưỡi dao của mình. Bá Kiến nổi danh với bản chất

tham lam và tàn nhẫn với đầy mưu ma chước quỷ cuối cùng cũng bị tiêu giệt bởi

Chí Phèo – sản phẩm do chính Bá Kiến trực tiếp tạo ra; còn Thị Nở - người đàn

bà có ngoại hình xấu xí nhưng tiềm ẩn khát vọng hạnh phúc cũng có kết cục bất

hạnh. Đọc lại một số truyện ngắn khác của Nam Cao cũng không thấy có một

nhân vật nào được hạnh phúc tròn vẹn cả. Truyện của ông không một kết thúc

có hậu, không một mảnh đời yên lành, không một cuộc tình êm ả, không có gì

tròn trịa, nguyên vẹn. Chỉ có cái chết và sự tàn lụi mà thôi. Nam Cao từng quan

Page 22: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

niệm: “cuộc đời là một tấm áo cũ bị xé rách tả tơi”, kết cục bi kịch của ba nhân

vật này là một minh chứng rõ ràng cho quan niệm đó.

2. Hành trình số phận nhân vật Chí Phèo và chiều sâu hiện thực, nhân đạo

của tác phẩm.

2.1. Từ xuất xứ, lai lịch bị mờ hóa

Đã có một thời người ta bàn luận rất nhiều về vấn đề xuất xứ, lai lịch của

nhân vật Chí Phèo. Người cho rằng Bá Kiến là cha, còn vợ Binh Chức là mẹ của

Chí Phèo; cũng có người bảo không phải thế. Chúng tôi xin có vài suy nghĩ

thêm về gốc gác của nhân vật này.

Trong truyện, khi Chí Phèo uống rượu rồi đến gây lộn với Lí Kiến, con

trai của cụ Bá, Bá kiến đã bảo với Chí rằng: “Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống

nước đã. Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải thanh động lên

như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả”. Tiếp sau đó Bá Kiến lại bảo: “... Chỉ

tại thằng Lí Cường nóng tính, không nghĩ trước nghĩ sau. Ai chứ anh với nó còn

có họ kia đấy”. Theo lời của Bá Kiến một số người đã cho rằng Bá Kiến chính là

cha của Chí Phèo. Nếu vậy thì Bá Kiến quả là người vô cùng độc ác, tàn nhẫn.

Chỉ vì sợ tai tiếng mà nỡ tâm vứt bỏ cả con đẻ của mình ngay từ khi nó vừa lọt

lòng. Thực ra, Bá Kiến là tay đầy mưu ma chước quỷ, những lời ngọt ngào

đường mật của hắn chỉ là để xoa dịu cơn nóng giận của Chí Phèo thôi. Những

lời nói của hắn chưa đủ cơ sở để kết luận hắn là cha đẻ của Chí Phèo. Nếu không

phải Bá Kiến thì ai là cha của Chí Phèo? Truyện được Nam Cao viết trên cơ sở

người thật việc thật ở làng Đại Hoàng (trong truyện, tác giả gọi là làng Vũ Đại).

Vậy cha mẹ Chí Phèo có thể là một cặp vợ chồng nông dân nào đó? Nếu trường

hợp này cũng không phải, thì phải chăng cha mẹ của Chí là một đôi nam nữ nào

đó? Theo văn bản truyện ngắn Chí Phèo thì cả ba giả thiết trên đều không có cơ

sở. Thiết nghĩ, cho dù cha mẹ của Chí Phèo là ai đi nữa (điều này không quyết

định giá trị tác phẩm), nhưng có một điều chắc chắn: Chí là đứa con của làng Vũ

Đại. Nam Cao một mặt cố tình đề cập đến xuất xứ của Chí Phèo nhưng mặt khác

ông lại mờ hóa gốc gác của nhân vật này. Cái lai lịch không rõ ràng, không

trong sáng của Chí Phèo đã phần nào thể hiện sự mai một, suy đồi của văn hóa

làng truyền thống. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện thực tàn lụi đó? Không ai

khác ngoài chế độ hà khắc của bọn cường quyền như Bá Kiến và của chế độ

thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ. Có cảm nhận được sự mai một, tan rã của

Page 23: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

văn hóa sống nơi làng Vũ Đại thì mới thấy hết giá trị hiện thực sâu sắc của tác

phẩm.

Điểm xuất phát của cuộc đời Chí Phèo là ở cái lò gạch cũ. “Một anh đi thả ống

lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một

váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho một người đàn

bà góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối không con,

và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà

nọ”. Vậy là, ở cái làng Vũ Đại – không gian thu nhỏ của xã hội Việt Nam thời

bấy giờ, người nông dân như những đồ vật có thể đem cho, mua bán hoặc bị bóp

chẹt đường sống ngay từ khi mới lọt lòng. Hiểu như thế mới thấy được sức công

phá mạnh mẽ của truyện ngắn này đối với chế độ thực dân nửa phong kiến thời

bấy giờ.

2.2. Đến bi kịch bị lưu manh hóa và bị cự tuyệt quyền làm người

Năm hai mươi tuổi Chí làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Thủa ấy, Chí từng

có một ước mơ rất giản dị và cũng rất đáng trân trọng: “... có một gia đình nho

nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để

làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Cái ước mơ giản dị ấy

cho thấy Chí vốn là người mang bản tính lương thiện. Còn nữa, cái thời Chí đi ở

cho nhà Bá Kiến, “mấy lần bà ba nhà ông lí còn trẻ lắm mà lại cư hay ốm lửng

bắt hắn bóp chân, xoa bụng, đấm lưng gì đấy”. Chí là một thanh niên lực điền,

“hai mươi tuổi người ta không là đá nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt”.

Thế nhưng đối diện với anh ta là một bà Ba đầy khát khao nhục dục, chí chỉ thấy

“nhục nhiều hơn là thích”. Thì ra, trong con người nông dân dưới đáy xã hội này

còn có một “con người văn hóa”. Cái văn hóa sống lương thiện và trong sạch

trong Chí đủ mạnh để chế ngự lên nhu cầu bản năng tầm thường. Thử hỏi, nếu

đặt vào hoàn cảnh của Chí lúc đó thì mấy ai vượt qua được cám dỗ này?! Làm

người lương thiện thì ai chẳng muốn, nhưng lương thiện được như Chí thì có ai

bằng. Đấy, Chí Phèo vốn đẹp là thế, trong sáng lương thiện là thế, nhưng cũng

chỉ vì cái việc bị bà Ba bắt ép bóp đùi xoa bụng ấy mà Chí đành bỏ dở ước mơ

để đi ở tù đến bảy, tám năm sau mới trở về làng. Thì ra, ở cái xã hội bấy giờ,

pháp luật và sự công bằng chỉ thuộc về giai cấp thống trị, chỉ thuộc về kẻ mạnh.

Sau khi ở tù về, con người Chí Phèo vốn hiền lành, lương thiện đã biến mất,

thay vào đó là một Chí Phèo – con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Đó là sản phẩm của

chế độ thực dân nửa phong kiến. Chính xã hội ấy đã tha hóa, lưu manh hóa con

người, biến con người trở thành thú vật. Nghĩa là đi ngược lại với quy luật phát

triển của xã hội. Thật đúng là xã hội “chó đểu” như lời Vũ Trọng Phụng từng

nói.

Page 24: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

Bát cháo hành thấm đượm tình người của Thị Nở đã đưa Chí từ thú dữ trở

về với cõi người lương thiện. Từ chỗ suốt ngày này qua ngày khác chìm trong

rượu, và chửi bới, phá phách, không ý thức nổi mình bao nhiêu tuổi, khi gặp Thị

mọi chuyện đã khác. Chí biết cảm nhận cuộc sống sôi động bên ngoài, biết hồi

tưởng quá khứ và biết hy vọng tương lai, biết cô đơn và sợ cô đơn, biết hối hận

và mong làm hòa với mọi người. Qua đây Nam Cao muốn khẳng định với người

đọc rằng: bản chất của con người là lương thiện, chỉ tại xã hội làm hỏng con

người mà thôi. Dù có bị đè nén thế nào đi nữa, nơi đáy sâu tâm hồn con người

vẫn lấp lánh ánh sáng của lương tri. Đó là sự biểu hiện cho giá trị nhân đạo sâu

sắc của tác phẩm. Nhưng không dừng lại ở đó, Nam Cao còn muốn gửi tới

người đọc một thông điệp rằng: con người hãy đến với nhau bằng tình thương

yêu. Xã hội đã bất công, ngang trái và lạnh lùng với con người, thì con người

phải sưởi ấm cho nhau bằng tình yêu thương ấm áp, như thế cuộc sống này mới

trở nên tốt đẹp và ý nghĩa. Quả không sai khi Đôtxtôiépxki nói: “Cái đẹp cứu

vớt nhân thế”!

Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, con người thật trong Chí đã trở về. Đây là lúc mà

Chí khao khát được làm người lương thiện hơn bao giờ hết. Nhưng ai cho anh ta

lương thiện khi mà trên khuôn mặt đầy những vết sẹo, khi mà hình ảnh con quỹ

dữ Chí Phèo đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người dân ở làng Vũ Đại. Ngay cả

người phụ nữ xấu đến ma chê quỷ hờn như Thị mà vẫn khước từ Chí, vậy thì

Chí làm sao về lại với cuộc đời lương thiện được nữa. Đây chính là đỉnh điểm

của bi kịch, khi Chí đã bị cự tuyệt quyền làm người.

2.3. Cuối cùng là cái chết – giải pháp cho cuộc đời khốn khổ của Chí Phèo.

Khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo không có ý định đi đến nhà Bá kiến và

cũng không có ý định giết chết Bá kiến. Nhưng không hiểu sao trên đường đi

Chí lại không vào nhà Thị Nở để giết chết “con khọm già” – bà cô của Thị Nở

như ý định ban đầu, mà lại đi thẳng đến nhà Bá Kiến, rồi giết Bá Kiến và tự vẫn.

Hành động ấy một mặt đã cho thấy sự bế tắc không lối thoát của người nông dân

thời bấy giờ; mặt khác thể hiện niềm khát vọng kín đáo của nhà văn Nam Cao:

người nông dân không thể chịu đè nén mãi nữa, họ phải đứng dậy đấu tranh

quyết liệt, chống lại bọn cường hào ác bá để giành quyền sống cho mình. Thêm

nữa, Nam Cao còn cho thấy rằng trong sâu thẳm tâm hồn người nông dân không

chỉ có bản chất lương thiện, mà còn tiềm tàng cả một nguồn năng lượng tranh

đấu mãnh liệt. Tiếc rằng, năng lượng ấy chưa được thể hiện một cách rõ ràng và

chưa do sự điều khiển của ý thức, nên người nông dân vẫn bị trói chặt trong

vòng lao khổ.

Cái chết của Chí Phèo vừa kết thúc một cuộc đời bi kịch, vừa hé lộ một

Page 25: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

con đường sống cho những người nông dân, gợi cho người nông dân tranh đấu

chống lại bè lũ cường quyền để giành quyền sống cho mình. Cái chết của Chí

Phèo cũng khẳng định bản chất tốt đẹp của con người. Nếu Chí Phèo không tự

vẫn thì anh ta vẫn sống, sống đời sống quỹ dữ. Nhưng anh ta đã tự vẫn trên

ngưỡng cửa trở về với cuộc đời lương thiện. Một bên là danh dự con người

lương thiện, một bên là tính mạng của một “người vật”, Chí Phèo đã tự vẫn,

nghĩa là nhân phẩm con người được coi trọng hơn cả tính mạng. Đành rằng,

hành động Chí Phèo giết Bá Kiến và tự vẫn chưa phải là sản phẩm của sự trỗi

dậy ý thức trong con người của Chí, nhưng Nam cao để Chí kết thúc cuộc đời

như vậy cũng là một cách để thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Đối

với người nông dân, cái chết của Chí Phèo là sự kết thúc một chuỗi dài bi kịch,

còn xét về mặt nghệ thuật kết cấu, cái kết này đã góp phần khiến cho truyện

ngắn Chí Phèo trở nên hoàn hảo.

Nam Cao đã hy sinh hàng chục năm rồi, nhưng truyện ngắn Chí Phèo thì

vẫn còn sống mãi với người đọc. Riêng tôi, cứ mỗi lần đọc lại Chí Phèo là một

lần bị ám ảnh bởi câu nói đầy xót xa đau đớn của nhân vật Chí Phèo: “Ai cho

tao lương thiện?”. Ám ảnh ấy gợi cho tôi phải suy nghĩ thêm về truyện ngắn

này, và tôi nhận ra rằng: giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm không dừng

lại ở những kết luận mà lâu nay nhiều sách vở đã bàn luận, mà sâu sắc hơn

nhiều! Bài viết này chỉ có tham vọng viết thêm về những điều mới mẻ trong một

tác phẩm vỗn đã hết sức quen thuộc. Xin được chân thành chia sẻ cùng bạn đọc.

IV. PHÂN TÍCH TẤN BI KỊCH BỊ CỰ TUYỆT QUYỀN LÀM NGƯỜI

CỦA NHÂN VẬT CHÍ PHÈO TRONG TÁC PHẨM CHÍ PHÈO -

NAM CAO.

1. MỞ BÀI

Nam Cao là đại biểu ưu tú của dòng văn học hiện thực phê phán. Ông là

cha đẻ của những tác phẩm tên tuổi : “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời

thừa”… trong đó Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao và cũng là kiệt tác của

văn học hiện thực phê phán. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo và

con đường tha hóa của người nông dân trước Cách mạng, Nam Cao đã

Page 26: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

khắc họa thành công tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật

Chí Phèo mang đến cho bạn đọc bao niềm xúc động sâu sắc.

2. THÂN BÀI

a. Bi kịch là gì ? Bi kịch là sự mâu thuẫn giữa hiện thực đời sống và khát

vọng cá nhân. Hiện thực đời sống không đủ điều kiện để cá nhân thực

hiện được khát vọng của mình dẫn đến cá nhân rơi vào hoàn cảnh bi đát

(có thể dẫn đến cái chết). Trong văn học Việt Nam ta đã từng bắt gặp bi

kịch tình yêu của Thúy Kiều, bi kịch nghệ thuật của nhà văn Hộ, bi kịch

của Vũ Như Tô… nhưng bi kịch lạ lùng nhất là bi kịch “bị cự tuyệt quyền

làm người” của Chí Phèo.

b. Bi kịch ấy ngay từ đầu tác phẩm đã hiện lên qua tiếng chửi của Chí

Phèo. Chí Phèo xuất hiện lần đầu tiên trước mắt người đọc không phải

bằng xương bằng thịt mà là bằng tiếng chửi "hắn vừa đi vừa chửi". Đó là

hình ảnh vừa quen vừa lạ. Quen vì đó là tiếng chửi của những thằng say

rượu. Lạ vì hắn chửi mà không có ai chửi nhau với hắn, không ai lấy làm

điều. Chí "chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào

không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn". Đó là

một tiếng chửi vật vã, đau đớn của một thân phận con người ít nhiều nhận

thức được bi kịch của chính mình. Chửi cũng là một cách để giao tiếp

nhưng đớn đau thay đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo là một sự im lặng đến

rợn người. Cay đắng hơn nữa, đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo lại là “tiếng

chó cắn lao xao”. Chí đã bị đánh bật ra khỏi cái xã hội loài người. Xã hội

mà dù sống trong nó Chí cũng không còn được xem là con người nữa.

Qua tiếng chửi ấy, ta nhận ra bốn thái độ: Thái độ của người chửi: hằn

học, hận thù; thái độ người nghe: dửng dưng, khinh miệt; thái độ nhà văn:

xót xa, thương cảm; thái độ người đọc: tò mò… Vậy Chí Phèo là ai?

c. Bi kịch của một đứa con hoang bị bỏ rơi. Lật lại trang đời của Chí,

người đọc không sao cầm được nước mắt trước một hoàn cảnh đáng

thương. Ngay từ khi mới ra đời Chí đã bị bỏ rơi bên cạnh chiếc lò gạch cũ

giữa một cánh đồng mùa đông sương trắng. Rồi Chí được dân làng nhặt

về nuôi nấng. Tuổi thơ của anh sống trong bất hạnh, tủi cực "hết lang

thang đi ở cho nhà người này lại đi ở cho nhà người khác, năm hai tuổi thì

làm canh điền cho nhà Bá Kiến". Đây là quãng thời gian đẹp nhất trong

cuộc đời của Chí, bởi đó là quãng đời lương thiện, quãng đời tuổi trẻ

nhiều mộng đẹp. Chí giàu lòng tự trọng, biết ghét những gì mà người ta

Page 27: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

cho là đáng khinh. Bị con mụ chủ bắt làm điều không chính đáng, Chí vừa

làm vừa run, thấy nhục hơn là thích. Chí cũng như bao con người khác,

anh cũng có ước mơ giản dị: "có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc muốn

cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá

giả thì mua dăm ba sào ruộng làm". Đó chính là một ước mơ lương thiện.

Nhưng đớn đau thay, cái xã hội bất lương ấy đã bóp chết cái ước mơ đó

của Chí khi còn trứng nước. Một cơn ghen vu vơ của lão cáo già Bá Kiến

đã đẩy anh vào cảnh tội tù. Chính nhà tù thực dân đã tiếp tay cho lão cáo

già biến Chí Phèo từ một anh canh điền khỏe mạnh thành một kẻ lưu

manh hóa, một kẻ tội đồ.

d. Bi kịch tha hóa, lưu manh là con đường dẫn đến bị cự tuyệt quyền làm

người. Nhà tù thực dân đã vằm nát bộ mặt người của Chí, phá hủy cả

nhân tính đẹp đẽ. Sau bảy tám năm ra tù Chí không còn là anh canh điền

hiền lành như đất nữa. Trước mắt người đọc là một tên lưu manh với một

nhân hình gớm ghiếc "cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen mà lại rất cơng

cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết... cái ngực phanh, đầy những

nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay

cũng thế". Cả cái nhân tính cũng bị xã hội tàn hại. Giờ đây là Chí Phèo

say, Chí Phèo với những tội ác trời không dung thứ khi hắn bỗng dưng trở

thành tay sai đắc lực cho lão cáo già Bá Kiến, quay ngược lại lợi ích của

dân làng Vũ Đại, đối lập với nhân dân lao động cần lao. Từ một người

nông dân hiền lành lương thiện Chí trở thành thằng lưu manh "con quỷ dữ

của làng Vũ Đại". Đáng buồn thay, mới ngày nào chính dân làng Vũ Đại

nuôi Chí lớn lên trong vòng tay yêu thương vậy mà nay Chí đã quay lưng

lại với chính cái nơi mà hắn được yêu thương và chở che. Từ đây Chí

sống bằng rượu và máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương

thiện: "Hắn đã đập nát biết bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước

mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện". Hắn làm những việc ấy

trong lúc say " ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say...

đập đầu, rạch mặt, giết người trong lúc say để rồi say nữa say vô tận".

Chưa bao giờ hắn tỉnh để thấy mình tồn tại trên đời bởi vì "những cơn say

của hắn tràn từ cơn này sang cơn khác thành những cơn dài mênh mang".

Nam Cao đã cho người đọc thấy một thực tế đau lòng về cuộc sống của

nhân dân ta trước cách mạng tháng Tám. Đó chính là cuộc sống bị bóp

nghẹt ước mơ và khát vọng, người nông dân bần cùng hóa dẫn đến lưu

manh hóa. Một cuộc sống tối tăm không ánh sáng. Nhà văn xót thương

cho nhân vật, cay đắng và đau đớn cùng nhân vật. Đây chính là vẻ đẹp

của tấm lòng nhân đạo và yêu thương của nhà văn dành cho những kiếp

Page 28: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

người như Chí Phèo.

e. Gặp Thị Nở và khao khát hoàn lương. Nam Cao không trách giận Chí

Phèo, ngòi bút của ông dành cho nhân vật vẫn nồng nàn yêu thương. Ông

phát hiện trong chiều sâu của nhân vật là bản tính tốt đẹp, chỉ cần chút

tình thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết. Sự xuất

hiện của nhân vật Thị Nở trong tác phẩm có một ý nghĩa thật đặc sắc. Con

người xấu đến "ma chê quỉ hờn", kỳ diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy

nhất đã rọi vào chốn tối tăm của tâm hồn Chí Phèo để thức tỉnh, gợi dậy

bản tính người nơi Chí Phèo, thắp sáng một trái tim đã ngủ mê qua bao

ngày tháng bị dập vùi, hắt hủi. Chính cuộc tình ngắn ngủi với Thị Nở

trong một đêm trăng đã vô tình thắp lên ngọn lửa cuộc sống trong Chí. Có

nhà phê bình đã cho rằng: Thị Nở là một sứ giả mà Nam Cao phái đến để

thức tỉnh Chí Phèo. Đó là sứ giả của tình yêu thương và tấm lòng nhân

đạo sâu sắc của nhà văn. Nhưng có lẽ cần phải nói thêm, Thị Nở không

chỉ là vai trò sứ giả của lòng nhân đạo mà Thị còn là một “thiên sứ” của

tình yêu. Vị thiên sứ này không có đôi cánh thiên thần nhưng có đôi tay

đầy ắp tình người. Thiên sứ ấy như một ngọn gió, một ngọn lửa thổi vào

tâm hồn của Chí. Nếu là gió, gió sẽ thổi bay lớp tro tàn đang vây quanh

anh. Nếu là lửa, lửa sẽ đốt cháy lớp vỏ quỷ dữ để trả về cho anh một con

người.

Lần đầu tiên trong cuộc đời Chí tỉnh dậy. Chợt nhận ra nơi căn lều ẩm

thấp là ánh nắng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe được tiếng chim hót

ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá trên sông,

tiếng lao xao của người đi chợ bán vải về... Những âm thanh ấy ngày nào

chả có. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy. Chao ôi là buồn! Âm thanh

cuộc sống này khiến ta liên tưởng đến tiếng sáo của đêm tình mùa xuân

trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Tiếng sáo đã lay động tiềm thức xa xôi

của Mị, đánh thức tâm hồn Mị, thức dậy cả một quá khứ đẹp tươi. Đó

chính là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc làm nên chất thơ cho tác phẩm.

Chính cuộc sống đã lay động trong tiềm thức xa xôi của Chí. Nó như cơn

gió thổi tung đám tro tàn nguội lạnh, như từng giọt nước nhỏ vào tâm hồn

sỏi đá, cằn khô làm tan đi giá băng tâm hồn. Hơn hết, nó làm sống dậy

ước mơ một thời trai trẻ :"có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc muốn cày

thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả

thì mua dăm ba sào ruộng làm". Rồi cũng trong cái phút giây tỉnh táo ấy,

Chí Phèo đã cô đơn hơn bao giờ hết “Nhìn phía trước người thân chẳng

có/ Ngó sau lưng quá khứ rợn ghê người”. Hắn như đã thấy "tuổi già của

Page 29: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

hắn, đói rét, ốm đau và cô độc - cái này còn sợ hơn đói rét và ốm đau".

Phải chăng Chí đang hối hận và ăn năn những việc mà mình đã làm?

Chẳng biết có phải hay không mà Chí thấy lòng buồn man mác. Và nếu

như Thị Nở không qua, chắc là hắn đã khóc được mất.

Và rồi chính bàn tay ân cần của Thị Nở cùng với tình yêu của thị đã khơi

dậy trong Chí phần người. Bát cháo hành chính là liều thuốc giải độc góp

phần thức tỉnh phần người trong con quỷ dữ. Kỳ diệu làm sao bát cháo

hành Thị Nở, một liều tiên dược vừa giải cảm vừa giải độc. Cháo hành đã

tẩy ố đi men rượu, gột rửa những tội lỗi con người. Cháo hành có hương

vị đặc biệt quá, những kẻ vô nhân tính như cha con nhà Bá Kiến làm sao

mà biết được. Đó là hương vị của tình người, hương vị của tình yêu. Khi

mà cả làng Vũ Đại không chấp nhận Chí là con người thì Thị Nở đã giang

rộng vòng tay để đón lấy anh. Và bát cháo hành kia vô hình dung đã sưởi

ấm cho trái tim nguội lạnh và mở đầu cho một mối thiên duyên. Nhìn bát

cháo bốc khói mà lòng Chí Phèo xao xuyến bâng khuâng. Hắn ăn cháo

hành và lấy làm mãn nguyện vì vị ngon của nó. Chí Phèo quen sống với

một kiểu định nghĩa : Muốn có cái ăn hắn phải kêu làng, phải rạch mặt ăn

vạ, hắn phải thực sự hóa thân vào con quỷ dữ... Mỗi miếng ăn hàng ngày

của Chí đều có máu và nước mắt của những người dân lương thiện làng

Vũ Đại. Nhưng hôm nay cái triết lý sống ấy của Chí dường như đã thay

đổi, những gì hắn đã từng có giờ phản bội lại hắn trong hương cháo hành

của người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn kia. Hắn hiểu rằng người ta

sống với nhau không chỉ bằng tội ác mà còn bằng cả tình thương yêu nữa.

Mắt hắn lần đầu tiên ươn ướt. Hơi cháo hành phảng phất phục sinh phần

người trong Chí... Hắn có thể sống với người ta bằng tình yêu, hắn nhen

nhóm một mơ ước về cuộc sống bình dị... Hương cháo là hương cuộc đời,

hương tình yêu mà từ trước đến giờ chưa ai cho Chí cả... Bát cháo hành

giản dị nhưng bao nhân tính ẩn chứa, nó giữ chân Chí Phèo đứng lại ở bờ

của phần người... Nhìn Thị hắn như muốn khóc, hắn cảm động và ngay

trong chốc lát "Hắn cảm thấy lòng thành trẻ con, hắn muốn làm nũng với

thị như làm nũng với mẹ...”. Đó là giây phút mà hắn người nhất. Đã hai

lần chính Thị Nở đã phải thốt lên: “Ôi sao mà hắn hiền!" rồi “Những lúc

tỉnh táo hắn cười nghe thật hiền”. Cảm giác được yêu thương và chở che

đã làm Chí trỗi dậy một tình yêu cuộc sống. Phần quỷ tạm thời rũ bỏ. Đó

là giây phút Chí "thèm lương thiện và khát khao làm hòa với mọi người".

Rồi đến khát vọng hạnh phúc với Thị Nở "Giá cứ như thế này mãi thì

thích nhỉ?... Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui". Ôi! Phải là

lời của Chí Phèo đó không ? Nghe sao mà hiền lành, có chút gì ngờ

nghệch, hồn nhiên mà lại rất đỗi chân thành. Lời cầu hôn không tình tứ

Page 30: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

như bao kẻ khác nhưng lại khiến cho trái tim chúng ta nghẹn ngào thương

cảm. Từ một con quỉ dữ, nhờ Thị Nở, đúng hơn nhờ tình thương của Thị

Nở, Chí thực sự được trở lại làm người, với tất cả những năng lực vốn có.

Một chút tình thương, dù là tình thương của một con người dở hơi, bệnh

hoạn, thô kệch, xấu xí,... cũng đủ để làm sống dậy cả một bản tính người

nơi Chí Phèo. Thế mới biết sức cảm hóa của tình thương kỳ diệu biết

nhường nào!

f. Đỉnh điểm của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Nhưng, bi kịch và

đau đớn thay, rốt cuộc thì ngay Thị Nở cũng không thể gắn bó với Chí

Phèo. Lời nói của bà cô Thị Nở như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt

Chí Phèo làm tắt ngúm ngọn lửa lòng vừa được nhen lên trong Chí. “Ai

lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha không mẹ như cái thằng Chí

Phèo” đã trở thành định kiến khắc nghiệt lấp mất lối về của Chí. Cánh cửa

cuộc đời vừa hé mở thì cũng ngay lập tức đóng sầm lại trước mắt của anh.

Đó chính là bi kịch của một con người chết trên ngưỡng cửa trở về với

cuộc sống lương thiện. Chút hạnh phúc nhỏ nhoi cuối cùng vẫn không đến

được với Chí Phèo. Và thật là khắc nghiệt, khi bản tính người nơi Chí

Phèo trỗi dậy, cũng là lúc Chí Phèo hiểu rằng mình không còn trở về với

lương thiện được nữa. Cánh cửa trở về với xã hội lương thiện, xã hội loài

người vừa mở ra thì cũng là lúc đóng sầm lại ngay trước mắt Chí Phèo.

Thị Nở như tia chớp rạch ngang bầu trời đêm đen của Chí Phèo vừa đủ để

soi lên một niềm cảm thông cũng là lúc nó tắt ngấm giữa đêm đen cuộc

đời Chí. Nói xa hơn, cái xã hội thực dân nửa phong kiến đó đã cướp đi

của Chí quyền làm người và vĩnh viễn không trả lại. Nó đã tiêu hủy và đã

bẻ gãy chiếc cầu nối Chí với cuộc đời.

Chí Phèo tìm đến rượu nhưng rượu không phải bao giờ cũng làm cho

người ta say. Một khi rượu không còn đủ sức để làm lu mờ lí trí con

người thì nó sẽ quay ngược trở lại thức tỉnh lý trí ấy. Càng uống Chí càng

tỉnh, càng tỉnh càng nhận ra bi kịch của cuộc đời mình. Chí đau đớn khi

nghe “thoang thoảng mùi cháo hành” rồi Chí ôm mặt khóc rưng rức. Phẫn

uất, Chí xách dao đi, định đến nhà Thị Nở. Trong ý định, Chí định đến

nhà đâm chết con "khọm già", con "đĩ Nở" nhưng sự thức tỉnh ý thức về

thân phận và bi kịch đã đẩy chệch hướng đi của Chí dẫn Chí đến thẳng

nhà Bá Kiến. Hơn ai hết lúc này Chí hiểu ra rằng: kẻ đã làm cho mình

phải mang lốt quỷ, kẻ đã làm mình ra nỗng nỗi khốn cùng này chính là Bá

Kiến. Anh càng thấm thía tội ác kẻ đã cướp đi quyền làm người, cướp đi

cả bộ mặt và linh hồn của mình. Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với tư cách là

một nô lệ thức tỉnh, đòi quyền làm người:

Page 31: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

- Tao muốn làm người lương thiện ?

- Ai cho tao lương thiện ?

Đó là những câu hỏi vút lên đầy cay đắng và không lời giải đáp. Câu hỏi

chất chứa nỗi đau của một con người thấm thía được nỗi đau khôn cùng

của bi kịch cá nhân. Câu hỏi đánh thẳng vào bộ mặt của xã hội bất lương.

Câu hỏi như cứa vào tâm can người đọc về một thân phận con người đầy

đắng cay trong xã hội cũ. Lương thiện có ngay trong mỗi con người là di

sản tinh thần của mỗi người. Tại sao phải đi đòi lương thiện ? À, thì ra

Chí đã bị cái xã hội vô nhân tính ấy cướp mất. Khốn nạn thay cho Chí,

ngay cả cái quyền được làm một con người cũng bị xã hội người ăn thịt

người ấy bóp nát. Và Chí Phèo cũng đã tự kết liễu cuộc đời mình sau khi

kết liễu tên cáo già Bá Kiến. Cái chết bi thảm của Chí Phèo là lời kết tội

đanh thép cái xã hội vô nhân đạo, là tiếng kêu cứu về quyền làm người,

cũng là tiếng gọi thảm thiết cấp bách của nhà văn: Hãy cứu lấy con người!

Hãy yêu thương con người!

Tác phẩm Chí Phèo thông qua tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của

nhân vật chính, nhà văn đã mang đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Tác

phẩm đã lên án, tố cáo tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến đã đàn

áp và bóc lột nhân dân lao động. Qua đó nhà văn đồng cảm với những nỗi

khổ đau, bị đày đọa và lăng nhục của người nông dân. Đồng thời nhà văn

cũng kịp thời phát hiện và trân trọng trước vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật

và khao khát thay đổi thực tại để mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

3. KẾT BÀI

Chí Phèo là một kiệt tác bất hủ bởi nó chứa đựng trong đó là tư tưởng,

tình cảm lớn mang giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc mà người đọc rút

ra được từ những trang sách giàu tính nghệ thuật của Nam Cao. Tác phẩm

Chí Phèo mãi mãi bất tử, mãi mãi có khả năng đánh thức trí tuệ và khơi

dậy những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn người đọc mọi thời đại. Có một

nhà thơ đã từng viết rằng: "Nam Cao mất và Chí Phèo vẫn sống - Nào có

dài chi một kiếp người - Nhà văn chết, nhân vật từ trang sách - Vẫn ngày

ngày lăn lóc giữa trần ai". Vâng! Gần một thế kỉ qua, giá trị nghệ thuật và

ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm, vượt qua gió bụi thời gian, đã chứng minh

sức sống mạnh mẽ, bất hủ của nó.

V. Ý THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ THÂN PHẬN CÁ NHÂN

Page 32: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

Trước hết, cần xuất phát từ việc nhìn lại cấu trúc thời gian và kết cấu của truyện

ngắn này.

Tác phẩm mở đầu bằng cái buổi chiều Chí Phèo uống say và lên cơn chửi. Buổi

chiều đó kéo dài qua những đoạn hồi cố nhằm dựng lại cuộc đời Chí, trượt

xuống thành buổi tối khi cái bóng xệch xạc dưới trăng làm hắn quên ý định báo

thù, nảy sinh từ sự vô vọng của tiếng chửi, và rẽ vào nhà Tự Lãng. Sau cuộc

rượu với kẻ tri kỷ cuồng, đêm đó hắn gặp kẻ tri âm của đời mình: Thị Nở. Sáng

hôm sau hắn tỉnh, không chỉ là tỉnh khỏi giấc ngủ đêm hôm trước, mà tỉnh khỏi

cơn say mênh mông suốt đời hắn, tỉnh khỏi kiếp sống sinh vật, kiếp quỷ dữ. Hắn

buồn và hồi tưởng lại những mơ ước thuở xa xưa. Hắn ốm, bát cháo hành của

Thị Nở mang lại cho hắn sinh lực, hạnh phúc và hy vọng về tương lai. Hắn tìm

thấy lại ý nghĩa của cuộc đời, muốn làm hoà với mọi người. Thời điểm đó, vào

cái buổi sáng hôm đó, hắn hoàn toàn không còn là Chí Phèo trước đây nữa. Hắn

đã là một ý thức đầy đủ về giá trị và thân phận của mình. Và năm ngày tiếp theo,

quãng thời gian sống trong tình yêu với Thị Nở, hắn đã làm một người lương

thiện thực sự. Câu chuyện về Chí dừng lại ở cái buổi trưa ngày thứ sáu, sau khi

bị Thị Nở chối từ, Chí Phèo giết Bá Kiến và tự vẫn. Nhưng tác phẩm chỉ thực sự

kết thúc với những lời bàn tán xì xầm của làng Vũ Đại và thái độ của Thị Nở

một ngày sau khi Chí chết.

Như vậy, Chí Phèo - con quỷ dữ và quá trình biến thành quỷ dữ đã thuộc về quá

khứ, còn hiện tại của câu chuyện được mở ra từ cái thời điểm khởi đầu cho sự

hồi sinh của Chí, cũng là khởi đầu cho một kết thúc đau đớn sẽ đến kề ngay sau

đó.

Do vậy, quá trình lưu manh hoá người nông dân và trách nhiệm của cái nghèo

trong việc huỷ hoại nhân cách họ sẽ dễ dàng bị gạt sang một bên khi chúng ta

bàn đến nhiệm vụ nghệ thuật cơ bản của tác phẩm. Còn lại, những vấn đề: bi

kịch của con người bị từ chối quyền làm người, bi kịch của con người với môi

trường thiếu nhân tính, khát vọng đổi đời, khát vọng hoàn lương, vấn đề quyền

sống...tất cả có lẽ đều liên quan đến cái chết và câu hỏi của Chí: "Ai cho tao

lương thiện?"

Ai cho Chí Phèo làm người lương thiện? Câu hỏi này xưa nay vốn đã tưởng tìm

thấy câu trả lời chính xác và dứt điểm ở các thế lực là cơ chế xã hội, cường hào

ác bá và định kiến xã hội. Thực ra câu trả lời không hoàn toàn đơn giản như vậy.

Tính chất phức tạp là ở chỗ câu hỏi đó đáng ra trước tiên Chí Phèo phải tự đặt ra

cho mình chứ không phải cho Bá Kiến. Chí Phèo không chỉ là bi kịch của con

người bị từ chối quyền làm người, hơn thế còn là bi kịch của con người tự từ

chối quyền làm người. Anh ta phải chịu một phần trách nhiệm về cái chết của

Page 33: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

mình, một cái chết không hoàn toàn nâng cao anh ta, mà ở một khía cạnh khác,

còn cho thấy sự bất lực của anh ta.

Là một nghệ sĩ chân chính, Nam Cao đã nhìn thấy những nguy cơ ẩn giấu trong

cái đặc tính vốn từng làm nên sức mạnh của dân tộc: ý thức cộng đồng.

Thời đại Nam Cao, ý thức về con người cá nhân có điều kiện phát triển. Các nhà

thơ mới công nhiên phô bày, khẳng định cái tôi cá nhân. Văn học lãng mạn đòi

giải phóng cá nhân bằng cách đưa ra những mẫu người có bản lĩnh, dám đối lập

với toàn bộ xã hội, dám bảo vệ cá tính riêng, chấp nhận đơn độc trong những lựa

chọn của mình. Nam Cao lặng lẽ ủng hộ cuộc đấu tranh đó bằng một cách khác,

bằng cách chỉ ra rằng: nếu quá lệ thuộc vào cộng đồng, con người sẽ tự thủ tiêu

mình; và nếu cộng đồng cho phép mình can thiệp quá sâu vào đời sống của mỗi

cá nhân, nó sẽ huỷ diệt cá nhân đó.

Chí Phèo thực chất là bi kịch về sự yếu đuối của cá nhân trước sức mạnh của ý

thức cộng đồng. Ý thức này vừa là áp lực bên ngoài vừa là một phần trong thẳm

sâu con người Chí, nó khiến Chí bị khuất phục trước cuộc sống.

1. Từ nỗi sợ cô đơn....

Ngay đoạn mở đầu truyện, Nam Cao đã triệt để bóc trần cái đời bị loại trừ một

cách tuyệt đối của Chí Phèo, thân phận bị bỏ rơi, quan hệ giữa hắn với cộng

đồng, nỗi khốn khổ, sự cô độc mà hắn phải gánh chịu. Tiếng chửi xác định thế

đối lập của hắn với toàn bộ xã hội, toàn bộ nhân thế và toàn bộ vũ trụ. Sự thu

hẹp dần phạm vi đối tượng chửi (hắn chửi trời, chửi đời, chửi tất cả làng Vũ Đại,

chửi những đứa nào không chửi nhau với hắn, và cuối cùng chửi đứa chết mẹ

nào đẻ ra thân hắn) bộc lộ tình thế bi đát của một cá nhân bị cô lập. Bị chính

những người đẻ ra bỏ rơi, Chí Phèo chỉ còn mối liên hệ duy nhất với cộng đồng

làng Vũ Đại, chính cộng đồng đó đã cho hắn cơ hội trưởng thành, dù là với thân

phận đi ở. Nhưng sau khi ở tù về, mối liên hệ ấy đã hoàn toàn bị cắt đứt. Quan

hệ của Chí với cộng đồng, từ đó được thiết lập trên sự đe doạ, cướp giật, hắn

dùng sức mạnh để áp chế, cưỡng bức cộng đồng phải chịu hắn. Và Chí Phèo,

mặc dầu trong cơn say triền miên vô tận, không ý thức được những việc mình

làm ("hắn đâu biết hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên

vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc...Hắn đâu biết vì hắn làm tất cả những việc ấy

trong khi người hắn say") vẫn không thể chấp nhận được tình trạng bị bỏ rơi,

hắn vẫn muốn được là thành viên của cộng đồng, ý thức ấy đã ăn sâu vào máu

hắn.

Trong nỗi sợ cô đơn, hắn tìm cách xác lập lại mối liên hệ đã bị cắt đứt bằng

những phương thức giao tiếp tuyệt vọng: la làng, ăn vạ, chửi.

Page 34: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

La làng là một phản ứng quen thuộc khi một người gặp nguy hiểm, cần sự trợ

giúp của cộng đồng. Khi ăn vạ, người ta cũng la làng để tìm sự ủng hộ ngầm và

để làm mất mặt người bị ăn vạ (người ta chỉ mất mặt khi nhược điểm của mình

bị bóc trần trước mắt những người khác, từ quan niệm này nảy sinh thói sĩ diện

hão, tin rằng những đánh giá của cộng đồng làm nên nhân cách của mình) nhằm

dễ dàng phạt vạ người đó. Chí Phèo kêu làng không phải để tìm sự trợ giúp mà

tìm sự đồng loã. Hắn cần được chứng kiến, cần được thể hiện sự tồn tại của

mình trước mọi người. Đó là điều mà Thị Nở đã không hiểu được khi hắn vừa

dằn thị xuống vừa kêu làng. Trong vô thức hắn sợ cô đơn đến mức, ngay cả

trong hành động riêng tư nhất có thể hắn cũng muốn có sự chứng kiến của người

khác. Chi tiết này của Nam Cao cho phép liên tưởng đến Kafka. Ở phương Tây,

những năm hai mươi, trong thế giới của Kafka, cô đơn là "giá trị quý báu nhất

đang bị nghiền nát bởi cái áp đảo hiện diện ở khắp nơi". Nguy cơ của con người

là ở chỗ cái riêng tư không còn được bảo vệ khi anh chàng K. lúc nào cũng bị

hai phái viên của lâu đài cặp kè, cả trong lúc ngủ với vợ. "Sự cô đơn bị cưỡng

hiếp" làm nên sức ám ảnh cho tác phẩm của Kafka. Sau đó hai thập kỷ, ở Việt

Nam, trong thế giới Nam Cao, cô đơn là thứ đáng sợ nhất đối với anh Chí làng

Vũ Đại. Chí bám vào cộng đồng như bám vào một chiếc phao cứ lạnh lùng tuột

khỏi tay Chí.

Dân làng thực ra đã tạo nên một sức mạnh hậu thuẫn cho hắn trong những lần

đòi nợ Bá Kiến: "vả lại những người đứng xem đã về cả rồi, hắn thấy hắn hình

như trơ trọi. Cái sợ cố hữu trong lòng thức dậy, cái sợ xa xôi thủa ngày

xưa...(tr.27). Con quỷ dữ của làng Vũ Đại đã phải lấy sức mạnh từ bên ngoài và

từ sự mê hoặc của rượu.

Chửi là một hình thức gây hấn với người khác hoặc là một phương thức trả thù

của kẻ yếu. Với Chí Phèo, chửi là để mong có được sự hồi đáp từ phía cái cộng

đồng mà hắn đã không còn có thể trò chuyện được nữa. Hắn chửi vì hắn sợ phải

im lặng và sợ sự im lặng của người khác. Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không

cần chửi (tr.38). Hắn hẳn đã hy vọng rằng bằng cách đó không cho phép người

khác lảng tránh mình.

Tuy vậy những phương thức giao tiếp ấy đã bị lạm dụng đến mức chúng trở nên

vô nghĩa đối với dân làng Vũ Đại. Người ta không còn quan tâm đến những nỗ

lực tuyệt vọng của Chí nữa. Bản thân hắn cũng không ý thức được tính chất

tuyệt vọng trong những hành động của mình, cho đến cái buổi chiều được Nam

Cao chọn làm điểm khởi đầu cho câu chuyện. Hắn đã thất bại hoàn toàn với

"ngón" chửi. Quan trọng hơn, hắn cảm nhận được sự thất bại ấy. Với hắn đó là

một mối thù lớn. Mối thù bị loại bỏ. Và tất cả những ai không đếm xỉa đến hắn

Page 35: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

đều là kẻ thù của hắn, đều phải chịu trách nhiệm về sự cô độc của hắn, nghĩa là

tất cả mọi người. Do vậy mà hắn phải "báo thù vào bất cứ ai. Hắn phải vào nhà

nào mới được, bất cứ nhà nào. Hắn sẽ rẽ vào bất cứ ngõ nào hắn gặp để đập phá

đốt nhà hay lăn ra kêu làng nước. Phải đấy, hắn sẽ rẽ vào bất cứ cái ngõ nào hắn

gặp...(tr.38)". Hắn không cần biết một nhà nào hay một người nào cụ thể. Những

hành động "trả thù" mà hắn toan tính thực ra đều nhằm mục đích gây chú ý cho

mọi người. Thế nên khi nhìn thấy cái bóng quần quật dưới chân mình, khi thấy

mình không còn quá lẻ loi nữa, hắn đã lập tức quên ý định báo thù, bù vào đó,

hắn đã có một "cuộc nhậu đẹp" với kẻ "tri kỷ" Tự Lãng, một kẻ cũng đơn độc

gần bằng hắn. Vì thế, khi Tự Lãng đã say bò ra và hỏi: "người ta đứng lên bằng

cái gì?" thì Chí Phèo vần ngửa lão ra, để mặc lão thế rồi lảo đảo ra về. Những kẻ

như lão chỉ có thể đứng lên với sự nâng đỡ của người khác. Mà Chí thì không

thể nâng lão đứng dậy được vì chính hắn còn thảm hại hơn lão, hắn cũng đang

cần một người giúp đỡ. Người đó là Thị Nở. "Nhưng hắn đứng lên làm sao

được. Thị quàng tay vào nách hắn, đỡ cho hắn gượng ngồi. Rồi thị kéo hắn đứng

lên. Hắn đu vào cổ thị, hai người lảo đảo đi về lều" (tr.45)". Chí Phèo đã đứng

lên như vậy. Rồi tiếp theo đó, hắn tỉnh.

Nỗi sợ cô đơn được Chí nhận thức một cách đầy đủ sau khi tỉnh. "Tỉnh dậy hắn

thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! (...) Chí Phèo hình như đã

trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng

sợ hơn đói rét và ốm đau" (tr.46). Có thể hiểu buổi chiều và buổi tối hôm Chí

gặp Thị Nở (một cái mốc quan trọng trong đời Chí, điều này không cần phải bàn

cãi nữa!) là sự kết thúc cho giai đoạn quỷ dữ. Và buổi sáng hôm sau chính là

điểm khởi đầu của một giai đoạn mới- giai đoạn làm người. Biểu hiện đầu tiên

của tính người trong Chí, đấy là nỗi buồn và cảm giác cô độc. Nỗi buồn giúp

hắn cảm nhận cuộc sống trong sự mới mẻ, hấp dẫn và gợi lại mơ ước xa xưa về

một mái ấm bé nhỏ. Cảm giác cô độc cho hắn hình dung trước những bất trắc

đang chờ đón khi hắn đã ở cái dốc bên kia của đời. Và hắn sợ.

Người nông dân Việt Nam ít có mặc cảm cô đơn, vì họ gắn bó khăng khít với họ

hàng, tông tộc, bà con, xóm giềng, đất nước, những cộng đồng lớn nhỏ xung

quanh họ. Người Việt rất chú trọng đến sức mạnh của tình đoàn kết, tinh thần

đùm bọc cưu mang lẫn nhau. Họ không thích sự nổi trội đặc biệt của một cá

nhân nào đó, vượt hơn hẳn so với những người còn lại ( trừ phi cá nhân đó có

một tầm vóc lớn hơn hẳn hoặc đã được thánh hoá). "Xấu đều còn hơn tốt lõi".

Họ muốn hoà lẫn vào người khác. Hạnh phúc của họ chính là một cuộc sống ổn

định hoà hợp với mọi người xung quanh. Bát cháo hành của Thị Nở đối với Chí

vô cùng thơm ngon vì nó giúp hắn cảm nhận một cách sâu sắc hương vị của sự

chia sẻ, giúp hắn hiểu thế nào là được người khác cho, được quan tâm chăm sóc.

Page 36: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

"Bởi vì lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho" (tr.47). Cho chính là biểu

hiện cao nhất của sự san sẻ, đùm bọc, điều mà Chí rất cần và rất thiếu.

Bát cháo hành Thị Nở trong cảm nhận của Chí không chỉ được xem như bằng

chứng của tình yêu mà còn là dấu hiệu của tình làng nghĩa xóm. Chí không dừng

lại ở mơ ước về một gia đình êm ấm với Thị Nở. Hắn còn mơ đến việc tìm được

bạn, tìm được một chỗ trong cộng đồng. "Vì thế mà bát cháo hành của Thị Nở

làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại gây kẻ thù? (tr.48).

"Trời ơi, hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao! Thị

Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao mọi người lại

không thể được. Họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội bằng phẳng lương thiện của

những người lương thiện... (tr.49)".

Chí không mong điều gì khác ngoài sự hoà hợp với mọi người. Hắn đã nghĩ một

cách đơn giản rằng Thị Nở có thể giúp hắn bước vào thế giới lương thiện. Chỉ

khi được mọi người chấp nhận, Chí mới thực sự cảm thấy là một người lương

thiện đúng nghĩa.

2....đến cái chết như một cô đơn tuyệt đối.

Thực ra, cuộc đời Chí Phèo có thể kết thúc theo ba hướng: hoặc tiếp tục sống

làm con quỷ làng Vũ Đại, hoặc bảo vệ con người mới của mình bằng cách bỏ

làng ra đi tìm đến một vùng đất mới, hoặc là chết để làm ma của làng, nhưng là

một con ma lương thiện. Nam Cao đã chọn cách thứ ba, vì tất yếu Chí phải hành

động như thế.

Thị Nở và bát cháo hành đã biến bản năng muốn gia nhập cộng đồng của Chí

(tiềm ẩn trong các hành động chửi, la làng, ăn vạ) thành một ý thức đầy đủ và

mãnh liệt. Sở dĩ Chí Phèo có thể tồn tại ở làng như vậy cho đến nửa đời người là

vì lúc nào hắn cũng say. "Chưa bao giờ hắn tỉnh để nhớ rằng có hắn ở đời". Và

khi hắn tỉnh, khi hắn biết rằng có hắn ở đời thì cũng liền ngay đó hắn hiểu rằng

đời không thể có hắn được. Nhưng hắn cũng không còn có thể say lại để quên đi

tất cả, để không biết gì như trước đây nữa. Trong tất cả những thứ mà lần đầu

tiên Chí được hưởng thụ vào năm ngày cuối cùng của đời mình, chỉ duy nhất hơi

cháo hành là thứ hắn cảm nhận được, là thứ ám ảnh hắn lúc tuyệt vọng, lúc mọi

thứ tuột khỏi tay hắn. Hơi cháo hành như mùi vị của hạnh phúc thoáng qua giờ

đã trở nên không có thực, và vĩnh viễn không bao giờ có thực nữa. Đó là một

chút tình mong manh nhưng dai dẳng không thể dứt bỏ nổi. Hắn không thể sống,

dù ở làng Vũ Đại hay ở nơi khác, mà thiếu nó được. "Hắn cứ thoang thoảng thấy

hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức" (tr.52). Vì hơi cháo hành mà lần đầu

tiên trong đời hắn khóc, tiếng khóc của một con người nuối tiếc cái hạnh phúc

Page 37: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

không phải để cho mình nhưng lẽ ra mình có thể được hưởng. Tiếng chửi cuối

cùng của Chí không còn là một thứ phương tiện giao tiếp nữa. Đó là tiếng lảm

nhảm tuyệt vọng của kẻ đã nhìn thấy trước tương lai duy nhất dành cho mình:

Cái Chết.

Ai là kẻ phải chịu trách nhiệm về cái chết của Chí? Bá Kiến, đại diện cho bọn

cường hào ác bá, thế lực bức hại người lao động? Bà cô Thị Nở, đại diện cho cái

xã hội của những người lương thiện với định kiến hẹp hòi? Hay chính Chí Phèo

với sự yếu đuối của một nhân cách quá lệ thuộc vào cộng đồng?

Đương nhiên Bá Kiến là kẻ trực tiếp đẩy Chí sa ngã. Và Chí đáng lẽ phải thù

oán Bá Kiến, lại khiến cho dân làng Vũ Đại oán thù và tẩy chay đến không còn

cơ hội để quay trở lại với họ nữa.

Trong thế giới của Nam Cao, Chí Phèo không phải là kẻ duy nhất sống ngoài lề

xã hội. Chí có những người anh em cùng chung cảnh ngộ bị cô lập, như Đức

trong Nửa Đêm, Lang Rận trong truyện ngắn cùng tên, có thể kể thêm Cu Lộ

trong Tư Cách Mõ... ở một môi trường mà thái độ của những người khác góp

phần tạo nên nhân cách phẩm giá của một người, thậm chí có thể quyết định

chuyện sống chết của người đó thì phản ứng của Chí Phèo cũng không khó giải

thích. Trong Nửa Đêm, sau khi cho độc giả chứng kiến cảnh một đứa bé vô tội

bị tẩy chay vì những tội lỗi của bố nó, Nam Cao đã viết: "Thì ra những người rất

hiền lành cũng có thể là những người rất ác. Có điều họ không có cách để làm

ác". Thực ra họ cũng có cách để làm ác, khi họ không chấp nhận sự vô tội của

một người vô tội, không thừa nhận sự phục thiện của một người muốn phục

thiện, không chấp nhận hạnh phúc của người khác. Nam Cao có xây dựng một

loại nhân vật không muốn cho người khác được sung sướng (ông có hẳn truyện

Nhìn Người Ta Sung Sướng kể về một bà già rất khó chịu mỗi khi vợ chồng con

gái mình có những biểu hiện hạnh phúc, và bà nhất định sẽ bắt cô cháu dâu

tương lai hầu mình đủ mười bốn năm mới thôi, quyết không cho cô ấy sung

sướng ngay với cháu trai mình). Bà cô Thị Nở cũng thuộc loại này. Bà phản đối

cuộc hôn nhân của cháu gái trước hết vì bà nhục cho ông cha bà, sau đó là vì bà

tủi cho thân bà, uất ức cho cái đời không chồng của bà. Bà đố kỵ ngay với đứa

cháu bất hạnh. Bà không có hạnh phúc, vậy thì cháu gái bà cũng đừng hòng

mong điều đó.

Nam Cao không ngại phơi bày những hủ tục, những thói tật kìm hãm sự phát

triển của con người, ngăn cản con người sống hạnh phúc. Những day dứt của

ông được phát biểu qua lời của nhân vật Thứ trong tiểu thuyết Sống Mòn: "Đó là

tại thói quen. Không phải cái thói quen của riêng mình, nhưng là cái thói quen

lưu truyền đã mấy đời, đến nỗi nó nhập vào máu chúng ta. Tư tưởng, tính tình,

Page 38: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

cảm giác, hành động của chúng ta đều khuôn theo những thói tục. Những lề lối

sẵn trong thời đại chúng ta. Thời thế thay đổi, lòng người đổi. Thế kỷ sau sẽ lọc

máu cho chúng ta trong trẻo lại.

Y thở dài nghĩ bụng nhưng tại sao ta lại không thể nghĩ chuyện lọc máu ngay từ

bây giờ".

Tham vọng của Nam Cao là muốn lọc máu cho cả dân tộc. Nam Cao đã khám

phá ra những gì mà mỗi chúng ta không muốn để lộ ra. Ông giúp con người tự

nhìn vào tận sâu trong tâm hồn mình để hiểu mình một cách thấu đáo hơn và có

đủ can đảm để thay máu. Chỉ cần như thế, ông đã hoàn thành xuất sắc cái sứ

mệnh nhà văn mà ông đã từng nêu ra đây đó trong các tác phẩm của mình.

Dấu hiệu hiện đại của tác phẩm Nam Cao biểu hiện ở ranh giới thiện ác giờ đây

không còn quá rành mạch nữa. Những người lương thiện ở làng Vũ Đại sẽ tự

đánh giá về mình ra sao khi chính họ là nguyên nhân dẫn đến cái chết của một

con người. Điều bi đát là bản thân họ không thể ý thức được, không thể hình

dung nổi điều đó.

Không ai được chứng kiến cuộc đối thoại giữa Chí Phèo và Bá Kiến, lúc Chí

Phèo bộc lộ sự kiêu hãnh của một con người đã tự lấy lại phẩm giá. Cuộc đối

thoại đó là cuộc đối thoại có giá trị nhất trong đời Chí, là điều mà ắt hẳn Chí

muốn được mọi người biết đến. Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao đã để cho

cả nhà Bá Kiến hôm đó đi vắng, chỉ mình cụ Bá ở nhà. Cuộc đối thoại đòi quyền

làm người, trong thực tế, đã chìm lỉm vào hư vô. Và hắn la làng, cách giao tiếp

quen thuộc của hắn, nhưng bi đát thay, cũng như xưa nay, khi hắn kêu làng,

không bao giờ người ta vội đến. Vì vậy, lúc dân làng có mặt thì tất cả đã kết

thúc. Họ chỉ thấy sự việc mà không bao giờ biết được nguyên nhân đích thực

của nó. Chí Phèo hiểu rằng dù hắn có tu tỉnh thì cái quá khứ của hắn cũng không

cho phép hắn trở thành người lương thiện giữa mọi người, hắn sẽ không được họ

chấp nhận. Hắn muốn dùng cái chết của mình để chiêu tuyết cho đoạn đời tội lỗi

trước kia và rung một tiếng chuông cảnh tỉnh cho sự khắt khe của dư luận.

Nhưng ước vọng của Chí đã theo hắn và Bá Kiến xuống mồ. Đó là một bí mật

trọn vẹn đối với người dân làng Vũ Đại. Tội nghiệp Chí Phèo, "mồm hắn ngáp

ngáp, muốn nói nhưng không ra tiếng". Những điều mà Chí muốn nói với dân

làng, với cái xã hội của những người lương thiện không bao giờ còn được nói ra

nữa. Họ không bao giờ biết đến cái mong ước làm người lương thiện của Chí.

Họ cũng không bao giờ biết được rằng chính họ có thể cho Chí một cơ hội, rằng

chính họ đã có thể cứu vớt một linh hồn, rằng chính họ đã phê duyệt vào cái án

tử hình của Chí.

Page 39: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

Bi kịch của Chí ở đây là bi kịch của một giá trị không được biết đến, không

được thừa nhận, không được thấu hiểu. Chí đã chết một cái chết vô ích. Cái chết

đó thực sự vô nghĩa khi người ta xếp Chí cùng hàng với Bá Kiến "Thằng nào

chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng nó giết nhau"(tr.54).

Câu chuyện không kết thúc bằng cái chết của Chí mà kết thúc bằng sự đánh giá

của cộng đồng về cái chết ấy. Chính với cách kết thúc như vậy, Nam Cao đã đẩy

Chí tới tận cùng nỗi bất hạnh. Trong những lời bàn tán của người dân làng Vũ

Đại người ta nhắc đến Bá Kiến nhiều hơn là Chí Phèo. Và sự đánh giá mà người

đời dành cho Chí hoàn toàn ngược với cái mong muốn mà vì nó hắn đã phải trả

giá bằng cả tính mệnh (Chí Phèo hẳn cũng muốn để lại tiếng thơm!). Thay vì

thấu hiểu và chia sẻ, người ta đã vui mừng, thoả mãn. Những giông bão trong

tâm hồn Chí thực sự chẳng để lại một dấu vết nào trên cái làng êm ả đó. Thậm

chí cả Thị Nở là người duy nhất có thể cảm thông và thấy được bản tính hiền

lành của Chí "Sao có lúc nó hiền như đất" (tr.54), cũng không hiểu được khát

vọng làm người trong hắn. Chí Phèo không có Chúa làm kẻ chứng nhân vô hình

cho sự thức tỉnh linh hồn. Chí Phèo là một cô độc tuyệt đối, điều mà hắn sợ nhất

trên đời. Vào thế kỷ XVI, lúc mà ở phương Tây, con người cá nhân đang trên

đường hình thành, Montaigne có nói: "Điều lớn lao nhất trên đời, đó là biết

thuộc về chính mình (...). Không nên trao mình cho người khác mà chỉ trao mình

cho chính mình mà thôi". Chí Phèo, bằng cái chết, đã trao mình cho người khác,

mà tiếc thay, đã không được đón nhận.

Trở lại với cuộc đối thoại giữa Chí và Bá Kiến, cần lưu ý rằng Chí Phèo chỉ có

thể dõng dạc tuyên bố: "Tao muốn làm người lương thiện!". Hắn không thể kiêu

ngạo mà thông báo rằng: "Ta đã là người lương thiện", mặc dù trong thực tế

đúng là như vậy, hắn đã hoàn toàn thay đổi trong những ngày sống chung với

Thị Nở. Hắn không đủ tự do để tự biến mình thành người lương thiện và tự hào

về hành động của mình, và cũng không đủ mạnh để dám trả giá cho việc làm

người lương thiện. Hắn chết vì thấy rằng không ai cho hắn lương thiện. "Ai cho

tao lương thiện?". Vậy ra sự lương thiện của hắn lại phụ thuộc vào người khác

chứ không phải vào chính bản thân hắn!!!

Chí Phèo đã không thể hình dung rằng người ta vẫn có thể lương thiện mà

không cần được cho phép, không cần được dung nạp. Chí đã không thể cứ lặng

lẽ làm một người lương thiện ngoài lề xã hội. Chí Phèo chưa thể hiểu được bản

thân giá trị của cá nhân Chí có thể đặt ngang cân với toàn bộ xã hội còn lại. Bị

chi phối bởi ý thức cộng đồng, Chí tuyệt đối tin là nhân cách của mình phụ

thuộc vào sự đánh giá của cộng đồng về mình, tin rằng thái độ che chở đùm bọc

của người khác cấp cho hắn một thân phận và sự đánh giá của người khác cấp

Page 40: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

cho hắn một diện mạ. Chí đã đồng nhất lương thiện với việc làm hoà với mọi

người.

Chí Phèo không có được cái bản lĩnh của một người mang trong nó sức mạnh cá

nhân và sức mạnh của một trình độ học vấn đủ để anh ta muốn khẳng định giá

trị riêng của mình. Bản lĩnh của Chí Phèo là dám chết khi không còn có thể tiếp

tục phạm tội nhưng lại không thể làm một thành viên của xã hội lương thiện.

Bản lĩnh đó là chỗ mạnh nhưng đồng thời cũng là chỗ yếu đuối của Chí. Sự

khinh bỉ của những người lương thiện đã giết chết Chí Phèo, đã giết chết Lang

Rận, đã làm cho Đức phát điên. Nhân vật của Nam Cao chọn cái chết để tránh

nỗi nhục nhã trước sự khinh bỉ của người khác và để tránh, điều này thật phi lý,

việc mình trở thành nỗi nhục của người khác.

Hành động chết của Chí không phải là một hành động tự do theo cái nghĩa là

Chí đã tự do quyết định số phận của mình. Cái chết ấy có thể xem như một nỗ

lực cuối cùng để tìm cách hoà nhập cộng đồng. Sự hoán cải thực sự có thể biến

Chí thành một người lương thiện nhưng chưa thể biến Chí thành một nhân cách

tự chủ. Và, theo Nam Cao, không có một nhân cách tự chủ thì không thể sống

mà làm người lương thiện được.

Nam Cao đau xót trước một thực tế: áp lực của dư luận xã hội có ảnh hưởng rất

lớn đến nhân cách của con người. Trong Tư Cách Mõ ông đã nói: "Hỡi ôi! Thì

ra lòng khinh trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người

khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai

trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để người sinh đê tiện...". Dư luận

xã hội thường thiên kiến, tàn nhẫn, vô tình. Và một khi ý thức cá nhân còn chưa

phát triển ở mức độ cao, thì ý thức cộng đồng còn có thể phát huy cái sức mạnh

vô giới hạn của nó.

Chí Phèo cho ta thấy một cá nhân có thể bị nghiền nát dưới sức mạnh của ý thức

cộng đồng như thế nào. Chí Phèo đã tuyệt vọng hướng tới một giá trị không thể

gọi tên. Nếu ta đi tìm định nghĩa về sự lương thiện thì đây, câu trả lời của Chí:

Lương thiện là được người khác chấp nhận. Đó không thể là chuẩn mực của một

giá trị. Cái chết của Chí, do vậy, là một thất bại hơn là một chiến thắng của tính

thiện, của khát vọng hoàn lương. Bằng sự thất bại của Chí (và cùng với Chí là sự

thất bại của của Đức, Dì Hảo, của Nhu, của Lang Rận, cu Lộ...), Nam Cao muốn

người nông dân Việt Nam có ý thức sâu sắc về những vấn đề của mình, và đối

mặt với chúng để vượt qua chúng. Song, hơn nửa thế kỷ qua, niềm mong mỏi

của ông đã được đáp ứng ở mức độ nào?

Page 41: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao nếu có một chiều sâu thì đó là khả năng chạm tới

đáy thẳm của ý thức cộng đồng. Chạm tới nó để cảnh báo về sự nguy hiểm, năng

lực tàn phá, huỷ diệt, sự trì níu và làm tụt hậu của nó. Điều khiến người nghệ sĩ

day dứt là phải vượt qua cái đáy thẳm đó để, trước khi đến được chân trời xa xôi

của văn minh, ít nhất cũng đến được miệng vực, tức là mặt đất của sự công

bằng, không thiên kiến, nơi cá nhân có vị trí độc lập với cộng đồng. Và nếu như

thời hiện đại lấy con người cá nhân với cái tôi biết suy nghĩ làm cơ sở cho tất cả

thì phải chăng, Nam Cao còn một điều day dứt nữa: Làm thế nào để xoá bỏ nỗi

sợ cô đơn. Bởi vì con người cá nhân chỉ có thể phát triển khi người ta không còn

quá khiếp sợ nỗi cô đơn để có ý thức về tự do của mình.

VI. NHÂN VẬT BÀ CÔ THỊ NỞ TRONG TRUYỆN NGẮN “CHÍ

PHÈO” CỦA NAM CAO

Cùng với Lão Hạc, truyện ngắn Chí Phèo là một trong những kiệt tác của Nam

Cao viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Cả hai truyện ngắn xuất sắc này đều được chọn đưa vào chương trình phổ thông

(Ngữ văn 8 và Ngữ văn 11, tập 1) cùng với nhiều truyện ngắn khác, từng đem

đến cho Nam Cao vinh dự là tác gia có số lượng truyện ngắn trong nhà trường

phổ thông nhiều nhất.

Lâu nay, nhắc đến hình tượng nhân vật điển hình của truyện ngắn Chí Phèo,

người ta nghĩ ngay đến nhân vật chính mà tác giả lấy làm nhan đề tác phẩm

mình (“lúc đầu được Nam Cao đặt tên là Cái lò gạch cũ. Khi in thành sách lần

đầu (1941), Nhà xuất bản Đời mới đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại

trong tập Luống cày (Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), Nam Cao

đặt lại tên là Chí Phèo” (Ngữ văn 11 Nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, H., 2007,

tr. 178)). Đã có không ít những công trình, bài viết về nhân vật độc đáo, có một

không hai trong lịch sử văn học Việt Nam này. Đây là điều tất yếu. Bởi “toàn bộ

ý nghĩa của nội dung truyện ngắn hầu như toát ra từ hình tượng nhân vật Chí

Phèo” (Trần Tuấn Lộ trong bài viết Qua truyện ngắn “Chí Phèo” bàn thêm về

cái nhìn hiện thực của Nam Cao, T/c Văn học, số 4/1964) và Chí Phèo “là kết

tinh những thành công của Nam Cao trong đề tài nông dân” (Nguyễn Hoành

Khung trong Lịch sử văn học Việt Nam, tập 5, phần II, NXB Giáo dục, 1978).

Bên cạnh Chí Phèo, theo chúng tôi, còn có một hình tượng nhân vật điển hình

nữa mà ta vẫn ít nhắc tới. Nhân vật này xuất hiện không nhiều, chỉ có mặt ở gần

cuối truyện, là một nhân vật phụ nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình

phát triển mạch truyện. Sự xuất hiện của nhân vật này là một bước ngoặt đối với

sự chuyển biến của câu chuyện cũng như đối với cuộc đời, số phận của nhân vật

trung tâm. Hơn nữa, nhân vật này còn mang tính điển hình rất rõ nét. Đó là nhân

Page 42: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

vật bà cô Thị Nở.

Quả thật, nhân vật bà cô Thị Nở chỉ là một nhân vật phụ. Trong truyện, Nam

Cao miêu tả nhân vật bà cô ấy không nhiều, chỉ phát thảo sơ lược vài nét. Về lai

lịch, tác giả chỉ kể ngắn gọn : “…, trừ một người cô đã có thể gọi được là già, và

đã không chồng như thị… Người cô làm thuê cho một người đàn bà buôn chuối

và trầu không xếp tàu đi Hải Phòng, có khi đi tận Hòn Gia, Cẩm Phả”. Ngay cả

cái tên nhân vật này cũng không có, chỉ được gọi theo quan hệ họ hàng với nhân

vật chính. Ở gần cuối truyện, khi Thị Nở sau năm ngày ăn ở với Chí, đến ngày

thứ sáu, sực nhớ mình còn người cô và “nghĩ bụng : hãy dừng yêu để hỏi cô thị

đã” thì nhân vật bà cô này mới hiện lên qua một ít suy nghĩ và hai lời thoại. Tất

cả chỉ có vậy. Cho nên rất khó để dựng chân dung nhân vật này.

Tuy chỉ là nhân vật rất phụ nhưng có thể nói, nhân vật bà cô này lại là một tình

tiết bất ngờ, vô cùng quan trọng làm xoay chuyển toàn bộ câu chuyện cũng như

cuộc đời nhân vật Chí Phèo. Chỉ một câu nói tàn nhẫn “Đã nhịn được đến bằng

tuổi này thì nhịn hẳn, ai lại đi lấy thằng Chí Phèo !” đã đụng chạm đến tận cùng

đến lòng tự ái của một người đàn bà đã quá ba mươi, “ngẩn ngơ như những

người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn” và dở hơi, ế chồng. Chính câu

nói cay độc vô ấy đã đoạn tuyệt một cách đau đớn một tình yêu vừa mới chớm,

đã lạnh lùng cắt đứt sợi dây liên lạc cuối cùng giữa Chí với loài người. Bát cháo

hành “mới thơm làm sao” chưa kịp đưa Chí từ thế giới loài quỷ quay về xã hội

con người thì một câu nói cay nghiệt ấy coi như là dấu chấm hết cho mọi quá

trình tái sinh trong Chí, đẩy Chí xuống tận cùng vực thẳm khổ đau và cái chết

dữ dội. Có người bảo phải chi Nam Cao đừng xây dựng nhân vật này, hay ít nhất

đừng để bà cô Thị Nở không xuất hiện ở cuối truyện thì câu chuyện sẽ kết thúc

có hậu hơn biết mấy. Có thể là như vậy. Nhưng theo chúng tôi, nếu cắt đi chi tiết

này thì Nam Cao không còn là chính ông nữa. Giá trị của Chí Phèo cũng vì thế

giảm sút rất nhiều. Bởi cái chết của Chí với nhiều nguyên nhân, trong đó trực

tiếp nhất là sự khước từ một cách thô bạo của bà cô Thị Nở, mang nhiều ý nghĩa.

Riêng ở nhân vật người cô này cũng mang nhiều giá trị điển hình.

Trước hết nhân vật này rất tiêu biểu cho câu thành ngữ của dân gian “giặc bên

ngô không bằng bà cô không chồng” (Còn có dị bản “giặc bên ngô không bằng

bà cô bên chồng”). Bà cô Thị Nở đã ngoài năm mươi, hơn nửa cuộc đời mà vẫn

không tìm được một tấm chồng. Trong mắt của người đàn bà khốn khổ ấy,

chuyện chồng con của “con cháu gái ba mươi tuổi mà chưa trót đời” “sao mà đĩ

thế ! Thật đốn mạt… Nhục nhã ơi là nhục nhã”. Thái độ giãy nảy lên, những lời

cay độc, “xỉa xói vào mặt con cháu gái” đã có hiệu quả ngay lập tức. Bởi bà cô

này tự ái, uất ức bao nhiêu thì cháu bà càng tự ái, uất ức bấy nhiêu. Thậm chí cả

khi Chí chết đi rồi, bà vẫn không tha cho cháu mình mà còn “chỉ vào mặt cháu

mà đay nghiến”. Rõ ràng, thái độ, lời nói của nhân vật rất tiêu biểu cho những

Page 43: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

nét tính cách của những người phụ nữ lớn tuổi lận đận trong chuyện tình duyên.

Xét cho cùng, nó mang nỗi ẩn ức tính nữ cả về tâm lí lẫn sinh lí mà biểu hiện rõ

nhất là thái độ “không ăn được thì đạp đổ”, “trâu buộc ghét trâu ăn”. Bà cô

không chồng trong truyện, xét ở phương diện nào đó, có thể xem là một điển

hình. Tuy vậy, ở nhân vật này cũng có những điểm làm cho người đọc xót xa,

tội nghiệp, thấy đáng thương hơn là đáng ghét. Ngòi bút nhân đạo Nam Cao

không dừng lại ở lời nói, hành động nhân vật mà còn đi sâu mổ xẻ tâm trạng khi

nhân vật rơi vào hoàn cảnh trớ trêu trên. Nhà văn viết : “Cũng có lẽ tủi cho thân

bà. Bà nghĩ đến cái đời dằng dặc của bà, không có chồng. Bà thấy chua xót

lắm…”. Chỉ từng ấy thôi, ta cũng hiểu hết được nỗi đau thân phận phụ nữ không

chồng trong xã hội cũ – xã hội thực dân nửa phong kiến cũng bất công, ngang

trái không thua gì xã hội trước đó.

Đặc biệt, nhân vật bà cô Thị Nở rất điển hình cho người nông dân ở “làng Vũ

Đại ngày ấy” nói riêng và làng quê nông thôn Bắc Bộ trước Cách mạng 1945 nói

chung. Đó “là một xã hội bị tha hóa toàn diện (tha hóa vì quyền lực, tha hóa vì

cùng cực cùng đường, tha hóa vì bản thân). Quan hệ xã hội ở đây là quan hệ

giữa các đơn vị đã bị tha hóa (cá nhân với cá nhân, nhóm loại với nhóm loại)”

(Đức Mậu trong bài Các mối quan hệ xã hội trong làng Vũ Đại, in trong Nghĩ

tiếp về Nam Cao, NXB Hội Nhà văn, H., 1992). Nghiêm trọng nhất, đó là xã hội

sống trong những định kiến nghiệt ngã. Trong “cái làng đóng kín vùng đồng

bằng Bắc Bộ” (Đức Mậu, tài liệu đã dẫn) ấy, người ta sống quẩn quanh, đói

nghèo, bế tắc đã đành, họ lại còn tỏ ra lạnh lùng, tàn nhẫn, định kiến với người

xung quanh. Với một đứa con hoang, một thằng không cha không mẹ, không tấc

đất cắm dùi, một “con quỷ dữ” chuyên sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ Chí Phèo,

chẳng một ai trong cái làng Vũ Đại chấp nhận. Người làng dường như loại bỏ

Chí ra khỏi quan hệ của mình, “mặc thây cha nó”, coi như Chí không hề tồn tại

trong cộng đồng “người” ấy. Cái định kiến hẹp hòi về nguồn gốc, gia cảnh, về

những quãng đời u ám của Chí này có một sức mạnh ghê gớm, như bức tường

vô hình cao ngất mà Chí khi được tình yêu Thị Nở tái sinh trở nên “thèm lương

thiện”, “muốn làm hòa với mọi người biết bao”, tìm mọi cách vượt qua nhưng

mãi không phá bỏ được. Ngay cả khi Chí chết đi một cách thảm khốc, người

làng chẳng một ai tỏ ra xót xa cho Chí, dẫu một giọt nước mắt thương hại. Làng

Vũ Đại là một điển hình cho làng quê nông thôn miền Bắc trước 1945. Trong

cái làng quê nghèo nàn, tù túng và đầy những định kiến hẹp hòi, lạc hậu ấy,

nhân vật bà cô Thị Nở được Nam Cao xây dựng thành công mang giá trị điển

hình rõ nét. Những suy nghĩ của bà cô khi đứa cháu thưa chuyện “vợ chồng” với

Chí (“Đàn ông chết hết cả rồi sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha.

Ai lại đi lấy một thằng chỉ có một nghề là đi rạch mặt ra ăn vạ”) cũng như câu

nói đay nghiến của bà cuối truyện với Thị Nở trước cái chết không ai ngờ được

Page 44: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

của Chí (“Phúc đời nhà mày, con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo”) đã nói lên tất

cả. Bà cô không được mô tả nhiều nhưng qua những suy nghĩ, thái độ, ngôn ngữ

của nhân vật này, hiện thực làng quê nông thôn Bắc Bộ trước 1945 còn mang

nhiều định kiến nặng nề, lạc hậu đã được phản ánh, khái quát rất thành công.

Tóm lại, không được miêu tả cụ thể, đầy đủ nhưng nhân vật bà cô Thị Nở là một

sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nam Cao. Bên cạnh Chí Phèo, Thị Nở, Bá

Kiến, nhân vật này cũng mang trong mình nhiều ý nghĩa điển hình như trên đã

phân tích, do đó mang nhiều giá trị nội dung của tác phẩm. Xây dựng nhân vật

này, Nam Cao đã sử dụng một ngòi bút sắc sảo, không tả nhiều nhưng giàu sức

ám ảnh. Nhiều người thường nghĩ về nhân vật này với cái nhìn ác cảm, ghét bỏ.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, suy cho cùng nhân vật bà cô Thị Nở cũng chỉ là nạn

nhân của số phận, của chế độ xã hội cũ đen tối mà thôi. Nhân vật náy đáng

thương hơn là đáng ghét. Đây cũng là một biểu hiện của ngòi bút lấp lánh tình

người, sáng ngời giá trị nhân văn của Nam Cao.

VII. GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ NHÂN ĐẠO

1/ Cơ sở xã hội và ý thức

- Xã hội rối ren, đen tối về kinh tế cũng như về kiến trúc thượng tầng.

- Nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ dưới ách thống trị thực dân phong kiến

-

Sự mâu thẫn giữa các giai cấp. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai câp vô sản và đị

a chủ phong kiến.

2/Nhân vật trung tâm: CHÍ PHÈO

* Tha hoá : là biến đổi thành cái khác. Trong truyện Chí Phèo, tình trạng con ng

ười bị tha hoá có thể hiểu ở hai

phương diện. Một là không được sống như bản chất người của mình: Chí Phèo v

ốn là một nông dân lương thiện

mà phải sống như một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Hai là những sản phẩm do

mình tạo ra lại trở thành xa lạ,

thậm chí thù địch với chính mình: những người nông dân như Chí Phèo đã xây d

ựng nên làng Vũ Đại cần lao và

lương thiện, nhưng cái làng ấy không chấp nhận Chí Phèo quay về, thậm chí còn

thù ghét và sợ hói anh (khi Chí

Page 45: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

Phèo chết, cả làng cảm thấy mừng rở).

* Bi kịch : ở đây chỉ con người rơi vào một tình huống bi thảm, không lối thoát,

nhưng người ta chỉ cảm thấy tình

huống đó khi ý thức được. Chí Phèo tuy bị tha hoá từ lâu, nhưng trước khi gặp t

hị Nở, anh sống triền miân trong

những cơn say và chưa thấy mình khổ, nghĩa là chưa thật sự có bi kịch nội tâm.

Cho đến lúc bị ốm, gặp thị Nở,

Chí Phèo tỉnh ra, mới ý thức được tình trạng tha hoá của mình và bi kịch bắt đầu

diễn ra trong đờI sống nộI tâm

của anh.

* Giá trị tố cáo hiện thực:

Trong truyện Chí Phèo, Nam Cao có phân tích các quan hệ xã hội nông thôn miề

n Bắc

nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945. Quan hệ đó gồm hai mâu thuẫn :

Mâu thuẫn thường xuyên trong nội bộ bọn cường hào, địa chủ thống trị. Bọn ch

úng như một đàn cá tranh mồi.,

chúng luôn luôn rình cơ hội để trị nhau, muốn cho nhau lụn bại để cười lên đầu l

ên cổ nhau. Mâu thuẫn khá phổ

biến, gay gắt ngày có liân quan đến số phận những binh Chức, Năm Thọ, đặc biệ

t là Chí Phèo.

Mâu thuẫn giai cấp đối kháng giữa bọn địa chủ cường hào thống trị với người n

ông dân lao động bị áp bức bóc

lột được tác giả tập trung thể hiện một cách sâu sắc.

* Nhân vật tiâu biểu cho gia cấp thống trị là bỏ Kiến được Nam Cao vạch trần b

ộ mặt tàn ác, xấu xa của hắn. Đây là một tên cường hào cáo già trong “nghề” thố

ng trị dân đen, được khắc hoạ qua những chi tiết ngoại hình thật

độc đáo, từ giọng quát rất sang, lối nói ngọt nhạt đến cái cười Tào Tháo. Bằng c

ách để nhân vật độc thoại, tự

phơi ra những tính toán, thủ đoạn, âm mưu thâm độc trong việc đàn áp, thống trị

tầng lớp nông dân, tác giả đã lột

trần bản chất gian hùng của bỏ Kiến : mềm nắn rắn buông, sợ kẻ cố cùng liều th

ân, bám thằng có tóc, một người

khôn ngoan thì chỉ búp đến nửa chừng, ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nh

ưng rồi lại dắt nó lên để nó đền

Page 46: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

ơn… Bản chất gian hùng ấy của bỏ Kiến tập trung đầy đủ trong cái cách đối xử

của hắn với Chí Phèo.

Giá trị nhân đạo – nhân vật Chí Phèo :

* Trước hết, Chí Phèo là một sản phẩm của tình trạng áp bức bóc lột ở nông thô

n nước ta trước Cách mạng tháng

Tám 1945. Đó là hiện tượng ngườI lao động lương thiện bị đẩy vào con đường l

ưu manh dần dần bị tha hoá. Vì

hờn ghen vớ vẫn. Lí Kiến đẩy anh canh điền vào nhà tù. Nhà tù thực dân đã tiếp

tay lão cường hào thâm độc để

giết anh chết phần “người” trong con ngườI Chí Phèo, biến Chí thành Phèo, biến

người nông dân lương thiện

thành quỷ dữ. Chi tiết kết thúc tác phẩm đầy ngụ ý, biết đâu lại chẳng có một “C

hí Phèo con” bước từ cái lò

gạch cũ vào đời để “nối nghiệp bố” Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội

tàn bạo vẫn không cho con

người được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy v

ào con đường lưu manh, tội lỗi.

Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là vạch ra

được cái quy luật tàn bạo, bi

thảm này trong cái xã hộI tối tăm của nông thôn nước ta thời đó.

* Nam Cao đã cho thấy tất ca nỗi thống khổ ghê gớm của nhân vật Chí Phèo. Nỗ

i thống khổ đó không phải là không nhà không cửa, không cha không mẹ, không

họ hàng thân thích… mà chính là Chí Phèo bị xã hội vằm nát

cả một mặt người, cướp đi linh hồn người, phải sống kiếp sống tối tăm của con v

ật lạ. Đó chính là nỗi thống khổ

của cá thể sinh ra là người nhưng lại không được làm người và bị xã hội từ chối,

xua đuổi. Tình trạng bi thảm

này được tác giả minh chứng trong đoạn mở đầu giớI thiệu một chân dung, một t

ính cách “hấp dẫn”, vừa hộ cho

thấy một số phận bi đát. Dự say rượu đến điân khùng, Chí Phèo vẫn như cảm nh

ận thấm thía “nông nỗi” khốn

khổ của thân phận mình. Anh chửi trời, chửi đời rồi chuyển sang chửi tất cả làng

Vũ Đại, cuối cùng anh chửi

thằng cha con mẹ nào đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Không ai chửi lại anh vì rất đơn

giãn là không ai coi anh như con

người.

Page 47: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

* Nam Cao có vài cái nhìn đầy chiều sâu nhân đạo khi đi vào nội tâm nhân vật đ

ể phát hiện và khẳng định bản

chất lương thiện của những con người khốn khổ. Chí Phèo đến với thị Nở trong

một đêm trăng say rượu. Như

điều kì diệu là thị Nở không phải chỉ khơi dậy bản năng ở gã đàn ông say, mà lò

ng yêu thương mộc mạc chân

thành, sự chăm sóc giản dị của người đàn bà khốn khổ ấy đã làm thức tỉnh Chí P

hèo. Trong tâm hồn tưởng chừng

như chai đá thậm chí bị huỷ hoại của Chí Phèo, phần bản chất lương thiện ngày t

hường bị lấp đi vẫn le lói một

ánh sáng lương tri, sẽ bừng sáng lên lúc gặp cơ hội. Lúc được thị Nở chăm sóc,

Chí Phèo thật sự ngạc nhiân vì

xưa nay, nào có thấy ai tự nhiân cho cái gì, mà hắn phói doạ nạt hay là giật cướp

mới có được. Lần đầu tiân khi

tỉnh giấc, anh bâng khuâng nghe tiếng chim hút (…) tiếng cười nói của những n

gười đi chợ, thì niềm ao ước có

một gia đình nho nhỏ trỗi dậy trong lòng anh. Nam Cao viết : “… hắn có thể tìm

bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù

? (…) Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hồ với mọi người biết bao!”

* Còn thị Nở, một người phụ nữ bị người làng xa lánh như tránh một con vật nà

o rất tởm, khi được yêu thương

thì tình yêu làm cho có duyên, chị biết lườm, biết thẹn thùng, tiếng “vợ chồng” t

hấy ngường ngượng mà thinh

thích. Nam Cao tự hỏi : “Đó vẫn là điều mong muốn âm thầm của con người kh

ốn nạn ấy chăng?”

* Với một tình cảm nhân đạo sâu sắc, Nam Cao đã phát hiện phần sâu kín đang

âm ỉ cháy trong tâm hồn của kẻ

bị tha hoá là Chí Phèo, của kẻ u mê là thị Nở : họ luôn tha thiết mong được thươ

ng yêu. được cảm thông và được

sống hồ nhập vớI mọI người.

* Nhưng con đường trở lại làm người lương thiện vừa mở ra trước mắt Chí Phèo

bị chặn đứng lại. Bà cô của thị

Nở dứt hốt không cho cháu bà đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy

thằng chỉ có một nghề là rạch

mặt ra ăn vạ. Bà ta cũng giống như mọi người, quen coi Chí Phèo là “ con quỷ d

Page 48: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

ữ” từ lâu rồi. Thế là Chí Phèo bị rơi vào một bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch củ

a con người không được nhận lm người. Ngay trong phút giây

tuyệt vọng đó, anh xách dao đến nhà Bỏ Kiến, không chỉ vì say mà chủ yếu vì lò

ng căm thù vẫn âm ỉ lâu nay

trong đầu óc u tối của anh giờ đây đó bừng lên. Những lời lẽ cuối cùng của Chí

Phèo bộc lộ tất cả bi kịch nội tâm

đau đớn đó : “Tao muốn làm ngườI lương thiện (…) Không đựơc ! Ai cho tao lư

ơng thiện ? Làm thế nào cho mất

được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện đư

ợc nữa. Biết không !”. Sau khi

đâm chết Bỏ Kiến, Chí Phèo chỉ còn một cách là tự sát. Thế là trước đây, để bá

m lấy sự sống, Chí Phèo đã từ bỏ

nhân phẩm, bán linh hồn cho quỷ; giờ đây ý thức về nhân phẩm thức dậy, linh h

ồn đã trở về, Chí Phèo lại phải tự

huỷ diệt cuộc sống của mình.

3/ Cách xây dựng nhân vật:

Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của

Nam Cao.

* Trước hết là cách xây dựng nhân vật điển hình. Bỏ Kiến, Chí Phèo vừa tiâu biể

u cho những loại người có bề

dầy trong xã hội, vừa là những cá tính độc đáo và có sức sống mạnh mẽ. Tâm lí

nhân vật được miâu tả thật tinh

tế sắc sảo, tác giả có khả năng đi sâu vào nội tâm để diễn tả những diễn biến tâm

lí phức tạp của nhân vật.

4/ Bút pháp:

* Cách dẫn dắt tình tiết toàn truyện thật linh hoạt, không theo trật tự thời gian m

à vẫn rành mạch, chặt chẽ, lôi

cuốn : cảnh Chí Phèo trở về làng, lai lịch Chí Phèo, cảnh Chí Phèo gây sự, nằm

vạ ở nhà Bỏ Kiến, từ tên cường

hào bỏ Kiến dẫn tớI các tên sừng sỏ khác ở làng Vũ Đại, rồi Chí Phèo biến thành

tay chân đắc lực cho Bỏ Kiến,

bị tha hoá…

Page 49: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

* Ngôn ngữ thật tự nhiân sống động, khẩu ngữ được sử dụng nhuần nhị, mang h

ơi thở của đời sống.

B/ Độc đáo của Nam Cao - Kim Lân trong đề tài về người nông dân

Trong văn xuôi Việt Nam trước CM8, phản ánh hiện thực đã trở thành một

thánh địa của dòng văn học hiện thực phê phán. Trên mảnh đất ấy, đề tài người

nông dân cơ cực, làng quê tù đọng được khai thác tưởng chừng ở mức thấu triệt

với tên tuổi: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan …và các tác phẩm rung động trên

văn đàn một thời "Tắt Đèn"; Bước đường cùng"… thế mà sau những cây bút

đàn anh này, Nam Cao và Kim Lân cũng trên mảnh đất xưa cũ ấy đã dựng dậy

những ngôi lầu nghệ thuật của mình đứng vững giữa lòng người, thách thức với

thời gian đó là “Chí Phèo” và “Vợ Nhặt”; Phải chăng sự độc đáo sáng tạo của

các nhà văn đã kết tinh lên thành tựu đó.

I- CÁCH KHÁM PHÁ RIÊNG VỀ SỐ PHẬN CẢNH NGỘ CỦA NGƯỜI

NÔNG DÂN:

1-Quan niệm:

Sinh thời Nam Cao Luôn coi trọng hoạt động sáng tạo trong nghệ thuật "Văn

chương không cần đến sự khéo tay,Văn chương chỉ dung nạp những người biết

đào sâu tìm tòi khơi hứng nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có".

Nam Cao đã sống và viết theo quan niệm ấy mà Chí Phèo là một minh chứng.

Còn Kim Lân từ bản thảo sau CM8 ngót hơn 10 năm trăn trở nhà văn mới vừa

lòng buông dấu chấm cuối cùng cho truyện ngắn Vợ Nhặt xem thế cũng đủ biết

sự nhọc nhằn của Kim Lân. Quan niệm viết của Nam Cao đã có tiếng nói chung

sự độc đáo và sáng tạo và sự thật chính điều ấy đã tạo nên thành công của mỗi

tác phẩm có thể hiện được dấu ấn sáng tạo cá thể rất rõ ràng dù cùng chung viết

về một đề tài.

2- Phân tích đối chứng của hai tác phẩm

Dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước CM8 thường khai thác một

khía cạnh phổ biến về đề tài người nông dân đó là tình cảnh bi thảm của họ. Cho

đến tận bây giờ VN vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, các nhà tâm lý nhân chủng

học khẳng định: Trong mỗi con người Việt Nam dù ở tầng lớp nào cũng có một

người nông dân. Nói như vậy nghĩa là những vấn đề nông dân là những vấn đề

phổ biến và nhà văn luôn hiểu về vấn đề đó một cách sâu sắc nhất. Đây cũng

chính là nguyên nhân cơ bản tạo nên những trang viết truyện ngắn về người

Page 50: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

nông dân :Trần Tiêu, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố …Tìm chọn đề tài nghười

nông dân, để thể hiện khác biệt, với Nam Cao và Kim Lân những nhà văn lớp

sau, rõ ràng là đương đầu với một thách thức lớn .

Đọc Tắt Đèn của Ngô Tất Tố người đọc tiếp cận với một không gian ngột ngạt

oi bức, nỗi khổ đè nặng trên đôi vai gầy yếu, nỗi đau xé lòng chị Dậu dường như

đã thành nỗi đau tột cùng. Nhưng khi nghe tiếng chửi tục tĩu, khuôn mặt đầy vết

sẹo bước chân chuyệnh choạng ngật ngưỡng của Chí Phèo bước đi trên những

dòng văn của Nam Cao ta mới thấy rằng đó mới là kẻ khốn cùng ở nông dân

Việt Nam ngày trước. Tình cảm của Chí Phèo khác hẳn với các nhân vật trước

đó, cũng là người nông dân canh điền khoẻ mạnh và trung thực nhưng bị vu oan

biến Chí Phèo thành một tên lưu manh mất hết nhân tính lẫn nhân hình. Cảnh

ngộ ấy, các tác phảm hiện thực phê phán chưa đề cập khai thác được.Với nó,

Nam Cao không chỉ lột trần sự thật đau khổ của người nông dân vừa nêu được

một quy luật xuất hiện trong làng xã Việt Nam trước CM8: hiện tượng người

nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hoá. Tình cảnh ấy của Chí Phèo đã

làm cho số phận người nông dân trung thực rơi xuống vực thẳm của bi kịch.

Trước kia là nỗi khổ chị Dậu phải bán con hay bán chó để cứu chồng, tồn tại;

Xem thế cũng là trắng tay tưởng như không thể còn bòn kiếm gì hơn; nhưng Chí

Phèo còn tìm thêm thứ tài sản quý giá nhất của mình là nhân tính, là linh hồn.

Chị Dậu dù xác xơ nghèo nhưng vẫn còn là một con người còn Chí khi bán linh

hồn của mình thì thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Bắt đầu từ đây, những bi kịch đau đớn nhất như những cơn dông bão ập xuống

quất vào số phận của Chí Phèo. Chí Phèo khi đã mất cả nhân hình và nhân tính

thì mất hết tất cả. Chí không chấp nhận trở lại làm người với lý lịch đầy bất hảo

bộ mặt sứt sẹo, hành động côn đồ, Chí Phèo đã làm cho cả làng Vũ Đại ngoài thị

Nở không một ai tôn trọng . Không còn một chút lương tâm nào hết, vì vậy Chí

Phèo bị cả làng Vũ Đại chối bỏ và sa vào tấn bi kịch đau đớn nhất bị từ chối

làm người.

Phát hiện ra nỗi khổ tột cùng của người nông dân trong xã hội thực dân phong

kiến và thể hiện nó trên trang viết qua khám phá bi kịch nội tâm Chí Phèo Nam

Cao đã khẳng định được tuyên ngôn của mình, tìm được chỗ đứng cho tác phẩm

đó là sự khám phá sáng tạo và có cái riêng của tác phẩm với phong cách đặc sắc

mang tên Nam Cao và nhân vật Chí Phèo tạo ra sức ám ảnh không kém hiện

tượng nhân vật chị Dậu trong Tắt Đèn được coi là kinh điển của văn học hiện

thực phê phán đương thời.

Page 51: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

b-So với Nam Cao, Kim Lân khi viết Vợ Nhặt còn ở bước sau nữa thời gian sẽ

là vô nghĩa nếu người viết không đủ năng lực để khám phá sáng tạo, Kim Lân đã

không như vậy.

b1. Nhân vật người nông dân của Kim Lân cũng là những nhân vật đói nghèo

nhưng cái đói nghèo ở đây được đặt trong một bối cảnh khủng khiếp nạn đói

1945 làm hơn 2 triệu người chết đoí. Bối cảnh đó làm cho con người bộc lộ đầy

đủ cá tính và giá trị của mình .

Nhân vật nông dân đầu tiên xuất hiện là Tràng. Ở thời điểm ấy., Tràng, người

nông dân dân nghèo ngụ cư như một nhánh cây khô trước cơn bão đói "Tràng

cúi đầu bước từng bước chậm chạp" còn cô gái vợ Tràng tiều tuỵ, đói khổ chấp

nhận theo không Tràng về làm vợ với 4 bát bánh đúc. Bà cụ Tứ suốt kiếp đói

nghèo tủi phận với cả trong mơ cũng không dám nghĩ tới cưới vợ cho con, bà

nghĩ về tương lai đầu u ám chỉ có một chút le lói niềm tin.

* Khám phá chi tiết ấy và đưa vào truyện, Kim Lân đã khẳng định sự sáng tạo

của mình: điểm sáng tạo ở đây là nêu nên giá trị của người nông dân trong nạn

đói, giá của họ rẻ rúng quá! Con chó nhà chị Dậu còn được vài hào, còn con

người ở đây thì như cọng rơm nát vứt đầu đường xó chợ, con người trong truyện

là những sinh linh bé nhỏ yếu ớt chậm bước về nghĩa địa.

Các tác phẩm hiện thực phê phán có nói về cái chết, nhưng ít có tác phẩm nào

tái hiện được cái chết ám ảnh như Kim Lân trong Vợ Nhặt. Cả thế giới xóm ngụ

cư nặng mùi tử khí, tiếng khóc ai oán nhà có người chết bao kín không gian và

thời gian. Nhân vật trong hiện thực phê phán khát khao bớt cảnh khổ còn ở đây

"khó ai có thể tin mình sống nổi". Chí Phèo trong lúc tỉnh còn khát khao một tổ

ấm còn mẹ con Tràng không dám tin có một hạnh phúc trong tay. Cái chết quả

thực là một bi thương, ngòi bút Kim Lân đã đạt đến điều đó và tạo nên cái riêng

cho mình.

Tuy nhiên sự khám phá của Kim Lân không chỉ dừng ở đó, ông còn tìm thấy sức

mạnh của tình yêu trong thẳm sâu những sinh linh bé nhỏ. Tràng lấy vợ, một câu

chuyện dở khóc dở cười nhưng sau sự kiện bi hài ấy con người và thế giới của

riêng Tràng thay đổi: vợ hiền thảo hơn, Tràng phục sinh. Bà mẹ lần đầu tiên

trên trán bớt đi đám mây u ám. Tình yêu thương đã khiến cho ba sinh linh nhỏ

bé và mái nhà của họ không bị vùi xuống vực thẳm của sự chết chóc, trong thời

khắc quyết định số phận, phải chăng họ đã chụm lại sưởi ấm cho nhau bằng tình

yêu

Và niềm tin đó là điều các tác phẩm trước đó chưa đề cập: Chị Dậu, Chí Phèo

mới chỉ vẫy vùng trong đơn độc. Chính vì thế tình thuỷ chung của chị Dậu vô

Page 52: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

nghĩa, tình yêu của Chí Phèo trở thành hận thù và cuối truyện nhòe trang máu

đỏ..

II - Sự khác nhau về cách kết thúc-Nguyên nhân -ý nghĩa :

1- Cách kết thúc.

Chí Phèo bị cả xã hội Vũ Đại từ chối khinh rẻ. Và đau đớn vô cùng khi chính

Chí Phèo bị ngay cả người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn là Thị Nở từ bỏ,

thời khắc ấy Chí Phèo lại uống rượu; Nhưng kỳ lạ thay Chí Phèo càng uống lại

càng tỉnh. Chí Phèo đã quyết định cầm dao đi tìm và giết kẻ đã gây ra bất hạnh

cho mình. Bá Kiến chết, Chí phèo tự tử, còn Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và

trong óc nghĩ ngay đến chiếc lò gạch bỏ quên.

Sau đêm tân hôn khi cảm nhận vị đắng chát của miếng chè khoán trong bữa cơm

đạm bạc ngày đó trong óc Tràng hiện hình ảnh những người đi phá kho thóc

Nhật vơí lá cờ đỏ tung bay .

Đó là cách kết thúc của hai truyện ngắn Vợ Nhặt và Chí Phèo, số phận nhân vật

đã đến hồi cáo chung một bi kịch đầy máu và uất hạn, với cách kết thúc đầu cuối

tương ứng Nam Cao đã mở ra một bi kịch của tương lai; Còn Vợ Nhặt nhân vật

đứng trên bờ vực thẳm cái chết, chấp nhận một bi kịch của hiện tại, nhưng

truyện không khép lại ở đó mà mở ra một tương lai mới hứa hẹn sự đổi đời.

2- Nguyên nhân :

Truyện ngắn Chí Phèo viết vào năm 1938 đây là thời điểm CM8 chưa thành

công. Các nhà văn tri thức Tiểu tư sản ít người cảm nhận được sự thành công

của CM. Hầu hết đều trăn trở băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời" trong bối cảnh nước

mất nhà tan. Nam Cao là nhà văn tiến bộ theo khuynh hướng phản ánh hiện thực

cố nhiên thế giới quan của ông có điểm dừng nhất đình do vậy nhân vật của ông

vùng vẫy không không lối thoát: Lang Rận, Lão Hạc, Thứ... trong các tác phảm

của ông đều có chung sự cùng quẫn ấy. Chỉ có sau này, khi Nam Cao đi theo

kháng chiến và thay đổi phong cách sáng tác thì nhân vật của ông mới tìm con

đường đi đúng, một lối thoát mà ở thời điểm ông đang là cây bút hiện thực phê

phán không sao tìm nổi.

Ngược lại,.Vợ Nhặt viết sau CM8 và mãi 1945 mới hoàn thành đây là thời điểm

Kim Lân tước bỏ toàn bộ quan niệm sáng tác cũ, ông đã là nhà văn CM, thế giơí

quan của ông là thế giới quan của thời đại mới, dưới ánh sáng của Đảng; mặt

khác phương pháp sáng tác của dòng văn học Cách mạng Việt Nam hiện đại đã

khẳng định rất rõ ràng hướng viết cho các ngòi bút. Bởi vậy, nhân vật của ông

không sa vào các bi kịch thông lệ và chấm dứt số phận ở những trang kết thúc.

Page 53: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

Ngược lại, ngòi bút nhà văn CM toả ra ánh sáng dẫn dường cho nhân vật bước

tiếp trên chặng trần thế hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

3 - ý nghĩa:

Trước hết, cách kết thúc đều phản ánh một cách trung thực những hiện thực đã

xảy ra đối với các nhân vật, phù hợp tính chất bước phát triển của số phận nhân

vật, song mỗi cách kết thúc đều mang những giá trị riêng. Với cách kết thúc dữ

dội trong Chí Phèo, Nam Cao đã sáng tạo nên nhân vật nô lệ thức tỉnh đứng lên

đòi quyền làm người, đồng thời cũng dự báo sự thật đó là mâu thuẫn trong nông

dân và địa chủ đã phát triển tới mức báo động. Nó đặt ra nhiều vấn đề bức xúc

cần giải quyết. Kim Lân dùng cách kết thúc mở, lại là đề cao phẩm chất ham

sống, tinh thần chống lại định mệnh của người nông dân. Mặc dù ngòi bút của

Ông không miêu tả cảnh gia đình Tràng đi theo CM, nhưng logic của cuộc sống

đã khẳng định đó là con đường tất yếu họ phải đi và như vậy …

III- Đặc sắc về tư tưởng nhân đạo

1- Trong quan niệm về nghệ thuật của Nam Cao

Ông cho rằng văn chương phải nhằm mục đích: "Ca tụng lòng thương tình bác

ái công bình". Tất nhiên, văn học hiện thực phê phán cũng sáng tác trên lập

trường của chủ nghĩa nhân đạo;song Nam Cao vẫn tự tạo ra sự độc đáo cho

chính mình trên bình diện này. Khi thể hiện giá trị nhân đạo các tác phẩm hiện

thực phê phán thường đề cập sự cảm thông và và phát hiện phẩm chát tốt đẹp

của người nông dân. Chí Phèo bị nhà tù thực dân và thủ đoạn tàn bạo của Bá

Kiến trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhưng Nam Cao vẫn tin trong đáy

sâu thẳm tâm hồn đen độc của con quỷ ấy vẫn tồn tại bản chất lương thiện của

người nông dân lao động mà không thể sức mạnh nào tiêu diệt được. Cho đến

khi gặp thị Nở, mối tình chân thực của người đàn bà khốn khổ này mới có thể

làm cho thức dậy cái chất con người của anh ta, hương vị tình yêu quyện trong

bát cháo hành của Thị Nở đã gọi được linh hồn thuần hậu của Chí Phèo trở về

trong suốt thời gian u mê bởi bùa quỷ dữ - Đó chính là cái nhìn nhân đạo độc

đáo của Nam Cao

2 - Kim Lân khi viết Vợ Nhặt

Kim Lân đã nói rõ ý đồ sáng tạo của mình, tâm sự của nhân vật chính là ý nghĩa

nhân bản của truyện ngắn này " trong sự đói túng quay quắt trong bất cứ hoàn

cảnh khốn cùng nào người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái

chết cái thảm đạm mà vui để mà hy vọng". Chính vì thế mà giá trị lớn nhất và

cao nhất không phải là giá trị hiện thực là bản cáo trạng mà là giá trị nhân đạo.

Page 54: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

Từ bóng tối hoàn cảnh, Kim Lân muốn làm toả sáng một chất thơ của hồn

người. Ánh sáng của tình người toả ra hào quàng đặc biệt của chủ nghĩa nhân

văn tha thiết và cảm động. Mặt khác kết thúc mở với dòng suy nghĩ của Tràng là

cách kết thúc mà tất cả các truyện hiện thực phê phán không đạt đến.Ý nghĩa

nhân văn tạo ra nằm ngay trong chính nhân vật đó. Đấy là một thế giới mới vẫy

gọi, nó rất gần thân thuộc cũng là một làng quê Việt Nam đoàn người nông dân

đói, cũng là con đê làng với cái tên quê kiểng : "đê sộp". Điều quan trọng ở đây

cần nhấn mạnh, đó là thế giới cả hạnh phúc ấm lo thực sự mà nhân dân làm chủ

đời mình . Tràng và gia đình anh hiển nhiên sẽ lựa chọn sống hay là chết? và

con đường lựa chọn của anh rất rõ .

Vạch con đường cho nhân vật không chỉ biểu hiện giá trị nhân đạo đơn thuần,

mà giá thị nhân đạo của dòng văn học CM Kim Lân tiếp thu nó để tạo nên sự

độc đáo của mình

Page 55: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn
Page 56: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO - NAM CAO - img1.res.zuni.vnimg1.res.zuni.vn/courses/lessonDocuments/557/chi_pheo-1393840186.3348.pdf · Đan xen với cấu trúc tuyến nhân vật, còn

chuyện vừa là ngôn ngữ tác giả, có khi vừa là ngôn ngữ nhân vật.

* Giọng văn biến hoá, không đơn điệu. tác giả như nhập vai vào từng nhân vật, c

huyển từ vai này sang vai khác

một cách linh hoạt, tự nhiân.

* Kết luận:

-

Tác phẩm Chí Phèo mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu thươn

g, trân trọng của Nam Cao đối

với những người khốn khổ.

-

Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những ngưới bất hạnh. Hãy bảo vệ v

à đấu tranh cho quyền được làm

người của những con người kương thiện. Họ phải được sống và sống hạnh phúc,

không còn những thế lực đen tối

của xã hội đẩy họ vào chổ cùng khốn, bế tắc, đầy bi kịch xót xa…