TẬP THƠ RIÊNG CHUNG'*’ CỦA XUÂN...

10
TẬP THƠ "RIÊNG CHUNG"'*’ CỦA XUÂN DIỆU PHAN CựĐỆ MƯỜI LĂM NĂM ÂN TÌNH CỦA ĐẢNG Trong những nhà thơ lớp trước chuyên mình tham gia cách mạng, Xuân Diệu là một trong những người gắn bó với Đảng, với chế độ một cách chân thành. Xuân Diệu có ý thức rõ ràng về trách nhiệm người thi sĩ trong chế độ mới : Tôi biết tôi người lính trong hàng trận Không phải gậy toè đẩu, mù mũi tên vót nhọn, Không phải sỏi lăn lóc, mù viên gạch xây nhà. Xuân Diệu cũng tự biết rằng một thi sĩ trước Cách mạng mà muốn trở thành "một thi sĩ trong cách mạng, của cách mạng", đó không phải là một việc dễ dàng. Nhưng Xuân Diệu đã có một thái độ rất dứt khoát, muốn ra sao cũng phải gắn chặt hành động thơ với lý tưởng cách mạng. Làm thơ về những chủ đề trước đây mình chưa quen, chưa có vốn tư tưởng và tình cảm đầy đủ, tránh sao được khỏi những chuệch choạc khò khan, trừu tượng ? Nhưng dù tự thấy rằng thơ mình lắm lúc còn yếu, còn gượng, "hình thức có hơi non một tý", Xuân Diệu vẫn tự nhủ rằng hãy cứ làm đi, "coi mỗi bài thơ của mình là một cái bước, một nấc thang, những bài thơ về sau sẽ vượt qua những bài thơ trước mà đi dần đến thành tựu"... Xuân Diệu đã đem hết sức mình làm thơ ca ngợi Đàng và chế độ, nói lên niềm vui sướng hân hoan trước những thành quả của cách mạng, phục vụ kịp thời những nhiệm vụ đấu tranh trong kháng chiên, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh giải phóng miền Nam. Sự cố gắng kiên trì của Xuân Diệu đã mang lại kết quà : nhiều bài trong tập Riêng chung đã gây được cảm tình với người đoc bằng cái nhiệt tình cách mạng nồng nàn và sâu sắc của nhà thơ. (*) Nhà xuất bàn Vãn học, Hà Nội, 1960. 250

Transcript of TẬP THƠ RIÊNG CHUNG'*’ CỦA XUÂN...

Page 1: TẬP THƠ RIÊNG CHUNG'*’ CỦA XUÂN DIỆUlrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/45903_4320159136... · MƯỜI LĂM NĂM ÂN TÌNH CỦA ĐẢNG Trong những nhà thơ lớp

TẬP THƠ "RIÊNG CHUNG"'*’ CỦA XUÂN DIỆU

PHAN CựĐỆ

MƯỜI LĂM NĂM ÂN TÌNH CỦA ĐẢNG

Trong những nhà thơ lớp trước chuyên mình tham gia cách mạng, Xuân Diệu là một trong những người gắn bó với Đảng, với chế độ một cách chân thành. Xuân Diệu có ý thức rõ ràng về trách nhiệm người thi sĩ trong chế độ mới :

Tôi biết tôi người lính trong hàng trận Không phải gậy toè đẩu, mù mũi tên vót nhọn,Không phải sỏi lăn lóc, mù viên gạch xây nhà.

Xuân Diệu cũng tự biết rằng một thi sĩ trước Cách mạng mà muốn trở thành "một thi sĩ trong cách mạng, của cách mạng", đó không phải là một việc dễ dàng. Nhưng Xuân Diệu đã có một thái độ rất dứt khoát, muốn ra sao cũng phải gắn chặt hành động thơ với lý tưởng cách mạng. Làm thơ về những chủ đề trước đây mình chưa quen, chưa có vốn tư tưởng và tình cảm đầy đủ, tránh sao được khỏi những chuệch choạc khò khan, trừu tượng ? Nhưng dù tự thấy rằng thơ mình lắm lúc còn yếu, còn gượng, "hình thức có hơi non một tý", Xuân Diệu vẫn tự nhủ rằng hãy cứ làm đi, "coi mỗi bài thơ của mình là một cái bước, một nấc thang, những bài thơ về sau sẽ vượt qua những bài thơ trước mà đi dần đến thành tựu"... Xuân Diệu đã đem hết sức mình làm thơ ca ngợi Đàng và chế độ, nói lên niềm vui sướng hân hoan trước những thành quả của cách mạng, phục vụ kịp thời những nhiệm vụ đấu tranh trong kháng chiên, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh giải phóng miền Nam. Sự cố gắng kiên trì của Xuân Diệu đã mang lại kết quà : nhiều bài trong tập Riêng chung đã gây được cảm tình với người đoc bằng cái nhiệt tình cách mạng nồng nàn và sâu sắc của nhà thơ.

(*) Nhà xuất bàn Vãn học, Hà Nội, 1960.

250

Page 2: TẬP THƠ RIÊNG CHUNG'*’ CỦA XUÂN DIỆUlrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/45903_4320159136... · MƯỜI LĂM NĂM ÂN TÌNH CỦA ĐẢNG Trong những nhà thơ lớp

Đặc biệt Xuân Diệu đã có những bài thơ ca ngợi Đảng thắm thiết lạ thường. Nhà thơ đã tìm được một hình ảnh rất đúng, rất đẹp đê’ nói lên cái vĩ đại lạ lùng của Đảng : Gánh.

Đảng như "một người chất vạn gánh trên vai", "ba mươi năm hết chuyến rồi lại chuyến" ! Đảng lo từ việc lớn đến việc nhỏ, lo từ lá rau, hạt muối đến việc chống lụt, hạn, chống nạn mù chữ, v.v.

Riêng đối với nhà thơ, công ơn của Đảng lại càng chí tình :

Đảng cho tôi xương sống của tâm hồn Một rễ xâu cúc tê bào rời rã Một tiếng gọi của biển người sáu cả Đ ã vào lùm cốt lõi của tim tôi...Đảng đũ cho tôi đứng thẳng làm người Đường Đảng tôi đi, rộng mãi chân trời.

Ca ngợi chế độ, Xuân Diệu luôn luôn nhắc đến cuộc đời sầu khổ ngày trước của nhân dân cũng như của bản thân, và vạch rõ rằng chỉ có chế độ ta mới đem lại tự do, hạnh phúc và tình người lại cho con người (Lệ, Mười lăm năm,...). Bởi vậy, anh rất dứt khoát trong tình cảm của anh đối với chế độ. Mặc dù bọn phá hoại "la ó", "kêu rêu lá rụng hoa tàn", nhà thơ cất cao giọng "thẳng thắn ngợi ca nền chuyên chính" (bài Chuyên chính vô sản). Anh không ngần ngại làm thơ về những đề tài có tính chất thời sự như một thứ hàng quốc doanh mới sản xuất, một nhà máy mới xây, v.v. để qua những sự kiện mới đến trong cuộc sống, tuy "tầm thường" nhưng nhiều ý nghĩa ấy, mà biểu thị lòng tin yêu ở chế độ, sẵn sàng hân hoan, chào đón tất cả những gì mà chế độ mang lại (Bia Việt Num, Trước cổng nhủ mây xay Nam Định, Trồng cây, V.V.).

Mười lăm năm qua, Xuân Diệu đã gắn liền với Đảng, chế độ, đã "chia với nhàn dân cay đắng ngọt bùi", "như gỗ thuyền ăn chịu cùng muối biển". Đến bày giờ thì giữa nhà thơ với Đảng với chế độ "đã thành xương thành thịt của nhau, không gì tách ra được nữa"...

Sự gắn bó mật thiết đó giữa nhà thơ với cách mạng đã giúp cho Xuân Diệu có một cái nhìn trẻ trung đối với cuộc sống. Bao nhiêu năm qua tuy nhà thơ "bớt vẻ tơ tằm" nhưng cuộc sống trong thơ Xuân Diệu "vẫn má đào hơ hớ" ! Ngày xưa thơ cúa anh đậm đà một mối tình đối với thiên nhiên, hoa cò, bốn mùa. Nhưng thiên nhiên đất nước trong thơ

251

Page 3: TẬP THƠ RIÊNG CHUNG'*’ CỦA XUÂN DIỆUlrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/45903_4320159136... · MƯỜI LĂM NĂM ÂN TÌNH CỦA ĐẢNG Trong những nhà thơ lớp

xưa đượm một nỗi buồn, một vẻ đìu hiu của tâm hồn Xuân Diệu... Ngày nay thiên nhiên, đất nước trong thơ Xuân Diệu đẹp đẽ lộng lẫy và mạnh khoẻ lạ thường. Nhà thơ say sưa với hình ảnh đất nước đang xây dựng :

Khắp nơi trên những đường tôi đi Tôi đã nghe xao xuyến rầm rì Ngói mới.

Trong thơ Xuân Diệu, Tổ quốc như bà "mẹ áo xanh" ngày càng đẹp lên vì những hàng cây mới : cây muỗm bên chùa cổ, cây đa mát cả đồng, "rặng liễu xanh như những nét mày", hàng tre xa thẳm ở chân trời như vệt mây...

Nhưng không chỉ nói thiên nhiên, Xuân Diệu còn nói đến những con người, nhất là những đồng bào đã cùng nhà thơ "chia ngọt xẻ bùi" trong những năm kháng chiến. Đó là "cụ Muỗi" ở Tuyên Quang, đó là những bà mẹ đi hàng mười lãm cây số để đến thăm những lớp học của anh em văn nghệ sĩ... Nói đến những hình ảnh quen thuộc đó, thơ Xuân Diệu ấm cúng lạ thường. Thật là "thấm nghĩa nặng tình" !

Lòng yêu người cũng như yêu thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu bây giờ, sở dĩ có một nội dung mới, chính là vì cách mạng đã dần dần thay đổi tâm hồn nhà thơ, đem đến cho nhà thơ những tư tưởng và tình cảm mới.

NỖI NIỀM RIỀNG CHUNGXuân Diệu đặt tên cho tập thơ mới ra là Riêng chung "ý nói chế độ

ta là hoà cá nhân vào tập thể, lấy tập thể giúp cho sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể nhất định không xoá những cá nhân (còn cá nhân chủ nghĩa thì phải xoá) ; và trong tập thơ, cũng có một số bài nói chuyện riêng, nhưng riêng ấy, theo ý tôi vẫn có ý nghĩa chung"(1).

Qua tập thơ ta thấy Xuân Diệu đã cố gắng hoà cái riêng vào cái chung, nâng cái "tôi" cho khớp với cái "ta" của thời đại. Những kỷ niệm, những tâm tư của Xuân Diệu cũng là những lo lắng, vui buổn của số đông người trong chúng ta.

Lệ là một bài thơ xúc cảm chân thành nói lên sự chuyển hướng của thi sĩ từ chế độ cũ qua chế độ mới. Nhà thơ nhắc đến những giọt lệ

(1) N gh iên cứu V ăn học, số 10 - 1960.

252

Page 4: TẬP THƠ RIÊNG CHUNG'*’ CỦA XUÂN DIỆUlrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/45903_4320159136... · MƯỜI LĂM NĂM ÂN TÌNH CỦA ĐẢNG Trong những nhà thơ lớp

đau buồn ngày xưa, lúc ấy "kho của cải" của người thi sĩ "chỉ còn hàng lệ ngọc" và "khóc là ngôn ngữ để tỏ yêu đương". Bây giờ thỉnh thoảng nhà thơ cũng bị xúc động đến tràn lệ. Nhưng không phải là giọt lệ tê tái, bùi ngùi của ngày xưa mà là giọt lệ bắt nguồn "từ bao la vĩ đại, từ nghĩa lớn của nhân quần sông núi". Có được những giọt lệ "sung sướng", "chan chứa tình người" đó là nhờ công ơn của Đảng, của chế độ.

Tâm trạng "riêng" của Xuân Diệu trên đây đồng thời cũng là tâm trạng "chung" của khá đông những người nghệ sĩ, trí thức cũ chuyển mình đi theo cách mạng.

Thi sĩ Xuân Diệu có những kỷ niệm riêng về miền Nam. Nhà thơ nhớ "một vườn xoài trưa nắng" khi còn nhỏ, "nhớ quê Nam", nhớ con sông Gò Bồi, nhớ Tháp Chàm Bình Định, nhớ chợ búa đến đò khu Năm. Nỗi "nhớ" đó của Xuân Diệu cũng là nỗi niềm của những người miền Nam trên đất Bắc. Ngay cả cái câu chuyện "Cha đàng ngoài mẹ ở đàng trong" là chuyện "riêng" của nhà thơ, nhưng sao ta thấy gần gũi với chúng ta. Bài thơ có một cái gì ấm áp của tình cảm dân tộc, của tình cảm thống nhất.

Trong tập thơ Riêng chung có một chùm thơ nói về tình yêu. Đã lâu lắm không thấy Xuân Diệu làm thơ tình yêu. Người ta đón chờ... và, khá đông thanh niên đã bắt gặp nỗi lòng băn khoăn của mình trong bài thơ tình yêu có dáng dấp ca dao : Hỏi. Nhưng trong những bài khác, tình yêu của Xuân Diệu có một vẻ gì "riêng"quá, nó vẫn như còn vướng vất cái hắt hiu của thơ tình ngày trước, thấy tình yêu là một thứ hạnh phúc khó khăn, mong manh quá, nên vừa yêu vừa khắc khoải tự giày vò mình... (Nhớ em, Phượng mười năm,...). Những bài thơ ấy có lẽ không họp cho lắm với tâm trạng yêu đương của thanh niên bây giờ. Chế độ ta đảm bảo thật sự cho họ quyền tự do yêu đương nên họ yêu một cách tự nhiên, thoải mái, gắn bó với xã hội hơn. Chính Xuân Diệu cũng phái nhận : "Họ lại càng yêu nhau hơn chục năm về trước". Tuy vậy, người ta đểu biết rằng tình yêu là một chuyện kỳ diệu, nó đến trong lòng mỗi người, biểu hiện ờ mỗi người một khác, không ai tự mình muốn thế này thế kia được... Trừ những người chưa thật biết yêu bao giờ, không ai lại hẹp hòi bắt bẻ Xuân Diệu sao lại yêu và nói chuyện yêu trong thơ một cách "riêng" như vậy. Tinh yêu bao giờ chẳng là chuyện "riêng" ? Vấn để chỉ đật ra khi nào cần xét thái độ của người đang yêu trong cách

253

Page 5: TẬP THƠ RIÊNG CHUNG'*’ CỦA XUÂN DIỆUlrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/45903_4320159136... · MƯỜI LĂM NĂM ÂN TÌNH CỦA ĐẢNG Trong những nhà thơ lớp

giải quyết quan hệ giữa tình yêu và nhiệm vụ xã hội, giữa cái "riêng" và cái "chung". Trong những bài thơ tình của Xuân Diệu, có một bài nhỏ : Em đến chơi, trong đó Xuân Diệu tả nỗi lòng của một đỏi bạn tình đên gặp nhau đúng vào một ngày mà tin vỡ đê đang làm cả nước lo lăng. Yêu nhau thì yêu nhau thật, nhưng "hạnh phúc hôm nay sao lại như không nỡ". Chính vì gắn bó như xương thịt với nhân dân, với chê độ, nên gặp lúc cần phải so sánh, thì cái vui "riêng" phải đặt sau cái lo "chung" của xã hội. Như vậy, ngay cả trong tình yêu là một địa hạt dễ có va vấp nhất giữa "riêng" và "chung", người ta thấy rõ ràng là Xuân Diệu cũng đã tự xác định trên nhận thức về mối quan hệ đúng đắn giữa cái "riêng" và cái "chung" rồi !

Trong tập thơ Riêng cliung, có vấn đề gì khả dĩ gây được một nỗi niềm tâm sự cần phải giải quyết giữa cái "riêng" và cái "chung" như tên tập thơ đã gợi ra cho người ta hay không ? Chúng tôi chưa thấy rõ lắm.

ĐI SÂU HƠN NỮA VÀO ĐỜI SỐNG THỰC TẾTheo chúng tói nghĩ thì có một vấn đề mà tập thơ Riêng chung đặt

ra, không biết có liên quan gì với vấn đề nhà thơ muốn giải quyết hay không, nhưng đứng về lợi ích sáng tác của Xuân Diệu cũng như các bạn thi sĩ khác bày giờ nó vẫn cứ là một vấn đề cần tiếp tục giải quyết : đó là làm sao thám nhập hơn nữa vào cuộc sống của quần chúng nhân dân, để không còn khoảng cách xa nữa giữa chủ quan của mình với yêu cầu khách quan của xã hội, của thời đại.

Xuân Diệu chân thành ngợi ca những cái đẹp của chế độ, những thành quá của cách mạng. Nhưng phải nói rằng thơ anh thành công nhất mới ở những bài nói lên tấm lòng chân thành của anh tràn đầy niềm tin yêu, biết ơn vô hạn đối với cuộc sống bây giờ, đối với Đảng, với chế đó. Anh say mê với rừng cây mới trồng như chiếc "áo xanh êm ái" phu lén mình Tổ quốc, anh ca ngợi những cốc bia "vàng như đồng lúa chín", anh muốn phóng tầm mắt lên cao, "cao xây dựng", anh cám ơn người dân cày đã cho anh "bơi biến lúa, bơi, bơi, khoái trá lạ thường...". Nhà thơ nói đến cái đẹp với tư cách của một người ca ngợi, nhưng còn đứng ngoài mà ca ngợi. Nhà thơ chưa nói lên được những nỗi vất vả, những băn khoăn, những vui sướng của người lao động mồ hỏi nước mắt đang xây dựng chế độ. Anh vẫn còn "tựa cổng - đứng chơi, nhìn vào nhà máy với nhìn trời", anh chưa hoà làm một với người công nhân máy xay,

254

Page 6: TẬP THƠ RIÊNG CHUNG'*’ CỦA XUÂN DIỆUlrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/45903_4320159136... · MƯỜI LĂM NĂM ÂN TÌNH CỦA ĐẢNG Trong những nhà thơ lớp

với người trổng cây, với người lo lắng từng giờ từng phút chăm sóc cho hạt lúa. Anh yêu mến họ, anh biết ơn họ, nhưng, ở một mức độ cần thiết, anh chưa thật là họ.

Phần lớn thơ của Xuân Diệu là những bài thơ trữ tình đậm đà tính chất lãng mạn cách mạng. Nhưng lãng mạn cách mạng ở đây, có những lúc, chưa bắt nguồn được từ một cơ sở hiện thực sâu sắc. Chúng tôi muốn nói : Xuân Diệu hãy còn chưa sống thật đầy đủ với những con người mới đang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì thế, trong tập Riêng chung có một số bài thơ còn suy luận trừu tượng, mới dừng lại ở khái niệm. Điều này, trước ai hết, chính Xuân Diệu cũng đã nhận thấy và đã tự tìm cách giải quyết, là hãy cố gắng : "Lao động, lao động và lao động". Chúng tôi nghĩ : điều đó không phải là lỗi ở trình độ nghệ thuật của nhà thơ mà chính là biểu hiện của một vốn sống còn bị hạn chế. Nhà thơ rất yêu mến quần chúng nhàn dân lao động, nhưng chưa thâm nhập vào cuộc sống đấu tranh lao động của họ để tích luỹ đầy đủ những tư tưởng và tình cảm của những người thật sự mới trong xã hội bây giờ...

Vấn đề đặt ra ở Xuân Diệu, cũng như ở một số nhà thơ khác hiện nay, là phải đi sâu hơn nữa vào cuộc sống của những con người mới, dù là có nói về mình cũng đồng thời nói lên tư tưởng, tình cảm, tâm tư của họ, do đó mới giúp ích cho họ nhiều hơn trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một mặt đi sâu vào quần chúng, một mặt nhà thơ còn phải cố gắng diễn đạt bằng lối suy nghĩ và ngôn ngữ của quần chúng. Trong Riêng vù chung có một số bài lối suy nghĩ hơi cầu kỳ ("Mẹ cùng con xây dựng cái bây giờ"). Có những câu thơ đọc lên nghe trúc trắc, khó nhớ vì chưa thật chú ý đến nhịp điệu (Vô sản chuyên chính, Gánh, Chặt cúìệ bùi ngùi).

Giữ được bản sắc dân tộc thì thơ mới đi sâu được vào lòng người đọc.

Chúng ta hy vọng rồi đây, khi thi sĩ đi sâu hơn nữa vào cuộc sống mới, vườn thơ Xuân Diệu sẽ thơm ngát một mùa hoa mới, ấm cúng và "chan chứa tình người".

(In trong Cuộc sông và tiếm; nói nt>hệ thuật ,NXB Vãn học, Hà Nội, 1972)

255

Page 7: TẬP THƠ RIÊNG CHUNG'*’ CỦA XUÂN DIỆUlrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/45903_4320159136... · MƯỜI LĂM NĂM ÂN TÌNH CỦA ĐẢNG Trong những nhà thơ lớp

TẬP THƠ "HỔN TÔI ĐÔI CÁNH"'*’ CỦA XUÂN DIỆU

HỒNG DIỆU

Với Hồn tôi đôi cánh, thơ Xuân Diệu vẫn phong phú và đa dạng. Nhưng có thể coi nó gồm hai mảng đề tài chính : đề tài về đất nước và con người, và đề tài về tình yêu, từ tình yêu ta vẫn dùng để chỉ tình yêu lứa đôi, trai gáiỄ..

Nhiều bài về đất nước về con người tiếp tục chứng minh cho một chủ trương tích cực mà Xuân Diệu đề xướng và được nhiều người ủng hộ là mở rộng cửa cho cuộc sống vào thơ. Anh kiên trì đi theo con đường này và có nhũng thành công đáng kể.

Tuy nhiên, phải nói ngay rằng thơ Xuân Diệu nhiều lúc còn ngổn ngang, bề bộn những chi tiết mà nhẹ về tình cảmế Hãy đọc mấy câu thơ này trong Bài thơ những đồ hộp hoa quả :

Dưa chuột phải non xanh, cùi clủy, hạt nhỏ.Không lấy cong queo, xây xút, bầm clập, sâu thôi,

vùng úu, ong chùm.Một hộp dưa chuột : nước,'cúi bao nhiêu ;MÙII quả phải óng vùng, không được quả này đen,

quả kia trắng ;Trong một phún khối cho phép còn mấy con vi trùng !Không được một sợi tóc rơi vào, một hạt cát sẽ thành

đứ nặng.

Rõ ràng ở đây, xét về chất thơ, không có hiệu quả nghệ thuật. Một vài bài khác rơi vào tình trạng ca ngợi chung chung như Cồn Có hoặc như Trẻ em với Bác Hổ,...

(*) Nhà xuất bàn Vãn học, Hà Nội, 1976.

256

Page 8: TẬP THƠ RIÊNG CHUNG'*’ CỦA XUÂN DIỆUlrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/45903_4320159136... · MƯỜI LĂM NĂM ÂN TÌNH CỦA ĐẢNG Trong những nhà thơ lớp

Những lúc chín trong cảm xúc, Xuân Diệu có những ý thơ hay. Anh phát hiện và tiếp nhận được nhiều hương vị trong ngụm nước chè :

Cliè Suối Giủng - tôi núng lên môi Chát sao /Igẫm nghĩ hoá ra bùi Nẹậm cùng đậm ngọt dư vang mãi...

Nhà thơ làm xúc động người đọc trong những ý mà ta đã từng nghe ở nơi này nơi khác :

Giết ông cụ bảy mươi hai tuổi,Chơi cát râu mù chặt cả cằm !Giết bù i ll đã mù hai mắt Chết klìi còn sờ soạng tôi tăm

Ô i! Mương kênh xác chồng năm lớ])Anli giải phóng quản ơi, thảm thiết dường này !Bé tám tháng ngồi trong máu ngập Nào hiểu gì, đập đập hai tay.

Những câu như thế làm người đọc dễ cảm thông với Xuân Diệu khi nhà thơ được trở lại Miền Num quê ngoại sau ba mươi năm xa cách, Về thăm chị Bốn trên Pìây Cu, say với Hương bắp ở Tuyên Hoá, và một quả Xoài Thanh Ca Bình Định ngọt giòn... Chùm thơ viết sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng chứa đầy kỷ niệm, có chắt lọc.

Xuân Diệu vẫn gâv được hứng thú cho người đọc ở những bài thơ tình. Viết nhiều về một để tài, dù đề tài ấy là vĩnh cửu và hấp dẫn đến đâu cũng thường gặp nhiều khó khăn, sao cho không lặp lại người khác, sao cho không lặp lại chính mình. Xuân Diệu thì xưa nay đều làm nhiều thơ tình, và mỗi thời kỳ đều có bài hay. Trong thơ tình, Xuân Diệu cũng "sáu mươi tuổi vẫn một ngày tuổi trẻ" như anh đã viết về tình yêu của Aragon. Chiều sâu tâm trạng trong thơ tình của anh được gắn với không gian vò biên, thời gian vô tận. Thơ tình Xuân Diệu có sự chăm sóc, chiều chuộng giữa hai người, và diện quan hệ rộng mơ từ hai người đến nhiều người. Một số bài như Mùa thu vùnq sánẹ có sự đồng cảm giữa tình yêu với đất trời vô tình, Chớm sanẹ vị hè và Đêm trăng (lường Láng hoà cái say của tình yêu với cái mê của khí trời, cây cò.

17A- XD 257

Page 9: TẬP THƠ RIÊNG CHUNG'*’ CỦA XUÂN DIỆUlrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/45903_4320159136... · MƯỜI LĂM NĂM ÂN TÌNH CỦA ĐẢNG Trong những nhà thơ lớp

Trong Hổn tôi đôi cánh, có sự gắn bó, hài hoà giữa tình yêu với thiên nhiên đất nước. Thiên nhiên đất nước làm cho tình yêu đậm đà hương sắc, và tình yêu như cũng làm cho thiên nhiên đất nước thêm phần xinh đẹp. Khi những người yêu "đến giữa thiên nhiên" :

Tuyệt vời biếc núi xanh nonHoa thêm tinh mới, trăng còn ngút thơm.

hoặc :Nhẹ nhàng gió tliổi tháng ba Trong hơi thanh mát có hoù nồng say Xuân còn, hè đã thoảng bay Một niềm xa vợi ngất ngây khí trời...

Xuân Diệu là nhà thơ rất coi trọng nhạc điệu. Mấy câu sau đây trong bài Nhớ mãi như in, vần dính với vần, âm thanh quấn quýt :

Anh hãy còn nhớ mãi như in Phút thần tiên anh được em nhìn Em hoa niên dầu tiên gập (ỊỠ Đêm êm đém gió đỡ trăng lên.

Có khi, một câu nói, một cách nói của Xuân Diệu tác động mạnh đến người đọc, làm cho ý thơ nổi bật lên như hai câu cuối của bài Emlàm bếp :

Em có tủi nấu nướng Anh có tủi ngợi khen

Xuân Diệu cũng hay gợi cảm bằng cách sử dụng những từ sóng đôi mà ta đã gập từ lâu (như ở Thơ duyên, 1939 : "Con đường nhó nhò gió xiêu xiêu - Lá tả cành hoang nắng trở chiều"). Trong Hồn tôi dôi cánh, thủ pháp này được dùng khá nhiều, nhất là những từ tượng thanh và tượng hình :

Đường tình đã IIỞ hoa xoan

Lao xao gió gợn, hân lioan lú chờ Trên cao ngan ngát hương đưa

Em ƠI, tim tím mơ mờ cliùm hoa

258 17B- XD

Page 10: TẬP THƠ RIÊNG CHUNG'*’ CỦA XUÂN DIỆUlrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/45903_4320159136... · MƯỜI LĂM NĂM ÂN TÌNH CỦA ĐẢNG Trong những nhà thơ lớp

Nhà thơ cũng rất hay thay đổi vị trí các từ so với cách xếp đặt thông thường, làm cho màu sắc, hương vị, kích thước,... tăng lên nhiều lần giá trị vốn có của nó. Chẳng hạn :

Em cười, đôi ngọc mắt đenhay :

Biếc trời, trong nước, xa thanh núi Cao rộng tình ta rực ráng chiều

Có những khi, việc sử dụng các từ sóng đôi và sắp xếp lại trật tự các từ được kết hợp trong một dòng thơ, làm cho câu thơ rất có duyên :

Bồi hồi sóng nước, bủng khuâng gió Đầm đậm cá chuồn, thơm thơm khoai

Tuy nhiên, cũng có lúc người đọc lấy làm lạ, một ngòi bút đã viết những câu như thế mà còn để những tì vết lẽ ra không thể có.

Câu nói của Lênin : "Chủ nghĩa cộng sản là các Xô viết cộng với điện khí hoá cả nước" đã có hai lần nhà thơ diễn đạt lại, theo tối đều hỏng. Lần thứ nhất :

Chủ nghĩa cộng sản lù Xô viết cộng với điệnbừng cả nước,

và lần này :Điện bừng cả nước sao saCộng củng vững chãi vê ta chính quyền (!)

Lại như mở đầu Bài thơ những đồ hộp hoa quả nhà thơ viết :

Tôi muốn ôm cả vườn dứa chín siết chặt vàogiữa hai tay

Dù gai dứa đâm đau, tôi vần sáng cười lìé hả

thì anh đã quá đà, làm giảm lòng tin của neười đọc với tình cảm nhà thơ. Còn như câu Đường cát, đường phèn, đười;ẹ phổi hát ca thì việc lìát cư cùa các loại đường nghe không được sướng tai, dù hát ca dưới đất trời Ọuáng Ngãi giải phóng.

Tỏi rất lạ, khi thấy một nhà thơ tinh tế và rất có ý thức trong việc chọn chữ, đật câu như Xuân Diệu mà có chỗ sơ ý, rất sơ ý. Có một lần, nhà thơ trích hai câu thơ này của một người làm thơ trẻ :

259