Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

44
ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 1 Hoạt động của Hội Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Việt Nam năm 2013 - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5% so với năm 2012. Trong đó: Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 2,3%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 5,7%; khu vực dịch vụ tăng khoảng 6,5%. - Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt khoảng 124,3 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2012. - Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức khoảng 8%. - Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP không quá 4,8%. - Tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so GDP khoảng 29,7%. - Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7-8%. T hế mà, những hoạt động của Hội trong năm qua lại khá phong phú, đa dạng, được hội viên cũng như được các Đại sứ quán Lào, Đại sứ quán Campuchia và nhân dân 2 nước bạn hoan nghênh. Được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta động viên khích lệ, ví như: 1. Năm 2012 là năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước và 35 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị Việt Nam- Lào. Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia đã phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường tổ chức Chương trình “Nâng cao nhận thức cộng đồng về Phát triển hợp tác kinh tế và bảo vệ môi trường 2 nước Việt Nam-Lào”. Chương trình được tổ chức từ ngày 31/7/2012 đến 8/8/2012 với nhiều hoạt động phong phú như: - Ngày 29/7/2012 Lễ phát động Chương trình được tổ chức trọng thể tại Hà Nội, tham dự lễ phát động có Chủ tịch 2 Hội, nhiều đại diện cho các Bộ nghành, có đại diện Đại sứ quán Lào tại Việt Nam. Ngay sau lễ phát động, đoàn xe đạp với 12 chiếc của các Đoàn viên thanh niên cộng sản HCM của 7 trường Đại học với sự cộng tác của Công ty đồng phục DPO và Công ty cổ phần City CORP thực hiện chặng đầu tiên từ Hà Nội vào TP Vinh-Nghệ An, sau đó đoàn đạp xe đi tiếp sang Viêng Chăn. Trong quá trình đạp xe có sự tham gia cổ vũ của đoàn xe đạp Vinh và đoàn xe đạp của thanh niên Lào tại Viêng Chăn. - Ngày 2/8/2012 tổ chức Hội thảo “Hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường giữa Việt Nam và Lào tại TP Vinh”. Tham dự hội thảo có đại biểu 4 tỉnh của Lào, UBND tỉnh Nghệ An, Bộ KH&ĐT, Tham tán Lào tại Việt Nam và các ban nghành, các doanh nghiệp của tỉnh Nghệ An. Các đại biểu của Lào cũng như Nghệ An đánh giá cao kết quả của Hội thảo, qua Hội thảo các doanh nghiệp không những có cơ hội trao đổi hiểu rõ thêm điều kiện đầu tư thương mại giữa 2 nước mà còn nâng cao thêm tình đoàn kết hữu nghị giữa 2 dân tộc. - Ngày 6/8/2012 đã tổ chức giao lưu giữa các doanh nghiệp Việt Nam tại Viêng Chăn và thanh niên TP Viêng Chăn. Tham gia giao lưu có đông đủ lãnh đạo của Lào và Việt Nam, như Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Viêng Chăn, Đại sứ Việt Nam tại Lào, Tham tán văn hóa Việt Nam tại Lào… tRƯỚc tHỀM nĂM MỚi, nHÌn Lại nĂM QUa Năm 2012 là Năm kiNh tế thế giới và troNg Nước vẫN troNg vòNg khủNg hoảNg, hoạt độNg kiNh doaNh của Nhiều doaNh Nghiệp troNg Nước gặp khó khăN, trêN địa bàN lào và campuchia còN khó khăN hơN, vì vậy các doaNh Nghiệp hội viêN mới cũNg Như cũ đầu tư saNg lào và campuchia thàNh côNg khôNg Nhiều, thực tế đó làm cho sự gắN kết của các doaNh Nghiệp hội viêN với tW hội khôNg còN được mặN mà Như trước. “mối NhâN duyêN” Này bị ảNh hưởNg thì hoạt độNg của một hội maNg tíNh xã hội, quầN chúNg Như hội vilacaEd cũNg khôNg khỏi khó khăN. l TS. NGUYễN THế HIểN

Transcript of Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

Page 1: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 1

Hoạt động của Hội

Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Việt Nam năm 2013

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5% so với năm 2012. Trong đó: Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 2,3%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 5,7%; khu vực dịch vụ tăng khoảng 6,5%.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt khoảng 124,3 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2012. - Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức khoảng 8%.- Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP không quá 4,8%. - Tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so GDP khoảng 29,7%. - Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7-8%.

Thế mà, những hoạt động của Hội trong năm qua lại khá phong phú, đa dạng, được hội viên cũng

như được các Đại sứ quán Lào, Đại sứ quán Campuchia và nhân dân 2 nước bạn hoan nghênh. Được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta động viên khích lệ, ví như:

1. Năm 2012 là năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước và 35 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị Việt Nam-Lào. Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia đã phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường tổ chức Chương trình “Nâng cao nhận thức cộng đồng về Phát triển hợp tác kinh tế và bảo vệ môi trường 2 nước Việt Nam-Lào”. Chương trình được tổ chức từ ngày 31/7/2012 đến 8/8/2012 với nhiều hoạt động phong phú như:

- Ngày 29/7/2012 Lễ phát động Chương trình được tổ chức trọng thể tại Hà Nội, tham dự lễ phát động có Chủ tịch 2 Hội, nhiều đại diện cho các Bộ nghành, có đại diện Đại sứ quán Lào tại Việt Nam. Ngay sau lễ phát động, đoàn xe đạp với 12 chiếc của các Đoàn viên thanh niên cộng sản HCM của 7 trường Đại học với sự cộng tác của Công ty đồng phục DPO và Công ty cổ phần City CORP thực hiện chặng đầu tiên từ Hà Nội vào TP Vinh-Nghệ An, sau đó đoàn đạp xe đi tiếp sang Viêng Chăn. Trong quá trình đạp xe có sự tham

gia cổ vũ của đoàn xe đạp Vinh và đoàn xe đạp của thanh niên Lào tại Viêng Chăn.

- Ngày 2/8/2012 tổ chức Hội thảo “Hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường giữa Việt Nam và Lào tại TP Vinh”. Tham dự hội thảo có đại biểu 4 tỉnh của Lào, UBND tỉnh Nghệ An, Bộ KH&ĐT, Tham tán Lào tại Việt Nam và các ban nghành, các doanh nghiệp của tỉnh Nghệ An. Các đại biểu của Lào cũng như Nghệ An đánh giá cao kết quả của Hội thảo, qua Hội thảo các doanh nghiệp

không những có cơ hội trao đổi hiểu rõ thêm điều kiện đầu tư thương mại giữa 2 nước mà còn nâng cao thêm tình đoàn kết hữu nghị giữa 2 dân tộc.

- Ngày 6/8/2012 đã tổ chức giao lưu giữa các doanh nghiệp Việt Nam tại Viêng Chăn và thanh niên TP Viêng Chăn. Tham gia giao lưu có đông đủ lãnh đạo của Lào và Việt Nam, như Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Viêng Chăn, Đại sứ Việt Nam tại Lào, Tham tán văn hóa Việt Nam tại Lào…

tRƯỚc tHỀM nĂM MỚi, nHÌn Lại nĂM QUa

Năm 2012 là Năm kiNh tế thế giới và troNg Nước vẫN troNg vòNg khủNg hoảNg, hoạt độNg kiNh doaNh của Nhiều doaNh Nghiệp troNg Nước gặp khó khăN, trêN địa bàN lào và campuchia còN khó khăN hơN, vì vậy các doaNh Nghiệp hội viêN mới cũNg Như cũ đầu tư saNg lào và campuchia thàNh côNg khôNg Nhiều, thực tế đó làm cho sự gắN kết của các doaNh Nghiệp hội viêN với tW hội khôNg còN được mặN mà Như trước. “mối NhâN duyêN” Này bị ảNh hưởNg thì hoạt độNg của một hội maNg tíNh xã hội, quầN chúNg Như hội vilacaEd cũNg khôNg khỏi khó khăN.

l TS. NguyễN Thế hiểN

Page 2: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/20132

Hoạt động của Hội

- Ngày 7/8/2012 tổ chức Hội thảo “Hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường giữa Việt Nam và Lào” tại Đại học Quốc gia Lào,Viêng Chăn. Các buổi Giao lưu cũng như Hội thảo đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng các bạn Lào, là một điểm sáng trong nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.

2. Tháng 8/2012, Hội đã chủ trì cùng Cục Đầu tư nước ngoài, Vụ Quy hoạch - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tổ chức Diễn đàn Mê Kông thường niên năm 2012 với chủ đề: Hợp tác đầu tư - thương mại – du lịch Mê Kông 2012, tại TP. Buôn Ma Thuật tỉnh Đắc Lắc. Đồng chí Đào Quang Thu, thứ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu tư đã chủ trì Hội nghị cùng với Lãnh đạo Hội Phát triển Hợp tác và đầu tư Việt Nam-Lào-Campuchia, Lãnh đạo Hiệp hội đầu tư nước ngoài. Tham gia Hội nghị còn có lãnh đạo của Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, đại biểu một số tỉnh của Việt Nam, của Lào, đại biểu của Hội Phát triển hợp tác đầu tư Campuchia-Việt Nam-Lào và đại diện của hơn 300 doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia.

Tại diễn đàn nhiều đại biểu đã trao đổi những kinh nghiệm thực tế, những khó khăn vướng mắc trong hợp tác đầu tư trên đất bạn Campuchia và Lào. Sau 2 ngày làm việc khẩn trương Diễn đàn đã hoàn thành mục tiêu đề ra, được các đại biểu hoan nghênh. Hội nghị đã thành công tốt đẹp.

3. Năm 2012, Hội được Bộ KH&ĐT giao Dự án “Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Hội đã giao cho Viện Phát triển nông thôn và cộng đồng và Viện đào tạo và phát triển kinh tế tổ chức thực hiện. Đến tháng 12/2012, hai Viện đã hoàn thành toàn bộ công việc.

Đây là một Dự án không lớn nhưng phần nào thể hiện sự quan tâm của Bộ KH&ĐT, Bộ Tài Chính, tạo công ăn việc làm cho Hội và góp một chút kinh phí cho hoạt động

chung.4. Trong năm qua Hội đã tích

cực hỗ trợ các doanh nghiệp, doanh nhân muốn đầu tư kinh doanh sang Lào và Campuchia thông qua việc cung cấp các thông tin cập nhật về cơ chế chính sách đầu tư thương mại giữa các nước và giới thiệu các doanh nghiệp sang làm việc với Văn phòng đại diện của Hội tại Campuchia và Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào. Các doanh nghiệp đã được Hội tư vấn trong năm 2012 là: Công ty TNHH cơ khí và khí nông nghiệp Việt Hưng tỉnh Vĩnh Phúc, Công ty cơ khí Đức Giang Gia Lâm Hà Nội, Công ty mía đường Bourbon Tây Ninh, với mục đích xây dựng vùng nguyên liệu mía trên đất Campuchia, Công ty cổ phần Thống nhất Đồng Nai…

5. Tháng 4/2012, Hội đã giao cho Văn phòng đại diện khu vực phía Nam tổ chức Chương trình xúc tiến thương mại đầu tư, trao đổi hợp tác văn hóa khoa học giáo dục Việt Nam-Lào-Campuchia tại Hoa Kỳ từ 20/10 đến 31/10/2012. Thành phần tham gia là các doanh nghiệp Việt Nam, Lào, Campuchia có nhu cầu tìm hiểu giao thương đầu tư giữa 3 nước và Hoa Kỳ. Đoàn đã được Hội kết nghĩa TP Sanfrancisco - TP Hồ Chí Minh đón tiếp và tổ chức Hội thảo tại Sanfrancisco do ông George G. Saxton - giám đốc điều hành, chủ trì hội thảo. Đại diện Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã chúc mừng Đoàn và đánh giá cao sự kiện lần đầu tiên Hội VILACAED đến Hoa Kỳ thực hiện xúc tiến thương mại đầu tư.

6. Công tác thông tin, tuyên tryền, đối ngoại

- Vận hành, đưa tin các hoạt động của Hội, các chủ trương của Nhà nước về hợp tác và đầu tư với Lào và Campuchia lên trang Web thường xuyên, kịp thời.

- Xuất bản Tạp chí Hợp tác và Phát triển năm 2012 gặp khó khăn do không còn nguồn kinh phí hỗ trợ. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của đồng chí Tổng Biên tập và cộng sự,Tạp chí vẫn xuất bản được các số tiếp theo vào tháng 8/2012 và tháng 1/2013 nhân dịp Năm mới 2013 và

Tết Nguyên đán Quý Tỵ (2013). - Năm 2012 tờ Thời báo Mê

Kông gặp không ít khó khăn do phải sắp xếp lại tổ chức, chuyển giao lãnh đạo, chuyển địa điểm, tài chính của tờ báo bị thâm hụt lớn, vì vậy việc duy trì tờ báo phải nhờ vào nguồn tài trợ của của Ngân hàng Việt Á để trả lương và in số Tết 2012. Sau đó tờ báo đã phải in gộp số, hiện đang chuẩn bị in số tết Quý Tỵ 2013.

Có thể nói năm 2012 là năm sóng gió của báo Thời báo Mê Kông, nhưng với nỗ lực của Phó TBT, của lãnh đạo Hội với nhiều biện pháp tháo gỡ, tờ báo đã dần dần ổn định.

7. Phát triển hội viên mới: Hội rất chú trọng đến việc phát triển Hội viên, năm qua đã phát triển được một số Hội viên tập thể và cá nhân, tuy nhiên so với năm trước đây thì còn rất khiêm tốn. Thực tế đó chứng tỏ sự phát triển của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã phá sản, không còn khả năng đầu tư ra nước ngoài như những năm trước đây.

Trên đây là những hoạt động chính của Hội năm 2012, chỉ từng ấy thôi cùng với hoạt động của các đơn vị thành viên, đã minh chứng cho sự cố gắng của cán bộ Hội năm qua trong điều kiện vô cùng khó khăn của đất nước.

Nhìn vào năm tới - 2013, hẳn ai cũng biết, còn khó khăn nữa, nhưng với quyết tâm mới, nỗ lực mới, Hội sẽ kiện toàn tổ chức bộ máy, tiến hành Đại Hội lần thứ II vào dịp cuối năm 2013, đổi mới đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo và hướng vào những hoạt động thực tế hơn: xây dựng quan hệ chặt chẽ với một số hội viên có tâm huyết có tiềm lực kinh tế tài chính mạnh; tiếp tục phát triển hội viên; đa dạng hóa hoạt động của Hội; đẩy mạnh hoạt động của các Hội địa phương, của các đơn vị trực thuộc… trên cơ sở đó cải thiện nguồn thu tài chính; đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan của Đảng và Chính phủ nhiều hơn nữa; hy vọng Hội có thể phát triển ngày càng vững chắc hơn vào năm 2013.z

Page 3: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 3

Hoạt động của Hội

Diễn đàn đã thu hút hơn 200 đại biểu gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia từ

nhiều bộ, ngành liên quan, các tỉnh thành khu vực miền Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đổng bằng sông Cửu Long; các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, Lào và Campuchia, đại diện Hội doanh nghiệp Việt nam đầu tư tại Campuchia. Đặc biệt Diễn đàn có sự tham dự của đại diện quan chức của Ủy ban nhân dân và cơ quan kế hoạch và đầu tư tỉnh Sekong, Champasak và Attapu là đại diện các tỉnh của Lào thuộc Khu vực Tam giác phát triển của Tiểu vùng Mekong..

Chương trình Diễn đàn gồm hai phần chính:

Phần 1: Trao đổi, thảo luận về thực trạng hợp tác đầu tư vào Khu vực Tam giác phát triển CLV trong thời gian vừa qua.

Phần 2: Trao đổi và thảo luận về triển vọng, cơ hội và giải pháp đẩy mạnh hợp tác kinh tế nói chung trong Tiểu vùng Mekong và hợp tác đầu tư vào Khu vực Tam giác phát triển CLV nói riêng trong thời gian tới.

Tại Diễn đàn đại biểu cơ quan chức năng của ba nước Việt Nam, Lào, và Campuchia đã nêu bật kết quả hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào – CPC thời gian qua, nhất là hợp tác đầu tư trong khu vực Tam giác phát triển CLV, nêu ra những khó khăn, tồn tại của hoạt động đầu tư, đồng thời đề xuất những giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm thúc đẩy đầu tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các dự án đầu tư váo Khu vực CLV, thúc đẩy quan hệ kinh tế, đầu tư phát triển hợp tác toàn diện giữa ba nước Việt Nam Lào và Campuchia.

Phát biểu tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum đã nêu rõ tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh, theo đó những năm qua trong bối cảnh phát triển chung của Khu vực

cùng với việc hoàn thiện cơ chế, chính sách để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội, các tỉnh Tây Nguyên dựa trên các tiềm năng lợi thế, chú trọng việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào địa bàn hợp tác kinh doanh, phát triển sản xuất; nên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đại diện Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia đã có báo cáo tổng quan hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Lào và Campuchia. Đồng thời, Báo cáo cũng chỉ ra một số khó khăn, tồn tại cần được khắc phục trong hợp tác kinh tế với Campuchia và Lào, cụ thể là:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh của Việt Nam tại Lào và Campuchia còn thiếu, chưa đồng bộ, sự phối hợp quản lý nhà nước giữa các cơ quan nhà nước các bên chưa tốt; khâu tổ chức triển khai thực chưa tốt, còn thiếu tính thống nhất giữa các cơ quan trung ương và địa phương gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào và Campuchia .

Thứ hai, những khó khăn mang tính khách quan do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cộng với về

DIỄN ĐÀN HỢP TÁC

đẦU tƯ tiỂU VÙng MEKong 2012

Ngày 8/11/2012 tại thàNh phố buôN ma thuột, tỉNh đắk lăk,

hội phát triểN hợp tác kiNh tế việt Nam - lào - campuchia phối hợp với bộ kế hoạch

và đầu tư và hiệp hội doaNh Nghiệp đầu tư Nước Ngoài tổ chức

diễN đàN hợp tác đầu tư thươNg mại, du lịch tiểu vùNg mE-

koNg Năm 2012 (gọi tắt là mEkoNg 2012). mEkoNg 2012 với chủ

đề đẩy mạNh hợp tác đầu tư vào khu

vực tam giác phát triểN campuchia -

lào - việt Nam (clv) thEo thỏa thuậN của

chíNh phủ ba Nước việt Nam, lào và cam-

puchia.

Page 4: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/20134

Hoạt động của Hội

điều kiện tự nhiên và kỹ thuật tại địa bàn đầu tư, đã làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án.

Thứ ba, chính sách hỗ trợ đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào và Campuchia đã được Chính phủ các nước quan tâm, nhưng việc triển khai thực hiện trên thực tế cũng còn nhiều khó khăn, các hỗ trợ nêu trên chưa thực hiện được; một số dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào và Campuchia ngoài ý nghĩa về kinh tế, còn liên quan chặt chẽ đến an ninh, quốc phòng, nhưng chưa được hỗ trợ một cách thỏa đáng từ các chính sách của Chính phủ.

Thứ tư, một số nhà đầu tư chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định về đầu tư của pháp luật của Việt Nam và nước sở tại, gây khó khăn cho công tác theo dõi, quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư .

Tại hội nghị, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các chuyên gia nghiên cứu về đầu tư của Việt Nam vào Lào và Campuchia đã có các tham luận phân tích và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác đặc biệt này giữa ba nước có chung đường biên giới và đều là thành viên của ASEAN và có vị trí quan trọng trong Tiểu vùng Mekong. Trong đó các ý kiến đều đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng và sự ảnh hưởng về mối quan hệ hợp tác phát triển giữa ba quốc gia trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới; chính vì vậy cả ba nước rất cần có các chính sách hợp tác chặt chẽ hơn nữa.

Tại Hội nghị, lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư, đã có tham luận về quá trình thực hiện các thỏa thuận đã ký kết theo các nghị định thư giữa ba nước về Khu vực CLV và hiện trạng hợp tác đầu tư trong khu vực tam giác CLV. Báo cáo đã nêu rõ một số thành tựu về hợp tác đầu tư vào các nước Lào và Campuchia và một số hạn chế, cụ thể là:

- Xuất phát điểm về kinh tế các tỉnh trong Khu vực Tam giác phát triển CLV cong thấp;

- Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho khu vực

Tam giác phát triển, cũng như cơ chế hợp tác giữa các bên chưa được như mong muốn.

- Cơ sở hạ tầng khu vực còn nhiều hạn chế; Các công trình hợp tác về phát triển kết cấu hạ tầng còn chậm so với kế hoạch và quy hoạch đề ra đã ảnh hưởng đến các dự án đầu tư và hoạt động thương mại; Nguồn nhân lực trong khu vực thiếu về số lượng và chất lượng thấp.

- Triển khai thực hiện các chương trình hợp tác đầu tư trong Khu vực Tam giác phát triển CLV với các nước, đặc biệt là với Nhật Bản và các tổ chức tài chính quốc tế chưa tốt;

- Việc huy động các nguồn lực để thực hiện Bản Quy hoạch mới của mỗi nước còn hạn chế, tiến độ triển khai thực hiện còn chậm.

Tại Diễn đàn các đại biểu đã thoonggs nhất với các kiến nghị của Đại diện VILACAED về các giải pháp để thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động hợp tác đầu tư vào khu vực Tam giác CLV. Cụ thể có 5 nhóm giải pháp được đưa ra gồm:

1) Hoàn thiện hệ thống thể chế và môi trường pháp lý của mối nước để hỗ trợ đầu tư vào khu vực Tam giác phát triển. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết về việc sửa đổi các chính sách về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, cần có những giải pháp cụ thể về các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư vào Khu vực Tam giác phát triển CLV.

2) Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Đặc biệt là việc hoàn thiện và phát triển hệ thống đường giao thông kết nối giữa 3 nước CLV nói chung và khu vực Tam giác phát triển nói riêng; Cần tranh thủ các nguồn vốn đầu tư quốc tế cho các nhu cầu phát triển của khu vực này như từ chính phủ Nhật Bản, Ngân hàng ADB, WB

3) Áp dụng linh hoạt hình thức đầu tư vào Campuchia và Lào để phát huy lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam và thế mạnh về tiềm năng

của các nước trong khu vực Tam giác phát triển, đặc biệt là đất đai, tài nguyên thiên nhiên khác cần có các hình thức đầu tư thích hợp.

4) Huy động Việt kiều tham gia đầu tư. Đây là một trong những yếu tố thuận để đẩy mạnh đầu tư của Việt Nam vào khu vực này.

5) Đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao, hợp tác văn hóa, khoa học kỹ thuật, quốc phòng an ninh, tích cực tham gia hợp tác kinh tế khu vực CLV và Tiểu vùng Mekong. Đây là các giải pháp gián tiếp và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đầu tư vào khu vực Tam giác phát triển. Bên cạnh các hoạt động có tính chất song phương cần quan tâm đến các hoạt động đa phương trong hợp tác khu vực và tiểu vùng.

Kết thúc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đào quang Thu đã có kết luận và chỉ đạo nhằm tăng cường hợp tác đầu tư Tiểu vùng Mekong và Khu vực Tam giác phát triển CLV, cụ thể là:

- Việc tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư thương mại du lịch Mekong thường xuyên để kiểm điểm, đánh giá tình hình hoạt động đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước triển khai ở vùng tam giác phát triển; Duy trì phối hợp, đẩy mạnh hoạt động- giao lưu hữu nghị các cấp nhằm đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, thương mại, du lịch trong tiểu vùng là cần thiết.

- Nhà nước sẽ hoàn thiện hệ thống chính sách về đầu tư, lao động, thuế…và giảm nhẹ thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

- Chính phủ sẽ quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông ở khu vực biên giới, hành lang Đông Tây.

- Phía các doanh nghiệp cần thực hiện đúng các quy định của nhà nước; thúc đẩy và tập trung triển khai tốt các dự án đã đầu tư; tích cực tham gia các hoạt động công ích, hoạt động xã hội nơi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư ở các địa phương.

hội ViLACAED

Page 5: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 5

KinH tế tHƯờng tHức

1. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Đây là tiêu thức thường được nêu ra đầu tiên, để so sánh, đánh giá qui mô, mức độ phát triển kinh tế và mức sống giữa các nước. GNP là tổng giá trị toàn bộ các sản phẩm cuối cùng và các hoạt động dịch vụ được tạo ra hàng năm của mỗi nước; GNP không kể các sản phẩm trung gian và các phần giá trị phải chi trả cho người nước ngoài, nhưng lại bao gồm cả phần giá trị được tạo ra ở nước ngoài mà thuộc quyền sở hữu của người trong nước.

2. Tổng sản phẩm trong nước (GDP). Là tiêu thức so sánh cũng thường được dùng với GNP (hoặc thay thế GNP).

GDP khác GNP ở chỗ GDP không bao gồm phần giá trị của người trong nước được tạo ra ở nước ngoài, nhưng lại bao gồm cả những phần giá trị của người nước ngoài được tạo ra trong lãnh thổ quốc gia.

GNP nhấn mạnh khía cạnh chủ sở hữu của các giá trị được tạo ra, bất kể được tạo ra ở nơi nào. Còn GDP nhấn mạnh khía cạnh không gian lãnh thổ của các giá trị được tạo ra, bất kể nó thuộc về ai, về quốc gia nào. Như vậy, trong cùng một niên hạn thống kê, cùng một biểu tính và chuyển đổi thì các chỉ số GNP và GDP chỉ bằng nhau trong 3 trường hợp sau:

(1) Khi tổng hợp trên qui mô toàn thế giới, không phân biệt quốc gia, lãnh thổ và chủ sở hữu.

(2) Những quốc gia có nền kinh tế khép kín, không đầu tư kinh doanh sản xuất ở nước ngoài, cũng không buôn bán, liên doanh, nhận đầu tư của các nước ngoài.

(3) Nước có phần giá trị thu về từ nước ngoài cân bằng với phần giá trị phải trả cho người nước ngoài ở trong nước (trường hợp này ít xảy ra).

Hầu hết các quốc gia trên thế giới nằm trong hai trường hợp sau đây:

+ Những quốc gia có GNP > GDP: Là những nước chủ đầu tư lớn, có nhiều cơ sở kinh doanh sản xuất ở nước ngoài và nhận đầu tư của nước ngoài vào trong nước ít hơn. Đó là những nước mạnh, có nguồn thu nhập lớn ở ngoài lãnh thổ của họ.

+ Nước có GNP < GDP: Là những nước có ít nguồn lực đầu tư ra nước ngoài và chấp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào trong nước; thường là những nước đang phát triển, những nước còn lạc hậu;

hoặc những nước có nhiều nguồn tài nguyên, lao động phong phú nhưng thiếu vốn đầu tư và các phương tiện khai thác có hiệu quả.

Vì vậy, khi sử dụng GNP và GDP làm tiêu thức so sánh qui mô và mức độ phát triển kinh tế xã hội giữa các nước trên thế giới, cần lưu ý: Tránh nhầm lẫn và đồng nhất giữa GNP và GDP. Hai chỉ số GNP và GDP là cần thiết để phác hoạ những nét lớn bộ mặt KT-XH của một quốc gia, nhưng cũng chưa đủ là “thước đo ngắn gọn” và “tốt nhất” về tầm vóc một nền kinh tế cũng như mức sống của người dân. Ví dụ Trung Quốc, Ấn Độ và Iran là những nước có GNP nằm trong số 20 nước dẫn đầu Thế giới, nhưng trình độ phát triển sức sản xuất và mức sống trung bình còn ở dưới mức trung bình của Thế giới. Khi nhấn mạnh và làm rõ khía cạnh chủ sở hữu từng quốc gia, thì người ta sử dụng GNP. Còn khi cần hình dung cụ thể về khu vực phân bố theo lãnh thổ thì người ta dùng GDP.

3. Bình quân GNP/người hoặc GDP/người. Là tiêu thức để chỉ ra mức sống trung bình (mức tiêu dùng) của mỗi quốc gia và sự chênh lệch giàu-nghèo về đời sống vật chất giữa các quốc gia, các khu vực lãnh thổ trên thế giới.

GNP và GDP được tính theo tiền riêng của mỗi nước, sau đó qui đổi qua USD theo tỉ giá hối đoái chính thức giữa 2 loại tiền. Nhưng trên thực tế, giá trị sức mua của 1 USD ở mỗi

một số chỉ tiêu và khái Niệm về kiNh tế

vĩ mô, chẳNg hạN gdp và gNp, được dùNg

khá phổ biếN troNg các tài liệu kiNh tế.

tuy NhiêN , khôNg phải mọi Người đều đã hiểu rõ Nội hàm

và phâN biệt rạch ròi các khái Niệm Này.

đôi khi còN có bạN đọc hiểu sai và lẫN lộN. vì vậy, mặc dù vấN đề khôNg mới,

NhưNg bài Này cũNg xiN tóm lược lại một vài điểm để chúNg ta cùNg lưu tâm troNg

khi sử dụNg thôNg tiN có liêN quaN đếN các chỉ tiêu Này qua Nhiều NguồN thôNg

tiN khác Nhau.

CẦN PHÂN BIỆT RÕ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ VĨ MÔ

Page 6: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứU - diễn đàn

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/20136

nước lại khác nhau và rất khác so với ở Hoa Kỳ, do đó không đánh giá được sát đúng thực tế mức tiêu dùng giữa các quốc gia. Vì vậy, đầu 1990, Liên Hiệp Quốc đưa ra phương pháp tính GDP của mỗi nước theo sức mua tương đương (PPP) hay đồng giá sức mua, làm cho kết quả so sánh gần đúng với thực tế hơn. Ví dụ, năm 1998, GNP/người của Việt Nam tính theo cách cũ là 310 USD/người, theo cách tính mới là 1.755 USD/người.

4. Chỉ số phát triển (HDI). Chỉ số này là sự kết hợp của 3 yếu tố: Tuổi thọ bình quân; Giáo dục (tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học trung bình) và GDP/người (theo PPP - đồng sức mua).

Chỉ số HDI là tiêu thức để bổ sung và làm sáng tỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển sức sản xuất và mức sống vật chất-văn hoá giữa các nước. Chỉ số này không chỉ phản ánh qui mô sản xuất, tiêu dùng theo đầu người về các giá trị vật chất mà còn phản ánh một phần giá trị tinh thần, đạo lý, văn hoá, giáo dục, y tế, công bằng xã hội, an ninh xã hội, chất lượng môi trường.

5. Cơ cấu kinh tế (% GDP): Là tỉ trọng (%) các ngành trong nền kinh tế, tính theo giá trị sản phẩm (có thể hiểu theo nghĩa thông thường là cơ cấu các ngành kinh tế). Đây là tiêu thức phản ánh đặc trưng trình độ phát triển và sức mạnh kinh tế của một nước, một vùng.

Cơ cấu trong GDP là tỉ trọng (%) tương quan của 3 nhóm ngành (3 khu vực) kinh tế: Nông nghiệp (N-L-N); Công nghiệp (CN-XD); Dịch vụ (bao gồm mọi hoạt động kinh tế hữu ích ngoài hai nhóm ngành nói trên. Những nước có công-thương nghiệp-dịch vụ chiếm tỉ trọng cao là những nước phát triển mạnh, thu nhập cao (ngược lại).

Ngoài các tiêu chí trên, để xác định rõ sức mạnh kinh tế, trình độ phát triển KT-XH của một quốc gia, mức sống trung bình của người dân một nước, một khu vực lãnh thổ; người ta còn sử dụng nhiều tiêu thức và chỉ số khác bổ sung nhằm tránh sự đánh giá và so sánh phiến diện. Đó là các chỉ số về: Cơ cấu dân cư, X-NK, mức độ giàu có của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, vốn nhân lực, vốn sản xuất (máy móc, thiết bị và cấu trúc hạ tầng). Ngoài ra, khả năng phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế; vai trò của nó trong tổng thể kinh tế thế giới cũng được xem là sức mạnh kinh tế của một quốc gia.

hT&PT

KINH TẾ VIỆT NAM 2012-

Những mảng sáng, tối đan xen

Nhìn tổng quát, tốc độ tăng một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2012 so với năm 2011 như sau:

Tốc độ tăng một số chỉ tiêu chủ yếu (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Từ biểu đồ trên và các thông tin chi tiết khác, có thể nhận diện những mảng sáng/tối đan xen.

1. NhữNg mảNg sáNga/ Sáng nhất và dễ nhìn thấy nhất là lạm phát đã được kiềm chế.

CPI của năm 2012 (tính theo tháng 12 năm nay so với tháng 12 năm trước) thấp hơn nhiều so của năm 2010 (11,75%) và của năm 2011 (18,13%), thấp xa so với bình quân năm của thời kỳ 2004- 2011 (11,58%), thấp hơn so với mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội (dưới 10%).

Lạm phát được kiềm chế do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân trực tiếp là tiền tệ, tài khoá được thắt chặt, với lãi suất cho vay cao, kéo dài; tăng trưởng tín dụng thấp (năm 2011 thấp chưa bằng một nửa của nhiều năm trước, năm 2012 cũng chưa bằng một nửa của năm 2011). Đầu tư, sản xuất, tiêu dùng “co lại”. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP là 33,5%, thấp hơn tỷ lệ 34,6% của năm trước, thấp hơn tỷ lệ bình quân 42,7% của thời kỳ 2006- 2010. Tăng trưởng GDP thấp nhất trong 13 năm. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì thấp chưa bằng một nửa tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2006- 2011 (6,2% so với 13,2%). Giá lương thực giảm, giá thực phẩm tăng thấp; tỷ giá giảm- đều là những điểm khác biệt so với nhiều năm trước.

b/ Một mảng sáng so với các năm trước và so với các ngành,

kiNh tế Năm 2012 bêN cạNh mảNg sáNg, NhưNg cũNg còN NhữNg mảNg tối đaN xEN cầN được NhậN diệN.

l TrầN Đào

GDP

0

5.03

7.00

3.00

4.806.20

18.30

7.10 6.81

9.21 9.50

0 0 0 0 0 0 0 0 0

Vốn đầu tư Sản lượnglúa

Chỉ sốsản xuất

công nghiệp

TMBL Xuất khẩu Nhập khẩu CPI

CPI cuối năm nay

so với cuối năm trước

CPI BQ năm

Khách quốc tế

Page 7: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAngHiên cứU - diễn đàn

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 7

lĩnh vực khác trong năm 2012 là dự trữ ngoại hối tăng, cao gấp đôi cuối năm trước, gần đạt mức 12 tuần nhập khẩu- ranh giới an toàn theo thông lệ quốc tế. Dự trữ ngoại hối tăng do hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất do cán cân tổng thể đạt thặng dư, đạt khoảng 10 tỷ USD, gần bằng mức kỷ lục từ trước tới nay (2004 đạt 0,883 tỷ USD, 2005 đạt 2,131 tỷ USD, 2006 đạt 4 tỷ USD, 2007 đạt 10,1 tỷ USD, 2008 đạt 0,423 tỷ USD, 2009 thâm hụt 8,17 tỷ USD, 2010 thâm hụt 1,77 tỷ USD, 2011 thặng dư 2,5 tỷ USD). Cán cân tổng thể năm 2012 đạt thặng dư do hai yếu tố. (1) Cán cân thương mại lần đầu tiên sau 20 năm nhập siêu, đặc biệt 5 năm qua (bình quân 5 năm qua là 13,5 tỷ USD/năm), năm nay đã chuyển sang xuất siêu (gần 0,3 tỷ USD). Cán cân thương mại đạt thặng dư, do xuất khẩu đạt được nhiều sự vượt trội, với kỷ lục về tổng kim ngạch xuất khẩu (114,6 tỷ USD), về kim ngạch bình quân đầu người (1291 USD), về tỷ lệ xuất khẩu so với GDP (đạt 81,7%). Tốc độ tăng so với năm trước của xuất khẩu cao hơn so với của nhập khẩu (18,3% so với 7,1%), cao hơn so của kế hoạch (13%). (2) Lượng ngoại tệ vào Việt Nam từ các nguồn đạt khá. Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước đạt 10,5 tỷ USD, cao hơn so với mức thực hiện bình quân trong 5 năm trước (10,3 tỷ USD/năm). Lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức giải ngân đạt mức kỷ lục. Lượng kiều hối gửi về nước ước đạt khoảng 10,5 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay.Chi tiêu của khách quốc tế tới Việt Nam ước đạt 6,6 tỷ USD, tăng khoảng 1 tỷ USD so với kỷ lục đạt được trong năm trước, chủ yếu do lượng khách quốc tế tăng (đạt 6848 nghìn lượt người, tăng 9,5%) và một phần do chi tiêu bình quân 1 khách đạt khá (khoảng 964 USD).

Yếu tố thứ hai do lượng ngoại tệ mua được trên thị trường đạt khá, không những góp phần tăng dự trữ ngoại hối, khai thác nguồn ngoại tệ còn tồn đọng trong dân cư và doanh nghiệp, mà còn hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, chống Đô la hoá.

Do lạm phát được kiềm chế, do

cán cân thanh toán tổng thể được cải thiện, do lãi suất gửi tiết kiệm bằng VND cao hơn nhiều lần bằng ngoại tệ,... nên tỷ giá VND/USD cả năm lần đầu tiên tính từ năm 2007 đã giảm (0,96%), trong khi mấy năm trước tăng cao (năm 2008 tăng 6,31%, năm 2009 tăng 10,7%, năm 2010 tăng 9,68%, năm 2011 tăng thấp hơn cũng ở mức 2,24%). Đây là kết quả nổi bật của năm 2012, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

c/ Tăng trưởng kinh tế có một số kết quả tích cực. (1) Đã cao lên qua các quý (quý I tăng 4,64%, quý II tăng 4,80%, quý III tăng 5,05%, quý IV tăng 5,44%). (2) Đạt được ở cả 3 nhóm ngành, trong đó nhóm ngành dịch vụ tăng cao hơn tốc độ chung (6,42%% so với 5,03%). (3) Tăng trưởng 5,03% được coi là hợp lý trong điều kiện phải kiềm chế lạm phát (với hiệu ứng phụ là tăng trưởng kinh tế bị suy giảm; trong điều kiện có nhiều điểm nghẽn lớn: nợ xấu tăng cao, tồn kho lớn, bất động sản đóng băng; trong điều kiện tỷ lệ vốn đầu tư xã hội/GDP ước đạt 33,5%, thấp so với các thời kỳ trước (năm 2011 là 34,6%, bình quân thời kỳ 2006- 2010 là 42,7%); trong điều kiện tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, nếu loại trừ yếu tố tăng giá, thấp chưa bằng một nửa bình quân thời kỳ 2006- 2011 (6,2% so với 15%).

2. NhữNg mặt còN tối hoặc chưa sáNg

a/ Lạm phát: Ngay trong những điểm sáng như trên cũng đã chứa đựng những mặt còn tối hoặc chưa sáng, nếu xét về biểu hiện và nguyên nhân của nó. Lạm phát thấp hơn năm trước và thấp hơn mục tiêu, nhưng vẫn còn là mức rất cao, nhất là tốc độ tăng bình quân năm vẫn ở mức 9,21%, cao hơn nhiều nước (Nhật Bản giảm 0,4%, Hàn Quốc 1,622%, Đức 1,809%, CHND Trung Hoa 1,901%, Phần Lan 2,194%, Inđônêxia 4,32%...); chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu, có nguyên nhân do đầu tư, sản xuất và tiêu dùng bị “co lại”. Sự “co lại” này làm cho việc kiềm chế lạm phát, cải thiện cán cân

thương mại không vững chắc, lại có hiệu ứng phụ, phải mất nhiều chi phí, thời gian để khắc phục. Yếu tố tiềm ẩn và nguyên nhân sâu xa của lạm phát cao là hiệu quả đầu tư thấp, năng suất lao động thấp, thì cả 2 yếu tố này của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước và việc cải thiện còn chậm. Hệ số ICOR năm 2012 đạt khoảng 6,7 lần, cao hơn các thời kỳ trước (năm 2011 là 6,2 lần, bình quân 2006- 2010 là 6,1 lần) và cao hơn mục tiêu 5,2- 5,6 lần. Năng suất lao động tăng chậm lại (năm nay tăng 2,3%, thấp hơn tốc độ tăng của năm trước 3,15%). Nhập siêu chủ yếu do hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, do cơ cấu sản xuất và xuất khẩu mang tính gia công lắp ráp, khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ. Khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu tăng thấp (1,3%), nhập khẩu giảm sâu (6,7%) nhưng nhập siêu lớn. Thách thức lạm phát và nhập siêu quay trở lại vẫn còn lớn. Lạm phát quay trở lại bởi có những yếu tố tác động. Sự nới lỏng chính sách tiền tệ- tài khoá từ giữa năm 2012, nay có thể được tiếp tục với liều lượng cao hơn để tháo gỡ nợ xấu, tồn kho, thị trường bất động sản, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại. Giá thực phẩm đã có dấu hiệu tăng cao trở lại khi đàn gia súc tại thời điểm 1/10 giảm, mùa cưới hỏi, tổng kết, Tết cổ truyền, lễ hội đang đến gần. Việc thực hiện lộ trình giá thị trường của các doanh nghiệp giữ vị thế độc quyền là cần thiết và đúng hướng trong nền kinh tế chuyển đổi, nhưng thường được thực hiện khi giá tiêu dùng vừa mới tăng thấp hơn, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, giữa Trung ương, địa phương, cơ sở, nếu không cẩn trọng về liều lượng, về thời gian điều chỉnh như đã xảy ra hồi tháng 8, tháng 9 năm vừa qua thì sẽ làm cho CPI tăng cao. Giá cả hàng hoá trên thế giới có thể tăng lên khi các nền kinh tế lớn bơm tiền kích thích kinh tế; nếu tỷ giá của Việt Nam không được giữ ổn định và nếu nhập siêu trở lại, thì sẽ làm xuất hiện “nhập khẩu lạm phát” và “khuếch đại lạm phát” ở trong nước.

(Xem tiếp trang 11)

Page 8: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứU - diễn đàn

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/20138

1. hoàn thiện hệ thống thể chế và môi trường pháp lý của Việt Nam hỗ trợ đầu tư vào hu vực tam giác phát triển

1.1. Xây dựng và hoàn thiện luật pháp đầu tư ra nước ngoài:

Giải pháp thực hiện Chiến lược trước tiên là nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến đầu tư ra nước ngoài nói chung để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Hiện tại Việt Nam đã có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, các quy định hiện hành còn có một số điểm bất cập, trong đó có một số vấn đề cần xem xét, sửa đổi bổ sung là:

- Thủ tục cấp cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài vừa rườm rà vừa thiếu chặt chẽ.

Trong quy định của nghị định số 78/2006/NĐ-CP, để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài nhà đầu tư phải có hồ sơ, trong đó có bản giải trình về dự án theo nội dung hướng dẫn tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 (Mẫu số 3), trong đó nhiều nội dung khó đáp ứng được vì thực tế dự án chưa được phía nước ngoài chấp thuận, chưa có điều kiện để xác định cụ thể. Nói chung, thủ tục đầu tư ra nước ngoài chưa thực sự phù hợp với thực tế và luật lệ của nước tiếp nhận đầu tư vì vậy chưa tính đến đặc điểm của từng quốc gia tiếp nhận đầu tư để có quy định thủ tục cho thích hợp (như chính sách,

luật pháp về đất đai và phân cấp quản lý đầu tư của Campuchia là một thí dụ).

Mặt khác, nội dung thẩm tra, đánh giá thiếu cụ thể, không rõ ràng như các quy định về kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước khó có cơ sở thực hiện.

- Các văn bản pháp luật hiện tại thiếu các quy định về theo dõi, giam sát, đánh giá hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp ở nước ngoài, vì vậy trên thực tế không nắm được việc triển khai thực hiện và kết quả hoạt động của các dự án đầu tư ra nước ngoài trong thời gian vừa qua, không có sự chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót của các chủ đầu tư ảnh làm hưởng đến niềm tin của chính quyền và đối tác ở nước sở tại.

- Hiện tại còn thiếu chế tài bảo đảm thực hiện dự án ở nước ngoài và trách nhiệm đối với Nhà nước vì vậy chưa kiểm soát được việc thực hiện nghĩa vụ của các nhà đầu tư, không đánh giá được hiệu quả đầu tư ra nước ngoài.

- Quy định phối hợp giữa các cơ quan và địa phương liên quan trong việc cấp Giấy chứng nhận và theo dõi kiểm tra đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài chưa đủ và thiếu chặt chẽ.

Theo quy định hiện hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cấp giấy chúng nhận đầu tư ra nước ngoài, ngoài việc cấp các giấy tờ xác nhận tư cách pháp nhân, thực hiện nghĩa vụ tài chính, các bộ, các địa phương

hầu như không theo dõi hoạt động của các nhà đầu tư sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và vì vậy không nắm được kết quả hoạt động của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư ra nước ngoài.

1.2. Cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư vào Khu vực Tam giác phát triển

Cùng với việc xác định vai trò, vị trí và ý nghĩa quan trọng của việc đầu tư vào Khu vực Tam giác phát triển, Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, ưu đãi riêng đối với từng khu vực, đặc biệt đối với Khu vực này, để đẩy mạnh hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp vào Khu vực này. Hiện tại, các doanh nghiệp đầu tư Việt Nam đầu tư vào Campuchia và Lào, trong đó có Khu vực Tam giác phát triển chỉ thực hiện theo các quy định pháp luật và chính sách chung về đầu tư ra nước ngoài chưa có những quy định riêng đối với các nước trong khu vực và tiểu vùng như các thỏa thuận có tính chất khu vực đã được chính phủ các nước này thông qua (tiểu Vùng Mekong-GMS, Tam giác phát triển Việt Nam-Lào- Campuchia, v.v.).

Các chính sách nhằm đẩy mạnh đầu tư của Việt Nam vào Campuchia cụ thể là:

a) Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư:Đối với một số dự án đầu tư để

thực hiện mục tiêu quan trọng có tác động tích cực tới phát triển kinh tế của nước ta như sản xuất điện nhập

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH

ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM VÀO KHU VỰC TAM GIÁC PHÁT TRIỂN

TRONG TIỂU VÙNG MEKONG

Page 9: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAngHiên cứU - diễn đàn

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 9

khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất chế biến trong nước, đề nghị được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về nguồn vốn đặc biệt, chẳng hạn:

- Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam-BIVD cho phép chủ đầu tư vay tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư của dự án và cho phép miễn hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản, được hưởng lãi xuất ưu đãi. Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh vốn vay của doanh nghiệp.

- Các ngân hàng thương mại trong nước cho vay vốn đối với các dự án đầu tư tại Campuchia trong các lĩnh vực nêu trên và được phép cho vay vượt 15% vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại.

- Trong một số trường hợp đặc biệt, Nhà nước có thể góp vốn cùng với doanh nghiệp để thực hiện dự án, chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp.

b) Chính sách ưu đãi về thuế: Có chính sách ưu đãi về thuế đối

với các doanh nghiệp đầu tư trong một số lĩnh vực đặc thù (sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu, phục vụ sản xuất chế biến trong nước, ưu đãi về thuế đối với hàng nông sản do người Việt Nam sản xuất từ Campuchia và Lào và đặc biệt đối với Khu vực Tam giác phát triển mang về nước), chẳng han: Nhà nước cho miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Campuchia, không đánh thuế hoặc giảm thuế đối với các hàng hóa do người dân các tỉnh vùng biên giới sản xuất tại Khu vực Tam giác phát triển đem về nước, v.v..

c) Chính sách hợp tác mở cửa giữa 3 nước Việt nam, Lào và Campuchia:

Chính phủ các nước cần có thỏa thuận việc xây dựng và thực hiện cơ chế mở cửa thông thoáng cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, du lịch liên quốc gia, hợp tác lao động, thủ tục hải quan và xuất, nhập cảnh và các quy chế về thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào Campuchia, và Lào nói chung và có những cơ chế,

chính sách riêng cho khu cực Tam giác phát triển, đặc biệt đối với người dân các tỉnh giáp gianh giữa các nước trong Khu vực Tam giác phát triển sang canh tác, làm ăn trên lãnh thổ của nhau.

Để có điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, hợp tác sản xuất, kinh doanh tại Khu vực Tam giác phát triển của các doanh nghiệp doanh nhân Việt Nam, Chính phủ cần chuẩn bị và ký kết các hiệp định song phương giữa hai nước về các lĩnh vực cụ thể, ví dụ như Hiệp định nghề cá (đánh bắt các trên biển và chế biến thủy hải sản), Hiệp định hợp tác trồng và chế biến lương thực, hàng không, du lịch, hải quan, vận tải, v.v. và các hiệp định tương tự như các thỏa thuận Chính phủ ta đã ký với Chính phủ Campuchia trong thời gian qua. Việc ký kết các hiệp định song phương tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực đã được thỏa thuận.

d) Về đào tạo lao động: Cần có cơ chế, chính sách để hỗ

trợ các doanh nghiệp đầu tư vào Khu vực Tam giác phát triển đào tạo các lao động người Campuchia, người Lào hoặc đào tạo các lao động Việt Nam sang làm việc tại Campuchia và Lào nói chung.

e) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và tư nhân mở rộng sản xuất kinh doanh tại Khu vực Tam giác phát triển:

Nhà nước có cơ chế, chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xúc tiến đầu tư và thương mại, tổ chức các diễn đàn, tham gia hội chợ, xúc tiến thị trường tại Campuchia và Lào nói chung và Khu vực Tam giác phát triển nói riêng. Đặc biệt chính sách khuyến khích đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Khu vực Tam giác phát triển đối với các hộ nông dân, tiểu thương các tỉnh khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia - Lào.

2. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa các quốc gia

2.1. Hoàn thiện và phát triển hệ thống đường giao thông kết nối giữa 3 nước

a) Hạ tầng giao thông đường bộ

Giao thông kết nối Việt nam với Campuchia và Lào bằng cả đường bộ, đường thủy và đường hang không. Do có chung đường biên giới dài trên đất liền, vì vậy giao thông kết nối hai nước hiện tại chủ yếu là đường bộ.

Hiện tại giao thông nối liền Việt nam với Campuchia và Lào chủ yếu là hệ thống đường bộ đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và đường địa phương nối liền giữa các tỉnh biên giới hai nước. Vì vậy việc phát triển, hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ kết nối ba nước là điều kiện quan trọng để phát triển quan hệ đầu tư và thương mại giữa hai nước.

Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia - Lào, nhu cầu giao lưu của nhân dân các tỉnh biên giới các nước ngày càng tăng. Ngoài các của khẩu quốc tế, các của khẩu chính giữa các nước, hiện đang hình thành và phát triển một số cửa khẩu tại các tỉnh biên giới các nước và các tuyến đường dân sinh.

Việc đầu tư xây dựng các tuyến đường gắn kết giữa hai nước vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh đầu tư vào Khu vực Tam giác phát triển, đồng thời sẽ góp phần tăng cường các mối quan hệ hữu nghị của các tỉnh biên giới.

b) Về đường thủy:Đường thủy bao gồm đường

sông và đường biển là phương tiện giao thông hết sức thuận lợi giữa các tỉnh đồng bằng song Cửu Long với Campuchia và Lào.Trong những năm tới cần mở rộng và tổ chức khai thác tốt các tuyến đường thủy trên sông Mekong, khai thong các tuyến nối các tỉnh của Lào với Biển Đông là giải pháp hiệu quả để phát triển hợp tác đầu tư và thương mại giữa ba nước noia chung và Khu vực Tam giác phát triển nói riêng.

c) Đường hàng không:Hiện Vietnam Airlines đã mở các

đường bay tới Campuchia và Lào liên doanh với Campuchia (49% vốn) thành lập Hãng hàng không Cambodia Angkor Airlines. Trong những năm tới, về hàng không chủ yếu là đầu tư nâng cao năng lực hoạt động của các tuyến đã có và khai thác hiệu quả sân bay và các đường bay

Page 10: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứU - diễn đàn

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201310

tới Attapu của Lào sẽ tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ Khu vực Tam giác phát triển.

2.2. Xây dựng và triển khai chiến lược chung về phát triển cơ sở hạ tầng

Thông qua hoạt động chung trong khuôn khổ các hiệp định về “Tam giác phát triển” và “Tiểu vùng Mekong” (GMS) hoặc Hiệp định “Hợp tác kinh tế Việt Nam-Campuchia” Chính phủ hai nước thống nhất một số vấn đề liên quan đến đầu tư vào Tam giác phát triển như:

- Chính sách đầu tư, các cơ chế đặc thù về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nhằm tăng cường hợp tác đầu tư giữa hai nước (cần đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự các hoạt động thường kỳ kiểm điểm thực hiện các hiệp định liên Chính phủ).

- Kế hoạch chung về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên quốc gia nối các cảng của Việt Nam, các tuyến quốc lộ liên kết giữa các địa phương trong vùng và từ các trục giao thông chính giữa hai nước đến các của khẩu, đô thị trung tâm, hệ thống cảng sông, cảng biển v.v..

Hiện tại, trong phạm vi các sáng kiến hợp tác tiểu vùng Mekong, Việt Nam, Campuchia và Lào tham gia vào nhiều chương trình phát triển chung, đặc biệt Chương trình phát triển Hành lang kinh tế phía Nam, hành lang kinh tế Đông Tây. Về hạ tầng giao thông, trong phạm vi các Hành lang kinh tế sẽ có ảnh hưởng đến nhiều tỉnh của ba nước trong đó có các tỉnh trong phạm vi của Tam giác phát triển.

Việc đầu tư xây dựng các tuyến đường này có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế khu vực nói chung và đẩy mạnh hợp tác đầu tư vào Tam giác phát triển. Chương trình đầu tư cho các tuyến đường này đang được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Phát triển quốc tế của Australia, Nhật Bản quan tâm tài trợ và hiện tại các nước đều đang trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Đây là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư vào các công trình giao thông của ba nước cũng như các cơ sở kết cấu hạ tầng khác, các trung tâm đô thị, các điểm công nghiệp trong phạm vi của các Hành

lang kinh tế.- Kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ

thuật và hạ tầng xã hội Khu vực biên giới (Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế cửa khẩu); Thành lập các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế đặc biệt nối kết với các khu kinh tế của Việt Nam với các nước Campuchia và Lào tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư và tiến hành các hoạt động thương mại vào Khu vực Tam giác phát triển.

Ngày 29/4/2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020”. Theo đó, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 30 khu kinh tế cửa khẩu, trong đó có các khu thuộc Khu vực Tam giác phát triển. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thu hút đầu tư và các hoạt động thương mại của các khu kinh tế hiện nay còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó hạ tầng giao thông nối kết khu kinh tế của khẩu với các tỉnh của Việt Nam và các nước Lào, Campuchia còn quá yếu kém là nguyên nhân chủ yếu.

2.3. Phát triển hạ tầng kinh tế các dịch vụ khác như viễn thông, tài chính, ngân hàng, thương mại,

a) Về viễn thôngTập trung phát triển tăng cường

đầu tư của doanh nghiệp hiện tại ở Campuchia và Lào của Tập đoàn viễn thông quan đội là Viettel. Trong những năm tới trên cơ sở hạ tầng đã được xây dựng và các dịch vụ hiện có của Viettel, mở rộng địa bàn, nâng cao khai thác các dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao, trong đó cần có giải pháp ưu tiên cho phát triển dịch vụ tại Khu vực Tam giác phát triển.

b) Về tài chính, ngân hàng:Ngoài sự hiện diện của BIDV, tạo

điều kiện để các tổ chức tín dụng khác của Việt Nam tham gia hoạt động tại Campuchia và Lào với nhiệm vụ hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tài chính, tín dụng, bảo hiểm đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại Campuchia và Lào nói chung và cần có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với Khu vực Tam giác phát triển.

3. áp dụng linh hoạt hình thức đầu tư vào campuchia và Lào

Theo quy định pháp luật hiện hành về đầu tư của Lào và Campuchia, các doanh nghiệp Việt nam vào Campuchia và Lào chủ yếu thực hiện theo hình thức đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh với các đối tác của Lào và Campuchia, ít hoặc chưa áp dụng hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), đầu tư theo hợp đồng BOT hoặc BT). Để phát huy lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam và thế mạnh về tiềm năng của các nước trong Khu vực Tam giác phát triển, đặc biệt là đất đai, tài nguyên thiên nhiên khác cần có các hình thức đầu tư thích hợp.

4. giải pháp huy động Việt kiều tham gia đầu tư

Việc huy động người Việt ở Campuchia và Lào nói chung và tại các tỉnh trong Khu vực Tam giác phát triển tham gia đầu tư, kinh doanh là một trong những yếu tố thuận để đẩy mạnh đầu tư của Việt Nam vào khu vực này. Tuy nhiên, với thực trạng người Việt hiện tại ở khu vực này, cần phải có cách nhìn nhận và biện pháp lâu dài để tạo điều kiện cho Việt kiều có thể tham gia đầu tư. Các biện pháp cụ thể là:

a) Củng cố Hội người Việt Nam tại Campuchia và Lào nhằm hỗ trợ Việt kiều ổn định đời sống và phát triển:

Đây là yếu tố quan trọng để tập hợp và tổ chức hoạt động của cộng đồng người Việt ở Campuchia và Lào. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nói trên nên uy tín và ảnh hưởng của Hội còn hạn chế chưa có sức thu hút và khó tập hợp được đông đảo Việt kiều.

Đối với các Hội địa phương cần được củng cố để chủ động và tích cực, một mặt, bảo vệ quyền lợi chính đáng của kiều bào, mặt khác, tuyên truyền phổ biến luật pháp, hướng dẫn kiều bào tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp, chủ động sống hòa nhập với cộng đồng người người bản địa.

Hội Người Việt Nam ở nước ngoài cần có các hoạt động để tăng cường quan hệ với chính quyền địa phương và phối hợp với các cơ quan chức năng của các nước bạn để tranh thủ sự giúp đỡ của bạn giải quyết nhanh chóng các vụ việc liên quan

Page 11: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAngHiên cứU - diễn đàn

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 11

đến Kiều bào. Đồng thời tập hợp và vận động các doanh nghiệp, doanh nhân, nhân sỹ, trí thức người Việt, bà con kiều bào tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau khắc phục khó khăn trong thiên tai, hoả hoạ; tìm và tạo công ăn việc làm cho bà con kiều bào và con em họ.

b) Một số biện pháp phát triển toàn diện cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia và huy động cộng đồng người Việt tham gia đầu tư, kinh doanh tại Campuchia:

- Các biện pháp để nâng cao trình độ văn hóa, năng lực hoạt động, phát huy sức mạnh nội tại của Việt kiều tại các nước:

+ Chính phủ cần có kế hoạch và biện pháp lâu dài thông qua Hội người Việt nam ở Campuchia, vận động các nhà tài trợ hỗ trợ tổ chức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, lao động là Việt kiều để họ có đủ năng lực tham gia hoạt động đầu tư kinh doanh và các công tác xã hội ở các tỉnh trong Khu vực Tam giác phát triển.

+ Hội người Việt Nam tại các nước cần có biện pháp giúp Việt kiều giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc; tạo niềm tin và lòng tự hào dân tộc trong công đồng người Việt; tiếp tục kêu gọi và vận động các Tổ chức, các Cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ giúp đỡ Việt kiều nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt để có thể tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh.

- Biện pháp và hình thức thích hợp tận dụng tiềm năng và lợi thế của người Việt tại Campuchia và Lào, kết hợp với nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước thực hiện đầu tư, kinh doanh tại các tỉnh trong Khu vực Tam giác phát triển:

+ Huy động tiềm lực hiện có của người Việt và Hội Việt kiều (đất đai, con người), tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh, mở mang phát triển cơ sở vật chất của Hội và tạo nguồn tài chính cho hoạt động chung của Hội và hỗ trợ các thành viên của cộng đồng phát triển kinh tế.

+ Thông qua các tổ chức hội, Việt kiều đưa vốn vào đầu tư kinh doanh tại Campuchia và Lào nói chung, các tỉnh trong Khu vực Tam giác phát triển nói riêng.

+ Tận dụng các mối quan hệ của Việt kiều tại các địa phương trong Khu vực Tam giác phát triển để hợp tác đầu tư kinh doanh, đặc biệt là đầu tư kinh doanh cá thể, hộ gia đình.

5. Đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao, hợp tác văn hóa, khoa học kỹ thuật, quốc phòng an ninh, tích cực tham gia hợp tác kinh tế khu vực và tiểu vùng

Bên cạnh các giải pháp có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư, việc tăng cường hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quốc phòng an ninh là các giải pháp gián tiếp và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đầu tư vào Khu vực Tam giác phát triển. Đồng thời với các hoạt động có tính chất song phương cần quan tâm đến các hoạt động đa phương trong hợp tác khu vực và tiểu vùng. Trong các hoạt động nêu trên, cần gắn với các mục tiêu về đầu tư vào Khu vực này.

Nguồn: Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia (VILACAED)

Kinh tế việt nam 2012... (Tiếp theo trang 7)Cũng cần lưu ý, chu kỳ “một năm tăng thấp h ơn, hai

năm tăng cao hơn” của CPI trong 9 năm qua rất dễ lặp lại. Năm 2012 xuất siêu nhẹ, nhưng mục tiêu đề ra cho năm 2013 là nhập siêu khi tốc độ tăng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu...

b/ Tăng trưởng kinh tế năm 2012 là mức thấp nhất (tăng trưởng ở mức đáy) trong 13 năm qua, tính từ năm 2000. Trong đó, tăng trưởng GDP do nhóm ngành công nghiệp và xây dựng (sau hai mươi năm tăng trưởng cao nhất và đã đạt tỷ trọng cao nhất trong GDP, đã trở thành động lực và đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế), thì năm nay đã là năm thứ hai liên tiếp thấp hơn tốc độ tăng chung và thấp nhất tính từ năm 1991.

c/ Thu, chi ngân sách gặp khó khăn lớn nhất trong hàng chục năm qua, do nguồn thu chỉ cao hơn dự toán một chút và tăng thấp so với năm trước. Khó khăn chủ yếu do tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, do nhập khẩu tăng thấp, trong khi chi cho việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, tháo gỡ các điểm nghẽn, tái cơ cấu tăng, chi bảo đảm an sinh xã hội vẫn phải giữ...

Doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản, thu hẹp sản xuất kinh doanh đã xuất hiện nhiều trong năm 2011, tiếp tục diễn ra trong năm 2012 do gặp khó khăn do bị suy kiệt từ mấy năm trước và gặp khó khăn lớn trong năm 2012.

d/ Thị trường chứng khoán lình xình, bị sụt giảm về điểm số, về giá trị giao dịch. Thị trường bất động sản đao xuống cả về giá cả, cả về giá trị giao dịch trong thời gian khá dài. “Tồn kho” cao và diễn ra trên diện rộng, từ nông, thuỷ sản, công nghệ phẩm, xây dựng, bất động sản, tiền vốn, đến cả sinh viên ra trường... Thị trường tiền tệ gặp khó khăn hiếm thấy, khi tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu cao, xuất hiện các nhóm lợi ích thâu tóm ngân hàng...

Mục tiêu năm 2013, với chỉ tiêu chủ yếu là lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn kinh tế vĩ mô ổn định hơn… được coi là kỳ vọng với hàm ý về hai mặt: kinh tế sẽ tốt đẹp hơn nếu mục tiêu đó thực hiện được; nhưng nếu không có biện pháp quyết liệt và đồng bộ thì việc “thoát đáy vượt dốc đi lên” sẽ khó đạt được. Nhân đây, cũng xin cảnh báo về các mô hình kinh tế khi bị khủng hoảng hoặc bị tác động của khủng hoảng. Đó là, mô hình thứ nhất diễn biến theo là hình chữ V, tức là xuống đáy nhanh, nhưng thời gian ở đáy ngắn và thoát đáy vượt dốc đi lên cũng nhanh. Mô hình thứ hai diễn biến hình chữ W, tức là xuống đáy 2 lần nhanh, nhưng ngắn và thoát đáy vượt dốc đi lên cũng nhanh. Mô hình thứ ba diễn biến theo hình chữ U, tức là xuống đáy nhanh, nhưng phải mất thời gian tương đối dài mới thoát đáy vượt dốc đi lên. Mô hình thứ tư diễn biến theo hình chữ L, tức là xuống đáy nhanh, nhưng thời gian nằm ở đó khá lâu, chưa biết đến bao giờ mới thoát đáy vượt dốc đi lên. Rơi vào hình chữ L là xấu nhất, rơi vào hình chữ U cũng là xấu, rơi vào hình chữ W cũng tác động không tốt đến niềm tin, việc điều hành dễ từ cực này sang cực khác; nếu rơi vào mô hình thứ nhất sẽ vừa thể hiện quyết tâm cao, vừa là may mắn.z

Page 12: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứU - diễn đàn

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201312

i . ViỆt Nam ĐẦU tư tẠi LÀo Lào là địa bàn thu hút nhiều nhất

đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong tổng số 60 nước và vựng lónh thổ. Đến nay so với 52 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Lào thì vốn đăng ký của Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc (thứ hai) và Thái Lan (thứ nhất). Riêng năm 2011, Việt Nam có 15 dự ỏn đầu tư vào Lào với vốn đăng ký trên 447 triệu USD, tương đương năm 2010. Trong 6 thỏng đầu năm 2012 đó cú 7 dự ỏn được Việt Nam cấp phộp với tổng đầu tư khoảng 42 triệu USD. tổng hợp lại, theo số liệu của phớa Việt Nam, đến hết thỏng 6/2012 Việt Nam cú 218 dự ỏn được cấp phộp đầu tư tại Lào với tổng vốn đầu tư hơn 3,45 tỷ UsD.

1 . một số lĩnh vực đầu tư chính của Việt Nam tại Lào:

- Trong lĩnh vực năng lượng: Hiện có 15 dự án với tổng công suất 3,357 MW đã được hai bên ký kết Biên bản ghi nhớ, trong đó Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 7 dự án, với tổng công suất 990 MW, tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD. Cụ thể là:

+ Dự án Sekaman 1 công suất 322 MW;

+ Dự án Sekaman 3 công suất 250 MW;

+ Các dự án Nậm Công 2&3 công suất 110 MW;

+Các dự án Sê Kông 2&3 công suất 205 MW;

+ Dự án Nậm Mô công suất thiết kế 105 MW.

Theo báo cáo của chủ đầu tư, dự án thủy điện Sêcaman 3 đã hoàn thành công việc xây dựng, cơ bản

tăng cường quản lý nhà nước trong HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM-Lào hơN 20 Năm vừa qua, hợp tác kiNh tế việt Nam - lào đã đạt được Nhiều thàNh tựu tốt đẹp. NhâN dịp “Năm đoàN kết-hữu Nghị việt-lào 2012”, kỷ Niệm 35 Năm ký hiệp ước hữu Nghị và hợp tác và 50 Năm thiết lập quaN hệ Ngoại giao việt Nam - lào, bài Này xiN khái quát NhìN lại các kết quả và phâN tích kỹ hơN về các yếu kém cầN khắc phục để đẩy mạNh hơN Nữa hợp tác kiNh tế, góp phầN củNg cố và phát triểN mối quaN hệ hữu Nghị truyềN thốNg và đoàN kết đặc biệt giữa hai Nước. hai Nước việt Nam-lào đaNg ra sức thực hiệN thoả thuậN chiếN lược giai đoạN 2011-2020 . bêN cạNh NguồN vốN việN trợ và vốN cho vay của chíNh phủ việt Nam dàNh cho lào, NguồN vốN đầu tư trực tiếp của các doaNh Nghiệp việt Nam vào lào Ngày càNg tăNg về số lượNg và càNg có ý Nghĩa quaN trọNg troNg việc phát triểN kiNh tế-xã hội lào. đếN tháNg 6/2012 việt Nam có 218 dự áN được cấp phép đầu tư tại lào còN hiệu lực, với tổNg vốN đầu tư hơN 3,45 tỷ usd, tập truNg chủ yếu vào các lĩNh vực NăNg lượNg 1,06 tỷ usd(chiếm 32,1%), dịch vụ-hạ tầNg 1 tỷ usd (32%), NôNg lâm Nghiệp khoảNg 526 triệu usd (15,4%) , khai thác khoáNg sảN 418 triệu usd (12,3%), côNg Nghiệp chế biếN-chế tạo 165 triệu usd (4,6%)… tuy NhiêN, troNg quá trìNh thực hiệN, Nhiều bất cập đã bộc lộ, Nhiều vướNg mắc đã Nảy siNh, làm hạN chế hiệu quả của sự hợp tác, troNg đó Nổi lêN vấN đề về quy địNh pháp luật và hiệu quả quảN lý Nhà Nước của cả hai bêN, chậm được xử lý, tháo gỡ, đòi hỏi phải sớm được khắc phục.

l PgS.TS. Vũ ĐìNh TíCh

Page 13: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAngHiên cứU - diễn đàn

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 13

hoàn thành việc lắp thiết bị, đang chuẩn bị phát tổ máy đầu tiên, sẽ tạo doanh thu từ 2013, phần lớn điện từ nhà máy này sẽ xuất sang Việt Nam. Dự án Sekaman 1 vốn thực hiện đạt khoảng 1200 tỷ đồng (tương đương 60 triệu USD), đạt khoảng 15% khối lượng công việc.

Các dự án còn lại đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi, đàm phán hợp đồng phát triển dự án với Chính phủ Lào.

- Trong lĩnh vực khoáng sản: Hiện có 55 dự án đầu tư tại Lào, trong đó giai đoạn tìm kiếm có 27 dự án, giai đoạn thăm dò có 19 dự án, nghiên cứu khả thi có 2 dự án và đang ở giai đoạn khai thác có 7 dự án. Có 2 dự án nằm trong Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ là:

+ Dự án muối mỏ của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam ở tỉnh Savanakhet;

+ Dự án muối mỏ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ở tỉnh Khăm Muộn.

Hai dự án này khi triển khai thực hiện với mức vốn đầu tư mỗi dự án khoảng 400-450 triệu USD sẽ tạo ra tổ hợp công nghiệp lớn tại Lào, làm gia tăng nhanh chóng nguồn vốn đầu tư của Việt Nam tại Lào và sẽ có đóng góp quan trọng vào việc nâng cao giá trị sản phẩm ngành công nghiệp Lào.

- Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp: Đến nay các doanh nghiệp Việt Nam đã được phía Lào cam kết giao khoảng 120.000 ha đất để trồng cao su. Trong đó:

+ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã được giao trên 70.000 ha, hiện đã trồng được gần 30.000 ha cao su (đã có 1642 ha đã khai thác mủ từ 2011);

+ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được giao khoảng 30.000 ha, đã trồng được 13.000 ha cao su, 6.000 ha mía;

+ Dự án 10.000 cao su của Công ty cao su Đắk Lắk đã khai thác mủ cao su từ năm 2011;

+ Công ty Hợp tác Kinh tế ( QK4) được giao 10.000 ha;

+ Dự án trồng cao su của Công ty cổ phần cao su Dầu tiếng tại tỉnh Chăm-pa-sắc và dự án trồng cao su của Công ty hữu nghị Lào – Việt tại tỉnh Sêkông…

Các dự án của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Cao su Đăk Lăk…đang triển khai tốt, đã và đang xây dựng nhà máy, chuẩn bị khai thác và chế biến mủ cao su vào năm 2013.

Trong thời gian qua, nổi lên các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào có hiệu quả như Hoàng Anh Gia Lai với các dự án trồng cao su, mía đường, xây dựng sân bay ở Nam Lào, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp

Cao su, Ngân hàng BIDV, Tập đoàn Viettel…

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính đến hết tháng 6/2012, vốn thực hiện đạt khoảng 691 triệu USD. Đặc điểm cần lưu ý là tỉ trọng vốn đầu tư thực hiện của các dự án Việt Nam đầu tư sang Lào so với các quốc gia khác là khá cao.

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giai đoạn 2006-2010 đạt 1.902 triệu USD, tăng 35% so với giai đoạn 2001-2005. Năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Lào đạt 490 triệu USD, tăng

17,2% so với năm 2009, Việt Nam nhập siêu từ Lào 94 triệu USD. Năm 2012 kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Lào tiếp tục đà tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn hiện nay là điểm sáng rất đáng ghi nhận. Con số 1 tỷ USD kim ngạch thương mại hai nước trong năm 2012 có thể đạt được. Hai nước dự kiến đẩy mạnh kim ngạch thương mại lên 2 tỷ USD vào năm 2015.

Theo thống kê của Lào, hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam có 435 dự án với tổng số vốn đầu tư 5,2 tỷ USD, thuộc nhóm dẫn đầu trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào.

Số liệu của hai nước có sự khác nhau khá lớn. Lý do là bởi cách xác định theo một số tiêu chí khác nhau :

1/ Có một số dự án đã được phía Lào cấp Giấy phép đầu tư hoặc ký Hợp đồng phát triển dự án, nhưng phía Việt Nam chưa cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nên phía Việt Nam chưa thống kê vào tổng vốn đầu tư tại Lào. Ví dụ, vào thời điểm 6/2012, Dự án muối mỏ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 450 triệu USD.

2/ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam thống kê các dự án do Bộ KH&ĐT Việt Nam cấp phép còn hiệu lực và đang trong giai đoạn thực hiện và hoạt động, không tính các dự án hết hiệu lực hoặc bị giải thể trước thời hạn. Phía Lào hiện thống kê tất cả các dự án đã được phía Lào cấp phép (bao gồm cả các dự án đã hết hiệu lực hoặc đã chấm dứt hoạt động trước thời hạn).

3/ Bộ KH&ĐT Việt Nam chỉ thống kê vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào. Trong khi phía Lào thống kê cả các dự án đầu tư do các doanh nghiệp Việt Nam cấp tín dụng (ví dụ như các dự án sân bay Attapư và Hủa Phăn).

4/ Hiện có một số dự án đâu tư quy mô nhỏ của các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam đầu tư tại Lào, đã được chính quyền các tỉnh

Nhìn chung, nhiều dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào hoạt động tốt, đóng góp nhiều mặt cho kinh tế - xã hội Lào, đã được phía Lào ghi nhận và đánh giá cao.❞

Page 14: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứU - diễn đàn

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201314

của Lào cấp phép đầu tư hoặc kinh doanh nhỏ tại Lào, nhưng các doanh nghiệp và cá nhân nói trên chưa thực hiện đăng ký tại Bộ KH&ĐT Việt Nam.

Để làm giảm thiểu các sai khác nói trên, sẽ rất công phu và tốn nhiều thời gian và sức lực, bởi vì phải rà soát toàn bộ các dự án đã được triển khai theo các tiêu chí quy định thống nhất giữa hai Bên. Tuy nhiên, dựa trên nội hàm của khái niệm vốn đầu tư ra nước ngoài, trước mắt có thể sơ bộ xử lý theo đề nghị dưới đây:

- Đối với trường hợp 1/: Theo chúng tôi, trường hợp này nên thống kê theo phía Lào .

- Đối với trường hợp 2/: Trường hợp này nên thống kê theo phía Việt Nam.

- Đối với trường hợp 3/: Trường hợp này nên thống kê theo phía Lào.

- Đối với trường hợp 4/: Trường hợp này nên thống kê theo phía Lào.

2. Đóng góp của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Nhìn chung , nhiều dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào hoạt động tốt, đóng góp nhiều mặt cho kinh tế-xã hội Lào, đã được phía Lào ghi nhận và đánh giá cao. Phần lớn các dự án đầu tư quy mô lớn tại Lào mới được cấp phép đầu tư và đang trong giai đoạn triển khai thực hiện nên lợi nhuận chuyển về nước chưa nhiều. Một số dự án của Việt Nam tại Lào đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả tốt, nhà đầu tư đã có doanh thu và đã

thực hiện các nghĩa vụ tài chính với các cơ quan nhà nước Lào và tạo ra việc làm ổn định cho khoảng 1 vạn lao động của Lào, giúp nâng cao năng lực lao động, tạo thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, bổ sung nguồn thu ngân sách cho Nhà nước Lào. Một số doanh nghiệp đã tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương với số tiền hàng chục triệu USD thông qua việc xây dựng một số trường học, bệnh xá, đường sá, nhà tái định cư cho người dân vùng dự án…Điển hình là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã dành một khoản tài trợ không hoàn lại trị giá khỏang 40 triệu USD để xây dựng các công trình phúc lợi tại tỉnh Attapư; Công ty Golf Long Thành đã cam kết tài trợ trên 6 triệu USD, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cam kết tài trợ trên 6 triệu USD để thực hiện các công trình an sinh-xã hội tại Lào…

Các dự án đầu tư của Việt Nam tạo nền tảng, cơ sở cho việc xây dựng các ngành công nghiệp trong tương lai của Lào như : Khai thác và chế biến mủ cao su, sản xuất đường, phân vi sinh, thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản…

Các lĩnh vực hợp tác nổi bật như giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tiếp tục được ưu tiên, ngày càng đa dạng, phong phú với 5.300 cán bộ, học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam, trong đó 38% thuộc diện học bổng của hai nước và 500 lưu học sinh Lào đang theo học tại

Việt Nam.Bên cạnh đó, các dự án như xây

dựng đường 2E, một số công trình trường học ở các tỉnh của Lào cũng đang được gấp rút hoàn thành đúng chất lượng, tiến độ, sớm đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả trong phát triển KT-XH của hai nước.

Việt Nam và Lào đã thỏa thuận quy trình thí điểm thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam do phía Lào tự thực hiện có sự phối hợp của Chính phủ Việt Nam. Tiếp tục thực hiện “Thoả thuận Hà Nội 2007”.Thực hiện và phổ biến rộng rãi cơ chế ưu đãi về thuế, mở rộng danh mục các mặt hàng được ưu đãi về thuế suất 0 %. Đơn giản hoá các thủ tục tại cảng biển, biên giới, giảm phí vận chuyển, thực hiện hình thức “một cửa một điểm dừng”. Sớm hoàn thiện và ký kết Thoả thuận về Quy chế tài chính và quản lý các dự án viện trợ, Hợp đồng tìm kiếm và thăm dò quặng chì, kẽm tại tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Xiêng Khoảng và Đề án Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác trong giáo dục và phát triển nguồn nhân lực với việc chú trọng việc tiếp nhận học sinh của mỗi nước bảo đảm chất lượng đầu vào; ...

3. Định hướng hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào giai đoạn 2011-2020

Ngày 9-4-2011 Việt Nam và Lào đã ký Thoả thuận Chiến lược giai đoạn 2011-2020 với định hướng: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tinh thần quan hệ đặc biệt theo luật pháp mỗi nước nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hợp tác phát triển kinh tế giữa hai nước. Định hướng này được cụ thể hóa hơn trong một số lĩnh vực sau đây:

- Về hợp tác đầu tư: Thúc đẩy, khuyến khích việc hợp tác đầu tư, tập trung vào các dự án có tính chiến lược, đẩy nhanh tiến độ các dự án đã ký kết, ưu tiên và có cơ chế đặc biệt; các dự án trực trực tiếp

Page 15: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAngHiên cứU - diễn đàn

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 15

giải quyết việc làm; các dự án phục vụ giảm nghèo... hình thành các khu đô thị, thương mại dịch vụ, sản xuất và chế biến nguyên liệu từ cây công nghiệp...Kết hợp chặt chẽ hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, quốc phòng-an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái...

- Về hợp tác thương mại: Phấn đấu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 2 tỉ USD vào năm 2015 và 5 tỉ USD vào năm 2020.

- Trong nông lâm nghiệp: Tăng cường hợp tác chuyên gia, xây dựng quy hoạch, thuỷ lợi, chuyển đổi mùa vụ, nghiên cứu và trao đổi kỹ thuật công nghệ, giống cây con hợp lý, khuyến nông, khuyến lâm, quản lý bảo vệ rừng...

- Hợp tác nối mạng cơ sở hạ tầng: Kết nối giao thông đường bộ trên các trục huyết mạch và các tuyến kết nối qua biên giới với các cảng biển của Việt Nam. Tập trung đầu tư nâng cấp các đường giao thông, nghiên cứu tuyến cao tốc chiến lược. Tăng cường trao đổi năng lượng, liên kết lưới điện, xây dựng các đường dây tải điện và điểm đấu nối và mua bán điện giữa các địa phương, các tỉnh biên giới. Hợp tác xây dựng mạng lưới bưu chính viễn thông, hợp tác du lịch và hải quan...

- Về cơ chế hợp tác: Tiếp tục rà soát bổ sung, sửa đổi các văn bản thoả thuận, phối hợp xây dựng cơ chế chính sách mới phù hợp với luật pháp và tình hình thực tế.

ii. NhữNg BẤt cẬP VỀ QUảN LÝ NhÀ NưỚc Đối VỚi ĐẦU tư cỦa ViỆt Nam tẠi LÀo

Hai Bên đều nhận thấy rằng, hoạt động đầu tư tại Lào của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua vẫn còn một số khó khăn, tồn tại cần được khắc phục. Về mặt quản lý nhà nước, tuy đã có nhiều đổi mới quan trọng, nhưng đến nay vẫn bộc lộ nhiều bất cập, cần tập trung xem xét giải quyết, đó là:

- Việc hỗ trợ cho các nhà đầu tư còn yếu: Công tác hỗ trợ, định

hướng cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp còn rời rạc, thiếu liên kết. Các kiến nghị của doanh nghiệp đôi khi chưa chuyển được tới các đầu mối cần thiết để tổ chức xử lý một cách kịp thời và ít có thông tin phản hồi lại cho doanh nghiệp, nên xuất hiện một số trường hợp nhà đầu tư tự tìm kiếm cách vận động riêng để triển khai dự án. Điều này dẫn tới chi phí đầu tư cao hơn và xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà đầu tư Việt Nam.

- Công tác phổ biến các Hiệp định, thỏa thuận song phương còn hạn chế: Việt Nam và Lào đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác song phương, trong đó nhiều thỏa thuận tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào. Tuy nhiên, một số thỏa thuận này chưa được phổ biến rộng rãi cho cơ quan thực thi cũng như cho các doanh nghiệp, dẫn tới việc đàm phán, ký kết thường nặng ý nghĩa về mặt chủ trương chứ chưa thật sự hỗ trợ được nhiều cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

- Sự liên kết lẫn nhau giữa các nhà đầu tư Việt Nam còn yếu: Các nhà đầu tư Việt Nam tại Lào chưa tạo dựng được một cơ chế liên kết để tương trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động đầu tư tại Lào.

- Pháp luật về đầu tư của Lào còn đang trong quá trình hoàn thiện, khó tiếp cận và vướng mắc trong thực thi: Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của Lào đang trong quá trình sửa đổi, chậm hoàn thiện và khó tiếp cận. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước chưa thật sự đồng bộ làm ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách. Đây là khó khăn cơ bản nhất trong hoạt động đầu tư tại Lào.

- Chưa thống nhất về nhận thức ở các cấp thực hiện đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Từ năm 2001, Đại hội Đảng IX đã xác định chủ trương: “Khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài”. Theo đó, Nhà nước có trách

nhiệm trong việc “Tạo ra khuổn khổ pháp lý nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngoài để phát huy lợi thế so sánh của đất nước”. Tuy nhiên, trong thực tiễn, nhận thức về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa thống nhất. Khi xử lý nhiều trường hợp dự án cụ thể, vẫn còn ý kiến cho rằng hoạt động đầu tư ra nước ngoài chỉ thích hợp khi nào nền kinh tế dư thừa vốn, hoạt động đầu tư ra nước ngoài có khả năng làm cho nguồn vốn đầu tư trong nước bị giảm sút, khó quản lý nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài, dẫn đến tình trạng chảy máu ngoại tệ hoặc không tạo ra nhiều việc làm trong nước… Chính vì vậy, trong điều hành xử lý công việc, một số cơ quan nhà nước có quan điểm quá thận trọng, can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tính năng động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, thời gian xem xét cấp phép đầu tư ra nước ngoài kéo dài do các cơ quan nhà nước không thống nhất được về chủ trương dự án, ảnh hưởng/làm lỡ thời cơ đầu tư của doanh nghiệp.

- Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư ra nước ngoài còn nhiều hạn chế

Mặc dù hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư ra nước ngoài đã có những chuyển biến tích cực, đem lại một số kết quả ban đầu như đã nói trên, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư ra nước ngoài như:

- Thủ tục đầu tư ra nước ngoài kể từ khi ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP tuy đã được cải thiện đáng kể, nhưng vẫn còn không ít trường hợp thời gian thẩm tra dự án còn kéo dài, gây trở ngại cho kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp.

- Cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan nhà nước ở trong và ngoài nước đối với hoạt động đầu tư

Page 16: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứU - diễn đàn

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201316

ra nước ngoài chưa được quy định cụ thể. Mối liên hệ giữa Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo nên khi có vấn đề phát sinh, các doanh nghiệp không tranh thủ được sự hỗ trợ tối đa của Nhà nước.

- Khung pháp luật, chính sách về đầu tư ra nước ngoài theo hình thức gián tiếp còn chưa rõ ràng, thiếu quy định hướng dẫn cụ thể, thiếu văn bản pháp lý về đầu tư ra nước ngoài liên quan tới hình thức mua cổ phần, mua lại và sáp nhập (M & A).

- Chưa có biện pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài

Pháp luật về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn thiếu các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài. Đến nay, mới có hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí được khuyến khích và hỗ trợ theo Quyết định số 116/2001/QĐ-TTg ngày 2/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Chính sách cho vay vốn đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài chỉ mới được ban hành năm 2006 tại Thông tư số 10/2006/TT–NHNN ngày 21/12/2006 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài chưa có được sự quan tâm, hỗ trợ đúng mức từ phía các cơ quan nhà nước. Đối với các doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài cũng chưa được hỗ trợ tìm hiểu môi trường pháp lý, cơ hội và đối tác đầu tư, hướng dẫn về luật pháp, chính sách và thủ tục đầu tư của nước sở tại, vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp phải tự mình tìm kiếm thông tin nên mất nhiều thời gian và chi phí.

Có một thực tế là, trong khi hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được quan tâm và đẩy mạnh thì hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, trong đó có đầu tư sang Lào, chưa được đẩy mạnh

ngang tầm ý nghĩa. Hoạt động xúc tiến đầu tư sang Lào được triển khai nhiều nhưng thường thiếu cụ thể nên hiệu quả chưa cao.

- Công tác quản lý đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn

Công tác quản lý của Nhà nước về đầu tư ra nước ngoài trong thời gian qua cũng gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể là:

- Chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã được quy định rõ trong Luật Đầu tư và Nghị định 78/2006/NĐ-CP, nhưng trong thực tiễn chưa có sự phối hợp chặt chẽ, cụ thể, nên còn nhiều hạn chế.

- Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư sang Lào để rút bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa chưa được thực hiện thường xuyên và có khó khăn do địa bàn đầu tư nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Chưa có tiêu chí đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp.

- Thiếu chế tài cụ thể về việc báo cáo, cung cấp thông tin về triển khai dự án đầu tư cũng như cơ chế giám soát hoạt động đầu tư ở Lào .

iii. mỘt số KiẾN NghỊ NhẰm ĐẨY mẠNh hỢP tác KiNh tẾ ViỆt Nam - LÀo

Tình hình đó đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về

đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Ngày 20/2/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 236/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “ Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài”. Bên cạnh việc thực hiện Quyết định 236, còn nhiều nội dung khác cũng cần triển khai, chúng tôi cho rằng cần tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau đây:

- Cần coi đầu tư ra nước ngoài là phương thức quan trọng nhằm giành quyền chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Riêng đối với Lào, đầu tư của Việt Nam còn mang ý nghĩa chính trị, làm nền tảng cho quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.

- Đầu tư sang Lào phải được coi là một bộ phận cấu thành trong Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cũng như của từng ngành, đảm bảo thực hiện cân đối, sát với thực tế, tránh lãng phí các nguồn lực, hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư sao cho có lợi nhất.

- Nguồn vốn hợp tác kinh tế với Lào hiện gồm 3 bộ phận : Viện trợ của Chính phủ, vốn của các doanh nghiệp nhà nước (thực chất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) và vốn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Thực tiễn cho thấy, nguồn vốn thứ ba ngày càng tăng lên và sẽ đóng vai trò chủ lực, do vậy cần đặc biệt coi trọng nguồn vốn này và tập trung tạo môi trường để nguồn vốn này tăng mạnh và phát huy hiệu quả cao hơn.

- Coi trọng và phát huy có hiệu quả vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở Lào trong việc thúc đẩy các hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng các nguồn tài chính, chất xám, các quan hệ thân thuộc đa dạng, nhiều chiều, nhiều cấp độ và hữu ích đang có tại Lào.

1 .Tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư sang Lào

Ngoài các yêu cầu trên bình diện chung về quản lý nhà nước về đầu tư ra nước ngoài, đối với Lào, còn cần tập trung giải quyết các điểm

Pháp luật về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn thiếu các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài.

Page 17: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAngHiên cứU - diễn đàn

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 17

mấu chốt dưới đây: - Thể chế hóa các thỏa thuận

cấp cao thành các Hiệp định, Nghị định thư, các thỏa thuận cụ thể giữa các Bộ ngành, địa phương, thành các dự án, tránh tình trạng nói nhiều nhưng thực hiện ít hoặc chậm trễ do vướng những vấn đề cụ thể.

- Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho địa bàn Lào, thể hiện đúng mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.

- Kết nối thị trường Lào với khu vực, trước hết là Tiếu vùng Mêkông .

Về pháp luật, chính sách - Sớm ban hành các chính sách

khuyến khích và ưu đãi cụ thể đầu tư sang Lào về vay vốn, nghiã vụ thuế, hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu... Về vấn đề ưu đãi đầu tư cần có thêm quy định dựa trên nguyên tắc: “Chính phủ xem xét, ban hành các khoản và mức ưu đãi riêng đối với các dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về lợi ích quốc gia trên các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, an ninh, quốc phòng” và địa bàn đầu tư chiến lược (gắn với lợi ích quốc gia), có ảnh hưởng đến kinh tế trong nước, các địa bàn đầu tư quan trọng có liên quan đến an ninh, chủ quyền đất nước (khu vực biên giới giáp Việt Nam, các vùng biển các nước trong khu vực gần với Việt Nam v.v.)

- Xác định rõ các địa bàn, lĩnh vực ưu đãi đặc biệt và các chính sách ưu đãi đặc biệt khuyến khích đủ hấp dẫn các nhà đầu tư Việt Nam.

- Cần bổ sung thêm các quy định nhằm khuyến khích, ưu đãi đối với nhà đầu tư về việc doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài đầu tư trở lại Việt Nam.

Thủ tục và công tác hỗ trợ doanh nghiệp

- Chú trọng cải tiến thủ tục, giảm bớt biểu mẫu, giấy tờ, tạo thuận lợi và hỗ trợ cao nhất cho các doanh nghiệp.

- Tổ chức tốt việc thu thập, phổ biến thông tin tới các doanh nghiệp,

tập huấn nghiệp vụ cho các đối tượng cần thiết trước khi đầu tư ra nước ngoài.

- Xác định và phân công thật rõ trách nhiệm của từng cơ quan: Các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại và đầu tư ở Lào trong việc hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện và bảo hộ cho doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam và Lào.

- Tăng cường công tác tổng hợp tình hình, kịp thời xử lý vướng mắc và đề xuất các giải pháp tăng cường chế tài đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư tại Lào.

2 .Về việc sửa đổi Nghị định số 78/2006/CP

Qua tiếp xúc làm việc với các doanh nghiệp đã và đang hợp tác đầu tư với Lào, đồng thời qua trao đổi với nhiều cán bộ của các cơ quan có liên quan đến đầu tư sang Lào , những bất cập của Nghị định 78/CP đã được phát hiện, song chưa được tổ chức nghiên cứu và có giải pháp tháo gỡ hữu hiệu kịp thời.

Dưới đây là một số nội dung cụ thể cần sửa trong Nghị định 78/CP:

a/ Về tài sản đưa ra nước ngoàiTại Điều 7 của Nghị định đã có

quy định về vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhưng cần nói rõ hơn về các tài sản này, nhất là cách thức cụ thể để quản lý việc mang ra và mang về khi dự án kết thúc.

b/ Về sử dụng vốn nhà nướcTăng cường quản lý vốn nhà

nước khi đưa ra nước ngoài là cần thiết, cần nghiên cứu thủ tục quản lý chặt chẽ vì ngay ở trong nước việc quản lý đã khó, khi đưa vốn nhà nước ra nước ngoài càng khó khăn hơn. Trong tổng số hơn 10 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài, trong đó Lào chiếm 1/3, có đến 60% số vốn là của ngân sách nhà nước, nhưng hiện nay chưa nắm được chính xác hiệu quả. Doanh nghiệp được sử dụng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc ngân sách để đầu tư tại Lào đều là

các doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn Nhà nước; các dự án này là dự án chiến lược giữa nước ta với nước bạn. Doanh nghiệp thực hiện đầu tư ở Lào phải theo pháp luật của Lào. Đặc biệt doanh nghiệp liên doanh hoặc hợp tác kinh doanh không thể bắt theo luật Việt Nam khi thực hiện đầu tư. Vì vậy cơ chế sử dụng, quản lý vốn ngân sách để đầu tư sang Lào phải được quy định riêng, đặc thù , khi giao vốn cho doanh nghiệp.

c/ Về lĩnh vực khuyến khích, chính sách ưu đãi

- Điều 75 của Luật đầu tư quy định lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư ra nước ngoài;

- Điều 77 nói về quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài nêu “ được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Pháp luật”;

- Điều 74 nêu Nhà nước “ bảo lãnh vay vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư ”;

- Điều 79 quy định: Chính phủ quy định cụ thể những vấn đề này.

Tuy nhiên cho đến nay chưa có một văn bản nào của Chính phủ hướng dẫn Luật, quy định cụ thể , nên các quy định này trong Luật chưa được thực hiện.

d/ Về thời hạn triển khai dự ánThời hạn triển khai dự án tùy

thuộc vào điều kiện và quy định của nước sở tại, ta chỉ cho phép chứ không quy định thời hạn.

e/ Về đầu tư gián tiếpTrong Nghị định 78/CP chưa

nêu vấn đề đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, trong khi hiện nay đây là nhu cầu hiện thực. Hơn nữa có sự giao thoa giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Vấn đề này cần được xử lý trong Nghị định mới.

f/ Về việc chấp hành kỷ luật báo cáo

Việc chấp hành báo cáo tình hình triển khai các dự án, kết quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư Việt Nam khi hoạt động ở nước ngoài hiện nay chưa nghiêm túc, nhiều trường hợp không báo cáo, báo cáo không đầy đủ thông tin,

Page 18: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứU - diễn đàn

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201318

không đúng thời gian quy định, do vậy cần chặt chẽ hơn với chế tài cụ thể hơn, kể cả rút Giấy phép nếu vi phạm sới số lần nhất định nào đó.

g/ Về việc phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Cần xem xét lại tác dụng của giấy này là gì, có thể thay thế bằng hình thức khác không. Giấy chứng nhận đầu tư quy định đối với dự án góp vốn dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên là quá chặt chẽ . Hơn nữa hạn mức 15 tỷ đồng VN theo quy định của Luật Đầu tư 2005 là tương đương với 1 triệu USD, vào thời điểm hiện nay, con số này không còn thích hợp nữa.

h/ Về việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính

Điều kiện để được đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Nội dung này cần được làm rõ, xác nhận Công ty mẹ hay Chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ.

i/ Về quy định điều kiện đầu tư vào những ngành, lĩnh vực đặc thù và địa bàn đặc thù, cần nói rõ ngành, lĩnh vực, địa bàn đặc thù là theo quy định của nước ta hay theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư, nếu của ta thì ngành nào, lĩnh vực nào, địa bàn nào hoặc quy định ở đâu.

k/ Về báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư, cần phân định 2 trường hợp: (i) Đối với Nhà đầu tư tư nhân là không cần thiết vì việc bỏ vốn và quyết định đầu tư là quyền của Nhà đầu tư; (ii) Đối với Doanh nghiệp nhà nước, việc chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của

người có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư đã xem xét đến yếu tố hiệu quả đầu tư, việc quy định bổ sung loại giấy tờ này là không cần thiết.

l/ Một số vấn đề khác như: Đấu thầu chỉ nên quy định đối với nhà đầu tư sử dụng 100% vốn nhà nước hoặc chiếm cổ phần chi phối trong các dự án đầu tư ở nước ngoài. Vấn đề chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài cần có quy định chuyển vốn chuẩn bị đầu tư đối với các khoản chi phí trước khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Ngoài các dự án cần bảo lãnh thì việc vay vốn và chuyển tiền từ Việt Nam sang Lào để thực hiện đầu tư cũng cần có quy định và có cơ chế thuận lợi như đầu tư trong nước mới thực hiện được.

Vấn đề thủ tục đầu tư , cần có các quy định cụ thể về đồng tiền thanh toán, vấn đề thế chấp vay vốn của doanh nghiệp.

Về trách nhiệm của nhà đầu tư đối với người lao động, cần bổ sung vấn đề bảo hiểm và tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài. Riêng đối với Lào, còn rất nhiều vấn đề liên quan đến thực hiện đầu tư như vấn đề lao động, bảo hiểm, hoạt động Đảng, công đoàn cần được làm rõ vì vậy cần đưa các vấn đề này vào Nghị định sửa đổi. Cần xem xét, chỉ đạo, tạo điều kiện để việc soạn thảo sớm hoàn thành, sớm trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để Nghị định mới sớm được ban hành, đáp ứng yêu cầu của tình hình đầu tư ra nước ngoài nói chung và đặc biệt là đầu tư sang Lào nói riêng.

3. Cần sớm tổ chức và thực

hiện một đề án Điều tra đánh giá toàn diện thực trạng tình hình hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào nhằm làm rõ thực trạng của việc đầu tư tại Lào như thế nào, hiệu quả của công việc đầu tư ra sao, tìm lời giải thỏa đáng cho một số câu hỏi được đặt ra như sau:

1. Tổng số các doanh nghiệp (dự án) của Việt Nam đầu tư tại Lào tính đến hết năm 2012 là bao nhiêu, bao nhiêu doanh nghiệp (dự án) đã đăng ký đầu tư tại Lào đã được triển khai, bao nhiêu doanh nghiệp đăng ký đầu tư tại Lào nhưng chưa được triển khai, bao nhiêu doanh nghiệp đăng ký đầu tư ở lĩnh vực này, song thực tế lại đầu tư sang lĩnh vực khác, bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào nhưng không có giấy phép của Nhà nước Việt Nam,…? Có bao nhiêu doanh nghiệp chủ đầu tư là người Việt Nam nhưng nay đã chuyển sang quốc tịch Lào?

2. Tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp (dự án) của Việt Nam tại Lào tính đến hết năm 2012 là bao nhiêu, cơ cấu vốn đầu tư theo các ngành kinh tế, hình thức đầu tư, thành phần kinh tế (nhà nước, tư nhân, liên doanh,…) như thế nào?

3. Các doanh nghiệp đầu tư tại Lào có những thuận lợi gì, khó khăn gì, nguyên nhân gặp những khó khăn và trở ngại trong qúa trình đầu tư tại Lào? Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ đã thỏa đáng chưa?

4. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp (dự án) của Việt Nam tại Lào trong năm 2012 là bao nhiêu? Lợi nhuận thế nào, đóng góp cho nhà nước Lào và Việt Nam ra sao?

5. Hiệu quả đầu tư sang Lào, ngoài kết quả về kinh tế, còn đem lại ý nghĩa về chính trị -xã hội như thế nào ?

6. Đánh giá xếp hạng các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đầu tư tại Lào dựa trên các tiêu chí nào? Sau khi xếp hạng, giải pháp xử lý đối với các doanh nghiệp yếu kém như thế nào?.z

Hợp tác kinh tế, đầu tư Việt Nam- Lào không chỉ có ý nghĩa quan trọng về kinh tế mà cả về chính trị, an ninh quốc phòng. Đây là địa bàn mà các các doanh nghiệp Việt Nam đang phải cạnh tranh quyết liệt với các nước láng giềng khác và việc đầu tư không chỉ vì lợi ích kinh tế của doanh nghiệp mà vì lợi ích quốc gia . Việt Nam luôn coi quan hệ với Lào là quan hệ đặc biệt, nhưng trong thực tế nội hàm đặc biệt chưa được làm rõ và cụ thể hóa. Hơn lúc nào hết bây giờ là dịp cần làm rõ và tổ chức thực hiện có hiệu quả với những quy định riêng của Chính phủ hoặc Thủ tướng về địa bàn đặc biệt này với các ưu đãi thỏa đáng.

Page 19: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAngHiên cứU - diễn đàn

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 19

Bài viết đề cập đến một số nét nổi bật để cùng trao đổi

Động thái phát triển kinh tế xanh toàn cầu và ở Việt Nam

Đối mặt với hậu quả khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế; cùng với biến đổi khí hậu phức tạp, dân số gia tăng kéo theo nhu cầu về đất, nước, năng lượng tăng nhanh chưa từng có; đã thúc đẩy toàn cầu hướng đến nền kinh tế xanh với nhiều kỳ vọng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thế giới (OECD) xác định, “tăng trưởng xanh” là việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời với đảm bảo cung cấp tài nguyên thiên nhiên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống con người. Lãnh đạo nhiều nước quan niệm, tăng trưởng xanh không chỉ là chương trình môi trường để giải quyết ô nhiễm hay giám khí nhà kính, mà cái lớn hơn, đó chính là thoát khỏi mâu thuẫn để đạt được phát triển trong duy trì sự hoà hợp với môi trường. Tăng trưởng xanh được coi là nguyên tắc phát triển bền vững dựa trên cơ sở duy trì hoạt động kinh tế hiệu quả cùng với tối thiểu hoá sử dụng năng lượng và tài nguyên; tối thiểu hoá áp lực môi trường và coi đầu tư môi trường là một giải pháp phát triển kinh tế (ĐSQ Hàn Quốc 2009).

Tuyên bố Honolulu của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái

Bình Dương (APEC) cuối năm 2011 nhấn mạnh, thách thức môi trường và kinh tế sẽ được giải quyết theo hướng xây dựng nền kinh tế xanh, carbon thấp; nâng cao an ninh năng lượng và tạo nguồn mới cho tăng trưởng kinh tế và việc làm. Theo đó, APEC chủ trương giảm mạnh cường độ sử dụng năng lượng để đến năm 2035 sẽ tiết giảm được 45% lượng tiêu thụ đồng thời với thực hiện kết hợp các chiến lược giảm phát thải thông qua dự án các thành phố carbon thấp. APEC sẽ phát triển danh mục “hàng hóa xanh”; xóa bỏ rào cản phi thuế quan đối với dịch vụ và hàng hóa môi trường và giảm thuế đối với mặt hàng này vào năm 2015 (supelam thao 2012).

Chính phủ nhiều nước đã thúc đẩy tăng trưởng xanh một cách đa dạng. Dù tiếp cận theo cách nào, nội dung phát triển vẫn bao gồm sản xuất, tiêu dùng bền vững; giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu; xanh hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh bằng công nghệ mới; phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao, sử dụng ít tài nguyên; áp dụng biện pháp sản xuất sạch; xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững; bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên; cải tổ và áp dụng các công cụ kinh tế; xây dựng và thực

hiện các chỉ số sinh thái. Từ tổn thất thiệt hại môi trường

năm 2004 lên tới 64 tỷ USD (chiếm 3% GDP); Trung Quốc đã tiến hành những cuộc cách mạng sạch, xanh và công nghệ cao. Chỉ riêng lĩnh vực tái chế và sử dụng năng lượng tái tạo; hàng năm Trung Quốc đã tạo thêm việc làm cho 10 triệu lao động, thu về trên 17 tỷ USD. Tại Hàn Quốc, năm 2008 Chính phủ đã dành 38,5 tỷ USD cho chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Chiến lược “tăng trưởng xanh, các-bon thấp” quốc gia đã hướng vào năng lượng tái tạo; nâng tỷ lệ sử dụng từ 2,7% (năm 2009), lên 6,08% (năm 2020) và đạt 11%. vào năm 2030 Với chiến lược đề ra, Hàn Quốc có thể giảm phát thải khí nhà kính 30% trước năm 2020. (ĐSQ Hàn Quốc 2009). Thập niên 1990, Philippin đã quan tâm đến bảo vệ môi trường; nhiều tổ chức tập trung nghiên cứu hạch toán cạn kiệt tài nguyên rừng; đưa dịch vụ tài nguyên và môi trường vào tài khoản quốc gia. Mối quan tâm về sự đánh đổi giữa tăng trưởng và môi trường bao gồm cả sinh kế, y tế cộng đồng, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đã được Chính phủ Ấn Độ đặc biệt chú ý, quốc gia này đang có nhiều nỗ lực để trở thành nước công bố chỉ tiêu GDP xanh vào năm 2015

Tăng trưởng kinh tế nước ta thời

l TS Lê ThàNh Ý Viện Phát triển Nông thôn và Cộng đồng IDRC

trêN 20 Năm trước, lãNh đạo Nhiều Nước đã NhậN ra Nguy cơ, thách thức môi trườNg troNg phát triểN kiNh tế-xã hội; đếN Nay xu thế kiNh tế xaNh đã trở thàNh trào lưu Nổi bật của tăNg trưởNg bềN vữNg. ở Nước ta, thủ tướNg chíNh phủ đã có

TĂNG TRƯỞNG XANH, XU tHế toàn cẦU VẤn đỀ đỐi VỚi ViỆt naM

l Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 phê duyệt l Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Page 20: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứU - diễn đàn

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201320

gian qua chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, liên quan đến công nghiệp gây ô nhiễm, tiêu tốn nhiều năng lượng hóa thạch và hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) chưa hạch toán tổn hại môi trường, cạn kiệt tài nguyên hoặc không đo lường được đầy đủ những yếu tố này. Do duy trì tăng trưởng cao bằng mọi giá đã dẫn đến những hệ lụy khó lường về suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Trên cơ sở kết hợp hài hòa ba trụ cột kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường; chiến lược phát triển KT-XH thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của nước ta. đã coi phát triển bền vững là một yêu cầu xuyên suốt; Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng hướng tới việc đưa tiêu chí GDP xanh vào hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội quốc gia..

Để hình thành nền kinh tế xanh, hạch toán môi trường và suy giảm tài nguyên quốc gia là việc làm cần thiết để có cơ sở xác định giải pháp dài hạn. Tuy nhiên, hệ thống hạch toán kinh tế và môi trường tổng hợp đang là vấn đề mới mẻ cả về nhận thức và kỹ năng phân tích, tính toán đối với các nhà hoạch định chính sách và các cộng đồng nghiên cứu nước nhà. Thực tế này cũng đặt ra những đòi hỏi bức xúc trong nghiên cứu xây dựng khung khổ phương pháp, thu thập thông tin dữ liệu và nhất là chuẩn bị nguồn nhân lực để thực hiện những nội dung thiết thực.

Phân tích hạch toán tăng trưởng xanh những việc cần làm

Nghiên cứu động thái phát triển và hạch toán xanh toàn cầu và trong khu vực cho thấy, các nước phát triển đã áp dụng hach toán môi trường khá sớm và ngày càng hoàn thiện khung phân tích. Tăng trưởng xanh được lượng định bằng GDP truyền thống khấu trừ giá trị cạn kiệt tài nguyên và thiệt hại ô nhiễm môi trường.

Từ nội hàm rút ra của cơ chế tích hợp thiệt hại môi trường và

suy giảm tài nguyên ở các nước phát triển, năm 1993 tổ chức Liên Hợp Quốc đã đưa ra hệ thống hạch toán kinh tế và môi trường tổng hợp (SEEA) và điều chỉnh vào năm 2003 (SEEA 2003); hệ thông tích hợp này đã gắn kết số liệu thống kê môi trường với kinh tế trên nền tảng của hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Điểm khác biệt cơ bản của SEEA 2003 so với SNA là mô tả được quan hệ hỗn hợp giữa tiền tệ và vật chất (tài khoản dòng hỗn hợp), thể hiện quan hệ tương tác giữa các ngành kinh tế phát thải ô nhiễm trong quá trình sản xuất và bảng cân đối hạch toán xã hội liên ngành có thêm hàng cho ô nhiễm sản xuất và việc phân tích còn xác định được ảnh hưởng môi trường do tăng trưởng kinh tế tác động.

Hầu hết các quốc gia đều vận dụng SEEA 2003, coi đó là cách tiếp cận chính để gắn kết hạch toán môi trường với hạch toán kinh tế. Cho dù chỉ tiêu còn những tranh cãi, song kết quả thu nhận được đã trở thành nguồn thông tin hữu ích trong phân tích chính sách phát triển bền vững và công việc này thực sự có ý nghĩa khi hoàn thiện ở những nước đang phát triển

Trên nền tảng nghiên cứu của viện Quản lý Kinh tế (CIEM), tổ chức UNDP và DANIDA Việt Nam trong giai đoạn 2004-2010; cuối năm 2011 CIEM đã phối hợp cùng Tổng cục Thống kế (GSO) và các tổ chức liên quan tiến hành một dự án mang tên “Khung phương pháp tính chỉ số GDP xanh cho Việt Nam” với những tiêu chí tập trung vào tài khoản có ý nghĩa; trước mắt, hướng vào lĩnh vực có thể thu thập được số liệu thống kê và có khả năng đồng thuận trong hình thành tài khoản thử nghiệm về hiện vật và giá trị cho tính toán GDP xanh của Việt Nam. Dự án đã tập trung nghiên cứu tài khoản tài sản năng lượng không tái tạo (dầu khí, than, khí đốt) và ô nhiễm không khí (khí thải CO2) là loại hình tài khoản quan trong, có phương pháp nghiên cứu và số liệu tính toán cả

về hiện vật và giá trị.Với khung mô hình tính toán

mở rộng cho phân tích môi trường, dự án đã xác định được cấu trúc sử dụng năng lượng lan tỏa và phát thải CO2 do ảnh hưởng của nhu cầu cuối cùng; giá trị tiêu dùng tài nguyên năng lượng, tổng lượng CO2 và lượng CO2 phát thải theo ngành kinh tế trong năm 2007. Trên cơ sở này, đã đưa ra kết quả minh họa để so sánh GDP và GDP xanh những năm 2007-2011.Từ kết quả thu nhận được, các nhà nghiên cứu cho rằng, Việt Nam có thể vận dụng khung hạch toán môi trường quốc tế vào phân tích đánh giá và hoàn thiện hệ thống tài khoản quốc gia theo hướng phát triển nền kinh tế xanh (Vũ Xuân Nguyệt Hồng 2012).

Trong bối cảnh còn nhiều khoảng trống dữ liệu và khó khăn biên soạn tài khoản môi trường; khung hạch toán chỉ số GDP xanh ở nước ta được khuyến nghị nên tập trung vào tài nguyên thiên nhiên và các chất ô nhiễm để tính toán tài khoản tài nguyên và môi trường đủ tin cậy. Do nhiều phân ngành kinh tế và trong công nghiệp chưa thể hiện được chi phí tái sử dụng chất thải; thiếu ma trận chất thải, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên và hệ số chi phí xử lý; các nhà khoa học khuyến nghị Tổng cục Thống kê (GSO) cần đưa các chỉ tiêu ảnh hưởng (suôi/ngược) của các hoạt động kinh tế và môi trường vào điều tra để có cơ sở xây dựng ma trận chất thải trực tiếp và chi phí để xử lý theo từng loại hình với giá cả được chuyển đổi về năm cơ sở cập nhật gần nhất.

Với dự kiến năm 2014 đưa đưa chỉ số GDP xanh vào hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội quốc gia, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, ngay từ bây giờ cần khẩn trương chuẩn bị dữ liệu và đào tạo nhân lực để mở rộng việc nghiên cứu, triển khai và tiến hành thử nghiệm trong một số ngành kinh tế kỹ thuật.

L.T.y

Page 21: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAngHiên cứU - diễn đàn

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 21

Lại một lần nữa đợt “sóng thần” bất động sản đã tràn vào cuốn đi bao cố gắng của những doanh nhân

khát khao với hoài bão làm giàu. Sóng tung lên, cuộn xoáy, làm vỡ tan bao ý tưởng, kế hoạch, dự án lớn nhỏ, kéo theo bao ngành nghề, đến cả nơi tận cùng của những dự định, hy vọng mới nhen lên. Gần 50 ngàn doanh nghiệp đóng cửa, hoặc ngừng hoạt động. Hàng chục công ty chứng khoán không còn khả năng thanh toán. Hơn chục ngân hàng đã lâm vào tình cảnh mất khả năng thanh khoản…mà dường như vẫn chưa dừng lại. Người ta chia sẻ cùng nhau, dựa vào nhau, kể cả lừa đảo lẫn nhau để tìm cách tồn tại trong những lúc này!

Đã thành lẽ thường, khi thành công, ai cũng nhận đó là nguyên nhân, còn lúc thất bại lại thường đổ cho bao nhiêu lý do không làm khác được. Lần này cũng vậy, người ta cho là do thế giới, do đất nước, dự báo, do mạo hiểm, do quản lý dòng tiền…v…v…Song, bên cạnh những lý do, những lo toan, vất vả của đời kinh doanh, giữa những khoảng trống lặng thinh trong sâu thẳm của con tim, chuyện chiến lược lại được người ta suy tư, trăn trở nhiều nhất. Và có lẽ không có bài học nào, lúc nào, chuyện chiến lược lại được trải nghiệm, thấm thía sâu sắc đến như thế!

Qui luật của muôn đời, cái vô hình luôn quyết định cái hữu hình. Chiến lược là mục tiêu, là đường đi khác biệt, nên cũng như thế, muốn thành công phải nhận thức đúng, xác định rõ điểm đến, hoạch định rõ đường đi, rồi mới nói đến hành động và kiểm tra, đánh giá.

Trên thực tế, trong doanh nghiệp, chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, là mối quan tâm hàng đầu, định hướng cho mọi hoạt động kinh doanh. Chiến lược quyết định qui mô, chiến lược quyết định cơ cấu bộ máy tổ chức… chứ không phải là điều ngược lại.

Nếu không biết nơi đến thì đi đâu chẳng vậy. Chiến lược không

chỉ là tầm nhìn nhưng ở đâu không có tầm nhìn, con người sẽ diệt vong (như Kinh Thánh nói). Không biết sẽ đi về đâu, không biết sẽ tới đâu như người mù đi vào giữa phố, như thầy bói xem voi với những khát vọng của mình. Trong khi còn hơn thế, phải biết biến tầm nhìn của nhà lãnh đạo trở thành khát vọng cho mọi người mới mong được thành công.

Chưa bao giờ như bây giờ, các doanh nghiệp thấu hiểu, tầm nhìn, sứ mệnh trong chiến lược, không phải chỉ là một khẩu hiệu được cố gắng nghĩ ra cho “kêu”, để ra oai, mà phải được trăn trở, thai nghén cùng với hướng đi, để tìm được con đường khác biệt, với những bước đi riêng, tới nơi ước hẹn của mình.

Ai cũng biết, hướng đi quan trọng hơn tốc độ, không có hướng đi đúng mà đi nhanh còn để lại hậu quả khôn lường. Không thể tiện đâu làm đấy, thấy có lời thì kinh doanh, thấy sản phẩm nào bán được thì sản xuất. Không thể cứ thấy lời là làm, thấy bất động sản tạo ra lãi “thần kỳ” là vội kinh doanh bất động sản, chẳng phải thấy chứng khoán “phất nhanh” là đầu tư vào chứng khoán, hay thấy ngân hàng “dễ làm” là vội đầu tư thành lập ngân hàng… Câu nói, ngày xưa trái đất không có đường đi, do người ta đi mãi thành đường, không thích hợp trong hoạch định chiến lược của doanh nghiệp.

Không khác biệt như lạc vào rừng cơ hội. Khác biệt hay là chết, cứ thấy lãi là làm, liên quan đến tồn vong của doanh nghiệp ngày nay.

Có nhiều cách xác định chiến

lược, nhưng thực tế đã chứng minh, cách tư duy ngược, xác định đích đến trước rồi mới xác định mục tiêu của từng mốc thời gian ngược lại, tới điểm hiện nay, là cách xác định tốt nhất cho mọi doanh nghiệp, mọi ngành.

Nhưng xác định như thế nào, hay luôn thấy mình chậm chân, bất ổn, khi nào cũng phải cố gắng gồng lên theo người khác, nhưng càng cố gắng thì càng thấy mình dở, mình kém, và càng tuyệt vọng. Cố gắng là cần thiết nhưng khi hoạch định, điều hành, có một mức tối thiểu phải làm cho doanh nghiệp không thể xuống thấp hơn. Cao hơn mức này, thì có hàng triệu thứ cho ta có thể phát triển. Tức là có rất nhiều, và có thể chỉ là có khả năng không bắt buộc. Ta không thể ôm hết đất trời, nên đừng ôm đồm quá đáng. Tham lam dẫn tới ôm đồm là chiến lược của người thua cuộc, bởi không ai, không doanh nghiệp nào, và cũng không có hoàn hảo bao giờ.

Con người, cũng như doanh nghiệp hay đất nước. Chỉ có một chiến lược thành công duy nhất là tập trung vào một hoặc một hai điểm mạnh, đừng tiêu tán năng lực vào những điểm chưa mạnh để khắc phục, hay vực dậy hàng triệu điểm yếu của mình. Ai làm được điều đó sẽ là người chiến thắng.

Nhận thức đúng, hoạch định đúng là bước khởi đầu nhưng là điều kiện tiên quyết của thắng lợi. Trong khi triển khai, đánh giá và kiểm soát là bước tiếp theo cụ thể, nên rất cần công cụ tốt.

(Xem tiếp trang 24)

l Phạm QuốC mạNh

NHÂN KHỦNG HOẢNG nÓi VỀ cHiến LƯỢc KinH doanH

Page 22: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ngHiên cứU - diễn đàn

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201322

Các tổ chức tài chính qui mô nhỏ còn được gọi là tài chính vi mô (TCVM). Đây là những quỹ tín dụng

nhân dân, các hội hỗ trợ tín dụng...với đối tượng phục vụ chính là người nghèo. Các tổ chức phi chính phủ cũng được xem là tổ chức TCVM. Trước những năm 1970, người ta chưa làm quen với thuật ngữ TCVM. Ngày nay, đây là một khái niệm khá phổ biến. TCVM có vai trò rất quan trọng đối với các nước đang phát triển. TCVM không lớn về nguồn vốn nhưng lại có tác động hết sức quan trọng đối với việc nâng cao mức sống của đa số các hộ gia đình nghèo. Kinh nghiêm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy điều này. Đối với Campuchia, điều này càng đúng đắn. Campuchia là còn nghèo, thì phát triển TCVM cũng như các dịch vụ tài chính khác là nhiệm vụ hàng đầu. Hệ thống tài chính phát triển sẽ có tác động hết sức mạnh mẽ, thúc đẩy nền kinh tế và tăng cường tính kết nối giữa các khu vực kinh tế.

Từ năm 2001, ngành TCVM Campuchia đã cho thấy tích cực họat động, với những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên để làm cho ngành này phát triển rộng hơn nữa và nâng cao hiệu quả hoạt động, cần chú ý một số nội dung sau đây:

mở rộng thị trường tcVm Phải xác định thị trường TCVM

là cần thiết đối với sự phát triển kinh tế. TCVM có vai trò quan trọng, vì nó cung cấp vốn cho nền kinh tế cămpuchia, vốn chủ yếu dựa trên hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Mở rộng hoạt động thị trường TCVM không chỉ giới hạn trong việc tăng số lượng các tổ chức tài chính, mà cần đưa chúng vào trong

một khuôn khổ có tính pháp lý nhất định, ví dụ như khuyến khích các tổ chức TCVM tham gia vào Hiệp hội TCVM Campuchia (CMA), tạo cơ hội tốt cho các tổ chức tài chính trao đổi kinh nghiệm và thông tin liên quan. CMA có thể hợp tác với Ủy ban Phát triển Tín dụng Nông thôn (CCRD) để phát triển và phổ biến các chính sách nhằm nâng cao sự đối thoại, sự vận động, việc nghiên cứu và trao đổi thông tin nhằm phát triển ngành TCVM.

tăng cường quy chế pháp luật và giám sát

Đây là một khâu yếu nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, tài chính của Campuchia hiện nay, bao gồm cả lĩnh vực TCVM. Campuchia đã có một hệ thống các văn bản pháp luật, để bảo vệ lợi ích của tất cả người tham gia trong lĩnh vực TCVM, với những quy định tương đối rõ ràng. Các quy chế pháp luật liên quan đến lĩnh vực này đã được Quốc hội Campuchia ban hành và sửa đổi bổ sung. Chẳng hạn như: sửa đổi bổ sung điều 14 và điều 57 của Luật tổ chức và hoạt của Ngân hàng nhà nước Campuchia, ban hành ngày 29/12/2006; Luật chống rửa tiền và dịch vụ tài chính phục vụ khủng bố, ban hành ngày 24/6/2007. Tuy nhiên, những luật nêu trên mới chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô, chưa bao quát lĩnh vực TCVM. Các chính sách trong lĩnh vực này chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và cho phép các tổ chức TCVM độc lập, tự chủ. Do vậy, cần phải có những quy định chi tiết hơn, để tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, chi tiết hóa các quy định liên quan đến hoạt động TCVM. Điều này sẽ giúp các đơn vị, cá nhân đang tiến hành kinh doanh như là

một tổ chức TCVM, hoặc kinh doanh với tư cách là một ngân hàng được đối xử bình đẳng trước pháp luật.

Một vấn đề quan trọng khác là phải có cơ chế giám sát, hỗ trợ và củng cố năng lực của Ngân hàng Nhà nước Campuchia (NBC) để kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của ngành TCVM, đồng thời đảm bảo rằng tất cả các tổ chức nhận tiền gửi phải đáp ứng các yêu cầu về các quy định và giám sát của pháp luật.

Mặt khác, cần phải khắc phục sự chồng chéo giữa các cơ quan giám sát, nhằm bảo đảm tính công bằng minh bạch. Chỉ có như vậy mới có thể giải quyết vấn đề rủi ro, giảm sự vi phạm pháp luật và tạo một sân chơi bình đẳng. Theo đó, người kinh doanh tiền tệ, người cho vay, hợp tác xã tín dụng, tất cả đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn tương tự nếu tham gia vào hoạt động ngân hàng và TCVM. Hệ thống quản lý cần được phát triển phù hợp với các tiêu chuẩn dành cho các tổ chức tín dụng đang hoạt động. Ví dụ, các tổ chức TCVM đã đăng ký và được cấp phép có thể nâng cấp trở thành một ngân hàng đầu tư, hoặc ngân hàng thương mại, nếu nó đạt được tiêu chuẩn như là một ngân hàng theo đúng quy định trong quy phạm pháp luật Campuchia.

mở rộng mạng lưới tcVm TCVM là một dịch vụ có mục

đích hỗ trợ phát triển ở nông thôn. Khách hàng chính của ngành thường là dân nghèo ở nông thôn, vùng sâu, xa. Hiện nay, hơn 80% dân số sống ở vùng nông thôn, có nhu cầu rất lớn vè vốn. Do vậy, cần thiết tạo ra nguồn vốn lâu dài ổn định. Trong bối cảnh đó, các tổ chức TCVM cần tiếp tục phát triển, thông qua các nguồn tài trợ thương mại độc lập từ các nhà tài trợ quốc tế hoặc NBC. Việc thành lập hệ thống thanh toán quốc gia, thị trường tiền tệ và liên tục cập nhật các thông tin tài chính, sẽ phục vụ cho việc hỗ trợ phát triển mối liên hệ giữa ngân hàng và các tổ chức TCVM.

Chính vì thế, việc thành lập tổ chức TCVM ở địa phương là rất cần thiết. Cần mở rộng mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng nhỏ,

l PgS, TS. NguyễN VăN LịCh - Th.S. Ly roThA Học viện Ngoại giao Việt Nam

PHÁt tRiỂn tài cHínH Vi Mô

ở Campuchia

Page 23: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAngHiên cứU - diễn đàn

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 23

để mọi người dân ở bất kỳ khu vực nông thôn nào, cũng có thể tiếp cận một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Nhiệm vụ của chính quyền là phải xem xét và đánh giá thật kỹ về năng lực và mục đích hoạt động của các tổ chức đó, trước khi cấp giấy phép đầu tư. Tránh trường hợp lừa đảo, làm thiệt hại đến lợi ích của người dân. Do vậy, trước khi cho phép một tổ chức TCVM nào đó hoạt động, chính phủ cần xem xét kỹ lưỡng về nguồn vốn và các dự án của các tổ chức đó, để hạn chế rủi ro cho người tham gia hoạt động. Thực tế, hiện nay ở Campuchia có một số tổ chức đang hoạt động với tư cách là một Tổ chức Phi chính phủ (NGO), nhằm mục đích giúp phát triển kinh tế xã hội Campuchia. Nhưng thực ra, hoạt động của các tổ chức này chỉ vì lợi ích của họ, hơn là vì lợi ích cộng đồng. Chính phủ cần phải xem xét lại và ra lệnh rút giấy phép hoạt động đối với những NGO loại này.

Với một nước nghèo như Campuchia, để phát triển các tổ chức TCVM, không thể dựa vào nguồn lực trong nước. Do vậy, cần mở rộng phạm vi hoạt động, để có thể kêu gọi, khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư không chỉ trong mà ở cả ngoài nước tham gia vào ngành TCVM.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

Hiện nay, đọi ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực TCVM vừa thiếu lại vừa yếu, do không được đào tạo một cách cơ bản, chính quy. Do vậy, cần phải nhanh chóng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán này, vì chính họ mới là người quyết định sự thành công hay thất bại của chương trình TCVM. Đào tạo nguồn nhân lực này, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc hỗ trợ đào tạo không chỉ giúp cho đội ngũ cán bộ TCVM nhanh chóng nắm vững khả năng phân tích, đánh giá các vấn đề ở cơ sở, mà còn cung cấp cho họ kỹ năng cần thiết, để từ đó hướng dẫn và dạy cho người nghèo sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, đội ngũ cán

bộ được đào tạo này chính là nguồn nhân lực cơ bản, cần thiết cho sự phát triển bền vững, lâu dài, hiệu quả của hệ thống TCVM, nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. từ thực tế trên, việc thành lập một số cơ sở đào tạo là hết sức cần thiết. Các cơ sở này phải đáp ứng chất lượng, mới có thể cung cấp nguồn nhân lực cần thiết đối với công việc thực tiễn.

Nâng cao nhận thức và hỗ trợ cho người đi vay

TCVM mở rộng và phát triển, đã làm thay đổi cuộc sống của người dân nghèo ở nông thôn. Nhờ sự phát triển của lĩnh vực tài chính nói chung,TCVM nói riêng, đa số người dân nghèo đã có cơ hội để phát triển ngành nghề, cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó, nâng cao thu nhập, giảm đói nghèo, phù hợp với cương lĩnh chính trị của Chính phủ Hoàng gia Campuchia.

Nhìn vào kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Campuchia cho thấy, người phụ nữ có vai trò chính trong việc quản lý tài chính gia đình. Chính phủ, tổ chức TCVM cùng với các NGO khác cần có chính sách thu hút lực lượng phụ nữ tham gia vào thị trường lao động tại địa phương, bằng cách dạy nghề cho họ, đặc biệt là với những phụ nữ trong những gia đình khó khăn. Ở Campuchia, thông thường phụ nữ là người quản lý tiền trong gia đình. Nếu họ có trình độ, có nghề nghiệp sẽ giúp nâng cao thu nhập của gia đình, sẽ là động lực cho xóa đói, giảm nghèo. Ngoài ra, đối với những người khuyết tật, những người sống ở các vùng tkhan hiếm tài nguyên thiên nhiên, thông qua việc mở rộng mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng nhỏ, sẽ giúp họ có cơ hội được hỗ trợ, đồng thời được trợ giúp các cơ hội kinh doanh khác.

Kinh nghiệm thực tế nhiều năm ở Campuchia cho thấy, trong khi thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính, không nên phân biệt đối xử đối với các khách hàng dựa trên tình trạng về thể chất, hoặc khoảng cách địa lý. Ở những vùng xa xôi, các tổ chức TCVM có thể đề nghị chính phủ giúp

đỡ thành lập các cơ chế phát triển, với quỹ tài trợ đặc biệt, để đào tạo và dạy nghề cho người nghèo, nhằm mục đích giúp họ hội nhập vào nền kinh tế, tránh trường hợp bỏ rơi họ.

Hướng dẫn cho người tham gia hoạt động TCVM, đặc biệt là người dân nghèo ở nông thôn, hiểu biết về lợi ích và rủi ro mà TCVM mang lại có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hiệu quả của hoạt động TCVM. Việc hướng dẫn sẽ giúp họ tính toán được khả năng trả nợ đối với khoản tiền vay từ tổ chức tài chính. Trên thực tế, do trình độ thấp, thiếu hiểu biết, cho nên các khoản vay không được sử dụng một cách hiệu quả. Không ít trường hợp hoặc là người dân không biết sử dụng làm gì, hoặc sử dụng vào các mục đích không hiệu quả. Tình trạng này tương đối phổ biến ở Campuchia. Hiện nay, một số người dân, nhất là ở nông thôn, mặc dù không kinh doanh, nhưng muốn có tiền chi tiêu, nên đã đem nhà đất đi thế chấp tại ngân hàng hoặc tổ chức TCVM. Họ không có khả năng hoàn trả và bị kẹt vào tình trạng nợ ngày càng cao. Cuối cùng, họ buộc phải bán nhà đất với giá thấp, để trả lãi suất cho ngân hàng. Sau khi bán hết nhà đất, họ sẽ rơi vào tình trạng nghèo khổ hơn trước khi vay tín dụng. Vì lý do trên, việc xác định đối tượng, để ngành TCVM chưa thể cung cấp dịch vụ tài chính cho cũng là một điều cần thiết.

Trong thực tế, có những nhóm người nghèo không có tài sản hoặc nghề nghiệp, không có thu nhập, nên họ không có tiền gửi hoặc không có khả năng trả lại khoản tiền vay tín dụng. Nếu cung cấp tín dụng cho họ, thì trong nhiều trường hợp, họ sẽ rơi vào một tình trạng tồi tệ hơn là không được vay, vì họ sẽ sống dưới sự áp lực của việc trả nợ. Họ sẽ có các khoản nợ mà trước đây họ không bao giờ có. Đối với nhóm người này, cần phải hỗ trợ, để giúp họ thoát ra khỏi tình trạng nghèo. Từ đó, họ có thể thâm nhập vào thị trường dịch vụ TCVM và trở thành đối tượng của các tổ chức TCVM.z

Page 24: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201324

HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM Và KHU Vực

Nhân khủng hoảng... (Tiếp theo trang 21)Doanh nghiệp càng tăng trưởng nhanh, càng cần công

cụ có tốt để đảm bảo chắc chắn đi tới đích vững vàng.Không thể cứ lấy kinh nghiệm thành công cũ để áp

dụng cho hôm nay, vì thế giới luôn thay đổi. Có được thành công nhanh, sớm rồi chủ quan cho rằng tương lai không khác gì quá khứ, những gì tốt cho hôm qua cũng tốt cả cho tương lai, là đường đi tới thất bại khôn lường.

Trong doanh nghiệp, bao giờ cái biết như vậy để nhận thức đúng về chiến lược, cần có sự thay đổi về tư duy, mà bắt buộc trước hết phải là tư duy của người đứng đầu

doanh nghiệp, bởi trong ấy họ là người lãnh đạo, hiểu biết không tạo nên một nhà lãnh đạo, nhưng thiếu hiểu biết thì không thể trở thành nhà lãnh đạo. Trong khi lãnh đạo chính là hiểu rõ nguồn lực của bản thân, là dự báo tình huống, là nắm bắt xu hướng để hoạch định tương lai và chèo lái “con thuyền”.

Chúng ta đang bước vào sân chơi quốc tế và là “quốc tế mới”, nếu biết quan tâm thích đáng đến chiến lược mới mong đến được thành công và phát triển bền vững. 20% trong các yếu tố để quyết định 80% thắng lợi trong doanh nghiệp, có lẽ chính là chiến lược. Chiến lược đúng sẽ không thất bại. Còn nếu có, thất bại cũng là thành công nhưng chỉ bị trì hoãn tạm thời.z

Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng gần gũi, có quan hệ hữu nghị truyền

thống lâu đời, nhân dân hai nước là anh em gắn bó, chia ngọt, sẻ bùi. Thiên nhiên nhân hậu đã cho dòng sông Mekong chảy qua hai nước, tưới mát cho những cánh đồng lúa bát ngát dọc đôi bờ, mang cá tôm nuôi dưỡng con người, làm nên cuộc sống trù phú của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia. Dòng Mekong cũng chứng kiến mối tình hữu nghị đoàn kết keo sơn giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia ngày càng phát triển.

Ngược dòng thời gian 45 năm trước, ngày 24/6/1967 đã đánh dấu sự kiện quan trọng hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, khi nhân dân Việt Nam còn đang trong giai đoạn đấu tranh khốc liệt chống giặc ngoại xâm. Đây là sự ủng hộ có ý nghĩa cao cả của Campuchia đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự kiện này cũng khẳng định sự ủng hộ chân tình của nhân dân Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, nền trung lập của Vương Quốc Campuchia do Cựu Quốc Vương Norodom Shihanouk đứng đầu.

Chào mừng sự kiện có ý nghĩa quan trọng này, trong chuyến thăm hữu nghị cấp nhà nước tới

Campuchia từ ngày 6-8/12/2011 của Tổng bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam Nguyễn Phú Trọng, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí lấy năm 2012 là Năm Hữu nghị Việt Nam – Campuchia. Các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân hai nước đã tích cực hưởng ứng năm hữu nghị, đã và đang tổ chức nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, đặc biệt là Lễ Mít tinh trọng thể kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.

45 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao là thời kỳ lịch sử đặc biệt của quan hệ Việt Nam – Campuchia, khi nhân dân hai nước anh em đã đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì quyền được sống trong tự do, hạnh phúc và xây dựng đất nước phồn vinh.

Sau những năm tháng cùng kề vai sát cánh, đồng cam, cộng khổ bên nhau tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân, đế quốc, lẽ ra nhân dân hai nước cùng được hưởng hòa bình để xây dựng cuộc sống ấm no,

hạnh phúc, nhưng tập đoàn Pôn Pốt đã tiến hành chính sách diệt chủng tàn khốc, giết hại hàng triệu người dân Campuchia, xoá bỏ đến tận gốc mọi cơ sở xã hội, đẩy dân tộc Campuchia vào thảm họa bị diệt chủng. Tập đoàn Pôn Pốt còn tiến hành cuộc chiến tranh đẫm máu, xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, gây nên những tội ác tày trời đối với nhân dân Việt Nam.

Trước tình hình đất nước Campuchia nguy vong, các lực lượng cách mạng yêu nước chân chính của Campuchia đã vùng dậy, lập nên Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia để tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống lại bè lũ diệt chủng. Đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia, đồng thời cũng để thực hiện quyền tự vệ chính đáng bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng của mình, các chiến sỹ Quân tình nguyện Việt Nam đã không quản hy sinh, sát cánh cùng Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ thần tốc, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, đưa đến thắng

45 năm quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia

Page 25: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 25

HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM Và KHU Vực

lợi ngày 7/1/1979 của Cách mạng Campuchia.

Với thắng lợi lịch sử này, nhân dân Campuchia đã khép lại một trang sử đen tối, đau thương của dân tộc mình, thực hiện công cuộc hồi sinh dân tộc và mở ra kỷ nguyên độc lập, Hoà Bình, tự do và phát triển cho đất nước Campuchia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước phát triển lên một giai đoạn mới, gắn bó, tin cậy lẫn nhau. Sau sứ mệnh lịch sử vô tư, trong sáng, nhiều Đoàn chuyên gia và Quân tình nguyện Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế cao cả của mình đối với nhân dân Campuchia và về nước.

Sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991 và cuộc Tổng tuyển cử năm 1993, quan hệ hai nước chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Với phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, trong những năm qua, quan hệ hai nước đã không ngừng được củng cố và phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực, mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân hai nước.

Hai bên tiếp tục duy trì truyền thống trao đổi các đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội cũng như giữa các bộ, ngành, địa phương và giao lưu nhân dân. Qua các chuyến thăm, Lãnh đạo cấp cao hai nước đều khẳng định quyết tâm cùng nhau vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước và coi đây là nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.

Chuyến thăm Việt Nam của Quốc vương Norodom Sihamoni tháng 6/2010 cũng như chuyến thăm Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 8/2010 và đặc biệt chuyến thăm hữu nghị Nhà nước Campuchia mới đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (6-8/12/2011) có ý nghĩa to lớn, đưa

quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, thắt chặt quan hệ láng giềng tốt đẹp, tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Trong dịp này, Thái Thượng hoàng Norodom Shihanouk đã nói rằng “Campuchia và Việt Nam là hai nước không thể tách rời, mối quan hệ quý báu giữa hai nước cần được phát huy trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước.”

Hợp tác chặt chẽ giữa hai nước được thực hiện qua các cơ chế như Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, Hội nghị Hợp tác Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia, Hội nghị Xúc tiến Đầu tư được tổ chức hàng năm, đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, một số tỉnh thành của hai nước tuy không có chung

biên giới, nhưng cũng tích cực thúc đẩy quan hệ kết nghĩa, ký các thỏa thuận hợp tác, điển hình như các cặp quan hệ Thành phố Hồ Chí Minh – Phnom Penh, Hải Phòng – Sihanouk Ville và gần đây có thêm nhiều tỉnh thành của hai nước đang đi theo hướng hợp tác tích cực này.

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước cũng đã phát triển nhanh chóng. Năm 1997-1999, kim ngạch thương mại hai chiều mới chỉ đạt khoảng 130-150 triệu USD/năm, nhưng từ năm 2005, kim ngạch thương mại hai nước tăng trung bình khoảng 30-40%/năm. Cụ thể là năm 2007 đạt hơn 1,2 tỷ USD, năm 2008 đạt 1,6 tỷ USD, năm 2009 đạt 1,33 tỷ USD, năm 2010 đạt 1,8 tỷ USD, năm 2011 đạt 2,8 tỷ USD. Hai nước phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 5 tỷ USD trong 5 năm tới. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 100 dự án được cấp phép đầu tư tại Campuchia với tổng số vốn trên 2,2 tỷ USD, tập trung trên các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, năng lượng, trồng cây cao su, chế biến nông sản.

Cùng với sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ chung giữa hai nước, các cơ quan, lực lượng chức năng và các địa phương biên giới Việt Nam và Campuchia đã và đang tích cực phối hợp chặt chẽ triển khai công tác phân giới cắm mốc biên giới trên bộ để sớm hoàn thành công tác này theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai nước. Việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen cùng dự Lễ Khánh thành cấp nhà nước cột mốc số 314, cột mốc cuối cùng trên đường biên giới trên bộ (thuộc tỉnh Kiên Giang của Việt Nam và tỉnh Kam Pốt của Campuchia) vào đúng ngày kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia (24/6/2012) thể hiện quyết tâm cao của Lãnh đạo và lòng mong muốn của nhân dân hai nước trong việc

Hợp tác về giáo dục đào tạo vẫn luôn là ưu tiên cao trong quan hệ giữa hai nước. Hàng năm, Việt Nam và Campuchia vẫn dành cho nhau hàng trăm suất học bổng dài hạn và ngắn hạn cho sinh viên, nghiên cứu sinh, cán bộ của các bộ, ngành và địa phương của hai nước.

Page 26: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201326

HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM Và KHU Vực

xây dựng đường biên giới Việt Nam – Campuchia thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

Quan hệ giữa Mặt trận, Hội phụ nữ, tổ chức thanh niên, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia cũng ngày càng được tăng cường với nhiều nội dung hoạt động thiết thực, góp phần vào việc nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, qua đó góp sức vào việc giữ gìn, vun đắp cho quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hai nước vẫn dành cho kiều dân của nhau nhiều thuận lợi nhằm ổn định cuộc sống, tạo điều kiện bình đẳng cho họ tham gia đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc xây dựng đất nước nơi họ sinh sống. Giao lưu nhân dân, nhất là ngành du lịch giữa hai nước ngày càng phát triển. Năm 2011, Việt Nam trở thành nước đứng đầu về lượng du khách đến Campuchia với số lượng khoảng 600.000 lượt người.

Hợp tác về giáo dục đào tạo vẫn luôn là ưu tiên cao trong quan hệ giữa hai nước. Hàng năm, Việt Nam và Campuchia vẫn dành cho nhau hàng trăm suất học bổng dài hạn và ngắn hạn cho sinh viên, nghiên cứu sinh, cán bộ của các bộ, ngành và địa phương của hai nước. Trong lĩnh vực y tế, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành y tế Việt Nam vẫn dành cho người dân Campuchia sống dọc biên giới Việt Nam được hưởng chế độ khám chữa bệnh ưu đãi như đối với người Việt Nam. Ngoài ra ngành y tế còn thường xuyên cử các đoàn bác sỹ Việt Nam sang khám, mổ mắt miễn phí cho người Campuchia. Đó là những việc làm cụ thể, rất có ý nghĩa của tình hữu nghị giữa hai nước láng giềng anh em. Bên cạnh đó, các hoạt động giao lưu văn hóa, trong đó có việc tổ chức “Tuần Văn hóa” của hai nước theo hình thức luân phiên thường niên đã phát

huy vai trò là “cầu nối” giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.

Không chỉ trong khuôn khổ song phương, hai nước cũng ngày càng hợp tác, gắn bó và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như hợp tác ba nước Campuchia – Lào – Việt Nam (CLV), hợp tác bốn nước Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam (CLMV), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong(ACMECs), Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ASEM, Liên hợp quốc (UN)… Hiện nay, Campuchia đang đảm đương vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2012, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và chân thành chúc Campuchia hoàn thành trọng trách của mình. Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia cũng có những bước phát triển tích cực. Hai bộ vừa tiến hành Cuộc Giao lưu lần thứ 3 và thỏa thuận sẽ tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp này.

Với lịch sử giàu truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau vô tư, trong sáng như vậy, quan hệ hai nước sẽ có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tầm cao mới. Điều thuận lợi cơ bản là nhân dân hai nước trải qua thăng trầm của lịch sử đã kề vai sát cánh bên nhau trên tinh thần tin cậy. Lãnh đạo cấp cao hai nước khẳng định quyết tâm tiếp tục cùng nhau vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam – Campuchia phát triển nhằm mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước. Sự trao đổi thường xuyên các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hai nước đã tạo tiền đề và đường lối đúng đắn cho mối quan hệ giữa các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân hai nước. Các cơ chế hợp tác đa dạng góp phần đưa quan hệ hữu nghị giữa hai nước phát triển theo hướng tích cực, hiệu quả, phù

hợp với lợi ích của hai nước. Chính vì lẽ đó, hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước đang phát triển thuận lợi.

Những chính sách ưu đãi về thương mại, đầu tư hỗ trợ mạnh mẽ mối quan hệ buôn bán và đầu tư giữa hai nước. Các dự án cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, hệ thống chợ biên giới… đang được triển khai sẽ là nền tảng quan trọng cho việc phát triển kinh tế vùng biên giới hai nước nói riêng và tăng cường hợp tác về kinh tế giữa hai nước nói chung. Nền văn hóa đặc sắc của hai nước đã là động lực mạnh mẽ cho giao lưu giữa nhân dân hai nước trong thời gian tới. Số lượng du lịch của Việt Nam tới Campuchia gia tăng sẽ góp phần thúc đẩy ngành du lịch của đất nước bạn Campuchia phát triển hơn nữa.

Trên cơ sở những thuận lợi cơ bản đó và với quyết tâm của Lãnh đạo cấp cao, sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân hai nước, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia sẽ tiếp tục phát triển lên tầm cao mới, mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Nhìn lại chặng đường lịch sử gắn bó, phát triển, nhất là giai đoạn 45 năm qua, chúng ta vui mừng về những thành tựu mà nhân dân hai nước đã đạt được, về mối quan hệ mật thiết gắn bó tương trợ lẫn nhau giữa hai nước ngày càng được củng cố và phát triển. Dòng Mekong vẫn hàng ngày mang nặng phù sa màu mỡ chăm bón cho mùa màng của nhân dân hai nước tốt tươi. Dòng sông hòa bình sẽ mãi mãi chứng kiến mối tình hữu nghị bền chặt, sắt son giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia.

Theo TTXVN

Page 27: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 27

HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM Và KHU Vực

Đến tháng 10-2012, 05 tỉnh thuộc khu vực CLV của Việt Nam thu hút 129 dự án từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 05 dự án từ Lào và 02 dự án từ Campuchia.

Ngược lại, Việt Nam đã đầu tư sang khu vực CLV của Lào và Campuchia 74 dự án, cụ thể như sau:

1. Đầu tư sang campuchia (các tỉnh Rattanakiri, stung treng, mondulkiri, Kratie)

Hiện Việt Nam có 112 dự án đầu tư sang Campuchia với tổng vốn đầu tư phía Việt Nam là 2,36 tỷ đô la Mỹ), trong đó có 25 dự án đầu tư nằm trong khu vực tam giác CLV thuộc Campuchia với tổng vốn đầu tư là 1,44 tỉ đô la Mỹ (chiếm 22% số dự án và 61% tổng vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Campuchia). (Hình 1)

Tất cả các dự án này đều là dự án 100% vốn Việt Nam, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực trồng cây công nghiệp (19 dự án), còn lại là các dự án trong lĩnh vực xây dựng, khai khoáng và thủy điện. Trong đó lớn nhất là dự án thủy điện Hạ Sê San 2 của CTCP EVN quốc tế có tổng vốn đầu tư 806,48 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, dự án này đang gặp vướng mắc lớn trong việc đàm phán Hợp đồng mua bán điện với phía Campuchia (phía Campuchia muốn mua 100% sản lượng điện, trong khi phía Việt Nam muốn đưa về Việt Nam ít nhất 50% sản lượng điện). Vướng mắc này khiến dự án kể từ khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đến nay vẫn chưa tiến hành được chính thức (mặc dù đã triển khai nhiều hoạt động liên quan) và dẫn đến những khó khăn về huy động vốn đầu tư. Gần đây nhất tại văn bản số 1239/VPCP-QHQT ngày 17/8/2012 của Văn phòng Chính

phủ, Thủ tướng đã đồng ý bán 100% sản lượng điện của dự án cho phía Campuchia và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể đầu tư góp vốn 10% trong dự án hoặc rút hoàn toàn vốn đầu tư về nước. (Hình 2)

Các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp gồm trồng và khai thác cao su, chế biến gỗ đều mới được cấp phép từ 2008 đổ lại nên hiện vẫn trong giai đoạn đầu tư cơ bản, chưa có doanh thu lợi nhuận; sử dụng nhiều lao động địa phương. Nhìn chung các dự án hoạt động ổn định, sẽ bắt đầu khai thác sau từ 5-7 năm.

Tuy nhiên, bên cạnh các dự án đang thực hiện ổn định, gần đây có 03 dự án đầu tư của Việt Nam tại khu vực này (2 dự án đầu đầu tư tổng cộng 19.000 ha cao su tại Kratie và 1 dự án đầu tư 10.000 ha cao su tại Mondulkiri) bị điều chỉnh thu hồi 85% diện tích đã cấp. Đồng thời với sự việc trên, chính sách về đất đai dành cho đầu tư nước ngoài của Campuchia có nhiều thay đổi. Các dự án mới đầu tư vào lĩnh vực trồng cây công nghiệp và khai khoáng sẽ không được cấp đất.

Dự án lớn nhất trong lĩnh vực khai khoáng là dự án tìm kiếm bô xít tại tỉnh Mondulkiri của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam hiện cũng

đang xin trả lại diện tích tìm kiếm do kết quả tìm kiếm không khả quan, trữ lượng thấp, chi phí thực hiện cao.

Các dự án thi công xây dựng hoạt động bình thường.

Tổng vốn thực hiện tính đến nay của các dự án là khoảng 97 triệu đô la Mỹ.

2. Đầu tư sang Lào (các tỉnh attapeu, salavan, sekong, champasak)

Hiện Việt Nam có 50 dự án đầu tư vào khu vực tam giác CLV thuộc Lào với tổng vốn đầu tư Việt Nam là 1,65 tỉ đô la Mỹ, chiếm 22,9% tổng số dự án và 47,5% tổng vốn đầu tư Việt Nam vào Lào. Vốn bình quân một dự án đạt 33.151.698 đô la Mỹ. (Hình 3)

Các dự án tập trung chủ yếu vào các ngành: nông lâm nghiệp (trồng cao su và cây lấy gỗ) (25 dự án), khai khoáng (10 dự án), công nghiệp chế biến chế tạo (7 dự án), còn lại là sản xuất điện, xây dựng, kinh doanh khách sạn, bán buôn bán lẻ các mặt hàng nông nghiệp vật tư và tài chính ngân hàng. (Hình 4)

Cụ thể trong lĩnh vực thủy điện, 03 dự án thủy điện là Xekaman 1 (cấp phép 2007, dự kiến đi vào khai thác 2013), Nậm Kong 2&3 và thủy điện Sekong 3 thượng và hạ lưu (mới cấp phép 2011) với tổng công suất lắp máy

đẦU tƯ của ViỆt naM Vào KHU Vực taM giÁc PHÁt tRiỂn caMPUcHia, Lào, ViỆt naM

(dta cLV) Và cÁc Kiến ngHỊ tHÚc đẨY đẦU tƯ Vào KHU Vực

stt tỉnh số dự án Vốn Việt Nam (UsD)1 Kratie 10 156.070.2872 Mondulkiri 5 99.306.1313 Rattanakiri 7 327.760.0544 Stung Treng 3 860.577.803

tổng 25 1.443.714.275Tổng các dự án Việt Nam đầu tư sang Campuchia

112 2.363.057.571

Hình 1

Page 28: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201328

HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM Và KHU Vực

là 606MW, sản lượng trung bình năm là 2.462,35 triệu kWh (chiếm 63% tổng công suất lắp máy và 69% tổng sản lượng trung bình của 6 dự án thủy điện đã được phía Việt Nam cấp phép đầu tư tại Lào).

Trong lĩnh vực khai khoáng, dự án lớn nhất là dự án tìm kiếm khai thác vàng của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành (100 triệu đô la Mỹ). Hầu hết các dự án đều đã chuyển vốn thực hiện, tổng vốn giải ngân lĩnh vực này là 51 triệu đô la Mỹ trên tổng vốn đăng ký là 231,7 triệu đô la Mỹ. Ngoài ra, còn có 01 dự án thăm dò khai thác dầu khí tại lô Champasak và Saravan của Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP). Khoáng sản khai thác chủ yếu là: vàng, đồng, sắt, bô xít.

Các dự án công nghiệp chế biến tập trung chủ yếu vào gia công chế biến gỗ hoạt động ổn định. Một số dự án trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm sản xuất nhỏ các sản phẩm nông nghiệp, phân bón, dược liệu

Một số lĩnh vực khác như xây dựng khách sạn, mở chi nhánh ngân hàng, buôn bán xuất nhập khẩu một số mặt hàng gia dụng và thi công xây dựng cũng thu hút các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ở các địa điểm gần Việt Nam và phát triển về thương mại, du lịch.

3. một số đánh giá:Nhìn chung, các dự án đầu tư của

Việt Nam tại các tỉnh thuộc khu vực tam giác CLV của Campuchia và Lào tập trung vào khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nhiều lao động, thời gian đầu tư dài, vốn lớn, có vị trí địa lý gần gũi và điều kiện tương đồng với Việt Nam, chủ yếu là trồng cao su và khai khoáng. Hiện các dự án đang trong quá trình triển khai, chưa đem lại lợi ích kinh tế trước mắt nhưng

về lâu dài đảm bảo hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư, đồng thời đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực giáp biên, tận dụng được một số hàng hóa sản phẩm, máy móc thiết bị của Việt Nam đem sang và đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế địa phương nhận đầu tư.

Hiện nay môi trường đầu tư tại Lào và Campuchia trong 02 lĩnh vực vực trên đã có những thay đổi nhất định: việc cấp và quản lý đất chặt chẽ hơn, việc quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước cũng được tăng cường. Ví dụ, Chính phủ Campuchia không khuyến khích các nhà đầu tư khai thác gỗ, khoáng sản không qua chế biến mà đã xuất ra ngoài lãnh thổ Campuchia; không ủng hộ việc giải tỏa đất đai tại những nơi mà người dân đã ở lâu đời. Nhà đầu tư mới phải chấp nhận thực hiện đầu tư theo chính sách “Da beo” (tức là phải khoanh lại những khu vực dân cư đang sinh sống nằm trong đất của dự án, không được giải tỏa nếu họ không tự nguyện thỏa thuận được với chủ đầu tư về việc di rời ra khỏi nơi thực hiện dự án).

Còn tại Lào, Chính phủ cũng có chính sách dừng xem xét và cấp mới các dự án trong lĩnh vực tìm kiếm, khảo sát quặng kim loại và phi kim cũng như dùng xem xét đối với các dự án trồng cao su và bạch đàn trên phạm

vi toàn quốc từ ngày 11/6/2012 đến 31/12/201 để tiến hành kiểm tra, đánh giá các dự án đã được cấp phép; kiên quyết cấm xuất khẩu quặng chưa qua chế biến, quặng thô...

Các điều kiện đầu tư thay đổi nêu trên cùng một số khó khăn vẫn tồn tại trước đây như giới hạn tỉ lệ lao động nước ngoài, thuế, giao thông vận tải... đã tác động tới tâm lý của các nhà đầu tư Việt Nam, làm giảm cơ hội đầu tư, thậm chí gây ra một số thiệt hại cho một số nhà đầu tư Việt Nam.

Trong thời gian tới, cần thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động nhằm tăng cường quản lý dự án đầu tư của Việt Nam tại khu vực CLV, phối hợp với phía Lào và Campuchia thường xuyên nắm các thông tin, đẩy mạnh làm việc, rà soát các nước bạn tình hình đầu tư của Việt Nam tại khu vực này, tạo ra những cơ chế, chính sách thông thoáng, phù hợp nhằm tạo môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn cho các nhà đầu tư cả 3 nước, từ đó thúc đẩy đầu tư nói riêng và kinh tế nói chung của khu vực này, mang lại lợi ích cho nhân dân 3 nước.

Khu vực Tam giác phát triển CLV gổm 13 tỉnh, với tổng diện tích tự nhiên 144.300 km2, chiếm 19,3% diện tích tự nhiên của 3 nước; dân số đạt gần 7 triệu người, chiếm khoảng 6,1% dân số của 3 nước. Đây là khu vực có vị trí chiến lược đối với cả 3 nước cả về chính trị, kinh tế - xã hội. Thông qua các hành lang kinh tế dọc theo các trục quốc lộ 78 (của Campuchia), 18 và 16 (của Lào) nối với các quốc lộ 14, 19, 24, 49 (của Việt Nam) kết nối toàn bộ Khu vực này với một số cảng của Việt Nam. Đồng thời, trục quốc lộ 7 của Campuchia và quốc lộ 13 của Lào nối Khu vực này với thủ đô Phnompenh của Campuchia và thủ

Hình 3

Hình 2

Stt Lĩnh vực Số dự án Tổng vốn VN (USD)

1 sản xuất điện 1 806,484,2832 nông lâm ngư nghiệp 19 590,590,2153 khai khoáng 2 45,389,7774 xây dựng 3 1,250,000

Tổng 24 1,443,714,275

stt tỉnh số dự án Vốn Việt Nam (UsD)1 Attapeu 12 922.624.9192 Champasak 19 270.692.5453 Salavan 4 4.473.1814 Sekong 15 460.325.576

tổng 50 1.657.584.890Tổng các dự án VN sang Lào 218 3.486.691.398

Page 29: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 29

HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM Và KHU Vực

đô Viên Chăn của Lào; qua các trục quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh nối khu vực này với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và nhiều trung tâm kinh tế khác của của Việt Nam. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để mở rộng giao lưu liên kết phát triển kinh tế-xã hội cả 3 nước trong thời gian tới, khi điều kiện hạ tầng khu vực ngày càng được cải thiện, nâng cấp và xây dựng hiện đại.

Bên cạnh đó, ba nước chúng ta cũng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử và trình độ phát triển; cùng là thành viên của ASEAN. Điều này đã và đang tạo ra một lợi thế to lớn trong việc gắn kết cùng nhau hợp tác phát triển các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch giữa nước trong thời gian tới.

Chính phủ Việt Nam đã có chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với địa bàn kinh tế -xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó các tỉnh của Việt Nam thuộc Khu tam giác phát triển CLV nằm trong diện được áp dụng chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư cao nhất. Chính phủ Việt Nam cũng có chính sách khuyến khích và ưu đãi cho các nhà đầu tư Việt Nam khi đầu tư vào các tỉnh của Việt Nam và vào các tỉnh của Lào và Campuchia có chung đường biên giới với Việt Nam, trong đó nhiều tỉnh của Lào và Campuchia nằm trong Khu tam giác phát triển đều là những tỉnh có chung đường biên giới với Việt Nam nên được hưởng các chính sách này.

4. Kiến nghị:Để thúc đẩy hơn nữa các hoạt động

đầu tư, thương mại, du lịch Khu vực tam giác phát triển CLV, xin đề xuất

một số giải pháp như sau: Thứ nhất, các Bên cần phối hợp

trong việc xây dựng cơ chế, chính sách để ưu tiên thu hút đầu tư từ các nước trong Khu vực Tam giác phát triển với nhau để phát huy lợi thế và nội lực của từng nước cũng như cả Khu vực. Đồng thời, đồng thời phối hợp chặt chẽ trong việc thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và xúc tiến ngồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ bên ngoài vào khu vực này.

Thứ hai, nghiên cứu hình thành vùng nguyên liệu quy mô lớn để khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cũng như xuất khẩu hàng hóa bám theo các trục giao thông nối liên các tỉnh trong khu vực và hướng ra biển đảm sự phát triển bền vững của cả Khu vực Tam giác phát triển cũng như lợi ích của các nước thành viên.

- Thứ ba, các cơ quan nhà nước của các bên cần thường xuyên rà soát, đẩy nhanh việc triển khai các Hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa các bên nước và đồng thời sớm xây dựng các thỏa thuận hợp tác mới, bảo đảm cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh và khai thông các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

- Thứ tư, phối hợp đẩy mạnh và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ Quy hoạch tổng thể tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia đã được Lãnh đạo Chính phủ 3 nước thông qua. Trong đó, cần phối hợp triển khai các chương trình, kế hoạch chung trong việc kêu gọi và thu hút và khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát

triển Khu vực này. - Thứ năm, đẩy nhanh việc xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh; các chính sách liên quan đến thuế, hai quan, lao động; các thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động cấp phép đầu tư, kinh doanh cần được đẩy mạnh, bảo đảm tính minh bạch, đồng bộ và thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhằm giảm thời gian, chi phí cho các nhà đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Thứ sáu, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt là hạ tầng giao thông, điện, nước, hệ thống thủy nông, thủy lợi cần được Chính phủ ưu tiên đầu tư và có chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu. Các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt quan tâm và kiến nghị các cơ quan của Campuchia, Lào và Việt Nam đẩy nhanh việc thực hiện chương trình kết nối và thông thương liên vận về người cũng như hàng hóa giữa Việt Nam-Campuchia-Lào thông qua tuyến đường 13 từ Nam Lào qua Campuchia (tỉnh Kratie - Strungten) và về Việt Nam (qua cửa khẩu Hoa Lư) để tạo thuận tiện giao lưu hàng hóa từ Nam Lào qua Đông Bắc Campuchia về các tỉnh phía Nam của Việt Nam và ngược lại (rút ngắn đoạn đường từ 1.000 km hiện nay xuống còn 500 km).

- Thứ bảy, cơ chế phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan của Chính phủ 3 nước cũng như cơ chế phối hợp giữa các địa phương trong khu Tam giác phát triển với nhau cần được duy trì thường xuyên để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và đi lại của người dân trong khu vực.

- Thứ tám, đề nghị phía Campuchia và Lào ưu tiên xem xét đẩy nhanh việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho một số dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các dự án đầu tư quy mô lớn trong lĩnh vực thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản, trồng cây công nghiệp, hạ tầng... và hỗ trợ triển khai thực hiện để các dự án nêu trên sớm đi vào hoạt động.

Nguồn: Bộ KH & ĐT

Stt Lĩnh vực Số dự án Tổng vốn VN (USD)1 sản xuất điện, khí, nước 3 851,738,8502 nông lâm ngư nghiệp 25 551,350,6093 khai khoáng 10 230,322,6374 tài chính ngân hàng 1 13,000,0005 dịch vụ lưu trú 1 6,290,6526 công nghiệp chế biến chế tạo 7 4,062,1427 bán buôn bán lẻ 2 740,0008 xây dựng 1 80,000

Tổng 50 1,657,584,890Hình 4

Page 30: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201330

HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM Và KHU Vực

Kết nối giao thông Từ năm 1964, theo thỏa thuận

của Nhà nước Việt Nam và Mặt trận Lào yêu nước, Bộ GTVT Việt Nam đã thành lập 2 công trường B1 và B2 làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào trên mặt trận GTVT. Năm 1965, Bộ GTVT Việt Nam đã quyết định thành lập Ban 64 trên cơ sở quân số ở công trường B1, B2 và đội khảo sát thiết kế. Trong hơn 20 năm sau đó, trong hoàn cảnh bom đạn và điều kiện làm việc, sinh hoạt vô cùng khó khăn gian khổ, gần 4000 CBCNLĐ của Ban 64 đã mở mới, nâng cấp gần 426 km đường, đảm bảo giao thông trên 485 km... Ngoài ra, Ban 64 còn giúp bạn xây dựng các xí nghiệp, trường học, khảo sát thiết kế hàng trăm km đường, vận chuyển hàng và cử nhiều đoàn chuyên gia giúp bạn xây dựng nền móng ban đầu cho ngành GTVT.

Năm 1992, Bộ GTVT Việt Nam thành lập Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng công trình giao thông 8 mà tiền thân là Ban 64. Từ đó tới năm 1991, sau nhiều lần đổi tên, TCT XDCTGT 8 (Cienco 8) được thành lập. Năm 1992, Cienco 8 liên doanh với Cienco 1 đã thắng thầu dự án quốc tế đường 13 tại Lào trị giá 30 triệu USD. Công trình hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng được bạn đánh giá cao. Kể từ đó tới nay, các công ty xây dựng uy tín của Bộ GTVT đã hoàn thành nhiều tuyến đường trên nước bạn như đường phố Viêng Chăn, đường Nậm

Cắn - Phôn Xa Vẳn, các tuyến trục ngang của Lào nối thông sang biên giới Việt Nam...

Trong giai đoạn 1996 - 2000, 2 bên đã phối hợp tìm nguồn vốn đầu tư nâng cấp hệ thống đường bộ nối liền 2 nước và giúp bạn kết nối ra cảng biển Việt Nam, điển hình là các tuyến đường 9 đến cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), tuyến đường 12 đến cảng Vũng Áng, đường 8 đến cảng Cửa Lò và hoàn thành bến 1 cảng Vũng Áng ưu tiên cho Lào sử dụng.

Từ năm 2000 đến nay, bằng nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ Việt Nam, ta đã giúp bạn xây dựng đường 18B, dài 113 km, với tín dụng trị giá 49 triệu USD kể từ năm 2006; chuẩn bị đưa vào khai thác đường 2E, dài 67 km từ Mường Khoa đi Tây Trang với khoản tín dụng trị giá 43 triệu USD. Đây là 2 tuyến đường quan trọng trong việc tạo thêm một tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây mới, liên kết tỉnh Atapư và các tỉnh Nam Lào như Chăm Pa Xắc, Xa Ra Van... với hệ thống các cảng biển nước sâu của Việt Nam như Quy Nhơn, Dung Quất, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, đồng thời kết nối các tỉnh Bắc Lào với Tây Bắc của Việt Nam. Riêng tuyến đường 2E không những kết nối Lào ra biển của Việt Nam mà còn nằm trên tuyến hành lang kết nối ASEAN, trong tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), kết nối Ấn Độ - ASEAN qua Myanmar và Lào. Hiện nay, Cảng Vũng Áng đã

hoàn thành cầu bến 2 để cho Lào sử dụng.

Hiện tại, với sự hỗ trợ của ADB, 2 nước đang tiếp tục nâng cấp trục ngang nối QL 217 thuộc tỉnh Thanh Hóa, dài 198 km từ Đò Lèn đi Na Mèo, tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ VNĐ và đường 6 của Lào. Dự kiến 2 dự án sẽ được khởi công trong năm 2013. Hai bên cũng đang hợp tác nghiên cứu khả thi dự án đường Phu-thít-phờng thuộc tỉnh Luông-phra-băng đi Naxon giáp tỉnh Điện Biên của Việt Nam dài 150 Km.

Phát triển vận tải qua biên giới Các Hiệp định, Thỏa thuận đã ký

giữa 2 nước trong lĩnh vực GTVT đã thực sự thúc đẩy giao thương đi lại giữa 2 nước, giúp 2 nước hội nhập sâu rộng hơn trong khu vực. Hai bên đã từng bước triển khai có hiệu quả Hiệp định, Nghị định thư tạo thuận lợi cho phương tiện cơ giới qua biên giới.

Đặc biệt, đã thí điểm mô hình kiểm tra một cửa - một lần dừng tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Dansavanh (đường 9). Hai bên cũng đã đàm phán và ký mới Hiệp định vận chuyển hàng không vào năm 2010. Tích cực đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Thỏa thuận 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan về vận chuyển khách du lịch và đang phối hợp với Campuchia nghiên cứu, chuẩn bị đàm phán về một Hiệp định về vận chuyển hành khách, hàng hóa trong khuôn khổ hợp tác CLV.

Tham vấn, trao đổi thường xuyên Suốt thời gian qua, ngành GTVT

2 nước luôn trao đổi đoàn học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực chuyên môn và quản lý ngành... Hai bên tích cực phối hợp và tham vấn nhau trong các diễn đàn hợp tác đa phương, khu vực và đã có những đóng góp rất tích cực vào xây dựng các sáng kiến, chương trình hợp tác trong quá trình hội nhập.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho Lào sử dụng các tuyến đường qua lãnh thổ ra các cảng biển, tạo điều kiện thu hút

Kết nối Việt - Lào trong phát triển mạng lưới giao thông vùngviệt Nam và lào là 2 Nước láNg giềNg gầN gũi, có Nhiều Nét tươNg đồNg về văN hóa và có truyềN thốNg gắN bó thủy chuNg từ lâu đời. là một phầN troNg quaN hệ đặc biệt ấy, hợp tác troNg lĩNh vực gtvt giữa việt Nam và lào có một vai trò hết sức quaN trọNg.

Page 31: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 31

HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM Và KHU VựcILACAED

HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

hàng hóa quá cảnh của các nước qua 2 nước. Hai bên đang cùng phối hợp nâng cấp, mở rộng và khai thác có hiệu quả các kết nối giao thông quan trọng... Một hướng đầu tư mới để nâng cấp các tuyến đường thay phương thức truyền thống chỉ dựa vào việc cung cấp tín dụng ưu đãi cho bạn (kết hợp nguồn tài trợ quốc tế với vốn và lao động kỹ thuật Việt Nam) là tiến tới thỏa thuận tìm hình thức đầu tư phù hợp (đầu tư thanh toán bằng hàng hóa, khoáng sản hoặc từ các nguồn khác).

Một nhiệm vụ quan trọng tới đây là biến các hành lang giao thông thành các hành lang kinh tế, thúc đẩy việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, các khu kinh tế biên giới, từ đó 2 bên có thể hỗ trợ và đùm bọc nhau hơn trong phát triển KT-XH và hội nhập chủ động vào khu vực.

Nguồn: Nguyễn Ngọc Thuyên (giaothongvantai.com.vn)

Nới rộng để thu hút FDi Ngày 2.11, tổng thống Thein

Sein ký sắc lệnh luật Đầu tư nước ngoài, sẽ có hiệu lực sau 90 ngày. Đại sứ Chu Công Phùng cho biết, so với luật đầu tư ban hành năm 1988, luật mới 2012 mang tính mở cao hơn. Về lĩnh vực đầu tư, luật ban hành năm 1988 cấm và hạn chế đầu tư nước ngoài trong 12 lĩnh vực nhạy cảm của Myanmar nhưng luật mới 2012 đã mở rộng ra mọi lĩnh vực, chỉ cấm và hạn chế trong một vài lĩnh vực liên quan đến an ninh, quốc phòng.

Tỷ lệ góp vốn đầu tư trong các dự án cũng thay đổi đáng kể, luật đầu tư năm 1988 cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư 100% vốn hoặc góp vốn liên doanh với doanh nghiệp bản địa, nhưng phải góp tối thiểu 35% tổng số vốn pháp định. Luật Đầu tư 2012 khuyến khích cả hai hình thức đầu tư này đồng thời không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

từ yaNgoN, myaN-mar, đại sứ chu côNg

phùNg thôNg tiN về NhữNg điểm mới liêN quaN đếN luật đầu tư Nước Ngoài vừa

được myaNmar baN hàNh và NhữNg lĩNh

vực khuyếN khích doaNh Nghiệp việt

Nam tham gia vào thị trườNg Này.

Doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ triển lãm thương mại dịch vụ TP.HCM (HCM Expo 2012) tại Yangoon, Myanmar hồi tháng 6.2012.

ĐẦU TƯ VÀO MYANMAR:MỞ Rộng nHiỀU LĨnH Vực, tĂng ƯU đÃi

Page 32: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201332

HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM Và KHU Vực

Về thời hạn thuê đất, trước đây quy định doanh nghiệp nước ngoài chỉ được thuê đất của Nhà nước trong thời hạn 30 năm với ba lần gia hạn và mỗi lần năm năm (30+5+5+5=45), nhưng luật 2012 cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thuê đất của cả nhà nước hay tư nhân trong thời gian đến 50 năm với hai lần gia hạn, mỗi lần 10 năm (50+10+10=70). Thêm vào đó, luật năm 1988 quy định doanh nghiệp nước ngoài được miễn thuế ba năm kể từ khi dự án đầu tư chính thức hoạt động nhưng nay đã gia tăng thời hạn miễn thuế lên đến năm năm.

Trước đây doanh nghiệp nước ngoài chỉ được chuyển ngoại tệ vào/hoặc ra khỏi Myanmar thông qua hai ngân hàng gồm ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Đầu tư thương mại Myanmar. Luật mới đã mở rộng cho 12 ngân hàng tư nhân Myanmar tham gia và doanh nghiệp nước ngoài cũng được đổi ngoại tệ qua bảy ngân hàng để chuyển lợi nhuận sau thuế ra khỏi Myanmar. Trước đây do bị Mỹ bao vây cấm vận nên doanh nghiệp nước ngoài chỉ được gửi ngoại tệ vào (hoặc chuyển ra) khỏi Myanmar bằng euro nhưng nay đã cho phép sử dụng cả hai loại ngoại tệ euro và đô-la Mỹ.

Ngoài những lĩnh vực khuyến khích đầu tư nước ngoài trong luật cũ, luật mới bên cạnh việc khuyến khích các dự án sử dụng công nghệ cao còn khuyến khích các dự án công nghệ trung bình nhưng sử dụng nhiều lao động; khuyến khích sản xuất điện (thủy điện, nhiệt điện) và cho phép doanh nghiệp nước ngoài được bán điện sang nước thứ ba; khuyến khích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, bò sữa, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, dệt may, vật liệu xây dựng…

Doanh nghiệp Việt Nam cần chọn lĩnh vực phù hợpỦy ban kinh tế hỗn hợp hai

nước đã đặt mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch song phương hai nước đạt được 500 triệu USD và đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Myanmar đạt 1 tỉ USD. Tính đến tháng 10.2012, kim ngạch song phương đã đạt khoảng 160 triệu USD (tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái), dự báo cả năm đạt 200 triệu USD. Tháng 11 vừa qua, đoàn bộ Kế hoạch đầu tư đã có chuyến khảo sát thị trường Myanmar, theo số liệu của bộ thì đến nay đã cấp phép cho bốn dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Myanmar với tổng vốn đăng ký 179 triệu USD.

Ngoài ra, hiện có 13 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đang hoàn thiện thủ tục đầu tư trực tiếp vào Myanmar để sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, sản xuất đường sữa, thực phẩm, đồ nhựa, bất động sản… Ủy ban đầu tư và

bộ Công nghiệp Myanmar khuyến khích và ưu đãi đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các ngành thu hút nhiều lao động như nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi; sản xuất đồ gỗ xuất khẩu; gia công dệt may, giày dép; vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng; khách sạn và dịch vụ du lịch; hợp tác dạy nghề.

Cũng cần lưu ý là đầu tư nước ngoài vào Myanmar đang tăng nhanh. Giai đoạn 1988-2010 Myanmar thu hút 35,5 tỉ USD từ 31 quốc gia và lãnh thổ với 448 dự án chủ yếu vào sáu lĩnh vực gồm thủy điện, dầu khí, khai quặng, chế tạo, khách sạn du lịch, bất động sản. Nhưng từ đầu năm 2011 đến nay, Myanmar thu hút thêm gần 6 tỉ USD với 55 dự án mới. Nhìn chung vốn đầu tư vào lĩnh vực thủy điện chiếm đến 46%, dầu khí 35% và khai mỏ là 7%. Ủy ban đầu tư Myanmar hiện đang khuyến khích và ưu đãi doanh nghiệp đầu tư vào ba đặc khu kinh tế mới gồm Dawei (ở bang Tanintharyi gần Thái Lan); Tilawa (Yangon); và Chopiu (ở bang Rakhine gần Ấn Độ).

Theo số liệu tổng hợp của đại sứ quán Việt Nam, đến tháng 11.2012, các doanh nghiệp Việt Nam đã giải ngân bốn dự án tại Myanmar với gần 50 triệu USD (chiếm 0,12% vốn FDI tại Myanmar). Nếu tính các dự án lớn khác về dịch vụ du lịch khách sạn của Hoàng Anh Gia Lai; dự án khai thác đá màu của SIMCO-Sông Đà; nhà máy sản xuất thuốc của ASV Holdings đã chính thức được cấp phép; và dự án đầu tư giai đoạn 2 của tập đoàn dầu khí Việt Nam (trên 100 triệu USD) thì sang năm 2013, đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Myanmar sẽ đạt trên 500 triệu USD.

Theo Sài Gòn Tiếp thị

Theo số liệu tổng hợp của đại sứ quán Việt Nam, đến tháng 11.2012, các doanh nghiệp Việt Nam đã giải ngân bốn dự án tại Myanmar với gần 50 triệu USD (chiếm 0,12% vốn FDI tại Myanmar).

Page 33: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 33

HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM Và KHU Vực

Ông Cham Prasidh, Bộ trưởng cấp cao, Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia khẳng định

việc đưa khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam trở thành vùng cao su thế giới sẽ là một trong những giải pháp giúp thoát nghèo bền vững cho toàn khu vực.

Tại Hội nghị Ủy ban điều phối chung lần thứ 8 Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam, ngày 7/12 ở Kon Tum, ông Cham Prasidh cho rằng khu vực Tam giác phát triển còn nghèo, do đó cần thúc đẩy rà phá bom mìn, vật chưa nổ để có quỹ đất mới trồng cao su. Ông Cham Prasidh bày tỏ tin tưởng vùng đất này với 13 tỉnh sẽ thành vùng cao su lớn, với hàng vạn ha.

Theo đánh giá của các Bộ trưởng, hiện tại Việt Nam có lợi thế nhất trong việc trồng cao su. 5 tỉnh của Việt Nam là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước đã hình thành các vùng chuyên canh cây cao su từ

hàng chục năm qua.Trong vòng gần 10 năm lại đây,

cao su đã thực sự là cây xoá đói, giảm nghèo và làm giàu bền vững cho người dân Việt Nam. Cao su phát triển tới đâu kéo theo hạ tầng cơ sở tới đó đã thực sự mang lại diện mạo mới cho các vùng nông thôn nghèo ở khu vực này. Các tỉnh trên cũng xác định cao su sẽ là cây trồng chủ lực để thoát nghèo cho địa phương.

Bên cạnh việc phát triển cao su theo kiểu đại điền thì các tỉnh cũng có nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân nghèo có thể trồng cao su nhưhỗ trợ, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật….

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh cho biết thêm Việt Nam đã phát triển cao su từ lâu, Lào, Campuchia đang trồng cao su. Đây là lợi thế và hướng đi đúng. Việc phát triển cao su ở vùng tam giác phát triển phù hợp với trình độ dân trí, kỹ thuật của người dân trong vùng. Các nước đã làm phải làm quy mô lớn, đại điền, không thể manh mún vì

liên quan đến đầu tư hạ tầng.Vùng tam giác phát triển có thể

phát triển được 1 triệu ha cao su và là vùng phát triển cao su của Thế giới.

Đồng quan điểm trên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Campuchia chia sẻ, việc trồng cao su cũng sẽ giúp các ngành công nghiệp khác phát triển như chế biến mủ, làm săm lốp ôtô, máy bay…

Ngài Somdy Douangdy, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào: “Lào hiện có 90.000 ha cao su. Chúng ta có thể xây dựng nơi đây thành vùng cao su của thế giới. Ở Lào, cây cao su đã cho khai thác mủ nhưng nguồn năng lực, lao động làm nghề còn ít. Chính phủ nên ủng hộ hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo tay nghề cho lao động”.

Bộ trưởng của hai nước Lào, Campuchia cũng đề nghị Việt Nam tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để nâng tay nghề cho người trồng cao su ở các nước.

Nguồn: Hoàng Cao Nguyên (vietnam+)

đƯa ViỆt naM-Lào-caMPUcHiathành vùng cao su thế giới

Page 34: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201334

HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM Và KHU Vực

Nhiều lĩnh vực có thể đầu tưSáng 21.11.2012, trung tâm

Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) cùng sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM phối hợp với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Battambang tổ chức hội thảo “Xúc tiến đầu tư – thương mại – du lịch vào vùng Tây bắc Campuchia năm 2012” tại tòa thị chính Battambang.

Sau nhiều năm quảng bá hàng Việt Nam tại Campuchia qua các hội chợ, kim ngạch thương mại

giữa TP.HCM và Campuchia năm sau tăng cao hơn năm trước bình quân 40%. Ngoài việc thâm nhập thị trường Campuchia để tiêu thụ hàng hóa, tính đến tháng 10 năm 2012, các doanh nghiệp ở TP.HCM đã có 41 dự án được cấp giấy phép đầu tư tại Campuchia với tổng số vốn là 313,71 triệu USD. Tuy nhiên, trao đổi thương mại, đầu tư của TP.HCM vào các tỉnh vùng tây bắc Campuchia còn khiêm tốn. Bà Nguyễn Thị Hồng nhận định sáu tỉnh vùng tây bắc

Campuchia có những lợi thế về tự nhiên, đất đai, nguồn tài nguyên phong phú, do đó triển vọng phát triển kinh tế rất lớn trên mọi lĩnh vực. Bà tin cộng đồng doanh nghiệp hai nước sẽ xúc tiến tốt các hoạt động hợp tác đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Ông Prach Chann, tỉnh trưởng tỉnh Battambang cho biết Battambang ở trung tâm vùng Tây bắc Campuchia, được xem là “vựa lúa của Campuchia”. Tỉnh còn được định hướng phát triển

Mô hình chợ Bến Thành được sử dụng làm cổng vào hội chợ triển lãm Thương mại Việt Nam – Campuchia (Ho Chi Minh City Expo 2012) đang diễn ra tại Battambang.

Vùng tây bắc campuchiamời gọi

dn Việt nam đầu tư

lãNh đạo các tỉNh vùNg tây bắc cam-

puchia đaNg mời gọi các doaNh Nghiệp

việt Nam đầu tư vào Nhiều lĩNh vực sảN

xuất, thươNg mại, du lịch và dịch vụ, troNg

đó có NhữNg lĩNh vực mà lãNh đạo các

tỉNh Này cho rằNg rất thuậN tay đối

với doaNh Nghiệp việt Nam vì có Nhiều kiNh

Nghiệm.

Page 35: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 35

HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM Và KHU Vực

thành trung tâm thương mại của vùng tây bắc. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, hiện đại hóa nhà máy xay xát gạo xuất khẩu và chuyển giao giống, kỹ thuật nhân giống... Với lĩnh vực công nghiệp, tỉnh chú trọng thu hút đầu tư nhóm chế biến thực phẩm và nông sản xuất khẩu vì diện tích nông sản ở Battambang cũng khá lớn. Để phát triển du lịch sinh thái và du lịch nông nghiệp, Battambang mời gọi đầu tư xây dựng khách sạn, kinh doanh nhà hàng.

Tỉnh Banteay Meanchey muốn thu hút đầu tư sản xuất bột mì và chế biến khoai mì để sản xuất thức ăn gia súc xuất khẩu, sản xuất ethanol từ khoai mì, chế biến lúa gạo xuất khẩu (sản lượng lúa dư mỗi năm khoảng 40.000 tấn), sản xuất thực phẩm, sản xuất xi măng. Tỉnh có hai đền đài cổ là Prasat Banteay Chma, Prasat Banteay Top và hồ Trapaing Thmor, nên còn kêu gọi đầu tư du lịch sinh thái.

Tỉnh Oddar Meanchey có tiềm năng về khoáng sản, hiện khuyến khích đầu tư vào các dự án thăm dò, khai thác các loại khoáng sản. Tỉnh cũng có thế mạnh nông nghiệp, nên cũng cần có những nhà máy chế biến bắp, khoai mì, xay xát gạo. Những đền đài cổ Prasat Tamoan, Takrobey và hồ sinh thái Snao có thể đầu tư làm du lịch sinh thái.

Tỉnh Pailin là vùng cao nguyên, đất đai màu mỡ nên nông dân trồng trọt không cần phân bón hóa học. Ngoài ra, Pailin còn có nhiều mỏ đá quý. Các lĩnh vực thu hút đầu tư là: tiêu thụ nông sản, mở nhà máy sử dụng nông sản địa phương, nâng cấp và mở rộng hệ thống thủy lợi, dịch vụ du lịch sinh thái, dịch vụ sức khỏe, giáo dục, viễn thông, đầu tư hệ thống cấp nước sạch, đầu tư sản xuất

điện, nâng cấp và mở rộng mạng lưới giao thông tại vùng sâu, vùng xa.

Tỉnh Pursat có lợi thế về nông nghiệp, xuất khẩu khoảng 113.445 tấn gạo mỗi năm. Hiện tại, tỉnh khuyến khích đầu tư vào sản xuất gạo, trồng hoa màu, trồng cây công nghiệp, trồng rừng, chế biến nông sản, nuôi cá, du lịch sinh thái và xây dựng hạ tầng nông thôn.

Thấy ngay cơ hội Lãnh đạo các tỉnh đã chỉ ra cho

doanh nghiệp Việt Nam thấy vùng tây bắc Campuchia tuy xa Việt Nam so với Phnôm Pênh nhưng giao thông cũng khá thuận lợi. Chẳng hạn, Battambang có nhiều đường quốc lộ đi qua và còn có thể vận chuyển hàng theo đường thủy từ Siêm Riệp về. Siêm Riệp có sân bay nên có thể rút ngắn thời gian từ Việt Nam sang. Ông Lữ Phúc Sơn, lãnh sự Việt Nam tại Battambang nhấn mạnh muốn đầu tư hay kinh doanh ở Campuchia quan trọng nhất là tìm được đối tác là doanh nghiệp ở bản xứ. Sản xuất nông nghiệp mở ra nhiều cơ hội nhưng chính phủ Campuchia tạm ngưng cấp đất tô nhượng làm kinh tế nên doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác về kỹ thuật trồng trọt, chế biến từ nguyên liệu sẵn có.

Bác sĩ Vũ Trọng Hải, tổng giám đốc bệnh viện quốc tế Medical Care quan tâm đến việc chính quyền các tỉnh tây bắc Campuchia kêu gọi đầu tư về dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe. Ông Prach Chann cho biết chính phủ Campuchia đang muốn phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe rộng khắp cả nước. Tỉnh sẽ trao đổi với các bộ có liên quan, sau đó trình Thủ tướng để chào đón các nhà đầu tư trong lĩnh vực y tế.

Trả lời về vấn đề liên doanh với doanh nghiệp của Campuchia có hạn chế tỷ lệ vốn và chính sách thế nào, ông Prach Chann khẳng

định việc liên doanh, hợp tác giữa các công ty tư nhân cứ thực hiện theo điều kiện hai bên thấy thuận lợi. Chính phủ bảo vệ cho doanh nghiệp nước ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước. Theo luật Đầu tư của Campuchia, dự án dưới 2 triệu USD thì cấp tỉnh cấp phép dự án, trên 2 triệu USD thuộc thẩm quyền của Hội đồng Phát triển Campuchia và các bộ ngành. Nếu như nhà đầu tư nước ngoài muốn liên doanh với công ty Campuchia phải thành lập công ty liên doanh, không nhất thiết cổ phần trong nước cao hơn nước ngoài.

Tiến sĩ Phou Puy, chủ tịch phòng thương mại Battambang – Pailin, chủ tịch Liên đoàn các hiệp hội nhà máy xay xát lúa gạo Campuchia khẳng định có thể hợp tác ngay với các doanh nghiệp Việt Nam để đầu tư đất trồng lúa, nhà máy chế biến gạo cung ứng cho xuất khẩu; đầu tư các chợ rau quả.

Ngoài mời gọi hợp tác thương mại và đầu tư sản xuất, năm nay các tỉnh tây bắc Campuchia cũng mời gọi tích cực về hợp tác khai thác du lịch. Theo ông Uch Umphinisara, giám đốc sở Du lịch Battambang, trong sáu tỉnh tây bắc thì Siêm Riệp đã htu hút khách du lịch rất nhiều. Các tỉnh còn lại có nhiều đền đài và làm nông nghiệp nên họ làm du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái. Ông nghĩ Battambang là nơi có rất nhiều quân tình nguyện Việt Nam đã từng chiến đấu giúp người dân Campuchia thoát nạn diệt chủng, nên ông đề nghị công ty dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức tour cho các cựu chiến binh Việt Nam thăm lại Battambang. Ông cho biết thêm, hiện các công ty du lịch ở Battambang tổ chức rất tốt tour cho người Thái qua biên giới, đến Phnom Penh, rồi qua TP.HCM, quay lại Siêm Riệp.

Nguồn: Sài Gòn tiếp thị

Page 36: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201336

HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM Và KHU Vực

Quảng Trị: Hơn 6,3 tỷ đồng nâng công suất cấp điện sang Lào

Ngày 3-1, Công ty Điện lực Quảng Trị cho biết, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của người dân dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào đang ngày một tăng cao, công ty đã đầu tư hơn 6,3 tỷ đồng xây dựng công trình nâng công suất cấp điện sang Lào qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo.

Theo đó, các hạng mục xây dựng là cải tạo đường dây 35 kV XT 373 trạm 110 kV Lao Bảo sang vận hành 22 kV (XT 473) và xây dựng mới đường dây 22 kV đến trạm cắt khu vực Lao Bảo; cải tạo đường dây 35 kV XT 371 trạm 110 kV Lao Bảo sang vận hành 22 kV (XT 471) và xây dựng mới đường dây 22 kV từ trạm 110 kV Lao Bảo đến cột cổng trạm trung gian Đen sa vẳn (Lào); cải tạo trạm trung gian Lao Bảo thành trạm cắt khu vực Lao Bảo và trạm cắt 35 kV Lao Bảo thành trạm cắt 22 kV Lao Bảo - Lào.

Công trình đưa vào sử dụng đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho nước bạn Lào, đồng thời hoàn thiện các mạch liên lạc 22 kV khu vực Khe Sanh, Lao Bảo, Đen sa vẳn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các địa phương của hai nước; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân dọc tuyến biên giới Việt Nam- Lào nói chung và cư dân cụm Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Đen sa vẳn nói riêng.

Theo Nguyễn Văn Hải (Báo Nhân dân)Lịch nghỉ giao dịch TTCK Lào năm 2013

Trong năm 2013, thị trường chứng khoán Lào có tổng cộng 9 ngày nghỉ. Trong đó chỉ có 2 ngày nghỉ chung với các thị trường Quốc tế là Tết Dương lịch và Quốc tế Lao động, còn lại là các ngày lễ của nước này.Sau đây là các ngày nghỉ lễ cụ thể của TTCK Lào trong năm 2013 theo thông tin trên trang web của Sở GDCK Lào (LSX):

Trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2013 vào ngày 02/01, chỉ số LSX Composite tăng 8.13 điểm (0.67%) lên 1,222.90 điểm. Năm 2012, LSX Composite tăng ngoạn mục 35.06% và là chỉ số tăng điểm mạnh thứ 8 trên thế giới.

Theo: Phước Phạm (Vietstock)Lịch nghỉ giao dịch của TTCK Campuchia năm 2013

Trong năm 2013, thị trường chứng khoán Campuchia bổ

sung thêm hai ngày nghỉ là ngày kỷ niệm lễ ký kết Hiệp định Hòa bình Paris và một năm ngày mất Cựu Quốc vương Norodom Sihanouk.Sau đây là các ngày nghỉ lễ cụ thể của TTCK Campuchia trong năm 2013 theo thông tin trên trang web của Sở GDCK Campuchia (CSX):

Theo: Phước Phạm (Vietstock)Campuchia khó đạt 1 triệu tấn gạo XK vào năm 2015 Quan chức Campuchia bày tỏ quan ngại rằng, với tốc độ

tăng trưởng về xuất khẩu gạo chỉ đạt khoảng 2%/năm như hiện nay thì nước này khó đạt được mục tiêu 1 triệu tấn gạo xuất khẩu vào năm 2015.

Ông Vanhorn Hean, quan chức Bộ Nông nghiệp Campuchia và là giám đốc cơ quan hành chính một cửa về xuất khẩu gạo cho biết, con số thống kê cho thấy, Campuchia chỉ xuất khẩu được hơn 205 nghìn tấn gạo xuất khẩu, tăng 1,9% so với năm 2011.

Hiện nay, Campuchia xuất khẩu gạo tới 58 quốc gia, chủ yếu là châu Âu. Pháp là khách hàng lớn nhất với lượng mua hơn 47 nghìn tấn, tiếp sau là Ba Lan với hơn 34 nghìn tấn, Malaysia với 25 nghìn tấn. Tốc độ xuất khẩu gạo của Campuchia trong năm qua đã giảm sút, do gặp phải sự cạnh tranh từ Việt Nam về giá cả các mặt hàng gạo dài và gạo trắng tại thị trường châu Âu. Bên cạnh đó, các khách hàng lớn còn lựa chọn Việt Nam, vì Campuchia vẫn còn hạn chế về khả năng cung ứng với số lượng lớn.

Tuy nhiên, trong năm 2012, lượng xuất khẩu gạo thơm của Campuchia đã tăng đáng kể, nhờ các hợp đồng bán gạo vào thị trường Trung Quốc. Hạn chế về năng lực thương mại, công nghệ chế biến lạc hậu, hệ thống thu mua, kho hàng chưa hoàn thiện và thiếu vốn là những rào cản lớn cho lĩnh vực xuất khẩu gạo, dù những năm gần đây, Campuchia thường đạt lượng sản xuất lúa dư thừa lên tới 3-4 triệu tấn/năm.

Tháng 8/2012, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã yêu cầu các bộ ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động sản xuất,

tổng HỢP tin HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM - Lào - caMPUcHia

Page 37: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 37

HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM Và KHU Vực

chế biến, xuất khẩu gạo với mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo vào năm 2105, biến Campuchia thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Hướng tới mục tiêu này, Chính phủ Campuchia sẽ bảo lãnh 50% rủi ro cho các ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ cho vay vốn để sản xuất, chế biến và dự trữ gạo, sau khi các ngân hàng cho rằng gặp rủi ro cao khi tham gia cấp vốn trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam, Thái Lan là những khách hàng lớn của Campuchia về mặt hàng lúa, gạo chưa chế biến./.

Nguồn: Xuân Khu (Vietnam+)Việt Nam-Lào: Nhiều kỳ vọng hợp tác kinh tế trong năm 2013

Đạt tầm vóc mới trong năm 2012 nhưng quan hệ kinh tế, thương mại, nhất là trong hợp tác công nghiệp Việt Nam – Lào còn nhiều tiềm năng và không gian phát triển.

Vượt qua những khó khăn, trao đổi thương mại Việt Nam - Lào năm 2012 đạt mức tăng cao trên 23%, kim ngạch trên 900 triệu USD. Trong đó, nổi bật là sự gia tăng xuất khẩu mạnh mẽ của Việt Nam sang Lào, góp phần giảm mức nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Lào xuống còn vài chục triệu USD.

Cơ cấu hàng hóa trao đổi tuy chưa có thay đổi lớn nhưng doanh nghiệp hai nước đã có nhiều mối liên kết chặt chẽ hơn thể hiện trong các hoạt động giao thương, các kỳ hội chợ hai bên phối hợp tổ chức… Mức độ thâm nhập thị trường và gắn kết sản xuất giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Lào cũng được nâng lên.

Tính đến hết năm 2012, Việt Nam có hơn 220 dự án đầu tư sang Lào với tổng vốn đăng ký trên 4 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 40% tổng vốn đăng ký.

Hợp tác công nghiệp được kỳ vọng tạo động lực cho thương mại Việt Nam và Lào, đạt những mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất. Đặc biệt là những dự án năng lượng lớn của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào, làm gia tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị từ Việt Nam, tạo hiệu ứng mạnh mẽ cho hợp tác trên các lĩnh vực khác.

Năm 2013, lĩnh vực đầu tư được dự báo có cơ hội gia tăng mạnh mẽ là năng lượng (thủy điện, dầu khí, phân phối xăng dầu), khai khoáng, công nghiệp chế biến, nông nghiệp (cà phê, cao su, chăn nuôi…). Thị trường tiêu dùng của Lào còn nhiều không gian cho hàng hóa Việt Nam nhờ hiệu ứng tốt của các kỳ hội chợ thương mại của doanh nghiệp Việt Nam tổ chức tại Lào.

Bên cạnh đó, với chương trình ưu đãi về thuế quan Việt Nam – Lào, có khoảng 95% hàng hoá xuất xứ Việt Nam và Lào xuất khẩu sang nhau được miễn giảm thuế là tiềm năng to lớn để doanh nghiệp mở ra những cơ hội lớn về thương mại và liên kết sản xuất.

Một tiềm năng lớn có tạo đột phá cho hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào là giao lưu kinh tế giữa địa phương biên giới hai nước, một khu vực rộng lớn gồm 10 tỉnh của Việt Nam và 10 tỉnh của Lào, có nhiều nguồn lực kinh tế nhưng chưa được khai thác.

Năm 2012, Việt Nam và Lào đã hoàn thành Quy hoạch

mạng lưới chợ biên giới Việt Nam – Lào đến năm 2020 và dự án đầu tiên là dự án nâng cấp chợ Đăm Đin (tỉnh Xiêng Khoảng), đối diện với tỉnh Nghệ An dự kiến sắp được khởi công. Sau khi hoàn tất, hệ thống chợ biên giới sẽ đóng vai trò cơ sở quan trọng cho thương mại và sản xuất giữa các địa phương biên giới của Việt Nam và Lào, mở ra cơ hội hợp tác và khai thác thế mạnh của mỗi bên.

Tuy nhiên, để nâng quy mô và chất lượng của hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào, tạo điều kiện cho hàng Việt có thị phần lớn hơn ở Lào rất cần có hỗ trợ tiếp cận thị trường của Nhà nước như tổ chức thêm hội chợ hàng Việt tại các địa phương của Lào, phát triển hệ thống phân phối, tăng cường các đoàn giao thương ở thị trường này. Để phù hợp với quy mô và điều kiện mới của quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Lào, Bộ Công Thương đã kiến nghị hai nước nghiên cứu đàm phán và ký hiệp định thương mại mới.

Nguồn: Quốc Đạt (Chính phủ)Kinh tế Campuchia phát triển ổn định trong 2012

Theo đánh giá của chính phủ Campuchia, năm 2012, nền kinh tế nước này có thể đạt mức tăng trưởng 7%, trong đó lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng 3,2%, công nghiệp 13,3% và dịch vụ tăng 5%.

Lĩnh vực xây dựng góp phần tạo dựng bộ mặt mới cho thủ đô Phnom Penh

Tuyên bố tại Phnom Penh hồi cuối tuần qua, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế Tài chính Campuchia, ông Keat Chhon khẳng định kết quả hoạt động kinh tế của những tháng qua cho thấy, Campuchia đã đạt được sự phát triển ổn định trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động canh tác lúa, cao su, ngô, đậu, khoai mì đang được đẩy mạnh và giữ vai trò chủ đạo trong các mặt hàng sản phẩm nông nghiệp. Lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng mạnh nhờ sự phát triển của các ngành nghề xây dựng, điện lực, vận tải. Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ cũng được đảm bảo bởi sự ổn định của du lịch, tài chính ngân hàng và thương mại.

Dự kiến, tổng sản phẩm quốc nội Campuchia năm 2012 có thể đạt mức 15,6 tỷ USD và qua năm 2013, người dân Campuchia có thể đạt mức thu nhập bình quân đầu người lên tới 1.000 USD, mức tăng đáng kể so với mức 900 USD của năm 2011.

Nguồn: Xuân Khu/Pnom Penh (Vietnam+)

Page 38: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201338

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM Và KHU Vực

Triển khai dự án đường sắt cao tốc trong năm 2013Bộ giao thông công chính Lào cho biết, dự án đường

sắt cao tốc Lào – Trung Quốc sẽ được khởi công vào năm 2013 và hoàn thành vào năm 2018, hiện nay các bên đang thảo luận chi tiết về các điều khoản trong hợp đồng vay vốn của Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc. Nghiên cứu khả thi của dự án đã được hoàn thành, trước kia dự án này là liên doanh Lào – Trung Quốc với 30% vốn Lào và 70% vốn Trung Quốc, theo hiệp định mới Lào sở hữu 100% dự án tuy nhiên vốn để thực hiện dự án này là vay từ Eximbank. Chính phủ Lào sẽ ký hợp đồng xây dựng với công ty Trung Quốc, và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để dự án được triển khai vào năm tới.

Phó Thủ tướng Somsavat cho biết, dự án này rất quan trọng đối với Lào, giúp Lào kết nối với phần còn lại của khu vực và thế giới. Dự án này cũng giúp Lào thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút khách du lịch, và tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Dự án đường sắt này có chiều dài 420km, với độ rộng tiêu chuẩn của đường sắt là 1,435m, 76 hầm, và 154 cầu sẽ được xây dựng, dự án này sẽ có 31 ga, trước mắt Chính phủ dự kiến sẽ khai thác 20 ga. (Vientiane Times – 16/11/2012)

Khánh thành nhà máy phân bón quốc tế Năm Sao CampuchiaSáng 25/12/2012, tại xã Somrongthom, huyện Kiên svay,

tỉnh Kanda, Vương Quốc Campuchia, Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen đã tới dự và cắt băng khánh thành Nhà máy Phân bón Quốc tế Năm Sao.

Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen phát biểu tại lễ khánh thành

Đến dự Lễ khánh thành Nhà máy còn có ông Ngô Anh Dũng – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Campuchia cùng đại diện Lãnh đạo cấp cao các Bộ, Ngành, cơ quan hai nước Việt Nam – Campuchia và gần 100 cơ quan thông tấn, báo chí hai nước. Đặc biệt, gần 10.000 nhân dân địa phương và các em học sinh đã có mặt từ rất sớm trong không khí tưng bừng, náo nhiệt để tham dự buổi lễ.

Công ty Phân bón Quốc tế Năm Sao Campuchia là liên doanh giữa Tập đoàn Quốc tế Năm Sao Việt Nam (sở hữu 90% vốn điều lệ) và Công ty Đầu tư và Phát triển Campuchia (sở hữu 10% vốn điều lệ) được thành lập vào tháng 8 năm 2009, cho đến nay là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia đạt hiệu quả cao. Thương hiệu Phân bón Năm Sao trong những năm qua đã được người

nông dân Campuchia tin dùng, đạt năng suất cao. Bằng uy tín, thương hiệu, phân bón quốc tế Năm Sao sẽ tạo tiền đề quan trọng cho sản xuất và phân phối phân bón khi nhà máy đưa vào hoạt động. Được biết, Năm Sao cũng là một trong những doanh nghiệp tích cực trong công tác xã hội từ thiện và khuyến học đến trường, góp phần tô thắm tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc anh em Việt Nam - Campuchia. Nhà máy Sản xuất Phân bón Năm Sao Campuchia được khởi công ngày 24/12/2009, với tổng vốn đầu tư 80 triệu đô la Mỹ, có công suất 350 ngàn tấn/năm, được xây dựng tren diện tích gần 12ha, nằm trên trục đường xuyên Á, giáp sông Mekong thuận tiện cho việc vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa. Đây là nhà máy sản xuất Phân bón NPK và Hữu cơ vi sinh đầu tiên có quy mô hiện đại lớn nhất tại Vương quốc Campuchia cũng như khối Đông Nam Á, với công nghệ Ure hóa lỏng. Nhà máy có thể sản xuất ra nhiều chủng loại phân bón NPK dạng một hạt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, phù hợp với nhiều loại cây trồng trên từng vùng sinh thái khác nhau. Đây là dự án đánh dấu một bước tiến rất quan trọng, tạo tiền đề cho nền nông nghiệp Campuchia phát triển bền vững.

Thủ tướng Campuchia Sam-Đach HunSen đánh giá cao các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia, đặc biệt là doanh nhân trẻ Trần Văn Mười – Chủ tịch Tập đoàn Quốc tế Năm Sao kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Phân bón Quốc tế Năm Sao Campuchia, Phó Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam. Đây là một dự án sản xuất phân bón có quy mô lớn nhất tại Campuchia, có hiệu quả cao, thể hiện sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của doanh nhân Trần Văn Mười. Việc khánh thành nhà máy phân bón quốc tế Năm Sao tại Campuchia đã ghi một dấu mốc quan trọng, thiết thực, ý nghĩa nhân kỷ niệm 45 năm hợp tác hữu nghị Việt Nam- Campuchia.

Nguồn: Lại Hợp Nhân (Từ Phnom Penh, Campuchia)Hai nhóm hàng từ Lào được áp thuế suất nhập khẩu 0% Hai nhóm mặt hàng có xuất xứ từ Lào gồm: thóc và gạo

các loại, lá và cọng thuốc lá có thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% từ 1/1/2013. Theo Thông tư của Bộ Công thương về việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2013 đối với hàng hoá có xuất xứ từ Lào, từ 1/1/2013 hai nhóm mặt hàng có xuất xứ từ Lào gồm: thóc và gạo các loại, lá và cọng thuốc lá với thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0%.

Theo đó, hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan thẩm quyền của CHDCND Lào cấp theo quy định và được thông quan qua các cặp cửa khẩu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư. Thương nhân Việt Nam được nhập khẩu các mặt hàng thóc và gạo các loại theo hạn ngạch thuế quan.

Đối với các mặt hàng lá và cọng thuốc lá, chỉ những thương nhân có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công thương cấp theo quy định tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06/4/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật

Page 39: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 39

HỢP tÁc KinH tế ViỆt naM Và KHU Vực

Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài mới được phép nhập khẩu. Số lượng nhập khẩu tính trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công thương cấp.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013 đến hết ngày 31/12/2013.

PV/VOV onlineLào đưa giới thiệu tiềm năng đầu tưNhân dịp trở thành thành viên chính thức của Tổ chức

thương mại Thế giới WTO, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giới thiệu về tiềm năng đầu tư tại Lào:

Năng lượng: Lào có tiềm năng lớn trong việc phát triển lĩnh vực năng lượng nhờ vào sự dồi dào của các dòng sông. Dựa vào tiềm năng này Lào có thể xây dựng 120 nhà máy thủy điện với tổng công suất khoảng 30.000MW. Tính đến nay, Lào đã xây dựng 17 đập thủy điện với công suất 25.000 MW.

Khai khoáng: Lào có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, với 511 điểm khai khoáng có triển vọng, tổng dự trữ quặng ước tính 31 triệu tấn, trong đó 12 triệu tấn quặng vàng, 162 triệu tấn quặng đồng, 26 triệu tấn quặng sắt, 8 triệu tấn quặng thạch cao. Hiện nay, Lào đã đưa vào hoạt động hai mỏ chính là Phú Bia và Sepon.

Nông nghiệp: Lào được biết đến có tiềm năng về nông nghiệp nhờ vào lượng đất canh tác lớn, 70% dân số sống dựa vào nông nghiệp. Lào có khoảng 5 triệu hectar đất nông nghiệp có thể đưa vào canh tác. Việc tô nhượng đất đã được thực hiện với diện tích lớn đối với các dự án trồng cây cao su, cung cấp nguyên liệu cho lĩnh vực công nghiệp.

Du lịch: Với 2 di sản Thế giới là Luangpra Bang và Vat Phou tại tỉnh Champasak, Lào còn được biết đến với những thác nước lớn nhất thế giới và nhiều vùng có phong cảnh đẹp, phù hợp với du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Lào trong 6 tháng vừa qua đạt 1,78 triệu khách, mục tiêu của Chính phủ là đón 3,4 triệu khách trong năm 2012.

Dịch vụ: Lĩnh vực dịch vụ là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của Lào nhờ vào sự mở rộng của các ngân hàng quốc tế và trong nước tại Lào, và dịch vụ bán buôn và bán lẻ nói chung.

công nghiệp nhẹ: Lào là đất nước nông nghiệp và có tiềm năng lớn trong việc cung cấp đủ nguyên liệu cho chế biến công nghiệp thực phẩm.

Những chính sách và ưu đãi của Lào nhằm thu hút đầu tưQuyền sử dụng đất: Nhà đầu tư sẽ được phép mua

quyền sử dụng đất với mục đích ở nếu thực hiện đầy đủ các điều kiện, trong đó nhà đầu tư đăng ký vốn (tiền mặt) trị giá ít nhất 500.000 USD có quyền mua đất thuộc sở hữu chính phủ. Nhà đầu tư phải có giấy chứng nhận của các cơ quan địa phương về ví trí của dự án đầu tư, các điều khoản của hợp đồng sử dụng đất sẽ tương đương với các điều khoản đầu tư.

ưu đãi thuế: Chính phủ đưa ra mức ưu đãi thuế khác

nhau đối với các dự án đầu tư phụ thuộc vào ví trí của dự án, các doanh nghiệp đầu tư tại các vùng xâu vùng xa được ưu đãi thuế dài hơn do Chính phủ Lào khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các vùng nông thôn.

Các lĩnh vực khuyến khích: Chính phủ Lào đặc biệt khuyến khích đầu tư ở các lĩnh vực như y tế và giáo dục. Những nhà đầu tư đầu tư ở những lĩnh vực này sẽ được miễn thuế 5 năm nhiều hơn đầu tư vào các lĩnh vực khác. Ngoài ra, Chính phủ cũng kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực như công nghệ cao và các lĩnh vực kinh doanh nhằm xóa đói giảm nghèo.

(Vientiane Times – 17/11/2012). Campuchia phê chuẩn Hiệp định ASEAN miễn thị thựcThông cáo báo chí ngày 15/10 của Ban Thư ký Hiệp hội

các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho biết Chính phủ Hoàng gia Campuchia tuần qua đã trao văn bản phê chuẩn Hiệp định khung ASEAN về miễn thị thực cho công dân các nước thành viên cho Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan theo quy định tại Điều 8 của hiệp định này.

Hiệp định khung ASEAN về miễn thị thực cho công dân các nước thành viên được Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN ký trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 39 tại Kuala Lumpur, Malaysia, năm 2006.

Hiệp định sẽ có hiệu lực sau khi được cả 10 quốc gia thành viên ASEAN phê chuẩn.

Theo hiệp định này, hai tuần miễn thị thực nhập cảnh cho công dân ASEAN đi du lịch trong khu vực sẽ tác động và kích thích sự tương tác xã hội và thương mại trong và giữa các nước ASEAN. Trong khi đó, việc miễn thị thực cho công dân ASEAN được thực hiện thông qua Biên bản ghi nhớ song phương (MOU) cũng như trên cơ sở có đi có lại giữa các nước thành viên.

(TTXVN) Khai trương Đặc khu kinh tế Long Thành VientianeNgày 4/11/2012, tại thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào

đã diễn ra buổi lễ khai trương Đặc khu kinh tế Long Thành Vientiane sau bốn năm xây dựng. Tham dự buổi lễ có đồng chí Sổm sa vạt Lềng sạ vắt, Phó Thủ tướng Chính phủ và hơn 150 quan chức, thành viên ASEM, doanh nghiệp Lào và Việt Nam.

Đây là dự án do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư với mục tiêu xây dựng một thành phố điển hình tại thủ đô Viêng Chăn, biến một vùng đất trống trở thành thành phố hiện đại. Khu kinh tế nằm tại bản Dongphosy, huyện Hadsafong, thủ đô Viêng Chăn gồm một sân golf 36 lỗ tiêu chuẩn quốc tế, các trang thiết bị đa dạng và nhiều tiện ích như trung tâm mua sắm, trường học quốc tế, cơ sở y tế dịch vụ quốc tế hiện đại, khách sạn 5 sao, nhà hàng, trung tâm hội nghị, giải trí cũng sẽ được phát triển trong khu vực này. Dự án đã hoàn thiện giai đoạn 1 (2009-2012) với sân golf 18 lỗ, nhà câu lạc bộ và một số cơ sở hạ tầng khác.

(KPL 2/11/2012) Thu TrANg

Page 40: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201340

Mừng Xuân quý tỵ 2013

* Xuân Canh Tý 40, hai chị em Trưng Trắc - Trưng Nhị (con gái Lạc tướng vùng Mê Linh) lãnh đạo nông dân nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ ách đô hộ của nhà Đông Hán, thu phục 65 thành, giải phóng đất nước, thiết lập chính quyền tự chủ.

* Xuân Đinh Dậu 157, Chu Đạt (người Thanh Hóa) chỉ huy hàng vạn dân miền Trung đồng loạt vùng lên đánh chiếm trụ sở, diệt bọn quan lại đô hộ... Đến mùa thu năm 160, nhà Đông Hán phải cử viên tướng lão luyện Hạ Phương đem viện binh sang cứu nguy, dần dẹp yên được.

* Xuân Mậu Ngọ 178, Lương Long (người Bắc Bộ) phát động nhân dân ta và dân miền biên giới Trung Quốc nổi dậy khởi nghĩa. Lực lượng nghĩa quân lên đến 3-4 vạn người, tiến tới đâu là chính quyền đô hộ tan rã tới đó. Hè năm 181, nhà Đông Hán huy động nhiều đạo quân lớn, vất vả lắm mới đánh giải vây và đàn áp được.

* Xuân Mậu Thìn 248, Triệu Thị Trinh (người Thanh Hóa) cùng anh là Triệu Quốc Đạt đứng lên giết giặc, lật nhào sự đô hộ của nhà Ngô tại quận Cửu Chân (vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh ngày nay) rồi tiến ra Bắc. Vua Ngô phải sai danh tướng Lục Dận đem 8.000 quân sang chống đỡ, dùng cả mưu kế chiêu dụ lẫn sức mạnh trấn áp.

* Xuân Nhâm Tuất 542, Lý Bí (hào trưởng đất Long Hưng - Hà Nội) phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi quân Lương. Hai năm sau - Xuân Giáp Tý 544 - Lý Bí thành lập nước Vạn Xuân, lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế), xây dựng chính quyền độc lập.

* Xuân Bính Dần 906, Khúc Thừa Dụ (hào trưởng vùng Hồng Châu - Hải Dương) lãnh đạo nhân dân nổi dậy chống phá bọn đô hộ nhà Đường, chiếm được thành Đại La (Hà Nội), giành

quyền tự chủ dân tộc (ngày 7/2/906).* Xuân Mậu Tuất 938, tướng giỏi

người Đường Lâm (Hà Nội) là Ngô Quyền đã đại thắng quân Nam Hán xâm lược trên sông Bạch Đằng, chấm dứt hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài và phát triển rực rỡ cho đất nước.

* Xuân Tân Tỵ 981, vua Lê Đại Hành lãnh đạo tướng sĩ đánh tan 3 đạo quân Tống xâm lược, buộc nhà Tống phải bãi binh và công nhận nền độc lập của nước ta.

* Xuân Bính Thìn 1076, quân đội nhà Lý do Lý Thường Kiệt chỉ huy vượt biển, tấn công vào lực lượng quân Tống trên lãnh thổ Trung Quốc, san phẳng sào huyệt giặc. Xuân Đinh Tỵ 1077, cũng chính Lý Thường Kiệt cho lập phòng tuyến bên sông Như Nguyệt (sông Cầu), cầm cự rồi đại phá quân Tống xâm lược.

* Xuân Mậu Ngọ 1258, vua Trần và nhân dân tổ chức vui Tết mừng chiến thắng quân Nguyên Mông (lần thứ nhất).

* Xuân Mậu Tý 1288, quân dân nhà Trần chiến thắng vẻ vang quân Nguyên Mông (lần thứ ba), buộc chúng phải rút chạy nhục nhã và kết thúc công cuộc xâm chiếm nước ta.

* Xuân Mậu Tuất 1418, mồng 1 Tết (ngày 7/2 dương lịch), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh ở Lam Sơn (Thanh Hóa).

* Xuân Mậu Thân 1428, đêm Giao thừa, tên xâm lược cuối cùng của nhà Minh rút khỏi nước ta, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.

* Xuân Ất Tỵ 1785, sát trước Tết, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đại thắng 2 vạn quân Xiêm (Thái Lan) xâm lược trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Giặc chỉ còn sống sót được vài nghìn tên chạy trốn về nước theo đường núi.

* Xuân Kỷ Dậu 1789, từ 30 Tết

đến mồng 6 Tết (từ ngày 25/1 đến 1/2 dương lịch), vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) tổng tiến công và đại phá 29 vạn quân Thanh xâm lược.

* Xuân Canh Tý 1960, ngày 17/1, nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre) đồng loạt nổi dậy đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền ngụy, thiết lập chính quyền cách mạng. Phong trào đồng khởi này nhanh chóng lan rộng toàn miền Nam, tính đến cuối năm đã tạm thời giải phóng được già nửa (1383/2627) số xã và gây cho địch tổn thất nặng nề.

* Xuân Quý Mão 1963, ngày 2/1, với quân số ít hơn địch 10 lần, các chiến sĩ Ấp Bắc (Mỹ Tho - Tiền Giang) đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, đánh bại cuộc càn quét của trên 2.000 lính ngụy có cố vấn Mỹ và vũ khí hiện đại yểm trợ, gây tiếng vang lớn, giáng đòn chí tử vào chương trình “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

* Xuân Mậu Thân 1968, từ đêm Giao thừa, toàn miền Nam thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kéo dài 26 ngày (từ ngày 30/1 đến 25/2 dương lịch), loại khỏi vòng chiến đấu 147.000 tên địch (có 43.000 tên Mỹ), làm lung lay chính quyền Mỹ - ngụy.

* Xuân Quý Sửu 1973, ngày 27/1, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam được chính thức ký kết tại Paris (Pháp).

* Xuân Ất Mão 1975, ngày 30/4, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 toàn thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

* Xuân Kỷ Mùi 1979, thực hiện trách nhiệm nhân đạo quốc tế, quân đội Việt Nam tấn công và lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.z

Những mùa Xuân oanh liệtl huy hoàNg

Mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất - mùa khởi đầu năm mới, mùa của sức sống, sự nảy nở, thành công và chiến thắng. Lịch sử vẻ vang của dân tộc ta cũng gắn liền với những cái Tết, những mùa Xuân oanh liệt.

Page 41: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 41

Mừng Xuân quý tỵ 2013

TẾTĐối với người Việt Nam, tiếng

Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng, từ những câu chuyện thường ngày đến lời cầu khấn trước bàn thờ linh thiêng... Và mỗi dịp cuối năm cũ đầu năm mới, nó lại nở rộ, ngự trị trong sự xốn xang của mọi người. Không biết chính xác nó xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ, chỉ biết nó vốn là một từ gốc Hán. Theo ngôn ngữ Hán, tiết có nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của tiết là “mấu tre” (vì thế, khi viết chữ này, người ta phải viết với bộ trúc). Rồi nó dần chuyển nghĩa, chỉ sự tiếp nối giữa hai gióng cây, hai khúc, hai đoạn vật thể (tương đương với “đầu mặt”, “khớp”, “khuỷu”... trong tiếng Việt). Từ nghĩa này, nó tiếp tục mở rộng để chỉ thời điểm tiếp xúc giữa hai khoảng thời gian phân chia theo thiên văn - khí tượng trong năm, ví dụ như một năm chia làm 24 tiết (lập xuân, vũ thủy, kinh trập, xuân phân, thanh minh, cốc vũ, lập hạ, tiểu mãn, mang chủng, hạ chí, tiểu thử, đại thử, lập thu, xử thử, bạch lộ, thu phân, hàn lộ, sương giáng, lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết, đông chí, tiểu hàn, đại hàn). Sau đó tiết chuyển thành nghĩa “ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng” - đây chính là nguồn gốc trực tiếp của tết mà ta đang đề cập. Ngoài ra, tiết còn có nghĩa là “bộ phận nhỏ của một chỉnh thể” (chi tiết, tình tiết....), “khoảng,

đoạn nhỏ” (chương tiết, tiết học, tiết mục...), “phẩm chất trong sạch, khảng khái” (tiết tháo, tiết hạnh, khí tiết, trinh tiết...).

Phần lớn tiếng Hán có phiên âm iê khi sang tiếng Việt biến thành ê: thiêm biến thành thêm, thiết (yến) biến thành thết (tiệc), chiết biến thành chết... Tiết cũng vậy - biến thành tết. Ngoài nghĩa “ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng” như tết Khai hạ, tết Thanh minh, tết Đoan ngọ, tết Trùng cửu,... trong tiếng Việt,

Tết còn dùng để chỉ một dịp đặc biệt duy nhất đầu năm - như người ta thường nói: ăn Tết, đi Tết, chơi Tết, chúc Tết... Như vậy, từ danh từ chung, nó trở thành danh từ riêng (vì thế phải viết hoa). Nó là kết quả của sự rút gọn và biến âm từ xuân tiết trong tiếng Hán hay sự nói gọn từ Tết Nguyên đán (Tết Cả) trong tiếng Việt.

tẾt NgUYÊN ĐáNNguyên đán là từ gốc Hán,

Tết, Tết Nguyên đán, Tết Táo quân, đêm trừ tịch, giao thừa... - những từ ngữ đã trở nên thân thuộc ấy lại có nguồn gốc rất thú vị, độc đáo và mang nhiều ý nghĩa phức tạp. Niềm vui năm mới của chúng ta sẽ trọn vẹn hơn khi tìm hiểu và cảm nhận những từ ngữ Tết.

Nguồn gốc và ý nghĩa những từ ngữ Tếtl PhoNg hÓA

Page 42: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201342

Mừng Xuân quý tỵ 2013

nguyên là “đứng đầu, số một, nhất”; đán là “buổi sáng”. Do đó, Tết Nguyên đán nghĩa là “Tết (mừng/của/vào) buổi sáng đầu [năm]”.

Gọi như thế bởi vì buổi sáng ngày mồng Một tháng Giêng là thời gian quan trọng nhất trong năm: Năm mới chính thức bắt đầu, mọi hoạt động tiêu biểu nhất cho Tết được tiến hành (lễ gia tiên, chúc mừng năm mới, mừng tuổi, chúc thọ người già, đại tiệc đầu năm...). Điều kiện ngoại cảnh cũng rất đẹp và thuận lợi: bắt đầu sang xuân, cây cối đâm chồi nẩy lộc, hoa nở, chim hót, không khí ấm áp, trời quang đãng, nhịp độ lao động vất vả của một năm tạm ngừng… Con người thư thái, vui vẻ về tinh thần, trở nên lịch sự, cởi mở hơn về phong cách; rực rỡ hơn với dung nhan, trang phục mới... Tất cả những hiện tượng trên đều tập trung vào buổi sáng đầu năm khiến người ta cảm thấy buổi sáng đó thật quan trọng, thiêng liêng. Ai cũng tin tưởng, mơ ước mọi việc trong năm đều diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp, may mắn như buổi sáng đầu năm và cố gắng không làm điều xấu để khỏi xúi quẩy cả năm.

tẾt táo QUÂNTáo gốc tiếng Hán có nghĩa

là “bếp”. Táo quân hay ông Táo nghĩa là “ông quản bếp”, “ông vua bếp”. Theo truyền thuyết nước ta, xưa có hai vợ chồng nghèo khổ quá phải bỏ nhau, mỗi người một nơi tha phương cầu thực. Sau đó, người vợ may mắn lấy được chồng giàu. Một năm, vào ngày 23 tháng Chạp, người chồng cũ đi ăn xin, vô tình vào phải nhà người vợ cũ. Người vợ nhận ra chồng cũ, liền đem cho nhiều cơm gạo, tiền bạc. Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ khó xử, uất ức lao vào bếp lửa, tự vẫn. Người chồng cũ đau xót, cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận, lao vào lửa nốt! Trời thấy ba người đều có nghĩa nên phong cho họ làm “vua bếp”...

Truyền thuyết này thể hiện rất đậm nét trong sinh hoạt của người Việt. Trong bếp ngày xưa, thường có ba “ông đầu rau” - tức là ba hòn đất nặn dùng để kê nồi đun bếp, trong đó hai hòn nhỏ hơn hòn thứ ba. Và nhân dân có tục lệ thờ “hai ông một bà”, ngày 23 tháng Chạp hàng năm làm “lễ Táo quân”, “Tết ông Công ông Táo”, “tiễn ông Táo lên chầu Trời”...

Đây rất có thể là ảnh hưởng của phong tục thờ thần lửa - một phong tục có từ lâu đời của nhiều dân tộc, tuy nhiên cách thể hiện ở mỗi nước một khác. Ví như ở Trung Quốc, từ thời cổ đại, Táo quân (còn được gọi là “Táo thần”, “Táo vương”, “ông Táo”) đã được coi là một trong bảy vị thần đất được toàn dân cúng lễ. Nhưng nguồn gốc của Táo quân thì không nhất quán. Theo sách Hoài Nam Tử, Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp. Sách Lã Thị Xuân Thu lại coi Chúc Dung mới là thần quản lý lửa (do Viêm Đế mang tới) nên khi chết người dân thờ làm thần lửa. Còn sách Tây Dương tạp trở thì kể: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là Ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi... Chuyện truyền miệng của người Trung Quốc lại cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình (nhất là về những người đàn bà làm điều xấu); sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Đến ngày ấy, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo; đặc biệt có thêm cả nước và cỏ khô (cho ngựa của vua bếp “ăn” để bay và chở vua lên trời - khác với Táo quân của ta thì cưỡi cá chép lên trời)!

Còn việc “ông Công” và “ông Táo” được nhân dân ta cúng tiễn vào cùng một ngày có hai cách giải thích. Một: Công là từ rút gọn của

Táo công. Hai: Công là từ rút gọn của Thổ công. Cách giải thích thứ nhất xem ra có lý hơn bởi nếu theo cách thứ hai thì khó thể lý giải vì sao lễ tiễn ông Công lại trùng với lễ tiễn ông Táo?!

ĐÊm tRỪ tỊchTịch gốc tiếng Hán nghĩa là

“đêm”. Tuy nhiên, theo nguyên tắc thuận ngữ, trong tiếng Việt, người ta vẫn nói “đêm trừ tịch” chứ ít nói “trừ tịch”, cũng như thường nói: hiện nay, sinh sống, chân thật, cây cổ thụ, sông Hồng Hà, núi Trường Sơn, do đó cho nên... Còn trừ trong tiếng Hán có nhiều nghĩa, nhưng nghĩa gốc là “qua đi, bỏ đi”. Như vậy, trừ tịch nghĩa là “đêm của năm qua đi” - đêm cuối cùng của năm cũ.

Tác giả Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục lại có cách lý giải hoàn toàn khác, coi trừ tịch là xua đuổi, trừ khử ma quỷ: “Nguyên tục bên Tàu ngày xưa, cứ về hôm ấy thì dùng một trăm hai mươi đứa trẻ con độ chín, mười tuổi, mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống, vừa đi đường vừa đánh để trừ khử ma quỷ, cho nên gọi là trừ tịch”.

giao thỪaGiao gốc tiếng Hán nghĩa

là “xen kẽ nhau, thay nhau” hoặc “nối tiếp nhau, trao đổi lẫn nhau”... Còn thừa nghĩa là “đảm nhận, thi hành (nhiệm vụ, nghĩa vụ)” hoặc “thừa kế, kế tiếp”... Gọi là giao thừa vì theo quan niệm tín ngưỡng, 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp - thời điểm nối tiếp giữa năm cũ và năm mới - là lúc mà hai vị thần cai quản trần gian (gọi là ông Hành khiển), một cũ và một mới, “bàn giao và tiếp nhận” công việc của nhau. Vào ngày này, nhân dân ta hay làm lễ thiên địa để cầu mong các vị thần ấy ban cho nhiều may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Lễ thường được bày ngoài trời vì mọi người cho rằng các vị thần rất bận, không thể vào tận trong từng nhà để hưởng lễ!z

Page 43: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/2013. Hợp tác & Phát triển 43

Mừng Xuân quý tỵ ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Rượu vang ngày càng trở nên thân thuộc trong những ngày vui và trong các dịp lễ hội của người

Việt, nhưng ít người biết đến xa xưa cổ nhân đã từng lưu truyền “Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi” với hàm nghĩa, chén dạ quang mới là vật trân quí để uống rượu Bồ đào. Bồ đào là loại rượu lên men từ nho có mầu hồng nhưng uống vào chưa đủ hào khí; chỉ khi rót vào chén dạ quang với ánh sáng phát ra tuyệt diệu, rượu màu đỏ chuyển sang như huyết mới giúp người thưởng thức thấy được giá trị đích thực của thứ rượu này.

Chúng ta uống rượu vang, nhưng chưa biết được kỹ thuật làm rượu này đã gắn bó với lịch sử nông nghiệp, ẩm thực và văn minh từ hàng vạn năm trước. Lịch sử rượu vang chưa khẳng định; song nhiều giả thuyết cho rằng, nông dân và người cắt cỏ là những người đầu tiên làm ra đồ uống lên men từ trái cây dại thuộc loài Vitis silvestris, là tổ tiên của những loài nho làm rượu ngày nay. Việc làm rượu vang trở nên dễ dàng hơn khi đồ gốm được phát triển ở miền Cận Đông.

Một truyền thuyết khác liên quan đến Jamshid, một vị vua Ba Tư, có kể lại rằng: Khi nhà vua trục xuất người vợ trẻ ra khỏi vương quốc, cô chán nản và định tự vẫn. Vào một nhà kho, tìm thấy cái bình có đánh dấu “thuốc độc” trong chứa nho thừa đã bị lên men, nàng uống ngay và nghĩ rằng sẽ chết. May thay, uống xong thứ nước này cô thấy dễ chịu và tinh thần phấn chấn hẳn lên. Phát hiện ra

điều kỳ diệu của thứ nho “hỏng” thực sự là kết quả của quá trình lên men biến nho thành rượu, cô dâng khám phá này lên vua. Nhà vua lập tức say mê, ông chấp nhận để cô vợ trẻ trở lại hoàng cung và ra lệnh tất cả nho trồng ở xứ Persepolis phải được dùng làm rượu. Cho dù chỉ là truyền thuyết, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy, rượu vang đã được buôn bán rộng rãi vào thời các vua Ba Tư đầu tiên trị vì.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, văn hóa rượu vang hiện đại được bắt nguồn từ hoạt động của người Hy Lạp với nhiều loài nho ngày nay tương tự hoặc giống như nho thời cổ. Đặc biệt, loại rượu vang trắng rất thơm có tên Retsina cũng được khởi đầu từ những bình rượu nho xa xưa, lót bằng nhựa cây để có hương vị khác biệt. Rượu vang thời Hy Lạp đã được biết đến và

xuất khẩu rộng rãi trên lưu vực Địa Trung Hải với bằng chứng để lại.là những chiếc bình gốm hai quai.

Rượu nho là một phần không thể tách rời trong chế độ ăn uống và nghề làm rượu này đã trở thành ngành kinh doanh có yêu cầu nghiêm ngặt trong thời La Mã. Khi đế chế này mở rộng, nghề sản xuất rượu lan tỏa nhanh sang cả châu Âu. Từ những vùng nho trồng vào thời La Mã, nước Pháp đã hình thành ngành rượu vang phát triển lâu đời. Với sản lượng trên 5 tỷ lít/năm, Pháp là nước sản xuất rượu vang lớn nhất thế giơi, chiếm 30,8% giá trị toàn cầu trong năm 2011.

Vào thời Trung cổ, rượu vang rất cần cho việc cử hành lễ Thánh; nhiều tu sĩ sản xuất đã dưa nghề này trở thành ngành sản xuất công nghiệp, cung cấp đủ cho cả Châu Âu. Cuối thế kỷ XIX, dịch rệp Phylloxera

RƯỢU VANG, ĐÔI NÉT LẠM BÀN NHỮNG NGÀY XUÂN TẾTl TruNg ĐứC

Page 44: Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17

ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA

Hợp tác & Phát triển. Số 16+17 - Tháng 9-12/2012-2/201344

Mừng Xuân quý tỵ 2013

tàn phá gây thảm họa cho cả người trồng nho và sản xuất rượu vang. Nhờ tiêu chuẩn hóa các vườn trồng cây và nhân rộng những giống nho lai có sức đề kháng dịch bệnh và côn trùng gây hại, nhiều loại rượu vang nổi tiếng như Champagne, Bordeaux, Sauvignon, Gran Reserva… đã lần lượt ra đời.

Ở phương Đông, trong thế kỷ thứ 2 TCN, các triều đại Trung Hoa đã tiếp xúc với vương quốc Hy Lạp, nhiều giống nho chất lượng cao được đưa về trồng để sản xuất vang nho với tên gọi “bồ đào tửu”. Bồ đào là một thứ rượu quý để dâng vua chúa, mãi đến thời nhà Tống (thế ký thứ X) mới được sử dụng phổ biến trong các tầng lớp quý tộc.

Nhờ phát hiện được giống nho kháng rệp phylloxera, nghề sản xuất rượu vang được phát triển tại châu Mỹ vào cuối thế kỷ XIX gắn với các tên tuổi như Argentina, California, Chile…. Những vùng rượu vang nổi tiếng thường sử dụng giống nho đặc biệt như tại California là giống Zinfandel có nguồn gốc Croatia và miền Nam nước Ý; giống Malbec của Argentina và Carmenère của Chile đều bắt nguồn từ nước Pháp.

Thưởng thức rượu vang là một nghệ thuật được gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong những ngày Xuân, sum họp trong đêm tất niên đầm ấm hoặc bữa cơm Năm Mới thịnh soạn; uống rượu vang đúng cách sẽ làm tăng thêm niềm vui, hạnh phúc gia đình. Cầm ly rượu, người sành sẽ dùng giác quan để quan sát từ màu sắc cho đến hương vị. Ba bước tận hưởng trọn vẹn đó là ngắm nhìn màu sắc, ngửi và thử nếm hương vị đồng thời với lựa chọn món ăn đi cùng.

Những người am hiểu cho biết; một chai vang trắng mới ra lò (từ 1

đến 3 năm tuổi) thường có màu vàng nhạt, để lâu chuyển sang vàng đậm; khi đạt tuổi “lão” sẽ có màu nâu. Vang đỏ có màu đỏ thẫm với sắc tía; theo thời gian sẽ chuyển dần sang đỏ gạch; để lâu năm, sẽ ngả màu nâu sẫm. Người mê rượu vang luôn có cảm giác hứng thú ngay khi rót rượu vào ly. Nhìn độ trong của rượu thay đổi màu dưới ánh sáng hoặc cầm ly nghiêng nhẹ cho rượu tràn lên thành, dễ thấy được sắc màu đậm, nhạt; rượu màu càng đậm càng ngon đậm đà; chính vì điều này, những loại

vang chất lượng cao của Tây Ban Nha thường

được ủ lâu trong các

t h ù n g g ỗ .

R ư ợ u vang ủ 25 năm rồi mới đóng chai là chuyện bình thường; thậm chí trong nhiều hầm rượu, những loại vang hàng trăm năm tuổi đến nay vẫn còn được ủ trong các thùng gỗ.

Chất lượng rượu vang được đánh giá qua nhiều tiêu chí; ngoài phân biệt vùng đất trồng nho, chất lượng còn được đánh giá theo ba thang bậc tăng dần. Theo cách gọi của người Pháp, thấp nhất là Vin de table (vang thường) có xuất xứ từ mọi nơi, ít được chú trọng kiểm tra chất lượng; tiếp đó là Vin de pays (hay IGP) có độ cồn cao hơn; phải ghi rõ vùng đất xuất xứ, tên nhãn được pháp luật bảo vệ và vang AOC (hay AOP) là thứ rượu cấp cao với chất lượng phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm

định.Trên thực tế, việc đánh giá chất lượng rượu vang còn phụ thuộc nhiều yếu tố với những thang bậc phức tạp dành cho loại rượu cao cấp. Nhãn ghi trên chai là căn cứ để người tiêu dùng lựa chọn; tuy nhiên, vang chỉ ngon khi nếm thử và cảm thụ được vị của nó hợp với gu từng người..

Người sành rượu chia sẻ, khi thử rượu vang hãy cố gắng đừng để thông tin về chai rượu đánh lừa cảm giác thật sự của mình. Thời điểm thử nên vào buổi sáng, khi các cơ quan thẩm

định đang còn “trong lành“. Ly uống rượu đỏ nên dùng là loại to rộng (ly Bordeaux) còn

uống rượu trắng dùng ly nhỏ, mảnh (Chardonnay).

Rượu trắng luôn được ướp lạnh, khi mở cần rót ngay vào ly. Ngược

lại, rượu đỏ không cần ướp lạnh, sau mở cần để hở cổ chai vài phút cho rượu “thở“ trước khi rót vào ly. Rượu vang trắng mẫn cảm với thay đổi nhiệt độ nên khi cầm cần chú ý nắm chân ly, còn

uống rượu đỏ có thể cầm cả bụng ly.

Trong thưởng thức rượu vang, nhà sản xuất thường khuyên; trước tiên

nên nhận diện màu sắc mùi, vị được gói gọn trong 3 chữ C.O.S (viết tắt từ tiếng Latinh Color-Odor-Sapor -màu- mùi- vị-); tiếp đó diễn tả cảm thụ nhận được để so sánh với những gì đã có từ loại vang từng uống để đánh giá rượu ngon hay không? . Góp phần tăng thêm niềm vui đậm đà khi uống là chọn món ăn đi kèm. Theo nguyên tắc “Đỏ thịt, trắng cá”; người có kinh nghiệm cho rằng, khi dùng vang đỏ nên ăn thịt, còn khi ăn món cá chỉ nên uống vang trắng. Trên thực tế các nhà cung cấp thường đưa ra nhiều quy tắc phức tạp với một danh sách dài các món ăn và thứ rượu vang phù hợp. Dẫu sao nguyên tắc riêng, có thể uống thứ để cảm thụ vị ngon của tững loại rượu với món ăn mà mình ưa thích nhất.z