Tập 123, số 09, 2014

168

Transcript of Tập 123, số 09, 2014

Page 1: Tập 123, số 09, 2014
Page 2: Tập 123, số 09, 2014

Tạp chí Khoa học và Công nghệ

CHUYÊN SAN NÔNG – SINH – Y

Mục lục Trang

Hoàng Anh Tuấn, Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Văn Hiến - Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên 3

Nguyễn Thị Thu Hương, Đỗ Thị Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn Hải - Phát triển bưởi Đoan Hùng theo hướng sản xuất

hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ 11

Trần Trung Kiên, Trần Văn Điền, Đặng Thị Tố Nga - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa tulip nhập nội vụ đông xuân 2013-2014 tại Thái Nguyên 17

Nguyễn Thị Hải Yến, Trần Thị Thu Hương - Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của cây chè 23

Hà Minh Tuân, Trần Minh Quân, Nguyễn Thế Huấn, Phạm Thị Thanh Huyền - Xác định kỹ thuật vào mẫu

in vitro hiệu quả cho giống chuối tây bản địa Bắc Kạn (Musa x paradisiaca) 31

Trần Trung Kiên, Vũ Thị Vui, Trần Văn Điền, Lê Thị Kiều Oanh - Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống ngô nếp lai HN88 vụ xuân 2014 tại Thái Nguyên 37

Trần Minh Quân, Hà Minh Tuân, Nguyễn Thế Huấn, Lê Diệu Thúy, Phùng Thị Thu Hà - Đặc điểm sinh học

và đặc trưng giống chuối tây bản địa Phấn Vàng Phú Thọ (Musa x paradisiaca) 45

Lê Thị Kiều Oanh, Trần Trung Kiên, Trần Văn Điền, Ngô Mạnh Tiến - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 vụ xuân 2014 tại

Thái Nguyên 53

Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Xuyến, Nguyễn Duy Lam - Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón phân

đạm ure đến năng suất và dư lượng nitrat trong giống rau cải bắp Ns – Cross vụ đông 2013 tại phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên 61

Trần Thanh Vân, Nguyễn Tiến Hưng, Nguyễn Thị Thuý Mỵ - Nghiên cứu khả năng sản xuất, chất lượng thịt

của gà mèo nuôi tại Quảng Yên - Quảng Ninh 67

Đào Văn Biên, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Tuấn Anh - Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM

thứ cấp) trong xử lý môi trường chăn nuôi gà tại huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc 77

Đoàn Trần Tấn Đào, Trần Văn Dũng - Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của Hàu tam

bội thái bình dương (Crassostrea gigas thunberg, 1793) giai đoạn giống 83

Từ Quang Hiển, Từ Trung Kiên, Trần Thị Hoan - Ảnh hưởng của các tỷ lệ bột lá keo giậu trong khẩu phần đến sinh trưởng của lợn nuôi thịt 89

Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Đỗ Thị Vân Giang, Nguyễn Thị Ngân, Lê Minh, Phan Thị

Hồng Phúc, Phạm Diệu Thùy, Trần Nhật Thắng - Tình hình nhiễm Trypanosoma Evansi ở một số loài gia

súc tại Việt Nam 95

Nguyễn Thị Hiệp, Nguyễn Thị Ước, Hứa Nguyệt Mai, Nguyễn Việt Linh - Nghiên cứu sử dụng tinh trùng đông

lạnh từ mào tinh hoàn trong thụ tinh ống nghiệm ở lợn 101

Nguyễn Thị Mai, Lành Thị Ngọc - Nghiên cứu thành phần hóa học của hoa cây vàng anh (Saraca Dives) 107

Trần Văn Thăng, Mai Anh Khoa, Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Hưng Quang, Trần Huê Viên, Nguyễn

Hữu Trà, Nguyễn Hữu Cường - Đánh giá thực trạng đàn bò H’Mông nuôi trong nông hộ tại huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng 113

Phạm Công Chính, Lương Thị Thu - Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân mày

đay cấp không rõ căn nguyên 119

Nông Phúc Thắng, Lô Thị Hồng Lê, Nguyễn Thị Hải, Diệp Thị Xoan, Vũ Thị Hải Yến - Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp nhằm giảm tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ em và ngoại cảnh tại ba trường mầm non Liên Bảo, Hoa

Sen và Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 125

Nguyễn Thị Ngọc Hà - Đa hình nucleotide đoạn điều khiển của Matrix metalloproteinase -9 (MMP-9) ở một số bệnh nhân ung thư vòm mũi họng 133

Phan Đình Binh, Nguyễn Ngọc Anh - Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại thị

trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 141

Lê Sỹ Lợi, Nguyễn Mạnh Tuấn, Phạm Thị Phương Lan - Đánh giá hiện trạng và một số giải pháp kỹ thuật để phát triển nấm hương đặc sản tại tỉnh Bắc Kạn 147

Journal of Science and Technology

123(09)

Năm 2014

Page 3: Tập 123, số 09, 2014

Trần Quốc Hưng, Hà Sỹ Huân - Đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x acacia auriculiformis)

tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn 153

Nguyễn Đức Trường, Từ Trung Kiên, Nguyễn Hưng Quang - Đánh giá khả năng sản xuất của ba giống gà

thịt broiler với các mức năng lượng trao đổi khác nhau 161

Page 4: Tập 123, số 09, 2014

Hoàng Anh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 3 - 10

3

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH

VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DAO

TẠI MỘT SỐ XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Hoàng Anh Tuấn1*, Đàm Khải Hoàn2 , Nguyễn Văn Hiến3

1Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, 2Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên, 3Trường Đại học Y khoa Hà Nội

TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện tại 4 xã đặc biệt khó khăn, nơi có đông người dân tộc Dao sinh sống

của huyện Võ Nhai và huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên năm 2011

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành hành (KAP) về vệ sinh môi trường của

người Dao tại 4 xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 840 hộ gia đình người Dao (Tiêu

chuẩn cả vợ và chồng đều là người Dao). Kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh môi trường

(VSMT) của người Dao được đánh giá qua phỏng vấn và lượng hóa bằng cách cho điểm trên

nguyên tắc trả lời đúng được 2 điểm, đúng nhưng không đầy đủ được 1 điểm, không biết hoặc trả

lời sai được 0 điểm. Dựa trên cắt đoạn 50% của tổng số điểm chia kiến thức, thái độ, hành vi thành

2 mức:

+ Đúng: ≥ 50% tổng số điểm.

+ Chưa đúng: <50% tổng số điểm.

Kết quả và kết luận: Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của người Dao ở các xã đặc biệt khó khăn

là rất thấp, cụ thể: Tỷ lệ hộ nghèo còn cao (67,4%), trình độ học vấn thấp, tỷ lệ biết đọc biết viết

(46,79%), người có trình độ học vấn cao (0,5%). Gia đình không có phương tiện truyền thông

(25,1%), ở nhà tạm (5,7%). Những hành vi chưa đúng về vệ sinh môi trường của người Dao là rất

cao (96,7%) cụ thể như sau: Sử dụng nguồn nước sạch chưa đúng (58,7%); quản ly và sử dụng

phân người, phân gia súc chưa đúng (96% - 99,9%); Tỷ lệ hộ gia đình người Dao không có nhà

tiêu cao (70,6%) và chỉ có 5% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh sử dụng đúng. Người Dao chủ yếu

phóng uế bưa bãi ra môi trường xung quanh như: rưng, ruộng, vườn… chiếm 68,1%, xử ly rác thải

hàng ngày chưa đúng (69,6%). Kiến thức về vệ sinh môi trường của người Dao còn rất yếu

(71,3%), hiểu biết về các yếu tố nguy cơ còn rất hạn chế: 39% cho rằng đun bếp trong nhà không

ảnh hưởng đến sức khỏe; 20% cần đủ ánh sáng trong nhà, 45,6% xung quanh nhà phải sạch, 30,7%

phân người - động vật và 15,7% rác thải gây ô nhiễm không khí. 22,6% rác thải và 63,1% phân

người - động vật gây ô nhiễm nước. Thái độ đúng về vệ sinh môi trường của người Dao ở mức độ

trung bình (45,1%) cụ thể: 80,2% người Dao cho rằng cần phải chuyển chuồng gia súc, gia cầm xa

nhà ở, 78,9% cần phải xử ly rác thải hàng ngày, 63,5% cần phải xử ly phân người, phân gia súc,

gia cầm, 91,8% cần phải vệ sinh nhà ở.

Từ khóa: Kiến thức, Thái độ, Thực hành, Vệ sinh môi trường, Dân tộc Dao.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã

có nhiều chính sách ưu tiên nhằm nâng cao

đời sống đồng bào dân tộc miền núi, đặc biệt

là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên trên thực tế cho thấy sự phát triển

kinh tế, văn hoá và xã hội tại khu vực này vẫn

còn thấp kém hơn nhiều so với khu vực khác.

Nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu, trình

độ dân trí chưa được nâng cao, do đó tình

* Tel: 0913 031627; Email: [email protected]

trạng ô nhiễm môi trường do con người gây

ra đang là vấn đề đáng lo ngại, có ảnh hưởng

rất lớn đến sức khỏe người dân [1], [2].

Người Dao ở Thái Nguyên đã được định cư

lâu đời, họ sống chủ yếu ở các xã vùng sâu,

vùng xa, nhiều phong tục tập quán lạc hậu

vẫn còn tồn tại như phóng uế bưa bãi, dùng

nước khe nước suối để ăn uống và sinh hoạt,

nuôi gia súc thả rông… vẫn còn khá phổ biến.

Tất cả tập quán và hành vi này tạo nên môi

trường sống của người Dao không hợp vệ

sinh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển

Page 5: Tập 123, số 09, 2014

Hoàng Anh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 3 - 10

4

kinh tế, văn hoá và xã hội của cộng đồng

người Dao [3], [4], [7]. Đây chính là ly do để

chúng tôi thực hiện đề tài:“ Nghiên cứu thực

trạng kiến thức, thái độ và thực hành về vệ

sinh môi trường của người Dao tại một số xã

đặc biệt khó khăn tỉnh Thái nguyên" với các

mục tiêu:

1. Đánh giá thực trạng tình hình kinh tế, văn

hóa, xã hội của người Dao tại 4 xã đặc biệt

khó khăn tỉnh Thái Nguyên.

2. Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực

hành về vệ sinh môi trường của người Dao tại 4

xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Chủ các hộ gia đình người Dao

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: xã Vũ Chấn, Liên Minh, Phương

Giao (Võ Nhai) và Cây Thị (Đồng Hỷ).

- Thời gian: tháng 6/2011 đến tháng 8/2011

Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang

* Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả được tính

theo công thức sau:

2

2

)2/1( ).(

)1(

p

ppn Z

p: Tỷ lệ người Dao có hành vi sử dụng Nhà

tiêu hợp vệ sinh theo kết quả nghiên cứu của

Đàm Khải Hoàn [4 ] là: 0,25.

Z 1 - /2 : Hệ số giới hạn tin cậy, với mức tin

cậy 95% Z 1 - /2 = 1,96

: độ chính xác tương đối, chọn = 0,25

Thay vào công thức tính được n = 185 để tăng

tính đại diện cộng 10% làm tròn là 210 hộ/1

xã. Như vậy tổng số mẫu cần phải điều tra ở 4

xã là 840 hộ gia đình.

* Chọn mẫu nghiên cứu mô tả: chọn 4 xã chủ

đích là các xã có nhiều người Dao sinh sống

- Chọn hộ gia đình người Dao theo cách ngẫu

nhiên đơn, mỗi hộ gia đình chọn một người

lớn (chủ hộ trong gia đình) để nghiên cứu.

Bảng 1. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của đối tượng nghiên cứu

Thông tin vê đối tượng nghiên cứu SL (n=840) Tỷ lệ %

Tuổi

< 25 37 4,4

25-59 740 88,1

≥ 60 63 7,5

Giới Nam 706 84,0

Nữ 134 16,0

Trình độ học vấn

Biết đọc biết viết 393 46,8

Tiểu học 294 35,0

THCS 133 15,8

THPT 16 1,9

THCN/ CĐ/ĐH 4 0,5

Kinh tế gia đình Hộ nghèo 566 67,4

Hộ không nghèo 274 32,6

Phương tiện truyền thông

Đài 153 18,2

Vô tuyến 566 67,4

Báo, tạp chí 24 2,9

Không có 211 25,1

Nhà ở

Nhà xây các loại 158 18,8

Nhà gỗ 622 74,0

Nhà trình đất 12 1,4

Nhà tạm 48 5,7

Số người sống cùng

gia đình

< 4 198 23,6

4-6 571 68,0

>6 71 8,5

Trung bình 4,42 ± 1,45

Page 6: Tập 123, số 09, 2014

Hoàng Anh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 3 - 10

5

* Phương pháp thu thập thông tin

- Phỏng vấn các chủ hộ gia đình bằng bộ câu

hỏi và quan sát bằng bảng kiểm để đánh giá

KAP về vệ sinh môi trường:

Chỉ số nghiên cứu

- Nhóm chỉ số về tình hình kinh tế, văn hóa,

xã hội của người Dao tại 4 xã nghiên cứu

- Nhóm chỉ số về thực trạng kiến thức, thái

độ, thực hành VSMT của người Dao tại 4 xã

nghiên cứu.

Phương pháp xử lý số liệu. Số liệu được

phân tích trên chương trình SPSS 18.0 bằng

phương pháp thống kê mô tả và thống kê

phân tích, tính toán tần suất và tỷ lệ %.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin chung các hộ gia đình người Dao

tại 4 xã nghiên cứu

Nhận xét bảng 1: Đối tượng phỏng vấn chủ

yếu ở lứa tuổi trưởng thành 25-59 tuổi

(88,1%), chủ hộ chủ yếu là nam giới (84,0%),

trình độ học vấn nhìn chung còn thấp, tỷ lệ

biết đọc biết viết chiếm 46,79%, trong khi đó

người có trình độ học vấn cao rất thấp (0,5%).

Tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao (67,4%), số hộ gia

đình không có phương tiện truyền thông

chiếm 25,1%, số hộ sống ở nhà tạm chiếm

5,7%, số người trong một hộ gia đình người

Dao trung bình là 4,42 ± 1,45 người, tỷ lệ hộ

gia đình có tư 4-6 người cao (68,0%).

Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại 4 xã nghiên cứu

Bảng 2. Hành vi sư dung nươc ăn uống, sinh hoạt của người Dao

Sử dung nươc ăn uống sinh hoạt SL (n=840) Tỷ lệ %

Số hộ sử dụng nước sạch 388 46,3

Số hộ sử dụng nước giếng đào 352 41,9

Số hộ sử dụng nước mưa 36 4,3

Số hộ sử dụng nước máng lần 374 44,5

Số hộ sử dụng nước suối 78 9,3

Số hộ có hố chứa nước thải 146 17,4

Số hộ cho nước thải chảy vào ao hồ 53 6,3

Số hộ cho nước thải chảy ra ruộng, vườn 561 66,8

Số hộ để nước thải đọng thành vũng 80 9,5

Nhận xét: Người Dao ở vùng sâu chủ yếu sử dụng nước máng lần (44,5%) và nước giếng đào

(41,9%). Tỷ lệ hộ gia đình có nước sạch đạt 46,3%. Nước thải sinh hoạt phần lớn chảy trực tiếp

ra ruộng vườn hoặc ao hồ, chỉ có 17,4% số hộ có hố chứa nước thải.

Bảng 3. Hành vi quan ly phân người của người Dao

Hành vi quản lý phân người SL (n=840) Tỷ lệ %

Số hộ có nhà tiêu 247 29,4

Số hộ không có nhà tiêu 593 70,6

Số hộ có nhà tiêu tự hoại 17 2,0

Số hộ có nhà tiêu thấm dội nước 5 0,6

Số hộ có nhà tiêu 1 ngăn 98 11,7

Số hộ có nhà tiêu 2 ngăn 96 11,4

Số hộ có nhà tiêu đào/chìm 22 2,6

Số hộ có nhà tiêu khác (thùng, cầu…) 9 1,1

Số hộ phóng uế ra rưng, ruộng, vườn 572 68,1

Số hộ đi đại tiện nhờ hàng xóm 21 2,5

Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh 140 16,7

Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh sử dụng đúng 42 5,0

Nhận xét: Tỷ lệ hộ gia đình người Dao không có nhà tiêu cao (70,6%), người Dao chủ yếu phóng

uế bưa bãi ra môi trường xung quanh như: rưng, ruộng, vườn… chiếm 68,1%. Số hộ có nhà tiêu

thì chủ yếu là nhà tiêu 1 ngăn hoặc 2 ngăn, (11,4%; 11,7%), số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ đạt

tỷ lệ 16,7%, đặc biệt số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh sử dụng đúng rất thấp đạt tỷ lệ 5,0%.

Page 7: Tập 123, số 09, 2014

Hoàng Anh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 3 - 10

6

Bảng 4. Hành vi quan ly phân gia suc gia câm của người Dao

Hành vi quản lý phân gia suc SL (n=840) Tỷ lệ %

Số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm 781 93,0

Số hộ thả rông gia súc, gia cầm 229 27,3

Số hộ có chuồng gia súc, gia cầm cách nhà ở < 5m 203 24,2

Số hộ có chuồng gia súc, gia cầm cách nhà ở 5 - 10m 253 30,1

Số hộ có chuồng gia súc, gia cầm cách nhà ở > 10m 96 11,4

Số hộ để chất thải gia súc, gia cầm bưa bãi, không xử ly 473 56,3

Số hộ có hố chứa chất thải gia súc, gia cầm nhưng không có nắp đậy 295 35,1

Số hộ có hố ủ chất thải gia súc, gia cầm hợp vệ sinh 13 1,6

Nhận xét: Hầu hết hộ gia đình người Dao đều chăn nuôi gia súc, gia cầm (93,0%). Tuy nhiên vẫn

còn 27,3% số hộ nuôi gia súc, gia cầm thả rông, chỉ có 11,4% hộ gia đình có chuồng chăn nuôi

gia súc cách xa nguồn nước, nhà ở đảm bảo vệ sinh >10m. Chất thải của gia súc, gia cầm không

được xử ly, để bữa bãi chiếm tỷ lệ cao 56,3%, tỷ lệ hộ gia đình có hố ủ phân gia súc, gia cầm

thấp (1,6%).

Bảng 5. Hành vi sư dung phân bón ruộng và hoa mâu của người Dao

Hành vi sử dung phân bón SL (n=840) Tỷ lệ %

Số hộ có sử dụng phân bón ruộng 758 90,2

Số hộ có sử dụng phân hóa học 517 61,5

Số hộ có sử dụng phân người 76 9,1

Số hộ có sử dụng phân gia súc 527 62,7

Số hộ sử dụng phân tươi 382 45,5

Số hộ sử dụng phân ủ 144 17,1

Số hộ ủ phân < 3 tháng 74 8,8

Số hộ ủ phân 3- 6 tháng 62 7,4

Số hộ ủ phân > 6 tháng 8 1,0

Nhận xét: 71,8% hộ gia đình người Dao sử dụng phân người hoặc phân gia súc làm phân bón

ruộng và hoa màu, trong đó hành vi sử dụng phân tươi khá phổ biến (45,5%). Số hộ gia đình sử

dụng phân ủ thấp (17,1%), thời gian ủ phân < 3 tháng chưa đảm bảo vệ sinh chiếm 8,8%.

Bảng 6. Hành vi xư ly rác thai sinh hoạt và rác thai hóa chât BVTV của người Dao

Hành vi xử lý rác thải và HCBVTV SL (n=840) Tỷ lệ %

Số hộ vứt rác thải bưa bãi không xử ly 585 69,6

Số hộ tập trung rác thải vào hố để chôn 77 9,2

Số hộ tập trung rác thải vào để đốt 178 21,2

Số hộ chôn, đốt bao bì, chai lọ HCBVTV 171 20,4

Số hộ vứt bao bì, chai lọ HCBVTV ra ruộng, sông suối 656 78,1

Số hộ đem bao bì, chai lọ HCBVTV về sử dụng lại 13 1,5

Số hộ rửa dụng cụ phun HCBVTV tại mương, suối 580 69,0

Số hộ rửa dụng cụ phun HCBVTV tại ao, ruộng 183 21,8

Số hộ rửa dụng cụ phun HCBVTV tại nhà 41 4,9

Số hộ không rửa dụng cụ phun HCBVTV 36 4,3

Nhận xét: Tỷ lệ hộ người Dao vứt bưa bãi, không xử ly gì chiếm tỷ lệ cao (69,6%). Đặc biệt là

rác thải của HCBVTV bị vứt bỏ ngay tại ruộng, vườn, sông suối (78,1%) và rửa dụng cụ phun

thuốc ở mương, suối (69,0%).

Page 8: Tập 123, số 09, 2014

Hoàng Anh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 3 - 10

7

Bảng 7. Đánh giá hành vi vệ sinh môi trường của người Dao

Hành vi VSMT Mức độ SL (n=840) Tỷ lệ %

Hành vi sử dụng nguồn nước sạch Đúng 347 41,3

Không đúng 493 58,7

Hành vi quản ly và sử dụng phân người Đúng 34 4,0

Không đúng 806 96,0

Hành vi quản ly và sử dụng phân gia súc Đúng 1 0,1

Không đúng 839 99,9

Hành vi xử ly rác thải Đúng 255 30,4

Không đúng 585 69,6

Đánh giá chung vê hành vi VSMT Đúng 28 3,3

Không đúng 812 96,7

Nhận xét: Hành vi đúng về VSMT của người Dao còn rất thấp, chỉ đạt 3,3%. Thấp nhất là hành

vi quản ly và sử dụng phân gia súc (0,1%) và phân người (4,0%).

Thực trạng kiến thức vê vệ sinh môi trường của người Dao tại 4 xã nghiên cứu

Bảng 8. Kiến thức của người Dao về nguồn nươc và nhà tiêu hợp vệ sinh

Kiến thức Chỉ số SL (n=840) Tỷ lệ %

Nguồn nước được hiểu là

hợp vệ sinh

Nước giếng 550 65,5

Bể nước mưa 209 24,9

Nước máng lần 340 40,5

Nước suối, không biết 60 7,1

Loại nhà tiêu được hiểu là

hợp vệ sinh

Nhà tiêu tự hoại - thấm 458 54,5

Nhà tiêu hai ngăn 426 50,7

Nhà tiêu một ngăn 151 18,0

Nhà tiêu đào 94 11,2

Nhà tiêu cầu ao 153 18,3

Nhận xét: Loại nguồn nước mà người Dao cho rằng hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ cao là nước giếng

(65,5%), nước máng lần (40,5%), vẫn còn 7,1% không biết nguồn nước hợp vệ sinh hoặc cho

rằng nước suối là hợp vệ sinh. Loại nhà tiêu hợp vệ sinh mà người Dao biết là nhà tiêu tự hoại

(54,5%), nhà tiêu 2 ngăn (50,7%%), vẫn còn 18,3% cho rằng nhà tiêu cầu ao là hợp vệ sinh.

Bảng 9. Kiến thức của người Dao về yếu tố ô nhiêm môi trường và nhà ơ

Kiến thức Chỉ số SL (n=840) Tỷ lệ %

Yếu tố gây ô nhiễm

không khí

Khói bụi 342 40,7

Rác thải 132 15,7

Phân gia súc, gia cầm, phân người 258 30,7

Yếu tố gây ô nhiễm

nước

Khói bụi 17 2,0

Rác thải 190 22,6

Phân gia súc, gia cầm, phân người 530 63,1

Yếu tố vệ sinh nhà ở

Giữ gìn nhà ở sạch sẽ 691 82,3

Đồ đặc ngọn gàng ngăn nắp 456 54,3

Nhà đủ ánh sáng 168 20,0

Xung quanh nhà sạch sẽ 383 45,6

Đun bếp trong nhà không ảnh hưởng sức khỏe 328 39,0

Nhận xét: 40,7% người Dao biết yếu tố gây ô nhiễm không khí là do khói bụi, 63,1% biết yếu tố

gây ô nhiễm nước là do phân gia súc, gia cầm và phân người, nhưng vẫn còn 39% người Dao cho

rằng đun bếp trong nhà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Page 9: Tập 123, số 09, 2014

Hoàng Anh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 3 - 10

8

Bảng 10. Đánh giá kiến thức chung về vệ sinh môi trường của người Dao

Kiến thức SL (n=840) Tỷ lệ %

Đúng 241 28,7

Không đúng 599 71,3

Nhận xét: Hầu hết người Dao có kiến thức chưa đúng về VSMT (71,3%), chỉ có 28,7% người

Dao có kiến thức đúng về VSMT.

Thực trạng thái độ vê vệ sinh môi trường của người Dao tại 4 xã nghiên cứu

Bảng 11. Thái độ của người Dao về vệ sinh môi trường

Thái độ Chỉ số SL (n=840) Tỷ lệ %

Cần phải chuyển chuồng gia súc, gia

cầm xa nhà ở

Cần thiết 674 80,2

Không rõ 89 10,6

Không cần thiết 77 9,2

Cần phải xử ly rác thải hàng ngày

Cần thiết 663 78,9

Không rõ 144 17,1

Không cần thiết 33 3,9

Cần phải xử ly phân người, phân gia

súc, gia cầm

Cần thiết 533 63,5

Không rõ 227 27,0

Không cần thiết 80 9,5

Cần phải vệ sinh nhà ở

Cần thiết 771 91,8

Không rõ 63 7,5

Không cần thiết 6 0,7

Nhận xét: 80,2% người Dao cho rằng cần phải chuyển chuồng gia súc, gia cầm xa nhà ở, 78,9%

cần phải xử ly rác thải hàng ngày, 63,5% cần phải xử ly phân người, phân gia súc, gia cầm,

91,8% cần phải vệ sinh nhà ở.

Bảng 12. Đánh giá thái độ chung của người Dao về vệ sinh môi trường

Thái độ SL (n=840) Tỷ lệ %

Đúng 379 45,1

Không đúng 461 54,9

Nhận xét: Thái độ đúng về vệ sinh môi trường của người Dao đạt 45,1%, thái độ không đúng vẫn

chiếm tỷ lệ cao hơn là 54,9%.

BÀN LUẬN

Tại 4 xã người Dao nghiên cứu cho thấy chủ hộ chủ yếu là nam giới (84,0%), trung bình

mỗi hộ có tư 4-6 người. Trình độ học vấn của người Dao nhìn chung còn thấp, tỷ lệ biết đọc

biết viết chiếm 46,79%, trong khi đó người có trình độ học vấn cao rất thấp (0,5%). Tỷ lệ hộ

nghèo còn rất cao (67,4%), số hộ gia đình không có phương tiện truyền thông chiếm

25,1%, số hộ sống ở nhà tạm chiếm 5,7%. Số liệu này phù hợp với tổng điều tra dân số và

nhà ở Việt Nam 2009 [2].

Người Dao sử dụng nguồn nước chủ yếu là

nước máng lần (44,5%) không đảm bảo vệ

sinh và nước thải sinh hoạt hàng ngày phần

lớn để chảy tự do ra ruộng vườn hoặc ao hồ,

chỉ có 17,4% số hộ có hố chứa nước thải kèm

theo rác thải vứt bưa bãi, không xử ly gì

chiếm tỷ lệ cao (69,6%). Đặc biệt là rác thải

của HCBVTV bị vứt bỏ ngay tại ruộng, vườn,

sông suối (78,1%) và rửa dụng cụ phun thuốc

ở mương, suối (69,0%) gây ô nhiễm môi

trường. Tỷ lệ hộ gia đình người Dao không có

nhà tiêu cao (70,6%), người Dao chủ yếu

phóng uế bưa bãi ra môi trường xung quanh

như: rưng, ruộng, vườn… chiếm 68,1%. Số

hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ đạt tỷ lệ 16,7%,

trong đó có 5,0% sử dụng đúng cùng với

phong tục, tập quán nuôi gia súc, gia cầm thả

rông (27,3%), để chuồng chăn nuôi gia súc,

gia cầm gần nhà (54,3%), chất thải của gia

súc, gia cầm không được xử ly, để bữa bãi

(56,3%) đây là nguyên nhân chính gây ô

nhiễm nguồn nước và gây ra các bệnh vè

đường tiêu hóa, bệnh ngoài da… Tóm lại

hành vi đúng về VSMT của người Dao còn

Page 10: Tập 123, số 09, 2014

Hoàng Anh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 3 - 10

9

rất thấp, chỉ đạt 3,3%, thấp nhất là hành vi

quản ly và sử dụng phân gia súc (0,1%) và

phân người (4,0%) tất cả các yếu tố này gây ô

nhiễm môi trường đây là những vấn đề cần

phải giải quyết mới nâng cao được sức khỏe

của cộng đồng người Dao. Kết quả này cũng

phù hợp với các nghiên cứu của Đàm Khải

Hoàn (2004), Thực trạng KAP về vệ sinh môi

trường của người dân ở 2 xã vùng cao huyện

Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên [5] và Nguyễn Thị

Khánh Linh (2007), Thực trạng các công trình

vệ sinh của người dân xã La Hiên, huyện Võ

Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong phong trào xây

dựng làng văn hoá sức khoẻ [6].

Tại các xã nghiên cứu cho thấy kiến thức về vệ sinh môi trường của người Dao còn rất kém (Không đúng = 71,3%), hiểu biết về vệ sinh nhà ở của người Dao chưa đầy đủ chỉ có 20,0% trả lời cần đủ ánh sáng trong nhà, 39,0% người Dao cho rằng đun bếp trong nhà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt hiểu biết về các yếu tố gây ô nhiễm môi trường còn hạn chế. Người Dao cho rằng 30,7% phân người - động vật và 15,7% rác thải gây ô nhiễm không khí. 22,6% rác thải và 63,1% phân người - động vật gây ô nhiễm nguồn nước. Người Dao hiểu chưa đúng về nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt như: nước máng lần (40,5%) và nước suối (7,1%) đây là nguồn nước chưa hợp vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Kiến thức về nhà tiêu hạn chế vẫn còn 18,3% cho rằng dùng nhà tiêu cầu ao là hợp vệ sinh hoặc không biết. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và các bệnh đường tiêu hóa. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hương Nga, Đàm Khải Hoàn (2001), Bước đầu nhận xét một số phong tục tập quán có ảnh hưởng đến sức khoẻ người Dao ở một số bản vùng III thuộc tỉnh Bắc Kạn [8] và Lê Thị Nguyệt, Đàm Khải Hoàn (2001), Thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người Nùng, Dao ở 2 xã vùng cao vùng sâu huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên [9].

Thái độ của người Dao đối với vệ sinh nhà ở và các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường ở mức trung bình (45,1% có thái độ đúng), cụ thể: 91,8% người Dao cho rằng vệ sinh nhà ở là cần thiết và 80,2% gia đình thấy cần thiết phải chuyển chuồng gia súc, gia cầm ra xa nhà. 78,9% người Dao thấy rằng cần

thiết phải xử ly rác thải hàng ngày và 63,5% gia đình thấy cần thiết xử ly phân người, phân gia xúc, gia cầm trước khi sử dụng. Vẫn còn 46,5% cho rằng không cần thiết hoặc không biết phải xử ly phân trước khi sử dụng đây chính là nguồn gây ô nhiễm nước, môi trường và các dịch bệnh đường tiêu hóa trong cộng đồng. Kết quả này phù hơp với nghiên cứu Mai Đình Đức, Lê văn Tuấn, Nông thanh Sơn (2005), Ôn Lương, huyện Phú Lương [4] và Võ Thị Mai, Lê Văn Tuấn (2003), Thực trạng môi trường ở xã Ôn Lương huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên [7].

KẾT LUẬN

1) Tại 4 xã người Dao nghiên cứu cho thấy chủ hộ chủ yếu là nam giới (84,0%), trung bình có tư 4-6 người/ hộ, trình độ học vấn của người Dao thấp, tỷ lệ biết đọc biết viết/ mù chữ (46,79%), trình độ học vấn cao (0,5%). Tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao (67,4%), hộ phải ở nhà tạm (5,7%) và hộ không có phương tiện truyền thông là 25,1%.

2) Kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người Dao tại 4 xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên là rất kém cụ thể: kiến thức về vệ sinh môi trường không đúng là 71,3%, thái độ của người Dao đối với vệ sinh nhà ở và các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường không đúng là 54,9% và thực hành về vệ sinh môi trường của người Dao không đúng là 96,7%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Nam (2004), Nghị quyết của Bộ Chính trị về công

tác chăm sóc và bao vệ sức khoẻ nhân dân trong

tình hình mơi, Hà Nội.

2. Bộ kế hoạch và đầu tư, t.c.t.k., Tổng điều tra

dân số và nhà ơ Việt Nam 2009, Phân tích các chỉ

số chủ yếu,. Hà Nội, 2011: p. 19-21.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004),

Chương trình muc tiêu quốc gia nươc sạch và vệ

sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010,

Hà Nội- 2005.

4. Mai Đình Đức, Lê văn Tuấn, Nông thanh Sơn

(2005), Nghiên cứu giai pháp giáo duc thích hợp

về môi trường và sức khoẻ cho đồng bào dân tộc

xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái

nguyên, Tạp chí y học thực hành số 531/2005.

5. Đàm Khải Hoàn (2004), Thực trạng KAP về vệ

sinh môi trường của người dân ơ 2 xã vùng cao

huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí thông

tin Y dược học, Số 04/2004, Hà Nội

Page 11: Tập 123, số 09, 2014

Hoàng Anh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 3 - 10

10

6. Nguyễn Thị Khánh Linh (2007), Thực trạng các

công trình vệ sinh của người dân xã La Hiên,

huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong phong

trào xây dựng làng văn hoá sức khoẻ, Khoá luận

tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Thái Nguyên.

7. Võ Thị Mai, Lê Văn Tuấn (2003), Thực trạng

môi trường ơ xã Ôn Lương huyện Phu Lương tỉnh

Thái Nguyên, Nội san Khoa học - Công nghệ Y

Dược - Trường đại học y khoa Thái Nguyên, số

2/2003, Tr.14 - 18

8. Nguyễn Hương Nga, Đàm Khải Hoàn (2001),

Bươc đâu nhận xét một số phong tuc tập quán có

anh hương đến sức khoẻ người Dao ơ một số ban

vùng III thuộc tỉnh Bắc Kạn, Nội san Khoa học -

Công nghệ Y Dược - Trường đại học y khoa Thái

Nguyên, Hội nghị khoa học tuổi trẻ số 3/2001,

Tr.197

9. Lê Thị Nguyệt, Đàm Khải Hoàn (2001), Thực

trạng công tác chăm sóc sức khoẻ ban đâu cho

người Nùng, Dao ơ 2 xã vùng cao vùng sâu huyện

Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Nội san Khoa học -

Công nghệ Y Dược - Trường đại học y khoa Thái

Nguyên, Hội nghị khoa học tuổi trẻ số 3/2001, Tr.

199 - 207

SUMMARY

CURRENT STATUS OF KNOWLEDGE, ATTITUDES, PRACTICES ON

ENVIRONMENTAL SANITATION OF THE DAO IN A NUMBER OF

COMMUNES WITH SPECIAL DIFFICULTIES OF THAI NGUYEN PROVINCE

Hoang Anh Tuan1*, Dam Khai Hoan2 , Nguyen Van Hien3 1Thai Nguyên college of Medical,

2College of Medical and Pharmacy - TNU, 3Hanoi University of Medical The study was conducted in four communes with special difficulties, where there are Dao ethnic of

Vo Nhai district and Dong Hy district, Thai Nguyen province in 2011

Objective: Assessment of the status of knowledge, attitude and practice of (KAP) on

environmental sanitation of the Dao in 4 communes with special difficulties of Thai Nguyên

Subjects and Methods: cross-sectional description on 840 Dao households Knives (Standard both

husband and wife are the Dao). Knowledge, attitudes and practices of environmental sanitation

(WES) of the Dao is evaluated through interviews and quantified by scoring in principle correct

answer is 2 points, but not fully correct 1 point, do not know or incorrect answer is 0 points. Based

on cutting 50% of total segment score divided knowledge, attitude and behavior into two levels:

+ Right: ≥ 50% of the total points.

+ Not true: < 50% of the total points.

Results and conclusions: economic conditions, culture and society of the Dao in especially

difficult communes is very low, namely: The poverty rate is high (67.4%), education low rate of

literacy/ illiteracy (46.79%), people with higher education (0.5%). The family does not have media

(25.1%), in the tabernacle (5.7%). The improper behavior of environmental sanitation of the Dao

is very high (96.7%) as follows: Use clean water is not correct (58.7%); management and use of

human manure, cattle manure is not correct (96% - 99.9%); Percentage of households have no

latrines Knives high (70.6%) and only 5% of households have hygienic latrines properly used. The

predominantly defecate indiscriminately around the environment, such as forests, fields, gardens ...

occupies 68.1 %, daily garbage disposal is not correct (69.6 %). Knowledge of environmental

sanitation of the Dao is very weak (71.3%), knowledge of risk factors is very limited: 39% think

that the cooking in the house does not affect health; 20% need enough light in the home, 45.6%

said that around the house to clean, 30.7% understand human waste - and 15.7% understood that

animal waste causes of air pollution; 22.6% said that waste and 63.1% said that human excrement

- animal polluted water. The right attitude about environmental hygiene of the Dao in moderate

(45.1%) specific: 80.2% of Dao think that it is necesary to move cattle sheds, poultry from houses,

78.9% need to handle waste daily, 63.5% need to handle human waste, animal manure, poultry,

91.8% have sanitary housing.

Keywords: Knowledge, Attitudes, Practice, environment sanitation, Dao ethnic

Ngày nhận bài:06/6/2014; Ngày phan biện:20/6/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyên Minh Tuân – Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0913 031627; Email: [email protected]

Page 12: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 11 - 16

11

PHÁT TRIỂN BƯỞI ĐOAN HÙNG THEO HƯỚNG SẢN XUẤT

HÀNG HÓA Ở TỈNH PHÚ THỌ

Nguyễn Thị Thu Hương1*, Đỗ Thị Bắc2, Nguyễn Ngọc Sơn Hải3 1Trường Đại học Hùng Vương

2Trường Đại học Kinh tế và Quan trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 3Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cách thủ đô Hà Nội 80 km, có diện tích tự nhiên là

353.342,5 ha, đất nông nghiệp chiếm 27,99 %. Dân số năm 2012 là 1.340.813 người, trong đó dân

số nông thôn chiếm tới 80,12 %. Phú Thọ có 362.442 hộ nông thôn, trong đó hộ nông nghiệp

chiếm 77,56%. Tổng giá trị sản xuất 47.233.746 triệu đồng, ngành nông nghiệp chiếm 22,09%.

Bưởi Đoan Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ là cây ăn quả đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Nếu phát triển

giống bưởi này theo hướng sản xuất hàng hóa sẽ khai thác được thế mạnh của tỉnh, tăng hiệu quả

sản xuất và nâng cao đời sống của nông hộ. Tuy nhiên, việc phát triển bưởi Đoan Hùng theo

hướng này còn chậm và chưa ổn định. Chính vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất các giải

pháp nhằm phát triển bưởi Đoan Hùng theo hướng sản xuất hàng hóa.

Từ khoá: Phát triển, bươi Đoan Hùng, san xuât, hàng hóa, Phu Thọ

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cách

thủ đô Hà Nội 80 km, có diện tích tự nhiên là

353.342,5 ha, đất nông nghiệp chiếm 27,99

%. Dân số năm 2012 là 1.340.813 người,

trong đó dân số nông thôn chiếm tới 80,12 %.

Phú Thọ có 362.442 hộ nông thôn, trong đó

hộ nông nghiệp chiếm 77,56%. Tổng giá trị

sản xuất 47.233.746 triệu đồng, ngành nông

nghiệp chiếm 22,09% [1]. Bưởi Đoan Hùng

thuộc tỉnh Phú Thọ là cây ăn quả đặc sản, có

giá trị kinh tế cao. Nếu phát triển giống bưởi

này theo hướng sản xuất hàng hóa sẽ khai

thác được thế mạnh của tỉnh, tăng hiệu quả

sản xuất và nâng cao đời sống của nông hộ.

Tuy nhiên, việc phát triển bưởi Đoan Hùng

theo hướng này còn chậm và chưa ổn định.

Chính vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và đề

xuất các giải pháp nhằm phát triển bưởi Đoan

Hùng theo hướng sản xuất hàng hóa.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BƯỞI ĐOAN

HÙNG Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG

SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng,

kết quả sản xuất bưởi Đoan Hùng (bưởi

Sửu và bưởi Bằng Luân) của tỉnh theo

hương sản xuất hàng hóa

* Tel: 0916 035715

Tỉnh Phú Thọ năm 2012 diện tích trồng bưởi Đoan Hùng 852,05 ha (bưởi Đoan Hùng gồm

có 2 giống: bưởi Sửu 115,55 ha chiếm 13,56 % và bưởi Bằng Luân 736,50 ha, chiếm

86,44%). Diện tích bưởi Bằng Luân có 736,50 chiếm 86,44% diện tích bưởi Đoan

Hùng trong vùng trồng trên các xã: Bằng Luân, Bằng Doãn, Quế Lâm, Đông Khê,

Nghinh Xuyên. Diện tích trồng bưởi Sửu trong giai đoạn sản xuất kinh doanh tập trung

chủ yếu ở vùng 1 là xã Chí Đám, đây là các khu vực trồng bưởi Đoan Hùng truyền thống,

trên bản đồ phân vùng trồng bưởi Đoan Hùng (bảng 1).

- Vùng 2: Là vùng phát triển tự nhiên do người dân tự chiết ghép nhân giống và tác

động của các dự án gồm các xã như Bằng Doãn, Hùng Quan, Tây Cốc,...

- Vùng 3: Là vùng phát triển bưởi có sự tác

động của các chương trình dự án phát triển

cây bưởi, gồm các xã: Phúc Lai, Ca Đình,

Phong Phú, Ngọc Quan,...

Năng suất bưởi Bằng Luân độ tuổi trên 20

năm đạt 6,6 tấn quả/ha, ở độ tuổi trung bình

50 - 70 năm, cây bưởi Bằng Luân vẫn cho thu

quả ổn định, đạt chất lượng ngon, ngọt và

mọng nước. Năng suất bưởi Sửu trên 10 năm

lên đến 9,9 tấn quả/ha.

Tuy vậy, năm 2012 sản lượng bưởi Sửu chỉ chiếm 5,6% còn lại tới 94,4% là bưởi Bằng

Luân, tương ứng 4.381,02 tấn.

Page 13: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 11 - 16

12

Bảng 1. Diện tích san xuât kinh doanh bươi Sưu và bươi Bằng Luân (bươi Đoan Hùng)

(Tính đến năm 2012)

Diễn giải Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng số 852,05 100

1. Phân theo độ tuổi cây

- Tư 6 - 10 năm 458,35 53,79

- Tư 11 - 20 năm 258,45 30,33

- Trên 20 năm 135,25 15,88

2. Phân theo giống

- Bưởi Sửu 115,55 13,56

- Bưởi Bằng Luân 736,50 86,44

Nguồn: Phòng Thống kê, Phòng Kinh tế huyện Đoan Hùng [3].

Bảng 2. Diện tích bươi Đoan Hùng tại các vùng ơ Phu Thọ năm 2008-2012

Diễn giải Số xã

(xã)

2008 2012 Tốc độ PTBQ

2008-2012

(%)

Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

Tổng số 18 696,14 100 1.758,48 100 126,30

1. Vùng 1 5 165,27 23,74 242,57 13,79 110,07

2. Vùng 2 5 263,27 37,82 666,83 37,92 126,15

3. Vùng 3 8 267,6 38,44 849,08 48,29 133,46

Nguồn: UBND huyện Đoan Hùng [3] và tính toán từ phiếu điều tra [2]

Bảng 3. San lượng và giá trị bươi Đoan Hùng ơ tỉnh Phu Thọ qua các hộ điều tra năm 2012

Diễn giải Đơn vị Khối lượng Tỷ lệ (%)

1. Sản lượng Tấn 4.640,91 100,00

- Bưởi Sửu Tấn 259,89 5,60

- Bưởi Bằng Luân Tấn 4.381,02 94,40

2. Giá trị triệu đồng 77.150,46 100,00

- Bưởi Sửu triệu đồng 11.435,16 19,04

- Bưởi Bằng Luân triệu đồng 65.715,3 80,96

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra [2]

Tình hình tiêu thu bưởi Đoan Hùng của tỉnh Phu Thọ

Bưởi Đoan Hùng được tiêu thụ chủ yếu qua hình thức thỏa thuận miệng với giá bán không ổn

định. Năm 2012, bưởi có chất lượng ngon nhất là bưởi Sửu có giá bán lên đến 80 nghìn đồng/kg,

nhưng thấp nhất với loại quả này là 15 nghìn đồng/kg với quả có chất lượng kém nhất. Bảng giá

bán được thể hiện qua bảng 4:

Bảng 4. Giá bán bươi qua Đoan Hùng trên thị trường qua điều tra

ĐVT: Nghìn đồng/kg

Diễn giải

Năm 2008 Năm 2012

Giá

trung

bình

Giá thấp

nhất

Giá cao

nhất

Giá

trung

bình

Giá thấp

nhất

Giá cao

nhất

Bằng Luân 6,5 2,5 15 20 7 50

Bưởi Sửu 30 18 50 35 15 80

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra [2]

Page 14: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 11 - 16

13

Quả loại A không ngưng tăng lên ở tất cả bưởi Bằng Luân và bưởi Sửu của tỉnh. Cụ thể: tỉ lệ quả

loại C của cây bưởi Bằng Luân chỉ còn 9,53 %, giảm 13,17 % tức 2,38 lần so với năm 2008 (22,7

%) [2]. Nguyên nhân có sự giảm đáng kể sản phẩm quả có chất lượng thấp này là do yêu cầu của

thị trường người mua luôn ưa thích và sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm quả có chất lượng tốt và

không thích sản phẩm loại kém chất lượng mặc dù giá rẻ là động lực buộc người trồng bưởi Đoan

Hùng phải tìm tòi và đầu tư thời gian chăm sóc tìm hiểu cách làm và bằng mọi biện pháp để nâng

cao chất lượng sản phẩm quả đáp ứng yêu cầu của khách hàng tư đó thu được tiền tư khách hàng

dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bảng 5. Tỷ lệ chât lượng bươi Sưu, Bằng Luân trong giá trị san phẩm bươi Đoan Hùng hàng hóa

của tỉnh Phu Thọ giai đoạn 2008-2012

ĐVT: %

Sản phẩm Loại 2008 2009 2010 2011 2012

Bưởi Bằng Luân

Loại A 28,75 35,15 43,45 50,36 66,35

Loại B 48,55 45,58 44,56 39,15 24,12

Loại C 22,70 19,27 11,99 10,49 9,53

Bưởi Sửu

Loại A 58,25 61,13 62,23 63,46 65,5

Loại B 33,60 26,77 32,42 34,09 32,8

Loại C 8,15 12,1 5,35 2,45 1,7

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra [2]

Giá trị sản phẩm bưởi Đoan Hùng hàng hóa đã tăng qua tưng năm với tốc độ phát triển bình quân

đạt 140,17 %, tức tăng 40,17 %, trong đó năm 2009 tăng mạnh nhất, tăng 111,38% so với năm

2009 (bảng 6).

Bảng 6. Giá trị san phẩm hàng hóa bươi Bằng Luân (BL), bươi Sưu của tỉnh Phu Thọ

giai đoạn 2008-2012

ĐVT: Triệu đồng

Sản

phẩm 2008 2009 2010 2011 2012

Tốc độ phát triển (%)

2009/

2008

2010/

2009

2011/

2010

2012/

2011

BQ 2008

-2012

Tổng 18.163,1 38.392,45 38.978,32 41.336,83 70.112,24 211,38 101,53 106,05 169,61 140,17

Bưởi BL 17.283,31 36.130,77 36.025,26 38.042,43 62.749,72 209,05 99,71 105,6 164,95 138,04

Loại A 4.739,52 12.700,34 15.221,16 21.090,95 43.196,6 267,97 119,85 138,56 204,81 173,75

Loại B 8.197,14 16.883,66 16.780,17 12.683,17 14.859,6 205,97 99,39 75,58 117,16 116,03

Loại C 4.346,65 6.546,77 4.023,93 4.268,31 4.693,52 150,62 61,46 106,07 109,96 101,94

Bưởi

Sửu 1.479,79 2.261,68 2.953,06 3.294,4 7.362,52 152,84 130,57 111,56 223,49 149,35

Loại A 876,78 1.414,21 1.991,59 2.389,7 6.490,11 161,3 140,83 119,99 271,59 164,95

Loại B 556,40 780,75 904,78 854,62 831,91 140,32 115,89 94,46 97,34 110,58

Loại C 46,61 66,72 56,69 50,07 40,49 143,14 84,97 88,32 80,87 96,54

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra [2]

Để phát triển bưởi Đoan Hùng theo hướng sản xuất hàng hóa chỉ tiêu cần phải xem xét đó là tỷ

suất hàng hóa, tỷ suất hàng hóa với các loại quả là đối tượng điều tra nghiên cứu được trình bày

qua bảng 7.

Page 15: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 11 - 16

14

Bảng 7. Tỷ suât qua hàng hóa của bươi Đoan Hùng ơ tỉnh Phu Thọ giai đoạn 2008-2012

ĐVT: %

Sản phẩm 2008 2009 2010 2011 2012

Tốc độ phát triển

2009/

2008

2010/

2009

2011/

2010

2012/

2011

BQ

2008 –

2012

Tổng 67,32 82,84 82,51 67,35 78,41 123,05 99,6 81,63 116,42 103,89

Bưởi BL 65,03 97,28 94,80 68,67 95,49 149,58 97,45 72,44 139,05 110,08

Loại A 62,03 97,28 92,18 75,60 99,07 156,83 94,76 82,02 131,05 112,42

Loại B 63,53 99,73 99,09 58,48 86,57 156,97 99,36 59,02 148,04 108,04

Loại C 72,05 91,47 88,31 73,45 94,85 126,95 96,55 83,17 129,14 107,11

Bưởi Sửu 69,70 70,55 71,82 66,06 64,38 101,21 101,80 91,98 97,46 98,04

Loại A 70,90 72,16 77,83 75,51 86,65 101,78 107,85 97,03 114,75 105,14

Loại B 78,00 90,97 67,87 50,27 22,18 116,62 74,61 74,06 44,13 73,03

Loại C 26,94 17,20 25,77 40,98 20,83 63,84 149,85 159,02 50,83 93,77

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra [2]

Tỷ suất hàng hóa của cây bưởi Bằng Luân, bưởi Sửu tăng giảm không đều và đạt tốc độ phát

triển bình quân qua năm năm là 103,89%. Sự tăng giảm về tỷ suất hàng hóa phản ánh chất lượng

sản phẩm quả của tỉnh chưa ổn định dẫn đến mức chấp nhận của người tiêu dùng không cao.

Bưởi Bằng Luân có tỷ suất hàng hóa cao hơn bưởi Sửu, nguyên nhân là do bưởi Sửu có số lượng ít

nhưng chất lượng quả mang tính đặc trưng cao, thường để làm quà biếu cho bà con nơi xa. Đây cũng

là tâm ly của người Việt khi trong nhà có của ngon vật lạ thường đem biếu, tặng làm quà quê.

Kết quả và hiệu quả phát triển bưởi Đoan Hùng hương sản xuất hàng hóa ở tỉnh Phu Thọ

Bưởi Sửu có kết quả và hiệu quả kinh tế cao hơn so với bưởi Bằng Luân, cụ thể năm 2012 tính

cho 100kg bưởi Sửu ở độ tuổi trên 10 năm có thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian đạt 36,21

lần trong khi đó bưởi Bằng Luân chỉ 12,09 lần ở độ tuôi 11-20năm. Vì vậy, trong thời gian tới

tỉnh phải có sự đầu tư thỏa đáng để phát triển bưởi Sửu theo hướng thị trường có nhu cầu cao

(bảng 8).

Bảng 8. Kết qua và hiệu qua kinh tế san xuât bươi Đoan Hùng của hộ điều tra

(Tính cho 100 kg bươi Đoan Hùng qua theo giá tài chính năm 2012)

Diễn giải ĐVT

Bưởi Sửu Bưởi Bằng Luân

6 - 10

năm

Trên 10

năm

6 - 10

năm

11 - 20

năm

Trên 20

năm

1. Giá bán (P) 1000đ 35,5 45,7 11,1 25,25 38,22

2. Doanh thu (TR) 1000đ 3.550 4.570 1110 2525 3822

3. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 193,73 122,25 432,06 191,97 126,45

4. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 3.356,27 4.447,75 677,94 2.333,03 3.695,55

5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 3.317,56 4.427,22 653,31 2.320,59 3.683,44

6. TR/IC lần 18,32 37,38 2,57 13,15 30,23

7. VA/IC lần 17,32 36,38 1,57 12,15 29,23

8. MI/IC lần 17,12 36,21 1,51 12,09 29,13

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra [2]

Page 16: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 11 - 16

15

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BƯỞI ĐOAN

HÙNG Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG

SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐẾN NĂM 2020

Quy hoạch phát triển bưởi Đoan Hùng theo

hương sản xuất hàng hóa ở tỉnh Phu Thọ

- Quy hoạch nguồn lực đất đai: Diện tích

trồng cây ăn quả trong toàn tỉnh năm 2020 đạt

11.350ha, tăng 3.153,1 ha so với năm 2010

Giá trị sản xuất cây ăn quả toàn tỉnh đạt

khoảng 544,999 tỷ đồng năm 2020, trong đó

giá trị của cây bưởi Đoan Hùng và cây hồng

Gia Thanh tương ứng 486,75 tỷ đồng, chiếm

89,3% tổng giá trị sản xuất.

- Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho sản

xuất và phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng ở

tỉnh Phú Thọ:

+ Mở rộng các hình thức đào tạo kỹ thuật nghề.

+ Nâng cao năng lực tổ chức quản ly kinh

doanh cho người trồng bưởi Đoan Hùng ở

tỉnh Phú Thọ.

Hoàn thiện chính sách đầu tư công, dịch vu

công, khuyến nông và xuc tiến thương mại

nhằm tạo ra vùng trồng bưởi Đoan Hùng

hàng hóa ở tỉnh Phu Thọ

- Hoàn thiện chính sách dầu tư công, dịch vụ

công của tỉnh, đảm bảo các chính sách về đầu

tư công theo hướng sản xuất hàng hóa một

cách ổn định. Chính sách đầu tư đạt hiệu quả

sẽ cho thấy sự thay đổi tương ứng về cơ sở hạ

tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở nông thôn.

- Tăng cường công tác hỗ trợ cho nông dân

tiếp cận với các thông tin thị trường, đa

dạng giống bưởi Đoan Hùng mới, đổi mới

kỹ thuật chăm sóc, thị trường tiêu thụ sản

phẩm, cũng như nguồn cung cấp vật tư đầu

vào cho sản xuất.

- Coi trọng đầu tư công, khuyến nông và xúc

tiến thương mại. Phát triển và nâng cao trình

độ của các cán bộ làm công tác khuyến nông

ở các xã và thôn bản, thông qua mở các lớp

bồi dưỡng ngắn ngày và thường xuyên đổi

mới kiến thức. Đồng thời có chế độ chính

sách thoả đáng để đảm bảo đời sống cho các

cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến

công tại cơ sở.

Tổ chức các tác nhân phân phối sản phẩm

bưởi Đoan Hùng theo hương sản xuất hàng

hóa ở tỉnh Phu Thọ

Tư việc phân tích sự tham gia của các chủ thể

tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ.

Các nhà cung ứng đầu vào của sản xuất; các

nhóm hộ trồng bưởi Đoan Hùng; các thương

lái thu mua bưởi quả Đoan Hùng đem đi tiêu

thụ, bảo quản; các nhà buôn bán, bán lẻ và

cuối cùng là người tiêu dùng. Để nâng cao giá

trị gia tăng trong chuỗi, các chủ thể này phải

liên kết với nhau vì lợi ích của mình và tôn

trọng lợi ích của các chủ thể khác trong chuỗi.

- Thiết lập thêm các hình thức thành viên

thương mại

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước, công ty

cổ phần, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

không chỉ bảo đảm việc tiêu thụ sản phẩm

cho nông dân, HTX, các trang trại mà còn

hướng dẫn nông dân thực hiện theo quy trình

VietGAP, tiến tới GlobalGap.

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

bưởi Đoan Hùng ở tỉnh Phu Thọ

- Nâng cao vai trò của hình thức hợp tác xã,

hiệp hội bươi Đoan Hùng, xây dựng cơ chế

quản ly phù hợp, tìm kiếm và chủ động hơn

trong cung ứng nguồn vật tư đầu vào, hỗ trợ

bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ xã viên

hợp tác xã. Trong sản xuất, tạo điều kiện để

các hộ chủ động đầu tư cải tạo, chăm sóc

vườn bưởi Đoan Hùng tốt hơn.

- Hình thức hộ gia đình: Cần được tập huấn,

đào tạo nhằm cải tiến kỹ thuật trong trồng

bưởi Đoan Hùng nhằm nâng cao chất lượng

sản phẩm

- Hình thức trang trại: Cần khuyến khích phát

triển các hình thức trang trại bưởi Đoan Hùng

có quy mô sản xuất lớn, quan tâm đặc biệt

đến hình thức trang trại gia đình.

Hoàn thiện một số chính sách kinh tế vĩ mô

nhằm phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng

ở tỉnh Phu Thọ

Tỉnh Phú Thọ trong sản xuất bưởi Đoan Hùng

trọng điểm, trước hết cần phải xây dựng và

hoàn thiện một số chính sách sau: Chính sách

Page 17: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 11 - 16

16

đất đai, chính sách vốn, chính sách phát triển

khoa học, công nghệ

Nhóm giải pháp phát triển ngành hàng

bưởi quả Đoan Hùng ở tỉnh Phu Thọ

Giải pháp chung để quản ly ngành hàng của

tỉnh Phú Thọ: Quản ly diện tích vườn bưởi

Đoan Hùng đã cho thu hoạch ổn định thông

qua hệ thống hồ sơ sổ sách ghi chép của hộ và

bản đồ giải thửa. Chuẩn hoá các qui trình

chăm sóc cho tưng nhóm cây phân theo các

độ tuổi và hình thức canh tác khác nhau. Xây

dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng bưởi

Đoan Hùng. Hoàn thiện các quy trình quản ly

chất lượng bưởi Đoan Hùng đồng bộ tư sản

xuất - tiêu thụ. Giải pháp đối với tưng tác

nhân ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng của

tỉnh Phú Thọ: Hộ trồng bưởi Đoan Hùng của

tỉnh, người bán buôn, người bán lẻ, thị trường

đầu ra cho phát triển sản xuất bưởi Đoan

Hùng ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất

hàng hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Thống kê Phú Thọ (2012), Niên giám

thống kê tỉnh Phu Thọ năm 2013, Phú Thọ.

2. Nguyễn Thị Thu Hương, Kết qua điều tra

nghiên cứu phát triển cây bươi Đoan Hùng ơ tỉnh

Phu Thọ năm 2008 - 2012.

3. Phòng Thống kê, phòng Kinh tế, UBND huyện

Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Số liệu thống kê, báo

cáo năm 2012.

SUMMARY

DEVELOPMENT OF DOAN HUNG GRAPEFRUIT

IN PHU THO PROVINCE TOWARDS COMMODITY PRODUCTION

Nguyen Thi Thu Huong1*, Do Thi Bac2, Nguyen Ngoc Son Hai3 1Hung Vuong University

2College of Economics and Business Administration - TNU 3College of Agriculture and Forestry - TNU

Phu Tho is a mountainous midland province, far from Hanoi capital 80 km, with a natural area of

353,342.5 hectares, agricultural land accounts for 27.99 %. The populations in 2012 are 1,340,813

people, of which rural populations account for 80.12 %. Phu Tho has 362,442 rural households,

agricultural households account for 77.56 %. Total production value is 47,233,746 million VND,

in which agricultural sector accounts for 22.09 %. In the last years, Doan Hung grapefruit towards

commodity production in Phu Tho province have developed but still slowly, unstably, the lives of

rural people need to be improved. Therefore, development of Doan Hung grapefruit towards

commodity production in Phu Tho province is in order to increase efficiency, improve living

standards of people, exploit strengths and it requires performing proper solutions for development

of Doan Hung grapefruit in Phu Tho province towards commodity production.

Key words: Development, Doan Hung grapefruit, production, commodity, Phu Tho

Ngày nhận bài:19/6/2014; Ngày phan biện:26/6/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyên Thanh Minh – Trường Đại học Kinh tế & Quan trị kinh doanh – ĐHTN

* Tel: 0916 035715

Page 18: Tập 123, số 09, 2014

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 17 - 22

17

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA TULIP NHẬP NỘI VỤ ĐÔNG XUÂN 2013-2014

TẠI THÁI NGUYÊN

Trần Trung Kiên*, Trần Văn Điên, Đặng Thị Tố Nga

Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Thí nghiệm so sánh sự sinh trưởng và phát triển của các giống hoa tulip nhập nội vụ Đông Xuân

2013- 2014 tại Thái Nguyên gồm 4 giống: Ile de France, Verandi, Strong Gold, và Barcelona (đối

chứng). Kết quả thí nghiệm cho thấy: Các giống hoa đều có khả năng sinh trưởng tốt trong điều

kiện vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên, trong đó giống Ile de France có khả năng sinh trưởng tốt

nhất, về chiều cao cây đạt 53,76 cm, chu vi thân đạt 4,08 cm. Các giống đều cho năng suất cao hơn

đối chứng ở độ tin cậy 95%, giống Strong Gold và Ile de France có năng suất thực thu cao nhất đạt

97,6 và 96,6 cây hoa trên 1m2 .Về chất lượng hoa: Độ bền tự nhiên của giống Ile de France và

Verandi đạt 10 ngày, bền nhất trong số các giống tulip tham gia thí nghiệm. Hai giống Ile de

France và Strong Gold cho hiệu quả kinh tế cao nhất (177,656 triệu/100m2/vụ và 174,255

triệu/100m2/vụ).

Từ khóa: Hoa Tulip, năng suât, phát triển, sinh trương, Thái Nguyên.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Tulip hay còn được gọi với tên Uất Kim

Hương là loài hoa thuộc giới Plantae, ngành

Magnoliophyta, Liliopsida, bộ Liliaes, họ

Liliaceae, chi Tulipa. Tulip đã được đưa về

Việt Nam tư năm 1996, tuy nhiên mới chỉ

được trồng nhiều ở một số vùng như Mộc

Châu, Đà Lạt… Những năm gần đây, người ta

nhận thấy rằng ở Thái Nguyên, vụ Đông

Xuân có điều kiện thời tiết tương đối phù hợp

cho sự sinh trưởng, phát triển của hoa Tulip

nên đã trồng thử nghiệm một số giống.

Thái Nguyên có vị trí gần thủ đô Hà Nội và là

trung tâm kinh tế của vùng Trung du miền núi

phía Bắc, có hệ thống giao thông thuận lợi,

nối liền các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng

với các tỉnh vùng núi phía Bắc. Thành phố

Thái Nguyên đã phát triển tư lâu, dân cư tư

nhiều tỉnh thành tập trung về đây làm ăn sinh

sống, ngoài ra còn là nơi tập trung của nhiều

trường Đại học, Cao đẳng và các cơ quan nhà

nước khác. Đây là thị trường tiềm năng và là

đầu mối thuận lợi cho việc tiêu thụ hoa, cây

cảnh. Nhu cầu về hoa cao cấp ở Thái Nguyên

vào các dịp lễ tết rất lớn như hoa lily, tulip,

địa lan, phong lan. Hoa Tulip có nguồn gốc

* Tel: 0983 360276, Email: [email protected]

Hà Lan, có màu sắc rực rỡ, hình dáng hoa đẹp

có thể vưa trồng chậu vưa cắm lọ nên được

người tiêu dùng ưa chuộng.

Nhằm đánh giá được khả năng sinh trưởng,

phát triển để tuyển chọn các giống hoa tulip

có chất lượng tốt, phù hợp với đặc điểm sinh

thái của địa phương, đáp ứng được thị hiếu

ngày càng cao của người tiêu dùng và mang

lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng hoa,

chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả

năng sinh trưởng và phát triển của một số

giống hoa tulip nhập nội vụ Đông Xuân

2013 - 2014 tại Thái Nguyên”.

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Gồm 4 giống hoa tulip nhập nội tư Hà Lan,

do Viện Nghiên cứu Rau Quả cung cấp:

Giống Ile de France, Verandi, Strong Gold,

Barcelona (đối chứng).

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Tiến hành vào vụ

Đông Xuân năm 2013 – 2014 (tư tháng

12/2013 đến tháng 1/2014).

Địa điểm thí nghiệm: Tiến hành trong Khu

nhà lưới của khoa Nông học, trường Đại học

Nông Lâm Thái Nguyên.

Page 19: Tập 123, số 09, 2014

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 17 - 22

18

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu

nhiên hoàn toàn gồm 4 công thức là 4 giống

hoa tulip, 3 lần nhắc lại (100 cây/1 lần nhắc

lại). Mật độ: 100 củ/m2, khoảng cách: 10cm x

10cm. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:

Tỉ lệ mọc mầm (%) = (số củ mọc mầm/số củ

trồng) x 100; các chỉ tiêu về sinh trưởng định

kì theo dõi 5 ngày/lần, mỗi ô thí nghiệm chọn

theo dõi ngẫu nhiên 5 cây: Chiều cao của cây

(cm), số lá (lá); các thời kì sinh trưởng phát

triển (ngày): Thời gian cây ra nụ, hoa hé nở,

hoa nở hoàn toàn; các chỉ tiêu về năng suất:

Tỉ lệ cây ra hoa (%) = (Tổng số cây ra

hoa/Tổng số cây trồng) x 100, năng suất hoa

thực thu = số cây ra hoa/1 ô thí nghiệm; các

chỉ tiêu về chất lượng: Đường kính cuống hoa

(cm), đường kính hoa (cm), độ bền hoa tự

nhiên (ngày).

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử ly theo chương trình phân

tích biến động IRRISTAT 5.0 và Excel trên

máy tính.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Đặc điểm hình thái của các giống hoa tulip

Qua quan sát các chỉ tiêu đặc điểm thực vật

học của các giống thí nghiệm chúng tôi thu

được kết quả thể hiện qua bảng 1 như sau:

Bảng 1. Đặc điểm thực vật học của các giống hoa tulip tham gia thí nghiệm

Chỉ tiêu

Giống

Thân Lá Hoa

Màu

sắc

Màu

sắc Phiến lá

Hình

dạng

Màu

sắc hoa

Màu

mép

cánh

hoa

Màu

nhị hoa

Hương

thơm

Ile de France Xanh

đậm

Xanh

đậm Mỏng Ovan Đỏ đậm Đỏ đậm Đen

Không

Verandi Xanh

đậm

Xanh

đậm Mỏng Elip

Đỏ viền

vàng Vàng Đen

Không

Strong Gold Xanh

đậm

Xanh

đậm Mỏng Ovan

Vàng

tươi Vàng Vàng

Thơm

nhẹ

Barcelona

(đ/c)

Xanh

xám

Xanh

sáng Mỏng Elip

Hồng

viền

trắng

Trắng Vàng Không

Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các giống tham gia thí nghiệm

Sự mọc mầm của củ giống hoa tulip phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Kỹ thuật xử ly lạnh củ

giống trước khi trồng, nhiệt độ, ẩm độ, không khí trong đất, trạng thái của củ giống. Tỷ lệ mọc

mầm và thời gian mọc mầm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2. Tỷ lệ mọc mâm và thời gian mọc mâm của các giống tulip tham gia thí nghiệm

Chỉ tiêu

Giống

Tỷ lệ mọc mầm

(%)

Thời gian từ trồng đến…củ mọc mầm (ngày)

10% 50% 80%

Ile de France 100 3 4 6

Verandi 100 3 5 6

StrongGold 100 3 5 7

Barcelona (đ/c) 100 4 6 8

Số liệu bảng 2 cho thấy 100% số củ của 4 giống tulip tham gia thí nghiệm đều mọc mầm. Đây là

một tỷ lệ tuyệt đối, chứng tỏ các củ giống nhập về đảm bảo chất lượng và thích hợp với điều kiện

của thí nghiệm. Các giống hoa tulip có khả năng mọc mầm tốt, thời gian tư trồng đến mọc mầm

(80%) khá nhanh (tư 6 - 8 ngày), chứng tỏ các giống tulip tham gia thí nghiệm đều phù hợp với

điều kiện vụ Đông Xuân 2013 – 2014 tại Thái Nguyên.

Page 20: Tập 123, số 09, 2014

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 17 - 22

19

Khả năng sinh trưởng của các giống hoa tulip

Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Bảng 3. Động thái tăng trương chiều cao cây của các giống hoa tulip thí nghiệm

Đơn vị: cm

Giống

Thời gian sau trồng…ngày

5 10 15 20 25 30 35

Ile de France 2,56 15,24 21,68 29,15 32,76 47,04 53,76

Verandi 2,13 13,28 18,60 28,86 33,81 39,85 51,80

Strong Gold 1,34 12,14 20,90 31,81 38,30 46,38 50,34

Barcelona (đ/c) 0,74 7,59 10,52 13,28 19,18 26,18 46,34

CV (%) - - - - - - 1,3

LSD.05 - - - - - - 0,42

Hình 1: Động thái tăng trương chiều cao cây của các giống hoa tulip thí nghiệm

Bảng 4. Động thái ra lá của các giống hoa tulip thí nghiệm

Đơn vị: Lá

Giống

Thời gian sau trồng… ngày

10 15 20 25 30 35

Ile de France 0,5 1,0 2,4 2,7 3,5 4,2

Verandi 0,5 1,0 2,1 2,4 3,1 4,1

Strong Gold 0,5 1,0 2,3 2,6 3,9 4,3

Barcelona (đ/c) 0,5 1,0 1,4 2,1 3,1 3,2

CV(%) - - - - - 1,2

LSD.05 - - - - - 0,8

Hình 2: Động thái ra lá của các giống hoa tulip thí nghiệm

Động thái tăng trưởng chiều cao

0

10

20

30

40

50

60

5 10 15 20 25 30 35

Ngày theo dõi

Chi

ều c

ao c

ây (c

m)

Ile De France

Verandi

Strong Gold

Barcelona

Động thái ra lá

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

5 10 15 20 25 30 35

ngày theo dõi

Số

lá c

ây

Ile De France

Verandi

Strong Gold

Barcelona

Page 21: Tập 123, số 09, 2014

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 17 - 22

20

Số liệu bảng 3 cho thấy: Sau trồng 35 ngày,

chiều cao cây hoa tulip đạt tối đa, biến động

tư 46,34 – 53,76 cm. Qua xử ly thống kê cho

thấy các giống hoa tulip đều có chiều cao cây

cao hơn chắc chắn giống Barcelona(đ/c) ở

mức độ tin cậy 95%. Trong đó giống Ile de

France đạt 53,76 cm, cao hơn giống đối

chứng 7,24 cm. Giống Verandi đạt chiều cao

đạt 51,80 cm, cao hơn giống đối chứng 5,46

cm. Giống Strong Gold đạt 50,34 cm, cao hơn

giống đối chứng 4,0 cm. Giống Barcelona

(đ/c) đạt 46,34 cm.

Qua kết quả bảng 3, ta thấy tư sau trồng 5

ngày đến sau trồng 35 ngày các giống tulip có

động thái tăng trưởng chiều cao nhanh và

giống Ile de France có chiều cao cây cao nhất

trong các giống thí nghiệm.

Động thái ra lá của các giống tulip tham gia

thí nghiệm

Qua theo dõi động thái ra lá của các giống

tulip thí nghiệm tư khi trồng đến khi bộ lá ổn

định, chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện

qua bảng 4.

Bảng 4 cho thấy, trong thời gian đầu tư 10

ngày sau trồng đến 15 ngày sau trồng, khoảng

thời gian này cây đang bắt đầu mọc mầm và

hình thành thân. Do vậy số lá mọc ra ít và rất

đồng đều nhau, sau trồng 15 ngày cây ra 1,0

lá ở tất cả các giống.

Sau trồng 35 ngày, số lá của các giống tulip

tham gia thí nghiệm đạt tối đa, dao động trong

khoảng tư 3,2 – 4,3 lá. Kết quả xử ly thống kê

cho thấy các giống tulip đều có động thái ra lá

cao hơn chắc chắn giống Barcelona (đ/c) ở

mức độ tin cậy 95%. Trong đó giống Strong

Gold có số lá nhiều nhất là 4,3 lá (nhiều hơn

đ/c 1,1 lá), giống Ile de France đứng thứ 2 với

4,2 lá (nhiều hơn đ/c 1,0 lá), tiếp theo là

Verandi với 4,1 lá (nhiều hơn đ/c 0,9 lá), cuối

cùng là Barcelona (đ/c) với 3,2 lá.

Như vậy các giống tulip khác nhau có số lá

khác nhau, trong đó giống Strong Gold có số

lá nhiều nhất đạt 4,3 lá.

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển các

giống hoa tulip

Bảng 5 cho thấy: Theo dõi thời gian ra nụ của

các giống tư khi trồng đến khi có 10%, 50%,

và 80% số cây ra nụ ta thấy giống Ile de

France và giống Verandi có thời gian ra nụ

tương đối đồng đều (24 ngày sau trồng).

Giống Barcelona ra nụ chậm nhất, ngày thứ

29 sau trồng mới ra nụ 80%.

Thời gian tư trồng đến khi hoa hé nở cũng có

sự khác nhau giữa các giống. Thời gian đạt

được 80% hoa hé nở của giống Ile de France

là sau 27 ngày trồng, giống Verandi là 28

ngày sau trồng, Strong Gold là 30 ngày sau

trồng và Barcelona 32 ngày sau trồng. Tuy

nhiên ta có thể thấy, khoảng thời gian tư lúc

hoa hé nở 50% đến khi 80% giữa các giống

không có sự sai khác nhiều, chỉ chênh lệch 1

ngày (giống Verandi và Strong Gold) hoặc là

như nhau - 27 ngày (Ile de France và

Barcelona).

Thời gian tư khi trồng cho đến khi hoa nở

hoàn toàn biến động không nhiều. Trong đó 2

giống Ile de France và Verandi hoa nở hoàn

toàn sớm, sau trồng 30 ngày đạt 80% số hoa

nở hoàn toàn, tiếp đến là Strong Gold đạt

80% số hoa nở hoàn toàn sau 32 ngày, chậm

hơn so với giống Ile de France và Verandi là

2 ngày. Chậm nhất là giống Barcelona sau

trồng 35 ngày có 80% số hoa nở hoàn toàn.

Bảng 5. Các giai đoạn sinh trương và phát triển của các giống tulip thí nghiệm

Đơn vị: Ngày

Chỉ tiêu

Giống

Thời gian từ trồng đến khi …

Ra nu Hoa hé nở Hoa nở hoàn toàn

10% 50% 80% 10% 50% 80% 10% 50% 80%

Ile de France 21 23 24 26 27 27 29 30 30

Verandi 22 23 24 26 27 28 29 30 30

Strong Gold 24 25 25 27 29 30 30 32 32

Barcelona(đ/c) 27 28 29 31 32 32 33 34 35

Page 22: Tập 123, số 09, 2014

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 17 - 22

21

Năng suất và chất lượng của các giống hoa tulip tham gia thí nghiệm

Qua theo dõi các kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu năng suất, chất lượng, chúng tôi thu được kết

quả sau:

Bảng 6. Năng suât, chât lượng các giống hoa tulip thí nghiệm

Chỉ tiêu

Giống

Đường kính

hoa

(cm)

Đường kính

truc hoa (cm)

Năng suất

thực thu

(cây/1m2 )

Tỉ lệ

cây hoa nở

hữu hiệu(%)

Độ bên hoa

tự nhiên

(ngày)

Ile de France 6,94 1,32 97,6 97,6 10

Verandi 8,56 1,30 93,3 93,3 10

Strong Gold 6,82 0,98 96,6 96,6 9

Barcelona (đ/c) 8,60 1,03 88,6 88,6 7

CV( % ) 8,3 2,3 1,0 - -

LSD.05 1,17 0,49 1,71 - -

Bảng 7. Hiệu qua kinh tế cho trồng hoa tulip vu Đông Xuân 2013 – 2014 tại Thái Nguyên

Chỉ tiêu

Giống

Số cây hoa

thực thu

Tổng chi

(triệu đồng)

Tổng thu

(triệu đồng)

Lãi thuần

(triệu đồng)

Ile de France 9.760 60,0 237,656 177,656

Verandi 9.330 60,0 178,203 118,203

Strong Gold 9.660 60,0 234,255 174,255

Barcelona (đ/c) 8.860 60,0 157,612 97,612

Qua số liệu bảng 6, ta thấy:

Đường kính hoa: Đường kính hoa của các

giống hoa Tulip biến động trong khoảng tư

6,82 – 8,60 cm. Qua xử ly thống kê cho thấy

đường kính hoa giống Ile de France (6,94cm)

và Strong Gold (6,82 cm) thấp hơn chắc chắn

giống Barcelona (đ/c) ở mức độ tin cậy 95%.

Giống Verandi có đường kính hoa (8,56 cm)

tương đương với giống đối chứng.

Đường kính trục hoa: Đường kính trục hoa

của các giống hoa tulip tham gia thí nghiệm

biến động trong khoảng tư 0,98 – 1,32 cm.

Qua xử ly thống kê cho thấy đường kính trục

hoa các giống Tulip thí nghiệm đều tương

đương so với đối chứng.

Về năng suất hoa thể hiện qua chỉ tiêu năng suất

thực thu và tỉ lệ cành hoa hữu hiệu. Qua xử ly

thống kê cho thấy các giống hoa tulip thí

nghiệm đều có năng suất thực thu cao hơn chắc

chắn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Các giống hoa tulip tham gia thí nghiệm có

độ bền tự nhiên khá cao, biến động tư 7 - 10

ngày. Hai giống Ile de France vàVerandicó độ

bền tự nhiên dài nhất, đạt 10 ngày (dài hơn

đ/c 3 ngày). Giống Strong Gold có độ bền tự

nhiên là 9 ngày (dài hơn đối chứng 2 ngày).

Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế

Số liệu bảng 7 cho thấy, mặc dù cùng một số

vốn đầu tư nhưng hiệu quả kinh tế đem lại lớn

nhất là giống Ile de France với 177,656 triệu

đồng/100m2/vụ. Tiếp theo là Strong Gold với

174.255 triệu đồng/100m2/vụ. Sau đó là giống

Verandi với 118.203 triệu đồng/100m2/vụ.

Cuối cùng là Barcelona với 97.612 triệu

đồng/100m2/vụ.

KẾT LUẬN

- Giống Ile de France có hoa màu đỏ đẹp,

bông to dài cân đối, màu sắc ưa nhìn được

nhiều người tiêu dùng yêu thích.

- Khả năng sinh trưởng: Giống Ile de France

có khả năng sinh trưởng cao nhất, về chiều

cao cây đạt 53,76cm, chu vi thân đạt 4,08 cm.

- Về năng suất: Giống Strong Gold và Ile de

France có năng suất thực thu cao nhất đạt

97,6 và 96,6 cây hoa trên 1m2.

- Về chất lượng hoa: Độ bền tự nhiên của giống

Ile de France và Verandi đạt 10 ngày, bền nhất

trong số 4 giống tulip tham gia thí nghiệm.

- Về hiệu quả kinh tế: Giống Ile de France và

Strong Gold đạt hiệu quả kinh tế cao (177.656

triệu/100m2/vụ và 174.255 triệu/100m2/vụ).

Page 23: Tập 123, số 09, 2014

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 17 - 22

22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Văn Đông, Mai Thị Ngoan (2009), Báo

cáo thư nghiệm hoa Tulip tại Hưng Yên, Báo cáo

khoa học,Viện Nghiên cứu Rau Quả.

2. Đặng Văn Đông, Mai Thị Ngoan (2010), Báo

cáo kết qua thư nghiệm trồng hoa Tulip tại Gia

Lâm – Hà Nội, Báo cáo khoa học,Viện Nghiên

cứu Rau quả.

3. Đặng Văn Đông, Mai Thị Ngoan (2010), Báo cáo

kết qua xây dựng quy trình trồng hoa Tulip tại Việt

Nam, Báo cáo khoa học,Viện Nghiên cứu Rau quả.

4. Hoàng Mạnh Toàn (2013), Nghiên cứu kha

năng sinh trương và một số biện pháp kỹ thuật

trồng hoa tulip tại Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ

khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên.

SUMMARY

STUDY ON THE GROWTH AND DEVELOPMENT

OF SOME IMPORTED TULIP VARIETIES

IN WINTER – SPRING 2013-2014 IN THAI NGUYEN

Tran Trung Kien*, Tran Van Dien, Dang Thi To Nga College of Agriculture and Forestry - TNU

Experiment compared the growth of tulip imported varieties in Winter-Spring seasons, 2013 -

2014 in Thai Nguyen, included 4 varieties: Ile de France, Verandi, Strong Gold, and Barcelona

(the control). Experimental results showed that the tulip flower varietiesare capable of growing

well in Winter-Spring conditions in Thai Nguyen, in which Ile de France variety has the best

growth potential, reached 53.76 cm in height and 4.08 cm in stem perimeter. The yields of

experimental varieties were higher than the control at the 95% confidence level, Strong Gold and

Ile de Francevarieties had the highest real yield that reached 97.6 and 96.6 flowers per 1m2. About

flower quality: Natural reliability of Ile de France and Verandi varieties reached 10 daysthat were

the most durable tulip varieties of trial participants. The varietiesIle de France and Strong Gold

showed the highest economic efficiency (177.656 and 174.255 million dong/100m2/season).

Key words: Development, growth, Thai Nguyen, tulip flower, yield

Ngày nhận bài:16/7/2014; Ngày phan biện:25/7/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyên Hữu Hồng – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0983 360276, Email: [email protected]

Page 24: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Hải Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 23 - 29

23

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁI SINH IN VITRO CỦA CÂY CHÈ

Nguyễn Thị Hải Yến*, Trần Thị Thu Hương

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Để chọn tạo các giống chè có năng suất và chất lượng tốt phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ chè,

việc ứng dụng công nghệ gen là một hướng tiếp cận có triển vọng. Tuy nhiên, các nghiên cứu sử

dụng công nghệ gen thường đòi hỏi hệ thống tái sinh phù hợp và hiệu quả cao. Trong nghiên cứu

này, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số kích thích sinh trưởng lên khả năng tạo mô

sẹo và tái sinh của cây chè. Kết quả cho thấy 2,4-D phù hợp hơn NAA trong thí nghiệm tạo mô sẹo

tư mẫu thân và lá chè. Môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l 2,4-D thích hợp cho tạo mô sẹo tư lá

chè và môi trường MS có bổ sung 1,5 mg/l 2,4-D thích hợp cho tạo mô sẹo tư thân cây chè. Các

mảnh lá mầm mang phôi đã xuất hiện chồi nhỏ sau 6 tuần nuôi cấy trên môi trường bổ sung BAP

và kinetin. Các đoạn thân không chứa nách và mảnh lá không tái sinh trên môi trường MS có bổ

sung BAP. Các nồng độ khác nhau của BAP trong môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng khác nhau

đến khả năng tái sinh chồi tư đoạn thân mang nách lá, môi trường MS bổ sung 1mg/l BAP thích

hợp cho tái sinh đa chồi.

Từ khóa: cây chè, tái sinh, kích thích sinh trương

MỞ ĐẦU*

Trên thế giới, chè là một trong những cây

công nghiệp quan trọng, góp phần thu hút

nhiều lao động dư thưa và là mặt hàng xuất

khẩu thu ngoại tệ của nhiều nước [7]. Ở nước

ta, cây chè là một trong 10 chương trình trọng

điểm về phát triển nông nghiệp. Hiện nay,

nhu cầu tiêu thụ chè trong nước và xuất khẩu

ngày càng cao vì vậy công tác chọn tạo giống

chè phải đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe

hơn về giống có năng suất và chất lượng.

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về

cây chè nhưng chủ yếu đi sâu nghiên cứu về

đặc tính sinh hóa, đặc điểm sinh thái, giải

phẫu lá, thân; đặc điểm sinh trưởng, phát

triển, năng suất chất lượng chè [1], [3].

Để cải thiện năng suất và nâng cao chất lượng

cây giống, các phương pháp tiếp cận theo

hướng công nghệ gen đã được chứng minh là

cho kết quả khả quan trên nhiều đối tượng cây

trồng. Một trong những kỹ thuật mới được

nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới sử dụng

có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng

cây trồng là kỹ thuật chuyển gen. Tuy nhiên,

kỹ thuật này đòi hỏi phải có hệ thống tái sinh

phù hợp và hiệu quả. Đã có một số công trình

* Tel: 0982 982291; Email: [email protected]

nghiên cứu về tái sinh chè được thực hiện đã

cho thấy tiềm năng tái sinh cây chè in vitro

khá cao [4] [5] [6] [8]. Trong bài báo này,

chúng tôi công bố kết quả nghiên cứu khả

năng tái sinh in vitro của giống chè Trung Du

(Camellia sinensis var. Macrophylla). Các kết

quả thu được sẽ là tiền đề cho những nghiên

cứu sâu hơn nhằm cải thiện năng suất và chất

lượng các giống chè trồng hiện nay.

VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu

Hạt của giống chè Trung Du (Camellia

sinensis var. macrophylla) được Công ty chè

Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên

cung cấp.

Phương pháp nghiên cứu

Thu và xử lý mẫu

Các hạt chè được chọn có kích thước to, chắc,

không sâu bệnh. Trước khi tiến hành đưa vào

nuôi cấy, các hạt chè được phơi khô và bảo

quản trong lọ có chứa hạt silica gel hút ẩm ở

nhiệt độ phòng.

Khử trùng hạt đưa vào nuôi cấy

Sử dụng javen 30 % hoặc HgCl2 0,1% theo

các bước như sau: (1) Lắc hạt trong dung dịch

cồn 70o với thời gian 1 phút, tráng qua nước

cất. Sau đó tiếp tục lắc hạt trong dung dịch

Page 25: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Hải Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 23 - 29

24

giaven 30% trong vòng 30 phút (hoặc HgCl2

0,1% trong vòng 10 phút). Tráng lại nhiều lần

bằng nước cất vô trùng. Các hạt sau đó được

thấm khô trước khi đưa vào nuôi cấy.

Tạo mô sẹo

Sử dụng các mảnh lá (kích thước 1cm x 1cm)

hoặc đoạn thân in vitro đặt lên môi trường tạo

mô sẹo chắc các kích thích sinh trưởng nhóm

auxin. Các mẫu nuôi cấy được đặt trong tối để

kích thích phân chia tế bào.

Tái sinh chồi

Các thí nghiệm tái sinh chồi được thực hiện

với các nguyên liệu khác nhau: (1) Tái sinh

chồi tư mô sẹo (mô sẹo tạo thành tư lá chè)

(2) Tái sinh chồi tư phôi hạt (hạt được cắt bỏ

một bên lá mầm còn bên lá mầm chứa phôi

cấy lên môi trường tái sinh chứa kích thích

sinh trưởng tạo chồi) (3) Tái sinh chồi tư thân

mầm (Các đoạn thân có kích thước 1 – 1,5 cm

có hoặc không mang nách lá) được nuôi cấy

trên môi trường tạo chồi.

Môi trường sử dụng trong thí nghiệm là môi

trường MS (Murashige & Skoog), bổ sung 30g/l

đường sucrose, 9g/l agar và các chất kích thích

sinh trưởng theo mục đích thí nghiệm.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Khảo sát ảnh hưởng của điêu kiện khử

trùng tơi việc nảy mầm của hạt

Hạt chè trước khi khử trùng được chia làm 2

lô thí nghiệm, lô 1 tách vỏ sành còn lô 2 để

nguyên vỏ. Cả 2 lô này đều được khử trùng

sơ qua bằng cồn 70o trong 1 phút, rửa bằng

nước cất, tiếp tục khử trùng bằng HgCl2 0,1%

trong vòng 10 phút. Sau đó, lô 1 được đặt lên

môi trường MS, lô 2 đượ chia thành 2 phần,

một phần đặt trực tiếp lên môi trường MS;

phần còn lại được tách hết vỏ sành bằng dao

sắc rồi mới đặt lên môi trường nuôi cấy.

Kết quả sau 6 tuần nuôi cấy thu được tỉ lệ nảy

mầm của những hạt tách vỏ rồi khử trùng là

16,7 %, thấp hơn tỉ lệ nảy mầm của hạt để

nguyên vẹn và tách vỏ sành sau khử trùng.

Điều này có thể giải thích như sau: khi tách

vỏ sành trước khử trùng hóa chất khử trùng

không những làm chết vi sinh vật mà còn gây

ảnh hưởng tới phôi trong hạt nên ảnh hưởng

tới tỷ lệ nảy mầm và dẫn đến tỷ lệ sống của

hạt thấp. Ngược lại, những hạt chè tách vỏ

sành sau khử trùng có tỷ lệ sống lớn (60%) và

thời gian nảy mầm nhanh hơn cả. Tuy nhiên,

công việc tách vỏ sau khi khử trùng rất khó

khăn do hạt chè tròn và vỏ sành cứng nên khó

thao tác trong box cấy.

Bảng 1. Ảnh hương của điều kiện khư trùng tơi việc nay mâm của hạt tách vỏ và không tách vỏ sành

Lô thí nghiệm Số hạt

đưa vào

Số hạt nảy mầm mơi sau các tuần

2 tuần 4 tuần 5 tuần 6 tuần Tổng %

Bóc vỏ sành trước

khử trùng 30 0 1 3 1 5 16,7

Để nguyên hạt 30 1 7 5 3 16 53,3

Bóc vỏ sành sau khử

trùng 10 6 0 0 0 6 60

Hình 1. Hạt chè nay mâm trên môi trường MS sau 3 tuân (A) và sau 6 tuân (B)

Page 26: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Hải Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 23 - 29

25

Bảng 2. Kết qua tạo mô sẹo từ manh lá chè

Mô sẹo tạo thành trên môi trường 2,4-D

Mô sẹo tạo thành trên môi trường NAA

Hàm

lượng

Số mẫu

đưa vào

Tỷ lệ tạo mô sẹo Hàm

lượng

Số mẫu

đưa vào

Sau 20 ngày Sau 40 ngày Sau 20 ngày Sau 40 ngày

0 15 0 13.33 ± 1,34 0 15 0 13.33 ± 1,34

0,5 15 40 ± 1,22 86,67 ± 1,32 0,5 18 16.67 ± 1,22 38,89 ± 1,15

1 14 35,71 ± 1,31 71,43 ± 1,41 1 18 22,22 ± 1,27 50 ± 1,78

1,5 12 33,33 ± 1,40 58,33 ± 1,21 1,5 18 22,22 ± 2,12 55,55 ± 1,98

2 12 25 ± 1,16 41,67 ± 1,34 2 18 38,80 ± 1,56 77,78 ± 2,25

Kết quả tạo mô sẹo

Kết quả tạo mô sẹo từ lá chè

Lá chè in vitro được sử dụng làm nguyên liệu

cho thí nghiệm tạo mô sẹo. Các mảnh lá kích

thước 1cm x 1cm được đặt lên môi trường

MS bổ sung 2,4-D và NAA với các nồng độ

thay đổi tư 0; 0,5; 1; 1,5 và 2 mg/l và nuôi

trong điều kiện tối. Kết quả cho thấy, khả

năng tạo mô sẹo của các mẫu lá chè ở các

công thức môi trường bổ sung nồng độ 2,4-D

khác nhau có sự khác nhau rõ rệt (Bảng 2).

Sau 20 ngày theo dõi nhận thấy, mô sẹo bắt

đầu hình thành tại những vết cắt và tỷ lệ mô

sẹo là khác nhau ở các công thức môi trường

có bổ sung 2,4-D. Nhìn chung, khi tăng nồng

độ 2,4-D theo dãy nồng độ 0,5mg/l; 1mg/l;

1,5mg/l; 2mg/l thì tỷ lệ mô sẹo giảm tương

ứng 40%, 35,71%, 33,33%, 25%. Sau 40

ngày nuôi cấy, mô sẹo đạt kích thước lớn hơn,

sắc màu có phần chuyển sang hơi xanh sau đó

dần chuyển sang màu đỏ thẫm. Tỷ lệ tạo mô

sẹo vẫn giảm dần khi nồng độ 2,4-D tăng dần.

Tỷ lệ tạo mô sẹo cao và đồng đều nhất tại tất

cả các mô nuôi cấy là môi trường bổ sung 0,5

mg/l 2,4-D (86,67%).

Trên môi trường tạo mô sẹo bổ sung NAA

với các nồng độ khác nhau sau 20 ngày đã bắt

đầu hình thành mô sẹo. Khi tăng nồng độ

NAA tư 0,5 mg/l lên 2,5 mg/l thì tỷ lệ tạo mô

sẹo tăng tương ứng là 16,67%, 22,22%,

22,22%, 38,80%, 50%. Sau 40 ngày nuôi cấy

tỷ lệ tương ứng đạt 38,89%, 50%, 55,55%,

88,89%. Tuy nhiên kích thước khối mô không

có sự tăng trưởng rõ rệt như trên môi trường

bổ sung 2,4-D ở cùng thời gian nuôi cấy.

Kết quả tạo mô sẹo từ đoạn thân chè

Đối với các đoạn thân in vitro trên các môi

trường tạo mô sẹo bổ sung 2,4-D với các

nồng độ khác nhau thì sau 20 ngày nuôi cấy

mô sẹo đã bắt đầu được tạo thành. Tuy nhiên,

kích thước mô sẹo còn rất nhỏ chỉ là những

hạt trắng li ti tại các vết cắt. Khác với thí

nghiệm ảnh hưởng của 2,4-D đến khả năng

tạo mô sẹo ở lá cây, khi thay đổi nồng độ 2,4-

D tư 0,5; 1; 1,5 và 2 mg/l thì tỷ lệ tạo mô sẹo

tư thân lại tăng lên tương ứng (tư 25% lên

41,67%). Sau 40 ngày nuôi cấy thấy tỷ lệ tạo

mô sẹo ở các nồng độ 2,4-D là 0,5; 1; 1,5

mg/l thì tỷ lệ tạo mô sẹo tăng tương ứng

58,33%, 66,67%, 83,33%. Nhưng tại môi

trương có 2mg/l 2,4-D thì tỷ lệ tạo mô sẹo lại

giảm điều này chứng tỏ ở nồng độ 2,4-D 2

mg/l đã bắt đầu gây độc cho cây khi thời gian

nuôi cấy kéo dài.

Đối với các công thức môi trường bổ sung

NAA chúng tôi nhận thấy, giống như ảnh

hưởng của NAA lên khả năng tạo mô sẹo tư

lá chè. Khi tăng nồng độ NAA tư 0,5 mg/l

đến 2,5 mg/l thì tỷ lệ tạo mô sẹo cũng tăng

tương ứng là 13,33%, 27,78%, 50%, 55,56%,

58,82% sau 20 ngày và là 33,33%, 61,11%,

83,33%, 94,44%, 94,11% sau 40 ngày nuôi

cấy. Tuy nhiên ở đây có thể nhận thấy kích

thước mô sẹo tương đối hạn chế.

Page 27: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Hải Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 23 - 29

26

Bảng 3. Kết qủa tạo mô sẹo từ đoạn thân chè

Mô sẹo tạo thành trên môi trường 2,4-D Mô sẹo tạo thành trên môi trường NAA

2,4-D

mg/l

Số mẫu

đưa vào

Tỷ lệ tạo mô sẹo NAA

mg/l

Số mẫu

đưa vào

Tỷ lệ tạo mô sẹo

Sau 20 ngày Sau 40 ngày Sau 20 ngày Sau 40 ngày

0 15 6,67 ± 1,73 20 ± 1,23 0 15 6,67 ± 1,73 20 ± 1,23

0,5 12 25 ± 1,35 58,33 ± 1,56 0,5 15 13,33 ± 1.67 33,33 ± 1,57

1 12 25 ± 1,72 66,67 ± 1,34 1 18 27,78 ± 1,89 61,11 ± 1,26

1,5 12 41,67 ± 1,23 83,33 ± 1,55 1,5 18 50 ± 1,23 83,33 ± 1,37

2 12 41,67± 1,42 75 ± 1,47 2 18 55,56 ± 1,56 94,44 ± 1,24

Hình 3. Hình anh mô sẹo được tạo thành từ lá chè và đoạn thân sau 20 ngày nuôi cây

(A; B) Mô sẹo được tạo thành từ lá trên môi trường bổ sung 2,4D và NAA

(C; D) Mô sẹo được tạo thành từ thân trên môi trường bổ sung 2,4D và NAA

Bảng 4. Ảnh hương của tỷ lệ auxin/cytokinin đến sự phân hóa mô sẹo lá cây Chè

NAA

(mg/l)

BAP

(mg/l)

Số mẫu

đưa vào

Sự phân hóa của mô sẹo sau 50 ngày

Tạo rễ Luc hóa Tái sinh

0

1 20 0 75,73 ± 1,37 0

1,5 17 0 94,11 ± 1,41 0

2 23 0 86,95 ± 1,98 0

0,5

1 21 28,57 ± 1,13 85,71 ± 1,25 0

1,5 20 90,85 ± 1,16 100 ± 0,00 0

2 25 95,21 ± 1,73 100 ± 0,00 0

Page 28: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Hải Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 23 - 29

27

Tư các kết quả trên có thể cho rằng 2,4-D phù

hợp hơn NAA trong thí nghiệm tạo mô sẹo tư

mẫu thân và lá chè. Tỷ lệ tạo mô sẹo trên môi

trường bổ sung 2,4-D cao đồng thời kích

thước khối mô to và chắc hơn.

Kết quả Tái sinh chồi

Sự phân hóa chồi từ mô sẹo

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ

auxin/cytokinin đến sự phân hóa mô sẹo lá

cây chè được thể hiện ở trong bảng 3.10.

Nhìn chung, tỷ lệ lục hóa của mô sẹo ở các

môi trường bổ sung các chất kích thích sinh

trưởng đều cao đạt trên 75%. Cao nhất ở trên

2 môi trường bổ sung 0,5mg/l NAA và 1,5 –

2,0mg/l BAP, đều đạt tới 100% ở 3 lần thí

nghiệm khác nhau. Ở các môi trường chỉ bổ

sung BAP nhận thấy khả năng tạo rễ rất hạn

chế. Tiến hành bổ sung NAA 0,5 mg/l vào các

môi trường nuôi cấy thì kết quả cho thấy cả tỷ lệ

lục hóa và tỷ lệ tạo rễ đều tăng mạnh. Trên môi

trường chứa NAA 0,5mg/l; BAP l,5mg/l và

2mg/l thì tỷ lệ tạo rễ tương ứng là 90,85%;

95,21% còn tỷ lệ lục hóa đạt tới 100%.

Kết quả tái sinh đa chồi trực tiếp từ mảnh lá

mầm mang phôi

Trong nghiên cứu quy trình tái sinh cây trồng

phục vụ chuyển gen, tái sinh chồi trực tiếp tư

mảnh lá mầm mang phôi hoặc không mang

phôi đã được tiến hành trên nhiều đối tượng

thực vật như đậu tương (tư phôi mầm) hay cà

chua (tư mảnh lá mầm). Với mục đích tìm

hiểu khả năng tái sinh đa chồi trực tiếp tư

phôi mầm, chúng tôi đã tiến hành nuôi cấy

các mảnh lá mầm mang phôi lên môi trường

tái sinh đa chồi (MS bổ sung BAP và

kinetinvới các nồng độ thay đổi.) Sau 6 tuần

nuôi cấy, chúng tôi nhận thấy, các mẫu lá

mầm mang phôi đã xuất hiện chồi nhỏ và

chậm phát triển hơn về chiều cao, đặc điểm

của cây là lùn, lá to, xanh, tuy nhiên chúng tôi

chưa thu được sự khác biệt trên các môi

trường nuôi cấy.

Kết quả tái sinh chồi từ đoạn thân

Các thân mầm được nảy mầm sau 10 tuần

được chúng tôi sử dụng để tiến hành tái sinh

chồi. Những đoạn thân dài khoảng 1cm có

hoặc không mang nách lá được cấy lên môi

trường MS có bổ sung BAP với nồng độ thay

đổi tư 0,5mg/l; 1mg/l; 1,5mg/l; 2mg/l;

2,5mg/l; 3mg/l. Đối với các đoạn thân không

mang nách lá, chúng tôi không thu được chồi

tái sinh, các mẫu nuôi cấy đen dần rồi chết.

Ngược lại, với các mẫu mang nách lá, sau

khoảng 2 tuần đã thấy chồi được hình thành ở

tất cả các mẫu tái sinh. Sau 6 tuần quan sát

nhận thấy các mẫu thân trên tất cả môi trường

bổ sung BAP đều thấy xuất hiện đa chồi

(Bảng 5).

Kết quả thu được cho thấy, ở môi trường bổ

sung 0,5mg/l; 1mg/l; 1,5mg/l BAP cho hệ số

nhân chồi cao tương ứng là 2,39; 3,15; 2,82.

Tuy nhiên, ở nồng độ 1,5mg/l BAP hệ số

nhân chồi giảm so với ở nồng độ 1mg/l BAP

chứng tỏ ở nồng độ này đã có sự ảnh hưởng

của nồng độ hóa chất tới sự sinh trưởng của

mẫu nuôi cấy. So sánh với kết quả nhân chồi

của Sandal và cộng sự 2005, tác giả đã thiết

lập được quy trình tái sinh chồi đạt kết quả tối

ưu là 14 ± 1,16 chồi/ mẫu cấy sau 24 tuần

nuôi cấy. Trong nghiên cứu đó, tác giả đã sử

dụng 2,4-D là chất điều hoà sinh trưởng với

nồng độ rất cao (7,5 - 10 mg/l) và nuôi cấy

trong thời gian khá dài (hơn 5 tháng) [8]. Mặc

dù kết quả tốt nhất chúng tôi thu được trung

bình khoảng 5 chồi/mẫu tái sinh nhưng thời

gian nuôi cấy ngắn hơn nhiều (sau 6 tuần nuôi

cấy) và nồng độ chất điều hoà sinh trưởng

cũng thấp hơn nhiều (0 - 3 mg/l BAP).

Bảng 5. Ảnh hương của BAP lên kha năng tái sinh cây của thân mâm

Lô thí nghiệm Nồng độ BAP

(mg/l)

Số thân mầm đưa

vào

Số chồi tái sinh

trung bình Hệ số nhân

1 0 12 12 1 ± 0,00

2 0,5 18 43 2,39 ± 0,01

3 1 20 63 3,15 ± 0,02

4 1,5 20 57 2,85 ± 0,03

5 2 20 37 1,85 ± 0,04

6 2,5 17 31 1,82 ± 0,01

7 3 19 25 1,32 ± 0,02

Page 29: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Hải Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 23 - 29

28

Hình 4. Hình anh mô sẹo (A) và đoạn thân (B) trên môi trường tái sinh chồi

KẾT LUẬN

1. Hạt chè tách vỏ sành trước khử trùng sẽ

cho tỷ lệ nảy mầm kém, ảnh hưởng mạnh tới

phôi. Hạt chè tách vỏ sau khử trùng cho khả

năng nảy mầm cao hơn hạt chè tách vỏ trước

khử trùng và không tách vỏ.

2. 2,4-D phù hợp hơn NAA trong thí nghiệm

tạo mô sẹo tư mẫu thân và lá chè. Tỷ lệ tạo

mô sẹo trên môi trường bổ sung 2,4-D cao

đồng thời kích thước khối mô to và chắc hơn.

Môi trường MS có bổ sung 0,5mg/l 2,4-D

thích hợp cho tạo mô sẹo tư lá cây chè và môi

trường MS có bổ sung 1,5mg/l 2,4-D thích

hợp cho tạo mô sẹo tư thân cây chè.

Các đoạn thân không chứa nách và mảnh lá

không tái sinh trên môi trường MS có bổ sung

BAP. Các nồng độ khác nhau của BAP trong

môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng khác nhau

đến khả năng tái sinh chồi tư thân mầm mang

nách lá, môi trường MS bổ sung 1mg/l gBAP

thích hợp cho tái sinh đa chồi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Ngọc Biểu (1996) Nghiên cứu đặc tính sinh

hóa kỹ thuật của một số giống chè chọn lọc và

nghiên cứu tại Phu Hộ - Vĩnh Phu, Tạp chí Nông

nghiệp – Công nghệ thực phẩm 8.

2. Nguyễn Thanh Mai, Nguyễn Sỹ Tuấn Ảnh

hương của ABA trong môi trường nuôi cây lên sự

tái sinh chồi trực tiếp từ nuôi cây mẫu lá cây chè

(Camellia sinensin L.), Báo cáo đề tài Khoa học

và Công nghệ cấp cơ sở, Sở khoa học & Công

nghệ Lâm Đồng, 2007.

3. Đỗ Ngọc Qũy, Đỗ Thị Ngọc Oanh (1994) Kỹ

thuật trồng và chế biến chè năng suât cao- chât

lượng tốt, Nxb Nông nghiệp.

4. Ghanatia F and Rahmati MI (2009)

Investigation of the interaction between abscisic

acid (ABA) and excess benzyladenine (BA) on the

formation of shoot in tissue culture of tea

(Camellia sinesis L). International J Plant

production 3 (4): 7- 14

5. Mondal TK, Bhattacharya A, Laxmikumaran

M, Ahuja PS (2004) Recent advances of tea

(Camelia sinesis) biotechnology. Plant Cell, Tissue

and Organ Culture 76: 195-254.

6. Kato M (1982) Result of organ culture

on Camellia japonica and C. sinensis. Jpn J

Breed. (Supplement 2): 267–277

7. Jankun J, Selman SH, Swiercz R, Skrzypczak –

Jankun E, Why drinking green tea could prevent

cancer, 1997.

8. Sandal I, Kumar A, Bhattacharya A, Sharma M,

Shanker M, Ahuja PS (2005) Gradual depletion of

2,4-D in the culture medium for indirect shoot

regeneration from leaf explants of Camellia

sinesis (L). Plant Growth Regulation 47(2-

3): 121-127.

Page 30: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Hải Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 23 - 29

29

SUMMARY

STUDY REGENERATION OF TEA IN VITRO

Nguyen Thi Hai Yen*, Tran Thi Thu Huong

College of Science –Thai Nguyen University

In this article, we researched affection of a number of plant hormone for callus and regeneration of

plant. Result shows that, 2,4- D more accords than NAA in create callus from branches and leaf of

tea. MS environment provide 0,5 mg 2, 4- D is appropriate to create callus from the branches.

Seed-leaf cotyledon bring embryo pieces were small buds appeared after 6 weeks of culture on

BAP additional environmental and kinetin. The trunk does not contain the armpit and not a blade

of regeneration on MS medium supplemented with BAP. The different concentrations of BAP in

the culture medium may affect the ability of different shoot regeneration from leaf and trunk, MS

medium supplemented 1mg / l BAP suitable for multi-bud regeneration.

Key words: Tea, regeneration, growth hormone

Ngày nhận bài:22/4/2014; Ngày phan biện:09/5/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyên Vũ Thanh Thanh – Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0982 982291; Email: [email protected]

Page 31: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Hải Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 23 - 29

30

Page 32: Tập 123, số 09, 2014

Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 31 - 35

31

XÁC ĐỊNH KỸ THUẬT VÀO MẪU IN VITRO HIỆU QUẢ

CHO GIỐNG CHUỐI TÂY BẢN ĐỊA BẮC KẠN (MUSA X PARADISIACA)

Hà Minh Tuân*, Trần Minh Quân, Nguyễn Thế Huấn, Phạm Thị Thanh Huyên

Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Giống chuối tây bản địa Bắc Kạn (Musa x paradisiaca var. “Bac Kan”) (Musaceae) là một trong

những cây ăn quả đem lại thu nhập cao cho người dân của tỉnh Bắc Kạn, và có tiềm năng phát

triển cho khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, hiện nay giống chuối có xu hướng bị thoái hóa do biện

pháp canh tác không bền vững, tác động bất lợi của thời tiết và sâu bệnh, cũng như sự không quan

tâm, định hướng và đầu tư đúng mức của chính quyền địa phương. Đề tài được triển khai nằm

trong hợp phần xây dựng quy trình nhân giống và thâm canh phục vụ bảo tồn nguồn gen bản địa

và phát triển sản xuất hàng hóa của giống chuối cho vùng. Nội dung nghiên cứu kỹ thuật vào mẫu

giống in vitro được triển khai trong thời gian tư tháng 3 - 8 năm 2013, với mục đích xác định được

kỹ thuật vào mẫu hiệu quả nhất cho giống chuối nghiên cứu. Bốn thí nghiệm trong phòng được

triển khai nhằm đánh giá ảnh hưởng của mẫu cây con tư các vườn cây mẹ có tuổi khác nhau, vị trí

lấy mẫu và các nồng độ của chất khử trùng H2O2, HgCl2 đến tỷ lệ sống và tỷ lệ tái sinh chồi. Kết

quả cho thấy, dùng chồi đỉnh của vườn cây mẹ 01 năm tuổi để vào mẫu đem lại hiệu quả cao nhất.

Việc sử dụng hóa chất khử trùng H2O2 và HgCl2 không cải thiện tỷ lệ tái sinh chồi, trong khi nồng

độ hóa chất cao có thể gây giảm tỷ lệ tái sinh chồi của giống chuối nghiên cứu.

Từ khóa: Chuối tây ban địa, Hiệu qua vào mẫu, In vitro, Tuổi cây, Tỷ lệ sống, Tỷ lệ tái sinh

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Cây chuối tây bản địa Bắc Kạn (Musa x

paradisiaca var. “Bac Kan”) (Musaceae) (Hà

Minh Tuân và cs., 2014; Valmayor và cs.,

2000) là một trong những loại cây trồng đem

lại thu nhập đáng kể cho các hộ dân tại Bắc

Kạn, đặc biệt là hai xã Nông Thượng và Xuất

Hóa. Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất còn

mang tính tự phát, năng suất và chất lượng

giống ngày càng bị suy giảm và có xu hướng

bị thoái hóa do các biện pháp kỹ thuật canh

tác không bền vững cùng với những tác động

của sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận của

thời tiết (Hà Minh Tuân và cs., 2014; Lao

Hồng Đăng, 2013; Nông Thị Hồ Bắc, 2009).

Trong những năm gần đây, công nghệ nhân

giống bằng in vitro (nuôi cấy mô tế bào) được

ứng dụng phổ biến cho một số loại cây ăn

quả, trong đó điển hình là cây chuối. Công

nghệ này được đánh giá là biện pháp nhân

giống hiệu quả với hệ số nhân giống cao trong

thời gian ngắn, tạo giống sạch bệnh, độ đồng

đều về giống, năng suất và chất lượng cao, ổn

* Email: [email protected]

định, đồng thời bảo tồn và lưu giữ được nguồn

gen của cây mẹ ban đầu (Đỗ Văn Giáp và cs.,

2012; Trần Thanh Hương và cs., 2009).

Nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo tồn

và phát triển nguồn gen của Tỉnh Ủy tỉnh Bắc

Kạn giai đoạn 2013 - 2020 (Vũ Tuấn Sơn,

2013), đề tài được triển khai nằm trong hợp

phần nghiên cứu quy trình kỹ thuật nhân

giống và thâm canh hàng hóa của giống chuối

tây bản địa Phấn Vàng Phú Thọ và chuối tây

Bắc Kạn cho khu vực trung du và miền núi

phía Bắc giai đoạn 2013-2015 của nhóm

nghiên cứu. Trong bài báo này, chúng tôi

trình bày và thảo luận các kết quả của nội

dung nghiên cứu kỹ thuật vào mẫu in vitro

của giống chuối tây Bắc Kạn với mục đích

xác định được kỹ thuật vào mẫu hiệu quả nhất

cho giống chuối nghiên cứu.

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, vật liệu và thời gian nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Giống chuối tây bản

địa Bắc Kạn (Musa x paradisiaca var. “Bac

Kan”) (Musaceae), là giống chuối bản địa có

nguồn gốc xuất xứ tư thôn Khuổi Trang (vĩ độ

22°06'07''; kinh độ: 105°49'41'') thuộc xã

Page 33: Tập 123, số 09, 2014

Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 31 - 35

32

Nông Thượng - thị xã Bắc Kạn (Hà Minh

Tuân và cs. 2014).

Vật liệu nghiên cứu: chồi chuối được lấy tư

vườn cây mẹ 1, 2 và 3 năm tuổi.

Thời gian nghiên cứu: tháng 3 - 8/2013.

Nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu

gồm 04 thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi

cây đến hiệu quả vào mẫu;

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của vị

trí lấy mẫu đến hiệu quả vào mẫu;

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của

H2O2 đến hiệu quả vào mẫu;

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của

HgCl2 đến hiệu quả vào mẫu.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp

nghiên cứu được áp dụng theo phương pháp

hiện hành của Viện nghiên cứu Rau Quả

(Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội).

Các thí nghiệm được bố trí một cách ngẫu

nhiên với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại gồm

10 bình, mỗi bình chứa 1 mẫu. Sau 04 tuần,

cấy chuyển một lần.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của

tuổi cây đến hiệu quả vào mẫu. Gồm 03 công

thức (CT): CT1: Chồi chuối của vườn cây mẹ

1 năm tuổi; CT2: Chồi chuối của vườn cây

mẹ 2 năm tuổi; và CT3: Chồi chuối của vườn

cây mẹ 3 năm tuổi.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí

lấy mẫu đến hiệu quả vào mẫu. gồm 02 công

thức. CT1: Đỉnh sinh trưởng; CT2: Chồi nách.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của

H2O2 đến hiệu quả vào mẫu. Gồm 04 CT.

CT1: Đối chứng; CT2: Khử trùng H2O2 nồng

độ 20%; CT3: Khử trùng H2O2 nồng độ 25%;

và CT4: Khử trùng H2O2 nồng độ 30%.

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của

HgCl2 đến hiệu quả vào mẫu. gồm 04 công

thức. CT1: Đối chứng; CT2: Khử trùng

HgCl2 nồng độ 0,05%; CT3: Khử trùng

HgCl2 nồng độ 0,1%; và CT4: Khử trùng

HgCl2 nồng độ 0,15%.

- Các chỉ tiêu theo dõi:

+ Tỷ lệ mẫu sống (%) = (Số cây sống/Số cây

ban đầu) x 100.

+ Tỷ lệ mẫu tái sinh (%) = (Số mẫu tái

sinh/Số mẫu sống) x 100.

Điêu kiện thí nghiệm: Các thí nghiệm được

thực hiện trong phòng thí nghiệm của Bộ môn

Công nghệ Sinh học - Viện Nghiên cứu Rau

quả với các điều kiện: Mẫu được cấy trên môi

trường đã được khử trùng ở 1.4atm, 1210C

trong thời gian 20 phút. pH môi trường: 5,7–

5,8. Thể tích môi trường: 65mL/l bình. Cường

độ ánh sáng: 2.000lux. Thời gian chiếu sáng

16h/ngày. Nhiệt độ: 25 ± 20C. Môi trường cơ

bản dùng trong nội dung thí nghiệm này là

môi trường MS + 6g L-1 BA + 5,5g L-1 agar +

30g L-1 sucrose.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Tạo nguồn vật liệu ban đầu là một khâu hết

sức quan trọng quyết định sự thành công

trong việc nuôi cấy mô. Tuổi cây mẹ, vị trí

lấy mẫu và điều kiện vô trùng trong quá trình

nuôi cấy mô đóng vai trò quan trọng trong

thành công và hiệu quả nhân giống (Phạm Thị

Xuân Quyên, 2009). Mặc dù phương pháp

nhân giống in vitro sử dụng chồi cây làm vật

liệu khởi đầu có ưu điểm cây con vẫn giữ

được đặc tính di truyền của cây mẹ, hệ số

nhân giống cao hơn so với các phương pháp

nhân giống vô tính truyền thống (Trần Thanh

Hương và cs., 2009). Tuy nhiên, do chồi được

lấy ngoài tự nhiên nên cần phải khử trùng

đảm bảo cho mẫu đưa vào nuôi cấy sạch, có

khả năng phát sinh hình thái. Do vậy, việc

nghiên cứu xác định tuổi cây mẹ, vị trí lấy

mẫu và loại chất khử trùng phù hợp sẽ góp

phần xây dựng quy trình nhân giống in vitro

cho giống chuối nghiên cứu.

Ảnh hưởng của nguồn vật liệu đến hiệu

quả vào mẫu

Sau 4 tuần nuôi cấy, kết quả ở Bảng 1 cho

thấy, tuổi cây có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ

sống và tỷ lệ mẫu tái sinh khi vào mẫu, cụ

thể: Ở CT1 (Chồi chuối của vườn cây mẹ một

Page 34: Tập 123, số 09, 2014

Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 31 - 35

33

năm tuổi) có tỷ lệ mẫu sống và tỷ lệ mẫu tái

sinh cao nhất, với giá trị lần lượt là 76,67% và

95,65%. Tuổi cây tỷ lệ nghịch với tỷ lệ sống

và tỷ lệ tái sinh của mẫu. Khi chồi chuối lấy

tư vườn cây mẹ 2 năm tuổi (CT2) thì tỷ lệ

mẫu sống chỉ là 66,67%; tỷ lệ mẫu tái sinh là

85,00%. Và khi tuổi cây là cao nhất (CT3:

chồi lấy tư vườn cây mẹ 3 năm tuổi) có tỷ lệ

mẫu sống và số mẫu tái sinh là thấp nhất lần

lượt là 33,33% và 70,00%.

Tư kết quả trên cho thấy, lựa chọn chồi cây

chuối tây Bắc Kạn tư vườn cây mẹ 1 năm tuổi

để vào mẫu sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Ảnh hưởng của vị trí lấy mẫu đến hiệu quả

vào mẫu

Kết quả Bảng 2 cho thấy vị trí lấy mẫu ảnh

hưởng rất lớn đến hiệu quả vào mẫu của

giống chuối tây Bắc Kạn. Mẫu lấy tư chồi

đỉnh (CT1) cho tỷ lệ mẫu sống (76,67%) và tỷ

lệ mẫu tái sinh (95,65%) cao hơn các chỉ tiêu

ở mẫu lấy tư chồi nách (CT2) với tỷ lệ lần

lượt là 66,67% và 50,00%.

Do đó, nên sử dụng chồi đỉnh để vào mẫu sẽ

cho tỷ lệ sống và tái sinh cao cho giống chuối

nghiên cứu.

Bảng 1. Ảnh hương của tuổi cây đến hiệu qua vào mẫu (sau 4 tuân nuôi cây)

Công thức

thí nghiệm

Các chỉ tiêu theo dõi

Tổng số mẫu cấy Số mẫu sống Tỷ lệ (%) Số mẫu tái sinh Tỷ lệ (%)

CT1 30 23 76,67 22 95,65

CT2 30 20 66,67 17 85,00

CT3 30 10 33,33 07 70,00

Ghi chú: CT1: Chồi chuối của vườn cây mẹ 1 năm tuổi; CT2: Chồi chuối của vườn cây mẹ 2 năm tuổi; và CT3: Chồi chuối của vườn cây mẹ 3 năm tuổi.

Bảng 2. Ảnh hương của vị trí lây mẫu đến hiệu qua vào mẫu (sau 4 tuân nuôi cây)

Công thức Các chỉ tiêu theo dõi

Tổng số mẫu cấy Số mẫu sống Tỷ lệ % Số mẫu tái sinh Tỷ lệ %

CT1 30 23 76,67 22 95,65

CT2 30 20 66,67 10 50,00

Ghi chu: CT1: Đỉnh sinh trương; CT2: Chồi nách.

Bảng 3: Ảnh hương của H2O2 đến hiệu qua vào mẫu (sau 4 tuân nuôi cây)

Công thức Các chỉ tiêu theo dõi

Tổng số mẫu cấy Số mẫu sống Tỷ lệ % Số mẫu tái sinh Tỷ lệ %

CT1 30 23 76,67 22 95,65

CT2 30 23 76,67 19 82,60

CT3 30 25 83,33 21 84,00

CT4 30 27 90,00 15 55,55

Ghi chú: CT1: Không chât khư trùng; CT2: H2O2 nồng độ 20%; CT3: H2O2 nồng độ 25%; CT4: H2O2 nồng độ 30%.

Bảng 4: Ảnh hương của HgCl2 đến hiệu qua vào mẫu (sau 4 tuân nuôi cây)

Công thức Các chỉ tiêu theo dõi

Tổng số mẫu cấy Số mẫu sống Tỷ lệ % Số mẫu tái sinh Tỷ lệ %

CT1 30 23 76,67 22 95,65

CT2 30 24 80,00 19 79,17

CT3 30 26 86,67 21 80,76

CT4 30 28 93,33 17 60,71 Ghi chú: CT1: Không chất khử trùng; CT2: HgCl2 nồng độ 0,05%; CT3: HgCl2 nồng độ 0,1%; CT4: HgCl2 nồng độ 0,15%

Page 35: Tập 123, số 09, 2014

Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 31 - 35

34

Ảnh hưởng của H2O2 đến hiệu quả vào mẫu

Kết quả thí nghiệm trình bày trong Bảng 3

cho thấy việc sử dụng chất khử trùng H2O2

với nồng độ khác là có hiệu quả không rõ rệt.

Ở CT1 (không sử dụng chất khử trùng), tỷ lệ

mẫu sống tương đối cao (76,67%) và tỷ lệ

mẫu tái sinh là cao nhất 95,65%. Khi sử dụng

chất khử trùng H2O2 ở nồng độ 20% (CT2), tỷ

lệ mẫu sống chỉ tương đương CT1 nhưng tỷ lệ

mẫu tái sinh chỉ đạt 82,60%, thấp hơn CT1.

Tăng nồng độ chất khử trùng nên tới 25% và

30% (CT3, CT4), tỷ lệ mẫu sống có tăng lần

lượt là 83,33% và 90,00%, tuy nhiên tỷ lệ

mẫu tái sinh lại giảm và thấp nhất ở CT4

(55,55%).

Do vậy, có thể kết luận, việc sử dụng chất

khử trùng H2O2 không có hiệu quả đối với

giống chuối tây Bắc Kạn.

Ảnh hưởng của HgCl2 đến hiệu quả vào mẫu

Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.

Tương tự như nghiên cứu 3.3, chất khử trùng

HgCl2 không có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu

quả vào mẫu chuối Bắc Kạn. Ở CT1 (không

sử dụng chất khử trùng), tỷ lệ mẫu sống khá

cao (76,67%) và tỷ lệ mẫu tái sinh đạt cao

nhất (95,65%). Khi sử dụng chất khử trùng

HgCl2 ở nồng độ 0,05% (CT1); 0,1% (CT2);

0,15% (CT3), tỷ lệ mẫu sống tăng cao hơn

CT1, với giá trị lần lượt là 80,00%; 86,67%;

93,33%. Tuy nhiên, tỷ lệ mẫu tái sinh lại tỷ lệ

nghịch với tỷ lệ mẫu sống, lần lượt là

79,17%; 80,76%; 60,71%. Kết quả này có thể

ám chỉ, việc sử dụng hóa chất ở nồng độ cao

có thể gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng

tái sinh của cây.

Qua kết quả Bảng 3 và 4 cho thấy, phương

pháp khử trùng chồi chuối bằng hóa chất khử

trùng H2O2 và HgCl2 không có hiệu quả,

trong khi giống chuối Bắc Kạn không cần khử

trùng vẫn có tỷ lệ sống và tỷ lệ tái sinh cao.

Do vậy, tính về hiệu quả nhân giống và chi phí,

đối với giống nghiên cứu, không cần thiết phải

sử dụng các hóa chất khử chùng chồi chuối.

Mặc dù vậy, trong trường hợp nguồn vật liệu có

nguy cơ bị nhiễm bệnh, việc xử ly hóa chất khử

trùng ở nồng độ thích hợp là cần thiết.

KẾT LUẬN

Kết luận: Qua nội dung nghiên cứu về kỹ

thuật vào mẫu giống chuối tây Bắc Kạn, có

thể kết luận, dùng chồi đỉnh của vườn cây mẹ

01 năm tuổi để vào mẫu đem lại hiệu quả cao

nhất. Việc sử dụng hóa chất khử trùng H2O2

và HgCl2 không đem lại hiệu quả rõ nét, nồng

độ hóa chất cao có thể gây ảnh hưởng đến tỷ

lệ tái sinh chồi của giống chuối nghiên cứu.

Mặc dù vậy, trong trường hợp nguồn vật liệu

có nguy cơ bị nhiễm bệnh, việc xử ly hóa chất

khử trùng ở nồng độ thích hợp là cần thiết.

Đê nghị: Cần có những nghiên cứu tiếp theo về

các loại chất khử trùng trong quá trình vào mẫu

in vitro để đánh giá toàn diện và hoàn thiện quy

trình vào mẫu giống chuối nghiên cứu.

Lời cảm ơn: Nghiên cứu được triển khai

dưới sự hỗ trợ về tài chính của Bộ Giáo dục

và Đào tạo. Nhóm nghiên cứu xin chân thành

cảm ơn Bộ môn Công nghệ Sinh học - Viện

Nghiên cứu Rau Quả, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà

Nội đã cộng tác và hỗ trợ trong quá trình triển

khai thí nghiệm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Văn Giáp, Phạm Ngọc Vinh, Trần Trọng

Tuấn, Nguyễn Thị Huyền Trang, Phạm Ngô Ánh

Thư, Thái Xuân Du (2012). “Tăng hệ số nhân

nhanh chồi chuối Laba (Musa sp.) nuôi cây in-

vitro bằng cách sư dung ánh sáng, myo-inositol

và adenin sulphate”. Tạp chí sinh học, 34 (03):

180-187.

2. Hà Minh Tuân, Trần Minh Quân, Nguyễn Thế

Huấn, Lao Hồng Đăng (2014). “Đặc điểm sinh

học và đặc trưng giống chuối tây ban địa Bắc Kạn

(Musa x paradisiaca)”. Tạp chí Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn, Chuyên đề Nông Lâm

nghiệp miền núi phía Bắc (tháng 6, 2014).

3. Lao Hồng Đăng (2013). “Đánh giá tình hình san

xuât, tiêu thu của giống chuối Bắc Kạn tại tỉnh Bắc

Kạn và nghiên cứu tình hình sinh trương, đặc trưng

của giống chuối tại địa bàn Thái Nguyên”. Luận

văn tốt nghiệp Đại học, Khoa Nông học, Trường

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

4. Nông Thị Hồ Bắc (2009). “Ứng dung khoa học

công nghệ trong xây dựng mô hình thâm canh

chuối tây tại Thị xã Bắc Kạn”. Báo cáo đánh giá dự

án Khoa học công nghệ, Sở KH&CN tỉnh Bắc Kạn.

Page 36: Tập 123, số 09, 2014

Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 31 - 35

35

5. Phạm Thị Xuân Quyên (2009). “Một số nguyên

tắc, kỹ thuật ứng dung trong nuôi cây mô”. Trung

tâm Giống nông nghiệp Đồng Tháp.

6. Trần Thanh Hương, Bùi Trang Việt, Feng

Teng-Yung (2009). “Vai trò của các chât điều hòa

tăng trương thực vật trong sự hình thành rê bât

định từ các khuc cắt mang chồi ơ một vài giống

chuối (Musa sp.)”. Tạp chí Phát triển Khoa học và

Công nghệ, 12 (09): 23-30.

7. Valmayor, R. V., Jamaluddin, S. H., Silayoi B.,

Kusumo, S., Danh, L. D., Pascua, O. C., Espino,

R. R. C. (2000). Banana cultivar names and

synonyms in Southeast Asia. International

Network for the Improvement of Banana and

Plantain. Asia and the Pacific Office, Los Banos,

Laguna, Philippines.

8. Vũ Tuấn Sơn (2013), “Bao tồn những nguồn

gen quy trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”, Báo điện tử

Bắc Kạn. Website: http://www.baobackan.org.vn/

channel/1104/201311/bao-ton-nhung-nguon-gen-

quy-tren-dia-ban-tinh-bac-kan-2274865.

SUMMARY

DEFINING APPROPRIATE TECHNIQUES AT CULTURE INITIATION STAGE

OF MICROPROPAGATION FOR NATIVE BAC KAN BANANA

(MUSA X PARADISIACA Var. “BAC KAN”)

Ha Minh Tuan*, Tran Minh Quan,

Nguyen The Huan, Pham Thi Thanh Huyen College of Agriculture & Forestry - TNU

The native Bac Kan banana (Musa x paradisiaca var. “Bac Kan”) (Musaceae) is amongst the

important fruit crops that bring high income for growers in Bac Kan province. It has a high

potential for large-cale production in the Northern region of Vietnam. However, the crop has been

gradually degraded due to unsustainable production techniques, unfavourable impacts of weather

conditions, diseases as well as the inadequate orientation and support of the local government.

Under a component of propagation and intensive production for gene conservation and

commercial development of native banana varieites for the region, this study was conducted

during March – August 2013 to determine the most effective techniques at culture establishment

stage of micropropagation for the variety. Four lab experiments were carried out to investigate

influences of sucker sources from different mother plants’ ages, positions of explant mateirals, and

concentrations of two sterilizing chemicals, H2O2 and HgCl2, on alive and regeneration rates of

shoots. As a result, shoot tips of suckers from one-year old mother plants were found to be the

most effective materials among other. The use of the disinfectants did not increase regeneration

rate, while high their concentrations seemed to have negative impacts.

Key words: Native banana, Effective establishment, In vitro, Plant age, Alive rate, Regeneration rate

Ngày nhận bài:12/6/2014; Ngày phan biện:02/7/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyên Thuy Hà – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Email: [email protected]

Page 37: Tập 123, số 09, 2014

Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 31 - 35

36

Page 38: Tập 123, số 09, 2014

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 37 - 44

37

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH TRỒNG ĐẾN SINH

TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG NGÔ NẾP

LAI HN88 VỤ XUÂN 2014 TẠI THÁI NGUYÊN

Trần Trung Kiên1*, Vũ Thị Vui2,

Trần Văn Điên1, Lê Thị Kiêu Oanh1

1 Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên 2Trung tâm dạy nghề Cẩm Pha - Quang Ninh

TÓM TẮT Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến sinh trưởng phát triển, năng suất

và chất lượng giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên vụ Xuân 2014 gồm 5 công thức: CT1 (50

cm x 30 cm; 6,7 vạn cây/ha), CT2 (50 cm x 35 cm; 5,7 vạn cây/ha), CT3 (60 cm x 30 cm; 5,6 vạn

cây/ha), CT4 (60 cm x 25 cm; 6,7 vạn cây/ha), CT5 (70 cm x 25 cm; 5,7 vạn cây/ha). Kết quả thí

nghiệm cho thấy: Thời gian sinh trưởng của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách

biến động tư 105 - 107 ngày, mật độ khoảng cách trồng khác nhau không ảnh hưởng tới thời gian

sinh trưởng của giống; khoảng cách mật độ khác nhau cũng không ảnh hưởng nhiều đến hình thái

(chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và số lá trên cây) của giống ngô nếp lai HN88 (sai khác không

có y nghĩa thống kê), mật độ 6,7 vạn cây/ha (CT1, CT4) có chỉ số diện tích lá cao nhất; tất cả các

mật độ đều bị sâu bệnh hại. Trong đó công thức 1 (50 cm x 30 cm; 6,7 vạn cây/ha) và công thức 4

(60 cm x 25 cm; 6,7 vạn cây/ha) có tỷ lệ nhiễm sâu bệnh nhẹ nhất và khả năng chống đổ tốt nhất.

Năng suất thực thu của các công thức đạt cao nhất ở các mật độ khoảng cách 50 cm x 30 cm; 6,7 vạn

cây/ha và 60 cm x 25 cm; 6,7 vạn cây/ha , lần lượt là 32,5 tạ/ha; 30,8 tạ/ha cao hơn so với công thức

đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.Các mật độ khoảng cách khác nhau không ảnh hưởng nhiều

tới chất lượng của giống ngô nếp lai HN88.

Từ khóa: Chât lượng, HN88, khoang cách, mật độ, năng suât.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina

Kulesh) có nội nhũ chứa gần như 100%

amylopectin là dạng tinh bột có cấu trúc mạch

nhánh, trong khi ngô thường chỉ chứa 75%

amylopectin còn lại 25% là amylosa - dạng

tinh bột có mạch không phân nhánh. Đặc tính

của ngô nếp được quy định bởi đơn gen wx

nằm ở locus 5S - 56 và có biểu hiện của gen

opapue (Brewbaker. James L, 1998) [4];

(Fergason, V., A.R. Hallauer, 1994) [5], [6];

(Thompson Peter, 2005) [9]. Do vậy, hạt ngô

nếp cũng giàu lyzin, triptophan và protein, khi

nấu chín có độ dẻo, mùi vị thơm ngon, tinh

bột của ngô nếp dễ hấp thụ hơn so với ngô tẻ.

Ngô nếp được trồng phổ biến ở Đông và

Đông Nam châu Á. Tư lâu, ngô nếp đã là

nguồn lương thực quy của đồng bào dân tộc

miền núi ở Đông Nam Á và là nguồn nguyên

liệu quy cho công nghiệp, đặc biệt là công

nghiệp thực phẩm và công nghiệp dệt.

* Tel: 0983 360276, Email: [email protected]

Theo Minh Tang Chang và Peter L. K. (2005)

[7], năng suất ngô của Mỹ trong hơn 40 năm

qua tăng thêm 58% là nhờ đóng góp của

giống lai đơn, 21% là nhờ tăng mật độ và 5%

nhờ thu hẹp khoảng cách hàng. Bằng nhiều

phương pháp người ta đã không ngưng cải

thiện được mật độ trồng ngô trên thế giới.

William và cs (2002) [10] đã làm thí nghiệm

với 4 giống ngô khác nhau về thời gian sinh

trưởng, chiều cao cây, kiểu bắp và góc lá tại 6

địa điểm ở vành đai ngô nước Mỹ, vào năm

1998 - 1999, với 5 mật độ tư 56.000 - 90.000

cây/ha và khoảng cách hàng là 38 cm, 56 cm

và 76 cm đã rút ra các kết luận: Năng suất đạt

cao nhất ở khoảng cách hàng 38 cm và mật độ

90.000 cây/ha. Kết quả nghiên cứu của Sener

ở Đại học Nebraska (Sener và cs, 2004) [8]

cho thấy: Năng suất cao nhất (14 tấn/ha) thu

được ở khoảng cách hàng 45 - 50 cm và mật

độ 9 - 10 vạn cây/ha.

Các nghiên cứu về mật độ và khoảng cách

gieo trồng ngô tẻ ở nước ta đã được nghiên

Page 39: Tập 123, số 09, 2014

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 37 - 44

38

cứu cách đây khá lâu. Theo Phan Xuân Hào

(2007) [1], thu hẹp khoảng cách hàng là biện

pháp tăng mật độ và năng suất ngô rất rõ. Với

cùng một mật độ, nhưng ở khoảng cách hàng

hẹp hơn cho năng suất cao hơn với tất cả các

giống. Kết quả nghiên cứu của Dương Thị

Nguyên và cs (2011)[2] cho thấy mật độ 7,1

vạn cây/ha với khoảng cách 50x 28 cm thích

hợp cho THL IL3 x IL6. Nghiên cứu của Vũ

Ngọc Quy và cs (2013)[3] cho thấy: Năng

suất của giống ngô LVN68 đạt cao nhất ở mật

độ 66.600 cây/ha, vượt so với mật độ 57.000

cây/ha (đối chứng) tư 15,80 – 24,71%. Nhưng

đối với ngô nếp thì nghiên cứu về mật độ và

khoảng cách trồng còn rất ít. Hiện nay, nông

dân ở nước ta trồng ngô nếp với khoảng cách

70 x 25 cm đạt mật độ 5,7 vạn cây/ha. Tuy

nhiên, với thời gian sinh trưởng ngắn và thu

hoạch bắp tươi là chính nên có thể thu hẹp

khoảng cách hàng để tăng mật độ, tư đó tăng

hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Khác với ngô tẻ, năng suất hạt cuối cùng là

mục đích của nhà tạo giống cũng như của

người sản xuất, thì ngô nếp chất lượng sản

phẩm và năng suất bắp tươi quyết định giá trị

của nó. Còn đối với ngô nếp lai, liệu chất

lượng có thay đổi khi được trồng với mật độ,

khoảng cách khác nhau? Những nghiên cứu

về mật độ và khoảng cách trồng có ảnh hưởng

như thế nào đến chất lượng sản phẩm cũng

như năng suất của ngô nếp hầu như chưa

được nghiên cứu ở nước ta. Xuất phát tư

nhũng cơ sở khoa học và thực tiễn trên chúng

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu

ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách

trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất

và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88

vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên”.

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu nghiên cứu

Giống ngô nếp lai HN88: Do Công ty Giống

cây trồng TW1 nhập nội và tuyển chọn.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm tiến hành đề tài

Thí nghiệm khoảng cách mật độ được thực

hiện tại Phường Gia Sàng, TP. Thái Nguyên,

tỉnh Thái Nguyên.

Thời gian tiến hành đề tài

Vụ Xuân 2014: Gieo ngày 18/02/2014.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

- Xác định thời gian sinh trưởng qua các giai

đoạn phát dục của giống ngô nếp lai HN88 qua

các khoảng cách mật độ gieo trồng khác nhau.

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của giống

ngô nếp lai HN88 qua các khoảng cách mật

độ gieo trồng khác nhau.

- Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu, bệnh hại

và chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 qua

các khoảng cách mật độ gieo trồng khác nhau.

- Xác định năng suất bắp tươi và thân lá tươi

của giống ngô nếp lai HN88 qua các khoảng

cách mật độ gieo trồng khác nhau.

- Đánh giá được năng suất và yếu tố cấu thành

năng suất của giống ngô nếp lai HN88 qua các

mật độ và khoảng cách trồng khác nhau.

- Nghiên cứu chất lượng ngô nếp luộc chín

qua thử nếm.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên

hoàn chỉnh (RCBD) gồm 5 công thức với 3

lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 10, 12,

14 m2 tương ứng tưng công thức, mỗi ô gồm

4 hàng, mỗi hàng dài 5 m với khoảng cách tùy

tưng mật độ khác nhau. Mọi chỉ tiêu theo dõi

đánh giá được thực hiện ở 2 hàng giữa của ô,

Xung quanh thí nghiệm có băng bảo vệ, chiều

rộng băng trồng ít nhất 2 hàng ngô, khoảng

cách, mật độ như trong thí nghiệm. Các chỉ

tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi được

tiến hành theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của

giống ngô QCVN 01 - 56: 1011/BNNPTNT.

Công thức 1: 6,7 vạn cây/ha với khoảng cách

50 cm x 30 cm.

Công thức 2: 5,7 vạn cây/ha với khoảng cách

50 cm x 35 cm.

Page 40: Tập 123, số 09, 2014

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 37 - 44

39

Công thức 3: 5,6 vạn cây/ha với khoảng cách

60 cm x 30 cm.

Công thức 4: 6,7 vạn cây/ha với khoảng cách

60 cm x 25 cm.

Công thức 5: 5,7 vạn cây/ha với khoảng cách

70 cm x 25 cm.

Phương pháp xử lý số liệu

- Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành

xử ly trên phần mềm Excel 2003.

- Các số liệu thí nghiệm được xử ly thống

kê trên máy vi tính theo chương trình

IRRISTAT 5.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo

trồng đến sinh trưởng và phát duc của

giống ngô nếp lai HN88 trong vu Xuân

2014 tại Thái Nguyên

Kết quả ở bảng 1 cho thấy: Thời gian sinh

trưởng của giống ngô nếp HN88 qua các công

thức mật độ khoảng cách biến động tư 105 -

107 ngày. Như vậy, mật độ khoảng cách trồng

khác nhau không ảnh hưởng nhiều tới thời

gian chín sinh ly của ngô nếp lai HN88.

Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo

trồng đến đặc điểm hình thái của giống ngô

nếp lai HN88 vu Xuân 2014 tại Thái

Nguyên

Qua theo dõi các mật độ về chiều cao cây,

chiều cao đóng bắp, số lá trên cây, chỉ số diện

tích lá chúng ta nhận thấy sự ảnh hưởng rõ

ràng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng của

cây ngô, sự ảnh hưởng đó được thể hiện qua

bảng 2.

Chiều cao cây

Số liệu bảng 2 cho thấy các công thức thí

nghiệm có chiều cao cây biến động tư 127,6 –

135,1 cm tương đương so với công thức đối

chứng (công thức 5) chắc chắn ở mức độ tin

cậy 95% (sai khác không có y nghĩa). Như

vậy mật độ khoảng cách không ảnh hưởng

nhiều đến chiều cao cây của ngô nếp lai

HN88.

Chiều cao đóng bắp

Số liệu bảng 2 cho thấy chiều cao đóng bắp

biến động trong khoảng 53,3 – 58,0 cm.

Trong đó tất cả các công thức thí nghiệm có

chiều cao đóng bắp tương đương so với công

thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy

95%. Như vậy mật độ khoảng cách cũng

không ảnh hưởng nhiều đến chiều cao đóng

bắp của ngô nếp lai HN88.

Bảng 1. Thời gian sinh trương và phát duc ơ các mật độ khoang cách trong thí nghiệm

Đơn vị: Ngày

Công thức Thời gian từ gieo đến …

Mọc Tung phấn Phun râu Chín sinh lý

1 8 70 72 106

2 8 71 72 105

3 8 71 72 107

4 7 71 72 106

5 (đ/c) 8 71 71 105

Bảng 2. Một số đặc điểm hình thái của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoang cách khác nhau

Công thức Chiêu cao cây

(cm)

Chiêu cao đóng

bắp (cm)

Số lá/cây

(lá)

CSDTL

(m2 lá/ m2 đất)

1 135,1 58,0 15,7 3,36*

2 130,4 55,6 15,3 2,51ns

3 127,6 53,3 14,7 2,57ns

4 130,6 57,8 15,3 3,40*

5 (đ/c) 129,8 54,0 15,0 2,57

P >0,05 >0,05 >0,05 <0,05

CV(%) 3,4 4,8 4,6 9,5

LSD.05 8,3 5,0 1,2 0,5

Page 41: Tập 123, số 09, 2014

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 37 - 44

40

Bảng 3: Trạng thái cây, độ che kín bắp, màu hạt, dạng hạt của giống ngô nếp lai HN88

qua các mật độ khoang cách

Đơn vị: Điểm 1 – 5

Công thức Trạng thái cây Độ che kín bắp Màu sắc hạt Dạng hạt

1 2 2 2 2

2 2 2 2 2

3 3 2 2 2

4 2 2 2 2

5 (đ/c) 3 2 2 2

Bảng 4. Tỷ lệ sâu bệnh và kha năng chống đổ của giống ngô nếp HN88

qua các mật độ khoang cách khác nhau

Công

thức

Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh Tỷ lệ đổ gãy

Sâu đuc thân

(điểm 1 - 5)

Sâu đuc bắp

(điểm 1 - 5)

Bệnh khô vằn

(%)

Đổ rễ

(%)

Gãy thân

(điểm 1 - 5)

1 1 1 2,3 4,3 1

2 1 2 5,3 11,7 1

3 1 2 5,7 20,7 1

4 1 2 4,0 2,0 1

5 (đ/c) 2 2 3,7 34,0 1

Số lá trên cây

Bảng 2 cho thấy số lá trên cây của giống ngô

nếp lai HN88 ở các công thức thí nghiệm biến

động tư 14,7 – 15,7 lá. Tất cả các công thức thí

nghiệm đều có số lá trên cây tương đương so

với công thức đối chứng (công thức 5) chắc

chắn ở mức tin cậy 95%.

Chỉ số diện tích lá

Qua bảng 2, ta thấy chỉ số diện tích lá của

giống ngô nếp lai HN88 biến động trong

khoảng tư 2,51 - 3,40 (m2 lá/m2 đất). Trong

đó, công thức 1 (3,36 m2 lá/m2 đất) và công

thức 4 (3,40 m2 lá/m2 đất) có CSDTL cao hơn

so với công thức đối chứng chắc chắn ở mức

độ tin cậy 95%. Công thức 2 (2,51 m2 lá/m2

đất) và công thức 3 (2,57 m2 lá/m2 đất) có

CSDTL tương đương so với công thức đối

chứng. Như vậy, mật độ càng cao chỉ số diện

tích lá càng lớn, vì cây tận dụng tối đa được

khoảng trống ánh sáng.

Trạng thái cây, độ che kín bắp, màu hạt,

dạng hạt của giống ngô nếp lai HN88 qua

các mật độ khoảng cách

Kết quả của thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.

Trạng thái cây

Bảng 3 cho thấy:Các mật độ khoảng cách thí

nghiệm có trạng thái cây tư khá đến trung

bình (điểm 2 - điểm 3). Trong đó, công thức 3

có trạng thái cây tương đương so với công thức

đối chứng ở mức độ trung bình (điểm 3). Các

công thức còn lại có trạng thái cây tốt hơn công

thức đối chứng ở mức độ khá (điểm 2).

Độ che kín bắp

Bảng 3 cho thấy các công thức thí nghiệm có

độ che kín bắp tương đương so với công thức

đối chứng (công thức 5) được đánh giá điểm

2 (kín).

Dạng hạt và màu sắc hạt

Dạng hạt và màu sắc hạt của các công thức thí

nghiệm là giống nhau: Dạng hạt đạt điểm 2

(bán đá), màu sắc hạt đạt điểm 2 (trắng đục).

Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến

mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống

đổ của giống ngô nếp lai HN88 vu Xuân

2014 tại Thái Nguyên

Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu chống chịu

sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô

nếp lai HN88 ở các mật độ khoảng cách khác

nhau được thể hiện ở bảng 4.

Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo

trồng đến tình hình sâu bệnh hại của ngô

Sâu đuc thân (Ostrinia nubilalis.; Ostrinia

funacalis H.)

Page 42: Tập 123, số 09, 2014

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 37 - 44

41

Bảng 4 cho thấy tỷ lệ nhiễm sâu đục thân của

các công thức dao động tư điểm 1 - 2. Các

công thức thí nghiệm có tỷ lệ nhiễm sâu đục

thân ở điểm 1, thấp hơn so với công thức đối

chứng (công thức 5) điểm 2.

Sâu đuc bắp (Heliothis zea và H. armigera)

Tư bảng số liệu cho thấy: Giống ngô nếp lai

HN88 qua các công thức mật độ khoảng cách

đều bị sâu đục bắp gây hại, đánh giá ở mức

điểm 1 - 2. Công thức 1 bị sâu đục bắp gây

hại nhẹ nhất (điểm 1). Các công thức còn lại

bị sâu đục bắp hại tương đương so với công

thức đối chứng ở mức độ điểm 2. Tuy nhiên,

do sâu đục bắp xuất hiện và phá hoại khi cây

đã thụ phấn thụ tinh xong nên không gây ảnh

hưởng lớn tới năng suất. Khi thu hoạch bắp

tươi có một số bắp có sâu đục bắp ở đầu bắp

tuy ảnh hưởng đến hình thức của bắp ngô

nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng, thậm

chí người sử dụng còn cho rằng đó là ngô nếp

sạch, ăn an toàn hơn.

Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani; Corticum

sasakii)

Số liệu bảng 4 cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh khô

vằn ở các công thức nhẹ biến động tư 2,3 –

5,7%. Trong đó công thức 2, 3 có tỷ lệ nhiễm

bệnh nặng nhất (5,3- 5,7%), công thức 1 có tỷ

lệ nhiễm bệnh nhẹ nhất (2,3%).

Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo

trồng đến tỷ lệ đổ rễ, gãy thân của giống ngô

nếp lai HN88

Bảng 4 cho thấy: Tỷ lệ đổ rễ của các công

thức dao động tư 2,0- 20,7%. Trong đó, công

thức 1, 4 bị đổ rễ nhẹ nhất (2,0- 4,3%).

Tỷ lệ gãy thân ở các công thức thí nghiệm

đều đạt điểm 1, cho thấy khả năng chống đổ ở

các công thức là tương đối tốt.

Vụ Xuân 2014 do thời tiết mưa nhiều, đất

nhão bùn nên khi gặp gió mạnh thì rễ bị đổ

nhiều, tuy nhiên do bị đổ rễ vào thời kỳ trước

trỗ nên cây có khả năng phục hồi nên không

ảnh hưởng nhiều tới năng suất ngô.

Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách gieo

trồng đến năng suất bắp tươi và thân lá

của giống ngô nếp lai HN88 vu Xuân 2014

tại Thái Nguyên

Năng suất bắp tươi, năng suất thân lá của các

mật độ khoảng cách được trình bày qua bảng 5.

Năng suất bắp tươi

Qua bảng 5 cho thấy: Năng suất bắp tươi biến

động tư 56,3 - 92,0 tạ/ha. Trong đó công thức

1 (92,0 tạ/ha), công thức 2 (74,0 tạ/ha) và

công thức 4 (83,7 tạ/ha) có năng suất bắp tươi

cao hơn so với công thức đối chứng (công

thức 5) chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Công thức 3 có năng suất bắp tươi tương

đương so với công thức đối chứng.

Năng suất thân lá

Bảng 5 cho thấy năng suất thân lá biến động

tư 71,8 - 106,6 tạ/ha. Trong đó, công thức 1

(50 cm x 30 cm) và công thức 4 (60 cm x 25

cm) có năng suất thân lá lần lượt là 106,6;

95,8 tạ/ha cao hơn so với công thức đối chứng

(công thức 5) chắc chắn ở mức độ tin cậy

95%. Các công thức 2 (50 cm x 35 cm) và 3

(60 cm x 30 cm) có năng suất thân lá tương

đương so với công thức đối chứng ở mức độ

tin cậy 95%.

Bảng 5. Năng suât bắp tươi và năng suât thân lá của giống ngô nếp lai HN88

ơ các công thức mật độ khoang cách

Công thức NS bắp tươi

(tạ/ha)

NS thân lá

(tạ/ha)

1 92,0* 106,6*

2 74,0* 86,0ns

3 73,3ns 82,7ns

4 83,7* 95,8*

5 (đ/c) 56,3 71,8

P <0,05 <0,05

CV(%) 12,3 13,0

LSD.05 17,6 21,7

Page 43: Tập 123, số 09, 2014

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 37 - 44

42

Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của

giống ngô HN88 vu Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Bảng 6. Ảnh hương của mật độ khoang cách đến các yếu tố câu thành năng suât và năng suât

của giống ngô HN88 vu Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Công

thức

Số bắp/

cây

(bắp)

Chiêu

dài bắp

(cm)

Đường

kính bắp

(cm)

Số hàng/

bắp

(hàng)

Số hạt/

hàng

(hạt)

P 1.000

hạt (g)

NSLT

(tạ/ha)

NSTT

(tạ/ha)

1 0,97 14,2* 4,3ns 12,7* 28,8* 330,0* 78,2* 32,5*

2 0,92 12,6ns 4,2ns 12,0ns 26,3ns 298,7ns 49,6ns 28,5ns

3 0,94 13,1ns 3,8* 11,8ns 26,7ns 306,7ns 50,4ns 27,9ns

4 0,95 13,3* 4,2ns 12,1ns 28,4* 310,0ns 67,1* 30,8*

5 (đ/c) 0,90 12,1 4,1 11,6 25,3 288,3 44,7 26,8

P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

CV(%) 2,6 4,8 2,4 2,2 3,6 4,2 4,7 3,4

LSD.05 0,5 1,2 0,2 0,5 1,8 24,4 5,2 1,9

Số bắp trên cây

Số liệu bảng 6 cho thấy: Tất cả các công thức

thí nghiệm có số bắp trên cây tương đương so

với công thức đối chứng (số bắp/cây dao động

tư 0,90 - 0,97 bắp/cây). Như vậy, mật độ

khoảng cách khác nhau không ảnh hưởng tới

số bắp trên cây của giống ngô nếp lai HN88.

Chiều dài bắp

Số liệu bảng 6 cho thấy: Chiều dài bắp của các

công thức thí nghiệm biến động tư 12,1 - 14,2

cm. Trong đó công thức 1 và công thức 4 có

chiều dài bắp cao hơn so với công thức đối

chứng (công thức 5) chắc chắn ở mức tin cậy

95%. Công thức 2 và công thức 3 có chiều dài

bắp tương đương so với công thức đối chứng.

Đường kính bắp

Bảng 6 cho thấy: Đường kính bắp của giống

ngô nếp lai HN88 ở các công thức thí nghiệm

biến động tư 3,8 - 4,3 cm. Trong đó công thức

3 có đường kính bắp đạt 3,8 cm thấp hơn so

với công thức đối chứng (công thức 5) chắc

chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn

lại có đường kính bắp tương đương so với

công thức đối chứng.

Số hàng trên bắp

Qua bảng 6 cho thấy: Số hàng trên bắp của

giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức thí

nghiệm biến động tư 11,8 - 12,7 hàng/bắp.

Công thức 1 có số hàng trên bắp là 12,7 hàng

cao hơn so với công thức đối chứng (công thức

5) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các công

thức còn lại có số hàng trên bắp tương đương

so với công thức đối chứng.

Số hạt trên hàng

Số hạt trên hàng của các công thức thí nghiệm

biến động tư 26,3 - 28,8 hạt. Trong đó, công

thức 1 và công thức 4 có số hạt trên hàng lần

lượt là 28,8; 28,4 hạt, cao hơn so với công

thức đối chứng (công thức 5) chắc chắn ở

mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có số

hạt trên hàng tương đương so với công thức

đối chứng. Như vậy, số hạt trên hàng của

giống ngô nếp lai HN88 bị ảnh hưởng bởi mật

độ khoảng cách trồng.

Khối lượng 1.000 hạt

Kết quả bảng 6 cho thấy: Khối lượng 1.000 hạt

ở các công thức thí nghiệm biến động tư 298,7

- 330,0g. Công thức 1 có khối lượng 1.000hạt

đạt 330,00 cao hơn so với công thức đối chứng

(công thức 5) chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Các công thức còn lại có khối lượng 1.000 hạt

tương đương so với công thức đối chứng ở độ

tin cậy 95%.

Năng suất lý thuyết

Bảng 6 cho thấy: Năng suất ly thuyết của

giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức thí

nghiệm biến động tư 49,6 – 78,2 tạ/ha. Công

thức 1 và 4 có năng suất ly thuyết lần lượt là

78,2 - 67,1 tạ/ha cao hơn so với công thức đối

chứng (công thức 5) chắc chắn ở mức tin cậy

95%. Các công thức còn lại có NSLT tương

đương so với công thức đối chứng.

Page 44: Tập 123, số 09, 2014

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 37 - 44

43

Hình 1: Biểu đồ năng suât ly thuyết và năng suât thực thu của các công thức thí nghiệm

Bảng 7. Chât lượng thư nếm đối vơi ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoang cách khác nhau

Đơn vị: Điểm 1 - 5

Công thức Độ dẻo Hương

thơm Vị đậm Độ ngọt

Màu sắc hạt

bắp luộc

1 1 1 1 1 1

2 2 2 2 2 2

3 2 2 2 2 1

4 1 2 1 1 1

5 (đ/c) 1 2 2 1 2

Năng suất thực thu

Năng suất thực thu của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức thí nghiệm biến động tư 27,9 - 32,5 tạ/ha. Trong đó, công thức 1 (50 cm x 30 cm) và 4 (60 cm x 25 cm) có năng suất thực thu lần lượt là 32,5; 30,8 tạ/ha cao hơn so với công thức đối chứng (công thức 5 - 26,8 tạ/ha) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có năng suất thực thu tương đương so với công thức đối chứng. Như vậy, mật độ khoảng cách ảnh hưởng nhiều đến năng suất thực thu của giống ngô nếp lai HN88, cùng một mật độ trồng nhưng khoảng cách khác nhau cho năng suất khác nhau, thu hẹp khoảng cách hàng có xu hướng tăng năng suất của giống ngô nếp lai HN88. Kết quả nghiên cứu này trùng với kết quả nghiên cứu của William và cs (2002)[10], Sener và cs (2004)[8], Phan Xuân Hào (2007)[1], Dương Thị Nguyên và cs (2011)[2].

Chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách gieo trồng

Bảng 7 cho thấy: Chất lượng của ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách trồng là tương đối tốt. Chất lượng nếm thử đạt tư điểm 1 - điểm 2. Công thức 1 có chất lượng độ dẻo, hương thơm, vị đậm, độ ngọt và màu sắc hạt

bắp luộc đạt tốt nhất (điểm 1), tiếp theo là công thức 4, công thức 2 và 3 đạt khá.

KẾT LUẬN

- Thời gian sinh trưởng của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách biến động tư 105 - 107 ngày. Như vậy, mật độ khoảng cách trồng khác nhau không ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của giống ngô nếp lai HN88.

- Khoảng cách mật độ khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến hình thái (chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và số lá trên cây) của giống ngô nếp lai HN88.

- Tất cả các mật độ đều bị sâu bệnh hại, trong đó công thức 1 (50 cm x 30 cm; 6,7 vạn cây/ha) và công thức 4 (60 cm x 25 cm; 6,7 vạn cây/ha) có tỷ lệ nhiễm sâu bệnh nhẹ nhất và khả năng chống đổ tốt nhất.

- Năng suất ly thuyết của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách biến động tư 49,6 – 78,2 tạ/ha. Trong đó, công thức 1 và công thức 4 đạt năng suất cao nhất lần lượt là 78,2 tạ/ha; 67,1 tạ/ha cao hơn so vói công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại tương đương với đối chứng.

- Năng suất thực thu của giống ngô nếp lai HN88 qua các mật độ khoảng cách biến động tư 27,9- 32,5 tạ/ha. Trong đó, công thức 1 và

Page 45: Tập 123, số 09, 2014

Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 37 - 44

44

công thức 4 đạt năng suất cao nhất lần lượt là 32,5 tạ/ha; 30,8 tạ/ha cao hơn so với công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

- Về chất lượng nếm thử: Công thức 1 có chất lượng thử nếm tốt nhất, tiếp theo là công thức 4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Xuân Hào (2007), "Vấn đề mật độ và

khoảng cách trồng ngô", Tạp chí Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, Số 16/2007, Tr. 39 - 41.

2. Dương Thị Nguyên, Luân Thị Đẹp, Mai Xuân

Triệu (2011), “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và

khoảng cách gieo trồng tổ hợp ngô lai IL3 x IL6

trong vụ Xuân và vụ Thu năm 2010 tại một số tỉnh

vùng Đông Bắc”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ

Đại học Thái Nguyên, Số 9/(1), Tr. 105 - 109.

3. Vũ Ngọc Quy, Đào Ngọc Ánh, Nguyễn Duy

Duyên (2013), "Kết quả nghiên cứu mật độ gieo

trồng cho giống ngô lai LVN68", Tạp chí Khoa

học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Số

1/2013, Tr. 57-61.

4. Brewbaker. James L (1998), “Advanced in

Breeding Specialty Maize Types”, Proceedings of

the Seventh Asian Regional Maize Workshop, Los

Banos, Philipines, 444- 450.

5. Fergason, V., A.R. Hallauer (1994), “High

amylose and waxy corn”, Specialty corn,

A.R.Hallauer, ed, CRC press, Boca Raton, FL,55-

77, 410.

6. Hallauer A. R. (1991), Lecture for CIMMYT

advanced course of maize improvement. CIMMYT,

El Batan, Oct - Nov.

7. Minh Tang Chang, Peter L. K. (2005), Corn

Breeding Achievement in United States, Report in

Nineth Asian Regional Maize Worshop, Beijing,

China.

8. Sener O., Gozubenli H., Konuskan O., Kiline

M. (2004), “The effects of intra - row spacing on

the grain yield and some agronomic characteristics

of maize hybrids”,Asian Journal of Plant

Sciences, 3 (4), pp. 429 - 432.

9. Thompson Peter (2005), Speciality corns:

Waxy, High – Amylose, High – Oil and High –

Lysine Corn, http://ohioline.osuu.edu/agf-

fact/0112.html.

10. William D., Widdicombe, Kurt D. (2002),

“Row width and plant density effects on corn

grain production in the northern corn belt”,

Agronomy Journal, 94, pp. 1020 - 1023.

SUMMARY

INFLUENCE OF DENSITY AND ROW SPACING ON THE GROWTH,

DEVELOPMENT, YIELD AND QUALITY OF STICKY HYBRID MAIZE HN88

IN SPRING 2014 IN THAI NGUYEN

Tran Trung Kien*, Vu Thi Vui, Tran Van Dien, Le Thi Kieu Oanh College of Agriculture and Forestry - TNU

The experiment studied the effect of density and row-spacing on the growth, development, yield

and quality of sticky hybrid maize HN88 in Thai Nguyen in Spring 2014. The experiment included

5 treatments of density: Treatment 1 (50 cm x 30 cm; 67,000 plants/ha), treatment 2 (50 cm x 35

cm; 57,000 plants/ha), treatment 3 (60 cm x 30 cm; 56,000 plants/ha), treatment 4 (60 cm x 25 cm;

67,000 plants/ha), treatment 5 (70 cm x 25 cm; 57,000 plants/ha). Experimental results showed

that the growth duration of sticky hybrid maize HN88 through the studied density ranged from 105

- 107 days, the density did not affect to the growth duration of sticky hybrid maize HN88; distance

also did not affect to the morphology (plant height, making-corncob height and number of leaves

on corn plants) of sticky hybrid maize HN88 (no significant differences). The density of 67,000

plants/ha (treatment 1 and 4) had the highest leaf area index (LAI); all densities were infected by

pests, whereas treatment 1 (50 cm x 30 cm; 67,000 plants/ha) and treatment 4 (60 cm x 25 cm;

67,000 plants/ha) had the lowest pest inffection and highest falling-resistant ability. The higest

actual yield belonged to the row-spacing of 50 cm x 30 cm; 67,000 plants/ha and 60 cm x 25 cm;

67,000 plants/ha (32.5 quintal/ha and 30.8 quintal/ha, respectively), significantly higher than the

control at the 95% confidence level. The density of different distances did not largely affect to the

quality of sticky hybrid maize HN88.

Key words: Density,row spacing, quality, HN88, yield

Ngày nhận bài:16/7/2014; Ngày phan biện:29/7/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyên Hữu Hồng – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0983 360276, Email: [email protected]

Page 46: Tập 123, số 09, 2014

Trần Minh Quân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 45 - 51

45

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐẶC TRƯNG GIỐNG CHUỐI TÂY BẢN ĐỊA

PHẤN VÀNG PHÚ THỌ (MUSA X PARADISIACA)

Trần Minh Quân*, Hà Minh Tuân,

Nguyễn Thế Huấn, Lê Diệu Thuy, Phùng Thị Thu Hà Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Giống chuối tây bản địa Phấn Vàng là một đặc sản của đồng bào các dân tộc huyện Thanh Sơn

tỉnh Phú Thọ. Đây là giống cây trồng có tiềm năng mang lại thu nhập ổn định, góp phần xóa đói

giảm nghèo cho người dân địa phương. Mặc dù vậy, giống chuối này vẫn chưa được chú trọng

đầu tư phát triển về kỹ thuật canh tác, phòng trư sâu, bệnh hại, cũng như công tác tiếp thị, quản

bá còn hạn chế, do đó chuối Phấn Vàng chưa được nhiều người biết đến. Để góp phần vào công

tác bảo tồn lai tạo giống chuối Phấn Vàng và phát triển hàng hóa trên quy mô lớn tại khu vực

miền núi phía Bắc, đề tài đã được triển khai tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong thời gian

tư tháng 5 đến tháng 8 năm 2013 nhằm tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ, phân bố và các đặc trưng

chi tiết của giống chuối theo bộ tiêu chuẩn của Viện tài nguyên di truyền thực vật quốc tế

(IPGRI 1996) [7]. Kết quả cho thấy cây chuối Phấn Vàng thuộc nhóm chuối có chiều cao phổ

biến (4,0 m; góc lá đứng so với trục thân chính, ở thời điểm cây đã trổ buồng có trung bình (7,9

lá/cây; gờ cuống lá có dạng cánh, bám sát vào thân giả; độ mở của gờ cuống nằm trong nhóm 02

(> 1cm); tỷ lệ lá (chiều dài/chiều rộng) là 3,4, thuộc nhóm 3; lá có màu xanh trung bình, mặt

ngoài dạng mờ đục, không có nếp nhăn; giống chuối Phấn Vàng có dạng bầu nhụy tương đối

thẳng, noãn được sắp xếp dạng 4 hàng rõ ràng; trung bình một buồng chuối có 7,6 nải chuối,

mỗi nải ở giữa buồng có trung bình12,9 quả; chiều dài trung bình của một quả là 12,5 cm, nằm

trong nhóm có kích thước quả ngắn.

Từ khóa: Ban địa, bao tồn, chuối tây Phân Vàng, đặc trưng, nguồn gen

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong những năm gần đây, công tác bảo tồn

nguồn gen bản địa trên địa bàn đã nhận được

sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của UBND

tỉnh Phú Thọ mà trọng tâm là lưu giữ, phát

triển những giống cây trồng đặc sản có

thương hiệu của địa phương, trong đó có cây

chuối tây bản địa Phấn Vàng (UBND tỉnh Phú

Thọ 2013) [5].

Cây chuối tây Phấn Vàng ở huyện Thanh Sơn

– Phú Thọ được trồng tập trung chủ yếu ở các

xã như Tân Minh và Tân Lập. Giống này

được người dân tộc Mường địa phương đánh

giá là cây đặc sản chủ lực để phát triển kinh

tế, giúp xóa đói giảm nghèo (Nguyễn Hữu

Hoàng, 2013) [2].

Hiện nay việc trồng cây chuối đã đem lại một

nguồn thu nhập đáng kể cho một số hộ dân.

Tuy nhiên, việc phát triển cây chuối còn

mang tính tự phát, chưa được chú trọng trong

việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong

* Tel: 0912 120315, Email: [email protected]

việc thâm canh loại cây ăn quả này, các hộ

còn trồng chuối theo tập quán cũ với phương

thức trồng quảng canh nên năng suất thấp,

chất lượng sản phẩm chưa cao (Nguyễn Hữu

Hoàng, 2013) [2]. Trong những năm gần đây,

được sự quan tâm của chính quyền địa

phương, diện tích trồng chuối Phấn Vàng đã

được mở rộng. Ở xã Tân Minh đã triển khai

dự án “Mở rộng diện tích trồng cây chuối

Phấn Vàng trên địa bàn xã Tân Minh” trong

giai đoạn 3 năm, 2007 – 2010 (UBND xã Tân

Minh 2012) [6]. Tuy nhiên, việc đầu tư, phát

triển mới chỉ dưng lại ở mô hình, chưa được

áp dụng rộng rãi đến điều kiện thực tế của đa

số người trồng chuối với điều kiện đất dốc,

canh tác theo lối quảng canh và năng lực đầu

tư còn hạn chế. Thêm vào đó, hiệu quả kinh tế

tư trồng chuối phụ thuộc nhiều vào thị trường

đầu ra, giá bán không ổn định và nhiều khi bị

tư thương ép giá đã phần nào ảnh hưởng đến

động lực đầu tư và chăm sóc của người dân ở

nhiều địa bàn trong tỉnh Phú Thọ (Nguyễn

Hữu Hoàng, 2013) [2].

Page 47: Tập 123, số 09, 2014

Trần Minh Quân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 45 - 51

46

Chính vì vậy, đề tài được triển khai nhằm

mục đích xây dựng bản mô tả đặc trưng cho

giống chuối Phấn Vàng nhằm góp phần phục

vụ công tác bảo tồn nguồn gen và lai tạo

giống chuối cho tỉnh và cho khu vực miền núi

phía Bắc.

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện trên giống chuối

tây bản địa Phấn Vàng (Musa x paradisiaca

var.“Phan Vang”) tại tỉnh Phú Thọ tư tháng 5

đến tháng 8 năm 2013.

Nội dung nghiên cứu:

- Thông tin chung về nguồn gốc và phân bố

giống chuối;

-Mô tả đặc điểm đặc trưng của giống chuối.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu thứ cấp:

các báo cáo, dữ liệu thống kê của các cơ quan

chức năng và cơ quan chuyên môn;

- Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu trực tiếp

trên vườn chuối: lựa chọn 30 cây điển hình tại

vườn nông hộ tại xã Tân Minh - nơi trồng tập

trung giống chuối Phấn Vàng, với tiêu chí là

cây con thứ nhất được mọc lên tư năm thứ 2

sau khi trồng cây mẹ ban đầu để đảm bảo

đánh giá đúng đặc trưng của giống (IPGRI

1996) [7].

Thời gian nghiên cứu: tư 5 tháng 8/2013.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin chung vê giống chuối nghiên

cứu: Tên thường gọi: Chuối Phấn Vàng. Tên

khoa học: Musa x paradisiaca var. “Phan

Vang”, thuộc nhóm chuối tam bội (ABB), họ

Musaceae (Valmayor và cs., 2000) [9].

Nguồn gốc và phân bố giống chuối:

Theo kết quả điều tra, giống chuối Phấn Vàng

- Phú Thọ được phát triển tại địa phương tư

trước năm 1945, tại thôn Đồng Giao thuộc xã

Tân Minh. Người dân trồng chuối ở đây chủ

yếu là dân tộc Mường (80 – 90%), còn lại 10

– 20% là dân tộc Dao và các dân tộc khác.

Các hộ gia đình bắt đầu mở rộng diện tích và

phát triển cây chuối tư năm 2007, và sau năm

2007 mở rộng ra các thôn lân cận trong xã

như Đồng Cửu, Thượng Cửu, Hạ Cửu.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ [4], đến

cuối năm 2012, tổng diện tích trồng chuối

trên toàn tỉnh là 2.721 ha. Trong đó, diện tích

chủ yếu tập trung tại địa bàn huyện Thanh

Sơn (441ha) chiếm 16,2% diện tích trồng

chuối toàn tỉnh. Tuy nhiên, số liệu thống kê

không chia tách diện tích trồng chuối tây và

diên tích trồng các loại chuối khác.

Theo kết quả điều tra về tình hình sản xuất

giống chuối Phấn Vàng năm 2012 cho thấy,

trong các địa bàn trồng chuối, giống chuối tây

được phân bố chủ yếu ở hai xã Tân Minh và

xã Tân Lập, với diện tích lần lượt là 87,5ha

và 300ha (100% Phấn Vàng). Riêng ở xã Tân

Minh, các giống chuối khác (chuối tiêu) chỉ

trồng rải rác ở các vườn hộ, với diện tích

khoảng 3ha (số liệu này chỉ là số liệu ước

lượng, không được thống kê, do xã cho rằng

diện tích không đáng kể).

Kết quả phỏng vấn tại 31 hộ tại hai xã Tân

Minh và Tân Lập, diện tích trồng giống chuối

Phấn Vàng trung bình trên một hộ là 2,29 ha

(dao động tư 0,07 – 5,3ha), trong đó diện tích

trồng chuối chiếm 63,31% diện tích canh tác.

Chuối sinh trưởng, phát triển tốt ở trên đất

đồi, với hình thức trồng quảng canh, không

bón phân và tưới nước. Theo người dân địa

phương, chuối Phấn Vàng được trồng trên đất

đen, có độ màu mỡ khá cao, tuy nhiên theo

tác giả Lê Thị Hương Giang (2013), nhóm đất

của huyện Thanh Sơn thuộc nhóm đất xám.

Tại xã Tân Minh, cây chuối được trồng tập

chung chủ yếu ở các thôn Đồng Giao, Đồng

Cửu, Thượng Cửu và Khả Cửu.

Tại xã Tân Lập, cây chuối được trồng nhiều

nhất tại 3 thôn: Chầm 1, Nưa Thượng, Nưa

Hạ với diện tích lần lượt là 85ha, 55ha, 53ha.

Đặc điểm đặc trưng vê hình thái giống

Việc đánh giá đặc trưng về hình thái giống

được áp dụng theo bộ tiêu chuẩn đánh giá của

Viện nguồn gen cây trồng quốc tế (IPGRI)

năm 1996 [7].

Page 48: Tập 123, số 09, 2014

Trần Minh Quân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 45 - 51

47

Hình 1: Dạng góc lá của giống chuối Phân Vàng

Đặc điểm chung về ngoại hình

Giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ có dạng

góc lá so với trục thân chính ở nhóm 01 (góc

lá đứng), khác so với giống chuối tây Bắc

Kạn thuộc nhóm 02 (Hà Minh Tuân và cs.

2014) [3] trong 04 nhóm phân loại của IPGRI

(1996) [7] (góc là đứng, trung bình, rủ và rất

rủ) (Hình 1).

Dạng thân của giống chuối này nằm trong

nhóm chuối có chiều cao phổ biến theo tiêu

chuẩn phân loại của IPGRI (1996).

Bộ phận rễ

Chuối có dạng rễ chùm. Giống chuối tây Phấn

Vàng có rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt

10 - 30cm. Loại rễ này mọc xung quanh đốt

dưới gốc chuối. Rễ mọc dài, bò ngang trên lớp

đất mặt, có nhiều rễ ăn xa trên 150cm, ăn sâu

đến 30-50cm. Trên các đầu rễ có nhiều lông tơ

màu trắng (lông hút), đây chính là bộ phận hút

nước và dinh dưỡng để nuôi sống cây.

Mô tả chi tiết về thân chuối

Thân chuối được chia làm 2 phần: thân thật

và thân giả.

- Thân ngầm (thân thật): nằm dưới mặt đất,

phần đỉnh sinh trưởng kéo dài lên trên mặt đất

(Hình 2). Thân bao gồm các đốt ngắn, nằm

trên các đốt là mầm ngủ, các mầm ngủ có khả

năng phát triển thành cây mới. Thân ngầm

chính là củ chuối hay gốc chuối, là cơ quan

sinh sản duy trì giống.

- Thân giả: là phần nằm trên mặt đất, được tạo

thành bởi các bẹ lá ôm chặt lấy nhau.

Chiều cao trung bình của thân giả: 4,02 (±

0,1) m. Kết quả cho thấy, giống chuối nghiên

cứu nằm trong nhóm 3 (nhóm cây cao) theo

bộ tiêu chuẩn đánh giá của IPGRI (1996) [7].

Đường kính gốc trung bình (đo cách mặt đất

10cm): 24,33 (± 0,29) cm.

Hình 2. Bộ phận thân thật của chuối Phân Vàng -

Phu Thọ

Đặc điểm của lá chuối

Lá chuối được sinh ra tư thân ngầm (đỉnh sinh

trưởng) đến giữa thân giả rồi mọc thẳng lên.

Chu kỳ sống của giống chuối có khoảng 33 -

38 lá. Ở thời điểm cây đã trổ buồng, trung

bình một cây có 7,87 (± 0,12) lá/cây. Trong

đó, số lá bị rách do tác động của gió chiếm tỉ

lệ khá lớn, trung bình 6,83 (± 0,07) lá/cây

(chiếm 86,8% số lá trên cây).

Theo tiêu chuẩn IPGRI (1996) [7], lấy lá thứ

3 được đếm tư lá cuối cùng (lá 1) phát sinh

trước khi trổ buồng để mô tả đặc trưng của lá.

Cuống lá được tính tư thân giả đến phiến lá:

Đặc điểm của lá thứ 3 (lá bàng đã mở rộng,

đếm tư điểm đỉnh của cây) có vết đốm nhỏ

(nhóm 2) và màu nâu (nhóm 1), trong đó ở

đỉnh của bẹ không có vết đốm. Ống cuống lá

thứ 3 nằm trong nhóm phân loại 04 giống với

nhóm chuối tây Bắc Kạn, có gờ cuống uốn

cong đều đối xứng.

Gờ cuống lá là dạng có cánh, bám sát vào

thân giả, gờ cuống thuộc nhóm có gờ cuống

còn tươi, rìa của gờ cuống có mầu nâu đỏ

chạy dọc theo cuống. Độ mở của gờ cuống

nằm trong nhóm 02 (>1cm).

Chiều dài cuống lá thứ 3 là 52,02 (± 1,42) cm,

nằm trong nhóm thứ 2 (51 - 70cm).

Page 49: Tập 123, số 09, 2014

Trần Minh Quân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 45 - 51

48

Chiều dài phiến lá (đo ở lá có kích thước lớn

nhất) trung bình là 178,43 (± 3,09) cm, nằm

trong nhóm 02 trong bộ tiêu chuẩn phân loại

về chiều dài lá.

Chiều rộng phiến lá (đo ở lá và vị trí lá có

kích thước lớn nhất): 52,66 (± 0,68) cm, nằm

trong nhóm có chiều rộng lá ≤ 70cm. Tỷ lệ lá

(chiều dài/chiều rộng): 3,39

Màu sắc lá: mặt lá trên, lá của giống chuối

Phấn Vàng có dạng màu xanh trung bình, bề

mặt ngoài dạng mờ đục, không có nếp nhăn.

Bề mặt dưới của lá có một lớp phấn mỏng

màu trắng. Khi loại bỏ lớp phấn, bề mặt dưới

có màu xanh trung bình.

Khác với giống chuối tây Bắc Kạn (Hà Minh

Tuân và cs. 2014) [3], đáy phiến lá (điểm gắn

giữa phiến lá và cuống lá) của chuối Phấn

Vàng nằm trong nhóm có dạng không cân

xứng (Hình 3). Đây là đặc điểm dễ dàng phân

biệt giữa hai giống chuối tây.

(a – Chuối Phân Vàng)

(b - Chuối Bắc Kạn)

Hình 3: Sự không cân xứng (a) của hai bên phiến lá

so vơi truc cuống lá của giống chuối Phân Vàng

Bề mặt sống gân lá (ở mặt dưới phiến lá) có

dạng màu vàng nhạt. Màu của bề mặt bụng lá

có màu xanh-vàng. Lá đọt (đọt xì gà) của

giống chuối Phấn Vàng có màu xanh – vàng.

Hoa và quả chuối

Hoa chuối còn gọi là bắp chuối (bi chuối)

gồm nhiều chùm hoa (hay hàng hoa) xếp theo

một trục sau này phát triển thành buồng

chuối. Bẹ ngoài của hoa (thường gọi là bi

chuối), bẹ có nhiều màu sắc khác nhau, tùy

theo giống chuối (Pillay & Tenkouano, 2011)

giống chuối nghiên cứu có màu bi đỏ tím

(Hình 4a). Khi bẹ ngoài (lá bi) mở ra sẽ thấy

hoa ở trong, về sau bẹ hoa ngoài rụng đi. Lúc

bẹ ngoài mở sẽ lộ tưng hàng hoa cái nở ra ở

gốc bi chuối, rồi đến hoa trung tính sau cùng

là hoa đực ở cuối. Hai loại hoa trung tính và

hoa đực sẽ không phát triển thành quả.

Bi chuối có hình dạng thuôn dài (Hình 4a),

thuộc nhóm 2 trong bộ phân loại của IPGRI

(1996) [7]. Kích thước bi chuối trung bình có

chiều dài là 29,5 (± 0,85) cm; chiều rộng

trung bình là 13,68 (± 0,52) cm.

Vỏ ngoài của bi có màu đỏ tím, trên lớp vỏ có

một lớp phấn màu trắng (Hình 4a), lớp phấn

này thể hiện dày và rõ hơn so với giống chuối

tây Bắc Kạn. Mặt trong của bi có màu đỏ.

Đáy bi chuối có dạng thuôn nhọn (Hình 4a).

Giống chuối Phấn Vàng có dạng bầu nhụy

tương đối thẳng, noãn được sắp xếp dạng 4

hàng không cân đối trong một ngăn (Hình

4b, 4c).

Trong điều kiện để tự nhiên, bi chuối sẽ sinh

trưởng kéo dài, ở giữa và cuối buồng chuối là

các loại hoa trung tính và hoa đực, những hoa

này sẽ rụng đi và để lại các vết sẹo trên thân

cuống buồng. Đối với những buồng được ngắt

bi, quả sẽ có kích thước lớn hơn, do không bị

mất dinh dưỡng để nuôi bi chuối trong quá

trình tư khi ra hoa đến khi thu hoạch.

Chiều dài cuống của buồng được đo tư đỉnh lá

đến nải chuối thứ nhất: Trung bình là 42,83 (±

1,63) cm; độ rộng cuống đo ở đoạn giữa của

cuống buồng: 4,5 (± 0,06) cm.

Page 50: Tập 123, số 09, 2014

Trần Minh Quân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 45 - 51

49

Số lóng trên cuống buồng (tính tư lá bắc

cuối cùng đến nải chuối đầu tiên) là 2,77 (±

0,03) lóng.

Cuống buồng có màu xanh nhạt khi mới ra bi

và chuyển sang màu xanh – vàng khi buồng

còn non, sau đó chuyển dần sang màu xanh

đậm khi quả đã thuần thục. Ở giai đoạn này,

trên các lóng cuống xuất hiện các vết nám

màu đen.

Trên cuống buồng có rất nhiều lông tơ ngắn

(Nhóm 3). Trục cuống buồng và thân chính

tạo thành một góc xiên khoảng 450.

(a)

(b)

(c)

Hình 4: Bi chuối, hình dạng bâu nhuy hoa và

noãn trươc khi phát triển thành qua

Hình 5: Đặc điểm của buồng

và qua chuối Phân Vàng

Buồng chuối có dạng hình trụ. Nhìn chung,

các nải phân bố khá đều và khít nhau trên trục

buồng. Mỗi nải gồm 2 hàng quả sắp xếp

tương đối khít nhau (Hình 5). Dưới đáy của

buồng có để lại các vết sẹo do hoa trung tính

và hoa đực không phát triển thành quả. Đặc

điểm này nhằm phân biệt với một số giống

chuối khác. Ở một số giống, lá bắc (lá bi) vẫn

tồn tại trên đuôi trục buồng cho đến khi quả

chín (Pillay & Tenkouano 2011) [8].

Khi chín, quả chuối Phấn Vàng có màu vàng

tươi, trên vỏ quả không có lông tơ, không bị

nứt. Trong khi giống chuối tây Bắc Kạn có

dạng màu vàng đục khi chín (Hà Minh Tuân

và cs. 2014) [3]. Quả có hình dạng tương đối

thẳng (Hình 5). Chiều dài trung bình của một

quả (đo ở mặt bụng trong của quả) là 12,52 (±

0,17) cm. Nằm trong nhóm có kích thước quả

ngắn. Một trong các đặc điểm khác biệt với

giống chuối tây Bắc Kạn có đỉnh quả nhọn thì

giống Phấn Vàng có đỉnh quả có dạng tương

đối tù (Hình 5). Thịt quả cứng và có vị ngọt

và thơm đặc trưng.

Cây con

Có trung bình khoảng 4,5 (± 0,06) cây chuối

con ở thời điểm cây chuối mẹ cho thu hoạch.

Các cây con mọc ở gần sát cây mẹ và sinh

trưởng theo một góc xiên ra phía ngoài. Chiều

cao cây con lớn nhất bằng khoảng 3/4 chiều

cao cây mẹ ở thời điểm cho thu hoạch.

Page 51: Tập 123, số 09, 2014

Trần Minh Quân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 45 - 51

50

KẾT LUẬN

Cây chuối bản địa Phấn Vàng là đặc sản của

đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Thọ. Đây là

giống có tiềm năng đem lại thu nhập cao cho

người dân địa phương. Đặc trưng giống chuối

này có chiều cao phổ biến trong nhóm chuối

tây, dạng góc lá đứng so với trục chính của

thân; gờ cuống lá có dạng cánh, bám sát vào

thân giả; đáy phiến lá nằm trong nhóm có

dạng không cân xứng, bi chuối có lớp phấn

trắng dày và rõ nét; giống chuối Phấn Vàng

có dạng bầu nhụy tương đối thẳng, noãn được

sắp xếp dạng 4 hàng không cân đối trong một

ngăn; là giống chuối nằm trong nhóm có kích

thước quả ngắn, đỉnh quả có dạng tròn. Việc

nghiên cứu mô tả đặc điểm hình thái giống

chi tiết theo bộ tiêu chuẩn của IPGRI (1996)

[7] mang lại những thông tin tổng quát về đặc

điểm hình thái của giống cây trồng này. Góp

phần tích cực vào công tác bảo tồn và phát

triển nguồn gen quy hiếm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Hương Giang (2013) ‘‘Phu Thọ: Đánh

giá tiềm năng đât đai để phuc vu san xuât nông,

lâm nghiệp và chuyển đổi cơ câu cây trồng trên

địa bàn tỉnh’’. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh

Phú Thọ. Truy cập ngày 26/5/2014 tư website:

http://tnmtphutho.gov.vn/index.php/vi/news/Tai-

nguyen- dat/Danh-gia-tiem-nang-dat-dai-de-phuc-

vu-san-xuat-nong-lam-nghiep-va-chuyen- doi-co-

cau-cay-trong-tren-dia-ban-tinh-1592/

2. Nguyễn Hữu Hoàng (2013). “Đánh giá tình

hình san xuât, tiêu thu của giống chuối Phân Vàng

tại Phu Thọ và nghiên cứu kha năng sinh trương,

phát triển, đặc trưng của giống chuối tại địa bàn

Thái Nguyên”. Luận văn tốt nghiệp Đại học,

chuyên ngành Trồng trọt, khoa Nông học, Trường

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3. Hà Minh Tuân, Trần Minh Quân, Nguyễn Thế

Huấn, Lao Hồng Đăng (2014). “Đặc điểm sinh

học và đặc trưng giống chuối tây ban địa Bắc Kạn

(Musa x paradisiaca)”. Tạp chị Nông nghiệp và

phát triển nông thôn, Chuyên đề nông lâm nghiệp

miền núi, tháng 6 năm 2014.

4. Phòng trồng trọt - Sở NN &PTNT tỉnh Phú Thọ

năm 2012,‘‘Diện tích, năng suât, san lượng cây

chuối năm 2012 tỉnh Phú Thọ’’

5. UBND Tỉnh Phú Thọ (2013). “Quyết định số

2992/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án khung

các nhiệm vu bao tồn nguồn gen câp tỉnh thực

hiện trong giai đoạn 2014-2020”, ky ngày 21

tháng 11 năm 2013.

6. UBND xã Tân Minh (2012). “Báo cáo tình hình

phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 phương

hương nhiệm vu năm 2013”.

7. IPGRI (1996).” Descriptors for banana (Musa

spp.)”, International Plant Genetic Resources

Institute (IPGRI). Website: http://www.bioversity

international.org/e-library/publications/detail/

descriptors-for-banana-emmusaem-spp/.

8. Pillay, M., & Tenkouano, A. (Eds.). (2011).

Banana Breeding: Progress and Challenges.

CRC Press.

9. Valmayor, R. V., Jamaluddin, S. H., Silayoi B.,

Kusumo, S., Danh, L. D., Pascua, O. C., Espino,

R. R. C. (2000). Banana cultivar names and

synonyms in Southeast Asia. Biodiversity

International.

Page 52: Tập 123, số 09, 2014

Trần Minh Quân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 45 - 51

51

SUMMARY

CHARACTERIZATION OF BIOLOGY AND MORPHOLOGICAL TRAITS

OF NATIVE PHU THO PHAN VANG BANANA (MUSA X PARADISIACA)

Tran Minh Quan*, Ha Minh Tuan,

Nguyen The Huan, Le Dieu Thuy, Phung Thi Thu Ha College of Agriculture & Forestry - TNU

Phan Vang banana is a native speciaty fruit crop of the ethnic minorities in Thanh Son district of

Phu Tho province. This variety has a high income potential that contributes to poverty reduction of

the local people. However, due to a number of constraints such as poor cultivation techniques, pest

management and limited commercial promotion, the produce has not been well recognised. In

contribution to plant resources conservation, hybridization and commercial development for the

Northern region of Vietnam, this study was carried out at Thanh Son district during May – August

2013 to discover the origin, distribution and detailed morphological traits of the native variety

according to the evaluation standards of the International Plant Genetic Resources Institute (IPGRI

- 1996). As a result, the banana variety belongs to the group with a high pseudostem (4,02 ± 0,1 m)

and erect leaves. At the time of flowering, a plant has on average 7.9 leaves. Petiole margins are in

a winged form, clasping with the pseudostem. The petiole margin width belongs to group 2

(>1cm). Leaves are characterized by a medium green colour with the dull appearance, even and

smooth upper surface. The leaf ratio of length to width is 3.4, which belongs to group 3. The

variety has a rather straight ovary shape and four rowed arrangement of ovules. On average, a

bunch has 7.6 hands, a midle hand has around 13 fruits. The fruit length is in the short group of

less than 13cm.

Key words: Native banana, Conservation, Phan Vang banana, Characteristic, Genetic resources

Ngày nhận bài:12/6/2014; Ngày phan biện:02/7/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyên Thuy Hà – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0912 120315, Email: [email protected]

Page 53: Tập 123, số 09, 2014

Trần Minh Quân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 45 - 51

52

Page 54: Tập 123, số 09, 2014

Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60

53

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH

TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG

NGÔ NẾP LAI HN88 VỤ XUÂN 2014 TẠI THÁI NGUYÊN

Lê Thị Kiêu Oanh1, Trần Trung Kiên1*,

Trần Văn Điên1, Ngô Mạnh Tiến2

1Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên 2UBND phường Tân Thành, TP. Thái Nguyên

TÓM TẮT

Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân 2014 tại Thành phố Thái Nguyên với 6 công thức: CT 1

(110N + 50P2O5 + 60K2O/ha), CT 2 (120N + 60P2O5 + 70K2O/ha), CT 3 (130N + 70P2O5 +

80K2O/ha), CT 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha), CT 5 (150N + 90P2O5 + 100K2O/ha), CT 6 (160N

+ 100P2O5 + 110K2O/ha) trên nền 3 tấn phân vi sinh/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Lượng phân

bón khác nhau ảnh hưởng không nhiều tới thời gian sinh trưởng và đặc điểm hình thái của giống

ngô nếp lai HN88; khả năng chống chịu sâu bệnh hại có xu hướng giảm khi lượng phân bón tăng;

năng suất bắp tươi của giống ngô nếp HN88 ở các công thức phân bón biến động tư 70,8 – 92,1

tạ/ha. Công thức 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha) cho năng suất bắp tươi và năng suất hạt khô cao

nhất, đạt tương ứng 92,1 và 37,8 tạ/ha; hiệu quả kinh tế cũng đạt cao nhất ở công thức 4; chất

lượng thử nếm tốt nhất ở công thức 5 và 6.

Từ khóa: Chât lượng, HN88, năng suât, ngô nếp, phân bón, Thái Nguyên.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Đối với các loại ngô thực phẩm, đặc biệt là

giống ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina

Kulesh) tuy sản lượng chưa nhiều nhưng nhu

cầu sử dụng các giống ngô này trong thời gian

gần đây đang tăng lên rất nhanh. Ngô nếp

chiếm khoảng 12% tổng diện tích ngô của cả

nước, chủ yếu là các giống thụ phấn tự do.

Việc sản xuất ngô nếp chất lượng cao phục vụ

làm lương thực, làm quà không chỉ phù hợp

với tập quán của các dân tộc miền núi mà còn

ngày càng phát triển ở các vùng đồng bằng,

đô thị.

Cây ngô có tiềm năng năng suất lớn. Trong

các biện pháp thâm canh tăng năng suất ngô,

phân bón giữ vai trò quan trọng nhất. Theo

Berzeni và Gyorff (1996) [1] thì phân bón ảnh

hưởng tới 30,7% năng suất ngô còn các yếu tố

khác như mật độ, phòng trư cỏ dại, đất trồng

có ảnh hưởng ít hơn. Để đạt năng suất cao và

ổn định, ngô cần được bón phân cân đối, đặc

biệt là giữa các yếu tố NPK.

Kết quả nghiên cứu của Trần Trung Kiên

(2014) [3] về phân bón đối với giống ngô nếp

* Tel: 0983 360276, Email: [email protected]

lai HN88 vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên cho

thấy: Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh có xu hướng tăng

theo lượng phân bón, tuy nhiên mức độ nhiễm

sâu bệnh ở mức độ nhẹ và không ảnh hưởng

nhiều tới năng suất và chất lượng của giống.

Năng suất thực thu biến động tư 25 - 40 tạ/ha,

trong đó công thức 4 (140 N + 80 P2O5 + 90

K2O/ha) có tiềm năng năng suất cao nhất (40

tạ/ha). Để có kết luận chính xác hơn về ảnh

hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng

suất của giống ngô nếp lai HN88, cần tiếp tục

nghiên cứu thêm ở các vụ sau để đánh giá kết

quả được chính xác hơn. Vì vậy, chúng tôi đã

tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của

một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng,

phát triển, năng suất và chất lượng của

giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại

Thái Nguyên”.

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu nghiên cứu

- Giống ngô nếp lai HN88: Do Công ty giống

cây trồng TW 1 nhập nội và tuyển chọn.

- Phân bón: Đạm Urê (46%N), Lân Supe

(16% P2O5), Kaliclorua (60%K2O).

Page 55: Tập 123, số 09, 2014

Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60

54

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm tiến hành đề tài:

Thí nghiệm được thực hiện tại Phường Gia

Sàng, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Điều kiện đất thí nghiệm:

Tiến hành trên đất ruộng một lúa, không chủ

động tưới.

Thời gian tiến hành đề tài:

Vụ Xuân 2014: Gieo ngày 23 tháng 02 năm 2014.

Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân

bón đến thời gian sinh trưởng của giống ngô

nếp lai HN88.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân

bón đến đặc điểm hình thái của giống ngô nếp

lai HN88.

- Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu, bệnh

hại và chống đổ của giống ngô nếp lai HN88

qua các tổ hợp phân bón khác nhau.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân

bón đến năng suất và yếu tố cấu thành năng

suất của giống ngô nếp lai HN88.

- Sơ bộ hạch toán kinh tế ở các công thức

thí nghiệm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp

phân bón đến chất lượng ngô nếp luộc chín

qua thử nếm.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên

hoàn chỉnh (RCBD) gồm 6 công thức với 3

lần nhắc lại (CT 1: 110N + 50P2O5 + 60K2O;

CT 2: 120N + 60P2O5 + 70K2O; CT 3: 130N

+ 70P2O5 + 80K2O; CT 4: 140N + 80P2O5 +

90K2O; CT 5: 150N + 90P2O5 + 100K2O; CT

6: 160N + 100P2O5 + 110K2O – Nền: 3 tấn

phân vi sinh/ha). Diện tích 1 ô là 21 m2 (5 m

x 4,2 m). Khoảng cách giữa các lần nhắc lại 1

m, khoảng cách giữa các ô 0,3 m. Gieo 6

hàng/ô, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây

25 cm (mật độ 5,7 vạn cây/ha), gieo 2 hạt trên

hốc và tỉa để một cây trên hốc. Các chỉ tiêu

theo dõi được Tiến hành theo Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác

và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56:

2011/BNNPTNT; Quy phạm khảo nghiệm

trên đồng ruộng hiệu lực của các loại phân

bón đối với năng suất cây trồng, phẩm chất

nông sản số 10 TCN 216 – 2003.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Ảnh hưởng của lượng phân bón đến thời

gian sinh trưởng của giống ngô nếp lai

HN88 vu Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón

đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn

của giống ngô nếp lai HN88 được thể hiện

trong bảng 1.

Kết quả ở bảng 1 cho thấy: Thời gian sinh

trưởng giống ngô nếp HN88 qua các công

thức phân bón biến động tư 103 - 106 ngày.

Trong đó công thức 6 có thời gian sinh trưởng

dài nhất (106 ngày) và ngắn nhất là công thức

1 và công thức 3 (103 ngày).

Bón nhiều phân vô cơ cho giống ngô nếp lai

HN88 có xu hướng kéo dài thời gian sinh trưởng.

Bảng 1. Ảnh hương của lượng phân bón đến thời gian sinh trương

của giống ngô nếp lai HN88 qua các giai đoạn vu Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Đơn vị tính: Ngày

Công thức Thời gian gieo đến…

Tung phấn Phun râu Chín sữa Chín sinh lý

1 69 70 90 103

2 69 70 89 104

3 68 70 90 103

4 69 70 88 105

5 69 70 90 104

6 71 71 90 106

Page 56: Tập 123, số 09, 2014

Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60

55

Ảnh hưởng của lượng phân bón đến đặc điểm hình thái giống ngô nếp lai HN88 trong vu

Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp

Kết quả theo dõi chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô nếp lai HN88 trong thí

nghiệm được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2. Ảnh hương của phân bón đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp

của giống ngô HN88 vu Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Công thức Chiêu cao cây (cm) Chiêu cao đóng bắp

(cm)

Tỷ lệ chiêu cao đóng

bắp/chiêu cao cây (%)

1 128,7 55,4d 43,0

2 129,4 56,7c 43,8

3 128,3 59,1a 46,0

4 134,0 57,2bc 42,6

5 132,4 58,1ab 43,8

6 132,6 58,1ab 43,8

P > 0,05 < 0,05 -

CV% 5,4 1,1 -

LSD.05 12,9 1,2 -

Bảng 3. Ảnh hương của phân bón đến số lá và chỉ số diện tích lá

của giống ngô nếp lai HN88 vu Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Công thức Số lá/cây (lá) Chỉ số diện tích lá

(m2 lá/m2 đất)

1 15,7 2,37c

2 15,7 2,60bc

3 15,9 2,70abc

4 16,0 3,05ab

5 16,2 3,00ab

6 16,1 3,11a

P > 0,05 < 0,05

CV(%) 2,0 8,2

LSD.05 0,5 0,42

Kết quả số liệu bảng 2 cho thấy: Chiều cao cây

của các công thức biến động tư 128,3 - 132,6

cm. Kết quả xử ly thống kê cho thấy các công

thức phân bón không ảnh hưởng đến chiều cao

cây của giống ngô nếp lai HN88 ở mức độ tin

cậy 95%.

Chiều cao đóng bắp ở các công thức thí

nghiệm biến động tư 55,4 - 59,1 cm. Trong đó

các công thức 3, 5, 6 thuộc nhóm có chiều cao

đóng bắp cao nhất dao động tư: 58,1 - 59,1

cm. Công thức 1 có chiều cao đóng bắp thấp

nhất (55,4 cm). Kết quả xử ly thống kê cho

thấy các công thức phân bón có ảnh hưởng lớn

đến chiều cao đóng bắp chắc chắn ở mức độ tin

cậy 95%. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp so với chiều

cao cây của các công thức thí nghiệm đạt tư

42,6 - 43,8%. Các công thức thí nghiệm đều có

chiều cao đóng bắp gần đạt tối ưu.

Số lá trên cây, chỉ số diện tích lá

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón

đến số lá và chỉ số diện tích lá của giống ngô

nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 được thể hiện

trong bảng 3.

Kết quả bảng 3 cho thấy: Tổng số lá trên cây

ở các công thức thí nghiệm biến động tư 15,7

- 16,2 lá. Các công thức có số lá trên cây

tương đương nhau chắc chắn ở mức độ tin

cậy 95%. Các mức phân bón khác nhau

không ảnh hưởng đến số lá trên cây của giống

ngô nếp lai HN88.

Chỉ số diện tích ở các công thức thí nghiệm

biến động tư 2,37 - 3,11 m2 lá/m2 đất. Chỉ số

diện tích lá có xu hướng tăng theo lượng phân

bón. Các công thức 3, 4, 5, 6 thuộc nhóm có

Page 57: Tập 123, số 09, 2014

Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60

56

chỉ số diện tích lá cao, công thức 1 có chỉ số

diện tích lá thấp nhất ở mức độ tin cậy 95%.

Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp

Kết quả theo dõi trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp được trình bày ở bảng 4.

Qua số liệu bảng 4 cho thấy: Trạng thái cây của các công thức đạt tư điểm 2 - 3. Công thức 3, 5, 6 có trạng thái cây tốt nhất đánh giá ở mức điểm 2. Các công thức còn lại có trạng thái cây được đánh giá ở điểm 3.

Trạng thái bắp: Ở các công thức thí nghiệm có trạng thái bắp tốt đạt điểm 2. Như vậy liều lượng phân bón không ảnh hưởng tới trạng thái bắp của giống HN88

Độ bao bắp: Ở tất cả các công thức thí nghiệm đều có độ bao bắp tốt đạt điểm 2. Như vậy phân bón cũng không ảnh hưởng tới độ bao bắp của giống HN88.

Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ của giống ngô HN88 vu Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Ảnh hưởng của lượng phân bón đến tình hình sâu bệnh hại của giống ngô HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Qua theo dõi tình hình sâu bệnh gây hại ở các công thức thí nghiệm cho thấy cây ngô bị sâu

đục thân, sâu cắn râu và bệnh khô vằn. Kết quả theo dõi thể hiện qua bảng 5.

Kết quả bảng 5 cho thấy: Các công thức thí

nghiệm đều bị sâu đục thân gây hại, nhưng ở

mức độ thấp (điểm 1), sâu cắn râu gây hại ở

mức độ nặng hơn đánh giá ở mức điểm 2 - 3.

Công thức 5, 6 bị sâu cắn râu gây hại nặng

hơn cả, đánh giá điểm 3. Điều đó cho thấy

công thức bón phân đạm cao (công thức 5-6)

tỷ lệ sâu gây hại nặng.

Bệnh khô vằn: Các công thức thí nghiệm đều

bị nhiễm bệnh khô vằn nhưng ở mức độ nhẹ,

dao động tư 3,3 - 7,3%. Tỷ lệ nhiễm bệnh khô

vằn của các công thức thí nghiệm ở mức độ

nhẹ và không làm ảnh hưởng tới năng suất

của ngô.

Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và

các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô

nếp lai HN88 vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Nghiên cứu năng suất là một trong các mục

tiêu quan trọng nhất của công tác chọn tạo

giống. Kết quả nghiên cứu năng suất và yếu

tố cấu thành năng suất thể hiện ở bảng 6 và 7.

Bảng 4. Ảnh hương của phân bón đến trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp

của giống ngô nếp lai HN88 vu Xuân 2014 tại Thái Nguyên Đơn vị tính: Điểm 1 - 5

Công thức Trạng thái cây Trạng thái bắp Độ bao bắp

1 3 2 2

2 3 2 2

3 2 2 2

4 3 2 2

5 2 2 2

6 2 2 2

Bảng 5. Ảnh hương của phân bón đến tình hình sâu bệnh hại của giống ngô HN88

vu Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Công thức Sâu đuc thân

(điểm 1 - 5)

Sâu cắn râu

(điểm 1 - 5)

Khô vằn (%)

1 1 2 7,0

2 1 2 5,0

3 1 2 3,3

4 1 2 7,3

5 1 3 6,0

6 1 3 5,3

Page 58: Tập 123, số 09, 2014

Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60

57

Bảng 6. Năng suât bắp tươi và năng suât thân lá của giống ngô nếp lai HN88

ơ các công thức thí nghiệm

Công thức NS bắp tươi (tạ/ha) NS thân lá (tạ/ha)

1 70,8c 96,5c

2 81,5b 102,8bc

3 85,8ab 115,9ab

4 92,1a 119,7a

5 86,5ab 122,8a

6 85,8ab 127,8a

P <0,05 < 0,05

CV(%) 6,0 6,4

LSD.05 9,1 13,2

Bảng 7. Ảnh hương của phân bón đến các yếu tố câu thành năng suât và năng suât

của giống ngô HN88 vu Xuân 2014 tại Thái Nguyên

Công

thức

Số bắp/

cây

Chiêu

dài bắp

(cm)

Đường

kính bắp

(cm)

Số hàng/

bắp

(hàng)

Số hạt/

hàng

(hạt)

P 1.000

hạt (g)

NSLT

(tạ/ha)

NSTT

(tạ/ha)

1 0,95 13,4b 3,8 11,2b 23,6b 300,0 43,0d 24,7c

2 0,98 12,8b 3,9 11,9a 24,6b 280,0 45,5cd 26,8bc

3 0,95 13,1b 3,9 11,8ab 26,5ab 290,0 48,7bcd 28,0bc

4 1,00 14,0ab 4,1 12,5a 29,0a 303,3 62,6a 37,8a

5 0,92 14,1ab 4,1 12,5a 29,3a 293,3 56,7ab 32,4ab

6 0,93 15,2a 4,1 11,9a 29,1a 293,3 54,2abc 33,1ab

P > 0,05 <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 <0,05

CV(%) 3,2 5,6 3,5 2,9 7,9 6,6 10,3 11,4

LSD.05 0,1 1,4 0,3 0,6 3,9 35,3 9,7 6,3

Năng suất bắp tươi

Kết quả bảng 6 cho thấy năng suất bắp tươi

của giống ngô nếp HN88 ở các công thức

phân bón biến động tư 7,08 – 9,21 tấn/ha. Các

công thức phân bón 3, 4, 5, 6 thuộc nhóm có

năng suất bắp tươi cao nhất, công thức 1 có

năng suất bắp tươi thấp nhất chắc chắn ở mức

độ tin cậy 95%.

Như vậy phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến

năng suất bắp tươi của giống ngô nếp HN88.

Năng suất bắp tươi cao nhất ở công thức 4

(140N + 80P2O5 + 90K2O/ha) đạt 9,21 tấn/ha,

tuy nhiên khi lượng phân bón tiếp tục tăng lên

thì năng suất bắt đầu giảm xuống.

Năng suất thân lá

Năng suất thân lá của giống ngô nếp HN88

dao động tư 9,65 – 12,78 tấn/ha. Công thức 1

(110N + 50P2O5 + 60K2O/ha) và công thức 2

(120N + 60P2O5 + 70K2O/ha) thuộc nhóm có

năng suất thân lá thấp nhất chắc chắn ở mức

độ tin cậy 95%. Các công thức 3 (130N +

70P2O5 + 80K2O/ha), công thức 4 (140N +

80P2O5 + 90K2O/ha), công thức 5 (150N +

90P2O5 + 100K2O/ha) và công thức 6 (160N

+ 100P2O5 + 110K2O/ha) thuộc nhóm có năng

suất thân lá cao nhất. Điều này chứng tỏ rằng

khi lượng phân bón vô cơ tăng thì năng suất

thân lá cũng tăng.

Số liệu bảng 7 cho thấy:

Số bắp trên cây dao động tư 0,92 – 1,00 bắp.

Kết quả xử ly thống kê cho thấy các công

thức phân bón khác nhau có số bắp/cây không

có sự sai khác chắc chắn ở độ tin cậy 95%.

Chiều dài bắp của các công thức biến động tư

12,8 – 15,2 cm, chiều dài bắp của các công

thức thí nghiệm có xu hướng tăng theo lượng

phân bón. Trong đó, công thức 4, 5, 6 thuộc

nhóm có chiều dài bắp tương đương nhau và

cao hơn các công thức còn lại chắc chắn ở độ

tin cậy 95%.

Các công thức có đường kính bắp biến động

tư 3,8 - 4,1 cm, tương đương nhau ở mức độ

tin cậy là 95% . Điều đó chứng tỏ các công

thức phân bón khác nhau không ảnh hưởng

đến đường kính bắp của giống ngô HN88.

Page 59: Tập 123, số 09, 2014

Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60

58

Số hàng trên bắp của công thức thí nghiệm

dao động tư 11,2 – 12,5 cm. Công thức 1 có

số hàng trên bắp thấp nhất (11,2 cm), thấp

hơn các công thức còn lại chắc chắn ở mức độ

tin cậy 95%. Điều này cho thấy số hàng trên

bắp cũng bị ảnh hưởng bởi lượng phân bón.

Số hạt trên hàng của giống ngô nếp HN88 qua

các công thức thí nghiệm biến động tư 23,6 –

29,3 hạt. Các công thức 4, 5, 6 có số hạt trên

hàng tương đương nhau và cao hơn các công

thức 1, 2 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Như vậy lượng phân bón khác nhau ảnh

hưởng tới số hạt trên hàng đối với giống ngô

nếp lai HN88.

Khối lượng 1.000 hạt của giống ngô nếp lai

HN88 ở các công thức thí nghiệm dao động

tư 280,0 – 303,3g. Tuy nhiên kết quả xử ly

thống kê cho thấy các công thức phân bón

không ảnh hưởng đến khối lượng nghìn hạt

của giống ngô HN88 chắc chắn ở mức độ tin

cậy 95%.

Năng suất ly thuyết (hạt khô) ở các công thức

thí nghiệm có sự chênh lệch nhau nhiều, dao

động tư 43,0 – 62,6 tạ/ha. Trong đó công thức

4 có năng suất ly thuyết (62,6 tạ/ha) cao hơn

công thức 1, 2, 3 và tương đương với công

thức 5,6 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Năng suất thực thu (hạt khô) của các công

thức thí nghiệm dao động tư 24,7 – 37,8 tạ/ha.

Công thức 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha) có

năng suất thực thu cao hơn so với công thức

1, 2, 3 và tương đương với công thức 5,6 chắc

chắn ở mức độ tin cậy 95%. Kết quả nghiên

cứu này trùng với kết quả của Trần Trung

Kiên (2014)[3].

Sơ bộ hạch toán kinh tế của các công thức

phân bón

Để đánh giá chính xác hiệu quả của sản xuất,

hạch toán kinh tế sẽ giải quyết được vấn đề

này. Kết quả được thể hiện trong bảng 8.

Hình 1. Biểu đồ năng suât thực thu của giống ngô nếp HN88

Bảng 8. Hiệu qua kinh tế của các công thức phân bón khác nhau

(tính theo san phẩm bắp tươi)

Đơn vị tính: Đồng

Công thức Tổng chi Tổng thu Lãi thuần

1 18.360.500 150.440.000 132.079.500

2 18.984.600 161.102.000 142.117.400

3 19.607.750 157.795.000 138.187.250

4 20.229.900 197.166.000 176.936.100

5 20.854.000 185.332.000 164.478.000

6 21.477.150 171.810.000 150.332.850

Page 60: Tập 123, số 09, 2014

Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60

59

Bảng 9. Chât lượng thư nếm đối vơi giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức phân bón

Đơn vị tính: Điểm 1-5

Công thức Độ dẻo Vị đậm Độ ngọt Màu sắc hạt bắp

luộc

1 3 3 3 3

2 2 2 2 3

3 2 2 2 3

4 2 2 2 3

5 1 1 1 3

6 1 1 1 3

Qua kết quả thu được cho thấy: Lãi thuần đạt

cao nhất ở công thức 4 (176.936.100 đồng/ha).

Tiếp đến là công thức 5 và công thức 6 có lãi

thuần lần lượt là 164.478.000 đồng/ha và

150.332.850 đồng/ha. Như vậy, lượng phân

bón thích hợp và cho hiệu quả kinh tế cao nhất

ở giống ngô nếp lai HN88 là 140N + 80P2O5 +

90K2O/ha.

Chất lượng của giống ngô nếp lai HN88

qua các công thức phân bón

Bảng 9 cho thấy: Chất lượng của giống ngô

nếp lai HN88 ở các mức phân bón có sự thay

đổi rõ rệt. Công thức 5 và 6 có chất lượng thử

nếm là tốt nhất, ăn rất dẻo, hương vị rất thơm,

vị đậm tốt và rất ngọt được đánh giá ở điểm 1.

Công thức 2, 3 và 4 có độ dẻo trung bình,

thơm, vị đậm khá và ngọt được đánh giá ở

điểm 2. Công thức 1 ăn hơi dẻo, độ thơm, và

độ đậm trung bình và ngọt vưa. Như vậy,

phân bón không chỉ ảnh hưởng năng suất mà

còn ảnh hưởng đến chất lượng ngô nếp luộc,

bón đủ phân và cân đối sẽ làm tăng chất

lượng ngô nếp.

KẾT LUẬN

- Thời gian sinh trưởng của giống ngô nếp lai

HN88 biến động không nhiều (103 - 106 ngày).

- Các công thức phân bón khác nhau không

ảnh hưởng nhiều đến đặc điểm hình thái (chiều

cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá) của giống

ngô nếp HN88.

- Vụ Xuân 2014 xuất hiện 3 loại sâu bệnh hại

chính là sâu đục thân, sâu cắn râu, bệnh khô

vằn. Mức độ nhiễm sâu, bệnh có xu hướng tăng

nhẹ theo lượng phân bón.

- Năng suất bắp tươi của giống ngô nếp HN88

ở các công thức phân bón biến động tư 7,08 –

9,21 tấn/ha. Công thức 4 (140N + 80P2O5 +

90K2O/ha) cho năng suất bắp tươi cao nhất và

năng suất giảm dần ở các mức bón cao hơn

hoặc thấp hơn công thức này.

- Năng suất hạt khô đạt cao nhất ở công thức

4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha) - 37,8 tạ/ha.

- Hiệu quả kinh tế cao nhất ở công thức 4

(140N + 80P2O5 + 90K2O/ha) đạt lãi thuần

176.936.100 đồng/ha. Tiếp đến là công thức 5

và 6 lãi thuần lần lượt là 164.478.000 đồng/ha

và 150.332.850 đồng/ha.

- Chất lượng thử nếm tốt nhất ở công thức 5

và 6 đánh giá mức điểm 1, các công thức còn

lại đánh giá chất lượng mức điểm 2 và 3.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Berzenyi, Z., Gyorff, B. (1996), “Ảnh hưởng

của các yếu tố trồng trọt khác nhau đến năng suất

ngô”, Báo Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm,

7(199), Tr. 5.

2. Bùi Huy Hiền (2002), "Tình hình sử dụng phân

bón ở Việt Nam và vai trò của phân hỗn hợp NPK

khi bón đầy đủ và cân đối để thâm canh cây

trồng và bảo vệ môi trường", Hội thao san xuât và

sư dung phân bón Lâm Thao, HàNội.

3. Trần Trung Kiên (2014), “Ảnh hưởng của phân

bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô

nếp lai HN88 tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học

và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 119, Số

05/2014, Tr.29-34.

4. Trần Trung Kiên, Phan Xuân Hào, Đỗ Tuấn

Khiêm (2008), “Ảnh hưởng của các liều lượng

đạm, lân, kali đến năng suất và chất lượng protein

của giống ngô chất lượng protein cao (QPM) -

QP4 và ngô thường - LVN10 tại Thái Nguyên”,

Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số

11 – Tháng 11/2008, Tr. 36 – 47.

Page 61: Tập 123, số 09, 2014

Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 53 - 60

60

SUMMARY

STUDY ON EFFECTS OF FERTILIZER ON GROWTH, DEVELOPMENT,

YIELD AND QUALITY OF STICKY HYBRID MAIZE VARIETY HN88

IN SPRING 2014 IN THAI NGUYEN

Le Thị Kieu Oanh1, Tran Trung Kien1*,

Tran Van Dien1, Ngo Manh Tien2

1College of Agriculture and Forestry - TNU 2 People's Committee of Tan Thanh ward, Thai Nguyen City

The experiment was carried out in the spring crop of 2014 in Gia Sang Ward, Thai Nguyen City

with 6 treatments including treatment 1 (110N + 50P2O5 + 60K2O/ha), treatment 2 (120N +

60P2O5 + 70K2O/ha), treatment 3 (130N + 70P2O5 + 80K2O/ha), treatment 4 (140N + 80P2O5 +

90K2O/ha), treatment 5 (150N + 90P2O5 + 100K2O/ha), treatment 6 (160N + 100P2O5 +

110K2O/ha) and 3 tons micro-bio compose on each treatment. The experimental results showed

that the different fertilizer rates did not much affect on growing duration and morphological

characteristics of sticky hybrid maize HN88; pest tolerant ability tended to decrease with the

increase of fertilizer; the fresh yield was from 70.8 to 92.1 quintal/ha. The highest fresh yield and

dry grain yield were in treatment 4 (140N + 80P2O5 + 90K2O/ha) with values 92.1 and 37.8

quintal/ha, respectively; economic efficiency was highest in the treatment 4; treatment 5 and 6

showed the best tasting quality.

Key words: Fertilizer, HN88, quality, sticky maize, Thai Nguyen, yield

Ngày nhận bài:16/7/2014; Ngày phan biện:30/7/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyên Hữu Hồng – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0983 360276, Email: [email protected]

Page 62: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Thu Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 61 - 65

61

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC BÓN PHÂN ĐẠM URE

ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ DƯ LƯỢNG NITRAT TRONG GIỐNG RAU CẢI BẮP

NS – CROSS VỤ ĐÔNG 2013 TẠI PHƯỜNG QUANG VINH,

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Thu Hà*, Nguyễn Thị Xuyến, Nguyễn Duy Lam Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón phân đạm Urê đến năng suất và dư lượng

nitrat trong giống rau cải bắp NS – Cross vụ đông 2013 tại phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên

cho kết quả: ở các mức bón phân đạm Urê khác nhau đã làm ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh

trưởng, phát triển và năng suất của cải bắp. Trong đó mức bón 160 kgN/ha cho năng suất cao nhất

nhưng dư lượng Nitrat lại vượt quá ngưỡng dư lượng cho phép, do vậy không đạt tiêu chuẩn rau an

toàn. Với mức bón 140 kgN/ha cho năng suất cao (263,78 tạ/ha) và dư lượng Nitrat dưới ngưỡng

dư lượng cho phép.

Từ khoá: Phân bón, sinh trương, phát triển, năng suât, dư lượng NO3-

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Cải bắp là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao,

giá trị sử dụng lớn, người ta có thể chế biến

hàng chục món ăn tư cải bắp. Các nhà y tế

đánh giá cao về khả năng chữa bệnh của cải

bắp, những người bị bệnh tim, viêm ruột và

dạ dày sử dụng loại rau này là rất tốt [1].

Cải bắp là loại rau ăn lá cho nên nhu cầu đối

với các nguyên tố dinh dưỡng là rất cao, đặc

biệt là đạm. Đạm là thành phần quan trọng

của diệp lục, đạm có tác dụng tăng số lá/cây,

tăng diện tích lá, tăng tỷ lệ cuốn bắp, do đó

đạm là yếu tố quyết định đến năng suất cải

bắp [1].

Việc bón phân đạm không cân đối, không hợp

ly đã làm ảnh hưởng tới năng suất và chất

lượng của cải bắp, đặc biệt phương pháp bón,

liều lượng bón không hợp ly dẫn đến

dư lượng nitrat tồn dư trong rau vượt quá

ngưỡng cho phép [2], [3].

Hàm lượng Nitrat trong rau chịu ảnh hưởng

của rất nhiều yếu tố như : giống, đất đai, khí

hậu, thuốc bảo vệ thực vật, nhưng phân bón

có ảnh hưởng lớn nhất, đặc biệt là phân đạm.

Ngày nay khi mức sống của người dân ngày

càng được cải thiện thì nhu cầu về rau an toàn

càng tăng lên, do đó việc nghiên cứu sản xuất

* Tel: 0915 590101, Email: [email protected]

rau cho năng suất cao và sản phẩm an toàn để

phục vụ cho nhu cầu là rất cần thiết [1], [2], [3].

Với những ly do trên chúng tôi đã tiến hành

thực hiện đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng

của các mức bón phân đạm Urê đến năng

suất và hàm lượng NO3- trong giống cải bắp

NS - Cross vụ đông năm 2013 tại Phường

Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên".

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Giống cải bắp NS –

Cross được trồng trong vụ đông năm 2013 tại

Phường Quang Vinh, Thành phố Thái Nguyên.

Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm gồm có 5

công thức, 3 lần nhắc lại với các mức bón

phân đạm Urê khác nhau

Công thức 1: Nền (Đối chứng)

Công thức 2: Nền + 100 kg N/ha

Công thức 3: Nền + 120 kg N/ha

Công thức 4: Nền + 140 kg N/ha

Công thức 5: Nền + 160 kg N/ha

Nền : 20 tấn phân hữu cơ hoai mục + 80 kg

P2O5 + 120 kg K2O/ha.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí

theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD

– Ranhdomized Complete Block Design) gồm

5 công thức, 3 lần nhắc lại. Kích thước ô thí

nghiệm 12 m2 (10 x 1,2m).

Page 63: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Thu Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 61 - 65

62

Quy trình kỹ thuật:

- Làm đất nhỏ, tơi xốp, xử ly đất trước khi

trồng, lên luống rộng 1,2m, cao 25-30cm,

rãnh luống rộng 20-30cm.

- Khoảng cách trồng 50 x 50 cm, mật độ trồng

40.000 cây/ha.

- Phân bón: Theo tưng công thức thí nghiệm

- Cách bón:

+ Bón lót toàn bộ phân hữư cơ, phân lân và

1/3 phân kali.

+ Bón thúc lần 1: Sau khi cây hồi xanh: Bón

1/4 lượng đạm Urê + 1/3 lượng phân kali.

+ Bón thúc lần 2: Khi cây bắt đầu trải lá: Bón

1/4 lượng đạm Urê.

+ Bón thúc lần 3: Khi cây trải lá mạnh: Bón

1/4 lượng đạm Urê + 1/3 lượng phân kali.

+ Bón thúc lần 4: Khi cây bắt đầu cuốn bắp:

Bón 1/4 lượng đạm Urê.

Chỉ tiêu theo dõi: số lá/cây, đường kính tán,

đường kính bắp, khả năng chống chịu sâu

bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất thực thu, xác định hàm lượng NO3-

trong rau bằng điện cực ion chọn lọc.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Vê động thái ra lá

Thời điểm sau trồng 20 và 27 ngày: số lá/cây

của các công thức tham gia thí nghiệm không

có sự sai khác so với công thức đối chứng ở

mức độ tin cậy 95%. Thời điểm sau trồng 34

ngày số lá/cây của các công thức thí nghiệm

dao động trong khoảng tư 10,98 – 15,46

lá/cây, trong đó công thức 3, 4 và 5 có số

lá/cây cao hơn công thức đối chứng ở mức độ

tin cậy 95%. Tại thời điểm sau trồng 41 ngày

với các mức bón phân đạm khác nhau đã ảnh

hưởng đến số lá/cây của các công thức tham

gia thí nghiệm, công thức 2 và 3 có số lá/cây

không có sự sai khác so với công thức đối

chứng ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 4 và

5 có số lá/cây cao hơn công thức đối chứng ở

mức độ tin cậy 95%.

Vê động thái tăng trưởng đường kính tán

Đường kính tán cây (đường kính hoa thị) là

một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh

giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây.

Những cây có đường kính tán to, đều là

những cây có tiềm năng cho năng suất tốt.

Qua bảng 2 cho thấy các mức bón phân đạm

ure khác nhau đã làm ảnh hưởng rõ rệt đến

đường kính tán của cải bắp. Ở các thời điểm

theo dõi (tư 20 – 48 ngày sau trồng) các công

thức tham gia thí nghiệm đều có đường kính

tán cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin

cậy 95%.

Bảng 1: Ảnh hương của các mức bón phân đạm Urê đến số lá của giống cai bắp NS – Cross vu đông 2013

tại Phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên

Đơn vị: Lá/cây

Công thức Ngày sau trồng.................(Ngày)

20 27 34 41

1 (Đ/C) 7,67 8,82 10,98 13,00

2 8,0 8,90 13,21 15,09

3 7,24 9,36 13,83 16,78

4 7,70 9,15 14,72 17,24

5 7,82 9,63 15,46 17,80

LSD05 0,34 0,43 0,35 0,39

CV (%) 3,6 2,7 2,9 3,9

Page 64: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Thu Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 61 - 65

63

Bảng 2: Ảnh hương của các mức bón phân đạm Urê đến đường kính tán của giống cai bắp NS – Cross

vu đông 2013 tại Phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên

Đơn vị: Cm

Công thức Ngày sau trồng..................(Ngày)

20 27 34 41 48

1 (Đ/C) 20,21 26,07 35,67 40,31 45,67

2 22,78 28,47 41,78 46,24 49,27

3 23,46 28,40 43,23 50,52 55,68

4 23,78 30,17 45,52 54,32 60,45

5 24,01 31,79 50,23 55,25 62,34

LSD05 0,41 0,49 1,2 1,4 2,6

CV (%) 4,5 4,9 4,1 3,9 4,7

Vê động thái tăng trưởng đường kính bắp

Bảng 3: Ảnh hương của các mức bón phân đạm Urê đến đường kính bắp

của giống cai bắp NS – Cross vu đông 2013 tại Phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên

Đơn vị: Cm

Công thức Ngày sau trồng..................(Ngày)

50 57 64 71 78 85

1 (Đ/C) 4,04 5,70 7,03 9,36 10,98 13,45

2 4,78 6,90 8,65 10,45 13,42 15,98

3 5,77 6,97 10,00 12,30 14,78 16,83

4 6,24 7,89 10,93 12,99 15,67 18,04

5 6,43 8,94 12,31 14,34 16,54 19,36

LSD05 1,05 1,12 0,98 1,21 1,04 0,96

CV (%) 5,7 5,6 5,8 4,7 6,3 3,9

Sau trồng 50 ngày bắp đã bắt đầu cuốn, các

công thức tham gia thí nghiệm có đường kính

bắp dao động tư 4,04 – 6,43cm, trong đó công

thức 2 có đuờng kính bắp không có sự sai

khác so với công thức đối chứng ở mức độ tin

cậy 95%, các công thức còn lại đều có đường

kính bắp cao hơn công thức đối chứng ở mức

độ tin cậy 95%. Ở các giai đoạn theo dõi sau

cho thấy các mức bón phân đạm Urê khác

nhau đã ảnh hưởng rõ rệt đến đường kính bắp

của cải bắp. Các công thức tham gia thí nghiệm

có đường kính bắp cao hơn công thức đối

chứng (không bón đạm) ở mức độ tin cậy 95%.

Vê năng suất

Năng suất là kết quả tổng hợp của nhiều yếu

tố trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển

của cây như: điều kiện ngoại cảnh, biện pháp

kỹ thuật... Trong đó phân bón là một trong

những nhân tố quyết định đến năng suất thông

qua các yếu tố cấu thành năng suất.

- Khối lượng trung bình/bắp dao động tư 541

(Công thức đối chứng) – 1320,6gam/bắp

(Công thức 5). Trong đó các công thức tham

gia thí nghiệm đều có khối lượng trung

bình/bắp cao hơn công thức đối chứng ở mức

độ tin cậy 95%. Như vậy các mức bón phân

đạm Urê khác nhau đã làm ảnh hưởng rất rõ

đến khối lượng trung bình của bắp.

- Năng suất ly thuyết phản ánh tiềm năng cho

năng suất của cây trồng, dựa vào năng suất ly

thuyết ta có thể tác động các biện pháp kỹ

thuật sao cho năng suất thực thu gần với năng

suất ly thuyết nhất. Kết quả ở bảng 4 cho thấy

năng suất ly thuyết của công thức đối chứng

(không bón đạm) đạt thấp nhất là 135,3 tạ/ha,

công thức 5 (bón 160 Kg N) đạt năng suất ly

thuyết cao nhất là 314,6 tạ/ha. Như vậy với

liều lượng bón phân đạm Urê tăng đã làm

tăng năng suất ly thuết cải bắp một cách rõ

rệt, các công thức tham gia thí nghiệm đều có

năng suất ly thuyết cao hơn công thức đối

chứng ở mức độ tin cậy 95%.

- Năng suất thực thu: Năng suất thực thu của

các công thức tham gia thí nghiệm dao động

trong khoảng tư 123,71 tạ/ha đến 274,37

tạ/ha. Trong đó các công thức có bón phân

đạm đều có năng suất thực thu cao hơn so với

công thức đối chứng (không bón) ở mức độ

tin cậy 95%.

Page 65: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Thu Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 61 - 65

64

Bảng 4: Ảnh hương của các mức bón phân đạm Urê đến các yếu tố câu thành năng suât và năng suât

thực thu của giống cai bắp NS – Cross vu đông 2013 tại Phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên

Công thức Khối lượng trung

bình/bắp (gam/bắp)

Năng suất lý thuyết

(tạ/ha)

Năng suất thực thu

(tạ/ha)

1 (Đ/C) 541 135,3 123,71

2 735,4 233,3 220,56

3 856,2 296,1 251,24

4 946,9 309,5 263,78

5 1320,6 314,6 274,37

LSD05 2,57 46,7 63,45

CV (%) 4,5 5,8 3,9

Vê dư lượng Nitrat trong rau cải bắp

Bảng 5: Ảnh hương của các mức bón phân đạm Urê đến dư lương nitrat (NO3-)

trong rau cai bắp NS – Cross vu đông 2013 tại Phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên

Công thức Dư lượng Nitrat (NO3-) (mg/kg rau tươi)

1 (Đ/c) 125

2 217

3 248

4 420

5 533

Ngưỡng dư lượng cho phép (theo FAO) 500

Bảng 5 cho thấy dư lượng Nitrat trong rau cải

bắp tỷ lệ thuận với các mức bón phân đạm

Urê, ở công thức không bón phân đạm có dư

lượng nitrar rất nhỏ (125 mg/kg rau tươi), khi

mức bón tăng lên 100 kgN thì dư lượng Nitrat

tăng lên 217 mg/kg rau tươi, mức bón 140

kgN thì dư lượng Nitrat là 420 mg/kg rau

tươi, tuy nhiên dư lượng này vẫn nhỏ hơn

mức giới hạn cho phép. Khi tăng mức bón lên

160 kgN thì dư lượng Nitrat tăng lên 533

mg/kg rau tươi vượt quá ngưỡng dư lượng

cho phép.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

- Các mức bón phân đạm Urê khác nhau đã

ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu về sinh

trưởng, phát triển của giống cải bắp NS –

Cross, các công thức có bón phân đạm đều có

các số lá/cây, đường kính tán, đường kính bắp

cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin

cậy 95%.

- Các mức bón phân đạm Urê khác nhau đã

làm ảnh hưởng rất rõ đến khối lượng trung

bình của bắp dao động tư 541gam (Công thức

đối chứng) – 1320,6gam/bắp (Công thức 5).

Trong đó các công thức tham gia thí nghiệm

đều có khối lượng trung bình/bắp cao hơn

công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

- Ở mức bón phân đạm 160 kgN/ha cho năng

suất thực thu đạt cao nhất là 274,37 tạ/ha, tuy

nhiên dư lượng Nitrar lại vượt quá ngưỡng dư

lượng cho phép, do vậy không đạt tiêu chuẩn

rau an toàn. Với mức bón 140 kgN/ha cho

năng suất 263,78 tạ/ha và dư lượng Nitrat

dưới ngưỡng dư lượng cho phép.

Đê nghị

- Tiếp tục nghiên cứu việc sử dụng phân bón,

phân hoá học với các loại rau khác nhau để có

hiệu quả kinh tế cao nhất

- Khuyến cáo người trồng rau giảm dần việc

sử dụng phân bón hoá học, tăng cường sử

dụng phân hữu cơ để giảm dư lượng Nitrar

trong rau, tạo ra sản phẩm rau an toàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Thu Cúc (2006), Giáo trình kỹ thuật trồng

rau, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

2. Đường Hồng Dật (2003), Sổ tay hương dẫn sư

dung phân bón, Nxb Nông nghiệp.

Page 66: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Thu Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 61 - 65

65

3. Nguyễn Văn Hiền và cs (2006), Báo cáo kết

qua phân tích dư lượng độc tố trong đât, nươc và

san phẩm rau xanh, Viện nghiên cứu rau quả.

4. Đỗ Thị Ngọc Oanh, Hoàng Văn Phụ, Nguyễn

Thế Hùng, Hoàng Thị Bích Thảo (2003), Giáo

trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nxb

Nông nghiệp.

SUMMARY

EFFECTS OF DIFFERENT LEVEL OF NITROGEN FERTILIER

ON PRODUCTIVITY AND NITRATE RESIDUES

IN NS – CROSS CABBAGE PLANTED IN WINTER 2013

AT QUANG VINH DISTRICT, THAI NGUYEN CITY

Nguyen Thi Thu Ha*, Nguyen Thi Xuyen, Nguyen Duy Lam College of Economics and Technology -TNU

The experimental research on effects of different levels of nitrogen fertilizer on productivity of and

nitrate residues in NS-Cross cabbage planted in winter 2013 at Quang Vinh District, Thai Nguyen

City shows that: the growth and productivity of this plant are significantly affected by the different

levels of urea fertilization, in which it has the highest productivity when using 160 kg Nitrogen

fertilizer per hectare but the nitrate residue exceeds the allowed index. It therefore does not satisfy

the safety vegetables standards. On the other hand, the yield is good with 263.78 quintals per

hectare when using 140 kg of Nitrogen fertilizer per hectare and nitrate residues index is under the

allowed threshold of residue.

Key words: fertilizers, growth, development, productivity and NO3

Ngày nhận bài: 03/6/2014; Ngày phan biện:10/6/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: TS.Võ Quốc Việt – Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0915 590101, Email: [email protected]

Page 67: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Thu Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 61 - 65

66

Page 68: Tập 123, số 09, 2014

Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76

67

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT

CỦA GÀ MÈO NUÔI TẠI QUẢNG YÊN - QUẢNG NINH

Trần Thanh Vân1*, Nguyễn Tiến Hưng2, Nguyễn Thị Thuý Mỵ3

1Đại học Thái Nguyên, 2Phòng kinh tế Quang Yên, Quang Ninh,

3Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trên 750 gà Mèo thuần, nuôi phương thức bán nuôi nhốt đến 20 tuần

tuổi ở 3 hộ gia đình tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với mục tiêu khảo sát sức sản xuất thịt,

cung cấp thực phẩm đặc sản cho thành phố du lịch. Kết quả thu được là:

Tỷ lệ nuôi sống là 94,0 %. Khối lượng sống tính chung trống mái là: 1714,74 g/con. Sinh trưởng

tuyệt đối bình quân là 12,04 g/con/ngày. Khả năng tiêu thụ thức ăn bình quân/ngày là 60,52

g/con/ngày; Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 5,06. Chỉ số sản xuất (PI) của gà là 22,78.

Tỷ lệ thân thịt đạt 71,29 - 72,11 %, tỷ lệ thịt đùi + ngực là 38,41 % - 38,88 %, tỷ lệ mỡ bụng

1,08% - 2,03 %. Tỷ lệ vật chất khô 25,98 % - 26,33% ở cơ ngực và 26,30% - 26,36% ở cơ đùi; Tỷ lệ

protein thô là 23,72% - 24,07% ở cơ ngực và 20,74% - 21,92% ở cơ đùi. Tỷ lệ mất nước chế biến của

thịt gà là 17,28 %, tỷ lệ mất nước tổng số là 18,71 %, giá trị pH của thịt trong khoảng 5,76 - 6,26,

màu sắc thịt mang đặc trưng của giống gà Mèo với màu sáng (L), màu đỏ-đen (a) và màu vàng (b)

tương ứng là 41,17 - 5,53 - 4,67, độ dai của thịt là 2,58 kg.

Một số món ăn chế biến tư thịt gà Mèo được người tiêu dùng chấp thuận và đánh giá cao, phù hợp

thị hiếu với tổng điểm trung bình có trọng số với món gà luộc, gà hấp muối và gà nấu canh gưng

lần lượt là 22,17 - 21,17 - 19,61 trên tổng số 22,75 điểm.

Từ khoá: bán nuôi nhốt, chât lượng thịt, gà Mèo, Quang Yên-Quang Ninh, sức san xuât thịt

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Một trong những giống bản địa phù hợp với

những nhu cầu, thị hiếu nêu trên là giống gà

Mèo, với đặc điểm thịt đen, xương đen, phủ

tạng đen, hàm lượng mỡ rất ít, thịt dai, chắc,

thơm ngon, hàm lượng đạm khá cao so với

các giống khác; ngoài việc sử dụng làm thực

phẩm, giống gà này còn dùng để chữa bệnh

hoặc nấu cao. Gà Mèo mang nhiều đặc điểm

quy như khả năng chống chịu cao, ít đòi hỏi

về chế độ ăn và chế độ chăm sóc cầu kỳ,

nhưng lại cho tốc tộ sinh trưởng tương đối

nhanh. Trước đây giống gà này chỉ nuôi ở

vùng núi cao phía Bắc với số lượng không

nhiều; năm 2003, nhằm bảo tồn và phát triển

giống gà Mèo, Viện Chăn nuôi thực hiện dự

án "Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi

vịt Bầu Quỳ và gà Mèo". Dự án này đã hoàn

thành và được Hội đồng Khoa học công nghệ

cấp Nhà nước nghiệm thu cho phép nhân rộng

ra sản xuất, giống gà Mèo đã được đưa vào

danh sách nuôi giữ giống gốc tại Viện chăn

* Tel: 0912 282816, Email: [email protected]

nuôi quốc gia để phát triển cung cấp con

giống phục vụ sản xuất chăn nuôi.

Nhằm khai thác hiệu quả và bảo vệ sự phong

phú giống vật nuôi bản địa thì việc nuôi thí

nghiệm giống gà Mèo tại địa bàn thị xã

Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là rất cần thiết,

với mục đích mở rộng được phạm vi phân bố

của giống, qua đó nghiên cứu một số đặc

điểm sinh học, sự thích nghi, khả năng sản

xuất và chất lượng thịt của chúng. Tư kết quả

thành công của việc nuôi thí nghiệm tiến đến

nhân rộng sản xuất tại địa bàn để đáp ứng nhu

cầu rất lớn hiện nay về các thực phẩm quy

hiếm, đặc sản có giá trị dinh dưỡng, giá trị

dược liệu cao đang ngày một tăng tại tỉnh

Quảng Ninh, một tỉnh có du lịch phát triển,

hàng năm đón hơn 5 triệu khách trong và

ngoài nước đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Tư

cơ sở khoa học và yêu cầu thực tiễn trên,

chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này. Mục

tiêu của đề tài: Góp phần bảo tồn và phát triển

giống gà đặc sản Mèo bằng việc mở rộng

phạm vi phân bố của giống; Nghiên cứu sự

thích nghi, khả năng sản xuất và chất lượng

Page 69: Tập 123, số 09, 2014

Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76

68

thịt của giống gà Mèo nuôi tại tỉnh Quảng

Ninh; Khảo sát, đánh giá chất lượng thịt để

xác định được giai đoạn tuổi gà đưa vào khai

thác hiệu quả nhất tư đó đưa ra khuyến cáo

định hướng sản xuất vưa đảm bảo hiệu quả

kinh tế vưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu

người tiêu dùng.

Đối tượng, địa điểm, nội dung, phương

pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Giống gà Mèo

thuần, lông, da, thịt, xương màu đen của

Viện chăn nuôi;

Thời gian nghiên cứu: Tư tháng 8/2012 đến

tháng 8/2013.

Địa điểm nghiên cứu: Tại thị xã Quảng Yên,

tỉnh Quảng Ninh.

Nội dung nghiên cứu: Nuôi khảo sát gà Mèo

thuần nhóm có da, thịt, xương đen; tư 1 - 20

tuần tuổi ở nông hộ theo phương thức bán

chăn thả để đánh giá một số đặc điểm sinh

học, tính thích nghi, khả năng sản xuất, khả

năng cho thịt của gà Mèo nuôi tại thị xã

Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được

bố trí 3 lô, đảm bảo sự đồng đều về các yếu

tố: Cùng thời điểm, giống, tuổi, tính biệt, thức

ăn và quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các chỉ tiêu theo dõi: Tỉ lệ nuôi sống; Sinh

trưởng tích lũy; Sinh trưởng tuyệt đối; Khả

năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn; Chỉ số

sản xuất; Chỉ tiêu giết mổ; Chất lượng thịt.

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được chúng tôi tiến hành xử ly

theo phương pháp thống kê sinh vật học của

Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) trên phần

mềm Minitab ver 16.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

STT Diễn giải Số lượng

1 Số hộ nuôi gà (hộ) 03

2 Số gà/ hộ (con) 250 con

3 Thời gian nuôi (tuần) 20

4 Phương thức nuôi: 01 - 24 ngày

25 - 140 ngày

Nhốt - cho ăn tự do cả ngày

Bán chăn thả - cho ăn 2 bữa /ngày

5 - Thời gian mổ khảo sát

- Số lượng gà mổ khảo sát, phân tích TPHH,

chất lượng thịt lần 1

- Số lượng gà mở Hội nghị thử nếm

- 13 / 17/ 20 tuần tuổi

- 3 trống + 3 mái /mỗi lần

- 3 trống + 3 mái/mỗi lần

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả theo dõi vê khả năng thích nghi

Bảng 1. Tỷ lệ sống cộng dồn của gà thí nghiệm (%)

Tuần tuổi X X

m Cv %

1 35,027,98 0,62

5 13,033,95 0,24

10 46,040,94 0,85

15 27,013,94 0,49

20 23,000,94 0,43

Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn tính chung của 03 lô là 94,00%, trong suốt thời gian nuôi, chúng tôi

không thấy gà có biểu hiện khác thường về sức khoẻ cũng như bệnh tật, như vậy, gà Mèo thích

hợp với điều kiện khí hậu biển Đông bắc của Quảng Yên - Quảng Ninh và quy trình nuôi dưỡng

của chúng tôi. So sánh với kết quả nghiên cứu tỷ lệ nuôi sống ở 20 tuần tuổi trên gà Mèo thuần

nuôi tại Sa Pa, Lào Cai (Ngô Xuân Cảnh, 2011) [1] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.

So sánh kết quả nghiên cứu trên gà Mèo thuần nuôi tại Thái Nguyên của Nguyễn Thu Quyên,

2008 [4] thì kết quả của chúng tôi thấp hơn (2-4%); kết quả của chúng tôi tiệm cận so với nơi

xuất phát của giống (94,63 % - 97,30 %) (Võ Văn Sự và cộng sự, 2005) [5].

Page 70: Tập 123, số 09, 2014

Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76

69

Sinh trưởng của gà thí nghiệm

Sinh trưởng tích lũy

Qua bảng 2 cho thấy gà Mèo có khối lượng

mới nở bình quân là 29,59 g/con. Khối lượng

cơ thể tính chung trống mái và tính riêng

trống, mái của gà khảo nghiệm tăng dần qua

các tuần tuổi, ở các lô thí nghiệm gà đều sinh

trưởng tốt, phù hợp với quy luật sinh trưởng

của gia cầm. Tại thời điểm 12 tuần tuổi, khối

lượng con trống và con mái lần lượt là

1270,11 g/con và 1091,87 g/con, khối lượng

bình quân trống mái là 1185,85 g/con. Kết

thúc thí nghiệm ở 20 tuần tuổi, khối lượng cơ

thể của gà thí nghiệm đạt bình quân 1714,74

g/con; trong đó con trống đạt 1819,99 g/con,

con mái đạt 1608,11 g/con. So sánh với kết

quả nghiên cứu của các tác giả Phạm Công

Thiếu và cs (2001) [7], Ngô Kim Cúc và cs

(2002) [2], Phan Đình Thắm và cs (2003) [6]

và Trần Thanh Vân (2005) [8] về khối lượng

gà Mèo lông đen lúc 12 tuần tuổi, thì khối

lượng gà thí nghiệm của chúng tôi cao hơn.

So sánh với kết quả của Ngô Xuân Cảnh

(2011) [1], gà Mèo thuần nuôi tại Sa Pa Lào

Cai, lúc 20 tuần tuổi có khối lượng cơ thể

bình quân đạt 1491,81 g/con và của tác giả

Trần Thanh Vân và cs (2006) [9] gà Mèo

thuần nuôi tại Hà Giang lúc 20 tuần tuổi có

khối lượng bình quân con trống đạt 1780,83

g/con, con mái đạt 1522,05 thì kết quả của

chúng tôi cao hơn. So sánh với kết quả nghiên

cứu của Nguyễn Duy Hoan và cs (2008) [11],

gà Mèo thuần (có nguồn gốc tư Yên Bái) nuôi

khảo sát tại Yên Phong, Bắc Ninh lúc 20 tuần

tuổi có khối lượng bình quân con trống đạt

2225,53 g/con, con mái đạt 1904,66 g/con thì

kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên

cứu của tác giả.

Hình 1 cho thấy đường biểu diễn khối lượng

cơ thể của gà Mèo của cả 3 lô thí nghiệm luôn

tương đương nhau, gà Mèo giai đoạn 1 - 3

tuần tuổi khối lượng cơ thể tăng chậm nên độ

dốc của đồ thị ít, nhưng tư tuần tuổi thứ 4

khối lượng cơ thể của gà Mèo bắt đầu tăng

nhanh nên độ dốc của đồ thị cũng tăng nhanh,

đến giai đoạn 14 - 15 tuần tuổi có dấu hiệu

khối lượng cơ thể tăng chậm dần lại, đến giai

đoạn 18 - 20 tuần tuổi có chiều hướng đạt gần

đỉnh của quá trình sinh trưởng tích lũy, đồ thị

phát triển theo chiều ngang và ít có độ dốc hơn

so với các tuần tuổi trước đó.

Bảng 2. Sinh trương tích lũy của gà thí nghiệm (g)

Con trống Con mái Chung trống mái

Tuần

tuổi n xmX

Cv

(%) n xmX

Cv (%) X

6 84 547,81 ± 6,96 11,64 76 404,99 ± 4,40 9,48 480,40

7 84 673,35 ± 9,66 13,31 82 522,25 ± 5,57 9,57 600,54

11 78 1177,87 ± 15,61 11,70 78 999,55 ± 9,49 8,39 1088,71

12 87 1270,11 ± 15,64 11,48 78 1091,87 ± 10,05 8,13 1185,85

15 81 1612,07 ± 20,66 11,53 79 1352,04 ± 14,52 9,54 1483,68

16 84 1666,99 ± 20,38 11,21 73 1404,58 ± 16,21 9,86 1548,98

19 83 1788,22 ± 20,49 10,44 70 1572,66 ± 16,88 9,04 1688,84

20 77 1819,99 ± 20,82 10,04 76 1608,11 ± 14,89 8,07 1714,74

Hình 1. Sinh trương tích lũy của gà thí nghiệm

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

1800

2000

SS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Tuân tuôi

Gam/

con

Lô 1

Lô 2

Lô 3

Page 71: Tập 123, số 09, 2014

Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76

70

Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm

Trên cơ sở số liệu về khối lượng cơ thể,

chúng tôi tiến hành tính toán sinh trưởng

tuyệt đối của gà thí nghiệm qua 20 tuần tuổi.

Kết quả được trình bày tại bảng 3 và hình 2.

Bảng 3. Sinh trương tuyệt đối của gà thí nghiệm

(g/con/ngày)(Chung trống mái của 3 đàn)

Giai đoạn

(tuần tuổi) xmX Cv%

0 - 1 4,72 ± 0,06 2,12

1 - 2 5,02 ± 0,07 2,31

6 - 7 17,19 ± 0,25 2,56

7 - 8 17,70 ± 0,61 5,96

10 - 11 17,00 ± 5,03 7,07

11 - 12 14,12 ± 7,90 3,13

14 - 15 11,90 ± 0,90 13,04

15 - 16 8,00 ± 0,57 12,28

18 -19 6,95 ± 0,758 14,41

19-20 4,35 ± 0,37 14,54

1-20 12,05 ± 0,01 0,14

Kết quả theo dõi cho thấy ở giai đoạn 0 - 1

tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối gà thí nghiệm

đạt bình quân là 4,72 g/con/ngày; Sinh trưởng

tuyệt đối của gà thí nghiệm tăng dần trong

những tuần đầu và đạt giá trị cao nhất vào giai

đoạn 7 - 8 tuần tuổi (17,70 g/con/ngày). Điều

này có thể ly giải theo quy luật sinh trưởng

theo giai đoạn của gia cầm, sinh trưởng tuyệt

đối tuân theo quy luật và tương đồng với kết

quả sinh trưởng tích luỹ.

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy sinh

trưởng tuyệt đối cả giai đoạn của gà thí

nghiệm (tư 1 - 20 tuần tuổi) bình quân chung

của 3 đàn là 12,05 g/con/ngày.

Biểu đồ ở hình 2 cho thấy gà thí nghiệm có sinh

trưởng tuyệt đối cực đại ở giai đoạn tư 7 - 8 tuần

tuổi (17,70 g/con/ngày), sau giai đoạn đó sinh

trưởng tuyệt đối có xu hướng giảm dần.

Hình 2. Sinh trương tuyệt đối của gà thí nghiệm

Khả năng tiêu thu và chuyển hóa thức ăn

Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm

Bảng 4. Kha năng tiêu thu thức ăn của gà

Tuần tuổi x

mX x

mX

(g/con/ngày) (g/con/tuần)

1 6,74 ± 0,39 47,20 ± 2,71

2 11,17 ± 0,04 78,16 ± 0,27

18 95,12 ± 0,01 665,86 ± 0,05

20 108,29 ± 0,07 758,04 ± 0,51

Bình quân 20 tuần 60,52 ± 0,45 423,65 ± 3,14

Tổng TA tiêu thụ 20 tuần (g) 8473,00 ± 62,75 8473,00 ± 62,75

0,00

2,00

4,00

6,00

8,00

10,00

12,00

14,00

16,00

18,00

20,00

0-1 2-3 4-5 6-7 8-910-1

112-1

314-1

516-1

718-1

9

Tuần tuổi

g/co

n/ng

ày Lô 1

Lô 2

Lô 3

Page 72: Tập 123, số 09, 2014

Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76

71

Số liệu bảng 4 cho thấy: Lượng thức ăn thu

nhận của đàn gà Mèo tăng dần qua các tuần

tuổi, đến 20 tuần tuổi tiêu thụ thức ăn của gà

ở 3 lô thí nghiệm bình quân là 108,29

g/con/ngày; Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân

trong 20 tuần của gà thí nghiệm là 60,25

g/con/ngày. Tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong

20 tuần tuổi của gà thí nghiệm là 8473,00

g/con. Kết quả theo dõi của chúng tôi về tổng

lượng thức ăn tiêu thụ của gà Mèo là tương

đối cao, điều này ly giải nguyên nhân là do gà

được nuôi trong các nông hộ theo phương

thức bán chăn thả nên lượng thu nhận thức ăn

lớn. So sánh khả năng tiêu thụ thức ăn của gà

khảo nghiệm với kết quả nghiên cứu trên gà

Mèo thuần nuôi tại Sa Pa, Lào Cai (Ngô Xuân

Cảnh, 2011) [1] đến 20 tuần tuổi lượng thức

ăn thu nhận của gà Mèo trong khoảng tư

95,00 - 101, 21 g/con/ngày thì kết quả theo

dõi của chúng tôi tương tự.

Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm

Kết quả ở bảng 5 cho thấy tiêu tốn thức ăn

cộng dồn của gà thí nghiệm tuân theo quy luật

tăng dần qua các tuần tuổi; kết quả theo dõi ở

3 lô thí nghiệm cho thấy chỉ số tiêu tốn thức

ăn tại các lô là tương đương nhau, tiêu tốn

thức ăn của gà thí nghiệm cao nhất ở 20 tuần

tuổi là 5,06 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. So

sánh với kết quả nghiên cứu của Ngô Xuân

Cảnh (2011) [1] trên gà Mèo thuần nuôi tại Sa

Pa, Lào Cai có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối

lượng trung bình đến 20 tuần tuổi là 4,39 kg,

thì kết quả theo dõi tiêu tốn thức ăn/kg tăng

khối lượng của chúng tôi cao hơn một chút

(5,06 kg). So sánh với kết quả nghiên cứu của

Nguyễn Thu Quyên (2008) [4] trên gà Mèo

thuần nuôi tại Thái Nguyên có tiêu tốn thức

ăn/kg tăng khối lượng ở 12 tuần tuổi là 3,74

kg, kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân

và cs (2006) [9] trên gà Mèo nuôi tại Hà

Giang có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

ở 12 tuần tuổi là 3,39 kg thì kết quả tiêu tốn

thức ăn của chúng tôi thấp hơn (3,04 kg).

Bảng 5. Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng

cộng dồn của gà thí nghiệm (kg)

Tuần tuổi

Chung cả 3 lô

xmX Cv %

5 1,81 ± 0,08 7,88

9 2,54 ± 0,08 5,24

12 3,04 ± 0,09 5,06

20 5,06 ± 0,04 1,40

Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghiệm

Thông qua các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của

gà thí nghiệm chúng tôi tính chỉ số sản xuất,

kết quả chỉ số sản xuất thể hiện ở bảng 6.

Bảng 6. Chỉ số san xuât của gà thí nghiệm

Tuần tuổi Bình quân 3 lô

xmX

9 49,38 ± 0,70

15 36,71 ± 1,06

20 22,78 ± 0,54

Hình 3. Chỉ số san xuât của gà thí nghiệm

Kết quả ở bảng 6 và hình 3 cho thấy chỉ số PI giảm dần qua các tuần tuổi, đạt cao nhất ở 9 tuần

tuổi (49,38), đến 20 tuần tuổi, chỉ số sản xuất giảm thấp nhất (22,78). So sánh với chỉ số sản xuất

của giống gà này nuôi tại Thái Nguyên năm 2004-2005 [8], thì tương đồng với chỉ số sản xuất gà

Mèo của chúng tôi nghiên cứu.

0,000

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Tuần tuổi

PI

Lô 1

Lô 2

Lô 3

Page 73: Tập 123, số 09, 2014

Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76

72

Kết quả trên cho thấy nếu xét về hiệu quả kinh tế thì nên xuất bán, giết mổ ở thời điểm 9 - 10

tuần tuổi là phù hợp nhất. Tuy nhiên trong thực tế, hiệu quả kinh tế chăn nuôi còn phụ thuộc rất

lớn vào nhu cầu, thị hiếu, sức mua của người tiêu dùng tại tưng thời điểm. Do đó, qua xem xét, so

sánh chỉ số sản xuất, chúng tôi khuyến cáo xuất bán vào thời điểm tư 13 tuần tuổi trở ra là hợp ly.

Khảo sát đánh giá năng suất cho thịt và chất lượng thịt

Khả năng cho thịt

Bảng 7a. Kha năng cho thịt của gà thí nghiệm ơ 13 tuân tuổi

Các chỉ tiêu Trống (n = 9) Mái (n = 9)

xmX

xmX

Tỷ lệ thân thịt (%) 70,92 ± 2,32 70,12 ± 2,17

Tỷ lệ thịt ngực (%) 14,89 ± 0,55 13,75 ± 0,54

Tỷ lệ thịt đùi (%) 18,23 ± 0,63 16,58 ± 0,54

Tỷ lệ thịt đùi + ngực (%) 33,13 ± 0,99 30,32 ± 0,96

Tỷ lệ mỡ bụng (%) 0,81 ± 0,03 1,08 ± 0,03

Bảng 7b. Kha năng cho thịt của gà thí nghiệm ơ 20 tuân tuổi

Các chỉ tiêu Trống (n = 9) Mái (n = 9)

xmX

xmX

Tỷ lệ thân thịt (%) 72,11 ± 2,24 71,29 ± 3,37

Tỷ lệ thịt ngực (%) 16,82 ± 0,52 15,85 ± 0,90

Tỷ lệ thịt đùi (%) 22,06 ± 0,69 22,56 ± 0,84

Tỷ lệ thịt đùi + ngực (%) 38,88 ± 0,92 38,41 ± 2,13

Tỷ lệ mỡ bụng (%) 1,08 ± 0,04 2,03 ± 0,09

Tỷ lệ thân thịt giữa con trống và con mái có

sự chênh lệch không lớn và tăng dần theo tuổi

giết mổ; Tại thời điểm 13 tuần tuổi tỷ lệ thân

thịt của gà thí nghiệm đạt 70,92 % ở con

trống và 70,12 % ở con mái; Đến 20 tuần

tuổi, tỷ lệ thân thịt của gà thí nghiệm đạt

72,11 % ở con trống và 71,29 % ở con mái.

Đối với các chỉ tiêu còn lại về tỷ lệ cơ đùi, cơ

ngực, cơ đùi + cơ ngực của con trống qua

khảo sát cho thấy đều cao hơn con mái, tuy

nhiên ở 20 tuần tuổi tỷ lệ thịt đùi của con mái

cao hơn của con trống tương ứng là 22,56 %

và 22,06 %. Tỷ lệ mỡ bụng ở con mái cao

hơn con trống qua các thời điểm khảo sát.

Nhìn chung tỷ lệ mỡ bụng ở gà Mèo là không

cao, đây có lẽ là một đặc điểm rất riêng của

giống gà này.

Thành phần hóa học của thịt

Căn cứ vào các chỉ tiêu, giai đoạn khảo sát có

thể nhận xét rằng: Chất lượng thịt gà Mèo là

khá cao. Tỷ lệ vật chất khô của thịt gà Mèo

cao hơn một số giống gà nội khác; cụ thể: Ở

13 tuần tuổi, tỷ lệ vật chất khô trong thịt ngực

gà trống 26,09 %, thịt đùi 26,96 %; gà mái

thịt ngực 26,72 %, thịt đùi 27,64 %. Ở 17 tuần

tuổi, tỷ lệ vật chất khô của thịt ngực gà trống

27,53 %, thịt đùi 26,09 %; gà mái thịt ngực là

27,57 %, thịt đùi là 27,25 %. Đến 20 tuần

tuổi, tỷ lệ vật chất khô của thịt ngực gà trống

25,98 %, thịt đùi 26,36 %; gà mái thịt ngực là

26,33%, thịt đùi là 26,30 %.

Tỷ lệ protein thô tăng dần qua các tuần tuổi

khảo sát: Ở tuần tuổi 13, tỷ lệ protein thô

trong thịt ngực gà trống 22,30 %, thịt đùi

19,84 %; gà mái thịt ngực 20,81%, thịt đùi

19,27 %. Ở tuần tuổi 17, tỷ lệ protein thô

trong thịt ngực gà trống 24,49 %, thịt đùi là

19,00%; gà mái thịt ngực là 23,68 %, thịt đùi

là 19,92%. Ở tuần tuổi 20, tỷ lệ protein thô

trong thịt ngực gà trống là 23,72 %, thịt đùi là

20,74 %; gà mái thịt ngực là 24,07 %, thịt đùi

là 21,92 %.

Tỷ lệ lipit thô trong thịt gà Mèo tại các thời

điểm khảo sát 13, 17, 20 tuần tuổi tương ứng

với tỷ lệ lipit thô thịt đùi là 3,74 - 4,42 - 4,21

% so với lipit thô thịt ngực 0,78 - 0,89 - 0,96

% ở gà trống và 4,95 - 5,56 - 4,00 % so với

2,79 - 2,03 - 1,99 % ở gà mái.

Page 74: Tập 123, số 09, 2014

Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76

73

Bảng 8. Thành phân hóa học của thịt gà thí nghiệm (%)

Thành phần hóa học

Trống (n = 3) Mái (n = 3)

Cơ ngực Cơ đùi Cơ ngực Cơ đùi

xmX

xmX

xmX

xmX

Thời điểm 13 tuần tuổi

Vật chất khô 26,09 ± 0,23 26,96 ± 0,58 26,72 ±0,40 27,64 ± 0,80

Protein 22,30 ± 0,59 13,184,19 85,081,20 74,027,19

Li pít 06,078,0 63,174,3 55,179,2 54,095,4

Khoáng tổng số 04,050,1 08,037,1

17,059,1 11,036,1

Thời điểm 17 tuần tuổi

Vật chất khô 27,53 ± 0,54 26,09 ± 0,59 27,57± 0,65 06,125,27

Protein 24,49 ± 0,60 21,000,19 23,68 ± 0,24 62,092,19

Li pít 56,089,0 15,042,4 56,003,2 20,156,5

Khoáng tổng số 20,080,1 09,041,1 09,066,1

10,038,1

Thời điểm 20 tuần tuổi

Vật chất khô 25, 98 ± 0,39 18,136,26 26,33 ± 0,34 26,30 ± 0,45

Protein 50,072,23 20, 74 ± 0,95 24,07 ± 0,23 32,192,21

Li pít 07,096,0 37,021,4 68,199,1 50,000,4

Khoáng tổng số 06,050,1 01,037,1 08,066,1

09,031,1

Tỷ lệ khoáng tổng số ở thịt gà Mèo qua các

thời điểm mổ khảo sát là tương đương nhau,

tuy nhiên tỷ lệ khoáng tổng số ở thịt ngực cao

hơn so với ở thịt đùi. Cụ thể: tại các thời điểm

khảo sát 13, 17, 20 tuần tuổi tương ứng với tỷ

lệ khoáng tổng số thịt ngực là 1,50 - 1,80 -

1,50 so với tỷ lệ khoáng tổng số thịt đùi 1,37 -

1,41 - 1,37 ở gà trống; 1,59 - 1,66 - 1,66 so

với 1,36 - 1,38 - 1,31 ở gà mái.

Đánh giá chất lượng thịt sống và thịt chín

của gà thí nghiệm

Đánh giá chất lượng thịt sống

Để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng thịt sống

thông qua phân tích các chỉ tiêu vể tỷ lệ mất

nước, Giá trị pH thịt và màu sắc thịt, chúng

tôi tiến hành khảo sát ở các thời điểm gà thí

nghiệm đạt 13, 17 và 20 tuần tuổi. Kết quả

được thể hiện ở bảng 9.

Qua bảng 9 cho thấy tỷ lệ mất nước bảo quản

sau 24 giờ của gà Mèo ổn định tại 3 thời điểm

khảo sát trong khoảng 1,37% - 1,73%.

Tuy nhiên, tỷ lệ mất nước chế biến và tỷ lệ

mất nước tổng số có sự thay đổi qua các thời

điểm khảo sát. Ở 13 - 17 - 20 tuần tuổi, tỷ lệ

mất nước chế biến giảm dần tương ứng là

25,65 % - 21,44 % - 17,28 % và tỷ lệ mất

nước tổng số tương ứng là 27,37 % - 22,81 %

- 17,28 %.

Theo kết quả nghiên cứu của Schilling và

cộng sự (2005) thì tỷ lệ mất nước chế biến và

mất nước tổng số ở thịt gà là 17,9 - 19 % và

21,92 - 22,65 % thì kết quả nghiên cứu của

chúng tôi trên đàn gà Mèo ở tuần tuổi 17 và

tuần tuổi 20 nằm trong giới hạn trung bình

của thịt gà.

Giá trị pH có liên quan chặt chẽ đến khả năng

giữ nước và khả năng kháng khuẩn của thịt.

Giá trị pH15 và giá trị pH24 của thịt gà Mèo thí

nghiệm ổn định qua các thời điểm; giá trị pH15

dao động trong khoảng tư 6,26 - 6,34, giá trị

pH24 dao động trong khoảng 5,70 - 5,94. Kết

quả giá trị pH15 và giá trị pH24 của gà Mèo là

bình thường như các giống gà khác và nằm

trong khoảng trung bình tư 5,70 - 6,34.

Page 75: Tập 123, số 09, 2014

Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76

74

Màu sắc thịt của gà Mèo cơ bản ổn định qua

các thời điểm khảo sát, không có sự thay đổi

lớn; cụ thể màu sáng (L) trong khoảng 38,16 -

41,17, màu đỏ - đen (a) trong khoảng 5,53 -

5,84, màu vàng (b) trong khoảng 4,67 - 6,82.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Schilling

(2005) [10], màu sáng (L) trung bình của gà

trong khoảng 47,00 - 53,00 thì kết quả của

chúng tôi thấp hơn. Điều này có thể giải thích

do đặc điểm của gà Mèo là xương đen, thịt

đen nên chỉ tiêu này thấp hơn bình quân

chung màu sắc thịt gà nhưng đây lại là một

đặc điểm đặc trưng của giống gà quy và có

giá trị khai thác rất lớn bởi đặc trưng này.

Độ dai của thịt gà Mèo tăng dần qua các tuần

tuổi khảo sát và tuân theo quy luật chung.

Thịt gà Mèo ở 13 tuần tuổi độ dai là 2,11 kg,

ở 17 tuần tuổi độ dai là 2,40 kg và ở 20 tuần

tuổi độ dai là 2,58 kg. Theo nghiên cứu của

Schilling (2008) [11], thì độ dai của thịt gà

> 4,5 kg là thịt dai, độ dai của thịt gà < 4,5

kg là thịt không dai. Kết quả thịt gà Mèo

của chúng tôi < 4,5 kg là thịt gà không dai,

chất lượng thịt tốt nằm trong tiêu chuẩn cho

chỉ tiêu ngon miệng.

Đánh giá chất lượng thịt chín

Gà Mèo 13 tuần tuổi, với các món ăn giới

thiệu tại hội nghị thử nếm thì món gà nấu

canh gưng được đánh giá cao nhất với tổng

điểm trung bình có trọng số 20,61 điểm, tiếp

sau là món gà hấp muối (18,72 điểm), cuối

cùng là món gà luộc (16,00).

Đến tuần tuổi 17, đã có sự thay đổi, mặc dù

món gà nấu canh gưng vẫn được đánh giá cao

nhất (19,33 điểm), tuy nhiên tổng điểm trung

bình có trọng số của món gà luộc và món gà

hầm muối đã có sự thăng tiến lần lượt là

19,11 điểm và 18,89 điểm, tiệm cận với giá trị

món gà nấu canh gưng tại thời điểm khảo sát.

Ở tuần tuổi 20, kết quả thể hiện tại bảng 10,

tổng điểm trung bình có trọng số giữa các

món ăn tại hội nghị có sự thay đổi, cụ thể

món gà luộc có tổng điểm trung bình cao nhất

22,17 điểm, tiếp đến là món gà hấp muối

(21,17 điểm), cuối cùng là món gà nấu canh

gưng (19,61 điểm). Tại thời điểm gà Mèo 13

tuần tuổi, chế biến món gà nấu canh gưng là

phù hợp nhất; đồng thời căn cứ vào các chỉ

tiêu kinh tế kỹ thuật như tiêu tốn thức ăn/kg

tăng trọng, chỉ số kinh tế, chỉ số sản xuất của

đàn gà thí nghiệm, nếu xuất bán đàn gà ở thời

điểm này làm thực phẩm là phù hợp nhất về

giá trị lợi nhuận đem lại cho người sản xuất

và đáp ứng được nhu cầu thị hiếu thị trường.

Tại thời điểm gà Mèo 20 tuần tuổi, chế biến

món gà luộc là phù hơp nhất ; nếu cung cấp

cho các nhà hàng đặc sản để chế biến được

đầy đủ món ăn ngon, đồng đều nhất tư gà

Mèo, phục vụ đối tượng khách hàng yêu cầu

cao hơn thì nên xem xét xuất bán gà ở tuần

tuổi 17 là phù hợp nhất đảm bảo các yếu tố

lợi nhuận của người sản xuất, chất lượng thịt,

thị hiếu người tiêu dùng.

Bảng 9. Chỉ tiêu lí hóa đánh giá chât lượng thịt sống của gà thí nghiệm

Chỉ tiêu Tuần 13 x

mX Tuần 17 x

mX Tuần 20 x

mX

Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản (%) 09,073,1 07,037,1 08,043,1

Tỷ lệ mất nước chế biến (%) 25,165,25 88,044,21 82,028,17

Tỷ lệ mất nước tổng (%) 22,137,27 84,081,22 84,071,18

pH15 ( 15 phút) 04,034,6 15,033,6 13,026,6

pH24 (24 giờ) 07,094,5 02,070,5 45,276,5

Màu sắc: L (màu sáng) 24,116,38 21,142,40 54,117,41

a (màu đỏ - đen) 33,084,5 34,087,5 31,053,5

b (màu vàng) 26,060,5 37,082,6 26,067,4

Độ dai của thịt (kg) 10,011,2 12,040,2 14,058,2

Page 76: Tập 123, số 09, 2014

Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76

75

Bảng 10. Kết qua đánh giá cam quan món ăn từ thịt gà thí nghiệm 20 tuân tuổi

Chỉ tiêu Tổng điểm Điểm TB chưa

có trọng số

Hệ số quan

trọng

Điểm TB có

trọng số

Gà Mèo luộc

Màu sắc thịt 40,00 4,44 0,50 2,22

Mùi thịt 42,00 4,67 1,00 4,67

Vị thịt 41,00 4,22 1,50 6,83

Trạng thái cấu trúc 38,00 4,22 2,00 8,44

Tổng điểm 161,00 17,89 5,00 22,17

Gà Mèo hấp muối

Màu sắc thịt 39,00 4,33 0,50 2,17

Mùi thịt 40,00 4,44 1,00 4,44

Vị thịt 38,00 4,22 1,50 6,33

Trạng thái cấu trúc 37,00 4,11 2,00 8,22

Tổng điểm 154,00 17,11 5,00 21,17

Gà Mèo nấu canh gừng

Màu sắc thịt 39,00 4,33 0,50 2,17

Mùi thịt 42,00 4,67 1,00 4,67

Vị thịt 38,00 4,22 1,50 6,33

Trạng thái cấu trúc 29,00 3,22 2,00 6,44

Tổng điểm 148 16,44 5,00 19,61

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Đàn gà Mèo thuần có khả năng thích nghi

cao, sức sản xuất thịt tốt với điều kiện khí hậu

biển Đông bắc tại Quảng Yên, Quảng Ninh.

Gà nuôi đến 20 tuần tuổi cho kết quả như sau:

Tỷ lệ nuôi sống là 94,0%. Khối lượng sống

tính chung trống mái là: 1714,74 g/con. Sinh

trưởng tuyệt đối bình quân là 12,04

g/con/ngày. Khả năng tiêu thụ thức ăn bình

quân/ngày là 60,52 g/con/ngày; Tiêu tốn thức

ăn/kg tăng khối lượng là 5,06. Chỉ số sản xuất

(PI) của gà 22,78.

Tỷ lệ thân thịt đạt 71,29 - 72,11 %, tỷ lệ thịt

đùi + ngực là 38,41 % - 38,88 %, tỷ lệ mỡ

bụng 1,08% - 2,03 %. Tỷ lệ vật chất khô

25,98 % - 26,33% ở cơ ngực và 26,30% -

26,36% ở cơ đùi; Tỷ lệ protein thô là 23,72%

- 24,07% ở cơ ngực và 20,74% - 21,92% ở cơ

đùi. Tỷ lệ mất nước chế biến của thịt gà là

17,28 %, tỷ lệ mất nước tổng số là 18,71 %,

giá trị pH của thịt trong khoảng 5,76 - 6,26,

màu sắc thịt mang đặc trưng của giống gà

Mèo với màu sáng (L), màu đỏ-đen (a) và

màu vàng (b) tương ứng là 41,17 - 5,53 -

4,67, độ dai của thịt là 2,58 kg.

Kết quả khảo sát, đánh giá cảm quan đối với

một số món ăn chế biến tư thịt gà Mèo được

người tiêu dùng chấp thuận và đánh giá cao,

phù hợp thị hiếu với tổng điểm trung bình có

trọng số với món gà luộc, gà hấp muối và gà

nấu canh gưng lần lượt là 22,17 - 21,17 -

19,61 trên tổng số 22,75 điểm.

Đề nghị

Đề nghị cho nhân rộng mô hình sản xuất tại

địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng loại

thịt gà đặc sản có giá trị kinh tế, giá trị dinh

dưỡng thực phẩm và thị hiếu người tiêu dùng.

Cần có thêm những nghiên cứu tiếp theo

nhằm khảo sát, đánh giá về tuổi thành thục,

khả năng sinh sản, tỷ lệ ấp nở của gà Mèo

thuần nuôi tại Quảng Yên, Quảng Ninh để

hướng tới việc sản xuất giống tại chỗ, cung

cấp giống chất lượng, an toàn cho người có

nhu cầu tại địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Xuân Cảnh (2011), Nghiên cứu so sánh

một số đặc điểm sinh học, kha năng san xuât thịt

và chât lượng thịt của gà Mèo địa phương Sa Pa

vơi gà Mèo thuân, Luận văn thạc sĩ khoa học

Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học

Thái Nguyên.

2. Ngô Kim Cúc, Vũ Khánh Vân, Lê Thị Bình, Võ

Văn Sự, Phạm Công Thiếu, Nguyễn Văn Hải

(2002), “Nuôi bảo tồn và phát triển giống gà

H’mông tại Hà Nội và các vùng phụ cận”, Báo cáo

Page 77: Tập 123, số 09, 2014

Trần Thanh Vân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 67 - 76

76

khoa học năm 2001, Phân nghiên cứu giống gia

câm, Viện Chăn nuôi Quốc gia, Hà Nội tháng 8/

2002, tr. 41 - 49.

3. Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Hữu Hòa (2008),

“Một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất

của gà Mèo và con lai của chúng với gà Ri”, Tạp

chí chăn nuôi - Tập 2, tr. 2-6

4. Nguyễn Thu Quyên (2008), Nghiên cứu đặc điểm

ngoại hình và kha năng san xuât thịt của gà F1

(Trống Mông x Mái Ai Cập) và F1 (Trống Mông x

Mái Lương Phượng) nuôi bán chăn tha tại Thái

Nguyên, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp,

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

5. Võ Văn Sự, Phạm Công Thiếu, Hồ Lam Sơn,

Lương Thị Hồng (2005), “Báo cáo hoàn thiện quy

trình công nghệ chăn nuôi vịt Bầu quỳ và gà

H’Mông”, Viện Chăn nuôi,

http:/www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=10150.

6. Phan Đình Thắm, Trần Huê Viên, Trần Văn

Phùng (2003), “Kết quả nghiên cứu một số đặc

điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Đen

nuôi tại Kỳ Sơn Nghệ An”, Tạp chí Khoa học và

Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, số 4 năm 2003,

tr. 82-84.

7. Phạm Công Thiếu, Võ Văn Sự, Hồ Lam Sơn

(2001), Kết qua nghiên cứu, bao tồn chọn lọc và phát

triển gà H’mông qua 3 thế hệ nuôi tại viện Chăn

nuôi, http://www.VCN.vnn.vn/qg/btqg.htm (N 114)

8. Trần Thanh Vân (2005), “Khả năng sinh trưởng

của gà H’Mông lông đen nuôi trong nông hộ tại

Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, 24/2005, tr. 54-56.

9. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thuy Mỵ,

Nguyễn Văn Sinh (2006), “Tình hình chăn nuôi và

đặc điểm gà H’mông tại các huyện vùng cao núi

đá tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn, 20/2006, tr. 83-85, 94.

10. Schilling M. W. (2005), “Effects of collagen

addition on the functionality of PSE-like and normal

broiler breast meat in the chicken and formed deli

roll”, Journal of Muscle Foods, pp. 46 - 53.

11. Schilling M. W. (2008), “The effects of broiler

catching method on breast meat quality”, Meat

Science 79, pp. 163 – 171.

SUMMARY

RESEARCH ON CAPACITY PRODUCTION AND QUALITY OF MEO CHICKEN’S MEAT RAISED IN QUANG YEN – QUANG NINH

Tran Thanh Van1*, Nguyen Tien Hung2, Nguyen Thi Thuy My3

1Thai Nguyen University,2 Economic Chamber of Quang Yen, Quang Ninh, 3College of Agriculture and Forestry - TNU

The experiment was carried out on 750 Meo chickens from day old chick to 20 weeks of age, at 3

households in Quang Yen town, Quang Ninh province with the objective to explore the production

of meat, specialty food supply for city tour. The results obtained are very promising, in particular:

Survival rate was 94.0%. Live body weight was 1714.74 grs / bird. Average day gain was 12.04

grs / bird / day. The average feed intake was 60.52 grs / bird/ day; Feed conversion ratio was 5.06.

Production index (PI) was 22.78.

Carcass ratio reache 71.29 to 72.11%, the percentage of breast and thigh muscle were 38.41% -

38.88%, abdominal fat percentage 1.08% - 2.03%. The percentage of dry matter 25.98% - 26.33%

in breast muscle and 26.30% - 26.36% in thigh muscle; Crude protein percentage was 23.72% -

24.07% in breast muscle and 20.74% - 21.92% in the thigh muscle. Process water loss rate was

17.28% of chicken meat, total water loss rate was 18.71%, the pH value of the chicken meat in about

5.76 to 6.26, meat color typical of the Meo chicken breed with light (L), red-black (a) and yellow (b),

respectively 41.17 - 5.53 - 4.67, the traction of the meat was 2.58 kg.

Survey results, human sensory evaluation to several dishes prepared with chicken Meo consumer

approval and appreciation, tastes appropriate point with a total weighted average with boiled

chicken, salted roasted chicken and ginger soup, respectively 22,17 - 21.17 to 19.61 on a total of

22.75 points.

Key words: semi intensive system, chicken meat quality, Meo chicken breed, Quang Yên-Quang

Ninh, meat production ability

Ngày nhận bài:05/6/2014; Ngày phan biện:13/6/2014; Ngày duyệt đăng:20/8/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyên Đức Hùng – Đại học Thái Nguyên

* Tel: 0912 282816, Email: [email protected]

Page 78: Tập 123, số 09, 2014

Đào Văn Biên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 77 - 82

77

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT HỮU HIỆU

(EM THỨ CẤP) TRONG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CHĂN NUÔI GÀ

TẠI HUYỆN TAM ĐẢO - TỈNH VĨNH PHÚC

Đào Văn Biên*, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Tuấn Anh

Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM thứ

cấp) trong xử ly môi trường chăn nuôi gà tại huyện Tam Đảo- tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả cho thấy,

Sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học cho chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Vĩnh Phúc năm

2013 đã cho kết quả rất tốt trong việc cải thiện môi trường chăn nuôi, làm giảm mùi hôi của

chuồng nuôi. Lượng khí thải NH3 giảm 5,71 lần; khí H2S giảm 4,48 lần so với phương pháp chăn

nuôi truyền thống. Hàm lượng N, P, K trong phân tăng, cụ thể: Nitơ tổng số tăng 1,41 lần;

Photpho tổng số tăng 1,62 lần; Kali tổng số tăng 1,58 lần, điều này làm tăng chất lượng phân bón.

Trong khi đó hàm lượng các chủng vi sinh vật trong chuồng nuôi lại có xu hướng giảm mạnh. Sử

dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trong chăn nuôi gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả

môi trường và tăng thu nhập cho người dân cao hơn so với phương pháp chăn nuôi truyền thống.

Chế phẩm sinh học (EM thứ cấp) đã được đón nhận như là một giải pháp để đảm bảo cho một nền

nông nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Từ khóa: Đệm lót sinh học, chăn nuôi gà, EM thứ câp , hiệu qua kinh tế, phát triển bền vững,

bao vệ môi trường.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát

triển của nền kinh tế đất nước thì nhu cầu của

người tiêu dùng đối với các sản phẩm chăn

nuôi ngày càng đòi hỏi cao hơn không những

về số lượng mà cả về chất lượng. Đi đôi với

việc phát triển chăn nuôi, một vấn đề cần

quan tâm giải quyết đó là bảo vệ môi trường,

giảm thiểu những chất thải và chất độc do

chăn nuôi gây ra đang trở thành mối quan tâm

chung của toàn xã hội (Nguyễn Thị Liên và

cộng sự, 2010) [2].

Hòa cùng xu thế phát triển của đất nước trong

những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã có những

bước tiến vượt bậc. Sự phát triển sản xuất các

ngành nói chung, sản xuất nông nghiệp nói

riêng trong đó có ngành chăn nuôi, đặc biệt là

chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Vĩnh Phúc đã có

nhiều sụ thay đổi, góp phần to lớn vào sự phát

triển kinh tế chung của tỉnh nhà. Trong thời

gian qua các vấn đề bảo vệ môi trường nông

thôn đã được các cấp chính quyền quan tâm,

tuy nhiên việc quản ly và xử ly chất thải vẫn

còn nhiều hạn chế.

* Tel: 0918 475995, Email: [email protected]

Với mục đích ứng dụng chế phẩm EM trong

việc cải thiện môi trường và xử ly chất thải

chăn nuôi, cụ thể là chăn nuôi gà, chúng tôi

tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu

quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM

thứ cấp) trong xử lý môi trường chăn nuôi

gà tại huyện Tam Đảo- tỉnh Vĩnh Phúc”.

Với mục tiêu để ngăn chặn, xử ly tình trạng ô

nhiễm môi trường nước, không khí thông qua

đó tưng bước nâng cao chất lượng môi trường

nông thôn góp phần phát triển nông nghiệp

nông thôn bền vững.

VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu nghiên cứu

- Chế phẩm sinh học EM thứ cấp

- Đệm sinh học (Trấu, mùn cưa, cám ngô, rỉ

mật đường)

- Gà thịt, gà đẻ

- Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại thôn

Quan ngoại, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo –

Vĩnh Phúc.

- Thời gian nghiên cứu: tư tháng 08 năm 2013

đến tháng 10 năm 2014

Page 79: Tập 123, số 09, 2014

Đào Văn Biên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 77 - 82

78

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Để thực

hiện nội dung trên chúng tôi tiến hành điều tra

số mẫu ở trong tỉnh Vĩnh Phúc điều tra ngẫu

nhiên 150 hộ bằng phương pháp sử dụng bộ câu

hỏi kết hợp phỏng vấn trực tiếp. Các hộ dân

được lựa chọn có trình độ học vấn khác nhau.

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu

thập số liệu thứ cấp ở phòng Nông nghiệp và

phòng Tài nguyên Môi trường ở các huyện,

thành phố. Các số liệu về điều kiện tự nhiên

kinh tế xã hội… tư các tài liệu có sẵn.

- Phương pháp bố trí thí nghiệm

Nghiên cứu được tiến hành tại 10 hộ chăn

nuôi gà theo quy mô trang trại với số lượng tư

500 đến 1000 con gà đẻ tương đương (500

m2/ sàn nuôi) tại xã Tam Quan, huyện Tam

đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thí nghiêm gồm 5 công thức:

Công thức 1: KU1 (chăn nuôi truyền thống

không sử dụng chế phẩm)

Công thức 2: ĐB (làm đệm lót sinh học

dạng bột)

Công thức 3: ĐL (làm đệm lót sinh học

dạng lỏng)

Công thức 4: ĐBU (làm đệm lót sinh học

dạng bột + cho gà uống chế phẩm pha loãng

với tỷ lệ 30/00).

Công thức 5: ĐLU (làm đệm lót sinh học

dạng lỏng + cho gà uống chế phẩm pha loãng

với tỷ lệ 30/00)

Các chỉ tiêu theo dõi gồm: đánh giá khả năng

xử ly khí độc H2S, NH3 trong chất thải chăn

nuôi; đánh giá hàm lượng chất dinh dưỡng N,

P, K tổng số, độ ẩm trong chất thải chăn nuôi;

đánh giá hàm lượng vi sinh vật trong chất thải

chăn nuôi như Ecoli, Coliform, sammonella.

Phân tích các chỉ tiêu hóa học và sinh học theo

phương pháp và tiêu chuẩn tại phòng thí

nghiệm - Viện Khoa học Sự sống của Đại học

Thái Nguyên, phòng thí nghiệm của Khoa Môi

trường – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

trong phòng thí nghiệm

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THÀO LUẬN

Đánh giá vê quy mô thực hiện

- Quy mô: Thực hiện 10 hộ chăn nuôi gà theo

quy mô trang trại với số lượng tư 500 đến 1000

con gà đẻ tương đương (500 m2/ sàn nuôi).

- Địa điểm: xã Tam Quan, huyện Tam Đảo,

tỉnh Vĩnh Phúc

- Đối tượng hưởng lợi: người chăn nuôi,

những người nông dân đang sinh sống thuộc

khu vực nơi thực hiện đề tài.

Bảng 1. Danh sách 10 hộ dân tham gia mô hình đệm sinh học tại Thôn Quan Ngoại – Xã Tam Quan –

Huyện Tam Đao – Tỉnh Vĩnh Phuc

Họ và tên Diện tích chuồng nuôi

(Đvt: m2)

Số lượng gia cầm

(Đvt: con)

Hiện trạng

chuồng nuôi

Nguyễn Xuân Trường S = 700m2/ chuồng 5.000 gà đẻ chuồng trệt

Nguyễn Văn Toản S = 600m2/ chuồng 2.000 gà đẻ chuồng trệt

Nguyễn Văn Yên S = 600m2/ chuồng 5.000 gà đẻ chuồng trệt

Nguyễn Văn Bình S = 700m2/ chuồng 5.000 gà đẻ chuồng trệt

Nguyễn Hồng Tuyên S = 600m2/ chuồng 3.000 gà đẻ chuồng trệt

Đào Văn Khang S = 500m2/ chuồng 5.000 gà đẻ chuồng trệt

Lăng Xuân Hảo S = 700m2/ chuồng 5.000 gà đẻ chuồng trệt

Trần Văn Tuấn S = 250m2/ chuồng 2.000 gà đẻ chuồng trệt

Lê Thanh Nghị S = 200m2/ chuồng 2.000 gà đẻ chuồng trệt

Đào Văn Lập S = 600m2/ chuồng 5.000 gà đẻ chuồng trệt

Page 80: Tập 123, số 09, 2014

Đào Văn Biên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 77 - 82

79

Hiệu quả kinh tế của việc sử dung chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà

Hiệu quả đẻ trứng và lượng thức ăn tiêu tốn với nuôi gà đẻ

Bảng 2. Kết qua tỷ lệ đẻ trứng và lượng thức ăn tiêu thu của gà trong các tuân tuổi

Tuần thứ

Công thức

20 30 40

Tỷ lệ đẻ

trứng (%)

Lượng

thức ăn

(gam/con

/ngày)

Tỷ lệ đẻ

trứng

(%)

Lượng

thức ăn

(gam/con

/ngày)

Tỷ lệ

đẻ

trứng

(%)

Lượng

thức ăn

(gam/con/

ngày)

Nuôi thông thường (không sử

dụng chế phẩm) 31,00 105 94,30 117 91,70 117

Sử dụng đệm sinh học kết hợp

cho uống 33,00 103 95,50 114 92,30 115

(Nguồn: số liệu điều tra nông hộ)

Hiệu kinh tế của việc chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học

Bảng 3. Sơ bộ tính toán chi phí cho đàn gà đẻ 200 con từ 20 - 40 tuân tuổi

Đơn vị tính: VNĐ

Nội dung Nuôi thông thường Sử dung đệm sinh học

kết hợp cho uống

1. Chi phí (VNĐ)

Giống 3.000.000 3.000.000

Thức ăn 36.300.000 35.200.000

Thú y 150 70

Điện + nước 150 150

Lao động 5000 0

Dụng cụ 100 100

Khấu hao chuồng trại 100 100

Chi phí khác 50 50

Mua Bio-TMT 0 800

Tổng chi 44.850.000 39.470.000

2. Thu (VNĐ)

Bán trứng gà 60.760.000 61.880.000

Bán phân 1.000.000 0

Tổng thu 61.760.000 61.880.000

Chênh lệch (Thu - chi) 16.910.000 22.410.000

So sánh TN/ĐC (lần) ± 5500.000đ

(Nguồn: số liệu điều tra nông hộ)

* So với nuôi thông thường thì nếu sử dụng chế phẩm làm đệm lót kết hợp cho uống sẽ thu được

tiền lãi cao hơn so với nuôi thông thường là 5.500.000 đồng.

Hiệu qua môi trường

Bảng 4. Nhận xét của người dân về môi trường xung quanh các trại đã xử lý

bằng chế phẩm sinh học (EM thứ cấp)

Đơn vị tính :%

Đánh giá

Chỉ tiêu

Có ảnh

hưởng

Không ảnh

hưởng

Bình

thường

Môi trường không khí 0,00 99,00 1,00

Môi trường đất 0,00 95,00 5,00

Môi trường nước 0,00 96,00 4,00

Sức khỏe con người 0,00 100,00 0,00

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế)

Page 81: Tập 123, số 09, 2014

Đào Văn Biên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 77 - 82

80

Bảng 5. Hàm lượng khí NH3 tại khu vực chuồng nuôi

(Đơn vị tính: ppm)

Công thức

Tuần thứ QCVN

01 - 15:

2010/BNNPTNT 15 30 45

KU1(đối chứng) 35,23 47,35 55,31 10,00

ĐB (đệm bột) 5,68 12,00 13,30 10,00

ĐL (đệm lỏng) 5,36 10,50 11,00 10,00

ĐBU (đệm bột + uống) 4,60 7,00 10,65 10,00

ĐLU (đệm lỏng + uống) 3,50 6,00 9,68 10,00

(Nguồn:Kết qua đo trực tiếp tại chuồng nuôi)

Bảng 6. Hàm lượng khí H2S tại khu vực chuồng nuôi

(Đơn vị tính: ppm)

Công thức Tuần thứ QCVN

01 - 15: 2010/BNNPTNT 15 30 45

KU1(đối chứng) 11,30 14,67 20,86 5,00

ĐB (đệm bột) 6,35 7,00 9,00 5,00

ĐL (đệm lỏng) 5,37 6,66 8,66 5,00

ĐBU (đệm bột + uống) 5,80 6,83 5,64 5,00

ĐLU (đệm lỏng + uống) 2,50 3,65 4,65 5,00

(Nguồn:Kết qua đo trực tiếp tại chuồng nuôi)

Kết quả thí nghiệm ở bảng trên cho thấy: bổ sung chế phẩm EM thứ cấp trong chăn nuôi gà có

tác dụng làm giảm mùi hôi của chuồng nuôi. Lượng khí thải NH3 giảm 5.71 lần; khí H2S giảm tư

4.48 lần so với chăn nuôi theo phương pháp truyền thống. Điều này chứng tỏ khi bổ sung chế

phẩm sinh học (EM thứ cấp) vào thì hàm lượng khí NH3, H2S giảm đi đáng kể. Hàm lượng NH3,

H2S cao sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và đây là một trong những nguyên nhân gây bùng phát

dịch bệnh.

Đánh giá hàm lượng N, P, K tổng số trong chất thải chăn nuôi

Bảng 7. Hàm lượng N tổng số trong phân gà tại khu vực chuồng nuôi

Công thức Tuần thứ

15 30 45

KU1(đối chứng) 0,50 0,70 0,80

ĐB (đệm bột) 0,66 0,83 1,07

ĐL (đệm lỏng) 1,00 1,03 1,09

ĐBU (đệm bột + uống) 1,07 1,08 1,11

ĐLU (đệm lỏng + uống) 1,08 1,10 1,13

(Nguồn: Kết qua phân tích tại PTN Khoa Môi trường – ĐHNLTN)

Bảng 8. Hàm lượng P tổng số trong phân gà tại khu vực chuồng nuôi

(Đơn vị tính: %)

Công thức Tuần thứ

15 30 45

KU1(đối chứng) 0,48 0,51 0,53

ĐB (đệm bột) 0,49 0,58 0,69

ĐL (đệm lỏng) 0,56 0,65 0,76

ĐBU (đệm bột + uống) 0,68 0,79 0,84

ĐLU (đệm lỏng + uống) 0,81 0,85 0,86

(Nguồn: Kết qua phân tích tại PTN Khoa Môi trường – ĐHNLTN)

Page 82: Tập 123, số 09, 2014

Đào Văn Biên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 77 - 82

81

Bảng 9. Hàm lượng K tổng số trong phân gà tại khu vực chuồng nuôi

Công thức Tuần thứ

15 30 45

KU1(đối chứng) 0,31 0,36 0,38

ĐB (đệm bột) 0,40 0,43 0,44

ĐL (đệm lỏng) 0,45 0,47 0,48

ĐBU (đệm bột + uống) 0,47 0,49 0,56

ĐLU (đệm lỏng + uống) 0,52 0,52 0,60

(Nguồn: Kết qua phân tích tại PTN Khoa Môi trường – ĐHNLTN)

Hàm lượng N (NiTơ), P (Photpho), K (Kali) tổng số khác nhau ở các công thức và các tuần khác

nhau. Hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K tổng số tăng lên: N tổng số tăng 1,41 lần, P tổng số

tăng 1,62 lần; K tổng số tăng 1,58 lần so với không sử dụng. Lượng N,P, K tăng lên là do khi sử

dụng EM2 trong việc làm đệm lót thì khả năng phân hủy phân gà tăng lên, vì trong EM2 có nhiều

loại vi sinh vật hữu ích như vi sinh vật cố định đạm, lân, kali làm cho hàm lượng tăng lên.

Đánh giá hàm lượng vi sinh vật trong chất thải chăn nuôi

Bảng 10. Số lượng một số loại vi sinh vật có trong phân sau 30 tuân xư ly (MPN/100mg)

Chỉ tiêu

Công thức

Ecoli

(MPN/100mg)

Samonella

(MPN/100mg)

Coliform

(MPN/100mg)

KU1 (Đối chứng không sử dụng chê phẩm EM2) 16342 97 127030

ĐB (đệm bột) 550 6 4276

ĐL (đệm lỏng) 528 4 3560

ĐBU(đệm bột + uống) 402 0 3432

ĐLU(đệm lỏng + uống) 398 0 3224

QCVN 01-15:2010/BNNPTNT 500 KPH 5000

(Nguồn: kết qua phân tích mẫu phân tại viện KHSS trường ĐHNL)

Hàm lượng các nhóm vi sinh vật có hại đều

nằm trong quy chuẩn cho phép khi có bổ sung

chế phẩm, còn khi không sử dụng chế phẩm

thì có xu hướng tăng lên cụ thể: nhóm vi

khuẩn Ecoli vượt quy chuẩn cho phép là

32,68 lần; nhóm vi khuẩn Coliform vượt quy

chuẩn cho phép 25,4 lần. Do đó, đã cải thiện

đáng kể chất lượng môi trường chuồng trại

của các hộ tham gia cũng như môi trường

sống của thôn xóm.

Hiệu quả xã hội: Nâng cao nhận thức, y thức

của người dân về bảo vệ môi trường: có trên

80% hộ nông dân lần đầu tiên được tiếp cận

với kỹ thuật xử ly chất thải chăn nuôi bằng

đệm sinh học; kỹ thuật làm đệm được tập

huấn, hướng dẫn cụ thể, kiểm tra đánh giá và

phổ biến các giải pháp xử ly tiếp theo.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Đề tài “Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm

vi sinh vật hữu hiệu (EM thứ cấp) trong xử

lý môi trường chăn nuôi gà tại huyện Tam

Đảo- tỉnh Vĩnh Phúc” được thực hiện tại 10

hộ gia đình tại xã Tam Quan, huyện Tam Đảo

tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những xã mà

phần lớn người dân thu nhập chủ yếu tư chăn

nuôi và sản xuất nông, lâm nghiệp, trình độ

dân trí không đồng đều, đời sống nhân dân

còn gặp nhiều khó khăn. Việc áp dụng và triển

khai mô hình sủ dụng chế phẩm EM thứ cấp

làm đệm lót sinh học là biện pháp xử ly ô nhiễm

thân thiện với môi trường, giá thành xử ly thấp,

bà con nông dân có thể dễ dàng áp dụng.

- Tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ, nâng

cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp,

giảm giá thành của nông sản.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu

vực chăn nuôi.

+ Lượng khí thải NH3 giảm 5,71 lần; khí H2S

giảm tư 4,48 lần so với chăn nuôi theo

phương pháp truyền thống.

Page 83: Tập 123, số 09, 2014

Đào Văn Biên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 77 - 82

82

+ Hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K tổng

số tăng lên: N tổng số tăng 1,41 lần, P tổng số

tăng 1,62 lần; K tổng số tăng 1,58 lần so với

chăn nuôi theo phương pháp truyền thống.

+ Hàm lượng các nhóm vi sinh vật có hại đều

nằm trong quy chuẩn cho phép.

+ Người dân sinh sống trong khu vực triển

khai dự án tránh được những ảnh hưởng tác

động xấu của môi trường chăn nuôi gây ra,

phòng tránh ô nhiễm không khí, nguồn nước

(bao gồm cả nguồn nước ngầm), giảm thiểu

khả năng phát sinh và lây lan dịch bệnh cho

người và động vật.

Kiến nghị

Chế phẩm sinh học (EM thứ cấp) không

những giải quyết vấn đề môi trường cho

chăn nuôi gia cầm mà còn có khả năng giải

quyết các vấn đề môi trường khác như: xử ly

phế phụ phẩm trong nông nghiệp, xử ly rác

thải, nước thải, và phân gia súc,…. Tiếp tục

duy trì và mở rộng mô hình đệm sinh học xử

ly chất thải chăn nuôi gia cầm trên toàn

huyện, kết hợp dùng chế phẩm EM thứ cấp

phun trong khu vực sân thả gia cầm và cho

uống nhằm xử ly tổng thể môi trường trong

chăn nuôi gia cầm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Xuân An (2007), Nguy cơ tác động đến môi

trường và hiện trạng quan ly chât thai trong chăn

nuôi vùng Đông Nam Bộ, Nxb Đại học Nông lâm,

thành phố Hồ Chí Minh.

2. Hoàng Thị Lan Anh (2012), Nghiên cứu hiệu

quả của một số loại chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu

(EM thứ cấp) trong xử ly môi trường chăn nuôi gà

tại Thái Nguyên.

3. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên,

Nguyễn Mạnh Cường (2010), Kết qua ứng dung vi

sinh vật hữu hiệu EM (Efectiver Microorganims)

chăn nuôi gà tại tỉnh Thái Nguyên, Đại học Nông

lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

4. Nguyễn Quang Thạch (2001), Báo cáo tổng kết

nghiệm thu đề tài nghiên cứu độc lập câp nhà

nươc năm 1998 - 2000, Hà Nội.

5. UBND Vĩnh Phúc (2012), “Báo cáo kết qua

thực hiện nhiệm vu phát triển kinh tế - xã hội năm

2012 và phương hương, nhiệm vu phát triển kinh

tế - xã hội năm 2013”

SUMMARY

THE STUDY OF EFFICIENCY MICROORGANISM PREPARATIONS

(SECONDARY EM) IN ENVIRONMENTAL REMEDIATION BREEDING

CHICKEN AT TAM DAO DISTRICT, VINH PHUC PROVINCE

Dao Van Bien*, Do Thi Lan College of Agriculture and Forestry - TNU

The study was conducted to determine the efficiency of microorganism preparations (secondary

EM) in environmental remediation chicken breeding at Tam Dao, Vinh Phuc province. The results

showed that , using probiotics make biological padding for poultry in Vinh Phuc province in 2013

gave very good results in improving the production environment, reduce odor of the barn. NH3

emissions decreased by 5.71 times; H2S decreased by 4.48 times compared with traditional

breeding methods. Levels of N, P, K in fertilizer increased, namely: total nitrogen by 1.41 times;

Phosphorus total increase of 1.62 times; Kali total increase of 1.58 times, which increases the

quality of the fertilizer. Meanwhile microorganisms in the barn tend to decline. Using preparations

viable microorganisms for poultry bring economic efficiency, environmental performance and

increase people's income is higher than traditional farming methods. Probiotics (secondary EM)

has been well received as a solution to ensure that agriculture sustainable development and

environmental protection.

Key words: Biological Mats, chicken, secondary EM, economic efficiency, sustainable development,

environmental protection

Ngày nhận bài:06/5/2014; Ngày phan biện:15/5/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: TS. Dư Ngọc Thành – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0918 475995, Email: [email protected]

Page 84: Tập 123, số 09, 2014

Đoàn Trần Tấn Đào và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 83 - 87

83

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SINH TRƯỞNG VÀ

TỶ LỆ SỐNG CỦA HÀU TAM BỘI THÁI BÌNH DƯƠNG

(Crassostrea gigas Thunberg, 1793) GIAI ĐOẠN GIỐNG

Đoàn Trần Tấn Đào1*, Trần Văn Dũng2

1Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy san III 2Trường Đại học Nha Trang

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu này, 4 mật độ ương (3, 6, 9, 12 con/lít (L)) được thử nghiệm nhằm tìm ra mật độ

thích hợp cho ương hàu giống tam bội Thái Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ sinh

trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối của hàu được ương ở mật độ 3 và 6 con/L cao

hơn so với mật độ 9 và 12 con/L (p < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về các chỉ

tiêu này ở các mật độ ương 3 và 6 con/L hay 9 và 12 con/L (p > 0,05). Tỷ lệ sống của hàu ương ở

mật độ 3 con/L cao hơn so với mật độ 9 và 12 con/L (p < 0,05), tuy nhiên, không có sự khác biệt

về tỷ lệ sống ở các mật độ ương 6 và 9 con/L (p > 0,05). Tư nghiên cứu này có thể nhận thấy, mật

độ thích hợp cho ương hàu giống tam bội Thái Bình Dương là 6 con/L nhằm đảm bảo tốc độ sinh

trưởng, tỷ lệ sống cũng như tận dụng tốt thể tích bể ương.

Từ khóa: hàu Thái Bình Dương, Crassostrea gigas, mật độ, tam bội, tốc độ sinh trương, tỷ lệ sống.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Hàu Thái Bình Dương là loài động vật thân

mềm thuộc lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) có giá

trị kinh tế cao, thịt thơm ngon và được nhiều

người ưa chuộng. Hàu Thái Bình Dương phân

bố chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, chúng là loài rộng nhiệt (0 – 36oC)

và rộng muối (5 – 40‰) [7]. Do đó, chúng

đang được di nhập và nuôi ở nhiều quốc gia

trên thế giới trong đó có Việt Nam. Thịt hàu

có giá trị dinh dưỡng cao với tỷ lệ protein 45

– 75%, lipid 7 – 11% trong vật chất khô, giàu

axít béo không no và axít amin không thay

thế, giàu vitamin và khoáng chất [12, 14].

Hàu đã và đang được sử dụng như là một loại

thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cần thiết, giúp

phát triển chiều cao và tăng cường sinh lực

cho nam giới,... Ngoài ra, nuôi hàu còn có y

nghĩa quan trọng trong việc giải quyết ô

nhiễm môi trường nước nhờ khả năng ăn lọc

các chất hữu cơ trong môi trường của loài

động vật thân mềm này [3].

Tuy nhiên, hàu lưỡng bội thường gầy sau khi

sinh sản làm ảnh hưởng rất lớn đến chất

lượng thịt, tỷ lệ thịt trên vỏ thấp, tốc độ sinh

trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp. Để khắc phục

* Tel:

tất cả những nhược điểm trên, rất nhiều nhà

khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và tạo ra

dòng hàu tam bội nhằm nâng cao tỷ lệ sống,

tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ thịt trên vỏ,... [8].

Các phương pháp tạo dòng tam bội phổ biến

là sử dụng các tác nhân hóa học, vật ly và sau

đó nhân giống chọn lọc [4, 11]. Ở Việt Nam,

ngay tư khi nhập về nuôi thử nghiệm, hàu

Thái Bình Dương đã nhanh chóng thích ứng

tốt trong điều kiện nuôi ở các thủy vực nước

lợ mặn, đặc biệt là khu vực miền Bắc và

Trung nước ta [1,2].

Tuy nhiên, do hàu Thái Bình Dương không

phải là loài bản địa nên việc nuôi thương

phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn giống

nhân tạo [4]. Chính vì vậy, việc nghiên cứu

hoàn thiện quy trình sản xuất và ương giống

giữ vai trò hết sức quan trọng góp phần phát

triển nghề nuôi hàu ở nước ta [1]. Kết quả

ương giống hàu phụ thuộc vào rất nhiều yếu

tố như thức ăn, nhiệt độ, độ mặn, mật độ

ương,... Trong đó, mật độ ương là một trong

những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến

sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế kỹ

thuật của nghề ương nuôi hầu [2, 5, 6, 15].

Việc gia tăng mật độ ương giúp tận dụng tốt

diện tích nuôi, gia tăng hiệu quả kinh tế, tuy

nhiên, nó lại đi kèm với nhiều rủi ro như làm

Page 85: Tập 123, số 09, 2014

Đoàn Trần Tấn Đào và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 83 - 87

84

giảm tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống, khả năng

kháng bệnh, đặc biệt trong điều kiện ương

nuôi với mật độ cao [9, 10]. Tùy theo giai

đoạn phát triển mà hàu thường được ương ở

các mật độ khác nhau [10, 16]. Nghiên cứu

được thực hiện nhằm xác định mật độ ương

phù hợp góp phần nâng cao tốc độ sinh

trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả ương hàu giống

Thái Bình Dương ở nước ta.

VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu và phương pháp bố trí thí nghiệm

Nghiên cứu được thực hiện tại Phòng Sinh

học Thực nghiệm Viện Nghiên cứu Nuôi

trồng Thủy sản III tư 15.03 – 05.04.2011 trên

đối tượng hàu tam bội Thái Bình Dương

(Crassostrea gigas Thunberg, 1793).

Nguồn hàu thí nghiệm: Hàu giống đưa vào thí

nghiệm là những cá thể hàu bám đơn có kích

thước trung bình 1,00 – 1,75 mm chiều dài và

2,00 – 2,50 mm về chiều cao. Con giống được

chọn là những cá thể khỏe mạnh, đồng đều về

kích cỡ và không nhiễm bệnh.

Mật độ ương: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật

độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu

giống tam bội được tiến hành ở 4 nghiệm thức

3, 6, 9 và 12 con/lít (L). Thời gian thí nghiệm là

50 ngày. Tất cả các nghiệm thức thí nghiệm

được thực hiện với 3 lần lặp cùng thời điểm.

Dụng cụ thí nghiệm: Hàu giống được ương

trong xô nhựa hình tròn (10 L) được cấp nước

với thể tích 8 L/bể. Nước biển sử dụng được

lọc sạch với các thông số môi trường được

duy trì trong phạm vi độ mặn 28 – 30‰; pH 7,5

– 8,2; nhiệt độ 27 – 29oC và sục khí 24/24h.

đảm bảo oxy hòa tan trên 6 mg/L. Toàn bộ hệ

thống bể ương được đặt trong nhà có mái che

nhằm ổn định các yếu tố môi trường.

Thức ăn và chế độ cho ăn: Thức ăn cung cấp

cho hàu giống trong quá trình ương là hỗn

hợp tảo đơn bào được nuôi sinh khối

Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana

và tảo biển thu ngoài tự nhiên. Cho ăn ngày 2

lần, buổi sáng 7 – 8 giờ và chiều 14 – 16 giờ.

Lượng tảo cung cấp vào bể ương được duy trì

trong khoảng 20 – 30 triệu tế bào/mL.

Quản ly các yếu tố môi trường: Các yếu tố

môi trường như nhiệt độ nước, hàm lượng

oxy hòa tan (đo 1 ngày/lần), pH, hàm lượng

NH3 và H2S (đo 10 ngày/lần) được kiểm tra

định kỳ bằng các dụng cụ (nhiệt kế, test oxy,

pH, NH3 và H2S) và duy trì trong phạm vi

thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của

hàu. Hàng ngày, vệ sinh, loại bỏ chất thải và

hàu chết nhằm ngăn ngưa tác nhân gây bệnh.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của

hàu được xác định định kỳ (10 ngày/lần) bằng

cách thu ngẫu nhiên 30 con trong mỗi nghiệm

thức, sau đó tiến hành đo bằng thước kẹp có

độ chính xác 1 mm. Tỷ lệ sống của hàu được

xác định số lượng hàu còn sống tại thời điểm

kết thúc thí nghiệm.

Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối AGR

(mm/con/ngày) và RGR tương đối (%):

12

12

TT

LLAGR

(mm/con/ngày)

1

12

L

LLRGR

x 100 (%)

Trong đó: L1, L2 – Chiều cao của hàu ở thời

điểm T1, T2 (mm);

T1, T2 – Thời điểm đo kích thước hàu lần

trước và sau (ngày).

Tỷ lệ sống (%) = (Số hàu tại thời điểm kết

thúc thí nghiệm/số hàu ban đầu) x 100

Các số liệu được xử ly bằng phần mềm SPSS

16.0. Sử dụng phương pháp phân tích phương

sai một yếu tố (oneway – ANOVA) và phép

kiểm định Duncan để so sánh sự khác biệt có y

nghĩa thống kê (P < 0,05) về tốc độ sinh

trưởng tuyệt đối tỷ lệ sống của cá giữa các

nghiệm thức thí nghiệm. Toàn bộ số liệu được

trình bày dưới dạng giá trị trung bình (TB) ±

sai số chuẩn (SE).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Diễn biến các yếu tố môi trường

Nhìn chung các yếu tố môi trường như nhiệt

độ nước (28,4 ± 1,2), hàm lượng oxy hòa tan

(7,1 ± 0,5), pH (7,3 – 8,5), hàm lượng NH3 (<

0,15 mg/L) và H2S (< 0,02 mg/L), độ mặn (27

Page 86: Tập 123, số 09, 2014

Đoàn Trần Tấn Đào và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 83 - 87

85

– 30‰) đều nằm trong phạm vi thích hợp cho

sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của hàu

giống Thái Bình Dương [5, 7].

Ảnh hưởng của mật độ ương lên tỷ lệ sống

của hàu giống

Mật độ ương cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống

của hàu giống tam bội. Theo kết quả thí

nghiệm, hàu được ương ở mật độ 3 con/L

(95,8 ± 4,2) cho tỷ lệ sống cao hơn so với các

mật độ ương 9 con/L (86,1 ± 6,7%) và 12

con/L (81,1 ± 6,1%; p < 0,05). Tuy nhiên

không có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ sống

của hàu ở các mật độ ương 3 con/L và 6

con/L (92,8 ± 5,2%) hay mật độ ương 6 và 9

con/L (p > 0,05; Hình 1).

Hình 1. Ảnh hương của mật độ ương lên tỷ lệ

sống của hàu giống

Các ky tự chữ cái trên các cột thể hiện sự khác

nhau có y nghĩa thống kê (p < 0,05)

Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh

trưởng tuyệt đối của hàu giống

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ ương

có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng

tuyệt đối (AGR) của hàu giống tam bội Thái

Bình Dương, với xu hướng chung là mật độ

ương thấp hơn cho tốc độ sinh trưởng tuyệt

đối cao hơn.

Sau 50 ngày thí nghiệm, tốc độ sinh trưởng

tuyệt đối của hàu được ương ở mật độ 3

con/L và 6 con/L (0,651 ± 0,027 và 0,555 ±

0,024 mm/con/ngày) cao hơn so với mật độ

ương 9 con/L và 12 con/L (0,389 ± 0,031 và

0,335 ± 0,036 mm/con/ngày) (p < 0,05). Tuy

nhiên, không có sự khác biệt thống kê về tốc

độ sinh trưởng tuyệt đối giữa hàu được ương

ở các mật độ 3 và 6 con/L hay mật độ 9 và 12

con/L (p > 0,05; Hình 2).

Hình 2. Ảnh hương mật độ ương lên sinh trương

tuyệt đối của hàu giống

Các ky tự chữ cái trên các cột thể hiện sự khác

nhau có y nghĩa thống kê (p < 0,05)

Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng

tương đối của hàu giống

Tương tự như tốc độ sinh trưởng tuyệt đối,

mật độ ương cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh

trưởng tương đối (RGR) của hàu giống tam

bội. Tốc độ sinh trưởng tương đối của hàu

giống được ương ở mật độ 3 và 6 con/L (59,5

± 3,0 và 55,7 ± 3,3%) cao hơn so với mật độ

9 và 12 con/L (42,7 ± 2,43 và 39,1 ± 4,8%) (p

< 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt về

chỉ tiêu này giữa các nghiệm thức 3 và 6

con/L hay 9 và 12 con/L (p > 0,05; Hình 3).

Hình 3. Ảnh hương mật độ ương lên sinh trương

tương đối của hàu giống

Các ky tự chữ cái trên các cột thể hiện sự khác

nhau có y nghĩa thống kê (p < 0,05)

c bc

b a

Page 87: Tập 123, số 09, 2014

Đoàn Trần Tấn Đào và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 83 - 87

86

Thảo luận chung

Nâng cao năng suất ương nuôi trên một đơn

vị diện tích hay thể tích là một trong những

điểm mấu chốt nâng cao hiệu quả của nghề

nuôi trồng thủy sản và đã được quan tâm

nghiên cứu bởi nhiều tác giả, trên nhiều đối

tượng nuôi trong đó có hàu Thái Bình Dương

[10, 13]. Việc gia tăng mật độ nuôi cho phép

nâng cao sản lượng, tuy nhiên, điều này liên

quan mật thiết đến nhiều vấn đề như thiết kế

hệ thống nuôi, chế độ cho ăn, quản ly môi

trường và phòng trư dịch bệnh [9, 16]. Tác

động tiêu cực của việc gia tăng mật độ nuôi

có thể thấy như bất thường về tập tính, sức

khỏe và các hoạt động sinh ly của hàu, ô

nhiễm môi trường, tư đó, hàu dễ mẫn cảm với

tác nhân gây bệnh, giảm tốc độ sinh trưởng và

tỷ lệ sống [17].

Trong nghiên cứu hiện tại, hàu được ương ở

mật độ 3 và 6 con/L đạt tốc độ sinh trưởng

tuyệt đối và tương đối cao hơn so với mật độ

ương 9 và 12 con/L. Kết quả tương tự với kết

quả nghiên cứu của một số tác giả trước đó

trên loài hàu C. glomerata khi cho rằng mật

độ thích hợp cho ương giống loài hàu này là 5

con/L [2, 10]. Các tác giả này đều nhận thấy

xu hướng chung rằng tốc độ sinh trưởng của

hàu tỷ lệ nghịch với sự gia tăng của mật độ

ương nuôi. Tốc độ sinh trưởng chậm ở các lô

thí nghiệm ương với mật độ cao hơn có thể do

sự cạnh tranh thức ăn, không gian sống, hàm

lượng ôxy hòa tan, suy giảm chất lượng

nước,... Tuy nhiên, giữa hai mức mật độ 3 và

6 con/L không có sự khác biệt về các chỉ tiêu

sinh trưởng cũng như tỷ lệ sống. Chính vì

vậy, mật độ ương 6 con/L được xác định là

thích hợp cho ương hàu giống tam bội Thái

Bình Dương vưa đảm bảo tốc độ sinh trưởng,

tỷ lệ sống vưa tận dụng tốt diện tích và thể

tích bể ương.

Tương tự tốc độ sinh trưởng, mật độ ương có

ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của các đối

tượng khác nói chung và hàu nói riêng. Trong

nghiên cứu hiện tại, hàu giống tam bội ương ở

mật độ 3, 6 con/L cho tỷ lệ sống cao hơn so

với mật độ 9 và 12 con/L. Nhiều nghiên cứu

cũng chỉ rõ, nuôi hàu ở mật độ cao làm gia

tăng nguy cơ cạnh tranh thức ăn, không gian

sống, ô nhiễm môi trường và nhiễm bệnh, do

đó, làm giảm tỷ lệ sống trong quá trình ương

[2, 9].

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh

trưởng tương đối của hàu được ương ở mật độ

3 và 6 con/L cao hơn so với mật độ 9 và 12

con/L. Không có sự khác biệt thống kê về các

chỉ tiêu này ở các mật độ ương 3 và 6 con/L

hay 9 và 12 con/L. Tỷ lệ sống của hàu ương ở

mật độ 3 con/L cao hơn so với mật độ 9 và 12

con/L.

Cần nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố môi

trường như: nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan,

độ mặn, mật độ thức ăn,... lên sinh trưởng và

tỷ lệ sống của hàu tam bội Thái Bình Dương

giai đoạn giống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Phùng Bảy (2007). Thử nghiệm sản xuất giống

hàu Sydney (Crassostrea glomerata Gould, 1850).

Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo Động vật

thân mềm toàn quốc lần thứ 5, trang 357 – 365.

2. Phùng Bảy, Tôn Nữ Mỹ Nga, Lê Thị Út Năm

(2011). Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng

và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Bồ Đào Nha

(Crassostrea angulata Lamarck, 1819). Tạp chí

Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 3, trang 54 - 59.

3. Nguyễn Chính (2007). Vai trò làm sạch môi

trường của động vật thân mềm (Mollusca) hai

vỏ (Bivalvia). Tuyển tập báo cáo khoa học hội

thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 5,

trang 35 – 39.

4. Lê Minh Viễn (2007). Lợi thế của viêc sản xuất

giống hàu tam bội (triploid) bằng công nghệ tứ bội

(tetreploid). Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo

Động vật Thân mềm toàn quốc lần thứ 5, trang

282 – 287.

Tài liệu tiếng Anh:

5. David, C., Christopher, M.P., Maria, T.M. (2011).

Effects of the environment and culture depth on

growth and mortality in juvenile Pacific oystres in

the Strait of Georgia, British Columbia. Aquaculture

environment interactions, vol. 1: 259 – 274.

6. Deng, Y., Fu, S., Liang, F. and Xie, S. (2013).

Effects of stocking density, diet, and water

Page 88: Tập 123, số 09, 2014

Đoàn Trần Tấn Đào và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 83 - 87

87

exchange on growth and survival of pearl oyster

Pinctada maxima larvae. Aquaculture

International.

7. Forrest, B.M., Elmetri, I., Clark, K. (2007).

Review of the ecological effects of intertidal oyster

aquaculture. Prepared for Northland Regional

Council. Cawthron Report No. 1275, 25p.

8. Gosling, E. (2003). Bivalve Molluscs: Biology,

Ecology and Culture. Blackwell Publishing. 442 pp.

9. Holliday, J.E., Allan, G.L., Nell, J.A. (1993).

Effects of stocking density on juvenile Sydney rock

oysters, Saccostrea commercialis (Iredale &

Roughley), in cylinders. Aquaculture, 109 (1): 13-26.

10. Holliday, J.E., Maguire, G.B., Nell, J.A.

(1991). Optimum stocking density for nursery

culture of Sydney rock oysters (Saccostrea

commercialis). Aquaculture 96, 7-16.

11. Jyothi V., Mallia, P.C., Thomas and P.,

Muthiah (2006). Induced triploidy in the edible

oyster, Crassostrea madrasensis by temperature

shock. Central Marine Fisheries Research

Institute, P.B. No. 1603, Ernakulam North P.O.,

Cochin - 682 018 India, J. Mar. Biol. Ass. India,

48 (2): 249 – 252.

12. Mazon-Suastegui, J., Ruiz-Ruiz, K., Parres-

Haro, A., and Saucedo P.E. (2008). Combined

effects of diet and stocking density on growth and

biochemical composition of spat of the Cortez

oyster Crassostrea corteziensis at the hatchery.

Aquaculture, 248(1-4): 98-105.

13. Monteforte, M., Bervena, H., Ramirez, J.J.,

Saucedo, P., and Lopez, C.O. (2005). Effect of

stocking density on growth and survival of the

rainbow pearl oyster Pteria sterna (Gould 1852)

during nursery and late culture in Bahía de La Paz,

Baja California Sur, México. Aquaculture

International, 13 (5): 391 – 407.

14. Nell, J. A., Cox, E., Smith, I. R., & Maguire,

G. B. (1994). Studies on triploid oysters in

Australia. I. The farming potential of triploid

Sydney rock oysters Saccostrea commercialis

(Iredale and Roughley). Aquaculture, 126(3 – 4),

243 – 255.

15. Rico-Villa, B., Pouvreau, S. and Robert, R.

(2009). Influence of food density and temperature

on ingestion, growth and settlement of Pacific

oyster larvae, Crassostrea gigas. Aquaculture

Volume 287, Issues 3-4, Pages 395-401.

16. Tanyarosa, S., Pattanatonga, T., Tarangkonna,

W. (2012). Effect of water flow rate and stocking

density on nursing hatchery-reared juvenile

oysters, Crassostrea belcheri in a semi-closed

recirculation system. Journal of Applied

Aquaculture, 24 (4): 356 – 365.

17. Taylor J.J., Rose R.A., Southgate P.C., Taylor

C.E. (1997). Effects of stocking density on growth

and survival of early juvenile silver-lip pearl

oysters, Pinctada maxima (Jameson), held in

suspended nursery culture. Aquaculture, 153 (1):

41-49.

SUMMARY

EFFECT OF REARING DENSITY ON GROWTH AND SURVIVAL RATE OF

TRIPLOID PACIFIC OYSTER SEED

(Crassostrea gigas Thunberg, 1793)

Doan Tran Tan Dao1*, Tran Van Dung2

1Research Institute for Aquaculture No. 3,2 Nha Trang University

In this study, four densities 3, 6, 9, 12 ind./liter (L) were experimented in order to identify a

suitable density for rearing triploid Pacific oyster from the stages of fry to fingerling. Results

showed that absolute growth rate and relative growth rate of the oyster reared at the density of 3

and 6 ind./L were significantly higher than those of the density 9 and 12 ind./L (p < 0.05).

However, there were no significant differences about these parameters within the densities of 3

and 6 ind./L or 9 and 12 ind./L (p > 0.05). The survival rate of the oyster reared at density of 3

ind./L was higher than those of the densities 9 and 12 ind./L (p < 0.05), however, there was no

significant difference about survival rate between the densities of 6 and 9 ind./L (p > 0.05). From

the results of this study, it can be suggested that the appropriate density for rearing the triploid

Pacific oyster from the stage of fry to fingerling was from 3 – 6 ind./L in order to optimize the

growth, survival rate and tank rearing squares.

Key words: Pacific oyster, Crassostera gigas, density, growth rate, survival rate, triploid

Ngày nhận bài:04/10/2013; Ngày phan biện:11/11/2013; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: GS.TS. Từ Quang Hiển – Đại học Thái Nguyên

* Tel:

Page 89: Tập 123, số 09, 2014

Đoàn Trần Tấn Đào và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 83 - 87

88

Page 90: Tập 123, số 09, 2014

Tư Quang Hiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 89-93

89

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT LÁ KEO GIẬU TRONG KHẨU PHẦN

ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LỢN NUÔI THỊT

Từ Quang Hiển1*, Từ Trung Kiên2, Trần Thị Hoan2

1Đại học Thái Nguyên

2Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Thí nghiệm được thực hiện trên lợn Yorkshire nuôi thịt, gồm 5 lô, mỗi lô 10 con, khối lượng lợn

lúc bắt đầu thí nghiệm tư 31,81- 32,23 kg/con, thời gian thí nghiệm 3 tháng, thí nghiệp được lặp lại

3 lần. Lô đối chứng (ĐC): lợn được cho ăn khẩu phần cơ sở (KPCS) không có bột lá keo giậu

(BLKG); Thức ăn của lô TN1 là 95% KPCS + 5% BLKG, lô TN2: 90% KPCS + 10% BLKG, lô

TN3: 85% KPCS + 15% BLKG, lô TN4: 80% KPCS + 20% BLKG. Kết quả cho thấy: lợn được

ăn khẩu phần có chứa 5 % và 10% BLKG (TN1 và TN2) có tăng khối lượng cao hơn và tiêu tốn

thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng thấp hơn so với đối chứng; lợn của lô TN3 (khẩu phần chứa 15%

BLKG) có các chỉ tiêu trên tương đương với đối chứng. Lợn của lô TN4 (khẩu phần chứa 20%

BLKG) tăng khối lượng thấp hơn và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cao hơn so với đối

chứng. Vì vậy, chỉ nên phối hợp 5- 10% BLKG vào khẩu phần ăn cho lợn thịt.

Từ khóa: Bột lá keo giậu, lợn thịt, sinh trương, tiêu tốn thức ăn

MỞ ĐẦU*

Nhiều nghiên cứu cho biết bột lá thực vật

phối trộn vào khẩu phần ăn của lợn có tác

dụng tốt như: Làm tăng khả năng ăn được,

tăng khả năng tăng khối lượng đối với lợn

thịt, tăng khả năng đậu thai ở lợn nái và tỷ lệ

nuôi sống ở lợn con (Tư Quang Hiển và cs,

2013) [2]. Vì vậy, một số nước đã bổ sung bột

lá cỏ họ đậu vào thức ăn hỗn hợp của lợn thịt

và lợn nái.

Ở Việt Nam, keo giậu mọc ở khắp các vùng

trong cả nước, đặc biệt là ở các vùng đất

trung tính, hơi kiềm, vùng núi đá vôi. Năng

suất vật chất khô có thể lên tới 12- 20

tấn/ha/năm (NAS, 1984) [6]. Lá keo giậu dễ

chế biến thành bột lá. Cắt cả cành keo giậu,

phơi 1-2 ngày nắng, đập cành lá xuống sân, lá

sẽ rụng xuống, nghiền lá thành bột sẽ được

bột lá keo giậu.

Bột lá keo giậu cũng giống như bột cỏ họ đậu,

vưa giàu protein, vưa giàu sắc tố (Wood và

cs, 1983 [7]; Nguyễn Ngọc Hà, 1996 [1]). Vì

vậy, chúng tôi tiến hành thí nghiệm "Ảnh

hưởng của các tỷ lệ bột lá keo giậu khác nhau

trong khẩu phần đến sinh trưởng của lợn nuôi

thịt" nhằm xác định được tỷ lệ bột lá keo

giậu thích hợp trong khẩu phần.

* Tel:0913286190

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Thí nghiệm trên lợn Yorkshire gồm 5 lô, mỗi lô 10 con, khối lượng bắt đầu thí nghiệm tư 31,81- 32,23 kg, kết thúc khoảng trên dưới 80 kg, thí nghiệm kéo dài 3 tháng, thí nghiệp được lặp lại 3 lần.

Lô đối chứng (ĐC): lợn được cho ăn khẩu phần cơ sở (KPCS) không có bột lá keo giậu (BLKG); Thức ăn của lô TN1 là 95% KPCS + 5% BLKG, lô TN2: 90% KPCS + 10% BLKG, lô TN3: 85% KPCS + 15% BLKG, lô TN4: 80% KPCS + 20% BLKG. Năng lượng trao đổi (Kcal)/1 kg thức ăn và tỷ lệ protein (%) trong thức ăn của lô đối chứng là 3100 và 16,5; lô TN1: 3068 và 16,8; lô TN2: 3036 và 17,1; lô TN3: 3004 và 17,4; lô TN4: 2973 và 17,7. Năng lượng trao đổi và tỷ lệ protein trong BLKG dựa theo tài liệu của Viện Chăn nuôi quốc gia [5].

Các lô đều được cho ăn tự do bằng máng ăn tự động.

Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, khả năng tiêu thụ thức ăn, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng và so sánh chi phí thức ăn/1 kg tăng khối lượng giữa các lô.

Các chỉ tiêu được theo dõi bằng các phương pháp thường quy trong nghiên cứu về chăn nuôi.

Page 91: Tập 123, số 09, 2014

Tư Quang Hiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 89-93

90

Phương pháp xử lý số liệu: Theo phương pháp của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [4], xử lý

thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 14.

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành cân khối lượng lợn theo định kỳ 30 ngày/lần. Kết quả được trình bày tại

bảng 1.

Bảng 1: Khối lượng của lợn thí nghiệm (kg)

Thời gian

(tháng) Đối chứng

(0 % BLKG) Lô TN1

(5 % BLKG) Lô TN2

(10 % BLKG) Lô TN3

(15 % BLKG) Lô TN4

(20 % BLKG)

Bắt đầu 31,89 31,81 31,92 32,07 32,23

Sau 1 tháng 45,04 45,40 44,94 44,38 43,39

Sau 2 tháng 61,11 63,20 62,62 60,39 58,64

Sau 3 tháng 79,13a 83,03b 83,25b 78,26ac 76,20c

Ghi chu: Theo hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chung có y

nghĩa thống kê (P < 0,05).

Bảng 2: Sinh trương tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)

Tháng thí nghiệm

Đối chứng

(0 % BLKG)

Lô TN1

(5 % BLKG)

Lô TN2

(10 % BLKG)

Lô TN3

(15 % BLKG)

Lô TN4

(20 % BLKG)

Tháng thứ 1 438,33 452,67 434,00 410,33 372,00

Tháng thứ 2 535,67 593,33 589,33 522,67 508,33

Tháng thứ 3 600,67 694,33 687,67 596,67 585,33

Trung bình 524,89a 580,11b 570,33a 509,89ac 488,56c

Ghi chu: Theo hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chung có y

nghĩa thống kê (P < 0,05).

Sau tháng thứ nhất, khối lượng lợn của lô thí

nghiệm 1 và thí nghiệm 2 tương đương với

lô đối chứng, nhưng sau tháng thứ 2, đặc biệt

là tháng thứ 3, khối lượng lợn của 2 lô này

cao hơn so với lô đối chứng lần lượt là 3,9

và 4,12 kg. Khối lượng trung bình của lô

TN1 và TN2 có sự sai khác rõ rệt so với lô

đối chứng (P <0,01).

Khối lượng trung bình của lợn lô thí nghiệm 3

gần tương đương với lô đối chứng ở các kỳ cân.

Khối lượng trung bình của lợn lô thí nghiệm 4

thấp hơn so với lô đối chứng ở tất cả các kỳ

cân và kém lô đối chứng là 2,93 kg ở kỳ cân

cuối cùng. Khối lượng trung bình của hai lô

này có sự sai khác rõ rệt (P <0,05).

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm

Kết quả về tăng khối lượng của lợn qua các

tháng được trình bày tại bảng 2.

Tăng khối lượng của lô TN1 và TN2 ở tháng

thứ nhất tương đương với lô đối chứng,

nhưng ở tháng thư hai và ba đã vượt lên đáng

kể so với lô đối chứng.

Tăng khối lượng của lô thí nghiệm 3 ở tháng

đầu tiên kém hơn lô đối chứng khá lớn (28

g/con/ngày), nhưng ở tháng thứ 2 thì chênh

lệch giảm xuống còn 13 g/con/ngày, còn ở

tháng thứ 3 thì gần tương đương.

Hình 1: Biểu đồ sinh trương tuyệt đối của lợn

Page 92: Tập 123, số 09, 2014

Tư Quang Hiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 89-93

91

Tăng khối lượng của lô thí nghiệm 4 thấp hơn

rõ rệt so với đối chứng. Tuy nhiên, sự chênh

lệch này giảm dần khi tháng tuổi và khối

lượng của lợn tăng lên. Cụ thể: khoảng cách

chênh lệch ở tháng thứ nhất là 66,33

g/con/ngày; ở tháng thứ 2 đã giảm xuống còn

27,33 g/con/ngày và ở tháng thứ 3 chỉ còn

15,33 g/con/ngày.

Kết quả trên cho thấy: phối hợp 5 – 10 %

BLKG trong thức ăn hỗn hợp có ảnh hưởng

tốt nhưng không lớn đến tăng khối lượng của

lợn ở tháng thứ nhất (giai đoạn lợn tư 30 – 45

kg), sang tháng thứ hai và ba (giai đoạn lợn tư

45 – 80 kg) thì có ảnh hưởng tốt rõ rệt. Phối

hợp vào khẩu phần 15 % BLKG đã gây ảnh

hưởng xấu đến tăng khối lượng của lợn ở giai

đoạn 30 – 45 kg (tăng khối lượng giảm 6,4 %

so với lô đối chứng), nhưng không có ảnh

hưởng xấu đến tăng khối lượng của lợn giai

đoạn tư 45 – 80 kg. Phối hợp vào khẩu phần

20 % BLKG có ảnh hưởng xấu rõ rệt đến tăng

khối lượng của lợn ở giai đoạn 30 – 45 kg

(giảm tăng khối lượng 15,1 % so với đối

chứng), nhưng ở giai đoạn lợn tư 45 – 80 kg

thì ảnh hưởng xấu này đã giảm đi (tăng khối

lượng chỉ kém lô đối chứng 5,1 % ở tháng thứ

2 và 2,6 % ở tháng thứ 3), do ở giai đoạn này

lợn đã thích ứng với thức ăn có tỷ lệ xơ cao,

năng lượng thấp và với cả độc tố mimosine.

Tiêu thu thức ăn của lợn thí nghiệm

Khi gia tăng lượng bột lá keo giậu trong khẩu

phần thì đồng nghĩa với tỷ lệ các vật chất dinh

dưỡng trong khẩu phần cũng biến đổi và làm

cho tính hấp dẫn của thức ăn có thể tăng hoặc

giảm theo. Do đó, khả năng tiêu thụ thức ăn

của lợn cũng biến đổi. Để thấy được ảnh

hưởng của tỷ lệ bột lá keo giậu khác nhau đến

khả năng tiêu thụ thức ăn của lợn, chúng tôi

đã tiến hành theo dõi chỉ tiêu này và kết quả

được trình bày tại bảng 3.

Phối hợp 5 % BLKG vào thức ăn hỗn hợp đã

làm tăng khả năng ăn của lợn so với lô đối

chứng 4,8 % ở tháng thứ nhất; 5,2 % ở tháng

thứ hai; 10,6 % ở tháng thứ ba; trung bình

toàn kỳ là 7,5 % và có sự sai khác rõ rệt với

ĐC, TN2, TN3 (P < 0,05).

Phối hợp 10 % BLKG vào thức ăn hỗn hợp đã

làm tăng khả năng ăn của lợn 2,9 % ở tháng

thứ nhất; 8,4 % ở tháng thứ hai; 11,0 % ở

tháng thứ ba; trung bình toàn kỳ là 8,2 % so

với lô đối chứng và có sự sai khác rõ rệt với

ĐC, TN2, TN3 (P < 0,05).

Phối hợp 15 % BLKG vào thức ăn hỗn hợp

đã không làm tăng khả năng ăn của lợn ở

các giai đoạn và toàn kỳ thí nghiệm so với

đối chứng.

Phối hợp 20 % BLKG vào thức ăn hỗn hợp

đã làm giảm khả năng ăn của lợn 10,6 % ở

tháng thứ nhất và 1,3% ở tháng thứ 2;

không làm giảm ở tháng thứ ba so với lô đối

chứng; trung bình toàn kỳ thấp hơn 2,5 %

so với đối chứng.

Kết quả trên cho thấy có thể phối hợp tư 5 –

10 % BLKG vào thức ăn hỗn hợp trong suốt

giai đoạn lợn tư 30 – 80 kg mà không gây ảnh

hưởng xấu đến khả năng ăn của lợn, trái lại

còn có ảnh hưởng tốt đến khả năng tiêu thụ

thức ăn của chúng. Có thể phối hợp 15 %

BLKG vào thức ăn hỗn hợp của lợn thịt giai

đoạn 30 – 80 kg mà không gây ảnh hưởng

xấu đến khả năng ăn của lợn. Không nên phối

hợp 20% BLKG vào thức ăn hỗn hợp của lợn

ở giai đoạn 30 – 60 kg, nhưng có thể phối hợp

tỷ lệ này ở giai đoạn lợn tư 60 – 80 kg.

Bảng 3: Tiêu thu thức ăn của lợn thí nghiệm (kg/con/ngày)

Tháng thí

nghiệm

Đối chứng

(0 % BLKG)

Lô TN1

(5 % BLKG)

Lô TN2

(10 % BLKG)

Lô TN3

(15 % BLKG)

Lô TN4

(20 % BLKG)

Tháng thứ 1 1,04 1,09 1,07 1,02 0,93

Tháng thứ 2 1,54 1,62 1,67 1,55 1,52

Tháng thứ 3 2,18 2,41 2,42 2,17 2,18

Trung bình 1,59a 1,71b 1,72b 1,58a 1,55a

Ghi chu: Theo hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chung có y

nghĩa thống kê (P < 0,05).

Page 93: Tập 123, số 09, 2014

Tư Quang Hiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 89-93

92

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng

Bảng 4. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm (kg)

Tháng thí

nghiệm

Đối chứng

(0 % BLKG) Lô TN1

(5 % BLKG) Lô TN2

(10 % BLKG) Lô TN3

(15 % BLKG) Lô TN4

(20 % BLKG)

Tháng thứ 1 2,38 2,40 2,47 2,53 2,60

Tháng thứ 2 2,88 2,73 2,84 2,97 3,08

Tháng thứ 3 3,63 3,42 3,52 3,68 3,78

Trung bình 3,03ab 2,94a 3,02ab 3,13bc 3,24c

Ghi chu: Theo hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chung có y

nghĩa thống kê (P < 0,05).

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua

các kỳ cân là chỉ tiêu quan trọng trong chăn

nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thương phẩm

nói riêng. Chỉ tiêu này quyết định hiệu quả

kinh tế, bởi thức ăn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ

cấu giá thành sản phẩm. Trong nghiên cứu về

thức ăn, chỉ tiêu này còn phản ánh hiệu quả

của thức ăn thí nghiệm đối với vật nuôi. Tiêu

tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ở tưng

tháng thí nghiệm và toàn kỳ (3 tháng) của các

lô thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.

Như vậy, mặc dù phối hợp 5 - 10 % BLKG

vào thức ăn hỗn hợp đã làm giảm năng lượng

trao đổi trong thức ăn tư 32 – 64 Kcal, nhưng

tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của

lợn lô thí nghiệm 1 và 2 vẫn thấp hơn so với

lô đối chứng tư 0,01 – 0,09 kg thức ăn. Điều

đó chứng tỏ phối hợp BLKG vào thức ăn hỗn

hợp với tỷ lệ 5 - 10 % đã nâng cao hiệu quả

sử dụng thức ăn cho lợn.

Phối hợp 15 - 20 % BLKG vào thức ăn hỗn

hợp đã làm giảm 96 – 127 Kcal năng lượng

trao đổi/1 kg thức ăn, đồng thời tỷ lệ xơ và

độc tố mimosine tăng cao hơn, dẫn tới tiêu

tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của lô

thí nghiệm 3 và thí nghiệm 4 cao hơn so với

lô đối chứng tư 0,15 – 0,22 kg ở tháng thứ

nhất; tư 0,09 – 0,20 kg ở tháng thứ 2; tư

0,05 – 0,15 kg ở tháng thứ 3 và trung bình

toàn kỳ là 0,10- 0,21 kg. Tiêu tốn thức ăn

cho 1 kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm

4 có sự sai khác rõ rệt so với lô ĐC, TN1 và

TN2 (P < 0,05).

Theo Phùng Thăng Long (2005) [3] khi cho

lợn ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thì tiêu tốn

thức ăn của lợn ngoại tư 3,18- 3,52 kg/kg

tăng khối lượng. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg

tăng khối lượng của các lô trong thí nghiệm

của chúng tôi thấp hơn hoặc tương đương với

thông báo nêu trên.

Hình 2: Tiêu tốn thức ăn của lợn thí nghiệm

So sánh chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối

lượng giữa các lô

Giá 1 kg BLKG chỉ bằng trên 50% giá của

1 kg thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Do đó,

khi phối hợp 5 % đến 20% bột lá vào khẩu

phần thì giá của 1 kg thức ăn đã giảm đi

theo tuyến tính.

Lô TN1 và TN2 có tiêu tốn thức ăn cho 1 kg

tăng khối lượng thấp hơn lô đối chứng, bên

cạnh đó giá 1 kg thức ăn của 2 lô này cũng

thấp hơn đối chứng. Vì vậy, chi phí thức ăn

cho 1 kg tăng khối lượng của lô TN1 và TN2

thấp hơn so với đối chứng là điều tất nhiên.

Nếu quy ước chi phí thức ăn cho 1 kg tăng

khối lượng của lô đối chứng là 100%, thì của

lô TN1 là 94,7%, giảm 5,3%, còn của lô TN2

là 89,4%, giảm 10,6%.

Lô TN3 và TN4 có tiêu tốn thức ăn cho 1 kg

tăng khối lượng cao hơn lô đối chứng. Tuy

nhiên, tỷ lệ bột lá trong khẩu phần của 2 lô

này khá lớn (15- 20%), nên giá 1 kg thức ăn

giảm đáng kể so với đối chứng. Kết quả là chi

phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của lô

Page 94: Tập 123, số 09, 2014

Tư Quang Hiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 89-93

93

TN3 bằng 95,9% và giảm 4,1% so với đối

chứng, còn lô TN3 bằng 96,7% và giảm 3,3%

so với đối chứng.

Như vậy, chỉ xét riêng về chi phí thức ăn cho

1 kg tăng khối lượng thì phối hợp BLKG vào

khẩu phần với tỷ lệ 10% sẽ đạt được hiệu quả

tốt nhất.

KẾT LUẬN

Phối hợp 5- 10% bột lá keo giậu vào khẩu

phần ăn của lợn thịt đã làm tăng khối lượng

cao hơn, tiêu thụ thức ăn nhiều hơn, giảm tiêu

tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng so với

lợn được ăn thức ăn hỗn hợp không có bột lá.

Khi phối hợp bột lá keo giậu vào khẩu phần

với tỷ lệ cao hơn (15, 20%) đều có ảnh hưởng

xấu đến các chỉ tiêu nêu trên. Vì vậy, chỉ nên

phối hợp bột lá keo giậu vào khẩu phần

khoảng 10% trở xuống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Ngọc Hà (1996), Nghiên cứu năng

suất, giá trị dinh dưỡng và sử dụng cây keo giậu

(Leucaena) làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi.

Luận án PTS khoa học Nông nghiệp Hà Nội.

[2] Tư Quang Hiển, Trần Văn Phùng, Phan Đình

Thắm, Trần Thành Vân, Tư Trung Kiên (2013)

Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, Nxb Nông

nghiệp.

[3]. Phùng Thăng Long, Trần Văn Hạnh (2005)

Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của một số tổ

hợp lợn lai Ngoại x Ngoại ở Miền Trung, Tạp

chí NN&PTNT, số 60/kỳ 2, tháng 5/2005 tr. 29-

30 và 36.

[4]. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc,

Nguyễn Duy Hoan (2002), Giáo trình phương

pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông

nghiệp Hà Nội.

[5]. Viện chăn nuôi quốc gia (2001), Thành phần

và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc- gia cầm Việt

Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[6]. NAS (1984), Leucaena: promising forage and

tree for the tropics. Second edition. Washington,

DC: NAS, P31-32; 100.

[7]. Wood J. F, Carter P. M and Savory R (1983),

Investigations into the effects of processing on the

retention of carotenoid fractions of Leucaena

leucocephala during storage, and the effects on

mimosine concentration. Anim. Feed Sci, Technol,

9: 307-317.

SUMMARY

THE EFFECT OF LEUCAENA LEAF MEAL LEVELS IN THE DIET ON

PERFORMANCE OF GROWING PIG

Tu Quang Hien1*, Tu Trung Kien2, Tran Thi Hoan2

1Thai Nguyen University 2College of Agriculture and Forestry- TNU

The study was conducted on Yorkshire growing pig, consist of 5 groups, 10 pigs per each group,

pig have 31.81 to 32.23 kg in body weight at starting time, experimental duration in 3 months,

repeat 3 times. Control group (CG): pigs were fed by base diet (BD) without Leucaena leaf meal

(LLM); Feed of group 1 have 95% BD + 5% LLM, group 2 have 90% BD + 10% LLM; group 3

have 85% BD + 15% LLM; group 4 have 80% BD + 20% LLM. The result show that: pig was

feed by the ration have 5% and 10% of LLM (group 1 and group 2) the body weight gain higher

and less feed consumption/1 kg body weight gain than that of control group; pig at group 3 (15%

LLM in the diet) have above index the same in comperision with control group. Pig of group 4

(20% LLM in the diet) have less body weight gain and higher feed consumption/1 kg body weight

gain than that of control group. So that, we should mixing at 5 and 10 % of LLM in the diet for

growing pig.

Key words: Leucaena leaf meal, pig, growing, feed consumption.

Ngày nhận bài:16/7/2014; Ngày phan biện:07/8/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS. Trân Văn Phùng – Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

* Tel:0913286190

Page 95: Tập 123, số 09, 2014

Tư Quang Hiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 89-93

94

Page 96: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Kim Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 95 - 100

95

TÌNH HÌNH NHIỄM TRYPANOSOMA EVANSI

Ở MỘT SỐ LOÀI GIA SÚC TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thị Kim Lan1*, Nguyễn Văn Quang1, Đỗ Thị Vân Giang2,

Nguyễn Thị Ngân1, Lê Minh1, Phan Thị Hồng Phuc1,

Phạm Diệu Thùy1, Trần Nhật Thắng1 1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên,

2Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Xác định loài tiên mao trùng gây bệnh cho gia súc ở Việt Nam, kết quả cho thấy: Loài tiên mao

trùng ky sinh gây bệnh là Trypanosoma evansi.

Áp dụng các phương pháp chẩn đoán tiên mao trùng trong phòng thí nghiệm như soi tươi, lấy mẫu

máu nhuộm Giemsa; tiêm truyền cho động vật thí nghiệm… để xác định tỷ lệ nhiễm tiên mao

trùng ở một số loài gia súc tại các địa phương nghiên cứu. Kết quả cho thấy: Trâu, bò, dê, ngựa,

lợn ở các tỉnh nghiên cứu đều nhiễm tiên mao trùng với tỷ lệ khác nhau (biến động tư 0,99 % -

20,83 %). Trong đó, tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu, bò tăng dần theo tuổi. Tỷ lệ nhiễm cao nhất vào

mùa Thu, thấp nhất vào mùa Xuân. Tuy nhiên, tỷ lệ phát bệnh cao nhất vào mùa Đông và thấp

nhất vào mùa Hè trong năm.

Từ khóa: Trypanosoma evansi, gia suc, tỷ lệ nhiêm, tỷ lệ phát bệnh, loài MỞ ĐẦU*

Bệnh tiên mao trùng (TMT) là bệnh phổ biến

ở nhiều loài động vật. Wuyts và cs. (1994) [9]

cho biết: Tại Đông Nam Á, bệnh tiên mao

trùng do Trypanosoma evansi là một trong

những bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế cho

người chăn nuôi vì nó tác động xấu đến sức

khỏe của nhiều loài vật chủ. Theo số liệu của

Phạm Sỹ Lăng (1982) [2], Phan Địch Lân và

cs (2004) [3], Phan Văn Chinh (2006) [1],

bệnh tiên mao trùng xuất hiện ở nhiều vùng

trên cả nước, với tỷ lệ mắc khá cao: trên trâu

là 13 - 30%, trên bò là 7 - 14%, tỷ lệ gia súc

chết /gia súc mắc bệnh lên tới 6,3 - 20 %.

Qua những dẫn liệu ở trên về mức độ phổ

biến và những thiệt hại do bệnh tiên mao

trùng gây ra trên gia súc ở Việt Nam, những

biến đổi về dịch tễ có thể tạo ra các biến

chủng Trypanosoma spp. gây bệnh cho gia

súc, những khó khăn trong công tác chủ động

phòng ngưa bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên

cứu về: “Tình hình nhiễm Trypanosoma

evansi ở một số loài gia súc tại Việt Nam”

nhằm mục đích: nghiên cứu chế tạo kháng

nguyên tái tổ hợp, phục vụ sản xuất các bộ KIT

chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho gia súc.

*

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

- Xác định loài tiên mao trùng gây bệnh cho

gia súc tại Việt Nam.

- Xác định tỷ lệ nhiễm TMT ở một số loài gia

súc tại các địa phương nghiên cứu.

- Xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh tiên

mao trùng trên trâu, bò: tỷ lệ nhiễm theo lứa

tuổi, theo mùa vụ; tỷ lệ phát bệnh theo mùa vụ.

Vật liệu

- Mẫu máu gia súc thu thập ở 6 tỉnh tại Việt

Nam (để phân lập và định loài tiên mao trùng).

- Chuột bạch khỏe, khối lượng 25 - 30

gam/con

- Kính hiển vi quang học, các hoá chất và

dụng cụ thí nghiệm khác.

Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập mẫu máu gia súc theo phương

pháp lấy mẫu phân tầng và ngẫu nhiên, tiêm

truyền chuột bạch.

- Phát hiện tiên mao trùng bằng phương pháp

xem tiêu bản máu tươi, nhuộm giemsa và

tiêm truyền chuột bạch.

- Xác định loài tiên mao trùng bằng kỹ thuật PCR.

Page 97: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Kim Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 95 - 100

96

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

* Địa điểm nghiên cứu:

- Địa điểm thu thập mẫu: tỉnh Thái Nguyên,

Lạng Sơn, Lai Châu, Hòa Bình, Tây Ninh và

Khánh Hòa.

- Xét nghiệm mẫu, theo dõi chuột tiêm truyền

tại phòng thí nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y –

trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.

* Thời gian nghiên cứu: Tư tháng 1/2012 đến

tháng 6/2013.

Xử lý số liệu

Số liệu được xử ly theo phương pháp thống

kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện, 2008 [5]) và

trên phần mềm Excel 2003 và phần mềm

minitab 14.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thành phần loài tiên mao trùng gây bệnh

cho gia súc tại Việt Nam

Kết quả xác định loài tiên mao trùng gây bệnh

ở gia súc tại 6 tỉnh được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1. Kết qua xác định loài tiên mao trùng ơ 6 tỉnh nghiên cứu

Địa phương (tỉnh) Số chủng định

loài (chủng)

Kết quả

Loài T. evansi Loài khác

Số chủng Tỷ lệ (%) Số chủng Tỷ lệ (%)

Thái Nguyên 2 2 100 0 0,00

Lạng Sơn 2 2 100 0 0,00

Hòa Bình 4 4 100 0 0,00

Lai Châu 3 3 100 0 0,00

Tây Ninh 2 2 100 0 0,00

Khánh Hòa 1 1 100 0 0,00

Tính chung 14 14 100 0 0,00

Kết quả bảng 1 cho thấy: Bằng kỹ thuật PCR để xác định loài tiên mao trùng, chúng tôi thấy 100

% số chủng tiên mao trùng gây bệnh phân lập được tư trâu, bò, dê, ngựa và lợn ở 6 tỉnh nghiên

cứu đều là loài Trypanosoma evansi. Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Phan Văn Chinh

(2006) [1].

Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng của gia súc tại các địa phương

Kết quả về tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng trên trâu, bò, dê, ngựa và lợn tại một số huyện, thành thuộc

6 tỉnh nghiên cứu được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2. Tỷ lệ nhiêm tiên mao trùng trên gia suc tại 6 tỉnh nghiên cứu

Page 98: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Kim Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 95 - 100

97

Bằng các phương pháp chẩn đoán tiên mao

trùng trong phòng thí nghiệm như làm tiêu

bản máu khô nhuộm Giemsa, tiêm truyền

động vật thí nghiệm (chuột bạch), chúng tôi

đã xác định được tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở

gia súc tại các địa phương nghiên cứu. Kết

quả ở bảng 2 cho thấy: cả 5 loại gia súc được

xét nghiệm máu đều nhiễm tiên mao trùng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp

với nghiên cứu của Kumar A. và cs. (1991)

[7], Holland W.G và cs.(2005) [6]:

Trypanosomiasis là một bệnh ky sinh trùng

phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau.

Tỷ lệ nhiễm T. evansi của các loại gia súc ở

các tỉnh không giống nhau. Trâu, bò, dê và

lợn ở các tỉnh nghiên cứu đều nhiễm T. evansi

với tỷ lệ khác nhau, tỷ lệ nhiễm T. evansi cao

nhất ở trâu (15,58 %), sau đó đến bò (12,94

%), ngựa (10,26 %), dê (9,52 %) và thấp nhất

là ở lợn (0,99 %). Sự khác nhau về tỷ lệ

nhiễm tiên mao trùng của các loài gia súc có y

nghĩa thống kê (P<0,05). Điều này chứng tỏ

rằng, các loài gia súc cảm thụ với tiên mao

trùng khác nhau, trong đó trâu là loại gia súc

cảm thụ nhất với T. evansi, sau đó đến bò,

ngựa, dê. Lợn là loại gia súc ít cảm thụ nhất

với tiên mao trùng trong 5 loại gia súc mà

chúng tôi nghiên cứu.

Do số lượng trâu, bò được xét nghiệm máu

nhiều hơn các loại gia súc khác, đồng thời

trâu, bò được thu thập mẫu máu ở các lứa tuổi

khác nhau, ở các mùa vụ khác nhau nên

chúng tôi tiếp tục xác định tỷ lệ nhiễm tiên

mao trùng ở trâu, bò theo lứa tuổi, mùa vụ và

tính biệt.

Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu, bò theo

lứa tuổi

Tuổi của vật nuôi là một trong những yếu tố

có thể ảnh hưởng đến tính cảm thụ đối với

bệnh ky sinh trùng. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm tiên

mao trùng theo tuổi trâu, bò là một chỉ tiêu

xác định trâu, bò ở lứa tuổi nào dễ cảm nhiễm

tiên mao trùng nhất để có kế hoạch phòng trị

thích hợp. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm

tiên mao trùng theo tuổi trâu, bò được trình

bày ở bảng 3.

Số liệu bảng 3 cho thấy: tỷ lệ nhiễm tiên mao

trùng ở trâu các lứa tuổi có sự khác nhau, tỷ lệ

nhiễm thấp nhất là ở trâu dưới 2 năm tuổi

(4,35 %); ở trâu 2 - 5 năm tuổi tỷ lệ nhiễm

tăng lên (12,69 %); trâu trên 5 năm tuổi có tỷ

lệ nhiễm tiên mao trùng cao nhất (20,51 -

21,62 %).

Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở bò cũng có xu

hướng tăng dần theo tuổi. Tỷ lệ nhiễm thấp

nhất là ở bò dưới 2 năm tuổi (1,96 %); bò 2 -

8 năm tuổi có tỷ lệ nhiễm tăng lên (10,83 -

16,91 %); bò trên 8 năm tuổi nhiễm tiên mao

trùng với tỷ lệ cao nhất (18,97 %).

Bảng 3. Tỷ lệ nhiêm tiên mao trùng ơ trâu, bò theo lứa tuổi

Lứa tuổi

(năm)

Trâu So sánh sự sai

khác giữa các

lứa tuổi

Bò So sánh sự sai

khác giữa các

lứa tuổi Số trâu

kiểm tra

(con)

Số trâu

nhiễm

(con)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Số bò

kiểm tra

(con)

Số bò

nhiễm

(con)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

≤ 2 92 4 4,35 χ2

≤2, >2-5 = 4,835

P = 0,028 51 1 1,96

χ2≤2, >2-5 = 3,829

P = 0,050

> 2 - 5 197 25 12,69 χ2

>2-5, >5-8 = 4,652

P = 0,031 157 17 10,83

χ2>2-5, >5-8 = 2,288

P = 0,130

> 5 - 8 234 48 20,51 χ2

>5-8, >8 = 0,042

P = 0,838 136 23 16,91

χ2>5-8, >8 = 0,119

P = 0,731

> 8 74 16 21,62 χ2

≤2, >8 = 11,548

P = 0,001 58 11 18,97

χ2≤2, >8 = 8,010

P = 0,005

Tính

chung 597 93 15,58

402 52 12,94

Page 99: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Kim Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 95 - 100

98

Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm ở hầu hết các lứa

tuổi của trâu là rõ rệt (P < 0,01 đến P < 0,05),

song giữa trâu 5 - 8 năm tuổi và trâu trên 8

năm tuổi thì sự khác nhau chưa rõ rệt (P >

0,05). Đối với bò, do số lượng mẫu ít (52 bò

nhiễm) nên sự sai khác về tỷ lệ nhiễm giữa

các lứa tuổi chưa rõ rệt (P > 0,05), chỉ có bò

dưới 2 năm tuổi và bò trên 8 năm tuổi tỷ lệ

nhiễm có sự khác nhau rõ rệt (P < 0,01).

Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả

nghiên cứu của Phan Lục và cs. (1996) [4]: ở

mọi lứa tuổi, trâu và bò đều bị nhiễm ky sinh

trùng đường máu Trypanosoma, song tuổi

càng tăng thì tỷ lệ nhiễm càng tăng.

Phan Địch Lân (2004) [3] đã tổng hợp kết quả

điều tra 3.172 trâu ở các tỉnh đồng bằng và

cho biết: trâu dưới 3 năm tuổi nhiễm thấp

nhất (3,2 - 6,l %), trâu 3 - 5 năm tuổi nhiễm

cao hơn (l0,6 - 12,7 %), trâu 6 - 8 năm tuổi

nhiễm cao nhất (12,9 - 14,8 %), trâu trên 9

năm tuổi tỷ lệ nhiễm giảm thấp hơn trâu 3 - 8

năm tuổi.

Tỷ lệ nhiễm và phát bệnh tiên mao trùng ở

trâu, bò theo mùa vụ

Để công tác phòng và trị bệnh tiên mao trùng

cho đàn trâu, bò mang lại hiệu quả cao, ngoài

việc theo dõi tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi, chúng

tôi đã tiến hành theo dõi tỷ lệ nhiễm tiên mao

trùng theo mùa. Kết quả về tỷ lệ nhiễm theo

mùa được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4 cho thấy:

- Kiểm tra 597 trâu có 93 trâu nhiễm tiên mao

trùng. Trong đó, tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở

trâu cao nhất vào mùa Thu (26,37 %), sau đó

đến mùa Hè (13,38 %), mùa Đông (10,74 %),

mùa Xuân tỷ lệ nhiễm thấp nhất (7,34 %).

- Trong 402 bò kiểm tra có 52 con nhiễm tiên

mao trùng, chiếm tỷ lệ 12,94 % (biến động tư

4,17 đến 20,74 % theo các mùa trong năm).

So sánh thống kê về tỷ lệ nhiễm tiên mao

trùng ở trâu, bò theo tưng cặp mùa trong năm,

chúng tôi thấy sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm

tiên mao trùng ở mùa Hè - Thu và Thu - Đông

có y nghĩa thống kê (P < 0,001 đến P < 0,05),

song sự khác nhau giữa mùa Đông - Xuân và

Xuân - Hè không rõ rệt (P > 0,05).

Sau khi đã xác định được tỷ lệ nhiễm tiên

mao trùng ở trâu, bò theo mùa vụ, chúng tôi

tiếp tục theo dõi những trâu, bò nhiễm tiên

mao trùng để xác định tỷ lệ phát bệnh theo

mùa vụ. Kết quả được trình bày ở bảng 5.

Bảng 4. Tỷ lệ nhiêm tiên mao trùng ơ trâu, bò theo mùa vu

Mùa

Trâu

So sánh sự sai

khác giữa các

mùa

So sánh sự sai khác

giữa các

mùa

Số trâu

kiểm

tra

(con)

Số trâu

nhiễm

(con)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Số bò

kiểm tra

(con)

Số bò

nhiễm

(con)

Tỷ lệ

nhiễm

(%)

Xuân 109 8 7,34 χ2

Xuân, Hè = 2,413

P = 0,120 48 2 4,17

χ2Xuân, Hè = 2,353

P = 0,125

Hè 157 21 13,38 χ2

Hè, Thu = 8,784

P = 0,003 162 19 11,73

χ2Hè, Thu = 4,490

P = 0,034

Thu 182 48 26,37 χ2

Thu, Đông = 12,841

P = 0,000 135 28 20,74

χ2Thu, Đông = 7,091

P = 0,008

Đông 149 16 10,74 χ2

Đông, Xuân = 0,862

P = 0,353 57 3 5,26

χ2Đông, Xuân = 0,069

P = 0,793

Tính

chung 597 93 15,58

402 52 12,94

Page 100: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Kim Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 95 - 100

99

Bảng 5. Tỷ lệ phát bệnh tiên mao trùng ơ trâu, bò theo mùa vu

Mùa

Trâu

So sánh sự sai

khác giữa các

mùa

So sánh sự sai

khác giữa các

mùa

Số trâu

nhiễm

(con)

Số trâu

phát

bệnh

(con)

Tỷ lệ

phát

bệnh

(%)

Số bò

nhiễm

(con)

Số bò

phát

bệnh

(con)

Tỷ lệ

phát

bệnh

(%)

Xuân 8 3 37,50 χ2

Xuân, Hè = 3,178

P = 0,075 2 1 50,00 χ2

Xuân, Hè = 4,203

P không xác định

Hè 21 3 14,29 χ2

Hè, Thu = 4,908

P = 0,027 19 1 5,26 χ2

Hè, Thu = 4,883

P = 0,027

Thu 48 17 35,42 χ2

Thu, Đông = 5,418

P = 0,020 28 9 32,14

χ2Thu, Đông = 1,411

P = 0,235

Đông 16 10 62,50 χ2

Đông, Xuân = 2,143

P = 0,143 3 2 66,67

χ2Đông, Xuân = 0,139

P không xác định

Tính

chung 93 33 35,48

52 13 25,00

Bảng 5 cho thấy:

Trong 93 trâu nhiễm tiên mao trùng có 33

trâu phát bệnh, chiếm tỷ lệ 35,48 %. Trong

đó, tỷ lệ phát bệnh cao nhất vào mùa Đông

(62,50 %), sau đó đến mùa Xuân (37,50 %),

mùa Thu (35,42 %) và thấp nhât vào mùa Hè

(14,29 %).

So sánh sự sai khác về tỷ lệ phát bệnh theo

mùa, chúng tôi thấy tỷ lệ phát bệnh vào mùa

Hè - Thu và Thu - Đông có y nghĩa thống kê

(sự khác nhau là rõ rệt, với P < 0,05), tỷ lệ phát

bệnh vào mùa Đông - Xuân và Xuân – Hà

không khác nhau rõ rệt (P > 0,05).

Trong 52 bò nhiễm tiên mao trùng chỉ có 13

bò phát bệnh, chiếm tỷ lệ 25,00 % (biến động

tư 5,26 – 66,67 % theo các mùa). Khi so sánh

sự sai khác về tỷ lệ phát bệnh ở bò theo mùa

thấy hầu hết không có sự khác nhau rõ rệt, chỉ

có tỷ lệ phát bệnh ở bò vào mùa Hè và mùa

Thu là khác nhau rõ rệt (P < 0,05).

Tỷ lệ trâu, bò nhiễm tiên mao trùng phát bệnh

cao nhất trong mùa Đông là do, vào mùa

Đông, điều kiện thời tiết bất lợi cho gia súc:

giá lạnh, thức ăn khan hiếm, gia súc phải làm

việc nặng, sức đề kháng suy giảm, làm cho

bệnh phát ra. Nếu không được điều trị và

chăm sóc kịp thời con vật rất dễ bị tử vong.

Kết quả ở các bảng 4 và 5 cho phép chúng tôi

nhận xét: mùa Hè và mùa Thu là các mùa

trâu, bò bị nhiễm bệnh tiên mao trùng nhiều,

nhưng mùa Đông lại là mùa bệnh phát ra nhiều

nhất, tỷ lệ phát bệnh tiên mao trùng vào mùa

Đông cao hơn so với các mùa khác trong năm.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp

với nhận xét của Luckins (1988) [8]: Sự xuất

hiện số lượng lớn ruồi, mòng trong mùa mưa

nóng ẩm luôn có liên quan đến tình hình dịch

tễ bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò, dê, lạc đà.

Tư cuối mùa thu, mùa đông và đầu mùa xuân,

gia súc nhiễm tiên mao trùng phải sống trong

điều kiện thời tiết lạnh, thiếu thức ăn nên sức

đề kháng giảm, bệnh thường phát ra vào thời

gian này làm trâu bò bị đổ ngã hàng loạt.

KẾT LUẬN

Đã xác định được 14 chủng tiên mao trùng ký

sinh ở gia súc tại 6 tỉnh của Việt Nam đều thuộc

loài T. evansi.

Trâu, bò, dê, ngựa, lợn ở 6 tỉnh nghiên cứu

đều nhiễm tiên mao trùng (biến động tư 0,99

% - 20,83 %).

Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu tăng dần theo

tuổi. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở trâu trên 8 năm

tuổi và thấp nhất ở trâu dưới 2 năm tuổi.

Tỷ lệ nhiễm T. evansi ở trâu cao nhất vào mùa

Thu, thấp nhất vào mùa Xuân; tuy nhiên, tỷ lệ

phát bệnh cao nhất vào mùa Đông và thấp

nhất vào mùa Hè.

Page 101: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Kim Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 95 - 100

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Văn Chinh (2006), Bệnh tiên mao trùng

do Trypanosoma evansi ơ trâu, bò nuôi tại các

tỉnh miền Trung và biện pháp phòng trị, Luận án

Tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội.

2. Phạm Sỹ Lăng (1982), Một số đặcđiểm dịch tê

học bệnh tiên mao trùng trâu, bò do Trypanosoma

evansi ơ các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Luận án Phó

tiến sĩ khoa học Thú y.

3. Phan Địch Lân (2004), Bệnh ngã nươc trâu bò,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 56 - 73.

4. Phan Lục, Trần Văn Quyên, Nguyễn Văn Thọ

(1996), “Tình hình nhiễm đơn bào ky sinh của trâu

bò ở một số vùng trung du và đồng bằng phía Bắc

Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thu y, Tập

III, số 4.

5. Nguyễn Văn Thiện (2008), Phương pháp

nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp,

Hà Nội.

6. Holland W. G., Thanh N. G., Do T. T.,

Sangmaneedet S., Goddeeris B., Vercruysse J.

(2005), “Evaluation of diagnostic tests for

Trypanosoma evansi in experimentally infected

pigs and subsequent use in field surveys in north

Vietnam and Thailand”, Trop Anim Health Prod,

pp. 457 - 67.

7. Kumar A., Dhuley J. N., Naik S. R. (1991),

"Evaluation of microbial metabolites for

trypanocidal activity: significance of biochemical

and biological parameters in the mouse model of

trypanosomiasis”, Laboratory of Parasitology and

Immunodiagnostics, Research Center, Hindustan

Antibiotics Ltd, Pune, India. Jpn. J. Med Sci Biol.,

pp. 7 - 16.

8. Luckins A. G. (1988), Trypanosoma evansi in

Asia, Parasitology today, pp. 3 - 49.

9. Wuyts N., Chokesajjawatee N., Panyim S.

(1994), “A simplified and highly sensitive

detection of Trypanosoma evansi by DNA

amplification”, Department of Biochemistry,

Faculty of Science, Mahidol University, Bangkok,

Thailand. (Southeast Asian J Trop Med Public

Health).

SUMMARY

THE TRYPANOSOMIASIS INFECTION

ON SOME LIVESTOCKS IN VIETNAM

Nguyen Thi Kim Lan1*, Nguyen Van Quang1,

Do Thị Van Giang2, Nguyen Thi Ngan1, Le Minh1,

Phan Thi Hong Phuc1, Pham Dieu Thuy1, Tran Nhat Thang1 1College of Agriculture and Forestry – TNU,

2College of Economics and Technology - TNU

There was determined the Trypanosoma specie that caused Trypanosomiasis for livestocks in

Vietnam, the result was obtained: the Trypanosoma parasitologic specie was Trypanosoma evansi.

Applying some parasitological techniques for the diagnosis of trypanosomiasis in the laboratory

such as direct microscopic examination (blood sampling), stained thick smears, animal

inoculation…to determine the prevalence on some livestocks in the investigated places. The

following results were shown: buffaloes, bovines, goat, horses, porcine in the investigated

provinces were infected by Trypanosoma evansi with different prevalence, vacillating from 0.99 %

to 20.83 %. In that results, the prevalence increased in accordance with the age of buffalos and

bovines. The prevalence performed high in autumn, lower in Spring. However, the incidence was

highest performance in Winter and lowest in Summer.

Key words: incidence, livestock, prevalence, specie, Trypanosoma evansi

Ngày nhận bài:10/6/2014; Ngày phan biện:18/6/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyên Quang Tính – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel:

Page 102: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 101 - 106

101

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TINH TRÙNG ĐÔNG LẠNH TỪ MÀO TINH HOÀN

TRONG THỤ TINH ỐNG NGHIỆM Ở LỢN

Nguyễn Thị Hiệp1, Nguyễn Thị Ươc1,

Hứa Nguyệt Mai2, Nguyễn Việt Linh1* 1Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Thụ tinh ống nghiệm (TTON) là kỹ thuật chủ yếu tạo phôi in vitro với mục đích phục vụ nghiên

cứu y sinh và bảo tồn đa dạng sinh học ở lợn. Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong các trường hợp

này là tế bào trứng và tinh trùng ở dạng đông lạnh. Trong bài này chúng tôi trình bày nghiên cứu

ảnh hưởng của các lô tinh đông lạnh tới kết quả thụ tinh ống nghiệm ở lợn. Kỹ thuật TTON và

đông lạnh tinh được tiến hành theo phương pháp của Kikuchi và cộng sự (2002). Trứng lợn loại A,

B (có trên 3 lớp tế bào cận noãn) được nuôi thành thục trong môi trường 199 bổ sung 10% FBS

(huyết thanh thai bò) trước khi thụ tinh với tinh thu tư dịch hoàn của lợn Landrace, được xử lý và

bảo quản trong nitơ lỏng. Các chỉ tiêu theo dõi trong các thí nghiệm là tỷ lệ hình thành tiền nhân

đực, tỷ lệ đơn tinh trùng, tỷ lệ phân chia và phát triển của phôi. Kết quả kiểm tra tế bào trứng sau

thụ tinh cho thấy tỷ lệ hình thành tiền nhân đực trong tế bào trứng được thụ tinh với các lô tinh

TL1 và TL2 tương ứng là 75,31 ± 6,88% và 57,03 ± 6,83% (P>0,05), tỷ lệ đơn tinh trùng tương

ứng là 40,84 ± 5,03% và 39,61 ± 3,7%. Tỷ lệ chia, tỷ lệ phôi dâu/ phôi nang cũng không có sự

khác biệt giữa hai lô tinh, tương ứng là 51,49 ± 5,77% và 29,96 ± 7,26% đối với lô tinh TL1 và

52,99 ± 8,13% và 16,69 ± 4,31% đối với lô tinh TL2. Kết quả thí nghiệm cho thấy các lô tinh đông

lạnh có thể sử dụng trong thụ tinh ống nghiệm ở lợn.

Từ khóa: Thu tinh ống nghiệm (TTON), tinh đông lạnh, lợn, tiền nhân đực, đơn tinh trùng, phôi

dâu, phôi nang MỞ ĐẦU*

Công nghệ chuyển gene ở phôi lợn là một

trong những lĩnh vực đang được quan tâm

nghiên cứu [1], [3]. Hơn nữa, sản phẩm phôi

ống nghiệm là công cụ quan trọng trong việc

nghiên cứu qui luật của sự thành thục và sự

phát triển ở giai đoạn sớm ở lợn [3]. Các

công nghệ này góp phần nâng cao hiệu quả

chăn nuôi lợn thịt và cho phép thực hiện một

số nghiên cứu ứng dụng y sinh mới như ghép

mô khác loài ở người [6], [5], [10]. Khi

trứng, phôi lợn dùng để thao tác chuyển gene

được khai thác bằng phương pháp gây rụng

trứng thông thường, giá thành công nghệ sẽ

tăng cao do việc phải phẫu thuật nhiều con

cho. Việc thiết lập thành công một hệ thống

thụ tinh ống nghiệm chắc chắn với các sản

phẩm phôi lợn bảo đảm chất lượng sẽ mang

lại hiệu quả giảm giá thành và chủ động thời

gian thao tác [5].

Hiện tượng thụ tinh đa tinh trùng xảy ra ở lợn

nhiều hơn so với các loài động vật khác, ngay

* Tel: 0949 492281, Email: [email protected]

cả khi thụ tinh trong cơ thể dưới các điều kiện

thực nghiệm đa dạng [11],[4]. Mặc dù các kỹ

thuật về thành thục ống nghiệm, thụ tinh ống

nghiệm ở lợn đã được cải thiện dần dần trong

những năm gần đây, tỷ lệ đa tinh trùng cao ở

lợn vẫn là một trong những tồn tại chính trong

hệ thống thụ tinh ống nghiệm ở lợn [2]. Nguyên

nhân cho hiện tượng này có thể bao gồm chất

lượng tinh dịch ở thời điểm thụ tinh [10].

Với mục đích đánh giá khả năng sử dụng tinh

trùng đông lạnh thu tư dịch hoàn của lợn đực

giống đã trưởng thành để thụ tinh ống

nghiệm, trong bài này chúng tôi trình bày kết

quả nghiên cứu ảnh hưởng của các lô tinh

đông lạnh - giải đông tới khả năng hình thành

tiền nhân đực và sự phát triển tiếp theo của tế

bào trứng lợn thành thục.

VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP

Thu trứng và nuôi thành thuc in vitro

Buồng trứng lợn được lấy ở lò mổ trong khu

vực Hà Nội, vận chuyển về phòng thí nghiệm

Page 103: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 101 - 106

102

trong vòng 1-2 giờ ở 30-35oC trong dung dịch

nước muối sinh ly 0,9%, bổ sung kháng sinh

gentamycin 40mg/ml với liều lượng 6ml trên

một lít dung dịch nước muối sinh ly. Buồng

trứng được thấm máu và rửa lại 3-5 lần trong

nước muối 0,9% ở 37oC, thu trứng trong tủ

hút vô trùng bằng phương pháp rạch nang tư

các nang có kích thước là 2-6 mm. Rửa cụm

trứng và tế bào cận noãn trong môi trường

TCM199 (TCM -Tissue culture medium) dưới

kính hiển vi Nikon ở độ phóng đại 10-20 lần

bằng cách dùng kim thủy tinh có kích thước phù

hợp. Phân loại chất lượng dựa vào hình thái và

số lớp tế bào cận noãn theo phương pháp của

Leibfried và First (1979) [8] Chỉ có những trứng

loại A, B để nuôi thành thục.

Trứng loại A: có trên 3 lớp tế bào cận noãn

bao quanh trứng, các lớp tế bào cận noãn này

dày, đều đặn, đồng nhất và liên kết chặt chẽ

với nhau, nguyên sinh chất của trứng đồng

đều, toàn bộ trứng nhìn trong suốt và đầy đặn.

Trứng loại B: có tư 2-3 lớp tế bào cận noãn

bao quanh trứng, các tế bào này liên kết

không chặt chẽ, có nơi bị mất một phần tế

bào, nguyên sinh chất đồng đều nhưng hơi tối

màu ở vùng ngoại vi trứng, toàn bộ trứng

nhìn ít trong và ít đầy đặn hơn.

Môi trường nuôi thành thục trứng là môi

trường TCM 199 bổ sung 10% FBS (fetal

bovine serum - huyết thanh thai bò) với 40-50

trứng /1giếng 500 µl. Trứng lợn sau khi

nuôi 44-46 giờ trong môi trường 199 bổ

sung 10% FBS có thể đạt đến giai đoạn

thành thục (Hình 1-a). Những trứng bông

tơi và có tế bào chất đồng nhất được lựa

chọn để thụ tinh ống nghiệm.

Thu tinh ống nghiệm (IVF)

Môi trường thụ tinh là môi trường Pig-FM cải

biên có bổ sung 2 mM caffein và 5 mg/ml

huyết thanh thai bò. Kỹ thuật IVF được làm

theo phương pháp của Kikuchi và cộng sự

(2002) [7]. Kỹ thuật này được mô tả một cách

ngắn gọn như sau: Trứng sau khi nuôi trong

môi trường TCM 199 bổ sung 10% FBS 44-

46 giờ, tổ hợp trứng-tế bào cận noãn (COCs)

được chuyển vào giọt 100 µl môi trường thụ

tinh FM được nạp trong đĩa tròn và được phủ

dầu paraffin ấm. Mỗi giọt thụ tinh chứa 10-15

trứng được thụ tinh bằng tinh trùng đông lạnh

- giải đông của lợn đực giống Landrace. Tinh

trùng được ủ trong tủ 37oC phủ dầu ấm 15

phút. Nồng độ tinh cuối cùng trong giọt thụ

tinh là là 105 tinh trùng/ml. Trứng được ủ với

tinh trùng trong 3 giờ ở 38,5oC, 5% CO2.

Ngày thụ tinh được tính là ngày 0.

Nuôi phôi in vitro (IVC)

Tiến hành tách tế bào tế bào cận noãn và tinh

trùng bám quanh trứng khỏi tế bào trứng bằng

cách dùng kim thủy tinh có kích thước phù

hợp và chuyển trứng vào nuôi trong môi

trường IVC: Môi trường IVC gốc là NCSU-

37 cải tiến bằng cách thêm 0,4% huyết thanh

thai bò (BSA) (theo thể tích) và 50 µM β-

mercaptoethanol. Có hai loại môi trường IVC:

IVC-PyrLac (Môi trường IVC cơ bản có bổ

sung 0,17 mM natri pyruvat và 2,73 mM natri

lactac) và IVC-glu (môi trường cơ bản có bổ

sung 5,55 mM glucose). Phôi được nuôi trong

tủ nuôi 38,5oC, 5% CO2 trong môi trường

IVC PyrLac tư ngày 0 đến ngày 2, sau đó

được chuyển sang nuôi trong môi trường có

bổ sung glucose cho đến ngày 6.

Đánh giá khả năng hình thành tiên nhân,

sự phát triển của phôi.

Sau thụ tinh tư 8-10 giờ, trứng được cố định

trên tiêu bản và đưa vào dung dịch cố định (3

ethanol: 1 acid acetic). Sau 4 ngày, tế bào

trứng được nhuộm bằng dung dịch orcein 1%

trong 5-7 phút, rửa bằng dung dịch aceto-

glycerol (1 acid acetic: 1 glycerol: 3 nước

cất). Tiêu bản được để khô và soi dưới kính

hiển vi có độ phóng đại 400 lần để đánh sự

hình thành tiền nhân đực, tỷ lệ đơn tinh, đa

tinh trùng.

Sự phát triển của phôi được ghi nhận ở ngày

thứ 2 và ngày thứ 6 sau thụ tinh (Ngày thứ 2

ghi nhận tỷ lệ chia của phôi. Ngày thứ 6 đánh

giá tỷ lệ hình thành phôi dâu, phôi nang).

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của các lô tinh tới

khả năng thụ tinh bình thường trong thụ tinh

Page 104: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 101 - 106

103

ống nghiệm ở lợn: Tế bào trứng lợn nuôi

thành thục in vitro được thụ tinh bằng tinh

trùng đông lạnh - giải đông của hai lô tinh là

TL1, TL2 (TL1, TL2 thu tư mào dịch hoàn

của lợn Landrace thu tại lò mổ Thanh Oai, Hà

Nội. Mào dịch hoàn được chuyển về phòng

thí nghiệm 1-2 giờ sau khi lợn bị giết mổ,

đông lạnh theo phương pháp của Kikuchi và

cs, 2002. Tinh đông lạnh trong cọng rạ với

nồng độ 1 triệu tinh trùng/cọng rạ. Tinh đông

lạnh có hoạt lực 30-40%.

Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm 1 là :

Tỷ lệ thành thục của trứng, tỷ lệ hình thành

tiền nhân đực, tỷ lệ đơn tinh trùng, tỷ lệ đa

tinh trùng.

Tỷ lệ thành thục (%) = Số trứng ở giai đoạn

metaphase II + trứng có hình thành tiền

nhân/Tổng số trứng thí nghiệm *100

Tỷ lệ hình thành MPN (%) = Số trứng hình

thành MPN/Tổng số trứng thí nghiệm *100

Tỷ lệ đơn tinh trùng (%) = Số trứng có 1

MPN/Tổng số trứng thí nghiệm *100

Tỷ lệ đa tinh trùng (%) = Số trứng có trên 2

MPN/Tổng số trứng thí nghiệm *100

Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của các lô tinh tới

sự phát triển tiếp theo của phôi lợn thụ tinh

ống nghiệm: Tế bào trứng lợn nuôi thành thục

in vitro, thụ tinh bằng tinh trùng đông lạnh -

giải đông của hai lô tinh TL1, TL2. Kiểm tra

tỷ lệ phân chia vào ngày thứ 2, tỷ lệ phôi

dâu/phôi nang vào ngày thứ 6 sau thụ tinh.

Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm 2 là

tỷ lệ phôi chia và tỷ lệ hình thành phôi

dâu/phôi nang.

Tỷ lệ phôi chia (%) = Số phôi chia/Tổng số

trứng thụ tinh *100

Tỷ lệ phôi dâu/phôi nang (%) = Số phôi dâu,

phôi nang/Số trứng thụ tinh *100

Xử lý số liệu

Số liệu được xử ly bằng phần mềm Excel và

Minitab 16. Tỷ lệ hình thành tiền nhân đực, tỷ

lệ đơn tinh, tỷ lệ chia, tỷ lệ phôi nang được so

sánh bằng phân tích ANOVA One - Way

analysis of Variance theo phương pháp

Turkey’s test, sự khác biệt P<0,05 là có y nghĩa.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Ảnh hưởng của các lô tinh đông lạnh tơi sự

thu tinh, quá trình hoạt hóa của trứng và

tinh trùng

Khả năng hình thành tiền nhân đực của tế bào

trứng lợn sau thụ tinh chứng tỏ tế bào trứng

được thụ tinh và hoạt hóa. Trong thí nghiệm 1

chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của các lô tinh

đông lạnh tới khả năng hình thành tiền nhân

đực, sự thụ tinh bình thường, đa tinh của tế

bào trứng lợn. Kết quả ở bảng 1 cho thấy, tỷ

lệ hình thành tiền nhân đực (Hình 1-b) của

nhóm tế bào trứng thụ tinh bằng tinh đông

lạnh TL1, TL2 tương ứng là 75,31% và

57,03%. Lô tinh đông lạnh TL1 cho tỷ lệ hình

thành tiền nhân cao hơn lô tinh TL2 (75,31%

sv 57,03%) P>0,05. Kết quả hình thành tiền

nhân của chúng tôi tương đương với kết quả

của tác giả Nguyễn Việt Linh và cs, 2009.

[12]. Theo đó, tỷ lệ hình thành tiền nhân đạt

tư 50,81% tới 66,03%.

Một trong những vấn đề nan giải trong thụ

tinh ống nghiệm ở lợn là hiện tượng đa tinh

trùng (Hình 1-c), tức là nhiều tinh trùng cùng

xâm nhập vào tế bào trứng. Khi tỷ lệ đơn tinh

trùng càng cao thì tỷ lệ đa tinh trùng càng

giảm. Đây là chỉ tiêu quan trọng cần đánh giá

trong thụ tinh ống nghiệm ở lợn. Tỷ lệ đơn

tinh trùng của tế bào trứng được thụ tinh bằng

lô tinh TL1 cao hơn so với TL2 (40,84% sv

39,61%) P>0,05. Để đánh giá tổng quan chất

lượng của các lô tinh đông lạnh sử dụng,

chúng tôi tiến hành so sánh các kết quả với

các nghiên cứu liên quan của các phòng thí

nghiệm khác trên thế giới.

Kết quả về tỷ lệ đơn tinh trùng của chúng tôi

cũng tương đương với các kết quả của tác giả

Nguyễn Việt Linh và cs, 2009 [12]. Theo tác

giả, tỷ lệ đơn tinh trùng dao động tư 28,2 ±

6,1% tới 38,3 ± 7,7% tùy vào nồng độ của

cystein trong môi trường nuôi thành thục.

Page 105: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 101 - 106

104

Bảng 1. Ảnh hương của các lô tinh tơi kha năng hình thành tiền nhân đưc

của trứng thành thuc, thu tinh ống nghiệm

Lô tinh Số trứng

khảo sát

Tỷ lệ hình thành tiên

nhân đực – MPN (%) Tỷ lệ đơn tinh trùng (%)

Tỷ lệ đa tinh trùng

(%)

TL1 94 76 (75,31 ± 6,88) 43 (40,84 ± 5,03) 32 (33,52 ± 5,64)

TL2 201 122 (57,03 ± 6,83) 78 (39,61 ± 3,7) 44 (17,42 ± 5,71)

Bảng 2. Ảnh hương của các lô tinh tơi sự phát triển tiếp theo của phôi lợn thu tinh ống nghiệm

Lô tinh Số phôi giả định Tỷ lệ phôi chia (%) Tỷ lệ hình thành phôi

dâu/phôi nang (%)

TL1 179 101 (51,49 ± 5,77) 62 ( 29,96 ± 7,26)

TL2 164 84 (52,99 ± 8,13) 31 (16,69 ± 4,31)

Tác giả Zăhan và cs, (2006) [13] cũng nghiên

cứu về ảnh hưởng của nồng độ tinh tới thụ

tinh ống nghiệm ở lợn. So với tác giả Zăhan

và cs, (2006) thì kết quả về tỷ lệ thụ tinh bình

thường (đơn tinh) của chúng tôi là tương

đương. Theo tác giả, nồng độ tinh tối ưu là

7,5 x105 tinh trùng/ml và 10 x105 tinh

trùng/ml cho tỷ lệ thụ tinh bình thường là

41,94% và 41,38%, theo thứ tự. Kết quả này

xấp xỉ với kết quả về tỷ lệ đơn tinh của chúng

tôi (40,84 ± 5,03% và 39,61 ± 3,7%) với lô

tinh TL1 và TL2.

Nghiên cứu của tác giả Sherrer và cs, (2004)

[9]. Tỷ lệ tế bào trứng đơn tinh trùng khi thụ

tinh bằng tinh trùng của lợn Boar 18-7 cao

hơn so với tinh của lợn Boar 162 tương ứng là

(47,0 ± 2,3% vs 33,8 ± 2,3%) với P<0,01.

Như vậy, tinh trùng tư lô tinh TL1, TL2 của

chúng tôi cho tỷ lệ đơn tinh trùng là (40,84%

và 39,61%) thấp hơn so với tinh tư lợn Boar

18-7 (47,0 ± 2,3%) nhưng lại cao hơn so với

tinh tư lợn Boar 162 (33,8 ± 2,3%). Cũng

theo Sherrer và cs, 2004, hiện tượng đa tinh

trùng là 24,8 ± 2,5% đối với tinh của lợn Boar

18-7 và 12.9 ± 2,5% đối với tinh của lợn Boar

162. Trong khi đó kết quả của chúng tôi là

33,52 ± 5,64% đối với TL1 và 17,42 ± 5,71%

đối với TL2 cao hơn so với công bố của tác

giả Sherrer và cs, (2004). Trong nghiên cứu

của tác giả Sherrer và cs, (2004) thì yếu tố cá

thể lợn cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ đơn tinh, đa

tinh. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng

tôi, không có sự khác biệt giữa hai lô tinh

TL1, TL2.

Nhìn chung, kết quả của chúng tôi về tỷ lệ thụ

tinh, tỷ lệ đơn tinh trùng và đa tinh trùng

không có sự khác biệt lớn so với kết quả trong

công bố của các tác giả Sherrer và cs, 2004

[9]. Tỷ lệ tế bào trứng được thụ tinh bằng tinh

trùng lô TL1 cao hơn so với lô TL2 (75,31 ±

6,88% so với 57,03 ± 6,83%), nhưng tỷ lệ đa

tinh trùng tương ứng cũng cao hơn (33,52 ±

5,64 so với 17,42 ± 5,71%), P>0,05.

Như vậy, xét về phương diện hoạt hóa tế bào

trứng ở thời điểm 8 - 10 giờ sau thụ tinh thì cả

hai lô tinh TL1 và TL2 đều có thể sử dụng

trong thụ tinh ống nghiệm ở lợn.

Ảnh hưởng của các lô tinh đông lạnh tơi sự

phát triển tiếp theo của tế bào trứng lợn

sau thu tinh ống nghiệm

Để đánh giá chất lượng của các lô tinh, chúng

tôi còn dựa vào tỷ lệ chia của phôi ở ngày thứ

hai và tỷ lệ thình thành phôi nang ở ngày thứ

6. Kết quả thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2 cho thấy, tỷ lệ chia của phôi (Hình 1-

d) thu được tư hai lô tinh là TL1, TL2 tương

đương (51,49 ± 5,77% so với 52,99 ± 8,13%),

P > 0,05. Kết quả của chúng tôi tương đương

với kết quả công bố của tác giả Nguyễn Việt

Linh và cs, 2009 (51,9 ± 7,7%) [12] ở mức

nồng độ cystein là 0,2 mM và Sherrer và cs,

2004 (51,6 ± 3,1%) với tinh tư lợn Boar 162

và thấp hơn so với tinh tư Boar 18-7 (63,0 ±

3,1%). Cũng theo tác giả, nồng độ tối ưu sử

dụng là 0,5 x 106 tinh trùng/ml, tỷ lệ chia có

thể đạt tới 70,2 ± 6,2%.

Page 106: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 101 - 106

105

Hình 1. a-tế bào trứng lợn thành thuc (mũi tên chỉ sự xuât hiện thể cực thứ nhât),

b-tế bào trứng lợn đơn tinh vơi tiền nhân đực và tiền nhân cái, c- đa tinh-có trên một tiền nhân đực,

d-phôi 2-4 tế bào, e-phôi dâu, f-phôi nang

Kết quả về tỷ lệ hình thành phôi dâu (Hình 1-

e), phôi nang (Hình 1-f) với lô tinh TL1 cao

hơn so với lô tinh TL2 tương ứng là 29,96 ±

7,26 % và 16,69 ± 4,31%, P>0,05. Kết quả

này của chúng tôi cao hơn so với công bố của

tác giả Sherrer và cs, 2004 [9], với tỷ lệ hình

thành phôi nang đạt khoảng 3%, nhưng thấp

hơn so với công bố của tác giả Nguyễn Việt

Linh và cs, 2009 [12], với tỷ lệ hình thành

phôi nang tư 14,8% - 24,3% tùy vào mức

nồng độ của cystein trong môi trường nuôi

thành thục.

Tùy hệ thống nuôi, nồng độ tinh, môi trường

nuôi,… mà kết quả về tỷ lệ chia, tỷ lệ hình

thành phôi nang có sự khác nhau giữa các

nghiên cứu trên thế giới. Kết quả nghiên cứu

của chúng tôi về tỷ lệ chia, tỷ lệ hình thành

phôi nang sử dụng lô tinh đông lạnh TL1,

TL2 ở nồng độ tinh 105 tinh trùng/ml cho tỷ lệ

chia khoảng 50% và tỷ lệ phôi dâu/phôi nang tư

16-30% là hoàn toàn chấp nhận được. Tư đó

chứng tỏ các lô tinh đông lạnh trên đủ tiêu

chuẩn dùng trong thụ tinh ống nghiệm ở lợn.

KẾT LUẬN

Xét về khả năng hoạt hóa tế bào trứng sau thụ tinh ở thời điểm 8-10 giờ sau thụ tinh. Lô tinh

TL1 cho tỷ lệ hình thành tiền nhân cao hơn so với TL2. Tuy nhiên tỷ lệ thụ tinh bình thường (đơn tinh) thì lại ngang nhau (khoảng 40%). Xét về khả năng phát triển của phôi, hai lô tinh TL1, TL2 cho tỷ lệ phân chia khoảng 50%. Tỷ lệ phôi dâu/phôi nang của lô tinh TL1, TL2 tư 16-30%. Qua đó, chúng tôi có thể kết luận rằng cả hai lô tinh TL1,TL2 đều đủ tiêu chuẩn dùng trong thụ tinh ống nghiệm ở lợn.

Lời cam ơn: Công trình này được hoàn thành

với sự tài trợ kinh phí của Quĩ phát triển Khoa

học và Công nghệ Quốc gia cấp cho đề tài mã

số 106.12-2012.93 “Nghiên cứu ảnh hưởng

của giọt noãn bào chất đơn tinh lên sự hoạt

hóa trứng và sự phát triển của phôi”. Các tác

giả xin trân trọng cảm ơn đóng góp quy báu

của GS. Kazuhiro Kikuchi trong các thí

nghiệm và hoàn thành bài báo này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Ước, Nguyễn Việt Linh, Nguyễn

Văn Hạnh, Quản Xuân Hữu, Đặng Nguyễn Quang

Thành, Nguyễn Thị Mến, Trần Thị Thơm, Nguyễn

Trung Thành, Bùi Linh Chi, Dương Đình Long,

Nguyễn Khắc Tích, Phan Ngọc Minh, và Bùi

Xuân Nguyên - Sản xuất phôi lơn mini nội địa

bằng tổ hợp công nghệ ống nghiệm và nhân bản

Page 107: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Hiệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 101 - 106

106

vô tính. Tạp chí Công nghệ sinh học - số chuyên

san 6 (4A) (2008) 625-635.

2. Abeydeera LR. In vitro fertilization and embryo

development in pigs. Reproduction Suppl 58

(2001) 159-173.

3. Annadie K., Eric S., Pieter L., Jos V., Ben C., Mart

B. The effect of oviductal epithelial cell co-culture

during in vitro maturation on sow oocyte

morphology, fertilization and embryo development.

Theriogenology 59 (2003) 1889-1903.

4. Hunter R. H. F. Fertilization of pig eggs in vivo

and in vitro. J Reprod Fertil (Suppl) 40 (1990)

211–226

5. Kashiwazaki N., Kikuchi K., Suzuki K.,

Noguchi J., Nagai T., Kaneko H., and Shino M.

Development In Vivo and In Vitro to Blastocysts

of Porcine Oocytes Matured and Fertilized In

Vitro. Journal of Reproduction and Development

47 5 (2001) 303-310.

6. Kątska, Książkiewicz L. Pig embryo production

by in vitro maturation and fertilization of ovarian

oocytes. A review. J Anim Sci 15 (2006) 525-542.

7. Kikuchi K., Onishi A., Kashiwazaki

N., Iwamoto M., Noguchi J., Kaneko H., Akita

T., Nagai T. Successful piglet production after

transfer of blastocysts produced by a modified in

vitro syste. Biol Reprod 66 4 (2002) 1033-41.

8. Leibfried L and First N.L. Characterization of

bovine follocular oocytes and their ability invitro.

Journal of Animal Science 48 (1979) 76-86.

9. Sherrer E. S., Rathbun T. J and. Davis D. L.

Fertilization and blastocyst development in

oocytes obtained from prepubertal and adult pigs.

Journal of Animal Science. 82 (2004) 102-108

10. Sirard M. A., Dubuc A., Bolamba D., Zheng

Y., Coenen K. Follicule oocyte-sperm interactions

in vivo and in vitro in pigs. J Reprod Fertil (Suppl)

48 (1993) 3-16

11. Suzuki H., Saito Y., Kagawa N., and Yang X.

In vitro fertilization and polyspermy in the pig:

Factors affecting fertilization rates and

cytoskeletal reorganization of the oocyte.

Microscopy Research and Technique 61 (2003)

327-334

12. Viet Linh N., Thanh Quang D. N., Nguyen B.

X., Manabe N. and Nagai T. Effect of Cystein

During In Vitro Maturation of Porcine Oocytes

Under Low Oxygen Tension On Their Subsequent

In Vitro Fertilization and Development. J.Reprod.

Dev. 55 6 (2008) 594-598.

13. Zăhan M., Miclea V., Man C., Miclea I.,

Roman I. The Influence of Sperm Concentration

on Swine In Vitro Fertilization. Buletinul USAMV-

CN 62 (2006) 319.

SUMMARY

THE EFFECT OF FROZEN SPERM FACTOR ON DEVELOPMENTAL

COMPETENCE OF PORCINEOOCYTE MATURED, FERTILIZED IN VITRO

Nguyen Thi Hiep1, Nguyen Thi Uoc1, Hua Nguyet Mai2, Nguyen Viet Linh1* 1Institute of Biotechnology, Vietnam Academy of Science and Technology.

2College of Science -TNU

In vitro fertilization (IVF) is a major technique producing in vitro embryos for biomedical

researches and biodiversity conservation in pigs. Main materials in this case are sperm frozen –

thawed and oocytes. In this study, we evaluated effect of frozen semen on the ability to form male

pronuclei and subsequent development of porcine oocytes matured and fertilized in vitro. Sperm

freezing and IVF was carried out according to the method of Kikuchi et al., 2002. The parameters

for the evaluationare the incidence of male pronuclei formation, monospermy, cleavage and the

morula- blastocyst rates. Frozen sperm from two Landrace porcine TL1 and TL2 stored in nitrogen

liquid is used. There was no difference (P>0,05) in male pronuclei formation rate and monospermy rate

between TL1 and TL2 groups(85,7 ± 14,3 and 57,03 ± 6,83, respectively), (53,48 ± 5,52 and 39,61 ±

3,7, respectively). The cleavage, morula/blastocyst rates did not differ between TL1 and TL2 (51,49 ±

5,77 and 29,96 ± 7,26, respectively) and (52,99 ± 8,13 và 16,69 ± 4,31, respectively). The results show

that the frozen semens are available for using in pig IVF system.

Key words: In vitro fertilization, frozen semen, porcine oocyte, male pronuclei, monospermy,

morula-blastocyst

Ngày nhận bài:30/7/2014; Ngày phan biện:07/8/2014; Ngày duyệt đăng:20/8/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyên Thị Hai Yến – Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0949 492281, Email: [email protected]

Page 108: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 107 - 111

107

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA

HOA CÂY VÀNG ANH (SARACA DIVES)

Nguyễn Thị Mai1, Lành Thị Ngọc2* 1Trường Đại học Giao thông Vận tai,

2Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Bằng các phương pháp sắc ky cột kết hợp với chất hấp phụ là silica gel pha thường có cỡ hạt là

0,040-0,063 mm (240-430 mesh) và pha đảo YMC (30-50 m, FuJisilisa Chemical Ltd.), 6 hợp

chất là myricitrin (1), quercitrin (2), kaempferin (3), rhoifolin (4), juglanin (5), stigmast-5-en-3-O-

(6-O-eicosanoyl-D-glucopyranoside (6) đã được phân lập tư cặn chiết methanol của hoa cây Vàng

anh (Saraca dives) được thu hái tại Tây Thiên, Vĩnh Phúc vào tháng 2 năm 2012. Cấu trúc hóa học

của các hợp chất được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại như: phổ khối lượng ESI-MS,

phổ cộng hưởng tư hạt nhân (1D-NMR: 1H, 13C-NMR và các phổ DEPT 90, DEPT 135). Đây là

báo cáo đầu tiên công bố nghiên cứu về hoa cây Vàng anh.

Từ khóa: Saraca, myricitrin, quercitrin, kaempferin, rhoifolin, juglanin.

MỞ ĐẦU*

Chi Vàng anh (Saraca) là một chi thực vật

thuộc họ đậu (Fabaceae) với khoảng 11 loài

cây thân gỗ có nguồn gốc ở các vùng đất tư

Ấn Độ tới Malaysia. Các loài trong chi Vàng

anh có rất nhiều tác dụng: vỏ cây có tính hàn,

chữa tiêu sưng và giảm đau. Một số loài chữa

phong thấp, điều hòa kinh nguyệt, ngâm rượu

tẩm bổ sức khỏe. Nền y học cổ truyền lẫn y

học hiện đại Ấn Độ đã dùng nhiều bộ phận

khác nhau của cây Vàng anh lá nhỏ như lá,

hoa, hạt và vỏ cây để điều trị nhiều bệnh.

Những bệnh được khống chế hiệu quả bằng

sản phẩm của cây Vàng anh lá nhỏ là lị, trĩ

ngoại, giang mai, tăng tiết mật, viêm hạch cổ

tử cung, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, u xơ

tử cung chảy máu, đau bụng kinh, bạch đới,

chứng đái rát, sỏi bàng quang, tiêu hóa kém, u

bướu, gãy xương, ung loét, biến sắc da, viêm

nhiễm, bệnh trầm cảm ở phụ nữ… Những loài

thường thấy mọc tự nhiên ở rưng Việt Nam là

Vàng anh (Saraca dives), Vàng anh lá nhỏ (S.

indica), Vàng anh Schmid (S. schmidiana) và

Vàng anh Malaysia (S. thaipinensis). Trong

số đó, hai loài được trồng khá phổ biến làm

cây bóng mát và tạo cảnh là Vàng anh (S.

dives) và Vàng anh lá nhỏ (S. indica). Vàng

* Tel: 0916 642222, Email: [email protected]

anh (Saraca dives) là cây gỗ nhỏ, thường

xanh. Cây trưởng thành có chiều cao thường

dưới 8 m; tán lá rộng, dày và tỏa đều; cho hoa

vàng thắm, tập hợp thành cụm đầu cành, phủ

đầy tán lá trông rất đẹp mắt, hoa thường nở tư

tháng chạp đến tháng hai âm lịch [1]. Với

những đặc điểm hình thái đó, Vàng anh đã

được chọn đưa vào hệ thống cây xanh đô thị.

Các công trình khoa học gần đây mới chỉ tập

trung nghiên cứu loài Vàng anh lá nhỏ

(Saraca indica), với loài Vàng anh (Saraca

dives) Nhóm nghiên cứu đã phân lập và xác

định cấu trúc của 4 hợp chất quercitrin,

kaemferol, daucosterol và stigmast-5-en-3-O-

(6-O-eicosanoyl-D-glucopyranoside) tư lá cây

Vàng anh. Trong công trình này, chúng tôi

phân lập và xác định cấu trúc của 6 hợp chất:

myricitrin (1), quercitrin (2), kaempferin (3),

rhoifolin (4), juglanin (5), stigmast-5-en-3-O-

(6-O-eicosanoyl-D-glucopyranoside (6), tư

hoa cây Vàng anh (Saraca dives).

THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Mẫu thực vật

Mẫu hoa cây Vàng anh (Saraca dives) được

thu hái tại Tây Thiên, Vĩnh Phúc, Việt Nam

vào tháng 2 năm 2012. Tên khoa học được

Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện

Page 109: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 107 - 111

108

Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

giám định.

Phân lập các chất

Hoa cây Vàng anh (Saraca dives) sau khi thu

hái được thái nhỏ, phơi khô và nghiền thành

bột (1,8 kg) được chiết ba lần với methanol (2

ngày/lần) ở nhiệt độ phòng. Dịch chiết sau đó

được cô đặc bằng máy cất quay dưới áp suất

giảm thu được 150g cặn chiết MeOH. Cặn

MeOH được hòa vào nước và phân lớp lần

lượt với CHCl3 và etyl axetat thu được các

dịch cô CHCl3 (35 g) và etyl axetat (65 g).

Phần cặn chiết clorofom được tiến hành phân

tách trên cột sắc ky với hệ dung môi gradient

n-hexan-axeton (tư 10:1 đến 1:1) thu được

các phân đoạn C1 (14 g) và C2 (11 g) và C3

(7 g). Phân đoạn C2 được phân tách trên cột

sắc ky silica gel sử dụng hệ dung môi rửa giải

n-hexan-EtAc (3:1) thu được hợp chất 6 (2,0

mg). Cặn chiết EtAc được tiến hành phân tách

trên sắc ky trên cột silica gel với hệ dung môi

gradient CHCl3-MeOH (tư 10:1 đến 1:1) thu

được các phân đoạn E1 (26,5 g), E2 (13,4 g)

và E3 (24,0 g). Phân đoạn E1 được sắc ký

trên cột silica gel hệ dung môi CHCl3-aceton

(2:1:) tinh chế được hợp chất 4 (15,5 mg) và

hợp chất 5 (18 mg). Phân đoạn E2 được chạy

qua cột sắc ky silica gel pha đảo YMC RP-18

sử dụng hệ dung môi Axeton: MeOH-H2O

2:1:1 thu được các hợp chất 3 (21 mg). Phân

đoạn E3 được tiến hành sắc ky trên cột silica

gel hệ dung môi CHCl3-MeOH-H2O (2:1:0,1)

tinh chế được hợp chất 1 (14 mg) và hợp chất

2 (9 mg).

Myricitrin (1): Bột màu vàng, mp: 194-197oC,

25

D : +138,6o (c, 0,5 trong MeOH).

1H-NMR (500MHz, CD3OD) ppm: 6,18 (d, J

= 2,0 Hz, H-6), 6,33 (d, J = 2,0 Hz, H-8),

6,97 (br s, H-2’), 6,97 (br s, H-6’), 5,33 (d, J

= 1,5 Hz, H-1’’), 4,24 (dd, J = 1,5, 3,0 Hz,

H-2’’), 3,73 (dd, J = 3,0, 9,0 Hz, H-3’’), 3,35

(dd, J = 6,0, 9,0 Hz, H-4’’), 3,33 (m, H-5’’)

và 0,94 (d, J = 6,0 Hz, H-6’’).

Hình 1. Câu truc hóa học của các hợp chât 1-6

Page 110: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 107 - 111

109

13C-NMR (125 MHz, CD3OD) ppm: 159,2 (C-

2), 136,2 (C-3), 179,5 (C-4), 163,1 (C-5),

100,5 (C-6), 167,9 (C-7), 95,2 (C-8), 158,2

(C-9), 105,3 (C-10), 121,9 (C-1’), 109,6 (C-2’),

146,9 (C-3’), 138,0 (C-4’), 146,9 (C-5’), 109,6

(C-6’), 103,6 (C-1’’), 73,4 (C-2’’), 72,1 (C-3’’),

72,0 (C-4’’), 71,9 (C-5’’) và 17,7 (C-6’’).

Quercitrin (2): Bột màu vàng, mp: 182-185oC,

25

D : -158o (c, 0,61 trong MeOH);

1H-NMR (500 MHz, CD3OD) ppm: 6,25 (d, J =

2,0, H-6), 6,42 (d, J = 2,0 Hz, H-8), 7,35, (dd, J

= 2,0, 8,0 Hz, H-2’), 6,96 (d, J = 8,0 Hz, H-3’),

7,39 (d, J = 2,0 Hz, H-6’), 5,40 (d, J = 1,5Hz,

H-1’’), 4,26 (dd, J = 1,5, 3,0 Hz, H-2’’), 3,78

(dd, J = 3,0, 9,0 Hz, H-3’’), 3,45 (m, H-4’’),

3,34 (m, H-5’’) và 0,94 (d, J = 6,5 Hz, H-6’’).

Kaempferin (3): Bột màu vàng, mp. 172-

174oC, 25

D : -170o (c, 0,5 trong MeOH).

1H-NMR (500 MHz, CD3OD) ppm: 6,20 (br s,

H-6), 6,38 (br s, H-8), 7,76, (d, J = 8,0 Hz, H-

2’), 6,94 (d, J = 8,0 Hz, H-3’), 6,94 (d, J =

8,0Hz, H-5’), 7,76 (d, J = 8,0 Hz, H-6’), 5,39

(d, J = 1,5 Hz, H-1’’), 4,24 (dd, J = 1,5, 3,0

Hz, H-2’’), 3,73 (dd, J = 3,0, 9,0 Hz, H-3’’),

3,35 (m, H-4’’), 3,33 (m, H-5’’) và 0,94 (d, J

= 6,5 Hz, H-6’’).

13C-NMR (125MHz, CD3OD) ppm:158,6 (C-

2), 136,1 (C-3), 179,5 (C-4), 161,5 (C-5),

100,1 (C-6), 166,6 (C-7), 94,9 (C-8), 159,1 (C-

9), 105,7 (C-10), 122,7 (C-1’), 131,9 (C-2’),

116,5 (C-3’), 163,1 (C-4’), 116,5 (C-5’), 131,9

(C-6’), 103,5 (C-1’’), 73,2 (C-2’’), 72,1 (C-3’’),

72,0 (C-4’’), 71,9 (C-5’’) và 17,6 (C-6’’).

Rhoifolin (4): Chất bột màu vàng, mp: 245oC,

25

D : -110o (c, 0,21 trong MeOH).

1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6) ppm: 6,87 (s,

H-2), 6,38 (d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,79 (d, J =

2,0 Hz, H-8), 7,93 (d, J = 8,5 Hz, H-2’), 6,93

(d, J = 8,5 Hz, H-3’), 6,93 (d, J = 8,5 Hz, H-

5’), 7,93 (d, J = 8,5 Hz, H-6’), 5,22 (d, J =

7,5 Hz, H-1’’), 3,50 (m, H-2’’), 3,51 (m, H-

3’’), 3,35 (m, H-4’’), 3,48 (m, H-5’’),

3,48/3,71 (m, H-6’’), 5,14 (d, J = 1,0 Hz, H-

1’’’), 3,20 (m, H-2’’’), 3,72 (m, H-3’’’), 3,21

(m, H-4’’’), 3,71 (m, H-5’’’) và 1,20 (d, J =

6,0 Hz, H-6’’’).

13C-NMR (125MHz, DMSO-d6) ppm: 164,3

(C-2), 103,1 (C-3), 181,9, (C-4),161,1(C-5),

99,3 (C-6), 162,5 (C-7), 94,5 (C-8), 157,0 (C-

9), 105,4 (C-10), 120,9 (C-1’), 128,6 (C-2’),

116,0 (C-3’), 161,4 (C-4’), 116,0 (C-5’), 128,6

(C-6’), 97,8 (C-1’’), 77,0 (C-2’’), 76,3 (C-3’’),

70,5 (C-4’’), 77,2 (C-5’’), 60,5 (C-6’’), 100,5

(C-1’’’), 69,6 (C-2’’’), 70,4 (C-3’’’), 71,8 (C-

4’’’), 68,3 (C-5’’’) và 18,0 (C-6’’’).

Juglanin (5):Bột màu vàng, mp. 235-237oC,

25

D : +52o (c, 0,25 trong H2O).

1H-NMR (500 MHz, CD3OD) ppm: 6,22 (d, J

= 2,0 Hz, H-6), 6,41 (d, J = 2,0 Hz, H-8),

7,98 (d, J = 8,0 Hz, H-2’), 6,93 (d, J = 8,0

Hz, H-3’), 6,93 (d, J = 8,0 Hz, H-5’), 7,98 (d,

J = 8,0 Hz, H-6’), 5,51 (br s, H-1’’), 4,34 (dd,

J = 1,0, 3,0 Hz, H-2’’), 3,92 (dd, J = 3,0, 9,0

Hz, H-3’’), 3,83 (dd, J = 5,0, 9,0 Hz, H-4’’)

và 3,50 (m, H-5’’).

13C-NMR (125 MHz, CD3OD) ppm: 159,4 (C-

2), 134,9 (C-3), 179,9 (C-4), 163,1 (C-5),

99,9 (C-6), 166,0 (C-7), 94,8 (C-8), 158,5 (C-

9), 105,7 (C-10), 122,8 (C-1’), 131,7 (C-2’),

116,5 (C-3’), 161,5 (C-4’), 116,5 (C-5’),

131,7 (C-6’), 109,6 (C-1’’), 83,3 (C-2’’), 78,7

(C-3’’), 88,0 (C-4’’) và 62,5 (C-5’’).

Stigmast-5-en-3-O-6-O-eicosanoyl--D-

glucopyranoside (6):

Bột màu trắng vô định hình.

1H-NMR (500 MHz, CDCl3) ppm: 3,47 (m,

H-3), 5,36 (t, J = 3,0 Hz, H-6), 0,68 (s, H-18),

1,00 (s, H-19), 0,91 (d, J = 6,5 Hz, H-21),

0,79 (d, J = 6,0 Hz, H-26,27), 0,80 (d, J = 6,5

Hz, H-29), 4,37 (d, J = 7,5 Hz, H-1’), 3,29 –

3,58 (m, H-3’-5’), 4,27 (br d, J = 12,0 Hz, Ha-

6’), 4,44 (dd, J = 5,0, 12,0 Hz, Hb-6’) và 0,88

(d, J = 6,5 Hz, H-20’’)

13C-NMR (125MHz, CDCl3) ppm: 37,3 (C-1),

29,4 (C-2), 79,6 (C-3), 38,9 (C-4), 140,3 (C-

5), 122,7 (C-6), 31,9 (C-7), 31,9 (C-8), 56,2

(C-9), 36,7 (C-10), 21,1 (C-11), 39,8 (C-12),

43,4 (C-13), 56,7 (C-14), 24,3 (C-15), 28,2

Page 111: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 107 - 111

110

(C-16), 56,1 (C-17), 11,9 (C-18), 19,4 (C-19),

36,1 (C-20), 18,8 (C-21), 34,0 (C-22), 26,2

(C-23), 45,8 (C-24), 29,2 (C-25), 19,8 (C-26),

19,1 (C-27), 23,1 (C-28), 12,0 (C-29), 101,2

(C-1’), 74,0 (C-2’), 76,9 (C-3’), 73,6 (C-4’),

76,0 (C-5’), 63,3 (C-6’), 174,6 (C-1’’), 34,2

(C-2’’), 24,3 (C-3’’), 28,2 – 29,7 (C-4’’-15’’),

25,0 (C-16’’), 29,3 (C-17’’), 31,8 (C-18’’),

22,7 (C-19’’) và 14,1 (C-20’’).

Hóa chất thiết bị

Sắc ky lơp mỏng (TLC): Sắc ky lớp mỏng

được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254 (Merck 1,05715), RP18

F254s (Merck). Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 368 nm

hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10% được phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ

nóng tư tư đến khi hiện màu.

Sắc ky cột (CC): Sắc ky cột được tiến hành

với chất hấp phụ là Silica gel pha thường và pha đảo. Silica gel pha thường có cỡ hạt là

0,040-0,063 mm (240-430 mesh). Silica gel pha đảo ODS hoặc YMC (30-50 m,

FuJisilisa Chemical Ltd.).

Phổ cộng hương từ hạt nhân (NMR): Được

đo trên máy Bruker DRX500 của Viện Hóa

học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Phổ khối lượng (ESI-MS): Được đo trên máy

LC-MSD Agilent 1200 Series (USA) của

Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên, Viện

Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Hợp chất 1 thu được dưới dạng bột màu vàng

cho phép dự đoán là một hợp chất flavon. Phổ

1H-NMR của hợp chất 1 xuất hiện 2 tín hiệu

của hai proton H-6 và H-8 của vòng A điển

hình tại δ 6,18 (d, J = 2,0 Hz) và 6,33 (d, J =

2,0 Hz), một vạch tín hiệu chập vào nhau của

hai proton đối xứng của vòng thơm bị thế bốn

vị trí tại δ 6,97 (2H, br s) chứng tỏ vòng B đối

xứng trục bậc hai và chỉ còn lại 2 cacbon CH.

Trên phổ này cũng quan sát thấy tín hiệu của

một proton anomer tại δ 5,33 (d, J = 1,0 Hz)

đặc trưng cho một phân tử đường rhamnose

có liên kết -glycoside. Ngoài ra còn có các

tín hiệu khác của phân tử đường rhamnose tại

δ 4,24 (dd, J = 1,5, 3,0 Hz), 3,73 (dd, J = 3,0,

9,0 Hz, CH), 3,35 (dd, J = 6,0, 9,0 Hz, CH),

3,33 (m) và 0,94 (d, J = 6,0 Hz, CH3).

Phổ 13C-NMR của hợp chất 1 xuất hiện tín

hiệu của 21 cacbon trong đó có 11 cacbon bậc

bốn, 9 nhóm methin và 1 nhóm methyl. Phân

tích các tín hiệu trên phổ 13C-NMR cho thấy

khung aglycon có cấu trúc của một hợp chất

flavon (15 cacbon) với sự có mặt của 5 nhóm

thế hydroxyl.

Để khẳng định vị trí của các nhóm thế

hydroxyl trên khung flavon, phổ HMBC đã

được đo. Các tương tác giữa H-2’ và H-6’

(cặp tín hiệu chập tại H 6,97) với C-2 (C

159,2), C-1’ (C 121,9), C-3’/C5’ (C 146,9),

C-4’ (C 138,0) chứng tỏ vòng B có các nhóm

thế tại C-1’, C-3’ và C-4’. Thêm vào đó, gốc

đường được xác định gắn với vị trí C-3 của

khung flavon bởi tương tác quan sát được

giữa proton anomer H-1’’ (H 5,33) và C-3

(C 136,2).

Bảng 1. Số liệu phổ NMR của hợp chât 1

C C # C a,b H a,c(J = Hz) C C # C a,b H a,c (J = Hz)

2 159,5 159,2 - 3’ 146,9 146,9 -

3 136,4 136,2 - 4’ 137,9 138,0 -

4 179,7 179,5 - 5’ 146,9 146,9 -

5 163,3 163,1 - 6’ 109,6 109,6 6,97, br s

6 99,8 100,5 6,20, d (2,0) Rha

7 165,9 167,9 - 1’’ 103,7 103,6 5,35, d (1,5)

8 94,7 95,2 6,35, d (2,0) 2’’ 72,1 73,4 4,25, dd (1,5, 3,0)

9 158,6 158,2 - 3’’ 72,2 72,1 3,83, dd (3,0, 9,5)

10 105,9 105,3 - 4’’ 73,2 72,0 3,35, dd (6,0, 9,5)

1’ 122,0 121,9 - 5’’ 71,9 71,9 3,38, m

2’ 109,6 109,6 6,97, br s 6’’ 17,8 17,7 0,99, d (6,0)

ađo trong CD3OD, b125 MHz, c500 MHz, #C của myricitrin [6]

Page 112: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 107 - 111

111

Như vậy, công thức phân tử dự đoán của 1 là

C21H20O12. Phổ khối lượng phun mù điện tử

ESI-MS của hợp chất 1 xuất hiện píc có

cường độ cao tại m/z 487 [M+Na]+ (positive)

và m/z 463 [M-H]- (negative) tương ứng với

công thức dự đoán là C21H20O12 (M = 464).

Tư những dữ kiện phổ nêu trên, hợp chất 1

được xác định là myricitrin. Các dữ kiện phổ

NMR của 1 và myricitrin [6] (bảng 1) cũng

cho sự phù hợp tương ứng hoàn toàn. Hợp

chất myricitrin có tên gọi là 3,3’,4’,5,5’,7-

hexahydroxyflavone3-O--L-rhamnopyranoside

hay myricetin -3-rhamnoside.

Các hợp chất còn lại được xác định lần lượt là

quercitrin (2) [6], kaempferin (3) [4],

rhoifolin (4)[3], juglanin (5) [5], stigmast-5-

en-3-O-(6-O-eicosanoyl-D-glucopyranoside

(6) [2] bằng cách phân tích chi tiết các số liệu

phổ NMR, MS và so sánh chúng với các số

liệu tương ứng đã được công bố trong các tài

liệu tham khảo.

KẾT LUẬN

Bằng phương pháp sắc ky đã phân lập được

sáu hợp chất: myricitrin (1), quercitrin (2),

kaempferin (3), rhoifolin (4), juglanin (5),

stigmast-5-en-3-O-(6-O-eicosanoyl-D-

glucopyranoside (6), tư hoa cây Vàng anh.

Cấu trúc của chúng đã được xác đinh bằng

các phương pháp phổ ESI-MS và NMR.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Danh

luc các loài thực vật Việt Nam, tập II, Nxb Nông

nghiệp, 2003, tr 626-633.

2. Ali, M.S., Saleem, M., Erian, A.W., A new

acylated steroid glucoside from Perovskia

atriplicifolia, Fitoterapia, 2001, 72, 712-714.

3. Kaneko, T., Sakamoto, M., Ohtani, K., Ito, A.,

Kasai, R., Yamasaki, K., Padorina, W.,

Secoiridoid and flavonoid glycosides from

Gonocaryum calleryanum, Phytochemistry, 1995,

39, 115-129.

4. Kaouadji, M., Acylated and non-acylated

kaempferol monoglycosides from Plantanus

acerifolia Buds, Phytochemistry, 1990, 29, 2295-

2297.

5. Kim, H.J., Woo, E.R., Park, H., A novel lignan

and flavonoids from Polygonum aviculare, J. Nat.

Prod.,1994, 57, 581-586.

6. Xi-Ning, Z., Hideaki, O., Ide, T., Hirata, E.,

Takushi, A., Takeda, Y., Three flavonol

glysosides from leaves of Myrsine segnuinii,

Phytochemistry, 1997, 46, 943-946.

SUMMARY

STUDY ON CHEMICAL COMPONENTS

FROM THE FLOWERS OF SARACA DIVES

Nguyen Thi Mai1, Lanh Thi Ngoc2*

1University of Transport and Communications, 2College of Agriculture and Forestry - TNU

Column chromatographic combined with silica gel mixed with grain size is 0.040 to 0.063 mm

(240-430 mesh) and silica gel YMC (30-50 m, FuJisilisa Chemical Ltd.), separations led to the

isolation of six compounds, myricitrin (1), quercitrin (2), kaempferin (3), rhoifolin (4), juglanin

(5), stigmast-5-en-3-O-(6-O-eicosanoyl-D-glucopyranoside (6), from the methanol flower of

Saraca dives were collected in Tam Đao, Vinh Phuc in February 2012. Their chemical structures

of the compounds were determined by modern spectroscopic methods: ESI-MS mass

spectrometry, nuclear magnetic resonance spectroscopy (1D-NMR: 1H, 13C-NMR and DEPT 90,

DEPT 135). This is the first report from flower of Saraca dives. Key words: Saraca, myricitrin, quercitrin, kaempferin, rhoifolin, juglanin

Ngày nhận bài:30/7/2014; Ngày phan biện:14/8/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: TS.Dương Nghĩa Bang – Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0916 642222, Email: [email protected]

Page 113: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 107 - 111

112

Page 114: Tập 123, số 09, 2014

Trần Văn Thăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 113 - 118

113

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀN BÒ H’MÔNG NUÔI TRONG NÔNG HỘ

TẠI HUYỆN BẢO LÂM TỈNH CAO BẰNG

Trần Văn Thăng1*, Mai Anh Khoa2,

Nguyễn Thu Phương1, Nguyễn Hưng Quang1,

Trần Huê Viên1, Nguyễn Hữu Trà3, Nguyễn Hữu Cường4

1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên, 3Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền nui, 4Bộ Khoa học và Công nghệ

TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành trên đàn bò H’Mông nuôi tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng nhằm

đánh giá thực trạng đàn bò tại đây. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm có: cơ cấu đàn bò H’Mông, khối

lượng và kích thước một số chiều đo, một số chỉ tiêu sinh ly sinh sản của bò cái. Tư kết quả nghiên

cứu là cơ sở khoa học giúp cho công tác chọn lọc, nhân giống và khai thác nguồn gen bò H’Mông

để phát triển đàn bò cả về số lượng và chất lượng. Kết quả khảo sát cho thấy cơ cấu đàn bò

H’Mông chưa thực sự hợp ly, vì số lượng bò H’mông trên 36 tháng tuổi chiếm 48,25%, còn

lại 51,75% là bò dưới 36 tháng tuổi. Tỷ lệ giữa bò đực giống và cái sinh sản là 1:3,2. Bò

H’Mông có khối lượng ở mức độ trung bình, ở 36 tháng tuổi con đực là 250,23 kg và con cái

là 202,11 kg và khối lượng này thấp hơn rất nhiều so với bò H’Mông nuôi tại Hà Giang. Khả

năng sinh trưởng thấp giai đoạn tư sơ sinh đến 6 tháng tuổi ở con đực là 406,16 g/con/ngày và

con cái là 341,50 g/con/ngày. Khả năng sinh sản của bò cái H’Mông nuôi tại Bảo Lâm là khá

tốt, tuy nhiên tuổi động dục lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu chậm hơn so với bò H’Mông nuôi ở

tỉnh Hà Giang.

Từ khóa: Bò H’Mông; Cơ câu đàn; Kích thươc các chiều đo; Sinh trương; Sinh san

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bò H’Mông là nhóm giống bò do người

H’Mông sống ở khu vực miền núi phía Bắc

tạo nên tư lâu đời. Giống bò này được phân

bố ở các tỉnh như: Hà Giang, Bắc Kạn, Cao

Bằng, Lai Châu, Sơn La, trong đó tập trung

cao ở địa bàn vùng cao núi đá Hà Giang.

Cùng với người H’Mông, bò H’Mông sinh

sống bán cô lập ở độ cao trên 1000 m so với

mực nước biển, nên chúng ít bị lai tạp với các

giống bò khác. Giống bò H’Mông có ưu thế

thích nghi cao với điều kiện sinh thái khô lạnh

của vùng cao, cũng như với các điều kiện

chăm sóc nuôi dưỡng theo tập quán của người

dân vùng cao. Bò H’Mông có khả năng sản

xuất thịt tốt, được cho là con "bò siêu thịt"

của Việt Nam. Khả năng sản xuất thịt của bò

H'Mông cao hơn hẳn các giống bò địa phương

khác của nước ta, thịt bò H'Mông thơm ngon

và mềm. Bò H’Mông có tỉ lệ thịt xẻ khá cao:

52,12%, tỉ lệ thịt tinh đạt 40,33%, so với bò

Vàng tỉ lệ này là 42% và 33% [5], tuy nhiên

* Tel: 0962 827268, Email: [email protected]

nó vẫn thấp hơn các giống bò chuyên thịt

nhập nội [1].

Cao Bằng là một tỉnh miền núi, nằm ở phía

Đông Bắc Việt Nam có tiềm năng phát triển

chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là giống bò

H’Mông đã được chăn nuôi tư rất lâu đời ở

đây. Chúng được nuôi tập trung chủ yếu ở các

huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình và

Trùng Khánh. Tuy nhiên, theo Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng

năm 2012 tổng đàn bò là 121.092 con, so với

cùng kỳ năm 2011 giảm 1.481 con (-1,21%).

Nguyên nhân tổng đàn bò của tỉnh giảm mạnh

là do xu thế cơ giới hoá trong sản xuất nông

nghiệp đã làm giảm số lượng bò cày kéo và

do số lượng bò bán và giết mổ tăng. Bên cạnh

đó, chất lượng đàn bò cũng suy giảm do hiện

tượng chọn lọc ngược vì những con bò to béo

được bán cho giết thịt còn những con nhỏ bé

thì để lại làm giống. Do đó vấn đề cần đặt ra

trong thời điểm hiện nay đối với tỉnh Cao

Bằng là chọn lọc, nhân giống và khai thác

nguồn gen bò H’Mông để phát triển đàn bò cả

về số lượng và chất lượng.

Page 115: Tập 123, số 09, 2014

Trần Văn Thăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 113 - 118

114

Xuất phát tư những thực tế trên, để có định

hướng và chiến lược phát triển chăn nuôi bò

trong thời gian tới thì việc đánh giá thực trạng

đàn bò để tư đó có biện pháp kỹ thuật cần

thiết nâng cao số lượng và chất lượng đàn bò

là cần thiết và cấp bách.

VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Bò H’Mông được nuôi trong các hộ chăn

nuôi huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng ở các

lứa tuổi.

Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện bằng

cách điều tra, khảo sát và bố trí theo dõi trong

các hộ chăn nuôi bò H’Mông thịt trên địa bàn

huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

- Thời gian: 1/2011 - 12/2012

Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng tình hình chăn nuôi bò

tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

- Đánh giá khả năng sinh trưởng của bò

H’Mông nuôi tại nông hộ.

- Đánh giá khả năng sinh sản của bò H’Mông

nuôi tại nông hộ.

Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu

- Thông tin thứ cấp được thu thập tư các

nguồn báo cáo hoạt động chăn nuôi bò tại các

cơ quan quản ly của huyện trong thời gian

gần đây.

- Thông tin sơ cấp về tình hình chăn nuôi ở

nông hộ được thu thập thông qua điều tra tại

các hộ nông dân nuôi bò H’Mông tại huyện

Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng.

- Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu sinh

trưởng của bò như sau:

+ Xác định khối lượng bê bằng cách cân trực

tiếp. Khối lượng của bò được tính dựa trên số

liệu và kích thước các chiều đo theo công

thức P(kg) = 90 Vòng ngực2 (m) Dài thân

chéo (m) (± 5%)

+ Sinh trưởng tuyệt đối: Biểu hiện sự tăng

khối lượng, kích thước cơ thể trong một đơn

vị thời gian và được tính theo công thức:

W2 -W1

R =

t2 - t1

Trong đó: R: sinh trưởng tuyệt đối (g/ngày)

W1, W2: Khối lượng ban đầu và kết thúc

t1 , t 2: Thời gian ban đầu và thời gian kết thúc

+ Xác định kích thước các chiều đo như vòng

ngực, dài thân chéo, cao vây bằng thước dây

và thước gậy.

+ Khả năng sinh sản của đàn bò cái: Tuổi đẻ lứa

đầu; Khoảng cách hai lứa đẻ được tiến hành

bằng cách theo dõi và điều tra tại nông hộ.

Xử lý số liệu

Tất cả các số liệu được mã hóa, quản ly bằng

phần mềm Microsoft Office Excel và xử ly

bằng phần mềm Minitab 14. Các tham số

thống kê trình bày trong các bảng kết quả bao

gồm: Dung lượng mẫu (n), trung bình cộng

( ), sai số của số trung bình ( ).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Cơ cấu đàn bò H’Mông nuôi tại huyện Bảo

Lâm, tỉnh Cao Bằng

Số liệu ở bảng trên cho thấy trong 1.177 con

bò của huyện có 710 con bò cái, chiếm

60,32% và số bò đực là 467 con, chiếm

39,68%. Như vậy số lượng bò cái gấp 1,52

lần số lượng bò đực. Điều này cho thấy đây là

điều kiện thuận lợi cho sự tăng số lượng đàn

bò. Tuy nhiên, số lượng bò đực dưới 36 tháng

tuổi chiếm 28,22% cao hơn chút ít so với bò

cái trong độ tuổi (25,23%). Kết quả này cho

thấy số lượng bê đực sinh ra chiếm tỷ lệ cao

hơn so với bê cái. Khi so sánh bò cái trên 36

tháng tuổi và bò đực thì thấy bò cái chiếm

36,78%, còn bò đực chỉ chiếm 11,47%. Tỷ lệ

bò đực trong độ tuổi sinh sản so với bò cái

sinh sản của huyện Bảo Lâm là 1: 3,2. Tuy

nhiên, tỷ lệ bò đực giống so với bò cái sinh

sản thích hợp nhất là 1:15 trong chăn nuôi

công nghiệp. Điều này cho thấy một thực tế là

bò H’Mông đực ở đây chủ yếu nuôi để cầy

kéo, không nuôi để làm giống nhưng vẫn

tham gia vào quá trình sinh sản. Đây là một

Page 116: Tập 123, số 09, 2014

Trần Văn Thăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 113 - 118

115

trong những nguyên nhân làm cho tầm vóc và

khối lượng của đàn bò sau này giảm sút, điều

này cũng phù hợp với các đánh giá và khuyến

cáo trước đây tại các địa phương khác [2].

Khả năng sinh trưởng của đàn bò H’Mông nuôi tại Bảo Lâm

Sinh trưởng của bò là một tính trạng quan

trọng chịu sự chi phối của tính di truyền và

điều kiện ngoại cảnh. Hệ số di truyền của tính

trạng h2 = 0,3 - 0,6 [8]. Tính trạng sinh trưởng

được nghiên cứu khá phổ biến, khối lượng,

kích thước các chiều đo trên cơ thể gia súc là

các tính trạng được dùng để đánh giá khả

năng sản xuất và sự phát triển cân đối của cơ

thể con vật. Tính trạng này liên quan tới khả

năng sản xuất thịt của bò và cũng là chỉ tiêu

phản ánh giá trị kinh tế quan trọng của chúng.

Kết quả bảng 2 cho thấy: Khối lượng sơ sinh

con đực đạt 17,34 kg và con cái đạt 16,87 kg,

hơn nhau 2,79%, bò đực đến thời điểm 6

tháng con đực đạt 87,45 kg, con cái đạt 78,34

kg, hơn nhau 11,63%, nhưng đến 12 tháng tỷ

lệ giữa con đực và con cái tăng lên 14,43%.

Nghiên cứu ở Hà Giang cho thấy khối lượng

sơ sinh của bê tại Hà Giang con cái 18,2 kg

và con đực 21,2 kg, khối lượng đến 12 tháng

tuổi con cái đạt 181,5 kg và con đực là 187,0

kg [7]. Như vậy khối lượng của bò ở Bảo

Lâm với bò ở Hà Giang là thấp hơn khá rõ rệt

ở cùng độ tuổi. Đến 36 tháng tuổi, bò đực có

khối lượng 250,23 kg và bò cái có khối lượng

202,11 kg, sự chênh lệch này là rõ rệt

(P<0,05). Kết quả nghiên cứu này chỉ ra bò

H’Mông ở Bảo Lâm có khối lượng nhỏ hơn

khá rõ rệt so với kết quả nghiên cứu ở Hà

Giang [7], khối lượng bò 36 tháng ở Hà

Giang con cái 280,7 kg, con đực 371,5 kg.

Tuy nhiên, một nghiên cứu trước đã cho biết

[5] bò đực H’Mông có khối lượng 400 - 450

kg, bò cái 220 - 250 kg. Như vậy so với kết quả

điều tra trước khối lượng bò H’Mông đã có xu

hướng giảm khối lượng, nguyên nhân có thể do

công tác chọn lọc, chọn phối và quản ly đàn bò

không được quan tâm chú trọng.

Bảng 1. Cơ câu đàn bò H’Mông nuôi tại huyện Bao Lâm, tỉnh Cao Bằng

Địa điểm

(xã)

Số

lượng

(con)

Bò cái (con) Bò đực (con)

Tổng số <12

tháng

12-36

tháng

>36

tháng Tổng số

<12

tháng

12-36

tháng

>36

tháng

Thái Học 318 198 40 40 118 120 36 62 22

Thái Sơn 239 143 30 29 84 96 30 36 30

Nam Quang 120 75 12 15 48 45 13 17 15

Tân Việt 134 86 15 17 54 48 16 15 17

Quảng Lâm 137 87 18 17 52 50 15 27 8

Thạch Lâm 127 78 13 16 49 49 12 17 20

Thái Học 102 43 7 9 27 59 8 28 23

Tổng số 1177 710 135 142 433 467 130 202 135

% so với tổng đàn 11,47 12,06 36,78 11,06 17,16 11,47

% theo tính biệt 60,32 39,68

Bảng 2. Khối lượng của bò H’Mông qua các giai đoạn tuổi

Tuổi bò

(tháng)

Bò đực Bò cái So sánh

n

(con) n

(con) ♂/♀ (kg) (%)

Sơ sinh 63 17,34 1,64a 66 16,87 1,67a 0,47 2,79

6 67 87,45 1,65a 69 78,34 2,45a 9,11 11,63

12 87 135,67 1,56a 30 118,56 3,56a 17,11 14,43

24 44 196,77 2,78a 66 165,08 3,56a 31,69 19,20

36 71 250,23 3,56a 46 202,11 4,57b 48,12 23,81

>36 135 306,73 5,78a 433 230,78 6,78b 75,95 32,91

* Các số trung bình mang chữ cái a, b khác nhau trên cùng một hàng ngang thì khác nhau có y nghĩa

thống kê (P<0,05)

Page 117: Tập 123, số 09, 2014

Trần Văn Thăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 113 - 118

116

Bảng 3: Sinh trương tuyệt đối của bò H’Mông nuôi tại Bao Lâm (gam/con/ngày)

Giai đoạn

(tháng tuổi)

Cái

Đực

SS - 6 341,50 406,16

> 6 - 12 223,44 251,22

>12 - 24 127,45 167,39

>24 - 36 101,45 146,46

>36 - 48 78,54 154,79

Trung bình từ SS - 48 146,5 198,21

Bảng 4: Kích thươc một số chiều đo chính của bò H’Mông nuôi tại Bao Lâm

Tính

biệt

Tuổi

(tháng)

n

(con)

Vòng ngực (cm)

Dài thân chéo (cm)

Cao vây (cm)

Đực

Sơ sinh 63 78,45 3,45 65,33 2,78 72,78 3,23

6 67 98,77 3,65 88,45 2,89 88,45 3,67

12 87 120,89 2,45 95,66 2,92 97,34 3,98

24 44 144,23 3,76 105,57 3,89 100,56 4,78

36 71 148,44 4,70 112,82 4,56 112,23 5,65

>36 135 165,34 4,80 115,62 4,98 117,91 5,89

Cái

Sơ sinh 66 73,56 2,67 63,45 3,78 70,61 2,78

6 69 89,78 2,87 87,23 3,67 82,34 3,45

12 30 118,68 3,89 92,45 3,90 96,32 3,89

24 66 135,24 3,78 98,23 4,67 99,12 4,78

36 46 143,45 4,36 103,12 5,17 102,89 4,65

>36 433 160,71 7,89 112,12 5,23 114,02 4,78

Bảng 5: Kha năng sinh san của bò cái giống H’Mông huyện Bao Lâm

Chỉ tiêu n (con) Tuổi động dục lần đầu (tháng) 212 26,68 10,45

Tuổi đẻ lứa đầu (tháng) 318 36,78 9,46

Động dục lại sau đẻ (tháng) 178 3,58 7,98

Khoảng cách lứa đẻ (tháng) 105 12,79 6,45

Sinh trưởng tuyệt đối của bò H’Mông nuôi tại

Bảo Lâm ở giai đoạn sơ sinh - 6 tháng tuổi

đạt cao nhất tư 341,5 - 406,16 g, sau đó sinh

trưởng tuyệt đối có xu hướng giảm dần đến

giai đoạn 36 - 48 tháng tuổi chỉ còn 78,54 g ở

con cái và 154,79 g ở con đực. Bò đực sinh

trưởng tuyệt đối cao hơn so với bò cái.

Sự thay đổi của sinh trưởng tuyệt đối như trên

hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng

phát triển theo giai đoạn của gia súc. Giai

đoạn tư sơ sinh đến 6 tháng tuổi là giai đoạn

gia súc non có quá trình sinh trưởng, phát

triển mạnh, nguồn thức ăn được cung cấp tư

nguồn sữa mẹ có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Đến giai đoạn 6 -12 tháng tuổi, bê được cho

cai sữa, nguồn thu nhận dinh dưỡng qua sữa

mẹ không còn, khả năng tiếp thu chất dinh

dưỡng qua thức ăn còn hạn chế nên việc tăng

khối lượng giảm so với giai đoạn trước đó là

điều không thể tránh khỏi.

Một số kích thươc một số chiêu đo chính

của bò H’Mông nuôi tại Bảo Lâm

Để đánh giá sự phát triển của cơ thể bò

H’Mông qua các giai đoạn tuổi, chúng tôi tiến

hành xác định kích thước các chiều đo vòng

ngực, dài thân chéo, cao vây. Vòng ngực của

bò H’Mông có sự tăng dần theo tháng tuổi,

tuân theo quy luật sinh trưởng phát triển theo

giai đoạn. Dài thân chéo tương quan thuận

với khối lượng của bò, vì vậy người ta sử

dụng chiều đo dài thân chéo của bò để tính

toán khối lượng của gia súc.

Page 118: Tập 123, số 09, 2014

Trần Văn Thăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 113 - 118

117

Kết quả ở bảng 4 cho thấy: Vòng ngực của bò

đực cao hơn bò cái trong tất cả các giai đoạn

phát triển. Theo một số tác giả [6], chiều đo

vòng ngực có tương quan chặt chẽ với khối

lượng của bò (r > 0,85), do vậy trong thực tế

thường sử dụng chiều đo vòng ngực để xây

dựng công thức tính khối lượng cho bò thịt.

Kích thước vòng ngực không những chỉ phụ

thuộc vào chất lượng giống mà yếu tố chăm

sóc nuôi dưỡng cũng có tác động rất lớn. Ở

bò nuôi theo dõi với chế độ chăm sóc nuôi

dưỡng tốt, ổn định, vòng ngực lớn hơn bò

nuôi trong nông hộ [3]. Nghiên cứu trên đàn

bò Brahman nuôi trong nông hộ ở Bình Định

[9] cho kết quả trung bình kích thước các

chiều đo: lúc 6 tháng tuổi vòng ngực 116,8

cm; lúc 12 tháng tuổi vòng ngực 131,7cm. So

với các kết quả trên thì kết quả nghiên cứu

của chúng tôi thấp hơn rõ rệt. Như vậy, việc

đánh giá một số chỉ tiêu về hình thể của bò

H’Mông: Cao vây, vòng ngực… và so sánh

với bò Brahman, là giống bò sản xuất thịt cho

năng suất cao. Chúng tôi nhận thấy bò

H’Mông có các số đo hình thể không thua

kém nhiều so với giống bò Brahman.

Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của bò cái

giống H’Mông ở các lứa tuổi

Bò vàng Việt Nam nói chung, bò H’Mông

nói riêng có khả năng sinh sản tốt. Thường 18

- 24 tháng tuổi bò đã động dục và có khả năng

phối giống [4]. Kết quả khảo sát khả năng

sinh sản của bò cái giống H’Mông tại Bảo

Lâm, Cao Bằng được thể hiện tại bảng sau.

Tuổi đẻ lứa đầu có tác động tốt đến nâng cao

năng xuất của bò khi vào thời kỳ sinh sản, bò

H’Mông nuôi tại Bảo Lâm có tuổi động dục

lần đầu là 26,68 tháng, tuổi đẻ lứa đầu là

36,78 tháng. So với kết nghiên cứu trước đó

[12] thì bò H’Mông nuôi tại Bảo Lâm có tuổi

đẻ lứa đầu chậm hơn chút ít. Động dục lại sau

đẻ cho phép rút ngắn khoảng cách lứa đẻ, thời

gian động dục lại sau đẻ của bò H’Mông nuôi

tại Bảo Lâm là 3,58 tháng, so với kết quả

nghiên cứu của một số tác giả khác [10] về bò

vàng Việt nam thời gian động dục lại sau đẻ

là 4,27 tháng. Như vậy bò H’Mông nuôi ở

Bảo Lâm có thời gian động dục lại sau đẻ

sớm hơn và điều này có thể được giải thích là

do điều kiện vùng cao có nguồn thức ăn dồi

dào nên góp phần rút ngắn khoảng cách lứa

đẻ chỉ còn 12,79 tháng.

KẾT LUẬN

Cơ cấu đàn bò H’Mông nuôi tại huyện Bảo

Lâm của tỉnh Cao Bằng cho thấy số lượng

bò H’Mông trên 36 tháng tuổi chiếm

48,25%, còn lại 51,75% là bò dưới 36 tháng

tuổi. Tỷ lệ giữa bò đực giống và cái sinh

sản không hợp ly (1:3,2), nguyên nhân là do

mục đích của chăn nuôi bò H’Mông chủ

yếu để cày kéo.

Khối lượng của bò H’Mông nuôi ở huyện

Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đạt mức độ trung

bình, ở 36 tháng tuổi con đực là 250,23 kg

và con cái là 202,11 kg và có khối lượng

thấp hơn rất nhiều so với bò H’Mông nuôi

tại Hà Giang. Khả năng sinh trưởng thấp

giai đoạn tư sơ sinh đến 6 tháng tuổi ở con

đực là 406,16 g/con/ngày và con cái là

341,50 g/con/ngày. Nguyên nhân khối

lượng nhỏ và khả năng sinh trưởng thấp có

thể do công tác giống không được quan

tâm, giao phối cận huyết ảnh hưởng lớn đến

tầm vóc của bò Mông.

Khả năng sinh sản của bò cái H’Mông nuôi

tại Bảo Lâm là khá tốt, tuy nhiên tuổi động

dục lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu chậm hơn so

với bò H’Mông nuôi ở tỉnh Hà Giang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Văn Cải (2006), “Kết quả nghiên cứu

nhân thuần giống bò thịt Drought Master nhập

nội nuôi tại một số tỉnh phía nam”, Tạp chí

Chăn nuôi, số 1.

2. Nguyễn Kim Đường (2008), “Một số vân đề hiện

trạng chăn nuôi bò ơ Nghệ An”. Tạp chí Khoa học,

Công nghệ Chăn nuôi. Số 13, trang 12-19.

3. Phạm Thế Huệ (1997), Nghiên cứu một số tính

trạng năng suât chủ yếu của bò Địa phương và bò

lai F1 (Red Sindhi × bò Địa phương) tại Đăk Lăk,

Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp.

4. Lê Quang Nghiệp (1984), Một số Đặc điểm

chung về sinh trương, cày kéo, cho thịt của bò

Page 119: Tập 123, số 09, 2014

Trần Văn Thăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 113 - 118

118

vàng Thanh Hóa và kết qua lai vơi bò Zebu, Luận

án Phó Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Niêm, Đỗ Hữu Hoan, Lưu Công

Khánh và Đỗ Xuân Cốn, (2001), “Đặc điểm sinh

học, khả năng sản xuất và phát triển chăn nuôi bò

vàng Hà Giang tại các tỉnh miền núi phía Bắc”,

Báo cáo khoa học chăn nuôi thu y 1999-2000, Nhà

xuất bản Hà nội, Tr. 92 – 105.

7. Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương,

và Nguyên Quốc Đạt (1995), “Kết qua lai kinh tế

bò thịt các tỉnh phía Nam” Nuôi bò thịt và những

kết qua bươc đâu nghiên cứu bươc đâu ơ Việt

Nam, Nhà xuât ban Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Đàm Thuyên (2012), Nghiên cứu một

số đặc điểm sinh trương và kha năng san xuât thịt

của bò H'Mông nuôi tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà

Giang, Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp,

Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

9. Nguyễn Xuân Trạch (2007), Giáo trình chăn nuôi

trâu bò, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

10. Hoàng Văn Trường (2001), “Kết quả nghiên

cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản của bò lai

Brahman nuôi tai tỉnh Bình Định”, Báo cáo khoa

học Chăn nuôi Thu y. TP Hồ Chí Minh 10 -

12/4/2001.

11. Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Quốc Đạt,

Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Thanh Bình

(2008), “Một số chỉ tiêu sinh sản của bò Brahman

và Drought Master ngoại nhập 3 lứa Đầu nuôi tại

thành phố Hồ Chí Minh và khả năng sinh trưởng

của bê sinh ra tư chúng”. Tạp chí Khoa học Công

nghệ chăn nuôi, Viện chăn nuôi. Số 15, tr. 16-23.

12. Trần Xuân Vũ (2012), Nghiên cứu một số đặc

điểm sinh san của bò H’Mông nuôi tại huyện

Đồng Văn tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ khoa

học nông nghiệp, Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

SUMMARY

EVALUATION ON CURRENT H’MONG CATTLE HERD REARING AT

HOUSEHOLD IN BAO LAM DISTRICT, CAO BANG PROVINCE

Tran Van Thang1*, Mai Anh Khoa2,

Nguyen Thu Phuong1, Nguyen Hung Quang1,

Tran Hue Vien1, Nguyen Huu Tra3, Nguyen Huu Cuong4 1College of Agriculture and Forestry – TNU, 2Thai Nguyen University,

3Research and development centers of mountainous livestock, 4Ministry of Science and Technology

The study was carried out on the H’Mong cattle herds rearing at households in Bao Lam district,

Cao Bang province to evaluate the current status, growth, body indexes and some reproductivities.

The research indices included: H’Mong cattle herd structure, body weight, body size indices and

some reproductive indicators of female cattle. The results of this study are the scientific base for

selection, reproduction and exploitation the genetic source of H’Mong cattle in order to develop

the cattle herd in both quantity and quality. The results showed that the structure of the herd is not

really reasonable because the number of H’Mong cattle over 36 months of age was 48.25% while

that under 36 months of age was 51.75%. The rate of bull/reproductive female was higher than

requirement. Body weight of H’Mong male and female cattle at 36 months of age was 250.23 kg

and 202.11 kg, respectively and this body weight was lower than that in H’Mong cattle in Ha

Giang province. The absolute growth of H’Mong cattle from newborn to 6 months of age in male

and female was 406.16 and 341.50 g/head/day, respectively. Reproductive ability of H’Mong

cattle rearing at Bao Lam was relative good but the age of first in heat and first give birth were

lower than that in H’Mong female cattle rearing in Ha Giang province.

Key words: H’Mong cattle; Herd structure; Body size indices; Growth; Reproduction

Ngày nhận bài:12/3/2014; Ngày phan biện:27/3/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS. Trân Văn Tường – Đại học Thái Nguyên

* Tel: 0962 827268, Email: [email protected]

Page 120: Tập 123, số 09, 2014

Phạm Công Chính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 119 - 123

119

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

CỦA BỆNH NHÂN MÀY ĐAY CẤP KHÔNG RÕ CĂN NGUYÊN

Phạm Công Chính*, Lương Thị Thu Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên 62 bệnh nhân bị

bệnh mày đay cấp vô căn, kết quả cho thấy: Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi (30,65%) và trên

60 tuổi (29,03%); tỷ lệ gặp ở nữ: 64,51%, ở nam: 35,49%.

Về lâm sàng: 100,00% có ngứa, 98,38% có sẩn phù, 53,22% đau rát, 51,61% phù nề tại chỗ,

48,39% có dát đỏ rải rác, 40,32% có sốt, 30,63% có khó thở và 25,80% bệnh nhân có các triệu

chứng khác như đau bụng, đi ngoài phân lỏng...

Về cận lâm sàng: Tỷ lệ bệnh nhân bất thường về số lượng hồng cầu: 25,81%. Tăng số lượng bạch

cầu (BC): 77,40%, trong đó tăng BC trung tính: 62,90%, BC ái toan: 64,52%, BC ái kiềm 12,90%,

BC mono: 11,29%, BC lympho: 48,39%.

Từ khoá: Bệnh mày đay câp, lâm sàng và cận lâm sàng

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Mày đay là một bệnh da dị ứng hay gặp nhất

và rất phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt

đới, ở nước ta có khoảng 15 - 23% dân số đã

tưng bị mày đay, trong đó mày đay cấp (thời

gian bị bệnh dưới 6 tuần) chiếm 75%. Ở một

số quốc gia châu Âu như Anh, Đức tỷ lệ mắc

bệnh này dao động tư 10 - 15%. Căn nguyên

của bệnh rất phức tạp, có liên quan tới nhiều

bệnh và nhiều yếu tố, phần lớn các trường

hợp là không rõ nguyên nhân [1], [2], [10].

Tổn thương cơ bản là các sẩn phù (sẩn mày

đay) và dát đỏ. Sẩn mày đay có kích thước tư

vài milimet đến 1- 2 centimet, có khi tạo

thành mảng sẩn phù hình tròn, hình nhẫn,

hình bản đồ, hình bầu dục hoặc ngoằn ngoèo,

không đều, giới hạn rõ, kích thước to nhỏ

khác nhau, màu đỏ, ở giữa tổn thương màu

trắng ngà, ấn kính mất màu, nhìn trên bề mặt

sẩn phù thấy lỗ chân lông giãn rộng. Tổn

thương có thể lan ra xung quanh dưới dạng

giả túc (chân giả), số lượng nhiều hay ít tùy

bệnh nhân. Có một đặc điểm là mỗi khi

những sẩn phù ăn vào các chỗ da lỏng lẻo như

mí mắt, âm hộ, bao quy đầu hay các niêm

mạc thì lan ra nhanh chóng, ngứa và rất nguy

hiểm [3], [4].

* Tel: 0984 671959, Email: [email protected]

Vị trí tổn thương: Có thể gặp ở bất kỳ vị trí

nào, rải rác toàn thân hoặc khu trú trên cơ thể,

các thương tổn có thể xuất hiện cả ở niêm

mạc đường hô hấp gây khó thở hoặc ở niêm

mạc dạ dày làm bệnh nhân đau bụng tưng

cơn, đi ngoài phân lỏng. Các thương tổn xuất

hiện ở quanh miệng phải được nhìn nhận như

là một cấp cứu trong da liễu và phải theo dõi

các dấu hiệu tắc nghẽn hô hấp ở bệnh nhân

[8], [9]. Bệnh nhân thấy ngứa, có thể ngứa

râm ran, dấm dứt như phải bỏng, có khi ngứa

dữ dội, cảm giác nóng rát; có thể đau khớp,

đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng,

khó thở, sốt, tụt huyết áp.

Về cận lâm sàng, một số tác giả đề cập đến sự

thay đổi tăng số lượng bạch cầu đặc biệt là tế

bào bạch cầu ái toan trong hầu hết các trường

hợp [9], [10].

Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu: Mô

tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

của bệnh mày đay cấp không rõ căn nguyên.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Gồm 62 bệnh nhân bị bệnh mày đay cấp vô

căn vào điều trị nội trú tại khoa Da liễu -

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Page 121: Tập 123, số 09, 2014

Phạm Công Chính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 119 - 123

120

Tiêu chuẩn lựa chọn

- Các bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng đặc trưng:

+ Tổn thương căn bản: Sẩn phù hay mảng sẩn

phù kèm theo dát đỏ, có vết xước.

+ Vị trí tổn thương: Có thể gặp ở bất kỳ vị trí

nào, rải rác hoặc khu trú trên cơ thể.

+ Cơ năng: Bệnh nhân thường có ngứa, ngứa

râm ran, càng gãi càng ngứa và tổn thương xuất

hiện càng nhiều, có thể kèm theo đau bụng,

buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng, khó thở...

+ Triệu chứng toàn thân: Có thể sốt, tụt

huyết áp.

- Thời gian bị bệnh dưới 6 tuần.

- Chưa dùng thuốc điều trị trước khi vào viện.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích.

Cỡ mẫu: toàn bộ.

Chỉ tiêu nghiên cứu

- Đặc điểm về tuổi, giới.

- Đặc điểm lâm sàng: Toàn thân, cơ năng và

thực thể.

- Công thức máu ngoại vi, một số chỉ số sinh

hóa máu.

Địa điểm nghiên cứu: Khoa Da liễu - BV Đa

khoa TƯ Thái Nguyên.

Thời gian nghiên cứu; Tư tháng 09/2012

đến tháng 05/2013.

Kỹ thuật thu thập số liệu: Phỏng vấn trực

tiếp, khám lâm sàng, xét nghiệm.

Xử lý số liệu: Bằng phương pháp thống kê y

học trên phần mềm SPSS 16.0 và EPI 6.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi, giơi tính

Giơi tính

Nhóm tuổi

Nữ Nam Tổng

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

02 - 15 tuổi 9 14,52 10 16,13 19 30,65

16 - 30 tuổi 15 24,19 2 3,23 17 27,42

31 - 45 tuổi 1 1,61 1 1,61 2 3,23

46 - 60 tuổi 4 6,45 2 3,23 6 9,68

> 60 tuổi 11 17,74 7 11,29 18 29,03

Tổng 40 64,52 22 35,48 62 100,00

35,75 ± 24,41 35,64 ± 31,38 35,71 ± 26,83

Nhận xét: Bệnh gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 02 - 15 tuổi với tỷ lệ 30,65%. Tuổi trung bình của

bệnh nhân là 35,71 ± 26,83, trong đó nữ là 35,75 ± 24,41; nam là 35,64 ± 31,38. Tỷ lệ bệnh

nhân nữ chiếm 64,52%, nam chiếm 35,48%.

Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo biểu hiện lâm sàng

Giơi

Biểu hiện

Nữ (n = 40) Nam (n = 22) Tổng

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số lượng Tỷ lệ (%)

Sẩn phù 40 100,00 21 95,45 61 98,38

Dát đỏ 20 50,00 10 45,45 30 48,39

Phù nề 23 57,50 9 40,91 32 51,61

Ngứa 40 100,00 22 100,00 62 100,00

Đau rát 26 65,00 7 31,82 33 53,22

Sốt 17 42,50 8 36,36 25 40,32

Khó thở 15 37,50 4 18,18 19 30,63

Các triệu chứng khác 11 27,50 5 27,73 16 25,80

Page 122: Tập 123, số 09, 2014

Phạm Công Chính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 119 - 123

121

Nhận xét: Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân khi vào viện 100,00% có ngứa, 98,38% có sẩn

phù, 53,22% đau rát, 51,61% phù nề tại chỗ, 48,39% có dát đỏ rải rác, 40,32% có sốt, 30,63% có

khó thở và 25,80% bệnh nhân có các triệu chứng khác như đau bụng, đi ngoài phân lỏng...

Bảng 3. Kết qua xét nghiệm một số chỉ số máu ngoại vi (n = 62)

Chỉ số Bất thường Bình thường

SL TL (%) SL TL (%)

Số lượng hồng cầu 16 25,80 46 74,20

Số lượng bạch cầu (BC) tăng 48 77,40 14 22,60

- BC trung tính 39 62,90 23 37,10

- BC ái toan 40 64,52 22 35,48

- BC ái kiềm 8 12,90 54 87,10

- BC mono 7 11,29 55 88,71

- BC lympho 30 48,39 32 51,61

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân bất thường về các chỉ số như sau: hồng cầu: 25,81%, BC trung tính:

62,90%, BC ái toan: 64,52%, BC ái kiềm 12,90%, BC mono: 11,29%, BC lympho: 48,39%.

Bảng 4. Kết qua xét nghiệm một số chỉ số sinh hóa máu ngoại vi (n = 62)

Chỉ số Bất thường (tăng) Bình thường

SL TL (%) SL TL (%)

Glucose máu 18 29,00 44 71,00

Ure máu 07 11,30 55 88,70

Creatinin máu 16 25,80 46 74,20

Men gan (SGOT, SGPT) 22 35,48 40 64,52

Nhận xét: Trong số các trường hợp xét nghiệm sinh hóa máu ngoại vi, tỷ lệ bệnh nhân bất

thường về các chỉ số như sau: tăng glucose máu: chiếm 29,00%, tăng ure máu: 11,30%, tăng

creatinin máu: 25,80%, tăng men gan (SGOT, SGPT): 35,48%.

BÀN LUẬN

Yếu tố nhóm tuổi, giơi tính

Nhóm tuổi

Trong số 62 bệnh nhân nghiên cứu, phân bố

theo nhóm tuổi như sau: 2 - 15 tuổi chiếm

30,65%; 16 - 30 tuổi chiếm 27,42%, 31 - 45

tuổi chiếm 3,23%; 46 - 60 tuổi chiếm 9,68%

và trên 60 tuổi chiếm 29,03% (bảng 1). Kết

quả nghiên cứu cho thấy bệnh mày đay cấp

tính xảy ra nhiều nhất ở trẻ em. Mặc dù

nghiên cứu với cỡ mẫu chưa đủ lớn nhưng kết

quả của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với

nghiên cứu của Novembre E và CS [8].

Chúng tôi cho rằng trẻ em dễ bị các bệnh dị

ứng do da trẻ mỏng và nhạy cảm, y thức giữ

gìn vệ sinh da của các trẻ chưa cao nên dễ

mắc bệnh mày đay là hoàn toàn phù hợp. Đối

tượng khác mắc bệnh mày đay cũng chiếm tỷ

lệ cao trong nghiên cứu của chúng tôi là

nhóm người cao tuổi. Điều này phù hợp với

nghiên cứu của một số tác giả là các bệnh

ngoài da gặp nhiều ở người cao tuổi [7], [9].

Giơi tính

Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng bệnh

nhân mày đay cấp vô căn vào viện chủ yếu

gặp ở nữ giới (chiếm 64,52%) (bảng 1). Kết

quả này phải chăng, cơ thể nam giới khỏe

mạnh hơn nữ giới và chức năng của hệ miễn

dịch tốt hơn ở nữ nên cơ thể nam giới có sức

đề kháng và khả năng chống lại các yếu tố dị

nguyên xâm nhập tốt hơn, đồng thời nữ giới

cũng dễ bị stress hơn nam giới là yếu tố thúc

đẩy sự phát triển của các bệnh dị ứng da. Điều

này cũng giải thích tại sao cần giữ tâm trạng

thoải mái, an tĩnh và bồi dưỡng nâng cao sức

khỏe khi bị bệnh mày đay nói chung và các

bệnh dị ứng da nói riêng. Điều này phù hợp

với nghiên cứu của Kalogeromitros D và CS

Page 123: Tập 123, số 09, 2014

Phạm Công Chính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 119 - 123

122

về đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân mày đay

nói chung [6], [10 ].

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

Đặc điểm lâm sàng

Các biểu hiện lâm sàng thường gặp khi bệnh

nhân vào viện như sau: sẩn phù, dát đỏ, phù

nề, ngứa, đau rát, sốt, khó thở. Các triệu

chứng khác ít gặp hơn như: đau khớp, rối loạn

tiêu hóa, tụt huyết áp... Qua theo dõi, chúng

tôi thấy khi bệnh nhân vào viện có những

biểu hiện lâm sàng hoàn toàn phù hợp với các

tài liệu nghiên cứu về bệnh mày đay [1], [3],

[4]. Tất cả các triệu chứng lâm sàng khi bệnh

nhân vào viện gặp ở nữ nhiều hơn ở nam:

100,00% nữ và 95,45% nam có sẩn phù;

50,00% nữ và 45,45% nam có dát đỏ; 57,50%

nữ và 40,91% nam bị phù nề; 65,00% nữ và

31,82% nam thấy đau rát; 42,50% nữ và

36,36% nam bị sốt; 37,50% nữ và 18,18%

nam thấy khó thở; các triệu chứng khác cũng

gặp nhiều ở nữ hơn ở nam (bảng 2). Điều này

hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của

Kalogeromitros D và CS [6].

Qua 62 bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi thấy

triệu chứng ngứa gặp ở tất cả các bệnh nhân.

Chúng tôi cho rằng khi người ta thấy ngứa sẽ

tạo một phản xạ muốn gãi, gãi là một giải

pháp tình thế làm giảm ngứa nhưng trong đa

số các trường hợp càng gãi càng ngứa và lại

phải gãi nhiều hơn tạo một vòng luẩn quẩn

ngứa - gãi. Chính vì vậy, trong điều trị bệnh

mày đay cần lưu y tránh gãi nhiều vì gãi

không những làm cho ta thấy ngứa nhiều hơn

mà còn làm tình trạng bệnh nặng hơn, kéo

theo nhiều thương tổn hơn, làm ảnh hưởng

đến kết quả điều trị [4] [9].

Đặc điểm cận lâm sàng

- Một số chỉ số máu ngoại vi: Trong số 62

bệnh nhân được xét nghiệm công thức máu,

có 25,81% bệnh nhân có bất thường về số

lượng hồng cầu và có tới 77,40% số bệnh

nhân có tăng bất thường về số lượng bạch cầu

(BC), trong đó số lượng BC đa nhân trung

tính: 62,90%, số lượng BC ái toan 64,52%, số

lượng BC ái kiềm: 12,90%, số lượng BC

mono: 11,29%, số lượng BC lympho: 48,39%

(bảng 3). Như ta đã biết, phản ứng viêm xảy

ra tại vị trí tổn thương sẽ giải phóng các sản

phẩm xâm nhập vào máu, theo tuần hoàn đến

tủy xương kích thích tủy xương tăng giải

phóng bạch cầu. Mà bệnh mày đay là phản

ứng của da do viêm [3], nên có sự bất thường

về số lượng bạch cầu là phù hợp với quy luật

thay đổi thành phần máu ngoại vi trong

trường hợp có viêm và phù hợp với nghiên

cứu trong các tài liệu về bệnh mày đay [4].

Về vấn đề thiếu máu, để phát hiện ra những

rối loạn bất thường trong công thức máu nên

được nghiên cứu cụ thể trên số lượng bệnh

nhân lớn hơn.

- Một số chỉ số sinh hóa máu: Trong số 49

bệnh nhân được xét nghiệm sinh hóa máu có

30,61% bệnh nhân có chỉ số glucose máu bất

thường, 12,24% bệnh nhân có chỉ số ure máu

bất thường, 26,53% bệnh nhân có chỉ số

creatinin máu bất thường, 34,69% số bệnh

nhân có có chỉ số men gan (SGOT, SGPT)

tăng bất thường (bảng 4). Mặc dù số lượng

bệnh nhân còn khiêm tốn nhưng với kết quả

trên chúng tôi cho rằng các rối loạn sinh hóa

cũng đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh

học bệnh mày đay. Kết quả này hoàn toàn phù

hợp với y văn và kết luận của Cohen JB và

CS là bất kỳ một rối loạn nào về chức năng

sinh ly đều có y nghĩa quan trọng trong các

biểu hiện ngoài da, trong đó có bệnh mày đay

[5]. Ngoài ra, hiện tượng bất thường SGOT,

SGPT cũng liên quan đến triệu chứng cơ năng

của bệnh, chúng tôi cho rằng khi men gan

tăng cao sẽ làm cho gan không lọc được các

chất độc, đây có thể là các kháng nguyên nội

sinh sinh ra bệnh cảnh của bệnh mày đay.

KẾT LUẬN

- Bệnh mày đay cấp thường gặp ở trẻ dưới 15

tuổi (30,65%) và trên 60 tuổi (29,03%).

- Tỷ lệ bệnh gặp ở nữ giới (64,51%) cao hơn

nam giới (35,49%).

- Lâm sàng: 100% bệnh nhân có ngứa, 95,00-

100,00% bệnh nhân có sẩn phù, dát đỏ

- Rối loạn chỉ số máu ngoại vi thường gặp

nhất là tăng số lượng bạch cầu (77,40%),

trong đó chủ yếu là tăng bạch cầu ái toan

(64,52%).

Page 124: Tập 123, số 09, 2014

Phạm Công Chính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 119 - 123

123

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Lan Anh (2012), Bệnh mày đay, Viện Da

liễu Trung ương, tr. 4 – 22.

2. Phạm Thị Thu Hà (2011), "Nghiên cứu nguyên

nhân gây bệnh và hiệu qua điều trị mày đay mạn

tính bằng phối hợp thuốc kháng histamin H1 + H2"

Luận văn thạc sĩ, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh

viện Đại học Y Hà Nội, tr. 43 – 52.

3. Nguyễn Quy Thái, Phạm Công Chính, Trần

Văn Tiến (2011), Bệnh da miên dịch – Dị ứng,

Nxb Dân trí, Hà Nội, tr. 108 – 111.

4. Trường Đại học Y Hà Nội (1992), Bệnh Da liêu,

Bộ môn Da liễu, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 81 85.

5. Cohen JB, Janniger CK, Piela Z, Szepietowski

JC, Samady JA, Schwartz RA (1999),

“Dermatologic correlates of selected metabolic

events”, J Med, 30(3 - 4), pp. 149 - 156.

6. Kalogeromitros D, Psaltopoulou T, Makris

M, Koti I, Chliva C, Stefanadi E et al (2011), “Can

Internet surveys help us understanding allergic

disorders? - results from a large survey in

urticaria in Greece”, J Eur Acad Dermatol

Venereol, 25(5), pp. 532 – 537.

7. Naimer SA, Cohen AD, Mumcuoglu KY,

Vardy DA (2002), “Household papular urticaria”,

Isr Med Assoc J, 4(11Suppl), pp.911 – 913.

8. Novembre E, Cianferoni A, Mori F, Barni

S, Calogero C et al(2008), “Urticaria and

urticaria related skin condition/ disease in

children”, Eur Ann Allergy Clin Immunol, 40 (1),

pp. 5 – 13.

9. Soria A, Francès C (2013), Urticaria: Diagnosis

and treatment,. Rev. Med. Interne, Feb, (25)-

French

10. Williams JD, Lee AY, Matheson MC, Frowen

KE, Noonan AM, Nixon RL (2008),

“Occupational contact urticaria: Australian data”,

Br J Dermatol, 159(1), pp. 125 – 131.

SUMMARY

STUDY ON SOME CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS

ON PATIENTS WITH ACUTE URTICARIA OF UNKNOWN ETIOLOGY

Pham Cong Chinh*, Luong Thi Thu College of Medicine and Pharmacy - TNU

To describe some clinical and paraclinical characteristics on 62 patients with acute urticaria of

unknown etiology.Results: Acute urticaria occurring in common under 15 years old children

(30.65%) and over over 60 years old (29.03%). The rates of women are 64.51% and men are

35.49%.

In term of the clinical features, there are 100.00% of patients with pruritus, 98.38% of patients with

edema rash, 53.22% of patients with burning pain, 51.61% of patients with local edema, 48.39% of

patients with scattered erythema, 40.32% of patients with fever, 30.63% of patients with dyspnea and

25.80% of patients with other symptoms such as abdominal pain, loose stools, etc.

In term of the sub-clinical features, percentages of patients has abnormal peripheral blood counts

such as 25.81% of erythrocytes, 77.40% of increase of leukocytes, in which, 62.90%, increase of

neutrophils, 64.52% of eosinophils, 12.90% of alkaline affinity, 11.29% monocytes and 48.39%

of lymphocytes.

Key words: acute urticaria, clinical and sub-clinical

Ngày nhận bài:14/5/2014; Ngày phan biện:27/5/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyên Quy Thái – Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0984 671959, Email: [email protected]

Page 125: Tập 123, số 09, 2014

Phạm Công Chính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 119 - 123

124

Page 126: Tập 123, số 09, 2014

Nông Phúc Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 125 - 131

125

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP CAN THIỆP NHẰM GIẢM TỶ LỆ

NHIỄM GIUN KIM Ở TRẺ EM VÀ NGOẠI CẢNH

TẠI BA TRƯỜNG MẦM NON LIÊN BẢO, HOA SEN VÀ NGÔ QUYỀN,

THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Nông Phuc Thắng*, Lô Thị Hồng Lê,

Nguyễn Thị Hải, Diệp Thị Xoan, Vũ Thị Hải Yến Trường Đại học Y - Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Nhiễm giun kim ở trẻ em vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Do vậy việc phát hiện và can

thiệp dự phòng nhiễm giun kim ở trẻ em là một việc làm cần thiết. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi

nhằm đáp ứng các mục tiêu

- Xác định tỷ lệ nhiễm giun kim trên trẻ em và ô nhiễm ở ngoại cảnh tại ba trường mầm non Liên

Bảo, Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Xác định hiệu quả của các biện pháp can thiệp bằng giáo dục sức khỏe và điều trị bệnh giun kim

ở trẻ em

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả kết hợp với can thiệp trên trẻ em ở lứa tuổi mầm non và môi

trường lớp học tại ba trường mầm non Liên Bảo, Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh

Phúc, chúng tôi đã thu được kết quả:

Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ em trường mầm non Liên Bảo trước can thiệp ( 28,65% ), sau can thiệp

(1,68% ). Tỷ lệ nhiễm trứng giun kim ở sàn nhà là 1,6%, đồ chơi là 5%.

Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ em trường mầm non Hoa Sen trước can thiệp (22,3%), sau can thiệp

(0,85% ). Tỷ lệ nhiễm trứng giun kim ở sàn nhà là 2,4%, đồ chơi là 1,67%.

Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ em trường mầm non Ngô Quyền trước can thiệp (14,39%) sau can

thiệp (0% ). Tỷ lệ nhiễm trứng giun kim ở sàn nhà là 1,6%, đồ chơi là 1,67%.

Từ khoá: Giun kim, tỷ lệ nhiêm, trường mâm non

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Nhiễm giun kim ở trẻ em vẫn là một vấn đề

sức khỏe cộng đồng. Trứng giun kim ở ngoại

cảnh sẽ là nguồn lây bệnh thường trực tại các

trường mầm non. Do vậy việc phát hiện và

can thiệp dự phòng nhiễm giun kim ở trẻ em

là một việc làm cần thiết và phải tiến hành

thường xuyên.

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm đáp

ứng các mục tiêu sau:

- Xác định tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ em và ô

nhiễm trứng giun ở ngoại cảnh tại ba trường

mầm non Liên Bảo, Ngô Quyền, thành phố

Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Xác định hiệu quả của các biện pháp can thiệp bằng giáo dục sức khỏe và điều trị bệnh giun kim ở trẻ em

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

* Tel: 0949 599988

- Trẻ em ở lứa tuổi mầm non ( 1 đến 6 tuổi )

- Môi trường lớp học tại các trường mầm non

Liên Bảo, Hoa Sen, Ngô Quyền thuộc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Chúng tôi chọn ba

trường mầm non Liên Bảo, Hoa Sen, Ngô Quyền, là ba trường ở trung tâm thành phố

thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thời gian nghiên cứu: Tháng 05/2012 đến tháng 11/ 2013.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

- Phương pháp mô tả kết hợp với can thiệp

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu và chọn mẫu trong nghiên cứu mô ta

Cỡ mẫu mô ta được tính theo công thức:

n = Z2

2

..

21

d

qp

Page 127: Tập 123, số 09, 2014

Nông Phúc Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 125 - 131

126

Trong quá trình nghiên cứu, số trẻ còn lại

thực tế được 716 trẻ.

Chọn mẫu chủ đích ba trường mầm non Liên

Bảo, Hoa Sen, Ngô Quyền.Bốc thăm ngẫu

nhiên 5 lớp trong số các lớp của trường để

tiến hành nghiên cứu.

Mẫu xét nghiệm trứng giun kim: Toàn bộ số

trẻ em của các lớp đã được chọn đều được

xét nghiệm.

Mẫu xét nghiệm ơ ngoại canh: Lấy mẫu toàn

bộ các lớp theo thường quy: Sàn nhà mỗi lớp

25 mẫu , bàn ghế mỗi lớp lấy 12 mẫu: 6 bàn,

6 ghế, đồ chơi 12 mẫu

Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu can thiệp

Đây là can thiệp cộng đồng, nên chúng tôi sử

dụng luôn mẫu mô tả và tiến hành can thiệp

theo các chỉ tiêu đã lựa chọn.

Kỹ thuật xét nghiệm

- Kỹ thuật xét nghiệm tìm trứng giun kim trên

trẻ em được tiến hành theo phương pháp

Graham: Cắt băng dính trong thành những

mảnh nhỏ có kích thước: 3-5 X 2cm áp vào

hậu môn của trẻ rồi bóc ra dán vào lam kính

đã ghi số thứ tự của các cháu theo danh sách

có sẵn, sau đó soi tìm trứng giun kim trên các

tiêu bản.

- Kỹ thuật xét nghiệm trứng giun kim ơ ngoại

canh: cũng theo phương pháp Graham: Dán

băng dính trong vào 5 vị trí của mỗi sàn nhà:

4 góc nhà và trung tâm giữa nền nhà mỗi vị

trí lấy 5 mẫu trên diện tích 1m2, vào bàn ghế,

vào các đồ chơi lớn.

Kỹ thuật can thiệp

- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ (tập huấn)

về tác hại của giun kim và cách phòng bệnh

giun kim cho các học sinh, cô giáo và các bậc

phụ huynh của trường (30 giáo viên và 716

phụ huynh).

- Duy trì nề nếp vệ sinh tốt ở lớp học: Lau

nhà 3 lần/ngày, và lau nhà bằng nước xà

phòng 3 lần/tuần, lau bàn ghế, rửa đồ chơi

nhựa bằng nước xà phòng 1 lần/ngày. Rửa tay

cho các cháu bằng xà phòng trước khi ăn.

- Điều trị cho các cháu bằng thuốc

Mebeldazol viên 500mg và đánh giá kết quả

(trước và sau điều trị ).

- Sau khi áp dụng các biện pháp can thiệp trên

được 3 tuần, chúng tôi lấy mẫu lần thứ 2 để

đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp.

Chỉ tiêu nghiên cứu

- Một số đặc điểm chung của đối tượng

nghiên cứu: Tuổi, giới của trẻ, nghề nghiệp

các bà mẹ trẻ.

- Xác định được tỷ lệ nhiễm giun kim trên trẻ

em ở ba trường mầm non Liên Bảo, Hoa Sen,

Ngô Quyền trước và sau khi can thiệp.

- Tỷ lệ nhiễm giun kim theo giới

- Tỷ lệ nhiễm giun kim theo tuổi

- Tỷ lệ nhiễm giun kim ở ngoại cảnh trước và

sau khi can thiệp

Kỹ thuật thu thập và xử lý số liệu: Xử ly số

liệu theo phương pháp thống kê y học.

Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tỷ lệ

Các thông số

Trường

Liên Bảo

Trường

Hoa Sen

Trường

Ngô Quyên

n % n % n %

Tuổi 1-3 68 35,42 150 57,69 162 61,36

4 - 6 124 64,58 110 42,31 102 38,64

Giới

Nam 97 50,52 140 53,85 137 51,89

Nữ 95 49,48 120 46,15 127 48,11

Nghề nghiệp

của mẹ

Ngành y 11 5,73 7 2,69 8 3,03

Giáo viên 31 16,15 44 16,92 45 17,05

Kinh doanh 35 18,23 54 20,77 63 23,86

Cán bộ 47 24,48 115 44,23 103 39,02

Nội trợ 7 3,65 11 4,24 10 3,79

Công nhân 28 14,58 22 8,46 23 8,71

Nghề tự do 33 17,19 7 2,69 11 4,17

Làm ruộng 0 0 0 0 1 0,39

Page 128: Tập 123, số 09, 2014

Nông Phúc Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 125 - 131

127

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tại ba trường Liên Bảo, Hoa Sen, Ngô Quyền số lượng các trẻ được nghiên cứu lứa tuổi 1 - 3

tương đương 4 – 6, giới nam tương đương giới nữ. Nghề nghiệp của các bà mẹ trẻ đa số là cán bộ

viên chức. Phần lớn các bà mẹ là cán bộ viên chức sẽ có điều kiện thuận lợi về thời gian, tiếp cận

các kiến thức chăm sóc sức khỏe, có điều kiện vệ sinh.

Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ em

Bảng 2: Tỷ lệ nhiêm giun kim ơ trẻ em tại trường mâm non Liên Bao trươc và sau can thiệp

Lứa tuổi Trươc can thiệp Sau can thiệp

P n (+) % n (+) %

Tính chung 192 55 28,65 179 3 1,68 < 0,01

1 - 3 68 16 23,53 65 02 3,08

4 - 6 124 39 31,45 114 01 0,88

P >0,05

Tại trường Liên Bảo, tỉ lệ nhiễm giun kim tính chung của trẻ là 28.65%, so sánh tỉ lệ nhiễm giun

kim của trẻ ở lứa tuổi 1-3 (22,53%) thấy tương đương với lứa tuổi 4-6 (31,45%) với P > 0.05.

Sau can thiệp, tỷ lệ nhiễm giun kim giảm xuống rất nhiều, tư 28,65% xuống chỉ còn 1,68%.

Bảng 3: Tỷ lệ nhiêm giun kim ơ trẻ em tại trường mâm non Hoa Sen trươc và sau can thiệp

Lứa tuổi Trươc can thiệp Sau can thiệp

P n (+) % n (+) %

Tính chung 260 58 22,3 235 02 0,85 < 0,01

1 - 3 150 33 22,0 137 01 0,73

4 - 6 110 25 22,73 98 01 1,02

P >0,05

Trường Hoa Sen, tỉ lệ nhiễm giun kim của trẻ tính chung là 22,3% trẻ ở lứa tuổi 1-3 có tỷ lệ

nhiễm giun kim là (22,53%), tương đương với lứa tuổi 4-6 (31,45%) với P > 0.05. Sau can thiệp

cũng giảm rất nhiều, chỉ còn (0,85%).

Bảng 4: Tỷ lệ nhiêm giun kim ơ trẻ em tại trường mâm non Ngô Quyền trươc và sau can thiệp

Lứa tuổi Trươc can thiệp Sau can thiệp

P Số trẻ XN (+) % Số trẻ XN (+) %

Tính chung 264 38 14,39 262 0 0

1- 3 tuổi 162 18 11,10 163 0 0

4 -6 tuổi 102 20 19,61 97 0 0

P >0,05

Trường Ngô Quyền có tỷ lệ nhiễm giun kim 14,39%, hai lứa tuổi 1-3 và 4-6 cũng có tỉ lệ nhiễm

giun kim tương đương nhau (11,10%) và (19,61%) với P > 0,05 giống hai trường Liên Bảo và

Hoa Sen. Sau can thiệp, xét nghiệm đợt 2 không con cháu nào bị nhiễm giun kim.

Bảng 5a: So sánh kết qua nghiên cứu trươc can thiệp vơi các nghiên cứu cách đây trên 10 năm

Địa điểm nghiên cứu Tác giả Năm

nghiên cứu Tỷ lệ % p

1. Trường Triệu Thị Trinh, Thành

phố Hồ Chí Minh. Ngô Hùng Dũng 1992 51,91 < 0,001

2. Nhà trẻ Hoa Mai Huế Trương Quang Ánh 1994 39,49 < 0,001

3. Trường mầm non ĐHY TN Phạm Thị Hiển 1999 45,59 < 0,001

4. Trường mầm non BVĐK TWTN Phạm Thị Hiển 2000 37,5 < 0,001

5.Trường mầm non Túc Duyên Phạm Thị Hiển 2001 50 < 0,001

6.Tính chung ba trường Liên Bảo,

Hoa Sen, Ngô Quyền Nông Phúc Thắng 2012 21% < 0,001

Page 129: Tập 123, số 09, 2014

Nông Phúc Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 125 - 131

128

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tính chung ở ba trường Bảo Liên, Hoa Sen, Ngô Quyền (21%)

thấp hơn so với tất cả các nghiên cứu tư năm 2001 trở về trước với P < 0,001.

Bảng 5b: So sánh kết qua nghiên cứu trươc can thiệp vơi các nghiên cứu trong vòng 10 năm trơ lại đây

Địa điểm nghiên cứu Tác giả Năm

nghiên cứu

Tỷ lệ

% p

1. Trường mầm non P. Quang Trung Phạm Thị Hiển 2010 16,8 > 0,05

2. Trường mầm non Sơn Cẩm Phạm Thị Hiển 2011 11,94 > 0,05

3. Trường mầm non Liên Bảo Nông Phúc Thắng 2012 28,65

4. Trường mầm non Hoa Sen Nông Phúc Thắng 2012 22,3

5. Trường mầm non Ngô Quyền Nông Phúc Thắng 2012 14,39

6.Tính chung ba trường Liên Bảo,

Hoa Sen, Ngô Quyền Nông Phúc Thắng 2012 21% > 0,05

So với hai trường Quang Trung (16,8%) và Sơn Cẩm (11,94%) thì kết quả nghiên cứu của chúng

tôi tính chung tại ba trường mầm non Liên Bảo, Hoa Sen, Ngô Quyền (21%) tương đương với P

> 0,05.

Bảng 6: Tỷ lệ nhiêm giun kim theo giơi

Giơi Trường Liên Bảo Trường Hoa Sen TrườngNgô Quyên

n (+) % n (+) % n (+) %

Nam 97 23 23,71 140 32 22,86 137 21 15,33

Nữ 95 32 33,68 120 26 21,67 127 17 13,39

P >0,05 >0,05 >0,05

Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ Nam và Nữ tại ba trường Liên Bảo (23,3% ; 33,6%), Hoa Sen ( 22,8%

;21,67%), Ngô Quyền (15,33% ;13,39%) đều tương đương nhau với P > 0,05

Tỷ lệ nhiễm giun kim ở ngoại cảnh

Bảng 7: Tỷ lệ nhiêm giun kim ơ ngoại canh trươc khi can thiệp

Mẫu

ngoại cảnh

Trường Liên Bảo Trường Hoa Sen Trường Ngô Quyên P

n (+) % n (+) % n (+) %

Sàn nhà 125 02 1,6 125 03 2,4 125 p 0,8 >0,05

Bàn ghế 60 0 0 60 0 0 60 0 0 >0,05

Đồ chơi 60 03 5 60 01 1,67 60 1 1,67 >0,05

Các mẫu xét nghiệm ở ngoại cảnh tại ba trường Liên Bảo, Hoa Sen, Ngô Quyền rất thấp và tương

đương nhau với P > 0,05: trường Liên Bảo (1,6%, 0%, 05%), Hoa Sen (2,4%,0%,1,67%), Ngô

Quyền (0,8%,0%,1,67%).

Bảng 8: Tỷ lệ nhiêm giun kim ơ ngoại canh sau khi can thiệp

Mẫu

ngoại cảnh

Trường Liên Bảo Trường Hoa Sen Trường Ngô Quyên

n (+) % n (+) % n (+) %

Sàn nhà 125 1 0,8 125 0 0 125 0 0

Bàn ghế 60 0 0 60 01 1,67 60 0 0

Đồ chơi 60 0 0 60 01 1,67 60 0 0

Sau khi can thiệp bằng điều trị, vệ sinh tốt và tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho các cô và các

bậc phụ huynh của trường, kiểm tra lại các mẫu xét nghiệm đợt 2 ở ngoại cảnh thấy: trường Liên

Bảo chỉ còn sàn nhà nhiễm (0,8%); trường Hoa Sen: bàn ghế (1,67%), đồ chơi (1,67%); trường

Ngô Quyền không còn mẫu nào dương tính với trứng giun kim.

Page 130: Tập 123, số 09, 2014

Nông Phúc Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 125 - 131

129

Bảng 09: So sánh tỷ lệ nhiêm trứng giun kim ơ ngoại canh tại trường Liên Bao, Hoa Sen, Ngô Quyền

thành phố Vĩnh Yên vơi các kết qua nghiên cứu khác

Địa điểm Sàn nhà

(%)

Bàn ghế

(%)

Đồ chơi

(%)

Trường mần non Ngô Quyền(a) 0,8 0 1,67

Trường mần non Hoa Sen(b) 2,4 0 1,67

Trường mần non Liên Bảo(c) 1,6 0 5

Trường mần non Sơn Cẩm(d) 0 0 1,66

Trường mầm non P.Quang Trung (e) 0 0 1,66

Trường mầm non Túc Duyên (f) 18 16,25 17,5

Trường mầm non BVĐKTWTN (g) 11 10 8,75

Trường mầm non ĐHYTN (h) 20 17,5 17,5

Nhà trẻ Hoa Mai - Huế (i) 0 5,7 0

P

P(a-b) > 0,05

P(b-c) > 0,05

P(a-f) < 0,05

P(a-g) < 0,05

P(a-h) < 0,05

P(f-g) > 0,05

P(f-h) > 0,05

P(f-i) > 0,05

P(a-b) > 0,05

P(b-c) > 0,05

P(c-d) > 0,05

P(c-e) > 0,05

P(a-f) < 0,05

P(a-g) < 0,05

P(a-h) < 0,05

Tỷ lệ nhiễm giun kim ở mẫu ngoại cảnh sàn

nhà tại 3 trường Liên Bảo (1,6%), Hoa Sen

(2,4%), Ngô Quyền (0,8%) thấp hơn so với

trường Túc Duyên (18%), BVĐKTWTN

(11%), ĐHYTN (20%) với P < 0,05, mẫu đồ

chơi tại 3 trường Liên Bảo (5%), Hoa Sen

(1,67%), Ngô Quyền (1,67%) tương đương

với trường Sơn Cẩm, Quang Trung với P >

0,05 và đều thấp hơn so với trường Túc

Duyên (17,5%), BVĐKTWTN (8.75%),

trường ĐHYTN (17,5%) với ( P < 0,01).

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

1.1. Tỷ lệ nhiễm giun kim trên trẻ em tại

trường mầm non Liên Bảo, Hoa Sen, Ngô

Quyền còn cao: Liên Bảo (28,65%), Hoa Sen

(23,2%), Ngô Quyền (14,39%).

- Trẻ em lứa tuổi nhà trẻ (1-3 tuổi) có tỷ lệ

nhiễm giun kim: Trường Liên Bảo (23,53%),

Trường Hoa Sen (22%), Trường Ngô Quyền

(11,10%) tương đương với lứa tuổi mẫu giáo

Trường Liên Bảo (31,45%), Trường Hoa Sen

(22,73%), Trường Ngô Quyền (19,61%).

- Tỷ lệ nhiễm giun kim theo giới ở trẻ em

Trường Liên Bảo: Nam (23,71%) và Nữ

(33,68%). Trường Hoa Sen: nam (22,86%),

nữ (21,67%). Trường Ngô Quyền: nam

(15,33%), nữ (13,39%).

1.2. Tỷ lệ nhiễm trứng giun kim ở ngoại cảnh.

- Tỷ lệ nhiễm trứng giun kim ở Trường Liên

Bảo: sàn nhà (1,6%), bàn ghế (0%), đồ chơi

(5%). Trường Hoa Sen: Sàn nhà (2,4%), bàn

ghế (0%), đồ chơi (1,67%). Trường Ngô

Quyền: Sàn nhà (0,8%), bàn ghế (0%), đồ

chơi (1,67%) đều rất thấp.

1.3. Đánh giá kết quả sau khi can thiệp bằng

điều trị và tuyên truyền giáo dục sức khoẻ:

Sau khi can thiệp bằng điều trị và tuyên

truyền giáo dục sức khỏe, tỷ lệ nhiễm giun

kim của các cháu ở cả 03 trường Liên Bảo,

Hoa Sen, Ngô Quyền đều giảm rất rõ. Trường

Liên Bảo tư 28,65% xuống còn 1,68%;

Trường Hoa Sen tư 22,3% xuống còn 0,85%;

Riêng trường Ngô Quyền tư 14,39%, xét

nghiệm đợt 02 không còn cháu nào.

Khuyến nghị

Cần duy trì vệ sinh lớp học như lau nhà 3 lần

trong ngày: Sáng sớm, sau bữa ăn trưa, sau

bữa ăn chiều và các vật dụng trong phòng để

diệt trứng giun kim, ngăn ngưa sự lây nhiễm

giun kim.

Duy trì tẩy giun kim định kỳ cho các cháu 6

tháng hoặc 3 tháng một lần bằng Mebendazol

hoặc Combantrin.

Thường xuyên giáo dục sức khỏe cho các bậc

phụ huynh hiểu về tác hại và cách phòng

chống lây nhiễm giun kim.

Page 131: Tập 123, số 09, 2014

Nông Phúc Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 125 - 131

130

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ y tế (2005). Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn

trùng. Dự án phòng chống giun sán Quốc gia giai

đoạn 2005 - 2010. Hà Nội, tháng 4 năm 2005.

Trang 17.

2. Trương Quang Ánh - Ngô Chân (1996) Tình

hình nhiêm giun kim ơ nhà trẻ Hoa Mai - Huế.

Thông tin phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh

ky sinh trùng số 3 năm 1996. Viện sốt rét ky sinh

trùng - côn trùng HN trang 61 – 67.

3. Ngô Hùng Dũng và cộng sự (1992) Phòng

chống bệnh giun sán ở học sinh cấp I bằng thuốc

Vermifar của xí nghiệm dược phẩm Pharmectic.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng. Xí nghiệp dược phẩm

dược liệu Pharmectic Tr: 147.

4. Phạm Thị Hiển và cộng sự (2002), Điều tra tỷ lệ

nhiễm giun kim trên trẻ em và ngoại cảnh tại 3

trường mầm non ở Thái Nguyên. Bước đầu áp

dụng các biện pháp can thiệp và đánh giá hiệu quả.

Tuyển tập công trình khoa học. Chuyên đề ky sinh

trùng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường

ĐHY Hà Nội, 92 năm ngày sinh Anh hùng liệt sỹ

- GS Đặng Văn Ngữ. Trường Đại học Y Hà Nội.

Nhà xuất bản y học. Tháng 4/ 2002. Tr 11 – 15.

5. Phạm Thị Hiển (2010) Đánh giá hiệu quả biện

pháp can thiệp nhằm giảm tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ

em và ngoại cảnh tại trường mầm non Quang Trung

thành phố Thái Nguyên. Bản tin y dược học miền núi

số 1 năm 2011, trang 71

6. Phạm Thị Hiển (2011) Đánh giá hiệu quả biện

pháp can thiệp nhằm giảm tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ

em và ngoại cảnh tại trường mầm non xã Sơn Cẩm -

huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. Bản tin y

dược học miền núi số 1 năm 2012, trang 9 - 14

7. Nguyễn Võ Hinh (2005) Tình hình nhiễm giun

đường ruột ở trẻ em và vấn đề sử dụng nhà vệ

sinh, nguồn nước sinh hoạt tại huyện A Lưới,

Thưa Thiên - Huế. Năm 2004 - 2005. Tạp chí

phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ky sinh

trùng. Số 4 / 2005, trang 75 - 81

8. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2010), Nghiên cứu

thực trạng ô nhiễm môi trường, một số bệnh liên

quan và giải pháp can thiệp đối với hộ gia đình

chăn nuôi lợn tại Phú Bình, Thái Nguyên. Luận án

tiến sĩ y học. Thái Nguyên 2010. Trang 56.

9. Nguyễn Văn Khá, Nguyễn Văn Chương (2007),

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm giun sán

đường ruột ở 3 tỉnh Tây Nguyên, thử nghiệm giải

pháp can thiệp ở một số địa bàn. Kỷ yếu công

trình nghiên cứu khoa học 2001 - 2006. viện sốt

rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn. Bộ Y tế.

Nhà xuất bản y học, Trang 426.

Page 132: Tập 123, số 09, 2014

Nông Phúc Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 125 - 131

131

SUMMARY

EVALUATION OF EFFECTIVENESS OF INTERVENTIONS

TO DECREASE PREVALENCE RATE OF INFECTION

OF ENTEROBIUS VERMICULARIS IN CHILDREN

AND SURROUNDINGS IN THREE KINDERGARTENS OF LIEN BAO,

HOA SEN AND NGO QUYEN IN VINH YEN CITY, VINH PHUC PROVINCE

Nong Phuc Thang*, Lo Thi Hong Le,

Nguyen Thi Hai, Diep Thi Xoan, Vu Thi Hai Yen College of Medicine and Pharmacy - TNU

Children infected with Enterobius vermicularis are still a community health problem. Therefore, it

is necessary to detect and intervene the prevention of children infected with Enterobius

vermicularis. Our research is conducted in order to aim at following objectives.

- To identify prevalence rate of Enterobius vermicularis in children and surroundings at three

kindergartens of Lien Bao, Hoa Sen and Ngo Quyen in Vinh Yen city, Vinh Phuc province.

- To determine effectiveness of interventions through health education and treatment of Oxyuriasis

in children.

By the cross - sectional study in combination with an intervention study in pre-school children and

surroundings in three kindergartens of Lien Bao, Hoa Sen and Ngo Quyen in Vinh Yen city, Vinh

Phuc province, we obtained the following results:

The prevalence rate of infection of Enterobius vermicularis in children of Lien Bao Kindergarten

before intervention was 28.65%, after intervention was 1.68 %.The rates of floors and toys found

infected with eggs of Enterobius vermicularis were 1.6 % and 5 % consecutively.

The prevalence rate of infection of Enterobius vermicularis in children of Hoa Sen Kindergarten

before intervention was 22.3%, after intervention was 0.85 %. The rates of floors and toys found

infected with eggs of Enterobius vermicularis were 2.4 % and 1.67 % consecutively.

The prevalence rate of infection of Enterobius vermicularis in children of Ngo Quyen

Kindergarten before intervention was 14.39 %, after intervention was 0.0 %. The rates of floors

and toys found infected with eggs of Enterobius vermicularis were 1.6 % and 1.67 %

consecutively.

Key words: Enterobius vermicularis, prevalence rate, kindergartens

Ngày nhận bài:21/5/2014; Ngày phan biện:02/6/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyên Tiến Dũng - Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0949 599988

Page 133: Tập 123, số 09, 2014

Nông Phúc Thắng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 125 - 131

132

Page 134: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Ngọc Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 133 - 140

133

ĐA HÌNH NUCLEOTIDE ĐOẠN ĐIỀU KHIỂN

CỦA MATRIX METALLOPROTEINASE-9 (MMP-9)

Ở MỘT SỐ BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG

Nguyễn Thị Ngọc Hà* Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Mục đích: Metalloproteinase – 9 (MMP-9) là enzym tiêu protein, đóng vai trò quan trọng trong

xâm lấn và di căn ung thư bởi khả năng phân hủy chất ngoại bào và màng cơ bản. Theo các nghiên

cứu gần đây, đa hình đơn nucleotide (-1562C/T) trong promoter MMP-9 được tìm thấy có ảnh

hưởng đến biểu hiện của MMP-9 và liên quan đến ung thư. Mục đích của nghiên cứu này là tiến

hành phân tích đa hình nucleotid trong promoter của gen MMP-9 ở một số bệnh nhân ung thư vòm

mũi họng (UTVMH) để tìm mối liên quan của chúng với di căn UTVMH. Phương pháp: DNA

tổng số được tách chiết tư các mẫu máu của 6 bệnh nhân UTVMH và 3 mẫu máu người khoẻ

mạnh. Sử dụng cặp mồi MMP-9F và MMP-9R để nhân đoạn promoter MMP-9 có kích thước 442

bp. Sản phẩm PCR sau đó được tinh sạch và đọc trình tự cả 2 chiều. Kết quả: 2/6 bệnh nhân xuất

hiện điểm đa hình 1562C/T và đều ở giai đoạn muộn của bệnh, ngoài ra còn xuất hiện 2/6 bệnh

nhân có đa hình -1739G/A. Kết luận: Có thể có mối liên quan giữa đa hình đơn nucleotid (-

1562C/T) trong promoter MMP-9 với di căn ung thư vòm mũi họng người Việt Nam.

Từ khoá: MMP-9 promoter, ung thư vòm mũi họng.

MỞ ĐẦU*

Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là một

bệnh phổ biến trong các bệnh ung thư ở nước

ta và thường gặp nhất trong các ung thư vùng

đầu mặt, nó có đặc điểm xâm lấn và di căn

cao hơn các ung thư vùng đầu mặt cổ khác.

Để xâm lấn và di căn được, các tế bào ung thư

phải trải qua nhiều bước liên tiếp, trong đó sự

phá vỡ chất nền ngoại bào và màng cơ bản là

bước quyết định cho các tế bào ung thư rời

khỏi tổn thương nguyên phát, xâm lấn các tổ

chức lân cận và đi tới tổ chức xa hơn [1], [2],

[4]. Gần đây, nhiều tài liệu đã đề cập đến vai

trò các matrix metalloprotein (MMPs)- một

họ các enzyme tiêu protein, đóng vai trò quan

trọng trong việc phân hủy chất nền ngoại bào

và màng cơ bản. Trong đó, MMP-9 được xem

như enzyme chủ chốt cho quá trình này, bởi

chúng có khả năng phân hủy mạnh collagen

type IV, một trong những thành phần quan

trọng của chất nền ngoại bào và màng đáy [2],

[4], [6]. Theo một số nghiên cứu mới đây cho

thấy, đa hình đơn nucleotide (-1562C/T) trong

promoter MMP-9 đã làm mất vị trí gắn của

* Tel: 0983 026775, Email: [email protected]

một protein kìm hãm sự sao mã, kết quả là

làm tăng hoạt động của promoter mang allele

T và liên quan đến xâm lấn, di căn ung thư.

Năm 2011, khi nghiên cứu đoạn promoter

MMP-9 ở một số bệnh nhân UTVMH, chúng

tôi nhận thấy có 3 bệnh nhân xuất hiện đa

hình nucleotid (-1562C/T) trong promoter

MMP-9 đều ở giai đoạn muộn của bệnh [2].

Điều này gợi y, có thể có mối liên quan giữa

đa hình này với di căn UTVMH. Trong đề tài

này, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về đa hình

đơn nucleotide (-1562C/T) trong promoter

MMP-9 ở một số bệnh nhân UTVMH nhằm

góp phần tìm ra mối liên quan với di căn ung

thư trên người Việt Nam.

Mục tiêu:

- Xác định đa hình nucleotid đoạn điều khiển

gen MMP-9 trên một số bệnh nhân ung thư

vòm mũi họng.

- Nhận xét tính đa hình nucleotid đoạn điều

khiển gen MMP-9 với di căn ung thư vòm

mũi họng.

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân

UTVMH thể ung thư biểu mô không biệt

Page 135: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Ngọc Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 133 - 140

134

hóa (UCNT), được điều trị tại Khoa U bướu

bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái

Nguyên năm 2013.

- Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:

+ Tiêu chuẩn lâm sàng: Bệnh nhân UTVMH

được xác chẩn bởi kết quả giải phẫu bệnh của

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên,

được xếp loại TNM và giai đoạn lâm sàng của

liên ban phân loại ung thư Hoa Kỳ (AJCC).

Gồm có 6 bệnh nhân. Tất cả các bệnh nhân

được điều trị tại khoa U bướu, có hồ sơ lưu

trữ đầy đủ.

+ Tiêu chuẩn xét nghiệm: Thể ung thư biểu

mô không biệt hóa

- Tiêu chuẩn chọn mẫu đối chứng: Người

khỏe mạnh tuổi tư 20 đến 50 tuổi

- Bệnh phẩm nghiên cứu: Mẫu máu ngoại vi

có chống đông được thu thập trên 06 bệnh

nhân và 03 người chứng

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa

Trung ương Thái Nguyên, Viên Công nghệ

sinh học

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô

tả cắt ngang, kết hợp hồi cứu lâm sàng.

- Chỉ tiêu nghiên cứu:

+ Tính đa hình/đột biến trên promoter của gen

MMP-9

+Tình trạng di căn hạch (N0, N1, N2, N3)

+ Giai đoạn bệnh ( Giai đoạn I, II, II, IV)

- Kỹ thuật thu thập số liệu:

DNA tổng số được tách chiết tư các mẫu máu

đã được thu thập, sử dụng bộ kit “EZNA®

Blood DNA Mini kit” của hãng Omega

Cặp mồi sử dụng để nhân đoạn điều khiển

gen MMP-9 kích thước 442 bp, ky hiệu

MMP-9F và MMP-9R, được đặt tổng hợp tại

hãng IDT có trình tự như sau:

MMP-9F 5'– GGC ACA TAG TAG GCC

CTT TAA -3'

MMP-9R 5'– TCA CTC CTT TCT TCC TAG

CCA -3'

Đoạn promoter MMP-9 được nhân lên bằng

kỹ thuật PCR. Hỗn hợp phản ứng bao gồm

100ng DNA tổng số, 10 pM mỗi loại mồi,

0,625 đơn vị Taq DNA polymerase, 1 đệm

PCR và 250 M dNTP mỗi loại. PCR được

tiến hành trên máy luân nhiệt với chu trình

nhiệt như sau: 95ºC trong 5 phút, 95ºC trong

30 giây, 57ºC trong 30 giây, 72ºC trong 45

giây, lặp lại 35 lần tư bước 2, 72ºC trong 19

phút, giữ ở 4ºC. Sản phẩm PCR được giữ ở

20ºC đến khi sử dụng.

Sản phẩm sau khi khuếch đại được tinh sạch

sử dụng bộ kit “EZNA® Cycle Pure kit” của

hãng Omega. Phản ứng xác định trình tự được

thực hiện trên máy ABI PRISM® 3100

Genetic Analyzer.

+ Hồi cứu hồ sơ bệnh án: Tình trạng di căn

hạch, giai đoạn bệnh.

- Phương pháp xử lý số liệu: Các thông số

trình tự nucleotide và chất lượng đỉnh được

thu thập, kiểm định bằng các phần mềm ABI

Data Collection v2.0 và Sequencing Analysis

Software v5.3. Trình tự đoạn promoter

MMP-9 của các mẫu bệnh UTVMH và mẫu

người bình thường người Việt Nam được so

sánh với một số trình tự công bố trên các

Ngân hàng trình tự gen Quốc tế

EMBL(EBI)/ Genbank/DDBJ với mã số

AF538844 (hình 3), thông qua sử dụng các

phần mềm phân tích như SeqScape®

Software v2.6, BioEdit v7.0.9.

KẾT QUẢ

Nhân gen MMP-9 promoter bằng kỹ

thuật PCR

DNA tổng số đã được tách chiết, tinh sạch và

kiểm tra nồng độ bằng quang phổ được dùng

làm khuôn để nhân đoạn promoter MMP-9.

Để phân tích mức độ đa hình trong đoạn

promoter của gen MMP-9 ở một số bệnh nhân

UTVMH người Việt Nam, chúng tôi sử dụng

cặp mồi MMP-9F và MMP-9R để nhân đoạn

promoter dài 442bp có chứa vị trí (-

1562CT) (Price et al., 2001).

Page 136: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Ngọc Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 133 - 140

135

Hình 1: Kết qua điện di kiểm tra san phẩm PCR

Hình 2: Kết qua tinh sạch san phẩm PCR

(M: Thang DNA chuẩn 1 Kb; 1-6: san phẩm PCR của mẫu bệnh (đoạn promoter gen MMP-9); 7-9: san

phẩm của mẫu đối chứng)

Kết quả điện di sản phẩm PCR (hình 1) cho thấy: Khi sử dụng cặp mồi MMP-9F và MMP-9R

đều cho sản phẩm PCR đặc hiệu, rõ nét ở các mẫu nghiên cứu với kích thước khoảng 442bp,

hoàn toàn phù hợp với kích thước đoạn promoter MMP-9 theo tính toán ly thuyết. Như vậy sản

phẩm PCR được khuếch đại với số lượng đủ lớn để dùng cho các bước thí nghiệm tiếp theo.

Tinh sạch sản phẩm PCR: Để chuẩn bị cho việc xác định trình tự đoạn promoter gen MMP-9,

chúng tôi đã tiến hành tinh sạch sử dụng bộ kit “EZNA® Cycle Pure kit” của hãng Omega. Tư

điện di đồ (Hình 1) có thể thấy các kết quả thu được hoàn toàn phù hợp với tính toán ly thuyết.

Như vậy, sản phẩm PCR đã được tinh sạch đủ lượng sử dụng cho việc xác định trình tự.

Xác định trình tự và phân tích tính đa hình trên promoter của gen MMP-9

Trình tự nucleotide đoạn promoter gen MMP-9 được xác định theo cả hai chiều. Sau khi xử ly số

liệu bằng các phần mềm chuyên dụng, chúng tôi thu được trình tự đoạn promoter của gen MMP-9

có chiều dài 442 bp. (Hình 3). Kết quả cho thấy: có 2/6 mẫu bệnh nhân xuất hiện đa hình -

1739G→A đó là mẫu NVC và LTL và 2/6 mẫu bệnh nhân xuất hiện đa hình -1562C→Y, ký

hiệu “Y”, ky hiệu biểu thị dạng không phân biệt giữa nucleotide C và nucleotide T (dạng dị hợp

tử) của hai mẫu TVT và DTT. Các mẫu chứng không thấy xuất hiện đột biến. Chi tiết như mô tả

hình 2,3. -1742 -1732 -1722 -1712 -1702 -1692

|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....

MMP9-REF

ACATAGTAGGCCCTTTAAATACAGCTTATTGGGCCGGGCGCCATGGCTCATGCCCGTAAT

NVC

........A...................................................

LTL

........A...................................................

DTT

............................................................

TVM

............................................................

TTH

............................................................

TVT

............................................................

BT1

............................................................

Page 137: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Ngọc Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 133 - 140

136

BT2

............................................................

BT3

............................................................

-1682 -1672 -1662 -1652 -1642 -1632

|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....

MMP9-REF

CCTAGCACTTTGGGAGGCCAGGTGGGCAGATCACTTGAGTCAGAAGTTCGAAACCAGCCT

NVC

............................................................

LTL

............................................................

DTT

............................................................

TVM

............................................................

TTH

............................................................

TVT

............................................................

BT1

............................................................

BT2

............................................................

BT3

............................................................

-1622 -1612 -1602 -1592 -1582 -1572

|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....

MMP9-REF

GGTCAACGTAGTGAAACCCCATCTCTACTAAAAATACAAAAAATTTAGCCAGGCGTGGTG

NVC

............................................................

LTL

............................................................

DTT

............................................................

TVM

............................................................

TTH

............................................................

TVT

............................................................

BT1

............................................................

BT2

............................................................

BT3

............................................................

-1562 -1552 -1542 -1532 -1522 -1512

|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....

MMP9-REF

GCGCACGCCTATAATACCAGCTACTCGGGAGGCTGAGGCAGGAGAATTGCTTGAACCCGG

NVC

Page 138: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Ngọc Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 133 - 140

137

............................................................

LTL

............................................................

DTT

.....Y......................................................

TVM

............................................................

TTH

............................................................

TVT

.....Y......................................................

BT1

............................................................

BT2

............................................................

BT3

............................................................

-1502 -1492 -1482 -1472 -1462 -1452

|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....

MMP9-REF

GAGGCAGATGTTGCAGTGAGCCGAGATCACGCCACTGCACTCCAGCCTGGGTGACAGAGT

NVC

............................................................

LTL

............................................................

DTT

............................................................

TVM

............................................................

TTH

............................................................

TVT

............................................................

BT1

............................................................

BT2

............................................................

BT3

............................................................

-1382 -1372 -1362 -1352 -1342 -1332

|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....

MMP9-REF

AGGTTTTTCCCAAATAGGGCTTTGAAGAAGGTGAATATAGACCCTGCCCGATGCCGGCTG

NVC

............................................................

LTL

............................................................

DTT

............................................................

TVM

............................................................

TTH

............................................................

TVT

Page 139: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Ngọc Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 133 - 140

138

............................................................

BT1

............................................................

BT2

............................................................

BT3

............................................................

Hình 2: Kết qua phân tích trình tự MMP-9 promoter

Hình 3: Kết qua phân tích phổ trình tự của điểm đa hình tại vị trí -1562

Bảng 1: Số liệu các điểm đa hình trên promoter MMP-9 và các giai đoạn bệnh UTVMH

STT Mã số mẫu

Giai đoạn bệnh TNM MMP-9

(1562)

MMP-9 (đa hình vị trí khác)

1 NVC GĐ II-III T2N1M0 C -1739 G → A 2 LTL GĐ III T3N2M0 C -1739 G → A - 3 DTT GĐ IVa T4tkN2M0 CT,C

4 TVM GĐ II T2N0M0 C 5 TTH GĐ III T2N2M0 C 6 TVT GĐ IVb T2N3M0 CT,C

Nhận xét: Trong 6 bệnh nhân UTVMH có 2

bệnh nhân xuất hiện điểm đa hình

1562CY (C/T) trên promoter MMP-9 và

đều ở giai đoạn muộn của bệnh (GĐIV), đồng

thời đều có di căn hạch giai đoạn N2, N3. 2/6

bệnh nhân xuất hiện đa hình -1739 G → A,

đây là vị trí đa hình chưa thấy được công bố

trên ngân hàng gen quốc tế.

BÀN LUẬN

Phân tích trình tự đoạn điều khiển gen MMP-

9 có kích thước 442bp (tư vị trí nucleotide

1751 đến 1309) trên 9 mẫu gồm 6 mẫu bệnh

UTVMH và 3 mẫu đối chứng người khỏe

mạnh. Kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy: có

2 mẫu bệnh mang đa hình 1562CT trên

promoter MMP-9, các mẫu bệnh còn lại

không có thay đổi nucleotide tại vị trí 1562

so với trình tự chuẩn đã được công bố trên

Ngân hàng gen Quốc tế và đây là vị trí đã

được công nhận trong nhiều nghiên cứu là có

liên quan đến bệnh ly ung thư.

Theo Zhang và cs, (2013): Khi Cytosine (C)

chuyển thành Thymidine (T) tại nucleotide

1562 trong đoạn điều khiển gen MMP-9 đã

-1562

Page 140: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Ngọc Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 133 - 140

139

làm mất vị trí gắn của một protein kìm hãm

sự sao mã, kết quả là làm tăng hoạt động của

promoter mang allele T. Do đó, promoter

MMP-9 sẽ giảm hoạt động đối với kiểu gen

(CC) và tăng hoạt động đối với kiểu gen (CT

và TT), và ảnh hưởng đến sự phiên mã gen.

Tác giả đã chứng minh rằng sự hiện diện của

allele T trên promoter MMP-9 liên quan có ý

nghĩa với tăng cao sản phẩm protein MMP-9

[10]. Đồng thời, nhiều nghiên cứu đã khẳng

định, sự tăng biểu hiện protein MMP-9 có

liên quan đến giai đoạn phát triển và di căn

hạch trong ung thư. Trong nghiên cứu này,

chúng tôi không đi chứng minh mối liên quan

giữa mức độ biểu hiện protein MMP-9 và đa

hình promoter MMP-9 1562CT, nhưng

kết quả nghiên cứu trước của chúng tôi nhận

thấy có mối liên quan giữa đa hình này với sự

biểu lộ MMP-9 tại mô sinh thiết UTVMH [2].

Điều này cho thấy, có thể có mối liên quan

giữa đa hình tại vị trí (-1562C/T) với di căn

và phát triển UTVMH. Kết quả nghiên cứu

bảng 1 cho thấy: có 2 trong 6 bệnh nhân

UTVMH có xuất hiện đa hình vị trí (-

1562)C→T thì 2 bệnh nhân đều ở giai đoạn

muộn của bệnh (giai đoạn IV). Kết hợp với

kêt quả nghiên cứu năm 2011 của chúng tôi: 3

bệnh nhân xuất hiện đa hình MMP-9

1562CT đều ở giai đoạn muộn của bệnh

UTVMH [2]. Đặc biệt, 3 mẫu đối chứng trong

nghiên cứu của chúng tôi không thấy xuất

hiện các vị trí đa hình như trong các mẫu

bệnh. Vậy, phải chăng có mối liên quan giữa

đa hình MMP-9 1562CT với tiến triển

bệnh UTVMH. Theo Mestiri S, Chahed K, và

cs (2007), Liu D1, Gue H và cs năm 2012

nhận định, có mối liên quan giữa đa hình

MMP-9 1562CT với di căn trong ung thư

[6], [8]. Điều này cũng phù hợp với kết quả

nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 1 cho thấy: 2

bệnh nhân có xuất hiện đa hình MMP-9

1562CT đều có di căn hạch giai đoạn N2,

N3. Theo Matsumura và cs, (2005): sự xâm

lấn hạch bạch huyết và xâm lấn cơ tăng cao

có y nghĩa ở những bệnh nhân mang allele T

trên promoter MMP-9. Các tác giả khẳng định

đa hình MMP-9 1562CT có thể có một tác

động sâu sắc đến sự tiến triển và xâm lấn

trong ung thư dạ dày [7]. Tương tự, Sfar và

cs, (2007) nhận định: những người mang ít nhất

một allele T trong promoter MMP-9 tại vị trí

1562 sẽ tăng gấp 3 lần nguy cơ ác tính, đồng

thời liên quan có y nghĩa đến tăng xâm lấn và

tiến triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt [9].

Ngược lại, một số nghiên cứu chưa tìm thấy

mối liên quan giữa đa hình 1562CT với

tình trạng di căn và tiến triển lâm sàng như:

trong ung thư biểu mô tế bào thận, ung thư

biểu mô tế bào miệng [3]. Có thể đây là

những điểm khác biệt về đa hình này giữa các

chủng tộc khác nhau với nguy cơ ung thư. Để

khẳng định chắc chắn điều này, cần phải có

nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và trên nhiều

ung thư khác nhau.

Ngoài điểm đa hình tại vị trí 1562CT,

chúng tôi còn tìm thấy 2 điểm đa hình khác ở

các mẫu bệnh trên đoạn promoter MMP-9 đó

là các điểm: 1739GA. Có thể đây cũng là

điểm đa hình trên promoter MMP-9 có khả

năng liên quan đến xâm lấn và di căn trong

UTVMH người Việt Nam.

Như vậy, tuy số mẫu còn hạn chế, nhưng kết

quả nghiên cứu của chúng tôi gợi y rằng, có

mối liên quan giữa đa hình MMP-9

1562CT với tiến triển và di căn ung thư

vòm mũi họng, cần thiết phải có nhiều nghiên

cứu hơn nữa với số mẫu lớn hơn để khẳng

định vai trò đa hình nuclotide này trong các

ung thư nói chung và ung thư vòm mũi họng

nói riêng.

KẾT LUẬN

- Trên 6 mẫu bệnh nhân có 2 mẫu xuất hiện

đa hình tại vị trí -1562C→Y, ngoài ra còn

xuất hiện điểm đa hình khác -1739G→A.

- Có thể có mối liên quan giữa đa hình -

1562C→Y với sự phát triển và di căn

UTVMH người Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Văn Hiếu, Phạm Duy

Hiển và cs, (2008), "Chẩn đoán và điều trị bệnh

ung thư", Nhà xuất bản Y học, tr 100-112.

2. Nguyễn Thị Ngọc Hà (2011), ” Nghiên cứu một

số yếu tố liên quan đến di căn ung thư vòm mũi

họng”, Luận án tiến sĩ.

3. Awakura Y, Ito N, Nakamura E, et al. (2006),

"Matrix metalloproteinase-9 polymorphisms and

Page 141: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Thị Ngọc Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 133 - 140

140

renal cell carcinoma in a Japanese population",

Cancer Lett, 241 (1), pp. 59-63.

4. Cho WC-s (2007), "Nasopharyngeal carcinoma:

molecular biomarker discovery and progress",

Molecular Cancer 6(1), pp. 1-9.

5. Cotignola J, Reva B, Mitra N, et al. (2007),

"Matrix Metalloproteinase-9 (MMP-9)

polymorphisms in patients with cutaneous

malignant melanoma", BMC Med Genet, 8, pp. 10.

6. Liu D1, Guo H, Li Y, Xu X, Yang K, Bai Y

(2012), Association between polymorphisms in

the promoter regions of matrix metalloproteinases

(MMPs) and risk ofcancer metastasis: a meta-

analysis. PLoS One. 7(2):e31251. doi:

10.1371/journal.pone.0031251

7.Matsumura S, Oue N, Nakayama H, et al.

(2005), "A single nucleotide polymorphism in the

MMP-9 promoter affects tumor progression and

invasive phenotype of gastric cancer", J Cancer

Res Clin Oncol, 131 (1), pp. 19-25.

8. Mestiri S, Chahed K, et al (2007), Matrix

metalloproteinase-1 (-1607) 1G/2G and -9 (-1562)

C/T promoter polymorphisms: susceptibility and

prognostic implications in nasopharyngeal

carcinomas.Clin Chim Acta. , 384 (1-2) :57-

63. EPub 2007 May 31.

9. Sfar S, Saad H, Mosbah F, et al. (2007), "TSP1

and MMP9 genetic variants in sporadic prostate

cancer", Cancer Genet Cytogenet, 172 (1), pp. 38-44.

10. Zhang C , Li C , Zhu M , Zhang Q (2013),

“Meta-analysis of MMP2, MMP3, and MMP9

promoter Nasr HB, polymorphisms and head and

neck cancer risk”, PLoS One, 8(4):e62023.

SUMMARY

GENETIC POLYMORPHISMS IN THE MATRIX

METALLOPROTEINASE-9 (MMP-9) PROMOTER

IN SOME NASOPHARYNGEAL CARCINOMA PATIENTS

Nguyen Thi Ngoc Ha* College of Medicine and Pharmacy - TNU

Objective: Matrix metalloproteinases-9 (MMP-9) is a proteolytic enzyme that play an important

role in cancer invasion and metastasis because of its capability to degrade or break down both

extracellular matrix and basement membrane. According to recent studies, single nucleotide

polymorphism (-1562C/T) in MMP-9 promoter may down regulate expression of gene MMP-9. In

this study, we analyzed polymorphisms in the MMP-9 promoter in some nasopharyngeal

carcinoma (NPC) patients, to find the association between the polymorphisms in MMP-9 promoter

and the metastasis of NPC. Methods: Total genomic DNA was isolated and purified from the

blood samples of 6 NPC patients and 3 healthy people. MMP-9 promoter was amplified by using a

pair of primers MMP-9F and MMP-9R. The PCR products of about 442bp in length were purified

and used for sequencing of the inserts in both directions. Results: 2/6 NPC patients in III &IV

stages have sites - 1562C/T in MMP-9 promoter. We found two sites -1739G/A that have been not

public in any database. Conclusions: Polymorphism (-1562C/T) in MMP-9 promoter may relate to

the metastasis of VietnamNPC.

Key words: MMP-9 promoter, nasopharyngeal carcinoma, polymorphisms

Ngày nhận bài:20/5/2014; Ngày phan biện:06/6/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: TS. Vũ Thị Thu Hằng – Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0983 026775, Email: [email protected]

Page 142: Tập 123, số 09, 2014

Phan Đình Binh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 141 - 147

141

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

TẠI THỊ TRẤN XUÂN HÒA, HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG

Phan Đình Binh*, Nguyễn Ngọc Anh Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được triển khai tại thị trấn Xuân

Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện tại có 6 kiểu sử dụng đất

khác nhau. Trong đó 2 loại hình sử dụng đất 1 lúa – 2 màu và loại hình sử dụng đất 3 màu đạt hiệu

quả cao nhất. Cây thuốc lá là cây trồng đem lại hiệu quả cao nhất về 3 mặt kinh tế - xã hội và môi

trường. Các loại hình sử dụng đất này phù hợp với cơ sở hạ tầng và yếu tố khí hậu thời tiết của địa

phương và có vai trò quan trọng trong cải tạo đất và bảo vệ môi trường sinh thái.

Từ khóa: Loại hình sư dung đât, sư dung đât, đât nông nghiệp, canh tác.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu

tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả

sản xuất nông nghiệp, tạo ra lương thực, thực

phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất

một cách có hiệu quả và bền vững đang trở

thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm

duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và

cho tương lai [2]. Xã hội phát triển, dân số

tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng

tăng về nhu cầu lương thực, thực phẩm, chỗ ở

và các nhu cầu về văn hóa, xã hội [3]. Như

vậy đất đai, đặc biệt là đất sản xuất nông

nghiệp vốn có hạn về diện tích, nay lại đứng

trước nguy cơ suy thoái do các tác động tự

nhiên và sự thiếu y thức của con người trong

quá trình khai thác và sử dụng đất nông

nghiệp [3]. Hiện nay, vấn đề đô thị hóa diễn

ra mạnh mẽ làm suy giảm về diện tích đất

nông nghiệp trong khi khả năng khai thác đất

hoang lại rất hạn chế. Do vậy việc đánh giá

hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tư đó lựa

chọn các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả

kinh tế để sử dụng hợp ly theo quan điểm sinh

thái học và phát triển bền vững. Đối với một

nước có nền nông nghiệp chủ yếu như Việt

Nam thì việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả

sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần

thiết hơn bao giờ hết [4]. Xuân Hòa là một thị

trấn thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng,

với diện tích đất tự nhiên là 4.273,56 ha [5].

* Tel: 0984 941626, Email: [email protected]

Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu

hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất

ở, đất chuyên dùng khác đã có tác động lớn

đến việc sản xuất nông nghiệp [6]. Vì vậy làm

thế nào để sử dụng hợp ly và hiệu quả vốn đất

nông nghiệp hiện có đang là vấn đề được các

cấp chính quyền quan tâm nghiên cứu để đưa

ra các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng

một cách hợp ly nhằm đạt hiệu quả kinh tế

cao nhất. Xuất phát tư thực tế trên, đề tài:

“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông

nghiệp của Thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà

Quảng, tỉnh Cao Bằng’’ được nghiên cứu

nhằm mục đích: Đánh giá hiệu quả sử dụng

đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất lựa chọn

các hướng sử dụng đất có hiệu quả cao, phù

hợp với điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội

của thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh

Cao Bằng.

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất

nông nghiệp về các mặt kinh tế- xã hội – môi

trường đồng thời lựa chọn các loại hình sử

dụng đất thích hợp theo nguyên tắc sử dụng

đất bền vững.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số

liệu sơ cấp: Dùng phương pháp đánh giá

nhanh nông thôn (RRA) tiến hành phỏng vấn

20 cán bộ và 100 hộ dân để điều tra hiện trạng

sử dụng đất của thị trấn, thu thập các thông

tin liên quan đến đời đời sống và tình hình

Page 143: Tập 123, số 09, 2014

Phan Đình Binh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 141 - 147

142

sản xuất nông nghiệp thị trấn theo phương

pháp chon mẫu ngẫu nhiên.

Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử

dụng đất: Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí

đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và

được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

Hiệu qua kinh tế:

Tổng giá trị sản phẩm (T):

T = p1.q1 + p2.q2 +...+ pn.qn

Trong đó: p: Khối lượng của tưng loại sản

phẩm được sản xuất/ha/năm; q: Giá của tưng

loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một

thời điểm; T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha

đất canh tác/năm.

Thu nhập thuần (N): N = T - Csx

Trong đó: N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất

canh tác/ năm; Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha

đất canh tác/năm;

Hiệu quả đồng vốn: Hv = T/ Csx

Giá trị ngày công lao động: HLđ = N/Số

ngày công lao động/ha/năm

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định

lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện

hành và định tính (phân cấp) được tính bằng

mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng

cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn[6].

Hiệu qua xã hội:

- Giá trị sản xuất trên lao động nông lâm

(nhân khẩu nông lâm)

- Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo

- Mức độ giải quyết công ăn việc làm, thu hút

lao động

- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường

- Đời sống người lao động, cơ sở hạ tầng...[6]

Hiệu qua môi trường bao gồm: Tỷ lệ che phủ;

Mức độ xói mòn; Khả năng bảo vệ, cải tạo

đất; Tỷ lệ diện tích đất trồng được trồng rưng;

Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp

được giao sử dụng.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Số

liệu được kiểm tra, xử ly, tính toán trên máy

tính bằng phần mềm Microsoft Office excel.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Vài nét về điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu

Vị trí địa ly: Thị trấn Xuân Hòa có tổng diện

tích tự nhiên là 4.273,56 ha. Có ranh giới

hành chính tiếp giáp với các xã như sau: Phía

Bắc giáp xã Trường Hà, xã Kéo Yên; Phía

Đông giáp xã Thượng Thôn, xã Phù Ngọc;

Phía Nam giáp xã Đào Ngạn và huyện Hòa

An; Phía Tây giáp xã Quý Quân, xã Nà Sác

huyện Hà Quảng [6].

Tài nguyên đât: Trên địa bàn thị trấn có các

loại đất sau: Đất nâu đỏ được hình thành trên

đá Macmabazơ (Fk); Đất nâu đỏ trên đá vôi

(Fv); Đất nâu vàng trên đá vôi ( Fn ); Đất đỏ

vàng trên đá sét (Fs); Đất Feralit biến đổi do

trồng lúa nước (Fl); Đất thung lũng do sản

phẩm dốc tụ (D) [6].

Chế độ thủy văn, nươc: Suối Lê Nin bắt

nguồn tư Pác Bó (Trường Hà) chảy qua địa

bàn thị trấn. Lưu lượng nước và chất lượng

nước khá tốt và thích hợp cho việc trồng lúa.

Tuy nhiên lượng nước chỉ tập trung vào mùa

mưa, chiếm 65 – 80% lượng nước cả năm [6].

Các loại hình sử dung đất nông nghiệp của

T.T Xuân Hòa

Hiện tại, trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa có

các loại hình sử dụng đất chính như bảng 1.

Bảng 1. Các loại hình sư dung đât của Thị trân Xuân Hòa

LUT chính LUT Kiểu sử dung đất

Cây hàng năm

2 lúa Lúa mùa – Lúa xuân

2 lúa – 1 màu Lúa Xuân – lúa mùa – rau đông

1 lúa – 2 màu Thuốc lá – lúa mùa – rau đông; Thuốc lá – lúa mùa – ngô

đông.

3 Màu Ngô xuân – ngô hè thu - rau đông; Thuốc lá – ngô hè thu -

rau đông; Thuốc lá – ngô hè thu – ngô đông

Cây lâu năm Cây ăn quả Nhãn, xoài, vải, mận tam hoa

Cây công nghiệp Thông, keo

(Nguồn :UBND Thị trân Xuân Hòa)

Page 144: Tập 123, số 09, 2014

Phan Đình Binh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 141 - 147

143

Mô tả các loại hình sử dung đất (LUT)

Mô tả các loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp

trong sử dụng đất. Nội dung mô tả các LUT chủ yếu dựa vào các tính chất đất đai và các thuộc

tính của các LUT như bảng 2.

Bảng 2. Một số đặc điểm của các LUT trồng cây hàng năm

STT

LUT

Chỉ tiêu đánh giá

Địa hình Thành phần

cơ giơi Loại đất Chế độ nươc

Đặc điểm

trồng trọt

1 2L - M = , b, c1 Fl, Ld CĐ LC

2 2L = , b, c1, c2 Fl, Ld, LdC Cđ ĐC,LC

3 L -2M = , b, c1 Fl, Ld Cđ LC

4 3M = , b, c1 Fl, Ld CĐ LC

(Nguồn: Số liệu điều tra)

(Ghi chú:

- Địa hình: Vàn: =;Vàn thâp: ; Vàn cao: ;

- Thành phân cơ giơi: cát pha: b; Thịt nhẹ: c1; Thịt trung bình: c2

- Chế độ nươc: Chủ động: CĐ; Bán chủ động: Cđ

- Đặc điểm trồng trọt: Luân canh: LC; Độc canh: ĐC:

- Loại đât: LdC: đât dốc tu thung lũng chua; Ld: đât dốc tu thung lũng không bạc màu; Fl: Đât Feralit

biến đổi do trồng lua)

Bảng 3. Hiệu qua kinh tế của các LUT (Tính cho 1 đơn vị ha)

STT LUT Giá trị sản

xuất (1000đ)

Chi phí sản

xuất (1000đ)

Thu nhập

thuần

(1000đ)

Hiệu quả

sử dung vốn

(lần)

GT ngày

công LĐ

(1000đ)

1 2L -M 28.000 11.000 17.000 2,54 37,77

2 2L 20.000 9.500 10.500 2,10 35,00

3 1L-2M 32.000 11.000 21.000 2,90 46,66

4 3M 35.000 12.000 23.000 2,91 153,33

(Nguồn: Số liệu điều tra)

* LUT 1: Loại hình sử dụng đất 2L – M.

Loại hình này gồm có 3 kiểu : Lúa xuân – lúa

mùa – rau đông; Lúa xuân – lúa mùa – ngô

đông; lúa xuân – lúa mùa – khoai tây đông.

* LUT 2: Loại hình sử dụng đất 2L. Đặc điểm

của loại hình trồng trọt này là độc canh hoặc

cũng có thể là luân canh. Tuy nhiên năng suất

không cao và không ổn định.

* LUT3: 1L –2M: Đây là loại hình luân canh

theo công thức: Ngô xuân – lúa mùa – ngô

đông; Ngô xuân – lúa mùa – rau đông; Thuốc

lá – lúa mùa – khoai tây đông. Ở loại hình sử

dụng đất này, lúa được cấy vào vụ mùa vì đây

là mùa mưa nên thuận lợi về nước cho cây

lúa. 2 vụ màu được trồng vào mùa xuân và

mùa đông, là những loại cây chịu được hạn và

thời tiết lạnh như cây thuốc lá, ngô, khoai tây,

cây cải bắp...

* LUT4: Loại hình sử dụng đất 3M: Đây là

loại hình sử dụng đất luân canh các loại cây

màu: Thuốc lá – ngô hè thu – ngô đông;

Thuốc lá – ngô hè thu – rau đông; Thuốc lá –

ngô hè thu- khoai tây đông. Phân bố ở những

nơi có địa hình vàn hoặc vàn cao, là loại đất

thung lũng dốc tụ không bạc màu hoặc đất

Feralit biến đổi do trồng lúa nước, có thành

phần cơ giới đất cát hoặc đất thịt nhẹ. Ở loại

hình sử dụng đất này các loại cây trồng được

luân canh để không làm thoái hóa đất[10].

Đánh giá hiệu quả sử dung đất sản xuất

nông nghiệp trên địa bàn T.T Xuân Hòa

Hiệu quả kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh tế

các kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu:

Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập

thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công

lao động. Hiệu quả kinh tế của các LUT được

thể hiện qua bảng 3.

Page 145: Tập 123, số 09, 2014

Phan Đình Binh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 141 - 147

144

Lúa là cây trồng chính, cho hiệu quả khá cao,

khả năng quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên nó

lại cho giá trị ngày công lao động thấp vì tốn

nhiều công chăm sóc (khoảng 300

công/ha/năm). Do chi phí sản xuất cao mà giá

nông sản lại thấp, các LUT trồng lúa thường ở

xa khu dân cư nên vận chuyển khó khăn. Các

LUT trồng hoa màu cho hiệu quả kinh tế cao,

khả năng quay vòng vốn nhanh, tốn ít công

chăm sóc (khoảng 150 công/ha/năm). Chủ

yếu là lúc gieo trồng và thu hoạch, thời gian

sinh trưởng và phát triển ngắn nên giá trị ngày

công lao động cao, lợi nhuận cao mà công

đầu tư ít. Tuy nhiên, đòi hỏi lao động có trình

độ cao hơn so với việc trồng lúa. Loại hình

cho hiệu quả kinh tế cao nhất là 3M, cụ thể là

công thức luân canh: thuốc lá – ngô hè thu –

rau đông. Cây thuốc là là cây có hiệu quả

kinh tế cao, đang được người dân áp dụng

rộng rãi trên địa bàn Thị trấn. Trồng ngô vưa

tận dụng được thân cây làm thức ăn cho trâu

bò. Rau được trồng là các loại cây có thời

gian sinh trưởng và phát triển ngắn như bắp

cải, xu hào...

Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của các cây trồng

còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư của nông

hộ. Hiệu quả trên cùng một thửa ruộng là

khác nhau khi có sự đầu tư khác nhau về lao

động, phân bón, các loại thuốc BVTV. Mức độ

đầu tư và khả năng đầu tư giảm dần tư các hộ

gia đình khá giả xuống trung bình và nghèo. Do

chủ động trong việc đầu tư vốn nên nhóm nông

hộ khá giả sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn 2

nhóm trung bình và nghèo.

Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội là sự thu

hút lao động của loại hình sử dụng đất. Đó là

khả năng giải quyết việc làm và giải quyết

vấn đề lương thực, thực phẩm cho người dân.

Sự thu hút vốn đầu tư và đầu ra cho nông sản

là một vấn đề quan trọng cần được chú y quan

tâm. Mỗi loại hình sử dụng đất đều giải quyết

các vấn đề trên ở một mức độ nhất định. Hiệu

quả xã hội của các LUT được thể hiện qua

bảng 4.

Nhìn chung LUT trồng lúa và LUT trồng màu

đều là những loại cây nông nghiệp có thời

gian sinh trưởng và phát triển ngắn nên thu

hút được nhiều lao động, giải quyết việc làm

cho lực lượng lao động dư thưa.

Cây lúa là cây trồng chính và lâu đời nên

người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản

xuất, khả năng đáp ứng lao động khá cao

khoảng 300 công/ha/năm. Chủ yếu là các thời

điểm gieo sạ, làm cỏ và thu hoạch. Ngoài ra là

thời gian nông nhàn. Trên thực tế việc sản

xuất lúa chưa mang tính chất hàng hóa, chủ

yếu để giải quyết vấn đề lao động và đảm bảo

vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm. Có thể

nói các LUT trồng lúa cho hiệu quả xã hội

chưa cao.

Cây màu đang được áp dụng rộng rãi trên địa

bàn Thị trấn Xuân Hòa trong vài năm gần

đây, nhất là các giống ngô lai và cây thuốc lá.

Đặc biệt là cây thuốc lá đem lại hiệu quả cao

giá bán dao động tư 48-50 nghìn đồng/kg, khả

năng thu hút lao động khá cao, khoảng 150

công/ha/năm, chủ yếu tốn nhiều công lao

động nhất ở khâu làm đất và thu hoạch. Có

thể nói các LUT trồng màu, nhất là cây thuốc

lá đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Bảng 4. Hiệu qua xã hội của các LUT

STT

LUT

Chỉ tiêu đánh giá

Đảm bảo

Lương thực

Thu hút

Vốn

đầu tư

Giảm tỷ lệ

đói nghèo

Đáp ứng nhu

cầu nông hộ

Sản phẩm

hàng hóa

1 2L- M *** ** ** ** ** **

2 2L *** * ** ** * *

3 1L -2M *** *** *** *** *** ***

4 3M ** *** *** *** ** ***

(Nguồn: Số liệu điều tra)

(Ghi chú : *** : cao ; ** : trung bình ; *: thâp)

Page 146: Tập 123, số 09, 2014

Phan Đình Binh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 141 - 147

145

Bảng 5. Hiệu qua môi trường của các LUT

STT

LUT

Chỉ tiêu đánh giá

Hệ số

sử dung đất

Tỷ lệ

che phủ

Khả năng bảo vệ,

cải tạo đất

Ảnh hưởng của thuốc

BVTV đến môi trường

1 2L -M ** ** ** ***

2 2L * ** * ***

3 1L -2M *** *** *** **

4 3M *** *** *** *

(Nguồn: Số liệu điều tra)

(Ghi chú : *** : cao ; ** : trung bình ; *: thâp)

Hiệu quả môi trường: Hiệu quả môi trường là sự tương tác giữa các loại hình sử dụng đất và phản ứng của môi trường. Để đạt hiệu quả môi trường thì sự tương tác đó là không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, không làm suy thoái và ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường đất đối với sản xuất nông nghiệp. Qua đó góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường.

Hiệu quả môi trường và ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng 5.

Bảng 5 cho thấy, các LUT trồng lúa có hệ số sử dụng và tỷ lệ che phủ đất đều thấp hơn các LUT trồng màu. Do có thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn nên đất ở các LUT trồng màu luôn được cày xới nên tơi xốp, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng tốt hơn LUT trồng lúa.

Chi phí sản xuất cho cây lúa cao, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật để diệt cỏ, trư sâu tư đó dẫn đến thay đổi các hệ sinh thái dưới đất, thuốc BVTV vưa diệt được cỏ, trư cái loại sâu có hại nhưng cũng lại vưa làm chết hàng loạt các loài ếch nhái, làm đảo lộn chuỗi thức ăn trong môi trường sinh thái, dẫn tới các loài khác cũng biến mất theo. Còn các loại cây màu đòi hỏi chi phí thấp hơn, hạn chế được việc sử dụng các loại thuốc BVTV tư đó làm giảm ảnh hưởng của các loại độc tố đến môi trường đất cũng như môi trường xung quanh con người.

Lựa chọn và định hương sử dung đất nông nghiệp cho Thị trấn Xuân Hòa

Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền vững: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng là: Đảm bảo đời sống của nông dân; Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu; Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm; Định canh, định cư và ứng dụng

tiến bộ khoa học kĩ thuật; Tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu; Tác động tốt đến môi trường [1].

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho Thị trấn Xuân Hòa

Thị trấn Xuân Hòa là một thị trấn khá rộng, có tổng diện tích tự nhiên là 4.273,56 ha. Trong đó đất nông nghiệp có 2.608,76 ha đất nông nghiệp chiếm 61,04% tổng diện tích tự nhiên. Tiềm năng đất đai có thể đưa vào khai thác và sử dụng thành 2L - M/ năm vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên do chế độ nước chưa ổn định, hiện nay mới chỉ có 2 đập nước để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp của người dân nên hiện tượng thiếu nước để sản xuất vẫn thường xuyên xảy ra. Để đảm bảo cho việc sản xuất 2 vụ lúa/ năm thì cần xây thêm các đập nước mới đảm bảo nhu cầu nước tưới cho cây trồng.

Hiện nay cây thuốc lá và cây ngô trồng ở vụ Xuân đang được nhiều gia đình áp dụng rộng rãi. Nhờ hiệu quả kinh tế cao, ít sử dụng thuốc BVTV nên môi trường đất, nước và không khí ít bị ảnh hưởng. Các cấp chính quyền địa phương cần có các biện pháp khuyến khích, mở rộng diện tích trồng 2 loại cây này. Đặc biệt cây thuốc lá là một loại cây không kén chọn đất lại phù hợp với điều kiện tự nhiên của Thị trấn nên cần được mở rộng trên toàn thị trấn.

Cây lúa còn chiếm một diện tích rất lớn vì lúa là cây lương thực chính. Tuy nhiên, cây lúa chưa được xem là hàng hóa nên giá trị sản xuất thấp, chi phí sản xuất lại cao, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu nông hộ và đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Các cơ quan chức năng và phòng nông nghiệp cần xem xét đưa các loại giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất.

Để đảm bảo diện tích đất sản xuất nông nghiệp, các cấp chính quyền cần có giải pháp bảo vệ phần diện tích đất hiện tại. Hạn chế

Page 147: Tập 123, số 09, 2014

Phan Đình Binh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 141 - 147

146

việc chuyển đổi mục đích sử dụng tư đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và đất chuyên dùng.

Một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho T.T Xuân Hòa

* Đối vơi loại hình sư dung đât trồng cây hàng năm:

- Xây dựng thêm các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng thêm các đập nước, trạm bơm, hệ thống kênh mương nội đồng, kiên cố, hoàn chỉnh tạo khả năng chủ động trong việc tưới tiêu nước cho cây trồng.

- Xây dựng các mô hình chuyên canh, vùng sản xuất theo hướng hàng hóa dựa trên lợi thế của tưng vùng, việc sản xuất theo mô hình chuyên canh sẽ tạo điêu kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, thuận lợi cho việc thu mua, bao tiêu sản phẩm.

- Xây dựng và phát triển mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp toàn diện.

* Loại hình sư dung đât trồng cây lâu năm:

- Cần có chính sách hỗ trợ nông dân về vốn đầu tư trồng mới và chăm sóc trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, trồng mới các giống cây có hiệu quả kinh tế cao, phát triển cây ăn quả, cây lâm nghiệp.

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Dự báo xu thế phát triển để điều chỉnh cơ cấu cây trồng, điều chỉnh khâu bảo quản chế biến. Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm quả trên các phương tiện

thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm đối tác đầu tư gắn liền với tiêu thụ sản phẩm.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy trên địa bàn Thị trấn Xuân Hòa hiện nay có các loại hình sử dụng đất chính là: 2 lúa – màu; 1 lúa – 2 màu; 2 lúa và 3 màu. Trong đó 2 loại hình sử dụng đất 1 lúa – 2 màu và loại hình sử dụng đất 3 màu đạt hiệu quả cao nhất. Cây thuốc lá là cây trồng đem lại hiệu quả cao nhất về 3 mặt kinh tế - xã hội và môi trường. Do đó cần có các chính sách hỗ trợ người dân về vốn đầu tư để phát triển cây thuốc lá trên địa bàn Thị trấn. Cây lúa là cây trồng chính nhưng hiệu quả lại không cao, cần có chính sách đầu tư hợp ly về giống để nâng cao năng suất sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(1999), Tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sư

dung đât bền vững.

2. Nguyễn Thế Đặng và cs (2006), Giáo trình Thổ

nhưỡng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

3. FAO (1976), A Framework for Land

Evaluation, Rome.

4. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thị Thu Huyền

(2008), Bài giang đánh giá đât, Đại học Nông lâm

Thái Nguyên.

5. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hà

Quảng (2012), Báo cáo thống kê, kiểm kê đât đai

năm 2012.

6. UBND Thị trấn Xuân Hòa (2012), Báo cáo phát

triển kinh tế xã hội Thị trân Xuân Hòa năm 2013,

định hương phát triển năm 2014.

SUMMARY

STUDY ON EFFECTIVENESS EVALUATION OF AGRICULTURAL LAND USE

IN XUAN HOA TOWN, HA QUANG DISTRICT, CAO BANG PROVINCE

Phan Dinh Binh*, Nguyen Ngoc Anh College of Agriculture and Forestry - TNU

A study on effectiveness evaluation of agricultural land use was implemented in Xuan Hoa town,

Ha Quang district, Cao Bang province. The result shown that there are 6 difference land use types.

In which, there are two land use types: LUT3 (rice - two time other crops) and LUT4 (three time

annual other crops) would get highest benefit. The result also highlight that cultivate tobaco gained

highest social - economic and environment effectiveness. These land use types are suitable with

local infrastructure and weather conditions and play an importance role in soil reclamation and

environmental protection.

Key words: Land use type, land use, agricultural land, cultvation

Ngày nhận bài: 09/4/2014; Ngày phan biện:24/4/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyên Đức Nhuận – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0984 941626, Email: [email protected]

Page 148: Tập 123, số 09, 2014

Lê Sỹ Lợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 147 - 152

147

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ PHÁT

TRIỂN NẤM HƯƠNG ĐẶC SẢN TẠI TỈNH BẮC KẠN

Lê Sỹ Lợi*, Nguyễn Mạnh Tuấn, Phạm Thị Phương Lan Viện Khoa học Sự sống – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng nguồn gien Nấm Hương rưng tại tỉnh Bắc Kạn cho thấy: Nấm

Hương rưng sinh trưởng, phát triển và phân bố ở những khu rưng có nhiều cây Sau Sau, Sồi, Dẻ...

Người dân địa phương thường khai thác Nấm Hương tư tháng 11 đến tháng 3 năm sau với sản

lượng khoảng 15,3 kg/hộ/năm và bán tại các chợ địa phương với giá dao động tư 120-180.000

đồng/kg. Một số hộ nuôi trồng Nấm Hương trên giá thể là cây Sau Sau với quy mô tư 13 – 18

m3gỗ/năm. Năng suất đạt 80-180 kg nấm tươi/năm/hộ. Thời gian thu hoạch nấm tư tháng 11 đến

tháng 3 năm sau. Kết quả theo dõi mô hình thí nghiệm sản xuất Nấm Hương trên thân gỗ tại tỉnh

Bắc Kạn cho thấy: Vào giống ngay sau khi chặt cây, xuất hiện quả thể sớm hơn 17 – 25 ngày so

với công thức vào giống sau khi chặt cây 5 – 10 ngày. Chiều dài cuống Nấm Hương dao động tư

4,7 – 5,0 cm. Cuống nấm có đường kính tư 0,42 – 0,50 cm. Đường kính mũ nấm dao động tư 2,4 –

2,7 cm. Năng suất Nấm Hương tươi sau thu hoạch 3 lần dao động tư 29,5 đến 37,0 kg/công thức.

Lợi nhuận thu được dao động tư 866.000 đến 1.241.000 đ/m3.

Từ khóa: Bắc Kạn; cây Sau Sau, Nâm Hương; qua thể; thân gỗ;

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Nấm Hương (Đông cô, Hương cô, Shiitake)

có tên khoa học là Lentiluna edodes. Nấm

Hương có giá trị dinh dưỡng cao, sử dụng

Nấm Hương làm rau như một loại thực phấm

cao cấp cung cấp vitamin (như vitamin

B1,B2, vitamin pp, vitamin D2...) chất khoáng

(Fe, Mn, K, Ca, Mg, Cd, Cu, p và Zn) cho cơ

thể con người[1]; [2]; [5]. Bắc Kạn là một

tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam với

tài nguyên rưng khá đa dạng, phong phú, còn

nhiều loài động vật, thực vật quy hiếm, có giá

trị trong đó có Nấm Hương rưng đặc sản. Bắc

Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung

bình hàng năm tư 20 - 220C, thích hợp cho

nhiều lại nấm sinh trưởng và phát triển[6].

Nhằm phát huy thế mạnh sẵn có của địa

phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu

nhập cho người dân, nhiệm vụ nghiên cứu,

nuôi trồng Nấm Hương là một vấn đề cần

được quan tâm.

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

* Điều tra đánh giá thực trạng Nấm Hương

rưng ở tỉnh Bắc Kạn.

* Tel: 0912 551516, Email: [email protected]

- Thuận lợi, khó khăn trong khai thác nguồn

Nấm Hương đặc sản.

- Xác định những khó khăn và đưa ra các giải

pháp nhằm phát triển nguồn lợi Nấm Hương

đặc sản và nâng cao thu nhập cho người dân.

* Thử nghiệm trồng giống Nấm Hương trên

giá thể thân gỗ.

- Theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng phát triển,

năng suất Nấm Hương.

Phương pháp nghiên cứu

-Điều tra đánh giá thực trạng khai thác và sử

dụngNấm Hương bằng phương pháp đánh giá

nông thôn có sự tham gia (PRA). Thu thập dữ

liệu thứ cấp và phỏng vấn 90 hộ nông dân tại 2

huyện Ngân Sơn và huyện Ba Bể-tỉnh Bắc Kạn.

- Thử nghiệm sản xuất Nấm Hương được bố

trí tại hộ nông dân thuộc xã Vân Tùng-huyện

Ngân Sơn-tỉnh Bắc Kạn. Thí nghiệm gồm 3

công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu

nhiên hoàn chỉnh (RCBD), 3 lần nhắc lại, mỗi

ô thí nghiệm bố trí 1 m3 gỗ Sau Sau có đường

kính 18 - 25 cm, dài 1,2 -1,3 m.

Công thức 1 - Vào giống ngay sau khi chặt cây;

Công thức 2 - Vào giống sau khi chặt cây 5 ngày;

Công thức 3 - Vào giống sau khi chặt cây

10 ngày;

Page 149: Tập 123, số 09, 2014

Lê Sỹ Lợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 147 - 152

148

Số liệu thu thập được qua điều tra và nghiên

cứu được tổng hợp và tính toán trên

Microsoft Excel và xử ly thống kê trên phần

mềm SAS 5.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Đánh giá hiện trạng vùng nghiên cứu.

Điều tra thực trạng khai thác và sử dụng

nguồn tài nguyên rưng cho thấy, các nguồn

tài nguyên rưng chủ yếu của các địa phương

được thể hiện qua bảng 1.

Đời sống của người dân tại địa phương còn

gặp nhiều khó khăn vì thế họ vẫn phải dựa

vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên để sinh

sống như vào rưng lấy củi để sử dụng và để

bán, tuy nhiên 100% hộ dân được hỏi đều cho

rằng các nguồn tài nguyên trên đã cạn kiệt và

còn rất ít, do vậy sản lượng thu được không

lớn. Đối với nấm các loại, chủ yếu là Nấm

Hương được người dân khai thác trong rưng

tư tháng 10-12 hàng năm, trung bình đạt 17,2

kg nấm tươi/hộ/năm, chủ yếu được sử dụng

để phơi khô và bán (97%), chỉ sử dụng 3%,

người dân coi Nấm Hương là loại thực phẩm

đắt đỏ và xa xỉ.

Khu vực phân bố Nấm Hương rưng tại huyện

Ngân Sơn và huyện Ba Bể tập trung ở những

khu còn tồn tại nhiều loại cây là giá thể phù hợp

đối với Nấm Hương như: Sau Sau, Sồi, Dẻ.

Nấm Hương tươi thu hái được sơ chế bằng

cách phơi khô và tiêu thụ chủ yếu ngay tại địa

phương với hình thức bán lẻ hàng ngày tại các

chợ trong huyện, thị trấn với giá bán tư 120-

180.000 đ/kg khô. Mộc nhĩ và một số loại

nấm khác thường được sử dụng trong gia đình

với lượng tư 0,1 – 1,3 kg/hộ/năm.

Trong các hộ điều tra chỉ có 3 hộ nông dân

nuôi trồng Nấm Hương do được tuyên truyền,

tập huấn về kỹ thuật. Sau 1-3 năm nuôi trồng,

kết quả nuôi trồng Nấm Hương của một số hộ

được thể hiện tại bảng 3.

Bảng 1: Hiện trạng khai thác, sư dung nguồn tài nguyên rừng

Loại tài

nguyên

Trữ lượng

(nhiêu/ít)

Thời vu thu

hoạch (từ tháng

đến tháng)

Tổng sản

lượng thu

hoạch

(kg/năm/hộ)

Lượng

tiêu dùng

(%)

Lượng

bán (%)

Công thu

hái

(công/năm)

Giá bán

(đ/kg)

Gỗ ít quanh năm - - - - -

Củi ít quanh năm 1250 100 0 24

Măng ít T4 - T6 36 83 17 5 3.500

Nấm các loại ít T10 - T12 17,2 3 97 5,5 60.000

Cây thuốc ít quanh năm 15,8 0 100 7,2 20.000

(Số liệu điều tra hộ năm 2013)

Bảng 2: Tình hình khai thác, thu hái một số loại nâm rừng tại Bắc Kạn

Loại nấm

Trữ lượng

(nhiêu/ít)

Thực trạng

rừng

Thời vu thu

hoạch

Tổng sản

lượng thu

hoạch

Lượng

tiêu dùng

(kg tươi/

năm)

Lượng

bán

(Loài cây

chủ yếu)

(tư tháng đến

...)

(kg tươi

/năm/hộ)

(kg khô/

năm)

Nấm hương ít Sau Sau,

Sồi, Dẻ T11-12 15,8 0,5 6,3

Mộc nhĩ ít Nhiều loại T8-T12 1,3 1,3 0

Nấm khác ít Nhiều loại T1-T4 0,1 0,1 0

(Số liệu điều tra hộ năm 2013)

Page 150: Tập 123, số 09, 2014

Lê Sỹ Lợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 147 - 152

149

Bảng 3: Kết qua nuôi trồng Nâm Hương của một số hộ nông dân tại Bắc Kạn

Hộ nông dân Địa chỉ

Vật liệu

nuôi trồng

Khối lượng

gỗ sử dung

Sản lượng

tươi(kg/

năm)

Lượng

bán tươi

(m3) (kg/ năm)

Lục Thị Đối Tiểu khu 3 - TT Nà

Phặc- Ngân Sơn Gỗ Sau Sau 15 150 140

Hoàng Văn Khoát Hà Hiệu-Ba Bể Gỗ Sau Sau 18 180 170

Lục Văn Sinh Thị trấn Nà Phặc-

huyện Ngân Sơn Gỗ Sau Sau 13 80 60

(Số liệu điều tra hộ năm 2013)

Bảng 4. Ảnh hương của thời gian vào giống đến các giai đoạn sinh trương của Nâm Hương

trồng trên thân gỗ Sau Sau tại Bắc Kạn

Công thức Thời gian từ khi vào giống đến…. (ngày)

Xuất hiện quả thể Thu lần 1 Thu lần 2 Thu lần 3

1 202 240 280 315

2 219 259 301 340

3 227 267 313 355

Hiện nay, nấm ăn nói chung và Nấm Hương

nói riêng được coi là loại sản phẩm sạch và an

toàn nên được người tiêu dùng lựa chọn. Theo

kết quả khảo sát cho thấy, nhiều người đặt

mua Nấm Hương tươi tại các hộ nuôi trồng

nấm nhưng do thời tiết không thuận lợi, sản

lượng thu hoạch thấp nên thường không đủ

nấm để bán. Thời gian thu hoạch nấm tư

tháng 10 đến sau tết Nguyên đán với sản

lượng nấm Hương tươi dao động tư 80-180

kg/hộ/năm. Đây là nguồn thu nhập tăng thêm

tương đối quan trọng đối vớingười nông dân.

Kết quả thử nghiệm sản xuất Nấm Hương

trên giá thể thân gỗ.

Ảnh hương của thời điểm vào giống đến các

giai đoạn sinh trương và phát triển của Nâm

Hương trồng trên giá thể thân gỗ

Một số tác giả cho rằng sợi nấm chỉ lan nhanh

sau khi mô gỗ đã chết hoặc mọc tốt ngay sau

khi cây mới chặt hạ [4], vì vậy thời điểm cấy

giống vào giá thể thân gỗ được xem xét trong

điều kiện cụ thể tại Ngân Sơn - Bắc Kạn. Kết

quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.

Kết quả thí nghiệm trồng Nấm Hương trên

thân gỗ cây Sau Sau tại Bắc Kạn cho thấy:

Công thức vào giống ngay sau khi chặt cây

chỉ sau 202 ngày đã xuất hiện quả thể Nấm

Hương trên thân gỗ. Công thức 2 có thời gian

ủ là 219 ngày, dài hơn công thức 1 là 17 ngày.

Công thức 3 có thời gian ủ dài nhất là 227

ngày, dài hơn công thức 2 là 8 ngày và dài

hơn công thức 1 là 25 ngày. Như vậy thời

gian vào giống sau khi chặt cây càng dài thì

cần thời gian ủ càng lâu.

Tư khi xuất hiện quả thể đến khi thành thục

(thu lần 1) biến động không nhiều, tư 38 – 40

ngày. Công thức 1 có thời gian tư khi xuất

hiện quả thể đến thu lần 1 sớm nhất là 38

ngày, các công thức khác được thu hoạch sau

khi xuất hiện quả thể là 40 ngày.

Sau khi thu hái nấm, sợi nấm phải tích lũy

dinh dưỡng trở lại để bắt đầu một chu kỳ hình

thành quả thể mới. Hàm lượng nước trong gỗ

cần được duy trì tư 30 - 40% để kích thích sợi

nấm sinh trưởng và ức chế hình thành mầm

quả thể. Nhiệt độ thích hợp là tư 15 - 25°c.

Tùy vào điều kiện môi trường và chăm sóc,

chu kỳ này thông thường kéo dài tư 3 - 5 tuần.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, thời gian tư thu

hoạch lần 1 đến lần 2 kéo dài tư 40 – 46 ngày.

Công thức 1 có thời gian tư thu hoạch lần 1

đến lần 2 sớm nhất là 40 ngày, công thức 3 có

thời gian tư thu lần 1 đến thu lần 2 muộn nhất

là 46 ngày.

Sau thu hoạch lần 2 tư 35 – 42 ngày nấm tiếp

tục cho thu hoạch lần 3. Công thức vào giống

Page 151: Tập 123, số 09, 2014

Lê Sỹ Lợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 147 - 152

150

ngay sau khi chặt gỗ (công thức 1) thu hoạch

sớm nhất là 35 ngày, công thức vào giống

sau chặt gỗ 10 ngày (công thức 3) có thời

gian thu hoạch muộn nhất là 42 ngày, muộn

hơn công thức vào giống ngay sau khi thu

hoạch là 7 ngày.

Ảnh hương của thời gian vào giống đến một

số chỉ tiêu hình thái của Nâm Hương trồng

trên giá thể thân gỗ

Kết quả đo đếm một số chỉ tiêu hình thái của

Nấm Hương khi thu hoạch ở bảng5 cho thấy:

Chiều dài cuống nấm dao động tư 4,7 – 5,0

cm. Công thức 1 có cuống nấm ngắn nhất là

4,7 cm. Công thức 3 có cuống nấm dài 5 cm,

dài hơn công thức 1 là 0,3 cm.

Đường kính cuống nấm dao động tư 0,42 –

0,5cm. Công thức 1 có cuống nấm đạt lớn

nhất là 0,5cm. Công thức 3 có cuống nấm nhỏ

nhất là 0,42cm, nhỏ hơn công thức 1 là

0,08cm.

Đường kính mũ nấm liên quan chặt với năng

suất. Công thức 1 có đường kính mũ nấm lớn

nhất là 2,7cm, công thức 3 có đường kính mũ

nấm nhỏ nhất là 2,4cm.

Như vậy, chiều dài cuống nấm tăng tỷ lệ

thuận với thời gian vào giống, đường kính

cuống nấm và đường kính mũ nấm tăng tỷ lệ

nghịch với thời gian vào giống.

Ảnh hương của thời gian vào giống đến năng

suât Nâm Hương trồng trên thân gỗ

Khi đường kính mũ nấm được khoảng 2 – 3

cm là có thể thu hoạch được. Sau mỗi lần thu

hoạch cần duy trì tưới phun sương tạo ẩm môi

trường để tạo điều kiện thuận lợi cho quả thể

tiếp tục được hình thành và phát triển [4].

Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 6đã cho

thấy, năng suất nấm tươi thu hoạch được ở

lần thu 1 dao động tư 9,8 đến 12,7 kg/m3 gỗ.

Công thức 1 có năng suất cao nhất đạt 12,7

kg/m3 gỗ, sai khác không có y nghĩa so với

công thức 2 nhưng cao hơn công thức 3 chắc

chắn ở mức tin cậy 95%. Công thức 3 cho

năng suất thấp nhất là 9,8 kg/m3 gỗ.

Lần thu 2 cho năng suất cao nhất là 13,9 –

16,7 kg/m3 gỗ. Công thức 1 vẫn cho năng suất

cao nhất là 16,7 kg/m3 gỗ, tương đương với

công thức 2 nhưng cao hơn chắc chắn công

thức 3 là 2,8 kg/m3 gỗ. Công thức 3 có năng

suất thấp nhất là 13,9 kg/m3 gỗ, sai khác

không có y nghĩa với công thức 2.

Lần thu 3 năng suất Nấm Hương thấp nhất do

gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi, chỉ đạt

5,8 – 7,6 kg/m3 gỗ. Công thức 1 có năng suất

nấm cao nhất là 7,6 kg/m3 gỗ, cao hơn chắc

chắn công thức 2 và công thức 3 ở mức tin

cậy 95%. Năng suất công thức 2 sai khác

không có y nghĩa so với công thức 3.

Bảng 5. Ảnh hương của thời gian vào giống đến một số chỉ tiêu hình thái của Nâm Hương

trồng trên giá thể thân gỗ Sau Sau tại Bắc Kạn

Công thức Chiêu dài cuống nấm

(cm)

Đường kính cuống

nấm (cm)

Đường kính mũ nấm

(cm)

1 4,7 0,50 2,7

2 4,8 0,45 2,6

3 5,0 0,42 2,4

Bảng 6. Ảnh hương của thời gian vào giống đến năng suât Nâm Hương

trồng trên thân gỗ Sau Sau tại Bắc Kạn

Công thức Năng suất nấm tươi thu được (kg/m3)

Thu lần 1 Thu lần 2 Thu lần 3 Tổng

1 12,7 16,7 7,6 37,0

2 11,3 15,2 6,3 32,8

3 9,8 13,9 5,8 29,5

P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

CV% 6,03 5,12 5,08 3,72

LSD.05 1,54 1,78 0,76 2,80

Page 152: Tập 123, số 09, 2014

Lê Sỹ Lợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 147 - 152

151

Bảng 7. Sơ bộ hạch toán kinh tế của thí nghiệm trồng Nâm Hương

trên thân gỗ Sau Sau năm thứ nhât tại Bắc Kạn

Công thức Tổng thu

Tổng chi (đ) Lãi thuần (đ) Kg/m3 Thành tiên (đ)

1 37.0 1.850.000 609.000 1.241.000

2 32.8 1.640.000 609.000 1.031.000

3 29.5 1.475.000 609.000 866.000

Tổng lượng nấm của 3 lần thu hoạch đạt tư

29,5 – 37 kg/m3 gỗ. Công thức 1 có năng suất

thực thu cao nhất là 37 kg/m3 gỗ, cao hơn

chắc chắn công thức 2 là 4,2 kg/m3 gỗ, cao

hơn chắc chắn công thức 3 là 7,5 kg/m3 gỗ.

Công thức 2 có năng suất nấm đạt 32,8 kg/m3

gỗ, cao hơn chắn chắn công thức 3 là 3,3

kg/m3 gỗ. Như vậy, công thức vào giống ngay

sau khi chặt gỗ Sau Sau cho năng suất nấm

tươi cao nhất.

Sơ bộ hạch toán kinh tế san xuât Nâm Hương

trên thân gỗ năm thứ nhât

Sản xuất Nấm Hương trên nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương nhằm giúp người dân khai

thác tốt tiềm năng sẵn có tại địa phương, nâng

cao hiệu quả sản xuất theo hướng hàng hóa.

Việc sơ bộ hạch toán thí nghiệm sản xuất

Nấm Hương trên thân gỗ giúp nông dân có

đầy đủ thông tin để quyết định chọn lựa

phương án sản xuất trong giai đoạn hiện nay.

Kết quả tính toán ở bảng 7 cho thấy, các công

thức có cùng mức chi phí là 609.000 đ/m3 gỗ

vì vậy công thức 1 do đạt năng suất cao nên

lãi thuần cũng cao nhất là 1.241.000đ/m3 gỗ.

Công thức 2 có lãi thuần đạt 1.031.000 đ/m3

gỗ. Công thức 3 có lãi thuần thấp nhất là

866.000 đ/m3 gỗ.

KẾT LUẬN

Về hiện trạng khai thác và nuôi trồng Nâm

Hương tại tỉnh Bắc Kạn:

- Điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu và tình

hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn thuận lợi

cho Nấm Hương rưng sinh trưởng và phát

triển, khu vực phân bố nấm Hương rưng tập

trung ở những khu rưng có nhiều cây Sau

Sau, Sồi, Dẻ... Người dân địa phương thường

khai thác Nấm Hương tư tháng 11 đến tháng

3 năm sau với sản lượng 15,3 kg/hộ/năm, sau

đó được phơi khô và bán tại các chợ địa

phương với giá dao động tư 120-180.000

đồng/kg.

- Một số ít hộ nông dân đã nuôi trồng Nấm

Hương trên giá thể là cây Sau Sau với quy

môtư 13 – 18 m3 gỗ/hộ/năm. Sản lượng nuôi

trồng đạt 80-180 kg nấm tươi/năm/hộ. Thời

gian thu hoạch nấm tư tháng 11 đến tháng 3

năm sau.

- Một số khó khăn trong nuôi trồng Nấm

Hương là: Thiếu nguồn nguyên liệu gỗ phù

hợp; Bị động về nguồn giống; Sản lượng nấm

tươi phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu.

Về thử nghiệm sản xuất Nấm Hương trên thân gỗ:

- Thời gian tư khi vào giống đến khi xuất hiện

quả thể Nấm Hương dao động tư 202 – 227

ngày, sau khi xuất hiện quả thể 38 – 40 ngày

được thu hoạch lần 1. Công thức vào giống

ngay sau khi chặt gỗ Sau Sau có thời gian

xuất hiện quả thể và thu hoạch sớm nhất.

- Kích thước Nấm Hương nuôi trồng trên thân

gỗ tương đối phù hợp với Nấm Hương được

khai thác trong tự nhiên: Chiều dài cuống

nấm đạt tư 4,7 – 5,0 cm, đường kính cuống

nấm đạt tư 0,42 – 0,50 cm, đường kính mũ

nấm đạt tư 2,4 – 2,7 cm.

- Năng suất Nấm Hương và hiệu quả kinh tế

tăng tỷ lệ nghịch với thời gian vào giống.

Công thức vào giống ngay sau khi chặt gỗ

luôn có năng suất cao nhất. Tổng 3 lần thu

hoạch đạt 37 kg/m3 gỗ, lãi thuần đạt

1.241.000 đ/m3 gỗ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Lân Dũng, 2003. Công nghệ nuôi trồng

nấm. Nxb Nông nghiệp HN, 244 tr.

2.Nguyễn Hữu Đống, 1997. Nấm ăn cơ sở khoa

học và công nghệ nuôi trồng. Nxb Nông nghiệp

HN, 177 tr.

Page 153: Tập 123, số 09, 2014

Lê Sỹ Lợi và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 147 - 152

152

3. Trịnh Tam Kiệt (1981) Nấm lớn ở Việt Nam

tập 1. Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội

4. Lê Duy Thắng, 2001. Kỹ thuật trồng nấm.

Nxb Nông nghiệp HN.

5. Lê Xuân Thám, Võ Thị Phương Khanh,

Nguyễn Anh Dũng, 2000. Bổ sung vào nhóm nấm

chống ung thư ở Việt Nam: Nấm Hương (Nấm

Donko, nấm shiitake). Tạp chí dược học, số

1/2000.

6. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2014

SUMMARY

RESEARCH, DEVELOPMENT THE SPECIALTIES SIITECK MUSCHROOM

IN BAC KAN PROVINCE

Le Sy Loi*, Nguyen Manh Tuan, Pham Thi Phuong Lan Institute of Life Sciences – College of Agriculture and Forestry - TNU

Survey results of forest genetic resources siiteck mushrooms in Bac Kan showed that siiteck

mushroom growth, development and distributed in the forests with dominanted species such as

Sau Sau, Oak, Chestnut trees... Farmers often exploit the siiteck mushrooms from November to

March next year with output of about 15.3 kg/household/year and sold in the local market with

prices ranging from 120-180000/kg fresh siiteck mushrooms. Some households can grow

mushrooms on the Sau sauwoodswith scale from 13-18 m3/H.H/year. Yield of 80-180 kg of fresh

mushrooms/year/household. Research results of siiteck mushrooms on Sau sau woody in Bac Kan

province show that: The time to inoculated immediately after cutting trees, mushrooms appear

earlier than 17 – 25 days comparing with after felling 5 – 10 days. Mushroom stem length ranged

from 4.7 to 5.0 cm. Diameter of mushroom peduncle from 0.42 to 0.50 cm. Diameter of mushroom

cap ranging from 2.4 to 2.7 cm. Yield of fresh mushrooms harvested at 3 times ranged from 29,5

to 37.0 kg/treatment. Profits ranged from 866.000 – 1.241.000 VND/m3 of Sau Sau wood.

Key words: Bac Kan; Sau sau tree, shiitake mushrooms; woody; mushrooms

Ngày nhận bài:16/7/2014; Ngày phan biện:05/8/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: TS. Trân Quốc Hưng – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0912 551516, Email: [email protected]

Page 154: Tập 123, số 09, 2014

Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160

153

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia mangium x Acacia

auriculiformis) TẠI XÃ BÌNH TRUNG, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

Trần Quốc Hưng1*, Hà Sỹ Huân2

1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2 Ủy ban Nhân dân huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và khả năng phát triển rưng trồng Keo lai tại xã Bình Trung,

huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Nghiên cứu tiến hành trên tuổi 4, 6, 8 và 10 của rưng trồng Keo lai,

mỗi độ tuổi được lập 3 OTC tại các vị trí chân, sườn và đỉnh để đánh giá khả năng sinh trưởng, trữ

lượng, tính chất đất. kết quả cho thấy Keo lai hoàn toàn phù hợp cho sinh trưởng phát triển tại địa

bàn nghiên cứu, khả năng sinh trưởng phát triển tương đối nhanh đặc biệt tư tuổi 6 đến tuổi 8

đường kính trung bình D1.3 tăng tư 10,35cm lên 15.62cm, chiều cao trung bình Hvn tăng tư

12,37m lên 14,02m. Trữ lượng trung bình tuổi 8 là 132,8m3/ha, đây là tuổi đạt hiệu quả về sinh

trưởng cao nhất chính vì vậy đây có thể coi là thời điểm khai thác có hiệu quả cao. Hiệu quả kinh

tế của cây Keo lai cao hơn sơ với trồng Mỡ cụ thể Keo lai lãi 5.381.375 đồng/ha/năm, Mỡ lãi

3.031.885 đồng/ha/năm đồng thời chu kì kinh doanh rưng trồng Keo lai nhanh hơn, tạo ra nhiều

việc làm hơn. Ngoài ra rưng trồng Keo lai cũng có khả năng bảo vệ môi trường tốt.

Từ khóa: Keo lai, Chợ Đồn, sinh trương, trữ lượng, hiệu qua

MỞ ĐẦU*

Keo lai là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên

giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo

lá tràm (Acacia auriculiformis) thông qua

việc thụ phấn chéo giữa Keo Tai tượng và

Keo lá tràm tạo ra cây Keo lai có sức sinh

trưởng nhanh hơn giống bố mẹ [1]. Ở Việt

Nam, cây Keo lai tự nhiên được Lê Đình Khả,

Phạm Văn Tuấn và các cộng sự phát hiện đầu

tiên tại Ba Vì (Hà Tây cũ) và vùng Đông Nam

Bộ vào năm 1992. Tiếp theo đó, tư năm 1993

cho đến nay Lê Đình Khả và các cộng sự đã

tiến hành nghiên cứu về cải thiện giống cây

Keo lai, đồng thời đưa vào khảo nghiệm một

số dòng Keo lai có năng suất cao tại Ba Vì

(Hà Tây cũ) được ky hiệu là BV; Trung tâm

cây nguyên liệu giấy Phù Ninh cũng chọn lọc

một số dòng được ky hiệu là KL [2, 3, 4, 5].

Xã Bình Trung huyện Chợ Đồn là xã miền

núi vùng cao, việc đưa những loại cây trồng

trên đất lâm nghiệp có giá trị kinh tế phù hợp

với điều kiện địa ly, thổ nhưỡng là rất cần

thiết. Trong những năm gần đây công tác

trồng rưng trên địa bàn xã Bình Trung đã

được đẩy mạnh trong việc vận động nhân dân

* Tel: 0912450173

trồng rưng. Diện tích rưng trồng ngày càng

tăng. Trước những nhu cầu cấp bách đó đòi

hỏi xã Bình Trung cần có những quy hoạch

tổng thể mang tính định hướng lâu dài để sử

dụng hợp ly nguồn tài nguyên đất đai, tài

nguyên rưng, có sự đầu tư khai thác và phát

triển tốt để xã Bình Trung có thể thúc đẩy sự

phát triển kinh tế, trở thành trung tâm giao

lưu kinh tế, văn hóa của các cụm xã khu trung

tâm huyện Chợ Đồn. Trước yêu cầu đó việc

nghiên cứu đánh giá phát triển rưng trồng keo

lai tại đây là hết sức cần thiết và cấp bách

nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần

tích cực trong việc nâng cao đời sống cho

người dân và góp phần quan trọng việc xây

dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.

MỤC TIÊU

Đánh giá được thực trạng và hiệu quả công

tác trồng và phát triển rưng trồng Keo lai là

cơ sở cho việc định hướng phát triển rưng

trồng tại xã Bình Trung tỉnh Bắc Kạn góp

phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống

của người trồng rưng.

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng phát triển rưng trồng

cây Keo lai tại xã, cụ thể về quá trình phát

Page 155: Tập 123, số 09, 2014

Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160

154

triển rưng trồng, yếu tố ảnh hưởng tới phát

triển rưng cây keo lai..

- Khả năng sinh trưởng và phát triển cây Keo

lai tại địa bàn nghiên cứu

- Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi

trường của cây Keo lai tại địa bàn nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Thu thập các số liệu thông tin, kết qua nghiên

cứu trươc đây tại địa bàn

- Thu thập các số liệu điều kiện tự nhiên, dân

sinh kinh tế xã hội của huyện theo phương

pháp phỏng vấn và kế thưa tài liệu.

- Thu thập các nghiên cứu khoa học về phát

triển rưng trồng tại địa phương

- Thu thập thông tin về cơ chế chính sách, tổ

chức thực hiện. Các thông tin, số liệu tình hình

và tiến độ thực hiện trồng rưng ở địa phương.

Phương pháp điều tra, khao sát, đánh giá

trên thực địa

- Sử dụng phương pháp điều tra OTC điển

hình tạm thời, kích thước 20 x 25m = 500m2,

OTC dùng để thu thập các số liệu như: điều

kiện lập địa, tuổi cây (tuổi rưng trồng),

phương thức trồng, chất lượng sinh trưởng,

D1,3, Hvn. Nghiên cứu tiến hành trên tuổi 4, 6, 8

và 10 mỗi độ tuổi 3 ô ở 3 vị trí (chân, sườn,

đỉnh); tổng số OTC = 12. Trong mỗi ô điều tra,

đào 01 phẫu diện, mô tả các ly tính của đất.

Phẫu diện được đào có kích thước như sau:

Rộng: 0,8 m x Dài: 1 m x Sâu: 1 m

- Điều tra phỏng vấn hộ gia đình tham gia

trồng rưng keo lai tại địa phương về những

khó khăn, thuận lợi trong trồng và phát triển

rưng keo lai. (Điều tra các hộ trồng Keo lai

trong xã).

- Đánh giá khả năng phòng hộ của rưng trồng

cây keo lai dựa vào cấp phòng hộ sử dụng

phương pháp cho điểm các nhân tố tự nhiên

ảnh hưởng đến xói mòn gồm: Độ dốc (kí hiệu

B); thành phần cơ giới (kí hiệu là C) (Nguyễn

Xuân Quát đề xuất năm 2002).

Phương pháp phân tích và xư ly số liệu

Các số liệu thu thập sẽ tính toán và xử ly trên

các phần mềm máy tính thông dụng excel.

* Trị số trung bình được tính theo số trung

bình cộng:

∑ xi

X = -----------

n

Trong đó:

+ X : trị số trung bình

+ Xi: giá trị của các cá thể theo i

+ N: Dung lượng mẫu

* Tính trữ lượng bằng công thức:

M= G x H x f

Trong đó:

+ G: Tiết diện ngang của thân cây rưng

(m2/cây)

+ H: Chiều cao của cây rưng (m/cây)

+ f : Hình số ( lấy f= 0.45)

* Tính hiệu quả kinh tế bằng công thức:

VA = GO – IC

Trong đó:

+ VA: Giá trị tăng thêm của mô hình

+ GO: Tổng thu nhập mô hình

+ IC: Chi phí sản xuất.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng phát triển rừng trồng keo lai

tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn

Quá trình phát triển rừng trồng tại xã Bình

Trung, huyện Chợ Đồn

Công tác trồng rưng nói chung và trồng rưng

sản xuất ở Bình Trung nói riêng có thể chia

thành 03 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn trươc 1993

Trong giai đoạn này công tác trồng rưng sản

xuất được thực hiện theo kế hoạch của nhà

nước giao, quy mô trồng rưng nhìn chung nhỏ

với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc

là chủ yếu, mục tiêu trồng rưng phòng hộ và

sản xuất lúc này chưa được đặt ra. Toàn bộ

diện tích rưng và đất lâm nghiệp của huyện

được giao cho Xí nghiệp lâm nghiệp huyện

quản ly. Nguồn vốn trồng rưng giai đoạn này

chủ yếu tư ngân sách nhà nước cấp theo kế

hoạch hàng năm tư Bộ Lâm Nghiệp cũ.

Page 156: Tập 123, số 09, 2014

Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160

155

- Giai đoạn từ năm 1993 đến 1998

Thời kỳ đầu của giai đoạn này (1993 -1995) :

rưng trồng sản xuất được xây dựng trên quy

mô nhỏ, được thực hiện chủ yếu bởi Xí

Nghiệp Lâm Nghiệp tư nguồn vốn vay ưu đãi.

Chương trình 327 (1993 –1998) được thực

hiện trên 14 xã của huyện theo quyết định

617/CT ngày 21/6/1993 của Chủ tịch UBND

tỉnh Bắc Thái nay là tỉnh Thái Nguyên về phê

duyệt dự án 327. Công tác trồng rưng trong

giai đoạn đầu của chương trình 327 chủ yếu

tập trung vào các loài cây như Bạch đàn trắng

(E.camaldulensis), Keo lá tràm (Acacia

auriculisormis). Sau khi có điều chỉnh bổ

xung, rưng trồng được xây dựng theo phương

thức hỗn giao giữa các loài cây bản địa gỗ

lớn, cây ăn quả, cây đặc sản. Các loài cây

trồng chính bao gồm Lát hoa (Chukrasia

tabularis A.Fuss), Trám trắng (Canarium

album), Muồng đen...

Chương trình rưng trồng PAM 5322 “Phát

triển lâm nghiệp hộ gia đình tại 5 tỉnh Đông

Bắc Việt Nam” do tổ chức Nông lương Quốc

tế (FAO) tài trợ thực hiện trong những năm

1997- 2000. Mục tiêu chính của dự án là cải

thiện đời sống của đồng bào dân tộc cũng như

các nhóm người nghèo trong vùng dự án. Dự

án đã góp phần quan trọng vào việc tăng năng

suất của xã Bình Trung nói riêng và cả huyện

Chợ Đồn nói chung.

- Giai đoạn từ 1998 đến nay

Trồng rưng sản xuất trên địa bàn xã thực sự

được chú y và tập trung đầu tư trong những

năm gần đây, đặc biệt là tư khi có Dự án

trồng mới 5 triệu ha rưng theo Quyết định 661

của Chính phủ, gọi tắt là dự án 661, loài cây

trồng chính là Mỡ (Manglietia conifera), Keo

tai tượng (Acacia mangium), Keo lai (Acacia

mangium x Acacia auriculiformis). Trên địa

bàn xã đã đưa vào trồng Keo lai năng suất cao

đã qua khảo nghiệm và được nhân giống bằng

phương pháp giâm hom, hứa hẹn cho năng

suất cao, chất lượng tốt. Tính đến năm 2013

diện tích trồng Keo lai trên địa bàn xã đã

chiếm 84.43 ha chiếm 8.33% trồng tập trung

chủ yếu ở một số thôn trên địa bàn xã như:

Thôn Bản Ka, Thôn Đơn Liên, thôn Khuổi

Đẩy. Ngoài ra trong giai đoạn này còn có một

số dự án khác cũng ảnh hưởng tích cực đến

rưng trồng tại địa phương như : Quyết định số

147/2007/QĐ-TTg về một số chính sách phát

triển rưng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015, dự

án Nguyên liệu giấy trồng Keo giai đoạn

2003- 2004 ít nhiều cũng ảnh hưởng đến rưng

trồng trên địa bàn xã nói riêng và trên cả

huyện Chợ Đồn nói chung.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Keo lai

tại địa bàn nghiên cứu

- Yếu tố đât đai dươi tán rừng trồng Keo lai

Kết quả đánh giá phẫu diện đất dưới tán rưng

Keo lai trên địa bàn điều tra cho thấy đặc

điểm đất đai dưới tán rưng Keo lai thể hiện ở

bảng 1.

Kết quả trên cho thấy đất dưới tán rưng Keo

lai tại vị trí nghiên cứu là đất Feralit đỏ vàng,

có tầng đất dày trung bình, tỷ lệ lẫn đá ít và

vưa (tư 10 đến 25%), đất hơi chặt và rất ẩm,

thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình.

Nhìn chung đất tại khu vực có tính chất rất

thuận lợi và phù hợp cho rưng trồng keo lai.

Bảng 1. Đặc điểm đât dươi tán rừng trồng Keo lai

Tuổi

rừng

trồng

keo

Độ dày

tầng đất

(cm)

Tỷ lệ

đá

lẫn

(%)

Độ ẩm Màu sắc Độ chặt

Tỷ lệ

rễ

cây

(%)

Thành phần cơ

giơi

4 100 10 Ẩm Đỏ vàng Hơi chặt 30 Thịt trung bình

6 100 20 Rất Ẩm Đỏ vàng Hơi chặt 35 Thịt trung bình

8 90 10 Rất Ẩm Đỏ vàng Hơi chặt 60 Thịt trung bình

10 120 25 Rất Ẩm Đỏ vàng Hơi chặt 50 Thịt trung bình

(Nguồn: điều tra thực địa)

Page 157: Tập 123, số 09, 2014

Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160

156

- Yếu tố thị trường tiêu thu Keo lai

Thị trường tiêu thụ gỗ Keo lai phát triển

tương đối mạnh tại địa phương. Cả huyện có

hơn 20 cơ sở chế biến gỗ vưa và nhỏ. Điều

này rất có lợi cho bà con yên tâm sản xuất.

Tuy nhiên nhiều hộ gia đình trồng Keo lai

không bán trực tiếp cho cơ sở sản xuất mà lại

qua thương lái khiến giá thành bị giảm xuống.

Những năm gần đây giá Keo lai đã tăng, tư

300.000/m3 lên khoảng 400.000- 500.000/m3,

tuy mức tăng chưa đáng kể nhưng ít nhiều

cũng khích lệ được bà con trồng Keo lai nhiều

hơn. Bên cạnh đó các khu vực gần huyện Chợ

Đồn như Định Hóa có thể thấy gỗ Keo lai

đang được tiêu thụ rất mạnh đây chính là một

ly do để thúc đẩy người dân chuyển đổi sang

trồng Keo lai tại địa bàn nhằm tăng thu nhập

tư đất rưng.

Khả năng sinh trưởng và phát triển của

cây keo lai tại xã Bình Trung

Xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn người dân

trồng rưng bằng giống Keo lai BV10. Đất

trồng rưng ở đây chủ yếu là Đất Feralit đỏ

vàng phát triển trên phiến thạch sét và đá biến

chất. Độ dày tầng đất tư 60 – 120 cm, tơi xốp,

độ đốc tư 20 – 30 độ, thảm thực vật dưới tán

rưng là cỏ, cây bụi, và một lớp thảm mục

tương đối tốt.

Qua khảo sát thực tế, rưng trồng Keo lai ở

Bình Trung sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, mật

độ ban đầu trồng khoảng 1800-1900 (cây/ha),

sau 8 năm, mật độ còn lại khoảng 1000 - 1200

(cây/ha). Về sinh trưởng đường kính chiều

cao của Keo lai tại đây được thể hiện cụ thể

như thể hiện ở bảng 2.

Kết quả trên cho thấy sinh trưởng của Keo lai

về đường kính phát triển không đồng đều qua

các cấp tuổi. Tư tuổi 4 đến tuổi 6 mức tăng

trưởng hàng năm đạt khoảng 0.85 cm/năm.

Phát triển mạnh nhất là tư tuổi 6 đến tuổi 8

mức tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 1.64

cm/năm. Lên đến tuổi 10 keo lai phát triển

chậm dần khoảng 0.7 cm/năm.

Trong cùng một cấp tuổi sự chênh lệch về

đường kính giữa các cá thể là tương đối lớn,

ví dụ như ở tuổi 6 cây có đường kính nhỏ

nhất là 8.38 cm, cây có đường kính lớn nhất

là 16.33 cm. Điều này có thể giải thích do

nhiều nguyên nhân như sự không đồng đều về

cây giống khi trồng, ảnh hưởng của yếu tố lập

địa, nhưng có sự khác nhau do chưa tiến hành

tỉa thưa kịp thời dẫn đến sự phân hoá lớn về

đường kính trong lâm phần. Qua đây cho thấy

việc tỉa thưa điều chỉnh mật độ, giảm sự phân

hoá về đường kính lâm phần là một nội dung

cần tiến hành đối với rưng trồng nguyên liệu,

nhất là những nơi có thị trường tiêu thụ sản

phẩm tỉa thưa thuận lợi như ở Bình Trung.

Về tăng trưởng chiều cao của Keo lai cũng

cho thấy, tư tuổi 4 đến tuổi 6 mức độ tăng

trưởng bình quân đạt khoảng 1.66 m/năm.

Tuổi 6 đến 8 mức độ tăng chiều cao là 0.83

m/năm. Tư tuổi 8 đến tuổi 10 tăng trưởng về

chiều cao chậm và đạt khoảng 0.18m/năm.

Trong cùng một cấp tuổi sự chênh lệnh về

chiều cao vút ngọn là tương đối lớn, như ở

tuổi 6 chiều cao của cây thấp nhất là 8.5 m,

trong khi đó cây cao nhất là 14,5 m. Mức sinh

trưởng này là ở mức trung bình so với các

khu vực lân cận.

Nhìn chung, Keo lai phát triển tương đối tốt

về chiều cao và đường kính qua các độ tuổi.

năng suất của Keo lai phụ thuộc vào nhiều yếu

tố, trong đó yếu tố giống, kỹ thuật trồng, chăm

sóc là rất quan trọng. Nếu trồng đúng kỹ thuật,

bảo vệ và chăm sóc tốt thì năng suất cao.

Đánh giá hiệu quả của cây Keo lai tại địa

bàn nghiên cứu

Hiệu quả của các mô hình rưng trồng được

xem xét trên cả ba mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu

quả xã hội, hiệu quả môi trường. Như vậy nếu

mô hình rưng trồng nào đạt hiệu quả về cả trên

ba mặt thì mô hình đó được xem là phát triển.

Hiệu quả kinh tế

Trong quá trình kinh doanh, người ta không thể

không tính đến lợi nhuận để đảm bảo lợi nhuận

kinh tế. Theo quan điểm của các nhà kinh tế nói

chung thì hiệu quả kinh tế là kết quả cuối cùng

của của quá trình sản xuất kinh doanh.

Page 158: Tập 123, số 09, 2014

Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160

157

Tư các kết quả nghiên cứu về sinh trưởng rưng

trồng Keo lai qua các độ tuổi, đề tài đã tổng hợp

và tính toán khả năng cho trữ lượng của rưng

trồng Keo lai được thể hiện ở bảng 3.

Kết qủa nghiên cứu cho thấy trữ lượng của

Keo lai tăng dần qua các độ tuổi. Tư tuổi 4

đến tuổi 6 mức tăng trưởng là 33.64 m3/ha.

Tăng mạnh nhất là tư tuổi 6 đến tuổi 8 mức

tăng trưởng là 39.16 m3/ha. Tư tuổi 8 đến tuổi

10 thì mức tăng trưởng chậm dần chỉ còn

13.98 m3/ha. Như vậy có thể thấy Keo lai ở

khu vực nghiên cứu ở tuổi 8 là cho khai thác

tốt nhất. Tư đây đề tài so sánh hiệu quả kinh

tế của việc trồng và khai thác Keo lai ở tuổi 8

với trồng và khai thác cây Mỡ ở tuổi 13 (độ

tuổi được khai thác chính ở địa phương) để

đánh giá so sánh hiệu quả giữa 2 loại cây

trồng rưng này.

Bảng 2. Sinh trương về đường kính (D1.3), chiều cao của Keo lai tại Bình Trung

Tuổi rừng

trồng keo lai OTC

N/cây

OTC

D1.3

(cm)

D1.3 min

(cm)

D1.3 max

(cm) Hvn (m)

Hvn min

(m)

Hvn max

(m)

4

1 78 10.98 9.20 13.78 9.81 8 11

2 81 10.52 6.36 12.8 9.04 6 11

3 76 10.49 8.6 13.01 9.66 8 12.5

TB 78.3 10.66 8.05 13.20 9.50 7.33 11.5

6

1 70 12.37 8.38 15.76 12.57 10.5 14.5

2 67 12.52 10.51 15.29 12.49 10 14

3 65 12.18 8.89 16.33 12.05 8.5 14.5

TB 67.3 12.35 9.26 15.79 12.37 9.67 14.33

8

1 55 15.31 10.83 21.49 14.46 9 18

2 57 15.65 10.78 18.49 13.21 9.5 16.5

3 53 15.90 12.39 20.19 14.40 11.5 17.5

TB 55 15.62 11.33 20.06 14.02 10 17.33

10

1 46 17.86 14.17 24.39 15.16 11 18

2 43 17.97 13.25 22.17 14.08 10.5 16.5

3 47 17.74 11.62 22.93 13.88 9.5 17.5

TB 45.33 17.86 13.01 23.16 14.37 10.33 17.33

(Nguồn: điều tra thực địa)

Bảng 3. Trữ lượng của rừng trồng Keo lai qua các độ tuổi

Tuổi rừng trồng keo

lai OTC Số cây D1.3 (cm) Hvn (m) M (m3/ha)

4

1 1560 10.98 9.81 65.21

2 1620 10.52 9.04 57.32

3 1520 10.49 9.66 57.12

TB 1566 10.66 9.50 59.88

6

1 1400 12.37 12.57 95.12

2 1340 12.52 12.49 96.82

3 1300 12.18 12.05 88.40

TB 1346 12.35 12.37 93.44

8

1 1100 15.31 14.46 131.71

2 1140 15.65 13.21 130.32

3 1060 15.90 14.40 136.37

TB 1100 15.62 14.02 132.80

10

1 920 17.86 15.16 157.21

2 860 17.97 14.08 138.12

3 940 17.74 13.88 145.02

TB 906 17.86 14.37 146.78

(Nguồn: Dữ liệu tính toán, điều tra thực địa)

Page 159: Tập 123, số 09, 2014

Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160

158

Bảng 4. Bang cân đối thu nhập và chi phí cho 1 ha rừng trồng trong các mô hình

Mô hình Tổng thu nhập (GO) Tổng chi phí (IC) Giá trị tăng thêm

(VA) (+,-)

Keo lai (tuổi 8) 68.350.000 25.299.000 43.051.000

Mỡ (tuổi 13) 64.560.000 25.145.500 39.414.500

Bảng 5. Mức độ tham gia của người dân vào hoạt động lâm nghiệp

Mô hình Mật độ trồng (cây/ha) Chu kỳ

(năm) Tổng công/chu kỳ

Trung bình

(công/ha/năm)

Keo lai 2.200 8 172 21.5

Mỡ 2.200 13 161 12.3

Bảng 6. Câp độ phòng hộ của rừng trồn Keo lai tại khu vực nghiên cứu

Tuổi OTC Độ dốc Thành phần

cơ giơi

Độ tàn che,

độ che phủ Điểm Cấp phòng hộ

4

1 25 20 6 41 Kém

2 25 20 6 39 Trung bình

3 30 20 6 44 Kém

6

4 25 20 8 37 Trung bình

5 30 20 6 44 Kém

6 25 20 10 35 Trung bình

8

7 20 20 6 34 Trung bình

8 20 20 10 30 Tốt

9 25 20 8 37 Trung bình

10

10 25 20 6 39 Trung bình

11 20 20 10 30 Tốt

12 25 20 8 37 Trung bình

(Số liệu điều tra thực địa)

Bằng phương pháp hạch toán trực tiếp thì cả

hai loại rưng (Keo lai và Mỡ) làm nguyên liệu

sản xuất ván nhân tạo đều có lãi, nhưng mức

độ lãi khác nhau: Keo lai lãi 43.051.000

đồng/ha, bình quân lãi 5.381.375 đồng/ha/

năm; Mỡ lãi 39.414.500 đồng/ha/năm, bình

quân lãi 3.031.885 đồng/ha/năm.

Qua những kết quả phân tích sơ bộ như trên,

đề tài cho thấy rằng việc đầu tư trồng rưng và

kinh doanh rưng đối với Keo lai sẽ cho hiệu

quả kinh tế cao hơn so với trồng Mỡ. Thêm

vào đó mấy năm gần đây dịch sâu ăn lá Mỡ

đang diễn ra tương đối phức tạp trên địa bàn

xã, nhiều hộ gia đình bị thiệt hại, có hộ còn bị

sâu ăn hết cả diện tích trồng Mỡ, chính vì vậy

trồng Keo lai là một giải pháp chuyển đổi có

hiệu quả diện tích rưng trồng trong thời điểm

hiện nay.

Hiệu quả xã hội

Do giới hạn về điều kiện thực hiện đề tài nên

việc đánh giá hiệu qủa xã hội ở đây chủ yếu

thông qua hiệu quả giải quyết việc làm, nó thể

hiện số công lao động đầu tư vào mỗi ha để

thực hiện tư khâu trồng, chăm sóc và bảo vệ

rưng trong cả chu kỳ kinh doanh đến khi khai

thác sử dụng. Nếu số ngày công lao động lớn

thì hiệu quả giải quyết công ăn việc làm cao.

Như vậy khả năng tạo việc làm của mô hình

trồng Keo lai cao hơn so với Mỡ, đồng thời

chu kì kinh doanh cũng ngắn hơn và khả năng

tạo ra đồng vốn thực tế sẽ nhanh hơn.

Hiệu quả về môi trường

Trong phạm vi giới hạn của nghiên cứu này chỉ

xem xét hiệu quả bảo vệ môi trường ở khía cạnh

bảo vệ đất và chống xói mòn bề mặt.

Hiệu quả phòng hộ có tác dụng bảo vệ của

rưng trồng Keo lai đối với môi trường tại xã

Bình Trung được trình bày trong bảng 6.

Kết quả cho thấy hiệu quả phòng hộ của Keo

lai ở các độ tuổi là khác nhau. Ở độ tuổi 4, do

mới bắt đầu khép tán nên khả năng phòng hộ

Page 160: Tập 123, số 09, 2014

Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160

159

chưa cao. Lên đến tuổi 6 thì mức độ phòng hộ

cao hơn hẳn. Như vậy có thể thấy hiệu quả về

môi trường của rưng trồng Keo lai là tương

đối tốt.

KẾT LUẬN

Việc trồng Keo lai trên địa bàn xã Bình Trung

có y nghĩa đặc biệt quan trọng đến phát triển

kinh tế của khu vực xã nói riêng và cả huyện

Chợ Đồn nói chung. Tư kết quả nghiên cứu của

đề tài, có thể rút ra một số kết luận như sau:

Keo lai hoàn toàn phù hợp cho sinh trưởng

phát triển tại địa bàn nghiên cứu, khả năng

sinh trưởng phát triển tương đối nhanh đặc

biệt tư tuổi 6 đến tuổi 8 đường kính trung

bình D1.3 tăng tư 10,35cm lên 15.62cm, chiều

cao trung bình Hvn tăng tư 12,37m lên

14,02m. Trữ lượng trung bình tuổi 8 là

132,8m3/ha, đây là tuổi đạt hiệu quả về sinh

trưởng cao nhất chính vì vậy đây có thể coi là

thời điểm khai thác có hiệu quả cao.

Phát triển cây Keo lai trong thời gian qua trên

địa bàn xã đã góp phần đáng kể trong việc

nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống của

các hộ gia đình, đặc biệt là những gia đình

thuộc các vùng sâu, vùng xa của xã. Hiệu quả

kinh tế của cây Keo lai cao hơn cây Mỡ tương

đối nhiều, cụ thể Keo lai lãi 5.381.375

đồng/ha/năm, Mỡ lãi 3.031.885 đồng/ha/năm.

Như vậy bà con nên lựa chọn cây Keo lai làm

cây để phát triển kinh tế trong gia đình mình.

Ngoài ra trồng rưng Keo lai cũng tạo ra số

công lao động cao hơn như vậy việc tạo ra

việc làm của mô hình này sẽ cao hơn so với

trồng Mỡ.

Khả năng phòng hộ của Keo lai là tương đối

tốt, hầu hết ở mức trung bình trở lên, đặc biệt

là ở cấp tuổi 8 đến tuổi 10. Điều này càng

khẳng định việc phát triển và trồng cây Keo

lai ở địa bàn nghiên cứu là đảm bảo cả về

hiệu quả kinh tế và môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Đình Khả, Đoàn Thị Mai, Nguyễn Thiên

Hương (1999), Khả năng chịu hạn của một số

dòng Keo lai chọn tại Ba Vì, Trung tâm nghiên

cứu giống cây rưng, Hà Nội.

2. Lê Đình Khả (2006), Lai giống cây rừng, Nhà

xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

3. Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Trần Cự

(1995), "Chọn lọc và nhân giống Keo lai tại Ba

Vì", Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp (2),

tr 22-26.

4. Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Phạm Văn

Tuấn (1993), "Giống lai tự nhiên giữa Keo tai

tượng và Keo lá tràm", Tạp chí Lâm nghiệp, (7), tr

18-19.

5. Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Hồ Quang

Vinh (1997), "Kết qua mơi về khao nghiệm giống

lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm",

Tạp chí Lâm nghiệp, (12), tr 13-16.

Page 161: Tập 123, số 09, 2014

Trần Quốc Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 153 - 160

160

SUMMARY

EFFECTIVE EVALUATION OF PLANTATION FOREST ACACIA

HYBRID (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) IN BINH TRUNG

COMMUNE, CHO DON DISTRICT, BAC KAN PROVINCE

Tran Quoc Hung1*, Ha Sy Huan2

1College of Agriculture and Forestry-TNU 2 People’s Committee of Cho Don District, Bac Kan

The study aimed to assess the status and development capabilities forest plantation of Acacia

hybrid in Binh Trung commune, Cho Don district, Bac Kan province. Research conducted over the

age of 4, 6, 8 and 10 of the Acacia plantations, each age group set up 3 plots in positions(leg,

middle and top of hill) and summit to assess growth potential, reserves, land characteristic. Results

showed that Acacia hybrid perfect fit for growth and development in the study area, the ability to

grow relatively fast development of special age from the age of 6 to 8 average diameter D1.3

increased from 10,35cm to 15.62cm, average height increased from 12,37 m up 14,02m. Reserves

average of age 8 is 132,8m3/ ha, this is the age of effectively highest growth so it can be

considered as time efficient exploitation. The economic efficiency of Acacia hybrid higher than

Manglietia conifer species particular interest of Acacia hybrid 5.381.375 VND/ha/year, Manglietia

conifer species 3.031.885 VND/ha/year and business cycles of Acacia hybrid plantation faster and

create more jobs. Also Acacia hybrid is capable of better protecting the environment.

Key words: Acacia hybrid, Cho Don, growth, reserves, effective

Ngày nhận bài:23/7/2014; Ngày phan biện:10/8/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: GS.TS. Đặng Kim Vui – Đại học Thái Nguyên

* Tel: 0912450173

Page 162: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Đức Trường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 161 - 166

161

PERFORMANCE OF THREE BREEDS OF BROILER CHICKEN FED

WITH DIFFERENT LEVELS OF METABOLIZABLE ENERGY

Nguyen Duc Truong1, Tu Trung Kien2*, Nguyen Hung Quang2

1 Laguna State Polytechnic University, Siniloan, Laguna 2College of Agriculture and Forestry - TNU

SUMMARY Employing a 3x3 factorial experimental in a Randomized Complete Block Design (RCBD), the

study attempted to find answers to the specific questions presented in this study. The factors that

were used in this study were the breed of broiler and level of metabolizable energy. The broiler

breed has 3 levels, namely: Ross, Cobb and CP 707, while the metabolizable energy also has 3

levels as determined by various rate of discussion at different stages of the growing period. In

comparing the production performance of the different breed as affected by three levels of

metabolizable energy in the ration, the following parameters were used in this study: survival rate,

body weight; feed consumption; feed conversion ratio; performances index; dressing percentage;

quality of meat; and gross profit margin of production. The results showed that there was no

significant difference in the levels of metabolizable energy in the breeds of chickens used in the

study. However, significant level of metabolizable energy effects were observed on final

bodyweight, feed consumption, feed conversion ratio, performances index, breast meat yield,

abdominal fat yield, crude fat content of breast muscle and inorganic matter content of breast

muscle. No significant levels of metabolizable energy effects were detected in the other variables

in this study. Likewise, significant broiler breed effects were observed on the total feed

consumption and on the gross profit margin of production. The birds fed with metabolizable

energy level 3 gave the highest final bodyweight but with the highest feed consumption which is

the same as that of the birds fed with metabolizable energy level 1. However, the best feed

conversion ratio was given by the birds fed with mebolizable energy level 3. Metabolizable energy

level 3 also effected the highest performance index and highest breast muscle yield and the highest

abdominal fat and breast muscle crude fat contents. On the other way around, the Cobb and the CP

707 consumed equal and highest amount of feeds compared with the feed consumption of the Ross

broiler strain. However, in terms of gross profit margin of production, the CP 707 gave the best

performance. In view of the above – stated finding and conclusions, CP 707 strain is recommended

for commercial broiler production purposes in order to maximize profit.

Key words: Broiler chicken, Cobb, Ross 208, CP 707, Feed consumption, Body weight gain

BACKGROUND*

According to recently on statistics, chicken

has appropriated 20 - 25% of total meat

production in Viet Nam (Giao, 2006).

Nowadays in Viet Nam, the raising of broiler

chickens has developed in three modes:

intensive, semi-intensive and range type (My,

1997). In order to meet the demand for

poultry products, Viet Nam has imported

different kinds of breed of chicken such as

Hybro, Avian, BE88, ISA, AA, Ross 308,

Lohmann, Cobb Hubbard and other breed

from other countries. These breeds are high

producing, fast growing and efficient feed

* Tel: 0902119828

converters, producing good quality meat.

They are adapted to the climate and are well-

accepted by consumers. Raising poultry has

been satisfying more and more the need of

humans for eggs and meat (Cabel et al, 1991).

With the development of the economy, and an

improved standard of living, the demand for

chicken meat also increasing (Singh and

Pada, 1998); thus, investment in breeding and

feeding technology is necessary to satisfy the

raising of chickens. General Statistics of Viet

Nam (2005) reported that the gross value of

agriculture production in the country was

estimated at 960 billions VND, 219.2 millions

of animals, the poultry sub-sector accounted

for 22 percent of the total agricultural

Page 163: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Đức Trường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 161 - 166

162

production in 2005. However, poultry in Viet

Nam increased from 124.5 million birds in

1992 to 254.3 million birds in 2002 but 70

percent of which are native chickens

produced by local growers with little

technology and investment. With this

situation, the Ministry of Agriculture and

Rural Development of Viet Nam has promoted

a poultry development program to increase

broiler production using the latest technology

and thus is striving to reduce native chicken

production to 65 percent by 2010 (Giao,

2006). Therefore, scientists endeavor to

research on technological advancement to help

producers utilize local material resources in

order to reduce price of feed but still meet the

requirement for nutrition of livestock (Gous,

1989; Hill and Dansky, 1950; Hill and Dansky,

1954). Ration formulation that uses local

materials for balanced nutrition is a good

method that is easy to do, fast and efficient

(Sell et al, 1985). This study aims to determine

the performance of three breeds of broiler

treated with three levels of metabolizable

energy (ME) in the ration.

RESEACH SUBJECT AND METHODS

Research Design: Particularly, a 3x3

factorial experiment laid out in Randomized

Complete Block Design (RCBD) was adopted

in this study. Two-factor experiment is an

experiment in which two factors vary while

all other factors will be kept constant.

Randomized Complete Block Design is an

experimental design where in the allocation of

treatments is done by randomizing the

treatments completely over the experimental

units in the block. It is commonly used when

the experimental area is assumed to be

heterogeneous to minimize experimental

conditions (Gomez and Gomez, 1984).

Subjects of the Study: The first subject of

this study were the three breeds: CP 707,

Cobb; Ross 208. The second subjects were

three levels of ME in the ration. The levels of

ME used were 2700, 2800, 2900 kcal ME/kg

(first stage); 2800, 2900, 3050 kcal ME/kg

(second stage) and 2900, 3000, 3150 kcal

ME/kg (third stage).

Determination of the Sample: A total of one

thousand eight hundred day old chicks at six

hundred chicks for each breeds/ genetic

compositions, or fifty chicks per each unit

were used as experimental birds in this study.

The fifty (50) birds allocated for each

experimental unit were the subjects in the

determination of the bodyweight, feed

consumption, and feed conversion ratio (FCR).

Statistical Treatment of Data: The gathered

data were statistically treated according to

RCBD. The following statistical treatments

were employed. All statistical tests were done

at 5% level of significance.

RESULT AND DISCUSSION

Body Weight of the Chickens: Analysis of

variance showed that there is no significant

interaction between the strains of the

chicken and the levels of metabolizable

energy in the rations in terms of the average

final bodyweights (p = 0.1259). However,

there was a significant difference on the

effects of the levels of metabolizable energy

on the average final bodyweights of the

chickens, irrespective of their strains (p =

0.0001). There was no significant strain

effect (p= 0.42).

Table 1. Average final body weight of the chicken, in grams

Breed

Metabolizable energy levels

Breed Mean 1 (E1) 2 (E2) 3 (E3)

Ross (B1) 2049.50 2130.45 2206.50 2128.82

Cobb (B2) 2056.32 2113.97 2218.75 2129.68

CP 707 (B3) 2045.40 2125.99 2244.16 2138.52

ME Mean 2050.407c 2123.47b 2223.14a

* In a row, means with different letters are significantly different at 5% level by DMRT. B1, B2, B3:

Blocks; E1, E2, E3: The levels of ME in ration.

Page 164: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Đức Trường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 161 - 166

163

Feed Consumption of the Chickens: The

Treatment Combination 6 (B2 E3) has the

highest feed consumption with a mean of

4420.55 grams. This was followed by the

average feed consumption of the birds in

Treatment Combinations 9, 3, 4, 8, 7, 5, and 2

with an average of 4378.32, 4352.41,

4339.99, 4336.34, 4335.32, 4313.12, and

4127.63 grams, respectively. Analysis of

variance (ANOVA) showed that there is no

significant strain by metabolizable energy

(ME) level interaction effect having a p-value

of 0.2595. The ANOVA result, however,

reveals that there is a significant difference

among the strain effect means and also among

the metabolizable energy (ME) level means.

Feed Conversion Ratio (FCR) of the

Chickens: The average feed conversion ratios

(FCR) of the experimental birds show that the

birds in the Treatment Combinations 6 and 9

gave the best performance by having an

average of 1.98. This was followed by the

birds in Treatment Combination 3 with an

average FCR of 1.99. Treatment

Combinations 2 (B1E1), 5, and 8 (B3E2) gave

an average FCR of 2.06 each while Treatment

Combination 4 gave an average FCR of 2.11.

The worst average FCR of 2.12 was obtained

from Treatment Combinations 1 and 7.

Analysis of variance showed that there is no

significant interaction between the strains of

the chicken and the levels of metabolizable

energy in the rations in terms of the feed

conversion ratio (p = 0.9343). However, there

was a significant difference in the effects of

the levels of metabolizable energy on the

FCR of the chickens, irrespective of their

strains (p = 0.0001). There was no significant

strain effect (p= 0.9129 ).

Table 2. Average total feed consumption of chickens, in grams

Breed Metabolizable energy levels

Breed Mean 1 (E1) 2 (E2) 3 (E3)

Ross (B1) 4312.03 4127.63 4352.41 4264.02b

Cobb (B2) 4339.99 4313.12 4420.55 4357.88a

CP 707 (B3) 4335.32 4336.36 4378.32 4350.00a

ME Mean 4329.113a 4259.037b 4383.76a

*In a column, means with different letters are significantly different at 5% level by DMRT.

*In a row, means with different letters are significantly different at 5% level by DMRT.

Table 3. Average feed conversion ratio (FCR) of chickens

Breed Metabolizable energy levels

Breed Mean 1 (E1) 2 (E2) 3 (E3)

Ross (B1) 2.12 2.06 1.99 2.06

Cobb (B2) 2.11 2.06 1.98 2.05

CP 707 (B3) 2.12 2.06 1.98 2.05

ME Mean 2.12a 2.06b 1.98c

*In a row, means with different letters are significantly different at 5% level by DMRT

Survival rate: Analysis of variance showed that there is no significant interaction between the

strains of the chicken and the levels of metabolizable energy in the rations in terms of the survive

rate (p = 0.9941). No mortality was observed from 28 to 42 days of age. This result also shows

that the raising process is suitable for broiler to produce meat.

Table 4. Survival rate of the chickens, in percent

Breed

Metabolizable energy levels

Breed Mean 1 (E1) 2 (E2) 3 (E3)

Ross (B1) 95.0 95.0 96.0 95.33

Cobb (B2) 94.5 95.5 95.0 95.00

CP 707 (B3) 94.5 95.5 96.0 95.33

ME Mean 94.67 95.33 95.67

Page 165: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Đức Trường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 161 - 166

164

Performance Index (PI): The average performance indices (PI) of the experimental birds show

that the birds in Treatment Combination 9 (B3E3) gave the best performance by having an average

of 310.94. This was followed by the birds in Treatment Combinations 6 (B2E3) and 3 (B1E3) with

a PI of 306.38 and 303.89, respectively. Treatment Combinations 8 (B3E2), 2 (B1E2), 5(B2E2),

1(B1E1), 7 (B3E1) gave an average PI of 279.38, 279.33, 279.06, 263.21 and 261.03, respectively.

The worst PI of 227.49 was obtained from Treatment Combination 4 (B2E1). There is no

significant interaction between the strains of the chicken and the levels of metabolizable energy

in the rations in terms of their effects on the PI (p = 0.6504). However, there was a significant

difference in the effects of the levels of metabolizable energy on the PI of the chickens,

irrespective of their breed (p = 0.0001). There was no significant strain effect (p= 0.8221).

Table 5. Performance Index of the Chickens

Breed Metabolizable energy Levels

Breed mean 1 (E1) 2 (E2) 3 (E3)

Ross (B1) 263.21 279.33 303.89 282.14

Cobb (B2) 227.49 279.06 306.38 270.98

CP 707 (B3) 261.03 279.38 310.94 283.79

Treatment mean 250.58c 279.26b 307.07a

*In a row, means with different letters are significantly different at 5% level by DMRT

Dressing Percentage of the Chickens: The data shows that the birds in the Treatment

Combination 3 gave the best performance by having an average of 77.1%. This was followed by

the birds in Treatment Combinations 1, 4, and 7 with an average dressing percentage of 76.50%

each. Treatment Combinations 9 (B3E3), 8 (B3E2), 2 (B1E2) and 6 (B2E3) gave an average dressing

percentage of 76.30%, 75.61%, 75.60%, and 74.5%, respectively. The worst average dressing

percentage 74.45% was obtained from Treatment Combination 5 (B2E2). Analysis of variance

showed that there is no significant interaction between the breeds of the chicken and the levels of

metabolizable energy (ME) in the rations in terms of the dressing percentage (p = 0.42).

Likewise, there were no significant levels of metabolizable energy (ME) and chicken breeds

effects on the dressing percentages of the experimental chickens having p-values of 0.34 and

0.41, respectively.

Table 6. Dressing Percentage of the Chickens, in percent

Breed Metabolizable energy levels

Breed Mean 1 (E1) 2 (E2) 3 (E3)

Ross (B1) 76.50 75.60 77.10 76.40

Cobb (B2) 76.50 74.45 74.50 75.15

CP 707 (B3) 76.50 75.61 76.30 76.14

ME Mean 76.50 75.22 75.97

Breast and Leg Muscle Yield of the Chickens (table 7): Analysis of variance showed that there

is no significant interaction between the breeds of the chicken and the levels of metabolizable

energy (ME) in the rations in terms of the breast and leg muscle yield (p = 1.00). There was a

significant difference in the effects of the different levels of metabolizable energy (ME) on the

breast muscle yields of the chickens, irrespective of their breeds (p = 0.0376). There was no

significant strain effect (p= 0.9984).

Chemical Analysis of Breast and Leg Muscles: Analysis of variance showed that there is no

significant interaction between the breeds of the chicken and the levels of metabolizable energy

(ME) in the rations in terms of the average dry matter, crude protein, crude fat and inorganic

Page 166: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Đức Trường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 161 - 166

165

matter content of breast and leg muscle. There was no significant difference in the effects of the

different levels of metabolizable energy (ME) on the dry matter, crude protein, crude fat and

inorganic matter content of breast and leg muscle, irrespective of the chicken strains (p = 0.105).

Likewise, there was no significant strain effect (p= 0.99) that was detected.

Table 7. Breast Muscle Yield of the Chickens, in percent

Breed Metabolizable energy levels

Breed Mean 1 (E1) 2 (E2) 3 (E3)

Ross (B1) 17.67 17.48 17.50 17.55

Cobb (B2) 16.95 17.73 17.82 17.50

CP 707 (B3) 17.56 17.31 17.61 17.49

ME Mean 17.39a 17.51b 17.64c

*In a row, means with different letters are significantly different at 5% level by DMRT.

Gross Profit Margin: The average gross

profit margin of the experimental birds shows

that the birds in the Treatment Combination 8

gave the highest gross profit margin with an

average of 29.43%. This was followed by the

birds in Treatment Combinations 9, 7, 6, 5, 3,

and 1 with an average gross profit margin of

28.17, 27.73, 27.06, 26.87, 26.64, 25.85 and

25.38%, respectively. The lowest average

gross profit margin 24.19% was obtained

from Treatment Combination 2. Analysis of

variance (ANOVA) showed that there is no

significant strain by metabolizable energy

level interaction (p = 0.1057) effect.

Likewise, the analysis also shows that the

level of metabolizable energy has no

significant effect (p = 0.5206 ) but the strain

effect is significant (p = 0.0001) on the

average gross profit margin.

REFERENCES

[1] Cabel.M. C, Waldroup.P.W. 1991. Effect of

dietary protein by the broiler chickens, Poultry

Science 70, p 1550 – 1558

[2] Giao Hoang Kim. 2006. The Direction

Development Poultry in Viet Nam 2005-2010)

[3] Gomez, K.A. and A.A. Gomez. 1984.

Statistical Procedures for Agricultural Research.

2nd Edition. John Wiley and Sons, Inc., N.Y.,

USA.

[4] Gous. 1989. Advances in Nutrition and

management of male and female broiler breeder.

Recent advances in animal. Nutrition in Australia

E.d. Farsiell UNE, p 250 – 252.

[5] Hill. F. W and Dansky. L. M. 1950. Studies of

the protein requirement of chicks and its relation

to dietary energy level, Poultry Science 29, p 763

[6] Hill. F. W and Dansky. L. M. 1954. Studies of

the energy requirement of chicks 3 the effect of

dietary energy level on the rate and gross

efficiency of egg production, Poultry Science 35,

p 54

[7] My Nguyen Thi Thuy. 1997. Studying ability

production of broiler chicken 49 days of AA,

Avian, BE88 breeds raising in summer season in

Thai Nguyen. Unpublished MSA Thesis, Post

Graduate Faculty. TUAF

[8] Sell.J. L, Hasick.R. J and Owings. 1985.

Independent effect of dietary metabolizable energy

and protein concentrations on performance and

carcass characteristics, Poultry Science 64, p 1527

[9] Singh K. S and Pada. 1998. Poultry nutrition,

Kalyani Publisher, New Delhi – Lubdhiana, p 13 –

16, 31.

Page 167: Tập 123, số 09, 2014

Nguyễn Đức Trường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 161 - 166

166

TÓM TẮT

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA BA GIỐNG GÀ THỊT BROILER

VỚI CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI KHÁC NHAU

Nguyễn Đức Trường1, Từ Trung Kiên2*, Nguyễn Hưng Quang2

1 Đại học tổng hợp Laguna 2Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

Thí nghiệm được tiến hành bố trí nhân tố theo kiểu 3x3 (giống và các mức năng lượng trao đổi

khác nhau trong khẩu phần) trong một khối ngẫu nhiên đầy đủ nhằm đánh giá khả năng sản xuất

của ba giống gà broiler. Các giống gà thịt cụ thể là: Ross, Cobb và CP 707. Các mức năng lượng

bao gồm 3 mức khác nhau ở các giai đoạn gà thí nghiệm. Các chỉ tiêu khảo sát, đánh giá bao gồm:

tỷ lệ sống, khối lượng cơ thể; tiêu thụ thức ăn; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng; chỉ số sản xuất;

tỷ lệ thịt xẻ; chất lượng thịt và sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy

không có sai khác thống kê về ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi trên các giống gà được

sử dụng trong nghiên cứu. Tuy nhiên, có sự sai khác có y nghĩa thống kê về các chỉ tiêu nghiên

cứu ở giai đoạn cuối cùng trên các giống gà như các chỉ tiêu về tổng tiêu thụ thức ăn, tiêu tốn thức

ăn, hiệu quả kinh tế, sản lượng thịt ngực, mỡ bụng, mỡ cơ ngực và khoáng cơ ngực. Không có sự

khác biệt có y nghĩa về mức năng lượng trao đổi ảnh hưởng tới các biến khác trong nghiên cứu

này. Có sự sai khác giữa các giống gà thí nghiệm về mức năng lượng trao đổi cao nhất thì cho kết

quả về khối lượng tích lũy giai đoạn cuối cũng như tổng tiêu thụ thức ăn tương tự như gà được

nuôi với mức năng lượng 1. Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tốt nhất đối với các

giống là ở mức năng lượng trao đổi thứ 3. Mức năng lượng trao đổi này cũng cho chỉ số sản xuất,

tỷ lệ cơ ngực, tỷ lệ mỡ bụng ở gà là cao nhất. Đồng thời tổng tiêu thụ thức ăn của giống gà Cobb

và CP 707 là tương đương và cao hơn so với giống gà Ross. Tuy nhiên, xét về góc độ sơ bộ hạch

toán hiệu quả kinh tế thì kết quả ở giống gà CP 707 là cao nhất. Do, đây là giống gà được khuyến

nghị sẽ đem lại hiệu quả hơn trong chăn nuôi.

Từ khóa: Gà thịt broiler, Cobb, Ross 208, CP 707, Tiêu tốn thức ăn, tăng khối lượng

Ngày nhận bài:23/7/2014; Ngày phan biện:12/8/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014

Phản biện khoa học: GS.TS. Từ Quang Hiển – Đại học Thái Nguyên

* Tel: 0902119828

Page 168: Tập 123, số 09, 2014

oµ soT Tạp chí Khoa học và Công nghệ

AGRICULTURE – BIOLOGY - MEDICINE

Content Page Hoang Anh Tuan, Dam Khai Hoan, Nguyen Van Hien - Current status of knowledge, attitudes, practices on

environmental sanitation of the Dao in a number of communes with special difficulties of Thai Nguyen province 3

Nguyen Thi Thu Huong, Do Thi Bac, Nguyen Ngoc Son Hai - Development of Doan Hung grapefruit in Phu

Tho province towards commodity production 11

Tran Trung Kien, Tran Van Dien, Dang Thi To Nga - Study on the growth and development of some imported

tulip varieties in winter – spring 2013-2014 in Thai Nguyen 17

Nguyen Thi Hai Yen, Tran Thi Thu Huong - Study regeneration of tea in vitro 23

Ha Minh Tuan, Tran Minh Quan, Nguyen The Huan, Pham Thi Thanh Huyen - Defining appropriate techniques at culture initiation stage of micropropagation for native Bac Kan banana (musa x paradisiaca var.

“Bac Kan”)

31

Tran Trung Kien, Vu Thi Vui, Tran Van Dien, Le Thi Kieu Oanh - Influence of density and row spacing on the growth, development, yield and quality of sticky hybrid maize HN88 in spring 2014 in Thai Nguyen

37

Tran Minh Quan, Ha Minh Tuan, Nguyen The Huan, Le Dieu Thuy, Phung Thi Thu Ha - Characterization

of biology and morphological traits of native Phu Tho Phan Vang banana (musa x paradisiaca) 45

Le Thị Kieu Oanh, Tran Trung Kien, Tran Van Dien, Ngo Manh Tien - Study on effects of fertilizer on growth, development, yield and quality of sticky hybrid maize variety HN88 in spring 2014 in Thai Nguyen

53

Nguyen Thi Thu Ha, Nguyen Thi Xuyen, Nguyen Duy Lam - Effects of different level of nitrogen fertilier on

productivity and nitrate residues in Ns – Cross cabbage planted in winter 2013 at Quang Vinh district, Thai

Nguyen city

61

Tran Thanh Van, Nguyen Tien Hung, Nguyen Thi Thuy My – Research on capacity production and quality of

Meo chicken’s meat raised in Quang Yen – Quang Ninh 67

Dao Van Bien, Do Thi Lan - The study of efficacy microorganism preparations (secondary EM) in environmental

remediation breeding chicken at Tam Dao district, Vinh Phuc province 77

Doan Tran Tan Dao, Tran Van Dung - Effect of rearing density on growth and survival rate of triploid pacific

oyster seed (Crassostrea Gigas thunberg, 1793) 83

Tu Quang Hien, Tu Trung Kien, Tran Thi Hoan - The effect of Leucaena leaf meal levels in the diet on

performance of growing pig 89

Nguyen Thi Kim Lan, Nguyen Van Quang, Do Thi Van Giang, Nguyen Thi Ngan, Le Minh, Phan Thi Hong

Phuc, Pham Dieu Thuy, Tran Nhat Thang - The trypanosomiasis infection on some livestocks in Vietnam 95

Nguyen Thi Hiep, Nguyen Thi Uoc, Hua Nguyet Mai, Nguyen Viet Linh - The effect of frozen sperm factor on

developmental competence of porcineoocyte matured, fertilized in vitro 101

Nguyen Thi Mai, Lanh Thi Ngoc - Study on chemical components from the flowers of saraca dives 107

Tran Van Thang, Mai Anh Khoa, Nguyen Thu Phuong, Nguyen Hung Quang, Tran Hue Vien, Nguyen Huu

Tra, Nguyen Huu Cuong - Evaluation on current H’Mong cattle herd rearing at household in Bao Lam district,

Cao Bang province 113

Pham Cong Chinh, Luong Thi Thu - Study on some clinical and paraclinical characteristics on patients with

acute urticaria of unknown etiology 119

Nong Phuc Thang, Lo Thi Hong Le, Nguyen Thi Hai, Diep Thi Xoan, Vu Thi Hai Yen - Evaluation of

effectiveness of interventions to decrease prevalence rate of infection of enterobius vermicularis in children and surroundings in three kindergartens of Lien Bao, Hoa Sen and Ngo Quyen in Vinh Yen city, Vinh Phuc province

125

Nguyen Thi Ngoc Ha - Genetic polymorphisms in the matrix metalloproteinase -9 (MMP-9) promoter in some

nasopharyngeal carcinoma patients 133

Phan Dinh Binh, Nguyen Ngoc Anh - Study on effectiveness evaluation of agricultural land use in Xuan Hoa town, Ha Quang district, Cao Bang province 141

Le Sy Loi, Nguyen Manh Tuan, Pham Thi Phuong Lan - Research, development the specialties siiteck

muschroom in Bac Kan province 147

Tran Quoc Hung, Ha Sy Huan - Effective evaluation of plantation forest acacia hybrid (acacia mangium x acacia auriculiformis) in Binh Trung commune, Cho Don district, Bac Kan province

153

Nguyen Duc Truong, Tu Trung Kien, Nguyen Hung Quang - Performance of three breeds of broiler chicken

fed with different levels of metabolizable energy 161

Journal of Science and Technology

123(09)

2014