Tầm quan trọng của không khí

15

Transcript of Tầm quan trọng của không khí

Page 1: Tầm quan trọng của không khí
Page 2: Tầm quan trọng của không khí
Page 3: Tầm quan trọng của không khí

Minh họa biểu đồ nhận thức cảu khách hang bằng các dữ liệu thứ cấp thu thập được

1. Tầm quan trọng của không khí

Thực nghiệm cho thấy nếu 5 tuần không ăn con người sẽ chết, 5 ngày

không uống nước con người sẽ chết, nhưng nếu chỉ 5 phút không có

không khí thì sự sống không thể duy trì.

Động vật, cây xanh và các tác nhân từ con người tạo nên một hệ cân

bằng sinh thái. Khi hệ ở trạng thái cân bằng, bầu khí quyển trong suốt,

động vật hô hấp bình thường và khỏe mạnh, cây xanh quang hợp và tái

tạo khí O2 từ CO2 thải ra từ các tác nhân bởi con người, đây là chu trình

khép kín của một hệ sinh thái động thực vật. Do đó, nếu không khí bị ô

nhiễm, hàm lượng O2 không bảo đảm mà hàm lượng CO2, SO2 và các

khí độc tăng làm mất tính cân bằng của hệ sinh thái.

2. Ô nhiễm không khí là gì

Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến

đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch

hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.

Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới

chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang

có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh

vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu

mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các

chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và

xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.

Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây

nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt

các khu rừng và các cánh đồng.

Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc

như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan

trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu

Page 4: Tầm quan trọng của không khí

ứng nhà kính, CH4 là 13%,, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình

lưu là 3%...

3. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Có thể chia chúng

thành 2 nguồn lớn:

3.1 Nguồn tự nhiên

Là do các hiện tượng nhiên nhiên gây ra như núi lửa (nham thạch và khói

bụi), cháy rừng (bụi và khí thải), bão bụi hoặc khí phát sinh từ sự phân

hủy của xác động thực vật. Lượng ô nhiễm này là rất lớn, nhưng chúng

được phân bố rộng khắp trên bề mặt trái đất, rất ít khi xảy ra hiện tượng ô

nhiễm cục bộ xuất phát từ thiên nhiên, sinh quyển cũng vì thế mà có thể

điều hòa được với những tác nhân này.

3.2 Nguồn nhân tạo

Đây là nguồn chính gây ra sự mất cân bằng cho không khí và gây ô nhiễm

không khí.

Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động

công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương

tiện giao thông.

Xét với nguồn ô nhiễm công nghiệp, chúng do hai quá trình sản xuất gây

ra:

Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói

của các nhà máy vào không khí.

Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên

các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có

thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.

Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt

điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim;

thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp

nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con

người.

Page 5: Tầm quan trọng của không khí

4. Những chất gây ô nhiễm không khí và hậu quả của nó

Các chất gây ô nhiêm không khí mà có ảnh hưởng nghiêm trọng đến con

người và khí quyển đó là CO – CO2, SO2, Cl, Pb, No –NO2 và bụi.

4.1 Cacbon monoxit (CO)

Là loại khí không màu, không mùi, không vị, tạo ra do sự cháy không hoàn

toàn của các vật liệu có chứa cacbon. Mỗi năm có khoảng 600 triệu tấn

CO thải vào không khí, trong đó chủ yếu sinh ra từ khói xe máy. CO không

độc với thực vật vì cây xanh có thể chuyển hoá CO => CO2 và sử dụng nó

trong quá trình quang hợp. Vì vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự

nhiên có tác dụng làm giảm ô nhiễm CO. Khi con người ở trong không khí

có nồng độ CO khoảng 250 ppm sẽ bị tử vong.

4.2 Cacbon dioxit (CO2)

CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình

quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở cây xanh. Thông

thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2

được sử dụng cho quang hợp. Hai loại hoạt động của con người là đốt

nhiên liệu hoá thạch và phá rừng đã làm cho quá trình trên mất cân bằng,

có tác động xấu tới khí hậu toàn cầu.

4.3 Sunfur dioxit (SO2)

Là khí không màu, có vị cay, mùi khó chịu, có nhiều ở các lò luyện gang,

lò rèn, lò gia công nóng, những lò đốt than có lưu huỳnh. Trong tự nhiên

thì có nguồn gốc từ núi lửa. Hàng năm có khoảng 132 triệu tấn SO2 thải

vào không khí, chủ yếu là do đốt than và sử dụng xăng dầu. SO2 rất độc

hại đối với sức khoẻ của người và sinh vật, gây ra các bệnh về phổi và

phế quản. SO2 trong không khí khi gặp oxy và nước tạo thành axit, tập

trung trong nước mưa gây ra hiện tượng mưa axit.

Page 6: Tầm quan trọng của không khí

4.4 Khí Clo

Có nhiều ở vùng nhà máy hóa chất. Khi đốt than, giấy, chất dẻo và

nguyên liệu rắn cũng tạo ra khí Clo. Tiếp xúc nhiều với khu vực có khí Clo,

con người sẽ xanh xao, vàng vọt và có thể chết.

4.5 Chì (Pb)

Chì và các hợp chất của chì: chì là một nguyên liệu được dùng nhiều

trong công nghiệp. Hơn 150 nghề và trên 400 quá trình công nghệ sử

dụng đến chì. Chì qua đường hô hấp, tiêu hóa và gây độc cho hệ thần

kinh, sự tạo máu và làm rối loạn tiêu hóa, suy nhược thần kinh.

4.6 Nito oxit, chủ yếu là NO và NO2

Các khí này hình thành do phản ứng hóa học nitơ với oxy trong khí quyển

khi đốt cháy ở nhiệt độ cao trên 1100 oC. Do hoạt động của con người,

hàng năm có khoảng 48 triệu tấn NO2 thải vào không khí, hàm lượng của

nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, khoảng từ 0,2 - 3%. Đây là loại

khí chính gây hiệu ứng nhà kính.

4.7 Các loại bụi

Bụi và việc tập hợp nhiều hạt vật chất vô cơ (bụi kim loại, bụi hỗn hợp)

hoặc hữu cơ (bụi thực vật, bụi động vật), có kích thước nhỏ, tồn tại trong

không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung gồm hơi, khói,

mù. Bụi bay có kích thước 0,001 – 10 µm bao gồm tro, muội, khói và

những hạt chất rắn đã nghiền nhỏ. Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10 µm.

4.8 Mêtan (CH4)

Mêtan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó được sinh ra từ các quá

trình sinh học, như sự men hoá đường ruột của động vật có guốc, cừu và

những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa,

cháy rừng và đốt nhiên liệu hoá thạch. CH4 thúc đẩy sự ôxy hoá hơi nước

ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn

nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4. Hiện nay hàng năm khí quyển thu

nhận khoảng từ 400 đến 765x1012g CH4.

Page 7: Tầm quan trọng của không khí

5. Tình hình ô nhiễm không khí trên thế giới và ở Việt Nam

5.1 Trên thế giới

Mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn của Châu Á cao gấp 5

lần các thành phố lớn ở Châu Âu như Paris, London, New York.. và cao

gấp 5 – 6 lần tiêu chuẩn do tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định. Theo

ước tính của WHO, hiện Đông Nam Á và Thái Bình Dương mỗi năm có

khoảng 530 000 người chết vì các bệnh đường hô hấp liên quan đến ô

nhiễm không khí.

Nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm không khí là sử dụng quá nhiều ô tô

và xe gắn máy. Số lượng ô tô của Ấn Độ tặng 20%/năm kể từ năm 2000

và lượng xe của Trung Quốc tăng gấp 8 lần so với cách đây 10 năm.

Lượng xe gắn máy tại Indonesia tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Xe

gắn máy và ô tô gây ra từ 30 – 70% tình trạng ô nhiễm không khí của các

thành phố Châu Á.

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), phải mất nhiều năm nữa các

thành phố lớn của Châu Á như Bắc Kinh, New Delhi… mới có thể đưa

mức ô nhiễm không khí trở về an toàn.

Trong khi đó, hàng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em tử vong do

nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, và có đến 60% trường hợp có liên quan

đến ô nhiễm không khí.

Tokyo được xem là bài học thành công trong việc kiểm soát ô nhiễm

không khí khi có đến 35 triệu dân nhưng mức độ ô nhiễm thấp hơn cả tiêu

chuẩn của Mỹ và EU.

Bangkok cũng có bước tiến lớn khi cắt giảm mức ô nhiễm không khí

xuống còn một nửa trong vòng 10 năm qua nhờ kiểm soát nghiêm ngặt

khí thải xe hơi và đánh thuế nặng với mô tô hai bánh.

Singapore có mức ô nhiễm tương đương với thành phố của Mỹ do áp

dụng hàng loạt các chính sách như tăng thuế vào xe hơi, hạn chế giao

thông tại các khu vực trung tâm vào giờ cao điểm, đồng thời tăng cường

hệ thống giao thông công cộng.

Bên cạnh đó, các khu công nghiệp và nạn cháy rừng cũng gây ra tình

trạng ô nhiễm không khí trở nên trầm trọng hơn.

Page 8: Tầm quan trọng của không khí

5.2 Ở Việt Nam

TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa (Đồng Nai) là những đô thị bị ô nhiễm không

khí nặng nhất tại Việt Nam, chúng gấp 2 – 2,5 lần tiêu chuẩn cho phép

(nồng độ bụi lên đến xấp xỉ 1,2mg/m3), tiếp đến là Hà Nội, Hải Phòng gấp

1,5 – 2 lần. Tại một số nơi ở Hà Nội, nồng độ bụi trong không khí luôn

vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, đặc biệt là khu vực có các công trình

đang thi công như khu vực Cầu Diễn – Nhổn, lượng bụi lên đến 0,5mg/m3

(trong khi tiêu chuẩn cho phép là 0,2mg/m3).

Theo nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Xuân Cơ (Đại học Khoa học Tự

nhiên) ngoài việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, ô

nhiễm không khí còn gây ra các thiệt hại to lớn khác như giảm năng suất

cây trồng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, hư hỏng thiết bị, suy giảm tuổi thọ

công trình và làm mất mỹ quan cơ sở hạ tầng. Các thiệt hại về kinh tế ước

tính khoảng 200 – 500 tỉ đồng trên một năm.

Trong Báo cáo triển vọng Môi trường Toàn cầu 4 (GEO - 4) do Chương

trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) công bố ngày 26/10/2007 thì Hà

Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trong 6 thành phố có chỉ số về ô nhiễm không

khí cao nhất thế giới sau các thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải (Trung

Quốc), New Delhi (Ấn Độ), Dhaka của Bangladesh.

Theo thống kê, mỗi năm Thủ đô Hà Nội tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi

khói, 9.000 tấn khí SO2, 46.000 tấn khí CO từ hơn 400 cơ sở công

nghiệp. Đó là chưa kể khói của trên 4 triệu ô tô và xe máy. Tình trạng ô

nhiễm không khí ngày càng nặng, đã khiến người dân sinh sống ở Hà Nội

ngày càng có nhiều người bị bệnh về đường hô hấp. Theo Báo cáo Hiện

trạng môi trường Quốc gia 2005, y học hiện đại đã ghi nhận nhiều căn

bệnh đường hô hấp do ô nhiễm không khí, hơi khí độc CO, CO2, NO và

chì như viêm nhiễm do vi khuẩn, virut, hen, lao, dị ứng, viên phế quản và

ung thư. Các nghiên cứu ở Hà Nội cũng đã xác định có mối quan hệ rõ rệt

giữa ô nhiễm không khí và các bệnh đường hô hấp. Trong các năm từ

2001 – 2003 đã có gần 5000 trẻ em dưới 15 tuổi điều trị tại Khoa Nhi bệnh

viên Thanh Nhàn Hà Nội vì mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không

khí. Tỉ lệ mắc hen phế quản của dân cư các quận nội thành cao gấp 1,4

lần dân cư các huyện ngoại thành.

Page 9: Tầm quan trọng của không khí

6. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt

là ở các thành phố lớn, chúng ta cần giảm thiểu lượng khí thải hằng ngày

vẫn được thải ra môi trường, chủ yếu là do các khu công nghiệp, nhà

máy, xí nghiệp, từ các phương tiên tham gia giao thông, cần có sự nỗ lực

từ cơ quan quản lí môi trường, của các doanh nghiệp và toàn thể nhân

dân.

6.1 Cơ quan quản lí

Thắt chặt công tác quản lí của Nhà nước về ô nhiễm môi trường bằng

những văn bản pháp luật và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó

nghiêm chỉnh và triệt để. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược chính

sách bảo vệ môi trường không khí. Thường xuyên kiểm tra giám sát các

hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường không khí, xử lí nghiêm các

hành vi vi phạm.

Tổ chức đào tạo cán bộ có am hiểu về bảo vệ môi trường không khí, tiến

hành phân bổ về các cơ sở nghiên cứu môi trường, các khu công

nghiệp…

Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp trong việc thử nghiệm, áp dụng

những tiến bộ khoa học kĩ thuật để bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí thải

ra môi trường như việc lắp đặt các thiết bị thu lọc bụi và xử lí khí độc hại.

Phát triển công nghệ không khói.

Khuyến khích sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng (LPG) cho xe taxi, triển khai

thực hiện các dự án tăng cường giao thông đô thị (cải tạo hệ thống giao

thông, tổ chức quản lí và phát triển giao thông công cộng), di dời các nhà

máy gây ô nhiễm trong khi vực nội thành.

Xây dựng nhiều công viên cây xanh, trồng cây hai bên đường, đưa quy

định vào tỉ lệ cây xanh đối với các công trình cao tầng, khuyến nhân dân

trồng cây trong khu vực dân cư.

Khống chế tăng dân số

Page 10: Tầm quan trọng của không khí

6.2 Doanh nghiệp

Tuân thủ nghiêm pháp luật về bảo vệ môi trường, coi việc bảo vệ môi

trường là sứ mệnh lịch sử của doanh nghiệp

Thực hiện tốt đường hướng phát triển của cơ quan quản lí

Mạnh dạn áp dụng những tiến bộ, khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đặc biệt

là các kĩ thuật về giảm lượng khí thải ra môi trường

Không lạm dụng tài nguyên hóa thạch, chất đốt, sử dụng chúng một cách

phù hợp

Ý thức rõ được tác dụng của việc trồng cây xanh trong khuôn viên cơ sở

sản xuất

Tuyên truyền đến từng công nhân viên trong doanh nghiệp về tác dụng

của bảo vệ môi trường và trồng cây tại khu vực sinh sống.

6.3 Cá nhân và gia đình

Tránh sử dụng các loại bếp gây nhiều khí thải ra môi trường như bếp than

tổ ong… hạn chế các món nướng gây khói

Không hút thuốc lá

Ý thức được việc mỗi gia đình chỉ nên sinh 1 đến 2 con để nuôi dạy cho

tốt và cũng là để giữ gìn một bầu không khí trong lành hơn

Hạn chế sử dụng các phương tiện gây nhiều khí thải như ô tô, xe máy…

khuyến khích các thành viên trong gia đình, bạn bè tham gia giao thông

bằng các phương tiện thân thiện với môi trường

Tham gia tuyên truyền đến những người xung quanh về tác dụng của bảo

vệ môi trường, đồng thời cùng thực hiện các các hoạt động để không khí

trong sạch hơn như trồng cây xanh, không ngắt hoa bẻ cành, phá hủy các

công trình công cộng.

Page 11: Tầm quan trọng của không khí

Ý nghĩa của việc lập biểu đồ nhận thức trên của khách hàng thông qua sử dụng các sản phẩm thân thiện với

môi trường

7. Sản phẩm thân thiện với môi trường: Khẩu trang Neomask

Khẩu

trang cao

cấp có

than hoạt

tính ép

trong vải

và thun co

giãn bồn

chiều, có

tính năng

ngăn chặn

hầu hết

các hạt bụi nhỏ nhất và khử mùi, lọc các chất hoá học có hại sức khỏe

Khẩu trang cao cấp Neomask bảo vệ sức khoẻ con người chống không

khí ô nhiễm, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ nước ngoài với vật liệu chế

tạo hoàn toàn ngoại nhập. 

Vỏ Neomask được chế tạo bằng Neoprene, một vật liệu không gây dị ứng

với da, có tính đàn hồi và co dãn tốt đảm bảo khẩu trang bịt kín mọi kẻ hở,

đồng thời vừa vặn với mọi khuôn mặt.

Bộ lọc của neomask được chế tạo bằng than hoạt tính 100% ép trong vải

(Activated Carbon Cloth -ACC). Ngăn ngừa tuyệt đối sự thâm nhập vào

đường hô hấp của hầu hết các chất ô nhiễm trong không khí: Hydrocabon

(bao gồ Benzen, Piren Butadien 1-3) cacbon oxit CO, Dyoxit Sunphua

(SO2)Dyoxit Nitơ (NO2), khói quang hoá, khói đen, Andehyt, Oxit chì,

phấn hoa…