tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

24
LKNim 5 Năm Thành Lp Trung Tâm Hc Liu– Đại Hc Huế Lôøi Noùi Ñaàu Lôøi Noùi Ñaàu Trong snày: Vai trò ca TTHL-ĐH Thái Nguyên trong công tác nâng cao cht lượng giáo dc và đào to Đại hc. 2 ng dng Công nghThông tin trong hot động Thông tin Thư vin phc vđào to và nghiên cu khoa hc— Gii pháp ca TTHL trường Đại hc Cn Thơ 8 Vai trò ca TTHL đối vi chương trình đào to theo htín chti Đại hc Huế 16 BN TIN TRUNG TÂM HC LIU TRUNG TÂM HC LIU Ngày 7/5/2009, Trung Tâm Hc Liu Đại hc Huế (TTHL-ĐHH) đã long trng tchc lknim 5 năm xây dng và phát trin. Ông Ngô Hoà, y viên Thường vTnh u, Phó Chtch UBND Tnh Tha Thiên Huế; Ông Nguyn Văn Bòn, y viên Thường vTnh u, Trưởng ban Dân vn Tnh uTha Thiên Huế, TS. Lê Thanh Sơn, Phó Bí thư Đảng u, Phó Giám đốc Đại hc Huế đã đến dl. (Xem tiếp trang 2) Bn tin Trung tâm Hc liu (TTHL) được phát hành mi Quý mt snhm chia scp nht thông tin gia 4 TTHL Đại hc Thái Nguyên, Huế, Đà Nng và Cn Thơ. Đây đồng thi là din đàn cho các đồng nghip trao đổi tri thc, hc hi kinh nghim ln nhau để cùng xây dng và phát trin, góp phn htrcác trường Đại hc nâng cao cht lượng giáo dc và đào to. Bn tin S2 vi chđề Mng lưới TTHL vi công tác nâng cao cht lượng giáo dc và đào to ti các trường Đại hc” không chtp trung vào các hot động din ra các TTHL như đào to, tp hun nghip v, hi nghhi tho...mà còn nhìn li vai trò ca các TTHL đối vi các trường Đại hc cũng như các gii pháp, dch vđã trin khai các TTHL nhm cung cp ngun cơ svt cht, trang thiết b, thông tin tài liu phc vđào to và nghiên cu khoa hc các trường Đại hc. Trong snày, mc Thut ngthư vin Công nghthông tin nhm giúp đội ngũ cán bthư vin cp nht, bsung thêm kiến thc chuyên môn góp phn nâng cao hiu qucông vic. Trong quá trình thc hin bn tin này không tránh khi nhng sai sót, rt mong sgóp ý tn tình ca bn đọc để bn tin ngày mt hoàn thin hơn. BAN BIÊN TP S2/2009

Transcript of tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Page 1: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Lễ Kỷ Niệm 5 Năm Thành Lập Trung Tâm Học Liệu– Đại Học Huế

Lôøi Noùi Ñaàu Lôøi Noùi Ñaàu

Trong số này:

Vai trò của TTHL-ĐH Thái Nguyên trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Đại học.

2

Ứng dụng Công nghệ Thông tin trong hoạt động Thông tin Thư viện phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học—Giải pháp của TTHL trường Đại học Cần Thơ

8

Vai trò của TTHL đối với chương trình đào tạo theo hệ tín chỉ tại Đại học Huế

16

BẢN TIN TRUNG TÂM HỌC LIỆUTRUNG TÂM HỌC LIỆU

Ngày 7/5/2009, Trung Tâm Học Liệu Đại học Huế (TTHL-ĐHH) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm xây dựng và phát triển. Ông Ngô Hoà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế; Ông Nguyễn Văn Bòn, Ủy viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, TS. Lê Thanh Sơn, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Đại học Huế đã đến dự lễ.

(Xem tiếp trang 2)

Bản tin Trung tâm Học liệu (TTHL) được phát hành mỗi Quý một số nhằm chia sẻ và cập nhật thông tin giữa 4 TTHL Đại học Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ. Đây đồng thời là diễn đàn cho các đồng nghiệp trao đổi tri thức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng xây dựng và phát triển, góp phần hỗ trợ các trường Đại học nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Bản tin Số 2 với chủ đề “Mạng lưới TTHL với công tác nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại các trường Đại học” không chỉ tập trung vào các hoạt động diễn ra ở các TTHL như đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, hội nghị hội thảo...mà còn nhìn lại vai trò của các TTHL đối với các trường Đại học cũng như các giải pháp, dịch vụ đã triển khai ở các TTHL nhằm cung cấp nguồn cơ sở vật chất, trang thiết bị, thông tin tài liệu phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học.

Trong số này, mục Thuật ngữ thư viện và Công nghệ thông tin nhằm giúp đội ngũ cán bộ thư viện cập nhật, bổ sung thêm kiến thức chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả công việc.

Trong quá trình thực hiện bản tin này không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự góp ý tận tình của bạn đọc để bản tin ngày một hoàn thiện hơn.

BAN BIÊN TẬP

Số 2/2009

Page 2: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Bản Tin Trung tâm Học liệu Trang 2

Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên (TTHL –ĐHTN) với sứ mệnh phục vụ công cuộc đổi mới trong công tác dạy và học của một Đại học trọng điểm thuộc vùng núi phía Bắc đã triển khai một loạt các hoạt động quan trọng nhằm hỗ trợ việc giảng dạy và học tập của Đại học.

Công tác phục vụ bạn đọc không chỉ diễn ra ở TTHL, nhóm liên lạc còn đi tới từng đơn vị (khoa, lớp…) để giới thiệu với cán bộ, giáo viên, sinh viên về nguồn tài nguyên của TTHL, cách truy cập, đồng thời tìm hiểu nhu cầu dùng tin của mọi đối tượng thông qua các cán bộ liên lạc và đội ngũ tình nguyện viên của Trung tâm. Chúng tôi thực hiện phương châm đưa nguồn tài nguyên tới tận tay người dùng, như trường hợp của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, chúng tôi đã trợ giúp gần 300 tên tài liệu tiếng Anh cho chương trình đào tạo tiên tiến của Trường.

Chúng tôi đang tích cực bổ sung cho bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) của Trung tâm qua chương trình số hóa tài liệu. Bộ sưu tập của chúng tôi ngày càng phong phú, đa dạng bao gồm các CSDL: Luận văn, luận án; Bài giảng điện tử; Giáo trình điện tử; và Tạp chí khoa học và Công nghệ của Đại

học để phục vụ nhu cầu dạy và học của Đại học.

Những nỗ lực của chúng tôi cũng đã được các trường thành viên đánh giá rất cao, và vị thế của TTHL cũng ngày càng trở nên quan trọng. Hiện nay, tất cả các bộ phận của Trung tâm đều đang cố gắng thực hiện các chủ trương của Ban Giám đốc để chuẩn bị phục vụ tốt hơn cho năm học tới.

Để biết thêm chi tiết về các hoạt động của chúng tôi, mời các bạn tham quan trang web của chúng tôi tại:

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực hiện: Đỗ Thị Kim Thu

Lễ Kỷ Niệm 5 Năm Thành Lập Trung Tâm Học Liệu—Đại Học Huế

(Tiếp theo trang 1)

Mở đầu buổi lễ, PGS.TS Huỳnh Đình Chiến - Giám đốc TTHL - báo cáo về chiến lược hoạt động, quá trình phát triển cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cũng như những thành quả TT đã đạt được sau 5 năm xây dựng và phát triển. Đến tham dự buổi lễ, Ông Ngô Hòa, Ủy viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát biểu chúc mừng những thành quả TTHL-ĐHH đã đạt được và hy vọng TT sẽ phát huy hơn nữa vai trò của mình trong công tác phục vụ cán bộ giảng viên, sinh viên ĐHH.

Cũng tại buổi lễ, quý vị quan khách đã được xem đoạn phim tư liệu “Trung tâm Học liệu- điểm sáng tri thức” giới thiệu các hoạt động, dịch vụ và chương trình đào tạo đã được triển khai tại TTHL. Cùng với phim tư liệu là phòng triển lãm các hình ảnh về TT từ ngày khởi công xây dựng đến quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ, các hoạt động và sự kiện của TT trong 5 năm qua.

Với những thành tích đã đạt được trong 5 năm xây dựng và phát triển, PGS.TS. Huỳnh Đình Chiến và tập thể TTHL-ĐHH vinh dự nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài bằng khen của Bộ, tập thể phòng Dịch vụ Thông tin và nhiều cá nhân khác đã vinh dự đón nhận bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế và giấy khen của Giám đốc ĐHH.

Thực hiện: Tôn Nữ Phương Mai

Vai Trò Của Trung Tâm Học Liệu Đại Học Thái Nguyên Trong Công Tác Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục và Đào Tạo Đại Học

Page 3: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Số 2/2009

Trang 3

Sáng 26/5/2009, tại Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên đã diễn ra chương trình hội thảo “Xây dựng Bộ tiêu đề chủ đề tiếng Việt lần thứ nhất của các Trung tâm Học liệu”. Tham dự hội thảo có các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên các phòng Tài nguyên thông tin của bốn Trung tâm Học liệu Đại học Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế và Thái Nguyên. Hội thảo đựơc tổ chức nhằm chuẩn hóa công tác biên mục tiêu đề chủ đề, xây dựng bộ tiêu đề chủ đề tiếng Việt đa ngành dùng chung trong các trung tâm, tăng cường sự phối hợp và chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các Trung tâm Học liệu. Hội thảo diễn ra trong 4 ngày, từ 26-29/5/2009 với sự cố vấn của GS.TS Nguyễn Thiện Giáp - Chuyên gia Ngôn ngữ học, giảng viên trường Đại học KHXH &NV Hà Nội và Th.S Lê Thùy Dương - chuyên gia phần mềm mã nguồn mở, trợ lý văn hóa lãnh sự quán Hoa Kỳ - Hà Nội.

Thực hiện: Trần Thị Thanh Tâm

HỘI THẢOHỘI THẢO “Xây Dựng Bộ Tiêu Đề Chủ Đề Tiếng Việt Lần Thứ Nhất Của Các Trung Tâm Học liệu” Tại TTHL ĐH Thái Nguyên

Lễ Bảo Vệ Luận Văn Tốt Nghiệp Đầu Tiên Của Sinh Viên Chuyên Ngành

Quản Trị Thông Tin – Thư Viện (Khóa Học 2005-2009)

Ngày 16 tháng 6 năm 2009, sáu sinh viên ngành Quản trị thông tin – Thư viện đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp tại Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Đây là những sinh viên khóa đầu trong số 47 sinh viên của ngành Quản trị Thông tin Thư viện có thành tích học tập xuất sắc được chọn làm luận văn.

Đề tài của sáu luận văn tập trung vào các dịch vụ và những ứng dụng thực tế để phát triển một thư viện hiện đại như đánh giá hiệu quả hoạt động của dịch vụ tham khảo; hiệu quả đào tạo kĩ năng thông tin cho sinh viên; đánh giá thực trạng và giải pháp ứng dụng các chuẩn biên mục quốc tế trong xử lí tài liệu; xây dựng website hướng

Page 4: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Bản Tin Trung tâm Học liệu Trang 4

dẫn tự học kĩ năng thông tin trực tuyến, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ báo tạp chí và thực trạng hoạt động dịch vụ cung cấp thông tin trọn gói.

Các luận văn có giá trị lý luận và thực tiễn cao, đều đạt điểm A. Những kết quả nghiên cứu này rất hữu ích cho việc cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tại TTHL Đại học Cần

Thơ, vừa là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo của các sinh viên khóa tới.

Thực hiện: Pixel

Ban Quản Lý Dự Án Tiếp Cận Internet Công Cộng Của Quỹ Bill Gates & Melinda Gates Đến Thăm Và Triển Khai Hoạt Động Tại TTHL ĐH Thái Nguyên

Ra đời tháng 1/2000, quỹ Bill & Melinda Gates hiện là tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới, do Bill Gates - chủ tịch và người lập ra tập đoàn phần mềm Microsoft, và vợ của ông, bà Melinda Gates, sáng lập với mục đích nâng cao chăm sóc y tế và giảm nghèo đói trên toàn cầu. (Bạn đọc có thể xem thông tin chi tiết về Quỹ tại địa chỉ: www.gatesfoundation.org/about/Pages/overview.aspx).

Tại Việt Nam, Quỹ đã triển khai một số chương trình hoạt động trị giá gần 5,4 triệu đô la Mỹ. Gần đây nhất là Dự án “Thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Inter-

net công cộng tại Việt Nam”. Dự án thí điểm này được Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai thực hiện thí điểm tại ba tỉnh Trà Vinh, Nghệ An và Thái Nguyên trong thời gian 18 tháng (Từ tháng 2/2009 đến tháng 2/2010).

Nhằm triển khai các hoạt động của Dự án tại tỉnh Thái Nguyên, Ban quản lý Dự án đã chọn Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên (TTHL-ĐHTN) làm đối tác triển khai công tác đào tạo tin học cho các đối tượng hưởng lợi tại Thái Nguyên. Điều này thể hiện sự tin tưởng của Ban quản lý Dự án vào khả năng tổ chức, quản lý, đào tạo của TTHL. Đây cũng là cơ hội giúp TTHL quảng bá hoạt động, hình ảnh của Trung tâm, tăng cường liên kết với các đối tác trong và ngoài nước đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên Trung tâm.

Ngày 23 tháng 6 năm 2009, Ban quản lý Dự án do ông Phan Hữu Phong, Giám đốc Dự án dẫn đầu, đã đến thăm và làm việc với TTHL. Dự kiến lễ khai giảng các lớp tập huấn sẽ diễn ra tại TTHL vào trung tuần tháng 7 năm 2009.

Dự án thí điểm này còn có mục tiêu quan trọng là rút ra bài học kinh nghiệm để chuẩn bị xây dựng đề xuất Dự án quốc gia với quy mô lớn hơn, tầm nhìn rộng hơn và thời gian hoạt động dài hơn (5 năm, từ 2010-2015).

Thực hiện: Vũ Minh Huệ

Page 5: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Trong khuôn khổ Dự án Phát triển bền vững, từ ngày 18 đến 20 tháng 3 năm 2009, Trung tâm Học liệu Trường đại học Cần Thơ tổ chức lớp tập huấn MARC21 cho cán bộ thư viện các trường Cao đẳng, Đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Có 24 cán bộ đang làm công tác thư viện tại các trường Cao đẳng, Đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long tham dự lớp tập huấn. Chương trình tập huấn kéo dài trong ba ngày, học viên được học lý thuyết và thực hành trực tiếp trên máy tính, xử lý các loại hình tài liệu như sách, xuất bản phẩm nhiều kỳ và tài liệu Cassette, Băng Video, VCD, DVD, bản đồ theo chuẩn

MARC21. Sau đợt tập huấn, các học viên có khả năng mô tả các loại hình tài liệu theo đúng chuẩn quốc tế MARC21, tạo lập được biểu ghi thư mục trên máy tính.

Các học viên rất hứng thú khi tham gia lớp tập huấn này và kiến nghị Trung tâm mở thêm nhiều đợt tập huấn chuyên môn như DDC, AAR2, định chủ đề trong thời gian sắp tới.

Thực hiện: Trần Thùy Trang

Tập Huấn MARC 21 Cho Cán bộ Thư Viện Các Trường Cao Đẳng và Đại Học Thuộc ĐBSCL

Tập Huấn Nghiệp Vụ Thư Viện Tại Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long

Từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 6 năm 2009, Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long mở lớp tập huấn nghiệp vụ thư viện cho các cán bộ thư viện tỉnh Vĩnh Long. Phụ trách lớp tập huấn là bà Kathleen Weibel – Chuyên gia thư viện Đại học Illi-nois, nguyên Giám đốc Phòng Phát triển nhân sự Thư viện công cộng Chi-cago, cùng hai giảng viên cộng tác là cô Lê Ngọc Linh và cô Nguyễn Huỳnh Mai – giảng viên ngành Khoa học Thông tin Thư viện, Trung tâm học liệu – Đại học Cần Thơ giảng dạy.

Có 67 cán bộ đến từ các thư viện công cộng và học thuật trong tỉnh Vĩnh Long tham dự. Nội dung tập huấn gồm bốn chuyên đề: Kỹ năng quản lý các cơ quan thông tin – thư viện; Marketing thư viện; Kỹ năng tìm các nguồn tài nguyên thông tin khoa học miễn phí trên internet và Xử lý tài liệu theo các chuẩn hiện đại.

Lớp tập huấn nhằm bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về nghiệp vụ thư viện cho các cán bộ thư viện tỉnh Vĩnh Long. Kinh nghiệm và những kỹ năng sư

phạm của giảng viên như giảng dạy theo phương pháp tình huống, thảo luận, làm việc nhóm… đã đem lại không khí sinh động cho lớp học và giúp các học viên tiếp thu kiến thức tốt hơn. Lớp tập huấn này nằm trong chương trình tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thư viện Đồng bằng Sông Cửu Long được tổ chức tại 8 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu từ ngày 2/5/2009 đến 20/6/2009.

Thực hiện: Thảo Lam

Số 2/2009

Trang 5

Page 6: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Chương Trình Đào Tạo Phiên Dịch Tiếng Anh Chuyên Nghiệp Đầu Tiên ở Miền Trung

Sáng ngày 4/5/2009 tại Trung tâm Học liệu-Đại học Huế (TTHL-ĐHH) đã diễn ra Lễ Khai giảng Khóa I - Chương trình Đào tạo Phiên dịch Tiếng Anh Chuyên nghiệp, do Học viện Ngoại giao (HVNG) Việt Nam và TTHL-ĐHH liên kết tổ chức.

Lễ khai giảng vinh dự có sự tham gia của PGS.TS Huỳnh Đình Chiến - Giám đốc TTHL, ông Trần Ngọc Thạch - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Phiên dịch thuộc HVNG Việt Nam và các giáo viên của chương trình.

Tất cả 14 học viên của Khóa I, vốn là phiên dịch viên, cán bộ hợp tác quốc tế từ các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan ban ngành trong Tỉnh và các giáo viên dạy phiên dịch của các trường Đại học An Giang, Tây

Nguyên, đã được tuyển chọn qua 2 vòng thi gắt gao. Chương trình đào tạo này chuyên vào thực hành, theo đó, học viên tập trung học liên tục 5 ngày mỗi tuần trong vòng 3 tháng, chủ yếu thực hành các kỹ năng phiên dịch. Sau kỳ thi tốt nghiệp vào ngày 24/7/2009, học viên sẽ được nhận chứng chỉ tham gia Chương trình Đào tạo Phiên dịch Tiếng Anh Chuyên nghiệp do HVNG Việt Nam và ĐHH đồng cấp.

Hy vọng Chương trình Đào tạo Phiên dịch Tiếng Anh Chuyên nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu về phiên dịch tiếng Anh ngày càng cao ở miền Trung Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.

Thực hiện: Tô Diệu Lan

Tặng Quà Cho Học Sinh Nghèo Vượt Khó Tại Trường Tiểu Học Hiền An và Trường THCS Vinh Hiền

—Xã Vinh Hiền, Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thực hiện chương trình hoạt động công tác xã hội trong dịp hè, ngày 19/6/2009, Công đoàn cơ sở Trung tâm Học liệu - Đại học Huế (TTHL- ĐHH) đã tổ chức trao tặng 110 phần quà (bao gồm chăn, áo và vở) cho các em học sinh nghèo vượt khó tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc. Trong đó, TTHL đã trao 30 phần quà cho các em học sinh thuộc

trường Tiểu học Hiền An và 80 phần quà cho các em học sinh thuộc trường Trung học cơ sở Vinh Hiền. Những phần quà tuy nhỏ nhưng thiết thực và có ý nghĩa động viên tinh thần rất lớn, góp phần giúp các em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để vươn lên trong học tập.

Thực hiện: Lê Đức Minh Phương

Bản Tin Trung tâm Học liệu Trang 6

Page 7: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Nhằm giúp sinh viên nâng cao kỹ năng tìm kiếm thông tin phục vụ học tập và nghiên cứu, ngày 06/6/2009, TTHL Huế tổ chức lớp

hướng dẫn tìm kiếm thông tin với nội dung:

• Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng tài liệu điện tử có tại TTHL

• Cung cấp kỹ năng tìm kiếm, đánh giá và sử dụng nguồn thông tin trên mạng Internet.

Người hướng dẫn là 2 nhân viên tham khảo thuộc phòng Dịch vụ Thông tin. Lớp học đã thu hút gần 50 sinh viên và học viên cao học tham gia. Theo

phát biểu của một số sinh viên, lớp học đáp ứng đúng nhu cầu của rất nhiều bạn đọc nhằm bổ sung kỹ năng cần thiết trong việc tiến hành làm luận văn tốt nghiệp, tuy nhiên số lượng tham gia khá ít do nhiều bạn đọc chưa nắm được thông tin về lớp học. TTHL Huế dự kiến sẽ tổ chức lớp hướng dẫn định kỳ hằng năm tạo điều kiện cho bạn đọc có nhu cầu đều có thể tham gia.

Thực hiện: Huỳnh Thị Xuân Phương

Từ 18 đến 23 tháng 05 năm 2009, cán bộ IT của Trung tâm Học liệu Đại học Cần Thơ đã có một tuần gặp gỡ, trao đổi, học tập kinh nghiệm với các cán bộ IT của các thư viện thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long qua hội thảo “Quản lý hiệu quả thiết bị và cán bộ CNTT”.

Báo cáo viên là hai chuyên gia nhiều kinh nghiệm đến từ trường Đại học Albany, New York, Mỹ: Liran Harun (chuyên viên quản trị hệ thống) và Win Shih (quản lý hệ thống thư viện).

Hội thảo cung cấp nhiều kiến thức mới về Microsoft Active Directory và Group Policy Management, Win-dows Server Update Services

(WSUS), hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở (Drupal), các công cụ giám sát và quản lý hệ thống, quản lý trung tâm dữ liệu, đến khai thác dữ liệu. Bên cạnh đó, các chủ đề về quản lý nguồn lực cán bộ CNTT từ cơ bản đến nâng cao, Công cụ đánh giá SWOT cũng được thu hút nhiều sự quan tâm từ người tham dự.

Đây là hội thảo về IT cuối cùng nằm trong dự án Phát triển bền vững của TTHL. Ban tổ chức và những người tham dự đều hy vọng trong tương lai gần, TTHL sẽ vận động được thêm các nguồn tài trợ mới để giúp cán bộ IT trong thư viện của ĐBSCL nói riêng và các TTHL trên cả nước nói chung có thêm nhiều cơ hội học hỏi kiến thức mới và kinh nghiệm quý báu từ những đơn vị tiên tiến trên thế giới.

Thực hiện: Pixel

“Quản Lý Hiệu Quả Thiết Bị và Cán Bộ Công Nghệ Thông Tin”— Nơi Gặp Gỡ Của Cán Bộ IT và Các Thư Viện ĐBSCL

Lớp Tìm Kiếm Thông Tin Miễn Phí

Số 2/2009

Trang 7

Page 8: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

I. Giới thiệu

Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) là một trong những trường đi đầu trong hệ thống giáo dục Việt Nam về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục của nhà trường. Quy mô đào tạo của trường là 22.000 sinh viên hệ chính quy và 15.000 sinh viên hệ vừa làm vừa học. Trung bình mỗi năm trường tuyển mới 6.500 sinh viên. Năm 2008, trường triển khai mạng không dây cho toàn khu II. Đầu năm 2009, nâng tốc độ đường truyền từ 4 Mps lên 45 Mps trong nước và từ 4 Mps lên 75 Mps quốc tế.

Thư viện Trường Đại học đóng vai trò quan trọng trong việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ và sinh viên. Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn sau khi có quyết định của Bộ Giáo Dục và Đào tạo về việc áp dụng học chế tín chỉ hoàn toàn. Là một trong những thư viện điện tử hiện đại của cả nước, Trung tâm Học liệu (TTHL) là đơn

vị trực thuộc trường, là nơi được trang bị các trang thiết bị hiện đại với mục đích đưa CNTT như công cụ hỗ trợ tích cực vào công tác giảng dạy và đào tạo theo đúng mục tiêu đã đặt ra. Trong phạm vi của bài tham luận, tôi trình bày một số điểm chính về các giải pháp khả thi đã được triển khai và mang đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên trường.

II. Các giải pháp

1. Đầu tư hiện đại hóa Thư viện theo hướng ứng dụng công nghệ mới: Trung tâm Học liệu trường Đại học Cần Thơ được xây dựng từ nguồn tài trợ của tổ chức từ thiện Atlantic Phi-lanthropies. Một trong những mục tiêu của dự án Trung tâm Học liệu là kết hợp công nghệ hiện đại nhất với các tài nguyên và dịch vụ thư viện chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của thầy và trò Đại học Cần Thơ và khu vực ĐBSCL. Ngày 25/4/2006 tòa nhà TTHL đưa vào phục vụ với tổng diện tích 7.200m2, gồm kho sách, khu vực

nghe nhìn, phòng hội nghị, phòng học với trang thiết bị đa truyền thông và các khu vực tự học. Trung tâm có các thiết bị như:

Hệ thống máy chủ: 11 Máy trạm: 559 Core switch (Cisco4506): 02 Access switch (Cisco2950): 26 Access point: 10

Hiện tại, TTHL đang triển khai 12 loại dịch vụ ứng dụng trên 06 vùng máy trạm. Đó là Hệ điều hành - Win-dows XP, Từ điển Lạc Việt, Bộ tự điển chuyên ngành, chương trình diệt Virut Symantec, Application Tool, Microsoft Office (Standard), Media Tools, Adobe software, IM Applica-tion, trình duyệt Web, Application Tool (testing), Net of School. Các ứng dụng dịch vụ này rất hữu ích cho người dùng trong thời gian qua. TTHL đã mua bản quyền sử dụng 09 sản phẩm phần mềm. Tổ CNTT của TTHL tự phát triển 13 phần mềm ứng dụng Open Source để tự động hóa các hoạt động của TTHL như tổ chức, quản lý và khai thác hữu hiệu nguồn tài liệu và phục vụ người dùng. 06 phần mềm đang được phát

Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Hoạt Động Thông Tin Thư Viện

Phục Vụ Đào Tạo Và Nghiên Cứu Khoa Học —Giải Pháp Của TTHL Trường Đại Học Cần Thơ

Bản Tin Trung tâm Học liệu Trang 8

Page 9: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

triển và 02 phần mềm đang được đề xuất. Nhìn chung, các phần mềm tự phát triển là những phần mềm đáp ứng được ở mức độ cấp thiết của TTHL trong việc hỗ trợ quản lý phục vụ tốt việc đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường. Ngoài ra, TTHL có nhiều nguồn CSDL ở 2 hình thức: Dữ liệu thông tin và Dữ liệu hệ thống. Các nguồn CSDL này đang có trên trang chủ TTHL, http://www.lrc.ctu.edu.vn/.

Điều quan trọng là chúng tôi đã vận dụng tốt các tính năng của phần mềm Hệ thống thư viện tích hợp (ILIB). Đây là giải pháp thư viện điện tử hiện đại được phát triển bởi Cty CMC từ năm 2001 để phục vụ độc giả và quản lí nguồn tài liệu một cách hiệu quả. Tuy nhiên chúng tôi cần mở rộng thêm các tính năng để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai như: Quản lí tài liệu số, quản lí phạt, tích hợp CSDL người dùng với các CSDL khác…Ngoài ra chúng tôi cần phát triển hệ thống thư viện nhánh (13 thư viện Khoa) nhằm tăng khả năng tự động hóa trong hệ thống thư viện trường.

Đặc biệt, hệ thống cổng từ TTHL có chức năng kiểm soát tài liệu ra – vào TTHL, đồng thời tích hợp với phần mềm báo cáo thống kê số lượng người dùng đến TTHL để phân loại lượng người dùng theo tháng, quí, năm và theo từng đối

tượng sử dụng cụ thể như: theo khóa, loại đối tượng sử dụng. Dựa vào số liệu thống kê này, chúng tôi sẽ có cơ sở chính xác để bổ sung vốn tài liệu phục vụ toàn trường.

2. Tăng cường nguồn tài liệu điện tử: TTHL phục vụ nhu cầu truy cập thông tin ngoài hình thức sách báo, tài liệu truyền thống đến nhu cầu tìm tin hiện đại thông qua mạng máy tính, các cơ sở dữ liệu điện tử, sách điện tử…Trong những năm 2005-2008, TTHL đã mua bản quyền sử dụng CSDL EBSCO và BLACKWELL. Mức độ truy cập vào 2 nguồn CSDL này của bạn đọc trường ĐHCT đứng hàng thứ hai sau NACESTI (Ebsco) và trường Đại học Quốc gia TP. HCM (Blackwell):

Trong năm 2009, Liên hợp Thư viện về nguồn tin điện tử thống nhất chọn mua quyền truy cập CSDL ProQuest. TTHL đang tiến hành triển khai sử

dụng đến các Khoa của Trường, giúp cán bộ và sinh viên trường có thể truy cập và sử dụng hiệu quả vào việc học tập và nghiên cứu khoa học.

3. Tăng cường máy tính phục vụ sinh viên: Hiện nay, trường đang triển khai nhiều chương trình mà công nghệ thông tin là chìa khóa quyết định sự thành công. Đầu tiên chúng tôi muốn nói đến “Chương trình 1000 máy tính công”. Đây là chương trình nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng học tập và nghiên cứu của sinh viên trong Trường, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và nghiên cứu. Từ khi đưa vào hoạt động, TTHL đã được trang bị gần 400 máy trạm. Đến tháng 8/2007, để đảm bảo 430 máy tại TTHL hỗ trợ cho kế hoạch “1.000 máy tính công” của trường, TTHL đã mua thêm 61 máy tính cho sinh viên truy cập Inter-net phục vụ việc học tập. 430 máy tính này sẵn sàng phục vụ từ 7:00 sáng đến 9:00 tối. Cán bộ IT sẽ giúp đỡ sinh viên về mặt kỹ thuật. Chương trình “Hệ thống giáo trình điện tử” nhằm giúp sinh viên có điều kiện học tập và tham khảo thêm tài liệu của Trường Đại học Cần Thơ. Ngoài ra có “Chương trình học liệu mở của viện MIT” giúp cho cán bộ và sinh viên có thêm tư liệu phong phú từ một trường ĐH hàng đầu trên thế giới; chương trình “Hệ thống quản lí chương trình học trực tuyến” (CMS) quản lý việc học của sinh viên từ lúc

Số 2/2009

Trang 9

Page 10: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

đăng nhập kế hoạch học tập toàn khóa đến lúc sinh viên đăng ký xét tốt nghiệp ra trường.

4. Đào tạo kỹ năng tra cứu thông tin: Để giúp cán bộ và sinh viên trong việc tìm tài liệu, TTHL đã tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng Thư viện, hướng dẫn tra cứu cơ bản và tra cứu nâng cao cho 8.423 sinh viên và học viên cao học. Thông qua các lớp hướng dẫn này, sinh viên biết được cách xác định lệnh tìm, cách lập công thức tìm kiếm, đánh giá kết quả tìm được và cách chọn lọc các thông tin đáng tin cậy.

5. Triển khai dịch vụ cung cấp thông tin trọn gói: Nhằm giúp cho cán bộ và sinh viên tiết kiệm đựợc thời gian và công sức trong việc tìm kiếm thông tin nghiên cứu, TTHL đã cho ra đời loại dịch vụ này. Ngoài ra, TTHL còn giúp bạn đọc đăng ký sử dụng nguồn thông tin có tại Trung tâm Khoa Học và công nghệ Quốc gia. Cán bộ có thể truy cập vào các CSDL như Science Di-rect, Elsevier, ICA… để download các bài báo toàn văn.

6. Thiết lập cổng kết nối thông tin

theo chuyên ngành đào tạo của trường: Đây là đề tài nghiên cứu khoa học của TTHL nhằm tạo các đường liên kết đến các bài báo khoa học toàn văn bằng tiếng Việt trên Internet và sắp xếp tổ chức theo chuyên ngành, môn học được đào tạo tại trường Đại học Cần Thơ. CSDL góp phần nâng cao kiến thức cho sinh viên, là nguồn thông tin cập nhật cho sinh viên khi làm đề tài tốt nghiệp, tạo nhiều hứng thú cho sinh viên trong việc khám phá, khai thác và sử dụng nguồn thông tin khoa học.

III. Kết luận

Thư viện là cửa sổ tri thức của các trường đại học. Yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động của Thư viện là kĩ năng ứng dụng CNTT để khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin. Yếu tố này càng trở nên đặc biệt quan trọng và được xem như một mục tiêu phấn đấu đầy thử thách của TTHL khi đối tượng phục vụ chính của TTHL- sinh viên của ĐHCT, phần lớn đến từ các huyện vùng sâu vùng xa- nơi các em không có đủ điều kiện tiếp xúc với CNTT hay được rèn luyện bằng các

phương pháp dạy và học tiên tiến dựa trên cơ sở khai thác các nguồn thông tin. Thực tế này đã đặt ra thử thách cho các em khi trở thành sinh viên trong một môi trường đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi khả năng học tập chủ động và độc lập cũng như kĩ năng khai thác và sử dụng thông tin. TTHL luôn ý thức được vai trò của mình trong sứ mệnh đào tạo đội ngũ lao động có trình độ ứng dụng CNTT của ĐHCT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NACESTI. (2008). Báo cáo hoạt động Liên hợp thư viện về nguồn tin điện tử 2007 – 2008, Đà Lạt.

Trung tâm Học liệu. Báo cáo tổng kết năm học 2007-2008.

Trung tâm Học liệu. Đề án nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 2010-2015.

Thực hiện: Ths. Huỳnh Thị Trang

Giám đốc TTHL Đại học Cần Thơ

Bản Tin Trung tâm Học liệu Trang 10

Page 11: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Trung Tâm Học Liệu Đại Học Thái Nguyên Với Việc Phát Triển

Và Nâng Cao Trình Độ Công Nghệ Thông Tin Trên Địa Bàn

Thực hiện chủ trương của Đại học Thái Nguyên về liên kết đào tạo và đáp ứng nhu cầu về đào tạo tin học tại địa phương, trong thời gian qua, Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên (TTHL-ĐHTN) đã tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác với một số trường đại học và cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, một số các chương trình dự án để phổ cập và nâng cao trình độ công nghệ thông tin (CNTT) cho các đối tượng trên địa bàn Thái Nguyên nói riêng cũng như khu vực miền núi phía Bắc nói chung.

Với điều kiện cơ sở vật chất và hệ thống trang thiết bị hiện đại, TTHL - ĐHTN đã là địa chỉ tin cậy, là nơi diễn ra nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn về CNTT của các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế.

Có thể kể đến một số đối tác của Trung tâm như Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM) của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Ủy ban Châu Âu với nhiều đợt tập huấn nâng cao năng lực quản lý giáo dục trong năm 2008 và 2009, mỗi đợt từ 3 đến 5 ngày với số lượng từ 150 đến 200 học

viên là cán bộ giảng dạy tin học và cán bộ cốt cán của các trường, các Sở giáo dục & Đào tạo thuộc khu vực trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam.

Học viện Công nghệ thông tin quốc gia (NIIT) Ấn Độ cũng là một đối tác lớn của Trung tâm. NIIT là một trong những cơ sở đào tạo và cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu của Châu Á và thế giới. TTHL - ĐHTN liên kết với Học viện NIIT thành lập Trung tâm NIIT Thái Nguyên với mục đích đào tạo Lập trình viên và Quản trị mạng Quốc tế theo chương trình của NIIT Ấn Độ. Đây là trung tâm đầu tiên của NIIT được thành lập tại tỉnh Thái Nguyên cũng như khu vực Đông Bắc nước ta và là trung tâm thứ 34 của NIIT tại Việt Nam. Trung tâm NIIT Thái Nguyên sẽ sử dụng chương trình đào tạo của NIIT Ấn Độ để đào tạo các chuyên gia công nghệ thông tin. Thời gian đào tạo học viên từ 6 đến 24 tháng, môi trường học tập theo tiêu chuẩn quốc tế. Sau khi tham gia các khóa học, NIIT đảm bảo cơ hội việc làm cho học viên bởi bằng cấp của học viện NIIT Ấn Độ có giá trị trên toàn cầu, có thể liên

thông đại học quốc tế tại Mỹ, Anh, Úc và RMIT Việt Nam...

Gần đây nhất, TTHL - ĐHTN đã trúng thầu làm đối tác triển khai công tác đào tạo tin học cho cán bộ các điểm truy cập, kỹ thuật viên quản trị mạng và người dân tại các điểm truy cập Internet công cộng của dự án “Thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” Quỹ Bill & Melinda Gates.

Với điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao và khả năng tổ chức, quản lý, đào tạo chuyên nghiệp, TTHL -ĐHTN sẽ từng bước góp phần nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho cộng đồng dân cư tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, góp phần vào sự phát triển chung của Thái Nguyên và khu vực.

Thực hiện: Nguyễn Ánh Nguyệt

Số 2/2009

Trang 11

Page 12: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Được sự đồng ý của Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Y tế, từ tháng 9/2009, trường Đại học Y Dược Huế sẽ triển khai chương trình Đào tạo Bác sỹ Chuyên khoa cấp I đầu tiên theo mô hình E-learning dành cho bác sỹ ngành Y tế công cộng ở Phú Yên và các tỉnh lân cận. Chương trình được thực hiện dưới sự tài trợ của dự án Việt Nam Hà Lan, tất cả học viên đều được hỗ trợ 100% học phí. Khóa học sử dụng Hệ thống Quản lý Học tập (Dịch từ cụm từ tiếng Anh “Learning Man-agement System”, viết tắt là LMS) mã nguồn mở Moodle (sau đây gọi tắt là Moodle) và đặt tại máy chủ của Trung tâm Học liệu- Đại học Huế (TTHL-ĐHH). Cán bộ Công nghệ Thông tin của TTHL- ĐHH sẽ đảm nhận phần trợ giúp về mặt kỹ thuật.

Chương trình đào tạo này rất thiết thực vì các bác sỹ có thể nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nhưng không nhất thiết phải gián đoạn công việc tại bệnh viện trong một thời gian dài. Với chương trình này, học viên có thể chủ động hoàn toàn về thời gian và địa điểm học. Chỉ cần một máy tính có kết nối Internet, học viên có thể học bất cứ

ĐÀO TẠO BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I THEO MÔ HÌNH EĐÀO TẠO BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I THEO MÔ HÌNH E--LEARNING:LEARNING:

Lợi Thế và Tiềm Năng Phát Triển Tại Đại Học Huế

lúc nào và ở đâu. Học viên có thể tận dụng thời gian rỗi truy cập vào trang web của khóa học để xem bài giảng, làm bài tập, bài kiểm tra hoặc tra cứu thuật ngữ chuyên ngành. Học viên cũng có thể tham gia thảo luận trực tuyến thông qua Chat hoặc thảo luận ngoại tuyến thông qua Diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung được giảng dạy. Các hình thức này không những có thể thay thế các hoạt động thảo luận trên lớp mà còn giúp học viên có điều kiện chuẩn bị ý kiến tranh luận kỹ hơn, do vậy nội dung trao đổi cũng có chiều sâu hơn. Ngoài thảo luận chung, học viên cũng có thể gửi thông điệp riêng đến giảng viên hoặc các học viên khác về các vấn đề mang tính cá nhân.

Về phía giảng viên, Moodle cung cấp các công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho việc theo dõi và đánh giá tình hình

học tập của học viên. Nhật ký hệ thống lưu lại từng lượt truy cập của học viên. gồm thời gian, mục truy cập và hoạt động. Hai module Bài tập và Bài kiểm tra hỗ trợ nhiều định dạng câu hỏi với nhiều tùy chọn để giảng viên có thể linh động sử dụng phù hợp với yêu cầu của mình. Moodle còn cho phép giảng viên thiết lập các thuộc tính của khóa học để học viên có thể đánh giá lẫn nhau thông qua các hoạt động được tạo ra.

Tuy nhiên, trong bước đầu xây dựng khóa học, do chưa quen với hệ thống nên hầu hết giảng viên và học viên đều gặp nhiều khó khăn khi khai thác và sử dụng các tính năng hỗ trợ của Moodle. Vì vậy, từ cuối năm 2008, các bên tham gia dự án đã triển khai công tác chuẩn bị cho khóa học. Bộ phận Công nghệ Thông tin của TTHL đã gửi các bản khảo sát đến học viên để thống kê sơ bộ về mặt bằng tin học chung. Một nhóm cán bộ thuộc 2 bộ phận Công nghệ Thông tin và Dịch vụ Thông tin của trung tâm cũng đã tiến hành viết và xuất bản 2 bộ sách tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy theo mô hình e-learning trên nền Moodle. Lớp tập huấn tạo khóa học với Moodle dành cho giảng

(Xem tiếp trang 17)

Bản Tin Trung tâm Học liệu Trang 12

Page 13: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Số 2/2009

Trang 13

Mở đầu

Thư viện, đặc biệt là các thư viện trường đại học (academic libraries) từ khi ra đời đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên trong nhà trường. Trong những năm gần đây, các trường đại học đã chú ý đầu tư để phát triển thư viện, một số thư viện được xây dựng khang trang, trang bị hiện đại, kho tài liệu phong phú cả về nội dung và hình thức, các thư viện này được xem như một phần trong chiến lược đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Bài viết này giới thiệu thực tế việc đầu tư hiện đại hóa thư viện tại trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT), và xem xét vai trò của việc đầu tư xây dựng một thư viện hiện đại nhìn từ góc độ trường ĐHCT đối với yêu cầu thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời nêu lên một số khó khăn mà hiện nay Trung tâm Học liệu (TTHL) đang phải đối mặt nhằm tìm ra giải pháp khắc phục.

1. TTHL Đại Học Cần Thơ đối với việc đổi mới phương pháp dạy và học

Những năm gần đây, trong chiến lược phát triển chung của trường ĐHCT, đặc biệt là trong phong trào đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học theo quan điểm lấy “người

học làm trung tâm”, TTHL cùng với 10 thư viện khoa luôn luôn đóng vai trò chủ đạo để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người học phát huy khả năng tư duy và tính sáng tạo của họ.

Đến tháng 8/2008, TTHL đã trang bị 499 máy tính nhưng vẫn chưa đáp

ứng đủ nhu cầu sử dụng của toàn thể cán bộ và sinh viên trường. Các cán bộ IT của Trung tâm đã kịp thời cho ra đời phần mềm quản lý máy tính nhằm giúp người dùng tiết kiệm thời gian chờ đợi khi đến sử dụng máy

tính tại đây. Phần mềm này cũng tạo điều kiện thuận lợi để trung tâm có thể thống kê số lượng và quản lý tài khoản của người dùng. Nhờ sự hỗ trợ của hệ thống máy tính, sinh viên và cán bộ có thể phát huy được khả năng tự đào sâu, tìm tòi kiến thức chuyên ngành qua những trang web, các cơ sở dữ liệu điện tử, các nguồn mở… Bên cạnh đó, hệ thống máy tính cũng trợ giúp giảng viên nhiều trong việc áp dụng phương pháp dạy học mới. Giảng viên tải bài lên các phần mềm quản lý học tập và thông báo để sinh viên tự tìm hiểu nội dung bài học trước khi đến lớp hoặc nghiên cứu thêm những đề tài chuyên sâu hay thực hành mở rộng những gì đã tiếp thu được từ nội dung giảng dạy ở lớp. Qua các diễn đàn trao đổi, sinh viên có thể thảo luận với bạn hoặc giáo viên về các vấn đề liên quan đến bài học.

Mô hình thiết kế theo phong cách hiện đại của TTHL với những phòng thảo luận nhóm được trang bị đầy đủ cũng được xem là động lực lớn có tác dụng thúc đẩy phong trào dạy và học theo phương pháp mới ở trường ĐHCT. Đây là nơi sinh viên và cán bộ giảng dạy có thể gặp nhau cùng trao đổi những kiến thức chuyên ngành, đồng thời cũng tạo môi trường thuận lợi cho các bạn sinh viên rèn luyện và nâng cao các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng nói trước công chúng hay tổ chức các

Đầu Tư Hiện Đại Hóa Thư Viện

ñoái vôùi vieäc Đổi Mới Phương Pháp

Dạy và Học Trong Nhà Trường

Page 14: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Bản Tin Trung tâm Học liệu Trang14

buổi sinh hoạt chuyên đề với mô hình nhỏ gọn… Đối với sinh viên các ngành sư phạm thì những phòng thảo luận này có tác dụng như phòng tập giảng ngoài giờ giúp họ có thể rèn luyện được những kỹ năng sư phạm cần thiết.

Đồng hành cùng quá trình đầu tư hiện đại hoá thư viện, dịch vụ Nghe - Nhìn tại TTHL cũng được đánh giá khá cao với nhiều trang thiết bị hiện đại. Hiện tại phòng Nghe-nhìn có 21 máy tính vừa được thay mới để phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên. Tại đây sinh viên có thể mượn các loại hình băng đĩa với nội dung phong phú, phù hợp với các chuyên ngành đang giảng dạy tại trường hoặc rèn luyện và học ngoại ngữ trực tiếng thông qua website của trung tâm ngoại ngữ trường. Đến cuối tháng 7 năm 2008, có khoảng 5000 băng đĩa với hình thức đa dạng, nội dung được cập nhật liên tục và nhiều ngôn ngữ phổ biến khác nhau đang được lưu trữ và bảo quản tại đây. Sinh viên và cán bộ giảng dạy cũng có thể đăng ký mượn phòng thảo luận nhóm tại phòng AV để tổ chức những buổi thảo luận nhóm, hội thảo chuyên đề, hoặc chiếu phim, tập giảng. Nhà tài trợ Atlantic Philanthropies cũng đã đầu tư phần mềm học tiếng Anh (LANGMASTER) với hy vọng có thể phát triển tốt nhất loại hình dịch vụ này.

Trong định hướng phát triển TTHL, việc đầu tư vào dự án số hóa tài liệu cũng nhận được sự quan tâm lớn từ lãnh đạo nhà trường và ban giám đốc của trung tâm. Mục tiêu chính của dự án là giúp trung tâm lưu trữ và bảo quản có hiệu quả những tài liệu có giá trị như đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, những bài viết có nội dung phong phú của người dân từ khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như của cán bộ và sinh viên trường ĐHCT và các trường khác trong vùng. Các cán bộ của trung tâm đã tự xây dựng và hoàn thành được 2 cơ sở dữ liệu điện tử quan trọng với nội dung chuyên sâu và đa dạng mang tên “Đề tài nghiên cứu khoa học vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” và “Cơ sở dữ liệu chuyên ngành”.

2. Một số khó khăn của việc đầu tư hiện đại hóa thư viện

TTHL của trường ĐHCT được đầu tư trang bị một cách hiện đại đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy và học của thầy trò trong nhà trường. Tuy nhiên còn một số vấn đề cần phải bàn: đó là chi phí vận hành cao, sự thích ứng của sinh viên và cán bộ đối với các trang thiết bị và nguy cơ xuống cấp của các trang thiết bị.

Không ít người giật mình khi được thông báo trung bình mỗi tháng TTHL phải trả khoảng 80 triệu tiền

điện. Theo báo cáo một năm hoạt động của TTHL, năm 2007 TTHL đã trả 1.109.587.400 tiền điện (Trang, 2007). Năm 2008, TTHL đã đưa ra nhiều giải pháp và vận động nhân viên trung tâm thực hiện tiết kiệm nhưng số tiền điện giảm không đáng kể. Việc lệ thuộc quá nhiều vào điện lưới Quốc gia cũng là một nhược điểm. Mỗi khi mất điện các hoạt động của trung tâm gần như tê liệt dù vẫn được trang bị máy phát điện dự phòng. Vì nếu sử dụng máy phát thì chi phí cho nhiên liệu là 1.000.000/giờ vận hành. TTHL đang kết hợp với Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thành phố Cần Thơ nghiên cứu giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời cho việc chiếu sáng và vận hành máy tính tại Trung tâm, tuy nhiên kinh phí cho đề án này cũng khá lớn cần phải có sự vận động tài trợ. Việc tiết giảm chi phí vận hành đang là một bài toán khó cho TTHL ĐHCT.

Phần lớn sinh viên chưa quen với việc sử dụng các phương tiện hiện đại, điều này đưa đến tình trạng sử dụng các phương tiện không hiệu quả như mong muốn ban đầu của nhà đầu tư. Nhiều sinh viên ngồi cả ngày bên máy tính nhưng chỉ dùng vào mục đích gửi mail, chơi game, chat, hay lướt Web vô bổ. Ngoài biện pháp đăng ký sử dụng máy và khống chế thời gian sử dụng máy trong ngày của độc giả, Trung tâm cũng đã đưa ra

Page 15: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Số 2/2009

Trang 15

biện pháp chế tài đối với những độc giả sử dụng máy tính sai mục đích. Việc sinh viên và cả cán bộ trong và ngoài Trung tâm chưa thích ứng kịp với một số trang thiết bị hiện đại như máy photocopy, máy in, máy scan, bảng điện tử hay bảng chiếu…đưa đến việc một số phương tiện bị sử dụng sai hoặc không được sử dụng gây nên sự lãng phí. Các cơ sở dữ liệu tiếng Anh chiếm một khoản kinh phí không nhỏ nhưng chưa được sử dụng hiệu quả do trình độ ngoại ngữ không đồng đều trong đội ngũ cán bộ và sinh viên. Bên cạnh đó, phần lớn cán bộ và sinh viên chưa có dịp tiếp cận nhiều với các cơ sở dữ liệu nước ngoài nên không nắm bắt hết cách sử dụng cũng như những lợi ích mang đến cho phương pháp dạy và học mới từ các cơ sở dữ liệu này.

Ngoài các khó khăn nêu trên, TTHL

đang phải đối mặt với nguy cơ các trang thiết bị đồng loạt xuống cấp khi mà thời gian bảo hành của các trang thiết bị, đặc biệt là hệ thống máy tính hơn 400 máy đã gần kết thúc. Việc thay thế hơn 2000 bóng đèn trong trung tâm cũng là một vấn đề cần tính đến trong nguồn kinh phí dự phòng.

3. Kết luận—Kiến nghị

Việc đầu tư hiện đại hóa các thư viện đóng một vai trò to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy và học trong trường đại học. Với việc được đầu tư có định hướng và đồng bộ, TTHL trường ĐHCT luôn đóng vai trò chủ đạo trong công tác hỗ trợ cho chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học lấy người học làm trung tâm và luôn cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất để người học phát huy khả năng tư duy sáng tạo của họ. Để phát triển bền vững, TTHL cần đưa ra các biện

pháp để giảm thiểu chi phí vận hành. Trung tâm có thể tìm các giải pháp năng lượng thay thể để hạn chế việc lệ thuộc vào lưới điện Quốc gia. Để nâng cao hiệu quả sử dụng các trang thiết bị hiện đại, ngoài việc cung cấp thông tin, TTHL cần chú ý việc mở các lớp hướng dẫn tìm tin, kỹ năng tìm kiếm thông tin trong các cơ sở dữ liệu, hướng dẫn người dùng sử dụng các phần mềm học ngoại ngữ và các trang thiết bị hiện có tại TTHL. Ngoài ra, Trung tâm cần nâng cao hơn nữa công tác Marketing để thu hút nhiều hơn nữa cán bộ giảng dạy và sinh viên đến sử dụng một cách hiệu quả các phương tiện hiện đại đang có tại TTHL.

Thực hiện: Nguyễn Huỳnh Mai

Ngô Huỳnh Hồng Nga

TÀI LIỆU THAM KHẢO Công ty RMIT Vietnam Holdings, & Trung tâm Học liệu Trường ĐHCT. (2003). Kế hoạch dự án xây dựng TTHL. Hành, N. V. (2008). Thư viện trường đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ [Bản điện tử]. Tạp chí thông tin tư

liệu, 2008. Truy cập ngày 31/07/2008, từ http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/MagazineName.2004-06-09.1932/2008/2008_00001/MItem.2008-02-25.0121/MArticle.2008-02-26.0623/marticle_view.

Hân, L.N. (2007). Bài dự thi tìm hiểu TTHL. Hiệp, N.V. (2007).Bài dự thi tìm hiểu TTHL. Huấn, P. Đ.(2007). Bài dự thi tìm hiểu TTHL. Hương, N.T (2007).Bài dự thi tìm hiểu TTHL. Lâm, T. T. (2008). Thư viện với công tác đào tạo và đào tạo học chế tín chỉ - thực trạng của thư viện Trường ĐH Khoa học, một số kiến

nghị về việc đầu tư và nâng cấp thư viện. Truy cập ngày 31/07/2008, từ http://www.hueuni.edu.vn/hueuni/newsletter_select.php?NLTID=298&PHPSESSID=00fd79364d79260a451b3d2527ea9451.

Phòng Tài nguyên Thông tin. (2007). Số liệu thống kê 2007. Trang, H.T. (2007) Báo cáo một năm hoạt động của dự án phát triển bền vững trong hội nghị sơ kết các dự án TTHL tại Hà Nội, Tháng

12/2007.

Page 16: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Bản Tin Trung tâm Học liệu Trang 16

Việc áp dụng chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho các trường đại học tại Huế là một bước chuyển biến ý nghĩa, một nỗ lực lớn trong việc thay đổi phương pháp dạy và học tại Đại học Huế (ĐHH). Ngoài sự đổi mới toàn diện về phương pháp dạy và học để có thể phù hợp với chương trình đào tạo theo hệ tín chỉ, nhà trường đòi hỏi phải thay đổi cách quản lý và vận hành chương trình, không ngừng đầu tư nâng cấp trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy và học tập của trường. Hoạt động về thông tin tư liệu cũng đóng một vai trò quan trọng và có tầm ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng đào tạo theo chương trình tín chỉ bởi chương trình đào tạo này đòi hỏi giảng viên phải đầu tư nhiều công sức hơn cho công tác soạn và chuẩn bị bài giảng, sinh viên phải dành nhiều thời gian tự học, tự nghiên cứu, tích cực và chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo mới có thể đáp ứng yêu cầu của mỗi tín chỉ.

Trung tâm Học liệu (TTHL), với trang thiết bị hiện đại, nguồn tài liệu phong phú và tiên tiến sẽ là nơi lý tưởng có thể giúp cán bộ và sinh viên ĐHH thực hiện tốt công việc dạy và học ở mô hình đào tạo mới này. Hơn nữa, với đội ngũ cán bộ và nhân viên gần 50 người, thời gian phục vụ sáu ngày một tuần, TTHL luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn đọc tiếp cận thông tin một cách tối đa. Có thể nói TTHL hội đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và nguồn

tài liệu sẵn sàng hỗ trợ giảng viên và sinh viên ĐHH thực hiện tốt chương trình đào tạo theo hệ tín chỉ, đảm bảo “có đủ sách tham khảo, tài liệu học tập” cho người dạy và người học theo Quy chế số 31/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 30/07/2001.

Thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ đồng nghĩa với việc thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hơn. Với phương thức lấy người học làm trung tâm, chương trình đào tạo tín chỉ sẽ tạo đà cho người học phát huy cao độ năng lực của bản thân, đồng thời khuyến khích sinh viên tiếp cận được với phương pháp học tập chủ động, lấy tự học, tự nghiên cứu làm chính. Với số lượng gần 500 máy tính kết nối Internet, các khu học tập hiện đại và nguồn tài liệu khá phong phú, TTHL có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cán bộ, giảng viên và sinh viên ĐHH. Hoạt động thông tin-thư viện của ĐHH trong những năm gần đây nhờ thế đã có nhiều đổi mới và được đầu tư nhiều hơn về nguồn tài nguyên thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ nghiên cứu và đào tạo.

Năm năm qua, TTHL luôn chú trọng đến yêu cầu của bạn đọc, lấy bạn đọc làm mục tiêu phấn đấu từ đó không ngừng thay đổi và hoàn thiện các dịch vụ của Trung tâm để có thể phục vụ bạn đọc tốt nhất, đặc biệt trong giai đoạn triển khai đào tạo theo phương thức tín chỉ như hiện nay. Ngay từ đầu, Ban lãnh đạo đã định hướng xây dựng TT thành một đơn vị cung cấp nguồn học liệu tồn tại song song cùng bảy thư viện trường đại học thành viên, do đó, TT chú trọng bổ sung nguồn tài liệu tra cứu và tham khảo là chính, với mục đích giúp bạn đọc mở rộng phạm vi học tập và nghiên cứu của mình ngoài những kiến thức được dạy ở trường. Hàng năm, TT dành một nguồn kinh phí khá lớn để bổ sung tài liệu, thường xuyên cập nhật nguồn tài liệu mới theo hướng bám sát,

VAI TRÒ Của Trung Tâm Học Liệu Đối Với Chương Trình Đào Tạo Theo Hệ Tín Chỉ Tại Đại học Huế

Page 17: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Số 2/2009

Trang 17

phù hợp với từng đề cương môn học, đồng thời mạnh dạn đầu tư vào các loại hình tài liệu mới như cơ sở dữ liệu trực tuyến, sách, báo điện tử với mong muốn bạn đọc có đủ thông tin học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, số lượng cán bộ và sinh viên đến TTHL vẫn còn hạn chế, nguồn tài liệu vẫn chưa được sử dụng hiệu quả như mong muốn, đặc biệt là nguồn tài liệu điện tử. Phần lớn cán bộ và sinh viên cho rằng chỉ cần sử dụng công cụ tìm tin Google là có ngay hàng trăm, hàng nghìn tài liệu mà không cần đến thư viện hay đăng ký sử dụng dịch vụ của thư viện. Điều đó phần nào đúng đối với người dùng tin nhưng chưa thật sự hữu ích đối với các bài nghiên cứu học thuật. Ở một số nước phương Tây, nguồn tài liệu tham khảo và trích dẫn đóng một vai trò khá quan trọng và thường chiếm 10 đến 15 phần trăm tổng điểm của một bài nghiên cứu. Hy vọng với mô hình đào tạo mới này, giảng viên và người học sẽ thay đổi thói quen tìm tin và dùng tin theo hướng tích cực hơn. Thư viện nhờ thế sẽ phát huy hết vai trò của một trung tâm thông tin hỗ trợ tích cực công tác giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên ĐHH, đặc biệt trong giai đoạn chuyển tiếp từ đào tạo niên chế sang tín chỉ. Để làm được điều đó cần phải có sự phối hợp chặt

chẽ giữa thư viện, người dạy và người học từ khâu bổ sung tài liệu, hỗ trợ tìm tin đến sử dụng nguồn tin. Quan trọng hơn cả là giảng viên phải thay đổi cách dạy, hướng sinh viên đến các nguồn tài liệu chất lượng mới có thể đạt kết quả nghiên cứu cao.

Từ khi chuyển sang áp dụng chương trình đào tạo tín chỉ, TTHL luôn cố gắng bổ sung nhiều tài liệu, đồng thời không ngừng cải thiện dịch vụ của mình để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Bên cạnh đó, TT cũng đã xem xét thay đổi các chính sách bổ sung, tăng cường hợp tác hơn nữa với các trường, các khoa, giảng viên và sinh viên để khi cần thiết có thể liên hệ trực tiếp với họ, đề nghị họ cung cấp các danh sách tài liệu tham khảo, tài liệu nghiên cứu bám sát kế hoạch giảng dạy. Hy vọng với mô hình đào tạo mới này, TTHL sẽ phát huy hơn nữa hoạt động của thư viện trong môi trường đào tạo tín chỉ, đồng thời sẽ thu hút được một lượng lớn cán bộ và sinh viên đến sử dụng thư viện, tận dụng tối đa nguồn tài liệu của TT, và nếu thực hiện được như thế, chương trình đào tạo tín chỉ đã bước đầu thành công.

Thực hiện: Hồ Thị Ngọc Hân

viên Khoa Y tế Công cộng – Đại học Y Dược Huế đã được tổ chức tại TTHL-ĐHH vào tháng 1/2009. Sau một tuần tham gia, hầu hết học viên nắm được các thao tác cơ bản để tạo ra một khóa học trực tuyến. Đến thời điểm này, các giảng viên khoa Y tế Công cộng sắp hoàn thành công đoạn chuyển toàn bộ nội dung các môn học trong chương

trình đào tạo bác sỹ Chuyên khoa cấp I theo mô hình truyền thống vào hệ thống Moodle. Khâu cuối cùng là đánh giá chất lượng các khóa học của Hội đồng chuyên môn. Chương trình dự kiến đón học viên mới vào đầu niên khóa 2009-2010.

Chương trình Đào tạo Bác sĩ Chuyên khoa cấp I theo mô hình e-learning tại

Đại học Y Dược Huế sẽ là bước chuẩn bị để nhân rộng phương pháp dạy và học hiện đại này cho các ngành khác của Trường cũng như của các trường Đại học khác thuộc Đại học Huế.

Thực hiện: Tôn Nữ Cát Tiên

ĐÀO TẠO BÁC SĨ CHUYÊN KHOA ...ĐÀO TẠO BÁC SĨ CHUYÊN KHOA ... (Tiếp theo trang 12)

Page 18: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Digital Narcissism là một thuật ngữ mà người viết được biết qua một email của đồng nghiệp từ listserv. Nếu bạn gõ cụm từ trên ở Google hoặc Yahoo!, kết quả tìm được thường đi với tên Andrew Keen, tác giả lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ này trong cuốn The Cult of the Amateur: How Today’s Internet Is Killing Our Culture.

Từ Digital hầu như ai cũng đã rõ. Còn từ Narcissism xuất phát từ từ Narcissus trong thần thoại Hy Lạp. Narcissus là tên một chàng trai khôi

ngô tuấn tú, người luôn tự hào về vẻ đẹp của mình và từ chối tình yêu của bao cô gái để cuối cùng chết đi vì trót lỡ yêu hình bóng của mình. Chính vì thế, Narcissism có nghĩa là tính cách tự sùng bái bản thân, về ngoại hình cũng như bản lĩnh, xin tạm dịch là Chủ nghĩa thần tượng bản thân. Và khi Digital bổ nghĩa cho Narcissism thì cụm từ này chắc chắn có liên quan đến máy tính, mạng Internet hay website v.v.

Ngày nay, những trang blog tràn ngập trên mạng, nhưng nội dung hầu hết dựa trên quan điểm hoặc ý kiến cá nhân. Hoặc trang YouTube (trang web cho phép người dùng có

đăng ký có thể tải lên, xem và chia sẻ những đoạn phim) được xem như là nơi mỗi cá nhân tự soi mình

trong gương khiến John Carney phát biểu trên tờ Sunday’s Time rằng đó là một “Online Hall of Mir-ror”. Không thể không nói đến những trang mạng xã hội như Face-book, MySpace mà thông tin xuất phát từ cá nhân, hoặc thông tin trên Wikipedia hầu hết do các biên tập viên tự nguyện hoặc tác giả khuyết danh thẩm định lại được nhiều người tham khảo. Là ý kiến, thông tin của cá nhân sẽ không tránh khỏi sự chủ quan, sai lệch và thiếu cơ sở khoa học nhưng ngày nay lại đang nở rộ và được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng mạng. Xu hướng trên được Andrew Keen gọi tên là Digi-

tal Narcissism và cảnh báo rằng “Thời khắc của những thông tin nghiệp dư đã điểm”. Tác giả còn tỏ ra lo ngại rằng với tình hình này, các phương tiện truyền thông truyền thống sẽ dần bị thay thế bởi blog, YouTube hay MySpace và giá trị đích thực của một nền văn hóa sẽ dần bị xói mòn bởi những thông tin “nghiệp dư” từ Internet, nhất là từ web thế hệ mới – Web 2.0.

Quan điểm của Keen khiến giới chuyên môn lên tiếng. Không ít người phản đối khi họ cho rằng

Internet và Web 2.0 vẫn là công cụ hỗ trợ đắc lực để chia sẻ thông tin. Bạn hãy tìm hiểu xem ý kiến dư luận thế nào nhé! Có lẽ không nơi nào lý tưởng hơn để tìm thông tin trên là Internet, cũng có thể là từ các ứng dụng của Web 2.0.

Tài liệu tham khảo xem trang 20

Thực hiện: Huỳnh Thị Xuân Phương

THUẬT NGỮ THƯ VIỆNTHUẬT NGỮ THƯ VIỆN

Digital Narcissism

Bản Tin Trung tâm Học liệu Trang 18

Page 19: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Nguồn thông tin trên Internet ngày càng phong phú và đa dạng về hình thức lẫn nội dung. Đây là nguồn tài nguyên vô tận chưa được khai thác hết. Tuy nhiên, tính bất ổn định và năng động của môi trường Web trở thành một thách thức đối với các cán bộ quản lý thông tin- thư viện trong tiến trình khai thác tài nguyên web. Nhằm hỗ trợ việc tìm kiếm và lưu trữ các nguồn thông tin trực tuyến có giá trị, Thư viện Quốc gia New Zealand (National Library of New Zealand) và Thư viện Anh (Bristish Library) đã hợp tác cho ra đời và đưa vào sử dụng Web Curator Tool (WCT) – tạm dịch là Công cụ thu thập Web chọn lọc. Đây là một công cụ mã nguồn mở dùng để quản lý tiến trình thu thập có chọn lọc các tài liệu Web nhằm bổ sung vào kho tài liệu số.

WCT là một ứng dụng web (web application) được lập trình trên ngôn ngữ Java. Để cài đặt và vận hành WCT cần một máy chủ (server) có các phần mềm sau:

• Môi trường vận hành Java (Java Runtime Environ-ment) phiên bản 1.5 (hoặc mới hơn);

• Apache Tomcat (web server) phiên bản 5.5.X (hoặc mới hơn);

• Một trong các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu: Oracle 10g, Postgresql 8.1 hoặc MySQL 5.0.

WCT đã được thử nghiệm với hệ điều hành Solaris (Phiên bản 9.0), Red Hat Linux và Windows 2000. Sau khi hoàn tất việc cài đặt (cần có cán bộ Công nghệ Thông tin phụ trách), người dùng sẽ làm việc với một giao diện web chạy được trên các trình duyệt thông dụng như Microsoft Internet Explorer và Mozilla Firefox. WCT sử dụng công cụ thu thập Web Heritrix nên cho phép tải về tất cả các tài liệu dùng giao thức

http, https, ftp như các trang web, hình ảnh, file audio, video hoặc các file Word, PDF đã được tạo liên kết.

WCT cho phép thực hiện các chức năng sau:

• Liên hệ với tác giả (người chịu trách nhiệm) của các trang web để được quyền thu thập thông tin từ các trang đó và cung cấp lại thông tin cho người sử dụng;

• Xác định phạm vi, lựa chọn thông tin cần thu thập và lập lịch trình lấy thông tin;

• Mô tả tài liệu thu thập được theo siêu dữ liệu Dublin Core;

• Thu thập tài liệu với công cụ thu thập web Heritrix theo lịch trình đã được thiết lập;

• Đảm bảo chất lượng tài liệu thu thập được đáp ứng mục tiêu đã đề ra trong quá trình xây dựng bộ sưu tập số;

• Nhập tài liệu thu thập được vào kho lưu trữ số.

Trang chủ của WCT

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN:CÔNG NGHỆ THÔNG TIN:

Web Curator Tool—Một Ứng dụng Nguồn Mở Cho Thư Viện Số

Số 2/2009

Trang 19

Page 20: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Với những chức năng trên, WCT là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho tiến trình xây dựng các bộ sưu tập số của các thư viện hoặc cơ quan lưu trữ. Tuy nhiên, để cài đặt thành công WCT cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ chuyên ngành Công nghệ Thông tin và cán bộ thư viện. Sau khi cài đặt, cán bộ thư viện hoàn toàn có thể sử dụng công cụ này bởi WCT vốn được thiết kế dành cho người dùng không có kiến thức Công nghệ Thông tin chuyên sâu. WCT chỉ cần được cài đặt một lần trên máy chủ, các cán bộ thư viện sẽ làm việc với công cụ này thông qua giao diện web, do vậy có thể sử dụng công cụ này với bất kỳ trình duyệt web nào mà không cần phải cài đặt ở máy tính cá nhân. WCT tỏ ra là một công cụ tiện dụng đối với cán bộ thông tin-thư viện và góp phần nâng cao hiệu quả tiến trình thu thập và bảo quản tài liệu số. Phiên bản mới nhất - WCT 1.4.1 - có thể tải m iễn phí tại địa chỉ h t t p : / /webcurator.sourceforge.net/.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Paynter, G., Joe, S. Lala, V. & Lee, G. (2008). A Year of Se-lective Web Archiving with the Web Curator at the National Library of New Zealand. D-Lib Magazine, 14(5/6). Truy cập từ http://www.dlib.org/dlib/may08/paynter/05paynter.html, ngày 02/07/2009.

Web Curator Tool – Quick start guide. (2006). Truy cập ngày 02/07/2009, từ http://webcurator.sourceforge.net/docs/1.1/wct-1.1-quick-start-guide.pdf.

Web Curator Tool – System administrator guide. (2008). Truy cập ngày 02/07/2009, từ h t t p : / /webcurator.sourceforge.net/docs/1.2/wct-1.2.7-system-administrator-guide.pdf.

Web Curator Tool – User manual version 1.4.1. (2009). Truy cập ngày 02/07/2009, từ h t t p : / /webcurator.sourceforge.net/docs/1.4.1/wct-1.4.1-manual.pdf.

Thực hiện: Tôn Nữ Phương Mai

Thuật ngữ thư viện: Digital Narcissism (Tiếp theo trang 18)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bailey, J. (2007). Review: The Cult of the Amateur. Truy cập ngày 28/06/2009, từ http://www.plagiarismtoday.com/2007/06/08/review-the-cult-of-the-amateur/.

Keen, A. (2006). YouTube: Broadcast yourself. Truy cập ngày 24/06/2009, từ http://andrewkeen.typepad.com/the-_great_seduction/digital-_narcissism/index.html.

Kakutani, M. (2007). Book of the Times: The Cult of the Amateur. Truy cập ngày 25/06/2009, từ http://www.nytimes.com/2007/06/29/books/29book.html.

Tenopir, C. (2007). Online Database – Web 2.0: Our Culture Downfall? Library Journal. Truy cập ngày 20/06/2009, từ http://www.libraryjournal.com.article/CA6510681.html.

Thực hiện: Huỳnh Thị Xuân Phương

Bản Tin Trung tâm Học liệu Trang 20

Page 21: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Optical Society of America

The Optical Society of America (OSA) là hiệp hội Quang học Hoa Kỳ được thành lập từ năm 1916 với mục đích phổ biến kiến thức về quang học thuần túy, quang học ứng dụng; nâng cao mối quan tâm chung của các nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến quang học.

Optics InfoBase là thư viện trực tuyến của OSA cung cấp những tạp chí toàn văn có chất lượng do chính hiệp hội

này xuất bản cũng như hợp tác xuất bản với các tổ chức khác, bao gồm cả biên bản hội nghị của OSA. Optics InfoBase là một cơ sở dữ liệu nhỏ nhưng tập trung vào khía cạnh ứng dụng của quang học, quang tử học.

Optics InfoBase dễ sử dụng với nhiều chức năng tìm kiếm như tìm cơ bản, nâng cao hay tìm duyệt cùng nhiều tiện ích khác.

URL: http://www.opticsinfobase.org

British Psychological Society

The British Psychological Society (BPS) là cơ quan đại diện của các nhà tâm lý Anh. Nhiệm vụ của tổ chức này là nâng cao tiêu chuẩn về đào tạo và thực hành tâm lý, nâng cao nhận thức của công chúng về tâm lý, tăng cường ảnh hưởng của tâm lý thực hành trong xã hội.

Với lịch sử xuất bản hơn 100 năm, BPS hiện có 11 tạp chí về tâm lý được giới chuyên môn đánh giá về

chất lượng, trong đó Journal of Neu-ropsychology là tạp chí mới nhất ra đời năm 2007. Hiện nay BPS cung cấp quyền truy cập toàn văn tới các bài báo của họ cho các nước đang phát triển thông qua tổ chức INASP (International Network for the Avail-ability of Scientific Publications).

URL: http://www.bpsjournals.co.uk/

Thực hiện: Võ Thúy Hoa

Trong số này chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc hai trong số các cơ sở dữ liệu điện tử miễn phí do INASP cung cấp (truy cập tại TTHL-ĐHH) từ tháng 5/2009.

Số 2/2009

Trang 21

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ MGIỚI THIỆU TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ MỚỚII

Page 22: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

nên theo kiểu trò chơi ném đĩa, giảng viên mời sinh viên chụp lấy ý tưởng rồi chuyền qua lại.

Thay vì đề ra một mô hình duy nhất để thành công, Filene chỉ ra những ưu khuyết điểm của nhiều chiến lược sư phạm khác nhau, mời gọi các giảng viên mới đưa ra lựa chọn dựa trên tính cách của mình, những giá trị mà mình theo đuổi, và mục tiêu mà mình muốn đạt được. Filene bàn bạc mọi thứ, từ

Với những quan niệm và kỹ thuật học hỏi được từ những giáo sư đại học lỗi lạc, cuốn Niềm vui dạy học cung cấp cho các giảng

viên mới vào nghề những lời hướng dẫn hữu ích, giúp giảng viên xây dựng chương trình và giảng dạy những khoá học đầu tiên mà mình đảm trách.

Giáo sư Peter Filene, người được trao tặng nhiều giải thưởng về giảng dạy, cho rằng dạy học không nên giống như chơi bóng chày, trong đó người giảng viên phát quả bóng ý tưởng về phía sinh viên rồi nhìn xem sinh viên đánh trúng hay trật. Ông cho rằng dạy học

GIỚI THIỆU SÁCH MỚIGIỚI THIỆU SÁCH MỚI

viết bản đề cương khoá học và lập kế hoạch bài giảng cho đến các buổi thảo luận trong lớp, chấm điểm, và những tương tác giữa giảng viên và sinh viên bên ngoài lớp học. Phong cách thẳng thắn, dễ tiếp cận của cuốn sách làm cho nó thích hợp với mọi giảng viên trong mọi lĩnh vực.

Thực hiện: Tô Diệu Lan

trình nghiên cứu đã được công bố của các nhà văn hóa, các nhà quản lý am hiểu sâu sắc về Thăng Long – Hà Nội cùng với những tư liệu cụ thể, sinh động cả về văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất đặc sắc này. Đọc cuốn sách để hiểu sâu sắc hơn về lịch sử,

Người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang nỗ lực chuẩn bị lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (1010 – 2010). Như được xuất bản để hướng về lễ kỷ niệm, cuốn sách Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến là tập hợp một số công

truyền thống vẻ vang của Thăng Long – Hà Nội cũng chính là góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

Thực hiện:

Nguyễn Thị Thu Hằng

Thaêng Long—Haø Noäi ngaøn naêm vaên hieán Hồ Phương Lan—Nxb Lao Động, 2009

Nieàm vui daïy hoïc—höôùng daãn thöïc haønh cho taân giaûng vieân ñaïi hoïc Peter Filene. Tô Diệu Lan, Trần Nữ Mai Thy dịch. Hoàng Kháng hiệu đính —Nxb Văn Hóa Sài Gòn, 2008

Bản Tin Trung tâm Học liệu Trang 22

Page 23: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

Số 2/2009

Trang 23

GIỚI THIỆU SÁCH MỚIGIỚI THIỆU SÁCH MỚI

thấy lại hình ảnh những cổ vật quý hiếm dưới thời Nguyễn qua các hiện vật thuộc loại quốc bảo được trưng bày tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội và qua các bộ sưu tập cá nhân.

Cuốn sách Thưởng ngoạn đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn (Appreciating the Custom – made Pattern Porcelain) gợi lại một nét văn hóa, mỹ thuật đặc sắc của người Huế xưa: thú sưu tầm và thưởng ngoạn đồ cổ. Với cuốn sách này, bạn đọc sẽ

Cuốn sách thể hiện kỳ công sưu tầm của tác giả qua những bức ảnh chụp những vật phẩm do tổ tiên truyền lại hoặc do tác giả góp nhặt suốt cuộc đời nghêu ngao đây đó.

Thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng

Thöôûng ngoaïn ñoà söù kí kieåu thôøi Nguyeãn 1802—1945 Trần Đình Sơn—Nxb Văn Nghệ, 2009

học và đề cao việc học của con người. Bất kể là nhà sử học hay nhà vật lý học, ở El Paso hay ở St. Paul, những nhà giáo ưu tú đều hiểu thấu đáo lĩnh vực của mình; không những thế, họ còn biết cách lôi cuốn và thách thức sinh viên, khơi gợi sự hưởng ứng nồng nhiệt. Trên hết, họ nhiệt thành tin tưởng rằng việc giảng dạy thực sự quan trọng và rằng các sinh viên hoàn toàn có thể học được.

Bằng những câu chuyện vừa hóm hỉnh vừa cảm

Điều gì khiến cho một nhà giáo trở nên lỗi lạc? Những giáo sư nào vẫn được sinh viên nhớ mãi sau khi ra trường? Cuốn sách này – kết quả thu được sau mười

lăm năm nghiên cứu trên gần một trăm giảng viên giảng dạy trong nhiều lĩnh vực và ở nhiều cơ sở giáo dục đại học khác nhau ở Hoa Kỳ – đưa ra những câu trả lời có giá trị đối với tất cả những nhà giáo dục.

Câu trả lời cô đọng là: những gì các nhà giáo hiểu mới là quan trọng chứ chẳng phải là những gì họ làm. Những kế hoạch bài giảng hay giáo án không quan trọng bằng phương cách đặc biệt theo đó các nhà giáo ấy hiểu rõ về môn

động, Ken Bain mô tả những ví dụ về sự thông tuệ và lòng từ ái, về việc sinh viên phát hiện những ý tưởng mới và chiều sâu trong tiềm năng của họ. Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú là một kho tàng minh triết được tìm thấy và là nguồn cảm hứng cho những nhà giáo mới vào nghề cũng như những nhà giáo dạn dày kinh nghiệm.

Thực hiện: Tô Diệu Lan

Phaåm chaát cuûa nhöõng nhaø giaùo öu tuù (What the best college teachers do) Ken Bain. Nguyễn Văn Nhật dịch, Hoàng Kháng hiệu đính. —Nxb Văn Hóa Sài gòn, 2008.

Page 24: tải về toàn bộ nội dung Bản tin Số 2/2009 ở dạng .pdf

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG: PGS. TS Huỳnh Đình Chiến – Giám đốc TTHL ĐH Huế ThS. Hà Lê Hùng – Giám đốc TTHL ĐH Đà Nẵng PGS.TS. Nguyễn Duy Hoan – Giám đốc TTHL ĐH Thái Nguyên ThS. Huỳnh thị Trang – Giám đốc TTHL ĐH Cần Thơ

BIÊN TẬP: Tôn Nữ Phương Mai

TRÌNH BÀY BẢN IN: Võ Thúy Hoa

THIẾT KẾ WEB: Lê Đức Minh Phương

ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC: Ban biên tập Bản tin Trung tâm Học liệu - Số 2 20 Lê Lợi, TP Huế ĐT: 84 54 826570 nội bộ 340.

Ban Bieân Taäp

TRUNG TÂM HỌC LIỆU ĐH THÁI NGUYÊN Địa chỉ: Phường Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên Website: http://www.lrc-tnu.edu.vn/ TRUNG TÂM HỌC LIỆU ĐH HUẾ Địa chỉ: 20 Lê Lợi, TP Huế Website: http://www.lrc-hueuni.edu.vn TRUNG TÂM HỌC LIỆU ĐH ĐÀ NẴNG Địa chỉ: 91A Nguyễn thị Minh Khai, TP Đà Nẵng Website: http://www.lirc.udn.vn TRUNG TÂM HỌC LIỆU ĐH CẦN THƠ Địa chỉ: Khu 2 - Đường 3/2, TP Cần Thơ Website: http://www.lrc.ctu.edu.vn

Ảnh: Ban Giám đốc các Trung tâm Học liệu trong kỳ họp thường niên tại Quảng Châu—Trung Quốc, tháng 12/2008

VỚI SỰ CỘNG TÁC CỦA CÁC TÁC GIẢ: Nguyễn Thị Thu Hằng, Hồ Thị Ngọc Hân, Võ Thúy Hoa, Vũ Minh Huệ, Thảo Lam, Tô Diệu Lan, Nguyễn Huỳnh Mai, Tôn Nữ Phương Mai, Ngô Huỳnh Hồng Nga, Nguyễn Ánh Nguyệt, Pixcel, Lê Đức Minh Phương, Huỳnh Thị Xuân Phương, Trần thị Thanh Tâm, Tôn Nữ Cát Tiên, Đỗ thị Kim Thu, Huỳnh Thị Trang, Trần Thùy Trang.