tai lieu moi truong nhat ban

24
DU LỊCH VÀ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG I. Tổng quan về Du lịch và suy thoái môi trường: 1. Du lịch: - Khái niệm du lịch (unesco) - Khái niệm chung về DL: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa KDL, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón KDL- Các loại tài nguyên du lịch: o Tài nguyên thiên nhiên: Địa hình, Khí hậu, Thực vật, động vật, Tài nguyên nước, Vị trí địa lý có giá trị du lịch. o Tài nguyên nhân văn: Các giá trị lịch sử, văn hóa, phong tục tập quá cổ truyền là đối tượng quan tâm của khách du lịch có hứng thú tìm hiểu. 2. Suy thoái môi trường : - Môi trường du lịch là một khái niệm rộng bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế – xã hội, môi trường văn hoá - Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. 3. Mối tương quan giữa du lịch và môi trường : - Tác động tích cực: o Du lịch môi trường: Có kinh phí bảo vệ môi trường o Môi trường Du lịch: tăng nhu cầu trồng thêm nhiều cây xanh phục vụ mục đích du lịch.

description

tai lieu moi truong

Transcript of tai lieu moi truong nhat ban

Page 1: tai lieu moi truong nhat ban

DU LỊCH VÀ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG

I. Tổng quan về Du lịch và suy thoái môi trường:1. Du lịch:

- Khái niệm du lịch (unesco) - Khái niệm chung về DL: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ

phát sinh từ tác động qua lại giữa KDL, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón KDL”

- Các loại tài nguyên du lịch:o Tài nguyên thiên nhiên: Địa hình, Khí hậu, Thực vật, động vật, Tài nguyên

nước, Vị trí địa lý có giá trị du lịch.o Tài nguyên nhân văn: Các giá trị lịch sử, văn hóa, phong tục tập quá cổ

truyền là đối tượng quan tâm của khách du lịch có hứng thú tìm hiểu.2. Suy thoái môi trường :

- Môi trường du lịch là một khái niệm rộng bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế – xã hội, môi trường văn hoá

- Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.

3. Mối tương quan giữa du lịch và môi trường :- Tác động tích cực:

o Du lịch môi trường: Có kinh phí bảo vệ môi trườngo Môi trường Du lịch: tăng nhu cầu trồng thêm nhiều cây xanh phục vụ

mục đích du lịch.- Tác động tiêu cực:

o Du lịch môi trường: tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. 

Page 2: tai lieu moi truong nhat ban

o

Môi trường Du lịch:

Trong giai đoạn xây dựng phát triển du lịch : San lấp chuẩn bị mặt bằng. Khai thác vật liệu để xây dựng các công trình hạ tầng và dịch vụ

du lịch. Xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cung cấp

nước và năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải...). Xây dựng các công trình dịch vụ du lịch. Các hoạt động vận chuyển; v.v.

Các hoạt động này sẽ tác động làm ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan, môi trường sống (nơi cư trú) của nhiều loài sinh vật, làm tăng nguy cơ mất cân bằng trong phát triển các hệ sinh thái,... Tác động này thường nhận thấy rõ khi phát triển xây dựng các khu du lịch ở những khu vực có môi trường nhạy cảm như rừng ngập mặn ven biển, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

Trong quá trình hoạt động du lịch: Tăng áp lực ô nhiễm môi trường do lượng chất thải (rác và nước

thải) từ hoạt động của khách du lịch trong quá trình tham quan du lịch và từ các cơ sở dịch vụ du lịch.

Page 3: tai lieu moi truong nhat ban

Tăng khả năng ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và các hệ sinh thái từ các phương tiện dịch vụ vận chuyển, vui chơi giải trí, các cơ sở lưu trú...

Tăng khả năng phát sinh các dịch bệnh do khách mắc phải từ nơi khác.

Tăng nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học do có nhu cầu về thực phẩm (đặc biệt là đặc sản), hàng lưu niệm (được làm từ các loài sinh vật quý hiếm) của du khách; do sự tập trung lượng lớn du khách trong mùa giao phối; v.v.

Tăng nguy cơ xói mòn vùng cát ven biển do phát triển các khu du lịch biển.

Tăng nguy cơ ùn tắc giao thông, tăng áp lực đối với hệ thống hạ tầng xã hội, đặc biệt trong mùa du lịch, thời gian lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần.

II. Du lịch và suy thoái môi trường ở Việt Nam:1. Thực trạng du lịch và suy thoái môi trường:

Du lịch với tốc độ phát triển nhanh kéo theo những hệ lụy đến môi trường- Rừng bị tàn phá để đầu tư xây dựng các khu du lịch, để cung cấp nguyên vật liệu

và đáp ứng nhu cầu ẩm thực.o Theo Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2010, Lâm Đồng có khoảng 602.000 ha

rừng (độ che phủ 61,2%) nhưng đến năm 2014 chỉ còn 513.529 ha (độ che phủ còn 52,5%). Riêng Đà Lạt, năm 2010 độ che phủ rừng đạt 56%, nay chỉ còn khoảng 47%.

o 8/2010: Đốn hạ 98543 cây thông lâu năm ở Hồ Tuyền LÂm (Đà Lạt) để xây khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng

Page 4: tai lieu moi truong nhat ban

- Tài nguyên bị khai thác không kiểm soát: Tài nguyên đất, nước, không khí, tài nguyên biển, tài nguyên rừng bị khai thác để đáp ứng nhu cầu của Du lịch.

o VD : Khai thác san hô trái phép nhằm bán cho Khách du lịch (Ninh Thuận) :

Page 5: tai lieu moi truong nhat ban

- Ô nhiễm môi trường: Nước, KK, đất,… bị ô nhiễm do nước thải của các khu du lịch, khí thải từ các phương tiện vận chuyển khách, hệ lụy từ thuốc trừ sâu của các sân gôn,… Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương.

o Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.

o Ví dụ? (kèm hình ảnh, số liệu và nguồn cụ thể nha)o Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Ðây là

nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.

VD: Đà Lạt (Rác khu vực Hồ Xuân Hương)

Page 6: tai lieu moi truong nhat ban

Lý sơn:

o Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.

VD: Hàng ngàn du khách đổ về Đà Lạt trong dịp lễ 30/4 – 1/5 gây kẹt xe, khói bụi tại thành phố hoa

Page 7: tai lieu moi truong nhat ban

o Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại. ( Ví dụ cụ thể)

o Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất. ( Ví dụ cụ thể)

o Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...

Page 8: tai lieu moi truong nhat ban
Page 9: tai lieu moi truong nhat ban

2. Nguyên nhân suy thoái môi trường:II.1. Quy hoạch du lịch không hợp lý:

- Tạo ra các vùng du lịch trùng lặp, dịch vụ du lịch mọc lên ngổn ngang khó quản lý

- Quy hoạch không đề cao giá trị thiên nhiên và môi trường chặt cây, phá rừng xây dựng khu du lịch.

- Không có hệ thống phân luồng giao thông hợp lí trong mùa du lịch gây tình trạng kẹt ứ, ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ du lịch Mất mĩ quan, ô nhiễm không khí.II.2. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch:

- Khai thác du lịch trái phép -> nhà nước không quản lý được hết -> cạn kiệt tài nguyên : VD: Khai thác san hô, đá ngầm,…

- Sai phạm trong việc xử lí các phát thải Du lịcho VD: đốt các phát thải bằng lò đốt rác cỡ nhỏ, công nghệ lỗi thời, nếu không

loại bỏ đồ nhựa, khi đốt sẽ tiềm ẩn nguy cơ phát thải khí độc vào môi trường. Nguy cơ ô nhiễm dioxin. (Ảnh: Nguyễn Hoài)

o Tại Nha Trang, dọc theo bãi biển dễ dàng bắt gặp nhiều cống xả nước bẩn

trực tiếp ra biển như thế này:

Page 10: tai lieu moi truong nhat ban

II.3. Khách du lịch:- Mang theo mầm bệnh môi trường xã hội:

o 6/2015: Dịch Mers: lây qua đường hàng không:

(Lực lượng kiểm dịch y tế cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất bị quá tải do hành khách nhiều chuyến bay HQ nhập cảnh cùng lúc (Ảnh: nld.com.vn)

- Ý thức kém môi trường tự nhiên:

Page 11: tai lieu moi truong nhat ban

Rác thải đầy trên bãi biển Mũi Né - Bình Thuận (Ảnh: Mễ Thuận Thành, Châu Tường)

- Ý thức kém môi trường văn hóa xã hội:

Ảnh: Tường Nhà thờ Đức Bà – TpHCM

Page 12: tai lieu moi truong nhat ban

3. Giải pháp thực tế:3.1. Giải pháp và kết quả:

3.1.1. Nhà nước triển khai các luật bảo vệ môi trường- Điều luật cụ thể:

Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu

07/2000/CT-TTG 30/03/2000 Tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại

các địa điểm tham quan, du lịch

47/2001/NĐ-CP 10/08/2001 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Du lịch

48/2002/NĐ-CP 22/04/2002

Nghị định sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ

29/2002/QĐ-UB 15/11/2002 V/v ban hành quy chế du lịch

05/2003/QĐ-BVHTT 14/03/2003 Về việc ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di

tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh

94/2003/NĐ-CP 19/08/2003 Nghị định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch

02/2003/QĐ-BTNMT 29/7/2003 Về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh

vực du lịch

291/QĐ-UB 23/02/2004 V/v Ban hành bản quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại và du lịch ở địa phương

44/2005/QH11 27/06/2005 Luật du lịch

183/QĐ-TTG 10/08/2006 Quyết định về việc bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch

92/2007/NĐ-CP 01/06/2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch

16/2012/NĐ-CP 12/03/2012 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

43/2012/TT-BGTVT 23/10/2012

Quy định các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi

Page 13: tai lieu moi truong nhat ban

55/2014/QH13 23/06/2014 LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Trong 10 năm qua, ngành Du lịch đã có bước tiến dài với những thành tựu to lớn:o Nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh

doanh du lịch, dịch vụ du lịch và cộng đồng cư dân địa phương về vai trò, vị trí của ngành du lịch được nâng lên;

o Đã quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

o Nhiều khu du lịch quốc gia được hình thành như khu du lịch Mộc Châu (Sơn La), Núi Bà Đen (Tây Ninh), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)…

o Công tác quản lý tài nguyên du lịch, khu, tuyến, điểm du lịch được thực hiện đồng bộ, nhiều tài nguyên du lịch đã phát huy tốt giá trị sẵn có và được bảo vệ, nâng cấp theo hướng phát triển bền vững, góp phần hình thành rõ nét các vùng động lực phát triển du lịch.

o Áp dụng các chế tài phù hợp nhằm giảm thiểu thiệt hại đến môi trường do ý thức người dân gây ra

VD:Vũng Tàu công khai xử phạt người xả rác trên bãi biển 5/4/2015. ( Tuy nhiên AD trong mùa lễ Hùng Vương, và 30/4)

Cắm biển cấm, công khai mức xử phạt

Trao đổi với báo chí, bà Trương Thị Hường - Phó Chủ tịch UBND TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) - cho biết, để đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ sạch bãi, bờ biển, trước dịp lễ giỗ Tổ Hùng Vương (10.3 âm lịch) và dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.-5, thành phố sẽ tuyên truyền, vận động người dân, du khách không xả rác dọc bãi biển, công viên, quảng trường ven biển.

- Tuy vậy, với sự thay đổi của bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước, rất cần có những quy định mới phù hợp với điều kiện hiện tại và xu hướng tương lai để đáp ứng nhu cầu phát triển, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho sự phát triển của Ngành:

o  Bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam đã có nhiều thay đổi với nhiều cam kết quốc tế. Ở trong nước, tác động từ những thay đổi trong quan hệ xã hội khi đất nước phát triển và hội nhập đã dẫn đến việc thực hiện Luật Du lịch 2005 gặp nhiều khó khăn, không phù hợp với điều kiện thực tế.

3.1.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trong vấn đề du lịch:

Page 14: tai lieu moi truong nhat ban

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội từ Trung ương đến địa phương, từ các cấp lãnh đạo đến cán bộ trong ngành du lịch và liên quan, từ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và liên quan đến cộng đồng xã hội.

- VD: Huyện đảo Cát Bà, Tỉnh Hải Phòng:

Chương trình “Vì môi trường xanh quốc gia năm 2015” giúp tuyên truyền, vận

động mọi tầng lớp nhân dân trên huyện đảo Cát Bà nói riêng, thành phố Hải Phòng

nói chung nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm bảo tồn, phát huy

giá trị của tài nguyên và môi trường biển, đảo; lòng tự hào, ý thức dân tộc đối với

chủ quyền vùng biển của tổ quốc...

Mọi tầng lớp nhân dân trên huyện đảo Cát Bà đang chung tay làm sạch bờ biển

- Tăng cường cho công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng hướng dẫn viên vì đây là

một lực lượng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hướng dẫn khách tham quan

quan tâm đến bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và các kỹ thuật tác động

thấp.

- Bộ Thông tin và truyền thông ban hành quyết định số 1219/QĐ-BTTT ngày

23/7/2015 về Ban hành Kế hoạch đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tạo đột phá

Page 15: tai lieu moi truong nhat ban

trong nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển Du lịch và hiệu quả hoạt động

quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.

- Coi trọng nâng cao nhận thức về du lịch cho toàn dân và đặc biệt đối với hệ thống

quản lý du lịch.

3.1.3. Phân vùng chức năng Du lịch:

- Khi phát triển các loại ta phải xem khu vực nào phù hợp với từng loại hình du

lịch, khu vực nào nhạy cảm với môi trường nhiều nhất.

o Phân khu nguyên sơ/ khoa học

o Phân khu không tập trung cho những khu vực thiên nhiên:

o Phân khu cho du lịch thiên nhiên

Page 16: tai lieu moi truong nhat ban

3.1.4. Đầu tư nâng cấp dịch vụ du lịch:

- Đầu tư tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu trong tổ chức hoạt

động du lịch và cung cấp dịch vụ du lịch. Ví dụ cụ thể? + hiệu quả đã đạt được

cho tới bây h

- Chú trọng việc tôn tạo nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch để có điều kiện

phát triển hoạt động của du lịch trong tương lai.

3.1.5. Triển khai chương trình du lịch có trách nhiệm với môi

trường:

- Phát triển các tour du lịch: các công ty du lịch phải tuân theo quy tắc đạo lý môi

trường, quy mô của các đoàn khách du lịch không nên quá lớn và không vượt quá

khả năng chịu tải của môi trường đồng thời cũng nên thiết lập một hệ thống những

quy tắc, quy định đối với khách du lịch cho từng khu vực, từng tuyến cụ thể

- Coi trọng phát triển du lịch xanh, sản phẩm du lịch du lịch có trách nhiệm với môi

trường và xã hội.

o VD: Một tour Du lịch điển hình của Viettravel:

Page 17: tai lieu moi truong nhat ban

3.1.6. Tập trung quản lý chất lượng Du lịch:- Thực hiện kiểm soát phát triển theo quy hoạch dài hạn, đảm bảo hài hòa lợi ích

của các bên: khách du lịch, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam và bảo vệ môi trường.

- Đánh giá tác động môi trường của các dự án xây dựng các khu du lịch trong khu vực để từ đó có những dự báo chính xác về những tác động môi trường có thể xảy ra và có những biện pháp thích hợp để hạn chế những tác động tiêu cực đó.

- VD : Vịnh Hạ Long :

Để khắc phục và giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường khu vực ven bờ

Vịnh Hạ Long, TP Hạ Long và các ngành chức năng đã và đang nỗ lực thực hiện

nhiều giải pháp, nhất là kiểm soát các khu vực có lượng phát thải lớn. Cụ thể, Khu

du lịch Bãi Cháy đã được đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập

trung với công suất 3.500m3/ngày từ nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng thế giới

(WB) và vốn đối ứng của tỉnh. Theo đó tất cả nước thải ở khu vực Bãi Cháy được

thu gom lại tại 8 trạm bơm tự động để đưa về nhà máy xử lý v.v.. Ban Quản lý

Vịnh Hạ Long, Cảng tàu Du lịch Bãi Cháy... cũng bố trí lực lượng thu gom, tập

kết rác thải, lên phương án bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long…

- Đà Nẵng:

Đã có thời kỳ ô nhiễm do nước thải là vấn đề lớn đối với Đà Nẵng, nhưng đến nay

Đà Nẵng đầu tư 4 trạm xử lý nước thải sinh hoạt với tổng công suất gần

150.000m3/ngày đêm; 5 trạm xử lý nước thải công nghiệp, tổng công suất gần

12.000m3/ngày đêm, tỷ lệ đấu nối đạt 98%, chất lượng xử lý sau hệ thống cơ bản

đáp ứng theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, đã cắt giảm được hàng chục nghìn

m3/ngày thải trực tiếp ra môi trường so với trước. Về chất thải rắn, thu gom rác

sinh hoạt đạt trên 95%, được đánh giá là một trong những địa phương sạch nhất

của cả nước.

3.1.7. Thúc đẩy du lịch bền vững ở Việt Nam:- Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên để có thể đáp ứng

các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.

Page 18: tai lieu moi truong nhat ban

3.2. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện giải pháp: 3.2.1. Thuận lợi:

Có tác động tích cực và được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng Có thể tiếp thu những kinh nghiệm từ các nước tiến bộ hơn. Ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch trong xã hội được nâng cao. Nhiều

vụ vi phạm được giải quyết dứt điểm. Các giải pháp khắc phục suy thoái môi trường du lịch đã được quan tâm đầu tư thực hiện. Các ngành, lĩnh vực đã huy động được nhiều nguồn lực, sự hỗ trợ của quốc tế và từng bước chủ động bảo vệ, cải thiện môi trường du lịch.

Các quy định về khắc phục suy thoái môi trường du lịch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ngày càng được hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc khắc phục suy thoái môi trường du lịch.

Lực lượng cảnh sát môi trường, Chi cục bảo vệ môi trường du lịch được thành lập, bước đầu hoạt động có hiệu quả. Nhìn chung, các điều kiện cơ bản, thiết yếu làm tiền đề, tạo thế và lực cho công tác khắc phục môi trường du lịch trong thời gian tới được đáp ứng.

Công tác tuyên truyền, quản lý và khắc phục môi trường du lịch tại các địa phương luôn được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, được sự chỉ đạo và hồ trợ của các bộ ngành Trung ương nên những nhiệm vụ chủ yếu về công tác quản lý đã đạt được kết quả khá tốt.

Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường du lịch đã tăng cường góp phần khắc phục suy thoái môi trường du lịch, hạn chế những vi phạm của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Trang thiết bị, phượng tiên phục vụ cho công tác khắc phục môi trường du lịch cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ được giao.

3.2.2. Khó khăn: Chi phí để khắc phục suy thoái môi trường nói chung và môi trường du lịch nói

riêng là rất cao. Công tác quản lý, phối hợp của các cấp ban ngành thiếu chặt chẽ. Mặc dù đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở sản

xuất, kinh doanh, các tầng lớp nhân dân cộng đồng dân cư và khách du lịch, nhưng mức độ nhận thức về khắc phục suy thoái môi trường du lịch vẫn chưa thật sự tạo ra chuyển biến mới trong hành động về thực hiện tốt trong công tác khắc phục suy thoái môi trường du lịch của cộng đồng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Trang thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ cho đo đạc, phân tích, kiểm tra còn thiếu. Do đó, việc quan trắc, cảnh báo, kiểm soát còn những khó khăn, hạn chế nhất định.

Với Việt Nam, một nước mới phát triển về du lịch thì hoạt động này hầu như còn rất mới, thiếu kinh nghiệm. Cán bộ làm công tác khắc phục môi trường du lịch đa phần là kiêm nhiệm nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Page 19: tai lieu moi truong nhat ban

Trái đất đang có nhiều biến đổi môi trường phức tạp, khó dự đoán.4. Kiến nghị:

Phát triển du lịch bền vững gắn vs cộng đồng + bảo vệ môi trường:- Rà soát, sửa đổi , bổ sung các văn bản, chính sách, pháp luật liên quan đến môi

trường.- Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về Bào vệ môi trường.- Tăng cường tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đến toàn dân, siết chặt quy

định và có các chế tài chặt chẽ, nghiêm khắc đối với hành vi xâm hại môi trường.- Tập trung chỉ đạo, giải quyết các vấn đề môi trường đặc biệt là các vấn đề về phát

thải du lịch và ô nhiễm nguồn nước.- Cần tổ chức lại việc buôn bán trên vỉa hè, bãi biển để ngăn chặn tình trạng xả rác

bừa bãi.-