Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế

29
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGÀNH THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2 (FSPS II) HỢP PHẦN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY SẢN (SCAFI) Hà Nội, năm 2011

Transcript of Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGÀNH THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2 (FSPS II)

HỢP PHẦN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY SẢN (SCAFI)

Hà Nội, năm 2011

MỤC LỤC

Nội dung Trang

LỜI GIỚI THIỆU 3

I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ SINH KẾ 4

1.1. Sinh kế là gì? 4

1.2. Sinh kế bổ sung là gì? 4

1.3. Sinh kế thay thế là gì ? 5

1.4. Sinh kế bền vững là gì ? 5

II. CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN SINH KẾ 9

2.1. Vốn con người 9

2.2. Vốn xã hội 10

2.3. Vốn vật chất 11

2.4. Vốn tự nhiên 12

2.5. Vốn tài chính 13

III. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN – PHÁT TRIẾN SINH KẾ 13

3.1. Vì sao phải đánh giá và lựa chọn phát triển sinh kế ? 13

3.2. Đánh giá sinh kế 14

1. Mục tiêu của đánh giá sinh kế 14

2. Các nội dung của đánh giá sinh kế 15

3. Các tiêu chí đánh giá sinh kế 15

3.3. Lụa chọn – phát triển sinh kế 16

1. Các bước lựa chọn – phát triển sinh kế 16

2. Ví dụ của từng người dân và cho tổ cộng đồng 16

IV. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SWOT TRONG LỰA CHỌN 17

PHÁT TRIỂN SINH KẾ

4.1. SWOT là gì ? 18

4.2. Các bước tiến hành 19

V. CÁC LOẠI HÌNH HỖ TRỢ SINH KẾ CỘNG ĐỒNG 19

5.1. Tạo môi trường thuận lợi để cải thiện nguồn lực 20

5.2. Cải thiện các hoạt động tạo thu nhập và sinh kế hiện tại 21

5.3. Phát triển các hoạt động tạo thu nhập thêm hoặc thay thế 21

5.4. Tạo môi trường thuận lợi về chính sách và thể chế cho phát triển sinh

kế cộng đồng 23

VI. KẾT NỐI THỊ TRƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN SINH KẾ CỘNG

ĐỒNG 25

6.1. Khái niệm 25

6.2. Tại sao phải kết nối thị trường cho phát triển sinh kế cộng đồng ? 26

6.3. Mục tiêu của kết nối thị trường cho phát triển sinh kế cộng đồng 26

6.4. Nội dung của kết nối thị trường cho phát triển sinh kế cộng đồng 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

LỜI GIỚI THIỆU

Sinh kế tạo ra những giá trị về vật chất và tinh thân cho người dân, gia đình, cộng

đồng và xã hội. Sinh kế được đảm bảo nghĩa là cuộc sống của người dân được âm

no, hạnh phúc. Sinh kế còn là một yếu tố cốt yếu đảm bảo sự thành công của các

mô hình dự án.

Với sự hỗ trợ kinh phí của Dự án Hợp phần Tăng cường Quản lý Khai thác thủy

sản (SCAFI), Chương trình Hỗ trợ Ngành thủy sản giai đoạn 2 (FSPS II) nhóm

soạn thảo Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Bền vững (SSDC) đã biên soạn cuốn tài liệu

“Hướng dẫn thực hành sinh kế”.

Chúng tôi hy vọng cuốn tài liệu “Hướng dẫn thực hành sinh kế”là một công cụ hưu

ích để những người làm đồng quản lý ở cấp cơ sở có thể vận dụng vào trong các

hoạt động sản xuất, kinh doanh và công việc của cá nhân, gia đình và cộng đồng…

Tài liệu có ý nghĩa tham khảo và giúp người dân cũng như cộng đồng, những

người làm đồng quản lý ở cấp cơ sở thực hành sinh kế một cách dễ dàng hơn.

Chúng tôi trân trọng lắng nghe những ý kiến đóng góp của độc giả cho cuốn tài

liệu “Hướng dẫn thực hành sinh kế” để cuốn tài liệu này ngày càng hoàn thiện hơn.

Biên soạn : Đinh Xuân Lập

Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Bền vững (SSDC)

I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ SINH KẾ

1.1. Sinh kế là gì ?

Sinh kế là cách thức kết hợp các nguồn lực hiện có của con người để tạo ra miếng

cơm manh áo hàng ngày.

Trong đó có 5 nguồn lực cơ bản là: Con người, xã hội, tài nguyên, cơ sở hạ tầng và

tài chính.

Miếng cơm: Thể hiện khả năng đáp ứng về vật chất.

Manh áo: Thể hiện khả năng đáp ứng về tinh thần.

1.2. Sinh kế bổ sung là gì ?

Sinh kế bổ sung là những sinh kế thêm vào sinh kế chính: kinh doanh tôm cá, vận

chuyển khách du lịch, khâu vá lưới, hướng dẫn viên du lịch, hướng dẫn lặn biển

cho du khách v.v..

1.3. Sinh kế thay thế là gì ?

Sinh kế thay thế là sinh kế khác, chỉ việc từ bỏ khai thác thủy sản làm nghề khác

như việc bán tàu thuyền, ngư cụ sang làm nghề nuôi thủy sản, nuôi ong, buôn xăng

dầu, sản xuất tàu thuyền du lịch v.v..

1.4. Sinh kế bền vững là gì ?

* Khái niệm :

Sinh kế bền vững là sinh kế có thể đối phó hay khôi phục lại được khi gặp các cú

sốc hoặc khủng hoảng, có thể đảm bảo cho các thể hệ sau này duy trì hoặc nâng

cao mà không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và sự hỗ trợ từ bên ngoài

(DFID, 1999).

* Vậy như thế nào được gọi là sinh kế bền vững ?

1. Có khả năng đối phó và phục hồi từ các cú sốc, khủng hoảng.

2. Không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài. Duy trì được khả năng và nguồn

vốn (nguồn lực) cho hiện tại và tương lai.

3. Không làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

4. Không làm tổn hại đến khả năng tạo đời sống của người khác.

Hay nói cách khác phải dung hòa 4 yếu tố : Kinh tế, xã hội, môi trường và thể

chế.

* Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững :

Khung lý thuyết.

Theo khung sinh kế bền vững này, các hộ gia đình ở cộng đồng đề có những chiến

lược sinh kế. Các chiến lược sinh kế này được phát triển trên cơ sở của những

nguồn lực sinh kế tiềm năng và đồng thời phụ thuộc và bối cảnh địa phương về

chính trị và thể chế. Những yếu tố này bị ảnh hưởng bởi các nguy cơ rủi ro như

mưa bão, khô hạn, tác động theo mùa vụ hoặc diễn biến theo xu hướng.

* Chiến lược phát triển sinh kế bền vững.

Chiến lược sinh kế hộ gia đình phản ảnh phương cách của một hộ gia đình làm thế

nào để sử dụng các nguồn lực khả thi để đáp ứng được các nhu cầu của sinh kế. Ví

dụ, một hộ gia đình ngư dân tìm kiếm được thức ăn và tạo được thu nhập thông

qua việc đánh bắt hải sản. Để làm được việc đó, hộ gia đình này cần sử dụng một

vài nguồn lực khả thi như sau:

- Nguồn lực vật chất – tàu, thuyền đánh cá, ngư lưới cụ, cầu cảng.

- Nguồn lực con người - hiểu biết và kinh nghiệm về công việc đánh cá, sức khoẻ,

có lao động.

- Nguồn lực tự nhiên – cá được bắt từ biển (ngư trường, nguồn lợi).

- Nguồn lực tài chính - tiền được vay từ ngân hàng, người thân, hoặc đầu nậu.

Một hộ gia đình có thể có thể có một vài cách tìm kiếm thức ăn khác nhau, một vài

nguồn thu nhập khác nhau, hoặc một vài cách tạo thu nhập khác nhau. Các hoạt

động có thể thay đổi theo mùa. Hoạt động có thể luôn luôn thay đổi hoặc có thể

thay đổi để đáp ứng các sự kiện nhất định như mưa bão hoặc trong giai đoạn khan

hiếm các nguồn thu nhập. Toàn bộ các hoạt động này bao gồm chiến lược sinh kế

của hộ gia đình. Một điều rất quan trọng là trong các cộng đồng ven bờ có thể có

một vài nhóm hộ gia đình khác nhau với những đặc trưng về kinh tế xã hội khác

nhau và có các cách tiếp cận với các nguồn lợi khác nhau. Vì vậy, họ sẽ có những

vấn đề về sinh kế khác nhau, các giải pháp chọn lựa và chiến lược khác nhau.

II. CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN SINH KẾ

Nguồn lực để phát triển sinh kế gồm có 5 nguồn lực chính, đó là: Vốn con người,

vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn vật chấtvà vốn tài chính.

2.1. Vốn con người

- Con người có kỹ năng, có kiến thức, có khẳ năng làm việc và cấn có sức khỏe để

cho phép thực hiện các chiến lược sinh kế tạo ra kết quả sinh kế.

- Ngoài ra con người còn là số lượng và chất lướng.

2.2. Vốn xã hội

Vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa những con người với nhau:

Sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau, và sự chia sẻ những giá trị đạo đức, phong cách

nối kết những thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau làm cho

việc phối hợp hành động có khả năng thực hiện được.

Vốn xã hội được phát triển từ:

- Quan hệ tin cậy (họ hàng).

- Thành viên của hội, tổ chức.

- Quan hệ tương tác (đồng nghiệp, bạn bè).

2.3. Vốn vật chất

Là cơ sở hạ tầng, công cụ lao động, phương tiện vật chất.

- Giúp đáp ứng nhu cầu căn bản.

- Giúp tăng năng suất lao động.

Thuộc sở hữu công cộng, sở hữu hộ và cá nhân.

2.4. Vốn tự nhiên

Theo nghĩa rộng, vốn tự nhiênlà của cải, nghĩa là tất cả những gì có thể sử dụng

vào mục đích hành động nào đó.

Bao gồm : Tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước, khoảng sản, thời tiết,

khí hậu, giống, cây trồng, vật nuôi….

Tài nguyên có thể tạo ra :

1. Lợi ích trực tiếp: Tiêu thụ, tạo thu nhập, sản phẩm…

2. Lợi ích gián tiếp:Dịch vụ môi trường, dịch vụ du lịch…

2.5. Vốn tai chính

Không đi sâu vào các phạm trù kinh tế, vốn tài chính được hiểu đơn giản là những

gì chúng ta có, bao gồm: Tiền lương, tiền hưu, tiển chuyển, vàng bạc, tiền gửi ngân

hàng, tiền mặt, gia súc…

III. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN – PHÁT TRIỂN SINH KẾ

3.1. Vì sao phải đánh giá và lựa chọn phát triển sinh kế ?

Đánh giá và lựa chọn phát triển sinh kế giúp người dân và cộng đồng có cơ sở để

lựa chọn, nâng cao được năng lực, và vững tin hơn trong việc lựa chọn và ra quyết

định phát triển sinh kế một cách khoa học.

- Có rất nhiều sinh kế nhưng không phải sinh kế nào cũng phù hợp với điều kiện

của cộng đồng địa phương (về vốn, khí hậu, thời tiết, kỹ thuật…) vì vậy cần đánh

giá và lựa chọn ra sinh kế nào phù hợp nhất.

- Có nhiều sinh kế có thể phát triển ở cộng đồng nhưng nếu không có đánh giá và

lựa chọn thì tính bền vững của sinh kế đó không cao hoặc phụ thuộc nhiều vào yếu

tố may mắn. Dân ta thường theo phương hướng học theo “Thấy người ta làm được

thì mình làm được” mà không có những bước đánh giá lựa chọn sinh kế. Ví dụ :

Nhiều hộ nuôi tôm trên cát tại Hải Khê , Hải Lăng, Quảng Trị chỉ duy trì được

mấy vụ nuôi rồi bị tình trạng tôm chết hàng loạt do môi trường nước ở không phù

hợp hay ví dụ vềmô hình trồng dưa chuột bao tử Văn Lang, Hưng Hà, Thái Bình ,

dưa ở đây phát triển tốt cho năng suất cao nhưng do ở xa nhà máy chế biến nên sản

phẩm khó xuất đi và chỉ tồn tại được mấy vụ.

3.2. Đánh giá sinh kế :

1. Mục tiêu của đánh giá sinh kế. Mục tiêu của đánh giá sinh kế là cải thiện cuộc sống người nghèo, người có thu

nhập thấp một cách bền vững thông qua :

- Nâng cao chất lượng giáo dục, tập huấn công nghệ, cung cấp thông tin.

- Hỗ trợ và tăng tính liên kết các quan hệ xã hội.

- Hỗ trợ sử dụng hiệu quả và quản lý tốt tài nguyên.

- Hỗ trợ tiếp cấn tốt các cơ sở hạ tầng cơ bản.

- Hỗ trợ tiếp cận các nguồn lực tài chính.

- Tạo môi trường thể chế, chính sách cho phát triển.

2. Các nội dung của đánh giá sinh kế. Nội dung của đánh giá sinh kế cần trả lời được các câu hỏi :

Họ đang ăn gì và mặc gì ?

Họ đã, đang và sẽ làm gì để có cái ăn, cái mặc ?

Các yếu tố thuận lợi, khó khăn trong việc tạo ra cái ăn, cái mặc của họ là gì ?

Trong tương lai việc ăn, mặc của họ sẽ như thế nào ?

Nếu như vậy sẽ giúp họ ra sao ?

Nên có một cái BOX, về một case study nào đó ví dụ như đánh giá sinh kế ở Bình

Định v.v..cho thấy ở xã X, có 1 vài nghề a,c,b, tương lại bị sạt lở, sói mòn không

thể tiếp tục nuôi cá mà phải chuyển sang làm công nhân v.v..

3. Các tiêu chí đánh giá sinh kế. Việc đánh giá sinh kế thông thường dựa vào các tiêu chí và các câu hỏi đi kèm

sau :

1.Hiệu quả kinh tế : Phân tích chi phí – lợi ích đối với sinh kế để có thông tin

chính xác về hiệu quả kinh tế cho người thực hiện.

Nếu thực hiện sinh kế này thì hiệu quả kinh tế ra sao ?

Nghề đó có tương lai phát triển không, hay lại thất thường, rủi ro?

2.Môi trường:Nếu yếu tố môi trường được đảm bảo sẽ tránh các rủi ro về môi

trường (ô nhiễm, dịch bệnh, …) và hiệu quả kinh tế do đó sẽ được duy trì.

Môi trường ở đây có phù hợp để phát triển nghề này không ?

Liệu có phát sinh dịch bệnh không ?

3.Khí hậu: Khí hậu phù hợp đảm bảo cho việc phát triển sinh kế thuận lợi, khí hậu

không phù hợp sẽ gặp nhiều khó khăn, rủi ro.

Khí hậu vùng này có phù hợp không ?

4. Thức ăn:Nguồn thức ăn là trong nhưng yếu tố để đảm bảo cho phát triển sinh kế

được bền vững.

Ở đây có nguồn thức ăn để phát triển nghề này không ?

Nguồn thức ăn có dồi dào để duy trì và phát triển nghề này không ?

5.Kỹ thuật:Kỹ thuật là một trong nhưng yếu tố cần thiết để phát triển sinh kế mới,

người dân muốn phát triển sinh kế mới thì cần biết các kiến thức kỹ thuật về sinh

kế đó. Vì vậytrước khi tiến hành thực hiện một sinh kế mới, cần đầu tư trang bị đầy

đủ các kỹ năng cần thiết cho người dân, thông qua tập huấn, tham quan học tập.

Kỹ thuật có dễ dàng hay khó khăn, công nghệ sản xuất/qui trình đã ổn định chưa?

Mình có thể tìm hiểu về kỹ thuật nghề này ở đâu ? qua nhưng kênh thông tin nào ?

6.Vốn đầu tư: Vốn cũng là một yếu tố thiết yếu để phát triển sinh kế, nói theo một

nghĩa đơn giản là “làm gì thì cũng cần có vốn”.Nhiều sinh kế do vốn đầu tư lớn

nên một số người dân mặc dù có nhu cầu nhưng không thể tham gia.

Mình có đủ vồn để đâu tư phát triển nghề này không ?

Chi phí ban đầu/vốn đầu tư ban đầu? và chi phí sản xuất mỗi vụ? hàng tháng? có

khả năng huy động đủ vốn không?

7.Thị trường (Đầu ra): Cần có khảo sát nhu cầu thị trường trước khi thực hiện một

sinh kế mới.

Thị trường đầu ra thế nào rông hay không rộng ? ổn định hay không ổn định ?

8. Thể chế chính sách: Là điều kiện để đảm bảo sinh kế này có được phát triển

hay không phát triển tại địa phương.

Nghề này có bị pháp luật cấm hay không ?

3.3. Lựu chọn – phát triển sinh kế :

1. Các bước lựa chọn - phát triển sinh kế (bổ sung hay thay thế) B1. Tìm các loại hình sinh kế.

B2. Đánh giá các sinh kế dựa trên các tiêu chí và phương pháp ma trân.

B3. Lựu trọn sinh kế có tổng điểm cao nhất.

B4. Tổ chức thực hiện sinh kế (huy động vốn, thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm).

B5. Đánh giá, tính toán lợi/lỗ (sau một tháng, mùa hay vụ), giám sát theo dõi và

nhân rộng mô hình sinh kế.

2. Ví dụ của từng người dân và cho tổ cộng động. Ví dụ : Lựa chọn sinh kế với từng hộ Ngư dân:

Ngư dân1 : Tại Hải Khê – Hải Đăng – Quảng Trị : Sử dụng các tiêu chí và phương

pháp MA TRẬN để lựa chọn sinh kế cho từng nông dân.

Loại sinh kế

Hiệu quả

kinh tế

Môi trường

Khí hậu

Thức ăn

Kỹ thuật

Vốn Thị

trường

Thể chế, chính sách

Tổng điểm

Nuôi Ong

8 7 7 8 6 9 9 10 64

Nuôi Lươn

7 8 7 8 5 8 8 10 61

Trồng Nấm

8 8 6 6 5 4 7 10 54

Nuôi Tôm

8 6 7 6 7 2 7 10 53

Nuôi Bò 6 8 8 8 8 8 6 10 62

Dịch vụ du lịch

6 7 7 10 6 8 6 10 60

Thang điểm 0 - 10

Như vậy nghề nuôi Ong có tổng điểm cao nhất nên phù hợp với hộ Ngư dân1.

Ví dụ: Lựa chọn sinh kế cho tổ cộng đồng:

Tổng hợp kết quả lựa chọn của từng hộ dân và sử dụng phương pháp MA TRẬN

để lựa chọn sinh kế cho tổ cộng đồng:

Chi hội nghề cá xã Hải Khê – Hải Đăng – Quảng Trị

Loại sinh kế

Ngư dân1

Ngư dân2

Ngư dân3

Ngư dân4

Ngư dân5

Ngư dân6

Ngư dân7

Ngư dân8

Tổng điểm

Nuôi Ong

64 50 45 60 45 67 47 56 434

Nuôi Lươn

61 65 67 58 72 48 59 66 496

Trồng Nấm

54 57 55 58 61 46 62 58 451

Nuôi Tôm

53 57 58 54 53 61 60 60 456

Nuôi Bò 62 58 57 55 54 59 52 61 458

Dịch vụ du lịch

60 57 58 56 60 61 54 59 465

Như vậy nghề nuôi Lươn sẽ được chọn để phát triển sinh kế cho các ngư dân thuộc

Chi hội nghề cá xã Hải Khê – Hải Đăng – Quảng Trị

Vậy tại sao phải phát triển sinh kế cộng đồng ?

Phát triển sinh kế cộng đồng sẽ:

- Tạo thành thị trường tập trung.

- Tạo được sự thu hút cho các thương gia và sản xuất.

- Hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh.

- Sinh kê của các cá nhân và tổ cộng đồng được bền vững hơn.

IV. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SWOT TRONG LỰA CHỌNN PHƯƠNG

ÁN PHÁT TRIỂN SINH KẾ.

4.1. SWOT là gì?

Phân tích SWOT là công cụ thông dụng được sử dụng trong việc lập kế hoạch.

SWOT là viết tắt của bốn từ tiếng Anh Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm

yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức), SWOT được thể hiện bằng bốn

ô dưới đây:

* Phân tích điểm mạnh: Là bước thứ nhất của phân tích SWOT. Những điểm

mạnh thể hiện sự tiên tiến, ưu việt ở bên trong của phương án lựa chọn và ở thời

điểm hiện tại.

Ví dụ:Nó đảm bảo đồng vốn của người dân và phù hợp với khí hậu và môi trường.

* Phân tích điểm yếu: Là bước thứ hai của phân tích SWOT. Những điểm mạnh

thể hiện những hạn chế và yếu kém ở bên trong của phương án lựa chọn và ở thời

điểm hiện tại.

Ví dụ: Tuy vậy nguồn thức ăn còn hàn chế và người dân chưa thực sự biết về kỹ

thuật.

* Phân tích cơ hội: Là bước thứ ba của phân tích SWOT: Cơ hội thể hiện những

hành động tiềm năng trong tương lai, mà những hành động này có lợi cho sự phát

triển. Cơ hội nhấn mạnh những yếu tố bên ngoài và hướng về tương lai.

Ví dụ: Nhu cầu sản phẩm sạch, an toàn đang là xu hướng của thị trường để phát

triển nghề này. Ngoài ra nó còn được nhà nước ủng hộ và đang trú trọng đầu tư.

* Phân tích thách thức: Là bước thứ tư của phương pháp SWOT. Các thách thức

hiển hiện có thể gặp phải trong tương lai. Thách thức nhấn mạnh những yếu tố bên

ngoài và hướng về tương lai.

Ví dụ: Hiệu quả kinh tế mang lại ở giai đoạn đầu có thể không cao.

Nên cho một ví dụ cụ thể về kết quả phân tích SWOT

4.2. Các bước tiến hành:

Xác định vấn đề cần phân tích SWOT (ví dụ: Lựa chọn phương án nuôi

Lươn cho cộng đồng).

Chuẩn bị một ma trận với bốn ô vuông trên một tờ giấy hoặc nền nhà (lần

lượt viết nên bốn ô Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức).

Cộng đồng cùng suy nghĩ để tìm ra ý kiến đóng góp để ghi vào từng ô.

Xem lại ma trận SWOT để hoàn thành và thảo luận về những ý kiến đóng

góp và ghi vào từng ô.

Thảo luận những lựa chọn để khắc phục điểm yếu và thách thức, tận dụng

các điểm mạnh và cơ hội tiềm năng.

BÊN TRONG BÊN NGOÀI

PHÁT HUY CÁC ĐIỂM

MẠNH

ĐÓN NHẬN CÁC CƠ HỘI

GIẢM THIỂU CÁC ĐIỂM

YẾU

GIẢM THIẾU NGUY CƠ

CÁC KHẢ NĂNG THEN CHỐT CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH

CÔNG

PHƯƠNG

ÁN

Câu hỏi trợ giúp phân tích SWOT.

Điểm mạnh

Cái gì là tốt ?

Cái gì phù hợp ?

Cái gì hiệu quả ?

Cơ hội

Các cơ hội của chúng ta là gì?

Các nguồn lực của chúng ta là gì ?

Điểm yếu

Điều gì cản trở ?

Vướng mắc ở chỗ nào?

Điều gì không phù hợp?

Thành thức

Các rủi ro nào có thể xảy ra?

Những điều gì chúng ta phải lưu ý.

V. CÁC LOẠI HÌNH HỖ TRỢ SINH KẾ CỘNG ĐỒNG

Hỗ trợ sinh kế cho các cộng đồng địa phương nhằm giúp họ giảm thiểu sự phụ

thuộc nặng nề và các tác động của họ lên nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên.

5.1.Tạo môi trường thuận lợi để cải thiện các nguồn lực

Người dân phụ thuộc vào các nguồn lực sinh kế hỗ trợ cho sinh kế của mình.

Trong một cộng đồng nhất định, một hoặc nhiều nguồn lực có thể bị khiếm khuyết

và do vậy đã mang lại nhiều khó khăn cho việc chọn lựa các sinh kế. Một trong

những con đường thiết lập môi trường sinh kế thuận lợi là cải thiện các nguồn lực

sinh kế của hộ gia đình hoặc cộng đồng. Việc cải thiện nguồn lực sinh kế và cách

tiếp cận đến chúng có thể tập trung vào 2 chương trình mục tiêu: cải thiện điều

kiện sống và cải thiện các lựa chọn sinh kế.

* Cải thiện các điều kiện sống.

Điều kiện cuộc sống của người dân có thể được cải nâng lên thông qua việc cũng

cố môi trường tự nhiên và cải thiện các điều kiện tiếp cận đến các nguồn lực này.

Những việc hoàn thiện này có thể nâng cao mức sống và phúc lợi xã hội của cộng

đồng giảm thiểu bớt những khó khăn trong cuộc sống. Một cách gián tiếp, những

hoàn thiện này có thể mang lại kết quả trong việc gia tăng thu nhập và lương thực

thực phẩm cho người dân bằng cách tăng cường sức khoẻ và gia tăng khả năng làm

việc theo thời gian (cải thiện nguồn lực con người).

Ví dụ:

- Một hệ thống quản lý rác thải tốt hơn có thể giảm thiểu ô nhiễm, gia tăng sự mỹ

quan, cũng như hạn thế những vấn đề về sức khoẻ.

- Chất lượng nước và việc cấp nước được cải thiện có thể tăng cường vệ sinh sức

khoẻ và giảm bớt lao động gánh, vận chuyển nước mỗi ngày của các hộ gia đình.

* Cải thiện các lựa chọn sinh kế.

Việc cải thiện nguồn lực tiếp cận sinh kế của cộng đồng và các điều kiện tiếp cận

đến chúng làm gia tăng năng lực của cộng đồng trong việc nâng cao đời sống của

họ. Thay vì phát triển những doanh nghiệp cá thể hoặc các nghề nghiệp sinh thu

nhập thay thế đơn lẻ, việc cải thiện các nguồn lực sinh kế có thể tạo nên môi

trường kinh tế thuận lợi cho toàn thể các thành viên trong cộng đồng phát triển sinh

kế thay thế cho họ.

Ví dụ:

- Một khu bảo tồn biển cải thiện các nguồn lực tự nhiên của cộng đồng bằng cách

bảo vệ và quản lý các nguồn lợi đánh bắt thuỷ sản. Những hoạt động khác có thể

đồng thời cải thiện nguồn lực tự nhiên như: bảo tồn rừng ngập mặn, giảm thiểu ô

nhiễm, và phục hồi nguồn lợi tự nhiên của một số chủng loài.

- Việc tăng cường các nguồn lực về giao thông như cầu, đường, và cảng có thể cải

thiện các điều kiện tiếp cận đến chợ, cửa hang, thị trường, và mở ra những cơ hội

mới cho việc buôn bán, thương mại với các cộng đồng khác. Chi phí giao thông

giảm có thể là phương thức làm cho các hoạt động thương mại làm ăn hiệu quả

hơn.

- Điều kiện tiếp cận đến các nguồn thông tin được nâng cấp có thể gia tăng được

cơ hội việc làm. Các nguồn lực xã hội được cũng cố như việc hỗ trợ từ đất liền có

thể nâng cao khả năng cho các thành viên trong cộng đồng có được thuận lợi thu

nhận được những cơ hội trên.

- Các điều kiện tiếp cận tốt hơn đến vốn vay có thể mở ra các cơ hội cho các thành

viên trong cộng đồng vay tiền để phát triển những kinh doanh mới. Vốn vay còn

góp phần làm giảm thiểu sự phụ thuộc vào chủ đầu nậu và gia tăng cơ hội mở rộng

thị trường.

- Cải thiện điều kiện về giáo dục và đào tạo có thể tạo khả năng cho người dân đảm

bảo có việc làm mà không thể không thực hiện được trước đây, như việc làm ở

trong đất liền. Giáo dục và đào tạo có thể giúp cho người dân phát triển được

những hoạt động tăng thu nhập mới trên cơ sở của kiến thức và kinh nghiệm học

được như ngành nghề thủ công mỹ nghệ, hoặc dịch vụ.

- Cải thiện việc cung cấp năng lượng như điện và các nhu cầu cơ sở khác có thể rất

cần thiết cho các hoạt động kinh tế xã hội khác nhau trong cộng đồng.

5.2. Cải thiện các hoạt động tạo thu nhập và sinh kế hiện tại.

Cải thiện nguồn lực sinh kế có thể đồng thời tăng cường tính hiệu quả và bền vững

của các sinh kế hiện tại. Cùng với các sự cải thiện chung của các nguồn lực, các nỗ

lực có thể tập trung vào việc cải tiến, hoàn thiện các sinh kế đặc trưng hiện tại và

giảm thiểu những trở ngại đến sự phát triển của chúng.

Ví dụ:

- Giảm thiểu sự cố, rủi ro của các sinh kế hiện tại - chế độ quản lý tốt hơn nhằm

giảm thiểu sự cố, rủi ro đến sức khoẻ người dân, cuộc sống và đồng thời những rủi

ro về kinh tế.

+ Máy bộ đàm cho các tàu đánh cá để thông báo thời tiết, bão, và liên lạc với

cộng đồng.

+ Xây dựng cầu cảng cho các làng cá.

- Giá trị gia tăng – tăng giá trị cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ hiện tại như:

+ Sản phẩm thuỷ sản chế biến.

+ Cung cấp thêm và hoàn thiện hơn các dịch vụ cho du khách.

- Giới thiệu công nghệ mới, cải tiến nhằm nâng cao lợi nhuận và tăng cường tính

bền vững như:

+ Kỹ thuật nuôi trồng tốt hơn, phù hợp hơn.

+ Giảm thiểu những nuôi trông mang tính tổn hại đến môi trường, sinh thái.

+ Những mô hình nông nghiệp được cải thiện.

- Quản lý tốt hơn các nguồn lợi - Quản lý và bảo vệ tốt hơn các nguồn lợi có thể

cải thiện tính bền vững cảu sinh kế và đảm bảo được khả năng lâu dài của các hoạt

động tạo thu nhập:

+ Xây dựng bảo tồn biển.

+ Phục hồi nguồn lợi tự nhiên của các chủng loài.

+ Nâng cao nhận thức và thực thi pháp luật đối với các phương thức đánh

bắt huỷ diệt.

+ Quy chế, quy định việc khai thác đối với các nguồn lợi khai thác tự do

(như cua đá).

- Cải thiện điều kiện tiếp cận đến chợ, thị trường – gia tăng lợi ích cho các nhà sản

xuất địa phương thông qua việc cải thiện các điều kiện thương mại:

+ Xây dựng các hợp đồng với người mua hàng

+ Hợp tác trong thương mại, thị trường...

5.3. Phát triển các hoạt động tạo thu nhập thêm hoặc thay thế.

Bên cạnh việc cải thiện chung đối với các nguồn lực sinh kế nhằm tăng cường các

lựa chọn sinh kế, các nỗ lực có thể tập trung và việc xác định và hỗ trợ sự phát

triển của các hoạt động tạo thu nhập cụ thể cho thu nhập thay thế hoặc tăng thêm

đối với các hoạt động sinh kế hiện tại (AIGs). Trong trường hợp của các cộng đồng

khu bảo tồn biển, AIGs là những sinh kế thay thế đối với các hoạt động đánh bắt

hoặc những hoạt động khác phụ thuộc vào sự suy thoái của môi trường nguồn lợi

tự nhiên. Các cơ hội của sinh kế thay thế có thể được gia tăng theo kết quả của các

cải thiện chung về các nguồn lực sinh kế và thiết lập môi trường thuận lợi cho việc

phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong trường hợp này, những hỗ trợ sinh kế mục tiêu

được cung cấp nhằm tạo điều kiện phát triển một cơ hội sinh kế cụ thể được xác

định và được đánh giá là có khả năng thành công cao. Sự hỗ trợ nhằm vào mục tiêu

cải thiện những nguồn lực cụ thể và các yếu tố khác cần thiết cho sự phát triển của

nó, như là cơ sở hạ tầng, tiếp cận đến thị trường, chuyển giao công nghệ mới, và

đào tạo việc làm.

5.4. Tạo một môi trường thuận lợi về chính sách và thể chế cho phát triển sinh

kế cộng đồng.

Bên cạnh những yếu tố về nguồn lực phát triển sinh kế, thể chế và chính sách là

yếu tố quyết định đến việc phát triển sinh kế hay hỗ trợ cho phát triển sinh kế.

Ví dụ: Chính sách hỗ trợ vốn cho chuyển đổi nghề, chính sách phát triển ngành

nghề ưu tiên…

VI.KẾT NỐI THỊ TRƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN SINH KẾ CỘNG ĐỒNG

6.1. Khái niệm.

Thị trường:Thị trường là một sự sắp xếp của xã hội, cho phép người mua và người

bán tìm hiểu, khai thác thông tin và tiến hành những hoạt động trao đổi hàng hoá

và dịch vụ một cách tự nguyện. Thị trường là một trong hai tổ chức cốt lõi tiến

hành tổ chức hoạt động thương mại, cùng với quyền sở hữu tài sản. Với nghĩa

thông thường, Thị trường là nơi gặp nhau giữa người bán và người mua, nơi hàng

hoá được giao dịch, trao đổi.

Kết nối thị trường: Kết nối thị trường được hiểu theo một nghĩa đơn giản nhất là

sự kết nối giữa người bán và người mua, giữa nơi có hàng hóa và nơi cần hàng hóa

đó.

6.2. Tại sao phải kết nối thị trường cho phát triển sinh kế cộng đồng?

Sở dĩ cần phải kết nối thị trường cho phát triển sinh kế cộng đồng, do:

Hầu hết hộ gia đình ở các xã nghèo đã kết nối thị trường ở một mức độ nào đó,

nhưng còn hạn hẹp.

Hầu hết các sản phẩm của các cộng động nghèo thường chỉ được bán ở địa phương

mà chưa có sự liên hệ bên ngoài để phát triển rộng.

Người dân còn thiếu các kỹ năng và tầm nhìn để tạo ra các kết nối thị trường mang

tính bền vững.

6.3. Mục tiêu của kết nối thị trường cho phát triển sinh kế cộng đồng.

Kết nối thị trường nhằm:

- Đảm bảo đầu ra sản phẩm do cộng đồng sản xuất, cũng như đảm bảo lượng khách

hàng cho các dịch vụ mà cộng đồng cung cấp.

- Kích thịch sản xuất kinh doanh trong cộng đồng, đảm bảo cho các mô hình sinh

kế cộng đồng được phát triển bền vững.

6.4. Nội dung của kết nối thị trường cho phát triển sinh kế cộng đồng.

a) Kết nối từ bên trong.

Kết nối từ bên trong được hiểu là sự kết từ chính trong bản thân cộng đồng. Bản

thân cộng đồng đã có những sự kết nối nhưng những kết nối này còn ở mức độ nào

đó nhìn chung là hẹp. Muốn sự kết nối từ bên trong được tốt hơn và mang tính chủ

động hơn và cần:

- Tập huấn cho người dân các kiến thức về cách thức phân tích thị trường đơn giản

và xây dựng kế hoạch kinh doanh cho các sản phẩm mà họ muốn phát triển. Đồng

thời cung cấp cho họ các dịch vụ hỗ trợ cần thiết khác như khuyến nông, thông tin

thị trường….

- Tập huấn cho người dân các kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp và marketing, kỹ năng

tìm kiếm và phát triển thị trường, kỹ năng chăm sóc khách hàng, sử dụng và tìm

kiếm thông tin trên Internet…

- Tập huấn cho người dân kiến thức về xây dựng kế hoạch phát triển sinh kế cộng

đồng nhằm tạo ra thị trường sản phẩm tập trung thu hút các thương gia, công ty,

nhà máy sản xuất, chế biến…

Ví dụ như ở xã Giao An, đã có sự kết nối giữa người khai thác con giống bán cho

người nuôi ngao, nhưng tiêu thụ ngao thương phẩm chưa có sự kết nối tốt bên

trong (do cạnh tranh); thông tin về thị trường, giá chưa được chia sẻ v.v..

b) Kết nối bên ngoài.

Kết nối bên ngoài được hiểu là sự kết nối từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài cộng

đồng nhằm hỗ trợ cho qua trình tiệu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ của cộng

đồng. Kết nối bên ngoài thường được thực hiện qua một số cách:

- Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của cộng đồng qua các trang mạng, báo trí,

truyền hình, phát thanh, diễn đàn, hội thảo, tập huấn….

- Tạo ra sự kết nối trức tiếp giữa cộng đồng và nhà sản xuất thông qua các chương

trình dự án. Vi dụ: Các mô hình xúc tiến thương mai, mô hình liên kết ba nhà (nhà

nông – thương lái – sản xuất), hội nhập thị trường cho nông dân nghèo….

- Tạo ra sự kết nối trức tiếp giữa cộng đồng và nhà tiêu thụ, cung ứng dịch vụ. Ví

dụ: Công ty, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, Công ty du lịch, Nhà

hàng….

- Xây dựng chứng nhận cho các sản phẩm của cộng đồng. Vi dụ: Chứng nhận

MSC, chứng nhận rau xanh an toàn, chứng nhận sản phẩm thân thiện với môi

trường…

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

- Sustainable livelihoods guidance sheets, DFID October 2001.

- Đánh giá sinh kế và thị trường có sự tham gia của người dân tại Đà Năng, Ngân

hàng Phát triển Châu Á, tháng 12, năm 2005.

- Báo cáo khoa học công nghệ cấp bộ đặc điểm văn hóa kiến thức và chiến lược

sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Darkrong – Quảng Trị, Huế. Hoàng Mạnh

Quân – Đại học Nông lâm Huế.

- Báo cáo tổng kết hoạt động “Nghiên cứu chuyển sinh kế cho cộng đồng sống bằng nghề cấm khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. FSPS Huế/2008.

- Tài liệu tập huấn sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển. Hợp phần sinh kế bền vững bên trong và xung quyanh các khu bảo tồn biển, 2008.

- Bộ tài liệu tập huấn sinh kế. Tưởng Phi Lai, Đinh Xuân Lâp, RECERD – 2011.

- Hội nhập thị trường của nông dân vùng cao. Nico Janssen, Phillip Smith, Nguyễn Văn Tường, Trần Hùng, Lê Anh Tuấn, SNV – 2006.

- Các trường hợp điển hình kết nối thị trường thành công. Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2005.

Sinh kế

Thực hành

Tài liệu