fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua...

17
Nhn được e-mail và đin thoi tBan Báo Chí nhóm CHSND đốc thúc viết bài cho Đặc San Thoáng Hương Xưa, tôi cũng ngn ngi lm vì không biết viết vđề tài nào cho thích hp vi chđề. Mc dù chưa rõ là mình sviết gì, tôi bt đầu viết vnhng knim huyn diu ca nhng ngày có mt Orange County để chun bcho ngày hi ngNguyn Du. Khong chng được vài trang tôi nghĩ bng ti sao không nh? Viết vngày Hi Ngnhư mt bn tường trình nhng “biến c” xy ra trước, trong, và sau khi bui Hi Nglà chuyn đáng làm lm chvì ngày Hi Ng2006 là ln đầu tiên ca chúng ta, nhng đứa con Nguyn Du lc loài tbn phương tám hướng cùng thy cô quây qun thp để đánh du mt ngày đặc bit để tuyên dương cái tình thy trò, bn bè thm thiết đó. Dù rng không có cơ hi viết lách hay trau gii tiếng Vit hơn 30 năm nay tôi cũng cgng nghĩ sao viết vy, nếu tư tưởng không được trình by mch lc thì xin người đọc bqua cho. Hy vng bài viết này giúp nhng người HSND dù có mt hay không, có cơ hi tri qua nhng knim êm đềm đó để thy mình may mn là hc sinh Nguyn Du, để biết là mt khi đã khoác lên người bđồng phc Nguyn Du thì smãi mãi là HSND, và cái tình cm chân phương gia chúng ta, vi ngôi trường Nguyn Du làm gch ni, là có tht và đã được chng giám bng ngày Hi NgCu Hc Sinh Nguyn Du 2006. * * *

Transcript of fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua...

Page 1: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn

Nhận được e-mail và điện thoại từ Ban Báo Chí nhóm CHSND đốc thúc viết bài cho Đặc San Thoáng Hương Xưa, tôi cũng ngần ngại lắm vì không biết viết về đề tài nào cho thích hợp với chủ đề. Mặc dù chưa rõ là mình sẽ viết gì, tôi bắt đầu viết về những kỷ niệm huyền diệu của những ngày có mặt ở Orange County để chuẩn bị cho ngày hội ngộ Nguyễn Du. Khoảng chừng được vài trang tôi nghĩ bụng tại sao không nhỉ? Viết về ngày Hội Ngộ như một bản tường trình những “biến cố” xẩy ra trước, trong, và sau khi buổi Hội Ngộ là chuyện đáng làm lắm chứ vì ngày Hội Ngộ 2006 là lần đầu tiên của chúng ta, những đứa con Nguyễn Du lạc loài từ bốn phương tám hướng cùng thầy cô quây quần tụ họp để đánh dấu một ngày đặc biệt để tuyên dương cái tình thầy trò, bạn bè thắm thiết đó. Dù rằng không có cơ hội viết lách hay trau giồi tiếng Việt hơn 30 năm nay tôi cũng cố gắng nghĩ sao viết vậy, nếu tư tưởng không được trình bầy mạch lạc thì xin người đọc bỏ qua cho. Hy vọng bài viết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn Du, để biết là một khi đã khoác lên người bộ đồng phục Nguyễn Du thì sẽ mãi mãi là HSND, và cái tình cảm chân phương giữa chúng ta, với ngôi trường Nguyễn Du làm gạch nối, là có thật và đã được chứng giám bằng ngày Hội Ngộ Cựu Học Sinh Nguyễn Du 2006. * * *

Page 2: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn

hiếc máy bay của hãng Alaska Airlines lượn một vòng thật thấp trên bầu trời Orange County

trước khi hạ cánh xuống phi trường John Wayne. Những toà nhà, đường phố và xe cộ trông như những món đồ chơi từ trên cao độ bỗng trở thành hiện thực ngay trước mắt tôi. Cũng như buổi tao ngộ thật sự sắp xẩy ra khi tôi được gặp những khuôn mặt mà bấy lâu nay chỉ được mường tượng qua e-mail. Ai viết thư lịch thiệp dễ thương thì được tưởng tượng như có khuôn mặt dễ nhìn. Còn ai mà viết thư không chải chuốt không có đầu đuôi thì bị liên tưởng như có khuôn mặt táo bón. Tôi khó chịu như vậy đó nhưng kết cuộc là ai trong nhóm cựu học sinh Nguyễn Du liên lạc với tôi qua e-mail trong hai tháng qua đều được liên tưởng là có gương mặt dễ nhìn. Ai có ngờ những tâm hồn tìm đến nhau qua thế giới hư ảo virtual vài tháng nay bây giờ bỗng trở thành thực thể được dẫn chứng bằng xương thịt. Sự thật ư? Sau khi đã gặp tất cả các cựu HSND, phải nói là ai cũng xinh trai xinh gái hết. Không phải là mèo khen mèo dài đuôi nhưng sự thật là thế... Cái xinh xắn đó hình như còn lây sang người phối ngẫu nữa là vì tôi thấy những người có mang theo vợ chồng, ai cũng dễ nhìn hết. Chỉ dám viết là dễ nhìn vì tôi không dám bạo bút viết là dễ yêu. Những cựu nam học sinh mà tôi có dịp gặp mặt đọc tới đây có lẽ sẽ hỉnh mũi lên tự phụ, và nghĩ bụng rằng: “Té ra là mình cũng đẹp trai ra phết đấy chứ nhỉ… Anh Hiếu khó vậy mà còn cho là mình dễ nhìn… Hừ, lần tới bà xã mình mà chê này kia hay nói vặn vẹo là mình sẽ nói cho biết tay… ” Đấy là tôi chỉ nói tới nam sinh, còn nữ sinh Nguyễn Du thì mỗi người một vẻ

mười phân vẹn mười. Đó là một sự thật mà không có gì lay chuyển được… Nhất là trong đêm yến tiệc Hội Ngộ khi các cô mặc những chiếc áo dài uyển chuyển, tha thướt qua lại… Ngày xưa khi tóc còn xanh đứng trông vời áo tiểu thư, thì cô nữ sinh ngây thơ trong chiếc áo dài trắng đơn sơ là đầu dây mối nhợ cho tâm hồn lãng mạn khi mới lớn… Ngày nay đầu hai thứ tóc, trông thấy cô nữ sinh ngày xưa đẹp quyến rũ đầy đặn trong chiếc áo dài lụa màu thì mình thấy hãnh diện là chiếc áo dài Việt Nam đẹp thật, và hình như chỉ có phụ nữ Việt Nam mới làm chiếc áo đẹp được như thế. Nhớ đọc kỹ giùm là tôi chỉ dám khen áo đẹp thôi đấy nhé. Viết đến đây tôi nghĩ cái mục đích dụ dỗ người đọc theo dõi cho đến chữ cuối cùng của bài viết này coi như thành công rồi đấy! Sau khi đã lấy hành lý tôi bước ra ngoài hàng lang chỗ chào đón hành khách. Mặc dù tôi không biết mặt người đến đón, tôi cũng nhìn dáo dác tìm kiếm. Orange County là nơi có nhiều người Á Đông trú ngụ, nên không tránh được có rất nhiều gương mặt Á Đông ở phi trường. Cuối cùng có một người có nét Việt Nam tiến đến gần hỏi:

- Phải anh Hiếu không ạ? Tôi mừng rỡ bắt tay người thanh niên ấy:

- Phải! Hiếu đây! Cảm ơn đã đến đón tôi nhé.

- Em là Phúc. Dung và Hiệp không đón anh được nên em thay họ. Anh có cần em giúp một tay không? Mình đi ngã này vì em đậu xe phía đó.

C

Page 3: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn

Tôi đi theo Phúc ra bãi đậu xe. Câu chuyện bắt đầu với thời tiết ở Orange County rồi lan ra chuyện ngày xưa học lớp nào, năm mấy, khi nào đến nước Mỹ. Mới gặp Phúc lần đầu tiên, nhưng chả mấy chốc câu chuyện bỗng trở thành thân mật cởi mở như thể chúng tôi đã quen biết nhau từ lâu lắm rồi. Ngay cả chuyện riêng tư cũng không ngại ngùng chia xẻ. Có lẽ sợi dây vô hình trói buộc những đứa con lang bạt kỳ hồ của Nguyễn Du, chưa biết nhau thì tiếp xúc gượng gạo cho có lệ theo cái kiểu “kính nhi viễn chi” hay đeo mặt nạ cho chắc ăn, nhưng khi biết nhau rồi thì những tấm màn che đó đều tan biến đi trong chốc lát. Phúc đưa tôi đến gặp Phương Dung ở nhà hàng vì Dung đang bận trang trí cho buổi tiệc đám cưới của khách hàng vào hôm sau.

Sau vài câu thăm hỏi xã giao, câu chuyện giữa ba chúng tôi thật cởi mở khi bàn đến chuyện picnic và buổi tiệc hội ngộ tối chủ nhật. Ai cũng náo nức trong lòng mong đến giờ phút được gặp lại bạn bè và thầy cô sau bao nhiêu năm xa cách. Nghe Phúc và Dung nói chuyện, tôi biết mọi chuyện đã được sắp đặt rất chu đáo. Mặc dù có nhiều chuyện xẩy ra ngoài dự định, nhưng nhóm CHSND 79 lúc nào cũng có người xung phong giải quyết cho ổn thoả. Khoảng 8 giờ tối thứ năm, cả nhóm lục đục kéo đến xưởng của anh Tố để tập dợt văn nghệ. Xưởng làm biểu ngữ, bảng quảng cáo của anh Tố thật rộng rãi, rất lý tưởng cho buổi gặp gỡ lần đầu tiên cho những người như tôi. Tay bắt mặt mừng, những câu hỏi thăm, cái

Page 4: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn

nhíu mày cố nhớ lại những gương mặt thân quen từ 30 năm trước. Mặc dù ai cũng cười tươi như hoa nở nhưng vẫn không giấu được những xúc cảm làm cho mình nghẹn lời. Nói là tập dợt văn nghệ để trình diễn trong buổi tiệc hội ngộ, nhưng thật ra tối hôm ấy chúng tôi nô đùa bên nhau, hát cho nhau nghe… Đầu ai cũng hai thứ tóc nhưng sao bối cảnh đêm hôm ấy từa tựa như những đêm họp lửa trại hay tập văn nghệ 30 năm trước ở Nguyễn Du. Những bài hát thưở xưa cũng trở về trên môi những người bạn tấm mẳn… Những bài hùng ca – “Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại…”, dân ca – “Tình bằng có cái trống cơm…”, tình ca – “Tung cánh chim tìm về tổ ấm… “, ”Ước gì em gặp anh giờ này”, và nhạc trẻ thời 70s - “I Started a Joke…” nối đuôi nhau mà ra… Những lúc ấy chúng tôi nhìn nhau ca hát mà đôi mắt long lanh… những tình cảm bạn bè thân ái ngày xưa tưởng mất đi tự bao giờ, nay hối hả tìm về… Những vòng tay, những bá cổ thân thiện phô bầy những mỹ cảm mà lời nói không thể diễn tả được. Chiếc microphone được chuyền tay không ngừng… Gần mười một giờ đêm chúng tôi mới ngừng lại để nghỉ xả hơi một chút… Hiền nội của anh Tố thật là chu đáo, đã chuẩn bị một nồi cháo cá nóng hổi cho cả bọn thưởng thức. Nhiều khi món ăn ngon là vì ăn thật đúng lúc và tùy thuộc vào những người mình ngồi ăn với. Thú thật bát cháo cá tối hôm ấy ngon hơn sơn hào hải vị vì cả hai điều kiện đó đã được thoả mãn và đáp ứng. Gần một giờ sáng chúng tôi mới chia tay ra về, không phải là vì cả bọn hết hát nổi mà là vì các ngón tay của tôi gần sưng mọng lên, lúc ấy mới biết mình đã đàn không ngừng trong suốt mấy tiếng đồng hồ.

Ngày hôm sau tôi đi tham quan khu thương mại sầm uất ở Bolsa. Chuyến viếng thăm này có lẽ là lần thứ mười mươi, nhưng lần này thì tôi thấy thân quen hơn vì bây giờ biết là có nhiều cựu học sinh Nguyễn Du đã chọn nơi này làm quê hương. Mục kích sự thành công của người Việt hải ngoại tôi lấy làm hãnh diện và mừng lây cho họ. Tiện việc tôi có ghé một hiệu sách mua một vài quyển truyện của thầy Doãn Quốc Sỹ để rồi khi gặp thầy hôm sau sẽ xin chữ ký làm kỷ niệm. Mặc dầu không có diễm phúc học thầy khi thầy đang dậy ở Trần Lục vì tôi còn bé quá nhưng tôi đã “mê” thầy qua tập truyện hồi ký “Khu Rừng Lau”. Ai chưa đọc nên tìm đọc, ai đọc rồi nên đọc lại nhé. Cam đoan là khi đã bắt đầu đọc là không bỏ sách xuống được đâu. Nhắc đến thầy Sỹ thì nhớ tới chuyện “mất hồn” về vụ đi đón thầy ở phi trường ngày hôm trước. Đức được trách nhiệm đi đón thầy ở phi trường LA. Chuyến bay đến vào khoảng hai giờ chiều. Giang có mặt ở nhà Dung để điều động chuyện đón rước thầy cô. Khoảng 3 giờ Đức gọi về báo là chưa đón được thầy mặc dù chuyến bay đã hạ cánh lâu rồi. Đức chờ cả tiếng, nơi hành khách xuống và đi bộ dọc theo hành lang cả chục lần và cố tìm một người đàn ông Á Đông lớn tuổi nhưng không gặp ai như vậy. Đức nhờ Giang liên lạc với gia đình thầy để xem sao. Cú điện thoại từ nhà thầy báo rằng họ không có tin tức gì, làm cho mọi người lo ngay ngáy, không biết thầy đang ở đâu và có chuyện gì không. Không còn cách nào hơn Đức thuyết phục được với phi trường để cho Đức loan tin tìm thầy qua hệ thống nhắn tin công cộng. Sau hơn hai tiếng đồng hồ chờ đợi ở phi trường công cốc công cò, Đức lái xe trở về nhà Dung đề chờ tin. Giang giữ liên lạc với gia đình thầy

Page 5: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn

để lấy thêm chi tiết về nhân dáng, quần áo thầy mặc khi rời nhà để nhỡ khi chúng tôi cần báo tin cho nhà cầm quyền về vụ tìm người lạc. Tội nghiệp cho Đức lại lui cui lái xe đi ngược về LA sau khi có thêm chút tin tức về thầy. Những người ở LA đều biết là khoảng một giờ chiều trở đi, xe cộ giao thông cả hai chiều rất tắc nghẽn. Khoảng 45 phút sau khi Đức đã rời nhà Dung thì cú phone từ nhà thầy Sỹ báo tin là đã liên lạc được với thầy. Số là máy bay đến sớm hơn thường lệ, thầy xuống phi trường không gặp ai nên thầy lấy taxi đi về nhà người quen ở LA. Cả bọn có mặt ở đấy thở phào nhẹ nhõm sau khi nghe tin ấy. Giang hối hả gọi cho Đức biết tin. Tội nghiệp Đức chạy tới chạy lui cả ngày nhưng không hề thốt ra một câu than thở. Buổi tối thứ sáu tại xưởng của anh Tố, không khí tưng bừng và đông đúc hơn hôm trước, có lẽ vì thiên hạ khắp nơi đã đến Orange County, để chuẩn bị cho ngày hội ngộ cuối tuần. Buổi hẹn không chính thức nhưng hình như ai cũng có mặt để được tay bắt mặt mừng, chưa

kể là được tham dự trong buổi văn nghệ cây nhà lá vườn thật là sống động. Đặc biệt có mặt tối nay là thầy cô Nghĩa, Kim Thoa và Kim Loan đến từ Việt Nam, chị Hồng Thư và Huân từ Gia Nã Đại. Chị Hồng Thư cùng phu quân đã không quản ngại đường xa mang theo hai chai rượu quí và giò thủ để cả bọn nhâm nhi. Và biết bao cựu học sinh Nguyễn Du từ khắp các tiểu bang trên nước Mỹ. Nếu kể cả tôi từ Nhật Bản vào đó thì gần như là một buổi hội ngộ có tầm vóc quốc tế, chỉ còn thiếu sự có mặt của Âu Châu. Hy vọng lần họp mặt tới sẽ đầy đủ hơn. Vừa tới nơi cả nhóm ngạc nhiên khi thấy thức ăn ngon đủ thứ bầy la liệt trên bàn. Lần này do Phương Dung đảm nhiệm, vậy mới thấy các con gái, con dâu cụ Nguyễn đảm đang đến mức nào. Anh Tố hãnh diện chỉ cho mọi người xem hai tấm biểu ngữ mầu thật đẹp do chính tay anh thiết kế. Một tấm với hàng chữ Trường TH Nguyễn Du Trại Hè 2006 và một tấm với dòng chữ Trường TH Nguyễn Du Hội Ngộ 2006 làm rất chuyên nghiệp và công phu.

Page 6: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn

Buổi tập dợt văn nghệ đêm nay bỗng trở thành một đêm họp mặt kỳ thú với những chương trình hổ lốn, không có thứ tự gì cả, đầy đủ các tiết mục như ca hát, ăn uống, kể chuyện vui và cả chuyện nhẩy đầm. Tối hôm nay ngoài anh Tuệ và tôi, còn có thêm sự tiếp tay của Huân và Khánh Hiệp trong nhiệm vụ nhạc công. Vui như Tết phải là không khí tối hôm ấy, ai muốn làm gì thì làm – xóm nhà lá tụ năm tụ ba ở góc xưởng nghe chuyện vui người lớn thỉnh thoảng cười hả hê thật náo nhiệt, nhóm các chị thảo luận, chia cắt việc nấu nướng cho Trại Hè hôm sau, người thì quây quần chung quanh thầy cô hỏi thăm chuyện trò, và đông nhất là đám người vây quanh ban nhạc ca hát không ngừng… Hậu quả của cuộc ham vui này là những ngón tay sưng húp và cổ họng rát khô và khản hết tiếng. Khi từ biệt chúng tôi chỉ còn thều thào hỏi nhau không biết có còn hơi để hát trình diễn không nữa. Mười giờ sáng thứ bẩy nhóm tổ chức trại hè Nguyễn Du đã lục đục kéo nhau ra bãi biển Chica, Huntington để sửa soạn cho buổi picnic hội ngộ. Thời tiết hôm ấy thật đẹp - bầu trời trong xanh mây trắng và gió biển thổi nhè nhẹ như biểu đồng tình với ngày vui của chúng tôi. Đặc biệt hôm đó ai cũng được phát cho một chiếc áo đồng phục do Kim Loan từ Sài Gòn đến tham dự ngày hội ngộ trao tặng. Chiếc áo polo trắng với bảng tên và huy hiệu Nguyễn Du làm cho ai nhìn cũng như trẻ lại được 20 năm. Mọi người hớn ha hớn hở xum xoe chạy qua chạy lại. Người thì lo đi giăng biểu ngữ, kẻ thì bắt đầu nhúm lửa để nấu nướng, sắp đặt thức ăn thức uống, nhóm thì chuẩn bị cho chương trình đấu giá và phát giải. Ai trông cũng bận rộn nhưng trên mặt thấy rõ niềm vui. Bỗng nhiên tiếng xì xào nổi lên và

có người rú lên một cách vui sướng: “Trời ơi cô Chi, cô Minh, cô Trường, cô Tươi kìa... “ Thế là các cô bỏ việc chạy ra chào đón thầy cô vừa mới đến. Thú thật là không có ngôn từ hay hình ảnh nào có thể diễn tả được cái bối cảnh thật xúc động đó. Tôi ngây người đứng nhìn và thấy nghèn nghẹn trong cổ. Cả thầy lẫn trò đầu hai thứ tóc vịn lấy nhau để đứng cho vững, hỏi thăm nhau mà bàn tay cứ loay hoay đưa lên chậm nước mắt… Các ông không chịu nổi cái xúc cảm dằn vặt mình trong lúc ấy vội quay đi vờ như bận rộn với chuyện đang làm. Riêng tôi, cuộc hội ngộ với thầy Tuyến, thầy Sỹ, thầy Mậu và thầy Bảng làm cho tôi có cảm tưởng như đang sống trong mơ. Cái bắt tay thật lâu với thầy Tuyến, người mà bạt tai tôi cách đây 40 năm, có ý nghĩa nhất là vì câu ngạn ngữ “Không thầy đố mầy làm nên”. Tôi muốn nói thật nhiều nhưng nghẹn lời chỉ kịp thốt ra rằng: “Thấy thầy được khoẻ mạnh, phương phi như vậy, chúng con rất vui mừng”. Thật đấy, thầy cô ngày hôm ấy ai trông cũng khoẻ mạnh tươi tắn cả. Quả là một niềm vui vô hạn cho đám học trò cũ có mặt hôm ấy. Chả mấy chốc ẩm thực đã dọn đầy đủ trên bàn, chúng tôi quây quần bên thầy cô, châm thức ăn thức uống thật chu đáo. Không biết tại sao nhưng bữa ăn trưa hôm ấy thấy thật ngon - có lẽ vì người ăn chung với mình là những người mà mình mến yêu?! Một chương trình đặc biệt trong ngày trại hè hôm nay là lúc ra mắt tờ Đặc San Ngày Hội Ngộ do nhóm cựu HSND chủ trương bao lâu nay. Tờ đặc san được bài trí thật giản dị như tờ báo học trò ngày xưa, nhưng nội dung rất xúc tích vì được viết bằng những ngòi bút tài tử nhưng không thiếu những cảm nghĩ

Page 7: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn

trung thực về ngôi trường, về thầy cô và đám bạn bè dấu yêu. Quả như ban báo chí tiên đoán, tờ đặc san bán chạy như tôm tươi. Có người ủng hộ những năm sáu tờ để gởi tặng bạn bè… Khi mọi người đã có phần của mình thì bối cảnh lúc ấy đã thay đổi hoàn toàn. Người thì tìm chỗ ngồi kín gió đọc ngấu nghiến tờ đặc san, kẻ thì chạy lòng vòng tìm bút để hỏi xin chữ ký và lưu niệm của thầy cô, bè bạn. Tôi cũng thế tìm cách xin cho bằng được chữ ký của thầy cô và những người bạn Nguyễn Du có mặt hôm ấy. Tờ đặc san này sẽ là một trong những kỷ vật mà tôi nâng niu từ đấy. Sau chưong trình ra mắt tờ đặc san là cuộc đấu giá thật hào hứng và sống động. Người điều khiển chưong trình là

anh Tố và Thanh Giang – cái duyên ăn nói của hai vị này làm cho cuộc đấu giá thành công mỹ mãn. Có những món quà được gởi tặng lại để được đấu giá lần thứ hai hầu gia tăng ngân quỹ cho nhóm CHSND. Thật là một cử chỉ đáng quý! Trời ngả bóng về chiều, nắng đã hết gay gắt và gió biển thổi nhẹ làm dịu lòng người. Ăn uống no nê, ngồi chuyện trò cũng đã lâu chúng tôi đâm ra buồn ngủ, chồn chân và mỏi gối thành ra các trò chơi được bầy ra cho thêm náo hoạt. Phía đàn ông thì môn đá bóng đi chân đất là được hâm mộ nhất, sau là bóng chuyền nhưng vui nhất là trò chơi kéo dây giữa hai bên nam nữ. Mặc dù phía đàn ông trông rất lực lưỡng và nặng ký, đội kéo dây bên nữ dù là mình hạc

Page 8: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn

xương mai đã thắng hầu hết các cuộc thách thức này. Có lẽ phần lớn là họ biết cách tập trung sức mạnh, biết đẩy đưa, nhu cương, lúc nhường, lúc kéo trong khi các ông ỷ sức mạnh cá nhân, hì hục mạnh ai nấy kéo nên chẳng đi tới đâu, chưa kể là trong nhóm cãi cọ đổ thừa lẫn nhau quên béng không áp dụng cái chiến lược “một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao” nên bị các chị kéo ngã lăn chiêng dưới đất. Dầu sao đi nữa những người đứng ngoài cổ võ có được những giây phút vui cười thật thoả thích.

Vậy đó rồi mặt trời khuất đi thật vội vàng… Gió từ ngoài biển bắt đầu thổi mạnh hơn và mang theo hơi lạnh… Có cuộc vui nào không tàn, chúng tôi sắp

xếp chuẩn bị ra về mà trong lòng đã cảm thấy nỗi buồn không căn cứ… Gặp nhau đây rồi chia tay… Có lẽ cũng là cái cớ sự ấy! Nhưng gượm đã, vì đêm còn dài và vì ham vui cả bọn lại hẹn nhau mang hết đồ ăn thức uống đến xưởng anh Tố để tiếp tục cuộc chơi. Tôi đi theo Phương Dung, người phụ nữ đầu tiên tôi gặp, có thể nói là lái xe rất xông xáo nhưng tự tin. Đường phố Bolsa tấp nập như thế mà Dung duy trì tốc độ khoảng 60 cây số giờ với cái điềm tĩnh nhưng không liều lĩnh táo bạo. Ngồi xe với Dung mấy hôm nay mà tôi không cảm

thấy chút hiểm nguy gì cả. Lái xe cừ như thế thì thôi! Trên đường đi đến xưởng anh Tố, có lẽ trong lòng cũng hớn hở như tôi, Dung mong đến địa điểm càng sớm càng tốt. Tại một ngã tư đã nổi đèn vàng xe đang ngon trớn,

Page 9: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn

trong khoảnh khắc để cân nhắc đi hay ngừng, Dung đạp thắng… Chiếc xe ngừng lại rất nhanh và êm như ru nhưng than ôi, Dung quên khuấy mất là đằng sau cope xe, còn có cái bình café còn đầy ắp, thế là đùng một cái sàn xe của Dung ướt sũng café. Báo đặc san của hai người cùng những quyển truyện được thầy Sỹ ký tên cũng cùng chung số phận. Dung ngừng xe và hai đứa chúng tôi hì hục ráng lau khô nhưng chẳng đi đến đâu cả. Nhưng không hề gì chiếc xe của Dung bây giờ có mùi café thơm nức mũi và đặc biệt là trên bảng đồng hồ xe bây giờ trông rất vui mắt, vì có lẽ hệ thống điện bị chạm nên đèn xanh, vàng, đỏ nhắp nháy như đèn đêm Giáng Sinh. Buổi tối hôm ấy mới thật vui và như mở hội tại xưởng của anh Tố. Hầu hết những người có mặt ở trại hè ngoài biển đều chạy về đây, thức ăn thức uống hề hà, bây giờ thì những ai lạ quen hôm trước đã trở thành bạn chí thân nên chuyện nổ như pháo Tết… Rồi thì văn nghệ thả dàn, những cái gượng gạo giữ kẽ nếu có không còn nữa, ai muốn hát thì rất tự nhiên… Chúng tôi bây giờ mới thật sự là hát cho nhau nghe… Cuộc vui có thể sẽ kéo dài sang ngày hôm sau nếu không có người nhắc đến buổi tiệc Hội Ngộ tối Chủ Nhật. Chúng tôi lại ngần ngừ chia tay nhau hẹn đến ngày mai… Sáng Chủ Nhật trời mưa rào đủ để làm không khí mát thêm một chút. Một nhóm CHSND đưa thầy cô đi thăm quan một nơi nghỉ mát nổi tiếng ở thành phố San Diego. Đây cũng là dịp để cho các thầy cô có dịp hàn huyên tâm sự mà không bị quấy rầy vì đám học trò cũ. Đó là một ý kiến rất hay. Tôi không có mặt trong buổi gặp gỡ này nên không biết chi tiết nhưng nghe kể được thầy cô rất tán

thành và cảm kích. Ở nhà Dung, Thanh Giang ngồi bệt dưới đất lẩm bẩm bài viết sửa soạn cho buổi tiệc tối nay. Giang được cắt cử trách nhiệm điều động một phần chương trình, thỉnh thoảng bí tiếng Việt, Giang gọi điện thoại về hỏi mẹ: “Mẹ, ngoài chữ biến cố, tiếng Việt Nam cho chữ “event” là gì? Tại vì nếu dùng chữ biến cố trong buổi hội ngộ vui vẻ này, nghe nó không phải…”. Đại khái như thế… tôi nghe lỏm rồi mỉm cười với Giang… Bốn giờ rưỡi chiều tôi theo PDung và TGiang tới nhà hàng. Khung cảnh bên trong nhà hàng được trang trí thật ấm cúng, nhã nhặn nhưng không kém phần nghiêm trang. Chiếc bàn con đầy ắp huy hiệu bảng tên, đặc san và quyển sách ký tên lưu niệm cùng các cô cựu nữ sinh trong chiếc áo dài Việt Nam chào đón chúng tôi… Đây là chỗ kiếm bảng tên của mình, trả tiền dạ tiệc, ký tên vào sổ lưu niệm, và nếu chưa có đặc san thì có thể mua ngay tại đó… Tôi nhìn dáo dác chưa định hồn thì hai chị em sinh đôi Chua Ngọt kéo tôi ra một chỗ hỏi:

- Anh Hiếu, tụi em cần tiền lẻ để trả lại cho người ta, anh chạy đi đổi tiền giùm tụi em được không? Thế là hai cô giúi vào tay tôi một tờ 50 đồng và đẩy ra cửa dặn dò: “Lấy tiền một đồng thôi nha anh!”. Tôi đi lân la xuống các cửa hàng gần đấy cân nhắc phân vân không biết tiệm nào mình nên vào. Giờ này là giờ buôn bán đông đúc của người ta mà mình lò mò vào xin đổi 50 tờ đô la lẻ thì coi chừng họ mắng cho mất mặt. Chưa kể là đang ăn mặc bảnh bao như thế này thì còn ê mặt hơn nữa nhưng lỡ nhận tiền rồi, không lẽ quay về tay không, phóng lao thì phải theo lao không nỡ để các cô ấy làm chuyện này. Thế là sau khi chọn mặt gởi vàng tôi đi

Page 10: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn

vào một tiệm có cô hàng với vẻ mặt dễ chịu nhất. Tôi lấy một thỏi kẹo cao su rồi đưa cho cô ta trong khi miệng cười tươi tắn.

- Cho xin một đồng hai mươi lăm xen ạ!

Tôi tỉnh bơ móc túi đưa ra tờ 50 đồng. Cô bán hàng chau mày hỏi: - Dạ anh có tiền nhỏ hơn không? Tôi trả lời gấp rút: “Thưa chị tôi có một tờ đó thôi, tiền lẻ xài hết rồi, chị thông cảm giùm”. Cô bán hàng đề nghị: “Cái này có một đồng hai mươi lăm xu hà khi nào anh có tiền lẻ anh ghé trả cũng được”. Chết chưa đây không phải là lúc mà tôi muốn cô ấy dễ dãi với khách hàng. Tôi muốn cô ấy áp dụng chính sách tiền trao cháo múc ngay lập tức, tôi ấp úng: - “Ư… cảm ơn chị nhưng mà tôi không là người ở đây, không biết bao giờ mới trở lại nên chị làm ơn lấy tiền giùm”. Mặc dù còn ngại ngùng, cô ta cầm tờ 50 đồng, mở cashier đếm tiền đưa lại cho tôi: hai tờ 20, một tờ 5, ba tờ một đồng… Tôi nhanh nhẩu: “Chị đưa tiền một đồng không cũng được…”. Có lẽ cô ta biết tỏng ý đồ của tôi sau khi nghe vậy nên cô hàng liếc cho tôi một cái và sẵng giọng: - Dạ, tui không có nhiều tiền một đồng như vậy, anh lấy đỡ như vầy đi hay anh muốn ra nhà băng đổi? Tôi nghĩ bụng đi đổi hai tờ hai chục này ở hai tiệm khác nhau dễ hơn là năn nỉ

cô hàng lúc ấy nên tôi bấm bụng cầm lấy số tiền cô ấy trao và lân la sang tiệm khác. Mười lăm phút sau tôi có trong tay thêm hai thỏi kẹo cao su, một lon Coca-Cola và khoảng 45 đồng tiền lẻ. Coi như đó là cuộc thắng lợi đáng kể, tôi đi ngược về nhà hàng. Gặp Chua Ngọt ở cửa, câu đầu tiên hai cô hỏi là: “Trời, anh đi đâu lâu quá dzậy? “. Tôi trao tiền cho hai cô lẫn cả kẹo và nước: “Anh suýt bị mắng vì đi đổi tiền cho hai cô đây, được như vầy là may lắm đấy”. Bên trong nhà hàng bây giờ đã tíu tít đầy những người chạy qua lại như ong vỡ tổ. Ai cũng ăn mặc bảnh bao nhất là các chị các cô - không áo dài thì áo quần dạ hội ai nấy đẹp như đi thi hoa hậu. Có lẽ vì hôm nay ai chưng diện lên nhìn cũng lạ nên những người trong nhóm tổ chức gắn thêm nụ hoa hồng trên vạt áo cho dễ nhận mặt. Chiếc bàn tròn kê giữa phòng đối diện sân khấu được chưng hoa đèn thật đẹp là dành cho thầy cô ngồi. Bên trái sân khấu hai chiếc bàn kê cạnh nhau đặc biệt dành cho gia đình cựu học sinh Trần Lục. Bên phải sân khấu là chiếc màn ciné trình chiếu liên tục những hình ảnh xưa cũ của Nguyễn Du. Không khí thật tưng bừng thân mật, người người chào đón nhau tay bắt mặt mừng, đám đông vây quanh lấy thầy cô, người thì hỏi han, kẻ thì xin chụp hình kỷ niệm. Khoảng 6 giờ chiều sau khi Thúy và anh Tố, người điều khiển chương trình, kêu gọi mọi người an toạ, chương trình đêm Hội Ngộ bắt đầu với một phút mặc niệm thật trang nghiêm. Ngay sau đó là chương trình vinh danh thầy cô. Những thầy cô có mặt được mời lên bục gỗ để được trao tặng quà lưu niệm… Thầy Tuyến đại diện cho ban cựu giảng huấn Nguyễn Du có vài lời chia xẻ với mọi

Page 11: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn

người. Câu chuyện thầy kể về lịch sử của trường Nguyễn Du từ thời kỳ còn trong trứng nước (trường Trần Lục) cho đến ngày nay thật có giá trị. Lối thầy kể chuyện rất sôi nổi và hào hứng làm cho mọi người theo dõi không chớp mắt. Những câu chuyện vui trong thời gian thầy làm tổng giám thị của trường Nguyễn Du làm cho mọi người cưòi nắc nẻ. Nhìn thầy khoẻ mạnh hồng hào, ăn to nói lớn, vẫn còn phong độ vững chãi như ngày xưa, chúng tôi thấy vui và hãnh diện trong lòng. Nhà hàng bắt đầu lục đục dọn thức ăn lên bàn. Những món sơn hào hải vị trông ngon như thế nhưng tôi không cảm thấy thèm muốn chút nào. Tôi lang thang đi từ bàn này qua bàn nọ trong

lòng lâng lâng những cảm nghĩ ngổn ngang rất lạ. Thêm vào đó là cơn xúc động khi tôi bất ngờ gặp lại những người bạn cũ sau hơn 30 năm mất tin tức. Chúng tôi nhìn nhau mà không biết nói gì để diễn tả cái cảm nghĩ trong lòng. Những câu hỏi han bình thường bỗng như vô nghĩa. Cái ý tưởng trong đầu bấy giờ là chỉ muốn ôm chầm lấy người ta để tỏ cho họ biết rằng mình thích họ lắm. Có thể nói đại khái là cái cảm tưởng ấy y như thể cái tình bạn đã được thánh hoá! Có lẽ chỉ những người có mặt hôm ấy, trong giây phút ấy mới hiểu được ý tôi viết. Để trở lại câu chuyện chính… Không khí trong căn phòng lúc ấy có điều gì vô cùng kỳ diệu rất khó mà diễn tả được.

Page 12: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn

Có lẽ cái tình cảm chân thật của những kẻ có mặt hôm ấy nó đầy ắp trong người, đầy đến độ chúng bị tuôn ra từ đuôi mắt cười, từ khoé môi tươi, từ nét mặt, ánh mắt. Chúng bao trùm khối không khí vây quanh căn phòng mà chỉ những kẻ có mặt hôm ấy mới mục kích và hiểu được. Cái cảm giác ngất ngây kỳ diệu đó thỉnh thoảng bị đâm thọc với cái thực thể là những giây phút đó rồi cũng phải chấm dứt, làm cho người trong cuộc cố níu kéo cho thời gian ngừng lại một cách vô ích để rồi cảm thấy bấp bênh… Rồi không tránh được họ tự cấu véo lấy mình hỏi rằng đang sống thật hay mơ… Cái điều đó thật sự đã xẩy ra cho một số đông cựu HSND đến nỗi mấy tuần sau ngày hội ngộ chúng tôi vẫn còn ngẩn ngơ hỏi nhau rằng buổi hội ngộ này đã thật sự xẩy ra chưa… Chương trình đêm hội ngộ được tiếp tục với những màn văn nghệ do

cựu HSND đảm nhiệm… Những bài hát

chúng tôi thường nghe quen tai bây giờ bỗng trở thành “our songs” sau ngày hôm ấy. Nào là Không Còn Mùa Thu, Ngày Về, Ước Gì và một bài hát do Thúy, một cựu HSND, viết cho ngày hội ngộ.. Còn gì bằng, phải thế không? Một phần trong chương trình đêm hội ngộ là những giây phút vinh danh thầy cô bởi đám học trò cũ. Đại diện cho thế hệ đàn anh học trường Trần Lục lên bục gỗ kể chuyện xưa, những câu chuyện dí dỏm có dính dáng đến thầy cô làm mọi người cười thật vui. Tôi cũng được mời lên bầy tỏ vài lời cùng thầy cô bè bạn. Dù rằng ban tổ chức đã dặn cho tôi biết trước để mà sửa soạn nhưng tôi nhất định không soạn bài “diễn văn”. Tôi tự bảo mình là đến đó hẵng hay, những ý nghĩ, xúc cảm trong tâm hồn lúc ấy có sao thì nói vậy. Khi đứng trước mặt thầy cô và bạn bè đêm ấy, tôi mới hiểu là

những danh từ hoa mỹ không thể nào

Page 13: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn

diễn tả được cái tâm trạng mình. Cầm cái microphone trong tay, mắt nhìn quanh căn phòng, những khuôn mặt mà vài ngày trước đây tôi không biết bây giờ bỗng thành thân quen, những ánh mắt cảm thông đầy ắp thương yêu làm cho tôi nghẹn lời. Mặc dù những gì tôi phát biểu không được mạch lạc và lưu loát, tôi biết là người nghe hiểu được tâm sự tôi lúc ấy. Sau phần phát biểu cảm tưởng là mục cắt bánh. Một chi tiết đặc biệt là miếng bánh đầu tiên được trao cho thầy Doãn Quốc Sỹ để mừng thượng thọ của thầy. Không hiểu ai moi móc ra được cái chi tiết ấy nhưng đã làm cho chiếc bánh hội ngộ có ý nghĩa hơn. Ngay sau đó là mục

tuyên dương công trạng của những người con dâu, con rể Nguyễn Du, và

những thành viên trong ban điều hợp. Những người đã bỏ công sức trong chuyện tổ chức ngày hội ngộ để chúng được thành công mỹ mãn ngoài sức tưởng tượng. Gần mười một giờ khuya, thầy cô một lần nữa lại bị đám học trò vây quanh quấy rối trước khi chào ra về. Khung cảnh lúc ấy nhộn nhịp với những người kéo nhau ra chụp hình với thầy cô, bạn bè, với những cái quàng tay thân mật, những tay bắt tay thật chặt. Chẳng mấy chốc nhà hàng bỗng vắng tanh còn lại khoảng vài mươi người trong nhóm tổ chức. Chúng tôi ngồi nhìn nhau thở hắt ra một cách thoả mãn. PDung buột miệng – “Thế là xong, bây giờ mới thấy

mệt nhưng vui thì thật là vui”. Người nhà hàng bắt đầu thu dọn phòng ăn, chúng

Page 14: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn

tôi cũng dọn dẹp sửa soạn ra về… Nhưng gượm đã… Ở một góc phòng vang lên những giọng hát với những lời ca quen quen… Té ra một nhóm người với đầu têu là Trương Đình Uyên và Huân đang ngồi hát nghêu ngao những bài du ca thời xưa, thế là chúng tôi bỏ dở những gì đang làm để nhập cuộc vui. Chúng tôi kéo nhau lên sân khấu, quàng vai nhau, đu đưa theo nhịp đàn, hát không ngừng, nối hết bài này sang bài nọ, không nhớ lời thì thay thế bằng “la la la…” Rồi cả bọn chúng tôi nối đuôi nhau đi chung quanh sàn nhẩy, múa may quay cuồng rồi lăn ra cười hả hê

ngây ngô như con nít. Cây đàn bị hành hạ quá nên đứt dây nhưng chúng tôi vẫn cứ hát, cứ nô đùa cho đến khi mệt lả người ngồi xuống nghỉ thì anh

Nguyễn Gia Phước bị đẩy ra bắt kể chuyện vui. Cái khiếu kể chuyện của Phước cho chúng tôi một dịp cười no nê… Đối với chúng tôi những nụ cười hồn nhiên như vậy tưởng đã bị chôn theo tuổi học trò, nay được có lại khi chúng tôi gặp nhau đêm ấy. Có lẽ vì thế mà có người gọi là những đêm huyền thoại mỗi khi nhắc tới. Than ơi! Cái vui đi đôi với cái buồn, có cuộc vui nào mà không tàn… Sau khi đã hát ca thỏa thích, chúng tôi ngồi nói chuyện gẫu thì có người đề nghị mỗi người nên phát biểu cảm tưởng của

mình trong những ngày qua để rút kinh nghiệm cho lần sau. Những tâm tình chúng tôi chia xẻ với nhau lúc ấy thật chân phương, thật vô giá mà tôi nghĩ

Page 15: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn

không bút mực nào tả xiết… Phía các cô thì không có đôi mắt nào khô ráo, sụt xịt chuyền tay nhau hộp Kleenex, các ông thì mặt buồn xo, người nhũn như sợi bún ướt… Cái buồn ngất ngây này là bởi chúng tôi cứ nuối tiếc những giây phút thật đẹp bên nhau, vì biết khi trở gót bước đi thì tất cả sẽ trở thành dĩ vãng. Một khi đã thành dĩ vãng thì dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là thoáng hương xưa làm mình buồn rười rượi khi chợt nghĩ đến. Rồi cũng đến lúc nhà hàng phải đóng cửa, phải nói là chúng tôi bị xua ra cửa thì mới chịu đi - lại chần chừ, ngần ngại chào nhau với những lời từ biệt biết rằng ngày mai mỗi người mỗi ngã, bốn phương tám hướng, nhìn nhau thầm hỏi bao giờ sẽ gặp lại đầy đủ như ngày hôm nay – nghĩ tới đó mà lòng quặn đau.

Về đến nhà cũng hơn 3 giờ sáng, tôi vội vàng tắm rửa rồi sắp xếp va li cho chuyến bay sớm đưa tôi trở về lại Okinawa. Năm giờ sáng Dung đưa tôi ra phi trường, trong xe hai người ngồi thừ im lặng, những cảm giác huyền hoặc của đêm hôm trước vẫn còn sôi động trong tâm hồn. Tôi lấy vé máy bay rồi ra ngồi bên băng ghế cạnh Dung… Chúng tôi không nói gì bốn con mắt nhìn vào khoảng không trước mắt một cách ngây dại. Không phải là vì thiếu ngủ đâu! Tôi biết chắc bấy giờ trong tâm tưởng của những người có mặt trong hai ngày hội ngộ đó những cảm giác lâng lâng, ngây ngất như đang sống trong một giấc mơ kỳ diệu - rồi khi hoàn hồn cảm thấy như mình mới xuất thần, rồi tiếc nuối bâng khuâng mong mỏi cho đến ngày gặp lại những hình ảnh thân quen đó.

Page 16: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn

Ngồi chờ chuyến bay về lại Okinawa tôi thờ thẫn ôn lại những cảm nghĩ trong lòng. Tâm hồn tôi ngập ngụa với những

cảm xúc chất chứa từ ngày đến OC dự buổi hội ngộ thật hiếm có. Từ phút đầu tiên gặp Phúc, người đến đón cho đến khi tôi rời OC bốn ngày sau, những gương mặt xa lạ bỗng trở thành thân thuộc như quen biết đã lâu. Rất có thể trong những ngày tháng đôi chân tôi còn rong ruổi ở ngôi trường Nguyễn, chúng tôi đã có dịp gặp nhau trong thoáng giây… Khoảng cách thời gian của hơn ba mươi năm ròng rã đã làm phai nhạt đi những ký ức đó… Gặp gỡ lại nhau trong buổi hội ngộ, những khuôn mặt này đã trở thành thân thuộc trong giây phút… Tôi không thể ngờ là mình có những người bạn dễ thương như thế… Ba đêm liền ở nhà Tố và Liên, dù bối

cảnh không phải là ngôi trường xưa, và chúng ta đầu đã hai thứ tóc, nhưng không khí thân mật và náo nức không

khác gì những buổi tập tành văn nghệ ngày xưa. Dù rằng chúng mình không có dịp trình diễn như đã định, những giây phút mình hát cho nhau nghe không thể nào quên được. Buổi tối sau bữa tiệc hội ngộ, chúng mình ngồi lại với nhau, bịn rịn không nỡ rời, những cảm nghĩ chân thành được bộc lộ thật tự nhiên làm cho bao người nước mắt rưng rưng… Cứng cỏi như Thanh Giang mà còn òa khóc nữa là…

Tình bạn ND mình dành cho nhau rất quý báu cho phần hồn trong cuộc sống bương chải hàng ngày trên xứ người. Cuộc đời có nhiều thăng trầm nhưng tôi biết từ bây giờ, có những khi tâm hồn mình chùng xuống vì những buồn phiền và trở ngại, chỉ nghĩ đến những kỷ niệm đẹp của tụi mình thì niềm vui sẽ lại nhóm lên trong lòng. Lần tới khi chúng ta gặp lại nhau dù mái tóc sẽ thưa thớt hơn, và điểm thêm mầu sương muối, nhưng tôi biết trên môi và trong lòng chúng mình sẽ nở những nụ cười thật tươi, sẽ rộn rã chào hỏi nhau tíu tít như thưở ngày xưa. Xiết chặt tay nhau và hẹn ngày tái ngộ!

Đặng Chí Hiếu Okinawa May 2007

Page 17: fileviết này giúp những người HSND dù có mặt hay không, có cơ hội trải qua những kỷ niệm êm đềm đó để thấy mình may mắn là học sinh Nguyễn