Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

65
Từ điển thuật ngữ GIS Chọn một ký tự dưới đây hoặc bên cạnh để đến thuật ngữ cần tra cứu. A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A AAT (Arc attribute table - bảng thuộc tính đường) Là bảng chứa các thuộc tính của các đối tượng đường. Ngoài các thuộc tính được định nghĩa bởi người sử dụng, AAT còn chứa các nút đến và nút đi, các vùng kề phải và kề trái, độ dài, một số thứ tự trong và một bộ định danh đối tượng. Xem thêm feature attribute table (bảng thuộc tính đối tượng). ACCESS directory (Thư mục ACCESS) Là thư mục hệ thống được LIBRARIAN dùng để lưu các file quản lý truy cập vào thư viện. Mỗi thư viện có một thư mục ACCESS được đặt trong thư mục DATABASE của thư viện. accessibility (khả năng truy cập) Là tập hợp số đo khả năng định vị từ một vị trí chi trước. Lệnh ACCESSIBILITY tính toán các giá trị cho khả năng truy cập như một hàm của khoảng cách giữa các vị trí và một thông số phân rã khoảng cách. access rights (quyền truy cập) Là các đặc quyền, theo đó người dùng có thể đọc, ghi, xoá, cập nhật và chạy các file trên đĩa. Quyền truy cập có các dạng "không được truy cập", "chỉ đọc", và "đọc/ghi". ACODE file Là file dữ liệu INFO lưu các thuộc tính đường cho các lớp đối tượng được tạo từ các file TIGER, DIME, IGDS và Etak. ACODE là viết tắt của `Arc CODE'. File ACODE liên hệ với bảng thuộc tính đường (AAT) của lớp đối tượng nhờ bộ định danh Cover-ID. address matching (kết nối địa chỉ) Là kỹ thuật kết nối hai file dùng địa chỉ như thuộc tính liên kết. Các toạ độ địa lý và thuộc tính có thể truyền từ địa chỉ trong file này sang file khác. Ví dụ, một file dữ liệu chứa địa chỉ của các sinh viên có thể được kết nối với lớp đường phố có kèm địa chỉ, tạo ra một lớp biểu diễn nơi sống của sinh viên. ADS 1. Arc Digitizing System - Hệ thống số hoá đường. Là hệ thống số hoá và biên tập đơn giản, được dùng để thêm đường và điểm nhãn vào một lớp đối tượng.

Transcript of Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Page 1: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Từ điển thuật ngữ GIS

Chọn một ký tự dưới đây hoặc bên cạnh để đến thuật ngữ cần tra cứu.

A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

A

AAT (Arc attribute table - bảng thuộc tính đường)

Là bảng chứa các thuộc tính của các đối tượng đường. Ngoài các thuộc tính được định nghĩa bởi người sử dụng, AAT còn chứa các nút đến và nút đi, các vùng kề phải và kề trái, độ dài, một số thứ tự trong và một bộ định danh đối tượng. Xem thêm feature attribute table (bảng thuộc tính đối tượng).

ACCESS directory (Thư mục ACCESS)

Là thư mục hệ thống được LIBRARIAN dùng để lưu các file quản lý truy cập vào thư viện. Mỗi thư viện có một thư mục ACCESS được đặt trong thư mục DATABASE của thư viện.

accessibility (khả năng truy cập)

Là tập hợp số đo khả năng định vị từ một vị trí chi trước. Lệnh ACCESSIBILITY tính toán các giá trị cho khả năng truy cập như một hàm của khoảng cách giữa các vị trí và một thông số phân rã khoảng cách.

access rights (quyền truy cập)

Là các đặc quyền, theo đó người dùng có thể đọc, ghi, xoá, cập nhật và chạy các file trên đĩa. Quyền truy cập có các dạng "không được truy cập", "chỉ đọc", và "đọc/ghi".

ACODE file

Là file dữ liệu INFO lưu các thuộc tính đường cho các lớp đối tượng được tạo từ các file TIGER, DIME, IGDS và Etak. ACODE là viết tắt của `Arc CODE'. File ACODE liên hệ với bảng thuộc tính đường (AAT) của lớp đối tượng nhờ bộ định danh Cover-ID.

address matching (kết nối địa chỉ)

Là kỹ thuật kết nối hai file dùng địa chỉ như thuộc tính liên kết. Các toạ độ địa lý và thuộc tính có thể truyền từ địa chỉ trong file này sang file khác. Ví dụ, một file dữ liệu chứa địa chỉ của các sinh viên có thể được kết nối với lớp đường phố có kèm địa chỉ, tạo ra một lớp biểu diễn nơi sống của sinh viên.

ADS

1. Arc Digitizing System - Hệ thống số hoá đường. Là hệ thống số hoá và biên tập đơn giản, được dùng để thêm đường và điểm nhãn vào một lớp đối tượng.

Page 2: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

2. Là một lệnh tại Arc: lời nhắc bắt đầu một ADS session.

allocation (quá trình phân phối)

Là quá trình phân phối các cung trong một mạng lưới để duy trì trung tâm cho đến khi trở kháng đạt lớn nhất hay là dung lượng tài nguyên của trung tâm được đạt đến.

AML (ARC Macro Language - Ngôn ngữ lập trình phát triển của ARC/INFO)

Là ngôn ngữ cấp cao để viết các ứng dụng cho người sử dụng. Ngôn ngữ này bao gồm khả năng tạo menu trên màn hình, sử dụng và gán các biến, điều khiển quá trình thực hiện lệnh, chọn và dùng các đơn vị toạ độ trang hoặc bản đồ. AML có một bộ lệnh lớn có thể được dùng tương tác như một lệnh, hoặc trong các lệnh macro của AML và các lệnh trong môi trường ARC/INFO.

analysis (phân tích)

Phân tích là quá trình định danh một câu hỏi hoặc một vấn đề được quan tâm; mô phỏng vấn đề; nghiên cứu mô hình kết quả; diễn giải các kết quả; và có thể đưa ra các gợi ý. Xem model (mô hình) và spatial analysis (phân tích không gian).

annotation (chú thích)

1. Là một đoạn văn bản mô tả dùng gán nhãn cho các đối tượng. Nó được dùng cho hiển thị, không dùng cho phân tích.

2. Một dạng đối tượng trong một lớp, được dùng để gán nhãn cho các đối tượng khác. Thông tin lưu cho một chú thích bao gồm một chuỗi văn bản, vị trí hiển thị của chú thích, và kiểu ký tự hiển thị (màu, kiểu chữ, kích cỡ,...). Xem thêm TAT.

ANSI (American National Standards Institute - Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ)

Là một điều phối viên Quốc gia cho các hoạt động chuẩn hoá tự giác, và là một tổ chức, một ngân hàng các tiêu chuẩn consensus được nhất trí ở Mỹ. ANSI làm việc chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là ISO, để phát triển và phê chuẩn các tiêu chuẩn quốc tế. Các tiêu chuẩn của ANSI áp dụng cho mọi vấn đề của thế giới ngày nay, và trong lĩnh vực SQL, hướng phát triển của họ tập trung vào GIS.

Application program interface (API) (giao diện chương trình ứng dụng)

API là một tập hợp các lời gọi hệ thống hoặc các thủ tục cho các chương trình ứng dụng truy cập các dịch vụ của các hệ điều hành hoặc các chương trình khác. API cho phép một chương trình làm việc với các chương trình khác, có thể trên một máy tính khác. API là nền tảng cho tính toán khách/chủ. ArcView cung cấp dịch vụ này cho người dùng ARC/INFO.

arc (cung)

1. Là một chuỗi có trật tự các điểm (cặp toạ độ x,y), bắt đầu từ một vị trí và kết thúc ở vị trí khác. Sự kết nối các đỉnh của cung tạo nên một đường. Ðiểm ở tận cùng của cung còn gọi là nút.

Page 3: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

2. Là một kiểu đối tượng được dùng để biểu diễn đối tượng dạng đường và biên giới vùng. Một đối tượng dạng đường có thể chứa nhiều cung. Các cung được liên kết topo với các nút (cấu trúc liên kết cung-nút) và với các vùng (cấu trúc liên kết vùng-cung). Các thuộc tính mô tả của cung được lưu trong bảng thuộc tính cung (AAT). Xem thêm node (nút).

arc-node topology (cấu trúc liên kết cung-nút)

Là một dạng cấu trúc dữ liệu theo thuật toán topo được ARC/INFO dùng để biểu diễn mối liên kết giữa các cung và nút. Cấu trúc liên kết cung-nút hỗ trợ cho việc định nghĩa đối tượng đường và biên giới vùng, hỗ trợ các hàm phân tích như tracing mạng. Xem thêm topology (cấu trúc liên kết).

archive (lưu trữ)

Là sự tập hợp lưu giữ những thông tin cũ được xoá đi từ một cơ sở dữ liệu ArcStorm.

ArcStorm (ArcStorageManager)

ArcStorm là một hệ quản trị các toàn tác và lưu giữ dữ liệu cho dữ liệu ARC/INFO. ArcStorm quản lý một cơ sở dữ liệu hướng đối tượng, có thể kết hợp chặt chẽ với các hệ cơ sở dữ liệu được hỗ trợ bởi bộ tích hợp cơ sở dữ liệu của ARC/INFO (ARC/INFO's DATABASE INTEGRATOR).

ArcStorm database (cơ sở dữ liệu ArcStorm)

Cơ sở dữ liệu ArcStorm là một tập hợp các thư viện, các lớp, các bảng INFO và bảng DBMS ngoài. Dữ liệu của một hệ CSDL ArcStorm nhận được lợi thế từ các khả năng quản lý toàn tác và lưu trữ dữ liệu của ArcStorm.

ArcTools

ArcTools là tập hợp các công cụ của ARC/INFOR được cung cấp thông qua một giao diện đồ hoạ trên cơ sở AML (ARC Macro Language). ArcTools cung cấp một hướng tiếp cận thân thiện với người sử dụng để sử dụng phổ biến các thao tác và các hàm của ARC/INFO.

area (diện tích)

1. Là một phạm vi đồng nhất của bề mặt quả đất được giới hạn bởi một hoặc nhiều đối tượng đường (vùng) hoặc được biểu diễn như một tập hợp các vùng (miền). Ví dụ: các bang, quốc gia, các hồ, các vùng sử dụng đất và vùng phân bố dân cư.

2. Kích cỡ của một đối tượng địa lý, được đo bằng đơn vị vuông (mét vuông, dặm vuông). ARC/INFO lưu số liệu diện tích cho mỗi vùng hoặc miền.

ASCII (American Standard Code for Information Interchange - Bộ mã chuyển đổi thông tin chuẩn của Mỹ)

Là bộ mã mà mỗi ký tự tương ứng với một mã nhị phân duy nhất (chẳng hạn, một byte với giá trị là 77 biểu diễn chữ M hoa). Các file văn bản được tạo thành

Page 4: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

từ bộ soạn thảo văn bản của hệ thống máy tính thường được biểu diễn dưới dạng file ASCII.

aspect (hướng)

Là hướng của một bề mặt dốc, được đo theo hướng la bàn, đo bằng độ từ phía Bắc theo chiều kim đồng hồ.

ASRG (ARC Standard Raster Graphic)

Dữ liệu đồ hoạ raster được chuyển sang Equal ARC-second Raster Chart/Map (ARC) Projection System. Xem SRG. ASRG (dùng RGB) rất giống với DMA (Defense Mapping Agency) ADRG (ARC Digitized Raster Graphic). File ADRG có thể được nhập vào ARC/INFO với lệnh ADRGGRID. ASRG (dùng RGB) có thể chuyển đổi bằng lệnh ADRGGRID nếu nó có định dạng DMA ADRG thực sự. ASRG thừa nhận các mã màu mà lệnh ADRGGRID không thực hiện.

attractiveness (độ hấp dẫn)

Là một hoặc nhiều đặc tính của một vị trí, tạo nên động cơ cho chuyến đi đến vị trí đó. Ví dụ, độ hấp dẫn của một kho bán lẻ là một hàm được xác định từ một hoặc kết hợp các thông số: không gian bán hàng, số lượng điểm đóng gói, định giá sản phẩm.

attribute (thuộc tính)

1. Là đặc tính của một đối tượng địa lý được miêu tả bằng số, ký tự, ảnh và bản vẽ CAD, thường được lưu dưới dạng bảng và được kết nối với đối tượng nhờ bộ định danh được xác định bởi người sử dụng (chẳng hạn thuộc tính của một giếng khoan bao gồm độ sâu và công suất bơm - số gallon/phút).

2. Là cột trong bảng cơ sở dữ liệu. Xem thêm item (mục tin).

attribute table (bảng thuộc tính)

Là file INFO hoặc file dạng bảng khác có chứa các hàng và các cột. Trong ARC/INFO, bảng thuộc tính được kết hợp với một kiểu đối tượng địa lý, như giếng khoan hay đường giao thông. Mỗi hàng biểu diễn một đối tượng địa lý, mỗi cột biểu diễn một thuộc tính của các đối tượng. Xem thêm feature attribute table (bảng thuộc tính đối tượng).

azimuth (phương vị)

Là phương ngang của một vector, được đo bằng độ theo chiều kim đồng hồ quay từ trục y dương. Ví dụ độ trong la bàn.

B

backup (ghi lưu)

Là bản copy của một hoặc nhiều file, hoặc toàn bộ đĩa, được lưu an toàn đề phòng trường hợp bản gốc bị mất hoặc bị hỏng.

Page 5: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

band (băng thông, băng tần)

Một lớp của ảnh đa phổ, biểu diễn giá trị dữ liệu một khoảng phổ điện từ đặc trưng của ánh sáng hoặc nhiệt phản xạ (như cực tím, lam, lục, đỏ, hồng ngoại, ấm nóng, sóng radar,...). Các giá trị khác xác định bởi người sử dụng nhận được từ các thao tác trên dải phổ gốc. ẢNH ÐA PHỔ LÀ SỰ PHỐI HỢP CỦA BA DẢI màu chuẩn: đỏ, lục và lam. Các hệ thống chụp ảnh vệ tinh như LANDSAT TM và SPOT cung cấp các ảnh đa phổ về trái đất, một số gồm bảy dải màu hoặc nhiều hơn.

band separate (phân tách dải phổ)

Là khuôn dạng ảnh lưu từng băng tần của dữ liệu nhận được từ các máy quét ảnh vệ tinh đa phổ trong từng file riêng lẻ.

bandwidth (độ rộng băng tần)

Là số đo kích thước dữ liệu có thể truyền qua một liên kết truyền thông. Dữ liệu ảnh thường là những tập hợp dữ liệu lớn, do đó truyền dữ liệu ảnh từ máy tính này sang máy tính khác đòi hỏi độ rộng băng tần cao, hoặc quá trình thực hiện sẽ chậm. Còn được gọi là lưu tốc truyền (năng suất truyền).

base map (bản đồ cơ sở)

Là bản đồ chứa các đối tượng địa lý được dùng cho tham chiếu vị trí. Ví dụ, đường giao thông thường có trong các bản đồ cơ sở.

base table (bảng cơ sở)

Là bảng được lưu giữ vật lý trong cơ sở dữ liệu. So sánh với view (khung nhìn).

baud rate (tốc độ truyền)

Là số đo tốc độ truyền dữ liệu giữa máy tính và các thiết bị khác, đo bằng bit trên giây (bps).

bit

Ðơn vị nhỏ nhất của thông tin mà máy tính có thể lưu giữ và xử lý. Một bit có hai giá trị 0 hoặc 1, cũng có thể hiểu là YES/NO, TRUE/FALSE, hoặc ON/OFF. Xem thêm byte.

BLOB (Binary Large Object)

Là kiểu dữ liệu của một cột trong bảng RDBMS, có thể lưu ảnh lớn hoặc dữ liệu văn bảng như những thuộc tính.

BND

Là file trong một lớp đối tượng hoặc ô lưới, chứa phạm vi của lớp đó.

Boolean expression (biểu thức logic)

Page 6: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là dạng biểu thức quy về điều kiện đúng hoặc sai (logic). Một biểu thức logic có thể chứa các biểu thức logic (chẳng hạn, DEPTH > 100) và các toán tử logic. Toán tử logic là từ khoá để xác định cách kết hợp các biểu thức logic đơn giản thành một biểu thức phức tạp. Các toán tử logic là phủ định (NOT), kết hợp (AND), lựa chọn/loại trừ (OR). Ví dụ, DEPTH > 100 AND DIAMETER > 20. Xem thêm logical selection (phép chọn logic).

border arcs (đường viền)

1. Là đường tạo ra rìa ngoài biên giới của một lớp đối tượng vùng.

2. Trong LIBRARIAN, là đường biên giới tách một lớp đối trượng vùng thành các tile.

breakline

Là đối tượng dạng đường xác định và điều khiển dạng bề mặt của một lưới tam giác bất chính quy (tin) trong giới hạn phẳng và liên tục. Breaklines luôn được duy trì như một đối tượng dạng đường trong một tin. Ðối tượng được số hoá ba chiều với các giá trị x, y, z, chẳng hạn như sông suối hay đường bờ biển có thuộc tính độ cao, đều được lưu như đối tượng breakline .

buffer (vùng đệm)

Là vùng xác định quanh các đối tượng. Cả vùng đệm có độ rộng cố định và biến thiên đều có thể được tạo ra cho một tập hợp đối tượng treen cơ sở các giá trị thuộc tính của từng đối tượng. Vùng đệm được tạo thành sẽ xác lập các vùng bên trong hoặc bên ngoài vùng đệm của mỗi đối tượng. Vùng đệm rất hữu ích đối với phân tích xấp xỉ (chẳng hạn, tìm tất cả các khúc sông, suối trong vòng 300 feet từ một vùng xác định).

bug (lỗi)

Là lỗi trong một chương trình máy tính hoặc một lỗi về điện được phát hiện nhờ chương trình kiểm tra lỗi.

byte

Là đơn vị bộ nhớ và lưu dữ liệu gồm một số bit kề nhau, thường là 8. Ví dụ, kích thước file thường được tính bằng byte hoặc megabyte (một triệu byte). Các byte chứa các giá trị từ 0 đến 255 và phần lớn biểu diễn các số nguyên hoặc ký tự ASCII (ví dụ, một byte với giá trị mã ASCII là 77 biểu diễn chữ M hoa). Một tập hợp các byte (thường 4 hoặc 8) biểu diễn các số thực và số nguyên lớn hơn 255.

C

CAD (Computer-aided design - trợ giúp thiết kế bằng máy tính)

Là hệ thống tự động hỗ trợ thiết kế, phác thảo và hiênt hị các thông tin địa lý có hướng.

CAD drawing

Page 7: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là một bản vẽ, một sơ đồ hoặc giản đồ số được tạo ra nhờ hệ thống CAD. Ví dụ, một file bản vẽ hoặc file DWG trong AutoCAD.

calibration (căn chỉnh)

Là quá trình chọn các giá trị thuộc tính và các thông số tính toán, sao cho một mô hình biểu diễn chính xác một tình huống thực tế. Ví dụ, trong tìm đường dẫn và định vị, căn chỉnh thường có nghĩa là đánh giá và tính toán các giá trị xấp xỉ được nhập vào trường tin trở kháng và yêu cầu.

capacity (sức chứa, dung tích, năng lực)

Là tiềm lực tối đa có thể được phân phối hoặc được phục vụ từ một trung tâm. Ví dụ, sức chứa của một trường học là số lượng học sinh có thể tuyển vào.

Cartesian coordinate system (Hệ toạ độ Ðề cát)

Là hệ toạ độ phẳng, hai chiều, được xác định bởi khoảng cách phương ngang theo trục x và phương thẳng đứng theo trục y. Mỗi điểm trên mặt phẳng được xác định bởi toạ độ x,y. Số đo tương đối về khoảng cách, diện tích và hướng là không đổi trên mặt phẳng toạ độ Ðề cát.

CASE (Computer-Aided Software Engineering - trợ giúp kỹ thuật phần mềm nhờ máy tính)

Công cụ CASE được định nghĩa là các luật chương trình để áp dụng các nguyên tắc, phương pháp, công nghệ và khái niệm kỹ thuật. Những công cụ này trợ giúp thực hiện một nhiệm vụ kỹ thuật có thể định nghĩa trong quá trình thiết kế phần mềm tự động nhờ mẫu có cấu trúc. Công nghệ này làm giảm thời gian thiết kế tuỳ biến, cung cấp bộ mã phù hợp và hỗ trợ toàn bộ quá trình phát triển phần mềm.

CCITT (Comitộ Consultatif Internationale de Tộlộgraphique et Tộlộphonique / Consultative Committee on International Telephone and Telegraph) (Uỷ ban Phối hợp Quốc tế về điện tín và điện thoại)

CCITT là một uỷ ban kỹ thuật của Hiệp hội Viễn thông Quốc tế, một tổ chức Liên hợp quốc ở Geneva. Uỷ ban này đưa ra các khuyến nghị trong truyền thông quốc tế về việc chuẩn hoá giao diện dữ liệu, modem và mạng dữ liệu. ARC/INFO hoàn toàn theo Chuẩn nén dữ liệu raster, CCITT nhóm IV. ARC/INFO hỗ trợ các sơ đồ nén TIFF sau: CCITT nhóm 4 cho dữ liệu đen, trắng (chỉ đọc), CCITT nhóm 3 mã hoá một chiều không gian cho dữ liệu đen, trắng; và PackBits.

CD-ROM (Compact Disk-Read Only Memory / đĩa Compact - bộ nhớ chỉ đọc)

CD-ROM là một thiết bị quang học. Một đĩa CD-ROM 5.25-inch có thể lưu 650 megabytes dữ liệu. Chuẩn ISO 9660 xác định khuôn dạng dữ liệu được lưu giữ trên CD-ROM.

cell

Xem grid cell (ô lưới).

center (trung tâm)

Page 8: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là một vị trí riêng biệt, nơi cung cấp một nguồn tài nguyên hoặc hàng hoá. Trong tương tác không gian, trung tâm là vị trí có độ hấp dẫn (attractiveness).

CGM (Computer Graphics Metafile - Chuẩn lưu trữ và truyền hình ảnh)

CGM là chuẩn trao đổi ảnh đồ hoạ, ANSI: x3.122-1986, ISO: 8632-1986, cho khuôn dạng file đầu ra đồ hoạ. ARC/INFO, ArcView Version 2, và PC ARC/INFO có hỗ trợ CGM.

character (ký tự)

1. Là chữ cái (ví dụ, a, b, c, d), số (ví dụ, 1, 2, 3), hoặc một ký hiệu đồ hoạ đặc biệt (ví dụ, *, /, -) được coi là một đơn vị dữ liệu đơn.

2. Là khuôn dạng dữ liệu thuộc tính mà dữ liệu của nó được biểu diễn ở dạng ký tự. Ví dụ, dạng dữ liệu "character" (ký tự) được dùng cho thuộc tính COUNTRY (tên quốc gia), với các giá trị là United States, Brazil, Canada, Thailand,...

checkin (đăng nhập)

Checkin là hoạt động đưa dữ liệu ArcStorm quay trở lại sau khi dữ liệu này được "checkout" cho mục đích cập nhật. Khi dữ liệu đã sửa đổi được "checkin", tất cả các khoá trên dữ liệu này được tháo bỏ.

checkout

Checkout là quá trình đưa những dữ liệu được chọn lựa từ một hệ cơ sở dữ liệu của ArcStorm, đưa vào một lớp đối tượng cụ thể cho mục đích cập nhật. Khi dữ liệu được "checkout", nó sẽ được khoá lại để tránh sự cập nhật từ những người sử dụng khác. Dữ liệu ArcStorm không thể trực tiếp sửa đổi, mà trước tiên phải được "checkout".

client/server (khách/chủ)

Là hệ thống phần mềm có cấu trúc khách/chủ, với một bộ xử lý trung tâm (chủ) đáp ứng các yêu cầu từ các bộ xử lý trạm (khách). ArcStorm là một ví dụ của cấu trúc client/server trong ARC/INFO.

clip (phép tách)

Là thủ tục tách không gian của các đối tượng từ một lớp đối tượng, khi chúng hoàn toàn nằm trong biên giới được xác định bởi các đối tượng trong một lớp đối tượng khác (được gọi là lớp tách). Quá trình này cũng giống như cắt bánh.

COGO

1. Là từ viết tắt của COordinate GeOmetry (hình học toạ độ). Những người lập bản đồ mặt đất dùng các hàm COGO để nhập dữ liệu trắc địa, tính toán vị trí và biên giới chính xác, xác định các cung, ...

2. Là tên của một sản phẩm phần mềm hình học toạ độ ARC/INFO.

Page 9: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

column (cột)

Là không gian dọc của bảng. Mỗi cột đều có tên và kiểu dữ liệu được áp dụng cho mọi giá trị trong cột.

command (lệnh)

Là cấu trúc đặc biệt trong chương trình máy tính, được đưa ra từ người sử dụng để diễn đạt một hành động được thiết kế.

command line interface (giao diện dòng lệnh)

Là sản phẩm phần mềm cho phép người sử dụng đánh câu lệnh tại dấu nhắc. Ngược với giao diện thiết lập (forms interface).

commit

Thực hiện bất kỳ thay đổi thường trực nào được tạo thành trong một toàn tác cơ sở dữ liệu. So sánh với roll back (phục hồi).

concurrency management (quản trị trùng hợp)

Là tính năng quản trị cơ sở dữ liệu để duy trì sự ổn định dữ liệu khi có sự truy nhập đồng thời của nhiều người sử dụng. Một kỹ thuật điển hình là cho phép một số lượng bất kỳ người sử dụng có quyền đọc, nhưng chỉ cho phép một người sử dụng quyền ghi. Người sử dụng thứ hai muốn có quyền ghi phải chờ cho đến khi người thứ nhất hoàn thành toàn tác của họ.

conditional operator (toán tử điều kiện)

Là ký hiệu hoặc từ khoá xác định cách so sánh các giá trị. Các toán tử điều kiện được dùng để hỏi đáp cơ sở dữ liệu. Ví dụ trong SQL, có các toán tử : = (bằng) BETWEEN < (nhỏ hơn) LIKE > (lớn hơn) CONTAINING< /FONT >

conflation (hợp nhất)

Là tập hợp các hàm và thủ tục, để sắp xếp các đường trong hai lớp đối tượng, sau đó chuyển các thuộc tính từ lớp này sang lớp kia. Quá trình sắp xếp diễn ra trước quá trình chuyển thuộc tính và thường được biểu diễn bằng các thao tác rubber-sheeting.

connectivity (khả năng liên kết)

Là quá trình định danh các cung liên kết theo thuật toán topo bằng cách ghi lại các nút đến và nút đi cho mỗi cung. Các cung thường có chung một nút liên kết. Xem thêm arc-node topology (cấu trúc liên kết cung-nút).

constraints (các ràng buộc)

Là giới hạn nhất định được quy định cho một mô hình. Ví dụ, trong một mô hình toàn tác xác định số lượt tin xuất phát từ một điểm gốc đến nhiều điểm đích, số lượt tin không thể vượt quá khả năng phát tin của điểm gốc.

Page 10: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

contiguity (liền kề)

Là quá trình định danh theo thuật toán topo các đối tượng vùng kề nhau bằng cách ghi lại các vùng bên trái hoặc bên phải của mỗi cung. Xem thêm polygon-arc topology (cấu trúc liên kết vùng-cung).

continuous data (dữ liệu liên tục)

Là bề mặt trên đó mỗi vị trí đều có giá trị xác định hoặc giá trị dẫn xuất. Biểu diễn điển hình của dữ liệu liên tục là lưới tam giác bất chính quy (tin) hoặc lưới ô vuông.

contour (đường bình độ)

Là đường nối các điểm có giá trị độ cao bề mặt.

contour interval (khoảng cách đường bình độ)

Là sự sai khác về giá trị độ cao bề mặt giữa các đường bình độ.

coordinate (toạ độ)

Là bộ số xác định vị trí trong một hệ thống tham khảo nhất định, chẳng hạn cặp số x,y trong hệ toạ độ phẳng hoặc bộ số x,y,z trong hệ toạ độ không gian ba chiều. Toạ độ có thể biểu diễn các vị trí trên bề mặt quả đất tương đối so với các vị trí khác. Xem thêm vector và Cartesian coordinate system (hệ toạ độ Ðề cát).

coordinate geometry (hình học toạ độ)

Xem COGO.

coordinate system (hệ toạ độ)

Là hệ thống tham khảo được dùng để xác định các khoảng cách theo phương ngang và phương đứng trên một bản đồ hình học phẳng. Hệ toạ độ thường được xác định bởi một phép chiếu bản đồ, một mốc tính toán, một hoặc nhiều đường song song chuẩn, một kinh tuyến trung tâm, và sự luân phiên có thể trong hướng x, y để định vị vị trí x,y của đối điểm, đường, vùng. Trong ARC/INFO, hệ thống với các đơn vị và các ký tự được xác định bởi phép chiếu bản đồ. Một hệ toạ độ chung được dùng để ghi nhận về không gian của các dữ liệu địa lý của cùng một vùng.

Cover#

Là số thứ tự duy nhất được ARC/INFO tạo ra tự động cho mỗi đối tượng. Số trong này được dùng để truy nhập trực tiếp đối tượng và để miêu tả mối quan hệ topo giữa các đối tượng. Nó thường được biểu diễn như "số bản ghi".

Cover-ID

Là bộ định danh được đưa ra bởi người sử dụng để liên kết các đối tượng địa lý với các dữ liệu thuộc tính tương ứng. Cover-ID là một trường tin trong bảng

Page 11: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

thuộc tính đối tượng, trong đó từ `Cover' được thay bởi tên lớp đối tượng (ví dụ, với lớp thổ nhưỡng (soils), Cover-ID được thay là SOILS-ID). Feature-ID và User-ID là những khái niệm đồng nghĩa với Cover-ID.

coverage

1. Lớp đối tượng: Là một dạng số hoá của cấu tạo bản đồ trên cơ sở đơn vị dữ liệu vector lưu trong ARC/INFO. Một lớp đối tượng lưu các đối tượng địa lý dưới dạng đối tượng sơ cấp (như đường, nút, vùng, điểm nhãn) và đối tượng thứ cấp (như TIC, giới hạn bản đồ, liên kết, chú thích). Các bảng thuộc tính đối tượng kết hợp sẽ miêu tả và lưu các thuộc tính của các đối tượng địa lý.

2. Lớp chuyên đề: Là tập hợp dữ liệu được kết hợp theo chủ đề, được coi như một đơn vị. Mỗi lớp chuyên đề thường biểu diễn một chủ đề riêng biệt như thổ nhưỡng, sông suối, đường giao thông và sử dụng đất.

coverage extent (giới hạn lớp đối tượng)

Là các toạ độ xác định một khung giới hạn hình chữ nhật tối thiểu (xmin,ymin và xmax,ymax) của một lớp đối tượng hoặc một lưới ô vuông. Mọi toạ độ của lớp hoặc ô lưới đều phải nằm trong biên giới này. Trong ARCPLOT và ARCEDIT, giới hạn bản đồ thường được thiết lập từ giới hạn lớp đối tượng. Xem thêm BND.

coverage units (các đơn vị lớp đối tượng)

Là các đơn vị (như feet, met, inche) của hệ toạ độ trong đó lớp đối tượng được lưu giữ.

cross-tile indexing

Là phương pháp được dùng để chỉ số hoá các đối tượng vắt ngang qua biên giới tile. Các đối tượng ngang qua đường biên giới được lưu như một hoặc nhiều đối tượng trong mỗi tile thay cho một đối tượng đơn nhất.

CSSM (Content Standards for Spatial Metadata - Chuẩn Metadata không gian)

Là tài liệu do Uỷ bang Dữ liệu địa lý Liên bang (Federal Geographic Data Committee / FGDC) đưa ra, mô tả metadata không gian.

cursor (con trỏ)

1. Là con trỏ đồ hoạ được dùng cùng với chuột để trỏ vào vị trí xác định trên màn hình.

2. Là con trỏ, trỏ vào một bản ghi trong bảng dữ liệu, là một kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình xử lý một tập hợp các bản ghi được lựa chọn. Con trỏ được chuyển từ bản ghi này sang bản ghi khác trong tập hợp khi thực hiện các thao tác xử lý như hiển thị, hỏi đáp và cập nhật.

cycle

Page 12: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

1. Chu trình: Trong tìm đường dẫn, chu trình là một đường đi mà điểm bắt đầu và kết thúc tại cùng một nút.

2. Vòng khép kín: Trong tracing, vòng khép kín là tập hợp các đường tạo nên một vùng khép kín. Các hướng, xuôi hay ngược, không được xác định trong vòng khép kín.

D

DAL (Data Access Language - Ngôn ngữ truy cập dữ liệu)

Là chuẩn trước kia của Apple cho phép các ứng dụng giao tiếp với các cơ sở dữ liệu quan hệ. DAL là phần chung trong một mạng. Ðây là chương trình được cài vào máy chủ để cung cấp SQL truy cập tất cả cơ sở dữ liệu máy chủ trên mạng. Apple có cấp đăng ký công nghệ này cho Independence Technologies, Inc.

dangle length (độ dài chênh)

Là chiều dài tối thiểu của một cung chênh trong quá trình xử lý CLEAN. CLEAN sẽ loại bỏ những cung chênh ngắn hơn độ dài chênh.

dangling arc (cung chênh)

Là cung có tồn tại cùng một vùng cả bên phải và bên trái và có ít nhất một nút không liên kết với các cung khác. Nó thường được xuất hiện khi một vùng không đóng kín (thiếu), các đường liên kết không hợp lệ, hoặc một đường được số hoá bỏ qua giao điểm của nó với các đường khác (thừa). Ðường chênh không phải luôn là một lỗi. Ví dụ, cung chênh có thể biểu diễn những ngõ cụt trong bản đồ đường giao thông. Xem thêm dangling node (nút thừa).

dangling node (nút thừa)

Là điểm kết thúc của một cung chênh, không liên kết với cung khác.

data access security (an toàn truy cập dữ liệu)

Là những phương pháp được đưa ra để kiểm soát những khả năng của người sử dụng: xem hoặc biến đổi dữ liệu. Những phương pháp này có thể bao gồm các khung nhìn logic và các quyền truy cập thực của nhóm hoặc cá nhân người sử dụng. Xem thêm access rights (quyền truy cập).

database

Là tập hợp logic của các thông tin có liên kết, được quản lý và lưu như một đơn vị, thường được lưu trên một số bộ lưu trữ thứ cấp, như băng từ hoặc đĩa. Cơ sở dữ liệu GIS bao gồm dữ liệu về vị trí không gian và hình dạng của các đối tượng địa lý, được ghi lại như những điểm, đường, vùng, ô lưới, hoặc lưới tam giác bất chính quy, cũng như các thuộc tính của chúng.

database design (thiết kế cơ sở dữ liệu)

Page 13: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là quá trình xử lý hình thức những phân tích về thế giới thực, đưa vào mô hình cơ sở dữ liệu có cấu trúc. Thiết kế cơ cở dữ liệu được đặc trưng bởi những pha sau: phân tích yêu cầu, thiết kế logic và thiết kế vật lý.

DATABASE directory (thư mục DATABASE)

Giống với workspace Thư viện tra cứu (Library Reference). Ðây là thư mục hệ thống mà LIBRARIAN dùng để quản lý thông tin về một thư viện bản đồ. Mỗi thư viện bản đồ có một thư mục có tên DATABASE.

data conversion (chuyển đổi dữ liệu)

Là quá trình chyển dữ liệu từ khuôn dạng này sang khuôn dạng khác. ARC/INFO hỗ trợ chuyển đổi dữ liệu từ nhiều khuôn dạng dữ liệu địa lý như DLG, TIGER, DXF, và DEM.

data dictionary (từ điển dữ liệu)

Là bản liệt kê tất cả các dữ liệu có trong một cơ sở dữ liệu, hoặc là danh sách các mục tin đưa ra tên và cấu trúc dữ liệu. Còn được gọi là DD/D đối với từ điển dữ liệu/thư mục dữ liệu (data dictionary/directory). Các RDBMS thương mại có các từ điển dữ liệu trực tuyến lưu trong các bảng không gian, gọi là bảng hệ thống.

data integrity (tính toàn vẹn dữ liệu)

Là sự duy trì các giá trị dữ liệu về mô hình dữ liệu và kiểu dữ liệu. Ví dụ, để duy trì tính toàn vẹn, các cột số sẽ không nhận các dữ liệu dạng chữ cái. Xem referential integrity.

data model (mô hình dữ liệu)

1. Là kết quả của quá trình thiết kế mức quan niệm. Là khung nhìn dữ liệu được khái quát hoá, xác định bởi người sử dụng, có quan hệ với các ứng dụng.

2. Là phương pháp hình thức miêu tả hành vi của các thực thể của thế giới thực. Một mô hình dữ liệu phát triển đầy đủ sẽ định rõ tất cả các lớp, mối quan hệ giữa các thực thể, các quy luật toàn vẹn và các thao tác trên các thực thể.

3. Các lớp đối tượng và lưới ô vuông của ARC/INFO sử dụng mô hình dữ liệu địa lý quan hệ, mô hình dữ liệu lai kết hợp dữ liệu không gian (trong lớp đối lưới hoặc lưới ô) và các dữ liêụ thuộc tính (trong bảng). Các mô hình dữ liệu khác được dùng trong ARC/INFO bao gồm lưới tam giác bất chính quy, ảnh và ô lưới.

data set (bộ dữ liệu)

Là tập hợp có tên của các mục tin quan hệ logic được tổ chức trong một kiểu quy định.

data type (kiểu dữ liệu)

Page 14: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là đặc điểm của các trường thuộc tính và các biến, xác định kiểu giá trị dữ liệu mà chúng lưu giữ. Ví dụ, kiểu character (ký tự), floating point (dấu phảy động) và integer (nguyên).

DATABASE INTEGRATOR (DBI)

Là liên kết của phần mềm ARC/INFO với Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS). DBI cho phép người sử dụng ARC/INFO truy cập các cơ sở dữ liệu thương mại hiện có và tận dụng các ưu điểm và các khả năng của RDBMS.

database lock (khoá cơ sở dữ liệu)

Khoá là kỹ thuật mà nhờ đó hệ cơ sở dữ liệu tránh được xung đột trong truy cập dữ liệu khi mà nhiều người sử dụng cùng có yêu cầu đối với cùng dữ liệu. Xem thêm persistent lock (khoá bền vững).

database management system (DBMS) (Hệ quản trị cơ sở dữ liệu)

Là tập hợp các chương trình máy tính về tổ chức các thông tin trong một hệ cơ sở dữ liệu. DBMS hỗ trợ việc cấu trúc cơ sở dữ liệu trong một khuôn dạng chuẩn và cung cấp các công cụ cho nhập, kiểm tra, lưu, hỏi đáp và thao tác dữ liệu.

datum

Là tập hợp các thông số và điểm điều khiển được dùng để xác định chính xác hình dạng ba chiều của trái đất (hình cầu). Datum là cơ sở cho một hệ toạ độ phẳng. Ví dụ, North American Datum 1983 (NAD83) là datum cho các phép chiếu và toạ độ bản đồ trong toàn nước Mỹ và vùng Bắc Mỹ.

DBI

Xem DATABASE INTEGRATOR.

DBMS

Xem database management system (hệ quản trị cơ sở dữ liệu).

DBMS table

Xem attribute table (bảng thuộc tính).

DCW ("Digital Chart of the World"- Bản đồ số Thế giới)

Là bản đồ Thế giới dạng số hoá tỷ lệ 1:1.000.000 đầu tiên. DCW chứa các dữ liệu vector số hoá cơ sở theo thuật toán topo được cung cấp từ U.S. Defense Mapping Agency's Operational Navigation Charts.

DDE (Dynamic Data Exchange - Trao đổi dữ liệu động)

Là một giao thức IAC được Microsoft phát triển cho các ứng dụng Windows. DDE cho phép một ứng dụng gửi và nhận thông tin với các ứng dụng khác trong

Page 15: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Windows. Ðây là một chức năng đặc biệt của Windows (RPC - Remote Procedure Calls - gọi thủ tục từ xa), được dùng trong môi trường UNIX. DDE được hỗ trợ trong ArcView Version 2 cho trao đổi dữ liệu với các ứng dụng thương mại khác mà không cần phải chuyển dạng dữ liệu hoặc thoát khỏi ArcView. (Xem IAC)

DDL (Data definition language - ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu)

Là các câu lệnh SQL có thể được dùng tương tác với mã nguồn ngôn ngữ chương trình hoặc dùng bên trong mã nguồn để định nghĩa cơ sở dữ liệu hoặc các thành phần của nó.

DEM

Xem digital elevation model (mô hình độ cao số hoá).

demand (yêu cầu)

1. Trong phân phối, là tiềm năng sử dụng một phần cung cấp của một nguồn tài nguyên hoặc hàng hoá.

2. Trong tương tác không gian, là số nhu cầu đối với một kiểu dịch vụ hay hàng hoá nhất định của một chuyến đi tới một diểm đích. Ví dụ, yêu cầu một gallon sữa tạo nên một chuyến đi đến kho thực phẩm.

denormalization (tiêu chuẩn hoá lại)

Là quá trình tổ chức lại một mô hình dữ liệu đã được tiêu chuẩn hoá để phù hợp với những quy tắc thao tác hoặc với những hạn chế hệ thống.

densify

Là quá trình thêm các đỉnh vào một đường tại những khoảng cách xác định, không làm biến đổi hình dạng đường. So sánh với spline và grain tolerance (sai số grain).

descriptive data (dữ liệu miêu tả)

Là dữ liệu dạng bảng miêu tả đặc điểm của các đối tượng địa lý. Có thể bao gồm các dữ liệu dạng số, text, ảnh và bản vẽ CAD về đối tượng. ARC/INFO lưu các dữ liệu miêu tả trong bảng thuộc tính đối tượng và trong các bảng có liên quan. Còn được gọi là dữ liệu thuộc tính.

destination (điểm đích)

Trong tương tác không gian, điểm đích là vị trí kết thúc của chuyến đi. Ví dụ, một cửa hàng hoặc một cơ quan nơi mà khách hàng hoậưc nhân viên đi đến. Các điểm đích được biểu diễn như những trung tâm trong lớp mạng, hay như những điểm trong lớp đối tượng điểm, và như những điểm nhãn trong lớp đối tượng vùng.

digital elevation model (mô hình độ cao số hoá)

Page 16: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

1. Là biểu diễn số hoá của một biến liên tục trên một mặt phẳng hai chiều bằng một mảng chính tắc giá trị z biểu diễn một giá trị chung. Mô hình độ cao số hoá thường được dùng để biểu diễn địa hình. Còn được gọi là mô hình địa hình số hoá ('digital terrain model' - DTM).

2. Là cơ sở dữ liệu độ cao cho bản đồ của Phòng Bản đồ Quốc gia, Sở Ðo đạc Ðịa chất Mỹ (USGS).

3. Là khuôn dạng bộ dữ liệu độ cao số hoá của USGS.

DGM (Digital Geospatial Metadata - Metadata địa lý không gian số hoá)

DGM được Uỷ ban Dữ liệu Ðịa lý Liên bang (Federal Geographic Data Committee / FGDC) phê chuẩn vào tháng 6 năm 1994. DGM miêu tả chi tiết về nội dung, chất lượng, điều kiện và một số đặc điểm khác của metadata (dữ liệu về dữ liệu). DGM là tiêu chuẩn cung cấp một bộ thuật ngữ và định nghĩa cho các tài liệu về dữ liệu địa lý. DGM xây dựng tên, định nghĩa các phần tử dữ liệu, các nhóm phần tử dữ liệu và các thông tin về giá trị của các phần tử dữ liệu.

DIGEST (Digital Geographic Information Exchange Standard - Chuẩn trao đổi thông tin địa lý số hoá)

DIGEST được xây dựng NATO's Digital Geographic Information Working Group. DIGEST là chuẩn cho thông tin địa lý số hoá cho phép tương thích giữa những người sử dụng và các hệ thống quốc gia và đa quốc gia. DIGEST bao gồm các chuẩn cho hai khuôn dạng dữ liệu địa lý số hoá: Chuẩn đồ hoạ raster ARC (ARC Standard Raster Graphic / ASRG) và khuôn dạng quan hệ vector (vector relational format / VRF). ASRG rất giống với ADRG và có thể nhập vào ARC/INFO như một file ADRG với lệnh ADRGGRID. Các bộ chuyển đổi ARC/INFO VPFIMPORT và VPFEXPORT sẽ xử lý các dữ liệu VRF.

digital terrain model (mô hình địa hình số hóa)

Xem digital elevation model (mô hình độ cao số hoá).

digitize (số hoá)

1. Ðể mã hoá các đối tượng địa lý thành dạng toạ độ x,y.

2. Là quá trình sử dụng bàn số hoá để mã hoá các vị trí của các đối tượng địa lý bằng cách chuyển vị trí trên bản đồ của các đối tượng này sang chuỗi các toạ độ x,y, và lưu trong các file máy tính. Một đường số hoá được tạo thành bằng một chuỗi các toạ độ x,y.

digitizer

1. Bàn số hoá: Là thiết bị bao gồm một bàn và một con trỏ với crosshairs and keys, dùng để số hoá các đối tượng địa lý.

2. Người số hoá: Là người sử dụng thiết bị số hoá.

digitizing (số hoá)

Page 17: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Xem digitize.

DIME

Xem GBF/DIME.

directed network (mạng có hướng)

Là mạng trong đó mỗi cung có một hướng truyền. Hướng truyền có thể được xác định nhờ hướng của cung (có nghĩa là mỗi cung khi được số hoá thì đó là hướng xuôi chiều), hay nhờ một giá trị trong một mục tin của AAT, hoặc nhờ một file xác định.

directory (thư mục)

Là một khái niện trong máy tính để xác định một vị trí trên một đĩa chứa một tập hợp các file dữ liệu hoặc các thư mục khác (thư mục con). Các hệ điều hành dùng the mục để tổ chức dữ liệu. Vị trí của một thư mục được định rõ nhờ tên đường dẫn.

discrete data (dữ liệu rời rạc)

Là các đối tượng địa lý có đường biên giới: biên giới điểm, đường và vùng.

disk (đĩa)

Là phương tiện lưu giữ có dạng một đĩa tròn có phủ một lớp từ để ghi các thông tin dạng số.

diskette (đĩa mềm)

là phương tiện lưu giữ dung lượng nhỏ, rẻ tiền, thường có đường kính 3,5 inche, còn gọi là floppy disk.

dissolve

Là quá trình loại bỏ ranh giới giữa các đối tượng vùng kề nhau có cùng giá trị đối với một thuộc tính xác định.

distance-decay function (hàm phân rã khoảng cách)

Trong tương tác không gian, là biểu diễn toán học ảnh hưởng của khoảng cách đối với khả năng ảnh hưởng và số lượng tương tác giữa các vị trí. Ðây là một hàm luỹ thừa hay hàm mũ.

DLG (Digital Line Graph file - File đồ hoạ đường dạng số)

1. Là các file đồ hoạ đường dạng số của Sở Ðo đạc Ðịa chất Mỹ (Digital Line Graph files from the U.S. Geological Survey / USGS), bao gồm các dữ liệu từ các danh mục bản đồ cơ sở như giao thông, thuỷ văn, đường bình độ, biên giới hành chính và biên giới trắc địa).

Page 18: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

2. Là các chuẩn khuôn dạng số hoá do USGS đưa ra dành cho trao đổi các file dữ liệu bản đồ và USGS dùng chuẩn này để phân phối các bộ dữ liệu đồ hoạ đường dạng số.

DML (Data manipulation language - ngôn ngữ thao tác dữ liệu)

Là những câu lệnh SQL được dùng liên kết với hoặc bên trong mã nguồn ngôn ngữ chương trình để truy cập và tìm kiếm dữ liệu lưu trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

domain (miền)

Trong cơ sở dữ liệu, là miền xác định các giá trị của một cột trong bảng quan hệ, chẳng hạn các số nguyên dương.

double precision (độ chính xác kép)

Là độ chính xác cao về toạ độ trên cơ sở số chữ số có nghĩa được dùng để lưu toạ độ. Dữ liệu ARC/INFO có thể được lưu ở dạng toạ độ chính xác đơn và chính xác kép. Các lớp đối tượng chính xác kép lưu đến 15 chữ số có nghĩa cho toạ độ (thông thường, 13 đến 14 chữ số có nghĩa), tức là sai số nhỏ hơn 1 mét ngoài thực tế. Xem thêm single precision (độ chính xác đơn).

downstream (xuôi dòng)

Là hướng dọc theo đường cùng hướng truyền. Hướng truyền được xác định theo quy ước của người sử dụng. Xem thêm directed network (mạng có hướng).

drape

A perspective or panoramic rendering of two-dimensional features superimposed on a surface.

DTM (Digital terrain model - Mô hình địa hình số hoá)

Xem digital elevation model (mô hình độ cao số hoá).

DXF (Data Exchange Format - Khuôn dạng trao đổi dữ liệu)

Là khuôn dạng lưu dữ liệu vector bằng mã ASCII hoặc mã nhị phân. Sử dụng trong AutoCAD và các phần mềm CAD khác cho trao đổi dữ liệu. Các file DXF có khả năng biến đổi sang ARC/INFO.

dynamic segmentation (phân đoạn động)

Là quá trình tính toán vị trí các sự kiện trên các đối tượng dạng đường tại thời gian chạy, dựa trên cơ sở các bảng sự kiện . Các đối tượng route-system và các lệnh event-handling cung cấp khả năng phân đoạn động trong ARC/INFO.

E

edge matching (hợp biên)

Page 19: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là thủ tục hiệu chỉnh để đảm bảo tất cả các đối tượng trên các tờ bản đồ kề nhau có vị trí đường biên trùng nhau. Ðường liên kết được dùng khi tiến hành hợp các đối tượng trong các lớp đối tượng kề nhau.

edit (hiệu chỉnh)

Ðể sửa chữa lỗi hoặc biến đổi một file máy tính, mọt bộ dữ liệu địa lý, hoặc một file dạng bảng chứa dữ liệu địa lý.

embedded SQL (SQL nhúng)

Là các lệnh SQL được nhúng trong một chương trình chủ.

entity (thực thể)

Là tập hợp các đối tượng (con người, địa điểm, đồ vật) được miêu tả bởi cùng các thuộc tính. Các thực thể được định danh trong giai đoạn thiết kế mức quan niệm và thiết kế ứng dụng.

entity relationship diagram (Sơ đồ mối quan hệ thực thể)

Là biểu diễn đồ hoạ về các thực thể và mối quan hệ của chúng. Các sơ đồ quan hệ thực thể là phương tiện hữu dụng để tìm kiếm cách hiểu chung về dữ liệu giữa những người sử dụng và những nhà phát triển ứng dụng.

environment (môi trường)

Là tập hợp các thông số định nghĩa các điều kiện hiển thị, hiệu chỉnh và thao tác dữ liệu khác nhau được kích hoạt trong giai đoạn cho đến khi người sử dụng thay đổi. Ví dụ, môi trường vẽ trong ARCEDIT có thể là các trạng thái 'arcs on, labels off, annotation.streets on'.

EOS (Earth Observation Satellite - Vệ tinh quan sát trái đất)

Là phương tiện nghiên cứu trái đất về những thay đổi lâu dài trên phạm vi toàn cầu. EOS, thuộc Cơ quan hàng không và không gian Hoa Kỳ (National Aeronautics and Space Administration / NASA), sẽ đưa ra hàng petabytes (1,000 terabytes) dữ liệu ảnh vệ tinh và thao thác, phân tích các bộ dữ liệu tỷ lệ lớn (hàng terabytes [1,000 gigabytes] một ngày).

equation item

Là biểu thức số học dùng ở vị trí tên trường thuộc tính trong một lệnh ARC/INFO. Ví dụ, để đưa ra danh sách các vùng, người sử dụng có thể chỉ rõ LIST AREA; để đưa ra danh sách các vùng có diện tích sách định, lệnh được viết là LIST AREA / 43560.

Ethernet (chuẩn Ethernet)

Là giao thức mạng định nghĩa phương thức thực hiện đặc trưng của tầng vật lý và tầng liên kết dữ liệu trong mô hình OSI (IEEE 802.3). Ethernet được dùng rộng rãi trong mạng cục bộ, sử dụng mô hình liên kết bus, cung cấp những

Page 20: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

truyền thông tốc độ lớn đáng tin cậy (cực đại 10 million bit trên giây) trong một vùng địa lý giới hạn (chẳng hạn, một cơ quan, một trường đại học).

Equator (xích đạo)

Là vĩ tuyến 0 độ bắc hoặc nam.

event (sự kiện)

Là đối tượng địa lý xuất hiện trên hoặc trong một đối tượng dạng đường. Có ba kiểu sự kiện: dạng đường, dạng liên tục và dạng điểm. Ví dụ, một đường hẻm chạy bên trái trên tuyến đường I-10 từ dặm 1,5 đến dặm 2,1 là một sự kiện dạng đường. Sự kiện liên tục là một sự kiện dạng đường khi mà vị trí bắt đầu trùng với vị trí kết thúc của tiến trình sự kiện, chẳng hạn cho giới hạn vận tốc. Sự kiện dạng điểm xuất hiện tại một điểm trên tuyến đường, ví dụ một vụ tai nạn xảy ra ở vị trí dặm 6,3 trên tuyến đường I-10. Trong ARC/INFO, sự kiện được xác định trong trường thuộc tính của route. Xem thêm route-system.

event source (nguồn sự kiện)

Là tên được ấn định bởi người sử dụng để biểu diễn một bảng DBMS chứa các dữ liệu sự kiện trong quá trình sử dụng các lệnh phân đoạn động. Nó giống với tên quan hệ. Xem thêm relate (quan hệ).

extended character set (bộ ký tự mở rộng)

Bộ ký tự mở rộng hỗ trợ các ngôn ngữ yêu cầu 8 bit ký tự, chẳng hạn như tiếng Trung Quốc và tiếng Pháp. So sánh với bộ ký tự POSIX.

external file (file ngoài)

INFO lưu dữ liệu trong các file thuộc cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, các thông tin cơ sở dữ liệu có thể lưu trong các file bên ngoài cơ sở dữ liệu. Những file này được gọi là file ngoài. Ví dụ, cá bảng thuộc tính đối tượng được lưu như những file dữ liệu INFO ngoài trong thư mục lớp đối tượng.

external polygon (vùng ngoài)

Xem universe polygon (vùng toàn thể).

F

feature attribute table (bảng thuộc tính đối tượng)

Là bảng lưu các thông tin thuộc tính cho một kiểu đối tượng xác định. ARC/INFO duy trì một số trường thuộc tính đầu tiên cho những bảng này. Các bảng thuộc tính đối tượng hỗ trợ cho các lớp thông tin bao gồm: .PAT cho đối tượng vùng và điểm; .AAT cho đối tượng đường; .RAT cho route; .SEC cho đoạn cắt; PAT cho miền; TAT cho chú thích.

FDDI (Fiber Distributed Data Interface

Page 21: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là giao thức mức điều khiển truy cập (truyền) với cấu trúc mạng tiếp sức vòng tròn, độ rộng dải truyền thông là 100 Mbps và được hỗ trợ trên các phương tiện mạng cáp. Ðể cung cấp những trao đổi ARC/INFO yêu cầu, phần mềm giao tiếp mạng ở máy trạm phải có các giao thức trao đổi TCP/IP và NFS, được hệ điều hành UNIX cung cấp. Các gói tin trong truyền thông TCP/IP cho truyền FDDI được hỗ trợ bằng một card giao diện mạng tại trạm gửi và nhận, và các gói này là trong suốt với các ứng dụng và dữ liệu ARC/INFO.

feature class (dạng đối tượng)

1. Là sự phân loại mô tả định dạng đối tượng địa lý và cung cấp dữ liệu trong một lớp đối tượng. Các dạng đối tượng địa lý bao gồm điểm, đường, nút, route-system, route, đoạn cắt, vùng và miền. Một hoặc nhiều dạng đối tượng có thể được dùng cho mô hình đối tượng địa lý; ví dụ, đường và nút có thể được dùng cho mô hình đối tượng dạng đường (chẳng hạn như dường giao thông). Các dạng đối tượng TIC, chú thích, liên kết và biên giới cung cấp các dữ liệu hỗ trợ cho quản lý và tra cứu dữ liệu lớp đối tượng.

2. Là sự biểu diễn mức quan niệm của các đối tượng địa lý. Trong biểu diễn các đối tượng địa lý, các kiểu đối tượng bao gồm điểm, đường, vùng, và bề mặt.

Feature-ID

Là thuật ngữ đồng nghĩa với Cover-ID và User-ID.

feature selection by attribute (chọn đối tượng bằng thuộc tính)

Xem logical selection (phép chọn logic).

FGCC (Federal Geodetic Control Committee - Uỷ ban điều khiển đo đạc liên bang)

Là Uỷ ban về các chuẩn liên quan đến độ chính xác trong điều khiển đo ÐẠC. Ở MỸ, ÐỊNH VỊ TOẠ độ dựa trên các điểm kiểm soát của Sở đo đạc trắc địa quốc gia và là cơ sở cho việc thu thập dữ liệu. Các dữ liệu được thu thập có sử dụng các điểm toạ độ cơ sở này đều có thể đọc được bằng ARC/INFO.

FGDC (United States Federal Geographic Data Committee - Uỷ ban dữ liệu địa lý Mỹ)

Bao gồm một số cơ quan thuộc chính phủ liên bang và các đại lý GIS, FGDC có vai trò lãnh đạo trong việc xác định chuẩn metadata không gian, những chuẩn này được miêu tả trong "Content Standards for Spatial Metadata" (Nội dung chuẩn cho metadata không gian). Xem CSSM, DGM, và SDTS.

field (trường)

Trong cơ sở dữ liệu, là một thuật ngữ khác cho cột.

field data collector

Là thiết bị điện tử thu thập và lưu các thông tin quan sát từ các phương tiện đo đạc. Có hai loại thiết bị: một loại ghi lại các toạ độ x,y,z sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trên cơ sở vệ tinh; và loại thiết bị thứ hai ghi lại khoảng cách và phương hướng. ARC/INFO GENERATE thường được dùng để chuyển đổi toạ

Page 22: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

độ GPS , trong khi đó ARC/INFO COGO có một chương trình chuyển đổi FIELDDATA.

file

là tập hợp các thông tin có quan hệ với nhau mà máy tính có thể truy cập bởi một tên duy nhất (chaửng hạn, file văn bản, file dữ liệu, file DLG). File là các đơn vị logic được quản lý trên đĩa bởi hệ điều hành của máy tính. File có thể được lưu trên băng hoặc đĩa.

file transfer (chuyển file)

Là quá trình sao chép dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác hoặc từ DBMS này sang DBMS khác.

FIPS (Federal Information Processing Standards - Chuẩn xử lý thông tin Liên bang (Mỹ))

FIPS có quan hệ đến rất nhiều các thành phần của hệ thống máy tính, bao gồm các thành phần của phần lớn các hệ GIS: phần cứng, phương tiện lưu giữ, file dữ liệu, mã, giao diện, truyền dữ liệu, mạng, quản trị dư liệu, tài liệu, ngôn ngữ chương trình, thiết kế phần mềm, hiệu suất, an toàn,v.v. FIPS 173 tiền thân của SDTS (Spatial Data Transfer Standard - chuẩn truyền dữ liệu không gian), bao gồm các định nghĩa được chuẩn hoá cho rất nhiều các thuật ngữ trong ngành bản đồ số, các yêu cầu cho độ chính xác cấp Liên bang về đánh địa chỉ. FIPS cung cấp mã chuẩn định danh các bang và thành phố trong Liên bang, cung cấp các chuẩn dùng trong các cơ quan chính phủ. FIPS 152-2 bao gồm POSIX.1 Compliance.

font

Là tập hợp logic các mẫu biểu diễn ký tự hoặc ký hiệu điểm. Courier, Helvetica và Times là ba dạng font điển hình.

foreign key (khoá phụ)

Là một hoặc nhiều thuộc tính bảng có thể định danh duy nhất một bản ghi trong một bảng khác. Mối quan hệ khoá chính - khoá phụ xác định mối liên kết quan hệ. Xem thêm relate (quan hệ).

format (khuôn dạng)

Là kiểu mẫu trong đó dữ liệu được tổ chức một cách có hệ thống trên máy tính. Khuôn dạng file là một thiết kế xác định về cách thông tin được tổ chức trong file. Ví dụ, ARC/INFO có các khuôn dạng đặc trưng, xác định dùng cho lưu các lớp đối tượng. DLG, DEM, và TIGER là các bộ dữ liệu địa lý với các khuôn dạng file khác nhau.

forms interface (giao diện thiết lập)

Là giao diện đồ hoạ người - máy được xác lập đặc tính bằng việc người sử dụng chuyển con trỏ từ trường dữ liệu này sang trường dữ liệu khác. Ngược với giao diện dòng lệnh (command line interface).

Page 23: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

from-node (nút đi)

Là một trong hai đầu của đường, là điểm đầu tiên được số hoá.

functional surface (bề mặt hàm)

Là biểu diễn bề mặt, lưu các giá trị z đơn (ngược với các giá trị z đa) cho bất kỳ vị trí x,y nào đó. TIN (lưới tam giác bất chính quy) biểu diễn dữ liệu dưới dạng một bề mặt hàm. Bề mặt này có thể coi là một bề mặt 2,5 chiều.

fuzzy tolerance (độ chính xác mờ)

Ðộ chính xác mờ là một khoảng cách rất nhỏ, được dùng để giải phép giao các vị trí không chính xác do hạn chế bởi độ chính xác số học của máy tính. Ðộ chính xác mờ xác định lớp đối tượng kết quả trong phép toán CLEAN hoặc phép toán chồng xếp topo như các phép đại số bản đồ UNION (hợp), INTERSECT (giao), CLIP (cắt).

G

gazetteer (từ điển địa lý)

Là một công cụ cung cấp thông tin về tên và vị trí của các địa điểm. Nếu biết tên của địa điểm, từ điển địa lý có thể cung cấp toạ độ của địa điểm đó. Phần lớn các atlase đều có từ điển địa lý. Những từ điển địa lý số hoá nổi tiếng là USGS Geographic Names Information System (GNIS) và Digital Chart of the World (DCW). Trong ARCINFO, chỉ số không gian trong từ điển địa lý là một ô gồm chữ và số biểu diễn một đối tượng vùng. Các địa điểm (điểm và vùng) được phủ bởi ô lưới này, sau đó được sắp xếp theo alphabe. Quá trình này tạo ra một danh sách tên các địa điểm sắp xếp theo cả alphabe và theo số ô lưới.

GBF/DIME

Nhằm phục vụ điều tra dân số 1980, Cục Ðiều tra dân số Mỹ đã xây dựng Geographic Base Files (GBF) và các file Dual Independent Map Encoding (DIME), bao gồm các mã thống kê địa lý về điều tra dân số và toạ độ đường phân chia của phần lớn các vùng trung tâm. Các file DIME cung cấp bản đồ dưới dạng giản đồ các đường phố của thành phố, phạm vi địa chỉ, mã thống kê địa lý có quan hệ với dữ liệu thống kê của Cục Ðiều tra dân số. DIME được thay thế bởi TIGER trong điều tra dân số 1990.

generalization (tổng quát hoá)

Thông thường, đây là sự rút gọn số lượng điểm biểu diễn đường. Trong ARC/INFO, đây là quá trình chuyển chỗ các đỉnh thuộc đường theo một sai số nhất định.

geocode

Là thủ tục định danh toạ độ của một vị trí khi đưa ra địa chỉ của nó. Chẳng hạn, khi có một địa chỉ thuộc mạng lưới đường phố TIGER sẽ xác định được vị trí của một ngôi nhà. Còn gọi là mã hoá địa lý các địa chỉ.

Page 24: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

geographic data (dữ liệu địa lý)

Là dữ liệu về vị trí và đặc điểm của đối tượng địa lý, bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.

geographic database (CSDL địa lý)

Là tập hợp có tổ chức của dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính có liên quan, nhằm lưu trữ hiệu quả và có thể truy cập bởi nhiều người sử dụng.

geographic data set (dạng dữ liệu địa lý)

Trong ARC/INFO có bảy dạng dữ liệu địa lý, bao gồm: lớp đối tượng, lưới ô vuông, bảng DBMS (bảng trong Hệ quản trị CSDL), tin (lưới tam giác bất chính quy), ảnh, lưới, và bản vẽ CAD.

geographic feature (đối tượng địa lý)

Là một đối tượng được người sử dụng định nghĩa trong dữ liệu của ARC/INFO. Các đối tượng địa lý chẳng hạn như đường phố, hệ thống cống, manhole covers, accidents, lot lines, and parcels.

geographic information system (hệ thống thông tin địa lý)

Xem GIS.

geometry (biểu diễn hình học)

Biểu diễn hình học là hình thức thể hiện những số liệu đo lường và thuộc tính của các đối tượng điểm, đường và vùng. Trong ARC/INFO, biểu diễn hình học được dùng để miêu tả thành phần không gian của các đối tượng địa lý.

georeference

Là thủ tục thiết lập mối quan hệ giữa toạ độ bản đồ và toạ độ quả đất thực.

georelational model (Mô hình quan hệ địa lý)

Là mô hình dữ liệu địa lý quản lý các đối tượng địa lý dưới dạng một tập hợp quan hệ các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Mô hình quan hệ địa lý là mô hình dữ liệu cơ bản dùng trong ARC/INFO.

GIRAS (Geographic Information Retrieval and Analysis data files from the U.S. Geological Survey - Kho dữ liệu Phân tích và Tìm kiếm Thông tin địa lý của Sở Ðo đạc Ðịa chất Mỹ)

Các file GIRAS chứa thông tin về sử dụng đất / đất che phủ của các vùng trong nước Mỹ, bao gồm các thuộc tính của sử dụng đất, đất che phủ, thuỷ hệ, đơn vụ hành chính, dân cư, sở hữu đất thuộc bang và thuộc liên bang. Những dữ liệu này bao gồm cả bản đồ giấy và bản đồ số.

GIS (Geographic information system - Hệ thống thông tin địa lý)

Page 25: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là một tập hợp có tổ chức của phần cứng, phần mềm, dữ liệu địa lý và các chương trình ứng dụng để vận hành, lưu trữ, cập nhật, phân tích và hiển thị các dạng thông tin địa lý một cách hiệu quả.

GOSIP (Government Open System Interconnection Protocols)

Là những quy định của chính phủ Mỹ cho các giao thức OSI (xem OSI). Chính phủ quy định tất cả các cơ quan liên bang phải được chuẩn hoá theo mô hình OSI và công cụ là GOSIP. Phần lớn các hãng (Sun, IBM, HP, DEC, etc.) cũng đã hoặc sẽ tuân theo.

global positioning system (GPS) (hệ thống định vị toàn cầu)

Là hệ thống vệ tinh và các thiết bị tiếp nhận nhằm xác định các vị trí trên quả đất. GPS với những số liệu chính xác thường được dùng trong hàng hải và địa chính.

GPS

Xem global positioning system (hệ thống định vị toàn cầu).

grain tolerance (sai số cho phép grain)

Là thông số điều chỉnh số lượng đỉnh và khoảng cách giữa chúng trên các đường biểu diễn đường cong. Sai số Grain càng nhỏ, đường cong càng kép kín. Không giống như densify tolerance, sai số Grain có thể ảnh hưởng đến dạng của đường cong.

graphical user interface (GUI) (giao diện đồ hoạ người - máy)

Là phương pháp đồ hoạ điều khiển tương tác giữa người sử dụng và máy tính để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Thay cho việc đưa ra câu lệnh tại dấu nhắc hệ thống, người sử dụng có thể đưa ra lệnh bằng cách dùng chuột để chọn từ `a dashboard' của các lựa chọn được hiển thị trên màn hình. Các lựa chọn này có thể ở dạng các icon và các danh sách. Một số công cụ GUI ở dạng động và người sử dụng phải thao tác với các đối tượng đồ hoạ trên màn hình để gọi một chức năng nào đó, chẳng hạn di chuyển thanh trượt để đặt các thông số (ví dụ đặt tỷ lệ bản đồ).

graphics display terminal (thiết bị đầu cuối hiển thị đồ hoạ)

Là thiết bị đầu cuối của máy tính dùng để hiển thị và thao tác với các thông tin đồ hoạ. Chúng cũng có thể được dùng trong lựa chọn đồ hoạ (chẳng hạn nhận dạng một đặc điểm được hiển thị), số hoá và soạn thảo.

graphics page (trang đồ hoạ)

Là vùng trên thiết bị hiển thị đồ hoạ dành cho hiển thị bản đồ hoặc mô phỏng trang đồ hoạ của máy vẽ. Ðơn vị trang thường là centimet hoặc inch thay thế cho đơn vị trên quả đất thật như met hoặc feet. Nhiều bản đồ có thể kết hợp trên một trang đồ hoạ.

GRASS (Geographical Resource Analysis Support System)

Page 26: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Một sản phẩm thuộc lĩnh vực công cộng của USA theo mô hình GIS raster. Army Corp of Engineers' Construction Engineering Research Laboratory (USACERL).

gravity model (mô hình tương hỗ)

Là phương pháp dùng trong địa lý học, kỹ thuật và khoa học xã hội để mô phỏng những thay đổi của dân cư. Một thừa nhận cơ bản của mô hình tương hỗ là ảnh hưởng giữa dân cư với một yếu tố khác tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng. Ðiều này tương tự như những quan sát về lực hấp dẫn trong vật lý Newton.

GRID

Hệ thống xử lý địa lý dạng ô lưới tích hợp đầy đủ dùng cho ARC/INFO. GRID cung cấp một ngôn ngữ không gian đại số bản đồ cho phép phân tích và mô hình hoá đối tượng không gian phức tạp.

grid (lưới ô vuông)

Mô hình dữ liệu địa lý quản lý thông tin dưới dạng một mảng theo hàng và theo cột các ô vuông có kích thước bằng nhau. Mỗi ô lưới được biểu diễn bởi vị trí toạ độ địa lý x, y của chúng. Xem thêm raster và grid cell.

grid cell (ô lưới)

Một đơn vị thống nhất biểu diễn quy ước cho một vùng trên quả đất, như một mét vuông hay một dặm vuông. Mỗi ô lưới nhận một giá trị tương ứng với đặc trưng của vị trí đó, chẳng hạn như kiểu đất, vùng dân cư hoặc lớp thực vật. Những giá trị thêm vào của các ô có thể được lưu trữ trong một bảng thuộc tính số liệu (value attribute table - VAT).

GUI

Xem graphical user interface (giao diện đồ hoạ).

H

hardware

Những thành phần vật lý của hệ thống máy tính, như máy tính, máy vẽ, máy in, thiết bị đầu cuối, bàn số hoá ...

heuristic

Là phương pháp tiếp cận bằng cảm tính, mang tính kinh nghiệm, dùng trong phương pháp "thử và sai" để giải quyết tương đối các bài toán khó. (đối lập phương pháp tiếp cận bằng thuật toán - algorithmic)

historical view

Page 27: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Trong ArcStorm, đây là cửa sổ hiển thị một dữ liệu nhất định tại một thời gian xác định. Trong một historical view, cơ sở dữ liệu không thể có sự thay đổi nào, không có dữ liệu nào được tạo thành, đơn giản đây chỉ là cửa sổ "chỉ đọc".

history

Một kỹ thuật trong ArcStorm cho phép theo dấu những thay đổi được thực hiện đối với một nguồn dữ liệu. Kỹ thuật này cho phép tạo ra các cửa sổ history và hỗ trợ "phục hồi" dữ liệu tại một giai đoạn trước đó.

hub (thiết bị phân chia mạng)

Hub là một nút trong mạng để chuyển tin từ nơi gửi đến nơi nhận. Hub thường được dùng ở những vị trí quan trọng trong mạng để giảm chi phí đường truyền.

I

IAC (Interapplication communication)

Ðây là khả năng liên kết giữa các chương trình. Với IAC, hai (hay nhiều) chương trình có thể được thực hiện đồng thời, chia xẻ dữ liệu và đưa ra các yêu cầu đối với các chương trình khác. ARC/INFO Version 7 và ArcView Version 2 đều hỗ trợ IAC. Các công cụ IAC trong AML (ARC Macro Language) hỗ trợ GIS thời gian thực, một server xử lý GIS mạng, khả năng thao tác tương tác, và mở ra hướng kết hợp giữa ARC/INFO và các ứng dụng khác. Trong mối quan hệ khách/chủ (client/server), các lệnh từ máy khách là IACCONNECT, IACDISCONNECT, và IACREQUEST.

identity (phép đồng nhất)

Là phép chồng xếp topo của một lớp đối tượng (đầu vào) với một lớp đối tượng vùng (được đồng nhất). Với mỗi đối tượng của lớp đầu vào, thực hiện phép giao với các đối tượng trong lớp được đồng nhất, tạo ra các đối tượng mới cùng kiểu đối tượng với lớp đầu vào. Ví dụ, một tuyến đường (kiểu đối tượng đường, lớp đầu vào) đi qua hai thành phố (lớp được đồng nhất) sẽ tách thành hai đối tượng đường, mỗi đối tượng có thuộc tính của tuyến đường đó và của thành phố mà nó đi qua. So sánh với intersect (giao) và union (hợp).

identity link (liên kết đồng nhất)

Là liên kết lớp đối tượng mà vị trí đi giống với vị trí đến. Ðược dùng để điều khiển rubber sheeting và các thao tác cấp phát. Các liên kết đồng nhất giữ lại vị trí điểm trong quá trình thao tác. Xem thêm link (liên kết).

IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers - Viện Kỹ thuật Ðiện và Ðiện tử)

Tiêu chuẩn IEEE 1003.1-1990 (aka POSIX.1) định nghĩa tương thích ngôn ngữ C cho hệ điều hành, do đó cho phép mã nguồn linh động hơn nhiều so với định nghĩa ngôn ngữ C của ANSI (xem POSIX). ARC/INFO và ArcView tương thích hoàn toàn với các giao thức mạng hỗ trợ các chuẩn truyền thông IEEE 802.5, FDDI và X.25.

IGDS (Interactive Graphics Design Software - Phần mềm thiết kế đồ hoạ tương tác)

Page 28: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Các định dạng file IGDS và ARC/INFO có thể chuyển đổi với nhau.

IGES (Initial Graphics Exchange Specification -

IGES là một khuôn dạng dữ liệu chung dùng cho truyền dữ liệu trong CAD. Các file IGES có thể được chuyển đổi khuôn dạng với ARC/INFO.

image (ảnh)

Là hình thức biểu diễn hoặc miêu tả đồ hoạ của một hình ảnh được tạo ra bởi một thiết bị quang học hoặc điện tử. Chẳng hạn như các dữ liệu viễn thám (ví dụ ảnh vệ tinh), ảnh quét và ảnh chụp. ẢNH ÐƯỢC LƯU Ở DẠNG RASTER LÀ MỘT BỘ số liệu dạng nhị phân hay dạng số nguyên biểu diễn cường độ ánh sáng, nhiệt hoặc độ rộng quang phổ điện từ.

image catalog

Là một tập hợp có tổ chức của các ảnh, chồng xếp ảnh không gian có thể truy cập như một ảnh vật lý. Một catalog ảnh là một tập hợp các ảnh trên đĩa, mỗi ảnh được biểu diễn bởi một bản ghi trong một file dữ liệu INFO. Tối thiểu trong file dữ liệu này phải có trường chứa tên đường dẫn của ảnh và toạ độ giới hạn xmin, ymin và xmax, ymax.

image integrator (tích hợp ảnh)

Là sự kết hợp của công cụ quản lý và hiển thị ảnh trong ARC/INFO, cho phép hiển thị đồng thời cả dữ liệu raster và vector. Các lệnh tích hợp ảnh sẽ thiết lập quan hệ giữa toạ độ ảnh và toạ độ quả đất thực, hiển thị ảnh và quản lý catolog ảnh.

impedance (trở kháng)

Là số lượng điện trở (hoặc phí tổn) bắt buộc phải chuyển tải trên đường từ nút gửi đến nút nhận hoặc quay trở lại. Ðiện trở có thể là trị số của quãng đường, thời gian, vận tốc chuyển tải... Trở kháng càng cao điện trở càng nhiều (giá trị 0 biểu diễn không có phí tổn). Thường thì có một giá trị trở kháng âm là giới hạn. Trở kháng được dùng trong truyền dữ liệu mạng và định vị. Ðường truyền tối ưu trong mạng là đường ít điện trở nhất (hoặc trở kháng thấp nhất).

index (chỉ số)

Là cấu trúc dữ liệu đặc biệt dùng trong CSDL để tìm kiếm nhanh các bản ghi trong các bảng hoặc các thuộc tính không gian trong các tập hợp dữ liệu địa lý. ARC/INFO cung cấp cả chỉ số không gian và chỉ số thuộc tính. Xem thêm item indexing, cross-tile indexing và spatial indexing.

index coverage (lớp chỉ số)

Là tập hợp các polygon được sử dụng làm chỉ số không gian cấu trúc tile của một lớp. Mỗi polygon trong lớp chỉ số biểu diễn một tile.

INFO

Page 29: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là một hệ quản trị CSDL (DBMS) dạng bảng được ARC/INFO sử dụng để lưu trữ và xử lý các bảng thuộc tính và các bảng khác có liên quan.

INFO database

Là nội dung của một bộ các file dữ liệu, các bảng thuộc tính và các file có liên quan được lưu giữ tại mỗi workspace của ARC/INFO trong một thư mục con có tên là INFO.

INFORMIX

Là một hệ quản trị CSDL quan hệ được ARC/INFO sử dụng để truy cập vào DATABASE INTEGRATOR.

INGRES

Là một hệ quản trị CSDL quan hệ được ARC/INFO sử dụng để truy cập vào DATABASE INTEGRATOR.

integer (số nguyên)

Là số không có phần thập phân (0, 1, 25, 173, 1032, ...). Giá trị số nguyên có thể bé hơn, bằng hoặc lớn hơn 0.

interaction (tương tác)

Là số lượng lần truyền được phát ra giữa điểm gốc và điểm đích trong một hoạt động nhất định. Tương tác phụ thuộc vào đặc tính nơi phát tin, nơi nhận tin và hao phí đường truyền giữa chúng.

interaction matrix (ma trận tương tác)

Là một file INFO phát sinh chứa số tương tác tạo thành giữa điểm gốc và điểm đích. Ma trận tương tác có thể được phân tích để tạo nên các bản đồ trade-area.

inter-application communication (IAC) (thông tin liên kết ứng dụng)

Là tính năng kỹ thuật cho phép các ứng dụng phần mềm ở các máy trạm có thể liên lạc với nhau. IAC tạo khả năng phát triển các ứng dụng kết hợp các khả năng của một số các chương trình bằng cách cung cấp cho các ứng dụng ngoài khả năng yêu cầu sự phục vụ của ARC/INFO và cung cấp cho ứng dụng AML cách khai thác các khả năng của các ứng dụng khác.

interface (thiết bị ghép nối)

Là phần cứng và phần mềm liên kết trong truyền dữ liệu để liên hệ hai hệ thống máy tính với nhau hoặc giữa máy tính với thiết bị ngoại vi của nó.

internal number (số trong)

Xem Cover#.

Page 30: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Internet

An international consortium of wide area networks that operate using a standard set of addresses allowing machine-to-machine connectivity on a global scale. The Internet is an outgrowth of a Defense Advanced Research Projects Agency (DARPA) research project in the early 1970s to provide connectivity between scientists running computer simulations in different locations. Additional regional, private, and public networks have joined the Internet over time. At this point there are over two million computers that now have direct access to the resources on the Internet. ESRI operates a discussion group on the Internet called ESRI-L. ESRI-L is open to the general public and is available to any Internet subscriber. It was established to give ARC/INFO users a way to exchange technical questions and information.

interpolation (phép nội suy)

Phép ước lượng giá trị z của một điểm không được lấy mẫu tại một bề mặt dựa cơ sở trên các giá trị z đã biết của các điểm xung quanh.

intersect (phép giao)

Là sự tích hợp theo thuật toán Topo của hai tập hợp dữ liệu không gian, giữ lại những thuộc tính chung của các tập hợp đầu vào. Xem thêm identity (phép đồng nhất) và union (phép hợp).

ISDN (Integrated Services Digital Network - Mạng số dịch vụ tích hợp)

ISDN cung cấp mạng WAN (xem WAN) kết hợp các dịch vụ truyền tín hiệu tương tự và số. ISDN là một Basic Rate Service trên một hoặc hai kênh 64 Kbps hoặc 128 Kbps cho các dịch vụ WAN. Các dịch vụ ISDN được cung cấp từ một công ty điện thoại đường dài.

ISO (The International Organization for Standardization - Tổ chức chuẩn hoá quốc tế)

Là một tập đoàn có tính toàn cầu của các hội đồng tiêu chuẩn quốc gia (chẳng hạn ANSI của Mỹ) có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế. Một Uỷ ban Kỹ thuật (ISO/TC211) đang xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về Thông tin địa lý / Ðịa hình. Trong số nhiều tiêu chuẩn máy tính khác, ISO có chuẩn SQL và đang phát triển một version mở rộng, SQL3, cung cấp các câu hỏi trong các bộ dữ liệu địa lý.

ISO 8211

Là phần thứ ba trong số ba phần của SDTS (xem SDTS) xác định việc thực thi chuyển dữ liệu (phương pháp mã hoá). ISO 8211 là chuẩn trao đổi độc lập phương tiện, đa năng, và các bản ghi độ dài biến của chúng có thể được ghi lại trên bất kỳ phương tiện nào có thể truy cập được chúng, bao gồm cả đường truyền thông.

ISO 9000

Ðược ấn hành năm 1987, ISO 9000 là bộ 5 chuẩn quan hệ quốc tế cho tiêu chuẩn chuyên môn của bảo đảm chất lượng toàn cầu và tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng. Sự tham gia được thực hiện nhờ một ứng dụng cấp giấy chứng nhận ISO 9000 cho các tiêu chuẩn công ty trong việc thanh tra các tiến trình sản xuất, cập

Page 31: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

nhật báo cáo, bảo quản thiết bị, đào tạo nhân lực và quản lý các mối quan hệ khách hàng. Consortium (liên kết tạm thời) quốc tế chủ đạo được công nhận trên toàn thế giới.

ISO 9660

Một chuẩn cho tổ chức dữ liệu của CD-ROM (dữ lượng và cấu trúc file cho trao đổi thông tin), được đưa ra bởi Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế.

isoline (đường đẳng trị)

Là đường trên một bề mặt, liên kết các điểm có giá trị ngang nhau.

item (mục tin)

Là một cột thông tin trong một bảng thuộc tính. Ví dụ một thuộc tính đơn của một bản ghi trong một file dữ liệu INFO

item indexing (chỉ số hoá mục tin)

Là biện pháp tăng tốc độ hỏi đáp logic và các liên kết dạng bảng bằng việc tạo một chỉ số trên một mục tin trong bảng dữ liệu.

ITUM (Integrated Terrain Unit Mapping)

ITUM là một hệ quản trị dữ liệu tích hợp, có chức năng hiệu chỉnh biên giới các đối tượng địa hình làm tăng độ trùng khít giữa các đường biên giới và tăng số lượng biến số quan hệ phụ thuộc giữa các đối tượng địa hình, như thuỷ hệ, địa chất, đất và thảm thực vật.

J

join

Xem relational join (liên kết quan hệ).

L

label point (điểm nhãn)

Xem point (điểm).

LAN (Local area network - Mạng cục bộ)

Kỹ thuật truyền thông liên kết nhiều máy tính tại một thời điểm. Các máy tính và thiết bị đầu cuối trong một mạng LAN có thể chia sẻ dữ liệu và các thiết bị ngoại vi như máy in, máy vẽ. Các mạng LAN được liên kết nhờ hệ thống cáp và các phần cứng, phần mềm truyền thông đặc biệt.

Landsat

Page 32: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là hệ thống vệ tinh chụp ảnh trái đất. Chương trình viễn thám Landsat được phát triển bởi NASA (National Aeronautics and Space Administration - Cơ quan hàng không và không gian Hoa Kỳ). Dữ liệu Landsat được lưu giữ ở dạng file .BIL (Band Interleaved by Line) hoặc .BIP (Band Interleaved by Pixel). BIL and BIP được hỗ trợ bởi ARC/INFO và ArcView.

latitude-longitude (vĩ độ - kinh độ)

Là hệ thống biểu diễn hình cầu đê xác định vị trí trên bề mặt quả đất. Vĩ độ và kinh độ là số đo góc xiên tính từ trung tâm quả đất tới các vị trí trên bề mặt trái đất. Vĩ độ được xác định xiên góc theo hướng bắc - nam. Kinh độ được tính xiên góc theo hướng đông - tây.

lattice (lưới)

Là biểu diễn bề mặt sử dụng một mảng chữ nhật của các điểm lưới đặt cách nhau một khoảng thu mẫu không đổi theo các chiều x, y tương đối so với một điểm gốc chung. Một lưới được lưu như một grid (lưới ô vuông), nhưng chỉ biểu diễn các giá trị bề mặt tại các điểm lưới, chứ không phải giá trị của toàn bộ ô lưới.

layer (lớp)

Là tập hợp theo chủ đề của dữ liệu không gian được miêu tả và lưu giữ trong CSDL ArcStorm hoặc thư viện bản đồ LIBRARIAN. Mỗi lớp thể hiện một chủ đề (như đất đai, đường giao thông, nguồn nước...). Một cách khái quát, các lớp trong một CSDL hoặc trong môi trường thư viện bản đồ chính là các lớp đối tượng. Xem thêm ArcStorm database (cơ sở dữ liệu Arc Storm) và map library (thư viện bản đồ).

layer index (chỉ số lớp)

Xem cross-tile indexing.

least-cost path (đường đi tối ưu)

Là đường đi có chi phí thấp nhất trong số nhiều đường đi giữa hai điểm. Chi phí ở đây là một hàm của thời gian, khoảng cách hoặc các yếu tố khác được người sử dụng xác định. Xem thêm impedance (trở kháng).

left-right topology (cấu trúc liên kết trái-phải)

Là cấu trúc dữ liệu liên kết được ARC/INFO sử dụng để biểu diễn tính kề của các vùng (polygon). Cấu trúc này có hỗ trợ các hàm phân tích, chẳng hạn như phân tích tính kề. Xem thêm topology (cấu trúc liên kết).

legend (chú thích)

1. Là một phần trên bản đồ để liệt kê và giải thích các màu, biểu tượng, ký hiệu và các chú giải có trên bản đồ. Chú thích thường bao gồm nguồn gốc, tỷ lệ, phương hướng và các thông tin bản đồ khác.

2. Ký hiệu, biểu tượng dùng để giải thích bản đồ.

Page 33: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

LIBRARIAN

Là một tập hợp các công cụ phần mềm để quản lý và truy cập các bộ dữ liệu địa lý lớn trong thư viện bản đồ. Các lệnh LIBRARIAN bao gồm tạo và định nghĩa một thư viện bản đồ, lấy dữ liệu vào, ra khỏi thư viện, hỏi đáp dữ liệu trong thư viện bản đồ, hiển thị các kết quả hỏi đáp đó.

library (thư viện)

Là một tập hợp các lớp dữ liệu không gian ArcStorm hoặc LIBRARIAN. Mỗi thư viện có một phạm vi không gian được áp dụng cho mọi lớp trong thư viện.

line (đường)

1. Là tập hợp các điểm toạ độ theo trật tự nhất định để biểu diễn hình dạng của một đối tượng địa lý quá hẹp không thể biểu diễn dưới dạng vùng tại tỷ lệ hiện tại (chẳng hạn đường đồng mức, suối...) hoặc các đối tượng đường (như đường biên giới quốc gia).

2. Là một cung đơn trong một lớp.

3. Là một đường trên bản đồ (ví dụ neatline).

line-in-polygon (đường trong vùng)

Là quá trình một lớp đối tượng đường được chồng lớp với một lớp đối tượng vùng khác, sao cho đối tượng đường hoặc một phần của đường nằm trong đối tượng vùng. Các thuộc tính của vùng được kết hợp với các đường tương ứng trong lớp đường (kết quả).

line symbol (biểu tượng đường)

Là biểu tượng dùng trong vẽ đối tượng đường.

linear event (sự kiện dạng đường)

Xem event (sự kiện).

linear feature (đối tượng dạng đường)

Là đối tượng địa lý có thể biểu diễn dạng đường hoặc tập hợp đường. Ví dụ: sông, đường phố, mạng lưới điện và điện tín đều là những đối tượng dạng đường. Ðối tượng đường được biểu diễn trong ARC/INFO bởi các cung.

link (đường liên kết)

Là một dạng đối tượng; đường liên kết là đoạn nối hai điểm biểu diễn vị trí đi và vị trí đến cho xử lý cấp phát rubber sheeting.

literal (chuỗi ký tự)

Page 34: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là một chuỗi ký tự dạng string, number, hoặc date biểu diễn trực tiếp một giá trị cụ thể. Ví dụ `XYZ123', `1234' và `6/10/57'.

local area network (mạng cục bộ)

Xem LAN.

log file (file nhật ký)

Là file chứa danh sách tất cả các lệnh dùng trong một lớp đối tượng hoặc một workspace.

logical connector (từ nối logic)

Là những từ như AND, OR và XOR được dùng trong những biểu thức logic phức tạp của một câu lệnh.

logical expression (biểu thức logic)

Là tập hợp của các số hạng, biến số hệ thống, các toán tử logic số học và đại số để từ đó nhận giá trị TRUE hoặc FALSE. Ví dụ, $RECNO LE $NUM1 HRS-WRKD * HRLY-WAGE GE 600 AND $MONTH EQ 5 $NUM1 LE 100

logical operator (toán tử logic)

Một tên gọi khác là Boolean operator. Là một ký tự hay một từ mô tả các tác động logic cần thực hiện (các toán tử logic thông thường là AND, NOT, OR). Xem Boolean expression (biểu thức logic).

logical selection (phép chọn logic)

Là quá trình lọc ra một tập hợp con các đặc điểm từ một lớp đối tượng bằng cách sử dụng biểu thức logic tác dụng trên các thuộc tính của lớp đối tượng đó. (chẳng hạn AREA GT 16000). Chỉ có những đặc tính thoả mãn điều kiện mới được lọc ra.

long transaction

Long transactions support applications where changes to a database might span several days, weeks or months and may involve several sessions. Many planning and design activities, such as subdivision development, require long transactions.

longitude (kinh độ)

Xem latitude-longitude (vĩ độ - kinh độ)

lookup table (LUT) (bảng từ điển)

1. Là một file dữ liệu dạng bảng đặc biệt, chứa các thuộc tính được thêm vào cho các đối tượng, được lưu giữ trong một bảng thuộc tính kết hợp. LUT có thể là một bảng thuộc tính ngoài hoặc một bảng INFO miêu tả các đối tượng của lớp đối tượng.

Page 35: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

2. Là một bảng đặc biệt, trong đó giá trị các trường số được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Chẳng hạn, độ sâu của một giếng có thể được nhập trực tiếp vào bảng thuộc tính, nhưng được hiển thị và sử dụng dưới dạng một tập hợp có phân lớp, chẳng hạn từ 0 đến 250 feet, từ 251 đến 500 feet, ... Một bảng từ điển INFO chứa ít nhất hai trường: trường quan hệ và một trường có tên hoặc là SYMBOL hoặc là LABEL.

M

macro

Là một file dạng text chứa một dãy lệnh, có thể được dùng như một lệnh. Các lệnh macro có thể được tạo ra để sử dụng thường xuyên như những phép toán phức tạp. ARC Macro Language (AML) là ngôn ngữ được dùng để tạo ra các macro cho ARC/INFO.

many-to-one relate (quan hệ nhiều - một)

Là quan hệ trong đó nhiều bản ghi của một bảng có quan hệ với một bản ghi của một bảng khác.

map (bản đồ)

Là sự biểu diễn trừu tượng những đặc trưng vật lý của một vùng trên bề mặt trái đất, hiển thị bằng đồ hoạ trên một mặt phẳng. Bản đồ được biểu diễn bởi các ký hiệu, biểu tượng và mối quan hệ không gian giữa các đặc điểm. Mỗi bản đồ thường nhấn mạnh, khái quát hoá một số đặc tính nào đó và bỏ qua một số đặc tính khác tuỳ theo mục đích thiết kế (chẳng hạn, đường xe lửa được đưa vào bản đồ giao thông, nhưng lại được bỏ qua trong bản đồ đường quốc lộ).

map extent (kích thước bản đồ)

1. Là giới hạn trong một khung chữ nhật (xmin,ymin và xmax,ymax) của diện tích bề mặt quả đất được hiển thị bằng ARC/INFO. Kích thước bản đồ được định rõ trong hệ thống toạ độ của lớp đối tượng hoặc của dạng dữ liệu địa lý được dùng. Thông thường, giới hạn của CSDL địa lý, hoặc một phần của nó (định nghĩa bởi zoomed-in view), sẽ xác định giới hạn bản đồ được hiển thị.

2. Là giới hạn địa lý của một bộ dữ liệu địa lý được xác định bởi một khung chữ nhật bao quanh nhỏ nhất (xmin,ymin và xmax,ymax).

map library

Là một tập hợp có tổ chức, thống nhất của các dữ liệu không gian, với đơn vị thành phần là các section bản đồ gồm có các lớp bản đồ và tile của nó. Thư viện bản đồ tổ chức dữ liệu địa lý hoặc các lớp đối tượng theo không gian dưới dạng tập hợp các tile, và theo chủ đề dưới dạng tập hợp các lớp bản đồ. Các dữ liệu trong thư viện bản đồ được đánh chỉ số vị trí để quá trình truy cập đạt tối ưu.

map limits (giới hạn bản đồ)

Là một diện tích hình chữ nhật trên trang đồ hoạ, trong đó hiển thị các đặc điểm địa lý. Chỉ có những dữ liệu địa lý trong phạm vi giới hạn bản đồ mới được hiển

Page 36: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

thị, còn ngoài phạm vi đó không được hiển thị. Tiêu đề và chú thích bản đồ có thể hiển thị bên ngoài giới hạn bản đồ.

map projection (phép chiếu bản đồ)

Là một mô hình toán học được dùng để chuyển đổi vị trí thực của các đối tượng trên quả đất sang vị trí trên một mặt phẳng hai chiều. Bởi lẽ quả đất là một không gian ba chiều nên phải dùng một số phương pháp để vẽ bản đồ trong không gian hai chiều. Một số phép chiếu bảo lưu hình dạng, một số khác bảo lưu độ chính xác về diện tích, khoảng cách hoặc phương hướng. Xem thêm coordinate system (hệ toạ độ). Vì các phép chiếu bản đồ chiếu bề mặt trái đất lên một mặt phẳng, nên bất kỳ cách nào cũng làm biến đổi các thông số của bề mặt quả đất thực như khoảng cách, diện tích, hình dáng hoặc phương hướng.

map query (hỏi đáp bản đồ)

Là quá trình chọn lọc thông tin địa lý từ một hệ GIS bằng cách đưa ra các câu hỏi logic hoặc không gian. Hỏi đáp không gian (spatial query) là quá trình chọn lọc các đối tượng dựa cơ sở trên mối quan hệ về vị trí hoặc không gian (ví dụ, chọn tất cả các đối tượng trong phạm vi 300 feet từ một mốc nào đó). Hỏi đáp logic (logical query) là quá trình chọn lọc các đối tượng mà các thuộc tính của nó thoả mãn một điều kiện logic nào đó (ví dụ, chọn tất cả các polygon có giá trị diện tích (AREA) lớn hơn 10000 hoặc tất cả các phố có tên `Main St.'). Sau khi chọn, các phép toán này có thể được hiển thị dưới dạng hình ảnh hoặc bảng liệt kê các thuộc tính hoặc tổng giá trị thuộc tính.

map scale (tỷ lệ bản đồ)

Sự thu nhỏ cần thiết để có thể hiển thị được bề mặt quả đất trên một bản đồ. Tỷ lệ bản đồ cho biết sự tương ứng giữa một đơn vị đo khoảng cách trên bản đồ với bao nhiêu đơn vị đo này ngoài thực tế, được biểu diễn dưới dạng một phân số, chẳng hạn 1:24.000 (một đơn vị khoảng cách trên bản đồ tương ứng 24.000 đơn vị đó ngoài thực tế). Tỷ lệ bản đồ cũng có thể được biểu diễn dưới dạng sự tương ứng của hai đơn vị đo khác nhau, chẳng hạn 1 inch = 1 mile hoặc 1 inch = 2,000 feet.

map section (section bản đồ)

Là đơn vị lưu giữ dữ liệu trong thư viện bản đồ. Một section bản đồ là dữ liệu của một lớp bản đồ trong một tile của thư viện bản đồ. Section bản đồ được sử dụng như một lớp đối tượng trong ARC/INFO. Xem thêm map library (thư viện bản đồ), layer (lớp) và tile (?).

map-to-page transformation

Là quá trình định vị và vẽ bản đồ theo một tỷ lệ xác định trên một trang đồ hoạ. Quá trình này điều khiển quá trình chuyển toạ độ của một lớp đối tượng sang màn hình hiển thị hoặc đồ hoạ hay sang trang máy vẽ. (Lớp đối tượng không phải là bản đồ, nhưng nó chứa các toạ độ được ARC/INFO dùng để vẽ bản đồ).

map units (đơn vị bản đồ)

Page 37: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là những đơn vị của toạ độ để lưu các dạng dữ liệu địa lý (như lớp đối tượng) trong ARC/INFO. Ðơn vị bản đồ có thể là inch, centimet, feet, met, hoặc bậc thập phân.

marker symbol (biểu tượng điểm)

Là biểu tượng được dùng để biểu diễn vị trí của một điểm, chẳng hạn như sân bay.

mass point (điểm hội tụ)

Là những điểm có phân phối mẫu không đều. Mỗi điểm được xác định bởi một vị trí x,y và một giá trị z, được coi là thành phần cơ bản để xây dựng một lưới tam giác bất chính quy (TIN). Mỗi điểm hội tụ có ý nghĩa quan trọng ngang nhau trong việc xác định bề mặt của TIN. Một cách lý tưởng, vị trí của mỗi điểm hội tụ phải thể hiện được sự biến thiên trong hình thái học của bề mặt.

MDI (Multiple Document Interface - giao diện đa văn bản)

MDI được phát triển bởi Microsoft, với hệ thống các thực đơn (menu), nút bấm (button), công cụ (tool), và các cửa sổ (windown) được gọi là các văn bản. ArcView dựa trên chuẩn MDI, đưa ra các kiểu đa văn bản: Project View, Table, Layout, Chart, and Scripts. Văn bản có thể được tổ chức và thao tác theo nhiều phương thức chuẩn: tiled, cascaded, iconified, resized, hoặc closed.

meridian (kinh tuyến)

Là đường chạy theo chiều dọc từ cực bắc xuống cực nam, đi qua tất cả các vị trí có cùng kinh độ. KInh tuyến gốc (0) chạy qua Greenwich, Anh. Từ đường Kinh tuyến gốc, các kinh độ nhận giá trị từ 0 đến -180 nếu đi về phía đông và 0 đến +180 nếu đi về phía tây.

mesh point (điểm lưới)

Là một điểm mẫu trong mảng các điểm mẫu của một mạng lưới. Mỗi điểm lưới được định vị theo mội khoảng cách xác định tính từ điểm gốc theo các chiều x,y, và có một giá trị z xác định. Ðiểm lưới nếu nằm ngoài bề mặt, hoặc biểu diễn các hốc trên bề mặt, được thể hiện với giá trị z = null.

minimum bounding rectangle (khung giới hạn nhỏ nhất)

Là một khung chữ nhật, định hướng theo trục x và y, giới hạn cho một ảnh hoặc một dạng dữ liệu địa lý nào đó. Nó được xác định bởi hai toạ độ: xmin,ymin và xmax,ymax. Ví dụ, BND sẽ định nghĩa khung giới hạn nhỏ nhất cho một lớp đối tượng.

minimum mapping units (đơn vị biểu diễn tối thiểu trong vẽ bản đồ)

Với một tỷ lệ bản đồ xác định, một đối tượng có đặc tính kích thước và không gian hẹp, dài sẽ được biểu diễn ở dạng đường, còn đối tượng có diện tích nhỏ sẽ ở dạng điểm. Ví dụ, sông, suối sẽ được biểu diễn dạng đường nếu chiều rộng nhỏ hơn .10 inch và một polygon nhỏ hơn .125 inch được biểu diễn dạng điểm.

Page 38: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

model (mô hình)

Là sự biểu diễn theo đúng thực tế với mục đích tái tạo một quá trình, hiểu rõ về một tình huống, dự báo một kết quả hoặc phân tích một vấn đề. Một mô hình được cấu trúc như một tập hợp các luật và các thủ tục, bao gồm cả các công cụ mô hình hoá không gian trong Hệ thống thông tin địa lý (GIS). Xem thêm spatial modeling (mô hình hoá không gian), data model (mô hình dữ liệu), analysis (phân tích) và spatial analysis (phân tích không gian).

modeling

Xem model.

moment (mômen)

Mômen là khoảng thời gian để hoàn thành mọi tác nhiệm của một toàn tác. Sự tạo thành hay xóa đi một đối tượng hoặc cập nhật ngày tháng đều bắt đầu mômen của một toàn tác.

morphology (hình thái)

Là hình dạng và cấu trúc của một bề mặt. Trong TIN (lưới tam giác bất chính quy), hình thái của một bề mặt được xác định dựa trên các điểm mẫu và các đối tượng đường giới hạn được dùng để xây dựng TIN. Các đường giới hạn khi đã được định vị chính xác tại những vị trí quan trọng trên bề mặt, sẽ đưa ra những quy tắc chính trong việc xác định hình thái. Trong lưới, hình thái của một bề mặt có thể không được biểu diễn trực tiếp từ các điểm mẫu và các đối tượng đường, mà phải được xác định từ các giá trị z của điểm mắt lưới.

Mosaic

Là phần mềm truy cập các nguồn tài nguyên trên Internet. Dự án Mosaic ÐƯỢC TRUNG TÂM QUỐC GIA ỨNG dụng Siêu tính toán (NCSA) của Illinois điều khiển. Phần mềm này cung cấp một giao diện người sử dụng cho nhiều dịch vụ thông tin. Mục đích là biểu diễn cách đưa ra yêu cầu, cách lấy kết quả từ các nguồn thông tin khác nhau trên một phương thức tương tự nhau nhằm tối thiểu số lượng hệ thống để có thể gần gũi với Internet. Mosaic dựa vào sự tồn tại của máy chủ, nhưng không cung cấp thông tin của chính nó. Phần mềm Mosaic có thể chạy trên X Windows, Macintosh và Microsoft Windows. Máy tính phải được nối vào Internet để dùng Mosaic.

mouse

Là thiết bị phần cứng điều khiển bằng tay cho sự tương tác của một thiết bị đầu cuối hoặc cho việc nhập dữ liệu từ một bàn số hoá. Chức năng đơn giản nhất của chuột là định vị con trỏ, đưa con trỏ tới vị trí cần thiết trên màn hình giao diện, thiết lập sự tương tác. Chuột số hoá được dùng để hoạ lại hình ảnh các đối tượng và nhập toạ độ x, y của các đối tượng đó.

Multispectral scanner (MSS) (Máy quét đa phổ)

Page 39: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là thiết bị trong một số vệ tinh chụp ảnh trái đất. Một ảnh MSS có dữ liệu được máy quét ghi lại từ ba hoặc nhiều dải quang phổ ảnh điện tử. ARC/INFO có thể đọc các ảnh đa phổ ở các khuôn dạng khác nhau.

N

NAT (Node attribute table - Bảng thuộc tính nút)

Là bảng chứa các thuộc tính của lớp đối tượng nút. Với mỗi nút, NAT chứa thông tin về đối tượng đường có liên quan, số thứ tự của nút trong và bộ định danh đối tượng nút. Xem thêm feature attribute table (bảng thuộc tính đối tượng).

native mode usage (cách dùng chế độ riêng)

Là cú phâp câu lệnh trong ARC/INFO dùng cho ngôn ngữ của hệ thống ngoài. Ví dụ về cách dùng SQL chế độ thực: trong phép chọn SQL chế độ riêng có vế điều kiện WHERE; hay phép khai báo của một con trỏ hệ quản trị CSDL (DBMSCURSOR).

NBS (National Bureau of Standards - Cục Tiêu chuẩn Quốc gia)

Hiện nay là NIST (xem NIST).

neatline (đường rõ nét)

Là đường biên giới thường được vẽ xung quanh giới hạn của một bản đồ.

network (mạng)

1. Là một tập hợp liên kết các cung biểu diễn đường đi của sự di chuyển tài nguyên từ vị trí này đến vị trí khác.

2. Là một lớp biểu đối tượng dạng đường gồm các cung hoặc hệ thống đường. Còn được gọi là lớp mạng.

3. Trong hệ thống phần cứng của máy tính, là mạng cục bộ (LAN) hoặc mạng diện rộng (WAN).

NETWORK

Là phần mềm của ARC/INFO thực hiện mã hoá địa lý/đánh địa chỉ, phân phối cung, routing, và tìm đường dẫn trên các mạng dạng đường.

network coverage (lớp đối tượng mạng)

Trong ARC/INFO, đây là một lớp đường trong đó các công cụ mạng như PATH và ALLOCATE có thể có tác dụng.

network element (thành phần mạng)

Page 40: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Các thành phần của mạng trong ARC/INFO bao gồm liên kết mạng, nút mạng. Mỗi thành phần có ba dạng: stops, centers, and turns.

network link (liên kết mạng)

Liên kết mạng là những thực thể dạng đường liên kết với nhau để biểu diễn mạng lưới giao thông (như đường xe ô tô, đường ống dẫn chất lỏng hoặc khí, đường điện) và các mạng truyền thông. Trong ARC/INFO, các liên kết được biểu diễn dạng đường với các thuộc tính được lưu trong AAT (bảng thuộc tính đường).

network node (nút mạng)

Nút mạng là những điểm cuối và các điểm nối của liên kết mạng. Ví dụ, điểm giao nhau và các ngã ba trong mạng lưới đường giao thông; điểm hợp dòng của các dòng chảy trong mạng thuỷ hệ; hoặc điểm chuyển mạch trong mạng lưới điện. Trong ARC/INFO, nút mạng có các dạng: stops, centers, and turns. Nút mạng được biểu diễn dạng nút với các thuộc tính được lưu trong NAT (bảng thuộc tính nút).

networking protocols (giao thức mạng)

Giao thức mạng là phần mềm cung cấp cổng nối truyền thông (mạng) cho phép trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống mạng khác nhau. Giao thức là một tập hợp cố định các quy tắc định dạng và trao đổi dữ liệu.

NFS (Network File System (NFS) - Hệ thống file mạng)

Giao thức NFS cho phép một máy tính nào đó truy cập một đĩa hoặc một máy tính khác trong cùng một mạng ở chế độ trong suốt. Có nghĩa là đĩa cứng có thể bị truy cập một cách dễ dàng nếu đĩa cứng đó thuộc một máy địa phương trong mạng. Ðể truy cập một đĩa cứng thông qua mạng, đĩa cứng đó phải được cài đặt NFS trên máy địa phương đó.

NIST (National Institute of Standards & Technology - Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia)

NIST là cơ quan đưa ra Tiêu chuẩn Liên bang về xử lý thông tin (FIPS) cho tất cả các cơ quan chính phủ Mỹ ngoại trừ Department of Defense.

NMAS (National Map Accuracy Standards - Tiêu chuẩn Ðộ chính xác Bản đồ Quốc gia)

NMAS là những đặc điểm kỹ thuật về các tiêu chuẩn độ chính xác cho các điểm bản đồ được định nghĩa. Những điểm này được xác định Sở Ðo đạc Ðịa chất Mỹ và được Bureau of the Budget duyệt.

node

1. Vị trí bắt đầu và kểt thúc của một đường. Một nút được liên kết topo với tất cả các đường gặp nhau tại nút đó. Xem thêm network node (nút mạng).

2. Trong lý thuyết đồ hoạ, nút là vị trí giao nhau của ba hay nhiều đường thẳng.

Page 41: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

3. Là ba đỉnh của mỗi tam giác trong lưới tam giác bất chính quy (TIN). Tất cả các điểm mẫu đầu vào của TIN đều trở thành nút trong quá trình tam giác hoá. Một nút tam giác được liên kết topo với tất cả các tam giác gặp nhau tại nút đó.

node match tolerance (sai số hợp nút)

Khoảng cách tối thiểu giữa hai nút để có thể hợp hai điểm đó thành một nút.

normalization (tiêu chuẩn hoá)

Là thiết kế CSDL mức quan niệm bao gồm việc áp dụng các phụ thuộc dữ liệu cho một mô hình dữ liệu để ngăn chặn sự dư thừa, tránh những mâu thuẫn dữ liệu.

NTF (National Transfer Format - Khuôn dạng truyền Quốc gia (British Standard BS 7567))

NTF là khuôn dạng trao đổi cho phép truyền dữ liệu vector theo năm mức của độ phức tạp. NTF là khuôn dạng được Sở Ðo đạc Anh.

null value (giá trị rỗng)

Có nghĩa là không chứa số liệu. Nếu một cột nào đó trong một hàng của một bảng là rỗng, có nghĩa là nó không chứa một giá trị nào. Rỗng (null) khác với trống (blank) hoặc giá trị 0 (zero).

O

OCR (Optical Character Recognition - Nhận dạng ký tự kiểu quang học)

Là chương trình tự động nhận và biên dịch văn bản.

ODBC (Open Database Communication - truyền thông CSDL mở)

Là chuẩn API (application program interface - giao diện chương trình ứng dụng) được dùng để giao tiếp với hệ quản trị CSDL (DBMS). ODBC được Microsoft phát triển, và được kết hợp chặt chẽ trong ArcView Version 2. ArcView hỗ trợ ODBC cho DBMS trên nền Microsoft Windows.

OGC (Open GIS Consortium)

OGC là một tổ chức của các đại lý phần mềm, các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu, các chuyên gia chuyên về xử lý địa lý đối với các hệ thống mở. Dự án đầu tiên của tổ chức là phát triển Open Geodata Interoperability Specification (OGIS).

OGIS (The Open Geodata Interoperability Specification

OGIS được phát triển bởi OGC nhằm hỗ trợ các khả năng liên kết của hệ thống GIS trong môi trường tính toán không đồng nhất.

OLE (Object Linking and Embedding - Liên kết và nhúng đối tượng)

Page 42: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

OLE được phát triển bởi Microsoft. OLE cho phép đối tượng được tạo thành từ một trình ứng dụng có thể nhúng (chèn) vào một trình ứng dụng khác (chẳng hạn một bảng tính Excel có thể được chèn vào một văn bản Word). ArcView Version 2 không hỗ trợ chuẩn OLE, mà thực sự hỗ trợ DDE (xem DDE). Việc hỗ trợ OLE sẽ được hiện đối với các phiên bản sau của ArcView.

OMG (The Object Management Group - nhóm quản lý đối tượng)

OMG là một sự kết hợp công nghiệp tính toán để đẩy mạnh khả năng thao tác tương tác hướng đối tượng trong môi trường tính toán không đồng bộ. OMG tiếp tục phát triển một số đặc điểm kỹ thuật về việc đánh địa chỉ, thông dụng nhất là Common Object Request Broker Architecture (CORBA).

one-to-many (quan hệ một - nhiều)

Là quan hệ trong đó một bản ghi trong một bảng liên kết với nhiều bản ghi trong một bảng khác.

OPEN LOOK

Là giao diện đồ hoạ người - máy (Graphical User Interface - GUI) cho hệ X Window, được phát triển bởi AT&T (Open Look) và Sun Microsystems (OPEN LOOK). (Xem thêm OSF/Motif).

online access (truy cập trực tuyến)

Là truy cập dữ liệu trực tiếp, không đòi hỏi truyền file.

optical disk (đĩa quang)

Là công nghệ lưu trữ dữ liệu dạng số dùng phương tiện quang học để lưu thông tin. So với đĩa từ, đĩa quang chậm hơn, nhưng chứa được nhiều thông tin hơn và giá thành cho một đơn vị lưu giữ thông tin thấp hơn. Một số đĩa quang có thể được cài đặt trong một thiết bị đơn (gọi là jukebox). Ðĩa quang thường được dùng khi cần lưu một lượng dữ liệu lớn.

operating system (hệ điều hành)

Là phần mềm máy tính được thiết kế cho phép giao tiếp giữa máy tính và người sử dụng. Hệ điều hành kiểm soát luồng dữ liệu, các trình ứng dụng khác nhau, tổ chức và quản lý file và hiển thị thông tin.

ORACLE

Là hệ quản trị CSDL quan hệ. Với ORACLE, ARC/INFO có thể truy cập vào DATABASE INTEGRATOR.

OS

Xem operating system.

OSF (Open Software Foundation

Page 43: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là một consortium quốc tế xúc tiến việc tiêu chuẩn hoá hệ điều hành UNIX.

OSF/MOTIF

Là giao diện người - máy chuẩn công nghiệp, được OSF phát triển cho môi trường máy trạm UNIX.

OSI (Open Systems Interconnect - Kết nối các hệ thống mở)

Mô hình giao tiếp truyền thông của cấu trúc phân cấp bảy tầng được ISO đưa ra năm 1984, còn được gọi là OSI Reference Model: tầng 7 - tầng ứng dụng (applications), tầng 6 - tầng biểu diễn (presentations), tầng 5 - tầng hội (session), tầng 4 - tầng vận tải (transport), tầng 3 - tầng mạng (network), tầng 2 - tầng liên kết dữ liệu (data link), tầng 1 - tầng vật lý (physical). Mô hình này được kết hợp chặt chẽ ở mức hệ điều hành. Mô hình OSI được sử dụng để phát triển khả năng giao tiếp và tích hợp hai hệ thống máy tính không đồng dạng (chẳng hạn, PC và UNIX hoặc UNIX và máy tính lớn).

origin (gốc)

1. Là một vị trí nhất định trong hệ toạ độ bản đồ, thường biểu diễn bằng giá trị 0,0.

2. Là điểm xuất phát của một hành trình, thường là nhà đối phần lớn khách hàng. Trong nhóm dân cư, điểm gốc có thể là vùng điều tra dân số hoặc một thành phố. Ðiểm gốc được biểu diễn như nút trong một lớp đối tượng mạng, như điểm trong một lớp đối tượng điểm và như điểm nhãn trong lớp đối tượng vùng.

overlay

Xem topological overlay (chồng lớp topo).

overshoot (đường thừa)

Là một phần của đường được số hoá thừa ra sau khi giao với một đường khác. Xem thêm dangling arc (đường chênh).

P

page extent (giới hạn trang)

Ðịnh nghĩa vùng giới hạn trang đồ hoạ được hiển thị.

pan

Ðể di chuyển màn hình hiển thị lên, xuống hoặc sang ngang nhằm hiển thị những phần dữ liệu địa lý có ở tỷ lệ hiện thời nhưng nằm bên ngoài màn hình hiển thị. Xem thêm zoom.

parallel

Page 44: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

1. Song song: Một tính chất của hai hay nhiều đường thẳng cách đều nhau ở mọi vị trí.

2. Vĩ tuyến: Ðường vòng quanh quả đất theo chiều ngang tại một vĩ độ nhất định. Ðường xích đạo là một vĩ tuyến tại vĩ độ 0. Các vĩ độ tính từ 0 đến 90 o Bắc và từ 0 đến 90 o Nam so với đường xích đạo.

PAT (Point attribute table hoặc polygon attribute table - Bảng thuộc tính điểm hoặc bảng thuộc tính vùng)

Một lớp đối tượng có thể có hoặc bảng thuộc tính điểm (point) hoặc bảng thuộc tính vùng (polygon), nhưng không thể có đồng thời cả hai. Ngoài các thuộc tính được định nghĩa bởi người sử dụng, PAT còn chứa dữ liệu về diện tích và chu vi của một vùng (đối với điểm giá trị này bằng 0), số biểu thị phía trong và bộ định danh của vùng. PAT cũng có thể được dùng cho miền (region) và cũng có chức năng lưu giữ các thuộc tính. Tên của bảng thuộc tính được lưu là PAT và cũng là tên của miền. Các bảng thuộc tính của một vùng (polygon) và nhiều miền (region) có thể được lưu trong cùng một lớp đối tượng. Xem thêm feature attribute table (bảng thuộc tính đối tượng).

path (đường dẫn)

Là tập hợp có trật tự của các nút và các liên kết mạng để kết nối từ điểm gốc đến điểm đích

pathfinding

Là quá trình tìm kiếm đường dẫn giữa điểm gốc và điểm đích, đòi hỏi xác định được đường dẫn tối ưu.

pathname (tên đường dẫn)

Là đường dẫn đến một file hay một thư mục cụ thể trên đĩa. Tên các đường dẫn này luôn đặc trưng cho mỗi hệ điều hành của từng máy tính.

Paul Revere tour

Là chuyến đi của một thương gia có điểm xuất phát không trùng với điểm kết thúc. Paul Revere là tên của một trị số nổi tiềng, có nguồn gốc từ lịch sử nước Mỹ.

peak (đỉnh)

Là một điểm mà tất cả độ dốc xung quanh nó đều nhận giá trị âm (có nghĩa là đi xuống).

peripheral device (thiết bị ngoại vi)

Là thiết bị phần cứng không thuộc bộ xử lý trung tâm của máy tính (như máy vẽ, máy in, bàn số hoá).

persistent lock (khoá bền vững)

Page 45: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Khoá CSDL với chu kỳ dài mà người sử dụng muốn giữ nhất quán trong suốt quá trình xử lý, biến đối dữ liệu trên các tác nhiệm dài.

petabyte (PB)

Là một đơn vị kích thước dữ liệu. Một petabyte tương ứng 1000 terabyte (TB).

pit (hốc)

Là một điểm mà tất cả độ dốc xung quanh nó đều nhận giá trị dương (có nghĩa là đi lên).

pixel (điểm ảnh)

Là phần tử ảnh, đơn vị nhỏ nhất của thông tin trong một ảnh hoặc một bản đồ dạng raster. Ðược biểu diễn như một ô trong hệ thống ô lưới.

point (điểm)

1. Là cặp toạ độ x, y biểu diễn một đối tượng địa lý quá nhỏ không thể hiển thị dưới dạng đường hay vùng, ví dụ vị trí của một đỉnh núi hoặc một toà nhà trong bản đồ tỷ lệ nhỏ.

2. Một lớp đối tượng dùng biểu diễn đối tượng điểm hoặc định danh vùng. Trên cùng một lớp không thể có cả đối tượng điểm và vùng. Khi biểu diễn đối tượng điểm, toạ độ x, y của điểm nhãn sẽ miieu tả toạ độ của đối tượng đó. Khi định danh vùng, điểm nhãn có thể nằm ở vị trí bất kỳ thuộc vùng đó. Các thuộc tính của điểm được lưu trữ trong một bảng PAT.

point-in-polygon (điểm trong vùng)

Là thủ tục chồng lớp theo thuật toán Topo, xác định sự trùng khít không gian của điểm và vùng. Các điểm được gán các thuộc tính của vùng mà nó nằm trong.

point event (sự kiện điểm)

Xem event.

polygon (vùng)

Biểu diễn vùng khép kín. Một vùng được xác định bởi các cung khép kín làm thành biên giới và một điểm định danh bên trong biên giới đó. Các vùng có các thuộc tính (PAT) miêu tả các đặc điểm địa lý của đối tượng được biểu diễn.

polygon-arc topology (cấu trúc liên kết cung - vùng)

Một cấu trúc dữ liệu dạng liên kết (topology) trong ARC/INFO biểu diễn khả năng liên kết giữa cung và vùng. Cấu trúc này cung cấp khả năng xác định vùng và các chức năng phân tích khác như chồng lớp theo thuật toán Topo. Xem thêm topology.

polygon overlay (chồng lớp polygon)

Page 46: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là thủ tục chồng lớp theo thuật toán topo, xác định sự trùng khớp không gian của hai lớp đối tượng vùng, tạo ra một lớp đối tượng vùng mới trên cơ sở phép đồng nhất, giao hoặc kết hợp.

POSIX character set (bộ ký tự POSIX)

Bộ ký tự POSIX cung cấp ngôn ngữ với các ký tự 7 bit (chẳng hạn US English). Xem thêm extended character set (Bộ ký tự mở rộng).

POSIX 1003.1A

Bản sửa chữa của chuẩn POSIX 1003.1, định nghĩa các giao diện hệ điều hành chuẩn và môi trường cho các chương trình ứng dụng viết bằng ngôn ngữ C.

POSIX 1003.4a

Xác định việc cung cấp các dịch vụ cho các thao tác đa nhiệm, đặc biệt cho các ứng dụng của máy chủ.

PostScript

PostScript là một ngôn ngữ máy để định trang, được hãng Adobe System, PostScript phát triển và thương mại hoá, dùng trong phần lớn các máy in Laser. PostScript đặc biệt hữu ích trong các ứng dụng soạn thảo trên máy tính và các giao diện đồ hoạ. Các file PostScript có thể được vẽ bằng máy vẽ non-PostScript nhờ phần mềm Raster Image Processor (RIP).

precision (độ chính xác)

Biểu diễn bởi số chữ số có nghĩa được dùng để lưu dữ liệu dạng số, đặc biệt là giá trị toạ độ. Ðộ chính xác rất quan trọng đối với việc biểu diễn, phân tích đối tượng có tính chính xác và lập bản đồ. ARC/INFO cung cấp cả độ chính xác đơn và độ chính xác khép.

preliminary topology

Là một cấu trúc liên kết miền không hoàn chỉnh. Cấu trúc liên kết miền xác định cả quan hệ miền - đường (region-arc) và quan hệ miền - vùng (region-polygon). Một miền có cấu trúc liên kết hoàn chỉnh có cả hai quan hệ trên. Trong khi đó, một miền có cấu trúc liên kết không hoàn chỉnh chỉ có quan hệ miền - đường, không có quan hệ miền - vùng. Nói cách khác, miền có cấu trúc liên kết không hoàn chỉnh không có cấu trúc liên kết vùng.

primary key (khoá chính, khoá sơ cấp)

Một hay nhiều thuộc tính có giá trị duy nhất định danh một hàng trong bảng CSDL. Xem thêm foreign key (khoá phụ).

production

The property of an origin which produces a trip for a particular activity. This is usually a function of the population at the origin. For example, a household production for two adults and one child

Page 47: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

might be one trip per week for groceries, two trips per day for work, three trips per six months to see a dentist, and so on. Interactions between an origin and a center are estimated bases on how much of an origin's production will be attracted to a particular center.

profile (mặt nghiêng)

Là mặt cắt theo chiều thẳng đứng, nhận được từ các giá trị bề mặt dọc theo một đường cắt.

projection (phép chiếu)

Xem map projection (phép chiếu bản đồ).

projection file (file hình chiếu)

1. Là file lưu trữ các thông số của phép chiếu bản đồ và hệ thống toạ độ của một tập hợp dữ liệu địa lý).

2. Là một file dạng text, chứa các thông số đầu ra và đầu vào của phép chiếu, được dùng để biến đổi một file dữ liệu địa lý từ hệ toạ độ này sang hệ toạ độ khác.

proximal tolerance (độ chính xác cận kề)

Là một đơn vị khoảng cách tối thiểu phân cách vị trí các điểm trên mặt phẳng. Nếu hai hay nhiều điểm được xác định trong khoảng cách của "độ chính xác cận kề" đối với một điểm nào đó thì chỉ có điểm đầu tiên mới được đọc trong việc xử lý tiếp theo.

pseudo node (nút giả)

Nút giao giao của hai và chỉ hai đường, hoặc là một đường giao với chính nó.

Q

quadrangle (quad) (tứ giác)

Xem topographic map (bản đồ địa hình).

quadtree (cây tứ phân)

Là chỉ số không gian được dùng để phân chia đệ quy một tập hợp dữ liệu (chẳng hạn, một ảnh) thành các ô vuông cho đến khi mỗi ô vuông có một giá trị thuần nhất. Cây tứ phân thường được dùng để lưu dữ liệu raster. Xem thêm spatial indexing (chỉ số hoá không gian).

query (hỏi đáp)

Xem map query (hỏi đáp bản đồ).

R

Page 48: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

raster

Là cấu trúc dữ liệu dạng ô sắp xếp theo hàng và cột để lưu ảnh. Tập hợp các ô có cùng giá trị biểu diễn một đối tượng. Xem thêm grid (ô lưới).

RAT

Xem route attribute table (bảng thuộc tính route).

RDBMS (Relational database management system - hệ quản trị CSDL quan hệ)

Là hệ quản trị CSDL có khả năng truy cập dữ liệu được tổ chức thành các file dạng bảng và được liên kết với nhau bởi một trường thuộc tính chung. Một RDBMS có khả năng kết hợp các trường dữ liệu từ các file khác nhau, cung cấp những công cụ rất hữu ích cho xử lý dữ liệu. Xem thêm relate (liên kết).

real numbers (số thực)

Là những số thuộc hệ thập phân (chẳng hạn, 3.1417, 0.25, 1.8992, 6.0).

record (bản ghi)

1. Trong một bảng thuộc tính, bản ghi là một hàng đơn trong các bản ghi chuyên đề. Trong SQL, một bản ghi tương tự một tuple.

2. Là đơn vị dữ liệu logic trong một file. Ví dụ, trong file ARC, có một bản ghi cho mỗi đường trong một lớp đối tượng.

rectification (hiệu chỉnh)

Là quá trình chuyển một ảnh hoặc một hệ ô lưới từ hệ toạ độ ảnh sang hệ toạ độ quả đất thực. Hiệu chỉnh thường bao gồm quá trình xoay và điều chỉnh thang tỉ lệ các ô lưới và do đó đòi hỏi lấy lại mẫu các trị số.

referential integrity (tính toàn vẹn tham chiếu)

Là khả năng đảm bảo những thay đổi của một bảng có ảnh hưởng đến các bảng khác sẽ được truyền đến các bảng này. Ví dụ, một bảng sẽ không nhận một giá trị khoá phụ nếu khoá này không phải là khoá chính của một bảng khác.

region (miền)

Miền được dùng để biểu diễn một đối tượng không gian bao gồm một hay nhiều polygon (vùng). Nhiều miền có thể được định nghĩa trong một lớp đơn. Miền có các thuộc tính (PAT) miêu tả các đặc trưng địa lý mà miền đó biểu diễn.

registered table (bảng đăng ký)

Là một bảng của DBMS, là phần của CSDL ArcStorm được dùng đăng ký với CSDL.

relate (liên kết)

Page 49: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là quá trình thiết lập mối quan hệ tạm thời giữa các bản ghi tương ứng trong hai bảng nhờ một trường thuộc tính chung của cả hai (khoá liên kết). Một bản ghi trong bảng này được liên kết với các bản ghi trong bảng khác khi trường thuộc tính chung của chúng có cùng một giá trị. So sánh với relational join (liên kết quan hệ).

relate key (khoá liên kết)

Là tập hợp các cột chung dùng để liên kết hai bảng thuộc tính. Xem thêm relate (liên kết), primary key (khoá chính) và foreign key (khoá phụ).

relation (quan hệ)

Xem table (bảng).

relational database (CSDL quan hệ)

Là cấu trúc dữ liệu dạng tập hợp bảng có quan hệ logic với nhau bởi cùng chia xẻ các thuộc tính. Bất kỳ yếu tố dữ liệu nào cũng có thể được tìm thấy nếu biết tên của bảng, tên thuộc tính (cột) và giá trị của khoá chính. Xem thêm relate (liên kết), relate key (khoá liên kết), và relational join (liên kết quan hệ).

relational join

Là quá trình liên kết và kết hợp vật lý hai bảng thuộc tính nhờ trường thuộc tính chung.

remote sensing (viễn thám)

Là thông tin về một đối tượng thu được mà không có sự tiếp xúc vật lý. Phương thức bao gồm ảnh chụp trên không, ảnh rađa và ảnh vệ tinh.

resampling (lấy mẫu lại)

Là quá trình thu gọn kích thước tập hợp dữ liệu ảnh bằng cách thay thế một nhóm các điểm ảnh bởi một điểm ảnh đơn. Do đó, số lượng điểm ảnh giảm, nhưng kích thước của từng điểm ảnh tăng, nên toàn bộ giới hạn ÐỊA LÝ CỦA ẢNH KHÔNG THAY ÐỔI. Ảnh được lấy mẫu lại thường kém hơn và ít thông tin hơn so với ảnh ban đầu. Quá trình này cũng có thể tiến hành theo chiều ngược lại. Trong ARC/INFO, hàm RESAMPLE cho phép lấy mẫu lại dữ liệu raster dùng Cubic Convolution, Bilinear Interpolation, Nearest Neighbor Assignment, and custom "Nearest Data" assignment methods.

resolution (độ phân giải, độ chính xác)

1. Là độ chính xác mà tại đó một tỉ lệ bản đồ nhất định có thể mô tả vị trí và hình dạng của đối tượng địa lý. Tỉ lệ bản đồ càng lớn, độ chính xác càng cao. Khi tỉ lệ bản đồ giảm, độ chính xác cũng giảm theo và biên giới của đối tượng cũng đơn giản hoá và được làm nhẵn, hoặc không được thể hiện toàn bộ. Ví dụ, một diện tích nhỏ có thể chỉ được biểu diễn như một điểm.

2. Là khoảng cách giữa các điểm thu mẫu trong một lưới.

Page 50: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

3. Là kích cỡ của đối tượng nhỏ nhất có thể biểu diễn được trên một bề mặt.

4. Là số điểm theo trục x và y trong một mạng ô lưới (chẳng hạn, độ phân giải của a U.S. Geological Survey one-degree DEM là 1201 x 1201 điểm mắt lưới). (Sở Ðo đạc Ðịa chất Mỹ)

restore (phục hồi, ghi lại)

Ðưa một CSDL về trạng thái trước đó bằng cách lấy lại mọi thay đổi đã thực hiện trong thời điểm nhất định. ArcStorm có cung cấp kỹ thuật phục hồi.

RMS error (lỗi RMS)

Lỗi trung bình toàn phương (Root mean square - trung bình toàn phương). Ðây là giá trị được tính toán khi số hoá một bản đồ, thể hiện sự không nhất quán giữa vị trí thực của các điểm đã biết và vị trí được số hoá của chúng. Lỗi RMS càng thấp, độ chính xác của quá trình số hoá và biến đổi càng cao. Xem thêm tic.

roll back (phục hồi)

Huỷ bỏ bất kỳ thay đổi nào trên CSDL được thực hiện trong toàn tác hiện tại. So sánh với commit.

route (lộ trình, đường truyền)

Là một lớp đối tượng trong ARC/INFO, là một phần của mô hình dữ liệu route-system dùng để biểu diễn đối tượng đường. Routes dựa cơ sở trên lớp đường và được định nghĩa như một tập hợp có tổ chức các đoạn cắt. Bởi vì đoạn cắt là một phần của một đường được sử dụng trong route, nên route không bắt đầu và kết thúc tại các nút. Bảng thuộc tính route (RAT) lưu các thuộc tính route. Xem thêm route-system và route measure.

route attribute table (RAT) (bảng thuộc tính route)

RAT lưu các thuộc tính route. Chỉ có một RAT cho mỗi route-system trong một lớp. Ngoài các thuộc tính được định nghĩa bởi người sử dụng, RAT còn chứa số thứ tự và bộ định danh đối tượng cho mỗi route. Xem thêm route-system, section, SEC, và feature attribute table (bảng thuộc tính đối tượng).

route measure

A location along a route, defined as a measure from a start point, where measures include distance, time, milepost, address range. Measures are useful for locating events along a route. There may be more than one start or end within a route, in which case, the measures may not be unique within a route-system. For example, there are many places that are within a one-minute response time from a fire station.

route-system

A collection of routes representing separate instances of a common linear entity, for example, all school bus routes in a city. A single line coverage can contain many route-systems, differentiated by name. For example, a road coverage can contain a bus route-system, a highway route-system

Page 51: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

and a pizza delivery route-system. Both an RAT and an SEC exist for each route-system. See also event.

row (hàng)

1. Là một bản ghi trong bảng thuộc tính. Hàng là tập hợp theo chiều ngang các phần tử dữ liệu của bảng bao gồm mỗi cột một giá trị.

2. Là một nhóm các ô theo chiều ngang trong mạng ô lưới, hoặc nhóm các điểm ảnh trong một ảnh.

RPC (Remote Procedure Call - gọi thủ tục từ xa)

RPC là kỹ thuật truyền thông cho phép một tiến trình UNIX liên lạc với một tiến trình UNIX khác. Các tiến trình này có thể có ở các máy tính khác nhau trên một mạng. Các máy chủ và máy con trong ArcStorm dùng RPC để liên lạc với nhau.

rubber sheeting

A procedure to adjust coverage features in a nonuniform manner. Links representing from- and to-locations are used to define the adjustment.

run-length encoding (mã mạch dài)

Là kỹ thuật nén dữ liệu cho việc lưu dữ liệu raster và dữ liệu grid. Mã mạch dài lưu dữ liệu theo hàng. Nếu hai hoặc nhiều ô kề nhau trong cùng một hàng có cùng một giá trị, một mã chung được ghi cho tất cả, đối lập với việc ghi lại từng giá trị cho mỗi ô. Càng có nhiều cột kề nhau có cùng giá trị, hiệu suất nén càng lớn.

S

satellite image (ảnh vệ tinh)

Là ảnh bề mặt quả đất được chụp từ vệ tinh thuộc quĩ đạo trái ÐẤT. ẢNH VỆ TINH TẠO THÀNH từ chụp hoặc quét ảnh (chẳng hạn, MSS).

scale (tỉ lệ)

Xem map scale (tỉ lệ bản đồ).

scale bar (khung tỉ lệ)

Là một thành phần của bản đồ cho biết tỷ lệ của bản đồ.

scanning (quét)

Là quá trình chuyển dữ liệu thành dạng raster nhờ thiết bị là máy quét. Một số máy quét có phần mềm để chuyển dữ liệu raster sang dạng vector.

scratch file (file tạm thời, file làm việc)

Page 52: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là file tạm thời lưu những dữ liệu trung gian trong một công việc hiện hành, chẳng hạn tính toán giao điểm các đường hoặc xây dựng mối quan hệ topo giữa các đối tượng.

SDTS/TVP (Spatial Data Transfer Standard/Topological Vector Profile - Chuẩn truyền dữ liệu không gian/

Là chuẩn của Liên bang Mỹ cho truyền các dạng khác nhau dữ liệu không gian địa lý và bản đồ. Chuẩn này xác định cấu trúc và dung lượng dữ liệu không gian để có thể truyền dữ liệu thuận tiện giữa các hệ CSDL không gian không giống nhau. TVP đánh địa chỉ cho rất nhiều mô hình, cấu trúc dữ liệu vector dưới dạng dữ liệu thuộc tính kết hợp. Chuẩn này còn được gọi là "Chuẩn liên bang về xử lý thông tin" (Federal Information Processing Standard - FIPS).

SEC

Là bảng dành cho đối tượng đoạn cắt trong một lớp. SEC lưu các thuộc tính của đoạn cắt. Ngoài các thuộc tính được định nghĩa bởi người sử dụng, SEC có chứa cả số hiệu route và số hiệu đường mà đoạn cắt thuộc vào, vị trí bắt đầu và kết thúc đoạn cắt (tính theo % độ dài đường), vị trí bắt đầu và kết thúc đoạn cắt (tính theo độ dài route), số thứ tự trong và một bộ định danh đoạn cắt. Xem thêm feature attribute table (bảng thuộc tính đối tượng).

section (đoạn cắt)

Là một dạng đối tượng trong ARC/INFO, là một thành phần của mô hình dữ liệu route-system. Ðây là cấu trúc cơ sở của route-systems giống như đường là thành phần tạo nên cấu trúc cơ sở của vùng (polygon). Ðoạn cắt là một đường hoặc một phần của đường, được dùng để định nghĩa route. Xem thêm SEC.

section line

Là đường trong một mặt phẳng xác định vị trí của một profile.

selection coverage (Phép chọn lớp)

Chọn ra một lớp trong các lớp gối lên nhau của thư viện bản đồ. Nó xác định vùng mà dữ liệu được trích ra hoặc chèn vào trong thư viện bản đồ.

setuid

Là một tiến trình có thể thiết lập quan hệ của người sử dụng có hiệu lực và super-user (root). Có nghĩa là mặc dù bất kỳ người dùng nào cũng có thể chạy tiến trình, nhưng sau đó tiến trình có thể đòi hỏi những đặc quyền gốc (root). Một ví dụ về setuid là tiến trình wservice ArcStorm.

shade symbol (biểu tượng hình khép kín)

Là hình mẫu để xác định hình dạng polygon trong ARC/INFO. Mẫu biểu tượng hình dạng bao crosshatch, repeating, và solid fill.

SIF

Page 53: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là khuôn dạng trao đổi chuẩn cho dữ liệu không gian. Ðây là chuẩn hay khuôn dạng trung gian được dùng để chuyển các file đồ hoạ giữa các hệ thống máy tính.

single precision (độ chính xác đơn)

Biểu diễn một cấp chính xác về toạ độ, trên cơ sở số chữ số có nghĩa được lưu cho mỗi toạ độ. Ðộ chính xác đơn lưu được 7 chữ số có nghĩa cho mỗi toạ độ, có nghĩa là biểu diễn được 5 mét trong giới hạn 1.000.000 mét. Các bộ dữ liệu của ARC/INFO có thể được lưu cả ở toạ độ chính đơn và kép. Xem thêm double precision (độ chính xác kép).

sliver polygon (vùng vụn/thừa)

Là đối tượng vùng nhỏ, thường xuất hiện ở biên giới của các vùng sau khi chồng xếp hai hay nhiều lớp theo thuật toán topo.

slope (độ dốc)

Là số đo biểu diễn sự thay đổi giá trị bề mặt theo khoảng cách, được xác định bằng độ hoặc theo %. Ví dụ, cứ 100 mét bề mặt tăng cao 2 mét, độ dốc là 2% và số đo góc là 1,15. Trong toán học, độ dốc được biểu diễn như đạo hàm bậc một của bề mặt.

SNA (Systems Network Architecture - Kiến trúc mạng hệ thống)

Là một giao thức mạng phổ biến trong môi trường IBM.

snapping

Là quá trình di chuyển một đối tượng để trùng khớp chính xác với toạ độ một đối tượng khác với sai số hay khoảng cách xác định.

soundex

Là cách đánh vần theo âm của tên phố (chỉ có 6 ký tự), dùng cho việc đánh địa chỉ. Mỗi chữ cái trong số 26 chữ cái của bảng chữ cái tiếng Anh được thay thế bởi một chữ cái trong soundex tương ứng:

English: A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Soundex: A B C D A B C H A C C L M M A B C R C D A B W C A C

Ở NHỮNG CHỖ CÓ THỂ, MÃ hoá địa lý cho tên phố sử dụng soundex sẽ nhanh hơn. Trong quá trình mã hoá địa lý, trước tiên tìm tên phố ở dạng soundex, sau đó so sánh và thẩm định lại với tên thật. Xem thêm geocode (mã địa lý).

spatial analysis (phân tích không gian)

Là quá trình mô hình hoá, kiểm tra, biên dịch các kết quả mô hình. Phân tích không gian thường dùng trong đánh giá khả năng phù hợp, trong ước lượng và dự đoán, trong biên dịch và lý giải. Có bốn dạng phân tích không gian truyền

Page 54: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

thống: chồng xếp topo, phân tích kề, phân tích bề mặt, phân tích đường và phân tích raster.

spatial data (dữ liệu không gian)

Là những thông tin về vị trí, hình dạng của các đối tượng không gian và mối quan hệ giữa chúng. Dữ liệu không gian thường được lưu dưới dạng toạ độ và cấu trúc liên kết.

spatial feature (đối tượng không gian)

Xem geographic feature (đối tượng địa lý).

spatial indexing (Chỉ số hoá không gian)

Là quá trình vẽ lớp, chọn đối tượng không gian, định danh đối tượng dựa vào chỉ số của các đối tượng cơ sở.

spatial interaction (tương tác không gian)

Là công nghệ phân tích để ước lượng số tương tác xuất hiện giữa điểm gốc và điểm đích. Số tương tác phụ thuộc vào đặc tính phát của điểm gốc, khả năng thu của điểm đích và trở kháng đường truyền giữa hai vị trí. Kết quả tính toán tương tác không gian có thể được mô hình hoá, dự báo số lượng tương tác xảy ra trong một hoạt động nào đó của cộng đồng, chẳng hạn như hoạt động buôn bán.

spatial modeling

Là thủ tục phân tích được áp dụng cho hệ thống GIS. Có ba dạng hàm mô hình hoá không gian có thể áp dụng cho các đối tượng địa lý trong một hệ GIS: (1) mô hình hình học, chẳng hạn như tính toán khoảng cách O-clit giữa các đối tượng, tạo vùng đệm, tính toán diện tích, chu vi,... (2) mô hình chồng khớp, chẳng hạn chồng xếp topo; (3) mô hình liền kề (tìm đường dẫn, tách vùng, định vị). Cả ba dạng mô hình này đều hỗ trợ các thao tác với dữ liệu không gian như điểm, đường, vùng, lưới tam giác bất chính quy và ô lưới. Các hàm này được tổ chức thành một dãy tuần tự các bước, xuất phát từ các thông tin được yêu cầu cho quá trình phân tích.

spatial order

Là chỉ số được gán cho các đối tượng dựa trên cơ sở mức độ gần gũi tương đối của chúng trong không gian hai chiều.

spatial query (hỏi đáp không gian)

Xem map query (hỏi đáp bản đồ).

spike (đột biến)

1. Là đường vượt quá do sai số được tạo ra khi dùng máy quét và phần mềm raster hoá của nó.

Page 55: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

2. Là điểm dữ liệu dị thường vượt lên hoặc tụt xuống so với mặt nội suy biểu diễn phân phối các giá trị một thuộc tính của một diện tích.

spline

Là đường cong toán học dùng để biểu diễn sự biến thiên không gian. Thao tác spline thêm vào các đỉnh để tạo nên đường cong từ đường gấp khúc. Xem thêm grain tolerance (sai số grain) và densify.

SQL (Structured Query Language - ngôn ngữ hỏi đáp có cấu trúc)

Là cú pháp để định nghĩa và thao tác dữ liệu từ một hệ CSDL quan hệ. Ðược phát triển bởi IBM vào những năm 1970, SQL đã trở thành một chuẩn công nghiệp cho ngôn ngữ hỏi đáp trong phần lớn các Hệ quản trị CSDL quan hệ.

SQL/MM

Là một chuẩn quốc tế, được ISO bảo trợ để mở rộng SQL hỗ trợ cho các ứng dụng đa phương tiện, bao gồm cả truy cập và thao tác dữ liệu địa lý.

SRG (Standardized Raster Graphic - đồ hoạ raster được chuẩn hoá)

Là biểu diễn số của một bản đồ hoặc biểu đồ, nhận được từ quá trình số hoá tự động (quá trình quét), được lưu trong phương tiện lưu trữ dạng số, và được hiển thị trên màn hình raster hoặc máy vẽ raster; hoặc nhận được từ bản quét thông thường của một bản đồ hoặc biểu đồ hoặc repromat giấy. Nó bao gồm cả bộ dữ liệu raster về cường độ RGB hoặc mã màu.

station file

Là file AML chứa các lệnh cần thiết để thiết lập môi trường cho hiển thị đồ hoạ và nhập dữ liệu đồ hoạ. Thông thường, file station chứa các lệnh định nghĩa thiết bị hiển thị, thiết bị AML và thiết bị đầu cuối, kiểu bàn số hoá, nếu có, và phương pháp nhập toạ độ.

Stop (điểm dừng)

Ðiểm dừng là những ví trí đi qua của một đường truyền hoặc một chuyến đi. Chúng có thể là các khách hàng trong lô trình phân phát hàng hợc các thành phố trong hệ thống đường quốc lộ. Ðiểm dừng và các thuộc tính điểm dừng được lưu trong file INFO và được coi là các file điểm dừng.

stop impedance (trở kháng điểm dừng)

Là thời gian tin chuyển (hàng) lưu tại một điểm dừng, được dùng để tính toán trở kháng của đường truyền hoặc chuyến đi.

stop transfer

Là số gói tin hoặc hàng được chuyển tại một điểm dừng, được dùng để xác định số lượng tổng cộng của tin chuyển (hàng) trên một đường truyền hoặc một chuyến đi.

Page 56: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

string

Là dãy các ký tự chữ và số với độ dài bất kỳ được đặt trong dấu ngoặc kép.

subclass (dạng con)

Là dạng đối tượng đặc biệt trong một lớp, cho phép định nghĩa nhiều loại đối tượng trong cùng một dạng. Chú ý rằng miền, route -system và phân đoạn là những kiểu dạng con khác nhau. Ví dụ, một lớp đường phố có thể có ba dạng con của route-system được lưu là tuyến phát thư, tuyến rửa đường và tuyến thu rác.

supply (cung cấp)

Tính hiệu lực của các phục vụ hoặc hàng hoá tại trung tâm. Ví dụ như sữa sẵn có tại kho thực phẩm, ô tô tại điểm bán ô tô, hoặc số màn hình sẵn sàng tại nhà hát.

surface (bề mặt)

Là sự biểu diễn hiện tượng địa lý, biểu diễn như một tập hợp dữ liệu liên tục, chẳng hạn như độ cao hoặc nhiệt độ không khí trên một diện tích. Sự đứt quãng rõ ràng trong giá trị của hiện tượng (đường ngắt quãng) biểu thị sự thay đổi quan trọng trong cấu trúc của đối tượng (như một mỏm đá). Bề mặt có thể được xác định bằng mô hình được xây dựng từ những điểm lấy mẫu không gian chính quy và bất chính quy trên bề mặt. Xem thêm surface model (mô hình bề mặt).

surface model (mô hình bề mặt)

Là sự biểu diễn số hoá một cách trừu tượng hoặc gần đúng cho một bề mặt. Bởi vì một bề mặt chứa một số lượng vô hạn các điểm, một số tập hợp con của điểm có thể được dùng để biểu diễn bề mặt. Mỗi mô hình bao gồm một cấu trúc dữ liệu đã được định dạng, giá trị x, y, z của điểm và quy tắc được dùng để biểu diễn bề mặt. Phần mềm TIN hỗ trợ hai mô hình dữ liệu biểu diễn bề mặt: lattice (lưới) và tin (lưới tam giác bất chính quy).

SYBASE

Là Hệ quản trị CSDL quan hệ, với hệ quản trị này ARC/INFO có thể truy cập vào DATABASE INTEGRATOR.

symbol (ký hiệu, biểu tượng)

Là ký hiệu đồ hoạ dùng để biểu diễn một đối tượng. Ví dụ, biểu tượng đường (line symbol) biểu diễn đối tượng dạng đường, biểu tượng điểm (marker symbol) cho đối tượng dạng điểm, biểu tượng hình khép kín (shades symbol) cho đối tượng vùng, biểu tượng chữ (text symbol) cho chú thích. Biểu tưởng được định nghĩa bởi rất nhiều đặc điểm, bao gồm: màu, kính thước, góc và nền. Xem thêm text symbol (biểu tượng chữ), marker symbol (biểu tượng điểm), shade symbol (biểu tượng hình khép kín), và line symbol (biểu tượng đường).

symbol environment (môi trường của biểu tượng)

Page 57: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Xác định kiểu biểu tượng bản đồ và các đặc điểm của chúng trong hiển thị đồ hoạ của ARC/INFO. Có bốn kiểu biểu tượng bản đồ: đường, điểm, hình khép kín và chữ.

system tables (bảng hệ thống)

Là bảng chứa thông tin về một CSDL, chẳng hạn như từ điểm dữ liệu hoặc các toàn tác CSDL.

T

table

Là tập hợp các thành phần dữ liệu theo chiều ngang (hàng) và theo chiều dọc (cột) trong hệ CSDL quan hệ. Một bảng có số cột xác định nhưng số hàng tuỳ ý. Một bảng thường được gọi là một quan hệ. Các hàng trong một bảng có cấu trúc tương đương với các bản ghi từ các file phẳng (là file thiếu thông tin về cấu trúc, không có các trường được lặp lại).

TAT (Text attribute table - bảng thộc tính chữ)

TAT được dùng cho phân lớp chú thích của một lớp đối tượng. Ngoài các thuộc tính được định nghĩa bởi người sử dụng, TAT còn chứa số thứ tự và bộ định danh đối tượng chữ. Xem thêm feature attribute table (bảng thuộc tính đối tượng).

TCP/IP (Transmission Control Protocol - TCP)

TCP là một giao thức liên lạc được phân lớp trên IP. Ðây là những giao thức liên lạc cấp thấp cho phép máy tính gửi và nhận dữ liệu.

template (mẫu)

1. Lớp mẫu: Là một lớp chứa biên giới chung của các đối tượng, chẳng hạn ranh giới nước lục địa. Lớp này được dùng để tạo các lớp khác một cách tự động. Lớp mẫu giúp tiết kiệm thời gian và tạo độ chính xác trong phép chồng xếp topo.

2. Bản đồ mẫu: Là bản đồ chứa đường viền khung, mũi tên chỉ Bắc, biểu trưng và các thành phần bản đồ khác cho một seri bản đồ chung.

3. File mẫu: Là file dữ liệu dạng bảng rỗng, chỉ chứa các định nghĩa trường thuộc tính.

Terabyte (TB)

Là một đơn vị đo kích thước dữ liệu. 1 TB tương đương 1000 GB (gigabyte) hoặc 1000000 MB (megabyte). 1PB (petabyte) = 1000 TB = 10 12 byte.

terminal (thiết bị đầu cuối)

Là thiết bị, thường là màn hình và bàn phím, được dùng để liên lạc với máy tính.

Page 58: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

text symbol (biểu tượng chữ)

Là kiểu chữ được xác định bởi font, kích cỡ, khoảng cách giữa các ký tự, màu,..., dùng cho nhãn bản đồ và nhã các đối tượng trong ARC/INFO.

Thiessen polygons

Là đối tượng vùng mà biên của nó xác định diện tích được khép kín, mà mọi điểm đều có quan hệ với mọi điểm khác. Thiessen polygons được tạo thành từ tập hợp các điểm. Chúng được định nghĩa theo toán học bởi các đường trung trực của các đoạn thẳng nối giữa các điểm. Cấu trúc TIN (lưới tam giác bất chính quy) được dùng để tạo nên Thiessen polygons.

theme (chủ đề)

Là mục tiêu thể hiện được định nghĩa bởi người sử dụng đối với một lớp đối tượng, một lưới ô vuông, một lưới tam giác bất chính quy (TIN) hoặc một bộ dữ liệu ảnh địa lý. Nếu có thể được, chủ đề được thể hiện bởi tên lớp, tên loại đối tượng và tên bộ dữ liệu, thuộc tính được quan tâm, sơ đồ phân loại dữ liệu và hình vẽ biểu diễn chủ đề.

thematic data (dữ liệu theo chủ đề)

Xem descriptive data (dữ liệu miêu tả).

tic

Là những điểm đăng nhập hoặc quan trắc địa lý của một lớp đối tượng để xác định vị trí của trên bề mặt quả đất. TIC cho phép mọi đối tượng có thể được thể hiện trên cùng một hệ toạ độ chung (chẳng hạn, đơn vị mét UTM [Universal Transverse Mercator] hoặc đơn vị feat [State Plane]). TIC cũng được dùng để đăng nhập những tờ bản đồ khi chúng được cài vào bàn số hoá và chuyển sang toạ độ bản đồ (chẳng hạn, từ đơn vị đo trên bàn số hoá [inche] sang đơn vị mét UTM).

TIC file

Là file lưu toạ độ TIC và bộ định danh TIC cho một lớp đối tượng.

tic match tolerance (sai số tương xứng TIC)

Là khoảng cách tối đa cho phép giữa một TIC tồn tại thực tế và một TIC đã được số hoá. Nếu khoảng cách này bị vượt quá, lỗi số hoá sẽ ngăn không thể truy cập và bản đồ phải được đăng nhập lại. Sai số tương xứng TIC được dùng để đảm bảo lỗi RMS thấp trong quá trình đăng nhập và số hoá bản đồ.

TIFF (Tagged interchange (image) file format - định dạng file đồ hoạ)

Là định dạng dữ liệu raster chuẩn công nghiệp. TIFF hỗ trợ ảnh đen trắng, ảnh dải xám, ảnh màu giả, ảnh màu thật, tất cả đều được lưu ở dạng nén hoặc không nén. TIFF thường được dùng trong TIFF is commonly used in desktop publishing and serves as an interface to numerous scanners and graphic arts packages. (Xem CCITT.)

Page 59: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

TIGER (The Topologically Integrated Geographic Encoding and Referencing data format)

TIGER: Ðịnh dạng dữ liệu địa lý mã hoá và hiển thị được tích hợp theo thuật toán topo. TIGER được Cục Ðiều tra dân số Mỹ sử dụng trong chương trình điều tra dân số năm 1990. Các file TIGER chứa địa chỉ đường phố dọc theo các đường và ranh giới các khối/vùng dân cư. Những dữ liệu miêu tả này có thể được dùng để nối kết các thông tin địa chỉ, dữ liệu dân cư/nhân khẩu với các đối tượng trong lớp.

tile

Là đơn vị không gian, với tile các dữ liệu không gian được tổ chức, phân chia và lưu giữ trong thư viện bản đồ. Các tile chia nhỏ diện tích được quan tâm bằng một thư viện bản đồ và tổ chức quản lý các dữ liệu bản đồ theo vị trí (chẳng hạn, các tỉnh thành phố có thể là các tile trong CSDL toàn liên bang). Một tile có thể là một dạng hình học chính quy (như một tờ bản đồ) hoặc một dạng bất chính quy (như biên giới tỉnh). Xem thêm LIBRARIAN.

tin (Triangulated irregular network - lưới tam giác bất chính quy)

Là sự biểu diễn một bề mặt thu được từ các điểm mẫu không gian không chính quy và các đối tượng đường nối. Bộ dữ liệu lưới tam giác bất chính quy bao gồm mối quan hệ topo giữa các điểm và các tam giác kề bên của chúng. Mỗi điểm mẫu được xác định bởi một cặp toạ độ x,y và một bề mặt chứa chúng hoặc giá trị z. Những điểm này được kết nối với nhau nhờ các đường rìa để tạo nên một tập hợp các tam giác không chồng xếp lên nhau, dùng biểu diễn một bề mặt. Lưới tam giác bất chính quy còn được gọi là mạng tam giác bất chính quy hoặc mô hình bề mặt tam giác bất chính quy.

TIN

Là sản phần phần mềm thuộc ARC/INFO dùng để biểu diễn, mô phỏng và hiển thị bề mặt.

TOL file

Là file chứa các sai số tiến trình xử lý (sai số mờ, sai số tương xứng TIC, dangle length) và sai số soạn thảo (weed, grain, edit distance, snap distance, and nodesnap distance). ARC/INFO dùng các giá trị file TOL như một mặc định trong nhiều thao tác tự động hoá, soạn thảo và xử lý.

to-node (nút đến)

Là một trong hai đầu của đường, là điểm cuối cùng được số hoá. Xem thêm from-node (nút đi).

topographic map (bản đồ địa hình)

1. Là bản đồ chứa các đường đồng mức (đường biểu diễn cùng độ cao của bề mặt).

2. Là bản đồ giấy được Sở Ðo đạc Ðịa chất Mỹ xuất bản với seri khung lưới 7,5 phút và 15 phút.

Page 60: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

topological overlay (chồng xếp topo)

Là quá trình phân tích để xác định sự trùng khớp không gian của các đối tượng địa lý. ARC/INFO hỗ trợ chồng xếp đối với mọi loại đối tượng. Xem thêm identity (đồng nhất), intersect (giao) và union (hợp).

topology (cấu trúc liên kết)

Là những mối liên hệ không gian giữa các đối tượng được liên kết hoặc liền kề (như đường, nút, điểm, vùng). Ví dụ, cấu trúc không gian của một đường bao gồm nút đến và nút đi của đường, vùng bên phải và bên trái của đường đó. Các mối quan hệ topo được xây dựng từ những thành phần đơn giản như: điểm (thành phần đơn giản nhất), đường (tập hợp các điểm được liên kết), vùng (tập hợp các đường được liên kết), route (tập hợp các phân đoạn, là các đường hoạc một phần của đường). Dữ liệu dư thừa (các toạ độ) được loại bỏ, bởi lẽ một đường có thể biểu diễn một đối tượng dạng đường, hoặc một phần đường ranh giới của một đối tượng vùng, hoặc cả hai. Cấu trúc liên kết (topology) thường được dùng trong GIS do nhiều thao tác mô phỏng không gian không đòi hỏi toạ độ, chỉ cần các thông tin về cấu trúc liên kết. Ví dụ, để tìm một đường đi tối ưu giữa hai điểm cần một danh sách các đường nối giữa chúng và chi phí cho mỗi tuyến đường. Toạ độ chỉ cần thiết để vẽ tuyến đường này sau quá trình tính toán tối ưu.

tour (chuyến đi)

Là một tuyến đường có trở kháng tối thiểu, bắt đầu từ một điểm gốc, đi qua một số điểm dừng và quay trở lại điểm gốc, mỗi điểm dừng chỉ đi qua một lần. Ðây là cách giải cho bài toán "người bán hàng rong". ARC/INFO cung cấp cách giải "heuristic" (cách tiếp cận vấn đề mang tính kinh nghiệm) để giải bài toán "người bán hàng rong" bằng cách thống kê các điểm dừng sau đó tìm đường đi có chi phí thấp nhất đi qua các điểm dừng đó.

tracing (truy nguyên)

Là tiến trình xác định các phần của một liên kết mạng.

trade-area map (bản đồ khu vực thương mại)

Là bản đồ chỉ ra các khu vực theo phần trăm thu nhập lợi tức của vùng. Bản đồ khu vực thương mại có thể được tạo ra từ các thông tin trong một ma trận tương tác.

transaction (toàn tác)

Là đơn vị logic của một công việc tác động đến CSDL. Một toàn tác được kết thúc do hình thành tính ổn định hoặc do phục hồi lại tất cả mọi cập nhật.

transformation (phép biến đổi)

Là tiến trình chuyển toạ độ từ một hệ toạ độ này sang một hệ khác thông qua phép tịnh tiến, phép quay và chia tỉ lệ. ARC/INFO cung cấp các phép biến đổi: phép đồng dạng, affine, piecewise linear, phép chiếu, phép hiệu chỉnh số liệu

Page 61: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

NADCON sử dụng phép biến đổi độ cong tối thiểu, và phép biến đổi đa thức với các lưới ô cong và ảnh.

traveling salesman problem (bài toán "người bán hàng rong")

Ðây là một bài toán trong đó người bán hàng rong giả định phải tìm được cách đi hiệu quả qua tất cả các địa chỉ trong địa phận của mình, mỗi điểm dừng chỉ đi qua đúng một lần.

trusted login (đăng ký tin cậy)

Một người dùng được gọi là có đăng ký tin cậy để làm việc với một máy tính khi mà người này không cần mật khẩu để truy cập máy tính này từ xa.

tuple

Là một hàng trong một bảng quan hệ; đồng nghĩa với bản ghi (record, observation).

turn (điểm rẽ)

Ðiểm rẽ biểu diễn sự chuyển tiếp từ liên kết mạng này sang liên kết mạng khác tại một nút mạng. Ðiểm rẽ biểu diễn mối quan hệ giữa các liên kết mạng, chứ không phải là sự trừu tượng một thực thể vật lý ngoài thực tế. Các đặc tính của một điểm rẽ được lưu trong bảng "điểm rẽ".

turn impedance (trở kháng điểm rẽ)

Là trở kháng hay chí phí của việc tạo ra một điểm rẽ tại một nút mạng. Trở kháng điểm rẽ đối với rẽ trái, rẽ phải hay quay ngược tại một nút là khác nhau.

turntable (bảng điểm rẽ)

Là một file INFO chứa các trở kháng điểm rẽ giữa các cặp liên kết mạng. Có thể có tới 16 trở kháng điểm rẽ tại một nút gặp nhau của 4 liên kết mạng (trái, phải, thẳng, quay ngược cho mỗi trong 4 liên kết mạng).

triangulated irregular network (lưới tam giác bất chính quy)

Xem tin.

U

undershoot (đường hụt)

Là đường không đủ dài để giao với một đường khác. Xem thêm dangling arc (đường chênh).

union (phép hợp)

Là phép chồng xếp topo của hai tập hợp dữ liệu không gian dạng vùng, trong đó các đối tượng được bảo toàn trong phạm vi không gian của cả hai tập hợp dữ

Page 62: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

liệu đầu vào. Có nghĩa là tất cả các đối tượng của cả hai lớp đều được giữ lại. Xem thêm intersect (phép giao) và identity(phép đồng nhất).

universe polygon (vùng toàn thể)

Là bản ghi đầu tiên trong một bản thuộc tính vùng. Nó biểu diễn diện tích bên ngoài biên giới ngoài cùng của một lớp. Ðây là một đối tượng vùng, không có điểm nhãn, nhưng vẫn có giá trị định danh (User-ID) là 0. Diện tích của nó bằng tổng âm của tất cả các vùng trong lớp. Còn được gọi là vùng ngoài (external polygon).

upstream (ngược dòng)

Theo nghĩa gốc, ngược dòng là hướng của đường ngược với hướng của dòng chảy. Hướng của dòng được xác định theo quy ước của người sử dụng. Xem directed network (mạng có hướng).

User-ID

Ðồng nghĩa với khái niệm Cover-ID và feature-ID.

USGS DEM

Là mô hình độ cao số hoá do ngành trắc địa của Cục Nội vụ Liên bang (Mỹ) xây dựng, bao gồm một mảng chính tắc chứa các độ cao theo hệ toạ độ UTM (Universal Transverse Mercator). Những dữ liệu này tương ứng với chuẩn toạ độ 1:24000, khung lưới 7,5 x 7,5 phút hoặc 1:250000. Ðộ cao được đo bằng mét hoặc feet so với mặt biển.

USNMAS (U.S. National Map Accuracy Standards - Các tiêu chuẩn độ chính xác bản đồ quốc gia Mỹ)

Là những tiêu chuẩn độ chính xác về kính thước chiều rộng và chiều cao cho các bản đồ được xuất bản bằng tiếng Anh. Chúng được miêu tả trong thuật ngữ tuyệt đối (absolute terms); tuy nhiên lại không được miêu tả trong thuật ngữ thống kê (statistical terms) và có một số mâu thuẫn đã được chỉ ra, do đó chúng ít được dùng cho các bản đồ kỹ thuật (bản đồ tỷ lệ lớn), và cũng không thuận lợi trong kết nối bản bản đồ viễn thám.

V

value attribute table (VAT) (bảng thuộc tính giá trị)

Là bảng chứa các thuộc tính của một lưới ô vuông. Ngoài các thuộc tính được định nghĩa bởi người sử dụng, VAT còn chứa các giá trị gán cho các ô trong lưới và tổng số ô cùng giá trị của nó.

vector

Là cấu trúc dữ liệu trên cơ sở toạ độ tường được dùng để biểu diễn đối tượng địa lý dạng đường. Mỗi đối tượng dạng đường được biểu diễn như một tập hợp có thứ tự của các đỉnh. Cấu trúc dữ liệu vector truyền thống bao gồm cả các vùng số hoá kép và mô hình cung-nút.

Page 63: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

vertex (đỉnh)

Là một dạng tập hợp toạ độ cấu thành nên một đường.

virtual table (bảng ảo)

Xem view.

view (khung nhìn)

Là bảng logic, trong đó dữ liệu không được lưu giữ vật lý. Có thể định nghĩa một khung nhìn để truy cập tập hợp con các cột trong một hàng, truy cập tập hợp các cột trong các hàng khác, hoặc tránh bản copy thừa của dữ liệu được lưu giữ thực.

VPF (Vector product format - Khuôn dạng sản phẩm vector)

Là khuôn dạng dữ liệu địa lý vactor số hoá được U.S. Defense Mapping Agency sử dụng trong phân phối các bộ dữ liệu vector. ARC/INFO có một chuyển đổi VPF hai chiều.

VRF (Vector relational format - Khuôn dạng quan hệ vector)

Là khuôn dạng mô hình quan hệ, tương tự với DMA VPF (Defense Mapping Agency Vector Product Format).

W

WAIS (Wide-Area Information Server)

Là hệ phần mềm phục vụ chỉ số hoá chi tiết các file, cho điểm và phản hồi chính xác các văn bản từ máy chủ đến máy trạm của nó. Sau đó, máy trạm tập hợp và khôi phục thông tin từ một danh sách các file hoặc các tiêu đề văn bản nhận từ máy chủ, dùng phần mềm để phân loại theo điểm số. Quá trình tìm kiếm có thể bao gồm tạo dựng và truy cập logic vào các hệ thông tin có cấu trúc (như hệ cơ sở dữ liệu) nhờ tuân theo chuẩn ANSI Z39.50. WAIS được đánh địa chỉ ở cấp hệ điều hành.

WAN (Wide area network - Mạng diện rộng)

Công nghệ trao đổi dữ liệu máy tính để kết nối các máy tính tại các vị trí cách xa nhau. WAN là sự kết hợp phần cứng và phần mềm trao đổi dữ liệu không gian và thường xuyên kết nối với mạng điện thoại công cộng hoặc chuyên dụng.

watch file

Là một file văn bản lưu giữ tất cả các dư liệu phi đồ hoạ vào và ra trong suốt một session ARC/INFO. Watch file có thể hiệu chỉnh và chuyển đổi sang chương trình trình AML.

weed tolerance (độ chính xác loại trừ)

Page 64: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

Là khoảng cách tối thiểu cho phép giữa hai đỉnh trên một đường. "Ðộ chính xác loại trừ" là một thông số có thể được đặt trước quá trình thêm các đối tượng đường. Khi thêm các đường mới, nếu một đỉnh đầu vào nằm trong khoảng cách của "độ chính xác loại trừ" so với một đỉnh cũ, đỉnh đó sẽ được bỏ qua. Ðộ chính xác này được tính toán theo thuật toán Douglas-Peucker. Các nút luôn được giữ lại. Trạng thái cận kề trong phạm vi "độ chính xác loại trừ" của các đỉnh trên đường này với các đỉnh trên đường khác không dẫn đến sự loại bỏ; chúng được quản lý theo "độ chính xác cận kề" (proximal tolerance).

workspace

Là một thư mục chứa các bộ dữ liệu địa lý được dùng cho ARC/INFO. Một workspace của ARC/INFO có ba mục đích cơ bản: như một vùng làm việc của người sử dụng để lưu tất cả các phần bản đồ cho mỗi tile trong một thư viện bản đồ; như một workspace tự động để lưu tất cả các phương án của một lớp đối tượng đơn trong suốt quá trình xử lý tự động lớp đối tượng đó.

World Wide Web (WWW)

Ðược phát triển bởi một phòng thí nghiệm vật lý ở Châu Âu cho Particle Physics (CERN). Là một consortium ở Thuỵ Sĩ như một máy chủ phân phối các liên kết siêu văn bản. Liên kết siêu văn bản cho phép truy cập đến các phần khác nhau trên văn bản hoặc tới các file khác nhau phân tán trên khắp thế giới. Dùng ngôn ngữ siêu văn bản (html) để tạo ra các văn bản được quản lý và liên kết theo các địa chỉ nguồn (Universal Resource Locators - URLs). Bằng những địa chỉ này có thể lấy các văn bản từ bất kỳ nơi nào trên Internet. Một máy chủ WWW không cung cấp các khả năng tìm kiếm, chỉ cung cấp các mối liên kết giữa các file sử dụng siêu văn bản trên Internet. Ðiều này cho phép tổ chức thông tin theo một cách nhất định, nhưng trừ phi các liên kết tồn tại, sẽ không thể tìm được các thông tin mà tác giả của chúng không xác lập liên kết. WWW có thể được truy cập bằng Mosaic (xem Mosaic).

X

X Windows

Là hệ thống được phát triển tại MIT, cho phép các ứng dụng được hiển thị trong các cửa sổ và được chia xẻ giữa các trạm và các thiết bị đầu cuối khác nhau. Hệ thống này tương thích với tất cả hệ điều hành UNIX có hỗ trợ ARC/INFO và ArcView. ARC/INFO và ArcView là các ứng dụng trên cơ sở X Windows. ARC/INFO hoặc ArcView có thể chạy trên mọi thiết bị đầu cuối X-compliant; hoặc X Station trên mọi nền UNIX, PC hoặc Macintosh thông qua mô phỏng phần mềm.

X Windows/Motif

Thao tác ARC/INFO và ArcView trên môi trường X Windows/Motif trên mọi nền phần cứng hỗ trợ UNIX.

X.25

Khuyến cáo CCITT /chuẩn ISC cho các mạng diện rộng.

Page 65: Từ điển thuật ngữ GIS - minhtrang.weebly.com

X.400

Chuẩn ISO cho thư điện tử.

X-Open Consortium

Là sự liên kết giữa đại lý của Mỹ và của Châu Âu, được thành lập năm 1984 để thúc đẩy các hệ thống mở.

XPG3

Là chuẩn phần mềm X/Open cho Hệ điều hành UNIX. IBM cung cấp một biến số có tên PSALLOC để tạo AIX XPG3-compliant, tăng thêm không gian trao đổi trên đĩa, bảo vệ ARC/INFO chống hư hại gây lỗi, tăng đặc tính ứng dụng.

Z

Z39.50

Là chuẩn giao thức ANSI cho WAN (mạng diện rộng) về hỏi đáp và trao đổi thông tin để chia xẻ các yêu cầu tra cứu thư viện qua truy cập điện tử phân phối.

z-value

Là giá trị biểu diễn bề mặt tại một vị trí x,y nhất định (như độ cao). Thường được biểu diễn như giá trị điểm hoặc độ cao điểm.

zoom

Ðể phóng to và hiển thị chi tiết hơn về một vị trí trong tập hợp dữ liệu địa lý.