Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

74
Bài 1: TUỔI VỊ THÀNH NIÊN Tuổi vị thành niên là một giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ trong đời của mỗi con người. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn và được đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm và khả năng hòa nhập cộng đồng. Tuổi vị thành niên được hiểu là giai đoạn từ 10 đến 19 tuổi, và nằm trong khoảng thời gian từ lúc dậy thì đến lúc trưởng thành. Tuổi dậy thì có thể đến sớm hay muộn ở nam và nữ là phụ thuộc vào nơi sống, mức sống, dinh dưỡng, thể trạng sức khỏe, điều kiện địa lý.v.v…

description

 

Transcript of Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Page 1: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Bài 1: TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Tuổi vị thành niên là một giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ trong đời của mỗi con người. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn và được đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm và khả năng hòa nhập cộng đồng.

Tuổi vị thành niên được hiểu là giai đoạn từ 10 đến 19 tuổi, và nằm trong khoảng thời gian từ lúc dậy thì đến lúc trưởng thành.

Tuổi dậy thì có thể đến sớm hay muộn ở nam và nữ là phụ thuộc vào nơi sống, mức sống, dinh dưỡng, thể trạng sức khỏe, điều kiện địa lý.v.v…

Page 2: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Ở người Việt Nam, tuổi dậy thì thường kéo dài từ 3 đến 5 năm và có thể chia thành hai giai đoạn nhỏ:

- GĐ trước dậy thì:11- 13 tuổi ở nữ,13- 15 tuổi ở nam.

- GĐ dậy thì: từ 13- 15 tuổi ở nữ và 15- 17 tuổi ở nam.

Giai đoạn dậy thì được đánh dấu bằng “hành kinh lần đầu” ở em gái và “xuất tinh lần đầu” (mộng tinh) ở em trai. Điều này thường đi cùng với những thay đổi

xúc cảm đối với ban bè khác giới và được coi là những hiện tượng sinh lý, tâm lý bình thường. Về mặt

sinh lý nó thể hiện sự trưởng thành về sinh dục và báo hiệu khả năng có con: buồng trứng của em gái bắt đầu có trứng rụng và tiết hoóc-môn, tinh hoàn của em

trai bắt đầu sản sinh tinh trùng và tiết hoóc-môn.

Page 3: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

1. Trong các biểu hiện biến đổi cơ thể sau đây của nữ ở tuổi dậy thì, biểu hiện nào là quan trọng nhất ?

a. Tuyến vú phát triểnb. Tăng nhanh chiều caoc. Xuất hiện kỳ hành kinh đầu tiênd. Mọc lông ở những chỗ kín

3. Vì sao trong GDDS-SKSS lại chú ý đến đối tượng là vị thành niên, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì ?

a. Phần lớn vị thành niên trong tuổi dậy thì, cơ thể có những biến đổi mạnh mẽ.

b. Ở độ tuổi này bắt đầu yêu đương.c. Ở độ tuổi này sắp trở thành người lớn.d. Ở độ tuổi này xuất hiện nhu cầu tính dục và

khả năng sinh con.

Page 4: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Bài 2 : TÌNH BẠN, TÌNH YÊU, HÔN NHÂNVÀ TRÁCH NHIỆM LÀM CHA MẸ

Một tình bạn tốt có những đặc điểm sau:a/ Có sự phù hợp về xu hướngb/ Có sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhauc/ Có sự chân thành, tin cậy và có trách nhiệm cao với

nhaud/ Có sự cảm thông sâu sắc với nhau (đồng cảm)e/ Có thể tồn tại nhiều mối quan hệ tình bạn cùng một

lúc mà vẫn giữ được độ mặn nồng và thắm thiết.

1. Tình bạn

Page 5: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Tình bạn khác giới có những đặc điểm cơ bản của tình bạn cùng giới nhưng nó có những đặc điểm riêng. Đó là:

a/ Trong tình bạn khác giới, mỗi bên đều coi giới kia là một điều kiện để tự hoàn thiện mình.

b/ Có một “khoảng cách” tế nhị hơn so với tình bạn cùng giới, ở đây có sự “tự điều chỉnh” một cách tự nhiên: trong quan hệ khác giới, người ta dễ trở nên lịch sự, tế nhị hơn so với quan hệ cùng giới.

c/ Tình bạn khác giới có thể là khởi điểm cho quá trình chuyển hóa thành tình yêu sau này, mặc dù nó chưa phải là tình yêu. Do đó, nó dễ bị ngộ nhận là tình yêu.

Page 6: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

2. Tình yêu

Tình yêu nam nữ ( đôi lứa) là một loại tình cảm đặc biệt, là biểu hiện cao nhất của tình người ( lòng nhân ái), thúc đẩy mọi người vượt ra khỏi cái vỏ cá nhân của mình để đi đến hòa quyện với một người khác giới; trong đó mỗi bên đều trở nên phong phú hơn nhờ bên kia.

Tuy nhiên tình yêu nam nữ không đồng nghĩa với quan hệ tình dục hoặc sự hấp dẫn giới tính. Nhiều người không chấp nhận hoặc không cho phép quan hệ tình dục nếu việc đó không xuất phát từ tình yêu. Những người khác cho rằng tình yêu không gắn với tình dục hay nói cách khác tình dục được xem là không liên hệ gì tới tình yêu.

Page 7: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Các bạn trẻ cũng dễ nhầm lẫn sự mong muốn chinh phục với tình yêu. Điều đó có thể gây bất lợi trong quan hệ cho cả người chinh phục lẫn người là đối tượng của sự chinh phục. “Mối tình đầu” thường là giai đoạn quyết liệt nhất trong đời người và nhiều bạn trẻ đến với mối tình đầu ở tuổi vị thành niên. Điều này có thể gây ra những nhầm lẫn và rắc rối cho thanh niên và thường là nó qua đi cùng với thời gian. Tình yêu bền vững thường hiếm thấy hơn và nó tùy thuộc vào nỗ lực thường xuyên của người trong cuộc nhằm duy trì tình yêu chín chắn, tốt đẹp và lành mạnh.

Page 8: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

3. Hôn nhânHôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một

người đàn ông và một người đàn bà, được pháp luật thừa nhận, nhằm chung sống với nhau và cùng xây dựng gia đình hạnh phúc lâu dài.

Hôn nhân và các hình thức cam kết suốt đời có liên quan đến hôn nhân đòi hỏi có những đặc tính như tình bạn, những giá trị chung, sự cam kết, có sở thích và mục đích tương tự, giúp đỡ và hiểu biết lẫn nhau và sự hấp dẫn về giới tính. Thông thường khi lập gia đình người ta thường thảo luận và quyết định xem họ có muốn có con hay không và muốn có thì khi nào có con và có bao nhiêu con.

Page 9: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Hôn nhân bền vững và thành công đòi hỏi cả vợ lẫn chồng phải cùng nhau gánh vác trách nhiệm và mọi cam kết nên cần được chuẩn bị tốt và phải đến lúc trưởng thành mới lập gia đình để có thể đảm đương được những trong trách cần thiết. Khi hai người xem xét để đi đến hôn nhân, họ cần phải thực tế, trung thực với nhau và chấp nhận người bạn của mình với tư cách là một con người.

Page 10: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Bài 3: TÌNH DỤC VÀ SINH SẢN

* Tình dục là một mặt của nhân cách thể hiện tất cả cảm xúc thái độ và hành vi giới tính của một con người.Tình dục có thể là tình cảm hoặc/ và những hoạt động sinh lý. Tình dục có tính chất tự nhiên và lành mạnh. Đó là thể hiện của cảm xúc (tình yêu) hoặc sự cuốn hút rất mạnh mẽ về sinh lí ( tình dục).

Tình yêu và tình dục không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. Tuy nhiên, đối với rất nhiều người, tình yêu, tình dục và hôn nhân thường gắn liền với nhau. Nếu tình dục không dẫn tới hôn nhân thì thường mang lại nhiều rủi ro: có thai khi còn nhỏ tuổi, có thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây qua quan hệ tình dục, kể cả HIV/AIDS.

1. Tình dục là gì ?

Page 11: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

* Những người còn ở tuổi vị thành niên đã có quan hệ tình dục có thể vì nhiều lý do khác nhau: do quá tò mò, do áp lực từ phía người yêu (chủ

yếu là nam), do thấy bạn bè cùng lứa đã có quan hệ tình dục.

Nhiều người có quyết định chờ đến khi kết hôn. Điều quan trọng mà lớp trẻ cần biết là họ có thể nói “không” trước đòi hỏi của đối tác về quan hệ tình dục. Còn nếu họ muốn nói “có” thì họ cần hiểu thấu đáo và cân nhắc những hậu quả

có thể xảy ra.

Page 12: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

* Thế nào là quan hệ tình dục “có trách nhiệm”?Trong bối cảnh văn hóa truyền thống của dân

tộc Việt Nam, quan hệ tình dục có trách nhiệm là quan hệ tình dục chỉ nên có sau khi kết hôn, và nên

hạn chế trong ranh giới hôn nhân.Trong trường hợp có những thôi thúc về nhu

cầu tình dục trước khi kết hôn và ngoài hôn thú, nên cưỡng lại đòi hỏi này.

* Thế nào là quan hệ tình dục “an toàn”?Đó là nghệ thuật đạt cùng lúc hai yêu cầu:

hưởng thụ tình dục mà vẫn tránh được hậu quả xấu

Page 13: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 14: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Điều kì diệu ấy nằm trong … buồng tử cung phụ nữ. Đến nay, dù khoa học phát triển tột

bậc, vẫn chẳng ai chế tạo được “ dây chyuền “ hoàn hảo, tuyệt vời như thế

Page 15: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 16: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 17: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 18: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 19: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 20: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 21: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 22: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 23: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 24: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 25: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 26: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 27: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 28: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 29: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 30: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 31: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 32: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 33: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 34: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 35: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 36: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 37: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 38: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 39: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 40: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 41: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 42: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 43: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 44: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 45: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 46: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 47: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Hãy lựa chọn các từ: có thai, sinh con, trứng, thụ tinh, giao hợp, sự rụng trứng, mang thai, tử cung, sinh nở, làm tổ (một từ thích hợp có thể được dùng nhiều lần) để điền vào chỗ ........ trong các câu dưới đây cho phù hợp.

1) Kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy nữ giới có khả năng .............. và ............2) Hàng tháng, một ............trưởng thành và rụng từ một trong hai buồng

trứng.3) Khi ......... trưởng thành rời khỏi buồng trứng, hiện tượng này gọi là

sự.................4) Nếu trứng gặp tinh trùng trong ống dẫn trứng, sẽ xảy ra hiện

tượng ............ và phụ nữ sẽ .....................5) Sự thụ thai sẽ xảy ra sau khi có ....................................6) Trứng đã thụ tinh bắt đầu phát triển, đồng thời chuyển

đến ........................7) Để có thể phát triển thành một bào thai, trứng đã thụ tinh cần phải bám

được vào niêm mạc tử cung và sống ở đó: hiện tượng này được gọi là sự ..............

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, ............... sẽ kéo dài trong khoảng 9 tháng 10 ngày.

Sau giai đoạn đó sẽ là hiện tượng ..........................lúc đó bào thai sẽ rời khỏi dạ con của người mẹ và trở thành em bé sơ sinh.

2. Sự mang thai xảy ra như thế nào?

Page 48: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Bài 4: MANG THAI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

1. Hậu quả của mang thai ở tuổi vị thành niên

- Căng thẳng về tình cảm và tài chính là rất lớn.- Phải đương đầu với những mệt mỏi của việc nuôi

dưỡng một đứa bé mà không có chồng, thậm chí không có cả gia đình giúp đỡ.

- Sinh đẻ ngoài ý muốn giống như một tai họa đối với người mẹ trẻ, phải đối mặt với sự phản đối của cộng đống và nếu còn đang đi học thì sẽ bị buộc phải thôi học.

“Lấy chồng ở tuổi mười ba,Đến năm mười tám, thiếp đà năm con,

Ra đường thiếp vẫn còn son,Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng”.

Dưới góc độ của sức khỏe sinh sản, người mẹ trẻ trong bài thơ trên đã mắc những sai lầm nào?

Page 49: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

- Dễ dẫn đến tình trạng đẻ non, sảy thai tự phát và thai chết lưu cao hơn. Tỷ lệ tử vong liên quan đến thai sản ở tuổi vị thành niên có khả năng cao gấp 4 lần so với phụ nữ trong độ tuổi 20-29.

- Con của các “bà mẹ trẻ” cũng phải đối mặt với những rủi ro về sức khỏe: nhẹ cân và nguy cơ tử vong cao…

-Mang thai ở tuổi vị thành niên còn đem lại nhiều nỗi kinh hoàng cho những cô gái trẻ thiếu hiểu biết.

-Các cô có thể chọn cách loại bỏ cái thai không mong muốn bằng việc nạo thai, nạo thai có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến vô sinh, thậm chí là cái chết.

- Nguy hiểm của việc sinh nở sẽ cao hơn và nhiều mối lo sẽ xuất hiện: chưa hoàn toàn trưởng thành về thể chất và xương chậu có thể chưa đủ rộng để đầu trẻ sơ sinh thoát ra. Do đó đẻ khó và chuyển dạ kéo dài sẽ là điều khó tránh khỏi, có thể gây rách dạ con và chết cả mẹ lẫn con.

Page 50: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Bà mẹ trẻ

Page 51: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 52: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Trò chơi đúng/saiĐọc to từng điểm sau và yêu cầu học sinh chỉ ra câu

nào “đúng”, câu nào “sai”.

Đúng Sai

1. Tuổi tác của người mẹ không quan trọng đối với con cái

2. Trong năm đầu tiên sau khi sinh, con của người mẹ trưởng thành chết nhiều hơn con của người mẹ “trẻ con”

3. Con của các bà mẹ “trẻ con” cân nặng hơn con của những người mẹ trưởng thành.

4. Làm mẹ ở tuổi vị thành niên có nhiều nguy cơ biến chứng thai sản trầm trọng, thậm chí có thể tử vong hơn là đối với các bà mẹ trưởng thành.

5. Có con khi ít tuổi thường gây những khó khăn về kinh tế , xã hội và tình cảm cho người mẹ

Page 53: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

2. Làm thế nào để tránh có thai ngoài ý muốn?

Trong số các biện pháp tránh thai, có thể kể đến những biện pháp sau:

- Viên uống tránh thai- Bao cao su- Dụng cụ tử cung ( vòng tránh thai)- Kem diệt tinh trùng- Thuốc tránh thai cấy dưới da- Thuốc tiêm tránh thai- Đình sản nữ ( thắt ống dẫn trứng)- Đình sản nam ( thắt ống dẫn tinh)

Page 54: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 55: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 56: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Thuốc tránh thai thông thường

Page 57: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 58: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 59: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Bài 5: SỨC KHỎE VỊ THÀNH NIÊN

1. Sức khỏe vị thành niên

Những khía cạnh liên quan đến sức khỏe trong cuộc sống của vị thành niên:

* Dinh dưỡng* Tập thể dục* Vệ sinh cá nhân * Rượu và thuốc lá * Sử dụng ma túy * Lạm dụng tình dục* Các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục,

HIV/AIDS.

Page 60: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

2 Các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục

Hậu quả của các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục:- Một số bệnh tình dục có thể truyền từ người mẹ sang

đứa con trong khi mang thai và sinh nở, có thể gây ốm yếu, mù lòa, dị tật và tử vong ở trẻ sơ sinh.

- Nếu không được điều trị, một số BLTQQHTD có thể tiến triển cho đến khi người bệnh suy nhược trầm trọng và đôi khi chết vì bệnh tim hoặc rối loạn thần kinh do biến chứng của bệnh.

- Nếu không được điều trị, một số BLTQQHTD sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn trứng. Tình trạng này rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến vô sinh, chữa ngoài dạ con và bị đau đớn suốt đời.

- Các BLTQQHTD làm tăng khả năng nhiễm HIV, một loại virút dẫn đến AIDS.

Page 61: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Vi khuẩn gây bệnh lậu

Page 62: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

BỆNH LẬUTriệu chứng:Sau khi bị lây bệnh từ 2-21 ngày, một số triệu chứng dưới

đây có thể xuất hiện:- Chảy mủ ở dương vật hoặc âm đạo.- Cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu, hoặc đau bụng dưới

khi đi lại.- Tiểu buốt.- Đau bụng dưới ( khu vực xương chậu).Hầu hết phụ nữ và một số nam giới khi mới nhiễm bệnh

không có triệu chứng gì mặc dù trong cơ thể đã có mầm bệnh.Hậu quả:- Gây tổn thương các cơ quan sinh dục.- Gây vô sinh.- Trẻ được sinh ra từ người mẹ bị bệnh lậu có thể bị mù

lòa.- Lây bệnh cho bạn tình.- Rối loạn tim, mù lòa, bệnh da liễu, viêm khớp.- Tăng nguy cơ chữa ngoài dạ con.

Page 63: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

GIANG MAIMột số triệu chứng có thể gặp phải:Giai đoạn 1: Triệu chứng xuất hiện trong vòng từ

1 đến 12 tuần sau khi nhiễm bệnh:- Có vết loét nông, cứng, có bờ, không gây đau,

thường có ở miệng và bộ phận sinh dục thường được gọi là “săng” giang mai.

- Các vết loét này biến mất trong vòng 1 đến 5 tuần.

Giai đoạn 2: Triệu chứng xuất hiện trong vòng 1- 6 tháng sau khi vết loét xuất hiện:

- Mẫn đỏ toàn thân, không ngứa- Có các triệu chứng như bị cúmHậu quả:- Có thể lây bệnh cho bạn tình- Gây bệnh tim, mất trí, mù lòa, tử vong- Có thể truyền từ người mẹ sang thai nhi

Page 64: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

HIV/AIDSHIV là gì?HIV ( là chữ viết tắt Human immuno-deficiency virus)

tên một loại virút gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi HIV xâm nhập vào cơ thể người, nó sẽ tấn

công hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch thường bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. HIV có thể phá hủy hệ miễn dịch qua nhiều năm, làm cơ thể mất khả năng chống bệnh nên đã tạo điều kiện cho các loại bệnh tật xuất hiện ( bệnh cơ hội).

Mức độ lây nhiễm HIV có thể từ không có triệu chứng tới có những triệu chứng bệnh nhẹ, không đặc thù cho tới nhiễm khuẩn nặng, ung thư và các vấn đề về thần kinh. Các triệu chứng ban đầu của nhiễm HIV có thể bị lẫn với cảm lạnh hay cúm. Sau đó người bị nhiễm HIV không thấy có triệu chứng gì đặc biệt trong một thời gian dài. Chính đây là giai đoạn có thể gây lây nhiễm cho người khác mà không biết.

Page 66: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

AIDS là gì?AIDS là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh (Accquired

immuno-deficiency syndrome) gọi là “hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”. Đây không phải là bệnh riêng lẻ mà là giai đoạn cuối của nhiễm HIV, đặc trưng bởi một chuỗi hay “hội chứng” của các bệnh tật đe dọa cuộc sống. Hiện nay, mới chỉ có một số thuốc làm chậm sự phát triển của HIV, vẫn chưa có cách điều trị khỏi bệnh này và phần lớn những người mắc bệnh đều chết khi chuyển sang giai đoạn AIDS.

Page 67: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Bieåu ñoà soá ngöôøi nhieãm HIV naêm 2005

Nam gioi50.86%Phu nu43.5%tre em5.64%

Page 68: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Moät naïn nhaân nhoû tuoåi cuûa caên beänh theá kæ.

Page 69: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Con người bị nhiễm HIV như thế nào?

*Qua quan hệ tình dục

*Qua máu của người đã bị nhiễm HIV truyền sang cơ thể người khác

*Từ phụ nữ có thai đã bị nhiễm HIV truyền sang bào thai hay sang trẻ sơ sinh trong quá trình cho con bú

Page 70: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Page 71: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

SÖÏ SUY VONG

Page 72: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Caên beänh theá kyû AIDS thöïc söï ñang

uy hieáp ñeán söï soáng toaøn nhaân loaïi.

Page 73: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

Phòng tránh lây nhiễm HIV và các BLTQQHTD bằng cách nào?

Nhiều người vẫn còn e ngại khi đề cập tới chuyện quan hệ tình dục, mặc dù đó là một nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể nhưng hãy nhớ rằng chúng ta đang thực sự bàn về cách ngăn chặn một căn bệnh gây chết

người.

Dùng bao cao su là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh HIV và các BLTQQHTD khác.

Page 74: Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

CHÚC CÁC EM

CÓ QUYẾT ĐỊNH SÁNG SUỐT,

LUÔN TỈNH TÁO!

THÂN ÁI!